Ngày 28-04-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha: Ngày phán xét thúc đẩy chúng ta sống giây phút hiện tại tốt lành và bác ái hơn
Linh Tiến Khải
02:18 28/04/2013
Ngày phán xét không làm cho chúng ta sợ hãi, nhưng thúc đẩy chúng ta sống giây phút hiện tại tốt lành hơn, biết nhận ra Chúa nơi các anh chị em nghèo túng và yêu thương trợ giúp họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 24-5-2013. Trong số các đoàn hành hương hiện diện và được ngồi hai bên khán đài có phái đoàn 55 tín hữu Việt Nam, do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn hướng dẫn. Đức Thánh Cha đã chào phái đoàn như sau:

Tôi thân ái chào các khách hành hương Việt Nam dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.

Trong hài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ngày Chúa Giêsu Kitô quang lâm, như viết trong Kinh Tin Kinh: ”Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Đức thánh Cha nói: Lịch sử loài người đã bắt đầu với việc tạo dựng người nam và người nữ giống hình ảnh của Thiên Chúa, và kết thúc với việc phán xét sau hết của Chúa Kitô. Thường khi chúng ta quên hai cực này của lịch sử, và nhất là niềm tin vào việc trở lại của Chúa Kitô và ngày phán xét sau hết đôi khi không rõ ràng và vững vàng trong tim của các kitô hữu. Trong cuộc sống công khai Chúa Giêsu đã thường dừng lại trên thực tại này của lần trở lại sau cùng.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã suy tư về ba dụ ngôn giúp mình giải ý nghĩa của tín lý này: đó là dụ ngôn 10 trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể, dụ ngôn các nén bạc và văn bản nói về ngày phán xét sau hết. Cả ba văn bản đều thuộc diễn văn của Chúa Giêsu về ngày tận thế trong Phúc Âm thánh Mátthêu.

Với việc Lên Trời Con Thiên Chúa đã đem nhân tính của chúng ta mà Người đã nhận lấy lên gần Thiên Chúa Cha, và muốn kéo tất cả chúng ta đến với Người, muốn kêu gọi toàn thế giới được đón nhận trong vòng tay rộng mở của Thiên Chúa, để khi lịch sử kết thúc, toàn thực tại được giao cho Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, có ”thời gian tức khắc” giữa biến cố Chúa Kitô đến lần đầu và lần cuối, là thời gian chúng ta đang sống. Dụ ngôn mười trinh nữ nằm trong bối cảnh của ”thời gian tức khắc” này (x. Mt 25,1-13).

Đây là mười trinh nữ đang chờ Chàng Rể tới, nhưng chàng đến chậm và các cô thiếp ngủ. Khi nghe báo Chàng Rể đang tới, tất cả các cô chuẩn bị tiếp đón Chàng, nhưng trong khi các cô khôn ngoan có dầu để châm cho đèn, thì các cô khờ dại bị tắt đèn vì không có dầu; và trong khi họ tìm cách đến với Chàng Rể thì các trinh nữ khờ dại thấy cửa vào phòng tiệc cưới đã đóng. Họ kiên trì gõ cửa nhưng đã qúa muộn, Chàng Rể trả lời: Ta không biết các ngươi. Chàng Rể là Chúa, và thời gian chờ đợi Người tới là thời gian Chúa cho chúng ta, cho tất cả chúng ta, với sự thương xót và lòng kiên nhẫn, trước ngày Chúa đến lần sau hết; đó là một thời gian tỉnh thức, thời gian trong đó chúng ta phải giữ cho đèn của đức tin, đức cậy và đức mến được cháy sáng, trong đó chúng ta phải giữ cho con tim rộng mở cho sự thiện, cho vẻ đẹp và cho tình bác ái; đó là thời gian sống theo Thiên Chúa, bởi vì chúng ta không biết ngày giờ cuộc trở lại của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha giải thích giáo huấn của dụ ngôn như sau:

Điều đòi hỏi chúng ta là chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này, được chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ đẹp, cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu; nó có nghĩa là biết trông thấy các dấu chỉ sự hiện diện của Chúa, giữ cho đức tin của chúng ta được sống động, với lời cầu nguyện, với các Bí tích, tỉnh thức để đừng ngủ, để đừng quên Chúa. Cuộc sống của các kitô hữu ngủ là một cuộc sống buồn sầu, không phải là một cuộc sống hạnh phúc. Kitô hữu phải là người hạnh phúc, với niềm vui của Chúa Giêsu. Chúng ta đừng ngủ!

Dụ ngôn thứ hai là dụ ngôn các nén bạc, khiến chúng ta suy tư về tương quan giữa việc chúng ta dùng các ơn nhận được từ Thiên Chúa như thế nào và việc trở lại của Người, trong đó Người sẽ hỏi chúng ta đã dùng các ơn ấy ra sao (x. Mt 25,14-30). Chúng ta biết rõ dụ ngôn: trước khi đi xa, ông chủ trao cho mỗi đầy tớ vài nén bạc, để chúng được sử dụng trong lúc ông vắng nhà. Ông giao cho người thứ nhất năm nén, người thứ hai hai nén và ngươi thứ ba một nén. Trong thời gian ông đi vắng hai người dầu tiên làm cho các nén bạc sinh lợi, trong khi người thứ ba thích chôn nén bạc của mình và trả lại nguyên vẹn cho chủ. Khi chủ về ông xét xử công việc của họ: ông khen ngợi hai người đầu, trong khi người thứ ba bị đuổi ra ngoài trong tối tăm vì anh ta đã dấu nén bạc vì sợ hãi, và khép kín trong chính mình. Một kitô hữu khép kín trong chính mình, chôn dấu tất cả nhữmg gì Chúa đã ban cho không là một kitô hữu. Đó là một kitô hữu không cám ơn Chúa về tất cả những gì Chúa đã ban cho họ. Đức Thánh Cha giải thích giáo huấn của dụ ngôn như sau:

Điều này nói với chúng ta rằng sự chờ đợi Chúa trở lại là thời gian của hành động - chúng ta đang sống trong thời gian hành động - thời gian, trong đó sinh hoa trái các ơn Chúa ban cho chúng ta, không phải cho chính chúng ta, nhưng là cho Chúa, cho Giáo Hội, cho những người khác, là thời gian trong đó luôn tìm cách gia tăng sự thiện trong thế giới. Và một cách đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng ngày nay, điều quan trọng là không khép kín trong chính mình, bằng cách chôn dấu nén bạc, các phong phú tinh thần, trí tuệ, vật chất của mình, tất cả những gì mà Chúa đã ban cho chúng ta, nhưng phải mở ra, liên đới, chú ý tới người khác. Trong quảng trưởng tôi trông thấy nhiều người trẻ, có đúng thế không? Có nhiều người trẻ phải không? Người trẻ ở đâu rồi? Với các con là những người còn đang ở lúc khởi đầu của con đường cuộc sống cha xin hỏi: Các con đã nghĩ tới các nén bạc Thiên Chúa đã ban cho các con chưa? Các con đã nghĩ có thể dùng chúng để phục vụ tha nhân chưa? Đừng chôn dấu các nẻn bạc! Hãy đánh cá chúng trên các lý tưởng lớn, các lý tưởng rộng mở con tim, các lý tưởng phụng sự khiến cho các nén bạc của các con phong phú. Cuộc sống không được ban cho để chúng ta khư khư giữ nó cho chính mình, mà được ban để chúng ta cho đi. Các người trẻ thân mến, hãy có một tâm hồn cao thượng! Đừng sợ hãi mơ tưởng các điều vĩ đại!

Sau cùng là một lời liên quan tới sự phán xét sau hết, trong đó được miêu tả lần đến thứ hai của Chúa, khi Người sẽ phán xét tất cả mọi người kẻ sống và người chết (x. Mt 25,31-46). Hình ảnh được thánh sử dùng là hình ảnh của người mục tử tách chiên khỏi dê. Bên phải được đặt những người đã hành động theo ý muốn của Thiên Chúa, cứu giúp tha nhân đói khát, khách lạ, trần truồng, yếu đau, bị cầm tù - tôi đã nói ”khách lạ”: tôi nghĩ tới tất cả các người nước ngoài ở trong giáo phận Roma này, chúng ta phải làm gì cho họ? - trong khi đi về bên trái là những kẻ đã không cứu giúp tha nhân. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa sự phân cách này như sau:

Điều này nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ bị Thiên Chúa phán xử theo tình bác ái, theo cách chúng ta sẽ yêu thương các anh chị em của chúng ta, đặc biệt là những người yếu đuối và cần được giúp đỡ. Chắc chắn chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng chúng ta được biện minh, chúng ta được cứu rỗi nhờ ơn thánh, vì một hành động của tình yêu thương nhưng không của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn đi trước chúng ta; một mình chúng ta không thể làm được gì. Đức tin trước hết là một ơn mà chúng ta đã nhận được. Nhưng để mang hoa trái ơn thánh Chúa luôn luôn đòi hỏi chúng ta rộng mở cho Người, câu trả lời tự do và cụ thể của chúng ta. Chúa Kitô đến để đem lại cho chúng ta lòng thương xót của Thiên Chúa là Đấng cứu thoát. Chúng ta được yêu cầu tín thác nơi Người, đáp trả lại ơn tình yêu của Người với một cuộc sống tốt lành, gồm các hành động được linh hoạt bởi đức tin và tình yêu thương.

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến nhìn vào sự phán xét sau hết không bao giờ làm chúng ta sợ hãi; đúng hơn nó thúc đẩy chúng ta sống hiện tại tốt lành hơn. Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta thời gian này với lòng thương xót và sự kiên nhẫn, để chúng ta học nhận biết Người mỗi ngày nơi các anh chị em nghèo túng và bé nhỏ, để chúng ta làm việc thiện và tỉnh thức trong lời cầu nguyện và trong tình yêu thương. Ước chi vào cuối cuộc đời mình và khi lịch sử kết thúc Chúa có thể thừa nhận chúng ta như các đầy tớ tốt lành và trung tín của Người.

Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào người trẻ và khuyến khích họ tận dụng mọi khả năng và tài khéo Chúa ban để xây dựng Nước Chúa, Giáo Hội rất cần đến họ. Sau cùng ngài cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Một số hoạt động chính của Đức Thánh Cha từ đây đến hết năm 2013
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
02:25 28/04/2013
VATICAN- Trong khuôn khổ cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 24/04/2013 vừa qua, cha Frederico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã cho giới ký giả biết một số diễn biến tại Vatican cũng như những việc liên quan đến các hoạt động của Đức Thánh Cha Phanxicô trong suốt năm 2013 này.

Trước hết, vị tu sĩ Dòng Tên cho biết, vào khoảng cuối Tháng Tư và đầu Tháng Năm, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ rời dinh thự Castel Gandolfo để trở về Vatican và cư ngụ tại Đan viện Mẹ Giáo Hội. Về phần mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn tiếp tục ở lại nhà trọ Thánh Martha. Cho đến hiện nay, ngài không muốn thay đổi chỗ ở và chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này. Đức Thánh Cha Phanxicô cảm thấy dễ chịu khi sống tại nhà khách thánh Martha. Tại đây, ngài dâng thánh lễ hàng ngày lúc 7 giờ sáng cho nhiều nhân viên làm việc tại Vatican cùng với những vị khách mời khác nhau. Sau thánh lễ, tại nhà ăn dù có chuẩn bị cho ngài một bàn ăn sáng riêng, nhưng Đức Thánh Cha thích ngồi ăn chung tại bàn đã có sẵn người ngồi để nói chuyện với họ.

Vị Phát ngôn viên Tòa Thánh cũng không loại trừ trường hợp Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ công bố thông điệp đầu tiên của mình vào cuối năm nay. Cha Lombardi cũng gợi lại rằng chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã soạn thảo bố cục tài liệu về chủ đề Năm Đức Tin.

Cha Lombardi cũng xác nhận rằng trong năm 2013, Đức Thánh Cha chỉ thực hiện duy nhất chuyến tông du nước ngoài vào cuối tháng Bảy tại thủ đô Rio de Janeiro, Brazil, dịp Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ vốn đã được ấn định từ trước.

Ngoài ra, chuyến viếng thăm trong nước Italia tới đây của Đức Thánh Cha rất có thể là quê hương Assisi của thánh Phanxicô Khó Khăn trước khi kết thúc niên lịch dân sự 2013. Trong chuyến Ad Limina của các giám mục vùng Umbria, Italia, hôm Thứ Hai 22.04.2013 vừa rồi, Đức Cha Domenico Sorrentino, giám mục giáo phận Assisi đã nhấn mạnh mối liên hệ đặc biệt giữa Assisi và Đức Giáo Hoàng, đồng thời ngỏ lời mời ngài viếng thăm địa điểm này vào dịp lễ thánh Phanxicô được mừng vào ngày 4 tháng Mười.
 
Đức Giáo Hoàng và lòng biết ơn: Một câu chuyện tình nghiã kéo dài trên 30 năm.
Trần Mạnh Trác
02:18 28/04/2013
Thêm một dấu tích về các nhân đức cuả vị cha chung cuả chúng ta.

Chúng ta đã nghe việc ngài bất ngờ gọi điện thoại hỏi thăm nhiều người chứng tỏ tuy ngài đang đảm trách một chức vụ và địa vị mới nhưng 'trước sau vẫn như một', ngài không quên những người bạn cũ. Chúng ta cũng đã từng nghe việc ngài để dành những sợi dây 'cao su' cột các tờ báo hằng ngày và trả lại cho chủ sạp đủ 30 cái khi tới thanh toán tiền báo cuối tháng. Ngài không chỉ tiết kiệm cho mình, nhưng còn nghĩ cho những người chung quanh, dù đó chỉ là một lợi ích nhỏ nhoi.

Hôm nay, một thầy trợ sĩ dòng Tên đang phục vụ tại trường San Miguel ở Buenos Aires cho biết Đức Thánh Cha quí trọng lòng biết ơn và luôn ghi nhớ trong lòng nghiã cử biết ơn cuả người khác. Trường hợp của Thầy thì câu chuyện tình nghiã về một tiếng cám ơn đã kéo dài được 34 năm kể từ năm 1979.

Thầy Mario Rafael Rausch cho biết 2 năm sau khi vào dòng Thầy đã viết một lá thư cho Đức Giáo Hoàng, lúc đó còn là Cha Jorge Bergoglio giám tỉnh ở Argentina, để cám ơn ngài đã giúp đỡ Thầy những năm tu tập và đồng thời cũng bày tỏ sự cảm kích về việc ngài đã lo cho giáo tỉnh được 6 năm rồi.

Bốn ngày sau, vào tháng Mười Hai năm 1979, Thầy nhận được hồi âm cuả Cha Bergoglio.

"Lá thư ngày 08 tháng 12 cuả Thầy là một lá thư đầy tình nghĩa, lòng biết ơn là một nhân đức mà Thánh Inhaxiô mong ước được thấy ở các sĩ tử cuả Dòng Tên," vị Giáo Hoàng tương lai viết.

"Biết nói lên tiếng cảm ơn với bề trên và với anh em là một dấu hiệu cho thấy con tim của mình đã biết tạ ơn Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và một trái tim biết ơn thì luôn luôn là một nguồn ân sủng cho toàn bộ cơ thể của xã hội và Giáo Hội."

Vị giám tỉnh (ĐGH) khuyến khích Thầy Rausch "hãy cảm tạ Chúa vì rất nhiều ân sủng Ngài đã ban cho Thầy -Gia đình của Thầy, ơn gọi của Thầy, nhà tập, lòng sùng đạo, những nhân đức" Ngài cũng khuyến khích việc tri ân các Thánh vì các gương sáng và tri ân các thành viên khác trong nhà dòng.

"Và sau cùng, hãy dâng lời cảm tạ thật nhiều, để xin Chúa giúp Thầy luôn luôn giữ một cuộc sống tốt lành."

Thầy Rausch cho biết vẫn còn giữ lá thư đó, và rất trân quí nó.

Thầy còn cho biết rằng Cha Bergoglio không chỉ trả lời bằng thư mà thôi, nhưng ngài cũng gọi điện cho Thầy vào mỗi ngày sinh nhật. Năm nay cũng vậy, Thầy mới nhận được một điện thoại từ Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 23.

"Đức Thánh Cha gọi điện cho tôi để chào hỏi cũng giống như ngài vẫn làm vào ngày đó trong nhiều năm. Ngài đã làm những việc như thế này vì ngài rất có lòng với nhiều người, " Thầy Rausch nói.

Cô thư ký của trường, cô Raquel Beterette, đã xúc động khi nhấc điện thoại và nhận ra giọng nói của Đức Giáo Hoàng.

"Cô ấy chuyển đường dây cho tôi khi tôi đang làm việc tại xưởng đóng sách, và cô ấy vẫn còn đầy ngạc nhiên chỉ nói được một lời, 'Đức Giáo Hoàng gọi! '"Thầy Rausch nói.

"'Chúc mừng sinh nhật', ĐGH nói với tôi. Và tôi nói: 'Cha Jorge mạnh gỉoi chứ? ý quên, bây giờ là ĐGH Francis chứ.' ĐGH vẫn thích mọi người gọi ngài là Cha Jorge, như mọi khi."

