Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thánh Giuse Thợ : Vết Chai Sạn Ghi Dấu Tình Yêu
Lm Giuse Trương Đình Hiền
10:00 29/04/2018
Lễ Thánh Giuse Thợ, Bổn mạng giới cần lao – 1/5/2018 – Gx Đập Đá
1. Từ một ngày 1/5 đau thương :
Nếu Hội Thánh Công Giáo chúng ta chọn ngày hôm nay (1/5) với phụng vụ lễ nhớ kính Thánh Giuse Thợ, Bổn mạng của giới cần lao, thì trong xã hội dân sự, có nhiều nước trên thế giới chọn ngày hôm nay làm ngày “Quốc Tế lao động”. Tôi nói nhiều nước chứ không phải hết mọi nước, vì có một số nước như Mỹ, Canada, Úc…không chọn ngày nầy là ngày “quốc tế lao động”; trong khi đó, một số nước Bắc Âu, cũng mừng ngày nầy, nhưng gọi là lễ hội MAY DAY, không phải để tôn vinh lao động hay công nhân mà để chào mừng mùa xuân, mùa hoa lá bắt đầu trổ, vươn dậy, sau những ngày đông ảm đạm !
Riêng tại Mỹ quốc, nơi ghi dấu điểm xuất phát đầu tiên của ngày 1/5 nầy, thì chính Tổng thống Eisenhower vào năm 1958 đã ký 1 nghị quyết chọn ngày nầy (1/5) là “Ngày Trung Thành với tổ quốc” (để phân biệt với ngày 1/5 lao động của thế giới). Sở dĩ nói ngày 1/5 bắt nguồn từ Mỹ, vì cách đây đúng 132 năm, vào ngày 1/5/1886, tại thành phố Chicago nước Mỹ có cuộc đình công của giới công nhân, yêu cầu được làm 8 giờ một ngày. 3 ngày sau đó, vào ngày 4/5/1886, tại quảng trường Haymarket của thành phố Chicago có cuộc meeting của công nhân. Khi cảnh sát đến giải tán vì đã về khuya, thì có một trái lựu đạn tung ra làm 7 cảnh sát chết tại chỗ, 60 bị thương. Thế là cảnh sát nổ súng, khiến 4 người công nhân chết, hàng trăm bị thương và bị bắt…Sau thảm kịch Haymarket 3 năm, vào tháng 6/1889, phong trào Cọng Sản Đệ Nhị quốc Tế quyết định chọn ngày 1/5 với sự kiện thảm sát Haymarket tại Chicago hằng năm làm ngày quốc tế tôn vinh lao động; và từ đó, do ảnh hưởng của phong trào bình đẳng, nhân quyền, quyền lợi công nhân… nở rộ trên toàn thế giới, nên nhiều quốc gia mặc nhiên chấp nhận ngày 1/5 là ngày tôn vinh lao động và giới công nhân với một ý nghĩa khá tiêu cực : khai thác chiều kích hận thù giai cấp, tranh đấu sắc máu, bất khoan dung và đầy tính chia rẽ, hận thù, thay vì khoan dung, hoà bình, sẻ chia và bác ái.
Đứng trước những giá trị cao quý của Cần Lao có thể bị bóp méo và có thể dẫn dắt, khơi gợi tâm lý chia rẽ, đấu tranh, hận thù, làm mất đi vẽ đẹp quý giá của cần lao, cho nên, vào ngày 1/5/1955, Đức Thánh Cha Pio XII, đã quyết định đặt Thánh Giuse, Người thợ Mộc của làng quê Na-da-rét, người cha, Người Bảo Trợ và người thầy của Đấng Cứu Thế, làm Bổn Mạng cho toàn thế giới lao động Công Giáo, để “chuẩn hoá” những giá trị đúng đắn và cao quý của cần lao và người lao động trên nền tảng của đức tin Công Giáo theo mẫu gương của Thánh Cả Giuse. ĐTC đã nêu bật ý nghĩa nầy trong diễn từ ngày 1/5/1955 với những lời thâm thuý dành cho Thánh Giuse :
“Chắc hẵn chúng ta phải hân hoan vì người thợ vô danh ở Na-da-rét xưa chẳng những là hiện thân cho giá trị lao động chân tay trước mặt Chúa và Giáo Hội, mà còn là vị Giám Hộ mẫn tiệp của mỗi người và của cả gia đình các bạn lao động nữa…Không có vị giám hộ nào có đủ khả năng linh nghiệm thông truyền Tin Mừng cho đời sống thợ thuyền bằng Thánh Giuse Thợ”
2/. Đến một ngày 1/5 cao quý :
Như vậy rõ ràng, Giáo Hội đã “rửa tội” cho ngày “1/5 đau thương”, để với dung mạo của Thánh Giuse Thợ, trở thành “ngày 1/5 của sự công chính, thánh thiện, bác ái và hoà bình”.
Thật ra, không phải đợi đến lời tuyên bố của ĐTC Pio XII vào ngày 1/5/1955, cũng chẳng phải chỉ với thời xuất hiện của bác Phó mộc Giuse thành Na-da-rét cách đây 2000 năm, thì giá trị của lao động, cần lao mới được công nhận, trân trọng; mà, như sách Sáng Thế chúng ta vừa nghe trong BĐ 1, ngay từ khi con người có mặt trên trái đất, giá trị của lao động, của cần lao, của việc quản trị và xây dựng trái đất đã được Thiên Chúa xác lập ngay trong phẩm giá cao cả của con người : Thiên Chúa phán : “Chúng ta hãy tạo thành con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất…”; và rồi để con người thể hiện cụ thể “vai trò làm chủ vũ trụ” giống như Thiên Chúa, “Đấng làm việc không ngừng” (Ga 5,17), “Thiên Chúa đã đem con người đặt vào vườn Ê-den để cày cấy và canh giữ đất đai” (St 2,15). Chúng ta cũng đừng quên, ngay cả sau khi con người sa ngã phạm tội, phẩm giá của con người bị tội lỗi bôi đen, thì giá trị cần lao vẫn luôn được duy trì : “Với con người, Chúa phán : ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có mà ăn…” (St 3,19).
Và rồi, kể từ khi tội lỗi đã nhập vào thế gian, mọi giá trị cao cả mà Thiên Chúa đã xác lập trong công trình sáng tạo và hình ảnh Thiên Chúa được ghi đậm trong mỗi ngôi vị con người phải đi qua con đường dài tăm tối của đổ vỡ, lầm lạc, thất bại…Con người không còn nhận ra hình ảnh Thiên Chúa nơi chính mình cũng như trong anh em đồng loại, và thế giới trở nên một công trường đầy bạo lực, bất công, khổ sai và nước mắt…Thiên Chúa lại một lần nhọc công ra tay cứu độ !
Chương trình cứu độ huyền nhiệm của Thiên Chúa, cho dẫu có xa xôi, dài lâu, vẫn tới hồi hiện thực, như lời Kinh nguyện Thánh Thể thứ IV của Hội Thánh : “và khi con người đã mất tình nghĩa với Cha vì tội bất phục tùng, Cha đã không bỏ mặc con người dưới quyền lực sự chết. …Cha đã yêu thương thế gian đến nỗi khi tới thời viên mãn, Cha đã sai Con Một đến làm Đấng Cứu độ chúng con…Người đã nhập thể và được Đức Trinh Nữ Maria sinh ra, đã sống trọn thân phận con người của chúng con ngoại trừ tội lỗi…”
Thân phận con người mà Con Thiên Chúa chọn lại là “Con bác thợ mộc”, như người dân Na-da-rét đã bỡ ngỡ thốt lên : “Ông không phải là con bác thợ mộc ư ?” (Mt 13,55); và như thế, rõ ràng từ đây, với sự xuất hiện của hai cha con thợ mộc Giuse và Giêsu, cái búa, cái cưa, lưỡi bào…, và nhất là, những bàn tay vất vả, những giọt mồ hôi nhọc mệt, của xưởng thợ Na-da-rét…đã mang một âm vang mới, một giá trị mới, một tinh thần mới : đó là tặng phẩm của tình yêu, là hành động của yêu thương và phục vụ, là biểu hiện của sẻ chia, đồng hành và bác ái. Đó chính là ý nghĩa mà Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã khai triển trong Tông huấn về Thánh Cả Giuse “Đấng Hộ Thủ Chúa Cứu Thế” (Custos Redemptoris) :
“Lao công của con người, nhất là lao động tay chân, được đặc biệt nhấn mạnh trong Tin Mừng. Cùng với nhân tính của Con Thiên Chúa, lao động cũng được đưa vào trong mầu nhiệm Nhập thể, và cũng được cứu chuộc theo cách đặc biệt. Tại xưởng mộc nơi Ngài miệt mài làm việc với Chúa Giêsu, thánh Giuse đưa lao công con người đến gần mầu nhiệm Cứu chuộc hơn.”
Vâng, dưới ánh sáng Tin Mừng, đặc biệt qua con người bác phó mộc Giuse và chú “thợ con” học việc Giêsu trong xưởng thợ Na-da-rét, “lao động đã trở thành cách diễn tả tình yêu trong cuộc sống gia đình” ; vết chai sạn vất vả của những của bàn tay lao động đã trở thành dấu chỉ của tình yêu; những giọt mồ hôi, nước mắt của lao nhọc đắng cay…đã trở nên tặng phẩm của hy sinh hiến tế.
(Giáo xứ Đập Đá chúng ta chọn Thánh Giuse thợ là Bổn mạng, phải chăng là cùng chọn lựa mẫu gương sống động của Ngài để noi theo, là chọn bước đi từng ngày trong sự trung thành, cần mẫn với trách nhiệm là cha, làm chồng, cho dù phải đắng cay, vất vả, vẫn đong đầy yêu thương, phục vụ.). Sống đạo đích thực, nên thánh đích thực, đâu có phải là tìm kiếm thực hiện những chuyện chọc trời khuấy nước, những công trình to lớn, hoành tráng…mà là chu toàn những công việc ẩn khuất, tối tăm, thầm lặng mỗi ngày với con tim đầy tràn tình yêu, với đức tin bền vững, sắt son, như Đức Thánh Giáo Hoàng Goan-Phaolô II nhắc bảo trong Tông huấn “Hộ Thủ Đấng Cứu Thế” :
“Thánh Giuse là mẫu mực của những người khiêm hạ mà Kitô giáo nâng lên những địa vị cao sang; … Người là bằng chứng cho thấy rằng để trở thành một môn đệ tốt và chân chính nối gót Chúa Kitô, không cần đến những điều vĩ đại – chỉ cần các nhân đức thông thường, đơn sơ và nhân bản, nhưng phải là những nhân đức đúng nghĩa và chân thực.”
Và đó cũng là điều chúng ta cầu nguyện với Thánh Giuse, chúng ta cần Ngài trợ giúp, cần Ngài mãi mãi hiện hữu là biểu tượng, là mẫu gương, là ánh sáng soi đường…, như những câu thơ viết về Ngài :
Giữa một thế giới
Nhầy nhụa tiền tài, giàu sang, vẩn đục,
Chúng con cần Ngài, người cha tảo tần vất vả đắng cay.
Để thấy hy sinh và chia sẻ từng ngày,
là quà tặng, là của cải vô cùng cao quý.
Giữa một thế giới đầy bạc bẽo, vô tâm, quỷ mỵ,
Chúng con cần Ngài, Người bảo trợ tuyệt vời của Thánh Gia.
Để thấy trách nhiệm, trung thành là khúc nhạc câu ca,
Vẫn vang vọng trên muôn nẻo đường dương thế.
Vâng, lạy Thánh Cả Giuse, người thợ mộc Na-da-rét, chúng con cần Ngài ! Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho Bán Đảo Triều Tiên “không vũ khí hạt nhân” và cho Kitô hữu Nigeria.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:33 29/04/2018
(Vatican News) Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng sáng nay, Chúa Nhật 29 tháng Tư năm 2018, ĐGH đã ca ngợi thành quả tích cực của cuộc họp liên thượng đỉnh Triều Tiên và kêu gọi hòa bình cho tương lai của Triều Tiên và cho thế giới. Ngài cũng nhắc đến những cuộc bạo động đang diễn ra chống lại các cộng đồng Công Giáo tại Nigeria và kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình và hòa hợp ở đó.
Sự hợp tác giữa hai miền Triều Tiên.
ĐGH đã ca ngợi thành quả tốt đẹp của cuộc họp thượng đỉnh liên Triều Tiên vào Thứ Sáu tuần trước và kêu gọi cầu nguyện “cho tương lai hòa bình và tình anh em sẽ không bị thất vọng và cho sự hợp tác giữa hai miền được tiếp tục sinh hoa kết trái vì nhân dân Triều Tiên yêu quý và cho toàn thế giới.
Ngài kêu gọi các nhà lãnh đạo của Bắc và Nam Triều Tiên tiếp tục hợp tác và kêu gọi cầu nguyện cho sự cam kết can đảm của họ để tiến tới “một con đường đối thoại chân thành nhằm cho một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân.
Những Kitô hữu ở Nigeria.
ĐGH Phanxiô cũng nhắc đến những bạo động chống lại cộng đồng Công Giáo đang diễn ra ở Nigeria và kêu gọi cầu nguyện để tái lập hòa bình và hòa hợp ở đó.
“Tuần trước cộng đồng Kitô tại Nigeria lại tiếp tục bị tấn công, và một nhóm Kitô hữu đã bị giết, trong đó có hai vị linh mục.
“Cha tín thác những anh em này của chúng ta vào lòng thương xót của Chúa và cầu nguyện cho những cộng đồng đang bị tấn công nghiêm trọng này được tìm thấy sự hòa hợp và hòa bình.”
Kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Syria.
Cuối cùng, tháng tới là tháng Năm, Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ, ĐGH mời gọi tất cả các tín hữu hãy hiệp thông với ngài cùng cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình ở Syria.
ĐGH nói rằng vào ngày mùng Một tháng Năm, ngài sẽ thực hiện một cuộc hành hương đến Đền Thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa, ở đó Ngài sẽ lần hạt Mân Côi “cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình ở Syria và trên toàn thế giới.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Sự hợp tác giữa hai miền Triều Tiên.
ĐGH đã ca ngợi thành quả tốt đẹp của cuộc họp thượng đỉnh liên Triều Tiên vào Thứ Sáu tuần trước và kêu gọi cầu nguyện “cho tương lai hòa bình và tình anh em sẽ không bị thất vọng và cho sự hợp tác giữa hai miền được tiếp tục sinh hoa kết trái vì nhân dân Triều Tiên yêu quý và cho toàn thế giới.
Ngài kêu gọi các nhà lãnh đạo của Bắc và Nam Triều Tiên tiếp tục hợp tác và kêu gọi cầu nguyện cho sự cam kết can đảm của họ để tiến tới “một con đường đối thoại chân thành nhằm cho một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân.
Những Kitô hữu ở Nigeria.
ĐGH Phanxiô cũng nhắc đến những bạo động chống lại cộng đồng Công Giáo đang diễn ra ở Nigeria và kêu gọi cầu nguyện để tái lập hòa bình và hòa hợp ở đó.
“Tuần trước cộng đồng Kitô tại Nigeria lại tiếp tục bị tấn công, và một nhóm Kitô hữu đã bị giết, trong đó có hai vị linh mục.
“Cha tín thác những anh em này của chúng ta vào lòng thương xót của Chúa và cầu nguyện cho những cộng đồng đang bị tấn công nghiêm trọng này được tìm thấy sự hòa hợp và hòa bình.”
Kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Syria.
Cuối cùng, tháng tới là tháng Năm, Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ, ĐGH mời gọi tất cả các tín hữu hãy hiệp thông với ngài cùng cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình ở Syria.
ĐGH nói rằng vào ngày mùng Một tháng Năm, ngài sẽ thực hiện một cuộc hành hương đến Đền Thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa, ở đó Ngài sẽ lần hạt Mân Côi “cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình ở Syria và trên toàn thế giới.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Các Giám Mục Ba Lan kêu gọi các tín hữu hải ngoại hội nhập nhiều hơn vào Giáo Hội địa phương
Đặng Tự Do
15:33 29/04/2018
Kết thúc phiên họp nhân kỷ niệm 100 năm độc lập của Ba Lan, các Giám Mục nhận định các ngài không còn đủ giáo sĩ để làm mục vụ cho người Ba Lan sống ở nước ngoài và kêu gọi người Công Giáo di cư hòa nhập nhiều hơn với Giáo hội địa phương.
Trong một bức thư mục vụ được đọc tại các Thánh Lễ Ba Lan ở nước ngoài vào ngày 29 tháng Tư, các giám mục cảm ơn hơn 2,000 linh mục và nữ tu Ba Lan hiện đang phục vụ người Ba Lan trên toàn thế giới, và những người thiện nguyện giúp đỡ các linh mục và nữ tu trong các hoạt động phụng vụ, giáo dục, văn hóa và bác ái.
Do số ơn gọi ngay tại Ba Lan có khuynh hướng giảm sút, các ngài khích lệ ơn gọi ngay trong các cộng đoàn Ba Lan trên thế giới. Theo đánh giá của các ngài “Cho dù đã có một nhóm rất đông các linh mục Ba Lan ở hải ngoại, chúng tôi vẫn cảm thấy thiếu sót không thể phục vụ một cách kịp thời mọi nơi có người Ba Lan sinh sống.”
Các Giám Mục cũng khuyến khích người Ba Lan hội nhập nhiều hơn vào Giáo Hội địa phương: “Chứng tá đức tin của anh chị em sẽ ảnh hưởng tích cực đến các tín hữu từ các nhóm quốc gia khác, đặc biệt là những người thuộc cộng đồng Giáo hội địa phương. Các giám mục ở các nước khác trông cậy vào sự trợ giúp như vậy từ người Công Giáo Ba Lan.”
Các ngài cám ơn các giám mục địa phương đã thể hiện “sự cởi mở và hiểu biết” bằng cách ban cấp những nơi thờ phượng và các điều kiện cần thiết cho công việc mục vụ bằng tiếng Ba Lan. Tuy nhiên, các ngài cũng khích lệ các tín hữu Ba Lan nên tham dự Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương họ cư trú.
Đức Ông Stefan Wylezek, giám đốc mục vụ cho người Ba Lan ở Anh và xứ Wales nói việc khích lệ người tham dự Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương có nhiều khó khăn. Họ không có trở ngại về Anh ngữ nhưng nhiều người Ba Lan cảm thấy các lời nguyện bằng tiếng Anh lạnh lùng, chứ không “diễn cảm và sốt mến” như ngôn ngữ của chính họ.
Đức Ông Wylezek cho biết tại Luân Đôn có các thánh lễ tiếng Ba Lan tại 217 giáo xứ và trung tâm mục vụ do 120 linh mục Ba Lan cử hành.
Giáo hội Ba Lan điều hành một mạng lưới mục vụ ở 25 quốc gia, theo thỏa thuận với các hội đồng giám mục địa phương, phục vụ khoảng 15 triệu người Ba Lan mà gia đình họ rời khỏi quê hương trong ba đợt chính. Đợt thứ nhất là sau Thế chiến II. Đợt thứ hai là vào những ngày đầu thập niên 1980 khi cộng sản đàn áp phong trào Đoàn kết tại Ba Lan. Đợt thứ ba là vào năm 2004 khi quốc gia này hội nhập vào Liên hiệp châu Âu.
Tại Pháp và Đức, nơi đã có các cộng đoàn Ba Lan hoạt động từ những năm 1830, 236 linh mục Ba Lan hiện đang làm mục vụ cho ba triệu người Ba Lan, trong khi ở Mỹ, các giáo sĩ Ba Lan làm việc tại hơn 300 giáo xứ.
Source: Catholic Herald - We no longer have enough clergy to serve Poles abroad, say Polish bishops
Trong một bức thư mục vụ được đọc tại các Thánh Lễ Ba Lan ở nước ngoài vào ngày 29 tháng Tư, các giám mục cảm ơn hơn 2,000 linh mục và nữ tu Ba Lan hiện đang phục vụ người Ba Lan trên toàn thế giới, và những người thiện nguyện giúp đỡ các linh mục và nữ tu trong các hoạt động phụng vụ, giáo dục, văn hóa và bác ái.
Do số ơn gọi ngay tại Ba Lan có khuynh hướng giảm sút, các ngài khích lệ ơn gọi ngay trong các cộng đoàn Ba Lan trên thế giới. Theo đánh giá của các ngài “Cho dù đã có một nhóm rất đông các linh mục Ba Lan ở hải ngoại, chúng tôi vẫn cảm thấy thiếu sót không thể phục vụ một cách kịp thời mọi nơi có người Ba Lan sinh sống.”
Các Giám Mục cũng khuyến khích người Ba Lan hội nhập nhiều hơn vào Giáo Hội địa phương: “Chứng tá đức tin của anh chị em sẽ ảnh hưởng tích cực đến các tín hữu từ các nhóm quốc gia khác, đặc biệt là những người thuộc cộng đồng Giáo hội địa phương. Các giám mục ở các nước khác trông cậy vào sự trợ giúp như vậy từ người Công Giáo Ba Lan.”
Các ngài cám ơn các giám mục địa phương đã thể hiện “sự cởi mở và hiểu biết” bằng cách ban cấp những nơi thờ phượng và các điều kiện cần thiết cho công việc mục vụ bằng tiếng Ba Lan. Tuy nhiên, các ngài cũng khích lệ các tín hữu Ba Lan nên tham dự Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương họ cư trú.
Đức Ông Stefan Wylezek, giám đốc mục vụ cho người Ba Lan ở Anh và xứ Wales nói việc khích lệ người tham dự Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương có nhiều khó khăn. Họ không có trở ngại về Anh ngữ nhưng nhiều người Ba Lan cảm thấy các lời nguyện bằng tiếng Anh lạnh lùng, chứ không “diễn cảm và sốt mến” như ngôn ngữ của chính họ.
Đức Ông Wylezek cho biết tại Luân Đôn có các thánh lễ tiếng Ba Lan tại 217 giáo xứ và trung tâm mục vụ do 120 linh mục Ba Lan cử hành.
Giáo hội Ba Lan điều hành một mạng lưới mục vụ ở 25 quốc gia, theo thỏa thuận với các hội đồng giám mục địa phương, phục vụ khoảng 15 triệu người Ba Lan mà gia đình họ rời khỏi quê hương trong ba đợt chính. Đợt thứ nhất là sau Thế chiến II. Đợt thứ hai là vào những ngày đầu thập niên 1980 khi cộng sản đàn áp phong trào Đoàn kết tại Ba Lan. Đợt thứ ba là vào năm 2004 khi quốc gia này hội nhập vào Liên hiệp châu Âu.
Tại Pháp và Đức, nơi đã có các cộng đoàn Ba Lan hoạt động từ những năm 1830, 236 linh mục Ba Lan hiện đang làm mục vụ cho ba triệu người Ba Lan, trong khi ở Mỹ, các giáo sĩ Ba Lan làm việc tại hơn 300 giáo xứ.
Source: Catholic Herald - We no longer have enough clergy to serve Poles abroad, say Polish bishops
Các Giám mục Nigeria kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức
Đặng Tự Do
16:09 29/04/2018
Các Giám mục Nigeria đã kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức. Diễn biến này xảy ra sau vụ tấn công vào một nhà thờ Công Giáo vào hôm thứ Ba 24 tháng Tư và các cuộc tấn công tiếp theo vào các cộng đồng Kitô hữu gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani.
Ít nhất 19 người trong đó có hai linh mục đã bị giết khi nhóm cực đoan Hồi Giáo Fulani xả súng vào một nhà thờ tại Ayar Mbalom trong bang Benue, Nigeria.
Các Giám Mục Nigeria đang ở Rôma tham dự ad limina đã ra một thông cáo kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức. Ông Muhammadu Buhari, một người Hồi Giáo, đã nhậm chức tổng thống từ ngày 29 tháng 5 năm 2015. Sau một thời gian chiến tranh dai dẳng với bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram, với khát vọng hòa bình, dân chúng đã chọn ông làm tổng thống vì ông từng là một vị tướng trong quân đội Nigeria. Tuy nhiên, lựa chọn này có lẽ là một sai lầm tai hại. Tổng thống Muhammadu Buhari tỏ ra bất lực không thể dẹp tan được Boko Haram. Đồng thời, quốc gia này lại còn gánh chịu thêm nhiều tang tóc gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani. Tình hình tại Nigeria xấu đi một cách nhanh chóng.
Ông Muhammadu Buhari còn đưa ra nhiều chính sách sai lầm trong đó có việc giải giới các đơn vị tự vệ do dân chúng hình thành nên để bảo vệ họ. Về điểm này các Giám Mục viết:
“Chính phủ liên bang, có trách nhiệm chính là bảo vệ cuộc sống của dân chúng, đã cáo buộc rằng những người dân nào yêu cầu được tự vũ trang để tự bảo vệ mình là những kẻ kích động việc hành xử luật pháp trong tay họ. Tuy nhiên, chính phủ liên bang lại không làm gì để trừng phạt các cơ quan an ninh cố tình làm ngơ trước tiếng kêu và tiếng khóc của những công dân bất lực và vô phương thế tự vệ, những người bị giết khi đang ngồi trong nhà, nông trại, xa lộ, và ngay cả trong những nơi thờ phượng thiêng liêng của họ?”
“Là các nhà lãnh đạo tinh thần, chúng tôi đã liên tục yêu cầu người dân của mình giữ gìn hòa bình và tuân thủ pháp luật, ngay cả khi phải đối mặt với những hình thức khiêu khích tồi tệ nhất. Nhưng ngày nay, các Kitô hữu cảm thấy bị bỏ rơi và phản bội trong một quốc gia mà tất cả chúng tôi vẫn tiếp tục hy sinh và cầu nguyện. Chính chúng tôi cũng cảm thấy bị bỏ rơi và bị phản bội.”
“Chính phủ nên khuyến khích và trao quyền cho công dân để tự bảo vệ bản thân và môi trường của họ. Đây không phải là lúc để giải giáp mọi người”
Source: Crux Christian self-defense, faith and fashion, and a great month for Crux
Ít nhất 19 người trong đó có hai linh mục đã bị giết khi nhóm cực đoan Hồi Giáo Fulani xả súng vào một nhà thờ tại Ayar Mbalom trong bang Benue, Nigeria.
Các Giám Mục Nigeria đang ở Rôma tham dự ad limina đã ra một thông cáo kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức. Ông Muhammadu Buhari, một người Hồi Giáo, đã nhậm chức tổng thống từ ngày 29 tháng 5 năm 2015. Sau một thời gian chiến tranh dai dẳng với bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram, với khát vọng hòa bình, dân chúng đã chọn ông làm tổng thống vì ông từng là một vị tướng trong quân đội Nigeria. Tuy nhiên, lựa chọn này có lẽ là một sai lầm tai hại. Tổng thống Muhammadu Buhari tỏ ra bất lực không thể dẹp tan được Boko Haram. Đồng thời, quốc gia này lại còn gánh chịu thêm nhiều tang tóc gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani. Tình hình tại Nigeria xấu đi một cách nhanh chóng.
Ông Muhammadu Buhari còn đưa ra nhiều chính sách sai lầm trong đó có việc giải giới các đơn vị tự vệ do dân chúng hình thành nên để bảo vệ họ. Về điểm này các Giám Mục viết:
“Chính phủ liên bang, có trách nhiệm chính là bảo vệ cuộc sống của dân chúng, đã cáo buộc rằng những người dân nào yêu cầu được tự vũ trang để tự bảo vệ mình là những kẻ kích động việc hành xử luật pháp trong tay họ. Tuy nhiên, chính phủ liên bang lại không làm gì để trừng phạt các cơ quan an ninh cố tình làm ngơ trước tiếng kêu và tiếng khóc của những công dân bất lực và vô phương thế tự vệ, những người bị giết khi đang ngồi trong nhà, nông trại, xa lộ, và ngay cả trong những nơi thờ phượng thiêng liêng của họ?”
“Là các nhà lãnh đạo tinh thần, chúng tôi đã liên tục yêu cầu người dân của mình giữ gìn hòa bình và tuân thủ pháp luật, ngay cả khi phải đối mặt với những hình thức khiêu khích tồi tệ nhất. Nhưng ngày nay, các Kitô hữu cảm thấy bị bỏ rơi và phản bội trong một quốc gia mà tất cả chúng tôi vẫn tiếp tục hy sinh và cầu nguyện. Chính chúng tôi cũng cảm thấy bị bỏ rơi và bị phản bội.”
“Chính phủ nên khuyến khích và trao quyền cho công dân để tự bảo vệ bản thân và môi trường của họ. Đây không phải là lúc để giải giáp mọi người”
Source: Crux Christian self-defense, faith and fashion, and a great month for Crux
Người du mục Nigeria tấn công nhà thờ Công Giáo, giết 19 người.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:41 29/04/2018
(EWTN News/CNA) Đã có ít nhất 19 người, gồm 2 linh mục bị giết vào hôm thứ Ba khi người du mục ở miền trung Nigeria nổ súng vào Thánh Lễ sáng tại một nhà thờ Công Giáo.
Một bản tin cho biết người du mục Fulani đã tấn công vào nhà thờ Thánh Ignatius ở Ayar-Mbalom, một thành trong phạm vi tiểu bang Benue của Nigeria vào ngày 24 tháng Tư, giết chết 17 người đang tham dự Thánh Lễ sáng và hai linh mục: cha Joseph Gor và cha Felix Tyolaha.
Theo một người sống sót là Peter Lorver, có bà mẹ kế cũng là nạn nhân, cho hãng tin New Telegraph và báo chí địa phương biết là sau khi tấn công vào nhà thờ, những người này đã tiến hành bắn giết dân cư vùng lân cận và châm lửa đốt cháy khoảng 50 ngôi nhà.
“Những người tấn công này đã đốt nhà và phá hủy hoa màu, ruộng vườn rồi rút vào căn cứ của họ. Mẹ kế của tôi là một trong số những nạn nhân khi bà đang tham dự thánh lễ thì bị tấn công.”
Cuộc tấn công đã xảy ra gần vành đai chính của Nigeria, nơi giáp danh giữa vùng Hồi giáo phía bắc và khu vực Kitô giáo phía Nam.
Cho đến giờ phút này, không có kẻ tấn công nào bị bắt giữ trong khi Tổng Thống Nigeria là Muhammadu Buhari thề là sẽ truy tìm ra những kẻ bắn phá này.
Ông đã viết trên mạng xã hội “Cuộc tấn công mới đây vào những người dân vô tội là một hành động đáng khinh bỉ. Tấn công vào một nơi tôn nghiêm thờ phượng, giết các linh mục và giáo dân không những chỉ là đê tiện, xấu xa và gian ác, mà nó còn được tính toán rõ ràng nhằm châm ngòi xung đột tôn giáo và xô đẩy các cộng đồng của chúng ta vào cuộc đổ máu không báo giờ chấm dứt.”
Dân biểu Hoa Kỳ là Chris-Smith (Cộng Hòa), chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội về Châu Phi, đã lên án hành vi bạo lực này: “Vụ giết các linh mục và giáo dân vào hôm Thứ Ba tại nhà thờ Công Giáo Thánh Ignatius, thuộc Giáo Phận Makurdi báo hiệu rằng bạo lực tôn giáo ở Nigeria đang trên đà leo thang. Nhà cầm quyền Nigeria phải mạnh tay trừng phạt những kẻ vi phạm để ngăn ngừa việc bạo động sẽ trở nên tồi tệ hơn vào kỳ bầu cử sắp tới.”
“Nigeria cần tìm kiếm việc cải tiến hệ thống pháp lý nhằm giải quyết những bất công để người dân du mục – thủ phạm của hầu hết những bạo lực vừa qua- ngưng nhắm vào các nông dân, khuấy động tôn giáo và làm căng thẳng sắc tộc trong tiến trình đấu tranh của họ và cũng kịp thời lập ra một ủy ban bình đẳng tôn giáo.”
Bạo lực giữa dân du mục Fulani và nông dân đã tăng nhanh trong những năm gần đây khi vấn đề khi hậu đã đẩy dân du mục càng xa hơn về phía nam.
Tính đến giữa tháng Giêng năm nay, đã có trên 100 người chết do người du mục gây ra.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nigeria đã lên tiếng trong một thông cáo vào tháng Giêng đặc biệt quan ngại về bạo lực. Hội đồng cũng nhận ra những khó khăn mà dân du mục đang gặp phải, nhưng cũng bày tỏ nhu cầu thay thế tốt hơn mở ra cho việc chăn nuôi.
Các Giám Mục nói rằng, “Chính quyền cần phải khuyến khích hơn nữa những chủ trại chăn nuôi thiết lập những trang trại thích hợp nhất với việc chăn nuôi của thế giới.”
“Nông dân và người du mục đã đóng góp rất nhiều cho sự phồn thịnh kinh tế xã hội của đất nước chúng ta. Một chiến lược lâu dài hơn cần phải được thực hiện cho sự cùng tồn tại trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau của họ.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Một bản tin cho biết người du mục Fulani đã tấn công vào nhà thờ Thánh Ignatius ở Ayar-Mbalom, một thành trong phạm vi tiểu bang Benue của Nigeria vào ngày 24 tháng Tư, giết chết 17 người đang tham dự Thánh Lễ sáng và hai linh mục: cha Joseph Gor và cha Felix Tyolaha.
Theo một người sống sót là Peter Lorver, có bà mẹ kế cũng là nạn nhân, cho hãng tin New Telegraph và báo chí địa phương biết là sau khi tấn công vào nhà thờ, những người này đã tiến hành bắn giết dân cư vùng lân cận và châm lửa đốt cháy khoảng 50 ngôi nhà.
“Những người tấn công này đã đốt nhà và phá hủy hoa màu, ruộng vườn rồi rút vào căn cứ của họ. Mẹ kế của tôi là một trong số những nạn nhân khi bà đang tham dự thánh lễ thì bị tấn công.”
Cuộc tấn công đã xảy ra gần vành đai chính của Nigeria, nơi giáp danh giữa vùng Hồi giáo phía bắc và khu vực Kitô giáo phía Nam.
Cho đến giờ phút này, không có kẻ tấn công nào bị bắt giữ trong khi Tổng Thống Nigeria là Muhammadu Buhari thề là sẽ truy tìm ra những kẻ bắn phá này.
Ông đã viết trên mạng xã hội “Cuộc tấn công mới đây vào những người dân vô tội là một hành động đáng khinh bỉ. Tấn công vào một nơi tôn nghiêm thờ phượng, giết các linh mục và giáo dân không những chỉ là đê tiện, xấu xa và gian ác, mà nó còn được tính toán rõ ràng nhằm châm ngòi xung đột tôn giáo và xô đẩy các cộng đồng của chúng ta vào cuộc đổ máu không báo giờ chấm dứt.”
Dân biểu Hoa Kỳ là Chris-Smith (Cộng Hòa), chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội về Châu Phi, đã lên án hành vi bạo lực này: “Vụ giết các linh mục và giáo dân vào hôm Thứ Ba tại nhà thờ Công Giáo Thánh Ignatius, thuộc Giáo Phận Makurdi báo hiệu rằng bạo lực tôn giáo ở Nigeria đang trên đà leo thang. Nhà cầm quyền Nigeria phải mạnh tay trừng phạt những kẻ vi phạm để ngăn ngừa việc bạo động sẽ trở nên tồi tệ hơn vào kỳ bầu cử sắp tới.”
“Nigeria cần tìm kiếm việc cải tiến hệ thống pháp lý nhằm giải quyết những bất công để người dân du mục – thủ phạm của hầu hết những bạo lực vừa qua- ngưng nhắm vào các nông dân, khuấy động tôn giáo và làm căng thẳng sắc tộc trong tiến trình đấu tranh của họ và cũng kịp thời lập ra một ủy ban bình đẳng tôn giáo.”
Bạo lực giữa dân du mục Fulani và nông dân đã tăng nhanh trong những năm gần đây khi vấn đề khi hậu đã đẩy dân du mục càng xa hơn về phía nam.
Tính đến giữa tháng Giêng năm nay, đã có trên 100 người chết do người du mục gây ra.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nigeria đã lên tiếng trong một thông cáo vào tháng Giêng đặc biệt quan ngại về bạo lực. Hội đồng cũng nhận ra những khó khăn mà dân du mục đang gặp phải, nhưng cũng bày tỏ nhu cầu thay thế tốt hơn mở ra cho việc chăn nuôi.
Các Giám Mục nói rằng, “Chính quyền cần phải khuyến khích hơn nữa những chủ trại chăn nuôi thiết lập những trang trại thích hợp nhất với việc chăn nuôi của thế giới.”
“Nông dân và người du mục đã đóng góp rất nhiều cho sự phồn thịnh kinh tế xã hội của đất nước chúng ta. Một chiến lược lâu dài hơn cần phải được thực hiện cho sự cùng tồn tại trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau của họ.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ca Đoàn Babylon Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
03:39 29/04/2018
Melbourne, Thánh lễ 11 giờ 30 sáng Chúa Nhật Thứ Năm mùa Phục Sinh. Tại Nguyện đường Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Ca đoàn Babylon đã cùng cộng đoàn dâng Thánh lễ tạ ơn mừng bổn mạng của ca đoàn.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Phan Ngọc Trợ bề trên Giám tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam đồng tế.
Trong bài chia sẻ Tin mừng Ga 15, 1-8. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ là Ngài là cây nho do Chúa Cha trồng và các con là cành, nếu cành không bám vào thân cây thì cành sẽ bị khô héo. Nhân ngày lễ bổn mạng của Ca đoàn Babylon, một ca đoàn lâu đời của cộng đoàn. Với cái tên Babylon không phải là để ngồi than khóc để nhớ tới Sion, nhưng để cảm tạ Thiên Chúa đã dẫn đưa về đất hứa sau 33 năm lưu đầy.
Với Tên Babylon, ca đoàn đã dùng lời ca tiếng hát để ca tụng Thiên Chúa vì biết bao hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Trong các lời cầu nguyện, và trong Thánh lễ. Linh mục chủ tế đã cầu nguyện cách riêng cho từng ca viên và gia đình họ luôn được Chúa thương mến cách đặc biệt và cũng cầu cho các thân hữu, ân nhân đã giúp đỡ ca đoàn trong gần 40 năm qua.
Bà Quách Thị Sáng thay mặt Ban mục vụ cộng đoàn đã chúc mừng lễ bổn mạng của ca đoàn, chúc mọi thành viên ca đoàn luôn mạnh khỏe và hăng say phục vụ cộng đoàn bằng lời ca tiếng hát.
Ông Trần Hùng, thay mặt ca đoàn đã cám ơn quý cha, quý cộng đoàn, ban mục vụ, đại diện các ca đoàn bạn, quý ân nhân, bạn hữu đã đến cùng cộng đoàn, ca đoàn hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, mừng bổn mạng hôm nay.
Dịp này, Linh mục Quản nhiệm cũng hết lòng cám ơn đến ca đoàn đã bỏ nhiều công sức, thời gian luyện tập, để ca đoàn thể hiện các bài thánh ca có sức nâng tâm hồn mọi người lên cùng Chúa trong các buổi lễ do ca đoàn phụ trách. Linh mục quản nhiệm cũng có món quà nhỏ để mừng bổn mạng ca đoàn.
Được biết, Ca đoàn Babylon là một trong những ca đoàn lớn của cộng đoàn, với trên dưới 40 năm phục vụ các thánh lễ 11 giờ 30 sáng Chúa Nhật và các buổi đại lễ của cộng đoàn. Dưới sự hướng dẫn của Ca Trưởng Xuân Kính, ca đoàn mỗi ngày một thăng tiến và rất vững vàng thể hiện các bài thánh ca, giúp cho các thánh lễ luôn long trọng và sốt sắng. Ca đoàn chọn Thánh Giuse thợ làm bổn mạng cho ca đoàn.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Phan Ngọc Trợ bề trên Giám tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam đồng tế.
Trong bài chia sẻ Tin mừng Ga 15, 1-8. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ là Ngài là cây nho do Chúa Cha trồng và các con là cành, nếu cành không bám vào thân cây thì cành sẽ bị khô héo. Nhân ngày lễ bổn mạng của Ca đoàn Babylon, một ca đoàn lâu đời của cộng đoàn. Với cái tên Babylon không phải là để ngồi than khóc để nhớ tới Sion, nhưng để cảm tạ Thiên Chúa đã dẫn đưa về đất hứa sau 33 năm lưu đầy.
Với Tên Babylon, ca đoàn đã dùng lời ca tiếng hát để ca tụng Thiên Chúa vì biết bao hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Trong các lời cầu nguyện, và trong Thánh lễ. Linh mục chủ tế đã cầu nguyện cách riêng cho từng ca viên và gia đình họ luôn được Chúa thương mến cách đặc biệt và cũng cầu cho các thân hữu, ân nhân đã giúp đỡ ca đoàn trong gần 40 năm qua.
Bà Quách Thị Sáng thay mặt Ban mục vụ cộng đoàn đã chúc mừng lễ bổn mạng của ca đoàn, chúc mọi thành viên ca đoàn luôn mạnh khỏe và hăng say phục vụ cộng đoàn bằng lời ca tiếng hát.
Ông Trần Hùng, thay mặt ca đoàn đã cám ơn quý cha, quý cộng đoàn, ban mục vụ, đại diện các ca đoàn bạn, quý ân nhân, bạn hữu đã đến cùng cộng đoàn, ca đoàn hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, mừng bổn mạng hôm nay.
Dịp này, Linh mục Quản nhiệm cũng hết lòng cám ơn đến ca đoàn đã bỏ nhiều công sức, thời gian luyện tập, để ca đoàn thể hiện các bài thánh ca có sức nâng tâm hồn mọi người lên cùng Chúa trong các buổi lễ do ca đoàn phụ trách. Linh mục quản nhiệm cũng có món quà nhỏ để mừng bổn mạng ca đoàn.
Được biết, Ca đoàn Babylon là một trong những ca đoàn lớn của cộng đoàn, với trên dưới 40 năm phục vụ các thánh lễ 11 giờ 30 sáng Chúa Nhật và các buổi đại lễ của cộng đoàn. Dưới sự hướng dẫn của Ca Trưởng Xuân Kính, ca đoàn mỗi ngày một thăng tiến và rất vững vàng thể hiện các bài thánh ca, giúp cho các thánh lễ luôn long trọng và sốt sắng. Ca đoàn chọn Thánh Giuse thợ làm bổn mạng cho ca đoàn.
Ngày hồng phúc của dòng nữ Đaminh Bùi Chu
Triết Giang
09:22 29/04/2018
Xem Hình
Đúng 8h45, đoàn đồng được rước vào ngôi nhà nguyện của dòng trong tiếng kèn vui rộn rã. Ngôi nhà nguyện khang trang này mới khánh thành năm 2014. Nhà nguyện trang trí đơn sơ nhưng khá đẹp. Nổi bât trên gian cung thánh là tượng Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng trao tràng Mân Côi cho thánh Đaminh. Bàn thờ có trang trí nhiều cụm hoa rất đẹp. Chủ tế thánh lễ Tạ ơn hôm nay là Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục giáo phận Bùi Chu. Cùng đồng tế với Đức cha Tôma có gần một trăm linh mục trong và ngoài giáo phận và hàng ngàn giáo dân đến hiệp thông.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha Tôma đã dâng lên lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho hội dòng nữ Đaminh Bùi Chu ngày hồng phúc hôm nay khi có 12 nữ tu tuyên khấn lần đầu, 9 nữ tu khấn vĩnh viễn và 9 nữ tu kỷ niệm ngân khánh khấn dòng. Trong bài chia sẻ lời Chúa, Đức cha Tôma cho rằng con đường dâng hiến, hiệp nhất với Chúa là con đường hữu hiệu để cộng tác với Chúa để phục vụ tha nhân và Giáo hội. Ngày tuyên khấn hôm nay, dù là lần đầu hay vĩnh khấn hoặc kỷ niệm ngân khánh ngày tuyên khấn đều là hồng ân của Chúa đối với các nữ tu. Hồng ân này phải tiếp tục được nuôi dưỡng bằng sự cầu nguyện liên lỉ của cá nhân và cộng đoàn hội dòng cùng như cả Giáo hội.
Kết thúc thánh lễ, sơ Teresa Đoàn Thị Nhiên- Bề trên Tổng quyền hội dòng đã thay mặt hội dòng cảm ơn Đức cha Tôma, quý cha đồng tế, quý cố, quý cộng đoàn, quý ân nhân, đặc biệt quý ông bà cố đã hy sinh dâng cho Chúa những đứa con thân yêu của mình. Nhà dòng cũng dâng lên Đức cha Tôma bó hoa tươi thắm.
Đức cha Tôma cùng quý cha, quý ân nhân, quý khách cùng dự bữa cơm thân mật để chia vui với hội dòng nữ Đaminh Bùi Chu. Được biết hội dòng nữ Đaminh Bùi Chu hiện có hơn 400 nữ tu,trong đó có 80 tập tu.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một số lời cầu nguyện trong Thánh Kinh: Lời Kinh Sám Hối Của Đavít: Chú Giải Của Thánh Tôma Tiến Sĩ: Phục Hồi Ơn Thánh
Vũ Văn An
00:54 29/04/2018
Phục Hồi Ơn Thánh
Xin đừng xua đuổi con khỏi thánh nhan Chúa; và đừng lấy thần khí thánh thiện Chúa khỏi nơi con. Ở đây, ông xin được phục hồi ơn thánh: và trước nhất ông xin chính ơn thánh, thứ đến, ông xin hiệu quả của ơn thánh, khi ông thưa, Xin hãy phục hồi. Người được nói có ơn thánh Thiên Chúa là có về hai phương diện. Vì ai được coi là có ơn sủng của Chúa và của người ta, thì xét về điểm tương tự, họ cũng được lòng cả hai, tức cả Chúa lẫn người ta.
Và ơn thánh này được gọi là làm vui lòng. Êphêsô 1: “trong đó Người ban ơn cho ta trong con yêu qúi của Người”. Và theo đó, ơn thánh được tuyên bố là lòng nhân hậu của Thiên Chúa, qua đó, Thiên Chúa yêu thương con người đến sự sống đời đời. Nhưng xét về điểm khác nhau, thì ơn sủng của con người không làm họ thành tốt lành, nhưng nhờ sự tốt lành của nó, người ta trở thành người làm vui lòng người khác; nhưng với Thiên Chúa, nó theo cách ngược lại: vì do lòng nhân hậu của Thiên Chúa mà con người trở thành tốt lành. Bởi thế, có hai điều trong ơn thánh Thiên Chúa; tức là, chính lòng nhân hậu và các hiệu quả của nó đối với linh hồn; và ông xin được cả hai khi ông thưa: Xin đừng xua đuổi con khỏi thánh nhan Chúa; và đừng lấy thần khí thánh thiện Chúa khỏi nơi con.
Và ta có thể hiểu điều này theo nghĩa kép. Người ở trước mặt ai thì nhìn người này và bị người này nhìn. Và đó là người được kể là ở trước mặt Thiên Chúa theo Sách Các Vua III, chương 17: “Tôi ở trước mặt Chúa, Đấng hằng sống”. Sáng Thế 32: “Thiên Chúa, Đấng mà trước mặt Người, cha ông chúng ta đã bước đi qua lại”. Và làm thế vì họ chính đáng được thấy Thiên Chúa. Thánh Vịnh 26: Một điều tôi đã xin cùng Chúa, và tôi sẽ xin nữa; là tôi được ở trong nhà Chúa mọi ngày suốt đời tôi.
Với mỗi tội lỗi, người ta đều có thể mất linh hồn; vì những kẻ tội lỗi bỏ rơi Thiên Chúa đều bị Thiên Chúa bỏ rơi, và làm tan tác niềm tín thác tin tưởng vào Người. Isaia 59: “Tội lỗi và sai phạm của các ngươi đã chia rẽ giữa các ngươi và Thiên Chúa các ngươi (xét về điều trước) và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Người khỏi các ngươi” xét về điều sau. Bởi thế, họ bị xua đuổi khỏi thánh nhan Thiên Chúa vì tội lỗi; và do đó, ông xin không bị xua đuổi theo cả hai cách.
Cũng nên lưu ý điều này: trong con người, có hai điều; tức tội lệ, vì đó mà họ đáng bị phạt, và bản tính nhờ đó họ đáng được ơn thánh: và bởi thế, ông xin Chúa đừng nhìn đến tội lệ của ông mà nhìn đến bản tính ông; do đó, ông thưa: Xin đừng xua đuổi con.
Cũng thế, hồng phúc ơn thánh được ân ban qua đức ái, và hồng phúc này được ân ban qua Chúa Thánh Thần; và bởi thế, ông thưa: và đừng lấy thần khí thánh thiện của Chúa khỏi nơi con; vì con là đền thờ của Người tuy sa lạc vì tội lỗi. Sách Khôn Ngoan 1: “Thần Khí Thánh Thiện của kỷ luật sẽ bay khỏi kẻ dối trá”. Do đó, xin đừng lấy đi, nghĩa là, vĩnh viễn (đừng lấy đi).
Xin hãy phục hồi nơi con. Vì ơn thánh làm hai điều nơi con người. Một điều liên quan đến những điều cao hơn, tức là, nó đem lại sự vui mừng hớn hở, vì ai có ơn thánh đều có đức ái; và ai có đức ái thì yêu mến Thiên Chúa, và chiếm hữu được Người, và người có được điều họ yêu mến thì hớn hở hân hoan. Do đó, nơi nào có đức ái, nơi ấy có niềm vui. Thư Rôma 14: “Nước Thiên Chúa không phải là thịt và rượu; nhưng là niềm vui trong Chúa Thánh Thần”. Thánh Vịnh Gia đánh mất niềm vui này; nên ông xin cho nó được phục hồi nơi ông, khi ông thưa: Xin phục hồi nơi con niềm vui, không vui vì những sự vật trần gian, nhưng vì ơn Chúa cứu độ, nghĩa là, hành vi cứu độ của Chúa.
Một bản văn khác nói niềm vui của Chúa Giêsu, nghĩa là, của Chúa Cứu Thế, qua Người, sự tha tội được thực hiện. Habacúc 3: “Con sẽ hân hoan trong Thiên Chúa, Chúa Giêsu, của con”.
Hiệu quả khác liên quan tới những điều thấp hơn; và hiệu quả này là việc làm vững mạnh trong ơn thánh, được thực hiện nhờ Chúa Thánh Thần: và củng cố con bằng một thần khí hoàn hảo.
Nhưng Chúa Thánh Thần làm vững mạnh hai cách. Một cách là chống lại sự dữ. Isaia 8: "Ta dạy dỗ ngươi bằng cánh tay mạnh mẽ”, cách kia là trong sự thiện. Còn Isaia 40 thì cho hay: “Những ai trông cậy nơi Chúa sẽ đổi mới được sức mạnh của họ”. Sức mạnh này có được là nhờ Thánh Thần. Vì thân xác không mạnh trừ là nhờ các thần khí; nên con người không mạnh nếu không có Chúa Thánh Thần. Nhưng nó sẽ không biểu lộ được sức mạnh trừ phi là thần khí hoàn hảo, vì sức mạnh thấp hơn không đủ để chứng tỏ có sức chống lại sức mạnh cao hơn. Vì sức mạnh của ma qủy rất lớn. Gióp 41: “không có quyền lực nào trên mặt đất có thể so sánh với nó”. Cho nên, để chống lại ma qủy, con người cần được một thần khí hoàn hảo giúp đỡ, tức một thần khí thống trị và trổi vượt hơn mọi sự vật. Và con người cần thứ thần khí này để chống trả thần khí xác thịt. Dân Số 16: “Ôi Đấng Quyền Năng, Thiên Chúa của thần khí xác thịt phổ quát”.
Cũng để chống trả thần khí thế gian. Thư 1 Côrintô chương 2: “Nay ta lãnh nhận không phải thần khí thế gian này, mà là thần khí của Thiên Chúa”. Cả thần khí ma qủy nữa. Sách Các Vua 1 chương 18: “thần khí dữ từ Thiên Chúa xuống trên vua Saun”. Cần lưu ý điều này: trong bài này có 3 lần nhắc đến thần khí: thần khí đúng đắn (spiritus rectus), thần khí thánh thiện và thần khí hoàn hảo. Và theo Bảng Liệt Kê Các Chữ Khó, một số người lãnh nhận điều gọi là thần khí trong yếu tính, theo đó, tất cả những gì không phải là thân xác đều là thần khí. Do đó, thần khí được gọi là Cha, Con, và Thánh Thần; nhưng tốt hơn phải đích thân lãnh nhận thần khí này. Vì Chúa Thánh Thần tạo nên 3 điều trong con người.
Điều thứ nhất, sự ngay thẳng trong ý hướng. Thánh Vịnh 142: Thần khí tốt lành của Chúa sẽ dẫn tôi vào đất đúng. Thần khí này cũng thánh hóa chúng ta. Thư Rôma 1: “Theo thần khí thánh hóa”. Nó cũng làm chúng ta cao qúi và biến chúng ta thành những ông hoàng. Thư Galát 4: “Vì anh em là con cái Thiên Chúa, nên Thiên Chúa sai Thần Khí của Con Người xuống lòng anh em”.
Con sẽ dạy. Trên đây, Thánh Vịnh Gia trình bầy các lời cầu xin của ông lên Thiên Chúa; tuy nhiên, ở đây, ông hứa một lần nữa sẽ đền bù: và trước hết ông hứa sẽ làm gì vào lúc này cho Thiên Chúa; thứ đến, ông sẽ làm gì trong tương lai, khi thưa: (một cách) nhân từ. Về lời hứa thứ nhất, ông làm 2 điều. Trước nhất, ông hứa với Thiên Chúa một số hy lễ thiêng liêng; thứ đến, ông tự miễn chước các của lễ bằng thịt, khi ông thưa, vì nếu Chúa muốn. Ông hứa với Thiên Chúa hai hy lễ thiêng liêng; tức là, dạy dỗ, nhờ đó, người lân cận của ông được giảng dậy; thứ hai, ông hứa hy lễ thiêng liêng chúc tụng, qua đó, Thiên Chúa được ca ngợi, ở chỗ, ông nói, Xin giải thoát con.
Vì thế, ở đây, ông thưa, Con sẽ dạy người bất chính đường lối của Chúa. Và cần phải lưu ý điều ông nói ở trên trong một Thánh Vịnh khác (49): Với kẻ tội lỗi, Chúa phán: Tại sao ngươi không công bố các công lý của Ta, và đặt danh Ta nơi miệng ngươi? Qua đó, Người cho thấy: để kẻ có tội dậy dỗ là điều không thích đáng.
Và bao lâu ông cảm thấy mình còn là người có tội, ông không dám hứa sẽ quảng bá việc dậy dỗ của mình; nhưng sau khi Chúa đã phục hồi thần khí hoàn hảo cho ông, thì điều thích đáng là ông vừa được huấn giáo vừa huấn giáo người khác. Giêrêmia 3: “Ta sẽ ban cho ngươi một mục tử theo lòng Ta muốn, và vị này sẽ nuôi dưỡng ngươi bằng nhận thức và tín lý”.
Và có lời chép về Chúa Kitô trong Công Vụ 1: “Chúa Giêsu bắt đầu làm và (sau đó) dạy dỗ”. Nhưng hoa trái của việc dạy dỗ này không phải là việc suy lý sự thật để chiêm niệm nó một cách hạnh phúc, mà cùng đích được dự trù của nó là việc hoán cải nơi những người tội lỗi: và do đó, ông thưa: Và kẻ dữ sẽ trở lại với Chúa.
Giêrêmia 15: “Chúng sẽ quay trở lại với Chúa, và Chúa sẽ không quay mặt đi khỏi họ”. Thánh Vịnh 21: "Mọi dân ngoại sẽ trở lại cùng Chúa". Và theo Bảng Liệt Kê Các Chữ Khó, ông gọi những người này là dữ và bất chính, mặc dù Đavít hiểu rất rõ: những người phạm tội chống lại Thiên Chúa bị gọi là những kẻ bất chính; và do đó, ông nói một cách có ý nghĩa rằng Con sẽ dạy người bất chính, như thể muốn nói: dù một số người kính tôn Thiên Chúa, nhưng họ lại làm những điều chống lại người lân cận của họ; và với những người như thế, con sẽ dạy họ đường lối của Chúa, nghĩa là, để họ đừng xúc phạm người lân cận của họ nữa. Thư Gioan 1, chương 4: “Và điều răn chúng tôi đã nhận được từ Thiên Chúa là ai yêu Thiên Chúa thì cũng yêu anh em mình”.
Xin giải thoát con khỏi máu. Ở đây, ông hứa hy lễ chúc tụng; và có hai trở ngại đối với hy lễ này. Một là tội lỗi; hai là sai phạm nội tâm. Do đó, trước nhất, ông xin cho trở ngại thứ nhất được cất đi; thứ đến, ông xin cho trở ngại thứ hai được cất đi, khi ông thưa, Lạy Chúa, Chúa hãy mở môi con. Do đó, ông xin cho trở ngại được cất đi, và hứa sẽ dâng hy lễ chúc tụng. Trở ngại cho việc chúc tụng Thiên Chúa, như đã chép, là tội lỗi. Sách Giảng Viên 15: “Lời chúc tụng khó mà có trong miệng kẻ tội lỗi”.
Nhưng, Đavít mắc tội trọng; và do đó, ông xin được giải thoát khỏi tội này, nên ông thưa, Xin giải thoát con khỏi máu. Theo Bảng Liệt Kê Các Chữ Khó, danh từ máu không được đặt ở số nhiều; tuy nhiên, dịch giả muốn dùng nó để diễn tả tội lỗi (ở số nhiều); và điều này có ý chỉ tư dục xác thịt, tức xác thịt và máu huyết. Mátthêu 16: “Không phải xác thịt và máu huyết đã mặc khải điều đó cho con, mà là Cha Ta ở trên trời”. Như thể ông muốn nói: Xin giải thoát con khỏi các tội lỗi phạm vì xác thịt và máu huyết.
Hay cần phải nói điều này: Đavít đã phạm tội ngoại tình và tội sát nhân; và ở cả hai tội đều có máu huyết: vì trong tội sát nhân, máu đã đổ ra. Thánh Vịnh 5: Thiên Chúa tởm gớm kẻ khát máu và gian dối. Còn tội ngoại tình thì diễn biến từ việc thích máu huyết; và do đó, ông thưa Khỏi máu. Hôsê 4: “Máu đã đụng đến máu”. Vì thế, lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi máu, vì chỉ có Chúa mới làm được việc này. Isaia 43: “Ta là Đấng sẽ tẩy sạch các tội lỗi của ngươi vì danh Ta, và Ta sẽ không nhớ chi đến các tội lỗi của ngươi nữa”. Và vì Chúa là Thiên Chúa ơn cứu độ con, nghĩa là, Đấng có thể cứu thoát con. Và lưỡi Con sẽ ca ngợi, tức là, con sẽ nói tới đức công lý của Chúa một cách hân hoan, bằng niềm vui nội tâm của con. Isaia 30: “Các ngươi sẽ ca hát như trong đêm cử hành đại lễ”. Tương tự như thế ở chương 35: “chúng sẽ tới Sion với lời chúc tụng, và niềm vui miên viễn sẽ ở trên đầu chúng”. Thánh Vịnh 41: “Với tiếng hân hoan và chúc tụng; sự ồn ào náo nhiệt của ngày hội”.
Lạy Chúa, Chúa hãy mở môi con. Nhưng cần phải hiểu điều này: con người có khi bị ngăn cản, không được dạy dỗ, cũng vì trở ngại của việc nói nội tâm; và việc này đôi khi xẩy ra vì lỗi của người nghe. Êdêkien 3 “Ta sẽ làm lưỡi ngươi dính chặt vào phía trên miệng ngươi, và ngươi sẽ bị câm”. Và dưới một chút “vì chúng là một nhà làm người ta tức giận”. Và vì tội đích đáng của ông. Thánh vịnh 106: bọn gian tà chẳng dám hé môi. Vì chỉ có Thiên Chúa “mới làm cho miệng lưỡi trẻ thơ hùng biện” (Khôn Ngoan chương 10). Bởi thế, ông xin: Lạy Chúa, xin Chúa cất đi các trở ngại, mà con đã gặp phải vì tội lỗi, từ môi miệng con; và Chúa hãy mở môi con. Êphêsô 6: “xin cho ngôn từ được ban cho tôi để tôi mở miệng một cách tin tưởng làm cho mầu nhiệm Tin Mừng được biết đến”.
Nhưng cần lưu ý rằng mở miệng được hiểu là sự sâu sắc của việc huấn giáo, ở bất cứ chỗ nào trong Sách Thánh khi thấy kiểu nói này; như ở Sách Gióp chương 3: “Sau đó, Gióp mở miệng ông ra”. Và Mátthêu 5: “Mở miệng Người ra, Chúa Giêsu” nghĩa là, để nói đến sự sâu sắc của Sách Thánh. Và rồi miệng con sẽ ca ngợi Chúa; như thể ông muốn nói: điều con có trong lòng, con tuyên xưng ra bằng miệng lưỡi con.
Vì nếu Chúa muốn lễ hy sinh. Ở đây, ông tự biện giải (excusat se): và trước hết, ông chứng tỏ rằng hy lễ đã không được Thiên Chúa chấp nhận; thứ hai, ông chứng tỏ rằng hy lễ nào có thể được Thiên Chúa chấp nhận, khi ông thưa, Lễ hy sinh Chúa muốn.
Bởi thế, ông thưa: Con hứa một lần nữa cả huấn giáo lẫn ngợi khen: vì hy lễ này sẽ tôn vinh Chúa; nhưng hy lễ bằng thịt không được Chúa khứng nhận. Và do đó, ông thưa: Nếu Chúa muốn lễ hy sinh nghĩa là hy lễ bằng thịt ; con nhất định sẽ dâng lên; nhưng quả tình, Chúa đâu có ưa thích lễ vật toàn thiêu.
Nhưng há Chúa không thích các hy lễ bằng thịt hay sao? Nếu Chúa không chấp nhận các hy lễ này, thì tại sao trong Luật Cũ Người lại truyền phải dâng lên?
Phải nói rằng Người cho chúng được dâng lên không phải vì Người, mà vì chúng là hình tượng của hy lễ đích thực bên trong qua đó, Chúa Kitô tự dâng chính mình Người; và chúng là các dấu hiệu của hy lễ bên trong, khi con người dâng cuộc sống mình cho Thiên Chúa, và một lần nữa, chúng được lập ra vì lợi ích của những người kém văn hóa không biết Thiên Chúa, và do đó, điều thích đáng là họ tôn vinh Người và học hỏi về Người trong các sự việc này, kẻo họ dâng hy lễ cho các ngẫu thần mà họ vốn có xu hướng nghiêng về. Nhưng vì Đavít, nhờ Chúa Thánh Thần, biết rằng hy lễ tâm hồn mới được Thiên Chúa chấp nhận, nên ông không dâng hy lễ bằng thịt.
Nhưng trong mọi hy lễ, hy lễ toàn thiêu được Thiên Chúa khứng nhận hơn. Thế nhưng chúng được khứng nhận không phải vì chúng, nên ông thưa: Chúa đâu có ưa thích lễ vật toàn thiêu: vì nếu chúng được Chúa khứng nhận một cách đơn thuần, thì con đã dâng chúng lên Chúa rồi. Và dù có ai đề xuất rằng chúng là mùi thơm được Chúa rất ưa thích, thì cần phải nói: đây chỉ là một hy lễ tượng trưng và là dấu hiệu của hy lễ bên trong, một y lễ làm Thiên Chúa vui lòng. Bởi thế, ông nói thêm Lễ hy sinh Chúa muốn, nghĩa là được khứng nhận, là tinh thần buồn sầu. Thánh Augustinô, trong Cuốn X của khảo luận Về Kinh Thành Thiên Chúa: “Mọi hy lễ ngài dâng bề ngoài đều là dấu hiệu chỉ hy lễ bên trong, trong đó, ngài dâng linh hồn ngài cho Thiên Chúa”.
Nhưng nên biết rằng linh hồn con người bị dẫn vào tội lỗi trước nhất bởi sự vui vẻ trống rỗng. Sách Giảng Viên 2: “Ta kể tiếng cười là sai lầm: và với sự vui vẻ, ta nói: tại sao ngươi lại bị lừa một cách tự mãn như thế?” nghĩa là, bị dẫn vào tội lỗi. Thứ đến, vì tội lỗi, nó trở nên chai đá đối với những điều thiêng liêng. Sách Giảng Viên 3: “một tâm hồn chai đá, sau cùng, sẽ sở hữu sự dữ”. Thư Rôma 2 viết: “Theo sự chai đá và tâm hồn không ăn năn của các ông”. Thứ ba, vì nó tự lấy mình làm đủ trong các sự vật xác thân, và không lưu ý tới những điều thiêng liêng, nên nó kiêu căng, vì “đây là nguyên ủy mọi tội lỗi” (Sách Giảng Viên 10). Do đó, điều thích đáng là hối nhân, người dâng lòng mình như một hy lễ lên Thiên Chúa, đã làm điều ngược hẳn lại các điều này.
Và trước hết, ngược với niềm vui trống rỗng, điều thích đáng là có được sự buồn sầu thống hối; và do đó, ông thưa: Lễ hy sinh Chúa muốn là tinh thần buồn sầu; nghĩa là, nó buồn sầu vì mọi tội lỗi cộng lại chứ không phải chỉ có một. Thư Côrintô 2 chương 7: “nỗi buồn sầu theo ý Thiên Chúa làm cho chúng ta hối cải để được cứu độ”. Còn Barúc 2 thì nói: “những tâm hồn buồn sầu vì sự dữ lớn lao và thân xác lom khom rời rã, lạy Chúa, chính những tâm hồn này mới dâng vinh quang lên Chúa và sự buồn sầu của họ”.
Ngược với điều thứ hai là sự hối tội (contritio): bởi thế, ông thưa, Một trái tim tan nát (contrita). Và nên lưu ý sự khác nhau giữa tan vỡ và tan nát: vì tan vỡ (confracta) là những vật bị bể thành những mảnh lớn; còn tan nát (contrita) là những vật bị bể thành những mảnh li ti. Bởi thế, bao lâu người ta có một tâm hồn chai đá, thì tâm hồn này như thể hoàn toàn ở trong sự dữ; nhưng khi họ hoàn toàn từ bỏ tội lỗi, hoàn toàn sống cho những điều thiêng liêng, thì họ được gọi là tan nát. Sách Gióp chương 16 “Trước đây giầu có (của cải trần gian), nay tôi bỗng dưng tan tành”.
Ngược với điều thứ ba là sự khiêm nhường; và do đó, ông thưa: Chúa không khinh chê một trái tim... phải khiêm hạ: vì “Thiên Chúa chống kẻ kiêu ngạo; và ban ơn thánh cho người khiêm nhường” (Thư Giacôbê 4). Và ta cần hiểu rằng ông nhắc đến trái tim và tinh thần: mà tinh thần thì liên quan tới sự hăng say (animositatem) và do đó, liên quan tới sự nóng giận (irascibilem). Isaia 25: “vì sát khí của quân cường bạo chẳng khác nào mưa bão đập vào tường”. Trái tim liên quan tới những điều có thể tư dục (concupiscibilem); thành thử ở đây phải hiểu là bất cứ điều gì thuộc về sức mạnh của dục vọng cũng phải được dâng lên Thiên Chúa làm hy lễ.
Nhân từ. Ở đây, ông hứa điều ông sẽ làm trong tương lai: và trước hết, ông xin điều cần được Thiên Chúa thực hiện; thứ đến, ông tuyên bố, ở chỗ ông thưa, Lúc ấy, xin Chúa chấp nhận.
Mắt Đavít hướng tới hai điều. Một điều, ở gần, có tính ám chỉ (figurale), điều kia, ở xa, có tính ẩn dụ (figuratum). Điều đầu, vì có lời chép rằng Đavít xây các tường thành cho Giêrusalem, nhưng ông không hoàn tất; và sau khi các tường này đã hoàn tất, đền thờ mới được xây cất, và do đó, ông thưa: trong thánh ý tốt lành của Chúa, xin xử lý để thành luỹ Giêrusalem được xây dựng. Và rồi khi tường thành đã được xây dựng, đền thờ sẽ được xây; và lúc ấy, xin Chúa chấp nhận hy lễ công lý, lễ vật hiến tế, lễ vật toàn thiêu. Tất cả đều có tính ám chỉ.
Nhưng nếu nói đến ẩn dụ, điều mà ta phải làm, thì có hai Giêrusalem; tức Giêrusalem thiên giới. Thư Galát 4: “Giêrusalem ấy, Giêrusalem ở trên cao, là Giêrusalem tự do và là mẹ ta”. Giêrusalem kia là Giáo Hội hiện nay, theo hình ảnh Giêrusalem thiên giới. Sách Khải Huyền 21: “Tôi thấy thành thánh, thành Giêrusalem mới, từ trời, từ Thiên Chúa, mà xuống”.
Cả hai đều có các bức tường. Tường của Giêrusalem thiên giới là thành lũy của vĩnh cửu và trường sinh, mà các vị thánh theo đuổi nhờ Chúa Kitô. Thư Rôma 8: “Đấng làm cho Chúa Giêsu Kitô trỗi dậy, cũng sẽ làm thân xác tử sinh của chúng ta trỗi dậy”. Tường của Giêrusalem hiện nay, theo Êdêkien 13, “Ngươi đã không đứng lên để đương đầu với quân thù cũng không dựng tường cho nhà Israel để đứng vững trong chiến đấu”. Ông thấy trước việc xây dựng các bức tường này trong thần trí lời tiên tri của Isaia 56. Bởi thế, để các bức tường được xây dựng, Lạy Chúa, xin xử lý nhân từ, nghĩa là hãy tỏ lòng nhân từ này, lòng nhân từ mà Thánh Tông Đồ cho hay đã hoàn toàn thể hiện trong Titô 3: “lòng nhân từ và nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta, đã xuất hiện”.
Và việc này không do công trạng của chúng ta mà là do thánh ý tốt lành của Chúa. Thư Rôma 12: “Để anh em chứng minh điều gì tốt, điều gì đáng chấp nhận và điều gì là thánh ý hoàn thiện của Thiên Chúa”. Thư Tessalônica 1, chương 4: “Thánh ý Thiên Chúa là anh em được thánh hóa”. Và Chúa làm việc này là để thành lũy Giêrusalem được xây dựng, cả Giêrusalem chiến đấu lẫn Giêrusalem chiến thắng.
Nhưng sau đó sẽ là gì? Sau đó, xin Chúa chấp nhận hy lễ công lý. Và điều này được giải thích ba cách: hai cách đầu liên hệ đến Giáo Hội hiện nay. Vì một cách, ta phải nhắc đến hy lễ này, không phải hy lễ trong đó gia súc bị giết, nhưng hy lễ trong đó con người bị sát tế vì Chúa Kitô, và trong việc này, có hai bước: hy lễ của Chúa Kitô đứng hàng đầu. Thư Galát 2: “Người yêu tôi và đã nộp mình vì tôi”. Và do đó, ông thưa Lúc ấy nghĩa là lúc xây dựng tường thành Giêrusalem, nghĩa là Giáo Hội, xin Chúa chấp nhận hy lễ công lý, qua đó, Chúa Kitô, Đấng công chính, tự hiến mình. Gioan 8: “Ai trong các ông có thể bắt tội tôi?”.
Vì Người có nhân đức cao cả đến nỗi Người đền tội cho con người hầu công chính hóa họ. Đứng hàng thứ hai, những người thánh thiện khác, vì Thiên Chúa, đã hiến mình làm hy lễ: khi ông thưa, lễ vật hiến tế, nghĩa là, các thánh hiển tu, những vị nhờ tin tưởng vào Chúa Kitô, cũng như vào nơi mình, đã dâng mình chịu chết, tuy không bị sát hại. Sách Thủ Lãnh 5: “Hỡi ngươi, Israel, người đã vui lòng dâng mạng sống mình chịu nguy hiểm, hãy chúc tụng Chúa”.
Và lễ vật toàn thiêu. Đây là các vị tử đạo. Gioan 15: “Không tình yêu nào lớn hơn người thí mạng sống mình vì bằng hữu”. Và lúc ấy, xin Chúa chấp nhận, tức lúc các vị thánh thiện này tự đặt mình lên bàn thờ Chúa giống các con bò tơ; nghĩa là trên đức tin vào Chúa, và vào Chúa Kitô; nghĩa là, họ tự đặt mình như các con bò tơ vì danh Chúa Kitô, và vì đức tin vào Người, để được hiến sinh.
Nói cách khác, nếu nói tới việc làm của người công chính, thì ý nghĩa như sau: Chúa sẽ chấp nhận công lý làm hy lễ, vì các việc công lý và thương xót giống như hy lễ. Thư Do Thái 13: “Đừng quên làm điều thiện, và ban phát điều thiện; vì nhờ các hy lễ này, anh em sẽ nhận được ơn phúc của Thiên Chúa”. Và lúc ấy, Chúa sẽ chấp nhận lễ vật hiến tế. Theo Thánh Grêgôriô, lễ vật toàn thiêu là lễ vật hoàn toàn được đốt cháy; và nó biểu tượng cho những con người hoàn thiện hoàn toàn hiến mình cho Thiên Chúa.
Lễ vật hiến tế là những người dâng một điều gì đó và giữ lại một điều gì đó: và bấy giờ các linh mục sẽ giết bò tơ, nghĩa là, các tân tòng, dâng trên bàn thờ, nghĩa là trên đức tin vào Chúa Kitô: hay bấy giờ, các giáo phẩm cao hơn sẽ đặt các giảng viên giáo dân đã được huấn giáo về đức tin lên trên bàn thờ, nghĩa là, trên việc tuyên xưng đức tin.
Lối giải thích thứ ba là về Giêrusalem thiên giới; và ý nghĩa như sau: Bấy giờ, nghĩa là lúc các bức tường của Giêrusalem thiên giới sẽ được xây dựng, xin Chúa chấp nhận hy lễ công lý. Ở đây, bất cứ khi nào một hy lễ thống hối được thực hiện, thì ở đó, cũng có hy lễ chúc tụng. Isaia 60: “Dân ngươi tất cả sẽ công chính, họ sẽ được hưởng lãnh thổ mãi mãi”. Và Thánh Vịnh 63 chính là nói về hy lễ chúc tụng này. Phúc thay những ai ở trong nhà Chúa, họ sẽ mãi mãi chúc tụng Chúa. Và rồi Chúa sẽ chấp nhận các lễ vật hiến tế, nghĩa là các tiểu thánh nhân, và các lễ vật toàn thiêu, nghĩa là các đại thánh nhân. Và các thiên thần sẽ thực hiện việc dâng này, những vị mà Mátthêu 13 nói tới “Nhưng hãy thu lúa mì vào kho nẫm của Ta”. Và các thiên thần này sẽ đặt các thánh trên bàn thờ của Chúa, nghĩa là, trong vinh quang nước trời. Sách Khải Huyền 8: “và nhiều nhũ hương được trao cho Người, để Người dâng lời cầu nguyện của mọi vị thánh trên bàn thờ vàng”. Thánh Vịnh 68, Làm như vậy sẽ đẹp lòng Chúa hơn dâng tiến bò bê đủ móng đủ sừng.
HẾT
Lược sử hình thành và những huyền thoại chung quanh giáo phái Đức Chúa Trời Mẹ
Đặng Tự Do
23:43 29/04/2018
"Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường". (2 Tim 4:3-4).
Trong tuần qua, giáo phái Đức Chúa Trời Mẹ được đề cập đến nhiều tại Việt Nam. Từ lâu việc phát triển nhanh chóng của giáo phái này đã là một vấn đề đối với Giáo Hội Công Giáo tại Nam Hàn. Thật vậy, vào cuối năm 2017, thống kê của Giáo Hội Công Giáo tại Nam Hàn cho biết Giáo Hội có 1734 nhà thờ [1]. Trong khi đó, theo một thống kê vào tháng 6 năm 2013, giáo phái (hay tà phái) Đức Chúa Trời Mẹ tuyên bố có đến 450 nhà thờ tại Nam Hàn và 6,000 nhà thờ tại hải ngoại [2]. Nhiều quan sát viên cho rằng các con số này có lẽ không xa sự thật bao nhiêu.
Dưới đây là lược sử hình thành và những huyền thoại chung quanh giáo phái này.
Nhân vật Ahn Sahng-hong
Ahn Sahng-hong (안상홍) sinh ngày 13 tháng Giêng năm 1918 tại một ngôi làng nhỏ bé tại huyện Myeongdeok-ri, tỉnh North Jeolla, trong thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng. Cả cha lẫn mẹ đều là người Hàn quốc theo Phật Giáo.
Sau đó, gia đình ông dọn lên thành phố Busan. Ông đã lớn lên tại quận Haeundae của thành phố này; và đó cũng là nơi ông lập ra một giáo phái mới.
Từ năm 1937 cho đến hết thế chiến hai, Ahn Sahng-hong sống với mẹ tại Nhật Bản trước khi trở về Hàn quốc vào năm 1946. Sau khi về nước, ông bắt đầu lui tới với Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm (Seventh-day Adventist) tại Incheon từ năm 1947. Theo lời kể của Ahn Sahng-hong, một năm sau đó ông tuyên bố từ bỏ Phật Giáo, và được Mục Sư Lee Myeong-deok ban phép Rửa Tội. Tuy nhiên, năm 2011, Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm ra một thông cáo nói giáo phái Tin Lành này không hề có Mục Sư nào tên là Lee Myeong-deok vào năm 1948, và cho biết thêm, theo sổ bộ của họ, Ahn Sahng-hong được Mục Sư Gim Seo-gyeong rửa tội vào ngày 9 tháng 10, 1954 lúc ông ta 36 tuổi [3]
Năm 1953, Ahn Sahng-hong tuyên bố mình nhận được Mạc Khải và ba năm sau tuyên bố rằng trong vòng 10 năm nữa Chúa lại đến lần thứ hai.
Tháng Tư 1958, ông kết hôn với bà Hwang Wonsun (1923–2008).
Tháng Ba 1962, ông bị Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm trục xuất sau những tranh cãi gay gắt về vấn đề thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ. Theo Ahn Sahng-hong, tôn thờ thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ là tôn thờ ngẫu tượng. 23 người trong Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm tại Incheon bỏ đi với ông.
Ngày 28 tháng Tư 1964, Ahn Sahng-hong tuyên bố thành lập giáo phái mới gọi là Witnesses of Jesus Church of God (Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Chúa Giêsu) tại Busan. Trước khi ông qua đời vào năm 1985, giáo phái này có đến 13 cộng đoàn tại Nam Hàn.
Những tin tưởng của Ahn Sahng-hong
Về cơ bản, các tin tưởng của Ahn Sahng-hong cũng tương tự những gì được tin tưởng trong Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm. Tuy nhiên, trong hơn 20 quyển sách do ông viết, Ahn Sahng-hong nhấn mạnh đến cuộc sống của Giáo Hội trong thời các Thánh Tông Đồ và đưa ra một số giải thích cực đoan về Kinh Thánh để quy định rằng:
1. Phụ nữ phải trùm đầu trong khi cầu nguyện.
2. Phép rửa là bước đầu tiên hướng tới sự cứu rỗi. Không tồn tại ơn cứu độ bên ngoài những người được rửa tội.
3. Ngày Sa-bát nên được cử hành vào các ngày thứ Bảy, chứ không phải Chúa Nhật.
4. Ngày 25 tháng 12 không nên được cử hành như là lễ Chúa Giáng sinh bởi vì nó là ngày lễ thần mặt trời.
5. Thập giá và các ảnh tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh bị coi là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng.
6. Cần đề cao và cử hành các ngày lễ Do Thái Giáo như Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men và các ngày lễ khác được nêu trong chương 23 của Sách Lê-vi: lễ hoả tế, lễ dâng bó lúa đầu mùa, lễ lều…
Cánh chung luận
Với mục đích gây hoang mang ngõ hầu chiêu dụ tín đồ, Ahn Sahng-hong đặc biệt quan tâm đến những tiên đoán về ngày tận thế. Ông cảnh cáo các tín hữu là họ đang sống trong “thời sau hết”.
Năm 1956, ông tiên đoán là trong vòng 10 năm nữa Chúa lại đến lần thứ hai; và đó là ngày thế mạt.
Tư tưởng cánh chung luận của ông được nhiều người Hàn quốc đón nhận một phần lớn vì hoàn cảnh lịch sử của đất nước này. Họ đồng hoá việc chiếm đóng của Nhật Bản với ách cai trị đè nặng lên dân Do Thái là “dân tộc đang bước đi trong tối tăm”.
Trong cuốn “The Bridegroom Was a Long Time in Coming, and They All Became Drowsy and Fell Asleep” (Chú rể đến muộn, và các cô phù dâu thiếp đi) phát hành vào năm 1980, Ahn Sahng-hong lại dự đoán tận thế sẽ diễn ra vào năm 2012.[4]
Cô dâu Thiên quốc
Vào năm 1978, một nhóm người trong giáo phái của Ahn Sahng-hong tôn vinh một thành viên nữ giàu có tên là Um Sooin (sinh năm 1941) lên hàng thần thánh. Một loạt ấn bản được tung ra quả quyết bà ta là “cô dâu duy nhất” trên thiên quốc được sai xuống để an ủi loài người. Mặc dù, đã cẩn thận tôn vinh cả Ahn Sahng-hong là Chúa Kitô xuống thế lần thứ hai; cả nhóm cùng với bà Um Sooin bị Ahn Sahng-hong trục xuất ra khỏi giáo phái.
Ahn Sahng-hong tỏ ra rất khinh miệt phụ nữ. Trong cuốn “Problems with the New Jerusalem, the Bride and Women's Veils” (1980, in lại 1983) (Vấn nạn với nhóm Tân Giêrusalem, Cô Dâu và khăn che đầu của phụ nữ) [5], Ahn Sahng-hong viết: “Đàn bà nên học mọi sự trong lặng lẽ và trong sự phục tùng. Tôi không cho phép một người phụ nữ giảng dạy hoặc có quyền hành trên một người đàn ông; đàn bà phải biết im lặng. Adong được tạo ra trước rồi mới đến Evà. Và Adong không phải là người bị [con rắn] lừa dối; mà chính là người đàn bà đã bị lừa dối và trở thành tội nhân.”
Cái chết của Ahn Sahng-hong
Ngày 24 tháng Hai 1985, Ahn Sahng-hong bị nhồi máu cơ tim đang khi ăn trưa. Ông được đưa vào nhà thương. Tuy nhiên, trên đường đi cấp cứu, Ahn Sahng-hong lại bị thêm tai biến mạch máu não. Ngày hôm sau, 25 tháng Hai, 1985 ông qua đời tại nhà thương Công Giáo Maryknoll của thành phố Busan bỏ lại người vợ và 3 đứa con.
Ông được chôn cất tại nghĩa trang Seokgye cách thành phố Busan 30km về phía Bắc. Trên phần mộ của ông, người ta đọc thấy dòng chữ sau: “Phần mộ của tiên tri Êlia Ahn Sahng-hong”[6].
Giáo phái Đức Chúa Trời Mẹ
Sau cái chết bất ngờ của Ahn Sahng-hong, tranh chấp nổi lên trong giáo phái Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Chúa Giêsu do ông thành lập.
Lần này, một nhóm người khác lại tôn vinh một người đàn bà khác, 41 tuổi, làm lãnh đạo tinh thần của họ. Đó là bà Jang Gil-ja (장길자). Bà này sinh ngày 29 tháng 10 năm 1943. Jang Gil-ja là chủ tịch của hai quỹ từ thiện rất giàu có tên là 국제위러브유 운동 (Chúng tôi thương mến bạn) và 새생명복지회 (Phúc Lợi trong cuộc sống mới) [7].
Sau Đại Hội Bất Thường vào ngày 4 tháng Ba năm 1985, giáo phái do Ahn Sahng-hong thành lập lúc đầu tách ra thành 2 giáo phái:
Thứ nhất là nhóm New Covenant Passover Church of God - Hội Thánh Đức Chúa Trời Giao ước Mới trong Lễ Vượt Qua. Nhóm này do vợ và các con của Ahn Sahng-hong lãnh đạo và vẫn đặt trụ sở tại địa điểm cũ tại thành phố Busan.
Phóng viên Lee Seung-yeon của tờ Modern Religion viết vào tháng Hai 2012 rằng “Các buổi lễ được thực hiện tại nhà thờ của nhóm Giao ước Mới trong Lễ Vượt Qua không khác bao nhiêu với các giáo hội [Tin Lành] chính thống. Các giáo dân cầu nguyện cùng danh Chúa Giêsu Kitô và đọc kinh Lạy Cha. Họ hát những bài thánh ca chính thống không có sửa đổi. Giống như các tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm, họ giữ ngày thứ Bảy là ngày Sa-bát.”
Nhóm thứ hai, là nhóm truyền vào Việt Nam từ năm 2001, có tên là Witnesses of Ahn Sahng-hong Church of God (Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Ahn Sahng-hong), sau lại đổi tên thành World Mission Society Church of God (Hội Thánh Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Thế giới) thường được gọi với cái tên phổ biến hơn là giáo phái Đức Chúa Trời Mẹ. Nhóm này dời trụ sở từ Busan về Hán Thành.
Trong Đại Hội ngày 2 tháng Sáu, 1985, tại Hán Thành, nhóm này đưa ra 3 quan điểm mới.
Thứ nhất, Ahn Sahng-hong phải được nhìn nhận là Chúa Kitô xuống thế lần thứ hai. Xa hơn, Ahn Sahng-hong phải được xem là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Thứ hai, bà Jang Gil-ja được gọi là Đức Chúa Trời Mẹ, tức là hình ảnh phụ nữ của Đức Chúa Trời.
Thứ ba, các kinh nguyện kêu cầu cùng Thiên Chúa phải được sửa lại để kêu cầu cùng Ahn Sahng-hong.
Việc tôn phong người phàm lên hàng thần thánh đã bị Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội Kitô Nam Hàn lên án mạnh mẽ coi giáo phái này là một tà giáo phạm thượng, phản nghịch cùng Thiên Chúa. [9]
Tuy bị lên án như thế, tà giáo “Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Ahn Sahng-hong” dưới quyền lãnh đạo của bà Jang Gil-ja và tổng Mục Sư Joo-Cheol Kim tỏ ra thành công vượt bậc và gây không ít khó khăn cho Giáo Hội Công Giáo tại Nam Hàn.
Jang Gil-ja và Joo-Cheol Kim là những người có tài làm thương mại lại có vốn từ các tín hữu đóng góp nên họ làm chủ các đại công ty và có nhiều cổ phần trong những công ty lớn khác tại Nam Hàn, Hoa Kỳ và các nước khác.
Ngày nay tà phái này có đến 450 nhà thờ tại Nam Hàn và 6,000 nhà thờ tại 175 quốc gia khác.
Phương thức hoạt động của tà giáo này tỏ ra rất thành công tại các quốc gia kém mở mang tại Á, Phi. Chẳng hạn như tại Nigeria, trong tư cách chủ nhân các siêu thị, và các công ty lớn, họ thường thuê mướn một số lớn các nhân công vào đó để …ngồi chơi xơi nước, gần như không làm gì cả trong một thời gian ngắn. Sau đó, một thời gian họ dùng công ăn việc làm gây sức ép buộc gia nhập giáo phái, nếu không chịu thì mất việc làm. Tại các nước phát triển, họ lại hoạt động theo một phương thức khác. Theo Chris Harris của People.com[10], tà phái này tận dụng Internet để tiếp cận với những người có khó khăn trong cuộc sống, các cựu chiến binh khủng hoảng sau khi trở về từ chiến tranh, và cả những người nghiện sex muốn được sống cuộc sống bầy đàn chung chạ.
Những huyền thoại chung quanh tà phái Đức Chúa Trời Mẹ
Chung quanh câu chuyện về tà phái Đức Chúa Trời Mẹ như đã được các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội Việt Nam đưa lên có những điều, chúng tôi thiết nghĩ, không đúng.
Bà Jang Gil-ja là vợ của Ahn Sahng-hong. Không đúng, bà ta không phải là vợ của Ahn Sahng-hong.
Ahn Sahng-hong xưng mình là Chúa Kitô, là Chúa Ba Ngôi. Không đúng. Ông ta không có gan đó. Những gì được viết trên mộ chí của ông ta cho thấy ông ta cùng lắm chỉ dám ví mính với tiên tri Êlia.
Ahn Sahng-hong chủ trương rằng bà Jang Gil-ja là hình ảnh phụ nữ của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời Mẹ. Không đúng. Đó không phải là chủ trương của Ahn Sahng-hong. Trong các tác phẩm của mình Ahn Sahng-hong thường tỏ ra khinh miệt phụ nữ và không ngại coi phụ nữ như một trong những “mối tội đầu” (x. 4 thượng dẫn).
Tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ cho người ta uống một thứ nước thánh khiến cho con người “mụ mị” ra. Về phương diện khoa học, có tồn tại hay không một chất có tác dụng lâu dài như thế? Làm sao một chất như thế có thể thoát được sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng Hoa Kỳ nơi tà giáo này được báo cáo có đến 150,000 ngàn thành viên (x. 10 thượng dẫn). Chiêu thức của tà giáo này có lẽ chủ yếu là những lèo lái về tâm lý và áp lực công ăn việc làm hơn là dùng đến các chất hóa học.
[1] Catholic Church in Korea Statistics 2017- Revised version 12 April 2018
[2] “WATV – Worldwide”. Retrieved 3 June 2013.
[3] International Korean Christian Coalition against Heresy (2012-02-24). 안상홍 교적부 있는 부산 해운대안식일교회 (in Korean). Retrieved 2013-08-18.
[4] The Bridegroom Was a Long Time in Coming, and They All Became Drowsy and Fell Asleep (in Korean). Korea: Witnesses of Jesus Church of God. 1980. Retrieved 2013-08-18.
[5] "Problems with the New Jerusalem, the Bride and Women's Veils” http://ncpcog.co.kr/rb/home/b/0604/441
[6] International Korean Christian Coalition against Heresy. 하나님의교회 안상홍증인회 - 안상홍의 정체 [Witnesses of An Sang-hong Church of God – An Sang-hong's identity] (in Korean). Retrieved 2013-08-18.
[7] “We love U - Intro”. Retrieved 2013-03-22.
[8] 이 (Lee), 명덕 (Seung-yeon) (2012). “하나님의교회는'장길자'증인회! 안상홍씨 친아들 안광섭씨가 말하는 하나님의교회” [The Church of God is Zahng Gil-Ja's Congregation! Ahn Sahng-hong's son Ahn Kwang-sup speaks out about the Church of God]. 현대종교 (Modern Religion). Hyudae Jongyo (2): 28–33. Retrieved 2013-08-18.
[9]기독교 이단 사이비 종교 명단과 종교차별 신고 (in Korean). The National Council of Churches in Korea. 2012-12-13. Retrieved 2013-08-18.
[10] Former Members Allege New Jersey Church, South Korea-Based World Mission Society Church of God, is Actually a 'Cult'
Trong tuần qua, giáo phái Đức Chúa Trời Mẹ được đề cập đến nhiều tại Việt Nam. Từ lâu việc phát triển nhanh chóng của giáo phái này đã là một vấn đề đối với Giáo Hội Công Giáo tại Nam Hàn. Thật vậy, vào cuối năm 2017, thống kê của Giáo Hội Công Giáo tại Nam Hàn cho biết Giáo Hội có 1734 nhà thờ [1]. Trong khi đó, theo một thống kê vào tháng 6 năm 2013, giáo phái (hay tà phái) Đức Chúa Trời Mẹ tuyên bố có đến 450 nhà thờ tại Nam Hàn và 6,000 nhà thờ tại hải ngoại [2]. Nhiều quan sát viên cho rằng các con số này có lẽ không xa sự thật bao nhiêu.
Dưới đây là lược sử hình thành và những huyền thoại chung quanh giáo phái này.
Nhân vật Ahn Sahng-hong
Ahn Sahng-hong (안상홍) sinh ngày 13 tháng Giêng năm 1918 tại một ngôi làng nhỏ bé tại huyện Myeongdeok-ri, tỉnh North Jeolla, trong thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng. Cả cha lẫn mẹ đều là người Hàn quốc theo Phật Giáo.
Sau đó, gia đình ông dọn lên thành phố Busan. Ông đã lớn lên tại quận Haeundae của thành phố này; và đó cũng là nơi ông lập ra một giáo phái mới.
Từ năm 1937 cho đến hết thế chiến hai, Ahn Sahng-hong sống với mẹ tại Nhật Bản trước khi trở về Hàn quốc vào năm 1946. Sau khi về nước, ông bắt đầu lui tới với Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm (Seventh-day Adventist) tại Incheon từ năm 1947. Theo lời kể của Ahn Sahng-hong, một năm sau đó ông tuyên bố từ bỏ Phật Giáo, và được Mục Sư Lee Myeong-deok ban phép Rửa Tội. Tuy nhiên, năm 2011, Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm ra một thông cáo nói giáo phái Tin Lành này không hề có Mục Sư nào tên là Lee Myeong-deok vào năm 1948, và cho biết thêm, theo sổ bộ của họ, Ahn Sahng-hong được Mục Sư Gim Seo-gyeong rửa tội vào ngày 9 tháng 10, 1954 lúc ông ta 36 tuổi [3]
Năm 1953, Ahn Sahng-hong tuyên bố mình nhận được Mạc Khải và ba năm sau tuyên bố rằng trong vòng 10 năm nữa Chúa lại đến lần thứ hai.
Tháng Tư 1958, ông kết hôn với bà Hwang Wonsun (1923–2008).
Tháng Ba 1962, ông bị Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm trục xuất sau những tranh cãi gay gắt về vấn đề thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ. Theo Ahn Sahng-hong, tôn thờ thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ là tôn thờ ngẫu tượng. 23 người trong Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm tại Incheon bỏ đi với ông.
Ngày 28 tháng Tư 1964, Ahn Sahng-hong tuyên bố thành lập giáo phái mới gọi là Witnesses of Jesus Church of God (Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Chúa Giêsu) tại Busan. Trước khi ông qua đời vào năm 1985, giáo phái này có đến 13 cộng đoàn tại Nam Hàn.
Những tin tưởng của Ahn Sahng-hong
Về cơ bản, các tin tưởng của Ahn Sahng-hong cũng tương tự những gì được tin tưởng trong Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm. Tuy nhiên, trong hơn 20 quyển sách do ông viết, Ahn Sahng-hong nhấn mạnh đến cuộc sống của Giáo Hội trong thời các Thánh Tông Đồ và đưa ra một số giải thích cực đoan về Kinh Thánh để quy định rằng:
1. Phụ nữ phải trùm đầu trong khi cầu nguyện.
2. Phép rửa là bước đầu tiên hướng tới sự cứu rỗi. Không tồn tại ơn cứu độ bên ngoài những người được rửa tội.
3. Ngày Sa-bát nên được cử hành vào các ngày thứ Bảy, chứ không phải Chúa Nhật.
4. Ngày 25 tháng 12 không nên được cử hành như là lễ Chúa Giáng sinh bởi vì nó là ngày lễ thần mặt trời.
5. Thập giá và các ảnh tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh bị coi là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng.
6. Cần đề cao và cử hành các ngày lễ Do Thái Giáo như Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men và các ngày lễ khác được nêu trong chương 23 của Sách Lê-vi: lễ hoả tế, lễ dâng bó lúa đầu mùa, lễ lều…
Cánh chung luận
Với mục đích gây hoang mang ngõ hầu chiêu dụ tín đồ, Ahn Sahng-hong đặc biệt quan tâm đến những tiên đoán về ngày tận thế. Ông cảnh cáo các tín hữu là họ đang sống trong “thời sau hết”.
Năm 1956, ông tiên đoán là trong vòng 10 năm nữa Chúa lại đến lần thứ hai; và đó là ngày thế mạt.
Tư tưởng cánh chung luận của ông được nhiều người Hàn quốc đón nhận một phần lớn vì hoàn cảnh lịch sử của đất nước này. Họ đồng hoá việc chiếm đóng của Nhật Bản với ách cai trị đè nặng lên dân Do Thái là “dân tộc đang bước đi trong tối tăm”.
Trong cuốn “The Bridegroom Was a Long Time in Coming, and They All Became Drowsy and Fell Asleep” (Chú rể đến muộn, và các cô phù dâu thiếp đi) phát hành vào năm 1980, Ahn Sahng-hong lại dự đoán tận thế sẽ diễn ra vào năm 2012.[4]
Cô dâu Thiên quốc
Vào năm 1978, một nhóm người trong giáo phái của Ahn Sahng-hong tôn vinh một thành viên nữ giàu có tên là Um Sooin (sinh năm 1941) lên hàng thần thánh. Một loạt ấn bản được tung ra quả quyết bà ta là “cô dâu duy nhất” trên thiên quốc được sai xuống để an ủi loài người. Mặc dù, đã cẩn thận tôn vinh cả Ahn Sahng-hong là Chúa Kitô xuống thế lần thứ hai; cả nhóm cùng với bà Um Sooin bị Ahn Sahng-hong trục xuất ra khỏi giáo phái.
Ahn Sahng-hong tỏ ra rất khinh miệt phụ nữ. Trong cuốn “Problems with the New Jerusalem, the Bride and Women's Veils” (1980, in lại 1983) (Vấn nạn với nhóm Tân Giêrusalem, Cô Dâu và khăn che đầu của phụ nữ) [5], Ahn Sahng-hong viết: “Đàn bà nên học mọi sự trong lặng lẽ và trong sự phục tùng. Tôi không cho phép một người phụ nữ giảng dạy hoặc có quyền hành trên một người đàn ông; đàn bà phải biết im lặng. Adong được tạo ra trước rồi mới đến Evà. Và Adong không phải là người bị [con rắn] lừa dối; mà chính là người đàn bà đã bị lừa dối và trở thành tội nhân.”
Cái chết của Ahn Sahng-hong
Ngày 24 tháng Hai 1985, Ahn Sahng-hong bị nhồi máu cơ tim đang khi ăn trưa. Ông được đưa vào nhà thương. Tuy nhiên, trên đường đi cấp cứu, Ahn Sahng-hong lại bị thêm tai biến mạch máu não. Ngày hôm sau, 25 tháng Hai, 1985 ông qua đời tại nhà thương Công Giáo Maryknoll của thành phố Busan bỏ lại người vợ và 3 đứa con.
Ông được chôn cất tại nghĩa trang Seokgye cách thành phố Busan 30km về phía Bắc. Trên phần mộ của ông, người ta đọc thấy dòng chữ sau: “Phần mộ của tiên tri Êlia Ahn Sahng-hong”[6].
Giáo phái Đức Chúa Trời Mẹ
Sau cái chết bất ngờ của Ahn Sahng-hong, tranh chấp nổi lên trong giáo phái Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Chúa Giêsu do ông thành lập.
Lần này, một nhóm người khác lại tôn vinh một người đàn bà khác, 41 tuổi, làm lãnh đạo tinh thần của họ. Đó là bà Jang Gil-ja (장길자). Bà này sinh ngày 29 tháng 10 năm 1943. Jang Gil-ja là chủ tịch của hai quỹ từ thiện rất giàu có tên là 국제위러브유 운동 (Chúng tôi thương mến bạn) và 새생명복지회 (Phúc Lợi trong cuộc sống mới) [7].
Sau Đại Hội Bất Thường vào ngày 4 tháng Ba năm 1985, giáo phái do Ahn Sahng-hong thành lập lúc đầu tách ra thành 2 giáo phái:
Thứ nhất là nhóm New Covenant Passover Church of God - Hội Thánh Đức Chúa Trời Giao ước Mới trong Lễ Vượt Qua. Nhóm này do vợ và các con của Ahn Sahng-hong lãnh đạo và vẫn đặt trụ sở tại địa điểm cũ tại thành phố Busan.
Phóng viên Lee Seung-yeon của tờ Modern Religion viết vào tháng Hai 2012 rằng “Các buổi lễ được thực hiện tại nhà thờ của nhóm Giao ước Mới trong Lễ Vượt Qua không khác bao nhiêu với các giáo hội [Tin Lành] chính thống. Các giáo dân cầu nguyện cùng danh Chúa Giêsu Kitô và đọc kinh Lạy Cha. Họ hát những bài thánh ca chính thống không có sửa đổi. Giống như các tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm, họ giữ ngày thứ Bảy là ngày Sa-bát.”
Nhóm thứ hai, là nhóm truyền vào Việt Nam từ năm 2001, có tên là Witnesses of Ahn Sahng-hong Church of God (Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Ahn Sahng-hong), sau lại đổi tên thành World Mission Society Church of God (Hội Thánh Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Thế giới) thường được gọi với cái tên phổ biến hơn là giáo phái Đức Chúa Trời Mẹ. Nhóm này dời trụ sở từ Busan về Hán Thành.
Trong Đại Hội ngày 2 tháng Sáu, 1985, tại Hán Thành, nhóm này đưa ra 3 quan điểm mới.
Thứ nhất, Ahn Sahng-hong phải được nhìn nhận là Chúa Kitô xuống thế lần thứ hai. Xa hơn, Ahn Sahng-hong phải được xem là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Thứ hai, bà Jang Gil-ja được gọi là Đức Chúa Trời Mẹ, tức là hình ảnh phụ nữ của Đức Chúa Trời.
Thứ ba, các kinh nguyện kêu cầu cùng Thiên Chúa phải được sửa lại để kêu cầu cùng Ahn Sahng-hong.
Việc tôn phong người phàm lên hàng thần thánh đã bị Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội Kitô Nam Hàn lên án mạnh mẽ coi giáo phái này là một tà giáo phạm thượng, phản nghịch cùng Thiên Chúa. [9]
Tuy bị lên án như thế, tà giáo “Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Ahn Sahng-hong” dưới quyền lãnh đạo của bà Jang Gil-ja và tổng Mục Sư Joo-Cheol Kim tỏ ra thành công vượt bậc và gây không ít khó khăn cho Giáo Hội Công Giáo tại Nam Hàn.
Jang Gil-ja và Joo-Cheol Kim là những người có tài làm thương mại lại có vốn từ các tín hữu đóng góp nên họ làm chủ các đại công ty và có nhiều cổ phần trong những công ty lớn khác tại Nam Hàn, Hoa Kỳ và các nước khác.
Ngày nay tà phái này có đến 450 nhà thờ tại Nam Hàn và 6,000 nhà thờ tại 175 quốc gia khác.
Phương thức hoạt động của tà giáo này tỏ ra rất thành công tại các quốc gia kém mở mang tại Á, Phi. Chẳng hạn như tại Nigeria, trong tư cách chủ nhân các siêu thị, và các công ty lớn, họ thường thuê mướn một số lớn các nhân công vào đó để …ngồi chơi xơi nước, gần như không làm gì cả trong một thời gian ngắn. Sau đó, một thời gian họ dùng công ăn việc làm gây sức ép buộc gia nhập giáo phái, nếu không chịu thì mất việc làm. Tại các nước phát triển, họ lại hoạt động theo một phương thức khác. Theo Chris Harris của People.com[10], tà phái này tận dụng Internet để tiếp cận với những người có khó khăn trong cuộc sống, các cựu chiến binh khủng hoảng sau khi trở về từ chiến tranh, và cả những người nghiện sex muốn được sống cuộc sống bầy đàn chung chạ.
Những huyền thoại chung quanh tà phái Đức Chúa Trời Mẹ
Chung quanh câu chuyện về tà phái Đức Chúa Trời Mẹ như đã được các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội Việt Nam đưa lên có những điều, chúng tôi thiết nghĩ, không đúng.
Bà Jang Gil-ja là vợ của Ahn Sahng-hong. Không đúng, bà ta không phải là vợ của Ahn Sahng-hong.
Ahn Sahng-hong xưng mình là Chúa Kitô, là Chúa Ba Ngôi. Không đúng. Ông ta không có gan đó. Những gì được viết trên mộ chí của ông ta cho thấy ông ta cùng lắm chỉ dám ví mính với tiên tri Êlia.
Ahn Sahng-hong chủ trương rằng bà Jang Gil-ja là hình ảnh phụ nữ của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời Mẹ. Không đúng. Đó không phải là chủ trương của Ahn Sahng-hong. Trong các tác phẩm của mình Ahn Sahng-hong thường tỏ ra khinh miệt phụ nữ và không ngại coi phụ nữ như một trong những “mối tội đầu” (x. 4 thượng dẫn).
Tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ cho người ta uống một thứ nước thánh khiến cho con người “mụ mị” ra. Về phương diện khoa học, có tồn tại hay không một chất có tác dụng lâu dài như thế? Làm sao một chất như thế có thể thoát được sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng Hoa Kỳ nơi tà giáo này được báo cáo có đến 150,000 ngàn thành viên (x. 10 thượng dẫn). Chiêu thức của tà giáo này có lẽ chủ yếu là những lèo lái về tâm lý và áp lực công ăn việc làm hơn là dùng đến các chất hóa học.
[1] Catholic Church in Korea Statistics 2017- Revised version 12 April 2018
[2] “WATV – Worldwide”. Retrieved 3 June 2013.
[3] International Korean Christian Coalition against Heresy (2012-02-24). 안상홍 교적부 있는 부산 해운대안식일교회 (in Korean). Retrieved 2013-08-18.
[4] The Bridegroom Was a Long Time in Coming, and They All Became Drowsy and Fell Asleep (in Korean). Korea: Witnesses of Jesus Church of God. 1980. Retrieved 2013-08-18.
[5] "Problems with the New Jerusalem, the Bride and Women's Veils” http://ncpcog.co.kr/rb/home/b/0604/441
[6] International Korean Christian Coalition against Heresy. 하나님의교회 안상홍증인회 - 안상홍의 정체 [Witnesses of An Sang-hong Church of God – An Sang-hong's identity] (in Korean). Retrieved 2013-08-18.
[7] “We love U - Intro”. Retrieved 2013-03-22.
[8] 이 (Lee), 명덕 (Seung-yeon) (2012). “하나님의교회는'장길자'증인회! 안상홍씨 친아들 안광섭씨가 말하는 하나님의교회” [The Church of God is Zahng Gil-Ja's Congregation! Ahn Sahng-hong's son Ahn Kwang-sup speaks out about the Church of God]. 현대종교 (Modern Religion). Hyudae Jongyo (2): 28–33. Retrieved 2013-08-18.
[9]기독교 이단 사이비 종교 명단과 종교차별 신고 (in Korean). The National Council of Churches in Korea. 2012-12-13. Retrieved 2013-08-18.
[10] Former Members Allege New Jersey Church, South Korea-Based World Mission Society Church of God, is Actually a 'Cult'
Văn Hóa
Tháng Hoa '' Muguet: Our Lady's tears - Nước Mắt Của Mẹ
Lê Đình Thông
09:55 29/04/2018
Chen giữa cỏ cây có nhánh hoa
Gió sớm đong đưa nắng chói lòa
Dáng chuông trắng nõn hương thơm ngát
Rừng thưa thầm gọi tháng năm qua.
Hái cánh hoa rừng cánh hoa chuông
Hương hoa đồng nội một lời thương
Hoa chuông vừa nở xuân hồng đến
Ngôn ngữ giao duyên nghe rất suông.
Hoa treo lơ lửng trên cành biếc
Ngó xuống phận đời cuộc biển dâu
Thương hải tang điền đừng luyến tiếc
Hoa trắng nghiêng mình cũng đã lâu.
Muguet cỏ dại rừng hoang vắng
Cánh chuông quanh quẩn tiếng vô ngôn
Nói mãi làm chi cho uổng phí
Lặng lẽ mà nghe tiếng sóng dồn.
Lê Đình Thông
Dáng chuông trắng nõn hương thơm ngát
Rừng thưa thầm gọi tháng năm qua.
Hái cánh hoa rừng cánh hoa chuông
Hương hoa đồng nội một lời thương
Hoa chuông vừa nở xuân hồng đến
Ngôn ngữ giao duyên nghe rất suông.
Hoa treo lơ lửng trên cành biếc
Ngó xuống phận đời cuộc biển dâu
Thương hải tang điền đừng luyến tiếc
Hoa trắng nghiêng mình cũng đã lâu.
Cánh chuông quanh quẩn tiếng vô ngôn
Nói mãi làm chi cho uổng phí
Lặng lẽ mà nghe tiếng sóng dồn.
Lê Đình Thông
Tại sao cần đọc các giáo phụ
Vũ Văn An
22:50 29/04/2018
Hạn từ Giáo Phụ được người Công Giáo và nhiều hệ phái Kitô Giáo khác sử dụng để chỉ các bậc thầy nổi tiếng về đức tin Kitô Giáo cổ thời. Ý tưởng đứng đàng sau việc gọi các vị này là “Phụ” (Cha) là: thầy dậy Đức Tin Kitô Giáo quả là người cha thiêng liêng giúp hạ sinh những đứa con thiêng liêng vốn tiếp nhận giáo huấn của ngài. Thánh Phaolô, chẳng hạn, cũng từng cho mình là cha thiêng liêng của những ai tiếp nhận Tin Mừng qua lời giảng dậy của ngài: “Tôi không viết điều này để anh em phải xấu hổ, nhưng để khuyên nhủ anh em như những người con qúy yêu của tôi. Vì dù anh em có vô vàn các người hướng dẫn trong Chúa Kitô, nhưng anh em không có nhiều người cha đâu. Vì tôi đã trở thành cha của anh em trong Chúa Giêsu Kitô nhờ Tin Mừng” (1Cr 4:14-15). Thánh Irênê (khoảng các năm 125 – 202 CN), vốn là một Giáo Phụ, đã giải thích ý niệm làm cha thiêng liêng này trong tác phẩm nổi danh của ngài là Chống Các Ly Giáo như sau: “Vì khi một người được dạy dỗ từ cửa miệng một người khác, họ được gọi là con của người dậy dỗ họ, và người dạy dỗ này [được gọi] là cha của họ” (IV, 41, 2).
Thực sự, có hàng trăm Giáo Phụ mà tác phẩm của các ngài, một mình chúng, có thể chiếm trọn cả một thư viện. Nói chung, các ngài được phân thành hai nhóm chính: Các Giáo Phụ Hy Lạp hay Đông Phương, và các Giáo Phụ La Tinh hay Tây Phương. Các Giáo Phụ Hy Lạp hay Đông Phương là các tác giả Kitô Giáo nổi danh sống ở miền Đông của thế giới Kitô Giáo cổ thời. Phần lớn các vị này viết bằng chữ Hy Lạp, dù có một số Giáo Phụ Đông Phương viết bằng tiếng Syriac, Coptic hay Armenian. Các Giáo Phụ Đông Phương nổi danh nhất là Thánh Irênê, Thánh Clêmentê thành Alexandria, Thánh Anatasiô, Thánh Gioan Kim Khẩu, và 3 Giáo Phụ Cappadocian: Thánh Basilêô Cả, Thánh Grêgôriô Nazianzen và Thánh Grêgôriô thành Nyssa. Các Giáo Phụ La Tinh hay Tây Phương là các Giáo Phụ sống tại miền Tây thế giới Kitô Giáo, tất cả các vị này trước tác bằng tiếng La Tinh. Các giáo Phụ Tây Phương nổi danh nhất là Thánh Ambrôsiô, Thánh Augustinô, Thánh Giêrônimô, và Thánh Grêgôriô Cả. Phần lớn các Giáo Phụ là giám mục (như các Thánh Augustinô và Thánh Gioan Kim Khẩu), nhưng cũng cò một vài vị giáo hoàng (như các Thánh Clêmentê thành Rôma, Thánh Lêô Cả, Thánh Grêgôriô Cả), một số vị là linh mục (như Thánh Giêrônimô), phó tế (như Thánh Êphrem người Syria) và thậm chí là giáo dân (như Thánh Giustinô Tử Đạo).
Ba Lý Do
Có 3 lý do thực sự hữu lý khiến ta nên đọc các Giáo Phụ. Thứ nhất, quả là việc có giá trị to lớn khi ta đọc các trước tác của các tác giả sống ở một thời và một nơi khác với chúng ta. Tác giả Kitô Giáo vĩ đại là C.S. Lewis, trong bài dẫn nhập của ông vào tác phẩm nổi danh của Thánh Giáo Phụ Anatasiô, Về Việc Nhập Thể, đã khuyên mọi người nên thường xuyên đọc một số “sách cổ” để quân bình hoá việc đọc các tác phẩm hiện đại. Như Lewis giải thích, mọi thời đại đều đặc biệt thích đáng để nhìn ra một số sự thật, và mỗi thời đại đều có một sự mù quáng đặc trưng nào đó khiến họ không nhìn thấy sai lạc hay lỗi lầm của mình. Ông viết “Biện pháp giải quyết duy nhất là giữ cho làn gío biển trong lành của các thế kỷ thổi qua tâm trí ta, và điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách đọc các sách cổ”. Khi đọc “các sách cổ”, ta có thể tiếp nhận được kiến thức và túi khôn của những thời đi trước, giúp ta vừa nắm được các sự thật bị quên bỏ vừa nhận ra một cách tốt hơn các sai lầm của thời ta. Như một luật chung, Lewis cho rằng: sau khi đọc một tác phẩm đương thời, đừng bao giờ đọc thêm một tác phẩm đương thời nào khác cho tới khi đã đọc một một cuốn “sách cổ”. Nhưng luật đọc sách cổ này áp dụng cho mọi loại sách có giá trị của những thời xa xưa. Vậy tại sao lại đặc biệt phải đọc các Giáo Phụ?
Lý do thứ hai, và là lý do chuyên biệt hơn, khiến bạn nên đọc các Giáo Phụ là để được trang bị tốt hơn trong cuộc chiến đấu bảo vệ đức tin Công Giáo, chống lại những người phỉ báng nó. Là người Công Giáo, chúng ta có bổn phận nặng nề phải biết đức tin của mình, chia sẻ nó với người khác, và, khi cần, bảo vệ nó khỏi bị bóp méo, trình bầy sai, và nhiều hình thức tấn phá khác: “Luôn sẵn sàng đưa ra lời bênh vực đối với bất cứ ai yêu cầu anh em giải thích niềm hy vọng hiện hữu trong anh em” (1 Pr 3:15). Bạn có muốn chỉ cho một người bạn thấy rằng Thánh Lễ Công Giáo, trong yếu tính, vốn cùng là hình thức thờ phượng đã được thực hành bởi các Kitô hữu tiên khởi không? Bạn hãy đọc rồi chia sẻ với bạn bè lời giải thích của Thánh Giustinô Tử Đạo trong cuốn Hộ Giáo Thứ Nhất (khoảng năm 155 CN) của ngài gửi Hoàng Đế Rôma Antoninus Pius, giải thích để ông ta hiểu các Kitô Hữu đã thực sự thờ phượng như thế nào bằng cách cử hành Thánh Lễ (I, 65–67). Còn nếu có ai phản đối tín lý Công Giáo về ngôi vị giáo hoàng, coi nó như một thoái hóa sau thời Constantinô thì sao? Bạn hãy đọc rồi chia sẻ với họ Thư Thứ Nhất Gửi Tín Hữu Côrintô (khoảng năm 92-101 CN) của Thánh Clêmentê Thành Rôma, trong đó, với tư cách Giám Mục Rôma và là giáo hoàng thứ tư, thuộc thế kỷ thứ nhất, đã trả lời thỉnh nguyện của Giáo Hội Côrintô muốn ngài can thiệp vào cuộc tranh luận ở đó về việc liệu các giáo dân có thể thay thế các linh mục trong việc cử hành Thánh Thể hay không (xin lưu ý: ngài đã trả lời Không). Nếu điều đó không thuyết phục được ai, thì bạn nên đọc và chia sẻ tác phẩm Chống Lạc Giáo của Thánh Irênê thành Lyons, trong đó, ngài nhấn mạnh rằng nền chính thống của Kitô Giáo tùy thuộc việc hợp nhất với Giáo Hội Rôma, “Vấn đề cần thiết là mọi Giáo Hội nên nhất trí với Giáo Hội này, vì thế giá ưu việt của nó” (III. 3). Về một ai đó cho rằng niềm tin Công Giáo vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể chỉ là một tạo hoẹt thời Trung Cổ thì sao? Trước nhất, bạn hãy đọc rồi chia sẻ với họ Thư Gửi Tín Hữu Philadelphia (khoảng năm 117 CN) của Thánh Inhaxiô thành Antiôkia, trong đó, ngài viết cho một cộng đồng Kitô hữu tiên khởi về cuộc hành trình tiến tới phúc tử đạo của ngài ở Rôma, “cho nên, anh em hãy ý tứ khi tham dự Phép Thánh Thể, vì ở đấy có thịt của Chúa Giêsu Kitô và chén thánh dẫn tới hiệp nhất nhờ máu Người (số 4), hay một lần nữa, chia sẻ cuốn Hộ Giáo Thứ Nhất của Thánh Giustinô Tử Đạo, trong đó, ngài giải thích cho Hoàng Đế Rôma về niềm tin Kitô Giáo vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể, “Của ăn này được chúng tôi gọi là Phép Thánh Thể... Vì chúng tôi tiếp nhận những thứ này không phải như bánh và đồ uống thông thường; mà cùng một cách như Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng tôi, sau khi trở thành xác thịt bằng Lời Thiên Chúa, có cả thịt lẫn máu cho phần rỗi chúng tôi, nên, tương tự như thế, chúng tôi cũng được dạy rằng của ăn đã được chúc phúc bởi lời cầu nguyện bằng chính lời của Người, và từ đó, máu và thịt chúng tôi được nuôi dưỡng nhờ sự chuyển hóa, chính là thịt và máu của Chúa Giêsu Đấng đã trở thành xác thịt” (I, 66).
Dù đúng là các tín lý Công Giáo về ngôi vị giáo hoàng, Thánh Thể, lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh, Thánh Truyền, Phép Rửa cho trẻ sơ sinh, sự cần thiết của đức tin và việc làm, và những điều tương tự, không ở dạng phát triển trọn vẹn như vào các thời sau này, nhưng các yếu tố thiết yếu của mỗi điều này đã có ngay từ buổi ban đầu, chỉ chờ cái nhìn thông sáng sâu sắc hơn, sự hiểu biết đầy đủ hơn, và phát triển hơn nữa của Giáo Hội. Như Chân Phúc John Henry Newman đã nhận xét trong công trình bậc thầy của ngài tựa là An Essay on the Development of Christian Doctrine (Một Khảo Luận Về Việc Phát Triển Tín Lý Kitô Giáo), như một hạt giống mọc thành một cây lớn và một đứa trẻ phát triển thành một người lớn theo thời gian, nhưng mỗi yếu tính vẫn y như cũ thế nào, thì các tín lý Kitô giáo cũng lớn lên và phát triển qua nhiều thế kỷ trong khi vẫn bảo tồn được thứ yếu tính nguyên thủy của chúng như vậy. Thật vậy, đối với Chân Phúc Newman, chính việc đọc các Giáo Phụ đã dẫn đến việc ngài trở lại Đạo Công Giáo từ Anh giáo: “Tôi vẫn không xấu hổ giữ vững lập trường của tôi về các Giáo Phụ, và không có có ý định nhúc nhích. … Các Giáo Phụ đã khiến tôi trở thành một người Công Giáo ”(Những Khó Khăn Mà Những Người Anh Giáo Cảm Thấy Trong Giáo Huấn Công Giáo, trang 357, 376).
Lý do thứ ba cần đọc các Giáo Phụ có lẽ là lý do quan trọng hơn cả: để đào sâu và làm phong phú thêm đức tin của bạn. Các Giáo Phụ, cùng với các Tông Đồ, đã được xem đúng là “Những Người Cha Sáng Lập” của Giáo Hội, những người đã giúp đặt nền móng cho Kitô Giáo ngay từ đầu bằng cách giảng dạy, giải thích, bảo vệ và truyền bá các sự thật cứu rỗi của Tin Mừng. Tiến Sĩ David Tamisiea nhớ lại khi ông bắt đầu đọc các Giáo Phụ một cách say sưa tại trường đại học, như thể cả một thế giới hoàn toàn mới mẻ được mở ra cho ông. Và ông tin điều này cũng có thể xẩy ra với mọi người. Bằng cách đọc các Giáo Phụ, bạn chắc chắn sẽ trở thành một người Công Giáo được thông tri, hiểu biết và trung thành hơn nhiều. Thánh Gioan Phaolô II giải thích lý do tại sao các Giáo Phụ lại quan trọng như thế đối với đức tin của Giáo Hội: “Giáo Hội hôm nay vẫn sống bằng sự sống đã nhận được từ các Giáo Phụ của mình và trên nền tảng được xây nên bởi những người xây dựng đầu tiên của mình, Giáo Hội ngày nay vẫn đang được xây dựng trong niềm vui và nỗi buồn của cuộc hành trình và sự sống hàng ngày của mình. … Được hướng dẫn bởi các điều chắc chắn này, Giáo hội không bao giờ mệt mỏi trong việc quay trở lại với các trước tác của các ngài – các trước tác đầy khôn ngoan và không thể già cỗi - và liên tục canh tân ký ức của họ ”(Patres Ecclesiae 1).
Bắt đầu từ đâu
Phải bắt đầu từ đâu? Ta có thể dễ dàng tìm thấy các trước tác của các Giáo Phụ trên internet hoặc thông qua những nơi bán sách trực tuyến. Bạn hãy để cho sở thích hoặc nhu cầu riêng của bạn hướng dẫn bạn. Nếu bạn thích tiểu sử, bạn có thể đọc cuốn Hạnh Thánh Bênêđictô của Thánh Grêgôriô Cả trong cuốn II tác phẩm Đối Thoại (The Dialogues) của ngài, hoặc cuốn nổi tiếng Hạnh Thánh Antôn của Thánh Atanasiô, một cuốn bán chạy nhất trong thế giới cổ đại về vị Thánh này, một trong các Giáo Phụ Sa Mạc vĩ đại ở Ai Cập, một cuốn sách đã giúp truyền bá ý niệm đơn tu Kitô giáo qua Châu Âu và xa hơn nữa. Nếu là một người mê lịch sử, bạn hãy xem xét việc đọc cuốn Lịch Sử Giáo Hội của Eusêbiô, một trình thuật của thế kỷ thứ tư về 300 năm đầu tiên của Giáo Hội. Bạn thích bắt đầu với một cuốn sách ngắn ư? Vậy bạn hãy đọc cuốn Didache (“Giảng dạy”) được một người ẩn danh viết ra. Đây là một cuốn giáo lý cổ xưa nhất còn lại tới ngày nay (khoảng năm 96 CN), với tiểu luận nổi tiếng về Đường Sự Sống đối với Đường Sự Chết. Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn linh hứng, bạn có thể đọc bất kỳ bài giảng nào của Thánh Gioan Chrysostom (“Kim Khẩu”), người vẫn còn nổi tiếng vì tài thuyết giảng tuyệt vời của ngài. Nếu bạn cảm thấy can đảm và muốn nghiên cứu các chủ đề thần học khó khăn, thì bạn hãy xem xét việc đọc bất cứ số lượng tác phẩm nào của Thánh Augustinô, người được coi là nhà thần học vĩ đại nhất trong số các Giáo Phụ.
Tuy nhiên, nếu phải giới thiệu một tác phẩm của các Giáo Phụ trên tất cả các tác phẩm khác, tưởng bạn nên đọc cuốn Tự Thú của Thánh Augustinô. Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđictô XVI, trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi hai cuốn sách nào ngài sẽ mang theo đến một hòn đảo hoang vắng, đã trả lời: Kinh Thánh và Tự Thú. Trong tác phẩm này, Thánh Augustinô đã đưa ra một tự truyện về sự hoán cải của ngài từ một kẻ có tội không chịu ăn năn qua một người hoàn toàn dấn thân cho Thiên Chúa. Trước tác của ngài nhấn mạnh cuộc đấu tranh nội tâm của ngài với tội lỗi, thói hư, và sai lầm, và khám phá cuối cùng của ngài ra sự thật về Thiên Chúa, giải phóng khỏi thói hư, và cuối cùng hoán cải qua đức tin Công Giáo. Cuộc đời của Thánh Augustinô, được thuật lại trong Tự Thú, chứng thực cho sự thật của câu châm ngôn, “Mọi tội nhân đều có một tương lai, và mọi vị thánh đều có một quá khứ,” và cung cấp cho ta một ví dụ mạnh mẽ rằng không ai nằm ngoài quyền lực cứu chuộc của Chúa Kitô. Trong Tự Thú, Thánh Augustinô cũng đưa ra lời bình luận sâu sắc và những thông sáng sâu xa về thân phận con người, được viết bằng một văn xuôi đẹp đẽ của một nhà văn có cách phát biểu không thua Cicero: “Chúa đã dựng nên chúng con cho chính Chúa, Lạy Chúa, và trái tim của chúng con không ngừng thổn thức cho đến lúc được nghỉ ngơi trong Chúa ”(Sách 1, Chương 1). “Sự náo động trong lòng con đẩy con vào [khu vườn], nơi không ai ngăn được trận chiến hoành hành mà con đã khởi động chống lại chính bản thân con, cho đến khi nó kết thúc như Chúa biết, nhưng cho tới lúc này con vẫn chưa biết. Con bị một sự điên loạn có sứ mệnh đem lại sự khỏe khoắn, và con đang ở trong một cơn hấp hối gần chết có sứ mệnh đem lại sự sống ”(Sách VIII, Chương 8). “Con đã yêu Chúa quá muộn, ôi vẻ đẹp quá cổ xưa và quá mới mẻ, con đã yêu Chúa quá muộn!. .. Chúa đã tỏa mùi thơm, và con đã hít thở vào, và con khao khát Chúa. Con đã được nếm Chúa, và con đói khát Chúa. Chúa đã chạm vào con, và con khao khát bình an của Chúa”(Sách X, Chương 27).
Trong một hoạt cảnh nổi tiếng tại một khu vườn, vốn là đỉnh điểm đầy cảm kích của cuốn sách, Thánh Augustinô kể lại việc ngài quỳ xuống nài xin Chúa giúp ngài thay đổi cuộc sống của ngài (Sách VIII, Chương 12). Đúng lúc đó, ngài nghe thấy giọng nói của một đứa trẻ vang lên, “Hãy cầm lấy và đọc, hãy cầm lấy và đọc”. Nghĩ rằng đây là một thông điệp Thiên Chúa gửi cho ngài, Thánh Augustinô đã cầm lấy cuốn Sách Thánh và đọc các câu đầu tiên mà mắt ngài gặp phải, và những câu này đã thay đổi cuộc sống của ngài: “Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13: 13–14).
Bạn hãy cầm lấy và đọc các tác phẩm của các Giáo Phụ, chắc chắn đời bạn sẽ không bao giờ còn như xưa.
Thực sự, có hàng trăm Giáo Phụ mà tác phẩm của các ngài, một mình chúng, có thể chiếm trọn cả một thư viện. Nói chung, các ngài được phân thành hai nhóm chính: Các Giáo Phụ Hy Lạp hay Đông Phương, và các Giáo Phụ La Tinh hay Tây Phương. Các Giáo Phụ Hy Lạp hay Đông Phương là các tác giả Kitô Giáo nổi danh sống ở miền Đông của thế giới Kitô Giáo cổ thời. Phần lớn các vị này viết bằng chữ Hy Lạp, dù có một số Giáo Phụ Đông Phương viết bằng tiếng Syriac, Coptic hay Armenian. Các Giáo Phụ Đông Phương nổi danh nhất là Thánh Irênê, Thánh Clêmentê thành Alexandria, Thánh Anatasiô, Thánh Gioan Kim Khẩu, và 3 Giáo Phụ Cappadocian: Thánh Basilêô Cả, Thánh Grêgôriô Nazianzen và Thánh Grêgôriô thành Nyssa. Các Giáo Phụ La Tinh hay Tây Phương là các Giáo Phụ sống tại miền Tây thế giới Kitô Giáo, tất cả các vị này trước tác bằng tiếng La Tinh. Các giáo Phụ Tây Phương nổi danh nhất là Thánh Ambrôsiô, Thánh Augustinô, Thánh Giêrônimô, và Thánh Grêgôriô Cả. Phần lớn các Giáo Phụ là giám mục (như các Thánh Augustinô và Thánh Gioan Kim Khẩu), nhưng cũng cò một vài vị giáo hoàng (như các Thánh Clêmentê thành Rôma, Thánh Lêô Cả, Thánh Grêgôriô Cả), một số vị là linh mục (như Thánh Giêrônimô), phó tế (như Thánh Êphrem người Syria) và thậm chí là giáo dân (như Thánh Giustinô Tử Đạo).
Ba Lý Do
Có 3 lý do thực sự hữu lý khiến ta nên đọc các Giáo Phụ. Thứ nhất, quả là việc có giá trị to lớn khi ta đọc các trước tác của các tác giả sống ở một thời và một nơi khác với chúng ta. Tác giả Kitô Giáo vĩ đại là C.S. Lewis, trong bài dẫn nhập của ông vào tác phẩm nổi danh của Thánh Giáo Phụ Anatasiô, Về Việc Nhập Thể, đã khuyên mọi người nên thường xuyên đọc một số “sách cổ” để quân bình hoá việc đọc các tác phẩm hiện đại. Như Lewis giải thích, mọi thời đại đều đặc biệt thích đáng để nhìn ra một số sự thật, và mỗi thời đại đều có một sự mù quáng đặc trưng nào đó khiến họ không nhìn thấy sai lạc hay lỗi lầm của mình. Ông viết “Biện pháp giải quyết duy nhất là giữ cho làn gío biển trong lành của các thế kỷ thổi qua tâm trí ta, và điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách đọc các sách cổ”. Khi đọc “các sách cổ”, ta có thể tiếp nhận được kiến thức và túi khôn của những thời đi trước, giúp ta vừa nắm được các sự thật bị quên bỏ vừa nhận ra một cách tốt hơn các sai lầm của thời ta. Như một luật chung, Lewis cho rằng: sau khi đọc một tác phẩm đương thời, đừng bao giờ đọc thêm một tác phẩm đương thời nào khác cho tới khi đã đọc một một cuốn “sách cổ”. Nhưng luật đọc sách cổ này áp dụng cho mọi loại sách có giá trị của những thời xa xưa. Vậy tại sao lại đặc biệt phải đọc các Giáo Phụ?
Lý do thứ hai, và là lý do chuyên biệt hơn, khiến bạn nên đọc các Giáo Phụ là để được trang bị tốt hơn trong cuộc chiến đấu bảo vệ đức tin Công Giáo, chống lại những người phỉ báng nó. Là người Công Giáo, chúng ta có bổn phận nặng nề phải biết đức tin của mình, chia sẻ nó với người khác, và, khi cần, bảo vệ nó khỏi bị bóp méo, trình bầy sai, và nhiều hình thức tấn phá khác: “Luôn sẵn sàng đưa ra lời bênh vực đối với bất cứ ai yêu cầu anh em giải thích niềm hy vọng hiện hữu trong anh em” (1 Pr 3:15). Bạn có muốn chỉ cho một người bạn thấy rằng Thánh Lễ Công Giáo, trong yếu tính, vốn cùng là hình thức thờ phượng đã được thực hành bởi các Kitô hữu tiên khởi không? Bạn hãy đọc rồi chia sẻ với bạn bè lời giải thích của Thánh Giustinô Tử Đạo trong cuốn Hộ Giáo Thứ Nhất (khoảng năm 155 CN) của ngài gửi Hoàng Đế Rôma Antoninus Pius, giải thích để ông ta hiểu các Kitô Hữu đã thực sự thờ phượng như thế nào bằng cách cử hành Thánh Lễ (I, 65–67). Còn nếu có ai phản đối tín lý Công Giáo về ngôi vị giáo hoàng, coi nó như một thoái hóa sau thời Constantinô thì sao? Bạn hãy đọc rồi chia sẻ với họ Thư Thứ Nhất Gửi Tín Hữu Côrintô (khoảng năm 92-101 CN) của Thánh Clêmentê Thành Rôma, trong đó, với tư cách Giám Mục Rôma và là giáo hoàng thứ tư, thuộc thế kỷ thứ nhất, đã trả lời thỉnh nguyện của Giáo Hội Côrintô muốn ngài can thiệp vào cuộc tranh luận ở đó về việc liệu các giáo dân có thể thay thế các linh mục trong việc cử hành Thánh Thể hay không (xin lưu ý: ngài đã trả lời Không). Nếu điều đó không thuyết phục được ai, thì bạn nên đọc và chia sẻ tác phẩm Chống Lạc Giáo của Thánh Irênê thành Lyons, trong đó, ngài nhấn mạnh rằng nền chính thống của Kitô Giáo tùy thuộc việc hợp nhất với Giáo Hội Rôma, “Vấn đề cần thiết là mọi Giáo Hội nên nhất trí với Giáo Hội này, vì thế giá ưu việt của nó” (III. 3). Về một ai đó cho rằng niềm tin Công Giáo vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể chỉ là một tạo hoẹt thời Trung Cổ thì sao? Trước nhất, bạn hãy đọc rồi chia sẻ với họ Thư Gửi Tín Hữu Philadelphia (khoảng năm 117 CN) của Thánh Inhaxiô thành Antiôkia, trong đó, ngài viết cho một cộng đồng Kitô hữu tiên khởi về cuộc hành trình tiến tới phúc tử đạo của ngài ở Rôma, “cho nên, anh em hãy ý tứ khi tham dự Phép Thánh Thể, vì ở đấy có thịt của Chúa Giêsu Kitô và chén thánh dẫn tới hiệp nhất nhờ máu Người (số 4), hay một lần nữa, chia sẻ cuốn Hộ Giáo Thứ Nhất của Thánh Giustinô Tử Đạo, trong đó, ngài giải thích cho Hoàng Đế Rôma về niềm tin Kitô Giáo vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể, “Của ăn này được chúng tôi gọi là Phép Thánh Thể... Vì chúng tôi tiếp nhận những thứ này không phải như bánh và đồ uống thông thường; mà cùng một cách như Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng tôi, sau khi trở thành xác thịt bằng Lời Thiên Chúa, có cả thịt lẫn máu cho phần rỗi chúng tôi, nên, tương tự như thế, chúng tôi cũng được dạy rằng của ăn đã được chúc phúc bởi lời cầu nguyện bằng chính lời của Người, và từ đó, máu và thịt chúng tôi được nuôi dưỡng nhờ sự chuyển hóa, chính là thịt và máu của Chúa Giêsu Đấng đã trở thành xác thịt” (I, 66).
Dù đúng là các tín lý Công Giáo về ngôi vị giáo hoàng, Thánh Thể, lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh, Thánh Truyền, Phép Rửa cho trẻ sơ sinh, sự cần thiết của đức tin và việc làm, và những điều tương tự, không ở dạng phát triển trọn vẹn như vào các thời sau này, nhưng các yếu tố thiết yếu của mỗi điều này đã có ngay từ buổi ban đầu, chỉ chờ cái nhìn thông sáng sâu sắc hơn, sự hiểu biết đầy đủ hơn, và phát triển hơn nữa của Giáo Hội. Như Chân Phúc John Henry Newman đã nhận xét trong công trình bậc thầy của ngài tựa là An Essay on the Development of Christian Doctrine (Một Khảo Luận Về Việc Phát Triển Tín Lý Kitô Giáo), như một hạt giống mọc thành một cây lớn và một đứa trẻ phát triển thành một người lớn theo thời gian, nhưng mỗi yếu tính vẫn y như cũ thế nào, thì các tín lý Kitô giáo cũng lớn lên và phát triển qua nhiều thế kỷ trong khi vẫn bảo tồn được thứ yếu tính nguyên thủy của chúng như vậy. Thật vậy, đối với Chân Phúc Newman, chính việc đọc các Giáo Phụ đã dẫn đến việc ngài trở lại Đạo Công Giáo từ Anh giáo: “Tôi vẫn không xấu hổ giữ vững lập trường của tôi về các Giáo Phụ, và không có có ý định nhúc nhích. … Các Giáo Phụ đã khiến tôi trở thành một người Công Giáo ”(Những Khó Khăn Mà Những Người Anh Giáo Cảm Thấy Trong Giáo Huấn Công Giáo, trang 357, 376).
Lý do thứ ba cần đọc các Giáo Phụ có lẽ là lý do quan trọng hơn cả: để đào sâu và làm phong phú thêm đức tin của bạn. Các Giáo Phụ, cùng với các Tông Đồ, đã được xem đúng là “Những Người Cha Sáng Lập” của Giáo Hội, những người đã giúp đặt nền móng cho Kitô Giáo ngay từ đầu bằng cách giảng dạy, giải thích, bảo vệ và truyền bá các sự thật cứu rỗi của Tin Mừng. Tiến Sĩ David Tamisiea nhớ lại khi ông bắt đầu đọc các Giáo Phụ một cách say sưa tại trường đại học, như thể cả một thế giới hoàn toàn mới mẻ được mở ra cho ông. Và ông tin điều này cũng có thể xẩy ra với mọi người. Bằng cách đọc các Giáo Phụ, bạn chắc chắn sẽ trở thành một người Công Giáo được thông tri, hiểu biết và trung thành hơn nhiều. Thánh Gioan Phaolô II giải thích lý do tại sao các Giáo Phụ lại quan trọng như thế đối với đức tin của Giáo Hội: “Giáo Hội hôm nay vẫn sống bằng sự sống đã nhận được từ các Giáo Phụ của mình và trên nền tảng được xây nên bởi những người xây dựng đầu tiên của mình, Giáo Hội ngày nay vẫn đang được xây dựng trong niềm vui và nỗi buồn của cuộc hành trình và sự sống hàng ngày của mình. … Được hướng dẫn bởi các điều chắc chắn này, Giáo hội không bao giờ mệt mỏi trong việc quay trở lại với các trước tác của các ngài – các trước tác đầy khôn ngoan và không thể già cỗi - và liên tục canh tân ký ức của họ ”(Patres Ecclesiae 1).
Bắt đầu từ đâu
Phải bắt đầu từ đâu? Ta có thể dễ dàng tìm thấy các trước tác của các Giáo Phụ trên internet hoặc thông qua những nơi bán sách trực tuyến. Bạn hãy để cho sở thích hoặc nhu cầu riêng của bạn hướng dẫn bạn. Nếu bạn thích tiểu sử, bạn có thể đọc cuốn Hạnh Thánh Bênêđictô của Thánh Grêgôriô Cả trong cuốn II tác phẩm Đối Thoại (The Dialogues) của ngài, hoặc cuốn nổi tiếng Hạnh Thánh Antôn của Thánh Atanasiô, một cuốn bán chạy nhất trong thế giới cổ đại về vị Thánh này, một trong các Giáo Phụ Sa Mạc vĩ đại ở Ai Cập, một cuốn sách đã giúp truyền bá ý niệm đơn tu Kitô giáo qua Châu Âu và xa hơn nữa. Nếu là một người mê lịch sử, bạn hãy xem xét việc đọc cuốn Lịch Sử Giáo Hội của Eusêbiô, một trình thuật của thế kỷ thứ tư về 300 năm đầu tiên của Giáo Hội. Bạn thích bắt đầu với một cuốn sách ngắn ư? Vậy bạn hãy đọc cuốn Didache (“Giảng dạy”) được một người ẩn danh viết ra. Đây là một cuốn giáo lý cổ xưa nhất còn lại tới ngày nay (khoảng năm 96 CN), với tiểu luận nổi tiếng về Đường Sự Sống đối với Đường Sự Chết. Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn linh hứng, bạn có thể đọc bất kỳ bài giảng nào của Thánh Gioan Chrysostom (“Kim Khẩu”), người vẫn còn nổi tiếng vì tài thuyết giảng tuyệt vời của ngài. Nếu bạn cảm thấy can đảm và muốn nghiên cứu các chủ đề thần học khó khăn, thì bạn hãy xem xét việc đọc bất cứ số lượng tác phẩm nào của Thánh Augustinô, người được coi là nhà thần học vĩ đại nhất trong số các Giáo Phụ.
Tuy nhiên, nếu phải giới thiệu một tác phẩm của các Giáo Phụ trên tất cả các tác phẩm khác, tưởng bạn nên đọc cuốn Tự Thú của Thánh Augustinô. Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđictô XVI, trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi hai cuốn sách nào ngài sẽ mang theo đến một hòn đảo hoang vắng, đã trả lời: Kinh Thánh và Tự Thú. Trong tác phẩm này, Thánh Augustinô đã đưa ra một tự truyện về sự hoán cải của ngài từ một kẻ có tội không chịu ăn năn qua một người hoàn toàn dấn thân cho Thiên Chúa. Trước tác của ngài nhấn mạnh cuộc đấu tranh nội tâm của ngài với tội lỗi, thói hư, và sai lầm, và khám phá cuối cùng của ngài ra sự thật về Thiên Chúa, giải phóng khỏi thói hư, và cuối cùng hoán cải qua đức tin Công Giáo. Cuộc đời của Thánh Augustinô, được thuật lại trong Tự Thú, chứng thực cho sự thật của câu châm ngôn, “Mọi tội nhân đều có một tương lai, và mọi vị thánh đều có một quá khứ,” và cung cấp cho ta một ví dụ mạnh mẽ rằng không ai nằm ngoài quyền lực cứu chuộc của Chúa Kitô. Trong Tự Thú, Thánh Augustinô cũng đưa ra lời bình luận sâu sắc và những thông sáng sâu xa về thân phận con người, được viết bằng một văn xuôi đẹp đẽ của một nhà văn có cách phát biểu không thua Cicero: “Chúa đã dựng nên chúng con cho chính Chúa, Lạy Chúa, và trái tim của chúng con không ngừng thổn thức cho đến lúc được nghỉ ngơi trong Chúa ”(Sách 1, Chương 1). “Sự náo động trong lòng con đẩy con vào [khu vườn], nơi không ai ngăn được trận chiến hoành hành mà con đã khởi động chống lại chính bản thân con, cho đến khi nó kết thúc như Chúa biết, nhưng cho tới lúc này con vẫn chưa biết. Con bị một sự điên loạn có sứ mệnh đem lại sự khỏe khoắn, và con đang ở trong một cơn hấp hối gần chết có sứ mệnh đem lại sự sống ”(Sách VIII, Chương 8). “Con đã yêu Chúa quá muộn, ôi vẻ đẹp quá cổ xưa và quá mới mẻ, con đã yêu Chúa quá muộn!. .. Chúa đã tỏa mùi thơm, và con đã hít thở vào, và con khao khát Chúa. Con đã được nếm Chúa, và con đói khát Chúa. Chúa đã chạm vào con, và con khao khát bình an của Chúa”(Sách X, Chương 27).
Trong một hoạt cảnh nổi tiếng tại một khu vườn, vốn là đỉnh điểm đầy cảm kích của cuốn sách, Thánh Augustinô kể lại việc ngài quỳ xuống nài xin Chúa giúp ngài thay đổi cuộc sống của ngài (Sách VIII, Chương 12). Đúng lúc đó, ngài nghe thấy giọng nói của một đứa trẻ vang lên, “Hãy cầm lấy và đọc, hãy cầm lấy và đọc”. Nghĩ rằng đây là một thông điệp Thiên Chúa gửi cho ngài, Thánh Augustinô đã cầm lấy cuốn Sách Thánh và đọc các câu đầu tiên mà mắt ngài gặp phải, và những câu này đã thay đổi cuộc sống của ngài: “Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13: 13–14).
Bạn hãy cầm lấy và đọc các tác phẩm của các Giáo Phụ, chắc chắn đời bạn sẽ không bao giờ còn như xưa.
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 30/4/2018: Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc về hội nghị hòa bình hai miền Nam Bắc Triều Tiên
VietCatholic Network
23:36 29/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Lạy Nữ Vương với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 29/4/2018.
2- Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Thiên Đàng là nơi vui vẻ, hạnh phúc.
3- Gần hoàn thành Tông Hiến mới về Giáo Triều Roma.
4- Đức Thánh Cha tiếp tổng tu nghị dòng Thánh Gabriel.
5- Đức Thánh Cha tiếp 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế về sức khỏe.
6- Các Giám mục Nigeria trình bày với Đức Thánh Cha về tình trạng khủng bố đối với Giáo hội tại quốc gia này.
7- Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc về hội nghị hòa bình hai miền Nam Bắc Triều Tiên.
8- Đức Hồng Y Tagle kêu gọi: Đừng xây tường lũy, chúng ta hãy nên nhớ lại lịch sử gia đình di cư hay tỵ nạn của chính mình.
9- Linh mục 64 tuổi dự thi Got Talent đã làm nhiều người rơi lệ trong bài Everybody Hurts.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Lời Kinh Hòa Bình.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết