Phụng Vụ - Mục Vụ
Mục tử thật
Anmai, CSsR
08:12 24/04/2010
Chúa nhật 4 PS C: MỤC TỬ THẬT
Cv 13, 14.43-52, Kh 7, 9.14b-17; Ga 10, 27-30
Khởi đầu cho một ngày mới, Hội Thánh mời gọi mỗi kitô hữu cách riêng là những người tận hiến cho Chúa - dâng lời tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương ban cho thêm một ngày mới. Một trong những Thánh Vịnh kinh sáng thường niên được Hội Thánh chọn để dâng lời tạ ơn đó là Thánh Vịnh 99. Thánh Vịnh 99 diễn tả lòng biết ơn của vũ trụ, của con người với Thượng Đế vì chính Ngài đã tạo dựng nên con người, nên vũ trụ. Thánh Vịnh 99 hay đọc để dâng lời tạ ơn được chọn làm đáp ca trong Thánh Lễ Chúa Chiên Lành hôm nay:
Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu,
phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ,
vào trước thánh nhan Người giữa tiếng hò reo.
Hãy nhìn nhận Chúa là Thượng Đế,
chính Người dựng nên ta, ta thuộc về Người,
ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt.
Hãy vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn,
tới khuôn viên đền vàng dâng lời ca ngợi,
tạ ơn Chúa và chúc tụng danh Người.
Bởi vì Chúa nhân hậu,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín.
Thánh Vịnh 99 một lần nữa khẳng định rằng mỗi người đã được Thiên Chúa dựng nên và Thiên Chúa dẫn dắt như đoàn chiên của Người.
Hình ảnh đoàn chiên và chủ chiên thì xa lạ với những đất nước không có điều kiện chăn chiên. Với những nước mà nghề chăn chiên là chính như Do Thái thì hình ảnh của người chăn chiên và đoàn chiên hết sức là dễ thương. Người chăn chiên lúc nào cũng sẵn sàng bảo vệ những con chiên của mình cho dù gặp nguy khó, khốn cùng. Với Thiên Chúa, tự ngàn xưa trong Cựu Ước đã được các tác giả vẽ nên hình ảnh của người chăn chiên thật tuyệt vời. Thánh Vịnh 23 có lẽ là Thánh Vịnh hay nhất để diễn tả hình ảnh của người mục tử và đặc biệt lại là người mục tử nhân lành:
Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
Hình ảnh của người mục tử nhân lành ấy hôm nay được chính Chúa Giêsu xác nhận trong đoạn Tin mừng hết sức ngắn ngủi mà chúng ta vừa nghe. Chúa Giêsu đã khẳng định một cách hết sức rõ ràng rằng: Tôi là …
“Tôi là” là hai từ mà Chúa Giêsu đã sử dụng rất nhiều lần trong Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 4, 26; 6, 23; 7, 29; 8, 58; 13,19; 14, 20; 17, 24; 18, 5; 18,6). Hai từ này gợi lên kiểu viết bốn chữ cái không phát âm được là "Tên mầu nhiệm" mà chính Thiên Chúa đã tự mạc khải cho Môsê trong sa mạc Sinai.
YHVH được chuyển dịch thành YaHVeH và đọc là “Adonai", "Đức Chúa”.
Hơn nữa, qua nhiều câu trích dẫn như dưới đây, thánh Gioan đã sử dụng tới 30 lần hai từ trên "Tôi là. ." trong Tin mừng của Ngài. “Tôi là” kèm theo một phẩm tính:
- "Tôi là Bánh hằng sống" (Ga 6,35-42,48-51).
- “Tôi là ánh sáng thế gian" (Ga 8.12-9,5).
- "Tôi là Sự sống lại và là sự Sống" (Ga 11.,25).
- "Tôi là Cây nho thật" (Ga 15,l-5).
- "Tôi là Cửa cho chiên ra vào" (Ga 10,7-9).
- “Tôi là Mục tử nhân lành" (Ga 10,11-14).
Theo các nhà chú giải Thánh Kinh, những kiểu nói trên muốn diễn tả hữu thể thần linh của Chúa Giêsu. Thánh Gioan đã viết: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm" (Ga l,14).
Chúa Giêsu nói Chúa Giêsu chính là mục tử nhân lành. Ở đây, Chúa Giêsu không chỉ sử dụng một hình ảnh đẹp dân gian và đồng quê, nhưng trước hết đó là một kiểu nói Thánh Kinh vô cùng phong phú.
Các vua chúa khắp vùng Đông Phương cổ thường tự coi mình như mục tử chăn dắt dân nước. Chính Giavê cũng đóng vai trò đó khi giải thoát dân riêng khỏi Ai Cập: "Người lùa dân Người đi ví thể đàn chiên, Người dẫn dắt chúng như đàn cừu ngang qua sa mạc" (Tv 78,52) Đavit, một trong những nhà lãnh, đạo chính trị đầu tiên của ít-ra-en, là một cậu chăn chiên tại Bêlem (1 S 17,34-35). Ông Vua lý tưởng của tương lai, Đấng Mêsia, Đavit mới, cũng được loan báo như một “Mục tử”: "Ta sẽ chỗi dậy một mục tử duy nhất, Ngài sẽ chăn dắt chúng. Đó là Đavit, tôi tớ của Ta" (Ed 34,23).
Những ai nghe Chúa Giêsu cũng như chính Người, đều hiểu rõ những trích dẫn Thánh Kinh trên, đặc biệt là chương 34 nổi tiếng của ngôn sứ Ê-dê-ki-en, diễn tả khá dài những mục tử xấu ác (các vua thời đó) không quan tâm chăm sóc đoàn chiên của họ. .. trước khi quả quyết rằng, Thiên Chúa Giavê phán thế này: Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom chúng... Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng tán loạn... Ta sẽ chăn nuôi chúng nơi bãi cỏ tốt... Chính Ta sẽ chăn nuôi chiên của Ta, sấm của Đức Chúa Giavê. Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. . . " (Ed 34,1-31).
Với Chúa Giêsu, không phải là một mục tử thường như bao mục tử khác nhưng Chúa Giêsu ban cho chúng sự sống đời đời, không bao giờ chúng phải diệt vong, và không ai cướp được chúng khỏi tay của Ngài. Chúa Giêsu đã nói: Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha.
Các chiên của Chúa Giêsu, Người nói chúng đã được Chúa Cha, Thiên Chúa trao phó cho Người. Nhưng chúng vẫn luôn ở trong bàn tay của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã khẳng định vai trò và vị trí cũng như trách nhiệm về đoàn chiên mà Chúa Cha đã trao phó, đã uỷ thác cho Ngài.
Khi không còn ở thế gian, Chúa Giêsu đã chọn, đã gọi các môn đệ thân tín để trao lại sứ mạng chăm sóc đoàn chiên của Chúa. Sứ mạng ấy hôm nay Thánh Phaolô và Banaba đã mạnh dạn công bố trong đoạn sách Công vụ tông đồ mà chúng ta vừa nghe. Bấy giờ ông Phao-lô và ông Ba-na-ba mạnh dạn lên tiếng: "Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất.". Nghe thế, dân ngoại vui mừng tôn vinh lời Chúa, và tất cả những người đã được Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin theo. Lời Chúa lan tràn khắp miền ấy.
Phaolô, Banaba, tông đồ đoàn và các vị mục tử nhân lành từ thế hệ này sang thế hệ khác đã sống đúng, sống trọn vẹn vai trò mục tử mà Chúa trao phó.
Thật sự ra mà nói, để hoàn thành sứ mạng mục tử chân chính như lòng Chúa muốn không phải là chuyện đơn giản vì lẽ như Thánh Phaolô và Banaba nói là anh em đã khước từ lời ấy. Chính Lời Chúa mang ơn cứu độ, mang ánh sáng cho muôn dân nhưng vì lý do nào đó có những mục tử đã khước từ lời và tự coi mình không xứng đáng để hưởng sự sống đời đời.
Thời nào cũng vậy, thời nào cũng có những mục tử nhân lành và cũng có những mục tử ác độc. Mục tử nhân lành dám thí mạng vì đoàn chiên còn mục tử ác bỏ trốn khi người ta đến bắt chiên và tệ ơn nữa là bán chiên với cái giá rẻ mạt.
Mừng lễ Chúa Chiên Lành hôm nay, mỗi người chúng ta hãy ngước lên nhìn hình ảnh của vị mục tử nhân lành đích thực là chính Chúa Giêsu để rồi chúng ta lắng đọng tâm hồn, lắng đọng cõi lòng để lắng nghe lời của mục tử Giêsu. Khi nghe và giữ lời của mục tử Giêsu chắc chắn chúng ta sẽ được đưa đến đồng cỏ xanh tươi và có suối mát trong ngần như mục tử Giêsu đã hứa.
Cv 13, 14.43-52, Kh 7, 9.14b-17; Ga 10, 27-30
Khởi đầu cho một ngày mới, Hội Thánh mời gọi mỗi kitô hữu cách riêng là những người tận hiến cho Chúa - dâng lời tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương ban cho thêm một ngày mới. Một trong những Thánh Vịnh kinh sáng thường niên được Hội Thánh chọn để dâng lời tạ ơn đó là Thánh Vịnh 99. Thánh Vịnh 99 diễn tả lòng biết ơn của vũ trụ, của con người với Thượng Đế vì chính Ngài đã tạo dựng nên con người, nên vũ trụ. Thánh Vịnh 99 hay đọc để dâng lời tạ ơn được chọn làm đáp ca trong Thánh Lễ Chúa Chiên Lành hôm nay:
Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu,
phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ,
vào trước thánh nhan Người giữa tiếng hò reo.
Hãy nhìn nhận Chúa là Thượng Đế,
chính Người dựng nên ta, ta thuộc về Người,
ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt.
Hãy vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn,
tới khuôn viên đền vàng dâng lời ca ngợi,
tạ ơn Chúa và chúc tụng danh Người.
Bởi vì Chúa nhân hậu,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín.
Thánh Vịnh 99 một lần nữa khẳng định rằng mỗi người đã được Thiên Chúa dựng nên và Thiên Chúa dẫn dắt như đoàn chiên của Người.
Hình ảnh đoàn chiên và chủ chiên thì xa lạ với những đất nước không có điều kiện chăn chiên. Với những nước mà nghề chăn chiên là chính như Do Thái thì hình ảnh của người chăn chiên và đoàn chiên hết sức là dễ thương. Người chăn chiên lúc nào cũng sẵn sàng bảo vệ những con chiên của mình cho dù gặp nguy khó, khốn cùng. Với Thiên Chúa, tự ngàn xưa trong Cựu Ước đã được các tác giả vẽ nên hình ảnh của người chăn chiên thật tuyệt vời. Thánh Vịnh 23 có lẽ là Thánh Vịnh hay nhất để diễn tả hình ảnh của người mục tử và đặc biệt lại là người mục tử nhân lành:
Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
Hình ảnh của người mục tử nhân lành ấy hôm nay được chính Chúa Giêsu xác nhận trong đoạn Tin mừng hết sức ngắn ngủi mà chúng ta vừa nghe. Chúa Giêsu đã khẳng định một cách hết sức rõ ràng rằng: Tôi là …
“Tôi là” là hai từ mà Chúa Giêsu đã sử dụng rất nhiều lần trong Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 4, 26; 6, 23; 7, 29; 8, 58; 13,19; 14, 20; 17, 24; 18, 5; 18,6). Hai từ này gợi lên kiểu viết bốn chữ cái không phát âm được là "Tên mầu nhiệm" mà chính Thiên Chúa đã tự mạc khải cho Môsê trong sa mạc Sinai.
YHVH được chuyển dịch thành YaHVeH và đọc là “Adonai", "Đức Chúa”.
Hơn nữa, qua nhiều câu trích dẫn như dưới đây, thánh Gioan đã sử dụng tới 30 lần hai từ trên "Tôi là. ." trong Tin mừng của Ngài. “Tôi là” kèm theo một phẩm tính:
- "Tôi là Bánh hằng sống" (Ga 6,35-42,48-51).
- “Tôi là ánh sáng thế gian" (Ga 8.12-9,5).
- "Tôi là Sự sống lại và là sự Sống" (Ga 11.,25).
- "Tôi là Cây nho thật" (Ga 15,l-5).
- "Tôi là Cửa cho chiên ra vào" (Ga 10,7-9).
- “Tôi là Mục tử nhân lành" (Ga 10,11-14).
Theo các nhà chú giải Thánh Kinh, những kiểu nói trên muốn diễn tả hữu thể thần linh của Chúa Giêsu. Thánh Gioan đã viết: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm" (Ga l,14).
Chúa Giêsu nói Chúa Giêsu chính là mục tử nhân lành. Ở đây, Chúa Giêsu không chỉ sử dụng một hình ảnh đẹp dân gian và đồng quê, nhưng trước hết đó là một kiểu nói Thánh Kinh vô cùng phong phú.
Các vua chúa khắp vùng Đông Phương cổ thường tự coi mình như mục tử chăn dắt dân nước. Chính Giavê cũng đóng vai trò đó khi giải thoát dân riêng khỏi Ai Cập: "Người lùa dân Người đi ví thể đàn chiên, Người dẫn dắt chúng như đàn cừu ngang qua sa mạc" (Tv 78,52) Đavit, một trong những nhà lãnh, đạo chính trị đầu tiên của ít-ra-en, là một cậu chăn chiên tại Bêlem (1 S 17,34-35). Ông Vua lý tưởng của tương lai, Đấng Mêsia, Đavit mới, cũng được loan báo như một “Mục tử”: "Ta sẽ chỗi dậy một mục tử duy nhất, Ngài sẽ chăn dắt chúng. Đó là Đavit, tôi tớ của Ta" (Ed 34,23).
Những ai nghe Chúa Giêsu cũng như chính Người, đều hiểu rõ những trích dẫn Thánh Kinh trên, đặc biệt là chương 34 nổi tiếng của ngôn sứ Ê-dê-ki-en, diễn tả khá dài những mục tử xấu ác (các vua thời đó) không quan tâm chăm sóc đoàn chiên của họ. .. trước khi quả quyết rằng, Thiên Chúa Giavê phán thế này: Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom chúng... Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng tán loạn... Ta sẽ chăn nuôi chúng nơi bãi cỏ tốt... Chính Ta sẽ chăn nuôi chiên của Ta, sấm của Đức Chúa Giavê. Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. . . " (Ed 34,1-31).
Với Chúa Giêsu, không phải là một mục tử thường như bao mục tử khác nhưng Chúa Giêsu ban cho chúng sự sống đời đời, không bao giờ chúng phải diệt vong, và không ai cướp được chúng khỏi tay của Ngài. Chúa Giêsu đã nói: Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha.
Các chiên của Chúa Giêsu, Người nói chúng đã được Chúa Cha, Thiên Chúa trao phó cho Người. Nhưng chúng vẫn luôn ở trong bàn tay của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã khẳng định vai trò và vị trí cũng như trách nhiệm về đoàn chiên mà Chúa Cha đã trao phó, đã uỷ thác cho Ngài.
Khi không còn ở thế gian, Chúa Giêsu đã chọn, đã gọi các môn đệ thân tín để trao lại sứ mạng chăm sóc đoàn chiên của Chúa. Sứ mạng ấy hôm nay Thánh Phaolô và Banaba đã mạnh dạn công bố trong đoạn sách Công vụ tông đồ mà chúng ta vừa nghe. Bấy giờ ông Phao-lô và ông Ba-na-ba mạnh dạn lên tiếng: "Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất.". Nghe thế, dân ngoại vui mừng tôn vinh lời Chúa, và tất cả những người đã được Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin theo. Lời Chúa lan tràn khắp miền ấy.
Phaolô, Banaba, tông đồ đoàn và các vị mục tử nhân lành từ thế hệ này sang thế hệ khác đã sống đúng, sống trọn vẹn vai trò mục tử mà Chúa trao phó.
Thật sự ra mà nói, để hoàn thành sứ mạng mục tử chân chính như lòng Chúa muốn không phải là chuyện đơn giản vì lẽ như Thánh Phaolô và Banaba nói là anh em đã khước từ lời ấy. Chính Lời Chúa mang ơn cứu độ, mang ánh sáng cho muôn dân nhưng vì lý do nào đó có những mục tử đã khước từ lời và tự coi mình không xứng đáng để hưởng sự sống đời đời.
Thời nào cũng vậy, thời nào cũng có những mục tử nhân lành và cũng có những mục tử ác độc. Mục tử nhân lành dám thí mạng vì đoàn chiên còn mục tử ác bỏ trốn khi người ta đến bắt chiên và tệ ơn nữa là bán chiên với cái giá rẻ mạt.
Mừng lễ Chúa Chiên Lành hôm nay, mỗi người chúng ta hãy ngước lên nhìn hình ảnh của vị mục tử nhân lành đích thực là chính Chúa Giêsu để rồi chúng ta lắng đọng tâm hồn, lắng đọng cõi lòng để lắng nghe lời của mục tử Giêsu. Khi nghe và giữ lời của mục tử Giêsu chắc chắn chúng ta sẽ được đưa đến đồng cỏ xanh tươi và có suối mát trong ngần như mục tử Giêsu đã hứa.
Mục Tử Và Kẻ Cướp Chiên
Chủng sinh J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
08:54 24/04/2010
Mục Tử Và Kẻ Cướp Chiên
Tin Mừng Gio-an (10, 27) cho chúng ta thấy ý nghĩa sự gắn bó máu thịt giữa Đấng Chăn Nhân Lành với đàn chiên của Người:
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”.
Đây là dấu chỉ cần thiết và hệ trọng nhất, giúp người mục tử hôm nay nhận diện tầm mức tương giao mật thiết giữa chủ chiên – đàn chiên; đồng thời nắm bắt những tác động nghịch chiều có nguy cơ làm tổn hại nguồn sống siêu nhiên nơi những tâm hồn.
Thời đại hôm nay đòi hỏi những người chủ chăn biết lưu tâm săn sóc đàn chiên dựa trên những gợi mở mà Chúa Giêsu đã nêu lên. Quá trình này đòi hỏi các mục tử khả năng xem xét và khôn ngoan trong việc đối ứng với những ảnh hưởng làm thương tổn đàn chiên.
1. Mục tử không đồng loã với kẻ cướp chiên mình.
Điều đáng sợ là khi những nguy cơ ập đến với đàn chiên, người mục tử không những không ra tay bảo vệ, cứu vớt đàn chiên, nhưng lại thoả hiệp, đồng loã với mưu đồ áp chế của kẻ thù. Đây là căn nguyên trước hết của sự tan vỡ đàn chiên, dẫn đến những mất mát to lớn trong tương giao chủ chiên – đàn chiên.
Thế lực của sự dữ luôn tìm mọi cách hầu có thể làm tan nát Nhiệm Thể Đức Ki-tô, vốn đã được cố kết sau cuộc Phục Sinh. Thắng lợi của chúng trong cuộc chinh phục này là tận dụng được những bất toàn của người đứng đầu cộng đoàn, nhằm lôi kéo và biến họ thành một đồng minh đắc lực của những toan tính xảo quyệt nhất.
Phương thức mà những thế lực đen tối đã, đang và sẽ dùng là “đánh chủ chăn trước khi đoạt lấy những con chiên ngoan hiền”. Điều nguy hiểm ở đây là những kẻ nhẫn tâm ấy lại ranh mãnh khi nhắm vào những điểm xung yếu “rất người” của đối tượng đã mặc danh “Ki-tô thứ hai”. Các ngài phải đối diện với kẻ thù ngay giữa những bóng đêm tâm hồn; nhiều khi chính những bóng đêm ấy đã khiến các ngài nghiêng chiều hay đứng hẳn về phía kẻ đang rình rập đánh cướp đàn chiên. Nó như lời mời gọi ngọt ngào nhất đôi khi làm mê lịm cả những tâm hồn vốn được coi là “những bậc thầy thánh thiện”.
Do đó, người mục tử cần sáng suốt dựa trên gợi mở và kinh nghiệm sống quý báu từ Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Để không đồng loã với dã tâm của kẻ đang ra tay cướp chiên mình, thiết tưởng, người mục tử hãy nhìn lên Chúa Chiên Lành, học nơi Ngài tình yêu và khả năng lắng nghe trước những nhu cầu thiêng linh căn bản từ phía đối tượng đã được phó trao. Chỉ có tình yêu và sự xả thân cao độ mới có thể là động lực giúp cho các ngài ưu tiên tận hiến triệt để cho đàn chiên, đứng về phía đàn chiên để xua tan kẻ cướp chiên.
2. Mục tử phải “đánh đuổi” kẻ cướp chiên mình
Không đồng loã với kẻ cướp chiên mình, người mục tử còn phải lưu tâm cảnh giác, giữ gìn, bảo vệ cho đoàn chiên khỏi những bàn tay xâm hại từ khách quan và nội tại.
“Tôi ban cho chúng sự sống đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (Ga 10, 28).
Theo gương Đức Ki-tô Mục Tử, các đấng chăn hôm nay biết trân trọng sinh mệnh của những con chiên đã được Thiên Chúa yêu thương cứu độ. Dó đó, một khi sự sống của đoàn chiên bị đe doạ, người mục tử biết dũng cảm và cương quyết xua trừ những nguy cơ ảnh hưởng tới sự sống còn của đàn chiên. Số phận của đoàn chiên hệ tại ở sự khôn ngoan, xả kỷ và trên hết là tình yêu, hành động cảm thông của vị mục tử với đoàn chiên đang bị đánh cướp.
Đức hạnh, sự khôn ngoan, tinh thần dấn thân tuyệt đối của vị mục tử là cây gậy vạn năng khiến cho sự dữ phải khiếp sợ không dám bén mảng tới đoàn chiên. Trái lại, những biểu hiện nhu nhược, sợ hãi, thoái lui của người mang danh chủ chăn sẽ mở đường cho những mưu đồ bách hại ngày một tiến sát hơn tới đoàn chiên.
Thực tế cho thấy, một khi vị mục tử biết giương cao ngọn cờ chính nghĩa của Tin Mừng đi bước trước thì sức mạnh cố kết nơi đoàn chiên sẽ gia tăng gấp bội. Các địch thủ của linh hồn sẽ chùn bước và nhanh chóng thất bại.
3. Tất cả vì yêu thương đàn chiên.
Tình mến của mục tử dành cho đàn chiên không chỉ dừng lại ở trách nhiệm săn sóc bình thường hay một vài cử hành, dẫn dắt mang tính hình thức. Nó là tổng hoà những hành vi biểu tỏ nơi người mục tử, mà đỉnh cao là tình yêu và chí dũng dám chết thay vì sự sống đàn chiên.
Tin Mừng Gio-an (10, 27) cho chúng ta thấy ý nghĩa sự gắn bó máu thịt giữa Đấng Chăn Nhân Lành với đàn chiên của Người:
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”.
Đây là dấu chỉ cần thiết và hệ trọng nhất, giúp người mục tử hôm nay nhận diện tầm mức tương giao mật thiết giữa chủ chiên – đàn chiên; đồng thời nắm bắt những tác động nghịch chiều có nguy cơ làm tổn hại nguồn sống siêu nhiên nơi những tâm hồn.
Thời đại hôm nay đòi hỏi những người chủ chăn biết lưu tâm săn sóc đàn chiên dựa trên những gợi mở mà Chúa Giêsu đã nêu lên. Quá trình này đòi hỏi các mục tử khả năng xem xét và khôn ngoan trong việc đối ứng với những ảnh hưởng làm thương tổn đàn chiên.
1. Mục tử không đồng loã với kẻ cướp chiên mình.
Điều đáng sợ là khi những nguy cơ ập đến với đàn chiên, người mục tử không những không ra tay bảo vệ, cứu vớt đàn chiên, nhưng lại thoả hiệp, đồng loã với mưu đồ áp chế của kẻ thù. Đây là căn nguyên trước hết của sự tan vỡ đàn chiên, dẫn đến những mất mát to lớn trong tương giao chủ chiên – đàn chiên.
Thế lực của sự dữ luôn tìm mọi cách hầu có thể làm tan nát Nhiệm Thể Đức Ki-tô, vốn đã được cố kết sau cuộc Phục Sinh. Thắng lợi của chúng trong cuộc chinh phục này là tận dụng được những bất toàn của người đứng đầu cộng đoàn, nhằm lôi kéo và biến họ thành một đồng minh đắc lực của những toan tính xảo quyệt nhất.
Phương thức mà những thế lực đen tối đã, đang và sẽ dùng là “đánh chủ chăn trước khi đoạt lấy những con chiên ngoan hiền”. Điều nguy hiểm ở đây là những kẻ nhẫn tâm ấy lại ranh mãnh khi nhắm vào những điểm xung yếu “rất người” của đối tượng đã mặc danh “Ki-tô thứ hai”. Các ngài phải đối diện với kẻ thù ngay giữa những bóng đêm tâm hồn; nhiều khi chính những bóng đêm ấy đã khiến các ngài nghiêng chiều hay đứng hẳn về phía kẻ đang rình rập đánh cướp đàn chiên. Nó như lời mời gọi ngọt ngào nhất đôi khi làm mê lịm cả những tâm hồn vốn được coi là “những bậc thầy thánh thiện”.
Do đó, người mục tử cần sáng suốt dựa trên gợi mở và kinh nghiệm sống quý báu từ Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Để không đồng loã với dã tâm của kẻ đang ra tay cướp chiên mình, thiết tưởng, người mục tử hãy nhìn lên Chúa Chiên Lành, học nơi Ngài tình yêu và khả năng lắng nghe trước những nhu cầu thiêng linh căn bản từ phía đối tượng đã được phó trao. Chỉ có tình yêu và sự xả thân cao độ mới có thể là động lực giúp cho các ngài ưu tiên tận hiến triệt để cho đàn chiên, đứng về phía đàn chiên để xua tan kẻ cướp chiên.
2. Mục tử phải “đánh đuổi” kẻ cướp chiên mình
Không đồng loã với kẻ cướp chiên mình, người mục tử còn phải lưu tâm cảnh giác, giữ gìn, bảo vệ cho đoàn chiên khỏi những bàn tay xâm hại từ khách quan và nội tại.
“Tôi ban cho chúng sự sống đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (Ga 10, 28).
Theo gương Đức Ki-tô Mục Tử, các đấng chăn hôm nay biết trân trọng sinh mệnh của những con chiên đã được Thiên Chúa yêu thương cứu độ. Dó đó, một khi sự sống của đoàn chiên bị đe doạ, người mục tử biết dũng cảm và cương quyết xua trừ những nguy cơ ảnh hưởng tới sự sống còn của đàn chiên. Số phận của đoàn chiên hệ tại ở sự khôn ngoan, xả kỷ và trên hết là tình yêu, hành động cảm thông của vị mục tử với đoàn chiên đang bị đánh cướp.
Đức hạnh, sự khôn ngoan, tinh thần dấn thân tuyệt đối của vị mục tử là cây gậy vạn năng khiến cho sự dữ phải khiếp sợ không dám bén mảng tới đoàn chiên. Trái lại, những biểu hiện nhu nhược, sợ hãi, thoái lui của người mang danh chủ chăn sẽ mở đường cho những mưu đồ bách hại ngày một tiến sát hơn tới đoàn chiên.
Thực tế cho thấy, một khi vị mục tử biết giương cao ngọn cờ chính nghĩa của Tin Mừng đi bước trước thì sức mạnh cố kết nơi đoàn chiên sẽ gia tăng gấp bội. Các địch thủ của linh hồn sẽ chùn bước và nhanh chóng thất bại.
3. Tất cả vì yêu thương đàn chiên.
Tình mến của mục tử dành cho đàn chiên không chỉ dừng lại ở trách nhiệm săn sóc bình thường hay một vài cử hành, dẫn dắt mang tính hình thức. Nó là tổng hoà những hành vi biểu tỏ nơi người mục tử, mà đỉnh cao là tình yêu và chí dũng dám chết thay vì sự sống đàn chiên.
Những chủ chăn tốt ngày nay
Lm Nguyễn Hữu Thy
09:51 24/04/2010
Những chủ chăn tốt ngày nay (CN 4 PS/C)
(Ga 10,27-30)
Tuy đã bốn tuần lễ trôi qua, nhưng dấu ấn ngày lễ trọng đại của Kitô giáo, Ðại Lễ Chúa Sống Lại, vẫn còn sống động trong tâm hồn người tín hữu. Những bản thánh ca mà chúng ta cùng nhau hát lên trong những ngày này còn loan báo cho chúng ta về Ðấng Phục Sinh, là Người vẫn tiếp tục hiện diện giữa chúng ta và ban cho chúng ta niềm hy vọng vào một cuộc sống mới, một cuộc sống vượt mọi phạm trù thời gian và không gian: Cuộc sống vĩnh cửu! Chúng ta nhớ đến ngày Chúa Nhật Áo Trắng, ngày mà một số lớn các trẻ em lần đầu tiên được Rước Lễ, được tham dự với toàn thể cộng đoàn giáo xứ vào việc cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, được tiếp rước Ðức Giêsu Kitô như vị thượng khách duy nhất vào trong cuộc sống mình!
Và trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay, Ðức Giêsu Kitô cũng là trung tâm điểm, dưới hình ảnh Vị Mục Tử Tốt! Hôm nay cùng với mọi Kitô hữu trong toàn thể Giáo Hội, chúng ta hãy cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, nghĩa là cầu nguyện cho các thanh niên nam nữ biết can đảm dâng mình cho Chúa và dấn thân phục vụ Giáo Hội. Sứ mệnh chính yếu của họ là cùng với tất cả mọi tín hữu sống đức tin một cách triệt để và rao giảng đức tin đó ra cho mọi dân tộc.
Thuộc về Ơn Thiên Triệu gồm có ơn gọi Tu Dòng - nam cũng như nữ -, ơn gọi làm Linh Mục, Phó Tế và Thầy Giảng, cũng như ơn gọi làm các Giáo Lý Viên. Nói cách khác, chúng ta cùng cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu mang tính cách đa dạng mà Giáo Hội ngày nay đang cần tới.
Ðoạn Tin Mừng hôm nay phải được hiểu như là một bản văn dành đề cập tới người mục tử hay người mục đồng tốt và hình thức sống của người mục tử. Vào thời Ðức Giêsu, những người mục tử coi giữ đoàn chiên là những người sống đời du mục nay đây mai đó, chứ không có chỗ ở nhất định. Là những người chăm nom đoàn chiên, họ có bổn phận phải tìm kiếm những đồng cỏ xanh tốt và chỗ có nước trong lành cho đoàn chiên; họ phải canh chừng bảo vệ đoàn vật khỏi bị trộm cướp hay các thú dữ cắn xé. Nói chung, các mục đồng thuộc từng lớp thấp kém, sống một cuộc sống bên lề xã hội: đơn sơ, nghèo hèn! Theo thánh sử Gioan, dấu hiệu điển hình rõ ràng nhất của người mục tử tốt là sự quan hệ đầy yêu thương và gắn bó sâu xa giữa người mục tử và đoàn chiên đã được giao phó cho anh. Anh luôn thông cảm và chia sẻ với chúng tất cả những điều kiện sống một cách trung thành và vô vị lợi. Anh biết rõ đoàn chiên và có thể âu yếm gọi tên từng con một. Anh hướng dẫn và đồng hành với đoàn chiên. Nếu có con nào bị thất lạc, anh đi tìm kiếm cho tới khi gặp lại được (x. Ed 34,15-16). Bình thường, không bao giờ anh lìa xa đoàn vật, đặc biệt nhất là khi thấy có sói dữ tới. Vâng, anh sẵn sàng liều cả tính mạng mình để bảo vệ đoàn chiên. Vì thế, đoàn chiên quen biết tiếng người chăn sóc mình. Chúng nghe tiếng anh, tin tưởng anh và bước theo anh không chút do dự.
Áp dụng vào lãnh vực tôn giáo, thánh sử Gioan đã muốn làm cho các vị chủ chăn và cả cộng đoàn Kitô giáo nhận thức được cách rõ ràng rằng đức tin đòi hỏi một hình thức sống mới, đó là: Dấn thân trọn vẹn cho Giáo Hội, đoàn chiên của Ðức Kitô; là cùng đồng hành với nhau trong tình liên đới huynh đệ và trong sự gắn bó thân thiện. Ðời sống người mục tử và đời sống cộng đoàn phải được coi như một cuộc hành trình không ngừng. Vì thế, sự quen biết, sự chia sẻ và sự tin tưởng lẫn nhau là một điều rất cần thiết; cũng vậy, sự cởi mở lắng nghe và sự thông cảm hiểu biết lẫn nhau, là những thái độ không thể thiếu. Cuộc sống cho những người thân của mình chứa đựng sự sẵn sàng dấn thấn cho nhau, dù cho phải thua thiệt, bị hiểu lầm và cả đến việc hy sinh mạng sống mình. Một cách đặc biệt nhất là sự lo lắng cho những con chiên bị thất lạc (x. Ed 34,15-16); và cụ thể: đó là sự quan tâm đến những người nguội lạnh, những người bàng quan, sống đạo hững hờ. Cuộc sống người mục tử phải được đặt nền tảng trên tâm tình người môn đệ Ðức Kitô và phải được gắn bó với Thiên Chúa.
Mọi thành phần của giáo xứ cần phải liên kết với nhau và với vị chủ chăn của mình để cùng nhau nỗ lực vươn tới một cộng đoàn cùng đồng hành và cùng chung một định mệnh, một cộng đoàn được bồi dưỡng nhờ sự quan hệ mật thiết với Ðức Kitô. Và trong hướng đi đó các bạn trẻ sẽ khám phá ra và sẽ phát huy Ơn Gọi của mình để trở thành những vị mục tử chân chính tương lai cho Giáo Hội. Dĩ nhiên, người mục tử tốt không rơi từ trời xuống, nhưng là phát xuất từ giữa chúng ta: Từ các cộng đoàn giáo xứ, từ các gia đình. Bởi vậy sự góp tay của mỗi người chúng ta trong việc ươm trồng và làm phát triển các Ơn Gọi bằng những hành động và việc làm cụ thể của một đời sống Kitô giáo sâu xa, là một điều rất quan trọng và rất cần thiết. Giáo Hội đang cần sự đóng góp đó của chúng ta, các thanh thiếu niên, con em chúng ta, đang cần sự đóng góp đó của chúng ta. Ðây chính là ý nghĩa của Ngày Cầu Nguyện Cho Ơn Thiên Triệu hôm nay!
(Ga 10,27-30)
Tuy đã bốn tuần lễ trôi qua, nhưng dấu ấn ngày lễ trọng đại của Kitô giáo, Ðại Lễ Chúa Sống Lại, vẫn còn sống động trong tâm hồn người tín hữu. Những bản thánh ca mà chúng ta cùng nhau hát lên trong những ngày này còn loan báo cho chúng ta về Ðấng Phục Sinh, là Người vẫn tiếp tục hiện diện giữa chúng ta và ban cho chúng ta niềm hy vọng vào một cuộc sống mới, một cuộc sống vượt mọi phạm trù thời gian và không gian: Cuộc sống vĩnh cửu! Chúng ta nhớ đến ngày Chúa Nhật Áo Trắng, ngày mà một số lớn các trẻ em lần đầu tiên được Rước Lễ, được tham dự với toàn thể cộng đoàn giáo xứ vào việc cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, được tiếp rước Ðức Giêsu Kitô như vị thượng khách duy nhất vào trong cuộc sống mình!
Và trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay, Ðức Giêsu Kitô cũng là trung tâm điểm, dưới hình ảnh Vị Mục Tử Tốt! Hôm nay cùng với mọi Kitô hữu trong toàn thể Giáo Hội, chúng ta hãy cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, nghĩa là cầu nguyện cho các thanh niên nam nữ biết can đảm dâng mình cho Chúa và dấn thân phục vụ Giáo Hội. Sứ mệnh chính yếu của họ là cùng với tất cả mọi tín hữu sống đức tin một cách triệt để và rao giảng đức tin đó ra cho mọi dân tộc.
Thuộc về Ơn Thiên Triệu gồm có ơn gọi Tu Dòng - nam cũng như nữ -, ơn gọi làm Linh Mục, Phó Tế và Thầy Giảng, cũng như ơn gọi làm các Giáo Lý Viên. Nói cách khác, chúng ta cùng cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu mang tính cách đa dạng mà Giáo Hội ngày nay đang cần tới.
Ðoạn Tin Mừng hôm nay phải được hiểu như là một bản văn dành đề cập tới người mục tử hay người mục đồng tốt và hình thức sống của người mục tử. Vào thời Ðức Giêsu, những người mục tử coi giữ đoàn chiên là những người sống đời du mục nay đây mai đó, chứ không có chỗ ở nhất định. Là những người chăm nom đoàn chiên, họ có bổn phận phải tìm kiếm những đồng cỏ xanh tốt và chỗ có nước trong lành cho đoàn chiên; họ phải canh chừng bảo vệ đoàn vật khỏi bị trộm cướp hay các thú dữ cắn xé. Nói chung, các mục đồng thuộc từng lớp thấp kém, sống một cuộc sống bên lề xã hội: đơn sơ, nghèo hèn! Theo thánh sử Gioan, dấu hiệu điển hình rõ ràng nhất của người mục tử tốt là sự quan hệ đầy yêu thương và gắn bó sâu xa giữa người mục tử và đoàn chiên đã được giao phó cho anh. Anh luôn thông cảm và chia sẻ với chúng tất cả những điều kiện sống một cách trung thành và vô vị lợi. Anh biết rõ đoàn chiên và có thể âu yếm gọi tên từng con một. Anh hướng dẫn và đồng hành với đoàn chiên. Nếu có con nào bị thất lạc, anh đi tìm kiếm cho tới khi gặp lại được (x. Ed 34,15-16). Bình thường, không bao giờ anh lìa xa đoàn vật, đặc biệt nhất là khi thấy có sói dữ tới. Vâng, anh sẵn sàng liều cả tính mạng mình để bảo vệ đoàn chiên. Vì thế, đoàn chiên quen biết tiếng người chăn sóc mình. Chúng nghe tiếng anh, tin tưởng anh và bước theo anh không chút do dự.
Áp dụng vào lãnh vực tôn giáo, thánh sử Gioan đã muốn làm cho các vị chủ chăn và cả cộng đoàn Kitô giáo nhận thức được cách rõ ràng rằng đức tin đòi hỏi một hình thức sống mới, đó là: Dấn thân trọn vẹn cho Giáo Hội, đoàn chiên của Ðức Kitô; là cùng đồng hành với nhau trong tình liên đới huynh đệ và trong sự gắn bó thân thiện. Ðời sống người mục tử và đời sống cộng đoàn phải được coi như một cuộc hành trình không ngừng. Vì thế, sự quen biết, sự chia sẻ và sự tin tưởng lẫn nhau là một điều rất cần thiết; cũng vậy, sự cởi mở lắng nghe và sự thông cảm hiểu biết lẫn nhau, là những thái độ không thể thiếu. Cuộc sống cho những người thân của mình chứa đựng sự sẵn sàng dấn thấn cho nhau, dù cho phải thua thiệt, bị hiểu lầm và cả đến việc hy sinh mạng sống mình. Một cách đặc biệt nhất là sự lo lắng cho những con chiên bị thất lạc (x. Ed 34,15-16); và cụ thể: đó là sự quan tâm đến những người nguội lạnh, những người bàng quan, sống đạo hững hờ. Cuộc sống người mục tử phải được đặt nền tảng trên tâm tình người môn đệ Ðức Kitô và phải được gắn bó với Thiên Chúa.
Mọi thành phần của giáo xứ cần phải liên kết với nhau và với vị chủ chăn của mình để cùng nhau nỗ lực vươn tới một cộng đoàn cùng đồng hành và cùng chung một định mệnh, một cộng đoàn được bồi dưỡng nhờ sự quan hệ mật thiết với Ðức Kitô. Và trong hướng đi đó các bạn trẻ sẽ khám phá ra và sẽ phát huy Ơn Gọi của mình để trở thành những vị mục tử chân chính tương lai cho Giáo Hội. Dĩ nhiên, người mục tử tốt không rơi từ trời xuống, nhưng là phát xuất từ giữa chúng ta: Từ các cộng đoàn giáo xứ, từ các gia đình. Bởi vậy sự góp tay của mỗi người chúng ta trong việc ươm trồng và làm phát triển các Ơn Gọi bằng những hành động và việc làm cụ thể của một đời sống Kitô giáo sâu xa, là một điều rất quan trọng và rất cần thiết. Giáo Hội đang cần sự đóng góp đó của chúng ta, các thanh thiếu niên, con em chúng ta, đang cần sự đóng góp đó của chúng ta. Ðây chính là ý nghĩa của Ngày Cầu Nguyện Cho Ơn Thiên Triệu hôm nay!
Đôi điều suy nghĩ về ơn gọi
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:12 24/04/2010
Đôi điều suy nghĩ về ơn gọi
HĐGM Pháp, (cef.fr) - Mỗi người được gọi làm điều gì đó trong cuộc đời mình. Nếu ai đó quyết định dốc hết để phục vụ cho một mục đích tối quan trọng hơn cả những điều ưa thích mang tính cá nhân thì chúng ta có thể nói rằng người ấy đáp lại một ơn gọi.
Như vậy ơn gọi chắc chắn là phương thức chọn lựa cách sống, hiểu biết cuộc sống và xếp đặt cuộc đời trong sự phục vụ. Thế nhưng tiếng gọi, ngọn nguồn của ơn gọi lại không phát xuất từ phía con người. Họ chỉ có thể lãnh nhận và đáp trả với tất cả tự do. Ơn thiên triệu chính là được gọi, được gọi bởi và được gọi để. Điều này đòi hỏi một thái độ lắng nghe và lời đáp trả.
Đối với Kitô hữu, ơn thiên triệu đến từ nơi Thiên Chúa, từ lời mời gọi của Đức Kitô bước theo Người, thành những chứng nhân trong thế giới và trong lịch sử. Mỗi tín hữu, qua bí tích Rửa Tội được kêu mời làm cho đời mình thành một lời đáp trả và một sự phục vụ. Ơn gọi Kitô hữu bao hàm tất cả các tình trạng sống: hôn nhân công giáo hay độc thân…
Dù ở bất cứ bậc sống nào, chúng ta đều được mời gọi nên thánh, tham dự vào tình yêu viên mãn của Thiên Chúa, sống yêu thương, sống hạnh phúc và mang hạnh phúc đến cho người khác.
Cách riêng, giữa các tín hữu, một số được kêu mời dâng hiến trọn vẹn đời mình cho Thiên Chúa để phục vụ một sứ mệnh như linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, giáo dân thánh hiến…Điều đó cũng được gọi là những « ơn gọi đặc biệt ».
HĐGM Pháp, (cef.fr) - Mỗi người được gọi làm điều gì đó trong cuộc đời mình. Nếu ai đó quyết định dốc hết để phục vụ cho một mục đích tối quan trọng hơn cả những điều ưa thích mang tính cá nhân thì chúng ta có thể nói rằng người ấy đáp lại một ơn gọi.
Như vậy ơn gọi chắc chắn là phương thức chọn lựa cách sống, hiểu biết cuộc sống và xếp đặt cuộc đời trong sự phục vụ. Thế nhưng tiếng gọi, ngọn nguồn của ơn gọi lại không phát xuất từ phía con người. Họ chỉ có thể lãnh nhận và đáp trả với tất cả tự do. Ơn thiên triệu chính là được gọi, được gọi bởi và được gọi để. Điều này đòi hỏi một thái độ lắng nghe và lời đáp trả.
Đối với Kitô hữu, ơn thiên triệu đến từ nơi Thiên Chúa, từ lời mời gọi của Đức Kitô bước theo Người, thành những chứng nhân trong thế giới và trong lịch sử. Mỗi tín hữu, qua bí tích Rửa Tội được kêu mời làm cho đời mình thành một lời đáp trả và một sự phục vụ. Ơn gọi Kitô hữu bao hàm tất cả các tình trạng sống: hôn nhân công giáo hay độc thân…
Dù ở bất cứ bậc sống nào, chúng ta đều được mời gọi nên thánh, tham dự vào tình yêu viên mãn của Thiên Chúa, sống yêu thương, sống hạnh phúc và mang hạnh phúc đến cho người khác.
Cách riêng, giữa các tín hữu, một số được kêu mời dâng hiến trọn vẹn đời mình cho Thiên Chúa để phục vụ một sứ mệnh như linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, giáo dân thánh hiến…Điều đó cũng được gọi là những « ơn gọi đặc biệt ».
Đức cha Jean Marie Le Vert: Thánh Thể là con đường của mọi ơn gọi
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng dịch
15:44 24/04/2010
Thánh Thể ban thêm sức mạnh để sống ơn gọi Kitô hữu. Bí tích này cho phép khám phá ra chỗ đứng của mình trong Thân Thể của Chúa Kitô là Giáo Hội.
Như chúng ta đã biết, Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh điểm của đời sống Kitô hữu. Điều đó đặc biệt cần thiết cho mọi ơn gọi. Trong thực tế, Thánh Thể là một bí tích, có nghĩa là một dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng Thiên Chúa. Ân sủng này thật đa dạng: bằng cách hiện thực hóa để mang lại sự hiện diện của chính Đức Kitô, trong tất cả màu nhiệm Phục Sinh; cho phép chúng ta nếm hưởng Lời Chúa qua đó chúng ta có thể nhận biết Đức Kitô… Làm sao lại không khẳng định rằng Thánh Thể giúp cho ai đó có thể khám phá và đào sâu ơn gọi của mình ?
Người nào cảm thấy được gọi để trở thành linh mục, phó tế, nam nữ tu sĩ cần phải theo Đức Kitô bằng cách dâng hiến đời mình cho Ngài. Thế nên không thể theo ai đó mà mình chưa quen biết. Thánh Thể giúp chúng ta bước vào sự thân tình với Đấng là nguồn mạch của mọi tiếng gọi. Màu nhiệm Phục Sinh mà bí tích này hiện tại hóa cũng là điều mà mọi ơn gọi thánh hiến sống và tuyên tín trong việc phục vụ Giáo Hội. Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong tông thư « Lạy Chúa, xin hãy ở lại với chúng con » năm 2004, nói về bí tích Thánh Thể như là « nguyên lý và dự phóng của sứ mệnh ». Hết thảy mọi ơn gọi đều hàm chứa sứ mệnh.
Sau nữa, đối với ơn gọi linh mục, Thánh Thể đặt người linh mục tương lai tiếp xúc với cái mà người ấy sẽ cử hành và cũng sẽ là trung tâm của mọi ngày sống của mình.
Đồng thời, đó là điều đích thực đối với việc tham dự phụng vụ thánh lễ cũng như chầu Thánh Thể. Bởi vì chúng ta cần hiểu rằng với tư cách là Kitô hữu chúng ta không chỉ đơn thuần được mời gọi cử hành bí tích Thánh Thể, mà còn sống bí tích này nữa, có nghĩa là có một đời sống theo khuôn mẫu của Đức Kitô, bước đi theo Ngài. Thánh Thể là nguyên lý của đời sống Kitô hữu, hàm chứa toàn bộ cái mà chúng ta được mời gọi sống, cũng như ban cho chúng ta cả một chương trình của một đời sống Kitô hữu. Huống chi điều đó thực sự cần thiết cho mọi ơn gọi.
Hỡi bạn trẻ đang đặt cho mình câu hỏi về ơn gọi, tôi cầu chúc bạn có một đời sống nội tâm với gắn bó với Thánh Thể. Không thể thiếu đối với đời sống Giáo Hội, Thánh Thể cũng rất cần thiết cho bạn trong việc phân định ơn gọi. Bạn sẽ thấy được ở đó Đấng kêu gọi bạn chỉ vì yêu thương bạn. Thánh Thể làm cho bạn yêu mến Giáo Hội mà Ngài đề nghị bạn phục vụ. Bởi ân sủng, trong đất nước chúng ta, điều đó nằm trong tầm tay của bạn và bước tới một cách dễ dàng. Chắc chắn, bạn xin ai đó cho một lời khuyên chân thành để phân định ơn gọi nếu như bạn được gọi. Đức Kitô, người bạn tốt lành, vị Cố Vấn kỳ diệu theo cách nói của ngôn sứ Isaia (Is 9, 5) là người đầu tiên mà bạn có thể đề nghị điều ấy. Bạn có thể gặp gỡ Ngài tốt nhất nơi bí tích Thánh Thể, món quà của chính Ngài tặng cho Giáo Hội đấy sao ?
Như chúng ta đã biết, Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh điểm của đời sống Kitô hữu. Điều đó đặc biệt cần thiết cho mọi ơn gọi. Trong thực tế, Thánh Thể là một bí tích, có nghĩa là một dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng Thiên Chúa. Ân sủng này thật đa dạng: bằng cách hiện thực hóa để mang lại sự hiện diện của chính Đức Kitô, trong tất cả màu nhiệm Phục Sinh; cho phép chúng ta nếm hưởng Lời Chúa qua đó chúng ta có thể nhận biết Đức Kitô… Làm sao lại không khẳng định rằng Thánh Thể giúp cho ai đó có thể khám phá và đào sâu ơn gọi của mình ?
Người nào cảm thấy được gọi để trở thành linh mục, phó tế, nam nữ tu sĩ cần phải theo Đức Kitô bằng cách dâng hiến đời mình cho Ngài. Thế nên không thể theo ai đó mà mình chưa quen biết. Thánh Thể giúp chúng ta bước vào sự thân tình với Đấng là nguồn mạch của mọi tiếng gọi. Màu nhiệm Phục Sinh mà bí tích này hiện tại hóa cũng là điều mà mọi ơn gọi thánh hiến sống và tuyên tín trong việc phục vụ Giáo Hội. Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong tông thư « Lạy Chúa, xin hãy ở lại với chúng con » năm 2004, nói về bí tích Thánh Thể như là « nguyên lý và dự phóng của sứ mệnh ». Hết thảy mọi ơn gọi đều hàm chứa sứ mệnh.
Sau nữa, đối với ơn gọi linh mục, Thánh Thể đặt người linh mục tương lai tiếp xúc với cái mà người ấy sẽ cử hành và cũng sẽ là trung tâm của mọi ngày sống của mình.
Đồng thời, đó là điều đích thực đối với việc tham dự phụng vụ thánh lễ cũng như chầu Thánh Thể. Bởi vì chúng ta cần hiểu rằng với tư cách là Kitô hữu chúng ta không chỉ đơn thuần được mời gọi cử hành bí tích Thánh Thể, mà còn sống bí tích này nữa, có nghĩa là có một đời sống theo khuôn mẫu của Đức Kitô, bước đi theo Ngài. Thánh Thể là nguyên lý của đời sống Kitô hữu, hàm chứa toàn bộ cái mà chúng ta được mời gọi sống, cũng như ban cho chúng ta cả một chương trình của một đời sống Kitô hữu. Huống chi điều đó thực sự cần thiết cho mọi ơn gọi.
Hỡi bạn trẻ đang đặt cho mình câu hỏi về ơn gọi, tôi cầu chúc bạn có một đời sống nội tâm với gắn bó với Thánh Thể. Không thể thiếu đối với đời sống Giáo Hội, Thánh Thể cũng rất cần thiết cho bạn trong việc phân định ơn gọi. Bạn sẽ thấy được ở đó Đấng kêu gọi bạn chỉ vì yêu thương bạn. Thánh Thể làm cho bạn yêu mến Giáo Hội mà Ngài đề nghị bạn phục vụ. Bởi ân sủng, trong đất nước chúng ta, điều đó nằm trong tầm tay của bạn và bước tới một cách dễ dàng. Chắc chắn, bạn xin ai đó cho một lời khuyên chân thành để phân định ơn gọi nếu như bạn được gọi. Đức Kitô, người bạn tốt lành, vị Cố Vấn kỳ diệu theo cách nói của ngôn sứ Isaia (Is 9, 5) là người đầu tiên mà bạn có thể đề nghị điều ấy. Bạn có thể gặp gỡ Ngài tốt nhất nơi bí tích Thánh Thể, món quà của chính Ngài tặng cho Giáo Hội đấy sao ?
Đón nhận những sáng kiến của Chúa
+ Gm. Gioan B. Bùi Tuần
15:49 24/04/2010
ĐÓN NHẬN NHỮNG SÁNG KIẾN CỦA CHÚA
Đời người là một lịch sử. Đối với người sống đức tin, lịch sử đời mình được coi là một chuyến đi về với Chúa. Diễn tả chuyến đi này là điều không dễ. Ở đây, chỉ xin được nói lên một nét nổi bật. Nét nổi bật đó là đón nhận được những sáng kiến của Chúa dành riêng cho mình.
1/ Nền tảng của sự đón nhận
Nền tảng của sự đón nhận là tinh thần thơ ấu thiêng liêng. Chúa Giêsu dạy: “Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở nên như trẻ nhỏ, anh em sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 18,1).
Tự bản thân trẻ nhỏ rất khó nghèo. Mọi sự đều trông cậy nơi cha mẹ. Cũng vậy, người con Chúa, dù ở tuổi nào, trong địa vị nào, cũng được khuyên là hãy sống khó nghèo, bé mọn, như trẻ thơ trước mặt Chúa. Mong muốn lớn nhất nơi họ là được sống đẹp lòng Chúa, sẵn sàng đón nhận bất cứ sự gì Chúa muốn làm nơi họ, luôn luôn phó thác mình cho Chúa, vì Chúa là Cha.
Với tâm tình thơ ấu đó, người con Chúa ra khỏi cái tôi chật hẹp, cái tôi tập trung vào chính mình. Họ mở lòng ra, hướng về Chúa bằng cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và đời Chúa. Họ trở nên khiêm tốn, khó nghèo và chờ đợi Chúa.
Chúa đến với họ như một sự bất ngờ. Bởi vì sự Chúa đến với họ là do Chúa chủ động. Đó là sáng kiến của Chúa.
Chúa vào lòng họ, ở lại đó, và can thiệp vào đời họ với những sáng kiến của Chúa. Trước hết, xin đề cập đến lãnh vực đức tin.
2/ Những sáng kiến trong lãnh vực đức tin
Đức tin mà Chúa ban cho họ được họ cảm nhận như một sức sống thiêng liêng. Bản thân họ đang như một căn nhà hỗn độn, đức tin đến sắp xếp lại cho có trật tự. Tư tưởng, ước muốn, tình cảm, đam mê, tất cả chỉ được tồn tại trong một trật tự được kiểm soát bởi lương tâm ngay chính. Với trật tự đó, họ được dẫn vào con đường mến Chúa yêu người theo thánh ý Chúa.
Đi trên con đường mà đức tin hướng dẫn, người con Chúa sẽ phải chiến đấu rất nhiều với chính mình, với thế gian và với ma quỷ. Nhưng chính trên chiến trường ấy, Chúa nâng đỡ họ, lúc tỏ hiện, lúc kín đáo. Tất cả đều do sáng kiến của Chúa.
Họ xác tín: Chúa của đức tin là một người Cha, là Đấng cứu độ. Họ không thấy Người. Nhưng họ như được chạm đến Người. Người là hạnh phúc của họ. Vâng lời Người, họ sống Tám mối phúc.
Người con Chúa hiểu đức tin như một gặp gỡ với Chúa. Chúa gọi tên họ, Chúa có mặt trong những biến cố riêng tư của họ. Gặp gỡ đó là rất sống động, là rất riêng tư. Gặp gỡ đó không miễn trừ cho họ khỏi phải “từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Chúa” (Mt 16,24). Nhưng chính trong mọi phấn đấu ấy, họ đón nhận được Chúa là tình yêu. Đó là một sáng kiến của Chúa mà người con Chúa phải đón nhận với lòng cảm tạ.
Hơn nữa, sự đón nhận và cảm nhận những sáng kiến của Chúa còn xảy ra trong một lãnh vực khác, đó là lãnh vực làm sáng danh Chúa.
3/ Những sáng kiến trong lãnh vực làm sáng danh Chúa
Lãnh vực làm sáng danh Chúa thường rất hỗn độn. Sẽ có vô số sáng kiến được đưa ra để gọi là làm sáng danh Chúa. Kẻ đưa ra nhiều khi lại là chính ác thần Satan. Quỷ đưa ra sáng kiến và giúp thực hiện sáng kiến, để rồi thành công trở thành dụng cụ của nó.
Người con Chúa sống tinh thần thơ ấu, khó nghèo, khiêm tốn, thường dễ nhận được ơn Chúa Thánh Thần, để phân định cái đúng cái sai.
Họ không khinh thường những việc bề ngoài. Nhưng họ nhận được sáng kiến của Chúa là ưu tiên hãy làm sáng danh Chúa bằng cách đổi mới con người của họ và của những người thuộc về họ.
Đổi mới con người thế nào, thì Phúc Âm đã nói rõ. Dưới đây là vài nét chính:
– Chính mình thành của lễ. “Vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa” (Rm 12,1).
– Của lễ là thực thi ý Chúa. Đức Kitô nói: “Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và xá tội, Chúa đã chẳng ưa... Rồi người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,8-9). Cũng như Đức Kitô, người con Chúa cũng phải thi hành ý Chúa Cha một cách triệt để: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,20). Họ thi hành ý Chúa Cha, nhờ gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu (x. Ga 15,5).
Trong việc đổi mới mình như vậy, người con Chúa sẽ đón nhận được vô vàn sáng kiến đến từ Chúa, nhất là về sự từ bỏ mình. Để rồi họ trở thành một tạo vật mới Chúa dùng như dụng cụ bình an, hoà giải.
Một lãnh vực khác, mà người con Chúa thường nhận được sáng kiến của Chúa, đó là lãnh vực dấn thân.
4/ Những sáng kiến trong lãnh vực dấn thân
Dấn thân là đi vào đời. Không có đời chung chung, mà là một đời cụ thể, với không gian cụ thể. Đời cụ thể ấy có những con người. Không có những con người trừu tượng, nhưng đã là người, thì phải là người cụ thể, với những hoàn cảnh cụ thể.
Dấn thân vào một nơi cụ thể, và gặp những con người cụ thể, thì việc phục vụ họ và loan báo Tin Mừng cho họ sẽ phải sát với những cụ thể đó.
Sát thực tế là điều không dễ chút nào. Nhất là sát với thực tế mà cũng phải sát với thánh ý Chúa.
Nơi nhiều người thực tế bên ngoài thì khác, mà thực tế bên trong thì khác. Một sự khác xa đáng sợ. Những trường hợp như thế không phải là ít. Người con Chúa sẽ kiên trì cầu nguyện. Đến một lúc nào đó Chúa sẽ soi cho họ thấy những sáng kiến của Chúa. Có những sáng kiến thực hiện được ngay. Có những sáng kiến phải ấp ủ lâu ngày. Tất cả mọi sáng kiến đều phải có Tin Mừng về tình yêu thương, hoà giải, hoà bình.
Trong bất cứ dấn thân nào, người con Chúa cũng cảm thấy chính mình phải như hạt lúa gieo vào lòng đất, phải thối đi, rồi Chúa sẽ làm cho việc dấn thân của mình có thể sinh ra kết quả (x. Ga 12,24). Kết quả nhiều khi rất bất ngờ. Ánh sáng tìm được trong bóng tối. Sự ác biến thành sự thiện.
***
Với một thoáng nhìn trên đây về lịch sử đời mình, người con Chúa sẽ nhận ra hành trình của mình về với Chúa luôn có những can thiệp vô hình của Chúa. Nhờ vậy, họ đón nhận được những giá trị thực của Tin Mừng. Quá khứ của họ cũng đang trong hiện tại. Một hiện tại hướng tới một tương lai sẽ không thiếu những bất ngờ.
Đời người là một lịch sử. Đối với người sống đức tin, lịch sử đời mình được coi là một chuyến đi về với Chúa. Diễn tả chuyến đi này là điều không dễ. Ở đây, chỉ xin được nói lên một nét nổi bật. Nét nổi bật đó là đón nhận được những sáng kiến của Chúa dành riêng cho mình.
1/ Nền tảng của sự đón nhận
Nền tảng của sự đón nhận là tinh thần thơ ấu thiêng liêng. Chúa Giêsu dạy: “Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở nên như trẻ nhỏ, anh em sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 18,1).
Tự bản thân trẻ nhỏ rất khó nghèo. Mọi sự đều trông cậy nơi cha mẹ. Cũng vậy, người con Chúa, dù ở tuổi nào, trong địa vị nào, cũng được khuyên là hãy sống khó nghèo, bé mọn, như trẻ thơ trước mặt Chúa. Mong muốn lớn nhất nơi họ là được sống đẹp lòng Chúa, sẵn sàng đón nhận bất cứ sự gì Chúa muốn làm nơi họ, luôn luôn phó thác mình cho Chúa, vì Chúa là Cha.
Với tâm tình thơ ấu đó, người con Chúa ra khỏi cái tôi chật hẹp, cái tôi tập trung vào chính mình. Họ mở lòng ra, hướng về Chúa bằng cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và đời Chúa. Họ trở nên khiêm tốn, khó nghèo và chờ đợi Chúa.
Chúa đến với họ như một sự bất ngờ. Bởi vì sự Chúa đến với họ là do Chúa chủ động. Đó là sáng kiến của Chúa.
Chúa vào lòng họ, ở lại đó, và can thiệp vào đời họ với những sáng kiến của Chúa. Trước hết, xin đề cập đến lãnh vực đức tin.
2/ Những sáng kiến trong lãnh vực đức tin
Đức tin mà Chúa ban cho họ được họ cảm nhận như một sức sống thiêng liêng. Bản thân họ đang như một căn nhà hỗn độn, đức tin đến sắp xếp lại cho có trật tự. Tư tưởng, ước muốn, tình cảm, đam mê, tất cả chỉ được tồn tại trong một trật tự được kiểm soát bởi lương tâm ngay chính. Với trật tự đó, họ được dẫn vào con đường mến Chúa yêu người theo thánh ý Chúa.
Đi trên con đường mà đức tin hướng dẫn, người con Chúa sẽ phải chiến đấu rất nhiều với chính mình, với thế gian và với ma quỷ. Nhưng chính trên chiến trường ấy, Chúa nâng đỡ họ, lúc tỏ hiện, lúc kín đáo. Tất cả đều do sáng kiến của Chúa.
Họ xác tín: Chúa của đức tin là một người Cha, là Đấng cứu độ. Họ không thấy Người. Nhưng họ như được chạm đến Người. Người là hạnh phúc của họ. Vâng lời Người, họ sống Tám mối phúc.
Người con Chúa hiểu đức tin như một gặp gỡ với Chúa. Chúa gọi tên họ, Chúa có mặt trong những biến cố riêng tư của họ. Gặp gỡ đó là rất sống động, là rất riêng tư. Gặp gỡ đó không miễn trừ cho họ khỏi phải “từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Chúa” (Mt 16,24). Nhưng chính trong mọi phấn đấu ấy, họ đón nhận được Chúa là tình yêu. Đó là một sáng kiến của Chúa mà người con Chúa phải đón nhận với lòng cảm tạ.
Hơn nữa, sự đón nhận và cảm nhận những sáng kiến của Chúa còn xảy ra trong một lãnh vực khác, đó là lãnh vực làm sáng danh Chúa.
3/ Những sáng kiến trong lãnh vực làm sáng danh Chúa
Lãnh vực làm sáng danh Chúa thường rất hỗn độn. Sẽ có vô số sáng kiến được đưa ra để gọi là làm sáng danh Chúa. Kẻ đưa ra nhiều khi lại là chính ác thần Satan. Quỷ đưa ra sáng kiến và giúp thực hiện sáng kiến, để rồi thành công trở thành dụng cụ của nó.
Người con Chúa sống tinh thần thơ ấu, khó nghèo, khiêm tốn, thường dễ nhận được ơn Chúa Thánh Thần, để phân định cái đúng cái sai.
Họ không khinh thường những việc bề ngoài. Nhưng họ nhận được sáng kiến của Chúa là ưu tiên hãy làm sáng danh Chúa bằng cách đổi mới con người của họ và của những người thuộc về họ.
Đổi mới con người thế nào, thì Phúc Âm đã nói rõ. Dưới đây là vài nét chính:
– Chính mình thành của lễ. “Vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa” (Rm 12,1).
– Của lễ là thực thi ý Chúa. Đức Kitô nói: “Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và xá tội, Chúa đã chẳng ưa... Rồi người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,8-9). Cũng như Đức Kitô, người con Chúa cũng phải thi hành ý Chúa Cha một cách triệt để: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,20). Họ thi hành ý Chúa Cha, nhờ gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu (x. Ga 15,5).
Trong việc đổi mới mình như vậy, người con Chúa sẽ đón nhận được vô vàn sáng kiến đến từ Chúa, nhất là về sự từ bỏ mình. Để rồi họ trở thành một tạo vật mới Chúa dùng như dụng cụ bình an, hoà giải.
Một lãnh vực khác, mà người con Chúa thường nhận được sáng kiến của Chúa, đó là lãnh vực dấn thân.
4/ Những sáng kiến trong lãnh vực dấn thân
Dấn thân là đi vào đời. Không có đời chung chung, mà là một đời cụ thể, với không gian cụ thể. Đời cụ thể ấy có những con người. Không có những con người trừu tượng, nhưng đã là người, thì phải là người cụ thể, với những hoàn cảnh cụ thể.
Dấn thân vào một nơi cụ thể, và gặp những con người cụ thể, thì việc phục vụ họ và loan báo Tin Mừng cho họ sẽ phải sát với những cụ thể đó.
Sát thực tế là điều không dễ chút nào. Nhất là sát với thực tế mà cũng phải sát với thánh ý Chúa.
Nơi nhiều người thực tế bên ngoài thì khác, mà thực tế bên trong thì khác. Một sự khác xa đáng sợ. Những trường hợp như thế không phải là ít. Người con Chúa sẽ kiên trì cầu nguyện. Đến một lúc nào đó Chúa sẽ soi cho họ thấy những sáng kiến của Chúa. Có những sáng kiến thực hiện được ngay. Có những sáng kiến phải ấp ủ lâu ngày. Tất cả mọi sáng kiến đều phải có Tin Mừng về tình yêu thương, hoà giải, hoà bình.
Trong bất cứ dấn thân nào, người con Chúa cũng cảm thấy chính mình phải như hạt lúa gieo vào lòng đất, phải thối đi, rồi Chúa sẽ làm cho việc dấn thân của mình có thể sinh ra kết quả (x. Ga 12,24). Kết quả nhiều khi rất bất ngờ. Ánh sáng tìm được trong bóng tối. Sự ác biến thành sự thiện.
***
Với một thoáng nhìn trên đây về lịch sử đời mình, người con Chúa sẽ nhận ra hành trình của mình về với Chúa luôn có những can thiệp vô hình của Chúa. Nhờ vậy, họ đón nhận được những giá trị thực của Tin Mừng. Quá khứ của họ cũng đang trong hiện tại. Một hiện tại hướng tới một tương lai sẽ không thiếu những bất ngờ.
Điểm nhấn trong “Sứ Điệp Của ĐTC Bênêđictô XVI Nhân Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Lần Thứ 47”.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
15:50 24/04/2010
Chủ đề Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần này được Đức Thánh Cha đề nghị chúng ta suy tư về: Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi.
Xuyên suốt Sứ điệp, Đức Thánh Cha đã nêu lên vai trò và ý nghĩa của đời sống chứng tá như điểm then chốt nhằm thực thi việc cổ vũ ơn gọi một cách hiệu quả. Trong bối cảnh của Năm Thánh Linh Mục, việc đề cao và thúc đẩy chứng tá mục tử là tiêu chí trọng tâm cho định hướng phát triển gia tăng ơn gọi.
“Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi. Quả thế, sự phong nhiêu của việc cổ vũ ơn gọi trước tiên tùy thuộc vào hành vi nhưng không của Thiên Chúa; nhưng, như kinh nghiệm mục vụ xác nhận, nó cũng được trợ giúp bởi phẩm chất và bởi sự phong phú của chứng tá cá nhân và cộng đoàn của những người đã đáp trả lại tiếng gọi của Chúa trong thừa tác vụ linh mục và trong đời sống thánh hiến: chứng tá của họ có thể khơi dậy nơi những người khác, đến lượt họ, ước muốn đáp trả lại cách quảng đại tiếng gọi của Chúa Kitô”.
Đời sống chứng tá này được khơi nguồn từ chính lịch sử cứu độ; ở đó, Thiên Chúa đã dùng các chứng nhân như dấu chỉ của lời mời gọi thiết thực, gần gũi nhưng rất cao cả đối với con người. Đức Thánh Cha đã dẫn ra các điển chứng Tin Mừng cho thấy tầm quan trọng của chứng nhân có sức mạnh phi thường, tác động tới sự đáp trả mau mắn, nhiệt thành nơi đối tượng được mời gọi. Và theo Đức Thánh Cha, “điều này vẫn còn xảy đến hôm nay trong Giáo Hội: Thiên Chúa dùng chứng tá của các linh mục trung thành với sứ mạng của mình để khơi lên những ơn gọi linh mục và tu sĩ mới để phục vụ dân Thiên Chúa”.
Đời sống chứng tá của người linh mục ngày hôm nay không phải là lối sống tuỳ hứng, mà được khơi gợi và mời gọi hành động theo gương Đấng Chăn Nhân Lành. Đức Thánh Cha đã nhắc lại “ba khía cạnh của đời sống linh mục”, mà theo Ngài, “là thiết yếu cho một chứng tá linh mục hữu hiệu”.
Chứng tá ơn gọi được biểu hiện trước hết qua “tình bạn với Chúa Kitô là một yếu tố căn bản và có thể nhận thấy được của mọi ơn gọi linh mục và thánh hiến. Chúa Giêsu đã sống trong sự kết hiệp liên lỉ với Cha của Ngài, điều đã khơi lên nơi các môn đệ ước muốn sống chính kinh nghiệm đó, bằng cách học hỏi từ nơi Ngài sự hiệp thông và đối thoại không ngừng với Thiên Chúa”.
Sự kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô chỉ có thể đạt mức độ lan toả tới các cá nhân và cộng đồng khi linh mục sẵn sàng “trao hiến hoàn toàn chính mình cho Thiên Chúa là một khía cạnh khác của việc thánh hiến linh mục và của đời sống thánh hiến. Thánh Gioan Tông đồ đã viết: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em.” (1Ga 3, 16)…. Lịch sử của mỗi ơn gọi hầu như luôn được liên kết với chứng tá của một linh mục đã sống cách vui tươi sự trao hiến chính mình cho anh chị em của mình vì Nước Trời”.
Thêm một khía cạnh căn bản khác được Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục, là hãy lưu tâm, “sống hiệp thông là khía cạnh thứ ba mà không thể không làm rõ nét người linh mục và người sống đời thánh hiến. Chúa Giêsu đã chỉ ra sự hiệp thông sâu xa trong tình yêu như là dấu chỉ phân biệt của người muốn làm môn đệ của Ngài: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).
Những đề nghị và chỉ dẫn của Đức Thánh Cha đã đặt trọng tâm việc cổ võ ơn gọi vào đời sống chứng tá linh mục. Đây là định hướng quan trọng cho nhu cầu về lượng và phẩm giá ơn gọi đang được đặt ra cấp thiết như hiện nay.
Cuộc sống vật chất với những áp lực nhiều khi đã làm chúng ta xao nhãng đi căn tính của ơn gọi tận hiến. Nó phải được khởi đi từ chính cốt cách của Đức Ki-tô Linh Mục Thượng Phẩm. Do vậy, ơn gọi nơi những ứng sinh chỉ có thể thành toàn khi nó được hướng tới lý tưởng phục vụ như Đức Ki-tô. Bằng đời sống chứng tá của mình, linh mục giúp các người trẻ soi chiếu và nhận ra khả năng dấn thân mà họ có thể đáp trả. Đồng thời, qua chứng tá của người linh mục, những người trẻ cũng lượng định được tầm mức mà họ vươn tới để đảm lãnh sứ vụ cao cả theo lời mời gọi của Đức Ki-tô.
Sứ điệp nhân ngày quốc tế ơn gọi của Đức Thánh Cha mở ra cho chúng ta một đường hướng cụ thể nhưng căn bản trong việc xác lập mục tiêu ơn gọi. Mục tiêu này được bao quát bằng cả đời sống của những ai có thiện chí bước theo con đường dấn thân phục vụ. Sự kết hiệp liên lỉ với Đức Ki-tô, việc trao hiến hoàn toàn chính mình cho Thiên Chúa, và nhất là đời sống hiệp thông bền chặt trong Nhiệm Thể, là chứng tá xác thực, sinh động, đầy đủ nhất để chu toàn và làm triển nở ơn gọi. Như đoạn trong phần kết của Sứ điệp, Đức Thánh Cha đã nêu lên:
“…Do đó, mẫu gương của những ai đã nói lên tiếng « xin vâng » của mình với Thiên Chúa và với dự phóng cuộc sống mà Ngài có trên mỗi người, là không thể thiếu để thăng tiến các ơn gọi đặc thù cho thừa tác vụ linh mục và cho đời sống thánh hiến, để làm cho ơn gọi nên mạnh mẽ hơn và sâu sắc hơn...”.
Xuyên suốt Sứ điệp, Đức Thánh Cha đã nêu lên vai trò và ý nghĩa của đời sống chứng tá như điểm then chốt nhằm thực thi việc cổ vũ ơn gọi một cách hiệu quả. Trong bối cảnh của Năm Thánh Linh Mục, việc đề cao và thúc đẩy chứng tá mục tử là tiêu chí trọng tâm cho định hướng phát triển gia tăng ơn gọi.
“Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi. Quả thế, sự phong nhiêu của việc cổ vũ ơn gọi trước tiên tùy thuộc vào hành vi nhưng không của Thiên Chúa; nhưng, như kinh nghiệm mục vụ xác nhận, nó cũng được trợ giúp bởi phẩm chất và bởi sự phong phú của chứng tá cá nhân và cộng đoàn của những người đã đáp trả lại tiếng gọi của Chúa trong thừa tác vụ linh mục và trong đời sống thánh hiến: chứng tá của họ có thể khơi dậy nơi những người khác, đến lượt họ, ước muốn đáp trả lại cách quảng đại tiếng gọi của Chúa Kitô”.
Đời sống chứng tá này được khơi nguồn từ chính lịch sử cứu độ; ở đó, Thiên Chúa đã dùng các chứng nhân như dấu chỉ của lời mời gọi thiết thực, gần gũi nhưng rất cao cả đối với con người. Đức Thánh Cha đã dẫn ra các điển chứng Tin Mừng cho thấy tầm quan trọng của chứng nhân có sức mạnh phi thường, tác động tới sự đáp trả mau mắn, nhiệt thành nơi đối tượng được mời gọi. Và theo Đức Thánh Cha, “điều này vẫn còn xảy đến hôm nay trong Giáo Hội: Thiên Chúa dùng chứng tá của các linh mục trung thành với sứ mạng của mình để khơi lên những ơn gọi linh mục và tu sĩ mới để phục vụ dân Thiên Chúa”.
Đời sống chứng tá của người linh mục ngày hôm nay không phải là lối sống tuỳ hứng, mà được khơi gợi và mời gọi hành động theo gương Đấng Chăn Nhân Lành. Đức Thánh Cha đã nhắc lại “ba khía cạnh của đời sống linh mục”, mà theo Ngài, “là thiết yếu cho một chứng tá linh mục hữu hiệu”.
Chứng tá ơn gọi được biểu hiện trước hết qua “tình bạn với Chúa Kitô là một yếu tố căn bản và có thể nhận thấy được của mọi ơn gọi linh mục và thánh hiến. Chúa Giêsu đã sống trong sự kết hiệp liên lỉ với Cha của Ngài, điều đã khơi lên nơi các môn đệ ước muốn sống chính kinh nghiệm đó, bằng cách học hỏi từ nơi Ngài sự hiệp thông và đối thoại không ngừng với Thiên Chúa”.
Sự kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô chỉ có thể đạt mức độ lan toả tới các cá nhân và cộng đồng khi linh mục sẵn sàng “trao hiến hoàn toàn chính mình cho Thiên Chúa là một khía cạnh khác của việc thánh hiến linh mục và của đời sống thánh hiến. Thánh Gioan Tông đồ đã viết: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em.” (1Ga 3, 16)…. Lịch sử của mỗi ơn gọi hầu như luôn được liên kết với chứng tá của một linh mục đã sống cách vui tươi sự trao hiến chính mình cho anh chị em của mình vì Nước Trời”.
Thêm một khía cạnh căn bản khác được Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục, là hãy lưu tâm, “sống hiệp thông là khía cạnh thứ ba mà không thể không làm rõ nét người linh mục và người sống đời thánh hiến. Chúa Giêsu đã chỉ ra sự hiệp thông sâu xa trong tình yêu như là dấu chỉ phân biệt của người muốn làm môn đệ của Ngài: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).
Những đề nghị và chỉ dẫn của Đức Thánh Cha đã đặt trọng tâm việc cổ võ ơn gọi vào đời sống chứng tá linh mục. Đây là định hướng quan trọng cho nhu cầu về lượng và phẩm giá ơn gọi đang được đặt ra cấp thiết như hiện nay.
Cuộc sống vật chất với những áp lực nhiều khi đã làm chúng ta xao nhãng đi căn tính của ơn gọi tận hiến. Nó phải được khởi đi từ chính cốt cách của Đức Ki-tô Linh Mục Thượng Phẩm. Do vậy, ơn gọi nơi những ứng sinh chỉ có thể thành toàn khi nó được hướng tới lý tưởng phục vụ như Đức Ki-tô. Bằng đời sống chứng tá của mình, linh mục giúp các người trẻ soi chiếu và nhận ra khả năng dấn thân mà họ có thể đáp trả. Đồng thời, qua chứng tá của người linh mục, những người trẻ cũng lượng định được tầm mức mà họ vươn tới để đảm lãnh sứ vụ cao cả theo lời mời gọi của Đức Ki-tô.
Sứ điệp nhân ngày quốc tế ơn gọi của Đức Thánh Cha mở ra cho chúng ta một đường hướng cụ thể nhưng căn bản trong việc xác lập mục tiêu ơn gọi. Mục tiêu này được bao quát bằng cả đời sống của những ai có thiện chí bước theo con đường dấn thân phục vụ. Sự kết hiệp liên lỉ với Đức Ki-tô, việc trao hiến hoàn toàn chính mình cho Thiên Chúa, và nhất là đời sống hiệp thông bền chặt trong Nhiệm Thể, là chứng tá xác thực, sinh động, đầy đủ nhất để chu toàn và làm triển nở ơn gọi. Như đoạn trong phần kết của Sứ điệp, Đức Thánh Cha đã nêu lên:
“…Do đó, mẫu gương của những ai đã nói lên tiếng « xin vâng » của mình với Thiên Chúa và với dự phóng cuộc sống mà Ngài có trên mỗi người, là không thể thiếu để thăng tiến các ơn gọi đặc thù cho thừa tác vụ linh mục và cho đời sống thánh hiến, để làm cho ơn gọi nên mạnh mẽ hơn và sâu sắc hơn...”.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:18 24/04/2010
ÔM CHÂN PHẬT
Theo truyền thuyết, ở phía nam Vân Nam có một quốc gia, những người dân của quốc gia này là những Phật tử rất thành kính. Thời ấy, họ có một tập quán: phàm là người phạm tội thì phải bị xử tử, nếu bị truy đuổi gấp mà chạy vào trong chùa ôm chân tượng Phật mà sám hối, bày tỏ ý ăn năn hối cải, cải tà quy chánh thì quan phủ sẽ miễn xá cho tội chết.
Cho nên, có người cho rằng: “Ngày thường chẳng thắp nhang, khi gấp mới ôm chân Phật”, câu nói này là do các nhà sư của quốc gia này nói ra khi đến Trung Quốc truyền đạo.
Về sau, cũng có người đem câu nói này đổi thành “ngày thường không thắp nhang, lâm thời thì ôm chân Phật”.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Có một vài người Ki-tô hữu khi gia đình làm ăn khá giả thì tuyên bố là mình tay trắng dựng nên sự nghiệp mà không cần Chúa Mẹ gì cả, đến khi tai nạn ập đến, vợ ốm con đau, thất nghiệp thì chạy đến ôm chân tượng Đức Mẹ Maria ở nơi những địa điểm hành hương; có một vài phụ huynh không lo dạy dỗ con cái, không kiểm soát bài vở học hành của con, đến khi con thi chuyển cấp, thi đại học thì đem tiền đến nhà thờ xin lễ cho con mình thi đậu đại học, ôm chân tượng các thánh để con mình tốt nghiệp...
Chỉ cần có một chút khôn ngoan thì người ta hiểu rằng: tài năng, trí tuệ, tài hoa, năng khiếu mà mình đang có là bởi ông trời ban cho; học hành thi cữ là do mình cố gắng chuyên chăm, Thiên Chúa chỉ ban ơn khi mình đã đem hết tài năng sức lực mà không được, hoặc việc mình đang làm là đẹp lòng Thiên Chúa.
Nếu mỗi giây phút trong cuộc sống mà mình biết “ôm chân Chúa”, tức là biết phó thác tin tưởng vào Thiên Chúa, thì chắc chắn không cần phải chạy đến ôm chân các tượng Chúa, tượng Mẹ, tượng các thánh, khi con cái thi cữ, khi làm ăn thất bại.v.v...
Đức tin là phó thác tin tưởng từng giây phút cho Đấng mà mình tin yêu: Thiên Chúa.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Theo truyền thuyết, ở phía nam Vân Nam có một quốc gia, những người dân của quốc gia này là những Phật tử rất thành kính. Thời ấy, họ có một tập quán: phàm là người phạm tội thì phải bị xử tử, nếu bị truy đuổi gấp mà chạy vào trong chùa ôm chân tượng Phật mà sám hối, bày tỏ ý ăn năn hối cải, cải tà quy chánh thì quan phủ sẽ miễn xá cho tội chết.
Cho nên, có người cho rằng: “Ngày thường chẳng thắp nhang, khi gấp mới ôm chân Phật”, câu nói này là do các nhà sư của quốc gia này nói ra khi đến Trung Quốc truyền đạo.
Về sau, cũng có người đem câu nói này đổi thành “ngày thường không thắp nhang, lâm thời thì ôm chân Phật”.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Có một vài người Ki-tô hữu khi gia đình làm ăn khá giả thì tuyên bố là mình tay trắng dựng nên sự nghiệp mà không cần Chúa Mẹ gì cả, đến khi tai nạn ập đến, vợ ốm con đau, thất nghiệp thì chạy đến ôm chân tượng Đức Mẹ Maria ở nơi những địa điểm hành hương; có một vài phụ huynh không lo dạy dỗ con cái, không kiểm soát bài vở học hành của con, đến khi con thi chuyển cấp, thi đại học thì đem tiền đến nhà thờ xin lễ cho con mình thi đậu đại học, ôm chân tượng các thánh để con mình tốt nghiệp...
Chỉ cần có một chút khôn ngoan thì người ta hiểu rằng: tài năng, trí tuệ, tài hoa, năng khiếu mà mình đang có là bởi ông trời ban cho; học hành thi cữ là do mình cố gắng chuyên chăm, Thiên Chúa chỉ ban ơn khi mình đã đem hết tài năng sức lực mà không được, hoặc việc mình đang làm là đẹp lòng Thiên Chúa.
Nếu mỗi giây phút trong cuộc sống mà mình biết “ôm chân Chúa”, tức là biết phó thác tin tưởng vào Thiên Chúa, thì chắc chắn không cần phải chạy đến ôm chân các tượng Chúa, tượng Mẹ, tượng các thánh, khi con cái thi cữ, khi làm ăn thất bại.v.v...
Đức tin là phó thác tin tưởng từng giây phút cho Đấng mà mình tin yêu: Thiên Chúa.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 24/04/2010
N2T |
36. Nếu con gặp đau khổ lớn là Thiên Chúa rất tín nhiệm con, là điềm báo trước muốn con nên thánh. Nếu con muốn nên thánh thì nên cầu xin Thiên Chúa ban cho con sự đau khổ, để có thể đốt lên lửa yêu mến và không hề bị giập tắt, ngoài Thánh Giá ra thì không có con đường nào khác.
(Thánh Ignatius)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:21 24/04/2010
N2T |
427. Ít nói lời giáo huấn nhưng cởi mở và cảm thông nhiều hơn.
Mục Tử Nhân Lành
Lm Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
21:02 24/04/2010
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Phục Sinh, Năm C (Ga 10, 27-30)
Chúa nhật IV Phục Sinh Hội Thánh cầu nguyện cho những người sống đời sống thánh hiến, mong sao họ trở nên những mục tử theo khuân mẫu Chúa Giê-su Vị Mục Tử Nhân Lành: hướng dẫn, thân thiện, bảo vệ đoàn chiên được trao phó.
I. HƯỚNG DẪN
Trả lời cho những Do Thái về sứ vụ chăn dắt đoàn chiên, Đức Giê-su nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Lời này soi sáng cho tương quan giữa Chúa Giê-su và đoàn chiên của Người.
Chiên của Chúa thì theo Chúa. Hiểu cách khác, Chúa Giê-su chính là vị Mục Tử đi trước hướng dẫn đoàn chiên và đoàn chiên chỉ có một định hướng duy nhất là theo Chúa Giê-su.
Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su đã trao sứ vụ từ Chúa Cha cho các môn đệ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Từ sứ vụ đã nhận lãnh, các thánh Tông Đồ đã ra đi khắp gian loan báo tin vui cứu độ. Hoạt động trong Chúa, các thánh Tông Đồ hướng dẫn dân Chúa, giảng dạy cho họ chân lý đức tin và thánh hóa họ bằng gương sáng thánh thiện.
Nối tiếp sứ vụ của các thánh Tông Đồ, các giám mục và những người cộng tác của các ngài là các linh mục và các tu sĩ được lãnh nhận nhiệm vụ loan báo tin mừng, quy tụ đoàn chiên đang tản mác khắp nơi về Chúa Thiên Chúa.Theo lẽ này, đời thánh hiến không phải là việc “thăng quan tiến chức” và tất nhiên, không thể là những cuộc dàn xếp chính trị mà là ân sủng Thiên Chúa thương ban hầu thánh hóa người lãnh nhận trở nên như Chúa Giê-su mục tử hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
Nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ các mục tử của Chúa luôn biết tạ ơn về đời thánh hiến cách riêng chức thánh mà bản thân đã được lãnh nhận, hầu sống tích cực ơn gọi thánh hiến: toàn tâm ý vâng phục thánh ý Thiên Chúa qua quyền bính Hội Thánh hầu trở nên những mục tử có tầm nhìn và khả năng hướng dẫn dân Chúa trong tình tương thân tương ái.
II. THÂN THIỆN
Người ta quan sát thấy, trên đồng cỏ bao la, các con chiên của nhiều đàn chạy nhảy lẫn vào nhau là chuyện bình thường. Thế nhưng, chiều đến, khi tiếng sáo hoặc tiếng tù và của người mục tử cất lên thì dù chiên của nhiều đàn khác nhau nhưng chúng vẫn nghe hiệu lệnh của chủ mình mà tìm về đàn của mình.
Chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa. Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã tiếp xúc mọi hạng người. Quyết ý của Người là không loại trừ ai. Người đi đến đâu, dân chúng theo đến đấy. Họ thuộc đủ mọi hạng người: bệnh tật, tệ nạn, quan quyền, thường dân… Nhiều người đã nhận ra Người như vị ngôn sứ vĩ đại có những lời dạy bảo chân lý và sự thật. Riêng các Tông Đồ thì được ơn nhận ra: chỉ có Đức Giê-su Thầy mình mới có những lời ban phúc trường sinh nên các ngài đã quyết bước theo Thầy. Lời Người là sự thật và là sự sống. Chính sự thật và sự sống ấy đã mang lại ơn giải thoát.
Như Chúa Giê-su các thánh Tông Đồ cũng cất bước lên đường. Các ngài sống thân thiện với mọi người. Nơi nào tiếp rước thì các lưu ngụ bằng không thì thì tiếp tục lên đường trong tin yêu và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa.
Ngày nay, người sống đời thánh hiến cũng đang hiện diện khắp nơi. Tình yêu của Chúa Giê-su cũng đang thúc bách họ xả thân hòa điệu với mọi người. Người tu không tự cho mình thuộc hàng ưu tuyển khác thường mà là một người giữa muôn người, cùng chung nhiệm vụ phục vụ ơn cứu độ.
Chắc chắn mọi người, cách riêng những giáo dân vẫn thích tiếp xúc với những người tu dễ thương, dễ mến, nhiệt thành dấn thân hơn những người tu mà lại ứng xử lạnh lùng, quan liêu và xa cách mọi người… Nguyện xin cho những người sống đời thánh hiến luôn ý thức về nhiệm vụ được xung công cứu rỗi các linh hồn hầu trước tiên họ luôn phải cậy nhờ ân sủng Chúa, thứ đến chan hòa thân ái với mọi người, cùng nâng đỡ nhau trên hành trình về nhà Chúa.
III. BẢO VỆ
Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã xác tín sứ vụ của Người là vâng phục thánh ý Chúa Cha: “Này con xin đến để thục thi ý Chúa”. Ý Cha thế nào? “Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con thì được sống muôn đời” (Ga 6, 40).
Vâng theo ý Chúa Cha, trong khi thi hành nhiệm vụ, Đức Giê-su đã quyết ý: không để đoàn chiên của Người bị diệt vong hoặc bị cướp mất, nhưng ban cho họ sự sống đời đời.
Chúa Giê-su đã thực hiện quyết ý bảo vệ đoàn chiên khỏi hư mất bằng tình yêu bằng dấn thân cụ thể: rời bỏ trời cao mang thân phận con người khốn khổ, hy sinh mạng sống…
Theo gương Chúa Giê-su, các thánh Tông Đồ cũng đã quyết ý bảo vệ chân lý đức tin. Lần lượt từng người dấn thân quyết liệt đến nỗi hy sinh cuộc đời, hy sinh mạng sống để Tin Mừng được loan báo, để đức tin được lưu truyền hầu tình Thiên Chúa được rạng ngời.
Như các Tông Đồ người sống đời thánh hiến cũng đáp lại tình thương của Chúa bằng cách dâng chính cuộc đời mình thành của lễ sống động thánh thiện đẹp lòng Chúa. Ngày bước vào đời thánh hiến là thời điểm ghi dấu xác quyết theo Chúa Giê-su cho đến cùng. Họ sẽ gắn kết đời mình với mầu nhiệm thập giá Chúa Giê-su trong nhiệm vụ chuyên nghiệp: cứu rỗi các linh hồn.
Ngặt nỗi, thường nghe “một người làm quan, cả họ được nhờ” và thường thấy sau ngày khấn dòng hoặc được thụ phong chức thánh, các vị tân khấn, tân chức trở về quê hương dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân đã lãnh nhận. Người đời cho đây là sự đỗ đạt “vinh quy bái tổ”… Điều này sẽ thành nguy cơ làm làm ơn Chúa ra vô hiệu rồi hư mất đời thánh hiến.
Nguyện xin cho những người chọn bậc tu trì luôn cảm nhận tình thương của Chúa dành cho mình và đáp lại tình thương Chúa bằng cả cuộc đời thể hiện nơi sự trung thành với ơn gọi thánh hiến, hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
KẾT
Mọi lúc, cách riêng mỗi Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh tha thiết cầu nguyện cho ơn gọi sống đời thánh hiến.
Chắc chắn, Hội Thánh không nhắm đến việc gia tăng ơn gọi tu trì như hình thức trang trí, nhưng ước mong qua đời thánh hiến, nhân loại nhận ra dấu chỉ Nước Trời đang hiện diện và qua những hoạt động của đời sống này, Thiên Chúa ban phát ân sủng và tình thương cho dân Chúa.
Xin Chúa thương gìn giữ những người sống đời thánh hiến thật nhiều.
Chúa nhật IV Phục Sinh Hội Thánh cầu nguyện cho những người sống đời sống thánh hiến, mong sao họ trở nên những mục tử theo khuân mẫu Chúa Giê-su Vị Mục Tử Nhân Lành: hướng dẫn, thân thiện, bảo vệ đoàn chiên được trao phó.
I. HƯỚNG DẪN
Trả lời cho những Do Thái về sứ vụ chăn dắt đoàn chiên, Đức Giê-su nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Lời này soi sáng cho tương quan giữa Chúa Giê-su và đoàn chiên của Người.
Chiên của Chúa thì theo Chúa. Hiểu cách khác, Chúa Giê-su chính là vị Mục Tử đi trước hướng dẫn đoàn chiên và đoàn chiên chỉ có một định hướng duy nhất là theo Chúa Giê-su.
Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su đã trao sứ vụ từ Chúa Cha cho các môn đệ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Từ sứ vụ đã nhận lãnh, các thánh Tông Đồ đã ra đi khắp gian loan báo tin vui cứu độ. Hoạt động trong Chúa, các thánh Tông Đồ hướng dẫn dân Chúa, giảng dạy cho họ chân lý đức tin và thánh hóa họ bằng gương sáng thánh thiện.
Nối tiếp sứ vụ của các thánh Tông Đồ, các giám mục và những người cộng tác của các ngài là các linh mục và các tu sĩ được lãnh nhận nhiệm vụ loan báo tin mừng, quy tụ đoàn chiên đang tản mác khắp nơi về Chúa Thiên Chúa.Theo lẽ này, đời thánh hiến không phải là việc “thăng quan tiến chức” và tất nhiên, không thể là những cuộc dàn xếp chính trị mà là ân sủng Thiên Chúa thương ban hầu thánh hóa người lãnh nhận trở nên như Chúa Giê-su mục tử hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
Nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ các mục tử của Chúa luôn biết tạ ơn về đời thánh hiến cách riêng chức thánh mà bản thân đã được lãnh nhận, hầu sống tích cực ơn gọi thánh hiến: toàn tâm ý vâng phục thánh ý Thiên Chúa qua quyền bính Hội Thánh hầu trở nên những mục tử có tầm nhìn và khả năng hướng dẫn dân Chúa trong tình tương thân tương ái.
II. THÂN THIỆN
Người ta quan sát thấy, trên đồng cỏ bao la, các con chiên của nhiều đàn chạy nhảy lẫn vào nhau là chuyện bình thường. Thế nhưng, chiều đến, khi tiếng sáo hoặc tiếng tù và của người mục tử cất lên thì dù chiên của nhiều đàn khác nhau nhưng chúng vẫn nghe hiệu lệnh của chủ mình mà tìm về đàn của mình.
Chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa. Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã tiếp xúc mọi hạng người. Quyết ý của Người là không loại trừ ai. Người đi đến đâu, dân chúng theo đến đấy. Họ thuộc đủ mọi hạng người: bệnh tật, tệ nạn, quan quyền, thường dân… Nhiều người đã nhận ra Người như vị ngôn sứ vĩ đại có những lời dạy bảo chân lý và sự thật. Riêng các Tông Đồ thì được ơn nhận ra: chỉ có Đức Giê-su Thầy mình mới có những lời ban phúc trường sinh nên các ngài đã quyết bước theo Thầy. Lời Người là sự thật và là sự sống. Chính sự thật và sự sống ấy đã mang lại ơn giải thoát.
Như Chúa Giê-su các thánh Tông Đồ cũng cất bước lên đường. Các ngài sống thân thiện với mọi người. Nơi nào tiếp rước thì các lưu ngụ bằng không thì thì tiếp tục lên đường trong tin yêu và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa.
Ngày nay, người sống đời thánh hiến cũng đang hiện diện khắp nơi. Tình yêu của Chúa Giê-su cũng đang thúc bách họ xả thân hòa điệu với mọi người. Người tu không tự cho mình thuộc hàng ưu tuyển khác thường mà là một người giữa muôn người, cùng chung nhiệm vụ phục vụ ơn cứu độ.
Chắc chắn mọi người, cách riêng những giáo dân vẫn thích tiếp xúc với những người tu dễ thương, dễ mến, nhiệt thành dấn thân hơn những người tu mà lại ứng xử lạnh lùng, quan liêu và xa cách mọi người… Nguyện xin cho những người sống đời thánh hiến luôn ý thức về nhiệm vụ được xung công cứu rỗi các linh hồn hầu trước tiên họ luôn phải cậy nhờ ân sủng Chúa, thứ đến chan hòa thân ái với mọi người, cùng nâng đỡ nhau trên hành trình về nhà Chúa.
III. BẢO VỆ
Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã xác tín sứ vụ của Người là vâng phục thánh ý Chúa Cha: “Này con xin đến để thục thi ý Chúa”. Ý Cha thế nào? “Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con thì được sống muôn đời” (Ga 6, 40).
Vâng theo ý Chúa Cha, trong khi thi hành nhiệm vụ, Đức Giê-su đã quyết ý: không để đoàn chiên của Người bị diệt vong hoặc bị cướp mất, nhưng ban cho họ sự sống đời đời.
Chúa Giê-su đã thực hiện quyết ý bảo vệ đoàn chiên khỏi hư mất bằng tình yêu bằng dấn thân cụ thể: rời bỏ trời cao mang thân phận con người khốn khổ, hy sinh mạng sống…
Theo gương Chúa Giê-su, các thánh Tông Đồ cũng đã quyết ý bảo vệ chân lý đức tin. Lần lượt từng người dấn thân quyết liệt đến nỗi hy sinh cuộc đời, hy sinh mạng sống để Tin Mừng được loan báo, để đức tin được lưu truyền hầu tình Thiên Chúa được rạng ngời.
Như các Tông Đồ người sống đời thánh hiến cũng đáp lại tình thương của Chúa bằng cách dâng chính cuộc đời mình thành của lễ sống động thánh thiện đẹp lòng Chúa. Ngày bước vào đời thánh hiến là thời điểm ghi dấu xác quyết theo Chúa Giê-su cho đến cùng. Họ sẽ gắn kết đời mình với mầu nhiệm thập giá Chúa Giê-su trong nhiệm vụ chuyên nghiệp: cứu rỗi các linh hồn.
Ngặt nỗi, thường nghe “một người làm quan, cả họ được nhờ” và thường thấy sau ngày khấn dòng hoặc được thụ phong chức thánh, các vị tân khấn, tân chức trở về quê hương dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân đã lãnh nhận. Người đời cho đây là sự đỗ đạt “vinh quy bái tổ”… Điều này sẽ thành nguy cơ làm làm ơn Chúa ra vô hiệu rồi hư mất đời thánh hiến.
Nguyện xin cho những người chọn bậc tu trì luôn cảm nhận tình thương của Chúa dành cho mình và đáp lại tình thương Chúa bằng cả cuộc đời thể hiện nơi sự trung thành với ơn gọi thánh hiến, hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
KẾT
Mọi lúc, cách riêng mỗi Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh tha thiết cầu nguyện cho ơn gọi sống đời thánh hiến.
Chắc chắn, Hội Thánh không nhắm đến việc gia tăng ơn gọi tu trì như hình thức trang trí, nhưng ước mong qua đời thánh hiến, nhân loại nhận ra dấu chỉ Nước Trời đang hiện diện và qua những hoạt động của đời sống này, Thiên Chúa ban phát ân sủng và tình thương cho dân Chúa.
Xin Chúa thương gìn giữ những người sống đời thánh hiến thật nhiều.
Mục tử nhân lành
Lm Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
21:02 24/04/2010
MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Chúa nhật IV Phục Sinh C (Ga 10, 27-30)
Chúa nhật IV Phục Sinh Hội Thánh cầu nguyện cho những người sống đời sống thánh hiến, mong sao họ trở nên những mục tử theo khuân mẫu Chúa Giê-su Vị Mục Tử Nhân Lành: hướng dẫn, thân thiện, bảo vệ đoàn chiên được trao phó.
I. HƯỚNG DẪN
Trả lời cho những Do Thái về sứ vụ chăn dắt đoàn chiên, Đức Giê-su nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Lời này soi sáng cho tương quan giữa Chúa Giê-su và đoàn chiên của Người.
Chiên của Chúa thì theo Chúa. Hiểu cách khác, Chúa Giê-su chính là vị Mục Tử đi trước hướng dẫn đoàn chiên và đoàn chiên chỉ có một định hướng duy nhất là theo Chúa Giê-su.
Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su đã trao sứ vụ từ Chúa Cha cho các môn đệ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Từ sứ vụ đã nhận lãnh, các thánh Tông Đồ đã ra đi khắp gian loan báo tin vui cứu độ. Hoạt động trong Chúa, các thánh Tông Đồ hướng dẫn dân Chúa, giảng dạy cho họ chân lý đức tin và thánh hóa họ bằng gương sáng thánh thiện.
Nối tiếp sứ vụ của các thánh Tông Đồ, các giám mục và những người cộng tác của các ngài là các linh mục và các tu sĩ được lãnh nhận nhiệm vụ loan báo tin mừng, quy tụ đoàn chiên đang tản mác khắp nơi về Chúa Thiên Chúa.Theo lẽ này, đời thánh hiến không phải là việc “thăng quan tiến chức” và tất nhiên, không thể là những cuộc dàn xếp chính trị mà là ân sủng Thiên Chúa thương ban hầu thánh hóa người lãnh nhận trở nên như Chúa Giê-su mục tử hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
Nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ các mục tử của Chúa luôn biết tạ ơn về đời thánh hiến cách riêng chức thánh mà bản thân đã được lãnh nhận, hầu sống tích cực ơn gọi thánh hiến: toàn tâm ý vâng phục thánh ý Thiên Chúa qua quyền bính Hội Thánh hầu trở nên những mục tử có tầm nhìn và khả năng hướng dẫn dân Chúa trong tình tương thân tương ái.
II. THÂN THIỆN
Người ta quan sát thấy, trên đồng cỏ bao la, các con chiên của nhiều đàn chạy nhảy lẫn vào nhau là chuyện bình thường. Thế nhưng, chiều đến, khi tiếng sáo hoặc tiếng tù và của người mục tử cất lên thì dù chiên của nhiều đàn khác nhau nhưng chúng vẫn nghe hiệu lệnh của chủ mình mà tìm về đàn của mình.
Chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa. Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã tiếp xúc mọi hạng người. Quyết ý của Người là không loại trừ ai. Người đi đến đâu, dân chúng theo đến đấy. Họ thuộc đủ mọi hạng người: bệnh tật, tệ nạn, quan quyền, thường dân… Nhiều người đã nhận ra Người như vị ngôn sứ vĩ đại có những lời dạy bảo chân lý và sự thật. Riêng các Tông Đồ thì được ơn nhận ra: chỉ có Đức Giê-su Thầy mình mới có những lời ban phúc trường sinh nên các ngài đã quyết bước theo Thầy. Lời Người là sự thật và là sự sống. Chính sự thật và sự sống ấy đã mang lại ơn giải thoát.
Như Chúa Giê-su các thánh Tông Đồ cũng cất bước lên đường. Các ngài sống thân thiện với mọi người. Nơi nào tiếp rước thì các lưu ngụ bằng không thì thì tiếp tục lên đường trong tin yêu và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa.
Ngày nay, người sống đời thánh hiến cũng đang hiện diện khắp nơi. Tình yêu của Chúa Giê-su cũng đang thúc bách họ xả thân hòa điệu với mọi người. Người tu không tự cho mình thuộc hàng ưu tuyển khác thường mà là một người giữa muôn người, cùng chung nhiệm vụ phục vụ ơn cứu độ.
Chắc chắn mọi người, cách riêng những giáo dân vẫn thích tiếp xúc với những người tu dễ thương, dễ mến, nhiệt thành dấn thân hơn những người tu mà lại ứng xử lạnh lùng, quan liêu và xa cách mọi người… Nguyện xin cho những người sống đời thánh hiến luôn ý thức về nhiệm vụ được xung công cứu rỗi các linh hồn hầu trước tiên họ luôn phải cậy nhờ ân sủng Chúa, thứ đến chan hòa thân ái với mọi người, cùng nâng đỡ nhau trên hành trình về nhà Chúa.
III. BẢO VỆ
Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã xác tín sứ vụ của Người là vâng phục thánh ý Chúa Cha: “Này con xin đến để thục thi ý Chúa”. Ý Cha thế nào? “Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con thì được sống muôn đời” (Ga 6, 40).
Vâng theo ý Chúa Cha, trong khi thi hành nhiệm vụ, Đức Giê-su đã quyết ý: không để đoàn chiên của Người bị diệt vong hoặc bị cướp mất, nhưng ban cho họ sự sống đời đời.
Chúa Giê-su đã thực hiện quyết ý bảo vệ đoàn chiên khỏi hư mất bằng tình yêu bằng dấn thân cụ thể: rời bỏ trời cao mang thân phận con người khốn khổ, hy sinh mạng sống…
Theo gương Chúa Giê-su, các thánh Tông Đồ cũng đã quyết ý bảo vệ chân lý đức tin. Lần lượt từng người dấn thân quyết liệt đến nỗi hy sinh cuộc đời, hy sinh mạng sống để Tin Mừng được loan báo, để đức tin được lưu truyền hầu tình Thiên Chúa được rạng ngời.
Như các Tông Đồ người sống đời thánh hiến cũng đáp lại tình thương của Chúa bằng cách dâng chính cuộc đời mình thành của lễ sống động thánh thiện đẹp lòng Chúa. Ngày bước vào đời thánh hiến là thời điểm ghi dấu xác quyết theo Chúa Giê-su cho đến cùng. Họ sẽ gắn kết đời mình với mầu nhiệm thập giá Chúa Giê-su trong nhiệm vụ chuyên nghiệp: cứu rỗi các linh hồn.
Ngặt nỗi, thường nghe “một người làm quan, cả họ được nhờ” và thường thấy sau ngày khấn dòng hoặc được thụ phong chức thánh, các vị tân khấn, tân chức trở về quê hương dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân đã lãnh nhận. Người đời cho đây là sự đỗ đạt “vinh quy bái tổ”… Điều này sẽ thành nguy cơ làm làm ơn Chúa ra vô hiệu rồi hư mất đời thánh hiến.
Nguyện xin cho những người chọn bậc tu trì luôn cảm nhận tình thương của Chúa dành cho mình và đáp lại tình thương Chúa bằng cả cuộc đời thể hiện nơi sự trung thành với ơn gọi thánh hiến, hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
KẾT
Mọi lúc, cách riêng mỗi Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh tha thiết cầu nguyện cho ơn gọi sống đời thánh hiến.
Chắc chắn, Hội Thánh không nhắm đến việc gia tăng ơn gọi tu trì như hình thức trang trí, nhưng ước mong qua đời thánh hiến, nhân loại nhận ra dấu chỉ Nước Trời đang hiện diện và qua những hoạt động của đời sống này, Thiên Chúa ban phát ân sủng và tình thương cho dân Chúa.
Xin Chúa thương gìn giữ những người sống đời thánh hiến thật nhiều.
Chúa nhật IV Phục Sinh C (Ga 10, 27-30)
Chúa nhật IV Phục Sinh Hội Thánh cầu nguyện cho những người sống đời sống thánh hiến, mong sao họ trở nên những mục tử theo khuân mẫu Chúa Giê-su Vị Mục Tử Nhân Lành: hướng dẫn, thân thiện, bảo vệ đoàn chiên được trao phó.
I. HƯỚNG DẪN
Trả lời cho những Do Thái về sứ vụ chăn dắt đoàn chiên, Đức Giê-su nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Lời này soi sáng cho tương quan giữa Chúa Giê-su và đoàn chiên của Người.
Chiên của Chúa thì theo Chúa. Hiểu cách khác, Chúa Giê-su chính là vị Mục Tử đi trước hướng dẫn đoàn chiên và đoàn chiên chỉ có một định hướng duy nhất là theo Chúa Giê-su.
Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su đã trao sứ vụ từ Chúa Cha cho các môn đệ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Từ sứ vụ đã nhận lãnh, các thánh Tông Đồ đã ra đi khắp gian loan báo tin vui cứu độ. Hoạt động trong Chúa, các thánh Tông Đồ hướng dẫn dân Chúa, giảng dạy cho họ chân lý đức tin và thánh hóa họ bằng gương sáng thánh thiện.
Nối tiếp sứ vụ của các thánh Tông Đồ, các giám mục và những người cộng tác của các ngài là các linh mục và các tu sĩ được lãnh nhận nhiệm vụ loan báo tin mừng, quy tụ đoàn chiên đang tản mác khắp nơi về Chúa Thiên Chúa.Theo lẽ này, đời thánh hiến không phải là việc “thăng quan tiến chức” và tất nhiên, không thể là những cuộc dàn xếp chính trị mà là ân sủng Thiên Chúa thương ban hầu thánh hóa người lãnh nhận trở nên như Chúa Giê-su mục tử hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
Nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ các mục tử của Chúa luôn biết tạ ơn về đời thánh hiến cách riêng chức thánh mà bản thân đã được lãnh nhận, hầu sống tích cực ơn gọi thánh hiến: toàn tâm ý vâng phục thánh ý Thiên Chúa qua quyền bính Hội Thánh hầu trở nên những mục tử có tầm nhìn và khả năng hướng dẫn dân Chúa trong tình tương thân tương ái.
II. THÂN THIỆN
Người ta quan sát thấy, trên đồng cỏ bao la, các con chiên của nhiều đàn chạy nhảy lẫn vào nhau là chuyện bình thường. Thế nhưng, chiều đến, khi tiếng sáo hoặc tiếng tù và của người mục tử cất lên thì dù chiên của nhiều đàn khác nhau nhưng chúng vẫn nghe hiệu lệnh của chủ mình mà tìm về đàn của mình.
Chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa. Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã tiếp xúc mọi hạng người. Quyết ý của Người là không loại trừ ai. Người đi đến đâu, dân chúng theo đến đấy. Họ thuộc đủ mọi hạng người: bệnh tật, tệ nạn, quan quyền, thường dân… Nhiều người đã nhận ra Người như vị ngôn sứ vĩ đại có những lời dạy bảo chân lý và sự thật. Riêng các Tông Đồ thì được ơn nhận ra: chỉ có Đức Giê-su Thầy mình mới có những lời ban phúc trường sinh nên các ngài đã quyết bước theo Thầy. Lời Người là sự thật và là sự sống. Chính sự thật và sự sống ấy đã mang lại ơn giải thoát.
Như Chúa Giê-su các thánh Tông Đồ cũng cất bước lên đường. Các ngài sống thân thiện với mọi người. Nơi nào tiếp rước thì các lưu ngụ bằng không thì thì tiếp tục lên đường trong tin yêu và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa.
Ngày nay, người sống đời thánh hiến cũng đang hiện diện khắp nơi. Tình yêu của Chúa Giê-su cũng đang thúc bách họ xả thân hòa điệu với mọi người. Người tu không tự cho mình thuộc hàng ưu tuyển khác thường mà là một người giữa muôn người, cùng chung nhiệm vụ phục vụ ơn cứu độ.
Chắc chắn mọi người, cách riêng những giáo dân vẫn thích tiếp xúc với những người tu dễ thương, dễ mến, nhiệt thành dấn thân hơn những người tu mà lại ứng xử lạnh lùng, quan liêu và xa cách mọi người… Nguyện xin cho những người sống đời thánh hiến luôn ý thức về nhiệm vụ được xung công cứu rỗi các linh hồn hầu trước tiên họ luôn phải cậy nhờ ân sủng Chúa, thứ đến chan hòa thân ái với mọi người, cùng nâng đỡ nhau trên hành trình về nhà Chúa.
III. BẢO VỆ
Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã xác tín sứ vụ của Người là vâng phục thánh ý Chúa Cha: “Này con xin đến để thục thi ý Chúa”. Ý Cha thế nào? “Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con thì được sống muôn đời” (Ga 6, 40).
Vâng theo ý Chúa Cha, trong khi thi hành nhiệm vụ, Đức Giê-su đã quyết ý: không để đoàn chiên của Người bị diệt vong hoặc bị cướp mất, nhưng ban cho họ sự sống đời đời.
Chúa Giê-su đã thực hiện quyết ý bảo vệ đoàn chiên khỏi hư mất bằng tình yêu bằng dấn thân cụ thể: rời bỏ trời cao mang thân phận con người khốn khổ, hy sinh mạng sống…
Theo gương Chúa Giê-su, các thánh Tông Đồ cũng đã quyết ý bảo vệ chân lý đức tin. Lần lượt từng người dấn thân quyết liệt đến nỗi hy sinh cuộc đời, hy sinh mạng sống để Tin Mừng được loan báo, để đức tin được lưu truyền hầu tình Thiên Chúa được rạng ngời.
Như các Tông Đồ người sống đời thánh hiến cũng đáp lại tình thương của Chúa bằng cách dâng chính cuộc đời mình thành của lễ sống động thánh thiện đẹp lòng Chúa. Ngày bước vào đời thánh hiến là thời điểm ghi dấu xác quyết theo Chúa Giê-su cho đến cùng. Họ sẽ gắn kết đời mình với mầu nhiệm thập giá Chúa Giê-su trong nhiệm vụ chuyên nghiệp: cứu rỗi các linh hồn.
Ngặt nỗi, thường nghe “một người làm quan, cả họ được nhờ” và thường thấy sau ngày khấn dòng hoặc được thụ phong chức thánh, các vị tân khấn, tân chức trở về quê hương dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân đã lãnh nhận. Người đời cho đây là sự đỗ đạt “vinh quy bái tổ”… Điều này sẽ thành nguy cơ làm làm ơn Chúa ra vô hiệu rồi hư mất đời thánh hiến.
Nguyện xin cho những người chọn bậc tu trì luôn cảm nhận tình thương của Chúa dành cho mình và đáp lại tình thương Chúa bằng cả cuộc đời thể hiện nơi sự trung thành với ơn gọi thánh hiến, hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
KẾT
Mọi lúc, cách riêng mỗi Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh tha thiết cầu nguyện cho ơn gọi sống đời thánh hiến.
Chắc chắn, Hội Thánh không nhắm đến việc gia tăng ơn gọi tu trì như hình thức trang trí, nhưng ước mong qua đời thánh hiến, nhân loại nhận ra dấu chỉ Nước Trời đang hiện diện và qua những hoạt động của đời sống này, Thiên Chúa ban phát ân sủng và tình thương cho dân Chúa.
Xin Chúa thương gìn giữ những người sống đời thánh hiến thật nhiều.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo hội phải xác định căn tính Kitô giáo trên mạng
Phụng Nghi
07:11 24/04/2010
Rome (CNA) - Ngày 22 tháng 4 vừa qua, Hội đồng giám mục Ý đã khai mạc một hội nghị kéo dài ba ngày tại Rome với đề tài “Chứng nhân Thời đại Số”. Cuộc họp nhằm cung ứng cho thế hệ mới có thể tiếp cận được với sứ điệp của Chúa Kitô qua thứ “ngôn ngữ” họ lãnh hội được.
Hội nghị qui tụ hơn 1300 tham dự viên đến từ khắp nước Ý. Họ nghe những bài thuyết trình của các giám đốc, các phóng viên thuộc giới báo chí nước Ý, các chuyên viên về truyền thông và về kỹ thuật số cũng như các nhà lãnh đạo Giáo hội.
Giám mục Mariano Crociata, tổng thư ký Hội đồng giám mục Ý, trong bài diễn từ khai mạc hội nghị, nói rằng tuy các hệ thống truyền thông mới, được cộng đồng Giáo hội đẩy mạnh, không nhằm mục đích thay thế các phương tiện truyền thông khác, nhưng chúng “trình bầy một vận hội mới” nhằm đáp ứng với nhu cầu “tăng cường đối thoại và cộng tác.”
Giám mục giải thích: Mục đích là để vươn tới thế hệ đang sử dụng một thứ ngữ vựng mới. Ngài mô tả giới trẻ là những người “sinh ra trong thời đại số” đã được lớn lên và giáo dục với thứ tốc độ và lan tỏa của loại “truyền thông theo chiều ngang, phi trung tâm vả tương tác” của thời đại hôm nay.
Đó là “một thế hệ không chống lại Chúa hoặc Giáo hội, nhưng là một thế hệ được dạy bảo sống không có Chúa và không có Giáo hội.”
Trong bối cảnh như thế, nhiệm vụ của Giáo hội khi phát triển một “thứ học hỏi mới” trong truyền thông kỹ thuật số, là có được sự hiện diện, đánh dấu bằng “căn tính Kitô giáo, và tính cách rất mực phong phú tượng trưng bởi Tin Mừng.”
Ngài cũng nhấn mạnh đến thách đố phải thiết lập một “dự án cơ bản” cho truyền thông xã hội trong chương trình mục vụ của các giáo phận, dự án này sẽ hòa nhập thứ ngôn ngữ và căn tính này vào các môi trường khác.
Trưng dẫn lời Đức thánh cha trong sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới, vị tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ý kết luận: “Chúng ta phải chấm dứt việc coi thông tin chỉ như là “một thành phần không cần nói ra đối với công tác mục vụ hay một bộ phận dành riêng cho báo chí”, mà phải hiểu như là cách thức để cho công tác mục vụ được vươn tới mọi người, một cách “tái suy tư” hoàn toàn và nguyên vẹn về ý nghĩa của nền văn hóa truyền thông và xác định vai trò của nó trong lương tâm và trong xã hội.”
Các đề tài khác được thảo luận trong hội nghị gồm có: “Hệ thống xã hội và tâm điểm của nó trong các hoạt động truyền thông” và “Người trẻ đứng giữa truyền thông đại chúng và truyền thông cá nhân.”
Cao điểm của hội nghị là bài diễn từ bế mạc sẽ do Đức thánh cha đọc tại Sảnh đường Phaolô VI ở Vatican vào buổi chiều thứ Bẩy hôm nay trước một cử tọa khoảng 8000 người, gồm các tham dự viên cuộc hội nghị và các đại diện khác của Giáo hội Ý.
Hội nghị qui tụ hơn 1300 tham dự viên đến từ khắp nước Ý. Họ nghe những bài thuyết trình của các giám đốc, các phóng viên thuộc giới báo chí nước Ý, các chuyên viên về truyền thông và về kỹ thuật số cũng như các nhà lãnh đạo Giáo hội.
Giám mục Mariano Crociata, tổng thư ký Hội đồng giám mục Ý, trong bài diễn từ khai mạc hội nghị, nói rằng tuy các hệ thống truyền thông mới, được cộng đồng Giáo hội đẩy mạnh, không nhằm mục đích thay thế các phương tiện truyền thông khác, nhưng chúng “trình bầy một vận hội mới” nhằm đáp ứng với nhu cầu “tăng cường đối thoại và cộng tác.”
GM Mariano Crociata |
Giám mục giải thích: Mục đích là để vươn tới thế hệ đang sử dụng một thứ ngữ vựng mới. Ngài mô tả giới trẻ là những người “sinh ra trong thời đại số” đã được lớn lên và giáo dục với thứ tốc độ và lan tỏa của loại “truyền thông theo chiều ngang, phi trung tâm vả tương tác” của thời đại hôm nay.
Đó là “một thế hệ không chống lại Chúa hoặc Giáo hội, nhưng là một thế hệ được dạy bảo sống không có Chúa và không có Giáo hội.”
Trong bối cảnh như thế, nhiệm vụ của Giáo hội khi phát triển một “thứ học hỏi mới” trong truyền thông kỹ thuật số, là có được sự hiện diện, đánh dấu bằng “căn tính Kitô giáo, và tính cách rất mực phong phú tượng trưng bởi Tin Mừng.”
Ngài cũng nhấn mạnh đến thách đố phải thiết lập một “dự án cơ bản” cho truyền thông xã hội trong chương trình mục vụ của các giáo phận, dự án này sẽ hòa nhập thứ ngôn ngữ và căn tính này vào các môi trường khác.
Trưng dẫn lời Đức thánh cha trong sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới, vị tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ý kết luận: “Chúng ta phải chấm dứt việc coi thông tin chỉ như là “một thành phần không cần nói ra đối với công tác mục vụ hay một bộ phận dành riêng cho báo chí”, mà phải hiểu như là cách thức để cho công tác mục vụ được vươn tới mọi người, một cách “tái suy tư” hoàn toàn và nguyên vẹn về ý nghĩa của nền văn hóa truyền thông và xác định vai trò của nó trong lương tâm và trong xã hội.”
Các đề tài khác được thảo luận trong hội nghị gồm có: “Hệ thống xã hội và tâm điểm của nó trong các hoạt động truyền thông” và “Người trẻ đứng giữa truyền thông đại chúng và truyền thông cá nhân.”
Cao điểm của hội nghị là bài diễn từ bế mạc sẽ do Đức thánh cha đọc tại Sảnh đường Phaolô VI ở Vatican vào buổi chiều thứ Bẩy hôm nay trước một cử tọa khoảng 8000 người, gồm các tham dự viên cuộc hội nghị và các đại diện khác của Giáo hội Ý.
Nạn Nhân Lạm Dụng ở Malta nhận xét: Giáo Hoàng Benedict XVI là một “vị thánh”
P. Nguyễn Viết Tấn
08:08 24/04/2010
Nạn Nhân Lạm Dụng ở Malta nhận xét: Giáo Hoàng Benedict XVI là một “vị thánh”
Rome, Italy, Apr 22, 2010 / 01:46 pm (CNA/EWTN News).- Nhà quan sát Vatican, Andrea Tornielli, nói chuyện với Joseph Magro, 38 tuổi, một trong tám nạn nhân của việc lạm dụng bởi giáo sỹ, người đã gặp Giáo Hoàng benedict XVI trong cuộc viếng thăm mới đây ở Malta. Magro nói rằng cuộc gặp gỡ “thật là một món qùa tặng đẹp đẽ nhất, sau tất cả những đau thương, tất cả chúng tôi đã khóc, ngay cả Giáo Hoàng.”
Trong cuộc phỏng vấn được phát hành bởi nhật báo Il Giornale tại Ý, Magro, người hãnh diện khoe xâu chuỗi mân côi do Đức Thánh Cha trao tặng tại Malta, chia sẻ chi tiết về cuộc gặp gỡ của ông ta với Giáo Hoàng.
“Tôi không còn tin tưởng vào các linh mục. Bây giờ, sau kinh nghiệm xúc động này, tôi có hy vọng trở lại. Các người ở Ý có một vị thánh. Qúy vị có nhận ra điều đó không? Qúy vị có một vị thánh,” anh ta nói thế khi đề cập đến Giáo Hoàng Benedict XVI.
Sau đó, khi giải thích cuộc đàm đạo với Đức Thánh Cha, Magro nói, “khi tôi nói với ngài tên tôi là Joseph, mắt của ĐGH mở to ra và ngài nói, “Joseph, cũng như tôi!” Rồi tôi hỏi ngài: “Tại sao linh mục làm điều này với tôi, tại sao ông ấy lại lạm dụng tôi?” Ngài trả lời rằng ngài cầu nguyện cho tôi và chúng tôi cùng cầu nguyện.”
Magro nói rằng ông ta có thể thấy được Giáo Hoàng “rất cảm thấy buồn phiền. Tôi đã có thấy được ngài rất đau khổ với tôi. Tôi không muốn làm ngài đau khổ, tôi không kể cho ngài nghe việc lạm dụng mà tôi chịu đựng, nhưng ngài khóc với tôi, dẫu rằng ngài không có lỗi gì trong việc đã xảy ra.”
Sau khi nhìn nhận rằng anh ta không trông đợi một cuộc gặo gỡ đầy xúc động với ĐGH, Magro nói, “Đây là qùa tặng lớn lao cho tôi, được đón tiếp như thế này và được lắng nghe bởi ngài. Tôi nghe bài diễn văn của ngài tại phi trường vào chiều thứ Bảy. Ngài không nói gì về vấn đề lạm dụng. Nhưng sáng nay (Chúa nhật, April 18), vào lúc 9 giờ sáng, tôi nhận đuợc điện thoại: tôi phải đi đến tòa giám mục vì tôi sẽ gặp gỡ ĐGH.”
Magro nói: “Cuối cùng tôi đã có được một chút bình an trong tâm hồn nhờ cuộc gặp gỡ này. Ngài cho tôi chuỗi tràng hạt mà tôi mang quanh cổ tôi.”
Đôi lời của người dịch: Trước hết, chúng ta không thể biết được những câu chuyện cảm động này qua các cơ quan truyền thông thế tục. Xin cảm tạ Thiên Chúa đã cho Joseph tìm đưọc bình an. Ước mong những nạn nhân khác cũng tìm được bình an khi được biết về lòng thương cảm của ĐGH dành cho họ. Cuối cùng chúng ta cũng cầu xin Giáo Hội học được nhiều từ lỗi lầm trong qúa khứ và canh tân chính mình.
Rome, Italy, Apr 22, 2010 / 01:46 pm (CNA/EWTN News).- Nhà quan sát Vatican, Andrea Tornielli, nói chuyện với Joseph Magro, 38 tuổi, một trong tám nạn nhân của việc lạm dụng bởi giáo sỹ, người đã gặp Giáo Hoàng benedict XVI trong cuộc viếng thăm mới đây ở Malta. Magro nói rằng cuộc gặp gỡ “thật là một món qùa tặng đẹp đẽ nhất, sau tất cả những đau thương, tất cả chúng tôi đã khóc, ngay cả Giáo Hoàng.”
Trong cuộc phỏng vấn được phát hành bởi nhật báo Il Giornale tại Ý, Magro, người hãnh diện khoe xâu chuỗi mân côi do Đức Thánh Cha trao tặng tại Malta, chia sẻ chi tiết về cuộc gặp gỡ của ông ta với Giáo Hoàng.
“Tôi không còn tin tưởng vào các linh mục. Bây giờ, sau kinh nghiệm xúc động này, tôi có hy vọng trở lại. Các người ở Ý có một vị thánh. Qúy vị có nhận ra điều đó không? Qúy vị có một vị thánh,” anh ta nói thế khi đề cập đến Giáo Hoàng Benedict XVI.
Sau đó, khi giải thích cuộc đàm đạo với Đức Thánh Cha, Magro nói, “khi tôi nói với ngài tên tôi là Joseph, mắt của ĐGH mở to ra và ngài nói, “Joseph, cũng như tôi!” Rồi tôi hỏi ngài: “Tại sao linh mục làm điều này với tôi, tại sao ông ấy lại lạm dụng tôi?” Ngài trả lời rằng ngài cầu nguyện cho tôi và chúng tôi cùng cầu nguyện.”
Magro nói rằng ông ta có thể thấy được Giáo Hoàng “rất cảm thấy buồn phiền. Tôi đã có thấy được ngài rất đau khổ với tôi. Tôi không muốn làm ngài đau khổ, tôi không kể cho ngài nghe việc lạm dụng mà tôi chịu đựng, nhưng ngài khóc với tôi, dẫu rằng ngài không có lỗi gì trong việc đã xảy ra.”
Sau khi nhìn nhận rằng anh ta không trông đợi một cuộc gặo gỡ đầy xúc động với ĐGH, Magro nói, “Đây là qùa tặng lớn lao cho tôi, được đón tiếp như thế này và được lắng nghe bởi ngài. Tôi nghe bài diễn văn của ngài tại phi trường vào chiều thứ Bảy. Ngài không nói gì về vấn đề lạm dụng. Nhưng sáng nay (Chúa nhật, April 18), vào lúc 9 giờ sáng, tôi nhận đuợc điện thoại: tôi phải đi đến tòa giám mục vì tôi sẽ gặp gỡ ĐGH.”
Magro nói: “Cuối cùng tôi đã có được một chút bình an trong tâm hồn nhờ cuộc gặp gỡ này. Ngài cho tôi chuỗi tràng hạt mà tôi mang quanh cổ tôi.”
Đôi lời của người dịch: Trước hết, chúng ta không thể biết được những câu chuyện cảm động này qua các cơ quan truyền thông thế tục. Xin cảm tạ Thiên Chúa đã cho Joseph tìm đưọc bình an. Ước mong những nạn nhân khác cũng tìm được bình an khi được biết về lòng thương cảm của ĐGH dành cho họ. Cuối cùng chúng ta cũng cầu xin Giáo Hội học được nhiều từ lỗi lầm trong qúa khứ và canh tân chính mình.
Ơn gọi là kết quả của sự cộng tác từ nhiều phía
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:37 24/04/2010
ROMA, (zenit.org) - Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ về các ứng sinh sẽ chịu chức linh mục trong năm nay chỉ cho thấy rằng ơn gọi là kết quả của sự cộng tác giữa hàng giáo sỹ, gia đình và toàn thể thành phần dân Chúa.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cho công bố vào ngày 16 tháng tư vừa qua những kết quả từ một cuộc điều tra mang tên « Lớp năm 2010: điều tra về các ứng sinh linh mục ».
Theo lời đề nghị của Hội Đồng Giám Mục nước này, trung tâm nghiên cứu ứng dụng về sứ vụ của trường đại học Georgetown đã tiến hành một dự phóng tìm kiếm trong năm.
« Phần lớn trong số sắp chịu chức được lãnh nhận bí tích Rửa Tội lúc mới sinh », Đức Hồng Y Sean O’Malley, Tổng Giám Mục Boston, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Sỹ, Đời Sống Thánh Hiến và Ơn Gọi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho biết.
« 4 trên 5 người nói rằng cha mẹ mình theo đạo Công Giáo; 8 trên 10 người được đánh động bởi một linh mục có khả năng bước vào đời sống tư tế ».
« Điều này gợi lên một nguyên lý chủ chốt rằng toàn thể Giáo Hội cần phải tác động để cổ võ cho ơn gọi », ngài khẳng định.
Đức Hồng Y O’Malley nhấn mạnh rằng 3/4 trong khóa năm nay nói rằng hồi còn nhỏ từng là giúp lễ, đọc sách, hay tham gia một hoạt động nào đó trong giáo xứ.
« Nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của việc thường huấn và sự dấn thân trong đức tin Công Giáo », Đức Hồng Y Chủ Tịch nhấn mạnh.
92% các ứng sinh có nghề nghiệp ổn định (nhất là trong lãnh vực giáo dục) trước khi vào chủng viện.
Cứ 5 ứng sinh thì có 3 người đã hoàn tất chương trình đại học trước khi bước vào chủng viện và 1 trên 5 người đã đi tới bậc cao học.
1/3 trong số ấy đã vào chủng viện đương khi theo học đại học. Tính trung bình, khả năng nhận ra mình muốn theo đuổi ơn gọi ở vào độ tuổi 18.
Gia đình
Người sẽ được chịu chức trẻ tuổi nhất năm nay là 25 tuổi, 11 người trong số họ bước vào ngưỡng cửa của tuổi 65 hoặc trên 65.
37% các ứng viên có người thân trong họ hàng là linh mục hay tu sĩ.
2/3 cho biết trước khi vào chủng viện đã có thói quen lần chuỗi và chầu Thánh Thể.
Đa phần trong gia đình có hơn 2 anh chị em, và 24% có đến 5 anh chị em hoặc nhiều hơn thế.
70% thuộc gốc Cápca/Châu Âu/Mỹ/ trắng, trong khi đó 13% thuộc gốc Tây Ban Nha/La Tinh và 10% gốc Á Châu hoặc trên các đảo Thái Bình Dương.
Hầu như 1/3 trong lớp được sinh ra bên ngoài nước Mỹ, phần đa tại Mêhicô, Côlômbia, Philippin, Ba Lan, và Việt Nam.
Cuộc điều tra này được thực hiện trên 440 ứng viên linh mục. 291 sẽ trở thành linh mục triều và 48 thuộc các cộng đoàn dòng tu đã trả lời.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cho công bố bản báo cáo này trên trang mạng điện tử của mình và nó cũng được phổ biến trên một trang mạng mới khác phục vụ cho mục đích cổ võ cho ơn gọi.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cho công bố vào ngày 16 tháng tư vừa qua những kết quả từ một cuộc điều tra mang tên « Lớp năm 2010: điều tra về các ứng sinh linh mục ».
Theo lời đề nghị của Hội Đồng Giám Mục nước này, trung tâm nghiên cứu ứng dụng về sứ vụ của trường đại học Georgetown đã tiến hành một dự phóng tìm kiếm trong năm.
« Phần lớn trong số sắp chịu chức được lãnh nhận bí tích Rửa Tội lúc mới sinh », Đức Hồng Y Sean O’Malley, Tổng Giám Mục Boston, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Sỹ, Đời Sống Thánh Hiến và Ơn Gọi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho biết.
« 4 trên 5 người nói rằng cha mẹ mình theo đạo Công Giáo; 8 trên 10 người được đánh động bởi một linh mục có khả năng bước vào đời sống tư tế ».
« Điều này gợi lên một nguyên lý chủ chốt rằng toàn thể Giáo Hội cần phải tác động để cổ võ cho ơn gọi », ngài khẳng định.
Đức Hồng Y O’Malley nhấn mạnh rằng 3/4 trong khóa năm nay nói rằng hồi còn nhỏ từng là giúp lễ, đọc sách, hay tham gia một hoạt động nào đó trong giáo xứ.
« Nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của việc thường huấn và sự dấn thân trong đức tin Công Giáo », Đức Hồng Y Chủ Tịch nhấn mạnh.
92% các ứng sinh có nghề nghiệp ổn định (nhất là trong lãnh vực giáo dục) trước khi vào chủng viện.
Cứ 5 ứng sinh thì có 3 người đã hoàn tất chương trình đại học trước khi bước vào chủng viện và 1 trên 5 người đã đi tới bậc cao học.
1/3 trong số ấy đã vào chủng viện đương khi theo học đại học. Tính trung bình, khả năng nhận ra mình muốn theo đuổi ơn gọi ở vào độ tuổi 18.
Gia đình
Người sẽ được chịu chức trẻ tuổi nhất năm nay là 25 tuổi, 11 người trong số họ bước vào ngưỡng cửa của tuổi 65 hoặc trên 65.
37% các ứng viên có người thân trong họ hàng là linh mục hay tu sĩ.
2/3 cho biết trước khi vào chủng viện đã có thói quen lần chuỗi và chầu Thánh Thể.
Đa phần trong gia đình có hơn 2 anh chị em, và 24% có đến 5 anh chị em hoặc nhiều hơn thế.
70% thuộc gốc Cápca/Châu Âu/Mỹ/ trắng, trong khi đó 13% thuộc gốc Tây Ban Nha/La Tinh và 10% gốc Á Châu hoặc trên các đảo Thái Bình Dương.
Hầu như 1/3 trong lớp được sinh ra bên ngoài nước Mỹ, phần đa tại Mêhicô, Côlômbia, Philippin, Ba Lan, và Việt Nam.
Cuộc điều tra này được thực hiện trên 440 ứng viên linh mục. 291 sẽ trở thành linh mục triều và 48 thuộc các cộng đoàn dòng tu đã trả lời.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cho công bố bản báo cáo này trên trang mạng điện tử của mình và nó cũng được phổ biến trên một trang mạng mới khác phục vụ cho mục đích cổ võ cho ơn gọi.
Hoa Kỳ: Vụ kiện Đức Thánh Cha hoàn toàn vô căn cứ
Bùi Hữu Thư
12:34 24/04/2010
Rôna, Thứ Sáu 23 tháng 4, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Luật sư Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, ông Jeffery Lena, tuyên bố trong một bản tin được văn phòng truyền thông Tòa Thánh phổ biến ngày 23 tháng 4: Vụ kiện Đức Thánh Cha và các giới chức cao cấp Tòa Thánh “hoàn toàn vô căn cứ. ”
Vụ kiện này nêu danh Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, khi ngài còn làm Bộ Trưởng Thánh Bộ Đức Tin, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Tổng Trưởng Ngoại Giao Toà Thánh và Đức Hồng Y Angelo Sodano, cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao.
Theo luật sư Tòa Thánh, các nạn nhân của linh mục Lawrence Murphy (bị cáo buộc đã lạm dụng các trẻ em điếc – xem Zenit ngày 25 tháng 3) đã kiện nhằm mục đích “sử dụng những dữ kiện nặng nề này để làm căn cứ cho một cuộc tấn công Tòa Thánh như một tổ chức quốc tế.”
Luật sư người Mỹ khẳng định: Nếu các nạn nhân này đã chính thức kiện cha Lawrence Murphy “khi lạm dụng tính dục các trẻ em, đã vi phạm luật lệ và sự tin cậy cha được trao phó,” thì “vụ kiện mới này” cáo buộc Tòa Thánh và các giới chức cao cấp “khác biệt” và "hoàn toàn vô căn cứ.”
Luật sự nhấn mạnh và khẳng định “Phần lớn, đây là một sự pha trộn các lý thuyết xưa cổ, đã bị các tòa án Hoa Kỳ loại bỏ, vì Tòa Thánh cũng như các giới chức cao cấp không được thông báo sớm hơn các tội lỗi cha Murphy đã vi phạm,” cho nên “các ngài không chịu trách nhiệm gì về sự đau khổ của các nạn nhân.”
Luật sư Lena cuối cùng khẳng định: Đây là một vụ kiện “không có động cơ rõ rệt” và là một “sự quấy rối có tính cách quảng cáo” nhắm “thúc đẩy ước vọng của một số luật sư Mỹ sử dụng phương thức này như một nhịp cầu để môi giới.””Nếu cần và vào lúc phải ra tòa án, tôi sẽ chống đối bằng cách tranh luận chi tiết về vụ kiện này.”
Vụ kiện này nêu danh Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, khi ngài còn làm Bộ Trưởng Thánh Bộ Đức Tin, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Tổng Trưởng Ngoại Giao Toà Thánh và Đức Hồng Y Angelo Sodano, cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao.
Theo luật sư Tòa Thánh, các nạn nhân của linh mục Lawrence Murphy (bị cáo buộc đã lạm dụng các trẻ em điếc – xem Zenit ngày 25 tháng 3) đã kiện nhằm mục đích “sử dụng những dữ kiện nặng nề này để làm căn cứ cho một cuộc tấn công Tòa Thánh như một tổ chức quốc tế.”
Luật sư người Mỹ khẳng định: Nếu các nạn nhân này đã chính thức kiện cha Lawrence Murphy “khi lạm dụng tính dục các trẻ em, đã vi phạm luật lệ và sự tin cậy cha được trao phó,” thì “vụ kiện mới này” cáo buộc Tòa Thánh và các giới chức cao cấp “khác biệt” và "hoàn toàn vô căn cứ.”
Luật sự nhấn mạnh và khẳng định “Phần lớn, đây là một sự pha trộn các lý thuyết xưa cổ, đã bị các tòa án Hoa Kỳ loại bỏ, vì Tòa Thánh cũng như các giới chức cao cấp không được thông báo sớm hơn các tội lỗi cha Murphy đã vi phạm,” cho nên “các ngài không chịu trách nhiệm gì về sự đau khổ của các nạn nhân.”
Luật sư Lena cuối cùng khẳng định: Đây là một vụ kiện “không có động cơ rõ rệt” và là một “sự quấy rối có tính cách quảng cáo” nhắm “thúc đẩy ước vọng của một số luật sư Mỹ sử dụng phương thức này như một nhịp cầu để môi giới.””Nếu cần và vào lúc phải ra tòa án, tôi sẽ chống đối bằng cách tranh luận chi tiết về vụ kiện này.”
Top Stories
Cain, where is your brother?
Fr. Pascal Nguyen Ngoc Tinh, OFM
18:44 24/04/2010
Fr. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, a biblical scholar living in Saigon, is the leader of the translating team “Liturgy of the Hours” which has for decades dedicated itself in a great effort to translate the Bible and Roman Missals into Vietnamese.
The imminent replacement of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is now just a matter of time. Anyone constantly reading Church news online in recent months would have been psychologically prepared for the event, thus saying that the move comes as a surprise wouldn't be accurate. I, however, still have felt something smothery and bitter in my throat.
I recall the image of a T54 tank striking the gate of the Independence Palace in Saigon 35 years ago. Today, I have the reminiscent feeling of the same kind of tank striking the gate of the Hanoi Archbishopric.
I’d like to share some of my thoughts from the event just being announced by the Holy See.
However, anyone with concerns would face this question:"His asthenia was caused by insomnia. But where did his insomnia come from?"
In celebration of Hanoi's 1000th birthday, I think this would have been the most valuable gift the government can receive from the Catholic Church. I think about Herod's birthday party in which the gift presented to him was nothing other than John the Baptist's head (Mc 6, 27)It seems no one needs to be reminded that in the past, in his years of serving as bishop of Lang Son, an immense diocese without a diocesan office, the prelate roamed the vast area, from parish to parish to carry out his duty. He was the only man for everything, tirelessly and passionately assumed all duties from being the pastor to the director of the choir, and even the Church bell ringer. When he was appointed Hanoi archbishop in 2005, health was still not an issue. When the Hanoi's Nunciature and Thai Ha parish event took place, one could easily guess how stressful it was for him to endure during this difficult time. He, however, had shown no sign of any health problem. In the video clip featuring the meeting between the Archbishop of Hanoi and the city officials at the office of the People's Committee in Hanoi on Sep. 21, 2010, Msgr. Kiet appeared to be youthful, vibrant, and full of dynamics, who eloquently spoke with self confidence when his turns came. At that meeting, it was he who forcefully made this historical statement: "Freedom for religion is a right, not a privilege". In a normal society, this statement would make nothing out of the ordinary for anyone to pay attention to, but in a dictatorial, totalitarian regime, it had the effect of a bomb. And it was the trigger which ticked Hanoi off, forcing them to find all possible ways to bring down the man who had the gut to challenge their power.
Immediately following Archbishop statement's came a campaign designed to destroy his reputation via the Hanoi controlled media outlets, with its peak was the attack at the St. Geraldo chapel on the night of Sep. 21, 2010, when a group of hooligans, being called respectfully by the State media as "People for spontaneous actions", sabotaged the premise, shouting out for "Archbishop Kiet's head". What happened next was a more civilized action in the form of an official letter from the Chairman of the Hanoi People's Committee (CHPC) to Bishop Peter Nguyen Van Nhon – the President of the Vietnamese Bishop's Conference. In his letter, the city chairman accused Msgr. Kiet of causing social disturbance calling for the removal of the prelate from Hanoi area. Days after, the Conference's President had issued a response.
But, the Conference's response letter itself was a surprise.
But this has never happened.
In the wake of the anticipated replacement at the Hanoi Archbishopric, no one would be feeling as ecstatic as the Hanoi communist government. In celebration of Hanoi's 1000th birthday, I think this would have been the most valuable gift the government can receive from the Catholic Church. I think about Herod's birthday party in which the gift presented to him was nothing other than John the Baptist's head (Mc 6, 27)
Facing numerous social issues: injustice, corruption, the high level of abortion, human trading, land and water border concessions to neighboring countries - all stemming from a sort of original sin: the partisan dictatorship, the silence and the subdue attitude of bishops toward the government do not follow good and heroic examples of the Apostles “We must obey God rather than men”.
Also from this it, one can understand why the Hanoi Catholic community from the clerics to religious men and women and the faithful have come to love and be bonded with a shepherd who has been persistently following the example Jesus had set, a shepherd who is always ready to lay down his life for his flock: Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.
To appoint a bishop is the exclusive right of the Pope. That's the principle. But in a communist country such as Vietnam, things are not that simple. Everyone knows about Hanoi's resolution to remove Archbishop Kiet from Hanoi area at all costs. This plan is now being carried out.
We have not known through whom or which means the communist government is utilizing to have an impact on the Vatican and the Vietnamese bishops. As Christians in our country of Vietnam today we can only pray for the one who is replacing Msgr. Kiet to be in peace, that he is only to obey the Holy Father in completing his duty laden with difficulties, and he will not be doing the kind of things which one day can cause him to face the same question God once asked Cain: "Where is your brother?"
Saigon April 22, 2010
Pascal Nguyen Ngoc Tinh, OFM
© Translated from Vietnamese by VietCatholic Network
Cain, where is your brother?
Uneasy feeling
The Holy See has finally announced the appointment of Bishop Peter Nguyen Van Nhon, the President of Episcopal Conference of Vietnam as Coadjutor Archbishop of Hanoi with the right of succession.The imminent replacement of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is now just a matter of time. Anyone constantly reading Church news online in recent months would have been psychologically prepared for the event, thus saying that the move comes as a surprise wouldn't be accurate. I, however, still have felt something smothery and bitter in my throat.
I’d like to share some of my thoughts from the event just being announced by the Holy See.
"Due to health reason"
It has become clear now that Archbishop Kiet has turned in his resignation to the Holy See due to "health reason". He reportedly has been suffering from chronic insomnia, which subsequently led to asthenia. And when one realizes that his physical and mental health is no longer fit for carrying out his strenuous duty, under extreme condition and circumstances, then resignation would be a reasonable thing for a responsible person to do.However, anyone with concerns would face this question:"His asthenia was caused by insomnia. But where did his insomnia come from?"
In celebration of Hanoi's 1000th birthday, I think this would have been the most valuable gift the government can receive from the Catholic Church. I think about Herod's birthday party in which the gift presented to him was nothing other than John the Baptist's head (Mc 6, 27)It seems no one needs to be reminded that in the past, in his years of serving as bishop of Lang Son, an immense diocese without a diocesan office, the prelate roamed the vast area, from parish to parish to carry out his duty. He was the only man for everything, tirelessly and passionately assumed all duties from being the pastor to the director of the choir, and even the Church bell ringer. When he was appointed Hanoi archbishop in 2005, health was still not an issue. When the Hanoi's Nunciature and Thai Ha parish event took place, one could easily guess how stressful it was for him to endure during this difficult time. He, however, had shown no sign of any health problem. In the video clip featuring the meeting between the Archbishop of Hanoi and the city officials at the office of the People's Committee in Hanoi on Sep. 21, 2010, Msgr. Kiet appeared to be youthful, vibrant, and full of dynamics, who eloquently spoke with self confidence when his turns came. At that meeting, it was he who forcefully made this historical statement: "Freedom for religion is a right, not a privilege". In a normal society, this statement would make nothing out of the ordinary for anyone to pay attention to, but in a dictatorial, totalitarian regime, it had the effect of a bomb. And it was the trigger which ticked Hanoi off, forcing them to find all possible ways to bring down the man who had the gut to challenge their power.
To be removed from Hanoi area.
Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt |
But, the Conference's response letter itself was a surprise.
The same refutation against the "ask and be given mechanism".
I would like to focus on the fact that until now, few (if not any one) has discussed about the similarity between Msgr. Kiet's statement and the 2002 Episcopal Conference’s Open Letter to the Vietnam's congress, which basically contained the same bishops’ refutation against the "ask and be given mechanism”. Reading this Open Letter gives us the impression of being struck by an asteroid from the sky, since opposing the “ask and be given mechanism” when living in a dictatorial regime amounts to a declaration of war! From the heart of Saigon, Cardinal Pham Minh Man formally sent this document to “The Fourth Assembly of the Vietnamese Catholics in Construction and Defense of the Country", then later to the Chairman of the Vietnamese Fatherland Front in Ho Chi Minh City. So when speaking against the said mechanism, Msgr. Kiet did nothing other than to reiterate the position of the Episcopal Conference expressed in its 2002 Open Letter. Therefore, in its response letter to the Chairman of the CHPC, the Episcopal Conference should have been clearly stated that when opposing the "ask and be given mechanism”, Archbishop Kiet had precisely reflected the position of the Episcopal Conference, and it would be strongly supporting the Archbishop's statement.But this has never happened.
Is the 2002 Open Letter still valid?
Mentioning this letter, in retrospect, I humbly think the Episcopal Conference needs to clarify to the public, whether it is still holding to the same position which is to oppose the "ask and be given mechanism” as clearly stated in its 2002 Open Letter? If it is, why has it not been publicly supporting Archbishop Kiet? If not, has its position been a wrongful one? And in which part has its position been wrongful?Being alone and isolated
Going back to the President of Episcopal Conference's response letter to the Chairman of the CHPC, which was attached to the "Viewpoint of the Vietnam Conference of Catholic Bishops toward Current Issues", one can easily recognize where Archbishop Kiet stands among the bishops in the conference. To the accusations of the Chairman of the CHPC, the Episcopal Conference confirmed: "Archbishop Kiet has done nothing against the Church's policy". But during the time of the Hanoi Nunciature - Thai Ha incidents when the Hanoi archbishop was advocating for peace and justice, the event was referred in the Episcopal Conference's official letter as "the protest to reclaim property". This very letter drew a line, with the Archbishop of Hanoi on one side, and the rest of the bishops in the Episcopal Conference on the other. Reading this letter, we can see how lonely and isolated Msgr. Kiet must have felt among the brotherhood of bishops. To me, this is the cause of his insomnia which subsequently led to asthenia. The prelate finally asked for resignation from his post as Archbishop of Hanoi. And now with the coadjutor bishop, with right to succession, is in place the replacement is not so far away.In the wake of the anticipated replacement at the Hanoi Archbishopric, no one would be feeling as ecstatic as the Hanoi communist government. In celebration of Hanoi's 1000th birthday, I think this would have been the most valuable gift the government can receive from the Catholic Church. I think about Herod's birthday party in which the gift presented to him was nothing other than John the Baptist's head (Mc 6, 27)
The successors of the Apostles
The liturgical calendar is still in the Eater season. The Book of Acts of Disciples read daily in each Mass shows how the disciples changed when they received the Holy Spirit after the resurrection event. During the Passion of Christ, the leader of the group betrayed Jesus, and the rest abandoned him. With his tragic, humiliated death on the cross, Jesus’ life would have ended in a total failure and despair. But His Resurrection changed everything. Those, who had been normally cowards, came out to be fearless. Those who had been illiterate with a humble background, turned around to be knowledgeable, engaging in debates with the scholars full immense knowledge. When facing the authority. When facing the authority, they had firmly declared: “We must obey God rather than men” (Acts 5, 29).Facing numerous social issues: injustice, corruption, the high level of abortion, human trading, land and water border concessions to neighboring countries - all stemming from a sort of original sin: the partisan dictatorship, the silence and the subdue attitude of bishops toward the government do not follow good and heroic examples of the Apostles “We must obey God rather than men”.
Also from this it, one can understand why the Hanoi Catholic community from the clerics to religious men and women and the faithful have come to love and be bonded with a shepherd who has been persistently following the example Jesus had set, a shepherd who is always ready to lay down his life for his flock: Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.
Conclusion
Where is your brother?To appoint a bishop is the exclusive right of the Pope. That's the principle. But in a communist country such as Vietnam, things are not that simple. Everyone knows about Hanoi's resolution to remove Archbishop Kiet from Hanoi area at all costs. This plan is now being carried out.
We have not known through whom or which means the communist government is utilizing to have an impact on the Vatican and the Vietnamese bishops. As Christians in our country of Vietnam today we can only pray for the one who is replacing Msgr. Kiet to be in peace, that he is only to obey the Holy Father in completing his duty laden with difficulties, and he will not be doing the kind of things which one day can cause him to face the same question God once asked Cain: "Where is your brother?"
Saigon April 22, 2010
Pascal Nguyen Ngoc Tinh, OFM
© Translated from Vietnamese by VietCatholic Network
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên Tu sĩ hạt Gia Định – Tổng Giáo phận Sàigòn: Hành hương Năm Thánh 2010
Tu sĩ Lê Văn Cường, Dòng Thánh Tâm Huế
08:48 24/04/2010
Liên Tu sĩ hạt Gia Định – Tổng Giáo phận Sàigòn: Hành hương Năm Thánh 2010
SÀIGÒN - VIỆT NAM Sáng 24.04.2010, đông đảo các tu sĩ và linh mục của 31/33 Hội Dòng và Tu hội có cơ sở tại Giáo hạt Gia Định hân hoan về Nhà Thờ Gia Định để tham dự ngày hành hương dành riêng cho giới tu sĩ. Ngày hành hương hôm nay áp ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành (25.04.2010), cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ của Giáo hội toàn cầu, cách đặc biệt của Giáo hội tại Việt Nam dịp Năm Thánh 2010.
Xem hình Liên Tu Sĩ Hành Hương
Chương trình của ngày hành hương hôm nay gồm có hai phần chính: (1) Phần Diễn Nguyện với chủ đề Huyền Nhiệm Ơn Gọi; (2) và Phần Thánh Lễ.
Mở đầu phần Diễn Nguyện là tiết mục Giới thiệu 31 Hội Dòng có cơ sở tại Giáo hạt Gia Định; các tu sĩ mặc tu phục và đeo dây chéo màu tím có tên của mỗi Hội Dòng và Tu hội tiến lên cung thánh, trong khi MC đọc lời dẫn về linh đạo của mỗi Dòng. Tiếp đến là tiết mục múa “Chúa đã chiếm đoạt con” của Tu Hội Tận Hiến ICM. Sau đó là Tiểu phẩm “Tu là gì?” do Dự Tập Dòng Chúa Cứu Thế thực hiện, với hai hoạt cảnh, nhằm gửi thông điệp “Tu sĩ hôm nay có dám chết đi cái tôi của mình và dám sống cho Thiên Chúa?” và “ Trong huyền nhiệm ơn gọi, con người cần sống thái độ vâng phục theo gương Thầy Giêsu”. Kết thúc phần diễn nguyện là tiết mục “Tìm thấy ơn gọi” do Cộng đoàn Mến Thánh Giá Đà Lạt phụ trách. Dựa trên tư tưởng của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu khi chính thánh nhân tìm thấy ơn gọi của mình và sung sướng reo lên “Con đã tìm thấy ơn gọi của con, trong lòng Hội Thánh là Mẹ, con sẽ là tình yêu”. Phần diễn nguyện “Huyền Nhiệm Ơn Gọi” khép lại là lời mời gọi mọi người hãy suy nghĩ về ơn gọi của chính mình, mỗi tu sĩ hãy tự hỏi, “Chúa cần tôi và Hội Dòng của tôi đáp ứng điều mong muốn gì trong chương trình của Chúa?”
Thánh Lễ ý nghĩa hôm nay của Giáo hạt Gia định do Cha Hạt Trưởng Đa-Minh Nguyễn Đình Tân chủ tế cùng với 20 linh mục đồng tế. Ngoài thành phần tham dự chính là khoảng 500 các tu sĩ nam nữ, dự tu và thanh tuyển của các Dòng, còn có thêm gần 1000 giáo dân trong hạt cũng tham dự ngày hành hương này để hiệp ý cầu nguyện cho các tu sĩ được bền đỗ và cầu nguyện để có thêm nhiều bạn trẻ sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi sống đời thánh hiến.
Lời Chúa trong Thánh Lễ này do Cha chủ tế chia sẻ. Cha hạt trưởng nói về việc Chúa gọi mỗi người vào đời sống thánh hiến rất khác nhau: qua một niềm vui- sự thích thú tầm thường như thích chiếc áo dòng màu trắng, như thích đá banh,.. .; qua một sự thôi thúc bên trong;.. . Ở đây, Ngài cũng kể cho cộng đoàn nghe câu chuyện về một gia đình sĩ quan quân đội gia nhập Giáo hội Công giáo cách đây 18 năm. Gia đình này hiện đang sống tại Nha Trang, có hai cô con gái là nữ tu Dòng Kín. Cô chị gái khấn trọn đời cách đây 2 năm và cô em vừa khấn trọn đời vào đầu tháng 4 vừa rồi. Cuối bài giảng, ngài mời gọi mọi người hãy cảm tạ hồng ân thánh hiến tu sĩ và linh mục Chúa đã ban cho giáo hạt Gia Định. Ngài cũng nhắn nhủ mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các linh mục và tu sĩ, nhất là gia đình anh chị em Kitô hữu xây dựng bầu khí đạo đức trong gia đình và sẵn sàng dâng hiến con cái cho Chúa phục vụ giáo hội trong đời sống tu trì.
Ngày hành hương Liên Tu sĩ hạt Gia định kết thúc lúc 11 giờ. Nhưng dường như âm vang của nó đang vang xa và khắc sâu vào tâm hồn của mỗi người tham dự khi mỗi người biết tiếp tục “ghi nhớ và suy niệm trong lòng” “Huyền nhiệm ơn gọi” của mỗi người, cùng với sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 47, với chủ đề “Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi” của Đức Thánh Cha Beneđitô XVI, công bố ngày 16/02/2010.
Cũng nên nói thêm là Giáo hạt Gia Định gồm có 13 giáo xứ 08 giáo họ nhưng có sự hiện diện của 33 Hội Dòng và Tu Hội (26 nữ và 7 nam). Đây là Giáo hạt có sự hiện diện của các Dòng Tu và Tu hội nhiều nhất trong tổng giáo phận (theo Sổ tay 2010 của Tổng Giáo phận). Điều này cũng nói lên tính đa dạng các hoạt động mục vụ và bác ái mà các Cộng đoàn tu trì có thể giúp các giáo xứ cùng với các linh mục, nhất là trong Năm Thánh Linh mục và Năm Thánh 2010.
Các Hội Dòng và Tu Hội trong Giáo Hạt tham gia ngày hành hương
1. DÒNG PHAN SINH THỪA SAI ĐỨC MẸ
Linh đạo: Đoàn sủng của dòng là chiêm niệm và hoạt động Tông đồ trong ba chiều kích: Thờ phượng, hiến dâng và truyền giáo.
2. TU HỘI NỮ TỬ BÁC ÁI VINH SƠN
Linh đạo: Với linh đạo Tận hiến cho Thiên Chúa, sống phục vụ Chúa Kitô nơi người nghèo,sẵn sàng phục vụ trong tinh thần khiêm nhường, đơn sơ và bác ái.
3. DÒNG CON ĐỨC MẸ PHÙ HỘ
Linh đạo: Theo tinh thần Hệ Thống Giáo Dục Dự Phóng, xây dựng trên nền tảng tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa.
4. DÒNG NỮ LASAN
Linh đạo: Bắt nguồn từ đặc sủng Lasan, chị em làm tất cả vì Chúa và cho Chúa qua lòng nhiệt thành lo cho mọi người và niềm vui trong cuộc sống phục vụ.
5. DÒNG PHAOLÔ THÀNH CHARTRES
Linh đạo: Gắn bó với Đức Giêsu và nhiệt tâm với Tin Mừng. Đồng thời mô phỏng Đức Kitô trong mầu nhiệm Phục Sinh.
6. DÒNG ĐỨC BÀ NỮ KINH SĨ THÁNH ÂUTINH
Linh đạo: Theo chân Đức Giêsu Kitô khắp mọi nơi, noi gương Ngài cho thật sát trong sứ mạng Tông đồ giáo dục, với khẩu hiệu “Hãy làm cho Ngài lớn lên”
7. DÒNG CHÚA GIÊSU HÀI ĐỒNG
Linh đạo: Sống tinh thần Nhập Thể theo linh đạo trường phái Pháp.
8. DÒNG MẸ THĂM VIẾNG
Linh đạo: Noi gương Mẹ Maria thăm viếng, sẵn sàng ra đi thực thi sứ mạng làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa.
9. DÒNG NỮ TRỢ THẾ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Linh đạo: Đón nhận tinh thần Trợ Thế từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, luôn tin tưởng phó thác vào Người, học suy nghĩ, yêu mến và ước muốn như Người.
10. DÒNG NỮ ĐỨC MẸ NGƯỜI NGHÈO
Linh đạo: Lấy khẩu hiệu ”Vì Chúa Giêsu và đạo Phúc Âm của Ngài”. Sống trong môi trường bình dân. Đi sâu vào đời sống chuyên nguyện là tiêu chí của Dòng.
11. DÒNG TIỂU MUỘI CHÚA GIÊSU
Linh đạo: Tinh thần ấu thơ của Tin Mừng dưới ánh sáng Hài Nhi Bêlem
12. NỮ TU HỘI ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ NHẬP THỂ – TẬN HIẾN – TRUYỀN GIÁO
Linh đạo: Tận hiến cho Thiên Chúa theo gương Đức Maria, làm Tông đồ bằng việc phục vụ người nghèo, dấn thân truyền giáo.
13. DÒNG ĐAMINH ROSA LIMA
Linh đạo: Chiêm niệm và truyền thông ơn cứu độ
CÁC DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
14. DÒNG MTG ĐÀ LẠT
15. DÒNG MTG VINH
16. DÒNG MTG THỦ ĐỨC
17. DÒNG MTG BÀ RỊA
18. DÒNG MTG THỦ THIÊM
19. DÒNG MTG NHA TRANG
20. DÒNG MTG PHAN THIẾT
Linh đạo: Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và Mầu nhiêm Thánh Giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và Tông đồ.
21. DÒNG ĐỨC BÀ TRUYỀN GIÁO
Linh đạo: Đón nhận và sống các sứ vụ trong Ba ngôi, thể hiện ba khía cạnh chiêm niệm – Hiệp thông và Sứ mạng
22. DÒNG ĐỨC MẸ MÂN CÔI BÙI CHU
Linh đạo: Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu qua cách sống các mầu nhiệm Mân Côi.
23. NỮ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU VĨNH PHƯỚC
Linh đạo: Sống đời chiêm niệm để đạt tới đức ái trọn hảo, cầu nguyện và hy sinh để cứu rỗi các linh hồn chưa nhận biết Chúa.
24. TU HỘI TÔI TÁTHÁNH TÂM
Linh đạo: Sống toàn hiến bằng việc yêu mến liên tiếp. Với sứ mạng Tông đồ là cầu nguyện cách riêng cho Linh mục và tu sĩ.
25. DÒNG NỮ TỲ CHÚA GIÊSU LINH MỤC
Linh đạo: Sống tự hiến theo gương Chúa Giêsu Linh Mục: “Con xin hiến thánh chính mình con cho họ, để nhờ sự thật họ cũng được thánh hiến”
26. DÒNG THÁNH THỂ
Linh đạo: Theo tinh thần Thánh sáng lập, luôn dâng hiến cho Thiên Chúa như Đức Kitô đã hiến thân trong Mình Máu Chúa,
27. DÒNG CHÚA CỨU THẾ
Linh đạo: thực hành câu châm ngôn “ Ơn cứu độ nơi Người chan chứa” và noi gương Chúa Giêsu Cứu Thế hiện diện để rao giảng Lời Chúa cho người nghèo khó.
28. TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ GIÁO SĨ NHÀ CHÚA
Linh đạo: Anh em Tu Đoàn sống ơn gọi tận hiến theo gương Chúa Ba Ngôi, gương Thánh Gia Thất và các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhiệt thành làm việc tông đồ.
29. DÒNG THÁNH TÂM HUẾ
Linh đạo: Linh đạo của Dòng được thể hiện nơi chính danh xưng Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu, lấy Chúa Giêsu làm kiểu mẫu của đời mình. “Ra đi rao giảng Tin Mừng” trong tinh thần hiền lành, khiêm nhượng và đầy lòng thương xót.
30. DÒNG MẸ VỀ TRỜI
Linh đạo: Sống theo tinh thần của Thánh Augustinô. Với ba chiều kích tình yêu làm nên căn tình của mình.
31. SƯ HUYNH LASAN MAI THÔN
Linh đạo: tinh thần của dòng là Tinh thần Đức Tin. Trong Đức Tin để chiêm ngưỡng ý định của Thiên Chúa và triển nở lòng nhiệt thành thực hiện ý định đó.
SÀIGÒN - VIỆT NAM Sáng 24.04.2010, đông đảo các tu sĩ và linh mục của 31/33 Hội Dòng và Tu hội có cơ sở tại Giáo hạt Gia Định hân hoan về Nhà Thờ Gia Định để tham dự ngày hành hương dành riêng cho giới tu sĩ. Ngày hành hương hôm nay áp ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành (25.04.2010), cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ của Giáo hội toàn cầu, cách đặc biệt của Giáo hội tại Việt Nam dịp Năm Thánh 2010.
Xem hình Liên Tu Sĩ Hành Hương
Chương trình của ngày hành hương hôm nay gồm có hai phần chính: (1) Phần Diễn Nguyện với chủ đề Huyền Nhiệm Ơn Gọi; (2) và Phần Thánh Lễ.
Mở đầu phần Diễn Nguyện là tiết mục Giới thiệu 31 Hội Dòng có cơ sở tại Giáo hạt Gia Định; các tu sĩ mặc tu phục và đeo dây chéo màu tím có tên của mỗi Hội Dòng và Tu hội tiến lên cung thánh, trong khi MC đọc lời dẫn về linh đạo của mỗi Dòng. Tiếp đến là tiết mục múa “Chúa đã chiếm đoạt con” của Tu Hội Tận Hiến ICM. Sau đó là Tiểu phẩm “Tu là gì?” do Dự Tập Dòng Chúa Cứu Thế thực hiện, với hai hoạt cảnh, nhằm gửi thông điệp “Tu sĩ hôm nay có dám chết đi cái tôi của mình và dám sống cho Thiên Chúa?” và “ Trong huyền nhiệm ơn gọi, con người cần sống thái độ vâng phục theo gương Thầy Giêsu”. Kết thúc phần diễn nguyện là tiết mục “Tìm thấy ơn gọi” do Cộng đoàn Mến Thánh Giá Đà Lạt phụ trách. Dựa trên tư tưởng của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu khi chính thánh nhân tìm thấy ơn gọi của mình và sung sướng reo lên “Con đã tìm thấy ơn gọi của con, trong lòng Hội Thánh là Mẹ, con sẽ là tình yêu”. Phần diễn nguyện “Huyền Nhiệm Ơn Gọi” khép lại là lời mời gọi mọi người hãy suy nghĩ về ơn gọi của chính mình, mỗi tu sĩ hãy tự hỏi, “Chúa cần tôi và Hội Dòng của tôi đáp ứng điều mong muốn gì trong chương trình của Chúa?”
Thánh Lễ ý nghĩa hôm nay của Giáo hạt Gia định do Cha Hạt Trưởng Đa-Minh Nguyễn Đình Tân chủ tế cùng với 20 linh mục đồng tế. Ngoài thành phần tham dự chính là khoảng 500 các tu sĩ nam nữ, dự tu và thanh tuyển của các Dòng, còn có thêm gần 1000 giáo dân trong hạt cũng tham dự ngày hành hương này để hiệp ý cầu nguyện cho các tu sĩ được bền đỗ và cầu nguyện để có thêm nhiều bạn trẻ sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi sống đời thánh hiến.
Lời Chúa trong Thánh Lễ này do Cha chủ tế chia sẻ. Cha hạt trưởng nói về việc Chúa gọi mỗi người vào đời sống thánh hiến rất khác nhau: qua một niềm vui- sự thích thú tầm thường như thích chiếc áo dòng màu trắng, như thích đá banh,.. .; qua một sự thôi thúc bên trong;.. . Ở đây, Ngài cũng kể cho cộng đoàn nghe câu chuyện về một gia đình sĩ quan quân đội gia nhập Giáo hội Công giáo cách đây 18 năm. Gia đình này hiện đang sống tại Nha Trang, có hai cô con gái là nữ tu Dòng Kín. Cô chị gái khấn trọn đời cách đây 2 năm và cô em vừa khấn trọn đời vào đầu tháng 4 vừa rồi. Cuối bài giảng, ngài mời gọi mọi người hãy cảm tạ hồng ân thánh hiến tu sĩ và linh mục Chúa đã ban cho giáo hạt Gia Định. Ngài cũng nhắn nhủ mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các linh mục và tu sĩ, nhất là gia đình anh chị em Kitô hữu xây dựng bầu khí đạo đức trong gia đình và sẵn sàng dâng hiến con cái cho Chúa phục vụ giáo hội trong đời sống tu trì.
Ngày hành hương Liên Tu sĩ hạt Gia định kết thúc lúc 11 giờ. Nhưng dường như âm vang của nó đang vang xa và khắc sâu vào tâm hồn của mỗi người tham dự khi mỗi người biết tiếp tục “ghi nhớ và suy niệm trong lòng” “Huyền nhiệm ơn gọi” của mỗi người, cùng với sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 47, với chủ đề “Đời sống chứng tá khơi dậy các ơn gọi” của Đức Thánh Cha Beneđitô XVI, công bố ngày 16/02/2010.
Cũng nên nói thêm là Giáo hạt Gia Định gồm có 13 giáo xứ 08 giáo họ nhưng có sự hiện diện của 33 Hội Dòng và Tu Hội (26 nữ và 7 nam). Đây là Giáo hạt có sự hiện diện của các Dòng Tu và Tu hội nhiều nhất trong tổng giáo phận (theo Sổ tay 2010 của Tổng Giáo phận). Điều này cũng nói lên tính đa dạng các hoạt động mục vụ và bác ái mà các Cộng đoàn tu trì có thể giúp các giáo xứ cùng với các linh mục, nhất là trong Năm Thánh Linh mục và Năm Thánh 2010.
Các Hội Dòng và Tu Hội trong Giáo Hạt tham gia ngày hành hương
1. DÒNG PHAN SINH THỪA SAI ĐỨC MẸ
Linh đạo: Đoàn sủng của dòng là chiêm niệm và hoạt động Tông đồ trong ba chiều kích: Thờ phượng, hiến dâng và truyền giáo.
2. TU HỘI NỮ TỬ BÁC ÁI VINH SƠN
Linh đạo: Với linh đạo Tận hiến cho Thiên Chúa, sống phục vụ Chúa Kitô nơi người nghèo,sẵn sàng phục vụ trong tinh thần khiêm nhường, đơn sơ và bác ái.
3. DÒNG CON ĐỨC MẸ PHÙ HỘ
Linh đạo: Theo tinh thần Hệ Thống Giáo Dục Dự Phóng, xây dựng trên nền tảng tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa.
4. DÒNG NỮ LASAN
Linh đạo: Bắt nguồn từ đặc sủng Lasan, chị em làm tất cả vì Chúa và cho Chúa qua lòng nhiệt thành lo cho mọi người và niềm vui trong cuộc sống phục vụ.
5. DÒNG PHAOLÔ THÀNH CHARTRES
Linh đạo: Gắn bó với Đức Giêsu và nhiệt tâm với Tin Mừng. Đồng thời mô phỏng Đức Kitô trong mầu nhiệm Phục Sinh.
6. DÒNG ĐỨC BÀ NỮ KINH SĨ THÁNH ÂUTINH
Linh đạo: Theo chân Đức Giêsu Kitô khắp mọi nơi, noi gương Ngài cho thật sát trong sứ mạng Tông đồ giáo dục, với khẩu hiệu “Hãy làm cho Ngài lớn lên”
7. DÒNG CHÚA GIÊSU HÀI ĐỒNG
Linh đạo: Sống tinh thần Nhập Thể theo linh đạo trường phái Pháp.
8. DÒNG MẸ THĂM VIẾNG
Linh đạo: Noi gương Mẹ Maria thăm viếng, sẵn sàng ra đi thực thi sứ mạng làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa.
9. DÒNG NỮ TRỢ THẾ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Linh đạo: Đón nhận tinh thần Trợ Thế từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, luôn tin tưởng phó thác vào Người, học suy nghĩ, yêu mến và ước muốn như Người.
10. DÒNG NỮ ĐỨC MẸ NGƯỜI NGHÈO
Linh đạo: Lấy khẩu hiệu ”Vì Chúa Giêsu và đạo Phúc Âm của Ngài”. Sống trong môi trường bình dân. Đi sâu vào đời sống chuyên nguyện là tiêu chí của Dòng.
11. DÒNG TIỂU MUỘI CHÚA GIÊSU
Linh đạo: Tinh thần ấu thơ của Tin Mừng dưới ánh sáng Hài Nhi Bêlem
12. NỮ TU HỘI ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ NHẬP THỂ – TẬN HIẾN – TRUYỀN GIÁO
Linh đạo: Tận hiến cho Thiên Chúa theo gương Đức Maria, làm Tông đồ bằng việc phục vụ người nghèo, dấn thân truyền giáo.
13. DÒNG ĐAMINH ROSA LIMA
Linh đạo: Chiêm niệm và truyền thông ơn cứu độ
CÁC DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
14. DÒNG MTG ĐÀ LẠT
15. DÒNG MTG VINH
16. DÒNG MTG THỦ ĐỨC
17. DÒNG MTG BÀ RỊA
18. DÒNG MTG THỦ THIÊM
19. DÒNG MTG NHA TRANG
20. DÒNG MTG PHAN THIẾT
Linh đạo: Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và Mầu nhiêm Thánh Giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và Tông đồ.
21. DÒNG ĐỨC BÀ TRUYỀN GIÁO
Linh đạo: Đón nhận và sống các sứ vụ trong Ba ngôi, thể hiện ba khía cạnh chiêm niệm – Hiệp thông và Sứ mạng
22. DÒNG ĐỨC MẸ MÂN CÔI BÙI CHU
Linh đạo: Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu qua cách sống các mầu nhiệm Mân Côi.
23. NỮ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU VĨNH PHƯỚC
Linh đạo: Sống đời chiêm niệm để đạt tới đức ái trọn hảo, cầu nguyện và hy sinh để cứu rỗi các linh hồn chưa nhận biết Chúa.
24. TU HỘI TÔI TÁTHÁNH TÂM
Linh đạo: Sống toàn hiến bằng việc yêu mến liên tiếp. Với sứ mạng Tông đồ là cầu nguyện cách riêng cho Linh mục và tu sĩ.
25. DÒNG NỮ TỲ CHÚA GIÊSU LINH MỤC
Linh đạo: Sống tự hiến theo gương Chúa Giêsu Linh Mục: “Con xin hiến thánh chính mình con cho họ, để nhờ sự thật họ cũng được thánh hiến”
26. DÒNG THÁNH THỂ
Linh đạo: Theo tinh thần Thánh sáng lập, luôn dâng hiến cho Thiên Chúa như Đức Kitô đã hiến thân trong Mình Máu Chúa,
27. DÒNG CHÚA CỨU THẾ
Linh đạo: thực hành câu châm ngôn “ Ơn cứu độ nơi Người chan chứa” và noi gương Chúa Giêsu Cứu Thế hiện diện để rao giảng Lời Chúa cho người nghèo khó.
28. TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ GIÁO SĨ NHÀ CHÚA
Linh đạo: Anh em Tu Đoàn sống ơn gọi tận hiến theo gương Chúa Ba Ngôi, gương Thánh Gia Thất và các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhiệt thành làm việc tông đồ.
29. DÒNG THÁNH TÂM HUẾ
Linh đạo: Linh đạo của Dòng được thể hiện nơi chính danh xưng Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu, lấy Chúa Giêsu làm kiểu mẫu của đời mình. “Ra đi rao giảng Tin Mừng” trong tinh thần hiền lành, khiêm nhượng và đầy lòng thương xót.
30. DÒNG MẸ VỀ TRỜI
Linh đạo: Sống theo tinh thần của Thánh Augustinô. Với ba chiều kích tình yêu làm nên căn tình của mình.
31. SƯ HUYNH LASAN MAI THÔN
Linh đạo: tinh thần của dòng là Tinh thần Đức Tin. Trong Đức Tin để chiêm ngưỡng ý định của Thiên Chúa và triển nở lòng nhiệt thành thực hiện ý định đó.
Hai Linh Mục Úc Đại lợi hành hương kính Đức Mẹ tại Thái Hà
Joseph Nguyễn Văn Thống
15:46 24/04/2010
Cha Peter Meneely EV tổng đại diện giáo phận Brisbane và Cha Peter Barennely quản xứ Jubilee Parish, nước úc hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Hà Nội 25/04/2010 - Suốt những năm qua, Đền Thánh linh thiêng dâng kính Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Thái Hà đã thu hút nhiều người khắp muôn phương từ quốc nội đến quốc ngoại tới hiệp thông cầu nguyện cho Công lý và hòa bình từ khi biến cố giáo xứ Thái Hà xảy ra.
Xem hình bấm vào đây
Giáo xứ Thái Hà, nơi tiên phong với phong trào cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho công cuộc đi tìm công lý và sự thật đã trở thành điểm đến đầy bình an cho những tâm hồn khao khát đi tìm công lý và sự thật.
Tối thứ 7, ngày 25/4/2010, hai linh mục đến từ Giáo hội Úc, một xứ sở nổi tiếng với những "chú Kanguru" và nỗi tiếng với những "nhà hát Opera" hiện đại, đã đến dâng Thánh lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại nhà thờ Thái Hà.
Đúng 19h, đoàn đồng tế gồm Cha Peter Meneely EV tổng đại diện giáo phận Brisbane, Cha Peter Barennely quản xứ Jubilee Parish, nước úc và Cha Mathêu Vũ Khởi Phụng, bề trên Tu Viện Thái Hà cùng với sự tham dự đông đảo của cộng đoàn tín hữu thập phương đã bước vào Thánh lễ trong một bầu không khí thánh thiện, hiệp nhất trong Thánh lễ Chúa nhật Chúa Chiên lành.
Trong bài giảng lễ, Cha Mathêu Vũ Khởi Phụng đã chia sẻ với cộng đoàn về bài Tin Mừng Chúa nhật Chúa Chiên Lành rất sâu sắc, để liên hệ về vị Chủ chăn Tổng giáo phận Hà Nội kính yêu với đoàn chiên của mình trong bối cảnh hiện nay.
Sau Thánh lễ, đoàn đồng tế cùng cộng đoàn đã ra linh đài Nữ Vương Công Lý và Hòa Bình để dâng lên mẹ những lời kinh cho quê hương nước Việt sớm có công lý và sự thật.
Hà Nội 25/04/2010 - Suốt những năm qua, Đền Thánh linh thiêng dâng kính Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Thái Hà đã thu hút nhiều người khắp muôn phương từ quốc nội đến quốc ngoại tới hiệp thông cầu nguyện cho Công lý và hòa bình từ khi biến cố giáo xứ Thái Hà xảy ra.
Xem hình bấm vào đây
Giáo xứ Thái Hà, nơi tiên phong với phong trào cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho công cuộc đi tìm công lý và sự thật đã trở thành điểm đến đầy bình an cho những tâm hồn khao khát đi tìm công lý và sự thật.
Tối thứ 7, ngày 25/4/2010, hai linh mục đến từ Giáo hội Úc, một xứ sở nổi tiếng với những "chú Kanguru" và nỗi tiếng với những "nhà hát Opera" hiện đại, đã đến dâng Thánh lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại nhà thờ Thái Hà.
Đúng 19h, đoàn đồng tế gồm Cha Peter Meneely EV tổng đại diện giáo phận Brisbane, Cha Peter Barennely quản xứ Jubilee Parish, nước úc và Cha Mathêu Vũ Khởi Phụng, bề trên Tu Viện Thái Hà cùng với sự tham dự đông đảo của cộng đoàn tín hữu thập phương đã bước vào Thánh lễ trong một bầu không khí thánh thiện, hiệp nhất trong Thánh lễ Chúa nhật Chúa Chiên lành.
Trong bài giảng lễ, Cha Mathêu Vũ Khởi Phụng đã chia sẻ với cộng đoàn về bài Tin Mừng Chúa nhật Chúa Chiên Lành rất sâu sắc, để liên hệ về vị Chủ chăn Tổng giáo phận Hà Nội kính yêu với đoàn chiên của mình trong bối cảnh hiện nay.
Sau Thánh lễ, đoàn đồng tế cùng cộng đoàn đã ra linh đài Nữ Vương Công Lý và Hòa Bình để dâng lên mẹ những lời kinh cho quê hương nước Việt sớm có công lý và sự thật.
Cộng Đồng CGVN Kitô Vua tại Nouméa (Nouvelle Caledonia) mừng Kim Thánh (1955-2005) (3)
LM. Phêrô Ngô Quang Qúy
19:23 24/04/2010
Dù rất nhỏ bé, ngọn cỏ, hạt cát, hạt bụi cũng còn biết tạ ơn và tán tụng danh Chúa cho sự hiện hữu của mình chìm đắm trong cảnh mênh mông của vũ trụ, loài người lại càng không thể quên mình là ai.
Năm 1995, Cộng Đồng Công Giáo Kitô Vua tại Nouméa đã hân hoan kỷ niệm 40 năm tuổi dưới sự lãnh đạo tinh thần của Linh Mục quản nhiệm Stanislas Phạm Qúy Hòa.
Năm nay, 2005, Cộng Đồng Công Giáo Kitô Vua trong niềm hân hoan, với tâm tình cảm tạ, mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Cộng Đồng. Cảm tạ ơn Chúa đã ban cho người Việt Nam chúng ta, dù ở Nouvelle Calédonie hoặc ở Vanuatu, vô số hồng ân. Mặt khác chúng ta cũng ghi ơn những vị tiền nhân đã đi trước mở đường cho chúng ta ngày hôm nay.
Xem hình ảnh
Trong 10 năm qua, mọi tín hữu trong Cộng Đồng đều nỗ lực hăng say phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội để Cộng Đồng Kitô Vua được đoàn kết và vượt sóng lướt theo con thuyền Giáo Hội hoàn vũ để đúng với tinh thần Phúc Âm: « Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp lại để cầu nguyện, ta sẽ ở giữa những người ấy » (Mt 18,20) và theo như ca dao Việt Nam:
« Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. »
Nhìn lại 10 năm đã trôi đi, Cộng Đồng Kitô Vua cũng có một vài sự thay đổi.
Cha Stanislas Phạm Qúy Hòa đến với Cộng Đồng ngày 20 - 01- 1993, lãnh trách nhiệm trông coi Cộng Đồng. Tới tháng 8 năm 2001, vì sức khoẻ và cao niên, cha đã xin ĐTGM Michel CALVET về hưu. Đức Cha CALVET đã thu xếp để cha Stanislas Phạm Qúy Hòa có được chỗ ở trong MA MAISON và ngày nay cha đang hưu dưỡng tại đây.
Từ tháng 9 năm 2001, Cộng Đồng Kitô Vua không có linh mục quản nhiệm, Ban Hội Đồng Mục Vụ phải mời các cha tới dâng lễ cho Cộng Đồng, dù bằng Pháp ngữ, để ngôi giáo đường Kitô Vua luôn có những tiếng hát du dương, có những lời kinh chân thành dâng lên Thiên Chúa. Tuy yếu ớt vì hoàn cảnh nhưng Cộng Đồng vẫn sống động.
Trong thời gian này, có một số cha khách từ Úc, Âu Châu, Hoa Kỳ sang thăm và giúp Cộng Đồng sống Đức Tin, nhất là các ngày lễ Phục Sinh và Giáng Sinh. Các cha khách đến thăm và giúp Cộng Đồng trong 10 năm qua:
Giuse Trần Minh Thái SSS, Raphael Võ Đức Thiện, Martin Mai Văn Sang, Gioan Trần Kim Thời, Paul Chu văn Chi, Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Giuse Nguyễn Đức Khoan, ĐÔ Phêrô Nguyễn Thanh Long, Anthony Hà Thanh Sơn, Peter Phạm Văn Ái SJ, Peter Hoàng Mạnh Hùng OP, Peter Hà Thanh Hải, ĐÔ F. Xavier Cao Minh Dung, cha Daminh Ngô quang Tuyên.
Tháng 6 năm 2003, Đức Tổng Giám Mục bài sai Cha Phêrô Ngô Quang Qúy, Chưởng Ấn của Tổng Giáo phận và là cha xứ Giáo xứ Eglise du Vœu, làm linh mục quản nhiệm trông coi Cộng Đồng Kitô Vua. Từ đó Cộng Đồng lại có được một linh mục Việt Nam cho tới ngày nay.
Một biến cố rất quan trọng trong 10 năm qua, đó là cuộc rước tượng Thánh Du Đức Mẹ La Vang. Tháng Ba năm 2003, Cha Paul Chu Văn Chi từ Sydney rước tượng Đức Mẹ La Vang sang Nouméa. Đức Mẹ La Vang sang thăm Cộng Đồng Kitô Vua là một niềm an-ủi rất lớn đối những người con Việt Nam sống tại Nouvelle Calédonie. Đức Mẹ La Vang đã ở lại với Cộng Đồng một tuần lễ, sau đó Mẹ trở về Sydney để tiếp tục chuyến công du của Mẹ.
Tới tháng 8 năm 2003, ông Chủ tịch Nguyễn văn Hảo đã có sáng kiến đặt một tượng Đức Mẹ La Vang trong ngôi giáo đường Kitô Vua. Ngày làm phép tượng được tổ chức rất long trọng và vui tươi dưới sự chủ-tọa của Đức Tổng Giám Mục Michel CALVET. Tượng Đức Mẹ La Vang được đặt thay cho tượng Đức Mẹ Lộ Đức mà hiện giờ chúng ta thấy trong nhà thờ.
Tưởng cũng cần ghi lại những kỷ vật thánh trong ngôi giáo đường Kitô Vua mà chúng ta nên biết về nguồn gốc và tác gỉa:
Cây thánh gía Chúa chịu khổ nạn, trên cung thánh, là do các thầy Dòng Lasan vẽ và dâng cúng. Cũng chính các thầy thiết kế và làm thành Nhà Chầu đặt Mình Thánh Chúa đượm mầu sắc Á Đông theo tinh thần hội nhập văn hóa.
Nhà Chầu phép Thánh Thể
Bàn thờ xương các Thánh Tử đạo Việt Nam do Linh mục Dominicô Ngô Quang Tuyên tặng và được cha Qúy mang về từ Việt Nam năm 1997. Trong bàn thờ có hộp xương của 5 thánh tử đạo Việt Nam và 3 thánh tử đạo Trung Quốc:
Các thánh tử đạo Việt Nam:
Jean Théophane Venard, Mep
Pierre François Neron, Mep
Phanxicô Phan văn Trung, giáo dân
Phaolô Lê văn Lộc, linh mục
Agnès Lê thị Thành, giáo dân
Các thánh tử đạo Trung Quốc :
Jean Pierre eel, Mep
J. Baptiste Lo, giáo dânc
Agathe Lin, giáo dân
Hộp xương thánh do cha Qúy xin được từ các cha Hội Thừa Sai Ba-Lê (MEP) vào tháng 7 năm 1995.
Bên ngoài nhà thờ, ngoài tượng thánh Giuse và đài Đức Mẹ, chúng ta thấy có một qủa chuông được treo trong góc tường nhà thờ, phía trên cửa vào buồng áo. Qủa chuông này anh chị Thinh dâng cúng.
Để sửa soạn mừng đại lễ, ban bảo trì, dưới sự lãnh đạo của anh Hoàng văn Phúc, ngôi giáo đường Kitô Vua, nhà xứ và khuân viên, nhất là hội trường đã được sửa chữa và canh tân cho hợp thời trang hầu có thể đáp ứng những nhu cầu cần thiết của Cộng Đồng. Một khía cạnh quan trọng khác, đó là từ nhiều năm qua, nhiều người Công Giáo Việt Nam từ Vanuatu sang Nouméa lập nghiệp và đã trở thành những người con của Cộng Đồng Kitô Vua. Sự tham dự và lòng nhiệt tâm của họ đã mang lại cho Cộng Đồng một bầu không khí sống động hơn vì đoàn tín-hữu đông hơn.
Ban bảo-trì đã được sự hậu thuẫn rất lớn phát xuất từ mọi khía cạnh và tầng lớp. Tất cả mọi người đều hăng say đóng góp để có thêm ngân-qũy. Cha Qúy và ban tổ chức đã huy-động phong-trào bán phở mỗi Chúa nhật đầu tháng và cứ hai tuần, sau thánh lễ, có bán thực phẩm do lòng hảo tâm của nhiều ông bà anh chị em, dưới sự điều khiển của ban ẩm thực. Phở ngon, thực phẩm vừa miệng và đặc sắc quốc hồn quốc túy đã mang lại niềm vui, tinh thần cộng đồng được khăng khít hơn với những nụ cười, ánh mắt tràn đầy khích lệ, cảm thông và thân hữu hơn; và ngân qũy Cộng Đồng cũng khá hơn để đủ tài chánh chi phí cho việc sửa chữa trung tâm Kitô Vua.
Về Nguồn …
Chương trình kỷ niệm 50 năm của Cộng Đồng Kitô Vua, Nouméa, đã được linh mục quản nhiệm Phêrô Ngô Quang Qúy công bố khai mạc từ tháng 10 năm 2004. Một chương trình giúp mọi người hồi tưởng lại những ơn Chúa đã ban trong qúa khứ để ngày nay cám tạ ơn Chúa, đồng thời cũng nhắc nhở cho thế hệ trẻ có trách nhiệm duy trì kho tàng Đức-tin qúy báu của người Việt Nam tại Tân Đảo.
Khởi đầu năm Kim Khánh là cuộc « hành hương về nguồn » tại Port-Vila, Vanuatu từ ngày mùng 8 tới ngày 11 tháng 10 năm 2004. Tại sao lại có cuộc « hành hương về nguồn »? Mục đích cuộc hành hương là để ghi ơn cha Giuse Nguyễn Năng Vịnh.
Cha Giuse Nguyễn Năng Vịnh đã được Đức Giám Mục Địa Phận Bùi Chu, Bắc Việt Nam, gửi qua Vanuatu (Nouvelles Hébrides) để chăn dắt người Công Giáo Việt Nam. Trên đường đi Vanuatu, cha Vịnh phải đi qua Nouméa và phải ở lại một tuần vì nhu cầu phương tiện di chuyển thời đó. Trong những ngày cha Vịnh ở Nouméa, ngài có một buổi họp với người công giáo Việt Nam sinh sống tại Nouméa; vì không có linh mục coi sóc người công giáo tại đó nên cha hứa là khi qua Port-Vila, cha sẽ viết thư cho Đức Giám Mục của Nouméa để xin tìm một linh mục Việt Nam. Thư viết ngày 01-09-1953 từ Port-Vila. Đức cha Bresson (Nouméa) đã chấp nhận lời thỉnh cầu và cha Vịnh đã xin được một linh mục Việt Nam qua Nouméa. Sau đó cha Giuse Nguyễn Duy Tôn đã trở thành linh mục quản nhiệm đầu tiên và cũng là người gây dựng lên Cộng Đồng Công Giáo Kitô Vua tại Nouméa.
Hành hương « Về Nguồn » 8 -11 tháng 10, 2004
Phái đoàn viếng mộ cha cố Giuse Vịnh
Viếng mộ những người Việt Nam, Port-Vila
Thánh lễ tạ ơn trong giáo đường «Thiên Môn » (Xem phần hình ảnh)
Cuộc hành hương về nguồn được tổ chức để nói lên sự gắn bó giữa hai cộng đồng công giáo Việt Nam ở trên những hòn đảo nhỏ bé nằm giữa lòng biển vùng Nam Thái Bình Dương và chỉ là những chấm đen lớn bằng đầu kim trên bản đồ thế giới ! Hai Cộng Đồng này có một mối giây ràng buộc nhờ những công lao của các vị chủ chăn tiên khởi.
Tiếp theo đó, cuộc hành hương thứ hai là đi thăm viếng các ngôi mộ của người Việt Nam tại Thio ngày 20-12-2004. Tại nhà thờ Thio, nơi mà các ông bà Chân Đăng đã đóng góp trong việc xây cất, cha Qúy, cha Hùng, cha Jean Kermarrec (cha xứ) và phái đoàn đã dâng thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện cho những người Việt Nam đã qua đời được chôn cất tại nghĩa trang Thio.
Bước quan trọng thứ ba là cuộc hành hương Tiébaghi ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2005. Dưới sự hướng dẫn của linh mục quản nhiệm, một phái đoàn gần 60 người tham dự nao nức lên xe bus thuê của công-ty Arc-en-ciel bắt đầu cuộc hành trình tiến về Tiebaghi, một trong những địa điểm quan trọng chứa nhiều di-tích lịch-sử của những người “Chân đăng”.
Trên đường đi, phái đoàn đã dừng lại nơi nghĩa trang Voh để viếng mộ nhiều người Việt Nam đang nằm nghỉ vĩnh viễn. Voh cũng là một địa điểm mà nhiều con cháu Việt Nam đã được sinh ra, được lãnh bí-tích Rửa tội tại nhà thờ xứ Koumac hoặc Koné.
Trong cuộc hành trình tiến về Tiébaghi, phái đoàn đã dừng chân tại làng Kaala Gomen thăm bà cụ Lập, năm nay đã 90 tuổi. Bà cụ Lập là người “chân đăng” duy nhất còn sống trong vùng hẻo lánh, giữa các sắc tộc không cùng ngôn ngữ. Ngoài ra, còn ông Thao, nay cũng đã cao niên và hiện đang sinh sống với gia đình tại Koné.
Khi phái đoàn đặt chân lên mỏ Tiébaghi, lúc đó đã về chiều, trên đỉnh ngọn núi cao, từng cơn gío thổi lạnh người, nhìn lại những di-tích của làng người Việt Nam ngày xưa, những ngôi nhà nay đã đổ nát, thực là một cảnh tiêu-điều. Một vài người trong phái đoàn đã xúc động bật tiếng khóc khi thấy cảnh tang thương đau khổ, hy sinh, nhục nhã các ông bà cha mẹ “chân đăng” đã trải qua. Họ bị coi như những tù nhân viễn xứ. Cuộc hành hương Tiébaghi đượm tình huynh đệ trong thánh lễ tại ngôi nhà nguyện đã được tân trang bởi một hội địa phương: “bảo vệ những di tích lịch sử”.
Có thể nói đây là một trong hai ngôi nhà nguyện đầu tiên người Công Giáo Việt Nam cất lên trên đảo Nouvelle Calédonie. Ngôi nhà nguyện thứ hai tại mỏ Chagrin (Koumac), nơi cũng có đông người “chân đăng” trước kia làm trong mỏ. Một số người đã qua đời và được mai táng tại đó. Ngày nay ngôi nhà nguyện này không còn nữa, chỉ còn lại nền nhà nguyện và một phần cây thánh gía bằng gỗ còn đứng hướng về trời cao nhắc nhở cho các tín hữu phải luôn luôn hướng về Thiên Chúa, đừng bao giờ thất vọng và cũng đừng bao giờ để cho vật-chất lôi kéo vào đời sống sa-đọa, quên hồng ân Chúa đã ban.
Ba cuộc “hành hương về nguồn” đã để lại trong tim những người tham dự một kỷ niệm sâu-xa. Dù đứng trước những hy-sinh đau-khổ, nhục-nhã của các ông bà cha mẹ ngày xưa, mọi người đều cảm thấy hãnh diện với chí-khí can-trường, chịu-đựng, nhẫn-nại, Đức-tin vững mạnh để ngày nay các con cháu có được một kho tàng vô gía trước mặt những người khác màu da và văn hóa.
Ngoài ba cuộc hành hương theo chương trình được ấn định, Cộng Đồng cũng tham dự những cuộc hành hương khác do Địa Phận Nouméa tổ chức. Đó là những cuộc hành hương ở Téné, Bourail, La Conception và Tomo kính thánh Thêrêsa Hài Đồng Giêsu.
Ngày 20 tháng 11 năm 2005, ngày rất trọng đại cho Cộng Đồng Kitô Vua tại Nouméa. Để mừng lễ Kim-khánh, ban văn nghệ, sau một năm kiên-nhẫn và hy-sinh tập dượt với các em nhỏ, đã tổ chức một đêm văn nghệ ngày19-11-2005. Một đêm thật là vui tươi, những tràng pháo tay, những tiếng cười vang trời. Nào có ai ngờ rằng “cây nhà lá vườn” mà lại ngọt lịm như thế ! Đêm văn nghệ đã làm cho bầu không khí lễ Kim-khánh được sôi động hơn. Từng từng lớp lớp tới tham dự đêm văn nghệ. Nhờ ơn Chúa, mọi sự đều thành công và tốt đẹp với những tài năng của giới trẻ.
Cao điểm của lễ Kim khánh là thánh lễ đại trào vào vào sáng ngày 20-11-2005. Đức Tổng Giám Mục Michel CALVET chủ toạ thánh lễ và có các Giám Mục, Đức Ông, các cha khách tới tham dự và đồng tế. Đặc biệt có Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được mời sang tham dự lễ Kim khánh của Cộng Đồng Kitô Vua.
Nửa thế kỷ cho Cộng Đồng Kitô Vua tại Nouméa nói lên tinh thần trách nhiệm của các ông bà cha mẹ công giáo Việt Nam. Họ đã đóng góp vào công cuộc truyền-giáo của Giáo Hội. Họ đã cố gắng sống trung thành với bí-tích Rửa Tội, với ơn gọi họ đã lãnh nhận từ bàn tay nhân từ của Thiên Chúa. Chúng ta phải hãnh diện là con cháu của các thánh Tử Đạo Việt Nam. Chúng ta phải hãnh diện với các ông bà cha mẹ mà một số ngày nay còn ở giữa chúng ta cùng hân hoan mừng Kim Khánh.
Lạy Chúa Kitô, Vua vũ trụ, tràn đầy tình yêu, xin tiếp tục ban ơn và dìu giắt Cộng Đồng Công Giáo chúng con. Xin ban cho chúng con biết lắng nghe tiếng Chúa để trở thành những chứng nhân oai-hùng, can-đảm, là ánh sáng của niềm hy-vọng và bình an như lời nguyện cầu của thánh Phanxicô:
“Lạy Chúa từ nhân,
xin cho con biết mến yêu
và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa,
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù,
đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
đem an hòa vào nơi tranh chấp,
đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan,
đem trông cậy vào nơi thất vọng,
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa, xin hãy dạy con:
tìm an ủi người hơn được người ủi an.
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết.
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhhận lãnh.
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.
Chính lúc chết đi là khi vui sống môn đời.
Ôi thần linh thánh ái, xin mở rộng lòng con
xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí
ơn an lành.
Phụ lục:
Sau đây là các ban Hội Đồng Mục Vụ từ 10 năm qua:.
Ban Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ: 1994-1997
Chủ-tịch: Ô. Vincent Vũ đình Ất
Phó Chủ-tịch: Ô. Hoàng văn Phúc
Thư ký: Bà Hoàng thị Nhuần, épouse Guillon
Thủ qũy: Bà Madeleine Marie Paul Vutan, épouse Govan
Thành viên: Ông Nguyễn đức Nguyên
Ô. Dominique Nguyễn văn Hảo
Cô Nguyễn thị Thành Nga
Ô. Alphonse Nguyễn
Bà Marie Thérèse Travant
Ô. Joseph Govan
Ô. Jean Tadine (Hoan)
Anh Maurice Maviet
Ban Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ: 1997-2000
Chủ-tịch: Ô. Vincent Vũ đình Ất
Phó Chủ-tịch: Ô. Dominique Phạm văn Hảo
Thư ký: Chị Đỗ thị Xuân Thu
Thư ký phụ tá: Cô Dương thị Thu Hiền
Thủ Qũy: Ô. Pierre Tavan (Đại)
Thành viên: Ô. Joseph Phạm văn Chuyên
Bà Marie Thérèse DO, épouse Travant
Ô. Alphonse Nguyễn
Cô Nathalie Vũ (Tiến)
Ô. Jean Tadine (Hoan)
Chị Marianne Tevant
Ô. Joseph Govan
Bà Lucie Vũ épouse Guillon
Ban Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ: 2000-2003
Chủ-tịch: Ô. Dominique Phạm Văn Hảo
Phó chủ-tịch: Ô. Hoan Jean Tadine
Thư ký: Chị Nathalie Vũ (Tiến), épouse Trần
Thủ qũy: Ô. Pierre Tavan (Đại)
Thành viên: Ô. Vincent Vũ đình Ất
Cố vấn: bà Chu
Anh Philippe Trần
Ông Henri Bích
Chị Dương thị Thu Hiền, épouse Trần
Ô. Phạm văn Chuyên
Bà Lucie Vũ, épouse Guillon
Ông Cần
Ông Thọ
Chị Maria Trần thị Tuyết, épouse Guillon
Chị Caroline Đỗ Hằng Nga
Cô Marine Dương (Hòa)
Ban Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ: 2003-2006
Chủ-Tịch: Mr. Dominique Nguyễn văn Hảo
Phó chủ-tịch: bà Madeleine Hoàng thị Nhuần, épouse Guillon
Thư Ký: Ông Louis Vantine
Thủ-qũy: Ông Pierre Ngô văn Hạnh
Thành viên: Ô. Henri Bích, Ô. Thomas Nguyên
Bà Cham Vantine, Chị Thérèse Guillon
Chị Marie Noelle Govan,
Ô. Claude De Sonneville
Bà Anna Govan, Ô. Nguyễn phúc Thinh
Ô. Hoàng văn Phúc, Ô. Richard Dinan
Bà Trần thị Liên, Ô. Claude Trần
Đôi lời tâm sự của Cha Quản Nhiệm. ..
Kính thưa qúy ông bà và anh chị em,
Tôi đặt chân lên đảo Nouvelle Calédonie năm 1975, một hòn đảo nhỏ nằm giữa vùng biển Nam Thái Bình Dương mà hồi niên thiếu tôi thường được nghe cha mẹ nhắc tới, với tên « Tân Thế Giới ». Một tên gọi đặc biệt và qúa xa lạ vì đây cả là một thế giới « mới » đối với tôi.
Từ 30 năm nay, tôi tự coi mình như đã trở nên một thành phần của Cộng Đồng Công Giáo Kitô Vua, vì đây cũng là nơi mà tôi dự thánh lễ đầu tiên tại Nouméa. Từ đó, tôi bắt đầu gom góp và ấp ủ những kỷ niệm của đời sống Cộng Đồng.
Năm nay Cộng Đồng hân hoan mừng Kim Khánh, lòng tôi phấn khởi vui mừng tạ ơn Chúa. Vui mừng hơn khi thấy ban Hội Đồng Mục Vụ và mọi người hăng say, hy-sinh trong mọi khía cạnh để cùng nhau tán tụng danh Chúa như Mẹ Maria xưa kia đã thốt lên: « Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. » (Lc 1,47)
Lễ Kim Khánh mang lại cho tất cả mọi người chúng ta một niềm vui sâu-xa, để chúng ta ghi ơn các vị tiền nhân và để khuyến-khích các thế hệ mai sau luôn luôn tiếp tục gìn giữ kho tàng qúy báu này.
Đây cũng là lý do tôi biên soạn những trang giấy này để kỷ niệm 50 năm thành lập Cộng Đồng Kitô Vua, đồng thời để lưu lại những biến cố quan trọng với một niềm hy-vọng là các thế hệ mai sau sẽ luôn luôn cố gắng làm sánh danh Chúa.
Lạy Đức Mẹ La Vang, xin cầu cho chúng con.
LM. Phêrô Ngô Quang Qúy, Quản nhiệm
Hành Hương Về Nguồn Port-Vila 8-11 tháng 10. 2004
Đi, ta đi rộn ràng hăng say… đi … ta đi về miền Đất Hứa … Có Chúa cùng ta sánh bước lo chi … niềm vui có Chúa cùng ta về Cố Hương.
Tạ ơn Chúa Giêsu vô vàn yêu dấu. Chúa đã cùng đồng hành với cha Ngô Quang Qúy và anh chị em chúng con trên bước đường Hành Hương Về Nguồn, Port-Vila, Vanuatu từ ngày mùng 8 tới ngày 11 tháng 10, 2004
Lúc 1.30 PM ngày 8.10.04, chúng tôi một số hẹn nhau đến địa điểm nhà xứ của cha Qúy để cùng nhau ra sân bay… Và rồi tất cả anh chị em có mặt ở sân bay Nouméa lúc 3.00 PM để nhận vé máy bay do chị Madalena Nhuần đặt mua. Từ đầu khởi sự gặp nhau ở phi trường đông đủ, tôi thấy một số anh chị em còn ngỡ ngàng e ngại vì không quen… Nhưng khi đó tôi nghĩ là ai cũng mang trong lòng một niềm vui là đi Hành hương… Tất cả giáo dân 1 người ở Mỹ, 2 người ở Úc, 17 người ở Nouméa và 1 cha… đầu tầu !
Máy bay cất cánh đúng 4.30 PM và đến phi trường Port-Vila, Vanuatu, lúc 5.30 PM. Chúng tôi một số đi xe bus và một số đã đặt mướn xe tại phi trường. Chúng tôi lại hẹn nhau ở khách sạn Le Lagon để nhận phòng. Cha Qúy và ban tổ chức nói sơ qua về chương trình trong mấy ngày hành hương.
Lúc 8 PM, chúng tôi hẹn nhau tại nhà thờ Thiên Môn ( Đức Mẹ là Cửa Thiên Đàng). Trong nhóm các anh chị tham dự, một số đã có 40 năm, 25 năm, 20 năm chưa về thăm lại nơi mình được sinh ra, được rửa tội, sinh hoạt nghĩa binh (Thiếu Nhi TT) và ca đoàn của thời cha cố Giuse Nguyễn Năng Vịnh, nên khi vừa tới nhà thờ, đứng trước khuân viên, tôi đã thấy nhiều anh chị bồi hồi xúc động. Họ đã đưa tay rờ xem coi những dấu tích của ngày xưa một thời đã sinh hoạt trong ngôi nhà thờ nhỏ bé này. Vì đã tới giờ lễ của nhóm hành hương nên rồi ai cũng để tâm dâng thánh lễ tạ ơn đầu tiên trong ngày trở về thăm cố hương… Lạy Chúa, chúng con về từ bốn phương trời. Lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng (Mỹ, Úc, Nouméa)… Thật là bồi hồi xúc động khi cha Qúy nói qua về ý nghĩa chúng ta đi hành hương để đến nơi đã một thời, các anh chị có mặt trong nhóm đã sinh hoạt, đồng thời để tỏ lòng biết ơn cha cố Giuse Nguyễn Năng Vịnh đã dìu dắt hướng dẫn đàn con chiên của Chúa tha hương cầu thực cách đây trên 50 năm.
Qua lời chia sẻ của cha Ngô Quang Qúy trong thánh lễ, thì trước đó đã có một linh mục người Pháp về Việt Nam để học tiếng Việt với mục đích là để phục vụ người Việt Nam tại New Hebrides (Vanuatu). Nhưng vị linh mục này đã sớm về Nhà Chúa. Tiếp đó, cha Giuse Nguyễn Năng Vịnh được Đức Giám Mục Địa Phận Bùi Chu, Bắc Việt Nam, gửi qua Vanuatu để chăn dắt người Công Giáo Việt Nam. Trên đường đi Vanuatu, cha Vịnh phải đi qua Nouméa và phải ở lại một tuần vì nhu cầu phương tiện di chuyển thời đó. Trong những ngày cha Vịnh ở Nouméa, ngài có một buổi họp với người công giáo Việt Nam sinh sống tại Nouméa; vì không có linh mục coi sóc người công giáo tại đó nên cha hứa là khi qua Port-Vila, cha sẽ viết thư cho Đức Giám Mục của Nouméa để xin tìm một linh mục Việt Nam. Thư viết ngày 01-09-1953 từ Port-Vila. Đức cha Bresson (Nouméa) đã chấp nhận lời thỉnh cầu và cha Vịnh đã xin được một linh mục Việt Nam qua Nouméa.
Cha Qúy muốn nói lên sự gắn bó giữa hai cộng đồng công giáo Việt Nam ở trên những hòn đảo nhỏ bé, và có một mối giây ràng buộc nhờ những công lao của các vị chủ chăn tiên khởi.
Ngôi giáo đường Thiên Môn được thắp sáng, mọi người tiếp tục đọc kinh và tiếng hát sốt sắng đã làm sống dậy những gì khép kín trong thời gian. Trên đĩa thánh, xin dâng lên Chúa tất cả những giọt nước mắt trở lại cố hương, đời sương gío, gian khổ, nguồn sức sống úa theo thời gian; xin kết thành của lễ dâng đêm nay để tạ ơn vì những hồng ân Chúa dẫn đưa theo thời gian, và rồi thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ 15 tối.
Ngày 9-10-04, chúng tôi lại hẹn nhau lúc 10 giờ sáng tại giáo đường Thiên Môn. Vì là buổi sáng nên chúng tôi có thể đi coi chung quanh giáo đường. Khi đứng trước tượng đài Đức Mẹ do anh chị Khanh xây lên năm 1995 trước khi qua Pháp sinh sống, Đức Mẹ đứng đó tiêu điều qúa, gío bụi làm cho tượng Mẹ phai mờ, tôi đi quan sát và đứng lại cầu nguyện, rồi từ từ phái đoàn đứng lại. Tôi nghe có những tiếng sụt sùi khóc, và rồi tôi cũng khóc… Tôi xúc động vì những vị chủ chăn tiên khởi đã chọn những nơi hoang dã để truyền giáo và dìu dắt những ông bà Việt Nam khi xưa, nay đã qua 50 năm mà nơi đây vẫn còn hoang dã (theo ý nghĩ của tôi).
Sau đó chúng tôi tới chào Đức Giám Mục Giáo phận Port-Vila và chân thành mời Đức cha dâng lễ với chúng tôi ngày Chúa nhật, Đức cha đã vui vẻ nhận lời. Tại tòa Giám Mục, Đức cha đã nhắn nhủ và tỏ ra rất vui lòng với sự hiện diện của nhóm hành hương chúng tôi. Ngài nói chúng tôi đã tới và qua lời kinh tiếng hát làm cho ngôi giáo đường ấm cúng lên, sống động lại và để nêu gương Đức tin mà các ông bà đã để lại, bây giờ tới phiên chúng tôi truyền lại cho thế hệ trẻ.
Sau đó chúng tôi được tự do đi phố và có một số anh chị em trở về ngôi nhà mình đã được sinh ra. Đứng trước những căn nhà nay đã thuộc về người da đen (người bản xứ), các anh chị đã khóc vì những giọt mồ hôi nước mắt khổ cực của cha mẹ tạo dựng vì thời cuộc (đảo quốc Vanuatu được độc lập năm 1980), đất đai nhà cửa bị lấy mất ( nếu muốn rõ về thời thế, xin hỏi các anh chị sinh trưởng tại Vanuatu), rồi các anh chị qua sinh sống tại Nouméa. Cám ơn các anh chị đi chung đã kể cho em nghe những câu chuyện thời thế.
6 giờ chiều, chúng tôi lại tụ họp ở nhà thờ để cùng dâng lễ. Có một số anh chị sinh sống tại Port-Vila cũng tới tham dự thánh lễ. Cha Qúy có in một số sách nói về Cha Vịnh và cộng đồng Thiên Môn (tài liệu do cha Quảng gửi). Cha cũng làm một số sách Thánh Thư và Phúc Âm, cùng một số bài hát của bốn thánh lễ Hành Hương, cùng một giây đeo cổ cho phái đoàn, nhìn rất sống động. Vì ngày hôm nay các anh chị ở Port-Vila tới dự lễ, cha Qúy đề nghị tặng mỗi người một bộ như những người đi hành hương. Trong thánh lễ rất sốt sắng, chúng con xin dâng lên Mẹ Maria « Đức Bà là Cửa thiên Đàng », tháng Mân Côi, xin dâng Mẹ những lời kinh sốt mến tạ ơn của nhóm hành hương chúng con.
Ngày 10-10-04, chúng tôi thăm mộ cha cố Giuse Vịnh. Hẹn nhau 10 giờ sáng thì khởi hành, nhưng có lẽ trời cũng cảm động vì lòng ai cũng mang một niềm ghi ơn cha cố Giuse. (Có những anh chị được cha dậy tiếng Việt nên nay nói tiếng Việt Nam rất khá). Dù trời mưa to, mưa cả ngày, chúng tôi đi mua dù che mưa, cùng hăng say đi trong mưa. Đứng trước mộ cha cố, tôi thấy các anh chị đã tỏ được cái hiếu đối với người cha, ngày nay qua cuộc sống gian khổ vui buồn, một đời người sinh trưởng nơi xứ người các anh chị thích và ao ước nói cho sõi tiếng Việt Nam và biết nguồn gốc của mình. Như chị Madalena Nhuần đã đọc lên lời thay cho nhóm để cám ơn cha cố Giuse Vịnh đã dẫn dắt dậy dỗ… Cha đã để lại một kho tàng Đức tin nơi xứ người… Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời… Rồi chúng tôi cũng đi thăm những nơi an nghỉ cuối cùng của các ông bà đi làm đồn điền cho người Pháp ngày xưa trong gian lao và nước mắt.
Sau đó, ban tổ chức đi lo việc chung nên chúng tôi được tự do. Chúng tôi rủ nhau đi coi chung quanh lối xóm của người da đen nghèo qúa. Sau ngày Độc Lập, các trẻ em cứ chân không mà đi trong mưa, họ sống trong rừng rú. Có đi rồi mới thấy hoang dã thật !
Là ngày Chúa Nhật, các chị nào mang theo áo dài thì mặc áo dài. Trước giờ lễ, Đức Giám Mục Địa phận cho người ra báo cho cha Qúy biết là Đức Cha không thể đến được, vì đêm qua em trai ruột của Đức Cha qua đời (ở bên đó chỉ lo chôn cất trong một ngày). Thánh lễ đúng 6 giờ chiều, các anh chị ở Port-Vila tới tham dự cũng mặc áo dài và đeo dấu hiệu như đi hành hương… Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca để tạ ơn Chúa… qua bao tháng năm mong chờ, được cùng nhau bên Chúa thỏa lòng như chúng con ước mơ…
Thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu cho cha cố Giuse Vịnh, cho các ông bà đi trước, cha Qúy nói qua về thời gian sinh hoạt của cha Vịnh. Được lãnh nhận Lời Chúa, cuộc đời cha đi làm chứng tá của Chúa trên trần gian, cha xin được sống nghèo khó, cuộc đời bao nguy biến, đời hạnh phúc của cha là để lại cho con cháu một kho tàng Đức Tin. Sau thánh lễ, chúng tôi chụp hình lưu niệm chung với tất cả những anh chị em có mặt. Sau đó chúng tôi đi ăn tối và thông qua chương trình ngày hôm sau.
Ngày 11-10-04, sáng 10 giờ, cha Qúy và chúng tôi lên chia buồn với Đức Cha và tham dự nghi lễ rước quan tài vào nhà thờ chánh tòa. Tiếc rằng chúng tôi không thể tham dự thánh lễ vì thời gian qúa eo hẹp, và theo chương trình chúng tôi phải đi thăm các cụ bà Việt Nam còn sống tại Port-Vila. Một bà đã vào viện dưỡng lão tại Nouméa, bà Trữ thì không còn nhớ gì, ngồi xe lăn, có người trông coi, bà Tích và bà Sinh đi vắng khi chúng tôi tới thăm. Bao giờ có niềm vui thì thời gian qua mau ! Rồi tới giờ lễ tạ ơn ngày cuối của cuộc hành hương. Chúng tôi trả phòng lại và kéo hành lý gửi ở nhà kho của khách sạn.
3 giờ chiều, cha Qúy dâng thánh lễ tạ ơn. Trong lòng ai cũng mang một niềm vui thỏa mãn, những ao ước mong chờ. Từ những e ngại bỡ ngỡ ngày đầu ở phi trường Nouméa, sau ba ngày sống trong hồng ân Chúa Giêsu, trong tình người cười cười… nói nói… vui nhộn của nhóm trêu nhau… chờ nhau … tất cả đều bỏ sau lưng những công việc làm ăn vất vả để bình an sống bên nhau trong ba ngày. Anh chị em trong nhóm đều nhìn ra và cảm nghiệm thấu tâm hồn mình vì ơn Chúa qúa dạt dào.
Chúng con xin dâng lên Nữ Vương tấm lòng nhỏ bé, được thật tình mến Chúa yêu người, cho đời chúng con trở nên trót đời của lễ, chờ ngày về hưởng phúc quê trời …
Sau thánh lễ, có mấy người ở Port-Vila tới ôm chúng tôi trong hai hàng nước mắt vì ba ngày qua ngôi giáo đường Thiên Môn đã sống động trong lời kinh tiếng hát. Họ rất khao khát có những thánh lễ như thế để họ tham dự nhưng rất hiếm tại Port-Vila, Vanuatu.
Lúc 5 giờ chiều, chúng tôi được chở ra phi trường vì giờ bay là 6 giờ 30. Các anh chị ở Port-Vila đã ra phi trường đưa tiễn. Họ đã tặng cho mỗi người một vòng hoa hoặc vòng hạt với vỏ ốc để đeo trên cổ như một vật kỷ niệm theo phong tục địa phương sau một chuyến hành hương.
Một mẩu chuyện vui: đó là sau chuyến hành hương, trên đường trở về Nouméa, ai cũng lên 5 kilô … thịt… Đó là 5 kilô thịt bò được quan thuế cho phép mua đem vào Nouméa từ Vanuatu, vì thịt vừa tươi, vừa ngon và vừa rẻ, nên không ai đành lòng bỏ sót !
Xin chân thành cám ơn các anh chị ở Port-vila đã chỉ dẫn những nơi mà nhóm hành hương đi qua, và những cử chỉ ân cần các anh chị lo lắng. Chúng tôi cầu xin Chúa trả công bội hậu cho các anh chị và xin Chúa thêm sức cùng nghị lực cho tất cả anh chị em trong công việc chung.
Riêng mẹ con con, xin cám ơn cha Qúy đã cho biết ý nghĩa và ngày giờ hành hương để hai mẹ con cùng đi tham dự.
Em cũng xin cám ơn tất cả các anh chị ( trong tình Chúa, cùng một Đức tin nên gọi và coi nhau như anh chị em, cho dù tuổi ai cũng lớn vai cô chú bác) đã cùng em chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, trong thời gian hành hương. Xin giữ những niềm vui, xúc động, tình thân và những hồng ân Chúa ban cho trong ba ngày Hành Hương Về Nguồn để chúng ta tiếp tục hăng say phục vụ tha nhân.
Chúa thương con người, Chúa kết liên con người, bình an của Chúa mãi mãi trong tâm hồn. Xin kính tặng cha Ngô Quang Qúy vá bác Thếch cùng tất cả anh chị em trong nhóm Hành Hương Về Nguồn.
Mai Thêu, Úc Châu (Báo Dân Chúa Úc Châu, tháng 11- 2004)
Hành hương Tiebaghi...
Để chuẩn bị mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Họ Giáo Kitô Vua, một kỷ niệm rất hiếm có đối với người Công Giáo Việt Nam tại Tân Đảo, New Caledonia. Cha quản nhiệm Phêrô Ngô Quang Qúy đã đứng ra cùng B.C.H xứ Kitô Vua tổ chức 3 chuyến “hành hương về nguồn” đi thăm đến những nơi các ông bà Chân Đăng ngày xưa đã làm việc, hồi đầu thế kỷ 20.
Chuyến thứ nhất, hành hương Port Vila, Vanuatu. Chuyến thứ hai tại Thio và chuyến thứ ba tại Tiebaghi. Tất cả 3 cuộc hành hương đều tốt đẹp, để ghi ơn đến các Cha Cố và các ông bà Chân Đăng đi trước. Họ Giáo Kitô Vua đang chuẩn bị long trọng mừng lễ Kitô Vua 50 năm tại nhà thờ Kitô Vua của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Noumea vào tháng 11- 2005 nầy
Xin qúi vị thêm lời cầu nguyện cho Cha quản nhiệm và B.C.H để tất cả đều lo chu toàn công việc làm rạng danh Chúa Kitô là Vua. Cho dù người trần gian cách xa, thì lời Chúa chính là nguồn con tin cậy mean; dù thời gian có bao nhiêu thay đổi, con vẫn tin nơi lòng Chúa không bao giờ đổi thay.
Sáng thứ bảy 23.4.05, 65 người tụ họp tại nhà thờ Kitô Vua để lên đường đi hành hương Tiebaghi. Trước khi đi, Cha Qúy mời tất cả nguời đi cùng vào nhà thờ đọc 3 kinh dâng lên Đức Bà gìn giữ chuyến hành hương. Xe khởi hành lúc 6 giờ sáng, trong lòng ai cũng nao nức để đi xem nơi chốn các ông bà Chân Đăng làm mỏ kền ngày xưa. (1 xe buýt 60 chổ ngồi và 2 xe hơi).
8 giờ sáng, xe dừng tại Bourail, cách Nouméa hơn 150 KM, để nghỉ ngơi ăn sáng. Sau đó, xe khởi hành tới thăm viếng nghĩa địa Voh, trong vòng 30 phút tới 1 tiếng. Có vài người đã sinh tại Voh, họ cũng trở về để thắp nén nhang cho người thân đã yên nghỉ ngàn thu nơi đất khách. Trong chuyến hành hương đã có 2 người của đài truyền hình Noumea đi theo cả ngày để quay phim làm tài liệu.
Trên đường đi Cha Qúy đã nhớ ra là còn một người Chân Đăng còn sinh sống tại Voh, sau khi dò hỏi và nhớ lại, xe buýt đã dừng trước cửa nhà bà cụ Lập. Thật là xúc động, nói không ra lời ! Bà vừa thấy Cha Qúy vào hỏi thăm bằng tiếng Việt, bà đã ôm chầm Cha Qúy và khóc. Thế là cả nhóm kéo nhau xuống xe. Bà mời cả nhóm vào phòng khách. Câu nói vuột ra khỏi miệng bà là “Giêsu Maria, lạy Chúa tôi” rồi bà bật khóc, xúc động qúa bà nói không nên lời. Thấy đươc ai tới gần, bà đều ôm trong nức nghẹn. Chúng tôi cất lên hát “ Lạy Mẹ, xin yên ủi chúng con luôn luôn, Mẹ từ bi xin phá những nỗi u buồn…” và rồi như như được xoa dịu, bà hỏi chúng tôi từ đâu tới ? đi đâu mà đông thế? Bà năm nay đã 90 tuổi Chân Đăng ngày xưa, bà ở Voh đã 70 năm qua, chưa một lần trở về thăm Việt Nam.
Tôi không thể hình dung ra được, nếu tôi không nhìn thấy, vì vài ngôi nhà nằm giữa một qủa núi trùng trùng điệp điệp như thế mà họ vẫn sinh sống được trong mấy thập niên qua.
Trưa 1giờ 30, xe tới Koumac chúng tôi cùng chia sẻ thức ăn đem theo. Khoảng 3 giờ chiều, chúng tôi lên đường đi Tiebaghi. Trên đường đi, chúng tôi ghé thăm nghĩa địa của những người chết vì bị sụp mỏ Kền thời đó, hoặc vì bệnh tật. Lúc 5 giờ chiều, xe chạy lên núi, tới mỏ Tiebaghi nằm trên đỉnh núi, xe dừng lại, chúng tôi đi bộ để xuống thung lũng tại làng Việt Nam ngày xưa, nay chỉ còn là tàn tích. Ngôi nhà thờ đã được chính phủ cho tu sửa nên nhìn còn mới. Đi để nhìn thấy…. thấm thía…. Thương cảm cho các ông bà Chân Đăng ngày xưa, cả một sự hy sinh, khổ cực. Coi như là tù viễn xứ để gầy dựng cho con cháu ngày nay. Và 5 giờ 10, cha Qúy dâng Thánh Lễ Tạ ơn bằng tiếng Việt đầu tiên trong ngôi nhà thờ của các ông bà Chân Đăng xây dựng. “Giữ gìn con Chúa ơi, vì Chúa là chốn con tựa nương tháng năm. Trong cánh tay Người hồn con vui sống.” Qủa thật là có Đức tin, ông bà mình mới can đảm sống xa quê hương như thế. Những di tích đã cho chúng ta thấy được lòng can đảm của ông bà ngày xưa qua cách sống Đạo và… ngày nay của con cháu.
Đêm thứ bảy, một số người ngủ trong khách sạn gần đó và một số theo Cha quản nhiệm ngủ tại nhà thờ Koumac. Cha Qúy tổ chức một tối đốt nến cầu nguyện chung trong năm Thánh Thể và đặc biệt cầu nguyện cho Đức Tân Giáo Hoàng
Sáng chủ nhật 24.4.05, lúc 6 giờ sáng ai cũng thức dậy thoải mái ăn sáng. Cha Qúy đã đại diện cám ơn cha Xứ đã cho nhóm trọ một ngày đêm, cùng 2 ông bà trông coi trong vùng núi đó, đã hướng dẫn nhóm mau chóng. Sau đó xe khởi hành đi coi mỏ Chagrin, Cha Qúy muốn về sớm để kịp dâng Lễ chiều tại nhà thờ Kitô Vua như thường lệ, nên xe chỉ chạy vòng cho xem cảnh trên các mỏ Kền xưa.
Trưa đó xe ghé vào sân nhà thơ Bourail. Mọi người xuống xe và cùng nhau ăn bánh mì giải lao 45 phút. Sau đó là xe chạy thẳng về tới Noumea lúc 4 giờ 30.
Xin dâng lời cảm tạ, Hồng ân Thiên Chúa bao la, Chúa đã đưa cánh tay ra dìu dắt đoàn Chiên Chúa trên bước đường lữ thứ trần gian. Qua bao thử thách gian nan, ngày nay chúng con được đón nhận bao nhiêu Hồng Ân Chúa trên Tân Đảo.
Xin cảm ơn Cha quản nhiệm và Ban chấp hành cùng tất cả ông bà, anh chị em trong niềm vui hành hương về nguồn. Xin cầu nguyện cho nhau.
Spring Đào Anh (Báo Dân Chúa Úc Châu, tháng 6- 2005)
Năm 1995, Cộng Đồng Công Giáo Kitô Vua tại Nouméa đã hân hoan kỷ niệm 40 năm tuổi dưới sự lãnh đạo tinh thần của Linh Mục quản nhiệm Stanislas Phạm Qúy Hòa.
Năm nay, 2005, Cộng Đồng Công Giáo Kitô Vua trong niềm hân hoan, với tâm tình cảm tạ, mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Cộng Đồng. Cảm tạ ơn Chúa đã ban cho người Việt Nam chúng ta, dù ở Nouvelle Calédonie hoặc ở Vanuatu, vô số hồng ân. Mặt khác chúng ta cũng ghi ơn những vị tiền nhân đã đi trước mở đường cho chúng ta ngày hôm nay.
Xem hình ảnh
Trong 10 năm qua, mọi tín hữu trong Cộng Đồng đều nỗ lực hăng say phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội để Cộng Đồng Kitô Vua được đoàn kết và vượt sóng lướt theo con thuyền Giáo Hội hoàn vũ để đúng với tinh thần Phúc Âm: « Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp lại để cầu nguyện, ta sẽ ở giữa những người ấy » (Mt 18,20) và theo như ca dao Việt Nam:
« Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. »
Nhìn lại 10 năm đã trôi đi, Cộng Đồng Kitô Vua cũng có một vài sự thay đổi.
Cha Stanislas Phạm Qúy Hòa đến với Cộng Đồng ngày 20 - 01- 1993, lãnh trách nhiệm trông coi Cộng Đồng. Tới tháng 8 năm 2001, vì sức khoẻ và cao niên, cha đã xin ĐTGM Michel CALVET về hưu. Đức Cha CALVET đã thu xếp để cha Stanislas Phạm Qúy Hòa có được chỗ ở trong MA MAISON và ngày nay cha đang hưu dưỡng tại đây.
Từ tháng 9 năm 2001, Cộng Đồng Kitô Vua không có linh mục quản nhiệm, Ban Hội Đồng Mục Vụ phải mời các cha tới dâng lễ cho Cộng Đồng, dù bằng Pháp ngữ, để ngôi giáo đường Kitô Vua luôn có những tiếng hát du dương, có những lời kinh chân thành dâng lên Thiên Chúa. Tuy yếu ớt vì hoàn cảnh nhưng Cộng Đồng vẫn sống động.
Trong thời gian này, có một số cha khách từ Úc, Âu Châu, Hoa Kỳ sang thăm và giúp Cộng Đồng sống Đức Tin, nhất là các ngày lễ Phục Sinh và Giáng Sinh. Các cha khách đến thăm và giúp Cộng Đồng trong 10 năm qua:
Giuse Trần Minh Thái SSS, Raphael Võ Đức Thiện, Martin Mai Văn Sang, Gioan Trần Kim Thời, Paul Chu văn Chi, Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Giuse Nguyễn Đức Khoan, ĐÔ Phêrô Nguyễn Thanh Long, Anthony Hà Thanh Sơn, Peter Phạm Văn Ái SJ, Peter Hoàng Mạnh Hùng OP, Peter Hà Thanh Hải, ĐÔ F. Xavier Cao Minh Dung, cha Daminh Ngô quang Tuyên.
Tháng 6 năm 2003, Đức Tổng Giám Mục bài sai Cha Phêrô Ngô Quang Qúy, Chưởng Ấn của Tổng Giáo phận và là cha xứ Giáo xứ Eglise du Vœu, làm linh mục quản nhiệm trông coi Cộng Đồng Kitô Vua. Từ đó Cộng Đồng lại có được một linh mục Việt Nam cho tới ngày nay.
Một biến cố rất quan trọng trong 10 năm qua, đó là cuộc rước tượng Thánh Du Đức Mẹ La Vang. Tháng Ba năm 2003, Cha Paul Chu Văn Chi từ Sydney rước tượng Đức Mẹ La Vang sang Nouméa. Đức Mẹ La Vang sang thăm Cộng Đồng Kitô Vua là một niềm an-ủi rất lớn đối những người con Việt Nam sống tại Nouvelle Calédonie. Đức Mẹ La Vang đã ở lại với Cộng Đồng một tuần lễ, sau đó Mẹ trở về Sydney để tiếp tục chuyến công du của Mẹ.
Tới tháng 8 năm 2003, ông Chủ tịch Nguyễn văn Hảo đã có sáng kiến đặt một tượng Đức Mẹ La Vang trong ngôi giáo đường Kitô Vua. Ngày làm phép tượng được tổ chức rất long trọng và vui tươi dưới sự chủ-tọa của Đức Tổng Giám Mục Michel CALVET. Tượng Đức Mẹ La Vang được đặt thay cho tượng Đức Mẹ Lộ Đức mà hiện giờ chúng ta thấy trong nhà thờ.
Tưởng cũng cần ghi lại những kỷ vật thánh trong ngôi giáo đường Kitô Vua mà chúng ta nên biết về nguồn gốc và tác gỉa:
Cây thánh gía Chúa chịu khổ nạn, trên cung thánh, là do các thầy Dòng Lasan vẽ và dâng cúng. Cũng chính các thầy thiết kế và làm thành Nhà Chầu đặt Mình Thánh Chúa đượm mầu sắc Á Đông theo tinh thần hội nhập văn hóa.
Nhà Chầu phép Thánh Thể
Bàn thờ xương các Thánh Tử đạo Việt Nam do Linh mục Dominicô Ngô Quang Tuyên tặng và được cha Qúy mang về từ Việt Nam năm 1997. Trong bàn thờ có hộp xương của 5 thánh tử đạo Việt Nam và 3 thánh tử đạo Trung Quốc:
Các thánh tử đạo Việt Nam:
Jean Théophane Venard, Mep
Pierre François Neron, Mep
Phanxicô Phan văn Trung, giáo dân
Phaolô Lê văn Lộc, linh mục
Agnès Lê thị Thành, giáo dân
Các thánh tử đạo Trung Quốc :
Jean Pierre eel, Mep
J. Baptiste Lo, giáo dânc
Agathe Lin, giáo dân
Hộp xương thánh do cha Qúy xin được từ các cha Hội Thừa Sai Ba-Lê (MEP) vào tháng 7 năm 1995.
Bên ngoài nhà thờ, ngoài tượng thánh Giuse và đài Đức Mẹ, chúng ta thấy có một qủa chuông được treo trong góc tường nhà thờ, phía trên cửa vào buồng áo. Qủa chuông này anh chị Thinh dâng cúng.
Để sửa soạn mừng đại lễ, ban bảo trì, dưới sự lãnh đạo của anh Hoàng văn Phúc, ngôi giáo đường Kitô Vua, nhà xứ và khuân viên, nhất là hội trường đã được sửa chữa và canh tân cho hợp thời trang hầu có thể đáp ứng những nhu cầu cần thiết của Cộng Đồng. Một khía cạnh quan trọng khác, đó là từ nhiều năm qua, nhiều người Công Giáo Việt Nam từ Vanuatu sang Nouméa lập nghiệp và đã trở thành những người con của Cộng Đồng Kitô Vua. Sự tham dự và lòng nhiệt tâm của họ đã mang lại cho Cộng Đồng một bầu không khí sống động hơn vì đoàn tín-hữu đông hơn.
Ban bảo-trì đã được sự hậu thuẫn rất lớn phát xuất từ mọi khía cạnh và tầng lớp. Tất cả mọi người đều hăng say đóng góp để có thêm ngân-qũy. Cha Qúy và ban tổ chức đã huy-động phong-trào bán phở mỗi Chúa nhật đầu tháng và cứ hai tuần, sau thánh lễ, có bán thực phẩm do lòng hảo tâm của nhiều ông bà anh chị em, dưới sự điều khiển của ban ẩm thực. Phở ngon, thực phẩm vừa miệng và đặc sắc quốc hồn quốc túy đã mang lại niềm vui, tinh thần cộng đồng được khăng khít hơn với những nụ cười, ánh mắt tràn đầy khích lệ, cảm thông và thân hữu hơn; và ngân qũy Cộng Đồng cũng khá hơn để đủ tài chánh chi phí cho việc sửa chữa trung tâm Kitô Vua.
Về Nguồn …
Chương trình kỷ niệm 50 năm của Cộng Đồng Kitô Vua, Nouméa, đã được linh mục quản nhiệm Phêrô Ngô Quang Qúy công bố khai mạc từ tháng 10 năm 2004. Một chương trình giúp mọi người hồi tưởng lại những ơn Chúa đã ban trong qúa khứ để ngày nay cám tạ ơn Chúa, đồng thời cũng nhắc nhở cho thế hệ trẻ có trách nhiệm duy trì kho tàng Đức-tin qúy báu của người Việt Nam tại Tân Đảo.
Khởi đầu năm Kim Khánh là cuộc « hành hương về nguồn » tại Port-Vila, Vanuatu từ ngày mùng 8 tới ngày 11 tháng 10 năm 2004. Tại sao lại có cuộc « hành hương về nguồn »? Mục đích cuộc hành hương là để ghi ơn cha Giuse Nguyễn Năng Vịnh.
Cha Giuse Nguyễn Năng Vịnh đã được Đức Giám Mục Địa Phận Bùi Chu, Bắc Việt Nam, gửi qua Vanuatu (Nouvelles Hébrides) để chăn dắt người Công Giáo Việt Nam. Trên đường đi Vanuatu, cha Vịnh phải đi qua Nouméa và phải ở lại một tuần vì nhu cầu phương tiện di chuyển thời đó. Trong những ngày cha Vịnh ở Nouméa, ngài có một buổi họp với người công giáo Việt Nam sinh sống tại Nouméa; vì không có linh mục coi sóc người công giáo tại đó nên cha hứa là khi qua Port-Vila, cha sẽ viết thư cho Đức Giám Mục của Nouméa để xin tìm một linh mục Việt Nam. Thư viết ngày 01-09-1953 từ Port-Vila. Đức cha Bresson (Nouméa) đã chấp nhận lời thỉnh cầu và cha Vịnh đã xin được một linh mục Việt Nam qua Nouméa. Sau đó cha Giuse Nguyễn Duy Tôn đã trở thành linh mục quản nhiệm đầu tiên và cũng là người gây dựng lên Cộng Đồng Công Giáo Kitô Vua tại Nouméa.
Hành hương « Về Nguồn » 8 -11 tháng 10, 2004
Phái đoàn viếng mộ cha cố Giuse Vịnh
Viếng mộ những người Việt Nam, Port-Vila
Thánh lễ tạ ơn trong giáo đường «Thiên Môn » (Xem phần hình ảnh)
Cuộc hành hương về nguồn được tổ chức để nói lên sự gắn bó giữa hai cộng đồng công giáo Việt Nam ở trên những hòn đảo nhỏ bé nằm giữa lòng biển vùng Nam Thái Bình Dương và chỉ là những chấm đen lớn bằng đầu kim trên bản đồ thế giới ! Hai Cộng Đồng này có một mối giây ràng buộc nhờ những công lao của các vị chủ chăn tiên khởi.
Tiếp theo đó, cuộc hành hương thứ hai là đi thăm viếng các ngôi mộ của người Việt Nam tại Thio ngày 20-12-2004. Tại nhà thờ Thio, nơi mà các ông bà Chân Đăng đã đóng góp trong việc xây cất, cha Qúy, cha Hùng, cha Jean Kermarrec (cha xứ) và phái đoàn đã dâng thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện cho những người Việt Nam đã qua đời được chôn cất tại nghĩa trang Thio.
Bước quan trọng thứ ba là cuộc hành hương Tiébaghi ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2005. Dưới sự hướng dẫn của linh mục quản nhiệm, một phái đoàn gần 60 người tham dự nao nức lên xe bus thuê của công-ty Arc-en-ciel bắt đầu cuộc hành trình tiến về Tiebaghi, một trong những địa điểm quan trọng chứa nhiều di-tích lịch-sử của những người “Chân đăng”.
Trên đường đi, phái đoàn đã dừng lại nơi nghĩa trang Voh để viếng mộ nhiều người Việt Nam đang nằm nghỉ vĩnh viễn. Voh cũng là một địa điểm mà nhiều con cháu Việt Nam đã được sinh ra, được lãnh bí-tích Rửa tội tại nhà thờ xứ Koumac hoặc Koné.
Trong cuộc hành trình tiến về Tiébaghi, phái đoàn đã dừng chân tại làng Kaala Gomen thăm bà cụ Lập, năm nay đã 90 tuổi. Bà cụ Lập là người “chân đăng” duy nhất còn sống trong vùng hẻo lánh, giữa các sắc tộc không cùng ngôn ngữ. Ngoài ra, còn ông Thao, nay cũng đã cao niên và hiện đang sinh sống với gia đình tại Koné.
Khi phái đoàn đặt chân lên mỏ Tiébaghi, lúc đó đã về chiều, trên đỉnh ngọn núi cao, từng cơn gío thổi lạnh người, nhìn lại những di-tích của làng người Việt Nam ngày xưa, những ngôi nhà nay đã đổ nát, thực là một cảnh tiêu-điều. Một vài người trong phái đoàn đã xúc động bật tiếng khóc khi thấy cảnh tang thương đau khổ, hy sinh, nhục nhã các ông bà cha mẹ “chân đăng” đã trải qua. Họ bị coi như những tù nhân viễn xứ. Cuộc hành hương Tiébaghi đượm tình huynh đệ trong thánh lễ tại ngôi nhà nguyện đã được tân trang bởi một hội địa phương: “bảo vệ những di tích lịch sử”.
Có thể nói đây là một trong hai ngôi nhà nguyện đầu tiên người Công Giáo Việt Nam cất lên trên đảo Nouvelle Calédonie. Ngôi nhà nguyện thứ hai tại mỏ Chagrin (Koumac), nơi cũng có đông người “chân đăng” trước kia làm trong mỏ. Một số người đã qua đời và được mai táng tại đó. Ngày nay ngôi nhà nguyện này không còn nữa, chỉ còn lại nền nhà nguyện và một phần cây thánh gía bằng gỗ còn đứng hướng về trời cao nhắc nhở cho các tín hữu phải luôn luôn hướng về Thiên Chúa, đừng bao giờ thất vọng và cũng đừng bao giờ để cho vật-chất lôi kéo vào đời sống sa-đọa, quên hồng ân Chúa đã ban.
Ba cuộc “hành hương về nguồn” đã để lại trong tim những người tham dự một kỷ niệm sâu-xa. Dù đứng trước những hy-sinh đau-khổ, nhục-nhã của các ông bà cha mẹ ngày xưa, mọi người đều cảm thấy hãnh diện với chí-khí can-trường, chịu-đựng, nhẫn-nại, Đức-tin vững mạnh để ngày nay các con cháu có được một kho tàng vô gía trước mặt những người khác màu da và văn hóa.
Ngoài ba cuộc hành hương theo chương trình được ấn định, Cộng Đồng cũng tham dự những cuộc hành hương khác do Địa Phận Nouméa tổ chức. Đó là những cuộc hành hương ở Téné, Bourail, La Conception và Tomo kính thánh Thêrêsa Hài Đồng Giêsu.
Ngày 20 tháng 11 năm 2005, ngày rất trọng đại cho Cộng Đồng Kitô Vua tại Nouméa. Để mừng lễ Kim-khánh, ban văn nghệ, sau một năm kiên-nhẫn và hy-sinh tập dượt với các em nhỏ, đã tổ chức một đêm văn nghệ ngày19-11-2005. Một đêm thật là vui tươi, những tràng pháo tay, những tiếng cười vang trời. Nào có ai ngờ rằng “cây nhà lá vườn” mà lại ngọt lịm như thế ! Đêm văn nghệ đã làm cho bầu không khí lễ Kim-khánh được sôi động hơn. Từng từng lớp lớp tới tham dự đêm văn nghệ. Nhờ ơn Chúa, mọi sự đều thành công và tốt đẹp với những tài năng của giới trẻ.
Cao điểm của lễ Kim khánh là thánh lễ đại trào vào vào sáng ngày 20-11-2005. Đức Tổng Giám Mục Michel CALVET chủ toạ thánh lễ và có các Giám Mục, Đức Ông, các cha khách tới tham dự và đồng tế. Đặc biệt có Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được mời sang tham dự lễ Kim khánh của Cộng Đồng Kitô Vua.
Nửa thế kỷ cho Cộng Đồng Kitô Vua tại Nouméa nói lên tinh thần trách nhiệm của các ông bà cha mẹ công giáo Việt Nam. Họ đã đóng góp vào công cuộc truyền-giáo của Giáo Hội. Họ đã cố gắng sống trung thành với bí-tích Rửa Tội, với ơn gọi họ đã lãnh nhận từ bàn tay nhân từ của Thiên Chúa. Chúng ta phải hãnh diện là con cháu của các thánh Tử Đạo Việt Nam. Chúng ta phải hãnh diện với các ông bà cha mẹ mà một số ngày nay còn ở giữa chúng ta cùng hân hoan mừng Kim Khánh.
Lạy Chúa Kitô, Vua vũ trụ, tràn đầy tình yêu, xin tiếp tục ban ơn và dìu giắt Cộng Đồng Công Giáo chúng con. Xin ban cho chúng con biết lắng nghe tiếng Chúa để trở thành những chứng nhân oai-hùng, can-đảm, là ánh sáng của niềm hy-vọng và bình an như lời nguyện cầu của thánh Phanxicô:
“Lạy Chúa từ nhân,
xin cho con biết mến yêu
và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa,
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù,
đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
đem an hòa vào nơi tranh chấp,
đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan,
đem trông cậy vào nơi thất vọng,
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa, xin hãy dạy con:
tìm an ủi người hơn được người ủi an.
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết.
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhhận lãnh.
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.
Chính lúc chết đi là khi vui sống môn đời.
Ôi thần linh thánh ái, xin mở rộng lòng con
xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí
ơn an lành.
Phụ lục:
Sau đây là các ban Hội Đồng Mục Vụ từ 10 năm qua:.
Ban Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ: 1994-1997
Chủ-tịch: Ô. Vincent Vũ đình Ất
Phó Chủ-tịch: Ô. Hoàng văn Phúc
Thư ký: Bà Hoàng thị Nhuần, épouse Guillon
Thủ qũy: Bà Madeleine Marie Paul Vutan, épouse Govan
Thành viên: Ông Nguyễn đức Nguyên
Ô. Dominique Nguyễn văn Hảo
Cô Nguyễn thị Thành Nga
Ô. Alphonse Nguyễn
Bà Marie Thérèse Travant
Ô. Joseph Govan
Ô. Jean Tadine (Hoan)
Anh Maurice Maviet
Ban Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ: 1997-2000
Chủ-tịch: Ô. Vincent Vũ đình Ất
Phó Chủ-tịch: Ô. Dominique Phạm văn Hảo
Thư ký: Chị Đỗ thị Xuân Thu
Thư ký phụ tá: Cô Dương thị Thu Hiền
Thủ Qũy: Ô. Pierre Tavan (Đại)
Thành viên: Ô. Joseph Phạm văn Chuyên
Bà Marie Thérèse DO, épouse Travant
Ô. Alphonse Nguyễn
Cô Nathalie Vũ (Tiến)
Ô. Jean Tadine (Hoan)
Chị Marianne Tevant
Ô. Joseph Govan
Bà Lucie Vũ épouse Guillon
Ban Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ: 2000-2003
Chủ-tịch: Ô. Dominique Phạm Văn Hảo
Phó chủ-tịch: Ô. Hoan Jean Tadine
Thư ký: Chị Nathalie Vũ (Tiến), épouse Trần
Thủ qũy: Ô. Pierre Tavan (Đại)
Thành viên: Ô. Vincent Vũ đình Ất
Cố vấn: bà Chu
Anh Philippe Trần
Ông Henri Bích
Chị Dương thị Thu Hiền, épouse Trần
Ô. Phạm văn Chuyên
Bà Lucie Vũ, épouse Guillon
Ông Cần
Ông Thọ
Chị Maria Trần thị Tuyết, épouse Guillon
Chị Caroline Đỗ Hằng Nga
Cô Marine Dương (Hòa)
Ban Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ: 2003-2006
Chủ-Tịch: Mr. Dominique Nguyễn văn Hảo
Phó chủ-tịch: bà Madeleine Hoàng thị Nhuần, épouse Guillon
Thư Ký: Ông Louis Vantine
Thủ-qũy: Ông Pierre Ngô văn Hạnh
Thành viên: Ô. Henri Bích, Ô. Thomas Nguyên
Bà Cham Vantine, Chị Thérèse Guillon
Chị Marie Noelle Govan,
Ô. Claude De Sonneville
Bà Anna Govan, Ô. Nguyễn phúc Thinh
Ô. Hoàng văn Phúc, Ô. Richard Dinan
Bà Trần thị Liên, Ô. Claude Trần
Đôi lời tâm sự của Cha Quản Nhiệm. ..
Kính thưa qúy ông bà và anh chị em,
Tôi đặt chân lên đảo Nouvelle Calédonie năm 1975, một hòn đảo nhỏ nằm giữa vùng biển Nam Thái Bình Dương mà hồi niên thiếu tôi thường được nghe cha mẹ nhắc tới, với tên « Tân Thế Giới ». Một tên gọi đặc biệt và qúa xa lạ vì đây cả là một thế giới « mới » đối với tôi.
Từ 30 năm nay, tôi tự coi mình như đã trở nên một thành phần của Cộng Đồng Công Giáo Kitô Vua, vì đây cũng là nơi mà tôi dự thánh lễ đầu tiên tại Nouméa. Từ đó, tôi bắt đầu gom góp và ấp ủ những kỷ niệm của đời sống Cộng Đồng.
Năm nay Cộng Đồng hân hoan mừng Kim Khánh, lòng tôi phấn khởi vui mừng tạ ơn Chúa. Vui mừng hơn khi thấy ban Hội Đồng Mục Vụ và mọi người hăng say, hy-sinh trong mọi khía cạnh để cùng nhau tán tụng danh Chúa như Mẹ Maria xưa kia đã thốt lên: « Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. » (Lc 1,47)
Lễ Kim Khánh mang lại cho tất cả mọi người chúng ta một niềm vui sâu-xa, để chúng ta ghi ơn các vị tiền nhân và để khuyến-khích các thế hệ mai sau luôn luôn tiếp tục gìn giữ kho tàng qúy báu này.
Đây cũng là lý do tôi biên soạn những trang giấy này để kỷ niệm 50 năm thành lập Cộng Đồng Kitô Vua, đồng thời để lưu lại những biến cố quan trọng với một niềm hy-vọng là các thế hệ mai sau sẽ luôn luôn cố gắng làm sánh danh Chúa.
Lạy Đức Mẹ La Vang, xin cầu cho chúng con.
LM. Phêrô Ngô Quang Qúy, Quản nhiệm
Hành Hương Về Nguồn Port-Vila 8-11 tháng 10. 2004
Đi, ta đi rộn ràng hăng say… đi … ta đi về miền Đất Hứa … Có Chúa cùng ta sánh bước lo chi … niềm vui có Chúa cùng ta về Cố Hương.
Tạ ơn Chúa Giêsu vô vàn yêu dấu. Chúa đã cùng đồng hành với cha Ngô Quang Qúy và anh chị em chúng con trên bước đường Hành Hương Về Nguồn, Port-Vila, Vanuatu từ ngày mùng 8 tới ngày 11 tháng 10, 2004
Lúc 1.30 PM ngày 8.10.04, chúng tôi một số hẹn nhau đến địa điểm nhà xứ của cha Qúy để cùng nhau ra sân bay… Và rồi tất cả anh chị em có mặt ở sân bay Nouméa lúc 3.00 PM để nhận vé máy bay do chị Madalena Nhuần đặt mua. Từ đầu khởi sự gặp nhau ở phi trường đông đủ, tôi thấy một số anh chị em còn ngỡ ngàng e ngại vì không quen… Nhưng khi đó tôi nghĩ là ai cũng mang trong lòng một niềm vui là đi Hành hương… Tất cả giáo dân 1 người ở Mỹ, 2 người ở Úc, 17 người ở Nouméa và 1 cha… đầu tầu !
Máy bay cất cánh đúng 4.30 PM và đến phi trường Port-Vila, Vanuatu, lúc 5.30 PM. Chúng tôi một số đi xe bus và một số đã đặt mướn xe tại phi trường. Chúng tôi lại hẹn nhau ở khách sạn Le Lagon để nhận phòng. Cha Qúy và ban tổ chức nói sơ qua về chương trình trong mấy ngày hành hương.
Lúc 8 PM, chúng tôi hẹn nhau tại nhà thờ Thiên Môn ( Đức Mẹ là Cửa Thiên Đàng). Trong nhóm các anh chị tham dự, một số đã có 40 năm, 25 năm, 20 năm chưa về thăm lại nơi mình được sinh ra, được rửa tội, sinh hoạt nghĩa binh (Thiếu Nhi TT) và ca đoàn của thời cha cố Giuse Nguyễn Năng Vịnh, nên khi vừa tới nhà thờ, đứng trước khuân viên, tôi đã thấy nhiều anh chị bồi hồi xúc động. Họ đã đưa tay rờ xem coi những dấu tích của ngày xưa một thời đã sinh hoạt trong ngôi nhà thờ nhỏ bé này. Vì đã tới giờ lễ của nhóm hành hương nên rồi ai cũng để tâm dâng thánh lễ tạ ơn đầu tiên trong ngày trở về thăm cố hương… Lạy Chúa, chúng con về từ bốn phương trời. Lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng (Mỹ, Úc, Nouméa)… Thật là bồi hồi xúc động khi cha Qúy nói qua về ý nghĩa chúng ta đi hành hương để đến nơi đã một thời, các anh chị có mặt trong nhóm đã sinh hoạt, đồng thời để tỏ lòng biết ơn cha cố Giuse Nguyễn Năng Vịnh đã dìu dắt hướng dẫn đàn con chiên của Chúa tha hương cầu thực cách đây trên 50 năm.
Qua lời chia sẻ của cha Ngô Quang Qúy trong thánh lễ, thì trước đó đã có một linh mục người Pháp về Việt Nam để học tiếng Việt với mục đích là để phục vụ người Việt Nam tại New Hebrides (Vanuatu). Nhưng vị linh mục này đã sớm về Nhà Chúa. Tiếp đó, cha Giuse Nguyễn Năng Vịnh được Đức Giám Mục Địa Phận Bùi Chu, Bắc Việt Nam, gửi qua Vanuatu để chăn dắt người Công Giáo Việt Nam. Trên đường đi Vanuatu, cha Vịnh phải đi qua Nouméa và phải ở lại một tuần vì nhu cầu phương tiện di chuyển thời đó. Trong những ngày cha Vịnh ở Nouméa, ngài có một buổi họp với người công giáo Việt Nam sinh sống tại Nouméa; vì không có linh mục coi sóc người công giáo tại đó nên cha hứa là khi qua Port-Vila, cha sẽ viết thư cho Đức Giám Mục của Nouméa để xin tìm một linh mục Việt Nam. Thư viết ngày 01-09-1953 từ Port-Vila. Đức cha Bresson (Nouméa) đã chấp nhận lời thỉnh cầu và cha Vịnh đã xin được một linh mục Việt Nam qua Nouméa.
Cha Qúy muốn nói lên sự gắn bó giữa hai cộng đồng công giáo Việt Nam ở trên những hòn đảo nhỏ bé, và có một mối giây ràng buộc nhờ những công lao của các vị chủ chăn tiên khởi.
Ngôi giáo đường Thiên Môn được thắp sáng, mọi người tiếp tục đọc kinh và tiếng hát sốt sắng đã làm sống dậy những gì khép kín trong thời gian. Trên đĩa thánh, xin dâng lên Chúa tất cả những giọt nước mắt trở lại cố hương, đời sương gío, gian khổ, nguồn sức sống úa theo thời gian; xin kết thành của lễ dâng đêm nay để tạ ơn vì những hồng ân Chúa dẫn đưa theo thời gian, và rồi thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ 15 tối.
Ngày 9-10-04, chúng tôi lại hẹn nhau lúc 10 giờ sáng tại giáo đường Thiên Môn. Vì là buổi sáng nên chúng tôi có thể đi coi chung quanh giáo đường. Khi đứng trước tượng đài Đức Mẹ do anh chị Khanh xây lên năm 1995 trước khi qua Pháp sinh sống, Đức Mẹ đứng đó tiêu điều qúa, gío bụi làm cho tượng Mẹ phai mờ, tôi đi quan sát và đứng lại cầu nguyện, rồi từ từ phái đoàn đứng lại. Tôi nghe có những tiếng sụt sùi khóc, và rồi tôi cũng khóc… Tôi xúc động vì những vị chủ chăn tiên khởi đã chọn những nơi hoang dã để truyền giáo và dìu dắt những ông bà Việt Nam khi xưa, nay đã qua 50 năm mà nơi đây vẫn còn hoang dã (theo ý nghĩ của tôi).
Sau đó chúng tôi tới chào Đức Giám Mục Giáo phận Port-Vila và chân thành mời Đức cha dâng lễ với chúng tôi ngày Chúa nhật, Đức cha đã vui vẻ nhận lời. Tại tòa Giám Mục, Đức cha đã nhắn nhủ và tỏ ra rất vui lòng với sự hiện diện của nhóm hành hương chúng tôi. Ngài nói chúng tôi đã tới và qua lời kinh tiếng hát làm cho ngôi giáo đường ấm cúng lên, sống động lại và để nêu gương Đức tin mà các ông bà đã để lại, bây giờ tới phiên chúng tôi truyền lại cho thế hệ trẻ.
Sau đó chúng tôi được tự do đi phố và có một số anh chị em trở về ngôi nhà mình đã được sinh ra. Đứng trước những căn nhà nay đã thuộc về người da đen (người bản xứ), các anh chị đã khóc vì những giọt mồ hôi nước mắt khổ cực của cha mẹ tạo dựng vì thời cuộc (đảo quốc Vanuatu được độc lập năm 1980), đất đai nhà cửa bị lấy mất ( nếu muốn rõ về thời thế, xin hỏi các anh chị sinh trưởng tại Vanuatu), rồi các anh chị qua sinh sống tại Nouméa. Cám ơn các anh chị đi chung đã kể cho em nghe những câu chuyện thời thế.
6 giờ chiều, chúng tôi lại tụ họp ở nhà thờ để cùng dâng lễ. Có một số anh chị sinh sống tại Port-Vila cũng tới tham dự thánh lễ. Cha Qúy có in một số sách nói về Cha Vịnh và cộng đồng Thiên Môn (tài liệu do cha Quảng gửi). Cha cũng làm một số sách Thánh Thư và Phúc Âm, cùng một số bài hát của bốn thánh lễ Hành Hương, cùng một giây đeo cổ cho phái đoàn, nhìn rất sống động. Vì ngày hôm nay các anh chị ở Port-Vila tới dự lễ, cha Qúy đề nghị tặng mỗi người một bộ như những người đi hành hương. Trong thánh lễ rất sốt sắng, chúng con xin dâng lên Mẹ Maria « Đức Bà là Cửa thiên Đàng », tháng Mân Côi, xin dâng Mẹ những lời kinh sốt mến tạ ơn của nhóm hành hương chúng con.
Ngày 10-10-04, chúng tôi thăm mộ cha cố Giuse Vịnh. Hẹn nhau 10 giờ sáng thì khởi hành, nhưng có lẽ trời cũng cảm động vì lòng ai cũng mang một niềm ghi ơn cha cố Giuse. (Có những anh chị được cha dậy tiếng Việt nên nay nói tiếng Việt Nam rất khá). Dù trời mưa to, mưa cả ngày, chúng tôi đi mua dù che mưa, cùng hăng say đi trong mưa. Đứng trước mộ cha cố, tôi thấy các anh chị đã tỏ được cái hiếu đối với người cha, ngày nay qua cuộc sống gian khổ vui buồn, một đời người sinh trưởng nơi xứ người các anh chị thích và ao ước nói cho sõi tiếng Việt Nam và biết nguồn gốc của mình. Như chị Madalena Nhuần đã đọc lên lời thay cho nhóm để cám ơn cha cố Giuse Vịnh đã dẫn dắt dậy dỗ… Cha đã để lại một kho tàng Đức tin nơi xứ người… Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời… Rồi chúng tôi cũng đi thăm những nơi an nghỉ cuối cùng của các ông bà đi làm đồn điền cho người Pháp ngày xưa trong gian lao và nước mắt.
Sau đó, ban tổ chức đi lo việc chung nên chúng tôi được tự do. Chúng tôi rủ nhau đi coi chung quanh lối xóm của người da đen nghèo qúa. Sau ngày Độc Lập, các trẻ em cứ chân không mà đi trong mưa, họ sống trong rừng rú. Có đi rồi mới thấy hoang dã thật !
Là ngày Chúa Nhật, các chị nào mang theo áo dài thì mặc áo dài. Trước giờ lễ, Đức Giám Mục Địa phận cho người ra báo cho cha Qúy biết là Đức Cha không thể đến được, vì đêm qua em trai ruột của Đức Cha qua đời (ở bên đó chỉ lo chôn cất trong một ngày). Thánh lễ đúng 6 giờ chiều, các anh chị ở Port-Vila tới tham dự cũng mặc áo dài và đeo dấu hiệu như đi hành hương… Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca để tạ ơn Chúa… qua bao tháng năm mong chờ, được cùng nhau bên Chúa thỏa lòng như chúng con ước mơ…
Thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu cho cha cố Giuse Vịnh, cho các ông bà đi trước, cha Qúy nói qua về thời gian sinh hoạt của cha Vịnh. Được lãnh nhận Lời Chúa, cuộc đời cha đi làm chứng tá của Chúa trên trần gian, cha xin được sống nghèo khó, cuộc đời bao nguy biến, đời hạnh phúc của cha là để lại cho con cháu một kho tàng Đức Tin. Sau thánh lễ, chúng tôi chụp hình lưu niệm chung với tất cả những anh chị em có mặt. Sau đó chúng tôi đi ăn tối và thông qua chương trình ngày hôm sau.
Ngày 11-10-04, sáng 10 giờ, cha Qúy và chúng tôi lên chia buồn với Đức Cha và tham dự nghi lễ rước quan tài vào nhà thờ chánh tòa. Tiếc rằng chúng tôi không thể tham dự thánh lễ vì thời gian qúa eo hẹp, và theo chương trình chúng tôi phải đi thăm các cụ bà Việt Nam còn sống tại Port-Vila. Một bà đã vào viện dưỡng lão tại Nouméa, bà Trữ thì không còn nhớ gì, ngồi xe lăn, có người trông coi, bà Tích và bà Sinh đi vắng khi chúng tôi tới thăm. Bao giờ có niềm vui thì thời gian qua mau ! Rồi tới giờ lễ tạ ơn ngày cuối của cuộc hành hương. Chúng tôi trả phòng lại và kéo hành lý gửi ở nhà kho của khách sạn.
3 giờ chiều, cha Qúy dâng thánh lễ tạ ơn. Trong lòng ai cũng mang một niềm vui thỏa mãn, những ao ước mong chờ. Từ những e ngại bỡ ngỡ ngày đầu ở phi trường Nouméa, sau ba ngày sống trong hồng ân Chúa Giêsu, trong tình người cười cười… nói nói… vui nhộn của nhóm trêu nhau… chờ nhau … tất cả đều bỏ sau lưng những công việc làm ăn vất vả để bình an sống bên nhau trong ba ngày. Anh chị em trong nhóm đều nhìn ra và cảm nghiệm thấu tâm hồn mình vì ơn Chúa qúa dạt dào.
Chúng con xin dâng lên Nữ Vương tấm lòng nhỏ bé, được thật tình mến Chúa yêu người, cho đời chúng con trở nên trót đời của lễ, chờ ngày về hưởng phúc quê trời …
Sau thánh lễ, có mấy người ở Port-Vila tới ôm chúng tôi trong hai hàng nước mắt vì ba ngày qua ngôi giáo đường Thiên Môn đã sống động trong lời kinh tiếng hát. Họ rất khao khát có những thánh lễ như thế để họ tham dự nhưng rất hiếm tại Port-Vila, Vanuatu.
Lúc 5 giờ chiều, chúng tôi được chở ra phi trường vì giờ bay là 6 giờ 30. Các anh chị ở Port-Vila đã ra phi trường đưa tiễn. Họ đã tặng cho mỗi người một vòng hoa hoặc vòng hạt với vỏ ốc để đeo trên cổ như một vật kỷ niệm theo phong tục địa phương sau một chuyến hành hương.
Một mẩu chuyện vui: đó là sau chuyến hành hương, trên đường trở về Nouméa, ai cũng lên 5 kilô … thịt… Đó là 5 kilô thịt bò được quan thuế cho phép mua đem vào Nouméa từ Vanuatu, vì thịt vừa tươi, vừa ngon và vừa rẻ, nên không ai đành lòng bỏ sót !
Xin chân thành cám ơn các anh chị ở Port-vila đã chỉ dẫn những nơi mà nhóm hành hương đi qua, và những cử chỉ ân cần các anh chị lo lắng. Chúng tôi cầu xin Chúa trả công bội hậu cho các anh chị và xin Chúa thêm sức cùng nghị lực cho tất cả anh chị em trong công việc chung.
Riêng mẹ con con, xin cám ơn cha Qúy đã cho biết ý nghĩa và ngày giờ hành hương để hai mẹ con cùng đi tham dự.
Em cũng xin cám ơn tất cả các anh chị ( trong tình Chúa, cùng một Đức tin nên gọi và coi nhau như anh chị em, cho dù tuổi ai cũng lớn vai cô chú bác) đã cùng em chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, trong thời gian hành hương. Xin giữ những niềm vui, xúc động, tình thân và những hồng ân Chúa ban cho trong ba ngày Hành Hương Về Nguồn để chúng ta tiếp tục hăng say phục vụ tha nhân.
Chúa thương con người, Chúa kết liên con người, bình an của Chúa mãi mãi trong tâm hồn. Xin kính tặng cha Ngô Quang Qúy vá bác Thếch cùng tất cả anh chị em trong nhóm Hành Hương Về Nguồn.
Mai Thêu, Úc Châu (Báo Dân Chúa Úc Châu, tháng 11- 2004)
Hành hương Tiebaghi...
Để chuẩn bị mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Họ Giáo Kitô Vua, một kỷ niệm rất hiếm có đối với người Công Giáo Việt Nam tại Tân Đảo, New Caledonia. Cha quản nhiệm Phêrô Ngô Quang Qúy đã đứng ra cùng B.C.H xứ Kitô Vua tổ chức 3 chuyến “hành hương về nguồn” đi thăm đến những nơi các ông bà Chân Đăng ngày xưa đã làm việc, hồi đầu thế kỷ 20.
Chuyến thứ nhất, hành hương Port Vila, Vanuatu. Chuyến thứ hai tại Thio và chuyến thứ ba tại Tiebaghi. Tất cả 3 cuộc hành hương đều tốt đẹp, để ghi ơn đến các Cha Cố và các ông bà Chân Đăng đi trước. Họ Giáo Kitô Vua đang chuẩn bị long trọng mừng lễ Kitô Vua 50 năm tại nhà thờ Kitô Vua của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Noumea vào tháng 11- 2005 nầy
Xin qúi vị thêm lời cầu nguyện cho Cha quản nhiệm và B.C.H để tất cả đều lo chu toàn công việc làm rạng danh Chúa Kitô là Vua. Cho dù người trần gian cách xa, thì lời Chúa chính là nguồn con tin cậy mean; dù thời gian có bao nhiêu thay đổi, con vẫn tin nơi lòng Chúa không bao giờ đổi thay.
Sáng thứ bảy 23.4.05, 65 người tụ họp tại nhà thờ Kitô Vua để lên đường đi hành hương Tiebaghi. Trước khi đi, Cha Qúy mời tất cả nguời đi cùng vào nhà thờ đọc 3 kinh dâng lên Đức Bà gìn giữ chuyến hành hương. Xe khởi hành lúc 6 giờ sáng, trong lòng ai cũng nao nức để đi xem nơi chốn các ông bà Chân Đăng làm mỏ kền ngày xưa. (1 xe buýt 60 chổ ngồi và 2 xe hơi).
8 giờ sáng, xe dừng tại Bourail, cách Nouméa hơn 150 KM, để nghỉ ngơi ăn sáng. Sau đó, xe khởi hành tới thăm viếng nghĩa địa Voh, trong vòng 30 phút tới 1 tiếng. Có vài người đã sinh tại Voh, họ cũng trở về để thắp nén nhang cho người thân đã yên nghỉ ngàn thu nơi đất khách. Trong chuyến hành hương đã có 2 người của đài truyền hình Noumea đi theo cả ngày để quay phim làm tài liệu.
Trên đường đi Cha Qúy đã nhớ ra là còn một người Chân Đăng còn sinh sống tại Voh, sau khi dò hỏi và nhớ lại, xe buýt đã dừng trước cửa nhà bà cụ Lập. Thật là xúc động, nói không ra lời ! Bà vừa thấy Cha Qúy vào hỏi thăm bằng tiếng Việt, bà đã ôm chầm Cha Qúy và khóc. Thế là cả nhóm kéo nhau xuống xe. Bà mời cả nhóm vào phòng khách. Câu nói vuột ra khỏi miệng bà là “Giêsu Maria, lạy Chúa tôi” rồi bà bật khóc, xúc động qúa bà nói không nên lời. Thấy đươc ai tới gần, bà đều ôm trong nức nghẹn. Chúng tôi cất lên hát “ Lạy Mẹ, xin yên ủi chúng con luôn luôn, Mẹ từ bi xin phá những nỗi u buồn…” và rồi như như được xoa dịu, bà hỏi chúng tôi từ đâu tới ? đi đâu mà đông thế? Bà năm nay đã 90 tuổi Chân Đăng ngày xưa, bà ở Voh đã 70 năm qua, chưa một lần trở về thăm Việt Nam.
Tôi không thể hình dung ra được, nếu tôi không nhìn thấy, vì vài ngôi nhà nằm giữa một qủa núi trùng trùng điệp điệp như thế mà họ vẫn sinh sống được trong mấy thập niên qua.
Trưa 1giờ 30, xe tới Koumac chúng tôi cùng chia sẻ thức ăn đem theo. Khoảng 3 giờ chiều, chúng tôi lên đường đi Tiebaghi. Trên đường đi, chúng tôi ghé thăm nghĩa địa của những người chết vì bị sụp mỏ Kền thời đó, hoặc vì bệnh tật. Lúc 5 giờ chiều, xe chạy lên núi, tới mỏ Tiebaghi nằm trên đỉnh núi, xe dừng lại, chúng tôi đi bộ để xuống thung lũng tại làng Việt Nam ngày xưa, nay chỉ còn là tàn tích. Ngôi nhà thờ đã được chính phủ cho tu sửa nên nhìn còn mới. Đi để nhìn thấy…. thấm thía…. Thương cảm cho các ông bà Chân Đăng ngày xưa, cả một sự hy sinh, khổ cực. Coi như là tù viễn xứ để gầy dựng cho con cháu ngày nay. Và 5 giờ 10, cha Qúy dâng Thánh Lễ Tạ ơn bằng tiếng Việt đầu tiên trong ngôi nhà thờ của các ông bà Chân Đăng xây dựng. “Giữ gìn con Chúa ơi, vì Chúa là chốn con tựa nương tháng năm. Trong cánh tay Người hồn con vui sống.” Qủa thật là có Đức tin, ông bà mình mới can đảm sống xa quê hương như thế. Những di tích đã cho chúng ta thấy được lòng can đảm của ông bà ngày xưa qua cách sống Đạo và… ngày nay của con cháu.
Đêm thứ bảy, một số người ngủ trong khách sạn gần đó và một số theo Cha quản nhiệm ngủ tại nhà thờ Koumac. Cha Qúy tổ chức một tối đốt nến cầu nguyện chung trong năm Thánh Thể và đặc biệt cầu nguyện cho Đức Tân Giáo Hoàng
Sáng chủ nhật 24.4.05, lúc 6 giờ sáng ai cũng thức dậy thoải mái ăn sáng. Cha Qúy đã đại diện cám ơn cha Xứ đã cho nhóm trọ một ngày đêm, cùng 2 ông bà trông coi trong vùng núi đó, đã hướng dẫn nhóm mau chóng. Sau đó xe khởi hành đi coi mỏ Chagrin, Cha Qúy muốn về sớm để kịp dâng Lễ chiều tại nhà thờ Kitô Vua như thường lệ, nên xe chỉ chạy vòng cho xem cảnh trên các mỏ Kền xưa.
Trưa đó xe ghé vào sân nhà thơ Bourail. Mọi người xuống xe và cùng nhau ăn bánh mì giải lao 45 phút. Sau đó là xe chạy thẳng về tới Noumea lúc 4 giờ 30.
Xin dâng lời cảm tạ, Hồng ân Thiên Chúa bao la, Chúa đã đưa cánh tay ra dìu dắt đoàn Chiên Chúa trên bước đường lữ thứ trần gian. Qua bao thử thách gian nan, ngày nay chúng con được đón nhận bao nhiêu Hồng Ân Chúa trên Tân Đảo.
Xin cảm ơn Cha quản nhiệm và Ban chấp hành cùng tất cả ông bà, anh chị em trong niềm vui hành hương về nguồn. Xin cầu nguyện cho nhau.
Spring Đào Anh (Báo Dân Chúa Úc Châu, tháng 6- 2005)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vỏ và Ruột
Thanh Tâm
17:31 24/04/2010
VỎ VÀ RUỘT
Thi thoảng có chuyện mới đi vòng ra đàng sau hè của dãy phòng ở. Chẳng hiểu sao hôm nay lại ngước mắt nhìn lên bồn nước và đường dẫn nước xuống các phòng. Nhìn lên thấy sợ quá vì khúc cây mà người ta dùng để nẹp đỡ đường ống nước đó gãy đôi tự thuở nào. Vội vã nhờ người quen đến thay vào cây gỗ khác chắc chắn hơn cho khúc cây bị gãy.
Khi mang khúc cây xuống dưới đất thì hỡi ôi phần vỏ của khúc cây đó còn rất tốt nhưng bên trong đã mục tự lúc nào. Người thay khúc gỗ cũng chính là người lấy khúc cây đó gá ống nước vào cho chắc quả quyết rằng “em mới thay cái cây này và rõ ràng nhìn cây còn tốt mà”.
“Còn tốt mà”, đó là câu trả lời của em nhưng thực tại là nó đã gãy và nó oằn ống nước xuống, chỉ một chút nữa là ống nước bị gãy theo và phải thay dàn ống khác.
Nhìn khúc cây bên ngoài còn tốt mà bị mối mọt ăn bên trong đã gãy đó lại nhớ đến bộ sa-lon thật đẹp ở phòng khách của gia đình kia mà mình đã được thăm viếng. Thường tình ghế sa-lon nào cũng có cái phần để người ta ngồi và tỳ tay vào đó dựa cho khoẻ. Hôm ấy khá mệt nên tỳ tay vào phần dựa ấy. Vừa để tay vào thì một cái “rốp” và rồi phần tỳ tay ấy đã bị bể. Hoá ra là bên trong của nó đã bị rỗng còn bên ngoài thì vẫn sáng màu sơn mới.
Khúc cây để gá đường ống nước bị gãy, phần để tỳ tay của ghế sa-lon bị bể làm người viết nhớ lại câu nói của ông bà già xưa: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn !”.
Học thì ít, hiểu thì cũng kém, câu nói của ông bà “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốn nói rằng nước sơn bên ngoài của cái cây thì ai ai cũng biết là cần tốt, cần đẹp nhưng chuyện quan trọng là bên trong, cái ruột của cái cây chứ không phải là cái vỏ bọc bên ngoài, là cái nước sơn bóng bẩy.
Chuyện cũng thường thôi thì ai ai cũng thích cái đẹp, đi tìm cái mỹ cả nên cái cây bên ngoài sơn màu đẹp và bóng bẩy thì ai ai cũng thích cả. Thế nhưng mà thật sự ra thì thích cái chất, cái ruột của cái cây của khúc gỗ vẫn hơn là cái vỏ bên ngoài. Điều này cũng hết sức tự nhiên vì chẳng ai muốn mình sử dụng đồ dỏm, đồ giả, ruột dỏm, ruột giả mà bên ngoài bóng bẩy cả. Nhiều người đã hơn một lần có cái kinh nghiệm khi dùng phải đồ mã, đồ có cái vẻ bên ngoài mà bên trong là dỏm và rỗng tuếch. Cần cái vỏ ấy nhưng cái ruột vẫn cần hơn.
Chuyện cái cây gãy, chuyện cái chỗ tỳ tay bị bể ấy nó cũng có thể liên tưởng đến một tập thể, một cộng đoàn. Nhìn bên ngoài, tập thể này, cộng đoàn kia có vẻ là bóng bẩy lắm, là sầm uất lắm, là tốt lắm nhưng bên trong chỉ là rỗng tuếch, chỉ là như cái xác không hồn thôi.
Lần nọ, đang đứng nói chuyện với một cha cũng có tuổi nói về đời tu của dòng Ngài. Hình như có vẻ chua chát lắm khi ngài nói là dòng của ngài bây giờ nhiều người nói là chỉ còn cái áo ! Tâm tình của cha già ấy sao mà chua xót quá, sao mà đau đớn quá ! Có lẽ đau lắm cha mới buông ra lời ấy. Lời của cha già không phải là “vạch áo cho người xem lưng” như nhiều người nghĩ nhưng đó là vấn nạn của đời tu, của ơn gọi ngày hôm nay. Cha già còn cho biết là tại vì dòng của ngài nhiều phe nhóm quá, nhiều bè cánh quá ! Ngài cảm thấy ngao ngán khi nhìn lại lối sống của các tu sĩ ngày hôm nay. Ngài nói là tục hoá nó đã len lỏi vào những nơi tạm gọi là thánh thiêng, tạm gọi là “nhà Chúa”.
“Chỉ còn cái áo” ! Đó là lời nhận xét rất thật mà ít ai dám can đảm nhận xét như Cha già. Không phải vô cớ mà Cha già nói như vậy. Cha già nói như vậy vì lẽ có quá nhiều vấn đề trong dòng của ngài, trong cộng đoàn của ngài.
“Chỉ còn cái áo” ! Lời của Cha già phải chăng là lời cảnh tỉnh để nhà dòng của Cha già phải sám hối, phải ngồi lại với nhau để duyệt xét lại tôn chỉ của nhà dòng, duyệt xét lại tinh thần của nhà dòng, duyệt xét lại đời sống cộng đoàn của anh em tu sĩ.
“Chỉ còn cái áo” ! Là lời tiên báo cho một nhà dòng, cho một cộng đoàn chỉ còn cái hình thức bên ngoài, cái dáng bề ngoài như cái cây gỗ bị gãy và miếng gỗ tỳ tay của bộ ghế sa-lon kia. Nếu như không thay, nếu như không sửa thì đến một lúc nào đó nó sẽ gãy và tai hoạ như thế nào thì ai ai cũng biết.
Mỗi thành viên là tế bào của gia đình, mỗi thành viên là tế bào của cộng đoàn. Nếu như không ngồi lại với nhau, không chấn chỉnh lại đời sống của mỗi cá nhân thì chẳng chóng thì chầy gia đình, cộng đoàn ấy sẽ bị sập, sẽ bị gãy dẫu rằng nhìn bên ngoài nó cũng có vẻ thành công ấy, nó có vẻ đầm ấm ấy.
Thật bi đát cho gia đình, cho cộng đoàn nào đó nếu như nhìn bề ngoài các hoạt động, các phong trào thật hoành tráng nhưng bên trong mỗi thành viên của gia đình, của cộng đoàn như là một hòn đảo, chẳng còn ai có thể tin nhau, chia sẻ với nhau và sống thật với nhau. Khổ lắm rồi với cái bệnh thành tích !Khổ lắm rồi với cái bệnh phô trương ! Khổ lắm rồi với cái bệnh đánh bóng tên tuổi !
Đi xa hơn một chút nữa, một giáo xứ, một giáo phận, một Giáo Hội mà không nhìn lại mình để chấn chỉnh, để sửa chữa thì một lúc nào đó cũng sẽ tan nát dẫu bên ngoài được trang bị, được gắn cho mình những tên gọi thật hoành tráng và hô hào những khẩu hiệu thật là to. Hãy làm điều gì đó cho cộng đoàn, cho giáo xứ, cho giáo phận, cho Giáo Hội khi còn có thể làm được.
Thanh Tâm
Thi thoảng có chuyện mới đi vòng ra đàng sau hè của dãy phòng ở. Chẳng hiểu sao hôm nay lại ngước mắt nhìn lên bồn nước và đường dẫn nước xuống các phòng. Nhìn lên thấy sợ quá vì khúc cây mà người ta dùng để nẹp đỡ đường ống nước đó gãy đôi tự thuở nào. Vội vã nhờ người quen đến thay vào cây gỗ khác chắc chắn hơn cho khúc cây bị gãy.
Khi mang khúc cây xuống dưới đất thì hỡi ôi phần vỏ của khúc cây đó còn rất tốt nhưng bên trong đã mục tự lúc nào. Người thay khúc gỗ cũng chính là người lấy khúc cây đó gá ống nước vào cho chắc quả quyết rằng “em mới thay cái cây này và rõ ràng nhìn cây còn tốt mà”.
“Còn tốt mà”, đó là câu trả lời của em nhưng thực tại là nó đã gãy và nó oằn ống nước xuống, chỉ một chút nữa là ống nước bị gãy theo và phải thay dàn ống khác.
Nhìn khúc cây bên ngoài còn tốt mà bị mối mọt ăn bên trong đã gãy đó lại nhớ đến bộ sa-lon thật đẹp ở phòng khách của gia đình kia mà mình đã được thăm viếng. Thường tình ghế sa-lon nào cũng có cái phần để người ta ngồi và tỳ tay vào đó dựa cho khoẻ. Hôm ấy khá mệt nên tỳ tay vào phần dựa ấy. Vừa để tay vào thì một cái “rốp” và rồi phần tỳ tay ấy đã bị bể. Hoá ra là bên trong của nó đã bị rỗng còn bên ngoài thì vẫn sáng màu sơn mới.
Khúc cây để gá đường ống nước bị gãy, phần để tỳ tay của ghế sa-lon bị bể làm người viết nhớ lại câu nói của ông bà già xưa: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn !”.
Học thì ít, hiểu thì cũng kém, câu nói của ông bà “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốn nói rằng nước sơn bên ngoài của cái cây thì ai ai cũng biết là cần tốt, cần đẹp nhưng chuyện quan trọng là bên trong, cái ruột của cái cây chứ không phải là cái vỏ bọc bên ngoài, là cái nước sơn bóng bẩy.
Chuyện cũng thường thôi thì ai ai cũng thích cái đẹp, đi tìm cái mỹ cả nên cái cây bên ngoài sơn màu đẹp và bóng bẩy thì ai ai cũng thích cả. Thế nhưng mà thật sự ra thì thích cái chất, cái ruột của cái cây của khúc gỗ vẫn hơn là cái vỏ bên ngoài. Điều này cũng hết sức tự nhiên vì chẳng ai muốn mình sử dụng đồ dỏm, đồ giả, ruột dỏm, ruột giả mà bên ngoài bóng bẩy cả. Nhiều người đã hơn một lần có cái kinh nghiệm khi dùng phải đồ mã, đồ có cái vẻ bên ngoài mà bên trong là dỏm và rỗng tuếch. Cần cái vỏ ấy nhưng cái ruột vẫn cần hơn.
Chuyện cái cây gãy, chuyện cái chỗ tỳ tay bị bể ấy nó cũng có thể liên tưởng đến một tập thể, một cộng đoàn. Nhìn bên ngoài, tập thể này, cộng đoàn kia có vẻ là bóng bẩy lắm, là sầm uất lắm, là tốt lắm nhưng bên trong chỉ là rỗng tuếch, chỉ là như cái xác không hồn thôi.
Lần nọ, đang đứng nói chuyện với một cha cũng có tuổi nói về đời tu của dòng Ngài. Hình như có vẻ chua chát lắm khi ngài nói là dòng của ngài bây giờ nhiều người nói là chỉ còn cái áo ! Tâm tình của cha già ấy sao mà chua xót quá, sao mà đau đớn quá ! Có lẽ đau lắm cha mới buông ra lời ấy. Lời của cha già không phải là “vạch áo cho người xem lưng” như nhiều người nghĩ nhưng đó là vấn nạn của đời tu, của ơn gọi ngày hôm nay. Cha già còn cho biết là tại vì dòng của ngài nhiều phe nhóm quá, nhiều bè cánh quá ! Ngài cảm thấy ngao ngán khi nhìn lại lối sống của các tu sĩ ngày hôm nay. Ngài nói là tục hoá nó đã len lỏi vào những nơi tạm gọi là thánh thiêng, tạm gọi là “nhà Chúa”.
“Chỉ còn cái áo” ! Đó là lời nhận xét rất thật mà ít ai dám can đảm nhận xét như Cha già. Không phải vô cớ mà Cha già nói như vậy. Cha già nói như vậy vì lẽ có quá nhiều vấn đề trong dòng của ngài, trong cộng đoàn của ngài.
“Chỉ còn cái áo” ! Lời của Cha già phải chăng là lời cảnh tỉnh để nhà dòng của Cha già phải sám hối, phải ngồi lại với nhau để duyệt xét lại tôn chỉ của nhà dòng, duyệt xét lại tinh thần của nhà dòng, duyệt xét lại đời sống cộng đoàn của anh em tu sĩ.
“Chỉ còn cái áo” ! Là lời tiên báo cho một nhà dòng, cho một cộng đoàn chỉ còn cái hình thức bên ngoài, cái dáng bề ngoài như cái cây gỗ bị gãy và miếng gỗ tỳ tay của bộ ghế sa-lon kia. Nếu như không thay, nếu như không sửa thì đến một lúc nào đó nó sẽ gãy và tai hoạ như thế nào thì ai ai cũng biết.
Mỗi thành viên là tế bào của gia đình, mỗi thành viên là tế bào của cộng đoàn. Nếu như không ngồi lại với nhau, không chấn chỉnh lại đời sống của mỗi cá nhân thì chẳng chóng thì chầy gia đình, cộng đoàn ấy sẽ bị sập, sẽ bị gãy dẫu rằng nhìn bên ngoài nó cũng có vẻ thành công ấy, nó có vẻ đầm ấm ấy.
Thật bi đát cho gia đình, cho cộng đoàn nào đó nếu như nhìn bề ngoài các hoạt động, các phong trào thật hoành tráng nhưng bên trong mỗi thành viên của gia đình, của cộng đoàn như là một hòn đảo, chẳng còn ai có thể tin nhau, chia sẻ với nhau và sống thật với nhau. Khổ lắm rồi với cái bệnh thành tích !Khổ lắm rồi với cái bệnh phô trương ! Khổ lắm rồi với cái bệnh đánh bóng tên tuổi !
Đi xa hơn một chút nữa, một giáo xứ, một giáo phận, một Giáo Hội mà không nhìn lại mình để chấn chỉnh, để sửa chữa thì một lúc nào đó cũng sẽ tan nát dẫu bên ngoài được trang bị, được gắn cho mình những tên gọi thật hoành tráng và hô hào những khẩu hiệu thật là to. Hãy làm điều gì đó cho cộng đoàn, cho giáo xứ, cho giáo phận, cho Giáo Hội khi còn có thể làm được.
Thanh Tâm
Thông Báo
Cáo phó của Tỉnh dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam
Tỉnh dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam
08:11 24/04/2010
Tỉnh dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam
kính báo
là ông cố của hai anh F.X Vũ Phan Long, Giám tỉnh, ofm
và Antôn Vũ Hữu Lệ, ofm
sinh năm 1925 tại Ninh Bình,
đã được Chúa gọi về lúc 22g00 ngày 23.04.2010,
hưởng thọ 85 tuổi.
Nghi thức tẩm liệm được cử hành vào lúc 16g00 ngày 24.04.2010, tại tư gia.
Thánh lễ an táng được cử hành vào lúc 08g00 ngày 27.04.2010
tại Thánh Đường Giáo xứ Từ Đức,
số 42 đường 4, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Kính xin Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và anh chị em hiệp thông cầu nguyện cho ông cố Phaolô được hưởng nhan thánh Chúa.
kính báo
PHAOLÔ VŨ VĂN THẮNG
là ông cố của hai anh F.X Vũ Phan Long, Giám tỉnh, ofm
và Antôn Vũ Hữu Lệ, ofm
sinh năm 1925 tại Ninh Bình,
đã được Chúa gọi về lúc 22g00 ngày 23.04.2010,
hưởng thọ 85 tuổi.
Nghi thức tẩm liệm được cử hành vào lúc 16g00 ngày 24.04.2010, tại tư gia.
Thánh lễ an táng được cử hành vào lúc 08g00 ngày 27.04.2010
tại Thánh Đường Giáo xứ Từ Đức,
số 42 đường 4, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Kính xin Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và anh chị em hiệp thông cầu nguyện cho ông cố Phaolô được hưởng nhan thánh Chúa.