Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật V Phục Sinh B
Lm Jude Siciliano OP
06:11 26/04/2018
CV 9: 26-31;; Tvịnh 21; 1 Gioan 3: 14-24; Ga 15: 1-8
Tiếng máy cắt xén cây nghe không êm tai tí nào cả, nó rất ầm ỉ và chói tai. Hãy để người cắt cành tránh khỏi cửa nhà tôi! Đó là điều tôi than phiền với người làm vườn nho. Cũng như khi tôi gặp khó khăn trong đời. Khi thấy những quyết định có điều gì sai, chúng ta cần phải thực hiện sửa đổi, mặc dù điều đó gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lần trong đời chúng ta, chúng ta hay gặp được những điều làm chúng ta bị lôi cuốn và ham thích nhưng sau đó lại làm chúng ta bực bội vì đã bị ảo giác đánh lừa. Do sự sai lầm đó, nên sự đau khổ và thất vọng làm chúng ta ngày càng suy sụp. Hay khi chúng ta đi trên đường đời gặp lúc bế tắc, như: việc khó làm trong nghề nghiệp; liên kết bị tan rả; mơ ước bị tiêu tan sau khi gặp thử thách v.v... Những bế tắc đó là những đau đớn khá thường xuyên, và thường khi chúng ta không trách ai được ngoại trừ chỉ tự trách mình thôi.
Trong những lúc thất vọng và thất bại chúng ta có dịp chọn một lối đi lâu dài hay trường tồn vĩnh viển là quay về Chúa Kitô. Không phải tự chúng ta, nhưng nhờ hồng ân Thiên Chúa giúp chúng ta suy nghĩ phải, và đó là cách Thiên Chúa "cắt tỉa" chúng ta và cho chúng ta "nên hoa trái". Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta tiếp tục sống với cây nho, liên hệ với Chúa Kitô, để rồi, cho dù gặp đau khổ hay thất vọng, đời sống có thể nên đẹp tươi cho chúng ta, và chúng ta không cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Thật ra, chúng ta được phúc như cành nho sum xuê hoa trái.
Chúng ta có liên hệ với đời sống thiêng liêng hay không? Chúng ta có bằng chứng điều đó hay không? Không phải với những bằng chứng mà phần nhiều thiên hạ gọi là "phúc lộc". Nhưng, chúng ta, những môn đệ của Chúa Kitô để lời Ngài sống động trong chúng ta, và để Mình và Máu Thánh Ngài nuôi dưởng chúng ta, thì đức tin của chúng ta chứ không phải các giác quan sẽ cho chúng ta biết là đời sống Chúa Kitô bởi Thiên Chúa đang sống động trong chúng ta. Và ngay cả khi chúng ta gặp thất vọng chúng ta vẫn mong được nhiều hoa trái. Khi chúng ta nhận được hoa trái thì chúng ta biết người làm vườn nho đang có đó.
Phúc âm trong những tuần tiếp theo là khởi diễn từ sự chia tay trong phúc âm thánh Gioan. Đây vẫn còn là mùa Phục Sinh, mùa sau khi Chúa Kitô sống lại. Những bài này trở về lúc ở bàn Tiệc Ly khi Chúa Giêsu ăn bửa ăn cuối cùng với các môn đệ Ngài. Ngài nói về việc Ngài sẽ từ giả và sẽ bị bắt và chịu chết. Thường trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu tự nói về Ngài với những từ: "Thầy là". Hôm nay Ngài nói: "Thầy là cây nho thật... Thầy là cây nho..." Khi chúng ta suy ngẫm về những hình ảnh Chúa Giêsu nói về Ngài, chúng ta càng ngày càng hiểu thêm nhiều Chúa Giêsu là ai trong đời sống chúng ta. Bây giờ chúng ta được nhắc lại là đời sống của Thiên Chúa tuôn chảy qua Chúa Giêsu đến những ai liên kết với Ngài là "cây nho thật". Nếu chúng ta muốn sống một đời có nhiều hoa trái trong chúng ta và trong thế gian thì Chúa Giêsu khuyên chúng ta nên "ở lại" với Ngài.
Đây, nghe như là một điều đã nói trước rồi: Nếu chúng ta làm điều phải thì chúng ta sẽ được lãnh thưởng. Theo ý nghĩ này thì hình như những người "có tiền của" trong thế giới là những người được Thiên Chúa chúc phúc. Đời sống họ đầy "hoa trái", họ được đẹp đẻ, được mạnh khỏe, được giàu có và đầy sức lực. Chắc là họ đã làm những điều phải. Họ là những cành trên cây nho được người làm rượu thích thú. Còn như những người khác "không có gì" là những người hình như xa Thiên Chúa, Ít nhất là theo những điều chúng ta thấy trong đời sống họ. Những người này có thể tự hỏi: hay là Thiên Chúa không nghe lời họ kêu xin. Hay họ đã làm điều gì làm Thiên Chúa quay mặt đi khỏi họ. Nhưng, những người này, mặc dù họ có cảm tưởng họ bị cắt khỏi cành nho, họ vẫn còn có người bạn như họ đã than trên cây thập giá "Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con?" (Mt 27: 46)
Suy ngẫm sâu xa hơn về đời sống Chúa Giêsu, sự chết và sự sống lại của Ngài, chúng ta nhận thấy sự liên kết của chúng ta với Thiên Chúa qua Chúa Kitô không bảo đảm một đời sống êm thắm. Không ai có liên hệ với một "người trồng nho" hơn Chúa Giêsu. Tuy vậy Ngài phải qua đường lối của "sự chết". Hãy xem người làm rượu đã thâu được bởi đời sống Chúa Giêsu qua sự đau khổ của Ngài. Việc Ngài cảm thấy bị bỏ rơi là một cảm giác tự nhiên khi Ngài đau khổ. Nhưng, đức tin trong Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là chúng ta không bị bỏ rơi, và qua Chúa Kitô chúng ta vẫn còn liên hệ mạnh mẽ và đây ý nghĩa với Thiên Chúa.
Trong những năm qua tôi đã thay đổi chỗ ở rất nhiều lần, và mục vụ hiện tại của tôi vẫn làm cho tôi thay đổi chỗ ở. Trong lúc sống ở một nơi, tôi đã có bạn bè rồi lại phải bỏ họ ra đi nơi khác. Có nhiều lúc tiệc tùng chia ly và nhiều lúc nói với nhau: "chúng ta hãy liên lạc với nhau". Chúng tôi nói với nhau như vậy vì "liên lạc với nhau" là giữ sự liên kết mạnh mẽ và lâu dài. Nếu chúng tôi không liên lạc với nhau thì sự liên kết sẽ yếu dần rồi sẽ biến mất. Đối với gia đình cũng như thế. Chúng ta có thể không đi xa từ nơi này qua nơi khác trong đất nước. Chúng ta có thể sống chung trong gia đình với nhau mà vẫn "mất liên lạc", và làm cho sự liên hệ ấm áp bị nguội lạnh dần.
Khi Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy "ở lại với Thầy" là Ngài muốn chúng ta hãy "liên lạc" với Ngài. Nhưng, chúng ta biết chúng ta không cần phải đi xa để không liên lạc. Chúng ta vẫn tiếp tục đi nhà thờ, nhưng không liên lạc với Chúa Kitô vì chúng ta không sống đạo với tình cảm và không lo lắng sống thật lòng với đời sống tôn giáo. Như thế, thật ra chúng ta không "ở lại" với Chúa Kitô. Lời Chúa Kitô không nuôi dưởng chúng ta và không hướng dẫn chúng ta. Chúng ta cũng không "liên lạc" với Chúa Kitô khi chúng ta sống hai lối sống: một lối là đi nhà thờ là phần nhỏ nhất, và phần lớn hơn chúng ta không sống liên hệ với Chúa Kitô. Đáng lẽ đời sống chúng ta cần phải hợp nhất trong khi chúng ta muốn liên lạc với Chúa Kitô trong kinh nguyện và trong hành động. Chúng ta sống như thế nào, chúng ta làm gì và suy nghĩ gì là những điều không nên xa với điều chúng ta tuyên xưng trong phụng vụ.
Chúa Giêsu không nói rõ "ở với" Ngài là làm gì. Đến nhà thờ nghe lời Ngài và nuôi dưởng bởi lương thực ban sự sống là một việc. Học hỏi qua các gương mẫu của những anh chi em tín hữu là một việc nữa. Có nhiều việc nữa như: hằng ngày sống đạo để gắn bó đời sống chúng ta với Chúa Kitô. Chúng ta phải chọn một trong hai: đọc và suy ngẫm Kinh Thánh; lãnh nhận các phép bí tich; lần chuỗi mân côi với ý nghĩ chú trọng về đời sống của Chúa Giêsu; đi nhà thờ tham dự phụng vụ, và cùng với một nhóm suy ngẫm và cầu nguyện v.v...
Những hoạt động ngoài cơ sở tôn giáo cũng có thể giúp chúng ta liên kết với Chúa Kitô. Trong khi làm việc, chúng ta có thể cố gắng đem sự yêu thương trong Chúa Kitô đến cho kẻ khác trong đời sống hằng ngày, nhất là sự thương yêu người nghèo, người đau ốm và người sống bên lề xã hội. Có rất nhiều cơ hội và mỗi người trong chúng ta phải tự tìm cách để sống "liên hệ" với Chúa Kitô. Những phương thế này thường thay đổi, nên chúng ta cần phải sẵng sàng để làm theo ơn Chúa Thánh Thần đánh động trong chúng ta. Một điều chúng ta biết chắc là sự hội hợp của chúng ta ở đây là để gắn chặt sự liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô, và nhờ thế chúng ta sẽ cố gắng hết lòng hết sức để cùng làm việc chung với nhau.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
5th Sunday of Easter (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8
The sound of the pruning shears does not sound very pleasant, in fact, it sounds quite stark, threatening and painful. Keep that vinedresser from my door! Perhaps the vinedresser isn’t the one to blame when we have to make a painful readjustment in our life. When we realize we have made wrong decisions, the changes we must make, though necessary and fruitful can be difficult. We realize periodically in our lives that life has had a way of seducing and then disappointing us. And we have been taken in by its false allure. The pain comes from the letdown after our inflated expectations come to naught, or when the path we choose leads to a dead end – a lifeless career; a relationship that turns to ashes; a dream bubble that bursts under trial, etc. Such dead ends are painful and quite frequently we have no one to blame but ourselves.
It is in the disillusionment and letdown that we have an opportunity to choose a more lasting, or eternal way of living, by turning to Christ. It is not on our own, but through God’s grace that we come to our senses – that’s how God "prunes" us; that’s how we can "bear fruit." If we are wise we will remain on the vine, connected to Christ, so that, despite the pain and disappointment life might dish out for us, we will not feel let down by God. In fact, we will feel blessed, like a fruitful branch drawing life from the vine.
Are we connected to the divine life? Yes. Can we prove it? Not by the measurable signs most people call "blessings." But if we disciples stay connected to Christ, letting his words live in us and his body and blood feed us, then our faith, not our senses, will tell us that the life Christ had from God is living and breathing in us and even our disappointments have the potential to bear much fruit. When we see signs of that fruit, then we know that the vinedresser has been at work.
The gospels over the next weeks are drawn from Jesus’ farewell discourse in John’s gospel. The season is Easter, after Christ’s resurrection. But these readings take us back to the table when Jesus shares a meal with his disciples, speaks his departing words to them and then is snatched away and killed. Frequently in John, Jesus describes himself in, "I am..," terms. Today he says, "I am the true vine...I am the vine...." When we reflect on the metaphors he uses to identify himself, we learn more and more about who Jesus is in our lives. Now we are reminded that life from God flows through Jesus to all those connected to him, the "true vine." If we are to have a life that bears fruit within us and our world then, Jesus advises, we must "remain" in him.
It can sound like a "quid pro quo." If we do the right things, we will receive our reward. Following this line of thought, the "haves" of the world seem to be blessed by God – they have "fruitful" lives, beauty, health, wealth and strength. They must be doing something right; they must be really good branches on the vine and liked by the vinedresser. Unlike the "have-nots," who seem to be on the outs with God, at least when measured by how well they are doing in life. These people might wonder if God has stopped listening to them, or if they have done something to turn God’s face away from them. But they, who may feel cut off the vine, have a companion in Jesus who cried out from the cross, "My God, my God, why have you forsaken me?"
Upon deeper reflection on Jesus’ life, death and resurrection, we realize our connectedness to God through Christ, does not guarantee that life will be a cake walk. No one was more connected to the "vine grower" than Jesus, yet he had to walk through the "valley of the shadow of death." Look at how much fruit the "vinedresser" brought out of Jesus’ life through his suffering. Feeling abandoned may be a natural feeling when we are suffering; but faith in Jesus reminds us that we are not cast off and that, through Christ, we are in a powerful and meaningful relationship with God.
I have moved residences a lot over the years and my current itinerant ministry keeps me on the move. While living for a time in one location, I have made friends and then had to leave them. There were the farewell parties and the inevitable, "Let’s stay in touch." We say that to each other at such times because "staying in touch" will keep a relationship strong and growing. If we "lose touch" chances are the relationship dwindles and eventually disintegrates. The same is true in families. We may not move from one part of the country to another; we can be living in the same household and still "lose touch’ with one another and cause a once warm relationship, to chill.
When Jesus reminds us to "remain in me," he wants us to "stay in touch" with him. But we know that we don’t have to move away to lose touch. We continue going to church regularly, but lose touch with Christ when we just go through the motions of religion, without our heart and mind being fully in it. In fact, we are not "remaining" in him; his words don’t nourish and direct us. We also lose touch with Christ when we partition our lives into two parts; our coming to church being one small section, with the rest of our lives forming a separated and out-of-touch-with-Christ part. Instead our lives need to be more unified as we earnestly seek to remain connected to Christ in both prayer and action. How we fashion our lives, what we do and how we think, should not be disconnected from what we profess here at worship.
Jesus doesn’t spell out how we are to "remain" in him. Coming to church to hear his Word and be nourished by his life-giving food constitutes one way. Learning from the example of our sister and brother believers is another. There are many more, daily religious practices that strengthen our ties with Christ. We will have to choose one or two: reading and meditating on scriptures; receiving the sacraments; praying the rosary with its focus on events in Jesus’ life; attending special church services; joining a reflection group, etc.
Activities outside the usual religious settings are also practices that help us remain in Christ. There we can try to put his love for people foremost in our daily lives, especially his love for the poor, ill and outsider. The possibilities are many and each of us will have to find our own way to "remain" in Christ. These ways will also change over the years, so we need to be open to the new possibilities the Spirit blows our way. We know one thing for sure: our gathering here each week is a central way to keep the ties with Christ and his other branches strong, so we do the best we can to participate fully.
Tiếng máy cắt xén cây nghe không êm tai tí nào cả, nó rất ầm ỉ và chói tai. Hãy để người cắt cành tránh khỏi cửa nhà tôi! Đó là điều tôi than phiền với người làm vườn nho. Cũng như khi tôi gặp khó khăn trong đời. Khi thấy những quyết định có điều gì sai, chúng ta cần phải thực hiện sửa đổi, mặc dù điều đó gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lần trong đời chúng ta, chúng ta hay gặp được những điều làm chúng ta bị lôi cuốn và ham thích nhưng sau đó lại làm chúng ta bực bội vì đã bị ảo giác đánh lừa. Do sự sai lầm đó, nên sự đau khổ và thất vọng làm chúng ta ngày càng suy sụp. Hay khi chúng ta đi trên đường đời gặp lúc bế tắc, như: việc khó làm trong nghề nghiệp; liên kết bị tan rả; mơ ước bị tiêu tan sau khi gặp thử thách v.v... Những bế tắc đó là những đau đớn khá thường xuyên, và thường khi chúng ta không trách ai được ngoại trừ chỉ tự trách mình thôi.
Trong những lúc thất vọng và thất bại chúng ta có dịp chọn một lối đi lâu dài hay trường tồn vĩnh viển là quay về Chúa Kitô. Không phải tự chúng ta, nhưng nhờ hồng ân Thiên Chúa giúp chúng ta suy nghĩ phải, và đó là cách Thiên Chúa "cắt tỉa" chúng ta và cho chúng ta "nên hoa trái". Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta tiếp tục sống với cây nho, liên hệ với Chúa Kitô, để rồi, cho dù gặp đau khổ hay thất vọng, đời sống có thể nên đẹp tươi cho chúng ta, và chúng ta không cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Thật ra, chúng ta được phúc như cành nho sum xuê hoa trái.
Chúng ta có liên hệ với đời sống thiêng liêng hay không? Chúng ta có bằng chứng điều đó hay không? Không phải với những bằng chứng mà phần nhiều thiên hạ gọi là "phúc lộc". Nhưng, chúng ta, những môn đệ của Chúa Kitô để lời Ngài sống động trong chúng ta, và để Mình và Máu Thánh Ngài nuôi dưởng chúng ta, thì đức tin của chúng ta chứ không phải các giác quan sẽ cho chúng ta biết là đời sống Chúa Kitô bởi Thiên Chúa đang sống động trong chúng ta. Và ngay cả khi chúng ta gặp thất vọng chúng ta vẫn mong được nhiều hoa trái. Khi chúng ta nhận được hoa trái thì chúng ta biết người làm vườn nho đang có đó.
Phúc âm trong những tuần tiếp theo là khởi diễn từ sự chia tay trong phúc âm thánh Gioan. Đây vẫn còn là mùa Phục Sinh, mùa sau khi Chúa Kitô sống lại. Những bài này trở về lúc ở bàn Tiệc Ly khi Chúa Giêsu ăn bửa ăn cuối cùng với các môn đệ Ngài. Ngài nói về việc Ngài sẽ từ giả và sẽ bị bắt và chịu chết. Thường trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu tự nói về Ngài với những từ: "Thầy là". Hôm nay Ngài nói: "Thầy là cây nho thật... Thầy là cây nho..." Khi chúng ta suy ngẫm về những hình ảnh Chúa Giêsu nói về Ngài, chúng ta càng ngày càng hiểu thêm nhiều Chúa Giêsu là ai trong đời sống chúng ta. Bây giờ chúng ta được nhắc lại là đời sống của Thiên Chúa tuôn chảy qua Chúa Giêsu đến những ai liên kết với Ngài là "cây nho thật". Nếu chúng ta muốn sống một đời có nhiều hoa trái trong chúng ta và trong thế gian thì Chúa Giêsu khuyên chúng ta nên "ở lại" với Ngài.
Đây, nghe như là một điều đã nói trước rồi: Nếu chúng ta làm điều phải thì chúng ta sẽ được lãnh thưởng. Theo ý nghĩ này thì hình như những người "có tiền của" trong thế giới là những người được Thiên Chúa chúc phúc. Đời sống họ đầy "hoa trái", họ được đẹp đẻ, được mạnh khỏe, được giàu có và đầy sức lực. Chắc là họ đã làm những điều phải. Họ là những cành trên cây nho được người làm rượu thích thú. Còn như những người khác "không có gì" là những người hình như xa Thiên Chúa, Ít nhất là theo những điều chúng ta thấy trong đời sống họ. Những người này có thể tự hỏi: hay là Thiên Chúa không nghe lời họ kêu xin. Hay họ đã làm điều gì làm Thiên Chúa quay mặt đi khỏi họ. Nhưng, những người này, mặc dù họ có cảm tưởng họ bị cắt khỏi cành nho, họ vẫn còn có người bạn như họ đã than trên cây thập giá "Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con?" (Mt 27: 46)
Suy ngẫm sâu xa hơn về đời sống Chúa Giêsu, sự chết và sự sống lại của Ngài, chúng ta nhận thấy sự liên kết của chúng ta với Thiên Chúa qua Chúa Kitô không bảo đảm một đời sống êm thắm. Không ai có liên hệ với một "người trồng nho" hơn Chúa Giêsu. Tuy vậy Ngài phải qua đường lối của "sự chết". Hãy xem người làm rượu đã thâu được bởi đời sống Chúa Giêsu qua sự đau khổ của Ngài. Việc Ngài cảm thấy bị bỏ rơi là một cảm giác tự nhiên khi Ngài đau khổ. Nhưng, đức tin trong Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là chúng ta không bị bỏ rơi, và qua Chúa Kitô chúng ta vẫn còn liên hệ mạnh mẽ và đây ý nghĩa với Thiên Chúa.
Trong những năm qua tôi đã thay đổi chỗ ở rất nhiều lần, và mục vụ hiện tại của tôi vẫn làm cho tôi thay đổi chỗ ở. Trong lúc sống ở một nơi, tôi đã có bạn bè rồi lại phải bỏ họ ra đi nơi khác. Có nhiều lúc tiệc tùng chia ly và nhiều lúc nói với nhau: "chúng ta hãy liên lạc với nhau". Chúng tôi nói với nhau như vậy vì "liên lạc với nhau" là giữ sự liên kết mạnh mẽ và lâu dài. Nếu chúng tôi không liên lạc với nhau thì sự liên kết sẽ yếu dần rồi sẽ biến mất. Đối với gia đình cũng như thế. Chúng ta có thể không đi xa từ nơi này qua nơi khác trong đất nước. Chúng ta có thể sống chung trong gia đình với nhau mà vẫn "mất liên lạc", và làm cho sự liên hệ ấm áp bị nguội lạnh dần.
Khi Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy "ở lại với Thầy" là Ngài muốn chúng ta hãy "liên lạc" với Ngài. Nhưng, chúng ta biết chúng ta không cần phải đi xa để không liên lạc. Chúng ta vẫn tiếp tục đi nhà thờ, nhưng không liên lạc với Chúa Kitô vì chúng ta không sống đạo với tình cảm và không lo lắng sống thật lòng với đời sống tôn giáo. Như thế, thật ra chúng ta không "ở lại" với Chúa Kitô. Lời Chúa Kitô không nuôi dưởng chúng ta và không hướng dẫn chúng ta. Chúng ta cũng không "liên lạc" với Chúa Kitô khi chúng ta sống hai lối sống: một lối là đi nhà thờ là phần nhỏ nhất, và phần lớn hơn chúng ta không sống liên hệ với Chúa Kitô. Đáng lẽ đời sống chúng ta cần phải hợp nhất trong khi chúng ta muốn liên lạc với Chúa Kitô trong kinh nguyện và trong hành động. Chúng ta sống như thế nào, chúng ta làm gì và suy nghĩ gì là những điều không nên xa với điều chúng ta tuyên xưng trong phụng vụ.
Chúa Giêsu không nói rõ "ở với" Ngài là làm gì. Đến nhà thờ nghe lời Ngài và nuôi dưởng bởi lương thực ban sự sống là một việc. Học hỏi qua các gương mẫu của những anh chi em tín hữu là một việc nữa. Có nhiều việc nữa như: hằng ngày sống đạo để gắn bó đời sống chúng ta với Chúa Kitô. Chúng ta phải chọn một trong hai: đọc và suy ngẫm Kinh Thánh; lãnh nhận các phép bí tich; lần chuỗi mân côi với ý nghĩ chú trọng về đời sống của Chúa Giêsu; đi nhà thờ tham dự phụng vụ, và cùng với một nhóm suy ngẫm và cầu nguyện v.v...
Những hoạt động ngoài cơ sở tôn giáo cũng có thể giúp chúng ta liên kết với Chúa Kitô. Trong khi làm việc, chúng ta có thể cố gắng đem sự yêu thương trong Chúa Kitô đến cho kẻ khác trong đời sống hằng ngày, nhất là sự thương yêu người nghèo, người đau ốm và người sống bên lề xã hội. Có rất nhiều cơ hội và mỗi người trong chúng ta phải tự tìm cách để sống "liên hệ" với Chúa Kitô. Những phương thế này thường thay đổi, nên chúng ta cần phải sẵng sàng để làm theo ơn Chúa Thánh Thần đánh động trong chúng ta. Một điều chúng ta biết chắc là sự hội hợp của chúng ta ở đây là để gắn chặt sự liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô, và nhờ thế chúng ta sẽ cố gắng hết lòng hết sức để cùng làm việc chung với nhau.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
5th Sunday of Easter (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8
The sound of the pruning shears does not sound very pleasant, in fact, it sounds quite stark, threatening and painful. Keep that vinedresser from my door! Perhaps the vinedresser isn’t the one to blame when we have to make a painful readjustment in our life. When we realize we have made wrong decisions, the changes we must make, though necessary and fruitful can be difficult. We realize periodically in our lives that life has had a way of seducing and then disappointing us. And we have been taken in by its false allure. The pain comes from the letdown after our inflated expectations come to naught, or when the path we choose leads to a dead end – a lifeless career; a relationship that turns to ashes; a dream bubble that bursts under trial, etc. Such dead ends are painful and quite frequently we have no one to blame but ourselves.
It is in the disillusionment and letdown that we have an opportunity to choose a more lasting, or eternal way of living, by turning to Christ. It is not on our own, but through God’s grace that we come to our senses – that’s how God "prunes" us; that’s how we can "bear fruit." If we are wise we will remain on the vine, connected to Christ, so that, despite the pain and disappointment life might dish out for us, we will not feel let down by God. In fact, we will feel blessed, like a fruitful branch drawing life from the vine.
Are we connected to the divine life? Yes. Can we prove it? Not by the measurable signs most people call "blessings." But if we disciples stay connected to Christ, letting his words live in us and his body and blood feed us, then our faith, not our senses, will tell us that the life Christ had from God is living and breathing in us and even our disappointments have the potential to bear much fruit. When we see signs of that fruit, then we know that the vinedresser has been at work.
The gospels over the next weeks are drawn from Jesus’ farewell discourse in John’s gospel. The season is Easter, after Christ’s resurrection. But these readings take us back to the table when Jesus shares a meal with his disciples, speaks his departing words to them and then is snatched away and killed. Frequently in John, Jesus describes himself in, "I am..," terms. Today he says, "I am the true vine...I am the vine...." When we reflect on the metaphors he uses to identify himself, we learn more and more about who Jesus is in our lives. Now we are reminded that life from God flows through Jesus to all those connected to him, the "true vine." If we are to have a life that bears fruit within us and our world then, Jesus advises, we must "remain" in him.
It can sound like a "quid pro quo." If we do the right things, we will receive our reward. Following this line of thought, the "haves" of the world seem to be blessed by God – they have "fruitful" lives, beauty, health, wealth and strength. They must be doing something right; they must be really good branches on the vine and liked by the vinedresser. Unlike the "have-nots," who seem to be on the outs with God, at least when measured by how well they are doing in life. These people might wonder if God has stopped listening to them, or if they have done something to turn God’s face away from them. But they, who may feel cut off the vine, have a companion in Jesus who cried out from the cross, "My God, my God, why have you forsaken me?"
Upon deeper reflection on Jesus’ life, death and resurrection, we realize our connectedness to God through Christ, does not guarantee that life will be a cake walk. No one was more connected to the "vine grower" than Jesus, yet he had to walk through the "valley of the shadow of death." Look at how much fruit the "vinedresser" brought out of Jesus’ life through his suffering. Feeling abandoned may be a natural feeling when we are suffering; but faith in Jesus reminds us that we are not cast off and that, through Christ, we are in a powerful and meaningful relationship with God.
I have moved residences a lot over the years and my current itinerant ministry keeps me on the move. While living for a time in one location, I have made friends and then had to leave them. There were the farewell parties and the inevitable, "Let’s stay in touch." We say that to each other at such times because "staying in touch" will keep a relationship strong and growing. If we "lose touch" chances are the relationship dwindles and eventually disintegrates. The same is true in families. We may not move from one part of the country to another; we can be living in the same household and still "lose touch’ with one another and cause a once warm relationship, to chill.
When Jesus reminds us to "remain in me," he wants us to "stay in touch" with him. But we know that we don’t have to move away to lose touch. We continue going to church regularly, but lose touch with Christ when we just go through the motions of religion, without our heart and mind being fully in it. In fact, we are not "remaining" in him; his words don’t nourish and direct us. We also lose touch with Christ when we partition our lives into two parts; our coming to church being one small section, with the rest of our lives forming a separated and out-of-touch-with-Christ part. Instead our lives need to be more unified as we earnestly seek to remain connected to Christ in both prayer and action. How we fashion our lives, what we do and how we think, should not be disconnected from what we profess here at worship.
Jesus doesn’t spell out how we are to "remain" in him. Coming to church to hear his Word and be nourished by his life-giving food constitutes one way. Learning from the example of our sister and brother believers is another. There are many more, daily religious practices that strengthen our ties with Christ. We will have to choose one or two: reading and meditating on scriptures; receiving the sacraments; praying the rosary with its focus on events in Jesus’ life; attending special church services; joining a reflection group, etc.
Activities outside the usual religious settings are also practices that help us remain in Christ. There we can try to put his love for people foremost in our daily lives, especially his love for the poor, ill and outsider. The possibilities are many and each of us will have to find our own way to "remain" in Christ. These ways will also change over the years, so we need to be open to the new possibilities the Spirit blows our way. We know one thing for sure: our gathering here each week is a central way to keep the ties with Christ and his other branches strong, so we do the best we can to participate fully.
Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
08:43 26/04/2018
Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B
Tin mừng hôm nay nhắc tới hình ảnh cây nho, một loài cây rất quen thuộc với người Do Thái. Một trong những nguyên lý phát triển của nó là cành phải gắn liền với cây. Cành gắn liền với cây thì mới có thể sinh hoa trái. Đức Giêsu muốn dùng hình ảnh này để nói lên sự hiệp thông giữa mỗi người chúng ta với Ngài và giữa mỗi người chúng ta với nhau.
1. Sự hiệp thông giữa mỗi người chúng ta với Đức Giêsu
Cành nho phải gắn kết với cây nho thì mới hút được nhựa sống, nhờ đó mới có thể sinh hoa trái. Cũng vậy, mỗi người kitô hữu chúng ta phải gắn kết với Đức Giêsu thì mới có thể sống và sinh hoa trái thiêng liêng. Ngài nói: “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì.”(Ga 15,5). Còn khi cành nho không gắn kết với cây nho thì sẽ bị vứt ra ngoài, sẽ khô héo, bị quăng vào lửa và bị đốt đi. Đó cũng là thân phận của những kitô hữu không hiệp thông với Đức Giêsu. Ngài nói tiếp: “Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi.”(Ga 15,6). Cho nên, để có sự sống thiêng liêng, để sinh được nhiều hoa trái, chúng ta cần phải sống hiệp thông với với Đức Giêsu.
Nhưng chúng ta có thể sống hiệp thông với Đức Giêsu bằng cách nào?
Thứ nhất, chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu bằng đời sống cầu nguyện: Vì cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Cầu nguyện là sống, không cầu nguyện là chết;
Thứ hai, chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu bằng cách đọc, suy gẫm và sống Lời Chúa: Vì Lời Chúa là lẽ sống. Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sáng chỉ đường con đi. Người ta sống không nguyên bởi bánh những còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra;
Thứ ba, chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu bằng cách siêng năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể: Vì mỗi lần chúng ta sa ngã phạm tội trọng, chúng ta mất ơn nghĩa Chúa, mất sự sống siêu nhiên. Để lấy lại ơn nghĩa Chúa, để có sự sống siêu nhiên, chúng ta cần phải thống hối ăn năn tội và lãnh nhận Bí tích Giao hòa. Còn khi dọn mình sốt sắng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể chúng ta được sống hiệp thông mật thiết với Đức Giêsu;
Thứ tư, chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, thương yêu nhau và đặc biệt là tuân giữ các giới răn của Ngài. Trong bài đọc II, Thánh Gioan Tông đồ cho biết khi chúng ta làm như vậy là chúng ta sẽ ở trong Người và Người ở trong chúng ta. Ngài nói: “Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta. Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ. Do điều này mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đã ban cho chúng ta.”(1 Ga 3,23-24)
2. Sự hiệp thông giữa các kitô hữu với nhau
Khi chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu là Đầu thì chúng ta dễ dàng sống hiệp thông với các kitô hữu khác là những chi thể của Đầu. Nhưng làm thế nào để sống hiệp thông với nhau?
Thứ nhất, để sống hiệp thông với nhau, chúng ta cần phải bắt chước cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên: “không ai coi bất cứ cái gì có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung”(Cv 4,32). Không những họ lấy của cải vật chất làm của chung, mà họ còn cắt tỉa những suy nghĩ, những quan niệm hiệp hòi để chung một lòng một ý với nhau. Thánh Phaolô Tông đồ quả quyết: “Không còn chuyện phân biệt Dothái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà ; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô”(Gl 3,28).
Thứ hai, để sống hiệp thông, chúng ta cũng được mời gọi tôn trọng, cộng tác và chia sẻ với nhau, tránh mọi hình thức phân biệt đối xử như tâm tình của Thư Mục Vụ Năm Tân Phúc Âm hoá Giáo xứ 2015 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mời gọi: “Giáo xứ còn là cộng đoàn ‘luôn luôn hiệp thông với nhau’, giữa linh mục và giáo dân cũng như giữa giáo dân với nhau. Sự hiệp thông trong cộng đoàn được thể hiện qua sự tôn trọng, cộng tác và chia sẻ. Thật vậy, trên nền tảng bí tích Rửa Tội, mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm giá, cho nên phải tôn trọng lẫn nhau, tránh mọi hình thức phân biệt đối xử.” (Số 4).
Thứ ba, để sống hiệp thông với nhau cần phải biết dẹp bỏ những chia rẽ, dẹp bỏ những hận thù, dẹp bở những loại trừ lẫn nhau từ trong gia đình đến các cộng đoàn lớn nhỏ, nhất là trong cộng đoàn Giáo xứ. Cần có sự hy sinh ý riêng vì việc chung. Cần có sự hy sinh của cải tiền bạc để xây dựng tình hiệp thông trong gia đình, trong cộng đoàn và nơi mọi môi trường sống.
Thứ tư, để sống hiệp thông với nhau cần phải có tinh thần tha thứ cho nhau. Thư thứ không chỉ một lần mà tha thứ mãi mãi. Vì thế, trước khi đến với thánh lễ, đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta cần phải đến với người anh em của chúng ta trước đã, nhất là những người đang có vấn đề với chúng ta. Chúa Giêsu đã đòi hỏi điều đó một cách hết sức quyết liệt khi Ngài nói rằng : “Khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó, trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”(Mt 5,23).
Lạy Chúa Giêsu là cây nho đích thực, xin cho mỗi người chúng con luôn sống liên kết với Chúa qua đời sống cầu nguyện, sống Lời Chúa, tuân giữ các giới răn, lãnh nhận các Bí tích. Xin cho mỗi người chúng con biết sống hiệp thông với nhau để yêu thương và giúp nhau nên thánh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin mừng hôm nay nhắc tới hình ảnh cây nho, một loài cây rất quen thuộc với người Do Thái. Một trong những nguyên lý phát triển của nó là cành phải gắn liền với cây. Cành gắn liền với cây thì mới có thể sinh hoa trái. Đức Giêsu muốn dùng hình ảnh này để nói lên sự hiệp thông giữa mỗi người chúng ta với Ngài và giữa mỗi người chúng ta với nhau.
1. Sự hiệp thông giữa mỗi người chúng ta với Đức Giêsu
Cành nho phải gắn kết với cây nho thì mới hút được nhựa sống, nhờ đó mới có thể sinh hoa trái. Cũng vậy, mỗi người kitô hữu chúng ta phải gắn kết với Đức Giêsu thì mới có thể sống và sinh hoa trái thiêng liêng. Ngài nói: “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì.”(Ga 15,5). Còn khi cành nho không gắn kết với cây nho thì sẽ bị vứt ra ngoài, sẽ khô héo, bị quăng vào lửa và bị đốt đi. Đó cũng là thân phận của những kitô hữu không hiệp thông với Đức Giêsu. Ngài nói tiếp: “Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi.”(Ga 15,6). Cho nên, để có sự sống thiêng liêng, để sinh được nhiều hoa trái, chúng ta cần phải sống hiệp thông với với Đức Giêsu.
Nhưng chúng ta có thể sống hiệp thông với Đức Giêsu bằng cách nào?
Thứ nhất, chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu bằng đời sống cầu nguyện: Vì cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Cầu nguyện là sống, không cầu nguyện là chết;
Thứ hai, chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu bằng cách đọc, suy gẫm và sống Lời Chúa: Vì Lời Chúa là lẽ sống. Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sáng chỉ đường con đi. Người ta sống không nguyên bởi bánh những còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra;
Thứ ba, chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu bằng cách siêng năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể: Vì mỗi lần chúng ta sa ngã phạm tội trọng, chúng ta mất ơn nghĩa Chúa, mất sự sống siêu nhiên. Để lấy lại ơn nghĩa Chúa, để có sự sống siêu nhiên, chúng ta cần phải thống hối ăn năn tội và lãnh nhận Bí tích Giao hòa. Còn khi dọn mình sốt sắng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể chúng ta được sống hiệp thông mật thiết với Đức Giêsu;
Thứ tư, chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, thương yêu nhau và đặc biệt là tuân giữ các giới răn của Ngài. Trong bài đọc II, Thánh Gioan Tông đồ cho biết khi chúng ta làm như vậy là chúng ta sẽ ở trong Người và Người ở trong chúng ta. Ngài nói: “Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta. Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ. Do điều này mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đã ban cho chúng ta.”(1 Ga 3,23-24)
2. Sự hiệp thông giữa các kitô hữu với nhau
Khi chúng ta sống hiệp thông với Đức Giêsu là Đầu thì chúng ta dễ dàng sống hiệp thông với các kitô hữu khác là những chi thể của Đầu. Nhưng làm thế nào để sống hiệp thông với nhau?
