Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáo Hội thi hành sứ vụ mới
Lm Giuse Đinh lập Liễm
10:44 29/04/2008
LỄ THĂNG THIÊN
GIÁO HỘI THI HÀNH SỨ VỤ MỚI
A. DẪN NHẬP.
Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người chịu chết trên thập tự để chuộc tội cho lòai người, để con người được quyền làm con Chúa và được thừa hưởng Nước Trời. Ngài đã đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa, chiêu tập môn đệ, thành lập Giáo hội để tiếp nối công việc của Ngài ở trần gian. Sau khi đã hòan tất sứ mạng một cách hòan hảo, Đức Giêsu trở về cùng Chúa Cha để được hưởng vinh quang mà Cha đã dành cho Ngài. Hôm nay là lễ Thăng Thiên và cũng là ngày bàn giao quyền năng và sứ mạng của Ngài cho các môn đệ và Giáo hội.
Trước khi từ giã các Tông đồ đi về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu trao lại sứ vụ của Ngài cho các ông là loan báo Tin mừng cho muôn dân. Tuy Đức Giêsu hứa sẽ ở cùng các ông cho đến ngày tận thế nhưng Ngài không trực tiếp giảng dạy được mà phải nhờ đến các ông và Giáo hội. Từ đó, Giáo hội phải nhận lấy trách nhiệm tiếp nối công trình của Ngài như Ngài đã dạy: ”Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Hiệp thông với các môn đệ được chứng kiến việc Chúa lên trời, ta cùng mang lấy tâm tình và bắt chước công việc các ông sau khi Chúa về trời, đó là “Chúa về trời, ta vào đời”. Ta phải vào đời để làm tròn sứ mạng Chúa đã trao phó cho chúng ta, đó là “Làm cho muôn dân trở nên môn đệ của Chúa”(Mt 28,20) bằng đời sống chứng nhân của mình. Đồng thời hãy vui mừng phấn khởi với lời hứa của Chúa: ”Thầy ra đi để dọn chỗ cho các con… để Thầy ở đâu, các con sẽ ở đó với Thầy”. Thiên đàng là quê hương của chúng ta, nơi Chúa đang chờ đợi. Nhưng dầu sao chúng ta phải nỗ lực không ngừng để tiến tới nơi đó vì “Nuớc Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh”(Mt 11,12; Lc 16,16).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Cv 1,1-11: Bài đọc 1 được rút ra từ sách Công vụ Tông đồ của thánh Luca và cũng là tác giả của sách Tin mừng thứ ba. Thánh Luca cho biết Chúa Giêsu kết thúc công việc mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài, nay Ngài về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Trước khi về trời Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ hai điều:
* Thứ nhất Ngài hứa ban Chúa Thánh Thần cho các ông. Hãy tin tưởng chờ đợi.
* Thứ hai Ngài trao cho họ sứ mạng làm chứng cho Ngài trên khắp cùng trái đất.
+ Bài đọc 2: Ep 1,17-23: Trong thư gửi cho tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô cầu xin Chúa Cha ban cho các tín hữu thần khí khôn ngoan để nhận biết mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, và mở trí lòng ra mà hiểu rõ đâu là niềm hy vọng mà họ đã lãnh nhận. Đức Kitô đã được trỗi dậy từ cõi chết, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được làm chúa muôn vật: ”Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội thánh, mà Hội thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1,23).
+ Bài Tin mừng: Ga 28,16-20: Thánh Matthêu kết thúc sách Tin mừng của Ngài bằng một bài ngắn gọn tường thuật việc Chúa Giêsu từ giã các môn đệ mà về trời. Ý chính của bài Tin mừng này cũng giống như bài trích sách Công vụ tông đồ hôm nay: Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ hãy tiếp nối công trình của Ngài. Tuy Ngài không hiện diện để các ông trông thấy hay nghe thấy nhưng Ngài sẽ hiện diện bằng một cách thế mới để hoạt động trong Hội thánh. Ngài sẽ còn ở lại với Hội thánh cho đến ngày tận thế. Phần các ông ở lại, hãy thực hiện lời Chúa: ”Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Chúa về trời, ta vào đời.
I. ĐỨC GIÊSU VỀ TRỜI.
Sau khi sống lại, Đức Giêsu liên tiếp hiện ra với các môn đệ để vừa xác nhận việc Ngài sống lại vừa để bổ túc việc dạy dỗ các ông.
Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ trong thời gian bao lâu ? Thánh Luca cho biết là 40 ngày (các sách ngụy thư nói đến 50 ngày hay 18 tháng), một thời gian khả dĩ cần thiết để kiện tòan việc dạy dỗ các tông đồ.
Hôm nay Đức Giêsu quyết định ra đi vĩnh viễn trong một cuộc hiển linh đầy quyền năng, một cuộc Thăng thiên về nhà Cha trên trời. Có người cho rằng đây là lần hiện ra lần sau hết với 500 môn đệ để mọi người chứng kiến việc Chúa lên trời. Nhưng trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca cho biết chỉ có 11 tông đồ qui tụ về Galilê để được dạy dỗ và chứng kiến việc Chúa lên trời. Sở dĩ chỉ có 11 tông đồ vì Giuđa đã phản bội Chúa, đáng lẽ phải hối hận và đi tìm gặp Chúa đệ tạ lỗi thì lại đi thắt cổ tự tử (Mt 27,5).
Thánh Matthêu cho biết tiếp: ”Mười một môn đệ đi tới Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã hẹn với các ông (Mt 28,16). Trong Thánh Kinh, núi là nơi mang một tính chất thiêng liêng. Theo thánh Matthêu, các bản văn, lề luật quan trọng đều được ban ra từ trên núi như Thập giới, Tám mối phúc thật (Mt 5,1), Biến hình (Mt 17,1). Núi là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, để tôn vinh và thờ lạy.
Khi thấy Đức Giêsu “Các ông phục lạy Ngài”(Mt 28,17). Thánh Matthêu có ý dùng chữ “Phục lạy”. Động từ này có ý nghĩa thần học chính xác. “Phục lạy” chỉ được dùng cho những ai đã nhận biết phẩm vị của Đức Giêsu và nhìn nhận phẩm vị này qua cử chỉ đó như ba nhà Đạo sĩ đến triều bái Chúa Hài nhi (Mt 2,11), người phung cùi được sạch (Mt 8,2), các môn đệ trên thuyền (Mt 14,33), người đàn bà xứ Cana (Mt 15,25). Hôm nay các ông thờ lạy cách kính cẩn hơn nữa vì Ngài huy hòang trong ánh sáng Phục sinh, vì nơi Ngài “Mọi quyền năng trên trời dưới đất được trao phó”. Tuy nhiên, cũng có mấy ông còn hòai nghi, nhưng không nói rõ tên ai.
Đức Giêsu tiến lại gần họ và phán: ”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Các con hãy đi giảng dạy muôn dân”(Mt 28,18). Đức Giêsu đã chính thức trao quyền hành và sứ mạng của Ngài cho các ông để tiếp tục hòan thành. Hôm nay Đức Giêsu ra đi nhưng là ngày các môn đệ lên đường, họ có nhiệm vụ đi chinh phục thế giới. Chinh phục bằng lời giảng dạy, chinh phục bằng phép rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.
Hôm nay, sau cuộc bàn giao, Đức Giêsu lên trời, các môn đệ phấn khởi nhìn theo, nhưng các ông còn nghe văng vẳng bên tai lời Chúa kết thúc Tin mừng: ”Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20). Rồi họ xuống núi trở về xây dựng Giáo hội, làm cho Giáo hội thêm vững mạnh và phát triển chờ đợi Ngày Chúa lại đến. Giáo hội của Chúa sẽ đứng vững kiên cường không một thế lực nào có thể làm sụp đổ như lời sử gia Ba lan, ông Henryk Sienkievick, nói: ”Các bạo Chúa cùng với triều đại của họ đều lần lượt tiêu tan – Nhưng con thuyền của người dân chài Galilê cầm lái vẫn hiên ngang lướt sống”. Đấng là chủ con tầu đã chẳng từng nói đó sao (Mt 16,18) ?
II. CHÚNG TA VÀO ĐỜI.
1. Chúa về trời.
a) Chúa Giêsu về với Cha.
Nhiều lần Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ là Ngài sẽ về cùng Cha, Ngài hay nhắc đến Cha Ngài, đến nỗi ông Philipphê đã thưa với Ngài: ”Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14,8).
Sau khi hoàn thành sứ mạng của Cha giao phó là chịu chết chuộc tội cho nhân loại và sống lại để phục hồi cho con người sự sống mới, thì Chúa Giêsu đã lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được đặt làm chủ tể muôn loài: ”Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giêsu Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” (Cv 1,11)
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa lên trời hay mừng lễ Thăng thiên. Theo chữ Nho thì “Thăng” là lên và “Thiên” là trời. Xét theo nghĩa chữ thì “thăng thiên” chính là “lên trời”. Thế nhưng tại sao Ngài lại nói rằng “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” ? Nói như vậy là Chúa vẫn còn ở với chúng ta chứ đâu có “lên trời” !
Chúng ta phải lưu ý đến cách viết của tác giả Matthêu. Ngài đã dùng từ không theo sát nghĩa đen, nhưng theo nghĩa mà người dân quen hiểu. Theo đó, cái gì cao thì gọi là “trời”, cái gì thấp thì gọi là “đất”, tình trạng tiến khá hơn thì gọi là “lên”, lùi tệ hơn thì nói là “xuống”. Như thế, “thăng thiên” hay ‘lên trời” không chỉ một chuyển động trong không gian, mà chỉ một tình trạng tốt hơn trước. Ngày xưa, Đức Giêsu nhập thế thì được diễn tả là “giáng trần” hay “xuống đất”. Hôm nay Ngài trở về tình trạng vinh quang với Chúa Cha thì được diễn tả là “lên trời”. Bởi vì, Đức Giêsu chỉ thay đổi tình trạng thôi cho nên dù bây giờ Ngài vinh quang, Ngài vẫn ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, chứ không phải Ngài lên “ở trên trời” và để chúng ta phải mồ côi “ở dưới đất”.
Lễ Thăng thiên đánh dấu sự thay đổi tình trạng của Đức Giêsu. Hình dung Đức Giêsu đang bay lên giữa các tầng mây, hay đang ngồi bên phải Chúa Cha chỉ là những cách tưởng tượng. Những hình ảnh tưởng tượng này có cụ thể với đầu óc bình dân đấy, nhưng gây tai hại là khiến người ta nghĩ rằng Đức Giêsu đã xa cách loài người.
Chúng ta phải đi xa hơn những hình ảnh tưởng tượng kia để đạt đến ý nghĩa đích thực của việc thăng thiên: đó là Đức Giêsu đã lấy lại vinh quang, Ngài vẫn còn ở bên cạnh chúng ta luôn mãi, và nhờ vinh quang, Ngài sẽ hỗ trợ đặc biệt cho chúng ta (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 215).
b) Có thiên đàng không ?
Chúa Giêsu về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, đó là phần thưởng Cha dành cho Ngài sau khi đã hoàn thành sứ mạng được giao phó. “Lên trời” hay “lên thiên đàng” cũng là một, chỉ khác từ ngữ, còn ý nghĩa vẫn như nhau. Vậy Chúa Giêsu lên trời cũng có nghĩa là lên thiên đàng.
Trước đây Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ việc Ngài ra đi và đi để làm gì trong bài Tin mừng Chúa nhật 5 vừa qua: ”Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thày, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3). Chúa Giêsu đi dọn chỗ cho chúng ta ở đâu, nếu không phải là ở thiên đàng ? Đúng vậy, Chúa Giêsu lên trời tức là lên thiên đàng như ở trên chúng ta đã nói. Do đó, chúng ta đặt ra hai vấn đề:
* Thiên đàng thế nào ?
Ta không biết rõ Thiên đàng như thế nào, nhưng ta chỉ biết đó là nơi ta sẽ được thấy Thiên Chúa nhãn tiền và được hạnh phúc vô cùng. Những người đã được nếm thử cảnh hạnh phúc thiên đàng nói lại cho ta điều họ thử nghiệm như sau:
Các Tông đồ ngây ngất nhìn về trời khi Chúa Giêsu được cất lên khỏi mặt đất, đến nỗi phải có hai thiên thần đến thức tỉnh các ông (Cv 1, 9-10).
Ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan ngây ngất nhìn Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê (Mt 17,1tt).
Còn thánh Phaolô thì thốt lên như sau: ”Người ấy đã được nhắc lên đến tận tầng trời thứ ba. Và tôi biết rằng người ấy – hoặc trong thân xác hoặc ở ngoài thân xác, tôi không biết, có Thiên Chúa biết – đã được nhắc vào Thiên đàng và được nghe những lời khôn tả, người phàm không được phép nói lại”(2Cr 12,2-4).
Thiên đàng như thế nào không ai biết và nếu có biết thì không thể nào diễn tả được.
* Thiên đàng ở đâu ?
Ta dùng hai từ “lên thiên đàng” và “xuống hỏa ngục”, hai từ ấy gợi cho chúng ta cái ý nghĩ về một không gian vật chất có thể trông thấy được, sờ mó được. Nhưng đúng ra, thiên đàng hay hỏa ngục chỉ là một trạng thái của tâm hồn. Tâm hồn ta có thể là thiên đàng, cũng có thể là hỏa ngục. Nếu thi sĩ Nguyễn Du nói “Thiện tâm ở tại lòng ta” thì ta cũng có thể nói: ”Thiên đàng hỏa ngục ở ngay trong lòng ta”.
Truyện: không có thiên đàng
Chính vì hiểu Thiên đàng là không gian vật chất nên ông Kroutchev, thủ tướng của Liên xô cũ, đã nói với ký giả C. Sulberger ngày 5.9.1961 rằng: ”Để điều tra trên trời có Thiên đàng thật như người ta nói hay không, chúng tôi đã gửi một thám tử lên không trung, anh YOURI GAGARINE. Anh đã đi vòng quanh quả địa cầu, mà chỉ trông thấy những bóng đen dầy đặc. Không có chi giống như thiên đàng cả. (Sau đó) chúng tôi đã suy nghĩ và chúng tôi đã gửi một thám tử khác lên: GERMAN TITOV. Chúng tôi đã bảo anh rằng: ”Hãy bay lâu hơn một chút nữa. Có lẽ Gagarine chưa trông thấy thiên đàng, vì chàng chỉ mới bay có một tiếng rưỡi thôi. Vậy chuyến này anh hãy trông cho kỹ”. Titov đã trẩy đi, rồi trở về, và anh đã xác nhận lời tuyên bố của Gagarine: ”Hư vô ! Chỉ có hư vô”.
Rồi Kroutchev xoa tay kết luận: ”Cho nên người Cộng sản chúng tôi không tin có đời sau”(Information catholique, ngày 1.10.1961, tr 14).
2. Ta vào đời.
Khi Chúa Giêsu về trời, các môn đệ ngây ngất nhìn lên trời để chiêm ngắm vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Các ông đã quên trần gian, đến nỗi hai thiên thần phải hiện đến nhắc nhở cho các ông hãy quay về với thực tại, nghĩa là hãy quay về với đời sống hằng ngày, nhưng lòng vẫn hướng về trời. Vậy, Chúa đã về trời, còn chúng ta vào đời để làm gì ?
a) Để loan báo Tin mừng.
Quang cảnh Chúa Giêsu lên trời đẹp quá, khiến các môn đệ còn ngước mắt lên trời nhìn theo. Các ông ước ao được hưởng vinh quang và vẻ đẹp của Chúa Giêsu như khi Ngài biến hình trên núi Taborê. Còn đang say sưa nhìn trời thì hai thiên thần hiện ra nhắc nhở cho các môn đệ “Sao các ông còn đứng nhìn trời” ? Điều này nhắc nhở cho các ông và mọi Kitô hữu hãy quay trở lại với thực tế trần gian để tiếp tục công trình cứu độ của Chúa Giêsu.
Vậy vào đời để tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu là gì ? Ta hãy nghe lời nhắc nhở sau cùng của Chúa Giêsu trước khi từ giã các ông: ”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy sẽ ở cùng anh em cho đến tận thế”(Cv 1,11).
b) Để chuẩn bị về quê trời.
Ngày lễ Thăng thiên hôm nay nhắc nhở chúng ta sống tốt lành và hướng lòng ta về trời là quê hương, như thánh Phaolô nói: ”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”(Pl 3,20-21).
Quê trời là niềm hy vọng của chúng ta, là động lực khuyến khích chúng ta chấp nhận một cuộc sống đầy gian nan ở trần gian này, nếu không thì những cố gắng của chúng ta sẽ trở nên vô ích. Thánh Ambrôsiô nói: ”Nếu Chúa chết đi mà không sống lại thì mọi tin tưởng của chúng ta đều là ảo tưởng (1Cr 15,17). Nhưng nếu Chúa sống lại mà không lên trời thì bao gian lao đau khổ chúng ta phải chịu vì Chúa phải cho là vô ích. Bởi vì, chúng ta sẽ lấy đà nào để chịu khó, nếu chúng ta không có hy vọng lên trời”.
Ai muốn lên thiên đàng thì phải yêu mến Chúa và yêu mến Chúa thì phải thi hành lời Chúa như Ngài đã phán: ”Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các đều răn của Thầy” (Ga 14,15). Thi hành lời Chúa là phải đem ra thực hành các điều Chúa dạy; điều này đòi hỏi mọi Kitô hữu phải cố gắng, phải hy sinh, phải dấn thân, phải nép nình vào mà đi qua cửa hẹp, bởi vì Chúa đã nói:”Không phải cứ kêu Lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai làm theo thánh ý Cha Ta ở trên trời” (Mt 7,21)
Việc lên trời là việc của từng người, mỗi người phải quyết định lấy, không ai có thể làm thay được. Chúa thương yêu chúng ta thật, nhưng Ngài không áp đặt chúng ta, Ngài không cưỡng chế chúng ta phải về trời, Ngài luôn tôn trọng quyền tự do của mỗi người. Nhưng dù sao, muốn lên thiên đàng cũng phải có điều kiện như người ta nói:
Lênh đênh trên cửa Thần phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm. Ca dao)
Mỗi người phải khéo lèo lái con thuyền của mình trên biển trần gian này mới được yên ổn, giống như ở Thánh hóa, ngày xưa có cửa biển Thần phù (bây giờ không biết có còn không), ở đó có dòng nước xoáy, rất nguy hiểm, người chèo qua đó phải rất cứng tay và khéo léo, nếu không sẽ bị chìm. Người ta lấy câu ca dao này để khuyên mọi người phải sống tốt lành để khỏi hư đi. Người ta rất khéo léo dùng chữ “tu” ở đây. Theo chữ Nho, chữ “tu” thì có nghĩa là “sửa”. Tu thân là sửa mình. Vậy ai khéo tu thân tích đức là người khéo chèo chống thì sẽ nổi, sẽ được rỗi; còn ngược lại thì sẽ bị chìm, tức là phải trầm luân.
Truyện: Ai muốn lên thiên đàng ?
Một hôm, trong nguyện đường D.S, một vị giảng thuyết hỏi giáo dân:
- Những ai muốn lên thiên đàng hãy đứng lên.
Tất cả cử tọa đều nhất loạt đứng dậy, chỉ trừ một người: anh ta cứ ngồi yên hàng ghế bên cạnh. Vị giảng thuyết liền hỏi anh ta:
- Thế còn bạn, bạn muốn đi đâu ?
Chàng uể oải trả lời:
- Chả đi đâu cả ! Tôi muốn được lên Thiên đang ngay ở đây.
Những người muốn một đời sống dễ dàng thường quên mất sự kiện này là: để sống dễ dàng, họ đã ỷ lại nhờ vả kẻ khác làm công việc mà đáng lẽ chính họ phải thực hiện. Nói khác đi, họ muốn đi du lịch mà không mất tiền (J. Keller, báo Thẳng tiến, số 29, th 01/63).
GIÁO HỘI THI HÀNH SỨ VỤ MỚI
A. DẪN NHẬP.
Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người chịu chết trên thập tự để chuộc tội cho lòai người, để con người được quyền làm con Chúa và được thừa hưởng Nước Trời. Ngài đã đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa, chiêu tập môn đệ, thành lập Giáo hội để tiếp nối công việc của Ngài ở trần gian. Sau khi đã hòan tất sứ mạng một cách hòan hảo, Đức Giêsu trở về cùng Chúa Cha để được hưởng vinh quang mà Cha đã dành cho Ngài. Hôm nay là lễ Thăng Thiên và cũng là ngày bàn giao quyền năng và sứ mạng của Ngài cho các môn đệ và Giáo hội.
Trước khi từ giã các Tông đồ đi về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu trao lại sứ vụ của Ngài cho các ông là loan báo Tin mừng cho muôn dân. Tuy Đức Giêsu hứa sẽ ở cùng các ông cho đến ngày tận thế nhưng Ngài không trực tiếp giảng dạy được mà phải nhờ đến các ông và Giáo hội. Từ đó, Giáo hội phải nhận lấy trách nhiệm tiếp nối công trình của Ngài như Ngài đã dạy: ”Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Hiệp thông với các môn đệ được chứng kiến việc Chúa lên trời, ta cùng mang lấy tâm tình và bắt chước công việc các ông sau khi Chúa về trời, đó là “Chúa về trời, ta vào đời”. Ta phải vào đời để làm tròn sứ mạng Chúa đã trao phó cho chúng ta, đó là “Làm cho muôn dân trở nên môn đệ của Chúa”(Mt 28,20) bằng đời sống chứng nhân của mình. Đồng thời hãy vui mừng phấn khởi với lời hứa của Chúa: ”Thầy ra đi để dọn chỗ cho các con… để Thầy ở đâu, các con sẽ ở đó với Thầy”. Thiên đàng là quê hương của chúng ta, nơi Chúa đang chờ đợi. Nhưng dầu sao chúng ta phải nỗ lực không ngừng để tiến tới nơi đó vì “Nuớc Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh”(Mt 11,12; Lc 16,16).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Cv 1,1-11: Bài đọc 1 được rút ra từ sách Công vụ Tông đồ của thánh Luca và cũng là tác giả của sách Tin mừng thứ ba. Thánh Luca cho biết Chúa Giêsu kết thúc công việc mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài, nay Ngài về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Trước khi về trời Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ hai điều:
* Thứ nhất Ngài hứa ban Chúa Thánh Thần cho các ông. Hãy tin tưởng chờ đợi.
* Thứ hai Ngài trao cho họ sứ mạng làm chứng cho Ngài trên khắp cùng trái đất.
+ Bài đọc 2: Ep 1,17-23: Trong thư gửi cho tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô cầu xin Chúa Cha ban cho các tín hữu thần khí khôn ngoan để nhận biết mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, và mở trí lòng ra mà hiểu rõ đâu là niềm hy vọng mà họ đã lãnh nhận. Đức Kitô đã được trỗi dậy từ cõi chết, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được làm chúa muôn vật: ”Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội thánh, mà Hội thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1,23).
+ Bài Tin mừng: Ga 28,16-20: Thánh Matthêu kết thúc sách Tin mừng của Ngài bằng một bài ngắn gọn tường thuật việc Chúa Giêsu từ giã các môn đệ mà về trời. Ý chính của bài Tin mừng này cũng giống như bài trích sách Công vụ tông đồ hôm nay: Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ hãy tiếp nối công trình của Ngài. Tuy Ngài không hiện diện để các ông trông thấy hay nghe thấy nhưng Ngài sẽ hiện diện bằng một cách thế mới để hoạt động trong Hội thánh. Ngài sẽ còn ở lại với Hội thánh cho đến ngày tận thế. Phần các ông ở lại, hãy thực hiện lời Chúa: ”Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Chúa về trời, ta vào đời.
I. ĐỨC GIÊSU VỀ TRỜI.
Sau khi sống lại, Đức Giêsu liên tiếp hiện ra với các môn đệ để vừa xác nhận việc Ngài sống lại vừa để bổ túc việc dạy dỗ các ông.
Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ trong thời gian bao lâu ? Thánh Luca cho biết là 40 ngày (các sách ngụy thư nói đến 50 ngày hay 18 tháng), một thời gian khả dĩ cần thiết để kiện tòan việc dạy dỗ các tông đồ.
Hôm nay Đức Giêsu quyết định ra đi vĩnh viễn trong một cuộc hiển linh đầy quyền năng, một cuộc Thăng thiên về nhà Cha trên trời. Có người cho rằng đây là lần hiện ra lần sau hết với 500 môn đệ để mọi người chứng kiến việc Chúa lên trời. Nhưng trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca cho biết chỉ có 11 tông đồ qui tụ về Galilê để được dạy dỗ và chứng kiến việc Chúa lên trời. Sở dĩ chỉ có 11 tông đồ vì Giuđa đã phản bội Chúa, đáng lẽ phải hối hận và đi tìm gặp Chúa đệ tạ lỗi thì lại đi thắt cổ tự tử (Mt 27,5).
Thánh Matthêu cho biết tiếp: ”Mười một môn đệ đi tới Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã hẹn với các ông (Mt 28,16). Trong Thánh Kinh, núi là nơi mang một tính chất thiêng liêng. Theo thánh Matthêu, các bản văn, lề luật quan trọng đều được ban ra từ trên núi như Thập giới, Tám mối phúc thật (Mt 5,1), Biến hình (Mt 17,1). Núi là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, để tôn vinh và thờ lạy.
Khi thấy Đức Giêsu “Các ông phục lạy Ngài”(Mt 28,17). Thánh Matthêu có ý dùng chữ “Phục lạy”. Động từ này có ý nghĩa thần học chính xác. “Phục lạy” chỉ được dùng cho những ai đã nhận biết phẩm vị của Đức Giêsu và nhìn nhận phẩm vị này qua cử chỉ đó như ba nhà Đạo sĩ đến triều bái Chúa Hài nhi (Mt 2,11), người phung cùi được sạch (Mt 8,2), các môn đệ trên thuyền (Mt 14,33), người đàn bà xứ Cana (Mt 15,25). Hôm nay các ông thờ lạy cách kính cẩn hơn nữa vì Ngài huy hòang trong ánh sáng Phục sinh, vì nơi Ngài “Mọi quyền năng trên trời dưới đất được trao phó”. Tuy nhiên, cũng có mấy ông còn hòai nghi, nhưng không nói rõ tên ai.
Đức Giêsu tiến lại gần họ và phán: ”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Các con hãy đi giảng dạy muôn dân”(Mt 28,18). Đức Giêsu đã chính thức trao quyền hành và sứ mạng của Ngài cho các ông để tiếp tục hòan thành. Hôm nay Đức Giêsu ra đi nhưng là ngày các môn đệ lên đường, họ có nhiệm vụ đi chinh phục thế giới. Chinh phục bằng lời giảng dạy, chinh phục bằng phép rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.
Hôm nay, sau cuộc bàn giao, Đức Giêsu lên trời, các môn đệ phấn khởi nhìn theo, nhưng các ông còn nghe văng vẳng bên tai lời Chúa kết thúc Tin mừng: ”Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20). Rồi họ xuống núi trở về xây dựng Giáo hội, làm cho Giáo hội thêm vững mạnh và phát triển chờ đợi Ngày Chúa lại đến. Giáo hội của Chúa sẽ đứng vững kiên cường không một thế lực nào có thể làm sụp đổ như lời sử gia Ba lan, ông Henryk Sienkievick, nói: ”Các bạo Chúa cùng với triều đại của họ đều lần lượt tiêu tan – Nhưng con thuyền của người dân chài Galilê cầm lái vẫn hiên ngang lướt sống”. Đấng là chủ con tầu đã chẳng từng nói đó sao (Mt 16,18) ?
II. CHÚNG TA VÀO ĐỜI.
1. Chúa về trời.
a) Chúa Giêsu về với Cha.
Nhiều lần Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ là Ngài sẽ về cùng Cha, Ngài hay nhắc đến Cha Ngài, đến nỗi ông Philipphê đã thưa với Ngài: ”Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14,8).
Sau khi hoàn thành sứ mạng của Cha giao phó là chịu chết chuộc tội cho nhân loại và sống lại để phục hồi cho con người sự sống mới, thì Chúa Giêsu đã lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được đặt làm chủ tể muôn loài: ”Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giêsu Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” (Cv 1,11)
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa lên trời hay mừng lễ Thăng thiên. Theo chữ Nho thì “Thăng” là lên và “Thiên” là trời. Xét theo nghĩa chữ thì “thăng thiên” chính là “lên trời”. Thế nhưng tại sao Ngài lại nói rằng “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” ? Nói như vậy là Chúa vẫn còn ở với chúng ta chứ đâu có “lên trời” !
Chúng ta phải lưu ý đến cách viết của tác giả Matthêu. Ngài đã dùng từ không theo sát nghĩa đen, nhưng theo nghĩa mà người dân quen hiểu. Theo đó, cái gì cao thì gọi là “trời”, cái gì thấp thì gọi là “đất”, tình trạng tiến khá hơn thì gọi là “lên”, lùi tệ hơn thì nói là “xuống”. Như thế, “thăng thiên” hay ‘lên trời” không chỉ một chuyển động trong không gian, mà chỉ một tình trạng tốt hơn trước. Ngày xưa, Đức Giêsu nhập thế thì được diễn tả là “giáng trần” hay “xuống đất”. Hôm nay Ngài trở về tình trạng vinh quang với Chúa Cha thì được diễn tả là “lên trời”. Bởi vì, Đức Giêsu chỉ thay đổi tình trạng thôi cho nên dù bây giờ Ngài vinh quang, Ngài vẫn ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, chứ không phải Ngài lên “ở trên trời” và để chúng ta phải mồ côi “ở dưới đất”.
Lễ Thăng thiên đánh dấu sự thay đổi tình trạng của Đức Giêsu. Hình dung Đức Giêsu đang bay lên giữa các tầng mây, hay đang ngồi bên phải Chúa Cha chỉ là những cách tưởng tượng. Những hình ảnh tưởng tượng này có cụ thể với đầu óc bình dân đấy, nhưng gây tai hại là khiến người ta nghĩ rằng Đức Giêsu đã xa cách loài người.
Chúng ta phải đi xa hơn những hình ảnh tưởng tượng kia để đạt đến ý nghĩa đích thực của việc thăng thiên: đó là Đức Giêsu đã lấy lại vinh quang, Ngài vẫn còn ở bên cạnh chúng ta luôn mãi, và nhờ vinh quang, Ngài sẽ hỗ trợ đặc biệt cho chúng ta (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 215).
b) Có thiên đàng không ?
Chúa Giêsu về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, đó là phần thưởng Cha dành cho Ngài sau khi đã hoàn thành sứ mạng được giao phó. “Lên trời” hay “lên thiên đàng” cũng là một, chỉ khác từ ngữ, còn ý nghĩa vẫn như nhau. Vậy Chúa Giêsu lên trời cũng có nghĩa là lên thiên đàng.
Trước đây Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ việc Ngài ra đi và đi để làm gì trong bài Tin mừng Chúa nhật 5 vừa qua: ”Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thày, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3). Chúa Giêsu đi dọn chỗ cho chúng ta ở đâu, nếu không phải là ở thiên đàng ? Đúng vậy, Chúa Giêsu lên trời tức là lên thiên đàng như ở trên chúng ta đã nói. Do đó, chúng ta đặt ra hai vấn đề:
* Thiên đàng thế nào ?
Ta không biết rõ Thiên đàng như thế nào, nhưng ta chỉ biết đó là nơi ta sẽ được thấy Thiên Chúa nhãn tiền và được hạnh phúc vô cùng. Những người đã được nếm thử cảnh hạnh phúc thiên đàng nói lại cho ta điều họ thử nghiệm như sau:
Các Tông đồ ngây ngất nhìn về trời khi Chúa Giêsu được cất lên khỏi mặt đất, đến nỗi phải có hai thiên thần đến thức tỉnh các ông (Cv 1, 9-10).
Ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan ngây ngất nhìn Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê (Mt 17,1tt).
Còn thánh Phaolô thì thốt lên như sau: ”Người ấy đã được nhắc lên đến tận tầng trời thứ ba. Và tôi biết rằng người ấy – hoặc trong thân xác hoặc ở ngoài thân xác, tôi không biết, có Thiên Chúa biết – đã được nhắc vào Thiên đàng và được nghe những lời khôn tả, người phàm không được phép nói lại”(2Cr 12,2-4).
Thiên đàng như thế nào không ai biết và nếu có biết thì không thể nào diễn tả được.
* Thiên đàng ở đâu ?
Ta dùng hai từ “lên thiên đàng” và “xuống hỏa ngục”, hai từ ấy gợi cho chúng ta cái ý nghĩ về một không gian vật chất có thể trông thấy được, sờ mó được. Nhưng đúng ra, thiên đàng hay hỏa ngục chỉ là một trạng thái của tâm hồn. Tâm hồn ta có thể là thiên đàng, cũng có thể là hỏa ngục. Nếu thi sĩ Nguyễn Du nói “Thiện tâm ở tại lòng ta” thì ta cũng có thể nói: ”Thiên đàng hỏa ngục ở ngay trong lòng ta”.
Truyện: không có thiên đàng
Chính vì hiểu Thiên đàng là không gian vật chất nên ông Kroutchev, thủ tướng của Liên xô cũ, đã nói với ký giả C. Sulberger ngày 5.9.1961 rằng: ”Để điều tra trên trời có Thiên đàng thật như người ta nói hay không, chúng tôi đã gửi một thám tử lên không trung, anh YOURI GAGARINE. Anh đã đi vòng quanh quả địa cầu, mà chỉ trông thấy những bóng đen dầy đặc. Không có chi giống như thiên đàng cả. (Sau đó) chúng tôi đã suy nghĩ và chúng tôi đã gửi một thám tử khác lên: GERMAN TITOV. Chúng tôi đã bảo anh rằng: ”Hãy bay lâu hơn một chút nữa. Có lẽ Gagarine chưa trông thấy thiên đàng, vì chàng chỉ mới bay có một tiếng rưỡi thôi. Vậy chuyến này anh hãy trông cho kỹ”. Titov đã trẩy đi, rồi trở về, và anh đã xác nhận lời tuyên bố của Gagarine: ”Hư vô ! Chỉ có hư vô”.
Rồi Kroutchev xoa tay kết luận: ”Cho nên người Cộng sản chúng tôi không tin có đời sau”(Information catholique, ngày 1.10.1961, tr 14).
2. Ta vào đời.
Khi Chúa Giêsu về trời, các môn đệ ngây ngất nhìn lên trời để chiêm ngắm vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Các ông đã quên trần gian, đến nỗi hai thiên thần phải hiện đến nhắc nhở cho các ông hãy quay về với thực tại, nghĩa là hãy quay về với đời sống hằng ngày, nhưng lòng vẫn hướng về trời. Vậy, Chúa đã về trời, còn chúng ta vào đời để làm gì ?
a) Để loan báo Tin mừng.
Quang cảnh Chúa Giêsu lên trời đẹp quá, khiến các môn đệ còn ngước mắt lên trời nhìn theo. Các ông ước ao được hưởng vinh quang và vẻ đẹp của Chúa Giêsu như khi Ngài biến hình trên núi Taborê. Còn đang say sưa nhìn trời thì hai thiên thần hiện ra nhắc nhở cho các môn đệ “Sao các ông còn đứng nhìn trời” ? Điều này nhắc nhở cho các ông và mọi Kitô hữu hãy quay trở lại với thực tế trần gian để tiếp tục công trình cứu độ của Chúa Giêsu.
Vậy vào đời để tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu là gì ? Ta hãy nghe lời nhắc nhở sau cùng của Chúa Giêsu trước khi từ giã các ông: ”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy sẽ ở cùng anh em cho đến tận thế”(Cv 1,11).
b) Để chuẩn bị về quê trời.
Ngày lễ Thăng thiên hôm nay nhắc nhở chúng ta sống tốt lành và hướng lòng ta về trời là quê hương, như thánh Phaolô nói: ”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”(Pl 3,20-21).
Quê trời là niềm hy vọng của chúng ta, là động lực khuyến khích chúng ta chấp nhận một cuộc sống đầy gian nan ở trần gian này, nếu không thì những cố gắng của chúng ta sẽ trở nên vô ích. Thánh Ambrôsiô nói: ”Nếu Chúa chết đi mà không sống lại thì mọi tin tưởng của chúng ta đều là ảo tưởng (1Cr 15,17). Nhưng nếu Chúa sống lại mà không lên trời thì bao gian lao đau khổ chúng ta phải chịu vì Chúa phải cho là vô ích. Bởi vì, chúng ta sẽ lấy đà nào để chịu khó, nếu chúng ta không có hy vọng lên trời”.
Ai muốn lên thiên đàng thì phải yêu mến Chúa và yêu mến Chúa thì phải thi hành lời Chúa như Ngài đã phán: ”Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các đều răn của Thầy” (Ga 14,15). Thi hành lời Chúa là phải đem ra thực hành các điều Chúa dạy; điều này đòi hỏi mọi Kitô hữu phải cố gắng, phải hy sinh, phải dấn thân, phải nép nình vào mà đi qua cửa hẹp, bởi vì Chúa đã nói:”Không phải cứ kêu Lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai làm theo thánh ý Cha Ta ở trên trời” (Mt 7,21)
Việc lên trời là việc của từng người, mỗi người phải quyết định lấy, không ai có thể làm thay được. Chúa thương yêu chúng ta thật, nhưng Ngài không áp đặt chúng ta, Ngài không cưỡng chế chúng ta phải về trời, Ngài luôn tôn trọng quyền tự do của mỗi người. Nhưng dù sao, muốn lên thiên đàng cũng phải có điều kiện như người ta nói:
Lênh đênh trên cửa Thần phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm. Ca dao)
Mỗi người phải khéo lèo lái con thuyền của mình trên biển trần gian này mới được yên ổn, giống như ở Thánh hóa, ngày xưa có cửa biển Thần phù (bây giờ không biết có còn không), ở đó có dòng nước xoáy, rất nguy hiểm, người chèo qua đó phải rất cứng tay và khéo léo, nếu không sẽ bị chìm. Người ta lấy câu ca dao này để khuyên mọi người phải sống tốt lành để khỏi hư đi. Người ta rất khéo léo dùng chữ “tu” ở đây. Theo chữ Nho, chữ “tu” thì có nghĩa là “sửa”. Tu thân là sửa mình. Vậy ai khéo tu thân tích đức là người khéo chèo chống thì sẽ nổi, sẽ được rỗi; còn ngược lại thì sẽ bị chìm, tức là phải trầm luân.
Truyện: Ai muốn lên thiên đàng ?
Một hôm, trong nguyện đường D.S, một vị giảng thuyết hỏi giáo dân:
- Những ai muốn lên thiên đàng hãy đứng lên.
Tất cả cử tọa đều nhất loạt đứng dậy, chỉ trừ một người: anh ta cứ ngồi yên hàng ghế bên cạnh. Vị giảng thuyết liền hỏi anh ta:
- Thế còn bạn, bạn muốn đi đâu ?
Chàng uể oải trả lời:
- Chả đi đâu cả ! Tôi muốn được lên Thiên đang ngay ở đây.
Những người muốn một đời sống dễ dàng thường quên mất sự kiện này là: để sống dễ dàng, họ đã ỷ lại nhờ vả kẻ khác làm công việc mà đáng lẽ chính họ phải thực hiện. Nói khác đi, họ muốn đi du lịch mà không mất tiền (J. Keller, báo Thẳng tiến, số 29, th 01/63).
Thăng thiên, sự hướng về
Lm Giuse Hòang Kim Toan
10:51 29/04/2008
THĂNG THIÊN, SỰ HƯỚNG VỀ
Sự hướng về bao quát trong thiên nhiên, dường như mọi thọ tạo đều hướng về trời cao; điều này được thấy rõ nét nhất nơi cây xanh thảo mộc. Trong thiên nhiên, ở cõi vật chất, hình ảnh của ngọn núi là bộc lộ sự hướng về trời cao, biểu trưng bằng sự vươn tới. Trong các động vật, sự hướng về biểu lộ trong chu kỳ tiến hóa, từ bậc thấp lên bậc cao. Nơi con người, sự hướng về biểu trưng bằng hình ảnh con người đứng cao đưa hai tay vươn lên cõi trời thăm thẳm.
Sự hướng về luôn là biểu cho mọi sự sống đang bước lên trong ngày đăng quang của hòan vũ. Tạo dựng hướng về ngày đăng quang, không còn là quay về điểm khởi đầu để bắt đầu chu kỳ mới. Vạn vật hướng về theo lối đường thẳng, như biểu tựơng của sự sống trong tiến hóa liên tục, trong hướng chiều vươn lên tới trời cao. Hình ảnh vươn cao mãi rõ nét nhất là hình ảnh của một cây sự sống, Léonard de Vinci diễn tả bằng một phân đọan trong bức họa Nữ Thánh Anne, Đức bà Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng. Cây sự sống vươn thẳng, hằng năm thay mùa trút lá, cuộc hóan cải không ngừng được diễn tả bằng sự trút lá để mọc ra những chiếc lá mới, và cũng theo chu kỳ thay lá đó, ngọn mỗi ngày vươn cao. Tự thân, cây xanh đó biểu hiện ba cấp của vũ trụ: Đất - Người - Trời, đó cũng là hình ảnh biểu trưng của Tam Tài gồm ba yếu tố kết thành: Trời - Đất - Người, làm nên một thể thống nhất. Trời biểu lộ tính chất Dương, Đất biểu lộ tính chất Âm, Người so với Trời biểu lộ tính chất Âm, Người so với Đất mang tính chất Dương.
Trời - Đất - Người biểu hiện điển hình cho các bộ ba khác. Trong Đạo Mẫu bộ ba được biểu hiện Trời - Đất - Nước, trong gia đình biểu hiện bộ ba Cha - Mẹ - Con, trong lịch sử biểu hiện bộ ba Không gian - Thời gian – Con người. Trên Trống Đồng Đông Sơn, bộ ba biểu hiện Chim – hươu - người. Bộ ba biến thiên trong kiến trúc có thấy như Tam Quan, trong cảnh quan tổng thể: thiên nhiên - kiến trúc - người. Con số ba biểu hiện tư duy đặc thù số lẻ của người nông nghiệp Phương Nam.
Cây xanh tập trung nơi nó biểu tượng ba cấp độ vũ trụ, rễ bám sâu vào trong đất, khỏang giữa không gian giữa trời và đất là những cành lá vươn dài tỏa rộng, như thế đứng của con người dang hai tay ôm lấy hòan vũ, ngọn trên hết những cành lá là đầu đội trời. Tổng quan nhìn theo cấp độ của con người có thể diễn tả: Con người đầu đội trời, chân đạp đất, thân đứng thẳng như cây trục của thế giới. Con người là trung tâm của hòan vũ là đỉnh cao của tạo dựng.
Con người tội lỗi cả vũ hòan quằn quại rên siết, bởi vì chân con người không vững để đủ làm trụ đứng cho loài thọ sinh. Khi con người bất hòa với trời, có nghĩa là con người để đầu ngọn cậy chúi đầu xuống đất, hình ảnh này biểu trưng cho sự quằn quại, chứ không còn biểu trưng cho sự hướng về tuyệt đối. Con người là trục thẳng đứng của thế giới khi trục đứng ấy ngả nghiêng thì thế giới chịu sự nghiêng ngả. Sự thực con người đã ngả nghiêng bởi sự lỗi của mình, cho nên cần có một cây đứng vững để con người bám vào làm trụ.
Cần có một cây trường sinh. Cây đó, đã được trồng trong nhân loại là cây trường sinh treo Đấng Cứu Thế. Henri de Lubac đã mượn dòng văn trữ tình của Chrisostome - Giả Danh để diễn tả trong bài giảng ngày Phục Sinh, đã goị cây Trường Sinh đó là: “Vật đỡ vững chắc của Tạo Hóa, mối liên kết của vạn vật, chỗ dựa cho cả trái đất, nơi con người cư trú, sự đan thoa vũ trụ mang tất cả bản tính con người. Được an định bằng những chiếc đinh vô hình của Thần Linh để biểu lộ một ý chí tối thượng; đỉnh đầu đội trời, gốc cây cắm rễ, cánh tay mở rộng đến vô biên ôm lấy hòan vũ”.
Như vậy, là đã có một cây thực sự là trụ đỡ nâng tòan vũ hướng về mà Thiên Chúa đã trồng vào trong nhân thế. Ý chí của con người từ nay không còn biểu lộ sự gục ngã hòan tòan nếu họ biết ngước mắt nhìn lên (Hình ảnh con rắn đồng). Bóng tối là sự đóng chặt, nhốt kỹ, bị xé tan khi con người mở ra để ánh sáng theo tự nhiên của bản chất là tràn vào. Sự vươn lên không mỏi mệt của con người được bảo đảm không hề tắt trong ý chí hướng thượng. Tội lỗi, sự dữ, cái xấu …không giam giữ nổi cũng như không thể đánh quỵ một con người, nếu con người còn ngước mắt nhìn lên.
Sự hướng về được biểu lộ trong ánh mắt nhìn lên, từ nay đã hòan tòan mở ra cho con người một lối thoát, không có gì có thể kìm giữ được nổi một con người khi họ còn biết nhìn lên. Nhìn lên là tư thế của một con người xứng đáng là một con người. Con người nhìn lên để vạn vật được chỗi dậy, nếu con người tin vào khả năng phi thường đó, con người sẽ tiếp tục trở thành trục của thế giới, là đỉnh cao của thọ tạo.
Hướng về, nhìn lên là mở ra một con đường hy vọng, sự hy vọng của một bậc thang bước lên từ hữu hình sang vô hình, mà nhiều nền văn hóa biểu trưng. Cây được dựng lên, họ nhảy múa, ca hát, thực hành lễ hội chung quanh gốc cây nêu ngày lễ. Hình ảnh đó cũng được diễn tả những bằng cây trụ đứng được dựng trong Thánh Đường, trong nhà rông của người dân tộc, trong các Chùa Chiền biểu trưng bằng cây bửu tháp, trong cây sồi của người Celtes, cây Gia của người Đức, cây oliu của người Hồi. Sự hy vọng ở đâu và lúc nào cũng được biểu lộ trong hầu hết các tôn giáo, niềm hy vọng đã thắp sáng sự thành tín.
Sự hy vọng, niềm trông đợi trong niềm tin của Kitô Giáo không dừng tại đó, không chỉ là hướng về mà còn là bay về, không chỉ là bám đất mà là lên trời. Không ràng buộc nào nữa có thể giữ chân con người, đó là niềm hy vọng cuối cùng của vạn vật và con người.
Lên trời hay thăng thiên là một hành vi dứt bỏ hòan tòan mọi quyến luyến trong hòan vũ này để tới nơi hòan tòan mới, hòan tòan không còn tỳ ố. Trong nhân loại đã có một người thăng thiên, dứt bỏ hòan tòan và đến nơi hòan tòan của Tuyệt Đối, con người số một của hòan vũ đó là chính Đức Giêsu Kitô. Trong Đức Giêsu Kitô, một nhân loại mới được thâu họp. Hạnh phúc và sung sướng tràn ngập trong hòan vũ này chảy lan tràn như sữa và mật trong ngày Chúa Thăng Thiên. Sự dữ đã hòan tòan sụp đổ, không còn có một cơ may nào để giữ chân một con người. Con người đã siêu thăng, sự nguyên tuyền đã được tái tạo vượt xa sự nguyên tuyền trong ngày đầu sáng tạo. Sự trội hẳn đã khơi mầm trong hòan vũ, một nhân loại mới được sinh lại hòan tòan mới trong Đức Giêsu Kitô, nhờ Đức Giêsu Kitô. Đó là niềm tin, sự hy vọng lớn nhất của nhân loại, trong Ngài (Đức Giêsu Kitô) và nhờ Ngài con người và vạn vật thấy mình được tham dự vào đời sống của Thiên Chúa.
Thăng thiên là lối mở về phía vô biên mà Thiên Chúa đã khai mở cho nhân loại, từ đó niềm xác tín trên trái đất này, ngày càng gia tăng khi tuyên xưng mầu nhiệm: “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi…”. Thật sự là một mầu nhiệm khi mọi dòng suy nghĩ được bắt đầu sinh ra ở dưới thế, viên mãn ở trên trời, ở nơi Thiên Chúa ngự được hòan tất. Con người từ đó biết rằng sinh ra để sống chứ không để chết, mọi cuộc đời đếu mang một ý nghĩa và giá trị để đòi buộc con người phải tôn trọng sự sống. Như vậy, từ lối khai mở của Thiên Chúa về chốn thăng thiên, con người được mời gọi làm cho tòan vũ này trở nên một nơi đáng sống, cưu mang và thừa hưởng sự sống.
Thăng thiên được diễn tả rất nhiều trong nền hội họa của Kitô giáo, ở đó, diễn tả con người được giải thóat khỏi xác hay chết này bằng những hình ảnh hai tay giơ cao như để cầu nguyện, gối quỳ biểu hiện lời khấn vái, thân mình được nâng lên khỏi mặt đất mà không cần gì để đỡ nâng, những chòm sao kết thành triều thiên đội trên đầu, và đôi khi có những thiên thần cất cánh đưa con người lên không trung. Tất cả những thể loại biểu hiện ấy diễn tả con người lúc nào cũng hướng về nơi tòan thiện, tòan mỹ và chân lý mỗi ngày một hơn trong mọi nỗ lực của trần thế. Có nhiều cấp độ của sự thăng hoa, đó là những bậc thang trên linh đạo, ngày mỗi ngày hòan thiện hơn theo lời mời gọi: “ Các con hãy trở nên hòan thiện hơn như Cha của các con là Đấng Tòan Hảo ngự trên trời” (Mt 5, 48). Trở nên tòan hảo là đánh dấu một khát mong mọc từ đất thấp vươn tới trời cao, và được hòan thành nơi đó. Trong các khát khao của nhân loại đã được nhận lời, được hình thành và là câu trả lời của Thiên Chúa nơi nhân loại, là nơi Đức Maria, Mẹ đã về trời cả hồn lẫn xác. Đó là một sự kiện bảo đảm chắc chắn cho mọi con đường nỗ lực vươn lên trong nhân loại. Tinh thần hóa tuyệt đối của tòan thể con người từ xác thể tới tâm hồn, để thấy rằng thân xác bởi khí huyết này là khởi sự cho thân xác thần thiêng, sự chết của xác thể này là sự nảy mầm cho thân xác bất tử.
Thăng Thiên và cuối cùng để nhận thấy rằng con người là gì mà được Thiên Chúa quá yêu thương, phàm nhân là chi mà Thiên Chúa lại quá bận tâm và nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương con người quá đỗi. Ngài đã dựng nên con và đã không để con đời đời trong sự hư vô, để cho con có và có tất cả.
Sự hướng về bao quát trong thiên nhiên, dường như mọi thọ tạo đều hướng về trời cao; điều này được thấy rõ nét nhất nơi cây xanh thảo mộc. Trong thiên nhiên, ở cõi vật chất, hình ảnh của ngọn núi là bộc lộ sự hướng về trời cao, biểu trưng bằng sự vươn tới. Trong các động vật, sự hướng về biểu lộ trong chu kỳ tiến hóa, từ bậc thấp lên bậc cao. Nơi con người, sự hướng về biểu trưng bằng hình ảnh con người đứng cao đưa hai tay vươn lên cõi trời thăm thẳm.
Sự hướng về luôn là biểu cho mọi sự sống đang bước lên trong ngày đăng quang của hòan vũ. Tạo dựng hướng về ngày đăng quang, không còn là quay về điểm khởi đầu để bắt đầu chu kỳ mới. Vạn vật hướng về theo lối đường thẳng, như biểu tựơng của sự sống trong tiến hóa liên tục, trong hướng chiều vươn lên tới trời cao. Hình ảnh vươn cao mãi rõ nét nhất là hình ảnh của một cây sự sống, Léonard de Vinci diễn tả bằng một phân đọan trong bức họa Nữ Thánh Anne, Đức bà Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng. Cây sự sống vươn thẳng, hằng năm thay mùa trút lá, cuộc hóan cải không ngừng được diễn tả bằng sự trút lá để mọc ra những chiếc lá mới, và cũng theo chu kỳ thay lá đó, ngọn mỗi ngày vươn cao. Tự thân, cây xanh đó biểu hiện ba cấp của vũ trụ: Đất - Người - Trời, đó cũng là hình ảnh biểu trưng của Tam Tài gồm ba yếu tố kết thành: Trời - Đất - Người, làm nên một thể thống nhất. Trời biểu lộ tính chất Dương, Đất biểu lộ tính chất Âm, Người so với Trời biểu lộ tính chất Âm, Người so với Đất mang tính chất Dương.
Trời - Đất - Người biểu hiện điển hình cho các bộ ba khác. Trong Đạo Mẫu bộ ba được biểu hiện Trời - Đất - Nước, trong gia đình biểu hiện bộ ba Cha - Mẹ - Con, trong lịch sử biểu hiện bộ ba Không gian - Thời gian – Con người. Trên Trống Đồng Đông Sơn, bộ ba biểu hiện Chim – hươu - người. Bộ ba biến thiên trong kiến trúc có thấy như Tam Quan, trong cảnh quan tổng thể: thiên nhiên - kiến trúc - người. Con số ba biểu hiện tư duy đặc thù số lẻ của người nông nghiệp Phương Nam.
Cây xanh tập trung nơi nó biểu tượng ba cấp độ vũ trụ, rễ bám sâu vào trong đất, khỏang giữa không gian giữa trời và đất là những cành lá vươn dài tỏa rộng, như thế đứng của con người dang hai tay ôm lấy hòan vũ, ngọn trên hết những cành lá là đầu đội trời. Tổng quan nhìn theo cấp độ của con người có thể diễn tả: Con người đầu đội trời, chân đạp đất, thân đứng thẳng như cây trục của thế giới. Con người là trung tâm của hòan vũ là đỉnh cao của tạo dựng.
Con người tội lỗi cả vũ hòan quằn quại rên siết, bởi vì chân con người không vững để đủ làm trụ đứng cho loài thọ sinh. Khi con người bất hòa với trời, có nghĩa là con người để đầu ngọn cậy chúi đầu xuống đất, hình ảnh này biểu trưng cho sự quằn quại, chứ không còn biểu trưng cho sự hướng về tuyệt đối. Con người là trục thẳng đứng của thế giới khi trục đứng ấy ngả nghiêng thì thế giới chịu sự nghiêng ngả. Sự thực con người đã ngả nghiêng bởi sự lỗi của mình, cho nên cần có một cây đứng vững để con người bám vào làm trụ.
Cần có một cây trường sinh. Cây đó, đã được trồng trong nhân loại là cây trường sinh treo Đấng Cứu Thế. Henri de Lubac đã mượn dòng văn trữ tình của Chrisostome - Giả Danh để diễn tả trong bài giảng ngày Phục Sinh, đã goị cây Trường Sinh đó là: “Vật đỡ vững chắc của Tạo Hóa, mối liên kết của vạn vật, chỗ dựa cho cả trái đất, nơi con người cư trú, sự đan thoa vũ trụ mang tất cả bản tính con người. Được an định bằng những chiếc đinh vô hình của Thần Linh để biểu lộ một ý chí tối thượng; đỉnh đầu đội trời, gốc cây cắm rễ, cánh tay mở rộng đến vô biên ôm lấy hòan vũ”.
Như vậy, là đã có một cây thực sự là trụ đỡ nâng tòan vũ hướng về mà Thiên Chúa đã trồng vào trong nhân thế. Ý chí của con người từ nay không còn biểu lộ sự gục ngã hòan tòan nếu họ biết ngước mắt nhìn lên (Hình ảnh con rắn đồng). Bóng tối là sự đóng chặt, nhốt kỹ, bị xé tan khi con người mở ra để ánh sáng theo tự nhiên của bản chất là tràn vào. Sự vươn lên không mỏi mệt của con người được bảo đảm không hề tắt trong ý chí hướng thượng. Tội lỗi, sự dữ, cái xấu …không giam giữ nổi cũng như không thể đánh quỵ một con người, nếu con người còn ngước mắt nhìn lên.
Sự hướng về được biểu lộ trong ánh mắt nhìn lên, từ nay đã hòan tòan mở ra cho con người một lối thoát, không có gì có thể kìm giữ được nổi một con người khi họ còn biết nhìn lên. Nhìn lên là tư thế của một con người xứng đáng là một con người. Con người nhìn lên để vạn vật được chỗi dậy, nếu con người tin vào khả năng phi thường đó, con người sẽ tiếp tục trở thành trục của thế giới, là đỉnh cao của thọ tạo.
Hướng về, nhìn lên là mở ra một con đường hy vọng, sự hy vọng của một bậc thang bước lên từ hữu hình sang vô hình, mà nhiều nền văn hóa biểu trưng. Cây được dựng lên, họ nhảy múa, ca hát, thực hành lễ hội chung quanh gốc cây nêu ngày lễ. Hình ảnh đó cũng được diễn tả những bằng cây trụ đứng được dựng trong Thánh Đường, trong nhà rông của người dân tộc, trong các Chùa Chiền biểu trưng bằng cây bửu tháp, trong cây sồi của người Celtes, cây Gia của người Đức, cây oliu của người Hồi. Sự hy vọng ở đâu và lúc nào cũng được biểu lộ trong hầu hết các tôn giáo, niềm hy vọng đã thắp sáng sự thành tín.
Sự hy vọng, niềm trông đợi trong niềm tin của Kitô Giáo không dừng tại đó, không chỉ là hướng về mà còn là bay về, không chỉ là bám đất mà là lên trời. Không ràng buộc nào nữa có thể giữ chân con người, đó là niềm hy vọng cuối cùng của vạn vật và con người.
Lên trời hay thăng thiên là một hành vi dứt bỏ hòan tòan mọi quyến luyến trong hòan vũ này để tới nơi hòan tòan mới, hòan tòan không còn tỳ ố. Trong nhân loại đã có một người thăng thiên, dứt bỏ hòan tòan và đến nơi hòan tòan của Tuyệt Đối, con người số một của hòan vũ đó là chính Đức Giêsu Kitô. Trong Đức Giêsu Kitô, một nhân loại mới được thâu họp. Hạnh phúc và sung sướng tràn ngập trong hòan vũ này chảy lan tràn như sữa và mật trong ngày Chúa Thăng Thiên. Sự dữ đã hòan tòan sụp đổ, không còn có một cơ may nào để giữ chân một con người. Con người đã siêu thăng, sự nguyên tuyền đã được tái tạo vượt xa sự nguyên tuyền trong ngày đầu sáng tạo. Sự trội hẳn đã khơi mầm trong hòan vũ, một nhân loại mới được sinh lại hòan tòan mới trong Đức Giêsu Kitô, nhờ Đức Giêsu Kitô. Đó là niềm tin, sự hy vọng lớn nhất của nhân loại, trong Ngài (Đức Giêsu Kitô) và nhờ Ngài con người và vạn vật thấy mình được tham dự vào đời sống của Thiên Chúa.
Thăng thiên là lối mở về phía vô biên mà Thiên Chúa đã khai mở cho nhân loại, từ đó niềm xác tín trên trái đất này, ngày càng gia tăng khi tuyên xưng mầu nhiệm: “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi…”. Thật sự là một mầu nhiệm khi mọi dòng suy nghĩ được bắt đầu sinh ra ở dưới thế, viên mãn ở trên trời, ở nơi Thiên Chúa ngự được hòan tất. Con người từ đó biết rằng sinh ra để sống chứ không để chết, mọi cuộc đời đếu mang một ý nghĩa và giá trị để đòi buộc con người phải tôn trọng sự sống. Như vậy, từ lối khai mở của Thiên Chúa về chốn thăng thiên, con người được mời gọi làm cho tòan vũ này trở nên một nơi đáng sống, cưu mang và thừa hưởng sự sống.
Thăng thiên được diễn tả rất nhiều trong nền hội họa của Kitô giáo, ở đó, diễn tả con người được giải thóat khỏi xác hay chết này bằng những hình ảnh hai tay giơ cao như để cầu nguyện, gối quỳ biểu hiện lời khấn vái, thân mình được nâng lên khỏi mặt đất mà không cần gì để đỡ nâng, những chòm sao kết thành triều thiên đội trên đầu, và đôi khi có những thiên thần cất cánh đưa con người lên không trung. Tất cả những thể loại biểu hiện ấy diễn tả con người lúc nào cũng hướng về nơi tòan thiện, tòan mỹ và chân lý mỗi ngày một hơn trong mọi nỗ lực của trần thế. Có nhiều cấp độ của sự thăng hoa, đó là những bậc thang trên linh đạo, ngày mỗi ngày hòan thiện hơn theo lời mời gọi: “ Các con hãy trở nên hòan thiện hơn như Cha của các con là Đấng Tòan Hảo ngự trên trời” (Mt 5, 48). Trở nên tòan hảo là đánh dấu một khát mong mọc từ đất thấp vươn tới trời cao, và được hòan thành nơi đó. Trong các khát khao của nhân loại đã được nhận lời, được hình thành và là câu trả lời của Thiên Chúa nơi nhân loại, là nơi Đức Maria, Mẹ đã về trời cả hồn lẫn xác. Đó là một sự kiện bảo đảm chắc chắn cho mọi con đường nỗ lực vươn lên trong nhân loại. Tinh thần hóa tuyệt đối của tòan thể con người từ xác thể tới tâm hồn, để thấy rằng thân xác bởi khí huyết này là khởi sự cho thân xác thần thiêng, sự chết của xác thể này là sự nảy mầm cho thân xác bất tử.
Thăng Thiên và cuối cùng để nhận thấy rằng con người là gì mà được Thiên Chúa quá yêu thương, phàm nhân là chi mà Thiên Chúa lại quá bận tâm và nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương con người quá đỗi. Ngài đã dựng nên con và đã không để con đời đời trong sự hư vô, để cho con có và có tất cả.
Lời tâm huyết chia sẻ cùng tân linh mục
LM Phêrô Hoàng-Xuân-Nghiêm
11:57 29/04/2008
CON CÁM ƠN CHA,
VÌ CHA LÀ LINH-MỤC.
1. NHƯ MỘT LỜI NHẮC NHỞ.
Nhận lời giảng lễ tạ ơn cho Cha mớì hôm nay làm tôi nhớ lại hơn 4 năm trước đây vào ngày Chúa nhật, 18-4-2004, tôi đại diện Liên Đoàn Công-Giáo Việt-Nam tại Hoa-Kỳ đến dâng lễ tại Giáo xứ Đức Mẹ Lộ-Đức ở Houston, Texas để cám ơn cha sở và giáo dân của giáo xứ nầy đã rộng rãi công đức cho qũy xây cất Nguyện Đường Đức Mẹ La-Vang tại Hoa-Thịnh-Đốn. Sau khi dâng lễ xong tôi cùng với đứa cháu đi xuống cuối nhà thờ để có dịp chào thăm và cám ơn anh chị em giáo dân thì một thiếu phụ tiến đến, nắm tay tôi và nói: “Con cám ơn Cha, vì Cha là linh-mục. Cha cứ là linh mục như vậy mãi nghe, Cha”.
Thiếu phụ này tôi chưa hề quen biết đã cám ơn tôi, vì tôi là linh mục. Hôm đó, một thoáng nghĩ trong đầu tôi: Linh mục được cám ơn vì đã rửa tội, đã làm phép cưới, đã đi kẻ liệt, đã xức dầu, đã làm phép nhà, đã dàn xếp một vụ bất hoà cho một cặp vợ chồng lục đục, đã làm nghi thức an táng cho người chết vv.., nhưng họa hoằn như hôm nay tôi mới được cám ơn vì mình là linh mục. Năm đó (2004), sau 32 năm làm linh mục, lần đầu tiên tôi mới gặp và được nghe một người giáo dân cám ơn vì tôi đã đáp lại ơn gọi làm linh mục.
Rồi cũng từ đó thỉnh thoảng tôi nhớ lại lời “Cha cứ là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc nghe, Cha” như một nhắc nhở của Chúa nhắn cho riêng mình. Cho đến nay, đã sống 36 năm trong thiên chức linh mục cũng giống như những cặp vợ chồng chung sống 36 năm trong cuộc đời làm đôi. Thời gian đầu thì tíu ta tíu tít tạ ơn Chúa đã ban cho mình một người phối ngẫu tuyệt vời, dễ thương, nhưng sau một thời gian chung sống, thay vì tíu tít tạ ơn lại quay ra phàn nàn kêu trách Chúa, sao Chúa lại gởi cho con một người bạn đường như một thánh gía qúa nặng. Phần tôi chưa bao giờ phàn nàn về ơn gọi và lý tưởng linh mục của mình, nhưng thỉnh thoảng tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi TẠI SAO CHÚA CHỌN TÔI LÀM LINH MỤC và cũng tự tìm cách trả lời nhờ cuốn sách mang tựa đề “NHỮNG MẢNH VỤN TÂM TÌNH CỦA NỀN TU ĐỨC THỜI ĐẠI MỚI” do cha Phạm Quốc Hưng, CSsR biên soạn.
2. LÀM LINH MỤC HAY LÀ LINH MỤC.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cha mới JB. Bennet Trần-Thiên-Bình vừa mới được thụ-phong linh-mục sáng hôm qua, 26-4-2008 tại nhà thờ chính toà GP. St. Paul & Minneapolis dưới sự đặt tay của Đức TGM. Harry Flynn. Hôm nay là cơ hội tốt, tôi mượn lại lời cám ơn của một nữ giáo dân trên đây, và xin mạn phép thay mặt qúy vị và anh chị em nói lời chúc mừng và gởi một thao thức, một ước nguyện tới người anh em tôi trong thiên chức linh mục: “Chúng tôi cám ơn Cha Trần Thiên-Bình vì Cha là linh mục. Xin Cha cứ là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc nghe, Cha!”. Xin Cha cứ LÀ Linh mục, đừng LÀM Linh-mục. LÀ Linh mục thì Linh mục liên tục và suốt đời... còn LÀM linh mục thì có lúc LÀM có lúc KHÔNG. Cầu chúc Cha Bình khi nào cũng LÀ linh Mục thánh thiện như ngày hôm nay và suốt đời. Về điểm này, ĐGH Bênêdictô XVI trong chuyến tông du Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ từ 15-20/4/08 vừa qua đã có dịp nhấn mạnh: “Điều quan trọng là cần có những linh mục tốt, thánh thiện hơn là số lượng linh mục đông”.
3. TÌNH CHÚA QUANG PHÒNG
Trọng kính qúy qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cha JB. Trần-Thiên-Bình trở nên linh-mục hôm nay, đối với tôi qủa là một sự quan phòng đặc biệt của Chúa và là một kỷ niệm khó quên.
Năm 1979 tôi gặp cậu bé JB. Bennet Trần Thiên-Bình vượt biên với cô mình là bà Nguyễn Thị Giang tại trại tiếp-cư Kaitax East Hongkong. Thỉnh thoảng cậu bé Bình làm chú giúp lễ cho tôi. Tôi vào Mỹ tháng Tư, 1980 và sau đó mẹ con và cô cháu bà Nguyễn Thị Giang cũng vào Mỹ, định cư tại vùng Orange County, Cali. Năm 1981 cô Giang của Bình gọi điện thoại cho tôi: “Cha ơi, cha có cách chi giúp cháu Bình được không, vì con thì hay đau yếu, sợ không đủ điều kiện dìu dắt nổi cháu ăn học thành tài theo như nguyện ước của cha mẹ cháu trước khi cô cháu rời Việt-Nam”. Tôi trả lời chị Giang, “nghe chị nói vậy thì biết vậy, cứ từ từ rồi tính”. Sau đó tôi gọi điện thoại hỏi ý kiến Bác Nguyễn Xuân Trường có cách gì giúp Bình được không. Hai bác đồng ý đón Bình vào nhà và hứa sẽ tận tình giúp đỡ. Tôi nghĩ thế là từ nay Bình đã có chỗ tựa. Cuối mùa thu năm ấy, Bác Trường và tôi ra tận phi trường Grand Rapids đón một cậu bé lùn tịt, đầu đội chiếc bêrê đen, kiểu Tàu Hongkong, mang chiếc quần Jean màu xám sậm, tay cầm một xách tay nhỏ đựng quần áo, từ trong phi-cơ bước ra và đem về nhà. Và cũng từ đó bé Bình trở thành đứa con trai út trong gia đình bác Trường và các anh các chị trong nhà cưng Binh như đứa em ruột. Bình tiếp tục được hai bác Trường săn sóc cưng chiều, nuôi cho ăn học từ cấp tiểu học, lên trung học rồi xong đại học. Tốt nghiệp đại học, Bình tìm được việc làm tốt và hợp khả-năng nên tiến thân rất nhanh trên đường nghiệp vụ. Bình đã từng là Business-Manager cho một chi nhánh của một ngân hàng lớn. Thỉnh thoảng gặp Bình, tôi thường nhắc Bình hãy coi hai Bác Trường như cha mẹ của mình, tuy hai bác không có công sinh nhưng có công dưỡng, cho nên con cố gắng: “gần thì rày viếng mai thăm, xa thì thỉng thoảng một năm vài lần”. Khi nào Binh cũng thưa: “Dạ, thưa cha, con đã!”
4. CHIA SẺ NIỀM VUI:
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cách đây khoảng hơn 6 năm (2002) tôi nhận được điện thoại của Bình báo cho tôi một tin vui: Bình sẽ vào đại chủng viện Giáo phận St. Paul & Minneapolis để làm linh mục. Tôi ngạc nhiên và vui mừng. Ngạc nhiên vì một thanh niên điển trai, với chừng ấy tuổi đời, căng đầy sức sống, đang có việc làm tốt, có luơng cao thì chắc có nhiều cô ngắm nghé, tình nguyện nâng khăn sửa túi, nay dứt được bụi trần để đi tu. Tôi vui mừng, vì tuy Bình không phải là con thiêng liêng của tôi, nhưng là đứa con của giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại Grand Rapids, Michigan, sẽ đi tu làm linh mục thì giáo xứ cũng hãnh diện, và lấy làm vinh dự. Kể từ năm 2000, giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại Grand Rapids đặt ra một chiến dịch cầu nguyện cho mỗi gia đình, mỗi dòng họ có một ơn gọi tu trì mới, thánh thiện, và ước mơ của giáo xứ là kể từ năm 2000 đến năm 2008-2012 sẽ có một chủng sinh xuất thân từ giáo xứ sẽ được thọ phong linh-mục hay một nữ tu khấn trọn. Nay giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực. Chúng tôi cảm tạ Chúa, chúc mừng và cám ơn Cha Bình vì Cha là linh mục.
Những ngưòi có niềm vui to lớn nhất phải kể đến là bà cố và anh chị em của cha mới, bên cạnh đó là hai bác Nguyễn Xuân Trường đã dìu dắt Cha Bình từ lúc còn tấm bé cho đến lúc thành thân, thành nhân hôm nay. Hai bác Trường đây là song thân của một khoa-học-gia Mỹ gốc Việt trẻ tuổi nhất năm 1983, tốt nghiệp Ph.D. vật lý lúc mới 24 tuổì đầu. Hai bác Trường chủ trương đầu-tư trí-thức cho quốc- gia nên nhận bảo-trợ và làm cha mẹ nuôi cho nhiều thanh thiếu niên Việt-Nam tị nạn đến Mỹ, không nơi nương tựa thì căn nhà của bai bác Trường là tổ ấm tình thương, trong số đó có 2 người con thiêng liêng và một đứa cháu ruột của tôi. Trong lúc chủ-trương đầu-tư trí thức cho quốc-gia thì gia đình hai Bác Trường lại trở nên vườn ươm ơn gọi linh-mục cho Giáo Hội. Cha Bình đây là đứa con nuôi thứ hai của hai bác Trường làm linh mục. Người con nuôi đầu tiên của hai Bác Trường chịu chức linh mục năm 4-6-1994 là Lm Giuse Hoàng San Khánh, cháu gọi tôi bằng chú ruột, hiện đang là Chưởng Ấn tại Giáo Phận Honolulu ở Hawai. Ngoài ra trong gia-đình hai Bác Trường cũng có một người cháu ruột linh mục là Cha Philipphê Nguyễn Đình Sự, được hai bác Trường mang theo sang Mỹ năm 1975, chịu chức linh mục ngày 13-6-1987, hiện là cha sở một giáo xứ lớn nhất tại Giáo-phận Grand Rapids, Michigan.
5. CHÚA CHỌN TÔI LÀM LINH MỤC CHỈ VÌ TÔI YẾU ĐUỐI”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Đây là tư tưởng trong chuơng đầu do một vị Phó Giám đốc chủng viện chia sẻ với các chủng sinh, những đồ-đệ thân-tín của Ngài, sẽ là những linh mục tương lai. Tác giả của câu nói ấy cứ nhắc đi nhắc lại: Phêrô, Mai-đệ-Liên, Âu-Cơ-Tinh, các Tông đồ. .. là những con người yếu đuối, nên Chúa đã chọn. “Chúa chọn tôi làm linh mục chỉ vì tôi yếu đuối”. Câu nói ấy của Cha Phó Giám Đốc chủng viện được Cha Quốc Hưng nhắc đến trong cuốn sách vừa kể qủa đúng cho cá nhân của tôi. 36 năm qua là một chứng nghiệm hùng hồn, bởi vì có nhiều lúc thất bại không cưỡng được, thay vì thành tâm nhìn nhận mình yếu đuối, chỗi dậy bước đi, tôi đã quay ra hạch hỏi và đổ lỗi cho Chúa: “Tại sao Chúa lại chọn con, để con ra nông nỗi nầy?” Sự yếu đuối trở thành bản tính thứ hai gắn liền với con người linh mục của tôi. Nhiều phen tôi đã lỗi phạm điều tôi biết là không nên làm và bỏ không làm những điều đáng ra tôi phải thực hiện theo kinh nghiệm của Thánh Phaolô. Thế mà Chúa vẫn tiếp tục tha thứ và nâng đỡ tôi trong những yếu hèn, hoan lạc với tôi trong những thành công lớn nhỏ. Chỉ vì con yếu đuối nên Chúa đã chọn con. Ôi sao huyền nhiệm và khó hiểu qúa về tình thương của Chúa dành cho một con người mỏng giòn và yếu đuối như con, mong biến con nên món qùa tặng cho thế giới. Liệu thế giới có tiếp ục đ ón nhận con như một món qùa tặng Chúa trao ban không?
6. “LINH MỤC LÀ MÓN QÙA QÚY CHÚA TRAO TẶNG NHÂN LOẠI, NHƯNG TRUNG THÀNH VỚI THIÊN CHỨC VÀ ƠN GỌI LINH MỤC LÀ MÓN QÙA NHÂN LOẠI DÂNG TẶNG LẠI THƯỢNG ĐẾ”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Tư tưởng nầy của một nhà tu đức tân thời ở nơi chương hai của cuốn sách trích dẫn trên đây hẵn đã làm cha mới giật mình. Vế đầu của tư tưởng nầy thật đúng cho cá nhân cha Bình. Quả tình Chúa đã trao ban thiên chức linh mục cho nhân loại qua Cha Bình như một qùa tặng nhưng không. Còn chuyện “trung thành với thiên chức và ơn gọi linh mục để biến đời mình thành món qùa dâng tặng lại Thượng đế” trong tâm tình tạ ơn thì hiển nhiên Cha Bình sẽ rất lo sợ và xin qúy vị và anh chị em cầu xin cùng Chúa ban cho Ngài ơn trung thành với ơn gọi linh, khởi sự từ ngày hôm qua. Xin cho cha Bình ơn khiêm hạ để tình thương Chúa mãi mãi hiện diện trong Cha.
Ở đây tôi nhớ tới lời hứa của Chúa: “Nầy Ta hằng ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Xưa nay ai cũng hiểu câu nói ấy ám chỉ việc Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng nếu một ngày kia, Giáo Hội không còn ơn gọi làm linh mục nữa, liệu Chúa Giêsu có còn tiếp tục hiện điện trong Bí Tích Thánh Thể nữa không?
Đứng trước liệt qúy vị và anh chị em Chúa hôm nay, tôi có qúa tham vọng không khi nêu lên đề nghị nầy? Ngày 22-4-08 vừa qua ĐGH đương kim chúc lành cho sáng kiến của Thánh Bộ Linh Mục và Tu Sĩ khi Thánh Bộ nầy phát động phong trào MẸ THIÊNG LIÊNG và CHẤU THÁNH THỂ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THÁNH THIỆN CỦA LINH MỤC. Qúy vị và anh chị em chưa phải là ông bà cố thực sự, nhưng có dám và vui lòng nhận làm ông bà cố thiêng liêng cho một số chủng sinh, linh mục và hy sinh mỗi tuần một nửa tiếng hay một tiếng đến nhà thờ Chầu Thánh Thể cầu cho các linh mục được thánh thiện? Thời đại nầy, hơn bao giờ hết, cần nhiều linh mục thánh để biến đổi thế giới như lời khẳng định của ĐGH mà tôi có dịp nhắc đến trên đây.
7. “KHỞI ĐI BẰNG YÊU THƯƠNG, KẾT THÚC TRONG YÊU THƯƠNG, NHƯNG CAO ĐIỂM CỦA YÊU THƯƠNG LÀ SỰ HIỆN DIỆN”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Đây là tư tưởng trong phần cuối của cuốn sách nói trên. Qúy ân nhân, qúy thân nhân nội ngoại và qúy bằng hữu thân sơ đã thương tình mà đến với cha mới trong thánh đường St. Adalbert nầy, tham dự thánh lễ tạ ơn với người con cưng của Chúa, của Giáo Hội, của giáo xứ và của gia đình họ Trần sáng sớm hôm nay. Cá nhân cha mới cảm thấy Chúa đã quan phòng sắp xếp và đã thương tuyển chọn để lãnh nhận hồng ân trọng đại là trở nên linh mục Chúa qua việc đặt tay của Đức Tổng Harry Flynn, Giám Mục Giáo Phận St. Paul & Minneapolis ngày hôm qua. Bởi vậy cá nhân cha mới cậy nhờ và tha thiết xin qúy ân nhân và thân hữu vui lòng đến, cùng hiện diện và chung lời cảm tạ ơn Chúa với Ngài trong thánh lễ tạ ơn nầy. Tân linh mục Trần Thiên-Bình luôn luôn quan niệm và xác tín rằng qúy vị đến được cũng là thương, không đến được cũng là thương, nhưng cao điểm của yêu thương là sự hiện diện. Chính vì lý do ấy mà tôi mạn phép thay Ngài thân thưa với liệt qúy vị mấy lời tâm tư nầy. Có thể vì một lý do nào đó, một số trong qúy vị đó đã dự tính sẽ đến, nhưng vào phút chót đã không đến được, nhưng ngay từ giây phút nầy đã thực sự hiện diện với cha mới trong tâm tình cảm tạ on Chúa “ở đây và bây giờ”. Đây là một biểu lộ trong sự hiệp thông thiêng liêng cao qúy. Sự hiện diện của mỗi qúy vị và anh chị em trong dịp dâng lễ tạ ơn của cha Bình hôm nay thiệt là trân trọng và cao qúy. Đối với cha mới và gia đình, đây là món qùa tuyệt hảo nhất, bởi đây là cao điểm của yêu thương, lột tả hết được tình thương mến của liệt qúy vị và anh chị em Chúa trong gia đình giáo xứ St. Adalbert nầy, muốn nâng đỡ tân linh mục tiếp tục kiên vững trong ơn gọi làm linh mục thánh thiện suốt đời như món qùa thế giới dâng tặng lại cho Chúa.
8. MUỐN CON LÀ LINH MỤC THÌ BỐ MẸ PHẢI LÀ LINH MỤC TRƯỚC.
Trọng kính qúy cha, kính thưa qúy vị
thưa anh chị em và cách riêng kính thưa bà cố,
Thật là một thiếu sót to lớn và rất bất công, nếu tôi không nhắc đến ở đây điểm nầy. Cha Bình trở thành linh mục hôm nay là bông hoa, là nụ kết thành trái từ cây cổ thụ là ông cố John Bennett. Rất tiếc thân phụ của Cha Bình không còn nữa để chứng kiến được những hy sinh to lớn trong kiên nhẫn, những đe dọa liên tục trong vai trò tông đồ giáo dân vào hoàn cảnh VN sau năm 1975 để giữ vững giuờng mối cho một họ đạo bé nhỏ nay trở thành một giáo xứ tương đối có tầm vóc thuộc Tổng Giáo Phận Saigòn. Bên cạnh cây to bóng cả trong sứ vụ tông đô giáo dân ấy, bà cố là hậu phương lớn cho ông cố. Bà cố là người liên tục giữ vai trò trưởng Hội Đạo Binh Đức Mẹ trong nhiều năm kể từ sau năm 1975 cho đến ngày rời giáo xứ thân yêu để sang Mỹ đoàn tụ với con cháu, nhưng lòng trí khi nào cũng gắn liền với giáo xứ mẹ ở Việt-Nam. Những hy sinh to lớn ấy của ông bà Cố đã chung đúc nên linh mục JB. Trần Thiên-Bình hôm nay.
Chúng tôi cầu nguyện cách riêng cho ông cố JB. Bennet và chúng tôi đặc biệt cám ơn bà cố vì bà cố là mẹ của linh mục Trần Thiên-Bình. Không có ông bà cố thì Giáo Hội, Giáo Phận, Giáo xứ và dòng họ Trần không có đuợc linh-mục JB. Bennet Bình hôm nay. Bên cạnh ông bà cố là những người có công sanh và nuôi dưỡng đức tin, thì hai bác Nguyễn Xuân Trường là những người có công dưỡng dục cho cha Bình trở nên linh mục hôm nay. Hai Bác xứng đáng là “ông bà cố nuôi” với tất cả niềm trân trọng, tri ân của những người đã nhờ hai Bác mà thành đạt trong ơn gọi linh mục như Cha Sự, Cha Khánh và cha Bình đây.
9. TÂM HUYẾT ĐÀN ANH GỞI LẠI CHO ĐÀN EM.
Thưa cha Bình thân yêu! Tuổi đời của Cha là 37. Tuổi linh mục của tôi là 36. Đây là tâm huyết của một linh mục đàn anh đi trước cha trong 36 năm kinh nghiệm, xin gởi tặng Cha những món qùa xé lẻ không trọn gói nầy:
1. Trong đời sống mục vụ và rao giảng, xin Cha cầu nguyện nhiều rồi suy nghĩ kỹ những điều Cha muốn nói thì Cha sẽ nói được những điều Cha suy nghĩ.
2. Hãy bám kỹ vào Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sống của đời linh mục và là chìa khóa mở vào các ngóc ngách của đời mục vụ.
3. Hãy dâng kính Mẹ Maria mỗi ngày một chuỗi Mân côi.
4. Hãy yêu thương giói trẻ thì giới trẻ sẽ mang bố mẹ chúng đến làm việc tông đồ cho Cha.
5. Trung thành với các giờ kinh phụng vụ, nguyện gẫm ban sáng và xét mình ban tối (bằng cách trả lời 2 câu hỏi: Hôm nay tôi đã làm điều gì đúng và hôm nay tôi đã làm điêu gì sai?)
6. Nếu có yếu đuối hãy khiêm hạ nhìn nhận mình bất toàn rồi chỗi dậy từ sự yếu đuối, bắt đầu lại từ đầu.
Đây là những đúc kết được viết ra từ kinh nghiệm mục vụ để giúp tôi, giúp cha trung thành với ơn gọi Linh mục như một món qùa chúng ta dâng tặng lại cho Chúa trong tâm tình biết ơn.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em.
Chúng ta cùng hiệp ý tạ ơn Chúa và tiếp tục cầu nguyện cho cha JB. Trần Thiên Bình được “là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc” như lời chúc nguyện của một nữ tín hữu nhắc nhở tôi ngày 18-4-2004.
Đến muôn đời xin cảm tạ Chúa và cám ơn liệt qúy vị và anh chị em hết thảy.
Muôn vàn trân trọng,
Giảng lễ tạ ơn của cha JB. Bennet Trần-Thiên-Bình, ngày 27-4-2008 tại giáo xứ St. Aldalbert, MN.
VÌ CHA LÀ LINH-MỤC.
1. NHƯ MỘT LỜI NHẮC NHỞ.
Nhận lời giảng lễ tạ ơn cho Cha mớì hôm nay làm tôi nhớ lại hơn 4 năm trước đây vào ngày Chúa nhật, 18-4-2004, tôi đại diện Liên Đoàn Công-Giáo Việt-Nam tại Hoa-Kỳ đến dâng lễ tại Giáo xứ Đức Mẹ Lộ-Đức ở Houston, Texas để cám ơn cha sở và giáo dân của giáo xứ nầy đã rộng rãi công đức cho qũy xây cất Nguyện Đường Đức Mẹ La-Vang tại Hoa-Thịnh-Đốn. Sau khi dâng lễ xong tôi cùng với đứa cháu đi xuống cuối nhà thờ để có dịp chào thăm và cám ơn anh chị em giáo dân thì một thiếu phụ tiến đến, nắm tay tôi và nói: “Con cám ơn Cha, vì Cha là linh-mục. Cha cứ là linh mục như vậy mãi nghe, Cha”.
Thiếu phụ này tôi chưa hề quen biết đã cám ơn tôi, vì tôi là linh mục. Hôm đó, một thoáng nghĩ trong đầu tôi: Linh mục được cám ơn vì đã rửa tội, đã làm phép cưới, đã đi kẻ liệt, đã xức dầu, đã làm phép nhà, đã dàn xếp một vụ bất hoà cho một cặp vợ chồng lục đục, đã làm nghi thức an táng cho người chết vv.., nhưng họa hoằn như hôm nay tôi mới được cám ơn vì mình là linh mục. Năm đó (2004), sau 32 năm làm linh mục, lần đầu tiên tôi mới gặp và được nghe một người giáo dân cám ơn vì tôi đã đáp lại ơn gọi làm linh mục.
Rồi cũng từ đó thỉnh thoảng tôi nhớ lại lời “Cha cứ là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc nghe, Cha” như một nhắc nhở của Chúa nhắn cho riêng mình. Cho đến nay, đã sống 36 năm trong thiên chức linh mục cũng giống như những cặp vợ chồng chung sống 36 năm trong cuộc đời làm đôi. Thời gian đầu thì tíu ta tíu tít tạ ơn Chúa đã ban cho mình một người phối ngẫu tuyệt vời, dễ thương, nhưng sau một thời gian chung sống, thay vì tíu tít tạ ơn lại quay ra phàn nàn kêu trách Chúa, sao Chúa lại gởi cho con một người bạn đường như một thánh gía qúa nặng. Phần tôi chưa bao giờ phàn nàn về ơn gọi và lý tưởng linh mục của mình, nhưng thỉnh thoảng tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi TẠI SAO CHÚA CHỌN TÔI LÀM LINH MỤC và cũng tự tìm cách trả lời nhờ cuốn sách mang tựa đề “NHỮNG MẢNH VỤN TÂM TÌNH CỦA NỀN TU ĐỨC THỜI ĐẠI MỚI” do cha Phạm Quốc Hưng, CSsR biên soạn.
2. LÀM LINH MỤC HAY LÀ LINH MỤC.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cha mới JB. Bennet Trần-Thiên-Bình vừa mới được thụ-phong linh-mục sáng hôm qua, 26-4-2008 tại nhà thờ chính toà GP. St. Paul & Minneapolis dưới sự đặt tay của Đức TGM. Harry Flynn. Hôm nay là cơ hội tốt, tôi mượn lại lời cám ơn của một nữ giáo dân trên đây, và xin mạn phép thay mặt qúy vị và anh chị em nói lời chúc mừng và gởi một thao thức, một ước nguyện tới người anh em tôi trong thiên chức linh mục: “Chúng tôi cám ơn Cha Trần Thiên-Bình vì Cha là linh mục. Xin Cha cứ là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc nghe, Cha!”. Xin Cha cứ LÀ Linh mục, đừng LÀM Linh-mục. LÀ Linh mục thì Linh mục liên tục và suốt đời... còn LÀM linh mục thì có lúc LÀM có lúc KHÔNG. Cầu chúc Cha Bình khi nào cũng LÀ linh Mục thánh thiện như ngày hôm nay và suốt đời. Về điểm này, ĐGH Bênêdictô XVI trong chuyến tông du Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ từ 15-20/4/08 vừa qua đã có dịp nhấn mạnh: “Điều quan trọng là cần có những linh mục tốt, thánh thiện hơn là số lượng linh mục đông”.
3. TÌNH CHÚA QUANG PHÒNG
Trọng kính qúy qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cha JB. Trần-Thiên-Bình trở nên linh-mục hôm nay, đối với tôi qủa là một sự quan phòng đặc biệt của Chúa và là một kỷ niệm khó quên.
Năm 1979 tôi gặp cậu bé JB. Bennet Trần Thiên-Bình vượt biên với cô mình là bà Nguyễn Thị Giang tại trại tiếp-cư Kaitax East Hongkong. Thỉnh thoảng cậu bé Bình làm chú giúp lễ cho tôi. Tôi vào Mỹ tháng Tư, 1980 và sau đó mẹ con và cô cháu bà Nguyễn Thị Giang cũng vào Mỹ, định cư tại vùng Orange County, Cali. Năm 1981 cô Giang của Bình gọi điện thoại cho tôi: “Cha ơi, cha có cách chi giúp cháu Bình được không, vì con thì hay đau yếu, sợ không đủ điều kiện dìu dắt nổi cháu ăn học thành tài theo như nguyện ước của cha mẹ cháu trước khi cô cháu rời Việt-Nam”. Tôi trả lời chị Giang, “nghe chị nói vậy thì biết vậy, cứ từ từ rồi tính”. Sau đó tôi gọi điện thoại hỏi ý kiến Bác Nguyễn Xuân Trường có cách gì giúp Bình được không. Hai bác đồng ý đón Bình vào nhà và hứa sẽ tận tình giúp đỡ. Tôi nghĩ thế là từ nay Bình đã có chỗ tựa. Cuối mùa thu năm ấy, Bác Trường và tôi ra tận phi trường Grand Rapids đón một cậu bé lùn tịt, đầu đội chiếc bêrê đen, kiểu Tàu Hongkong, mang chiếc quần Jean màu xám sậm, tay cầm một xách tay nhỏ đựng quần áo, từ trong phi-cơ bước ra và đem về nhà. Và cũng từ đó bé Bình trở thành đứa con trai út trong gia đình bác Trường và các anh các chị trong nhà cưng Binh như đứa em ruột. Bình tiếp tục được hai bác Trường săn sóc cưng chiều, nuôi cho ăn học từ cấp tiểu học, lên trung học rồi xong đại học. Tốt nghiệp đại học, Bình tìm được việc làm tốt và hợp khả-năng nên tiến thân rất nhanh trên đường nghiệp vụ. Bình đã từng là Business-Manager cho một chi nhánh của một ngân hàng lớn. Thỉnh thoảng gặp Bình, tôi thường nhắc Bình hãy coi hai Bác Trường như cha mẹ của mình, tuy hai bác không có công sinh nhưng có công dưỡng, cho nên con cố gắng: “gần thì rày viếng mai thăm, xa thì thỉng thoảng một năm vài lần”. Khi nào Binh cũng thưa: “Dạ, thưa cha, con đã!”
4. CHIA SẺ NIỀM VUI:
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cách đây khoảng hơn 6 năm (2002) tôi nhận được điện thoại của Bình báo cho tôi một tin vui: Bình sẽ vào đại chủng viện Giáo phận St. Paul & Minneapolis để làm linh mục. Tôi ngạc nhiên và vui mừng. Ngạc nhiên vì một thanh niên điển trai, với chừng ấy tuổi đời, căng đầy sức sống, đang có việc làm tốt, có luơng cao thì chắc có nhiều cô ngắm nghé, tình nguyện nâng khăn sửa túi, nay dứt được bụi trần để đi tu. Tôi vui mừng, vì tuy Bình không phải là con thiêng liêng của tôi, nhưng là đứa con của giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại Grand Rapids, Michigan, sẽ đi tu làm linh mục thì giáo xứ cũng hãnh diện, và lấy làm vinh dự. Kể từ năm 2000, giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại Grand Rapids đặt ra một chiến dịch cầu nguyện cho mỗi gia đình, mỗi dòng họ có một ơn gọi tu trì mới, thánh thiện, và ước mơ của giáo xứ là kể từ năm 2000 đến năm 2008-2012 sẽ có một chủng sinh xuất thân từ giáo xứ sẽ được thọ phong linh-mục hay một nữ tu khấn trọn. Nay giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực. Chúng tôi cảm tạ Chúa, chúc mừng và cám ơn Cha Bình vì Cha là linh mục.
Những ngưòi có niềm vui to lớn nhất phải kể đến là bà cố và anh chị em của cha mới, bên cạnh đó là hai bác Nguyễn Xuân Trường đã dìu dắt Cha Bình từ lúc còn tấm bé cho đến lúc thành thân, thành nhân hôm nay. Hai bác Trường đây là song thân của một khoa-học-gia Mỹ gốc Việt trẻ tuổi nhất năm 1983, tốt nghiệp Ph.D. vật lý lúc mới 24 tuổì đầu. Hai bác Trường chủ trương đầu-tư trí-thức cho quốc- gia nên nhận bảo-trợ và làm cha mẹ nuôi cho nhiều thanh thiếu niên Việt-Nam tị nạn đến Mỹ, không nơi nương tựa thì căn nhà của bai bác Trường là tổ ấm tình thương, trong số đó có 2 người con thiêng liêng và một đứa cháu ruột của tôi. Trong lúc chủ-trương đầu-tư trí thức cho quốc-gia thì gia đình hai Bác Trường lại trở nên vườn ươm ơn gọi linh-mục cho Giáo Hội. Cha Bình đây là đứa con nuôi thứ hai của hai bác Trường làm linh mục. Người con nuôi đầu tiên của hai Bác Trường chịu chức linh mục năm 4-6-1994 là Lm Giuse Hoàng San Khánh, cháu gọi tôi bằng chú ruột, hiện đang là Chưởng Ấn tại Giáo Phận Honolulu ở Hawai. Ngoài ra trong gia-đình hai Bác Trường cũng có một người cháu ruột linh mục là Cha Philipphê Nguyễn Đình Sự, được hai bác Trường mang theo sang Mỹ năm 1975, chịu chức linh mục ngày 13-6-1987, hiện là cha sở một giáo xứ lớn nhất tại Giáo-phận Grand Rapids, Michigan.
5. CHÚA CHỌN TÔI LÀM LINH MỤC CHỈ VÌ TÔI YẾU ĐUỐI”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Đây là tư tưởng trong chuơng đầu do một vị Phó Giám đốc chủng viện chia sẻ với các chủng sinh, những đồ-đệ thân-tín của Ngài, sẽ là những linh mục tương lai. Tác giả của câu nói ấy cứ nhắc đi nhắc lại: Phêrô, Mai-đệ-Liên, Âu-Cơ-Tinh, các Tông đồ. .. là những con người yếu đuối, nên Chúa đã chọn. “Chúa chọn tôi làm linh mục chỉ vì tôi yếu đuối”. Câu nói ấy của Cha Phó Giám Đốc chủng viện được Cha Quốc Hưng nhắc đến trong cuốn sách vừa kể qủa đúng cho cá nhân của tôi. 36 năm qua là một chứng nghiệm hùng hồn, bởi vì có nhiều lúc thất bại không cưỡng được, thay vì thành tâm nhìn nhận mình yếu đuối, chỗi dậy bước đi, tôi đã quay ra hạch hỏi và đổ lỗi cho Chúa: “Tại sao Chúa lại chọn con, để con ra nông nỗi nầy?” Sự yếu đuối trở thành bản tính thứ hai gắn liền với con người linh mục của tôi. Nhiều phen tôi đã lỗi phạm điều tôi biết là không nên làm và bỏ không làm những điều đáng ra tôi phải thực hiện theo kinh nghiệm của Thánh Phaolô. Thế mà Chúa vẫn tiếp tục tha thứ và nâng đỡ tôi trong những yếu hèn, hoan lạc với tôi trong những thành công lớn nhỏ. Chỉ vì con yếu đuối nên Chúa đã chọn con. Ôi sao huyền nhiệm và khó hiểu qúa về tình thương của Chúa dành cho một con người mỏng giòn và yếu đuối như con, mong biến con nên món qùa tặng cho thế giới. Liệu thế giới có tiếp ục đ ón nhận con như một món qùa tặng Chúa trao ban không?
6. “LINH MỤC LÀ MÓN QÙA QÚY CHÚA TRAO TẶNG NHÂN LOẠI, NHƯNG TRUNG THÀNH VỚI THIÊN CHỨC VÀ ƠN GỌI LINH MỤC LÀ MÓN QÙA NHÂN LOẠI DÂNG TẶNG LẠI THƯỢNG ĐẾ”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Tư tưởng nầy của một nhà tu đức tân thời ở nơi chương hai của cuốn sách trích dẫn trên đây hẵn đã làm cha mới giật mình. Vế đầu của tư tưởng nầy thật đúng cho cá nhân cha Bình. Quả tình Chúa đã trao ban thiên chức linh mục cho nhân loại qua Cha Bình như một qùa tặng nhưng không. Còn chuyện “trung thành với thiên chức và ơn gọi linh mục để biến đời mình thành món qùa dâng tặng lại Thượng đế” trong tâm tình tạ ơn thì hiển nhiên Cha Bình sẽ rất lo sợ và xin qúy vị và anh chị em cầu xin cùng Chúa ban cho Ngài ơn trung thành với ơn gọi linh, khởi sự từ ngày hôm qua. Xin cho cha Bình ơn khiêm hạ để tình thương Chúa mãi mãi hiện diện trong Cha.
Ở đây tôi nhớ tới lời hứa của Chúa: “Nầy Ta hằng ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Xưa nay ai cũng hiểu câu nói ấy ám chỉ việc Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng nếu một ngày kia, Giáo Hội không còn ơn gọi làm linh mục nữa, liệu Chúa Giêsu có còn tiếp tục hiện điện trong Bí Tích Thánh Thể nữa không?
Đứng trước liệt qúy vị và anh chị em Chúa hôm nay, tôi có qúa tham vọng không khi nêu lên đề nghị nầy? Ngày 22-4-08 vừa qua ĐGH đương kim chúc lành cho sáng kiến của Thánh Bộ Linh Mục và Tu Sĩ khi Thánh Bộ nầy phát động phong trào MẸ THIÊNG LIÊNG và CHẤU THÁNH THỂ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THÁNH THIỆN CỦA LINH MỤC. Qúy vị và anh chị em chưa phải là ông bà cố thực sự, nhưng có dám và vui lòng nhận làm ông bà cố thiêng liêng cho một số chủng sinh, linh mục và hy sinh mỗi tuần một nửa tiếng hay một tiếng đến nhà thờ Chầu Thánh Thể cầu cho các linh mục được thánh thiện? Thời đại nầy, hơn bao giờ hết, cần nhiều linh mục thánh để biến đổi thế giới như lời khẳng định của ĐGH mà tôi có dịp nhắc đến trên đây.
7. “KHỞI ĐI BẰNG YÊU THƯƠNG, KẾT THÚC TRONG YÊU THƯƠNG, NHƯNG CAO ĐIỂM CỦA YÊU THƯƠNG LÀ SỰ HIỆN DIỆN”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Đây là tư tưởng trong phần cuối của cuốn sách nói trên. Qúy ân nhân, qúy thân nhân nội ngoại và qúy bằng hữu thân sơ đã thương tình mà đến với cha mới trong thánh đường St. Adalbert nầy, tham dự thánh lễ tạ ơn với người con cưng của Chúa, của Giáo Hội, của giáo xứ và của gia đình họ Trần sáng sớm hôm nay. Cá nhân cha mới cảm thấy Chúa đã quan phòng sắp xếp và đã thương tuyển chọn để lãnh nhận hồng ân trọng đại là trở nên linh mục Chúa qua việc đặt tay của Đức Tổng Harry Flynn, Giám Mục Giáo Phận St. Paul & Minneapolis ngày hôm qua. Bởi vậy cá nhân cha mới cậy nhờ và tha thiết xin qúy ân nhân và thân hữu vui lòng đến, cùng hiện diện và chung lời cảm tạ ơn Chúa với Ngài trong thánh lễ tạ ơn nầy. Tân linh mục Trần Thiên-Bình luôn luôn quan niệm và xác tín rằng qúy vị đến được cũng là thương, không đến được cũng là thương, nhưng cao điểm của yêu thương là sự hiện diện. Chính vì lý do ấy mà tôi mạn phép thay Ngài thân thưa với liệt qúy vị mấy lời tâm tư nầy. Có thể vì một lý do nào đó, một số trong qúy vị đó đã dự tính sẽ đến, nhưng vào phút chót đã không đến được, nhưng ngay từ giây phút nầy đã thực sự hiện diện với cha mới trong tâm tình cảm tạ on Chúa “ở đây và bây giờ”. Đây là một biểu lộ trong sự hiệp thông thiêng liêng cao qúy. Sự hiện diện của mỗi qúy vị và anh chị em trong dịp dâng lễ tạ ơn của cha Bình hôm nay thiệt là trân trọng và cao qúy. Đối với cha mới và gia đình, đây là món qùa tuyệt hảo nhất, bởi đây là cao điểm của yêu thương, lột tả hết được tình thương mến của liệt qúy vị và anh chị em Chúa trong gia đình giáo xứ St. Adalbert nầy, muốn nâng đỡ tân linh mục tiếp tục kiên vững trong ơn gọi làm linh mục thánh thiện suốt đời như món qùa thế giới dâng tặng lại cho Chúa.
8. MUỐN CON LÀ LINH MỤC THÌ BỐ MẸ PHẢI LÀ LINH MỤC TRƯỚC.
Trọng kính qúy cha, kính thưa qúy vị
thưa anh chị em và cách riêng kính thưa bà cố,
Thật là một thiếu sót to lớn và rất bất công, nếu tôi không nhắc đến ở đây điểm nầy. Cha Bình trở thành linh mục hôm nay là bông hoa, là nụ kết thành trái từ cây cổ thụ là ông cố John Bennett. Rất tiếc thân phụ của Cha Bình không còn nữa để chứng kiến được những hy sinh to lớn trong kiên nhẫn, những đe dọa liên tục trong vai trò tông đồ giáo dân vào hoàn cảnh VN sau năm 1975 để giữ vững giuờng mối cho một họ đạo bé nhỏ nay trở thành một giáo xứ tương đối có tầm vóc thuộc Tổng Giáo Phận Saigòn. Bên cạnh cây to bóng cả trong sứ vụ tông đô giáo dân ấy, bà cố là hậu phương lớn cho ông cố. Bà cố là người liên tục giữ vai trò trưởng Hội Đạo Binh Đức Mẹ trong nhiều năm kể từ sau năm 1975 cho đến ngày rời giáo xứ thân yêu để sang Mỹ đoàn tụ với con cháu, nhưng lòng trí khi nào cũng gắn liền với giáo xứ mẹ ở Việt-Nam. Những hy sinh to lớn ấy của ông bà Cố đã chung đúc nên linh mục JB. Trần Thiên-Bình hôm nay.
Chúng tôi cầu nguyện cách riêng cho ông cố JB. Bennet và chúng tôi đặc biệt cám ơn bà cố vì bà cố là mẹ của linh mục Trần Thiên-Bình. Không có ông bà cố thì Giáo Hội, Giáo Phận, Giáo xứ và dòng họ Trần không có đuợc linh-mục JB. Bennet Bình hôm nay. Bên cạnh ông bà cố là những người có công sanh và nuôi dưỡng đức tin, thì hai bác Nguyễn Xuân Trường là những người có công dưỡng dục cho cha Bình trở nên linh mục hôm nay. Hai Bác xứng đáng là “ông bà cố nuôi” với tất cả niềm trân trọng, tri ân của những người đã nhờ hai Bác mà thành đạt trong ơn gọi linh mục như Cha Sự, Cha Khánh và cha Bình đây.
9. TÂM HUYẾT ĐÀN ANH GỞI LẠI CHO ĐÀN EM.
Thưa cha Bình thân yêu! Tuổi đời của Cha là 37. Tuổi linh mục của tôi là 36. Đây là tâm huyết của một linh mục đàn anh đi trước cha trong 36 năm kinh nghiệm, xin gởi tặng Cha những món qùa xé lẻ không trọn gói nầy:
1. Trong đời sống mục vụ và rao giảng, xin Cha cầu nguyện nhiều rồi suy nghĩ kỹ những điều Cha muốn nói thì Cha sẽ nói được những điều Cha suy nghĩ.
2. Hãy bám kỹ vào Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sống của đời linh mục và là chìa khóa mở vào các ngóc ngách của đời mục vụ.
3. Hãy dâng kính Mẹ Maria mỗi ngày một chuỗi Mân côi.
4. Hãy yêu thương giói trẻ thì giới trẻ sẽ mang bố mẹ chúng đến làm việc tông đồ cho Cha.
5. Trung thành với các giờ kinh phụng vụ, nguyện gẫm ban sáng và xét mình ban tối (bằng cách trả lời 2 câu hỏi: Hôm nay tôi đã làm điều gì đúng và hôm nay tôi đã làm điêu gì sai?)
6. Nếu có yếu đuối hãy khiêm hạ nhìn nhận mình bất toàn rồi chỗi dậy từ sự yếu đuối, bắt đầu lại từ đầu.
Đây là những đúc kết được viết ra từ kinh nghiệm mục vụ để giúp tôi, giúp cha trung thành với ơn gọi Linh mục như một món qùa chúng ta dâng tặng lại cho Chúa trong tâm tình biết ơn.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em.
Chúng ta cùng hiệp ý tạ ơn Chúa và tiếp tục cầu nguyện cho cha JB. Trần Thiên Bình được “là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc” như lời chúc nguyện của một nữ tín hữu nhắc nhở tôi ngày 18-4-2004.
Đến muôn đời xin cảm tạ Chúa và cám ơn liệt qúy vị và anh chị em hết thảy.
Muôn vàn trân trọng,
Giảng lễ tạ ơn của cha JB. Bennet Trần-Thiên-Bình, ngày 27-4-2008 tại giáo xứ St. Aldalbert, MN.
Lời trối thiêng liêng của Đức Giêsu!
Lm Nguyễn Hữu Thy
15:11 29/04/2008
Lễ Chúa Lên Trời/A
Lời trối thiêng liêng của Ðức Giêsu!
(Mt 28,16-20)
Mùa Phục Sinh kéo dài năm mươi ngày. Nghĩa là chúng ta mừng lễ Phục Sinh của Ðức Giêsu suốt năm mươi ngày liền. Vâng, sự Phục Sinh của Chúa là một biến cố vô cùng trọng đại và mang đầy ý nghĩa đối với cuộc sống chúng ta, hay nói đúng hơn, đối với sự cứu rỗi và hạnh phúc viên mãn của chúng ta, đến nỗi chúng ta phải cần một thời gian lâu như thế để «ăn mừng». Và thời gian trọng đại đó đã được Kinh Thánh chia làm ba phần: Biến cố Sống Lại – Lên Trời – Chúa Thánh Thần Hiện Xuống!
Ðức Giêsu chịu đóng đinh đã thắng vượt sự đau khổ và sự chết. Thiên Chúa đã cho Người sống lại trong một cuộc sống mới, cuộc sống trường cửu và bất tử, một cuộc sống chỉ nơi Thiên Chúa mới có. Và từ nơi đó, Người đã gửi Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ và trên toàn thể nhân loại.
Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cho chúng ta cuộc tạm biệt các môn đệ của Ðức Giêsu và đồng thời chuyển đạt cho chúng ta lời trối thiêng liêng của Người!
Trước hết, Người đã khẳng định: «Thầy đã được ban cho mọi quyền hành trên trời dưới đất!» Ðức Giêsu đã chứng thực vai trò quan trọng mà Chúa Cha đã trao phó cho Người. Ðức Giêsu không hành động theo ý riêng, nhưng theo trọng trách Chúa Cha đã giao cho. Vì thế, ngoài Người ra, không có bất cứ ai có được sự tương quan thân tình và chặt chẽ với Chúa Cha như Người với Chúa Cha. Qua Ðức Giêsu, Chúa Cha đã tác động một cách cụ thể trên toàn thể vũ trụ: trên trời cũng như dưới đất! Và qua Ðức Giêsu, chúng ta có thể nhìn thấy được những gì Chúa Cha muốn hiện thực ở trên trời cũng như ở dưới đất.
Tiếp đến, Ðức Giêsu đã truyền cho các môn đệ phải kêu gọi mọi người đến bước theo con đường của Người, rửa tội cho họ và dạy cho họ biết sống theo thánh ý Thiên Chúa. Công cuộc truyền giáo của Người, công cuộc dẫn đưa toàn thể nhân loại trở về cùng Chúa Cha của Người chưa hoàn tất. Còn nhiều người chưa tin nhận Thiên Chúa. Cánh đồng truyền giáo còn bao la bát ngát. Vì thế công cuộc truyền giáo của các môn đệ, của tất cả chúng ta mới được khởi sự. Ðức Giêsu đã để lại cho đoàn môn đệ nhỏ bé của Người một lời trối thiêng liêng, một sứ mệnh vô cùng cao quí, vô cùng to lớn và vô cùng nặng nề.
Ý muốn của Ðức Giêsu là mọi người biết tìm đến cùng Người, đến cùng Chúa Cha, và nhờ thế tìm gặp được sự cứu rỗi. Ðức Giêsu không muốn cho con người bị giam cầm trong sự bất toàn của họ. Người muốn dẫn đưa con người đến sự hoàn thiện, đến sự cứu rỗi, vì Người không thể dửng dưng trước số phận con người được. Người dấn thân cho hết mọi người. Người mong muốn cho họ điều thiện hảo nhất!
Cả chúng ta nữa, những người đã được lãnh nhận phép thánh tẩy, chúng ta cũng muốn cho tất cả mọi người tìm gặp được đức tin vào Thiên Chúa, tìm gặp được sự cứu rỗi. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng mong muốn cho tất cả mọi người biết sống theo giới răn của Ðức Giêsu, hầu cho sự công bằng được hiện thực trên thế giới và hầu cho tình bác ái không còn là một lời nói đẹp, trống rỗng, nhưng là một sức mạnh có thể biến đổi được cuộc sống chung của nhân loại.
Nhưng chúng ta cũng đã cảm nhận được khả năng nhân loại của chúng ta quá hạn hẹp biết chừng nào! Vâng, nhiều khi chúng ta tự cảm thấy một cách rõ ràng sự bất toàn của mình, khả năng quá yếu kém và quá giới hạn của mình, đến nỗi chúng ta đâm ra thối chí nản lòng và muốn nhắm mắt buông xuôi, để mặc cho mọi sự muốn ra sao tùy ý. Nhiều khi chúng ta tự chợt thấy mình đang trong cơn thử thách như thế. Nhưng trong những giờ phút yếu mềm như thế, tôi lại cảm thấy được an ủi là sứ mệnh trọng đại đó không phải là lời cuối cùng của Ðức Giêsu, nhưng là lời hứa chân thành của Người: «Và đây, Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế!» (Mt 28,20b).
Ðức Giêsu ở cùng chúng ta, ở cùng từng người trong chúng ta. Ðức Giêsu ở cùng tôi! Và Ðức Giêsu ở cùng Giáo Hội của Người, ở cùng cộng đoàn các tín hữu của Người: Trên khắp mọi nẻo đường họ đi, trong tất cả mọi thành công và thất bại của họ. Ðúng như lời Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nói trong bài giảng dịp đăng quang của ngài: «Ai tin vào Ðức Giêsu, sẽ không bao giờ cô đơn!».
Lời trối thiêng liêng của Ðức Giêsu!
(Mt 28,16-20)
Mùa Phục Sinh kéo dài năm mươi ngày. Nghĩa là chúng ta mừng lễ Phục Sinh của Ðức Giêsu suốt năm mươi ngày liền. Vâng, sự Phục Sinh của Chúa là một biến cố vô cùng trọng đại và mang đầy ý nghĩa đối với cuộc sống chúng ta, hay nói đúng hơn, đối với sự cứu rỗi và hạnh phúc viên mãn của chúng ta, đến nỗi chúng ta phải cần một thời gian lâu như thế để «ăn mừng». Và thời gian trọng đại đó đã được Kinh Thánh chia làm ba phần: Biến cố Sống Lại – Lên Trời – Chúa Thánh Thần Hiện Xuống!
Ðức Giêsu chịu đóng đinh đã thắng vượt sự đau khổ và sự chết. Thiên Chúa đã cho Người sống lại trong một cuộc sống mới, cuộc sống trường cửu và bất tử, một cuộc sống chỉ nơi Thiên Chúa mới có. Và từ nơi đó, Người đã gửi Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ và trên toàn thể nhân loại.
Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cho chúng ta cuộc tạm biệt các môn đệ của Ðức Giêsu và đồng thời chuyển đạt cho chúng ta lời trối thiêng liêng của Người!
Trước hết, Người đã khẳng định: «Thầy đã được ban cho mọi quyền hành trên trời dưới đất!» Ðức Giêsu đã chứng thực vai trò quan trọng mà Chúa Cha đã trao phó cho Người. Ðức Giêsu không hành động theo ý riêng, nhưng theo trọng trách Chúa Cha đã giao cho. Vì thế, ngoài Người ra, không có bất cứ ai có được sự tương quan thân tình và chặt chẽ với Chúa Cha như Người với Chúa Cha. Qua Ðức Giêsu, Chúa Cha đã tác động một cách cụ thể trên toàn thể vũ trụ: trên trời cũng như dưới đất! Và qua Ðức Giêsu, chúng ta có thể nhìn thấy được những gì Chúa Cha muốn hiện thực ở trên trời cũng như ở dưới đất.
Tiếp đến, Ðức Giêsu đã truyền cho các môn đệ phải kêu gọi mọi người đến bước theo con đường của Người, rửa tội cho họ và dạy cho họ biết sống theo thánh ý Thiên Chúa. Công cuộc truyền giáo của Người, công cuộc dẫn đưa toàn thể nhân loại trở về cùng Chúa Cha của Người chưa hoàn tất. Còn nhiều người chưa tin nhận Thiên Chúa. Cánh đồng truyền giáo còn bao la bát ngát. Vì thế công cuộc truyền giáo của các môn đệ, của tất cả chúng ta mới được khởi sự. Ðức Giêsu đã để lại cho đoàn môn đệ nhỏ bé của Người một lời trối thiêng liêng, một sứ mệnh vô cùng cao quí, vô cùng to lớn và vô cùng nặng nề.
Ý muốn của Ðức Giêsu là mọi người biết tìm đến cùng Người, đến cùng Chúa Cha, và nhờ thế tìm gặp được sự cứu rỗi. Ðức Giêsu không muốn cho con người bị giam cầm trong sự bất toàn của họ. Người muốn dẫn đưa con người đến sự hoàn thiện, đến sự cứu rỗi, vì Người không thể dửng dưng trước số phận con người được. Người dấn thân cho hết mọi người. Người mong muốn cho họ điều thiện hảo nhất!
Cả chúng ta nữa, những người đã được lãnh nhận phép thánh tẩy, chúng ta cũng muốn cho tất cả mọi người tìm gặp được đức tin vào Thiên Chúa, tìm gặp được sự cứu rỗi. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng mong muốn cho tất cả mọi người biết sống theo giới răn của Ðức Giêsu, hầu cho sự công bằng được hiện thực trên thế giới và hầu cho tình bác ái không còn là một lời nói đẹp, trống rỗng, nhưng là một sức mạnh có thể biến đổi được cuộc sống chung của nhân loại.
Nhưng chúng ta cũng đã cảm nhận được khả năng nhân loại của chúng ta quá hạn hẹp biết chừng nào! Vâng, nhiều khi chúng ta tự cảm thấy một cách rõ ràng sự bất toàn của mình, khả năng quá yếu kém và quá giới hạn của mình, đến nỗi chúng ta đâm ra thối chí nản lòng và muốn nhắm mắt buông xuôi, để mặc cho mọi sự muốn ra sao tùy ý. Nhiều khi chúng ta tự chợt thấy mình đang trong cơn thử thách như thế. Nhưng trong những giờ phút yếu mềm như thế, tôi lại cảm thấy được an ủi là sứ mệnh trọng đại đó không phải là lời cuối cùng của Ðức Giêsu, nhưng là lời hứa chân thành của Người: «Và đây, Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế!» (Mt 28,20b).
Ðức Giêsu ở cùng chúng ta, ở cùng từng người trong chúng ta. Ðức Giêsu ở cùng tôi! Và Ðức Giêsu ở cùng Giáo Hội của Người, ở cùng cộng đoàn các tín hữu của Người: Trên khắp mọi nẻo đường họ đi, trong tất cả mọi thành công và thất bại của họ. Ðúng như lời Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nói trong bài giảng dịp đăng quang của ngài: «Ai tin vào Ðức Giêsu, sẽ không bao giờ cô đơn!».
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:04 29/04/2008
NÚI THÁI SƠN SO SÁNH CAO THẤP
Núi Thái Sơn ở đông nhạc, núi Hoành Sơn ở nam nhạc, núi Hoa Sơn ở tây nhạc, núi Hằng Sơn ở bắc nhạc, núi Tùng Sơn ở trung nhạc, hợp lại gọi là “ngũ nhạc”. Thái Sơn là đầu của ngũ nhạc, địa vị trong cụm núi tự nhiên có quyền uy.
Trước đây thời nhà Đường, đại thi nhân Đổ Phủ đã làm thơ ca ngợi: “Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu.” Trăm ngàn năm trở lại, Thái Sơn nghe được rất nhiều lời tán tụng, nó không nín được nên có một vài cảm giác lâng lâng kiêu ngạo.
- “Hừm, trong các đỉnh núi cao và nguy hiễm nhất, đẹp đẽ kỳ vĩ nhất, ưu tú hoa lệ nhất, hùng vĩ nhất thì thuộc về Thái Sơn là ta. Ta đưa tay ra là có thể hái được đóa mây trên trời, các anh có thể được như thế không ?”
Các ngọn núi nhỏ vội vàng nịnh nọt nói: “Ngài là chí tôn trong các ngọn núi, chúng tôi làm sao dám so với ngài được ?”
Ngọn gió đem lời của Thái Sơn đưa vào trong lỗ tai của quần núi “ngũ nhạc”, mọi người sau khi nghị luận thì quyết nghị bình chọn ra một ngọn núi cao to.
Thái Sơn là người báo danh thứ nhất và nắm chắc là mình nhất định sẽ được quán quân, nó biểu môi nói: “Thật là có mắt mà không thấy thái sơn, có cần phải so sánh như thế này không ?”
Nhưng, kết quả so sánh và đánh giá thì quán quân là thuộc về đỉnh Thánh Mẫu, các đỉnh núi năm mồm mười miệng nói: “Đỉnh Thánh Mẫu cao 8.848 mét, anh cao 1.524 mét, hai ngọn núi cao thấp cách nhau gần gấp sáu lần, anh à, anh cách quá xa.”
Thái Sơn không cam chịu lép vế, nói: “Vậy thì ta không so với đình Thánh Mẫu, á quân nhứt định là về ta ?”
Các đỉnh núi lại cười: “Ha ha ha, trên thế giới các ngọn núi cao trên 5.000 mét đều có khắp nơi, ngay cả trong “ngũ nhạc” anh cũng không phải là cao nhất mà. Bắc nhạc Hằng Sơn, tây nhạc Hoa Sơn đều cao hơn anh rất nhiều !”
Thái Sơn trầm mặc rất lâu rồi thở nhẹ nói: “Ngoài trời còn có trời, ngoài núi còn có núi, câu nói này thật đúng không sai.”
Từ đó về sau, Thái Sơn trở thành khiêm tốn.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
“Thước có chỗ ngắn, tấc có chỗ dài”, ý nghĩa của câu nói này là con người ta ai cũng có cái hay cái dở. Nhân vô thập toàn, phải nhìn thẳng chỗ hay và chỗ kém của mình thì không thể coi trời bằng vung.
Con người ta ai cũng biết cái hay cái dở của mình, nhưng vì kiêu ngạo nên trở thành kẻ mù ngay chính trong con người của mình:
Có những bạn không biết hát, nhưng vì là lớp trưởng nên cũng làm vẻ ta đây có học hát và biết hát như ai, thế là hát trật bậy trong buổi sinh hoạt quan trọng làm cho mọi người cười ồ lên. Các bạn đó không khiêm tốn nhờ người khác hát dùm cho mình.
Có những bạn biết gia mình giàu có nên khi cô giáo dạy gì thì nói: ba mẹ tớ có thuê thầy dạy kèm rồi. Các bạn này không hiểu được buổi học chính quy và học thêm nó khác nhau như thế nào...
Núi Thái Sơn tuy là đứng đầu “ngũ nhạc”, nhưng không phải vì thế mà khoe khoang, bởi vì nó không cao hơn các ngọn núi khác, chẳng qua là vì vị thế của nó tốt nhất trong năm ngọn núi mà thôi.
Các em thực hành:
- Khiêm tốn hơn nữa khi gia đình mình giàu có hơn các bạn.
- Khiêm tốn hơn nữa khi mình học giỏi hơn các bạn.
- Luôn cầu nguyện với Chúa cho mình được sống khiêm tốn.
N2T |
Núi Thái Sơn ở đông nhạc, núi Hoành Sơn ở nam nhạc, núi Hoa Sơn ở tây nhạc, núi Hằng Sơn ở bắc nhạc, núi Tùng Sơn ở trung nhạc, hợp lại gọi là “ngũ nhạc”. Thái Sơn là đầu của ngũ nhạc, địa vị trong cụm núi tự nhiên có quyền uy.
Trước đây thời nhà Đường, đại thi nhân Đổ Phủ đã làm thơ ca ngợi: “Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu.” Trăm ngàn năm trở lại, Thái Sơn nghe được rất nhiều lời tán tụng, nó không nín được nên có một vài cảm giác lâng lâng kiêu ngạo.
- “Hừm, trong các đỉnh núi cao và nguy hiễm nhất, đẹp đẽ kỳ vĩ nhất, ưu tú hoa lệ nhất, hùng vĩ nhất thì thuộc về Thái Sơn là ta. Ta đưa tay ra là có thể hái được đóa mây trên trời, các anh có thể được như thế không ?”
Các ngọn núi nhỏ vội vàng nịnh nọt nói: “Ngài là chí tôn trong các ngọn núi, chúng tôi làm sao dám so với ngài được ?”
Ngọn gió đem lời của Thái Sơn đưa vào trong lỗ tai của quần núi “ngũ nhạc”, mọi người sau khi nghị luận thì quyết nghị bình chọn ra một ngọn núi cao to.
Thái Sơn là người báo danh thứ nhất và nắm chắc là mình nhất định sẽ được quán quân, nó biểu môi nói: “Thật là có mắt mà không thấy thái sơn, có cần phải so sánh như thế này không ?”
Nhưng, kết quả so sánh và đánh giá thì quán quân là thuộc về đỉnh Thánh Mẫu, các đỉnh núi năm mồm mười miệng nói: “Đỉnh Thánh Mẫu cao 8.848 mét, anh cao 1.524 mét, hai ngọn núi cao thấp cách nhau gần gấp sáu lần, anh à, anh cách quá xa.”
Thái Sơn không cam chịu lép vế, nói: “Vậy thì ta không so với đình Thánh Mẫu, á quân nhứt định là về ta ?”
Các đỉnh núi lại cười: “Ha ha ha, trên thế giới các ngọn núi cao trên 5.000 mét đều có khắp nơi, ngay cả trong “ngũ nhạc” anh cũng không phải là cao nhất mà. Bắc nhạc Hằng Sơn, tây nhạc Hoa Sơn đều cao hơn anh rất nhiều !”
Thái Sơn trầm mặc rất lâu rồi thở nhẹ nói: “Ngoài trời còn có trời, ngoài núi còn có núi, câu nói này thật đúng không sai.”
Từ đó về sau, Thái Sơn trở thành khiêm tốn.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
“Thước có chỗ ngắn, tấc có chỗ dài”, ý nghĩa của câu nói này là con người ta ai cũng có cái hay cái dở. Nhân vô thập toàn, phải nhìn thẳng chỗ hay và chỗ kém của mình thì không thể coi trời bằng vung.
Con người ta ai cũng biết cái hay cái dở của mình, nhưng vì kiêu ngạo nên trở thành kẻ mù ngay chính trong con người của mình:
Có những bạn không biết hát, nhưng vì là lớp trưởng nên cũng làm vẻ ta đây có học hát và biết hát như ai, thế là hát trật bậy trong buổi sinh hoạt quan trọng làm cho mọi người cười ồ lên. Các bạn đó không khiêm tốn nhờ người khác hát dùm cho mình.
Có những bạn biết gia mình giàu có nên khi cô giáo dạy gì thì nói: ba mẹ tớ có thuê thầy dạy kèm rồi. Các bạn này không hiểu được buổi học chính quy và học thêm nó khác nhau như thế nào...
Núi Thái Sơn tuy là đứng đầu “ngũ nhạc”, nhưng không phải vì thế mà khoe khoang, bởi vì nó không cao hơn các ngọn núi khác, chẳng qua là vì vị thế của nó tốt nhất trong năm ngọn núi mà thôi.
Các em thực hành:
- Khiêm tốn hơn nữa khi gia đình mình giàu có hơn các bạn.
- Khiêm tốn hơn nữa khi mình học giỏi hơn các bạn.
- Luôn cầu nguyện với Chúa cho mình được sống khiêm tốn.
Cộng đoàn và sự trưởng thành
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 29/04/2008
CỘNG ĐOÀN VÀ SỰ TRƯỞNG THÀNH
Dù cho cộng đoàn rất tuyệt vời, thì cũng không thể trị liệu được căn bệnh hiu quạnh (cô đơn) mà chúng ta mang trên mình, chỉ có sau khi chúng ta phát hiện sự hiu quạnh này có thể biến thành bí tích, thì mới tiếp xúc với sự khôn ngoan; bởi vì bí tích này là thánh hóa, chính là sự hiện diện Thiên Chúa.
Nếu chúng ta không trở lại trốn tránh sự cô đơn của chúng ta, và nếu chúng ta tiếp nhận vết thương của mình, thì chúng ta sẽ phát hiện đó là con đường để gặp Chúa Giê-su Ki-tô; khi chúng ta không nhờ công việc và hoạt động, hoang tưởng và tạp âm để trốn tránh hiu quạnh, khi chúng ta đối với vết thương của mình mà vẫn giữ nguyên tri giác, thì chúng ta sẽ hội kiến được Thiên Chúa.
Ngài là Đấng thi ân và an ủi, là Đấng đáp trả lại lời khóc than của chúng ta; khóc than của chúng ta phát xuất tự trong tăm tối cô đơn của chúng ta.
Sinh hoạt cộng đoàn chính là giúp chúng ta không trở lại trốn tránh vết thương quá sâu, lưu lại trong hiện thực của tình yêu. Cộng đoàn giúp chúng ta tin tưởng: nếu chúng ta có thể trở thành chất bổ dưỡng của tha nhân thì trung tâm của sự hoang tưởng và cái tôi sẽ dần dần được chữa lành. Chúng ta là một cộng đoàn được thiết lập trong sự tương thân, do đó mà mỗi người chúng ta đều có thể trưởng thành, đều có thể đem vết thương của chúng ta mở ra trước mặt Đấng vĩnh hằng, để Chúa Giê-su có thể thâu qua nó mà hiển hiện chính mình Ngài.
Tác giả: Ôn Lập Thành
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. dịch từ tiếng Hoa.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Dù cho cộng đoàn rất tuyệt vời, thì cũng không thể trị liệu được căn bệnh hiu quạnh (cô đơn) mà chúng ta mang trên mình, chỉ có sau khi chúng ta phát hiện sự hiu quạnh này có thể biến thành bí tích, thì mới tiếp xúc với sự khôn ngoan; bởi vì bí tích này là thánh hóa, chính là sự hiện diện Thiên Chúa.
Nếu chúng ta không trở lại trốn tránh sự cô đơn của chúng ta, và nếu chúng ta tiếp nhận vết thương của mình, thì chúng ta sẽ phát hiện đó là con đường để gặp Chúa Giê-su Ki-tô; khi chúng ta không nhờ công việc và hoạt động, hoang tưởng và tạp âm để trốn tránh hiu quạnh, khi chúng ta đối với vết thương của mình mà vẫn giữ nguyên tri giác, thì chúng ta sẽ hội kiến được Thiên Chúa.
Ngài là Đấng thi ân và an ủi, là Đấng đáp trả lại lời khóc than của chúng ta; khóc than của chúng ta phát xuất tự trong tăm tối cô đơn của chúng ta.
Sinh hoạt cộng đoàn chính là giúp chúng ta không trở lại trốn tránh vết thương quá sâu, lưu lại trong hiện thực của tình yêu. Cộng đoàn giúp chúng ta tin tưởng: nếu chúng ta có thể trở thành chất bổ dưỡng của tha nhân thì trung tâm của sự hoang tưởng và cái tôi sẽ dần dần được chữa lành. Chúng ta là một cộng đoàn được thiết lập trong sự tương thân, do đó mà mỗi người chúng ta đều có thể trưởng thành, đều có thể đem vết thương của chúng ta mở ra trước mặt Đấng vĩnh hằng, để Chúa Giê-su có thể thâu qua nó mà hiển hiện chính mình Ngài.
Tác giả: Ôn Lập Thành
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. dịch từ tiếng Hoa.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 29/04/2008
N2T |
8. Thánh sủng là từ trong tay của Thiên Chúa mà đến, nhưng qua tay Đức Mẹ Maria để đến với chúng ta.
(Thánh Bernard)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
An Toàn Liên Mạng: Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Úc Châu
Vũ Văn An chuyển dịch
00:22 29/04/2008
An Toàn Liên Mạng: Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Úc Châu
Vào lúc sắp sửa chấm dứt thập niên đầu của Thế Kỷ 21, xã hội ta một lần nữa xem ra đang ở trong bình minh một thời đại mới. Các thiếu niên rời trung học ngày nay chính là thế hệ đầu tiên hoàn toàn lớn lên trong Thời Đại Liên Mạng.
Thực tại của họ được liên mạng và điện thoại di động tạo hình theo những cách thế mà nhiều người chúng ta thuộc các thế hệ trước đang phải vất vả lắm để mà hiểu được. Cùng với điện thoại di động, liên mạng đã biến đổi phương cách trao đổi truyện trò, duy trì tình bạn, tìm kiếm giải trí và thu lượm tín liệu. Chỉ trong vòng hai thập niên, liên mạng đã thay đổi cuộc sống ta một cách ngoại thường.
Phần lớn sự thay đổi trên dẫn tới tình thế tốt đẹp hơn, một cách không thể nào đo lường được. Thế giới đã được mở toang và việc truyền đạt giữa con người với nhau nay đã nhanh chóng và dễ dàng hơn trước nhiều. Nhờ các trang mạng của Giáo Hội, sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô đã được chuyển tới con người khắp thế giới một cách mà các vị truyền giảng phúc âm thuở ban đầu không thể nào mơ tưởng được. Nhưng duy khối lượng lớn lao các tín liệu có sẵn trên mạng cũng đủ khiến ta phải phân biệt rõ được điều mình đọc cũng như các sinh hoạt mình tham dự trên Liên Mạng.
Còn quan trọng hơn nữa là việc chúng ta từng ghi nhận, trong những ngày gần đây, chiều huớng mỗi ngày cộng đồng ta càng phải quan tâm hơn đến vấn đề An Toàn Liên Mạng. Các phụ huynh, các nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, các tâm lý gia và nhiều người khác ngày càng nêu lên nhiều mối lo âu trước các nguy hiểm của Liên Mạng, nhất là đối với thanh thiếu niên, và cả người lớn tuổi hơn nữa. Sự cách phân về thế hệ và kỹ thuật thường có nghĩa là cha mẹ cảm thấy mình thiếu sâu sắc khi cố gắng theo dõi việc con cái mình sử dụng Liên Mạng.
Thư Mục Vụ này tìm cách giải quyết các vấn đề trên trong bối cảnh đức tin. Nhờ nhận diện ra một số nguy hiểm của liên mạng, và đưa ra một ít khôn ngoan trong truyền thống đức tin để đối chất với chúng, chúng tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ tỉnh trí đối với các khía cạnh Liên Mạng có thể gây nguy hại cho an toàn, cho nhân phẩm và cho các mối liên hệ của ta với nhau và với Chúa.
(Còn tiếp)
Vào lúc sắp sửa chấm dứt thập niên đầu của Thế Kỷ 21, xã hội ta một lần nữa xem ra đang ở trong bình minh một thời đại mới. Các thiếu niên rời trung học ngày nay chính là thế hệ đầu tiên hoàn toàn lớn lên trong Thời Đại Liên Mạng.
Thực tại của họ được liên mạng và điện thoại di động tạo hình theo những cách thế mà nhiều người chúng ta thuộc các thế hệ trước đang phải vất vả lắm để mà hiểu được. Cùng với điện thoại di động, liên mạng đã biến đổi phương cách trao đổi truyện trò, duy trì tình bạn, tìm kiếm giải trí và thu lượm tín liệu. Chỉ trong vòng hai thập niên, liên mạng đã thay đổi cuộc sống ta một cách ngoại thường.
Phần lớn sự thay đổi trên dẫn tới tình thế tốt đẹp hơn, một cách không thể nào đo lường được. Thế giới đã được mở toang và việc truyền đạt giữa con người với nhau nay đã nhanh chóng và dễ dàng hơn trước nhiều. Nhờ các trang mạng của Giáo Hội, sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô đã được chuyển tới con người khắp thế giới một cách mà các vị truyền giảng phúc âm thuở ban đầu không thể nào mơ tưởng được. Nhưng duy khối lượng lớn lao các tín liệu có sẵn trên mạng cũng đủ khiến ta phải phân biệt rõ được điều mình đọc cũng như các sinh hoạt mình tham dự trên Liên Mạng.
Còn quan trọng hơn nữa là việc chúng ta từng ghi nhận, trong những ngày gần đây, chiều huớng mỗi ngày cộng đồng ta càng phải quan tâm hơn đến vấn đề An Toàn Liên Mạng. Các phụ huynh, các nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, các tâm lý gia và nhiều người khác ngày càng nêu lên nhiều mối lo âu trước các nguy hiểm của Liên Mạng, nhất là đối với thanh thiếu niên, và cả người lớn tuổi hơn nữa. Sự cách phân về thế hệ và kỹ thuật thường có nghĩa là cha mẹ cảm thấy mình thiếu sâu sắc khi cố gắng theo dõi việc con cái mình sử dụng Liên Mạng.
Thư Mục Vụ này tìm cách giải quyết các vấn đề trên trong bối cảnh đức tin. Nhờ nhận diện ra một số nguy hiểm của liên mạng, và đưa ra một ít khôn ngoan trong truyền thống đức tin để đối chất với chúng, chúng tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ tỉnh trí đối với các khía cạnh Liên Mạng có thể gây nguy hại cho an toàn, cho nhân phẩm và cho các mối liên hệ của ta với nhau và với Chúa.
(Còn tiếp)
Tờ Le Figaro tung tin thất thiệt về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha
Nguyễn Việt Nam
07:07 29/04/2008
Trong những giai đoạn chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ, nhiều tiếng nói đã “khuyên can” Tòa Thánh hủy bỏ chuyến viếng thăm này xét vì chuyến viếng thăm có thể bị lôi kéo vào trong vòng chính trị đảng phái. Một trong những tiếng nói theo khuynh hướng này là từ tờ Le Figaro.
Tuy nhiên, một viên chức cao cấp của Tòa Thánh bác bỏ luận cứ này và đặt câu hỏi: “Khi nào ở Mỹ không phải là mùa tranh cử?”
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ đã thành công tốt đẹp trái với những dự đoán không hay của tờ Le Figaro. Không nản chí, ngày 25/4, Hervé Yannou, phóng viên thường trú của tờ Le Figaro tại Rôma lại tung ra một tin “thất thiệt” nữa về sức khoẻ của Đức Thánh Cha và cố dấy lên những lời đồn đoán về ai sẽ thay thế Đức Thánh Cha.
Yannou cho biết Đức Thánh Cha tỏ ra rất mệt trong thánh lễ sáng thứ Bẩy tại Vương Cung Thánh Đường St. Patrick ở New York. Hơn thế nữa, Yannou nhận xét rằng Đức Thánh Cha đã phải bỏ buổi triều yết chung hôm thứ Tư sau khi ngài trở về từ Hoa Kỳ và để Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn thay mình cử hành thánh lễ an táng cho Đức Hồng Y Alfonso Lopez Trujillo.
Cuối cùng, Yannou đưa ra câu kết luận “Không còn là bí mật với ai là tim của Đức Giáo Hoàng rất mong manh”.
Ngày 28/4, cha Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã bày tỏ sự “kinh ngạc tột độ” trước những đồn đoán được đăng trên tờ Le Figaro trong khi tờ này đang dự đoán những ai thay thế Đức Thánh Cha. Cha Lombardi khẳng định Đức Thánh Cha đang trong tình trạng sức khoẻ tốt và ngài duy trì một thời khóa biểu rất bận rộn.
Tuy nhiên, một viên chức cao cấp của Tòa Thánh bác bỏ luận cứ này và đặt câu hỏi: “Khi nào ở Mỹ không phải là mùa tranh cử?”
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ đã thành công tốt đẹp trái với những dự đoán không hay của tờ Le Figaro. Không nản chí, ngày 25/4, Hervé Yannou, phóng viên thường trú của tờ Le Figaro tại Rôma lại tung ra một tin “thất thiệt” nữa về sức khoẻ của Đức Thánh Cha và cố dấy lên những lời đồn đoán về ai sẽ thay thế Đức Thánh Cha.
Yannou cho biết Đức Thánh Cha tỏ ra rất mệt trong thánh lễ sáng thứ Bẩy tại Vương Cung Thánh Đường St. Patrick ở New York. Hơn thế nữa, Yannou nhận xét rằng Đức Thánh Cha đã phải bỏ buổi triều yết chung hôm thứ Tư sau khi ngài trở về từ Hoa Kỳ và để Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn thay mình cử hành thánh lễ an táng cho Đức Hồng Y Alfonso Lopez Trujillo.
Cuối cùng, Yannou đưa ra câu kết luận “Không còn là bí mật với ai là tim của Đức Giáo Hoàng rất mong manh”.
Ngày 28/4, cha Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã bày tỏ sự “kinh ngạc tột độ” trước những đồn đoán được đăng trên tờ Le Figaro trong khi tờ này đang dự đoán những ai thay thế Đức Thánh Cha. Cha Lombardi khẳng định Đức Thánh Cha đang trong tình trạng sức khoẻ tốt và ngài duy trì một thời khóa biểu rất bận rộn.
Caritas thế giới yêu cầu cấm viện trợ vũ khí cho Zimbabwe
Thúy Dung
07:26 29/04/2008
Robert Mugabe phải ra đi! |
Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga của tổng giáo phận Tegucigalpa Honduras nói với đài Vatican rằng người dân Zimbabwe có thể phải đối diện với sự bùng nổ bạo lực nếu chính phủ của quốc gia này nhận được viện trợ vũ khí. Theo Đức Hồng Y, chính quyền Robert Mugabe có thể dùng súng đạn này để đàn áp phong trào đối lập đang rất phổ biến tại đây.
Mugabe đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử hôm 29/3 nhưng ông ta không chứng tỏ bất cứ một thiện chí nào để trao quyền cai trị cho phe đối lập. Ngược lại, Mugabe đã mở nhiều cuộc hành quân ruồng bắt những nhà lãnh đạo đối lập. Các quan sát viên lo ngại Mugabe đang mở cuộc chiến tranh chống lại chính nhân dân mình.
Người Kitô hữu và người Phật tử: Cùng quan tâm chăm sóc Trái đất
Phụng Nghi
11:45 29/04/2008
Vatican (VIS) – Hôm nay, Hội đồng Giáo hoàng phụ trách Đối thoại Liên tôn giáo công bố Thông điệp hàng năm gửi các Phật tử nhân dịp lễ Vesakh. Thông điệp này có chữ ký của hai viên chức Hội đồng là Hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch, và Tổng giám mục Pier Luigi Celata, tổng thư ký.
Vesakh là một lễ hội Phật giáo quan trọng, đánh dấu ba thời gian chính yếu trong cuộc đời Phật Thích ca Mâu ni. Lễ được tổ chức vào ngày trăng tròn tháng Năm, vì, theo truyển thống, Phật sinh hạ, thành đạo và qua đời vào thời gian đó.
Thông điệp năm nay – viết bằng các ngôn ngữ Anh, Pháp và Ý – nhan đề “Người Kitô giáo và Phật tử: Cùng chăm sóc Trái đất”, nói rằng “việc bảo vệ môi trường, thúc đẩy các phát triển nhằm duy trì và đặc biệt chú ý đến sự thay đổi khí hậu là những mối quan tâm nghiêm trọng của mọi người. Nhiều chính quyền, tổ chức phi chính phủ, công ty đa quốc gia, và các viện nghiên cứu, khi nhận thức được các đòi hỏi đạo đức nơi tất cả các phát triển về kinh tế và xã hội, đang đầu tư các nguồn tài chính cũng như chia sẻ kỹ năng về sự đa dạng liên quan đến sinh học, sự thay đổi khí hậu, bảo vệ và bảo tồn môi sinh.
Thông điệp nói tiếp: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng đang đóng góp vào cuộc tranh luận công khai. Sự đóng góp này dĩ nhiên không chỉ là phản ứng về các mối đe dọa thúc bách mới gần đây liên quan đến sự tăng nhiệt toàn cầu. Thiên chúa giáo và Phật giáo luôn luôn duy trì sự tôn trọng lớn lao đối với thiên nhiên và giảng huấn rằng chúng ta phải biết ơn sự phục vụ của trái đất. Quả vậy, chỉ nhờ suy tư sâu sắc về sự liên hệ giữa Đấng Sáng tạo thần thiêng, công việc sáng tạo và các vật thụ tạo, mà những nỗ lực nhằm giải quyết các mối quan tâm về môi trường sẽ không bị thất bại do lòng tham lam của cá nhân hoặc bị trở ngại do tư lợi của một số phe nhóm.
“Ở cấp độ thực hành, có thể chăng chúng ta, những người Thiên Chúa giáo và Phật giáo, không thể làm hơn nữa để cộng tác vào các dự án mà mỗi người và mọi người trong chúng ta cùng có trách nhiệm? Tái chế, bảo tồn năng lượng, phòng ngừa sự hủy diệt đời sống cây cỏ và thú vật, bảo vệ các nguồn nước, tất cả đều nói lên sự chăm sóc cẩn trọng, và quả thực, nuôi dưỡng thiện chí và thúc đẩy môi liên lạc thân ái giữa những con người. Theo phương cách đó, người Kitô giáo và Phật giáo cùng nhau trở thành những kẻ báo hiệu niềm hy vọng về một thế giới trong sạch, an toàn và hài hòa.”
Trong phần kết luận, thông điệp bày tỏ niềm hy vọng rằng những ý tưởng nói trên có thể được cổ võ “trong các cộng đồng của chúng ta qua sự giáo dục công cộng và tấm gương sáng của chúng ta khi tôn trọng thiên nhiên và hoạt động có trách nhiệm đối với hành tinh chung của chúng ta là Trái Đất.”
Vesakh là một lễ hội Phật giáo quan trọng, đánh dấu ba thời gian chính yếu trong cuộc đời Phật Thích ca Mâu ni. Lễ được tổ chức vào ngày trăng tròn tháng Năm, vì, theo truyển thống, Phật sinh hạ, thành đạo và qua đời vào thời gian đó.
Thông điệp năm nay – viết bằng các ngôn ngữ Anh, Pháp và Ý – nhan đề “Người Kitô giáo và Phật tử: Cùng chăm sóc Trái đất”, nói rằng “việc bảo vệ môi trường, thúc đẩy các phát triển nhằm duy trì và đặc biệt chú ý đến sự thay đổi khí hậu là những mối quan tâm nghiêm trọng của mọi người. Nhiều chính quyền, tổ chức phi chính phủ, công ty đa quốc gia, và các viện nghiên cứu, khi nhận thức được các đòi hỏi đạo đức nơi tất cả các phát triển về kinh tế và xã hội, đang đầu tư các nguồn tài chính cũng như chia sẻ kỹ năng về sự đa dạng liên quan đến sinh học, sự thay đổi khí hậu, bảo vệ và bảo tồn môi sinh.
Thông điệp nói tiếp: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng đang đóng góp vào cuộc tranh luận công khai. Sự đóng góp này dĩ nhiên không chỉ là phản ứng về các mối đe dọa thúc bách mới gần đây liên quan đến sự tăng nhiệt toàn cầu. Thiên chúa giáo và Phật giáo luôn luôn duy trì sự tôn trọng lớn lao đối với thiên nhiên và giảng huấn rằng chúng ta phải biết ơn sự phục vụ của trái đất. Quả vậy, chỉ nhờ suy tư sâu sắc về sự liên hệ giữa Đấng Sáng tạo thần thiêng, công việc sáng tạo và các vật thụ tạo, mà những nỗ lực nhằm giải quyết các mối quan tâm về môi trường sẽ không bị thất bại do lòng tham lam của cá nhân hoặc bị trở ngại do tư lợi của một số phe nhóm.
“Ở cấp độ thực hành, có thể chăng chúng ta, những người Thiên Chúa giáo và Phật giáo, không thể làm hơn nữa để cộng tác vào các dự án mà mỗi người và mọi người trong chúng ta cùng có trách nhiệm? Tái chế, bảo tồn năng lượng, phòng ngừa sự hủy diệt đời sống cây cỏ và thú vật, bảo vệ các nguồn nước, tất cả đều nói lên sự chăm sóc cẩn trọng, và quả thực, nuôi dưỡng thiện chí và thúc đẩy môi liên lạc thân ái giữa những con người. Theo phương cách đó, người Kitô giáo và Phật giáo cùng nhau trở thành những kẻ báo hiệu niềm hy vọng về một thế giới trong sạch, an toàn và hài hòa.”
Trong phần kết luận, thông điệp bày tỏ niềm hy vọng rằng những ý tưởng nói trên có thể được cổ võ “trong các cộng đồng của chúng ta qua sự giáo dục công cộng và tấm gương sáng của chúng ta khi tôn trọng thiên nhiên và hoạt động có trách nhiệm đối với hành tinh chung của chúng ta là Trái Đất.”
Kết quả cuộc thăm dò về việc đọc Kinh Thánh
Phụng Nghi
11:54 29/04/2008
Vatican (Reuters) – Dân chúng Mỹ là những người có nhiều kiến thức về Kinh thánh nhất thế giới. Còn người Tây ban nha, Pháp và Ý lại là những người ít hiểu biết nhất về những gì “Tin Mừng” giảng dạy, đó là một phần kết quả của cuộc nghiên cứu mới, được công bố hôm qua, 27 tháng 4.
Cuộc thăm dò này được tiến hành ở 9 quốc gia – Hoa kỳ, Anh, Đức, Pháp, Hà lan, Nga, Ý, Tây ban nha và Balan – cũng cho biết dân chúng Mỹ là người sẵn sàng ủng hộ tiền bạc nhất để truyền bá thông điệp của Tin Mừng.
Cuộc thăm dò do Liên hiệp Thánh kinh Công giáo tổ chức, đã phỏng vấn người theo Kitô giáo và người không theo Kitô giáo, tiến hành trước khi có thượng hội nghị các Giám mục Công giáo về Thánh kinh sẽ họp tại Vatican vào tháng Mười sắp tới.
Kết quả cuộc thăm dò được công bố tại Vatican, cho biết đa số người trả lời cuộc phỏng vấn là tín đồ đạo Thiên Chúa, và đa số tín đồ đạo Thiên Chúa này – trừ ở Hoa kỳ, Anh và Nga ra – là người Công giáo.
Trả lời câu hỏi: trong 12 tháng qua có đọc một câu nào trong Kinh thánh hay không:
Trà lời CÓ:
Kết quả cũng tương tự như thế khi người tham dự được hỏi là trong 12 tháng qua có đọc một cuốn sách về tôn giáo nào không:
Trả lời CÓ:
Cuộc thăm dò cũng do nhóm nghiên cứu GFK-Eurisko tiến hành. Kết quả về việc cầu nguyện:
Đức và Hà lan có tỷ lệ cao nhất người được hỏi trả lời rằng họ nghĩ Kinh thánh không phải do Chúa thần khải, nhưng chỉ là “một cổ thư gồm có các truyện truyền kỳ, các sự kiện lịch sử và các giáo huấn do con người viết ra”.
Đa số người được hỏi trong tất cả các nước nói trên tin rằng Kinh thánh là lời trực tiếp của Chúa hoặc được Chúa linh hứng.
Cho biết có sách Kinh thánh ở trong nhà:
Số người phản đối việc giảng dậy Kinh thánh ở trường:
Số người thường xuyên tham dự các lễ nghi phụng tự:
Cuộc thăm dò này được tiến hành ở 9 quốc gia – Hoa kỳ, Anh, Đức, Pháp, Hà lan, Nga, Ý, Tây ban nha và Balan – cũng cho biết dân chúng Mỹ là người sẵn sàng ủng hộ tiền bạc nhất để truyền bá thông điệp của Tin Mừng.
Cuộc thăm dò do Liên hiệp Thánh kinh Công giáo tổ chức, đã phỏng vấn người theo Kitô giáo và người không theo Kitô giáo, tiến hành trước khi có thượng hội nghị các Giám mục Công giáo về Thánh kinh sẽ họp tại Vatican vào tháng Mười sắp tới.
Kết quả cuộc thăm dò được công bố tại Vatican, cho biết đa số người trả lời cuộc phỏng vấn là tín đồ đạo Thiên Chúa, và đa số tín đồ đạo Thiên Chúa này – trừ ở Hoa kỳ, Anh và Nga ra – là người Công giáo.
Trả lời câu hỏi: trong 12 tháng qua có đọc một câu nào trong Kinh thánh hay không:
Trà lời CÓ:
- Cao nhất: Hoa kỳ 75%
- Tám nước kia 20% - 39%
- Thấp nhất:
- Tây ban nha 20%
- Pháp 21%
- Ý 27%
- Đức 28%
Kết quả cũng tương tự như thế khi người tham dự được hỏi là trong 12 tháng qua có đọc một cuốn sách về tôn giáo nào không:
Trả lời CÓ:
- Hoa kỳ: 58%
- Bal an: 50%
- Các quốc gia khác: Từ 22% đến 35%
Cuộc thăm dò cũng do nhóm nghiên cứu GFK-Eurisko tiến hành. Kết quả về việc cầu nguyện:
- Nhiều người cầu nguyện nhất: Mỹ 87%
- Ít người cầu nguyện nhất: Pháp 49%
- Cầu nguyện “bằng lời tự phát”: Mỹ, Anh, Đức. Hà lan, Ba lan, Nga
- Cầu nguyện bằng kinh đã thuộc lòng: Ý, Pháp.
Đức và Hà lan có tỷ lệ cao nhất người được hỏi trả lời rằng họ nghĩ Kinh thánh không phải do Chúa thần khải, nhưng chỉ là “một cổ thư gồm có các truyện truyền kỳ, các sự kiện lịch sử và các giáo huấn do con người viết ra”.
Đa số người được hỏi trong tất cả các nước nói trên tin rằng Kinh thánh là lời trực tiếp của Chúa hoặc được Chúa linh hứng.
Cho biết có sách Kinh thánh ở trong nhà:
- Cao nhất Mỹ 93%
- Thấp nhất Pháp 48%
Số người phản đối việc giảng dậy Kinh thánh ở trường:
- Nhiều nhất Pháp
- Đồng đều (khoảng 50-50) Mỹ
Số người thường xuyên tham dự các lễ nghi phụng tự:
- Ba lan 91%
- Hoa kỳ 77%
- Nga 75%
An Toàn Liên Mạng (2): Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Úc Châu
Vũ Văn An chuyển dịch
20:33 29/04/2008
An Toàn Liên Mạng (2): Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Úc Châu
Liên Mạng Đúng Ra Là Gì?
Như một châm ngôn xưa từng nói, trong đời, hằng số duy nhất chính là sự thay đổi và điều áy chắc chắn đúng trong trường hợp Liên Mạng. Việc sử dụng Liên Mạng diễn biến một cách không ngừng(i).
Đối với nhiều người chúng ta, Liên Mạng có nghĩa là đi lục lọi các trang mạng. Bất cứ ai cũng có thể thiết lập ra một trang mạng và gửi lên đó đủ thứ tín liệu và giải khuây họ muốn. Phần lớn các công ty, các giáo hội, các nhóm và tổ chức đều có một trang mạng, cho phép người ta đọc được tín liệu về mình. Các cá nhân cũng có thể làm như thế. Các trang mạng hiện nay thường pha trộn đủ bản văn, hình ảnh, âm thanh và băng video.
Với người khác, e-mail là cách hàng đầu sử dụng Liên Mạng: gửi điện thư tới đồng nghiệp, bạn bè và người khác. Điều ấy giúp ta thông đạt gần như tức khắc với người khác, bất kể họ ở phòng bên cạnh hay ở phiá bên kia quả địa cầu. Người ta không thể tưởng tượng nổi thế giới buôn bán ngày nay lại có thể tồn tại mà không có thứ truyền thông thần tốc do e-mail cung cấp.
Các ‘phòng tán gẫu’ hay các nơi gặp nhau trên mạng là phương thức khác của việc sử dụng Liên Mạng. Trong các phòng tán gẫu này, người ta có thể gửi tới gửi lui các nhắn tin cho nhau một cách tức khắc qua máy vi tính của họ, như thể đang chuyện gẫu với nhau vậy. Đôi khi, các phòng tán gẫy này hoàn toàn có tính xã giao. Nhưng đôi khi, chúng cũng tập trung vào một đề tài nào đó các bên đều quan tâm. Các blogs và nghị trường cũng là một cách khác để người ta trao đổi tín liệu và quan điểm với nhau trên Liên Mạng. Hiện tượng mới nhất vừa xuất hiện trên Liên Mạng có tên là kết hệ xã giao (social networking). Đặc biệt là các thanh thiếu niên đã đổ xô tới các trang mạng này, như Facebook và MySpace chẳng hạn, được coi tương đương như lối la cà với bạn bè bằng điện tử. Chỉ cần tạo ra một tiểu sử trên một trong các trang mạng này, là bạn có thể trao đổi đủ kiểu tín liệu với những người bạn đề cử là ‘bạn’ trên hệ kết hệ xã giao. Việc ấy có thể bao gồm ảnh chụp, liệt kê những điều mình thích và không thích, cũng như lời nhắn tin, âm nhạc…Giáo Hội tại Úc đang giúp các bạn trẻ tham gia việc kết hệ xã giao đặt căn bản trên đức tin với việc ra đời một số các trang mạng kiểu đó.
Việc sử dụng Liên Mạng trên điện thoại di động nay đã trở thành thông thường. Nói một cách chủ yếu, thì bất cứ điều gì bạn có thể mở được hay tải xuống được trên máy vi tính tại nhà hay tại sở của bạn, thì cũng có thể tải xuống trên máy di động đời mới nhất. Cũng thế, những videos hay ảnh chụp cũng có thể thu vào điện thoại di động rồi tải xuống các trang mạng. Một trang mạng kiểu đó, hiện chứa đựng đủ loại video, chính là YouTube (www.youtube.com). Trên YouTube, bạn có thể xem đủ thứ từ một cuốn video do một em bé thực hiện trên điện thoại di động tới các sứ điệp của các nhà lãnh đạo chính trị và ngay cả Các Sứ Điệp Mùa Chay của Các Giám Mục. Liên Mạng quả là một thực thể diễn biến một cách không thay đổi và ‘truyện vĩ đại’ sau đó luôn luôn ở ngay góc đàng kia.
Giáo Hội và Liên Mạng, Cả Một Thế Giới Khả Thể
Giáo Hội có “một phương thức hoàn toàn tích cực đối với truyền thông” và việc đó bao gồm Liên Mạng (ii). Trong thông điệp nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chào đón Liên Mạng như là “Nghị Trường Mới để Công Bố Phúc Âm”(iii). Ngài cho hay: suốt trong lịch sử, Giáo Hội từng giao lưu với nhiều nền văn hóa, mà mỗi nền văn hóa ấy đều đòi phải có năng lực và óc tưởng tượng tươi mới để công bố Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô. Vị Giáo Hoàng về già ấy hiểu rõ ràng rằng với việc truyền thông và cách mạng tin học đang cực thịnh ấy, Giáo Hội quả đang đứng ở một cửa ngõ quyết định mới.
“Giống tân biên cương các thời đại khác, biên cương lần này cũng đầy những tương hành giữa nguy hiểm và hứa hẹn và không thiếu cảm thức phiêu lưu từng đánh dấu những thời kỳ thay đổi vĩ đại khác” (iv).
Giáo Hội tiếp cận Liên Mạng “với một thái độ thực tiễn và tin tưởng” (v), vì hiểu rõ rằng, giống như các phương tiện truyền thông khác, nó chỉ là một phương tiện, chứ không phải là một mục đích.
Liên Mạng có thể cung hiến nhiều cơ hội tuyệt hảo để phúc âm hóa "nếu được sử dụng một cách thành thạo và ý thức rõ các điểm mạnh và điểm yếu của nó” (vi).
“Trên hết, nhờ cung cấp tín liệu và kích thích chú tâm, nó làm cho cuộc giáp mặt tiên khởi với sứ điệp Kitô giáo trở thành khả thể, nhất là nơi giới trẻ là những người càng ngày càng hướng về không gian truyền thông (cyberspace) như cửa sổ dẫn họ vào thế giới. Do đó, điều quan trọng là cộng đồng Kitô giáo phải nghĩ ra mọi phương cách thực tiễn giúp những ai lần đầu thực hiện các giao tiếp xuyên qua Liên Mạng biết ra khỏi thế giới ảo (virtual) của không gian truyền thông mà bước vào thế giới hiện thực của công đồng Kitô giáo” (vii).
Khả Thể Mang Theo Trách Nhiệm
Dù chấp nhận nhiều cơ may do Liên Mạng đem tới, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã cảnh cáo về nhiều khía cạnh thuộc bản chất phù phiếm và cơn cuồng lũ tín liệu do nó mang tới.
“Liên Mạng cung hiến các kiến thức sâu rộng, nhưng không dạy ta các giá trị; và khi các giá trị bị làm ngơ, thì nhân tính ta bị hạ giá và con người dễ dàng không còn nhận ra phẩm giá siêu việt của mình nữa. Bất chấp tiềm năng to lớn của nó nhằm điều tốt, một số phương cách nhằm hạ giá và gây hại được người ta sử dụng đều đã được mọi người nhận ra cách hiển nhiên, và do đó các thẩm quyền công chắc chắn có trách nhiệm phải bảo đảm để khí cụ tuyệt diệu này phục vụ ích chung và không trở thành nguồn gây hại” (viii).
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng đã nói đến nhu cầu phải bảo vệ trẻ em và các gia đình khỏi các nguy hiểm của Liên Mạng. Ngài nói rằng:
“Một đàng, hiển nhiên là phần lớn các lợi ích vĩ đại của văn minh đã được nhiều thành phần của truyền thông đại chúng đóng góp. Nhưng đàng khác, người ta cũng nhanh chóng thấy rằng không thiếu những gì đang được truyền đạt đến nhà hàng triệu gia đình khắp thế giới quả có tính phá hoại” (ix).
Thực thế, Giáo Hội có quan điểm dứt khoát rằng giống bất cứ phương tiện truyền thông nào khác, Liên Mạng không nên được miễn chuẩn khỏi các luật lệ hợp lý chống lại thứ ngôn ngữ hận thù, phỉ báng, lừa đảo, khiêu dâm, nhất là ấu dâm và các vi phạm khác (x).
Giữ Trẻ Em An Toàn Trên Liên Mạng, Các Trang Mạng Không Được Hoan Hô
Bất cứ phụ huynh nào dù chỉ biết qua loa về Liên Mạng cũng biết rằng con cái họ luôn luôn phải đối diện với cái nguy bị chường mặt cho các tư liệu nguy hiểm. Điều ấy có thể dưới hình thức các trang mạng khiêu dâm, bạo lực hay công kích.
Trẻ em có thể vô tình gặp những tư liệu đó, trong khi tìm tòi các nội dung khác, hay chúng có thể cố tình đi tìm, nhất là các thiếu niên, vì nghĩ rằng chúng làm như thế chẳng ai biết, cõi riêng tư của không gian truyền thông mà! Một cuộc thăm dò các thiếu nữ trên mạng mới đây, do một tạp chí thiếu niên tại Úc, cho thấy 7 trong số 10 thiếu nữ được thăm dò đã vô tình gặp các trang mạng khiêu dâm, nhưng 21 phần trăm cho hay họ cố tình vào các trang mạng ấy (xi).
Trang mạng NetAlert của Chính Phủ Liên Bang khuyên các phụ huynh nên khích lệ con em dùng các kỹ thuật dò tìm an toàn và sử dụng các hệ thống dò tìm (serach engines) phò gia đình. Các chương trình lọc lựa Liên Mạng giúp loại bỏ phần lớn các tư liệu nguy hại nói trên có sẵn trên trang mạng của NetAlert www.netalert.gov.au (xii).
Các gia đình Kitô giáo cũng nên thảo luận với con cái mình về các nguy hiểm Liên Mạng nói trên khi họ nói chuyện với nhau về việc sử dụng rộng rãi văn hóa khiêu dâm và các tác động gây hại của nó đối với nhân phẩm và các mối liên hệ. Giáo Hội Công Giáo tại Úc trước đây đã từng nói lên quan điểm của mình rằng Chính phủ nên ban hành các luật lệ để các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Liên Mạng phải bảo đảm chặn đứng các tư liệu không thích đáng trước khi nó tràn vào các máy vi tính gia đình, điều Âu Châu và Vương Quốc Hiệp Nhất (nước Anh) đã từng làm (xii). Chúng tôi hoan nghênh chính sách của Chính Phủ Liên Bang buộc các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Liên Mạng phải lọc lựa nội dung, và chờ mong chính sách ấy được thực thi vào một lúc thuận tiện sớm nhất (xiv).
Người Lạ Mặt Nguy Hiểm
Cái nguy hiểm đối với trẻ em do Liên Mạng mang lại không luôn luôn giới hạn vào tư liệu chúng gặp. Mà còn là viễn tượng nguy hiểm do người lạ mặt đem lại nữa, nhất là khi trẻ em cung cấp tín liệu bản thân cho những người chúng gặp trên phòng tán gẫu. Nhờ tính ẩn danh của Liên Mạng, kẻ ấu dâm có thể rình rập các thiếu niên bằng cách giả đò là thiếu niên.
Sau đó, họ sẽ thuyết phục trẻ em gặp họ, nói dối là sẽ gặp bạn cùng tuổi. Thành thử điều cần phải làm là dạy cho trẻ em đừng bao giờ cung cấp bất cứ tín liệu bản thân nào cho những người chúng tán gẫu với trên Liên Mạng. Nhất là không bao giờ nên tiết lộ nơi mình ở, nơi mình chơi thể thao hay nơi mình học hay mình ở nhà một mình vào những thời điểm nào đó.
Bắt Nạt Trên Mạng
Một hình thức mới của vấn đề hiện nay là nạn bắt nạt trên mạng (cyber-bullying). Trong khi trước đây, trẻ em thường bắt nạt nhau tại sân trường hay tại trạm xe buýt, thì ngày nay vì tính ẩn danh của Liên Mạng, nên cả một khung cảnh xách nhiễu và bắt nạt mới đã được tạo ra. Điều ấy có thể diễn ra tại các phòng tán gẫu cũng như các trang mạng kết hệ xã giao khác và cả qua hệ thống nhắn tin trên điện thoại di động.
Theo NetAlert, nạn bắt nạt trên mạng có thể bao gồm việc chọc ghẹo và chế diễu, tung tin thất thiệt, loại khỏi vòng bạn bè, các nhắn tin mình không muốn và cả hạ nhục nữa (xv). Kiểu bắt nạt này có tính tâm lý hơn thể lý và cha mẹ khó lòng có thể khám phá ra. Nói chuyện công khai với con cái về nạn bắt nạt là khởi điểm tốt để chúng cảm thấy chúng có thể đến với qúy vị khi chúng gặp vấn đề.
Bóc Lột Tài Chánh
Cuối cùng, Liên Mạng đem lại đủ thứ cơ hội để trẻ em, thanh thiếu niên và cả người lớn ngây thơ bị bóc lột. Kỹ thuật chào hàng bất chính nhằm vào trẻ em có thể gây tai hại về tài chánh, nhất là nếu trẻ em có thể đụng tới thẻ tín dụng của gia đình. Các trang mạng quảng cáo có thể dấu đi một số nét tốn tiền, chỉ cần các em bấm con chuột đồng ý, là thấy có chuyện tài chánh lớn. Những vi khuẩn ‘spam’ và vi tính ngụy trang dưới các quảng cáo hay e-mails hấp dẫn cũng là điều ta cần đề phòng chống lại.
Liên Mạng Đúng Ra Là Gì?
Như một châm ngôn xưa từng nói, trong đời, hằng số duy nhất chính là sự thay đổi và điều áy chắc chắn đúng trong trường hợp Liên Mạng. Việc sử dụng Liên Mạng diễn biến một cách không ngừng(i).
Đối với nhiều người chúng ta, Liên Mạng có nghĩa là đi lục lọi các trang mạng. Bất cứ ai cũng có thể thiết lập ra một trang mạng và gửi lên đó đủ thứ tín liệu và giải khuây họ muốn. Phần lớn các công ty, các giáo hội, các nhóm và tổ chức đều có một trang mạng, cho phép người ta đọc được tín liệu về mình. Các cá nhân cũng có thể làm như thế. Các trang mạng hiện nay thường pha trộn đủ bản văn, hình ảnh, âm thanh và băng video.
Với người khác, e-mail là cách hàng đầu sử dụng Liên Mạng: gửi điện thư tới đồng nghiệp, bạn bè và người khác. Điều ấy giúp ta thông đạt gần như tức khắc với người khác, bất kể họ ở phòng bên cạnh hay ở phiá bên kia quả địa cầu. Người ta không thể tưởng tượng nổi thế giới buôn bán ngày nay lại có thể tồn tại mà không có thứ truyền thông thần tốc do e-mail cung cấp.
Các ‘phòng tán gẫu’ hay các nơi gặp nhau trên mạng là phương thức khác của việc sử dụng Liên Mạng. Trong các phòng tán gẫu này, người ta có thể gửi tới gửi lui các nhắn tin cho nhau một cách tức khắc qua máy vi tính của họ, như thể đang chuyện gẫu với nhau vậy. Đôi khi, các phòng tán gẫy này hoàn toàn có tính xã giao. Nhưng đôi khi, chúng cũng tập trung vào một đề tài nào đó các bên đều quan tâm. Các blogs và nghị trường cũng là một cách khác để người ta trao đổi tín liệu và quan điểm với nhau trên Liên Mạng. Hiện tượng mới nhất vừa xuất hiện trên Liên Mạng có tên là kết hệ xã giao (social networking). Đặc biệt là các thanh thiếu niên đã đổ xô tới các trang mạng này, như Facebook và MySpace chẳng hạn, được coi tương đương như lối la cà với bạn bè bằng điện tử. Chỉ cần tạo ra một tiểu sử trên một trong các trang mạng này, là bạn có thể trao đổi đủ kiểu tín liệu với những người bạn đề cử là ‘bạn’ trên hệ kết hệ xã giao. Việc ấy có thể bao gồm ảnh chụp, liệt kê những điều mình thích và không thích, cũng như lời nhắn tin, âm nhạc…Giáo Hội tại Úc đang giúp các bạn trẻ tham gia việc kết hệ xã giao đặt căn bản trên đức tin với việc ra đời một số các trang mạng kiểu đó.
Việc sử dụng Liên Mạng trên điện thoại di động nay đã trở thành thông thường. Nói một cách chủ yếu, thì bất cứ điều gì bạn có thể mở được hay tải xuống được trên máy vi tính tại nhà hay tại sở của bạn, thì cũng có thể tải xuống trên máy di động đời mới nhất. Cũng thế, những videos hay ảnh chụp cũng có thể thu vào điện thoại di động rồi tải xuống các trang mạng. Một trang mạng kiểu đó, hiện chứa đựng đủ loại video, chính là YouTube (www.youtube.com). Trên YouTube, bạn có thể xem đủ thứ từ một cuốn video do một em bé thực hiện trên điện thoại di động tới các sứ điệp của các nhà lãnh đạo chính trị và ngay cả Các Sứ Điệp Mùa Chay của Các Giám Mục. Liên Mạng quả là một thực thể diễn biến một cách không thay đổi và ‘truyện vĩ đại’ sau đó luôn luôn ở ngay góc đàng kia.
Giáo Hội và Liên Mạng, Cả Một Thế Giới Khả Thể
Giáo Hội có “một phương thức hoàn toàn tích cực đối với truyền thông” và việc đó bao gồm Liên Mạng (ii). Trong thông điệp nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chào đón Liên Mạng như là “Nghị Trường Mới để Công Bố Phúc Âm”(iii). Ngài cho hay: suốt trong lịch sử, Giáo Hội từng giao lưu với nhiều nền văn hóa, mà mỗi nền văn hóa ấy đều đòi phải có năng lực và óc tưởng tượng tươi mới để công bố Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô. Vị Giáo Hoàng về già ấy hiểu rõ ràng rằng với việc truyền thông và cách mạng tin học đang cực thịnh ấy, Giáo Hội quả đang đứng ở một cửa ngõ quyết định mới.
“Giống tân biên cương các thời đại khác, biên cương lần này cũng đầy những tương hành giữa nguy hiểm và hứa hẹn và không thiếu cảm thức phiêu lưu từng đánh dấu những thời kỳ thay đổi vĩ đại khác” (iv).
Giáo Hội tiếp cận Liên Mạng “với một thái độ thực tiễn và tin tưởng” (v), vì hiểu rõ rằng, giống như các phương tiện truyền thông khác, nó chỉ là một phương tiện, chứ không phải là một mục đích.
Liên Mạng có thể cung hiến nhiều cơ hội tuyệt hảo để phúc âm hóa "nếu được sử dụng một cách thành thạo và ý thức rõ các điểm mạnh và điểm yếu của nó” (vi).
“Trên hết, nhờ cung cấp tín liệu và kích thích chú tâm, nó làm cho cuộc giáp mặt tiên khởi với sứ điệp Kitô giáo trở thành khả thể, nhất là nơi giới trẻ là những người càng ngày càng hướng về không gian truyền thông (cyberspace) như cửa sổ dẫn họ vào thế giới. Do đó, điều quan trọng là cộng đồng Kitô giáo phải nghĩ ra mọi phương cách thực tiễn giúp những ai lần đầu thực hiện các giao tiếp xuyên qua Liên Mạng biết ra khỏi thế giới ảo (virtual) của không gian truyền thông mà bước vào thế giới hiện thực của công đồng Kitô giáo” (vii).
Khả Thể Mang Theo Trách Nhiệm
Dù chấp nhận nhiều cơ may do Liên Mạng đem tới, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã cảnh cáo về nhiều khía cạnh thuộc bản chất phù phiếm và cơn cuồng lũ tín liệu do nó mang tới.
“Liên Mạng cung hiến các kiến thức sâu rộng, nhưng không dạy ta các giá trị; và khi các giá trị bị làm ngơ, thì nhân tính ta bị hạ giá và con người dễ dàng không còn nhận ra phẩm giá siêu việt của mình nữa. Bất chấp tiềm năng to lớn của nó nhằm điều tốt, một số phương cách nhằm hạ giá và gây hại được người ta sử dụng đều đã được mọi người nhận ra cách hiển nhiên, và do đó các thẩm quyền công chắc chắn có trách nhiệm phải bảo đảm để khí cụ tuyệt diệu này phục vụ ích chung và không trở thành nguồn gây hại” (viii).
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng đã nói đến nhu cầu phải bảo vệ trẻ em và các gia đình khỏi các nguy hiểm của Liên Mạng. Ngài nói rằng:
“Một đàng, hiển nhiên là phần lớn các lợi ích vĩ đại của văn minh đã được nhiều thành phần của truyền thông đại chúng đóng góp. Nhưng đàng khác, người ta cũng nhanh chóng thấy rằng không thiếu những gì đang được truyền đạt đến nhà hàng triệu gia đình khắp thế giới quả có tính phá hoại” (ix).
Thực thế, Giáo Hội có quan điểm dứt khoát rằng giống bất cứ phương tiện truyền thông nào khác, Liên Mạng không nên được miễn chuẩn khỏi các luật lệ hợp lý chống lại thứ ngôn ngữ hận thù, phỉ báng, lừa đảo, khiêu dâm, nhất là ấu dâm và các vi phạm khác (x).
Giữ Trẻ Em An Toàn Trên Liên Mạng, Các Trang Mạng Không Được Hoan Hô
Bất cứ phụ huynh nào dù chỉ biết qua loa về Liên Mạng cũng biết rằng con cái họ luôn luôn phải đối diện với cái nguy bị chường mặt cho các tư liệu nguy hiểm. Điều ấy có thể dưới hình thức các trang mạng khiêu dâm, bạo lực hay công kích.
Trẻ em có thể vô tình gặp những tư liệu đó, trong khi tìm tòi các nội dung khác, hay chúng có thể cố tình đi tìm, nhất là các thiếu niên, vì nghĩ rằng chúng làm như thế chẳng ai biết, cõi riêng tư của không gian truyền thông mà! Một cuộc thăm dò các thiếu nữ trên mạng mới đây, do một tạp chí thiếu niên tại Úc, cho thấy 7 trong số 10 thiếu nữ được thăm dò đã vô tình gặp các trang mạng khiêu dâm, nhưng 21 phần trăm cho hay họ cố tình vào các trang mạng ấy (xi).
Trang mạng NetAlert của Chính Phủ Liên Bang khuyên các phụ huynh nên khích lệ con em dùng các kỹ thuật dò tìm an toàn và sử dụng các hệ thống dò tìm (serach engines) phò gia đình. Các chương trình lọc lựa Liên Mạng giúp loại bỏ phần lớn các tư liệu nguy hại nói trên có sẵn trên trang mạng của NetAlert www.netalert.gov.au (xii).
Các gia đình Kitô giáo cũng nên thảo luận với con cái mình về các nguy hiểm Liên Mạng nói trên khi họ nói chuyện với nhau về việc sử dụng rộng rãi văn hóa khiêu dâm và các tác động gây hại của nó đối với nhân phẩm và các mối liên hệ. Giáo Hội Công Giáo tại Úc trước đây đã từng nói lên quan điểm của mình rằng Chính phủ nên ban hành các luật lệ để các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Liên Mạng phải bảo đảm chặn đứng các tư liệu không thích đáng trước khi nó tràn vào các máy vi tính gia đình, điều Âu Châu và Vương Quốc Hiệp Nhất (nước Anh) đã từng làm (xii). Chúng tôi hoan nghênh chính sách của Chính Phủ Liên Bang buộc các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Liên Mạng phải lọc lựa nội dung, và chờ mong chính sách ấy được thực thi vào một lúc thuận tiện sớm nhất (xiv).
Người Lạ Mặt Nguy Hiểm
Cái nguy hiểm đối với trẻ em do Liên Mạng mang lại không luôn luôn giới hạn vào tư liệu chúng gặp. Mà còn là viễn tượng nguy hiểm do người lạ mặt đem lại nữa, nhất là khi trẻ em cung cấp tín liệu bản thân cho những người chúng gặp trên phòng tán gẫu. Nhờ tính ẩn danh của Liên Mạng, kẻ ấu dâm có thể rình rập các thiếu niên bằng cách giả đò là thiếu niên.
Sau đó, họ sẽ thuyết phục trẻ em gặp họ, nói dối là sẽ gặp bạn cùng tuổi. Thành thử điều cần phải làm là dạy cho trẻ em đừng bao giờ cung cấp bất cứ tín liệu bản thân nào cho những người chúng tán gẫu với trên Liên Mạng. Nhất là không bao giờ nên tiết lộ nơi mình ở, nơi mình chơi thể thao hay nơi mình học hay mình ở nhà một mình vào những thời điểm nào đó.
Bắt Nạt Trên Mạng
Một hình thức mới của vấn đề hiện nay là nạn bắt nạt trên mạng (cyber-bullying). Trong khi trước đây, trẻ em thường bắt nạt nhau tại sân trường hay tại trạm xe buýt, thì ngày nay vì tính ẩn danh của Liên Mạng, nên cả một khung cảnh xách nhiễu và bắt nạt mới đã được tạo ra. Điều ấy có thể diễn ra tại các phòng tán gẫu cũng như các trang mạng kết hệ xã giao khác và cả qua hệ thống nhắn tin trên điện thoại di động.
Theo NetAlert, nạn bắt nạt trên mạng có thể bao gồm việc chọc ghẹo và chế diễu, tung tin thất thiệt, loại khỏi vòng bạn bè, các nhắn tin mình không muốn và cả hạ nhục nữa (xv). Kiểu bắt nạt này có tính tâm lý hơn thể lý và cha mẹ khó lòng có thể khám phá ra. Nói chuyện công khai với con cái về nạn bắt nạt là khởi điểm tốt để chúng cảm thấy chúng có thể đến với qúy vị khi chúng gặp vấn đề.
Bóc Lột Tài Chánh
Cuối cùng, Liên Mạng đem lại đủ thứ cơ hội để trẻ em, thanh thiếu niên và cả người lớn ngây thơ bị bóc lột. Kỹ thuật chào hàng bất chính nhằm vào trẻ em có thể gây tai hại về tài chánh, nhất là nếu trẻ em có thể đụng tới thẻ tín dụng của gia đình. Các trang mạng quảng cáo có thể dấu đi một số nét tốn tiền, chỉ cần các em bấm con chuột đồng ý, là thấy có chuyện tài chánh lớn. Những vi khuẩn ‘spam’ và vi tính ngụy trang dưới các quảng cáo hay e-mails hấp dẫn cũng là điều ta cần đề phòng chống lại.
Top Stories
Vatican greets Buddhists for Vesakh festival
Vatican
10:47 29/04/2008
VATICAN CITY - The Vatican issued Tuesday "warm greetings" to Buddhists for their festival of Vesakh which this year is celebrated between May 12 and 18. In the message, the Vatican's top inter-faith dialogue official, Cardinal Jean-Louis Tauran, also called on Christians and Buddhists to work closely to preserve nature and the environment.
"Christianity and Buddhism have always upheld a great respect for nature and taught that we should be grateful stewards of the earth.
"On a practical level can we Christians and Buddhists not do more to collaborate in projects which confirm the responsibility that falls to each and everyone of us?
"Recycling, energy conservation, the prevention of indiscriminate destruction of plant and animal life, and the protection of waterways all speak of careful stewardship and indeed foster goodwill and promote cordial relations among peoples.
"In this way Christians and Buddhists together can be harbingers of hope for a clean, safe and harmonious world," Tauran wrote.
In the message - which was issued in English, Italian and French - Tauran also noted "the positive relationships that Catholics and Buddhists have enjoyed for many years".
On Vesakh, Buddhists traditionally commemorate the birth, teachings and passing away of their religion's founder, Gautama Buddha, who lived in ancient India around 400 BC.
"Christianity and Buddhism have always upheld a great respect for nature and taught that we should be grateful stewards of the earth.
"On a practical level can we Christians and Buddhists not do more to collaborate in projects which confirm the responsibility that falls to each and everyone of us?
"Recycling, energy conservation, the prevention of indiscriminate destruction of plant and animal life, and the protection of waterways all speak of careful stewardship and indeed foster goodwill and promote cordial relations among peoples.
"In this way Christians and Buddhists together can be harbingers of hope for a clean, safe and harmonious world," Tauran wrote.
In the message - which was issued in English, Italian and French - Tauran also noted "the positive relationships that Catholics and Buddhists have enjoyed for many years".
On Vesakh, Buddhists traditionally commemorate the birth, teachings and passing away of their religion's founder, Gautama Buddha, who lived in ancient India around 400 BC.
Pope's New Name for Sovereignty
Jesús Colina
10:49 29/04/2008
Pope's New Name for Sovereignty
Interview With UN Permanent Observer Archbishop Migliore By Jesús Colina
VATICAN CITY, APRIL 27, 2008 (Zenit.org).- When speaking to the United Nations, it could be said Benedict XVI proposed a new name for sovereignty, says the Holy See's permanent observer to the United Nations.
Archbishop Celestino Migliore, who hosted the Pope for three days during his stay in New York, said this in reference to the address the Holy Father gave April 18 to the U.N. General Assembly. The archbishop said the "responsibility to protect" mentioned by the Pontiff could be the new name for sovereignty, which is "not only a right, but above all a responsibility to protect and promote the populations in their daily lives."
In this interview with ZENIT, Archbishop Migliore recounts his personal experience of the papal trip, and comments on the message Benedict XVI delivered to the United Nations.
Q: What was the moment of the Pope's visit that you will never forget?
Archbishop Migliore: There are many, as you can imagine. Americans were waiting to see and experience for themselves Benedict XVI’s spirituality, intellect and humanity that they were already seeing by way of the media. Upon his arrival they saw the Pope happy to be in the United States, happy and eager to meet Americans of all levels. All the events that he participated in were marked by festivity, warmth and mutual understanding.
And then, the profound empathy of the Pope with what remains the most vivid symbol for Americans, ground zero. The ceremony, expressed almost without words, spoken heart-to-heart, made the Pope seem like one of them, and at the same time invested with such authority to communicate his own message. By the same token, on two evenings the Pope went out of the residence in New York to greet the hundreds of people convened to sing and wish him a happy birthday.
On Saturday evening there were 50 children in the first row visibly affected from various types of cancer. The affection and the sense of profound dignity expressed by the Pope revealed his highest moral authority that can offer hope and confidence.
Q: Could you tell us what the Holy Father told you?
Archbishop Migliore: I had the privilege and great pleasure of spending three days with the Holy Father in the residence of his representative at the United Nations. During the meals we shared our sentiments, impressions and exchanges of information about the unfolding of the Papal visit and the warm welcome and reception he was receiving.
On the occasion of his third anniversary of his pontificate, it was Pope Benedict who offered us a wonderful gift: He wished to have all my collaborators at the table for dinner. This was the highlight for all of us who had an opportunity to share with the Holy Father the joys and burdens, as well as the funny moments of our activity at the United Nations.
Q: Do you have any reactions from the national delegations in the United Nations to the Pope's speech?
Archbishop Migliore: This is a time of difficulty and tension also for the United Nations. The Pope uplifted spirits. Knowing that the United Nations is not a bed of roses even for the Pope, I had the impression that many diplomats who heard him stress the most beautiful potential of the United Nations, felt comforted and encouraged to work for a United Nations which delivers.
No doubt it was the meeting with the staff that accounted for the most enthusiastic response throughout the United Nations. At many points in his address the Pope smiled and looked at the crowd. His warmth and comfort was echoed by the crowd’s response, in its excitement and cheers, and in the standing ovations they gave him. This festive reaction by the staff was not just stadium frenzy, but it was motivated also by the message he delivered to them.
Q: The Pope said he and the Church believe in the United Nations, and urged the institution to go back to the original principles of the Universal Declaration of Human Rights. How was his message received by members of the United Nations?
Archbishop Migliore: In particular, they had the impression that the Pope was reading their heart, their personal desire for justice and freedom. From what I hear from diplomats and officials at the United Nations, the words of the Pope will have an echo and a profound and studied following, especially with regard to the role of the United Nations and international law.
Q: How is the "responsibility to protect," mentioned by the Holy Father, a new principle for the international community? How would this differ from the international community's response to oppressive governments in the past?
Archbishop Migliore: He stated that the moral basis for a government’s claim to authority, to sovereignty, is its responsibility for, its willingness to, and effectiveness in protecting its populations from any kind of violation of human rights. While borrowing this expression from the Outcome Document adopted by Heads of State and Government in 2005, Pope Benedict outlined a broader concept: Responsibility to protect covers not only the so-called humanitarian -- military -- interventions, rather, it could be used as the new name for sovereignty, which is not only a right, but above all a responsibility to protect and promote the populations in their daily lives.
© Innovative Media, Inc.
Interview With UN Permanent Observer Archbishop Migliore By Jesús Colina
VATICAN CITY, APRIL 27, 2008 (Zenit.org).- When speaking to the United Nations, it could be said Benedict XVI proposed a new name for sovereignty, says the Holy See's permanent observer to the United Nations.
Archbishop Celestino Migliore, who hosted the Pope for three days during his stay in New York, said this in reference to the address the Holy Father gave April 18 to the U.N. General Assembly. The archbishop said the "responsibility to protect" mentioned by the Pontiff could be the new name for sovereignty, which is "not only a right, but above all a responsibility to protect and promote the populations in their daily lives."
In this interview with ZENIT, Archbishop Migliore recounts his personal experience of the papal trip, and comments on the message Benedict XVI delivered to the United Nations.
Q: What was the moment of the Pope's visit that you will never forget?
Archbishop Migliore: There are many, as you can imagine. Americans were waiting to see and experience for themselves Benedict XVI’s spirituality, intellect and humanity that they were already seeing by way of the media. Upon his arrival they saw the Pope happy to be in the United States, happy and eager to meet Americans of all levels. All the events that he participated in were marked by festivity, warmth and mutual understanding.
And then, the profound empathy of the Pope with what remains the most vivid symbol for Americans, ground zero. The ceremony, expressed almost without words, spoken heart-to-heart, made the Pope seem like one of them, and at the same time invested with such authority to communicate his own message. By the same token, on two evenings the Pope went out of the residence in New York to greet the hundreds of people convened to sing and wish him a happy birthday.
On Saturday evening there were 50 children in the first row visibly affected from various types of cancer. The affection and the sense of profound dignity expressed by the Pope revealed his highest moral authority that can offer hope and confidence.
Q: Could you tell us what the Holy Father told you?
Archbishop Migliore: I had the privilege and great pleasure of spending three days with the Holy Father in the residence of his representative at the United Nations. During the meals we shared our sentiments, impressions and exchanges of information about the unfolding of the Papal visit and the warm welcome and reception he was receiving.
On the occasion of his third anniversary of his pontificate, it was Pope Benedict who offered us a wonderful gift: He wished to have all my collaborators at the table for dinner. This was the highlight for all of us who had an opportunity to share with the Holy Father the joys and burdens, as well as the funny moments of our activity at the United Nations.
Q: Do you have any reactions from the national delegations in the United Nations to the Pope's speech?
Archbishop Migliore: This is a time of difficulty and tension also for the United Nations. The Pope uplifted spirits. Knowing that the United Nations is not a bed of roses even for the Pope, I had the impression that many diplomats who heard him stress the most beautiful potential of the United Nations, felt comforted and encouraged to work for a United Nations which delivers.
No doubt it was the meeting with the staff that accounted for the most enthusiastic response throughout the United Nations. At many points in his address the Pope smiled and looked at the crowd. His warmth and comfort was echoed by the crowd’s response, in its excitement and cheers, and in the standing ovations they gave him. This festive reaction by the staff was not just stadium frenzy, but it was motivated also by the message he delivered to them.
Q: The Pope said he and the Church believe in the United Nations, and urged the institution to go back to the original principles of the Universal Declaration of Human Rights. How was his message received by members of the United Nations?
Archbishop Migliore: In particular, they had the impression that the Pope was reading their heart, their personal desire for justice and freedom. From what I hear from diplomats and officials at the United Nations, the words of the Pope will have an echo and a profound and studied following, especially with regard to the role of the United Nations and international law.
Q: How is the "responsibility to protect," mentioned by the Holy Father, a new principle for the international community? How would this differ from the international community's response to oppressive governments in the past?
Archbishop Migliore: He stated that the moral basis for a government’s claim to authority, to sovereignty, is its responsibility for, its willingness to, and effectiveness in protecting its populations from any kind of violation of human rights. While borrowing this expression from the Outcome Document adopted by Heads of State and Government in 2005, Pope Benedict outlined a broader concept: Responsibility to protect covers not only the so-called humanitarian -- military -- interventions, rather, it could be used as the new name for sovereignty, which is not only a right, but above all a responsibility to protect and promote the populations in their daily lives.
© Innovative Media, Inc.
Beijing orchestra to play for pope, easing tension
Reuters
17:22 29/04/2008
VATICAN CITY (Reuters) - The China Philharmonic Orchestra will perform for Pope Benedict next week in an unprecedented gesture that Vatican sources said could signal a thaw in often icy relations between the Vatican and Beijing.
Vatican Radio said on Tuesday the concert will take place on May 7 in the Vatican's vast audience hall. The orchestra will perform Mozart's "Requiem" along with the Shanghai Opera House Chorus.
The radio called the concert, which will take place during the orchestra's European tour, "important" and added:
"With the performance in the Vatican of a great classic opera of European music and religious inspiration, music is confirming its role as a language and most precious medium for dialogue among peoples and cultures."
Benedict has made improving relations with Beijing a major goal of his pontificate and issued a 55-page open letter in June saying he sought to restore full diplomatic ties with Beijing that were severed two years after the 1949 Communist takeover.
"This could not have happened without the government approving it," said one diplomatic source.
Catholics in China are split between those who belong to a state-backed Church and an underground Church whose members are loyal to the Vatican.
Relations between the Vatican and Beijing have hit low points several times in recent years as the Vatican criticised China for appointing bishops without papal approval.
Benedict accused China of "grave violations of religious freedom" in 2006.
Relations warmed significantly last September when the Vatican approved the installation of a new state-approved Catholic bishop of Beijing.
Last month Benedict called for dialogue to end the "suffering" of the people in Tibet and a Chinese crackdown but used extremely diplomatic language.
Beijing wants the Vatican to sever diplomatic relations with Taiwan, which China considers and renegade province.
In 2007, the Vatican did an about face over a meeting between the pope and the Dalai Lama.
A Vatican official told reporters in late October the pope had scheduled a meeting with the exiled spiritual leader of Tibetan Buddhism on Dec. 13.
Beijing responded by saying such a meeting would "hurt the feelings of the Chinese people" and urged the Pontiff to show he "is sincere in improving relations".
Later that month, the Vatican said the pope had no plans to meet the Dalai Lama during his visit to Rome, saying they had met the previous year.
By Philip Pullella Copyright © 2008 Reuters
Vatican Radio said on Tuesday the concert will take place on May 7 in the Vatican's vast audience hall. The orchestra will perform Mozart's "Requiem" along with the Shanghai Opera House Chorus.
The radio called the concert, which will take place during the orchestra's European tour, "important" and added:
"With the performance in the Vatican of a great classic opera of European music and religious inspiration, music is confirming its role as a language and most precious medium for dialogue among peoples and cultures."
Benedict has made improving relations with Beijing a major goal of his pontificate and issued a 55-page open letter in June saying he sought to restore full diplomatic ties with Beijing that were severed two years after the 1949 Communist takeover.
"This could not have happened without the government approving it," said one diplomatic source.
Catholics in China are split between those who belong to a state-backed Church and an underground Church whose members are loyal to the Vatican.
Relations between the Vatican and Beijing have hit low points several times in recent years as the Vatican criticised China for appointing bishops without papal approval.
Benedict accused China of "grave violations of religious freedom" in 2006.
Relations warmed significantly last September when the Vatican approved the installation of a new state-approved Catholic bishop of Beijing.
Last month Benedict called for dialogue to end the "suffering" of the people in Tibet and a Chinese crackdown but used extremely diplomatic language.
Beijing wants the Vatican to sever diplomatic relations with Taiwan, which China considers and renegade province.
In 2007, the Vatican did an about face over a meeting between the pope and the Dalai Lama.
A Vatican official told reporters in late October the pope had scheduled a meeting with the exiled spiritual leader of Tibetan Buddhism on Dec. 13.
Beijing responded by saying such a meeting would "hurt the feelings of the Chinese people" and urged the Pontiff to show he "is sincere in improving relations".
Later that month, the Vatican said the pope had no plans to meet the Dalai Lama during his visit to Rome, saying they had met the previous year.
By Philip Pullella Copyright © 2008 Reuters
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Mừng 40 Năm Linh Mục của Cha Phêrô Chu Quang Minh, S.J.
Đặng Văn Kiếm
23:03 29/04/2008
ATLANTA, GEORGIA - Lúc 3:15 giờ chiều Chúa nhật 27 tháng 4 năm 2008 tại Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Thế Giới đã long trọng tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn 40 năm Linh mục, 70 năm tuổi đời và được bình an sau cơn bạo bệnh của vị sáng lập Chương Trình là Cha Phêrô Chu Quang Minh, dòng Tên. Các gia đình liên hệ với Chương Trình khắp nơi hiệp thông cầu nguyện, cách riêng nhiều đôi vợ chồng Song Nguyền từ các cộng đoàn xứ đạo địa phương như Chicago-Illinois, Charlotte-North Carolina, Greenville-South Carolina, Riverdale-Norcoss-Georgia v.v… cùng về tham dự.
Nhiều Linh mục hiện diện cùng hiệp dâng Thánh Lễ, trong đó có Cha Quản nhiệm Họ Đạo sở tại và Tổng Tuyên úy Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ là LM Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn, đặc biệt Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam và là Đại diện Đức Tổng Giám mục chăm lo cho người Việt Nam tại TGP Atlanta, giảng thuyết trong Thánh Lễ.
Cuối Thánh Lễ, sau những lời cám ơn chân tình, Cha Phêrô Chu Quang Minh vui mừng công bố việc nhận lời làm Linh Nguyền cho Miền Đông Nam Hoa Kỳ của Cha Phêrô Lê Văn Tấn, hiện là Chánh xứ Giáo xứ Thánh Giuse, Giáo phận Charlotte-North Carolina; và đặc biệt Cha Tổng Linh Nguyền giới thiệu Đức Ông Phanxicô Xaviê Phạm Văn Phương đã nhận lời làm Cố Vấn Đặc Biệt cho Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Thế Giới.
Được biết sau Lễ Tạ Ơn tại Atlanta hôm nay, nhiều Liên Gia Song Nguyền trong Chương Trình sẽ lần lượt tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn cùng với Cha Sáng Lập tại các nơi khác như Toronto-Canada, Melbourne-Úc Châu, Tokyo-Nhật, cũng như tại Houston, San Diego, Los Angeles, San Jose, v.v., và cuối cùng tại San Jose-California ngày 7 tháng 12 năm 2008 do Chương Trình TTHNGĐ cùng với thân nhân và gia đình linh tông Cha Phêrô Minh thực hiện.
Ông Bà Phạm Văn Quyết và Điệp, Chủ Nguyền Trung Ương cho biết việc Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Thế Giới tổ chức các Thánh Lễ Tạ Ơn, trước hết là để cùng với Cha Sáng Lập Phêrô Chu Quang Minh Tạ Ơn Thiên Chúa đã soi sáng cho Chương Trình được hiện diện, và cũng là dịp để hơn 30,000 anh chị Song Nguyền khắp nơi trên thế giới hiện nay cùng nhau hiệp thông cầu nguyện sống cụ thể dựa trên nền tảng “Khiêm nhường Biết lỗi, Nhận lỗi, Sửa lỗi, Xin lỗi, Tha thứ”, và nhờ đó giúp mỗi thành viên gia đình gắn bó với nhau hơn trong mục đích “yêu thương gần gũi bằng việc làm”, hầu mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các gia đình, để rồi sau khi gặp gỡ gắn bó với Thánh Gia Giêsu-Maria-Giuse, việc “tông đồ song đôi” của vợ chồng mang Tin Mừng Ơn Cứu Chuộc đến cho những người chung quanh được nhiều kết quả theo thánh ý Chúa!
Nhiều Linh mục hiện diện cùng hiệp dâng Thánh Lễ, trong đó có Cha Quản nhiệm Họ Đạo sở tại và Tổng Tuyên úy Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ là LM Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn, đặc biệt Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam và là Đại diện Đức Tổng Giám mục chăm lo cho người Việt Nam tại TGP Atlanta, giảng thuyết trong Thánh Lễ.
Cuối Thánh Lễ, sau những lời cám ơn chân tình, Cha Phêrô Chu Quang Minh vui mừng công bố việc nhận lời làm Linh Nguyền cho Miền Đông Nam Hoa Kỳ của Cha Phêrô Lê Văn Tấn, hiện là Chánh xứ Giáo xứ Thánh Giuse, Giáo phận Charlotte-North Carolina; và đặc biệt Cha Tổng Linh Nguyền giới thiệu Đức Ông Phanxicô Xaviê Phạm Văn Phương đã nhận lời làm Cố Vấn Đặc Biệt cho Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Thế Giới.
Được biết sau Lễ Tạ Ơn tại Atlanta hôm nay, nhiều Liên Gia Song Nguyền trong Chương Trình sẽ lần lượt tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn cùng với Cha Sáng Lập tại các nơi khác như Toronto-Canada, Melbourne-Úc Châu, Tokyo-Nhật, cũng như tại Houston, San Diego, Los Angeles, San Jose, v.v., và cuối cùng tại San Jose-California ngày 7 tháng 12 năm 2008 do Chương Trình TTHNGĐ cùng với thân nhân và gia đình linh tông Cha Phêrô Minh thực hiện.
Ông Bà Phạm Văn Quyết và Điệp, Chủ Nguyền Trung Ương cho biết việc Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Thế Giới tổ chức các Thánh Lễ Tạ Ơn, trước hết là để cùng với Cha Sáng Lập Phêrô Chu Quang Minh Tạ Ơn Thiên Chúa đã soi sáng cho Chương Trình được hiện diện, và cũng là dịp để hơn 30,000 anh chị Song Nguyền khắp nơi trên thế giới hiện nay cùng nhau hiệp thông cầu nguyện sống cụ thể dựa trên nền tảng “Khiêm nhường Biết lỗi, Nhận lỗi, Sửa lỗi, Xin lỗi, Tha thứ”, và nhờ đó giúp mỗi thành viên gia đình gắn bó với nhau hơn trong mục đích “yêu thương gần gũi bằng việc làm”, hầu mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các gia đình, để rồi sau khi gặp gỡ gắn bó với Thánh Gia Giêsu-Maria-Giuse, việc “tông đồ song đôi” của vợ chồng mang Tin Mừng Ơn Cứu Chuộc đến cho những người chung quanh được nhiều kết quả theo thánh ý Chúa!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hành hương Đất Thánh (phần cuối)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:38 29/04/2008
HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH (phần cuối)
Từ Giêrusalem, chúng tôi khởi hành đi Bêlem lúc sáng sớm. Qua trạm gác Palestine mỗi người trình Hộ Chiếu cho lính gác. Chúng tôi đi qua bức tường ngăn cách 2 nước Israel – Palestine. Bức tường dài 100km, cao 12m, Israel chỉ xây dựng trong một đêm.
BÊLEM
Thị trấn Bêlem hiện nay là một trung tâm thương mại, điểm thu hút nhiều khách du lịch, có một khu kỷ nghệ chuyên tạo các vật phẩm lưu niệm mang tính tôn giáo và và truyền thống nổi tiếng, có rất nhiều thánh đường, trường học. Dân số khoảng 50.000 người, thuộc quyềnh quản lý của chính quyền Palestine.
Thị trấn cách Giêrusalem 8km về hướng Nam. Bêlem nằm trên một ngọn đồi đá vôi cao trên mặt biển. Bêlem là một địa danh rất quan trọng vì trong Thánh Kinh đã đề cập tới nhiều lần. Bêlem là nơi an nghỉ của Rakel vợ Tổ phụ Jacob, được chôn cất trên đường vào Ephrata. Đây cũng là nơi Bà Ruth, bà cố của vua Đavid đã gặp ông Boaz và kết hôn với ông. Bêlem còn là nơi sinh trưởng của vua Đavid, chính nơi đây ông đã được tiên tri Samuel xức dầu tấn phong làm vua dân Do Thái.
Theo Thánh kinh, vào thời Giacóp, Bêlem được gọi là Erphrath, nơi chôn cất Rakel (St 35,16,19;48,7). Sau khi chinh phục Canaan, Bêlem thuộc chi tộc Giuđa. Bêlem còn gọi là xứ Giuđa, phân biệt với Bêlem xứ Zabulon (R 1,1). Ong Ibzan làm thủ lãnh bảy năm, khi qua đời được chôn cất tại Bêlem (Tl 12,8-10); ông Emilech, bố vợ bà Ruth là người Etrát thuộc Bêlem (R1,1-2), cũng như chồng của bà Ruth, ông Bôaz (2,1,4). Ong Bôaz sinh Ô bét, Ô bét là ông nội của Đavit (R4, 18-22). Đavit được Samuel xức dầu phong vương (1Sm 16,13- 15) và do vậy Bêlem còn gọi là thành Đavit (Lc 2,4-11). Bêlem là nơi Đấng cứu thế đã hạ sinh (Mt 2,1-7), một thành được xem là nhỏ nhất trong các chi tộc Giuđa (Mk 5,1) sẽ xuất hiện vị cứu tinh dân Israen, vì thế Bêlem đã xảy ra vụ tàn sát các hài nhi Herôđê... (Mt 2,16) Bêlem một thành của dân tộc Dơvulun (Gs 19,15). Đối với Do Thái giáo, Bêlem là quê hương của Đavit, vua Israel trị vì năm 1000 trước CN. Đây cũng là một địa danh linh thiêng của Kitô giáo vì là nơi Chúa sinh ra.
Theo Phúc Âm, Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem trong một chuồng bò lừa. Theo một cổ truyền mà Thánh Giustinô thế kỷ thứ hai đã nói tới, ấn định nơi đó là một hang đá. Trên hang đá đó Hoàng đế Constantinô đã xây một Vương cung Thánh đường còn tồn tại cho đến ngày nay. Các mục đồng ban đêm canh gác đoàn vật ở cánh đồng chung quanh Bêlem được Thiên thần báo tin và thấy nhiều Thiên thần hát “Gloria in excelsis Deo”. Họ là những người đầu tiên đã đến thờ lạy Chúa Cứu Thế mới giáng sinh.
HANG BÊLEM
Là một căn hầm nhỏ (12mx3m) nằm dưới cung nguyện của Thánh đường Giáng Sinh. Nền thờ được dát bằng đá cẩm thạch. Các cộng đoàn Kitô giáo vẫn luôn thắp sáng các ngọn đèn dầu, xông hương dâng Chúa Hài Đồng. Một chiếc ngôi sao bằng bạc với dòng chữ: “Nơi đây, Đấng cứu thế đã Giáng Sinh”. Hang Bêlem có lẽ là nơi bày tỏ sự hiệp nhất của Kitô giáo, người ta vẫn thường chứng kiến các linh mục, tu sĩ của Công giáo và chính thống cùng dâng lễ với nhau.
THÁNH ĐƯỜNG GIÁNG SINH
Một trong những thánh đường cổ xưa theo lưu truyền, Chúa Giêsu giáng sinh trong một hang đá. Thế kỷ thứ hai, thánh Justinô, giáo phụ Originê đều nói đến việc Chúa sinh hạ trong một hang đá. Năm 135, hoàng đế La mã Adrien đã ra lệnh cho dựng tượng thần Adonis tại chỗ để ngăn các cuộc hành hương sùng kính. Khoảng năm 333, hoàng đế Constantin và mẹ ông là Hêlêna đã cho xây một thánh đường trùm lên vị trí thánh đường ngày nay. Thánh Giêrônimô đã ở Bêlem từ năm 384-420. Qua nhiều thế kỷ, Bêlem là nơi đã nảy sinh nhiều cuộc tranh chấp mang tính chất tôn giáo. Thánh đường giáng sinh hiện nay được phân chia làm ba khu vực: Chính thống giáo Hy Lạp; Công Giáo và Chính Thống Armenia. Trên nóc thánh đường, có bốn cây Thánh giá nhỏ nằm sau cây thánh giá lớn biểu trưng cho bốn nước đã tham gia vào đội quân thập tự chinh thời bấy giờ gồm: Pháp, Ý, Đức, Anh.
Từ Thánh đường giáng sinh, chúng tôi đi xuống những bậc cấp, từng người một bước vào trong hang. Để vào bên trong, người ta phải khom mình xuống, vì lối vào chỉ cao 1m và rộng 0,8m. Lối vào có tên là “Cổng khiêm cung” vì khi vào ai cũng phải cúi đầu! Nguyên thuỷ, lối vào rất rộng, sở dĩ hẹp như bây giờ là do Thập Tự Quân dựng nên để ngăn ngừa quân Hồi giáo đang tàn phá các di tích Thánh. Mỗi người lần lượt quỳ gối hôn kính tảng đá ngôi sao bằng bạc ghi dấu nơi Chúa sinh xuống trần hơn 2000 năm trước. Nơi đây được gọi là Động Giáng Sinh, nơi đánh dấu một trang tình sử của Thiên Chúa, ghi nhớ một đêm đông giá lạnh, từ trời cao Thiên Chúa xuống thế làm người, giao hòa trời đất. Thật cảm động và chan chứa hồng ân, môi miệng con được hôn dấu tích thánh thiêng nhất lịch sử - nơi Chúa hạ sinh làm người. Kế bên có Động Sữa, theo tương truyền Đức Mẹ cho Chúa Giêsu bú, vài giọt sữa mẹ rơi ra. Vì thế động sữa là nơi chan hoà tình mẫu tử.
Chúng tôi cùng hát những bài thánh ca Giáng Sinh. Đêm nay Noel về, Hát khen mừng Chúa Giáng sinh ra đời…Hát giữa ban ngày mà cứ tưởng như là đêm thánh vô cùng. Cảm nghiệm tình yêu cao vời của Thiên Chúa làm người để cứu độ nhân loại.
Tin mừng Lc 2,1-20 kể lại một câu chuyện tầm thường nhất nhưng cũng là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Một biến cố tầm thường nhất. Một gia đình nghèo khổ không tìm ra chỗ trọ trong lữ quán. Số người Do thái trở về Giêrusalem để làm sổ khai sinh quá đông. Hai ông bà Giuse - Maria không có tiền để vào khách sạn, vào các nhà nghỉ đắt tiền. Các quán trọ đã hết chỗ. Mùa tăng giá và bắt chẹt khách hàng. Tăng giá để loại trừ người nghèo, ở đó không có chỗ trống cho tình người. Họ đành phải qua đêm ngoài đồng hoang tại Bêlem trong một hang đá nơi dành riêng cho chiên bò nghỉ ngơi. Đêm đông hôm ấy trong cảnh sương tuyết gió lạnh, Maria đã hạ sinh một con trai, bà đặt con trong máng cỏ, bạn hữu thân nhân chẳng có ai, chỉ có vài mục đồng đến thăm viếng, sự kiện chỉ có thế, thật là đơn giản.
Một biến cố vĩ đại nhất. Thế nhưng em bé ra đời trong cảnh nghèo hèn đó lại là một vị Thiên sai. Người đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên, trước và sau ngày giáng sinh của Người. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời Vĩnh Cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía. Thiên Chúa đã chọn làm một người nghèo sinh ra trong một gia đình nghèo chứ không phải quyền quý giàu sang. Bởi vậy, biến cố giáng sinh bên ngoài xem ra thật tầm thường nhưng lại là một biến cố vĩ đại. Quá vĩ đại đến nỗi nhiều người đã không tin. Ngay trong số những người tin có Thiên Chúa cũng đã có người không dám nghĩ rằng Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Tin vào một Thiên Chúa là Đấng thần linh thì hầu hết các tôn giáo đều tin nhận; nhưng tin vào một Thiên Chúa nhập thể làm người, chấp nhận thân phận con người thì còn rất nhiều tranh luận. Làm sao một Thiên Chúa lại có thể làm những chuyện quá tầm thường như được cưu mang, được sinh ra ? Môt sự kiện táo bạo. Táo bạo đến độ sững sờ sợ hãi,chẳng phải vì khó tin giật gân cho bằng vì không dám tin vào điều vượt tầm quan niệm.Thiên Chúa, Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được.Thiên Chúa,Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình. Thiên Chúa, Đấng cứu độ trước đây chỉ muốn bày tỏ với con người khốn khổ qua trung gian của các thụ tạo được tuyển chọn,giờ đây lại ngỏ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nắm trong máng cỏ.Quả là sự kiện táo bạo.
Chính Chúa Giêsu đến thế gian để thực hiện điều đó. Người đến mang sự hoà bình cho nhân loại, tước bỏ khỏi lòng người sự thù hận. Tất cả mọi người là con cùng một Cha, Thiên Chúa nhân lành. Giáo lý quan trọng nhất của Chúa Giêsu là dạy cho mọi người biết Thiên Chúa là người Cha rất yêu thương và tất cả nhân loại là con cái của Ngài và là anh chị em ruột thịt với nhau. Chỉ có giáo lý cao đẹp này, chỉ có Tin mừng này mới giải thoát nhân loại khỏi chiến tranh để xây dựng hoà bình.
Hài nhi nằm trong máng cỏ mời gọi con người:
- Hãy mở rộng vòng tay: Đôi tay Chúa giang rộng như muốn ôm tất cả nhân loại, cử chỉ đó nhắn gửi rằng, hãy mở rộng vòng tay tiếp đón mọi người.
- Hãy mở rộng tầm nhìn: Anh mắt Hài nhi đơn sơ trong sáng như muốn nhắn bảo: Đừng chỉ nhìn hạn hẹp vào bản thân mình, hãy biết mở rộng tầm nhìn ra xã hội, ra giáo hội, ra thế giới. Đừng hạn chế tầm nhìn vào lãnh vực vật chất kinh tế, hãy mở rộng tầm nhìn sang lãnh vực tinh thần tâm linh.
- Hãy mở rộng trái tim: Mở rộng trái tim mình ra để đón Chúa sinh vào, để nghe và hiểu Lời Chúa. Lời Chúa nói thì thầm vào trái tim, Lời ấy nhẹ nhàng sâu thẳm.
Trong những giây phút hồng phúc đó, chúng tôi cầu xin cho mọi người trên thế giới được đón nhận giáo lý cao đẹp của Chúa Giêsu. Đó là Tin Mừng cho nhân loại, Tin Mừng dẫn đường soi lối cho nhân loại xây dựng hoà bình trên công lý và tình yêu.
Rời động Giáng sinh, chúng tôi lên phía trên. Trong Nhà thờ Giáng Sinh đang cử hành thánh lễ. Chúng tôi lại đi xuống lối khác để dâng lễ tại nhà nguyện các Thánh Anh Hài. Nơi đây còn có hai nhà nguyện nhỏ nữa, đó là nhà nguyện kính Thánh Gia lên đường trốn sang Aicập, nhà nguyện kính Thánh Giêrônimô (Ngài đã sống nhiều năm tại đây để dịch Thánh kinh từ nguyên bản Hylạp, Hipri, Aram sang tiếng Latinh, bản Vulgata.)
Rời Thánh đường Giáng sinh, chúng tôi thăm cánh đồng chiên nơi Thiên thần báo tin cho các mục đồng.
Những di tích nơi cũng đầy sự thánh thiêng. Các mục đồng chỉ là những người nghèo khó, đơn sơ, mộc mạc, không học cao hiểu rộng, không danh vọng cao sang, không tiền tài vật chất. Thiên Chúa đến ghé thăm, đem ánh sáng cứu độ đến cho họ. Ba Đạo sĩ Đông phương cũng được Chúa gọi, và họ đã mở lòng ra đón nhận Ngài là Cứu Chúa của họ. Ở Palestine, có những toán du mục quanh năm sống với đàn chiên, người ta gọi là “mục tử sa mạc”. Họ sống giữa thiên nhiên, khi đêm về giá lạnh, họ lùa đàn chiên vào những bộng đá, hoặc những chuồng nằm sau bờ làng. Người Do thái không thích những người chăn kiểu đó, họ nói: “Đừng dạy con làm nghề chăn cừu, thợ cạo, lái đò, hàng xén, vì là nghề của phường trộm cướp. Người pharisiêu không bao giờ mua sữa, mua len của họ, vì sợ phải mua của gian”. Thế nhưng, Chúa sinh hạ làm người, kêu mời họ đến với Ngài.
Đêm hôm ấy là đêm bình an, đêm diễm phúc trước hết là các mục đồng, tức là thành phần nghèo khó trong xã hội, bởi vì Chúa đến để đem niềm an vui đến cho họ. Chính những người chăn chiên nghèo hèn mộc mạc ấy được thiên thần loan báo tin vui: “Hôm nay. Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em.” Khi các Mục Đồng canh giữ đàn chiên ở ngọn đồi Bêlem, họ bỡ ngỡ vì vẻ đẹp của Thiên Thần: Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu thế đã sinh ra cho anh em trong thành của vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa ( Lc 2, 10 – 12 ). Còn các Đạo Sĩ ở bên kia xứ Mađian và Batư nghiên cứu bầu trời đã thấy một ngôi sao chiếu sáng như chiếc đèn của nhà tạm vũ trụ, điện thờ của Thiên Chúa. Họ theo ánh sao tìm đến Hang đá tìm gặp Hài Nhi.
Như những cánh bướm bị thu hút bởi ngọn lửa, các Mục Đồng và các Đạo Sĩ tiến đến ngai vàng chỉ là một Hang đá, đến với Thiên Chúa chỉ là một Hài Nhi. Thiên Chúa Hài Nhi ngước nhìn từ Máng cỏ chỉ thấy hai hạng người tìm gặp Ngài và chỉ duy họ tìm gặp Ngài cho đến tận cùng thời gian. Đó là các Mục Đồng và các Đạo Sĩ, những người đơn sơ và những người thông thái.
Các Mục Đồng là những người đơn sơ. Họ chẳng biết gì tới chính trị, văn chương, nghệ thuật. Họ chỉ biết hai điều quan trong là Thiên Chúa ở trên họ và họ ở giữa đoàn chiên. Đêm hôm đó bầu trời rộng mở để loan báo Tin mừng. Thiên Thần cho biết Đấng họ nóng lòng chờ đợi vừa sinh ra trong Hang đá Bêlem nhỏ bé. Họ đã tìm và gặp Đấng Chăn Chiên của họ.
Qua mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa - Đấng tràn đầy vinh quang thánh thiện sinh ra trong cảnh bần cùng, Đấng là Ánh sáng muôn dân chấp nhận sinh ra trong cảnh tối tăm của hang bò lừa, Đấng là Ngôi Lời sáng tạo hóa thân làm trẻ sơ sinh yếu đuối. Do đó, không lạ gì khi “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà không đón nhận” (Ga 1,11). Và chỉ có những người nghèo hèn và bé nhỏ như các mục đồng mới đón nhận sứ điệp: Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha giấu không cho hạng thông thái biết những điều ấy, mà Cha lại mạc khải cho kẻ bé mọn. Vâng, vì ý Cha là như thế! Đấng giàu lòng thương xót đã bị lôi cuốn bởi sự nghèo khó, mời nhân loại đến tựa nương bên máng cỏ như phương thế tốt nhất để nên giống Cứu Chúa, nhờ đó mà mỗi người được quyền làm con Thiên Chúa. Thế giới hôm nay biến chuyển không ngừng và đầy những phức tạp: nhiều triển vọng cho tương lai nhưng cũng đầy những lo âu khắc khoải, yêu chuộng hòa bình nhưng còn quá nhiều chia rẽ, bất đồng, bất công và khủng bố. Dầu có nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo... nhưng con người vẫn có khuynh hướng mê tín, thích tìm sự lạ, khát khao huyền bí. Thế giới đang không ngừng tục hóa: chối bỏ những giá trị siêu việt để chỉ nhìn nhận những giá trị vật chất, con người sống bằng tính toán lợi nhuận, đánh giá thực tại và đồng loại bằng cân đo đong đếm mà không nghĩ đến phẩm giá con người, hành động dựa trên tự do cá nhân chủ nghĩa mà không quan tâm đến những tiêu chuẩn luân lý đạo đức. Vì thế, thế giới vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm, nghèo tình thương, nghèo chân lý, nghèo công bằng, nghèo tự do, nghèo đạo đức, nghèo vật chất đến nỗi người nghèo vẫn hoàn nghèo và có biết bao gia đình phải túng đói cơ cực kiếm sống hằng ngày bên cạnh sự nhởn nhơ hưởng thụ của tầng lớp giàu sang mê say hưởng thụ... Trong một xã hội như thế, sống đạo quả là khó khăn nếu không nói là lạc lõng và thách đố, vì thực tế đi ngược lại vối Tin mừng của Đức Kitô là Tin mừng của sự sống, của tình yêu, của chân lý, công bằng và huynh đệ.
Thành Giêricô
Giêricô là nơi khi xưa Môsê từ trên núi Nebô đã được nhìn thấy đất hứa. Sách Giôsuê chương 6 kể lại cuộc đánh chiếm thành Giêricô.
Giêricô nổi tiếng với câu chuyện Ông Giakêu trèo lên cây sung để nhìn cho được Chúa Giêsu. Vì tò mò muốn gặp Chúa mà vóc người thấp bé nên ông đã trèo lên cây sung để được thấy Ngài. Hôm đó ông đã được Chúa ghé nhà ông ăn cơm tối: "Này ông Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi ở lại nhà ông." (Lc 1, 5). Và “Hôm nay ơn cứu độ đã đến với nhà này”.
Chúng tôi thăm “Cây sung ông Giakêu”. Cây sung to lớn khoảng hai người ôm. Cây sung này được trồng lại cách đây 700 năm. Bà cụ Dung hái và ăn luôn ba quả sung. Bà đang bị thấp khớp nên tin rằng ăn trái sung Giakêu sẽ được lành. Chúng tôi liền đặt tên cho bà là “Bà ba quả”, thêm nhiều tiếng cười vui vẻ quanh chuyện trái sung.
Từ cây sung Giakêu đi thêm chừng vài km, chúng tôi đến Núi cám dỗ. Chúa Giêsu đã vào sa mạc để ăn chay cầu nguyện trong 40 ngày. Thời gian 40 đêm ngày Chúa trải qua trong sa mạc đánh dấu việc khởi đầu một cuộc phiêu lưu, cuộc phiêu lưu của Giao Ước Mới. Cuộc phiêu lưu này tái hiện quãng thời gian 40 năm dân Do thái đã trải qua trong cuộc Xuất hành, đồng thời nhắc lại 40 ngày đêm ông Môsê đã ở trên núi Sinai.
Chúa Giêsu đã chiến thắng các cám dỗ của ma quỷ, sau khi ăn chay cầu nguyện trong sa mạc. Có ba cơn cám dỗ là ba biểu tượng mọi cám dỗ qua các thời đại.
1- Cám dỗ cơm bánh hay vật chất: Trong hoang địa, dân Do thái kêu ca vì thiếu tiện nghi và lương thực. Chúa cho manna để nuôi họ. Nhưng họ nhàm chán thứ bánh họ ăn hằng ngày. Lương thực nói đây tượng trưng nhu cầu vật chất chúng ta muốn hưởng thụ. Trong cơn cám dỗ vật chất, Chúa Giêsu đã trưng lời sách Đệ nhị luật: “Người ta sống không chỉ bởi bánh, nhưng bởi lời từ miệng Thiên Chúa”. Mặc dù Chúa Giêsu cảm thấy đói, nhưng sự đói khát nghe lời Thiên Chúa còn quan trọng hơn là nhu cầu về cơm bánh. Ngài hơn hẳn dân Do thái xưa, Ngài tìm ý Thiên Chúa hơn là tìm sự thỏa mãn cho riêng Ngài.
2- Cám dỗ về sự thử thánh quyền năng Thiên Chúa: Dân Do thái luôn yêu cầu Chúa ban những dấu lạ điềm thiêng, nhưng Chúa từ chối vì họ không thực tâm tin vào Ngài, mà đơn thuần chỉ để thách thức Chúa. Hôm nay, khi ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu gieo mình xuống khỏi đền thờ, Ngài đã trả lời bằng cách trưng dẫn sách đệ nhị luật: “Ngươi đừng thử thách Thiên Chúa”. Những gì dân Do Thái khiêu khích Thiên Chúa nơi hoang địa, nơi đây Chúa Giêsu đã chẳng hề làm.
3- Cám dỗ sấp mình thờ lạy ma quỷ: Xưa dân Do thái đã tạc tượng bò vàng và thờ lạy nó. Ngày nay, ngẫu tượng hay bò vàng chính là tiền tài, danh vọng, thú vui, vật chất, tiện nghi, sắc dục đem con người xa lìa Chúa và dẫn đi đến chỗ thỏa hiệp, phạm tội. Chúa Giêsu chẳng màng bất cứ điều gì ma quỷ trưng dẫn, kể cả vương quốc nó muốn dâng tặng Ngài. Ngài đã chẳng cúi đầu thờ lạy nó, trái lại Ngài dõng dạc tuyên bố: “Ngươi chỉ thờ lạy một mình Thiên Chúa” (Đnl 6,13).
Núi cám dỗ " Quỷ lại đem người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy."
Đường lên núi cám dỗ dốc đá, nên phải có cáp treo để đi lên. Hôm ấy, thật đáng tiếc, trục trặc kỹ thuật nên cáp treo không chạy. Chúng tôi chỉ đứng bên dưới nhìn lên với tất cả tiếc nuối không lên đến đỉnh núi. Chúng tôi trở lại chân núi để dâng lễ tại nhà thờ Chúa chịu cám dỗ.
Qumran:
Nằm trên bờ tây bắc của Biển Chết, là nơi cư ngụ của các ẩn sĩ Esseni, những người ghi chép các bản văn Kinh Thánh rất cổ xưa vô cùng quí giá cho việc học hỏi Kinh Thánh. Tại đây, năm 1947 hai người chăn cừu đã tình cờ khám ra một hang động có những bình chứa các văn kiện quan trọng này. Các nhà khảo cổ đã mua lại được một số văn kiện ghi chép Thánh Kinh. Họ cũng khám phá ra một tu viện đã bị vùi lấp. Những tài liệu quí giá này được lưu trữ và trưng bày tại một bảo tàng viện lớn của Do Thái là Shrine of the Rock.
Chúng ta được biết nhiều về nhóm Esseni nhờ các bản chép tay phát hiện được từ năm 1947 tại Qumran. Lịch sử và nhất là gốc tích của họ chưa được làm sáng tỏ. Hình như là vào thời kỳ bị nhà Maccabê bắt bớ, con cháu dòng họ Xađốc đã trốn vào sa mạc. Sau đó một cơn khủng hoảng xảy ra trong nội bộ. Những người khô đạo trở về quê quán, còn những người mộ đạo thì đi tới Qumran, nơi đã có mặt những người đầu tiên bị lưu đày. Ở đây họ sống có tôn ti đẳng cấp. Các tư tế, con cháu Xađốc, chiếm giữ một địa vị then chốt. Nhóm Esseni gắn bó với Luật trong sạch tỉ mỉ hơn cả người Pharisiêu và ở một vài điểm, họ còn bảo thủ hơn cả người Pharisiêu. Họ từ chối không dùng bộ lịch của nhà Xêlơxít mà chỉ dùng bộ lịch cũ. Do đó, họ không mừng lễ Vượt qua cùng một lúc với Do Thái giáo chính tông. Để được trong sạch, họ tắm nhiều lần mỗi ngày và nhất là họ không chịu lên Đền thờ, vì theo họ Đền thờ đã ra ô uế kể từ ngày thay bộ lịch và các tư tế không còn thuộc nhà Xađốc nữa. Họ thích lấy đời sống thánh thiện để thay thế cho các lễ phẩm, đợi cho tới ngày Thiên Chúa tái lập việc phụng tự và trả lại cho Đền thờ sự trong sạch nguyên thuỷ.
Những dãy núi đá mầu đỏ xám có nhiều hang. Chính ở nơi đây, mùa xuân năm 1947, hai du mục Mohammad el Dib và Ahmad Mohammad thuộc bộ lạc Ta’Amira đã khám phá trong một hang, bây giờ người ta gọi là I Q, bảy cuốn sách hầu như còn nguyên vẹn. Những cuốn sách đó sau ít tháng đã làm chấn động thế giới Kinh Thánh và Cận đông học. Đó là sách Tiên tri Isaia còn nguyên vẹn (I QIsa), sách chú giải (peser) Habacuc (I QpHab), cuốn Luật (Serek) Cộng đồng (I QS). Những cuốn trên đã do American Schools of Oriental Research xuất bản và do M.Burrows phụ trách; một cuốn Tiên tri Isaia thứ hai (I QIsb), sách những Bài ca (Hôdayot: I QH), cuốn Luật chiến đấu (Milhamah I QM) do Đại học Do thái xuất bản và do E. Sukenik phụ trách, một ngụy thư về Sáng thế ký đã hư hại nhiều cũng do Viện Đại học Do thái xuất bản năm 1956. Sau một thời gian tản mát đó đây, bây giờ các cuốn nói trên đều được giữ tại Viện Đại học Do thái ở Giêrusalem. Năm 1949, các nhà cổ học đại diện Bộ Khảo cổ Jordania, trường Kinh Thánh các cha Đaminh Pháp và Bảo tàng viện Palestina bắt đầu cuộc tìm kiếm. Cuộc tìm kiếm đó kéo dài tới năm 1956 và thu được nhiều mảnh cảo bản trong 11 hang khác nhau, nhất là trong hang IV. Các nhà khảo cổ đó cũng khai quật hoang tàn Qumran. Cuộc khai quật này cho ta biết Khirbet Qumran đã là trụ sở của một cộng đồng đông đảo vào thời Hasmônêô (135 - 37 trước Công nguyên) (tiền đúc của Alexandrô Jannêô 103 - 76 trước Công nguyên) và từ năm 4 đến năm 68 sau Công nguyên. Người ta chỉ mới xuất bản những mảnh cảo bản của hang I: D. Barthelemy - T.J. Milik, Qumran Cave I, Oxford 1955; những mảnh cảo bản ở các hang khác mới được nói tới trên tạp chí đó đây. Chúng ta còn phải đợi một thời gian nữa mới được biết tất cả các tài liệu và có thể những du mục còn giữ một số tài liệu quí báu. Họ đã đòi một số tiền khổng lồ để bán các tài liệu mà họ đã lấy được; bây giờ có lẽ họ còn đợi cho lên giá (mỗi phân vuông một Bảng Anh). Dầu sao tất cả các mảnh cảo bản đã tìm thấy, cả các mảnh cảo bản mà những tổ chức khoa học đã bỏ tiền ra mua đều được giữ tại Viện Bảo tàng Jordania và do một nhóm học giả thuộc nhiều quốc tịch và tôn giáo khác nhau khảo sát. Trong những cuộc tìm kiếm văn kiện Qumran, người ta đã khám phá ra hai kho cảo bản khác: ở Murabbaat và ở Khirbet Mird. Nhưng những tài liệu này không liên quan tới vấn đề của chúng ta. Trái lại phải kể vào loại văn kiện Qumran, tài liệu Damas (CD) do S. Schlechter tìm thấy năm 1896 - 1897 trong một hội đường Do-thái ở Le Caire (Ai-cập) và do ông xuất bản: Fragment of a Zadokite Work, Cambridge 1910. Tài liệu này đã là một bí nhiệm cho đến khi người ta khám phá ra những mảnh cảo bản ở hang IV, V và VI Qumran. Những mảnh cảo bản này cho ta biết chắc tài liệu trên là của các ẩn sĩ Qumran.
Biển Chết:
Rời Qumran trong gió lộng và nắng chiều vàng nhạt chúng tôi đi Biển Chết. Qua nhiều cánh đồng chà là bạt ngàn, tôi nhớ đến những vườn dừa ven biển Phan thiết, những rừng cao su ngút ngàn ở Đồng nai. Biển Chết nằm trong vùng sa mạc của miền Giuđêa, miền nam Israel, mặt nước có diện tích khoảng 1.020km2, chỗ sâu nhất là 385m. Mặt nước của biển thấp nhất trái đất. Nơi đây không có một sinh vật nào có thể sống nổi vì quá mặn, 33% độ mặn so với các biển khác chỉ có 3%, mặn đến độ có thể nằm đọc báo trên biển. Hằng ngày nước sông Jordan và những dòng sông khác đổ vào đây khoảng 7 triệu tấn nước mang theo một khối lượng khoáng chất đáng kể.
Đến biển chết ai cũng thích tắm và trét bùn lên người. Bùn Biển Chết chữa bệnh được đóng gói bày bán tại nhiều cửa hàng. Tắm ở đây không được để nước vào mắt vào miệng, chỉ cần tắm 10 phút là đủ rát bỏng người. Khách hành hương quá đông, đủ mọi màu da sắc tộc. Người ta bảo rằng đi khắp thế giới mà chưa bồng bềnh trên Biển Chết thì chưa đủ. Trở về Giêrusalem, mỗi người mang theo muối mặn chát trên khắp cơ thể.
Bêtania Một làng nằm ở phía đông nam núi Cây Dầu, thuộc vùng phụ cận Giêrusalem (Mc 11,1), trên đường nối liền với Giêricô. Nơi ở của Lazarô, Mátta và Maria (Ga 11,1). Là nơi Chúa cho Lazarô sống lại (Ga 11). Bêtania bây giờ là: El-Azariyeh, “Nhà của Lazarô”. Nhìn từ xa, làng Bêtania được mô tả như là “nơi tốt đẹp đáng ghi nhớ, nơi ẩn nấu của sự bình yên, của nguồn yêu thương”. Bây giờ cũng chỉ là một làng nhỏ. Dân số hiện nay khoảng 5.000 người. Bêtania ngày nay là vùng đất tự do, chẳng thuộc quản lý của Israel hay của Palestine. Từ Giêrusalem về Bêtania xe hơi chạy khoảng 1 giờ vì phải rẽ nhiều ngã quanh thành phố.
Chúng tôi đến thăm ngôi mộ Ladarô, mộ đục sâu vào đá, mấy chục bước tam cấp đi xuống, ánh sáng mờ ảo hắt lên những phiến đá lạnh lẽo nhập nhoà lung linh nơi Ladarô đã an nghĩ 4 ngày; thăm căn nhà 3 chị em Matta, Maria và Ladarô ở, viếng nhà thờ dâng kính cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Matta trước khi Chúa làm phép lạ cho Ladarô sống lại.
Đứng trước mộ Ladarô, tôi nhớ đến đoạn Tin Mừng Ga 11,1-45.
Matta và Maria sai người đến báo tin cho Chúa Giêsu hay: - Ladarô, người Thầy thương mến đang đau nặng. Chúa bảo: Bệnh này không đến nổi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa.
Cho dù Ladarô đã chết nhưng Chúa Giêsu vẫn nói với các môn đệ: - Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó để anh em tin. Chúa Giêsu và các môn đệ lên đường tới Bêtania. Matta đón Ngài và biểu lộ niềm tin tưởng tuyệt đối của mình: - Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy. Ladarô đã chết nhưng Matta tin tưởng chắc chắn Ngài có thể làm cho em trai mình được sống bởi vì Ngài là Đấng quyền năng. Chúa Giêsu đã trả lời cho Matta: - Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ sống, và bất kỳ ai sống và tin Ta thì sẽ không phải chết bao giờ. Với lời xác quyết vừa trang trọng, lại vừa lạ lùng này, Chúa Giêsu đòi hỏi Matta phải xác tín: - Con có tin điều đó không? Và Matta đã tuyên xưng: - Lạy Thầy con tin, Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, là Đấng phải đến trong thế gian. Matta biết Chúa Giêsu là Đấng quyền năng, Ngài có thể truyền lệnh cho sự chết cũng như Ngài đã truyền lệnh cho sóng gió phải im lặng. Và Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ, Ngài truyền cho Ladarô sống lại bước ra khỏi mồ, sau khi đã cầu nguyện và cảm tạ Chúa Cha.
Trước sự thật hiển nhiên này, một số người đã tin theo Chúa, thế nhưng một số người khác, nhất là các Biệt phái và các Thượng tế lại chống đối Ngài một cách quyết liệt hơn nữa. Họ hội họp với nhau và nhất trí kết án tử hình cho Chúa.
“Ta là sự sống lại và sự sống”, lời tuyên bố của Chúa Giêsu trước khi làm cho Ladarô sống lại, là một trong những lời “lạ tai” nhất đối với người thời đại cũng như bao người ngoài Kitô Giáo và những người vô thần ngày nay. Nhưng đối với chúng ta, lời tuyên bố đó là chính nền tảng, và là hy vọng của cuộc đời.
Là Kitô hữu, chúng ta tin có tội lỗi, tin vào thánh giá, tin có sự đau khổ và sự chết, tin vào ơn tha thứ, tin vào niềm vui, vào sự giải thoát, tin vào sự sống và sự sống lại.
Chính vì thế mà tất cả những lời chứa đựng trong Kinh thánh Tân ước được gọi là Tin mừng, Evangélion. Đó là Tin mừng cứu sống mà Chúa Kitô chính là nội dung; nói khác đi, chính Ngài là Tin mừng cứu sống (x.Mc 1,1). Thánh Phaolô thường gọi những lời thuyết giáo của Chúa là “Tin mừng Chúa Kitô” (x.1Tx 3,2; 1Cr 2,12; 4,4; 8,13; 10,14; Pl 1,27; Rm 15,19). Và chúng ta có thể tìm thấy trong thư gởi giáo dân thành Côrintô một toát yếu về Tin mừng ấy như sau: “Thưa anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cũng như đang nắm vững. Nhờ Tin mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi đã loan báo, bằng không thì anh em có tin cũng vô ích.
Trước hết, tôi đã trình bày lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ 3 đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm 12. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn 500 anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các tông đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1Cr 15,1-8)
Chúng ta còn có thể tìm được những câu toát lược hơn nữa về Tin mừng Chúa Kitô, nhưng trong đó bao giờ cũng nêu lên hai điểm chính yếu: Chúa Kitô đã chết và Ngài đã sống lại (x.1Tx 4,14; 2 Cr 13,4; Rm 4,24-25; 8,34; 14,9).
Tin Mừng Cứu Sống chính là Chúa Kitô đã chết và đã sống lại. Chết và sống lại đó là hai sự kiện căn bản không thể tách rời. Không thể có sống lại nếu không chết, trái lại, nếu Chúa Kitô chết mà không sống lại thì nói như Thánh Phaolô “đức tin của chúng ta chỉ là trống rỗng” (1Cr 15,14), nghĩa là vô giá trị, giả dối.
Hai sự kiện trên vì bất khả phân như thế nên thánh Gioan đã liên kết lại trong cái mà Van den BUSSCHE gọi là “biến cố bất khả phân”, biến cố đó là biến cố cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trên thánh giá mà thánh Gioan coi như là chính sự “Thăng Thượng” (Elevatio) của Chúa Kitô (Ga 8,28; 12,32); nói khác đi là chính giờ phút vinh quang của Ngài (Ga 13,31).
Hai sự kiện, chết và sống lại đều cùng một mầu nhiệm Chúa Kitô. Lễ Vượt qua mới, hay là biến cố giải thoát, là môt biến cố bất khả phân. Tuy nhiên trong thực tế, biến cố này, tuy là một biến cố duy nhất nhưng rõ rệt phân làm hai đoạn chính: đó là chiều thứ 6 thụ khổ và sáng Chúa nhật Phục sinh. Vì thế, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu là hai giai đoạn của cùng môt biến cố Cứu độ duy nhất.
En Kerem:
Chúng tôi đi thăm quê hương thánh Gioan Tẩy Giả. Một ngôi nhà thờ lớn xây trên nơi Gioan được sinh hạ. Cũng như Động Giáng Sinh, nơi đây có một phiến đá ghi nhớ ngày ra đời của Gioan, bên trên có bàn thờ dâng lễ. Chúng tôi thành kính hôn lên tảng đá. Sau đó dâng thánh lễ trong nhà thờ.
Với sự chào đời của Gioan Tẩy giả, nhân loại như đứng trước một thế giới mới, sống động được loan báo bởi niềm vui. Họ hàng bà con đến chia vui. Êlisabét vui. Giacaria vui vì hết câm và dâng lời ca chúc tụng. Nhân loại vui vì đã đến thời kỳ ân sủng: Đấng Tiền hô chào đời dọn đường cho Đấng Cứu tinh xuất hiện ( Lc 1,57-66). Họ hàng đều muốn đặt tên cho trẻ theo dòng tộc. Người ta hỏi ý cha nó. Ông viết tên nó là Gioan theo lời sứ thần đã báo. Gioan có nghĩa là “Chúa ban ơn”. Ông hết câm và nói tiên tri về con mình. Đây là một dấu hiệu. Mọi người kinh sợ: trẻ này rồi sẽ ra sao? Phải đặt tên cho trẻ là Gioan, vì Chúa muốn thế. Điều đó có nghĩa là Chúa đã có chương trình cho nó. Mỗi người sinh ra đều nằm trong chương trình của Chúa và Chúa có chương trình cho mỗi người. Cuộc đời là ơn gọi. Lòng tràn ngập niềm vui, Giacaria xướng lên bài ca vịnh ngợi ca lòng từ bi của Chúa, tóm kết toàn lịch sử Israel từ Xuất hành, Giao ước đến niềm hy vọng giải thoát, cứu độ. Lời kinh làm vang lên sự phó thác bền vững nơi lòng từ bi thương xót của Chúa. Lòng từ bi Chúa đến viếng thăm sự đày ải của con người, ban niềm hy vọng cứu thoát (Lc 1,67-79). Ca vịnh diễn tả cho thấy qua thời gian lâu dài đợi chờ, nay Chúa đến giữa nhân loại, để từ đây ta mang lấy niềm hy vọng về vĩnh cửu. Niềm hy vọng ấy nhắc mỗi người sống cái hiện tại với niềm tin tưởng phó thác. Lòng từ bi Chúa như mặt trời xua tan mọi bóng đêm và dẫn ta đến an bình. Bài ca Bênêđictus được viết bằng nhiều ngôn ngữ trên đá, kín cả bức tường phía ngoài.
Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường. Gioan chọn con đường tu khổ chế: ăn châu chấu với mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú, sống nơi hoang địa vắng người trơ trụi. Nhưng chính nơi đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với Thiên Chúa.
Càng lúc Gioan càng ý thức về sứ mạng của mình, nhưng Ong đã kiên nhẫn đợi chờ nhiều năm tháng cho đến ngày Ong nghe thấy Thiên Chúa ngỏ lời với Ong. Lời của Chúa đưa Ong ra khỏi hoang địa để đến gặp gỡ con người qua mọi vùng ven sông Giođan. Lời Chúa Ong nghe đã trở thành Lời Chúa Ong công bố. Tiếng Chúa gọi Ong đã trở thành tiếng Ong mời gọi mọi người.
Gioan đã sống trong dòng lịch sử của Đạo và Đời: Thời hoàng đế Tibêriô, hai Thượng tế Khana và Caipha, một Philatô, tổng trấn Giuđêa tham lam tàn bạo, một Hêrôđê tiểu vương Galilêa,kẻ giết Gioan sau này. Gioan đã đón nhận toàn bộ dòng lịch sử ấy để làm trọn sứ mạng Tiền Hô – Dọn Đường cho Đấng Cứu Thế.
Gioan là tiếng nói bất khuất. Vua Hêrôđê Antipas bỏ vợ, kết hôn với bà Hêrôđia, vừa là cháu vừa là chị dâu, một vụ loạn luân được dư luận bàn tán, một số tai tiếng không tha thứ được. Gioan đến trước nhà vua và nói: “Nhà vua không được lấy bà làm vợ” (Mt 14,3-5). Hêrôđê nổi giận truyền tống giam Gioan vào ngục Mechaerus, nhà vua muốn ngăn chặn một tiếng nói quấy rầy hơn là thủ tiêu một đối thủ, nhất là khi đối thủ là người đang có uy tín trong quần chúng. Vả chăng, chính ông cũng phải kiêng nể, hay đến thăm, trò chuyện với Gioan, có thể với hậu ý ve vuốt để cho qua chuyện. Nhưng tại hoàng triều, Gioan có một địch thủ nguy hiểm hơn cả nhà vua ham danh và hiếu sắc. Đó là bà Hêrôđia, từ lâu vẫn tìm cơ hội trả thù. Thánh Marcô đã mô tả tâm lý của các diễn viên trong màn kịch hoàng cung mà Hêrôđia là người chủ mưu và đạo diễn. Ngăn trở chính phải vượt qua là sự do dự của nhà vua trước dư luận quần chúng vốn thuận lợi cho Gioan. Cơ hội đã đến, vào mùa xuân năm 28, khi Hêrôđê Antipas mừng lễ sinh nhật. Từ ngày vua ruồng bỏ con gái vua Arêtas để kết hôn với Hêrôđia là cháu ruột, ông lo sợ một cuộc xâm lăng của bộ lạc Nabaton và có lẽ vì thế ông thường cư ngụ ở Machaerus, để trông chừng biên giới miền nam. Đây là một thành luỹ kiên cố, nhưng cũng là cung điện nguy nga tráng lệ. Nhà vua mời các quan đại thần trong triều, các sĩ quan và những người vị vọng tong xứ Galilêa đến dự tiệc sinh nhật. Theo phong tục thời đó, dạ yến hay biến thành cuồng loạn. Khi thực khách đã ngà ngà, thấy một thành hai, người ta thường cho các vũ nữ vào nhảy múa. Lần này chính Salômê, con gái Hêrôđia đảm nhận việc mua vui. Cô gái mới 15 tuổi nhưng cũng rất lành nghề, làm cho nhà vua, quan khách say mê. Antipas nói với thiếu nữ: “Con muốn gì, trẫm sẽ cho dù là nửa nước!” một lời thề như người Do Thái hay làm. Cô ra hỏi mẹ, người phụ nữ không tham dự trong cùng tiệc. Hêrôđia bảo: “Xin đầu Gioan Tẩy giả đặt trên đĩa này”. Salômê trở vào ỏn ẻn như một lệnh truyền: “Con muốn đức vua ban cho con cái đầu của Gioan đặt trên đĩa”. Hêrôđê hoảng hốt, nhưng việc đã rồi. Ông chần chừ trong khi cả triều thần nhìn ông, xem ông xử trí làm sao. Ông sai vệ sĩ đi lấy đầu Gioan trong ngục Machaerus bên cạnh tư dinh. Người cận vệ trở về với cái đầu loang máu. Nhà vua trao cho thiếu nữ, cô ta đem về cho mẹ. Các môn đệ Gioan Tẩy giả đến lấy xác thầy và mai táng trong mộ (Mc 6,29). Hêrôđia hả dạ vì giết được kẻ thù nhưng nhà vua thì lại lo lắng phập phòng. Để rửa nhục cho con gái bị bỏ rơi, vua Arêtas của người Nabaton, xua quân đánh bại đạo binh của Hêrôđê Antipas. Hơn nữa, hoàng đế Caligula đặt em của Hêrôđia là Agrippa đệ nhất làm vua thay thế và đầy Hêrôđê Antipas đi mãi tới tận xứ Gaule. Người đương thời coi đó là quả báo vì đã dám giết hại một nhà tiên tri, một vị Thánh. Gioan Tiền hô là gạch nối giữa Cựu ước và Tân ước, một ngôn sứ bất khuất trước bạo quyền, bảo vệ bênh vực cho sự thật, luôn bao dung và khiêm tốn. Cả đời Gioan chỉ có một tâm nguyện là làm người dọn lòng người cho Chúa đến. Dọn đường cho Chúa vừa là một hồng ân vừa là trách nhiệm đòi hỏi mỗi người thi hành nghiêm túc trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Đi bộ một đoạn đường khá xa, lên một đường dốc cao để đến Nhà thờ Thăm Viếng, nơi có tượng Đức Mẹ ngũ. Leo lên đúng 66 bậc thang mới đến Nhà thờ. Từ trên ngọn đồi nhìn xuống thung lũng tuyệt đẹp. Nhà thờ dâng kính cuộc thăm viếng của Đức Mẹ. Khi nghe tin bà Isave mang thai, Đức Mẹ đã vượt đường sá xa xôi đến thămvà giúp đỡ. Từ Nazarét về tới En Kerem cũng xa xôi lắm (90 km) và nhiều trắc trở hiểm nguy. Mẹ đã thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt đến người chị họ Isave.Nơi đây bài Magnificat đã được viết trên tường bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt Nam.
Thiên thần Gabriel chào Đức Mẹ: “Vui lên, hỡi đầy ơn phúc, Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28). Bà Isave khi nghe Maria chào mình, cất tiếng tung hô: “Em thật diễm phúc hơn mọi phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (1,42). Đức Maria được diễm phúc vì Mẹ đã tin vào lời Chúa phán. Giáo hội đã nối kết hai lời ấy làm thành phần đầu kinh Kính Mừng để ca ngợi Đức Maria. Trước lời chúc khen của bà Isave, Đức Maria xúc động, cảm hứng từ bài ca ngợi khen và tạ ơn của bà Anna, mẹ của Samuel, chỉ còn biết dâng lên Thiên Chúa lời kinh ca ngợi Magnificat. Qua lời kinh tán tụng này, Đức Mẹ bày tỏ lòng biết
ơn sâu thẳm trước những việc kỳ diệu và trong đại mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi chính bản thân yếu hèn của mình, để qua Mẹ mà đến với toàn dân Thiên Chúa: “Người đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ Người… Đấng quyền năng đã làm cho tôi những điều cao cả”. Cuộc viếng thăm chan hòa niềm vui. Isave là người đầu tiên, nhờ ơn soi sáng của Thánh thần, nhận ra Maria là Mẹ Đấng Thiên sai, nên thốt lên: “Em có phúc vì đã tin”. Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ khi được hội ngộ với Đấng mà ông sẽ có sứ mệnh dọn đường. Đức Maria hân hoan cất tiếng ca tạ ơn Magnificat. Tất cả đều xuất phát từ niềm tin như ngọn nguồn của niềm vui. Hình ảnh Mẹ vội vã lên đường đem Thánh Thần bình an, đem Ngôi Lời Cứu Thế, đem niềm vui cứu độ chia sẻ cho người chị họ là bản trắc nghiệm cho lòng tin của mỗi người. Tin mang đến niềm vui và chia sẻ niềm vui cho người khác bằng tinh thần phục vụ đến quên mình.
Nhà thờ Đức Mẹ ngũ
Sau kinh cầu nguyện trong Nhà thờ thăm viếng, chúng tôi đi xuống tầng hầm, mỗi người thành kính quỳ gối lần hạt trước tượng Đức Mẹ ngũ. Nhìn Đức Mẹ thánh thiện ngũ giấc bình an, ai cũng cảm động nguyện cầu khấn xin. Nhiều người thổn thức, khóc nghẹn ngào bên Mẹ. Theo truyền thống xa xưa, Đức Mẹ không chết mà chỉ ngũ một giấc rồi Chúa đưa Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác. Phụng vụ đã cử hành ngày qua đời của Mẹ dưới nhiều tên gọi: Dormitio (an giấc),
Deposotio (an táng), Transitus (qua đời), Natalis (ngày sinh vào Nước Chúa). Tất cả những danh từ đó đựoc dùng để nói tới cái chết của Đức Mẹ. Tiếng « assumptio » (bởi động từ assumere; sumere: cất lấy; ad: kết hợp, đoàn tụ) lúc đầu ám chỉ việc linh hồn Mẹ được vào vinh quang Chúa (giống như các thánh); về sau từ ngữ này được dùng để chỉ việc Mẹ được cất về trời. Giáo hội phân biệt hai từ ngữ « ascensio » áp dụng cho Chúa Giêsu vì Ngài lên trời do quyền năng riêng, còn« assumptio » áp dụng cho Mẹ để nói rằng Mẹ đựơc đưa về trời. Tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời được Đức Piô XII công bố vào ngày 1.11.1950: « Sau khi đã mãn cuộc đời dưới đất, Đức Maria được đem về trời cả xác hồn ». Vào thế kỷ 19, có một luồng thần học chủ trương rắng Đức Maria không phải chết và xin Đức Thánh Cha hãy định tín như vậy. Họ cho rằng Đức Maria không mắc tội nguyên tổ nên không phải chết bởi vì sự chết là hình phạt của tội nguyên tổ. Tuy nhiên đa số các nhà thần học cho rằng Đức Maria đã chết và sau đó được sống lại. Đức Piô XII không đụng tới vấn đề này, không nói rằng Mẹ không phải chết cũng chẳng nói Mẹ đã chết và đã sống lại; nhưng chỉ nói rằng: sau khi chấm dứt cuộc đời dương thế Mẹ được cất về trời cả xác và hồn. Nhìn Đức Mẹ ngũ, tôi thấy toát lên vẻ đẹp thánh thiện cao quý. Mẹ tuyệt đẹp vì đầy ơn Chúa. Mẹ đẹp cao quý vì ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội,vì làm Mẹ Dấng Cứu Thế, vì niềm tin đơn sơ cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thư muối thiêng liêng, lung linh như ánh sáng dịu mát, huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.
Nhà tiệc ly:
Tiếp tục hành hương đến phòng Tiệc Ly để thăm nơi Chúa thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Truyền Chức. Căn phòng nhỏ chừng 40m2, nền cũ kỷ, tường loang lỗ. Nơi đây đã diễn ra bữa băn cuối cùng của Chúa với các môn đệ (Lc 22,14-18). “Chúa Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và người yêu thương họ đén cùng.. . nên trong một bữa ăn, Người đứng đậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau ». Chúa dạy bài học yêu thương phục vụ: ”Vậy nếu Thầy là Chúa là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13, 1-15). Qua Thánh Thể, Chúa tiếp tục nuôi dưỡng nhân loại bằng Mình và Máu Chúa trên hành trình của con người về quê hương vĩnh cửu: “Này là mình Thầy. Hãy cầm lấy mà ăn” (Mt 26:26), và “Tất cả hãy uống. Đây là chén máu Thầy. Máu Tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người để được tha tội” (Mt 26:27-28). Trong đêm đó Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại một điều răn mới là « anh em hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương anh em”.
Cũng tại căn phòng này, Chúa đã hiện ra hai lần sau khi sống lại. Đây cũng là nơi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các môn đệ nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần. Các tín hữu tiên khởi chọn Núi Sion làm trụ sở chính và xây cất thánh đường này sau khi được người Byzantin nới rộng và gọi là ‘Núi Thánh Sion’ để liên kết Giáo hội tiên khởi với lời tiên tri của Isaia: "Từ Sion sẽ phát sinh lề luật và từ Jerusalem sẽ phát sinh Lời Chúa". Người Ba Tư đã phá hủy Nơi Thánh này vào năm 614. Vào thế kỷ thứ 12 Đạo Binh Thánh Giá lại tái thiết thánh đường khác và trùng tu phòng Tiệc Ly. Năm 1176, người ta đã khám phá ra mộ của Đavit ở nhà nguyện lầu dưới. Chúng tôi lần lượt vào viếng lăng mộ Vua Đavit.
Rời Em Kerem, chúng tôi đi thăm Điện Kinh Thư, nơi lưu trữ những cảo bản Thánh Kinh cổ. Tiếp tục hành trình về Tel Avil chuẩn bị bay về nhà sau gần 10 ngày hành hương Đất Thánh.
B. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ.
Một dòng tộc bị nguyền rủa
Khoảng 3.000 trước CN, vùng mà người Do Thái (Jew-Israel) và người Palestines đang tranh dành nhau hiện nay, là đất của người Canaan, một dòng tộc được nhắc đến nhiều trong lịch sử và trong Thánh Kinh, nhưng dấu tích còn lại rất ít. Đó là vùng đất phía Đông của Địa Trung Hải. Tại đây, người Canaan đã sống trong những thành phố, trong đó có những thành phố rất nổi tiếng, thường được nhắc đến trong sách vở, như Giêrusalem và Giêricho. Họ đã có chữ viết và một tôn giáo sau này còn tồn tại nơi người Do Thái, và qua người Do Thái, ảnh hướng đến Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo.
Theo thánh kinh, các thành phố của người Canaan đã bị người Do Thái huỷ diệt dưới thời của Giosuê (Gs 7-8). Người Do Thái thiêu huỷ thành Giêricho trước, sau đó đến thành Ai. Thánh kinh ghi rõ như sau: “Israel giết chúng, không sót một tên, không để thoát một mống. Vô thành ai bị bắt sống và bị diệt bởi Giosuê” (Gs 7, 22-23). Số người bị giết lên đến 12000 người.
Trở lui lại lịch sử một chút, chúng ta thấy người Canaan và người Do Thái không phải là những người xa lạ. Theo gia phả được ghi trong Thánh Kinh, người Canaan và người Do Thái đều là con cháu của ông Nôe. Sau trận đại hồng thuỷ, ông Noe sống sót với 3 người con là Sem, Ham và Jaspheth người Do Thái thuộc dòng của Sem và người Canaan thuộc dòng của Ham. Dòng dõi của Ham bị ông Noe chúc dữ, vì khi ông Noe uống rượu say và ngủ trần truồng, ông Ham đã chỉ trỏ và chế diễu. Canaan là con của ông Ham. Lời nguyền rủa của ông Noe như sau: “Canana đáng bị nguyền rủa! Nó phải là đầy tớ của anh em nó.”
Rồi ông nói: “chúc tụng Chúa là Thiên Chúa của Sem; Canaan phải là đầy tớ nó! Xin Thiên Chúa mở rộng Japheth, nó hãy ở trong lều của Sem, và Canaan là đầy tớ của nó.”
Dòng tộc Canaan là dòng tộc đầu tiên đến chiếm vùng đất mầu mỡ ở phía Đông Địa Trung Hải nên vùng đất đó được gọi là vùng Canaan. Dòng tộc Philistines – sau này gọi là Palestines – là một trong những dòng tộc thuộc dòng dõi của Canaan, một dòng dõi đã bị ông Noe chúc dữ, sống ở phía Nam vùng Canaan.
Vùng đất hứa
Abram thuộc dòng của Sem được Thiên Chúa trọn lãnh đạo dân Do Thái. Khi ông đến vùng đất của dòng Canaan, tức vùng phía Đông của Địa Trung Hải, Thiên Chúa phán: “ ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi.” (St 12,7). Từ đó đất Canaan được gọi là đất hứa của người Do Thái.
Khi nạn đói xảy ra Abram, Abram dẫn dân Do Thái sang Ai Cập, nhưng bị vua Pharao đuổi, ông dẫn dân lên miền Negeb. Sau những trận đánh ác liệt, người Do Thái đã đánh bại nhóm vua Chodorlahomor ở vùng thung lũng Siddim, Thiên Chúa đã lập lại giao ước với Abram, tổ phụ của người Do Thái: “ Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai Cập đến sông Cả (tức Euphrates), đất của những người Cinietes, Cenezites, Cedmonites, Hethites, Pherezites, Raphaim, Amorrites, Canaan, Gergeites và Jebusites.” (St. 15.19-20)
Do đó, đi đâu thì đi, đến đâu thì đến, nhưng người Do Thái vẫn cố tìm về đất Canaan. Tuy Thiên Chúa đã hứa như vậy, nhưng cuộc chiến đấu trở về và giữ vững vùng đất hứa này rất căm go, nó đã kéo dài trên 5.000 năm và đến nay vẫn còn được tiếp tục.
Đến thời Giacob làm lãnh tụ của Do Thái, khi ông đến thành Bethel của người Canaan, Thiên Chúa lại nói với ông: “tên ngươi là Giacob, nhưng người ta sẽ không gọi ngươi là Giacob nữa, ngươi sẽ được gọi là Israel.” Vậy người đặt tên cho ông là Israel. (St. 35,10-11). từ đó, con cháu của dân tộc Do Thái được gọi là dân Israel. Người Do Thái giữ mãi tên này cho đến bây giờ.
Biên giới Do Thái theo thánh kinh
Khi nạn đói lại xảy ra, Giacob dẫn dân của ông đến Ai Cập và ông đã chết tại đây. Cuộc sống của dân Israel tại Ai Cập lúc đầu khá thoải mái và ngày càng lớn mạnh, nên vua Ai Cập lo sợ, đã tìm cách khống chế. Môisê đã làm một cuộc cách mạng, dẫn dân Israel ra khỏi Ai Cập, đi qua biển Đỏ và đến sa mạc Sinai. Sau nhiều cuộc chiến đấu vất vả, họ đến thảo nguyên Moab, gần sông Jordan, đối diện với thành Giêricho, rồi vượt qua sông Jordan vào chiếm đất Canaan. Thiên Chúa nói với Môisê: “ Hãy ra lệnh cho con cái Israel và bảo chúng: khi anh em vào đất Canaan, phần đất rơi vào tay anh em là gia nghiệp, chính đất Canaan với biên giới như sau:
“Phía nam của anh em bắt đầu từ sa mạc Sin, giáp giới Edom. Ranh giới phía nam sẽ khởi sự từ cuối biển muối (Salt Sea), ở mạn đông. Rồi ranh giới đó sẽ vòng xuống phía Nam, lên giốc Acrabbim, đi qua Sin, đến phia nam Cadesbarne, tiến về Hasar-Addar; sau đó từ Asemon ranh giới vòng xuống suối Ai Cập và đến biển.
“Phía tây anh em có biển lớn làm ranh giới. Đó là ranh giới phía tây của anh em.
“ và đây là ranh giới phía Bắc: từ biển lớn, anh em sẽ vạch một đường lên núi Hor, anh em sẽ vạch một đường đến cửa Hamath, ranh giới sẽ đi đến Sedada, rồi chạy tiếp đến Zephrona và chấm dứt ở Hasar-Enan. Đó là ranh giới phía Bắc của anh em.
“sau đó anh em vạch một đường làm ranh giới phía Đông từ Hasar-Enan đến Sepham. Từ Sepham, ranh giới đó sẽ đi xuống đến Ar-Baal, phía đông của Ain. Đi xuống nữa ranh giới đó sẽ tiếp giáp với các đồi phía đông biển hồ Chenereth; rồi biên giới sẽ tiếp tục chạy đến Jordan và chấm dứt ở Biển Muối.
“Đó là đất của anh em với các ranh giới chung quanh.”
Ông Môisê ra lệnh cho con cái Israel: “đó là đất mà anh em sẽ bốc thăm để chia nhau làm gia nghiệp, đất mà Thiên Chúa truyền phải ban cho chín chi tộc và một chi tộc.” (Ds 34, 1-13).
Khởi đầu cuộc chiến giữa Israel và Palestines
Giosuê là người kế vị của Môsê lãnh đạo dân Israel, đã mở những trận đánh lớn để diệt những dòng tộc của người Canaan và chiếm đất Canaan. Khi nghe tin Giosuê đã chiếm thành Giêricho và thành Ai, vua thành Giêrusalem là Adonicsedec và các vua khác đã cầu hoà với Israel rồi liên kết với nhau đánh chiếm miền Nam do người Philistines (tức Palestines) đang chiếm giữ. Các vua ở phía đông sông Jordan cũng bị Israel đánh bại. Cuộc chiến giữa Israel và Palestines bắt đầu từ đó. Thánh kinh cho biết, khi ông Giosuê đã già, vẫn còn nhiều vùng đất lãnh thổ Canaan đang do 5 thổ mục của Palestines chiếm giữ, đó là các vùng Gaza, Azotus, Ascalon, Geth và Accaron. (Gs.13). Các thế hệ nối tiếp của cả hai bên đã tiếp tục chiến đấu để được làm chủ vùng đất này.
Một vài nét đại cương như thế cũng đủ cho thấy rằng mặc dầu dòng tộc Israel và dòng tộc Palestines đều là con cháu của ông Noe, nhưng họ đã tranh nhau vùng Canaan, tức vùng đất màu mỡ phía đông Điạ Trung Hải, bằng những cuộc chiến tranh đẫm máu và bất khoan dung, kéo dài đã trên 5000 năm và đến bây giờ vẫn chưa dứt.
Thăng trầm qua lịch sử
Khoảng năm 722 trước công nguyên, người Babylon đã đánh chiếm vùng Canaan và phá huỷ thành Giêrusalem của người Dothái và bắt người Do thái phải lưu qua Babylon.(Trong cổ sử, Babylon là một quốc gia ở vùng Mesopotania, giữa sông Tigris và sông Euphrates, ngày nay là khoảng từ Iraq đến vịnh Ba Tư). Tuy nhiên, người Do Thái vẫn được cho giữ quốc tịch và tôn giáo riêng của họ. Năm 539 TCN, Đại đế Cyrus của Ba Tư chinh phục được Babylon, người Do Thái được trở lại vùng Judea, khu vực của người Palestines. Mặc dầu bị đặt dưới sự bảo hộ của Ba Tư, người Do Thái vẫn được phép xây dựng thành Giêrusalem và sống với tôn giáo riêng của họ.
Vào năm 333 TCN, Đại đế Alexander đã chiếm vùng đất Palestines, nơi người Do Thái đang cư ngụ. Đại đế này và những người kế vị ông đã không thành công trong nỗ lực đồng hoá người Do Thái bằng tôn giáo và văn hoá Hy Lạp. Năm 141 TCN, dân Do Thái đã nổi dậy thành công và thiết lập một nước Do Thái độc lập, nhưng sau đó lại bị Đại đế Pompey của La Mã đến đánh chiếm và cai trị. Thời gian Chúa Giêsu giáng sinh và truyền đạo là thời gian Do Thái đang bị người La Mã đô hộ.
Trong thời gian từ năm 66-73 và năm 132-135 sau công nguyên, dân Do Thái đã tổ chức hai cuộc nổi dậy chống người La Mã nhưng không thành công, nhiều người Do Thái bị hành quyết hay bắt đi làm nô lệ. Người theo Do Thái giáo cấm đến viếng thăm Giêrusalem. Dưới thời Đại đế Constantine, Giêrusalem và vùng đất Palestines trở thành nơi hành hương của Thiên Chúa giáo.
Năm 638, Hồi giáo đánh chiếm Palestines và Giêrusalem. Thành Giêrusalem bị biến thành thánh địa đầu tiên của Hồi giáo. Các tín đồ Hồi giáo mỗi khi đọc kinh thường quay mặt về Giêrusalem. Sau này thánh địa của Hồi giáo được chuyển về Makkah và Medina. Người Do Thái bị buộc phải chọn hoặc theo Hồi giáo và nộp cống hoặc chết. Nhiều người Do Thái vượt qua khó khăn bằng cách sống thầm lặng, hoặc di cư đến những nơi khác để tiếp tục sinh sống và giữ đạo của họ.
Năm 1517 Đế quốc Ottomans của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm vùng Địa Trung Hải, cai quản đất Palestines trong gần 400 năm. Nhà cách mạng Ai Cập là Mohammed Ali đã thực hiện hai cuộc nổi dậy trong hai thập niên 1830 và 1840 nhưng không thành công.
Quyết tâm trở về của người Do Thái.
Năm 1897, Theodor Herzl (1860-1904) đã đi khắp nơi vận động một phong trào gọi là Zionimus (hay Zionism hoặc Sonisme), thường được gọi World Zionist Organization để đưa người Do Thái trở về “đất hứa” của họ trên vùng Canaan ngày xưa. Sion là tên của hòn núi thánh ở phía đông Giêrusalem, nơi tượng trưng tinh thần của người Do Thái. Phong trào này trước được thành lập tại Châu Âu, về sau lan ra rộng khắp nơi.
Sau đại chiến thứ I (1917-1918), khối Arập đã giúp Anh đánh bại Đế quốc Ottomans và chiếm vùng Palestines, vì Anh hứa sẽ trao trả độc lập cho các dân tộc Arập. Nhưng Anh cũng đã hứa như vậy với người Do Thái. Do đó, khi kí kết hiệp ước với Pháp và Nga năm 1916 tại Sykes-Picot, Anh tuyên bố sẽ chia vùng này thành hai vùng, đặt dưới sự cai quản của đồng minh. Ngày 2.11.1917 Ngoại trưởng Anh là Arthur James Balfour đã đưa ra một tuyên bố nổi tiếng, hứa sẽ cho thành lập một quốc gia Do Thái tại đất Palestines. Năm 1922 Anh chính thức chia vùng Palestines làm 2 khu vực, phần phía tây được giao cho người Do Thái, phần phía đông cho hình thành một quốc gia mới lấy tên là Transjordan do Abdullah cai quản. Abdullah là người A-rập bị khối A-rập trục xuất. Tính lại, phần đất của Do Thái chỉ bằng 22% phần dành cho người Transjordan. Năm 1946 Anh trao độc lập cho Transjordan và tạo thành một nước Palestines - Arập mới.
Khối Arập đã phản đối mãnh mẽ sự phân chia này. tướng Azzam Pasha, Tổng thư ký Liên Đoàn Ả Rập tuyên bố sẽ mở “Jihad” (tức thánh chiến) đẻ chiếm lại. còn Hajamin nói: “tôi tuyên bố một cuộc thánh chiến. hỡi những người anh em hồi giáo! Hãy giất người Dothái! Hãy giết tất cả chúng!”.
Không làm gì được trước tình trạng này, năm 1947 Anh đưa vấn đề cho liên hiệp quốc giải quyết. ngày 29-11-1947, đại hội đồng liên hiệp quốc đã họp và quyết định 2/3 phiếu thuận, chia phần phía Tây phe Aletresttine cho người Do Thái. phần đất này chỉ có 25% là màu mở còn 75% là sa mạc. người Ả rập cương quyết chống lại, Jordan đem quân chiếm phía đông Giêrusalem và một phần lớn ở phía tây sông Jordan, thu hẹp lãnh thổ Dothái lại.Ai Cập đem quân chiếm dãy Gaza và bao vây phía nam Giêrusalem. mặt sdầu bị mất mát lớn như thế, Dothái vẫn tồn tại.
Cuộc trở về đầy gian khổ.
Trong khi cuộc chiến xảy ra, trên đất Arập có khoảng 870.000 người Dothái đang sinh sống. Nhiều cộng đồng của họ đã có cách đây khoảng 2500 năm. những người Dothái này bắt đầu bị khủng bố, tài sản của họ bị tịch thu. Khoảng 600.000 người Dothái đã phải từ bỏ vùng của người Arập, trở về định cư tại vùng dành cho người Do thái. nhiều người Do Thái đã thoát khỏi cuộc tàn sát của Đức quốc xã trong thế chiến thứ II cũng quay về.
Năm 1948, do sự khuyến khích của các lãnh tụ ARập, khoảng 720.000 người ARập di cư ra khỏi vùng đất dành cho ngưòi Do thái. Các lãnh tũ A Rập Chúa sẽ đưa họ về sau khi đánh bại Dothái. thủ tướng Dothái Đavítd Ben-gurion đã khuyến khích người Ả Rập ở lại và hứa không làm hại họ nhưng họ cứ đi. khối A Rập thành lập những trại tỵ nạn cho người Palestines chung quanh vùng lãnh thổ dành cho người Dothái và người Palestines để chống lại Dothái.
Ngày 7-1-1949 một hiệp ước ngưng bắn đã được ký kết giữa Dothái với Aicập, Syria, Libanon và Tansjordan (sau này đổi thành Jordan), nhưng tới lúc đó Dothái đã chiếm thêm được khoảng 50% phần đất đã đựơc Liên Hiệp Quốc giao cho, gồm vùng phía tây vùng gallile làm thành một hành lan rộng lớn xuyên qua trung tâm Palestines tới Jerusalem và một phần của Jerusalem. Nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục.
Tháng 4-1950 Jordan chiếm thêm West bank và Ai Cập chiếm vùng Gaza, nhưng không nước nào dành cho người Palestines quền tự trị. Hai vùng Juđea và Samaria đưỡc xác nhập vào Jordan. Đây là hai vùng được dùng làm địa bàn để thực hiện các cuộc khủng bố người Dothái. Họ đã thành lập một tổ chức gọi là FATAH (hay Fatek hoặc Fedayee) để khủng bố dân chúng Dothái. từ 1949-1956 đã có khoảng 1300 thường dân Dothái bị giết. Aicập phong toả hải cảng Eliat làm Dothái gặp nhiều khó khănm trong việc giao thông với ngoại quốc. ngày 29-10-1956 Dothái liền mở cuộc tấn công vào khối A Rập. Anh và Pháp cũng mở cuộc tấn công Ai Cập để giải toả kênh đào Suez. Nhưng các cuộc xung đột vẫn tiếp tục.
Sự xuất hiện của PLO và Yesser Arafat
Năm 1964 tổ chức giải phóng Palestines (Palestines liberation Organistion- PLO) đã được thành lập dười sự tài trợ của Liên Đoàn A Rập để traanh đấu lấy lại phần đất mà họ cho rằng Dothái đã chiếm của họ.
Yesser Arafat có cái tên khá dài là Mohammed Yesser Abddul-Raouf Qudwa Al-Husseini, sinh ngày 24-8-1929 tại Cairô (có sách nói là tại Jerusalem). Ông có người vợ tên là Suha At-Taweel và mọt ngưòi con gái tên là Zahwa. Ông tốt nghiệp bằng kỹ sư canh nông năm 1951 tại đại học King Fuad ở Ai Cập. Năm 1958 ông tham gia tổ chức Fatah chống lại người Dothái. Năm 1967 tổ chức Fatak liên kết với tổ chức PLO và năm 1968 ông được bầu làm chủ tịch tổ chức PLO.
Năm 1970 lực lượng PLO đã đụng độ đẫm máu với lực lượng của Jordan và bị trục xuất qua lebanon. Năm 1982, khi Do Thái tấn công Lebanon, khoảng 12 000 quân võ trang của PLO di chuyển đến Syria và các nước A-rập khác và đặt bộ tư lệnh tại Tunisia. Bộ tư lệnh này đã bị Do Thái phá huỷ năm 1985.
Năm 1974, Hội nghị thượng đỉnh của khối Arập họp tại Moroco đã công nhận PLO là tổ chức đại diện chính thức của người Palestines.
Cuộc chiến 6 ngày.
Năm 1967 các nước Arập quyết tâm đánh bại Do Thái. Syria từ cao nguyên Golan pháo kích liên tục vào các thành phố của Do Thái. Ngày 15 – 5- 1967 lực lượng của Ai Cập tiến chiếm Sinai. Các nước Jordan, Iraq và Arập Saudi cũng đem quân phong toả Do Thái. Tổng thống Nasser của Ai Cập tuyên bố: “mục tiêu của chúng tôi là tiêu diệt Do Thái…”. Trước tình trạng này, ngày 5-6-1967, với võ khí tối tân được Hoa Kỳ cung cấp Do Thái đã mở cuộc tấn công Ai Cập và kêu gọi Jordan đứng ngoài cuộc chiến, nhưng Jordan từ chối. Ngày 8-6-1967, Do Thái đánh bại trận Jordan và chiếm vùng Juda và Samaria. Sáng 9-6-1967 Do Thái đánh bại quân Syria trên cao nguyên Golan… chỉ trong 6 ngày, quân Do Thái đã chiếm trọn bản đảo Sinai, dảy Gaza, vùng Judea, và Samaria, và cao nguyên Golan. Qua các cuộc thương lượng, một cuộc đình chiến đã được thiện hiện, nhưng Do Thái không chịu rút ra khỏi tất cả những vùng họ đã chiếm được. Khối Arập dùng chiến dịch khủng bố để tiếp tục chống lại Do Thái. Năm 1973, Ai Cập và Syria lại mở cuộc tấn công Do Thái nhưng thất bại.
Một giải pháp cho Palestines.
Tháng 11-1988, Hội Đồng An Ninh quốc gia Palestines họp tại Algiers, tuyên bố thành lập một nước Palestines độc lập và lấy Giêrusalem làm thủ đô. Hội đồng cũng quyết định sử dụng nghị quyết số 242 và 338 của Liên Hiệp Quốc về quyền tự quyết của người Palestines để làm căn bản cho cuộc thương thuyết hoà bình. Sau những cuộc thương thuyết gây cấn và kéo dài, Do Thái và PLO đã kí hiệp ước hoà bình ngày 13-9-1993 trong khuôn viên toà Bạch Ốc của Hoa Kỳ, trước sự chứng kiến của tổng thống Clinton và hai cựu tổng thống George Bush và Jimmy Carter. Theo hiệp ước này Do Thái thừa nhận quyền tự trị của người Palestines trên vùng Gaza và West Bank, bắt đầu là tại thành phố Giêricho. Ngày hôm sau, Do Thái lại ký hiệp ước sống chung hoà bình với các quốc gia Arập. Ngày 28-9-1995 hai bên đã trở lại Washington kí hoà ước chính thức công nhận quyền tự trị của Palestines trên vùng West Bank.
Tính sổ lại, chúng ta thấy sau nhiều cuộc đấu tranh đẫm máu và cam go, Do Thái đã có một vùng rộng 8.020 dặm vuông trên vùng đất hứa với dân số 5.938.000 người (Do Thái chiếm 82%), trong đó thủ đô Giêrusalem có 550.000 người. Tổng sản lượng quốc gia của Do Thái là 105 tỉ mỹ kim và lợi tức theo đầu người là 18.300 mỹ kim. Đây là một mức tương đối cao. Tại vùng Gaza rộng 140 dặm vuông có 925.000 dân và vùng West Bank rộng 2.270 dặm vuông có 2.500.000 dân. Mặc dầu đã có hiệp ước hoà bình, cuộc chiến vẫn chưa dứt và có thể nói là không bao giờ dứt, vì nhiều người Arập vẫn chủ trương phải tiêu diệt Do Thái.
Do thái cương quyết bảo vệ đất hứa của họ trên vùng Canaan ngày xưa, một vùng đất mà họ đã phải chiến đấu liên tục trong hơn 5.000 năm để chiếm đoạt và bảo vệ. Người Palestines cũng cương quyết bảo vệ mảnh đất mà cha ông của họ đã từng sinh sống trên đó cách đây hơn 5.000 năm trước.
Người Palestines tuy yếu nhưng có khối Arập đứng đằng sau, nhất là khối tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Trước một khối sức mạnh như vậy, Do Thái vẫn đương đầu được vì các lý do sau đây:
Lý do thứ nhất là Do Thái có những võ khí tối tân nhất thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Mỗi năm Hoa Kỳ viện trợ cho Do Thái khoảng 3 tỷ 500 triệu Mỹ kim về quân sự. Có thể nói, hầu hết các võ khí tối tân nhất của Hoa Kỳ đều đã được chuyển cho Do Thái, vì Do Thái được coi là tiền đồn của Hoa Kỳ tại vùng Trung Đông. Bất cứ chuyện “ngổ nghịch” nào xảy ra trong khối Arập, Do Thái cũng có khả năng can thiệp ngay tức khắc. Nếu không có Do Thái đóng trụ ở đó, các nước Arập sẽ liên kết lại và bất thần giáng hoạ cho Hoa Kỳ cả quân sự lẫn kinh tế. Ngoài ra sự lớn mạnh cuả Do Thái bắt buộc các quốc gia Arập lại bỏ tiền ra mua vũ khí cho Hoa Kỳ canh tân canh tân liên tục để bất trắc đây là một mối lợi lớn của Hoa Kỳ.
Lý do thứ hai là khối người Do Thái lưu vong trên thế giới, nhất là tại Hoa Kỳ, luôn yểm trợ cho người Do Thái ở quê hương. Tại Hoa Kỳ hiện có 6 triệu người Do Thái, ở Châu Âu có khoảng 2 triệu 200 ngàn người (đa số ở vùng Liên Xô cũ), Pháp có 6.000 người, Anh có 3.000 người, Đức 50.000 người,…. Trong những người Do Thái lưu vong này có những người rất giàu có hoặc đang giữ những chức lớn trong chính quyền tây phương như Henry Kissinger, Joseph Liebeman…, những người Do Thái lưu vong đã vận động hậu trường rất giỏi để các nước phương tây luôn yểm trợ Do Thái.
Lý do thứ ba là người Do Thái có một niềm tin bất diệt nơi Thiên Chúa Yahweh, Đấng luôn che trở và bảo vệ và bên vực dân tộc Do Thái. Họ tin chắc dân tộc Do Thái nhất định phải toàn thắng. Từ năm 638, Hồi giáo đã mở cuộc thánh chiến chiếm toàn khối Arập và phía Bắc Phi Châu biến vùng này thành những quốc gia Hồi giáo. Họ buộc người Do Thái phải chọn: “hoặc theo Hồi giáo và nộp cống hoặc phải chết”. Nhưng đa số người Do Thái vẫn giữ đạo của họ.
Ngoài ra, dù ở đâu trong hoàn cảnh nào, ngươi Do Thái vẫn gắn bó với nhau và sống cho quê hương. Họ lại là những người rất thông minh, có đầu óc thực tế, cương quyết, chịu khó làm và hoạt động có phương pháp, các lãnh đạo có chiến lược và chiến thuật. Thiếu những đặc tính đó, người Do Thái lưu vọng đã bị đồng hoá từ lâu và ngày về sẽ không có.
Người Palestines biết mình là kẻ yếu, không thể đương đầu nổi Do Thái, nhưng họ không chịu ngồi yên, họ dùng vũ khí của kẻ yếu là khủng bố để chống lại. Thêm vào đó là sự trợ giúp và xúi biểu của các thành phần Arập chống lại Do Thái và chống Hoa Kỳ. Do Thái dĩ nhiên không bao giờ chịu ngồi yên cho kẻ địch chơi thọc nách như thế. Chiến thuật của Do Thái là thỉnh thoảng mở cuộc hành quân “lùng và diệt địch” ngay trên những sào huyệt của những tổ chức khủng bố, phá đi tiềm lực của chúng về cả võ khí lẫn con người. Sau những cuộc hành quân “lùng và diệt địch” như thế Do Thái tin rằng nếu muốn phục hồi lại, người Palestines phải có một thời gian rất dài, trong thời gian đó Do Thái sẽ được bình an.
(Theo tài liệu của sử gia Lữ Giang; thamkhảo: Our visit to the Holy Land, Fr.Peter R. Vasko, OFM; The Holy Land, Palphot).
Israel là hình ảnh của Giáo Hội. Kinh Thánh Cựu Ước liên quan rất nhiều đến lịch sử Đất Nước và Dân Tộc Israel. Biết thêm được đôi điều về địa lý, lịch sử Israel để có thêm sự hiểu biết về Cựu Ước và Tin Mừng.
“Những người hiền lành sẽ được đất làm sản nghiệp”,đó là lời Chúa Giêsu khẳng định trong Bát Phúc,lấy lại Thánh vịnh 37. Hy vọng mọi nổ lực của thế giới của Giáo hội sẽ mang lại hoà bình cho miền đất Thánh Thiêng.
Từ Giêrusalem, chúng tôi khởi hành đi Bêlem lúc sáng sớm. Qua trạm gác Palestine mỗi người trình Hộ Chiếu cho lính gác. Chúng tôi đi qua bức tường ngăn cách 2 nước Israel – Palestine. Bức tường dài 100km, cao 12m, Israel chỉ xây dựng trong một đêm.
BÊLEM
Thị trấn Bêlem hiện nay là một trung tâm thương mại, điểm thu hút nhiều khách du lịch, có một khu kỷ nghệ chuyên tạo các vật phẩm lưu niệm mang tính tôn giáo và và truyền thống nổi tiếng, có rất nhiều thánh đường, trường học. Dân số khoảng 50.000 người, thuộc quyềnh quản lý của chính quyền Palestine.
Thị trấn cách Giêrusalem 8km về hướng Nam. Bêlem nằm trên một ngọn đồi đá vôi cao trên mặt biển. Bêlem là một địa danh rất quan trọng vì trong Thánh Kinh đã đề cập tới nhiều lần. Bêlem là nơi an nghỉ của Rakel vợ Tổ phụ Jacob, được chôn cất trên đường vào Ephrata. Đây cũng là nơi Bà Ruth, bà cố của vua Đavid đã gặp ông Boaz và kết hôn với ông. Bêlem còn là nơi sinh trưởng của vua Đavid, chính nơi đây ông đã được tiên tri Samuel xức dầu tấn phong làm vua dân Do Thái.
Theo Thánh kinh, vào thời Giacóp, Bêlem được gọi là Erphrath, nơi chôn cất Rakel (St 35,16,19;48,7). Sau khi chinh phục Canaan, Bêlem thuộc chi tộc Giuđa. Bêlem còn gọi là xứ Giuđa, phân biệt với Bêlem xứ Zabulon (R 1,1). Ong Ibzan làm thủ lãnh bảy năm, khi qua đời được chôn cất tại Bêlem (Tl 12,8-10); ông Emilech, bố vợ bà Ruth là người Etrát thuộc Bêlem (R1,1-2), cũng như chồng của bà Ruth, ông Bôaz (2,1,4). Ong Bôaz sinh Ô bét, Ô bét là ông nội của Đavit (R4, 18-22). Đavit được Samuel xức dầu phong vương (1Sm 16,13- 15) và do vậy Bêlem còn gọi là thành Đavit (Lc 2,4-11). Bêlem là nơi Đấng cứu thế đã hạ sinh (Mt 2,1-7), một thành được xem là nhỏ nhất trong các chi tộc Giuđa (Mk 5,1) sẽ xuất hiện vị cứu tinh dân Israen, vì thế Bêlem đã xảy ra vụ tàn sát các hài nhi Herôđê... (Mt 2,16) Bêlem một thành của dân tộc Dơvulun (Gs 19,15). Đối với Do Thái giáo, Bêlem là quê hương của Đavit, vua Israel trị vì năm 1000 trước CN. Đây cũng là một địa danh linh thiêng của Kitô giáo vì là nơi Chúa sinh ra.
Theo Phúc Âm, Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem trong một chuồng bò lừa. Theo một cổ truyền mà Thánh Giustinô thế kỷ thứ hai đã nói tới, ấn định nơi đó là một hang đá. Trên hang đá đó Hoàng đế Constantinô đã xây một Vương cung Thánh đường còn tồn tại cho đến ngày nay. Các mục đồng ban đêm canh gác đoàn vật ở cánh đồng chung quanh Bêlem được Thiên thần báo tin và thấy nhiều Thiên thần hát “Gloria in excelsis Deo”. Họ là những người đầu tiên đã đến thờ lạy Chúa Cứu Thế mới giáng sinh.
HANG BÊLEM
Là một căn hầm nhỏ (12mx3m) nằm dưới cung nguyện của Thánh đường Giáng Sinh. Nền thờ được dát bằng đá cẩm thạch. Các cộng đoàn Kitô giáo vẫn luôn thắp sáng các ngọn đèn dầu, xông hương dâng Chúa Hài Đồng. Một chiếc ngôi sao bằng bạc với dòng chữ: “Nơi đây, Đấng cứu thế đã Giáng Sinh”. Hang Bêlem có lẽ là nơi bày tỏ sự hiệp nhất của Kitô giáo, người ta vẫn thường chứng kiến các linh mục, tu sĩ của Công giáo và chính thống cùng dâng lễ với nhau.
THÁNH ĐƯỜNG GIÁNG SINH
Một trong những thánh đường cổ xưa theo lưu truyền, Chúa Giêsu giáng sinh trong một hang đá. Thế kỷ thứ hai, thánh Justinô, giáo phụ Originê đều nói đến việc Chúa sinh hạ trong một hang đá. Năm 135, hoàng đế La mã Adrien đã ra lệnh cho dựng tượng thần Adonis tại chỗ để ngăn các cuộc hành hương sùng kính. Khoảng năm 333, hoàng đế Constantin và mẹ ông là Hêlêna đã cho xây một thánh đường trùm lên vị trí thánh đường ngày nay. Thánh Giêrônimô đã ở Bêlem từ năm 384-420. Qua nhiều thế kỷ, Bêlem là nơi đã nảy sinh nhiều cuộc tranh chấp mang tính chất tôn giáo. Thánh đường giáng sinh hiện nay được phân chia làm ba khu vực: Chính thống giáo Hy Lạp; Công Giáo và Chính Thống Armenia. Trên nóc thánh đường, có bốn cây Thánh giá nhỏ nằm sau cây thánh giá lớn biểu trưng cho bốn nước đã tham gia vào đội quân thập tự chinh thời bấy giờ gồm: Pháp, Ý, Đức, Anh.
Từ Thánh đường giáng sinh, chúng tôi đi xuống những bậc cấp, từng người một bước vào trong hang. Để vào bên trong, người ta phải khom mình xuống, vì lối vào chỉ cao 1m và rộng 0,8m. Lối vào có tên là “Cổng khiêm cung” vì khi vào ai cũng phải cúi đầu! Nguyên thuỷ, lối vào rất rộng, sở dĩ hẹp như bây giờ là do Thập Tự Quân dựng nên để ngăn ngừa quân Hồi giáo đang tàn phá các di tích Thánh. Mỗi người lần lượt quỳ gối hôn kính tảng đá ngôi sao bằng bạc ghi dấu nơi Chúa sinh xuống trần hơn 2000 năm trước. Nơi đây được gọi là Động Giáng Sinh, nơi đánh dấu một trang tình sử của Thiên Chúa, ghi nhớ một đêm đông giá lạnh, từ trời cao Thiên Chúa xuống thế làm người, giao hòa trời đất. Thật cảm động và chan chứa hồng ân, môi miệng con được hôn dấu tích thánh thiêng nhất lịch sử - nơi Chúa hạ sinh làm người. Kế bên có Động Sữa, theo tương truyền Đức Mẹ cho Chúa Giêsu bú, vài giọt sữa mẹ rơi ra. Vì thế động sữa là nơi chan hoà tình mẫu tử.
Chúng tôi cùng hát những bài thánh ca Giáng Sinh. Đêm nay Noel về, Hát khen mừng Chúa Giáng sinh ra đời…Hát giữa ban ngày mà cứ tưởng như là đêm thánh vô cùng. Cảm nghiệm tình yêu cao vời của Thiên Chúa làm người để cứu độ nhân loại.
Tin mừng Lc 2,1-20 kể lại một câu chuyện tầm thường nhất nhưng cũng là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Một biến cố tầm thường nhất. Một gia đình nghèo khổ không tìm ra chỗ trọ trong lữ quán. Số người Do thái trở về Giêrusalem để làm sổ khai sinh quá đông. Hai ông bà Giuse - Maria không có tiền để vào khách sạn, vào các nhà nghỉ đắt tiền. Các quán trọ đã hết chỗ. Mùa tăng giá và bắt chẹt khách hàng. Tăng giá để loại trừ người nghèo, ở đó không có chỗ trống cho tình người. Họ đành phải qua đêm ngoài đồng hoang tại Bêlem trong một hang đá nơi dành riêng cho chiên bò nghỉ ngơi. Đêm đông hôm ấy trong cảnh sương tuyết gió lạnh, Maria đã hạ sinh một con trai, bà đặt con trong máng cỏ, bạn hữu thân nhân chẳng có ai, chỉ có vài mục đồng đến thăm viếng, sự kiện chỉ có thế, thật là đơn giản.
Một biến cố vĩ đại nhất. Thế nhưng em bé ra đời trong cảnh nghèo hèn đó lại là một vị Thiên sai. Người đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên, trước và sau ngày giáng sinh của Người. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời Vĩnh Cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía. Thiên Chúa đã chọn làm một người nghèo sinh ra trong một gia đình nghèo chứ không phải quyền quý giàu sang. Bởi vậy, biến cố giáng sinh bên ngoài xem ra thật tầm thường nhưng lại là một biến cố vĩ đại. Quá vĩ đại đến nỗi nhiều người đã không tin. Ngay trong số những người tin có Thiên Chúa cũng đã có người không dám nghĩ rằng Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Tin vào một Thiên Chúa là Đấng thần linh thì hầu hết các tôn giáo đều tin nhận; nhưng tin vào một Thiên Chúa nhập thể làm người, chấp nhận thân phận con người thì còn rất nhiều tranh luận. Làm sao một Thiên Chúa lại có thể làm những chuyện quá tầm thường như được cưu mang, được sinh ra ? Môt sự kiện táo bạo. Táo bạo đến độ sững sờ sợ hãi,chẳng phải vì khó tin giật gân cho bằng vì không dám tin vào điều vượt tầm quan niệm.Thiên Chúa, Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được.Thiên Chúa,Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình. Thiên Chúa, Đấng cứu độ trước đây chỉ muốn bày tỏ với con người khốn khổ qua trung gian của các thụ tạo được tuyển chọn,giờ đây lại ngỏ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nắm trong máng cỏ.Quả là sự kiện táo bạo.
Chính Chúa Giêsu đến thế gian để thực hiện điều đó. Người đến mang sự hoà bình cho nhân loại, tước bỏ khỏi lòng người sự thù hận. Tất cả mọi người là con cùng một Cha, Thiên Chúa nhân lành. Giáo lý quan trọng nhất của Chúa Giêsu là dạy cho mọi người biết Thiên Chúa là người Cha rất yêu thương và tất cả nhân loại là con cái của Ngài và là anh chị em ruột thịt với nhau. Chỉ có giáo lý cao đẹp này, chỉ có Tin mừng này mới giải thoát nhân loại khỏi chiến tranh để xây dựng hoà bình.
Hài nhi nằm trong máng cỏ mời gọi con người:
- Hãy mở rộng vòng tay: Đôi tay Chúa giang rộng như muốn ôm tất cả nhân loại, cử chỉ đó nhắn gửi rằng, hãy mở rộng vòng tay tiếp đón mọi người.
- Hãy mở rộng tầm nhìn: Anh mắt Hài nhi đơn sơ trong sáng như muốn nhắn bảo: Đừng chỉ nhìn hạn hẹp vào bản thân mình, hãy biết mở rộng tầm nhìn ra xã hội, ra giáo hội, ra thế giới. Đừng hạn chế tầm nhìn vào lãnh vực vật chất kinh tế, hãy mở rộng tầm nhìn sang lãnh vực tinh thần tâm linh.
- Hãy mở rộng trái tim: Mở rộng trái tim mình ra để đón Chúa sinh vào, để nghe và hiểu Lời Chúa. Lời Chúa nói thì thầm vào trái tim, Lời ấy nhẹ nhàng sâu thẳm.
Nơi thánh Giêrônimô sống để dịch Thánh Kinh |
Rời động Giáng sinh, chúng tôi lên phía trên. Trong Nhà thờ Giáng Sinh đang cử hành thánh lễ. Chúng tôi lại đi xuống lối khác để dâng lễ tại nhà nguyện các Thánh Anh Hài. Nơi đây còn có hai nhà nguyện nhỏ nữa, đó là nhà nguyện kính Thánh Gia lên đường trốn sang Aicập, nhà nguyện kính Thánh Giêrônimô (Ngài đã sống nhiều năm tại đây để dịch Thánh kinh từ nguyên bản Hylạp, Hipri, Aram sang tiếng Latinh, bản Vulgata.)
Rời Thánh đường Giáng sinh, chúng tôi thăm cánh đồng chiên nơi Thiên thần báo tin cho các mục đồng.
Cánh đồng chiên |
nơi Thiên thần báo tin cho các mục đồng |
Như những cánh bướm bị thu hút bởi ngọn lửa, các Mục Đồng và các Đạo Sĩ tiến đến ngai vàng chỉ là một Hang đá, đến với Thiên Chúa chỉ là một Hài Nhi. Thiên Chúa Hài Nhi ngước nhìn từ Máng cỏ chỉ thấy hai hạng người tìm gặp Ngài và chỉ duy họ tìm gặp Ngài cho đến tận cùng thời gian. Đó là các Mục Đồng và các Đạo Sĩ, những người đơn sơ và những người thông thái.
Các Mục Đồng là những người đơn sơ. Họ chẳng biết gì tới chính trị, văn chương, nghệ thuật. Họ chỉ biết hai điều quan trong là Thiên Chúa ở trên họ và họ ở giữa đoàn chiên. Đêm hôm đó bầu trời rộng mở để loan báo Tin mừng. Thiên Thần cho biết Đấng họ nóng lòng chờ đợi vừa sinh ra trong Hang đá Bêlem nhỏ bé. Họ đã tìm và gặp Đấng Chăn Chiên của họ.
Qua mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa - Đấng tràn đầy vinh quang thánh thiện sinh ra trong cảnh bần cùng, Đấng là Ánh sáng muôn dân chấp nhận sinh ra trong cảnh tối tăm của hang bò lừa, Đấng là Ngôi Lời sáng tạo hóa thân làm trẻ sơ sinh yếu đuối. Do đó, không lạ gì khi “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà không đón nhận” (Ga 1,11). Và chỉ có những người nghèo hèn và bé nhỏ như các mục đồng mới đón nhận sứ điệp: Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha giấu không cho hạng thông thái biết những điều ấy, mà Cha lại mạc khải cho kẻ bé mọn. Vâng, vì ý Cha là như thế! Đấng giàu lòng thương xót đã bị lôi cuốn bởi sự nghèo khó, mời nhân loại đến tựa nương bên máng cỏ như phương thế tốt nhất để nên giống Cứu Chúa, nhờ đó mà mỗi người được quyền làm con Thiên Chúa. Thế giới hôm nay biến chuyển không ngừng và đầy những phức tạp: nhiều triển vọng cho tương lai nhưng cũng đầy những lo âu khắc khoải, yêu chuộng hòa bình nhưng còn quá nhiều chia rẽ, bất đồng, bất công và khủng bố. Dầu có nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo... nhưng con người vẫn có khuynh hướng mê tín, thích tìm sự lạ, khát khao huyền bí. Thế giới đang không ngừng tục hóa: chối bỏ những giá trị siêu việt để chỉ nhìn nhận những giá trị vật chất, con người sống bằng tính toán lợi nhuận, đánh giá thực tại và đồng loại bằng cân đo đong đếm mà không nghĩ đến phẩm giá con người, hành động dựa trên tự do cá nhân chủ nghĩa mà không quan tâm đến những tiêu chuẩn luân lý đạo đức. Vì thế, thế giới vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm, nghèo tình thương, nghèo chân lý, nghèo công bằng, nghèo tự do, nghèo đạo đức, nghèo vật chất đến nỗi người nghèo vẫn hoàn nghèo và có biết bao gia đình phải túng đói cơ cực kiếm sống hằng ngày bên cạnh sự nhởn nhơ hưởng thụ của tầng lớp giàu sang mê say hưởng thụ... Trong một xã hội như thế, sống đạo quả là khó khăn nếu không nói là lạc lõng và thách đố, vì thực tế đi ngược lại vối Tin mừng của Đức Kitô là Tin mừng của sự sống, của tình yêu, của chân lý, công bằng và huynh đệ.
Thành Giêricô
Giêricô là nơi khi xưa Môsê từ trên núi Nebô đã được nhìn thấy đất hứa. Sách Giôsuê chương 6 kể lại cuộc đánh chiếm thành Giêricô.
Cây sung Giakêu |
Chúng tôi thăm “Cây sung ông Giakêu”. Cây sung to lớn khoảng hai người ôm. Cây sung này được trồng lại cách đây 700 năm. Bà cụ Dung hái và ăn luôn ba quả sung. Bà đang bị thấp khớp nên tin rằng ăn trái sung Giakêu sẽ được lành. Chúng tôi liền đặt tên cho bà là “Bà ba quả”, thêm nhiều tiếng cười vui vẻ quanh chuyện trái sung.
Núi cám dỗ |
Chúa Giêsu đã chiến thắng các cám dỗ của ma quỷ, sau khi ăn chay cầu nguyện trong sa mạc. Có ba cơn cám dỗ là ba biểu tượng mọi cám dỗ qua các thời đại.
1- Cám dỗ cơm bánh hay vật chất: Trong hoang địa, dân Do thái kêu ca vì thiếu tiện nghi và lương thực. Chúa cho manna để nuôi họ. Nhưng họ nhàm chán thứ bánh họ ăn hằng ngày. Lương thực nói đây tượng trưng nhu cầu vật chất chúng ta muốn hưởng thụ. Trong cơn cám dỗ vật chất, Chúa Giêsu đã trưng lời sách Đệ nhị luật: “Người ta sống không chỉ bởi bánh, nhưng bởi lời từ miệng Thiên Chúa”. Mặc dù Chúa Giêsu cảm thấy đói, nhưng sự đói khát nghe lời Thiên Chúa còn quan trọng hơn là nhu cầu về cơm bánh. Ngài hơn hẳn dân Do thái xưa, Ngài tìm ý Thiên Chúa hơn là tìm sự thỏa mãn cho riêng Ngài.
2- Cám dỗ về sự thử thánh quyền năng Thiên Chúa: Dân Do thái luôn yêu cầu Chúa ban những dấu lạ điềm thiêng, nhưng Chúa từ chối vì họ không thực tâm tin vào Ngài, mà đơn thuần chỉ để thách thức Chúa. Hôm nay, khi ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu gieo mình xuống khỏi đền thờ, Ngài đã trả lời bằng cách trưng dẫn sách đệ nhị luật: “Ngươi đừng thử thách Thiên Chúa”. Những gì dân Do Thái khiêu khích Thiên Chúa nơi hoang địa, nơi đây Chúa Giêsu đã chẳng hề làm.
3- Cám dỗ sấp mình thờ lạy ma quỷ: Xưa dân Do thái đã tạc tượng bò vàng và thờ lạy nó. Ngày nay, ngẫu tượng hay bò vàng chính là tiền tài, danh vọng, thú vui, vật chất, tiện nghi, sắc dục đem con người xa lìa Chúa và dẫn đi đến chỗ thỏa hiệp, phạm tội. Chúa Giêsu chẳng màng bất cứ điều gì ma quỷ trưng dẫn, kể cả vương quốc nó muốn dâng tặng Ngài. Ngài đã chẳng cúi đầu thờ lạy nó, trái lại Ngài dõng dạc tuyên bố: “Ngươi chỉ thờ lạy một mình Thiên Chúa” (Đnl 6,13).
Núi cám dỗ " Quỷ lại đem người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy."
Đường lên núi cám dỗ dốc đá, nên phải có cáp treo để đi lên. Hôm ấy, thật đáng tiếc, trục trặc kỹ thuật nên cáp treo không chạy. Chúng tôi chỉ đứng bên dưới nhìn lên với tất cả tiếc nuối không lên đến đỉnh núi. Chúng tôi trở lại chân núi để dâng lễ tại nhà thờ Chúa chịu cám dỗ.
Qumran:
Nằm trên bờ tây bắc của Biển Chết, là nơi cư ngụ của các ẩn sĩ Esseni, những người ghi chép các bản văn Kinh Thánh rất cổ xưa vô cùng quí giá cho việc học hỏi Kinh Thánh. Tại đây, năm 1947 hai người chăn cừu đã tình cờ khám ra một hang động có những bình chứa các văn kiện quan trọng này. Các nhà khảo cổ đã mua lại được một số văn kiện ghi chép Thánh Kinh. Họ cũng khám phá ra một tu viện đã bị vùi lấp. Những tài liệu quí giá này được lưu trữ và trưng bày tại một bảo tàng viện lớn của Do Thái là Shrine of the Rock.
Chúng ta được biết nhiều về nhóm Esseni nhờ các bản chép tay phát hiện được từ năm 1947 tại Qumran. Lịch sử và nhất là gốc tích của họ chưa được làm sáng tỏ. Hình như là vào thời kỳ bị nhà Maccabê bắt bớ, con cháu dòng họ Xađốc đã trốn vào sa mạc. Sau đó một cơn khủng hoảng xảy ra trong nội bộ. Những người khô đạo trở về quê quán, còn những người mộ đạo thì đi tới Qumran, nơi đã có mặt những người đầu tiên bị lưu đày. Ở đây họ sống có tôn ti đẳng cấp. Các tư tế, con cháu Xađốc, chiếm giữ một địa vị then chốt. Nhóm Esseni gắn bó với Luật trong sạch tỉ mỉ hơn cả người Pharisiêu và ở một vài điểm, họ còn bảo thủ hơn cả người Pharisiêu. Họ từ chối không dùng bộ lịch của nhà Xêlơxít mà chỉ dùng bộ lịch cũ. Do đó, họ không mừng lễ Vượt qua cùng một lúc với Do Thái giáo chính tông. Để được trong sạch, họ tắm nhiều lần mỗi ngày và nhất là họ không chịu lên Đền thờ, vì theo họ Đền thờ đã ra ô uế kể từ ngày thay bộ lịch và các tư tế không còn thuộc nhà Xađốc nữa. Họ thích lấy đời sống thánh thiện để thay thế cho các lễ phẩm, đợi cho tới ngày Thiên Chúa tái lập việc phụng tự và trả lại cho Đền thờ sự trong sạch nguyên thuỷ.
Hang số 4, phát hiện đầu tiên vê Qumran |
Biển Chết:
Rời Qumran trong gió lộng và nắng chiều vàng nhạt chúng tôi đi Biển Chết. Qua nhiều cánh đồng chà là bạt ngàn, tôi nhớ đến những vườn dừa ven biển Phan thiết, những rừng cao su ngút ngàn ở Đồng nai. Biển Chết nằm trong vùng sa mạc của miền Giuđêa, miền nam Israel, mặt nước có diện tích khoảng 1.020km2, chỗ sâu nhất là 385m. Mặt nước của biển thấp nhất trái đất. Nơi đây không có một sinh vật nào có thể sống nổi vì quá mặn, 33% độ mặn so với các biển khác chỉ có 3%, mặn đến độ có thể nằm đọc báo trên biển. Hằng ngày nước sông Jordan và những dòng sông khác đổ vào đây khoảng 7 triệu tấn nước mang theo một khối lượng khoáng chất đáng kể.
Biển Chết |
Bêtania Một làng nằm ở phía đông nam núi Cây Dầu, thuộc vùng phụ cận Giêrusalem (Mc 11,1), trên đường nối liền với Giêricô. Nơi ở của Lazarô, Mátta và Maria (Ga 11,1). Là nơi Chúa cho Lazarô sống lại (Ga 11). Bêtania bây giờ là: El-Azariyeh, “Nhà của Lazarô”. Nhìn từ xa, làng Bêtania được mô tả như là “nơi tốt đẹp đáng ghi nhớ, nơi ẩn nấu của sự bình yên, của nguồn yêu thương”. Bây giờ cũng chỉ là một làng nhỏ. Dân số hiện nay khoảng 5.000 người. Bêtania ngày nay là vùng đất tự do, chẳng thuộc quản lý của Israel hay của Palestine. Từ Giêrusalem về Bêtania xe hơi chạy khoảng 1 giờ vì phải rẽ nhiều ngã quanh thành phố.
Trước ngôi mộ Ladarô |
Đứng trước mộ Ladarô, tôi nhớ đến đoạn Tin Mừng Ga 11,1-45.
Matta và Maria sai người đến báo tin cho Chúa Giêsu hay: - Ladarô, người Thầy thương mến đang đau nặng. Chúa bảo: Bệnh này không đến nổi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa.
Cho dù Ladarô đã chết nhưng Chúa Giêsu vẫn nói với các môn đệ: - Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó để anh em tin. Chúa Giêsu và các môn đệ lên đường tới Bêtania. Matta đón Ngài và biểu lộ niềm tin tưởng tuyệt đối của mình: - Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy. Ladarô đã chết nhưng Matta tin tưởng chắc chắn Ngài có thể làm cho em trai mình được sống bởi vì Ngài là Đấng quyền năng. Chúa Giêsu đã trả lời cho Matta: - Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ sống, và bất kỳ ai sống và tin Ta thì sẽ không phải chết bao giờ. Với lời xác quyết vừa trang trọng, lại vừa lạ lùng này, Chúa Giêsu đòi hỏi Matta phải xác tín: - Con có tin điều đó không? Và Matta đã tuyên xưng: - Lạy Thầy con tin, Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, là Đấng phải đến trong thế gian. Matta biết Chúa Giêsu là Đấng quyền năng, Ngài có thể truyền lệnh cho sự chết cũng như Ngài đã truyền lệnh cho sóng gió phải im lặng. Và Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ, Ngài truyền cho Ladarô sống lại bước ra khỏi mồ, sau khi đã cầu nguyện và cảm tạ Chúa Cha.
Trước sự thật hiển nhiên này, một số người đã tin theo Chúa, thế nhưng một số người khác, nhất là các Biệt phái và các Thượng tế lại chống đối Ngài một cách quyết liệt hơn nữa. Họ hội họp với nhau và nhất trí kết án tử hình cho Chúa.
“Ta là sự sống lại và sự sống”, lời tuyên bố của Chúa Giêsu trước khi làm cho Ladarô sống lại, là một trong những lời “lạ tai” nhất đối với người thời đại cũng như bao người ngoài Kitô Giáo và những người vô thần ngày nay. Nhưng đối với chúng ta, lời tuyên bố đó là chính nền tảng, và là hy vọng của cuộc đời.
Là Kitô hữu, chúng ta tin có tội lỗi, tin vào thánh giá, tin có sự đau khổ và sự chết, tin vào ơn tha thứ, tin vào niềm vui, vào sự giải thoát, tin vào sự sống và sự sống lại.
Chính vì thế mà tất cả những lời chứa đựng trong Kinh thánh Tân ước được gọi là Tin mừng, Evangélion. Đó là Tin mừng cứu sống mà Chúa Kitô chính là nội dung; nói khác đi, chính Ngài là Tin mừng cứu sống (x.Mc 1,1). Thánh Phaolô thường gọi những lời thuyết giáo của Chúa là “Tin mừng Chúa Kitô” (x.1Tx 3,2; 1Cr 2,12; 4,4; 8,13; 10,14; Pl 1,27; Rm 15,19). Và chúng ta có thể tìm thấy trong thư gởi giáo dân thành Côrintô một toát yếu về Tin mừng ấy như sau: “Thưa anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cũng như đang nắm vững. Nhờ Tin mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi đã loan báo, bằng không thì anh em có tin cũng vô ích.
Trước hết, tôi đã trình bày lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ 3 đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm 12. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn 500 anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các tông đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1Cr 15,1-8)
Chúng ta còn có thể tìm được những câu toát lược hơn nữa về Tin mừng Chúa Kitô, nhưng trong đó bao giờ cũng nêu lên hai điểm chính yếu: Chúa Kitô đã chết và Ngài đã sống lại (x.1Tx 4,14; 2 Cr 13,4; Rm 4,24-25; 8,34; 14,9).
Tin Mừng Cứu Sống chính là Chúa Kitô đã chết và đã sống lại. Chết và sống lại đó là hai sự kiện căn bản không thể tách rời. Không thể có sống lại nếu không chết, trái lại, nếu Chúa Kitô chết mà không sống lại thì nói như Thánh Phaolô “đức tin của chúng ta chỉ là trống rỗng” (1Cr 15,14), nghĩa là vô giá trị, giả dối.
Hai sự kiện trên vì bất khả phân như thế nên thánh Gioan đã liên kết lại trong cái mà Van den BUSSCHE gọi là “biến cố bất khả phân”, biến cố đó là biến cố cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trên thánh giá mà thánh Gioan coi như là chính sự “Thăng Thượng” (Elevatio) của Chúa Kitô (Ga 8,28; 12,32); nói khác đi là chính giờ phút vinh quang của Ngài (Ga 13,31).
Hai sự kiện, chết và sống lại đều cùng một mầu nhiệm Chúa Kitô. Lễ Vượt qua mới, hay là biến cố giải thoát, là môt biến cố bất khả phân. Tuy nhiên trong thực tế, biến cố này, tuy là một biến cố duy nhất nhưng rõ rệt phân làm hai đoạn chính: đó là chiều thứ 6 thụ khổ và sáng Chúa nhật Phục sinh. Vì thế, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu là hai giai đoạn của cùng môt biến cố Cứu độ duy nhất.
En Kerem:
Chúng tôi đi thăm quê hương thánh Gioan Tẩy Giả. Một ngôi nhà thờ lớn xây trên nơi Gioan được sinh hạ. Cũng như Động Giáng Sinh, nơi đây có một phiến đá ghi nhớ ngày ra đời của Gioan, bên trên có bàn thờ dâng lễ. Chúng tôi thành kính hôn lên tảng đá. Sau đó dâng thánh lễ trong nhà thờ.
Với sự chào đời của Gioan Tẩy giả, nhân loại như đứng trước một thế giới mới, sống động được loan báo bởi niềm vui. Họ hàng bà con đến chia vui. Êlisabét vui. Giacaria vui vì hết câm và dâng lời ca chúc tụng. Nhân loại vui vì đã đến thời kỳ ân sủng: Đấng Tiền hô chào đời dọn đường cho Đấng Cứu tinh xuất hiện ( Lc 1,57-66). Họ hàng đều muốn đặt tên cho trẻ theo dòng tộc. Người ta hỏi ý cha nó. Ông viết tên nó là Gioan theo lời sứ thần đã báo. Gioan có nghĩa là “Chúa ban ơn”. Ông hết câm và nói tiên tri về con mình. Đây là một dấu hiệu. Mọi người kinh sợ: trẻ này rồi sẽ ra sao? Phải đặt tên cho trẻ là Gioan, vì Chúa muốn thế. Điều đó có nghĩa là Chúa đã có chương trình cho nó. Mỗi người sinh ra đều nằm trong chương trình của Chúa và Chúa có chương trình cho mỗi người. Cuộc đời là ơn gọi. Lòng tràn ngập niềm vui, Giacaria xướng lên bài ca vịnh ngợi ca lòng từ bi của Chúa, tóm kết toàn lịch sử Israel từ Xuất hành, Giao ước đến niềm hy vọng giải thoát, cứu độ. Lời kinh làm vang lên sự phó thác bền vững nơi lòng từ bi thương xót của Chúa. Lòng từ bi Chúa đến viếng thăm sự đày ải của con người, ban niềm hy vọng cứu thoát (Lc 1,67-79). Ca vịnh diễn tả cho thấy qua thời gian lâu dài đợi chờ, nay Chúa đến giữa nhân loại, để từ đây ta mang lấy niềm hy vọng về vĩnh cửu. Niềm hy vọng ấy nhắc mỗi người sống cái hiện tại với niềm tin tưởng phó thác. Lòng từ bi Chúa như mặt trời xua tan mọi bóng đêm và dẫn ta đến an bình. Bài ca Bênêđictus được viết bằng nhiều ngôn ngữ trên đá, kín cả bức tường phía ngoài.
Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường. Gioan chọn con đường tu khổ chế: ăn châu chấu với mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú, sống nơi hoang địa vắng người trơ trụi. Nhưng chính nơi đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với Thiên Chúa.
Càng lúc Gioan càng ý thức về sứ mạng của mình, nhưng Ong đã kiên nhẫn đợi chờ nhiều năm tháng cho đến ngày Ong nghe thấy Thiên Chúa ngỏ lời với Ong. Lời của Chúa đưa Ong ra khỏi hoang địa để đến gặp gỡ con người qua mọi vùng ven sông Giođan. Lời Chúa Ong nghe đã trở thành Lời Chúa Ong công bố. Tiếng Chúa gọi Ong đã trở thành tiếng Ong mời gọi mọi người.
Gioan đã sống trong dòng lịch sử của Đạo và Đời: Thời hoàng đế Tibêriô, hai Thượng tế Khana và Caipha, một Philatô, tổng trấn Giuđêa tham lam tàn bạo, một Hêrôđê tiểu vương Galilêa,kẻ giết Gioan sau này. Gioan đã đón nhận toàn bộ dòng lịch sử ấy để làm trọn sứ mạng Tiền Hô – Dọn Đường cho Đấng Cứu Thế.
Kinh Benedictus bằng tiếng Việt |
Nhà thờ kính Gioan Tẩy Gỉa |
Thiên thần Gabriel chào Đức Mẹ: “Vui lên, hỡi đầy ơn phúc, Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28). Bà Isave khi nghe Maria chào mình, cất tiếng tung hô: “Em thật diễm phúc hơn mọi phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (1,42). Đức Maria được diễm phúc vì Mẹ đã tin vào lời Chúa phán. Giáo hội đã nối kết hai lời ấy làm thành phần đầu kinh Kính Mừng để ca ngợi Đức Maria. Trước lời chúc khen của bà Isave, Đức Maria xúc động, cảm hứng từ bài ca ngợi khen và tạ ơn của bà Anna, mẹ của Samuel, chỉ còn biết dâng lên Thiên Chúa lời kinh ca ngợi Magnificat. Qua lời kinh tán tụng này, Đức Mẹ bày tỏ lòng biết
Dâng lễ tại nhà thờ Gioan Tẩy Giả |
Nhà thờ Đức Mẹ ngũ
Sau kinh cầu nguyện trong Nhà thờ thăm viếng, chúng tôi đi xuống tầng hầm, mỗi người thành kính quỳ gối lần hạt trước tượng Đức Mẹ ngũ. Nhìn Đức Mẹ thánh thiện ngũ giấc bình an, ai cũng cảm động nguyện cầu khấn xin. Nhiều người thổn thức, khóc nghẹn ngào bên Mẹ. Theo truyền thống xa xưa, Đức Mẹ không chết mà chỉ ngũ một giấc rồi Chúa đưa Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác. Phụng vụ đã cử hành ngày qua đời của Mẹ dưới nhiều tên gọi: Dormitio (an giấc),
Đức Mẹ ngủ |
Nhà tiệc ly:
Nhà tiệc ly |
Trước phòng lưu trữ Scroll Kinh Thánh Qumran |
Rời Em Kerem, chúng tôi đi thăm Điện Kinh Thư, nơi lưu trữ những cảo bản Thánh Kinh cổ. Tiếp tục hành trình về Tel Avil chuẩn bị bay về nhà sau gần 10 ngày hành hương Đất Thánh.
B. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ.
Một dòng tộc bị nguyền rủa
Khoảng 3.000 trước CN, vùng mà người Do Thái (Jew-Israel) và người Palestines đang tranh dành nhau hiện nay, là đất của người Canaan, một dòng tộc được nhắc đến nhiều trong lịch sử và trong Thánh Kinh, nhưng dấu tích còn lại rất ít. Đó là vùng đất phía Đông của Địa Trung Hải. Tại đây, người Canaan đã sống trong những thành phố, trong đó có những thành phố rất nổi tiếng, thường được nhắc đến trong sách vở, như Giêrusalem và Giêricho. Họ đã có chữ viết và một tôn giáo sau này còn tồn tại nơi người Do Thái, và qua người Do Thái, ảnh hướng đến Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo.
Theo thánh kinh, các thành phố của người Canaan đã bị người Do Thái huỷ diệt dưới thời của Giosuê (Gs 7-8). Người Do Thái thiêu huỷ thành Giêricho trước, sau đó đến thành Ai. Thánh kinh ghi rõ như sau: “Israel giết chúng, không sót một tên, không để thoát một mống. Vô thành ai bị bắt sống và bị diệt bởi Giosuê” (Gs 7, 22-23). Số người bị giết lên đến 12000 người.
Trở lui lại lịch sử một chút, chúng ta thấy người Canaan và người Do Thái không phải là những người xa lạ. Theo gia phả được ghi trong Thánh Kinh, người Canaan và người Do Thái đều là con cháu của ông Nôe. Sau trận đại hồng thuỷ, ông Noe sống sót với 3 người con là Sem, Ham và Jaspheth người Do Thái thuộc dòng của Sem và người Canaan thuộc dòng của Ham. Dòng dõi của Ham bị ông Noe chúc dữ, vì khi ông Noe uống rượu say và ngủ trần truồng, ông Ham đã chỉ trỏ và chế diễu. Canaan là con của ông Ham. Lời nguyền rủa của ông Noe như sau: “Canana đáng bị nguyền rủa! Nó phải là đầy tớ của anh em nó.”
Rồi ông nói: “chúc tụng Chúa là Thiên Chúa của Sem; Canaan phải là đầy tớ nó! Xin Thiên Chúa mở rộng Japheth, nó hãy ở trong lều của Sem, và Canaan là đầy tớ của nó.”
Dòng tộc Canaan là dòng tộc đầu tiên đến chiếm vùng đất mầu mỡ ở phía Đông Địa Trung Hải nên vùng đất đó được gọi là vùng Canaan. Dòng tộc Philistines – sau này gọi là Palestines – là một trong những dòng tộc thuộc dòng dõi của Canaan, một dòng dõi đã bị ông Noe chúc dữ, sống ở phía Nam vùng Canaan.
Vùng đất hứa
Abram thuộc dòng của Sem được Thiên Chúa trọn lãnh đạo dân Do Thái. Khi ông đến vùng đất của dòng Canaan, tức vùng phía Đông của Địa Trung Hải, Thiên Chúa phán: “ ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi.” (St 12,7). Từ đó đất Canaan được gọi là đất hứa của người Do Thái.
Khi nạn đói xảy ra Abram, Abram dẫn dân Do Thái sang Ai Cập, nhưng bị vua Pharao đuổi, ông dẫn dân lên miền Negeb. Sau những trận đánh ác liệt, người Do Thái đã đánh bại nhóm vua Chodorlahomor ở vùng thung lũng Siddim, Thiên Chúa đã lập lại giao ước với Abram, tổ phụ của người Do Thái: “ Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai Cập đến sông Cả (tức Euphrates), đất của những người Cinietes, Cenezites, Cedmonites, Hethites, Pherezites, Raphaim, Amorrites, Canaan, Gergeites và Jebusites.” (St. 15.19-20)
Do đó, đi đâu thì đi, đến đâu thì đến, nhưng người Do Thái vẫn cố tìm về đất Canaan. Tuy Thiên Chúa đã hứa như vậy, nhưng cuộc chiến đấu trở về và giữ vững vùng đất hứa này rất căm go, nó đã kéo dài trên 5.000 năm và đến nay vẫn còn được tiếp tục.
Đến thời Giacob làm lãnh tụ của Do Thái, khi ông đến thành Bethel của người Canaan, Thiên Chúa lại nói với ông: “tên ngươi là Giacob, nhưng người ta sẽ không gọi ngươi là Giacob nữa, ngươi sẽ được gọi là Israel.” Vậy người đặt tên cho ông là Israel. (St. 35,10-11). từ đó, con cháu của dân tộc Do Thái được gọi là dân Israel. Người Do Thái giữ mãi tên này cho đến bây giờ.
Biên giới Do Thái theo thánh kinh
Khi nạn đói lại xảy ra, Giacob dẫn dân của ông đến Ai Cập và ông đã chết tại đây. Cuộc sống của dân Israel tại Ai Cập lúc đầu khá thoải mái và ngày càng lớn mạnh, nên vua Ai Cập lo sợ, đã tìm cách khống chế. Môisê đã làm một cuộc cách mạng, dẫn dân Israel ra khỏi Ai Cập, đi qua biển Đỏ và đến sa mạc Sinai. Sau nhiều cuộc chiến đấu vất vả, họ đến thảo nguyên Moab, gần sông Jordan, đối diện với thành Giêricho, rồi vượt qua sông Jordan vào chiếm đất Canaan. Thiên Chúa nói với Môisê: “ Hãy ra lệnh cho con cái Israel và bảo chúng: khi anh em vào đất Canaan, phần đất rơi vào tay anh em là gia nghiệp, chính đất Canaan với biên giới như sau:
“Phía nam của anh em bắt đầu từ sa mạc Sin, giáp giới Edom. Ranh giới phía nam sẽ khởi sự từ cuối biển muối (Salt Sea), ở mạn đông. Rồi ranh giới đó sẽ vòng xuống phía Nam, lên giốc Acrabbim, đi qua Sin, đến phia nam Cadesbarne, tiến về Hasar-Addar; sau đó từ Asemon ranh giới vòng xuống suối Ai Cập và đến biển.
“Phía tây anh em có biển lớn làm ranh giới. Đó là ranh giới phía tây của anh em.
“ và đây là ranh giới phía Bắc: từ biển lớn, anh em sẽ vạch một đường lên núi Hor, anh em sẽ vạch một đường đến cửa Hamath, ranh giới sẽ đi đến Sedada, rồi chạy tiếp đến Zephrona và chấm dứt ở Hasar-Enan. Đó là ranh giới phía Bắc của anh em.
“sau đó anh em vạch một đường làm ranh giới phía Đông từ Hasar-Enan đến Sepham. Từ Sepham, ranh giới đó sẽ đi xuống đến Ar-Baal, phía đông của Ain. Đi xuống nữa ranh giới đó sẽ tiếp giáp với các đồi phía đông biển hồ Chenereth; rồi biên giới sẽ tiếp tục chạy đến Jordan và chấm dứt ở Biển Muối.
“Đó là đất của anh em với các ranh giới chung quanh.”
Ông Môisê ra lệnh cho con cái Israel: “đó là đất mà anh em sẽ bốc thăm để chia nhau làm gia nghiệp, đất mà Thiên Chúa truyền phải ban cho chín chi tộc và một chi tộc.” (Ds 34, 1-13).
Khởi đầu cuộc chiến giữa Israel và Palestines
Giosuê là người kế vị của Môsê lãnh đạo dân Israel, đã mở những trận đánh lớn để diệt những dòng tộc của người Canaan và chiếm đất Canaan. Khi nghe tin Giosuê đã chiếm thành Giêricho và thành Ai, vua thành Giêrusalem là Adonicsedec và các vua khác đã cầu hoà với Israel rồi liên kết với nhau đánh chiếm miền Nam do người Philistines (tức Palestines) đang chiếm giữ. Các vua ở phía đông sông Jordan cũng bị Israel đánh bại. Cuộc chiến giữa Israel và Palestines bắt đầu từ đó. Thánh kinh cho biết, khi ông Giosuê đã già, vẫn còn nhiều vùng đất lãnh thổ Canaan đang do 5 thổ mục của Palestines chiếm giữ, đó là các vùng Gaza, Azotus, Ascalon, Geth và Accaron. (Gs.13). Các thế hệ nối tiếp của cả hai bên đã tiếp tục chiến đấu để được làm chủ vùng đất này.
Một vài nét đại cương như thế cũng đủ cho thấy rằng mặc dầu dòng tộc Israel và dòng tộc Palestines đều là con cháu của ông Noe, nhưng họ đã tranh nhau vùng Canaan, tức vùng đất màu mỡ phía đông Điạ Trung Hải, bằng những cuộc chiến tranh đẫm máu và bất khoan dung, kéo dài đã trên 5000 năm và đến bây giờ vẫn chưa dứt.
Thăng trầm qua lịch sử
Khoảng năm 722 trước công nguyên, người Babylon đã đánh chiếm vùng Canaan và phá huỷ thành Giêrusalem của người Dothái và bắt người Do thái phải lưu qua Babylon.(Trong cổ sử, Babylon là một quốc gia ở vùng Mesopotania, giữa sông Tigris và sông Euphrates, ngày nay là khoảng từ Iraq đến vịnh Ba Tư). Tuy nhiên, người Do Thái vẫn được cho giữ quốc tịch và tôn giáo riêng của họ. Năm 539 TCN, Đại đế Cyrus của Ba Tư chinh phục được Babylon, người Do Thái được trở lại vùng Judea, khu vực của người Palestines. Mặc dầu bị đặt dưới sự bảo hộ của Ba Tư, người Do Thái vẫn được phép xây dựng thành Giêrusalem và sống với tôn giáo riêng của họ.
Vào năm 333 TCN, Đại đế Alexander đã chiếm vùng đất Palestines, nơi người Do Thái đang cư ngụ. Đại đế này và những người kế vị ông đã không thành công trong nỗ lực đồng hoá người Do Thái bằng tôn giáo và văn hoá Hy Lạp. Năm 141 TCN, dân Do Thái đã nổi dậy thành công và thiết lập một nước Do Thái độc lập, nhưng sau đó lại bị Đại đế Pompey của La Mã đến đánh chiếm và cai trị. Thời gian Chúa Giêsu giáng sinh và truyền đạo là thời gian Do Thái đang bị người La Mã đô hộ.
Trong thời gian từ năm 66-73 và năm 132-135 sau công nguyên, dân Do Thái đã tổ chức hai cuộc nổi dậy chống người La Mã nhưng không thành công, nhiều người Do Thái bị hành quyết hay bắt đi làm nô lệ. Người theo Do Thái giáo cấm đến viếng thăm Giêrusalem. Dưới thời Đại đế Constantine, Giêrusalem và vùng đất Palestines trở thành nơi hành hương của Thiên Chúa giáo.
Năm 638, Hồi giáo đánh chiếm Palestines và Giêrusalem. Thành Giêrusalem bị biến thành thánh địa đầu tiên của Hồi giáo. Các tín đồ Hồi giáo mỗi khi đọc kinh thường quay mặt về Giêrusalem. Sau này thánh địa của Hồi giáo được chuyển về Makkah và Medina. Người Do Thái bị buộc phải chọn hoặc theo Hồi giáo và nộp cống hoặc chết. Nhiều người Do Thái vượt qua khó khăn bằng cách sống thầm lặng, hoặc di cư đến những nơi khác để tiếp tục sinh sống và giữ đạo của họ.
Năm 1517 Đế quốc Ottomans của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm vùng Địa Trung Hải, cai quản đất Palestines trong gần 400 năm. Nhà cách mạng Ai Cập là Mohammed Ali đã thực hiện hai cuộc nổi dậy trong hai thập niên 1830 và 1840 nhưng không thành công.
Quyết tâm trở về của người Do Thái.
Năm 1897, Theodor Herzl (1860-1904) đã đi khắp nơi vận động một phong trào gọi là Zionimus (hay Zionism hoặc Sonisme), thường được gọi World Zionist Organization để đưa người Do Thái trở về “đất hứa” của họ trên vùng Canaan ngày xưa. Sion là tên của hòn núi thánh ở phía đông Giêrusalem, nơi tượng trưng tinh thần của người Do Thái. Phong trào này trước được thành lập tại Châu Âu, về sau lan ra rộng khắp nơi.
Sau đại chiến thứ I (1917-1918), khối Arập đã giúp Anh đánh bại Đế quốc Ottomans và chiếm vùng Palestines, vì Anh hứa sẽ trao trả độc lập cho các dân tộc Arập. Nhưng Anh cũng đã hứa như vậy với người Do Thái. Do đó, khi kí kết hiệp ước với Pháp và Nga năm 1916 tại Sykes-Picot, Anh tuyên bố sẽ chia vùng này thành hai vùng, đặt dưới sự cai quản của đồng minh. Ngày 2.11.1917 Ngoại trưởng Anh là Arthur James Balfour đã đưa ra một tuyên bố nổi tiếng, hứa sẽ cho thành lập một quốc gia Do Thái tại đất Palestines. Năm 1922 Anh chính thức chia vùng Palestines làm 2 khu vực, phần phía tây được giao cho người Do Thái, phần phía đông cho hình thành một quốc gia mới lấy tên là Transjordan do Abdullah cai quản. Abdullah là người A-rập bị khối A-rập trục xuất. Tính lại, phần đất của Do Thái chỉ bằng 22% phần dành cho người Transjordan. Năm 1946 Anh trao độc lập cho Transjordan và tạo thành một nước Palestines - Arập mới.
Khối Arập đã phản đối mãnh mẽ sự phân chia này. tướng Azzam Pasha, Tổng thư ký Liên Đoàn Ả Rập tuyên bố sẽ mở “Jihad” (tức thánh chiến) đẻ chiếm lại. còn Hajamin nói: “tôi tuyên bố một cuộc thánh chiến. hỡi những người anh em hồi giáo! Hãy giất người Dothái! Hãy giết tất cả chúng!”.
Không làm gì được trước tình trạng này, năm 1947 Anh đưa vấn đề cho liên hiệp quốc giải quyết. ngày 29-11-1947, đại hội đồng liên hiệp quốc đã họp và quyết định 2/3 phiếu thuận, chia phần phía Tây phe Aletresttine cho người Do Thái. phần đất này chỉ có 25% là màu mở còn 75% là sa mạc. người Ả rập cương quyết chống lại, Jordan đem quân chiếm phía đông Giêrusalem và một phần lớn ở phía tây sông Jordan, thu hẹp lãnh thổ Dothái lại.Ai Cập đem quân chiếm dãy Gaza và bao vây phía nam Giêrusalem. mặt sdầu bị mất mát lớn như thế, Dothái vẫn tồn tại.
Cuộc trở về đầy gian khổ.
Trong khi cuộc chiến xảy ra, trên đất Arập có khoảng 870.000 người Dothái đang sinh sống. Nhiều cộng đồng của họ đã có cách đây khoảng 2500 năm. những người Dothái này bắt đầu bị khủng bố, tài sản của họ bị tịch thu. Khoảng 600.000 người Dothái đã phải từ bỏ vùng của người Arập, trở về định cư tại vùng dành cho người Do thái. nhiều người Do Thái đã thoát khỏi cuộc tàn sát của Đức quốc xã trong thế chiến thứ II cũng quay về.
Năm 1948, do sự khuyến khích của các lãnh tụ ARập, khoảng 720.000 người ARập di cư ra khỏi vùng đất dành cho ngưòi Do thái. Các lãnh tũ A Rập Chúa sẽ đưa họ về sau khi đánh bại Dothái. thủ tướng Dothái Đavítd Ben-gurion đã khuyến khích người Ả Rập ở lại và hứa không làm hại họ nhưng họ cứ đi. khối A Rập thành lập những trại tỵ nạn cho người Palestines chung quanh vùng lãnh thổ dành cho người Dothái và người Palestines để chống lại Dothái.
Ngày 7-1-1949 một hiệp ước ngưng bắn đã được ký kết giữa Dothái với Aicập, Syria, Libanon và Tansjordan (sau này đổi thành Jordan), nhưng tới lúc đó Dothái đã chiếm thêm được khoảng 50% phần đất đã đựơc Liên Hiệp Quốc giao cho, gồm vùng phía tây vùng gallile làm thành một hành lan rộng lớn xuyên qua trung tâm Palestines tới Jerusalem và một phần của Jerusalem. Nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục.
Tháng 4-1950 Jordan chiếm thêm West bank và Ai Cập chiếm vùng Gaza, nhưng không nước nào dành cho người Palestines quền tự trị. Hai vùng Juđea và Samaria đưỡc xác nhập vào Jordan. Đây là hai vùng được dùng làm địa bàn để thực hiện các cuộc khủng bố người Dothái. Họ đã thành lập một tổ chức gọi là FATAH (hay Fatek hoặc Fedayee) để khủng bố dân chúng Dothái. từ 1949-1956 đã có khoảng 1300 thường dân Dothái bị giết. Aicập phong toả hải cảng Eliat làm Dothái gặp nhiều khó khănm trong việc giao thông với ngoại quốc. ngày 29-10-1956 Dothái liền mở cuộc tấn công vào khối A Rập. Anh và Pháp cũng mở cuộc tấn công Ai Cập để giải toả kênh đào Suez. Nhưng các cuộc xung đột vẫn tiếp tục.
Sự xuất hiện của PLO và Yesser Arafat
Năm 1964 tổ chức giải phóng Palestines (Palestines liberation Organistion- PLO) đã được thành lập dười sự tài trợ của Liên Đoàn A Rập để traanh đấu lấy lại phần đất mà họ cho rằng Dothái đã chiếm của họ.
Yesser Arafat có cái tên khá dài là Mohammed Yesser Abddul-Raouf Qudwa Al-Husseini, sinh ngày 24-8-1929 tại Cairô (có sách nói là tại Jerusalem). Ông có người vợ tên là Suha At-Taweel và mọt ngưòi con gái tên là Zahwa. Ông tốt nghiệp bằng kỹ sư canh nông năm 1951 tại đại học King Fuad ở Ai Cập. Năm 1958 ông tham gia tổ chức Fatah chống lại người Dothái. Năm 1967 tổ chức Fatak liên kết với tổ chức PLO và năm 1968 ông được bầu làm chủ tịch tổ chức PLO.
Năm 1970 lực lượng PLO đã đụng độ đẫm máu với lực lượng của Jordan và bị trục xuất qua lebanon. Năm 1982, khi Do Thái tấn công Lebanon, khoảng 12 000 quân võ trang của PLO di chuyển đến Syria và các nước A-rập khác và đặt bộ tư lệnh tại Tunisia. Bộ tư lệnh này đã bị Do Thái phá huỷ năm 1985.
Năm 1974, Hội nghị thượng đỉnh của khối Arập họp tại Moroco đã công nhận PLO là tổ chức đại diện chính thức của người Palestines.
Cuộc chiến 6 ngày.
Năm 1967 các nước Arập quyết tâm đánh bại Do Thái. Syria từ cao nguyên Golan pháo kích liên tục vào các thành phố của Do Thái. Ngày 15 – 5- 1967 lực lượng của Ai Cập tiến chiếm Sinai. Các nước Jordan, Iraq và Arập Saudi cũng đem quân phong toả Do Thái. Tổng thống Nasser của Ai Cập tuyên bố: “mục tiêu của chúng tôi là tiêu diệt Do Thái…”. Trước tình trạng này, ngày 5-6-1967, với võ khí tối tân được Hoa Kỳ cung cấp Do Thái đã mở cuộc tấn công Ai Cập và kêu gọi Jordan đứng ngoài cuộc chiến, nhưng Jordan từ chối. Ngày 8-6-1967, Do Thái đánh bại trận Jordan và chiếm vùng Juda và Samaria. Sáng 9-6-1967 Do Thái đánh bại quân Syria trên cao nguyên Golan… chỉ trong 6 ngày, quân Do Thái đã chiếm trọn bản đảo Sinai, dảy Gaza, vùng Judea, và Samaria, và cao nguyên Golan. Qua các cuộc thương lượng, một cuộc đình chiến đã được thiện hiện, nhưng Do Thái không chịu rút ra khỏi tất cả những vùng họ đã chiếm được. Khối Arập dùng chiến dịch khủng bố để tiếp tục chống lại Do Thái. Năm 1973, Ai Cập và Syria lại mở cuộc tấn công Do Thái nhưng thất bại.
Một giải pháp cho Palestines.
Tháng 11-1988, Hội Đồng An Ninh quốc gia Palestines họp tại Algiers, tuyên bố thành lập một nước Palestines độc lập và lấy Giêrusalem làm thủ đô. Hội đồng cũng quyết định sử dụng nghị quyết số 242 và 338 của Liên Hiệp Quốc về quyền tự quyết của người Palestines để làm căn bản cho cuộc thương thuyết hoà bình. Sau những cuộc thương thuyết gây cấn và kéo dài, Do Thái và PLO đã kí hiệp ước hoà bình ngày 13-9-1993 trong khuôn viên toà Bạch Ốc của Hoa Kỳ, trước sự chứng kiến của tổng thống Clinton và hai cựu tổng thống George Bush và Jimmy Carter. Theo hiệp ước này Do Thái thừa nhận quyền tự trị của người Palestines trên vùng Gaza và West Bank, bắt đầu là tại thành phố Giêricho. Ngày hôm sau, Do Thái lại ký hiệp ước sống chung hoà bình với các quốc gia Arập. Ngày 28-9-1995 hai bên đã trở lại Washington kí hoà ước chính thức công nhận quyền tự trị của Palestines trên vùng West Bank.
Tính sổ lại, chúng ta thấy sau nhiều cuộc đấu tranh đẫm máu và cam go, Do Thái đã có một vùng rộng 8.020 dặm vuông trên vùng đất hứa với dân số 5.938.000 người (Do Thái chiếm 82%), trong đó thủ đô Giêrusalem có 550.000 người. Tổng sản lượng quốc gia của Do Thái là 105 tỉ mỹ kim và lợi tức theo đầu người là 18.300 mỹ kim. Đây là một mức tương đối cao. Tại vùng Gaza rộng 140 dặm vuông có 925.000 dân và vùng West Bank rộng 2.270 dặm vuông có 2.500.000 dân. Mặc dầu đã có hiệp ước hoà bình, cuộc chiến vẫn chưa dứt và có thể nói là không bao giờ dứt, vì nhiều người Arập vẫn chủ trương phải tiêu diệt Do Thái.
Do thái cương quyết bảo vệ đất hứa của họ trên vùng Canaan ngày xưa, một vùng đất mà họ đã phải chiến đấu liên tục trong hơn 5.000 năm để chiếm đoạt và bảo vệ. Người Palestines cũng cương quyết bảo vệ mảnh đất mà cha ông của họ đã từng sinh sống trên đó cách đây hơn 5.000 năm trước.
Người Palestines tuy yếu nhưng có khối Arập đứng đằng sau, nhất là khối tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Trước một khối sức mạnh như vậy, Do Thái vẫn đương đầu được vì các lý do sau đây:
Lý do thứ nhất là Do Thái có những võ khí tối tân nhất thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Mỗi năm Hoa Kỳ viện trợ cho Do Thái khoảng 3 tỷ 500 triệu Mỹ kim về quân sự. Có thể nói, hầu hết các võ khí tối tân nhất của Hoa Kỳ đều đã được chuyển cho Do Thái, vì Do Thái được coi là tiền đồn của Hoa Kỳ tại vùng Trung Đông. Bất cứ chuyện “ngổ nghịch” nào xảy ra trong khối Arập, Do Thái cũng có khả năng can thiệp ngay tức khắc. Nếu không có Do Thái đóng trụ ở đó, các nước Arập sẽ liên kết lại và bất thần giáng hoạ cho Hoa Kỳ cả quân sự lẫn kinh tế. Ngoài ra sự lớn mạnh cuả Do Thái bắt buộc các quốc gia Arập lại bỏ tiền ra mua vũ khí cho Hoa Kỳ canh tân canh tân liên tục để bất trắc đây là một mối lợi lớn của Hoa Kỳ.
Lý do thứ hai là khối người Do Thái lưu vong trên thế giới, nhất là tại Hoa Kỳ, luôn yểm trợ cho người Do Thái ở quê hương. Tại Hoa Kỳ hiện có 6 triệu người Do Thái, ở Châu Âu có khoảng 2 triệu 200 ngàn người (đa số ở vùng Liên Xô cũ), Pháp có 6.000 người, Anh có 3.000 người, Đức 50.000 người,…. Trong những người Do Thái lưu vong này có những người rất giàu có hoặc đang giữ những chức lớn trong chính quyền tây phương như Henry Kissinger, Joseph Liebeman…, những người Do Thái lưu vong đã vận động hậu trường rất giỏi để các nước phương tây luôn yểm trợ Do Thái.
Lý do thứ ba là người Do Thái có một niềm tin bất diệt nơi Thiên Chúa Yahweh, Đấng luôn che trở và bảo vệ và bên vực dân tộc Do Thái. Họ tin chắc dân tộc Do Thái nhất định phải toàn thắng. Từ năm 638, Hồi giáo đã mở cuộc thánh chiến chiếm toàn khối Arập và phía Bắc Phi Châu biến vùng này thành những quốc gia Hồi giáo. Họ buộc người Do Thái phải chọn: “hoặc theo Hồi giáo và nộp cống hoặc phải chết”. Nhưng đa số người Do Thái vẫn giữ đạo của họ.
Ngoài ra, dù ở đâu trong hoàn cảnh nào, ngươi Do Thái vẫn gắn bó với nhau và sống cho quê hương. Họ lại là những người rất thông minh, có đầu óc thực tế, cương quyết, chịu khó làm và hoạt động có phương pháp, các lãnh đạo có chiến lược và chiến thuật. Thiếu những đặc tính đó, người Do Thái lưu vọng đã bị đồng hoá từ lâu và ngày về sẽ không có.
Người Palestines biết mình là kẻ yếu, không thể đương đầu nổi Do Thái, nhưng họ không chịu ngồi yên, họ dùng vũ khí của kẻ yếu là khủng bố để chống lại. Thêm vào đó là sự trợ giúp và xúi biểu của các thành phần Arập chống lại Do Thái và chống Hoa Kỳ. Do Thái dĩ nhiên không bao giờ chịu ngồi yên cho kẻ địch chơi thọc nách như thế. Chiến thuật của Do Thái là thỉnh thoảng mở cuộc hành quân “lùng và diệt địch” ngay trên những sào huyệt của những tổ chức khủng bố, phá đi tiềm lực của chúng về cả võ khí lẫn con người. Sau những cuộc hành quân “lùng và diệt địch” như thế Do Thái tin rằng nếu muốn phục hồi lại, người Palestines phải có một thời gian rất dài, trong thời gian đó Do Thái sẽ được bình an.
(Theo tài liệu của sử gia Lữ Giang; thamkhảo: Our visit to the Holy Land, Fr.Peter R. Vasko, OFM; The Holy Land, Palphot).
Israel là hình ảnh của Giáo Hội. Kinh Thánh Cựu Ước liên quan rất nhiều đến lịch sử Đất Nước và Dân Tộc Israel. Biết thêm được đôi điều về địa lý, lịch sử Israel để có thêm sự hiểu biết về Cựu Ước và Tin Mừng.
“Những người hiền lành sẽ được đất làm sản nghiệp”,đó là lời Chúa Giêsu khẳng định trong Bát Phúc,lấy lại Thánh vịnh 37. Hy vọng mọi nổ lực của thế giới của Giáo hội sẽ mang lại hoà bình cho miền đất Thánh Thiêng.
Tin Đáng Chú Ý
Hai người biểu tình ngọn lửa Thế Vận Hội tại Việt Nam bị bắt
Đức Long
08:16 29/04/2008
Hà NỘI - Phóng viên AFP cho biết: hôm nay thứ Ba (29/04)ngọn đuốc Thế Vận Hội đi qua Thành Phố Sài Gòn, và có hai người biểu tình chống Trung Cộng đã bị bắt tại Hà Nội lúc họ phản đối Thế Vận Hội Bắc Kinh.
Ngoài khu chợ, hai thanh niên giơ băng biểu ngữ màu đen có dòng chữ « Bắc Kinh 2008 », trên biểu ngữ có vòng biểu tượng Thế Vận Hội dưới hình dạng vòng còng tay, họ đã bị bắt một cách nhanh chóng sau khi nhiều công an mặc đồng phục và công an dân sự tiếp cận.
Biểu ngữ này nhóm phóng viên không biên giới thường dùng, nhưng theo phát ngôn viên của tổ chức bảo vệ nhân quyền, hai người bị bắt không thuộc tổ chức nhóm phóng viên.
Cánh sát đã giải tán đám đông và yêu cầu nhóm phóng viên nước ngoài rời khỏi khu vực chợ Thanh Xuân nằm trong khu phố cổ Hà Nội.
Một phụ nữ cũng bị cảnh sát bắt tại Hà Nội.
Liên lac qua điện thoại, cảnh sát cho biết không có biết sự cố, cũng không bình luận về việc bắt bớ không xác nhận số quân đội bị đảng dân chủ Việt Tân tố cáo hôm thứ Ba.
Ngọn lửa Thế Vận Hội đến Việt Nam tối thứ Hai, ngọn đuốc sẽ diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn bắt đầu từ 18h30 giờ địa phương ( 11h30 GMT) đặt dưới sự thắt chặt an ninh cao, trong khi đó đã có nhiều lời kêu gọi biểu tình ôn hoà chống Trung Cộng.
Sáng thứ Ba, chính quyền việt nam cộng sản triển khai nhiều cảnh sát ở trung tâm du lịch, thành phố, chính quyền rất bí mật về số lực lượng bảo vệ trật tự được huy động cho sự kiện rước đuốc này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo sự đe doạ thường xuyên của « kẻ thù đich », từ này thường được dùng để ám chỉ những người ly khai dân chủ, luôn phá rối trật tự công cộng.
Những cuộc biểu tình hiếm khi thấy trong một đất nước cộng sản, độc đảng, nhưng từ tháng 12 năm ngoái luôn có những cuộc phản đối ở Hà Nội và Sài Gòn tố cáo chính sách Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
(Nguồn: La Croix)
Ngoài khu chợ, hai thanh niên giơ băng biểu ngữ màu đen có dòng chữ « Bắc Kinh 2008 », trên biểu ngữ có vòng biểu tượng Thế Vận Hội dưới hình dạng vòng còng tay, họ đã bị bắt một cách nhanh chóng sau khi nhiều công an mặc đồng phục và công an dân sự tiếp cận.
Biểu ngữ này nhóm phóng viên không biên giới thường dùng, nhưng theo phát ngôn viên của tổ chức bảo vệ nhân quyền, hai người bị bắt không thuộc tổ chức nhóm phóng viên.
Cánh sát đã giải tán đám đông và yêu cầu nhóm phóng viên nước ngoài rời khỏi khu vực chợ Thanh Xuân nằm trong khu phố cổ Hà Nội.
Một phụ nữ cũng bị cảnh sát bắt tại Hà Nội.
Liên lac qua điện thoại, cảnh sát cho biết không có biết sự cố, cũng không bình luận về việc bắt bớ không xác nhận số quân đội bị đảng dân chủ Việt Tân tố cáo hôm thứ Ba.
Ngọn lửa Thế Vận Hội đến Việt Nam tối thứ Hai, ngọn đuốc sẽ diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn bắt đầu từ 18h30 giờ địa phương ( 11h30 GMT) đặt dưới sự thắt chặt an ninh cao, trong khi đó đã có nhiều lời kêu gọi biểu tình ôn hoà chống Trung Cộng.
Sáng thứ Ba, chính quyền việt nam cộng sản triển khai nhiều cảnh sát ở trung tâm du lịch, thành phố, chính quyền rất bí mật về số lực lượng bảo vệ trật tự được huy động cho sự kiện rước đuốc này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo sự đe doạ thường xuyên của « kẻ thù đich », từ này thường được dùng để ám chỉ những người ly khai dân chủ, luôn phá rối trật tự công cộng.
Những cuộc biểu tình hiếm khi thấy trong một đất nước cộng sản, độc đảng, nhưng từ tháng 12 năm ngoái luôn có những cuộc phản đối ở Hà Nội và Sài Gòn tố cáo chính sách Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
(Nguồn: La Croix)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thơ Trên Cát
Đặng Hà Nội
00:19 29/04/2008
THƠ TRÊN CÁT
Ảnh của Đặng Hà Nội, Brooklyn Park, MN. (Hình chụp tại Mũi Né, VN)
(Trích Ca khúc Một Chút Qùa Cho Quê Hương của Việt Dzũng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền