Ngày 29-04-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần Thứ 5 Mùa Phục Sinh A
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
01:07 29/04/2010
Thứ Hai sau Chúa nhật V phục sinh

Ga 14,21-26

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể.

Chúng con tạ ơn Chúa đã thương ngự đến tâm hồn chúng con. Chúa ở trong chúng con để chúng con được ở trong tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con được nên một với Chúa không chỉ khi rước Chúa, mà còn nên một trong hành động khi biết vâng theo thánh ý Chúa.

Lạy Chúa, niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng con là sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời chúng con. Có Chúa cùng đồng hành chúng con sẽ an vui và quên hết ưu phiền. Đó chính là hồng ân cao quý mà Chúa đã dành cho chúng con. Ôi! Còn gì hạnh phúc và êm đềm hơn khi có Chúa cùng đi với chúng con qua những thăng trầm của cuộc đời. Ôi! Còn gì vui sướng khi có Chúa là thành luỹ che chở cuộc đời chúng con. Chúng con xin hết lòng tạ ơn và ngợi khen tình yêu mà Chúa đã dành cho chúng con. Xin cho chúng con đừng bao giờ đánh mất Chúa là cùng đích cuộc đời chỉ vì những vinh hoa phú quý trần gian. Xin giúp chúng con biết sống kết hợp với Chúa như cành liền cây để sự sống và ân sủng của Chúa mãi tuôn trào trong cuộc sống chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, giờ đây Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho Chúa. Xin ban ơn soi sáng để chúng con nhận ra ý Chúa trong từng phút giây cuộc đời. Xin ban thêm nghị lực đế chúng con sống theo ý Chúa. Xin giúp chúng con vượt thắng cám dỗ tội lỗi để luôn sống thanh sạch, xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trị. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 5 phục sinh

Ga 14,27-31a

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa hằng ao ước ban cho chúng con ơn bình an. Ơn bình an là hệ quả của một đời sống công bình bác ái. Ơn bình an của “lương tâm không hề trách con điều gì”. Xin Chúa ban cho chúng con sự bình an mà thế gian không thể ban tặng. Xin ban cho chúng con sự bình an của Chúa là kết quả của việc dám sống theo những đòi hỏi của tin mừng. Xin ban cho chúng con sự bình an của một tâm hồn luôn hướng về sự thiện, luôn ước ao sự lành, luôn sống thanh sạch và lòng ngay.

Nhưng Chúa ơi! Cuộc đời đâu mấy khi bình an. Sự dữ vẫn hoành hành. Tội ác vẫn gia tăng. Người làm việc thiện là thiểu số. Kẻ làm điều gian ác thì vô số. Chúng con xin phó dâng cuộc đời trong tay Chúa. Xin gìn giữ chúng con khỏi mọi sự dữ. Xin cho chúng con biết đẩy lùi sự dữ ra khỏi môi trường bằng chính đời sống đạo đức của chúng con. Xin đừng để chúng con sa vào những cám dỗ sự dữ làm mất đi vẻ đẹp của hình ảnh Chúa nơi tâm hồn chúng con. Xin cho các bạn trẻ nam nữ trên thế giới đừng để mình bị cùng hút vào trào lưu văn hoá đồi truỵ, nhưng bị tự chủ bản thân để sống xứng với nhân vị con người.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin Chúa hãy dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa. Xin giúp chúng con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Xin cho chúng con cũng trở nên dấu chỉ sự bình an cho thế giới hôm nay. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật V phục sinh

Ga 15,1-8

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là cây nho, còn chúng con là cành, xin cho chúng con biết kết hợp với Chúa qua từng giây phút cuộc sống, nhất là khi chúng con được rước Thánh Thể Chúa ngự đến trong tâm hồn chúng con. Xin đừng để chúng con xa lìa Chúa bởi những tội lỗi, những đam mê mù quáng, những thói đời bất nghĩa, bất trung.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con vẫn biết rằng, để cành nho cuộc đời chúng con sinh hoa kết trái thì cần được cắt tỉa, loại bỏ những gì không phù hợp với sức sống thần linh của Chúa. Thế nhưng, Chúa ơi, chúng con vẫn bám víu vào những đam mê tật xấu. Tâm hồn chúng con vẫn chứa đựng đầy những tham lam bất chính, những tư tưởng dâm ô tội lỗi. Cuộc sống chúng con còn đầy những lầm lỗi gây nên đau khổ cho gia đình và bạn bè. Xin Chúa thứ tha tội lỗi chúng con. Xin Chúa cắt tỉa nơi tâm hồn chúng con khỏi những ước ao phạm tội, những toan tính xấu xa, những mưu đồ bất chính để chúng con luôn xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trị.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được lưu lại trong Chúa mỗi khi chúng con rước Chúa vào lòng, để sự sống của Chúa tuôn chảy trên dòng đời của chúng con, qua các việc đạo đức hằng ngày, qua cuộc sống yêu thương và phục vụ mọi người, nhờ đó mà muôn dân sẽ nhận ra “chúng con là môn đệ của Chúa”. Amen

Thứ năm sau Chúa nhật 5 phục sinh

Ga 15,9-11

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã đến lần thứ nhất, đã nhập thể làm người và qua đó trao ban cho chúng con niềm vui ơn cứu độ. Chúng con thật vui mừng vì có Chúa ở cùng chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ, tri ân tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su là Đấng chúng con tôn thờ, xin cho chúng con lưu lại trong Chúa để chúng con được tắm gội trong tình yêu của Chúa. Nhờ vậy mà chúng con được đổi mới cuộc đời, đổi mới cách sống cho phù hợp với tin mừng của Chúa. Xin cho chúng con cũng mặc lấy tâm tình của Chúa để chúng con biết yêu thương mọi người như Chúa đã yêu thương chúng con. Xin giúp chúng con biết đến với mọi người trong tinh thần yêu thương và phục vụ. Xin giúp chúng con đừng sống ích kỷ, đừng quá tham lam mà đánh mất tình bạn hữu, mà làm mất vẻ đẹp của phẩm giá làm người nơi chúng con.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết biến niềm vui có Chúa thành một đời sống chứng nhân cho Chúa giữa trần gian. Và xin cho chúng con biết sống khiêm tốn, thánh thiện, gương mẫu để mai sau chúng con được thấy Chúa, được ở bên Chúa, và được hưởng hạnh phúc với Chúa muôn đời. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 5 phục sinh

Ga 15,12-17

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc vì luôn được Chúa viếng thăm. Chúa đến với chúng con qua bí tích Thánh Thể, như dấu chỉ sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa vẫn đang chăm sóc cuộc đời chúng con. Chúng con không bước đi lẻ loi, nhưng luôn có Chúa đồng hành. Chúa có mặt trong từng biến cố vui buồn của đời sống chúng con. Chúa sẽ tay đỡ tay nâng, để gìn giữ chúng con trong ân sủng và tình yêu của Chúa. Chúng con xin hết lòng tri ân và cảm tạ Chúa.

Lạy Chúa, giờ đây, Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho lòng thương xót của Chúa. Xin ban ơn soi sáng để chúng con cũng nhận ra ý Chúa và biết sống đẹp lòng Chúa trong từng biến cố cuộc sống. Xin gìn giữ chúng con khỏi những đam mê trần gian để tâm hồn chúng con luôn hướng về trời cao. Xin giúp chúng con đừng bao giờ để mình ngụp lặn trong tội lỗi, nhưng luôn sống có mục đích, biết phấn đấu vươn lên không ngừng, biết tránh xa tội lỗi. Xin gìn giữ chúng con trong ân sủng của Chúa để mai sau chúng con cũng được dự phần vinh phúc với Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin giúp chúng con biết yêu Chúa hơn mọi sự thế gian để chúng con chỉ tìm kiếm và phụng sự một mình Chúa mà thôi. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 5 phục sinh

Ga 15,18-21

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Sự phục sinh của Chúa đã mang lại cho các tông đồ sức sống mới, đã biến đổi các tông đồ từ nhút nhát thành can đàm. Từ hoảng sợ thành kiên cường. Từ thiếu hiểu biết thành kẻ rao giảng Lời Chúa đầy thuyết phục. Xin cho chúng con mỗi lần được rước Chúa thì cũng được sức sống phục sinh của Chúa nâng đỡ ngõ hầu có thể làm chứng nhân cho tin mừng của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, Chúa biết rằng thế gian sẽ ghét bỏ các con. Chúa biết rằng giòng đời luôn xô đẩy chúng con bằng biết bao khốn khó nguy nan. Chúa cũng biết rằng phận người chúng con quá mong manh yếu đuối. Chúng con vẫn thường chơi vơi trước bao khốn khó của giòng đời, trước bao cám dỗ của ba thù. Xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng con can trường đứng vững trước những thử thách gian nguy. Xin cho chúng con ơn bình an trước những sóng gió nguy nan của giòng đời, trước những gian nguy, thử thách và khốn khó. Xin cho chúng con mãi trung thành với Chúa dù bị người đời khinh chê, dù bị thế gian kết án, dù bị thua thiệt khi trên mình chúng con mang danh Chúa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết bám vào Chúa hơn là thế gian phù vân. Xin cho chúng con biết thờ lạy Chúa hơn là cúi mình trước vinh hoa phú quý trần gian. Xin giúp chúng con luôn biết chọn Chúa làm gia nghiệp và cùng đích cuộc đời chúng con. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH - Tư ngày 01 đến 15.5.2010
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
06:11 29/04/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ ngày 01 đến 15-5-2010

Ngày 01-5-10: Thưa anh em, nhân danh Chúa Kitô, chúng tôi truyền cho anh em phải xa lánh mọi người sống vô kỷ luật…(2 Tx 3, 6)

Sống vô kỷ luật là người chẳng làm gì mà việc gì cũng xía vô. Phaolô khuyên tôi hãy đứng vững bằng việc suy niệm Lời Chúa., đừng nghe vì ngày Chúa sắp đến mà sống buông thả, ươn hèn.

Ngày 02-5-10: Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả để khỏi nên gánh cho người nào trong anh em. (2 Tx 3, 8) -- Làm việc về tâm linh và thể xác đêm ngày rất cần cho tôi. Khi bạn và tôi làm việc luôn thì người thân thấy vui mừng.

Ngày 03-5-10: Không phải vì chúng tôi không có quyền hưởng sự giúp đỡ, nhưng là để nêu gương cho anh em bắt chước. (2 Tx 3, 9)

Khi nhận sự giúp đỡ của ai, bạn tỏ vẻ khiêm tốn và đầy lòng biết ơn. Vì đời sống của người tông đồ cần luôn đơn giản về vật chất.

Ngày 04-5-10: Trong khi chờ tôi đến, hãy chuyên cần đọc Sách Thánh trong các buổi họp, chuyên cần khuyên nhủ và dạy dỗ. (1 Tm 4, 13) -- Bạn cần đọc Lời Chúa lớn tiếng cho nhiều người nghe, từ trong Gia đình, Nhóm, Hội đoàn. Tôi luôn nhớ đọc một đoạn Kinh thánh trước mỗi buổi cầu nguyện, họp hành, để Lời Chúa chỉ dẫn.

Ngày 05-5-10: Anh hãy tha thiết với những điều đó, chuyên chú vào đó, để mọi người nhận thấy những tiến bộ của anh. (1 Tm 4, 15)

Phaolô chỉ dẫn cho Timôthê để áp dụng việc tổ chức cộng đoàn. Tôi cần đem thực hành trong Gia đình hay Cộng đoàn mình trách nhiệm, học hỏi Lời Chúa, để Tín hữu sống đạo trưởng thành hơn.

Ngày 06-5-10: Anh hãy thận trọng trong cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy. Hãy kiên trì..! Vì làm như vậy, sẽ cứu được chính mình, lại còn cứu được những người khác nghe anh giảng dạy. (1 Tm 4,16)

Bạn cần phải ý tứ khi nói năng, tư cách, nếp sống cho tốt. Có như vậy mới giúp cho mình và người khác sẽ nhận thấy tin theo Chúa.

Ngày 07-5-10: Người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ân, bạc nghĩa, phạm thượng. (2 Tm 3, 2) -- Phaolô muốn nói về thời gian cuối cùng này, đang có những sự xấu xảy ra, giữa con người với con người. Tôi luôn đề phòng những điều trên, để giữ tâm hồn trong sạch và bình an.

Ngày 08-5-10: Hình thức của đạo thánh thì họ còn giữ; nhưng cái chính yếu thì đã chối bỏ. Anh hãy xa lánh những người ấy.(2Tm 3, 5)

Cái chính yếu đây là Đức Ái của con người từ trong tâm hồn. Tôi quyết vứ bỏ những cái độc ác như hung dữ, kiêu căng… ra khỏi tôi.

Ngày 09-5-10: Thuộc bọn họ là những kẻ lẻn vào nhà người ta chính phục thứ đàn bà nhẹ dạ, đầy những tội lỗi và bị đủ thứ đam mê lôi cuốn. (2 Tm 3, 6) -- Ngày nay không thiếu gì những kẻ lợi dụng chức quyền, và lòng chân thành sùng đạo của phụ nữ rồi sa ngã đủ thứ. Phương pháp tích cực là tôi tìm cách lánh xa các dịp nguy hiểm.

Ngày 10-5-10: Còn những cuộc tranh luận điên rồ, những chuyện gia phả, những vụ cãi cọ, xung đột về Lề Luật, anh hãy tránh xa: những cái đó vô ích và trống rỗng. (Tt 3, 9) -- Đây là thư mục vụ Phaolô nhắn nhủ riêng ông Ti-tô phải giữ. Bạn và tôi nên để ý đối xử cho thích hợp, tùy mỗi hạng người trong khi phục vụ trong Cộng đoàn.

Ngày 11-5-10: Người theo bè phái, thì sau khi cảnh cáo lần thứ nhất và lần thứ hai, anh hãy loại đi. (Tt 3, 10)

Lời Phaolô khuyên Ti-tô trong thư mục vụ này giúp tôi phải để ý sống nhờ ân sủng và đức tin, chứ không phải ganh đua bên ngoài.

Ngày 12-5-10: Vì biết rằng một người như thế đã ra hư đốn, người ấy phạm tội và tự kết án mình. (Tt 3, 11)

Người theo bè phái như nói ở câu trên là họ chỉ áp dụng một số điều mà bỏ những chân lý của Lời Chúa, vì vậy đã gây ra nhiều chia rẽ trong Hội Thánh như hiện nay. Bạn và tôi quyết nắm lấy Lời Chúa.

Ngày 13-5-10: Bởi có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin. (Dt 4, 14) -- Tôi noi gương Ngài trong sứ vụ khó khăn hiện nay, để kiên cường thắng mọi cám dỗ của thế gian,...

Ngày 14-5-10: Vị thương tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nổi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta chỉ trừ tội lỗi. (Dt 4, 15).

Chúa Cứu Thế có thể cảm thương sự yếu đuối của chúng ta, vì Ngài từng bị thử thách, song chẳng phạm tội. Vì cám dỗ không phải là phạm tội, nên tôi quyết noi gương Ngài là dùng Lời Chúa chống nó.

Ngày 15-5-10: Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh nhận trợ giúp..(Dt 4, 16)

Trong Giao Ước Mới Đức Giêsu đưa tôi vào niềm hy vọng để đến được gần Chúa hơn. Tôi biểu hiện mối liên hệ này với Chúa bằng sự sám hối, cầu nguyện để xin lòng Chúa thương xót sau những thất bại.

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
 
Điều Răn Mới Hãy Yêu Thương Nhau
Tuyết Mai
08:08 29/04/2010
Điều Răn Mới Hãy Yêu Thương Nhau

Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau". (Ga 13, 31-33a. 34-35).

Thương yêu nhau như thế nào thì được gọi là Điều Răn mới!? Nhất là Điều Răn Mới ấy có làm mất mát nhiều, gây thương tích, hay tổn thương chúng ta chăng!? Điều Răn Mới của Chúa, xem chừng như quá giản đơn!? Chỉ một câu ngắn gọn trên nhưng sao nghe ra vẻ thật là khó khăn và rất khó thực hành là: "Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".

Lậy Thầy Giêsu thật nhân lành của chúng con! Thật là một điều kiện không mấy ai mà có thể làm được thưa Thầy Chí Thánh của chúng con ơi! Khi mà tất cả toàn thể nhân loại chúng con chỉ khư khư sống trong ích kỷ và tham lam. Nhất nhất chỉ để được cho riêng mình mà thôi! Kế đến mới là cho vợ con và người thân thương trong họ hàng thân quyến, chứ cho người ngoài họ là người dưng nước lã không quen biết và cũng chẳng thân thiết, thì làm thế nào mà chúng con thương yêu họ cho nổi, thưa Thầy!? Tuy Thầy dậy chúng con và ngay cả Thầy đã từng làm gương cho chúng con noi theo, suốt 33 năm dài khi Ngài còn tạ thế!

Khi Ngài còn sống kia, mà chúng con còn dửng dưng còn lưỡng lự, chỉ có động lực mà làm cho các môn đệ của Thầy bỏ tất cả để đi theo Thầy, có phải các Ngài đã được Ơn của Chúa Thánh Thần tác động, nên một lời mời gọi của Thầy, chẳng một ai từ chối lời mời gọi ấy! Và chẳng thấy ai than phiền cả thời gian sống bên Thầy mà họ cảm thấy cuộc đời rày đây mai đó là khổ cực!? Hay cũng có vì họ nghe Thầy nói những Lời thật chói tai!? Có phải phần đông chúng con thiện nguyện đi theo Thầy là vì cơm bánh và vì theo đám đông!? Thành phần này ở xã hội nào, thời đại nào cũng có Thầy nhỉ!? Họ theo vì hiếu kỳ, nhất là hùa theo đám đông, như họ đi tìm những gì là có lợi cho họ, để họ cũng được nổi nang theo!? Để họ cũng được ăn bám theo!? Hay để họ lợi dụng cho sự buôn bán của họ, như đi theo một ông thầy sơn đông bán thuốc dạo thời xưa????

Chứ yêu thương nhau như lời Thầy dậy, quả thời buổi nào cũng hiếm có và hiếm thấy lắm Thầy ơi! Trên đời chúng con thường tìm đến những người sống bề ngoài và chưng diện bề ngoài mà theo lắm! Thấy họ giầu có mà đạo đức quá!? Hay mượn Lời Chúa mà nói chuyện với chúng con, tỏ ra là con người rất là đạo mạo, già dặn, và rất chín chắn, tỏ ra già trước tuổi, vì thế chúng con nghĩ rằng chúng con có thể đi theo họ, để họ có thể giúp đỡ gì được cho mình trong đời sống thường ngày được chăng!? Nhất là họ giầu, có tiền thì không thể mà không giúp được gì mình khi cần!? Cuộc sống tâm linh cũng cảm thấy chắc chắn khi sống gần thân thiết với họ!? Nhưng sự thật đã cho chúng con biết là những con người này họ chỉ sống đạo đức giả mà thôi! Muốn chứng minh cho mọi người biết rằng hậu thuẫn của họ rất là đông. Họ là những người rất có quyền trong cộng đoàn, vì cộng đoàn thường nghèo nhiều hơn giầu, mà giầu thì chiếm nhiều lá phiếu, nên để đánh đổi cho được mọi sự việc, bởi cái gì cũng cần đến đồng tiền, và đây là sự thật đau lòng, nhưng nơi đâu cũng có!? Nhưng có phải Chúa xử phạt những con người đạo đức giả này đâu!? Nếu họ có lòng vì muốn cho giáo xứ tiến hơn lên, muốn cho nhà Chúa được đẹp thêm hơn, vì không năm nào mà giáo xứ không xin tiền để trang trải và sửa sang mọi chỗ mọi nơi!? Trường học cần được tu bổ, đường đất cần tiền để tráng xi măng, nhà thờ cần máy lạnh, ghế ngồi cần đệm mới, cửa sổ và cửa ra vào tất tất đều cần phải có tiền mới là giải đáp thiết thực, mà không có những anh chị em này thì làm sao mà hiện thực được những điều yêu cầu và mong muốn được vậy!??? Giữa sự lựa chọn trên hình như chẳng còn một sự lựa chọn nào đích đáng khác??? Cho nên trên đời có những sự việc mà con mắt chúng con hay cái đầu chúng con không biết thế nào là đúng và thế nào là sai?? Vì sự đóng góp của họ nhiều nên những anh chị em này tỏ ra hống hách và đôi khi đã dùng quyền của mình mà áp đảo các vị linh mục, ngay cả những vị linh mục chánh xứ nữa!??

Có nhiều thứ rất gai mắt cho chúng con, vì có theo họ lâu mới biết họ làm cho chúng con thất vọng ê chề. Thành phần đạo đức giả này ở thời đại nào cũng có thưa Thầy! Vì thế cho nên có lời nói rằng hãy tin ở đạo và chân lý của đạo, chứ đừng theo người có đạo!? Quả thật đúng thế! Cho nên những sự việc lạm dụng tình dục cũng đã xẩy ra thật thảm thương và rất đau lòng Thầy ơi! Bây giờ thì sự việc này đã tung tin ra khắp mọi nơi trên toàn cầu và đã xẩy ra thời gian bao nhiêu chục năm nay!. Ngay cả những con người này, ăn cơm nhà Chúa, được nuôi dưỡng và giáo dục trong nhà Chúa, mà họ lại có thể lợi dụng áo chùng thâm để làm hại cả một cuộc đời thế hệ trẻ??? Sau một thời gian phanh phui ra tất cả những tên tuổi của những (lm) này! Thì có một số đông đã bỏ nhà thờ, thứ nhất vì con em của họ đã là nạn nhân, thứ hai là vì người mà họ kính trọng, thay mặt Chúa mà dìu dắt mà hướng dẫn giáo dân, nay trở thành một tội phạm, có thể lãnh án tù ngoài đời? Chua xót và cay đắng quá phải không thưa Thầy!? Tuy là một số nhỏ thôi! Nhưng số nhỏ ấy, đã làm thiếu đi những thợ gặt trong cánh đồng Hội Thánh Giáo Hội của Chúa!?? Vì có phải cánh đồng Hội Thánh Chúa đã vắng bóng thợ gặt nay lại càng thiếu hơn nữa! Bài học đắng cay và chua xót này, đã làm cho giới trẻ thiếu đi lòng tự tin và chùn bước trên con đường đi theo bước chân Chúa!? Đã khó khăn nay lại càng khó khăn và thử thách hơn thế nữa! Tuy dù Hội Thánh Chúa sẽ ngàn đời đứng vững và vẫn ngạo nghễ vì luôn có quyền năng của Thiên Chúa gìn giữ.

Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con, quả khó khăn lắm Thầy ạ! Yêu như Thầy đã yêu chúng con ư!? Có phải là chịu cho người đời xỉ nhục, lăng mạ, chà đạp lên nhân phẩm của chúng con, ngay cả hành hạ tâm thần chúng con bằng những lời thóa mạ, bằng tay chân, và ngay cả sự chết dần mòn vì sự chịu đựng dã man này!? Yêu thương anh chị em ngay cả khi họ đem mình ra pháp trường mà xử trảm vì danh Thầy? Và cũng bắt chước Thầy là xin tha tội cho họ vì họ không biết việc họ làm??

Thương yêu anh chị em mình ngay cả họ giết chết con mình vì họ không muốn có con hay không muốn bị liên lụy với đứa con chính họ tạo nên mà không muốn có trách nhiệm? Thương yêu anh chị em mình ngay cả khi bản thân của mình cũng bị đem bán qua những ngả đường mà tấm thân được dùng trong những việc giải trí một cách thật dã man và man rợ!?

Thầy Giêsu của chúng con ơi! Thế giới ngày nay hình như quỷ vương đã ra đời rồi Thầy ạ! Quỷ vương cũng đã lọt vào Nhà của Hội Thánh Chúa, chúng đã làm cho mọi trật tự bị đảo điên? Mất bớt đi lòng tin tưởng nên đã làm cho nhiều người bỏ đạo? Nhưng con hy vọng thành phần này chỉ ít thôi! Và rồi xã hội ngày càng rối loạn lung tung. Con người nửa nam nửa nữ bây giờ cũng nằm trong Hội Thánh Chúa nữa, tuy dù họ chưa lộ diện, nhưng chúng con đã thấy nhiều trong nhà thờ và khắp mọi nơi! Thầy giảng dậy chúng con phải yêu thương những con người này như thế nào đây, thưa Thầy!???? Đây chỉ là nhận định riêng của con và những sự việc đã xẩy ra mà tất cả ai ai cũng đã biết hết cả! Chứ con không dám xét đoán ai và cũng chẳng dám kết án ai cả đâu thưa Thầy!

Có phải trật tự trong vũ hoàn này đã có Chúa lo liệu, định đoạt, và theo thời gian, Sự Thật và Chân Lý Chúa, vẫn luôn toàn thắng và hiển trị muôn đời, nên việc của chúng con không nên thắc mắc nhiều mà hãy cầu nguyện nhiều, và nên nghe Lời Thầy dậy là: "các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau". Amen.
 
Mỗi ngày một câu Kinh Thánh: từ ngày 01 đến 15-5-2010
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định
08:45 29/04/2010
Mỗi ngày một câu Kinh Thánh: từ ngày 01 đến 15-5-2010

Ngày 01-5-10: Thưa anh em, nhân danh Chúa Kitô, chúng tôi truyền cho anh em phải xa lánh mọi người sống vô kỷ luật…(2 Tx 3, 6)

Sống vô kỷ luật là người chẳng làm gì mà việc gì cũng xía vô. Phaolô khuyên tôi hãy đứng vững bằng việc suy niệm Lời Chúa., đừng nghe vì ngày Chúa sắp đến mà sống buông thả, ươn hèn.

Ngày 02-5-10: Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả để khỏi nên gánh cho người nào trong anh em. (2 Tx 3, 8) -- Làm việc về tâm linh và thể xác đêm ngày rất cần cho tôi. Khi bạn và tôi làm việc luôn thì người thân thấy vui mừng.

Ngày 03-5-10: Không phải vì chúng tôi không có quyền hưởng sự giúp đỡ, nhưng là để nêu gương cho anh em bắt chước. (2 Tx 3, 9)

Khi nhận sự giúp đỡ của ai, bạn tỏ vẻ khiêm tốn và đầy lòng biết ơn. Vì đời sống của người tông đồ cần luôn đơn giản về vật chất.

Ngày 04-5-10: Trong khi chờ tôi đến, hãy chuyên cần đọc Sách Thánh trong các buổi họp, chuyên cần khuyên nhủ và dạy dỗ. (1 Tm 4, 13) -- Bạn cần đọc Lời Chúa lớn tiếng cho nhiều người nghe, từ trong Gia đình, Nhóm, Hội đoàn. Tôi luôn nhớ đọc một đoạn Kinh thánh trước mỗi buổi cầu nguyện, họp hành, để Lời Chúa chỉ dẫn.

Ngày 05-5-10: Anh hãy tha thiết với những điều đó, chuyên chú vào đó, để mọi người nhận thấy những tiến bộ của anh. (1 Tm 4, 15)

Phaolô chỉ dẫn cho Timôthê để áp dụng việc tổ chức cộng đoàn. Tôi cần đem thực hành trong Gia đình hay Cộng đoàn mình trách nhiệm, học hỏi Lời Chúa, để Tín hữu sống đạo trưởng thành hơn.

Ngày 06-5-10: Anh hãy thận trọng trong cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy. Hãy kiên trì..! Vì làm như vậy, sẽ cứu được chính mình, lại còn cứu được những người khác nghe anh giảng dạy. (1 Tm 4,16)

Bạn cần phải ý tứ khi nói năng, tư cách, nếp sống cho tốt. Có như vậy mới giúp cho mình và người khác sẽ nhận thấy tin theo Chúa.

Ngày 07-5-10: Người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ân, bạc nghĩa, phạm thượng. (2 Tm 3, 2) -- Phaolô muốn nói về thời gian cuối cùng này, đang có những sự xấu xảy ra, giữa con người với con người. Tôi luôn đề phòng những điều trên, để giữ tâm hồn trong sạch và bình an.

Ngày 08-5-10: Hình thức của đạo thánh thì họ còn giữ; nhưng cái chính yếu thì đã chối bỏ. Anh hãy xa lánh những người ấy.(2Tm 3, 5)

Cái chính yếu đây là Đức Ái của con người từ trong tâm hồn. Tôi quyết vứ bỏ những cái độc ác như hung dữ, kiêu căng… ra khỏi tôi.

Ngày 09-5-10: Thuộc bọn họ là những kẻ lẻn vào nhà người ta chính phục thứ đàn bà nhẹ dạ, đầy những tội lỗi và bị đủ thứ đam mê lôi cuốn. (2 Tm 3, 6) -- Ngày nay không thiếu gì những kẻ lợi dụng chức quyền, và lòng chân thành sùng đạo của phụ nữ rồi sa ngã đủ thứ. Phương pháp tích cực là tôi tìm cách lánh xa các dịp nguy hiểm.

Ngày 10-5-10: Còn những cuộc tranh luận điên rồ, những chuyện gia phả, những vụ cãi cọ, xung đột về Lề Luật, anh hãy tránh xa: những cái đó vô ích và trống rỗng. (Tt 3, 9) -- Đây là thư mục vụ Phaolô nhắn nhủ riêng ông Ti-tô phải giữ. Bạn và tôi nên để ý đối xử cho thích hợp, tùy mỗi hạng người trong khi phục vụ trong Cộng đoàn.

Ngày 11-5-10: Người theo bè phái, thì sau khi cảnh cáo lần thứ nhất và lần thứ hai, anh hãy loại đi. (Tt 3, 10)

Lời Phaolô khuyên Ti-tô trong thư mục vụ này giúp tôi phải để ý sống nhờ ân sủng và đức tin, chứ không phải ganh đua bên ngoài.

Ngày 12-5-10: Vì biết rằng một người như thế đã ra hư đốn, người ấy phạm tội và tự kết án mình. (Tt 3, 11)

Người theo bè phái như nói ở câu trên là họ chỉ áp dụng một số điều mà bỏ những chân lý của Lời Chúa, vì vậy đã gây ra nhiều chia rẽ trong Hội Thánh như hiện nay. Bạn và tôi quyết nắm lấy Lời Chúa.

Ngày 13-5-10: Bởi có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin. (Dt 4, 14) -- Tôi noi gương Ngài trong sứ vụ khó khăn hiện nay, để kiên cường thắng mọi cám dỗ của thế gian,...

Ngày 14-5-10: Vị thương tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nổi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta chỉ trừ tội lỗi. (Dt 4, 15).

Chúa Cứu Thế có thể cảm thương sự yếu đuối của chúng ta, vì Ngài từng bị thử thách, song chẳng phạm tội. Vì cám dỗ không phải là phạm tội, nên tôi quyết noi gương Ngài là dùng Lời Chúa chống nó.

Ngày 15-5-10: Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh nhận trợ giúp..(Dt 4, 16)

Trong Giao Ước Mới Đức Giêsu đưa tôi vào niềm hy vọng để đến được gần Chúa hơn. Tôi biểu hiện mối liên hệ này với Chúa bằng sự sám hối, cầu nguyện để xin lòng Chúa thương xót sau những thất bại.

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
 
Suy niệm Mùa Phục Sinh 2010: Đức Giêsu Kitô, trước và sau biến cố Phục Sinh
Lm. Phêrô Nguyễn Thiên Cung
09:07 29/04/2010
Suy niệm Mùa Phục Sinh 2010

ĐỨC GIÊSU-KITÔ, TRƯỚC VÀ SAU BIẾN CỐ PHỤC SINH

Đối tượng của nỗ lực thăm dò của chúng tôi ở đây là “cái khoảng thời gian và không gian” thâm u, đầy bí hiểm và mầu nhiệm giữa Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và Ngày Chúa Nhật Phục Sinh mà Đức Giêsu-Kitô đã trãi qua, với hy vọng qua đó khám phá ra được chút gì về căn tính của Đức Giêsu-Kitô trước và sau Biến cố Phục Sinh, để rồi nhờ đó hiểu được chút gì về căn tính cánh chung (identité eschatologique) của con người chúng ta, đặc biệt, những con người Kitô hữu, bởi vì con người vốn được tạo dựng nên “theo Hình Ảnh của Thiên Chúa” (St 1, 26-27; Rm 8, 29; 2 Cr 3, 18); thế mà, Hình Ảnh của Thiên Chúa lại chính là Đức Giêsu-Kitô (2 Cr 4, 4; Cl 1, 15)…

Nếu “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4, 8.16), điều đó có nghĩa căn tính của Thiên Chúa, của các Ngôi Vị Thiên Chúa, của Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập thể, cả của con người vốn được tạo dựng nên “theo Hình Ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa” (St 1, 26-27) sẽ không thể nào hiểu được cách đầy đủ và trọn vẹn nếu như chỉ được xem xét trên cơ sở những khái niệm tĩnh tại (statique) như bản thể, bản tính và yếu tính của khuynh hướng Triết học của Aristote, mà còn cần phải dựa trên cơ sở của những mối tương quan sống động giữa các “đối tác”, bởi vì Tình Yêu hay Sự Sống Tình Yêu vĩnh hằng không phải là một “sự vật” (une chose) mà là tương quan giữa các “đối tác” (partenaires) với nhau trong Tình Yêu…

Đàng khác, nếu con người được tạo dựng nên “theo Hình Ảnh của Thiên Chúa” mà vốn là chính Đức Giêsu-Kitô, thì giữa căn tính của Đức Giêsu-Kitô trước và sau biến cố Phục Sinh và căn tính cánh chung của con người hẳn phải có những tương quan mật thiết với nhau, và là trung gian lẫn cho nhau, nghĩa là càng hiểu về căn tính đích thực của Đức Giêsu-Kitô, người ta sẽ càng hiểu được chính xác hơn về căn tính cánh chung (hay đã được cứu độ) của con người, và ngưọc lại…

I- CĂN TÍNH CỦA ĐỨC GIÊSU-KITÔ:

Đức Giêsu-Kitô, trong ngôn ngữ thần học tín lý, vừa là Thiên Chúa thật vừa là con người thật. Thần tính và nhân tính của Ngài hợp nhất với nhau trên cơ sở bản vị hay ngôi vị của Ngài: và thần học gọi đó là mầu nhiệm ngôi hiệp (union hypostatique). Vì thế, trong thân phận “tự hủy” (Kénose), có thể nói rằng tất cả mọi tương quan giữa Đức Giêsu-Kitô với Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi đều phải được nhìn qua lăng kính mầu nhiệm ngôi hiệp nầy…

“Sở dĩ có được như vậy đối với sự siêu độ chúng ta, chính bởi vì Đức Kitô đã thực sự mang vào mình điều mà Ngài đã đến để siêu độ và đã chết cho (tức là nhân tính = toàn thể nhân loại: chú thích của tác giả [ctctg]). Ngài đã siêu độ điều mà Ngài đã tự hủy mình vào trong đó (nhân tính = nhân loại toàn thể: ctctg), tự hủy mình đến chết và chết trên thập giá. Ngài đã siêu độ điều mà chính Ngài đã nhận lấy như là của mình: Ngài đã siêu độ tất cả gì Ngài đã nhận lấy như là của mình; Ngài đã chỉ siêu độ điều mà Ngài đã nhận lấy như là của mình.” [1]

Công trình siêu độ diễn ra nơi Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời nhập thể nầy, trên thực tế, là công trình chung của cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Và, có thể nói rằng toàn bộ hiện sinh của Đức Giêsu-Kitô đều mang tính cứu độ, bởi vì toàn bộ hiện sinh của Ngài đều thấm đẫm sự hiện diện của Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, hay nói cách khác đều “thuộc linh”, đặc biệt nơi biến cố “thụ nạn”, chết và phục sinh…

Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa hiện sinh trần thế của Ngài không phải trãi qua những cám dỗ, những thử thách cam go. Suốt cuộc hiện sinh trần thế của mình, Đức Giêsu-Kitô cũng đã phải đối diện với những cám dỗ, những thử thánh: tương quan giữa “thần tính” và “nhân tính” vốn là một cuộc chiến đấu trường kỳ cho đến tận cái “giờ” của thập giá (Lc 4, 1-13; Mt 4, 1-11; Mc 1, 12-13; Lc 22, 42; Mt 26, 39; Mc 14, 35-36; Mt 27, 46), Và, cuộc chiến đấu nầy chỉ chấm dứt trên thập giá, khi mà Đức Giêsu-Kitô, cách trọn vẹn, dâng hiến cho Cha tất cả, chẳng trừ lại gì cho mình, vì Tình Yêu tuyệt đối của Ngài đối với Cha và với loài người chúng ta (Ga 19, 30): đó chính là “giờ” chiến thắng khải hoàn của Tình Yêu dâng hiến, “giờ” Con Người được tôn vinh (Ga 12, 23; 13, 31; v.v…), “giờ” Con Người được nhận ra như là Thiên Chúa (Ga 8, 28), “giờ” Thiên Chúa được tôn vinh, “giờ” nhân tính của Đức Giêsu-Kitô hoàn toàn hợp nhất với thần tính của Ngài, “giờ” con người và Thiên Chúa giao hòa lại với nhau trong Đức Kitô, “giờ” con người được khôi phục lại dung mạo “là Hình ảnh của Thiên Chúa” trong Đức Giêsu-Kitô, “giờ” cái chết của Sự Chết, “giờ” tội lỗi bị đánh bại, “giờ” toàn thể nhân loại được siêu độ…

1- Trong tương quan với Cha:

Trong thực tại nội tại của Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, tương quan giữa Con với Cha là ngang hàng, bình đẳng, đồng bản thể, đồng bản tính, v.v… Nhưng trong thân phận Thiên Chúa Nhập thể và tự hủy “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”, dù Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời nhập thể, vốn được Cha sai đi, tự nguyện sống trong thân phận lụy phục Cha, tuân theo Thánh Ý của Cha, không toàn năng, không toàn tri, hoàn toàn như mọi người trong chúng ta, ngoại trừ tội lỗi (Pl 2, 6-8; Dt 4, 15), Ngài vẫn không khi nào thôi là Thiên Chúa, không khi nào thôi quan hệ mật thiết với Cha và với Thần Khí:

“Ta và Cha, chúng ta là Một” [= “Moi et le Père nous sommes un”] (Ga 10, 30).