Thứ nhất, để sống hiệp thông với nhau, chúng ta cần phải bắt chước cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên: “không ai coi bất cứ cái gì có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung”(Cv 4,32). Không những họ lấy của cải vật chất làm của chung, mà họ còn cắt tỉa những suy nghĩ, những quan niệm hiệp hòi để chung một lòng một ý với nhau. Thánh Phaolô Tông đồ quả quyết: “Không còn chuyện phân biệt Dothái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà ; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô”(Gl 3,28).
Thứ hai, để sống hiệp thông, chúng ta cũng được mời gọi tôn trọng, cộng tác và chia sẻ với nhau, tránh mọi hình thức phân biệt đối xử như tâm tình của Thư Mục Vụ Năm Tân Phúc Âm hoá Giáo xứ 2015 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mời gọi: “Giáo xứ còn là cộng đoàn ‘luôn luôn hiệp thông với nhau’, giữa linh mục và giáo dân cũng như giữa giáo dân với nhau. Sự hiệp thông trong cộng đoàn được thể hiện qua sự tôn trọng, cộng tác và chia sẻ. Thật vậy, trên nền tảng bí tích Rửa Tội, mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm giá, cho nên phải tôn trọng lẫn nhau, tránh mọi hình thức phân biệt đối xử.” (Số 4).
Thứ ba, để sống hiệp thông với nhau cần phải biết dẹp bỏ những chia rẽ, dẹp bỏ những hận thù, dẹp bở những loại trừ lẫn nhau từ trong gia đình đến các cộng đoàn lớn nhỏ, nhất là trong cộng đoàn Giáo xứ. Cần có sự hy sinh ý riêng vì việc chung. Cần có sự hy sinh của cải tiền bạc để xây dựng tình hiệp thông trong gia đình, trong cộng đoàn và nơi mọi môi trường sống.
Thứ tư, để sống hiệp thông với nhau cần phải có tinh thần tha thứ cho nhau. Thư thứ không chỉ một lần mà tha thứ mãi mãi. Vì thế, trước khi đến với thánh lễ, đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta cần phải đến với người anh em của chúng ta trước đã, nhất là những người đang có vấn đề với chúng ta. Chúa Giêsu đã đòi hỏi điều đó một cách hết sức quyết liệt khi Ngài nói rằng : “Khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó, trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”(Mt 5,23).
Lạy Chúa Giêsu là cây nho đích thực, xin cho mỗi người chúng con luôn sống liên kết với Chúa qua đời sống cầu nguyện, sống Lời Chúa, tuân giữ các giới răn, lãnh nhận các Bí tích. Xin cho mỗi người chúng con biết sống hiệp thông với nhau để yêu thương và giúp nhau nên thánh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Để sinh hoa kết trái xum xuê
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:09 26/04/2018
Đức cố giáo hoàng Phaolô VI đã từng nhấn mạnh rằng phát triển là hình thức truyền giáo của thời đại hôm nay. Phát triển bản thân, xã hội cũng như Giáo Hội là một đòi hỏi có tính tất yếu để sống còn. Kitô hữu chúng ta vốn quen thuộc với dụ ngôn “những nén vàng hay nén bạc” mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng (x.Mt 25,14-30; Lc 19,12-27). Không làm sinh lợi những gì chúng ta đã lãnh nhận là một thái độ không chỉ đáng trách mà còn đáng trừng phạt. Ngay đêm Tiệc ly, trước khi chịu tử nạn, Chúa Kitô đã khẳng định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16). Người còn nói rõ: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy”(Ga 15,8). Qua hình ảnh cây nho, Chúa Kitô cho ta thấy hai điều kiện không thể thiếu nếu muốn đơm hoa kết trái. Đó là gắn bó và cắt tỉa.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu: Chúa Giêsu đã làm nổi rõ chân lý này khi tự ví mình là thân nho, còn chúng ta là cành nho. Tách lìa khỏi thân nho thì cành nho sẽ chết. Mọi sự đều là ân sủng Chúa. Sự hiện hữu của chúng ta là do ân ban từ trời. Để tồn tại và phát triển, không một ai có thể tách lìa khỏi nguồn mạch tác tạo nên chính mình. Đã là người, chúng ta dễ chân nhận rằng thái độ sống kiểu “vong bản”, hay “mất gốc”, không chóng thì chầy cũng sẽ bị huỷ diệt. Người ta cũng dễ đồng thuận với nhau về những nguồn gốc tự nhiên là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là nơi chôn nhau cắt rốn, là tổ quốc, quê hương. Tuy nhiên, nguồn gốc của mọi nguồn gốc tự nhiên ấy là gì, là ai, là Đấng nào thì còn tuỳ ở quan điểm, ở niềm tin của mỗi người.
Như thế, nền tảng và động lực của sự gắn bó này đó là sự nhìn nhận nguồn gốc, xuất xứ của bản thân mình. Một trong những nét trỗi vượt của con người trên các loài thụ tạo hữu hình khác chính là biết hướng về cội nguồn. Thực tế cho ta khẳng định điều này. Các loài vật càng lớn lên thì chúng càng như quên mất cội nguồn sinh ra chúng. Với con người thì trái lại, càng thêm tuổi thì khao khát truy về nguồn càng mãnh liệt. Không kể các anh em vô thần hay vô tín, nói chung, nhân loại xưa nay vốn có tâm thức hướng về Đấng Tạo Thành, Đấng tác sinh mọi vật, mọi loài. Một trong những biểu hiện tâm thức này là lòng biết ơn, sự cảm tạ. Vào mỗi dịp năm hết, Tết đến hay vào các dịp lễ tiết theo phong tục tập quán như khởi đầu công việc, sau vụ mùa…những nén hương được thắp lên cùng các lễ vật bày ra cách này cách khác, chính là tấm lòng cảm tạ, biết ơn được dâng lên Đấng là cội nguồn các ơn lành đã lãnh nhận.
Với Kitô giáo, hình thức gắn bó với Thiên Chúa có thể gọi là căn bản, đó là sự thờ phượng. Cầu nguyện bằng nhiều hình thức là cách thế biểu lộ sự thờ phượng. Tuy nhiên một trong các tâm tình cầu nguyện nói lên sự gắn bó của chúng ta với Đấng là cội nguồn của mọi sự, mọi loài, đó là tâm tình cảm tạ, tri ân. Đã từng xem đoạn video clip thật cảm động trình bày cảnh sống có thật như sau: Một anh nhà nghèo, làm nghề thu dọn thức ăn thừa trong một quán ăn (theo cảnh quay thì có lẽ là ở nước Mỷ). Các thực khách ăn uống rất phí phạm. Đồ ăn thừa đáng gọi là ê hề. Trong khi đổ các thức ăn thừa vào thùng rác thì anh nhà nghèo này không quên lọc, giữ lại những thức ăn có thể dùng được như là những đùi thịt gà mà người ta chỉ ăn một tí, qua loa hay chỉ ăn có một nửa và chí ít là còn một phần ba, phần tư thịt thừa. Cuối giờ làm anh ra về với bọc thức ăn thừa. Vào bàn dùng bữa, anh đổ các đùi thịt gà thu lượm được ra trước mặt vợ và bốn đứa con đang hăm hở chép miệng chờ ăn. Cả nhà ngồi vào bàn. Cô con gái nhỏ, khoảng 8 tuổi, cầm vội một đùi thịt gà hầu như chỉ còn là xương, may ra còn dính chút thịt mà khách ăn còn dư. Cũng có thể vì quá đói, mà cũng có thể vì bé nghĩ rằng miếng này ít thịt nên cả nhà không tính số. Bỗng người cha lấy tay ngăn em bé lại. Tôi ngạc nhiên, nhưng sự ngạc nhiên ấy lại tiếp nối bằng sự ngỡ ngàng cùng vài giọt lệ ngấn trên khoé mắt khi thấy người cha ra hiệu cho cả nhà làm dấu Thánh Giá, dâng lời cám ơn Chúa trước khi dùng những miếng thịt gà thừa mà khách ăn đã bỏ đi.
Kitô hữu chúng ta hiểu rằng đỉnh cao của việc thờ phượng là Thánh Lễ. Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào hy tế tạ ơn mà Chúa Kitô đã hiến dâng trên thập giá xưa nay được hiện tại hoá trên các bàn thờ. Chúa Kitô nhìn nhận mọi sự của Người là do Chúa Cha trao ban. Trên thập giá, Người trao dâng lại cho Chúa Cha tấm xác thân và linh hồn mà Cha ban cho Người khi Người vào trần gian. Hành vi tự hiến này nói lên sự gắn bó thiết thân của Người với Cha trên trời. Người đã khẳng định rằng Người với Cha là một (x.Ga 10,30). Sự tạ ơn là một động thái thờ phượng tuyệt hảo, biểu lộ sự gắn bó của chúng ta với cội nguồn của mình. Và khi gắn bó với nguồn của mọi ân sủng thì chuyện sinh hoa kết trái là chuyện đương nhiên sẽ đến.
Cắt tỉa: Để đơm bông kết trái ngày càng nhiều và tươi tốt, Chúa Giêsu còn đề cập đến sự cắt tỉa. Nói đến sự cắt tỉa thì nông gia rất dễ am tường. Cây trồng khi giảm phát sinh thì tăng phát dục. Cứ đến kỳ, đến vụ, nhà nông lại làm cành, tỉa cây để mong có mùa màng bội thu. Để lớn lên, con rắn cần phải lột bỏ lớp da cũ. Để tung bay giữa trời xanh cánh bướm phải giả từ cái kén ấm êm. Cuộc đời con người cũng tương tự, dù là cá nhân hay tập thể, để tồn tại và phát triển, rất cần đến sự cắt tỉa, nói cách khác là cần sự dứt bỏ, đoạn tuyệt. Tuy nhiên, phải làm rõ những gì cần dứt bỏ và đoạn tuyệt.
Trước hết, cần dứt bỏ những yếu tố không còn sự sống hay những yếu tố tật bệnh làm ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển. Người ta dễ dàng loại bỏ các cành khô của cây, nhưng lại rất khó để đoạn tuyệt với tội lỗi của bản thân mình, dù tội lỗi được đồng hoá với sự chết. Dưới cái nhìn luân lý học ngày nay, thì chỉ có tội trọng mới được gọi là tội nguy tử, gây ra cái chết đời đời. Người phạm tội nguy tử là lỗi phạm luật Chúa trong một điều nặng, có ý thức đầy đủ và tự do hoàn toàn. Là Kitô hữu bình thường thì ít ai dám to gan ở lì trong tình trạng nguy tử này. Nhưng chúng ta có thể dây dưa trong tình cảnh không chết mà chẳng ra sống. Có thể xem tình trạng này như những cành cây đang bị sâu bệnh. Nhà nông thì không tiếc xót gì khi cắt tỉa chúng, còn chúng ta thì quả là khó dứt bỏ những lỗi mọn. Xin hãy nhớ lại những lần chúng ta đến toà cáo giải, hình như đang có đó nhiều tội mà bản thân cứ mãi xưng thú đi, xưng thú lại không biết bao nhiêu lần.
Trở lại với nghề nông, các nông gia chuyên nghiệp vẫn không ngần ngại cắt tỉa những cành lá không sâu bệnh, có khi là xanh tốt, nhưng chúng không có khả năng sinh hoa trái, lại còn ảnh hưởng đến sự sinh hoa trái của các cành khác, chẳng hạn như những chồi vượt sát gốc thân cây…Đọc sách Công vụ tông đồ, chúng ta cần chân nhận sự can đảm của các nghị phụ Công đồng Giêrusalem. Đoạn tuyệt với lễ nghi cắt bì, một nghi lễ gia nhập Do Thái giáo (tương tự với bí tích Thánh Tẩy của Kitô giáo), đúng là một quyết định kiên cường, dĩ nhiên sẽ phải hứng chịu nhiều điều không như ý: bị cho là bội giáo, mất gốc, vong bản, phản bội…
Vừa phải biết trở về nguồn để đi theo đường lối tông truyền, khỏi phải chệch hướng, nhưng cũng phải biết cắt tỉa những yếu tố nhân loại cho dù đã thành truyền thống của một thời đã qua mà nay không còn phù hợp cho sự phát triển. Vuông tròn hai nhiệm vụ này quả là không mấy dễ. Trong thực tế, nhiều khi khó phân biệt rõ ràng các yếu tố tông truyền nghĩa là được truyền từ Chúa Kitô qua các tông đồ với các yếu tố của truyền thống cha ông một thời mà nay đã “lỗi thời”. Bên cạnh đó tâm lý hoài cổ hoặc cho rằng “rượu cũ thì ngon hơn” vẫn còn đó ảnh hưởng đến cung cách hành xử chúng ta.
Xin được bỏ qua lãnh vực lớn là xã hội và Giáo Hội, để nhấn mạnh đến đời sống cá nhân. Có nhiều điều mà chúng ta cần phải cắt tỉa để phát triển và sinh hoa kết trái trong đời sống nhân bản lẫn tâm linh. Tuy nhiên xin được nhấn mạnh đến một điều rất cần cắt tỉa đó là thái độ tự cao, tự đại cho rằng: “bàn tay ta làm nên tất cả…”. Kiêu ngạo là mối tội đầu tiên trong bảy mối tội lớn, và cũng là đầu mối của của mọi sự tội.
Khi đã cho rằng mọi sự ta có, ta là, đều do bởi tay ta thì ta chẳng cần đến bất cứ ai và dĩ nhiên chẳng cần đến Đấng Tạo thành. Một điều tất yếu, khi ta tự tách lìa khỏi nguồn cội thì phải lãnh lấy hậu quả là sự chết. Chúa Cha sai Chúa Con đến thế gian không phải để luận phạt hay xét xử thế gian, nhưng để những ai tin vào Người Con, gắn bó với Người Con thì sẽ được sống muôn đời và sinh trái đơm hoa (x.Ga 3,16;15,5). Xin đừng quên: cành nào lìa cây sẽ khô héo liền (x.Ga 15,6).
Cắt tỉa sự tự cao, tự đại để thêm gắn bó với Đấng mà nhờ Người mọi vật mọi loài được tác thành (x.Col 1,15-16). Gắn bó với Người thì chắc chắn ta sẽ đơm hoa, kết trái trĩu cành. Và rồi khi Chúa đến, Người sẽ nói với ta: “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ ngươi”(Mt 25,21). Ngoài việc chuyên chăm tham dự Thánh Lễ, thì theo thiển ý, những thực hành đạo đức quen được gọi là “bình dân” như cầu nguyện trước, sau các bữa ăn, cầu nguyện mỗi sáng khi thức dậy và mỗi tối trước khi buông màn, làm dấu Thánh giá khi vào sân bóng hay sau khi ghi được bàn thắng…sẽ giúp ta dần dà cắt tỉa những điều xấu xa, tồn tại, để ngày càng gắn bó với Đấng mà nếu không có Người thì ta sẽ không làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu: Chúa Giêsu đã làm nổi rõ chân lý này khi tự ví mình là thân nho, còn chúng ta là cành nho. Tách lìa khỏi thân nho thì cành nho sẽ chết. Mọi sự đều là ân sủng Chúa. Sự hiện hữu của chúng ta là do ân ban từ trời. Để tồn tại và phát triển, không một ai có thể tách lìa khỏi nguồn mạch tác tạo nên chính mình. Đã là người, chúng ta dễ chân nhận rằng thái độ sống kiểu “vong bản”, hay “mất gốc”, không chóng thì chầy cũng sẽ bị huỷ diệt. Người ta cũng dễ đồng thuận với nhau về những nguồn gốc tự nhiên là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là nơi chôn nhau cắt rốn, là tổ quốc, quê hương. Tuy nhiên, nguồn gốc của mọi nguồn gốc tự nhiên ấy là gì, là ai, là Đấng nào thì còn tuỳ ở quan điểm, ở niềm tin của mỗi người.
Như thế, nền tảng và động lực của sự gắn bó này đó là sự nhìn nhận nguồn gốc, xuất xứ của bản thân mình. Một trong những nét trỗi vượt của con người trên các loài thụ tạo hữu hình khác chính là biết hướng về cội nguồn. Thực tế cho ta khẳng định điều này. Các loài vật càng lớn lên thì chúng càng như quên mất cội nguồn sinh ra chúng. Với con người thì trái lại, càng thêm tuổi thì khao khát truy về nguồn càng mãnh liệt. Không kể các anh em vô thần hay vô tín, nói chung, nhân loại xưa nay vốn có tâm thức hướng về Đấng Tạo Thành, Đấng tác sinh mọi vật, mọi loài. Một trong những biểu hiện tâm thức này là lòng biết ơn, sự cảm tạ. Vào mỗi dịp năm hết, Tết đến hay vào các dịp lễ tiết theo phong tục tập quán như khởi đầu công việc, sau vụ mùa…những nén hương được thắp lên cùng các lễ vật bày ra cách này cách khác, chính là tấm lòng cảm tạ, biết ơn được dâng lên Đấng là cội nguồn các ơn lành đã lãnh nhận.
Với Kitô giáo, hình thức gắn bó với Thiên Chúa có thể gọi là căn bản, đó là sự thờ phượng. Cầu nguyện bằng nhiều hình thức là cách thế biểu lộ sự thờ phượng. Tuy nhiên một trong các tâm tình cầu nguyện nói lên sự gắn bó của chúng ta với Đấng là cội nguồn của mọi sự, mọi loài, đó là tâm tình cảm tạ, tri ân. Đã từng xem đoạn video clip thật cảm động trình bày cảnh sống có thật như sau: Một anh nhà nghèo, làm nghề thu dọn thức ăn thừa trong một quán ăn (theo cảnh quay thì có lẽ là ở nước Mỷ). Các thực khách ăn uống rất phí phạm. Đồ ăn thừa đáng gọi là ê hề. Trong khi đổ các thức ăn thừa vào thùng rác thì anh nhà nghèo này không quên lọc, giữ lại những thức ăn có thể dùng được như là những đùi thịt gà mà người ta chỉ ăn một tí, qua loa hay chỉ ăn có một nửa và chí ít là còn một phần ba, phần tư thịt thừa. Cuối giờ làm anh ra về với bọc thức ăn thừa. Vào bàn dùng bữa, anh đổ các đùi thịt gà thu lượm được ra trước mặt vợ và bốn đứa con đang hăm hở chép miệng chờ ăn. Cả nhà ngồi vào bàn. Cô con gái nhỏ, khoảng 8 tuổi, cầm vội một đùi thịt gà hầu như chỉ còn là xương, may ra còn dính chút thịt mà khách ăn còn dư. Cũng có thể vì quá đói, mà cũng có thể vì bé nghĩ rằng miếng này ít thịt nên cả nhà không tính số. Bỗng người cha lấy tay ngăn em bé lại. Tôi ngạc nhiên, nhưng sự ngạc nhiên ấy lại tiếp nối bằng sự ngỡ ngàng cùng vài giọt lệ ngấn trên khoé mắt khi thấy người cha ra hiệu cho cả nhà làm dấu Thánh Giá, dâng lời cám ơn Chúa trước khi dùng những miếng thịt gà thừa mà khách ăn đã bỏ đi.
Kitô hữu chúng ta hiểu rằng đỉnh cao của việc thờ phượng là Thánh Lễ. Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào hy tế tạ ơn mà Chúa Kitô đã hiến dâng trên thập giá xưa nay được hiện tại hoá trên các bàn thờ. Chúa Kitô nhìn nhận mọi sự của Người là do Chúa Cha trao ban. Trên thập giá, Người trao dâng lại cho Chúa Cha tấm xác thân và linh hồn mà Cha ban cho Người khi Người vào trần gian. Hành vi tự hiến này nói lên sự gắn bó thiết thân của Người với Cha trên trời. Người đã khẳng định rằng Người với Cha là một (x.Ga 10,30). Sự tạ ơn là một động thái thờ phượng tuyệt hảo, biểu lộ sự gắn bó của chúng ta với cội nguồn của mình. Và khi gắn bó với nguồn của mọi ân sủng thì chuyện sinh hoa kết trái là chuyện đương nhiên sẽ đến.
Cắt tỉa: Để đơm bông kết trái ngày càng nhiều và tươi tốt, Chúa Giêsu còn đề cập đến sự cắt tỉa. Nói đến sự cắt tỉa thì nông gia rất dễ am tường. Cây trồng khi giảm phát sinh thì tăng phát dục. Cứ đến kỳ, đến vụ, nhà nông lại làm cành, tỉa cây để mong có mùa màng bội thu. Để lớn lên, con rắn cần phải lột bỏ lớp da cũ. Để tung bay giữa trời xanh cánh bướm phải giả từ cái kén ấm êm. Cuộc đời con người cũng tương tự, dù là cá nhân hay tập thể, để tồn tại và phát triển, rất cần đến sự cắt tỉa, nói cách khác là cần sự dứt bỏ, đoạn tuyệt. Tuy nhiên, phải làm rõ những gì cần dứt bỏ và đoạn tuyệt.
Trước hết, cần dứt bỏ những yếu tố không còn sự sống hay những yếu tố tật bệnh làm ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển. Người ta dễ dàng loại bỏ các cành khô của cây, nhưng lại rất khó để đoạn tuyệt với tội lỗi của bản thân mình, dù tội lỗi được đồng hoá với sự chết. Dưới cái nhìn luân lý học ngày nay, thì chỉ có tội trọng mới được gọi là tội nguy tử, gây ra cái chết đời đời. Người phạm tội nguy tử là lỗi phạm luật Chúa trong một điều nặng, có ý thức đầy đủ và tự do hoàn toàn. Là Kitô hữu bình thường thì ít ai dám to gan ở lì trong tình trạng nguy tử này. Nhưng chúng ta có thể dây dưa trong tình cảnh không chết mà chẳng ra sống. Có thể xem tình trạng này như những cành cây đang bị sâu bệnh. Nhà nông thì không tiếc xót gì khi cắt tỉa chúng, còn chúng ta thì quả là khó dứt bỏ những lỗi mọn. Xin hãy nhớ lại những lần chúng ta đến toà cáo giải, hình như đang có đó nhiều tội mà bản thân cứ mãi xưng thú đi, xưng thú lại không biết bao nhiêu lần.
Trở lại với nghề nông, các nông gia chuyên nghiệp vẫn không ngần ngại cắt tỉa những cành lá không sâu bệnh, có khi là xanh tốt, nhưng chúng không có khả năng sinh hoa trái, lại còn ảnh hưởng đến sự sinh hoa trái của các cành khác, chẳng hạn như những chồi vượt sát gốc thân cây…Đọc sách Công vụ tông đồ, chúng ta cần chân nhận sự can đảm của các nghị phụ Công đồng Giêrusalem. Đoạn tuyệt với lễ nghi cắt bì, một nghi lễ gia nhập Do Thái giáo (tương tự với bí tích Thánh Tẩy của Kitô giáo), đúng là một quyết định kiên cường, dĩ nhiên sẽ phải hứng chịu nhiều điều không như ý: bị cho là bội giáo, mất gốc, vong bản, phản bội…
Vừa phải biết trở về nguồn để đi theo đường lối tông truyền, khỏi phải chệch hướng, nhưng cũng phải biết cắt tỉa những yếu tố nhân loại cho dù đã thành truyền thống của một thời đã qua mà nay không còn phù hợp cho sự phát triển. Vuông tròn hai nhiệm vụ này quả là không mấy dễ. Trong thực tế, nhiều khi khó phân biệt rõ ràng các yếu tố tông truyền nghĩa là được truyền từ Chúa Kitô qua các tông đồ với các yếu tố của truyền thống cha ông một thời mà nay đã “lỗi thời”. Bên cạnh đó tâm lý hoài cổ hoặc cho rằng “rượu cũ thì ngon hơn” vẫn còn đó ảnh hưởng đến cung cách hành xử chúng ta.
Xin được bỏ qua lãnh vực lớn là xã hội và Giáo Hội, để nhấn mạnh đến đời sống cá nhân. Có nhiều điều mà chúng ta cần phải cắt tỉa để phát triển và sinh hoa kết trái trong đời sống nhân bản lẫn tâm linh. Tuy nhiên xin được nhấn mạnh đến một điều rất cần cắt tỉa đó là thái độ tự cao, tự đại cho rằng: “bàn tay ta làm nên tất cả…”. Kiêu ngạo là mối tội đầu tiên trong bảy mối tội lớn, và cũng là đầu mối của của mọi sự tội.
Khi đã cho rằng mọi sự ta có, ta là, đều do bởi tay ta thì ta chẳng cần đến bất cứ ai và dĩ nhiên chẳng cần đến Đấng Tạo thành. Một điều tất yếu, khi ta tự tách lìa khỏi nguồn cội thì phải lãnh lấy hậu quả là sự chết. Chúa Cha sai Chúa Con đến thế gian không phải để luận phạt hay xét xử thế gian, nhưng để những ai tin vào Người Con, gắn bó với Người Con thì sẽ được sống muôn đời và sinh trái đơm hoa (x.Ga 3,16;15,5). Xin đừng quên: cành nào lìa cây sẽ khô héo liền (x.Ga 15,6).
Cắt tỉa sự tự cao, tự đại để thêm gắn bó với Đấng mà nhờ Người mọi vật mọi loài được tác thành (x.Col 1,15-16). Gắn bó với Người thì chắc chắn ta sẽ đơm hoa, kết trái trĩu cành. Và rồi khi Chúa đến, Người sẽ nói với ta: “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ ngươi”(Mt 25,21). Ngoài việc chuyên chăm tham dự Thánh Lễ, thì theo thiển ý, những thực hành đạo đức quen được gọi là “bình dân” như cầu nguyện trước, sau các bữa ăn, cầu nguyện mỗi sáng khi thức dậy và mỗi tối trước khi buông màn, làm dấu Thánh giá khi vào sân bóng hay sau khi ghi được bàn thắng…sẽ giúp ta dần dà cắt tỉa những điều xấu xa, tồn tại, để ngày càng gắn bó với Đấng mà nếu không có Người thì ta sẽ không làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật V Sau Phục Sinh. Năm B - 29.4.2018
Lm Francis Lý văn Ca
13:57 26/04/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Với cái nhìn khách quan, chúng ta khác nhau rất nhiều. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta với những khác biệt. Từ dung mạo, đến tính cá nhân, nghề nghiệp, ngôn ngữ, văn hoá và những dị biệt khác nữa… Nhưng có một điều duy nhất đã nối kết chúng ta nên một, đó là sự lệ thuộc của chúng ta với Chúa Kitô. Ngài muốn sự gắn bó-hiệp nhất đó như những cành nho gắn liền với thân cây như là những nhánh nho liên kết với thân của cây nho. Từng người trong chúng ta liên kết với nhau như cành nho liên kết với cây nho là chính Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay là đoạn giã từ của Đức Kitô với các tông đồ. Ngài đề cao mối giây thân ái giữa Ngài với các ông. Và khi Chúa Thánh Thần ngự đến thì mối giây nầy càng thắt chặt hơn nữa. Hình ảnh của tình bằng hữu đó được sánh ví như cây nho với nhành nho.
Ước chi mỗi người tín hữu luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh của Ngài. Hãy để chủ vườn và Thánh Linh của Ngài hoạt động trong chúng ta. Thánh Linh sẽ đến và cắt tỉa chúng ta tùy ý Ngài. Nếu để Thánh Linh hoạt động trong chúng ta, thì cuộc sống của chúng ta sẽ được mạnh mẽ và trổ sinh hoa trái thánh thiện hơn.
Với những ý nghĩa chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sau cuộc ngã ngựa trên đường Đamas, Phaolô trở nên người tông đồ nhiệt thành. Việc Chúa làm luôn luôn kỳ diệu trước mắt chúng ta. Có thể dưới nhãn quan của chúng ta, người nầy, kẻ nọ... không đồng chánh kiến với chúng ta, nhưng qua phép rửa tội, họ cũng là con cái Chúa, là anh em với chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Tình yêu đối với Thiên Chúa phải được thể hiện cách cụ thể qua sự mến thương anh chị em. Sự tin thờ trong lòng phải được thể hiện qua đức bác ái.
TRƯỚC BÀI II:
Hình ảnh cây nho và nhành nho rất thông dụng đối với người Dothái. Chúa Giêsu dùng chính hình ảnh nầy để sánh ví Ngài với nhân loại. Qua Ngài, chúng ta được sự sống và sống dồi dào, nếu chúng ta biết tháp nhập cành nho của chúng ta với Ngài là thân nho.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Nếu chúng ta liên kết với Chúa Kitô như cành nho kết hiệp với thân nho, chúng ta cầu xin cùng Ngài những điều chúng ta van xin, Ngài sẽ ban cho chúng ta.
1. Xin cho Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ luôn kết hiệp mật thiết với Đức Thánh Cha Phanicô, trong tinh thần tôn kính và vâng phục, để nêu gương cho các phần tử trong Đại Gia Đình dân Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin Chúa, luôn ban cho Giáo Hội Việt Nam được kiên cường trong việc làm chứng tá cho Tin Mừng giữa lòng dân tộc: xin cho những phần tử của Đại Gia Đình Giáo Hội luôn sống hiệp thông và chia trong lời cầu nguyện. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho tinh thần hiệp nhất của chúng ta mỗi ngày một triển nở trong sự đóng góp công sức để tiếp tục xây dựng Cộng Đoàn - Xứ Đạo chúng ta nơi đây. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những cành nho xa lìa Giáo Hội và thân nho là Chúa Kitô, xin cho họ luôn ý thức mình là chi thể của thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, luôn sống đúng phẩn giá của Kitô Hữu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho Cộng Đoàn-Xứ Đạo của chúng ta và Cộng Đoàn Xứ Đạo Anh Em, luôn sống với niềm vui của một đại gia đình Kitô trong yêu thương và phục vụ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Với sự cầu bầu của Mẹ Maria, chúng ta kính nhớ đặc biệt trong tháng nầy, xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời được nghỉ yên muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa Giêsu là cây nho đích thực là nhựa sống nuôi dưỡng chúng con là nhành nho. Xin gìn giữ chúng con luôn trong sự hiệp nhất với Chúa và với anh chị em và cũng xin cho chúng con sinh hoa kết quả dồi dào. Chúng con cầu xin qua sự cầu bầu của Hiền Mẫu Maria. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen
Với cái nhìn khách quan, chúng ta khác nhau rất nhiều. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta với những khác biệt. Từ dung mạo, đến tính cá nhân, nghề nghiệp, ngôn ngữ, văn hoá và những dị biệt khác nữa… Nhưng có một điều duy nhất đã nối kết chúng ta nên một, đó là sự lệ thuộc của chúng ta với Chúa Kitô. Ngài muốn sự gắn bó-hiệp nhất đó như những cành nho gắn liền với thân cây như là những nhánh nho liên kết với thân của cây nho. Từng người trong chúng ta liên kết với nhau như cành nho liên kết với cây nho là chính Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay là đoạn giã từ của Đức Kitô với các tông đồ. Ngài đề cao mối giây thân ái giữa Ngài với các ông. Và khi Chúa Thánh Thần ngự đến thì mối giây nầy càng thắt chặt hơn nữa. Hình ảnh của tình bằng hữu đó được sánh ví như cây nho với nhành nho.
Ước chi mỗi người tín hữu luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh của Ngài. Hãy để chủ vườn và Thánh Linh của Ngài hoạt động trong chúng ta. Thánh Linh sẽ đến và cắt tỉa chúng ta tùy ý Ngài. Nếu để Thánh Linh hoạt động trong chúng ta, thì cuộc sống của chúng ta sẽ được mạnh mẽ và trổ sinh hoa trái thánh thiện hơn.
Với những ý nghĩa chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sau cuộc ngã ngựa trên đường Đamas, Phaolô trở nên người tông đồ nhiệt thành. Việc Chúa làm luôn luôn kỳ diệu trước mắt chúng ta. Có thể dưới nhãn quan của chúng ta, người nầy, kẻ nọ... không đồng chánh kiến với chúng ta, nhưng qua phép rửa tội, họ cũng là con cái Chúa, là anh em với chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Tình yêu đối với Thiên Chúa phải được thể hiện cách cụ thể qua sự mến thương anh chị em. Sự tin thờ trong lòng phải được thể hiện qua đức bác ái.
TRƯỚC BÀI II:
Hình ảnh cây nho và nhành nho rất thông dụng đối với người Dothái. Chúa Giêsu dùng chính hình ảnh nầy để sánh ví Ngài với nhân loại. Qua Ngài, chúng ta được sự sống và sống dồi dào, nếu chúng ta biết tháp nhập cành nho của chúng ta với Ngài là thân nho.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Nếu chúng ta liên kết với Chúa Kitô như cành nho kết hiệp với thân nho, chúng ta cầu xin cùng Ngài những điều chúng ta van xin, Ngài sẽ ban cho chúng ta.
1. Xin cho Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ luôn kết hiệp mật thiết với Đức Thánh Cha Phanicô, trong tinh thần tôn kính và vâng phục, để nêu gương cho các phần tử trong Đại Gia Đình dân Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin Chúa, luôn ban cho Giáo Hội Việt Nam được kiên cường trong việc làm chứng tá cho Tin Mừng giữa lòng dân tộc: xin cho những phần tử của Đại Gia Đình Giáo Hội luôn sống hiệp thông và chia trong lời cầu nguyện. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho tinh thần hiệp nhất của chúng ta mỗi ngày một triển nở trong sự đóng góp công sức để tiếp tục xây dựng Cộng Đoàn - Xứ Đạo chúng ta nơi đây. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những cành nho xa lìa Giáo Hội và thân nho là Chúa Kitô, xin cho họ luôn ý thức mình là chi thể của thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, luôn sống đúng phẩn giá của Kitô Hữu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho Cộng Đoàn-Xứ Đạo của chúng ta và Cộng Đoàn Xứ Đạo Anh Em, luôn sống với niềm vui của một đại gia đình Kitô trong yêu thương và phục vụ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Với sự cầu bầu của Mẹ Maria, chúng ta kính nhớ đặc biệt trong tháng nầy, xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời được nghỉ yên muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa Giêsu là cây nho đích thực là nhựa sống nuôi dưỡng chúng con là nhành nho. Xin gìn giữ chúng con luôn trong sự hiệp nhất với Chúa và với anh chị em và cũng xin cho chúng con sinh hoa kết quả dồi dào. Chúng con cầu xin qua sự cầu bầu của Hiền Mẫu Maria. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu trên thế giới cầu nguyện cho các tín hữu Kitô bị bách hại
Đặng Tự Do
07:55 26/04/2018
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Tư 25 tháng Tư, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết vào ngày 7 tháng 7, Đức Thánh Cha sẽ đến Bari, “cửa sổ hướng về phương Đông”, nơi các di tích của Thánh Nicholas được bảo tồn, trong một ngày suy tư và cầu nguyện về tình hình đầy bi kịch ở Trung Đông đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều anh chị em trong đức tin của chúng ta.
Ngài dự định mời những người đứng đầu các Giáo hội và Cộng đồng Kitô giáo từ vùng này tham dự một cuộc gặp gỡ đại kết cầu nguyện cho hòa bình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt kêu gọi các tín hữu trên toàn thế giới hiệp thông cho sự kiện này qua lời cầu nguyện.
Source: Holy See Press Office - Holy See Press Office Communiqué, 25.04.2018
Ngài dự định mời những người đứng đầu các Giáo hội và Cộng đồng Kitô giáo từ vùng này tham dự một cuộc gặp gỡ đại kết cầu nguyện cho hòa bình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt kêu gọi các tín hữu trên toàn thế giới hiệp thông cho sự kiện này qua lời cầu nguyện.
Source: Holy See Press Office - Holy See Press Office Communiqué, 25.04.2018
Linh mục 64 tuổi dự thi Got Talent đã làm nhiều người rơi lệ trong bài Everybody Hurts
Đặng Tự Do
08:20 26/04/2018
Cha Ray Kelly, sinh tháng 4 năm 1953 tại Tyrrellspass, Quận Westmeath, Ái Nhĩ Lan là một linh mục Công Giáo nổi tiếng về ca hát. Ngài là linh mục chánh xứ St. Brigid′s & St. Mary ở Oldcastle, Quận Meath.
Cha Kelly trở nên nổi tiếng vào năm 2014 sau khi một đoạn video ngài hát bài hát Hallelujah của Leonard Cohen trong khi cử hành lễ cưới được tung lên YouTube. Đến tháng 4 năm 2018, video này đã nhận được hơn 60 triệu lượt truy cập.
Tuần qua, vị linh mục 64 tuổi đã dự thi trong chương trình Got Talent của Anh với nhạc phẩm Everybody Hurts của REM.
Chỉ trong 4 ngày sau khi video bài Everybody Hurts được tung lên Youtube đã có gần 2 triệu người xem.
Cha Kelly nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt từ các giám khảo nổi tiếng khó tình là Simon Cowell và Alesha Dixon, là những người đã mô tả màn trình diễn của ngài là “quá đẹp” và ủng hộ ngài đi tiếp vào vòng bán kết.
Cha Kelly nói: “Tôi biết tôi có thể có một màn trình diễn khá tốt nhưng tôi đã rất ngạc nhiên trước những bình luận của ban giám khảo. Tôi kinh ngạc và khiêm tốn bởi tôi thực sự không mong đợi được như vậy.”
Cha Kelly cũng đã được hoan nghênh nhiệt liệt bởi anh chị em giáo dân vào ngày Chúa Nhật 22 tháng Tư vừa qua sau buổi biểu diễn của ngài.
Everybody Hurts - R.E.M.
When your day is long
And the night
The night is yours alone
When you're sure you've had enough
Of this life
Well hang on
Don't let yourself go
'Cause everybody cries
And everybody hurts sometimes
Sometimes everything is wrong
Now it's time to sing along
When your day is night alone (hold on)
(Hold on) if you feel like letting go (hold on)
If you think you've had too much
Of this life
Well, hang on
'Cause everybody hurts
Take comfort in your friends
Everybody hurts
Don't throw your hand
Oh, no
Don't throw your hand
If you feel like you're alone
No, no, no, you're not alone
If you're on your own
In this life
The days and nights are long
When you think you've had too much
Of this life
To hang on
Well, everybody hurts sometimes
Everybody cries
And everybody hurts sometimes
And everybody hurts sometimes
So, hold on, hold on
Hold on, hold on
Hold on, hold on
Hold on, hold on
Everybody hurts
You are not alone
Lời Việt của bài Everybody Hurts
Khi ngày quá dài và đêm thật cô liêu. Khi bạn đã quá ê chề trong cuộc đời này. Bạn ơi. Đừng buông xuôi. Vì mọi người ai chẳng từng khóc. Và đôi khi cũng khổ đau.
Đôi khi chuyện đời cũng có lúc sóng gió. Đó là lúc để hát cùng nhau. Khi đời là đêm tối cô đơn. Hãy đứng vững nếu bạn muốn buông trôi. Nếu cảm thấy quá ê chề trong cuộc đời này rồi. Hãy khoan. Vì trong cuộc đời này ai chẳng từng khổ đau. Hãy tìm kiếm niềm ủi an nơi những người bạn. Ai cũng khổ đau mà. Đừng buông tay nhé. Nếu bạn cảm thấy chỉ có mình là khổ đau. Không, không đâu. Không chỉ có một mình bạn đâu.
Khi bạn cảm thấy cô đơn trong cuộc đời này. Khi ngày và đêm đều quá dài. Khi cảm thấy quá ê chề trong cuộc đời này rồi. Bạn ơi, ai cũng có lúc khổ đau. Ai cũng có lúc khổ đau mà. Hãy đứng vững nhé. Hãy đứng vững nhé. Hãy đứng vững nhé. ai cũng có lúc khổ đau. Không chỉ có mình bạn đâu.
Source: Catholic Herald - Singing priest’s ‘Britain’s Got Talent’ performance goes viral
Thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta: Không có tình yêu, Giáo Hội không thể tiến bước hay tăng trưởng
Giuse Thẩm Nguyễn
11:31 26/04/2018
Trong bài giảng Thánh Lễ sáng Thứ Năm ngày 26 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến Bữa Tiệc Ly khi Chúa Giêsu dạy về tình yêu trong Bí Tích Thánh Thể và trong việc phục vụ khi Ngài rửa chân cho các môn đệ.
Đức Thánh Cha cũng nói rằng không tôi tớ nào lớn hơn người chủ qua mẫu gương về sự phục vụ và tình yêu trong bữa Tiệc Ly.
Trình bày các suy tư liên quan đến đoạn Tin Mừng trong ngày (Ga 13:16-20), Đức Thánh Cha nói những lời của Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly đưa ra ba chân lý căn bản cho Giáo Hội. Đó là: Chúa Giêsu dạy chúng ta về tình yêu qua Bí Tích Thánh Thể, Ngài dạy chúng ta tinh thần phục vụ qua việc rửa chân cho các môn đệ; và nhắc bảo chúng ta rằng tôi tớ thì không trọng hơn chủ.
Hai cử chỉ thiết định: tình yêu và phục vụ.
Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu đã đưa ra hai “cử chỉ thiết định” trong Bữa Tiệc Ly. Chúa đã cho chúng ta ăn và uống máu Người trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài cũng rửa chân cho các môn đệ của mình.
Đức Thánh Cha nói:
“Hai cử chỉ này mạc khải hai giới răn giúp cho Giáo Hội phát triển, nếu chúng ta trung tín với hai giới răn ấy.”
Giới răn thứ nhất là yêu thương. Đức Thánh Cha nói đó không phải chỉ là “yêu người lân cận như chính mình”, vì Chúa đã đi một bước xa hơn nữa khi phán rằng “hãy yêu nhau như Thầy đã yêu các con.”
“Tình yêu thì không có những giới hạn. Nếu không có tình yêu, Giáo hội không thể tiến bước; Giáo hội sẽ không thể thở được. Không có tình yêu, Giáo hội không thể tăng trưởng và chỉ còn là một tổ chức trống rỗng, chỉ có hình thức bề ngoài với những hành động không thể sinh hoa kết quả. Qua những cử chỉ của Ngài, Chúa đã chỉ cho chúng ta nên yêu thương nhau như thế nào, nghĩa là, yêu cho đến cùng.”
Giới răn thứ hai nảy sinh từ việc rửa chân, đó là “hãy phục vụ cho nhau.”
Cảnh báo: Khiêm nhường trong phục vụ.
Đức Thánh Cha nói rằng bài học thứ ba là một lời cảnh báo. “Kẻ được sai đi không thể lớn hơn người sai đi. Kẻ được sai đi chỉ có thể làm nhiệm vụ được giao phó.” Đây là một sự khiêm nhường chân thực và giản dị.
“Nên nhớ điều này là Thiên Chúa lớn hơn tất cả chúng ta, và chúng ta là những tôi tớ, chúng ta không thể lớn hơn Chúa Giêsu. Chúng ta không thể lợi dụng Chúa Giêsu. Ngài là Thiên Chúa, chứ không phải chúng ta. Đây là thánh ý của Thiên Chúa. Khi trao ban chính mình Ngài cho chúng ta ăn và uống, Chúa dạy chúng ta phải yêu nhau như thế. Khi rửa chân cho các môn đệ, Ngài dạy chúng ta phục vụ nhau với cùng thể thức như vậy. Nhưng nên nhớ rằng: không tôi tớ nào lại lớn hơn chủ, là người đã sai kẻ ấy đi. Những lời thẳng thừng này và các cử chỉ của Chúa là nền tảng của Giáo Hội. Nếu chúng ta tiến bước theo ba điểm này chúng ta sẽ không bao giờ thất bại.”
Các Thánh và các vị Tử đạo.
Đức Thánh Cha nói rằng các thánh tử đạo và rất nhiều các thánh đã hành động “với ý thức mình là người phục vụ.”
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng đã cảnh báo các môn đệ của Ngài rằng một người trong họ sẻ phản bội Ngài.
Vì thế, Đức Thánh Cha kết thúc bài chia sẻ bằng cách kêu gọi mọi người hãy dành ra ít phút thinh lặng để Chúa nhìn thấu tâm hồn mình.
“Hãy để ánh mắt của Chúa nhìn thẳng vào con. Chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều điều: tình yêu, hay có lẽ chẳng có điều gì…Chúng ta có thể cảm nhận được mình đang vướng mắc, hay đang cảm thấy xấu hổ. Nhưng hãy luôn để ánh mắt Chúa đi sâu vào tâm hồn mình. Đó chính là ánh mắt mà Chúa đã nhìn các môn đệ của Ngài trong Bữa Tiệc Ly.”
Source: Vatican News - Pope at Mass: ‘Without love the Church cannot move or grow’
Đức Thánh Cha cũng nói rằng không tôi tớ nào lớn hơn người chủ qua mẫu gương về sự phục vụ và tình yêu trong bữa Tiệc Ly.
Trình bày các suy tư liên quan đến đoạn Tin Mừng trong ngày (Ga 13:16-20), Đức Thánh Cha nói những lời của Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly đưa ra ba chân lý căn bản cho Giáo Hội. Đó là: Chúa Giêsu dạy chúng ta về tình yêu qua Bí Tích Thánh Thể, Ngài dạy chúng ta tinh thần phục vụ qua việc rửa chân cho các môn đệ; và nhắc bảo chúng ta rằng tôi tớ thì không trọng hơn chủ.
Hai cử chỉ thiết định: tình yêu và phục vụ.
Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu đã đưa ra hai “cử chỉ thiết định” trong Bữa Tiệc Ly. Chúa đã cho chúng ta ăn và uống máu Người trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài cũng rửa chân cho các môn đệ của mình.
Đức Thánh Cha nói:
“Hai cử chỉ này mạc khải hai giới răn giúp cho Giáo Hội phát triển, nếu chúng ta trung tín với hai giới răn ấy.”
Giới răn thứ nhất là yêu thương. Đức Thánh Cha nói đó không phải chỉ là “yêu người lân cận như chính mình”, vì Chúa đã đi một bước xa hơn nữa khi phán rằng “hãy yêu nhau như Thầy đã yêu các con.”
“Tình yêu thì không có những giới hạn. Nếu không có tình yêu, Giáo hội không thể tiến bước; Giáo hội sẽ không thể thở được. Không có tình yêu, Giáo hội không thể tăng trưởng và chỉ còn là một tổ chức trống rỗng, chỉ có hình thức bề ngoài với những hành động không thể sinh hoa kết quả. Qua những cử chỉ của Ngài, Chúa đã chỉ cho chúng ta nên yêu thương nhau như thế nào, nghĩa là, yêu cho đến cùng.”
Giới răn thứ hai nảy sinh từ việc rửa chân, đó là “hãy phục vụ cho nhau.”
Cảnh báo: Khiêm nhường trong phục vụ.
Đức Thánh Cha nói rằng bài học thứ ba là một lời cảnh báo. “Kẻ được sai đi không thể lớn hơn người sai đi. Kẻ được sai đi chỉ có thể làm nhiệm vụ được giao phó.” Đây là một sự khiêm nhường chân thực và giản dị.
“Nên nhớ điều này là Thiên Chúa lớn hơn tất cả chúng ta, và chúng ta là những tôi tớ, chúng ta không thể lớn hơn Chúa Giêsu. Chúng ta không thể lợi dụng Chúa Giêsu. Ngài là Thiên Chúa, chứ không phải chúng ta. Đây là thánh ý của Thiên Chúa. Khi trao ban chính mình Ngài cho chúng ta ăn và uống, Chúa dạy chúng ta phải yêu nhau như thế. Khi rửa chân cho các môn đệ, Ngài dạy chúng ta phục vụ nhau với cùng thể thức như vậy. Nhưng nên nhớ rằng: không tôi tớ nào lại lớn hơn chủ, là người đã sai kẻ ấy đi. Những lời thẳng thừng này và các cử chỉ của Chúa là nền tảng của Giáo Hội. Nếu chúng ta tiến bước theo ba điểm này chúng ta sẽ không bao giờ thất bại.”
Các Thánh và các vị Tử đạo.
Đức Thánh Cha nói rằng các thánh tử đạo và rất nhiều các thánh đã hành động “với ý thức mình là người phục vụ.”
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng đã cảnh báo các môn đệ của Ngài rằng một người trong họ sẻ phản bội Ngài.
Vì thế, Đức Thánh Cha kết thúc bài chia sẻ bằng cách kêu gọi mọi người hãy dành ra ít phút thinh lặng để Chúa nhìn thấu tâm hồn mình.
“Hãy để ánh mắt của Chúa nhìn thẳng vào con. Chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều điều: tình yêu, hay có lẽ chẳng có điều gì…Chúng ta có thể cảm nhận được mình đang vướng mắc, hay đang cảm thấy xấu hổ. Nhưng hãy luôn để ánh mắt Chúa đi sâu vào tâm hồn mình. Đó chính là ánh mắt mà Chúa đã nhìn các môn đệ của Ngài trong Bữa Tiệc Ly.”
Source: Vatican News - Pope at Mass: ‘Without love the Church cannot move or grow’
Một linh mục Mễ Tây Cơ bị giết trong tòa giải tội
Đặng Tự Do
16:41 26/04/2018
Một linh mục thứ hai đã bị giết tại Mễ Tây Cơ trong khoảng thời gian chưa tới một tuần sau cái chết của Cha Rubén Alcántara Díaz.
Cha Juan Miguel Contreras Garcia, 33 tuổi, đã chết vì những vết thương quá nặng do bị bắn nhiều phát vào ngày thứ Sáu 20/4 bên trong nhà thờ Thánh Pio Năm Dấu Thánh tại Guadalajara, bang Jalisco.
Vụ thảm sát cha Contreras là vụ giết một linh mục thứ hai ở Mễ Tây Cơ trong thời gian chưa đầy một tuần. Cha Rubén Alcántara Díaz, một thẩm phám của tòa án hôn phối của Giáo Phận Cuautitlán Izcalli, bị đâm chết trước đó chỉ mới hai ngày, tức là vào ngày 18 tháng Tư trong nhà thờ Nuestra Señora del Carmen.
Văn phòng Tổng chưởng lý bang Jalisco cho biết họ tin rằng Cha Contreras đã bị tấn công bởi ít nhất là hai người đàn ông “đột nhập vào nhà thờ và ngay lập tức tấn công nạn nhân, rồi chạy trốn sau đó trên một chiếc xe hơi nhỏ” . Cha Contreras được tin là lúc đó đang ngồi trong tòa giải tội chờ đợi các hối nhân.
Với vụ giết người này, số các linh mục bị giết ở Mễ Tây Cơ đã lên đến 23 vị trong sáu năm qua. Đức Giám Mục Alfonso Miranda, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ, bày tỏ lời chia buồn với thân quyền của vị linh mục quá cố, anh chị em tín hữu của giáo xứ và “tất cả các nạn nhân của tình trạng bạo lực ở Mễ Tây Cơ”
Đức Hồng Y José Francisco Robles Ortega, Tổng Giám Mục Guadalajara cũng đã đưa ra một tuyên bố cầu xin Chúa ghé mắt nhìn “những kẻ khinh thường và cướp đi mạng sống của bất cứ ai vì bất cứ nguyên nhân nào, ban cho họ ơn hoán cải để không chỉ đặt vũ khí xuống mà còn biết từ bỏ hận thù, oán hận, và mọi thứ tình cảm hủy diệt khác.”
Source: Catholic Herald - Second Mexican priest murdered in his church in less than two weeks
Cha Juan Miguel Contreras Garcia, 33 tuổi, đã chết vì những vết thương quá nặng do bị bắn nhiều phát vào ngày thứ Sáu 20/4 bên trong nhà thờ Thánh Pio Năm Dấu Thánh tại Guadalajara, bang Jalisco.
Vụ thảm sát cha Contreras là vụ giết một linh mục thứ hai ở Mễ Tây Cơ trong thời gian chưa đầy một tuần. Cha Rubén Alcántara Díaz, một thẩm phám của tòa án hôn phối của Giáo Phận Cuautitlán Izcalli, bị đâm chết trước đó chỉ mới hai ngày, tức là vào ngày 18 tháng Tư trong nhà thờ Nuestra Señora del Carmen.
Văn phòng Tổng chưởng lý bang Jalisco cho biết họ tin rằng Cha Contreras đã bị tấn công bởi ít nhất là hai người đàn ông “đột nhập vào nhà thờ và ngay lập tức tấn công nạn nhân, rồi chạy trốn sau đó trên một chiếc xe hơi nhỏ” . Cha Contreras được tin là lúc đó đang ngồi trong tòa giải tội chờ đợi các hối nhân.
Với vụ giết người này, số các linh mục bị giết ở Mễ Tây Cơ đã lên đến 23 vị trong sáu năm qua. Đức Giám Mục Alfonso Miranda, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ, bày tỏ lời chia buồn với thân quyền của vị linh mục quá cố, anh chị em tín hữu của giáo xứ và “tất cả các nạn nhân của tình trạng bạo lực ở Mễ Tây Cơ”
Đức Hồng Y José Francisco Robles Ortega, Tổng Giám Mục Guadalajara cũng đã đưa ra một tuyên bố cầu xin Chúa ghé mắt nhìn “những kẻ khinh thường và cướp đi mạng sống của bất cứ ai vì bất cứ nguyên nhân nào, ban cho họ ơn hoán cải để không chỉ đặt vũ khí xuống mà còn biết từ bỏ hận thù, oán hận, và mọi thứ tình cảm hủy diệt khác.”
Source: Catholic Herald - Second Mexican priest murdered in his church in less than two weeks
Phi Luật Tân ra lệnh cho nữ tu Patricia Fox phải rời quốc gia này trong vòng 30 ngày
Đặng Tự Do
17:06 26/04/2018
Phi Luật Tân đã ra lệnh cho một nữ tu Công Giáo Úc phải rời khỏi đất nước này trong vòng 30 ngày sau khi cơ quan di trú thu hồi visa truyền giáo của sơ. Một viên chức di trú nói quyết định này đã được đưa ra vì sơ tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chính phủ.
Sơ Patricia Anne Fox, 71 tuổi, bề trên dòng Nữ Tử Sion của Phi Luật Tân, một hội dòng các nữ tu truyền giáo, đã bị giam giữ một ngày cuối tuần qua khi Tổng thống Rodrigo Duterte ra lệnh điều tra sơ về điều mà ông ta gọi là những “hành vi gây rối”.
Trong một lệnh trục xuất dài một trang, trưởng phòng di trú Jaime Morente yêu cầu sơ Fox rời khỏi Phi Luật Tân vì ông ta nói sơ Fox “đã tham gia vào các hoạt động không được phép theo các điều khoản và điều kiện của visa.”
Sơ Fox, đã sống tại Phi Luật Tân hơn 27 năm, có 30 ngày để rời khỏi Phi Luật Tân sau khi nhận được lệnh.
Thị thực truyền giáo của sơ, hết hạn vào tháng 9 năm 2018, đã bị hủy bỏ hôm thứ Hai 23 tháng Tư, nhưng một nữ phát ngôn về di trú cho biết sơ vẫn có thể trở lại Phi Luật Tân như một khách du lịch chứ không phải là nhà truyền giáo.
Jobert Pahilga, một luật sư cho nữ tu Úc cho biết: “Chúng tôi sẽ đệ trình một đề nghị xem xét lại theo quyết định này. Sơ ấy đã không tham gia vào bất kỳ hoạt động đảng phái nào. Sơ ấy là một nữ tu.”
Sơ Fox, trong một tuyên bố hôm thứ Tư 25 tháng Tư, cho biết sơ đã rất ngạc nhiên trước quyết định này vì sơ nghĩ rằng sơ sẽ có 10 ngày để đưa ra một bản trả lời các cáo buộc.
“Tôi rất buồn rằng quyết định hiện nay là tôi phải rời khỏi Phi Luật Tân,” sơ nói.
“Là một tín hữu Kitô, tôi tin rằng sứ mệnh của chúng ta là mang Nước Trời đến đây và bây giờ, tôi không thể không tham gia vào cả hai dự án, chẳng hạn như huấn luyện việc canh tác hữu cơ, nâng cao sinh kế cho nông dân, và đồng thời còn phải ủng hộ họ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ đối với đất đai, sinh kế, hòa bình, công lý và an ninh, đó là tất cả các quyền con người phổ quát mà Giáo Hội coi là không thể thiếu trong sứ mệnh của mình”
“Có vẻ như đây là điều đã khiến tôi xung đột với chính phủ Phi Luật Tân.”
“Tôi vẫn hy vọng có cơ hội để giải thích quan điểm của tôi về sứ mệnh của mình như một nữ tu và có lẽ quyết định này có thể được xem xét lại”.
Nhóm hoạt động Bayan lên án lệnh trục xuất sơ Fox, là người đã làm rất nhiều cho nông dân Phi Luật Tân trong gần ba thập niên lưu trú của sơ ở đây.
“Chế độ Duterte là hoang tưởng đã phải sợ một nữ tu cao niên làm việc cho nhân quyền và công bằng xã hội cho người nghèo,” nhà lãnh đạo nhóm Bayan là ông Renato Reyes nói trong một tuyên bố.
Source: The Australian - Philippines expelling Australian nun
Sơ Patricia Anne Fox, 71 tuổi, bề trên dòng Nữ Tử Sion của Phi Luật Tân, một hội dòng các nữ tu truyền giáo, đã bị giam giữ một ngày cuối tuần qua khi Tổng thống Rodrigo Duterte ra lệnh điều tra sơ về điều mà ông ta gọi là những “hành vi gây rối”.
Trong một lệnh trục xuất dài một trang, trưởng phòng di trú Jaime Morente yêu cầu sơ Fox rời khỏi Phi Luật Tân vì ông ta nói sơ Fox “đã tham gia vào các hoạt động không được phép theo các điều khoản và điều kiện của visa.”
Sơ Fox, đã sống tại Phi Luật Tân hơn 27 năm, có 30 ngày để rời khỏi Phi Luật Tân sau khi nhận được lệnh.
Thị thực truyền giáo của sơ, hết hạn vào tháng 9 năm 2018, đã bị hủy bỏ hôm thứ Hai 23 tháng Tư, nhưng một nữ phát ngôn về di trú cho biết sơ vẫn có thể trở lại Phi Luật Tân như một khách du lịch chứ không phải là nhà truyền giáo.
Jobert Pahilga, một luật sư cho nữ tu Úc cho biết: “Chúng tôi sẽ đệ trình một đề nghị xem xét lại theo quyết định này. Sơ ấy đã không tham gia vào bất kỳ hoạt động đảng phái nào. Sơ ấy là một nữ tu.”
Sơ Fox, trong một tuyên bố hôm thứ Tư 25 tháng Tư, cho biết sơ đã rất ngạc nhiên trước quyết định này vì sơ nghĩ rằng sơ sẽ có 10 ngày để đưa ra một bản trả lời các cáo buộc.
“Tôi rất buồn rằng quyết định hiện nay là tôi phải rời khỏi Phi Luật Tân,” sơ nói.
“Là một tín hữu Kitô, tôi tin rằng sứ mệnh của chúng ta là mang Nước Trời đến đây và bây giờ, tôi không thể không tham gia vào cả hai dự án, chẳng hạn như huấn luyện việc canh tác hữu cơ, nâng cao sinh kế cho nông dân, và đồng thời còn phải ủng hộ họ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ đối với đất đai, sinh kế, hòa bình, công lý và an ninh, đó là tất cả các quyền con người phổ quát mà Giáo Hội coi là không thể thiếu trong sứ mệnh của mình”
“Có vẻ như đây là điều đã khiến tôi xung đột với chính phủ Phi Luật Tân.”
“Tôi vẫn hy vọng có cơ hội để giải thích quan điểm của tôi về sứ mệnh của mình như một nữ tu và có lẽ quyết định này có thể được xem xét lại”.
Nhóm hoạt động Bayan lên án lệnh trục xuất sơ Fox, là người đã làm rất nhiều cho nông dân Phi Luật Tân trong gần ba thập niên lưu trú của sơ ở đây.
“Chế độ Duterte là hoang tưởng đã phải sợ một nữ tu cao niên làm việc cho nhân quyền và công bằng xã hội cho người nghèo,” nhà lãnh đạo nhóm Bayan là ông Renato Reyes nói trong một tuyên bố.
Source: The Australian - Philippines expelling Australian nun
Hồi Giáo cực đoan thảm sát một nhà thờ tại Nigeria, hai linh mục bị giết khi đang đồng tế
Đặng Tự Do
17:25 26/04/2018
Các quan chức Giáo hội và chính phủ ở Nigeria đã xác nhận hai linh mục nằm trong số ít nhất 15 người bị thiệt mạng hôm thứ Ba 24 tháng Tư khi các thành phần Hồi Giáo cực đoan tấn công một nhà thờ Công Giáo ở Ayar-Mbalom, bang Benue.
Khu vực này nằm ở “vành đai trung tâm” của Nigeria, nơi người Hồi giáo ở phía bắc gặp người Kitô hữu miền Nam. Trong vài năm qua, nhóm Hồi giáo cực đoan Fulani đã tấn công những người nông dân Kitô hữu trong khu vực này.
Dân Fulani là một nhóm du mục, hầu như tất cả theo Hồi Giáo. Họ đấu tranh để hình thành một quốc gia Hồi Giáo độc lập. Tuy đa số sống bằng nghề chăn nuôi gia súc và canh nông, một số người Fulani cũng hội nhập vào đời sống xã hội của các quốc gia Phi Châu, đặc biệt là tại các quốc gia Tây Phi như Cameroon và Nigeria. Dân Fulani đã từng xung đột liên miên với nông dân ở trong khu vực.
Những người Fulani chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên cũng có nhiều người có học thức. Họ đang nắm nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền về hải quan, xuất nhập cảnh và Bộ Nội vụ tại Nigeria ngày hôm nay. Vì vậy, thật rất là dễ dàng để mang những thứ vũ khí nguy hiểm qua biên giới Nigeria mà không ai có thể ngăn chặn điều này.
Cha Moses Iorapuu, Giám đốc Truyền thông của Giáo phận Makurdi, đã xác nhận hai linh mục bị giết là Cha Joseph Gor và Cha Felix Tyolaha của giáo xứ Thánh Y Nhã. Cuộc tấn công xảy ra vào sáng sớm.
Cha Gor trước đó đã viết trên Facebook: “Chúng tôi đang sống trong sợ hãi. Những người Fulani vẫn còn lảng vảng xung quanh chúng tôi tại Mbalom. Họ từ chối không đi nơi khác. Họ vẫn thả súc vật quanh làng chúng tôi. Chúng tôi không có phương tiện để tự vệ”.
Cha Iorapuu nói rằng những người chăn gia súc Fulani tấn công “theo phong cách cổ điển của họ”: đốt nhà cửa, phá hủy thức ăn và giết người.
Hơn 100 người đã bị giết bởi những người chăn gia súc Fulani kể từ đầu năm 2018.
Một quan chức nhà nước Benue cho biết 50 ngôi nhà đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công mới nhất hồi đầu tháng Tư.
Source: Crux - Two priests among 15 killed in attack on Catholic Mass in NigeriaTwo priests among 15 killed in attack on Catholic Mass in Nigeria
Khu vực này nằm ở “vành đai trung tâm” của Nigeria, nơi người Hồi giáo ở phía bắc gặp người Kitô hữu miền Nam. Trong vài năm qua, nhóm Hồi giáo cực đoan Fulani đã tấn công những người nông dân Kitô hữu trong khu vực này.
Dân Fulani là một nhóm du mục, hầu như tất cả theo Hồi Giáo. Họ đấu tranh để hình thành một quốc gia Hồi Giáo độc lập. Tuy đa số sống bằng nghề chăn nuôi gia súc và canh nông, một số người Fulani cũng hội nhập vào đời sống xã hội của các quốc gia Phi Châu, đặc biệt là tại các quốc gia Tây Phi như Cameroon và Nigeria. Dân Fulani đã từng xung đột liên miên với nông dân ở trong khu vực.
Những người Fulani chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên cũng có nhiều người có học thức. Họ đang nắm nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền về hải quan, xuất nhập cảnh và Bộ Nội vụ tại Nigeria ngày hôm nay. Vì vậy, thật rất là dễ dàng để mang những thứ vũ khí nguy hiểm qua biên giới Nigeria mà không ai có thể ngăn chặn điều này.
Cha Moses Iorapuu, Giám đốc Truyền thông của Giáo phận Makurdi, đã xác nhận hai linh mục bị giết là Cha Joseph Gor và Cha Felix Tyolaha của giáo xứ Thánh Y Nhã. Cuộc tấn công xảy ra vào sáng sớm.
Cha Gor trước đó đã viết trên Facebook: “Chúng tôi đang sống trong sợ hãi. Những người Fulani vẫn còn lảng vảng xung quanh chúng tôi tại Mbalom. Họ từ chối không đi nơi khác. Họ vẫn thả súc vật quanh làng chúng tôi. Chúng tôi không có phương tiện để tự vệ”.
Cha Iorapuu nói rằng những người chăn gia súc Fulani tấn công “theo phong cách cổ điển của họ”: đốt nhà cửa, phá hủy thức ăn và giết người.
Hơn 100 người đã bị giết bởi những người chăn gia súc Fulani kể từ đầu năm 2018.
Một quan chức nhà nước Benue cho biết 50 ngôi nhà đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công mới nhất hồi đầu tháng Tư.
Source: Crux - Two priests among 15 killed in attack on Catholic Mass in NigeriaTwo priests among 15 killed in attack on Catholic Mass in Nigeria
Một linh mục bị cướp giết chết tại Bờ Biển Ngà
Đặng Tự Do
17:40 26/04/2018
Trong bản tin đánh đi hôm 25 tháng Tư, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết một linh mục Công Giáo đã bị giết trong vụ cướp chặn đường ngày 23 tháng 4 tại Cote d'Ivoire.
Cha Bernardin Brou Aka Daniel là phó xứ tại giáo xứ Thánh Tâm Koun-Abronso của Abengourou, ở phía đông Cote d'Ivoire.
Tối ngày 23 tháng 4, cha Bernardin lái xe trở về giáo xứ của mình trên con đường Agnibilekro - Koun-Fao sau khi tham gia các cuộc họp ở Abengourou. Trên xe còn có một linh mục khác là cha Théophile Ahi. Vào khoảng 10 giờ tối giờ địa phương ở thị trấn Nianda, chiếc xe chở hai linh mục bị buộc phải chạy chậm lại vì một chiếc xe tải nằm chắn ngang ở giữa đường. Cha Bernardin, người đang lái xe cố gắng tránh chướng ngại vật nhưng ngài bị hai người đàn ông vũ trang đột nhiên xuất hiện bắn nhiều nhát khiến xe các ngài phải dừng lại. Khi kẻ cướp hỏi tiền, cha Bernardin trả lời rằng các ngài là linh mục không mang theo nhiều tiền. Bất ngờ các tên cướp nổ súng vào bụng cha Bernadin.
Các tên tội phạm đã bỏ dở cuộc tấn công khi một chiếc xe thứ hai xuất hiện. Cha Bernardin, tuy bị mất máu nhiều đã tìm cách lái xe tới được Agnibilékrou, nơi ngài được nhận vào bệnh viện địa phương. Bất chấp những nỗ lực của các bác sĩ, ngài qua đời vì vết thương quá nặng.
Cha Théophile Ahi, người cùng đi không bị hề hấn gì.
Cha Bernardin Brou Aka Daniel sinh tháng 12 năm 1976, được thụ phong linh mục vào năm 2013. Ngài phục vụ tại giáo xứ Saint-Joseph d'Amelékia ở Appouessou, sau đó tại giáo xứ Thánh Têrêsa hài Đồng Giêsu ở Apprompronou, trước khi được chuyển về đến giáo xứ Thánh Tâm tại Koun-Abronso.
Source Fides - AFRICA/COTE D’IVORE - Priest killed in road robbery
Cha Bernardin Brou Aka Daniel là phó xứ tại giáo xứ Thánh Tâm Koun-Abronso của Abengourou, ở phía đông Cote d'Ivoire.
Tối ngày 23 tháng 4, cha Bernardin lái xe trở về giáo xứ của mình trên con đường Agnibilekro - Koun-Fao sau khi tham gia các cuộc họp ở Abengourou. Trên xe còn có một linh mục khác là cha Théophile Ahi. Vào khoảng 10 giờ tối giờ địa phương ở thị trấn Nianda, chiếc xe chở hai linh mục bị buộc phải chạy chậm lại vì một chiếc xe tải nằm chắn ngang ở giữa đường. Cha Bernardin, người đang lái xe cố gắng tránh chướng ngại vật nhưng ngài bị hai người đàn ông vũ trang đột nhiên xuất hiện bắn nhiều nhát khiến xe các ngài phải dừng lại. Khi kẻ cướp hỏi tiền, cha Bernardin trả lời rằng các ngài là linh mục không mang theo nhiều tiền. Bất ngờ các tên cướp nổ súng vào bụng cha Bernadin.
Các tên tội phạm đã bỏ dở cuộc tấn công khi một chiếc xe thứ hai xuất hiện. Cha Bernardin, tuy bị mất máu nhiều đã tìm cách lái xe tới được Agnibilékrou, nơi ngài được nhận vào bệnh viện địa phương. Bất chấp những nỗ lực của các bác sĩ, ngài qua đời vì vết thương quá nặng.
Cha Théophile Ahi, người cùng đi không bị hề hấn gì.
Cha Bernardin Brou Aka Daniel sinh tháng 12 năm 1976, được thụ phong linh mục vào năm 2013. Ngài phục vụ tại giáo xứ Saint-Joseph d'Amelékia ở Appouessou, sau đó tại giáo xứ Thánh Têrêsa hài Đồng Giêsu ở Apprompronou, trước khi được chuyển về đến giáo xứ Thánh Tâm tại Koun-Abronso.
Source Fides - AFRICA/COTE D’IVORE - Priest killed in road robbery
Chính quyền miền Bavaria quyết định treo thánh giá tại tất cả các tòa nhà chính phủ
Đặng Tự Do
17:59 26/04/2018
Chính quyền miền Bavaria của Đức đã ra lệnh đặt các thánh giá tại lối vào của tất cả các tòa nhà hành chính của chính phủ. Chính quyền tiểu bang nói rằng quyết định treo thánh giá này phản ánh “bản sắc văn hóa của Bavaria và ảnh hưởng của phương Tây Kitô Giáo”. Nghị định này đã được thông qua vào hôm thứ Ba 24 tháng Tư và sẽ được áp dụng cho các tòa nhà chính phủ của tiểu bang. Các tòa nhà chính phủ liên bang ở Bavaria không được nêu trong nghị định này.
Các trường công lập và các phòng xử án của tiểu bang có tỷ lệ người Công Giáo cao nhất ở Đức đã có nghĩa vụ treo thánh giá tại lối vào. Bang Bavaria được cai trị bởi Liên minh Xã hội Kitô Giáo, là đối tác trong miền Bavarian của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của Thủ tướng Angela Merkel, có khuynh hướng bảo thủ hơn về các vấn đề xã hội. Quyết định này được đưa ra sau cuộc bầu cử liên bang vào tháng Chín năm ngoái. Vào thời điểm đó người ta đã chứng kiến sự gia tăng các phong trào chống nhập cư và phong trào mị dân Alternativ für Deutschland.
Source: Catholic Herald - Bavaria to display crosses in all government buildings
Các trường công lập và các phòng xử án của tiểu bang có tỷ lệ người Công Giáo cao nhất ở Đức đã có nghĩa vụ treo thánh giá tại lối vào. Bang Bavaria được cai trị bởi Liên minh Xã hội Kitô Giáo, là đối tác trong miền Bavarian của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của Thủ tướng Angela Merkel, có khuynh hướng bảo thủ hơn về các vấn đề xã hội. Quyết định này được đưa ra sau cuộc bầu cử liên bang vào tháng Chín năm ngoái. Vào thời điểm đó người ta đã chứng kiến sự gia tăng các phong trào chống nhập cư và phong trào mị dân Alternativ für Deutschland.
Source: Catholic Herald - Bavaria to display crosses in all government buildings
Phát biểu của Đức Hồng Y Parolin với các linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh Papua New Guinea và quần đảo Solomon
Đặng Tự Do
18:42 26/04/2018
“Nhiệm vụ đầu tiên của linh mục và các tu sĩ là cầu nguyện thường xuyên cho những người được giao phó cho sự chăm sóc của họ”. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã nói như trên trong một bài diễn văn trước các linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh của Papua New Guinea và quần đảo Solomon trong nhà thờ Thánh Giuse ở Boroko, Port Moresby.
“Cầu nguyện phát sinh từ tình bạn của chúng ta với Chúa Giêsu và củng cố tình bạn ấy; đó là nơi mà 'trái tim nói với trái tim'”.
Đức Hồng Y Parolin nói trước hơn hai trăm linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh tham dự thánh lễ và sau đó tham dự hội nghị về Thánh Thể.
Trong một báo cáo gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc về sự kiện này, Cha Joseph Vnuk, Hiệu trưởng Viện Thần học Công Giáo ở Bomana, Port Moresby, nhấn mạnh rằng Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã nhắc nhớ lại sự liên lỉ cầu nguyện, lòng trung thành và niềm vui cũng như những cống hiến của những nhà truyền giáo trước đây và cái chết của hàng trăm người Công Giáo trong chiến tranh, đặc biệt là Chân Phước Peter ToRot, vị Chân Phước đầu tiên của Papua New Guinea.
Đức Hồng Y Parolin đã đến Papua New Guinea để tham dự cuộc họp khoáng đại của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á. Ngài khuyến khích các linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh trở thành các chứng nhân can đảm cho Chúa Kitô. Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “Trung tín với Chúa Kitô, trung tín với sứ vụ của mình sẽ giúp chúng ta thoát ra khỏi não trạng muốn sống yên thân ở những nơi thoải mái bỏ mặc những người được trao phó cho chúng ta chăm sóc”.
Cha Joseph Vnuk nói với Fides rằng niềm vui là chủ đề thứ ba và cuối cùng trong bài nói chuyện của Đức Hồng Y Parolin. Ngài lưu ý rằng cả Tông huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô - Evangelii Gaudium- Niềm vui Phúc Âm - và gần đây nhất là Tông huấn Gaudete et Exsultate- Hãy Mừng rỡ hân hoan - đều chọn niềm vui làm chủ đề. “Chỉ có một nỗi buồn trên thế giới – đó là không nên thánh”. Đức Hồng Y nói như trên khi ngài trích dẫn một tác giả người Pháp.
Trong một phiên hỏi đáp dài sau đó, Đức Hồng Y Parolin khuyến khích các linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh đừng đánh mất nhiệt tình trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. “Không có thời gian nào là không thích hợp để sống trong ơn gọi của một người đã chịu phép Rửa Tội. Không có thời gian là không thuận lợi để trở thành các linh mục và nam nữ tu sĩ.”
Đức Hồng Y nhân dịp này cũng nói về phong cách giáo hoàng mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và cách thức này ảnh hưởng đến giáo triều Rôma như thế nào. Cuối cùng, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khuyến khích các linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh tham gia vào công việc hoà giải và kiến tạo hòa bình.
Source: Fides OCEANIA/PAPUA NEW GUINEA - “Prayer is where heart speaks to heart”: Vatican secretary of state addresses religious men and women in Port Moresby
“Cầu nguyện phát sinh từ tình bạn của chúng ta với Chúa Giêsu và củng cố tình bạn ấy; đó là nơi mà 'trái tim nói với trái tim'”.
Đức Hồng Y Parolin nói trước hơn hai trăm linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh tham dự thánh lễ và sau đó tham dự hội nghị về Thánh Thể.
Trong một báo cáo gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc về sự kiện này, Cha Joseph Vnuk, Hiệu trưởng Viện Thần học Công Giáo ở Bomana, Port Moresby, nhấn mạnh rằng Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã nhắc nhớ lại sự liên lỉ cầu nguyện, lòng trung thành và niềm vui cũng như những cống hiến của những nhà truyền giáo trước đây và cái chết của hàng trăm người Công Giáo trong chiến tranh, đặc biệt là Chân Phước Peter ToRot, vị Chân Phước đầu tiên của Papua New Guinea.
Đức Hồng Y Parolin đã đến Papua New Guinea để tham dự cuộc họp khoáng đại của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á. Ngài khuyến khích các linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh trở thành các chứng nhân can đảm cho Chúa Kitô. Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “Trung tín với Chúa Kitô, trung tín với sứ vụ của mình sẽ giúp chúng ta thoát ra khỏi não trạng muốn sống yên thân ở những nơi thoải mái bỏ mặc những người được trao phó cho chúng ta chăm sóc”.
Cha Joseph Vnuk nói với Fides rằng niềm vui là chủ đề thứ ba và cuối cùng trong bài nói chuyện của Đức Hồng Y Parolin. Ngài lưu ý rằng cả Tông huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô - Evangelii Gaudium- Niềm vui Phúc Âm - và gần đây nhất là Tông huấn Gaudete et Exsultate- Hãy Mừng rỡ hân hoan - đều chọn niềm vui làm chủ đề. “Chỉ có một nỗi buồn trên thế giới – đó là không nên thánh”. Đức Hồng Y nói như trên khi ngài trích dẫn một tác giả người Pháp.
Trong một phiên hỏi đáp dài sau đó, Đức Hồng Y Parolin khuyến khích các linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh đừng đánh mất nhiệt tình trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. “Không có thời gian nào là không thích hợp để sống trong ơn gọi của một người đã chịu phép Rửa Tội. Không có thời gian là không thuận lợi để trở thành các linh mục và nam nữ tu sĩ.”
Đức Hồng Y nhân dịp này cũng nói về phong cách giáo hoàng mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và cách thức này ảnh hưởng đến giáo triều Rôma như thế nào. Cuối cùng, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khuyến khích các linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh tham gia vào công việc hoà giải và kiến tạo hòa bình.
Source: Fides OCEANIA/PAPUA NEW GUINEA - “Prayer is where heart speaks to heart”: Vatican secretary of state addresses religious men and women in Port Moresby
Đức Hồng Y Tagle: Đừng xây tường lũy, tất cả chúng ta đều có dính dấp máu di cư tỵ nạn
Thanh Quảng sdb
18:42 26/04/2018
Đức Hồng Y Tagle: Đừng xây tường lũy, tất cả chúng ta đều có dính dấp máu di cư tỵ nạn
Phong trào Bác ái quốc tế, một tổ chức liên kết các cơ quan cứu trợ Công Giáo quốc tế, đang phát động “Tuần hành động toàn cầu” như là một phần của chiến dịch Chia sẻ Hành trình “tạo sự khác biệt tích cực cho mọi người đã từng có cảm nghiệm di cư tỵ nạn”.
Chiến dịch bắt đầu vào tháng 9 năm ngoái, nhằm chia sẻ những hành trình tỵ nạn di cư được cảm hứng từ lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là hãy tham gia vào một nền “văn hóa gặp gỡ” với mục tiêu “mở rộng không gian và cơ hội cho người di cư và cộng đồng địa phương gặp gỡ, chia sẻ”. Phong trào Bác ái Caritas cho hay: “Chúng ta phải chào đón và lên tiếng vì quyền lợi của người di cư.” Sáng kiến này khuyến khích các cộng đồng địa phương, bắt đầu từ các giáo xứ, thực hiện các hành động cụ thể hầu xây dựng tình đoàn kết như chia sẻ bữa ăn trưa với người di cư và tị nạn, bênh vực quyền lợi của họ.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch Chia sẻ Hành trình này, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám mục Manila và là Chủ tịch Caritas Quốc tế, đã trả lời cuộc phỏng vấn của ký giả Alessandro Gisotti trong bản Tin của Vatican như sau.
Một hiện tượng bi thảm quốc tế
Đức Hồng Y Tagle nói: “Trong những năm gần đây, thực tại tỵ nạn di cư đã trở thành một hiện tượng quốc tế đầy bi thương.” Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tổ chức Caritas Quốc Tế đều kêu gọi “hãy rộng mở tâm lòng đón nhận người di cư tỵ nạn và cùng đồng hành với họ, trước tiên bởi vì họ là con người, và thông qua sự đối xử nhân đạo của chúng ta dành cho họ, chúng ta muốn nói cho thế giới biết thấy rằng đây không phải chỉ là vấn đề kinh tế chính trị, mà nó là vấn đề của con người. ”
Động cơ thứ hai cho chiến dịch này như Đức Hồng Y Tagle cho hay đó là Đức tin Kitô giáo. Israel là một dân tộc di cư; và trong Tân Ước, Chúa Giêsu cũng là người tỵ nạn. Chính Chúa đã phán: “Nếu anh em làm điều này cho một người bé nhỏ nhất trong anh em của Ta như đón chào khách lạ... là anh em làm cho chính Ta. ” Vì vậy, chúng ta có cả hai lý chứng con người và tâm linh cho những nỗ lực để hộ giúp các trẻ vị thành niên tỵ nạn này.
Hãy can cường và hành động
Khi được hỏi về hy vọng của ĐHY trước chiến dịch này, Hồng Y Tagle nói: “Chúng tôi rất vui khi thấy ở nhiều quốc gia hiện nay, qua các Hội đồng giám mục, các tổ chức Caritas quốc gia đã cộng tác vào chiến dịch Chia sẻ Hành trình này và chiến dịch đang lan rộng.” ĐHY nói rằng Ngài rất vui khi thấy rằng ở bất cứ nơi nào có Caritas thì các chương trình mới đang hỗ trợ cho chiến dịch này.
"Gặp gỡ người tỵ nạn di cư"
Đức Hồng Y Tagle cũng nói về những thách đố đã được nói lên bởi những người âu lo trước những làn sóng người tỵ nạn di cư, và nhiều chính phủ đã xây lên những bức tường để ngăn chặn không cho họ nhập cư, đây thực là một vấn nạn rất phức tạp; vì vậy mà chúng tôi ghi nhận có nhiều phản ứng khác biệt!"
ĐHY nói: “Đôi khi chúng ta nói về di cư như một ý tưởng, như một khái niệm, nhưng sự kiện ấy thật khác biệt khi chúng ta gặp gỡ một người di cư, khi chúng ta lắng nghe câu chuyện của họ, khi chúng ta chạm vào cuộc sống của họ. Và đặc biệt khi chúng ta khám phá ra câu chuyện của họ lại chính là câu chuyện của chính mình. Chúng ta có thể thấy mình trong họ. ”
Cuối cùng, ĐHY mời tất cả mọi người nhớ lại lai lịch của mình, để không quên những người di cư xuyên qua lịch sử gia đình di cư hay tỵ nạn của chính mình. "Nếu chúng ta nhớ lại cha ông chúng ta đã được chấp nhận để bắt đầu một cuộc sống mới ở một đất nước xa lạ, một nền văn hóa khác biệt có lẽ chúng ta sẽ có cái nhìn cởi mở hơn..."
Phong trào Bác ái quốc tế, một tổ chức liên kết các cơ quan cứu trợ Công Giáo quốc tế, đang phát động “Tuần hành động toàn cầu” như là một phần của chiến dịch Chia sẻ Hành trình “tạo sự khác biệt tích cực cho mọi người đã từng có cảm nghiệm di cư tỵ nạn”.
Chiến dịch bắt đầu vào tháng 9 năm ngoái, nhằm chia sẻ những hành trình tỵ nạn di cư được cảm hứng từ lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là hãy tham gia vào một nền “văn hóa gặp gỡ” với mục tiêu “mở rộng không gian và cơ hội cho người di cư và cộng đồng địa phương gặp gỡ, chia sẻ”. Phong trào Bác ái Caritas cho hay: “Chúng ta phải chào đón và lên tiếng vì quyền lợi của người di cư.” Sáng kiến này khuyến khích các cộng đồng địa phương, bắt đầu từ các giáo xứ, thực hiện các hành động cụ thể hầu xây dựng tình đoàn kết như chia sẻ bữa ăn trưa với người di cư và tị nạn, bênh vực quyền lợi của họ.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch Chia sẻ Hành trình này, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám mục Manila và là Chủ tịch Caritas Quốc tế, đã trả lời cuộc phỏng vấn của ký giả Alessandro Gisotti trong bản Tin của Vatican như sau.
Một hiện tượng bi thảm quốc tế
Đức Hồng Y Tagle nói: “Trong những năm gần đây, thực tại tỵ nạn di cư đã trở thành một hiện tượng quốc tế đầy bi thương.” Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tổ chức Caritas Quốc Tế đều kêu gọi “hãy rộng mở tâm lòng đón nhận người di cư tỵ nạn và cùng đồng hành với họ, trước tiên bởi vì họ là con người, và thông qua sự đối xử nhân đạo của chúng ta dành cho họ, chúng ta muốn nói cho thế giới biết thấy rằng đây không phải chỉ là vấn đề kinh tế chính trị, mà nó là vấn đề của con người. ”
Động cơ thứ hai cho chiến dịch này như Đức Hồng Y Tagle cho hay đó là Đức tin Kitô giáo. Israel là một dân tộc di cư; và trong Tân Ước, Chúa Giêsu cũng là người tỵ nạn. Chính Chúa đã phán: “Nếu anh em làm điều này cho một người bé nhỏ nhất trong anh em của Ta như đón chào khách lạ... là anh em làm cho chính Ta. ” Vì vậy, chúng ta có cả hai lý chứng con người và tâm linh cho những nỗ lực để hộ giúp các trẻ vị thành niên tỵ nạn này.
Hãy can cường và hành động
Khi được hỏi về hy vọng của ĐHY trước chiến dịch này, Hồng Y Tagle nói: “Chúng tôi rất vui khi thấy ở nhiều quốc gia hiện nay, qua các Hội đồng giám mục, các tổ chức Caritas quốc gia đã cộng tác vào chiến dịch Chia sẻ Hành trình này và chiến dịch đang lan rộng.” ĐHY nói rằng Ngài rất vui khi thấy rằng ở bất cứ nơi nào có Caritas thì các chương trình mới đang hỗ trợ cho chiến dịch này.
"Gặp gỡ người tỵ nạn di cư"
Đức Hồng Y Tagle cũng nói về những thách đố đã được nói lên bởi những người âu lo trước những làn sóng người tỵ nạn di cư, và nhiều chính phủ đã xây lên những bức tường để ngăn chặn không cho họ nhập cư, đây thực là một vấn nạn rất phức tạp; vì vậy mà chúng tôi ghi nhận có nhiều phản ứng khác biệt!"
ĐHY nói: “Đôi khi chúng ta nói về di cư như một ý tưởng, như một khái niệm, nhưng sự kiện ấy thật khác biệt khi chúng ta gặp gỡ một người di cư, khi chúng ta lắng nghe câu chuyện của họ, khi chúng ta chạm vào cuộc sống của họ. Và đặc biệt khi chúng ta khám phá ra câu chuyện của họ lại chính là câu chuyện của chính mình. Chúng ta có thể thấy mình trong họ. ”
Cuối cùng, ĐHY mời tất cả mọi người nhớ lại lai lịch của mình, để không quên những người di cư xuyên qua lịch sử gia đình di cư hay tỵ nạn của chính mình. "Nếu chúng ta nhớ lại cha ông chúng ta đã được chấp nhận để bắt đầu một cuộc sống mới ở một đất nước xa lạ, một nền văn hóa khác biệt có lẽ chúng ta sẽ có cái nhìn cởi mở hơn..."
Các Giám mục Nigeria đang dự ad limina nói những kẻ khủng bố và lính đánh thuê đã xâm nhập vào quốc gia này
Đặng Tự Do
19:46 26/04/2018
Các Giám mục Nigeria đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công vào một nhà thờ Công Giáo vào hôm thứ Ba 24 tháng Tư và các cuộc tấn công tiếp theo vào các cộng đồng Kitô hữu gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani. Các ngài mô tả các cuộc tấn công là “khủng khiếp, dã man và ma quỷ.”
Ít nhất 19 người trong đó có hai linh mục đã bị giết khi nhóm cực đoan Hồi Giáo Fulani xả súng vào một nhà thờ tại Ayar Mbalom trong bang Benue, Nigeria.
Phát biểu với Vatican News trong một cuộc phỏng vấn, bốn vị Giám mục thuộc khu vực Vành đai Trung Tâm của Nigeria đã mô tả các cuộc tấn công là “khủng khiếp, dã man và ma quỷ”.
Nói chuyện với Cha Paul Samasumo của Vatican News, với sự có mặt của vị tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria, là Đức Tổng Giám Mục Augustine Akubeze, bốn vị Giám Mục nói rằng các cuộc tấn công vô cớ vào đàn chiên của các ngài, đã khiến các ngài vô cùng lo buồn. Bốn Giám mục thuộc khu vực vành đai trung tâm của Nigeria là các Đức Cha Wilfred Anagbe, của giáo phận Makurdi; Đức Cha Peter Adoboh của giáo phận Katsina-Ala; Đức Cha William Avenya của giáo phận Gboko; và Đức Cha Michael Ekwoy Apochicủa giáo phận Otukpo. Các vị giám mục nhận xét rằng đây là cuộc tấn công lớn thứ hai sau vụ tấn công vào đêm giao thừa khi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani giết 72 người.
Khủng bố quốc tế đã xâm nhập vào hàng ngũ người Fulani
Các Giám mục Nigeria tin rằng những kẻ khủng bố và lính đánh thuê quốc tế đã thâm nhập vào nhóm khủng bố Fulani. Các ngài nêu câu hỏi làm thế nào các cuộc tấn công này có thể tiếp tục xảy ra dưới ánh sáng ban ngày mà các thủ phạm hầu như không bao giờ bị trừng phạt vì các hành động tàn ác của họ.
“Bộ máy chính phủ hoàn toàn bất lực, hành động bất thường hoặc cố ý bất lực và cố tình làm cho tình hình trở nên rối loạn,” Đức Giám Mục Avenya nói thay mặt cho các Giám mục khác hiện diện.
Các Giám mục muốn thế giới chú ý đến những gì đang xảy ra
Các Giám mục nói rằng thế giới cần phải chú ý đến những gì đang xảy ra ở vành đai giữa của Nigeria, nơi những người bị tấn công chủ yếu là các Kitô hữu thiểu số.
“Thế giới không lắng nghe tiếng kêu của chúng tôi. Mọi chuyện đã bắt đầu như đã từng xảy ra ở Rwanda; thế giới giả điếc không nghe thấy gì cả. Như đã từng xảy ra nhiều thập kỷ trước ở Đức, thế giới bị điếc lác. Và đây là những gì đã và đang xảy ra với chúng tôi, và thế giới cần phải biết rằng chúng tôi đang gặp những rắc rối to!” Đức Cha Avenya nói.
Các trại tị nạn cần hỗ trợ nhân đạo
Theo Đức Cha Peter Adoboh và Đức Cha Wilfred Anagbe, Ngigeria đang có nhu cầu khẩn cấp về nước sạch và viện trợ nhân đạo cho các trại dành cho những người di cư trong nội bộ. Nhiều người đã phải bỏ chạy trước các cuộc tấn công của nhón Fulani, một số trại đã được dựng lên trong khu vành đai trung tâm Nigeriaa.
“Khu vực này chủ yếu là nông thôn, và gồm toàn những người không có tiếng nói ở bất cứ nơi đâu. Nếu Giáo Hội không thể gióng lên một tiếng nói cho họ, thì họ gặp rắc rối to. Giáo hội đang nỗ lực kêu lên thay cho họ. .. tình trạng thảm hại này cần phải được lắng nghe. Thế giới nên biết rằng nạn diệt chủng đã bắt đầu xảy ra đối với các bộ tộc chủ yếu là các nhóm dân thiểu số ở vành đai trung tâm và… ở phía bắc” nơi đa số dân theo Hồi Giáo.
Kitô hữu là những người sống mầu nhiệm Phục sinh
Cuối cùng, các Giám mục nói trong tư cách là các vị mục tử họ muốn khuyến khích người dân, linh mục và nam nữ tu sĩ đừng để mất hy vọng. “Chúng ta là những người sống mầu nhiệm Phục sinh, và vì thế chúng ta có hy vọng.”
Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm ad limina, vào sáng thứ Năm 26 tháng Tư, các Giám mục Nigeria đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và báo cáo trực tiếp với ngài về tình trạng của Giáo hội ở Nigeria.
Source: Vatican News Nigerian Bishops say terrorists and mercenaries have infiltrated
Ít nhất 19 người trong đó có hai linh mục đã bị giết khi nhóm cực đoan Hồi Giáo Fulani xả súng vào một nhà thờ tại Ayar Mbalom trong bang Benue, Nigeria.
Phát biểu với Vatican News trong một cuộc phỏng vấn, bốn vị Giám mục thuộc khu vực Vành đai Trung Tâm của Nigeria đã mô tả các cuộc tấn công là “khủng khiếp, dã man và ma quỷ”.
Nói chuyện với Cha Paul Samasumo của Vatican News, với sự có mặt của vị tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria, là Đức Tổng Giám Mục Augustine Akubeze, bốn vị Giám Mục nói rằng các cuộc tấn công vô cớ vào đàn chiên của các ngài, đã khiến các ngài vô cùng lo buồn. Bốn Giám mục thuộc khu vực vành đai trung tâm của Nigeria là các Đức Cha Wilfred Anagbe, của giáo phận Makurdi; Đức Cha Peter Adoboh của giáo phận Katsina-Ala; Đức Cha William Avenya của giáo phận Gboko; và Đức Cha Michael Ekwoy Apochicủa giáo phận Otukpo. Các vị giám mục nhận xét rằng đây là cuộc tấn công lớn thứ hai sau vụ tấn công vào đêm giao thừa khi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani giết 72 người.
Khủng bố quốc tế đã xâm nhập vào hàng ngũ người Fulani
Các Giám mục Nigeria tin rằng những kẻ khủng bố và lính đánh thuê quốc tế đã thâm nhập vào nhóm khủng bố Fulani. Các ngài nêu câu hỏi làm thế nào các cuộc tấn công này có thể tiếp tục xảy ra dưới ánh sáng ban ngày mà các thủ phạm hầu như không bao giờ bị trừng phạt vì các hành động tàn ác của họ.
“Bộ máy chính phủ hoàn toàn bất lực, hành động bất thường hoặc cố ý bất lực và cố tình làm cho tình hình trở nên rối loạn,” Đức Giám Mục Avenya nói thay mặt cho các Giám mục khác hiện diện.
Các Giám mục muốn thế giới chú ý đến những gì đang xảy ra
Các Giám mục nói rằng thế giới cần phải chú ý đến những gì đang xảy ra ở vành đai giữa của Nigeria, nơi những người bị tấn công chủ yếu là các Kitô hữu thiểu số.
“Thế giới không lắng nghe tiếng kêu của chúng tôi. Mọi chuyện đã bắt đầu như đã từng xảy ra ở Rwanda; thế giới giả điếc không nghe thấy gì cả. Như đã từng xảy ra nhiều thập kỷ trước ở Đức, thế giới bị điếc lác. Và đây là những gì đã và đang xảy ra với chúng tôi, và thế giới cần phải biết rằng chúng tôi đang gặp những rắc rối to!” Đức Cha Avenya nói.
Các trại tị nạn cần hỗ trợ nhân đạo
Theo Đức Cha Peter Adoboh và Đức Cha Wilfred Anagbe, Ngigeria đang có nhu cầu khẩn cấp về nước sạch và viện trợ nhân đạo cho các trại dành cho những người di cư trong nội bộ. Nhiều người đã phải bỏ chạy trước các cuộc tấn công của nhón Fulani, một số trại đã được dựng lên trong khu vành đai trung tâm Nigeriaa.
“Khu vực này chủ yếu là nông thôn, và gồm toàn những người không có tiếng nói ở bất cứ nơi đâu. Nếu Giáo Hội không thể gióng lên một tiếng nói cho họ, thì họ gặp rắc rối to. Giáo hội đang nỗ lực kêu lên thay cho họ. .. tình trạng thảm hại này cần phải được lắng nghe. Thế giới nên biết rằng nạn diệt chủng đã bắt đầu xảy ra đối với các bộ tộc chủ yếu là các nhóm dân thiểu số ở vành đai trung tâm và… ở phía bắc” nơi đa số dân theo Hồi Giáo.
Kitô hữu là những người sống mầu nhiệm Phục sinh
Cuối cùng, các Giám mục nói trong tư cách là các vị mục tử họ muốn khuyến khích người dân, linh mục và nam nữ tu sĩ đừng để mất hy vọng. “Chúng ta là những người sống mầu nhiệm Phục sinh, và vì thế chúng ta có hy vọng.”
Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm ad limina, vào sáng thứ Năm 26 tháng Tư, các Giám mục Nigeria đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và báo cáo trực tiếp với ngài về tình trạng của Giáo hội ở Nigeria.
Source: Vatican News Nigerian Bishops say terrorists and mercenaries have infiltrated
Lập trường của Vatican và Italia đã đặt nhà cầm quyền Anh vào một tình trạng nhục nhã trong vụ Alfie Evans
Đặng Tự Do
20:19 26/04/2018
Sự ngang ngược của các tòa án Anh - và một làn sóng chống đối quan điểm của các thẩm phán – đã trình bày trước thế giới một hình ảnh bất khoan dung của đất nước này. Cha Alexander Lucie-Smith, tiến sĩ Thần Học Luân Lý đã nhận xét như trên và nhận định rằng sự dấn thân của chính phủ Ý đối với nhân quyền có lẽ chưa được công nhận một cách xứng đáng.
Dưới đây là bản dịch bài viết của ngài đăng trên tờ Catholic Herald của Anh quốc ngày thứ Năm 26 tháng Tư, 2018 với nhan đề “Italy and the Vatican have put the British authorities to shame over Alfie Evans” - Vatican và Italia đã đặt nhà cầm quyền Anh vào một tình trạng nhục nhã trong vụ Alfie Evans.
Vào năm 2006, chính phủ Ý đã cấp quy chế tị nạn cho một người tên là Abdul Rahman, một công dân Afghanistan, là người đang phải đối mặt với án tử hình ở Afghanistan vì “tội ác” là dám cải đạo sang Công Giáo. Như mọi người đã biết lúc đó Abdul Rahman được cấp một nơi trú ẩn an toàn ở Ý vì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã yêu cầu Thủ tướng Ý, Silvio Berlusconi can thiệp, và ở Ý khi Đức Giáo Hoàng yêu cầu một cái gì đó như thế, chính phủ tuân theo.
Điều đó cũng xảy ra một vài năm sau đó, vào năm 2014, một trường hợp tương tự đã xảy ra. Một phụ nữ Sudan, cô Mariam Yahia Ibrahim Ishag, bị buộc tội bội giáo và đang đối mặt với án tử hình. Cuối cùng, cô cũng được đưa đến một nơi an toàn ở Rôma, trên một máy bay riêng của chính phủ Ý, và cô được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đón. Một lần nữa, chính phủ Ý và Vatican đã làm việc cùng nhau đằng sau hậu trường, để cứu một người khỏi một sự bất công nghiêm trọng. Lần đó, Thủ tướng Ý là Matteo Renzi, một nhân vật có những nét rất khác với Berlusconi, đã ra tận sân bay đón cô Ibrahim.
Điều thú vị cần lưu ý là trường hợp của Abdul Rahman đã được giải quyết với một sự thận trọng và kín đáo lớn hơn nhiều so với vụ Ibrahim. Người ta không biết liệu Abdul Rahman có được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 hay ông Berlusconi tiếp hay không. Vụ này không được báo chí tường thuật rộng rãi trong một cố gắng bảo vệ mạng sống của Abdul Rahman.
Hai trường hợp này và có thể có nhiều trường hợp khác mà chúng tôi không biết mang lại cho chúng ta một số bối cảnh giúp chúng ta hiểu tại sao Alfie Evans được cấp quốc tịch Ý và được một bệnh viện ở Rôma nhận. Về cơ bản, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu chính phủ Ý hành động, và họ đã làm, cũng giống như họ đã từng làm theo các yêu cầu của giáo hoàng trước đó.
Vậy chúng ta có thể kết luận điều gì? Trước hết, Đức Giáo Hoàng chú ý đến, và dấn thân cụ thể cũng như sâu sắc đối với các vấn đề nhân quyền, mà, như chúng ta nên biết, vượt qua ranh giới các quốc gia. Chính phủ Ý cũng vậy.
Điều này dẫn đến một câu hỏi khó khăn và đau khổ. Nếu Đức Giáo Hoàng và chính phủ Ý và những người khác nữa xem trường hợp Alfie Evans theo cách này – nghĩa là coi đó là một trường hợp nhân quyền - thì tại sao chính phủ và tòa án của chúng ta không thể nhìn thấy nó theo cùng một cách như thế? Cha mẹ chỉ yêu cầu được đưa con ra nước ngoài để điều trị; thật là một điều tàn bạo khi cấm họ không được phép làm như vậy. Sự ngang ngược của các tòa án Anh và một làn sóng phản đối rộng lớn quan điểm của các thẩm phán Anh về vấn đề này đã khiến nhiều người nhìn nước Anh như một quốc gia bất khoan dung, không khác gì Sudan và Afghanistan.
Source: Catholic Herald - Italy and the Vatican have put the British authorities to shame over Alfie Evans
Dưới đây là bản dịch bài viết của ngài đăng trên tờ Catholic Herald của Anh quốc ngày thứ Năm 26 tháng Tư, 2018 với nhan đề “Italy and the Vatican have put the British authorities to shame over Alfie Evans” - Vatican và Italia đã đặt nhà cầm quyền Anh vào một tình trạng nhục nhã trong vụ Alfie Evans.
Vào năm 2006, chính phủ Ý đã cấp quy chế tị nạn cho một người tên là Abdul Rahman, một công dân Afghanistan, là người đang phải đối mặt với án tử hình ở Afghanistan vì “tội ác” là dám cải đạo sang Công Giáo. Như mọi người đã biết lúc đó Abdul Rahman được cấp một nơi trú ẩn an toàn ở Ý vì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã yêu cầu Thủ tướng Ý, Silvio Berlusconi can thiệp, và ở Ý khi Đức Giáo Hoàng yêu cầu một cái gì đó như thế, chính phủ tuân theo.
Điều đó cũng xảy ra một vài năm sau đó, vào năm 2014, một trường hợp tương tự đã xảy ra. Một phụ nữ Sudan, cô Mariam Yahia Ibrahim Ishag, bị buộc tội bội giáo và đang đối mặt với án tử hình. Cuối cùng, cô cũng được đưa đến một nơi an toàn ở Rôma, trên một máy bay riêng của chính phủ Ý, và cô được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đón. Một lần nữa, chính phủ Ý và Vatican đã làm việc cùng nhau đằng sau hậu trường, để cứu một người khỏi một sự bất công nghiêm trọng. Lần đó, Thủ tướng Ý là Matteo Renzi, một nhân vật có những nét rất khác với Berlusconi, đã ra tận sân bay đón cô Ibrahim.
Điều thú vị cần lưu ý là trường hợp của Abdul Rahman đã được giải quyết với một sự thận trọng và kín đáo lớn hơn nhiều so với vụ Ibrahim. Người ta không biết liệu Abdul Rahman có được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 hay ông Berlusconi tiếp hay không. Vụ này không được báo chí tường thuật rộng rãi trong một cố gắng bảo vệ mạng sống của Abdul Rahman.
Hai trường hợp này và có thể có nhiều trường hợp khác mà chúng tôi không biết mang lại cho chúng ta một số bối cảnh giúp chúng ta hiểu tại sao Alfie Evans được cấp quốc tịch Ý và được một bệnh viện ở Rôma nhận. Về cơ bản, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu chính phủ Ý hành động, và họ đã làm, cũng giống như họ đã từng làm theo các yêu cầu của giáo hoàng trước đó.
Vậy chúng ta có thể kết luận điều gì? Trước hết, Đức Giáo Hoàng chú ý đến, và dấn thân cụ thể cũng như sâu sắc đối với các vấn đề nhân quyền, mà, như chúng ta nên biết, vượt qua ranh giới các quốc gia. Chính phủ Ý cũng vậy.
Điều này dẫn đến một câu hỏi khó khăn và đau khổ. Nếu Đức Giáo Hoàng và chính phủ Ý và những người khác nữa xem trường hợp Alfie Evans theo cách này – nghĩa là coi đó là một trường hợp nhân quyền - thì tại sao chính phủ và tòa án của chúng ta không thể nhìn thấy nó theo cùng một cách như thế? Cha mẹ chỉ yêu cầu được đưa con ra nước ngoài để điều trị; thật là một điều tàn bạo khi cấm họ không được phép làm như vậy. Sự ngang ngược của các tòa án Anh và một làn sóng phản đối rộng lớn quan điểm của các thẩm phán Anh về vấn đề này đã khiến nhiều người nhìn nước Anh như một quốc gia bất khoan dung, không khác gì Sudan và Afghanistan.
Source: Catholic Herald - Italy and the Vatican have put the British authorities to shame over Alfie Evans
Biểu tình lan rộng trên thế giới để bày tỏ bất bình trước các phán quyết của tòa án Anh trong vụ Alfie Evans
Đặng Tự Do
20:42 26/04/2018
Hàng trăm người ủng hộ Alfie Evans đã tham gia vào một cuộc biểu tình và thắp nến cầu nguyện bên ngoài Lãnh sự quán Anh tại Krakow, Ba Lan tối thứ Năm 26 tháng Tư. Cuộc biểu tình đã xảy ra sau khi tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda, tuyên bố Alfie Evans “phải được cứu”.
Tại Belfast, Ái Nhĩ Lan, nhiều cuộc biểu tình cũng đã diễn ra tại Dublin.
Trước đó, cha mẹ cháu bé 23 tháng tuổi đã thất bại trong kháng cáo mới nhất của họ để đưa đứa con trai bị bệnh nan y của họ sang Ý để điều trị.
Một số người biểu tình đã vẽ nguệch ngoạc các khẩu hiệu bên ngoài tòa nhà bằng cả tiếng Ba Lan và tiếng Anh như “Xin Chúa cứu Alfie Evans”, “Alfie, chúng tôi cầu nguyện cho cháu” và “Nước Đại Anh (Great Britain), sẽ không bao giờ vĩ đại nữa”.
Một phụ nữ, bà Aneta Polit, nói: “Tôi vô cùng buồn bã khi biết rằng một đứa trẻ nhỏ, ngây thơ đã bị kết án tử hình một cách khủng khiếp bởi một thẩm phán Anh.”
Một người đàn ông nói: “Tôi ngạc nhiên trước các bác sĩ này. Họ là những người được kêu gọi để cứu mạng người ta, lại đồng ý với nhau làm một chuyện như thế. Là một giáo viên lịch sử, tôi nghĩ ngay lập tức đến trại tử thần Auschwitz Birkenau, nơi mọi người bị kết án tử hình phải chết vì đói khát chỉ vì họ bị bệnh hoặc bọn quốc xã coi họ là 'không cần thiết nữa'”.
Một phụ nữ khác nói:
“Tôi cảm thấy rất buồn cho cha mẹ của đứa trẻ này. Họ phải trải qua một sự tra tấn kinh hoàng”
Source: The Daily Mail UK Hundreds of supporters of Alfie Evans protest outside British Embassy in Poland in vigil after the country's President joined calls for the boy's treatment to continue
Tại Belfast, Ái Nhĩ Lan, nhiều cuộc biểu tình cũng đã diễn ra tại Dublin.
Trước đó, cha mẹ cháu bé 23 tháng tuổi đã thất bại trong kháng cáo mới nhất của họ để đưa đứa con trai bị bệnh nan y của họ sang Ý để điều trị.
Một số người biểu tình đã vẽ nguệch ngoạc các khẩu hiệu bên ngoài tòa nhà bằng cả tiếng Ba Lan và tiếng Anh như “Xin Chúa cứu Alfie Evans”, “Alfie, chúng tôi cầu nguyện cho cháu” và “Nước Đại Anh (Great Britain), sẽ không bao giờ vĩ đại nữa”.
Một phụ nữ, bà Aneta Polit, nói: “Tôi vô cùng buồn bã khi biết rằng một đứa trẻ nhỏ, ngây thơ đã bị kết án tử hình một cách khủng khiếp bởi một thẩm phán Anh.”
Một người đàn ông nói: “Tôi ngạc nhiên trước các bác sĩ này. Họ là những người được kêu gọi để cứu mạng người ta, lại đồng ý với nhau làm một chuyện như thế. Là một giáo viên lịch sử, tôi nghĩ ngay lập tức đến trại tử thần Auschwitz Birkenau, nơi mọi người bị kết án tử hình phải chết vì đói khát chỉ vì họ bị bệnh hoặc bọn quốc xã coi họ là 'không cần thiết nữa'”.
Một phụ nữ khác nói:
“Tôi cảm thấy rất buồn cho cha mẹ của đứa trẻ này. Họ phải trải qua một sự tra tấn kinh hoàng”
Source: The Daily Mail UK Hundreds of supporters of Alfie Evans protest outside British Embassy in Poland in vigil after the country's President joined calls for the boy's treatment to continue
Top Stories
Appointment of bishop of Thanh Hóa, Vietnam
J.B. An Dang
05:07 26/04/2018
On April 25, 2018 Pope Francis appointed Rev. Joseph Nguyễn Đức Cường bishop of Thanh Hóa, Vietnam.
The new prelate was born on October 14, 1953 in Quảng Trường Village of Quảng Xương Disctrict, in the diocese of Thanh Hóa.
He was the second child in a family of 10 children, 5 boys and 5 girls.
He attended the Simon Hòa minor seminary and the major seminary of Đà Lạt. He then continued his studies at the Pontifical Saint Pius X College in Đà Lạt before completing his priestly formation at the Saint Joseph major seminary in Sàigòn.
He was ordained a priest on 27 June 1992, for the diocese of Da Lat.
In 2012, he held a leadership course at the East Asian Pastoral Institute in Manila, Philippines.
Since priestly ordination, he has held the following positions in the diocese of Đà Lạt: vicar of the parish of Tân Thành, Bảo Lộc (1992-2001); vicar of the parish of Tân Bùi, Bảo Lộc (2001-2005); parish priest of Tân Bùi, Bảo Lộc (2005-2015); and parish priest and dean of Madagui Deanery (since 2015), Judicial Vicar of the Marriage Tribunal (2010 – 2017), and Vice Rector of Minh Hòa seminary.
Beyond the border of Đà Lạt, he has also held the following positions: Vice Director of Eparchial Catechetical commission of the ecclesiastical province of Sàigòn (2005 – 2014) before heading the commission since 2014, and, and being appointed Vice Chairman of Committee on Catechism of the Vietnamese Episcopal Conference on the same year.
The new prelate was born on October 14, 1953 in Quảng Trường Village of Quảng Xương Disctrict, in the diocese of Thanh Hóa.
He was the second child in a family of 10 children, 5 boys and 5 girls.
He attended the Simon Hòa minor seminary and the major seminary of Đà Lạt. He then continued his studies at the Pontifical Saint Pius X College in Đà Lạt before completing his priestly formation at the Saint Joseph major seminary in Sàigòn.
He was ordained a priest on 27 June 1992, for the diocese of Da Lat.
In 2012, he held a leadership course at the East Asian Pastoral Institute in Manila, Philippines.
Since priestly ordination, he has held the following positions in the diocese of Đà Lạt: vicar of the parish of Tân Thành, Bảo Lộc (1992-2001); vicar of the parish of Tân Bùi, Bảo Lộc (2001-2005); parish priest of Tân Bùi, Bảo Lộc (2005-2015); and parish priest and dean of Madagui Deanery (since 2015), Judicial Vicar of the Marriage Tribunal (2010 – 2017), and Vice Rector of Minh Hòa seminary.
Beyond the border of Đà Lạt, he has also held the following positions: Vice Director of Eparchial Catechetical commission of the ecclesiastical province of Sàigòn (2005 – 2014) before heading the commission since 2014, and, and being appointed Vice Chairman of Committee on Catechism of the Vietnamese Episcopal Conference on the same year.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ kêu gọi đưa Việt Nam vào danh sách CPC
Đặng Tự Do
07:44 26/04/2018
Hôm thứ Tư 25 tháng 4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố Báo cáo Thường niên 2018 của mình, ghi lại những vi phạm về tự do tôn giáo và tiến bộ ở 28 quốc gia trong năm dương lịch 2017 và đưa ra đề xuất cho chính phủ Hoa Kỳ.
“Đáng buồn thay, các điều kiện về tự do tôn giáo đã xấu đi ở nhiều quốc gia trong năm 2017, thường là do sự gia tăng chủ nghĩa độc tài hay dưới chiêu bài chống khủng bố”, Chủ tịch USCIRF Daniel Mark cho biết như trên.
“Tuy nhiên, cũng có những lý do cho sự lạc quan sau 20 năm thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế. Tầm quan trọng của quyền cơ bản này được đánh giá cao hơn bao giờ hết, và ít có những vi phạm nghiêm trọng có khả năng bị bỏ qua.”
Một thành phần chính trong báo cáo này là khuyến nghị của USCIRF về các quốc gia được chỉ định là “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” hoặc CPC theo Đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế (IRFA). Danh sách CPC là danh sách các quốc gia nơi chính phủ dự phần vào các vi phạm về tự do tôn giáo với 3 đặc điểm là nghiêm trọng, kéo dài, và có hệ thống.
Trong báo cáo năm 2018, USCIRF đề xuất 16 quốc gia trong danh sách CPC: 10 quốc gia trong danh sách này đã được Bộ Ngoại giao đưa vào danh sách CPC vào tháng 12 năm 2017. Đó là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Xê Út, Sudan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan — và sáu quốc gia khác USCIRF khuyến cáo đưa thêm vào danh sách CPC là Cộng hòa Trung Phi, Nigeria, Pakistan, Nga, Syria và Việt Nam.
Báo cáo của USCIRF cũng bao gồm danh mục thứ hai dành cho các quốc gia mà tình trạng vi phạm tự do tôn giáo bao gồm 2 trong 3 đặc điểm (nghiêm trọng, kéo dài, và có tính hệ thống).
Trong báo cáo năm 2018, USCIRF nêu ra 12 quốc gia là: Afghanistan, Azerbaijan, Bahrain, Cuba, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Lào, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Source: USCIRF - USCIRF Releases 2018 Annual Report, Recommends 16 Countries be Designated “Countries of Particular Concern”
“Đáng buồn thay, các điều kiện về tự do tôn giáo đã xấu đi ở nhiều quốc gia trong năm 2017, thường là do sự gia tăng chủ nghĩa độc tài hay dưới chiêu bài chống khủng bố”, Chủ tịch USCIRF Daniel Mark cho biết như trên.
“Tuy nhiên, cũng có những lý do cho sự lạc quan sau 20 năm thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế. Tầm quan trọng của quyền cơ bản này được đánh giá cao hơn bao giờ hết, và ít có những vi phạm nghiêm trọng có khả năng bị bỏ qua.”
Một thành phần chính trong báo cáo này là khuyến nghị của USCIRF về các quốc gia được chỉ định là “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” hoặc CPC theo Đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế (IRFA). Danh sách CPC là danh sách các quốc gia nơi chính phủ dự phần vào các vi phạm về tự do tôn giáo với 3 đặc điểm là nghiêm trọng, kéo dài, và có hệ thống.
Trong báo cáo năm 2018, USCIRF đề xuất 16 quốc gia trong danh sách CPC: 10 quốc gia trong danh sách này đã được Bộ Ngoại giao đưa vào danh sách CPC vào tháng 12 năm 2017. Đó là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Xê Út, Sudan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan — và sáu quốc gia khác USCIRF khuyến cáo đưa thêm vào danh sách CPC là Cộng hòa Trung Phi, Nigeria, Pakistan, Nga, Syria và Việt Nam.
Báo cáo của USCIRF cũng bao gồm danh mục thứ hai dành cho các quốc gia mà tình trạng vi phạm tự do tôn giáo bao gồm 2 trong 3 đặc điểm (nghiêm trọng, kéo dài, và có tính hệ thống).
Trong báo cáo năm 2018, USCIRF nêu ra 12 quốc gia là: Afghanistan, Azerbaijan, Bahrain, Cuba, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Lào, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Source: USCIRF - USCIRF Releases 2018 Annual Report, Recommends 16 Countries be Designated “Countries of Particular Concern”
Cứu Dân Không Lo Chỉ Biết Thương Vay Khóc Mướn
Phạm Trần
08:41 26/04/2018
Thời sự Việt Nam vào thời điểm kỷ niệm 43 năm Cộng sản cai trị cả nước (30/04/1975-30/04/2018) cho thấy Hà Nội đã phải trả giá qúa đắt để được an phận nước nhỏ với Trung Hoa. Chén thuốc đắng này còn được lính Tầu tiếp sức bằng các vụ tấn công và cướp của ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông trong hai tháng 3 và 4 năm nay (2018).
Nhưng đảng và nhà nước CSVN lại chưa bao giờ dám phản ứng mạnh với Trung Quốc để bảo vệ mạng sống ngư dân. Ngược lại đã có những người vẫn hành động và viết lời ngụp lặn trong ao tù Cộng sản chủ nghĩa để quên đi chủ quyền biển đảo và trách nhiệm với dân.
Trước hết hãy theo chân các tin từ Việt Nam để biết những khốn khó mới xẩy ra cho ngư dân:
-Vụ thứ nhất xẩy ra ngày 18.3 khi tầu cá mang số hiệu QNa 90822, do anh Nguyễn Tuấn Sơn (ngụ tại xã Tam Quan, huyện Núi Thành) làm chủ tàu, khi đang hành nghề lưới cản ở tọa độ 16 độ vĩ bắc và 111 độ kinh đông thì bị tàu sắt vỏ sơn màu trắng bao vây. Khoảng 15 phút sau, 1 ca nô khác chở theo nhóm người mang súng áp sát mạn tàu. Ngay sau đó, nhóm 6 người đã nhảy lên tàu anh Sơn dùng súng khống chế ngư dân và có hành động cắt phá lưới cụ và lấy đi 2 bình ắc quy.”
-Vụ thứ hai ghi lại với 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi gây thiệt hại nặng về tài sản. Sự việc xảy ra ngày 22.3, tàu cá QNg 90440 TS và QNg 90045 TS của ngư dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) khi đang núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu sơn trắng số hiệu 46016 và 45103 tấn công đâm va, gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng
-Vụ thứ ba chẳng may đã đến với tầu QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đầu tháng 4-2018, tàu của ông chở tất cả 6 ngư dân ra khơi đánh bắt, đến sáng 20-4, khi tàu đang đánh bắt ở vùng biển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 7 hải lý về phía Đông Đông Nam thì bất ngờ xuất hiện 2 tầu Trung Quốc màu trắng mang số hiệu 45103 và 46001 cao khoảng 7 m, dài khoảng 50 m rượt đuổi. "Sau nhiều giờ truy đuổi, họ liên tục đâm va, kẹp hai bên khiến mạn tàu bị vỡ. Khi tàu bị chết máy, có 5 người mang súng từ tàu Trung Quốc nhảy lên tàu chúng tôi, dồn tất cả mọi người về mui tàu yêu cầu ký biên bản, lăn dấu tay. Sau khoảng 1 giờ, họ bỏ đi… Lúc này tàu cá chúng tôi cũng bắt đầu chìm dần".
- Ngoài tàu cá của ông Ngọt bị 2 tàu Trung Quốc tông chìm, ngư dân Trần Năm (ở xã Bình Châu) thông qua Icom từ Hoàng Sa điện về cho biết tàu QNg 90046 TS do ông làm chủ kiêm thuyền trưởng cũng bị tàu nước ngoài cướp sạch tài sản khi đang hành nghề ở Hoàng Sa ngày 20.4.
Tin từ Việt Nam cũng cho biết:”Xã Bình Châu có trên 400 tàu cá, trong đó có 200 tàu thường xuyên hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Từ đầu tháng 3 đến nay đã có 10 phương tiện ở địa phương này bị tàu nước ngoài tông va, đập phá, cướp tài sản, làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.”
PHẢN ỨNG
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nói với báo chí là ông “mong muốn Nhà nước có giải pháp để bà con an tâm đánh bắt, vừa nuôi sống gia đình cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.”
ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội Nghề cá VN cũng chi biết nói:” Trung ương Hội Nghề cá VN phản đối và lên án tất cả hành vi sử dụng bạo lực chèn ép, tấn công ngư dân”. (Theo báo Thanh Niên, ngày 22/04/2018)
Ông cũng cho biết Hội Nghề cá VN đã gửi văn bản tới Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ NN-PTNT kiến nghị lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư dân.
Ông nói:“Sau vụ việc tàu cá bị đâm chìm ở Hoàng Sa, chúng tôi tiếp tục kiến nghị lực lượng chức năng phải có phương án, biện pháp bảo vệ ngư dân ngay trong khi họ đang lao động sản xuất trên biển chứ không chỉ là hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra”.
Bà Phạm Thị Búp, vợ chủ tàu Nguyễn Tấn Ngọt bị nạn hôm 20/4/2018, nghẹn ngào kể với báo chí: “Năm 2015, gia đình bà đóng con tàu hết 1,5 tỉ đồng. Bao nhiêu tiền tích cóp vay mượn dồn hết vào cơ nghiệp làm biển, chưa trả hết nợ thì bị tông chìm. May mắn được bạn tàu cùng làng cứu vớt nhưng gia đình phải đối diện với thảm cảnh trắng tay.”
Bài báo viết tiếp:”Đau thương, mất mát, khiến người phụ nữ làng biển chỉ còn biết thắp nhang khấn vái ông trời. Bà Búp khóc nức nở nói: Ngày đêm cứ chạy ra, chạy vô, rồi đốt nhang vái trời đất phù hộ chứ không biết làm sao. Bây giờ gia đình tôi biết làm gì ăn đây? Đi vá lưới cho người ta ngày cũng chỉ có một trăm nghìn làm sao cho cả nhà vừa ăn uống, vừa trả nợ.”
NHÀ NƯỚC Ở ĐÂU ?
Tất cả những vụ tầu cá Việt Nam bị lính Tầu đàn áp, đánh đập, bắn phá, thuyền bị đâm chìm, phóng lửa, tài sản bị cướp nếu kể ra thì nhiều vô kể, chỉ tính từ năm 2007 là thời đỉnh điểm của chiến dịch Trung Hoa hoành hành và lấn áp biển đảo Việt Nam.
Nếu phải kể thêm những phản ứng vô vọng của các Hội nghề cá địa phương, Trung ương và của các gia đình nạn nhân thì cũng chất lên thành núi, tương đương như thái độ nhu nhược và bất lực của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam trước các hành động ngang ngược và dã man của lực lượng Hải giám Trung Hoa đối với ngư dân Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều năm qua.
Đáng quan tâm là hai lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam chưa bao giờ dám đương đầu với lính Tầu ở những vùng ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, mọi yêu cầu của Hội nghề cá, chẳng qua cũng chỉ đổ nước đầu vịt, không đem lại bất cứ kết qủa nào.
Vì vậy, sau các vụ ngư dân bị tấn công trong hai tháng 3 và tháng 4 năm nay (2018), nhiều người dân đã không giấu được nỗi bất bình và cảm xúc cực độ khi họ phản ảnh trên báo Thanh Niên ngày 22/04/2018 như sau:
Người ký tên Hoa Thủy (TP Hồ Chí Minh) viết:”Hỡi hồn thiêng dân tộc! Có nghe tiếng kêu của các ngư dân Việt?! Hãy giúp họ mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Hỡi những người Việt có lương tâm, hỡi những người dân thế giới yêu hòa bình và công lý! Hãy chung tay giúp đỡ ngư dân Việt đang bị chèn ép, phá hoại ngay chính ngư trường truyền thống của mình.”
Thông Trần (Bình Thuận) hỏi:”Bộ ngoại giao sao không lên tiếng?”. Một người tên Thuận (Tp Hồ Chí Minh) hỏi:” Cảnh sát biển đâu?
Cũng có người như Nguyễn Đình Đạt hỏi từ Tp Hồ Chí Minh:”Cảnh sát biển Việt Nam ở đâu?? mua sắm trang thiết bị hiên đai sao cứ để nó ức hiếp dân hoài vây, nghe tức chết và thương cho dân mình quá.”
Người ký tên Dân Bình (Hà Nội) cũng thắc mắc:”Ngư dân của chúng ta thật dũng cảm, vừa ra khơi kiếm sống vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng sao không có bóng dáng tàu hải quân, cảnh sát biển ở đó?”
Đến phiên Trần Thu hỏi từ Tp Hồ Chí Minh:”Tại sao mình làm ăn trên biển của mình lại bị trung quốc nó hại ngư dân chúng ta. Vậy cảnh sát biển đâu kiểm ngư đâu. Buồn thật.”
Độc giả Đinh Tuấn Minh gửi từ Hà Nội:” Lực lượng chấp pháp Việt Nam nên hiện diện nhiều hơn tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ ngự dân Việt Nam. Không thể để tàu Trung Quốc phá hoại tàu ngư dân chúng ta liên tục kiểu này được.”
Vậy những thắc mắc của dân về hai Lực lượng kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam đã được nhà nước CSVN trả lời ra sao ?
Như từ bao nhiêu năm qua, hai lực lượng này không dám trả lời dân vì mọi quyết định phải đến từ Bộ Quốc phòng và Bộ Chính trị. Chừng nào hai cơ quan “đấu sỏ” này chưa hé răng mở mồm thì mọi cấp phải ngậm miệng như hến. Y hệt như Bộ Ngoại giao đã “im lặng là vàng” trong nhiều năm trước các câu hỏi về ngư dân bị lính Tầu tấn công, cướp của ở Biển Đông.
Như thế thì hỏi làm gì cho phí lời ?
Ngay cả việc hàng năm Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông, như năm nay (2018) trong thời hạn “từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 trong biển Đông, vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến - Quảng Đông, kể cả vịnh Bắc Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam” cũng không có phản ứng tích cực từ phía Việt Nam.
Chỉ thấy có thông tin chiếu lệ:”Hội nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị"
Cũng nói cho có chuyện phải nói, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố với báo chí ngày 24/04/2018:”Việc Trung Quốc gần đây tiến hành một số hoạt động như: tàu “You Lian Tuo 9” tiến hành thi công dưới nước; tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 6 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như việc Trung Quốc cho cài đặt các thiết bị tác chiến điện tử mới gây nhiễu sóng trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo này; trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); gây phức tạp tình hình và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.”
“Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nói trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có hoạt động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực”.
Đáng chú ý là lời tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đã được đặt lên tin hàng đầu trong khi bà ta lại không dám hé răng bình luận về vụ
tầu cá QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị hai tầu Trung Quốc đâm chìm ngày 20/04/2018 ở Hoàng Sa.
THƯƠNG VAY KHÓC MƯỚN
Cũng “rởm tặc” không kém là khi 6 ngư dân của con thuyền bạc mệnh QNg 90332 được tầu bạn cứu đưa về đất liền Quảng Ngãi ngày 23/04/2018 thì cũng đúng ngày này tại Hà Nội, trước tượng đài Lenin đã diễn ra hài kịch thương vay khóc mướn kỷ niệm 148 năm ngày sinh Lãnh tụ Cộng sản Vladimir Lenin (22/4/1870 - 22/4/2018).
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đàng CSVN viết:”Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của TP. Hà Nội do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu, đã đến tượng đài Lê-nin tại Công viên Lê-nin (Hà Nội), đặt hoa tưởng niệm Lê-nin, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
Trước tượng đài V.I Lê-nin, các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I Lê-nin đối với sự nghiệp cách mạng thế giới và nguyện cùng nhau kiên định thực hiện lý tưởng và con đường cách mạng vô sản, Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng vô sản.” (báo Nhân Dân, ngày 23/04/2018)
Nên biết tượng Lenin đã bị nhân dân Nga phá đổ và chế nhạo ở Mạc Tư Khoa trong cuộc cách mạng nhân dân năm 1991, kết thúc chế độ độc tài khát máu Cộng sản 70 năm ở nước này.
Thế mà ngày nay, đầu Thế kỷ 21, Lenin vẫn được tôn thờ ở Việt Nam bời những đảng viên Cộng sản giáo điều, bảo thủ lạc hậu.
Đối với lãnh đạo Việt Nam, những gì Lenin nói và được ông Hồ Chí Minh làm theo cũng đều là khuôn vàng thước ngọc phải bảo vệ và tuân hành. Nhưng, cũng rất ngạc nhiên, không thấy ai lý giải xem liệu hai chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của hàng ngũ cán bộ đảng viên bây giờ có bắt nguồn từ tư tưởng Lenin không ?
Riêng trong lĩnh vực tham nhũng, căn bệnh trầm kha khi nào cũng “vẫn còn nghiêm trọng” ở Việt Nam có được học thuyết Lenin bày vẽ cho cách phải chống ra sao không ?
Một bài viết trong Tạp chí Tuyên giáo cho thấy điều đó đã được noi theo:”Những chỉ dẫn của Lênin về nguồn gốc, bản chất, tính chất và sự nguy hại của tệ quan liêu, tham nhũng cũng như sự cần thiết phải đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng đã được vận dụng sáng tạo và giải quyết phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong các nghị quyết của Đảng cũng như trong quá trình chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng ta nhận thức rõ: chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nhất là, không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm… đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và chế độ.”
(Tiến sỹ Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Tuyên giáo, 22/04/2018)
Đã tìm ra những nguyện nhân như thế mà tại sao tham nhũng vẫn sống nhăn khắp làng khắp xóm ở Việt Nam ?
Liệu đảng có trả lời được không, hay cần phải nghe Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương phát biểu trên báo Tuổi Trẻ để thấy đảng còn gian nan lắm mới tìm được lối thoát.
Ông nói:”Xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng?” (Tuổi Trẻ Online, ngày 22/04/2018)
Câu nói rất thật này của Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương có giúp Nhà nước tìm ra nguồn gốc của tham nhũng không, hay các cấp cần phải xếp hàng vái Lenin nhiều năm nữa may ra mới thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm ? -/-
Phạm Trần
(04/018)
Nhưng đảng và nhà nước CSVN lại chưa bao giờ dám phản ứng mạnh với Trung Quốc để bảo vệ mạng sống ngư dân. Ngược lại đã có những người vẫn hành động và viết lời ngụp lặn trong ao tù Cộng sản chủ nghĩa để quên đi chủ quyền biển đảo và trách nhiệm với dân.
Trước hết hãy theo chân các tin từ Việt Nam để biết những khốn khó mới xẩy ra cho ngư dân:
-Vụ thứ nhất xẩy ra ngày 18.3 khi tầu cá mang số hiệu QNa 90822, do anh Nguyễn Tuấn Sơn (ngụ tại xã Tam Quan, huyện Núi Thành) làm chủ tàu, khi đang hành nghề lưới cản ở tọa độ 16 độ vĩ bắc và 111 độ kinh đông thì bị tàu sắt vỏ sơn màu trắng bao vây. Khoảng 15 phút sau, 1 ca nô khác chở theo nhóm người mang súng áp sát mạn tàu. Ngay sau đó, nhóm 6 người đã nhảy lên tàu anh Sơn dùng súng khống chế ngư dân và có hành động cắt phá lưới cụ và lấy đi 2 bình ắc quy.”
-Vụ thứ hai ghi lại với 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi gây thiệt hại nặng về tài sản. Sự việc xảy ra ngày 22.3, tàu cá QNg 90440 TS và QNg 90045 TS của ngư dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) khi đang núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu sơn trắng số hiệu 46016 và 45103 tấn công đâm va, gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng
-Vụ thứ ba chẳng may đã đến với tầu QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đầu tháng 4-2018, tàu của ông chở tất cả 6 ngư dân ra khơi đánh bắt, đến sáng 20-4, khi tàu đang đánh bắt ở vùng biển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 7 hải lý về phía Đông Đông Nam thì bất ngờ xuất hiện 2 tầu Trung Quốc màu trắng mang số hiệu 45103 và 46001 cao khoảng 7 m, dài khoảng 50 m rượt đuổi. "Sau nhiều giờ truy đuổi, họ liên tục đâm va, kẹp hai bên khiến mạn tàu bị vỡ. Khi tàu bị chết máy, có 5 người mang súng từ tàu Trung Quốc nhảy lên tàu chúng tôi, dồn tất cả mọi người về mui tàu yêu cầu ký biên bản, lăn dấu tay. Sau khoảng 1 giờ, họ bỏ đi… Lúc này tàu cá chúng tôi cũng bắt đầu chìm dần".
- Ngoài tàu cá của ông Ngọt bị 2 tàu Trung Quốc tông chìm, ngư dân Trần Năm (ở xã Bình Châu) thông qua Icom từ Hoàng Sa điện về cho biết tàu QNg 90046 TS do ông làm chủ kiêm thuyền trưởng cũng bị tàu nước ngoài cướp sạch tài sản khi đang hành nghề ở Hoàng Sa ngày 20.4.
Tin từ Việt Nam cũng cho biết:”Xã Bình Châu có trên 400 tàu cá, trong đó có 200 tàu thường xuyên hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Từ đầu tháng 3 đến nay đã có 10 phương tiện ở địa phương này bị tàu nước ngoài tông va, đập phá, cướp tài sản, làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.”
PHẢN ỨNG
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nói với báo chí là ông “mong muốn Nhà nước có giải pháp để bà con an tâm đánh bắt, vừa nuôi sống gia đình cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.”
ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội Nghề cá VN cũng chi biết nói:” Trung ương Hội Nghề cá VN phản đối và lên án tất cả hành vi sử dụng bạo lực chèn ép, tấn công ngư dân”. (Theo báo Thanh Niên, ngày 22/04/2018)
Ông cũng cho biết Hội Nghề cá VN đã gửi văn bản tới Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ NN-PTNT kiến nghị lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư dân.
Ông nói:“Sau vụ việc tàu cá bị đâm chìm ở Hoàng Sa, chúng tôi tiếp tục kiến nghị lực lượng chức năng phải có phương án, biện pháp bảo vệ ngư dân ngay trong khi họ đang lao động sản xuất trên biển chứ không chỉ là hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra”.
Bà Phạm Thị Búp, vợ chủ tàu Nguyễn Tấn Ngọt bị nạn hôm 20/4/2018, nghẹn ngào kể với báo chí: “Năm 2015, gia đình bà đóng con tàu hết 1,5 tỉ đồng. Bao nhiêu tiền tích cóp vay mượn dồn hết vào cơ nghiệp làm biển, chưa trả hết nợ thì bị tông chìm. May mắn được bạn tàu cùng làng cứu vớt nhưng gia đình phải đối diện với thảm cảnh trắng tay.”
Bài báo viết tiếp:”Đau thương, mất mát, khiến người phụ nữ làng biển chỉ còn biết thắp nhang khấn vái ông trời. Bà Búp khóc nức nở nói: Ngày đêm cứ chạy ra, chạy vô, rồi đốt nhang vái trời đất phù hộ chứ không biết làm sao. Bây giờ gia đình tôi biết làm gì ăn đây? Đi vá lưới cho người ta ngày cũng chỉ có một trăm nghìn làm sao cho cả nhà vừa ăn uống, vừa trả nợ.”
NHÀ NƯỚC Ở ĐÂU ?
Tất cả những vụ tầu cá Việt Nam bị lính Tầu đàn áp, đánh đập, bắn phá, thuyền bị đâm chìm, phóng lửa, tài sản bị cướp nếu kể ra thì nhiều vô kể, chỉ tính từ năm 2007 là thời đỉnh điểm của chiến dịch Trung Hoa hoành hành và lấn áp biển đảo Việt Nam.
Nếu phải kể thêm những phản ứng vô vọng của các Hội nghề cá địa phương, Trung ương và của các gia đình nạn nhân thì cũng chất lên thành núi, tương đương như thái độ nhu nhược và bất lực của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam trước các hành động ngang ngược và dã man của lực lượng Hải giám Trung Hoa đối với ngư dân Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều năm qua.
Đáng quan tâm là hai lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam chưa bao giờ dám đương đầu với lính Tầu ở những vùng ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, mọi yêu cầu của Hội nghề cá, chẳng qua cũng chỉ đổ nước đầu vịt, không đem lại bất cứ kết qủa nào.
Vì vậy, sau các vụ ngư dân bị tấn công trong hai tháng 3 và tháng 4 năm nay (2018), nhiều người dân đã không giấu được nỗi bất bình và cảm xúc cực độ khi họ phản ảnh trên báo Thanh Niên ngày 22/04/2018 như sau:
Người ký tên Hoa Thủy (TP Hồ Chí Minh) viết:”Hỡi hồn thiêng dân tộc! Có nghe tiếng kêu của các ngư dân Việt?! Hãy giúp họ mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Hỡi những người Việt có lương tâm, hỡi những người dân thế giới yêu hòa bình và công lý! Hãy chung tay giúp đỡ ngư dân Việt đang bị chèn ép, phá hoại ngay chính ngư trường truyền thống của mình.”
Thông Trần (Bình Thuận) hỏi:”Bộ ngoại giao sao không lên tiếng?”. Một người tên Thuận (Tp Hồ Chí Minh) hỏi:” Cảnh sát biển đâu?
Cũng có người như Nguyễn Đình Đạt hỏi từ Tp Hồ Chí Minh:”Cảnh sát biển Việt Nam ở đâu?? mua sắm trang thiết bị hiên đai sao cứ để nó ức hiếp dân hoài vây, nghe tức chết và thương cho dân mình quá.”
Người ký tên Dân Bình (Hà Nội) cũng thắc mắc:”Ngư dân của chúng ta thật dũng cảm, vừa ra khơi kiếm sống vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng sao không có bóng dáng tàu hải quân, cảnh sát biển ở đó?”
Đến phiên Trần Thu hỏi từ Tp Hồ Chí Minh:”Tại sao mình làm ăn trên biển của mình lại bị trung quốc nó hại ngư dân chúng ta. Vậy cảnh sát biển đâu kiểm ngư đâu. Buồn thật.”
Độc giả Đinh Tuấn Minh gửi từ Hà Nội:” Lực lượng chấp pháp Việt Nam nên hiện diện nhiều hơn tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ ngự dân Việt Nam. Không thể để tàu Trung Quốc phá hoại tàu ngư dân chúng ta liên tục kiểu này được.”
Vậy những thắc mắc của dân về hai Lực lượng kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam đã được nhà nước CSVN trả lời ra sao ?
Như từ bao nhiêu năm qua, hai lực lượng này không dám trả lời dân vì mọi quyết định phải đến từ Bộ Quốc phòng và Bộ Chính trị. Chừng nào hai cơ quan “đấu sỏ” này chưa hé răng mở mồm thì mọi cấp phải ngậm miệng như hến. Y hệt như Bộ Ngoại giao đã “im lặng là vàng” trong nhiều năm trước các câu hỏi về ngư dân bị lính Tầu tấn công, cướp của ở Biển Đông.
Như thế thì hỏi làm gì cho phí lời ?
Ngay cả việc hàng năm Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông, như năm nay (2018) trong thời hạn “từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 trong biển Đông, vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến - Quảng Đông, kể cả vịnh Bắc Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam” cũng không có phản ứng tích cực từ phía Việt Nam.
Chỉ thấy có thông tin chiếu lệ:”Hội nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị"
Cũng nói cho có chuyện phải nói, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố với báo chí ngày 24/04/2018:”Việc Trung Quốc gần đây tiến hành một số hoạt động như: tàu “You Lian Tuo 9” tiến hành thi công dưới nước; tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 6 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như việc Trung Quốc cho cài đặt các thiết bị tác chiến điện tử mới gây nhiễu sóng trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo này; trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); gây phức tạp tình hình và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.”
“Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nói trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có hoạt động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực”.
Đáng chú ý là lời tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đã được đặt lên tin hàng đầu trong khi bà ta lại không dám hé răng bình luận về vụ
tầu cá QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị hai tầu Trung Quốc đâm chìm ngày 20/04/2018 ở Hoàng Sa.
THƯƠNG VAY KHÓC MƯỚN
Cũng “rởm tặc” không kém là khi 6 ngư dân của con thuyền bạc mệnh QNg 90332 được tầu bạn cứu đưa về đất liền Quảng Ngãi ngày 23/04/2018 thì cũng đúng ngày này tại Hà Nội, trước tượng đài Lenin đã diễn ra hài kịch thương vay khóc mướn kỷ niệm 148 năm ngày sinh Lãnh tụ Cộng sản Vladimir Lenin (22/4/1870 - 22/4/2018).
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đàng CSVN viết:”Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của TP. Hà Nội do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu, đã đến tượng đài Lê-nin tại Công viên Lê-nin (Hà Nội), đặt hoa tưởng niệm Lê-nin, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
Trước tượng đài V.I Lê-nin, các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I Lê-nin đối với sự nghiệp cách mạng thế giới và nguyện cùng nhau kiên định thực hiện lý tưởng và con đường cách mạng vô sản, Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng vô sản.” (báo Nhân Dân, ngày 23/04/2018)
Nên biết tượng Lenin đã bị nhân dân Nga phá đổ và chế nhạo ở Mạc Tư Khoa trong cuộc cách mạng nhân dân năm 1991, kết thúc chế độ độc tài khát máu Cộng sản 70 năm ở nước này.
Thế mà ngày nay, đầu Thế kỷ 21, Lenin vẫn được tôn thờ ở Việt Nam bời những đảng viên Cộng sản giáo điều, bảo thủ lạc hậu.
Đối với lãnh đạo Việt Nam, những gì Lenin nói và được ông Hồ Chí Minh làm theo cũng đều là khuôn vàng thước ngọc phải bảo vệ và tuân hành. Nhưng, cũng rất ngạc nhiên, không thấy ai lý giải xem liệu hai chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của hàng ngũ cán bộ đảng viên bây giờ có bắt nguồn từ tư tưởng Lenin không ?
Riêng trong lĩnh vực tham nhũng, căn bệnh trầm kha khi nào cũng “vẫn còn nghiêm trọng” ở Việt Nam có được học thuyết Lenin bày vẽ cho cách phải chống ra sao không ?
Một bài viết trong Tạp chí Tuyên giáo cho thấy điều đó đã được noi theo:”Những chỉ dẫn của Lênin về nguồn gốc, bản chất, tính chất và sự nguy hại của tệ quan liêu, tham nhũng cũng như sự cần thiết phải đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng đã được vận dụng sáng tạo và giải quyết phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong các nghị quyết của Đảng cũng như trong quá trình chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng ta nhận thức rõ: chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nhất là, không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm… đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và chế độ.”
(Tiến sỹ Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Tuyên giáo, 22/04/2018)
Đã tìm ra những nguyện nhân như thế mà tại sao tham nhũng vẫn sống nhăn khắp làng khắp xóm ở Việt Nam ?
Liệu đảng có trả lời được không, hay cần phải nghe Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương phát biểu trên báo Tuổi Trẻ để thấy đảng còn gian nan lắm mới tìm được lối thoát.
Ông nói:”Xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng?” (Tuổi Trẻ Online, ngày 22/04/2018)
Câu nói rất thật này của Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương có giúp Nhà nước tìm ra nguồn gốc của tham nhũng không, hay các cấp cần phải xếp hàng vái Lenin nhiều năm nữa may ra mới thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm ? -/-
Phạm Trần
(04/018)
Nhân dịp “Tháng 4 đen”, thử tìm lại “Tết Mậu Thân oan nghiệt” và “Mùa Xuân Praha bẽ bàng” của năm 1968
Trần Đoan Hùng
08:53 26/04/2018
HUYỀN THOẠI “68”
Nếu có ai sinh vào năm Mậu Thân 1968 thì đến năm Mậu Tuất nầy, 2018, vừa tròn sinh nhật năm thứ 50, Kim Khánh làm người, lễ Vàng của sự kiện bắt đầu cuộc hành hương trong kiếp nhân sinh !
50 năm, một chặng đường vừa đủ cho một đời người, và cũng đủ để một người hiểu được toàn bộ sinh mệnh của chính mình : Ngũ thập nhi tri thiên mệnh.[1]
Trên bình diện “thời sự quốc tế”, năm 68 đã xảy ra nhiều biến cố quan trọng, trong đó có hai sự kiện tiêu biểu : Cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân (The Tet Offensive) tại Nam Việt Nam và Mùa Xuân Praha (The Prague Spring) tại Tiệp Khắc.
Nhân dịp kỷ niệm “Kim Khánh” của cái “Năm 68 huyền thoại” nầy (1968-2018), chúng ta thử dành ra một khoảnh khắc để dừng lại suy tư và chiêm nghiệm đôi điều về 2 sự kiện quan trọng xảy ra trên hai phần Đông-Tây của thế giới : MÙA XUÂN MẬU THÂN OAN NGHIỆT với Cuộc “Tổng công kích của Việt Cọng” tại Việt Nam và “MÙA XUÂN PRAHA BẼ BÀNG” với cuộc đàn áp tàn bạo của khối cọng sản Liên Sô-Đông Âu (Vác-xa-va) tại Tiệp Khắc.
Nhắc lại một “trang buồn” của lịch sử không nhằm “xé toạt vết thương” để đào sâu thêm những vết hằn chia cách, mà là để rút ra những “bài học sự thật” như phương thuốc chữa lành.
I. MẬU THÂN OAN NGHIỆT : BÀN THỜ GIỖ CHUNG
Trong nền văn hóa Á Đông, Tết chính là một “đại lễ hội” lớn nhất, quan trọng nhất và cũng đầy ý nghĩa văn hóa, tâm linh, nhân bản nhất, trong mọi lễ hội của năm; đồng thời cũng là dịp lễ truyền thống vượt qua mọi biên giới tôn giáo, chủng tộc, ý thức hệ, tín ngưỡng…để trở thành “ngày hội chung”, ngày vui chung, ngày lễ chung của mọi gia đình, mọi phận người. Chính vì lẽ ấy, mà từ những ngày cuối năm Âm Lịch chuẩn bị đón Tết cho tới những ngày “Minh Niên”, từ chùa cho đến thánh đường, từ những miếu mạo ẩn khuất, xa xăm, cho tới những ngôi nhà thờ mái tranh vách đất hẻo lánh…đâu đâu cũng tấp nập kẻ tới người lui, hoa xuân tươi thắm, khói hương đậm đà…
Đặc biệt, với tâm tình hưởng phước cầu may, ước mong giải hạn, khai trừ mọi tai ương hoạn nạn, không ai mong Tết lại gặp “chuyện xui”, thiên tai địch hoạ…; mà chỉ mong hạnh phúc an khang, lộc xuân đầy ắp, như câu đối Tết nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương :
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón Xuân vào.
Cũng trong ý nghĩa đó, nhà thơ và đại công thần Nguyễn Công Trứ cũng đã từng ươm mơ về ngày Tết với câu đối ngộ nghĩnh dễ thương :
Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà.
Thế nhưng, cách đây đúng 50 năm, trong cái Tết Mậu Thân, người dân Việt chúng ta không những chẳng được “giơ tay bồng ông phúc vào nhà” mà đã bị những người cọng sản, đúng thật là những “Ma vương đưa quỷ tới”.
Không biết có phải là may mắn hay không, nhưng bạn tôi, người kể lại “chuyện đời 50 năm”, đã tin rằng : phải có “Ơn Trên” gìn giữ quan phòng, mới có thể sống qua những chuỗi ngày đạn bom ác liệt của cái Tết Mậu Thân oan nghiệt năm 1968, một cái Tết, một mùa xuân đầy bất hạnh của đồng bào Miền Nam (và cả miền Bắc).
Thật vậy, thay vì đón Tết trong tưng bừng của pháo, của hoa, của thân thương gặp gỡ, biết bao nhiêu gia đình Việt Nam thuở ấy đã phải lãnh trọn quả đắng thương đau của đổ nát, tan hoang, chia ly chết chóc, khi những “đoàn quân mang tên giải phóng”, với vũ khí của Nga, Tàu, tràn vào các thành phố, thị xã…trên khắp Miền Nam Việt Nam, thực hiện cuộc tương tàn huynh đệ dã man nhất trong lịch sử !
Và cũng từ cái Tết Mậu Thân oan nghiệt ấy, biết bao mái đầu xanh trai trẻ của “Bộ đội Cụ Hồ” miền Bắc hay “những anh chị em du kích” của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam, cùng bao nhiêu cuộc đời xinh tươi của quân dân Việt Nam Cộng Hoà, đáng lẽ được mở toang cánh cửa tương lai để đón chào mùa xuân, đã vĩnh viễn nằm lại hoặc nơi phố thị hay giữa đường quê, nhất là nơi núi rừng trường sơn hay trong những mồ chôn tập thể, mà cho đến mãi hôm nay vẫn chưa tìm ra xương cốt !
Mặc dù đã 50 năm rồi, nhưng sự kiện lịch sử thương đau của cả dân tộc vẫn còn là một “ẩn số” mà giải đáp thật sự vẫn còn bỏ ngõ, mặc cho cách lý giải tuỳ tiện của mỗi bên tham chiến, cố thêu thùa sơn phết sao cho “hợp lý” để biện minh cho chính nghĩa của riêng mình.
Chừng nào “sự thật lịch sử” chưa được mọi người con dân nước Việt cùng chấp nhận một cách “thuyên giải” khách quan, trung thực, một bài học đắt giá để rọi sáng cho tương lai, để thế hệ tiếp theo không rơi vào lối cũ…thì mãi mãi dân tộc Việt Nam vẫn ở bên đôi bờ chiến tuyến.
Nhưng trước hết, để khái quát lại “biến cố Mậu Thân”, chúng ta thử tham khảo những tư liệu với những nhận định đa chiều sau đây :
1. “Lề Phải” của “Bên thắng cuộc” : HÀO QUANG BẤT TỬ
(Xin được “tạm dùng” nhóm từ “Bên Thắng Cuộc”, nguyên là tên của một tác phẩm mang nội dung “bối cảnh lịch sử về Việt Nam kể từ năm 1975” của nhà báo-nhà văn Huy Đức[2], để chỉ “bên Cọng Sản” hay chính quyền Cọng Sản đang cai trị Việt Nam, kể từ sau cuộc sụp đổ của nền “Đệ nhị Cọng hòa” tại Miền Nam Việt Nam.)
Đã 50 năm rồi, cái “loa phường tuyên truyền của Đảng Cọng Sản Việt Nam” hay còn được gọi là “báo lễ phải”, nhìn và viết về biến cố Mậu Thân vẫn theo một lập trường, một đường lối “trước sau như một” : một chiến thắng lẫy lừng trong công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước, như bài viết của Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đăng trên trang đầu của Báo Nhân Dân ngày 03/01/2018 với đề tài :
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 – Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Xin trích :
Cách đây tròn nửa thế kỷ, vào thời khắc giao thừa Tết Mậu Thân 1968, trên Ðài Tiếng nói Việt Nam ngân vang những vần thơ chúc Tết hào sảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà/ Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta". Ðó là lời hiệu triệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên khắp miền nam, trọng tâm là Sài Gòn, Huế, Ðà Nẵng. Ðây là cuộc tổng tiến công đầy táo bạo, bất ngờ, đánh thẳng vào sào huyệt của kẻ thù, thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công, nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam, là biểu hiện tập trung sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam….Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một bản anh hùng ca bất hủ, khắc ghi vào lịch sử đấu tranh giành độc lập hào hùng của dân tộc ta và còn mãi mãi trong trái tim của những người con Việt Nam. Biết bao người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống hoặc để lại một phần máu thịt nơi chiến trường khốc liệt trong các cuộc chiến tranh…”[3]
2. “Lề trái” của “Bên Thắng cuộc” : THẢM HOẠ VÔ CÙNG
Ngược lại với “lập luận tuyên truyền cũ rích sáo mòn” của Đảng, có những cái nhìn nhân văn, tỉnh táo và đậm màu “tình tự dân tộc” của những đầu óc chưa bị “nhuộm đỏ”; trong số đó có nhà văn Phạm Đình Trọng[4], tác giả đã trình bày một cái nhìn khá quân bình và nhân văn về sự cố Mậu Thân nơi Phần 3 của Chuyên luận VỀ VỚI DÂN mang chủ đề : Khắc khoải xuân Mậu Thân 1968. Xin trích :
“Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực….”
Nhà văn nầy còn nhắc lại một giai thoại liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân trong cuộc họp mặt các nhà văn miền Bắc vào năm 1976. Xin trích :
“Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...
Mới nghe có thế, Tổng Bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.
Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỉ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?”[5]
3. Chứng nhân ngoại cuộc : CHÍNH NGHĨA THUỘC VỀ AI : QUỐC HAY CỌNG ?
a/. Người Cọng sản nước ngoài đánh giá Cọng sản Việt Nam (Miền Bắc) : Ý THỨC HỆ LÀ TRÊN HẾT (Mục đích biện minh cho phương tiện).
- J. Leroy – một nhà hoạt động xã hội và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp, trong tác phẩm “Đối Nghịch” đã nhận định :
"Việc coi đối thủ về ý thức chính trị là kẻ thù đôi khi bị đẩy đi quá xa. Cuộc chiến ở Việt Nam là một minh chứng. Nói riêng về cuộc sự kiện thảm sát ở Huế - thành phố miền Trung Việt Nam năm 1968 là một nỗi đau lớn. Có khoảng 5000 nghìn người bị chết oan uổng dù họ chỉ là dân thường đi làm công ăn lương cho chính quyền cộng hòa. Người Miền Bắc coi những người cùng dòng máu này là những kẻ thù địch. Thật oan cho họ khi họ không phải là những người cầm súng hoặc tham gia gián tiếp vào các hành động quân sự...”[6] (Hết trích).
- Đó cũng chính là nhận định của nhà nghiên cứu Trung Quốc Hà Cấn trong tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi”. Xin trích :
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừng bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nổi dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố. Hồ Chủ tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc tiến hành Vạn lý Trường Chinh….”.[7]
Thì ra, chủ trương xuyên suốt của người Cọng Sản, từ Lenin tới Stalin, Mao Trạch Đông hay Polpốt, Hồ Chí Minh hay Ceauşescu …lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Mục đích là “chuyên chính vô sản”, là sự lên ngôi của Đảng Cọng Sản, là hệ thống chính trị trên nền tảng học thuyết Mác-Lê…và mọi phương tiện như : mạng sống con người, hạnh phúc gia đình, sự tồn vong của tổ quốc, sự thánh thiêng của tôn giáo…đều phải hy sinh và phục vụ cho mục đích cao cả đó. Chính khi chấp nhận và áp dụng triệt để nguyên tắc nầy nên việc chính quyền Cọng sản Việt Nam sẵn sàng hy sinh vài triệu hay vài ba chục triệu sinh linh, cắt nhượng vài ngàn kilômet biên giới đường bộ, vài trăm ngàn km2 diện tích biển hay vài ba chục hòn đảo hay cả quần đảo ở Biển Đông để có được “sự ổn định chính trị” trong hệ thống “Xã Hội Chủ Nghĩa”…cũng là chuyện đương nhiên không cần lý giải !
Và phải chăng đó chính là điểm khác biệt trong mục tiêu chiến đấu của quân dân Miền Nam Việt Nam, một đất nước, một hệ thống chính trị, đã bị bức tử và trở thành kẻ chiến bại !
Tuy nhiên, “kẻ chiến bại không phải bao giờ cũng là kẻ xấu, kẻ sai”; trách nhiệm của thế hệ hôm nay phải tìm cho ra ánh sáng sự thật đã bị che khuất trong cái “nhập nhằng nguỵ sử” do hệ thống chính trị Cọng sản nhào nặn ra.
b/. Người Mỹ nhận định về quân lực Miền Nam Việt Nam : KHÔNG ĐƯỢC COI THƯỜNG HỌ
Qua hệ thống tuyên truyền mạnh mẽ, Cọng Sản Bắc Việt luôn hét toáng lên : quân đội Cộng Hoà Miền Nam chỉ là “lính đánh thuê cho Mỹ”, là “bọn nguỵ quân” liếm gót giày đế quốc, hoàn toàn dựa lưng vào “con chủ bài đế quốc Mỹ xâm lược” chứ không có một chút thực lực nào. Nhiều người Mỹ thuộc diện “phản chiến” cũng có cái nhìn hoàn toàn tiêu cực như thế về chế độ chính trị và nhất là quân đội Việt Nam Cọng Hoà. Lợi thế chính trị của Bắc Việt lúc bấy giờ chính là điểm cốt lỏi nầy : Đánh Mỹ, chống xâm lược Mỹ.
Tuy nhiên, Andrew Wiest, giáo sư về lịch sử và là giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và Xã hội Dale tại trường Đại học Nam Mississippi, là tác giả của quyển “Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN” (Một Quân đội bị lãng quên : Anh hùng và sự phản bội trong quân lực Việt Nam Cọng Hoà), đã nhận định bằng một bài viết với chủ đề : ĐỢT TẤN CÔNG TRONG TRONG TẾT MẬU THÂN KHÔNG PHẢI LÀ VÌ NGƯỜI MỸ. Xin trích :
Trong bối cảnh rộng lớn hơn, Tết thậm chí còn là một thất bại lớn cho Bắc Việt ở mọi cấp độ. Người cộng sản từ lâu cho rằng QLVNCH là một lực lượng bù nhìn sẽ sụp đổ khi đối đầu với áp lực quân sự thật sự. Nhưng QLVNCH đã chiến đấu cứng rắn và tốt trong thời gian Tết Mậu Thân, đẩy lùi người cộng sản ở mọi nơi. Tình hình càng tồi tệ hơn khi người Nam Việt Nam đã không nổi dậy để ủng hộ miền Bắc, mặc dù chiến sự tàn ác đã khiến cho 600.000 người họ trở thành những người tỵ nạn. Với kế hoạch Tết Mậu Thân bị xé nát, người cộng sản buộc phải suy nghĩ lại về cố gắng chiến tranh của họ, và về tầm nhìn của họ đến những gì thật sự là Nam Việt Nam.[8]
4. Lịch sử cần phải được “bóc trần” để tìm ra sự thật :
- “Nguỵ sử” cần phải được “giải ảo” : Có thể chọn lựa “lời tóm kết” nội dung của bài khảo luận dài mang tự đề : “31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử” của Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm[9] :
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một đại bại quân sự của ĐCSVN, vì khả năng chiến đấu tinh nhuệ của QLVNCH chưa bị tiêu hao và toàn thể dân chúng miền Nam không một lòng ủng hộ, nhưng nó đã tạo ra các thắng lợi chính trị tại Hoa Kỳ và công luận thế giới thành một bước ngoặt chiến lược trong chiến tranh Việt Nam.
Với quyết định việc tấn công này, ĐCSVN đã lừa dối đồng bào miền Bắc về ý nghĩa đấu tranh và thực trạng của miền Nam để buộc họ phải hy sinh xương máu cho Đảng. Vi phạm hưu chiến để gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân miền Nam không phải là sự lựa chọn sáng suốt để ĐCSVN thực hiện sứ mệnh lịch sử mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động miền Bắc giao phó.
50 năm trước, MTGPMN tháo chạy nhưng hô hào là chiến thắng và nạn nhân chiến cuộc được trao tặng 8 chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”. 50 năm sau, bản chất không thay đổi, ĐCSVN lại tự tuyên dương chiến thắng, quên đi bao tổn thất nặng nề và những sai lầm gây tội ác thảm sát. Với những nghịch lý bi đát này, ngụy sử đã không được sáng tỏ mà còn làm trầm trọng hơn.
Thảm sát Xuân Mậu thân là một vết nhơ trong lịch sử của đất nước: Đó là lý do chính đáng để chúng ta không tham gia mừng lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Xuân Mậu Thân mà tưởng niệm cho những người quá cố của hai miền vì cái chết oan uổng là do các quyết định hiếu chiến, liều lĩnh, thiếu hiểu biết và vô nhân đạo của ĐCSVN trước lương tâm, công luận và lịch sử.[10]
- Cần có một “bàn thờ giỗ chung” :
Và một khi sự thật lịch sử đã được “bóc trần”, cho dù có “khó nuốt” đến đâu cho cả bên thắng cuộc hay bên thua cuộc, cũng phải can đảm chấp nhận với tinh thần “sám hối”, như cách người Mỹ chấp nhận cái “kết đắng” của cuộc nội chiến, mà nữ tác giả “GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ”, nhà văn Nhã Ca[11], đã nhận xét và được nhà báo Bùi Ngọc Phú ghi lai như sau :
Nhã Ca nhìn lại sử thời Pháp thuộc, năm Ất Dậu 1885 ba vạn dân quân Huế tấn công vào đồn Mang Cá, 1500 người hy sinh. Năm sau người dân đã lập đàn tưởng niệm, xây miếu âm hồn trong Thành Nội. Hàng năm chế độ thực dân vẫn cho phép cử hành lễ giỗ.
Số nạn nhân của vụ tàn sát Mậu Thân nhiều gấp năm lần, nhưng sau năm 1975 chế độ cộng sản đã phá huỷ đài tưởng niệm và công an cấm tụ họp làm đám giỗ.
Nhã Ca nhắc đến nội chiến ở Hoa Kỳ. Sau khi chấm dứt, không diễn binh, không ăn mừng chiến thắng mà chỉ có một “ngày tủi nhục quốc gia” để cùng nhau xưng tội, cầu nguyện xin tha thứ. Nhờ đó mà có được nước Mỹ như ngày nay.
“Trong khi đó, ngày nay ở Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu vẫn chưa biết nghĩ lại.” Nhà văn than thở và mong ước một ngày sẽ “có một bàn thờ chung, ngày giỗ chung tại quê hương, nơi từng biết thế nào là sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nào là văn hóa, lịch sử.”[12]
II. “MÙA XUÂN PRAHA” : ƯỚC MƠ XANH NÁT MỤC ĐÃ TRỖ HOA
Và cũng trong chính “mùa xuân Mậu Thân” oan nghiệt đó, bên vùng trời Đông Âu, trên quê hương của nhà sọan nhạc lừng danh Tiệp Khắc, Bohuslav Martinů (1890-1950), tác giả nhạc phẩm bất hủ Piano Concerto No.1, đã diễn ra một “Mùa Xuân Praha” với khởi đầu đầy tin yêu hy vọng để rồi đã lụi tàn trong đau thương tức tưởi vào tháng 8 sau đó khi những gót giày và xích sắt của “đạo quân đồng mình xã hội chủ nghĩa, khối Vác-xa-va” nghiền nát.
1. Một thoáng lịch sử : Tổng quan sự kiện “Mùa Xuân Praha” :
Chúng ta thử đọc lại tư liệu của trang Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia trình bày khái quát về một sự kiện chính trị có tầm quan trọng vào bậc nhất của thế giới năm Mậu Thân 1968 tại miền đất phía tây của thế giới : MÙA XUÂN PRAHA CỦA TIỆP KHẮC.
Mùa xuân Praha (tiếng Séc: Pražské jaro, tiếng Slovak: Pražská jar) là một giai đoạn phi Xô Viết (tự do hóa) nền chính trị tại Tiệp Khắc trong thời kỳ nước này chịu ảnh hưởng từ Liên bang Xô viết sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nó bắt đầu ngày 5 tháng 1 năm 1968, khi nhà cải cách người Slovak Alexander Dubček lên nắm quyền lực, và kéo dài tới ngày 21 tháng 8 khi Liên Xô và các thành viên Khối hiệp ước Warszawa đồng minh tấn công nước này để ngăn cản các cuộc cải cách.
Các cuộc cải cách Mùa xuân Praha là một nỗ lực của Dubček nhằm trao thêm quyền cho các công dân trong một hành động nhằm phi tập trung đảng phái nền kinh tế và dân chủ hoá. Các quyền tự do được trao gồm nới lỏng các hạn chế với truyền thông, ngôn luận và đi lại. Dubček cũng liên bang hoá đất nước thành hai nhà nước cộng hoà riêng biệt; đây là thay đổi duy nhất còn tồn tại sau khi phong trào Mùa xuân Praha chấm dứt.
Những cuộc cải cách, không được những người Xô viết tiếp nhận, và sau những cuộc đàm phán không thành công, Liên xô đã gửi hàng nghìn quân của Khối hiệp ước Warszawa cùng xe tăng tới chiếm Tiệp Khắc. Một làn sóng di cư lớn xảy ra trên cả nước. Trong khi nhiều cuộc tuần hành phi bạo lực diễn ra trong nước, gồm cả vụ tự sát để phản đối của một sinh viên, không hề có sự kháng cự quân sự và Tiệp Khắc tiếp tục bị chiếm đóng cho tới năm 1990.[13]
2. Những điểm nhấn của cuộc cách mạng”Mùa Xuân Praha” :
- Xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa với khuôn mặt người : "xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa tiên tiến trên những nền tảng kinh tế lành mạnh... một chủ nghĩa xã hội tương thích với các truyền thống dân chủ lịch sử của Tiệp Khắc, tương ứng với kinh nghiệm của các đảng cộng sản khác”[14]
- Trả lại các quyền tự do căn bản để tiến tới một nền kinh tế thị trường và một thể chế chính trị đa đảng : "Chương trình hành động" tự do hoá, gồm tăng tự do cho báo chí, tự do ngôn luận và tự do di chuyển, với sự nhấn mạnh kinh tế trên hàng hoá tiêu dùng và khả năng một chính phủ đa đảng.”[15]
- Tạo dựng một hệ thống chính trị mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân phù hợp với truyền thống văn hoá và địa dư của mỗi nước cộng hoà trong một Liên bang : "Chủ nghĩa xã hội không thể chỉ có nghĩa là giải phóng người lao động khỏi sự thống trị của tầng lớp bóc lột, mà phải tính xa hơn nữa tới một cuộc sống đầy đủ hơn cho cá nhân hơn bất kỳ tại một chế độ dân chủ tư sản nào." Chương trình sẽ giới hạn quyền lực của công an chìm[13] và dự định liên bang hoá ČSSR thành hai nước cộng hoà có vị thế như nhau…”[16]
3. Tác dụng xã hội của “Mùa Xuân Praha” :
- Phong trào cải cách xã hội dâng cao cùng với việc “bài Liên Sô” : Dù Chương trình hành động cho rằng cải cách phải được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, áp lực của dân chúng lên cao đòi thực hiện cải cách ngay lập tức. Các thành viên cấp tiến trở nên to mồm hơn: những cuộc bút chiến chống Liên xô xuất hiện trên báo chí (sau khi chính thức bãi bỏ kiểm duyệt ngày 26 tháng 6 năm 1968)[17]
- Các tổ chức chính trị xuất hiện bên cạnh các biện pháp đối phó của Đảng Cọng sản đương quyền : “Những người Dân chủ Xã hội bắt đầu thành lập một đảng riêng biệt, và những câu lạc bộ chính trị mới phi đảng phái được lập ra. Những người thân Liên Xô trong đảng hối thúc các biện pháp trấn áp, nhưng Dubček không có hành động thái quá và tái nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tại cuộc họp của Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vào tháng 4, Dubček thông báo một chương trình chính trị "chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người". Tháng 5, ông thông báo rằng Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ được nhóm họp một phiên sớm vào ngày 9 tháng 9. Đại hội sẽ đưa Chương trình hành động vào trong các nghị quyết của đảng, phác thảo một luận liên bang, và bầu ra một Uỷ ban Trung ương mới.”[18]
4. Phản ứng của Khối Cọng Sản Liên sô-Đông Âu và thái độ của Tiệp Khắc :
- Những phản ứng không đồng thuận ban đầu : Phản ứng ban đầu biên trong khối Cộng sản khá khác biệt. János Kádár, lãnh đạo Hungary nhiệt liệt ủng hộ việc chỉ định Dubček vào tháng 1, nhưng Leonid Brezhnev và những người khác ngày càng lo ngại về những cuộc cải cách của Dubček, mà họ sợ rằng có thể làm suy yếu vị thế của Khối Cộng sản trong thời Chiến tranh Lạnh.[19]
- Tiệp Khắc cam kết trung thành với khối Vác-xa-va và chủ nghĩa xã hội : “Các đại biểu Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tái xác nhận sự trung thành của họ với Khối hiệp ước Warszawa và hứa hẹn ngăn chặn các khuynh hướng "chống chủ nghĩa xã hội", ngăn cản sự hồi phục của Đảng Dân chủ Xã hội Tiệp Khắc, và kiểm soát báo chí một cách hiệu quả hơn. Những người Xô viết đồng ý rút quân (vẫn ở Tiệp Khắc sau cuộc tập luyện vào tháng 6) và cho phép Đại hội đảng ngày 9 tháng 9 diễn ra…”[20]
- Biện pháp dè chừng của Liên sô và khối Vác-xa-va : “Ngày 3 tháng 8 các đại biểu từ Liên xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, và Tiệp Khắc họp tại Bratislava và ký Tuyên bố Bratislava. Tuyên bố tái khẳng định sự trung thành không thể lay chuyển với Chủ nghĩa Mác-Lenin và chủ nghĩa vô sản quốc tế và tuyên bố một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ chống lại tư tưởng "tư sản" và mọi thế lực "chống chủ nghĩa xã hội".[32] Liên xô thể hiện ý định can thiệp vào một quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warszawa nếu một hệ thống "tư sản" —một hệ thống đa đảng gồm nhiều đảng chính trị đại diện cho các phe phái khác nhau — được hình thành. Sau hội nghị Bratislava, quân đội Liên xô rời lãnh thổ Tiệp Khắc nhưng vẫn đóng dọc theo biên giới nước này”[21]
5. Mùa Xuân bị dập tắt :
- Liên Sô và sự can thiêp quân sự của khối Vác-xa-va : “Khi những cuộc đàm phán đó không mang lại kết quả như mong đợi, những người Liên Xô bắt đầu xem xét một hành động quân sự. Chính sách của Liên xô trấn áp các chính phủ các quốc gia vệ tinh buộc họ phải gắn các lợi ích quốc gia với các lợi ích của "Khối Đông Âu" (thông qua hành động quân sự nếu cần thiết) bắt đầu được gọi là Học thuyết Brezhnev. Đêm ngày 20-21 tháng 8 năm 1968, quân đội các nước thuộc khối Warszawa — Liên xô, Bulgaria, Ba Lan và Hungary—xâm lược Tiệp Khắc.
Đêm hôm đó, 200,000 lính Khối hiệp ước Warszawa và 2,000 xe tăng tiến vào Tiệp Khắc. Đầu tiên họ chiếm Sân bay quốc tế Ruzyně, nơi quân lính tiếp tục được không vận tới. Các lực lượng Tiệp Khắc bị cấm trại và bị bao vây cho tới khi mối đe doạ về một cuộc phản công đã bị loại bỏ. Tới sáng ngày 21 tháng 8 Tiệp Khắc đã bị chiếm đóng.”[22]
- Hậu quả của cuộc xâm lược : “Trong cuộc tấn công của quân đội Khối Warszawa, 72 người Séc và người Slovak đã bị giết hại (19 trong số đó tại Slovakia), 266 người bị thương nặng và 436 người khác bị thương nhẹ. Alexander Dubček kêu gọi người dân không kháng cự… Sau cuộc xâm lược là một làn sóng di cư, lớn chưa từng có, và cũng chấm dứt ngay sau đó. Ước tính 70,000 người đã bỏ đi ngay lập tức, và con số tổng cộng lên tới 300,000 người.”
6. Phản ứng của Tiệp Khắc và thế giới :
- Tiệp Khắc và thái độ phản kháng ôn hoà : “Tại Tiệp Khắc, sự phản đối của dân chúng với cuộc xâm lược được thể hiện bằng nhiều hành động phản kháng đồng thời và phi bạo lực. Ngày 19 tháng 1 năm 1969, sinh viên Jan Palach tự thiêu tại Quảng trường Wenceslas ở Praha để phản đối sự trấn áp quyền tự do ngôn luận mới được tái lập. Sự phản đối của dân chúng khiến Liên bang Xô viết phải từ bỏ kế hoạch ban đầu loại bỏ vị Bí thư thứ nhất.”[23]
- Các phần còn lại của thế giới cọng sản : “…Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Romania, nơi lãnh đạo nước này Nicolae Ceauşescu, đã là một người đối lập mạnh với các ảnh hưởng từ Liên xô và tự tuyên bố mình là một người ủng hộ Dubček, có một bài phát biểu công khai tại Bucharest trong ngày diễn ra cuộc xâm lược, lên án các chính sách của Liên xô với những lời lẽ mạnh mẽ. Tại Phần Lan, một quốc gia nằm dưới một số ảnh hưởng chính trị của Liên xô, vụ xâm lược đã gây ra một scandal lớn. Như Italia và Pháp, Đảng Cộng sản Phần Lan bác bỏ sự chiếm đóng…”[24]
- Hoa kỳ và các nước phương tây : “Các quốc gia phương Tây chỉ đưa ra những lời chỉ trích sau cuộc xâm lược. Đêm diễn ra cuộc xâm lược Canada, Đan Mạch, Pháp, Paraguay, Anh Quốc và Hoa Kỳ yêu cầu một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Tại cuộc họp, đại sứ Tiệp Khắc Jan Muzik bác bỏ cuộc xâm lược. Đại sứ Liên xô Jacob Malik nhấn mạnh rằng những hành động của Khối hiệp ước Warszawa là "sự giúp đỡ anh em" chống lại "các lực lượng chống xã hội". Ngày hôm sau, nhiều quốc gia đề nghị một nghị quyết lên án sự can thiệp và kêu gọi rút quân ngay lập tức.”[25]
7. Kết quả : Mùa đông và hạt lúa mì :
- Kết quả : “Mùa xuân” trở lại “mùa đông” : “Tháng 4 năm 1969, Dubček bị thay thế khỏi chức vụ Bí thư thứ nhất bởi Gustáv Husák, và một giai đoạn "bình thường hóa" bắt đầu. Dubček bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và được trao cho một công việc tại sở kiểm lâm. Husák đã đảo ngược các biện pháp cải cách của Dubček, thanh trừng các thành viên tự do trong đảng, và loại bỏ khỏi các văn phòng nhà nước các cá nhân chuyên môn và trí thức đã công khai thể hiện sự bất bình với sự chuyển tiếp chính trị. Husák tái lập quyền lực của cảnh sát và tăng cường quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Ông cũng tìm cách tái tập trung hoá nền kinh tế, bởi một số lượng lớn các quyền tự do đã được trao cho các ngành công nghiệp trong thời kỳ diễn ra phong trào Mùa xuân Praha. Việc bình luận về chính trị một lần nữa bị ngăn cấm trên truyền thông chính thức và những lời tuyên bố chính trị của bất kỳ ai không được coi là "tin tưởng hoàn toàn về chính trị" đều bị ngăn cấm. Sự thay đổi lớn duy nhất còn tồn tại là việc liên bang hoá đất nước, tạo ra Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak năm 1969…”[26]
- Hạt lúa mì trỗ hoa : “Năm 1987, lãnh đạo Liên xô Mikhail Gorbachev thừa nhận rằng các chính sách tự do hoá glasnost và perestroika của ông rất giống với "chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người" của Dubček. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội năm 1989, Dubček trở thành chủ tịch nghị viện liên bang thuộc chính quyền Havel. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa Mùa xuân Praha và những cuộc cải cách của Gorbachev, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời, "Mười chín năm." Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Tiệp Khắc trong cuộc Cách mạng Nhung năm 1989, Dubček được bầu làm Chủ tịch Nghị viện Liên bang, chức vụ mà ông giữ tới tận tháng 6 năm 1992”[27]
8. “Mùa xuân Praha” trên những nẻo đường thế giới :
- Những “mùa xuân” tiếp nối : “Mùa xuân Praha càng làm vỡ mộng nhiều người cánh tả ở phương Tây có quan điểm Mác-Lenin. Nó góp phần vào sự phát triển của các ý tưởng chủ nghĩa Cộng sản Tây Âu trong các đảng cộng sản phương Tây, tìm cách tách xa khỏi Liên xô, và cuối cùng dẫn tới sự giải tán nhiều nhóm trong số đó. Một thập kỷ sau, một giai đoạn tự do hóa chính trị của Trung Quốc được gọi là Mùa xuân Bắc Kinh. Nó cũng một phần gây ảnh hưởng tới phong trào Mùa xuân Croatia tại Nam Tư…”[28]
- Mùa xuân Praha trong văn học nghệ thuật : Sự kiện này đã được đề cập trong âm nhạc đại chúng, gồm bài hát của Karel Kryl, Luboš Fišer Requiem, và Music for Prague 1968 của Karel Husa. "They Can't Stop The Spring", một bài hát của nhà báo và nghệ sĩ sáng tác người Ireland John Waters, … trích dẫn câu nói được cho là của Dubček: "Họ có thể dẫm đạp hoa, nhưng họ không thể ngăn cản mùa xuân." Mùa xuân Praha cũng xuất hiện trong văn học. Milan Kundera đã nghiền ngẫm tác phẩm The Unbearable Lightness of Being của mình trong thời gian diễn ra phong trào Mùa xuân Praha. …. Một bộ phim chuyển thể vào năm 1988. Những người giải phóng, của Viktor Suvorov, là một miêu tả của một chứng nhân về cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, từ quan điểm của một sĩ quan xe tăng Liên xô. Rock 'n' Roll, một vở kịch của nhà soạn kịch Tom Stoppard, có đề cập đến Mùa xuân Praha, cũng như cuộc Cách mạng Nhung năm 1989. …”[29]
Thay lời kết : BỐ ƠI ! CON KHÔNG HIỂU !
Nếu con số “68”[30] đã đi vào lịch sử văn hoá của dân tộc Tiệp-Khắc như một dấu ấn không phai mờ của một “Mùa Xuân Praha” đầy huyền thoại, một mùa xuân đã khơi gợi lên sức sống của dân chủ, tự do và những giá trị nhân văn tuyệt vời, để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững hôm nay của đất nước nầy, dân tộc nầy, thì “Tết Mậu Thân” lại là một kỷ niệm thương đau, oan nghiệt của dân tộc Việt Nam.
Suốt 50 năm qua, đã có quá nhiều “người lớn”, trong số đó có những nhà văn, thi sĩ, nghiên cứu lịch sử, bình luận chính trị, bút ký,…đã viết, đã nói, đã toạ đàm, mổ xẻ, tranh luận…về hai biến cố lịch sử đặc biệt nầy. Nên có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của thế hệ trẻ hôm nay, thế hệ con cháu của những người đã từng một thời “nồi da xáo thịt”. Xin được giới thiệu bài viết “CON KHÔNG THỂ NÀO HIỂU NỖI”, như một lời kết cho những suy tư nầy, của nữ sinh Lê Trần Thu Nguyệt. Xin trích :
Lê Trần Thu Nguyệt - Lớp 12/A4 - Trường THCS III - Quận... TP/HCM
Môn Văn Học - Đề bài: “Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới của xã hội đất nước, có thứ nào đôi khi có thể sẽ tốt hơn, nếu: (theo suy nghĩ của bạn)...?”
Bài Làm
Sáng ngày 30 tháng 4 - Trôi theo dòng người tấp nập, tôi ngược lên cầu Thị Nghè rẽ trái đường Nguyễn Bỉnh Khiêm định vào đại lộ Lê Duẩn xem lễ duyệt binh chào mừng “Đại Thắng”, nhưng đến trước thảo cầm viên là cảnh sát công an ách lại kiểm tra, chỉ có giấy mời mới vào được khu vực trung tâm hành lễ.
Lỡ đi rồi biết làm sao, đứng bên lề đường trưa nắng như thiêu đốt, một chiếc xe bus quân đội đời mới dừng lại mở cửa hơi lạnh từ trong xe hắt ra mát rượi nhiều người đứng tuổi trên xe bước xuống, quân phục “Giải Phóng Quân” mới tinh một màu xanh lá với huân, huy chương lủng lẳng đầy ngực xếp hàng đủng đỉnh oai vệ đi sau người cầm cờ hướng vào khán đài.
Khát nước, bước qua bên kia đường mua ly nước mía, mắt tôi chợt dừng lại dưới đất cách vài bước chân ngồi bên cột đèn đường hứng cái nắng chói chang gay gắt là một bóng người lớn tuổi đen đúa cụt cả đôi chân cái nón vải sùm sụp trên đầu và chiếc áo rằn ri lá cây rừng bạc màu nắng gió trước mặt là cái lon sắt cũ kỹ đựng tiền lẽ.
Cầm ly nước mía tự nhiên đôi chân tôi bước lại, ngồi xuống 2 tay bê ly nước tôi ngỏ lời: Thưa, cho cháu mời bác ly nước và cũng không quên bỏ vào cái lon sắt tờ bạc mười ngàn đồng, ngạc nhiên bên trong cái lon sắt nằm chèo queo là cái huy chương bằng kim loại cũ mèm, tôi cầm lên ngắm nghía hỏi khẽ: bác là thương binh? Bác ấy cười móm mém: Thưa cô, tôi là phế binh chế độ cũ QL/VNCH, cái huy chương đó là “Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu” kỷ niệm trận ĐăkTô, Tân Cảnh.
Đứng ở đây xa quá không xem được gì nhiều. Tôi mua vé vào Thảo Cầm Viên kề bên, ngồi trên thảm cỏ xanh dưới bóng cây trốn cái nắng mang theo trong lòng một thứ gì đó nằng nặng, không dưng tự nhiên bỗng thấy vương vấn một thoáng ngậm ngùi...
Rồi tự hỏi: Sao cũng là người Việt Nam cũng chiến binh như nhau nhưng ngày “đại thắng” thống nhất non sông, dân tộc chứng kiến 2 số phận “Vinh Nhục” đôi đường tương phản đến não lòng như vậy?.
Rồi như tự trả lời cho chính mình: Nếu ngày xưa sau khi bị chia đôi 2 miền đất nước vào năm 1954 sao Miền Bắc, Bác Hồ không làm như miền Nam là “tuyên chiến” nhưng tuyên chiến với đói nghèo lạc hậu với nhược tiểu của một quốc gia vừa thoát tròng 100 năm nô lệ, 2 miền Bắc Nam cùng thi đua nhau, Sài Gòn ông Ngô Đình Diệm thì dựa vào viện trợ của Mỹ và các nước tư bản để phát triển cùng nhịp điệu với các quốc gia Đông Nam Á. Hà Nội thì ông Hồ Chí Minh dựa vào Liên Xô, Trung Quốc và khối Đông Âu viện trợ xây dựng lại miền Bắc sau cơn đói tang thương Ất Dậu, chưa cần thiết phải tuyên chiến đánh nhau và với vị trí đắc địa nhìn ra Biển Đông trên “đại lộ” hàng hải quốc tế thì sau hơn 60 năm (kể từ 1954) nếu sáng suốt và khôn khéo thì hôm nay chí ít 2 miền Bắc Nam đã như là Hàn Quốc - Đài Loan hay Singapore, kinh tế phát triển bao nhiêu thì xã hội kiến thức văn minh con người cũng cao theo chừng ấy và lúc này sau bao nhiêu năm, là lúc người dân 2 miền sẽ biết phải làm như thế nào để tương thích với tầm cao trí tuệ, để nhân danh nhân quyền nhất trí bằng một cuộc biểu quyết thống nhất trong êm đềm văn minh như Đông và Tây Đức trước kia và sẽ bầu tổng thống và Quốc Hội mà nhân sự là tổng hợp nhân tài trộn lẫn của cả 3 miền Trung Nam Bắc trong công bằng quang minh chính trực.
Và như vậy là hoàn toàn không có mấy triệu người, một thế hệ thanh niên rường cột quốc gia nằm xuống, không có biết bao cảnh tang thương đoạn trường do khói lửa chiến tranh bom đạn từ nước ngoài mang vào gây ra và quan trọng là đôi khi qua cuộc bầu cử thống nhất bởi trí tuệ văn minh nhân quyền đích thực của toàn dân phát triển qua 60 năm không bị chiên tranh hôm nay có thể Việt Nam không phải là một nước CS/XHCN mà được toàn dân chọn lựa là một quốc gia đa nguyên tự do dân chủ như đa phần các quốc gia trong LHQ hiện nay và vì vậy chắc chắn không có hình ảnh ngày lễ “Thống Nhất” duyệt binh mà có Bác thương binh QL/VNCH miền Nam ngồi bên vệ đường nắng bụi cùng cái huy “Anh Dũng Bội Tinh” và nhất là sẽ có gần trăm triệu người cùng chung vui chứ chẳng có triệu người nào buồn…
Tóm lại có rất nhiều thứ, nhưng một thứ lớn nhất “có thể sẽ làm cho xã hội tốt hơn rất nhiều so với ngày nay, nếu không có cuộc chiến tranh phát xuất từ miền Bắc vào miền Nam” gây ra.
----------------------------
Con gái tôi dưới nhà đi lên hỏi: Ba thấy bài viết con ra sao mà Thầy con nói “rất muốn cho em điểm 9 bài văn này, nhưng không thể”? mà con thì không thể nào hiểu nổi?
Tôi im lặng chỉ cười buồn nhìn con mình cắp cặp lên lầu chuẩn bị làm lại bài mới dù muốn nói với con: Hơn ba triệu đảng viên CSVN trong đó hàng chục ngàn Thạc Sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư mà họ còn không muốn hiểu thì một học sinh 17 tuổi như con thì làm sao hiểu được... Một mai không còn chủ nghĩa CS trên đất nước mình ắt con sẽ hiểu mà không cần đến ai để giải thích.[31]
Trần Đoan Hùng
Tháng 4 2018
[1] Khổng-Tử đã kể lại các giai-đoạn thành-đạt của cuộc đời ngài như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" (Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự-lập, bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý). Nguồn : http://triamquan.forumvi.com/t527-topic
[2] Xem thêm tư liệu của trang mạng Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia : “Bên Thắng cuộc là cuốn sách tiếng Việt của nhà báo Huy Đức, gồm hai tập: Tập 1: Giải Phóng và Tập 2: Quyền Bính, được chào bán lần lượt vào 12 tháng 12 năm 2012 và 13 tháng 1 năm 2013 trên Amazon.[1] cũng như bản in với mã xuất bản ISBN 1-4840-4000-7. ISBN 1-4848-3072-5. Cuốn sách tường thuật lại những sự kiện đã xảy ra tại Việt Nam, đặc biệt là về mặt chính trị và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu từ thời điểm 30/4/1975 tại Việt Nam cho tới gần đây. Cuốn sách nhận được rất nhiều tranh cãi cả khen ngợi và phê bình trên báo trong và ngoài nước cũng như dư luận. Cuốn sách là cuốn sách bán chạy nhất trong mục về Lịch sử Đông Nam Á trên trang Amazon trong tháng 12/2012. Sách in cũng được nhật báo Người Việt tại Mỹ phát hành...”. Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AAn_th%E1%BA%AFng_cu%E1%BB%99c
[3] Nguồn : Trang điện tử của Báo Nhân Dân : link : http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/35175802-tong-tien-cong-va-noi-day-xuan-mau-than-nam-1968-%E2%80%93-khat-vong-hoa-binh-doc-lap-thong-nhat-cua-dan-toc-viet-nam.html
[4] Nhà văn Phạm Đình Trọng, tên và bút danh Phạm Đình Trọng, sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, ký… Đã từng đạt giải nhì cuộc thi bút ký Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn tổ chức (1987).
[5] Bài viết : “Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ một nhà văn cọng sản ở Hà Nội”. Nguồn :
https://nhatbaovanhoa.com/a692/tet-mau-than-1968-nhin-tu-mot-nha-van-dang-vien-cong-san-o-ha-noi
[6] Đặng Chí Hùng, bài viết : Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 14) Ai làm cho Huế đau thương.
Nguồn : http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-14-ai.html
[7] Tài liệu đã dẫn trên. (Đặng Chí Hùng, bài viết : Những sự thật không thể chối bỏ).
[8] Bài dịch của Phan Ba. Nguồn : https://phanba.wordpress.com/2018/03/14/dot-tong-tan-cong-tet-mau-than-khong-phai-la-vi-nguoi-my/
[9] Dr. Đỗ Kim Thêm L.L.M; M.A : Non Governmental Advisor, International Competition Network (ICN); Research Associate International Competition Law and Policy. United Nations Conference on Trade and Developpement (UNCTAD).
[10] Nguồn : http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=105886 ; hoặc : http://namle171.blogspot.com/2018/02/2476-50-nam-chien-cuoc-tet-mau-than.html
[11] Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ. Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A3_Ca
[12] Bài viết : Sách về Mậu Thân ra mắt độc giả Mỹ của Nhà báo tự do Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ ĐH Berkeley (Tường thuật buổi giới thiệu bản dịch tiếng Anh tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca, nguyên bản tiếng Việt được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1969 vào chiều thứ Tư 25/2/15, tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Berkeley. Nguồn :
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/03/150301_giai_khan_so_cho_hue_in_english
[13] Mục từ Mùa Xuân Praha. Trang mạng Bách Khoa Toàn Thư mở. Link :
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a_xu%C3%A2n_Praha
[14] Ibd.
[15] Ibd.
[16] Ibd.
[17] Ibd.
[18] Ibd.
[19] Ibd.
[20] Ibd.
[21] Ibd.
[22] Ibd.
[23] Ibd.
[24] Ibd.
[25] Ibd.
[26] Ibd.
[27] Ibd.
[28] Ibd.
[29] Ibd.
[30] Ibd : Số 68 đã trở thành biểu tượng tại Tiệp Khắc cũ. Vận động viên Hockey Jaromír Jágr mặc số này bởi tầm quan trọng của nó trong lịch sử Tiệp Khắc. Một nhà xuất bản cũ có trụ sở tại Toronto, 68 Publishers, xuất bản những cuốn sách của các tác gia người Séc và Slovak đang sống lưu vong, lấy tên theo sự kiện đó.
[31] Hoàng Thanh Trúc, bài viết : Bố ơi ! Con không hiểu trên trang mạng Dân Làm Báo : Nguồn : danlambaovn.blogspot.com/2015/05/ba-oi-con-khong-hieu.html
Nếu có ai sinh vào năm Mậu Thân 1968 thì đến năm Mậu Tuất nầy, 2018, vừa tròn sinh nhật năm thứ 50, Kim Khánh làm người, lễ Vàng của sự kiện bắt đầu cuộc hành hương trong kiếp nhân sinh !
50 năm, một chặng đường vừa đủ cho một đời người, và cũng đủ để một người hiểu được toàn bộ sinh mệnh của chính mình : Ngũ thập nhi tri thiên mệnh.[1]
Trên bình diện “thời sự quốc tế”, năm 68 đã xảy ra nhiều biến cố quan trọng, trong đó có hai sự kiện tiêu biểu : Cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân (The Tet Offensive) tại Nam Việt Nam và Mùa Xuân Praha (The Prague Spring) tại Tiệp Khắc.
Nhân dịp kỷ niệm “Kim Khánh” của cái “Năm 68 huyền thoại” nầy (1968-2018), chúng ta thử dành ra một khoảnh khắc để dừng lại suy tư và chiêm nghiệm đôi điều về 2 sự kiện quan trọng xảy ra trên hai phần Đông-Tây của thế giới : MÙA XUÂN MẬU THÂN OAN NGHIỆT với Cuộc “Tổng công kích của Việt Cọng” tại Việt Nam và “MÙA XUÂN PRAHA BẼ BÀNG” với cuộc đàn áp tàn bạo của khối cọng sản Liên Sô-Đông Âu (Vác-xa-va) tại Tiệp Khắc.
Nhắc lại một “trang buồn” của lịch sử không nhằm “xé toạt vết thương” để đào sâu thêm những vết hằn chia cách, mà là để rút ra những “bài học sự thật” như phương thuốc chữa lành.
I. MẬU THÂN OAN NGHIỆT : BÀN THỜ GIỖ CHUNG
Trong nền văn hóa Á Đông, Tết chính là một “đại lễ hội” lớn nhất, quan trọng nhất và cũng đầy ý nghĩa văn hóa, tâm linh, nhân bản nhất, trong mọi lễ hội của năm; đồng thời cũng là dịp lễ truyền thống vượt qua mọi biên giới tôn giáo, chủng tộc, ý thức hệ, tín ngưỡng…để trở thành “ngày hội chung”, ngày vui chung, ngày lễ chung của mọi gia đình, mọi phận người. Chính vì lẽ ấy, mà từ những ngày cuối năm Âm Lịch chuẩn bị đón Tết cho tới những ngày “Minh Niên”, từ chùa cho đến thánh đường, từ những miếu mạo ẩn khuất, xa xăm, cho tới những ngôi nhà thờ mái tranh vách đất hẻo lánh…đâu đâu cũng tấp nập kẻ tới người lui, hoa xuân tươi thắm, khói hương đậm đà…
Đặc biệt, với tâm tình hưởng phước cầu may, ước mong giải hạn, khai trừ mọi tai ương hoạn nạn, không ai mong Tết lại gặp “chuyện xui”, thiên tai địch hoạ…; mà chỉ mong hạnh phúc an khang, lộc xuân đầy ắp, như câu đối Tết nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương :
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón Xuân vào.
Cũng trong ý nghĩa đó, nhà thơ và đại công thần Nguyễn Công Trứ cũng đã từng ươm mơ về ngày Tết với câu đối ngộ nghĩnh dễ thương :
Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà.
Thế nhưng, cách đây đúng 50 năm, trong cái Tết Mậu Thân, người dân Việt chúng ta không những chẳng được “giơ tay bồng ông phúc vào nhà” mà đã bị những người cọng sản, đúng thật là những “Ma vương đưa quỷ tới”.
Không biết có phải là may mắn hay không, nhưng bạn tôi, người kể lại “chuyện đời 50 năm”, đã tin rằng : phải có “Ơn Trên” gìn giữ quan phòng, mới có thể sống qua những chuỗi ngày đạn bom ác liệt của cái Tết Mậu Thân oan nghiệt năm 1968, một cái Tết, một mùa xuân đầy bất hạnh của đồng bào Miền Nam (và cả miền Bắc).
Thật vậy, thay vì đón Tết trong tưng bừng của pháo, của hoa, của thân thương gặp gỡ, biết bao nhiêu gia đình Việt Nam thuở ấy đã phải lãnh trọn quả đắng thương đau của đổ nát, tan hoang, chia ly chết chóc, khi những “đoàn quân mang tên giải phóng”, với vũ khí của Nga, Tàu, tràn vào các thành phố, thị xã…trên khắp Miền Nam Việt Nam, thực hiện cuộc tương tàn huynh đệ dã man nhất trong lịch sử !
Và cũng từ cái Tết Mậu Thân oan nghiệt ấy, biết bao mái đầu xanh trai trẻ của “Bộ đội Cụ Hồ” miền Bắc hay “những anh chị em du kích” của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam, cùng bao nhiêu cuộc đời xinh tươi của quân dân Việt Nam Cộng Hoà, đáng lẽ được mở toang cánh cửa tương lai để đón chào mùa xuân, đã vĩnh viễn nằm lại hoặc nơi phố thị hay giữa đường quê, nhất là nơi núi rừng trường sơn hay trong những mồ chôn tập thể, mà cho đến mãi hôm nay vẫn chưa tìm ra xương cốt !
Mặc dù đã 50 năm rồi, nhưng sự kiện lịch sử thương đau của cả dân tộc vẫn còn là một “ẩn số” mà giải đáp thật sự vẫn còn bỏ ngõ, mặc cho cách lý giải tuỳ tiện của mỗi bên tham chiến, cố thêu thùa sơn phết sao cho “hợp lý” để biện minh cho chính nghĩa của riêng mình.
Chừng nào “sự thật lịch sử” chưa được mọi người con dân nước Việt cùng chấp nhận một cách “thuyên giải” khách quan, trung thực, một bài học đắt giá để rọi sáng cho tương lai, để thế hệ tiếp theo không rơi vào lối cũ…thì mãi mãi dân tộc Việt Nam vẫn ở bên đôi bờ chiến tuyến.
Nhưng trước hết, để khái quát lại “biến cố Mậu Thân”, chúng ta thử tham khảo những tư liệu với những nhận định đa chiều sau đây :
1. “Lề Phải” của “Bên thắng cuộc” : HÀO QUANG BẤT TỬ
(Xin được “tạm dùng” nhóm từ “Bên Thắng Cuộc”, nguyên là tên của một tác phẩm mang nội dung “bối cảnh lịch sử về Việt Nam kể từ năm 1975” của nhà báo-nhà văn Huy Đức[2], để chỉ “bên Cọng Sản” hay chính quyền Cọng Sản đang cai trị Việt Nam, kể từ sau cuộc sụp đổ của nền “Đệ nhị Cọng hòa” tại Miền Nam Việt Nam.)
Đã 50 năm rồi, cái “loa phường tuyên truyền của Đảng Cọng Sản Việt Nam” hay còn được gọi là “báo lễ phải”, nhìn và viết về biến cố Mậu Thân vẫn theo một lập trường, một đường lối “trước sau như một” : một chiến thắng lẫy lừng trong công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước, như bài viết của Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đăng trên trang đầu của Báo Nhân Dân ngày 03/01/2018 với đề tài :
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 – Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Xin trích :
Cách đây tròn nửa thế kỷ, vào thời khắc giao thừa Tết Mậu Thân 1968, trên Ðài Tiếng nói Việt Nam ngân vang những vần thơ chúc Tết hào sảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà/ Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta". Ðó là lời hiệu triệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên khắp miền nam, trọng tâm là Sài Gòn, Huế, Ðà Nẵng. Ðây là cuộc tổng tiến công đầy táo bạo, bất ngờ, đánh thẳng vào sào huyệt của kẻ thù, thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công, nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam, là biểu hiện tập trung sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam….Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một bản anh hùng ca bất hủ, khắc ghi vào lịch sử đấu tranh giành độc lập hào hùng của dân tộc ta và còn mãi mãi trong trái tim của những người con Việt Nam. Biết bao người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống hoặc để lại một phần máu thịt nơi chiến trường khốc liệt trong các cuộc chiến tranh…”[3]
2. “Lề trái” của “Bên Thắng cuộc” : THẢM HOẠ VÔ CÙNG
Ngược lại với “lập luận tuyên truyền cũ rích sáo mòn” của Đảng, có những cái nhìn nhân văn, tỉnh táo và đậm màu “tình tự dân tộc” của những đầu óc chưa bị “nhuộm đỏ”; trong số đó có nhà văn Phạm Đình Trọng[4], tác giả đã trình bày một cái nhìn khá quân bình và nhân văn về sự cố Mậu Thân nơi Phần 3 của Chuyên luận VỀ VỚI DÂN mang chủ đề : Khắc khoải xuân Mậu Thân 1968. Xin trích :
“Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực….”
Nhà văn nầy còn nhắc lại một giai thoại liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân trong cuộc họp mặt các nhà văn miền Bắc vào năm 1976. Xin trích :
“Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...
Mới nghe có thế, Tổng Bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.
Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỉ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?”[5]
3. Chứng nhân ngoại cuộc : CHÍNH NGHĨA THUỘC VỀ AI : QUỐC HAY CỌNG ?
a/. Người Cọng sản nước ngoài đánh giá Cọng sản Việt Nam (Miền Bắc) : Ý THỨC HỆ LÀ TRÊN HẾT (Mục đích biện minh cho phương tiện).
- J. Leroy – một nhà hoạt động xã hội và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp, trong tác phẩm “Đối Nghịch” đã nhận định :
"Việc coi đối thủ về ý thức chính trị là kẻ thù đôi khi bị đẩy đi quá xa. Cuộc chiến ở Việt Nam là một minh chứng. Nói riêng về cuộc sự kiện thảm sát ở Huế - thành phố miền Trung Việt Nam năm 1968 là một nỗi đau lớn. Có khoảng 5000 nghìn người bị chết oan uổng dù họ chỉ là dân thường đi làm công ăn lương cho chính quyền cộng hòa. Người Miền Bắc coi những người cùng dòng máu này là những kẻ thù địch. Thật oan cho họ khi họ không phải là những người cầm súng hoặc tham gia gián tiếp vào các hành động quân sự...”[6] (Hết trích).
- Đó cũng chính là nhận định của nhà nghiên cứu Trung Quốc Hà Cấn trong tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi”. Xin trích :
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừng bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nổi dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố. Hồ Chủ tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc tiến hành Vạn lý Trường Chinh….”.[7]
Thì ra, chủ trương xuyên suốt của người Cọng Sản, từ Lenin tới Stalin, Mao Trạch Đông hay Polpốt, Hồ Chí Minh hay Ceauşescu …lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Mục đích là “chuyên chính vô sản”, là sự lên ngôi của Đảng Cọng Sản, là hệ thống chính trị trên nền tảng học thuyết Mác-Lê…và mọi phương tiện như : mạng sống con người, hạnh phúc gia đình, sự tồn vong của tổ quốc, sự thánh thiêng của tôn giáo…đều phải hy sinh và phục vụ cho mục đích cao cả đó. Chính khi chấp nhận và áp dụng triệt để nguyên tắc nầy nên việc chính quyền Cọng sản Việt Nam sẵn sàng hy sinh vài triệu hay vài ba chục triệu sinh linh, cắt nhượng vài ngàn kilômet biên giới đường bộ, vài trăm ngàn km2 diện tích biển hay vài ba chục hòn đảo hay cả quần đảo ở Biển Đông để có được “sự ổn định chính trị” trong hệ thống “Xã Hội Chủ Nghĩa”…cũng là chuyện đương nhiên không cần lý giải !
Và phải chăng đó chính là điểm khác biệt trong mục tiêu chiến đấu của quân dân Miền Nam Việt Nam, một đất nước, một hệ thống chính trị, đã bị bức tử và trở thành kẻ chiến bại !
Tuy nhiên, “kẻ chiến bại không phải bao giờ cũng là kẻ xấu, kẻ sai”; trách nhiệm của thế hệ hôm nay phải tìm cho ra ánh sáng sự thật đã bị che khuất trong cái “nhập nhằng nguỵ sử” do hệ thống chính trị Cọng sản nhào nặn ra.
b/. Người Mỹ nhận định về quân lực Miền Nam Việt Nam : KHÔNG ĐƯỢC COI THƯỜNG HỌ
Qua hệ thống tuyên truyền mạnh mẽ, Cọng Sản Bắc Việt luôn hét toáng lên : quân đội Cộng Hoà Miền Nam chỉ là “lính đánh thuê cho Mỹ”, là “bọn nguỵ quân” liếm gót giày đế quốc, hoàn toàn dựa lưng vào “con chủ bài đế quốc Mỹ xâm lược” chứ không có một chút thực lực nào. Nhiều người Mỹ thuộc diện “phản chiến” cũng có cái nhìn hoàn toàn tiêu cực như thế về chế độ chính trị và nhất là quân đội Việt Nam Cọng Hoà. Lợi thế chính trị của Bắc Việt lúc bấy giờ chính là điểm cốt lỏi nầy : Đánh Mỹ, chống xâm lược Mỹ.
Tuy nhiên, Andrew Wiest, giáo sư về lịch sử và là giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và Xã hội Dale tại trường Đại học Nam Mississippi, là tác giả của quyển “Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN” (Một Quân đội bị lãng quên : Anh hùng và sự phản bội trong quân lực Việt Nam Cọng Hoà), đã nhận định bằng một bài viết với chủ đề : ĐỢT TẤN CÔNG TRONG TRONG TẾT MẬU THÂN KHÔNG PHẢI LÀ VÌ NGƯỜI MỸ. Xin trích :
Trong bối cảnh rộng lớn hơn, Tết thậm chí còn là một thất bại lớn cho Bắc Việt ở mọi cấp độ. Người cộng sản từ lâu cho rằng QLVNCH là một lực lượng bù nhìn sẽ sụp đổ khi đối đầu với áp lực quân sự thật sự. Nhưng QLVNCH đã chiến đấu cứng rắn và tốt trong thời gian Tết Mậu Thân, đẩy lùi người cộng sản ở mọi nơi. Tình hình càng tồi tệ hơn khi người Nam Việt Nam đã không nổi dậy để ủng hộ miền Bắc, mặc dù chiến sự tàn ác đã khiến cho 600.000 người họ trở thành những người tỵ nạn. Với kế hoạch Tết Mậu Thân bị xé nát, người cộng sản buộc phải suy nghĩ lại về cố gắng chiến tranh của họ, và về tầm nhìn của họ đến những gì thật sự là Nam Việt Nam.[8]
4. Lịch sử cần phải được “bóc trần” để tìm ra sự thật :
- “Nguỵ sử” cần phải được “giải ảo” : Có thể chọn lựa “lời tóm kết” nội dung của bài khảo luận dài mang tự đề : “31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử” của Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm[9] :
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một đại bại quân sự của ĐCSVN, vì khả năng chiến đấu tinh nhuệ của QLVNCH chưa bị tiêu hao và toàn thể dân chúng miền Nam không một lòng ủng hộ, nhưng nó đã tạo ra các thắng lợi chính trị tại Hoa Kỳ và công luận thế giới thành một bước ngoặt chiến lược trong chiến tranh Việt Nam.
Với quyết định việc tấn công này, ĐCSVN đã lừa dối đồng bào miền Bắc về ý nghĩa đấu tranh và thực trạng của miền Nam để buộc họ phải hy sinh xương máu cho Đảng. Vi phạm hưu chiến để gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân miền Nam không phải là sự lựa chọn sáng suốt để ĐCSVN thực hiện sứ mệnh lịch sử mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động miền Bắc giao phó.
50 năm trước, MTGPMN tháo chạy nhưng hô hào là chiến thắng và nạn nhân chiến cuộc được trao tặng 8 chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”. 50 năm sau, bản chất không thay đổi, ĐCSVN lại tự tuyên dương chiến thắng, quên đi bao tổn thất nặng nề và những sai lầm gây tội ác thảm sát. Với những nghịch lý bi đát này, ngụy sử đã không được sáng tỏ mà còn làm trầm trọng hơn.
Thảm sát Xuân Mậu thân là một vết nhơ trong lịch sử của đất nước: Đó là lý do chính đáng để chúng ta không tham gia mừng lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Xuân Mậu Thân mà tưởng niệm cho những người quá cố của hai miền vì cái chết oan uổng là do các quyết định hiếu chiến, liều lĩnh, thiếu hiểu biết và vô nhân đạo của ĐCSVN trước lương tâm, công luận và lịch sử.[10]
- Cần có một “bàn thờ giỗ chung” :
Và một khi sự thật lịch sử đã được “bóc trần”, cho dù có “khó nuốt” đến đâu cho cả bên thắng cuộc hay bên thua cuộc, cũng phải can đảm chấp nhận với tinh thần “sám hối”, như cách người Mỹ chấp nhận cái “kết đắng” của cuộc nội chiến, mà nữ tác giả “GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ”, nhà văn Nhã Ca[11], đã nhận xét và được nhà báo Bùi Ngọc Phú ghi lai như sau :
Nhã Ca nhìn lại sử thời Pháp thuộc, năm Ất Dậu 1885 ba vạn dân quân Huế tấn công vào đồn Mang Cá, 1500 người hy sinh. Năm sau người dân đã lập đàn tưởng niệm, xây miếu âm hồn trong Thành Nội. Hàng năm chế độ thực dân vẫn cho phép cử hành lễ giỗ.
Số nạn nhân của vụ tàn sát Mậu Thân nhiều gấp năm lần, nhưng sau năm 1975 chế độ cộng sản đã phá huỷ đài tưởng niệm và công an cấm tụ họp làm đám giỗ.
Nhã Ca nhắc đến nội chiến ở Hoa Kỳ. Sau khi chấm dứt, không diễn binh, không ăn mừng chiến thắng mà chỉ có một “ngày tủi nhục quốc gia” để cùng nhau xưng tội, cầu nguyện xin tha thứ. Nhờ đó mà có được nước Mỹ như ngày nay.
“Trong khi đó, ngày nay ở Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu vẫn chưa biết nghĩ lại.” Nhà văn than thở và mong ước một ngày sẽ “có một bàn thờ chung, ngày giỗ chung tại quê hương, nơi từng biết thế nào là sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nào là văn hóa, lịch sử.”[12]
II. “MÙA XUÂN PRAHA” : ƯỚC MƠ XANH NÁT MỤC ĐÃ TRỖ HOA
Và cũng trong chính “mùa xuân Mậu Thân” oan nghiệt đó, bên vùng trời Đông Âu, trên quê hương của nhà sọan nhạc lừng danh Tiệp Khắc, Bohuslav Martinů (1890-1950), tác giả nhạc phẩm bất hủ Piano Concerto No.1, đã diễn ra một “Mùa Xuân Praha” với khởi đầu đầy tin yêu hy vọng để rồi đã lụi tàn trong đau thương tức tưởi vào tháng 8 sau đó khi những gót giày và xích sắt của “đạo quân đồng mình xã hội chủ nghĩa, khối Vác-xa-va” nghiền nát.
1. Một thoáng lịch sử : Tổng quan sự kiện “Mùa Xuân Praha” :
Chúng ta thử đọc lại tư liệu của trang Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia trình bày khái quát về một sự kiện chính trị có tầm quan trọng vào bậc nhất của thế giới năm Mậu Thân 1968 tại miền đất phía tây của thế giới : MÙA XUÂN PRAHA CỦA TIỆP KHẮC.
Mùa xuân Praha (tiếng Séc: Pražské jaro, tiếng Slovak: Pražská jar) là một giai đoạn phi Xô Viết (tự do hóa) nền chính trị tại Tiệp Khắc trong thời kỳ nước này chịu ảnh hưởng từ Liên bang Xô viết sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nó bắt đầu ngày 5 tháng 1 năm 1968, khi nhà cải cách người Slovak Alexander Dubček lên nắm quyền lực, và kéo dài tới ngày 21 tháng 8 khi Liên Xô và các thành viên Khối hiệp ước Warszawa đồng minh tấn công nước này để ngăn cản các cuộc cải cách.
Các cuộc cải cách Mùa xuân Praha là một nỗ lực của Dubček nhằm trao thêm quyền cho các công dân trong một hành động nhằm phi tập trung đảng phái nền kinh tế và dân chủ hoá. Các quyền tự do được trao gồm nới lỏng các hạn chế với truyền thông, ngôn luận và đi lại. Dubček cũng liên bang hoá đất nước thành hai nhà nước cộng hoà riêng biệt; đây là thay đổi duy nhất còn tồn tại sau khi phong trào Mùa xuân Praha chấm dứt.
Những cuộc cải cách, không được những người Xô viết tiếp nhận, và sau những cuộc đàm phán không thành công, Liên xô đã gửi hàng nghìn quân của Khối hiệp ước Warszawa cùng xe tăng tới chiếm Tiệp Khắc. Một làn sóng di cư lớn xảy ra trên cả nước. Trong khi nhiều cuộc tuần hành phi bạo lực diễn ra trong nước, gồm cả vụ tự sát để phản đối của một sinh viên, không hề có sự kháng cự quân sự và Tiệp Khắc tiếp tục bị chiếm đóng cho tới năm 1990.[13]
2. Những điểm nhấn của cuộc cách mạng”Mùa Xuân Praha” :
- Xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa với khuôn mặt người : "xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa tiên tiến trên những nền tảng kinh tế lành mạnh... một chủ nghĩa xã hội tương thích với các truyền thống dân chủ lịch sử của Tiệp Khắc, tương ứng với kinh nghiệm của các đảng cộng sản khác”[14]
- Trả lại các quyền tự do căn bản để tiến tới một nền kinh tế thị trường và một thể chế chính trị đa đảng : "Chương trình hành động" tự do hoá, gồm tăng tự do cho báo chí, tự do ngôn luận và tự do di chuyển, với sự nhấn mạnh kinh tế trên hàng hoá tiêu dùng và khả năng một chính phủ đa đảng.”[15]
- Tạo dựng một hệ thống chính trị mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân phù hợp với truyền thống văn hoá và địa dư của mỗi nước cộng hoà trong một Liên bang : "Chủ nghĩa xã hội không thể chỉ có nghĩa là giải phóng người lao động khỏi sự thống trị của tầng lớp bóc lột, mà phải tính xa hơn nữa tới một cuộc sống đầy đủ hơn cho cá nhân hơn bất kỳ tại một chế độ dân chủ tư sản nào." Chương trình sẽ giới hạn quyền lực của công an chìm[13] và dự định liên bang hoá ČSSR thành hai nước cộng hoà có vị thế như nhau…”[16]
3. Tác dụng xã hội của “Mùa Xuân Praha” :
- Phong trào cải cách xã hội dâng cao cùng với việc “bài Liên Sô” : Dù Chương trình hành động cho rằng cải cách phải được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, áp lực của dân chúng lên cao đòi thực hiện cải cách ngay lập tức. Các thành viên cấp tiến trở nên to mồm hơn: những cuộc bút chiến chống Liên xô xuất hiện trên báo chí (sau khi chính thức bãi bỏ kiểm duyệt ngày 26 tháng 6 năm 1968)[17]
- Các tổ chức chính trị xuất hiện bên cạnh các biện pháp đối phó của Đảng Cọng sản đương quyền : “Những người Dân chủ Xã hội bắt đầu thành lập một đảng riêng biệt, và những câu lạc bộ chính trị mới phi đảng phái được lập ra. Những người thân Liên Xô trong đảng hối thúc các biện pháp trấn áp, nhưng Dubček không có hành động thái quá và tái nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tại cuộc họp của Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vào tháng 4, Dubček thông báo một chương trình chính trị "chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người". Tháng 5, ông thông báo rằng Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ được nhóm họp một phiên sớm vào ngày 9 tháng 9. Đại hội sẽ đưa Chương trình hành động vào trong các nghị quyết của đảng, phác thảo một luận liên bang, và bầu ra một Uỷ ban Trung ương mới.”[18]
4. Phản ứng của Khối Cọng Sản Liên sô-Đông Âu và thái độ của Tiệp Khắc :
- Những phản ứng không đồng thuận ban đầu : Phản ứng ban đầu biên trong khối Cộng sản khá khác biệt. János Kádár, lãnh đạo Hungary nhiệt liệt ủng hộ việc chỉ định Dubček vào tháng 1, nhưng Leonid Brezhnev và những người khác ngày càng lo ngại về những cuộc cải cách của Dubček, mà họ sợ rằng có thể làm suy yếu vị thế của Khối Cộng sản trong thời Chiến tranh Lạnh.[19]
- Tiệp Khắc cam kết trung thành với khối Vác-xa-va và chủ nghĩa xã hội : “Các đại biểu Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tái xác nhận sự trung thành của họ với Khối hiệp ước Warszawa và hứa hẹn ngăn chặn các khuynh hướng "chống chủ nghĩa xã hội", ngăn cản sự hồi phục của Đảng Dân chủ Xã hội Tiệp Khắc, và kiểm soát báo chí một cách hiệu quả hơn. Những người Xô viết đồng ý rút quân (vẫn ở Tiệp Khắc sau cuộc tập luyện vào tháng 6) và cho phép Đại hội đảng ngày 9 tháng 9 diễn ra…”[20]
- Biện pháp dè chừng của Liên sô và khối Vác-xa-va : “Ngày 3 tháng 8 các đại biểu từ Liên xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, và Tiệp Khắc họp tại Bratislava và ký Tuyên bố Bratislava. Tuyên bố tái khẳng định sự trung thành không thể lay chuyển với Chủ nghĩa Mác-Lenin và chủ nghĩa vô sản quốc tế và tuyên bố một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ chống lại tư tưởng "tư sản" và mọi thế lực "chống chủ nghĩa xã hội".[32] Liên xô thể hiện ý định can thiệp vào một quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warszawa nếu một hệ thống "tư sản" —một hệ thống đa đảng gồm nhiều đảng chính trị đại diện cho các phe phái khác nhau — được hình thành. Sau hội nghị Bratislava, quân đội Liên xô rời lãnh thổ Tiệp Khắc nhưng vẫn đóng dọc theo biên giới nước này”[21]
5. Mùa Xuân bị dập tắt :
- Liên Sô và sự can thiêp quân sự của khối Vác-xa-va : “Khi những cuộc đàm phán đó không mang lại kết quả như mong đợi, những người Liên Xô bắt đầu xem xét một hành động quân sự. Chính sách của Liên xô trấn áp các chính phủ các quốc gia vệ tinh buộc họ phải gắn các lợi ích quốc gia với các lợi ích của "Khối Đông Âu" (thông qua hành động quân sự nếu cần thiết) bắt đầu được gọi là Học thuyết Brezhnev. Đêm ngày 20-21 tháng 8 năm 1968, quân đội các nước thuộc khối Warszawa — Liên xô, Bulgaria, Ba Lan và Hungary—xâm lược Tiệp Khắc.
Đêm hôm đó, 200,000 lính Khối hiệp ước Warszawa và 2,000 xe tăng tiến vào Tiệp Khắc. Đầu tiên họ chiếm Sân bay quốc tế Ruzyně, nơi quân lính tiếp tục được không vận tới. Các lực lượng Tiệp Khắc bị cấm trại và bị bao vây cho tới khi mối đe doạ về một cuộc phản công đã bị loại bỏ. Tới sáng ngày 21 tháng 8 Tiệp Khắc đã bị chiếm đóng.”[22]
- Hậu quả của cuộc xâm lược : “Trong cuộc tấn công của quân đội Khối Warszawa, 72 người Séc và người Slovak đã bị giết hại (19 trong số đó tại Slovakia), 266 người bị thương nặng và 436 người khác bị thương nhẹ. Alexander Dubček kêu gọi người dân không kháng cự… Sau cuộc xâm lược là một làn sóng di cư, lớn chưa từng có, và cũng chấm dứt ngay sau đó. Ước tính 70,000 người đã bỏ đi ngay lập tức, và con số tổng cộng lên tới 300,000 người.”
6. Phản ứng của Tiệp Khắc và thế giới :
- Tiệp Khắc và thái độ phản kháng ôn hoà : “Tại Tiệp Khắc, sự phản đối của dân chúng với cuộc xâm lược được thể hiện bằng nhiều hành động phản kháng đồng thời và phi bạo lực. Ngày 19 tháng 1 năm 1969, sinh viên Jan Palach tự thiêu tại Quảng trường Wenceslas ở Praha để phản đối sự trấn áp quyền tự do ngôn luận mới được tái lập. Sự phản đối của dân chúng khiến Liên bang Xô viết phải từ bỏ kế hoạch ban đầu loại bỏ vị Bí thư thứ nhất.”[23]
- Các phần còn lại của thế giới cọng sản : “…Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Romania, nơi lãnh đạo nước này Nicolae Ceauşescu, đã là một người đối lập mạnh với các ảnh hưởng từ Liên xô và tự tuyên bố mình là một người ủng hộ Dubček, có một bài phát biểu công khai tại Bucharest trong ngày diễn ra cuộc xâm lược, lên án các chính sách của Liên xô với những lời lẽ mạnh mẽ. Tại Phần Lan, một quốc gia nằm dưới một số ảnh hưởng chính trị của Liên xô, vụ xâm lược đã gây ra một scandal lớn. Như Italia và Pháp, Đảng Cộng sản Phần Lan bác bỏ sự chiếm đóng…”[24]
- Hoa kỳ và các nước phương tây : “Các quốc gia phương Tây chỉ đưa ra những lời chỉ trích sau cuộc xâm lược. Đêm diễn ra cuộc xâm lược Canada, Đan Mạch, Pháp, Paraguay, Anh Quốc và Hoa Kỳ yêu cầu một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Tại cuộc họp, đại sứ Tiệp Khắc Jan Muzik bác bỏ cuộc xâm lược. Đại sứ Liên xô Jacob Malik nhấn mạnh rằng những hành động của Khối hiệp ước Warszawa là "sự giúp đỡ anh em" chống lại "các lực lượng chống xã hội". Ngày hôm sau, nhiều quốc gia đề nghị một nghị quyết lên án sự can thiệp và kêu gọi rút quân ngay lập tức.”[25]
7. Kết quả : Mùa đông và hạt lúa mì :
- Kết quả : “Mùa xuân” trở lại “mùa đông” : “Tháng 4 năm 1969, Dubček bị thay thế khỏi chức vụ Bí thư thứ nhất bởi Gustáv Husák, và một giai đoạn "bình thường hóa" bắt đầu. Dubček bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và được trao cho một công việc tại sở kiểm lâm. Husák đã đảo ngược các biện pháp cải cách của Dubček, thanh trừng các thành viên tự do trong đảng, và loại bỏ khỏi các văn phòng nhà nước các cá nhân chuyên môn và trí thức đã công khai thể hiện sự bất bình với sự chuyển tiếp chính trị. Husák tái lập quyền lực của cảnh sát và tăng cường quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Ông cũng tìm cách tái tập trung hoá nền kinh tế, bởi một số lượng lớn các quyền tự do đã được trao cho các ngành công nghiệp trong thời kỳ diễn ra phong trào Mùa xuân Praha. Việc bình luận về chính trị một lần nữa bị ngăn cấm trên truyền thông chính thức và những lời tuyên bố chính trị của bất kỳ ai không được coi là "tin tưởng hoàn toàn về chính trị" đều bị ngăn cấm. Sự thay đổi lớn duy nhất còn tồn tại là việc liên bang hoá đất nước, tạo ra Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak năm 1969…”[26]
- Hạt lúa mì trỗ hoa : “Năm 1987, lãnh đạo Liên xô Mikhail Gorbachev thừa nhận rằng các chính sách tự do hoá glasnost và perestroika của ông rất giống với "chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người" của Dubček. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội năm 1989, Dubček trở thành chủ tịch nghị viện liên bang thuộc chính quyền Havel. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa Mùa xuân Praha và những cuộc cải cách của Gorbachev, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời, "Mười chín năm." Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Tiệp Khắc trong cuộc Cách mạng Nhung năm 1989, Dubček được bầu làm Chủ tịch Nghị viện Liên bang, chức vụ mà ông giữ tới tận tháng 6 năm 1992”[27]
8. “Mùa xuân Praha” trên những nẻo đường thế giới :
- Những “mùa xuân” tiếp nối : “Mùa xuân Praha càng làm vỡ mộng nhiều người cánh tả ở phương Tây có quan điểm Mác-Lenin. Nó góp phần vào sự phát triển của các ý tưởng chủ nghĩa Cộng sản Tây Âu trong các đảng cộng sản phương Tây, tìm cách tách xa khỏi Liên xô, và cuối cùng dẫn tới sự giải tán nhiều nhóm trong số đó. Một thập kỷ sau, một giai đoạn tự do hóa chính trị của Trung Quốc được gọi là Mùa xuân Bắc Kinh. Nó cũng một phần gây ảnh hưởng tới phong trào Mùa xuân Croatia tại Nam Tư…”[28]
- Mùa xuân Praha trong văn học nghệ thuật : Sự kiện này đã được đề cập trong âm nhạc đại chúng, gồm bài hát của Karel Kryl, Luboš Fišer Requiem, và Music for Prague 1968 của Karel Husa. "They Can't Stop The Spring", một bài hát của nhà báo và nghệ sĩ sáng tác người Ireland John Waters, … trích dẫn câu nói được cho là của Dubček: "Họ có thể dẫm đạp hoa, nhưng họ không thể ngăn cản mùa xuân." Mùa xuân Praha cũng xuất hiện trong văn học. Milan Kundera đã nghiền ngẫm tác phẩm The Unbearable Lightness of Being của mình trong thời gian diễn ra phong trào Mùa xuân Praha. …. Một bộ phim chuyển thể vào năm 1988. Những người giải phóng, của Viktor Suvorov, là một miêu tả của một chứng nhân về cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, từ quan điểm của một sĩ quan xe tăng Liên xô. Rock 'n' Roll, một vở kịch của nhà soạn kịch Tom Stoppard, có đề cập đến Mùa xuân Praha, cũng như cuộc Cách mạng Nhung năm 1989. …”[29]
Thay lời kết : BỐ ƠI ! CON KHÔNG HIỂU !
Nếu con số “68”[30] đã đi vào lịch sử văn hoá của dân tộc Tiệp-Khắc như một dấu ấn không phai mờ của một “Mùa Xuân Praha” đầy huyền thoại, một mùa xuân đã khơi gợi lên sức sống của dân chủ, tự do và những giá trị nhân văn tuyệt vời, để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững hôm nay của đất nước nầy, dân tộc nầy, thì “Tết Mậu Thân” lại là một kỷ niệm thương đau, oan nghiệt của dân tộc Việt Nam.
Suốt 50 năm qua, đã có quá nhiều “người lớn”, trong số đó có những nhà văn, thi sĩ, nghiên cứu lịch sử, bình luận chính trị, bút ký,…đã viết, đã nói, đã toạ đàm, mổ xẻ, tranh luận…về hai biến cố lịch sử đặc biệt nầy. Nên có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của thế hệ trẻ hôm nay, thế hệ con cháu của những người đã từng một thời “nồi da xáo thịt”. Xin được giới thiệu bài viết “CON KHÔNG THỂ NÀO HIỂU NỖI”, như một lời kết cho những suy tư nầy, của nữ sinh Lê Trần Thu Nguyệt. Xin trích :
Lê Trần Thu Nguyệt - Lớp 12/A4 - Trường THCS III - Quận... TP/HCM
Môn Văn Học - Đề bài: “Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới của xã hội đất nước, có thứ nào đôi khi có thể sẽ tốt hơn, nếu: (theo suy nghĩ của bạn)...?”
Bài Làm
Sáng ngày 30 tháng 4 - Trôi theo dòng người tấp nập, tôi ngược lên cầu Thị Nghè rẽ trái đường Nguyễn Bỉnh Khiêm định vào đại lộ Lê Duẩn xem lễ duyệt binh chào mừng “Đại Thắng”, nhưng đến trước thảo cầm viên là cảnh sát công an ách lại kiểm tra, chỉ có giấy mời mới vào được khu vực trung tâm hành lễ.
Lỡ đi rồi biết làm sao, đứng bên lề đường trưa nắng như thiêu đốt, một chiếc xe bus quân đội đời mới dừng lại mở cửa hơi lạnh từ trong xe hắt ra mát rượi nhiều người đứng tuổi trên xe bước xuống, quân phục “Giải Phóng Quân” mới tinh một màu xanh lá với huân, huy chương lủng lẳng đầy ngực xếp hàng đủng đỉnh oai vệ đi sau người cầm cờ hướng vào khán đài.
Khát nước, bước qua bên kia đường mua ly nước mía, mắt tôi chợt dừng lại dưới đất cách vài bước chân ngồi bên cột đèn đường hứng cái nắng chói chang gay gắt là một bóng người lớn tuổi đen đúa cụt cả đôi chân cái nón vải sùm sụp trên đầu và chiếc áo rằn ri lá cây rừng bạc màu nắng gió trước mặt là cái lon sắt cũ kỹ đựng tiền lẽ.
Cầm ly nước mía tự nhiên đôi chân tôi bước lại, ngồi xuống 2 tay bê ly nước tôi ngỏ lời: Thưa, cho cháu mời bác ly nước và cũng không quên bỏ vào cái lon sắt tờ bạc mười ngàn đồng, ngạc nhiên bên trong cái lon sắt nằm chèo queo là cái huy chương bằng kim loại cũ mèm, tôi cầm lên ngắm nghía hỏi khẽ: bác là thương binh? Bác ấy cười móm mém: Thưa cô, tôi là phế binh chế độ cũ QL/VNCH, cái huy chương đó là “Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu” kỷ niệm trận ĐăkTô, Tân Cảnh.
Đứng ở đây xa quá không xem được gì nhiều. Tôi mua vé vào Thảo Cầm Viên kề bên, ngồi trên thảm cỏ xanh dưới bóng cây trốn cái nắng mang theo trong lòng một thứ gì đó nằng nặng, không dưng tự nhiên bỗng thấy vương vấn một thoáng ngậm ngùi...
Rồi tự hỏi: Sao cũng là người Việt Nam cũng chiến binh như nhau nhưng ngày “đại thắng” thống nhất non sông, dân tộc chứng kiến 2 số phận “Vinh Nhục” đôi đường tương phản đến não lòng như vậy?.
Rồi như tự trả lời cho chính mình: Nếu ngày xưa sau khi bị chia đôi 2 miền đất nước vào năm 1954 sao Miền Bắc, Bác Hồ không làm như miền Nam là “tuyên chiến” nhưng tuyên chiến với đói nghèo lạc hậu với nhược tiểu của một quốc gia vừa thoát tròng 100 năm nô lệ, 2 miền Bắc Nam cùng thi đua nhau, Sài Gòn ông Ngô Đình Diệm thì dựa vào viện trợ của Mỹ và các nước tư bản để phát triển cùng nhịp điệu với các quốc gia Đông Nam Á. Hà Nội thì ông Hồ Chí Minh dựa vào Liên Xô, Trung Quốc và khối Đông Âu viện trợ xây dựng lại miền Bắc sau cơn đói tang thương Ất Dậu, chưa cần thiết phải tuyên chiến đánh nhau và với vị trí đắc địa nhìn ra Biển Đông trên “đại lộ” hàng hải quốc tế thì sau hơn 60 năm (kể từ 1954) nếu sáng suốt và khôn khéo thì hôm nay chí ít 2 miền Bắc Nam đã như là Hàn Quốc - Đài Loan hay Singapore, kinh tế phát triển bao nhiêu thì xã hội kiến thức văn minh con người cũng cao theo chừng ấy và lúc này sau bao nhiêu năm, là lúc người dân 2 miền sẽ biết phải làm như thế nào để tương thích với tầm cao trí tuệ, để nhân danh nhân quyền nhất trí bằng một cuộc biểu quyết thống nhất trong êm đềm văn minh như Đông và Tây Đức trước kia và sẽ bầu tổng thống và Quốc Hội mà nhân sự là tổng hợp nhân tài trộn lẫn của cả 3 miền Trung Nam Bắc trong công bằng quang minh chính trực.
Và như vậy là hoàn toàn không có mấy triệu người, một thế hệ thanh niên rường cột quốc gia nằm xuống, không có biết bao cảnh tang thương đoạn trường do khói lửa chiến tranh bom đạn từ nước ngoài mang vào gây ra và quan trọng là đôi khi qua cuộc bầu cử thống nhất bởi trí tuệ văn minh nhân quyền đích thực của toàn dân phát triển qua 60 năm không bị chiên tranh hôm nay có thể Việt Nam không phải là một nước CS/XHCN mà được toàn dân chọn lựa là một quốc gia đa nguyên tự do dân chủ như đa phần các quốc gia trong LHQ hiện nay và vì vậy chắc chắn không có hình ảnh ngày lễ “Thống Nhất” duyệt binh mà có Bác thương binh QL/VNCH miền Nam ngồi bên vệ đường nắng bụi cùng cái huy “Anh Dũng Bội Tinh” và nhất là sẽ có gần trăm triệu người cùng chung vui chứ chẳng có triệu người nào buồn…
Tóm lại có rất nhiều thứ, nhưng một thứ lớn nhất “có thể sẽ làm cho xã hội tốt hơn rất nhiều so với ngày nay, nếu không có cuộc chiến tranh phát xuất từ miền Bắc vào miền Nam” gây ra.
----------------------------
Con gái tôi dưới nhà đi lên hỏi: Ba thấy bài viết con ra sao mà Thầy con nói “rất muốn cho em điểm 9 bài văn này, nhưng không thể”? mà con thì không thể nào hiểu nổi?
Tôi im lặng chỉ cười buồn nhìn con mình cắp cặp lên lầu chuẩn bị làm lại bài mới dù muốn nói với con: Hơn ba triệu đảng viên CSVN trong đó hàng chục ngàn Thạc Sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư mà họ còn không muốn hiểu thì một học sinh 17 tuổi như con thì làm sao hiểu được... Một mai không còn chủ nghĩa CS trên đất nước mình ắt con sẽ hiểu mà không cần đến ai để giải thích.[31]
Trần Đoan Hùng
Tháng 4 2018
[1] Khổng-Tử đã kể lại các giai-đoạn thành-đạt của cuộc đời ngài như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" (Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự-lập, bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý). Nguồn : http://triamquan.forumvi.com/t527-topic
[2] Xem thêm tư liệu của trang mạng Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia : “Bên Thắng cuộc là cuốn sách tiếng Việt của nhà báo Huy Đức, gồm hai tập: Tập 1: Giải Phóng và Tập 2: Quyền Bính, được chào bán lần lượt vào 12 tháng 12 năm 2012 và 13 tháng 1 năm 2013 trên Amazon.[1] cũng như bản in với mã xuất bản ISBN 1-4840-4000-7. ISBN 1-4848-3072-5. Cuốn sách tường thuật lại những sự kiện đã xảy ra tại Việt Nam, đặc biệt là về mặt chính trị và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu từ thời điểm 30/4/1975 tại Việt Nam cho tới gần đây. Cuốn sách nhận được rất nhiều tranh cãi cả khen ngợi và phê bình trên báo trong và ngoài nước cũng như dư luận. Cuốn sách là cuốn sách bán chạy nhất trong mục về Lịch sử Đông Nam Á trên trang Amazon trong tháng 12/2012. Sách in cũng được nhật báo Người Việt tại Mỹ phát hành...”. Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AAn_th%E1%BA%AFng_cu%E1%BB%99c
[3] Nguồn : Trang điện tử của Báo Nhân Dân : link : http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/35175802-tong-tien-cong-va-noi-day-xuan-mau-than-nam-1968-%E2%80%93-khat-vong-hoa-binh-doc-lap-thong-nhat-cua-dan-toc-viet-nam.html
[4] Nhà văn Phạm Đình Trọng, tên và bút danh Phạm Đình Trọng, sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, ký… Đã từng đạt giải nhì cuộc thi bút ký Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn tổ chức (1987).
[5] Bài viết : “Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ một nhà văn cọng sản ở Hà Nội”. Nguồn :
https://nhatbaovanhoa.com/a692/tet-mau-than-1968-nhin-tu-mot-nha-van-dang-vien-cong-san-o-ha-noi
[6] Đặng Chí Hùng, bài viết : Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 14) Ai làm cho Huế đau thương.
Nguồn : http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-14-ai.html
[7] Tài liệu đã dẫn trên. (Đặng Chí Hùng, bài viết : Những sự thật không thể chối bỏ).
[8] Bài dịch của Phan Ba. Nguồn : https://phanba.wordpress.com/2018/03/14/dot-tong-tan-cong-tet-mau-than-khong-phai-la-vi-nguoi-my/
[9] Dr. Đỗ Kim Thêm L.L.M; M.A : Non Governmental Advisor, International Competition Network (ICN); Research Associate International Competition Law and Policy. United Nations Conference on Trade and Developpement (UNCTAD).
[10] Nguồn : http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=105886 ; hoặc : http://namle171.blogspot.com/2018/02/2476-50-nam-chien-cuoc-tet-mau-than.html
[11] Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ. Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A3_Ca
[12] Bài viết : Sách về Mậu Thân ra mắt độc giả Mỹ của Nhà báo tự do Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ ĐH Berkeley (Tường thuật buổi giới thiệu bản dịch tiếng Anh tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca, nguyên bản tiếng Việt được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1969 vào chiều thứ Tư 25/2/15, tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Berkeley. Nguồn :
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/03/150301_giai_khan_so_cho_hue_in_english
[13] Mục từ Mùa Xuân Praha. Trang mạng Bách Khoa Toàn Thư mở. Link :
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a_xu%C3%A2n_Praha
[14] Ibd.
[15] Ibd.
[16] Ibd.
[17] Ibd.
[18] Ibd.
[19] Ibd.
[20] Ibd.
[21] Ibd.
[22] Ibd.
[23] Ibd.
[24] Ibd.
[25] Ibd.
[26] Ibd.
[27] Ibd.
[28] Ibd.
[29] Ibd.
[30] Ibd : Số 68 đã trở thành biểu tượng tại Tiệp Khắc cũ. Vận động viên Hockey Jaromír Jágr mặc số này bởi tầm quan trọng của nó trong lịch sử Tiệp Khắc. Một nhà xuất bản cũ có trụ sở tại Toronto, 68 Publishers, xuất bản những cuốn sách của các tác gia người Séc và Slovak đang sống lưu vong, lấy tên theo sự kiện đó.
[31] Hoàng Thanh Trúc, bài viết : Bố ơi ! Con không hiểu trên trang mạng Dân Làm Báo : Nguồn : danlambaovn.blogspot.com/2015/05/ba-oi-con-khong-hieu.html
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài Giáo Lý 3 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội:
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
21:04 26/04/2018
Bí Tích Rửa Tội: Quyền năng chiến thắng sự dữ
“Tất cả chúng ta đều có thể chiến thắng, chiến thắng mọi sự, nhưng với sức mạnh đến từ Chúa Giêsu”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ ba của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Rửa Tội, được ban hành ngày 25 tháng 4, 2018 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài giáo lý này, chúng tôi cũng thêm cả bản dịch bài tóm tắt bằng Tiếng Anh được đọc trước bài nói chuyện của Đức Thánh Cha vì nó rất ngăn gọn và đầy ý nghĩa.
Anh chị em thân mến: Trong các bài giáo lý về Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã thấy rằng Bí Tích này là cánh cửa mà, nhờ đức tin, chúng ta bước qua, để vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô từ sự chết đến sự sống. Được hướng dẫn bởi ánh sáng Lời Chúa, và đi kèm bằng các lời cầu nguyện của các Thánh trên trời và các anh chị em chúng ta dưới thế, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình lớn lên trong đức tin và trong đời sống Bí Tích của Hội Thánh. Đời sống Kitô hữu vẫn còn là một cuộc đấu tranh liên tục để từ bỏ tội lỗi và lớn lên trong sự kết hợp với Chúa, nhờ sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa. Như một dấu chỉ của sức mạnh cần thiết cho cuộc đấu tranh tinh thần này, những người được rửa tội trước hết được xức dầu bằng dầu dự tòng. Việc xức dầu này, và những lời cầu nguyện trừ tà đi theo nghi thức, khẩn cầu hồng ân Chúa Thánh Thần, Đấng bảo vệ chúng ta khỏi những cạm bẫy của ác thần và thêm sức cho chúng ta để kiên trì trong sự tự do của mình như các dưỡng tử và dưỡng nữ của Thiên Chúa. Cũng như các lực sĩ cổ xưa thoa dầu để chuẩn bị hoàn thành niềm hy vọng của mình trên Thiên Đàng.
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180425_udienza-generale.html ngày 25 tháng 4, 2018 (trước khi được thay thế bằng bản dài).
* * *
Anh chị em thân mến, Chào anh chị em!
Chúng ta hãy tiếp tục suy niệm của chúng ta về Bí Tích Rửa Tội, luôn trong ánh sáng của Lời Chúa.
Chính Tin Mừng là điều soi sáng các ứng viên và khơi dậy sự gắn bó với đức tin: “Bí Tích Rửa Tội một cách đặc biệt, là ‘Bí Tích của đức tin’ vì nó là cửa ngõ Bí Tích dẫn vào đời sống đức tin” (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1236) . Và đức tin là việc phó thác đời mình cho Chúa Giêsu, Đấng được nhìn nhận như “mạch nước phát sinh sự sống đời đời” (Ga 4:14), “ánh sáng thế gian” (Ga 9:5), “sự sống và sự sống lại” (Ga 11:25), như được giảng dạy trên lộ trình của các dự tòng sắp sửa được đón nhận việc nhập đạo Kitô giáo, ngay cả ngày nay. Được giáo dục bằng cách lắng nghe Chúa Giêsu, bằng các giáo huấn và các việc làm của Người, các dự tòng sống lại kinh nghiệm của người phụ nữ Samaria khát nước hằng sống, người mù từ thủa sơ sinh mở mắt ra đón ánh sáng, ông Lazarô ra khỏi mồ. Tin Mừng mang trong chính mình sức mạnh để biến đổi những người đón nhận nó bằng đức tin, kéo họ ra khỏi ách thống trị của sự dữ để họ học cách phụng sự Chúa với niềm vui và sự mới mẻ của đời sống.
Chúng ta không bao giờ đến giếng Rửa Tội một mình, nhưng được đi kèm bằng các lời cầu nguyện của toàn thể Hội Thánh, như được nhắc lại bởi Kinh Cầu Các Thánh trước lời cầu nguyện trừ tà và xức dầu dự tòng trước lúc rửa tội. Chúng là những cử chỉ, từ thời cổ xưa, đảm bảo những người đang chuẩn bị để được tái sinh làm con cái Thiên Chúa rằng lời cầu nguyện của Hội Thánh giúp họ trong cuộc chiến chống lại sự dữ, đồng hành với họ trên con đường lành, giúp họ thoát khỏi quyền lực của tội lỗi để vào trong vương quốc của ân sủng Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của Hội Thánh. Hội Thánh cầu nguyện và cầu nguyện cho tất cả mọi người, cho tất cả chúng ta! Chúng ta là Hội Thánh, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người khác. Thật là một điều tốt đẹp khi cầu nguyện cho người khác. Đã bao lần chúng ta không có nhu cầu khẩn cấp và chúng ta không cầu nguyện. Chúng ta phải cầu nguyện, kết hợp với Hội Thánh, cho những người khác: “Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho những người có nhu cầu, cho những người không có đức tin ...”. Đừng quên: lời cầu nguyện của Hội Thánh luôn được diễn tiến. Nhưng chúng ta phải hoà nhập vào lời cầu nguyện này và cầu nguyện cho tất cả dân Thiên Chúa và cho những ai cần được cầu nguyện. Vì lý do này mà con đường dự tòng của người trưởng thành được đánh dấu bằng việc trừ tà được linh mục công bố lập đi lập lại (x. GLHTCG, 1237), hoặc bằng lời khẩn nguyện xin giải thoát họ khỏi tất cả những gì tách họ ra khỏi Đức Kitô và cản trở việc kết hợp mật thiết với Người. Ngay cả đối với trẻ em chúng ta cầu xin Thiên Chúa giải thoát chúng khỏi Tội Nguyên Tổ và hiến dâng chúng như nơi cư ngụ của Chúa Thánh Thần (x. Nghi thức Rửa Tội Trẻ em, 56). Các trẻ em. Cầu nguyện cho trẻ em, cho sức khỏe tinh thần và thể lý. Đó là cách bảo vệ trẻ em bằng cầu nguyện. Như các sách Tin Mừng làm chứng, chính Chúa Giêsu đã chiến đấu và trừ quỷ để biểu lộ sự xuất hiện của Nước Thiên Chúa (x. Mt 12:28): chiến thắng của Người trên quyền năng của sự dữ để lại một không gian tự do cho sự thống trị của Thiên Chúa là Đấng vui mừng và hòa giải [chúng ta] với sự sống.
Bí Tích Rửa Tội không phải là một công thức thần kỳ nhưng là một hồng ân của Chúa Thánh Thần, Đấng cho phép những người lãnh nhận được nó “chiến đấu chống lại thần dữ”, khi tin rằng “Thiên Chúa đã sai Con Ngài xuống thế gian để tiêu diệt quyền lực của Satan và đưa con người từ bóng tối vào vương quốc của ánh sáng vô tận “(x. Nghi Thức Rửa Tội Trẻ Em, 56). Chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng đời sống Kitô hữu luôn luôn bị cám dỗ, đặc biệt là cám dỗ tách ra khỏi Thiên Chúa, khỏi Thánh Ý của Ngài, khỏi sự hiệp thông với Ngài, để lại rơi vào những ràng buộc của các quyến rũ trần thế. Và Bí Tích Rửa Tội chuẩn bị chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh trong cuộc đấu tranh hàng ngày này, ngay cả cuộc đấu tranh chống lại ma quỷ - như Thánh Phêrô nói – giống như sư tử cố gắng cắn xé chúng ta, để tiêu diệt chúng ta.
Bên cạnh cầu nguyện, còn có việc xức dầu trên ngực bằng dầu cho những người dự tòng, là những người “nhận được sức mạnh để từ bỏ ma quỷ và tội lỗi, trước khi đến gần giếng [Rửa Tội] và được tái sinh vào đời sống mới” (Làm Phép Dầu, 3). Bởi vì đặc tính của dầu là thấm nhập vào các mô của cơ thể và mang lại lợi ích cho nó, các nhà đô vật thời xưa đã thoa dầu để làm cho các bắp thịt săn chắc và dễ thoát ra khỏi nắm tay đối thủ. Trong ánh sáng của biểu tượng này, các Kitô hữu của các thế kỷ đầu đã thích nghi thói quen này để xức thân thể của các ứng viên lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội bằng dầu đã được Đức Giám Mục làm phép [1], để biểu thị, qua “dấu chỉ của ơn cứu rỗi”, rằng quyền năng của Đức Kitô Chúa Cứu Thế thêm sức mạnh cho họ để họ chống lại sự dữ và khuất phục nó (x. Nghi Thức Rửa Tội Trẻ Em, 105).
Thật khó mà chiến đấu chống lại ác thần, để thoát khỏi sự lừa phỉnh của nó, để phục hồi sức mạnh sau một cuộc đấu tranh mệt mỏi, nhưng chúng ta phải biết rằng tất cả cuộc đời Kitô hữu là một cuộc chiến đấu. Chúng ta cũng phải biết rằng mình không đơn độc, rằng Mẹ Hội Thánh cầu nguyện để các con cái của mình, đã được tái sinh trong Phép Rửa, không ngã gục trước cạm bẫy của thần dữ mà chiến thắng nó nhờ quyền năng của Sự Vượt Qua của Đức Kitô. Được củng cố bởi Chúa Phục Sinh, Đấng đã đánh bại thủ lãnh của thế gian (x. Ga 12:31), chúng ta cũng có thể mượn đức tin của Thánh Phaolô mà lặp lại: “Tôi có thể làm mọi sự trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4:13). Tất cả chúng ta đều có thể chiến thắng, chiến thắng mọi sự, nhưng với sức mạnh đến từ Chúa Giêsu.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180425_udienza-generale.html
Chú Thích:
[1] Đây là lời cầu nguyện làm phép, diễn tả ý nghĩa của loại dầu này: “Lạy Chúa là sức mạnh và là Đấng che chở dân Chúa. Chúa đã dùng dầu làm dấu chỉ sức mạnh. Xin đoái thương ban phúc cho dầu này và ban sức mạnh cho những người dự tòng được xức dầu này, để họ lãnh nhận sự khôn ngoan và sức mạnh của Chúa mà thông hiểu sâu xa Phúc Âm của Đức Kitô, quảng đại chấp nhận những khổ cực trong đời sống Kitô hữu, và khi xứng đáng trở nên dưỡng tử của Chúa, họ được vui mừng tái sinh và sống trong Hội Thánh Chúa” (Làm Phép các loại dầu, 21).
“Tất cả chúng ta đều có thể chiến thắng, chiến thắng mọi sự, nhưng với sức mạnh đến từ Chúa Giêsu”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ ba của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Rửa Tội, được ban hành ngày 25 tháng 4, 2018 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài giáo lý này, chúng tôi cũng thêm cả bản dịch bài tóm tắt bằng Tiếng Anh được đọc trước bài nói chuyện của Đức Thánh Cha vì nó rất ngăn gọn và đầy ý nghĩa.
Anh chị em thân mến: Trong các bài giáo lý về Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã thấy rằng Bí Tích này là cánh cửa mà, nhờ đức tin, chúng ta bước qua, để vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô từ sự chết đến sự sống. Được hướng dẫn bởi ánh sáng Lời Chúa, và đi kèm bằng các lời cầu nguyện của các Thánh trên trời và các anh chị em chúng ta dưới thế, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình lớn lên trong đức tin và trong đời sống Bí Tích của Hội Thánh. Đời sống Kitô hữu vẫn còn là một cuộc đấu tranh liên tục để từ bỏ tội lỗi và lớn lên trong sự kết hợp với Chúa, nhờ sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa. Như một dấu chỉ của sức mạnh cần thiết cho cuộc đấu tranh tinh thần này, những người được rửa tội trước hết được xức dầu bằng dầu dự tòng. Việc xức dầu này, và những lời cầu nguyện trừ tà đi theo nghi thức, khẩn cầu hồng ân Chúa Thánh Thần, Đấng bảo vệ chúng ta khỏi những cạm bẫy của ác thần và thêm sức cho chúng ta để kiên trì trong sự tự do của mình như các dưỡng tử và dưỡng nữ của Thiên Chúa. Cũng như các lực sĩ cổ xưa thoa dầu để chuẩn bị hoàn thành niềm hy vọng của mình trên Thiên Đàng.
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180425_udienza-generale.html ngày 25 tháng 4, 2018 (trước khi được thay thế bằng bản dài).
* * *
Anh chị em thân mến, Chào anh chị em!
Chúng ta hãy tiếp tục suy niệm của chúng ta về Bí Tích Rửa Tội, luôn trong ánh sáng của Lời Chúa.
Chính Tin Mừng là điều soi sáng các ứng viên và khơi dậy sự gắn bó với đức tin: “Bí Tích Rửa Tội một cách đặc biệt, là ‘Bí Tích của đức tin’ vì nó là cửa ngõ Bí Tích dẫn vào đời sống đức tin” (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1236) . Và đức tin là việc phó thác đời mình cho Chúa Giêsu, Đấng được nhìn nhận như “mạch nước phát sinh sự sống đời đời” (Ga 4:14), “ánh sáng thế gian” (Ga 9:5), “sự sống và sự sống lại” (Ga 11:25), như được giảng dạy trên lộ trình của các dự tòng sắp sửa được đón nhận việc nhập đạo Kitô giáo, ngay cả ngày nay. Được giáo dục bằng cách lắng nghe Chúa Giêsu, bằng các giáo huấn và các việc làm của Người, các dự tòng sống lại kinh nghiệm của người phụ nữ Samaria khát nước hằng sống, người mù từ thủa sơ sinh mở mắt ra đón ánh sáng, ông Lazarô ra khỏi mồ. Tin Mừng mang trong chính mình sức mạnh để biến đổi những người đón nhận nó bằng đức tin, kéo họ ra khỏi ách thống trị của sự dữ để họ học cách phụng sự Chúa với niềm vui và sự mới mẻ của đời sống.
Chúng ta không bao giờ đến giếng Rửa Tội một mình, nhưng được đi kèm bằng các lời cầu nguyện của toàn thể Hội Thánh, như được nhắc lại bởi Kinh Cầu Các Thánh trước lời cầu nguyện trừ tà và xức dầu dự tòng trước lúc rửa tội. Chúng là những cử chỉ, từ thời cổ xưa, đảm bảo những người đang chuẩn bị để được tái sinh làm con cái Thiên Chúa rằng lời cầu nguyện của Hội Thánh giúp họ trong cuộc chiến chống lại sự dữ, đồng hành với họ trên con đường lành, giúp họ thoát khỏi quyền lực của tội lỗi để vào trong vương quốc của ân sủng Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của Hội Thánh. Hội Thánh cầu nguyện và cầu nguyện cho tất cả mọi người, cho tất cả chúng ta! Chúng ta là Hội Thánh, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người khác. Thật là một điều tốt đẹp khi cầu nguyện cho người khác. Đã bao lần chúng ta không có nhu cầu khẩn cấp và chúng ta không cầu nguyện. Chúng ta phải cầu nguyện, kết hợp với Hội Thánh, cho những người khác: “Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho những người có nhu cầu, cho những người không có đức tin ...”. Đừng quên: lời cầu nguyện của Hội Thánh luôn được diễn tiến. Nhưng chúng ta phải hoà nhập vào lời cầu nguyện này và cầu nguyện cho tất cả dân Thiên Chúa và cho những ai cần được cầu nguyện. Vì lý do này mà con đường dự tòng của người trưởng thành được đánh dấu bằng việc trừ tà được linh mục công bố lập đi lập lại (x. GLHTCG, 1237), hoặc bằng lời khẩn nguyện xin giải thoát họ khỏi tất cả những gì tách họ ra khỏi Đức Kitô và cản trở việc kết hợp mật thiết với Người. Ngay cả đối với trẻ em chúng ta cầu xin Thiên Chúa giải thoát chúng khỏi Tội Nguyên Tổ và hiến dâng chúng như nơi cư ngụ của Chúa Thánh Thần (x. Nghi thức Rửa Tội Trẻ em, 56). Các trẻ em. Cầu nguyện cho trẻ em, cho sức khỏe tinh thần và thể lý. Đó là cách bảo vệ trẻ em bằng cầu nguyện. Như các sách Tin Mừng làm chứng, chính Chúa Giêsu đã chiến đấu và trừ quỷ để biểu lộ sự xuất hiện của Nước Thiên Chúa (x. Mt 12:28): chiến thắng của Người trên quyền năng của sự dữ để lại một không gian tự do cho sự thống trị của Thiên Chúa là Đấng vui mừng và hòa giải [chúng ta] với sự sống.
Bí Tích Rửa Tội không phải là một công thức thần kỳ nhưng là một hồng ân của Chúa Thánh Thần, Đấng cho phép những người lãnh nhận được nó “chiến đấu chống lại thần dữ”, khi tin rằng “Thiên Chúa đã sai Con Ngài xuống thế gian để tiêu diệt quyền lực của Satan và đưa con người từ bóng tối vào vương quốc của ánh sáng vô tận “(x. Nghi Thức Rửa Tội Trẻ Em, 56). Chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng đời sống Kitô hữu luôn luôn bị cám dỗ, đặc biệt là cám dỗ tách ra khỏi Thiên Chúa, khỏi Thánh Ý của Ngài, khỏi sự hiệp thông với Ngài, để lại rơi vào những ràng buộc của các quyến rũ trần thế. Và Bí Tích Rửa Tội chuẩn bị chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh trong cuộc đấu tranh hàng ngày này, ngay cả cuộc đấu tranh chống lại ma quỷ - như Thánh Phêrô nói – giống như sư tử cố gắng cắn xé chúng ta, để tiêu diệt chúng ta.
Bên cạnh cầu nguyện, còn có việc xức dầu trên ngực bằng dầu cho những người dự tòng, là những người “nhận được sức mạnh để từ bỏ ma quỷ và tội lỗi, trước khi đến gần giếng [Rửa Tội] và được tái sinh vào đời sống mới” (Làm Phép Dầu, 3). Bởi vì đặc tính của dầu là thấm nhập vào các mô của cơ thể và mang lại lợi ích cho nó, các nhà đô vật thời xưa đã thoa dầu để làm cho các bắp thịt săn chắc và dễ thoát ra khỏi nắm tay đối thủ. Trong ánh sáng của biểu tượng này, các Kitô hữu của các thế kỷ đầu đã thích nghi thói quen này để xức thân thể của các ứng viên lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội bằng dầu đã được Đức Giám Mục làm phép [1], để biểu thị, qua “dấu chỉ của ơn cứu rỗi”, rằng quyền năng của Đức Kitô Chúa Cứu Thế thêm sức mạnh cho họ để họ chống lại sự dữ và khuất phục nó (x. Nghi Thức Rửa Tội Trẻ Em, 105).
Thật khó mà chiến đấu chống lại ác thần, để thoát khỏi sự lừa phỉnh của nó, để phục hồi sức mạnh sau một cuộc đấu tranh mệt mỏi, nhưng chúng ta phải biết rằng tất cả cuộc đời Kitô hữu là một cuộc chiến đấu. Chúng ta cũng phải biết rằng mình không đơn độc, rằng Mẹ Hội Thánh cầu nguyện để các con cái của mình, đã được tái sinh trong Phép Rửa, không ngã gục trước cạm bẫy của thần dữ mà chiến thắng nó nhờ quyền năng của Sự Vượt Qua của Đức Kitô. Được củng cố bởi Chúa Phục Sinh, Đấng đã đánh bại thủ lãnh của thế gian (x. Ga 12:31), chúng ta cũng có thể mượn đức tin của Thánh Phaolô mà lặp lại: “Tôi có thể làm mọi sự trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4:13). Tất cả chúng ta đều có thể chiến thắng, chiến thắng mọi sự, nhưng với sức mạnh đến từ Chúa Giêsu.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180425_udienza-generale.html
Chú Thích:
[1] Đây là lời cầu nguyện làm phép, diễn tả ý nghĩa của loại dầu này: “Lạy Chúa là sức mạnh và là Đấng che chở dân Chúa. Chúa đã dùng dầu làm dấu chỉ sức mạnh. Xin đoái thương ban phúc cho dầu này và ban sức mạnh cho những người dự tòng được xức dầu này, để họ lãnh nhận sự khôn ngoan và sức mạnh của Chúa mà thông hiểu sâu xa Phúc Âm của Đức Kitô, quảng đại chấp nhận những khổ cực trong đời sống Kitô hữu, và khi xứng đáng trở nên dưỡng tử của Chúa, họ được vui mừng tái sinh và sống trong Hội Thánh Chúa” (Làm Phép các loại dầu, 21).
Thánh Ca
Thánh Ca: Lời Kinh Hòa Bình – Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
05:51 26/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây