Phụng Vụ - Mục Vụ
Đường Emmaus
Lm. Jos Nguyễn Hữu An
00:57 22/04/2020
Chúa Nhật 3 Phục Sinh A
Trên đường Emmaus, Chúa Phục Sinh đồng hành với hai môn đệ, đây là một cuộc đồng hành thiêng liêng đích thực. Trên mọi nẻo đường đời, người tín hữu luôn có Chúa đồng hành, dưỡng nuôi bằng Lời và Thánh Thể của Ngài. Sứ điệp Tin Mừng hôm nay có thể được tóm kết trong ba chữ T : Thánh Kinh, Thánh Thể và Hội Thánh (xem thêm: Kiềng Ba Chân, Lm Thiện Duy). Đó cũng là cũng chính là ba con đường chính yếu để chúng ta gặp gỡ Đấng Phục Sinh và thể hiện niềm tin sống động của mình trong giữa lòng đời.
1. Gặp gỡ Chúa Phục Sinh nhờ Thánh Kinh
Chúa Giêsu Phục Sinh đến như người bạn đồng hành. Người chăm chú lắng nghe họ kể nỗi đau buồn. Người đốt lên ngọn lửa bừng cháy trong tim họ khi giải thích Thánh Kinh “Bắt đầu từ Môisen và duyệt qua hết các Tiên tri, chú giải cho họ những gì liên quan đến Người trong các bản văn Thánh Kinh”. Người đã giải thích cho các ông: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môisen, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm” (Lc 24, 44).Vậy thì cả lịch sử cứu độ hướng về Người và chỉ có ý nghĩa vì Người. Lịch sử vũ trụ, lịch sử nhân loại, mọi lịch sử chỉ là lịch sử cứu độ, lịch sử của “Đức Kitô hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là một”. Nghe Lời Chúa, lòng họ bừng lên, nội tâm được biến đổi. Chúa Phục Sinh cũng soi lòng mở trí cho các môn đệ đang quy tụ ở Giêrusalem. Người giúp các ông hiểu được những lời Kinh Thánh loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh. Người cũng giúp các ông hiểu những thành quả tinh thần của việc sám hối và ơn tha thứ tội lỗi mà Đấng Phục Sinh đem lại cho muôn dân nước. Bài đọc 1, sách CVTĐ kể lại diễn từ thứ hai ngỏ lời với đám đông dân chúng Giêrusalem, thánh Phêrô lớn tiếng công bố sự Phục Sinh của Đấng Chịu Đóng Đinh và chứng minh rằng Kinh Thánh đã tiên báo những đau khổ của Đấng Mêsia.
Thánh Giêrônimô nói : Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô. Thánh Kinh là bức tâm thư Thiên Chúa gởi cho Dân được tuyển chọn.Cần có đức tin và lòng mến để tiếp nhận như giáo huấn của CĐVTC II đã dạy: “Trong các Sách Thánh,Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ.Vậy sức mạnh và quyền năng chứa đựng trong Lời Chúa lớn lao đến độ trở thành điểm tựa đầy năng lực cho Hội Thánh và là sức mạnh của đức tin,lương thực nuôi linh hồn,nguồn sống thiêng liêng,tinh tuyền và trường cửu cho con cái của Hội Thánh”(MK21).
Học hỏi Thánh Kinh để tìm được nguồn năng lực cho sức mạnh đức tin, lương thực thần thiêng nuôi linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu (MK 21), trau dồi và phát triển kiến thức thần học, nhưng điều căn bản vẫn là để giúp biết rõ hơn về mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, Đức Giêsu Kitô (MK 26); Đấng mà cả hai Giao ước đều nhắm đến: Cựu ước nhìn với tất cả lòng mong đợi, Tân ước nhìn Người như Đấng hoàn tất các lời hứa cứu độ, cả hai đều đặt Người như trung tâm. Việc đọc và suy niệm Lời Chúa mang lại nguồn sáng, soi dẫn cuộc đời và lương thực thần thiêng cho cuộc sống, sau nữa là để “khi phải truyền đạt kho tàng bao la của Lời Chúa, không ai trở thành kẻ huênh hoang rao giảng Lời Chúa ngoài môi miệng vì không lắng nghe Lời trong lòng” (MK 26).
2. Gặp gỡ Chúa Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể.
Thánh Luca tường thuật, suốt trên con đường đi về Emmau có một khách bộ hành đi cùng, hai môn đệ không nhận ra Thầy kính yêu của mình. Mãi đến lúc ngồi vào bàn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh tạ ơn bẻ ra trao ban, hai ông mới nhận ra. Chính qua cử chỉ bẻ bánh mà các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh. Chúa Giêsu bẻ bánh, nhắc lại cử chỉ khi lập phép Thánh Thể. Nhờ phép Thánh Thể toàn bộ con người các ông đổi mới.
Chúng ta không thấy Chúa Kitô về mặt thể lý tự nhiên, nhưng có thể gặp Chúa Kitô Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể.
Thánh Thể là trung tâm của cộng đoàn phụng vụ cử hành biến cố Vượt Qua của Chúa Giêsu. Thánh Thể quy tụ các tín hữu hiệp thông trong đức ái. Hội Thánh “duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền” biểu lộ căn tính của mình rõ nét nhất lúc cử hành Thánh Thể. Thánh Thể làm nên thân thể Chúa Kitô. Thánh Thể là thần lương nuôi dưỡng con cái Hội Thánh. Qua bí tích Thánh Thể, mọi tín hữu không những được hiệp nhất với Thiên Chúa mà còn được nên một với nhau trong Hội Thánh.Thánh Thể là một bài học yêu thương tuyệt hảo nhất, yêu thương đến tột cùng, trao ban đến tận cùng. Nhờ tham dự việc cử hành Thánh Thể, cộng đoàn tín hữu trở thành một thực thể sống động, hiệp thông, liên kết trong đức ái, làm nên một thân thể mầu nhiệm. (x.Tông Thư “Mane Nobiscum Domine", số 11-18, Đức Gioan Phaolô II, ban hành ngày 7.10.2004). Bài Tin Mừng hôm nay được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dùng làm bản văn nền của Tông Huấn “Mane Nobiscum Domine”: Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con.
Chúng ta gặp Chúa Phục Sinh khi cử hành Bí Tích Thánh Thể: cầm bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho nhau. Điều quan trọng là chúng ta có cử hành Bí Tích Thánh Thể như một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu không hay chỉ còn là một nghi thức.
Chúng ta vẫn gặp được Chúa Giêsu mỗi lần cùng nhau cử hành Bí Tích Thánh Thể. Miễn là có đủ lòng tin và có một cảm thức nhạy bén trước mầu nhiệm của Thiên Chúa để chúng ta có thể đón nhận sự hiện diện sống động của Người và đi vào cuộc gặp gỡ thực sự với Người.
3. Gặp gỡ Chúa Phục Sinh giữa lòng Hội Thánh
Hai môn đệ hân hoan trở về gặp các Tông đồ và kể lại cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Đấng Phục Sinh. Tin vui phải được loan đi. Tin Mừng Phục Sinh phải được công bố. Từ nay, các ông sẽ là những chứng nhân cho Đấng cùng đồng hành với các ông, chia sẻ vui buồn, dẫn dắt tâm hồn, thắp sáng niềm tin, đốt nóng niềm hăng say cũng như sẽ đồng bàn và trao sự sống mới trong cử chỉ thân quen. Từ nay các ông sẽ là người loan báo Đấng Phục Sinh cho anh chị em của mình bằng chứng từ của một đời sống dấn thân phục vụ. Không có rào cản nào chắn được bước chân của các ngài nữa vì Đấng Phục Sinh đang cùng đồng hành trên khắp mọi nẻo đường trần thế.
Chính Đức Kitô đã cũng cố niềm tin Phục Sinh cho các Tông Đồ. Thành thánh Giêrusalem là nơi Chúa Giêsu hoàn tất sứ mạng và cũng là nơi Hội Thánh khởi sự thi hành sứ mạng của mình. Tất cả những ai đã gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh giữa lòng Hội Thánh đều trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình mà làm chứng cho lời rao giảng. Vì Chúa Kitô Phục Sinh là một Tin Mừng không thể không chia sẻ. Vì lệnh sai đi của Chúa Kitô là một lệnh truyền không thể chống cưỡng. Như Thánh Phaolô sau này đã nói : "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng".
Mỗi Thánh Lễ, chúng ta được diễm phúc cử hành cao điểm của niềm tin, mầu nhiệm cái chết thập giá và sự sống lại của Đức Kitô Giêsu. Người đang ban Lời chân lý (Thánh Kinh) và Bánh Trường Sinh (Thánh Thể), đang ủi an và chia sẻ tình yêu, đang động viên và soi sáng giúp chúng ta trở thành một cộng đoàn huynh đệ hiệp nhất (Hội Thánh). Mỗi Thánh Lễ, chúng ta được đồng hành bên nhau trong tình hiệp nhất, được chia sẻ Lời Chúa và được rước lấy Thánh Thể. Chúa Giêsu luôn đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Đường Emmau thật lạ lùng. Đường dẫn đưa những lữ khách từ Giêrusalem về Emmau sao xa xôi vời vợi, giờ đây lúc trở về lại hoá nên gần gũi thân quen. Cùng một con đường, cùng một buổi chiều mà hai môn đệ đi lại hai lần, mỗi lần có mỗi dáng vẻ hoàn toàn khác nhau. Khi đi, đường xa ôi là xa, đi mãi không đến. Lúc về sao thật ngắn ngũi, đi thật mau đến. Khi đi chán nản u sầu. Lúc về phấn khởi hân hoan. Khi đi chán chường chậm chạp. Lúc về nhanh nhẹn vui tươi. Chiều thứ nhất u buồn đã được đổi thành chiều Chúa Nhật vui tươi. Điều kỳ diệu của đường về là hai môn đệ đã gặp được Chúa Kitô Phục Sinh. Chính Người làm nên khác biệt giữa hai lần đi về. Gặp Chúa Kitô Phục Sinh là bí quyết giúp thay đổi cuộc đời, giúp cuộc sống có ý nghĩa, có niềm vui, có hy vọng và có lẽ sống.Ước gì chúng ta có đủ lòng tin và có một cảm thức nhạy bén trước mầu nhiệm của Thiên Chúa để chúng ta có thể đón nhận sự hiện diện sống động của Ngài và đi vào cuộc gặp gỡ thực sự với Ngài.
Hãy tin, đừng nghi ngờ nữa
Lm Vũđình Tường
01:58 22/04/2020
Đức Kitô Phục Sinh nói với Thomas: 'Con xem thấy Thầy nên con tin, phúc cho ai không thấy mà tin'. Câu nói này Đức kitô không phải chỉ nói riêng cho Thomas, nhưng chung cho tất cả các môn đệ và còn nói cho mọi thế hệ, toàn thể nhân loại. Họ được chúc phúc bởi không thấy mà tin. Đúng ra là họ tin những điều các môn đệ Đức Kitô rao giảng, làm chứng về sự sống lại của Đức Kitô.
Rõ ràng Đức Kitô Phục Sinh trực tiếp nói với Thomas hãy tin là Đức Kitô Phục Sinh. Điều Thomas đòi hỏi ngoài khả năng nhân loại- xỏ tay vào lỗ đinh nơi tay Đức Kitô- không ai có thể làm được, ngoại trừ Đức Kitô. Nhờ ông đòi hỏi mà các môn đệ được gặp lại Đức Kitô Phục Sinh thêm một lần nữa. Cũng nhờ Thomas đòi hỏi mà những ai tin vào Đức Kitô được biết là họ nhận được ân phúc của Thiên Chúa, khi Đức Kitô nói: Phúc cho ai không thấy mà tin. Nhìn thấy Đức Kitô, nghe tiếng Ngài và Ngài nói với Thomas hãy xỏ tay vào lỗ đinh họ đóng vào tay Thầy. Thomas ước ao được làm điều đó nhưng cơ hội đến, Thoma không dám làm điều ông ước mơ và ông vội đáp lại. Lậy Chúa của con; lậy Thiên Chúa của con Jn 20,28. Tất cả các môn đệ đều nghi ngờ tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Tuy nhiên, không ai nói ra điều đó, ngoại trừ Thomas và vì thế ông được biết đến là Thomas kẻ nghi ngờ. Nhân loại cần cám ơn Thomas cho sự thành thật, can đảm của ông. Rất có thể ông là người môn đệ sau cùng tin là Đức Kitô đã sống lại.
Đối với các môn đệ khác thì sao? Đức Kitô cũng kêu gọi các ông hãy tin và đừng nghi ngờ nữa. Đức Kitô kêu gọi các ông hãy tin, vì trong số các ông đã không tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết như những tường thuật của các người khác. Người đầu tiên tường thuật Đức Kitô đã sống lại là các bà đạo đức, tảng sáng ngày hưu lễ đi ra mộ, mang theo hương ướp xác Đức Kitô, các bà đã gặp Ngài và vội vã trở về báo tin cho các môn đệ. Một trong số những người phụ nữ đó là Magdala Mk 16,9-11. Các ông đã nửa tin, nửa ngờ, vội vã chạy ra mộ. Hai người đó là Phêrô và Gioan Lc 24,12. Đức Kitô Phục Sinh hẹn gặp các ông tại Galilê, khi gặp Ngài một số tin bái lậy Ngài, số khác lại hoài nghi Mat 28,17. Hai môn đệ trên đường Emaus cũng nghe các bà phụ nữ tường thuật, nhưng các ông không tin, bỏ các môn đệ khác, trên đường về quê quán. Trên đường đi, các ông gặp Ngài trò truyện, nhưng không nhận ra Ngài, mãi cho đến khi gần tối, lúc tụ họp ăn tối các ông nhận ra cách Ngài bẻ bánh, cùng kiểu cách trong bữa Tiệc Li, đến lúc đó các ông mới nhận ra Ngài. Ngay trong đêm, các ông vội vã trở về báo tin cho các anh em khác, nhưng họ cũng không tin hai ông Mc 16,13. Bởi các ông không tin những tường thuật mắt thấy, tai nghe của các bà phụ nữ, của hai môn đệ trên đường Emau, và của các môn đệ khác nên Đức Kitô nhắc các ông. Hãy tin và đừng nghi ngờ nữa. Ngài đã sống lại thật như điều đã phán hứa. Đối với xã hội hiện nay, nhiều người vẫn không tin vào Đức Kitô Phục Sinh, và như thế điều Đức Kitô mời gọi hãy tin và đừng nghi ngờ nữa áp dụng cho chính chúng ta.
'Phúc cho ai không thấy mà tin' là điều Đức Kitô nói với các thế hệ sau các tông đồ. Đức Kitô kêu gọi các thế hệ sau các tông đồ, hãy tin vào điều các tông đồ rao giảng. Họ rao giảng kinh nghiệm bản thân, rao giảng điều mắt thấy, tai nghe, làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh. Các ngài đã rao giảng, đã viết sách, và đã lấy máu mình làm chứng cho điều các ngài rao giảng.
Chữ tín các môn đệ sống với Đức Kitô trong ba năm, dưới sự hướng dẫn, che chở, đùm bọc của Ngài. Các ông được sai đi rao giảng chung, cùng làm việc chung. Ba năm sống chung chưa dài đủ để tin nhau hay sao? Thực ra, các ông tin tưởng và quí mến nhau. Ba năm xây đắp niềm tin, chỉ cần một ngày niềm tin đó bị phá hủy. Hai biến cố giết chết niềm tin, một là hành động phản bội của Juda, và hai là hành động chối thầy của Phêrô. Juda người được Đức Kitô tin dùng, trao phó cho việc quản lí tài sản chung cho cả nhóm. Ông đã phản bội Đức Kitô, bán Thầy và đó là nguyên nhân chính gây nên đổ nát niềm tin nơi anh em. Juda thống hối. Cái chết của ông không đủ lấy lại niềm tin đang chết nơi các thân hữu. Niềm tin yếu đuối này bị thử thách thêm một lần nữa, và chính lần này giết chết niềm tin nơi các môn đệ. Trong bữa Tiệc Li, Phêrô đã quả quyết với Đức Kitô 'dầu tất cả có vấp ngã, thì con cũng nhất định là không' Jn 14,29. Câu nói chắc chắn trên bị thử thách, và Phêrô đã thất bại trong thử thách. Ông đã chối Thầy. Phêrô được các anh em quí mến, coi như trưởng nhóm vì mọi sự đều do Phêrô trình báo với Đức Kitô, ông đã đoan hứa không bao giờ phản bội, thế nhưng lời hứa đó, trong sợ hãi ông đã thất hứa. Nếu Juda phản bội làm mất lòng tin nơi anh em, thì Phêrô chối Thầy giết chết niềm tin đó. Do vậy, các ông không tin lẫn nhau, và đòi cho được bằng chứng cụ thể, xác minh điều các ông nói. Niềm tin nơi các môn đệ trước đây đặt căn bản trên vật chất, địa vị, danh vọng trần thế. Niềm tin đó bị giết chết. Đức Kitô Phục sinh đến ban cho các ông niềm tin mới. Niềm tin mới cao trọng, bền chặt, vững vàng, luôn tồn tại với thời gian bởi niềm tin này thuộc về Thần Khí. Những gì sinh bởi Thần Khí thì thuộc về Thần Khí Gn 3,7.
Đó là tin vào Đức Kitô Phục Sinh. Ngài đã sống lại từ chõi chết, và những ai tin vào Ngài sẽ không bao giờ chết. Đánh đổi niềm tin trần thế, bám trụ vào niềm tin nước trời, mang lại cuộc sống trường sinh trong nước Chúa. Các môn đệ hoàn toàn phó thác cuộc sống mình cho Đức Kitô. Mặc cho tù đày, tra tấn, ngược đãi, các tông đồ trung thành với Đức Kitô cho đến hơi thở cuối đời.
Khi Đức Kitô bị treo trên thập giá, một người lính cầm đòng đâm cạnh sườn Đức Kitô. Dấu chỉ con tim của Ngài bị tan nát. Cái chết của Đức Kitô cũng làm tan nát con tim của các môn đệ. Thomas đòi xỏ tay vào cạnh sườn Đức Kitô, muốn được đụng chạm đến con tim rách nát đó. Gặp Đức Kitô, Thomas đã không đụng chạm đến con tim rách nát của Đức Kitô; trái lại Đức Kitô chữa lành con tim tan nát của các môn đệ, khi Ngài nói với các ông: 'Bình an cho anh em'. Con tim tan nát không thể có bình an, chỉ con tim mạnh khoẻ mới có bình an. Đức Kitô chữa lành con tin tan nát của các tông bồ, ban cho các ông bình an trong tâm hồn, trong tim vì thế các ông biết con tim của mình được chữa lành. Các ông lòng đầy niềm vui, niềm hy vọng mới vươn lên. Vui mừng vì được gặp lại Thầy Kitô.
TiengChuong.org
Doubt no longer but Believe
The Risen Christ told Thomas: Doubt no longer but believe.... You believe because you can see me. Happy are those who have not seen and yet believe'. (Jn 20,29).
'Doubt no longer but believe' Jesus said to Thomas and to all the apostles and to all of us 'who have never seen and yet believe'.
Jesus directly told Thomas, that He had Risen from death. Before that the other apostles told him, they had seen the Lord. Thomas said: 'Unless I see the holes that the nails made in his hands, and unless I can put my hand into his side, I refuse to believe' (Jn 20,25). What Thomas demanded was extraordinary, because no human could satisfy his request. God alone could, not men.
Benefitting from his request, eight days later, Jesus appeared to the apostles again. Christians, also profited from Thomas' request when Jesus told him: 'happy are those who have not seen and yet believe'. Thomas requested to put his fingers into the holes from where the Roman nailed Jesus to His cross. When the opportunity arrived, Thomas had no courage to do so, but publicly confessed: 'My Lord and my God'.( Jn 20,28). Thomas was not alone in this, all other apostles didn't believe, that Jesus had Risen from the dead. They heard news from the women, who early on the first day of the week, went to the tomb. These women met Jesus, and returned to tell them, but the apostles doubted. However, none of them had the courage to say it aloud. Thomas was the only one who spoke, and earned the name 'The Doubting Thomas'. We thank him for his courage, and for his honesty. He probably was the last apostle to believe in the resurrection of Jesus.
'Doubt no longer but believe' applied to other apostles too, because the apostles had doubted the news from the women, that Jesus had risen. After hearing the report from the women, two of the apostles- Peter and the one Jesus loved- ran to the tomb to test the truth of what the women had said. They saw nothing, except the empty tomb, and the burial linen folded neatly, of him they saw nothing (Lk 24,12). When the apostles saw Jesus at Galilee, some of them believed, others hesitated (Mat 28,17). The Emmaus' account reported, that as two of the apostles returned home, they met Jesus on the road, but didn't recognize him, until they saw him break the bread. Instantly they returned to tell the other apostles, but they didn't believe the two (Mk 16,13).
'Doubt no longer but believe' applies to every one of us. We are blessed because we 'have not seen and yet believe'. Many believe Jesus' teaching is a history. We believe Jesus' teaching is current because faith is a living reality. The question of Jesus' resurrection is undebatable, because it is beyond human capacity to prove or disprove. Thomas asked for it, and none of his friends could satisfy his request. Jesus' apostles preached nothing of their own, but only said what they had seen, and what they had heard from Jesus. Their teaching was authentic to the point that they went through endless pain, and all shed their blood for the faith they dearly believed. The command, 'Go out to the whole world; proclaim the Good News to all creation' (Mk 16,16) is their mission and ours also.
Now is the question of trust. The apostles had three years under Jesus' leadership. Would that be long enough for the apostles to trust each other? Three years of trusting took only one day to destroy. Judas, a trusted apostle, who took charge of the common fund, betrayed Jesus. His betrayal weakened the trust amongst the apostles. Peter once said, 'even if these betray you, I will not' Jn 14,29. Peter failed twenty four hours later. He denied knowing Jesus. If Judas' betrayal weakened the trust amongst the apostles; Peter's weakness completely destroyed their trust for each other. Peter was the leader of the group, and failed to show his fidelity. Others would fall into the same pit. Thomas requiring proof, was reasonable. Meeting them again, Jesus gave them a new hope. The Risen Lord infused His trust in them, and reignited their trust in Him. What the Risen Lord gave was Spirit, 'What is born of the Spirit is spirit' (Jn 3,7).
A new heart - Jesus' heart was broken, because one of the soldiers pierced his side. His death broke the apostles' hearts. Thomas demanded to put his hand on Jesus' broken heart. Instead of him touching Jesus' broken heart, Jesus touched their broken hearts and healed them. Jesus healed His apostles' broken hearts by saying to them 'peace be with you'. A broken heart has no peace, only a healthy heart has peace. Seeing Jesus the apostles' hearts filled with joy- their hearts healed. Alleluia.
Rõ ràng Đức Kitô Phục Sinh trực tiếp nói với Thomas hãy tin là Đức Kitô Phục Sinh. Điều Thomas đòi hỏi ngoài khả năng nhân loại- xỏ tay vào lỗ đinh nơi tay Đức Kitô- không ai có thể làm được, ngoại trừ Đức Kitô. Nhờ ông đòi hỏi mà các môn đệ được gặp lại Đức Kitô Phục Sinh thêm một lần nữa. Cũng nhờ Thomas đòi hỏi mà những ai tin vào Đức Kitô được biết là họ nhận được ân phúc của Thiên Chúa, khi Đức Kitô nói: Phúc cho ai không thấy mà tin. Nhìn thấy Đức Kitô, nghe tiếng Ngài và Ngài nói với Thomas hãy xỏ tay vào lỗ đinh họ đóng vào tay Thầy. Thomas ước ao được làm điều đó nhưng cơ hội đến, Thoma không dám làm điều ông ước mơ và ông vội đáp lại. Lậy Chúa của con; lậy Thiên Chúa của con Jn 20,28. Tất cả các môn đệ đều nghi ngờ tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Tuy nhiên, không ai nói ra điều đó, ngoại trừ Thomas và vì thế ông được biết đến là Thomas kẻ nghi ngờ. Nhân loại cần cám ơn Thomas cho sự thành thật, can đảm của ông. Rất có thể ông là người môn đệ sau cùng tin là Đức Kitô đã sống lại.
Đối với các môn đệ khác thì sao? Đức Kitô cũng kêu gọi các ông hãy tin và đừng nghi ngờ nữa. Đức Kitô kêu gọi các ông hãy tin, vì trong số các ông đã không tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết như những tường thuật của các người khác. Người đầu tiên tường thuật Đức Kitô đã sống lại là các bà đạo đức, tảng sáng ngày hưu lễ đi ra mộ, mang theo hương ướp xác Đức Kitô, các bà đã gặp Ngài và vội vã trở về báo tin cho các môn đệ. Một trong số những người phụ nữ đó là Magdala Mk 16,9-11. Các ông đã nửa tin, nửa ngờ, vội vã chạy ra mộ. Hai người đó là Phêrô và Gioan Lc 24,12. Đức Kitô Phục Sinh hẹn gặp các ông tại Galilê, khi gặp Ngài một số tin bái lậy Ngài, số khác lại hoài nghi Mat 28,17. Hai môn đệ trên đường Emaus cũng nghe các bà phụ nữ tường thuật, nhưng các ông không tin, bỏ các môn đệ khác, trên đường về quê quán. Trên đường đi, các ông gặp Ngài trò truyện, nhưng không nhận ra Ngài, mãi cho đến khi gần tối, lúc tụ họp ăn tối các ông nhận ra cách Ngài bẻ bánh, cùng kiểu cách trong bữa Tiệc Li, đến lúc đó các ông mới nhận ra Ngài. Ngay trong đêm, các ông vội vã trở về báo tin cho các anh em khác, nhưng họ cũng không tin hai ông Mc 16,13. Bởi các ông không tin những tường thuật mắt thấy, tai nghe của các bà phụ nữ, của hai môn đệ trên đường Emau, và của các môn đệ khác nên Đức Kitô nhắc các ông. Hãy tin và đừng nghi ngờ nữa. Ngài đã sống lại thật như điều đã phán hứa. Đối với xã hội hiện nay, nhiều người vẫn không tin vào Đức Kitô Phục Sinh, và như thế điều Đức Kitô mời gọi hãy tin và đừng nghi ngờ nữa áp dụng cho chính chúng ta.
'Phúc cho ai không thấy mà tin' là điều Đức Kitô nói với các thế hệ sau các tông đồ. Đức Kitô kêu gọi các thế hệ sau các tông đồ, hãy tin vào điều các tông đồ rao giảng. Họ rao giảng kinh nghiệm bản thân, rao giảng điều mắt thấy, tai nghe, làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh. Các ngài đã rao giảng, đã viết sách, và đã lấy máu mình làm chứng cho điều các ngài rao giảng.
Chữ tín các môn đệ sống với Đức Kitô trong ba năm, dưới sự hướng dẫn, che chở, đùm bọc của Ngài. Các ông được sai đi rao giảng chung, cùng làm việc chung. Ba năm sống chung chưa dài đủ để tin nhau hay sao? Thực ra, các ông tin tưởng và quí mến nhau. Ba năm xây đắp niềm tin, chỉ cần một ngày niềm tin đó bị phá hủy. Hai biến cố giết chết niềm tin, một là hành động phản bội của Juda, và hai là hành động chối thầy của Phêrô. Juda người được Đức Kitô tin dùng, trao phó cho việc quản lí tài sản chung cho cả nhóm. Ông đã phản bội Đức Kitô, bán Thầy và đó là nguyên nhân chính gây nên đổ nát niềm tin nơi anh em. Juda thống hối. Cái chết của ông không đủ lấy lại niềm tin đang chết nơi các thân hữu. Niềm tin yếu đuối này bị thử thách thêm một lần nữa, và chính lần này giết chết niềm tin nơi các môn đệ. Trong bữa Tiệc Li, Phêrô đã quả quyết với Đức Kitô 'dầu tất cả có vấp ngã, thì con cũng nhất định là không' Jn 14,29. Câu nói chắc chắn trên bị thử thách, và Phêrô đã thất bại trong thử thách. Ông đã chối Thầy. Phêrô được các anh em quí mến, coi như trưởng nhóm vì mọi sự đều do Phêrô trình báo với Đức Kitô, ông đã đoan hứa không bao giờ phản bội, thế nhưng lời hứa đó, trong sợ hãi ông đã thất hứa. Nếu Juda phản bội làm mất lòng tin nơi anh em, thì Phêrô chối Thầy giết chết niềm tin đó. Do vậy, các ông không tin lẫn nhau, và đòi cho được bằng chứng cụ thể, xác minh điều các ông nói. Niềm tin nơi các môn đệ trước đây đặt căn bản trên vật chất, địa vị, danh vọng trần thế. Niềm tin đó bị giết chết. Đức Kitô Phục sinh đến ban cho các ông niềm tin mới. Niềm tin mới cao trọng, bền chặt, vững vàng, luôn tồn tại với thời gian bởi niềm tin này thuộc về Thần Khí. Những gì sinh bởi Thần Khí thì thuộc về Thần Khí Gn 3,7.
Đó là tin vào Đức Kitô Phục Sinh. Ngài đã sống lại từ chõi chết, và những ai tin vào Ngài sẽ không bao giờ chết. Đánh đổi niềm tin trần thế, bám trụ vào niềm tin nước trời, mang lại cuộc sống trường sinh trong nước Chúa. Các môn đệ hoàn toàn phó thác cuộc sống mình cho Đức Kitô. Mặc cho tù đày, tra tấn, ngược đãi, các tông đồ trung thành với Đức Kitô cho đến hơi thở cuối đời.
Khi Đức Kitô bị treo trên thập giá, một người lính cầm đòng đâm cạnh sườn Đức Kitô. Dấu chỉ con tim của Ngài bị tan nát. Cái chết của Đức Kitô cũng làm tan nát con tim của các môn đệ. Thomas đòi xỏ tay vào cạnh sườn Đức Kitô, muốn được đụng chạm đến con tim rách nát đó. Gặp Đức Kitô, Thomas đã không đụng chạm đến con tim rách nát của Đức Kitô; trái lại Đức Kitô chữa lành con tim tan nát của các môn đệ, khi Ngài nói với các ông: 'Bình an cho anh em'. Con tim tan nát không thể có bình an, chỉ con tim mạnh khoẻ mới có bình an. Đức Kitô chữa lành con tin tan nát của các tông bồ, ban cho các ông bình an trong tâm hồn, trong tim vì thế các ông biết con tim của mình được chữa lành. Các ông lòng đầy niềm vui, niềm hy vọng mới vươn lên. Vui mừng vì được gặp lại Thầy Kitô.
TiengChuong.org
Doubt no longer but Believe
The Risen Christ told Thomas: Doubt no longer but believe.... You believe because you can see me. Happy are those who have not seen and yet believe'. (Jn 20,29).
'Doubt no longer but believe' Jesus said to Thomas and to all the apostles and to all of us 'who have never seen and yet believe'.
Jesus directly told Thomas, that He had Risen from death. Before that the other apostles told him, they had seen the Lord. Thomas said: 'Unless I see the holes that the nails made in his hands, and unless I can put my hand into his side, I refuse to believe' (Jn 20,25). What Thomas demanded was extraordinary, because no human could satisfy his request. God alone could, not men.
Benefitting from his request, eight days later, Jesus appeared to the apostles again. Christians, also profited from Thomas' request when Jesus told him: 'happy are those who have not seen and yet believe'. Thomas requested to put his fingers into the holes from where the Roman nailed Jesus to His cross. When the opportunity arrived, Thomas had no courage to do so, but publicly confessed: 'My Lord and my God'.( Jn 20,28). Thomas was not alone in this, all other apostles didn't believe, that Jesus had Risen from the dead. They heard news from the women, who early on the first day of the week, went to the tomb. These women met Jesus, and returned to tell them, but the apostles doubted. However, none of them had the courage to say it aloud. Thomas was the only one who spoke, and earned the name 'The Doubting Thomas'. We thank him for his courage, and for his honesty. He probably was the last apostle to believe in the resurrection of Jesus.
'Doubt no longer but believe' applied to other apostles too, because the apostles had doubted the news from the women, that Jesus had risen. After hearing the report from the women, two of the apostles- Peter and the one Jesus loved- ran to the tomb to test the truth of what the women had said. They saw nothing, except the empty tomb, and the burial linen folded neatly, of him they saw nothing (Lk 24,12). When the apostles saw Jesus at Galilee, some of them believed, others hesitated (Mat 28,17). The Emmaus' account reported, that as two of the apostles returned home, they met Jesus on the road, but didn't recognize him, until they saw him break the bread. Instantly they returned to tell the other apostles, but they didn't believe the two (Mk 16,13).
'Doubt no longer but believe' applies to every one of us. We are blessed because we 'have not seen and yet believe'. Many believe Jesus' teaching is a history. We believe Jesus' teaching is current because faith is a living reality. The question of Jesus' resurrection is undebatable, because it is beyond human capacity to prove or disprove. Thomas asked for it, and none of his friends could satisfy his request. Jesus' apostles preached nothing of their own, but only said what they had seen, and what they had heard from Jesus. Their teaching was authentic to the point that they went through endless pain, and all shed their blood for the faith they dearly believed. The command, 'Go out to the whole world; proclaim the Good News to all creation' (Mk 16,16) is their mission and ours also.
Now is the question of trust. The apostles had three years under Jesus' leadership. Would that be long enough for the apostles to trust each other? Three years of trusting took only one day to destroy. Judas, a trusted apostle, who took charge of the common fund, betrayed Jesus. His betrayal weakened the trust amongst the apostles. Peter once said, 'even if these betray you, I will not' Jn 14,29. Peter failed twenty four hours later. He denied knowing Jesus. If Judas' betrayal weakened the trust amongst the apostles; Peter's weakness completely destroyed their trust for each other. Peter was the leader of the group, and failed to show his fidelity. Others would fall into the same pit. Thomas requiring proof, was reasonable. Meeting them again, Jesus gave them a new hope. The Risen Lord infused His trust in them, and reignited their trust in Him. What the Risen Lord gave was Spirit, 'What is born of the Spirit is spirit' (Jn 3,7).
A new heart - Jesus' heart was broken, because one of the soldiers pierced his side. His death broke the apostles' hearts. Thomas demanded to put his hand on Jesus' broken heart. Instead of him touching Jesus' broken heart, Jesus touched their broken hearts and healed them. Jesus healed His apostles' broken hearts by saying to them 'peace be with you'. A broken heart has no peace, only a healthy heart has peace. Seeing Jesus the apostles' hearts filled with joy- their hearts healed. Alleluia.
Đồng hành với Chúa trong cuộc sống
Lm. Đan Vinh
06:51 22/04/2020
Chúa Nhật 3 PHỤC SINH A
Cv 2,14.22-33; 1 Pr 1,17-21; Lc 24,13-35
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 24,13-35
(13) Cùng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem sáu mươi dặm. (14) Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. (15) Đang lúc trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. (16) Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. (17) Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. (8) Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay”. (19) Đức Giê-su hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một Ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. (20) Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá (21) Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. (22) Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, (23) không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. (24) Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói: còn chính Người thì họ không thấy”. (25) Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: “Ôi những kẻ tối dạ, những lòng chậm tin vào lời các ngôn sứ ! (26) Nào Đức Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? (27) Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. (28) Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. (29) Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Bấy giờ Người vào ở lại với họ (30) Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. (31) Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. (32) Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (33) Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở về Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp lại đó (34) Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon” (35) Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
2. Ý CHÍNH: CHÚA PHỤC SINH ĐỒNG HÀNH VỚI HAI MÔN ĐỆ LÀNG EM-MAU:
Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Phục Sinh đã hiện ra đồng hành với hai môn đệ đang chán nản bỏ về quê là làng Em-mau. Nhờ nghe Lời Chúa mà hai người này từ tâm trạng bị vấp ngã trước mầu nhiệm thập giá (18 và 21), đã lấy lại đức tin (25-27.32). Hơn nữa họ còn nhận ra Chúa Phục Sinh khi tham dự lễ nghi bẻ bánh (30-31). Rồi nhờ đức tin mà họ đã lập tức trở về Giê-ru-sa-lem để loan báo Tin Mừng cho anh em.
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-16: + Cùng ngày hôm ấy: Tức là ngày Thứ Nhất trong tuần. + Có hai người trong nhóm môn đệ: Hai môn đệ này thuộc nhóm 72 (x. Lc 10,1), không thuộc nhóm 12. Tin Mừng nhắc đến tên một trong hai ông là Cơ-lê-ô-pát (18). Còn ông thứ hai không được nêu tên và được suy đoán là chính Lu-ca, tác giả đã tường thuật câu chuyện này. + Làng Em-mau: Một nơi cách Giê-ru-sa-lem khoảng 11 km về phía Tây. Nhưng cho tới nay các nhà chú giải vẫn chưa xác định được vị trí của ngôi làng này. + Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra: Biến cố tử nạn của Đức Giê-su là mối bận tâm sâu đậm của các môn đệ, đến nỗi dù đang buồn chán thất vọng, các ông vẫn bàn tán với nhau đang khi đi đường. + Chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ: Đức Giê-su Phục Sinh luôn yêu thương và quan tâm đến các môn đệ. Khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn nan giải, thì Người liền hiện đến để ban ơn nâng đỡ. + Mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người: Bị ngăn cản có thể do tâm trạng buồn sầu thất vọng, nên không nghĩ người khách lạ kia lại có thể là Thầy Giê-su của họ. Cũng có thể do khuôn mặt Đức Giê-su Phục Sinh đã được biến dạng khác với khi còn sống. Trước đó vào sáng Ngày Thứ Nhất trong tuần, bà Ma-ri-a Mác-đa-la cũng đã không nhận ra Chúa khi Người hiện ra bên mộ đã an táng Người.
- C 17-18: + “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” : Chúa Phục Sinh chủ động bắt chuyện để các ông dễ dàng tâm sự những lo buồn chất chứa trong lòng. + Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem…: Các ông nghĩ đây là một khách hành hương đi lên Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua, và không quan tâm đến một biến cố lớn lao mới xảy ra trong thành mấy ngày qua.
- C 19-21: + Chuyện ông Giê-su Na-da-rét…: Cho đến lúc này, các môn đệ mới công nhận Đức Giê-su là Ngôn sứ có quyền lực trong lời rao giảng và các phép lạ đã làm. Các ông đi theo Người với hy vọng có được một địa vị trong Vương quốc của Người. + Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình: Sự kiện mới xảy ra đã làm các ông chán nản thất vọng: các nhà lãnh đạo dân Ít-ra-en đã nộp Người để quan Phi-la-tô kết án đóng đinh thập giá. Còn Thiên Chúa thì không làm gì để cứu vị Ngôn sứ của Người. Sự việc xảy ra tới nay đã sang ngày thứ ba rồi !
- C 22-24: + Cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi…: Tâm trạng của các ông vẫn hoang mang, dù mấy phụ nữ và các Tông đồ đã nhìn thấy mồ trống, và thiên thần hiện ra bảo rằng “Người vẫn còn sống”, nhưng riêng các ông này thì cho điều đó thật khó tin. Câu này cho thấy hai môn đệ này không phải thuộc loại người dễ tin. Do đó, một khi họ tin thì chắc đã phải có những bằng chứng xác đáng không thể phản bác được.
- C 25-27: + Ôi những kẻ tối dạ, những lòng chậm tin vào lời các ngôn sứ !: Lời Chúa quở trách đức tin yếu kém của hai ông có hơi nặng nề, nhưng thực ra vẫn hàm chứa một tình cảm âu yếm. + Nào Đức Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?: Chúa Giê-su nhắc lại lời Người đã từng báo trước về số phận của Người trước đó: “Con Người phải chịu đau khổ, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” (Lc 9,22; 17,25). + Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ…: Luật Mô-sê và sấm ngôn của các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Thánh Kinh Cựu Ước, đã làm chứng về con đường cứu thế mà Đức Giê-su đã chọn theo là: « Qua đau khổ vào trong vinh quang » (x. Lc 24,44 tt).
- C 28-31: + Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa: Thái độ giả vờ ở đây không phải là giả dối, nhưng là cách thức thử xem phản ứng của các môn đệ, để biết các ông có thực lòng muốn nghe và muốn Người ở lại với mình hay không. Một đức tin chỉ có giá trị khi người tin tự nguyện mở lòng đón nhận, chứ không chấp nhận do bị ép buộc. + Họ nài ép Người: Đây là thái độ hiếu khách quen thuộc của Người Pa-lét-tin (x. Lc 14,23). Chính Lời Chúa giải thích Kinh Thánh đã đánh tan những lo lắng bất an trong lòng hai môn đệ, nên các ông đã xin Người ở lại nhà các ông để có thể tiếp tục nói chuyện với các ông. + Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn: Đây là lời hai môn đệ mời vị khách lạ kia ở lại cách khép léo tế nhị. Đây cũng là lời cầu nguyện chân thành của các tín hữu trước khi được hiệp lễ.
- C 32-31: + Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ: Khó có thể nghĩ rằng Đức Giê-su đã truyền phép Thánh Thể như Người đã làm trong bữa Tiệc Ly. Nhưng ở đây, Lu-ca cố ý dùng kiểu nói quen thuộc trong phụng vụ Thánh Thể (x. Lc 22,19), là cử chỉ Đức Giê-su đã làm khi nhân bánh ra nhiều (x. 9,16), ám chỉ nghi lễ Bẻ Bánh (x. Cv 2,46; 20,7.11). Sau này mỗi khi tham dự thánh lễ, các tín hữu cũng được nghe lời Chúa giáo huấn và được tham dự bàn tiệc Thánh Thể như hai môn đệ hôm nay. + Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người: Tiến trình đức tin của các tín hữu cũng bắt đầu từ việc lắng nghe Lời Chúa, rồi tin theo Chúa và được thánh hóa nhờ tham dự bàn tiệc Thánh Thể, như bà Ly-đi-a thời Giáo Hội sơ khai (x. Cv 24,13-15). + Nhưng Người lại biến mất: Từ đây Chúa Giê-su sẽ hiện diện cách thiêng liêng vô hình khi các tín hữu đọc Thánh Kinh, nghe lời giảng của các mục tử, tham dự thánh lễ và phục vụ bác ái…
- C 32-35: + Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?: Nhờ được nghe giảng Thánh Kinh, các môn đệ đã thấy được ý nghĩa cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su như một chặng đường Người phải trải qua để vào trong vinh quang phục sinh. + Ngay lúc ấy, họ đứng dậy…: Việc nhận ra Chúa Phục Sinh và lòng tin yêu Chúa đã biến đổi hai môn đệ từ chỗ thất vọng muốn buông xuôi, trở thành con người mới đầy phấn khởi và hy vọng. Tâm trạng ấy làm các ông hăng hái đi lại quãng đường dài 11 cây số trở về Giê-ru-sa-lem để báo tin vui cho các tông đồ và môn đệ khác. + Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon: Sự kiện Si-mon Phê-rô được Chúa Phục Sinh hiện ra trước các tông đồ khác đã được chính Chúa Giê-su tiên báo trước cuộc khổ nạn (x Lc 22,31-32) và sau này cũng được thánh Phao-lô nhắc đến trong thư Cô-rin-tô (x 1 Cr 15,5). + Thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường: Cuối cùng hai ông đã chia sẻ niềm vui Phục Sinh cho Nhóm Mười Một tông đồ và các môn đệ ở Giê-ru-sa-lem.
4. CÂU HỎI: 1) Hai môn đệ quê làng Em-mau kể trên thuộc nhóm 12 tông đồ hay nhóm 72 môn đệ? Tên của các ông là gì? 2) Tại sao hai môn đệ làng Em-mau và bà Ma-ri-a Mác-đa-la lại không nhận ra ngay người đang nói chuyện với mình là Chúa Phục Sinh? 3) Việc Chúa Phục Sinh hiện ra với hai môn đệ làng Em-mau nói lên điều gì về tình yêu của Người đối với các tín hữu chúng ta? 4) Câu trả lời của hai môn đệ cho thấy đức tin của các ông về sứ mạng của Đức Giê-su thế nào? Các ông đi theo Đức Giê-su nhằm mục đích gì? Tại sao giờ đây các ông lại chán nản tuyệt vọng? 5) Hai môn đệ này có phải là những người dễ tin vào mầu nhiệm sống lại của Chúa Giê-su không? Tại sao? 6) Chúa Giê-su trong vai khách bộ hành đã làm gì để củng cố đức tin còn non yếu của hai môn đệ? 7) Chúa Giê-su giả vờ muốn đi xa hơn nhằm mục đích gì? 8) Câu nào của hai môn đệ là lời cầu nguyện mẫu về lòng tin yêu Chúa cho các tín hữu chúng ta hôm nay? 9) Hai môn đệ đã nhận ra người khách lạ chính là Thầy Giê-su Phục Sinh khi nào? 10) Hai ông cho biết lòng mình bừng cháy lên ngọn lửa tin yêu Chúa vào lúc nào? 11) Điều gì khiến hai môn đệ vội vã đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho anh em?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Họ mới bảo nhau: “Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24,32)
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHÚA BỒNG TA TRÊN ĐÔI TAY CỦA NGƯỜI?
Một người tân tòng sau khi theo đạo đã gặp phải nhiều tai ương hoạn nạn: bệnh tật, rủi ro mất xe, mất tiền bạc… Anh đã nhiều lần xin Chúa cho tai qua nạn khỏi mà xem ra Chúa vẫn ngỏanh mặt làm ngơ khiến anh đâm ra chán nản và thôi không cầu nguyện và cũng không đến nhà thờ dự lễ nữa. Thế rồi một đêm kia, anh nằm mơ thấy mình đang đi bách bộ với Chúa Giê-su trên bãi biển. Anh quay nhìn ra sau thì thấy trên nền cát ướt có 4 dấu chân: hai dấu chân lớn của Chúa, và hai dấu chân nhỏ của anh. Khi gặp chỗ lởm chởm nhiều sỏi đá thì anh không thấy Chúa đi bên cạnh nữa. Quay lại nhìn thì anh chỉ thấy hai dấu chân trên cát của anh. Anh chán nản ngồi nghỉ mệt trên một tảng đá thì Chúa Giê-su lại hiện đến ngồi bên. Anh thắc mắc hỏi Người: “Lạy Chúa, vừa qua Chúa biến đi đâu để con phải một mình đương đầu với những khó khăn như vậy?” Bấy giờ Chúa Giê-su mới âu yếm nhìn anh và nói: “Con hãy thử nhìn kỹ lại xem hai dấu chân trên cát kia là của ai?” Lúc đó, anh ta mới nhìn kỹ và nhận ra đó hai dấu chân to là của Chúa Giê-su. Anh lại hỏi: “Lạy Chúa, thế thì dấu chân của con đâu?” Chúa liền trả lời: “Con ơi, hãy nhớ rằng: Ta luôn ở bên con mọi giây phút trong cuộc đời con. Chính khi con gặp gian nan thử thách là lúc Ta đang bồng con trên cánh tay Ta đó !”
2) CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TA QUA THA NHÂN CẦN ĐƯỢC TRỢ GIÚP :
Vào một buổi sáng cuối đông, bác thợ giầy thức dậy rất sớm dọn dẹp nhà cửa và cho thêm củi than vào lò sưởi để đón chờ khách quý là Chúa Giê-su. Người đã hiện ra với bác trong giấc mơ ban đêm và hứa sẽ đến nhà thăm bác vào ngày hôm sau. Khi ánh bình minh vừa ló rạng, thì bác thợ giầy đã nghe thấy có tiếng gõ ngoài cửa. Tưởng là Chúa đã đến, bác liền vội ra mở cửa. Thế nhưng kẻ đứng mặt bác không phải là Chúa Giê-su, mà là anh phát thư như mọi lần. Băng tuyết ngoài trời khiến mặt mũi và tay chân của anh ta đỏ lên như gấc. Bác thợ giầy cảm thông liền mời anh ta vào nhà ngồi bên lò sưởi và pha trà nóng mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm, người phát thư đã nói lời cám ơn và từ giã đi lo công việc.
Ít phứt sau, nhìn qua khung cửa kính, bác thấy một bé gái khoảng 7-8 tuổi đang co ro đứng trước cửa nhà khóc, bác liền ra hỏi thăm thì được biết em bị lạc mẹ ngoài chợ và đang tìm đường về nhà nhưng không tìm thấy đường vì tuyết rơi trắng xóa. Bác thợ giầy liền lấy bút viết vài chữ trên tờ giấy và gắn ngoài cửa nhà để thông báo cho Chúa Giê-su biết mình cần đi ra ngòai một lát. Nhưng tìm đường dẫn cô bé về nhà không đơn giản. Mất mấy tiếng đồng hồ bác mới tìm được nhà của đứa bé, và khi ra về thì trời đã xế chiều.
Về đến nhà, bác lại thấy có người đang ngồi đợi nhưng không phải là Chúa, mà là một bà mẹ trẻ gần nhà với vẻ mặt buồn bã. Chị cho biết đứa con nhỏ của chị đang lên cơn sốt ở nhà và chị chạy sang tìm bác để nhờ giúp đưa bé đi nhà thương. Bác thợ giầy liền hối hả theo chị về nhà giúp đưa cháu bé đến bệnh viện chăm sóc. Nửa đêm bác mới trở về nhà mình và nằm lăn ra giường ngủ quên cả việc ăn uống. Trong giấc mơ, bác thợ giầy đã nghe thấy tiếng Chúa Giê-su: « Hôm nay Ta cám ơn con đã sẵn sàng tiếp đón và cho Ta vào nhà để sưởi ấm và còn dọn trà nóng cho Ta uống. Cám ơn con đã dẫn Ta bị lạc có thể trở về nhà mình. Cám ơn con đã giúp đưa Ta đến bệnh viện để kịp thời thuốc thang chữa trị ». Thì ra hôm nay Chúa Giê-su đã giữ lời hứa đến thăm bác thợ giầy không phải một mà là ba lần. Người hiện thân qua những người cần được trợ giúp như Người đã nói: « Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy » (Mt 25,40).
3) TIN CẬY VÀO QUYỀN NĂNG CỦA CHÚA:
Được thăng giáo hoàng là một việc rất trọng đại. Khi Đức Pi-ô XI đăng quang, sau khi thực hiện xong các lễ nghi rồi, ngài về phòng riêng, ngồi vào chiếc bàn viết của Đức tiên Giáo hoàng Bê-nê-dic-tô XV, thì tự nhiên ngài cảm thấy một mối lo âu ập xuống trên mình, vì tình hình Giáo hội khi ấy đang bị kẻ thù tấn công tư bề, Hội Thánh đang trải qua một giai đoạn thử thách mới : Tuy Thế Chiến Thứ Nhất đã chấm dứt, nhưng Thế chiến Thứ Hai lại đang âm ỉ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nghĩ đến những chuyện ấy, lòng Đức Pi-ô XI ngập tràn lo âu. Bấy giờ ngài qùi gối trước Thánh Giá và cầu nguyện sốt sắng. Đang lúc cầu nguyện, tự nhiên tay ngài chạm vào một tấm ảnh đặt trên bàn làm việc của Đức tiên giáo hoàng, ngài liền cầm tấm ảnh lên xem và nỗi lo sợ trong lòng trước đó tự nhiên biến mất. Ngài cảm thấy tâm hồn được bình an. Đó là bức hình vẽ Chúa Giê-su đang đứng trên mũi thuyền và ra lệnh cho sóng gió yên lặng. Từ ngày đó, Đức Pi-ô XI luôn để bức ảnh ấy trên bàn làm việc, và mỗi khi gặp hoàn cảnh khó khăn không biết phải làm gì, Đức Pi-ô XI lại ngồi nhìn vào bức ảnh rồi cầu xin Chúa Giê-su hãy phán một lời, thế là mọi khó khăn đang gặp đều tự nhiên tan biến (W.J. Diamond- Đồng cỏ non).
4) TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA CHÚA:
Một sĩ quan Công Giáo, người Anh được sai đến phục vụ tại một nơi xa xôi hẻo lánh. Ông cùng với gia đình xuống tầu đến nhiệm sở mới. Tầu rời bến được vài ngày thì biển động dữ dôi. Một cơn bão ập đến làm tầu có nguy cơ bị đắm. Mọi người trên tầu hết sức sợ hãi. Bà vợ của vị sĩ quan là người mất bình tĩnh hơn cả vì bà đã không tiếc lời trách móc chồng đã đưa cả gia đình vào mối nguy hiểm, nhất là khi thấy chồng vô tư chẳng mấy quan tâm. Chính thái độ bình thản của chồng khiến bà càng thêm tức giận.
Trước tình thế đó, sau khi nói mấy lời an ủi vợ, viên sĩ quan đã rời căn phòng và một lát sau quay lại với thanh kiếm tuốt trần trên tay. Bằng ánh mắt đau khổ ông tiến lại bên vợ và dí mũi kiếm vào ngực bà. Mới đầu bà ta tái xanh mặt mày, nhưng sau đó bà bỗng cười không chút nao núng sợ hãi. Viên sĩ quan hỏi :
- Làm sao mình có thể cười khi sắp bị mũi kiếm đâm vào ngực?
- Tại sao em lại phải sợ khi lưỡi kiếm ấy trong tay của người chồng rất mực yêu em.
Bấy giờ viên sĩ quan liền nghiêm giọng giải thích:
- Vậy tại sao em lại muốn anh phải sợ cơn bão tố này, khi biết nó nằm trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa là Đấng quyền năng và hằng yêu thương anh?
3. SUY NIỆM:
1) TÂM TRẠNG CỦA HAI MÔN ĐỆ LÀNG EM-MAU:
Đây là hai trong số 72 môn đệ của Đức Giê-su đã được Người sai từng hai người đi giảng đạo (x. Lc 10,1a). Hai ông đã đến Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Giờ đây đại lễ đã xong, hai ông quay trở về nhà riêng tại làng Em-mau. Một trong hai ông tên là Cờ-lê-ô-pát, còn người kia không được nêu tên, có thể là chính tác giả Lu-ca. Hai ông này vừa đi vừa trò chuyện với nhau với vẻ mặt buồn bã thất vọng. Sở dĩ họ mang tâm trạng như thế là vì mấy lý do như sau:
- Một là vì Đức Giê-su « là một Ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đóng đinh Người vào thập giá » (Lc 24,19b-20).
- Hai là biến cố đau thương của Đức Giê-su đã xảy ra trái với ước vọng của các ông khi đi theo Thầy, khiến các ông hoàn toàn thất vọng và muốn buông xuôi: « Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Nhưng các sự việc ấy đã xẩy ra đến nay là ngày thứ ba rồi » (Lc 24,21).
2) VAI TRÒ CỦA KINH THÁNH VÀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ CỦNG CỐ ĐỨC TIN:
- Biến cố tử nạn của Đức Giê-su là mối bận tâm sâu đậm của các môn đệ, đến nỗi dù đang buồn chán thất vọng, các ông vẫn bàn tán với nhau khi đi đường. Đức Giê-su Phục Sinh đã yêu thương và luôn quan tâm đến các môn đệ, nên Người đã chủ động hiện đến đồng hành bắt chuyện và giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong Sách Thánh. Nhờ cảm nghiệm được Lời Chúa nên các ông đã lấy lại niềm tin qua câu nói: “Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên khi dọc đường, Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó sao?” (Lc 24,32).
- Tuy nhiên hai môn đệ chỉ nhận ra Người khi tham dự bí tích Thánh Thể : Hai ông đã mời Người ở lại : “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn (Lc 24,29). Rồi chính bầu khí yêu thương chia sẻ Bánh Thánh giữa cộng đoàn mà mắt họ đã mở ra, như Tin Mừng thuật lại: « Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất » (Lc 24,30-31).
3) ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚA TRONG CUỘC SỐNG:
Trong cuộc sống, mỗi lần gặp phải thử thách, nhiều người trong chúng ta thường nghĩ rằng: Chúa đã bỏ rơi mình rồi. Chúa không còn quan tâm giúp mình nữa… và từ đó sinh ra chán nản, bỏ bê đọc kinh cầu nguyện, lười biếng dự lễ Chúa Nhật và có khi còn mê tín dị đoan: đi coi bói tóan, cậy nhờ sự giúp đỡ của thầy bùa thầy ngải… Chúng ta cần xác tín rằng: Chúa Phục Sinh vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Không những Người ở bên ta khi ta được bình an, mà ngay cả những lúc ta gặp gian nan khốn khó như bị bệnh tật, tai nạn, thất bại… Người vẫn ở bên và đồng hành với chúng ta. Người sẵn sàng trợ giúp và bồng ẵm ta trên tay nếu ta biết tín thác cậy trông vào Người. Hãy siêng năng tham dự thánh lễ để được nghe Lời Chúa giáo huấn và được kết hiệp mật thiết với Chúa Thánh Thể khi lên rước lễ.
4) SỐNG VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG CHO THẾ GIỚI HÔM NAY:
- Hai môn đệ làng Em-mau sau khi gặp Chúa đã lập tức trở về Giê-ru-sa-lem để chia sẻ Tin Mừng Phục Sinh cho cộng đoàn.
- Loan báo Tin Mừng hôm nay không những là chia sẻ niềm tin yêu cho tha nhân bằng đời sống quên mình vị tha và khiêm nhường phục vụ, mà còn là sự thực thi bác ái cụ thể như kinh « Thương Người có mười bốn mối » đã dạy. Nhờ đó đến ngày phán xét chúng ta sẽ được Chúa đón nhận vào hưởng hạnh phúc đời đời trong Nước Trời như lời Chúa phán: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” (Mt 25,34-36).
4. THẢO LUẬN:
Khi gặp một người lỡ đường xin tá túc ban đêm, chúng ta nên làm gì để vừa bảo đảm an toàn cho gia đình, vừa thực hành bác ái “Cho khách đỗ nhà” như kinh Thương Người đã dạy?
5. NGUYỆN CẦU:
1) Bài Hát « Có Chúa đi với tôi, tôi sẽ không còn sợ chi. Có Chúa đi với tôi, tôi sẽ không còn thiếu gì. Dù trời tăm tối, bước đi không lo lạc lối. Đường dù nguy nan, không chút vấn vương tâm hồn ».
2) LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn rồi, vì lòng chúng con đang khao khát được nghe lời Chúa. Xin ở lại với chúng con, vì đức tin chúng con mỏng dòn yếu đuối, rất cần được Chúa trợ giúp vượt qua khó khăn của cuộc đời. Xin ở lại với chúng con, vì chúng con dễ sa chân lạc bước, chỉ biết tìm kiếm thỏa mãn những đam mê bất chính và dễ chán nản buông xuôi khi gặp thử thách gian nan. Xin ở với chúng con, để chúng con thấy Chúa đang hiện diện nơi những người đau khổ và chân thành phục vụ họ như phục vụ chính Chúa. Xin ở lại với chúng con, vì khi gặp được Chúa, chúng con sẽ được ơn biến đổi cuộc đời. Xin ở lại với chúng con, vì tâm hồn chúng con vẫn còn xao xuyến mãi, cho tới khi nào được nghỉ yên trong Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Sứ điệp của Mầu nhiệm Phục Sinh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
15:30 22/04/2020
Hàng năm khi long trọng mừng lễ Vọng Phục sinh, Hội Thánh cử hành Đêm mẹ của các đêm, lễ Mẹ của các lễ trong Năm Phụng vụ. Vậy mầu nhiệm Ánh sáng lớn lao này trao ban sứ điệp gì?
Nhiều sứ điệp có thể rút ra từ mầu nhiệm Phục sinh. Tôi muốn nhấn mạnh đến một trong những sứ điệp ấy: PHỤC SINH TỎ BÀY TÌNH THƯƠNG.
1. TÌNH THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA.
Dù Thiên Chúa là Đấng cao sang, nắm trọn quyền năng, Chủ tể mọi tạo thành, nhưng không coi thường loài người, dẫu loài người phản bội, xúc phạm đến tình thương, đến ân huệ và đến chính Thiên Chúa.
Người vẫn một lòng lòng yêu thương. Chính trong tình yêu thủy chung ấy, Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Độ để cứu độ con người, để con người nhận lại tất cả hạnh phúc mà chính mình đánh mất trong tội.
Vị Thiên Chúa đầy nhân nghĩa chấp nhận trải dài tình thương của mình suốt dòng lịch sử nhân loại từ Cựu sang Tân Ước, không bao giờ ngơi nghỉ, không bao giờ mỏi mệt, không bao giờ cảm thấy phải chấm dứt yêu thương đối với loài thụ tạo mà mình dựng nên.
Mãi muôn đời Thiên Chúa là Thiên Chúa yêu thương. Người là Thiên Chúa cứu độ trong tình yêu.
2. TÌNH THƯƠNG CỦA ĐẤNG LÀ THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI.
Nơi Chúa Kitô, lời phán của Thiên Chúa thành hiện thực: Chúa Kitô vâng lệnh Thiên Chúa đến làm người ở giữa cõi đời như chúng ta là người.
Một Thiên Chúa yêu thương đến nỗi đã rời cõi trời để làm người ở giữa cõi người, chấp nhận và lặn sâu trong kiếp người ấy, nay còn chết vì loài người.
Vì thế, trong năm phụng vụ, chúng ta mừng mầu nhiệm Chúa Giáng sinh cho tới mầu nhiệm Chúa Thụ nạn trong những ngày qua và bây giờ là mầu nhiệm Phục sinh.
Đấng Thiên Chúa làm người ấy không ngừng yêu thương từ thời này đến thời khác, mãi không hề vơi nhưng đong đầy, dẫu loài người, bao nhiêu lần bội phản, chống đối, thậm chí đưa Người tới cái chết.
Trên thánh giá, khi ban lời đầu tiên để cầu nguyện với Chúa Cha, lại không phải là lời quay về mình, mà là: "Xin Cha tha cho chúng". Đó là lời mang ơn cứu độ, mang tình yêu tha thứ.
Cái chết tức tưởi ấy, mở ngỏ cho tình thương là tha thứ để dung thứ, để trao ban ơn cứu độ, trao ban chính mình cho loài người, cho từng con người một.
Bởi yêu nên Thiên Chúa không hề muốn sát phạt loài người, ngược lại, cứu chuộc họ. Yêu nên mới có một Thiên Chúa ở giữa loài người, mang phận người, đồng cam trong đau khổ và cái chết của loài người. Thiên Chúa yêu để hôm nay bừng trỗi dậy trong sự phục sinh và trao ban cho loài người ơn phục sinh ấy.
Tình thương của Chúa Cứu Thế tiếp tục trải dài trên nhân loại đến kỳ cùng, một tình thương duy nhất, một tình thương thủy chung, một tình thương son sắt, một tình thương vẹn tuyền, một tình thương ngàn đời như một, không thay đổi. Mãi mãi Người vẫn một lòng thủy chung trong yêu thương, dẫu đã phục sinh.
3. CHÚNG TA THẮP SÁNG SỨ ĐIỆP TÌNH THƯƠNG.
Đêm canh thức Vượt qua khởi sự bằng nghi thức thắp sáng nến phục sinh và ba lần chủ tế vừa giơ cao nến sáng vừa tung hô: "Ánh sáng Chúa Kitô".
Là nến cháy, nó tỏa sức nóng, sức sáng và soi rọi. Vậy Chúa Kitô là tình yêu, nến sáng tượng trưng Chúa Kitô, thì tình yêu của Chúa Kitô phải lan tỏa.
Tôi và bạn không được đi ngoài con đường này. Đó là con đường của ánh sáng yêu thương mà ta được hấp thụ. Ta cũng được đòi buộc trở thành ánh sáng, trở thành người mang sức nóng đi ra đến với muôn người.
Ta phải dùng lời nói, cuộc đời, sự sống, đức tin, niềm hãnh diện về ơn phục sinh... của mình, để thể hiện cho mọi người thấy tình yêu của Đấng yêu thương, nay đã phục sinh, vẫn đang sống. Người sống đến muôn đời.
Chúng ta hãy là tác nhân lan tỏa ánh sáng của Chúa. Hết mọi ngày sống, điều mà bản thân phải làm, là làm sao sống yêu thương theo gương Đấng Cứu Chuộc mình. Yêu thương như Người yêu thương ta. Yêu thương như Người yêu thương mọi người trên cõi đời này. Yêu thương như chính tình yêu chấp nhận hạ mình, chấp nhận chết và nay Phục sinh cũng để ta phục sinh với Người.
Đó là một tình yêu ngút ngàn, một tình yêu không thể có bất cứ điều gì so bì. Tình yêu ấy phải được chính chúng ta, đồ đệ của Chúa thắp lên trong từng ngày sống của cuộc đời mình để nói cho mọi người biết, nơi chúng ta, ánh sáng phục sinh của Đấng yêu thương đang chiếu rọi, đang lan tỏa, đang làm cho nó ngày càng chảy tràn trên thế giới này.
Nhiều sứ điệp có thể rút ra từ mầu nhiệm Phục sinh. Tôi muốn nhấn mạnh đến một trong những sứ điệp ấy: PHỤC SINH TỎ BÀY TÌNH THƯƠNG.
1. TÌNH THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA.
Dù Thiên Chúa là Đấng cao sang, nắm trọn quyền năng, Chủ tể mọi tạo thành, nhưng không coi thường loài người, dẫu loài người phản bội, xúc phạm đến tình thương, đến ân huệ và đến chính Thiên Chúa.
Người vẫn một lòng lòng yêu thương. Chính trong tình yêu thủy chung ấy, Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Độ để cứu độ con người, để con người nhận lại tất cả hạnh phúc mà chính mình đánh mất trong tội.
Vị Thiên Chúa đầy nhân nghĩa chấp nhận trải dài tình thương của mình suốt dòng lịch sử nhân loại từ Cựu sang Tân Ước, không bao giờ ngơi nghỉ, không bao giờ mỏi mệt, không bao giờ cảm thấy phải chấm dứt yêu thương đối với loài thụ tạo mà mình dựng nên.
Mãi muôn đời Thiên Chúa là Thiên Chúa yêu thương. Người là Thiên Chúa cứu độ trong tình yêu.
2. TÌNH THƯƠNG CỦA ĐẤNG LÀ THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI.
Nơi Chúa Kitô, lời phán của Thiên Chúa thành hiện thực: Chúa Kitô vâng lệnh Thiên Chúa đến làm người ở giữa cõi đời như chúng ta là người.
Một Thiên Chúa yêu thương đến nỗi đã rời cõi trời để làm người ở giữa cõi người, chấp nhận và lặn sâu trong kiếp người ấy, nay còn chết vì loài người.
Vì thế, trong năm phụng vụ, chúng ta mừng mầu nhiệm Chúa Giáng sinh cho tới mầu nhiệm Chúa Thụ nạn trong những ngày qua và bây giờ là mầu nhiệm Phục sinh.
Đấng Thiên Chúa làm người ấy không ngừng yêu thương từ thời này đến thời khác, mãi không hề vơi nhưng đong đầy, dẫu loài người, bao nhiêu lần bội phản, chống đối, thậm chí đưa Người tới cái chết.
Trên thánh giá, khi ban lời đầu tiên để cầu nguyện với Chúa Cha, lại không phải là lời quay về mình, mà là: "Xin Cha tha cho chúng". Đó là lời mang ơn cứu độ, mang tình yêu tha thứ.
Cái chết tức tưởi ấy, mở ngỏ cho tình thương là tha thứ để dung thứ, để trao ban ơn cứu độ, trao ban chính mình cho loài người, cho từng con người một.
Bởi yêu nên Thiên Chúa không hề muốn sát phạt loài người, ngược lại, cứu chuộc họ. Yêu nên mới có một Thiên Chúa ở giữa loài người, mang phận người, đồng cam trong đau khổ và cái chết của loài người. Thiên Chúa yêu để hôm nay bừng trỗi dậy trong sự phục sinh và trao ban cho loài người ơn phục sinh ấy.
Tình thương của Chúa Cứu Thế tiếp tục trải dài trên nhân loại đến kỳ cùng, một tình thương duy nhất, một tình thương thủy chung, một tình thương son sắt, một tình thương vẹn tuyền, một tình thương ngàn đời như một, không thay đổi. Mãi mãi Người vẫn một lòng thủy chung trong yêu thương, dẫu đã phục sinh.
3. CHÚNG TA THẮP SÁNG SỨ ĐIỆP TÌNH THƯƠNG.
Đêm canh thức Vượt qua khởi sự bằng nghi thức thắp sáng nến phục sinh và ba lần chủ tế vừa giơ cao nến sáng vừa tung hô: "Ánh sáng Chúa Kitô".
Là nến cháy, nó tỏa sức nóng, sức sáng và soi rọi. Vậy Chúa Kitô là tình yêu, nến sáng tượng trưng Chúa Kitô, thì tình yêu của Chúa Kitô phải lan tỏa.
Tôi và bạn không được đi ngoài con đường này. Đó là con đường của ánh sáng yêu thương mà ta được hấp thụ. Ta cũng được đòi buộc trở thành ánh sáng, trở thành người mang sức nóng đi ra đến với muôn người.
Ta phải dùng lời nói, cuộc đời, sự sống, đức tin, niềm hãnh diện về ơn phục sinh... của mình, để thể hiện cho mọi người thấy tình yêu của Đấng yêu thương, nay đã phục sinh, vẫn đang sống. Người sống đến muôn đời.
Chúng ta hãy là tác nhân lan tỏa ánh sáng của Chúa. Hết mọi ngày sống, điều mà bản thân phải làm, là làm sao sống yêu thương theo gương Đấng Cứu Chuộc mình. Yêu thương như Người yêu thương ta. Yêu thương như Người yêu thương mọi người trên cõi đời này. Yêu thương như chính tình yêu chấp nhận hạ mình, chấp nhận chết và nay Phục sinh cũng để ta phục sinh với Người.
Đó là một tình yêu ngút ngàn, một tình yêu không thể có bất cứ điều gì so bì. Tình yêu ấy phải được chính chúng ta, đồ đệ của Chúa thắp lên trong từng ngày sống của cuộc đời mình để nói cho mọi người biết, nơi chúng ta, ánh sáng phục sinh của Đấng yêu thương đang chiếu rọi, đang lan tỏa, đang làm cho nó ngày càng chảy tràn trên thế giới này.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:51 22/04/2020
4. Ngoại trừ trên thập giá thì bất cứ nơi nào cũng không thể cứu linh hồn, không thể có hy vọng lên thiên đàng. (sách Gương Chúa Giê-su)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:59 22/04/2020
101. HIẾU TỬ QUÁCH THUẦN
Quách Thuần là một người con có hiếu, sau khi bố mẹ chết, thì mỗi lần khóc thương ai oán đều có một bầy chim tụ tập đến, trưởng quan địa phương sau khi nghe báo thì điều tra và xác thực là có chuyện ấy, bèn lập cổng chào trước cửa nhà để tăng thêm sự biểu dương, tên của người con có hiếu vang đi rất xa.
Về sau, có người hỏi thăm và biết được rằng, mỗi khi hiếu tử ấy khóc thì lấy bánh vãi ra trên mặt đất, bầy chim đến tranh nhau ăn.
Chuyện như thế xảy ra nhiều lần, nên bầy chim vừa nghe hiếu tử khóc thì sao lại không đến để ăn bánh chứ !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 101:
Thương khóc cha mẹ qua đời là chuyện tự nhiên của con cái, nhưng mỗi lần khóc mà có bầy chim bay đến thì cần phải xét lại, bởi vì bầy chim là loài bay trên không không ở chỗ nhất định, cho nên không thể đồng cảm với lời khóc thương cha mẹ của người con có hiếu, ngoại trừ phép lạ...
Có những người con làm bộ khóc lóc thảm thiết khi cha mẹ qua đời để cho mọi người thấy mình là người con có hiếu, nhưng khi cha mẹ còn sống thì không hề đoái hoài thăm hỏi; có những đứa con rất giàu có, khi cha mẹ chết thì tổ chức rầm rộ kèn trống, để tỏ cho mọi người thấy mình lo chu đáo cho cha mẹ, nhưng khi cha mẹ còn sống thì không lo lắng quan tâm săn sóc...
Người Ki-tô hữu bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ không phải là tổ chức rầm rộ khi các ngài qua đời, nhưng lo phụng dưỡng chăm sóc khi các ngài còn sống, và cầu nguyện cho cha mẹ sau khi các ngài qua đời, đó chính là lòng hiếu thảo cha mẹ của người Ki-tô hữu vậy.
Bầy chim tụ tập đến khi người con có hiếu là Quách Thuần khóc thì không có thật, nhưng lời cầu nguyện chân thành cho cha mẹ của người con có hiếu, sẽ được vô số thiên thần dâng lên trước ngai tòa Thiên Chúa để xin Ngài sớm tha các hình phạt do tội của cha mẹ thì có thật trăm phần trăm...
Hạnh phúc thay những người con như thế...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quách Thuần là một người con có hiếu, sau khi bố mẹ chết, thì mỗi lần khóc thương ai oán đều có một bầy chim tụ tập đến, trưởng quan địa phương sau khi nghe báo thì điều tra và xác thực là có chuyện ấy, bèn lập cổng chào trước cửa nhà để tăng thêm sự biểu dương, tên của người con có hiếu vang đi rất xa.
Về sau, có người hỏi thăm và biết được rằng, mỗi khi hiếu tử ấy khóc thì lấy bánh vãi ra trên mặt đất, bầy chim đến tranh nhau ăn.
Chuyện như thế xảy ra nhiều lần, nên bầy chim vừa nghe hiếu tử khóc thì sao lại không đến để ăn bánh chứ !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 101:
Thương khóc cha mẹ qua đời là chuyện tự nhiên của con cái, nhưng mỗi lần khóc mà có bầy chim bay đến thì cần phải xét lại, bởi vì bầy chim là loài bay trên không không ở chỗ nhất định, cho nên không thể đồng cảm với lời khóc thương cha mẹ của người con có hiếu, ngoại trừ phép lạ...
Có những người con làm bộ khóc lóc thảm thiết khi cha mẹ qua đời để cho mọi người thấy mình là người con có hiếu, nhưng khi cha mẹ còn sống thì không hề đoái hoài thăm hỏi; có những đứa con rất giàu có, khi cha mẹ chết thì tổ chức rầm rộ kèn trống, để tỏ cho mọi người thấy mình lo chu đáo cho cha mẹ, nhưng khi cha mẹ còn sống thì không lo lắng quan tâm săn sóc...
Người Ki-tô hữu bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ không phải là tổ chức rầm rộ khi các ngài qua đời, nhưng lo phụng dưỡng chăm sóc khi các ngài còn sống, và cầu nguyện cho cha mẹ sau khi các ngài qua đời, đó chính là lòng hiếu thảo cha mẹ của người Ki-tô hữu vậy.
Bầy chim tụ tập đến khi người con có hiếu là Quách Thuần khóc thì không có thật, nhưng lời cầu nguyện chân thành cho cha mẹ của người con có hiếu, sẽ được vô số thiên thần dâng lên trước ngai tòa Thiên Chúa để xin Ngài sớm tha các hình phạt do tội của cha mẹ thì có thật trăm phần trăm...
Hạnh phúc thay những người con như thế...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta 22/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Âu Châu có sự hiệp nhất huynh đệ những người sáng lập mơ ước
Đặng Tự Do
01:30 22/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Tư 22 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong Thánh lễ Đức Phanxicô cầu nguyện rằng Âu Châu, trong thời gian này khi sự hiệp nhất giữa các quốc gia cần hơn bao giờ, sẽ thành công trong việc đạt được một sự hiệp nhất huynh đệ.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi bà Ursula von der Leyen thay mặt cho Liên Hiệp Âu Châu chân thành xin lỗi nước Ý vì đã không giúp quốc gia này ngay từ đầu khi trận đại dịch coronavirus kinh hoàng bùng phát.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong thời đại này, trong đó sự hiệp nhất giữa chúng ta, cũng như giữa các quốc gia là cần kíp hơn bao giờ, chúng ta hãy cầu nguyện cho Âu Châu, để Âu Châu ngày nay có được sự hiệp nhất này, một sự hiệp nhất huynh đệ mà những người cha sáng lập ra Liên minh Âu Châu đã mơ ước.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra các suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 3: 16-21), trong đó Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng “Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
PHÚC ÂM: Ga 3, 16-21
“Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa và đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng này trích từ chương 3 Phúc Âm theo Thánh Gioan, tường thuật cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô, là một luận thuyết thực sự về thần học vì mọi thứ đều ở đây. Đó là một bài giảng thuyết về tình yêu Thiên Chúa, một bài giáo lý, một suy tư thần học, một tổng luận triết học... có tất cả mọi thứ trong chương này. Và mỗi lần đọc nó, chúng ta bắt gặp thêm nhiều sự phong phú hơn nữa, nhiều lời giải thích hơn nữa, nhiều điều khiến chúng ta hiểu được mặc khải của Thiên Chúa. Thật tốt cho chúng ta để đọc đi đọc lại nhiều lần, ngõ hầu có thể đến gần hơn với mầu nhiệm cứu chuộc. Hôm nay tôi chỉ xin trình bày hai điểm trong số tất cả những điều này, chỉ hai điểm để chúng ta suy tư trong ngày hôm nay.
Đầu tiên là mặc khải về tình yêu của Chúa. Như một vị thánh nói, Chúa yêu chúng ta và luôn yêu chúng ta một cách điên rồ: tình yêu của Chúa quá sức điên rồ. Ngài yêu thương chúng ta: “đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”. Người đã ban cho chúng ta Con Một của Người, đã sai Con Một của Người đến thế gian và chết trên thập tự giá. Bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta thấy tình yêu này. Cây thánh giá chính xác là cuốn sách vĩ đại về tình yêu của Thiên Chúa. Nó không phải là một đối tượng để được đặt ở đây hoặc được đặt ở đó, đẹp hơn, không đẹp hơn, cổ xưa hơn, hiện đại hơn... không. Thánh giá chính xác là biểu hiện của tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta: Người đã sai Con của Người, tự hủy diệt mình cho đến khi chết trên thập tự giá vì tình yêu.
Có biết bao nhiêu người đã dành thời gian nhìn vào thánh giá... và ở đó họ tìm thấy mọi thứ, bởi Chúa Thánh Thần làm cho họ hiểu rằng ở đó có tất cả khoa học, tất cả tình yêu của Thiên Chúa, tất cả sự khôn ngoan của Kitô giáo. Thánh Phaolô nói về điều này, giải thích rằng tất cả những lý lẽ của con người mà thánh nhân từng theo đuổi đều chỉ đạt đến một điểm nào đó thôi, nhưng lý luận thực sự nhất, cách suy nghĩ đẹp nhất, và đồng thời giải thích được mọi thứ nhất là thập giá của Chúa Kitô, là Chúa Kitô bị đóng đinh. Thập giá là tai tiếng và điên rồ đối với nhiều người, nhưng đó là cách của Thiên Chúa. Đó là tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban cho thế gian Người Con duy nhất của Người. Và tại sao như thế? Thưa: Để bất cứ ai tin vào Người Con duy nhất ấy thì không bị hư mất nhưng có cuộc sống đời đời. Đó là tình yêu của người Cha muốn con cái ở với mình.
Chúng ta hãy nhìn vào Đấng bị đóng đinh trong im lặng, hãy nhìn vào những vết thương của Người, nhìn vào trái tim của Chúa Giêsu, nhìn vào toàn bộ: Chúa Kitô bị đóng đinh, Con Thiên Chúa, bị hủy diệt, bị sỉ nhục... vì tình yêu. Đây là điểm đầu tiên mà ngày hôm nay chúng ta thấy trong bài tổng luận thần học này, trong cuộc đối thoại này giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô.
Điểm thứ hai cũng là một điểm hữu ích cho chúng ta: “Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa”. Chúa Giêsu là ánh sáng được đề cập đến ở đây. Có những người – nhiều lần bao gồm cả chúng ta - không thể sống dưới ánh sáng vì họ đã quen với bóng tối. Ánh sáng làm họ lóa mắt, họ không thể nhìn thấy. Họ là những con dơi người: họ chỉ biết di chuyển trong đêm. Và chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, chúng ta ở trong trạng thái không chịu đựng được ánh sáng. Thật thoải mái hơn khi chúng ta sống trong bóng tối; ánh sáng tát túi bụi vào mặt chúng ta, cho chúng ta thấy những gì chúng ta không muốn thấy. Nhưng điều tồi tệ nhất là đôi mắt, đôi mắt của linh hồn nào sống quá lâu trong bóng tối thì quen dần với bóng tối đến nỗi cuối cùng họ không còn biết ánh sáng là gì. Mất cảm giác về ánh sáng vì tôi đã quen với bóng tối. Và rất nhiều vụ tai tiếng của con người, rất nhiều những trò bại hoại cho chúng ta thấy điều đó. Những kẻ băng hoại không biết ánh sáng là gì, họ không biết. Chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, trong tình trạng xa cách với Chúa, chúng ta trở nên mù quáng và cảm thấy tốt hơn là cứ sống trong bóng tối và cứ đi như thế, không nhìn thấy gì, giống như người mù, cứ thế mà húc tới, được đến đâu hay đến đó.
Anh chị em, hãy để tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã sai Chúa Giêsu đến cứu chúng ta, đi vào chúng ta cùng với ánh sáng mà Chúa Giêsu mang đến. Hãy để ánh sáng của Thánh Linh đi vào chúng ta và giúp chúng ta nhìn mọi thứ bằng ánh sáng của Thiên Chúa, với ánh sáng thật chứ không phải với bóng tối mà quyền lực tối tăm đưa ra chào mời chúng ta.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Ngày hôm nay, chúng ta hãy suy nghĩ về hai điều này, đó là tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô, được thể hiện trên thánh giá; trong cuộc sống hàng ngày, trong những vấn nạn hàng ngày của chúng ta. Và anh chị em hãy tự hỏi: “Liệu tôi có đang bước đi trong ánh sáng hay tôi đang lần bước trong bóng tối? Tôi có phải là con cái Chúa hay cuối cùng tôi chỉ là một con dơi tội nghiệp?”
Source:Vatican NewsIl Papa prega perché l’Europa riesca ad avere l'unità fraterna sognata dai padri fondatori
Trong Thánh lễ Đức Phanxicô cầu nguyện rằng Âu Châu, trong thời gian này khi sự hiệp nhất giữa các quốc gia cần hơn bao giờ, sẽ thành công trong việc đạt được một sự hiệp nhất huynh đệ.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi bà Ursula von der Leyen thay mặt cho Liên Hiệp Âu Châu chân thành xin lỗi nước Ý vì đã không giúp quốc gia này ngay từ đầu khi trận đại dịch coronavirus kinh hoàng bùng phát.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong thời đại này, trong đó sự hiệp nhất giữa chúng ta, cũng như giữa các quốc gia là cần kíp hơn bao giờ, chúng ta hãy cầu nguyện cho Âu Châu, để Âu Châu ngày nay có được sự hiệp nhất này, một sự hiệp nhất huynh đệ mà những người cha sáng lập ra Liên minh Âu Châu đã mơ ước.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra các suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 3: 16-21), trong đó Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng “Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
PHÚC ÂM: Ga 3, 16-21
“Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa và đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng này trích từ chương 3 Phúc Âm theo Thánh Gioan, tường thuật cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô, là một luận thuyết thực sự về thần học vì mọi thứ đều ở đây. Đó là một bài giảng thuyết về tình yêu Thiên Chúa, một bài giáo lý, một suy tư thần học, một tổng luận triết học... có tất cả mọi thứ trong chương này. Và mỗi lần đọc nó, chúng ta bắt gặp thêm nhiều sự phong phú hơn nữa, nhiều lời giải thích hơn nữa, nhiều điều khiến chúng ta hiểu được mặc khải của Thiên Chúa. Thật tốt cho chúng ta để đọc đi đọc lại nhiều lần, ngõ hầu có thể đến gần hơn với mầu nhiệm cứu chuộc. Hôm nay tôi chỉ xin trình bày hai điểm trong số tất cả những điều này, chỉ hai điểm để chúng ta suy tư trong ngày hôm nay.
Đầu tiên là mặc khải về tình yêu của Chúa. Như một vị thánh nói, Chúa yêu chúng ta và luôn yêu chúng ta một cách điên rồ: tình yêu của Chúa quá sức điên rồ. Ngài yêu thương chúng ta: “đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”. Người đã ban cho chúng ta Con Một của Người, đã sai Con Một của Người đến thế gian và chết trên thập tự giá. Bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta thấy tình yêu này. Cây thánh giá chính xác là cuốn sách vĩ đại về tình yêu của Thiên Chúa. Nó không phải là một đối tượng để được đặt ở đây hoặc được đặt ở đó, đẹp hơn, không đẹp hơn, cổ xưa hơn, hiện đại hơn... không. Thánh giá chính xác là biểu hiện của tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta: Người đã sai Con của Người, tự hủy diệt mình cho đến khi chết trên thập tự giá vì tình yêu.
Có biết bao nhiêu người đã dành thời gian nhìn vào thánh giá... và ở đó họ tìm thấy mọi thứ, bởi Chúa Thánh Thần làm cho họ hiểu rằng ở đó có tất cả khoa học, tất cả tình yêu của Thiên Chúa, tất cả sự khôn ngoan của Kitô giáo. Thánh Phaolô nói về điều này, giải thích rằng tất cả những lý lẽ của con người mà thánh nhân từng theo đuổi đều chỉ đạt đến một điểm nào đó thôi, nhưng lý luận thực sự nhất, cách suy nghĩ đẹp nhất, và đồng thời giải thích được mọi thứ nhất là thập giá của Chúa Kitô, là Chúa Kitô bị đóng đinh. Thập giá là tai tiếng và điên rồ đối với nhiều người, nhưng đó là cách của Thiên Chúa. Đó là tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban cho thế gian Người Con duy nhất của Người. Và tại sao như thế? Thưa: Để bất cứ ai tin vào Người Con duy nhất ấy thì không bị hư mất nhưng có cuộc sống đời đời. Đó là tình yêu của người Cha muốn con cái ở với mình.
Chúng ta hãy nhìn vào Đấng bị đóng đinh trong im lặng, hãy nhìn vào những vết thương của Người, nhìn vào trái tim của Chúa Giêsu, nhìn vào toàn bộ: Chúa Kitô bị đóng đinh, Con Thiên Chúa, bị hủy diệt, bị sỉ nhục... vì tình yêu. Đây là điểm đầu tiên mà ngày hôm nay chúng ta thấy trong bài tổng luận thần học này, trong cuộc đối thoại này giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô.
Điểm thứ hai cũng là một điểm hữu ích cho chúng ta: “Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa”. Chúa Giêsu là ánh sáng được đề cập đến ở đây. Có những người – nhiều lần bao gồm cả chúng ta - không thể sống dưới ánh sáng vì họ đã quen với bóng tối. Ánh sáng làm họ lóa mắt, họ không thể nhìn thấy. Họ là những con dơi người: họ chỉ biết di chuyển trong đêm. Và chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, chúng ta ở trong trạng thái không chịu đựng được ánh sáng. Thật thoải mái hơn khi chúng ta sống trong bóng tối; ánh sáng tát túi bụi vào mặt chúng ta, cho chúng ta thấy những gì chúng ta không muốn thấy. Nhưng điều tồi tệ nhất là đôi mắt, đôi mắt của linh hồn nào sống quá lâu trong bóng tối thì quen dần với bóng tối đến nỗi cuối cùng họ không còn biết ánh sáng là gì. Mất cảm giác về ánh sáng vì tôi đã quen với bóng tối. Và rất nhiều vụ tai tiếng của con người, rất nhiều những trò bại hoại cho chúng ta thấy điều đó. Những kẻ băng hoại không biết ánh sáng là gì, họ không biết. Chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, trong tình trạng xa cách với Chúa, chúng ta trở nên mù quáng và cảm thấy tốt hơn là cứ sống trong bóng tối và cứ đi như thế, không nhìn thấy gì, giống như người mù, cứ thế mà húc tới, được đến đâu hay đến đó.
Anh chị em, hãy để tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã sai Chúa Giêsu đến cứu chúng ta, đi vào chúng ta cùng với ánh sáng mà Chúa Giêsu mang đến. Hãy để ánh sáng của Thánh Linh đi vào chúng ta và giúp chúng ta nhìn mọi thứ bằng ánh sáng của Thiên Chúa, với ánh sáng thật chứ không phải với bóng tối mà quyền lực tối tăm đưa ra chào mời chúng ta.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Ngày hôm nay, chúng ta hãy suy nghĩ về hai điều này, đó là tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô, được thể hiện trên thánh giá; trong cuộc sống hàng ngày, trong những vấn nạn hàng ngày của chúng ta. Và anh chị em hãy tự hỏi: “Liệu tôi có đang bước đi trong ánh sáng hay tôi đang lần bước trong bóng tối? Tôi có phải là con cái Chúa hay cuối cùng tôi chỉ là một con dơi tội nghiệp?”
Source:Vatican News
Căng thẳng Úc – Tầu: Bắc Kinh hậm hực chế giễu các Bộ Trưởng của Úc Đại Lợi
Đặng Tự Do
04:25 22/04/2020
Quan hệ ngoại giao giữa Úc và Trung Quốc đã hết sức căng thẳng vì đại dịch coronavirus kinh hoàng. Úc đòi mở cuộc điều tra quốc tế về nguyên nhân gây ra đại dịch coronavirus, cách hành xử mờ ám của Trung Quốc; trong khi Bắc Kinh đáp lại bằng cách công khai chế giễu tính cách cá nhân của các Bộ Trưởng Úc Đại Lợi.
Trong phiên họp Quốc Hội sáng thứ Ba 21 tháng Tư, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định rằng bất kể các luận điệu chỉ trích của Bắc Kinh, Úc vẫn quyết liệt muốn có một cuộc điều tra độc lập về sự lây lan và nguồn gốc của đại dịch coronavirus, mặc cho Trung Quốc bác bỏ viễn cảnh này.
Bắc Kinh đã bác bỏ các đề nghị nghiêm chỉnh của Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne yêu cầu mở cuộc điều tra nói trên, và chỉ trích bà Payne “nói năng không có cơ sở”.
Thượng nghị sĩ Payne tuyên bố thúc đẩy cuộc điều tra vào hôm Chúa Nhật, và bày tỏ quan tâm của bà đối với tính minh bạch của Trung Quốc là rất cao.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh là Cảnh Sảng nói rằng bà Payne “nói năng không có cơ sở”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Morrison cho biết quan điểm của Australia là không thay đổi, ông mô tả, một cách ngoại giao, rằng phản ứng của Trung Quốc cho thấy có “sự khác biệt quan điểm” với Úc.
“Chúng tôi không theo đuổi vấn đề như những lời chỉ trích, chúng tôi theo đuổi như một vấn đề có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng,” ông nói.
“Đây là điều rất quan trọng bất kể một loại virus có thể bùng phát ở đâu – dù nó xảy ra ở Úc, hay ở Trung Quốc, hay ở miền nào đó của Phi châu hay Thái Bình Dương hay Trung Đông hoặc bất cứ nơi nào.”
Ông nói rằng điều quan trọng là tất cả các nước phải hợp tác trong một cuộc điều tra độc lập như vậy.
“Điều quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu là phải có một sự minh bạch trong cách thức chúng ta được quyền truy cập vào thông tin này sớm,” ông nói.
Trung Quốc đã bị buộc tội thiếu minh bạch và phải đối mặt với sự hoài nghi ngày càng tăng đối với số những con số thương vong chính thức, đầy tính khôi hài của họ, kể từ khi coronavirus được tìm thấy vào cuối năm ngoái tại thành phố Vũ Hán.
Kể từ đó, virus đã gây ra gần 2.4 triệu ca nhiễm trùng và hơn 160,000 ca tử vong trên toàn thế giới, làm tê liệt cuộc sống và kinh doanh tại các thành phố lớn.
Trong khi các quan chức Úc ăn nói lịch sự và điềm đạm, các cán bộ ngoại giao của Trung Quốc như Trình Tĩnh Nghiệp (Cheng Jingye, 程静业) Đại Sứ Trung Quốc tại Úc, và Cảnh Sảng (Geng Shuang - 耿爽) phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tỏ ra nóng nảy, đanh thép bác bỏ mạnh mẽ những lo ngại về tính minh bạch khi được hỏi về các nỗ lực của Úc đòi mở một cuộc điều tra độc lập.
Cảnh Sảng nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 20 tháng Tư “Nhận xét của Ngoại trưởng Úc Payne không dựa trên các sự kiện, nói năng không có cơ sở. Trung Quốc nghiêm túc và kiên quyết phản đối việc này.”
Ông còn nói thêm rằng việc đặt câu hỏi về tính minh bạch của Trung Quốc “vừa không có cơ sở vừa cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với sự hy sinh của người dân Trung Quốc.”
“Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Trung Quốc đã luôn luôn hành động một cách công khai, minh bạch và có trách nhiệm và thực hiện một loạt các biện pháp kiên quyết, kịp thời và mạnh mẽ,” ông ta nói.
Thượng nghị sĩ Payne nhấn mạnh rằng tính minh bạch phải là trọng tâm của một đánh giá độc lập về vụ dịch COVID-19.
“Trước hết, chắc chắn chúng ta phải đặt vấn đề về tính minh bạch của Trung Quốc. Sau đó, tính minh bạch của tất cả các nước trọng điểm trên toàn thế giới cũng phải được rà soát loại,” bà Payne tuyên bố hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư.
Đáp lại đề nghị của Ngoại trưởng Úc Payne, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Gobal Times - 环球时报) chạy ngay hàng tít lớn “Úc gia nhập băng đảng Hoa Kỳ về chính sách virus”.
Trong một bài xã luận, tác giả Vương Văn Văn (Wang Wenwen - 王文文) cáo buộc Úc đang trở thành một “chư hầu” của Hoa Kỳ và gia nhập vào “băng đảng Hoa Kỳ về chính sách virus”.
Kinh tế Úc phần nào chịu ảnh hưởng trong việc xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Biết vậy, Vương Văn Văn cảnh cáo người dân Úc rằng kinh tế Úc Đại Lợi sẽ đi xuống vì “Các chính trị gia Úc đang thúc đẩy việc ly hôn với Trung Quốc nhằm theo đuổi các mục tiêu do chính sách của Mỹ đề ra.”
Alex Joske, phân tích gia của Viện Chính sách Chiến lược của Úc cho biết những lo ngại về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong việc xử lý virus và sự cần thiết của một cuộc điều tra độc lập về hành động của Bắc Kinh là “hoàn toàn hợp lý”.
Ông nói điều này bao gồm các vấn đề như khi nào nhà cầm quyền Trung Quốc phát hiện ra virus và liệu họ có bỏ mất quá nhiều thời gian để hành động kịp thời hay không.
“Có rất nhiều lý do để nghi ngờ về các tuyên bố của nhà cầm quyền Trung Quốc liên quan đến virus này. Do đó, sự thiếu tin tưởng, những căng thẳng sẽ không thể tiêu tan một cách tự nhiên,” ông nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là một nhà phê bình mạnh mẽ Trung Quốc từ sau khi dịch bệnh bùng phát và cảnh cáo rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với “những hậu quả khôn lường” nếu nó cố ý che dấu các thông tin về đại dịch.
Ông cảnh báo các phản ứng tự vệ của Trung Quốc trước đề nghị của Úc là triệu chứng cho thấy một sự “tín nhiệm thấp” trong mối quan hệ quốc tế và thể hiện rõ “thái độ che đậy, chống lại việc giám sát cách thức nó đương đầu với đại dịch coronavirus kinh hoàng này”.
Giáo sư James Laurenceson, Giám đốc Viện Quan hệ Úc-Trung Quốc cũng cho rằng việc Trung Quốc “thiếu minh bạch” là một mối quan tâm chính đáng của Úc.
Ông đã trích dẫn sự che đậy của nhà cầm quyền Trung Quốc và thái độ dằn mặt những người tố giác ngay từ đầu khi dịch bệnh chớm bùng phát.
Trong một diễn biến mới nhất, Trình Tĩnh Nghiệp, Đại Sứ Trung Quốc tại Úc, đã cáo buộc Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton trở thành một cơ quan ngôn luận của Hoa Kỳ, và cho rằng lời kêu gọi mở cuộc điều tra về cách đối phó với cuộc khủng hoảng coronavirus của Trung Quốc là “đáng thương”.
Trong một cuộc phỏng vấn tuần trước, ông Dutton trích dẫn các nguồn tin của Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay.
Bình luận về lời yêu cầu mở một cuộc điều tra về Trung Quốc và WHO của ngoại trưởng Payne, Bộ trưởng Dutton, là người đã nhiễm coronavirus đến mức phải vào bệnh viện cấp cứu, nói với Nine Network:
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta thắc mắc quá nhiều - nó chắc chắn là yêu cầu chính đáng của chúng ta, vì Úc cũng đang ở tại tâm chấn của vụ dịch bệnh này khi nó đang tìm cách len lỏi vào xã hội chúng ta.”
“Tôi nghĩ rằng phận sự của Trung Quốc phải trả lời những câu hỏi và cung cấp thông tin, để mọi người có thể có sự rõ ràng và chính xác về những gì đã xảy ra vì chúng ta không muốn dịch bệnh này được lặp đi lặp lại.”
“Và, chúng ta biết rằng đây không phải là trường hợp đầu tiên của một loại virus được lây lan từ các chợ động vật hoang dã và mọi người cần phải trung thực về điều đó.”
Ông Dutton đã phải vào bệnh viện vì coronavirus hồi tháng 3.
Trả lời câu hỏi của tờ Thời báo Hoàn cầu, một cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc nổi tiếng với việc đưa ra một đường lối cứng rắn để đáp trả những chỉ trích về Bắc Kinh, Trình Tĩnh Nghiệp cho rằng Bộ trưởng Nội vụ Úc Dutton chỉ là “một con két” lặp lại những điều Mỹ nói. Diễn biến này đang gây ra những căng thẳng ngoại giao giữa hai bên.
Source:SBS
Qua điện thoại, Đức Thánh Cha và Tổng thống Pháp đã thảo luận để ứng phó với đại dịch
Thanh Quảng sdb
06:47 22/04/2020
Qua điện thoại, Đức Thánh Cha và Tổng thống Pháp đã thảo luận để ứng phó với đại dịch
Đức Thánh Cha và Tổng thống Pháp qua điện thoại đã thảo luận về những nỗ lực của Liên minh Châu Âu trước cơn đại dịch coronavirus và việc giảm nợ cho các nước nghèo.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trước tiên Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ với Tổng thống Pháp trước thảm họa, cơn đại dịch Covid-19 đã cướp đi hơn 20.000 sinh mạng thần dân Pháp...
Văn phòng Tổng thống cho hay Đức Thánh Cha và Tổng thống Emmanuel Macron đã nói chuyện điện đàm khoảng 45 phút vào chiều thứ ba vừa qua (21/4/20).
Qua cuộc điện đàm, Đức Thánh Cha nhìn nhận những nỗ lực đóng góp của nước Pháp trên lãnh vực Y tế thế giới nhằm chống lại cơn đại dịch.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh chưa đưa ra một tuyên cáo nào về cuộc điện đàm này, mà theo thông lệ các cuộc đàm phán riêng tư giữa Đức Thánh Cha với bất cứ một vị nguyên thủ nào như với Tổng Thống Macron thì thường đưa ra một tuyên cáo chung… Nhưng Văn phòng báo chí Tòa thánh cho hay hai nhà lãnh đạo tập trung vào sự cấp thiết phải ngừng bắn trên toàn thế giới trước tất cả mọi cuộc xung đột!
Thỏa thuận ngừng bắn và giảm nợ cho các nước nghèo
Điều này phản ánh lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp Chúa Nhật Phục sinh “Urbi et Orbi” trong đó ĐTC nói: "Xin Chúa Kitô hòa bình soi sáng tất cả những ai có trách nhiệm trong các cuộc xung đột, có can đảm ngừng chiến ngay lập tức ở bất luận nơi nào trên thế giới".
Tổng thống Pháp tuyên bố xóa nợ cho các nước châu Phi
Trong thông điệp đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở thế giới đây không phải là lúc thờ ơ chia rẽ… tự cho mình là trung tâm.
ĐTC nói: Tất cả mọi quốc gia được mời gọi đáp ứng nhu cầu tối cần trong thời điểm này là cắt giảm nợ nần, nếu không muốn nói là xóa các món nợ đang đè nặng trên các quốc gia nghèo khổ...
Lời kêu gọi này đã được Tổng thống Macron đáp lại ngay lập tức bằng tuyên bố xóa nợ cho các nước châu Phi trong nỗ lực trợ giúp họ trong cuộc chiến chống lại cơn đại dịch Covid-19 và những hậu quả sâu rộng do trận dịch gây ra!
Cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Macron kêu gọi tất cả hãy hiệp nhất với nhau trong cuộc chiến chống lại virus.
Với hơn 20.000 người chết, Pháp là quốc gia thứ ba ở Âu Châu bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn dịch coronavirus sau Ý và Tây Ban Nha.
Văn phòng Tổng thống nói rằng hai nhà lãnh đạo đã đồng ý trong nhiều quan điểm về nhiều vấn đề. Tổng thống Emmanuel Macron cũng cho biết là đã xin hoãn lời mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm nước Pháp.
Các quốc gia thành viên của Liên minh Âu châu đang tổ chức cuộc họp quan trọng để ứng phó với cơn đại dịch
Việc trao đổi quan điểm giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Pháp diễn ra trước thềm Đại hội qui tụ 27 vị nguyên thủ của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, dự kiến sẽ được tổ chức trực tuyền qua video vào ngày mai 23 tháng 4.
Cuộc họp dự kiến sẽ bàn đến các quyết định quan trọng liên quan đến tài chính mà Liên minh sẽ thông qua để hỗ trợ các quốc gia đang phải đối phó với cơn đại dịch Covid-19, đặc biệt là các quốc gia bị tấn công, bị tổn thất nặng nề là Ý, Tây Ban Nha và Pháp.
TT Macron đối thoại với các nhà lãnh đạo các tôn giáo
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Emanuel Macron với Đức Thánh Cha Phanxicô, thì Tổng thống lại tham gia một cuộc hội thoại với các nhà lãnh đạo các tôn giáo và các hiệp hội xã hội ở Pháp.
Theo một công bố của đài Élysée thì đây là một cơ hội để duy trì những cuộc đối thoại giữa các cơ quan công quyền với các tổ chức tôn giáo trong bối cảnh thực thi các biện pháp, để tránh sự lây lan của Covid-19. Giám mục của Giáo phận Moulins-Beaufort sẽ đại diện cho Giáo Hội Công Giáo tham dự cuộc hội thoại này.
Đức Thánh Cha và Tổng thống Pháp qua điện thoại đã thảo luận về những nỗ lực của Liên minh Châu Âu trước cơn đại dịch coronavirus và việc giảm nợ cho các nước nghèo.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trước tiên Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ với Tổng thống Pháp trước thảm họa, cơn đại dịch Covid-19 đã cướp đi hơn 20.000 sinh mạng thần dân Pháp...
Văn phòng Tổng thống cho hay Đức Thánh Cha và Tổng thống Emmanuel Macron đã nói chuyện điện đàm khoảng 45 phút vào chiều thứ ba vừa qua (21/4/20).
Qua cuộc điện đàm, Đức Thánh Cha nhìn nhận những nỗ lực đóng góp của nước Pháp trên lãnh vực Y tế thế giới nhằm chống lại cơn đại dịch.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh chưa đưa ra một tuyên cáo nào về cuộc điện đàm này, mà theo thông lệ các cuộc đàm phán riêng tư giữa Đức Thánh Cha với bất cứ một vị nguyên thủ nào như với Tổng Thống Macron thì thường đưa ra một tuyên cáo chung… Nhưng Văn phòng báo chí Tòa thánh cho hay hai nhà lãnh đạo tập trung vào sự cấp thiết phải ngừng bắn trên toàn thế giới trước tất cả mọi cuộc xung đột!
Thỏa thuận ngừng bắn và giảm nợ cho các nước nghèo
Điều này phản ánh lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp Chúa Nhật Phục sinh “Urbi et Orbi” trong đó ĐTC nói: "Xin Chúa Kitô hòa bình soi sáng tất cả những ai có trách nhiệm trong các cuộc xung đột, có can đảm ngừng chiến ngay lập tức ở bất luận nơi nào trên thế giới".
Tổng thống Pháp tuyên bố xóa nợ cho các nước châu Phi
Trong thông điệp đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở thế giới đây không phải là lúc thờ ơ chia rẽ… tự cho mình là trung tâm.
ĐTC nói: Tất cả mọi quốc gia được mời gọi đáp ứng nhu cầu tối cần trong thời điểm này là cắt giảm nợ nần, nếu không muốn nói là xóa các món nợ đang đè nặng trên các quốc gia nghèo khổ...
Lời kêu gọi này đã được Tổng thống Macron đáp lại ngay lập tức bằng tuyên bố xóa nợ cho các nước châu Phi trong nỗ lực trợ giúp họ trong cuộc chiến chống lại cơn đại dịch Covid-19 và những hậu quả sâu rộng do trận dịch gây ra!
Cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Macron kêu gọi tất cả hãy hiệp nhất với nhau trong cuộc chiến chống lại virus.
Với hơn 20.000 người chết, Pháp là quốc gia thứ ba ở Âu Châu bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn dịch coronavirus sau Ý và Tây Ban Nha.
Văn phòng Tổng thống nói rằng hai nhà lãnh đạo đã đồng ý trong nhiều quan điểm về nhiều vấn đề. Tổng thống Emmanuel Macron cũng cho biết là đã xin hoãn lời mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm nước Pháp.
Các quốc gia thành viên của Liên minh Âu châu đang tổ chức cuộc họp quan trọng để ứng phó với cơn đại dịch
Việc trao đổi quan điểm giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Pháp diễn ra trước thềm Đại hội qui tụ 27 vị nguyên thủ của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, dự kiến sẽ được tổ chức trực tuyền qua video vào ngày mai 23 tháng 4.
Cuộc họp dự kiến sẽ bàn đến các quyết định quan trọng liên quan đến tài chính mà Liên minh sẽ thông qua để hỗ trợ các quốc gia đang phải đối phó với cơn đại dịch Covid-19, đặc biệt là các quốc gia bị tấn công, bị tổn thất nặng nề là Ý, Tây Ban Nha và Pháp.
TT Macron đối thoại với các nhà lãnh đạo các tôn giáo
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Emanuel Macron với Đức Thánh Cha Phanxicô, thì Tổng thống lại tham gia một cuộc hội thoại với các nhà lãnh đạo các tôn giáo và các hiệp hội xã hội ở Pháp.
Theo một công bố của đài Élysée thì đây là một cơ hội để duy trì những cuộc đối thoại giữa các cơ quan công quyền với các tổ chức tôn giáo trong bối cảnh thực thi các biện pháp, để tránh sự lây lan của Covid-19. Giám mục của Giáo phận Moulins-Beaufort sẽ đại diện cho Giáo Hội Công Giáo tham dự cuộc hội thoại này.
Quan điểm luật pháp Hoa Kỳ: Chính quyền không thể đóng cửa nhà thờ mãi được.
Trần Mạnh Trác
15:18 22/04/2020
“Lúc bắt đầu cuộc khủng hoảng, thì là hợp lý khi thực hiện các quy tắc đóng cửa tất cả các cuộc tụ họp công cộng - không kể ngoại lệ,” theo hai vị giáo sư, là GS Michael McConnell, hiện là giám đốc Trung tâm Luật Hiến pháp tại Trường Luật Stanford và GS Max Raskin, phụ khảo của trường Đại học luật ở New York. Bài viết được đăng trên tờ New York Times trong mục op-ed (bình luận) xuất bản vào thứ năm.
“Tuy nhiên, trong những ngày tới đây,” các giáo sư viết, “các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị sẽ cần phải thỏa thuận với nhau về việc làm sao để bảo vệ an toàn công cộng trong khi cho phép thực hiện tự do tôn giáo ở mức độ tối đa có thể.”
Các giáo sư chỉ ra rằng nhiều hoạt động quan trọng khác - từ mua sắm trong cửa hàng xây cất cho đến việc đi bỏ phiếu - đã diễn ra với các biện pháp bảo vệ thích hợp chống lại sự lây lan của căn bệnh.
Các nhà lãnh đạo cuả các giáo hội sẽ phải nhớ rằng Tu Chính Án số I không phải là quyền được miễn trừ việc áp dụng một đạo luật trong khi tất cả mọi người khác phải tuân theo. Và các quan chức chính phủ cũng không được quên rằng, hoạt động tôn giáo là đỉnh cao của mọi giá trị quốc gia của chúng ta.
Tham dự Lễ không giống như tham dự một trò chơi bóng đá, các giáo sư viết. Việc Thờ Phượng không thể bị giam giữ vô thời hạn.
Do sự lây lan của coronavirus (COVID-19), các dịch vụ tôn giáo đã bị hạn chế cùng với các cuộc tụ họp công cộng khác hầu như ở khắp mọi nơi.
Các giáo phận Công Giáo tại HK đã hủy bỏ các Thánh lễ công khai vào tháng 3, bắt đầu với Tổng giáo phận Seattle ngày 11 tháng 3, tuy nhiên, ngày hôm qua, Las Cruces đã trở thành giáo phận đầu tiên tuyên bố họ mở lại các Thánh lễ công khai - chỉ vài ngày sau khi thống đốc bang New Mexico gia tăng hạn chế các cuộc tụ họp không cần thiết là không quá năm người. Đức Giám Mục Peter Baldacchino của Las Cruces nói rằng các linh mục của giáo phận vẫn cần phải tuân thủ các hạn chế.
Các tiểu bang đã giới hạn quy mô của các cuộc tụ họp công cộng theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) một cách khác nhau. Chẳng hạn, tiểu bang Virginia đã hình sự hóa bất kỳ tập hợp nào từ 10 người trở lên, kể cả tại nhà thờ.
Tuy nhiên, một số kiện tụng và khiếu nại đã được các nhà thờ đưa ra chống lại chính quyền tiểu bang và địa phương vì đã chỉ nhắm vào các nhà thờ mà thôi, hoặc áp dụng các hạn chế với các dịch vụ tôn giáo nhưng không áp dụng với các cuộc tụ họp công cộng tương tự khác.
Bộ Tư pháp gần đây đã tuyên bố một hỗ trợ cho Nhà thờ Temple Baptist ở Greenville, Mississippi trong vụ kiện chống lại thành phố. Thành phố Greenville cấm mọi dịch vụ tôn giáo lái xe tại thành phố, là việc những người tham dự có thể lắng nghe bài giảng trong bãi đậu xe của nhà thờ với cửa sổ xe hơi mở. Nhưng nhà thờ này đã chỉ ra rằng một nhà hàng thức ăn nhanh trên xe là tiệm SONIC ở gần đó vẫn được phép hoạt động trong thời gian đại dịch.
Bộ Tư pháp lập luận rằng sắc lệnh của thành phố đã kỳ thị các nhóm tôn giáo trong khi miễn trừ cho các nhà hàng.
Cuối tuần Phục sinh, Thống đốc bang Kentucky Andy Beshear (D) đe dọa rằng cảnh sát tiểu bang sẽ ghi chép biển số của những người tham dự các buổi họp mặt tôn giáo, và họ sẽ được các sở y tế địa phương liên lạc để yêu cầu tự cách ly 14 ngày.
Tại Kansas, nhóm Alliance Defending Freedom đã khởi kiện một lệnh cấm tạm thời của vị thống đốc đối với tụ họp tôn giáo, với lý do là nhà nước chỉ hạn chế các dịch vụ tôn giáo chứ không hạn chế các cơ sở công cộng khác. Một thẩm phán liên bang cấp quận ở Kansas đã ban hành một pháp lệnh để kiểm chế lệnh cấm ấy, lưu ý rằng nhà nước đã từng công bố một danh sách dài các hoạt động và cơ sở khác nhau được miễn trừ (mà không có nhà thờ).
“Không phải là chưa từng có một tiền lệ cho việc chính phủ đặt ra những hạn chế đối với hoạt động tôn giáo trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng,” McConnell và Raskin lập luận trên tờ Times op-ed.
“Tuy nhiên, chính phủ không thể kỳ thị các nhà thờ một cách không công bằng, đặc biệt khi mà California và Colorado coi các cơ sở kinh doanh cần sa là thiết yếu. Người dân nên được tự do thực hành tôn giáo đến mức tối đa trong khi vẫn bảo vệ sự an toàn công cộng,” các giáo sư nói.
Một ví dụ về điều này, Thành phố New York đã cho phép các giáo sĩ trong Tổng giáo phận New York được vào phòng của các bệnh nhân COVID-19 để cho rước lễ, miễn là họ mặc các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, một giáo sĩ của Tổng giáo phận New York đã trích dẫn việc thiếu PPE là một trở ngại cho việc thi hành mục vụ cho các Bệnh nhân một cách an toàn.
Một chuyên gia về Tu Chính Án số I, Giáo sư Rick Garnett của đại học Notre Dame, nói rằng các hạn chế của nhà nước đối với các tụ họp tôn giáo là phải ở trong nhà và giới hạn số người tham dự là hợp pháp nếu đáp ứng một số điều kiện.
“Vấn đề là, chính phủ có coi những biện pháp hạn chế quan trọng này chỉ là tạm thời để chống lại sự lây lan của bệnh mà thôi không?” GS Garnett viết trên tờ báo The Indiana Lawyer (Luật sư cuả Indiana ). “Và tôi nghĩ câu trả lời là có, miễn là chính phủ làm như vậy một cách trung lập.”
Dịch cúm: Các thử thách của các Nữ tu tại Ý. Hàng chục người chết trong cộng đoàn
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:30 22/04/2020
Một thử thách đau thương, một thử thách dường như không có hồi kết. Covid-19 cũng đang tấn công mạnh vào các hội dòng nữ đang hoạt động ở Ý, với số lượng vẫn khó tái tạo nhưng với một số yếu tố định kỳ trong các nữ tu của chúng tôi, đã chứng tỏ là một yếu tố dễ bị tổn thương: tuổi cao, mắc bệnh trước đây, đời sống cộng đồng trong các nhà hưu trí và nhà chăm sóc dành cho họ do chính hội dòng điều khiển, hoặc họ ở bên ngoài, nơi mà sự lây lan đã hoành hành.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, những trường hợp tử vong ấn tượng nhất là 13 nữ tu Tiểu muội Dòng Palazzolo ở Bergamo - Poverelle del Istituto Palazzolo di Bergamo, 8 nữ tu truyền giáo Comboni trong nhà của họ ở Bergamo, 7 nữ tu Công nhân của Nhà thánh Nazareth ở Botticino, thuộc Brescia, 6 nữ tu Dòng Thánh Orione ở Tortona, 6 nữ tu giáo viên của Santa Dorotea ở Castell'Arquato, thuộc Piacentino, 5 nữ tu thuộc Dòng Nữ tử Khôn ngoan ở Sanremo, 4 nữ tu truyền giáo Phan sinh Đức Mẹ - Franciscane của Mary ở Porano (Terni), 2 nữ tu truyền giáo của Dòng Tôn Thờ Thánh Thể ở Rivolta d’Adda, thuộc Cremonese, có nhiều trường hợp cá nhân ở những nơi khác nhau.
Vào cuối tháng 3, giáo phận Ariano Irpino-Lacesonia đã thương tiếc cái chết của Nữ tu Emilia Scaperrotta thuộc Dòng các Nữ tu San Francesco Saverio ở Ariano Irpino (Avellino). Chị là giám đốc của trường tư của dòng và cũng là Bề trên của Nhà Mẹ. "Một nữ tu đã phục vụ và yêu mến Giáo phận chúng tôi", Đức Cha Sergio Melillo nhận xét về Chị khi báo tin cho chúng tôi.
Vào ngày 20 tháng Tư, giáo phận Ravenna-Cervia chia tay với Nữ tu Maddalena Thánh Tâm Chúa Giêsu, Dòng Ca mê lô thuộc Đan viện Santo Stefano degli Ulivi. Chị đã đến dòng Ca mê lô ở Ravenna năm 1954, lúc 19 tuổi. «Từ việc coi phòng thành, đến việc chăm sóc hoa, từ việc phục vụ khách đến việc ủi khăn trải bàn và khăn thánh cho nhiều giáo xứ - Chị Anastasia Jerusalem, cựu Bề trên đan viện nói, Chị Maddalena phục vụ Giáo hội bằng nhiều cách. Chị có một đức tin đơn giản nhưng sâu sắc, và một niềm đam mê lớn về ơn gọi của mình. Trong những năm gần đây, lời cầu của chị ấy dành để cầu nguyện cho các linh mục”
Ấn tượng là những trường hợp có nhiều người chết trong cùng một nhà dòng, những cơn đau đớn của những cái chết do lây nhiễm đột nhiên dập tắt một cuộc sống dành ho những người khác, bắt nguồn từ các cộng đồng tu trì đã trở thành một điểm nóng của virus.
Họ là Chị Alessandra Tribbiani, Chị Matilde Marangoni, Chị Egidia Gusmeroli, Chị Antonietta Sironi và Chị Crocifissa Bordin, tất cả các Chị em Y tá của Dòng Đức Mẹ Sầu Bị ở Como, trong 150 năm họ là trái tim và linh hồn của Bệnh viện Valduce. Họ cũng là nạn nhân của Covid-19. Sáu người khác nhiễm virus trong khi tham gia tuyến đầu chống dịch: hai người phải nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng nên được chăm sóc đặc biệt.
Mẹ Bề trên, Chị Emanuela Bianchini, nhìn vào tấm gương của người sáng lập, Chân phước Giovannina Franchi, người sống giữa thế kỷ 19 ở Como đã giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật và bị bệnh dịch. 7 nữ tu Dòng Đa Minh nhánh Chân phước Imelda (được biết đến với cái tên Imeldine) đã chết trong vài ngày qua ở Bologna do virus, tất cả đều thuộc về một cộng đồng của Villa Pace trên đồi, một ngôi nhà hưu trí cho các chị em già và bệnh tật» giải thích do Chị Enrica, Bề trên Giám tỉnh của hội dòng Đa minh tại Ý và Albania.
"Sự lây nhiễm gần như chắc chắn từ bên ngoài, theo một cách hoàn toàn không tự nguyện – Chị Bề trên nói thêm -: có lẽ từ một người nào đó đến thăm, có lẽ từ nhân viên giáo dân. Chúng tôi bắt đầu có một số nữ tu bị sốt và khó chịu vào cuối tháng 3, và ngay lập tức chúng tôi đã thông báo cho Ausl rằng cần họ can thiệp và thực hiện trắc nghiệm sức khỏe: khoảng mười lăm nữ tu được xét nghiệm dương tính. Sau đó vào ngày 6 tháng 4, bảy người trong số họ phải nhập viện và không may qua đời. Một nữ tu cao tuổi khác cũng đã chết, nhưng vì những lý do khác." Bây giờ tình hình đã được kiểm soát. "Chúng tôi có 10 nữ tu xét nghiệm dương tính nhưng họ đang tốt hơn - Chị Enrica giải thích -, họ được theo dõi bởi người Ausl và cách ly từng người trong phòng riêng của họ. Một nữ tu vẫn đang nằm viện và cũng đang được chăm sóc đặc biệt, nhưng khá hơn. 30 nữ tu khác là một phần của cộng đồng Villa Pace đều bị cách ly trong phòng của họ». Tuy nhiên, chị Enrica rất đau buồn giải thích rằng chị "đã có thể ít nhất là nói lời tạm biệt cuối cùng với các chị em của tôi: Tôi đã tham gia vào việc làm phép các quan tài trong nghĩa trang ở Certosa, trước khi thi hài được chôn cất, có vài nữ tu chôn táng ở đây tại Bologna, hoặc những nơi khác theo xuất xứ."
Nguồn: Avvenire
Để tải xuống Ấn phẩm Kiên Vững Trong Cơn Hoạn Nạn bằng tiếng Anh.
Thanh Quảng sdb
16:07 22/04/2020
Tải xuống miễn phí Ấn phẩm về lời cầu nguyện và các bài suy niệm của Đức Thánh Cha.
Thánh bộ về Truyền thông của Tòa Thánh vừa đưa ra một thông báo về việc có thể tải xuống (download) một tác phẩm mới vừa được xuất bản mang tên “Kiên Vững Trong Cơn Hoạn Nạn”, bao gồm những lời cầu nguyện, khấn xin và các bài suy niệm của Đức Thánh Cha như một sự hỗ trợ kiên vững trong giai đoạn thử thách này.
Để tải xuống (download) Ấn phẩm “Kiên Vững Trong Cơn Hoạn Nạn” bằng tiếng Anh, xin bấm vào tên của Ấn phẩm “Kiên Vững Trong Cơn Hoạn Nạn”.
Thánh bộ về Truyền thông của Tòa Thánh vừa đưa ra một thông báo về việc có thể tải xuống (download) một tác phẩm mới vừa được xuất bản mang tên “Kiên Vững Trong Cơn Hoạn Nạn”, bao gồm những lời cầu nguyện, khấn xin và các bài suy niệm của Đức Thánh Cha như một sự hỗ trợ kiên vững trong giai đoạn thử thách này.
Để tải xuống (download) Ấn phẩm “Kiên Vững Trong Cơn Hoạn Nạn” bằng tiếng Anh, xin bấm vào tên của Ấn phẩm “Kiên Vững Trong Cơn Hoạn Nạn”.
Buổi triều yết nhân Ngày Trái đất, ĐTC nói: Chúng ta cần săn sóc cho thưở vườn của ngôi nhà chúng ta!
Thanh Quảng sdb
17:44 22/04/2020
Buổi triều yết nhân Ngày Trái đất, ĐTC nói: Chúng ta cần săn sóc cho thưở vườn của ngôi nhà chúng ta!
Nhân Ngày Trái đất lần thứ 50, trong buổi triều yết bằng video vào thứ Tư (22/4/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi chung tay chăm sóc và lo cho hệ sinh thái của ngôi nhà chung của chúng ta và quan tâm tới anh chị em chúng ta, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Nhân kỷ niệm Ngày Trái đất lần thứ 50 vào thứ ba (21/4/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh rằng đại dịch coronavirus bi thảm dạy chúng ta rằng chúng ta có thể vượt qua những thử thách toàn cầu này bằng thể hiện tình đoàn kết với nhau và nâng đỡ những người dễ bị tổn thương nhất giữa chúng ta.
Khơi nguồn từ Kinh Thánh
Năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành riêng một Thông điệp “Laudato Si”, để nói cho thế giới về sự cần chăm sóc trái đất, mẹ của chúng ta, nơi phát sinh ra rau cỏ, hoa trái nuôi sống chúng ta.
Như sách Sáng Thế Ký nhắc nhở, chúng ta không chỉ đơn thuần là những hữu thể xác thân; chúng ta còn có linh hồn là sự sống của Thiên Chúa. Cho nên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta cùng nhau chung sống trong ngôi nhà chung này như một gia đình nhân loại trong sự hài hòa đa dạng với các tạo vật khác.
Là "hình ảnh của Thiên Chúa", Đức Thánh Cha nói, chúng ta được kêu gọi chăm sóc và tôn trọng tất cả mọi sinh vật, với một tình yêu và lòng trắc ẩn dành cho anh chị em của chúng ta, đặc biệt những người dễ bị tổn thương nhất, rập khuân theo tình yêu của Chúa dành cho chúng ta, được thể hiện trong Người Con của Ngài là Chúa Giêsu.
Tính vị kỷ
Tuy nhiên, vì sự ích kỷ mà chúng ta đã không chu toàn trọng trách là người bảo vệ và quản trị trái đất. Chúng ta đã làm ô nhiễm và coi thường nó, gây nguy hiểm cho chính cuộc sống của chúng ta. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá cao với nhiều tổ chức quốc tế và địa phương đang cố làm thức tỉnh lương tâm của chúng ta. Giới trẻ, con em của chúng ta đã xuống đường để nhắc nhở chúng ta rằng sẽ không có tương lai, nếu chúng ta phá hủy chính môi trường sống của chúng ta.
Tin mừng Sáng tạo
Vì thất bại trong việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta, chăm sóc trái đất và anh chị em của chúng ta, Đức Thánh Cha nói là chúng ta phạm tội chống lại trái đất, chống lại anh chị em chúng ta và cuối cùng chống lại Đấng Tạo Hóa. Do đó, chúng ta cần nhìn vào ngôi nhà chung của chúng ta, trái đất của chúng ta theo một cách thế mới, để khôi phục lại mối quan hệ hài hòa với trái đất và với các sinh vật trong đó...
Chúng ta không nên coi trái đất là một kho tài nguyên để mạnh ai người ấy khai thác. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đối với các tín hữu của Chúa, thế giới tự nhiên này là Tin mừng của sự Sáng tạo, nó thể hiện sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa trong công trình tạo dựng sự sống con người và trao cả thế giới này cùng tất cả những gì trong đó cho con người trông coi...
Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi người hãy ý thức về sự tôn trọng thiêng liêng này đối với trái đất. ĐTC nói đây không chỉ là ngôi nhà của chúng ta mà còn là của Thiên Chúa nữa, vì vậy nơi "chúng ta đang sống là một vùng đất thánh”.
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha trích dẫn lời nói của người dân bản địa, họ dạy chúng ta rằng chúng ta không thể săn sóc trái đất, trừ khi chúng ta yêu mến và tôn trọng nó.
Sự biến đổi hệ sinh thái và cùng nhau hành động
Đức Thánh Cha nói cần phải ý thức về sự biến đổi hệ sinh thái bằng các hành động cụ thể để tránh các mối đe dọa cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha yêu cầu các nhà lãnh đạo hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho hai Hội nghị quốc tế quan trọng:
- Hội nghị quốc tế (COP15) về sự Đa dạng của sinh học sẽ được diễn ra ở Côn Minh, Trung Quốc vào tháng 10 năm 2020
- và Hội nghị quốc tế (COP26) về sự Biến đổi khí hậu, diễn ra ở Glasgow, Anh Quốc vào tháng 11 năm 2020.
Trên các bình diện địa phương và quốc gia, Đức Thánh Cha khuyến khích nên thành lập những phong trào bình dân, từ hạ tầng dân chúng hầu đạt được một sự lưu tâm về Ngày Trái đất chín chắn như đã được đề ra khi thành lập và duy trì ngày này. ĐTC thúc giục mỗi người chúng ta cần đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công tác chung này…
Nhân Ngày Trái đất lần thứ 50, trong buổi triều yết bằng video vào thứ Tư (22/4/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi chung tay chăm sóc và lo cho hệ sinh thái của ngôi nhà chung của chúng ta và quan tâm tới anh chị em chúng ta, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Nhân kỷ niệm Ngày Trái đất lần thứ 50 vào thứ ba (21/4/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh rằng đại dịch coronavirus bi thảm dạy chúng ta rằng chúng ta có thể vượt qua những thử thách toàn cầu này bằng thể hiện tình đoàn kết với nhau và nâng đỡ những người dễ bị tổn thương nhất giữa chúng ta.
Khơi nguồn từ Kinh Thánh
Năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành riêng một Thông điệp “Laudato Si”, để nói cho thế giới về sự cần chăm sóc trái đất, mẹ của chúng ta, nơi phát sinh ra rau cỏ, hoa trái nuôi sống chúng ta.
Như sách Sáng Thế Ký nhắc nhở, chúng ta không chỉ đơn thuần là những hữu thể xác thân; chúng ta còn có linh hồn là sự sống của Thiên Chúa. Cho nên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta cùng nhau chung sống trong ngôi nhà chung này như một gia đình nhân loại trong sự hài hòa đa dạng với các tạo vật khác.
Là "hình ảnh của Thiên Chúa", Đức Thánh Cha nói, chúng ta được kêu gọi chăm sóc và tôn trọng tất cả mọi sinh vật, với một tình yêu và lòng trắc ẩn dành cho anh chị em của chúng ta, đặc biệt những người dễ bị tổn thương nhất, rập khuân theo tình yêu của Chúa dành cho chúng ta, được thể hiện trong Người Con của Ngài là Chúa Giêsu.
Tính vị kỷ
Tuy nhiên, vì sự ích kỷ mà chúng ta đã không chu toàn trọng trách là người bảo vệ và quản trị trái đất. Chúng ta đã làm ô nhiễm và coi thường nó, gây nguy hiểm cho chính cuộc sống của chúng ta. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá cao với nhiều tổ chức quốc tế và địa phương đang cố làm thức tỉnh lương tâm của chúng ta. Giới trẻ, con em của chúng ta đã xuống đường để nhắc nhở chúng ta rằng sẽ không có tương lai, nếu chúng ta phá hủy chính môi trường sống của chúng ta.
Tin mừng Sáng tạo
Vì thất bại trong việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta, chăm sóc trái đất và anh chị em của chúng ta, Đức Thánh Cha nói là chúng ta phạm tội chống lại trái đất, chống lại anh chị em chúng ta và cuối cùng chống lại Đấng Tạo Hóa. Do đó, chúng ta cần nhìn vào ngôi nhà chung của chúng ta, trái đất của chúng ta theo một cách thế mới, để khôi phục lại mối quan hệ hài hòa với trái đất và với các sinh vật trong đó...
Chúng ta không nên coi trái đất là một kho tài nguyên để mạnh ai người ấy khai thác. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đối với các tín hữu của Chúa, thế giới tự nhiên này là Tin mừng của sự Sáng tạo, nó thể hiện sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa trong công trình tạo dựng sự sống con người và trao cả thế giới này cùng tất cả những gì trong đó cho con người trông coi...
Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi người hãy ý thức về sự tôn trọng thiêng liêng này đối với trái đất. ĐTC nói đây không chỉ là ngôi nhà của chúng ta mà còn là của Thiên Chúa nữa, vì vậy nơi "chúng ta đang sống là một vùng đất thánh”.
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha trích dẫn lời nói của người dân bản địa, họ dạy chúng ta rằng chúng ta không thể săn sóc trái đất, trừ khi chúng ta yêu mến và tôn trọng nó.
Sự biến đổi hệ sinh thái và cùng nhau hành động
Đức Thánh Cha nói cần phải ý thức về sự biến đổi hệ sinh thái bằng các hành động cụ thể để tránh các mối đe dọa cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha yêu cầu các nhà lãnh đạo hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho hai Hội nghị quốc tế quan trọng:
- Hội nghị quốc tế (COP15) về sự Đa dạng của sinh học sẽ được diễn ra ở Côn Minh, Trung Quốc vào tháng 10 năm 2020
- và Hội nghị quốc tế (COP26) về sự Biến đổi khí hậu, diễn ra ở Glasgow, Anh Quốc vào tháng 11 năm 2020.
Trên các bình diện địa phương và quốc gia, Đức Thánh Cha khuyến khích nên thành lập những phong trào bình dân, từ hạ tầng dân chúng hầu đạt được một sự lưu tâm về Ngày Trái đất chín chắn như đã được đề ra khi thành lập và duy trì ngày này. ĐTC thúc giục mỗi người chúng ta cần đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công tác chung này…
Văn kiện của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống: Đại Dịch và Tình Huynh Đệ Phổ Quát, tiếp theo
Vũ Văn An
19:33 22/04/2020
Từ sự nối kết qua lại trên thực tế đến tình liên đới được lựa chọn
Chưa bao giờ chúng ta được kêu gọi nhận thức tính hỗ tương, vốn nằm ở nền tảng cuộc sống của chúng ta, nhiều như chúng ta được kêu gọi trong thời gian khẩn trương khủng khiếp này. Nhận ra rằng mỗi cuộc sống là một cuộc sống chung, chúng ta cùng nhau tạo nên cuộc sống và cuộc sống đến từ “người khác”. Các tài nguyên của cộng đồng nào không coi cuộc sống của con người chỉ như một sự kiện sinh học là một thiện ích quý giá luôn đồng hành, một cách có trách nhiệm, với mọi hoạt động khác cần thiết cho việc chăm sóc. Có lẽ chúng ta đã lãng phí một cách thiếu suy nghĩ gia sản này, mà giá trị của nó tạo ra sự khác biệt trong những thời điểm như thế này, và đã đánh giá thấp một cách nghiêm trọng các thiện ích tương quan vốn có khả năng chia sẻ và phân phối khi các mối dây xúc cảm và tinh thần cộng đồng bị thử thách một cách đau đớn, chính do việc chúng ta cần có các nhu yếu phẩm để bảo vệ sự sống sinh học.
Hai cách suy nghĩ khá thô thiển, mà dường như đã trở thành phổ biến và là điểm tham chiếu khi chúng ta nói tới tự do và quyền lợi, có xu hướng được đem ra thảo luận ngày nay. Cách suy nghĩ đầu tiên là, “Tự do của tôi kết thúc khi tự do của người khác bắt đầu”. Công thức này, vốn mơ hồ một cách nguy hiểm, thực không thoả đáng đối với sự hiểu biết thực sự về kinh nghiệm, và không phải ngẫu nhiên, nó được khẳng định bởi những người, trên thực tế, ở vị trí có quyền lực: các quyền tự do của chúng ta luôn đan xen và chồng chéo lên nhau, dù tốt hay xấu. Thay vào đó, chúng ta nên học cách làm cho các quyền tự do của chúng ta có tính hợp tác vì thiện ích chung, học cách thắng vượt các xu hướng, mà một dịch bệnh vốn có thể nuôi dưỡng, chỉ nhìn thấy nơi người khác mối đe dọa “lây nhiễm” để mà xa lánh, một kẻ thù mà chúng ta phải bảo vệ chống lại. Cách suy nghĩ thứ hai là “đời sống tôi chỉ tùy thuộc tôi mà thôi”. Không, không phải thế. Chúng ta là một phần của nhân loại và nhân loại là một phần của chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận sự phụ thuộc này và đánh giá cao trách nhiệm đã làm chúng ta trở thành những người tham gia và chủ động trong đó. Không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụ tương ứng: việc sống chung của những người tự do và bình đẳng là một vấn đề đạo đức thanh nhã, chứ không phải là một vấn đề kỹ thuật.
Do đó, chúng ta được kêu gọi nhìn nhận, một cách đầy xúc cảm mới mẻ và sâu sắc, rằng chúng ta được trao phó cho nhau. Chưa bao giờ như ngày nay, mối tương quan chăm sóc lại tự thể hiện như một mô hình căn bản cho sự sống chung của con người. Sự thay đổi từ việc phụ thuộc lẫn nhau trên thực tế bước sang tình liên đới được lựa chọn không phải là một việc chuyển đổi tự động. Nhưng đã có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta chuyển dịch hướng tới việc hành động có trách nhiệm và tác phong huynh đệ. Chúng ta thấy điều này một cách đặc biệt rõ ràng trong cam kết của các nhân viên chăm sóc y tế, những người quảng đại cống hiến tất cả năng lực của họ, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của chính họ, để giảm bớt sự đau khổ của người bệnh. Tính chuyên nghiệp của họ vượt ra ngoài các giới hạn của nghĩa vụ hợp đồng, do đó, chứng thực rằng việc làm, trước hết, là lĩnh vực để phát biểu ý nghĩa và giá trị, chứ không phải chỉ là các “giao dịch” hay “hàng hóa” để trao đổi lấy một mức giá nào đó. Nhưng điều tương tự cũng xảy ra với các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học đã dùng các kỹ năng của họ để phục vụ người khác. Dấn thân vào việc chia sẻ lực lượng và thông tin đã làm khả hữu việc thiết lập ra sự hợp tác nhanh chóng giữa mạng lưới các trung tâm nghiên cứu về giao thức thử nghiệm để thiết lập được sự an toàn và hiệu năng của các dược phẩm.
Đồng thời, chúng ta cũng không được quên tất cả những người đàn bà và những người đàn ông khác đang mỗi ngày mỗi chọn cách tích cực và can đảm việc bảo vệ và nuôi dưỡng tình huynh đệ. Chính những người mẹ và người cha của gia đình, người già và thanh niên; chính những người này, ngay trong những tình huống khó khăn khách quan, vẫn tiếp tục làm công việc của họ một cách trung thực và tận tâm; chính hàng ngàn tình nguyện viên vẫn không ngừng phục vụ; chính các nhà lãnh đạo các cộng đồng tôn giáo vẫn tiếp tục phục vụ những người được giao phó cho họ chăm sóc, dù phải trả giá bằng mạng sống của họ, như đã được tiết lộ bởi những câu chuyện của rất nhiều linh mục đã chết vì Covid-19.
Về mặt chính trị, tình hình hiện nay thúc giục chúng ta có cái nhìn bao quát. Trong các liên hệ quốc tế (và trong các mối liên hệ giữa các Thành viên của Liên minh Châu Âu), chính thứ luận lý thiển cận và ảo tưởng đang tìm cách đưa ra các giải đáp chỉ phục vụ “lợi ích quốc gia”. Không có sự hợp tác hữu hiệu và có phối hợp hữu hiệu, nhằm giải quyết các đề kháng chính trị, thương mại, ý thức hệ và tương quan không thể tránh, thì virút sẽ không dừng lại. Tất nhiên, đây là những quyết định rất nghiêm trọng và nặng nề: chúng ta cần một viễn kiến cởi mở và những lựa chọn không luôn luôn thỏa mãn các mong muốn ngay lập tức của các quần chúng cá thể. Nhưng vì tính năng động rõ rệt có tính hoàn cầu, các giải đáp của chúng ta, muốn hữu hiệu, không thể bị giới hạn trong những gì đang xảy ra trong biên giới của chính mình.
Khoa học, y học và chính trị: liên kết xã hội đang bị thử nghiệm
Các quyết định chính trị chắc chắn sẽ phải tính đến các dữ kiện khoa học, nhưng chúng không thể bị giới hạn vào các yếu tố này. Cho phép các hiện tượng nhân bản chỉ được giải thích dựa trên các phạm trù của khoa học thực nghiệm có nghĩa là chỉ mới đưa ra được các câu trả lời ở bình diện kỹ thuật mà thôi. Điều này kết cục sẽ là một thứ luận lý học coi các diễn trình sinh học như các yếu tố quyết định của các lựa chọn chính trị, theo con đường nguy hiểm mà nền chính trị sinh học từng dạy dỗ chúng ta. Nó cũng không tôn trọng các khác biệt giữa các nền văn hóa để chỉ hiểu chúng theo một cách khoa học kỹ thuật duy nhất: các nghĩa rộng khác nhau vốn gán cho sức khỏe, bệnh tật, tử vong và các hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể tạo nên sự phong phú cho mọi người.
Thay vào đó, chúng ta cần một liên minh giữa khoa học và chủ nghĩa nhân bản, một liên minh phải được tích hợp và không bị tách biệt, hoặc tệ hơn, ở thế chống cự nhau. Ta chỉ có thể thắng vượt một tình thế khẩn trương như Covid-19, trước hết, nhờ chất kháng thể là tình liên đới. Các biện pháp ngăn chặn kỹ thuật và lâm sàng phải được tích hợp vào một cuộc tìm kiếm rộng rãi và sâu sắc vì thiện ích chung, một cuộc tìm kiếm sẽ phải chống lại xu hướng dành lợi ích cho những người có đặc quyền và bỏ bê những người dễ bị tổn thương theo quyền công dân, thu nhập, chính trị hoặc tuổi tác.
Điều này cũng áp dụng cho mọi lựa chọn được đưa ra trong việc theo đuổi “chính sách chăm sóc”, trong đó, có các lựa chọn liên quan mật thiết với thực hành lâm sàng. Các điều kiện khẩn trương mà nhiều quốc gia đang lâm phải có thể dẫn đến việc buộc các bác sĩ phải đưa ra các quyết định bi đát và đau đớn, liên quan đến việc định phần (ration) các nguồn tài nguyên giới hạn không có sẵn cho tất cả mọi người cùng một lúc. Trong những trường hợp như vậy, sau khi thực hiện, ở bình diện tổ chức, mọi thứ có thể để tránh việc định phần, nên luôn lưu ý điều này: các quyết định không thể dựa trên các khác biệt về giá trị của sự sống con người và phẩm giá của mỗi người, những điều luôn bình đẳng và vô giá. Quyết định này liên quan nhiều hơn đến việc sử dụng các phương pháp điều trị theo cách tốt nhất có thể dựa trên nhu cầu của bệnh nhân, nghĩa là, mức độ trầm trọng của bệnh và nhu cầu cần được chăm sóc, và việc đánh giá các lợi ích lâm sàng mà việc điều trị có thể tạo ra, dựa trên sự dự đoán bệnh (prognosis) của họ. Tuổi tác không thể được coi như tiêu chuẩn duy nhất và tự động để quản lý việc lựa chọn. Làm như thế có thể dẫn đến thái độ kỳ thị đối với người già và người yếu đuối. Dù sao, cần phải đưa ra các tiêu chuẩn, càng được nhiều người đồng ý càng tốt và dựa trên các lập luận vững chắc, để tránh sự tùy tiện hoặc ngẫu hứng trong các tình huống khẩn trương, như thảm họa y học đã dạy chúng ta. Tất nhiên, cần phải lặp lại điều này: định phần phải là lựa chọn cuối cùng. Tìm kiếm các phương pháp điều trị tương đương với mức độ có thể, chia sẻ các nguồn tài nguyên và di chuyển các bệnh nhân, là những lựa chọn thay thế phải được xem xét cẩn thận, trong khuôn khổ công lý. Trong các điều kiện bất lợi, tính sáng tạo cũng cung cấp các giải pháp cho các nhu cầu chuyên biệt, chẳng hạn như việc sử dụng cùng một máy thở cho nhiều bệnh nhân khác nhau. Dù sao, chúng ta không bao giờ được bỏ rơi người bệnh, ngay cả khi không còn cách điều trị nào có sẵn nữa: chăm sóc giảm đau, quản lý đau đớn và đích thân đồng hành không bao giờ được bỏ qua.
Ngay về sức khỏe công cộng, kinh nghiệm chúng ta đang trải qua mang đến cho chúng ta một thử nghiệm nghiêm túc, ngay cả khi đó là một thử nghiệm chỉ có thể thực hiện trong tương lai, trong thời gian ít gặp khó khăn hơn. Vấn đề là sự cân bằng giữa phương thức phòng ngừa và phương thức trị liệu, giữa việc điều trị một cá nhân và chiều kích tập thể (vì mối tương quan chặt chẽ giữa sức khỏe và các quyền lợi cá nhân, và sức khỏe công cộng). Đây là những vấn đề đặt căn bản trên mối quan tâm sâu sắc hơn tới các mục tiêu mà y học có thể tự đặt ra cho chính mình, trong khi lưu ý một cách tổng thể tới vai trò của sức khỏe trong sinh hoạt xã hội trong mọi chiều kích của nó, như giáo dục và chăm sóc môi trường. Người ta có thể thoáng nhìn thấy thành quả của một viễn ảnh đạo đức sinh học hoàn cầu, có tính đến tính đa dạng của các lợi ích hiện đang có nguy cơ và phạm vi hoàn cầu của các vấn đề vốn lớn hơn quan điểm cá nhân chủ nghĩa và có tính giản lược về các vấn đề thuộc sự sống con người, sức khỏe và chăm sóc.
Trong bối cảnh trách nhiệm, nguy cơ dịch bệnh hoàn cầu đòi phải có sự phối hợp hoàn cầu trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nhận thức được rằng sức mạnh của diễn trình được xác định bởi móc xích yếu nhất, xét về tốc độ chẩn đoán, tốc độ phản ứng nhanh và các biện pháp ngăn chặn tương xứng, các cơ cấu thỏa đáng, các hệ thống lưu trữ hồ sơ và khả năng chia sẻ thông tin và dữ kiện. Điều cần thiết là các thẩm quyền có khả năng xử lý các trường hợp khẩn trương một cách toàn diện, phải đưa ra các quyết định và phối hợp truyền thông, có thể dựa vào như các điểm tham chiếu để tránh các cơn bão truyền thông từng bùng phát (infodemia=quá nhiều thông tin làm cản trở quyết định), với các dữ kiện không chính xác và các báo cáo rời rạc.
Nghĩa vụ bảo vệ kẻ yếu: Đức tin Tin Mừng ở thế bị thử thách
Trong bối cảnh này, cần đặc biệt chú ý đến những người yếu ớt nhất, và chúng ta đặc biệt nghĩ tới người già và người có nhu cầu đặc biệt. Trong khi tất cả những điều khác đều bình đẳng, thì tỷ lệ tử vong của dịch bệnh thay đổi, tùy thuộc tình hình của các quốc gia bị ảnh hưởng, và trong mỗi quốc gia, theo các nguồn tài nguyên sẵn có, phẩm chất và việc tổ chức hệ thống chăm sóc sức khỏe, các điều kiện sống của người dân, khả năng biết và hiểu các đặc điểm của hiện tượng và giải thích thông tin. Sẽ có nhiều chết chóc hơn ở những nơi, trong cuộc sống hàng ngày, người ta vốn không được đảm bảo về phương diện chăm sóc sức khỏe căn bản và đơn giản.
Dựa trên sự tiêu cực lớn hơn mà những người yếu ớt nhất đang phải đương đầu, sự xem xét cuối cùng ở trên cũng thúc giục chúng ta chú ý rất nhiều đến cách chúng ta nói về hành động của Thiên Chúa trong cuộc khủng hoảng có tính lịch sử này. Chúng ta không thể giải thích các đau khổ mà nhân loại đang phải trải qua theo các sơ đồ thô thiển vốn thiết lập sự tương ứng giữa “tội khi quân” (lèse-majesté) chống lại Thiên Chúa và “sự trả thù thánh thiêng” do Thiên Chúa thực hiện. Nguyên sự kiện, trong bối cảnh như thế, kẻ yếu nhất sẽ phải chịu đau khổ, chính họ là những người được Thiên Chúa quan tâm hơn cả và từng đồng hóa với (Mt 25: 40-45) cũng đủ nói ngược lại khả thể này. Lắng nghe Kinh thánh và việc nên trọn lời hứa rằng Chúa Giêsu sẽ hoàn tất cho thấy đứng về phía sự sống, như Thiên Chúa đã ra lệnh cho chúng ta, được thực hiện thông qua các cử chỉ tình người đối với “người khác”. Như chúng ta đã thấy, những cử chỉ này không thiếu trong những ngày này.
Mọi hình thức lo toan ân cần, mọi biểu hiện của lòng nhân từ là một chiến thắng của Chúa Giêsu phục sinh. Làm chứng cho điều này là trách nhiệm của các Kitô hữu. Luôn luôn và đối với mọi người. Thí dụ, trong hoàn cảnh này, chúng ta không thể quên các tai họa khác đang ảnh hưởng đến những người yếu ớt nhất, chẳng hạn như người tị nạn và người nhập cư, hoặc những người tiếp tục bị vây khốn bởi xung đột, chiến tranh và đói khát.
Cầu nguyện chuyển cầu
Nơi nào sự gần gũi Tin Mừng gặp phải giới hạn vật lý hoặc chống đối thù địch, việc chuyển cầu, dựa trên Tượng Chịu Nạn, vẫn giữ được sức mạnh không thể ngăn cản và đầy tính quyết định của nó, ngay cả lúc người ta dường như không sống theo phước lành của Thiên Chúa (Xh 32: 9-13). Tiếng kêu chuyển cầu từ dân tộc những người tin này là nơi chúng ta có thể dần dần tiến đến chỗ chấp nhận mầu nhiệm chết chóc đầy bi đát, mà nỗi sợ hãi nó vốn là một phần trong mọi câu chuyện của chúng ta ngày nay. Trong thập giá Chúa Kitô, ta có thể nghĩ tới kiếp nhân sinh như một cuộc vượt qua vĩ đại: Cái vỏ cuộc hiện sinh của chúng ta giống như một con nhộng đang chờ được giải phóng thành con bướm. Thánh Phaolô nói rằng toàn bộ sáng thế đang sống “cơn đau sinh nở”.
Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của việc cầu nguyện trong chính ánh sáng trên. Như một chuyển cầu cho mọi người và cho tất cả những ai đang đau khổ, và Chúa Giêsu cũng mang họ vào tình liên đới với chúng ta, và như một khoảnh khắc để học hỏi từ Người cách sống đau khổ như một biểu thức nói lên niềm tín thác vào Chúa Cha. Chính cuộc đối thoại với Thiên Chúa này đã trở thành nguồn suối giúp chúng ta tin tưởng cả con người nữa. Từ đây, chúng ta có được sức mạnh bên trong để thi hành mọi trách nhiệm của ta và khiến chúng ta cởi mở đón nhận việc hoán cải, theo những gì thực tại làm chúng ta hiểu làm thế nào việc cùng tồn tại có tính nhân bản hơn có thể có trong thế giới của chúng ta. Chúng ta nhớ lời lẽ của Đức Giám Mục giáo phận Bergamo, một trong những thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Ý, Đức Cha Francesco Beschi: “Những lời cầu nguyện của chúng ta không phải là những công thức ma thuật. Đức tin vào Thiên Chúa không giải quyết một cách ma thuật các vấn đề của chúng ta, đúng hơn, nó đem lại cho chúng ta một sức mạnh bên trong để thi hành cam kết ấy, một cam kết mà mỗi người và mọi người, theo những cách khác nhau, đều được kêu gọi sống, nhất là những người được kêu gọi kiềm chế và chiến thắng sự dữ này”.
Ngay những người không chia sẻ việc tuyên xưng đức tin này, dù sao, cũng có thể, từ chứng tá của tình huynh đệ phổ quát này, rút ra được những cái nhìn thông sáng dẫn họ tới phần tốt nhất của thân phận con người. Tức là, nhân loại, vì lợi ích của sự sống như một thiện ích tuyệt đối chung chia, vốn không từ bỏ lĩnh vực trong đó con người yêu thương và đồng hành với nhau, nhân loại ấy đã nhận được lòng biết ơn của mọi người và lòng tôn trọng của Thiên Chúa.
Chưa bao giờ chúng ta được kêu gọi nhận thức tính hỗ tương, vốn nằm ở nền tảng cuộc sống của chúng ta, nhiều như chúng ta được kêu gọi trong thời gian khẩn trương khủng khiếp này. Nhận ra rằng mỗi cuộc sống là một cuộc sống chung, chúng ta cùng nhau tạo nên cuộc sống và cuộc sống đến từ “người khác”. Các tài nguyên của cộng đồng nào không coi cuộc sống của con người chỉ như một sự kiện sinh học là một thiện ích quý giá luôn đồng hành, một cách có trách nhiệm, với mọi hoạt động khác cần thiết cho việc chăm sóc. Có lẽ chúng ta đã lãng phí một cách thiếu suy nghĩ gia sản này, mà giá trị của nó tạo ra sự khác biệt trong những thời điểm như thế này, và đã đánh giá thấp một cách nghiêm trọng các thiện ích tương quan vốn có khả năng chia sẻ và phân phối khi các mối dây xúc cảm và tinh thần cộng đồng bị thử thách một cách đau đớn, chính do việc chúng ta cần có các nhu yếu phẩm để bảo vệ sự sống sinh học.
Hai cách suy nghĩ khá thô thiển, mà dường như đã trở thành phổ biến và là điểm tham chiếu khi chúng ta nói tới tự do và quyền lợi, có xu hướng được đem ra thảo luận ngày nay. Cách suy nghĩ đầu tiên là, “Tự do của tôi kết thúc khi tự do của người khác bắt đầu”. Công thức này, vốn mơ hồ một cách nguy hiểm, thực không thoả đáng đối với sự hiểu biết thực sự về kinh nghiệm, và không phải ngẫu nhiên, nó được khẳng định bởi những người, trên thực tế, ở vị trí có quyền lực: các quyền tự do của chúng ta luôn đan xen và chồng chéo lên nhau, dù tốt hay xấu. Thay vào đó, chúng ta nên học cách làm cho các quyền tự do của chúng ta có tính hợp tác vì thiện ích chung, học cách thắng vượt các xu hướng, mà một dịch bệnh vốn có thể nuôi dưỡng, chỉ nhìn thấy nơi người khác mối đe dọa “lây nhiễm” để mà xa lánh, một kẻ thù mà chúng ta phải bảo vệ chống lại. Cách suy nghĩ thứ hai là “đời sống tôi chỉ tùy thuộc tôi mà thôi”. Không, không phải thế. Chúng ta là một phần của nhân loại và nhân loại là một phần của chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận sự phụ thuộc này và đánh giá cao trách nhiệm đã làm chúng ta trở thành những người tham gia và chủ động trong đó. Không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụ tương ứng: việc sống chung của những người tự do và bình đẳng là một vấn đề đạo đức thanh nhã, chứ không phải là một vấn đề kỹ thuật.
Do đó, chúng ta được kêu gọi nhìn nhận, một cách đầy xúc cảm mới mẻ và sâu sắc, rằng chúng ta được trao phó cho nhau. Chưa bao giờ như ngày nay, mối tương quan chăm sóc lại tự thể hiện như một mô hình căn bản cho sự sống chung của con người. Sự thay đổi từ việc phụ thuộc lẫn nhau trên thực tế bước sang tình liên đới được lựa chọn không phải là một việc chuyển đổi tự động. Nhưng đã có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta chuyển dịch hướng tới việc hành động có trách nhiệm và tác phong huynh đệ. Chúng ta thấy điều này một cách đặc biệt rõ ràng trong cam kết của các nhân viên chăm sóc y tế, những người quảng đại cống hiến tất cả năng lực của họ, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của chính họ, để giảm bớt sự đau khổ của người bệnh. Tính chuyên nghiệp của họ vượt ra ngoài các giới hạn của nghĩa vụ hợp đồng, do đó, chứng thực rằng việc làm, trước hết, là lĩnh vực để phát biểu ý nghĩa và giá trị, chứ không phải chỉ là các “giao dịch” hay “hàng hóa” để trao đổi lấy một mức giá nào đó. Nhưng điều tương tự cũng xảy ra với các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học đã dùng các kỹ năng của họ để phục vụ người khác. Dấn thân vào việc chia sẻ lực lượng và thông tin đã làm khả hữu việc thiết lập ra sự hợp tác nhanh chóng giữa mạng lưới các trung tâm nghiên cứu về giao thức thử nghiệm để thiết lập được sự an toàn và hiệu năng của các dược phẩm.
Đồng thời, chúng ta cũng không được quên tất cả những người đàn bà và những người đàn ông khác đang mỗi ngày mỗi chọn cách tích cực và can đảm việc bảo vệ và nuôi dưỡng tình huynh đệ. Chính những người mẹ và người cha của gia đình, người già và thanh niên; chính những người này, ngay trong những tình huống khó khăn khách quan, vẫn tiếp tục làm công việc của họ một cách trung thực và tận tâm; chính hàng ngàn tình nguyện viên vẫn không ngừng phục vụ; chính các nhà lãnh đạo các cộng đồng tôn giáo vẫn tiếp tục phục vụ những người được giao phó cho họ chăm sóc, dù phải trả giá bằng mạng sống của họ, như đã được tiết lộ bởi những câu chuyện của rất nhiều linh mục đã chết vì Covid-19.
Về mặt chính trị, tình hình hiện nay thúc giục chúng ta có cái nhìn bao quát. Trong các liên hệ quốc tế (và trong các mối liên hệ giữa các Thành viên của Liên minh Châu Âu), chính thứ luận lý thiển cận và ảo tưởng đang tìm cách đưa ra các giải đáp chỉ phục vụ “lợi ích quốc gia”. Không có sự hợp tác hữu hiệu và có phối hợp hữu hiệu, nhằm giải quyết các đề kháng chính trị, thương mại, ý thức hệ và tương quan không thể tránh, thì virút sẽ không dừng lại. Tất nhiên, đây là những quyết định rất nghiêm trọng và nặng nề: chúng ta cần một viễn kiến cởi mở và những lựa chọn không luôn luôn thỏa mãn các mong muốn ngay lập tức của các quần chúng cá thể. Nhưng vì tính năng động rõ rệt có tính hoàn cầu, các giải đáp của chúng ta, muốn hữu hiệu, không thể bị giới hạn trong những gì đang xảy ra trong biên giới của chính mình.
Khoa học, y học và chính trị: liên kết xã hội đang bị thử nghiệm
Các quyết định chính trị chắc chắn sẽ phải tính đến các dữ kiện khoa học, nhưng chúng không thể bị giới hạn vào các yếu tố này. Cho phép các hiện tượng nhân bản chỉ được giải thích dựa trên các phạm trù của khoa học thực nghiệm có nghĩa là chỉ mới đưa ra được các câu trả lời ở bình diện kỹ thuật mà thôi. Điều này kết cục sẽ là một thứ luận lý học coi các diễn trình sinh học như các yếu tố quyết định của các lựa chọn chính trị, theo con đường nguy hiểm mà nền chính trị sinh học từng dạy dỗ chúng ta. Nó cũng không tôn trọng các khác biệt giữa các nền văn hóa để chỉ hiểu chúng theo một cách khoa học kỹ thuật duy nhất: các nghĩa rộng khác nhau vốn gán cho sức khỏe, bệnh tật, tử vong và các hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể tạo nên sự phong phú cho mọi người.
Thay vào đó, chúng ta cần một liên minh giữa khoa học và chủ nghĩa nhân bản, một liên minh phải được tích hợp và không bị tách biệt, hoặc tệ hơn, ở thế chống cự nhau. Ta chỉ có thể thắng vượt một tình thế khẩn trương như Covid-19, trước hết, nhờ chất kháng thể là tình liên đới. Các biện pháp ngăn chặn kỹ thuật và lâm sàng phải được tích hợp vào một cuộc tìm kiếm rộng rãi và sâu sắc vì thiện ích chung, một cuộc tìm kiếm sẽ phải chống lại xu hướng dành lợi ích cho những người có đặc quyền và bỏ bê những người dễ bị tổn thương theo quyền công dân, thu nhập, chính trị hoặc tuổi tác.
Điều này cũng áp dụng cho mọi lựa chọn được đưa ra trong việc theo đuổi “chính sách chăm sóc”, trong đó, có các lựa chọn liên quan mật thiết với thực hành lâm sàng. Các điều kiện khẩn trương mà nhiều quốc gia đang lâm phải có thể dẫn đến việc buộc các bác sĩ phải đưa ra các quyết định bi đát và đau đớn, liên quan đến việc định phần (ration) các nguồn tài nguyên giới hạn không có sẵn cho tất cả mọi người cùng một lúc. Trong những trường hợp như vậy, sau khi thực hiện, ở bình diện tổ chức, mọi thứ có thể để tránh việc định phần, nên luôn lưu ý điều này: các quyết định không thể dựa trên các khác biệt về giá trị của sự sống con người và phẩm giá của mỗi người, những điều luôn bình đẳng và vô giá. Quyết định này liên quan nhiều hơn đến việc sử dụng các phương pháp điều trị theo cách tốt nhất có thể dựa trên nhu cầu của bệnh nhân, nghĩa là, mức độ trầm trọng của bệnh và nhu cầu cần được chăm sóc, và việc đánh giá các lợi ích lâm sàng mà việc điều trị có thể tạo ra, dựa trên sự dự đoán bệnh (prognosis) của họ. Tuổi tác không thể được coi như tiêu chuẩn duy nhất và tự động để quản lý việc lựa chọn. Làm như thế có thể dẫn đến thái độ kỳ thị đối với người già và người yếu đuối. Dù sao, cần phải đưa ra các tiêu chuẩn, càng được nhiều người đồng ý càng tốt và dựa trên các lập luận vững chắc, để tránh sự tùy tiện hoặc ngẫu hứng trong các tình huống khẩn trương, như thảm họa y học đã dạy chúng ta. Tất nhiên, cần phải lặp lại điều này: định phần phải là lựa chọn cuối cùng. Tìm kiếm các phương pháp điều trị tương đương với mức độ có thể, chia sẻ các nguồn tài nguyên và di chuyển các bệnh nhân, là những lựa chọn thay thế phải được xem xét cẩn thận, trong khuôn khổ công lý. Trong các điều kiện bất lợi, tính sáng tạo cũng cung cấp các giải pháp cho các nhu cầu chuyên biệt, chẳng hạn như việc sử dụng cùng một máy thở cho nhiều bệnh nhân khác nhau. Dù sao, chúng ta không bao giờ được bỏ rơi người bệnh, ngay cả khi không còn cách điều trị nào có sẵn nữa: chăm sóc giảm đau, quản lý đau đớn và đích thân đồng hành không bao giờ được bỏ qua.
Ngay về sức khỏe công cộng, kinh nghiệm chúng ta đang trải qua mang đến cho chúng ta một thử nghiệm nghiêm túc, ngay cả khi đó là một thử nghiệm chỉ có thể thực hiện trong tương lai, trong thời gian ít gặp khó khăn hơn. Vấn đề là sự cân bằng giữa phương thức phòng ngừa và phương thức trị liệu, giữa việc điều trị một cá nhân và chiều kích tập thể (vì mối tương quan chặt chẽ giữa sức khỏe và các quyền lợi cá nhân, và sức khỏe công cộng). Đây là những vấn đề đặt căn bản trên mối quan tâm sâu sắc hơn tới các mục tiêu mà y học có thể tự đặt ra cho chính mình, trong khi lưu ý một cách tổng thể tới vai trò của sức khỏe trong sinh hoạt xã hội trong mọi chiều kích của nó, như giáo dục và chăm sóc môi trường. Người ta có thể thoáng nhìn thấy thành quả của một viễn ảnh đạo đức sinh học hoàn cầu, có tính đến tính đa dạng của các lợi ích hiện đang có nguy cơ và phạm vi hoàn cầu của các vấn đề vốn lớn hơn quan điểm cá nhân chủ nghĩa và có tính giản lược về các vấn đề thuộc sự sống con người, sức khỏe và chăm sóc.
Trong bối cảnh trách nhiệm, nguy cơ dịch bệnh hoàn cầu đòi phải có sự phối hợp hoàn cầu trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nhận thức được rằng sức mạnh của diễn trình được xác định bởi móc xích yếu nhất, xét về tốc độ chẩn đoán, tốc độ phản ứng nhanh và các biện pháp ngăn chặn tương xứng, các cơ cấu thỏa đáng, các hệ thống lưu trữ hồ sơ và khả năng chia sẻ thông tin và dữ kiện. Điều cần thiết là các thẩm quyền có khả năng xử lý các trường hợp khẩn trương một cách toàn diện, phải đưa ra các quyết định và phối hợp truyền thông, có thể dựa vào như các điểm tham chiếu để tránh các cơn bão truyền thông từng bùng phát (infodemia=quá nhiều thông tin làm cản trở quyết định), với các dữ kiện không chính xác và các báo cáo rời rạc.
Nghĩa vụ bảo vệ kẻ yếu: Đức tin Tin Mừng ở thế bị thử thách
Trong bối cảnh này, cần đặc biệt chú ý đến những người yếu ớt nhất, và chúng ta đặc biệt nghĩ tới người già và người có nhu cầu đặc biệt. Trong khi tất cả những điều khác đều bình đẳng, thì tỷ lệ tử vong của dịch bệnh thay đổi, tùy thuộc tình hình của các quốc gia bị ảnh hưởng, và trong mỗi quốc gia, theo các nguồn tài nguyên sẵn có, phẩm chất và việc tổ chức hệ thống chăm sóc sức khỏe, các điều kiện sống của người dân, khả năng biết và hiểu các đặc điểm của hiện tượng và giải thích thông tin. Sẽ có nhiều chết chóc hơn ở những nơi, trong cuộc sống hàng ngày, người ta vốn không được đảm bảo về phương diện chăm sóc sức khỏe căn bản và đơn giản.
Dựa trên sự tiêu cực lớn hơn mà những người yếu ớt nhất đang phải đương đầu, sự xem xét cuối cùng ở trên cũng thúc giục chúng ta chú ý rất nhiều đến cách chúng ta nói về hành động của Thiên Chúa trong cuộc khủng hoảng có tính lịch sử này. Chúng ta không thể giải thích các đau khổ mà nhân loại đang phải trải qua theo các sơ đồ thô thiển vốn thiết lập sự tương ứng giữa “tội khi quân” (lèse-majesté) chống lại Thiên Chúa và “sự trả thù thánh thiêng” do Thiên Chúa thực hiện. Nguyên sự kiện, trong bối cảnh như thế, kẻ yếu nhất sẽ phải chịu đau khổ, chính họ là những người được Thiên Chúa quan tâm hơn cả và từng đồng hóa với (Mt 25: 40-45) cũng đủ nói ngược lại khả thể này. Lắng nghe Kinh thánh và việc nên trọn lời hứa rằng Chúa Giêsu sẽ hoàn tất cho thấy đứng về phía sự sống, như Thiên Chúa đã ra lệnh cho chúng ta, được thực hiện thông qua các cử chỉ tình người đối với “người khác”. Như chúng ta đã thấy, những cử chỉ này không thiếu trong những ngày này.
Mọi hình thức lo toan ân cần, mọi biểu hiện của lòng nhân từ là một chiến thắng của Chúa Giêsu phục sinh. Làm chứng cho điều này là trách nhiệm của các Kitô hữu. Luôn luôn và đối với mọi người. Thí dụ, trong hoàn cảnh này, chúng ta không thể quên các tai họa khác đang ảnh hưởng đến những người yếu ớt nhất, chẳng hạn như người tị nạn và người nhập cư, hoặc những người tiếp tục bị vây khốn bởi xung đột, chiến tranh và đói khát.
Cầu nguyện chuyển cầu
Nơi nào sự gần gũi Tin Mừng gặp phải giới hạn vật lý hoặc chống đối thù địch, việc chuyển cầu, dựa trên Tượng Chịu Nạn, vẫn giữ được sức mạnh không thể ngăn cản và đầy tính quyết định của nó, ngay cả lúc người ta dường như không sống theo phước lành của Thiên Chúa (Xh 32: 9-13). Tiếng kêu chuyển cầu từ dân tộc những người tin này là nơi chúng ta có thể dần dần tiến đến chỗ chấp nhận mầu nhiệm chết chóc đầy bi đát, mà nỗi sợ hãi nó vốn là một phần trong mọi câu chuyện của chúng ta ngày nay. Trong thập giá Chúa Kitô, ta có thể nghĩ tới kiếp nhân sinh như một cuộc vượt qua vĩ đại: Cái vỏ cuộc hiện sinh của chúng ta giống như một con nhộng đang chờ được giải phóng thành con bướm. Thánh Phaolô nói rằng toàn bộ sáng thế đang sống “cơn đau sinh nở”.
Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của việc cầu nguyện trong chính ánh sáng trên. Như một chuyển cầu cho mọi người và cho tất cả những ai đang đau khổ, và Chúa Giêsu cũng mang họ vào tình liên đới với chúng ta, và như một khoảnh khắc để học hỏi từ Người cách sống đau khổ như một biểu thức nói lên niềm tín thác vào Chúa Cha. Chính cuộc đối thoại với Thiên Chúa này đã trở thành nguồn suối giúp chúng ta tin tưởng cả con người nữa. Từ đây, chúng ta có được sức mạnh bên trong để thi hành mọi trách nhiệm của ta và khiến chúng ta cởi mở đón nhận việc hoán cải, theo những gì thực tại làm chúng ta hiểu làm thế nào việc cùng tồn tại có tính nhân bản hơn có thể có trong thế giới của chúng ta. Chúng ta nhớ lời lẽ của Đức Giám Mục giáo phận Bergamo, một trong những thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Ý, Đức Cha Francesco Beschi: “Những lời cầu nguyện của chúng ta không phải là những công thức ma thuật. Đức tin vào Thiên Chúa không giải quyết một cách ma thuật các vấn đề của chúng ta, đúng hơn, nó đem lại cho chúng ta một sức mạnh bên trong để thi hành cam kết ấy, một cam kết mà mỗi người và mọi người, theo những cách khác nhau, đều được kêu gọi sống, nhất là những người được kêu gọi kiềm chế và chiến thắng sự dữ này”.
Ngay những người không chia sẻ việc tuyên xưng đức tin này, dù sao, cũng có thể, từ chứng tá của tình huynh đệ phổ quát này, rút ra được những cái nhìn thông sáng dẫn họ tới phần tốt nhất của thân phận con người. Tức là, nhân loại, vì lợi ích của sự sống như một thiện ích tuyệt đối chung chia, vốn không từ bỏ lĩnh vực trong đó con người yêu thương và đồng hành với nhau, nhân loại ấy đã nhận được lòng biết ơn của mọi người và lòng tôn trọng của Thiên Chúa.
Bị Covid-19 đập tơi bời, chính giới Mỹ đang nhận ra Xã Hội Học Công Giáo là trí tuệ phi thường.
Trần Mạnh Trác
20:02 22/04/2020
“Chúng ta sẽ không học được gì từ cuộc khủng hoảng nếu chúng ta vẩn rơi lại vào mô hình chính trị Cộng hòa và Dân chủ như trước. Chúng ta cần có một tầm nhìn mới để tạo ra một nền kinh tế kiên cường hơn,” vị thượng nghị sĩ Cộng hòa cuả Florida viết trên tờ New York Times ngày 20 tháng 4.
“Nền kinh tế phải phục vụ lợi ích chung,” ông Rubio nói. “Cần nó phục vụ chúng ta, không phải là mọi người (phục vụ) cho kinh tế.”
Ông Thượng nghị sĩ kêu gọi một sự đổi mới là phải tập trung vào lợi ích chung, thay đổi các ưu tiên từ hiệu quả kinh tế ngắn hạn sang khả năng phục hồi dài hạn và cần có một mô hình sản xuất tốt hơn để đánh giá và giải quyết các thiếu sót trong việc ứng phó với virus COVID-19.
Tính đến thứ ba, sự lây lan của coronavirus đã giết chết hơn 45.400 người ở Mỹ, với hơn 810.000 người được biết là bị nhiễm kể từ đầu tháng 3. Virus thường gây ra các triệu chứng giống như cúm nhẹ hoặc trung bình, nhưng trường hợp nặng có thể phải nhập viện và gây tử vong.
Chính quyền dân sự, lo ngại rằng sự gia tăng nhanh chóng trong các trường hợp nghiêm trọng có thể áp đảo các bệnh viện, đã ra lệnh áp dụng các biện pháp y tế công cộng bao gồm cả lệnh bắt hầu hết mọi người ở nhà.
Sự xuất hiện của virus và phản ứng của nó đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ, với 22 triệu người Mỹ phải nộp đơn xin thất nghiệp trong những tuần gần đây. Chỉ mới tuần trước, chính quyền Trump đã công bố một kế hoạch gồm ba giai đoạn để từ từ loại bỏ các hạn chế đối với đời sống kinh tế và xã hội đồng thời vẫn có thể kềm hãm sự lây lan các trường hợp nhiễm bệnh mới.
Phản ứng y tế trước nạn dịch coronavirus đã bị cản trở nghiêm trọng vì thiếu thiết bị bảo vệ thích hợp.
Ông Rubio lập luận rằng một số vấn đề là hậu quả của một xu hướng đã kéo dài hàng thập kỷ.
“Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của đất nước chúng ta, Dân chủ và Cộng hòa, đã đưa ra các lựa chọn để đạt được hiệu quả trước mắt (kinh tế) thay vì có được khả năng phục hồi. Chọn lợi ích tài chính cá nhân thay vì đầu tư đất nước để gia tăng lợi ích chung,” ông Rubio nói.
“Bất kỳ nhà hoạch định chính sách thận trọng nào cũng phải công nhận rằng cả hai việc, hiệu quả và khả năng phục hồi, là những giá trị chúng ta nên tìm cách cân bằng. Nhưng đó không phải là những gì chúng ta đã làm trong những thập kỷ gần đây,” ông nói.
Ông Thượng nghị sĩ cảnh báo rằng trong một cuộc khủng hoảng, sự thiếu kiên cường trong nền kinh tế có thể dẫn đến một sự xụp đổ nặng nề.
“Mặc dù tôi tin rằng khả năng phục hồi vẫn là một đặc điểm của người Mỹ, tôi cũng tin rằng nó đã vắng mặt trong chính sách công cộng của chúng ta quá lâu. Và điều này đã trở nên rõ ràng khủng khiếp trong cuộc khủng hoảng hiện nay,” ông nói.
Rubio đã kết nối việc đưa sản xuất ra ngoài của Hoa Kỳ với sự phát triển của một nền kinh tế dịch vụ trong quốc nội. Các dịch vụ này là hoạt động giữa người với người, hiện bị hạn chế.
“Không giống nền kinh tế công nghiệp, nền kinh tế dịch vụ thiếu sự linh hoạt. không có thể sản xuất hàng hóa trước và để dành để bán lại hoặc được sử dụng để đáp ứng sự thiếu hụt đột ngột. Điều này làm cho chúng ta đặc biệt dễ bị tổn thương với loại sốc này,” ông nói.
Một yếu tố khác cản trở khả năng phục hồi là các tập đoàn Mỹ không còn đầu tư vào công nhân, vào thiết bị và phương tiện mà chỉ hướng tới lợi nhuận tài chính ngắn hạn cho các cổ đông.
Rubio đổ lỗi chính sách tài chính và kinh tế đã làm xấu đi phản ứng trong dịch coronavirus.
“Tại sao chúng ta không có đủ mặt nạ N95 hoặc máy thở trong tay? Bởi vì cổ phiếu chỉ nhắm vào việc tối đa hóa lợi nhuận tài chính mà không có lợi ích nào dành cho việc bảo vệ chống lại rủi ro,” ông nói. “cả doanh nghiệp lẫn chính phủ đã tập trung vào các mô hình cung cấp ngắn hạn thay vì dựa trên một cơ sở đề phòng cho những lúc bị gián đoạn.”
“Hôm nay, chúng ta thấy hậu quả của nền đạo đức ngắn hạn, siêu cá nhân này,” ông Rub Rubio lập luận. “Người Mỹ không thể ra khỏi nhà. Hàng xóm không thể bắt tay. Nơi thờ phượng bị đóng cửa. Thị trường lao động, đặc biệt là các ngành dịch vụ cuả người dân thuộc tầng lớp lao động, đang rơi rụng một cách tự do.”
Trong những bài viết gần đây về chủ đề này, Ông Rubio có lẽ đã trở thành Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng Leo XIII làm nguồn cảm hứng cho tầm nhìn kinh tế của mình, đó là tông huấn Rerum novarum năm 1891.
“Đây là một cuốn sách bách khoa toàn thư thú vị bởi vì Ngài (ĐGH) đã viết nó để phản ứng với sự gián đoạn mà thế giới đang phải đối mặt sau giai đoạn công nghiệp hóa - trưóc nỗi sợ do máy móc thay thế con người, do thay đổi kinh tế hàng loạt. Ngài đã viết về sự cân bằng nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động và tôi nghĩ rằng đây là thời điểm tốt để xem xét lại sự cân bằng đó trong bối cảnh mà chúng ta hiện đang phải đối mặt,” thượng nghị sĩ nói với CNA năm ngoái.
Ông Rubio, một người Công Giáo, nói với CNA rằng giáo lý xã hội Công Giáo ảnh hưởng đến quan niệm về phẩm giá và về giá trị cuả sự làm việc của ông càng ngày càng nhiều hơn.
“Càng đào sâu vào nó, bạn càng nhận ra rằng đây là một trí tuệ phi thường. Ví dụ, Thánh John Paul II đã viết về nghĩa vụ của một công nhân làm việc - đó là điều mà những chính trị gia thân hữu, trong đó có tôi, cũng đã nói - nhưng ở đây (tông huấn) nó được xây dựng dựa trên một giả định là công việc có một phẩm giá. Đó là điều bạn có thể hãnh diện khi nền kinh tế thúc đẩy việc tạo ra những công việc.”
Bài viết ngày 20 tháng 4 của Rubio chỉ trích mạnh mẽ nền chính trị và chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Kinh nghiệm của ông trong Ủy ban Tình báo Thượng viện, ông nói, nói rõ với ông rằng nhiều vấn đề nghiêm trọng bắt nguồn từ mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
“Nhiều người tin rằng chủ nghĩa tư bản sẽ thay đổi Trung Quốc tốt hơn; thay vào đó, Trung Quốc đã thay đổi chủ nghĩa tư bản thành tồi tệ hơn,” ông nói.
Ông Rubio đã chỉ trích các chính sách và lựa chọn để đưa sản xuất sang Trung Quốc, thường là tìm kiếm lao động rẻ. Ông nói rằng chính phủ Trung Quốc, không giống như Hoa Kỳ, đã hỗ trợ kinh doanh trong việc phát triển dài hạn, dù có vẻ không hợp lý vào thời điểm đó. Ông cũng chỉ trích quyết định cho phép Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới.
“Hậu quả của những thay đổi này đã phát lộ ra trong đại dịch COVID-19,” Ông Rubio nói. Ông buộc tội chính phủ Trung Quốc đã giữ độc quyền các chuỗi cung cấp hàng hoá quan trọng và xoay hướng các nguồn cung cấp vào trong nước.
“Nó đảm bảo các khẩu trang được sản xuất tại Trung Quốc, và chỉ được tiêu dùng trong nội địa chống lại virus,” ông nói.
“Không thể nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, Mỹ đã bị chao đảo vì chúng ta thiếu khả năng sản xuất, và cần phải định hướng lại năng lực sản xuất cần thiết ở trong nước để sản xuất lấy mặt hàng,” ông nói tiếp.
“Thất bại trong việc nhập khẩu và sản xuất,” Ông Rubio cho biết, “buộc các nhân viên y tế phải tiết kiệm các thiết bị y tế quan trọng, đến mức họ làm việc mà không có đủ bảo vệ.”
Bài viết này của vị Thượng nghị sĩ trên New York Times một lần nữa lặp lại những nhận xét trước đây của ông. Vào tháng 11 năm 2019, ông đã cảnh báo rằng có những vấn đề bất đối xứng tự bản chất của sự thịnh vượng ở Hoa Kỳ. Ông Rubio cho biết cần có một tầm nhìn kinh tế mới để đáp ứng với thực tế ngày nay.
Tòa Thánh Vatican nhóm họp để thảo luận về giai đoạn 2 trong cơn đại dịch
Thanh Quảng sdb
20:44 22/04/2020
Tòa Thánh Vatican nhóm họp để thảo luận về giai đoạn 2 trong cơn đại dịch
Một cuộc họp bất thường đã diễn ra tại Vatican với sự hiện diện của các vị hữu trách của Tòa Thánh Vatican để bàn về chương trình và kế hoạch cho giai đoạn 2 của cơn đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican)
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Tổng trưởng Ngoại giao của Tòa Thánh đã chủ sự cuộc họp bất thường này vào sáng thứ Tư 22/4/2020. Chương trình nghị sự là chương trình và kế hoạch cho giai đoạn hai của cơn đại dịch Covid-19, dự kiến bắt đầu từ ngày 4 tháng 5 sắp tới. Ngày này cũng là ngày chính phủ Ý có dự tính nới lỏng các hạn chế đã được nhà nước thi hành.
Tuyên bố được Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đưa ra cho biết cuộc họp được diễn ra tại Hội trường của Tòa thánh trước sự chứng kiến của những người đứng đầu các thánh bộ của Tòa thánh và nhiều các tổ chức khác.
Trong cuộc họp, những tham dự viên đã nhấn mạnh tới nỗ lực của Tòa thánh đối phó với cơn khủng hoảng do đại dịch gây ra.
Hơn nữa, cuộc họp cũng quyết định đề ra một chương trình và kế hoạch khôi phục lại từ từ các dịch vụ bình thường của Tòa Thánh trong khi vẫn tiếp tục tuân thủ các biện pháp của chính phủ, hầu đề phòng và ngăn chặn sự lây lan của virus, đồng thời đảm bảo sự an nguy cho Đức Thánh Cha và cho Giáo hội hoàn vũ.
Một cuộc họp bất thường đã diễn ra tại Vatican với sự hiện diện của các vị hữu trách của Tòa Thánh Vatican để bàn về chương trình và kế hoạch cho giai đoạn 2 của cơn đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican)
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Tổng trưởng Ngoại giao của Tòa Thánh đã chủ sự cuộc họp bất thường này vào sáng thứ Tư 22/4/2020. Chương trình nghị sự là chương trình và kế hoạch cho giai đoạn hai của cơn đại dịch Covid-19, dự kiến bắt đầu từ ngày 4 tháng 5 sắp tới. Ngày này cũng là ngày chính phủ Ý có dự tính nới lỏng các hạn chế đã được nhà nước thi hành.
Tuyên bố được Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đưa ra cho biết cuộc họp được diễn ra tại Hội trường của Tòa thánh trước sự chứng kiến của những người đứng đầu các thánh bộ của Tòa thánh và nhiều các tổ chức khác.
Trong cuộc họp, những tham dự viên đã nhấn mạnh tới nỗ lực của Tòa thánh đối phó với cơn khủng hoảng do đại dịch gây ra.
Hơn nữa, cuộc họp cũng quyết định đề ra một chương trình và kế hoạch khôi phục lại từ từ các dịch vụ bình thường của Tòa Thánh trong khi vẫn tiếp tục tuân thủ các biện pháp của chính phủ, hầu đề phòng và ngăn chặn sự lây lan của virus, đồng thời đảm bảo sự an nguy cho Đức Thánh Cha và cho Giáo hội hoàn vũ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin gây dịch bệnh toàn cầu và bắt nạt Việt Nam
Đặng Tự Do
17:15 22/04/2020
Trong cuộc họp báo chiều thứ Tư 22 tháng Tư, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin gây dịch bệnh toàn cầu, đòi Trung Quốc phải cho Hoa Kỳ vào Hoa Lục điều tra. Ông cũng tố cáo Bắc Kinh lợi dụng tình hình các nước đang vất vả đối phó với đại dịch coronavirus kinh hoàng để bắt nạt các nước láng giềng như Việt Nam.
Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Michael Pompeo đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc không tuân thủ các quy định y tế quốc tế, gọi tắt là IHR. Đó là một thỏa thuận vào năm 2005 giữa 196 quốc gia bao gồm tất cả các quốc gia thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, để cùng làm việc vì an ninh y tế toàn cầu.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ phần nói về Trung Quốc và Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không báo cáo sự bùng phát coronavirus mới một cách kịp thời cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Điều 6 của IHRs, là một phần của cải cách này, quy định thêm rằng các quốc gia thành viên - bao gồm Trung Quốc - “phải tiếp tục trao đổi thông tin sức khỏe cộng đồng cho WHO kịp thời, chính xác và đầy đủ chi tiết”. Đó là một nghĩa vụ liên tục.
Ngay cả sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông báo cho WHO về sự bùng phát của coronavirus, Trung Quốc vẫn không chia sẻ tất cả thông tin mà họ có.
Thay vào đó, nó tìm cách che đậy tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. Nó đã không báo cáo sự lây truyền từ người sang người trong cả tháng trời cho đến khi virus này có mặt ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc. Nó chặn đứng tất cả những ai cố gắng cảnh báo với thế giới, nó đã ra lệnh dừng việc thử nghiệm các mẫu mới và phá hủy các mẫu hiện có.
Cho đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa chia sẻ mẫu virus từ bên trong Trung Quốc với thế giới bên ngoài, khiến cho thế giới không thể theo dõi tiến trình tiến hóa của dịch bệnh này.
Chúng tôi không đưa ra một phán quyết pháp lý ở đây hôm nay về việc Trung Quốc không tuân thủ IHRs, nhưng rõ ràng là cơ quan giám sát việc thực hiện IHRs của Tổ chức Y tế Thế giới đã thất bại trong đại dịch này.
Tôi cũng lưu ý rằng khi các quốc gia áp dụng các quy tắc mới này vào năm 2007, chúng ta cũng đã trao cho tổng giám đốc WHO lời khích lệ và khả năng công bố trước công luận thế giới khi một quốc gia thành viên không tuân theo các quy tắc đó và điều đó cũng đã không xảy ra trong trường hợp này.
Đó là lý do tại sao chúng tôi kiên quyết khẳng định đây là một yêu cầu liên tục về tính minh bạch và công khai theo các quy tắc của WHO, và WHO có trách nhiệm tiếp tục thực thi chúng ngay hôm nay. Sự minh bạch và thực thi cho đúng là rất quan trọng để cứu sống các sinh mạng hôm nay và trong tương lai.
Chuyển đến một vài điểm cuối cùng. Tôi muốn nêu bật hai cách thế qua đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khai thác sự tập trung của thế giới vào cuộc khủng hoảng COVID-19 để tiếp tục các hành vi khiêu khích của nó.
Đầu tiên, chúng tôi nhận xét về những gì đang diễn ra ở Hồng Kông, nơi Bắc Kinh đang nỗ lực làm xói mòn quyền tự trị, các cơ quan thực thi pháp luật đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ, trong đó có Martin Lee, 81 tuổi. Chúng tôi luôn nói rằng Trung Quốc có nghĩa vụ phải thực hiện đúng lời hứa, và nghĩa vụ của mình - như tôi đã nói về virus trước đó – Trung Quốc phải sống theo các quy tắc mà nó đã đưa ra và ký kết. Chúng tôi sẽ yêu cầu họ tiếp tục làm điều đó ở đây.
Các bạn cũng đã thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang gây áp lực quân sự lên Đài Loan và ép buộc các nước láng giềng ở Biển Đông, thậm chí còn đi xa đến mức - dám đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam.
Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ sự bắt nạt của Trung Quốc; chúng tôi hy vọng các quốc gia khác cũng sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm. Tối nay tôi sẽ có một cuộc gọi điện thoại do chính tôi và ngoại trưởng Lào gọi đến mọi thành viên ASEAN.
Tôi cũng muốn lưu ý rằng, hiện tại chúng tôi đang cùng nhau xây dựng các chính sách thực thi theo yêu cầu của pháp luật nêu trong Tu Chính Án Quốc Phòng, gọi tắt là NDAA vào năm 2019, cấm sử dụng Huawei và các nhà cung cấp không đáng tin cậy khác tại các cơ sở của Hoa Kỳ.
Dữ liệu đi vào các cơ sở của Hoa Kỳ sẽ phải tuân theo Đường dẫn sạch và chỉ được lưu trữ cũng như chuyển tải qua các hệ thống đáng tin cậy. Và chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết về điều đó rất sớm.
Source:US State DepartmentSecretary Michael R. Pompeo Remarks to the Press At a Press Availability
Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Michael Pompeo đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc không tuân thủ các quy định y tế quốc tế, gọi tắt là IHR. Đó là một thỏa thuận vào năm 2005 giữa 196 quốc gia bao gồm tất cả các quốc gia thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, để cùng làm việc vì an ninh y tế toàn cầu.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ phần nói về Trung Quốc và Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không báo cáo sự bùng phát coronavirus mới một cách kịp thời cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Điều 6 của IHRs, là một phần của cải cách này, quy định thêm rằng các quốc gia thành viên - bao gồm Trung Quốc - “phải tiếp tục trao đổi thông tin sức khỏe cộng đồng cho WHO kịp thời, chính xác và đầy đủ chi tiết”. Đó là một nghĩa vụ liên tục.
Ngay cả sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông báo cho WHO về sự bùng phát của coronavirus, Trung Quốc vẫn không chia sẻ tất cả thông tin mà họ có.
Thay vào đó, nó tìm cách che đậy tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. Nó đã không báo cáo sự lây truyền từ người sang người trong cả tháng trời cho đến khi virus này có mặt ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc. Nó chặn đứng tất cả những ai cố gắng cảnh báo với thế giới, nó đã ra lệnh dừng việc thử nghiệm các mẫu mới và phá hủy các mẫu hiện có.
Cho đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa chia sẻ mẫu virus từ bên trong Trung Quốc với thế giới bên ngoài, khiến cho thế giới không thể theo dõi tiến trình tiến hóa của dịch bệnh này.
Chúng tôi không đưa ra một phán quyết pháp lý ở đây hôm nay về việc Trung Quốc không tuân thủ IHRs, nhưng rõ ràng là cơ quan giám sát việc thực hiện IHRs của Tổ chức Y tế Thế giới đã thất bại trong đại dịch này.
Tôi cũng lưu ý rằng khi các quốc gia áp dụng các quy tắc mới này vào năm 2007, chúng ta cũng đã trao cho tổng giám đốc WHO lời khích lệ và khả năng công bố trước công luận thế giới khi một quốc gia thành viên không tuân theo các quy tắc đó và điều đó cũng đã không xảy ra trong trường hợp này.
Đó là lý do tại sao chúng tôi kiên quyết khẳng định đây là một yêu cầu liên tục về tính minh bạch và công khai theo các quy tắc của WHO, và WHO có trách nhiệm tiếp tục thực thi chúng ngay hôm nay. Sự minh bạch và thực thi cho đúng là rất quan trọng để cứu sống các sinh mạng hôm nay và trong tương lai.
Chuyển đến một vài điểm cuối cùng. Tôi muốn nêu bật hai cách thế qua đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khai thác sự tập trung của thế giới vào cuộc khủng hoảng COVID-19 để tiếp tục các hành vi khiêu khích của nó.
Đầu tiên, chúng tôi nhận xét về những gì đang diễn ra ở Hồng Kông, nơi Bắc Kinh đang nỗ lực làm xói mòn quyền tự trị, các cơ quan thực thi pháp luật đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ, trong đó có Martin Lee, 81 tuổi. Chúng tôi luôn nói rằng Trung Quốc có nghĩa vụ phải thực hiện đúng lời hứa, và nghĩa vụ của mình - như tôi đã nói về virus trước đó – Trung Quốc phải sống theo các quy tắc mà nó đã đưa ra và ký kết. Chúng tôi sẽ yêu cầu họ tiếp tục làm điều đó ở đây.
Các bạn cũng đã thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang gây áp lực quân sự lên Đài Loan và ép buộc các nước láng giềng ở Biển Đông, thậm chí còn đi xa đến mức - dám đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam.
Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ sự bắt nạt của Trung Quốc; chúng tôi hy vọng các quốc gia khác cũng sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm. Tối nay tôi sẽ có một cuộc gọi điện thoại do chính tôi và ngoại trưởng Lào gọi đến mọi thành viên ASEAN.
Tôi cũng muốn lưu ý rằng, hiện tại chúng tôi đang cùng nhau xây dựng các chính sách thực thi theo yêu cầu của pháp luật nêu trong Tu Chính Án Quốc Phòng, gọi tắt là NDAA vào năm 2019, cấm sử dụng Huawei và các nhà cung cấp không đáng tin cậy khác tại các cơ sở của Hoa Kỳ.
Dữ liệu đi vào các cơ sở của Hoa Kỳ sẽ phải tuân theo Đường dẫn sạch và chỉ được lưu trữ cũng như chuyển tải qua các hệ thống đáng tin cậy. Và chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết về điều đó rất sớm.
Source:US State Department
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chút Dự Phòng
Nguyễn Trung Tây Lm.
12:31 22/04/2020
CHÚT DỰ PHÒNG
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Một gói giấy trắng, một ly đèn cầy,
một mì gói, một xà bông rửa tay
Cất giữ để sống, qua cơn đại dịch!
Nhân loại hồi sinh, chờ đợi một ngày.
(NTT)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Một gói giấy trắng, một ly đèn cầy,
một mì gói, một xà bông rửa tay
Cất giữ để sống, qua cơn đại dịch!
Nhân loại hồi sinh, chờ đợi một ngày.
(NTT)
VietCatholic TV
Thương tâm: Bà mẹ Công Giáo treo cổ tự tử phản đối Pakistan phân biệt tôn giáo, không cứu Kitô hữu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 22/04/2020
1. Bà mẹ Công Giáo Pakistan tự tử vì bị từ chối cung cấp lương thực trong tình trạng cô lập
Thông tấn xã UCANews cho biết chính quyền Pakistan đã ra lệnh điều tra cái chết của một phụ nữ Công Giáo, được báo cáo là đã treo cổ tự sát sau khi bị từ chối viện trợ của chính phủ dành cho những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng cô lập nhằm hạn chế sự lây lan của coronavirus.
Bộ trưởng Nhân quyền Shireen Mazari xác nhận rằng cảnh sát đang điều tra vấn đề.
Vụ việc xảy ra ở giáo xứ Francisabad, tức là giáo xứ Thánh Phanxicô, trong quận Gujranwala của bang Punjab, là bang đông dân nhất Pakistan.
Mariam Masih, là mẹ của ba của ba đứa con và là vợ của anh Tariq Masih, đã được phát hiện treo cổ tại một chiếc quạt trần trong nhà cô, theo một luật sư về quyền của các tín hữu Kitô.
Luật sư Rahat Austin đã viết trên Twitter rằng gia đình đang sắp chết đói của cô đã bị từ chối thực phẩm do chính phủ và các tổ chức phi chính phủ phân phối vì họ không phải là người Hồi giáo.
Trước diễn biến bi thảm này bà Bộ trưởng Nhân quyền Shireen Mazari cho biết văn phòng của bà đã liên lạc với cơ quan bảo vệ dân sự quận Gujranwala. Cơ quan này cho rằng vụ tự tử không phải là do từ chối lương thực vì lý do tôn giáo mà là do vấn đề hục hặc trong gia đình nạn nhân. Bà nói rằng việc phân phối lương thực của chính phủ Pakistan không dựa trên niềm tin tôn giáo.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra khiếu nại từ các tôn giáo thiểu số rằng họ bị từ chối thực phẩm hoặc tiền mặt vì niềm tin tôn giáo của mình.
Vào ngày 5 tháng Tư, hơn 100 gia đình Kitô giáo từ quận Vari Kasur của bang Punjab đã được báo cáo là bị loại khỏi danh sách viện trợ lương thực được phân phối bởi một ủy ban bao gồm toàn người Hồi giáo. Trong một biến cố khác, các Kitô hữu đã bị từ chối thực phẩm vào ngày 2 tháng 4 tại một ngôi làng gần thành phố Lahore.
Nhóm từ thiện Saylani Welfari cũng bị cáo buộc quyết liệt không phát lương thực cho các tín hữu Kitô và người Ấn giáo tại thành phố Karachi vào tháng 3.
Tính đến sáng thứ Tư 22 tháng Tư, tử vong tại Pakistan đã lên đến 201 người, trong số 9,565 trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong một tuyên bố vào ngày 13 tháng 4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, cho biết họ quan ngại đặc biệt trước các báo cáo rằng viện trợ lương thực đã không đến tay những người theo Ấn Giáo và Kitô giáo trong bối cảnh Covid-19 lan rộng ở Pakistan. Đa số người dân Pakistan không có công ăn việc làm ổn định. Họ sống theo kiểu tay làm hàm nhai, không có bất cứ một thứ an sinh xã hội nào. Tình trạng cô lập trong suốt tháng Tư đã khiến nhiều người lâm vào tình cảnh đói kém. Các tổ chức phi chính phủ và cả các tổ chức chính phủ đã tận dụng tình hình này để buộc các tín hữu thiểu số phải cải đạo sang Hồi Giáo nếu không muốn chết đói.
“Những hành động này thật là đáng trách. Khi Covid-19 tiếp tục lan rộng, các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Pakistan đang chiến đấu với nạn đói và để giữ cho gia đình của họ được an toàn và khỏe mạnh. Viện trợ thực phẩm không thể bị dùng như một hình thức áp đặt niềm tin Hồi giáo,” ông Anurima Bhargava, ủy viên của USCIRF nói.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Pakistan bảo đảm rằng viện trợ lương thực từ các tổ chức phân phối phải được chia sẻ đồng đều với người Ấn giáo, Kitô giáo và các tôn giáo thiểu số khác.”
Ủy viên USCIRF Johnnie Moore cho biết, Thủ tướng Khan của Pakistan gần đây đã nhấn mạnh thách thức mà các chính phủ ở các nước đang phát triển phải đối mặt để cứu người dân khỏi nạn đói trong khi cố gắng ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Ông Moore ca ngợi đường hướng này nhưng nhấn mạnh rằng không thể có sự phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo trong công cuộc cứu đói.
Trong báo cáo thường niên năm 2019, USCIRF lưu ý rằng người Ấn giáo và Cơ đốc giáo ở Pakistan liên tục phải đối mặt với các mối đe dọa về an ninh và phải chịu nhiều hình thức sách nhiễu và loại trừ xã hội.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng “tự nguyện hợp tác trong việc tự tử là trái với luật luân lý,” nhưng nói thêm rằng “Người tự sát vì những rối loạn tâm thần trầm trọng, quá lo âu và sợ hãi trước một thử thách, trước đau khổ hoặc sợ bị tra tấn, có thể được giảm bớt trách nhiệm.”
Sách Giáo Lý nói thêm: “Ta không được tuyệt vọng về phần rỗi đời đời của những người tự tử. Thiên Chúa có thể thu xếp cho họ có cơ hội sám hối để được ơn tha thứ, bằng những đường lối mà chỉ một mình Người biết. Hội Thánh vẫn cầu nguyện cho những người hủy hoại mạng sống mình.”
Vì thế, xin hãy cầu nguyện cho linh hồn chị Mariam Masih. Trong những lời cầu nguyện xin nhớ các bệnh nhân không được chạy chữa, những người đói không được cứu tế chỉ vì họ là các tín hữu Kitô.
Source:Vatican News
2. Estonia được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, cầu xin cho đại dịch sớm kết thúc
Estonia là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong ba nước Baltic. Mặc dù tình hình không tồi tệ như ở một số quốc gia châu Âu khác, tính đến chiều thứ Ba 21 tháng Tư đã có 1,552 trường hợp được xác nhận và 43 trường hợp tử vong liên quan đến coronavirus.
Một hòn đảo của Estonia trong tình trạng đặc biệt nghiêm trọng. Một tỷ lệ lớn cư dân Saaremaa đã nhiễm virut, chiếm hơn một nửa số bệnh nhân phải điều trị tại bệnh viện.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Đức Cha Giám Quản Tông Tòa Estonia đã thánh hiến quốc gia cho Thánh Tâm Chúa Giêsu vào hôm Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót 19 tháng Tư.
Đức Cha Philippe Jourdan nói với Radio Vatican rằng hành động thánh hiến này nhằm hai mục đích: thứ nhất là cầu nguyện cho chấm dứt đại dịch Covid-19, và thứ hai là giúp mọi người biến những thời gian thử thách này thành cơ hội để hoán cải cá nhân.
“Chúng ta tin rằng Chúa không muốn điều xấu xảy ra với chúng ta, nhưng chúng ta nên sử dụng điều tệ hại này để hoán cải cá nhân,” Đức Cha nói.
Việc thánh hiến diễn ra vào Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót vì, theo Đức Cha Jourdan, Lòng thương xót Chúa được sùng kính cách đặc biệt ở các quốc gia Baltic. Ngài nhắc nhớ rằng một số lần hiện ra của Chúa với Thánh Faustina Kowalska đã xảy ra ở Latvia.
Về tình hình trên đảo Saaremaa, Đức Cha cho biết cuộc sống ở đó rất khác với phần còn lại của đất nước. Hòn đảo, và một số đảo lân cận, bị cô lập hoàn toàn. Một số người Công Giáo đang sống ở đó, và họ đang bị cách ly rất nghiêm nhặt.
Nhưng, người dân ở phần còn lại của Estonia ít bị hạn chế trong việc di chuyển.
Các nhà thờ vẫn mở cửa và mọi người có thể di chuyển tự do, mặc dù các cuộc tụ họp hơn hai người bị cấm, do đó, các thánh lễ đã bị đình chỉ.
Ít nhất các nhà thờ đều mở cửa, vì vậy mọi người có thể đến cầu nguyện trước Thánh Thể, được rước lễ - với tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết - và nhận Bí tích Hòa Giải. Theo một nghĩa nào đó, mọi người có khả năng sống một cuộc sống bí tích.
Đức Cha Jourdan cho biết thêm cảnh sát thỉnh thoảng kiểm tra để bảo đảm không có các cử hành tôn giáo nào được tổ chức. Ngài nói thêm rằng chính phủ đã rất hữu ích, cung cấp khẩu trang y tế và các sản phẩm vệ sinh khác cho tất cả các nhà thờ.
Tất cả các Thánh lễ đang được truyền trực tiếp trên internet, như ở các nơi khác trên thế giới.
Đức Giám Mục cũng bày tỏ sự cảm kích đối với những người trẻ tuổi đã đề nghị giúp đỡ những người già bằng cách mua sắm cho họ.
Ngài nói đây chỉ là một dấu chỉ của sự đoàn kết phi thường mà người Estonia đang thể hiện với nhau trong thời điểm khó khăn này.
Source:Vatican News
3. Các tín hữu Ý yêu cầu thánh hiến quốc gia cho Trái Tim Đức Mẹ
Sau khi nhận được hơn 300 lá thư trong đại dịch coronavirus, các giám mục Italia sẽ phó dâng quốc gia cho sự bảo vệ của Đức Mẹ vào ngày thứ Sáu, 1 tháng Năm, tại một đền thờ ở miền bắc Ý, nơi đang là tâm chấn của dịch bệnh.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội đồng giám mục Ý, nói rằng ngài đã nhận hơn 300 lá thư, “với tràn đầy tình yêu và lòng sùng kính đối với sự an ủi của Đức Mẹ”. Các lá thư này hỏi “tại sao Đức Hồng Y không dâng quốc gia cho trái tim vô nhiễm của Mẹ Maria? Tất cả những người đang đau khổ vì đại dịch này, tất cả những người đang làm việc trong các bệnh viện và phải chăm sóc cho tha nhân, tại sao không phó thác toàn quốc gia cho Mẹ Maria?”
Ngài lưu ý rằng công việc của các mục tử là hướng dẫn đoàn chiên của mình, “nhưng thường chính đoàn chiên, các Kitô hữu, lại những người thúc đẩy các mục tử của họ, như trong trường hợp này.”
Nghi lễ tín thác cho Đức Mẹ sẽ được cử hành chiều ngày 01/05 tại đền thánh Đức Mẹ Maria del Fonte, một đền thánh dâng kính Đức Mẹ ở Caravaggio thuộc tỉnh Bergamo, một trong những vùng của Ý bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi coronavirus; như thế, lời cầu nguyện “được bao bọc bởi những đau khổ và nỗi đau tại một vùng đất bị thử thách nặng nề bởi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe.”
Tử vong tại Ý tính đến chiều thứ Ba 21 tháng Tư đã lên đến 24,648 người, trong số 183,957 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, số trường hợp tử vong là 454 người, và thêm 2,256 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Như thế, các trường hợp tử vong và nhiễm bệnh mới đều giảm liên tục trong tuần qua.
Ngày 1 tháng Năm được chọn để dâng quốc gia cho Mẹ Maria vì ngày này bắt đầu tháng Năm, là tháng theo truyền thống được dâng kính Đức Mẹ. Ngày này cũng là lễ thánh Giuse Thợ và là cơ hội cầu nguyện cho những người lao động, hiện đang lo lắng về tương lai.
Theo truyền thống, Đức Mẹ đã hiện ra với một thiếu nữ nông dân, Giannetta Varoli, trên một cánh đồng cỏ khô bên ngoài thị trấn Caravaggio vào ngày 26/05/1432. Một đền thờ nhỏ đầu tiên đã được xây dựng vào cùng năm đó. Đến năm 1575, thánh Carolo Boromeo đã thuê một kiến trúc sư mở rộng đền thánh, như đền thánh hiện nay.
Từ đầu đại dịch coronavirus cho đến nay, Bergamo được coi là một trong những địa danh kinh hoàng nhất tại Ý. Từ ngày 22 tháng Hai, Thủ tướng Giuseppe Conte đã cách ly 10 thị trấn trong tỉnh Lodi cách Bergamo 70km về phía Nam. Đó là khu vực đỏ đầu tiên trên đất Ý. Quân đội và cảnh sát áp đặt lệnh cô lập trong nhà đối với cư dân trong khu vực. Tuy nhiên, Bergamo với 376 nhà máy và xí nghiệp mang lại một nguồn lợi lên đến 850 triệu Euros một năm đã được cho hoạt động bình thường. Vì thế, đến ngày 1 tháng Ba, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại Bergamo đã lên đến 220 người. Một tuần sau thành phố mới bị cách ly. Lúc đó đã quá muộn. Trong một tuyên bố có tựa đề “Noi Denunceremo”, nghĩa là “Chúng tôi sẽ lên tiếng”, 30,000 chữ ký đã thu được cho đến nay nhằm yêu cầu chính quyền mở một cuộc điều tra về các quyết định đã được đưa ra liên quan đến thành phố này, dẫn đến cái chết của 4,800 người cho đến nay.
Bergamo có 992,300 dân. Trong số đó 937,200 là người Công Giáo, chiếm tỷ lệ 94.5%, sinh hoạt trong 389 giáo xứ, dưới sự chăm sóc mục vụ của 706 linh mục triều. Bên cạnh đó còn có 189 linh mục dòng.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Âu Châu có sự hiệp nhất huynh đệ những người sáng lập mơ ước
Lúc 7 sáng thứ Tư 22 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong Thánh lễ Đức Phanxicô cầu nguyện rằng Âu Châu, trong thời gian này khi sự hiệp nhất giữa các quốc gia cần hơn bao giờ, sẽ thành công trong việc đạt được một sự hiệp nhất huynh đệ.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi bà Ursula von der Leyen thay mặt cho Liên Hiệp Âu Châu chân thành xin lỗi nước Ý vì đã không giúp quốc gia này ngay từ đầu khi trận đại dịch coronavirus kinh hoàng bùng phát.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong thời đại này, trong đó sự hiệp nhất giữa chúng ta, cũng như giữa các quốc gia là cần kíp hơn bao giờ, chúng ta hãy cầu nguyện cho Âu Châu, để Âu Châu ngày nay có được sự hiệp nhất này, một sự hiệp nhất huynh đệ mà những người cha sáng lập ra Liên minh Âu Châu đã mơ ước.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra các suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 3: 16-21), trong đó Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng “Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
PHÚC ÂM: Ga 3, 16-21
“Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa và đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng này trích từ chương 3 Phúc Âm theo Thánh Gioan, tường thuật cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô, là một luận thuyết thực sự về thần học vì mọi thứ đều ở đây. Đó là một bài giảng thuyết về tình yêu Thiên Chúa, một bài giáo lý, một suy tư thần học, một tổng luận triết học... có tất cả mọi thứ trong chương này. Và mỗi lần đọc nó, chúng ta bắt gặp thêm nhiều sự phong phú hơn nữa, nhiều lời giải thích hơn nữa, nhiều điều khiến chúng ta hiểu được mặc khải của Thiên Chúa. Thật tốt cho chúng ta để đọc đi đọc lại nhiều lần, ngõ hầu có thể đến gần hơn với mầu nhiệm cứu chuộc. Hôm nay tôi chỉ xin trình bày hai điểm trong số tất cả những điều này, chỉ hai điểm để chúng ta suy tư trong ngày hôm nay.
Đầu tiên là mặc khải về tình yêu của Chúa. Như một vị thánh nói, Chúa yêu chúng ta và luôn yêu chúng ta một cách điên rồ: tình yêu của Chúa quá sức điên rồ. Ngài yêu thương chúng ta: “đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”. Người đã ban cho chúng ta Con Một của Người, đã sai Con Một của Người đến thế gian và chết trên thập tự giá. Bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta thấy tình yêu này. Cây thánh giá chính xác là cuốn sách vĩ đại về tình yêu của Thiên Chúa. Nó không phải là một đối tượng để được đặt ở đây hoặc được đặt ở đó, đẹp hơn, không đẹp hơn, cổ xưa hơn, hiện đại hơn... không. Thánh giá chính xác là biểu hiện của tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta: Người đã sai Con của Người, tự hủy diệt mình cho đến khi chết trên thập tự giá vì tình yêu.
Có biết bao nhiêu người đã dành thời gian nhìn vào thánh giá... và ở đó họ tìm thấy mọi thứ, bởi Chúa Thánh Thần làm cho họ hiểu rằng ở đó có tất cả khoa học, tất cả tình yêu của Thiên Chúa, tất cả sự khôn ngoan của Kitô giáo. Thánh Phaolô nói về điều này, giải thích rằng tất cả những lý lẽ của con người mà thánh nhân từng theo đuổi đều chỉ đạt đến một điểm nào đó thôi, nhưng lý luận thực sự nhất, cách suy nghĩ đẹp nhất, và đồng thời giải thích được mọi thứ nhất là thập giá của Chúa Kitô, là Chúa Kitô bị đóng đinh. Thập giá là tai tiếng và điên rồ đối với nhiều người, nhưng đó là cách của Thiên Chúa. Đó là tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban cho thế gian Người Con duy nhất của Người. Và tại sao như thế? Thưa: Để bất cứ ai tin vào Người Con duy nhất ấy thì không bị hư mất nhưng có cuộc sống đời đời. Đó là tình yêu của người Cha muốn con cái ở với mình.
Chúng ta hãy nhìn vào Đấng bị đóng đinh trong im lặng, hãy nhìn vào những vết thương của Người, nhìn vào trái tim của Chúa Giêsu, nhìn vào toàn bộ: Chúa Kitô bị đóng đinh, Con Thiên Chúa, bị hủy diệt, bị sỉ nhục... vì tình yêu. Đây là điểm đầu tiên mà ngày hôm nay chúng ta thấy trong bài tổng luận thần học này, trong cuộc đối thoại này giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô.
Điểm thứ hai cũng là một điểm hữu ích cho chúng ta: “Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa”. Chúa Giêsu là ánh sáng được đề cập đến ở đây. Có những người – nhiều lần bao gồm cả chúng ta - không thể sống dưới ánh sáng vì họ đã quen với bóng tối. Ánh sáng làm họ lóa mắt, họ không thể nhìn thấy. Họ là những con dơi người: họ chỉ biết di chuyển trong đêm. Và chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, chúng ta ở trong trạng thái không chịu đựng được ánh sáng. Thật thoải mái hơn khi chúng ta sống trong bóng tối; ánh sáng tát túi bụi vào mặt chúng ta, cho chúng ta thấy những gì chúng ta không muốn thấy. Nhưng điều tồi tệ nhất là đôi mắt, đôi mắt của linh hồn nào sống quá lâu trong bóng tối thì quen dần với bóng tối đến nỗi cuối cùng họ không còn biết ánh sáng là gì. Mất cảm giác về ánh sáng vì tôi đã quen với bóng tối. Và rất nhiều vụ tai tiếng của con người, rất nhiều những trò bại hoại cho chúng ta thấy điều đó. Những kẻ băng hoại không biết ánh sáng là gì, họ không biết. Chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, trong tình trạng xa cách với Chúa, chúng ta trở nên mù quáng và cảm thấy tốt hơn là cứ sống trong bóng tối và cứ đi như thế, không nhìn thấy gì, giống như người mù, cứ thế mà húc tới, được đến đâu hay đến đó.
Anh chị em, hãy để tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã sai Chúa Giêsu đến cứu chúng ta, đi vào chúng ta cùng với ánh sáng mà Chúa Giêsu mang đến. Hãy để ánh sáng của Thánh Linh đi vào chúng ta và giúp chúng ta nhìn mọi thứ bằng ánh sáng của Thiên Chúa, với ánh sáng thật chứ không phải với bóng tối mà quyền lực tối tăm đưa ra chào mời chúng ta.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Ngày hôm nay, chúng ta hãy suy nghĩ về hai điều này, đó là tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô, được thể hiện trên thánh giá; trong cuộc sống hàng ngày, trong những vấn nạn hàng ngày của chúng ta. Và anh chị em hãy tự hỏi: “Liệu tôi có đang bước đi trong ánh sáng hay tôi đang lần bước trong bóng tối? Tôi có phải là con cái Chúa hay cuối cùng tôi chỉ là một con dơi tội nghiệp?”
Source:Vatican News
Hoa Kỳ chính thức cáo buộc Trung Quốc gây ra COVID-19, lợi dụng tình hình dịch bệnh bắt nạt Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:31 22/04/2020
Trong cuộc họp báo chiều thứ Tư 22 tháng Tư, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin gây dịch bệnh toàn cầu, đòi Trung Quốc phải cho Hoa Kỳ vào Hoa Lục điều tra. Ông cũng tố cáo Bắc Kinh lợi dụng tình hình các nước đang vất vả đối phó với đại dịch coronavirus kinh hoàng để bắt nạt các nước láng giềng như Việt Nam.
Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Michael Pompeo đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc không tuân thủ các quy định y tế quốc tế, gọi tắt là IHR. Đó là một thỏa thuận vào năm 2005 giữa 196 quốc gia bao gồm tất cả các quốc gia thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, để cùng làm việc vì an ninh y tế toàn cầu.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ phần nói về Trung Quốc và Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không báo cáo sự bùng phát coronavirus mới một cách kịp thời cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Điều 6 của IHRs, là một phần của cải cách này, quy định thêm rằng các quốc gia thành viên - bao gồm Trung Quốc - “phải tiếp tục trao đổi thông tin sức khỏe cộng đồng cho WHO kịp thời, chính xác và đầy đủ chi tiết”. Đó là một nghĩa vụ liên tục.
Ngay cả sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông báo cho WHO về sự bùng phát của coronavirus, Trung Quốc vẫn không chia sẻ tất cả thông tin mà họ có.
Thay vào đó, nó tìm cách che đậy tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. Nó đã không báo cáo sự lây truyền từ người sang người trong cả tháng trời cho đến khi virus này có mặt ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc. Nó chặn đứng tất cả những ai cố gắng cảnh báo với thế giới, nó đã ra lệnh dừng việc thử nghiệm các mẫu mới và phá hủy các mẫu hiện có.
Cho đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa chia sẻ mẫu virus từ bên trong Trung Quốc với thế giới bên ngoài, khiến cho thế giới không thể theo dõi tiến trình tiến hóa của dịch bệnh này.
Chúng tôi không đưa ra một phán quyết pháp lý ở đây hôm nay về việc Trung Quốc không tuân thủ IHRs, nhưng rõ ràng là cơ quan giám sát việc thực hiện IHRs của Tổ chức Y tế Thế giới đã thất bại trong đại dịch này.
Tôi cũng lưu ý rằng khi các quốc gia áp dụng các quy tắc mới này vào năm 2007, chúng ta cũng đã trao cho tổng giám đốc WHO lời khích lệ và khả năng công bố trước công luận thế giới khi một quốc gia thành viên không tuân theo các quy tắc đó và điều đó cũng đã không xảy ra trong trường hợp này.
Đó là lý do tại sao chúng tôi kiên quyết khẳng định đây là một yêu cầu liên tục về tính minh bạch và công khai theo các quy tắc của WHO, và WHO có trách nhiệm tiếp tục thực thi chúng ngay hôm nay. Sự minh bạch và thực thi cho đúng là rất quan trọng để cứu sống các sinh mạng hôm nay và trong tương lai.
Chuyển đến một vài điểm cuối cùng. Tôi muốn nêu bật hai cách thế qua đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khai thác sự tập trung của thế giới vào cuộc khủng hoảng COVID-19 để tiếp tục các hành vi khiêu khích của nó.
Đầu tiên, chúng tôi nhận xét về những gì đang diễn ra ở Hồng Kông, nơi Bắc Kinh đang nỗ lực làm xói mòn quyền tự trị, các cơ quan thực thi pháp luật đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ, trong đó có Martin Lee, 81 tuổi. Chúng tôi luôn nói rằng Trung Quốc có nghĩa vụ phải thực hiện đúng lời hứa, và nghĩa vụ của mình - như tôi đã nói về virus trước đó – Trung Quốc phải sống theo các quy tắc mà nó đã đưa ra và ký kết. Chúng tôi sẽ yêu cầu họ tiếp tục làm điều đó ở đây.
Các bạn cũng đã thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang gây áp lực quân sự lên Đài Loan và ép buộc các nước láng giềng ở Biển Đông, thậm chí còn đi xa đến mức - dám đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam.
Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ sự bắt nạt của Trung Quốc; chúng tôi hy vọng các quốc gia khác cũng sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm. Tối nay tôi sẽ có một cuộc gọi điện thoại do chính tôi và ngoại trưởng Lào gọi đến mọi thành viên ASEAN.
Tôi cũng muốn lưu ý rằng, hiện tại chúng tôi đang cùng nhau xây dựng các chính sách thực thi theo yêu cầu của pháp luật nêu trong Tu Chính Án Quốc Phòng, gọi tắt là NDAA vào năm 2019, cấm sử dụng Huawei và các nhà cung cấp không đáng tin cậy khác tại các cơ sở của Hoa Kỳ.
Dữ liệu đi vào các cơ sở của Hoa Kỳ sẽ phải tuân theo Đường dẫn sạch và chỉ được lưu trữ cũng như chuyển tải qua các hệ thống đáng tin cậy. Và chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết về điều đó rất sớm.
Source:US State DepartmentSecretary Michael R. Pompeo Remarks to the Press At a Press Availability
Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Michael Pompeo đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc không tuân thủ các quy định y tế quốc tế, gọi tắt là IHR. Đó là một thỏa thuận vào năm 2005 giữa 196 quốc gia bao gồm tất cả các quốc gia thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, để cùng làm việc vì an ninh y tế toàn cầu.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ phần nói về Trung Quốc và Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không báo cáo sự bùng phát coronavirus mới một cách kịp thời cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Điều 6 của IHRs, là một phần của cải cách này, quy định thêm rằng các quốc gia thành viên - bao gồm Trung Quốc - “phải tiếp tục trao đổi thông tin sức khỏe cộng đồng cho WHO kịp thời, chính xác và đầy đủ chi tiết”. Đó là một nghĩa vụ liên tục.
Ngay cả sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông báo cho WHO về sự bùng phát của coronavirus, Trung Quốc vẫn không chia sẻ tất cả thông tin mà họ có.
Thay vào đó, nó tìm cách che đậy tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. Nó đã không báo cáo sự lây truyền từ người sang người trong cả tháng trời cho đến khi virus này có mặt ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc. Nó chặn đứng tất cả những ai cố gắng cảnh báo với thế giới, nó đã ra lệnh dừng việc thử nghiệm các mẫu mới và phá hủy các mẫu hiện có.
Cho đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa chia sẻ mẫu virus từ bên trong Trung Quốc với thế giới bên ngoài, khiến cho thế giới không thể theo dõi tiến trình tiến hóa của dịch bệnh này.
Chúng tôi không đưa ra một phán quyết pháp lý ở đây hôm nay về việc Trung Quốc không tuân thủ IHRs, nhưng rõ ràng là cơ quan giám sát việc thực hiện IHRs của Tổ chức Y tế Thế giới đã thất bại trong đại dịch này.
Tôi cũng lưu ý rằng khi các quốc gia áp dụng các quy tắc mới này vào năm 2007, chúng ta cũng đã trao cho tổng giám đốc WHO lời khích lệ và khả năng công bố trước công luận thế giới khi một quốc gia thành viên không tuân theo các quy tắc đó và điều đó cũng đã không xảy ra trong trường hợp này.
Đó là lý do tại sao chúng tôi kiên quyết khẳng định đây là một yêu cầu liên tục về tính minh bạch và công khai theo các quy tắc của WHO, và WHO có trách nhiệm tiếp tục thực thi chúng ngay hôm nay. Sự minh bạch và thực thi cho đúng là rất quan trọng để cứu sống các sinh mạng hôm nay và trong tương lai.
Chuyển đến một vài điểm cuối cùng. Tôi muốn nêu bật hai cách thế qua đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khai thác sự tập trung của thế giới vào cuộc khủng hoảng COVID-19 để tiếp tục các hành vi khiêu khích của nó.
Đầu tiên, chúng tôi nhận xét về những gì đang diễn ra ở Hồng Kông, nơi Bắc Kinh đang nỗ lực làm xói mòn quyền tự trị, các cơ quan thực thi pháp luật đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ, trong đó có Martin Lee, 81 tuổi. Chúng tôi luôn nói rằng Trung Quốc có nghĩa vụ phải thực hiện đúng lời hứa, và nghĩa vụ của mình - như tôi đã nói về virus trước đó – Trung Quốc phải sống theo các quy tắc mà nó đã đưa ra và ký kết. Chúng tôi sẽ yêu cầu họ tiếp tục làm điều đó ở đây.
Các bạn cũng đã thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang gây áp lực quân sự lên Đài Loan và ép buộc các nước láng giềng ở Biển Đông, thậm chí còn đi xa đến mức - dám đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam.
Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ sự bắt nạt của Trung Quốc; chúng tôi hy vọng các quốc gia khác cũng sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm. Tối nay tôi sẽ có một cuộc gọi điện thoại do chính tôi và ngoại trưởng Lào gọi đến mọi thành viên ASEAN.
Tôi cũng muốn lưu ý rằng, hiện tại chúng tôi đang cùng nhau xây dựng các chính sách thực thi theo yêu cầu của pháp luật nêu trong Tu Chính Án Quốc Phòng, gọi tắt là NDAA vào năm 2019, cấm sử dụng Huawei và các nhà cung cấp không đáng tin cậy khác tại các cơ sở của Hoa Kỳ.
Dữ liệu đi vào các cơ sở của Hoa Kỳ sẽ phải tuân theo Đường dẫn sạch và chỉ được lưu trữ cũng như chuyển tải qua các hệ thống đáng tin cậy. Và chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết về điều đó rất sớm.
Source:US State Department