“Nhưng Ngài đáp lại: ‘Thì tại sao tìm con ? Lại còn không biết là con phải ở nơi nhà Cha con sao ?’.” (Lc 2, 49).

“Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: trước khi có Abraham, Ta chính là Ta” (Ga 8, 58).

Nhưng, trong thân phận nhập thể và tự hủy, Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập thể đã chấp nhận “tình trạng mình phải trở thành” như thân phận loài người chúng ta:

“Cũng như Cha, Đấng hằng sống đã sai ta, và Ta sống bởi Cha…” (Ga 6, 57).

“Còn Hài nhi thì lớn dần và nên dũng mạnh, tràn đầy khôn ngoan. Và ân sủng của Thiên Chúa đậu trên Ngài.” (Lc 2, 40).

“Khi các ngươi nhắc Con Người lên cao, bấy giờ các ngươi sẽ biết: Chính là Ta, và tự Ta, Ta không làm gì; nhưng Cha đã dạy Ta làm sao, Ta nói vậy, và Đấng đã sai Ta ở với Ta; Ngài đã không bỏ Ta một mình, vì Ta hằng làm những sự đẹp lòng Ngài.” (Ga 8, 28-29).

“Ngài, phận là phận của một vì Thiên Chúa, nhưng đã không nghĩ phải giằng cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra không, là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta; đem thân đội lốt người phàm, Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết thập giá ! Bởi vậy, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài !...” (Pl 2, 6-9).

“Dẫu là Con, Ngài đã phải đau khổ dãi dầu, mà học cho biết vâng phục. Và một khi thành toàn, Ngài đã nên nguyên nhân cứu rỗi đời đời cho những ai vâng phục Ngài…” (Dt 5, 8-9).

“Và vì chúng, Con xin hiến thánh mình Con, ngõ hầu chúng được tác thánh cách chân thật” (Ga 17, 19).

Mầu nhiệm Nhập thể và Tự hủy (Kénose), biến cố thụ nạn, sự tuân phục, cái chết, v.v…, tự chúng, không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện, công cụ để bày tỏ tình yêu của Đức Giêsu-Kitô đối với Cha và đối với loài người chúng ta: chính trong Tình Yêu mà tất cả hiện sinh của Đức Giêsu-Kitô mới mang tính siêu độ…

Tương quan giữa Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập thể và Cha của Ngài mật thiết đến độ Ngài đã có thể khẳng định: “Ta sống bởi Cha” (Ga 6, 57; xem thêm Gl 2, 20). Thật vậy, Đức Giêsu-Kitô đã sống “bởi” và “theo” Thần Khí của Cha đến độ Ý của Cha trở thành Ý của Con, và Thần Khí của Cha trở thành Thần Khí của Con, và ngược lại…

2- Trong tương quan với Thần Khí Sự Sống:

Cũng như trong thực tại nội tại của Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, trong hiện sinh trần thế của Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập thể, Thần Khí luôn hiện diện và đồng hành với Ngài, hướng dẫn Ngài, trong tư cách là Thần Khí của Cha, ngay từ khoảnh khắc nhập thể (Lc 1, 35) cho đến “giờ” của thập giá và phục sinh (Ga 19, 30): Ngài đã vâng Ý Cha hoàn hảo đến độ mà Ý Cha cũng đã trở nên là Ý của Con, và đã vâng theo Thần Khí của Cha đến độ Thần Khí của Cha cũng là Thần Khí của Con (Ga 4, 34; 5, 30; 6, 38-40). Và, trong tư cách là Thần Khí của Con, sau khi đã “giao nộp” tất cả, Thần Khí chính là “sở hữu” cuối cùng mà Con dâng hiến, giao nộp cho Cha, trong “giờ” của Thập giá. Đó chính là lúc mà Con, trong thân phận nhập thể, hoàn toàn sống sự sống mà Cha và Thần Khí trao ban: sự Sống Tình Yêu vĩnh hằng (Ga 6, 57), sự Sống Phục sinh, sự Sống cánh chung:

“Nếu chúng ta đi cho đến tận cùng những gì mà Ngôi Lời thông ban cho nhân tính của Ngài nơi việc tôn vinh mà Ngài đã dành cho xác thể của Ngài, chúng ta hẳn phải xoay ngược lại 180° công thức vốn gây gai chướng liên can đến các hành vi nhận làm của mình của các thầy dòng Scythes “Chính một Đấng trong Ba Ngôi Vị Thiên Chúa đã phải đau khổ trong xác thể của mình” (“Unus de Trinitate passus est carne”) thành ‘một trong chúng ta đang ngự tòa bên hữu Cha’. Đây qủa là hạn từ diễn tả được sự trao đổi diệu kỳ, Ngôi Lời nhập thể và được vinh thăng, anh cả của bầy em đông đúc, khi ngự tòa bên hữu Cha đã cùng dẫn vào với mình trong sự sống Thiên Chúa-Ba Ngôi cả một bầy con đông đúc. Do những tương quan đã được Ngôi Lời dệt nên giữa Ngài và chúng ta trên cơ sở nhân tính của Ngài vốn đồng bản thể với chúng ta, nơi Ngài, như chỉ một Đấng duy nhất mà thôi, chúng ta tiếp cận với Sự Sống Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi rất thánh.” [2]

Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, nói chung, giữa các khái niệm về “sự sống”, hay về “sự chết”, hay về sự phục sinh và sống lại không hoàn toàn giống nhau, và vì thế không đồng nghĩa với nhau.

2.1- Thật vậy, trong Thánh Kinh bản Hy ngữ, có ba từ được sử dụng để chỉ về Sự Sống:

- BIOS: từ nầy được Mc 12, 44 sử dụng nhằm diễn tả sự sống của con người xét như một cấu trúc sinh vật thể (vie du corps physique), bị khống chế bởi những qui luật vật lý, hoá học và không-thời gian (spatio-temporelles); theo ngôn ngữ của sách Sáng Thế: đó là con người “ađam” do từ bụi đất mà ra (xem St 2, 7); còn theo ngôn ngữ “tam tài” Đông phương: đó là yếu tố “Địa” (đất) nơi con người…

“…Vì mọi người đều lấy của dư bỏ vào, còn bà ấy thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để có thể tiếp tục sống còn.”

- PSUCHÈ: được Ga 10, 11.15.17 và 15, 13 dùng để chỉ về sự sống của con người xét như hữu thể có tự do để có thể chọn lựa nguyên lý sống cho mình, hoặc là “thuộc về Thần Khí” hoặc là “thuộc về xác thịt”, không hoặc ít bị khống chế bởi những qui luật vật lý, hóa học và không-thời gian; theo ngôn ngữ sách Sáng Thế: đó là con người “ađam” đã được Thiên Chúa hà hơi sống vào mũi nó và đã thành mạng sống (xem St 2, 7), vì thế, đó là một ân huệ Thiên Chúa ban cho; còn theo ngôn ngữ “tam tài” Đông phương: đó là yếu tố “Nhân” của con người…

“Vì những ai theo xác thịt, thì hứng về những điều thuộc xác thịt; còn những ai theo Thần Khí, thì (hứng về) những điều thuộc Thần Khí. Nhưng, hứng theo xác thịt là chết; còn hứng theo Thần Khí là sống và bình an. Vì chưng, hứng theo xác thịt là làm nghịch với Thiên Chúa, vì không phục tùng luật của Thiên Chúa, vả lại cũng vô phương làm thế.” (Rm 8, 5-7 tt).

“Không có tình yêu nào vĩ đại hơn là tình yêu của kẻ dám thí mạng sống mình vì người mình yêu mến.” (Ga 15, 13).

- ZOÉ: được Ga sử dụng ít nhất là 55 lần để chỉ về sự sống mà cái chết không thể nào đụng chạm tới được, vì theo Ga, đó chính là Sự Sống Thiên Chúa Tình Yêu, và Sự Sống đó chẳng có gì có thể làm cho biến dạng đi được hay hoàn toàn không thể bị khồng chế bởi những qui luật vật lý, hóa học và không-thời gian; theo ngôn ngữ sách Sáng Thế: đó là con người được tạo dựng nên “theo Hình Ảnh của Thiên Chúa” (St 1, 26-27); còn theo ngôn ngữ “tam tài” Đông phương: đó là yếu tố “Thiên” nơi con người…

“Ai yêu mạng sống mình (psuchè) thì mất, và ai ghét mạng sống mình (psuchè) ở đời nầy thì sẽ giữ được nó cho sự sống vĩnh hằng (zoé).” (Ga 12, 25).

2.2- Tương quan giữa ba “dạng thức sự sống” (bios, psuchè và zoé):

Như vậy, lối nhìn của Thánh Kinh bản Hy ngữ có vẻ như khá tương đồng với cách nhìn “tam tài” của những người Đông Phương cổ: đối với những người Đông Phương cổ, con người cánh chung (thành nhân = quân tử) là tổng thể của những tương quan “Thiên-Địa-Nhân hòa” (hay nói theo ngôn ngữ của Raimon Panikkar SJ là “cosmothéandrique” [3]), và đó cũng là cái nhìn của 11 chương đầu của Sách Sáng Thế của Do Thái giáo.

Tuy nhiên, ở đây, cần lưu ý rằng lối nhìn “tam tài” vốn là biến thể của lối nhìn “âm-dương”. Thế mà, trong triết lý âm-dương của người Đông Phương cổ, có hai qui luật cơ bản:

- Qui luật “thành tố”: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm.

- Qui luật về “quan hệ”: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm [4].

Vì thế, nếu nói theo ngôn ngữ “tam tài” và “âm-dương”, phải chăng cũng có thể nói rằng trong “nhân” (psuchè) luôn luôn có “thiên” (zoé) và “địa” (bios), và trong “địa” (bios) luôn có “thiên” (zoé) và “nhân” (psuchè), và trong “thiên” (zoé) (trong thân phận nhập thể) cũng có “nhân” (psuchè) và “địa” (bios)… ? (xem Ga 1, 3; Cv 17, 28).

Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng Ngôi vị của Đức Giêsu-Kitô, vì trong thân phận Ngôi Lời Nhập Thể, là một Ngôi vị cánh chung (Personne eschatologique), nên mang trong mình ba dạng thức sự sống (bios, psuchè, zoé), hoàn toàn giống như loài người chúng ta, ngoại trừ tội lỗi (Dt 4, 15), và ba dạng thức sự sống nầy dù tương quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có thể “trụ tồn ” (subsistent) cách riêng rẽ (xem Lc 23, 43; Ga 15, 13)…

Ở đây, như một thử nghiệm, chúng tôi mạo muội đề xuất một lối nhìn về căn tính của Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, và kể cả căn tính cánh chung của con người và vũ trụ, trên cơ sở của triết lý “tam tài” vốn là gia sản của các tiền nhân của chúng ta, như một đóng góp nhỏ mọn nhằm đáp ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Á Châu và kể cả của Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã gửi đi từ khá lâu là hội nhập Tin Mừng vào nền Văn hoá bản địa…

2.3- Ba “dạng thức sự sống” nơi Đức Giêsu-Kitô:

Trong tư cách là Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập thể, trở thành người hoàn toàn như tất cả chúng ta, ngoại trừ tội lỗi (Dt 4, 15), Đức Giêsu-Kitô hẳn cũng mang trong mình ba dạng thức sự sống: sự sống của con người xét như cấu trúc sinh vật thể (Bios), sự sống của con người xét như hữu thể có tự do có thể chọn lựa sống theo Thần Khí hay sống theo xác thịt (Psuchè), và sự sống vĩnh hằng của con người sống Tình yêu của Thiên Chúa (Zoé).

Tuy nhiên, khác với chúng ta, vốn luôn mang trong mình khả năng phạm tội và cả những hành vi tội lỗi (Rm 5, 12-14), ở nơi Đức Giêsu-Kitô, dù trong thân phận Ngôi Lời Nhập Thể, vẫn không bao giờ phạm tội (Rm 5, 15-17; Dt 4, 15), ba dạng thức sự sống nầy hòa hợp được với nhau như là một để làm nên căn tính cánh chung của Ngài (identité). Trong toàn thể nhân loại, có lẽ chỉ có Đức Giêsu-Kitô và Mẹ của Ngài, Đức Maria là có được tình trạng hòa hợp trọn vẹn và hoàn hảo nầy ngay trong hiện sinh trần thế. Trong ngôn ngữ “tam tài” Đông Phương, vì thế, có thể nói rằng, nơi Đức Giêsu-Kitô và Đức Maria, Mẹ của Ngài, tình trạng “Thiên (Zoé)-Địa (Bios)-Nhân (Psuchè) hòa” đã đạt được tình trạng viên mãn ngay trong hiện sinh trần thế của các Ngài: tình trạng “thái hòa”. Đó là tình trạng mà trong ngôn ngữ Thánh Kinh được gọi là “luôn luôn tuân theo Thánh Ý Thiên Chúa” hay luôn luôn sống theo Thần Khí của Cha (xem Mt 6, 10; 26, 39; Ga 4, 34; Lc 1, 38; v.v…)…

Hay nói cách khác, đó là lúc lời ước nguyện của Kinh “Lạy Cha” trở thành hiện thực:

“Nguyện Danh Cha cả sáng; Nước Cha trị đến; Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời” (Mt 6, 9-10).

Vì thế, có thể nói rằng Đức Giêsu-Kitô Phục Sinh chính là hiện thân của thực tại “tam tài” “Thiên-Địa-Nhân hòa” nầy, và cả Đức Maria nữa, trên cơ sở được “hưởng nhờ” (par participation) ơn cứu độ của Con Ngài là chính Đức Giêsu-Kitô. Đó có lẽ chính là lý do giải thích tại sao không cần phải đợi chờ đến ngày Quang Lâm, thân xác của Đức Giêsu-Kitô phục sinh và của Mẹ Maria đã được đưa ngay về trời một ít thời gian ngay sau khi “chết”…

2.4- Hai “dạng thức chết”:

Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, có hai “dạng thức chết”: sự chết của con người sống theo xác thịt (psuchè) và sự chết của con người xét như cấu trúc sinh vật thể (bios).

- Sự chết của con người sống theo xác thịt:

“…vì nầy con ta đây đã chết mà nay lại hoàn sinh, đã mất đi mà lại tìm thấy được” (Lc 15, 24.32).

Đứa con út trong dụ ngôn nầy (Lc 15, 11-32), trên cơ sở con người thể lý vật chất, rõ ràng là vẫn còn sống, nhưng đã chết, đã mất đi, trên cơ sở con người sống theo xác thịt. Và, nay nó hoàn sinh, được tìm thấy, vì đã từ bỏ cuộc sống cũ “xa cha”, “xa nhà”, “xa quê hương”, để quay trở về với cha mình, với anh em mình…

Như vậy, hậu quả chính của sự chết của con người sống theo xác thịt là sự xa cách trong tinh thần, trong tình yêu: xa cách Thiên Chúa, xa cách tha nhân, xa cách thiên nhiên vũ trụ và xa cách cả đối với bản thân mình…Có thể cùng chung sống bên nhau, cùng tồn tại bên nhau, nhưng vẫn không là gì đối với nhau, không hiện diện đối với nhau…

“Nhưng hứng theo xác thịt là chết; còn hứng theo Thần Khí là sống và bình an. Vì chưng, hứng theo xác thịt là làm nghịch với Thiên Chúa, vì không phục tùng luật của Thiên Chúa, vả lại cũng vô phương làm thế. Những ai theo xác thịt không thể làm hài lòng Thiên Chúa. Nhưng, anh em không theo xác thịt, mà là Thần Khí, nếu thực có Thần Khí Thiên Chúa cư ngụ trong anh em. Ai không có Thần Khí Đức Kitô, kẻ ấy không thuộc về Ngài. Nhưng, nếu Đức Kitô ở trong anh em, thì tuy thân xác vẫn là đồ chết, vì tội, nhưng Thần Khí là sự sống vì đức công chính. Nếu Thần Khí của Đấng đã cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết cũng sẽ tác sinh thân xác chết dỡ của anh em, nhờ bởi Thần Khí của Ngài cư ngụ trong anh em.” (Rm 8, 6-11).

- Sự chết của con người xét như cấu trúc sinh vật thể:

“…sau đó, Ngài lại bảo họ: ‘Lazarô, người bạn của chúng ta đã nghỉ yên; Ta phải đi đánh thức dậy !’ […]. Đức Giêsu có ý nói ông ấy đã chết, nhưng họ tưởng Ngài nói ông ấy đã ngủ được một giấc yên. Bấy giờ, Ngài nói trắng ra với họ: ‘Lazarô đã chết…’.” (Ga 11, 11.13-14).

Hậu quả của cái chết của con người thể lý vật chất, đã hẳn, cũng là những sự xa cách, nhưng trên cơ sở không-thời gian: không còn được nhìn thấy nhau, được sống chung với nhau, được yêu nhau, được bày tỏ với nhau, v.v… Trên cơ sở “thuộc linh” thì không hẳn vậy, bởi vì có trường hợp chết về mặt thể lý vật chất, nhưng trên cơ sở “thuộc linh”, vẫn còn đang sống (Mt 22, 31-32; Mc 12, 26-27; Lc 20, 37-38; 23, 43):

“Còn về sự kẻ chết sống lại, các ông đã không đọc lời Thiên Chúa đã phán cùng các ông sao ?: Ta là Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, và Thiên Chúa của Giacóp ! Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của người sống !” (Mt 22, 31-32).

Ở đây, cũng có thể hiểu rằng Abraham, Isaac, Giacóp, tuy đã chết về mặt thể lý vật chất, nhưng trên cơ sở thuộc linh, vẫn còn đang sống…

“Quả thật, Ta bảo ngươi: Hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta !” (Lc 23, 43).

Điều lạ lùng ở đây, là Đức Giêsu tuyên bố cả hai “ngay hôm nay sẽ ở trên thiên đàng”, thế nhưng trong khi đó thì thân xác của cả hai ngay ngày hôm đó sẽ chết: thân xác của Đức Giêsu thì ngày thứ ba sẽ được phục sinh, còn thân xác của người “trộm lành” thì có lẽ còn phải đợi cho đến Ngày Quang Lâm (!)…Điều nầy cho thấy dù trong thân phận là người hoàn toàn như chúng ta, Đức Giêsu (và cả con người nơi dung mạo người trộm lành), dù thân xác đã chết (bios), vẫn có thể “sống” Sự Sống Tình Yêu vĩnh hằng trong tương quan của Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi (psuchè và zoé).

2.5- Nơi Đức Giêsu-Kitô, có ba “dạng thức sống”, nhưng chỉ có một “dạng thức chết”:

Như đã trình bày ở trên, nơi Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, có ba dạng thức sống: sự sống của con người xét như cấu trúc sinh vật thể (bios), sự sống của con người xét như hữu thể có tự do có thể chọn lựa sống theo Thần Khí hay theo xác thịt (psuchè), sự sống vĩnh hằng của Tình Yêu Thiên Chúa (zoé)…

Trên cơ sở sự sống Tình Yêu vĩnh hằng (Zoé), Đức Giêsu-Kitô không thể nào chết được, vì Ngài chính là Thiên Chúa-Tình Yêu. Trên cơ sở sự sống “thuộc linh” của con người mang trong mình xác thịt (Psuchè), Đức Giêsu-Kitô cũng không thể nào chết, bởi vì Ngài không bao giờ phạm tội, thế mà tội mới là nguyên nhân của sự chết “thuộc linh” (Rm 5, 12-21). Đức Giêsu-Kitô sống trong xác thịt, nhưng không sống theo xác thịt…

Như vậy, Đức Giêsu-Kitô chỉ có thể đã chết trên cơ sở con người xét như là cấu trúc sinh vật thể (la mort du corps physico-chimique), và đây là một sự chết thực sự của con người sống sự sống của sinh vật thể (Bios). Vì thế, vấn đề phục sinh Đức Giêsu-Kitô sẽ được đề cập đến bắt đầu từ hiện trường cái chết nầy…

3- Sự Phục sinh Đức Giêsu-Kitô:

Trên cơ sở bởi vì, nơi Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập thể, và cả nơi con người, vốn được tạo dựng nên “theo Hình Ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa”, có những dạng thức sống và chết khác nhau, nên việc xác định trên thập giá: “Ai chết ?” và rồi sau đó: “Ai sống lại ?” là những vấn đề hết sức phức tạp.

Thật vậy, khi đặt những vấn đề: “Ai chết ?” và “Ai sống”, trong ngôn ngữ triết học và thần học truyền thống, người ta thường hay nghĩ ngay tới vấn đề “bản ngã”, theo nghĩa là “cái Tôi được xác định bởi khái niệm bản thể” (le Moi substantif), hay “cái Tôi theo nghĩa như một cá thể người” (le Moi humano-corporel)…

Thế nhưng, khi nghiên cứu kỹ Thánh Kinh, người ta nhận ra rằng căn tính của Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập thể và căn tính của con người là những căn tính có tính cánh chung, tương quan (relationnelle), “tam tài” (Thiên-Địa-Nhân hòa”)…Sở dĩ như thế, bởi vì cái làm nên căn tính các ngôi vị hay ngã vị (personnes) là Tình Yêu, tức là tương quan giữa các “đối tác” (partenaires) trong Tình yêu. Một thực tại “sống” và “động” như thế không thể nào có thể phản ảnh hết được chỉ bởi những khái niệm tĩnh tại, danh tính (substantif) như bản thể, bản tính hay yếu tính, mà phải được phản ảnh, chí ít, qua những khái niệm ngôi vị hay ngã vị (personne), bởi vì, cũng như trong Thần học về Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, những khái niệm ngôi vị trong cùng lúc có thể vừa bao hàm những khái niệm bản thể, bản tính, yếu tính, vừa bao hàm những khái niệm tương quan, mà theo chúng tôi ở đây là những tương quan tam tài “Thiên-Địa-Nhân hoà”, xét như là “Ngã vị tam tài” (le Je “cosmothéandrique”)…

Đàng khác, trong ngôn ngữ Thánh Kinh, nội hàm ý nghĩa của các khái niệm “phục sinh”, “tái sinh”, “sống lại” và “trỗi dậy hay chỗi dậy”, v.v… không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với nhau. Thật vậy, thí dụ: sự phục sinh hay sống lại của Đức Giêsu-Kitô không hoàn toàn giống với sự sống lại của Lazarô (Ga 11, 1-44), hay của đứa con trai của bà góa thành Naim (Lc 7, 11-17), vì sự Phục sinh hay sống lại nơi Đức Giêsu-Kitô khiến cho Ngài “đã lên ngự mãi mãi bên hữu Thiên Chúa” (Dt 10, 12), còn Lazarô và đứa con trai của bà góa thành Naim dù đã được cho sống lại, nhưng sau đó rồi cũng phải chết như mọi người trong chúng ta…

Vậy thì vấn đề được đặt ra ở đây là từ Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cho đến Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, nơi Đức Giêsu, đã xãy ra những gì ?

3.1- “Giờ Thập giá”, “Giờ” Thiên Chúa và con người được tôn vinh:

“Lạy Cha, giờ đã đến ! xin hãy tôn vinh Con Cha, ngõ hầu Con Cha tôn vinh Cha ! Như Cha đã ban cho Ngài quyền trên mọi xác phàm, ngõ hầu toàn thể những gì Cha đã ban cho Ngài, thì được Ngài ban cho sự sống vĩnh hằng. Sự sống vĩnh hằng tức là: chúng nhận biết Cha, Thiên Chúa độc nhất và chân thật, và Đấng Cha đã sai, Giêsu-Kitô. Con đã tôn vinh Cha dưới đất, đã chu toàn công việc Cha giao phó cho Con làm. Và bây giờ xin Cha tôn vinh Con nơi Cha, trong vinh quang Con đã có nơi Cha trước khi có thế gian.” (Ga 17, 1-5).

“Khi các ngươi nhắc Con Người lên cao, bấy giờ các ngươi sẽ biết: Chính là Ta, và tự Ta, Ta không làm gì; nhưng Cha đã dạy Ta làm sao, Ta nói vậy, và Đấng đã sai Ta ở với Ta; Ngài đã không bỏ Ta một mình, vì Ta hằng làm những sự đẹp lòng Ngài.” (Ga 8, 28-29).

Tại sao “giờ” của Thập giá, của đau thương, khổ nhục, của thất bại, của chềt chóc lại được gọi là “giờ” của vinh quang, của chiến thắng, khải hoàn ? Bởi vì đó là “giờ chiến thắng” của Tình Yêu, Tình Yêu dâng hiến, chiến thắng một cách tuyệt đối, trọn vẹn, một lần thay cho tất cả.

Thật vậy, nơi nhân tính của Ngài mà vốn là hiện thân của toàn thể nhân loại mọi nơi và mọi thời, và mà Ngài đã nhận là của mình (appropriation), tội lỗi, sự chết, satan, ma qủi…đã bị đánh bại, đã bị tiêu diệt bởi Tình Yêu dâng hiến (Ga 12, 32). Và, điều đó có nghĩa là ở nơi nhân tính của Ngài, tội lỗi, satan, ma qủi, sự chết bị đánh bại, vì thế, đó là cái chết của Sự Chết, chứ không phải là sự chết của nhân tính của Ngài (xem Dt 10, 11-14)…

Chính nơi giây phút khi mà trên Thập giá Đức Giêsu dâng hiến tất cả những gì Ngài có và những gì Ngài là cho Cha của Ngài và “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”, đó chính là khoảnh khắc của chiến thắng, của vinh quang của Tình Yêu, tức cũng là của chính Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4, 16; 15, 13). Đó chính là “giờ” chiến thắng của con người sống theo Thần Khí đối với con người ưa thích chiều theo xác thịt, hay nói cách khác, đó chính là “giờ chết” của Sự Chết (xem Rm 7, 14-23; 8, 5-11; 1 Pr 3, 18). Hay, nói theo ngôn ngữ Kitô học, đó chính là “giờ” mà nhân tính của Đức Giêsu-Kitô hòa hợp cách hoàn hảo nhất với thần tính của Ngài. Còn nói theo ngôn ngữ Đông phương, đó là “giờ” mà thực tại tam tài “Thiên-Địa-Nhân” được hòa hợp một cách trọn vẹn. Đó là “giờ” mà con người, trong nhân tính của Đức Giêsu-Kitô, giao hòa lại với Thiên Chúa nơi thần tính của Đức Giêsu-Kitô, với tha nhân, với thiên nhiên vũ trụ, và với cả chính bản thân mình (con người tìm lại được căn tính của mình: identité): những tương quan nguyên thuỷ của “vườn địa đàng”…

Tóm lại, đối với Đức Giêsu-Kitô, “giờ thập giá” đó chính là khoảnh khắc mà sau khi đã dâng hiến tất cả (kénose), Ngài đã nhận lại được tất cả tử Cha (xem Ga 17, 1-5.10)…

3.2- Đức Giêsu-Kitô trong khoảng thời gian từ “giờ Thập giá” đến Ngày Chúa Nhật Phục sinh:

Trong ngữ cảnh của câu chuyện Lazarô được làm cho sống lại (Ga 11, 1-44), khi Đức Giêsu nói: “Phục sinh và Sự Sống, chính là Ta !” (Ga 11, 25), điều đó, một đàng, có nghĩa có một sự phân biệt giữa hai khái niệm “sống lại” và “sự sống” và, đàng khác, có nghĩa nơi Đức Giêsu-Kitô trong cùng lúc có thể tồn tại tình trạng nghịch thường vừa “chết” mà lại vừa “sống”. Thật vậy, như chúng tôi đã có lưu ý trên đây, trong khoảng thời gian từ cái chết ở trên thập giá cho đến khi được phục sinh, một đàng, trong tư cách con người xét như sinh vật thể, Ngài đã chết, và cái xác thể mà Ngài đã nhận như là của mình (appropriation) đó vẫn nằm trong mộ đá, cho đến “ngày thứ ba” mới được phục sinh; đàng khác, trong tư cách con người luôn sống theo Thần Khí, Đức Giêsu-Kitô, dù thân xác chết, nhưng vẫn sống sự sống vĩnh hằng (xem Mt 22, 31-32 và ss; Rm 8, 1-4), và chính vì thế, trong khoảng thời gian đó, Đức Giêsu-Kitô mới có thể “nhân cơ hội, đã đi rao giảng cho các vong linh trong ngục” được (1 Pr 3, 19). Đây là điều không thể nào hiểu được trong chân trời khái niệm “bản ngã” tĩnh tại (statique) của triết học và thần học Kinh viện vốn lập căn trên triết học của Aristote và được coi như là “cái Tôi trên cơ sở bản thể” (le Moi substantif), đã được xác định sẵn, đã “hoàn tất”, không có gì phải biến đổi, không có gì để trở thành, phi lịch sử… Nơi Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, căn tính của Ngài là một thứ căn tính cánh chung, căn tính “tam tài” (Thiên-Địa-Nhân hòa = “cosmothéandrique”), và vì thế là một căn tính “động” và “hằng sống”, vừa “đã hoàn tất” (déjà) [nơi chính Ngài] vừa “đang đang bắt đầu” (pas encore) [nơi nhân loại được hiểu vừa theo nghĩa cá thể vừa theo nghĩa tập thể]. Vì thế, khái niệm “cái Tôi trên cơ sở bản thể” hay “bản ngã” của triết học mang màu sắc Kinh viện không đủ khả năng “cáng đáng” được căn tính cánh chung và “tam tài” nầy. Cần phải sử dụng một khái niệm khác có tính năng động và “mở” hơn, như “Ngôi Vị hay Ngã vị tam tài”, chẳng hạn, khi liên quan đến Đức Giêsu-Kitô, Ngôi Lời Nhập thể…

Cái kinh nghiệm thuộc linh mà Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20) có lẽ sẽ có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào vấn đề căn tính hay ngã vị tam tài nầy. Tình trạng “vừa là tôi”, “vừa là Đức Kitô” chỉ có thể hiểu được trong chân trời hai ngã vị nầy hợp nhất với nhau nên một, như khi Đức Giêsu khằng định:

“Ta với Cha là một” (Ga 10, 30).

“…Ai đón nhận kẻ Ta sai đến, là đón nhận Ta, và ai đón nhận Ta, tức là đón nhận Đấng đã sai Ta” (Ga 13, 20).

“Ta sống bởi Cha” (Ga 6, 57)…

Ở đây, sự phân biệt giữa những ý niệm “Tôi” (Je), “Anh” (Tu) và “Nó” (Il) cõ lẽ chỉ là tương đối (notions relatives), bởi vì đó vốn là những ý niệm ám chỉ những tương quan (notions relationnelles)…

Những hình ảnh “Thân nho và nhánh nho” (Ga 15, 5) hay “Thân mình của Đức Kitô: Đức Kitô và các chi thể” (Rm 12, 4.5; 1 Cr 10, 17; 12, 12.14-27) nhằm để diễn tả những tương quan giữa Đức Giêsu-Kitô và con người, cũng đi theo chiều hướng ý nghĩa đó…

Chính vì thế, theo thiển ý, nơi Đức Giêsu-Kitô, không nên đặt vấn đề cách chung chung và theo kiểu thông thường như từ trước đến nay người ta vẫn thường làm: “Ai chết ?” và “Ai sống lại hay Ai phục sinh ?”, mà là: “Sự sống nào chết và được phục sinh ?”; hay “Cái chết của Sự Chết nào ?” và “Sự phục sinh cho sự sống nào ?”, v.v…

3.3- Đức Giêsu-Kitô phục sinh:

Trong biến cố Thập giá và Phục sinh, sự sống nào của Đức Giêsu đã chết và đã được phục sinh ?

a) Trước tiên, nơi Đức Giêsu-Kitô phục sinh, sự sống của con người “psuchè” và sự sống của con người “zoé” hợp nhất với nhau nên một và tràn ngập Thần Khí, vì thế, không thể nào “chết” được. Và chính trong nhân tính khải hoàn đó của Đức Giêsu-Kitô mà toàn thể nhân loại chúng ta mọi nơi và mọi thời cũng được phục sinh (Dt 10, 12-14; 11, 39-40). Hay nói theo ngôn ngữ Kitô học, nhân tính của Ngài hòa hợp cách trọn vẹn với thần tính của Ngài, tức là được thần linh hoá, được thánh hoá bởi Thần Khí của Ngài và được tham dự vào sự sống mới của Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, hay nói cách khác, được khôi phục lại là “Hình Ảnh của Thiên Chúa”: theo ngôn ngữ kinh điển, đó là “được siêu độ”…

b) Thứ đến, liên quan đến con người “ađam” (bios) nơi Đức Giêsu-Kitô. Hầu như tất cả các tường thuật của Tân Ước về biến cố Phục sinh đều cho chúng ta có cảm tưởng là có cái gì đó vừa giống vừa không giống nơi Đức Giêsu phục sinh so với Đức Giêsu tiền phục sinh…

b.1- Thật vậy, thân xác của Đức Giêsu-Kitô phục sinh bề ngoài vẫn như trước, cùng với những dấu đinh đâm thâu qua và vẫn ăn vẫn uống như người thường (xem Ga 20, 27; Lc 24, 36-43), nhưng tự bên trong đã được biến đổi một cách sâu xa, để cùng với thân xác đó từ nay, vượt ra ngoài sự khống chế của những qui luật vật lý và không-thời gian, Ngài có thể hiện diện trong cùng lúc khắp mọi nơi và mọi thời, và để “ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20; xem thêm Pl 2, 8-11; Ga 20, 19.26; Lc 24, 31.36.51).