"Ngài có vẻ hạnh phúc và trong tâm trạng sẵn sàng pha trò," Thầy Rausch nhớ lại. "Nhưng chúng tôi đã không nói chuyện lâu vì đó là một diện thoại viễn liên và tôi cố gắng để nói ngắn gọn, bởi vì tôi biết rằng tuy ngài rất chu đáo, nhưng cũng rất khắc khổ, vì vậy cuộc trò chuyện thì rất ngắn."

Thầy Rausch cho biết thầy không ngạc nhiên khi được tin Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm Giáo Hoàng. Cuộc bầu cử đã mang lại niềm vui lớn lao vì Đức Thánh Cha Phanxicô là một "thầy dạy tốt, người cha tốt, một người anh và cũng là một người bạn."
 
Top Stories
Homily of Pope Francis celebrating Confirmation Mass
VIS
18:51 28/04/2013
2013-04-28 - Below is an English language translation of the Pope's Homily at Holy Mass in St Peter's Square with the Rite of Confirmation.

Dear Brothers and Sisters,

Dear Confirmands,I would like to offer three short and simple thoughts for your reflection.

1. In the second reading, we listened to the beautiful vision of Saint John: new heavens and a new earth, and then the Holy City coming down from God. All is new, changed into good, beauty and truth; there are no more tears or mourning… This is the work of the Holy Spirit: he brings us the new things of God. He comes to us and makes all things new; he changes us. The Spirit changes us! And Saint John’s vision reminds us that all of us are journeying towards the heavenly Jerusalem, the ultimate newness which awaits us and all reality, the happy day when we will see the Lord’s face – that marvelous face, the most beautiful face of the Lord Jesus - and be with him for ever, in his love.

You see, the new things of God are not like the novelties of this world, all of which are temporary; they come and go, and we keep looking for more. The new things which God gives to our lives are lasting, not only in the future, when we will be with him, but today as well. God is even now making all things new; the Holy Spirit is truly transforming us, and through us he also wants to transform the world in which we live. Let us open the doors to the Spirit, let ourselves be guided by him, and allow God’s constant help to make us new men and women, inspired by the love of God which the Holy Spirit bestows on us! How beautiful it would be if each of you, every evening, could say: Today at school, at home, at work, guided by God, I showed a sign of love towards one of my friends, my parents, an older person! How beautiful!

2. A second thought. In the first reading Paul and Barnabas say that “we must undergo many trials if we are to enter the kingdom of God” (Acts 14:22). The journey of the Church, and our own personal journeys as Christians, are not always easy; they meet with difficulties and trials. To follow the Lord, to let his Spirit transform the shadowy parts of our lives, our ungodly ways of acting, and cleanse us of our sins, is to set out on a path with many obstacles, both in the world around us but also within us, in the heart. But difficulties and trials are part of the path that leads to God’s glory, just as they were for Jesus, who was glorified on the cross; we will always encounter them in life! Do not be discouraged! We have the power of the Holy Spirit to overcome these trials!

3. And here I come to my last point. It is an invitation which I make to you, young confirmandi, and to all present. Remain steadfast in the journey of faith, with firm hope in the Lord. This is the secret of our journey! He gives us the courage to swim against the tide. Pay attention, my young friends: to go against the current; this is good for the heart, but we need courage to swim against the tide. Jesus gives us this courage! There are no difficulties, trials or misunderstandings to fear, provided we remain united to God as branches to the vine, provided we do not lose our friendship with him, provided we make ever more room for him in our lives. This is especially so whenever we feel poor, weak and sinful, because God grants strength to our weakness, riches to our poverty, conversion and forgiveness to our sinfulness. The Lord is so rich in mercy: every time, if we go to him, he forgives us. Let us trust in God’s work! With him we can do great things; he will give us the joy of being his disciples, his witnesses. Commit yourselves to great ideals, to the most important things. We Christians were not chosen by the Lord for little things; push onwards toward the highest principles. Stake your lives on noble ideals, my dear young people!

The new things of God, the trials of life, remaining steadfast in the Lord. Dear friends, let us open wide the door of our lives to the new things of God which the Holy Spirit gives us. May he transform us, confirm us in our trials, strengthen our union with the Lord, our steadfastness in him: this is a true joy! So may it be.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Quốc hận 30 tháng Tư - Thánh Lễ cầu nguyện cho tổ quốc Việt Nam tại Perth, Australia
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
07:41 28/04/2013
Nhân dịp Quốc Hận 30 tháng Tư 2013, các linh mục Việt Nam tại Perth đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho tự do trên quê hương Việt Nam, cầu nguyện cho đồng bào đã hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển vì lý tưởng tự do, và tạ ơn cho đã cho cộng đoàn đến được đến bến bờ tự do và an cư lạc nghiệp trên quê hương mới.

Nghi thức tưởng niệm các chiến sĩ Việt, Úc và đồng bào hy sinh vì lý tưởng tự do tại đài Chiến Sĩ Tự Do



Kính thưa toàn thể quý vị,

Đã 38 năm trôi qua sau ngày 30.4. 1975, nhiều người Úc thắc mắc sao chúng ta vẫn đau buồn nhắc đến mãi, tại sao chúng ta lại không quên hay tha thứ?

Không, ngàn đời chúng ta không quên biến cố này. Chúng ta mất tổ quốc về tay một quân đội tàn ác chẳng ra gì, và đám Hà Nội láo khoét mà ngay cả tới ngày hôm nay chúng vẫn tai tiếng khắp thế giới là vi phạm nhân quyền, tham nhũng thối nát hết phương cứu chữa, ngăn cấm tự do tư tưởng, bắt bớ những người bất đồng chính kiến, cướp đất dân nghèo, kiểm duyệt báo chí và mạng điện tử, xử dụng toà án như công cụ bảo vệ đảng chứ không phải bảo vệ công dân như hiến pháp của chúng đã viết rất rõ.

Không, chúng ta chẳng bao giờ quên được ngày Saigon thất thủ chỉ vì đồng minh cắt hết nguồn viện trợ quân sự,. Việt cộng chưa bao giờ thắng được 1 trận đánh nào quan trọng, chỉ cho đến lúc bị đồng minh bỏ rơi.

Không, chúng ta chẳng bao giờ quên được hơn nửa triệu nông dân vô tội làm lụng vất vả nhưng bị hồ chí minh và lâu la quy cho là địa chủ rồi bị giết chết thê thảm trong cái gọi là Cải Cách Ruộng Đất từ năm 1956 đến năm1958 ở miền Bắc. Rồi vì thế mà hơn 2 triệu người đã chạy vào miền Nam khi hiệp định Geneve trao miền Bắc cho cộng sản ?. Nhiều người từ những vùng quê bị giết vì chạy theo dòng người di tản. Hơn 2 ngàn dân vùng Nam Định ra bờ biển chờ tàu Pháp tới vớt đã chết đuối khi thuỷ triều lên, vì bị đại liên cộng sản trên bờ bắn chết không cho trở lại. Tàu tới trễ. Không môt ai sống sót.

Làm sao chúng ta quên hay tha thứ khi những tội ác diệt chủng của cộng sản bắc Việt nhiều tới độ kể ra cả ngày cũng chưa hết.

Làm sao chúng ta quên được khi hơn 400,000 người di tản bỏ xác trên rừng và ngoài biển trong cuộc bỏ chạy chế độ bạo tàn vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc sau 1975.

Làm sao chúng ta quên được khi 1,2 triệu quân cán chính của VNCH đã bị trả thù trong các trại tù nguỵ danh Học Tập Cải tạo, bị tra tấn ngược đãi, bị lao động khổ sai mà chỉ được một khẩu phần ăn vô nhân đạo và không hề có y tế thuốc men gì cả. Cả rừng người đã chết và đau đớn nhất là thân nhân cũng chẳng bao giờ tìm được nấm mồ của họ.

Làm sao chúng ta tha thứ được khi những thế hệ trẻ sinh ra sau 1975 cũng bị tù tội chỉ vì chống đối chính quyền không thực thi những gì viết trong hiến pháp. Những gì viết trong hiến pháp và trong tuyên ngôn độc lập mà hồ chí minh đọc năm 1945 chỉ là lừa bịp và láo khoét, chỉ để triển lãm, không phải để thi hành.

Làm sao chúng ta tha thứ được khi những mỹ từ như: độc lập, tự do, nhân quyền, dân chủ bị cấm tuyệt đối. Những nhạc sĩ trẻ như Việt Khang bị tù chỉ vì hát lên nỗi xót xa mất tự do và đất nước bị Trung cộng nô lệ hoá. Những nhà bất đồng chính trị bị giam bằng những tội danh bịa đặt, những vị lãnh đạo tinh thần bị trù dập như Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Hoà Thượng Thích Quảng Độ, chỉ vì dám nói lên bộ mặt thật của hồ chí minh mà đám đệ tử vô luân. Đảng cộng sản nắm độc quyền cai trị để bảo vệ tài sản của đảng viên và sẵn sàng nghiền nát những ai cản đường chúng.

Làm sao chúng ta quên được khi tổ quốc yêu dấu tổ tiên ngàn đời khổ công xây dựng giờ đây bị Trung cộng ngang nhiên chiếm lãnh. Đây là chính sách ăn cướp của Trung cộng để đòi nợ chiến tranh mà hồ chí minh đã vay mượn và đảng cộng sản vì muốn giữ thể diện nên hễ ai nói đến là chúng bỏ tù. Chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam thật đáng sợ: thà mất nước chứ không mất đảng.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những lực lượng đối kháng trong nước như khối 8406, sinh viên, trí thức, hoạt động nhân quyền, tổ chức chính trị, nông dân, tôn giáo, quân đội, truyền thông…thành công trong việc thay thế bạo quyền cộng sản bằng dân chủ tự do, như những quốc gia Đông Âu gần đây đã làm.

Cuối cùng, chúng tôi hy vọng quý vị giờ đây đã hiểu tại sao chúng tôi vẫn tưởng niệm Tháng Tư Đen. Chúng tôi kêu gọi lương tâm của nước Úc trợ giúp để giải cứu Việt Nam.

Xin cám ơn quý vị.

BS Nguyễn Anh Dũng. CT, CĐ NVTDUC / TU
 
Lễ Quan Thầy Sinh Viên Công giáo Vinh: Đức Tin Hành Động
Joseph Kim Cương
11:17 28/04/2013
Vào chiều và tối ngày 27/4/2013 đông đảo các bạn sinh viên công giáo đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố vinh và các vùng lân cận đã quy tụ về thánh đường giáo xứ Cầu Rầm để mừng lễ kính thánh Anselmo-Quan thầy sinh viên công giáo Vinh.

Xem hình ảnh

Giáo hội đang sống trong những ngày trọng đại mừng Chúa khải hoàn và hồng ân của năm đức tin, điều đó càng làm cho thánh lễ quan thầy của sinh viên công giáo vinh càng trở nên long trọng và thêm phần ý nghĩa hơn. Thánh lễ do Cha đặc trách sinh viên Fx. Nguyễn Minh Đức chủ tế, đồng tế với ngài có cha phó trưởng ban truyền thông giáo phận JB Nguyễn Quốc Tuấn và cha quản hạt Cầu Rầm Fx. Hoàng Sĩ Hướng. Ngoài ra, tới tham dự thánh lễ còn có đông đảo quí vị ân nhân, các anh chị cựu sinh viên và hơn 900 bạn sinh viên. Đăc biệt, trong thánh lễ quan thầy năm nay có sự hiện diện của các bạn sinh viên đến từ sinh viên công giáo Hà Tĩnh và Cộng Đoàn Vinh tại Hà Nội.

Trong cái nắng nhẹ nhàng của những ngày đầu mùa hạ với những cơn gió nồm như làm tan biến đi mọi nỗi nhọc nhằn, vất vả nơi giảng đường để nhường lại cho sự ấm áp của tình huynh đệ, của sự nhiệt huyết và sáng tạo của tuổi trẻ. Chương trình thánh lễ năm nay được bắt đầu với bài thuyết trình của cha GB Nguyễn Quốc Tuấn với chủ đề “ Sinh viên với năm đức tin”. Trong bài thuyết trình của mình, Cha đã cho các bạn sinh viên thấy rõ thực trạng đời sống đức tin của các bạn trẻ hiện nay. Sống giữa một xã hội mà Đức Chân Phước Gioan Phao Lô II đã nói “nền văn minh của sự chết”, thì đời sống đức tin của các bạn trẻ, cách riêng là các bạn sinh viên càng trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Từ đó, mượn lời của Đức Cha Phụ tá TGP Sài Gòn Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Cha nhắn nhủ các bạn sinh viên: “Giới trẻ chúng con nên sống có ý thức và trân trọng giữ gìn đức tin, dưới tác động của Chúa, tất cả mọi người cố gắng sống tốt hơn, góp phần tích cực vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho mọi người như lời thánh Phaolô: Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa” (2Cr 4, 5)”. Các bạn hãy dùng hết năng lực của mình để cố gắng học tập, trau dồi đời sống đức tin để mai này là những trụ cột của Giáo Hội và xã hội.

“Con tiến vào đền thánh, dâng lên lời ca ngọt ngào, dâng lên lời thơ ngọt ngào với tấm lòng cảm mến xiết bao. Con tiến vào đền thánh, lòng con vui mừng hòa ca, trong tình cha thương đậm đà, dâng trước nhan ngài tình yêu thiết tha...”. Bài hát ca nhập lễ vang lên như lột tả hết ý nghĩa của ngày lễ bổn mạng hôm nay, đó chính là tâm tình tri ân và cảm tạ. Giảng trong thánh lễ, Cha đặc trách sinh viên khắc họa hình ảnh Thánh Anselmo-một vị Thánh của tri thức, một vị mục tử tận tình, hết lòng yêu thương đoàn chiên, khôn ngoan và nhất quyết bênh vực quyền tự do của Giáo Hội. Từ đó, ngài mời gọi các bạn sinh viên hãy học nơi thánh bổn mạng của mình, cố gắng học hỏi để sống đức tin vững vàng hơn, hãy trau dồi đức ái bằng cách yêu thương anh em và hi sinh phục vụ nhiều hơn như khẩu hiệu của sinh viên Vinh là hiệp nhất - tin yêu – phục vụ. Cha đặc trách cũng mời gọi các bạn sinh viên hãy mặc lấy tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân tất các mọi người bằng cách này hay cách khác đã nâng đỡ để chúng ta có ngày hôm nay.

Sau giờ cơm tối, chương trình được tiếp tục với cuộc thi SV 2013 với chủ đề “Đức Tin Hành Động”. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng các tiết mục tham gia dự thi đã mang đến cho khán giả những cảm xúc đặc biệt. Sân khấu đêm nay dường như không phải là một sân khấu nghệ thuật bình thưỡng nữa mà như là một xã hội thu nhỏ phản ánh cuộc sống của sinh viên trong xã hội hôm nay. Đó là những cạm bẫy trong đời sống sinh viên như tiết mục “ Bước chân sa ngã” của tổ Cao Đẳng Sư Phạm, “ Một lần lầm lỡ” của tổ Trung Tâm, “ Sống thử” của tổ Vinh Thanh, “Bản tin SV” của tổ Kinh Tế. Đó là những quyết tâm của các bạn sinh viên trong Năm Đức Tin này như tiết mục “Hành động vì đức tin” của tổ Anre, “Hãy trở về” của tổ Bến Thủy, “Tiếng Chuông” của tổ Trường Thi. Đó là những thao thức, những tâm tình của mỗi bạn sinh viên như thánh Phaolô xưa qua tiết mục “Lạy Chúa con phải làm gì” của tổ Kỹ Thuật.

Trong niềm vui hân hoan mừng thánh lễ bổn mạng, sinh viên công giáo Vinh còn được thưởng thức những tiết mục giao lưu đến từ sinh viên công giáo Hà Tĩnh và Cộng Đoàn Vinh tại Hà Nội. Đặc biệt, khán giả còn được lắng nghe những tâm sự và được thưởng thức giọng hát ấm áp của anh GB Dương Quyết Thắng sau khi trở về từ cuộc thi Vietnam’s Got Talent.

Kết thúc đêm thi, Cha Phêrô Nguyễn Đoài đã thay mặt Ban Giám Khảo công bố kết quả cuộc thi.

Hình ảnh những sinh viên ra về muôn phương như gợi lên một hình ảnh đẹp đẽ về sứ vụ mà các Kitô hữu mang trên vai, cách riêng là các bạn sinh viên. Chia tay nhau nhưng trên môi các bạn vẫn vang lên câu hát như một lời nguyện ước “Cùng Anselmo mẫu gương đời ta, vang ca tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngày mai ta sẽ tới những miền xa,mang đến cho đời bao mộng ước tương lai...không quên ơn nghĩa tình dưỡng nuôi, luôn luôn ghi nhớ trong cuộc đời những lời giảng hôm nao cho niềm tin rạng ngời, cuộc sống luôn đẹp tươi.”
 
Giáo xứ Chợ Chiều, GP Đà Nẵng, mừng lễ bổn mạng
Toma Trương Văn Ân
11:37 28/04/2013
Giáo xứ Chợ Chiều trước đây là Giáo họ của Giáo xứ Sơn Trà, nhận Lễ Thánh Giuse thợ ngày 1 tháng 5 hằng năm làm lễ bổn mạng.Thánh đường mang Thánh hiệu Thánh Giuse Lao Công, địa chỉ 117 Ngô Quyền Đà Nẵng, do Cha Vinh sơn Trần Quang Điềm quản xứ Sơn Trà ( từ 11.1959 đến 10.1969) xây dưng năm 1960 , diện tích khoản hơn 200 m2 trong khuôn viên 1248 m2, ngôi Thánh đường hiện nay vẫn còn .

Qua những lần chỉnh trang quy hoạch và nâng cấp mở rộng đường Ngô Quyền, diện tích đất thu hẹp (còn khoản hơn 600m2), đường tiến sát đến tiền sảnh Thánh đường và được nâng cao gần đến mái , tạo cảm giác như nhà thờ hầm.

Để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại, Lễ Kim Khánh thành lập Giáo phận Đà Nẵng (01.5.2013) và Năm Thánh Giáo phận (18.01.2013 – 18.1.2015) , trong đợt thuyên chuyển và bổ nhiệm Giáo vụ của Tòa Giám Mục Đà Nẵng tháng 9 . 2012, Giáo họ Chợ Chiều được nâng lên thành Giáo xứ Chợ Chiều , Giáo dân khoảng hơn 500 người , Cha Fx Nguyễn Văn Thịnh được bổ nhiệm làm Cha sở tiên khởi .

Sau hơn 50 năm thành lập, qua nhiều biến động lịch sử và địa hình, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, ngôi nhà thờ trở nên nhỏ bé , nóng bụi về mùa hè , ẩm thấp với mùa đông. Không có phòng cho thiếu nhi học Giáo lý, phòng ở Cha sở tương đối “ khiêm tốn.”

Ngày ĐGM Giáo phận đưa Cha sở tiên khởi đến nhận nhiệm sở, niềm vui háo hức thể hiện trên nét mặt mỗi người. Có người thổ lộ : “ .. lâu nay là họ lẻ , nay lên Giáo xứ bằng chị bằng em, hãnh diện lắm , sung sướng lắm…”. Mỗi người góp những phần nhỏ bé bằng lời cầu nguyện, tài lực và vật lực của mình để mầm cây Giáo xứ phát triển.

Lễ mừng bổn mạng lần thứ nhất:

17 giờ chiều thứ bảy( 27 / 4 / 2013), ĐGM Giuse Giám Mục Giáo phận đã đến dâng Thánh lễ Thánh Giuse Lao Công, mừng bổn mạng Giáo xứ ( mừng trước vì 1 . 5 . 2013 trùng dịp lễ mừng kim khánh Giáo phận). Cùng đồng tế với Ngài có Cha Giuse Nguyễn Văn Thông ( Quản xứ Sơn Trà ), Cha GB Hồ Thái Sơn ( Phụ tá Chính Tòa) , Cha Bonaventura Mai Thái ( Quản hạt Hội An, Giám đốc TTMV), Cha Phê-rô Trần Đức Cường ( Ban Ơn gọi) và Cha Quản xứ Fx Nguyễn Văn Thịnh.

Trong phần chia sẻ, ĐGM khai mở cho mọi người hiện diện thấy công trình Sáng tạo, Thiên Chúa là Đấng toàn mỹ , nhưng vì yêu thương mỗi người, mọi loài mà Ba Ngôi Thiên Chúa hằng làm việc….. mỗi người phải là những người chủ những phần nhỏ trong công trình Sáng tạo đó… giá trị của lao động ở chổ ta đã làm gì cho anh em , cho ông bà cha mẹ vợ chồng con cháu , khi làm việc vì yêu thương sẽ thấy công việc bớt nhọc nhằn …. Ngài cũng mời gọi sự cộng tác của cộng đoàn Giáo xứ trong công việc chung vì yêu thương nhau , vì xây dựng Giáo hội đia phương . Trong mọi công việc bình thường của cuộc sống , người Tín hữu như tác nhân tốt giữa anh em Lương dân xung quanh, đem Chúa đến cho anh em bằng chính cuộc sống của mình.

Cuối Thánh Lễ, vị Đại diện Giáo xứ cám ơn ĐGM , Quý Cha đồng tế , quý Tu Sỹ , Quý Khách đã đến dâng Thánh Lễ cầu nguyện , chung chia niềm vui với Giáo xứ. Dịp này Ông cũng báo cáo những tiến triển tốt của Giáo xứ trong 6 tháng mới thành lập : mời gọi các vị cộng tác trong việc Mục vụ điều hành Giáo xứ , Giáo họ , các giới. Thành lập hai Giáo họ ( Giáo họ Phao Lô và Giáo họ Mân côi ), Giới Người Cha , đoàn Thiếu nhi Thánh Thể, và hôm nay cũng ra mắt đại diện Giới Người Mẹ . Ông cũng đại diện Giáo xứ tỏ chân thành và vui mừng lần đầu tiên Giáo xứ mừng Lễ Bổn Mạng. Một bó hoa thắm tỏ lòng con thảo dấng lên ĐGM gói gọn yêu thương tín thác vào Thiên Chúa.

ĐGM Giuse ban phép lành trọng thể với Ơn toàn xá trong Năm Thánh Giáo phận kết thúc Thánh lễ, sau đó tiệc mừng nồng thắm yêu thương làm tràn dạt dào hạnh phúc nơi mọi người.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện đi tìm Tự Do
Bảo Giang
05:34 28/04/2013
Người ta vẫn thường bảo, Tự Do là ánh sáng của cuộc sống. Hơn thế, có thể được đánh giá là hơi thở chân thật của con người. Theo đó, không có một cá nhân nào được sinh ra ở dưới bầu trời này mà lại không muốn có được Tự Do. Tự Do trong hơi thở, Tự Do trong lời nói. Tự Do trong việc xây dựng đời sống và Tự Do trong niềm tin tôn giáo. Và không có một thời nào mà con người ngừng đi tìm kiếm sự tự do. Chính ước muốn có sự Tự Do, con người đã phải trốn chạy sự bạo tàn, hay đứng dậy, lấy máu xương mình mà đạp đổ mọi ách thống trị từ quân chủ chuyên chế, đến cộng sản để giái thoát con người khỏi ách nô lệ, áp bức.

- Liệu Ở Việt Nam ta có ngoại lệ không?

- Không! Sẽ chẳng bao giờ có ngoại lệ. Hơn thế, người Việt Nam còn là những chứng nhân trong phương cách phải chọn lựa này.

Thật vậy, ngay từ ngày 3-2-1930, sau khi Hồ chí Minh nhận lệnh Tầu, Nga để lập tổ cộng sản Đông Dương ở trên phần đất Việt Nam thì chả có một người Việt Nam nào mà không học được chữ chạy. Chạy trốn cộng sản, chạy trốn bạo tàn, chạy đi tìm Tự Do. Mà một trong những cuộc chạy đi tìm Tự Do vĩ đại nhất trong lịch sử là cuộc di cư của hơn một triệu đồng bào miền Bắc vào Nam năm 1954. Họ rời miền Bắc, bỏ lại quê cha đất tổ, vì phần đất này sẽ nằm trong tay của ông Hồ Chí Minh và cộng sản vào sau tháng 7năm 1954.

Họ bỏ làng thôn, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, chạy từ Bắc vào Nam mà vẫn chưa yên. Bởi lẽ, Hồ Chí Minh sau khi mở cuộc đấu tố nhân dân mà chúng gọi là “Cải cách Ruộng đất” theo lệnh của Tàu Nga, đã giết chết hơn 172000 ngàn người Việt Nam để tạo ra cuộc thống trị bạo tàn mới, còn mở rộng chiến tranh vào miền Nam Việt Nam. Để từ cuối năm 1963, nhiều người dân tại miền Nam lại phải bỏ làng thôn, bỏ đồng ruộng chạy về thành phố để tìm lấy hơi thở Tự Do. Xem ra, họ thà chết để ra đi chứ không thể ở lại để sống chung với cộng sản, dù rằng khi ấy cái họa bị Tàu đô hộ chưa đến phút lâm nguy như hôm nay.

Rồi vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh này là hàng hàng lớp lớp ngươi rời Quảng Trị và bỏ mình trên đại lộ Kinh Hoàng. Hàng hàng lớp lớp người làm bia cho đạn pháo trên các tuyến đường số 7, số 10 khi họ rời bỏ Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum... Rồi bãi biển Đà Nẵng, Nha Trang, Tư Hiền biến thành bãi xác, biển máu hồng của người dân Việt cũng chỉ vì họ mong có Tự Do. Và sau cùng là cuộc di tản, vượt biên, vượt biển làm rúng động lương tâm thế giới trong và sau ngày 30-4-74. Trong những cuộc vượt biên, vượt biển này đã có hơn một triệu người thoát nạn cộng sản, đến được bến bờ Tự Do, nhưng cũng có hàng trăm ngàn đồng bào Việt Nam bỏ mình trên đại đương hay trên những cánh đồng chết ở Campuchia. Tuy biết ra đi là gian nan, có khi phải đổi bằng sinh mạng, nhưng tất cả đều muốn bỏ nước ra đi.

- Nay thì sao rồi?

- Không còn đường chạy nữa. Tất cả các nước Âu tây đều khóa sổ tỵ nan đối với người Việt Nam rồi. Bây giời chỉ còn lại phương án thứ hai cho dân ta thôi. Phải đạp đổ cộng sản, dù đó là CS tầu, hay là CS Việt, để mình và con cháu mình được sống.

Nghĩa là, đối với cộng sản, chúng ta đừng bao giờ mơ mộng viển vông trong cuộc sống chung. Ngược lại chúng ta hãy mạnh dạn, dứt khoát nhìn vào và làm theo Boris Yelsin, ông ấy bảo:“Cộng sản không thể sửa chữa, nhưng phải đào thải nó”.

- Tại sao ta chỉ có con đường một chiều?

Bạn biết rồi đấy, con chim bị nhốt ở trong lồng, tuy nó được nuôi ăn, nhưng nó đã mất bầu trời, cỏ cây để bay nhảy, ca hót rồi. Tệ hơn thế, sức sống và nguồn truyền sinh của nó cũng không còn. Nghĩa là, đa số các loại chim bị nhốt ở trong lồng đều không còn khả năng sinh sản. Nó không còn khả năng đẻ trứng, ấp trứng để có thêm đàn chim non. Như thế có phải là nó đã mất sự sống ngay khi còn sống không? Và nếu, nó còn được hót tiếng hót truyền đời của nó trước khi chết, thì đã là chuyện may mắn cho nó. May, bởi vì nó chưa bị tước đoạt mất tiếng hót, tiếng nói giống nòi của mình.

Nhưng xem ra con sáo Việt Nam ngày nay không có được cái may mắn ấy. Trái lại, thê thảm hơn thế nhiều. Bởi vì, đã mất bầu trời, đã mất tự do, nó cũng không còn được hót theo tiếng hót truyền thống của nó. Trái lại nó bị buộc phải gào thét lên những tiếng “lạ”, tiếng phản tộc. Nó bị buộc phải tập hót lên cùng một thứ tiếng hót tố cha, tố mẹ, tố anh, tố chị, tố em, tố người thân, tố láng giềng, tố đồng loại... Trường hợp nó cứ muốn hót lên tiếng hót du dương theo loài của nó. Nó sẽ được những đầy tớ, là những kẻ làm lồng, cho nó ăn, lôi ra cắt móng, bẻ mỏ, xỉa cánh. Như vậy có phải là một thê lương không?

Người Việt Nam dưới chế độ cộng sản, xem ra còn bị đối xử tàn tệ hơn con sáo trong lồng ấy nhiều. Tự Do, dĩ nhiên là không có. Ngay đến tiếng nói truyền thống của mình cũng không được nói. Nghĩa là, họ phải giả mù, giả câm. giả điếc để không thấy, không nghe, không nói bất cứ những gì thuộc về dân tộc, thuộc về sự thật và lẽ phải. Nhưng phải biết học nói tiếng “lạ”, tiếng gian dối, tiếng phản giống nòi để sống. Trái lại, sẽ bị lôi ra cắt cánh, bẻ mỏ, bị hành hạ không thương tiếc. Bạn thấy đó có là một thảm cảnh không? Và có phải là chúng ta tuy còn sống đây, nhưng sức sống truyền thống Nhân Bản, Tự Do, Độc Lập của dân tộc ta đã bị tước đoạt rồi?

Phải, chuyện là như thế. Nhưng đừng ngồi than khóc nhé. Trái lại, hãy đứng dậy, tìm lấy cho mình và cho đời phong cách sống Tự Do, Độc Lập của mình. Mỗi người có một phương cách khác nhau. Tôi không dám nói đến chuyện lớn đâu. Ở trong trang giấy hạn hẹp này, tôi xin đề nghị với bạn một cách thức khởi đầu thật nhỏ bé, thật dễ thi hành, nhưng chắc chắn bạn sẽ có được những giây phút hoàn toàn thoái mái với sự tự do của bạn trong tiếng thở với quê hương. Nó như một gợn sóng nhỏ của cuộc khởi đầu làm cho ta thoát ra ngoài áp lực. Nhưng nếu không có những gợn sóng nhỏ khởi đầu thì không thể tạo nên một cơn sóng thần.

Ở gần nhà bạn có cái công viên nào không? Ở phường, xã, quân huyện, tỉnh lỵ nào mà chả có công viên công cộng phải không? Nếu có, bạn hãy ra đó, mang theo cho bạn một cái điện thoại cầm tay, hay cái Mp3, trong đó có một bản nhạc mà bạn yêu mến nhất. Thì dụ như: “Dậy mà Đi” của nhạc sỹ Tôn thất Lập. Nếu được, bạn rủ thêm vài người bạn thân nữa. Ra đó, cùng nhìn trời nhìn đất. Hít thở lấy không khí trong lành, rồi nắm lấy tay nhau, mở bản nhạc lên mà nghe. Nghe vài ba lần bạn sẽ thấy lòng bạn gần kề với quê hương. Như thế là bạn thở hơi, tâm sự với quê hương và với tình người rồi đấy. Tuần sau, lại rủ bạn cùng đi, nhưng thêm những bản nhạc khác. Thí dụ như “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang, hay“Hội Diên Hồng”, lại ra công viên, bờ hồ cùng hát cho nhau nghe. Nếu bạn tiếp tục hành trình này, tôi tin chắc bạn sẽ có cùng một nhịp thở với nhiều bằng hữu khác, dù ta chưa một lần gặp nhau. Nhưng chắc chắn những gợn sóng nhỏ sẽ gặp nhau.

Trường hợp ở gần nhà bạn không có công viên thì ta áp dụng sách của cụ Nguyễn Công Trứ, “tri túc đãi túc, hà thơi túc”. Bạn ra đứng ngay trước cửa nhà hay ngay trong sân trường để mà thưởng thức những giây phút đặc biệt này. Nhưng nhớ, đừng mở nhạc lớn kẻo làm phiền lòng người khác. Ước mong từ bắc tới nam, từ trong các làng mạc, xã thôn ra thành thị, mọi người, đặc biệt là bạn trẻ đều tự tin, tìm được những giây phút tự do, êm đềm, đầm ấm và giao hòa với quê hương cho mình. Thế là ta đã có cuộc khởi đầu. Khi người người, nhà nhà đã có niềm vui đi lên thì hạnh phúc của quê hương đã là ở trong tầm tay rồi. Nước triều dâng, có ai cản nổi không? Mời bạn thử đi. Không bao giờ là quá trễ đâu.

Tuy thế, cũng có vài điều tôi xin nói trước với bạn nhá. Có thể những lần đầu bạn lẻ loi lắm, chẳng có ai đến với bạn đâu. Nhưng dừng nản chí, vì mình đi tìm hơi thở Tự Do mà, sớm muộn cũng có những cánh chim đồng cảm với tâm tình của bạn. Khi nhóm của bạn có 4, 5 người là vui rồi, cứ thế mà giữ lấy niềm vui với nhau, và giữ lấy nhau bằng chân tình. Kế đến, bạn cũng biết, bò vàng nhiều lắm đấy, chúng sẽ dí mũi vào những cuộc gặp gỡ của bạn, nên tuyệt đối bạn phải cảnh giác bạn hữu là không mang theo cờ quạt biểu ngữ băng rôn gì hết. Kẻo lại bị chúng chụp mũ cho bạn thì phiền lắm.

Bạn nhớ đấy, chủ đích là Đi Tìm Tự Do nên khi ra bờ hồ, đến công viên, sân nhà thờ, tìm hơi thở trong lành để thư giãn, tìm không khí tự do, ta cần phải tránh những lối sinh hoạt ồn ào. Dĩ nhiên là mình sẽ đón bạn mới, nhưng đường đi rất dài, không thể gây ra phiền phức cho mình và cho người khác bằng cách tập hợp lớn. Mỗi nhóm lý tưởng là có từ 5- 7 người, nhiều hơn thì nên tách ra, thêm nhóm, kết thêm bạn mới, sinh hoạt đều đặn. Kế đến, công viên rộng lớn lắm, nhóm của bạn cũng không nên gia nhập vào nhóm của các bạn khác để sinh hoạt chung (lâu lâu một lần thì chẳng sao, nhưng không thể thường xuyên). Nếu có quen biết thì tìm cách trao đổi bạn với nhau hơn nhà sát nhập lại với nhau. Bởi lẽ, nhóm đông thì vui thật nhưng rất phiền toái và dễ bị bể lắm. Ấy là chưa kẻ đến bò vàng chúi mũi vào phá đám. Chúc bạn vui và tìm thêm bằng hữu trong mục đi tìm hơi thở Tự Do trong tình tự của quê hương nhá. Bạn có ý kiến gì không?

Phần tôi, tôi tin rằng, mỗi ngày bạn làm cho chính bạn, dù chỉ là vài cái vươn vai trước nhà như một gợn sóng, và nói với đất trời rằng: Tôi Muốn Tự Do, Tôi Yêu Nước Tôi, và mỗi tuần bạn làm với bạn hữu của bạn ở công viên, sân trường, bờ hồ, bạn sẽ thấy sự thay đổi kỳ diệu sẽ đến. Trước hết lòng bạn sẽ vui hơn và kiên tâm hơn trong lý tưởng bạn theo đuổi. Sau là đem niềm vui ấy cho người chung quanh và đem vào non nước. Dần dần tạo ra một phong trào rộng lớn cho mọi người cùng đi tìm Tự Do. Cho hàng triệu triệu người mặc áo No U. Khi đó, sự thay đổi kỳ diệu kia sẽ không dành cho riêng bạn, nhưng là cho cả đất nước của chúng ta. Bạn hãy bắt đầu thực hiện và nói cho bằng hữu cùng thực hiện xem sao. Dĩ nhiên, cuộc khỏi đầu nào cũng khó và bài báo này cũng sẽ có nhiều bò vàng bò vào đọc, nhưng mình có làm gì sai đâu. Chỉ vươn vai và nói với mây với gió với đất nước cho vừa đủ nghe Tôi Muốn Tự Do, Tôi Yêu Nước Tôi, chắc không ai làm hại mình?

Cầu chúc cho bạn có được niềm vui, vững tin, trong hướng đi vì Tự Do vì đất nước của bạn.

Cầu chúc cho hoa Tự Do nở tràn ra khắp non sông Việt. Để từ tiếng nói nhỏ bé hôm nay, nhà Việt Nam mãi là mái ấm Độc Lập của dân Việt. Ở đó, người dân sẽ cùng nhau chung sống, xây dựng và chung hưởng đời Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Nhân Quyền trong cuộc sống Thái Bình, Ấm No, Hạnh Phúc và Thịnh Vượng.
 
Văn Hóa
Giải Viết Văn Đường Trường 2013
Lm. Trăng Thập Tự
05:31 28/04/2013
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2013 : BẢN TIN 07

Chúng tôi xin gửi đến quý Ban Biên Tập và độc giả bốn phương bản tin số 7 của Cuộc thi Giải Viết Văn Đường Trường 2013.

Cuộc thi khóa sổ với 45 bài dự thi hợp lệ của 26 tác giả (không kể 2 tác giả trên 40 tuổi). Số tác giả dự thi không nhiều nhưng khi đem xếp theo tuổi, con số đã đáp ứng đúng sự mong chờ của Ban Tổ chức. Cuộc thi kéo dài 6 năm liền (2013-2018) này nhằm phát hiện và phát huy các tài năng văn xuôi trong lớp trẻ Công giáo từ 40 tuổi trở xuống. Phân tích cho thấy:

- Trong số 26 tác giả dự thi, 12 tác giả có năm sinh từ 1974-1989 (16 năm tuổi) và 14 tác giả có năm sinh từ 1990-1995 (6 năm tuổi)

- 12 tác giả trên 24 tuổi (1974-1989) tham gia 22 bài dự thi

- 14 tác giả dưới 24 tuổi (1990-1995) tham gia 23 bài dự thi, chưa kể 4 bài không hợp lệ.

- Chỉ riêng ba tuổi 18-20 có 9 tác giả dự thi với 18 bài dự thi, chưa kể 4 bài không hợp lệ.

Với đà ấy, chúng tôi hy vọng 5 năm sắp tới, số tác giả trẻ sẽ càng ngày càng đông và, sau 6 năm, cuộc thi sẽ đóng góp được phần nào cho việc tìm kiếm và đào tạo nhân sự cầm bút cho Giáo hội Việt Nam.

Giải Viết Văn Đường Trường sẽ tiếp tục tới năm 2018, dành cho giới trẻ Công giáo từ 40 tuổi trở xuống. Mong các bạn chuẩn bị tác phẩm dự thi cho lần tới ngay từ bây giờ. Những ai muốn biết rõ hơn, xin mời xem hai bài:

- Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường

- Chương trình tìm kiếm và xây dựng tài năng văn xuôi cho văn học công giáo

tại http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/

Chúng tôi ước mong quý vị giúp giới thiệu chương trình này rộng rãi để có thêm nhiều bạn trẻ dự thi.

Chúng tôi cũng ước mong nhận được sự nâng đỡ tài chánh cho chương trình này.

Trong tâm tình biết ơn những người giúp đỡ tinh thần và vật chất cho các chương trình truyền giáo tại Giáo phận Qui Nhơn, linh mục Trưởng ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn tiếp tục dành thánh lễ mỗi Thứ Bảy hằng tuần để cầu nguyện cho quý ân nhân xa gần và các đẳng linh hồn bị bỏ rơi. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tình hiệp thông và sự cộng tác của các con cái Ngài trên đường loan báo Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh.

Quy Nhơn, 26-4-2013

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ

Tòa Giám Mục Qui Nhơn

116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn

ĐTDĐ: 0935-424-449; gopnhattho@yahoo.com


BÀI DỰ THI

Mã số 13-031

LỜI TRÁI TIM MUỐN NÓI. . .


Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ.

Tình yêu Mẹ sao quá lớn lao và bao la đến vậy? Ôi Mẹ của con. . . .

Tôi muốn gọi Mẹ ơi. . . .

Trên đời này không ai là không có Mẹ. Tôi có một người Mẹ tuyệt vời và tôi hạnh phúc vì Mẹ là Mẹ của tôi. Mẹ nuôi nấng, dạy dỗ tôi lớn lên từng ngày. Tôi được Mẹ thương yêu, chiều chuộng đủ thứ. Vì thế giờ đây tôi đi xa, xa rời vòng tay ôm ấp, yêu thương của Mẹ nhiều khi cảm thấy rất đau đớn, cô đơn do không có Mẹ ở bên tôi.

Tôi vừa học xong cấp 3 chưa giúp được gì cho gia đình thì lại lên đường bước đi theo tiếng gọi thầm kín của Chúa Giêsu yêu dấu. Khi đi thi đại học tôi nghĩ rmình sẽ không đậu và tính sẽ ở nhà giúp đỡ bố mẹ một năm rồi sang năm thi lại. Ai có thể ngờ được rằng Chúa lại gọi tôi sớm như vậy? Người gọi tôi bước đến với ơn gọi Đa Minh – một Dòng tu tôi chưa hề biết là như thế nào cả?

Tôi là người sống nội tâm, ít nói chuyện và cũng không có khiếu nói chuyện. Từ hồi tôi học lớp 8 tôi đã xác định rằng mình sẽ đi tu ở Dòng Kín, cho dù có biết bao nhiêu người giới thiệu dòng này dòng kia nhưng tôi vẫn không thay đổi quyết định của mình. Ngày cuối cùng thi đại học xong, tôi vẫn một lòng hướng tới Dòng Kín và định khi nào về sẽ nói cho bố mẹ biết để xin phép đi. Dù quyết định đi Dòng Kín, tôi không dám nói cho bố mẹ tôi biết đâu vì hầu chắc các ngài sẽ không đồng ý cho tôi đi. Tôi chỉ dám nói với những người đi tu trong giáo xứ và duy nhất cho chị gái tôi biết.

Chị gái tôi cũng hiểu cho tôi nhưng chị lại nói rằng: "Đi Dòng nào cũng được chị không phản đối nhưng nếu mà đi Dòng Kín thì Mẹ sẽ không chịu nổi đâu vì Mẹ sẽ rất nhớ và buồn lắm đây. Mẹ không ngăn cấm đi Dòng nào cả nhưng Mẹ nhớ không chịu được đâu. Tuy Mẹ không nói ra đâu nhưng Mẹ… Như hồi trước em đi học Men Phục Sinh ấy, chỉ có 15 ngày và cũng không xa lắm vậy mà mẹ nhớ quá đòi ra thăm cho bằng được. May là hôm đó mưa, bố cương quyết không chở đi vậy mới chịu ở nhà đấy chứ. Thôi tùy em quyết định, em đã lựa chọn thì phải cố gắng đấy". Nghe chị nói như thế tôi không nói gì nữa, ngồi suy nghĩ mãi không biết phải làm như thế nào cho hợp.

Sau một hồi suy nghĩ tôi nói: "Thôi kệ cứ để từ từ em học xong đã, rồi còn thi đại học nữa mà, tới lúc đó rồi tính".

***************

Tôi còn nhớ hồi nhỏ mọi người cứ hỏi tôi là sau này làm gì? Tôi nói đùa một câu rằng: "Cháu sẽ đi tu, chứ cháu không lấy chồng đâu". Tôi chỉ đùa vậy thôi mà ai cũng tưởng thật, ngay cả Mẹ tôi cũng nghĩ như vậy. Khi học lên cấp 3 tôi mới suy nghĩ không biết mình sẽ lựa chọn như thế nào đây? Và tôi quyết định là sẽ cố gắng học tập tốt để sau này đi tu. Từ lúc đó tôi cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của giáo xứ: ca đoàn, giáo lý viên. Tôi không ngờ là bố mẹ tôi không ngăn cản gi cả, vẫn sẵn sàng đầu tư và chấp nhận cho tôi đi. Có nhiều người lại cương quyết không cho con tham gia gì hết vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập nên cấm con không cho đi đâu hết. Con bố mẹ tôi thì không nói gì cả, chỉ thinh thoảng nhắc đến việc học hành của tôi tí thôi cũng không nói gì cả. Tôi thấy cũng lạ là tôi cứ đi sinh hoat ở dưới nhà xứ như vậy học hành cũng bỏ bê nhiều lắm nhưng tôi không cho bố mẹ tôi biết. Có hôm lo việc đi tập hát cho ca đoàn thiếu nhi vội quá tôi không kịp ăn cơm mà đi luôn, lúc về Mẹ đã để phần cơm cho tôi. Hầu như lần nào cũng vậy tôi thấy Mẹ tôi vẫn ngồi ở ghế xem phim chờ tôi về rồi mới đi ngủ. Tôi thường học bài rất muộn, có hôm đến một, hai giờ sáng rồi ngủ quên luôn. Mẹ tôi không ngủ được vì thấy nhà dưới vẫn sáng điện và xuống xem tôi học bài xong chưa? Mẹ xuống thấy tôi đang ngủ gục ở bài học thì gọi tôi dậy và bắt tôi lên giường đi ngủ để mai đi học. Từ ngày đó hầu như là Mẹ không ngủ được vì lo lắng cho tôi. Nhiều lúc tôi thấy thương Mẹ vô cùng và tôi muốn nói lời cám ơn thật nhiều tới Mẹ nhưng tôi không đủ can đảm để có thể nói được câu đó.

"Tại sao vậy? Tại sao đó là Mẹ của mày mà mày lại không thể nói được một từ quá đơn giản như vậy hả Thư?" Tôi thường xuyên tự đặt ra những câu hỏi đó cho chính bản thân tôi. Vì tôi thấy thương Mẹ quá, chưa bao giờ nói được câu yêu thương cho Mẹ mà chỉ đòi hỏi Mẹ điều này điều kia không cần nghĩ Mẹ như thế nào? Tôi thật là một đứa con vô dụng và thật tồi tệ. Nhiều lúc tôi rất muốn nói lời xin lỗi với Mẹ mà tôi không nói được.

Ở nhà tôi được Mẹ chăm sóc, lo lắng và chiều chuộng cho nhiều nên nhiều khi tôi nghĩ chắc mình sẽ không thể đi đâu được? Vậy mà giờ đây tôi lại ở một nơi rất xa Mẹ, cho dù mỗi lần nhớ Mẹ quá cũng không có cách nào liên lạc với Mẹ được. Tôi đã vào Dòng, không phải là Dòng Kín như tôi hằng mơ ước mà là một Dòng hoạt động.

***************************

Tôi còn nhớ từ ngày ra đi, người Mẹ hiền từ, yêu dấu của tôi đã để lại trong tâm trí tôi một hình ảnh mà suốt đời tôi không thể nào có thể quên được. Nó làm cho tôi càng thêm thương Mẹ nhiều hơn. Tôi lên xe để anh chở ra bến xe, lúc đó tôi quay lại nhìn mọi người và căn nhà thân yêu thì hình ảnh đó làm cho tôi khôn cầm được nước mắt: Mẹ tôi không ra tiễn tôi mà đứng ở cửa buồng khóc và nhìn tôi ra đi. Mẹ không dám khóc lên tiếng vì sợ tôi biết lại khóc thêm, tôi biết điều đó nhưng lúc đó thì không thể nói được điều gì nữa rồi. Ra đi mà lòng xao xuyến không biết phải nói gì được? Tôi thấy hối hận vô cùng, nếu như lúc đó không nói được thì chắc chắn suốt cả cuộc đời tôi sẽ không bao giờ nói được nữa. Trong suy nghĩ của tôi đang không biết mình sẽ phải làm sao khi sẽ phải sống trong tâm trạng suốt đời như vậy? Chỉ ước mong sao Mẹ sẽ hiểu và thông cảm cho tôi: "Mẹ ơi! Con xin lỗi Mẹ! Xin Mẹ tha lỗi cho con Mẹ nha!"

*********************

Vào nhà Dòng tôi phải bắt đầu với tất cả mọi thứ, tôi tưởng tượng như là người con gái mới về nhà chồng vậy. Chắc ai cũng sẽ thấy buồn cười lắm nhưng sự thật đúng như vậy. Thật sự bước chân vào nơi đất khách quê người tôi đâu đã biết tới Miền Nam là gì đâu mà giờ đây tôi lại được sống ở đây rồi. Tôi còn nhớ những ngày đầu tôi nhớ nhà vô cùng chỉ muốn quay về nhà với bố mẹ và mọi người mà thôi nhưng giờ đã quá muộn rồi, có muốn về cũng khó lắm. Nhớ nhất là những lúc đọc kinh tôi khóc hết cả một giờ kinh luôn, đi lễ chỉ cần hát về cha mẹ là tôi không thể cầm được nước mắt rồi. Sao lại đau khổ như vậy chứ? Nhiều lúc tôi cảm thấy hối hận và trách mình tại sao lại quyết định đi tu xa như vậy? Rồi tôi lại hồi tâm lại và tạ ơn Chúa vì Chúa cho tôi đi tu xa như thế để tôi biết sống tự lập và trưởng thành hơn. Tôi lại tự trách chính bản thân mình tại sao lại ích kỷ như vậy cơ chứ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình mà luôn trách móc người khác. Đi rồi mới cảm nhận được tình cảm gia đình nó quý giá như thế nào, những lúc như vậy mới thật sự thấy thương nhớ mọi người. Thỉnh thoảng tôi cũng viết thư về cho gia đình như thế thì tôi mới vơi bớt được nỗi buồn, có một lần tôi đã viết thư về xin lỗi bố mẹ và mọi người ở nhà, tôi thật sự vừa viết vừa khóc. Mỗi lần ở nhà gọi điện thoại vào thì đều là Mẹ tôi nói chuyện nhưng tại sao những lúc đó tôi lại không thể nói được điều gì với Mẹ được, tôi thấy chán chính bản thân mình quá. Có lần Mẹ gọi vào nói chuyện, nói xong Mẹ hỏi có chuyện gì để nói nữa không, tôi đáp “không”. Lúc Mẹ cúp máy tôi mới hối hận tại sao mình không nói được gì nữa vậy hả trời? Tôi đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để được nói với Mẹ câu xin lỗi và câu cảm ơn. Những lúc đó tôi chỉ biết đi luôn lên nhà nguyện cầu nguyện với Chúa và nhờ Chúa gửi lời đó tới cho Mẹ giúp tôi mà thôi, thế là lại ngồi khóc. Vào dịp lễ Giáng Sinh thấy không khí chuẩn bị ở trong đây tôi càng thấy nhớ nhà hơn nữa, vì năm nay là năm đầu tiên tôi mừng Chúa giáng sinh một mình nơi đất khách quê người, tôi chỉ muốn được về nhà để mừng lễ. Tôi thấy tủi thân quá. Thật sự nhiều khi tôi muôn hét lên một câu thật to và tôi muốn gọi: "Mẹ ơi!" nhưng không thể được. Tôi đã phải nén chịu và cầm lòng lại cách đau đớn vô cùng. Cầu mong cho những ai đang còn mẹ thì xin hãy trân trọng và hãy yêu mẹ thật nhiều nha, xin hãy cho mẹ được hạnh phúc, xin đừng giống như tôi để bây giờ phải hối hận như thế này thì đã quá muộn rồi. Xin các bạn cầu nguyện cho Mẹ của tôi và cho cả tôi nữa nhé!

Khấn nguyện xin Chúa trên cao cùng Đức Mẹ sẽ luôn che chở, gìn giữ, giúp sức cho Mẹ của con để Mẹ mãi mãi khỏe mạnh. Tuy con không thể trực tiếp chăm sóc Mẹ nhưng con sẽ chăm sóc cho Mẹ qua lời cầu nguyện chân thành và từ tận đáy lòng con. Chúa ơi xin Người giúp con gửi cho Mẹ con lời xin lỗi và cảm ơn chân thành. Con mong Mẹ con sẽ hiểu, thông cảm và tha thứ cho con về tất cả những lỗi lầm mà con đã phạm phải.

Mẹ ơi tuy con không nghe lời Mẹ là đi tu ở gần nhưng chính việc đi tu ở nơi xa này con mới càng cảm thấy tình thương yêu của Mẹ mới vô giá và con thấy thật hạnh phúc vì con có một người Mẹ tuyệt vời. Ôi Mẹ tuyệt vời của con! Con yêu Mẹ vô cùng! Con cảm ơn Mẹ nhiều... nhiều... thật nhiều... vì tất cả và vì Mẹ đã sinh ra con, cho con có mặt trên đời này để con được tạ ơn Thiên Chúa mãi muôn đời.

Mã số 13-032

TÂM SỰ KHÔNG THỂ NÓI


Dì ơi!

Con xin lỗi Dì về tất cả, con xin Dì đừng khóc nữa được không ạ? Nhìn thấy Dì buồn, lo lắng và nhất là thấy Dì khóc con không thể nào cầm lòng được. Con đau khổ lắm khi thấy Dì khóc Dì có biết không ạ?

Thật sự lúc Dì khóc con nghĩ tại sao các chị lại có thể làm như thế với Dì được cơ chứ? Tại sao lại để cho Dì phải lo lắng và làm cho Dì khóc chứ? Thực sự lúc đó con muốn đứng lên nói với những chị ấy lắm nhưng con lại không thể làm được Dì ơi. Là người ngoài, mới biết chuyện được hai ngày, cũng không biết rõ chuyện này lắm. Con đang cầu nguyện, tìm cách giải quyết cho hợp cả hai bên nhưng chưa làm được gì thì mọi chuyện đã ra như thế rồi. Con xin lỗi Dì vì không nói cho Dì biết sớm, Dì tha lỗi cho con Dì nha?

Con coi Dì như là Mẹ của con vậy, lúc nào cũng chỉ muốn cho Dì được vui vẻ và khỏe mạnh thôi. Chỉ cần thấy Dì mệt hay buồn là con cũng buồn theo nhưng con không thể làm được gì, Sống trong cuộc sống cộng đoàn đầy những rắc rối, con không dám vượt quá giới hạn, chỉ âm thầm cầu nguyện cho Dì thôi. Con cũng chỉ dám viết thư cho Dì mà cũng không dám nói chuyện nữa, một phần cũng là do con quá nhút nhát không dám tới với Dì nhiều.

Hôm đó Dì khóc làm cho con không ngủ được. Con muốn chia sẻ một phần nào đó cho Dì nhưng con lại không biết phải làm sao cả, chỉ còn một cách là viết thư cho Dì để an ủi Dì thôi. Vậy là con đã dậy sớm và viết thư cho Dì. Do không thể tận tay đưa cho Dì, con đã lăng lẽ bỏ vào ngăn bàn của Dì ở trên nhà nguyện. Thật sự con không thể ngờ được là... Dì đọc thư của con Dì lại khóc như thế, con không biết phải nói gì và phải làm sao nữa Mẹ ơi? Con… Dì ơi… Con xin lỗi Dì nhiều lắm!

Dì có biết không ạ? Hằng ngày con luôn để ý tới Dì chỉ vì con lo cho Dì thôi. Kể từ hôm Dì nhận được thư, con thấy Dì có vẻ buồn và lạnh nhạt với con nhưng con không dám tới hỏi Dì vì con sợ. Biết bao lần con lấy hết can đảm để vào phòng Dì nhưng thấy Dì đang bận con lại đi qua phòng Dì luôn không vào nữa. Dì ơi có phải con đã làm cho Dì buồn thêm nữa phải không ạ? Nhiều lúc con thấy hối hận vì đã viết lá thư ấy nhưng rồi lại tự nhủ: Chắc Dì làm vậy để cho mình từ nay sống biết để ý hơn thôi. Vậy là con lại thôi không để ý đến việc đó nữa và con đã dâng tất cả cho Chúa để Người lo liệu. Con biết hăng ngày Dì âm thầm cầu nguyện cho chúng con để chúng con được bình an và sống tốt với nhau hơn. Dì buồn nhưng Dì không muốn cho chúng con biết. Dì cũng đã khóc rất nhiều, con biết điều đó. Vì yêu thương chúng con và lo lắng cho chúng con, Dì đã phải lo buồn nhiều để sức khỏe ngày càng giảm sút. Dì ơi, con vẫn luôn cầu nguyện cho Dì có thật nhiều sức khỏe và nghị lực để hướng dẫn chúng con trên con đường dâng hiến, con tin rằng Chúa vẫn luôn ở bên cạnh Di: giúp đỡ, che chở, bảo vệ và cùng đồng hành với Dì mãi mãi. Con tin tưởng vào Chúa. Sống vì "Yêu thương" phải không Dì? như Chúa cũng sống như vậy.

Dì ơi, những khi nào mệt mỏi quá Dì đừng nản chí. Xin Dì hãy luôn đứng vững trong tình yêu của Chúa Dì nha. Những lúc đó Dì hãy tựa lưng vào cây Thánh Gía của Chúa, Người sẽ đỡ nâng cho Dì vượt qua được tất cả.

Nguyện cầu Chúa ở với Dì mỗi ngày trong cuộc sống để Dì được luôn vui vẻ, sức khỏe và thêm sự vững vàng hơn nữa. Xin Đức Mẹ là Quan thầy của Dì sẽ giúp sức cho Dì mãi mãi.

Con yêu Dì nhiều… nhiều... nhiều lắm… Dì hãy tin là có một người vẫn luôn dõi theo Dì và hằng cầu nguyện cho Dì mỗi ngày mà cố gắng lên Dì nha. Sứ vụ Chúa trao phó cho Dì, Người sẽ cùng làm với Dì mà.

Mã số 13-033

TẢN MẠN DÒNG ĐỜI


Nhà chầu chỉ còn đơn độc mình nó, đứa con gái với đôi bờ vai nhỏ nhắn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở, niềm tin bắt đầu trầy trụa, nỗi đau như vết cắn của răng cưa khứa vào trái tim bé bỏng của nó.

- Chúa ơi cứu con!

- Chúa ơi thương xót con!

- Chúa ơi tâm hồn con đau buồn lắm!..

Tiếng rên nhỏ dần vì tiếng nấc đau đớn to lên… Một lúc sau, khuôn mặt ấy như lấy lại vẻ bình thản, như được xoa dịu lau khô hẳn những vết thương đang rướm máu. Cô ta bước đi, bình thản, an lành, ra khỏi nhà chầu, thẳng tít sau vạt cây.

Nhiều lần bắt gặp khung cảnh ngột ngạt ấy trong nhà chầu. Tôi, lắm lúc nghĩ ngợi thấy mà thương Chúa cứ ngự đó như một cái kho chờ nhân gian mang những đau thương ẩn ức trút vào, chứa trong kho rồi nhẹ nhàng quang gánh ra đi.

Nghĩ lắm không thông và tôi bắt đầu cuộc tìm kiếm giữa nhân trần. Tôi đã đi đến những khu phố thị xa hoa, tôi lặn lội vào những vùng sâu hẻo lánh, tôi tìm một chút mong manh hy vọng le lói khi bóng tối tuyệt vọng bao phủ.

…………

Và cuối cùng tôi đã tìm ra trong sâu thẳm tâm hồn mình. Chúa vẫn hằng bên tôi, vai đời tôi vác nặng thánh giá, nhưng những lúc tôi đuối sức, bờ vai Chúa đã ghé vào vác đỡ cho tôi. Tin và tôi luôn vững tin!

Đó là tất cả những gì siêu việt nhất mà Chúa đã để chính đôi mắt hèn mọn tôi chứng kiến, để con tim tôi cảm nhận niềm hạnh phúc dâng trào, và người đã ôm tôi vào lòng để da thịt tôi được áp vào trái tim ngọt ngào suối mát yêu thương của Ngài.

….

Chuyến xe buýt chiều buồn tênh, lưa thưa khách. Tôi bước lên và tìm một ghế trống ngồi vào, và tôi đã gặp em. Tôi nhận ra Em, cô gái ngày nào gửi lại gánh khổ đau trong nhà chầu bé nhỏ, rồi kín múc nguồn sống than thảng bước ra đi vào ngõ đời.

Cô ta kể chuyện đã trót yêu một người có đạo và không thoát khỏi rào cản của gia đình. Ba Mẹ cô một mực, ép cô phải bỏ đứa con đang tượng hình trong cô chỉ vì một lẽ sợ hương hỏa tổ tiên không ai tiếp quản. Ba Mẹ cô thà hy sinh đứa bé chứ không để cô lấy anh.

- Ngày đó em tuyệt vọng lắm, lúc nào cũng muốn tìm đến cái chết, nhưng có một luồng sức mạnh nào đó luôn ghì chặt em lại, níu kéo em quay về. Cuối cùng em đã tìm đến bên nhà chầu, em đã khóc với Chúa, em tin rằng Chúa sẽ cứu con em.

….

- Em phải về cho kịp chiều nay đưa Ba Mẹ đi nhà thờ. Chị tin đi thì sẽ được! Chính Chúa đã làm điều kỳ diệu ấy trên gia đình em. Cô ta nói vọng lại rồi bước xuống xe, để lại cho tôi những dấu hỏi lăn tròn trong tâm trí .

…..

Một bức E-mail được cc cho tôi từ một người bạn, một bài thơ, ý tứ mượt mà thanh thoát đến lạ kỳ. Tôi đang ngỡ mình bắt gặp một nàng thơ từ cổ tích bước ra đời thường. Tôi tò mò và tôi cũng đã đi tìm.

“Một nụ hồng cho ai?”

……………..

Tôi khom người chui qua cánh cửa hẹp lắm!

- Chỉ là do tò mò?

Không hẳn thế, vì đó là con đường cuối cùng trước mắt tôi phải qua nếu muốn tiến về phía trước, còn không thì chỉ còn cách, quay mặt trở lại và trở về cái lối mòn vốn dĩ tôi đã đi. Mà tôi thì lại ghét phải quay đầu trở lại, nên chớp nhoáng tôi quyết định đi tiếp. Nghĩa là tôi phải lách mình cố thu nhỏ người lại để qua “cửa hẹp”. Và tôi mường tượng rằng vượt qua khỏi chốn tối tăm u ám này, có lẽ phía trước sẽ là khung trời rộng mở. Đúng thế, cái tia sáng từ bên kia len qua cái khe nhỏ đủ tạo cho tôi cảm giác thế giới bên kia sẽ trong lành hơn.

Qua khỏi cánh cửa hẹp, tôi dò dẫm theo con đường lờ mờ cái thứ ánh sáng yếu ớt khi ẩn khi hiện. Tôi đi chừng năm, ba dặm con đường phía trước như ngày càng rộng thêm, không một bóng người, nhưng quang cảnh có vẻ tươi tỉnh hơn, ánh sáng nhiều hơn… Và rồi cái bậc thang cuối cùng dẫn tôi ra khỏi căn hầm, tôi ngẩng đầu lên hít đến tận phổi cái không khí trong lành và bầu trời quang đãng. Phía trước tôi có một chùm sáng tủa ra như hào quang xung quanh mặt trời, nhưng sao cây cối um tùm, tôi đảo mắt nhìn chim chóc đang chuyền cành líu lo, suối nước đang róc rách, cây xanh đang tràn nhựa sống. Sự sống đang tồn tại triển nở chốn này. Rồi phút chốc bỗng có mấy chiếc lá mùa thu rơi lả tả, chút tuyết mùa đông len lỏi, và rồi bầu trời rực sáng, những cánh én mùa xuân chao nghiêng, một chút gay gắt của mùa hè, hỗn tạp một bức tranh với nhiều gam màu sắc khác nhau. Nhưng vẫn bình yên! Thế mà không thấy bóng người. Lạ thật! Tôi lấy hết sức “bình sinh” của mình gọi lớn:

- Có ai k…h..ô….n….g? c..ó….ai ….không?

Không một tiếng trả lời, chỉ có âm thanh vọng về từ nơi phát ra, như trả lời tôi

- Có ai k…h..ô….n….g? c..ó….ai ….không?

Tôi bắt đầu rùng mình nghĩ tới việc tôi đi lạc vào khu rừng nhỏ nào đó trong kho tàng cổ tích mà khi xưa vẫn nghe bà kể chuyện. Tự dưng trong đầu óc tôi nhấp nháy “ẩn hiện” hai từ “Lạc Lâm”… con người vô thức đang dần dần nhúc nhích “Lạc Lâm”, “Lạc Lâm”… nó như xuất hiện rồi biến mất, xuất hiện rồi biến mất trong tiềm thức tôi, có lẽ nó… mà không đúng… tôi đã bắt gặp nó nơi nào?

Mùi hương thơm hoa cỏ buổi sớm mai tỏa ra, hương hoa huệ, hoa nhài, không khí mát mẻ cuốn hút tâm hồn tôi đang Dâng Dâng bay lên… Tôi bắt đầu nhận thấy cảm giác an toàn, bình yên, hơn. Tôi rón rén đi về phía trước lệch bên hướng phải, cái hướng mà có chùm ánh sáng tua ra từng vòng từng vòng xanh, đỏ, tím, vàng, nhiều màu sắc đẹp lung linh. Đi một lúc tôi nghe như có tiếng đàn du dương, trầm bổng, lôi tôi, hút tôi đến gần, gần hơn. Tôi dừng lại dưới chân một thảo nguyên nhỏ, nơi có tiếng đàn, nhiều bản nhạc được tấu lên, nhẹ nhàng thanh thoát. Tôi lắng nghe và quan sát xung quanh, và kìa thấp thoáng xa xa bên kia có căn nhà… phải rồi… nhiều thứ nhập nhòa trong trí, tôi không nhớ ra… Hình như một người phụ nữ, gương mặt xinh đẹp như thiên thần, xung quanh cô ta là những chú chim nhảy nhót chuyền từ cành này sang cành khác, trên tay nàng là một áng thơ còn dang dở… Một nụ hồng cho ai?... Lờ mờ trong mắt tôi hiện ra những dòng chữ nhảy múa, rồi tự chúng xê dịch ghép lại bên nhau thành những cụm từ,… hình như… hình như… nhiều lắm những cụm từ mượt mà… Không sóng âm, không ồn ào, nhưng thanh thoát như bài ca… Lời thơ cứ bay lên bay lên nâng đất trời hoa cỏ lơ lửng tầng mây. Tôi cố mở tròn đôi mắt, nhìn về phía người phụ nữ, đôi môi nàng như muốn hé nụ cười nhưng lại… giọt mực rơi xuống áng thơ, nàng nhíu mày, đôi mắt rực sáng, mê hồn, cái ánh mắt tôi đã lờ mờ bắt gặp từng trôi lơ lửng nơi nao? Cố nhớ nhưng mọi thứ mờ dần , mờ dần chỉ còn lại một vệt sáng lung linh.

……………..

Tay tôi đập mạnh xuống giường đau điếng… ui… da… miệng vô thức thốt ra… choàng người tỉnh dậy, cái lap-top đang vẫn còn nhay nháy sáng, hú hồn… ngủ quên bên trang thơ đọc còn dang dở. Quơ tay nhấp chuột, màn hình vi tính hiện ra… hả ! Đôi mắt ấy, đôi mắt từ trong giấc mơ tôi bước ra hay đôi mắt ấy đã đi vào giấc mơ tôi, ngọt ngào, bình dị, an lành!… áng thơ còn dang dở… hay tôi chưa đọc hết “Tròn bài thơ”?

Người con gái ấy, nàng thơ của tôi, hơn ba mươi năm ẩn mình trong khu rừng “Lạc Lâm”. Tôi không biết nàng nhiều bằng tôi cảm nhận dòng sữa ngọt ngào chảy ra từ những áng thơ của nàng. Từ tình yêu trên cây thập tự, nàng đã gắn kết thánh giá đời mình vào thánh giá tử nạn của Đức Kitô. Tôi tin chắc rằng tình yêu Kitô đang chảy dọc trong thân xác hơn ba mươi năm nằm yên vị một chỗ. Không thể nhấc mình ngồi dậy, nhưng nhựa sống Ngôi Hai Phục Sinh tràn trề từ khối óc chuyển về trên đôi tay và bao nhiêu áng thơ tuyệt mỹ lặng lẽ dâng cho đời. Vạn vật luôn sống động tràn vào ô cửa sổ phòng chị, tiếng đời vẫn vang vọng lọt vào khe cửa nhà chị. Và chị chia sẻ với tôi, thơ như nàng tiên cứ ẩn hiện bên ô cửa sổ nhỏ nhà chị, chị nhìn ra thơ qua tiếng rao lanh lảnh của em bé bán báo, của tiếng chuông chiều vọng vang và tràn ngập trong hình ảnh Mẹ Già đã hơn ba mươi năm chăm sóc chị như đứa bé vẫn nằm trong nôi. Nhựa sống tâm hồn chị được hút lấy từ tình yêu thập giá, nếu không có niềm tin vào thập giá nguồn ơn cứu độ, chị không biết có vượt nổi cái khoảng thời gian dài như thế không? Mầm tình yêu thập giá được Chúa gieo sẵn trong tim chị vì thế chị nhận ra thánh giá đời mình nhẹ tênh… Tình yêu Thiên Chúa luôn tràn trề, nhấc bổng chị lên, bay qua những nghiệt ngã của thân xác để tận hiến đời mình cho một tình yêu mà chị đã được ươm mầm hút nhựa từ đó. Tình yêu của người chết vì người mình yêu.

Tôi nhìn nhanh về bản thân mình và thầm cám ơn những mảnh đời mà vô tình tôi đã gặp vội bên bến đợi của cuộc đời. Họ đã sống và sống rất lạc quan, bám víu vào tia hy vọng mong manh khi chung quanh đời họ là khốn khó bủa vây. Họ đã tìm kiếm từng cơ hội để sống trọn cho tình yêu và đã quảng đại chấp nhận thánh giá đời mình để kết dính vào tình yêu của Đức Kitô bằng niềm tin tưởng tuyệt vời.

Nhìn vào họ và tôi sẽ phải cắt tỉa bớt những sần sùi của tham lam đang được tưới xanh từ những nhỏ nhen trong lòng mình. Tôi sẽ học bài học vác thập giá bằng tình yêu đã được khắc từ sâu thẳm trái tim mình “Tình yêu cứu thế!”.

Mã số 13-034

TÌM VỀ ...


"Ôi! Một vùng đất thật đẹp. Hoa cỏ, muông thú đang nhảy mừng chào đón bình minh. Cơn gió nhẹ thoảng qua làm rung rinh những cành hoa mỏng manh, xen qua tán lá xanh mướt để đem hương thơm dịu dàng đến tận phương trời. Và, bóng một cô gái xuất hiện ở xa xa, muốn tiến lại gần để được nhìn thấy rõ mặt hơn, lại gần, lại gần hơn nữa..."

Reng... reng... reng, giật mình tỉnh giấc trong sự nuối tiếc đến khó chịu. "Chưa xem được mặt nàng tiên ấy mà ai lại phá rối thế này?", cô gái trả lời điện thoại với giọng ngái ngủ:

- Alô!

- Alô, Minh nè! Linh đang ngủ hả, xin lỗi Minh làm phiền Linh rồi, nhưng cho Minh hỏi xíu việc nha, à, quên, chào buổi sáng tốt...

- Trời ơi, thôi làm gì mà gọi điện tự ca tự múa ghê vậy! Có chuyện gì vào thẳng vấn đề đi! (Cô gái lên giọng).

Anh chàng bối rối vì bị ngắt lời, liền vội lí nhí:

- Uh, chiều nay mấy giờ lễ vậy Linh?

Nghe giọng thấy có lỗi của cậu ta, Linh cũng hạ giọng:

- 6h lễ, nhớ mang theo một cây nến nha. Hôm nay lễ vọng Phục Sinh đó!

- Uh, uh, ok! Chờ Minh đi với nha, hihi!

Giọng hắn bỗng dưng hớn hở đến lạ thường, điều này cứ làm Linh suy nghĩ vu vơ, đến khi tắt điện thoại rồi mà vẫn ngồi thẩn thờ ra đó. Không biết đó có phải là phép mầu không nhỉ?

***

Chuyện Linh quen Minh giống như chuyện cổ tích vậy. Càng nghĩ càng nghiệm thấy quả là công trình của Chúa sắp đặt thật không ai ngờ tới được...

Từ khi đặt chân vào đại học Quy Nhơn, ngoài các bạn trong lớp ra, Linh không hề có bạn bè ở các lớp khác. Chỉ một lý do đơn giản là cô không muốn bị phiền hà vì có quá nhiều bạn. Cô không muốn tiếp xúc nhiều để khỏi phải bị ảnh hưởng tới việc học hành, bởi lẽ cô luôn có quyết tâm là kì nào cũng nhận được học bổng để làm cho bố mẹ tự hào về mình. Cô hạn chế đi chơi, đi uống nước hay nhắn tin tán gẫu với bạn bè. Thời gian để dành học bài thì quý hơn, cô nghĩ thế!

Vào một buổi tối sau khi học toeic xong, Linh nán lại ở trung tâm vì sẵn tiện có máy tính lên mạng tìm tài liệu luôn, đang khi chăm chú nhìn vào màn hình, bỗng có một tên lạ lẫm tới ngỏ lời:

Chị ơi! Chị có thể nhường máy đó cho em được không? Tại máy em không có tai phone, em thấy chị không dùng nó nên nhường cho em nha!

“Nghĩ thì cũng hơi phiền vì mình đã mở sẵn trang mình cần rồi, thế mà hắn lại…” Nhưng thấy vẻ mặt nhờ cậy rất chân thành của hắn, Linh đành nhận lời.

Sau khi đổi máy xong, Linh cũng chả cần quan tâm tới chuyện đó nữa. Linh tiếp tục công việc của mình, nhưng một câu hỏi nữa lại vang lên:

- Ah, một phát hiện mới, chị có cái điện thoại giống em, nhưng cái của chị có wifi, cái của em rẻ hơn nên không có. Chị cho em mượn điện thoại xem xí được không?

"Thật là nổ não với cái thằng cha này quá!" Linh bực bội thật đấy. Nhưng sao cô lại cảm thấy trong ánh mắt của hắn có cái gì đó trong sáng, chân thật đến lạ lùng. Vì thế, theo cảm tính, Linh đã đưa máy của mình (đang đặt trên bàn) cho hắn. Từ lúc đó hắn bắt đầu hỏi Linh:

- Chị học đại học Quy Nhơn đúng không? Chị học khóa mấy thế? Chị đang học ngành gì?

Thấy hỏi gì mà lắm, Linh mới quay lại:

- Bạn trả lời những câu hỏi đó trước đi!

- Ah, em tên Minh, học đại học Quy Nhơn, bên kế toán, K34.

- Vậy bộ tui già lắm hay sao mà kêu bằng chị, ông nội! Linh bực mình, Linh cũng học K34 ngang tuổi hắn.

- Thế hả, hihi. Không phải, tại vì phép lịch sự thôi.

Thế là hai người có một cuộc nói chuyện dài. Một lát sau, Linh đứng dậy nói:

- Bây giờ Linh phải về, nhà sắp đóng cửa rồi!

- Uả, Linh ở đâu mà đóng cửa sớm thế, mới 8h30 mà!

- Uh, 9h đóng rồi, Linh ở Phaolô, trong nhà thờ nhọn.

Linh chắc chắn hắn cũng giống như mấy đứa bạn khác, cũng tò mò hỏi lại:

- Hả, nhà thờ nhọn thì Minh biết. Nhưng sao Linh lại ở trong đó? Mà Phaolô là gì?

- Linh là người Công giáo, Linh ở với mấy sr dòng Phaolô.

Để tránh hắn gặng hỏi tiếp, Linh vội bước đi thật nhanh. Hắn cứ đứng ngẩn ngơ tò te ở phía sau, và cứ thế xa dần, xa dần...

Ngày qua ngày, hắn đã xin được số điện thoại của Linh nên hắn cứ nhắn tin hỏi han làm Linh bực mình ghê gớm. Nhưng việc linh tinh hắn không hỏi mà toàn hỏi về đạo Công giáo. Linh cũng cảm thấy ngờ ngợ vì hắn là thằng bạn đầu tiên hỏi Linh những việc đó. Dần dần Linh cũng cảm thấy thích thú khi kể cho hắn nghe về đạo của mình. Một hôm, hắn ngỏ lời với Linh:

- Minh có thể đi đến nhà thờ được không? Minh muốn tham dự một thánh lễ trong nhà thờ xem như thế nào.

- Được thôi, nhưng Minh vào nhà thờ thì phải yên lặng và làm theo những gì mà Linh nói, biết chưa?

Linh cứ nói thế thôi nhưng trong lòng cô xen lẫn nhiều cảm xúc. Một phần cô cảm thấy vui vì cô có thể dẫn bạn của mình tới nhà Chúa giới thiệu với Chúa và cũng giới thiệu Chúa cho bạn. Một phần cô cảm thấy lo lắng không biết hắn có ý đồ gì sao lại muốn đi lễ như thế, không biết hắn có thật lòng hay chỉ tò mò?

Nghĩ thế thôi nhưng sau khi hắn đi lễ về, hắn tâm sự với Linh nhiều thứ lắm. Hắn nói hắn thật sự cảm thấy bình yên khi ở trong nhà nhờ, cảm thấy thật thú vị khi nghe cha sở giảng, cảm thấy mọi người ở đó thật thánh thiện... Nhiều thứ cảm thấy của hắn làm Linh chóng mặt, Linh thầm nghĩ: "Suy nghĩ cũng ghê chứ bộ, nhưng cảm nhận của mi cũng hay đấy, để xem tình hình về sau sẽ như thế nào!"

***

Dần dần, khi Minh quen với việc vào nhà thờ dự lễ, hắn đã có thể tự đi một mình mà không cần phải đợi Linh dẫn. Càng ngày hắn tỏ ra như một con chiên ngoan đạo, nhưng chả ai biết rằng hắn không phải là người có đạo. Chính vì thế mà Linh mới thật sự cảm thấy ái ngại. Cô cứ suy nghĩ mãi, không biết động lực đâu mà một đứa như hắn (chính xác là gia đình hắn theo Phật giáo) đã có thể lấy việc đi lễ nhà thờ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng làm niềm vui, niềm phấn khởi. Trong khi đó, Linh cảm thấy xấu hổ vì cô nguyên là con của một gia đình đạo gốc, thế mà cô cũng không đi lễ được nhiều, được sốt sắng như Minh. Cô cũng chưa nhiều lần tâm sự về gia đình, về việc học tập, bạn bè với Chúa – Mẹ. Thế mà hắn có thể ngồi hàng giờ trong nhà thờ để... Thật sự hành động của một đứa con ngoại đạo đã làm Linh nhận ra nhiều điều, há có phải đó là ý Chúa? Cô dần dần được đánh thức trong một cơn ngủ mê man, cô đã bị chìm đắm trong những thú vui của trần thế lúc nào không hay biết. Để rồi cô cứ mãi quanh quẩn với những ham muốn xác thịt mà không có lối thoát cho tinh thần, không ai có thể làm cô tỉnh giấc duy chỉ có Chúa. Thiên Chúa của cô đã đem hắn đến để mở mắt tâm hồn cô, và may mắn thay cô đã hiểu được tiếng Ngài gọi.

***

.Thế là cũng đã một năm kể từ ngày Linh dẫn Minh đi nhà thờ. Bất chợt một ngày Minh đi lễ về, hắn muốn gặp Linh nói chuyện. Trông vẻ mặt mệt mỏi, lừ đừ của hắn, Linh cảm thấy có việc gì không ổn rồi:

- Linh có tin rằng có ma theo con người không?

- Ủa, sao Minh lại hỏi thế? Đang bị vấn đề gì hả?

- Minh nghe Cha giảng là hãy cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, cho thai nhi, và Minh tin là những linh hồn đó cần đến lời cầu nguyện của chúng ta.

- Đúng, họ cần lời cầu nguyện của ta để thanh luyện khỏi mọi tội lỗi, sớm được hưởng nhan thánh Chúa.

- Thế Linh có sợ khi mình nói ra điều này không?

- Điều gì hả Minh? (Linh hồi hộp)

- Minh đang bị một bóng ma theo và có thể nhập vào Minh bất cứ lúc nào.

Nghe đến đấy thì Linh cứng đơ người ra, cô hết sửng sốt rồi lại ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Cả hai người đều im lặng. Linh thật sự thấy Minh không phải là người bình thường, lúc thì da mặt hồng hào, vui vẻ, nói chuyện hiền lành, nhưng có lúc cáu gắt, khó chịu, mặt mũi thì bơ phờ, ủ rũ. Cô cũng đã từng nghĩ đến vấn đề đó nhưng cô không dám tin và bây giờ cô đã có câu trả lời.

- Minh đã biết chứng bệnh của Minh cách đây hai năm, trước khi quen Linh, ba mẹ Minh đã dẫn Minh đến Thầy. Minh không thích điều đó vì Minh không tin. Ông Thầy đã nói đúng rằng má Minh đã phá thai một lần, đó là em của Minh, nhưng bây giờ nó đang theo Minh quậy phá, khiến Minh không học hành được, cứ chìm trông giấc ngủ vào ban ngày, ban đêm thì thức trắng. Nó làm Minh quên đi những việc xảy ra vào hôm trước. Khi ngủ thì có hiện tượng bóng đè. Minh thật sự đã không sống vì Minh mà em Minh đã bắt Minh sống theo ý nó. Đến khi gặp Linh và biết Chúa thì Minh cảm thấy ấm lòng lắm nhưng tối đến thì nó lại quậy phá dữ dằn hơn.

Linh lặng người đi để nghe Minh tâm sự, càng nghĩ cô càng thấy đúng là như vậy, ngay cả nói chuyện Minh cũng không bình thường mà. Minh có cho Linh xem lá bùa màu vàng mà ông Thầy kia đã đưa, và dặn Minh không được vứt đi mà phải mang theo trong người. Vì sợ ba mẹ mắng nên Minh đã bỏ trong ví chứ Minh chả tin. Bấy giờ Linh mới nhận ra thêm một điều nữa: Không chỉ đơn thuần Chúa đưa Minh đến với cô mà Chúa còn đưa cô đến với Minh, cả hai đã gặp nhau trong ý định của Chúa và Chúa muốn giúp hai đứa thông qua bản thân hai người. Để làm theo những gì Người sai bảo, Linh càng ngày càng giúp Minh nhiều hơn. Linh tặng Minh chuỗi Đức Mẹ để đeo vào cổ. Cô đã lần lượt chép nhiều kinh cầu nguyện, giúp Minh cách đọc kinh, cầu nguyện mỗi buối tối và sáng. Theo lời của Minh, Linh đã xin lễ cho linh hồn thai nhi (em của Minh). Nhưng có một điều mà Linh nhận ra trong nỗi lo âu của Minh: Gia đình Minh không cho phép Minh đeo chuỗi Đức Mẹ, cấm Minh đi nhà thờ. Minh buồn bã, thất vọng vì Minh không làm cho ba mẹ hiểu được cái mà Minh thật sự cần ở đời này, đó là Thiên Chúa.

***

Giờ đây, Minh đã dần dần hồi phục, đã có thể sống cho bản thân nhưng khó mà dứt hết căn bệnh này của Minh. Linh nghĩ chỉ có một cách là Minh phải thật sự là con của Chúa, phải được Rửa tội và rước Mình Thánh Chúa. Bản thân Minh cũng biết điều đó, vì Minh luôn khao khát được đi lễ và rước Mình Thánh Chúa như bao người Kitô hữu khác dù chỉ một lần. Minh đã thèm muốn, ước ao rất nhiều và Minh luôn hứa với Chúa là hãy cho Minh thêm thời gian để thuyết phục cha mẹ. Dù sao đi nữa, cả Linh và Minh đã cùng giúp nhau tạo cho bản thân mỗi người một niềm tin vững mạnh vào Thiên Chúa. Cả hai đã cùng luôn trông cậy, phó thác vào tình yêu thương của Thiên Chúa và Đức Mẹ. Hai người đã luôn lắng nghe tiếng Chúa, đáp lại Lời Người. Họ cùng sống đức tin giữa Thiên Chúa và mọi người xung quanh, kể về Chúa cho tất cả những người bạn muốn biết nhiều về Người hơn.

***

Hôm nay quả là một ngày đẹp trời. Như thường lệ, trước khi đi học, Linh tạt ngang qua nhà thờ để cầu nguyện. Trên đường đi Linh cứ nghĩ vẩn vơ về những chuyện quá khứ rồi lại mỉm cười một mình, nghĩ về sáng hôm Thứ Bảy tuần thánh mà Minh gọi, nghĩ về những quả trứng Phục Sinh, về những lần Minh phải đấu tranh với em mình... Bây giờ, Linh đang nghĩ về một người luôn đến nhà thờ trước Linh một bước, đang đứng trước nhà thờ cầu nguyện. Vì thế, Linh vội bước thật nhanh để đến gặp Chúa và cùng đi học với người ấy. Khi đến nơi, đúng như thường lệ, Linh đã thấy Minh đến trước rồi. Nhưng hôm nay khác với mọi hôm, điều mà làm Linh phải suy nghĩ nhiều. Đằng xa, bóng của một người đàn ông và một người phụ nữ đang đứng trước nhà thờ, cùng nhìn về một hướng với Minh, nhưng Minh không hề hay biết. Đó là cha mẹ Minh...

Mã số 13-035

“ĐI TU!” PHẢI CHĂNG LÀ VƯỢT QUA “NÚI CAO”?


Lan: … Mẹ Maria ơi! Con cảm thấy ngột ngạt và chán ngấy với cuộc sống hiện tại này quá! Mẹ ơi! Gìơ con phải làm gì đây?

Nam: Ê! Cậu đang làm gì đấy?

Lan : Uả! Nam! Cậu đến lúc nào vậy? Cậu… Lúc đến cậu có nghe tớ nói gì không?

Nam: Có! Không chỉ nghe được mà còn nghe rất to đấy!

Lan: Hả! Cậu đã nghe hết rồi sao? Cậu đã nghe được những gì?

Nam: Thì tớ vừa mới nghe cậu giật mình hét to lên tên của tớ còn gì! Làm tớ muốn rớt cả tim. Mà có chuyện gì bí hiểm không kể cho tớ nghe được sao?

Lan: Hú vía! Làm tớ tưởng! À mà không có chuyện gì đâu.

Nam: Này chẳng phải thường ngày “tui” là cái “bao tải” cho cậu vứt rác vào sao? Hôm nay cái “bao tải” đầy rồi thì không cần đếm xỉa nữa hả?

Lan: Không phải đâu! Cậu luôn là người bạn tốt nhất của tớ, luôn lắng nghe tớ tâm sự, nhưng hôm nay tớ không biết mình phải bắt đầu câu chuyện từ đâu nữa!

Nam: Thì thường ngày cậu cũng kể chuyện có đầu đuôi gì đâu! Sao hôm nay lại nghiêm trọng hoá vấn đề thế?

Lan: Nam à! Tớ nghĩ rằng sau này tớ sẽ đi tu đấy!

Nam: Hả! Cậu đi “tu”? Lan này, cậu mà đi tu chắc Chúa không dám nhận cậu đâu! Hi! Hi!

Lan: Cậu đừng đùa nữa, tớ đang nói nghiêm chỉnh đấy.

Nam: Tớ xin lỗi! Tớ muốn bầu không khí nó vui lên một chút thôi. Nhưng sao cậu có ý định như vậy? À! Mà cậu chỉ mới nghĩ như vậy thôi phải không?

Lan: Đúng, tớ mới nghĩ vậy vì tớ đang bối rối liệu tớ có được ơn đó hay không?

Nam: Không phải cậu sợ không được ơn mà cậu không hoàn toàn quyết tâm. Tớ hỏi thật nha! Cậu có thật sự thích đi tu không?

Lan: Một nửa!

Nam: Một nửa thì không đủ! Cậu phải thích thú thật sự cơ, phải toàn tâm toàn ý đến với Chúa. Cũng giống như cậu đam mê một cái gì đó, cậu luôn quyết tâm thực hiện niềm đam mê chính đáng đó của mình, đúng không? Tớ cho rằng cậu đi tu còn một lý do nào đó thì phải?

Lan: Có lẽ là như vậy.

Nam: Có lẽ là lẽ thế nào! Cậu phải nhận rõ điều đó thì mới giải quyết được vấn đề chứ!

Lan: Tớ…tớ muốn đi tu còn muốn trốn tránh cái xã hội này. Cậu biết không, sống trong một xã hội mà đầy sự bon chen, lừa lọc, đầy mưu mô, cạm bẫy thì chẳng khác gì tự mình chôn vùi vào ngục tù. Tớ vô cùng thất vọng khi ngay cả trong môi trường sư phạm mà chúng ta đang ngày ngày đi học cũng đầy sự dối trá. Chúng ta đang dần lớn lên để đủ nhận ra những điều đó, điều mà lúc trước ta chưa từng biết. Một xã hội mà trong đó con người chỉ biết đến vật chất, đến cái “tôi” của mình, chính cái “tôi” ấy đã chiếm hữu lí trí của họ nên họ đã không nhận ra rằng cái “tội” đã ngập dần trong họ, họ ngày càng xa dần với tình yêu của Chúa. Chính đồng tiền, quyền uy mà nó đã khiến cho bao gia đình tan tác, sự đánh đập, tàn phá dẫn đến chồng khóc, vợ khóc, rồi lại đến con cái khóc. Nước mắt cứ ngập đầy trong gia đình. Sự đen tối của xã hội đã bao trùm lên mỗi con người của chúng ta, càng khiến ta phạm tội mà thôi!

Nam: Tớ hiểu rồi Lan à! Nhưng tớ tin rằng đó là thử thách mà Chúa muốn chúng ta và gia đình của chúng ta phải vượt qua. Chúa luôn yêu thương chúng ta và sẽ luôn che chở cho chúng ta. Chẳng phải khi xưa Chúa đã sai Con một rất yêu dấu của mình xuống thế để cứu chuộc loài người tội lỗi, thì càng cho ta thấy Chúa yêu ta biết dường nào! Cậu hãy nhìn xem, những con bướm xinh kia đang xoè những đôi cánh rực rỡ của chúng để vươn lên đón lấy những tia nắng ấm áp, nhận lấy những giọt mật ngọt mát trên những bông hoa đầy vẻ quyến rũ đang khoe mình trước một ngày mới tràn ngập niềm vui. Tất cả những điều đó đều do Chúa ban tặng. Thế thì chúng ta lại là con cái của Chúa, nên Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta đâu, Chúa sẽ luôn bên ta, luôn lắng nghe, tha thứ và nhậm lời ta.

Lan: Tớ biết! Tớ vẫn luôn tin cậy ở Chúa. Tớ vẫn luôn cầu nguyện với Chúa, với Mẹ Maria cho gia đình, cho mọi người và cho tha nhân. Nhưng tớ vẫn cảm thấy rất rối bời!

Nam: Lan à! Cậu nên nhớ rằng, đi tu còn phải được ơn của Chúa nữa đấy! Có những người rất thích nhưng không được ơn của Chúa thì đi tu cũng không thành. Nhưng ngược lại có người được Chúa kêu gọi để lên đường, vì Chúa chúng ta thấu suốt mọi điều. Nên cậu hãy suy nghĩ thật chính chắn lại. Tớ nghĩ không ai đi tu vì lý do muốn trốn tránh thực tại cả. Vì đối với Chúa, việc đi tu như là một thử thách để leo lên một ngọn núi rất cao đầy hiểm trở, vất vả! Cậu hiểu chứ??...

* Cuộc nói chuyện giữa Lan và Nam hẳn đã kết thúc bằng một dấu chấm hỏi hay là nhiều dấu chấm hỏi đối với Lan? Lan- một nhân vật đang độ tuổi trưởng thành đã phải chịu những áp lực của xã hội, phải sống trong suy nghĩ, chán chường. Và cuối cùng để khỏi phải sa lầy vào tội lỗi cuộc đời, muốn trốn tránh thực tại, đã chọn con đường đi tu, về đồng hành cùng Chúa và Mẹ Maria. Nhưng Nam – một người bạn thân của Lan đã xuất hiện, đã lắng nghe bạn mình tâm sự và đã đưa ra những lời an ủi, những suy nghĩ của mình để nói với bạn bằng lòng chân thành của tình bạn. Còn đối với mọi người thì sao? Mọi người nghĩ gì khi đọc được những lời tâm sự của hai nhân vật? Mọi người có nghĩ rằng sự lựa chọn của Lan là chính đáng? Và lời khuyên của người bạn thân cũng rất có lý? Vì cả hai bạn đều biết rằng đi tu là phải vượt qua một ngọn núi rất cao, đầy vất vả và hiểm trở. Những người đi tu như là những người mới lần đầu leo núi vậy. Nếu khi leo núi, trong hành trang của họ là niềm tin, sự khát khao, niềm rạo rực, sự phấn khởi muốn chinh phục ngọn núi, không hề vướn bận điều gì thì họ sẽ leo lên ngọn núi một cách dễ dàng. Còn những ai khi leo núi lại phải lo ngại độ cao, còn mang nặng nỗi đời, hay chỉ là một chốc ham muốn nhất thời thì mãi mãi không bao giờ lên được ngọn núi ấy. Ngọn núi mà Chúa muốn thử thách chúng ta!

 
Chuyện Phiếm đọc trong tuần
Trần Ngọc Mười Hai
05:31 28/04/2013
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Năm Phục Sinh Năm C 28-4-2013

“Một lần nào, cho tôi gặp lại em,”
“Đôi môi đó đến nay còn nồng!
“Một lần nào cho tôi lại gặp em,
“rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ.”
(Vũ Thành An – Một Ngày Nào Cho Tôi Lại Gặp Em)
(2Ph 1: 5-8)
“Cho tôi lại gặp Em” , phải chăng đó là mộng ước có nhung có nhớ? Nhung nhớ ấy, không chỉ là nỗi nhớ về đấng bậc có cuộc sống rất đáng ghi tạc, ở trong lòng. Nhưng còn là nhớ về cung cách và mẫu gương sống Đạo, vẫn rất nhiều.
Bần đạo đây, thuộc loại bầy tôi tớ rất hèn mọn, chỉ dám mạn bàn chuyện bên lề, dù phải trái, về sự việc xảy ra đã lâu ngày. Nay, ngồi nhớ chuyện vừa đến rồi đi như một số nhà báo từng viết về các người “em” gặp ở đâu đó, xó chợ hay lề đường, trông cũng tội. Nhưng trước khi trích dẫn, đề cập đến các bài viết về “người em” trên phố nhỏ cũng rất buồn, tưởng cũng nên nghe thêm lời thơ/ý nhạc của nghệ sĩ nay trở thành “thày sáu vĩnh viễn” họ Vũ tên gọi rất Thành và rất An như sau:

“Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Sao không thấy qua đây một lần
Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Những bến bờ xưa cũ đã mờ.”
(Vũ Thành An – bđd)

“Những bến bờ xưa cũ, đã mờ” sao vẫn thấy người em tôi “đi về đâu”, “không thấy qua đây một lần”, “giòng đời nào” từng đẩy đưa em ra như thế? Phải chăng là chốn bụi bờ lẩn quẩn, hay khung trời u uẩn những tù nhân, tựa như nhận định của đấng bậc chuyên phụ trách chăm lo cho các em rất bụi đời, từng ngỏ lời như sau:

“Vừa qua, báo cáo của Uỷ Ban Toàn Quốc về Rượu và Ma Tuý đã tập trung nhấn mạnh đến các dịch vụ đem lại lợi ích cho mọi người ở Úc. Theo báo cáo này, vấn đề: “Nhà Tù và việc Giải quyết nơi ăn chốn ở có phân tách về kinh tế cho tội phạm Thổ dân và người Đảo Torres Strait”, tiết kiệm được cho ngân sách Úc lên đến $110,000 bằng việc chuyển các em nào không có hạnh kiểm xấu hay bạo loạn về nơi định cư an hoà hơn là nhốt các em vào tù.

Thêm nữa, báo cáo trên còn cho biết việc định cư điều trị tội phạm trẻ tuổi để các em được trở về sống chung với cộng đồng dân chúng hơn là nhốt tù các em, sẽ đem lại kết quả tốt cho các em, kể cả chuyện giảm bớt tình trạng tái phạm thói tật cũ; kết quả tốt cho sức khoẻ, giảm thiểu tử suất, và tạo chất lượng sống cho cuộc đời của các em, sau này.

Việc này đặc biệt có lợi cho con em của chúng ta là những người trẻ, ở giai đoạn nào đó trong đời khi khối óc của các em vẫn đang phát triển và như thế cũng dễ cho dịch vụ chu cấp điều trị nữa. Trong hệ thống pháp lý về thiếu nhi phạm pháp, giới trẻ người Thổ dân đang đạt số lượng khá cao, nhất là với tuổi từ 10 đến 16 tăng gấp 15 lần so với các em không phải Thổ dân. Đó là số liệu do Ủy ban Phụ Trách Sự vụ Thổ dân và Người Đảo Torres Strait ở Hạ viện từng cung cấp. Xem như thế, vấn đề nhốt tù các em này xem ra không hữu lý.

Trong khi đó, nhu liệu của toà án cho biết: số lượng thiếu nhi phạm pháp nói chung bị nhốt tù liến quan đến tội vi phạm luật về Rượu và Ma Túy. Theo tài liệu của Ủy Ban Toàn Quốc về Tệ nạn về Ruợu và Ma Tuý nơi giới trẻ người Thổ dân, thì số lượng giới trẻ Thổ dân có tuổi từ 18 đến 24, 76% đang bị nhốt tù vì tội sử dụng Ma Túy.

Năm 2011, có đến 1607 tù nhân người Thổ dân bị nhốt vào tù chỉ vì đã dính dấp vào các tội không mang tính bạo-loạn. Với giới trẻ bụi đời, kinh nghiệm dạy chúng tôi biết rằng: tội lạm dụng rượu và Ma Túy là dấu hiệu của các vấn đề còn nghiêm trọng hơn với giới trẻ, trong đó phải kể đến chuyện sống ngoài đường, gia đình đổ vỡ, lạm dụng nhiều thứ. Nếu cứ nhốt tù những người trẻ như thế, vô hình chung ta đặt các em vào tình trạng “xa mặt thì cách lòng”, chứ cũng chẳng giải quyết các vấn đề khiến cho các em sống trong tù ngay từ đầu. Nhốt tù các em như thế, là ta gia tăng tình trạng tái phạm tội trong tương lai càng dễ dàng trở thành nghiêm trọng hơn. Chúng tôi nghĩ rằng: đối với người trẻ, giải pháp đưa họ vào tù chỉ nên dùng như chọn lựa cuối, khi không có biện pháp nào khác tốt hơn, thôi…” (xem Lm Chris Riley, Jail Isn’t the Answer for Young Offenders, The Catholic Weekly 17/2/2013, tr. 24)

Với con em người Việt từng quên lãng hoặc không biết lối sống văn hoá của người mình, cũng nên đọc lại lời thư trăn trối của cố giáo sư Nguyễn Văn Phú, cựu Hiệu trưởng trường Hưng Đạo Sàigòn, gửi con cháu của ông để nói đôi trước ngày ông qui tiên, như:

“Các con thân yêu,
Nay, bố mẹ tuổi đã 80, thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. Bố mẹ đã nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ. Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay…
Suy Xét Thông Tin và Sử Liệu. Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều. Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực thì chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh của vấn đề, hệt như “những anh mù sờ voi”. Có người cố ý bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của mình. Có người – kể cả nhà tu – còn bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác! Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử. Nhà văn Alex Haley đã viết ở giòng cuối tác phẩm “Roots” (Nguồn cội): “Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.” Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy xét thông minh.
Chuyện Trong Gia Ðình. Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, có thể các con nghĩ rằng bố mẹ đã quá khắt khe với các con. Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những gì mà bố mẹ đã vô tình làm các con buồn lòng. Hãy nhớ rằng bố mẹ không đua đòi ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ một đời sống mực thước, và bố mẹ đã cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, dưới mái ấm của gia đình.
Vì tài sản của bố mẹ đã bị cs cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn. Bố mẹ đã nhận làm những công việc thật mệt nhọc. Các con đã chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đã cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay thì “đâu vào đấy”cả. Các con không bao giờ được tự mãn, nghĩ rằng mình tài, mình giỏi. Hãy nhớ: “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình”. Cái tài, cái giỏi nếu có thì chỉ là một phần thôi, còn các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính mình, từ các kiếp trước và kiếp này. Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của mình, hệt như người dùng xe hơi phải lo “xạc điện” cho cái bình ắc-quy vậy. Gieo nhân lành thì sẽ hái quả lành. Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được!.
Trong gia đình riêng của các con, bố mẹ khuyên: vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính, phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hãy khéo léo và bình tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.
Còn đối với con cái, hãy thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để tìm hiểu cho chắc chắn; hư hỏng vì bè bạn trong xã hội này là một sự kiện rất phổ biến! Tivi, “games”, “chat”, phải hạn chế, còn thể dục thể thao thì nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp thì giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng. Hãy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá cho nên nay về già, bị cơ thể “hỏi tội”, đau lên đau xuống hoài!
Trong đời sống hàng ngày, phải luôn luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt vì tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến các thế hệ mai sau. Dùng thứ gì cũng không được phí phạm, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hãy cho các cháu coi hình chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này còn rất nhiều người khổ cực.
Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu “anh em như thể tay chân”, “chị ngã em nâng”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Bí quyết là áp dụng chữ sau. Hãy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em mình. Các con mà chia rẽ thì bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.
Trong xã hội này, vì bận rộn quá, người ta chỉ đủ thì giờ lo cho gia đình riêng nên có khi lơ là với đại gia đình, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hãy đề cao tình đoàn kết trong đại gia đình. Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc: các con hãy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.
Xã Hội Âu-Mỹ. Xã hội này là một xã hội tiêu thụ quá mức. Các con không nên để mình bị lôi cuốn dễ dàng vào các trò tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hãng bảo hiểm bao vây, chi phối. Các con cần “thiểu dục, tri túc” tức là “ít ham, biết đủ”, chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy; an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi. Tránh nợ nhiều. Thảnh thơi thì hơn! Bố mẹ không nói lý thuyết xuông đâu, xã hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ vì hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng tìm thấy hạnh phúc ở đâu cả! Bớt ích kỷ, hãy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.
Riêng Phần Bố Mẹ. Già thì sẽ bệnh, bệnh rồi sẽ ... ra đi! Quy luật tự nhiên là vậy. Ðến ngày ấy, các con hãy lo thu xếp tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất bố mẹ ở một nghĩa trang thì, sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc vì ở xa không trông nom được phần mộ! Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn; mà khỏi phải chiếm đất, vì đất rất cần thiết cho các thế hệ sau. Có thể đem trải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có gì đâu! Thay vì đãi đằng ăn uống, các con nên dành tiền bạc góp vào các việc có ích lợi chung. Ðừng e thiên hạ chê cười, mọi người sẽ hiểu và sẽ tán thành.
Có một chi tiết như thế này: nếu chẳng may, bố hay mẹ ngã bệnh mà phải chịu một “đời sống thực vật”, các con hãy can đảm chọn giải pháp rút các ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!
Bàn Thờ Gia Ðình. Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày ảnh nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ lòng tôn kính và để tự hứa không bao giờ làm tổn hại gia phong. Ðến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, vì lòng thành của các con và các cháu mới là quý. Bố mẹ nói “các cháu” là có ý nhắc các con cần cho các cháu biết ý nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hãy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hãy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hãy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt ở một nơi thì thật là tốt vì tình thân gia đình sẽ nhờ đó mà tăng lên.
Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn của bố mẹ. Bố mẹ cám ơn tất cả các con đã luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đã lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.
Hôn các con thật lâu!
Bố Mẹ” (trích điện thư trên mạng gửi khắp nơi, năm 2012)

Đọc thư rồi, bạn và tôi, ta sẽ cùng nghệ sĩ Lê Hựu Hà, cất tiếng ca vui, mà hát rằng:

“Hãy vui lên bạn ơi!
Thời gian chẳng cho ta một giờ để cười
Yêu đương chẳng dư được một giây phút vui
Dù sao hãy cười bạn ơi! Hãy vui lên bạn ơi!
Ngày mai lắm khi không còn gì để cười
Tương lai biết đâu chỉ là thương nhớ thôi
Dù sao hãy cười bạn ơi!”
(Lê Hựu Hà – Hãy Vui Lên Bạn Ơi)

Hát thế rồi, ta về với Lời vàng của Đấng thánh hiền, để niệm suy những điều cần nhớ:

“Anh em hãy đem tất cả nhiệt tình,
làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ,
có đức độ lại thêm hiểu biết,
có hiểu biết lại thêm tiết độ,
có tiết độ lại thêm kiên nhẫn,
có kiên nhẫn lại thêm đạo đức,
có đạo đức lại thêm tình huynh đệ,
có tình huynh đệ lại thêm bác ái.
Thật vậy, nếu anh em có những đức tính ấy
và có dồi dào,
thì anh em sẽ không trở nên những người chẳng làm gì
và chẳng làm gì được để biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
(2Ph 1: 5-8)
Niệm suy xong, hãy cùng tôi và cùng bạn, ta đọc tiếp câu truyện kể cũng khá vui ở bên dưới:

“Truyện rằng:
Tại quầy khách ở phòng mạch bác sĩ tâm thần nọ, vẫn nghe rất rõ lời đối đáp, như sau:
-Thưa bác sĩ, ngoài này có ông đứng ở đây muốn gặp bác sĩ ngay tức thì vì ông bảo: ông là người vô hình, muốn gặp bác sĩ trong chốc lát rồi sẽ biết mất, nhưng bác sĩ gặp ông càng sớm sẽ thấy vui và nhớ lời ông nói rằng: mọi người cũng sẽ hết bệnh và cũng sẽ vui như ông vì có thể trở thành người vô hình rồi sẽ vui suốt đời như ông thôi…
-Cô nói với ông ta là tôi đang bận chữa cho bệnh nhân cũng vô hình như ông. Cố chờ một chút, đừng biến mất!”

Vâng đúng thế. Dù ông, bà có vấn đề về vô hình và hữu hình hoặc gì đi nữa, hãy cứ vui mà hát lên lời vui của nghệ sĩ khi xưa vẫn rất vui và vẫn hát:

“Cuộc đời chẳng có bao lâu
Sao ta cứ mãi u sầu?
Hãy mỉm cười với tất cả mọi người
Tự nhiên ta sẽ thấy đời thêm tươi.
Hãy vui lên bạn ơi!
Đời tuy đắng cay như cuộc tình nửa vời.
Tim tuy chán chê lòng người nhưng cố vui,
Dù sao hãy cười bạn ơi!”
(Lê Hựu Hà – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai
Chỉ muốn nhắn với tôi và với bạn
rằng: đời người vẫn có những chuyện như thế,
cũng rất vui.

Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Năm Phục Sinh năm C 28.4.2013

“Em là người của ngày xa lắm,"
“Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 13: 31-35

Người của ngày xa lắm, nay đâu phải thế! Lòng ước hai ta cũng chẳng gần, có là ước mơ của nhà Đạo, lâu rày vẫn vậy? Điều này còn có nghĩa: phép lạ và sự quan phòng của Chúa mới đáng để ta quan tâm. Bởi nếu không, sự quan phòng của Chúa có nghĩa gì? Trả lời vấn nạn này, thánh Gioan nhấn mạnh đến điều mà ta hiểu về việc Chúa bày tỏ: “Như Ta đã yêu mến các ngươi.” (Ga 13: 34)
Quan phòng, tuyệt nhiên không là sự việc Chúa can thiệp vào công cuộc tạo dựng vẫn đang diễn tiến, như chuyện lạ. Quan phòng, cũng không là động thái tạo tương quan tức thời trong cuộc sống, của chúng dân. Chúa quan phòng, Ngài luôn tích cực thực hiện cả vào lúc ta có vấn đề lớn/nhỏ, cả những việc ta che giấu hoặc huỷ xoá. Chúa có mặt trong mọi sự việc, nên không có Ngài, sự việc ấy chẳng có nghĩa và cũng không thành toàn. Việc ta làm, không thể đạt thành quả mà lại không có Chúa dính dự, giúp đỡ. Nói cách khác, ta làm gì thì Chúa vẫn ở trong ta và ta trong Chúa, thật rất rõ.
Trình thuật nay diễn tả, là: Chúa tuy đã chấm dứt cuộc sống dưới thế trần khi Ngài về với Cha. Và lúc đó, ta sẽ một mình hành xử, tự mình sống cho mình và vì mình. Còn người khác, kẻ khác có được ta quan tâm chú ý nữa không? Dù sao, thì Chúa vẫn ở với ta, khi ta làm bất cứ chuyện gì. Đó là ý nghĩa của tương quan mật thiết ta có với Chúa, tức sự quan phòng Chúa tỏ bày cho ta.
Trình thuật nay dọi lại lời Chúa trăn trối ở buổi Tạ Từ, vào phút cuối lúc Ngài thực sự nguyện cầu cho mọi người. Lời Chúa xác chứng Ngài không còn “ở” với thế trần, bao lâu nữa. Và cũng thế, đời của ta cũng sẽ không còn ý nghĩa, từ ngày ấy. Bởi lẽ, ta cũng sẽ không còn “ở” với thế gian này, kể từ nay. Thay vào đó, ta được tháp đặt về với Cha và Cha sẽ giữ gìn và thánh hoá ta suốt một đời.
Trình thuật, nay nói đến sự quan phòng của Chúa, tức diễn tả về tương quan tức thời ta vẫn có với Cha. Ngài là “điềm tới” và là món quà gửi đến cho ta vào phút chót. Đó là lý do khiến Ngài đi vào cõi chết, để rồi sống lại và về với Cha. Từ nơi Cha, Ngài trao ban quà tặng quý giá là tương quan tức thời với Cha như ân lộc Thần Khí Hiện Đến với mọi người, nhân ngày Ngũ Tuần. Từ đó kết hợp ta vào với Cha để nên một, có Cha làm một với ta.
Chúa là Đấng trung gian hài hoà giữa ta và Cha Ngài, như thế có nghĩa: Ngài từ Cha đến với ta và Ngài trở về với Cha ngày Thăng thiên để nguyện cầu cho ta, vào mọi lúc. Những lời như thế, không nên thể hiểu theo nghĩa từ vựng, từng chữ. Bởi, Đức Chúa là LỜI của Cha, Ngài tặng ban cho ta. Vai trò “trung gian hài hoà” của Ngài là LỜI đem ta vào với “tương quan tức thời” với Cha. Dân con Chúa đều hiểu rõ điều này, cách nằm lòng. Và con dân Ngài vẫn đáp lại nhờ vào Ngài, bằng LỜI Ngài, để rồi tất cả sẽ đi vào Tiệc Thánh, tức: đi vào “quan hệ tức thời” về với Cha.
Nói ra điều này thật không dễ để nói cho đúng cách. Điều cần, là ta nên tránh đường xưa lối tắt dẫn đưa con người mãi đi xa, lạc đường không đến được. Và, cung cách dẫn đi xa, thường khiến ta chối bỏ tương quan tức thời, Chúa đợi chờ. Thế nên, ở trên và ở ngoài ngôn từ ta vẫn có, Lời Ngài đến với ta để kể cho ta nghe sự thật, rất thực. Và, ta được “thánh hoá” bằng sự thật, vượt ngôn ngữ.
Chuyển giao sự thật cho mọi người, ta sẽ trở thành đấng hiền từ như Kitô-khác. Và nếu ta cùng mọi người làm được điều đó, thì tất cả sẽ là ngôn sứ của Chúa và dân con hiền hoà thực hiện Lời Ngài như điều Chúa hứa vào lễ Ngũ Tuần. Và, Ngài vẫn muốn sự việc xảy ra như thế. Đó là sự thật tràn đầy từng khiến con dân Chúa ngạc nhiên. Thần Khí Chúa thổi đến nơi nào Ngài muốn thổi và ta có âm thanh điệu thổi của Ngài nhưng lại không biết âm thanh ấy từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu. Ta chẳng thể nào đòi Ngài hoạt động theo cách thế của thông tin thời đại hoặc toán pháp, hình học rất chính xác được.
Hoạt động của Thần Khí Ngài, thánh Phaolô cũng từng kể: cách thế Chúa làm, nhiều lúc rất bộc phát, dị kỳ và khinh xuất. Cả Con Chúa cũng từng làm nhiều điều khiến ta khó đoán. Sách Công Vụ, có kể về sự kiện thánh Phêrô gặp công dân La Mã ngoài Đạo, ở Rôma ông tên là Cornêlius là người cũng từng cảm nhận được Thần Khí Chúa sống động ở bên trong. Điều này có nghĩa: ông cũng có tương quan tức thời với Chúa, với Cha. Và, cả thánh Phêrô nữa đã chấp nhận thanh tẩy rửa ông để ông có tương quan tức thời với Hội thánh nữa. Và, ông là người đầu tiên trong lịch sử tuy không phải là Do thái, nhưng lại gia nhập hàng ngũ các kẻ tin có tương quan với Chúa, rất tức thời.
Sau ngày Thày trỗi dậy, các tông đồ đã tụ tập tại Giêrusalem để chọn người thay cho Giuđa Iscariốt. Người đó chính là Mathias. Nhưng trước đó, nào đã ai hay biết quá trình lý lịch của ông này chút nào. Cũng hệt thế, thánh Phaolô cũng có kinh nghiệm để đời về tương quan tức thời, khi thánh-nhân gặp gỡ Chúa trên đường Đamát. Vậy nên, những việc tương tự làm sao ta đoán được.
Về tương quan tức thời, trong đó có năng lực đặc biệt khiến đầu óc con người bối rối, khó lường. Muốn tránh khỏi cảnh này, ta chỉ cần nhận biết sự thật cách khiêm tốn và đón nhận thật tình và định ra được tính chất thực/hư của sự việc bằng phương cách mở lòng mình để sự việc tốt lành được diễn tiến theo cung cách thường tình.
Cũng nên biết rằng: dù có tương quan tức thời với Chúa và với Cha, ta vẫn là người có đặc trưng khác biệt. Khác mọi người, trong mọi lúc. Và, để ý một chút, hẳn là ta sẽ nhận ra rằng con dân Chúa luôn có tư cách và phương án xử sự khác người thường. Và, có khi còn khác cả Chúa nữa. Điều này thật rất đúng, nếu ta nhìn vào mỗi cá nhân hoặc nhóm hội/đoàn thể và cả giáo hội địa phương nữa.
Cũng thế, ngay những người cùng nhóm hội/đoàn thể vẫn xảy ra hiện tượng ghen tương, ghét bỏ, đố kỵ. Sở dĩ có chuyện đó, là vì ai cũng nghĩ mình là nhân vật quan trọng, khác thường. Lại có người nghĩ mình là trung tâm địa cầu hoặc “rốn vũ trụ”, mọi người khác chỉ là số không rất lớn. Không cần có trên thế gian này, và không xứng đáng để mình bận tâm.
Có vị còn nghĩ: mình mới là người có khả năng thực thi ý định của Chúa. Bởi thế nên, họ vẫn nhìn người khác bằng con mắt kỳ thị, thấp hèn, thua kém mình. Thật khó có thể nói rằng: đôi lúc, trong chúng ta cũng có người hành xử giống hệt như thế. Tức, vẫn coi mình là người của công chúng, hoặc của cộng đoàn rất thánh là Hội thánh, chẳng bao giờ có khó khăn hoặc vấn đề gì. Chúng ta, tuy là một nhưng không phải ai cũng thế. Đó chính là vấn đề.
Lời Chúa ở Tin Mừng thánh Gioan chương 17 cho thấy: Ngài khẩn cầu lên Cha để tất cả chúng trở nên một như Ngài với Cha là Một. Ngài và Cha tuy không giống hệt nhau, vì Ngài là Con. Còn, Chúa Cha là Cha Ngài, mỗi Vị chứng tỏ Ngài là ai? Là Đấng nào? Để rồi, ta cũng làm như thế.
Giáo hội địa phương ở các nơi được mời gọi sống tích cực về lịch sử, văn hoá và truyền thống, rất đa dạng. Đây không là vấn đề xã hội riêng rẽ, nhưng là đòi hỏi của niềm tin vào Chúa. Tính đa dạng/độc đáo của truyền thống đã khiến Hội thánh trở nên phong phú hơn qua lối sống có niềm tin đích thực. Sống cách đó, ta không chỉ khác nhau theo cách giản đơn, nhưng còn trở nên khác biệt, cách độc đáo nữa.
Công đồng Vatican 2 lại đã công nhận rằng: đại kết là hiệp nhất để tín hữu Đức Kitô trở nên một, nhưng điều đó không cò nghĩa xoá bỏ mọi khác biệt giữa các giáo hội địa phương. Sống niềm tin đích thực không phe phái, cũng chẳng độc tài toàn trị nhưng ta vẫn có cơ hội để hiểu rằng tất cả chúng ta đều ở trong tương quan tức thời với Chúa với Cha theo cung cách riêng của mỗi người.
Như thế là ta đã xây dựng một lễ Ngũ Tuần ngay trong Hội thánh. Và Hội thánh, vẫn bao gồm thời khắc đặc biệt để ta có thể nguyện cầu cho sự hiệp nhất, rất đại kết. Tức: kết hợp mọi kẻ tin vào với hiệp thông, quan phòng và tương quan tức thời với Cha và với Chúa.
Trong tâm tình cảm nghiệm được như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ còn dang dở, rằng:

“Em trở về đây với bướm xuân,
Cho tôi mơ ước một đôi lần.
Em là người của ngày xa lắm,
Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(Đinh Hùng – Bướm Xuân)

Có bướm, có xuân, nhưng “lòng cũ cũng chẳng gần”, bởi anh và em đâu muốn tạo tương quan thật gần gũi. Lòng cũ với bướm xuân chỉ có được, khi em và tôi cùng mọi người tạo tương quan tức thời với Chúa, với Cha, với cả mọi người, để rồi ta cứ thế gìn giữ tình thân thương rất gần gũi.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
 
Lời Ru Nước Mắt Quê Hương
Phạm Trung -Duy Hân
06:32 28/04/2013
Lời Ru Nước Mắt Quê Hương: Nhạc Phạm Trung; tiếng hát: Bích Hiền; slide show: Duy Hân

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạch Đằng Giang
Nguyễn Ngọc Liên
21:27 28/04/2013
BẠCH ĐẰNG GIANG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Gió biển bắc phương về giá buốt
Buồm reo vượt cửa khẩu sông Đằng
Núi như kình ngạc phân đòi đoạn
Đất tựa kích đao rải ngổn ngang
Hai chống hàng trăm, trời yểm trợ
Nhiều nên hào kiệt, đất tiềm tàng.
Ôi, quay đầu lại ôn muôn sự
Ánh nước nhìn ra, ý nặng vương.
(Dịch thơ “Bạch Đằng Hải Khẩu” của Nguyễn Trãi)