Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 27/04: Tình Yêu – Con đường tuyệt hảo cho mọi người –Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:56 26/04/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án : ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ : các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa.”
Đó là lời Chúa
Chúa đó
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
15:35 26/04/2022
“CHÚA ĐÓ”
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH C
Chúa Phục Sinh hiện ra với Maria Mađalêna và nhắn gởi là sẽ gặp các môn đệ ở Galilê (Mt 28,10). Trong khi chờ đợi, họ trở về với nghề xưa, trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm tình thầy trò.
Phêrô kêu gọi anh em đi đánh cá. Tối hôm ấy, họ thức trắng đêm mà vẫn trắng tay, chẳng được con cá nào. Họ sửa soạn giũ lưới đi nghỉ, Chúa hiện đến trên bờ. Trời vừa tảng sáng để có thể nhận biết người và thuyền. Nhưng họ vẫn không nhận ra Chúa Giêsu đứng đó, cũng giống như trường hợp của Maria Mađalêna bên ngôi mộ (Ga 20,14), cũng như hai môn đệ Emmau (Lc 14,13).
Từ xa xa, Chúa Giêsu gọi các môn đệ một cách thân mật: “Các chú có gì ăn không?”. Một câu hỏi đối với dân miền biển nên phải hiểu là: đánh cá có được gì không? Các môn đệ trả lời một tiếng vắn vỏi: “Thưa không” xem ra mệt mỏi chán chường. Chúa bảo: Hãy thả lưới bên hữu thuyền. Họ vâng lời và họ kéo được quá nhiều cá hơn sức họ mong tưởng. Thấy thế hẳn các môn đệ nhớ lại phép lạ ngày nào bên bờ biển hồ Galilê, Chúa cũng bảo Phêrô ra khơi và họ đã bắt cá nhiều đến nỗi phải nhờ thuyền bạn bè chở giúp (Lc 5,1-11).
Gioan là người đầu tiên nhận ra Thầy: “Chúa đó”. Gioan, người môn đệ Chúa yêu đã tỏ ra bén nhạy với dấu lạ. Vào sáng phục sinh, Gioan là người đã đến mồ trước tiên “ông đã thấy và đã tin” và trong ánh sáng của tình yêu, Gioan còn là người đầu tiên nhận ra Đấng Phục sinh đang đứng trên bờ biển hồ Galilê. Thánh Phêrô Chrysologue chú giải: Kẻ được yêu thấy trước vì con mắt tình yêu tinh hơn và cảm nhận bén nhạy hơn. “Chúa đó”, lời của Gioan làm cho Phêrô tin tưởng, ông vội khoác áo vào và nhảy ùm xuống nước, bơi vào bờ. “Chúa đó”, lời đã làm cho các môn đệ quên đi vất vả mệt nhọc hớn hở chèo thuyền vào bờ. Gioan được Chúa yêu thương. Phêrô là thủ lãnh năng động của tập thể. Chúa bảo đem đến ít cá để nướng ăn điểm tâm. Cho đến lúc này các môn đệ mới nhận ra là Chúa và không ai dám hỏi gì nữa, không còn ai hồ nghi gì nữa.
Sau bữa ăn thân mật ấy, Chúa tâm sự riêng với Phêrô. Ngài hỏi Phêrô ba lần: Con có yêu mến Thầy không? Trước khi đặt Phêrô làm đầu Hội Thánh, Chúa muốn ông phải yêu mến Ngài một cách quảng đại hơn những người khác. Phêrô đã bày tỏ tình yêu của mình một cách đơn sơ và chân thành: Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã ân thưởng lòng yêu mến ấy bằng cách trao ban cho Phêrô sứ mạng: Hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy. Chỉ có lòng yêu mến như “Thầy yêu các con” mới nên một với Thầy trong sứ vụ chăn dắt đoàn chiên và thí mạng sống vì đoàn chiên. Chỉ có lòng yêu mến mới dám thí mạng sống vì Thầy. Chiêm niệm về lòng mến, Thánh Phaolô viết: “Dù tôi nói được hết các thứ tiếng của nhân loại và các Thiên thần… được lòng tin chuyển núi rời non… và nộp mình chịu thiêu, mà không có đức mến thì cũng như không, vô ích cho tôi… lòng mến lớn hơn cả đức tin, đức cậy… vì đức mến tồn tại đời đời”. (1Cr 13, 1-3. 8.13).
Ba lần được hỏi và thưa về tình yêu của Phêrô đối với Thầy cũng là ba lần Phêrô được giao phó việc chăm sóc đoàn chiên. Đó là vai trò mục tử của Phêrô. Bằng tất cả trải nghiệm về đức ái mục tử theo gương Mục Tử Tối Cao, Phêrô đã dạy cho các mục tử trong Giáo hội tinh thần:"Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèm, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế khi Vị Mục Tử Tối Cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát" (1Pr 5,2-4). Phêrô trở thành một người lãnh đạo tốt. Người lãnh đạo tốt là người biết tự cảnh giác về sự yếu đuối của mình. Kinh nghiệm sa ngã đã giúp Phêrô thoát khỏi tính tự phụ và tin tưởng mù quáng vào khả năng của mình, đồng thời giúp ông thông cảm với yếu đuối của người khác. Như thế Phêrô còn học biết một sự thật tuyệt vời về Chúa Giêsu. Ông học được rằng, mặc dù ông đã chối Ngài nhưng Ngài vẫn yêu thương ông. Chính tình thương của Chúa đã mang ông trở về cuộc sống. Cái cảm nghiệm được yêu thương trong chính sự yếu đuối và tội lỗi của mình đúng là một cảm nghiệm sửng sốt. Được yêu trong cái tốt của mình là chuyện bình thường. Được yêu ngay trong cái xấu của mình, đó mới là sửng sốt. Chính đó là ân sủng.
Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận suy niệm bài tin mừng hôm nay và nhắn gởi các mục tử như sau: Chúa Giêsu hỏi ba lần: “Con có yêu mến Thầy không?”, đáp lại ba lần “Có” cũng là để bù lại ba lần chối Thầy. Trước thái độ ba lần từ chối của Phêrô, Chúa không đòi hỏi Phêrô ba lần xin lỗi hay để trừng phạt, song ba lần Chúa muốn được nghe Phêrô nói: “Con yêu mến Thầy”. Như trước đây với Madalena, lần này là Phêrô và sau này là mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu muốn nói: “Con yêu nhiều thì sẽ được tha thứ nhiều và ngược lại, con được tha thứ nhiều vậy con hãy yêu nhiều”. Tiếng gọi lãnh đạo của Chúa là tiếng tình yêu, Chúa Giêsu cũng không hỏi Phêrô, con đã có chìa khóa lãnh đạo cao cấp chưa? Hay có bằng cấp gì? Tốt nghiệp đại học nào chưa? Song như có lần Chúa Giêsu nói: “Ai yêu mến Ta thì hãy giữ lề luật của Ta” thì bây giờ Ngài nói: “Con yêu mến Thầy thì hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. Chúa Giêsu quan niệm về lãnh đạo là yêu thương, là phục vụ, rửa chân cho những người mình lãnh đạo, Chúa Giêsu không quan niệm nền tảng và phương pháp lãnh đạo là thao tác thôi. Đối với những người lãnh đạo không phải là thao tác bắt người ta làm theo ý mình, song bằng tình yêu giúp nhau thực hiện ý Chúa. Như trong trường hợp của Phêrô, tình thương của Chúa đối với Phêrô và của Phêrô đối với Chúa, tình thương ấy xóa bỏ hận thù, xóa bỏ lỗi lầm xưa và đưa người yêú kém kia trở lại sống trong tình yêu của Chúa. “Anh em yêu mến Thầy thì hãy chăm sóc chiên của Thầy”. Lời mời gọi ấy nhằm vào hàng giáo sĩ. Dĩ nhiên, sau cùng là lời mời gọi đối với mỗi người tín hữu, ai cũng có trách nhiệm liên đới đối với vận mệnh phần rỗi của mỗi anh em mình, về phận sự chăn dắt, nuôi nấng và đưa anh em về đoàn chiên và gìn giữ họ an toàn trong Đức tin. Hãy vì yêu mến Chúa mà làm phận sự chăn dắt và yêu người, tức là làm việc Tông đồ truyền bá Tin mừng và làm cho anh em mình nhận biết và phụng thờ Thiên Chúa (dmhcg.org).
Nhìn lại cuộc đời của Thánh Phêrô, chúng ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim vị Tông đồ, lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là Satan thì Phêrô cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá.
Chúa Giêsu hỏi Phêrô đến ba lần có yêu mến Ngài không. Phêrô cảm thấy nhói đau vì câu hỏi đụng đến vết thương chưa lành của ba lần chối Chúa. Sự cắn rứt dày vò vì lầm lỗi của mình có thể làm người ta trở nên cứng lòng và chai lỳ trong tội lỗi. Tuy nhiên, Phêrô đã trả lời; và ba lần trả lời là cả ba lần Phêrô đối lại việc mình đã chối Thầy trước đây bằng tâm tình thống hối và bằng việc khẳng định tình yêu không thay đổi dành cho Thầy Giêsu.Việc chăm sóc đàn chiên yêu dấu mà Ngài đã đổ máu ra để cứu chuộc, Chúa chỉ giao cho người nào dám khẳng định tình yêu của mình dành cho Đức Kitô đến độ say mê như thế mà thôi.
Chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa Giêsu không trao Giáo hội cho một người trí thức thông thái, có tài lãnh đạo, có uy tín, mà Chúa lại trao Giáo hội cho Phêrô, một Tông đồ nhiều khuyết điểm, bị la mắng nhiều hơn khen ngợi? Chắc chắn nơi Phêrô có một lòng mến Chúa thiết tha. Sau ba lần hỏi: Con có yêu mến Thầy không? Và sau ba lần Phêrô xác định tình yêu ấy, Chúa Giêsu trao Giáo Hội cho Ngài. Ngài vâng lời Chúa về Giêrusalem, bài giảng đầu tiên hùng hồn mang về cho Chúa 3.000 người xin rửa tội. Kể từ đó, Ngài đi vào cánh đồng truyền giáo bao la, là thành đô Roma. Đối diện với gian nguy bắt bớ tù đày, Thánh Nhân đã can trường làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh. Ngài đã lấy máu đào tử đạo minh chứng cho lòng yêu mến Thầy. Ngài đã viết nên trang sử vàng, hào hùng, vẻ vang cho Giáo Hội sơ khai.
Thánh Phêrô đã sửa chữa lỗi chối Chúa bằng cách tuyên xưng tình yêu, và rồi sẽ hiến mình vì đàn chiên được giao phó. Lòng khiêm nhường, lòng mến Chúa của Thánh Phêrô, kinh nghiệm về ơn tha thứ của Chúa, tất cả đều dẫn đưa Thánh Nhân đến với tình yêu của Chúa. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối mà Ngài đã đi bất cứ nơi nào Chúa muốn, cho dẫu nơi đó là ngục tù, là cái chết, bởi lẽ vì tình yêu của Chúa lớn hơn tất cả.
Khi Thánh Phêrô yêu mến và gắn kết đời mình với Chúa, ông có thể vượt thắng mọi yếu đuối và làm điều Chúa muốn.Chúng ta đừng thất vọng vì lỗi lầm đã phạm. Hãy can đảm tuyên xưng tình yêu đối với Chúa và hoàn thành tốt sứ mạng được giao phó là đem Tin Mừng Tình Yêu đến trong môi trường mình đang sống và làm việc. Lòng mến Chúa sẽ mở cửa cho chúng ta đi vào Nước Trời. Chúa không đòi hỏi nơi mỗi người sự khôn ngoan, tài năng. Chúa chỉ cần lòng mến “con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Khi yêu mến Chúa, chúng ta sẽ làm mọi sự đẹp lòng Chúa. Lòng mến là thước đo cho mọi giá trị đạo đời.
Lạy Chúa Giêsu, Giáo Hội đang sống tinh thần “Hiệp Hành” để cùng nhau loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Xin cho chúng con được tràn đầy lòng mến và tích cực tham gia đóng góp với ơn Chúa đã ban. Amen.
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH C
Chúa Phục Sinh hiện ra với Maria Mađalêna và nhắn gởi là sẽ gặp các môn đệ ở Galilê (Mt 28,10). Trong khi chờ đợi, họ trở về với nghề xưa, trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm tình thầy trò.
Phêrô kêu gọi anh em đi đánh cá. Tối hôm ấy, họ thức trắng đêm mà vẫn trắng tay, chẳng được con cá nào. Họ sửa soạn giũ lưới đi nghỉ, Chúa hiện đến trên bờ. Trời vừa tảng sáng để có thể nhận biết người và thuyền. Nhưng họ vẫn không nhận ra Chúa Giêsu đứng đó, cũng giống như trường hợp của Maria Mađalêna bên ngôi mộ (Ga 20,14), cũng như hai môn đệ Emmau (Lc 14,13).
Từ xa xa, Chúa Giêsu gọi các môn đệ một cách thân mật: “Các chú có gì ăn không?”. Một câu hỏi đối với dân miền biển nên phải hiểu là: đánh cá có được gì không? Các môn đệ trả lời một tiếng vắn vỏi: “Thưa không” xem ra mệt mỏi chán chường. Chúa bảo: Hãy thả lưới bên hữu thuyền. Họ vâng lời và họ kéo được quá nhiều cá hơn sức họ mong tưởng. Thấy thế hẳn các môn đệ nhớ lại phép lạ ngày nào bên bờ biển hồ Galilê, Chúa cũng bảo Phêrô ra khơi và họ đã bắt cá nhiều đến nỗi phải nhờ thuyền bạn bè chở giúp (Lc 5,1-11).
Gioan là người đầu tiên nhận ra Thầy: “Chúa đó”. Gioan, người môn đệ Chúa yêu đã tỏ ra bén nhạy với dấu lạ. Vào sáng phục sinh, Gioan là người đã đến mồ trước tiên “ông đã thấy và đã tin” và trong ánh sáng của tình yêu, Gioan còn là người đầu tiên nhận ra Đấng Phục sinh đang đứng trên bờ biển hồ Galilê. Thánh Phêrô Chrysologue chú giải: Kẻ được yêu thấy trước vì con mắt tình yêu tinh hơn và cảm nhận bén nhạy hơn. “Chúa đó”, lời của Gioan làm cho Phêrô tin tưởng, ông vội khoác áo vào và nhảy ùm xuống nước, bơi vào bờ. “Chúa đó”, lời đã làm cho các môn đệ quên đi vất vả mệt nhọc hớn hở chèo thuyền vào bờ. Gioan được Chúa yêu thương. Phêrô là thủ lãnh năng động của tập thể. Chúa bảo đem đến ít cá để nướng ăn điểm tâm. Cho đến lúc này các môn đệ mới nhận ra là Chúa và không ai dám hỏi gì nữa, không còn ai hồ nghi gì nữa.
Sau bữa ăn thân mật ấy, Chúa tâm sự riêng với Phêrô. Ngài hỏi Phêrô ba lần: Con có yêu mến Thầy không? Trước khi đặt Phêrô làm đầu Hội Thánh, Chúa muốn ông phải yêu mến Ngài một cách quảng đại hơn những người khác. Phêrô đã bày tỏ tình yêu của mình một cách đơn sơ và chân thành: Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã ân thưởng lòng yêu mến ấy bằng cách trao ban cho Phêrô sứ mạng: Hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy. Chỉ có lòng yêu mến như “Thầy yêu các con” mới nên một với Thầy trong sứ vụ chăn dắt đoàn chiên và thí mạng sống vì đoàn chiên. Chỉ có lòng yêu mến mới dám thí mạng sống vì Thầy. Chiêm niệm về lòng mến, Thánh Phaolô viết: “Dù tôi nói được hết các thứ tiếng của nhân loại và các Thiên thần… được lòng tin chuyển núi rời non… và nộp mình chịu thiêu, mà không có đức mến thì cũng như không, vô ích cho tôi… lòng mến lớn hơn cả đức tin, đức cậy… vì đức mến tồn tại đời đời”. (1Cr 13, 1-3. 8.13).
Ba lần được hỏi và thưa về tình yêu của Phêrô đối với Thầy cũng là ba lần Phêrô được giao phó việc chăm sóc đoàn chiên. Đó là vai trò mục tử của Phêrô. Bằng tất cả trải nghiệm về đức ái mục tử theo gương Mục Tử Tối Cao, Phêrô đã dạy cho các mục tử trong Giáo hội tinh thần:"Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèm, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế khi Vị Mục Tử Tối Cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát" (1Pr 5,2-4). Phêrô trở thành một người lãnh đạo tốt. Người lãnh đạo tốt là người biết tự cảnh giác về sự yếu đuối của mình. Kinh nghiệm sa ngã đã giúp Phêrô thoát khỏi tính tự phụ và tin tưởng mù quáng vào khả năng của mình, đồng thời giúp ông thông cảm với yếu đuối của người khác. Như thế Phêrô còn học biết một sự thật tuyệt vời về Chúa Giêsu. Ông học được rằng, mặc dù ông đã chối Ngài nhưng Ngài vẫn yêu thương ông. Chính tình thương của Chúa đã mang ông trở về cuộc sống. Cái cảm nghiệm được yêu thương trong chính sự yếu đuối và tội lỗi của mình đúng là một cảm nghiệm sửng sốt. Được yêu trong cái tốt của mình là chuyện bình thường. Được yêu ngay trong cái xấu của mình, đó mới là sửng sốt. Chính đó là ân sủng.
Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận suy niệm bài tin mừng hôm nay và nhắn gởi các mục tử như sau: Chúa Giêsu hỏi ba lần: “Con có yêu mến Thầy không?”, đáp lại ba lần “Có” cũng là để bù lại ba lần chối Thầy. Trước thái độ ba lần từ chối của Phêrô, Chúa không đòi hỏi Phêrô ba lần xin lỗi hay để trừng phạt, song ba lần Chúa muốn được nghe Phêrô nói: “Con yêu mến Thầy”. Như trước đây với Madalena, lần này là Phêrô và sau này là mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu muốn nói: “Con yêu nhiều thì sẽ được tha thứ nhiều và ngược lại, con được tha thứ nhiều vậy con hãy yêu nhiều”. Tiếng gọi lãnh đạo của Chúa là tiếng tình yêu, Chúa Giêsu cũng không hỏi Phêrô, con đã có chìa khóa lãnh đạo cao cấp chưa? Hay có bằng cấp gì? Tốt nghiệp đại học nào chưa? Song như có lần Chúa Giêsu nói: “Ai yêu mến Ta thì hãy giữ lề luật của Ta” thì bây giờ Ngài nói: “Con yêu mến Thầy thì hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. Chúa Giêsu quan niệm về lãnh đạo là yêu thương, là phục vụ, rửa chân cho những người mình lãnh đạo, Chúa Giêsu không quan niệm nền tảng và phương pháp lãnh đạo là thao tác thôi. Đối với những người lãnh đạo không phải là thao tác bắt người ta làm theo ý mình, song bằng tình yêu giúp nhau thực hiện ý Chúa. Như trong trường hợp của Phêrô, tình thương của Chúa đối với Phêrô và của Phêrô đối với Chúa, tình thương ấy xóa bỏ hận thù, xóa bỏ lỗi lầm xưa và đưa người yêú kém kia trở lại sống trong tình yêu của Chúa. “Anh em yêu mến Thầy thì hãy chăm sóc chiên của Thầy”. Lời mời gọi ấy nhằm vào hàng giáo sĩ. Dĩ nhiên, sau cùng là lời mời gọi đối với mỗi người tín hữu, ai cũng có trách nhiệm liên đới đối với vận mệnh phần rỗi của mỗi anh em mình, về phận sự chăn dắt, nuôi nấng và đưa anh em về đoàn chiên và gìn giữ họ an toàn trong Đức tin. Hãy vì yêu mến Chúa mà làm phận sự chăn dắt và yêu người, tức là làm việc Tông đồ truyền bá Tin mừng và làm cho anh em mình nhận biết và phụng thờ Thiên Chúa (dmhcg.org).
Nhìn lại cuộc đời của Thánh Phêrô, chúng ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim vị Tông đồ, lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là Satan thì Phêrô cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá.
Chúa Giêsu hỏi Phêrô đến ba lần có yêu mến Ngài không. Phêrô cảm thấy nhói đau vì câu hỏi đụng đến vết thương chưa lành của ba lần chối Chúa. Sự cắn rứt dày vò vì lầm lỗi của mình có thể làm người ta trở nên cứng lòng và chai lỳ trong tội lỗi. Tuy nhiên, Phêrô đã trả lời; và ba lần trả lời là cả ba lần Phêrô đối lại việc mình đã chối Thầy trước đây bằng tâm tình thống hối và bằng việc khẳng định tình yêu không thay đổi dành cho Thầy Giêsu.Việc chăm sóc đàn chiên yêu dấu mà Ngài đã đổ máu ra để cứu chuộc, Chúa chỉ giao cho người nào dám khẳng định tình yêu của mình dành cho Đức Kitô đến độ say mê như thế mà thôi.
Chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa Giêsu không trao Giáo hội cho một người trí thức thông thái, có tài lãnh đạo, có uy tín, mà Chúa lại trao Giáo hội cho Phêrô, một Tông đồ nhiều khuyết điểm, bị la mắng nhiều hơn khen ngợi? Chắc chắn nơi Phêrô có một lòng mến Chúa thiết tha. Sau ba lần hỏi: Con có yêu mến Thầy không? Và sau ba lần Phêrô xác định tình yêu ấy, Chúa Giêsu trao Giáo Hội cho Ngài. Ngài vâng lời Chúa về Giêrusalem, bài giảng đầu tiên hùng hồn mang về cho Chúa 3.000 người xin rửa tội. Kể từ đó, Ngài đi vào cánh đồng truyền giáo bao la, là thành đô Roma. Đối diện với gian nguy bắt bớ tù đày, Thánh Nhân đã can trường làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh. Ngài đã lấy máu đào tử đạo minh chứng cho lòng yêu mến Thầy. Ngài đã viết nên trang sử vàng, hào hùng, vẻ vang cho Giáo Hội sơ khai.
Thánh Phêrô đã sửa chữa lỗi chối Chúa bằng cách tuyên xưng tình yêu, và rồi sẽ hiến mình vì đàn chiên được giao phó. Lòng khiêm nhường, lòng mến Chúa của Thánh Phêrô, kinh nghiệm về ơn tha thứ của Chúa, tất cả đều dẫn đưa Thánh Nhân đến với tình yêu của Chúa. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối mà Ngài đã đi bất cứ nơi nào Chúa muốn, cho dẫu nơi đó là ngục tù, là cái chết, bởi lẽ vì tình yêu của Chúa lớn hơn tất cả.
Khi Thánh Phêrô yêu mến và gắn kết đời mình với Chúa, ông có thể vượt thắng mọi yếu đuối và làm điều Chúa muốn.Chúng ta đừng thất vọng vì lỗi lầm đã phạm. Hãy can đảm tuyên xưng tình yêu đối với Chúa và hoàn thành tốt sứ mạng được giao phó là đem Tin Mừng Tình Yêu đến trong môi trường mình đang sống và làm việc. Lòng mến Chúa sẽ mở cửa cho chúng ta đi vào Nước Trời. Chúa không đòi hỏi nơi mỗi người sự khôn ngoan, tài năng. Chúa chỉ cần lòng mến “con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Khi yêu mến Chúa, chúng ta sẽ làm mọi sự đẹp lòng Chúa. Lòng mến là thước đo cho mọi giá trị đạo đời.
Lạy Chúa Giêsu, Giáo Hội đang sống tinh thần “Hiệp Hành” để cùng nhau loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Xin cho chúng con được tràn đầy lòng mến và tích cực tham gia đóng góp với ơn Chúa đã ban. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 26/04/2022
5. Muốn giáo huấn người khác thì phải lấy mình làm gương trước.
(Thánh nữ Bernadette)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:03 26/04/2022
61. DỐI TRÁ HẾT MỨC
Có một người nói dối rất hay, đầy tớ chỉ biết ngày ngày cải chính sự dối trá cho ông ta.
Một hôm ông ta nói với mọi người:
- “Nhà tôi có một cái giếng, tối hôm qua bị gió thổi mạnh văng qua bên nhà hàng xóm”.
Có người không tin, nói:
- “Từ xưa đến nay, chưa hề nghe chuyện cái giếng bị gió thổi bay mất bao giờ”.
Đầy tớ che lấp cho ông ta, nói:
- “Xác nhận là có chuyện đó, giếng của nhà tôi gần bên hàng rào nhà hàng xóm, tối hôm qua gió lớn thồi cái hàng rào đó bay qua bên cái giếng, giống như thổi cái giếng qua nhà hàng xóm vậy”.
Lại có một ngày, ông ta nói với mọi người:
- “Có người bắn rớt con ngỗng trời, trên đầu nó đội một bát canh bột”.
Có người không tin, đầy tớ lại lấp liếm sự dối trá của ông chủ, nói:
- “Chuyện này có đấy, ông chủ nhà tôi đang ăn canh bột trong sân nhà, ngỗng trời rơi xuống cái đầu rơi trúng ngay trong bát canh bột, đó không phải là trên đầu có canh bột sao?”
Lại có một lần ông ta nói với mọi người:
- “Nhà tôi có một cái màn to lớn có thể đậy kín bầu trời, một một lỗ trống cũng không lộ ra”.
Đầy tớ nhíu mày nói:
- “Chủ nhân nói quá lời, đó chính là dối trá hết mức, tôi làm sao che lấp được chứ !”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 61:
Dối trá tức là nói những lời không đúng sự thật, có khi nói quá thì người ta gọi là “ăn nói điêu ngoa”; dối trá trong buôn bán là không chất lượng, mất chữ tín, nên người ta nói là “làm ăn gian dối”…
Người hay nói lời dối trá là người có lương tâm cong vẹo được chỉ dẫn bằng ích kỷ, tiền bạc và danh vọng, và cuộc sống của họ thường hay bị ám ảnh bởi những thứ đó: có thì muốn có thêm cho nhiều, không có thì ước ao cho có, cho nên hậu quả phát sinh là dối trá để che lấp cái không và cái ngạo của mình.
Người Ki-tô hữu là những người có thì nói có, không thì nói không (Mt 5, 37), cho dù họ bị bách hại, bị gông cùm xiềng xích hoặc bị mất chức mất việc, bởi vì bản chất của người Ki-tô hữu là thành thật, bản chất của ma quỷ là dối trá.
Thành thật đem lại niềm vui cho mình và cho người khác, dối trá đem lại đau khổ dày vò cho mình và làm hại người khác; thành thật là thiên đàng, dối trá là hỏa ngục, cứ nghiệm đi rồi sẽ thấy đúng trăm phần trăm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người nói dối rất hay, đầy tớ chỉ biết ngày ngày cải chính sự dối trá cho ông ta.
Một hôm ông ta nói với mọi người:
- “Nhà tôi có một cái giếng, tối hôm qua bị gió thổi mạnh văng qua bên nhà hàng xóm”.
Có người không tin, nói:
- “Từ xưa đến nay, chưa hề nghe chuyện cái giếng bị gió thổi bay mất bao giờ”.
Đầy tớ che lấp cho ông ta, nói:
- “Xác nhận là có chuyện đó, giếng của nhà tôi gần bên hàng rào nhà hàng xóm, tối hôm qua gió lớn thồi cái hàng rào đó bay qua bên cái giếng, giống như thổi cái giếng qua nhà hàng xóm vậy”.
Lại có một ngày, ông ta nói với mọi người:
- “Có người bắn rớt con ngỗng trời, trên đầu nó đội một bát canh bột”.
Có người không tin, đầy tớ lại lấp liếm sự dối trá của ông chủ, nói:
- “Chuyện này có đấy, ông chủ nhà tôi đang ăn canh bột trong sân nhà, ngỗng trời rơi xuống cái đầu rơi trúng ngay trong bát canh bột, đó không phải là trên đầu có canh bột sao?”
Lại có một lần ông ta nói với mọi người:
- “Nhà tôi có một cái màn to lớn có thể đậy kín bầu trời, một một lỗ trống cũng không lộ ra”.
Đầy tớ nhíu mày nói:
- “Chủ nhân nói quá lời, đó chính là dối trá hết mức, tôi làm sao che lấp được chứ !”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 61:
Dối trá tức là nói những lời không đúng sự thật, có khi nói quá thì người ta gọi là “ăn nói điêu ngoa”; dối trá trong buôn bán là không chất lượng, mất chữ tín, nên người ta nói là “làm ăn gian dối”…
Người hay nói lời dối trá là người có lương tâm cong vẹo được chỉ dẫn bằng ích kỷ, tiền bạc và danh vọng, và cuộc sống của họ thường hay bị ám ảnh bởi những thứ đó: có thì muốn có thêm cho nhiều, không có thì ước ao cho có, cho nên hậu quả phát sinh là dối trá để che lấp cái không và cái ngạo của mình.
Người Ki-tô hữu là những người có thì nói có, không thì nói không (Mt 5, 37), cho dù họ bị bách hại, bị gông cùm xiềng xích hoặc bị mất chức mất việc, bởi vì bản chất của người Ki-tô hữu là thành thật, bản chất của ma quỷ là dối trá.
Thành thật đem lại niềm vui cho mình và cho người khác, dối trá đem lại đau khổ dày vò cho mình và làm hại người khác; thành thật là thiên đàng, dối trá là hỏa ngục, cứ nghiệm đi rồi sẽ thấy đúng trăm phần trăm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm tân Tổng Giám Mục Paris
Đặng Tự Do
04:57 26/04/2022
Hôm thứ Ba 26 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Laurent Ulrich làm Tân Tổng Giám mục của Paris.
Đức Cha Ulrich, tổng giám mục của Lille, miền bắc nước Pháp, sẽ kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit.
Đức Tổng Giám Mục Paris sinh năm 1951 và thụ phong linh mục của giáo phận Dijon, miền đông nước Pháp năm 1979.
Ngài được Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Đức Tổng Giám Mục của Chambéry, miền đông nam nước Pháp vào năm 2000. Sau đó, Ngài được Đức Bênêđíctô XVI chuyển đến Lille vào năm 2008.
Trong số những thách thức mà vị tổng giám mục 70 tuổi phải đối mặt sẽ là hàn gắn những chia rẽ đang bộc lộ trong tổng giáo phận Paris.
Ngài cũng sẽ giám sát việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào năm 2019. Nhà thờ dự kiến sẽ mở cửa trở lại để thờ phượng vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, 5 năm sau vụ hỏa hoạn.
Trong thông điệp đầu tiên gửi cho đàn chiên mới của mình, Đức Cha Ulrich nói: “Thật là vui mừng cho chúng ta khi chờ đợi ngày mở cửa trở lại của ngôi thánh đường để chúng ta vẫn có thể rao truyền Chúa Kitô hằng sống ở đó, trong khi rõ ràng là không bỏ qua nhiều lý do thu hút mọi người đến với ngôi thánh đường này”.
“Tôi nhận thức được sự phức tạp của những thách thức sẽ phải đối mặt với chúng ta trong những năm sắp tới, và điều này không nên làm chúng ta lo lắng, nhưng nó đòi hỏi sự hợp tác của chúng ta: một thái độ đồng nghị sâu sắc, mà theo Đức Thánh Cha Phanxicô chính là con đường đồng nghị này là điều Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba”
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã được Đức Giáo Hoàng miễn nhiệm làm Tổng giám mục Paris vào tháng 12 năm ngoái. Đức Cha Aupetit là một bác sĩ trước khi được thụ phong linh mục ở tuổi 44, đã bị các phương tiện truyền thông thế tục tấn công vì có mối quan hệ với một người phụ nữ.
Đức Cha Michel Aupetit cho biết ngài đã trao đổi email với người phụ nữ này và thừa nhận rằng mối quan hệ của họ không rõ ràng.
Ngài nói rằng người đàn bà viết cho ngài “mỗi ngày” và thừa nhận rằng “có một lần” khi cô ấy “bị đau lưng”, ngài đã “xoa bóp cho cô ấy bớt căng thẳng”. Tất cả vấn đề chỉ có như thế.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói, “Một vài năm trước, tôi đã báo cáo điều này cho các bề trên của tôi”. Sau đó, mối quan hệ trên đã hoàn toàn chấm dứt.
Ngài nói thêm, “Quả thực không có gì mới trong câu chuyện này. Nhưng việc phơi bầy công khai về nó có thể đã đặt người cai quản giáo phận ở thế khó khăn”.
Ngài nói chính vì thế ngài đã quyết định trao chức vụ của ngài cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô quyết định.
Ngài có mong Đức Giáo Hoàng chấp nhận việc từ chức của ngài hay không?
Đức Cha Aupetit nói, “Nếu ngài hỏi tôi, có thể tôi đã vượt qua được cơn giông bão. Tôi có thể làm được việc này”.
Ngài thừa nhận “Tôi đoán ngài cảm thấy tình hình có thể làm suy yếu giáo phận”.
Sau khi Đức Phanxicô chấp nhận việc từ chức của Đức Cha Aupetit, Đức Giáo Hoàng có nói Đức Tổng Giám Mục không còn cai quản được nữa vì “danh tiếng của ngài đã bị xâm hại”, trích dẫn sự “vi phạm” điều răn thứ sáu, “không phải toàn diện, nhưng bao gồm những cái vuốt ve và mát xa nhỏ mà ngài đã làm cho thư ký của mình”.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng người phụ nữ được đề cập không phải là thư ký của ngài.
Ngài nói, “tôi nghĩ (Đức Giáo Hoàng) hơi lẫn lộn các yếu tố của câu chuyện một chút”.
Ngài cho biết, “Cô thư ký tội nghiệp của tôi chẳng liên quan gì. Tôi biết rõ về chồng và gia đình của cô ấy. Tôi đã rửa tội cho cháu của cô ấy”.
Source:Catholic News Agency
26/04 : ĐTC. Phanxicô Bổ Nhiệm Tân Tổng Giám Mục Paris
Lê Đình Thông
07:54 26/04/2022
26/04 : ĐTC. Phanxicô Bổ Nhiệm Tân Tổng Giám Mục Paris
Vị tân tồng mục Paris 70 tuổi là một chức sắc có khả năng đối thoại và có nhiều kinh nghiệm mục vụ, có khả năng điều khiển giáo phận Paris, sau khi Đức TGM Michel Aupetit từ chức ngày 5/12/2021. Theo giáo luật, Đức TGM Ulrich sẽ tại vị đến năm 75 tuổi.
Việc bổ nhiệm một vị tổng giám mục không xuất phát từ Paris cho thấy quyết tâm của ĐTC Phanxicô mong muốn giáo phận thủ đô đổi mới.
Đức TGM Ulrich tiếp nối công việc tái thiết thiết Vương cung Thánh đường Notre Dame de Paris, việc giám quản Đại Học Công Giáo Paris, việc giám hộ các sinh viên nước ngoài đang tu học tại Paris, trong số có nhiều linh mục sinh viên người Việt, đồng thời công bố quan điểm của Giáo Hội trước công luận. Ngài được coi là có khuynh hướng tiến bộ, trung thực với học thuyết xã hội của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vào lúc xảy ra hỏa hoạn tại Nhà Thờ Đức Bà Paris vào hai ngày 15 và 16/04/2019, ngài tuyên bố với báo chí : ‘‘Tôi rất xúc động về trận hỏa hoạn này, tôi đã rửa tội cho mấy người cháu ruột tại đây. Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng văn hóa có lịch sử ngàn năm, nhưng trước hết là biểu tượng của đức tin Công Giáo. Việc tái thiết ngôi giáo đường là dấu chỉ sự phục sinh của chúng ta.’’
Lê Đình Thông
Ngày 26/04, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Đức TGM Laurent Ulrich, tổng giám mục Lille, làm tổng giáo mục Paris.
Vị tân tồng mục Paris 70 tuổi là một chức sắc có khả năng đối thoại và có nhiều kinh nghiệm mục vụ, có khả năng điều khiển giáo phận Paris, sau khi Đức TGM Michel Aupetit từ chức ngày 5/12/2021. Theo giáo luật, Đức TGM Ulrich sẽ tại vị đến năm 75 tuổi.
Việc bổ nhiệm một vị tổng giám mục không xuất phát từ Paris cho thấy quyết tâm của ĐTC Phanxicô mong muốn giáo phận thủ đô đổi mới.
Đức TGM Ulrich tiếp nối công việc tái thiết thiết Vương cung Thánh đường Notre Dame de Paris, việc giám quản Đại Học Công Giáo Paris, việc giám hộ các sinh viên nước ngoài đang tu học tại Paris, trong số có nhiều linh mục sinh viên người Việt, đồng thời công bố quan điểm của Giáo Hội trước công luận. Ngài được coi là có khuynh hướng tiến bộ, trung thực với học thuyết xã hội của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vào lúc xảy ra hỏa hoạn tại Nhà Thờ Đức Bà Paris vào hai ngày 15 và 16/04/2019, ngài tuyên bố với báo chí : ‘‘Tôi rất xúc động về trận hỏa hoạn này, tôi đã rửa tội cho mấy người cháu ruột tại đây. Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng văn hóa có lịch sử ngàn năm, nhưng trước hết là biểu tượng của đức tin Công Giáo. Việc tái thiết ngôi giáo đường là dấu chỉ sự phục sinh của chúng ta.’’
Lê Đình Thông
Sứ mệnh hòa bình của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Đặng Tự Do
16:20 26/04/2022
Liên Hiệp Quốc cho biết Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres “sẽ được Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón” vào thứ Ba, ngày 26 tháng 4 sau khi có cuộc gặp gỡ làm việc và ăn trưa với ngoại trưởng Nga.
Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc viết:
“Tổng Thư ký sẽ thăm Mạc Tư Khoa, Liên bang Nga, tại đây, vào ngày 26 tháng 4, ông sẽ có cuộc gặp gỡ và ăn trưa với Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov và sẽ được Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón sau đó”
Ông Guterres công bố, ông muốn “thảo luận về các bước khẩn cấp ngõ hầu mang lại hòa bình ở Ukraine và tương lai của chính sách đa phương dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.”
Sau cuộc gặp gỡ với Putin vào hôm thứ Ba, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres sẽ tới Ukraine vào hôm thứ Năm. Ông Guterres cũng sẽ gặp Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cũng như các nhân viên các cơ quan Liên Hiệp Quốc để thảo luận về việc mở rộng hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine.
Source:CNN
Tòa Thánh khẳng định Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz hoàn toàn không có sai sót trong việc xử lý các trường hợp lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ
Đặng Tự Do
16:21 26/04/2022
Cuộc điều tra của Tòa thánh đã xác định rằng các quyết định của Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz trên cương vị Tổng giám mục Krakow đối với các trường hợp cáo buộc giáo sĩ lạm dụng tính dục là hoàn toàn đúng.
Tòa thánh đã thông báo rằng sau một cuộc thanh tra tông tòa, Tòa thánh nhận thấy rằng các quyết định của Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz là “đúng đắn” khi ngài còn là Tổng giám mục Krakow. Sứ thần Tòa thánh tại Ba Lan đã công bố kết quả điều tra trong một bức thư ngày 22 tháng 4 năm 2022.
Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, nguyên là bí thư lâu năm của Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II đã bị điều tra kể từ ngày 17 tháng 6, sau khi một số hãng truyền thông đặt vấn đề về việc xử lý các vụ lạm dụng của hàng giáo sĩ trong Tổng giáo phận Krakow của ngài.
Cuộc điều tra, diễn ra theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, là Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, xảy ra sau khi một bộ phim tài liệu được phát sóng trên truyền hình Ba Lan vào tháng 11 năm 2020. Bộ phim có tiêu đề “Don Stanislao; Khuôn mặt thứ hai của Đức Hồng Y Dziwisz,” cũng đặt vấn đề về vai trò của vị Hồng Y trong việc giải quyết các đơn tố cáo do các nạn nhân bị lạm dụng gửi đến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Bộ phim tài liệu trực tiếp buộc tội ngài che đậy các hành vi lạm dụng, đặc biệt là những hành vi phạm tội trong Dòng Đạo Binh Chúa Kitô. Nó cũng tuyên bố rằng ngài đã biết về những cáo buộc chống lại cựu Hồng Y Theodore McCarrick, người đã bị cách chức khỏi hàng giáo phẩm sau khi bị kết tội lạm dụng trẻ vị thành niên, và McCarrick đã mua sự im lặng bằng khoản quyên góp 10,000 đô la.
Sau khi phát sóng chương trình này, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã yêu cầu Tòa thánh kiểm tra xem có thể có sơ suất về phía cựu tổng giám mục hay không. Điều này được thực hiện bởi điều tra viên của Tòa thánh, là Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, tổng giám mục hiệu tòa của Genoa và là đặc sứ của Đức Giáo Hoàng tại Ba Lan từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 6.
Rôma yêu cầu vị Hồng Y người Ý chỉ xem xét các phản hồi của Đức Hồng Y Dziwisz trong thời gian ngài làm tổng giám mục Krakow, tức là từ năm 2005, là năm Đức Gioan Phaolô II qua đời và ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục Krakow, đến năm 2016, khi ngài nghỉ hưu. Khoảng thời gian này chỉ bao gồm một phần phạm vi được đề cập trong bộ phim tài liệu của Ba Lan, vốn cũng đưa ra những cáo buộc về thời gian Đức Hồng Y Dziwisz phục vụ Đức Gioan Phaolô II tại Tòa Thánh.
Sứ thần người Ý đã thu thập tài liệu để Tòa thánh xem xét. Sau khi phân tích tài liệu này, Tòa thánh quyết định rằng các cáo buộc chỉ mang tính giật gân, không có cơ sở.
Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau tuyên bố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh, Đức Hồng Y Dziwisz cảm ơn các điều tra viên về “phán quyết chính đáng” của họ đối với những gì ngài gọi là những cáo buộc “không đáng có và đau đớn”. Đức Hồng Y nói rằng ngài hy vọng rằng quyết định này sẽ mang lại “sự thanh thản cho tất cả những người cảm thấy bị xúc phạm” bởi lời buộc tội và nói rằng ngài tha thứ cho những bất công đã gây ra đối với mình.
Source:Aleteia
Tiến sĩ George Weigel: Suy tư về Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh trong thời chiến
J.B. Đặng Minh An dịch
16:24 26/04/2022
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau khi Putin xua quân xâm lược Ukraine, ông đã có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “Holy Week 2022: A Wartime Meditation”, nghĩa là “Suy tư về Tuần Thánh 2022 trong thời chiến”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong cả lịch phụng vụ Rôma và Byzantine, Mùa Chay 2022 đều trùng khớp với một cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine. Cuộc chiến đó do Vladimir Putin của Nga phát động vì một mục tiêu đế quốc, hèn hạ. Nó đã được quân đội Nga tiến hành theo cách gợi lại sự man rợ của người La Mã, những người đã đóng đinh sáu nghìn nô lệ dọc theo Con đường Appian sau cuộc nổi dậy Spartacus. Đó là một câu chuyện cũ. Những kẻ bạo chúa không thể chịu đựng được sự thật về sự chuyên chế của chúng; chúng khủng bố để làm tan nát tinh thần của những người tìm kiếm tự do.Vào tuần thứ ba của cuộc chiến, những người Công Giáo theo nghi thức Latinh đã đọc một đoạn trong bài bình luận của Thánh Augustinô về Thánh Vịnh 140 mà chắc chắn sẽ vang lên trong lòng các anh em Kitô giáo Đông phương của chúng ta ở Ukraine, cả Công Giáo và Chính thống giáo Đông phương:
“Lạy Chúa, con đã khóc với Chúa, xin hãy nghe con.” Đây là một lời cầu nguyện mà tất cả chúng ta đều cần đến. Đây không chỉ là lời cầu nguyện của cá nhân chúng ta, mà còn là lời cầu nguyện của toàn nhiệm thể Chúa Kitô. Đúng hơn, lời cầu nguyện ấy được kêu lên nhân danh nhiệm thể của Ngài. Khi Chúa Kitô trên dương thế, Ngài cầu nguyện trong bản chất con người của Ngài và nhân danh thân thể mình mà cầu nguyện với Cha; và khi Ngài cầu nguyện, những giọt máu đã rơi ra khỏi toàn thân Ngài. Vì vậy, Phúc âm viết: “Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.” (Lc 22:44) Máu chảy ra từ toàn thân Ngài ngày nay phải chăng là sự tử đạo của toàn thể Giáo hội?
Máu đã chảy ra từ cơ thể của Chúa Kitô, Giáo Hội ở Ukraine, trong tám tuần nay. Nó đã đổ ra từ cơ thể của những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Những người yêu nước Ukraine đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc của họ; Những người lính Nga đã ngã xuống vì những lý do mà họ không thể hiểu được, bởi vì cấp trên của họ đã nói dối họ về nhiệm vụ của họ. Những vết thương đẫm máu đã gây ra trên Thân thể của Chúa Kitô trong cuộc chiến này nhắc nhớ đến cảnh Chúa bị đáng đòn; những hành động tàn ác vô tâm gây ra cho dân thường nhắc nhở chúng ta về việc Ngài bị những kẻ tàn bạo đội vương miện bằng gai. Với Chúa Kitô, người dân Ukraine, những người chỉ yêu cầu được là chính mình, đã đi trên con đường đẫm máu dẫn đến đồi Canvê, nơi những kẻ gây ra đau khổ cho họ chế nhạo tuyên bố về căn tính của họ.
Những vết thương của Ukraine, đặc biệt là ở thành phố Mariupol ', gợi lên trong tâm trí chúng ta suy tư của một Tiến sĩ Hội Thánh khác, là Thánh Bernard thành Clairvaux. Tên của thành phố tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria được mô tả trong biểu tượng Hodegetria. Việc quân Nga tàn phá thành phố mang tên Đức Mẹ một cách dã man - bao gồm cả việc bắt cóc cư dân và trục xuất họ sang Nga - là một lời nhắc nhở sâu sắc về lý do tại sao Thánh Bernard đã dạy cho Giáo hội rằng Đức Mẹ là một vị tử đạo:
Sự tử đạo của Đức Trinh Nữ được nêu ra cả trong lời tiên tri của Simeon và trong câu chuyện thực tế về cuộc khổ nạn của Chúa chúng ta. Ông già thánh thiện nói về hài nhi Chúa Giêsu rằng “Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng,” và ông nói tiếp với Đức Maria, “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.”
Quả thật, hỡi Mẹ đầy ơn phúc, một thanh gươm đã đâm vào tim Mẹ. Vì chỉ bằng cách xuyên qua trái tim Mẹ, gươm mới có thể nhập vào thịt Con Mẹ. Thật vậy, sau khi Chúa Giêsu con M - người thuộc về tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là của Mẹ - đã từ bỏ mạng sống của mình, ngọn giáo độc ác không chừa cơ thể vô hồn của Người, đã xé toạc cạnh sườn Người. Rõ ràng nó không chạm vào tâm hồn Chúa và không thể làm hại Chúa, nhưng nó đã đâm vào trái tim Mẹ.... Vì vậy, bạo lực của nỗi buồn đã cắt qua trái tim của Mẹ, và chúng con gọi Mẹ một cách chính xác hơn là vị tử đạo, vì tác động của lòng trắc ẩn trong Mẹ đã vượt xa sức chịu đựng của đau khổ thể xác.
Việc chữa lành những vết thương về thể chất, tinh thần và tình cảm trong cuộc chiến này sẽ mất nhiều thời gian. Những vết thương đó bao gồm việc làm sai lệch lịch sử Kitô giáo của các nước Đông Slav, làm cơ sở cho nỗ lực của Nga nhằm tiêu diệt một quốc gia có chủ quyền: một quốc gia không gây ra mối đe dọa an ninh cho Mạc Tư Khoa, nhưng bằng sự tồn tại của nó, thách thức câu chuyện sai lệch mà các nhà lãnh đạo Nga - chính trị và, than ôi, cả tôn giáo - đã nói với người dân của họ quá lâu. Một quá trình chữa lành sẽ kéo dài. Dù thế nào, Ukraine đã trải qua một cuộc Khổ nạn quá sức trong Mùa Chay này.
Ngay từ đầu, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo hội Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và những người chân chính khác của Thiên Chúa đã công bố sự thật cứu rỗi rằng Lễ Phục sinh theo sau đồi Canvê. Vì vậy, chúng ta có thể vác thập tự giá của mình, dù đẫm máu đến đâu, với sự hiểu biết chắc chắn rằng sự chiến thắng của Chúa Kitô sẽ là của chúng ta nếu chúng ta trung thành với chính nghĩa của Ngài. Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, người có tên trong danh sách bị ám sát của Nga, đã trình bày điều đó với tài hùng biện rằng trong “nước rửa tội của sông Dnipro”, những tín hữu đó đã trở thành “thân thể của Chúa Kitô Phục sinh, mà sự chết không có quyền năng.”
Source:First Things
Tam nhật Phục sinh ở Ukraine: Thiên Chúa sẽ ở nơi tôi sẽ ở
Vũ Văn An
17:59 26/04/2022
Theo Ký giả Anatolii Babynskyi của tạp chí The Pillar, trong khi người Công Giáo ở Hoa Kỳ tổ chức Lễ Phục sinh vào Chúa nhật tuần trước, thì các tín hữu Chính thống giáo và Công Giáo ở Ukraine mới bắt đầu Tam nhật thánh trước Chúa nhật Phục sinh vào ngày 24 tháng 4.
Lễ Phục sinh đến hai tháng sau khi lực lượng Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào lãnh thổ Ukraine.
Các nhà thờ theo truyền thống Byzantine suy niệm vào Thứ Năm Tuần Thánh 12 đoạn từ các sách Tin Mừng, trong đó mô tả sự thống khổ và cái chết của Chúa Kitô. Chúng được đọc to, hàng ngày, từ 5 giờ đến 9 giờ tối.
Trong những giờ phút thiêng liêng năm nay, người dân Ukraine trên khắp đất nước đã hai lần được lệnh phải tìm nơi trú ẩn trong các hầm tránh bom, khi các tín hiệu không kích phát ra âm thanh báo động.
Nhiều khả năng trong thời gian còn lại của Tam nhật Phục sinh, người Ukraine sẽ xuống hầm trú bom nhiều lần nữa.
Maksym Tymo, lĩnh xướng viên và nhà phụng vụ của Nhà thờ St. Sophia ở Lviv, đã viết trên trang Facebook của mình vào tối thứ Năm, “Trong buổi lễ đặc biệt dành riêng cho Cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô, nơi chúng ta đọc câu chuyện Tin Mừng về sự đau khổ của Người, lần thứ hai, toàn bộ Ukraine được bao phủ bởi báo động không kích”.
Ông viết thêm “Kẻ thù của chúng ta tiếp tục bày ra chủ nghĩa biểu tượng nham hiểm của họ”.
Ngay cả khi các Kitô hữu theo nghi lễ phương Đông, cả ở Ukraine lẫn ở Nga, đang tiến gần đến đỉnh điểm của Năm Giáo hội - lễ Phục sinh của Chúa Kitô - thì chiến tranh ở Ukraine vẫn không dừng lại. Ở phía đông, nó trở nên hung bạo hơn.
Nhưng khi Lễ Phục sinh đến gần, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres; Đức Sviatoslav, vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine; Đức Thánh Cha Phanxicô; và Mục sư Ioan Sauca, quyền tổng thư ký của Hội đồng các Giáo hội Thế giới, đã kêu gọi ngừng bắn.
Về phần mình, Thượng phụ Kirill của Moscow vẫn giữ im lặng. Giới lãnh đạo chính trị Nga bác bỏ ý tưởng ngừng bắn trong Lễ Phục sinh.
Tuy nhiên, các buổi lễ theo kế hoạch vẫn không bị hủy bỏ ở hầu hết Ukraine, vì vậy người Công Giáo và Chính thống giáo Hy Lạp đang chuẩn bị tổ chức lễ Phục sinh, bất chấp hoàn cảnh.
Cha Ihor Shaban, một linh mục Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp từ Boryspil gần Kyiv, nói với The Pillar rằng các giới hạn nghiêm ngặt đã được áp đặt đối với các cuộc tụ tập công khai ở một phần của vùng Kyiv, vì nguy cơ chiến tranh.
Thị trưởng của thành phố khuyến nghị rằng các nghi lễ Phục sinh không diễn ra - nhưng chúng vẫn được tổ chức, dù không ở quy mô như những năm trước.
Cha Shaban nói với The Pillar rằng hầu hết giáo dân của ngài đã rời đi và chưa trở lại, nhưng những người mới đã đến với giáo xứ.
Vị linh mục cho hay, “Ngay cả những tín hữu của Giáo hội Chính thống Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Moscow cũng đến. Tất cả mọi người đến đều bối rối; họ có nhiều vấn nạn. Và nếu không ai an ủi họ, họ sẽ đi đâu? Thật khó khăn; tôi đã chủ trì một số đám tang gần đây. Rất khó nói, vì những câu trả lời tầm thường không an ủi được người ta, vì vậy tôi phải nhạy cảm và tìm ra những chữ phù hợp”.
Một số linh mục nói với The Pillar, người Ukraine hiện rất hoang mang.
Thông thường ở Ukraine, tuần cuối cùng trước Lễ Phục sinh kết hợp nỗi buồn với niềm vui, vì chủ đề đau buồn được kết hợp với tiền vị của một phụng vụ Vượt qua đầy vui tươi.
Nhưng năm nay mọi sự đã ra khác.
Maksym Tymo nói với The Pillar rằng ông thấy bạc nhược về mặt tinh thần trong Mùa Chay.
“Tôi không thể hiểu luận lý học của các bản văn phụng vụ Byzantine nhằm hướng dẫn chúng ta trong Mùa Chay. Tất cả kịch tính của những bản văn này, mà tôi biết rất rõ và đã cố gắng giải thích cho mọi người trong nhiều năm, đều hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Tôi không thể dìm mình vào trong chúng; Tôi không có một linh cảm sáng sủa nào mà tôi luôn vốn có trong giai đoạn này”.
“Nhưng đối với tôi, Phục sinh là một đối tượng của niềm hy vọng Kitô giáo. Nó ở phía trước, mặc dù tôi chưa nhìn thấy nó."
Tymo không phải là người Ukraine duy nhất có hy vọng khi Lễ Phục sinh đến gần.
Vào ngày thứ 58 của cuộc chiến, một số người Ukraine nói với The Pillar rằng họ có thể chứng thực rằng Thiên Chúa đã không tự thoái lui và kinh nghiệm bản thân của họ đã giúp họ suy nghĩ lại về đức tin của mình một cách sâu sắc hơn.
Sofia Kochmar-Tymoshenko nói với The Pillar rằng Tuần Thánh của cô bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, đêm mà Nga bắt đầu cuộc xâm lược đất nước của cô.
Là một nhà sản xuất địa phương cho BBC World News ở Ukraine, Sofia kể lại rằng các đồng nghiệp của cô đã cảnh báo cô vào tháng Hai rằng chiến tranh sẽ sớm bắt đầu, vì vậy cô đã đưa con gái ba tuổi của mình rời khỏi Kyiv trước, và cô dự định tiếp tục làm việc.
Nhưng khi vụ đánh bom bắt đầu, “chồng tôi đã ở Ba Lan vào cùng ngày. Anh ấy quyết định không quay trở lại, mà đợi xem chúng tôi có thể di tản hay không”.
Sofia cảm thấy đơn độc.
Cô nhớ lại, “Vào lúc đó,” – lúc đang ở trong vùng chiến sự, và chịu trách nhiệm về con gái của mình - “Tôi cảm thấy điều Chúa Giêsu hẳn đã cảm thấy khi tất cả các môn đệ bỏ chạy, và Người đi đến đồi Canvê một mình”
“Tôi ở lại Kyiv, mặc áo chống đạn và đội mũ an toàn, và qua đêm trong tầng hầm. Lúc ấy, tôi không hiểu sao chồng tôi lại làm như vậy đối với tôi ”.
“Nhưng đến một lúc nào đó, các đồng nghiệp của tôi nhận ra rằng tôi không thể làm việc hữu hiệu trong trạng thái đó và họ khuyên tôi nên đi ra nước ngoài với đứa con.”
Sofia cho biết cô không muốn trở thành người tị nạn và điều này không hề dễ dàng. Nhưng cô nghĩ về những chuyến hành hương mà cô đã thực hiện.
“Trải nghiệm của những chuyến hành hương đã giúp ích cho tôi bởi vì đôi khi không có nơi để nghỉ đêm, và bất cứ cách nào đó chúng tôi cũng phải dừng lại ở một nơi có thể. Nhưng Thiên Chúa đã gửi đến cho tôi những con người rất tốt ”.
Cuối cùng Sofia đã đến Ý, nơi cô có thể đoàn tụ với chồng mình. Nhưng có những điều cần giải quyết giữa họ.
“Khi chúng tôi ổn định một chút và tôi nhận ra rằng con tôi đã an toàn, tôi nhận ra rằng tôi phải làm điều gì đó với trái tim của mình. Và tôi đã yêu cầu được dự một buổi tĩnh tâm hàng tuần tại các cha Dòng Tên ở Genoa và ở đó cả tuần trong thinh lặng”.
“Trong những ngày đó, tôi nhận ra rằng có Thiên Chúa bên cạnh tôi, Đấng đã chết vì tôi.”
Cô cho hay, “Khi tôi rời khỏi nhà tĩnh tâm, tôi tự nhủ rằng tôi sẽ không làm gì cả, hãy để Chúa Giêsu hành động nếu điều đó quan trọng đối với Người. Và sau đó, chồng tôi và tôi đã nói chuyện trong hai ngày, và cuối cùng chúng tôi đã xây dựng lại ‘Giáo hội tại gia’ của mình”.
Sofia đã trở lại Kyiv, và nói rằng sẽ tiếp tục làm việc trong khi chồng và con của cô vẫn ở Ý.
Hiện cô đang thực hiện một câu chuyện về những người sống sót sau trận kinh hoàng ở Bucha. Cô nói với The Pillar: “Chuyện xảy ra đến mức tôi sẽ phải làm việc vào ngày lễ Phục sinh. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi không có mặt ở những buổi lễ này, nhưng tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ ở nơi tôi sẽ ở vào thời điểm đó”.
Buổi sáng khởi đầu Tuần Thánh ở Ukraine, nó bắt đầu với một cuộc tấn công bằng tên lửa ở Lviv.
Cha Yuriy Shchurko, trưởng khoa thần học của Đại học Công Giáo Ukraine, nói với tờ The Pillar rằng ngài chưa kịp xuống hầm trú bom cùng vợ con thì nhìn thấy một quả tên lửa bay trên bầu trời, và sau đó nghe thấy tiếng nổ.
Ngài nói, "Vào những khoảnh khắc như vậy, bạn cảm thấy tất cả thực chất là như thế nào. Đúng vậy, nó không rơi xuống sân nhà tôi. Nhưng nhiều người ở Ukraine ngày nay sống dưới những trận pháo kích liên tục, ngồi trong hầm và tiếng nổ liên tục vang lên trên đầu họ".
“Đây là nỗi kinh hoàng trên bờ vực thẳm của chủ nghĩa siêu thực. Tất cả điều này cho thấy cái ác không phải là một điều trừu tượng; nó là thực chất, kinh tởm và đáng sợ. "
Thật vậy, đối với các Kitô hữu ở Ukraine, những bản văn Kinh thánh về những đau khổ của Chúa Kitô - mà họ nghe hàng năm, và trong thời bình có thể bị coi là trừu tượng - năm nay cùng vang lên một cách trực tiếp với thực tại xung quanh họ.
Ngành vẽ ảnh tượng phương Đông về khổ nạn ít tính thực tiễn hơn nghệ thuật phương Tây; nó không chứa những hình ảnh về cơn hấp hối của Chúa Kitô và xác chết bị đâm nát của Người. Nhưng khi các tín hữu Ukraine suy niệm về các ảnh tượng này, họ cũng suy niệm tới những thước phim thực tế về những người đồng hương bị sát hại và bị giết trong bản tin hàng ngày.
Maksym Tymo nói với The Pillar: “Những ngày này, chúng tôi đang hát Thánh vịnh 87,” trong đó có những hạn từ như ‘Ngài đã đặt tôi xuống vực sâu, trong vùng tối tăm và sâu thẳm’, và ngay lập tức tôi nhớ rằng nhiều người của chúng tôi lúc này đang ở trong những đường hầm. Những người sống đang khổ sở vì không có thức ăn và thức uống, trốn tránh bom đạn”.
Cha Hieromonk Luka Mykhailovych ở Lviv, nói với The Pillar rằng ngài cũng thấy những điểm tương đồng giữa đau khổ của đất nước ngài và nỗi thống khổ của Chúa Giêsu Kitô.
Đối với Cha Mykhailovych, 12 đoạn văn được đọc theo phụng vụ về cuộc khổ nạn của Chúa Kitô phản ảnh những gì đang xảy ra ở Ukraine.
“Chúa Giêsu đã trở thành nạn nhân của sự ác độc, lừa dối, phản bội, thờ ơ, báng bổ, thao túng chính trị của con người. Người bị kết tội khá bất hợp pháp. Và có nhiều người xung quanh chứng kiến cảnh tượng kinh khủng của việc vô luật lệ mà không nói gì”.
Vị linh mục nhận định, “Một điều gì đó tương tự đang xảy ra với đất nước của tôi ngày nay”.
Cha Shchurko cho biết trong Tuần Thánh này, ngài được nhắc nhở rằng “Chúa Kitô tiếp tục chịu đau khổ trong nhân loại, và đã phải chịu đựng hàng năm.”
“Trong khi trước đây chúng tôi từng có hòa bình ở đây ở Ukraine này, chúng tôi không nghe thấy nỗi đau khổ và tiếng than khóc ở châu Phi, ở Bắc Triều Tiên, hoặc ở các hệ thống độc tài khác. Nhiều người đã quen với việc xem Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô là chuyện xa vời về thời gian, và các nhà thuyết giảng đã phải tìm kiếm những điểm song hành trong lịch sử để giải thích chúng cho mọi người hiểu rõ hơn. ”
"Còn bây giờ chúng đã trở thành lịch sử của chúng tôi."
Cha Schurko điều hành “Sống bằng Lời Chúa”, một trang mạng trong đó ngài trình bày các suy nghĩ về các bài đọc hàng ngày của Giáo hội. Nhưng vị linh mục quyết định rằng năm nay trong Tuần Thánh, ngài sẽ không viết gì cả.
Ngài nói rằng Lời của Thiên Chúa tự nó đầy đủ rồi, đặc biệt là trong hoàn cảnh của Ukraine: "Bạn không nên làm lu mờ Tin Mừng bằng sự thiếu hiểu biết của mình, những lời nói không cần thiết sẽ gây tổn thương."
Cha Mykhailovych cũng nói với The Pillar về niềm hy vọng. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết của người Ukraine trong việc tìm kiếm tình liên đới trong những thời điểm khó khăn.
Vị linh mục cho hay, “Như Sách Giảng viên viết,‘Hai thì tốt hơn một’... nếu lòng đạo của chúng ta không mở ra những chân trời hy vọng, thì nó vô nghĩa. Các nhà xã hội học nói rằng hầu hết những người đến nhà thờ hữu thức hay không đều tìm kiếm cảm thức an toàn. Nhiều môi trường mà người Ukraine thuộc về không mang lại cảm thức như thế. Vì vậy, họ tìm kiếm một cộng đồng Giáo Hội, nơi được họ xem như là một môi trường của sự tin cậy”.
“Và niềm tin cậy sống động nuôi dưỡng hy vọng. Bạn hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa đang ở gần đây. Người không tự thoái lui. Người đang ngự xuống ngục tối sheol của Ukraine chúng tôi."
Đức Thánh Cha mời gọi hãy: Biến những tư tưởng về chiến tranh thành kế hoạch cho hòa bình
Thanh Quảng sdb
19:08 26/04/2022
Đức Thánh Cha mời gọi hãy: Biến những tư tưởng về chiến tranh thành kế hoạch cho hòa bình
Trong một thông điệp video gửi tới Đại hội Công Giáo Quốc gia Hoa Kỳ về việc Mục vụ cho những người gốc Tây Ban Nha đang diễn ra ở Washington, DC - Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những người tham dự hãy mặc lấy những tâm tình Kitô giáo để kiến tạo những nhịp cầu trong mọi lĩnh vực của xã hội.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa đã nắm bắt cơ hội để kêu gọi nhân loại hãy thay đổi não trạng và biến đổi chúng thành những kế hoạch cho hòa bình.
Phát biểu trước những người tham gia Đại hội, Đức Thánh Cha lưu ý rằng chúng ta đang sống trong một “thời đại nghịch lý, trong khi chưa thoát ra khỏi cơn đại dịch đã nhậm chìm toàn nhân loại trong quằn quại và đau buồn khôn thẳm, thì chúng ta lại bị cuốn hút vào thảm cảnh chết chóc bi thương của một cuộc chiến tương tàn...”
ĐTC chia sẻ “Mọi cuộc chiến đều phát sinh từ sự bất công, mọi cuộc tranh chấp, kể cả những va chạm mà đôi khi chúng ta xào xáo nhau trong gia đình và cộng đồng, đều diễn ra trong thầm lặng; phát sinh ra từ một sự bất công nào đó!"
Đại hội, mang tên “Raíces y Alas 2022” (Kỳ thị và Cội nguồn 2022), đã được triệu tập từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 4 với chủ đề “Tiếng nói tiên tri: Cầu nối cho một kỷ nguyên mới”.
“Các bạn đã có một chủ đề thật tuyệt vời,” Đức Thánh Cha kêu mời những tham dự viên hãy trở thành những tác nhân trong việc chuyển đổi những tư tưởng chiến tranh thành “những tư duy và kế hoạch cho hòa bình”.
Đại hội Quốc gia về việc Mục vụ cho những người gốc Tây Ban Nha tập trung vào việc nâng cao tiếng nói ngôn sứ.
ĐTC cha sẻ: “Tất cả chúng ta đều có những suy nghĩ về chiến tranh. Đó là một Chủ nghĩa Cải cách hiện sinh. Tình huynh đệ phải được dành cho tất cả mọi người, và nó phải được thể hiện trong những suy nghĩ làm thay đổi cuộc sống gia đình, cộng đồng, dân tộc, quốc gia và thế giới.”
Xây dựng những nhịp cầu
Đức Thánh Cha tiếp tục mời gọi các tín hữu hãy suy tư về một sự tối cần là phải trở thành “những Kitô hữu biết biến đổi các cơ cấu mà con người có thể tạo ra thành những nhịp cầu cho mọi lĩnh vực của xã hội, soi dẫn suy tư, để có thể dẫn đến những hành động mang lại hòa bình và hiệp nhất ở mọi cấp độ, khởi đi từ gia đình và cộng đồng của chúng ta.”
ĐTC nhấn mạnh: “Cha cần hòa bình, các bạn cần hòa bình, thế giới chúng ta cần hòa bình, hít thở trong bầu khí an bình. Chúng ta phải là những dấu chứng hòa bình hữu hiệu, các Kitô hữu phải là những người mang hòa bình gương mẫu”.
ĐTC Phanxicô kết luận trước khi ban phép lành cho Đại hội ngài nói: “Cha xin anh chị em hãy trở thành những nhịp cầu, những nhịp cầu của cầu nguyện và hành động cho hòa bình, và xin cũng cầu nguyện cho Cha với.”
Trong một thông điệp video gửi tới Đại hội Công Giáo Quốc gia Hoa Kỳ về việc Mục vụ cho những người gốc Tây Ban Nha đang diễn ra ở Washington, DC - Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những người tham dự hãy mặc lấy những tâm tình Kitô giáo để kiến tạo những nhịp cầu trong mọi lĩnh vực của xã hội.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa đã nắm bắt cơ hội để kêu gọi nhân loại hãy thay đổi não trạng và biến đổi chúng thành những kế hoạch cho hòa bình.
Phát biểu trước những người tham gia Đại hội, Đức Thánh Cha lưu ý rằng chúng ta đang sống trong một “thời đại nghịch lý, trong khi chưa thoát ra khỏi cơn đại dịch đã nhậm chìm toàn nhân loại trong quằn quại và đau buồn khôn thẳm, thì chúng ta lại bị cuốn hút vào thảm cảnh chết chóc bi thương của một cuộc chiến tương tàn...”
ĐTC chia sẻ “Mọi cuộc chiến đều phát sinh từ sự bất công, mọi cuộc tranh chấp, kể cả những va chạm mà đôi khi chúng ta xào xáo nhau trong gia đình và cộng đồng, đều diễn ra trong thầm lặng; phát sinh ra từ một sự bất công nào đó!"
Đại hội, mang tên “Raíces y Alas 2022” (Kỳ thị và Cội nguồn 2022), đã được triệu tập từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 4 với chủ đề “Tiếng nói tiên tri: Cầu nối cho một kỷ nguyên mới”.
“Các bạn đã có một chủ đề thật tuyệt vời,” Đức Thánh Cha kêu mời những tham dự viên hãy trở thành những tác nhân trong việc chuyển đổi những tư tưởng chiến tranh thành “những tư duy và kế hoạch cho hòa bình”.
Đại hội Quốc gia về việc Mục vụ cho những người gốc Tây Ban Nha tập trung vào việc nâng cao tiếng nói ngôn sứ.
ĐTC cha sẻ: “Tất cả chúng ta đều có những suy nghĩ về chiến tranh. Đó là một Chủ nghĩa Cải cách hiện sinh. Tình huynh đệ phải được dành cho tất cả mọi người, và nó phải được thể hiện trong những suy nghĩ làm thay đổi cuộc sống gia đình, cộng đồng, dân tộc, quốc gia và thế giới.”
Xây dựng những nhịp cầu
Đức Thánh Cha tiếp tục mời gọi các tín hữu hãy suy tư về một sự tối cần là phải trở thành “những Kitô hữu biết biến đổi các cơ cấu mà con người có thể tạo ra thành những nhịp cầu cho mọi lĩnh vực của xã hội, soi dẫn suy tư, để có thể dẫn đến những hành động mang lại hòa bình và hiệp nhất ở mọi cấp độ, khởi đi từ gia đình và cộng đồng của chúng ta.”
ĐTC nhấn mạnh: “Cha cần hòa bình, các bạn cần hòa bình, thế giới chúng ta cần hòa bình, hít thở trong bầu khí an bình. Chúng ta phải là những dấu chứng hòa bình hữu hiệu, các Kitô hữu phải là những người mang hòa bình gương mẫu”.
ĐTC Phanxicô kết luận trước khi ban phép lành cho Đại hội ngài nói: “Cha xin anh chị em hãy trở thành những nhịp cầu, những nhịp cầu của cầu nguyện và hành động cho hòa bình, và xin cũng cầu nguyện cho Cha với.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu Nhi Thánh Thể Huế Tri Ân Linh Mục Tuyên Úy Đa Minh Phan Phước
Trương Trí
08:03 26/04/2022
Sáng thứ Ba, ngày 26 tháng Tư, trong tâm tình tạ ơn mừng Chúa Kito Phục sinh và tri ân một “Cây Đại thụ” của Phong trào Thiếu nhi Thánh thể Việt Nam vừa được nghỉ ngơi theo quy chế của Giáo hội: Linh mục Đa Minh Phan Phước-Tuyên úy Liên đoàn Thiếu nhi Thánh thể Giáo Tỉnh Huế.
Tại Nhà thờ giáo xứ Thần Phù, Tổng Giáo phận Huế, nơi mà 47 năm trước linh mục Đa Minh Phan Phước khi vừa lãnh nhận thiên chức Linh mục, ngài đã về làm Quản xứ. Những năm tháng sau biến cố lịch sử 1975, giáo dân ly tán khắp nơi chưa kịp quay về, đời sống hết sức khó khăn, vậy mà ngài cũng đã xây dựng được ngôi nhà thờ tuy nhỏ bé nhưng vào thời điểm đó đã là một kỳ công mà Thiên Chúa ân ban cho ngài. Ngôi nhà thờ do chính ngài thiết kế và đôn đốc xây dựng.
Xem Hình
Từ năm 1972, khi còn là Thầy Đại Chủng sinh, hàng tuần ngài đã sinh hoạt Thiếu nhi Thánh thể và là Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh thể Giáo phận Huế. Chính vì tấm lòng yêu mến Thánh thể và tầng lớp thiếu nhi, như trong bài Tin mừng trong Thánh lễ Tạ ơn hôm nay: Chúa Giêsu nói với các môn đệ:“Hãy để trẻ nhỏ đến với Ta”. Chính vì vậy mà trong suốt 27 năm làm Quản xứ Thần Phù, ngài đã tìm cách phục hồi lại sinh hoạt của phong trào Thiếu nhi Thánh thể, dẫu biết rằng cực kỳ khó khăn nhưng ngài vẫn kiên trì.
Khi mà đời sống xã hội bắt đầu mở cửa và ngày càng đi lên thì Phong trào Thiếu nhi Thánh thể chính thức hoạt động và ngài là Tuyên úy của Thiếu nhi Thánh thể Giáo phận Huế. Ngài đã cùng với các Trưởng Phaolo Phạm Văn Kết, Giacobe Dương Cương, Anre Nguyễn Thiết… tổ chức những ngày Sa mạc Huấn luyện cho các giáo xứ mới sinh hoạt Thiếu nhi Thánh thể thuộc các Giáo phận trong và ngoài Giáo Tỉnh Huế.
Thánh lễ đồng tế Tạ ơn và Tri ân hôm nay có sự hiện diện của Linh mục Tổng Tuyên úy Phong trào Thiếu nhi Thánh thể Việt Nam Giuse Phạm Đức Tuấn từ Sài Gòn ra; linh mục Anton Lâm Trọng Thi, Tuyên úy Liên đoàn Thánh Tâm Giáo phận Đà Nẵng và quý linh mục Tuyên úy thuộc Liên đoàn; linh mục Giuse Nguyễn Đức Minh, Tuyên úy Liên đoàn Người chứng thứ nhất Giáo phận Quy Nhơn; linh mục Phanxico Xavie Phan Khánh Dư, Tuyên úy Liên đoàn Phero Nguyễn Khắc Tự Giáo phận Hà Tĩnh, Tuyên úy Phong trào Thiếu nhi Thánh thể Giáo Tỉnh Hà Nội và các linh mục Tuyên úy các Hiệp Đoàn trong Giáo phận.
Trong tâm tình cảm mến và tri ân, Trưởng Giacobe Dương Cương thay mặt Liên đoàn Thiếu nhi Thánh thể Giáo Tỉnh Huế hết sức xúc động nói lời tạm biệt người Thầy, người Cha, người Anh cả của Liên đoàn Thiếu nhi Thánh thể.
Linh mục Tổng Tuyên úy Phong trào Thiếu nhi Thánh thể Việt Nam Giuse Phạm Đức Tuấn bày tỏ lòng biết ơn vì những công lao to lớn mà Cha Đa Minh đã góp phần gầy dựng và phát triễn Phong trào. Ngài đã trao tập Nghi thức mới của Phong trào Thiếu nhi Thánh thể Việt Nam và Sổ tay Trợ úy cho 7 Liên đoàn hiện diện hôm nay.
Linh mục Phanxico Xavie Phan Khánh Dư, Tuyên úy Liên đoàn Thiếu nhi Thánh thể Giáo Tỉnh Hà Nội, Tuyên úy Liên đoàn Giáo phận Hà Tĩnh cũng đã thay mặt Liên đoàn tri ân những thành quả mà Cha Đa Minh đã gầy dựng cho Liên đoàn qua những kỳ Huấn luyện Sa mạc. Ngài chúc Cha Đa Minh mãi mãi là “Cội Tre già để cho những chồi măng tựa vào mà vươn lên”.
Linh mục Giuse Trần Đức Diễn, Quản xứ giáo xứ Thần Phù thay mặt giáo xứ bày tỏ tâm tình tri ân Cha Đa Minh đã 27 năm gầy dựng Giáo xứ, đồng thời trao tặng ngài món quà hết sức ý nghĩa, đó là tấm hình ngôi Nhà thờ mà ngài hy sinh biết bao mới xây dựng được.
Kết thúc Thánh lễ, Quý Cha đồng tế cùng các Trưởng Liên đoàn chụp hình lưu niệm trước nhà thờ thân yêu và đầy kỷ niệm của Cha Đa Minh.
Minh Phương
Tại Nhà thờ giáo xứ Thần Phù, Tổng Giáo phận Huế, nơi mà 47 năm trước linh mục Đa Minh Phan Phước khi vừa lãnh nhận thiên chức Linh mục, ngài đã về làm Quản xứ. Những năm tháng sau biến cố lịch sử 1975, giáo dân ly tán khắp nơi chưa kịp quay về, đời sống hết sức khó khăn, vậy mà ngài cũng đã xây dựng được ngôi nhà thờ tuy nhỏ bé nhưng vào thời điểm đó đã là một kỳ công mà Thiên Chúa ân ban cho ngài. Ngôi nhà thờ do chính ngài thiết kế và đôn đốc xây dựng.
Xem Hình
Từ năm 1972, khi còn là Thầy Đại Chủng sinh, hàng tuần ngài đã sinh hoạt Thiếu nhi Thánh thể và là Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh thể Giáo phận Huế. Chính vì tấm lòng yêu mến Thánh thể và tầng lớp thiếu nhi, như trong bài Tin mừng trong Thánh lễ Tạ ơn hôm nay: Chúa Giêsu nói với các môn đệ:“Hãy để trẻ nhỏ đến với Ta”. Chính vì vậy mà trong suốt 27 năm làm Quản xứ Thần Phù, ngài đã tìm cách phục hồi lại sinh hoạt của phong trào Thiếu nhi Thánh thể, dẫu biết rằng cực kỳ khó khăn nhưng ngài vẫn kiên trì.
Khi mà đời sống xã hội bắt đầu mở cửa và ngày càng đi lên thì Phong trào Thiếu nhi Thánh thể chính thức hoạt động và ngài là Tuyên úy của Thiếu nhi Thánh thể Giáo phận Huế. Ngài đã cùng với các Trưởng Phaolo Phạm Văn Kết, Giacobe Dương Cương, Anre Nguyễn Thiết… tổ chức những ngày Sa mạc Huấn luyện cho các giáo xứ mới sinh hoạt Thiếu nhi Thánh thể thuộc các Giáo phận trong và ngoài Giáo Tỉnh Huế.
Thánh lễ đồng tế Tạ ơn và Tri ân hôm nay có sự hiện diện của Linh mục Tổng Tuyên úy Phong trào Thiếu nhi Thánh thể Việt Nam Giuse Phạm Đức Tuấn từ Sài Gòn ra; linh mục Anton Lâm Trọng Thi, Tuyên úy Liên đoàn Thánh Tâm Giáo phận Đà Nẵng và quý linh mục Tuyên úy thuộc Liên đoàn; linh mục Giuse Nguyễn Đức Minh, Tuyên úy Liên đoàn Người chứng thứ nhất Giáo phận Quy Nhơn; linh mục Phanxico Xavie Phan Khánh Dư, Tuyên úy Liên đoàn Phero Nguyễn Khắc Tự Giáo phận Hà Tĩnh, Tuyên úy Phong trào Thiếu nhi Thánh thể Giáo Tỉnh Hà Nội và các linh mục Tuyên úy các Hiệp Đoàn trong Giáo phận.
Trong tâm tình cảm mến và tri ân, Trưởng Giacobe Dương Cương thay mặt Liên đoàn Thiếu nhi Thánh thể Giáo Tỉnh Huế hết sức xúc động nói lời tạm biệt người Thầy, người Cha, người Anh cả của Liên đoàn Thiếu nhi Thánh thể.
Linh mục Tổng Tuyên úy Phong trào Thiếu nhi Thánh thể Việt Nam Giuse Phạm Đức Tuấn bày tỏ lòng biết ơn vì những công lao to lớn mà Cha Đa Minh đã góp phần gầy dựng và phát triễn Phong trào. Ngài đã trao tập Nghi thức mới của Phong trào Thiếu nhi Thánh thể Việt Nam và Sổ tay Trợ úy cho 7 Liên đoàn hiện diện hôm nay.
Linh mục Phanxico Xavie Phan Khánh Dư, Tuyên úy Liên đoàn Thiếu nhi Thánh thể Giáo Tỉnh Hà Nội, Tuyên úy Liên đoàn Giáo phận Hà Tĩnh cũng đã thay mặt Liên đoàn tri ân những thành quả mà Cha Đa Minh đã gầy dựng cho Liên đoàn qua những kỳ Huấn luyện Sa mạc. Ngài chúc Cha Đa Minh mãi mãi là “Cội Tre già để cho những chồi măng tựa vào mà vươn lên”.
Linh mục Giuse Trần Đức Diễn, Quản xứ giáo xứ Thần Phù thay mặt giáo xứ bày tỏ tâm tình tri ân Cha Đa Minh đã 27 năm gầy dựng Giáo xứ, đồng thời trao tặng ngài món quà hết sức ý nghĩa, đó là tấm hình ngôi Nhà thờ mà ngài hy sinh biết bao mới xây dựng được.
Kết thúc Thánh lễ, Quý Cha đồng tế cùng các Trưởng Liên đoàn chụp hình lưu niệm trước nhà thờ thân yêu và đầy kỷ niệm của Cha Đa Minh.
Minh Phương
Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm hạt Phú Thọ: Chia sẻ bác ái Mùa Chay 2022
Văn Minh
08:10 26/04/2022
“Anh em chớ quên làm việc từ thiện và giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế” (Dt 13,16).
Hưởng ứng lời Kinh Thánh trên đây, vào lúc 6g sáng thứ Bảy ngày 23-4-2022, 95 thành viên gồm Ban Chấp hành (BCH) Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTTCG) cùng các vị ân nhân và các thành viên trong GĐPTTTCG giáo hạt Phú Thọ đã khởi hành từ Giáo xứ Tân Phước để đi thực thi bác ái.
Xem Hình
Đúng 7g15, đoàn tới Trung tâm Bảo trợ người già – Mái ấm Thiên Ân - số 93/6 đường số 8, khu phố 5, phường Tam Phú, Thủ Đức, do các nữ tu Dòng Trinh Vương Mẫu Tâm coi sóc. Mái ấm Thiên Ân hiện có 110 cụ bà là những người neo đơn không có con cháu. Trong đó có 40 cụ nằm liệt giường không tự chăm sóc được cho bản thân.
Sau khi thăm hỏi và thực hiện công việc bác ái xong, đoàn khởi hành đi kính viếng Đức Mẹ Núi Cúi – Giáo phận Xuân Lộc. Sau đó, đoàn đi tới nhà thờ Rạng – Giáo phận Phan Thiết và nghỉ đêm tại đây.
Sau khi ổn định chổ nghỉ, các thành viên tham dự Thánh lễ Chúa nhật II Phục sinh (Thánh lễ kính trọng thể lòng Chúa Thương Xót) do Lm Giuse Bạch Kim Tri – Chánh xứ Rạng chủ tế. Đồng tế cùng ngài có hai Lm khách hành hương và cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ Rạng cùng hiệp dâng.
Sáng hôm sau, lúc 8g, đại diện BCH cùng một số thành viên đến thăm cơ sở Bảo trợ xã hội Thiên Phước – TP Phan Thiết nuôi dưỡng các cụ bà neo đơn, do soeur Matta Vũ Thị Láng - quản lý. Hiện cơ sở đang cưu mang chăm lo cho 45 cụ già yếu đơn côi. Tại đây, BCH đã trao gởi 20.000.000đ tiền mặt cho soeur quản lý. Xong công việc, các thành viên tự do tắm biển và chụp hình lưu niệm. Sau bữa cơm trưa, lúc 13g, đoàn lên xe trở về TP HCM lúc 20g trong sự bình an.
Tổng số tiền 99.500.000đ mà GĐPTTTCG giáo hạt Phú Thọ đã thực thi bác ái là do các thành viên trong GĐPTTTCG và các vị ân nhân trong giáo hạt Phú Thọ cùng nhau đóng góp.
Hưởng ứng lời Kinh Thánh trên đây, vào lúc 6g sáng thứ Bảy ngày 23-4-2022, 95 thành viên gồm Ban Chấp hành (BCH) Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTTCG) cùng các vị ân nhân và các thành viên trong GĐPTTTCG giáo hạt Phú Thọ đã khởi hành từ Giáo xứ Tân Phước để đi thực thi bác ái.
Xem Hình
Đúng 7g15, đoàn tới Trung tâm Bảo trợ người già – Mái ấm Thiên Ân - số 93/6 đường số 8, khu phố 5, phường Tam Phú, Thủ Đức, do các nữ tu Dòng Trinh Vương Mẫu Tâm coi sóc. Mái ấm Thiên Ân hiện có 110 cụ bà là những người neo đơn không có con cháu. Trong đó có 40 cụ nằm liệt giường không tự chăm sóc được cho bản thân.
Tại đây, đại diện BCH đã trao cho nữ tu Nguyễn Thị Trang - quản lý - số tiền 40.000.000đ (bốn mươi triệu đồng) và 10 thùng mì gói. Ngoài công việc chăm sóc sinh hoạt cho các cụ hàng ngày ra, các soeur còn phải lo về phần hậu sự khi các cụ mãn phần. Được biết hiện nay, cơ sở có hơn 200 hũ cốt đang để trong nhà chờ Phục sinh.
Sau khi thăm hỏi và thực hiện công việc bác ái xong, đoàn khởi hành đi kính viếng Đức Mẹ Núi Cúi – Giáo phận Xuân Lộc. Sau đó, đoàn đi tới nhà thờ Rạng – Giáo phận Phan Thiết và nghỉ đêm tại đây.
Sau khi ổn định chổ nghỉ, các thành viên tham dự Thánh lễ Chúa nhật II Phục sinh (Thánh lễ kính trọng thể lòng Chúa Thương Xót) do Lm Giuse Bạch Kim Tri – Chánh xứ Rạng chủ tế. Đồng tế cùng ngài có hai Lm khách hành hương và cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ Rạng cùng hiệp dâng.
Sáng hôm sau, lúc 8g, đại diện BCH cùng một số thành viên đến thăm cơ sở Bảo trợ xã hội Thiên Phước – TP Phan Thiết nuôi dưỡng các cụ bà neo đơn, do soeur Matta Vũ Thị Láng - quản lý. Hiện cơ sở đang cưu mang chăm lo cho 45 cụ già yếu đơn côi. Tại đây, BCH đã trao gởi 20.000.000đ tiền mặt cho soeur quản lý. Xong công việc, các thành viên tự do tắm biển và chụp hình lưu niệm. Sau bữa cơm trưa, lúc 13g, đoàn lên xe trở về TP HCM lúc 20g trong sự bình an.
Ngoài chuyến chia sẻ bác ái nêu trên, lúc 8g sáng thứ Ba ngày 26-4-2022, đại diện BCH đến thăm và tặng quà cho 18 linh mục và 3 nữ tu đang phục vụ tại nhà hưu dưỡng Chí Hòa với số tiền 21.000.000đ; cơ sở Nuôi dưỡng hướng nghiệp trẻ khiếm thị Bừng Sáng, số 266/5 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TPHCM, do nữ tu quản lý Maria Nguyễn Thị Hoàng - Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức - cùng với 4 nữ tu và 2 người phụ giúp số tiền 10.000.000đ (mười triệu đồng). Được biết, cơ sở hiện đang nuôi dạy 42 em khiếm thị tuổi từ 5 đến 20, có hoàn cảnh khó khăn đến từ các miền đất nước, không phân biệt tôn giáo (chỉ có 1 em là người Công Giáo). Ngoài ra, GĐPTTTCG hạt Phú Thọ cũng giúp các trẻ em nghèo sắc tộc Tây Nguyên do các nữ tu dòng Saint Paul Pleiku quản lý số tiền là 5.000.000đ, và giúp đỡ cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Giáo xứ Tân Phước số tiền 3.500.000đ.
Tổng số tiền 99.500.000đ mà GĐPTTTCG giáo hạt Phú Thọ đã thực thi bác ái là do các thành viên trong GĐPTTTCG và các vị ân nhân trong giáo hạt Phú Thọ cùng nhau đóng góp.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Charles de Foucauld
Phó tế Phạm Bá Nha
16:21 26/04/2022
Thánh Charles de Foucauld (1858-1916)
Từ nhiều năm, người ta mong đợi Giáo Hội phong thánh cho Cha Charles de Foucauld. Tin vui đã đến. Ngày 13.11. 2005, Cha được phong Chân Phước, và 15.5 2022, Giáo Hội tôn vinh Ngài lên Hiển Thánh một vị ẩn tu thánh thiện, chết như vị tử đạo, có tinh thần truyền giáo mạnh mẽ, rao giảng Tin Mừng bằng đời sống khó nghèo. Bước theo Thánh mới của Giáo Hội, các anh chị dòng Tiểu Đệ và Tiểu Muội đang lăn xả để tuyên chứng đức tin giữa mọi tầng lớp dân nghèo. Đúng như tôn chỉ của Dòng : Chúa Kitô Là Tình Yêu (Jésus est Caritas).
I. Người thiếu niên Nơi quê ngoại. (1858-1876)
Charles de Foucauld sinh ngày 15.9.1858, tại Strasbourg, Pháp. Thân phụ là Édouard de Foucauld làm kiểm lâm. Thân mẫu là Élisabeth Beaudet de Morlet, nội trợ. Trong cùng một năm 1864, ông bà thân sinh của Charles đều qua đời. Anh em Charles và Marie mồ côi cha mẹ. Người cô và ông ngoại nhận hai cháu nuôi chăm sóc, ở Saverne. Những ngày vui bên nhà bà cô, để lại ấn tượng tốt về đời sống gia đinh Công Giáo đạo hạnh và kiểu mẫu. Năm 1869, ông ngoại về hưu, nên gia đình di chuyển, sinh sống ở Nancy, Alsace. Ngày 18.4.1872, Charles được xưng tội, rước lễ lần đầu, và chịu phép Thêm Sức, ở Nancy. Charles đi học trường tiểu học Công Giáo Saint-Arbogast và học tiếp lên trung học Strasbourg. Ở trường cậu là học sinh lanh lợi, thông minh, ngoan, nhưng sức khỏe yếu nên đôi khi vắng mặt. Ngày 12.8.1874, Charles đậu Tú tài phần nhất, hạng bình thứ (assez bien).
II. Mất đức Tin, nhập ngũ xây dựng sự nghiệp (1876-1881)
Từ 1874-1876, về Paris, Charles vào học nội trú trường các cha Dòng Tên. Tháng 8.1875, Charles đậu Tú tài phần hai, xuất sắc điểm sử địa, và rất rành rẽ về Algérie. Theo thời khóa biểu của trường, phải dậy từ 4g30, xem lễ, ca hát, đọc kinh, kỷ luật khắt khe, ăn uống sơ xài, không được ra ngoài. Trong trường, người học trò này khép kín và nhạy cảm bắt đầu trống vắng, và để lấp đầy, cậu bắt đầu làm quen với sách vở nhảm nhí. Hậu quả là vào năm thứ nhất triết học, đức tin anh bị lung lay. Rồi dần dần xa Chúa, đến mất luôn đức tin. Anh xác nhận : ‘‘Con cứ xa Chúa và càng ngày càng xa. Sự sống của con bắt đầu trở nên sự chết.Trong 12 năm tôi sống trong trình trạng đó. Không chối mà không tin Chúa. Vì Ngài không có bằng chứng nào rõ rệt đối với con’’.
Từ đây người thiếu niên trẻ tuổi bị khủng hoảng tinh thần làm anh mất đức tin, nên lao mình vào cuộc ăn chơi trác táng. Không còn lối nào khác, ngày 30.10.1876, Charles thi đậu nhập trường sỹ quan Saint Cyr, mới 18 tuổi. Đối với Anh là quá may, xếp hạng 82 / 112 sinh viên được chọn. Năm 20 tuổi, đang học năm thứ hai trường sỹ quan Saint Cyr, thì ông ngoại qua đời (1878). Anh càng chới với. Biến cố này ảnh hưởng rất mạnh người cháu tài ba.
III. Mạo hiểm ở Algérie và Maroc (1882-1885)
Năm 22 tuổi, năm 1876, Charles tốt nghiệp sỹ quan Saint Cyr, với cấp bậc thiếu úy, và được gửi đi làm việc tại Saumur, Algérie, năm 1882. Năm 1883, Anh mạo hiểm phiêu lưu qua Maroc. Anh muốn chinh phục Maroc, nhưng anh đã bị Maroc chinh phục. Tại Maroc, Anh nhờ người hướng dẫn là Mardochée Abi Serour, sinh viên nghèo. (Charles de Foucauld, JJ Antier. tr. 58-81). Ở đây, qua chứng từ những người Hồi Giáo, Anh thức tỉnh và tự hỏi: "Thiên Chúa có thực hiện hữu hay không? Anh viết : Nhìn nơi họ một đức tin sống động cùng sự liên lỷ kết hợp với Chúa, tôi cảm thấy một cái gì cao cả chân thật hơn các bận tâm trần thế. Hồi Giáo đã đánh động mạnh, sâu xa nơi tôi. Cử chỉ thờ Chúa đó tiếp tục thâm nhập sâu xa hơn nơi Anh, làm cho Anh hăng hái tìm kiếm vị Thiên Chúa tối cao của họ : Tôi tự ép mình học hỏi về đạo đó cùng Thánh Kinh. Nhờ ơn Chúa đánh động, đức tin trong thời thơ ấu được củng cố và canh tân dần dần lại nơi tôi. Ngoài ra, Anh còn thán phục tinh thần huynh đệ của họ. Do đó, Anh muốn trở nên một người anh em của họ. (GXVN. 28. 11.1986, tr. 9)
IV. Trở lại Paris, Người con nay trở về (1886-1888).
Sau khi phiêu bạt giang hồ, năm 1886, trở lại Paris, gia đình không hất hủi, lại đón tiếp Anh rất tử tế và thân mật. Anh có dịp tiếp xúc với nhiều người, thông minh, đạo đức và sống sâu xa tinh thần Kitô giáo. Anh tự hỏi : ‘‘có lẽ đạo này không phi lý như mình nghĩ’’. Có gì thúc đẩy, anh hay đến các nhà thờ. Mặc dầu chưa tin gì, nhưng tại đây anh cảm thấy thoải mái. Từng giờ trong nhà thờ, anh thường nhắc lại lời cầu nguyện : ‘‘Lạy Chúa, nếu Chúa có thật, xin cho con biết Chúa’’. Một ý kiến nảy sinh. Phải tìm hiểu biết về tôn giáo này. Giờ đây cần tìm đến linh mục, xin chỉ dẫn. Sáng 29.10.1886, Charles đến nhà thờ St Augustin, Paris tìm gặp linh mục Henri Huvelin (1838-1910), Giáo sư Cao Đẳng Sư Phạm. Cha đang ngồi tòa giải tội. Sau đối dáp, vị linh mục âu yếm nhìn người thanh niên trụy lạc và nói :Này anh, anh lầm rồi. Còn một trở ngại làm anh không tin, là tâm hồn phải trong sạch. Thôi, hãy quì xuống và khiêm nhượng thú nhận tội lỗi trước mặt Chúa, rồi anh sẽ tin. Chàng thanh niên xua tay phản đối. Do dự, một lúc sau, và cuối cùng anh quì gối, xưng tội và ăn năn sám hối. Ngay sau đó, cha giải tội đã cho anh rước Mình Thánh Chúa luôn. Người thanh niên Charles đã tin và trở nên người thánh thiện. Ngày nay, tại nhà thờ St Augustin, quận 5, bên trái, người ta còn để hình ảnh kỷ niệm nơi chính Charles xưng tội và được ơn hoán cải. Từ đây, Anh được linh mục Huvelin tận tình nâng đỡ và hướng dẫn. Anh Charles de Foucauld đã đổi mới hoàn toàn cuộc đời và sống cho bác ái.
V. cuộc sống ẩn tu, truyền giáo trong sa mạc (1888-1916)
Sau khi được hoán cải, Anh Charles đã thực sự đi tìm đời sống ẩn tu khổ hạnh, qua các nơi : Tìm Chúa qua Thánh tích ở Jérusalem, Bethlem, Nazareth (1888-1890).Thực tập như thầy khổ tu Xitô (1890-1896). Về Roma một năm (1896-1897). Âm thầm làm vườn cho Dòng Clarisses (1897-1900) (Charles de Foucauld, JJ Antier. tr. 139-156)
Ngày 7.10.1900, Anh đến Dom Martin, vào Notre-Dame-des-Neiges cấm phòng và chuẩn bị nhận các chức thánh. Ngày 23.3.1901, Anh nhận chức Phó tế và thụ phong linh mục, tại giáo phận Viviers, ngày 09.06.1901, tai Dòng Lazariste. (SSđ. tr. 157-163). Giống như Chúa Giêsu, Cha Charles có những năm ẩn tu và những năm công khai truyền giáo và kết thúc bằng hy sinh mạng sống. Sau khi lãnh chức Linh mục, Cha Charles khời sự truyền giáo, đầy gian lao và nguy hiểm: Đầu tiên là ở Benis Abbès (1900-1902). Làm quen và thực sự sống giữa sa mạc Sahara (1903-1904). Đến Tamanrasset nguy hiểm hơn (1905). Xây tịch liêu ở Touareg, chiêu mộ tu sinh (1905-1908). Thân một mình (1908-1909). Cô đơn ở Asekrem (1911-1924). Bị hăm dọa từ miền Đông (1915-1916)
Ngày 10.9.1901, Cha xin qua sống trong sa mạc miền khô cằn Bénis-Abbès, tại Algérie. Đến Alger Cha tạm trú tại nhà các Cha Dòng Áo Trắng ít lâu. Với tư cách là cựu sỹ quan, Cha nhờ một số sỹ quan Pháp giúp đỡ, Cha xây dựng cơ sở đầu tiên, với diện tích đất 9 mẫu. Đời sống trong sa mạc, được Cha viết lại cho một đan sỹ : Phải bước vào sa mạc và dừng lại để lãnh nhận ơn thánh. Tại đây chúng ta có thể loại bỏ tất cả những gì không thuộc về Ngài. Tâm hồn chúng ta cần có bầu khí thinh lặng và tĩnh mịch, cần quên đi tạo vật để Thiên Chúa có thể thiết lập vương quốc Ngài, và vun trồng nơi chúng ta đời sống nội tâm thân mật với Ngài. Tâm hồn chúng ta có thể đàm đạo chuyện vãn với Ngài trong đức Tin, đức Cậy và đức Mến. Nội tâm chúng ta càng được thao luyện bao nhiêu, sau này càng mang lại hoa trái bấy nhiêu. (Chúa là Tình Yêu. tr.41).
Ngày 27.5.1903, qua trung gian của hai cha Dòng Áo Trắng khám phá ra khu mới đông người ở. Ngã ba giữa Algérie, Maroc và Sahara. Cha Charles đến làm quen rồi sinh sống với họ. Đây là nơi quân đội Pháp thường qua lại. Họ sống có qui củ thành làng và chỉ biết có trời, không biết gì về Thiên Chúa.
Sau đó, ngày 11.8.1905, Cha chuyển qua sa mạc Tamanrasset. Bắt đầu từ miền hoang vu nóng bỏng cát trắng. Cha may mắn gặp bạn cũ học ở Saint-Cyr là tướng Lyautey, người đạo đức rất tốt. Cha bắt đầu bị bệnh, mệt mỏi và cô đơn. Cha bị người ta gán ghép cho là ‘‘thầy phù thủy’’ và tìm cách hãm hại. Đã có lần Cha bị thương dọc đường. Ông đề nghị cho lính hộ tống Cha đi đó đây. Nhưng Cha từ chối, thích đi một mình. Tại đây, thiếu tá Laperrine đã giúp Cha dựng nhà tường đất, mái lá. Đặc biệt Cha có Paul Embarek, giáo lý viên đắc lực và tận tâm giúp phụng vụ. Anh là người nô lệ đen, đã được Cha chuộc từ Soudan về. Ngoài ra, Cha cũng gặp bác sỹ Béraud, chăm sóc sức khỏe. Riêng ĐC Guérin Giám Mục Sahara, người đã nâng đỡ tinh thần và khuyên nhủ Cha Charles trong lúc cô đơn. (Charles de Foucauld. JJ Aantier, tr. 206-227)
Những ngày tại sa mạc, Cha say mê tìm đến với những người du mục sống trong hoang địa, làm quen, học tiếng của họ. Cha đã dịch Phúc Âm ra tiếng? Rập. Ban ngày cha giúp đỡ họ những công việc cần và chiều tối một mình về nhà suy gẫm. Cha không thuyết phục họ theo Đạo, nhưng cố nêu cao đời sống tông đồ bác ái. Chính nơi đây, lòng nhiệt thành của Cha Chúa đã đón nhận như của lễ hy sinh.
VI. Như Của lễ hy sinh vào cuối đời
Ngày 1.12.1916, khi trời vừa tối, khoảng 40 người đến vây quanh khu Tamarasset, sa mạc Sahara, nơi Cha Charles de Foucauld mới đến cư ngụ được 5 tháng. Họ là những người Touareges ở Ajjer, nổi lên chống lại người Pháp. Họ có nhiệm vụ bắt cóc ‘‘thầy bùa ngải’’ mà họ nhắm và gán ghép vào Cha Charles, đã sinh sống ở vùng này hơn 10 năm. Họ nghĩ rằng phải giết hoặc bắt làm con tin người Âu Châu này, vì Cha có ảnh hưởng nhiều đến các thủ lãnh bản xứ. Đó là ý định của nhóm nhỏ thuộc nhóm ‘‘thánh chiến’’ của Hội tôn giáo của Senoussiya ở Fezzan, miền Lybie.
Những người Touareges bất bạo động, đã dùng khoảng 30 khẩu súng, của quân đội Pháp để lại cho dân làng, có nhiệm vụ tự vệ. Nhóm Touareges bắt ép đem theo vợ chồng Paul Embarek, đã quen lối sinh sống của Cha làm chỉ điểm, đến gõ cửa nhà Cha.
Hôm ấy, cha Charles một mình sống trong tịch liêu. Như thường lệ, anh Lazaoui ben Aâmdour, người thường dân?Ả Rập phát thơ, từ chiều hôm trước, đến trao cho Cha 8 lá thơ, rồi nhận thơ mới của Cha đi gửi. Các thơ Cha nhận có : ba thơ của chị họ Marie, một của anh rể Raymond de Blic, hai của Laperrine, hai của Masssignon và một của Saint-Léger. Ngay sáng đó, Cha đã trả lời đầy đủ cho từng người (thơ chưa gửi đi). Đang khi Cha Charles đợi người đem thơ về, thường vào chiều.
Ba người đến trước cửa tịch liêu, đứng sẵn ngoài cửa là : El Madani, Mohammed agg Akda d’Iherir và Elghlem agg Afekou ở Ayt Loayen. El Madani gõ cửa. Cha ra mở và khi Cha mới thò một tay ra ngoài cửa. Lập tức Madani nắm, kéo tay Cha. Cha rị lại. Lập tức, hai người kia xông vào và kéo Cha ra ngoài. Họ trói hai tay Cha lại phía sau lưng, bắt qùi xuống và chất vấn. Cha vẫn thinh lặng. Rồi họ để Cha cho cậu bé Sermi ag Tora, 15 tuổi canh giữ Cha. Còn họ vào trong lục soát đồ đạc...
Bỗng có báo động hô lên. Những người A Rập cỡi lạc đà ào ào tới. Thế là có tiếng súng nổ vang lên. Không biết họ có bao nhiêu? Cha có cựa quạy để cởi trói không? Vì sợ Cha trốn chạy, cậu Sermi chỉ để miệng súng vào dưới tai trái của Cha, như để hăm dọa. Trong lúc hốt hoảng súng nổ, viên đạn đâm thâu mắt trái của Cha và đầu đạn cắm vào tường. Cha nằm sóng sượt trên mặt đất. Máu chảy lai láng, Cha chết không kịp nói. Cậu Sermi cùng đồng bọn bỏ chạy. Sau chốc lát vụ nổ súng của nhóm Touareges, nhóm lính Ả Rập bạn Cha mới tới. Sáng hôm sau, người ta thấy người mang thơ cũng bị giết. Thi hài Cha được chôn cất vội vàng sơ sài trong một rãnh bờ cát gần nhà. Từ 1929, ngôi mộ của Cha đặt ở El Goléa, giữa đồng cát trống. (Frère Charles de Foucauld, tr.38). Cha Charles de Foucauld qua đời giữa cuộc thế chiến và đầy bạo loạn. Cha bị sát hại tại Hoggar, miền nóng bỏng của sa mạc Tamanrasset. Như một vị tử đạo. (Fêtes et Saisons. No. 386, Juin Juillet. 1984, tr. 4; La Mort de Charles de Fioucauld, tr. 102-104, 137-142, 172-181). Ba tuần sau khi Cha qua đời, người ta tìm thấy Chén và Mình Thánh Chúa chôn vùi dưới cát nơi Cha bị giết. (GXVN, số 28. 11-1986. tr. 8).(La Mort de Charles de Foucauld, tr. 160. Chúa là Tình Yêu. tr. 73). 15 năm trước khi từ trần, Cha đã viết : Hãy sống ngày hôm nay như tôi phải tử đạo chiều nay (Vivre aujourd’hui comme si je devais mourir ce soir. Martyr.).
Phép lạ nhờ lời cầu bầu của thánh nhân
Trưa 4.3.2003, ĐHY Dionigi Tettamanzu, TGM Milan, bắc Ý đã chủ sự nghi thức kết thúc tiến trình điều tra cấp giáo phận về một phép lạ nhờ lời cầu bầu của cha Charles de Foucauld. Tham dự có bà Giovanna, 46 tuổi, sinh quán tại Desio, gần Milan, bà bị ung thư xương và vú, được khỏi một cách kỳ lạ, năm 1984. (TTĐM. Số 304, 4-2003. tr.53). Ngày 20.12.2004, ĐHY Von Galen, công bố công nhận phép lạ trên và loan báo sẽ phong chân phước cho Cha Charles de Foucauld vào trong năm 2005.
VII. thành lập Dòng của Cha Charles de Foucauld
Sau cái chết của Cha Charles de Foucauld (1916), tưởng là những hy sinh cao cả và cuộc đời đạo đức thánh thiện của Ngài sẽ đi vào quên lãng. Nhưng Ngài như hạt giống đã chôn vùi chờ ngày trổ sinh hoa trái. Quả thật, Cha Charles de Foucauld là người cha của các dòng Tiểu Muội cho Nữ và Tiểu Đệ cho Nam, một dòng hoạt động và phát triển mạnh trên thế giới. Năm 1933, Ngành Nam do Cha René Voillaume thành lập. Còn ngành Nữ do Chị Magdeleine lập năm 1939. Toàn thế giới có 1.324 Tiểu Muội và 1.286 Tiểu Đệ.
Người khởi sự và lập Dòng
Cha Charles de Foucauld muốn thiết lập Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, nhưng không ai chịu theo. Mãi đến năm 1933, sau 17 năm Cha qua đời mới có người khởi sự đứng ra lập Dòng cho Nam, và năm 1939 Dòng cho Nữ :
A. Ngành Nam, Tiểu Đệ, do Cha René Voillaume, người Pháp, lập năm 1933. Cùng với 5 linh mục thuộc giáo phận Paris, các Cha lập một nhà đầu tiên ở El Abiod sidi Cheikh, Algérie. Dòng có hai loại : linh mục và tu sỹ
Ban đầu, mới có nhóm nhỏ gồm linh mục, tu sy và giáo dân tu họp trao đổi tư tưởng của Cha Charles de Foucauld, như tưởng niệm. Năm 1917, nhóm này do sinh viên Louis Masaignon đứng đầu, hoạt động như ‘‘hiệp hội’’, được phép của Tòa Thánh. Trong đó có đại chủng sinh chủng viện Issy les Moulineaux là René Voillaume, sau làm linh mục. Được phép của bề trên, René đem chia sẻ và phổ biến cho các bạn khác trong chủng viện.
Châm ngôn và mục đích : Bắt chước và sống như Chúa Giêsu ở Nazareth
Chúa Giêsu sống ẩn dật tại Nazareth 30 năm. Một cuộc đời bình thường của mọi người, của người nghèo lẫn thợ thuyền. Đây là con đường vạch ra cho những ai muốn hiến dâng cho Thiên Chúa. Con đường dẫn đến Chúa Cha, đến Ơn Cứu Độ. Khi sống như người thợ ở Nazareth, một người nghèo giữa người nghèo, Chúa Giêsu bắt đầu công cuộc cứu rỗi của mình. Những gì Ngài giảng dạy trong 3 năm, thì Ngài sống, thực hiện trong 30 năm.
Đời sống của anh em Tiểu Đệ
Như Chúa Giêsu Nazareth, Anh Charles và các Tiểu Đệ được kêu gọi sống đời bình thường cho Thiên Chúa và cho hết mọi người, nhưng thi?n cảm với những người bị bỏ rơi trong xã hội. Anh em đến với họ không để giảng dạy, nhưng để sống giữa họ, và chia sẻ thân phận với họ. Trở nên người anh em dịu hiền. Tự kiếm kế sinh nhai bên cạnh người lao động.
Anh em Tiểu Đệ sống thành cộng đoàn nhỏ là nhà Huynh Đệ. Một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ như những nhà khác, trong hoàn cảnh đa dạng : với những người nông dân, thợ thuyền, bệnh tật, già yếu, hay bị bỏ rơi.
Quan trọng hơn, đời sống thiêng liêng của Tiểu Đệ phải sống chiêm niệm giữa đời và gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể. (GHCGVN. Niên Giám 2004. ttr. 328-329). Nhà chính Tiểu Đệ ở Pháp : Congrégation des Petits Frères de Jésus, 22 rue Tapis Vert. Marseille. France (VNCG. Niên Giám 1964, tr.433).
B. Ngành Nữ, Tiểu Muội, do cô Elisabeth Hutin, người Pháp, sau làm bề trên tổng quyền mãn đời gọi là Magdeleine de Jésus (1898-1989), thành lập năm 1939.
Tinh thần và lịch sử, công trình lập Dòng chị Magdeleine viết : Chúa đã nắm tay tôi và tôi nhắm mắt bước đi theo Ngài...Trong cảnh bề ngoài hoàn toàn u tối và tất cả mọi phương tiện nhân sự đều vắng bóng. Nhưng với lòng tin cậy vô bờ bến vào sức toàn năng của Chúa Giêsu. Chính Ngài là Thầy những gì mà sức người không làm nổi..
Chúa đã chọn Chị và trao phó công việc : Ngài đã chuẩn bị tôi từ thời thơ ấu, và đã kêu gọi tôi theo Ngài, chắc chắn ngay khi tôi bước vào tuổi có trí khôn. Ngài đã gieo vào lòng tôi yêu mến Châu Phi, đồng thời cũng làm tôi yêu chuộng những người bé nhỏ nhất, nghèo nàn nhất và bị bỏ rơi nhất.
Chị Magdeleine đã lập Huynh Đoàn các Tiểu Muội Chúa Giêsu, ngày 8.9.1939, tại Touggourt, sa mạc Sahara, bên Algérie. Sau hai năm lập dòng, Chị kể lại cảm nghĩ ban đầu : Chúa theo đuổi tôi với câu nói này : ngài đã gửi họ đi từng hai người một đến các phố làng mạc’’. Câu nói ấy là kỷ niệm tản mát của các Tông Đồ. Tôi thấy các Tiểu Muội ở khắp nơi cùng lúc, gieo rắc tình thương như một tia sáng thật nhỏ. Mặc dầu các chị đầy khuyết điểm, hèn kém. Tôi thấy chính mình đang làm lan rộng ngọn lửa Chúa ủy thác. Tôi chẳng có gì đẹp hoặc tốt, mà chỉ có ngọn đuốc đang cháy. Tôi phải mang nó đi khắp nơi. Nó sẽ khêu dậy và bừng sáng khi tỏa lan và truyền được sức sống.
Điểm nổi bật nơi con người Magdeleine là chất chứa tình yêu Chúa Kitiô nóng bỏng. Tinh yêu này thúc đẩy Chị không ngừng đi đến với những người nghèo khổ nhất, những người bị bỏ rơi ở khắp nơi. Qua họ, từ tình bạn, trao truyền tình yêu thương dịu hiền của Thiên Chúa (Sđd. tr 5). Nhà chính của Tiểu Muội ở Ý : via di Aque Salvie 2, Tre Fontaine. 00142. Roma. Italia.
VIII. 150 năm sau, như hạt giống cần mục nát
Cha Charles de Foucauld như cây chính có hai nhánh là Cha René Voillaume và Chị Magdeleine. Từ gốc chính này, đã sinh hoa quả rờm rà tỏa bóng mát khắp nơi.
Gia đình thiêng liêng của Cha Charles de Foucauld có 11 Dòng: 6 nữ và 5 nam (Congrégitions) và 10 hiệp hội (Associations) và 18 gia đình (Familles). Tờ báo chung là Jesus Caritas, phát hành 3 tháng một lần.
Các nhà Dòng của Cha Charles có mặt ở khắp nơi, như : Hong Kong, Iraq, Syrie, Afrique, Ukraine, BaLan, Áo, Mỹ Châu La Tinh, Pakistan,?n Độ, Egypte, Maroc, Thụy Sỹ. Ý, Pháp : Aix en Provence, Marseille, Bagnolet, Rennes, Việt Nam
Hiện có nhiều người trẻ Vìệt Nam, cả nam lẫn nữ đang tu và hoạt động trong Dòng này, ở ngay Việt Nam và ngoại quốc. Tại hải ngoại có 10 chị đang hoạt động tại Ý, Pháp, Úc, Giêrusalem
Tại Việt Nam có cả Tiểu Đệ và Tiểu Muội.
Dòng Tiểu Muội có mặt tại Việt Nam từ 1953,.
Châm ngôn : Giêsu Tình Yêu. Đặc sủng : Chiêm niệm giữa đời theo tinh thần con trẻ của Tin Mừng. Hoạt động : sống đời thường như Chúa Giêsu Nazareth. Bổn mạng lễ Giáng Sinh 12-12. Địa chỉ liên lạc : 25/ 4 Phan Văn Hân, Q. Bình Thạnh. TP Hồ Chí Minh. Bề trên là Matta Emmanuelle Nguyễn thi Nguyệt Ánh. (GHCGVN Niên Giám. Tr. 374)
Dòng Tiểu Đệ có mặt tại VN từ 1954, nhà đầu tiên ở Bàn Cờ, Sài gòn. Hiến pháp được Tòa Thánh phê chuẩn năm 1968. Châm ngôn và mục đích : Bắt chước Chúa Giêsu Nazareth. Bổn Mạng là lễ Giáng Sinh, 25-12. Hoạt động : Kiếm kế sinh nhai bằng lao động, đến và chia sẻ với những người nghèo. Địa chỉ liên lạc : 243/48 Tôn Thất Thuyết, Q 4, TP Hồ Chí Minh. (GHCGVN Niên Giám. Tr. 328). Việt Nam có ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, nhập Dòng năm 1955.
Các chứng từ để kết luận
Xin chọn lời của hai Đức Giáo Hoàng nói về Cha Charles de Foucauld :
Thánh GH Phaolô VI đã viết trong thông điệp Populorum progressio (26-3-1967) : Cha Charles de Foucauld là vị truyền giáo bằng bác ái, là gương mẫu anh em sống đại đồng, luôn hướng dẫn mặt tu đức. Thánh GH Gioan Phaolô II đã 5 lần (1980, 1983, 1984, 1991 và 1994) nói về con người và tinh thần của Cha Charles : Nhờ Cha Chrales mà có đối thoại với người thổ dân du mục để dễ rao giảng Tin Mừng. Cha Charles xứng đáng là vị truyền giáo lớn như François d’Assisie, như Matteo Ricci. Trong thế kỷ chúng ta, có nhiều người biết đến đạo Chúa là nhờ Cha Charles, nêu gương đơn nghèo, kết hợp với Thiên Chúa, sống bác ái, huynh đệ, và yêu thương (4-1984). (Sđd. tr. 306)
Ngày nay, biết bao nhiêu người trẻ, tại nhiều nơi trên thế giới, không biết mệt mỏi theo gương Thánh Charles de Foucauld, làm tròn bổn phận với Chúa, với Giáo Hội và giữ đúng tinh thần trách nhiệm liên đới với anh em chung quanh.
Những dòng trên chưa khám phá được hết những hoạt động của người chứng nhân đạo Bác Ái, đạo Yêu Thương Thiên Chúa. Sống tinh thần Phục Sinh là cần phải canh tân và hòa giải. Thiết nghĩ không gì bằng đến với Chúa nhân từ trong tòa giải tội.? đây, Ngài sẽ rửa sạch tâm hồn và khoác lại cho chúng ta chiếc áo trắng ngày Phục Sinh. Chiếc áo này sẽ là bằng chứng tình yêu không hề phai giữa chúng ta với Ngài và sự liên kết bền chặt với anh em.
Tài Liệu THAM KH?O
-JEAN-jacques ANTIER : Charles de Foucauld, fErrIN, Paris 2004
Từ nhiều năm, người ta mong đợi Giáo Hội phong thánh cho Cha Charles de Foucauld. Tin vui đã đến. Ngày 13.11. 2005, Cha được phong Chân Phước, và 15.5 2022, Giáo Hội tôn vinh Ngài lên Hiển Thánh một vị ẩn tu thánh thiện, chết như vị tử đạo, có tinh thần truyền giáo mạnh mẽ, rao giảng Tin Mừng bằng đời sống khó nghèo. Bước theo Thánh mới của Giáo Hội, các anh chị dòng Tiểu Đệ và Tiểu Muội đang lăn xả để tuyên chứng đức tin giữa mọi tầng lớp dân nghèo. Đúng như tôn chỉ của Dòng : Chúa Kitô Là Tình Yêu (Jésus est Caritas).
I. Người thiếu niên Nơi quê ngoại. (1858-1876)
Charles de Foucauld sinh ngày 15.9.1858, tại Strasbourg, Pháp. Thân phụ là Édouard de Foucauld làm kiểm lâm. Thân mẫu là Élisabeth Beaudet de Morlet, nội trợ. Trong cùng một năm 1864, ông bà thân sinh của Charles đều qua đời. Anh em Charles và Marie mồ côi cha mẹ. Người cô và ông ngoại nhận hai cháu nuôi chăm sóc, ở Saverne. Những ngày vui bên nhà bà cô, để lại ấn tượng tốt về đời sống gia đinh Công Giáo đạo hạnh và kiểu mẫu. Năm 1869, ông ngoại về hưu, nên gia đình di chuyển, sinh sống ở Nancy, Alsace. Ngày 18.4.1872, Charles được xưng tội, rước lễ lần đầu, và chịu phép Thêm Sức, ở Nancy. Charles đi học trường tiểu học Công Giáo Saint-Arbogast và học tiếp lên trung học Strasbourg. Ở trường cậu là học sinh lanh lợi, thông minh, ngoan, nhưng sức khỏe yếu nên đôi khi vắng mặt. Ngày 12.8.1874, Charles đậu Tú tài phần nhất, hạng bình thứ (assez bien).
II. Mất đức Tin, nhập ngũ xây dựng sự nghiệp (1876-1881)
Từ 1874-1876, về Paris, Charles vào học nội trú trường các cha Dòng Tên. Tháng 8.1875, Charles đậu Tú tài phần hai, xuất sắc điểm sử địa, và rất rành rẽ về Algérie. Theo thời khóa biểu của trường, phải dậy từ 4g30, xem lễ, ca hát, đọc kinh, kỷ luật khắt khe, ăn uống sơ xài, không được ra ngoài. Trong trường, người học trò này khép kín và nhạy cảm bắt đầu trống vắng, và để lấp đầy, cậu bắt đầu làm quen với sách vở nhảm nhí. Hậu quả là vào năm thứ nhất triết học, đức tin anh bị lung lay. Rồi dần dần xa Chúa, đến mất luôn đức tin. Anh xác nhận : ‘‘Con cứ xa Chúa và càng ngày càng xa. Sự sống của con bắt đầu trở nên sự chết.Trong 12 năm tôi sống trong trình trạng đó. Không chối mà không tin Chúa. Vì Ngài không có bằng chứng nào rõ rệt đối với con’’.
Từ đây người thiếu niên trẻ tuổi bị khủng hoảng tinh thần làm anh mất đức tin, nên lao mình vào cuộc ăn chơi trác táng. Không còn lối nào khác, ngày 30.10.1876, Charles thi đậu nhập trường sỹ quan Saint Cyr, mới 18 tuổi. Đối với Anh là quá may, xếp hạng 82 / 112 sinh viên được chọn. Năm 20 tuổi, đang học năm thứ hai trường sỹ quan Saint Cyr, thì ông ngoại qua đời (1878). Anh càng chới với. Biến cố này ảnh hưởng rất mạnh người cháu tài ba.
III. Mạo hiểm ở Algérie và Maroc (1882-1885)
Năm 22 tuổi, năm 1876, Charles tốt nghiệp sỹ quan Saint Cyr, với cấp bậc thiếu úy, và được gửi đi làm việc tại Saumur, Algérie, năm 1882. Năm 1883, Anh mạo hiểm phiêu lưu qua Maroc. Anh muốn chinh phục Maroc, nhưng anh đã bị Maroc chinh phục. Tại Maroc, Anh nhờ người hướng dẫn là Mardochée Abi Serour, sinh viên nghèo. (Charles de Foucauld, JJ Antier. tr. 58-81). Ở đây, qua chứng từ những người Hồi Giáo, Anh thức tỉnh và tự hỏi: "Thiên Chúa có thực hiện hữu hay không? Anh viết : Nhìn nơi họ một đức tin sống động cùng sự liên lỷ kết hợp với Chúa, tôi cảm thấy một cái gì cao cả chân thật hơn các bận tâm trần thế. Hồi Giáo đã đánh động mạnh, sâu xa nơi tôi. Cử chỉ thờ Chúa đó tiếp tục thâm nhập sâu xa hơn nơi Anh, làm cho Anh hăng hái tìm kiếm vị Thiên Chúa tối cao của họ : Tôi tự ép mình học hỏi về đạo đó cùng Thánh Kinh. Nhờ ơn Chúa đánh động, đức tin trong thời thơ ấu được củng cố và canh tân dần dần lại nơi tôi. Ngoài ra, Anh còn thán phục tinh thần huynh đệ của họ. Do đó, Anh muốn trở nên một người anh em của họ. (GXVN. 28. 11.1986, tr. 9)
IV. Trở lại Paris, Người con nay trở về (1886-1888).
Sau khi phiêu bạt giang hồ, năm 1886, trở lại Paris, gia đình không hất hủi, lại đón tiếp Anh rất tử tế và thân mật. Anh có dịp tiếp xúc với nhiều người, thông minh, đạo đức và sống sâu xa tinh thần Kitô giáo. Anh tự hỏi : ‘‘có lẽ đạo này không phi lý như mình nghĩ’’. Có gì thúc đẩy, anh hay đến các nhà thờ. Mặc dầu chưa tin gì, nhưng tại đây anh cảm thấy thoải mái. Từng giờ trong nhà thờ, anh thường nhắc lại lời cầu nguyện : ‘‘Lạy Chúa, nếu Chúa có thật, xin cho con biết Chúa’’. Một ý kiến nảy sinh. Phải tìm hiểu biết về tôn giáo này. Giờ đây cần tìm đến linh mục, xin chỉ dẫn. Sáng 29.10.1886, Charles đến nhà thờ St Augustin, Paris tìm gặp linh mục Henri Huvelin (1838-1910), Giáo sư Cao Đẳng Sư Phạm. Cha đang ngồi tòa giải tội. Sau đối dáp, vị linh mục âu yếm nhìn người thanh niên trụy lạc và nói :Này anh, anh lầm rồi. Còn một trở ngại làm anh không tin, là tâm hồn phải trong sạch. Thôi, hãy quì xuống và khiêm nhượng thú nhận tội lỗi trước mặt Chúa, rồi anh sẽ tin. Chàng thanh niên xua tay phản đối. Do dự, một lúc sau, và cuối cùng anh quì gối, xưng tội và ăn năn sám hối. Ngay sau đó, cha giải tội đã cho anh rước Mình Thánh Chúa luôn. Người thanh niên Charles đã tin và trở nên người thánh thiện. Ngày nay, tại nhà thờ St Augustin, quận 5, bên trái, người ta còn để hình ảnh kỷ niệm nơi chính Charles xưng tội và được ơn hoán cải. Từ đây, Anh được linh mục Huvelin tận tình nâng đỡ và hướng dẫn. Anh Charles de Foucauld đã đổi mới hoàn toàn cuộc đời và sống cho bác ái.
V. cuộc sống ẩn tu, truyền giáo trong sa mạc (1888-1916)
Sau khi được hoán cải, Anh Charles đã thực sự đi tìm đời sống ẩn tu khổ hạnh, qua các nơi : Tìm Chúa qua Thánh tích ở Jérusalem, Bethlem, Nazareth (1888-1890).Thực tập như thầy khổ tu Xitô (1890-1896). Về Roma một năm (1896-1897). Âm thầm làm vườn cho Dòng Clarisses (1897-1900) (Charles de Foucauld, JJ Antier. tr. 139-156)
Ngày 7.10.1900, Anh đến Dom Martin, vào Notre-Dame-des-Neiges cấm phòng và chuẩn bị nhận các chức thánh. Ngày 23.3.1901, Anh nhận chức Phó tế và thụ phong linh mục, tại giáo phận Viviers, ngày 09.06.1901, tai Dòng Lazariste. (SSđ. tr. 157-163). Giống như Chúa Giêsu, Cha Charles có những năm ẩn tu và những năm công khai truyền giáo và kết thúc bằng hy sinh mạng sống. Sau khi lãnh chức Linh mục, Cha Charles khời sự truyền giáo, đầy gian lao và nguy hiểm: Đầu tiên là ở Benis Abbès (1900-1902). Làm quen và thực sự sống giữa sa mạc Sahara (1903-1904). Đến Tamanrasset nguy hiểm hơn (1905). Xây tịch liêu ở Touareg, chiêu mộ tu sinh (1905-1908). Thân một mình (1908-1909). Cô đơn ở Asekrem (1911-1924). Bị hăm dọa từ miền Đông (1915-1916)
Ngày 10.9.1901, Cha xin qua sống trong sa mạc miền khô cằn Bénis-Abbès, tại Algérie. Đến Alger Cha tạm trú tại nhà các Cha Dòng Áo Trắng ít lâu. Với tư cách là cựu sỹ quan, Cha nhờ một số sỹ quan Pháp giúp đỡ, Cha xây dựng cơ sở đầu tiên, với diện tích đất 9 mẫu. Đời sống trong sa mạc, được Cha viết lại cho một đan sỹ : Phải bước vào sa mạc và dừng lại để lãnh nhận ơn thánh. Tại đây chúng ta có thể loại bỏ tất cả những gì không thuộc về Ngài. Tâm hồn chúng ta cần có bầu khí thinh lặng và tĩnh mịch, cần quên đi tạo vật để Thiên Chúa có thể thiết lập vương quốc Ngài, và vun trồng nơi chúng ta đời sống nội tâm thân mật với Ngài. Tâm hồn chúng ta có thể đàm đạo chuyện vãn với Ngài trong đức Tin, đức Cậy và đức Mến. Nội tâm chúng ta càng được thao luyện bao nhiêu, sau này càng mang lại hoa trái bấy nhiêu. (Chúa là Tình Yêu. tr.41).
Ngày 27.5.1903, qua trung gian của hai cha Dòng Áo Trắng khám phá ra khu mới đông người ở. Ngã ba giữa Algérie, Maroc và Sahara. Cha Charles đến làm quen rồi sinh sống với họ. Đây là nơi quân đội Pháp thường qua lại. Họ sống có qui củ thành làng và chỉ biết có trời, không biết gì về Thiên Chúa.
Sau đó, ngày 11.8.1905, Cha chuyển qua sa mạc Tamanrasset. Bắt đầu từ miền hoang vu nóng bỏng cát trắng. Cha may mắn gặp bạn cũ học ở Saint-Cyr là tướng Lyautey, người đạo đức rất tốt. Cha bắt đầu bị bệnh, mệt mỏi và cô đơn. Cha bị người ta gán ghép cho là ‘‘thầy phù thủy’’ và tìm cách hãm hại. Đã có lần Cha bị thương dọc đường. Ông đề nghị cho lính hộ tống Cha đi đó đây. Nhưng Cha từ chối, thích đi một mình. Tại đây, thiếu tá Laperrine đã giúp Cha dựng nhà tường đất, mái lá. Đặc biệt Cha có Paul Embarek, giáo lý viên đắc lực và tận tâm giúp phụng vụ. Anh là người nô lệ đen, đã được Cha chuộc từ Soudan về. Ngoài ra, Cha cũng gặp bác sỹ Béraud, chăm sóc sức khỏe. Riêng ĐC Guérin Giám Mục Sahara, người đã nâng đỡ tinh thần và khuyên nhủ Cha Charles trong lúc cô đơn. (Charles de Foucauld. JJ Aantier, tr. 206-227)
Những ngày tại sa mạc, Cha say mê tìm đến với những người du mục sống trong hoang địa, làm quen, học tiếng của họ. Cha đã dịch Phúc Âm ra tiếng? Rập. Ban ngày cha giúp đỡ họ những công việc cần và chiều tối một mình về nhà suy gẫm. Cha không thuyết phục họ theo Đạo, nhưng cố nêu cao đời sống tông đồ bác ái. Chính nơi đây, lòng nhiệt thành của Cha Chúa đã đón nhận như của lễ hy sinh.
VI. Như Của lễ hy sinh vào cuối đời
Ngày 1.12.1916, khi trời vừa tối, khoảng 40 người đến vây quanh khu Tamarasset, sa mạc Sahara, nơi Cha Charles de Foucauld mới đến cư ngụ được 5 tháng. Họ là những người Touareges ở Ajjer, nổi lên chống lại người Pháp. Họ có nhiệm vụ bắt cóc ‘‘thầy bùa ngải’’ mà họ nhắm và gán ghép vào Cha Charles, đã sinh sống ở vùng này hơn 10 năm. Họ nghĩ rằng phải giết hoặc bắt làm con tin người Âu Châu này, vì Cha có ảnh hưởng nhiều đến các thủ lãnh bản xứ. Đó là ý định của nhóm nhỏ thuộc nhóm ‘‘thánh chiến’’ của Hội tôn giáo của Senoussiya ở Fezzan, miền Lybie.
Những người Touareges bất bạo động, đã dùng khoảng 30 khẩu súng, của quân đội Pháp để lại cho dân làng, có nhiệm vụ tự vệ. Nhóm Touareges bắt ép đem theo vợ chồng Paul Embarek, đã quen lối sinh sống của Cha làm chỉ điểm, đến gõ cửa nhà Cha.
Hôm ấy, cha Charles một mình sống trong tịch liêu. Như thường lệ, anh Lazaoui ben Aâmdour, người thường dân?Ả Rập phát thơ, từ chiều hôm trước, đến trao cho Cha 8 lá thơ, rồi nhận thơ mới của Cha đi gửi. Các thơ Cha nhận có : ba thơ của chị họ Marie, một của anh rể Raymond de Blic, hai của Laperrine, hai của Masssignon và một của Saint-Léger. Ngay sáng đó, Cha đã trả lời đầy đủ cho từng người (thơ chưa gửi đi). Đang khi Cha Charles đợi người đem thơ về, thường vào chiều.
Ba người đến trước cửa tịch liêu, đứng sẵn ngoài cửa là : El Madani, Mohammed agg Akda d’Iherir và Elghlem agg Afekou ở Ayt Loayen. El Madani gõ cửa. Cha ra mở và khi Cha mới thò một tay ra ngoài cửa. Lập tức Madani nắm, kéo tay Cha. Cha rị lại. Lập tức, hai người kia xông vào và kéo Cha ra ngoài. Họ trói hai tay Cha lại phía sau lưng, bắt qùi xuống và chất vấn. Cha vẫn thinh lặng. Rồi họ để Cha cho cậu bé Sermi ag Tora, 15 tuổi canh giữ Cha. Còn họ vào trong lục soát đồ đạc...
Bỗng có báo động hô lên. Những người A Rập cỡi lạc đà ào ào tới. Thế là có tiếng súng nổ vang lên. Không biết họ có bao nhiêu? Cha có cựa quạy để cởi trói không? Vì sợ Cha trốn chạy, cậu Sermi chỉ để miệng súng vào dưới tai trái của Cha, như để hăm dọa. Trong lúc hốt hoảng súng nổ, viên đạn đâm thâu mắt trái của Cha và đầu đạn cắm vào tường. Cha nằm sóng sượt trên mặt đất. Máu chảy lai láng, Cha chết không kịp nói. Cậu Sermi cùng đồng bọn bỏ chạy. Sau chốc lát vụ nổ súng của nhóm Touareges, nhóm lính Ả Rập bạn Cha mới tới. Sáng hôm sau, người ta thấy người mang thơ cũng bị giết. Thi hài Cha được chôn cất vội vàng sơ sài trong một rãnh bờ cát gần nhà. Từ 1929, ngôi mộ của Cha đặt ở El Goléa, giữa đồng cát trống. (Frère Charles de Foucauld, tr.38). Cha Charles de Foucauld qua đời giữa cuộc thế chiến và đầy bạo loạn. Cha bị sát hại tại Hoggar, miền nóng bỏng của sa mạc Tamanrasset. Như một vị tử đạo. (Fêtes et Saisons. No. 386, Juin Juillet. 1984, tr. 4; La Mort de Charles de Fioucauld, tr. 102-104, 137-142, 172-181). Ba tuần sau khi Cha qua đời, người ta tìm thấy Chén và Mình Thánh Chúa chôn vùi dưới cát nơi Cha bị giết. (GXVN, số 28. 11-1986. tr. 8).(La Mort de Charles de Foucauld, tr. 160. Chúa là Tình Yêu. tr. 73). 15 năm trước khi từ trần, Cha đã viết : Hãy sống ngày hôm nay như tôi phải tử đạo chiều nay (Vivre aujourd’hui comme si je devais mourir ce soir. Martyr.).
Phép lạ nhờ lời cầu bầu của thánh nhân
Trưa 4.3.2003, ĐHY Dionigi Tettamanzu, TGM Milan, bắc Ý đã chủ sự nghi thức kết thúc tiến trình điều tra cấp giáo phận về một phép lạ nhờ lời cầu bầu của cha Charles de Foucauld. Tham dự có bà Giovanna, 46 tuổi, sinh quán tại Desio, gần Milan, bà bị ung thư xương và vú, được khỏi một cách kỳ lạ, năm 1984. (TTĐM. Số 304, 4-2003. tr.53). Ngày 20.12.2004, ĐHY Von Galen, công bố công nhận phép lạ trên và loan báo sẽ phong chân phước cho Cha Charles de Foucauld vào trong năm 2005.
VII. thành lập Dòng của Cha Charles de Foucauld
Sau cái chết của Cha Charles de Foucauld (1916), tưởng là những hy sinh cao cả và cuộc đời đạo đức thánh thiện của Ngài sẽ đi vào quên lãng. Nhưng Ngài như hạt giống đã chôn vùi chờ ngày trổ sinh hoa trái. Quả thật, Cha Charles de Foucauld là người cha của các dòng Tiểu Muội cho Nữ và Tiểu Đệ cho Nam, một dòng hoạt động và phát triển mạnh trên thế giới. Năm 1933, Ngành Nam do Cha René Voillaume thành lập. Còn ngành Nữ do Chị Magdeleine lập năm 1939. Toàn thế giới có 1.324 Tiểu Muội và 1.286 Tiểu Đệ.
Người khởi sự và lập Dòng
Cha Charles de Foucauld muốn thiết lập Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, nhưng không ai chịu theo. Mãi đến năm 1933, sau 17 năm Cha qua đời mới có người khởi sự đứng ra lập Dòng cho Nam, và năm 1939 Dòng cho Nữ :
A. Ngành Nam, Tiểu Đệ, do Cha René Voillaume, người Pháp, lập năm 1933. Cùng với 5 linh mục thuộc giáo phận Paris, các Cha lập một nhà đầu tiên ở El Abiod sidi Cheikh, Algérie. Dòng có hai loại : linh mục và tu sỹ
Ban đầu, mới có nhóm nhỏ gồm linh mục, tu sy và giáo dân tu họp trao đổi tư tưởng của Cha Charles de Foucauld, như tưởng niệm. Năm 1917, nhóm này do sinh viên Louis Masaignon đứng đầu, hoạt động như ‘‘hiệp hội’’, được phép của Tòa Thánh. Trong đó có đại chủng sinh chủng viện Issy les Moulineaux là René Voillaume, sau làm linh mục. Được phép của bề trên, René đem chia sẻ và phổ biến cho các bạn khác trong chủng viện.
Châm ngôn và mục đích : Bắt chước và sống như Chúa Giêsu ở Nazareth
Chúa Giêsu sống ẩn dật tại Nazareth 30 năm. Một cuộc đời bình thường của mọi người, của người nghèo lẫn thợ thuyền. Đây là con đường vạch ra cho những ai muốn hiến dâng cho Thiên Chúa. Con đường dẫn đến Chúa Cha, đến Ơn Cứu Độ. Khi sống như người thợ ở Nazareth, một người nghèo giữa người nghèo, Chúa Giêsu bắt đầu công cuộc cứu rỗi của mình. Những gì Ngài giảng dạy trong 3 năm, thì Ngài sống, thực hiện trong 30 năm.
Đời sống của anh em Tiểu Đệ
Như Chúa Giêsu Nazareth, Anh Charles và các Tiểu Đệ được kêu gọi sống đời bình thường cho Thiên Chúa và cho hết mọi người, nhưng thi?n cảm với những người bị bỏ rơi trong xã hội. Anh em đến với họ không để giảng dạy, nhưng để sống giữa họ, và chia sẻ thân phận với họ. Trở nên người anh em dịu hiền. Tự kiếm kế sinh nhai bên cạnh người lao động.
Anh em Tiểu Đệ sống thành cộng đoàn nhỏ là nhà Huynh Đệ. Một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ như những nhà khác, trong hoàn cảnh đa dạng : với những người nông dân, thợ thuyền, bệnh tật, già yếu, hay bị bỏ rơi.
Quan trọng hơn, đời sống thiêng liêng của Tiểu Đệ phải sống chiêm niệm giữa đời và gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể. (GHCGVN. Niên Giám 2004. ttr. 328-329). Nhà chính Tiểu Đệ ở Pháp : Congrégation des Petits Frères de Jésus, 22 rue Tapis Vert. Marseille. France (VNCG. Niên Giám 1964, tr.433).
B. Ngành Nữ, Tiểu Muội, do cô Elisabeth Hutin, người Pháp, sau làm bề trên tổng quyền mãn đời gọi là Magdeleine de Jésus (1898-1989), thành lập năm 1939.
Tinh thần và lịch sử, công trình lập Dòng chị Magdeleine viết : Chúa đã nắm tay tôi và tôi nhắm mắt bước đi theo Ngài...Trong cảnh bề ngoài hoàn toàn u tối và tất cả mọi phương tiện nhân sự đều vắng bóng. Nhưng với lòng tin cậy vô bờ bến vào sức toàn năng của Chúa Giêsu. Chính Ngài là Thầy những gì mà sức người không làm nổi..
Chúa đã chọn Chị và trao phó công việc : Ngài đã chuẩn bị tôi từ thời thơ ấu, và đã kêu gọi tôi theo Ngài, chắc chắn ngay khi tôi bước vào tuổi có trí khôn. Ngài đã gieo vào lòng tôi yêu mến Châu Phi, đồng thời cũng làm tôi yêu chuộng những người bé nhỏ nhất, nghèo nàn nhất và bị bỏ rơi nhất.
Chị Magdeleine đã lập Huynh Đoàn các Tiểu Muội Chúa Giêsu, ngày 8.9.1939, tại Touggourt, sa mạc Sahara, bên Algérie. Sau hai năm lập dòng, Chị kể lại cảm nghĩ ban đầu : Chúa theo đuổi tôi với câu nói này : ngài đã gửi họ đi từng hai người một đến các phố làng mạc’’. Câu nói ấy là kỷ niệm tản mát của các Tông Đồ. Tôi thấy các Tiểu Muội ở khắp nơi cùng lúc, gieo rắc tình thương như một tia sáng thật nhỏ. Mặc dầu các chị đầy khuyết điểm, hèn kém. Tôi thấy chính mình đang làm lan rộng ngọn lửa Chúa ủy thác. Tôi chẳng có gì đẹp hoặc tốt, mà chỉ có ngọn đuốc đang cháy. Tôi phải mang nó đi khắp nơi. Nó sẽ khêu dậy và bừng sáng khi tỏa lan và truyền được sức sống.
Điểm nổi bật nơi con người Magdeleine là chất chứa tình yêu Chúa Kitiô nóng bỏng. Tinh yêu này thúc đẩy Chị không ngừng đi đến với những người nghèo khổ nhất, những người bị bỏ rơi ở khắp nơi. Qua họ, từ tình bạn, trao truyền tình yêu thương dịu hiền của Thiên Chúa (Sđd. tr 5). Nhà chính của Tiểu Muội ở Ý : via di Aque Salvie 2, Tre Fontaine. 00142. Roma. Italia.
VIII. 150 năm sau, như hạt giống cần mục nát
Cha Charles de Foucauld như cây chính có hai nhánh là Cha René Voillaume và Chị Magdeleine. Từ gốc chính này, đã sinh hoa quả rờm rà tỏa bóng mát khắp nơi.
Gia đình thiêng liêng của Cha Charles de Foucauld có 11 Dòng: 6 nữ và 5 nam (Congrégitions) và 10 hiệp hội (Associations) và 18 gia đình (Familles). Tờ báo chung là Jesus Caritas, phát hành 3 tháng một lần.
Các nhà Dòng của Cha Charles có mặt ở khắp nơi, như : Hong Kong, Iraq, Syrie, Afrique, Ukraine, BaLan, Áo, Mỹ Châu La Tinh, Pakistan,?n Độ, Egypte, Maroc, Thụy Sỹ. Ý, Pháp : Aix en Provence, Marseille, Bagnolet, Rennes, Việt Nam
Hiện có nhiều người trẻ Vìệt Nam, cả nam lẫn nữ đang tu và hoạt động trong Dòng này, ở ngay Việt Nam và ngoại quốc. Tại hải ngoại có 10 chị đang hoạt động tại Ý, Pháp, Úc, Giêrusalem
Tại Việt Nam có cả Tiểu Đệ và Tiểu Muội.
Dòng Tiểu Muội có mặt tại Việt Nam từ 1953,.
Châm ngôn : Giêsu Tình Yêu. Đặc sủng : Chiêm niệm giữa đời theo tinh thần con trẻ của Tin Mừng. Hoạt động : sống đời thường như Chúa Giêsu Nazareth. Bổn mạng lễ Giáng Sinh 12-12. Địa chỉ liên lạc : 25/ 4 Phan Văn Hân, Q. Bình Thạnh. TP Hồ Chí Minh. Bề trên là Matta Emmanuelle Nguyễn thi Nguyệt Ánh. (GHCGVN Niên Giám. Tr. 374)
Dòng Tiểu Đệ có mặt tại VN từ 1954, nhà đầu tiên ở Bàn Cờ, Sài gòn. Hiến pháp được Tòa Thánh phê chuẩn năm 1968. Châm ngôn và mục đích : Bắt chước Chúa Giêsu Nazareth. Bổn Mạng là lễ Giáng Sinh, 25-12. Hoạt động : Kiếm kế sinh nhai bằng lao động, đến và chia sẻ với những người nghèo. Địa chỉ liên lạc : 243/48 Tôn Thất Thuyết, Q 4, TP Hồ Chí Minh. (GHCGVN Niên Giám. Tr. 328). Việt Nam có ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, nhập Dòng năm 1955.
Các chứng từ để kết luận
Xin chọn lời của hai Đức Giáo Hoàng nói về Cha Charles de Foucauld :
Thánh GH Phaolô VI đã viết trong thông điệp Populorum progressio (26-3-1967) : Cha Charles de Foucauld là vị truyền giáo bằng bác ái, là gương mẫu anh em sống đại đồng, luôn hướng dẫn mặt tu đức. Thánh GH Gioan Phaolô II đã 5 lần (1980, 1983, 1984, 1991 và 1994) nói về con người và tinh thần của Cha Charles : Nhờ Cha Chrales mà có đối thoại với người thổ dân du mục để dễ rao giảng Tin Mừng. Cha Charles xứng đáng là vị truyền giáo lớn như François d’Assisie, như Matteo Ricci. Trong thế kỷ chúng ta, có nhiều người biết đến đạo Chúa là nhờ Cha Charles, nêu gương đơn nghèo, kết hợp với Thiên Chúa, sống bác ái, huynh đệ, và yêu thương (4-1984). (Sđd. tr. 306)
Ngày nay, biết bao nhiêu người trẻ, tại nhiều nơi trên thế giới, không biết mệt mỏi theo gương Thánh Charles de Foucauld, làm tròn bổn phận với Chúa, với Giáo Hội và giữ đúng tinh thần trách nhiệm liên đới với anh em chung quanh.
Những dòng trên chưa khám phá được hết những hoạt động của người chứng nhân đạo Bác Ái, đạo Yêu Thương Thiên Chúa. Sống tinh thần Phục Sinh là cần phải canh tân và hòa giải. Thiết nghĩ không gì bằng đến với Chúa nhân từ trong tòa giải tội.? đây, Ngài sẽ rửa sạch tâm hồn và khoác lại cho chúng ta chiếc áo trắng ngày Phục Sinh. Chiếc áo này sẽ là bằng chứng tình yêu không hề phai giữa chúng ta với Ngài và sự liên kết bền chặt với anh em.
Tài Liệu THAM KH?O
-JEAN-jacques ANTIER : Charles de Foucauld, fErrIN, Paris 2004
VietCatholic TV
Zelenskiy: Lính Nga suy sụp, 931 vùng được giải phóng. Bộ Quốc Phòng Anh: Ít nhất 15,000 tử sĩ Nga
VietCatholic Media
02:58 26/04/2022
1. Tổng thống Zelenskiy: 931 khu định cư được giải phóng kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu
Lực lượng phòng vệ Ukraine đã giải phóng 931 khu định cư kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine bắt đầu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cho biết như trên trong bài phát biểu video của ông tối thứ Hai 25 tháng Tư.
“Tính đến thời điểm này, 931 khu định cư đã được giải phóng. Nhiều thành phố và cộng đồng vẫn nằm dưới sự kiểm soát tạm thời của quân đội Nga. Nhưng tôi không nghi ngờ gì rằng việc giải phóng đất đai chỉ còn là vấn đề thời gian”
Theo lời của ông, cuộc chiến này đã thực sự trở thành cuộc chiến tranh nhân dân của Ukraine. Và nó cho thấy rằng trên khắp Ukraine - từ đông sang tây, từ bắc đến nam - ý tưởng chung là tình tự dân tộc của Ukraine đang rất mạnh mẽ.
Theo Tổng thống Ukraine, Nga có thể chi ra những nguồn lực khổng lồ để hỗ trợ chiến tranh, chống lại toàn bộ thế giới tự do, lấy đi của người dân mọi thứ mà lẽ ra có thể sử dụng để phát triển chính nước Nga. Chính sách của Putin hiện nay là tập trung tiềm năng này vào việc tiêu diệt các nước láng giềng. Nhưng, những bài học của lịch sử đã được biết rõ.
“Nếu bạn định xây dựng một Đế chế thiên niên kỷ mới, bạn sẽ thua. Nếu bạn định tiêu diệt những người hàng xóm, bạn sẽ thua. Nếu bạn muốn khôi phục lại đế chế cũ, bạn sẽ thua. Và nếu bạn chống lại người Ukraine, bạn sẽ thua.”
2. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói: Ukraine có thể giành chiến thắng nếu nhận được sự ủng hộ thích hợp
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tin rằng Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến nếu nhận được thiết bị phù hợp và sự hỗ trợ phù hợp.
Austin đã đưa ra lập trường trên sau chuyến thăm Ukraine.
“Antony Blinken và tôi đã đến thăm Kyiv ngày hôm qua để trực tiếp chứng minh sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với Chính phủ Ukraine và những người dân Ukraine vô cùng dũng cảm. Chúng tôi cảm thấy đó là một thời điểm quan trọng để đích thân có mặt - trực tiếp - một cơ hội để trò chuyện trực tiếp.”
Austin nhấn mạnh rằng các bộ trưởng bày tỏ “sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với chủ nghĩa anh hùng hàng ngày của người dân Ukraine”. “Từ những người lính ngoài tiền tuyến, đến những người đang chữa bệnh cho những người bị thương, thậm chí cả những người bà bất chấp chống lại sự xâm lược của Nga. Bản lĩnh của họ đã truyền cảm hứng cho thế giới.”
“Chúng tôi tin rằng Ukraine có thể giành chiến thắng nếu họ có thiết bị phù hợp và sự hỗ trợ phù hợp”
Ông cũng hứa rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo đảm rằng người Ukraine nhận được vũ khí họ cần “càng sớm càng tốt”
Như đã đưa tin, hôm Chúa Nhật 24 tháng 4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến thăm Kyiv, nơi họ có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết sự ủng hộ của Mỹ là dấu hiệu của một “tình anh em thực sự” sau cuộc gặp ở Kyiv.
Oleksii Reznikov nói rằng sự hỗ trợ không được tính bằng tiền, mà thay vào đó là “những sinh mạng được cứu sống của những người Ukraine”.
Khoản hỗ trợ 713 triệu đô la khác đã được công bố trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và ngoại trưởng Antony Blinken.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine hôm nay cho biết Ukraine đã bắt đầu nhận pháo 155ly từ Mỹ và các đối tác khác, bao gồm cả Pháp. Ông dự đoán rằng vũ khí tầm xa hơn sẽ thay đổi cơ bản cuộc chiến với Nga.
3. Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh tin rằng ít nhất 15.000 quân Nga đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.
Phát biểu trước các nghị sĩ vào chiều thứ Hai 25 tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, cho biết ông tin rằng ít nhất 15.000 binh lính và sĩ quan Nga đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine vào ngày 24 tháng Hai.
Wallace nói:
“Theo đánh giá của chúng tôi, ít nhất 15.000 người Nga đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của họ.”
Cùng với số người chết là thiệt hại về thiết bị và tổng cộng một số nguồn cho rằng cho đến nay đã có hơn 2.000 xe bọc thép bị phá hủy hoặc bị bắt giữ.
Lực lượng này bao gồm ít nhất 530 xe tăng, 530 xe bọc thép chở quân và 560 xe chiến đấu bộ binh.
Ông Wallace cho biết thêm, Nga cũng đã mất hơn 60 máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu.
Cuộc tấn công được cho là kéo dài tối đa một tuần nay đã kéo dài hơn hai tháng.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, đã xác nhận rằng Anh sẽ gửi một số lượng các phương tiện phóng hỏa tiễn Stormer tới Ukraine, và tổng số viện trợ quân sự có thể lên tới 500 triệu bảng Anh. Anh Quốc đã gửi 5.361 NLAW, 200 Javelins và sẽ cung cấp 250 hỏa tiễn phòng không Starstreak.
Ông Wallace nói:
“Một số người trong chúng tôi trong Quốc Hội này biết rõ rằng đằng sau chiếc mặt nạ, Điện Cẩm Linh không phải như các tuyên bố quốc tế mà nó giả vờ.”
“Với cuộc xâm lược Ukraine này, toàn bộ Âu Châu giờ đây có thể nhìn thấy bộ mặt thật của Tổng thống Putin và những người bên trong của ông ta. Ý định của ông ta chỉ là tiêu diệt, nghiền nát, chà xát các dân tộc tự do như Ukraine. Ông ta nhất định không thể nắm được ưu thế.”
“Người Ukraine đang chiến đấu vì chính mạng sống của họ và họ đang đấu tranh cho các quyền tự do của chúng ta. Bản thân Tổng thống Ukraine cũng nói như vậy. Nếu Nga ngừng chiến sẽ có hòa bình, nếu Ukraine ngừng chiến sẽ không còn Ukraine”.
Ông cho biết Nga cho đến nay đã “thất bại trong hầu hết các mục tiêu của mình”, đồng thời nói thêm:
“Nhận thức được thất bại này, bộ tư lệnh cấp cao của Nga đã tập hợp lại, củng cố và chuyển trọng tâm sang việc bảo đảm an ninh cho các khu vực Donetsk và Luhansk.”
“Tổng thống Nga Vladimir Putin nên rời khỏi tất cả các lãnh thổ bị chiếm đóng ở Ukraine, bao gồm cả Crimea để đạt được hòa bình thực sự,” ông Wallace nói.
4. Phó thủ tướng Ukraine, Iryna Vereshchuk, kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp giải cứu các phụ nữ và trẻ em bị bao vây tại Mariupol
Phó thủ tướng Ukraine, Iryna Vereshchuk, cho biết Liên Hiệp Quốc nên là “người khởi xướng và bảo đảm” cho bất kỳ thỏa thuận nào với Nga về việc di tản dân thường khỏi nhà máy thép Azovstal bị bao vây ở Mariupol.
Cô nói:
“Hôm nay, phía Nga một lần nữa thông báo sẽ mở một hành lang cho dân thường rời Azovstal. Điều này có thể tin được nếu người Nga đã không phá hủy các hành lang nhân đạo nhiều lần trước đó”.
Vereshchuk nói: “Một hành lang nhân đạo phải được mở ra theo thỏa thuận của cả hai bên. Hành lang được công bố đơn phương không mang lại an ninh, và do đó không phải là hành lang nhân đạo.”
Cô cho biết Ukraine đã kêu gọi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres, đóng vai trò là “người khởi xướng và bảo đảm hành lang nhân đạo từ Azovstal cho dân thường”.
Đại diện của Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Hồng Thập Tự Quốc tế nên có mặt khi bất kỳ hành lang nhân đạo nào được thiết lập.
Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết Ukraine chưa đạt được thỏa thuận với Nga về việc tạo hành lang nhân đạo cho dân thường rời khỏi thành phố bị bao vây Mariupol.
Điều này diễn ra sau khi Nga tuyên bố ngừng bắn để cho phép dân thường trú ẩn trong nhà máy thép Azovstal bị bao vây có thể bước ra.
5. Lực lượng Nga tấn công các nút giao thông đường sắt để phá hủy các tuyến đường tiếp tế
Quân đội Nga đang cố gắng phá hủy các tuyến đường cung cấp hỗ trợ quân sự và kỹ thuật được cung cấp từ các quốc gia đối tác cho Ukraine.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:
Tính đến 18 giờ ngày 25 tháng 4, quân Nga tiếp tục thực hiện các hoạt động tấn công tại Vùng tác chiến phía Đông nhằm thiết lập toàn quyền kiểm soát các vùng Donetsk và Luhansk và giữ vững tuyến đường với vùng Crimea bị tạm chiếm từ năm 2014.
“Quân đội Nga đang tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom vào cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự, sử dụng máy bay ném bom chiến lược, tàu chiến và tàu ngầm. Họ đang cố gắng phá hủy các tuyến đường cung cấp hỗ trợ quân sự và kỹ thuật từ các quốc gia đối tác. Để làm được điều này, họ đang tấn công các nút giao thông đường sắt”
Quân Nga cũng tiếp tục gia tăng hệ thống phòng không tầm xa bằng cách di chuyển thêm các hệ thống hỏa tiễn phòng không khỏi lãnh thổ Liên bang Nga, cố gắng tạo ra kho đạn dược, hậu cần và thiết bị kỹ thuật đặc biệt.
Các quan sát viên âu lo rằng việc Nga tấn công các nút giao thông đường sắt của Ukraine có thể làm bùng nổ chiến tranh trên một bình diện rộng lớn.
Thật vậy, khi mới bắt đầu cuộc xâm lược, Nga chỉ tấn công vào các khu dân cư, ít khi tấn công vào các cơ sở hạ tầng giao thông. Hôm 25 tháng Ba, tại một cuộc họp báo ở Brussels sau phiên họp chung của các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao, Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell nhận xét rằng:
“Tôi tin rằng Putin đang sử dụng người tị nạn như một công cụ, như một vũ khí. Gửi càng nhiều càng tốt. Họ đã không phá hủy cơ sở hạ tầng giao thông; mà họ chỉ phá hủy các thành phố để khiến dân thường khiếp sợ và khiến họ chạy trốn” sang các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu. Qua đó, Putin khiến Liên Hiệp Âu Châu phải gánh chịu chi phí trong việc giúp đỡ người tị nạn Ukraine.
Các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng đường sắt của Ukraine trong thời gian gần đây cho thấy Nga đã đổi chiến thuật. Sau khi xua đuổi 7,7 triệu người Ukraine chạy ra nước ngoài, giờ đây họ tấn công các cơ sở hạ tầng đường sắt của Ukraine để chặn đường tiếp tế cho các đơn vị quân đội Ukraine ở phía Đông, cũng như đường viện trợ từ các nước khác.
Nga đã phong tỏa Hắc Hải, khả năng tiếp tế cho Ukraine bằng đường thủy không còn nữa. Nếu khả năng tiếp tế cho Ukraine bằng đường bộ cho Ukraine cũng mất luôn thì hầu chắc cuộc chiến tại Ukraine sẽ lan rộng khi NATO và Hoa Kỳ không còn lựa chọn nào khác là đưa không quân, và các đơn vị phòng không vào Ukraine để viện trợ cho Ukraine bằng đường hàng không.
Tướng Nga để lộ ý đồ muốn đánh cả nước Moldova hiền hòa. Bách hại Kitô Hữu đang gia tăng tại Ấn Độ
VietCatholic Media
05:08 26/04/2022
1. Moldova triệu tập đại sứ Nga sau khi Nga công bố mục tiêu tiến vào lãnh thổ Moldova
Bộ Ngoại giao và Hội nhập Âu Châu Moldova đã triệu tập đại sứ Nga tại Moldova, sau khi Nga tuyên bố hôm thứ Sáu rằng quân đội của họ đang nhắm mục tiêu kiểm soát miền nam Ukraine và tiếp cận Moldova.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại Giao Moldova cho biết họ “đã ghi nhận những tuyên bố của đại diện Bộ Quốc phòng Nga” và “bày tỏ quan ngại sâu sắc về những tuyên bố của quan chức Nga”.
Trước đó vào hôm thứ Sáu, truyền thông nhà nước Nga cho biết quân đội Nga đang hướng tới việc thiết lập “toàn quyền kiểm soát” đối với miền nam Ukraine trong giai đoạn thứ hai của cuộc xâm lược Ukraine.
Hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn lời quyền Tư lệnh Quân khu Trung tâm của Nga, Thiếu tướng Rustam Minnekaev, cho biết mục đích là tạo ra một hành lang trên bộ giữa khu vực Donbas phía đông Ukraine và Crimea. Ông nói thêm rằng quyền kiểm soát đối với miền nam của Ukraine sẽ cho phép các lực lượng Nga tiếp cận Transnistria, một khu vực ly khai ở Moldova, nơi một đội quân Nga đã đóng quân từ đầu những năm 1990.
“Kể từ khi bắt đầu giai đoạn hai của chiến dịch đặc biệt, bắt đầu cách đây hai ngày, một trong những nhiệm vụ của quân đội Nga là thiết lập toàn quyền kiểm soát Donbas và miền nam Ukraine, điều này sẽ cung cấp một hành lang trên bộ cho Crimea,” Minnekaev cho biết theo báo cáo của TASS.
Phản ứng của Moldova: Bộ Ngoại giao Moldova cho biết những tuyên bố của tướng Nga là “vô căn cứ và mâu thuẫn với quan điểm của Liên bang Nga ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Moldova, trong các biên giới được quốc tế công nhận”.
Bộ Ngoại Giao nói thêm rằng trong cuộc gặp với đại sứ Nga, các quan chức Moldova đã nhắc lại rằng Moldova là một “quốc gia trung lập và nguyên tắc này phải được tôn trọng bởi tất cả các bên quốc tế, bao gồm cả Liên bang Nga.”
Source:CNN
2. Tổng thống Zelenskiy nói Mạc Tư Khoa 'cũng muốn đánh chiếm các nước khác'
Hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn lời quyền Tư lệnh Quân khu Trung tâm của Nga, Thiếu tướng Rustam Minnekaev, cho biết mục đích là tạo ra một hành lang trên bộ giữa khu vực Donbas phía đông Ukraine và Crimea. Ông nói thêm rằng quyền kiểm soát đối với miền nam của Ukraine sẽ cho phép các lực lượng Nga tiếp cận Transnistria, một khu vực ly khai ở Moldova, nơi một đội quân Nga đã đóng quân từ đầu những năm 1990.
Trước diễn biến này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo trong bài phát biểu hàng đêm mới nhất rằng Mạc Tư Khoa 'cũng muốn đánh chiếm các nước khác'.
Diễn biến này chỉ khẳng định những gì tôi đã nói nhiều lần: cuộc xâm lược Ukraine của Nga chỉ là khởi đầu, sau đó họ muốn đánh chiếm các nước khác
Rustam Minnekayev, quyền chỉ huy quân khu trung tâm, cho biết hôm thứ Sáu rằng mục tiêu mới của Nga là giành quyền kiểm soát miền nam Ukraine, cho phép nước này tiếp cận Transnistria, một khu vực ly khai thân Nga của Moldova.
Tại Moldova, Zelenskiy lưu ý, Nga đã tuyên bố rằng quyền của những người nói tiếng Nga đã bị vi phạm.
Mặc dù, thành thật mà nói, lãnh thổ mà Nga nên chăm sóc các quyền của những người nói tiếng Nga là chính nước Nga. Nơi không có tự do ngôn luận, không có tự do lựa chọn. Nơi đơn giản là không có quyền bất đồng chính kiến. Nga chính là nơi nghèo đói phát triển và cuộc sống của con người là vô giá trị, đến mức thanh niên bị đuổi đến đây gây chiến để cướp đi những điều bình dị nhất, trong cuộc sống bình thường.
Bạn biết đấy, họ từng nói về ước mơ lớn nhất của họ: được nhìn thấy Paris và chết. Và hành vi của họ bây giờ chỉ là gây sốc. Bởi vì ước mơ của họ bây giờ là trộm mọi thứ, kể cả những thứ trong nhà vệ sinh và chết.
Zelenskiy cũng cho biết ông “biết ơn” Anh quốc sau khi thủ tướng Boris Johnson tuyên bố mở lại đại sứ quán Vương quốc Anh tại Kyiv.
Tôi biết ơn những người bạn Anh của chúng ta về quyết định mang tính biểu tượng quan trọng được công bố hôm nay là mở lại đại sứ quán tại Kyiv. Vương quốc Anh trở thành quốc gia thứ 21 đặt phái đoàn ngoại giao trở lại thủ đô của chúng ta. Và điều này cho thấy rằng chúng ta không phải là những người duy nhất tin vào chiến thắng của sự sống trước cái chết.
Source:The Guadian
3. Trong những tháng đầu năm 2022, 127 đợt bạo lực chống lại các tín hữu Kitô ở Ấn Độ
Ít nhất 127 đợt bạo lực đối với các tín hữu Kitô ở Ấn Độ đã được ghi lại trong 103 ngày đầu năm 2022: điều này được nêu trong một báo cáo do Diễn đàn Kitô thống nhất, gọi tắt là UCF, một tổ chức đại kết có trụ sở tại New Delhi, công bố. Trong văn bản được gửi tới Fides, và được công bố vào Thứ Sáu Tuần Thánh, cơ quan giám sát bạo lực đối với các tín hữu Kitô giải thích rằng các vụ việc đã được báo cáo bằng “Số điện thoại miễn phí” đặc biệt. Đó là một đường dây điện thoại được cung cấp cho công chúng.
“Hôm nay, ngày 15 tháng 4, hơn hai ngàn năm trước Chúa Giêsu bị bắt bớ và đóng đinh vào ngày này. Những người theo Chúa Giêsu vẫn bị đàn áp ở một số nơi trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ, nơi các nhóm người gieo rắc lòng căm thù chống lại các nhóm thiểu số vì lợi ích chính trị của họ”. UCF nhấn mạnh trong một ghi chú gửi cho Fides.
Anh Michael, điều phối viên của UCF nói: “Cuộc đàn áp Kitô Hữu ở Ấn Độ đang leo thang, dẫn đến bạo lực có hệ thống và được dàn dựng cẩn thận. Các phương tiện truyền thông xã hội cũng được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch và kích động lòng thù hận”, Michael nói, và nhắc nhớ rằng 502 đợt bạo lực chống Kitô giáo đã được báo cáo vào năm 2021.
Theo báo cáo được gửi cho Fides, 40 vụ việc đã xảy ra vào tháng Giêng năm 2022, 35 vụ vào tháng 2, 34 vụ vào tháng 3, những vụ khác vào tháng 4 và đây chỉ là những vụ được báo cáo. 89 mục sư hoặc linh mục quản xứ đã bị đánh đập và bị đe dọa trả thù nếu họ tiếp tục hướng dẫn các buổi cầu nguyện và phụng vụ. Có tới 68 nhà thờ bị tấn công, 367 phụ nữ và 366 trẻ em bị thương. Trong số 127 vụ xảy ra, 82 vụ là bạo lực hàng loạt do một đám đông dân quân thực hiện.
Sau các trường hợp bạo lực, 42 trường hợp đang chờ xử lý tại các tòa án khác nhau, tranh chấp tính hợp lệ của cái gọi là “Đạo luật Tự do Tôn giáo”, một điều luật hiện có ở các bang khác nhau của Ấn Độ, được sử dụng để buộc tội sai trái các nhà truyền giáo và mục sư vào tội danh thực hiện “cưỡng bức cải đạo “.
Các cuộc điều tra dân số được thực hiện ở Ấn Độ trong những năm gần đây cho thấy rằng dân số theo đạo Thiên chúa vẫn không thay đổi. Theo số liệu điều tra dân số năm 2011 – là cuộc điều tra chính thức mới nhất - 79,8% trong số 1,38 tỷ dân của Ấn Độ là người theo Ấn Giáo, 14,2% theo đạo Hồi và 2,3% theo Kitô Giáo.
Source:Fides
Toàn cảnh vụ giật sập bức tượng hữu nghị đang khiến Mạc Tư Khoa tức giận.
VietCatholic Media
14:23 26/04/2022
Trong nhiều thập kỷ, một vòm lớn bằng titan đã đứng ở trung tâm Kyiv, sừng sững như một cổng chào, trước một bức tượng điêu khắc của hai người đàn ông, đang giơ một huy chương gọi là Huân chương Hữu nghị của các nhân dân trong Liên bang Xô Viết.
Công trình hình cầu vồng, được gọi là Cổng tình hữu nghị Nhân dân, và được chính phủ Liên Xô làm từ đầu đến cuối, và được tặng cho Ukraine vào năm 1982, như một biểu tượng của mối quan hệ giữa Nga và Ukraine.
Cổng vòm ngày càng trở nên gây tranh cãi trong những năm qua, khi căng thẳng giữa hai nước gia tăng. Ví dụ, sau khi Nga xâm lược Crimea vào năm 2014, các nhà hoạt động đã vẽ một vết nứt lớn trên cổng vòm. Và bây giờ, khi Nga tiến hành cuộc chiến toàn diện ở Ukraine, người dân địa phương đã tranh cãi xem: phải làm gì với nó.
Một số cư dân Kyiv muốn nó được bảo tồn như một lời nhắc nhở về chiến tranh; trong khi càng ngày càng có nhiều người muốn thấy nó biến mất hoàn toàn. Họ lý luận rằng, cái gọi là tình hữu nghị, chẳng qua là bình phong cho một quan hệ thực sự là quan hệ chủ tớ.
Hôm thứ Hai, Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko thông báo rằng, một quyết định đã được đưa ra.
Điều gì xảy ra với Vòm Hữu nghị Nhân dân của Kyiv, khi Nga đã xâm lược?
Ông nói rằng bức tượng của những người đàn ông sẽ bị tháo dỡ, nhưng cổng vòm vẫn đứng vững, với một số thay đổi: Nó sẽ được đổi tên, và được đánh dấu bằng màu sắc của quốc kỳ Ukraine.
Ông nói: “Tuần này, chúng tôi sẽ tháo dỡ một tác phẩm điêu khắc bằng đồng của hai công nhân, được dựng lên vào năm 1982, để kỷ niệm ngày thống nhất Ukraine với Nga. Tám mét kim loại của cái gọi là 'tình hữu nghị của hai dân tộc' sẽ được dỡ bỏ khỏi trung tâm Kyiv.”
Sáng ngày thứ Ba, đầu tiên, bức tượng của người công nhân Nga đã bị chặt đầu. Sau đó, toàn bộ bức tượng bị giập sập xuống. Cách thức giật sập bức tượng hữu nghị đang khiến Mạc Tư Khoa tức giận.
Vòm Hữu nghị không phải là tượng đài duy nhất ở Kyiv, mà các quan chức thành phố hy vọng sẽ giật sập xuống hết trong những ngày này.
Hôm thứ Hai, thư ký của Hội đồng thành phố Kyiv nói với một tờ báo Ukraine rằng họ sẽ đổi tên các đường phố liên quan đến Nga và Belarus. Volodymyr Bondarenko cho biết có 279 đường phố và 60 đồ vật, chẳng hạn như đài tưởng niệm và các biển báo ở Kyiv sẽ bị thay đổi.
Ông cho biết cư dân thành phố có thể gửi đề xuất đổi tên đường, và các đối tượng cần dỡ bỏ trước ngày 1 tháng 5, mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn để thay đổi các biển báo vì ‘đây không phải là lúc cho những hành động như vậy’.
“Không ai có ý định lấy sách của các tác giả cổ điển Nga xuống khỏi kệ thư viện, hoặc cấm mọi người tham dự các buổi hòa nhạc của Rachmaninoff,” ông nói. “Nhưng vấn đề tên đường và đài tưởng niệm cần phải được kết thúc.”
Source:NPR
Lo sợ bị đảo chánh, Putin bắt hàng loạt công dân Nga. Ngoại trưởng Nga đe dọa thế chiến thứ ba
VietCatholic Media
16:10 26/04/2022
1. Putin tuyên bố đặc vụ Nga FSB đã phá vỡ âm mưu của phương Tây muốn giết nhà báo thân Điện Cẩm Linh
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai cho biết cơ quan gián điệp FSB đã làm hỏng những gì ông ta gọi là một kế hoạch của phương Tây để giết một nhà báo Nga nổi tiếng.
“Sáng nay, Cơ quan An ninh Liên bang đã ngăn chặn các hoạt động của một nhóm khủng bố lên kế hoạch tấn công và giết một nhà báo truyền hình nổi tiếng của Nga… Chúng tôi có những sự thật không thể chối cãi”, ông Putin nói trong cuộc gặp với các công tố viên hàng đầu của đất nước.
“Sau khi gặp thất bại về thông tin ở Nga, phương Tây giờ đây đã quay sang tìm cách giết các nhà báo Nga”, ông Putin nói thêm nhưng không đưa ra bằng chứng chứng minh cho tuyên bố của mình.
Ngay sau tuyên bố của ông Putin, hãng thông tấn Nga Tass cho biết các cơ quan an ninh đã bắt giữ các thành viên người Nga của một nhóm mà thông tấn xã này gọi là Tân Quốc Xã có bị cáo buộc âm mưu giết người dẫn chương trình truyền hình nhà nước ủng hộ Điện Cẩm Linh Vladimir Solovyev theo “lệnh” của Ukraine.
Tass nói rằng các cơ quan an ninh đã thu giữ một số vũ khí cũng như tám quả lựu đạn tự chế Molotov và sáu khẩu súng lục trong quá trình bắt giữ nhóm.
FSB thường xuyên tuyên bố ngăn chặn các hành động khủng bố được âm mưu bởi những gì họ nói là các nhóm cực hữu hành động nhân danh Ukraine, mà không cung cấp nhiều bằng chứng hỗ trợ cho các cáo buộc của họ. Vài ngày trước khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine, các cơ quan an ninh Nga cũng cáo buộc Ukraine thực hiện một số cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga và Donbas do phe ly khai nắm giữ, những tuyên bố sau đó đã được các nhà báo độc lập công khai bác bỏ.
Hôm thứ Hai, ông Putin nói thêm rằng phương Tây đang cố gắng tiêu diệt Nga từ bên trong.
“Nhiệm vụ chia rẽ xã hội Nga, phá hủy đất nước từ bên trong đã được đặt lên hàng đầu đối với phương Tây, nhưng nỗ lực của họ sẽ thất bại”, ông Putin nói và nói thêm rằng xã hội Nga “chưa bao giờ đoàn kết hơn bây giờ”.
Putin cũng cáo buộc phương Tây sử dụng các tổ chức truyền thông nước ngoài và mạng xã hội để tổ chức “các cuộc khiêu khích” chống lại các lực lượng vũ trang của Nga.
2. Nga cáo buộc Ukraine tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga
Theo Reuters, Nga cho biết hai người bị thương trong một cuộc pháo kích vào một ngôi làng ở biên giới Ukraine vào tối thứ Hai 25 tháng Tư.
Vyacheslav Gladkov, thống đốc khu vực, cho biết hai người bị thương trong vụ đánh bom vào một ngôi làng ở vùng Belgorod của Nga, giáp biên giới với Ukraine.
Đám cháy lớn bùng phát vào đầu ngày thứ Hai tại hai kho dầu ở thành phố Bryansk của Nga, giáp giới với Ukraine cũng được cho là một hành động phá hoại của Kyiv.
Truyền thông nhà nước Nga cho biết vụ hỏa hoạn đầu tiên xảy ra tại một cơ sở dân sự ở Bryansk chứa 10.000 tấn nhiên liệu, sau đó là vụ hỏa hoạn thứ hai tại một kho nhiên liệu quân sự chứa 5.000 tấn.
Bryansk, cách biên giới Ukraine chưa đầy 100 km về phía đông bắc, là cơ sở hậu cần cho chiến dịch quân sự của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
Các hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội Nga cho thấy những cột khói bốc lên từ các cơ sở ở thành phố Nga này vào sáng thứ Hai.
Nhà phân tích quân sự Rob Lee nói rằng đoạn phim cho thấy đám cháy “có thể” do sự phá hoại của người Ukraine. “Có vẻ như có thứ gì đó đang bay trong không khí trước khi vụ nổ xảy ra. Tôi nghĩ đó có thể là một cuộc tấn công của Ukraine, nhưng chúng tôi không thể chắc chắn,” Lee nói.
Ông Lee nói: “Thực tế là hai địa điểm này không xa biên giới là điều quan trọng,” Lee nói và nhận xét thêm rằng vụ cháy có thể do hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật Tochka-U gây ra, mà theo ông có tầm bắn tới cả hai mục tiêu nếu được triển khai gần biên giới Nga-Ukraine.
Lee nói thêm rằng nếu sự tham gia của Ukraine được xác nhận, các cuộc không kích có khả năng đã được tiến hành để “làm gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga”.
Trong một tuyên bố trên trang web của mình, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga chỉ đề cập đến một trong những vụ cháy, nói rằng một cơ sở thuộc sở hữu của công ty đường ống dẫn dầu Transneft đã bốc cháy vào lúc 2 giờ sáng giờ địa phương trong thành phố có 400.000 dân..
3. Ngoại trưởng Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh thế giới thứ ba 'thực sự'
Ông Sergei Lavrov nói với các hãng thông tấn Nga rằng các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga với Ukraine sẽ tiếp tục, nhưng vẫn có nguy cơ “thực sự” về một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Ngoại trưởng Nga đã chỉ trích cách tiếp cận của Tổng thống Ukraine đối với các cuộc đàm phán hòa bình, cáo buộc ông này “giả vờ” để đàm phán và gọi ông là một “diễn viên giỏi”.
“Thiện chí cũng có giới hạn của nó. Nhưng nếu nó không có qua có lại, thì điều đó không giúp ích gì cho quá trình đàm phán. Nhưng chúng tôi đang tiếp tục tham gia vào các cuộc đàm phán với nhóm do Zelenskiy ủy nhiệm và những liên hệ này sẽ tiếp tục.”
Ông nói rằng ông tin tưởng rằng “tất nhiên mọi thứ sẽ kết thúc khi ký hiệp định”, nhưng “các thông số của hiệp định này sẽ được xác định bởi tình trạng giao tranh sẽ diễn ra tại thời điểm hiệp định trở thành hiện thực”.
Ông nói, nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới là có thật. Ông Lavrov nói với hãng thông tấn Interfax: “Nguy hiểm là nghiêm trọng, là có thật, bạn không thể coi thường nó.”
4. Ba Lan gửi xe tăng đến Ukraine
Reuters dẫn lời Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết Ba Lan đã gửi xe tăng đến Ukraine.
Khi được hỏi liệu Ba Lan có gửi xe tăng đến Ukraine hay không, Morawiecki trả lời “Có”, nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về số lượng xe tăng được cung cấp.
Morawiecki đã trả lời câu hỏi về việc liệu việc gửi máy bay đến Ukraine vẫn đang được xem xét hay không. Ông nói rằng: “Không cần thiết như vậy, chúng tôi không có yêu cầu như vậy.”
Tháng trước, Ba Lan cho biết họ đã sẵn sàng gửi tất cả các máy bay phản lực MiG-29 của mình đến Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức và đưa chúng cho Mỹ giải quyết, nhưng lời đề nghị đó đã bị các quan chức Mỹ từ chối.
5. Ukraine tiến hành đập hết các biểu tượng liên quan đến Liên Xô
Một bức tượng được dựng lên để thể hiện tình đoàn kết giữa Ukraine và Nga ở thủ đô Kyiv của Ukraine đã bị giật xuống vào hôm thứ Ba 26 tháng Tư, thị trưởng thành phố đã cho biết như trên.
Trong một chiến dịch đập bỏ hết các biểu tượng liên quan đến Liên Xô, bức tượng đồng thể hiện hai công nhân đứng cạnh nhau đã bị giật sập vào hôm thứ Ba. Một tác phẩm điêu khắc thứ hai cũng sẽ bị giập sập, đang tạm thời được che phủ. Cả hai đều được lắp đặt vào năm 1982 và nằm bên dưới Vòm Hữu nghị Nhân dân gần sông Dnepr.
Vòm sẽ được đổi tên và sơn lại theo màu cờ Ukraine.
Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết “Tuần này, chúng tôi sẽ tháo dỡ một tác phẩm điêu khắc bằng đồng của hai công nhân, được dựng vào năm 1982 để kỷ niệm ngày thống nhất Ukraine với Nga”.
“Tám mét kim loại của cái gọi là 'tình hữu nghị của hai dân tộc' sẽ được dỡ bỏ khỏi trung tâm Kyiv.”
6. Các bác sĩ cho biết có những bằng chứng cho thấy hầu hết phụ nữ Ukraine bị hãm hiếp trước khi bị giết
Theo báo cáo của Lorenzo Tondo và Isobel Koshiw, các bác sĩ pháp y tiến hành khám nghiệm tử thi các thi thể trong các ngôi mộ tập thể ở phía bắc Kyiv cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hầu hết các phụ nữ đã bị cưỡng hiếp trước khi bị quân Nga giết hại.
“Chúng tôi đã có rất nhiều trường hợp cho thấy những phụ nữ này đã bị cưỡng hiếp trước khi bị bắn chết”, Vladyslav Pirovskyi, một bác sĩ pháp y người Ukraine, người cùng với một nhóm nhân viên điều tra đã thực hiện hàng chục cuộc khám nghiệm tử thi đối với cư dân từ Bucha, Irpin và Borodianka đã chết trong thời gian Nga chiếm đóng khu vực này kéo dài một tháng.
Nhóm của Pirovskyi đã kiểm tra khoảng 15 thi thể mỗi ngày, nhiều thi thể bị cắt xẻo. Ông nói: “Có rất nhiều thi thể bị cháy và biến dạng nặng nề đến mức không thể xác định được. “Khuôn mặt có thể bị đập thành nhiều mảnh, bạn không thể ghép nó lại với nhau, đôi khi người chết không có đầu.”
Ông cho biết thi thể của một số phụ nữ mà họ đã khám nghiệm có dấu hiệu cho thấy các nạn nhân đã bị giết bằng súng tự động, với 6 lỗ đạn trên lưng.
Oleh Tkalenko, một công tố viên cấp cao của vùng Kyiv, cho biết thông tin chi tiết về các vụ hãm hiếp bị cáo buộc đã được chuyển đến văn phòng của ông, nơi đang điều tra các tình tiết như địa điểm và tuổi của các nạn nhân.
Tkalenko nói: “Các trường hợp hiếp dâm là một vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm. Các bác sĩ pháp y có nhiệm vụ cụ thể là kiểm tra cơ quan sinh dục của các nạn nhân nữ và tìm kiếm các dấu hiệu bị cưỡng hiếp”.
Một nhân viên điều tra người nước ngoài làm việc ở phía bắc Kyiv, người được yêu cầu giấu tên cho biết một số thi thể “trong tình trạng tồi tệ đến mức khó tìm thấy dấu hiệu của các vụ cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục. Nhưng dù vậy, chúng tôi đã thu thập được nhiều bằng chứng về các trường hợp phụ nữ mà chúng tôi tin rằng đã bị cưỡng hiếp trước khi bị sát hại”.
Tòa Thánh minh oan cho Đức Hồng Y Ba Lan Stanisław Dziwisz. Sứ mệnh hòa bình của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
VietCatholic Media
16:17 26/04/2022
1. Sứ mệnh hòa bình của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Liên Hiệp Quốc cho biết Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres “sẽ được Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón” vào thứ Ba, ngày 26 tháng 4 sau khi có cuộc gặp gỡ làm việc và ăn trưa với ngoại trưởng Nga.
Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc viết:
“Tổng Thư ký sẽ thăm Mạc Tư Khoa, Liên bang Nga, tại đây, vào ngày 26 tháng 4, ông sẽ có cuộc gặp gỡ và ăn trưa với Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov và sẽ được Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón sau đó”
Ông Guterres công bố, ông muốn “thảo luận về các bước khẩn cấp ngõ hầu mang lại hòa bình ở Ukraine và tương lai của chính sách đa phương dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.”
Sau cuộc gặp gỡ với Putin vào hôm thứ Ba, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres sẽ tới Ukraine vào hôm thứ Năm. Ông Guterres cũng sẽ gặp Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cũng như các nhân viên các cơ quan Liên Hiệp Quốc để thảo luận về việc mở rộng hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine.
Source:CNN
2. Tòa Thánh khẳng định Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz hoàn toàn không có sai sót trong việc xử lý các trường hợp lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ
Cuộc điều tra của Tòa thánh đã xác định rằng các quyết định của Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz trên cương vị Tổng giám mục Krakow đối với các trường hợp cáo buộc giáo sĩ lạm dụng tính dục là hoàn toàn đúng.
Tòa thánh đã thông báo rằng sau một cuộc thanh tra tông tòa, Tòa thánh nhận thấy rằng các quyết định của Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz là “đúng đắn” khi ngài còn là Tổng giám mục Krakow. Sứ thần Tòa thánh tại Ba Lan đã công bố kết quả điều tra trong một bức thư ngày 22 tháng 4 năm 2022.
Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, nguyên là bí thư lâu năm của Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II đã bị điều tra kể từ ngày 17 tháng 6, sau khi một số hãng truyền thông đặt vấn đề về việc xử lý các vụ lạm dụng của hàng giáo sĩ trong Tổng giáo phận Krakow của ngài.
Cuộc điều tra, diễn ra theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, là Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, xảy ra sau khi một bộ phim tài liệu được phát sóng trên truyền hình Ba Lan vào tháng 11 năm 2020. Bộ phim có tiêu đề “Don Stanislao; Khuôn mặt thứ hai của Đức Hồng Y Dziwisz,” cũng đặt vấn đề về vai trò của vị Hồng Y trong việc giải quyết các đơn tố cáo do các nạn nhân bị lạm dụng gửi đến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Bộ phim tài liệu trực tiếp buộc tội ngài che đậy các hành vi lạm dụng, đặc biệt là những hành vi phạm tội trong Dòng Đạo Binh Chúa Kitô. Nó cũng tuyên bố rằng ngài đã biết về những cáo buộc chống lại cựu Hồng Y Theodore McCarrick, người đã bị cách chức khỏi hàng giáo phẩm sau khi bị kết tội lạm dụng trẻ vị thành niên, và McCarrick đã mua sự im lặng bằng khoản quyên góp 10,000 đô la.
Sau khi phát sóng chương trình này, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã yêu cầu Tòa thánh kiểm tra xem có thể có sơ suất về phía cựu tổng giám mục hay không. Điều này được thực hiện bởi điều tra viên của Tòa thánh, là Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, tổng giám mục hiệu tòa của Genoa và là đặc sứ của Đức Giáo Hoàng tại Ba Lan từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 6.
Rôma yêu cầu vị Hồng Y người Ý chỉ xem xét các phản hồi của Đức Hồng Y Dziwisz trong thời gian ngài làm tổng giám mục Krakow, tức là từ năm 2005, là năm Đức Gioan Phaolô II qua đời và ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục Krakow, đến năm 2016, khi ngài nghỉ hưu. Khoảng thời gian này chỉ bao gồm một phần phạm vi được đề cập trong bộ phim tài liệu của Ba Lan, vốn cũng đưa ra những cáo buộc về thời gian Đức Hồng Y Dziwisz phục vụ Đức Gioan Phaolô II tại Tòa Thánh.
Sứ thần người Ý đã thu thập tài liệu để Tòa thánh xem xét. Sau khi phân tích tài liệu này, Tòa thánh quyết định rằng các cáo buộc chỉ mang tính giật gân, không có cơ sở.
Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau tuyên bố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh, Đức Hồng Y Dziwisz cảm ơn các điều tra viên về “phán quyết chính đáng” của họ đối với những gì ngài gọi là những cáo buộc “không đáng có và đau đớn”. Đức Hồng Y nói rằng ngài hy vọng rằng quyết định này sẽ mang lại “sự thanh thản cho tất cả những người cảm thấy bị xúc phạm” bởi lời buộc tội và nói rằng ngài tha thứ cho những bất công đã gây ra đối với mình.
Source:Aleteia
3. Cộng đồng Chính thống giáo thế giới mừng Lễ Phục sinh
Cộng đồng Chính thống giáo thế giới đã mừng Lễ Phục sinh vào hôm 24 tháng Tư, trễ một tuần so với Công Giáo.
Đây là niên lịch do hoàng đế Giuliano của La Mã thiết định vào năm 46 trước Chúa Kitô, nhưng đến năm 1582 thì bị trễ hơn 10 ngày, nên Đức Hồng Y Gregorio XIII điều chỉnh lại: sau ngày 04 tháng Mười năm đó, là ngày 15 tháng Mười cùng năm 1582. Quyết định này được thế giới tây phương chấp nhận, nhưng Giáo hội Chính thống tại Đông phương vẫn theo luật Giuliano và cùng với họ, có nhiều cộng đoàn Công Giáo nghi lễ Đông phương.
Năm nay tại các nhà thờ Chính thống và Công Giáo Đông phương ở Ba Lan, có đông đảo người tị nạn Ukraine đến tham dự Lễ Phục sinh, vì phần lớn họ cuộc các Giáo hội này. Nhiều buổi lễ sẽ được cử hành bằng tiếng Ukraine.
Tại Thánh địa, Lễ Phục sinh của Chính thống giáo năm nay có căng thẳng lớn, vì cảnh sát Israel chỉ cho phép tối đa 1.000 người được vào Đền thờ Thánh Mộ dự lễ lửa thánh, vào trưa thứ Bảy Tuần thánh 23 tháng Tư và Lễ Phục sinh vào Chúa nhật 24 tháng Tư, trái với thông lệ trước đây.
Tòa Thượng phụ Chính thống Hy Lạp, là cộng đoàn lớn trong số các Giáo hội Kitô tại Thánh địa, đã mạnh mẽ phê bình lệnh vừa nói của cảnh sát Israel được đưa ra một cách đơn phương. Đức Thượng phụ giải thích rằng lập trường của Giáo hội về việc cử hành lễ “dựa trên luật của Chúa, trên gia sản và lịch sử. “Các cộng đồng chúng tôi đã tự do thi hành luật Chúa qua bao thế kỷ và dưới các chính phủ khác nhau, bất kỳ hoàn cảnh của Thành Thánh Jerusalem qua dòng lịch sử”.
Đức Thượng phụ Chính thống cũng than phiền vì cảnh sát Israel chỉ cho phép 500 người khác vào Cổ thành Jerusalem, đến khu vực Tòa Thượng phụ và khu vực ở bên trên Nhà thờ Thánh Mộ.
4. Suy tư về Tuần Thánh trong thời chiến
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau khi Putin xua quân xâm lược Ukraine, ông đã có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “Holy Week 2022: A Wartime Meditation”, nghĩa là “Suy tư về Tuần Thánh 2022 trong thời chiến”.
Trong cả lịch phụng vụ Rôma và Byzantine, Mùa Chay 2022 đều trùng khớp với một cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine. Cuộc chiến đó do Vladimir Putin của Nga phát động vì một mục tiêu đế quốc, hèn hạ. Nó đã được quân đội Nga tiến hành theo cách gợi lại sự man rợ của người La Mã, những người đã đóng đinh sáu nghìn nô lệ dọc theo Con đường Appian sau cuộc nổi dậy Spartacus. Đó là một câu chuyện cũ. Những kẻ bạo chúa không thể chịu đựng được sự thật về sự chuyên chế của chúng; chúng khủng bố để làm tan nát tinh thần của những người tìm kiếm tự do.
Vào tuần thứ ba của cuộc chiến, những người Công Giáo theo nghi thức Latinh đã đọc một đoạn trong bài bình luận của Thánh Augustinô về Thánh Vịnh 140 mà chắc chắn sẽ vang lên trong lòng các anh em Kitô giáo Đông phương của chúng ta ở Ukraine, cả Công Giáo và Chính thống giáo Đông phương:
“Lạy Chúa, con đã khóc với Chúa, xin hãy nghe con.” Đây là một lời cầu nguyện mà tất cả chúng ta đều cần đến. Đây không chỉ là lời cầu nguyện của cá nhân chúng ta, mà còn là lời cầu nguyện của toàn nhiệm thể Chúa Kitô. Đúng hơn, lời cầu nguyện ấy được kêu lên nhân danh nhiệm thể của Ngài. Khi Chúa Kitô trên dương thế, Ngài cầu nguyện trong bản chất con người của Ngài và nhân danh thân thể mình mà cầu nguyện với Cha; và khi Ngài cầu nguyện, những giọt máu đã rơi ra khỏi toàn thân Ngài. Vì vậy, Phúc âm viết: “Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.” (Lc 22:44) Máu chảy ra từ toàn thân Ngài ngày nay phải chăng là sự tử đạo của toàn thể Giáo hội?
Máu đã chảy ra từ cơ thể của Chúa Kitô, Giáo Hội ở Ukraine, trong tám tuần nay. Nó đã đổ ra từ cơ thể của những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Những người yêu nước Ukraine đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc của họ; Những người lính Nga đã ngã xuống vì những lý do mà họ không thể hiểu được, bởi vì cấp trên của họ đã nói dối họ về nhiệm vụ của họ. Những vết thương đẫm máu đã gây ra trên Thân thể của Chúa Kitô trong cuộc chiến này nhắc nhớ đến cảnh Chúa bị đáng đòn; những hành động tàn ác vô tâm gây ra cho dân thường nhắc nhở chúng ta về việc Ngài bị những kẻ tàn bạo đội vương miện bằng gai. Với Chúa Kitô, người dân Ukraine, những người chỉ yêu cầu được là chính mình, đã đi trên con đường đẫm máu dẫn đến đồi Canvê, nơi những kẻ gây ra đau khổ cho họ chế nhạo tuyên bố về căn tính của họ.
Những vết thương của Ukraine, đặc biệt là ở thành phố Mariupol ', gợi lên trong tâm trí chúng ta suy tư của một Tiến sĩ Hội Thánh khác, là Thánh Bernard thành Clairvaux. Tên của thành phố tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria được mô tả trong biểu tượng Hodegetria. Việc quân Nga tàn phá thành phố mang tên Đức Mẹ một cách dã man - bao gồm cả việc bắt cóc cư dân và trục xuất họ sang Nga - là một lời nhắc nhở sâu sắc về lý do tại sao Thánh Bernard đã dạy cho Giáo hội rằng Đức Mẹ là một vị tử đạo:
Sự tử đạo của Đức Trinh Nữ được nêu ra cả trong lời tiên tri của Simeon và trong câu chuyện thực tế về cuộc khổ nạn của Chúa chúng ta. Ông già thánh thiện nói về hài nhi Chúa Giêsu rằng “Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng,” và ông nói tiếp với Đức Maria, “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.”
Quả thật, hỡi Mẹ đầy ơn phúc, một thanh gươm đã đâm vào tim Mẹ. Vì chỉ bằng cách xuyên qua trái tim Mẹ, gươm mới có thể nhập vào thịt Con Mẹ. Thật vậy, sau khi Chúa Giêsu con M - người thuộc về tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là của Mẹ - đã từ bỏ mạng sống của mình, ngọn giáo độc ác không chừa cơ thể vô hồn của Người, đã xé toạc cạnh sườn Người. Rõ ràng nó không chạm vào tâm hồn Chúa và không thể làm hại Chúa, nhưng nó đã đâm vào trái tim Mẹ.... Vì vậy, bạo lực của nỗi buồn đã cắt qua trái tim của Mẹ, và chúng con gọi Mẹ một cách chính xác hơn là vị tử đạo, vì tác động của lòng trắc ẩn trong Mẹ đã vượt xa sức chịu đựng của đau khổ thể xác.
Việc chữa lành những vết thương về thể chất, tinh thần và tình cảm trong cuộc chiến này sẽ mất nhiều thời gian. Những vết thương đó bao gồm việc làm sai lệch lịch sử Kitô giáo của các nước Đông Slav, làm cơ sở cho nỗ lực của Nga nhằm tiêu diệt một quốc gia có chủ quyền: một quốc gia không gây ra mối đe dọa an ninh cho Mạc Tư Khoa, nhưng bằng sự tồn tại của nó, thách thức câu chuyện sai lệch mà các nhà lãnh đạo Nga - chính trị và, than ôi, cả tôn giáo - đã nói với người dân của họ quá lâu. Một quá trình chữa lành sẽ kéo dài. Dù thế nào, Ukraine đã trải qua một cuộc Khổ nạn quá sức trong Mùa Chay này.
Ngay từ đầu, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo hội Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và những người chân chính khác của Thiên Chúa đã công bố sự thật cứu rỗi rằng Lễ Phục sinh theo sau đồi Canvê. Vì vậy, chúng ta có thể vác thập tự giá của mình, dù đẫm máu đến đâu, với sự hiểu biết chắc chắn rằng sự chiến thắng của Chúa Kitô sẽ là của chúng ta nếu chúng ta trung thành với chính nghĩa của Ngài. Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, người có tên trong danh sách bị ám sát của Nga, đã trình bày điều đó với tài hùng biện rằng trong “nước rửa tội của sông Dnipro”, những tín hữu đó đã trở thành “thân thể của Chúa Kitô Phục sinh, mà sự chết không có quyền năng.”
Source:First Things