Nhưng, ở đây, cũng cần lưu ý rằng tình trạng không bị khống chế bởi những qui luật vật lý và không-thời gian nầy đã có nơi Đức Giêsu tiền phục sinh (Ga 6, 19; Mc 7, 49-50; Mt 14, 25-26). Và, các Tông đồ và các môn đệ của Đức Giêsu-Kitô, sau khi Ngài đã phục sinh và thăng thiên, ngoài khả năng thoát khỏi sự không chế của những định luật vật lý và không-thời gian (Cv 8, 39-40), họ còn có cả những quyền năng gần giống như Thầy của họ khi còn “tại thế” (Cv 5, 12-16; 9, 32-42; v.v…). Có vẻ như tất cả quyền năng mà Đức Giêsu-Kitô có đều do Thần Khí của Cha, và tất cả quyền năng mà các Tông đồ và các môn đệ của Ngài có đều do Thần Khí của chính Ngài, tức là Thần Khí của Con (xem Ga 6, 57)…

Điều đó có nghĩa là Đức Giêsu-Kitô sống trong xác thịt, nhưng không sống theo xác thịt, như kiểu sống trong thế gian mà không thuộc về thế gian (Ga 17, 14.16). Đó chính là cơ sở nền tảng của những chiều kích vũ trụ (Địa), chiều kích nhân loại (Nhân) và chiều kích thuộc thiên (Thiên) của Đức Giêsu-Kitô Phục sinh: điều nầy chứng tỏ cho thấy Đức Giêsu-Kitô phục sinh cùng với nhân tính của Ngài vẫn chính là Ngôi Lời vĩnh hằng của Thiên Chúa, Đấng mà từ Ngài, toàn bộ công trình tạo dựng đã được hoàn tất:

“Mọi sự đã nhờ Ngài (=Ngôi Lời) mà thành sự, và không Ngài thì không gì đã thành sự. Điều đã thành sự nơi Ngài là sự Sống và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại, và sự Sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không triệt được sáng.” (Ga 13-5).

b.2- Không thể được nhận ra ngay tức khắc: có thể có hai nguyên nhân để Đức Giêsu-Kitô phục sinh không được nhận ra ngay tức khắc: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân khách quan: ở nơi Đức Giêsu-Kitô phục sinh, đã có một cái gì đó khang khác so với tình trạng tiền phục sinh của Ngài, như đã được ghi nhận nơi phần b.1 trên đây. Ngoài ra, nếu nói theo ngôn ngữ của Mc, “với một hình dạng khác, Ngài đã tỏ mình ra cho…” (Mc 16, 12), có khi như “người làm vườn” (Ga 20, 15), có khi như người hành hương dự lễ Vượt qua nào đó đang quay trở về nhà mình (Lc 24, 15-18), thậm chí có khi còn như là “ma” (Lc 24, 37)…

- Nguyên nhân chủ quan: việc Đức Giêsu-Kitô phục sinh không được các môn đệ của Ngài nhận ra ngay tức khắc, một phần có lẽ cũng phát xuất từ những thành kiến hay tiên kiến của họ: không hoàn toàn tin có sự sống lại, không tin nên quên những gì Đức Giêsu đã loan báo trước về những biến cố nầy, tóm lại, chưa thực sự tin nơi Đức Giêsu-Kitô (xem Lc 24, 25-27; Mc 16, 11.13.14). Với những tình trạng “thiếu lòng tin” như thế, cộng thêm với những tâm trạng hụt hẫng, buồn bả, thất vọng, chán nản, lo âu, sợ hãi, v.v…, làm sao họ có thể đủ tỉnh táo và sáng suốt để nhận ra ngay được kẻ mà mình gặp đó chính là Thầy mình ? Họ cần phải được “nhắc nhở lại” những kỷ niệm ngày xưa của những tương quan giữa Thầy và trò, như giọng nói đầy thân thương của Đức Giêsu với Maria thành Magđala (Ga 20, 16), như cái cách thức “Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ…” đối với hai môn đệ trên đường về Emmau (Lc 24, 30-31), như cái cách thức hành xử của Đức Giêsu đối với người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến (Ga 21, 7; xem thêm Ga 20, 8)…; họ cần phải được “nhắc nhở lại” và “giải thích lại” những gì đã được loan báo trước cho họ bởi Đức Giêsu và bởi Thánh Kinh (Lc 24, 8.27.44-46; Ga 20, 9)…

Tóm lại, nơi Đức Giêsu-Kitô Phục sinh, nếu nói theo ngôn ngữ ngôi hiệp, nhân tính của Ngài hoàn toàn được hợp nhất với thần tính của Ngài như một; còn nếu nói theo ngôn ngữ “tam tài” Đông phương, nơi Đức Giêsu-Kitô Phục sinh, Thiên-Địa-Nhân hoàn toàn hòa hợp với nhau nên một, hay còn được gọi là tình trạng “thái hòa” (cosmothéandrique)…

Và, bởi vì con người vốn được tạo thành nên “theo Hình Ảnh của Thiên Chúa” (St 1, 26-27), hay nói cách khác, theo hình ảnh của Đức Giêsu-Kitô, vì Đức Giêsu-Kitô chính là Hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình (Cl 1, 15), nên căn tính của con người cánh chung cũng phải được xem xét qua lăng kính căn tính của Đức Giêsu-Kitô Phục sinh, như là nguyên mẫu (prototype)…

II- CĂN TÍNH CÁNH CHUNG CỦA CON NGƯỜI:

Khi nói căn tính của con người là căn tính cánh chung (identité eschatologique), điều nầy nhằm muốn nói lên rằng: căn tính của con người, tự căn cơ, vốn là một căn tính đã được siêu độ, đã được thần linh hoá, là căn tính mà trong đó mọi kẻ thù của con người (tội lỗi, satan, sự chết…) đã bị Đức Giêsu-Kitô đánh thắng và tiêu diệt nơi nhân tính “phục sinh” của Ngài, một lần và vĩnh viễn...

Ngoài ra, Thánh kinh cũng chứng tỏ cho thấy căn tính cánh chung của con người vừa mang chiều kích cá nhân vừa mang chiều kích tập thể nhân loại (Dt 10, 12-14; 11, 40; 1 Cr 15, 22-28):

1- Chiều kích cá nhân:

“…Vì bởi việc tiến dâng độc nhất, Ngài đã làm cho những kẻ được tác thánh nên thành toàn mãi mãi…” (Dt 10, 14).

Nền thần học và triết học kinh điển của chúng ta thường quá bị ám ảnh bởi những khái niệm triết học của Aristote như những khái niệm “bản thể”, “yếu tính” và “bản tính”, vốn là những khái niệm “tĩnh”, nên thường cũng có những khái niệm quá “tĩnh” về những khái niệm “ngôi vị”, “ngã vị”, v.v…, vốn là những thực tại sống và năng động. Trong khi, quan niệm “sắc sắc, không không” của Phật giáo hàn lâm có vẻ như hoàn toàn ngược lại, chỉ quan tâm đến khía cạnh động và biến dịch không ngừng, nên lơ là với những khái niệm ngôi vị và ngã vị…

Trong các Danh xưng Thiên Chúa, ngôn ngữ Thánh Kinh luôn luôn là một thứ ngôn ngữ “động” và “sống” (dynamique et vivant), ngôn ngữ của các động từ, của các tính từ, ngôn ngữ của các tương quan, và vì thế, luôn mang chiều kích lịch sử: “Thiên Chúa của Abraham, của Isaac, của Giacop…” (Xh 3, 6), “Ta là Đấng hằng hữu” [“Je suis qui je suis”] (Xh 3, 14), “Emmanuel” [“Thiên Chúa ở cùng chúng ta” = Dieu avec nous] (Is 7, 14; 8, 8; Mt 1, 23), Giêsu = Thiên Chúa là Đấng cứu [“Dieu qui sauve”] (Mt 1, 21-25). Thậm chí, cả cái danh xưng “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4, 16) cũng là một thứ ngôn ngữ “động”, bởi vì khi nói “yêu” có nghĩa là phải có tương quan với “ai đó” hay với “cái gì đó”: Tình yêu, thật vậy, nói theo ngôn ngữ của Rabindranat Tagore, chính là nơi hò hẹn, không chỉ giữa Thiên Chúa-Ba Ngôi với nhau, mà còn là nơi hò hẹn giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi và con người, giữa vĩnh hằng và thời gian…

Và, điều đó có nghĩa người ta không thể đặt vấn đề Thiên Chúa “là gì ?”, trước khi đặt vấn đề Thiên Chúa “là Ai ?”. Một thứ ngôn ngữ “tĩnh” với những khái niệm như kiểu bản thể, yếu tính, bản tính, v.v…, không thể nào tát cạn hết được Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi với các Ngôi Vị hằng sống được, kể cả đối với con người, vốn được tạo dựng nên “theo Hình Ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa” (St 1, 26-27).

Từ trước đến nay, có vẻ như khi nhìn về căn tính của con người cánh chung, người ta thường nhìn nó qua lăng kính một thứ bản ngã cá vị như đã được xác định sẵn. Và, khái niệm “bản ngã” hay “cái tôi” nầy thường được nhìn qua lăng kính của một thứ khái niệm tĩnh tại về con người xét như là một bản thể có xác thể mà người ta cho là đã biết là nó phải thế, và thường được “khoanh vùng” hay “định nghĩa” trong vòng đai của sự sống theo nghĩa “bios” và sự sống theo nghĩa “psuchè”. Một cái nhìn đầy đủ về con người và về căn tính cánh chung của con người có lẽ sẽ đầy đủ hơn và tốt hơn nếu như được nhìn qua lăng kính “tam tài” “Thiên-Địa-Nhân hoà” của Đông phương và của 11 Chương đầu của Sách sáng thế.

Căn tính “tam tài” của con người trước tiên mang chiều kích cá thể. Và bởi vì vừa trong tư cách là một sinh vật thể (bios), vừa trong tư cách là một hữu thể có tự do (psuchè), dìm mình trong thế giới vật chất, thế giới hoá học và vật lý, vốn bị không chế bởi những qui luật không-thời gian, và những qui luật xã hội, căn tính của con người luôn là một cái gì đó “đang trở thành” (xem Lc 2, 52), và lệ thuộc những môi trường vật chất và xã hội vốn luôn có thể đồi thay đó, và chỉ hoàn tất trong ngày Quang lâm, khi thời gian “viên mãn” (Ga 6, 44.54). Những dụ ngôn về Nước Trời của Đức Giêsu phản ảnh cho chúng ta những khía cạnh nầy của căn tính cánh chung của con người, cách hoàn hảo nhất.

“Ai ăn thịt và uống máu Ta thì có sự sống vĩnh hằng, và Ta sẽ cho nó sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6, 54).

Ga 6, 54 có vẻ như cho chúng ta thấy “sự sống vĩnh hằng” là điều mà chúng ta có thể sở đắc được ngay trong cuộc sống trần thế nầy: thì hiện tại của động từ chứng tỏ điều đó. Còn “sự sống lại” thì phải đợi chờ cho đến “ngày sau hết” hay là ngày Quang lâm: thì tương lai của động từ cho phép hiểu như thế. Điều đó có nghĩa dù thân xác chết của con người phải đợi chờ cho đến “ngày sau hết”, nhưng “con người” vẫn có thể sống được sự sống vĩnh hằng hay sự sống Tình yêu của Thiên Chúa, ngay khi còn “tại thế” và cả sau khi thân xác chết.

Chiều kích cánh chung chính là chiều kích con người được sống sự sống vĩnh hằng, sự sống Tình yêu của Thiên Chúa-Ba Ngôi. Như chúng tôi đã có lưu ý trên đây, Tình Yêu chính là nơi hò hẹn, không chỉ của Ba Ngôi Thiên Chúa với nhau, mà còn là nơi hò hẹn của Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi với loài người, của vĩnh hằng với thời gian…Tình Yêu chính là cái “Hôm Nay” trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người…

“Sự sống vĩnh hằng tức là: chúng nhận biết Cha, Thiên Chúa độc nhất và chân thật, và Đấng Cha đã sai, Giêsu-Kitô.” (Ga 17, 3).

Chính vì thế, Đức Giêsu trên thập giá đã có thể nói với người trộm “lành”:

“Và Ngài đã nói với hắn: ‘Quả thật, Ta bảo ngươi: Hôm nay, “ngươi” sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta !’,” (Lc 23, 43).

Dĩ nhiên, ngay “hôm nay”, anh ta (người trộm “lành”) sẽ ở trên Thiên Đàng với Đức Giêsu-Kitô, nhưng xác thân của anh ta và cả của Đức Giêsu vẫn sẽ còn nằm đó trong các mộ phần. Điều đó có nghĩa là các khái niệm mà chúng thường dùng để diễn tả căn tính của con người như “bản ngã”, “cái tôi”, v.v…, như một thứ bản thể cứng ngắc, ổn định cả rồi và luôn phải có xác thể, có cái gì đó chưa ổn. Những hạn từ mà Đức Giêsu đã dùng như “ngươi” (Tu) và “Ta” (Je) trong Lc 23, 43 sẽ không thể nào hiểu được nếu được xem xét qua lăng kính khái niệm “bản ngã bản thể” của nền thần học kinh điển của chúng ta.

Như vậy, sự sống vĩnh hằng không phải là một điều gì đó sẽ chỉ hiện diện sau khi chết, hay chỉ trong Ngày Quang lâm, mà nó đã hiện diện ngay trong thời gian của chúng ta, cùng với sự hiện diện của Đức Giêsu-Kitô. Chính Đức Giêsu-Kitô là cái “Hôm nay” đó (Lc 4, 21; Ga 6, 54-56), là hiện thân của Vương quốc Thiên Chúa, là hiện thân của chính Thiên Chúa…

“Đức Giêsu-Kitô hôm qua và hôm nay vẫn là một, và cho đến muôn đời” (Dt 13, 8).

“…Ai không có Thần Khí của Đức Kitô, kẻ ấy không thuộc về Ngài. Nhưng, nếu Đức Kitô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính.” (Rm 8, 9-10).

“…Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống; và mọi kẻ sống cùng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ…” (Ga 11, 25-26).

“Và nầy Ta sẽ ở với các ngươi mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20).

“Ai ăn thịt và uống máu Ta thì có sự sống vĩnh hằng, và Ta sẽ cho nó sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6, 54).

Về vấn đề thân xác của “con người” sẽ được sống lại trong “ngày sau hết”, tác giả của Thư gửi tín hữu Côrinthô đã cho biết quan điểm của mình như sau:

“…Nhưng, có người nói, kẻ chết sống lại thế nào ? Họ sẽ lấy thân xác nào mà về lại ? Đồ ngu ! Cái ngươi gieo có sống được không, nếu không chết đã? Và, cái ngươi gieo, hẳn không phải là hình thể sẽ hóa ra sau mà người gieo, nhưng là một hạt trơ trụi, tỉ như hạt lúa hay thứ giống nào khác. Nhưng, Thiên Chúa cho nó một hình thể như Ngài đã muốn, giống nào có hình thể nấy. Không phải xác nào xác nấy như nhau cả ! Nhưng, xác người ta khác, xác súc vật khác, […]. Cũng vậy, về sự kẻ chết sống lại: gieo xuống trong hư hoại, sống lại trong bất hoại; gieo xuống trong ô nhục, sống lại trong vinh quang; gieo xuống trong yếu đuối, sống lại trong quyền năng; gieo xuống là xác khí huyết, sống lại là xác thần thiêng ! Nếu có xác khí huyết, thì cũng có xác thần thiêng. Ađam-người thứ nhất đã thành sinh khí sống động; còn Ađam cuối cùngđã nên thần khí tác sinh. Nhưng, không phải thần thiêng có trước mà là khí huyết, rồi mới đến thần thiêng. Người thứ nhất do tự đất, là người trần ai; người thứ hai do tự trời. Người trần ai kia sao, các người trần ai khác cũng vậy. Người thiên thai kia sao, các người thiên thai khác cũng vậy. Và, cũng như ta đã mang hình ảnh người trần ai, ta cũng hãy mang lấy hình ảnh của người thiên thai !...Nầy đây mầu nhiệm tôi xin nói với anh em: Ta sẽ không chết hết thảy, nhưng hết thảy ta sẽ được biến đổi…Vì chưng, cái hư hoại nầy sẽ mặc lấy bất hoại, đồ chết dỡ nầy sẽ mặc lấy trường sinh bất tử.” (1 Cr 15, 35-53).

Như chúng tôi đã lưu ý trên đây, nguyên mẫu của tình trạng nầy chính là Đức Giêsu-Kitô Phục sinh, và Đức Maria, Mẹ của Ngài. Nhưng, vấn đề đặt ra là tại sao thân xác của Đức Giêsu và của Đức Maria thì được hưởng ngay những đặc tính bất hoại và trường sinh bất tử ngay sau khi chết với một khoảng thời gian ngắn ngủi, còn thân xác của loài người chúng ta thì không, và phải đợi chờ mãi cho đến Ngày Cánh chung mới được sống lại ? Theo thiển ý, bởi vì căn tính cánh chung của con người còn mang chiều kích tập thể nhân loại và lịch sử…

2- Chiều kích tập thể nhân loại:

Trong thân phận thụ tạo của mình, dù đã được siêu độ, căn tính cánh chung của con người cũng không thể nào so sánh được với căn tính của Đức Giêsu-Kitô Phục sinh hay với tình trạng “thái hòa” nguyên mẫu nơi Đức Giêsu-Kitô Phục sinh, bởi vì, một đàng, căn tính cánh chung của chúng ta vốn là căn tính cánh chung “được tham dự” và mang tính lịch sử, vừa cá thể vừa tập thể…

Là căn tính cánh chung được tham dự, vì thế, nói theo ngôn ngữ thần học kinh điển, luôn bao hàm hai khía cạnh bề ngoài có vẻ nghịch lý: vừa là “cái đã có” (le “déjà là”) vừa là “cái chưa hoàn tất” (le “pas encore”); hay, nói theo ngôn ngữ triết học, là điều đã có đó, đã hiện hữu đó, nhưng chưa hiện diện đối với…

Vì thế, căn tính cánh chung được tham dự luôn bao hàm chiều kích lịch sử, chiều kích “đang trở thành” như tác giả của Thư gửi tín hữu Do thái hé lộ cho chúng ta thấy được một phần nào khía cạnh đó…

Thật vậy, tác giả của Thư gửi tín hữu Do thái ngoài việc để lộ cho thấy chiều kích cá thể còn hé lộ cho chúng ta thấy chiều kích tập thể nhân loại nầy:

“…thì sau khi đã dâng lễ tế độc nhất của Ngài vì tội lỗi, Ngài đã lên ngự mãi mãi bên hữu Thiên Chúa, từ nay đợi cho quân thù của Ngài phải đặt làm bệ chân Ngài. Vì bởi việc tiến dâng độc nhất, Ngài đã làm cho những kẻ được tác thánh nên thành toàn mãi mãi.” (Dt 10, 12-14).

“Thiên Chúa, vì dự liệu cho ta một cái gì hoàn hảo hơn, (thì đã không để) họ (những người đã chết trước công trình cứu độ của Đức Giêsu-Kitô) đạt thấu thành toàn mà lại không có chúng ta.” (Dt 11, 40).

Còn tác giả của Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinthô thì giải thích như sau:

“…Quả thế, cũng như nơi Ađam, mọi người đều phải chết, thì trong Đức Kitô, mọi người cũng sẽ được tác sinh. Nhưng ai theo thứ tự nấy, tiên thường là Đức Kitô, rồi đến các kẻ thuộc về Đức Kitô, vào buổi Quang lâm của Ngài. Rồi sẽ là cùng tận, lúc Ngài trao trả vương quyền cho Thiên Chúa và là Cha, sau khi đã hủy ra không, mọi thiên phủ, mọi uy thế và quyền năng. Vì Ngài phải giữ quyền vua cho đến khi Ngài đặt mọi địch thù dưới chân Ngài. Địch thù cuối cùng bị hủy ra không là sự chết…Khi nói: muôn sự đều phải phục quyền, thì đã rõ là chỉ trừ Đấng đã bắt muôn sự phục quyền Ngài. Vì khi mọi sự đã phục quyền Ngài, thì bấy giờ Con cũng sẽ phục quyền Đấng đã bắt mọi sự phục quyền mình, ngõ hầu Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự.” (1 Cr 15, 22-28).

Điều đó chứng tỏ cho thấy rằng vận mạng của con người không phải chỉ là vấn đề cá nhân mà luôn liên quan đến toàn thể nhân loại. Thật vậy, vận mạng của toàn thể nhân loại vốn liên đới với nhau: liên đới trong hiện hữu, liên đới trong sự sống, liên đới trong tội lỗi, liên đới trong sự chết, liên đới trong khổ đau, liên đới trong hạnh phúc, liên đới trong sự sống lại, liên đới trong Phục sinh, liên đới trong vinh quang, và liên đới trong việc thành toàn nhân tính, v.v…

Chiều kích cánh chung chính là chiều kích con người được sống sự sống vĩnh hằng, sự sống Tình yêu của Thiên Chúa-Ba Ngôi. Như chúng tôi đã có lưu ý trên đây, Tình Yêu chính là nơi hò hẹn, không chỉ của Ba Ngôi Thiên Chúa với nhau, mà còn là nơi hò hẹn của Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi với loài người, của vĩnh hằng với thời gian…Tình Yêu chính là cái “Hôm Nay” trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người và là cái ”Hôm nay” của toàn thể nhân loại hay nói cách khác là của toàn thể Giáo hội…

Như vậy, “trong thời gian: Hôm nay”, liệu con người vẫn có thể “sống” (zoé) mà không cần có sự hiện hữu của thân xác của mình chăng ? Chúng tôi cho rằng không phải hoàn toàn không cần xác thể, mà khi “sống” sự sống vĩnh hằng, trong thời gian, hoặc cả sau khi đã chết cách thể lý, con người “sống” trong nhân tính đã hợp nhất với thần tính của Đức Giêsu-Kitô mà đỉnh cao là trên thập giá (thí dụ trường hợp người trộm “lành”), như chúng tôi đã phân tích trên đây, và đặc biệt, trong thân xác phục sinh của Ngài (đối với tất cả loài người chúng ta):

“Ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta” (Lc 23, 43; xem thêm Mt 28, 20; Rm 14, 7-9).

“Ai ăn thịt và uống máu Ta thì có sự sống vĩnh hằng, và Ta sẽ cho nó sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6, 54).

Chính vì thế, thánh Phaolô đã có thể khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2, 20). Gl 2, 20 không chỉ có nghĩa là căn tính “ngã vị” của con người cánh chung cắm rễ sâu trong căn tính “ngôi vị ngôi hiệp” của Đức Giêsu-Kitô phục sinh, mà còn có nghĩa ngã vị của con người có thể hợp nhất (chứ không đồng hoá đến độ biến tan đi như giọt nước hoà tan trong biển cả) nên một với Ngôi Vị ngôi hiệp của Đức Giêsu-Kitô phục sinh, hay nói cách khác, căn tính ngã vị cánh chung của con người là một căn tính “được tham dự” (une identité participée).

Để diễn tả sư hiệp nhất và liên đới giữa ngã vị cánh chung của con người và Ngôi Vị ngôi hiệp của mình, Đức Giêsu đã dùng hình ảnh mối tương quan giữa “cây nho” và “nhánh nho”:

“Cây nho chính là Ta, các ngươi là nhánh. Ai lưu lại trong Ta và Ta trong kẻ ấy, thì nó sinh nhiều quả, vì ngoài Ta, các ngươi không thể làm gì” (Ga 15, 5).

Thánh Phaolô thì sử dụng hình ảnh “thân mình” và “các bộ phận” hay “các chi thể”:

“Vì cũng như thân mình chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, và hết thảy các bộ phận nầy tuy là nhiều cũng chỉ là một thân mình, thì Đức Kitô cũng vậy.” (1 Cr 12, 12 tt).

Hai hình ảnh nầy cho thấy, một đàng, giữa Đức Kitô và nhân loại toàn thể nói chung hợp nhất với nhau thành chỉ còn là một “thân mình chung” không thể chia cắt hay tách rời ra; và đàng khác, đây là một “thân mình” sống chung cùng một “sự sống”, hay sống nhờ cùng một thứ nhựa sống duy nhất chung cho toàn thể: ở đây, khái niệm “bản ngã bản thể” lẻ loi, đơn độc của khuynh hướng triết học và thần học kinh điển nói chung không thể nào có khả năng diễn tả được căn tính của “ngã vị cánh chung” nầy của con người trong tương quan với Đức Giêsu-Kitô !

Đó chính là nền tảng của mầu nhiệm Giáo Hội là Thân Mình của Đức Giêsu-Kitô:

“Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đã ban cho Đức Kitô đứng trên vạn vật, làm Đầu Hội Thánh, vốn là chính Thân Mình Ngài, sự viên mãn của Đấng viên thành vạn sự trong mọi người.” (Ep 1, 22-23).

Và, đó cũng chính là cơ sở nền tảng của những đặc tính mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội.

Như trên đây đã có lưu ý, nếu nhân tính của Đức Giêsu-Kitô là “hiện thân” của toàn thể nhân loại, và nếu nhân tính của Ngài, qua việc sống trọn vẹn tình yêu dâng hiến trên thập giá, đã hiệp nhất nên một với thần tính của Ngài, hay nói cách khác, là được thánh hoá, được thần linh hoá, thì điều đó cũng có nghĩa là nhân loại toàn thể, trong Ngài và cùng với Ngài, cũng đã được thánh hoá, được thần linh hoá, được siêu độ, được tái sinh, được phục hồi lại dung mạo nguyên thủy của mình là Hình Ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa, được phục hồi lại các tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân, với thiên nhiên vũ trụ và cuối cùng với chính bản thân mình…

Hay nói cách khác, căn tính cánh chung của nhân loại toàn thể là căn tính mà trong đó tất cả mọi kẻ thù của nhân loại (tội lỗi, sự chết, sa tan, ma qủi…) đều đã bị Đức Giêsu-Kitô đánh bại và khử trừ vĩnh viễn (xem Rm 8, 3; 2 Cr 5, 21; Dt 2, 14-18). Vấn đề gai góc đặt ra ở đây là nếu với một căn tính cánh chung như vậy, tại sao con người vẫn còn bị sa ngã, phạm tội và chết ? Ở đây, trước khi giải quyết vấn nạn nầy, có hai vấn đề cần phải xem xét: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Yếu tố khách quan: Phía khách quan, tức là từ phía Đức Giêsu-Kitô, vấn đề đã được giải quyết cách dứt khoát, trọn vẹn, một lần thay cho tất cả…Nghĩa là nơi nhân tính của Ngài tất cả mọi “kẻ thù” (tội lỗi, sự chết, satan, ma qủi…) đều đã hoàn toàn bị đánh bại và tiêu diệt trên đỉnh thập giá (xem Dt 10, 14; Pl 2, 8-11). Vì thế, trong Đức Giêsu-Kitô và cùng với Ngài, toàn thể nhân loại đều đã được “giải phóng” thoát khỏi mọi thứ ách nô lệ.

Có một điều cần lưu ý ở đây là bản thân Đức Giêsu-Kitô thì không bao giờ phạm tội (Dt 4, 15), nên tội lỗi bị tiêu diệt nói ở đây là tội lỗi của toàn thể loài người mà Ngài trong mầu nhiệm ngôi hiệp đã nhận là của mình (appropriation), khi trong biến cố Nhập Thể Ngài nhận nhân tính là của mình. Khi nhận nhân tính là của mình, đồng thời Ngài cũng nhận tất cả những hệ lụy có thể có kèm theo với nhân tính (như những thử thách, những cám dỗ, tội lỗi, những vui buồn sướng khổ, sự chết, v.v…).

Yếu tố chủ quan: Ơn siêu độ, như vậy, là đã được trao ban cho tất cả mọi người, không phân biệt, và một cách tràn đầy. một lần thay cho tất cả (communication)…Vấn đề ở đây là con người, trong tư cách cá vị, có nhận “cái đó” là của mình hay không (appropriation), bởi vì con người vốn tự do ? Ơn siêu độ đã hiện hữu ở đấy (“déjà”) nơi tất cả mọi người, nhưng chưa hiện diện (“pas encore”) đối với tất cả mọi người, và vì thế, con người chưa nhận ra được Tình yêu của Thiên Chúa và tỉnh trạng tội lỗi của mình, như người thu thuế trong dụ ngôn “Người biệt phái và người thu thuế” (Lc 18, 10-14)…

Nguyên nhân của tình trạng nghịch lý nầy vốn đa dạng và phức tạp: vì không biết đến, hoặc có biết mà quá ít, hoặc có biết mà vẫn cố tình chối từ…Vì thế, nỗ lực loan báo Tin Mừng, giảng dạy và thánh hoá phải là những sứ vụ hàng đầu của Giáo Hội…

Thật vậy, một khi biết được, nhận ra được và ý thức được về căn tính cánh chung hay là đã được “siêu độ” đó, trong cùng lúc người ta sẽ vừa nhận ra được Cha đã yêu thương thế gian đến độ đã thí người Con duy nhất của Ngài (xem Ga 3, 16), vừa được đặt mình vào trong sự sống tình yêu vĩnh hằng của chính Thiên Chúa-Tình Yêu, và đó chính là sự sống vĩnh hằng (Ga 17, 3; 1 Ga 3, 6.9.10).

“Quả vậy, anh em đã chết và sự sống của anh em đã được ẩn tàng nơi Thiên Chúa, làm một với Đức Kitô; khi nào Đức Kitô, sự sống của ta tỏ hiện, thì khi ấy cả anh em nữa, anh em cũng sẽ được tỏ hiện làm một với Ngài trong vinh quang.” (Cl 3, 3-4).

“Quả thế, hiện giờ ta thấy, như ở trong gương, cách mường tượng. Bấy giờ thì tận mắt, diện đối diện. Hiện giờ ta biết một cách khuy khuyết, nhưng bấy giờ ta sẽ biết, cũng như (Thiên Chúa) biết ta.” (1 Cr 13, 12).

Sự thành toàn của Giáo hội, Thân Mình của Đức Giêsu-Kitô, vì thế, được lập căn trên sự thành toàn của mỗi một con người:

“Mà anh em là thân mình của Đức Kitô, và ai theo phận nấy mà làm chi thể.” (1 Cr 12, 27).

Ở đây, cũng cần lưu ý rằng sự sống vĩnh hằng hay sự siêu độ không đến từ chỉ con người, từ “bên dưới” (do những hành vi, do những công phúc mình làm cho mình…), mà chủ yếu đến từ “bên trên”, từ Thiên Chúa (Lc 18, 9-14; Ga 3, 7)… Điều đó, bởi vì sự sống vĩnh hằng không phải là một “sự vật” (une chose) mà là một Tình Yêu (un Amour). Thế mà, Tình Yêu luôn luôn bao hàm những tương quan giữa các đối tác (partenaires), ở đây, giữa Ba Ngôi Vị Thiên Chúa và con người, và giữa con người với nhau…

TẠM KẾT:

Như vậy là chúng ta đã rão qua các vấn đề căn tính của Đức Giêsu-Kitô trước và sau biến cố Phục sinh, và căn tính cánh chung của loài người (cá nhân và tập thể) và tương quan giữa hai căn tính nầy với nhau, qua lăng kính tư tưởng “tam tài” của Đông phương (“Thiên-Địa-Nhân hòa”); và trên cơ sở những khác biệt giữa các khái niệm về sự sống và sự chết, trong ngôn ngữ Thánh Kinh, chúng ta cũng có đề cập sơ qua sự hoàn tất cánh chung vừa mang tính cá thể vừa mang tính tập thể nhân loại và Giáo hội; chúng ta cũng đã xem xét cách khái quát và sơ bộ những khái niệm về: ngã vị cánh chung, ngã vị cá thể, ngã vị tập thể, và bản ngã “bản thể”, v.v…, về sự tồn hữu của chúng, và tương quan giữa chúng với nhau; chúng ta cũng đã có đề cập đến một số vấn đề như: sự gặp gỡ tương phùng trong thời gian giữa Thiên Chúa-Ba Ngôi và loài người (theo nghĩa cá nhân và tập thể), giữa vĩnh hằng và thời gian…

Trên những cơ sở đó, chúng tôi cũng đã mạo muội đề xuất một số giải pháp cho một số vấn đề thần học từ trước tới nay vốn rất nhạy cảm, với mong ước sẽ tạo ra được một diễn đàn trao đổi thần học lành mạnh, đáp ứng được niềm mong mỏi của các vị lãnh đạo trong Giáo Hội Châu Á và Việt Nam của chúng ta là đem Tin Mừng hội nhập vào trong các nền văn hoá bản địa…

Linh mục Phêrô NGUYỄN THIÊN CUNG.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Xem Bernard Sesboüé SJ., Quá trình phát triển tín điều Kitô học, Bản Việt ngữ của Lm. Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Nxb. Tôn giáo 2010, trg. 39.

[2] Xem Bernard Sesboüé, Ibid., bản Việt ngữ của Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung, nxb. Tôn giáo 2010, trg. 143.

[3] Xem Raimon Panikkar SJ, La Trinité: Une Expérience humaine primordiale, nxb. du Cerf, Paris 2003, trg. 9: Thực ra, trong tác phẩm nầy, Panikkar sử dụng hạn từ nầy (“cosmothéandrique”) để diễn tả Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi; nhưng theo thiển ý của chúng tôi, hạn từ nầy, vì rất nhiều lẽ, không nên áp dụng cho Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, mà tốt hơn là áp dụng vào Đức Giêsu-Kitô, Thiên Chúa Nhập Thể

[4] Xem Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hoá Việt Nam, nxb. Giáo dục, 1999, trg. 54-55.
 
Như Thầy Yêu Thương
Lm Jb. Nguyễn Minh Phương,C.Ss.R
09:29 29/04/2010
NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG

Chúa nhật V Phục sinh C (Ga 13, 31-33a. 34-35)

Trình thuật Tin Mừng (Ga 13, 31-33a. 34-35) trích những lời từ biệt của Đức Giê-su nói về việc Người ban cho các môn đệ điều răn mới: Yêu thương như Thầy yêu thương.

I. DI CHÚC

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau”

Đây là lời Đức Giê-su căn dặn các môn đệ trước khi Người ra đi chịu chết. Lời căn dặn này xác định một luật mới. Luật cũ do ông Mô-sê hướng dẫn phảng phất nét tiêu cực “ơn đền oán trả”: “mắt đền mắt răng đền răng” (Mt 5, 38). Luật mới của Đức Giê-su ban xuất phát từ tình yêu và sẽ diễn tả tình yêu. Tình yêu thì không vụ lợi toan tính. Tình yêu sẽ dẫn lối cho con người tìm về Chúa và chan hòa với mọi nhau.

Với luật mới này, Đức Giê-su đã trao cho các môn đệ một nguyên tắc sống: yêu thương nhau. Đây không phải là lời đề nghị mà là một lệnh truyền. Đã là một lệnh truyền thì các môn đệ của Đức Giê-su buộc phải tuân thủ như một nguyên tắc sống nếu muốn tồn tại. Nguyên tắc yêu thương đã được chính Đức Giê-su thực hiện và trở thành chuẩn mực cho mọi người mọi thời.

Về mặt con người, việc Thầy Giê-su ra đi chịu chết là sự mất mát không sao bù đắp được. Tuy nhiên, trong lòng tin, Đức Giê-su vẫn đang hiện diện bởi Người là tình yêu (1Ga 4,16) mà tình yêu thì không bao giờ mất được (1Cr 13, 8). Thế nên, khi sống lệnh truyền yêu thương, cộng đoàn yêu thương là dấu chỉ cộng đoàn ấy có Chúa đang hiện diện (x. 2Cr 13, 11).

II. KHUÔN MẪU

Đức Giê-su truyền dạy các môn đệ một khuôn mẫu yêu thương: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Đức Giê-su đã dạy các học trò bằng chính đời sống của Người. Phận là Thiên Chúa, nhưng Chúa Giê-su đã hạ mình mang thân phận con người sống giữa muôn người. Hằng ngày, Người còn tiếp tục khiêm tốn hạ mình nơi Thánh Thể để cho con người lãnh nhận để nên một với Người. Mặt khác, Người còn hiện diện nơi Lời sống động để ngày ngày đi vào cuộc đời của con người.

Gắn bó là biểu hiện thiết thân của tình yêu. Một khi tình yêu đã đến đỉnh điểm sẽ vượt trên cả sự gắn bó và là sự hy sinh không điều kiện: “Không có tình yêu nào cao cả hơn người hy sinh mạng sống vì nạn hữu mình” (Ga 15, 13). Thập giá đã minh chứng tình yêu Thiên Chúa yêu thương con người và là lời mời gọi những ai muốn bước theo Thầy Giê-su để làm môn đệ của Người: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24). Theo gương mẫu của Thầy Giê-su các môn đệ không sống kiểu “ đầu môi chóp lưỡi” (1Ga 3 18). Trái lại, các ngài thể hiện tình yêu thương bằng sự chân thật và bằng những việc làm dấn thân cụ thể, hiến mình phục vụ ơn cứu độ.

Tình yêu không nhất thời hay như ngọt lửa vụt lên trong chốc lát mà đòi hỏi sự trung tín. Thầy Giê-su đã thể hiện điều này khi Người tuyên bố: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Chúa Giê-su đang ở cùng các môn đệ qua Hội Thánh và nhiều phương thế để tiếp tục ban phát tình yêu cho nhân loại. Tình yêu Chúa trào tràn đến đâu thì sẽ bừng lên sức sống đến đấy.

III. THÔNG ĐIỆP

Đức Giê-su đã ban luật yêu thương cho các môn đệ, một luật riêng không theo kiểu thế gian: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau”. Thế gian thường ứng xử tính toán “bánh ít đi, bánh quy lại”… Trái lại, được tình thương của Thầy Giê-su cảm hóa, các môn đệ của Người được gìn giữ trong ân sủng và bình an hầu chủ động vươn tới mọi tâm hồn: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 12, 7), mang lại niềm vui cứu độ cho mọi người.

Sống luật riêng Thầy ban, trên đường nhân đức, thấm nhuần lời dạy yêu thương của Thầy mình, các môn đệ sẽ không tìm lợi ích cho chính mình mà tìm lợi ích cho người khác (x. Gl 2, 4), thể hiện tình yêu thương hy sinh đến tận cùng: “Lòng mến dung thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13, 7). Trong khi thi hành nhiệm vụ, các tông đồ đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi, nhiều bách hại: vu khống, khinh khi nhục mạ, bắt bớ, tù đày… thậm chí thiệt cả mạng sống. Thế nhưng, được tình yêu của Chúa Giê-su thúc bách (2Cr 5, 14), trong mọi hoàn cảnh, các môn đệ luôn chứng tỏ các ngài là người phục vụ Thiên Chúa (x. 2Cr 6, 1-10).

Tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa đã biến đổi cuộc đời các môn đệ. Mới ngày nào, các môn đệ là những con người yếu đuối thậm chí tội lỗi, tranh dành ngôi vị (x. Mc 9, 34)… nay lại trở nên hiệp nhất yêu thương (x, Cv 2, 42), mạnh mẽ tuyên bố trước mặt mọi người “vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5, 29), làm được những “dấu lạ điềm thiêng” chỉ cần cái bóng của các ngài cũng có thể mang lại ơn chữa lành cho người khác (x. Cv 5, 15)… Thiên Chúa đã thực hiện những điều cao cả nơi cuộc đời các môn đệ. Để rồi, qua những hoạt động và nhất là qua cách sống yêu thương của các môn đệ, người đời nhận ra các ngài là môn đệ của Chúa Giê-su Thiên Chúa đang dùng để phục vụ ơn cứu độ (x. Cv 2, 47).

