Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:57 26/04/2019
151. Thiên Chúa đã thấu suốt việc nhỏ bé trong nơi ẩn giấu, không có gì giấu được Ngài, con nên chú ý tư tưởng của con, không nên suy nghĩ lung tung.
(Thánh Marco ẩn sĩ)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:01 26/04/2019
99. CHỈ NHÌN MIỆNG NÓI
Trong kinh thành đang tuyển chọn tướng quân, mọi người tụm ba tụm bốn bình phẩm các võ sĩ từ đầu đến chân.
Một người Sơn Đông nói:
- “Những võ sĩ này đều không được khôi ngô, ở quê tôi có một nhân vật kiệt xuất, khi đứng thì đầu chạm xà nhà chân giẫm thì san bằng đất”.
Một người Sơn Tây nói:
- “Ở quê chúng tôi có người khổng lồ, ngồi trên đất thì đầu có thể đụng xà nhà”.
Một người Thiểm Tây nói:
- “Những người ấy có gì gọi là kì dị, ở quê chúng tôi có người khổng lồ, khi nói thì môi trên đụng xà nhà, môi dưới vắt trên mặt đất”.
Người bên cạnh nghe thế thì nói:
- “Theo như anh nói thì thân hình của ông ta đứng ở đâu ?”
Người Thiểm Tây trả lời:
- “Biết nhiều làm chi, coi “cái miệng nói” là được rồi”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 99:
Khi nói mà “môi trên đụng xà nhà môi dưới vắt ngang trên đất” thì quả là người khổng lồ...trong mộng, và thật là láo khoét, nhưng thời nay có người vì muốn tỏ ta mình là người “khổng lồ” cho người khác sợ, nên khi chửi mắng người ta thì cái môi trề ra giọng nói the thé khuôn mặt khó coi thấy mà khiếp, đó là sự thật một trăm phần trăm chứ không phải là trong mộng.
Khổng lồ và tí hon, hiền lành và dữ tợn, kiêu ngạo và khiêm tốn đều là những cái đối nghịch nhau và không bao giờ chấp nhận nhau.
Khổng lồ sinh ra kiêu ngạo và kiêu ngạo thì dễ phát sinh dữ tợn cho nên nó tượng trưng cho ma quỷ và sự dữ; tí hon thì khiêm tốn và khiêm tốn thì luôn hiền lành cho nên nó tượng trưng cho sự thiện...
Kiêu ngạo và giận dữ là môi trên môi dưới của con cái ma quỷ, do đó mà khi họ mở miệng nói thì toàn là lời nguyền rủa, trách móc, thù hận và oán trời trách người...
“Lạy Chúa, dù chúng con mang thân phận nào chăng nữa trong Giáo Hội hay trong xã hội, thì xin cho chúng con có một tâm hồn khiêm tốn, để nhờ sự khiêm tốn này mà khuôn mặt hiền lành của Chúa nổi bật trên con người của chúng con. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trong kinh thành đang tuyển chọn tướng quân, mọi người tụm ba tụm bốn bình phẩm các võ sĩ từ đầu đến chân.
Một người Sơn Đông nói:
- “Những võ sĩ này đều không được khôi ngô, ở quê tôi có một nhân vật kiệt xuất, khi đứng thì đầu chạm xà nhà chân giẫm thì san bằng đất”.
Một người Sơn Tây nói:
- “Ở quê chúng tôi có người khổng lồ, ngồi trên đất thì đầu có thể đụng xà nhà”.
Một người Thiểm Tây nói:
- “Những người ấy có gì gọi là kì dị, ở quê chúng tôi có người khổng lồ, khi nói thì môi trên đụng xà nhà, môi dưới vắt trên mặt đất”.
Người bên cạnh nghe thế thì nói:
- “Theo như anh nói thì thân hình của ông ta đứng ở đâu ?”
Người Thiểm Tây trả lời:
- “Biết nhiều làm chi, coi “cái miệng nói” là được rồi”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 99:
Khi nói mà “môi trên đụng xà nhà môi dưới vắt ngang trên đất” thì quả là người khổng lồ...trong mộng, và thật là láo khoét, nhưng thời nay có người vì muốn tỏ ta mình là người “khổng lồ” cho người khác sợ, nên khi chửi mắng người ta thì cái môi trề ra giọng nói the thé khuôn mặt khó coi thấy mà khiếp, đó là sự thật một trăm phần trăm chứ không phải là trong mộng.
Khổng lồ và tí hon, hiền lành và dữ tợn, kiêu ngạo và khiêm tốn đều là những cái đối nghịch nhau và không bao giờ chấp nhận nhau.
Khổng lồ sinh ra kiêu ngạo và kiêu ngạo thì dễ phát sinh dữ tợn cho nên nó tượng trưng cho ma quỷ và sự dữ; tí hon thì khiêm tốn và khiêm tốn thì luôn hiền lành cho nên nó tượng trưng cho sự thiện...
Kiêu ngạo và giận dữ là môi trên môi dưới của con cái ma quỷ, do đó mà khi họ mở miệng nói thì toàn là lời nguyền rủa, trách móc, thù hận và oán trời trách người...
“Lạy Chúa, dù chúng con mang thân phận nào chăng nữa trong Giáo Hội hay trong xã hội, thì xin cho chúng con có một tâm hồn khiêm tốn, để nhờ sự khiêm tốn này mà khuôn mặt hiền lành của Chúa nổi bật trên con người của chúng con. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật II Phục Sinh - Cử hành Lòng Chúa Thương Xót
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
14:14 26/04/2019
Lòng Chúa xót thương và biến cố 'Sri-Lanka' đau thương
Ngay đầu tuần Thánh, thứ hai 15.4.2019, thông tin về Vương cung Thánh đường Đức Bà Paris, thủ đô Pháp quốc, bị cháy dữ dội đã làm hầu như cả thế giới ngẩn ngơ, tiếc nuối về một công trình vừa của đức tin Kitô giáo vừa là văn minh, văn hóa của cả nhân loại.
Tuy nhiên, dù đó là công trình đồ sộ, dù nơi đó đã chứng kiến nhiều biến cố và sự kiện lịch sử, dù đó là di vật của trí tuệ đã trải qua hàng thế kỷ, dù giá trị vật chất và tinh thần của nó hết sức lớn..., vẫn không bằng mạng sống của loài người. Chỉ cần sự sống của một sinh linh, đã vô giá. Vì thế, sự sống của hàng trăm con người không thể nói hết, không thể có bất cứ điều gì sánh ví...
Vậy mà chưa đầy một tuần, Chúa Nhật 21.4.2019, ngay ngày đầu mùa tôn vinh Sự Sống, cũng là ngày lễ của Sự Sống, lễ mừng Chúa phục sinh, nhân loại lại chết điếng, từng người công chính như đứt từng đoạn ruột khi phải chứng kiến hàng trăm anh chị em đồng đạo bị thảm sát chỉ trong một ngày.
Sri Lanka nói chung, Thủ đô Colombo của nước này nói riêng, trở thành tên gọi vừa thân thương, vừa đau đớn tận cùng của mọi người công chính trên khắp thế giới khi nghĩ đến, hay chỉ cần nhắc đến.
Chúa Nhật thứ II phục sinh, ngày cuối của tuần Bát nhật phục sinh, Hội Thánh Công Giáo mừng lễ Chúa lòng thương xót trong bầu khí đau buồn về những cái chết hàng loạt vừa mới xảy ra đúng một tuần ấy.
Nhiều người tỏ ra bi quan về đức tin của chính mình. Có Chúa thật không? Những bi thảm diễn ra từng ngày gây nên đau khổ cho không biết bao nhiêu người, làm sao có thể gọi đó là lòng thương xót? Chưa biết có lòng thương xót không, nhưng sự dữ thì khắp thế giới đều chứng kiến. Sự dữ như sờ thấy được!
Là người Công Giáo, chúng ta phải trả lời thế nào cho nhiều anh chị em xung quanh về tình yêu thương xót của Thiên Chúa giữa bối cảnh tan thương này? Hình như sự thật trở thành chướng ngại lớn làm cho các môn đệ của Chúa Kitô gặp khó khăn khi rao giảng về lòng Thiên Chúa xót thương?
Trước khi trả lời bất cứ sự gì, ta phải khẳng định dứt khoát và mạnh mẽ rằng, Thiên Chúa không làm ra sự dữ. Người không bao giờ muốn có sự dữ. Chính tấm lòng của Thiên Chúa không bao giờ muốn tấn công ai, không bao giờ muốn đẩy ai vào con đường cùng, nhưng chỉ ngự trị sự từ ái, tha thứ, bao dung.
1. Sự dữ xuất phát từ lòng người.
Biến cố quá bi thương của ngày Phục sinh là minh chứng rõ ràng về sự tàn ác mà con người dành cho nhau. Kẻ thủ ác giết người có tính toán, có hệ thống, có kế hoạch. Chúng hành động chính xác đến nỗi những nơi chúng thảm sát là thủ đô và vùng lân cận, là những nhà thờ lớn, trong chính ngày lễ trọng nhất của Kitô giáo, quy tụ đông tín hữu nhất, và giờ giấc các vụ nổ hầu như đồng loạt, chính xác trong cùng một giờ, hoàn tất mọi vụ nổ chỉ trong một ngày.
Điều đáng buồn hơn nữa là, dù biết trước cuộc thảm sát có thể xảy ra, nhưng chính phủ Sri Lanka không có bất cứ hành động nào để ngăn chặn. Họ giữ im lặng đến phút cuối. Họ không có một thông báo hay tuyên bố nào để người dân có thể đề phòng.
Nhờ sự im lặng đến lạ thường của chính phủ mà cuộc thảm sát đã diễn ra thành công đúng như kế hoạch của những kẻ thủ ác, khiến nhiều người nghi ngờ, ngay trong nội bộ quốc gia, có sự kỳ thị tôn giáo. Hay chính phủ cố tình làm ngơ trước những hành động nhằm thanh trừng Kitô giáo?
Sự ác xuất phát từ lòng người. Đó là điều Chúa Giêsu từng cảnh báo: "Từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế" (Mc 7, 21-23).
Chính lòng người thù hận đã dẫn đến quá nhiều oan khuất, thê lương. Ngay thời khởi đầu vũ trụ, con người đã giết nhau: Cain giết chính em ruột mình là Abel. Rồi từ đó, lịch sử nhân loại đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc giết hại từ lẻ tẻ đến hàng loạt một cách tàn bạo, đẫm máu, phi nhân tính...
2. Chúa Giêsu, nạn nhân của sự dữ.
Ta không thể hiểu vì sao Chúa không cất sự dữ. Nhưng ta biết chắc, tội ác trong lòng người đã không tha chính Con Thiên Chúa làm người.
Chúa Giêsu, Đấng đã bị loài người loại trừ, thì Thiên Chúa dùng chính sự chết và sống lại của Người để cứu độ loài người, cho phép những kẻ mang phận người cùng được phục sinh, được thừa hưởng cơ nghiệp vĩnh cửu của Người trong nhà Thiên Chúa, trong sự sống trường tồn của Thiên Chúa.
3. Vài điểm giáo lý.
- Sự dữ là vô cùng đáng sợ. Nhưng nhìn về khía cạnh tích cực, sự dữ nhắc nhở ta về thân phận yếu đuối, mỏng dòn của mình, để ta luôn sẵn sàng cho bất cứ lúc nào, nếu phải kết thúc hành trình đời mình.
- Dù Thiên Chúa không muốn sự dữ xảy ra. Nhưng trong trường hợp sự dữ đã xảy ra, Thiên Chúa có thể rút ra từ sự dữ, những điều tốt lành. Thậm chí, Người còn lấy ra từ sự dữ những giá trị thánh, giá trị hằng sống, giá trị cứu độ, giá trị vĩnh cửu... Chính cái chết của Chúa Giêsu là bằng chứng.
- Qua sự dữ mà ta đang phải đối mặt, Chúa có thể giáo dục ta như người cha dùng roi để đánh con mình. Qua sự dữ mà ta kiên trung chịu đựng, đức tin của ta mạnh mẽ hơn, lòng cậy trông vững vàng hơn, tình yêu mến ngày càng hoàn thiện hơn.
- Chúng ta cần ghi nhớ: Chúa công bằng vô cùng. Bởi khi một người gặp phải nhiều khổ đau ở đời này, họ sẽ không hoặc giảm việc đền tội mà họ phải gánh chịu ở đời sau.
Tôi tin rằng, Chúa có cách của Chúa để dành phần ưu ái, dành sự yêu thương cho những nạn nhân của những vụ thảm sát, kể cả khi họ qua đời hay còn sống. Nhất là những cuộc thảm sát diễn ra giữa lúc họ làm nghĩa vụ thờ phượng và đang biểu lộ cách cao nhất lòng tin tưởng vào Chúa trong thánh lễ Phục sinh mà họ đang tham dự.
- Trong Hội Thánh, giáo lý về đến tội thay là một giáo lý đẹp. Chúa Kitô vô tội đã đền tội thay cho cả loài người. Cũng vậy, biết bao nhiêu người hy sinh chính mình đền tội thay cho những kẻ tội lỗi. Và tất cả những người được chọn làm vật tế sinh, làm của lễ đền tội, Chúa sẽ có cách của Chúa để trả lại cách cân xứng những gì mà họ phải chấp nhận.
Vì thế, tôi tiếp tục tin rằng, chính vì tội lỗi của tôi, của mọi người, của cả thế gian này, mà nhiều anh chị em đã phải đau khổ. Nhìn vào những gì họ phải chịu, tôi nhận ra rằng, Thiên Chúa tố cáo tội ác của tôi nơi chính họ, để tôi sống tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn. Từng ngày sống trong đời, tôi phải phục sinh chính mình như Chúa muốn.
4. Nội dung Tin Mừng trong lễ kính Chúa lòng thương xót.
Tin Mừng khả dĩ giúp ta vững tin hơn. Thánh Gioan ghi nhận, có đến hai lần Chúa Phục sinh hiện ra với các tông đồ. Cả hai lần, Chúa đều mạc khải dấu Thánh giá trên thân thể Phục sinh của Người. Thậm chí, Chúa còn mời: “Tôma, hãy xỏ ngón tay của con vào lổ đinh trên tay Thầy đây, hãy thọc bàn tay của con vào cạnh sườn của Thầy”.
Chúa Kitô không tự nhiên mà Phục sinh, nhưng Phục sinh từ trong đau khổ, Phục sinh từ trên Thánh giá. Hôm nay, dù đã sống lại, đã chiến thắng khải hoàn, thân xác Phục sinh chói ngời đã cùng quyền năng Thiên Chúa bước vào vô biên, bước vào vĩnh cửu, nhưng bây giờ hiện ra với môn đệ, thân xác Phục sinh rạng ngời ấy vẫn còn y nguyên dấu của thánh giá.
Rõ ràng Phục sinh không giết chết Thánh giá. Chúa không xóa dấu tích Thánh giá. Dấu Thánh giá vẫn theo Chúa ngay cả khi Chúa đã Phục sinh.
Bởi Thánh giá vẫn còn nguyên vẹn trong ơn Phục sinh, nên dù hôm nay Chúa đã Phục sinh, thì cuộc đời vẫn còn đó đầy dẫy những khổ đau, những thách thức mà lòng người phải cam chịu.
Dù trải qua quá nhiều mất mát, tôi tin rằng lòng thương xót của Chúa mãi mãi vẫn chan đầy. Lòng thương xót đã từng trao ban trong quá khứ. Chắc chắn, lòng thương xót ấy như dòng suối cuồn cuộn chảy mãi, sẽ vững bền, sẽ trường tồn đến muôn đời.
Ngay đầu tuần Thánh, thứ hai 15.4.2019, thông tin về Vương cung Thánh đường Đức Bà Paris, thủ đô Pháp quốc, bị cháy dữ dội đã làm hầu như cả thế giới ngẩn ngơ, tiếc nuối về một công trình vừa của đức tin Kitô giáo vừa là văn minh, văn hóa của cả nhân loại.
Tuy nhiên, dù đó là công trình đồ sộ, dù nơi đó đã chứng kiến nhiều biến cố và sự kiện lịch sử, dù đó là di vật của trí tuệ đã trải qua hàng thế kỷ, dù giá trị vật chất và tinh thần của nó hết sức lớn..., vẫn không bằng mạng sống của loài người. Chỉ cần sự sống của một sinh linh, đã vô giá. Vì thế, sự sống của hàng trăm con người không thể nói hết, không thể có bất cứ điều gì sánh ví...
Vậy mà chưa đầy một tuần, Chúa Nhật 21.4.2019, ngay ngày đầu mùa tôn vinh Sự Sống, cũng là ngày lễ của Sự Sống, lễ mừng Chúa phục sinh, nhân loại lại chết điếng, từng người công chính như đứt từng đoạn ruột khi phải chứng kiến hàng trăm anh chị em đồng đạo bị thảm sát chỉ trong một ngày.
Sri Lanka nói chung, Thủ đô Colombo của nước này nói riêng, trở thành tên gọi vừa thân thương, vừa đau đớn tận cùng của mọi người công chính trên khắp thế giới khi nghĩ đến, hay chỉ cần nhắc đến.
Chúa Nhật thứ II phục sinh, ngày cuối của tuần Bát nhật phục sinh, Hội Thánh Công Giáo mừng lễ Chúa lòng thương xót trong bầu khí đau buồn về những cái chết hàng loạt vừa mới xảy ra đúng một tuần ấy.
Nhiều người tỏ ra bi quan về đức tin của chính mình. Có Chúa thật không? Những bi thảm diễn ra từng ngày gây nên đau khổ cho không biết bao nhiêu người, làm sao có thể gọi đó là lòng thương xót? Chưa biết có lòng thương xót không, nhưng sự dữ thì khắp thế giới đều chứng kiến. Sự dữ như sờ thấy được!
Là người Công Giáo, chúng ta phải trả lời thế nào cho nhiều anh chị em xung quanh về tình yêu thương xót của Thiên Chúa giữa bối cảnh tan thương này? Hình như sự thật trở thành chướng ngại lớn làm cho các môn đệ của Chúa Kitô gặp khó khăn khi rao giảng về lòng Thiên Chúa xót thương?
Trước khi trả lời bất cứ sự gì, ta phải khẳng định dứt khoát và mạnh mẽ rằng, Thiên Chúa không làm ra sự dữ. Người không bao giờ muốn có sự dữ. Chính tấm lòng của Thiên Chúa không bao giờ muốn tấn công ai, không bao giờ muốn đẩy ai vào con đường cùng, nhưng chỉ ngự trị sự từ ái, tha thứ, bao dung.
1. Sự dữ xuất phát từ lòng người.
Biến cố quá bi thương của ngày Phục sinh là minh chứng rõ ràng về sự tàn ác mà con người dành cho nhau. Kẻ thủ ác giết người có tính toán, có hệ thống, có kế hoạch. Chúng hành động chính xác đến nỗi những nơi chúng thảm sát là thủ đô và vùng lân cận, là những nhà thờ lớn, trong chính ngày lễ trọng nhất của Kitô giáo, quy tụ đông tín hữu nhất, và giờ giấc các vụ nổ hầu như đồng loạt, chính xác trong cùng một giờ, hoàn tất mọi vụ nổ chỉ trong một ngày.
Điều đáng buồn hơn nữa là, dù biết trước cuộc thảm sát có thể xảy ra, nhưng chính phủ Sri Lanka không có bất cứ hành động nào để ngăn chặn. Họ giữ im lặng đến phút cuối. Họ không có một thông báo hay tuyên bố nào để người dân có thể đề phòng.
Nhờ sự im lặng đến lạ thường của chính phủ mà cuộc thảm sát đã diễn ra thành công đúng như kế hoạch của những kẻ thủ ác, khiến nhiều người nghi ngờ, ngay trong nội bộ quốc gia, có sự kỳ thị tôn giáo. Hay chính phủ cố tình làm ngơ trước những hành động nhằm thanh trừng Kitô giáo?
Sự ác xuất phát từ lòng người. Đó là điều Chúa Giêsu từng cảnh báo: "Từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế" (Mc 7, 21-23).
Chính lòng người thù hận đã dẫn đến quá nhiều oan khuất, thê lương. Ngay thời khởi đầu vũ trụ, con người đã giết nhau: Cain giết chính em ruột mình là Abel. Rồi từ đó, lịch sử nhân loại đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc giết hại từ lẻ tẻ đến hàng loạt một cách tàn bạo, đẫm máu, phi nhân tính...
2. Chúa Giêsu, nạn nhân của sự dữ.
Ta không thể hiểu vì sao Chúa không cất sự dữ. Nhưng ta biết chắc, tội ác trong lòng người đã không tha chính Con Thiên Chúa làm người.
Chúa Giêsu, Đấng đã bị loài người loại trừ, thì Thiên Chúa dùng chính sự chết và sống lại của Người để cứu độ loài người, cho phép những kẻ mang phận người cùng được phục sinh, được thừa hưởng cơ nghiệp vĩnh cửu của Người trong nhà Thiên Chúa, trong sự sống trường tồn của Thiên Chúa.
3. Vài điểm giáo lý.
- Sự dữ là vô cùng đáng sợ. Nhưng nhìn về khía cạnh tích cực, sự dữ nhắc nhở ta về thân phận yếu đuối, mỏng dòn của mình, để ta luôn sẵn sàng cho bất cứ lúc nào, nếu phải kết thúc hành trình đời mình.
- Dù Thiên Chúa không muốn sự dữ xảy ra. Nhưng trong trường hợp sự dữ đã xảy ra, Thiên Chúa có thể rút ra từ sự dữ, những điều tốt lành. Thậm chí, Người còn lấy ra từ sự dữ những giá trị thánh, giá trị hằng sống, giá trị cứu độ, giá trị vĩnh cửu... Chính cái chết của Chúa Giêsu là bằng chứng.
- Qua sự dữ mà ta đang phải đối mặt, Chúa có thể giáo dục ta như người cha dùng roi để đánh con mình. Qua sự dữ mà ta kiên trung chịu đựng, đức tin của ta mạnh mẽ hơn, lòng cậy trông vững vàng hơn, tình yêu mến ngày càng hoàn thiện hơn.
- Chúng ta cần ghi nhớ: Chúa công bằng vô cùng. Bởi khi một người gặp phải nhiều khổ đau ở đời này, họ sẽ không hoặc giảm việc đền tội mà họ phải gánh chịu ở đời sau.
Tôi tin rằng, Chúa có cách của Chúa để dành phần ưu ái, dành sự yêu thương cho những nạn nhân của những vụ thảm sát, kể cả khi họ qua đời hay còn sống. Nhất là những cuộc thảm sát diễn ra giữa lúc họ làm nghĩa vụ thờ phượng và đang biểu lộ cách cao nhất lòng tin tưởng vào Chúa trong thánh lễ Phục sinh mà họ đang tham dự.
- Trong Hội Thánh, giáo lý về đến tội thay là một giáo lý đẹp. Chúa Kitô vô tội đã đền tội thay cho cả loài người. Cũng vậy, biết bao nhiêu người hy sinh chính mình đền tội thay cho những kẻ tội lỗi. Và tất cả những người được chọn làm vật tế sinh, làm của lễ đền tội, Chúa sẽ có cách của Chúa để trả lại cách cân xứng những gì mà họ phải chấp nhận.
Vì thế, tôi tiếp tục tin rằng, chính vì tội lỗi của tôi, của mọi người, của cả thế gian này, mà nhiều anh chị em đã phải đau khổ. Nhìn vào những gì họ phải chịu, tôi nhận ra rằng, Thiên Chúa tố cáo tội ác của tôi nơi chính họ, để tôi sống tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn. Từng ngày sống trong đời, tôi phải phục sinh chính mình như Chúa muốn.
4. Nội dung Tin Mừng trong lễ kính Chúa lòng thương xót.
Tin Mừng khả dĩ giúp ta vững tin hơn. Thánh Gioan ghi nhận, có đến hai lần Chúa Phục sinh hiện ra với các tông đồ. Cả hai lần, Chúa đều mạc khải dấu Thánh giá trên thân thể Phục sinh của Người. Thậm chí, Chúa còn mời: “Tôma, hãy xỏ ngón tay của con vào lổ đinh trên tay Thầy đây, hãy thọc bàn tay của con vào cạnh sườn của Thầy”.
Chúa Kitô không tự nhiên mà Phục sinh, nhưng Phục sinh từ trong đau khổ, Phục sinh từ trên Thánh giá. Hôm nay, dù đã sống lại, đã chiến thắng khải hoàn, thân xác Phục sinh chói ngời đã cùng quyền năng Thiên Chúa bước vào vô biên, bước vào vĩnh cửu, nhưng bây giờ hiện ra với môn đệ, thân xác Phục sinh rạng ngời ấy vẫn còn y nguyên dấu của thánh giá.
Rõ ràng Phục sinh không giết chết Thánh giá. Chúa không xóa dấu tích Thánh giá. Dấu Thánh giá vẫn theo Chúa ngay cả khi Chúa đã Phục sinh.
Bởi Thánh giá vẫn còn nguyên vẹn trong ơn Phục sinh, nên dù hôm nay Chúa đã Phục sinh, thì cuộc đời vẫn còn đó đầy dẫy những khổ đau, những thách thức mà lòng người phải cam chịu.
Dù trải qua quá nhiều mất mát, tôi tin rằng lòng thương xót của Chúa mãi mãi vẫn chan đầy. Lòng thương xót đã từng trao ban trong quá khứ. Chắc chắn, lòng thương xót ấy như dòng suối cuồn cuộn chảy mãi, sẽ vững bền, sẽ trường tồn đến muôn đời.
Chúa ban bình an
Lm Nguyễn Xuân Trường
23:13 26/04/2019
Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ và nói: “Bình an cho anh em” tới 3 lần. Để thực sự hưởng ơn bình an của Chúa cần thực hiện 3 điều: THẤY CHÚA, THA THỨ, và TIN TƯỞNG.
1. Thấy Chúa. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Quan trọng là Chúa như thế nào? Nếu thấy 1 Thiên Chúa thẳng tay trừng phạt thì chỉ có sợ toát mồ hôi mà thôi. Nhưng khi thấy Chúa giàu lòng thương xót đến nỗi đã chịu mang đầy thương tích ở tay chân, và cạnh sườn mở ra để ta thấy tim Chúa chan chứa yêu thương, thì lúc ấy chúng ta dạt dào niềm vui và bình an.
2. Tha thứ. Chúa sống lại đã không đi trả thù những kẻ đã giết Ngài cho hả lòng hả dạ; không hạch tội các môn đệ phản bội cho bõ tức! Chúa tha thứ; Chúa quên hết quá khứ lỗi lầm của nhân loại. Chúa thổi Thần khí sự sống mới cho các môn đệ. Để rồi, các môn đệ cũng có thể sống tinh thần tha thứ cho lòng thanh thản bình an. Nếu không tha thứ thì lòng người sẽ ứ đọng thù ghét, ứa lên men cay đắng bất an.
3. Tin tưởng. Nếu cứ sống trong bóng tối nghi ngờ người khác và nghi ngờ cả Chúa thì liệu lòng mình có được bình an? Chỉ khi sống tin tưởng nhau, tin thật vào Chúa thì lòng mình mới bình an phó thác. Chính vì điều này mà đi liền với các tượng ảnh Lòng Chúa thương xót luôn là câu tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa Giêsu, con xin tín thác vào Ngài.”
Tạ ơn Chúa Phục Sinh đã giúp các môn đệ cùng chúng con thấy Chúa, tha thứ và tin tưởng để đời chúng con được bình an ngay giữa những gian nan trong đời. Xin cho trái tim mỗi chúng con cũng lúc lắc những nhịp đập thương xót và tin tưởng để trở thành khí cụ bình an cho gia đình, hội đoàn, giáo xứ, đất nước… được an vui hạnh phúc. Amen.
1. Thấy Chúa. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Quan trọng là Chúa như thế nào? Nếu thấy 1 Thiên Chúa thẳng tay trừng phạt thì chỉ có sợ toát mồ hôi mà thôi. Nhưng khi thấy Chúa giàu lòng thương xót đến nỗi đã chịu mang đầy thương tích ở tay chân, và cạnh sườn mở ra để ta thấy tim Chúa chan chứa yêu thương, thì lúc ấy chúng ta dạt dào niềm vui và bình an.
2. Tha thứ. Chúa sống lại đã không đi trả thù những kẻ đã giết Ngài cho hả lòng hả dạ; không hạch tội các môn đệ phản bội cho bõ tức! Chúa tha thứ; Chúa quên hết quá khứ lỗi lầm của nhân loại. Chúa thổi Thần khí sự sống mới cho các môn đệ. Để rồi, các môn đệ cũng có thể sống tinh thần tha thứ cho lòng thanh thản bình an. Nếu không tha thứ thì lòng người sẽ ứ đọng thù ghét, ứa lên men cay đắng bất an.
3. Tin tưởng. Nếu cứ sống trong bóng tối nghi ngờ người khác và nghi ngờ cả Chúa thì liệu lòng mình có được bình an? Chỉ khi sống tin tưởng nhau, tin thật vào Chúa thì lòng mình mới bình an phó thác. Chính vì điều này mà đi liền với các tượng ảnh Lòng Chúa thương xót luôn là câu tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa Giêsu, con xin tín thác vào Ngài.”
Tạ ơn Chúa Phục Sinh đã giúp các môn đệ cùng chúng con thấy Chúa, tha thứ và tin tưởng để đời chúng con được bình an ngay giữa những gian nan trong đời. Xin cho trái tim mỗi chúng con cũng lúc lắc những nhịp đập thương xót và tin tưởng để trở thành khí cụ bình an cho gia đình, hội đoàn, giáo xứ, đất nước… được an vui hạnh phúc. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đàng Thánh Giá cảm động và đông đảo của các tín hữu Pháp sau khi Notre-Dame de Paris bị thiêu rụi
Đặng Tự Do
22:26 26/04/2019
Sau khi nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris bị nhận chìm trong ngọn lửa, Tuần Thánh tại đây đã diễn ra thế nào? Chắc chắn đó là điều mà nhiều người trên thế giới, đặc biệt là người Công Giáo, muốn biết. Vì thế, phóng viên James McAuley của tờ Washington Post, thường trú tại Paris đã có bài tường thuật sau về buổi đi đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của giáo xứ chính tòa Notre Dame. Mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt ngữ của Kim Thúy.
Sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh một cuộc rước đông đảo, có thể là lớn nhất trong những năm gần đây, với các giáo sĩ mặc áo trắng mang một cây thánh giá màu đen đơn sơ rảo qua các đường phố Île St. Louis, tiếp tục truyền thống đi đàng Thánh Giá hàng năm trên những con đường này. Ngôi Nhà thờ Đức Bà điêu tàn sau trận hỏa hạn lờ mờ phía sau lưng họ.
Hàng ngàn người dân Paris và du khách đã tập trung tại các chặng đàng Thánh Giá, diễn lại một cách biểu tượng cuộc thương khó của Chúa Kitô từ khi Ngài bị quan Philatô kết án đến khi được chôn cất trong mồ qua tổng cộng là 14 chặng.
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit chủ sự cuộc rước và luân phiên đọc các bài suy niệm cùng với các linh mục khác.
Timi Patea, 21 tuổi, một chủng sinh trẻ tuổi hướng dẫn đám đông, cho biết buổi đi đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay đặc biệt quan trọng đối với người dân Paris để chứng minh rằng Notre Dame vẫn đứng vững.
Nhà thờ có thể nhìn thấy trong màn sương, qua một cây cầu thấp, trên cù lao Île de la Cité lân cận. Bởi vì ngọn tháp từ thế kỷ 19 và phần lớn mái của nhà thờ đã bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn hôm thứ Hai, nên các trụ cột của nhà thờ Đức Bà dường như leo lên hư không. Nhưng cấu trúc chính, bao gồm hai tháp chuông và các cửa sổ kính màu tuyệt đẹp vẫn còn nguyên vẹn. Và hầu hết các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật đều sống sót.
Một số báo cáo trên các phương tiện truyền thông Pháp đã loan tin rằng trong buổi đi đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay cộng đoàn sẽ long trọng rước một trong những thánh tích quý giá được cứu khỏi nhà thờ đang cháy. Đó là một vương miện gai mà, theo tin tưởng truyền thống, trong cuộc thương khó quân La Mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu để sỉ nhục vương quyền của Người. Nhưng Tổng giáo phận Paris nói rằng, vì lý do an ninh, thánh tích đã được giữ lại an toàn tại Tòa thị chính Paris.
Nhà thờ Đức Bà sẽ bị đóng cửa từ năm đến sáu năm, các giới chức thẩm quyền của nhà thờ cho biết. Các chuyên gia phải đánh giá thiệt hại và ổn định các cấu trúc trước khi việc tái thiết có thể bắt đầu.
Các nhà điều tra vẫn nhất mực cho rằng vụ cháy này chỉ là một tai nạn. Các phương tiện truyền thông Pháp đã trích dẫn các quan chức cảnh sát không nêu tên nói rằng chập điện là giả thuyết hàng đầu. Nhưng một quan chức tư pháp từ văn phòng của công tố viên Paris, là cơ quan giám sát cuộc điều tra, nói với tờ The Washington Post rằng không có giả thuyết nào bị loại trừ trong giai đoạn này.
Cộng đồng Công Giáo của Paris đã tiếp tục các lễ nghi Tuần Thánh trong bối cảnh không có ngôi nhà thờ đánh dấu trái tim của thành phố. Các nghi thức trong Tuần Thánh và lễ Phục sinh được dự trù diễn ra tại Nhà thờ Đức Bà đã được chuyển đến ngôi Nhà thờ Thánh Eustache hùng vĩ bên hữu ngạn sông Seine.
“Nhà thờ chánh tòa là một địa điểm để vượt qua thực tại trần thế hướng nhìn lên trời,” cha Stéphane Lemessin một linh mục người Pháp, chuyên viết blog về các vấn đề liên quan đến Giáo Hội nhận xét. “Ta có mong muốn nhìn lên, hướng về các tầng trời. Bây giờ chúng ta sẽ phải tìm những nơi khác để hướng lên các tầng trời.”
Nhà thờ Đức Bà, tất nhiên, không chỉ là nơi thờ phượng. Nó cũng là một biểu tượng của Paris, là địa điểm được thăm viếng nhiều nhất tại một trong những thành phố được đến thăm nhiều nhất trên thế giới và là nguồn cảm hứng cho vô số nghệ sĩ, nhà văn và nhà thơ.
Frédéric Martel, một nhà báo người Pháp cho biết, khách du lịch đến thăm nhà thờ chính tòa Notre-Dame de Paris thậm chí còn nhiều hơn các tín hữu Công Giáo.
Quan sát phản ứng đoàn kết của các tầng lớp dân chúng tại Paris trước biến cố bi thảm này, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của tổng giáo phận Paris, coi việc xây dựng lại nhà thờ Đức Bà là cơ hội để Giáo Hội Công Giáo tại Pháp vượt qua những tai tiếng đã làm xói mòn niềm tin của công chúng.
“Điều duy nhất tôi xác tín là Chúa luôn mang đến cho chúng ta những điều thiện từ cái ác,” Đức Cha Aupetit nói trong một cuộc phỏng vấn hôm Thứ Sáu Tuần Thánh với tờ La Croix, một tờ báo Công Giáo Pháp.
“Ở dưới chân thập giá, khi mọi thứ đã kết thúc, một người vẫn đứng đó: đó là Đức Mẹ - Notre-Dame,” ngài nói. Notre-Dame vừa có thể hiểu là tên của ngôi nhà thờ chính tòa, vừa có thể hiểu là Đức Trinh Nữ Maria. Trong cuộc thương khó, Đức Mẹ đã hiện diện dưới chân thập giá nhìn con yêu của mình bị đóng đinh đang hấp hối. “Vào ngày thứ ba, Chúa Kitô đã sống lại. Từ cái chết của Con Ngài, Thiên Chúa đã mang đến điều tốt đẹp: sự phục sinh của Chúa Kitô và sự cứu rỗi cho tất cả mọi người.”
Cả gốc rễ Công Giáo của Pháp và chủ nghĩa thế tục của nó đều có thể nhìn thấy dưới bóng của nhà thờ Đức Bà vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Đông đảo các tín hữu và du khách tham gia vào cuộc rước kiệu đã hát những bài thánh ca, và những kinh nguyện mà họ thuộc nằm lòng.
Nhưng gần đó, các “bouquinistes”, tức là các quầy bán sách xếp hàng dọc bờ sông Seine, những người bán hàng ngồi trên những chiếc ghế gấp của họ, kiểm tra điện thoại di động và chờ đợi khách hàng. Vì thời tiết ấm áp dần, những người trẻ tuổi đang tắm nắng bên bờ sông. Một số người nhìn chằm chằm lên đường với sự tò mò trước những câu kinh bằng tiếng Latinh, xa lạ đối với họ như các câu thần chú, đang phát ra từ những chiếc loa.
Bốn ngày sau vụ hỏa hoạn khiến thành phố rơi vào bế tắc và sững sờ, nhịp sống của Paris dường như tiếp tục trở lại như thường lệ vào một buổi sáng mùa xuân.
Source:Washington Post Holy Week continues, and Paris life resumes, without Notre Dame
Sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh một cuộc rước đông đảo, có thể là lớn nhất trong những năm gần đây, với các giáo sĩ mặc áo trắng mang một cây thánh giá màu đen đơn sơ rảo qua các đường phố Île St. Louis, tiếp tục truyền thống đi đàng Thánh Giá hàng năm trên những con đường này. Ngôi Nhà thờ Đức Bà điêu tàn sau trận hỏa hạn lờ mờ phía sau lưng họ.
Hàng ngàn người dân Paris và du khách đã tập trung tại các chặng đàng Thánh Giá, diễn lại một cách biểu tượng cuộc thương khó của Chúa Kitô từ khi Ngài bị quan Philatô kết án đến khi được chôn cất trong mồ qua tổng cộng là 14 chặng.
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit chủ sự cuộc rước và luân phiên đọc các bài suy niệm cùng với các linh mục khác.
Timi Patea, 21 tuổi, một chủng sinh trẻ tuổi hướng dẫn đám đông, cho biết buổi đi đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay đặc biệt quan trọng đối với người dân Paris để chứng minh rằng Notre Dame vẫn đứng vững.
Nhà thờ có thể nhìn thấy trong màn sương, qua một cây cầu thấp, trên cù lao Île de la Cité lân cận. Bởi vì ngọn tháp từ thế kỷ 19 và phần lớn mái của nhà thờ đã bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn hôm thứ Hai, nên các trụ cột của nhà thờ Đức Bà dường như leo lên hư không. Nhưng cấu trúc chính, bao gồm hai tháp chuông và các cửa sổ kính màu tuyệt đẹp vẫn còn nguyên vẹn. Và hầu hết các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật đều sống sót.
Một số báo cáo trên các phương tiện truyền thông Pháp đã loan tin rằng trong buổi đi đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay cộng đoàn sẽ long trọng rước một trong những thánh tích quý giá được cứu khỏi nhà thờ đang cháy. Đó là một vương miện gai mà, theo tin tưởng truyền thống, trong cuộc thương khó quân La Mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu để sỉ nhục vương quyền của Người. Nhưng Tổng giáo phận Paris nói rằng, vì lý do an ninh, thánh tích đã được giữ lại an toàn tại Tòa thị chính Paris.
Nhà thờ Đức Bà sẽ bị đóng cửa từ năm đến sáu năm, các giới chức thẩm quyền của nhà thờ cho biết. Các chuyên gia phải đánh giá thiệt hại và ổn định các cấu trúc trước khi việc tái thiết có thể bắt đầu.
Các nhà điều tra vẫn nhất mực cho rằng vụ cháy này chỉ là một tai nạn. Các phương tiện truyền thông Pháp đã trích dẫn các quan chức cảnh sát không nêu tên nói rằng chập điện là giả thuyết hàng đầu. Nhưng một quan chức tư pháp từ văn phòng của công tố viên Paris, là cơ quan giám sát cuộc điều tra, nói với tờ The Washington Post rằng không có giả thuyết nào bị loại trừ trong giai đoạn này.
Cộng đồng Công Giáo của Paris đã tiếp tục các lễ nghi Tuần Thánh trong bối cảnh không có ngôi nhà thờ đánh dấu trái tim của thành phố. Các nghi thức trong Tuần Thánh và lễ Phục sinh được dự trù diễn ra tại Nhà thờ Đức Bà đã được chuyển đến ngôi Nhà thờ Thánh Eustache hùng vĩ bên hữu ngạn sông Seine.
“Nhà thờ chánh tòa là một địa điểm để vượt qua thực tại trần thế hướng nhìn lên trời,” cha Stéphane Lemessin một linh mục người Pháp, chuyên viết blog về các vấn đề liên quan đến Giáo Hội nhận xét. “Ta có mong muốn nhìn lên, hướng về các tầng trời. Bây giờ chúng ta sẽ phải tìm những nơi khác để hướng lên các tầng trời.”
Nhà thờ Đức Bà, tất nhiên, không chỉ là nơi thờ phượng. Nó cũng là một biểu tượng của Paris, là địa điểm được thăm viếng nhiều nhất tại một trong những thành phố được đến thăm nhiều nhất trên thế giới và là nguồn cảm hứng cho vô số nghệ sĩ, nhà văn và nhà thơ.
Frédéric Martel, một nhà báo người Pháp cho biết, khách du lịch đến thăm nhà thờ chính tòa Notre-Dame de Paris thậm chí còn nhiều hơn các tín hữu Công Giáo.
Quan sát phản ứng đoàn kết của các tầng lớp dân chúng tại Paris trước biến cố bi thảm này, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của tổng giáo phận Paris, coi việc xây dựng lại nhà thờ Đức Bà là cơ hội để Giáo Hội Công Giáo tại Pháp vượt qua những tai tiếng đã làm xói mòn niềm tin của công chúng.
“Điều duy nhất tôi xác tín là Chúa luôn mang đến cho chúng ta những điều thiện từ cái ác,” Đức Cha Aupetit nói trong một cuộc phỏng vấn hôm Thứ Sáu Tuần Thánh với tờ La Croix, một tờ báo Công Giáo Pháp.
“Ở dưới chân thập giá, khi mọi thứ đã kết thúc, một người vẫn đứng đó: đó là Đức Mẹ - Notre-Dame,” ngài nói. Notre-Dame vừa có thể hiểu là tên của ngôi nhà thờ chính tòa, vừa có thể hiểu là Đức Trinh Nữ Maria. Trong cuộc thương khó, Đức Mẹ đã hiện diện dưới chân thập giá nhìn con yêu của mình bị đóng đinh đang hấp hối. “Vào ngày thứ ba, Chúa Kitô đã sống lại. Từ cái chết của Con Ngài, Thiên Chúa đã mang đến điều tốt đẹp: sự phục sinh của Chúa Kitô và sự cứu rỗi cho tất cả mọi người.”
Cả gốc rễ Công Giáo của Pháp và chủ nghĩa thế tục của nó đều có thể nhìn thấy dưới bóng của nhà thờ Đức Bà vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Đông đảo các tín hữu và du khách tham gia vào cuộc rước kiệu đã hát những bài thánh ca, và những kinh nguyện mà họ thuộc nằm lòng.
Nhưng gần đó, các “bouquinistes”, tức là các quầy bán sách xếp hàng dọc bờ sông Seine, những người bán hàng ngồi trên những chiếc ghế gấp của họ, kiểm tra điện thoại di động và chờ đợi khách hàng. Vì thời tiết ấm áp dần, những người trẻ tuổi đang tắm nắng bên bờ sông. Một số người nhìn chằm chằm lên đường với sự tò mò trước những câu kinh bằng tiếng Latinh, xa lạ đối với họ như các câu thần chú, đang phát ra từ những chiếc loa.
Bốn ngày sau vụ hỏa hoạn khiến thành phố rơi vào bế tắc và sững sờ, nhịp sống của Paris dường như tiếp tục trở lại như thường lệ vào một buổi sáng mùa xuân.
Source:Washington Post
Âm mưu đốt nhà thờ chính tòa New York rồi bay sang Rôma, tấn công tiếp?
Kim Thúy
01:01 26/04/2019
Tòa án cho rằng người bị bắt vì mang xăng vào nhà thờ chính tòa New York là có chủ ý đốt ngôi nhà thờ này trong một mưu toan được hoạch định rất chi tiết bao gồm cả kế hoạch trốn khỏi Hoa Kỳ bằng máy bay vào ngày hôm sau.
Như chúng tôi đã loan tin, một người đàn ông đã bị giam giữ sau khi anh ta cố gắng mang các thùng xăng vào Nhà thờ St. Patrick, là nhà thờ chính tòa của thành phố New York tối thứ Tư 17 tháng Tư, chỉ hai ngày sau khi nhà thờ chính tòa Notre-Dame de Paris bị cháy rụi trong một trận hỏa hoạn.
Người đàn ông bị an ninh nhà thờ chặn lại vào lúc 7g55 giờ tối, và đã bị Lực lượng Cảnh sát Phản ứng nhanh của sở cảnh sát New York (NYPD) bắt giữ. Cảnh sát cho biết anh ta có một chiếc ô tô đậu gần đó để có thể chạy thoát khỏi hiện trường sau khi gây án.
Theo NYPD, người đàn ông mang theo bốn gallon xăng, hai lon chất lỏng nhẹ hơn và hai chiếc bật lửa khi anh ta cố gắng xông vào nhà thờ. Anh ta bị ngăn không cho vào nhà thờ, nhưng trong khi nói chuyện với nhân viên an ninh, một số xăng đã tràn xuống sàn nhà.
Khi bị cảnh sát thẩm vấn về lý do tại sao anh ta cố gắng mang các thùng xăng vào nhà thờ Công Giáo lớn nhất thành phố New York, Lamparello đã đưa ra “những câu trả lời loanh quanh, không nhất quán.”
Phó thanh tra NYPD John Miller nói với các phóng viên tối thứ Tư rằng người đàn ông cuối cùng đã nói với cảnh sát là anh ta muốn đi tắt qua nhà thờ để đến Đại lộ Madison vì xe của anh đã hết xăng.
Sau khi cảnh sát kiểm tra chiếc minivan của anh ta và phát hiện ra rằng nó không hề hết xăng, anh ta đã bị bắt giam.
Cảnh sát xác định người đàn ông đó tên là Marc Lamparello, 37 tuổi và cư trú tại Hasbrouck Heights, New Jersey. Lamparello đã từng bị bắt giữ hai đêm trước, tức là ngày 15 tháng Tư, sau khi anh ta từ chối không rời khỏi nhà thờ chính tòa Thánh Tâm ở Newark vào thời gian đóng cửa sau Thánh lễ tối.
Cho đến ít nhất là năm 2013, anh ta phụ trách thánh nhạc tại một giáo xứ ở New Jersey. Anh ta cũng đã từng làm việc như một giáo sư phụ giảng môn triết học, và có bằng triết học tại Boston College.
Có nhiều giả thuyết cho rằng Lamparello bị bệnh tâm thần và tòa án đã ra lệnh cho anh ta trải qua một cuộc đánh giá tâm thần tại bệnh viện.
Trong một diễn biến khá bất ngờ, hôm thứ Tư 24 tháng Tư, David Stuart, trợ lý công tố viên quận hạt, cho biết trong một phiên tòa ngắn gọn ở New York rằng giáo viên triết học này không có bệnh tâm thần gì cả và buộc tội anh ta âm mưu đốt nhà thờ chính tòa Thánh Patrick trong một mưu toan rất chi tiết bao gồm cả kế hoạch bỏ trốn khỏi Hoa Kỳ bằng máy bay vào ngày hôm sau, và đã đặt một khách sạn chỉ cách Vatican 20 phút.
Công tố viên David không đưa ra nhận xét nào thêm về các kế hoạch của Lamparello tại Rôma, nhưng nhấn mạnh rằng Lamparello đã dành thời gian lên kế hoạch và giám sát chặt chẽ các lịch trình sinh hoạt của nhà thờ chính tòa Thánh Patrick trước khi bị bắt.
Công tố viên David nói thêm Lamparello có thể bị kết án lên đến 15 năm tù nếu bị chứng minh là có ý muốn đốt nhà thờ chính tòa New York.
Source:Crux Prosecutor: St Patrick’s suspect booked hotel near Vatican
Như chúng tôi đã loan tin, một người đàn ông đã bị giam giữ sau khi anh ta cố gắng mang các thùng xăng vào Nhà thờ St. Patrick, là nhà thờ chính tòa của thành phố New York tối thứ Tư 17 tháng Tư, chỉ hai ngày sau khi nhà thờ chính tòa Notre-Dame de Paris bị cháy rụi trong một trận hỏa hoạn.
Người đàn ông bị an ninh nhà thờ chặn lại vào lúc 7g55 giờ tối, và đã bị Lực lượng Cảnh sát Phản ứng nhanh của sở cảnh sát New York (NYPD) bắt giữ. Cảnh sát cho biết anh ta có một chiếc ô tô đậu gần đó để có thể chạy thoát khỏi hiện trường sau khi gây án.
Theo NYPD, người đàn ông mang theo bốn gallon xăng, hai lon chất lỏng nhẹ hơn và hai chiếc bật lửa khi anh ta cố gắng xông vào nhà thờ. Anh ta bị ngăn không cho vào nhà thờ, nhưng trong khi nói chuyện với nhân viên an ninh, một số xăng đã tràn xuống sàn nhà.
Khi bị cảnh sát thẩm vấn về lý do tại sao anh ta cố gắng mang các thùng xăng vào nhà thờ Công Giáo lớn nhất thành phố New York, Lamparello đã đưa ra “những câu trả lời loanh quanh, không nhất quán.”
Phó thanh tra NYPD John Miller nói với các phóng viên tối thứ Tư rằng người đàn ông cuối cùng đã nói với cảnh sát là anh ta muốn đi tắt qua nhà thờ để đến Đại lộ Madison vì xe của anh đã hết xăng.
Sau khi cảnh sát kiểm tra chiếc minivan của anh ta và phát hiện ra rằng nó không hề hết xăng, anh ta đã bị bắt giam.
Cảnh sát xác định người đàn ông đó tên là Marc Lamparello, 37 tuổi và cư trú tại Hasbrouck Heights, New Jersey. Lamparello đã từng bị bắt giữ hai đêm trước, tức là ngày 15 tháng Tư, sau khi anh ta từ chối không rời khỏi nhà thờ chính tòa Thánh Tâm ở Newark vào thời gian đóng cửa sau Thánh lễ tối.
Cho đến ít nhất là năm 2013, anh ta phụ trách thánh nhạc tại một giáo xứ ở New Jersey. Anh ta cũng đã từng làm việc như một giáo sư phụ giảng môn triết học, và có bằng triết học tại Boston College.
Có nhiều giả thuyết cho rằng Lamparello bị bệnh tâm thần và tòa án đã ra lệnh cho anh ta trải qua một cuộc đánh giá tâm thần tại bệnh viện.
Trong một diễn biến khá bất ngờ, hôm thứ Tư 24 tháng Tư, David Stuart, trợ lý công tố viên quận hạt, cho biết trong một phiên tòa ngắn gọn ở New York rằng giáo viên triết học này không có bệnh tâm thần gì cả và buộc tội anh ta âm mưu đốt nhà thờ chính tòa Thánh Patrick trong một mưu toan rất chi tiết bao gồm cả kế hoạch bỏ trốn khỏi Hoa Kỳ bằng máy bay vào ngày hôm sau, và đã đặt một khách sạn chỉ cách Vatican 20 phút.
Công tố viên David không đưa ra nhận xét nào thêm về các kế hoạch của Lamparello tại Rôma, nhưng nhấn mạnh rằng Lamparello đã dành thời gian lên kế hoạch và giám sát chặt chẽ các lịch trình sinh hoạt của nhà thờ chính tòa Thánh Patrick trước khi bị bắt.
Công tố viên David nói thêm Lamparello có thể bị kết án lên đến 15 năm tù nếu bị chứng minh là có ý muốn đốt nhà thờ chính tòa New York.
Source:Crux
Cảnh sát Paris nghi ngờ công nhân xây dựng hút thuốc làm cháy nhà thờ Đức Bà
Đặng Tự Do
17:48 26/04/2019
Trong bản tin hôm thứ Sáu 26 tháng Tư, thông tấn xã Công Giáo Catholic News Agency tường thuật rằng một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra trên các phương tiện truyền thông tại Pháp sau khi tờ Le Canard Enchaine của Paris đưa tin rằng cảnh sát đã tìm thấy 7 mẩu thuốc lá trong ngôi nhà thờ bị cháy, và các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra đã xác nhận báo cáo này.
Phát hiện này đã gây ra các phản ứng mạnh mẽ trong dư luận tại Pháp và đã khiến cho công ty giàn giáo đang làm việc tại nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris khi xảy ra vụ hỏa hoạn phải lên tiếng.
Ông Marc Eskenazi, phát ngôn viên của công ty giàn giáo Le Bras nói với các phóng viên rằng các công nhân của công ty có thể đã từng hút thuốc lá trong khi làm việc trên mái nhà của nhà thờ, nhưng thuốc lá không phải là nguyên nhân của vụ cháy.
“Chắc chắn, hút thuốc gây ung thư phổi, bệnh tim, sinh suất thấp, đột quỵ và viêm khớp. Nhưng hút thuốc không thể nào gây ra vụ cháy ngày 15 tháng 4 tại Nhà thờ Đức Bà ở Paris. Chúng tôi lên án nó. Nhưng ngọn lửa bắt đầu bên trong tòa nhà. .. vì vậy đối với công ty Le Bras, đây không phải là một giả thuyết, không phải là một điếu thuốc đã làm cho nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy,” ông Marc Eskenazi nói với Reuters hôm 24 tháng Tư.
Ông cũng bác bỏ 7 mẩu thuốc lá cảnh sát tìm được là của công nhân công ty Le Bras.
“Tôi không biết những mẩu thuốc lá đó ở đâu ra nhưng các mẩu thuốc lá mà sống sót nổi sau trận hỏa hoạn kinh hoàng như thế thì tôi không biết chúng được làm từ chất liệu gì?” ông Marc Eskenazi vặn hỏi ngược lại, và khẳng định không thể tàn thuốc lá có thể đốt được một thanh gỗ.
Công ty Le Bras cũng nói rằng đám cháy không thể xuất phát từ các thang máy đưa lên giàn giáo của mình, và lưu ý rằng hệ thống điện của họ được bảo trì tốt, và thang máy của họ đã được cúp điện vào thời điểm đám cháy bắt đầu vì đã hết ngày làm việc.
Tuy nhiên, các công tố viên Pháp nói rằng họ không loại trừ bất kỳ khả năng nào liên quan đến việc bắt đầu vụ cháy, và họ tiếp tục điều tra tất cả các nguyên nhân có thể.
Vụ hỏa hoạn bắt đầu vào lúc 6g50 chiều ngày thứ Hai Tuần Thánh 15 tháng 4 đã phá hủy mái nhà thờ và ngọn tháp cao đến 91.44m. Những hình ảnh bên ngoài nhà thờ cho thấy một sự tàn phá gần như hoàn toàn sau vụ hỏa hoạn, nhưng thật sự trần nhà thờ bằng đá vòm đã không hề hấn gì và nhiều di tích lịch sử, tôn giáo và nghệ thuật của nhà thờ đã được cứu khỏi ngọn lửa. Các cửa sổ hoa hồng nổi tiếng, các tháp chuông và các quả chuông lớn, cùng với cây đàn đại phong cầm đều còn nguyên vẹn sau vụ cháy. Các vật phẩm tôn giáo quan trọng nhất của nhà thờ như vương miện gai Chúa Kitô, áo choàng vua Louis và Mặt Nhật có Mình Thánh Chúa đã được cứu trong trận hỏa hoạn.
Không có ước tính chính thức nào là việc trùng tu nhà thờ sẽ mất bao lâu. Nhưng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng ông muốn thấy việc phục hồi hoàn toàntrong vòng năm năm, các chuyên gia nói rằng khả năng đó có lẽ khó xảy ra.
Gần một tỷ euro đã được cam kết cho nỗ lực phục hồi.
Source:Catholic News Agency French cigarette smokers: We didn’t start Notre-Dame fire
Phát hiện này đã gây ra các phản ứng mạnh mẽ trong dư luận tại Pháp và đã khiến cho công ty giàn giáo đang làm việc tại nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris khi xảy ra vụ hỏa hoạn phải lên tiếng.
Ông Marc Eskenazi, phát ngôn viên của công ty giàn giáo Le Bras nói với các phóng viên rằng các công nhân của công ty có thể đã từng hút thuốc lá trong khi làm việc trên mái nhà của nhà thờ, nhưng thuốc lá không phải là nguyên nhân của vụ cháy.
“Chắc chắn, hút thuốc gây ung thư phổi, bệnh tim, sinh suất thấp, đột quỵ và viêm khớp. Nhưng hút thuốc không thể nào gây ra vụ cháy ngày 15 tháng 4 tại Nhà thờ Đức Bà ở Paris. Chúng tôi lên án nó. Nhưng ngọn lửa bắt đầu bên trong tòa nhà. .. vì vậy đối với công ty Le Bras, đây không phải là một giả thuyết, không phải là một điếu thuốc đã làm cho nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy,” ông Marc Eskenazi nói với Reuters hôm 24 tháng Tư.
Ông cũng bác bỏ 7 mẩu thuốc lá cảnh sát tìm được là của công nhân công ty Le Bras.
“Tôi không biết những mẩu thuốc lá đó ở đâu ra nhưng các mẩu thuốc lá mà sống sót nổi sau trận hỏa hoạn kinh hoàng như thế thì tôi không biết chúng được làm từ chất liệu gì?” ông Marc Eskenazi vặn hỏi ngược lại, và khẳng định không thể tàn thuốc lá có thể đốt được một thanh gỗ.
Công ty Le Bras cũng nói rằng đám cháy không thể xuất phát từ các thang máy đưa lên giàn giáo của mình, và lưu ý rằng hệ thống điện của họ được bảo trì tốt, và thang máy của họ đã được cúp điện vào thời điểm đám cháy bắt đầu vì đã hết ngày làm việc.
Tuy nhiên, các công tố viên Pháp nói rằng họ không loại trừ bất kỳ khả năng nào liên quan đến việc bắt đầu vụ cháy, và họ tiếp tục điều tra tất cả các nguyên nhân có thể.
Vụ hỏa hoạn bắt đầu vào lúc 6g50 chiều ngày thứ Hai Tuần Thánh 15 tháng 4 đã phá hủy mái nhà thờ và ngọn tháp cao đến 91.44m. Những hình ảnh bên ngoài nhà thờ cho thấy một sự tàn phá gần như hoàn toàn sau vụ hỏa hoạn, nhưng thật sự trần nhà thờ bằng đá vòm đã không hề hấn gì và nhiều di tích lịch sử, tôn giáo và nghệ thuật của nhà thờ đã được cứu khỏi ngọn lửa. Các cửa sổ hoa hồng nổi tiếng, các tháp chuông và các quả chuông lớn, cùng với cây đàn đại phong cầm đều còn nguyên vẹn sau vụ cháy. Các vật phẩm tôn giáo quan trọng nhất của nhà thờ như vương miện gai Chúa Kitô, áo choàng vua Louis và Mặt Nhật có Mình Thánh Chúa đã được cứu trong trận hỏa hoạn.
Không có ước tính chính thức nào là việc trùng tu nhà thờ sẽ mất bao lâu. Nhưng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng ông muốn thấy việc phục hồi hoàn toàntrong vòng năm năm, các chuyên gia nói rằng khả năng đó có lẽ khó xảy ra.
Gần một tỷ euro đã được cam kết cho nỗ lực phục hồi.
Source:Catholic News Agency
Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Amazon cho hay: Tài liệu làm việc sẽ được xuất bản vào tháng 6
Thanh Quảng sdb
18:19 26/04/2019
Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Amazon cho hay: Tài liệu làm việc (instrumentum Labouris) sẽ được xuất bản vào tháng 6
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, xác nhận rằng Văn kiện về “Công cụ Lao động” của Thượng hội đồng vùng Amazon, sẽ được tổ chức tại Vatican từ ngày 6-27/10 năm nay, sẽ được ấn hành vào tháng 6 tới.
Amazon: Những phương cách hiện diện mới cho Giáo hội và cho một hệ sinh thái thích hợp, đó là chủ đề của Hội đồng Giám mục đặc biệt, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào ngày 15/10/2017, hầu tìm ra những đường hướng mới cho việc truyền giáo cho dân chúng vùng đó, đặc biệt cho những người Thổ dân da đỏ, đã bị lãng quên và không có một viễn ảnh tương lai nào, và cũng để giải quyết những khủng hoảng của việc hủy hoại rừng Amazon, cái lá phổi quan trọng của hành tinh chúng ta đang sinh sống.
Các thành viên của Thượng hội đồng này sẽ nhận được tập tài liệu làm việc cho các cuộc hội thảo, trả lời và suy tư trước những câu hỏi và vấn đề liên quan đến vùng Amazonia trong suốt ba tuần của Thượng Hội Đồng. Đó là một sưu tập thu tóm tắt tất cả các tài liệu nhận được từ các cuộc tham vấn thăm dò được thực hiện bởi Tổng thư ký của Thượng Hội đồng dựa trên các Tài liệu đã được chuẩn bị và trình bày vào ngày 8 tháng 6 năm 2018, bao gồm cả một bảng câu hỏi.
Gặp gỡ Đức Thánh Cha vào tháng Năm tới
Trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha do Thông tấn xã Vatican thực hiện, Đức Hồng Y Baldisseri cho biết Đức Thánh Cha sẽ chủ sự một cuộc họp vào tháng 5 tới để duyệt qua các tài liệu làm việc sẽ được dùng trong Thượng Hội Đồng, sau đó các tài liệu ấy sẽ được xuất bản vào tháng Sáu năm nay.
ĐHY chủ tịch của Thượng hội đồng cũng cho hay các nghị phụ của Thượng hội đồng vùng Amazonia, bao gồm các quốc gia Bolivia, Ecuador, Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Surinam, Guyana và Guyana của Pháp sẽ được qui tụ về Rome.
Người Thổ dân Da đỏ sẽ được mời tham dự
Hiện tại, ngoài các thành viên như là Chủ tịch của bảy Hội đồng các Giám mục trong khu vực và một số đại diện của năm châu lục... Đức Thánh Cha còn mời những chuyên viên khác nữa.
Đức Hồng Y Baldisseri cho hay: Người Thổ dân da đỏ sẽ được mời tham dự cách đặc biệt, vì đây chính là một Thượng Hội Đồng nói lên sự quan tâm đặc biệt dành cho họ.
Trong khi chuẩn bị cho Thượng hội đồng vùng Amazon, Ban thư ký của Thượng hội đồng đã phối hợp với các Mạng lưới của Giáo hội Vùng Amazon gọi là Pan-Amazonia (REPAM), bao gồm các đại diện của các giáo phận trong khu vực, cùng với các chuyên gia khác đang phục vụ trong công tác mục vụ và quảng bá về các sắc dân trong vùng Amazon.
Đức Hồng Y Baldisseri đã tổ chức cuộc họp giữa REPAM và các thành viên của tiền Thượng hội đồng vào tháng 11 năm 2018 tại Manaus, Brazil, qua 45 cuộc họp với nhiều vị trưởng tộc và các vị đứng đầu của các lãnh thổ và qua 15 cuộc hội thảo với những diễn đàn mở rộng...
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, xác nhận rằng Văn kiện về “Công cụ Lao động” của Thượng hội đồng vùng Amazon, sẽ được tổ chức tại Vatican từ ngày 6-27/10 năm nay, sẽ được ấn hành vào tháng 6 tới.
Amazon: Những phương cách hiện diện mới cho Giáo hội và cho một hệ sinh thái thích hợp, đó là chủ đề của Hội đồng Giám mục đặc biệt, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào ngày 15/10/2017, hầu tìm ra những đường hướng mới cho việc truyền giáo cho dân chúng vùng đó, đặc biệt cho những người Thổ dân da đỏ, đã bị lãng quên và không có một viễn ảnh tương lai nào, và cũng để giải quyết những khủng hoảng của việc hủy hoại rừng Amazon, cái lá phổi quan trọng của hành tinh chúng ta đang sinh sống.
Các thành viên của Thượng hội đồng này sẽ nhận được tập tài liệu làm việc cho các cuộc hội thảo, trả lời và suy tư trước những câu hỏi và vấn đề liên quan đến vùng Amazonia trong suốt ba tuần của Thượng Hội Đồng. Đó là một sưu tập thu tóm tắt tất cả các tài liệu nhận được từ các cuộc tham vấn thăm dò được thực hiện bởi Tổng thư ký của Thượng Hội đồng dựa trên các Tài liệu đã được chuẩn bị và trình bày vào ngày 8 tháng 6 năm 2018, bao gồm cả một bảng câu hỏi.
Gặp gỡ Đức Thánh Cha vào tháng Năm tới
Trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha do Thông tấn xã Vatican thực hiện, Đức Hồng Y Baldisseri cho biết Đức Thánh Cha sẽ chủ sự một cuộc họp vào tháng 5 tới để duyệt qua các tài liệu làm việc sẽ được dùng trong Thượng Hội Đồng, sau đó các tài liệu ấy sẽ được xuất bản vào tháng Sáu năm nay.
ĐHY chủ tịch của Thượng hội đồng cũng cho hay các nghị phụ của Thượng hội đồng vùng Amazonia, bao gồm các quốc gia Bolivia, Ecuador, Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Surinam, Guyana và Guyana của Pháp sẽ được qui tụ về Rome.
Người Thổ dân Da đỏ sẽ được mời tham dự
Hiện tại, ngoài các thành viên như là Chủ tịch của bảy Hội đồng các Giám mục trong khu vực và một số đại diện của năm châu lục... Đức Thánh Cha còn mời những chuyên viên khác nữa.
Đức Hồng Y Baldisseri cho hay: Người Thổ dân da đỏ sẽ được mời tham dự cách đặc biệt, vì đây chính là một Thượng Hội Đồng nói lên sự quan tâm đặc biệt dành cho họ.
Trong khi chuẩn bị cho Thượng hội đồng vùng Amazon, Ban thư ký của Thượng hội đồng đã phối hợp với các Mạng lưới của Giáo hội Vùng Amazon gọi là Pan-Amazonia (REPAM), bao gồm các đại diện của các giáo phận trong khu vực, cùng với các chuyên gia khác đang phục vụ trong công tác mục vụ và quảng bá về các sắc dân trong vùng Amazon.
Đức Hồng Y Baldisseri đã tổ chức cuộc họp giữa REPAM và các thành viên của tiền Thượng hội đồng vào tháng 11 năm 2018 tại Manaus, Brazil, qua 45 cuộc họp với nhiều vị trưởng tộc và các vị đứng đầu của các lãnh thổ và qua 15 cuộc hội thảo với những diễn đàn mở rộng...
Đức Phanxicô nói với hội nghị quốc tế về Thánh Kinh: Lời Chúa luôn sống động
Vũ Văn An
20:26 26/04/2019
Theo tin Zenit, ngày 26 tháng Tư, tại Đại Sảnh Clementine của Tông Điện, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên một Hội Nghị Quốc Tế do Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo bảo trợ nhân dịp tổ chức này kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Chủ đề Hội Nghị là “Thánh Kinh và Đời Sống: Linh Hứng Thánh Kinh Cho Toàn Bộ Đời Sống Và Sứ Mệnh Mục Vụ Của Giáo Hội – Các Kinh Nghiệm Và Thách Đố”. Hội nghị diễn ra tại Hotel Ergife, Rôma, trong các ngày 24-26 tháng Tư, 2019.
Nhân buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã nói chuyện với các tham dự viên. Sau đây là nguyên văn lời ngài:
Thưa qúy Hồng Y, qúy hiền huynh trong hàng giám mục, thưa anh chị em
Mượn lời Thánh Tông Đồ Phaolô, tôi xin chào mừng anh chị em , những “người qúy yêu của Thiên Chúa tại Rôma”, chúc anh chị em “ơn sủng và bình an” (Rm 1:7). Tôi cám ơn Đức Hồng Y Tagle về lời chào kính ngỏ cùng tôi nhân danh anh chị em. Anh chị em tụ họp nhân dịp kỷ niệm năm thứ 50 ngày thành lập Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo. Dịp kỷ niệm 50 năm này giúp anh chị em cơ hội duyệt lại việc anh chị em phục vụ Giáo Hội và củng cố nhau trong cam kết truyền bá Lời Chúa.
Các suy tư của anh chị em được khai triển xung quanh hai chữ: Kinh thánh và đời sống. Tôi cũng muốn nói vài điều với anh chị em về nhị thức không thể tách rời này. “Lời Chúa luôn sống động” (Dt 4:12): nó không chết hay già cỗi; nó vẫn còn mãi mãi (xem 1 Pr 1:25). Nó vẫn còn trẻ mãi trong viễn tượng của tất cả những gì đang xảy ra (xem Mt 24:35) và duy trì những ai đem nó ra thực hành khỏi sự già cỗi nội tâm. Nó đang sống và trao ban sự sống. Điều quan trọng cần nhớ là Chúa Thánh Thần, Đấng Ban Sự Sống, thích làm việc qua Kinh thánh. Thật ra, Lời mang hơi thở của Thiên Chúa đến với thế giới; nó truyền hơi ấm của Chúa vào trái tim. Tất cả các đóng góp học thuật, các tác phẩm đã được xuất bản đều và không thể không phục vụ cho việc này. Chúng giống như củi đốt, khi được cố gắng thu lượm và gom góp, sẽ cho ta hơi ấm. Tuy nhiên, như củi không tự sản xuất nhiệt năng thế nào, các nghiên cứu tốt nhất cũng thế; Lửa cần, Chúa Thánh Thần cần để Kinh Thánh có thể bùng cháy trong trái tim và trở thành sự sống. Lúc đó, củi tốt có thể hữu ích để nhóm lên ngọn lửa này. Nhưng Kinh Thánh không phải là một bộ sách tốt để nghiên cứu. Đó là Lời ban sự sống cần được gieo vãi, hồng phúc mà Đấng Phục sinh yêu cầu phải thu thập và phân phát để có sự sống nhân danh Người (Xem Ga 20:31).
Trong Giáo hội, Lời bơm sự sống không thể nào thay thế được. Do đó, các bài giảng là điều rất cần thiết. Giảng giải không phải là một thao tác hùng biện cũng không phải là một tập hợp các ý niệm khôn ngoan của con người: nó sẽ chỉ là củi đốt. Thay vào đó, nó là việc chia sẻ Chúa Thánh Thần (Xem 1 Cr 2: 4), chia sẻ Lời Thiên Chúa từng đánh động trái tim người giảng giải, người truyền đạt hơi ấm đó, việc được xức dầu đó. Có biết bao lời lẽ hàng ngày lọt vào tai chúng ta, truyền tải thông tin và cung cấp nhiều nhập lượng (input); có biết bao, có lẽ quá nhiều điều, đôi khi đạt tới mức vượt quá khả năng thu nhận chúng của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không thể từ bỏ Lời của Chúa Giêsu, Lời duy nhất ban sự sống đời đời (Xem Ga 6:68), Lời mà chúng ta cần tới mỗi ngày. Thật đáng yêu khi nhìn thấy “một mùa” hoa “tình yêu mới lớn hơn dành cho Thánh Kinh về phần mọi thành viên của dân Chúa, để. . . mối liên hệ với chính con người của Chúa Giêsu được làm cho sâu sắc hơn (Tông huấn Verbum Domini, 72). Sẽ là điều tốt hơn nếu Lời Chúa "ngày càng trở thành trung tâm của mọi sinh hoạt của giáo hội (Tông huấn Evangelii Gaudium, 174)"; một trái tim đang đập nhịp, lên sinh lực cho các chi thể của Nhiệm thể. Chính ước muốn của Chúa Thánh Thần trong việc nhào nắn chúng ta thành Giáo hội theo khuôn khổ Lời Chúa, một Giáo hội không tự nói và nói về mình, nhưng có Chúa trong lòng và trên môi miệng mình, đã hàng ngày rút tỉa từ Lời của Người. Thay vào đó, luôn có cơn cám dỗ muốn công bố chính chúng ta và nói về năng động tính của chúng ta, nhưng lúc ấy, sự sống không được truyền tải tới thế giới.
Lời ban sự sống cho mỗi tín hữu, dạy họ phải từ bỏ chính mình để công bố Người. Theo nghĩa này, nó hành động như một thanh kiếm sắc, đâm sâu, biện phân suy nghĩ và tình cảm, đem sự thật ra ánh sáng, đem vết thương đến chữa lành (Xem Dt 4:12; Gióp 5:18). Lời Chúa dẫn đến việc sống theo cách vượt qua: như hạt giống, chết đi, mang lại sự sống, như trái nho qua máy ép sản xuất ra rượu nho, như trái ô-liu cho dầu sau khi qua máy ép ô liu. Do đó, khi thúc đẩy các hồng phúc sự sống từ căn để, Lời ban sự sống. Nó không để ta yên tĩnh, nó thách thức. Một Giáo hội sống bằng cách lắng nghe Lời Chúa, không bao giờ bám lấy các an toàn của chính mình. Giáo hội ấy ngoan ngoãn đối với những điều mới lạ không lường trước được của Chúa Thánh Thần. Giáo hội ấy không mệt mỏi công bố, không nhường bước cho thất vọng, không từ bỏ việc cổ vũ hiệp thông ở mọi bình diện, vì Lời Chúa kêu gọi hợp nhất và mời gọi mỗi người lắng nghe người khác, thắng vượt chủ nghĩa duy đặc thù (particularisms) của chính mình.
Do đó, Giáo hội, khi được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, sẽ sống để công bố Lời ấy, không loay hoay với chính mình mà rảo khắp các phố phường thế giới: không phải vì Giáo hội thích chúng hay vì chúng dễ đi, nhưng vì chúng là những nơi để công bố. Một Giáo hội trung thành với Lời Chúa không hà tiện hơi thở của mình để công bố sứ điệp sơ truyền (kerygma) và không mong đợi được đánh giá cao. Lời Thiên Chúa, phát xuất từ Chúa Cha và được tràn đổ xuống thế giới, thúc đẩy Giáo Hội đi đến tận cùng trái đất. Kinh thánh là thuốc chích tốt nhất giúp Giáo Hội khỏi bị khép kín và tự bảo toàn. Nó là Lời của Thiên Chúa, chứ không phải lời của chúng ta và nó khiến chúng ta không nằm ở trung tâm, bảo vệ chúng ta khỏi sự tự mãn và thái độ háo thắng (triumphalism), kêu gọi chúng ta liên tục ra khỏi chính mình. Lời Chúa có một lực ly tâm, không hướng tâm, nó không rút vào bên trong mà đẩy ra bên ngoài - hướng tới điều nó chưa đạt tới. Nó không đảm bảo những niềm an ủi hâm hấp, vì nó là lửa và gió: Nó là Thần Khí làm cho trái tim bốc cháy và di chuyển tới chân trời, mở rộng chân trời bằng óc sáng tạo của nó.
Kinh thánh và đời sống: chúng ta hãy cam kết làm cho hai từ ngữ này liên kết chặt chẽ với nhau để từ ngữ này không bao giờ lại không có từ ngữ kia. Tôi muốn kết thúc như lúc bắt đầu, với một lời phát biểu của Thánh Tông đồ Phaolô, người vào cuối bức thư, đã viết: “Thưa anh em, còn về những điều khác, anh em hãy cầu nguyện”. Giống như ngài, tôi cũng xin anh chị em cầu nguyện. Tuy nhiên, Thánh Phaolô nêu rõ lý do cầu nguyện: “để lời Chúa được phổ biến mau chóng” (2 Tx 3: 1). Chúng ta hãy cầu nguyện và làm việc để Kinh Thánh không ở trong thư viện giữa nhiều cuốn sách nói về nó, nhưng nó có thể rảo khắp các phố phường thế giới, chờ đợi nơi mọi người đang sinh sống. Tôi hy vọng anh chị em sẽ là những người tốt lành mang Lời Chúa, với cùng sự nhiệt tình mà chúng ta đọc được trong các trình thuật Phục Sinh những ngày này, trong đó, mọi người cùng chạy: các phụ nữ, Thánh Phêrô, Thánh Gioan, hai môn đệ Emmau. . . Họ chạy đến gặp gỡ và công bố Lời hằng sống. Đó là lời chúc chân thành của tôi dành cho anh chị em, cảm ơn anh chị em vì tất cả những gì anh chị em làm.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Trong Mộ Chúa Trên Đồi Golgotha - Nhóm Hành Hương Việt Nam 2019
VietCatholic Network
19:44 26/04/2019
Lễ Trong Mộ Chúa
và Cách Dâng Lễ Trong Mộ Chúa và Lần Lượt Vào Phần Mộ
Nhóm Hành Hương Việt Nam 2019 do Lm. Nguyễn Tầm Thường hướng dẫn
Tuần Thánh năm nay 2019 một kỷ niệm quý là nhóm hành hương Việt Nam đã được dâng lễ trong Mộ Chúa. Đây là nơi dâng lễ khó xin nhất. Mỗi lễ được 25 phút. Mỗi sáng Công Giáo được 3 thánh lễ trong Mộ. Thời gian còn lại cả ngày do Chính Thống Giáo Hy Lạp canh giữ. Mộ Chúa có hai phần:
- Phần ngoài rộng bằng mấy manh chiếu. Nơi đây Tin Mừng tường thuật thiên thần hiện ra với mấy người ra Mộ vào sáng sớm. Phần này có một bàn thờ nhỏ bằng đá cẩm thạch ở giữa phòng. Trong bàn thờ cẩm thạch này có chứa một phần đá của Phiến Đá Lấp Cửa Mồ của Chúa.
- Phần trong là nơi táng xác. Phần này rất nhỏ. Đến giờ Công Giáo dâng lễ thì đặt một tấm gỗ làm bàn thờ. Nơi táng xác Chúa là phần hòm đá cẩm thạch bên dưới. Hết giờ lễ của Công Giáo thì cất bàn thờ này đi để người hành hương hôn kính phần Mộ, hay đặt các ảnh tượng mang theo. Vì thế, tôi phải xếp đặt anh chị em từ phần gian bên ngoài lần lượt vào. Tối đa được 8 người. Trong vòng 25 phút, mỗi người được khoảng 6 phút. Vào được 3 lần. Mỗi lần 2 phút. Tuần Thánh năm nay, số người hành hương quá đông. Ban ngày, có những người phải đợi 3 tiếng mới vào được trong Mộ. Trong đoạn video này có một người không biết quốc tịch nào, đứng đợi từ bao giờ, nhưng đã không được vào. Họ phải đợi đến giờ công cộng dành cho khách hành hương vào ban ngày.
Jerusalem 2019
L.m. Nguyễn Tầm Thường
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hoài nghi và tin tưởng
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:36 26/04/2019
Chúa Giêsu Kitô chết được an táng trong mồ sâu dưới lòng đất là biến cố đau thương buồn sầu cùng sợ hãi cho nhóm 11 Tông đồ và những người yêu mến tin theo người.
Nhưng tin Chúa Giêsu Kitô sống lại không còn xác trong ngôi mộ chôn ngài hai ngày hôm trước càng làm cho họ sửng sốt cùng hoài nghi hơn nữa.
Ông Tông đồ Phero đi ra vào trong mộ thận trọng ngó nhìn chung quanh tìm bằng chứng cụ thể xem xác Chúa Giêsu có còn ở đây không. Ông yên lặng, như một điều tra viên ghi chú chụp hình, thấy tấm khăn liệm che phủ đầu và những dây chằng buộc xác Chúa Giesu cuộn lại nằm riêng rẽ ở đó, không còn xác Chúa Giesu nữa. Ông không vội tin ngay, nhưng với lý trí tìm hiểu trước.
Ông Tông đồ Gioan đi vào mộ sau . Ông nhìn không thấy xác Chúa Giêsu trong mộ. Và Ông tin ngay theo trực giác cảm nhận của mình. Ông tin với tầm nhìn của con mắt tâm hồn, của một người có trực giác nhạy bén.
Chị Madalena hốt hoảng chạy vào mộ sau cùng, dù Chị đến đó trước tiên. Chị không còn ngăn nổi dòng nước mắt tuôn trào khóc thương nhớ Chúa Giêsu đã chết, và bây giờ xác cũng không còn ở trong mộ nữa. Chị cảm thấy bơ vơ vì mất Chúa Giêsu. Chi đi tìm Chúa Giêsu thần tượng của mình. Chị chỉ chịu rời khỏi mộ, khi biết được xác Chúa Giêsu ở đâu. Và sau cùng chị đã thấy Chúa Giêsu sống lại hiện ra nói chuyện với chị. Thế là chị mới an lòng, mới tin. Chị tin trong mối tương quan thân thiết tình yêu mến. ( Ga 20, 1-9)
Còn có một Tông đồ khác, Ông Thomas, không vội tin Chúa Giêsu phục sinh, nhưng trước hết hoài nghi đã.
Tên của vị tông đồ Thomas này ẩn dấu hai khía cạnh, nôm na gọi là bộ đôi.
“ Tên của Ông có gốc nguyên ngữ tiếng Do Thái ( Aramae) „ ta-am“, có nghĩa là „bộ đôi“ hay „sinh đôi“. Trong thực tế, nơi phúc âm theo Thánh Gioan rất nhiều lần Ông được nói đến với tên phụ nữa là Didymo ( Ga 11,6- 20,24 - 21,2) theo nguyên ngữ Hylạp có nghĩa là „sinh đôi". Tại sao Ông có tên phụ như vậy, không rõ nguyên nhân.“ ( Giáo hoàng Benedictô XVI., Bài giáo lý, ngày 27.09.2006 về Tông đề Thomas).
Và như thế cung cách nếp sống của Ông cũng phản ảnh sự song hành „bộ đôi“, „ sinh đôi" như nơi tên của Ông nói lên: Hoài nghi và tin tưởng.
Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các tông đồ, nhưng Ông Thomas lại không có mặt hôm đó. Sau được các anh em tông đồ kể thuật lại biến cố vui mừng Thầy Giesu đã sống lại hiện ra, chúng tôi đã thấy Chúa Giêsu. Nhưng Ông không tin. Ông còn có thái độ cứng rắn hoài nghi nữa: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin“.
Tông đồ Thomas muốn tận mắt nhìn thấy Chúa Giêsu phục sinh với những vết thương tích nơi chân tay, nơi cạnh sườn. Với Ông những vết thương tích nơi Chúa Giêsu là những dấu chỉ trung thực, như căn cước tính của Chúa Giêsu phục sinh, mà trước đó đã chịu bị đóng đinh trên thập gía.
Ông muốn tin sau khi đã trải qua được đụng chạm tới điều mình tin, được thuyết phục xác tín.
Ông tin Chúa Giêsu phục sinh, vì Ông được đụng chạm vào vết thương của Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên thập gía "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!“
Tên của Ông Thomas ẩn dấu ý nghĩa bộ đôi, song sinh. Và vì thế nơi ông diễn tả ước vọng sự sống động : Hoài nghi và tin tưởng- thắc mắc và sự chắc chắn xác tín.
Thánh Giáo phụ Augustino đã có suy tư về câu tuyên xưng đức tin thời danh vào Chúa của Tông đồ Thomas: „ Ông Thomas đã nhìn thấy và đụng chạm vào một người. Nhưng đức tin của Ông vào Chúa, mà ông vừa không nhìn thấy cũng vừa không đụng chạm vào được. Những gì ông nhìn thấy và chạm vào được đã dẫn đưa ông đến lòng tin tưởng mà trước đó ông đã hoài nghi.“.
Trong thế giới trên trần thế đức tin tôn giáo, nhất là đức tin vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, và là cùng đích của đời sống, đóng vai trò quan trọng, cần thiết cho đời sống tinh thần. Nhưng cũng không thiếu, hay có không ít khoảnh khắc thời kỳ con người hoài nghi về Thiên Chúa. Vì không có cảm nghiệm, hay thiếu hiểu biết chắc chắn về Thiên Chúa
Những khi vướng vào hoàn cảnh như thế, trường hợp hoài nghi của Thánh tông đồ Thomas khi xưa lại trở nên sự an ủi cho con người, cùng thúc đẩy dẫn đưa con người đi tìm ánh sáng đức tin nơi chân trời mù mịt…
Và sau cùng cũng có thể thốt kêu lên lời cầu nguyện tuyên xưng như Thánh Thomas: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!
Lm. Daminh Nguyễn ngoc ̣ Long
Nhưng tin Chúa Giêsu Kitô sống lại không còn xác trong ngôi mộ chôn ngài hai ngày hôm trước càng làm cho họ sửng sốt cùng hoài nghi hơn nữa.
Ông Tông đồ Phero đi ra vào trong mộ thận trọng ngó nhìn chung quanh tìm bằng chứng cụ thể xem xác Chúa Giêsu có còn ở đây không. Ông yên lặng, như một điều tra viên ghi chú chụp hình, thấy tấm khăn liệm che phủ đầu và những dây chằng buộc xác Chúa Giesu cuộn lại nằm riêng rẽ ở đó, không còn xác Chúa Giesu nữa. Ông không vội tin ngay, nhưng với lý trí tìm hiểu trước.
Ông Tông đồ Gioan đi vào mộ sau . Ông nhìn không thấy xác Chúa Giêsu trong mộ. Và Ông tin ngay theo trực giác cảm nhận của mình. Ông tin với tầm nhìn của con mắt tâm hồn, của một người có trực giác nhạy bén.
Chị Madalena hốt hoảng chạy vào mộ sau cùng, dù Chị đến đó trước tiên. Chị không còn ngăn nổi dòng nước mắt tuôn trào khóc thương nhớ Chúa Giêsu đã chết, và bây giờ xác cũng không còn ở trong mộ nữa. Chị cảm thấy bơ vơ vì mất Chúa Giêsu. Chi đi tìm Chúa Giêsu thần tượng của mình. Chị chỉ chịu rời khỏi mộ, khi biết được xác Chúa Giêsu ở đâu. Và sau cùng chị đã thấy Chúa Giêsu sống lại hiện ra nói chuyện với chị. Thế là chị mới an lòng, mới tin. Chị tin trong mối tương quan thân thiết tình yêu mến. ( Ga 20, 1-9)
Còn có một Tông đồ khác, Ông Thomas, không vội tin Chúa Giêsu phục sinh, nhưng trước hết hoài nghi đã.
Tên của vị tông đồ Thomas này ẩn dấu hai khía cạnh, nôm na gọi là bộ đôi.
“ Tên của Ông có gốc nguyên ngữ tiếng Do Thái ( Aramae) „ ta-am“, có nghĩa là „bộ đôi“ hay „sinh đôi“. Trong thực tế, nơi phúc âm theo Thánh Gioan rất nhiều lần Ông được nói đến với tên phụ nữa là Didymo ( Ga 11,6- 20,24 - 21,2) theo nguyên ngữ Hylạp có nghĩa là „sinh đôi". Tại sao Ông có tên phụ như vậy, không rõ nguyên nhân.“ ( Giáo hoàng Benedictô XVI., Bài giáo lý, ngày 27.09.2006 về Tông đề Thomas).
Và như thế cung cách nếp sống của Ông cũng phản ảnh sự song hành „bộ đôi“, „ sinh đôi" như nơi tên của Ông nói lên: Hoài nghi và tin tưởng.
Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các tông đồ, nhưng Ông Thomas lại không có mặt hôm đó. Sau được các anh em tông đồ kể thuật lại biến cố vui mừng Thầy Giesu đã sống lại hiện ra, chúng tôi đã thấy Chúa Giêsu. Nhưng Ông không tin. Ông còn có thái độ cứng rắn hoài nghi nữa: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin“.
Tông đồ Thomas muốn tận mắt nhìn thấy Chúa Giêsu phục sinh với những vết thương tích nơi chân tay, nơi cạnh sườn. Với Ông những vết thương tích nơi Chúa Giêsu là những dấu chỉ trung thực, như căn cước tính của Chúa Giêsu phục sinh, mà trước đó đã chịu bị đóng đinh trên thập gía.
Ông muốn tin sau khi đã trải qua được đụng chạm tới điều mình tin, được thuyết phục xác tín.
Ông tin Chúa Giêsu phục sinh, vì Ông được đụng chạm vào vết thương của Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên thập gía "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!“
Tên của Ông Thomas ẩn dấu ý nghĩa bộ đôi, song sinh. Và vì thế nơi ông diễn tả ước vọng sự sống động : Hoài nghi và tin tưởng- thắc mắc và sự chắc chắn xác tín.
Thánh Giáo phụ Augustino đã có suy tư về câu tuyên xưng đức tin thời danh vào Chúa của Tông đồ Thomas: „ Ông Thomas đã nhìn thấy và đụng chạm vào một người. Nhưng đức tin của Ông vào Chúa, mà ông vừa không nhìn thấy cũng vừa không đụng chạm vào được. Những gì ông nhìn thấy và chạm vào được đã dẫn đưa ông đến lòng tin tưởng mà trước đó ông đã hoài nghi.“.
Trong thế giới trên trần thế đức tin tôn giáo, nhất là đức tin vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, và là cùng đích của đời sống, đóng vai trò quan trọng, cần thiết cho đời sống tinh thần. Nhưng cũng không thiếu, hay có không ít khoảnh khắc thời kỳ con người hoài nghi về Thiên Chúa. Vì không có cảm nghiệm, hay thiếu hiểu biết chắc chắn về Thiên Chúa
Những khi vướng vào hoàn cảnh như thế, trường hợp hoài nghi của Thánh tông đồ Thomas khi xưa lại trở nên sự an ủi cho con người, cùng thúc đẩy dẫn đưa con người đi tìm ánh sáng đức tin nơi chân trời mù mịt…
Và sau cùng cũng có thể thốt kêu lên lời cầu nguyện tuyên xưng như Thánh Thomas: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!
Lm. Daminh Nguyễn ngoc ̣ Long
“Hãy Nâng Tâm Hồn Lên” Từ Công Đồng Vaticanô II Đến Nay
LM. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
09:28 26/04/2019
Kể từ Công đồng Vaticanô II cho đến nay, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” vẫn là một chủ đề được bàn thảo khá nhiều và xoay quanh các vấn đề sau: [i] Vị trí của cuộc đối thoại trong mối tương quan với Kinh nguyện Thánh Thể; [ii]Tư thế và cử điệu thích hợp của các tín hữu trong cuộc đối thoại này; [iii]Liệu việc nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có khiến người ta hiểu nhầm hay không về sự tham gia tích cực của tín hữu vào hy tế Thánh Thể. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng điểm một.
Đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể?
Một vấn đềđược bàn cãi trong thời gian diễn ra Công đồng Vatican II và thời kỳ hậu Công đồng là cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có phải thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể không? Bản thảo cổ xưa nhất, chẳng hạn như cuốn Sacramentarium Gelasianum cho thấy, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”rõ ràng nằm trong phần Lễ quy Thánh Thể (Canon). Tuy nhiên, một vài trong số những bản thảo này lại không có lần xướng đáp thứ nhất (“Chúa ở cùng anh chị em” – “Và ở cùng thần trí cha”), thay vào đó, lại bắt đầu ngay với câu “Hãy nâng tâm hồn lên”. Joseph Jungmann tin rằng điều này không phải để chỉ ra rằng những lời trong lần xướng đáp thứ I bị thiếu mất, nhưng đúng hơn, chúng có dụng ý là thừa nhận ít ra một âm thanh du dương long trọng đã không khởi sự cho tới khi có câu “Chúa ở cùng anh chị em”.[1]
Mặc dầu sách Sacramentarium Gelasianum cho biết cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” thực sự là nằm trong Lễ quy Thánh Thể, nhưng mặt khác, truyền thống theo sau lại cho rằng:
Phải chỉ ra hạn từ “canon actionis” trong “Sacramentarium Gelasianum” là một tiêu đề ở trước “Sursum corda” (Hãy nâng tâm hồn lên), lý do là vì không quá lâu sau đó, Lễ quy (Canon) sẽ bắt đầu được đọc lên chỉ sau kinh Sanctus. Theo thể thức ấy, hạn từ praefatio (kinh Tiền tụng) mà dường như thánh Cyprianô áp dụng cho cả cuộc đối thoại dẫn nhập, sẽ biểu thị cho toàn bộ phần uyển chuyển này, còn trong nghi điển Rôma, nó thiết lập nên phần mở đầu của Kinh tiến dâng (anaphora).[2]
Trong những lần xuất bản Sách lễ Rôma sau này, nhưng trước Sách lễ của Đức Phaolô VI (1970), hạn từ “canon” chỉ được áp dụng kể từ phần Te Igitur(Chúng con khẩn khoản nài xin Cha)cũng như cho những lời nguyện theo sau, vì thế cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, kinh Tiền tụng và kinh Sanctus không thuộc về Canon mà cả 3 yếu tố này có lẽ chỉ được coi là những lời nguyện dẫn nhập.
Mặc dầu chữ đỏ đã không nói cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” bắt đầu Kinh nguyện Thánh Thể, thế nhưng truyền thống lâu đời vẫn truyền cho linh mục chủ tế không được quay mặt xuống dân chúng khi đọc lời chào “Chúa ở cùng anh chị em” trong cuộc đối thoại dẫn nhậpnày (“Chúa ở cùng anh chị em” – “Và ở cùng thần trí cha”). Tại sao vậy? Lý do là vì một khi hành động thánh đã khai mở, một khi hoạt động hướng về Thiên Chúa đã bắt đầu rồi (tức Kinh nguyện Thánh Thể đã bắt đầu), thì việc quay xuống là không thích hợp.[3]
Truyền thống này chứng tỏ rằng tầm quan trọng hàng đầu của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” không chỉ là bao hàm nhận thức của các tín hữu, như sẽ được tỏ bầy qua việc linh mục quay mặt về phía dân chúng, nhưng đúng hơn, đây là sự thừa nhận của họ về hành động sắp diễn ra, và lôi kéo các tín hữu cùng nhau chăm chú vào Nhiệm Thể Chúa Kitô trong việc chuẩn bị cho Hy tế Thánh.
Dựa trên lý lẽ của Jungmann và những nhà thần học khác vốn cho rằng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là phần khai mào của Lễ quy, Ủy ban chịu trách nhiệm chuẩn bị Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (QCSL) cho cuốn Sách lễ mới (Novus Ordo) đã quyết định sắp xếp cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, cũng như kinh Tiền tụng và kinh Sanctus trở nên thành phần của Lễ quy Thánh Thể. Bởi vậy, hiện nay, theo Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma[2002] số 78, chúng ta đọc thấy:
Bây giờ bắt đầu đi vào tâm điểm và cao điểm của toàn bộ việc cử hành, nghĩa là đến chính Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn), là kinh nguyện tạ ơn và hiến thánh. Linh mục mời cộng đoàn hướng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa; đồng thời liên kết họ với mình trong lời cầu nguyện, để nhân danh tất cả cộng đoàn dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha, nhờ Đức Giêsu Kitô, và trong Chúa Thánh Thần. Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là để toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Đức Kitô mà tuyên xưng những kỳ công của Thiên Chúa và hiến dâng hy lễ. Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn) đòi mọi người cung kính và thinh lặng lắng nghe (QCSL 78).
Trong phần trình bày này [vốn liên quan đến thần học về Lễ quy Thánh Thể], hành động hay chủ đề tạ ơn và thánh hóa tách biệt nhau một cách rõ rệt. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của phụng vụ thánh như được đề cập trong các tài liệu của Công đồng: vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa nhân loại. Vì thế, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” ở đây thuộc về phần biểu thị ra bên ngoài “sự hợp nhất của tín hữu với Thân mình Mầu nhiệm của Chúa Kitô”.
Một số sử gia và thần học gia có cùng một tư tưởng như quyết định như Công đồngtrong việc phác thảo cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, kinh Tiền tụng và Sanctus trở nên thành phần của Lễ quy. Điều này gây ra 2 vấn đề. [i] Thứ nhất, chúng đi ngược lại hoàn toàn với truyền thống lâu dời của Hội Thánh vốn chỉ ra rằng Lễ quy không khởi sự với cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” nhưng đúng hơn là từ phần Te Igitur (Chúng con khẩn khoản nài xin Cha…); [ii] Thứ hai, nội dung hay thành phần của cuộc đối thoại dẫn nhập này, nếu như nằm trong Lễ quy, thì có thể tạo ra sự nhầm lẫn về phương diện thần học giữa vai trò của chức tư tế thừa tác của linh mục và chức tư tế cộng đồng của tín hữu. Những ai đã chịu chức thánh để trở nên thừa tác viên linh mục và giám mục đều có thể hiến dâng hy lễ nhân danh Chúa Kitô (in pernona Christi). Các giáo hữu còn lại thì khác, họ không được phong chức tư tế để hành động như vậy, do đó, họ không thể hiến dâng tế phẩm theo cách như các tư tế thừa tác. Tuy nhiên, cho dù cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có thuộc về Lễ quy Thánh Thể hay không, điều tỏ tường là, các tín hữu vẫn tham gia vào việc tiến dâng hy lễ, qua con người của tư tế từa tác và nhờ hy tế này, Thiên Chúa được tôn vinh và nhân loại được thánh hóa.
Tư thế và cử chỉ khi tham dự cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”
Quy chế phụng vụ hiện nay [liên quan đến tư thế và cử điệu của người tham dự trong cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”] cho biết rằng linh mục dang tay trong tư thế cầu nguyện (orans), đang khi đó, các tín hữu không cần phải có một cử chỉ đặc biệt nào. Jungmann nói về tư thế cầu nguyện này của linh mục như sau:
Ý nghĩa cổ xưa của hình thức này cũng được biểu lộ trong cử chỉ đi kèm; việc kêu mời hãy nâng tâm hồn lên được đi kèm với việc linh mục nâng cao hai tay của mình lên, và rồi linh mục vẫn giữ hai tay dang ra trong thái độ cầu nguyện, với tư thế cầu nguyện của Hội Thánh ngày xưa.[4]
Quả thật, đây là một cử chỉ và tư thế đã tồn tại ngay từ thời Hội Thánh sơ khai. Bởi vậy, những lời truyền thống của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” được bảo tồn thế nào thì tư thế và cử chỉ kèm theo cũng được giữ gìn như thế.
Tuy nhiên, cử chỉ này lại trở thành một đề tài gây nhiều tranh cãi gần đây: có nên để các tín hữu cầu nguyện trong cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” này với đôi tay dang ra không?
Những người phản đối ý tưởng này khẳngđịnh rằng dang tay cầu nguyện là một cử chỉ cầu nguyệnđặc biệt vốn chỉ phù hợp với chức năng chuyển cầu của linh mục thừa tác. Theo truyền thống, cử chỉ / tư thế cầu nguyện này nói lên chức vị của linh mục thừa tác là người đóng vai trò trung gian cầu nguyện giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Do đó, nếu khuyến khích tín hữu sử dụng tư thế và cử điệu này thì chẳng khác gì tạo thêm sự nhầm lẫn giữa các chức năng và phẩm trật trong cấu trúc của Hội Thánh.
Các học giả ủng hộ tín hữu sử dụng cử điệu cầu nguyện dang tay lại nhấn mạnh rằng ý nghĩa của nó không chỉ giới hạn trong việc chuyển cầu. Họ cho rằng tư thế cầu nguyện dang tay cũng được các tín hữu thưở xưa thực hành như một phần của truyền thống phụng vụ và được mô tả trong các tác phẩm của Tertulianô, Origen, Athenagoras cũng như những tác giả khác nữa. Sau khi đã nghiên cứu và khám phá ra tư thế cầu nguyện trong cộng đoàn phụng tự của các Kitô hữu thời xưa, như được tìm thấy nơi 3 giáo phụ vừa nêu[mà tất cả đều nói đến việc nâng hai tay lên và mắt thì hướng về Chúa], E. Ferguson đi đến kết luận sau:
Tất cả điều này khiến tôi đề xuất trường hợp nào thì trỗi dậy mà đưa ra lời “Hãy nâng tâm hồn lên”. Câu “Hãy nâng tâm hồn lên”này có giá trị như chữ đỏ vậy nhằm mời gọi các tín hữu hãy nâng tay của họ lên, hay nếu như họ đang ngồi, thì đứng dậy và nâng đôi tay họ lên cao khi tham dự Kinh nguyện Thánh Thể. Khi tất cả tín hữu cùng nhau trỗi dậy, như Justinô nói, họ cũng nâng hai tay lên, mắt ngước lên trời và miệng đáp lại “Tâm hồn chúng con đang ở với Chúa”. Bằng cách này, cộng đoàn đang quy tụ lại với nhauđược đánh thức vào thời khắc cao trọng này. Dân chúng được mời gọi để trỗi dậy và do đó nâng tâm hồn họ lên với Chúa. Sự việc nâng cao tâm hồn của họ lên được diễn tả ra bên ngoài bằng cách nâng cao đôi tay lên để cầu nguyện. Dân chúng đã đáp lại bằng cử điệu và lời nói của họ trong việc hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa. Vì thế, hy lễ cầu xin và tạ ơn được kèm theo bằng một tế phẩm biểu tượng là dân chúng trình bày chính họ trước nhan Thiên Chúa.[5]
Như vậy, Ferguson tin rằng chính cử điệu làm bật ra ngôn từ chứ không phải ngược lại. Cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”là một lời hô hào củng cố cho tư thế hay cử điệu cầu nguyện vốn cho phép biểu lộ ra bên ngoài thái độ bên trong của chúng ta. Đây là điều cần thiết và đáng ao ước trước khi bước vào phần Lễ quy của Thánh lễ.
Trong Kitô giáo, cử điệu dang tay và giơ lên cao là thái độ cầu nguyện mà các Kitô hữu ban đầu thường xuyên thực hiện như chúng ta thấy trên các hình ảnh và bản văn để lại. Suốt trong thời Trung cổ cũng vậy, các tín hữu vẫn có thói quen dang tay khi đọc kinh, nhất là tại các tu viện ở Ý và Ái Nhĩ Lan.[6]
Kitô hữu lấy lại cử chỉ này của người Do Thái đồng thời cho nó một ý nghĩa mới: tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô dang hai tay trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại (LNGM 104).[7] Do đó, tại Rôma ngày xưa, dù người ta không chú tâm đến việc dang tay khi cầu nguyện lắm nhưng Đức Innocent III đã ra lệnh cho thầy phó tế nâng hai cánh tay của chủ tế lên khi ngài dang tay đọc lời nguyện; đầu thế kỷ XV, chủ tế thường dang thẳng cánh tay theo hình thánh giá khi đọc Lễ quy; còn hiện nay, cử chỉ dang tay luôn luôn được chủ tế sử dụng trong các lời nguyện thuộc về chủ tọa trong Thánh lễ như Lời nguyện Nhập lễ, Lời nguyện Tiến lễ, Lời nguyện Hiệp lễ, Kinh Tạ Ơn, và kinh Lạy Cha.[8]
Theo ĐGH Bênêđictô XVI, cử điệu dang tay và giơ lên cao là một trong những cử chỉ nền tảng nhất của con người khi kêu cầu Thiên Chúa và được tìm thấy trong mọi tôn giáo trên thế giới. Cử điệu dang tay có khá nhiều chức năng. Chẳng hạn, đôi tay dang ra diễn tả thái độ vừa tìm kiếm vừa hy vọng, diễn tả thái độ của con người muốn vươn đến một Thiên Chúa ẩn kín, vươn ra hướng về Ngài. ĐGH cũng đồng hóa đôi tay dang ra như hình tượng của đôi cánh, diễn tả con người nỗ lực tìm kiếm những thực tại trời cao là nơi Thiên Chúa vốn tạo ra cho họ. ĐGH cũng đưa ra hai ý nghĩa của tư thế này mà chúng ta có thể sử dụng để liên kết với hai mục đích chính của phụng vụ: tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa nhân loại. Ngài gọi cử điệu này như diễn tả sự bình an; bằng việc dang tay, con người mở lòng mình ra cho người khác, cho cộng đồng. Hơn nữa, đối với người Kitô hữu, đôi tay dang rộng cũng có ý nghĩa Kitô học, chúng nhắc chúng ta nhớ đến đôi tay của Chúa Giêsu dang ra trên thánh giá.Do việc dang đôi tay ra, chúng ta quyết tâm cầu nguyện với Đấng chịu đóng đinh, hợp nhất chúng ta với “tâm trí” Người” (Pl 2,5).[9]Về điều này, ĐGH Bênêđictô XVI viết:
Trong cánh tay của Đức Kitô dang rông trên thánh giá, người Kitô hữu nhìn thấy hai ý nghĩa. Trong trường hợp của Người, trường hợp trổi vượt trên hết, cử chỉ này là một hình thức triệt để của thờ phượng, sự hợp nhất giữa ý chí mang tính nhân loại của Người với ý chí của Chúa Cha. Nhưng đồng thời, những cánh tay ấy cũng mở ra hướng về chúng ta. Những cánh tay này mở rộng ôm lấy chúng ta, bởi đó, Đức Kitô muốn kéo chúng ta đến với Người (Ga 12, 32). Thờ phượng Thiên Chúa và yêu mến tha nhân, nội dung của điều răn chính tóm tắt luật lệ và các ngôn sứ, đã trùng hợp trong cử chỉ này. Mở chính lòng mình ra cho Thiên Chúa, hoàn toàn phó dâng chính mình cho tha nhân. Sự kết hợp hai chiều hướng của tình yêu trong cử chỉ của Đức Giêsu trên thánh giá vén mở, trong cách thế khả thị và thân xác, một chiều sâu mới của cầu nguyện Kitô giáo và như thế, diễn tả luật bên trong thuộc về lời cầu nguyện của chúng ta.[10]
Qua những gì vừa trình bày, chúng ta như thấy hai điều răn cao trọng nhất của Kitô giáo hòa nhập với nhau nơi cuộc đối thoại“Hãy nâng tâm hồn lên”. Con người tận hiến chính mình cho Thiên Chúa, và khi làm như thế, chúng phải trở nên sự thông chuyển bác ái hoàn hảo cho tha nhân. Chúng ta có thể kết luận rằng, cử điệu dang tay cầu nguyện đã bắt đầu nơi cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” sẽ được tiếp tục sau này nơi hành vi trao chúc bình an (Pax Domini), và được hoàn tất khi chúng ta tiếp nhận Mình và Máu Chúa chúng ta và là Đấng Cứu Độ chúng ta. Khi xem xét trong ánh sáng này, chúng ta không còn bị nhầm lẫn nữa giữa vai trò của vị tư tế thừa tác với vai trò của các tín hữu nếu như cả hai đều sử dụng cùng một cử chỉ này.
Cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” và sự tham dự phụng vụ cách tích cực
Một số học giả phụng vụ gần đây đã nêu ra ý kiến rằng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có vị trí quan trọng đặc biệt trong Thánh lễ chỉ vì nó là một trường hợp hàng đầu liên quan đến sự tham gia của tín hữu vào cử hành Thánh Thể. Chẳng hạn, một trong số những học giả viết như sau:
Thậm chí, còn hơn cả chính Kinh tiến dâng nữa, những tiếng hô hoán [trong cuộc đối thoại] này thiết lập nên một trong những thời khắc đáng chú ý nhất của phụng tự Kitô giáo, bởi vì cộng đoàn phụng vụ phải chú tâm đến những lời ấy ngay lập tức…Tầm quan trọng đó không những chỉ bởi sự kiện là những lời hô hào này giống như một phần dẫn nhập để đi vào Kinh nguyện Thánh Thể ngay lập tức, mà còn bởi trong một thời gian dài, chúng là bản vănđược coi là đặc trưng nhất nhờ đó giáo hữu tham dự vào các nghi lễ thánh.[11]
Tác giả tiếp tục chỉ ra rằng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là cuộc đối thoại duy nhất có nội dung dài hơn lời đáp trong Ordo Romanus I cũng như dài hơn bất cứ một bản văn tương ứng nào khác trong Hội Thánh Đông phương. Ông phát biểu rằng sự kiện này được ủng hộ bởi một số những gợi ý liên quan đến cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”nằm trong các khảo luận và bài giảng của các văn sĩ trong Hội Thánh.
Vấn đề ở đây là cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” nhắm đến sự tham gia tích cực của tín hữu vào cử hành phụng vụ hay nhắm vào mục tiêu của sự tham dự đó. Có thể kết luận rằng, trong trường hợp của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, dầu đây là lời mời gọi dân chúng tham gia vào cử hành phụng vụ một cách trọn vẹn, ý thức và linh động như đòi hỏi của Hiến chế Phụng vụ Thánh (số 14), nhưng chính sự tham gia này lại không mang tầm quan trọng hàng đầu. Nói cho chính xác và đầy đủ hơn, các tín hữu tham gia là bởi vì họ đang hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa, họ đang đưa ra lời tán đồng của mình đối với hy tế sắp diển ra trên bàn thờ, sự ưng thuận của họ lôi kéo họ cùng nhau bước vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, nhờ đó họ trở nên con cái của Thiên Chúa và đón nhận được sự sống đời đời.
Một sự trình bày quân bình hơn về tầm quan trọng của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”đến từ Robert Cabié, tác giả viết:
Lời đáp là cao điểm của toàn bộ cuộc đối thoại. Dân “tư tế cộng đồng” đang ở với Chúa của họ, sự hiện diện của Chúa được đại diện bởi vị chủ tế mà qua việc phong chức thánh ngài đã lãnh nhận “thần trí” của Chúa Kitô. Mọi người bây giờ chăm chú hướng đến những “thực tại trên cao” nơi Đức Kitô phục sinh đang sống trong vinh quang; tất cả mọi người đều có ý định là cùng với Ngài mà bước vào trong vận hành của Ngài, đó là “từ thế giới này mà về với Chúa Cha” (Ga 13, 1). Lời nguyện theo sau được liên kết với phần dẫn nhập bằng những lời mở đầu của nó” “Thật là chính đáng.”[12]
Thay vì ám chỉ cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” còn “quan trọng hơn chính Kinh tiến dâng”, Cabié chỉ ra rằng những lời đáp lại của các tín hữu là cao điểm của cuộc đối thoại. Tín hữu tham dự vào Lễ quy bằng sự đại diện của vị chủ tế hành động nhân danh Chúa Kitô. Những lời các tín hữu thưa lên vào lúc này thể hiện một cách chắc chắn sự chú tâm của họ vào hành động sắp diễn ra trên bàn thờ, đó là sự hiến dâng của Chúa Kitô lên Chúa Cha một cách “thật xứng đáng và ngay chính”.
LM. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
[1] Xc. Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development, trans. Francis A. Brunner (NY: Benzinger Brothers, 1949), 115.
[2]Robert Cabié, The Church at Prayer: Volume II, The Eucharist, ed. A. G. Martimort (Collegeville, MN; The Liturgical Press, 1982), 91.
[3] Xc. Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development,112.
[4]Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development,112.
[5] E. Ferguson, “The Liturgical Functon of the ‘Sursum Corda’, Studia Patristica 13 (TU 116: Berlin: Akademiee Verlag, 1975), 360-363.
[6] Xc. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Thánh lễ 2, 110-111.
[7]Xc. A.G. Martimort, The Church at Prayer, 1: 186-187.
[8] Xc. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Thánh lễ 2, 110-111.
[9] Joseph Ratzinger, Tinh Thần Phụng Vụ, dg. Nguyễn Luật Khoa & Pham Thị Huy (Hà Nội: Nxb Tôn giáo, 2007), 218-219.
[10] Joseph Ratzinger, Tinh Thần Phụng Vụ, 219-220.
[11] C. A. Bouman, “Variants in the Introduction to the Eucharistic Prayer”, Vigilae Christianae 4 (1950), 114.
[12] Cabié, The Church at Prayer: Volume II, The Eucharist, 92.
Đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể?
Một vấn đềđược bàn cãi trong thời gian diễn ra Công đồng Vatican II và thời kỳ hậu Công đồng là cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có phải thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể không? Bản thảo cổ xưa nhất, chẳng hạn như cuốn Sacramentarium Gelasianum cho thấy, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”rõ ràng nằm trong phần Lễ quy Thánh Thể (Canon). Tuy nhiên, một vài trong số những bản thảo này lại không có lần xướng đáp thứ nhất (“Chúa ở cùng anh chị em” – “Và ở cùng thần trí cha”), thay vào đó, lại bắt đầu ngay với câu “Hãy nâng tâm hồn lên”. Joseph Jungmann tin rằng điều này không phải để chỉ ra rằng những lời trong lần xướng đáp thứ I bị thiếu mất, nhưng đúng hơn, chúng có dụng ý là thừa nhận ít ra một âm thanh du dương long trọng đã không khởi sự cho tới khi có câu “Chúa ở cùng anh chị em”.[1]
Mặc dầu sách Sacramentarium Gelasianum cho biết cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” thực sự là nằm trong Lễ quy Thánh Thể, nhưng mặt khác, truyền thống theo sau lại cho rằng:
Phải chỉ ra hạn từ “canon actionis” trong “Sacramentarium Gelasianum” là một tiêu đề ở trước “Sursum corda” (Hãy nâng tâm hồn lên), lý do là vì không quá lâu sau đó, Lễ quy (Canon) sẽ bắt đầu được đọc lên chỉ sau kinh Sanctus. Theo thể thức ấy, hạn từ praefatio (kinh Tiền tụng) mà dường như thánh Cyprianô áp dụng cho cả cuộc đối thoại dẫn nhập, sẽ biểu thị cho toàn bộ phần uyển chuyển này, còn trong nghi điển Rôma, nó thiết lập nên phần mở đầu của Kinh tiến dâng (anaphora).[2]
Trong những lần xuất bản Sách lễ Rôma sau này, nhưng trước Sách lễ của Đức Phaolô VI (1970), hạn từ “canon” chỉ được áp dụng kể từ phần Te Igitur(Chúng con khẩn khoản nài xin Cha)cũng như cho những lời nguyện theo sau, vì thế cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, kinh Tiền tụng và kinh Sanctus không thuộc về Canon mà cả 3 yếu tố này có lẽ chỉ được coi là những lời nguyện dẫn nhập.
Mặc dầu chữ đỏ đã không nói cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” bắt đầu Kinh nguyện Thánh Thể, thế nhưng truyền thống lâu đời vẫn truyền cho linh mục chủ tế không được quay mặt xuống dân chúng khi đọc lời chào “Chúa ở cùng anh chị em” trong cuộc đối thoại dẫn nhậpnày (“Chúa ở cùng anh chị em” – “Và ở cùng thần trí cha”). Tại sao vậy? Lý do là vì một khi hành động thánh đã khai mở, một khi hoạt động hướng về Thiên Chúa đã bắt đầu rồi (tức Kinh nguyện Thánh Thể đã bắt đầu), thì việc quay xuống là không thích hợp.[3]
Truyền thống này chứng tỏ rằng tầm quan trọng hàng đầu của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” không chỉ là bao hàm nhận thức của các tín hữu, như sẽ được tỏ bầy qua việc linh mục quay mặt về phía dân chúng, nhưng đúng hơn, đây là sự thừa nhận của họ về hành động sắp diễn ra, và lôi kéo các tín hữu cùng nhau chăm chú vào Nhiệm Thể Chúa Kitô trong việc chuẩn bị cho Hy tế Thánh.
Dựa trên lý lẽ của Jungmann và những nhà thần học khác vốn cho rằng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là phần khai mào của Lễ quy, Ủy ban chịu trách nhiệm chuẩn bị Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (QCSL) cho cuốn Sách lễ mới (Novus Ordo) đã quyết định sắp xếp cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, cũng như kinh Tiền tụng và kinh Sanctus trở nên thành phần của Lễ quy Thánh Thể. Bởi vậy, hiện nay, theo Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma[2002] số 78, chúng ta đọc thấy:
Bây giờ bắt đầu đi vào tâm điểm và cao điểm của toàn bộ việc cử hành, nghĩa là đến chính Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn), là kinh nguyện tạ ơn và hiến thánh. Linh mục mời cộng đoàn hướng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa; đồng thời liên kết họ với mình trong lời cầu nguyện, để nhân danh tất cả cộng đoàn dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha, nhờ Đức Giêsu Kitô, và trong Chúa Thánh Thần. Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là để toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Đức Kitô mà tuyên xưng những kỳ công của Thiên Chúa và hiến dâng hy lễ. Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn) đòi mọi người cung kính và thinh lặng lắng nghe (QCSL 78).
Trong phần trình bày này [vốn liên quan đến thần học về Lễ quy Thánh Thể], hành động hay chủ đề tạ ơn và thánh hóa tách biệt nhau một cách rõ rệt. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của phụng vụ thánh như được đề cập trong các tài liệu của Công đồng: vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa nhân loại. Vì thế, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” ở đây thuộc về phần biểu thị ra bên ngoài “sự hợp nhất của tín hữu với Thân mình Mầu nhiệm của Chúa Kitô”.
Một số sử gia và thần học gia có cùng một tư tưởng như quyết định như Công đồngtrong việc phác thảo cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, kinh Tiền tụng và Sanctus trở nên thành phần của Lễ quy. Điều này gây ra 2 vấn đề. [i] Thứ nhất, chúng đi ngược lại hoàn toàn với truyền thống lâu dời của Hội Thánh vốn chỉ ra rằng Lễ quy không khởi sự với cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” nhưng đúng hơn là từ phần Te Igitur (Chúng con khẩn khoản nài xin Cha…); [ii] Thứ hai, nội dung hay thành phần của cuộc đối thoại dẫn nhập này, nếu như nằm trong Lễ quy, thì có thể tạo ra sự nhầm lẫn về phương diện thần học giữa vai trò của chức tư tế thừa tác của linh mục và chức tư tế cộng đồng của tín hữu. Những ai đã chịu chức thánh để trở nên thừa tác viên linh mục và giám mục đều có thể hiến dâng hy lễ nhân danh Chúa Kitô (in pernona Christi). Các giáo hữu còn lại thì khác, họ không được phong chức tư tế để hành động như vậy, do đó, họ không thể hiến dâng tế phẩm theo cách như các tư tế thừa tác. Tuy nhiên, cho dù cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có thuộc về Lễ quy Thánh Thể hay không, điều tỏ tường là, các tín hữu vẫn tham gia vào việc tiến dâng hy lễ, qua con người của tư tế từa tác và nhờ hy tế này, Thiên Chúa được tôn vinh và nhân loại được thánh hóa.
Tư thế và cử chỉ khi tham dự cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”
Quy chế phụng vụ hiện nay [liên quan đến tư thế và cử điệu của người tham dự trong cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”] cho biết rằng linh mục dang tay trong tư thế cầu nguyện (orans), đang khi đó, các tín hữu không cần phải có một cử chỉ đặc biệt nào. Jungmann nói về tư thế cầu nguyện này của linh mục như sau:
Ý nghĩa cổ xưa của hình thức này cũng được biểu lộ trong cử chỉ đi kèm; việc kêu mời hãy nâng tâm hồn lên được đi kèm với việc linh mục nâng cao hai tay của mình lên, và rồi linh mục vẫn giữ hai tay dang ra trong thái độ cầu nguyện, với tư thế cầu nguyện của Hội Thánh ngày xưa.[4]
Quả thật, đây là một cử chỉ và tư thế đã tồn tại ngay từ thời Hội Thánh sơ khai. Bởi vậy, những lời truyền thống của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” được bảo tồn thế nào thì tư thế và cử chỉ kèm theo cũng được giữ gìn như thế.
Tuy nhiên, cử chỉ này lại trở thành một đề tài gây nhiều tranh cãi gần đây: có nên để các tín hữu cầu nguyện trong cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” này với đôi tay dang ra không?
Những người phản đối ý tưởng này khẳngđịnh rằng dang tay cầu nguyện là một cử chỉ cầu nguyệnđặc biệt vốn chỉ phù hợp với chức năng chuyển cầu của linh mục thừa tác. Theo truyền thống, cử chỉ / tư thế cầu nguyện này nói lên chức vị của linh mục thừa tác là người đóng vai trò trung gian cầu nguyện giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Do đó, nếu khuyến khích tín hữu sử dụng tư thế và cử điệu này thì chẳng khác gì tạo thêm sự nhầm lẫn giữa các chức năng và phẩm trật trong cấu trúc của Hội Thánh.
Các học giả ủng hộ tín hữu sử dụng cử điệu cầu nguyện dang tay lại nhấn mạnh rằng ý nghĩa của nó không chỉ giới hạn trong việc chuyển cầu. Họ cho rằng tư thế cầu nguyện dang tay cũng được các tín hữu thưở xưa thực hành như một phần của truyền thống phụng vụ và được mô tả trong các tác phẩm của Tertulianô, Origen, Athenagoras cũng như những tác giả khác nữa. Sau khi đã nghiên cứu và khám phá ra tư thế cầu nguyện trong cộng đoàn phụng tự của các Kitô hữu thời xưa, như được tìm thấy nơi 3 giáo phụ vừa nêu[mà tất cả đều nói đến việc nâng hai tay lên và mắt thì hướng về Chúa], E. Ferguson đi đến kết luận sau:
Tất cả điều này khiến tôi đề xuất trường hợp nào thì trỗi dậy mà đưa ra lời “Hãy nâng tâm hồn lên”. Câu “Hãy nâng tâm hồn lên”này có giá trị như chữ đỏ vậy nhằm mời gọi các tín hữu hãy nâng tay của họ lên, hay nếu như họ đang ngồi, thì đứng dậy và nâng đôi tay họ lên cao khi tham dự Kinh nguyện Thánh Thể. Khi tất cả tín hữu cùng nhau trỗi dậy, như Justinô nói, họ cũng nâng hai tay lên, mắt ngước lên trời và miệng đáp lại “Tâm hồn chúng con đang ở với Chúa”. Bằng cách này, cộng đoàn đang quy tụ lại với nhauđược đánh thức vào thời khắc cao trọng này. Dân chúng được mời gọi để trỗi dậy và do đó nâng tâm hồn họ lên với Chúa. Sự việc nâng cao tâm hồn của họ lên được diễn tả ra bên ngoài bằng cách nâng cao đôi tay lên để cầu nguyện. Dân chúng đã đáp lại bằng cử điệu và lời nói của họ trong việc hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa. Vì thế, hy lễ cầu xin và tạ ơn được kèm theo bằng một tế phẩm biểu tượng là dân chúng trình bày chính họ trước nhan Thiên Chúa.[5]
Như vậy, Ferguson tin rằng chính cử điệu làm bật ra ngôn từ chứ không phải ngược lại. Cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”là một lời hô hào củng cố cho tư thế hay cử điệu cầu nguyện vốn cho phép biểu lộ ra bên ngoài thái độ bên trong của chúng ta. Đây là điều cần thiết và đáng ao ước trước khi bước vào phần Lễ quy của Thánh lễ.
Trong Kitô giáo, cử điệu dang tay và giơ lên cao là thái độ cầu nguyện mà các Kitô hữu ban đầu thường xuyên thực hiện như chúng ta thấy trên các hình ảnh và bản văn để lại. Suốt trong thời Trung cổ cũng vậy, các tín hữu vẫn có thói quen dang tay khi đọc kinh, nhất là tại các tu viện ở Ý và Ái Nhĩ Lan.[6]
Kitô hữu lấy lại cử chỉ này của người Do Thái đồng thời cho nó một ý nghĩa mới: tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô dang hai tay trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại (LNGM 104).[7] Do đó, tại Rôma ngày xưa, dù người ta không chú tâm đến việc dang tay khi cầu nguyện lắm nhưng Đức Innocent III đã ra lệnh cho thầy phó tế nâng hai cánh tay của chủ tế lên khi ngài dang tay đọc lời nguyện; đầu thế kỷ XV, chủ tế thường dang thẳng cánh tay theo hình thánh giá khi đọc Lễ quy; còn hiện nay, cử chỉ dang tay luôn luôn được chủ tế sử dụng trong các lời nguyện thuộc về chủ tọa trong Thánh lễ như Lời nguyện Nhập lễ, Lời nguyện Tiến lễ, Lời nguyện Hiệp lễ, Kinh Tạ Ơn, và kinh Lạy Cha.[8]
Theo ĐGH Bênêđictô XVI, cử điệu dang tay và giơ lên cao là một trong những cử chỉ nền tảng nhất của con người khi kêu cầu Thiên Chúa và được tìm thấy trong mọi tôn giáo trên thế giới. Cử điệu dang tay có khá nhiều chức năng. Chẳng hạn, đôi tay dang ra diễn tả thái độ vừa tìm kiếm vừa hy vọng, diễn tả thái độ của con người muốn vươn đến một Thiên Chúa ẩn kín, vươn ra hướng về Ngài. ĐGH cũng đồng hóa đôi tay dang ra như hình tượng của đôi cánh, diễn tả con người nỗ lực tìm kiếm những thực tại trời cao là nơi Thiên Chúa vốn tạo ra cho họ. ĐGH cũng đưa ra hai ý nghĩa của tư thế này mà chúng ta có thể sử dụng để liên kết với hai mục đích chính của phụng vụ: tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa nhân loại. Ngài gọi cử điệu này như diễn tả sự bình an; bằng việc dang tay, con người mở lòng mình ra cho người khác, cho cộng đồng. Hơn nữa, đối với người Kitô hữu, đôi tay dang rộng cũng có ý nghĩa Kitô học, chúng nhắc chúng ta nhớ đến đôi tay của Chúa Giêsu dang ra trên thánh giá.Do việc dang đôi tay ra, chúng ta quyết tâm cầu nguyện với Đấng chịu đóng đinh, hợp nhất chúng ta với “tâm trí” Người” (Pl 2,5).[9]Về điều này, ĐGH Bênêđictô XVI viết:
Trong cánh tay của Đức Kitô dang rông trên thánh giá, người Kitô hữu nhìn thấy hai ý nghĩa. Trong trường hợp của Người, trường hợp trổi vượt trên hết, cử chỉ này là một hình thức triệt để của thờ phượng, sự hợp nhất giữa ý chí mang tính nhân loại của Người với ý chí của Chúa Cha. Nhưng đồng thời, những cánh tay ấy cũng mở ra hướng về chúng ta. Những cánh tay này mở rộng ôm lấy chúng ta, bởi đó, Đức Kitô muốn kéo chúng ta đến với Người (Ga 12, 32). Thờ phượng Thiên Chúa và yêu mến tha nhân, nội dung của điều răn chính tóm tắt luật lệ và các ngôn sứ, đã trùng hợp trong cử chỉ này. Mở chính lòng mình ra cho Thiên Chúa, hoàn toàn phó dâng chính mình cho tha nhân. Sự kết hợp hai chiều hướng của tình yêu trong cử chỉ của Đức Giêsu trên thánh giá vén mở, trong cách thế khả thị và thân xác, một chiều sâu mới của cầu nguyện Kitô giáo và như thế, diễn tả luật bên trong thuộc về lời cầu nguyện của chúng ta.[10]
Qua những gì vừa trình bày, chúng ta như thấy hai điều răn cao trọng nhất của Kitô giáo hòa nhập với nhau nơi cuộc đối thoại“Hãy nâng tâm hồn lên”. Con người tận hiến chính mình cho Thiên Chúa, và khi làm như thế, chúng phải trở nên sự thông chuyển bác ái hoàn hảo cho tha nhân. Chúng ta có thể kết luận rằng, cử điệu dang tay cầu nguyện đã bắt đầu nơi cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” sẽ được tiếp tục sau này nơi hành vi trao chúc bình an (Pax Domini), và được hoàn tất khi chúng ta tiếp nhận Mình và Máu Chúa chúng ta và là Đấng Cứu Độ chúng ta. Khi xem xét trong ánh sáng này, chúng ta không còn bị nhầm lẫn nữa giữa vai trò của vị tư tế thừa tác với vai trò của các tín hữu nếu như cả hai đều sử dụng cùng một cử chỉ này.
Cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” và sự tham dự phụng vụ cách tích cực
Một số học giả phụng vụ gần đây đã nêu ra ý kiến rằng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có vị trí quan trọng đặc biệt trong Thánh lễ chỉ vì nó là một trường hợp hàng đầu liên quan đến sự tham gia của tín hữu vào cử hành Thánh Thể. Chẳng hạn, một trong số những học giả viết như sau:
Thậm chí, còn hơn cả chính Kinh tiến dâng nữa, những tiếng hô hoán [trong cuộc đối thoại] này thiết lập nên một trong những thời khắc đáng chú ý nhất của phụng tự Kitô giáo, bởi vì cộng đoàn phụng vụ phải chú tâm đến những lời ấy ngay lập tức…Tầm quan trọng đó không những chỉ bởi sự kiện là những lời hô hào này giống như một phần dẫn nhập để đi vào Kinh nguyện Thánh Thể ngay lập tức, mà còn bởi trong một thời gian dài, chúng là bản vănđược coi là đặc trưng nhất nhờ đó giáo hữu tham dự vào các nghi lễ thánh.[11]
Tác giả tiếp tục chỉ ra rằng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là cuộc đối thoại duy nhất có nội dung dài hơn lời đáp trong Ordo Romanus I cũng như dài hơn bất cứ một bản văn tương ứng nào khác trong Hội Thánh Đông phương. Ông phát biểu rằng sự kiện này được ủng hộ bởi một số những gợi ý liên quan đến cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”nằm trong các khảo luận và bài giảng của các văn sĩ trong Hội Thánh.
Vấn đề ở đây là cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” nhắm đến sự tham gia tích cực của tín hữu vào cử hành phụng vụ hay nhắm vào mục tiêu của sự tham dự đó. Có thể kết luận rằng, trong trường hợp của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, dầu đây là lời mời gọi dân chúng tham gia vào cử hành phụng vụ một cách trọn vẹn, ý thức và linh động như đòi hỏi của Hiến chế Phụng vụ Thánh (số 14), nhưng chính sự tham gia này lại không mang tầm quan trọng hàng đầu. Nói cho chính xác và đầy đủ hơn, các tín hữu tham gia là bởi vì họ đang hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa, họ đang đưa ra lời tán đồng của mình đối với hy tế sắp diển ra trên bàn thờ, sự ưng thuận của họ lôi kéo họ cùng nhau bước vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, nhờ đó họ trở nên con cái của Thiên Chúa và đón nhận được sự sống đời đời.
Một sự trình bày quân bình hơn về tầm quan trọng của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”đến từ Robert Cabié, tác giả viết:
Lời đáp là cao điểm của toàn bộ cuộc đối thoại. Dân “tư tế cộng đồng” đang ở với Chúa của họ, sự hiện diện của Chúa được đại diện bởi vị chủ tế mà qua việc phong chức thánh ngài đã lãnh nhận “thần trí” của Chúa Kitô. Mọi người bây giờ chăm chú hướng đến những “thực tại trên cao” nơi Đức Kitô phục sinh đang sống trong vinh quang; tất cả mọi người đều có ý định là cùng với Ngài mà bước vào trong vận hành của Ngài, đó là “từ thế giới này mà về với Chúa Cha” (Ga 13, 1). Lời nguyện theo sau được liên kết với phần dẫn nhập bằng những lời mở đầu của nó” “Thật là chính đáng.”[12]
Thay vì ám chỉ cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” còn “quan trọng hơn chính Kinh tiến dâng”, Cabié chỉ ra rằng những lời đáp lại của các tín hữu là cao điểm của cuộc đối thoại. Tín hữu tham dự vào Lễ quy bằng sự đại diện của vị chủ tế hành động nhân danh Chúa Kitô. Những lời các tín hữu thưa lên vào lúc này thể hiện một cách chắc chắn sự chú tâm của họ vào hành động sắp diễn ra trên bàn thờ, đó là sự hiến dâng của Chúa Kitô lên Chúa Cha một cách “thật xứng đáng và ngay chính”.
LM. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
[1] Xc. Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development, trans. Francis A. Brunner (NY: Benzinger Brothers, 1949), 115.
[2]Robert Cabié, The Church at Prayer: Volume II, The Eucharist, ed. A. G. Martimort (Collegeville, MN; The Liturgical Press, 1982), 91.
[3] Xc. Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development,112.
[4]Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development,112.
[5] E. Ferguson, “The Liturgical Functon of the ‘Sursum Corda’, Studia Patristica 13 (TU 116: Berlin: Akademiee Verlag, 1975), 360-363.
[6] Xc. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Thánh lễ 2, 110-111.
[7]Xc. A.G. Martimort, The Church at Prayer, 1: 186-187.
[8] Xc. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Thánh lễ 2, 110-111.
[9] Joseph Ratzinger, Tinh Thần Phụng Vụ, dg. Nguyễn Luật Khoa & Pham Thị Huy (Hà Nội: Nxb Tôn giáo, 2007), 218-219.
[10] Joseph Ratzinger, Tinh Thần Phụng Vụ, 219-220.
[11] C. A. Bouman, “Variants in the Introduction to the Eucharistic Prayer”, Vigilae Christianae 4 (1950), 114.
[12] Cabié, The Church at Prayer: Volume II, The Eucharist, 92.
Văn Hóa
Danh lam thắng cảnh Đài Loan: Tu viện Phổ Quang Tự, Bảo tàng Quốc gia, Đền Liệt sĩ, Đền Tưởng Giới Thạch
Lm John Trần Công Nghị
00:40 26/04/2019
ĐÀI LOAN -- Cao Hùng là thành phố cảng lớn nhất của Đài Loan. Thành phố này cống hiến cho du khách một sự hài hòa hấp dẫn về văn hóa cổ đại và hiện đại. Kiến trúc bao gồm từ các ngôi đền cổ xưa tới Tu viện đồ sộ tân tiến, từ các quán bán mì đường phố khắp nơi cho tói các tòa nhà chọc trời thương mại và các trung tâm lấp lánh ánh đèn. Thành phố này có các cửa hàng sôi động, các con phố rộng có nhiều quán café và nhà hàng, và các quầy hàng hải sản và đặc biệt là quán mì quanh đảo và chợ đêm ở Kaisyuan và Jin-Zuan, cùng nhau tạo thành chợ đêm lớn nhất ở Đài Loan.
Hình ảnh Tu viện Phổ Quang Tự
Hình ảnh Bảo tàng Quốc gia, Đền Liệt sĩ, Đền Tưởng Giới Thạch
Đến Cao Hùng du khách có thể chọn đi bộ hoặc đạp xe quanh Hồ Sen tuyệt đẹp, với các ngôi đền kiểu Trung quốc; hoặc ngồi tại một quán cà phê bên bờ sông Tình Yêu. Nếu du khách muốn xa khỏi thành phố nhộn nhịp có thể khám phá cảnh quan nổi bật của Công viên Quốc gia Kenting, hoặc thư giãn tại một trong những bãi biển gần thành phố, hoặc đi bộ qua khu rừng rậm gần 1.000 hecta của thành phố.
Tuy nhiên tôi và phái đoàn chọn đi thăm 4 địa danh đặc biệt: Tu viện thời danh Fo Guang Shan gần Cao Hùng, và đi Đài Bắc thăm: Bảo tàng Quốc gia, Đền Liệt sĩ và Đền Tưởng Giới Thạch.
Thăm Tu viện Fo Guang Shan (Phổ Quang Tự) và Tượng Phật bằng đồng cao nhất thế giới:
Từ Cao Hùng đến Fo Guang Shan đi xe du lịch mất chừng hơn một giờ đồng hồ. Fo Guang Shan là một phong trào Phật giáo Quốc tế Trung quốc có trên 50 năm tuổi, đồng thời là một tu viện Phật giáo lớn nhất ở Đài Loan. Không giống như hầu hết các giáo phái khác của Phật giáo Trung Quốc, Phong trào Fo Guang Shan đã hoàn toàn theo chủ nghĩa hiện đại, và sự khác biệt này đã biến phương pháp tu luyện và tu viện của họ thành một nơi thực sự độc đáo. Được thành lập vào năm 1967 bởi Nhà sư Hsing Yun như một trường phái và là phong trào Phật giáo nhân văn và được biết đến với những nỗ lực trong việc hiện đại hóa Phật giáo. Thầy Hsing Yun chủ trương Fo Guang Shan là "một tổng hợp của tất cả tám trường phái của Phật giáo Trung Quốc".
Fo Guang Shan là một quần thể dinh thự Phật giáo ở quận Dashu thuộc Cao Hùng: vừa là Tu viện và là cơ sở tôn giáo Phật giáo lớn nhất ở Đài Loan. Khu vực này được xây dựng lên rất hoàng tráng và lôi cuốn: có nhiều tháp gồm các phòng ốc cho tu sinh, có nhiêu vườn cảnh, nhiều phòng họp và nhà trình diễn.
Đặc biệt là có tượng Phật lớn cao 108 mét! Đây là tượng phật bằng đồng ngồi cao nhất thế giới. Và đối với nhiều người, đây là một lý do đủ lớn lôi cuốn họ tìm đến thăm Fo Guang Shan.
Chuyến thăm viếng Tu viện Fo Guang Shan là một trong những trải nghiệm thú vị nhất mà chúng tôi đã có trong những chuyến đi lần này. Cho dù bạn đang đi du lịch một mình hoặc với gia đình, đó là nơi thanh bình để khám phá Văn hóa và Phật học. Toàn cảnh và buổi giới thiệu về Phong trào Phật giáo Fo Guang Shan là một kinh nghiệm lôi cuốn đáng kinh ngạc. Các nhân viên đều rất thân thiện và rất hiếu khách. Họ cũng tặng luộn những cuốn sách về Phật pháp và về lịch sử của vị sang lập phong trào Fo Guang Shan.
Nơi đây khách du lịch cũng sẽ tìm thấy rất nhiều máy bán hàng tự động cho đồ uống. Ngoài ra còn có nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng quà tặng. Thậm chí còn có một quán Starbucks. Thật vậy bạn thực sự khó có thể thoát khỏi ảnh hưởng của toàn cầu hóa! Vì ngay cả từ trong tu viện Phật giáo ấn tượng nhất ở Đài Loan cũng có thứ này!.
Bảo tàng Quốc gia Đài Bắc:
Sau khi thăm Phổ Quang Tư mất 1 ngày, tiếp đến chúng tôi dành trọn một ngày khác thăm Đài Bắc đề thăm viếng những danh lam thắng cảnh khác. Tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia, chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng một trong những bộ sưu tập lớn nhất về các đồ vật và nghệ thuật Trung Quốc cổ đại trên thế giới. Trải qua hơn 8.000 năm, bộ sưu tập ấn tượng bao gồm đồ đồng, tranh vẽ, ngọc bích, gốm sứ và các đồ vật quý được các hoàng đế cổ đại và nhiều hơn nữa từ các triều đại Sung, Yuan, Ming và Qing. Khi thăm bảo tàn viện quá rộng lớn này, người đi như nước chảy, du khách phải thật ý tứ không thì rất dễ lạc lối.
Đền Liệt sĩ:
Chuyến thăm Đài Loan sẽ tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc biệt nhất của Đài Bắc. Trên sườn núi Thanh, chúng tôi ghé thăm Đền thờ Liệt sĩ - một tượng đài uy nghi được xây dựng vào năm 1969 để tôn vinh 330.000 người dũng cảm đã hy sinh mạng sống của họ trong các trận chiến quan trọng. Với phong cách gợi nhớ đến Điện Thái Hòa của Bắc Kinh, ngôi đền tuyệt đẹp này được bao quanh bởi hơn tám mẫu trồng cây và cỏ xanh và có một cổng chính màu đỏ tươi được các sĩ quan mặc đồng phục màu trắng bảo vệ, và mổi giờ đều có màn thay hình đội ngũ rất ngoạn mục.
Đền Tưởng Giới Thạch:
Tiếp theo, chúng tôi đến thăm Đền tưởng niệm Tưởng Giới Thạch - một tượng đài hùng vĩ để vinh danh cựu Tổng thống Đài Loan. Với mái ngói tráng men màu xanh rực rỡ, đỉnh vàng, đá cẩm thạch trắng và trần trang bị với gỗ cây bách đỏ tự nhiên. Ngôi đền được thiết kế để truyền đạt sự linh thiêng, trang trọng, hiếu khách và hòa bình. Bên trong, khám phá các cổ vật có giá trị liên quan đến cuộc sống của cố tổng thống, bao gồm ảnh, xe hơi và các tài liệu lịch sử.
Lm John Trần Công Nghị
Hình ảnh Tu viện Phổ Quang Tự
Hình ảnh Bảo tàng Quốc gia, Đền Liệt sĩ, Đền Tưởng Giới Thạch
Đến Cao Hùng du khách có thể chọn đi bộ hoặc đạp xe quanh Hồ Sen tuyệt đẹp, với các ngôi đền kiểu Trung quốc; hoặc ngồi tại một quán cà phê bên bờ sông Tình Yêu. Nếu du khách muốn xa khỏi thành phố nhộn nhịp có thể khám phá cảnh quan nổi bật của Công viên Quốc gia Kenting, hoặc thư giãn tại một trong những bãi biển gần thành phố, hoặc đi bộ qua khu rừng rậm gần 1.000 hecta của thành phố.
Tuy nhiên tôi và phái đoàn chọn đi thăm 4 địa danh đặc biệt: Tu viện thời danh Fo Guang Shan gần Cao Hùng, và đi Đài Bắc thăm: Bảo tàng Quốc gia, Đền Liệt sĩ và Đền Tưởng Giới Thạch.
Thăm Tu viện Fo Guang Shan (Phổ Quang Tự) và Tượng Phật bằng đồng cao nhất thế giới:
Từ Cao Hùng đến Fo Guang Shan đi xe du lịch mất chừng hơn một giờ đồng hồ. Fo Guang Shan là một phong trào Phật giáo Quốc tế Trung quốc có trên 50 năm tuổi, đồng thời là một tu viện Phật giáo lớn nhất ở Đài Loan. Không giống như hầu hết các giáo phái khác của Phật giáo Trung Quốc, Phong trào Fo Guang Shan đã hoàn toàn theo chủ nghĩa hiện đại, và sự khác biệt này đã biến phương pháp tu luyện và tu viện của họ thành một nơi thực sự độc đáo. Được thành lập vào năm 1967 bởi Nhà sư Hsing Yun như một trường phái và là phong trào Phật giáo nhân văn và được biết đến với những nỗ lực trong việc hiện đại hóa Phật giáo. Thầy Hsing Yun chủ trương Fo Guang Shan là "một tổng hợp của tất cả tám trường phái của Phật giáo Trung Quốc".
Fo Guang Shan là một quần thể dinh thự Phật giáo ở quận Dashu thuộc Cao Hùng: vừa là Tu viện và là cơ sở tôn giáo Phật giáo lớn nhất ở Đài Loan. Khu vực này được xây dựng lên rất hoàng tráng và lôi cuốn: có nhiều tháp gồm các phòng ốc cho tu sinh, có nhiêu vườn cảnh, nhiều phòng họp và nhà trình diễn.
Đặc biệt là có tượng Phật lớn cao 108 mét! Đây là tượng phật bằng đồng ngồi cao nhất thế giới. Và đối với nhiều người, đây là một lý do đủ lớn lôi cuốn họ tìm đến thăm Fo Guang Shan.
Chuyến thăm viếng Tu viện Fo Guang Shan là một trong những trải nghiệm thú vị nhất mà chúng tôi đã có trong những chuyến đi lần này. Cho dù bạn đang đi du lịch một mình hoặc với gia đình, đó là nơi thanh bình để khám phá Văn hóa và Phật học. Toàn cảnh và buổi giới thiệu về Phong trào Phật giáo Fo Guang Shan là một kinh nghiệm lôi cuốn đáng kinh ngạc. Các nhân viên đều rất thân thiện và rất hiếu khách. Họ cũng tặng luộn những cuốn sách về Phật pháp và về lịch sử của vị sang lập phong trào Fo Guang Shan.
Nơi đây khách du lịch cũng sẽ tìm thấy rất nhiều máy bán hàng tự động cho đồ uống. Ngoài ra còn có nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng quà tặng. Thậm chí còn có một quán Starbucks. Thật vậy bạn thực sự khó có thể thoát khỏi ảnh hưởng của toàn cầu hóa! Vì ngay cả từ trong tu viện Phật giáo ấn tượng nhất ở Đài Loan cũng có thứ này!.
Bảo tàng Quốc gia Đài Bắc:
Sau khi thăm Phổ Quang Tư mất 1 ngày, tiếp đến chúng tôi dành trọn một ngày khác thăm Đài Bắc đề thăm viếng những danh lam thắng cảnh khác. Tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia, chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng một trong những bộ sưu tập lớn nhất về các đồ vật và nghệ thuật Trung Quốc cổ đại trên thế giới. Trải qua hơn 8.000 năm, bộ sưu tập ấn tượng bao gồm đồ đồng, tranh vẽ, ngọc bích, gốm sứ và các đồ vật quý được các hoàng đế cổ đại và nhiều hơn nữa từ các triều đại Sung, Yuan, Ming và Qing. Khi thăm bảo tàn viện quá rộng lớn này, người đi như nước chảy, du khách phải thật ý tứ không thì rất dễ lạc lối.
Đền Liệt sĩ:
Chuyến thăm Đài Loan sẽ tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc biệt nhất của Đài Bắc. Trên sườn núi Thanh, chúng tôi ghé thăm Đền thờ Liệt sĩ - một tượng đài uy nghi được xây dựng vào năm 1969 để tôn vinh 330.000 người dũng cảm đã hy sinh mạng sống của họ trong các trận chiến quan trọng. Với phong cách gợi nhớ đến Điện Thái Hòa của Bắc Kinh, ngôi đền tuyệt đẹp này được bao quanh bởi hơn tám mẫu trồng cây và cỏ xanh và có một cổng chính màu đỏ tươi được các sĩ quan mặc đồng phục màu trắng bảo vệ, và mổi giờ đều có màn thay hình đội ngũ rất ngoạn mục.
Đền Tưởng Giới Thạch:
Tiếp theo, chúng tôi đến thăm Đền tưởng niệm Tưởng Giới Thạch - một tượng đài hùng vĩ để vinh danh cựu Tổng thống Đài Loan. Với mái ngói tráng men màu xanh rực rỡ, đỉnh vàng, đá cẩm thạch trắng và trần trang bị với gỗ cây bách đỏ tự nhiên. Ngôi đền được thiết kế để truyền đạt sự linh thiêng, trang trọng, hiếu khách và hòa bình. Bên trong, khám phá các cổ vật có giá trị liên quan đến cuộc sống của cố tổng thống, bao gồm ảnh, xe hơi và các tài liệu lịch sử.
Lm John Trần Công Nghị
Dẫu Đời Anh Mang Nhiều Vết Sẹo
Sơn Ca Linh
12:20 26/04/2019
Chẳng giấu gì em,
Quá khứ đời anh cả một trời bất hạnh,
Long đong nhiều ngay tự buổi mới sinh.
Giữa mùa đông lạnh máng cỏ hôi tanh,
Mẹ mượn đỡ chút hơi lừa sưởi ấm…
Chưa dứt sữa phải lao lung lận đận,
Theo mẹ cha trôi nổi kiếp di cư.
Hết bị người đời truy sát loại trừ,
Lại phải phận nghèo mồ hôi ướt áo…
Tay chai sạn đổi bát cơm hạt gạo,
Sáng cưa chiều đục, mưa nắng dãi dầu
Kiếp thợ nghèo luôn thiếu trước hụt sau,
Thân bèo bọt mãi trầy vi tróc vảy…
Chẳng giấu gì em,
Tuổi 33 mà công chưa thành danh chưa toại,
Hết bị đồng hương ném đá khinh chê,
Người thông luật, giới tăng lữ, kết án đủ bề,
Cả môn sinh cũng hè nhau chối từ phản bội…
Và cuộc đời anh, bây giờ em thấy đó,
Ghi trên thân mình hằn đủ vết thương đau,
Tay chân, cạnh sườn in vết sẹo sâu,
Là chứng tích của câu chuyện dài “Thập Giá” !
Thân xác phục sinh,
Mà mang toàn vết sẹo, quả là chuyện lạ !
Nhưng lại là chứng tích oai hùng của Vượt Qua.
Dấu tình yêu muôn đời và khắp cõi bao la,
Nên em ơi,
Có yêu anh, tin anh,
Em hãy đón nhận anh với muôn ngàn vết sẹo !
Sơn Ca Linh
Tuần Bát Nhật Phục Sinh 2019