KẾT

Trước khi ra đi chịu chết, như lời di chúc, Đức Giê-su căn dặn các môn đệ yêu thương nhau.

Vâng lệnh Thầy mình, các môn đệ đã sống yêu thương: mọi lúc, mọi nơi, các ngài luôn hoạt động trong danh Chúa, nhờ Người mà tồn tại: (1Cr 10, 31).

Khi đã sống yêu thương thể hiện nơi sự hy sinh đến tận cùng: “dung thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13, 7) cuộc sống các môn đệ của Chúa Giê-su sẽ là câu thông điệp yêu thương mời gọi mọi người hướng đến Thiên Chúa để được ơn cứu độ.
 
Dấu Chứng Tình Yêu
PM Cao Huy Hoàng
11:18 29/04/2010
Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Phục Sinh, Năm C

Có thể tóm gọn nội dung Lời Chúa Chúa Nhật 5 Phục Sinh năm C: Nước Thiên Chúa là Trời Mới Đất Mới của những người yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu...

Trước khi Chúa Giêsu đi về trong Nước Thiên Chúa, Ngài đã nói với các Tông Đồ những lời sau cùng đầy tâm huyết, vừa là mạc khải một cõi sống vĩnh hằng là Nước Thiên Chúa, vừa là một lệnh truyền như di chúc phải thực hiện:

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người DoThái: "Nơi tôi đi, các người không thể đến được", bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy. Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” ( Ga 13, 31 – 33a. 34 – 35 ).

Chúa sẽ về nơi Chúa đã ra đi, đã xuất phát, là sẽ về với chính Thiên Chúa, về trong Nước Thiên Chúa. Và, để có thể đến được nơi ấy, đến được trong Nước Thiên Chúa, thì chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu.

Yêu như Chúa Giêsu yêu, là một tình yêu khiêm cung, từ bỏ, hiến mình chịu chết để người mình yêu được sống và sống dồi dào, sống đời đời. Một tình yêu tự hạ và tự hủy cho một sự sống mới của Thiên Chúa vươn mầm và lên ngôi trong nhân loại. Rõ hơn, Chúa Giêsu đã từ bỏ Cái Tôi vinh quang của một Ngôi Thiên Chúa để mang thân phận con người và chấp nhận cái chết thấp hèn hơn bất cứ một con người nào trên trần gian, để con người được ơn Cứu Rỗi.

Đây là lệnh truyền hay đúng hơn một đòi hỏi của Tin Mừng tưởng như là quá khó đối với con người đang mang trong mình cái căn tính hướng về mình tuyệt đối, nhưng lại là một tất yếu của việc xây dựng Nước Thiên Chúa ở trần gian nầy, trong Hội Thánh Chúa. Tình yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu là dấu chứng tín hữu. “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau”.

Như vậy, chân dung Chúa Giêsu được giới thiệu cho mọi người bằng đời sống yêu thương của các tín hữu, của Hội Thánh Công Giáo.

Giáo Hội luôn là Giáo Hội bị bách hại. Xét cho cùng, thế lực bách hại ngoài ta không đáng sợ bằng chính thế lực bách hại vô cùng nguy hiểm đang ở trong ta: Cái Tôi của mỗi người. Vâng, Cái Tôi vĩ đại đang ngự trị trong mỗi con người không chỉ là cản trở lớn cho việc làm chứng cho Nước Thiên Chúa, cản trở cho việc thể hiện tình yêu thương nhau như Chúa muốn, mà còn là cơn bách đạo ẩn mặt ẩn danh ngay trong lòng tín hữu.

Khi còn tôn vinh Cái Tôi hiểu biết của mình, tôn vinh Cái Tôi khôn ngoan của mình, thì coi thường vốn hiểu biết, sự khôn ngoan của người khác, đôi khi còn coi thường hiểu biết và khôn ngoan của cả Hội Thánh nữa.

Cái Tôi của một cá nhân đã đáng sợ là chừng nào, huống là Cái Tôi của một cục bộ, một địa phương, một vùng, miền… thì còn kinh khủng hơn.

Cái Tôi nặng nề dẫn đến tội, tội kiêu căng của ma quỷ chống lại Thiên Chúa khiêm nhường. Cái Tôi u huyền, đóng kín, dửng dưng trước sự dữ, trước bất công, trước đàn áp công lý, trước chà đạp nhân phẩm làm con người ta ra tồi bại. Cái Tôi sắc bén như dao cắt độc địa, muốn cắt đứt, muốn chia lìa mọi giao hảo tốt đẹp sẽ phủ trùm lên con người một bóng tối triền miên của sự chết. Vâng Cái Tôi của tôi rất gần với cái tội, cái tồi, và cái tối.

Chỉ có một Cái Tôi dễ thương nhất trên đời là tôi tớ cho mọi người, như Đức Maria, “Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền”, và như Chúa Giêsu “trở nên thân phận tôi tớ hèn mọn” của Thánh ý Thiên Chúa.

Hội Thánh là Nước Thiên Chúa trên trần gian nầy. Để được vào Nước Thiên Chúa ngay trên trần gian nầy, phải ra sức củng cố một cộng đoàn hiệp nhất, phải trải qua biết bao gian khổ, mà thiết nghĩ, gian khổ lớn nhất là bỏ Cái Tôi của mình:

- Loại trừ những nghi hoặc chủ quan để có thể tin tưởng vào Giáo Hội là một mầu nhiệm, luôn được hướng dẫn bởi ánh sáng của Chúa Thánh Thần, và bền vững trong thời gian không gian, bền vững đến muôn đời.

- Từ bỏ sự hiểu biết chủ quan của mình để đón nhận khôn ngoan thượng trí vô cùng của Thiên Chúa, trong thinh lặng sâu xa cùng với sự kết hiệp và tín thác.

- Luôn cảnh giác âm mưu của ma quỷ là chỉ đường cho người ta tôn vinh Cái Tôi của mình, để vô hiệu hóa lòng nhiệt thành chân chính, để giảm thiểu giá trị các việc lành, giảm thiểu cái uy tín cần có của chứng nhân Chúa Kitô và để đập tan nát sự hiệp nhất của Giáo Hội Ngài.

Giáo Hội đang bị bách hại từ trong căn cốt, và người bách hại Giáo Hội, không là ai khác, mà có thể là chính tôi, chính bạn, chính chúng ta, là chính bất cứ đấng bậc nào, khi không thực hiện điều Chúa truyền dạy: “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu”.

Yêu như Chúa Giêsu yêu, là mục tử chết cho đoàn chiên để đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Điều ngược lại không bao giờ là chân lý. Nhưng để đáp lại tình yêu vô biên ấy của chủ chiên, đoàn chiên cũng sẽ sẵn sàng chết để bảo vệ cho chân lý thuộc về Thiên Chúa.

Làm sao thiên hạ có thể nhận ra được chân dung của Chúa Giêsu trong Giáo Hội của Ngài, khi các chi thể trong cùng một thân thể không nghe được tiếng nói của nhau ? Sự bất nhất ngay trong cùng một thân thể là dấu chỉ một thân thể đang bệnh hoạn. Cũng vậy, những tiếng nói lạc lõng, rời rạc của các chi thể, không phải là tiếng kêu đau của chi thể đó mà là của cả toàn thân.

Trong những ngày này, tôi đang nghe thấy tiếng kêu đau đớn của những người thèm yêu Giáo Hội, khát khao một sự hiệp nhất toàn bích, khát khao một sự từ bỏ toàn bích, khát khao một tình yêu toàn bích như Chúa Kitô đã yêu.

Nhưng hãy bình tĩnh, hãy an tâm, hãy tín thác.

Không lý nào Trời Mới Đất Mới của ngàn năm mới, của một Năm Thánh đang mở ra kỷ nguyên mới có thể chấp nhận quay lại với cách sống của thời kỳ tăm tối, thời kỳ ánh sáng Chúa Kitô chưa chiếu rọi, thời kỳ con ốc nằm trong vỏ ốc, thời kỳ chưa sạch tội tổ tông !?!

Không lý nào không nhận ra âm mưu của ma quỷ đang đẩy Cái Tôi của mỗi người lên đến tột đỉnh, để khi, tất cả đều qui về mình, thì không còn ai là nhân chứng của Chúa Kitô nữa, mà ngược lại, là công cụ khả tín của ma quỷ, của thế lực chống lại Thiên Chúa. Khi Cái Tôi phát tác và lan tràn, thì chúng ta không còn thương yêu nhau nữa. Và khi người ta nhìn thấy chúng ta không thương yêu nhau, hy sinh hiến mạng sống cho nhau, người ta có thể kết luận: Thiên Chúa đã chết rồi ! Ông Giêsu đã chết thật rồi ! Giáo Hội đang suy đồi !

Hãy bình tĩnh, hãy an tâm, hãy tín thác.

Không lý nào có thể như thế được !

Đến muôn đời ma quỷ cũng không thể đạt được ước muốn ấy. Vì Thánh Thần Chúa đang dẫn dắt Giáo Hội, cách này, cách khác, để thương yêu nhau, để kiện toàn sự hiệp nhất.

Tôi nhớ Thánh Phaolô nhắc nhở rằng: “Chúng ta được kêu gọi để làm người tự do” ( Gl 5, 13 ). Vậy muốn có tự do cho nhân loại, trước tiên phải có tự do cho chính mình, cho mỗi con người chúng ta. Tự do đầu tiên và căn bản là không làm nô lệ chính mình.

Có nhiều thứ nô lệ cho chính mình, nhưng thứ nô lệ đáng sợ nhất là nô lệ cho Cái Tôi kiêu ngạo của mình.

Có những lúc tôi phải vắt trán để phải nói gì, phải viết gì, phải la lên làm sao trước những điều mà tôi quá bức xúc, vì tôi cho là bất ý tôi. Nhưng rồi, tôi thấy Cái Tôi của tôi đang lòi ra trên từng dòng chữ, trên từng ý tưởng… Vâng, đó là ý tôi, chữ của tôi, không có gì là của Chúa, của Hội Thánh cả.

Tôi không thể tự cho mình là tinh khôi, là toàn bích trước những vấn đề không phải là nhạy cảm chính trị, mà rõ ràng là thuộc phạm vi Đức Tin như tôi đã tuyên xưng: “Tôi tin Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền”.

Lạy Chúa Giêsu, để xây dựng Hội Thánh Chúa, là Nước Thiên Chúa, mà trong ấy, chúng con được bình an vui sống đời này và đời sau, xin cho chúng con biết yêu nhau như Chúa đã yêu. Amen.
 
Dấu chứng tín hữu
PM Cao Huy Hoàng
12:08 29/04/2010
DẤU CHỨNG TÍN HỮU

(Suy niệm Lời Chúa CN 5 PS C)

Có thể tóm gọn nội dung Lời Chúa Chúa Nhật 5 Phục Sinh năm C: Nước Thiên Chúa là Trời Mới Đất Mới của những người yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu...

Trước khi Chúa Giêsu đi về trong Nước Thiên Chúa, Ngài đã nói với các Tông Đồ những lời sau cùng đầy tâm huyết, vừa là mạc khải một cõi sống vĩnh hằng là Nước Thiên Chúa, vừa là một lệnh truyền như di chúc phải thực hiện:

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người DoThái: "Nơi tôi đi, các người không thể đến được", bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy. Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” ( Ga 13, 31 – 33a. 34 – 35 ).

Chúa sẽ về nơi Chúa đã ra đi, đã xuất phát, là sẽ về với chính Thiên Chúa, về trong Nước Thiên Chúa. Và, để có thể đến được nơi ấy, đến được trong Nước Thiên Chúa, thì chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu.

Yêu như Chúa Giêsu yêu, là một tình yêu khiêm cung, từ bỏ, hiến mình chịu chết để người mình yêu được sống và sống dồi dào, sống đời đời. Một tình yêu tự hạ và tự hủy cho một sự sống mới của Thiên Chúa vươn mầm và lên ngôi trong nhân loại. Rõ hơn, Chúa Giêsu đã từ bỏ Cái Tôi vinh quang của một Ngôi Thiên Chúa để mang thân phận con người và chấp nhận cái chết thấp hèn hơn bất cứ một con người nào trên trần gian, để con người được ơn Cứu Rỗi.

Đây là lệnh truyền hay đúng hơn một đòi hỏi của Tin Mừng tưởng như là quá khó đối với con người đang mang trong mình cái căn tính hướng về mình tuyệt đối, nhưng lại là một tất yếu của việc xây dựng Nước Thiên Chúa ở trần gian nầy, trong Hội Thánh Chúa. Tình yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu là dấu chứng tín hữu. “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau”.

Như vậy, chân dung Chúa Giêsu được giới thiệu cho mọi người bằng đời sống yêu thương của các tín hữu, của Hội Thánh Công Giáo.

Giáo Hội luôn là Giáo Hội bị bách hại. Xét cho cùng, thế lực bách hại ngoài ta không đáng sợ bằng chính thế lực bách hại vô cùng nguy hiểm đang ở trong ta: Cái Tôi của mỗi người. Vâng, Cái Tôi vĩ đại đang ngự trị trong mỗi con người không chỉ là cản trở lớn cho việc làm chứng cho Nước Thiên Chúa, cản trở cho việc thể hiện tình yêu thương nhau như Chúa muốn, mà còn là cơn bách đạo ẩn mặt ẩn danh ngay trong lòng tín hữu.

Khi còn tôn vinh Cái Tôi hiểu biết của mình, tôn vinh Cái Tôi khôn ngoan của mình, thì coi thường vốn hiểu biết, sự khôn ngoan của người khác, đôi khi còn coi thường hiểu biết và khôn ngoan của cả Hội Thánh nữa.

Cái Tôi của một cá nhân đã đáng sợ là chừng nào, huống là Cái Tôi của một cục bộ, một địa phương, một vùng, miền… thì còn kinh khủng hơn.

Cái Tôi nặng nề dẫn đến tội, tội kiêu căng của ma quỷ chống lại Thiên Chúa khiêm nhường. Cái Tôi u huyền, đóng kín, dửng dưng trước sự dữ, trước bất công, trước đàn áp công lý, trước chà đạp nhân phẩm làm con người ta ra tồi bại. Cái Tôi sắc bén như dao cắt độc địa, muốn cắt đứt, muốn chia lìa mọi giao hảo tốt đẹp sẽ phủ trùm lên con người một bóng tối triền miên của sự chết. Vâng Cái Tôi của tôi rất gần với cái tội, cái tồi, và cái tối.

Chỉ có một Cái Tôi dễ thương nhất trên đời là tôi tớ cho mọi người, như Đức Maria, “Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền”, và như Chúa Giêsu “trở nên thân phận tôi tớ hèn mọn” của Thánh ý Thiên Chúa.

Hội Thánh là Nước Thiên Chúa trên trần gian nầy. Để được vào Nước Thiên Chúa ngay trên trần gian nầy, phải ra sức củng cố một cộng đoàn hiệp nhất, phải trải qua biết bao gian khổ, mà thiết nghĩ, gian khổ lớn nhất là bỏ Cái Tôi của mình:

- Loại trừ những nghi hoặc chủ quan để có thể tin tưởng vào Giáo Hội là một mầu nhiệm, luôn được hướng dẫn bởi ánh sáng của Chúa Thánh Thần, và bền vững trong thời gian không gian, bền vững đến muôn đời.

- Từ bỏ sự hiểu biết chủ quan của mình để đón nhận khôn ngoan thượng trí vô cùng của Thiên Chúa, trong thinh lặng sâu xa cùng với sự kết hiệp và tín thác.

- Luôn cảnh giác âm mưu của ma quỷ là chỉ đường cho người ta tôn vinh Cái Tôi của mình, để vô hiệu hóa lòng nhiệt thành chân chính, để giảm thiểu giá trị các việc lành, giảm thiểu cái uy tín cần có của chứng nhân Chúa Kitô và để đập tan nát sự hiệp nhất của Giáo Hội Ngài.

Giáo Hội đang bị bách hại từ trong căn cốt, và người bách hại Giáo Hội, không là ai khác, mà có thể là chính tôi, chính bạn, chính chúng ta, là chính bất cứ đấng bậc nào, khi không thực hiện điều Chúa truyền dạy: “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu”.

Yêu như Chúa Giêsu yêu, là mục tử chết cho đoàn chiên để đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Điều ngược lại không bao giờ là chân lý. Nhưng để đáp lại tình yêu vô biên ấy của chủ chiên, đoàn chiên cũng sẽ sẵn sàng chết để bảo vệ cho chân lý thuộc về Thiên Chúa.

Làm sao thiên hạ có thể nhận ra được chân dung của Chúa Giêsu trong Giáo Hội của Ngài, khi các chi thể trong cùng một thân thể không nghe được tiếng nói của nhau ? Sự bất nhất ngay trong cùng một thân thể là dấu chỉ một thân thể đang bệnh hoạn. Cũng vậy, những tiếng nói lạc lõng, rời rạc của các chi thể, không phải là tiếng kêu đau của chi thể đó mà là của cả toàn thân.

Trong những ngày này, tôi đang nghe thấy tiếng kêu đau đớn của những người thèm yêu Giáo Hội, khát khao một sự hiệp nhất toàn bích, khát khao một sự từ bỏ toàn bích, khát khao một tình yêu toàn bích như Chúa Kitô đã yêu.

Nhưng hãy bình tĩnh, hãy an tâm, hãy tín thác.

Không lý nào Trời Mới Đất Mới của ngàn năm mới, của một Năm Thánh đang mở ra kỷ nguyên mới có thể chấp nhận quay lại với cách sống của thời kỳ tăm tối, thời kỳ ánh sáng Chúa Kitô chưa chiếu rọi, thời kỳ con ốc nằm trong vỏ ốc, thời kỳ chưa sạch tội tổ tông !?!

Không lý nào không nhận ra âm mưu của ma quỷ đang đẩy Cái Tôi của mỗi người lên đến tột đỉnh, để khi, tất cả đều qui về mình, thì không còn ai là nhân chứng của Chúa Kitô nữa, mà ngược lại, là công cụ khả tín của ma quỷ, của thế lực chống lại Thiên Chúa. Khi Cái Tôi phát tác và lan tràn, thì chúng ta không còn thương yêu nhau nữa. Và khi người ta nhìn thấy chúng ta không thương yêu nhau, hy sinh hiến mạng sống cho nhau, người ta có thể kết luận: Thiên Chúa đã chết rồi ! Ông Giêsu đã chết thật rồi ! Giáo Hội đang suy đồi !

Hãy bình tĩnh, hãy an tâm, hãy tín thác.

Không lý nào có thể như thế được !

Đến muôn đời ma quỷ cũng không thể đạt được ước muốn ấy. Vì Thánh Thần Chúa đang dẫn dắt Giáo Hội, cách này, cách khác, để thương yêu nhau, để kiện toàn sự hiệp nhất.

Tôi nhớ Thánh Phaolô nhắc nhở rằng: “Chúng ta được kêu gọi để làm người tự do” ( Gl 5, 13 ). Vậy muốn có tự do cho nhân loại, trước tiên phải có tự do cho chính mình, cho mỗi con người chúng ta. Tự do đầu tiên và căn bản là không làm nô lệ chính mình.

Có nhiều thứ nô lệ cho chính mình, nhưng thứ nô lệ đáng sợ nhất là nô lệ cho Cái Tôi kiêu ngạo của mình.

Có những lúc tôi phải vắt trán để phải nói gì, phải viết gì, phải la lên làm sao trước những điều mà tôi quá bức xúc, vì tôi cho là bất ý tôi. Nhưng rồi, tôi thấy Cái Tôi của tôi đang lòi ra trên từng dòng chữ, trên từng ý tưởng… Vâng, đó là ý tôi, chữ của tôi, không có gì là của Chúa, của Hội Thánh cả.

Tôi không thể tự cho mình là tinh khôi, là toàn bích trước những vấn đề không phải là nhạy cảm chính trị, mà rõ ràng là thuộc phạm vi Đức Tin như tôi đã tuyên xưng: “Tôi tin Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền”.

Lạy Chúa Giêsu, để xây dựng Hội Thánh Chúa, là Nước Thiên Chúa, mà trong ấy, chúng con được bình an vui sống đời này và đời sau, xin cho chúng con biết yêu nhau như Chúa đã yêu. Amen.

PM. CAO HUY HOÀNG, 29.4.2010
 
Tôn Vinh
Lm Vũđình Tường
15:57 29/04/2010
Hy sinh lớn, tôn vinh lớn; hy sinh nhỏ, tôn vinh nhỏ. Tôn vinh lớn nhất, cao trọng nhất, trọn vẹn nhất là thí mạng sống cho người mình yêu như Đức Kitô đã vâng lời Chúa Cha xuống thế để thực hiện trọn vẹn ý Chúa Cha.

Ta đến không phải để làm theo ý Ta mà làm theo ý Đấng đã sai ta (Gn 6,38)

Đức Kitô thể hiện ý đó bằng con đường khổ nạn, con đường thập giá, con đường bị chính môn đệ mình bán rẻ, chối bỏ, phân tán và lẩn trốn sau cửa then cài vì sợ.

Không có tình yêu nào cao quí hơn mối tình chết cho người mình yêu (Gn 15,13)

Đức Kitô yêu mến Chúa Cha đến nỗi - thể hiện ý Cha - chết trên thập tự, ban ơn cứu độ cho nhân loại. Ngài chấp nhận hy sinh với í chí sắt son, quyết tâm vượt qua tất cả mọi chướng ngại, rào cản, vực sâu. Không gì ngăn cản, lay chuyển, tình yêu Ngài dành cho Cha. Ý Ngài đã quyết và Ngài quyết tâm thực hiện tốt đẹp, trọn vẹn điều mình đã quyết. Ngài chấp nhận mọi đau khổ rùng rợn, hành hạ thân xác.

Họ thay nhau nguyền rủa, sỉ nhục, vu vạ, cáo gian; Ngài đứng lặng câm, ngán ngẫm lời thề gian, làm chứng dối của người không tôn trọng sự thật. Nghe những lời đó tinh thần ngài đau khổ đến chết được nhưng Ngài không hề đối chất.

Linh hồn Thầy đau buồn đến nỗi chết (Mt 26,38)

Nhìn những cánh tay dâng lên nắm chặt hung hăng thét ‘giết nó đi’, giết nó đi’ khiến Ngài liên tưởng đến tính bồng bọt, háo thắng của con người. Kẻ chống đống Ngài nghĩ giết chết thì còn chi để nói, để sợ. Họ đã lầm và lầm lớn. Chính lúc Ngài chết đi lại là lúc thức tỉnh lương tâm người lính gác dưới chân thập tự khi anh ta tuyên xưng,

Người này quả thật là con Thiên Chúa (Mat 27,54)

Kẻ mưu toan đóng đinh giết Đức Kitô, ngày họ mất an; đêm mất ngủ, lo lắng vì tin Ngài sống lại từ cõi chết. Tổ chức họp kín liên miên. Tìm cách dậy lính phao tin dối trá. Họ chạy cửa trước, luồn cửa sau, lo đủ tiền đút lót. Ban hành lệnh lạc, ra sức đối phó, bịt miệng dân chúng đồn thổi tin Đức Kitô Phục Sinh. Họ đóng đinh diệt khẩu không ngờ có hàng triệu triệu môi miệng ngày đêm cao rao, ca tụng Đấng bị diệt khẩu. Đấng một thời rao giảng giờ đây trở thành Đấng được mọi thế hệ rao giảng.

Vui mừng

Đức Kitô vui mừng khi thấy giờ hiến tế đến gần. Giờ Ngài từ lâu mong đợi. Không phải Ngài ham chết, sợ sống hay coi thường sự sống. Vì yêu quí sự sống nên Ngài tự hiến để ban sự sống trường sinh cho toàn dân. Qua đó Ngài tôn vinh Chúa Cha.

Con Người được tôn vinh. Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người. (Gn13,31)

Hoa trái của tôn vinh

Cái chết và sự Phục Sinh của Ngài mang lại hoa trái đầu tiên để tôn vinh Chúa Cha. Lịch sử nhân loại từ trước tới nay và từ nay về sau, sẽ không còn tôn vinh nào cao quí, tuyệt vời hơn tôn vinh Đức Kitô dành cho Chúa Cha. Tôn vinh cao cả vô song Ngài thể hiện trên thập tự. Tự hiến giọt máu cuối cùng trong tim diễn tả tình yêu tuyệt vời dành cho Cha.

Thứ đến là hoa quả ơn cứu độ Đức Kitô ban cho con người. Những ai tin vào Ngài nhận sự sống trường sinh.

Hoa quả cho vũ trụ là toàn thể vũ trụ được đổi mới nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Ngài. Thánh Gioan (Kh 21,1) nhìn thấy trời mới, đất mới mở ra cho toàn dân. Đức Kitô Phục Sinh Vinh Hiển luôn ở với dân Ngài. Một dân được tuyển chọn bằng máu của con Chiên hiến tế là chính Đức Kitô chịu đóng đinh, ban ơn cứu độ cho những ai tin, sống tinh thần Tin Mừng. Lời loan báo xưa của thiên sứ thể hiện,

Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân. Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta trong thành vua Đavít. (Luca 2,10)

Các phụ nữ ra thăm mộ từ sáng sớm nghe thiên sứ loan báo, Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã chỗi dậy như Người đã nói (Mat 28,6).

Đổi mới

Trong Cựu Ước Yavê Thiên Chúa đổi mới qua trận lụt Đại Hồng Thuỷ. Chỉ ít người ngay lành sống sót.

Đức Kitô hiến tế để đổi mới, không phải huỷ diệt mà là đổi mới. Vẫn trời cũ, đất cũ, vũ trụ cũ, con người cũ. Đổi mới đến cho những ai chấp nhận ơn Cứu Độ Đức Kitô ban. Ơn cứu độ thay đổi con người từ nội tâm đến lối sống. Trong tinh thần đổi mới đó người ta sống với nhau bằng yêu thương. Cư xử với nhau bằng bác ái. Thông cảm cho nhau bằng thứ tha và giao hoà. Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là

Anh em có lòng yêu thương nhau c.35
 
Chiến thắng cuối cùng
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
18:28 29/04/2010
CHIẾN THẮNG CUỐI CÙNG

Yêu thương là nhu cầu không thể thiếu của con người. Người ta không thể sống nếu không có yêu thương. Lạ lùng như vậy đó, con người rất cần tình yêu nhưng khó sống yêu thương. Chẳng hiểu tại sao trong nhân loại, ở mọi thời, vấn nạn yêu thương luôn luôn được đề cập, bàn hỏi, nhưng lại có không biết bao nhiêu vết rạn nứt ra trong yêu thương.

Có bao giờ bạn tự hỏi lòng: tôi có thực sự biết yêu thương? và tại sao tôi cần phải yêu thương? Đúng vậy, ai làm người mà không biết sống yêu thương, người ấy không còn làm người đúng nghĩa. Chẳng cần phải tra vấn, hay nghĩ ngợi nhiều cho thêm khổ, chỉ cần ý thức, tôi được sinh ra từ tình yêu, do vậy chỉ khi nào biết sống yêu thương, mới có thể giúp tôi tồn tại, phát triển.

Nói yêu thương rất dễ, bài viết về tình yêu, bài ca về tình yêu bao giờ cũng đi vào lòng người sâu hơn cả. Ngược lại, chẳng mấy ai thích bàn đến hận thù, chiến tranh, loạn lạc. Bởi trong yêu thương bao giờ cũng trộn lẫn tiếng cười, sự sẻ chia, cảm thông, hạnh phúc và niềm vui. Hận thù, ghét ghen thì chỉ thấy toàn nước mắt khổ đau, chia lìa. Con người ai chẳng muốn hạnh phúc, ai chẳng khát khao thái bình, thịnh vượng, vậy mà chẳng hiểu tại sao, bao nhiêu thời đại qua rồi, loài người vẫn chưa thể sống yêu thương.

Có biết bao bài học, lời giảng thuyết về tình yêu tồn tại trong nhân loại, nhưng lý thuyết ngàn đời vẫn xa rời thực tế. Thật ra, lý thuyết và thực tiễn chỉ cách nhau có hành động. Chỉ cần bạn biết thể hiện một hành động yêu thương cũng đủ làm cho thế giới toả sáng.

Chưa có tình yêu nào vĩ đại hơn trong nhân loại bằng tấm lòng của Thiên Chúa. Tạo dựng con người giống hình ảnh mình, trao ban vũ trụ cho con người cai quản, lại phó dâng cả Con Một đến làm người, đồng hành, sẻ chia kiếp người với nhân loại, mặc khải mầu nhiệm Nước tình yêu và ơn cứu độ cho con người. Một tình yêu hiến trao trọn vẹn và trung tín tột cùng như vậy, mà vẫn không hề được quan tâm đáp trả. Thiên Chúa chỉ cần nơi con người tình yêu, Ngài chỉ cần họ biết sống yêu thương, yêu thương tất cả mọi người, bởi chính Ngài là tình yêu, Nước của Ngài là Nước tình yêu.

Cái khó là con người không chịu yêu thương, cho nên không biết tha thứ. Hỏi thử không có tha thứ, làm sao có yêu thương? Yêu và được yêu là niềm hạnh phúc viên mãn của con người. Hà cớ gì, con người không thể yêu thương chứ? Thật ra, không phải con người không có khả năng yêu thương nhưng đúng hơn là họ không có khả năng chiến thắng chính mình để mà yêu thương, chỉ những ai có thể vượt qua bản thân, khi ấy họ mới có thể yêu thương. Tình yêu nhiệm mầu như vậy đó, không cần bạn phải làm gì nhiều, không cần bạn phải làm những điều vĩ đại, cao cả, chỉ cần bạn biết sống yêu thương, như vậy cũng đủ cho bạn làm người đúng nghĩa.

Ai không biết yêu thương, người ấy không thể biết Thiên Chúa. Ai không thể yêu thương, người ấy không có khả năng đón nhận yêu thương. Chỉ những ai hiểu và sống yêu thương thực, người ấy mới có thể đón yêu thương từ người khác và trao tặng lại cho muôn người. Đức Giêsu đã khẳng định, dấu hiệu cho người ta nhận biết bạn thuộc về Thiên Chúa, chính là bạn biết sống yêu thương. Tự hào là con cái Thiên Chúa, là người theo đạo Kytô, nhưng lại không sống yêu thương thì chẳng sinh ơn ích gì. Làm sao người khác có thể tin bạn thuộc về Ngài giả như bạn không yêu thương chính đồng loại mình?

Trong yêu thương bao giờ cũng gắn liền với tha thứ, tình yêu đích thực bao giờ cũng đòi hỏi hy sinh. Không tự nhiên mà ta dễ dàng yêu người mình không thích. Thế nhưng, nếu đó không phải là tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, bạn sẽ rất khó lòng trao ban cho bất cứ ai. Yêu người ta thích, yêu người ta thương, yêu người ta có cảm tình thật dễ vô cùng. Yêu người ta không thích, yêu người ghét bỏ ta, yêu người coi ta là thù địch là một thách đố không thực dễ. Có những tình huống trong cuộc đời đến vô cùng nan giải, nếu để tự nhiên, khó người ta có thể tha thứ và yêu thương được. Thế nhưng, yêu thương là một mầu nhiệm, không ai có thể lý giải, ngay cả chính bản thân chủ thể cũng không hiểu tại sao mình lại yêu thương được như vậy, tại sao mình có thể tha thứ được như vậy.

Thế giới ngày nay, hơn bao giờ hết, cần những con người yêu thương, chứ không chỉ cần những người nói lời yêu thương. Nếu biết nói yêu thương, bạn đã sống được phân nửa căn tính con người, nửa còn lại tuỳ thuộc vào hành động yêu thương của bạn. Ơn gọi làm người cũng chính là ơn gọi yêu thương. Ai không yêu, sao có thể gọi là người?

Cái lạ là ai cũng khao khát yêu thương mà lại khó thực hiện yêu thương. Điều gì vậy, điều gì đã cản ngăn con người sống trao ban tình yêu như vậy? Phải chăng là tham vọng, ích kỉ thấp hèn hay chính sự lôi hút của mớ hào quang vật chất đã khiến con người chọn lựa vật chất hơn nhu cầu biết yêu thương. Ngày nay, hình như nhân loại không cần thấy phải yêu thương đồng bào, yêu thương tha nhân, mà chỉ muốn yêu thương chính bản thân họ. Cứ xem mạng truyền thông sẽ hiểu, có không biết bao nhiêu bạo động xoay quanh tình yêu xảy ra hằng ngày. Không biết tìm tình yêu ở đâu bây giờ, ngay trong chính môi trường gia đình, có mối liên hệ huyết thống thân tộc gần gũi mà người ta vẫn còn chẳng yêu thương nhau được, thì hỏi thử ở đâu khác có yêu thương bây giờ. Chiếm giết, sát hại xảy ra ngay trong chính gia đình, là nơi đúng nghĩa sinh ra tình yêu, vậy thì có thể tìm tình yêu thương đích thực ở đâu được nữa?

Ngay từ thuở đầu tạo dựng Thiên Chúa đã sáng tạo trời đất và nhân loại trong yêu thương, khi tình yêu tinh tuyền ấy bị con người đánh mất, Ngài đã sai chính Con Một Ngài đến trả lại tình yêu nguyên tuyền cho họ bằng chính giá máu của Con Một Ngài, qua mầu nhiệm nhập thể, tận hiến. Thế nhưng, cái lạ là tình yêu thương vô biên ấy lại bị từ khước, chê chối. Họ quay cuồng đi tìm nhau, cấu xé nhau, hận thù nhau chỉ vì thiếu yêu thương. Sao nhân loại không biết dừng lại để tự hỏi mình nhỉ, tôi có thực sự muốn tìm yêu thương hay tôi đang tìm cách giết chết yêu thương?

Lạy Chúa, như mọi người, mở mắt chào đời con đã khao khát yêu thương, nhưng cuộc sống thì lại chối bỏ yêu thương. Con đi tìm thứ yêu thương gì không biết, mà chỉ đón nhận được sự khổ đau và chê chối. Con yêu thương kiểu gì không biết, mà chỉ thấy đem lại ưu phiền cho tha nhân sống quanh con. Lòng con buồn lắm, mỗi khi chạm đến tình yêu thương trong cuộc đời. Ở môi trường nào, con cũng chỉ thấy toàn là bạo hành, tranh tụng, đấu đá, sát hại lẫn nhau. Cha mẹ, con cái còn chẳng yêu thương nhau, thì con biết đặt niềm tin vào tình yêu thương ở đâu mà kiếm tìm bây giờ. Làm sao cho nhân loại biết yêu thương được hả Chúa. Chính Ngài đã đến sống với nhân loại, sống cho nhân loại để minh chứng tình yêu thương mà còn bị từ khước, hỏi thử làm sao con dám sống chứng nhân cho tình yêu giữa một thế giới ngập tràn bóng tối như vậy được? Xin dạy con biết yêu như Chúa, cho dù bất cứ chuyện gì có xảy ra, chỉ xin cho con được làm người của Chúa, dám sống, dám chết cho tình yêu thương. Vì con xác tín: dẫu nhân loại có thế nào đi nữa, yêu thương bao giờ cũng chính là chiến thắng cuối cùng phải đến!
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 29/04/2010
BỒI PHU NHÂN LẠI BỊ HAO BINH

N2T


Thời tam quốc, Tôn Quyền ở Đông Ngô muốn Lưu Bị trả lại Kinh Châu cho mình, Chu Du bèn hiến kế là giả ý đem em gái của Tôn Quyền gả cho Lưu Bị, dự định là sau khi bắt Lưu Bị lưu tại Đông Ngô thì đem ông ta nhốt trong ngục làm con tin để đổi lấy đất Kinh Châu.

Không ngờ, Lưu Bị lại được mẹ của Tôn Quyền giúp đỡ, hôn nhân tiến hành thuận lợi, đám cưới xong thì vợ chồng sống với nhau rất tốt đẹp.

Cách một năm sau, những người của Lưu Bị được sự giúp sức của Tôn phu nhân đột phá các quan ải, cuối cùng lên được thuyền trở về Kinh Châu.

Chu Du sau khi phát hiện thì đem binh đuổi theo, nhưng lại bị quân Kinh Châu của Lưu Bị đánh bại, lại còn bị chê cười là “bồi thường phu nhân lại bị hao binh”, Chu Du tức khí bèn hôn mê tại chỗ.

(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)

Suy tư:

Người tính không bằng trời tính.

Thiên Chúa chính là ông Trời của người Ki-tô hữu, nghĩa là Thiên Chúa muốn thì không ai có thể ngăn cản hoặc phá hoại ý muốn của Ngài. Con người ta thường lấy trí khôn của mình để lên kế hoạch đánh người này, phá người nọ, trước mắt thì tạm gọi là thành công, nhưng chắc chắn là không thể thành công lâu dài.

Vì ghen tức, vì hám lợi, vì danh vọng, vì ỷ quyền, vì kiêu ngạo mà có một số người trong cộng đoàn toa rập với nhau đánh bỏ anh chị em mình, không phải vì người anh em chị em mắc lỗi lầm, nhưng là vì những người ấy có lòng dạ tối đen. Họ không nghĩ rằng, Thiên Chúa luôn bênh vực những người cô thế cô thân biết trông cậy Ngài, Thiên Chúa cũng luôn làm cho sự rủi ro mà người anh em chị em đã làm cho họ biến thành sự may mắn hạnh phúc.

Kế hoạch của Chu Du rất chu đáo, nhưng lại bị thất bại vì không hợp lòng người, vì ông Trời có con mắt không muốn người lương thiện bị hại.

Người Ki-tô hữu biết rất rõ điều đó, cho nên họ luôn cầu nguyện trước khi quyết định việc gì đối với anh em chị em của mình, bởi vì “người tính không bằng trời tính”.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 29/04/2010
N2T


41. Đi theo Thánh Giá, con phải hết lòng khinh chê chuyện thế tục, theo đuổi sự yên vui.

(Thánh Gioan Maria Vianney)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 29/04/2010
N2T


432. Vui mừng vì sự thành công của người khác, bởi vì mình vẫn còn có rất nhiều cơ hội.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chào mừng bản dịch sách lễ tiếng Anh
G. Trần Đức Anh OP
07:35 29/04/2010
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 bày tỏ hài lòng vì bản dịch mới sách lễ Roma Anh Ngữ sắp được hoàn thành và công bố.

Ngài bày tỏ tâm tình trên đây trong bữa ăn trưa 28-4-2010 tại Nội thành Vatican với các GM Ủy ban Vox Clara, thuộc các GM đại diện các nước Anh ngữ năm châu đã cộng tác trong 8 năm qua với Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích để hoàn thành bản dịch sách lễ Roma.

ĐTC chân thành cám ơn các GM thành viên Ủy ban, các chuyên gia trợ tá và các chức sắc của Bộ Phụng tự. Ngài nói đến công tác sắp tới, đó là chuẩn bị các giáo sĩ và giáo dân đón nhận bản dịch mới, và nhận định rằng: ”Nhiều người sẽ cảm thấy khó thích ứng với bản dịch mới sau gần 40 năm sử dụng bản dịch trước đây. Sự thay đổi này cần được giới thiệu với sự nhạy cảm cần phải có và đây cũng là cơ hội để huấn giáo cho các tín hữu. Tôi cầu nguyện để mọi nguy cơ hoang mang hoặc ngở ngàng có thể tránh được và thay vào đó, sự thay đổi là một cái đà để canh tân và đào sâu lòng sùng kính Thánh Thể tại tất cả các nước nói tiếng Anh”.

Ủy ban Vox Clara do Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích thành lập ngày 19-7-2001 với mục đích cố vấn cho Bộ về các sách phụng vụ tiếng Anh và hiện do ĐHY George Pell, TGM giáo phận Sydney bên Úc làm chủ tịch. Ngoài ra có các GM thành viên đến từ Hoa Kỳ, Anh, và nhiều nước dùng Anh ngữ như Ấn độ, Canada, Ghana, Santa Lucia, Ai Len.. Thêm vào đó có nhiều chuyên gia trợ giúp.

Ủy ban duyệt xét bản dịch Anh ngữ sách lễ Roma, ấn bản mẫu thứ 3 do Ủy ban quốc tế về việc dịch sách phụng vụ do các HĐGM Anh ngữ bổ nhiệm, gọi tắt là ICEL. Phiên họp chót trước đây của Ủy ban diễn ra tại Roma từ ngày 26 đến 29-1-2010. Thông cáo sau khóa họp cho biết Ủy ban Vox Clara đã duyệt xét nhiều phúc trình về những giai đoạn đang được đề ra để ấn hành, phối hợp các thủ bản và xem xét sự hòa hợp nội dung của bản dịch Anh ngữ sách lễ Roma.

LM Anthony Ward, dòng Marist, viên chức tại Bộ Phụng Tự cho biết vì các HĐGM phê chuẩn bản dịch sách lễ theo từng phần trong nhiều năm trời, nên cần duyệt xét chung kết để toàn bộ các phần bản dịch được tương ứng với nhau. Ủy ban Vox Clara đã duyệt xét bản dịch 2 phần cuối cùng của sách lễ đã được các HĐGM nói tiếng Anh phê chuẩn trước đó, gồm phần riêng của các thánh và phần chung để kính các thánh không có tên trong lịch phụng vụ chung của Giáo Hội.

ĐHY Antonio Canizares Llovera, người Tây Ban Nha, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự, đã gặp các GM thuộc Ủy ban Vox Clara và nói rằng việc phê chuẩn chung kết sắp tới bản dịch tiếng Anh sách lễ Roma sẽ là một lợi điểm mục vụ rất lớn cho Giáo Hội tại các nước nói tiếng Anh trên thế giới. (SD 28-4-2010)
 
Linh mục là người tiếp nối công trình của Chúa Giêsu Kitô cứu rỗi các linh hồn
Linh Tiến Khải
07:37 29/04/2010
Sứ mệnh cao cả của linh mục là tiếp tục công trình cứu thế vĩ đại của Chúa Giêsu Kitô và cứu rỗi các linh hồn. Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến gần 30.000 tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 28-4-2010.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của hai linh mục thánh thiện đã tận hiến toàn cuộc sống cho dân nghèo và người tật bệnh là thánh Leonardo Murialdo và thánh Giuseppe Benedetto Cottolengo.

Thánh Murialdo sinh tại Torino, trung bắc Italia, ngày 26 tháng 10 năm 1828. Torino cũng là quê sinh của thánh Don Bosco và thánh Cottolengo và là vùng đất phong phú cống hiến cho Giáo Hội biết bao nhiêu gương sống thánh thiện của giáo dân cũng như linh mục. Leonardo là con thứ 8 của một gia đình đơn sơ. Ngay từ khi còn nhỏ Leonardo đã cùng với anh trai theo học nội trú tại trường các cha dòng Scolopi tỉnh Savona, là nơi có các nhà giáo dục tài ba và bầu khí đạo hạnh. Nhưng vào tuổi thanh niên Leonardo bị khủng hoảng tinh thần và trở về gia đình. Vài tháng sau đó ánh sáng trở lại với Leonardo sau một lần xưng tội tổng quát, qua đó chàng khám phá ra lòng thương xót của Thiên Chúa, và năm lên 17 tuổi Leonardo quyết định đi tu làm linh mục để đáp trả lại tình yêu của Chúa. Sau khi thụ phong linh mục năm 1851, cha Murialdo dậy giáo lý tại Trung tâm Angelo Custode, được thánh Don Bosco biết tới và giao cho nhiệm vụ hướng dẫn trung tâm San Luigi tại Porta Nuova cho tới năm 1865. Tại đây việc tiếp xúc và thăm viếng các giai tầng xã hội nghèo túng nhất khiến cho cha Murialdo có được sự nhậy cảm sâu xa đối với các vấn đề xã hội giáo dục, tông đồ, và dẫn cha tới các sáng kiến độc lập trợ giúp giới trẻ như: dạy giáo lý, mở trường học, tổ chức các sinh hoạt giải trí lành mạnh. Cha Don Bosco đã đem cha Murialdo theo trong buổi tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Pio IX dành cho cha năm 1858.

Năm 1873 cha Murialdo thành lập dòng Thánh Giuse với mục đích giáo dục giới trẻ, đặc biệt là các người trẻ nghèo nàn và bị bỏ rơi nhất. Và cha Murialdo đã dành trọn sức lực cho các hoạt động của dòng cho tới khi qua đời ngày 30 tháng 3 năm 1900. Đề cập tới ý thức sứ mệnh linh mục của thánh Leonardo Murialdo Đức Thánh Cha nói:

Khi nhấn mạnh sự cao cả của sứ mệnh linh mục là phải tiếp tục công trình cứu thế lớn lao của Chúa Giêsu Kitô, công trình của Đấng Cứu Độ thế giới, nghĩa là cứu rỗi các linh hồn, thánh Leonardo luôn luôn nhắc nhở chính mình và các anh em trong dòng trách nhiệm của một cuộc sống trung thực với bí tích đã nhận lãnh. Tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu đối với Thiên Chúa là sức mạnh con đường nên thánh của người, là luật lệ của chức linh mục, là ý nghĩa sâu xa nhất trong công tác tông đồ của thánh nhân giữa giới trẻ nghèo và là suối nguồn lời cầu nguyện của người. Nhân tố nòng cốt trong linh đạo của thánh Murialdo là xác tín về lòng xót thương của Thiên Chúa là một người Cha luôn tốt lành, kiên nhẫn và quảng đại. Và Chúa vén mở cho thấy lòng thương xót cao cả và vô biên của Ngài với ơn tha thứ. Vì thế thánh nhân sống tươi vui biết ơn Thiên Chúa, ý thức về sự hạn hẹp của mình, ước ao sám hối, và liên lỉ dấn thân hoán cải. Toàn cuộc sống của người không chỉ được soi sáng, hướng dẫn, nâng đỡ bởi tình yêu Thiên Chúa, mà còn chìm ngập trong lòng xót thương của Thiên Chúa nữa.

Người viết trong Di chúc tinh thần như sau: ”Ôi lậy Chúa lòng thương xót, Chúa bao bọc con... Như Thiên Chúa luôn ở khắp mọi nơi thế nào, thì tình yêu, thì lòng thương xót cũng luôn ở khắp mọi nơi như thế”. Nhớ lại cuộc khủng hoảng thời thanh xuân, ơn thánh và chức linh mục Chúa ban cho thánh nhân luôn sống trong tâm tình biết ơn, tươi vui. Ngài viết: ”Thiên Cháu đã chọn tôi! Ngài đã kêu gọi tôi, đã lại còn bắt tôi nhận lấy danh dự, vinh quang, hạnh phúc không thể diễn tả nổi là thừa tác của Ngài, là ”một Kitô khác”... Thánh nhân đã kết hợp sự thinh lặng chiêm niệm với lòng hăng say hoạt động không biết mệt mỏi, kết hiệp lòng trung thành với các bổn phận thường ngày với các sáng kiến tài ba, kết hiệp sức mạnh trong lúc gặp khó khăn với sự thanh thản của tâm hồn. Sống giới răn mến Chúa yêu người đó là con đường nên thánh của người.

Gương mẫu đời linh mục thứ hai là thánh Giuseppe Benedetto Cottolengo, vị sáng lập ”Căn nhà nhỏ của Chúa Quan Phòng”, ngày nay cũng gọi là Cottolengo, mà Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm ngày mùng 2 tháng 5 tới đây trong dịp viếng thăm Tấm Khăn Liệm Thánh thành Torino.

Thánh Cottolengo sinh tại Bra trong tỉnh Cuneo tây bắc Italia ngày mùng 3 tháng 5 năm 1786. Là con cả trong một gia đình có 12 người con, trong đó có 6 người chết khi còn nhỏ tuổi. Ngay khi còn bé Cottolengo đã chú ý yêu thương người nghèo. Thời của thánh nhân là thời hoàng đế Napoleon đánh chiếm Italia gây ra các hậu qủa tiêu cực trong lãnh vực tôn giáo và xã hội. Cottlolengo đã chọn con đường linh mục, và hai người em trai của cha cũng theo gương anh. Sau khi thụ phong, cha Cottolengo đã tỏ ra là một linh mục tốt lành có tài giảng tĩnh tâm và diễn thuyết cho giới sinh viên. Năm 32 tuổi cha được chỉ định làm kinh sĩ nhà thờ Mình Thánh Chúa, và tổ chức các lễ nghi tôn giáo trong thành phố, nhưng cha vẫn cảm thấy không an lòng. Nhưng rồi Thiên Chúa đã xếp đặt để ban cho cha một dấu chỉ. Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1827 có một gia đình Pháp có 5 đứa con nhỏ và một bà vợ đang mang thai bị sốt nặng. Sau khi lang thang tới nhiều nhà thương gia đình ấy tìm được chỗ trọ trong một nhà ngủ công cộng, nhưng bệnh tình của người đàn bà mang thai trở nên nghiêm trọng, và người ta đề nghị đi tìm một linh mục. Chúa xếp đặt cho họ gặp cha Cottlolengo. Sau khi lo lắng cho cái chết của người mẹ trẻ kém may mắn ấy, trước nỗi đớn đau xé lòng của gia đình nghèo đáng thương ấy, cha Cottolengo đến qùy trước Mình Thánh Chúa lòng nặng trĩu ưu sầu và hỏi Chúa: ”Lậy Chúa, tại sao vậy? Tại sao Chúa lại muốn con là chứng nhân? Chúa muốn con làm gì? Phải làm một cái gì đó”. Thế là cha bật đứng dậy, cho kéo chuông và đốt nến sáng trưng trong nhà thờ. Tiếp đón các tín hữu tò mò chay tới nhà thờ xem chuyện gì đã xảy ra cha nói ”Được ơn rồi! Được ơn rồi!”. Từ lúc ấy trở đi cha Cottolengo hoàn toàn thay đổi: cha dùng mọi khả năng của mình, đặc biệt là tài khéo kinh tế và tổ chức để khai sinh ra các sáng kiến trợ giúp người nghèo. Đức Thánh Cha ca ngợi thánh Cottolengo như sau:

Thánh nhân biết lôi cuốn vào trong công việc của người hàng chục cộng sự viên và người thiện nguyện. Người ra vùng ngoại ô Torino để bành trướng công trình của mình và thành lập một làng, trong đó mỗi nhà đều có một tên gọi ý nghĩa: ”nhà đức tin”, ”nhà đức cậy”, ”nhà đức mến”. Người thực thi kiểu sống của các gia đình, và thành lập các cộng đoàn gồm các thiện nguyện viên nam nữ, các tu sĩ và giáo dân hiệp nhất trong nỗ lực yêu thương chăm sóc người nghèo, cùng nhau đối phó và thắng vượt các khó khăn. Mỗi một người trong cộng đoàn đều có một nhiệm vụ riêng: có người cầu nguyện, có người phục vụ, có người dậy dỗ, có người quản trị. Người lành mạnh và người đau yếu cùng chia sẻ gánh nặng cuộc sống thường ngày với nhau. Cha Cottolengo cũng nghĩ tới việc thành lập một chủng viện để đào tạo các linh mục cho Công trình này. Người luôn luôn sẵn sàng tuân hành và phục vụ Chúa Quan Phòng, mà không hề đặt câu hỏi hay thắc mắc. Thánh Cottolengo hay nói: ”Tôi là người chẳng làm được việc gì cho nên hồn, và tôi cũng không biết mình làm gì. Nhưng Chúa Quan Phòng chắc chắn biết điều Ngài muốn. Tôi chỉ giúp Ngài thôi. Hãy tiến lên trong Chúa”. Thành nhân cũng định nghĩa mình là cái tay quay máy xe của Chúa.

Bên cạnh làng Cottolengo thánh nhân cũng muốn thành lập 5 đan viện các nữ tu chiêm niệm và 1 đan viện cho các tu sĩ ẩn tu, và cha coi các đan viện này như con tim phải đập nhịp sống cho công trình của cha. Cha qua đời ngày 30 tháng 4 năm 1842 trong khi miệng lập đi lập lại ” Lậy Chúa Thương Xót, Lậy Chúa Thương Xót, Lậy Chúa Quan Phòng Tốt Lành Thánh Thiện... Lậy Đức Thánh Nữ Trinh, bây giờ tới phiên Mẹ”. Cả cuộc đời của thánh nhân là ”một ngày tình yêu sâu đậm”, như một nhật báo thời đó đã viết.

Và Đức Thánh Cha kết luận bài huấn du như sau: Hai vị thánh linh mục này đã sống chức thừa tác trong sự tận hiến toàn cuộc đời cho những người nghèo nàn rốt hết cần được trợ giúp nhất, bằng cách luôn tìm ra gốc rễ sâu xa, và suối nguồn bất tận hoạt động của mình trong tương quan với Thiên Chúa, bằng cách kín múc tình yêu của Chúa, với xác tín sâu xa rằng không thể thực thi bác ái, nếu không sống trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội. Ước chi lời bầu cử và gương sáng của các ngài chiếu soi chức thừa tác của biết bao linh mục đang quảng đại xả thân vì Chúa và vì đoàn chiên Chúa trao phó cho các vị, và giúp từng linh mục tươi vui quảng đại tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa và tha nhân.
 
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết: Giữ nguyên trạng Cây Thánh Giá trên Đài Tưởng Niệm trong sa mạc Mojave- California
Dominic David Trần
07:56 29/04/2010
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên phán: Giữ nguyên trạng Cây Thánh Giá trên Đài Tưởng Niệm trong sa mạc Mojave- California

Cây Thánh Giá trên Đài Tưởng Niệm trong sa mạc Mojave- California

Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn Hoa Kỳ 28/04/ 2010.- Theo bản tin liên hợp của Thông tấn Xã toàn cầu (CNA/EWTN News)- Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã tuyên phán trong ngày thứ Tư rằng; " một Toà Án Liên Bang tại Tiểu Bang California đã dẫm chân lên thẩm quyền lãnh thổ pháp lý trong việc đã ra án lệnh bắt dời chuyển Cây Thánh Giá vốn từ lâu rồi đã được dựng thành Đài Tưởng Niệm trong sa mạc Mojave của Tiểu Bang California." và;

"Cây Thánh Giá màu trắng cao tới 7 foot (2.1 mét)- đã được Hiệp Hội Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ xây dựng nên như một Đài Tưởng Niệm các Chiến Sĩ đã tham gia trong các cuộc chiến trên toàn thế giới cách đây 75 năm- trong khu vực bảo tồn quốc gia Mojave sẽ được chấp thuận ở nguyên vị trí cũ."

Trước khi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện được tuyên bố trong ngày 28 tháng Tư, năm 2010- Cây Thánh Giá đã bị bao che lại bằng một hộp gỗ lớn làm bằng ván ép để cho đúng theo phán quyết của Tòa Án tại khu vực liên quan (gọi là Toà dưới). Một Toà Án quận đã ra phán quyết đầu tiên là Cây Thánh Giá phải bị tháo gỡ và dời ra khỏi vùng đất Mojave.

Quốc Hội Hoa Kỳ sau đó đã vận dụng pháp quy và ra lệnh cho Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ (Department of the Interior-Bộ chuyên quản trị các tài sản Liên Bang) phải chuyển giao

một mẫu tây đất trong đó có Cây Thánh Giá cho Hiệp Hội Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ đã tham chiến tại nước ngoài. Frank Buono, một cựu nhân viên thuộc Sở Quản Lý Các Công Viên Quốc gia Hoa Kỳ đã đâm đơn kiện đòi phải di chuyển hay bao che lại Cây Thánh Giá này lại sau khi Sở Quản Lý Các Công Viên Quốc Gia Hoa Kỳ bác bỏ đơn xin xây dựng một Đài tưởng niệm của người Phật Giáo dự định đặt gần Đài Tưởng Niệm có Cây Thánh Giá Mojave.

Các vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đã tuyên bố với các quan toà Liên Bang trong ngày thứ Tư 28/04 rằng họ đã không chú ý đúng mức đến thông tư của chính phủ về quyết định đã chuyển giao mảnh đất này từ Liên bang lại cho quyền sở hữu tư nhân, và rằng Tòa Án Điạ phương đã đi qúa xa thẩm quyền qua việc ra án lệnh tháo dỡ và di chuyển một Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh đã được Quốc Hội chấp thuận và chuẩn y.

Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đã phán quyết với kết quả 5-4, với đa số phiếu thuận nghiêng về các vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện theo quan điểm bảo thủ.

Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Paul Stevens là 1 trong 4 vị đã bỏ phiếu chống Đài Tưởng Niệm Mojave-đã tuyên bố với Thông Tấn Xã AP của Hoa Kỳ trong ngày thứ Tư rằng; mặc dù ông ta tin rằng các chiến sĩ đã hy sinh thì rất xứng đáng có một Đài Tưởng Niệm cho họ, nhưng theo ý kiến cá nhân của ông thì Chính Phủ Liên Bang " không thể thực hiện công việc đó cho hoàn toàn đúng luật bởi việc tiếp tục chuẩn nhận và ủng hộ một thông điệp hoàn toàn có tính chất phe đảng bè phái như thế."

Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Anthony Kennedy là 1 trong 5 vị bỏ phiếu ủng hộ Đài Tưởng Niệm Mojave, chống lại Thẩm phán đồng nghiệp Stevens, đã tuyên bố rằng; " Nơi đây một Cây Thánh Giá Latinh dựng nên trong sa mạc như một Đài Tưởng Niệm Các Chiến Sĩ đã gọi các thẩm phán Tòa Bên Trên ra làm việc chứ không phải Tối Cao Pháp Viện bị thúc bách làm việc bởi lý do tôn giáo."

Nói về những hàm ý rộng rãi hơn về Đài Tưởng Niệm, Thẩm Phán Kennedy tuyên bố rằng phán quyết này cũng " gợi nhớ đến biết bao nhiêu ngàn Cây Thánh Giá nhỏ hơn đã được dựng lên trên những cánh đồng mênh mông tại các nước khác để ghi dấu đó là nấm mộ cuả biết bao nhiêu công dân Hoa Kỳ đã hy sinh trong các trận chiến, và những cuộc chiến ấy sẽ là những bi kịch bội phần nếu những người ngã xuống đã bị lãng quên."

Trong một cuộc phỏng vấn với Thông Tấn Xã CNA vào tháng Mười năm 2010, Dân biểu Liên Bang Randy Forbes (Đảng Cộng Hòa-Tiểu Bang Virginia) đã phản ảnh đúng như tâm tư của Thẩm Phán Tối Cao Kennedy, Dân Biểu Randy nói rằng hiệu ứng sóng lan truyền của phán quyết ngày hôm nay- đối với những ai chống đối lại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ tại Mojave sẽ thật là "to lớn hết sức". Sáng Hội tư nhân ' Qũy Becket Ủng hộ cho Tự Do Tôn Giáo" đã đệ trình bản tóm lược Thân hữu của Toà Án (Amicus Curiae) (*) liên quan đến Đài Tưởng Niệm này, hôm nay cũng ca ngợi phán quyết như sau: " Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện là một điều hiển nhiên đúng và đơn giản thôi: Người công dân Hoa Kỳ có thể thể hiện bất cứ điều gì họ muốn nói về tôn giáo ngay trên đất đai hay tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng họ- ngay cả nếu người khác bất đồng ý kiến." Ông Eric Rassbach Giám Đốc Đặc Trách Tố Tụng Quốc Gia của Becket Fund tuyên bố: "Một Cây Thánh Gía dựng trên tài sản hay đất đai thuộc quyền sở hữu tư nhân không thể hiện đó là Quốc Giáo cũng không xây dựng nên Tôn Giáo của Quốc gia."

Rassbach đã giải thích rằng vụ án này có nhiều ý nghĩa rất rộng về việc trưng bày hay thể hiện các biểu tượng thuộc về tôn giáo trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. " Nếu tước bỏ đất nước này khỏi các văn bản pháp quy tham khảo về Tôn giáo thì sẽ biến các Đài Kỷ Niệm Quốc Gia như Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington hay Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Lincoln thành mấy miếng phó mát Thụy Sĩ. Nên nhớ rằng Tu Chính Hiến Pháp Thứ Nhất của Hoa Kỳ đã bảo đảm Quyền Phát Biểu Tư Tưởng và Tin Tưởng một cách tự do; Tu chính án này không cho phép những kẻ đa sự, những hạng nhiều chuyện, những kẻ chuyên đi rình mò người khác- được có quyền đánh phá hay triệt hạ các biểu tượng thuộc về tôn giáo mà họ không thích.

(*) Ghi chú: Amicus Curiae, "Thân hữu cuả Tòa Án" là các văn bản do những bên không có liên quan đến những vụ tố tụng hay nghị trình đang được Tòa Án nghiên cứu xét xử- những thành phần này không có bất cứ liên quan nào đến vụ án đệ trình quan điểm lên Tòa Án vì họ quan tâm và cho rằng có thể phán quyết của Tòa Án sau này sẽ có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ dù rằng họ vô can đến vụ án.( Trích từ tuyển tập trang 89 của Thẩm Phán William H. Renquist, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ)

Chia xẻ của Dominic David Trần: Lạy Chúa, xin cho Thánh Giá của Chúa đã được dựng nên ở những núi, hay Đài Tưởng niệm trên các quốc gia khác được tôn trọng như phán quyết này, dẫu rằng ở kết quả bỏ phiếu thuận như 5/4 tại Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
 
Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?
Linh-mục Peter Hoàng Omi
08:14 29/04/2010
Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?

Mấy tuần nay, đời tôi như bị quay cuồng trong cơn bão truyền thông/báo chí. Một cơn bão như muốn nhấn chìm Giáo Hội Công Giáo xuống vực thẳm của đêm đen tăm tối và tàn phá không thương tiếc những thành viên của Giáo Hội, từ Đức Giáo Hoàng cho tới một linh-mục tầm thường như tôi!

Lý do nào mà Giáo Hội Công Giáo lại bị truyền thông/báo chí chiếu cố với quyết tâm bôi bẩn và triệt hạ như vậy? Lý do là có một số linh-mục đã phạm tội lạm dụng tình dục đối với trẻ em, hay có người nói văn vẻ hơn, đó là tội ấu dâm. Tôi suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy đau nhói trong tâm hồn. Cái đau này chẳng phải riêng tôi, nhưng chắc hẳn là sự đồng cảm của nhiều nỗi đau trong lòng Giáo Hội bây giờ.

Những nỗi đau

1. Cái đau thứ nhất là câu hỏi tại sao một số anh em linh-mục lại làm những chuyện ngược luân lý như vậy. Những điều thánh thiện mà đáng lẽ linh-mục phải làm gương tốt cho các em, thì một số ít đã làm ngược lại để rồi “con sâu làm rầu nồi canh”! Cái tội mà Chúa Giêsu lên án là phải bị “buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô nó xuống biển”:

• “Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô nó xuống biển còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những trẻ nhỏ này vấp ngã” (Lc 17: 2)

• “Những ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn” (Mt 18: 6)

• “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn này đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn” (Mc 9: 42)

Đau quá, những linh-mục đã làm hoen ố gương mặt thánh thiện của Chúa Giêsu; đã làm vẩn đục tấm gương mà đáng lý ra phải thật trong để các trẻ nhỏ và người đời noi theo!

2. Cái đau thứ hai là những mũi gươm “đâm thâu” phát xuất từ truyền thông/báochí. Truyền thông/báo chí làm tôi đau nhói bởi những vu họa giáng xuống mà chẳng có thế lực và luật lệ nào ngăn chặn cả! Truyền thông như một kẻ có quyền tối thượng, muốn nói gì thì nói, muốn vu oan giáng họa xuống ai tuỳ thích, muốn chụp mũ cho ai thì chụp! Chẳng có một chút bác ái và tình người trong cái gọi là truyền thông, đưa tin tức. Truyền thông theo đúng nghiã mang một bộ áo đẹp của sự khách quan và công bằng, xây dựng và bác ái trong việc thông tin để độc giả nhận ra giá trị và cái đẹp của chân lý. Nhưng những tuần vừa qua, truyền thông đã trở thành khí cụ của tối tăm, của sự đập phá quay cuồng như điên dại. Nó làm cho tôi đau quá! Đành rằng có một số ít linh-mục đã là hoen ố hình ảnh và thiên chức thánh thiêng mà Chúa trao ban, nhưng đó không phải là cái cớ “ắt và đủ” để đập phá và “vơ đũa cả nắm” để chụp mũ nhiều điều xem ra vô căn cứ đối với cộng đoàn linh-mục thế giới.

3. Cái đau thứ ba là Giáo Hội của Chúa Giêsu bị xúc phạm một cách ngang ngược bởi những lời phỉ báng với những ý đồ xấu. Dù rằng Giáo Hội của Chúa được xây nền vững chắc trên “Tảng Đá” Phêrô: “Còn Thầy, thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16: 18), tôi vẫn cảm thấy quá đau khi Giáo Hội thánh thiêng của Chúa bị chà đạp một cách thiếu bác ái và công bằng. Người ta cứ đổ vấy cho Giáo Hội nhiều điều xấu xa khi chưa đưa ra một bằng cớ buộc tội, rồi bắt Giáo Hội phải minh chứng mình vô tội! Đây phải chăng là luận điệu của những thế lực đen tối hỏa ngục?! Những ngày qua, tôi quá thương Giáo Hội, tôi quá thương Đức Giáo Hoàng như con “chiên hiền lành” bị người ta mang ra ném đá.

Tôi tự hỏi: “Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?”

Câu hỏi này kết quả của những giây phút suy tư, cảm nghiệm và theo dõi truyền thông.

Tôi kể cho quí vị một câu chuyện mục vụ với cảm nghiệm riêng tôi. Cách đây mấy bữa, tôi có đi thăm một gia đình Công Giáo người Việt. Những phút giây hàn thuyên có đề cập tới câu chuyện của một chị kia không đi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật. Chị được hỏi tại sao không đi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật khi chị là người Công Giáo, chị trả lời rằng mấy “ông cha bê bối, lăng nhăng, bậy bạ như thế thì đi Lễ làm gì?”. Người trong gia đình đó trả lời với chị rằng “mình theo đạo là tin vào Thiên Chúa, chứ có phải vì ông cha mà mình theo đạo đâu? Nếu ông cha đó có tội thì ông cha phải đền phạt vì tội của mình. Tại sao lại phải gánh tội của ông cha đó lên vai mình!? Tại sao vì tội của ông cha mà mình lại thù ghét Chúa?”

Vâng! Đức tin qua câu trả lời thật là tuyệt vời! Nhiều người Công giáo Việt Nam không học thần học cao siêu như các linh-mục. Không có những tư tưởng uyên bác như các linh-mục. Không có những lý luận gây ấn tượng như các linh-mục... Nhưng họ có một đức tin quá cao vời! Câu trả lời làm cho tôi suy nghĩ thật nhiều. Đọc tin tức qua truyền thông/báo chí, tôi biết có nhiều người đã mất hy vọng và niềm tin nơi các linh-mục, bởi một số xì-căng-đan mà một ít linh-mục gây ra và được truyền thống tận tình khai thác đã trở nên như một quả bom vỡ tung từng mảnh! Nền tảng Giáo Hội như bị rúng động. Nhưng câu trả lời của một tín hữu trên phải chăng là một xác tín về niềm tin và là một sự bình an giữa cơn bão lốc của truyền thông/báo chí?! Tuyệt vời đức tin của người Công Giáo Việt Nam!

Câu chuyện trên giúp tôi trả lời cho câu hỏi, “Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?”

Những luận chứng nghịch lý của truyền thông/báo chí

Cách đây khoảng chừng hơn một tháng, tờ báo “The New York Times” đã đăng tải một bài viết về linh-mục Lawrence Murphy thuộc Giáo phận Milwaukee bên Mỹ. Bài viết thuật lại và lên án linh mục Murphy đã lạm dụng tình dục trẻ em cách đây mấy chục năm. Bài viết làm dấy lên một làn sóng công kích Giáo Hội Công Giáo có thể nói là ‘vô tiền khoáng hậu’! Hầu hết các tờ báo khác a-dua đăng tải. Thiện ý cũng có, nhưng phần lớn là hả hê được dịp đánh phá Giáo Hội, trong đó người bị chỉa mũi dùi nhiều nhất là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Họ cáo buộc Đức thánh Cha là bao che, là phải chịu trách nhiệm về những vụ lạm dụng tình dục của linh-mục Murphy và những trường hợp linh-mục lạm dụng khác. Kênh truyền hình NBC mô tả Đức Thánh Cha là kẻ đã quấy rối tinh dục trẻ em. .. vv và vv... Ở đây tôi không muốn nói đến thái độ thất nhân tâm và vô lễ của những kẻ đối xử vô cảm với một “Ông Cụ” đáng kính 83 tuổi. Dựa trên một số tư liệu, tôi chỉ nói lên những sai lầm trong việc kết án một cách mù quáng của những kẻ thiếu hiểu biết qua mấy điểm sau đây.

1. Truyền thông đã đưa Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trở về thời Ngài đang còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Một số báo chí truyền thông cho rằng Đức Hồng Y Ratzinger có đặc trách giải quyết các vụ lạm dụng tình dục tại Vatican cách đây khoảng chừng một phần tư thế kỷ, từ năm 1981 cho đến khi Ngài được bầu Giáo Hoàng năm 2005. Thực ra, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger chẳng có trách nhiệm trực tiếp nào về vấn đề giải quyết những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em cho tới năm 2001, bốn năm trước khi Ngài được bầu là Giáo Hoàng.

Lý do là trước đây, các giám-mục không bị đòi buộc phải trình những trường hợp lạm dụng trẻ em cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, một Thánh Bộ mà Đức Hồng Y Ratzinger đặc trách điều hành. Việc đệ trình những vụ lạm dụng tình dục chỉ bắt đầu vào năm 2001 khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lệnh cho các giám-mục phải làm. Lệnh này được công bố qua thông tư Motu Proprio tựa đề là Sacramentorum Sanctitatis Tutela. Trước đó, tất cả những trường hợp liên quan tới lạm dụng tình dục không bao giờ được gởi về Rôma.

Trong trường hợp một linh-mục phạm tội lạm dụng tình dục và vị Giám-mục Giáo-phận muốn cho linh-mục đó hồi tục, nhưng linh-mục đó không muốn hồi tục, thì một trong những tòa án tại Vatican được hành xử theo tiến trình của giáo luật, chứ không phải văn phòng của Đức Hồng Y Ratzinger.

Trước năm 2001, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chỉ can dự vào một vài trường hợp rất hiếm hoi liên quan tới những vụ lạm dụng tình dục xảy ra thuộc phạm vi Tòa Giải-tội, vì có một tòa án giáo luật trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lo xử những vụ liên quan tới việc lạm dụng Bí Tích Giải-tội. Một trong vài trường hợp hiếm hoi này là trường hợp của linh-mục Marcial Maciel Degollado, vị sáng lập dòng “Đạo Binh Chúa Kitô”. Đó cũng là lý do tại sao các viên chức của Tổng Giáo phận Milwaukee đã trực tiếp gởi trường hợp của linh-mục Lawrence Murphy đến Vatican. Do thuộc phạm vi Án Tín Tòa Giải-tội, nên việc công bố “tội” của các tội nhân liên quan tới lạm dụng tình dục không được công bố một cách công khai và phải được điều tra một cách kỹ càng. Ai là người Công Giáo cũng biết rằng không một vị-giải-tội nào có quyền nói tội của tội nhân cho một người thứ hai biết.

Chính vì lý do này mà truyền thông/báo chí đang đổ vấy cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là bao che cho các linh-mục phạm tội và lừa đảo dư luận. Họ không hiểu luật Đạo Công Giáo là gì và họ cũng chẳng cần biết rằng trước năm 2001, cá nhân của Đức Hồng Y Ratzinger chẳng có liên quan gì tới tuyệt đại đa số những vụ lạm dụng tình dục, dù là một phần trăm nhỏ nhoi của những vụ được gởi đến Rôma.

2. Vào tháng 5, 2001, Đức Hồng Y Ratzinger gởi cho các Giám-mục trên toàn thế giới một lá thơ tựa đề là De Delictis Gravioribus. Thuyền thông/báo chí đã dấy lên một làn sóng bình luận về lá thơ và la toáng lên rằng Đức Hồng Y Ratzinger cố gắng ngăn chặn việc tố cáo những vụ việc linh-mục lạm dụng tình dục cho cảnh sát hoặc cho chính quyền dân sự biết, bằng cách ra lệnh cho các Giám-mục phải giữ bí mật!

Trái ngược với những luận điệu vu cáo trên, lá thơ Đức Hồng Y Ratzinger viết rõ rằng một số những tội ác nghiêm trọng, bao gồm những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em, phải được chuyển tới Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và những tội đó phải được coi là “bí mật thuộc quyền của Giáo Hoàng”. Tuy nhiên, Tòa Thánh Vatican cũng nhấn mạnh rằng bí mật này chỉ áp dụng trong nội bộ Giáo Hội về những cách thức phạt kỷ luật đối với các linh-mục đã phạm tội, chứ không chủ ý ngăn chặn bất cứ ai báo cáo những trường hợp này cho cảnh sát hoặc chính quyền. Và do đó, năm 2001 khi lá thơ ra đời, chẳng có nơi nào cấm đoán việc báo cáo những vụ lạm dụng tình dục cho cánh sát và chính quyền cả.

Thực ra, một ít Giám-mục lúc đó cần một sắc lệnh từ Rôma truyền các ngài không được nói công khai về các vụ lạm dụng tình dục trẻ em. Đó cũng chỉ là tục lệ của Giáo Hội thời đó. Đây chính là lý do mà truyền thông/báo chí đã săn đuổi để tìm ra một cớ nào đó để “oanh tạc” Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô bây giờ. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của một tảng băng. Điểm chính trong lá thơ của Đức Hồng Y Ratzinger vào năm 2001 là vào lúc đó lá thơ được ca tụng rộng rãi như là một giao thời cho việc giải quyết vấn đề. Nó đánh dấu sự thừa nhận của Toà Thánh Vatican, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, về sự nghiêm trọng của việc lạm dụng tình dục trẻ em. Nó xác nhận là Vatican trực tiếp can thiệp vào vấn đề. Trước thông tư Motu Proprio vào năm 2001 và lá thơ của Đức Hồng Y Ratzinger, không ai tại Rôma có trách nhiệm rõ ràng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.

Do đó, năm 2001 là năm Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chính thức giữ vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết vần đề. Từ năm đó, Đức Hồng Y Ratzinger đã buộc phải xem xét lại tất cả những hồ sơ của mỗi linh-mục bị buộc tội lạm dụng tình dục đối với các trẻ em khắp thế giới. Ngài là vị duy nhất trong Giáo Hội Công Giáo từ trước đến nay đứng đầu trong việc điều hành giải quyết vấn đề này. Sau khi xem xét các hồ sơ, Ngài đã thẳng thừng tuyên bố về sự “nhơ nhớp” trong Giáo Hội, nhờ đó các nhân viên của Ngài mới cương quyết tố cáo những kẻ lạm dụng tình dục.

Đối với những người mong mỏi sự đáp trả của Giáo Hội trong việc giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục, thì lá thơ của Đức Hồng Y Ratzinger được coi như một tiền đề cho việc chấp nhận trách nhiệm của Tòa Thánh Vatican. Còn đối với những ai coi lá thơ đó như một trốn tránh trách nhiệm hay là bao che của Vatican cho những linh-mục lạm dụng tình dục, thì những kẻ đó đang lái dư luận xuống hố sâu của đêm đem âm phủ. Sự thật vẫn hiên ngang bước đi trong ánh sáng, dù có bị trả giá bằng vấy bẩn và khổ nhục!

3. Đức Ông Charles Scicluna, phụ tá hàng đầu của Đức Hồng Y Ratzinger thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đặc trách các vụ lạm dụng tình dục, mới đây đã được một tờ báo Công Giáo Ý phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, ngài nói là trên 3,000 vụ đã được chuyển tới Vatican, chỉ có 20 phần trăm trong số đó là bị xử trọn vẹn theo giáo luật.

So với gần nửa triệu linh-mục trên thế giới mà chỉ có 3,000 vụ lạm dụng tình dục được gởi tới Vatican, và trong số đó chỉ có 20 phần trăm là bị xử trọn vẹn theo giáo luật thì thử hỏi truyền thông/báo chí có quân bình trong những chỉ trích, bôi nhọ và đập phá Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng hay không?

Với những bằng chứng trên, tôi tự hỏi những kẻ đã dùng truyền thông/báo chí để qui chụp cho Đức Hồng Y Ratzinger và cũng là đương kim Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI những tội vu vơ và những trách nhiệm vô căn cứ có phải là những người có đầu óc trong sáng và bình thường trong việc thông tin hay không? Dĩ nhiên trong Giáo Hội đã từng có những linh-mục lạm dụng tình dục trẻ em, và đó là một vế nhơ xấu xa không ai chấp nhận được. Nhưng nếu quy chụp và đổ vấy cho Đức Giáo Hoàng những cái tội vô căn cứ để thỏa mãn dục vọng thù hận của mình hay vì đồng tiền thì quả thực những cái đầu trong truyền thông/báo chí thật là nhớp nhúa!

Giáo Hội Công Giáo là một thực thể của yêu thương và được coi như một đại gia-đình của những người tin vào Chúa Giêsu - Đấng Cứu Thế. Trong gia-đình này, người cha cũng phải biết yêu thương con cái mình. Tuy nhiên, nếu con cái lầm lỗi, người cha cũng phải sửa phạt để cảm hóa con mình. Chắc hẳn quí vị cũng có gia đình, cũng có con cái và quí vị cũng hành xử như vậy. Đành rằng xã hội nhìn và đánh giá Giáo Hội Công Giáo theo tiêu chuẩn rất cao về đạo đức và luân lý, nhưng quí vị cũng phải biết một điều là chẳng có gì hoàn hảo trên trần gian này cả. Do đó, Giáo Hội Công Giáo trên trần thế, một Giáo Hội lữ hành trên con đường về Quê Trời, vẫn mang trong mình những yếu đuối và bất toàn của con người. Tuy nhiên không phải vì những yếu đuối và bất toàn mà Giáo Hôi bao che cho những điều xấu xảy ra trong Giáo Hội. Giáo Hội Công Giáo luôn thăng hoa cuộc sống theo luật Yêu thương, Bác Ái, Công Bằng và Thánh Thiện.

Tôi cám ơn những bài báo đã nói những sự thật trong công bằng và bác ái. Giáo Hội sẽ thấy rõ hơn những khuyết điểm để dạy dỗ con cái mình. Giáo Hội Công Giáo không phải là một thực tại cố chấp. Đức Giáo Hoàng, Đấng kế vị Thánh Phêrô và là Đại Diện của Chúa Giêsu trên thế gian, không phải là vị bao che cho tội lỗi! Những điều xấu xa do một số ít các linh-mục đã phạm trong Giáo Hội và xã hội sẽ được xử một cách công minh theo luật đạo và luật đời. Những linh-mục nào phạm tội sẽ lãnh nhận hình phạt mà mình đã gây nên. Nhưng có điều là Giáo-Hội-hoàn-vũ hay Giáo-Hội-địa-phương là người cha nhân từ lại phải gánh lên vai cái hậu quả tội của con cái mình.

Bài suy tư này là một trả lời cho câu hỏi: “Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?”

Lời cầu nguyện

- Lạy Chúa Giêsu, Đấng yêu dấu mà chúng con tôn thờ, xin tha tội cho chúng con, những linh-mục đã làm hoen ô gương mặt thánh thiện của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết ăn năn, sửa đổi tâm hồn để trở thành tấm gương luôn phản ánh khuôn mặt Yêu Thương, Thánh Thiện và tràn đầy Lòng Nhân Từ của Chúa.

- Chúng con, những linh-mục, cũng xin Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tha thứ cho những tội yếu hèn mà một số linh-mục đã phạm. Những tuần qua, Đức Thánh Cha đang gánh tội cho chúng con. Một niềm cảm mến trong yêu thương, chúng con hối hận, hối lỗi và xin Đức Thánh Cha tha thứ cho chúng con. Amen.
 
Tôi hết sức hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu của tôi và về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của tôi!
Lm Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
12:06 29/04/2010
Tôi hết sức hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu của tôi và về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của tôi!

Các mầu nhiệm đức tin trong Đạo Chúa, thời nào cũng bị tấn công.

Thế kỷ thứ 3, mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi bị tấn công.

Thế kỷ thứ 4 và thứ 5, mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và Mẹ Thánh Người là Mẹ Đức Chúa Trời bị tán công.

Từ thế kỷ thứ 18 đến nay, và nhất là hiện nay, mầu nhiệm Giáo Hội Công Giáo bị tấn công.

Không những hiện nay từ bên trong, Giáo Hội Công Giáo bị những người con của mình tấn công, mà còn từ bên ngoài, kẻ nghịch Giáo Hội đang tìm đủ cách để phá hoại Giáo Hội, không phải bằng phương pháp cổ điển ngày xưa như ra lệnh cấm đoán, bắt bớ, tàn phá, giết chết... Lý do là vì qua kinh nghiệm lịch sử, họ đã biết được rằng những phương pháp này chỉ gây thêm tình đoàn kết giữa người công giáo, tăng thêm số người tử đạo, tạo thêm nhiều cảm-tình-viên cho người công giáo mà thôi. Bởi thế, giờ đây, họ chú trọng đến việc dùng những phương pháp tâm lý chiến để phá hoại Giáo Hội Công Giáo một cách từ từ nhưng họ tin là chắc chắn, giống như con sâu, con mọt, cứ gặm, cứ cắn, rồi một lúc nào đó, cột nhà sẽ sập.

Với phương pháp này, những người nghịch Đạo Công Giáo hiện nay tìm cách trà trộn vào ngay trong hàng ngũ người công giáo bằng cách, nếu có thể được, cứ xin rửa tội, cứ đăng ký đi tu làm thầy, làm nữ tu, làm linh mục; bằng cách lập ra những hội bề ngoài có vẻ là để ủng hộ người công giáo; bằng cách đưa ra những phong trào rất hay để lôi cuốn người công giáo. Họ còn dùng phương pháp gây nôiz sợ sệt nặng nề, làm cho không còn ai dám lên tiếng chống đối. Họ cũng tìm đủ mọi cách khéo léo để tước đoạt những quyền tự do của con người mà vẫn cứ rêu rao là tôn trọng tự do...

Là con của Giáo Hội Công Giáo, tôi hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo của tôi, về uy tín lớn lao của Giáo Hội Công Giáo của tôi, về sự lạ lùng của Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Thứ nhất, tôi hãnh diện vì uy quyền thiêng liêng của Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Xét về mặt thế trần, Giáo Hội Công Giáo của tôi là một nước nhỏ nhất trong các nước trên hoàn cầu. Thủ đô của Giáo Hội, Vatican, chỉ là một khu đất nhỏ hẹp, nằm gọn lỏn giữa đô thành Roma của nước Italia. Nhưng lạ lùng thay, nhiều nước trên thế giới biết đến và kính nể Vatican này. Lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng và của Giáo Hội Công Giáo của tôi, có một ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới.

Giáo Hội Công Giáo của tôi không có quyền thế gì ở đời như binh đội, công an cảnh sát, các bộ lo việc phần đời. Giáo Hội Công Giáo của tôi chỉ lo về mặt thiêng liêng. Nhưng uy quyền thiêng liêng này thật lạ lùng, làm ngạc nhiên nhiều người rên thế giới như vụ cấm chế ngày 01/08/1926 tại nước Mễ Tây Cơ.

Số là năm 1926, chính quyền bôn-sơ-vích ở Mễ Tây Cơ thẳng tay đàn áp dã man Giáo Hội Công giáo tại nước nầy. Đức Giáo Hoàng Piô XI lúc bấy giờ, liền ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà thờ trên khắp nước Mễ Tây Cơ vào ngày 01/08/1926 để nói lên cho toàn thể thế giới biết Chính Quyền Mễ Tây Cơ bắt Đạo.

Nước Mễ Tây Cơ lúc bấy giờ, bỗng trở nên náo động lạ thường. hàng hàng lớp lớp các người công giáo lo tấp nập thu xếp các việc thiêng liêng kẻo ngày 01/08/1926 đến thì không còn nữa: các bà mẹ bồng con đi xin rửa tội gấp, cha mẹ lo cho con được xưng tội rước lễ vỡ lòng gấp; ai đang rối rắm, đang nặng nề lương tâm, đua nhau đi xin gỡ rối, đi xin chịu phép giải tội; thanh niên thanh nữ đạo đức, muốn được chịu hôn phối trong nhà thờ, đua nhau xin các cha chuẩn bị cho họ chịu phép bí tích hôn phối trước ngày 01/08/1926.

Toàn dân công giáo Mễ Tây Cơ xem ngày 01/08/1926như ngày đại hoạ cho họ, do Chính Quyền bắt Đạo gây nên. Ngày ngày, họ lũ lượt đến các nhà thờ, đến các toà giám mục, đến các nhà cha sở. Cảm động nhất là những người công giáo miền thượng da đỏ. Họ bồng bế con cái, dắt nhau đi từ rừng sâu đến thành thị, hợp với các người công giáo ở các thành phố, kéo nhau đến các nhà thờ, đi gặp các đức cha, đi gặp các cha. Nỗi buồn, sự đau khổ hiện lên trên mọi nét mặt mọi người công giáo Mễ Tây Cơ và làm cho cả nước mang một bầu khí ảm đạm, tang thương.

Trước cảnh tượng này, Chính Quyền Mễ Tây Cơ phải nhượng bộ, không còn dám đối xử độc ác với người công giáo nữa..

Uy quyền thiêng liêng của Giáo Hội Công giáo thật lạ lùng, đáng cho người công giáo hãnh diện.

Thứ hai, tôi hãnh diện về những hoạt động văn hoá của Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Hiện giờ, khắp nơi trên thế giới, dầu theo ý thức hệ nào, loài người cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hoá Âu Tây, đến nỗi phải kể năm tháng theo dương lịch, là lịch của phương tây, mà lịch phương tây này lại căn cứ trên năm sinh của Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Giáo Hội Công Giáo, và như thế, là căn cứ trên lịch của Giáo Hội Công Giáo. Lý do là vì trong quá khứ, Giáo Hội Công Giáo đã cứu vãn nền văn hoá Âu Tây, đem lại nhiều ích lợi vô song cho nền văn hoá này nói riêng, và cho nền văn hoá nhân loại nói chung.

Như lịch sử cho chúng ta biết: khi những nền văn hoá danh tiếng của Âu Tây là Hy Lạp và La Tinh bị các quân man rợ từ khắp nơi kéo đến xâm chiếm và tiêu diệt, Giáo Hội Công Giáo lúc đó, một mình đứng ra cứu vãn những nền văn hoá này, và tìm đủ mọi cách để lưu truyền nền văn hoá này lại cho nhân loại ngày nay.

Giáo Hội Công Giáo thuần thục hoá lần lần những người man rợ này, gieo tinh thần Kitô hữu vào lòng họ, đưa họ vào Đạo Công Giáo, bảo vệ và tàng trữ các tác phẩm quí giá của các hiền nhân, triết gia, khoa học gia ngày xưa bằng một giá rất công phu: ngày đêm, chép tay sao lại các tác phẩm và cất kỹ để khỏi hư nát hoặc thất lạc, và công việc nhọc nhằn tỉ mỉ này, Giáo Hội Công Giáo giao nhiệm vụ cho các tu viện công giáo, và các tu viện nầy đã chu toàn một cách rất nhiệt thành và kỹ lưỡng.

Khi thấy tình trạng dân chúng mù chữ, kém văn hoá, không có điều kiện và khả năng để đi học, Giáo Hội Công Giáo là tổ chức đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mở rộng rãi các trường học để dạy văn hoá cho con người được thêm kiến thức.

Về mặt nghệ thuật, Giáo Hội Công Giáo giúp phát triển đắc lực âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, xây cất, và đã để lại nhiều công trình rất danh tiếng.

Về mặt khoa học, Giáo Hội Công Giáo có những nhà khoa học và những nhà bác học danh tiếng.

Thứ ba, tôi hãnh diện về những hoạt động kinh tế xã hội văn hoá của Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Giáo Hội Công Giáo luôn thúc giục những người con của mình hãy cầu nguyện và làm việc: đôi tay chắp lại để cầu nguyện, đôi tay mở ra để làm việc.

Trong lịch sử loài người, chính Giáo Hội Công Giáo có sáng kiến đầu tiên và thực hành đầu tiên chuyện đi khai khẩn các rừng hoang để dân chúng có thêm được nhiều đất đai trồng trọt. Quanh các tu viện công giáo ngày xưa, dân chúng kéo nhau đến sống đông đúc để cùng với các tu sĩ khai khẩn, trồng trọt và chăn nuôi.

Giáo Hội Công Giáo luôn lo lắng cho con người được ấm no, có lương thực đủ dùng hằng ngày.

Giáo Hội Công Giáo rất để ý đến các vấn đề phát triển của các dân tộc, vì thế Giáo Hội Công Giáo thúc đẩy các cơ quan xã hội quốc tế giúp cho dân chúng có đủ phương tiện để tăng gia sản xuất.

Thứ bốn, tôi hãnh diện về những hoạt động bác ái của Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Đối với con mắt vô tư của người bàng quan nhìn vào Giáo Hội Công Giáo, thì đây là những hoạt động nổi bật nhất, làm cho nhiều người thán phục.

Nói đến Giáo Hội Công Giáo, là nói đến công việc bác ái.

Giáo Hội Công Giáo không ngại tung những người con xuất sắc nhất của mình vào mặt trận đau khổ nhất của nhân loại để lo cho cô nhi quả phụ, người già yếu, neo đơn, bệnh tật.

Giáo Hội Công Giáo thành lập cô nhi viện, dưỡng lão viện, bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà tế bần, nhà nuôi trẻ.

Nơi đâu có đau khổ, nơi đó có Giáo Hội Công Giáo và sự có mặt của Giáo Hội Công Giáo tại những nơi đau khổ ghê rợn nhất của loài người làm chúng ta hãnh diện, với một linh mục..., tông đồ người phong hủi, với một nữ tu... được tặng giải Nobel Hoà bình thế giới vì lo cho những người nghèo khổ.

Thứ năm, tôi hãnh diện về những hoạt động nâng cao phẩm giá con người của Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Giáo Hội Công Giáo tìm đủ cách bãi bỏ chế độ nô lệ, chế độ đa thê. Giáo Hội Công Giáo lên án ly dị, phá thai. Giáo Hội Công Giáo nâng cao phẩm giá người phụ nữ. Giáo Hội bênh vực người lao động: trả lương cho công bằng. Giáo Hội chủ trương quyền tư sản chính đáng.

Thứ sáu, tôi hãnh diện về những hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Lịch sử Giáo Hội là lịch sử truyền giáo: các con hãy tung chân đi rao giảng tin mừng khắp đó đây.

Ngày xưa, hiện nay, và cho đến tận thế, Giáo Hội Công Giáo luôn hoạt động truyền giáo. Không có một quyền lực trần gian nào có thể ngăn cản nổi hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo. Nếu có lúc bị chèn ép quá, không thể nào hoạt động bên ngoài, công khai như khi bị bắt đạo, như khi sống dưới các chế độ độc tài, thì Giáo Hội Công Giáo vẫn hoạt động truyền giáo một cách ngấm ngầm và thinh lặng vì bản tính của Giáo Hội Công Giáo ở trên trần gian này là truyền giáo.

Giáo Hội Công Giáo luôn hô hào, khuyến khích các hoạt động truyền giáo và đặt ra bộ phát triển Phúc Âm để lo việc trọng đại này.

Nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân nam nữ đi khắp nơi trên mặt đất này, đem Tin Mừng cứu độ đến cho nhân loại, đến những nơi xa xôi hiểm trở không ai dám đến, đến tận những rừng núi thâm sâu, đến tại những hòn đảo heo hút giữa lòng các đại dương, đến những miền bắc cực lạnh buốt.

Nơi đâu có người, dẫu một người, Giáo Hội Công Giáo vẫn đến để truyền giáo, như lời Đức Thánh Cha Piô XII nói với các cha truyền giáo ở bắc cực rằng dẫu chỉ có một gia đình... lạc loài trên miền giá lạnh, cần phải đi mất hai năm mới đến, thì Đức Thánh Cha vẫn khuyên họ hãy đến những nơi đó vì những người nầy cũng có quyền hưởng ơn cứu chuộc.

Thứ bảy, nhất là tôi hãnh diện về sự lạ lùng của của Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Sự lạ lùng làm cho nhân loại ngạc nhiên thán phục, thì thời nào cũng có. Ngày xưa, người ta có 7 kỳ quan trên thế giới, 7 sự lạ lùng đáng khâm phục. Ngày nay, người ta có những sự lạ lùng như điện, chụp hình, thu hình, phát hình, truyền hình, thu thanh, phát thanh, truyền thanh, bay vào không gian, bay lên cung trăng, internet,...

Vâng, đó là những sự lạ lùng.

Nhưng sự lạ lùng trên hết các sự lạ lùng của lịch sử loài người, tôi cho là sự kiện Giáo Hội Công Giáo của tôi luôn đứng vững, luôn trơ gan cùng tuế nguyệt, trường tồn, không bao giờ sụp ngã tiêu tan.

Lịch sử rất dài của hai ngàn năm nay cho thấy: bao nhiêu ngai vàng sụp đổ, bao nhiêu quốc gia bị xoá tên trên bản đồ, bao nhiêu đế quốc phải tiêu tan, bao nhiêu nhân vật danh tiếng không còn nữa, bao nhiêu công trình tổ chức đầy công phu của loài người xây dựng đã bị tiêu huỷ, bao nhiêu đảng phái không còn nữa, thế mà Cây Thánh Giá do Chúa Giêsu trồng và Giáo Hội Công Giáo của tôi bảo vệ, vẫn luôn đứng thẳng, đứng vững và đứng mạnh.

Đây là sự lạ lùng trên hết các sự lạ lùng trên trần gian này. Đây là điều làm cho người Công Giáo chúng tôi hết sức hãnh diện.

Xét về mặt loài người, nguồn gốc của Giáo Hội Công Giáo thật hèn kém và đáng buồn hơn tất cả mọi tổ chức nào của loài người.

Một nhóm mười hai người ít học hoặc thất học, nghèo, nhát gan, ích kỷ, ghen ghét nhau, đồ đệ của một tên tử tội bị xử tử đóng đinh trên thập giá, rao giảng một giáo thuyết xa lạ và khó hiểu, đòi buộc nhiều hy sinh to lớn mà không cho được hưởng một ân huệ bổng lộc nào trên trần gian này, ngay từ khi mới thành lập đang còn là một nhóm nhỏ ít người ở Giêrusalem, thì đã bị chính quyền Do Thái thẳng tay đàn áp và chém giết. Đó là Giáo Hội Công Giáo của tôi. Và trong ba trăm năm đầu tiên, khi vượt ra khỏi biên thuỳ nhỏ hẹp của xứ Palestine, có mặt ở khắp đế quốc rộng rãi bao la của Rôma, thì Giáo Hội Công Giáo của tôi bị các hoàng đế đầy giàu sang và uy quyền của đế quốc Rôma sử dụng tất cả mọi thế lực, mọi nhân lực, mọi tài lực khổng lồ của mình để đè bẹp và tiêu diệt.

Lịch sử cho thấy đế quốc Rôma tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo một cách vô cùng tàn bạo: tịch thu và tàn phá mọi cơ sở, mọi nhà cửa của người công giáo, không cho người công giáo có quyền công dân; bắt được người công giáo là bỏ tù, la giết, là đốt cháy, là vứt cho thú dữ phanh thây.

Giáo Hội Công Giáo của tôi, xét về mặt loài người, bị lên án gắt gao như thế, bị loại ra khỏi vòng pháp luật, bị cấm triệt để, bị tiêu diệt tận gốc, thì làm thế nào mà khỏi phải tan rã. Mà thật sự, đế quốc Rôma lúc đó tuyên bố mình đã khai tử được Giáo Hội Công Giáo rồi. Khi thấy Giáo Hội Công Giáo của tôi gục ngã và tan tác như xác pháo, không còn thể nào trồi đầu lên được nữa, không thể nào sống nổi với những sự đàn áp thẳng tay của mình, hoàng đế Điôklêxianô đã tin chắc mình thắng Giáo Hội Công Giáo, nên ra lệnh cho toàn đế quốc ăn mừng. Và để kỷ niệm ngày tiêu diệt được Giáo Hội Công Giáo của tôi, hoàng đế nầy đã cho phát hành khắp nơi trong đế quốc mình, một đồng tiền mang tên ba chữ la tinh “Christiano Nomine Deleto” (Danh hiệu Kitô hữu đã bị xoá sạch rồi). Nhưng than ôi, hoàng đế này đã chết, đế quốc vô địch Rôma đã tan, còn Giáo Hội Công Giáo của tôi, với hai bàn tay trắng, vẫn còn sống và sống mạnh cho đến ngày hôm nay.

Thời Trung Cổ, các quân man rợ từ bên đông cũng như bên tây, nổi lên tàn phá Giáo Hội Công Giáo cũng hết sức khủng khiếp, nhưng kết quả là họ đã được Giáo Hội Công Giáo đưa vào Đạo để nghe Lời Chúa Giêsu nói rằng Ngài thành lập Giáo Hội Công Giáo và không gì có thể thắng được Giáo Hội Công Giáo của Ngài.

Trong thế kỷ thứ 16, quân Hồi giáo gây chiến với Giáo Hội Công Giáo, dùng mọi biện pháp khủng bố dã man để tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo, nhưng Giáo Hội Công Giáo vẫn không bị tiêu diệt.

Trong thế kỷ thứ 18, các cuộc chống Đạo, nghịch Đạo nổi lên khắp nơi, tàn phá Giáo Hội Công Giáo, tịch thu cơ sở và tài sản, bắt bớ các linh mục, tu sĩ, giáo dân nào trung thành với Giáo Hội Công Giáo. Dầu vậym Giáo Hội Công Giáo của tôi vẫn không sụp đổ.

Nhìn vào Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của tôi, tôi cũng thấy rõ sự lạ lùng nầy.

Từ năm 1615, khi Đạo Chúa Giêsu bắt đầu có mặt trên tổ quốc của tôi cho đến bây giờ, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu điêu đứng: những cuộc bắt Đạo của Sải Vương, Thiệu Vương, Thiền Vương, Ngãi Vương của thế kỷ thứ 17, những cuộc bắt Đạo của Minh Vương, Võ Vương, nhà Trịnh, nhà Tây Sơn của thế kỷ thứ 18, những cuộc bắt đạo của Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức của thế kỷ thứ 19: rất độc ác và rất dã man, thế mà lạ lùng thay, Giáo Hội Công Giáo Việt nam vẫn còn đứng vững.

Giáo Hội công Giáo của tôi thật quá lạ lùng!

Ông Voltaire, một khét tiếng nghịch Đạo Công giáo, đã tuyên bố rằng ông không còn muốn nghe nói đến chuyện 12 người làm bành trướng nước của ông Kitô nữa. Ông còn ngạo nghễ nói rằng một mình ông, ông sẽ tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo. Và ông huyênh hoan nói rõ là còn 20 năm nữa, Giáo Hội Công Giáo sẽ bị tiêu diệt. Nhưng ông chết năm 1778, và hiện nay, năm 2010, Giáo Hội Công Giáo của tôi vẫn còn tồn tại.

Là người công giáo, tôi hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Là người công giáo, tôi yêu mến Giáo Hội Công Giáo của tôi vì Giáo Hội Công Giáo là Mẹ của tôi. Không người con nào lại dã tâm đâm dao vào trái tim mẹ mình.

Là người công giáo, tôi đồng cảm với Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Là người công giáo, tôi kính trọng Giáo Hội Công Giáo của tôi. Tôi kính trọng Đức Giáo Hoàng của tôi, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, Vị Tông Đồ Trưởng. Tôi kính trọng các Đức Giám Mục của tôi, những Đấng Kế Vị các Tông Đồ.

Là người công giáo, tôi bênh vực và bảo vệ Giáo Hội Công Giáo của tôi.

Lạy Chúa, xin cho con là linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang, đừng có dại mà điên cuồng đả kích Giáo Hội Công Giáo của con, như một số người Công giáo hiện nay ở trong nước, cũng như đang ở nước ngoài.

Xin cho con hằng ngày sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu của con và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của con. Amen!

Huế, ngày 30 tháng 4 năm 2010

Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
 
Ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Chống việc buôn người và cho việc truyền giáo - Hai “thách đố cho tháng 5, 2010
Bùi Hữu Thư
14:53 29/04/2010
Rôma, Thứ Tư 28 tháng 4, (Le Monde vu de Rome) – Việc buôn người và việc hăng say truyền giáo là hai ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho tháng 5, 2010, bắt đầu vào ngày thứ bẩy 1 tháng 5.

Cho Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, có hai ý chỉ - một là “ý chỉ chung” và thứ hai là “truyền giáo” – là hai “thách đố” Đức Thánh Cha trao cho những ai đã rửa tội.

Linh mục Frédéric Formos, SJ, giám đốc quốc gia của Hội Tông Đồ cầu nguyện tại Pháp và chủ bút tuần báo “Cầu Nguyện tại Trung Tâm Thế Giới”(Prier au cœur du monde ), cho hay “Hội Tông Đồ Cầu Nguyện” tụ tập được khoảng 40 triệu người Công Giáo.

Ý chỉ cầu nguyện chung của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho tháng 5 thực ra là:

“Xin cho người ta chấm dứt việc buôn người sầu thảm và xấu xa, gây nguy hại cho hàng triệu phụ nữ và trẻ em.”

Ý chỉ cầu nguyện truyền giáo của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho tháng 5, 2010 là:

“Xin cho các linh mục, các phó tế, các tu sĩ nam và nữ, và các giáo dân đang lo việc mục vu biết cách khơi giậy lòng hăng hái truyền giáo trong các cộng đồng được trao phó cho họ chăm sóc.”
 
Top Stories
Philippines: Dans la province d’Abra, les bulletins de vote sont gardés à l’abri des murs de l’évêché de Bangued
Eglises d’Asie
09:32 29/04/2010
PHILIPPINES: Dans la province d’Abra, les bulletins de vote sont gardés à l’abri des murs de l’évêché de Bangued

Eglises d’Asie, 29 avril 2010 – Le 26 avril, plusieurs camions encadrés par des hommes lourdement armés de la police nationale ont pénétré dans la cour de l’évêché de Bangued, situé dans la province d’Abra, dans le nord de la grande île de Luzon. Le chargement était formé de palettes de bulletins de vote, ceux qui serviront pour les élections générales du 10 mai.

Abra fait partie des dix provinces particulièrement surveillées par la police du fait des armées privées qui y sont entretenues par de grandes familles ou des clans impliqués en politique. La rébellion communiste y est active. Pour ces élections, de manière assez exceptionnelle, aucun des candidats en lice n’a été assassiné (le 10 mai, les 50 millions d’électeurs philippins sont appelés à élire leur président, leur vice-président ainsi qu’une partie du Congrès et 17 600 élus locaux), mais, dans les campagnes autour de Bangued, on rapporte que des hommes en armes circulent et demandent aux villageois pour qui ils voteront. Des membres de différents clans se présentent devant les électeurs pour des postes locaux et nationaux et l’un des candidats est le frère d’un membre du Congrès assassiné en 2006. Des renforts militaires ont été envoyés sur place pour épauler la police mais certains estiment que ces mesures sont insuffisantes et demandent à ce qu’un représentant de la Commission électorale prenne, comme la législation l’autorise, le pouvoir à la place du gouverneur afin d’assurer le bon déroulement des opérations de vote.

C’est dans ce contexte relativement tendu que le superviseur provincial des opérations électorales a demandé à Mgr Leopoldo Jaucian, évêque de Bangued, d’accueillir dans ses murs les bulletins de vote avant leur répartition dans les 340 bureaux de vote qui seront ouverts le 10 mai prochain. L’évêque a immédiatement accepté. « Personne n’oserait attaquer l’évêché pour tenter de détruire les bulletins ou les camions dans lesquels ils sont stockés », explique le P. Drexel Ramos, responsable pour le diocèse des questions touchant à l’organisation de ces élections. Le prêtre ajoute aussi que ni lui ni l’évêque ne peuvent garantir la sécurité des bulletins de vote une fois qu’ils auront franchi le portail de l’évêché.

Pour la première fois, les élections se dérouleront à l’aide de « machine à voter » électronique. Pensé pour atténuer le risque de fraude lors du dépouillement, ces machines font l’objet d’intenses controverses, beaucoup aux Philippines estimant que le pays n’est pas en mesure d’assurer le bon fonctionnement de ces machines le jour J. Les coupures d’électricité, récurrentes, empêcheraient le succès de l’opération. A Bangued, les machines sont arrivées sur place le 28 avril et sont gardées à l’abri des locaux de la Commission électorale. Le P. Ramos souligne que des informations font état d’un nombre trop faible de machines, notamment en cas de vol ou de panne.

Quoiqu’il en soit, la campagne est entrée dans sa dernière ligne droite. Pour la présidentielle, les deux candidats en tête des sondages s’accusent mutuellement des pires vilénies. Un certificat psychiatrique selon lequel Benigno Aquino, fils de l’ancienne présidente Cory Aquino, décédée le 1er août dernier, souffrirait de troubles mentaux a circulé. Le fils Aquino aurait souffert de dépression et de mélancolie lors de ses études à l’Ateneo de Manila, la célèbre université jésuite de Manille. L’université a dû démentir de la manière la plus catégorique, le certificat en question étant un faux. Quant au principal rival d’Aquino, Manuel Villar, il a été victime de la diffusion auprès des médias de documents insinuant que ce self-made man, le plus important promoteur immobilier du pays, ne serait pas issu d’une famille déshéritée comme il l’affirme. Il a vu les intentions de vote en sa faveur chuter dans les sondages alors qu’il était encore il y a peu au coude-à-coude avec Benigno Aquino.

Le 28 avril, les évêques catholiques des Philippines ont publié un communiqué où ils affirment que « les réformes sont urgentes » et où ils demandent des mesures concrètes « pour combattre l’érosion des valeurs morales, la corruption et la pauvreté » (1). Mgr Nereo Odchimar, président de la Conférence épiscopale, qui signe le texte, affirme: « Nous sommes à un moment crucial de transition pour le pays. (…). Il s’agit des élections les plus importantes de ces dernières années. » Notamment parce que ce seront les premières menées avec les machines électroniques à voter (et les analystes locaux n’excluent pas la possibilité d’un échec complet de la procédure électorale). « Le succès de ces élections sera important pour la stabilité économique et politique du pays, tandis que leur échec pourrait causer de plus grandes souffrances à beaucoup », a mis en garde l’évêque, en rappelant la violence qui a caractérisé les précédentes élections. « La nation, continue Mgr Odchimar dans son analyse, traverse une situation critique, causée par l’érosion des valeurs morales et par la large diffusion de la corruption et de la malhonnêteté. »

Une telle situation critique est allée en s’aggravant pour différentes raisons, note le texte: déclin de l’intégrité morale dans beaucoup d’institutions publiques; aggravation des divisions et des insurrections; augmentation de la pauvreté. Pour cela, affirme l’évêque, « le pays a besoin de réformes et de changements. Les élections nous offrent un moyen pour accomplir des pas en avant, forts et décisifs, vers un renouveau qui est urgent, vers des changements que tout le monde désire », en fait « vers l’espérance ». Pour encourager le chemin vers l’avenir, l’Eglise est confiante dans la puissance de la prière: pour cette raison, la Conférence épiscopale invite les fidèles à une neuvaine spéciale de prière en vue des élections, neuvaine qui aura lieu du 1er au 9 mai. On priera dans les églises, dans les associations, dans les écoles et dans les familles pour que les élections soient « entièrement libres, propres, pacifiques et honnêtes ». Les évêques demandent à tous les citoyens d’utiliser leur bulletin de vote et de ne pas penser que « voter ne sert à rien ». « Le vote est un devoir moral, en ce moment crucial. Nous cherchons à être unis dans le sacrifice et dans l’espérance, pour notre peuple et pour notre terre bien aimée », conclut le texte.

Dans un autre texte publié le même jour, le cardinal archevêque de Manille a déploré que les vrais enjeux du pays n’aient pas été abordés durant la campagne électorale, les candidats et la presse dissertant à loisir sur le déroulement technique du vote électronique. Mgr Gaudencio Rosales déplore « une campagne bruyante et confuse ». « C’est une campagne politicienne, ‘Filipino style’, et nous prions pour que nous dépassions ce stade afin de parvenir à la maturité d’un peuple libre », écrit-il.

(1) Fides, 28 avril 2010.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tưởng Niệm ngày 30 tháng 4 tại Cộng Đồng Công Giáo Seattle.
Nguyễn An Quý
08:21 29/04/2010
Thánh Lễ Tưởng Niệm ngày 30 tháng 4 tại Cộng Đồng Công Giáo Seattle.

Seattle, Trong những ngày cuối tháng 4 hằng năm, Cộng Đồng người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới cũng như nhiều người Việt Nam còn ở trong nước đều có những giây phút ngậm ngùi khi nghĩ đến biến cố đau thương ngày 30 tháng 4 năm 1975. Những người Công giáo Việt Nam tại thành phố Seattle và các vùng phụ cũng quây quần bên nhau Dâng Thánh Lễ cầu nguyện để tưởng niệm biến cố đau thương này vào sáng Chúa Nhật 25 tháng 4 năm 2010 tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Thánh Lễ lúc 11 giờ 30 do linh mục Quản Xứ Phêrô Hoàng Phượng Chủ Tế.

Mới hơn 11 giờ, các hàng ghế trong nhà thờ đã đầy kín không còn chỗ trống, nhiều người phải đứng ở những lối ra vào. Đúng 11 giờ 30 trước giờ Thánh Lễ Ban tổ chức Lễ Tưởng niệm thông báo nghi thức của buổi Tưởng niệm gồm bài diễn từ tưởng niệm biến cố 30 tháng 4, Ba hồi chiêng trống, niệm hương. Mở đầu nghi thức Tưởng niệm, Bà Nguyẽn Thị Trinh trong ban tổ chức đọc diễn từ ngắn gọn nhưng đủ nói lên ý nghĩa của ngày đau buồn này, xin trích vài nét chính của bài diễn từ:

“Trong những ngày cuối tháng tư hằng năm, người Việt Nam tỵ nạn trên khắp thế giới, cũng như nhiều người Việt đang sống trên quê hương Việt Nam, đều hướng lòng về biến cố đau thương: ngày 30 tháng tư, biến cố đánh dấu nền tự do miền Nam bị sụp đổ và toàn bộ đất nước Việt Nam rơi vào tay cộng sản.

Hôm nay trong ngôi thánh đường này, Tưởng niệm ngày 30 tháng tư, chúng ta dâng Thánh Lễ tạ ơn và cầu nguyện cho các Quân, Dân, Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh vì chính nghĩa tự do và đồng bào đã chết trên đường tìm tự do…

Trong giờ phút thiêng liêng này, xin mọi người cùng với chúng tôi đốt lên nén hương lòng, để tưởng nhớ đến các bậc Quân, Dân, Cán Chính VNCH, đã hy sinh vì đại nghĩa, tưởng nhớ đến những nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cùng các chiền sĩ đã chết trong các trại tù cải tạo, tưởng nhớ đến đồng bào ruột thịt đã chết trên vạn nẻo đường tìm tự do. Chúng ta cùng nhau cầu Nguyện: xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn các chiến sĩ và đồng bào về chốn vĩnh hằng và xin Chúa thương ban cho đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi ách thống trị độc tài của chế độ cộng sản, để mọi người dân được sống trong an bình, hoan lạc…”

Bài diễn từ vừa chấm dứt, ba hồi chiêng trống được ngân vang tăng thêm giây phút thiêng liêng và trang trọng của buổi lễ. Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài Ca nhập lễ và nghi đoàn cùngg với Cha Chủ tế tiến lên bàn thánh, Cha chủ tế đã thay mặt Cộng Đồng niệm hương trước bàn thờ các Chiến sĩ.

Hôm nay Giáo hội cử hành phụng vụ Chúa Nhật IV Phục Sinh cũng là Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Giáo hội dành Chúa Nhật này để cầu nguyện đặc biệt cho ơn gọi. Do vậy Thánh Lễ hôm nay tại Nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle, lại mang một hình ảnh mới lạ, hình ảnh của những trẻ em hiện diện để nói lên những ước mơ và hy vọng mà Giáo hội hoàn vũ đang sốt sắng cầu cho “Ơn Gọi” trong Chúa nhật này. Nhìn vào hình ảnh các em thiếu nhi, có em còn rất nhỏ đã tham dự nghi đoàn cùng với cha Chủ tế cung nghinh Thánh Giá là một hình ảnh khá đặc biệt của Thánh Lễ hôm nay. Các em được mặc những chiếc áo dòng như những ước mơ tận hiến cho Giáo hội trong tương lai, ước gì khi các em lớn lên sẽ là những linh mục, những tu sĩ nam nữ và biết đâu có cả giám mục như các em đã trình diện trướcCộng Đoàn dâng lễ hôm nay.

Mở đầu Thánh lễ, Cha Chủ Tế ngỏ lời chào mừng các em với lời chúc các em khi lớn lên sẽ là những linh mục, những tu sĩ nam nữ nơi các dòng tu, sau đó cha Chủ tế đã nêu ý lễ mà Ban Tổ chức Lễ Tưởng niệm đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các chiến sĩ Quân, Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà và Đồng bào đã chết vì lý tưởng tự do.

Trong phần chia sẻ lời Chúa, Cha Chủ tế cũng đã gợi lại những đau thương về biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Cha nói: “Hôm nay mọi người Việt Nam tỵ nạn khắp nơi trên thế giới cũng như nhiều người Việt Nam ở trong nước, đều hồi tưởng lại biến cố đau thương nhất của dân tộc Việt Nam, biến cố 30 tháng 4. Trong những ngày đau buồn này, chúng ta cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho các chiến sĩ đã chết vì chính nghĩa tự do, cầu nguyện cho những vị đã chết trong lao tù cộng sản, cầu nguyện cho đồng bào đã chết trên đường đi tìm tự do là một việc làm rất ý nghĩa, và cũng để nói lên trách nhiệm và bổn phận của chúng ta đối với những người quá cố. Hằng năm chúng ta vẫn duy trì tổ chức lễ tưởng niệm 30 tháng 4 để nhắc nhở nhau nhất là nói và nhắc nhở với những người trẻ…thế hệ sinh sau năm 1975 biết tại sao chúng ta hôm nay có mặt trên đất nước tự do, biết về biến cố thương đau của dân tộc Việt Nam.

Qua phần chia sẻ ngắn gọn nhưng rất cảm động của Cha Chủ tế khiến cho giáo dân tham dự Thánh Lẽ cảm thấy xao xuyến trong lòng và hồi tưởng lại những đau thương, những mất mát mà mỗi gia đình và cả Dân tộc Việt Nam đã gánh chịu.

Đặc biệt trong Thánh Lễ phần lời nguyện giáo dân cũng đã chú trọng đến phần cầu nguyện cho các chiến sĩ đã chết vì lý tưởng tự do, cầu nguyện cho các vị đã chết trong các trại tù cộng sản cũng như đồng bào ruột thịt đã chết trên vạn nẻo đường tìm tự do và cầu nguyện cho Quê hương sớm được thoát khỏi ách thống trị của chế độ cộng sản bạo tàn.

Thánh lễ chấm dứt lúc 12 giờ 45 phút sau lời cám ơn của Ông Phạm Quang Thái trưởng ban tổ chức lễ Tưởng niệm.
 
Một kiếp người: Trung Tâm Dưỡng Lão Vinh Sơn
Fx. Phan Dương.aa
08:32 29/04/2010
MỘT KIẾP NGƯỜI

Trời đã về khuya, xa xa đâu đó chỉ có một vài tiếng rao bán hàng rong của những người lao động nghèo. Không gian xung quanh cộng đoàn Anh Em Đức Mẹ Lên Trời ở Bình Lợi, Sài Gòn, bổng trở nên tĩnh lặng, sau một ngày ồn ào, náo nhiệt.

Tôi đóng cửa phòng để chuẩn bị đi ngủ. Vừa mới lên giường, tôi bổng nghe trầm bổng đâu đó tiếng hát: “Cũng một kiếp người, có người đi tìm chân lý. Cũng một kiếp người có người hoang phí thời gian. Cũng một kiếp người có người nghèo khó gian nan. Cũng một kiếp người có người quyền thế cao sang…”

Bài hát đã gợi lên cho tôi rất nhiều suy nghĩ. Điều đã làm tôi day dứt nhất, đến nỗi tôi không thể đi vào giấc ngủ đó là nhớ về những con người sống cô đơn trong Trung Tâm Dưỡng Lão Vinh Sơn.

Đây là một trung tâm nuôi các bà già neo đơn, không nơi nương tựa do các Soeurs Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn thành lập.

Lần đầu tiên bước vào trung tâm, tôi đã có một cảm giác rất khó diễn tả. Với những dãy nhà cấp bốn đơn sơ nằm đối diện với một ngôi nhà nguyện, xung quanh là cây cối và những cái nhà lợp bằng tranh tre trông thật thoáng mát và yên tĩnh. Cảnh vật như thế đã làm cho tôi có cảm giác đây là một Tu Viện hơn là một Trung Tâm cho người già neo đơn. Thế nhưng, tôi đã nhầm. Bởi vì, từ trong hành lang nằm giữa hai dãy nhà, tôi thấy một bà cụ bước ra với nụ cười rất tươi chào và hỏi thăm tôi trước khi tôi chào và hỏi thăm bà (sau này tôi mới khám phá ra bà cụ này tên là Lê Thị Thu, sinh năm 1927, quê ở tỉnh Sóc Trăng). Một con người tuổi đã cao nhưng lại rất nhanh nhẹn và tỉnh táo. Sau những lời hỏi thăm thân mật, bà dẫn tôi đến gặp Soeur phụ trách Trung Tâm. Được nói chuyện với Soeur, tôi đã hình dung được ít nhiều công việc và hiện trạng của Trung Tâm. Các bà là những người đến từ nhiều tỉnh khác nhau, thậm chí có bà đến từ Campuchia…

Thật hạnh phúc cho kỳ thực tập của tôi: sống và làm việc cùng với các bà. Đây là cơ hội duy nhất để tôi được tiếp xúc, nói chuyện và giúp đỡ các bà trong khả năng có thể của mình. Cùng với các bà đang khoẻ tôi giặt quần áo, chăn mền cho các bà nằm liệt hay nhặt rau và làm thức ăn cùng với các bà, thậm chí đút cơm cho các bà nằm liệt ăn… Tất cả những công việc đó giúp tôi khám phá ra rất nhiều điều liên quan đến cuộc sống, nhất là cuộc sống của những người đang phải đối diện với cảnh già nua, cô đơn, bệnh tật và thiếu thốn. Chưa hết, có một công việc mà tôi cho là ý nghĩa nhất sau thời gian làm việc ở đây là ‘được phép’ gặp gỡ tất cả các bà để lắng nghe những chia sẻ về những khó khăn và niềm vui trong quá khứ cũng như hiện tại của họ. Điều quan trọng hơn hết đối với tôi là đã thấy và ‘sờ mó’ được vào nỗi đau khổ của họ. Họ đã trải qua một quá khứ thật kinh khủng: niềm vui không có, chỉ có nước mắt; thất vọng nhiều hơn hy vọng; đau thương nhiều hơn cảm nhận sự êm ái; bị bách hại nhiều hơn tự do. …Hay như Jean Vanier viết: “Họ cảm thấy yếu đuối, bất lực đương đầu với cuộc sống, đang đi quá nhanh xung quanh họ. Cảm giác đó là không muốn mình phải xảy ra như vậy…” (Le Corps Brisé Retuour Vers La Communion).

Quả thật, khi được nghe những lời tâm sự trong nước mắt của họ, lòng tôi cảm thấy nhói đau. Nhói đau cho một ‘thân phận’ hay như lời trong bài hát trên là ‘một kiếp người” của họ; nhói đau cho những bước đường đầy dẫy những vũng nước mắt mà họ đã đi qua; nhói đau cho những mảnh đời không có một túp lều tranh để cắm dùi trong suốt cả một cuộc đời 70 - 80 thậm chí 90 năm trường; và nhói đau cho sự cô đơn mà bây giờ họ đang phải chịu. Tôi còn nhớ, trong một buổi nói chuyện với Soeur phụ trách Trung Tâm, Soeur kể cho tôi nghe về những bà cụ đã qua đời. Soeur nói: “Các bà đã không có một người nào gọi là thân nhân đến viếng xác khi nằm xuống. Nhìn thấy cảnh này tôi cảm thấy sao mà đau lòng quá! Thật ra, tôi là người chịu trách nhiệm chăm sóc các bà, tôi được các bà kể cho tôi nghe rất nhiều đau khổ trong cuộc đời của họ, tôi rất xúc động và đau đớn, nhưng đau đớn nhất vẫn là cảnh các bà đã nằm xuống mà vẫn cô đơn.”

Nỗi cô đơn! Đó là điều đã bám theo các bà trong suốt cả cuộc đời, ngay cả khi xác các bà đã nằm xuống đó. Nỗi cô đơn này của các bà đã làm cho tôi tiếp tục liên tưởng đến những tâm tình của Jean Vanier. Ông nói: “Cuộc đời của họ đã bị tổn thương và từ cảm giác tổn thương này sinh ra một nỗi lo buồn, một sự hoang mang, nhưng rạn vỡ nứt nẻ nội tại, một sự thiếu tin tưởng vào chính mình và nơi người khác, nó sẽ biến thành bạo lực, suy thoái và những hành động điên khùng, và như thế, họ càng bị tách ra xa, bị vứt bỏ, họ không còn cảm giác mình thuộc về một nơi nào hay thuộc về ai.” Quả đúng như vậy. Tôi đã nhận ra được điều này khi nhìn vào những hành động của một số bà trong Trung Tâm.

Tuy rằng các bà đã được Trung Tâm và những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để có một cuộc sống không thiếu thốn về vật chất, nhưng trong tâm thức của các bà vẫn còn lo toan cho cuộc sống hoặc băn khoăn cho những nhu cầu của mình. Có một lần, tôi vào phòng để thăm và nói chuyện với bà Trần Thị Rớt. Vô tình, tôi khám phá ra bà có rất nhiều ‘tài sản’. Những tài sản thực ra đó chỉ là những tờ báo củ, nhưng hộp cát tông, những cái thìa, cái muỗng, những củ gừng, củ nghệ, thậm chí đó là những cái khăn lau nhà bếp đã hư… Bà khẳng định đó là “tài sản” của bà.

Tại sao bà lại hành động như vậy? Xin các bạn trả lời giúp tôi câu hỏi này. Tôi tin chắc rằng mỗi bạn sẽ có câu trả lời khác nhau…

Đối với đời sống tinh thần của các bà cũng vậy. Mỗi ngày có rất nhiều cá nhân, đoàn thể đến thăm hỏi và động viên các bà, nhưng những cuộc tiếp xúc đó chỉ làm cho tấm lòng của các bà hân hoan trong một chốc lát và sau đó là cả một ‘khoảng lặng’ kinh khiếp mà các bà phải tiếp tục đón nhận.

Đau thương vẫn còn đó, đau khổ lại càng day dứt hơn! Đó là chưa kể đến nỗi cô đơn của họ khi họ phải đối diện trong từng giây phút của cuộc sống.

Riêng đối với bản thân, tôi hoàn toàn đồng ý với Jean Vanier trong lời nhận định thật chí lý của ông: “Theo dòng thời gian, khi sống với con người đã bị bầm dập… tôi khám phá ra một điều mới lạ. Nhẹ nhàng nhưng con người đó đã dẫn tôi vào tận sâu thẳm của chính con tim tôi, với cái hoà trộn ánh sáng và bóng tối của nó. Những con người đó đã đưa tôi vào mầu nhiệm của đức Giêsu và thông điệp của Ngài trong cõi thầm kín của nhân loại và lịch sử của nó…”

Vậy:

- Chúng ta sẽ phải làm gì đây?

- Tấm thân đã bị nghiền nát nơi các bà cụ mách bảo cho chúng ta điều gì?

- Trong chúng ta, có ai muốn nhìn thấy những người thân của chúng ta luôn bị nghiền nát như các bà cụ đó hay không?

- …

Hãy hành động ngay bây giờ! Cha Emmanuel d’Alzon, Đấng sáng lập Dòng Đức Mẹ Lên Trời (http://mevetroi.org/) đã “luôn mang bên mình nỗi đau khi thấy người ta loại bỏ Thiên Chúa và Thiên Chúa đang bị đe dọa nơi con người và con người là hình ảnh của Thiên Chúa đang bị đe dọa”. Hãy hành động ngay bây giờ! Lời Mẹ Têrêxa Thành Calcutta đã nhắn nhủ trong bài Diễn Văn Nhận Giải Nobel năm 1979: “Vấn đề không phải là chúng ta làm được bao nhiêu việc, mà là chúng ta đã đặt bao nhiêu tình yêu cho việc mình làm…” Hãy hành động ngay bây giờ! Jean Vanier viết: “ Hãy bước theo một con đường, một con đường nhỏ mà Đức Giêsu muốn đem đến cho tất cả những ai, từ khắp mọi nơi, muốn đi theo Ngài. Đó là một con đường rất đơn sơ, rất ẩn dật, nhưng là nguồn mạch của việc chữa lành; một con đường dẫn chúng ta vào trong tình yêu của Đức Giêsu và của Cha Ngài…” Cuối cùng chúng ta hãy hành động ngay bây giờ cùng với tất cả những người khác đã hành động ngang qua một giao ước tình yêu đối với người nghèo, người yếu đuối và những người bị bách hại trong và xung quanh môi trường mà chúng ta đang sống hôm nay.
 
Lễ Thánh Giuse Thợ: Quan thầy của phòng khám đa khoa giáo xứ Tân định.
Nguyễn Xuân
11:49 29/04/2010
Lễ Thánh Giuse Thợ: Quan thầy của Phòng Khám Đa khoa giáo xứ Tân định.

Nhân dịp mừng lễ Quan thầy, toàn thể Y, Bác sĩ và nhân viên phòng khám và giáo dân giáo xứ Tân Định đã cử hành cuộc Rước kiệu Thánh Giuse và dâng thánh lễ tạ ơn, như thông lệ hàng năm. Thánh lễ được cử hành tại tượng đài Thánh Tâm Chúa đặt trước phòng khám.

Khi chọn thánh Giuse làm quan thầy của phòng khám, Linh mục Chánh xứ Gioan Baotixita Võ Văn Anh mong ước: Các y bác sĩ và nhân viên- công giáo cũng như không công giáo- được thánh Giuse phù trợ trong công tác khám và điều trị cho bệnh nhân đạt nhiều kết quả tốt. Đồng thời ngài cũng mong muốn mọi người noi gương Thánh Giuse là mẫu mực trong đời sống gia đình, xã hội, cũng như đời sống tâm linh của mình.

Xem hình lễ quan thầy phòng khám bệnh đa khoa Tân Định

Thánh Giuse là người lao động. Thánh Kinh không nói đích danh về Thánh Giuse nhưng qua trích đoạn nói về Chúa Giêsu: ” Bởi đâu Ngài được như thế? Ngài chẳng phải là con bác thợ mộc đó ư?” Ta biết được: Tại Nagiarét, Thánh Giuse đã lao động để phục vụ Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

Trong Kinh thánh, Thánh Giuse được gọi là người công chính.(Mt 1,16). Ngày hôm nay, liệu người ta có thể sống công chính trong thời buổi đầy bon chen, lừa lọc thiếu vắng sự công chính. Vì gian tham người ta thích vơ về mình những gì không phải của mình.Vì ham tiền người ta làm hàng giả, không trung thực trong sản xuất cũng như trong phân phối.

Không chỉ ham tiền người ta còn ham danh vọng chức quyền, thích được danh cao chức trọng nhưng trốn tránh trách nhiệm, thích phô trương và trốn tránh những việc nặng nhọc hèn kém.

Cha nhắc nhở mọi người noi gương Thánh Giuse và Sống Lời Chúa để trung tín với nhiệm vụ được giao: khám chữa trị bệnh nhân bằng cả tấm lòng, đặt sức khỏe và quyền lợi của bệnh nhân trên hết, không phân biệt đối xử. Người nghèo cũng như người giàu, tất cả đều có quyền được khám và chữa trị như nhau theo như ước vọng của giáo xứ.

Khi được phỏng vấn về điều kiện lý tưởng nầy, một nhân viên trả lời: “ Tôi nghĩ chắc hẳn đa số các y bác sĩ và nhân viên phòng khám đã thực hiện được điều đó. Và họ rất tự hào vì những đóng góp, những hy sinh tận tụy của mình cho phòng khám, trong khi sống theo gương thánh Giuse, âm thầm phục vụ bệnh nhân.

Sau 5 năm thành lập, với thành quả đạt được như hiện nay, chắc hẳn cha sở và giáo xứ cũng vui vì những đầu tư của mình không uổng phí. Nhiều bệnh nhân được chữa lành: những bệnh nhân nghèo có nơi để tìm đến khi không may nhiễm bệnh cấp tính hay mang những bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp…

Vì bận làm công tác từ thiện, có thể lợi nhuận phòng khám không cao, cũng vì thế tiền lương của nhân viên cũng hơi khiêm tốn nhưng tất cả những nhân viên kỳ cựu vẫn kiên trì cộng tác với phòng khám vì ước muốn góp sức lao động của mình trong công việc từ thiện của giáo xứ. Cũng đã có một vài ít bạn trẻ đến rồi đi vì nhu cầu tiến thân, nhưng luôn luôn vẫn có những y bác sĩ nhiệt tình vẫn trung tín với trách nhiệm được giao. Họ đã hiểu được ”Lao động chính là một cách thức mà con người cộng tác với Chúa trong công cuộc sáng tạo”. Cũng chính vì thế mà họ được Thiên Chúa chúc phúc và gặt hái được nhiều kết quả tốt.

Cảm tạ Chúa vì ngày nay vẫn có những tâm hồn quảng đại biết xót thương. Ước mong các y bác sĩ và nhân viên y tế noi gương thánh Giuse, luôn sống công chính trong tinh thần trách nhiệm để góp phần bảo vệ sự sống con người là món quà quí giá Chúa ban.

Sau thánh lễ, Linh mục chánh xứ cám ơn những y bác sĩ và nhân viên phòng khám đã tích cự, tận tụy trong công tác khám chữa bệnh cho các bệnh nhân. Ngài cũng cám ơn tất cả những đóng góp tài chính của giáo dân trong và ngoài nước, những ân nhân, đặc biệt Hội Đồng Giám mục Ý đã tài trợ việc mua sắm trang thiết bị cho phòng khám.

Cầu chúc cho Phòng khám Đa khoa Tân Định nối dài với những trang thiết bị tối tân, sẽ đạt nhiều kết quả tốt trong công tác điều trị, để doanh thu phòng khám càng tăng nhờ đó mà các bệnh nhân nghèo cũng được hưởng những chăm sóc tốt nhất.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đứa Bé Chết Trên Dòng Sông Quê Hương
Phan Nhật Nam
07:16 29/04/2010
Chết rồi Hai ơi... họ thấy mình rồi... chèo đi, chèo lẹ đi! Không ai bảo ai, hai đứa bé đồng cuống quýt, thằng em nhẩy vội về thuyền.

Chuyện kể theo nhạc và lời “Thằng Bé Tát Dầu”, của Phan Văn Hưng nghe trên đường đi.

Hai đứa bé không kịp nhìn ra cảnh sắc huy hoàng khi Sàigòn vừa lên đèn. Ánh điện từ cơ xưởng hải quân chạy dài theo bến cảng, nhấp nhô, long lanh trên những tầng lầu, hiện rõ dần khi màu nắng vàng nâu trôi chậm về phía biển và bóng tối bắt đầu loang lạnh dòng sông. Từ Thủ Thiêm, hai đứa nhỏ nương bóng tối, vượt qua sông, hướng phía rạch Thị Nghè, nơi con sông quành một khúc cong rộng, nhập với dòng Đồng Nai trước khi đổ ra biển.

- Mình đi thế nầy có sớm không Hai? Đứa nhỏ âu lo hỏi anh theo nhịp thở khi cố rướm mái chèo đưa con thuyền gối lên lườn sóng đang mỗi lúc mỗi mạnh bởi ngược dòng triều cuồng cuộn chảy ra biển.

- Không đâu, giờ nầy lính gác thường không để ý, họ đang mắc ăn nhậu, đi khuya hơn, dễ bị lính thấy vì lúc đó không còn ai trên sông, người lớn lúc đó cũng tới bộn, mình con nít làm sao chen vô.

Thằng anh bỏ dở câu nói, nhấc người lên khỏi sàn thuyền để dầm xuống tay lái bị giật ngược vì có chiếc thuyền sắt lớn đang đi qua. Bóng tối âm u của thân tàu làm thẫm thêm màu đêm trên sông đen.

- Hai à. Đứa em lại mở lời. Nó nhận ra có điều gì bất ổn giữa nỗi im lặng se sắc nầy.

- Đừng nói nữa, tao đang kẹt tay lái, mầy không thấy sao. Hỏi miết!

Thằng anh cao giọng tỏ ý bực dọc. Nhưng khi chiếc thuyền đã trôi xuôi theo nếp sóng, nó nhận ra qua bóng đêm, thân hình nhỏ yếu gầy gò của đứa em đang lay lắt chuyển dịch, lòng nó dâng lên mối xúc động bùi ngùi. Tội nghiệp, má mất từ lúc nó còn nhỏ, và thằng cu vừa chập chững biết đi. Và cảnh tượng khi nó trở về từ Chợ Cầu Ông Lãnh, hai đứa em ngồi co quắp thoi thóp bên cạnh thây người vừa qua cơn hấp hối. Người mẹ nằm lật ngửa trên đống vỏ dừa xập sùi lớp rác bùn nhơ nhớp, mắt đứng tròng ngầu đục chống ngược nhìn lên gầm cầu rung rinh dưới sức nặng của đoàn xe tải, xe ba gác, khối người đang chuyển dịch gào động bên trên. Khi kéo hai thân thể nhỏ bé hôi hám ra khỏi vùng người chết, nó nhìn xuống mắt người mẹ đang mở trừng trừng khô rốc. Má chết nghe má! Không một tiếng khóc, kể cả nó, dù đã đủ trí khôn để hiểu nỗi đau lần mất mẹ. Mỗi chiều chèo thuyền qua sông, nhìn về miệt rạch Bến Nghé, khi nhớ lại chuyện của năm qua, nó có cảm giác như vừa mới đang xảy ra. Nó luôn thấy nặng nặng phiền phiền trong lồng ngực. Ngày nó mười bốn và đứa em nầy lên bảy. Móc được dầu khá khá, mầy muốn Hai mua cho mầy cái gì? Nó hỏi em thắm thiết, lòng trùng lại bởi mối xa xót thương yêu. Tội nghiệp, thằng nhỏ có bữa nào được no đâu! Nó thương em bởi hằng hiểu cơn đói luôn quặn thắt trong thân.

- Em không muốn gì trọi trơn. Chỉ muốn có má thôi. Còn má thì cái chi cũng có, Hai không nhớ lần má cho mình ăn bún nước lèo há! Đứa em trở lại sinh động, phấn khởi làm như thể đang được ăn món ngon kỳ lạ kia và người mẹ ngồi nhìn con tươi vui rạng rỡ.

- Mầy nói vậy, còn ba thì có nhiều thứ hơn nữa. Giọng thằng anh trở nên khàn đục như đang phải nuốt một thứ gì đắng, cứng, quá khổ.

- Em đâu biết, mà ba làm gì, ba đâu rồi, sao ba không ở với má và anh em mình? Thằng em dò hỏi. Quả thật, đã từ lâu nó không nghe, biết về người cha.

- Mầy biết vậy thôi, khi nào lớn lên tao nói cho nghe, mà thôi, cũng không nên.

Thằng anh chấm dứt câu chuyện. Nó trở nên nghĩ ngợi, bởi thật sự cũng không muốn nhớ cảnh tượng buổi sớm mai hôm đó. Người lính đứng giữa đám nhà doanh trại đang bốc cháy, tay anh cầm chắc một cây súng, lưng, vai đeo đầy giây đạn và hai khẩu súng khác. Toán lính vừa bắn vừa lùi dần về sau những căn nhà trại gia binh. Đám đàn bà và con trẻ nháo nhác, những viên đạn pháo nổ chụp, một vài cơ sở bốc cháy. Mầy chạy đi, dẫn dùm vợ con tao ra Cổng C, tao với mấy đứa tiểu đội hai giữ chốt nầy, không cho tụi nó vào bộ tư lệnh! Ba nó hét những lời hỗn độn với những người lính chạy lố nhố chung quanh. Người mẹ quỳ xuống van nài. Mình mình, mình đừng bỏ mẹ con tui. Mình đừng bỏ mẹ con tui. Má nó day day cánh tay ra hiệu cho nó chạy đến ôm chầm lấy người cha. Hai đứa em nhỏ vùng vằng, khóc ngất. Ba nó gầm gừ. Má nó với mấy đứa nhỏ chạy ra cổng đi. Tui không bỏ đi đâu hết, cứ chạy xuống chỗ Nhà Thờ Ba Chuông ở tạm. Ba nó chạy đến sau những thân cây keo cùng những người lính khác. Đầu cổng chính Trại Hoàng Hoa Thám, lối vào Bộ Tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, chiếc xe tăng xoay nòng súng dò tìm độc ác... Viên đạn nổ bùng. Những xác người bay bay. Mình ơi! Má nó gào ngất. Má... má! Nó cũng kêu khản tiếng thất thanh bất ngờ. Đứa bé em bế trong tay ré khóc. Chiều nay qua sông giữa màn đêm, thằng bé thấy lại lửa và cảnh má nó quay cuồng bên xác người cha vừa bị bắn tung xé bay mù. Thằng bé hằng sống cùng lửa - Lửa của mỗi ngày. Lửa qua mỗi đêm - Dẫu nó không biết tại sao, do đâu, là gì?! Đêm nay, nó thấy lửa bùng lớn hơn bao giờ hết. Vừa rồi, khi gắt em chính là lúc nó đang ngộp thở bởi hình như lửa đang sát cạnh, nóng ran tự trong thân... Sắp đến chỗ rồi mầy, đừng nói gì nữa. Thằng anh chuyển lệnh cho em. Âm tiếng lạnh lẽo. Nó nuốt vội chút nước bọt bởi miệng nhạt đắng, khô khan. Chiếc ghe nhỏ len dần vào giữa những thân thuyền cao, đen, nằm lặng lẽ như những con vật khổng lồ no mồi say ngủ. Bây giờ chỉ còn đứa lớn chèo sau lái, thằng em đã sẵn chiếc thùng ni-lông trong tay, nó chồm ra khỏi thành ghe, nghiêng hẳn nửa người nằm ngang trên mặt nước, vục nước tù giữa hai thân tàu chở dầu nằm ụ. Đây... đây, Hai... Thằng bé em múc vội một bình ni-lông nước, vục tay ào, đưa lên mũi ngửi ngửi. Đúng rồi Hai, em thấy như là dầu nguyên xi. Đứa anh vội vàng. Mầy nhẩy qua múc đi, đợi gì nữa, khi nào mệt, qua giữ lái để tao thay. Tiếng phì phọt múc dầu đều đặn chen lẫn hơi thở dồn dập của đứa bé đang trong cơn căng thẳng. Thỉnh thoảng có lời xuýt xoa tiếc rẻ. Nhiều quá, dầu nhiều quá, biết vậy mình mượn cái ghe bác Bẩy, múc được nhiều hơn, chắc họ mới xả buổi sáng. Khi đứa anh bắt đầu thay em vì chiếc ghe chỉ còn di động đong đưa do thân đã bị mắc vào cạnh một xà-lan rộng nên đứa em chỉ cần nắm giữ những vỏ bánh xe dùng làm phao cấp cứu gắn hai bên sườn. Thằng em rãnh rỗi, khơi chuyện, nói lời vui...

- Vừa rồi Hai hỏi em có muốn ăn gì phải không?

- Ừa, cho mầy nói đi.

- Không, em không cần, nhưng nếu mình bán được dầu, có tiền, mình mua cho thằng út hộp sữa, từ ngày má chết, nó có được ai cho bú đâu, Hai chịu không? Được, để tao coi.

Đứa anh trả lời mơ hồ phần vì bận việc, nhưng quả thật, trong lòng đang có điều mơ hồ thấp thoảng âu lo. Khi cúi mình trên dòng nước đen hăng hắc hơi dầu, nó ngửi thấy mùi khói và lửa ngọn bùng bùng rực đỏ đâu đây. Bộ đội Trịnh rút điếu thuốc cong queo từ trong túi áo. Ba số nhá, thuốc thẳng ba số đấy! Anh ta đi đến dưới trụ đèn, nhìn rõ hơn những giòng chữ nhỏ màu xanh in trên giấy cuốn điếu thuốc. Anh không đọc hiểu, nhưng thật sự cũng chẳng cần thiết. Ba số, ba số, thuốc thẳng có “cán” giấy vàng. Trịnh lẫm bẩm khi nhìn vào hàng chữ số “555” và khúc đầu lọc bọc giấy kim loại màu vàng. Chiến thật, tụi đế quốc phí thật, giấy kim loại đắt đến thế mà chúng dùng chỉ để làm thuốc cán! Anh ta hân hoan khi so sánh với những điếu thuốc bọc giấy bạc của Hà Nội, những thứ thuốc giành cho cán bộ cấp cao. Thăng Long, Điện Biên. Chẳng làm sao bì được với “thằng ba số” nầy! Anh nhẹ kéo giây tim chiếc hộp quẹt nhôm màu trắng. Phải làm thế nào để không phải bật quẹt lần thứ hai, mùi xăng bốc lên sẽ làm hư thuốc. Anh cẩn thận, chuẩn bị tỉ mỉ trước khi trịnh trọng mồi điếu thuốc. Bộ đội Trịnh tì người trên lan can tàu, nhìn xuống giòng sông, rít dài hơi tận hưởng khoái lạc khi thân thể mở ra, đầy ắp khối lượng khói thuốc thơm lừng. Anh đưa mắt nhìn nơi xa, bên kia sông, dãy nhà lốm đốm đèn đỏ trước khi xoay vòng phía sau. Thành phố rực sáng như tập trung hết nguồn điện của tất cả đế quốc, Mỹ-Nguỵ có được. Gớm, sao chúng phí điện đến thế! Anh hằng có cảm giác kinh sợ thán phục chen lẫn giận dữ mỗi khi nhìn vào sinh hoạt của người, sự việc hằng ngày xảy ra nơi miền Nam, ở Sàigòn. Giải phóng rồi chúng còn thế, không biết trước kia “phồn vinh giả tạo” nó ra làm sao, chính chúng nó phí phạm thế mới làm “ngoài ta” khốn khổ, chứ không ai vào đây tất!” Trịnh hằng kết luận như thế cùng đồng ngũ và chính bản thân. Bỗng bộ đội Trịnh la lên tiếng sửng sốt lẫn phẫn nộ khi nhìn xuống giòng sông, khoảng giữa những thân tàu dầu, dạng hai đứa bé đang trên con thuyền chòng chành, xô đẩy bởi dòng chảy dồi sóng chuyển dịch do vài con tàu chung quanh rời bến. Và tai hoạ thực xẩy ra. Điếu thuốc rời khỏi môi rơi xuống. Chấm tàn đỏ bay ngoằng ngoèo trước khi mất hút trên vùng nước đen. Bộ đội Trịnh gầm rú..

Ông giết chúng mầy! Anh ta giật khẩu AK trên vai xuống với động tác quyết liệt, mạnh mẽ. Bộ đội Trịnh nhắm vào lỗ chiếu môn, đỉnh đầu ruồi, đầu nòng súng đến thân thể người. Chiếc nón cối rơi tung xuống đất. Mặc! Anh nghiến chặt răng. Bóp cò. Tràng đạn nổ ròn ba nhịp.

Chết rồi Hai ơi... họ thấy mình rồi... chèo đi, chèo lẹ đi! Không ai bảo ai, hai đứa bé đồng cuống quýt, thằng em nhẩy vội về thuyền. Những cánh tay gầy, yếu vung tròn, chuyển động dồn dập, tới tấp... mau lên, mau Hai ơi, mau lên... Những viên đạn vạch đường đỏ đuổi theo. Bộ đội Trịnh bóp cò lần thứ hai. Bộ đội Trịnh bóp cò lần thứ ba. Những đầu đạn rơi xuống nước, xé tung gỗ sườn ghe, và ghim im đâu đó nơi thịt da đứa nhỏ. Thằng anh gập nửa thân người ngang be thuyền, mặt úp xuống nước. Trên vũng đen im xao động nó thấy lửa. Lửa phần phật, chập chờn như buổi sáng cuối cùng với cha nó. Hai ơi... anh ơi... Hai đừng chết bỏ em... tội em! Đứa bé em muốn kêu lên như thế, nhưng bởi nó đã thật sự kiệt sức khi chiếc ghe thoát được ra giữa giòng sông. Chung quanh. Sông Sài Gòn, đoạn chảy qua xưởng Ba Son im lặng biền biệt trôi.
 
Tản Mạn về Giáo Hội
Vũ Văn An
22:59 29/04/2010
Mỗi người nhìn Giáo Hội một cách khác. Tác giả Joseph F. Girzone, được nhiều người cho là có sách bán chạy nhất, tác giả cuốn “Giôsê, Một Dụ Ngôn Cho Thời Nay”, được Diên Sơn chuyển ngữ sang tiếng Việt và cho xuất bản tại Sydney năm 1995, có cái nhìn khá bi quan về Giáo Hội. Độc giả nào dù lơ đễnh, khi đọc tác phẩm này cũng nhận ngay ra nhân vật Giôsê chính là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ấy đã không còn được Giáo Hội Rôma, mà Người vẫn coi là Giáo Hội của Người, nhận ra. Ta hãy đọc chương cuối của dụ ngôn, tức đoạn nói tới ngày Giôsê sắp được đem ra xử trước tòa án Giáo Hội:

“Chàng (Giôsê) đi dọc theo lối nhỏ đến một nơi có thể nhìn hết thành phố Rôma. Cả lịch sử của văn minh Kitô Giáo được trải ra trước mắt chàng. Quang cảnh làm chàng nhớ lại Núi Ôliu nhìn xuống Giêrusalem. Chỉ có kích thước là khác thôi. Nhiều thành Giêrusalem có thể xếp vào quang cảnh này. Giô-sê suy nghĩ một hồi lâu. Chàng nghĩ đến Giáo Hội thơ ấu tranh đấu để sống còn. Chàng nghĩ đến những cuộc bách hại, những việc ép người ngoại giáo vào đạo, những bè rối, những cuộc tra tấn, những vị tướng giáo hoàng dẫn quân ra trận giết các Kitô hữu khác. Chàng nghĩ đến việc công bố các tín điều và vạ tuyệt thông đối với những ai không tin. Chàng nghĩ đến thánh Phanxicô và nhiều vị thánh đã dẫm chân lên đất thánh này. Chàng nhìn những thánh đường nguy nga trải ra trước mắt, và thấy lòng tin đơn sơ của những kẻ tài ba đã xây dựng những tòa lâu đài cho đức tin.

“Giôsê nhớ lại những ngày xa xưa và viễn tượng buồn bã của thị xã quí yêu của chàng. ‘Giêrusalem, Giêrusalem, đã bao lần ta qui tụ ngươi như gà mẹ qui tụ gà con dưới cánh, nhưng ngươi không nghe. Và những ngày ấy sẽ đến khi kẻ thù của ngươi xây đắp thành lũy chung quanh ngươi và phá bình địa ngươi, không để lại một hòn đá nào trên hòn đá nào, bởi vì ngươi không biết ngày ngươi được viếng thăm’. Giôsê khóc. Giêrusalem… Rôma… Cái này không nhận ra chàng trong xương thịt, cái kia không nhận ra chàng trong tinh thần. Cả hai đều ruồng rẫy chàng, chúng không hiểu được ý nghĩa của việc chàng đến, hay tinh thần sứ điệp của chàng. Cái hệ thống pháp lý của tín điều và luân lý của Do Thái Giáo mà chàng đã hết sức tranh đấu chống lại, và điều đó đã kết liễu đời chàng nơi thế gian, giờ đây được khôi phục lại trong Giáo Hội để thay thế cái tinh thần sống động của Tin Mừng. Chàng có một sứ mạng vĩ đại để đem lại ý nghĩa cho đời sống nhân loại, để đem hy vọng cho văn minh, để cho thế giới biết rằng trở thành người Kitô là khác với những gì họ đã từng biết, và để cho gia đình các quốc gia có thể thấy nơi sứ điệp của Giêsu một liên kết mới trong tình yêu, và tình yêu này có thể qui tụ mọi người thành một. Tuy nhiên, cái viễn tượng ấy đã bị giam hãm xiềng xích trong một hệ thống quan lại mô phỏng những hình thức và lề lối của các chính quyền thế trần”.

Girzone viết những dòng trên năm 1983, dưới triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, một vị Giáo Hoàng mà cả thế giới Kitô Giáo đều yêu mến, mà khi vừa nằm xuống, đã có những người lớn tiếng tung hô: Sancto Subito tại quảng trường nhà thờ Thánh Phêrô. Nếu ông sống tại Việt Nam bây giờ, hay ông là người Công Giáo Việt Nam Di Tản Buồn lúc này, thì ngòi bút “thần tình” (hơn 3 triệu cuốn sách đã được bán ra) của ông còn có đất dụng võ hơn nữa. Rất may, nhiều học trò của ông tại Việt Nam và nhiều nơi khác cũng đang dùng cùng một bút pháp như ông để mô tả Giáo Hội Việt Nam hiện nay và, một cách gián tiếp và mập mờ, cả Giáo Hội hoàn vũ nữa, những Giáo Hội không còn bóng dáng Chúa Thánh Thần đâu, đến nỗi, Đức Kitô có xuất hiện, Người cũng sẽ bị mang ra xử tội như thường, ngay trong lòng các giáo hội ấy. Mà xem ra, hình như họ còn tiến xa hơn ông. Ông chỉ mới đề cập đến khía cạnh quyền lực lấn áp khía cạnh yêu thương, hy vọng trong Giáo Hội. Họ thì họ bảo Giáo Hội ấy chỉ còn lại quyền lực, mưu chước, thủ đoạn. Ông bảo Giáo Hội “mô phỏng những hình thức và lề lối của các chính quyền thế trần”. Họ bảo Giáo Hội ấy còn thoả hiệp với các chính quyền thế trần để sát hại chính con chiên mình. Có người trong số họ còn gọi Giáo Hội ấy là một xã hội đen. Chỉ vì một động thái bề ngoài xem ra là một thoả hiệp, hay một mặc cả với một kẻ thù vốn không đội trời chung với mình.

Động thái ấy rất có thể là một thỏa hiệp, một mặc cả, nhưng có thể vì thế mà tổng quát hóa để cho rằng: thôi thế là hết, từ nay chỉ còn lại thỏa hiệp và mặc cả, không còn gì cả, không còn cả lời hứa của Chúa Giêsu sẻ ở cùng Giáo Hội cho tới ngày tận thế, không còn Chúa Thánh Thần?

Lời lẽ của ông chỉ nặng khi nói đến giáo triều như một bộ máy pháp chế. Họ nói đến Giáo Hội nói chung, bất phân biệt. Nói đến một nhân vật nào đích danh, ông không dùng ngôn ngữ thông tục, mạ lị, xỏ xiên, láo cá, làm mất danh dự. Họ thì không còn một hình ảnh hay từ ngữ tiêu cực nào được kiêng cữ. Người thì mang hình ảnh xe tăng Cộng Sản giật xập dinh Độc Lập năm 1975 để ví với việc vị Tân Phó Tổng Giám Mục Hà Nội tới nhậm chức. Thậm chí cả hình ảnh Cain giết Abel là em ruột mình hay hình ảnh Herodias xin đầu Gioan Tẩy Giả cũng được họ sử dụng nhuần nhuyễn. Có người còn dùng cả những hình ảnh quân sự, chiến tranh, khói súng, thiên lôi, tạc đạn, lỗ châu mai, sư đoàn xung kích, tác chiến, đánh chiếm, hành quân, đánh thẳng, tiến lên, hạ độc thủ, bộ tham mưu, bộ chỉ huy, độc kế, hạ sách...

Ông không nhằm con người (ad hominem) để tấn công mà chỉ tấn công đường lối, tư duy. Họ thì tấn công đường lối ít mà đánh người thì nhiều. Đánh một cách say sưa, dường như để hả giận. Có người bảo Đức Tân Tổng Giám Mục Phó của Hà Nội là “hèn hạ tòng phạm với tội ác Cộng Sản Việt Nam”, bỏ cả chữ Đức trước chức giám mục của ngài trong khi gọi Đức Cha Kiệt là Đức Tổng Giám Mục. Có người còn gọi ngài là Ông Nhơn.

Hình như ông cũng tổng quát hóa, lẫn lộn giữa giáo triều và giáo hội. Họ cũng vậy, họ cũng theo chân ông, tổng quát hóa một cách dễ dàng, “tự nhiên như người Hà Nội”. Có vị linh mục, xưng tước hiệu linh mục đàng hoàng, mà chẳng ngại viết rằng: “Tin vào đạo! Tin vào tôn giáo thánh thiện tông truyền, bỗng dường như, niềm tin này đang bị lường gạt”. “Giáo Hội làm gương sáng của Chúa, bỗng nay, dường như đang bị một đám mây đen u ám trùm phủ, để thay vào đó thành hội ‘xã hội đen’”.

Động lực khiến họ nói lên những cảm nghĩ, những kết án như thế là vì họ sợ rằng Cộng Sản sẽ thắng thế và khoác lác vì đã bứng được một vị tổng giám mục dám trực diện đánh vào mặt họ và sẽ thừa thắng xông lên mà làm nhiều chuyện khác nhằm phá nát Giáo Hội. Nhưng chỉ cần nhìn cảnh “các anh” đánh nhau tơi bời hoa lá, coi nhau và coi những người đang lãnh đạo các anh như pha, tồi tệ hơn kẻ thù, thì đâu cần họ phải ra tay nữa.

Thiển nghĩ những người lên tiếng từ trước đến nay không ai có ác ý cả. Họ đều là những người tha thiết với Giáo Hội, là con cái của Giáo Hội và muốn tiếp tục ở trong lòng Giáo Hội, muốn góp phần xây dựng Giáo Hội ấy. Nhưng Giáo Hội ấy là Giáo Hội nào, Giáo Hội của Phaolô hay Giáo Hội của Phêrô, của Bênêđíctô hay của Gioan Phaolô II, của Đức Tổng Giám Mục Kiệt hay của Đức Tổng Giám Mục Phó Nhơn?

Không ít người trong số họ, nhân dịp này, nhắc đến Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Người Tôi Tớ của Chúa. Lúc tác phẩm “Joshua” của Linh Mục Girzone ra mắt độc giả thế giới, thì vị Tôi Tớ của Chúa này còn đang đếm đến cuốn lịch thứ chín trong nhà tù Cộng Sản. Chính trong cái vô vọng của ngục tù ấy, người Tôi Tớ này đã không nghĩ đến điều gì khác ngoài hy vọng, không phải là hy vọng cho riêng mình mà là niềm hy vọng của Giáo Hội. Điều này cũng lạ: Linh Mục Girzone vốn thuộc Dòng Cát-Minh. Nhưng từ kín cổng cao tường của đan viện, ngài đã viết ra “Joshua” với hình ảnh thật tiêu cực về Giáo Hội. Còn Người Tôi Tớ Nguyễn Văn Thuận lại viết về một Giáo Hội với thật nhiều hy vọng ngay từ trong nhà tù.

Giống Linh Mục Girzone, Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cũng kể ra đủ lịch sử tiêu cực của Giáo Hội (Xem “Những người Lữ hành trên đường hy vọng”), từ đầu qua các thế kỷ 14, 15 lúc “các vua chúa nhúng tay vào nội bộ của Hội Thánh” bằng cách tiến cử giám mục và đan viện phụ “để thêm vây cánh và nhất là để hưởng bổng lộc”. Họ “còn dùng cả ảnh hưởng của mình để tranh ngôi Giáo Hoàng nữa. Có những thời kỳ vô cùng đen tối: Trong Hội Thánh có hai Giáo Hoàng, không biết ai giả ai thiệt (thế kỷ 14, 15). Hay mấy chục năm liền, các Giáo Hoàng về ở tại Avignon, phải bỏ thành Roma hoang vắng, lạnh lẽo. Giáo sử gọi thời kỳ này là ‘thế kỷ sắt’".

Qua thế kỷ XVI, “Hội Thánh lại gặp một cơn khủng hoảng về Đức tin rất trầm trọng. Nhiều nơi chủ trương theo Giáo Hội Tin lành, không thông hiệp hoặc cấm thông hiệp với Đức Giáo Hoàng”… “Trong thời kỳ này, có thể nói Hội Thánh phải hứng chịu một ‘cơn bắt đạo lạnh’", bị tịch thu nhà thờ và tài sản, bị giết chết hay trục xuất…

Có những lúc “thế quyền vật chất lan tràn vào cung thánh để lũng đoạn”, “nhiều bậc vị vọng trong Hội Thánh chỉ đi lại với triều đình vì thuộc dòng dõi của vua chúa, bỏ rơi đám dân nghèo”…

Nhưng Người Tôi Tớ của Chúa không nản lòng vì “sau mỗi lần khủng hoảng, Hội Thánh lại được Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn để tiến tới trên con đường canh tân ngày càng tốt đẹp, tươi trẻ và hùng mạnh hơn”. Vì ngài nhớ rõ câu đối đáp giữa Napoléon và Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Consalvi:

- Ông không biết sao, tôi có thể tiêu diệt cả Hội Thánh?

- Thưa ngài, chính chúng tôi đây là kẻ ở bên trong Hội Thánh, mà dù với bao gương xấu, tội lỗi, chia rẽ, khuyết điểm vẫn không phá nổi Hội Thánh, suốt 19 thế kỷ qua, thì sức mấy mà ngài phá tan Hội Thánh được.

Vì ngài “luôn luôn nghe vang vảng bên tai câu nói của Thầy mình: ‘Này Ta ở với các con mọi ngày cho đến tận thế’ (Mt 28:30)”.

Vì Người Tôi Tớ này biết phân biệt giáo triều với Hội Thánh. Đối với Giáo Triều, gồm tới 3,500 nhân viên, ngài nói với họ về ý nghĩa của tình yêu (Giảng phòng cho Đức Gioan Phaolô II và Giáo Triều) để đánh đổ cái não trạng được Linh Mục Girzone nói là pháp chế. Hội Thánh hay Giáo Hội mênh mông hơn nhiều. Giáo Hội ấy mới là Giáo Hội được Người Tôi Tớ của Chúa hiến mạng sống cho, hân hoan chịu khốn cực cho, ròng rã 13 năm trường, không một lời ta thán, lên án, chửi rủa, vẫn một lòng ca bài Veni Creator với cả người vô thần! Và vì thế được cả một người vô thần tới La Vang cầu xin Đức Mẹ cho. Hội Thánh này “có nhiều khuyết điểm và gương xấu, nhưng Hội Thánh có lời hứa của Chúa” và Người Tôi Tớ của Chúa tự đồng hóa với Hội Thánh. Ngài thuật lại câu truyện trong cuốn “Jesus caritas” của Ange Hattei:

"Trước Công đồng Vatican II, một hôm có người bạn vô thần tôi yêu mến đã nhận định với tôi rằng, Hội Thánh là một thế lực tiền bạc, là điểm tựa của các nhà độc tài và đại tư bản". Ông ta thắc mắc về các vị lãnh đạo Hội Thánh độc đoán và phe phái, về các tín hữu tự cho mình là tốt mà hành động xấu xa, về các linh mục lo lắng thụ hưởng và làm giàu... Tôi kiên nhẫn lắng nghe ông rồi nói: "Tôi đã làm gì anh mà anh hạ nhục tôi như vậy?" Ông ta sững sờ bảo: "Tôi xỉ nhục cô ư? Nhưng tôi đâu có nói gì cô! Không nói gì cô mà cũng chẳng nói gì về một người bạn của cô cả, như linh mục X... hay chị Y... chẳng hạn. Tôi nói đến Hội Thánh cách chung mà!" Tôi trả lời: "Đúng thế, Hội Thánh cách chung là tôi, Hội Thánh cách chung là tất cả những kẻ mà anh chỉ trích, những kẻ mà anh loại trừ; họ trộn lẫn với nhau một cách không thể phân ly được. Hội Thánh cách chung là họ, là tôi, là tất cả những người ấy!".

Xin để chính tác giả Đường Hy Vọng lên tiếng:

252. Nhiều người chê cách tổ chức của giáo triều La Mã. Tôi đồng ý rằng giáo triều La Mã không trọn lành, nhưng tôi xin họ xem thử chính nước họ có hoàn hảo hơn không? Hơn thế, còn phải phân biệt, giáo triều là một cơ quan, không phải là Hội Thánh.

259. Con bảo không phản Hội Thánh, nhưng con chống những người đại diện Hội Thánh; con làm trò của biệt phái: họ không bao giờ chống Đức Giavê nhưng họ giết kẻ Ngài sai đến. Lý luận tinh vi!

268. Con tin Hội Thánh vì Chúa Giêsu đã lập Hội Thánh, và chỉ lập Hội Thánh ấy thôi. Con đau khổ vì những bất toàn nơi bộ mặt nhân loại của Hội Thánh, nhưng con liên đới với những bất toàn ấy. Con nỗ lực để tẩy luyện và thực hiện ý Chúa Giêsu nơi Hội Thánh.

Như trên đã nói, những người lên tiếng chỉ trích việc cử nhiệm tổng giám mục phó cho Hà Nội đều là những người có thiện ý trong “nỗ lực tẩy luyện và thực hiện ý Chúa Giêsu nơi Hội Thánh”. Nhưng thiện ý ấy đang bị chìm ngập bởi ngôn từ và hình ảnh quá tiêu cực, bởi giọng hét điếc tai làm choáng váng cả những người thiện chí nhất muốn lắng nghe họ.

Kẻ hèn này vẫn tin là tất cả các bài viết từ trước đến nay đều có ẩn dấu một sứ điệp tích cực mà nếu bình thản phân tích ta sẽ tìm ra. Thực vậy, John Gottman, tác giả cuốn “Why Marriages Succeed or Fail” cũng do nhà Simon & Schuster xuất bản (1994) như cuốn “Joshua” của Linh Mục Girzone, nhận định rằng trong những lời cay độc mà vợ chồng trao cho nhau trong những lúc chống phá nhau nhưng vẫn còn yêu nhau, thế nào cũng có một điều được ông gọi là then máy (mecahnism) làm xoay cuộc chửi bới trở thành cuộc đối thoại tích cực. Sau đây là một thí dụ:

Dũng: Em đừng tự trách em mỗi lần con nó hỗn.

Lan: Anh khỏi phải dạy em. Đừng có mà lên mặt ta đây với em hoài!

Dũng: Câm cái mồm lại! Anh đâu có lên mặt ta đây với em!

Lan: Thấy không, lại hống hách nữa! Anh giống hệt ba anh. Đừng có hòng bắt em câm họng ạ!

Trong mẩu cãi cọ trên, Dũng có đưa ra một then máy, đó là câu: “Anh đâu có lên mặt ta đây với em”. Nhưng câu ấy bị chìm phía sau giọng nạt nộ “câm cái mồm lại”, nên Lan đã không nhận ra. Nếu Lan nhận ra then máy ấy, thì kết thúc êm đẹp có thể như sau:

Dũng: Câm cái mồm lại! Anh đâu có lên mặt ta đây với em!

Lan: Thực không, thực không muốn lên mặt hả?

Dũng: Đúng vậy!

Lan: Vì mỗi lần anh bảo em đừng thế này đừng thế nọ, em có cảm giác như anh muốn điều khiển em.

Dũng: Đâu có, anh chỉ muốn giúp em thôi.

Rất mong được nghe những lời nói dù gay gắt vẫn còn để cho người nghe có cơ hội tìm ra những then máy tích cực. Những lời gay gắt ấy nên dùng để phân tích đến cùng những sai phạm đang xẩy ra rất nhiều trong Giáo Hội Việt Nam nói riêng và trong Giáo Hội hoàn vũ nói chung, cả trong ba lãnh vực đạo, đời, và cả đạo lẫn đời, nhất là trong hai lãnh vực sau, thay vì dùng để bới móc các khuyết điểm cá nhân nhằm hạ nhục, đánh gục, không mang lại lợi ích gì cho ai, ngoại trừ kẻ thù chung là chế độ Cộng Sản. Cũng xin nhấn mạnh một điều, được John Gottman trình bày rất kỹ trong tác phẩm trên: chỉ nên than phiền, khiếu nại (complaint) chứ không nên chỉ trích (criticism) nhất là đừng khinh bỉ (contempt). Than phiền, khiếu nại nói lên quan điểm chủ quan để người bị khiếu nại giải thích hay giải quyết. Chỉ trích hay khinh bỉ là lên án, người bị chỉ trích, khinh bỉ hết đường giải thích. Chỉ trích khinh bỉ là đinh đóng cột, chắc nịch như chân lý ngàn đời, điều mà trong thế giới đa nguyên, phức tạp hiện nay, ít ai có thể vỗ ngực cho là mình nắm vững.
 
Thông Báo
Thư Mời Ca Đoàn
Văn Duy Tùng
08:30 29/04/2010
Ngày 22 Tháng 4, Năm 2010
Thư Mời Ca Đoàn

Kính thưa Quí Ca Đoàn, Quí Nhạc sĩ Công giáo, Quí Ca Trưởng, Ca Viên và Các Nhạc công

Hàng năm, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại có tổ chức Ngày Hành Hương Đức Mẹ La Vang tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Thủ Đô Washington D. C. Hoa Kỳ vào những ngày 17, 18, 19 Tháng 6 'Năm 2010.

Chương trình những ngày Hành Hương gồm có: Thăm thắng cảnh vùng Thủ Đô, Sinh hoạt, Hội thảo, Giảng phòng, Chầu, Rước kiệu, Hoà giải, Thánh nhạc, Văn nghệ V.v...
Đặc biệt chúng ta sẽ chào mừng Ngày Thánh Nhạc cũng được tổ chức lần thứ III trong dịp này để họp mặt Quí Nhạc sĩ Công giáo và ACE Ca Trưởng khắp nơi trên thế giới.

Chúng tôi cũng xin kêu gọi và kính mời Quí Ca Đoàn, Ca Trưởng, Ca Viên ghi danh tham gia hát cho những thánh lễ trong dịp Hành Hương này và cùng với Ca Đoàn Tổng Hợp hát thánh lễ Đại Trào.

Để cho tiện việc sắp xếp, xin ghi danh sớm có thể và hạn chót đến ngày 10 Tháng 6 Năm 2010.
Xin Ghi danh ở những địa chỉ thuận tiện nhất sau đây:
- Lm. Nguyễn Đức Vượng (703) 553-0370. Email: vuongduc@yahoo.com
- Ns. Phạm Đức Huyến (408) 623-1358. Email: josephhuyen@yahoo.com
- Hoặc chúng tôi. Văn Duy Tùng (703) 362-3267 email: vanduytung@yahoo.com

Bài hát cho Thánh Lễ Đại Trào và xin tập trước. Nhập Lễ: Tung Hô Danh Ngài, Đáp Ca: Linh Hồn Tôi, Dâng Lễ: Hiến Lễ Tinh Tuyền, Hiệp Lễ: Tán Tụng Hồng Ân, Kết Lễ: Trinh Vương Maria, Lạy Đức Mẹ La Vang, Chúc Tụng Mẹ La Vang Bộ Lễ: De Anglelis, Great Amen
Những bài hát này điều có và xin vào website: www. catruong.com để down load

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Quí vị và Anh Chị Em và xin Chúa chúc lành.
Thay mặt Lm. Nguyễn Đức Vượng, Trưởng Ban Thánh Nhạc Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại.
Trân trong kính mời, Văn Duy Tùng
 
Thân Phụ LM. Giuse Trần Đình Trọng thủ đô Canberra, Úc Châu Vừa Mới Qua Đời
Jos. Vĩnh SA
22:11 29/04/2010
CÁO PHÓ

Linh Mục Giuse Trần Đình Trọng và gia đình trân trọng kính báo cùng quí Tu Sĩ Nam Nữ, quí Thân bằng, Quyến thuộc và Bạn hữu xa gần là:

Ông Cố GIUSE TRẦN CHU TRÁC

Vừa Tạ Thế ngày 29, tháng Tư, Năm 2010

Tại thủ đô Canberra, Úc Châu

Hưởng Thọ 89 tuổi

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

-Thánh Lễ Phát Tang, lúc 7 giờ 30 chiều, thứ Ba, ngày 04/5/2010

Tại nhà quàn TOBIN Brother

101 Nettlefold Street, BELCONNEN, CANBERRA

-Thánh Lễ An Táng, lúc 10 giờ 30 sáng, thứ Tư, ngày 05/5/2010

Tại nhà thờ St. MICHAEL’S PARISH

2 Tyrrell Circuit, KALEEN, CANBERRA

Kính xin Quí Vị thêm lời cầu nguyện cho thân phụ của tôi là linh hồn Ông Cố Giuse, sớm được Chúa đón nhận về Thiên Đàng

T/M. Gia Đình

Quí Tử Lm. Giuse Trần Đình Trọng

Canbbera
 
Văn Hóa
Giọt Nước Mắt Cần Lao
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
11:12 29/04/2010
Giọt nước mắt cần lao

Đã lăn dài giữa dòng đời hối hả

Nghe xuyến xang từ màn đêm buốt giá

Bước chân người những lối ngả truân chuyên

.

Cho một ngày sung túc bình yên

Manh áo hạt cơm được đong bằng nước mắt

Bằng cả tình yêu chân thật

Nối những bàn tay và những con tim

.

Giọt nước mắt cần chuyên

Rơi xuống cho thửa đời thêm xanh tốt

Rơi xuống cho tương lai mộng ước

Nên dáng hình nên một khúc tâm ca.
 
Tôn trọng quan điểm của người khác
Lm. Inhaxio Trần Ngà
17:46 29/04/2010
TÔN TRỌNG QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI KHÁC

Bất đồng ý kiến là điều tất nhiên phải có, vì người ta thường nói: chín người mười ý. Vậy mà trong thực tế, nhiều người không chịu chấp nhận thực tế nầy, bắt buộc người khác phải thương như mình, phải ghét như mình, phải đồng quan điểm với mình trong mọi chuyện. Nhiều người tự cho rằng ý kiến của mình bao giờ cũng đúng, quan điểm của mình lúc nào cũng tốt nhất; có người còn tuyệt đối hoá quan điểm của mình và không chấp nhận những quan điểm khác, cho dù đó là quan điểm của Tòa Thánh.

Từ chỗ bất đồng quan điểm, người ta tìm đủ cách phỉ báng, lăng mạ hoặc loại trừ những cá nhân hay tổ chức không cùng quan điểm với mình.

CÁI NHÌN PHIẾN DIỆN

Xưa kia ở Ấn-độ có một ông vua đang lúc nhàn rỗi muốn tìm một trò tiêu khiển, nảy ra một sáng kiến hay:

Vua cho mời năm anh mù từ lúc mới sinh đến sân rồng rồi truyền đem vào một con voi lớn. Năm anh mù nầy chưa hề biết voi là gì. Nhà vua ra lệnh cho họ đến sờ voi một lát rồi mô tả lại hình dáng con vật cho vua và triều thần nghe. Ai mô tả đúng sẽ được trọng thưởng.

Lát sau, vua quay lại hỏi người thứ nhất:

- Nhà ngươi hãy mô tả con voi!

Anh này đắc ý tâu:

- Tâu hoàng thượng, voi là một con vật giống y như cột đình (vì anh sờ trúng chân voi).

Anh thứ hai cãi lại:

- Tâu hoàng thượng, không phải thế, con voi có hình thu ngoằn ngoèo như một khúc rễ cây. Chính hạ thần đã tận tay sờ thấy y chang như vậy (vì anh này sờ trúng cái vòi).

Anh thứ ba lên tiếng:

- Đâu phải, voi giống chiếc quạt lớn (anh sờ trúng tai voi)

Anh thứ tư bác lại:

- Tâu đức vua, cả ba anh kia đều sai bét. Chính hạ thần mới là người biết được sự thật. Nó y như một tảng đá lớn, tròn tròn (vì anh này sờ nhằm cái bụng).

Anh thứ năm chen vào:

- Các anh là những người khoác lác và trả lời theo óc tưởng tượng chứ không dựa vào thực tế. Rồi quay qua đức vua, anh tiếp:

- Thưa hoàng thượng, xưa nay hạ thần cứ tưởng voi là một con vật khổng lồ. Nào ngờ, hôm nay, nhờ công đức của hoàng thượng, hạ thần mới biết được sự thật: voi là một con vật nhỏ bé, phe qua phẩy lại như chiếc chổi cùn (anh này lại sờ trúng khúc đuôi).

Thế rồi năm anh đều cho ý kiến mình là tuyệt đối đúng, và người khác là hoàn toàn sai, không ai chấp nhận ý kiến người khác, nên tranh cãi nhau kịch liệt rồi quay ra đấm đá nhau dữ dội, người thì bị gãy răng, kẻ bị dập mũi, lòi mắt… máu me lai láng trông rất thảm hại. Trong khi đó, nhà vua và đám cận thần ôm bụng cười ngặt nghẽo. (Viết theo truyện cổ Ấn- Độ)

Năm người mù tiếp cận con voi từ năm khía cạnh khác nhau nên có năm ý kiến (năm quan điểm) khác nhau. Con người thường tiếp cận thực tại dưới nhiều góc độ khác nhau nên cũng có những quan điểm khác nhau như vậy.

Nhưng điều đáng tiếc là có lắm người cũng giống như năm anh mù trên đây, cho rằng quan điểm của mình, ý kiến của mình, lập trường của mình là tuyệt đối đúng và không chấp nhận những quan điểm khác. Chẳng những không chấp nhận ý kiến đối lập mà người ta còn triệt hạ nó. Thế là tấn kịch bi hài “sờ voi” vẫn tiếp diễn không ngừng.

Nơi một số người, căn bệnh “sờ voi” nầy hầu như trở thành mãn tính và bất trị. Một khi người ta có một ý kiến, một quan điểm nào đó rồi thì không ai có thể giúp họ nhìn theo quan điểm khác được.

ĐỪNG VỘI TIN VÀO LÝ LUẬN

Chúng ta hãy nghe Giáp và Ất tranh luận:

Giáp lý luận: “Ban sáng, mặt trời ở gần trái đất; ban trưa, mặt trời ở xa; vì vào ban sáng ta thấy mặt trời to, ban trưa, ta thấy mặt trời nhỏ.”

Giáp lý luận rất đúng. Thế nhưng Ất lại không tán thành. Anh chứng minh ngược lại.

Ất nói: “Không đúng. Ban sáng, mặt trời ở xa, vì ta cảm thấy nóng ít; ban trưa mặt trời ở gần, vì ta cảm thấy nóng nhiều. Càng gần lò lửa thì càng nóng, đúng không?”

Hai người đưa ra những luận chứng rất thuyết phục để bảo vệ cho quan điểm của mình, nhưng chẳng có người nào đúng.

Vậy thì đừng vội tin vào lý luận, vì lý luận không nhất thiết đưa người ta đến gần chân lý.

ĐỪNG TUYỆT ĐỐI HOÁ QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH

Đừng bao giờ tuyệt đối hoá quan điểm của mình, tức cho rằng quan điểm của mình là duy nhất đúng; quan điểm của người khác đã xưa, đã lỗi thời, không thích hợp, không đúng. Không ai nắm gọn chân lý trong tay. Như năm người mù sờ voi, mỗi người chỉ đúng về một khía cạnh, về một phương diện. Điều đáng trách là người ta cứ cho rằng mình đúng toàn diện, nên không thể chấp nhận người khác quan điểm cũng đúng (về một khía cạnh nào đó) như mình.

TRƯỚC HẾT, CẦN CHẤP NHẬN QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI KHÁC

Trong một tập thể, trong một cuộc thảo luận, thường có những quan điểm khác nhau. Đó là điều tất nhiên không tránh được (nhưng đó lại là điều đáng mừng)

Điều đáng tiếc là có nhiều người không bao giờ chấp nhận quan điểm của người khác, phản đối người khác kịch liệt khi họ có quan điểm khác mình hay trái ngược với mình.

Thế là vở tuồng ‘mù sờ voi’ không ngừng tiếp diễn khắp nơi trên thế giới trong nhiều lãnh vực khác nhau suốt chiều dài lịch sử loài người!

Hãy nhớ rằng chân lý thì đa diện trong khi tâm trí con người hạn hẹp. Muốn biết rõ một ngôi nhà, cần quan sát nó từ nhiều điểm nhìn khác nhau; muốn luận tội một phạm nhân, quan toà phải nghe lý lẽ từ hai ba phía; muốn biết rõ một sự thật nào đó, chúng ta cũng cần phải xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh, nhiều quan điểm khác nhau.

Bởi thế, ta rất cần lắng nghe người khác bày tỏ quan điểm của họ để mở rộng nhận thức của mình.

YÊU THÍCH VÀ TÔN TRỌNG QUAN ĐIỂM KHÁC BIỆT

Nếu anh màu đỏ, tôi cũng là màu đỏ như anh, thì sự kết hợp giữa hai người cũng chỉ là màu đỏ, không có gì mới mẻ. Nếu anh màu đỏ nhưng tôi không đồng màu với anh mà là màu trắng, thì sự phối hợp giữa hai người sẽ phát sinh màu hồng, mới mẻ hơn, dịu dàng hơn.

Nếu anh là nốt nhạc mi, tôi cũng là nốt nhạc mi, người bạn thứ ba cũng là nốt mi, thì sự phối hợp giữa ba người khá buồn tẻ. Nhưng nếu anh là nốt mi, tôi là sol, người bạn thứ ba là đô, thì sự phối hợp giữa ba chúng ta sẽ tạo nên một hợp âm vui tươi, sống động.

Sự phối hợp nhiều quan điểm khác nhau sẽ làm cho các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn; sự phối hợp giữa hai đảng phái đối lập sẽ làm cho đất nước được dân chủ tiến bộ hơn.

ÁNH SÁNG SẼ LOÉ LÊN TỪ NHỮNG Ý TƯỞNG KHÁC BIỆT

“Du choc des idées, jaillit la lumière” (ngạn ngữ Pháp)

“Từ những ý kiến trái nghịch va chạm nhau, ánh sáng sẽ loé lên”. Hai cục đá va chạm mạnh vào nhau, lửa loé lên. Hai ý tưởng trái nghịch va chạm nhau, sẽ làm phát sinh sự thật, phát sinh ánh sáng.

Tôi đưa ra một ý kiến, anh đưa ra một ý kiến trái nghịch tôi, thế rồi cả hai ý kiến được dung hoà và nảy sinh ý kiến thứ ba tốt hơn cả hai ý kiến trước.

Một cuộc thảo luận không có những ý kiến trái nghịch là thảo luận một chiều, nghèo nàn, vô bổ và có thể đưa đến những kết luận sai lầm. Một cuộc thảo luận đa chiều, bao gồm nhiều ý kiến trái nghịch sẽ đem lại một kết luận đúng đắn, một giải pháp tốt.

CẦN CÁI NHÌN TỔNG HỢP

Khi nhìn một đối tượng nào, chúng ta thường chỉ đứng ở một vị trí, một góc độ nào đó để nhìn, nên chúng ta thường chỉ thấy được một mặt, một khía cạnh nào đó của đối tượng mà thôi. Vì thế, cái nhìn của chúng ta thường có tính cách phiến diện, một mặt, một chiều. Trong khi đó, đối tượng ta nhìn thì đa diện, muôn hình muôn vẻ.

Nếu chúng ta chỉ nhìn mặt sau của một ngôi nhà rồi lên tiếng bình phẩm về giá trị của ngôi nhà đó, chúng ta sẽ phạm phải sai lầm tai hại. Cần phải nhìn đủ tứ phía, rồi nhìn từ trên xuống, quan sát bên ngoài, xem xét bên trong… chúng ta mới có thể đưa ra một nhận định xác đáng về giá trị của ngôi nhà đó.

Đứng trước một sự vật, mỗi người có một hướng nhìn khác nhau, nên thấy được những mặt khác nhau. Đứng trước một vấn đề, mỗi người có một quan điểm khác nhau, nên có những nhận định khác nhau.

Vì thế, đừng vội cho rằng quan điểm của mình thì đúng còn quan điểm của bạn thì sai.

Phê bình, công kích người khác khi họ có một hướng nhìn, một quan điểm khác với hướng nhìn, quan điểm của mình thì thật là chủ quan, thiếu sáng suốt và thiếu óc khoa học.

Tốt hơn, sau khi đã quan sát một đối tượng, một vấn đề dưới góc độ này, dưới quan điểm này, chúng ta hãy đứng sang những vị trí khác, những quan điểm khác để nhìn đối tượng theo những chiều hướng khác.

Biết phối hợp những hướng nhìn khác nhau, nhiều ý kiến trái ngược, nhiều quan điểm đối lập… sẽ giúp chúng ta đến gần sự thật hơn và nhất là khỏi phải xung khắc, bất hoà với nhau vì bất đồng quan điểm.

Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Nữ Hoàng Tháng Năm
Jos. Tú Nạc, NMS
23:54 29/04/2010
Tháng Hoa nhớ Mẹ

Nữ Hoàng tháng Năm – những ngày vô tận,

Bao cánh rừng bừng sức sống hoan ca,

Trong mọi tiết trời, trên muôn bờ bến,

Những chồi non vội vàng khoe mầu biếc,

Và lá và hoa, hương sắc ngọt ngào

Ao ước điểm trang tôn kính chân Người.

Nữ Hoàng tháng Năm - ấp ủ tay Người,

Người cực thánh của muôn vàn chuỗi ngọc

Làm tan biến những hồn đang rỉ máu,

Ánh mắt ướt mi, tâm hồn tan nát,

Vì, dành dụm mơn man tình Thánh Ái,

Chẳng có đâu lòng nhân hậu tựa Người.

Nữ Hoàng tháng Năm – hằng hữu một ngôi,

Nơi ngàn khóc than, âm thầm chẳng nói,

Và là chốn náu nương khi sợ hãi

Mong mỏi được Người thoáng gặp dung nhan,

Ánh mất kia một hy vọng tràn đầy

Để ngàn sau hưởng hồng ân Thiên quốc.

Nữ Hoàng tháng Năm – ngàn hoa tán tụng,

Tha thiết chờ mong khắc khoải u hoài,

Đón đợi phép mầu hay tóc mây óng ả,

Chiếu sáng bóng đêm, dập tắt lửa hồng,

Tất cả hướng lên lúc “Ta tâm nguyện”

Thánh Mẹ ngọt ngào – Vương Miện tháng Năm.
 
Gửi Mẹ Tháng Năm
Jos. Tú Nạc, NMS
23:58 29/04/2010
Nếu ngàn hoa trần thế của riêng con,

Con sẽ cả dâng về miền yêu dấu,

A, sẽ kết từng lãng hoa xinh xắn,

Nữ Vương thiên đàng khứng nhận cho con.

Nếu rừng kia muôn loài chim biết hót,

Con sẽ gọi về đây chốn quạnh hiu,

A, sẽ là muôn cung đàn thánh thót,

Nữ Vương thiên đàng khứng nhận cho con.

Nếu tất cả vạn trái tim rung động,

Con sẽ gom về kết dưới chân Người,

A, sẽ là một tình yêu mãnh liệt,

Nữ Vương thiên đàng khứng nhận, vì Người.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Khi Trái Tim Hành Khất Nhảy Mừng
Lm. Trần Cao Tường
17:20 29/04/2010

Khi Trái Tim Hành Khất Nhảy Mừng



Ảnh của Cao Tường

Khi trái tim hành khất ủ rũ nép mình trong xó tối,

Hoàng Thượng ơi, xin mở cửa bước vào theo nghi thức quân vương.

(Tagore, Lời Dâng #39)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ải Chi Lăng
Lê Trị
22:16 29/04/2010

ẢI CHI LĂNG



Ảnh của Lê Trị

Nước Việt ơi

Ôi nước Việt của tôi

Ngậm ngùi không nói được

Đành chỉ để lệ rơi

Ôi!! xương máu anh linh

Của bao thời dựng nước

Lẽ nào một buổi đành quên…

(Trích thơ của Thiên Nhất Phương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền