Phụng Vụ - Mục Vụ
Hoa Lòng Dâng Mẹ
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
19:06 29/04/2020
Những tiếng ve kêu râm ran trên tán lá vườn nhà bên sau cơn mưa rào, những cây phượng còn sót lại trong sân trường cũng bắt đầu nở hoa … báo hiệu mùa hè lại đến. Người Công Giáo Việt Nam cùng Giáo hội hoàn vũ, lấy tháng Năm hằng năm dành riêng cho việc kính Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa thiên đình với tên gọi rất dân dã là Tháng Hoa.
Hàng năm, các giáo xứ tưng bừng, rộn rã bước vào mùa dâng hoa kính Đức Mẹ với nhiều thể loại phong phú như rước kiệu, dâng hoa... tủy vào tập quán, điều kiện của mỗi địa phương.
“Giáo dân bao xiết mừng
Tiếng ca hòa vang lừng
Cùng nhau hái nhiều đóa hoa
Đượm lên tiến dâng Đức bà.”
Lời bài hát đã được in sâu trong kí ức tuổi thơ lại vang lên với những cảm xúc về những loài hoa, sắc hoa, lời ca, điệu múa dâng hoa… Hoa với muôn sắc xinh tươi, hương thơm ngào ngạt để tô thắm vũ trụ đã được Thiên Chúa tạo tác. Hoa đã trở thành bạn thân thiết với con người: khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng nhau, khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương.
Hoa cũng có những tiếng nói riêng như hoa Hướng dương biểu trưng cho mặt trời toả sáng, sưởi ấm lòng người. Hoa Mười giờ gởi ta một tình yêu thuỷ chung, son sắt. Hoa Phượng gợi ta nhớ lại những phút giây tuổi học trò vui đùa trên sân trường hồn nhiên, trong sáng. Hoa Lưu ly với lời tha thiết yêu thương “xin đừng quên tôi”…
Sắc hoa cũng biểu trưng cho tình cảm, lòng tin của con người như sắc xanh của lòng Cậy, đỏ của lòng Mến, trắng của lòng Trong Sạch, tím của lòng Khiêm Nhường, vàng của Niềm Tin, Hồng của Tình Yêu …
“Hoa muôn sắc con dâng trước toà
Màu tươi thắm hương ngát tốt xinh
Hoa muôn sắc con dâng trước toà
Còn thua kém tươi Mẹ Chúa Thiên Đình.”
Nhưng hơn hết là những bông hoa lòng, những bông hoa Mân Côi. Hoa Mân Côi là sứ điệp của tình yêu, sứ điệp ơn cứu độ và là kinh nguyện Phúc Âm được kết dệt từ mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, sống cuộc đời dương thế, chịu chết khổ hình, sống lại và lên trời được suy gẫm qua 20 mầu nhiệm: năm sự Vui, năm sự Sáng, năm sự Thương, năm sự Mừng. Mỗi khi cất lên lời kinh: kính mừng Maria đầy ơn phước… là chúng ta kết thành đóa hoa Mân Côi kính dâng Mẹ.
Trong thư gửi các tín hữu nhân dịp tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tín hữu đọc kinh Mân Côi chung tại gia đình, hoặc đọc riêng, để được hiệp nhất và vượt qua đại dịch: “Việc cùng nhau chiêm ngắm và suy niệm gương mặt của Chúa Kitô cùng với trái tim Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, sẽ làm cho chúng ta hiệp nhất hơn như một gia đình thiêng liêng và sẽ giúp chúng ta vượt qua thử thách này.”
Tháng Hoa năm nay, vì đại dịch Covid -19 chưa qua đi, chúng ta chưa thể quây quần bên nhau để dâng hoa, rước kiệu, đọc kinh Mân Côi cộng đồng. Nhưng mỗi gia đình chúng ta vẫn có thể cùng nhau sốt sắng dâng lên Mẹ những đóa “hoa lòng” thánh thiện: những gương sáng, những việc lành, những nghĩa cử bác ái với tha nhân trong đời sống thường ngày, những kinh nguyện chung mỗi tối trong gia đình; những bông hoa tin, cậy, mến, hi sinh, đau khổ, bệnh tật…
Như thế, Mẹ Maria không chỉ là “nhịp cầu” dẫn đưa chúng ta trở về với Thiên Chúa mà còn nối kết chúng ta lại với nhau bằng tình yêu đích thực, bằng tình huynh đệ hiệp thông. Từ trời cao, chắc hẳn Mẹ Maria rất vui mừng và cầu bầu cùng Chúa ban muôn ơn lành cho đoàn con cái sốt mến thành tâm hướng về Mẹ trong tháng hoa đầy hương sắc và dạt dào tâm tình con thảo.
Cánh Cổng
Lm Vũđình Tường
20:41 29/04/2020
Trước khi ra khỏi nhà bắt đầu ngày làm việc, chúng ta đi qua nhiều cửa, nào là cửa phòng ngủ, cửa phòng tắm, cửa tủ lạnh và cửa cuối cùng là cửa cổng. Cửa cổng là cửa đầu tiên, khởi đầu cho một ngày làm việc; cửa cổng cũng là cửa cuối cùng chấm dứt một ngày làm việc. Câu nói 'Thiên Chúa là khởi nguyên và là cùng đích', hay dùng mẫu tự trong ngôn ngữ Hy Lạp là alpha và omega, hai mẫu tự đầu tiên và cuối cùng để diễn tả 'bắt đầu và kết thúc', diễn tả một công việc, hay một ngày từ sáng tinh sương cho đến khi mặt trời khuất bóng. Nó còn dùng diễn tả đời con người, từ lúc sinh ra cho đến khi sinh vào cõi trường sinh. Áp dụng câu nói này vào đức tin thì Thiên Chúa là nguồn gốc, nguồn mạch sự sống của mỗi người Kitô hữu. Ta khởi đầu sự sống từ Thiên Chúa và kết thúc cuộc đời cũng trong Thiên Chúa. Ngài là cánh cổng đời ta từ khởi sự cho đến hoàn thành; Ngài cho ta sinh vào đời, và Ngài cho ta sinh vào cuộc sống mới.
Cửa cổng còn là hàng rào ngăn cách giữa riêng tư và chung. Bên trong cánh cổng thuộc về đất tư, bên ngoài cánh cổng dành chung cho mọi người. Nơi nào cũng có luật lệ riêng của nó và vì thế đời sống nơi dó khác biệt. Đức Kitô cho biết Ngài là Đấng chăn chiên nhân lành và đồng thời Ngài còn là cánh cửa chuồng chiên. Hình ảnh cánh cổng chuồng chiên nêu rõ một số đặc tính của cánh cổng. Cánh cổng không di chuyển, đứng trụ, chịu nắng nóng ban ngày, chịu lạnh ban đêm, chịu gió bão, mưa phùn, mưa đá. Mùa nắng cũng như mùa lạnh, trưa hè cũng như đêm đông, cánh cửa hấng chịu tất cả. Đứng vững cho đến khi mục rã, thì thay cánh cổng mới. Ngày cũng như đêm, cánh cổng ngăn chặn thú hoang và ngay cả trộm cắp. Tất cả không được tự nhiên ra vào mà phải phấn đấu vượt qua, phải chui rúc, phải phá bỏ hàng rào đó mới có thể vượt qua. Cánh cổng không những bảo vệ vật dụng trong nhà mà còn bảo vệ tất cả những gì bên trong cánh cổng. Đức Kitô tự nhận Ngài là cửa chuồng chiên, nhận diện chiên ra vào hàng ngày, nhận biết chúng và chúng nhận biết Ngài. Chủ chuồng chiên là người đầu tiên mở cổng mỗi sáng. Nếu có kẻ thù rình rập thì cũng là người đầu tiên phải đối phó. Chủ cánh cổng cũng là người ra sau cùng trước khi khoá cổng. Chủ chuồng chiên làm chủ đàn chiên, coi sóc, bảo vệ, mang lại an toàn cho đàn chiên và là người cuối cùng khoá cổng sau khi đàn chiên vào chuồng. Hình ảnh cánh cổng là hình ảnh mang í nghĩa bảo vệ, che chở, giữ an toàn. Cánh cổng phân chia giữa thiện và ác, giữa ngày và đêm.
Có sự khác biệt giữa người chăn chiên thuê và người làm chủ đàn chiên. Người chăn thuê đặt an toàn của họ trên đàn chiên, nếu cần phải trốn tránh, họ sẵn sàng bỏ rơi đàn chiên cho đến khi an toàn mới lộ diện. Đấng chăn chiên nhân lành coi sự an toàn, sự sống của đàn chiên như chính sự sống mình. Ngài không bỏ chạy khi gặp nguy hiểm, nhưng đứng ra đối diện với sự dữ, bảo vệ đàn chiên và sẵn sàng chiến đấu cho sự an toàn của đàn chiên. Ngài nghe tiếng chiên và chiên nhận biết tiếng Ngài. Ngài dẫn đàn chiên đến nơi có cỏ non, tươi, có suối nước trong, có bóng mát cho chiên nghỉ buổi trưa hè, có nơi tránh tuyết lạnh mùa đông. Chiên lạc Ngài tìm vác về, chiên thương tích Ngài vỗ về, băng bó và chiên ốm đau được chăm sóc chu đáo. Đấng chăn chiên lành coi sóc chiên cả ngày lẫn đêm. Ban ngày Ngài cho chiên ra để chúng chạy nhảy, để chúng ăn no, tắm mát cùng với những chiên khác; đêm đến Ngài coi sóc bảo vệ, trông chừng để chiên có giấc ngủ ngon. Trong chuồng chiên luôn có bình an, tình cảm đầm ấm chiên dành cho nhau; trong chuồng chiên không có tranh chấp, không có hận thù và không có đau khổ về vật chất cũng như tinh thần. Đó là nơi an bình, thanh thản, vui tươi, cuộc sống hài hoà, không phải lo lắng, cũng không sợ tai ương bởi Chủ Nhân lành lo tất cả mọi sự cho chiên.
Đức Kitô, Đấng chăn chiên nhân lành, coi sóc đàn chiên của Ngài, coi sóc Giáo Hội Ngài, nơi trần thế. Ngài hiện diện, kề bên, ngày cũng như đêm, luôn đồng hành với chiên trong mọi tình huống, mọi khó khăn của cuộc sống. Đau khổ, ốm đau, bệnh tật, bách hại, tù đầy nơi trần thế bởi vì đàn chiên và Giáo Hội Chúa đang trên đường lữ hành, đang trên đường về miền 'Đất Hứa'. Cho đến khi nào vào chuồng chiên lúc đó mới thực sự có cuộc sống an bình. Nơi nước trời vắng bóng sự chết; nơi đó không còn chiến tranh; nơi đó bệnh tật bị tiêu diệt tận gốc rễ; nơi đó tràn đầy ánh sáng, bình an, hạnh phúc ngập tràn. Điều này đến vào cuối ngày, đến vào cuối đời người. Mỗi người trong chúng ta, xin học từ Đấng chăn chiên lành sống tinh thần vị tha, bác ái yêu thương, bắt đầu từ gia đình và thể hiện nơi cộng đoàn đức tin mình đang sống và lan tràn ra ngoài xa hội.
TiengChuong.org
The Gate
Before going to work each day, we go through many doors, such as bedroom door, bathroom door, and so on. The gate of our house is the last door we go through, at the beginning of the working day; it is also the last door we enter ending of the working day. The gate is the symbol of the beginning, and end of each of our days. The saying 'God is the alpha and omega', the first and last letter in Greek language, means God is the beginning, and ending of each day of our lives. In broader terms, we enter this world by God, and when ending this life, we return to God, the source of life and of our everlasting life. Jesus claims He is both the Good Shepherd and the Gate. Jesus is the Gate through which we enter the world. After our entering the world, Jesus doesn't leave us alone, but he leads and we follow. The gate is the boundary, separating between places of private ownership and public places. Outside the gate belongs to the public; inside the gate is an area of private ownership. Each place has rules of its own. Jesus is the Gate. A front gate is a symbol, resilient and sturdy. It endures heat of the day; it bears the coolness at night; it is anchored to the ground resisting any kind of whirlwind, and finally it is renewed when it is worn out. The front gate protects not just the house, but everything inside the boundary, stopping trespassing, and wild animals from entering the property. At night, for a sheep pen, the gate is the very first barrier to meet an enemy, stopping wolves from attacking the sheep, and serving as the deterrent preventing a thief from entering.
A shepherd and a gate are two different realities. Unlike a hired shepherd, who would put his safety before that of the sheep, or he would stay under the shade to avoid the heat of the day, and cover himself to keep warm at night, The Good Shepherd would stay firm, exposed to danger, and anchored like a gate post, whether the weather is hot or cold. In times of danger; the Good Shepherd would stay to protect the sheep at all cost. He values the welfare of the sheep as his own. Using the darkness to cover their identities, thieves and bandits often come at night to steal and harm the sheep. A gate stays; it never moves, no matter what. In claiming He is the Gate, Jesus claims He is with us at all times; in time of darkness, and hostility, to protect us.
During the day the Good Shepherd lets the sheep go outside to exercise, to find food and to enjoy life. He goes before them to make sure they are safe; he leads them to green young grass patches, near a stream; he looks after them, and carries the injured home. The sheep listen to his voice; he knows them and they know him. At night, he not only provides security for the sheep, but also tends the sick, providing them with peaceful sleep. The sheep enjoy a life of peace and prosperity; they enjoy a life free from domestic violence. They are free from any danger that comes from the outside world. They are under his tender care, living with love and compassion.
Jesus, the Good Shepherd, looks after us at all times, day and night. Let's learn from Jesus to be good shepherds for members of our own families and for members of our faith community.
Cửa cổng còn là hàng rào ngăn cách giữa riêng tư và chung. Bên trong cánh cổng thuộc về đất tư, bên ngoài cánh cổng dành chung cho mọi người. Nơi nào cũng có luật lệ riêng của nó và vì thế đời sống nơi dó khác biệt. Đức Kitô cho biết Ngài là Đấng chăn chiên nhân lành và đồng thời Ngài còn là cánh cửa chuồng chiên. Hình ảnh cánh cổng chuồng chiên nêu rõ một số đặc tính của cánh cổng. Cánh cổng không di chuyển, đứng trụ, chịu nắng nóng ban ngày, chịu lạnh ban đêm, chịu gió bão, mưa phùn, mưa đá. Mùa nắng cũng như mùa lạnh, trưa hè cũng như đêm đông, cánh cửa hấng chịu tất cả. Đứng vững cho đến khi mục rã, thì thay cánh cổng mới. Ngày cũng như đêm, cánh cổng ngăn chặn thú hoang và ngay cả trộm cắp. Tất cả không được tự nhiên ra vào mà phải phấn đấu vượt qua, phải chui rúc, phải phá bỏ hàng rào đó mới có thể vượt qua. Cánh cổng không những bảo vệ vật dụng trong nhà mà còn bảo vệ tất cả những gì bên trong cánh cổng. Đức Kitô tự nhận Ngài là cửa chuồng chiên, nhận diện chiên ra vào hàng ngày, nhận biết chúng và chúng nhận biết Ngài. Chủ chuồng chiên là người đầu tiên mở cổng mỗi sáng. Nếu có kẻ thù rình rập thì cũng là người đầu tiên phải đối phó. Chủ cánh cổng cũng là người ra sau cùng trước khi khoá cổng. Chủ chuồng chiên làm chủ đàn chiên, coi sóc, bảo vệ, mang lại an toàn cho đàn chiên và là người cuối cùng khoá cổng sau khi đàn chiên vào chuồng. Hình ảnh cánh cổng là hình ảnh mang í nghĩa bảo vệ, che chở, giữ an toàn. Cánh cổng phân chia giữa thiện và ác, giữa ngày và đêm.
Có sự khác biệt giữa người chăn chiên thuê và người làm chủ đàn chiên. Người chăn thuê đặt an toàn của họ trên đàn chiên, nếu cần phải trốn tránh, họ sẵn sàng bỏ rơi đàn chiên cho đến khi an toàn mới lộ diện. Đấng chăn chiên nhân lành coi sự an toàn, sự sống của đàn chiên như chính sự sống mình. Ngài không bỏ chạy khi gặp nguy hiểm, nhưng đứng ra đối diện với sự dữ, bảo vệ đàn chiên và sẵn sàng chiến đấu cho sự an toàn của đàn chiên. Ngài nghe tiếng chiên và chiên nhận biết tiếng Ngài. Ngài dẫn đàn chiên đến nơi có cỏ non, tươi, có suối nước trong, có bóng mát cho chiên nghỉ buổi trưa hè, có nơi tránh tuyết lạnh mùa đông. Chiên lạc Ngài tìm vác về, chiên thương tích Ngài vỗ về, băng bó và chiên ốm đau được chăm sóc chu đáo. Đấng chăn chiên lành coi sóc chiên cả ngày lẫn đêm. Ban ngày Ngài cho chiên ra để chúng chạy nhảy, để chúng ăn no, tắm mát cùng với những chiên khác; đêm đến Ngài coi sóc bảo vệ, trông chừng để chiên có giấc ngủ ngon. Trong chuồng chiên luôn có bình an, tình cảm đầm ấm chiên dành cho nhau; trong chuồng chiên không có tranh chấp, không có hận thù và không có đau khổ về vật chất cũng như tinh thần. Đó là nơi an bình, thanh thản, vui tươi, cuộc sống hài hoà, không phải lo lắng, cũng không sợ tai ương bởi Chủ Nhân lành lo tất cả mọi sự cho chiên.
Đức Kitô, Đấng chăn chiên nhân lành, coi sóc đàn chiên của Ngài, coi sóc Giáo Hội Ngài, nơi trần thế. Ngài hiện diện, kề bên, ngày cũng như đêm, luôn đồng hành với chiên trong mọi tình huống, mọi khó khăn của cuộc sống. Đau khổ, ốm đau, bệnh tật, bách hại, tù đầy nơi trần thế bởi vì đàn chiên và Giáo Hội Chúa đang trên đường lữ hành, đang trên đường về miền 'Đất Hứa'. Cho đến khi nào vào chuồng chiên lúc đó mới thực sự có cuộc sống an bình. Nơi nước trời vắng bóng sự chết; nơi đó không còn chiến tranh; nơi đó bệnh tật bị tiêu diệt tận gốc rễ; nơi đó tràn đầy ánh sáng, bình an, hạnh phúc ngập tràn. Điều này đến vào cuối ngày, đến vào cuối đời người. Mỗi người trong chúng ta, xin học từ Đấng chăn chiên lành sống tinh thần vị tha, bác ái yêu thương, bắt đầu từ gia đình và thể hiện nơi cộng đoàn đức tin mình đang sống và lan tràn ra ngoài xa hội.
TiengChuong.org
The Gate
Before going to work each day, we go through many doors, such as bedroom door, bathroom door, and so on. The gate of our house is the last door we go through, at the beginning of the working day; it is also the last door we enter ending of the working day. The gate is the symbol of the beginning, and end of each of our days. The saying 'God is the alpha and omega', the first and last letter in Greek language, means God is the beginning, and ending of each day of our lives. In broader terms, we enter this world by God, and when ending this life, we return to God, the source of life and of our everlasting life. Jesus claims He is both the Good Shepherd and the Gate. Jesus is the Gate through which we enter the world. After our entering the world, Jesus doesn't leave us alone, but he leads and we follow. The gate is the boundary, separating between places of private ownership and public places. Outside the gate belongs to the public; inside the gate is an area of private ownership. Each place has rules of its own. Jesus is the Gate. A front gate is a symbol, resilient and sturdy. It endures heat of the day; it bears the coolness at night; it is anchored to the ground resisting any kind of whirlwind, and finally it is renewed when it is worn out. The front gate protects not just the house, but everything inside the boundary, stopping trespassing, and wild animals from entering the property. At night, for a sheep pen, the gate is the very first barrier to meet an enemy, stopping wolves from attacking the sheep, and serving as the deterrent preventing a thief from entering.
A shepherd and a gate are two different realities. Unlike a hired shepherd, who would put his safety before that of the sheep, or he would stay under the shade to avoid the heat of the day, and cover himself to keep warm at night, The Good Shepherd would stay firm, exposed to danger, and anchored like a gate post, whether the weather is hot or cold. In times of danger; the Good Shepherd would stay to protect the sheep at all cost. He values the welfare of the sheep as his own. Using the darkness to cover their identities, thieves and bandits often come at night to steal and harm the sheep. A gate stays; it never moves, no matter what. In claiming He is the Gate, Jesus claims He is with us at all times; in time of darkness, and hostility, to protect us.
During the day the Good Shepherd lets the sheep go outside to exercise, to find food and to enjoy life. He goes before them to make sure they are safe; he leads them to green young grass patches, near a stream; he looks after them, and carries the injured home. The sheep listen to his voice; he knows them and they know him. At night, he not only provides security for the sheep, but also tends the sick, providing them with peaceful sleep. The sheep enjoy a life of peace and prosperity; they enjoy a life free from domestic violence. They are free from any danger that comes from the outside world. They are under his tender care, living with love and compassion.
Jesus, the Good Shepherd, looks after us at all times, day and night. Let's learn from Jesus to be good shepherds for members of our own families and for members of our faith community.
Chúa Giêsu, vị Mục tử nhân lành
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
15:06 29/04/2020
Chúa Nhật IV Phục Sinh A
Cv 2,14a.36-41; 1 Pr 20b-25; Ga 10,1-10
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cử hành Chúa Nhật IV Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Hình ảnh người mục tử và đoàn chiên là hình ảnh nổi bật trong thánh lễ này.
Đối với người Việt Nam, hình ảnh mục tử và đoàn chiên thì khá xa lạ, nhưng đối với người Do Thái, hình ảnh này rất gần gũi, quen thuộc và quan trọng. Bởi vì, người Do Thái sống bằng nghề chăn nuôi, nuôi chiên cừu. Người mục tử có một tầm quan trọng trong lịch sử của họ. Vì thế, về mặt xã hội, họ dùng hình ảnh người mục tử để áp dụng cho những vị vua của mình. Về mặt tôn giáo, người Do Thái áp dụng hình ảnh để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người. Thiên Chúa là mục tử chăn dắt đoàn chiên dân Người.
Trong Cựu Ước, Thánh Vịnh 23 diễn tả: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì, trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi (Tv 23,1-2).
Trong Tân Ước, hình ảnh lý tưởng về người mục tử tốt lành được thể hiện một cách đầy đủ và cụ thể nơi Đức Giêsu. Chính Người đã tự giới thiệu mình: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14). Đức Giêsu chính là vị mục tử nhân lành và chúng ta là đoàn chiên của Người.
Tuy nhiên, dựa vào đâu để chúng ta nhận ra Đức Giêsu là mục tử nhân lành?
Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta ít nhất là ba tiêu chuẩn sau đây về người mục tử nhân lành, phân biệt với người chăn thuê.
Tiêu chuẩn thứ nhất: đó là người mục tử tốt lành là người “biết” đoàn chiên của mình. Theo Kinh Thánh, cái biết ở đây không phải chỉ là cái biết thuần lý trí, vô cảm, nhưng là đi vào tương quan gần gũi, mật thiết và hết lòng yêu mến đoàn chiên. Người mục tử sống gần gũi giữa đoàn chiên, lăn lộn với đoàn chiên, biết từng con chiên, con béo hay con gầy, con khỏe hay con bệnh tật, người mục tử đều biết rõ từng hoàn cảnh của mỗi con chiên. Trái lại, người chăn thuê thì không “biết chiên” của mình, là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì yêu mến đoàn chiên.
Tiêu chuẩn thứ hai, người mục tử đích thực là người chăm sóc, đi trước và bảo vệ đoàn chiên khỏi sự tấn công của lũ sói, dẫu phải đối diện với nguy cơ phải bỏ mạng; còn người chăn thuê là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì lòng yêu mến đoàn chiên, và thường họ chẳng có yêu mến gì đoàn chiên.
Tiêu chuẩn thứ ba, tiêu chuẩn cao nhất của người mục tử tốt lành là dám hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên. Còn người chăn thuê chỉ tìm kiếm lợi tức và trục lợi từ đoàn chiên mà không dám hy sinh gì vì đoàn chiên.
Các bài đọc hôm nay là những lời chứng hùng hồn về người mục tử nhân lành đó. Trong bài đọc I, trích sách Công Vụ, Thánh Phêrô được tràn đầy Thánh Thần, đã có một bài giảng xuất thần về Người mục tử nhân lành: “Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô” (Cv 2,36). Bài giảng này đã đánh động và làm cho 3000 người trở lại.
Một cách tuyệt vời trong bài đọc II, thánh Phêrô nói về mẫu gương của vị mục tử nhân lành: “Thật vậy, Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người. Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2,22-23).
Như vậy, Đức Giêsu chính là vị mục tử đã hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên, Người đã chấp nhận chết trên thập giá vì tội lỗi chúng ta, và sau ba ngày Người phục sinh vinh hiển để cứu độ chúng ta. Đấng Phục Sinh là Đức Chúa và là Đấng Cứu Độ loài người. Bởi lẽ, Người đã chiến thắng sự dữ, đã đập tan xiềng xích tội lỗi và là người đầu tiên đi vào sự sống mới của Thiên Chúa. Sự phục sinh của Đức Kitô là nền tảng cho sự sống vĩnh cửu của chúng ta. Đức Giêsu chính là vị mục tử dẫn con người tới sự sống mới này. Người đến để chiên được sống và sống dồi dào.
Nhưng khi cử hành Chúa Nhật Chúa Chiên Lành trong Mùa Phục Sinh, Giáo Hội muốn nói với chúng ta điều gì đó hơn nữa. Đấng Phục Sinh chính là vị mục tử nhân lành, Người không chỉ hiến mình cho chúng ta một lần mà thôi, nhưng Người còn tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể. Vì Đấng Phục Sinh chính là Chúa Giêsu Thánh Thể. Nơi Thánh Thể, như là mục tử, Người tiếp tục hiến mình thành của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta.
Như thế, khi cử hành thánh lễ này, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm và sống ba bài học sau đây:
1) Đấng Phục Sinh tiếp tục hiện diện với chúng ta qua bí tích Thánh Thể để nuôi sống chúng ta là đoàn chiên của Người. Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy đến tham dự thánh lễ, nơi đó Chúa nuôi dưỡng chúng ta qua bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể.
2) Chúa Giêsu chia sẻ sứ vụ mục tử của mình cho Đức Giáo Hoàng, các giám mục và các linh mục. “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi” (Ga 10,27). Chúng ta là đoàn chiên của Chúa, chúng ta được mời gọi lắng nghe tiếng nói của Huấn Quyền, của Đức Giám Mục và các linh mục hướng dẫn, ngõ hầu chúng ta cũng lắng nghe tiếng Chúa trong Giáo Hội của Người.
3) Ngày hôm nay, các linh mục phải đối diện với nhiều áp lực và thách đố trong sứ vụ mục tử của mình, chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho các linh mục, cộng tác tích cực với cha xứ để xây dựng giáo xứ của mình phát triển không ngừng. Cách riêng, hôm nay là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, chúng ta sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều ơn gọi tu trì và nhất là biết cổ võ ơn thiên triệu bằng sự giúp đỡ của mình cho công cuộc đào tạo ơn gọi linh mục. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 2,14a.36-41; 1 Pr 20b-25; Ga 10,1-10
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cử hành Chúa Nhật IV Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Hình ảnh người mục tử và đoàn chiên là hình ảnh nổi bật trong thánh lễ này.
Đối với người Việt Nam, hình ảnh mục tử và đoàn chiên thì khá xa lạ, nhưng đối với người Do Thái, hình ảnh này rất gần gũi, quen thuộc và quan trọng. Bởi vì, người Do Thái sống bằng nghề chăn nuôi, nuôi chiên cừu. Người mục tử có một tầm quan trọng trong lịch sử của họ. Vì thế, về mặt xã hội, họ dùng hình ảnh người mục tử để áp dụng cho những vị vua của mình. Về mặt tôn giáo, người Do Thái áp dụng hình ảnh để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người. Thiên Chúa là mục tử chăn dắt đoàn chiên dân Người.
Trong Cựu Ước, Thánh Vịnh 23 diễn tả: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì, trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi (Tv 23,1-2).
Trong Tân Ước, hình ảnh lý tưởng về người mục tử tốt lành được thể hiện một cách đầy đủ và cụ thể nơi Đức Giêsu. Chính Người đã tự giới thiệu mình: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14). Đức Giêsu chính là vị mục tử nhân lành và chúng ta là đoàn chiên của Người.
Tuy nhiên, dựa vào đâu để chúng ta nhận ra Đức Giêsu là mục tử nhân lành?
Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta ít nhất là ba tiêu chuẩn sau đây về người mục tử nhân lành, phân biệt với người chăn thuê.
Tiêu chuẩn thứ nhất: đó là người mục tử tốt lành là người “biết” đoàn chiên của mình. Theo Kinh Thánh, cái biết ở đây không phải chỉ là cái biết thuần lý trí, vô cảm, nhưng là đi vào tương quan gần gũi, mật thiết và hết lòng yêu mến đoàn chiên. Người mục tử sống gần gũi giữa đoàn chiên, lăn lộn với đoàn chiên, biết từng con chiên, con béo hay con gầy, con khỏe hay con bệnh tật, người mục tử đều biết rõ từng hoàn cảnh của mỗi con chiên. Trái lại, người chăn thuê thì không “biết chiên” của mình, là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì yêu mến đoàn chiên.
Tiêu chuẩn thứ hai, người mục tử đích thực là người chăm sóc, đi trước và bảo vệ đoàn chiên khỏi sự tấn công của lũ sói, dẫu phải đối diện với nguy cơ phải bỏ mạng; còn người chăn thuê là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì lòng yêu mến đoàn chiên, và thường họ chẳng có yêu mến gì đoàn chiên.
Tiêu chuẩn thứ ba, tiêu chuẩn cao nhất của người mục tử tốt lành là dám hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên. Còn người chăn thuê chỉ tìm kiếm lợi tức và trục lợi từ đoàn chiên mà không dám hy sinh gì vì đoàn chiên.
Các bài đọc hôm nay là những lời chứng hùng hồn về người mục tử nhân lành đó. Trong bài đọc I, trích sách Công Vụ, Thánh Phêrô được tràn đầy Thánh Thần, đã có một bài giảng xuất thần về Người mục tử nhân lành: “Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô” (Cv 2,36). Bài giảng này đã đánh động và làm cho 3000 người trở lại.
Một cách tuyệt vời trong bài đọc II, thánh Phêrô nói về mẫu gương của vị mục tử nhân lành: “Thật vậy, Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người. Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2,22-23).
Như vậy, Đức Giêsu chính là vị mục tử đã hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên, Người đã chấp nhận chết trên thập giá vì tội lỗi chúng ta, và sau ba ngày Người phục sinh vinh hiển để cứu độ chúng ta. Đấng Phục Sinh là Đức Chúa và là Đấng Cứu Độ loài người. Bởi lẽ, Người đã chiến thắng sự dữ, đã đập tan xiềng xích tội lỗi và là người đầu tiên đi vào sự sống mới của Thiên Chúa. Sự phục sinh của Đức Kitô là nền tảng cho sự sống vĩnh cửu của chúng ta. Đức Giêsu chính là vị mục tử dẫn con người tới sự sống mới này. Người đến để chiên được sống và sống dồi dào.
Nhưng khi cử hành Chúa Nhật Chúa Chiên Lành trong Mùa Phục Sinh, Giáo Hội muốn nói với chúng ta điều gì đó hơn nữa. Đấng Phục Sinh chính là vị mục tử nhân lành, Người không chỉ hiến mình cho chúng ta một lần mà thôi, nhưng Người còn tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể. Vì Đấng Phục Sinh chính là Chúa Giêsu Thánh Thể. Nơi Thánh Thể, như là mục tử, Người tiếp tục hiến mình thành của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta.
Như thế, khi cử hành thánh lễ này, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm và sống ba bài học sau đây:
1) Đấng Phục Sinh tiếp tục hiện diện với chúng ta qua bí tích Thánh Thể để nuôi sống chúng ta là đoàn chiên của Người. Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy đến tham dự thánh lễ, nơi đó Chúa nuôi dưỡng chúng ta qua bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể.
2) Chúa Giêsu chia sẻ sứ vụ mục tử của mình cho Đức Giáo Hoàng, các giám mục và các linh mục. “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi” (Ga 10,27). Chúng ta là đoàn chiên của Chúa, chúng ta được mời gọi lắng nghe tiếng nói của Huấn Quyền, của Đức Giám Mục và các linh mục hướng dẫn, ngõ hầu chúng ta cũng lắng nghe tiếng Chúa trong Giáo Hội của Người.
3) Ngày hôm nay, các linh mục phải đối diện với nhiều áp lực và thách đố trong sứ vụ mục tử của mình, chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho các linh mục, cộng tác tích cực với cha xứ để xây dựng giáo xứ của mình phát triển không ngừng. Cách riêng, hôm nay là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, chúng ta sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều ơn gọi tu trì và nhất là biết cổ võ ơn thiên triệu bằng sự giúp đỡ của mình cho công cuộc đào tạo ơn gọi linh mục. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Để nên Mục Tử nhân lành, noi gương Đức Giêsu
Lm. Đan Vinh
15:20 29/04/2020
Chúa Nhật 4 Phục Sinh A
Cv 2,14a.36-41; 1 Pr 2,20b-25; Ga 10,1-10
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 10,1-10
(1) “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. (2) Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. (3) Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh, anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. (4) Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. (5) Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. (6) Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. (7) Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. (8) Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ. (9) Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. (10) Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Đức Giê-su vừa là mục tử vừa là cửa chuồng chiên:
- LÀ MỤC TỬ THẬT SỰ CỦA DÂN ÍT-RA-EN: Vì Người đi qua cửa chính mà vào chuồng chiên và được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả giới thiệu. Do đó, Người được đàn chiên là dân chúng nghe theo. Còn các đầu mục Do thái chỉ là người lạ, nên chiên chạy trốn và không đi theo họ.
- LÀ CỬA CHO CHIÊN RA VÀO: Các luật sĩ và Biệt phát không tin Đức Giê-su và không được Thiên Chúa ủy nhiệm coi sóc đàn chiên. Họ leo rào mà vào chuồng nên chỉ là hạng trộm cướp. Kẻ trộm đến chỉ để giết hại và phá huỷ đàn chiên. Còn Đức Giê-su đến để đem lại cho chiên sự an toàn, tự do, lương thực và sự sống dồi dào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ràn chiên: hay chuồng chiên, là hình ảnh quen thuộc của dân Do thái vốn là một dân du mục. Ở đây ràn chiên là hình ảnh ám chỉ Giáo hội là Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. + Cửa vào: Mỗi chuồng chiên chỉ có một cửa chính để chiên ra vào. Ai muốn được công nhận là mục tử đích thực của Chúa phải qua cửa chính là Đức Giê-su mà vào Hội Thánh. Họ phải được Người tuyển chọn và trao sứ mệnh chăn chiên. Còn kẻ trèo qua lối khác mà vào, như các kinh sư hay Pha-ri-sêu, thì chỉ là mục tử giả hiệu hay hạng trộm cướp. + Người giữ cửa mở cho anh ta vào: Đức Giê-su chính là Mục tử đích thực, vì Người đã được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả làm chứng là “Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,31-34). + Và chiên nghe tiếng của anh: Đàn chiên chỉ nhận biết và nghe theo một chủ chăn duy nhất, như các Tông đồ đã nghe lời và đi theo một mình Đức Giê-su (x. Ga 1,35-51). + Anh gọi tên từng con rồi dẫn chúng ra: Trong ràn có nhiều đàn chiên. Ban chiều, mỗi mục tử sẽ đưa đàn chiên vào ràn, rồi đến sáng sẽ lại đến dẫn đàn chiên ấy ra khỏi chuồng để dẫn đến đồng cỏ cho chúng ăn cỏ uống nước. Đây là kiểu nói cường điệu. Thực ra các mục tử chỉ đặt tên và gọi tên một con chiên đầu đàn thôi và các con khác sẽ theo sau con chiên đầu đàn này ra ngoài. Ở đây Đức Giê-su nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của Người là vị Mục tử tốt lành, khác với các Pha-ri-sêu và kinh sư là những kẻ chăn thuê vô trách nhiệm.
- C 4-6: + Anh ta đi trước và chiên đi theo sau: Câu này nhắc đến sứ mệnh Mục tử của Đức Giê-su: Khi đã kéo Môn đệ ra khỏi thế gian (x. Ga 15,19). Người đi tiên phong dẫn họ tới đồng cỏ non là Hội Thánh. Chiên sẽ nhận biết tiếng nói và chỉ đi theo Mục tử Giê-su, vì Người luôn nói Lời của Thiên Chúa cho họ (x. Ga 14,10). + Chúng sẽ không theo người lạ,..: Người lạ là những kẻ không do Thiên Chúa sai đến, nhưng đã leo rào mà vào. Người lạ ám chỉ các đầu mục dân Do thái đương thời. Vì họ không phải là mục tử đích thực, nên chiên đã không đi theo họ mà trái lại chúng còn lẩn trốn họ nữa.
- C 7-8: + Tôi là cửa cho chiên ra vào: Vì thính giả không hiểu ý nghĩa dụ ngôn, nên Đức Giê-su phải giải thích rõ ràng: Người chính là cửa chuồng chiên tức là cửa ngõ để vào Nước Trời, mà ai muốn vào Nước Trời ấy đều phải tin Người. + Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ: Mọi kẻ đến trước ở đây không nhằm chỉ các ngôn sứ Cựu Ước, mà chỉ nhắm tới những kẻ không được Thiên Chúa sai như các pha-ri-sêu và kinh sư Do thái (x. Mt 23,1-8). Họ bị Đức Giê-su quở trách là bọn đạo đức giả, cản đường người khác gia nhập Nước Trời, có lòng tham lam, ăn ở bất công, dẫn dường đui mù và đã từng giết hại nhiều vị ngôn sứ chân chính (x. Mt 23,13-32).
- C 9-10: + Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu: Đức Giê-su là con đường người ta phải đi ngang qua để được vào Nước Trời. Tương tự như câu: “Thầy là đường…Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). + Người ấy sẽ ra vào: Ra vào nghĩa là được tự do đi lại. + Gặp được đồng cỏ: Trong Đức Giê-su, các tín hữu sẽ được cứu khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ. Họ sẽ được hưởng tự do đích thực (x. Ga 8,31-36). Nhờ Đức Giê-su, họ sẽ tìm được của nuôi thân là Nước hằng sống và Bánh trường sinh (x. Ga 4,14; 6,35). + Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy: Kẻ trộm ám chỉ các đầu mục Do thái, vì không được Thiên Chúa sai đến, nhưng họ đã leo rào mà vào chuồng chiên. Họ chỉ đi tìm lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích của đàn chiên (x. Mt 23,4-7). + Tôi đến cho chiên được sống và sống dồi dào: Nhờ có lương thực là Lời Chúa và Thánh Thể, mà đức tin của các tín hữu sẽ trở nên vững mạnh và có được sự sống đời đời.
4. CÂU HỎI:
1) Ràn chiên nghĩa là gì và là hình ảnh ám chỉ điều gì? Cửa vào ám chỉ ai? 2) Đức Giê-su là Mục Tử thực sự của đoàn chiên vì đã được Gio-an Tẩy Giả là người giữ cửa làm chứng như thế nào? 3) Đàn chiên chỉ nhận biết tiếng nói và đi theo ai? Phải chăng mọi con chiên đều được đặt tên và mỗi buổi sáng người mục tử phải gọi tên từng con chiên để dẫn chúng ra khỏi chuồng? 4) Ý nghĩa của câu: anh ta đi trước và chiên đi theo sau… là gì? 5) Tại sao đàn chiên không nghe theo người lạ? Người lạ nói đây ám chỉ những ai? 6) Những kẻ đến trước được liệt vào hạng trộm cướp nói đây ám chỉ ai? Tại sao? 7) Đức Giê-su tự nhận mình là cửa chuồng chiên mà ai muốn vào chuồng chiên phải đi qua, giống như nơi khác Người đã tự ví mình là gì? 8) Kẻ trộm đầu mục Do thái khác với vị Mục Tử tốt lành là Đức Giê-su thế nào?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (Ga 10,9)
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐỨC GIO-AN PHAO-LÔ II – HÌNH ẢNH MỤC TỬ NHÂN LÀNH:
Ngày 27/04/2014, Đức Thánh Cha Gio-anPhaolô II đã được Giáo hội tôn phong lên bậc hiển thánh. Người là một người môn đệ đã hoạ lại rõ nét hình ảnh mục tử của Thầy Chí Thánh Giê-su. Một vị mục tử luôn làm việc: Cho dù tuổi đã cao lại thêm nhiều bệnh tật, thế mà ngài vẫn luôn hiện diện bên đàn chiên, vẫn lên tiếng gọi đàn chiên, vẫn là chỗ dựa vững chắc và an toàn cho đàn chiên. Đến nỗi khi ngài qua đời, Đức Tổng Giám Mục Lê-ô-nar-do San-dri, thứ trưởng Ngoại giao của Toà Thánh đã nói với toàn thể thế giới rằng: “Hôm nay, chúng tôi trở thành những đứa con mồ côi”.
Tại sao người ta lại tỏ lòng thương tiếc một cụ già như thế? Có phải người ta ngưỡng mộ Ngài vì ngài nhiều tiền, nhiều quyền thế không? Thưa không phải thế. Người ta thương tiếc ngài như một mục tử đã sống hết mình vì đàn chiên. Một mục tử canh giữ hoà bình không chỉ cho đàn chiên mà cho hàng tỉ người trên khắp hành tinh này. Người mục tử với 26 năm chăn dắt đàn chiên của Chúa đã không ngừng bảo vệ quyền sống của con người, nhất là của các thai nhi. Người mục tử đã không ngừng đi đến tận cùng thế giới để gieo rắc an bình, công bình, tha thứ và yêu thương. Người mục tử đã đi đến cùng đường để quy tụ đàn chiên, để tìm kiếm các con chiên lạc đưa về một mối và cuối đời, trong những tiếng nấc hoà trộn với hơi thở bị ngắt quãng, ngài đã nói với đàn chiên đang canh thức cầu nguyện cho ngài trong giờ lâm chung rằng: “Ta đã đi tìm kiếm các con. Và bây giờ các con đã đến với Ta. Ta xin cám ơn các con”.
2) TINH THẦN MỤC TỬ CỦA MỘT BÀ MẸ:
Trong cuốn tự thuật, DIM-MY CÁC-NÂY (Jimmy Cagney) một nam diễn viên nổi tiếng ở HÔ-LI-GÚT (Hollywood) đã thuật lại câu chuyện cảm động về bà mẹ của ông. Câu chuyện xảy ra vào thời thơ ấu của Các-nây khi mẹ ông nằm thoi thóp chờ chết. Chung quanh giường có bốn anh em trai và một cô em gái út duy nhất. Vì bị tai biến mạch máu não, nên bà mẹ của Các-nây không thể nói thành tiếng. Sau khi bà cố lần lượt hôn năm đứa con, bà liền giơ cánh tay phải còn cử động được lên. Dim-my kể lại những gì đã xảy ra như sau “Mẹ tôi dùng ngón tay phải chỉ vào anh con trai trưởng rồi lại chỉ vào ngón tay trỏ của bàn tay trái bị tê liệt của bà, rồi bà lần lượt chỉ vào từng người trong mấy anh em chúng tôi, mỗi người được tượng trưng bằng một trong bốn ngón tay trái. Riêng ngón cái thì bà chỉ vào đứa em gái út Din-ni (Jeannie) mới ba tuổi. Bà cầm ngón cái ấy để vào giữa lòng bàn tay và ép bốn ngón tay kia lên ngón cái ấy. Cuối cùng bà dùng bàn tay phải vỗ nhẹ lên nắm đấm của bàn tay trái”. Dim-my nhận xét rằng cử chỉ của mẹ ông lúc đó thật tuyệt vời. Năm anh em hiện diện đều hiểu được ý nghĩa mà bà muốn diễn tả: Bốn anh em trai phải thay bà để che chở và giúp đỡ cho cô em gái út bé nhỏ sau khi bà qua đời. Đó là một cử chỉ đầy ý nghĩa mà không lời nói nào có thể diễn tả hay hơn được. Cử chỉ ấy của bà đã để lại ấn tượng mạnh mẽ không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của anh em chúng tôi, khiến chúng tôi luôn giữ lời trăn trối của bà”.
3) ĐỨC TÍNH HY SINH CỦA NGƯỜI MỤC TỬ:
Có hai vợ chồng trẻ làm nghề đốn củi vào mùa nước lũ. Chiều tối, khi trở về họ đặt củi trên chiếc thuyền lan mong manh, nhỏ bé để xuôi theo dòng nước quay về nhà. Thình lình một dòng lũ từ những sườn núi ồ ạt tuôn xuống dòng sông, tạo thành một dòng xoáy mỗi lúc một mạnh khiến chiếc thuyền lan nhỏ bé của họ bị bể vỡ tan tành. Người chồng cố níu kéo vợ khỏi bị nước lũ cuốn trôi. Nhưng dòng nước xoáy mỗi phút giây qua đi lại trở nên mạnh mẽ hơn. Sức lực của anh chồng xem ra mỗi lúc đuối dần khi phải một mình bơi sải vừa để thoát thân lại vừa phải cứu vợ. Người vợ thấy sức chịu đựng của chồng đã sắp cạn kiệt, nên đã buông tay ra để mặc cho dòng nước lũ cuốn đi. Chị chỉ kịp gào thét trong cơn mưa giông và nước lũ: "Anh phải sống để nuôi dạy đàn con anh nhé !".
4) MỤC TỬ CÓ SỨC MẠNH BIẾN ĐỔI SỐ PHẬN ĐỜI NGƯỜI:
Dương Ân Điển là đứa bé bị bỏ rơi, người ta nhặt được nó ở một quầy bán thịt, trong cái chợ nghèo vùng núi miền Nam, đảo Đài Loan. Câu chuyện thương tâm này xảy ra năm 1974, ấy là lúc vừa lọt lòng, em đã không có hai cánh tay, chân phải thẳng đơ không thể co duỗi.
Thế mà 25 năm sau, đứa bé tàn tật bất hạnh ấy đã trở thành nhà danh họa tài ba, chuyên vẽ tranh bằng chân và miệng. Cô đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm ở Mỹ và Nhật, và là thành viên của Hiệp Hội quốc tế những người vẽ tranh bằng chân và miệng.
Cuộc đời co thay đổi nhanh chóng như thế, thành công rực rỡ như thế, cũng là nhờ mục sư Dương Húc và vợ ông là Lâm Phương Anh nhận nuôi. Đặc biệt là ông Tưởng Kinh Quốc đã cho cô đi giải phẫu chỉnh hình cột sống, nắn chân phải, sửa đường làm cầu cho cô dễ dàng đi tới trường. Ông đã nói với cô: “Cháu không có tay, nhưng còn chân, và có thể làm được rất nhiều việc”. Chính tình thương, sự chăm sóc, và lời động viên của ông Tưởng Kinh Quốc đã thay đổi số phận của một con người.
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10, 27). Thiên Chúa là chủ chiên nhân lành, Người yêu thương mỗi người chúng ta bằng một tình yêu cá biệt, cho dù chúng ta có què quặt đui mù, có xấu xa đốn mạt đến đâu, mỗi người chúng ta đều có chỗ đứng độc nhất vô nhị trong tình yêu bao bọc của Chúa; mỗi người chúng ta đều có vị trí đặc biệt trong trái tim yêu thương của Người. Tấm lòng quảng đại yêu thương của ông Tưởng Kinh Quốc dành cho cô bé tàn tật Dương Ân Điển chỉ là hình bóng tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa đối với chúng ta, những con chiên của Người.
5) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CỬA BẢO VỆ ĐÀN CHIÊN:
George Smith kể lại một loại chuồng chiên khi đi du lịch ở Đông phương: Bấy giờ ông cùng đi với một người chăn chiên. Thấy một chiếc chuồng ông liền hỏi người chăn chiên:
- Đó có phải là chuồng chiên không?
Người ấy đáp:
- Dạ, phải.
Rồi Geoge nói:
- Tôi thấy chỉ có một lối đi vào.
Giơ tay chỉ khoảng trống ở hàng rào, người ấy đáp:
- Vâng, ở đàng kia là cái cửa.
Ông Geoge rất ngạc nhiên bảo:
- Nhưng ở đó đâu có cửa?
Người chăn chiên đáp:
- Dạ, tôi là cửa.
Geoge chợt nhớ câu truyện trong Tin Mừng Gio-an nên tiếp tục hỏi người chăn chiên:
- Anh muốn nói gì khi bảo chính anh là cái cửa?
Người chăn chiên giải thích:
- Chiên vào chuồng xong, tôi đến nằm ngay ngưỡng cửa, và sẽ không có con chiên nào có thể đi ra hoặc con chó sói nào có thể đi vào chuồng nếu không nhảy qua người tôi.
3. SUY NIỆM:
Chúa Nhật IV Phục Sinh được gọi là Chúa Nhật lễ Chúa Chiên lành. Tin Mừng Gio-an đề cập đến hình ảnh quen thuộc của vùng Trung Đông: các mục tử, cửa chuồng chiên:
1) TÔI LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH (Ga 10,7):
- Mục tử là người vào chuồng chiên ngang qua cửa chính, chứ không lén lút leo rào mà vào chuồng (x. Ga 10,1-2). Người giữ cửa quen biết mục tử nên sẵn sàng mở cửa, và chiên cũng quen biết mục tử quen với giọng nói của anh, nên dễ dàng phân biệt anh với người lạ hay kẻ trộm (x. Ga 10,3-5). Mục tử nhân lành yêu thương chiên, biết tên và âu yếm gọi từng con chiên trong đoàn ra ngoài. Mục tử sẽ đi trước dẫn đường, các con chiên sẽ yên tâm theo sau, vì chúng biết đang đi theo ai và người chủ chiên sẽ dẫn chúng đi đâu. Hầu như có một sự hiểu biết cảm thông và gần gũi giữa đoàn chiên và người mục tử.
- Trong lịch sử dân Ít-ra-en, các vua chúa và đại tư tế được gọi là mục tử. Danh hiệu Mục Tử Nhân Lành thường được dành riêng để gọi Đức Chúa. Qua trung gian ông Mô-sê, Đức Chúa đã dẫn đưa con dân Ít-ra-en vượt qua Biển Đỏ, qua sa mạc 40 năm để về miền Đất Hứa dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và con cháu đến muôn đời. Đức Chúa như người mục tử đã gắn liền số phận với đàn chiên là dân Ít-ra-en. Hình ảnh mục tử đó chỉ được rõ nét nơi Đức Giê-su trong thời Tân Ước sau này. Hôm nay, Đức Giê-su tuyên bố Người là Mục Tử nhân lành. Khác với các đầu mục Do thái là bọn người chăn thuê. Chúng chỉ biết lợi dụng đàn chiên để tìm tư lợi, Mục Tử nhân lành Giê-su yêu thương đàn chiên, hiểu biết từng con, luôn phục vụ đàn chiên và sẵn sàng thí mạng sống bảo vệ đàn chiên khỏi bị sói dữ cắn xé. Đáp lại, con chiên cần nghe tiếng chủ chiên, yêu mến và vâng lời chủ chiên. Đức Giê-su tóm lại sứ mệnh mục tử của Người như sau: “Kẻ trộm đến chỉ để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần Tôi, Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
2) TÔI LÀ CỨA CHUỒNG CHIÊN (Ga 10,9):
Sau khi đã tự mô tả là một người mục tử nhân lành, Đức Giê-su lại nhận mình là cửa chuồng chiên. Hôm nay Đức Giê-su tuyên bố: « Tôi là cửa cho chiên ra vào… Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ » (Ga 10,7.9). Đức Giê-su chính là mục tử chăn dắt đoàn chiên là các tín hữu. Khác với kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy, Đức Giê-su đến để cho chiên được sống, và sống dồi dào (x. Ga 10,10).
- Cửa chuồng chiên là lối cho chiên ra vào chuồng để được bảo vệ an toàn và được sống dồi dào. Chỉ người nào đi qua Cửa chuồng chiên Giê-su tức là Hội Thánh thì người ấy mới là mục tử thực sự của Thiên Chúa và mới được hưởng ơn cứu độ của Ngài ban cho (x. Ga 10,9). Thánh Gio-an Kim Khẩu nói: “Khi Đức Giê-su đưa chúng ta đến với Chúa Cha, Người nhận mình là Cửa. Khi Người săn sóc dưỡng nuôi ta, Người nhận mình là Mục Tử”. Cửa Giê-su cũng giúp phân biệt mục tử giả và thật: Mục tử giả sẽ không dám đi ngang qua Cửa Giê-su để vào chuồng chiên. Chớ gì Hội Thánh có nhiều mục tử thực sự của Chúa Giê-su, có tình yêu thương thể hiện qua lối sống gần gũi « có mùi chiên », biết tên từng con chiên và mang lại cho chiên của ăn thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể đem lại sự sống dồi dào.
3) NGUYÊN NHÂN THIẾU ƠN THIÊN TRIỆU TRONG CÁC NƯỚC TÂN TIẾN?
a) Hiện nay nhiều nơi trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ, đang thiếu trầm trọng ơn gọi linh mục tu sĩ. Nhiều nhà thờ không có linh mục nên phải đóng cửa hoặc bán đi để trả nợ. Cũng có nhiều dòng tu bị giải thể vì không còn lớp tu sĩ trẻ kế thừa.
b) Hiện tượng thiếu ơn gọi linh mục tu sĩ thường do mấy nguyên nhân như sau:
- Một là vì các đôi vợ chồng trẻ do thói ích kỷ nên không muốn sinh nhiều con, để dành tiền bạc và thời gian phục bụ cho các nhu cầu riêng của mình.
- Hai là các người trẻ hôm nay luôn chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng và hưởng thụ: chỉ biết tìm thỏa mãn các đam mê nhục dục thấp hèn, các nhu cầu ích kỷ bản thân… và mất đi cảm thức đức tin.
- Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là do người lớn đã không nhiệt tâm cổ võ cho ơn thiên triệu và không quảng đại hiến dâng con mình cho Chúa và Hội Thánh.
- Mỗi Giáo xứ phải trở thành vườn ươm trồng ơn thiên triệu: Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong sứ điệp về ơn gọi năm 1996 đã nhắc đến việc cần phải làm là tạo một môi trường thuận lợi cho hạt giống ơn gọi dễ phát triển là các giáo xứ. Ngài nói như sau: “Phải làm sao để mỗi giáo xứ trở thành một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, cộng đoàn cầu nguyện, hăng say làm việc tông đồ và luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khổ. Giới trẻ hôm nay vẫn không thiếu những tâm hồn quảng đại, không thiếu những người trẻ muốn sống cuộc đời lý tưởng và có ý nghĩa. Họ cần được Hội Thánh hướng dẫn để gặp được Đức Giê-su, để nghe lời Người và theo làm môn đệ của Người, sẵn sàng chia sẻ sứ mệnh cứu độ của Người. Giới trẻ hôm nay cũng cần được nghe những tiếng kêu than của bao người đói khát chân lý hay đang cần được công lý bảo vệ. Hội Thánh phải giúp giới trẻ cảm nhận được bổn phận lớn lao là xây dựng thế giới này trở thành một ngôi nhà của tình thương và hạnh phúc. Giới trẻ cũng cần có những người thầy, người bạn dám sống niềm tin giữa muôn trở lực khó khăn, và luôn đứng vững trước sức mạnh của các cám dỗ muốn thỏa mãn các đam mê bất chính”.
4) LÀM GÌ ĐỂ GIÚP HỘI THÁNH THÊM NHIỀU LINH MỤC TU SĨ?
a) Hỗ trợ của các bậc cha mẹ trong gia đình: Hiện nay sở dĩ thiếu ơn gọi một phần cũng là do lỗi của chúng ta chưa thiết tha cầu xin Thiên Chúa sai thêm thợ gặt đến, chưa quyết tâm trở thành chứng nhân của Chúa, chưa quảng đại dâng con và khuyến khích chúng quảng đại phục vụ Chúa và Hội Thánh trong bậc tu trì.
b) Vai trò của gương sáng: Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói về các mục tử trong Hội Thánh như sau: “Giám Mục không phải là Giám Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân. Cũng vậy, Linh Mục không phải là Linh Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân: để phục vụ, nuôi dưỡng, chăm sóc dân là đoàn chiên của ngài…” Đức Giáo Hoàng đòi hỏi linh mục như sau: “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình.” Hiện nay trong giáo xứ của chúng ta, vẫn còn nhiều người chưa biết Chúa, hoặc đã biết Chúa nhưng chối bỏ đức tin, cố tình loại Chúa ra khỏi cuộc đời mình… Các cha xứ phải đi tìm kiếm họ để an ủi, chữa lành và giúp họ trở về với Chúa.
c) Gây ý thức về tầm quan trọng và nhiệm vụ ươm trồng ơn thiên triệu: Mỗi người chúng ta cần cầu nguyện cho mình sống đúng vai trò là linh mục, là quý chức giúp việc, là chồng vợ, cha mẹ và con cái trong gia đình.
d) Quảng đại đóng góp tinh thần vật chất cho chủng viện: Các gia đình, hội đoàn, giáo xứ… hãy quảng đại để tích cực cộng tác với Hội Thánh ươm trồng ơn thiên triệu và có thêm nhiều linh mục tu sĩ hiến thân chăm sóc đàn chiên và loan báo Tin Mừng cho an hem lương dân chưa nhận biết Chúa, vì « lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt ».
4. THẢO LUẬN:
Theo bạn mục tử tốt như lòng Chúa mong ước hôm nay cần có những phẩm chất nào: khôn ngoan, đạo đức, có bằng cấp cao, thông thạo ngoại ngữ, đàn hay hát giỏi, giảng hấp dẫn, nhiệt tình tông đồ, sống đơn giản, dấn thân hy sinh, chu toàn bổn phận, thái độ khiêm tốn, hiền hòa, vui vẻ, tiết độ, trung thực, vị tha, đúng đắn trong giao tiếp, quan tâm đến giới trẻ, có lòng thương xót? Tại sao?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU.
Xin ban cho chúng con những linh mục biết quảng đại, hy sinh trong đời phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng để sẵn sàng đón nhận hết mọi người, nhất là những người đau khổ và bị bỏ rơi. Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được chính Chúa. Xin ban cho chúng con những linh mục biết chăm chỉ rao giảng Lời Chúa, có sức làm nóng lên đức tin yếu kém và làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa trong mọi người. Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những vị chủ chăn tốt lành noi gương Chúa xưa, đến để cho chiên “được sống và sống dồi dào”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Cv 2,14a.36-41; 1 Pr 2,20b-25; Ga 10,1-10
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 10,1-10
(1) “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. (2) Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. (3) Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh, anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. (4) Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. (5) Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. (6) Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. (7) Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. (8) Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ. (9) Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. (10) Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Đức Giê-su vừa là mục tử vừa là cửa chuồng chiên:
- LÀ MỤC TỬ THẬT SỰ CỦA DÂN ÍT-RA-EN: Vì Người đi qua cửa chính mà vào chuồng chiên và được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả giới thiệu. Do đó, Người được đàn chiên là dân chúng nghe theo. Còn các đầu mục Do thái chỉ là người lạ, nên chiên chạy trốn và không đi theo họ.
- LÀ CỬA CHO CHIÊN RA VÀO: Các luật sĩ và Biệt phát không tin Đức Giê-su và không được Thiên Chúa ủy nhiệm coi sóc đàn chiên. Họ leo rào mà vào chuồng nên chỉ là hạng trộm cướp. Kẻ trộm đến chỉ để giết hại và phá huỷ đàn chiên. Còn Đức Giê-su đến để đem lại cho chiên sự an toàn, tự do, lương thực và sự sống dồi dào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ràn chiên: hay chuồng chiên, là hình ảnh quen thuộc của dân Do thái vốn là một dân du mục. Ở đây ràn chiên là hình ảnh ám chỉ Giáo hội là Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. + Cửa vào: Mỗi chuồng chiên chỉ có một cửa chính để chiên ra vào. Ai muốn được công nhận là mục tử đích thực của Chúa phải qua cửa chính là Đức Giê-su mà vào Hội Thánh. Họ phải được Người tuyển chọn và trao sứ mệnh chăn chiên. Còn kẻ trèo qua lối khác mà vào, như các kinh sư hay Pha-ri-sêu, thì chỉ là mục tử giả hiệu hay hạng trộm cướp. + Người giữ cửa mở cho anh ta vào: Đức Giê-su chính là Mục tử đích thực, vì Người đã được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả làm chứng là “Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,31-34). + Và chiên nghe tiếng của anh: Đàn chiên chỉ nhận biết và nghe theo một chủ chăn duy nhất, như các Tông đồ đã nghe lời và đi theo một mình Đức Giê-su (x. Ga 1,35-51). + Anh gọi tên từng con rồi dẫn chúng ra: Trong ràn có nhiều đàn chiên. Ban chiều, mỗi mục tử sẽ đưa đàn chiên vào ràn, rồi đến sáng sẽ lại đến dẫn đàn chiên ấy ra khỏi chuồng để dẫn đến đồng cỏ cho chúng ăn cỏ uống nước. Đây là kiểu nói cường điệu. Thực ra các mục tử chỉ đặt tên và gọi tên một con chiên đầu đàn thôi và các con khác sẽ theo sau con chiên đầu đàn này ra ngoài. Ở đây Đức Giê-su nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của Người là vị Mục tử tốt lành, khác với các Pha-ri-sêu và kinh sư là những kẻ chăn thuê vô trách nhiệm.
- C 4-6: + Anh ta đi trước và chiên đi theo sau: Câu này nhắc đến sứ mệnh Mục tử của Đức Giê-su: Khi đã kéo Môn đệ ra khỏi thế gian (x. Ga 15,19). Người đi tiên phong dẫn họ tới đồng cỏ non là Hội Thánh. Chiên sẽ nhận biết tiếng nói và chỉ đi theo Mục tử Giê-su, vì Người luôn nói Lời của Thiên Chúa cho họ (x. Ga 14,10). + Chúng sẽ không theo người lạ,..: Người lạ là những kẻ không do Thiên Chúa sai đến, nhưng đã leo rào mà vào. Người lạ ám chỉ các đầu mục dân Do thái đương thời. Vì họ không phải là mục tử đích thực, nên chiên đã không đi theo họ mà trái lại chúng còn lẩn trốn họ nữa.
- C 7-8: + Tôi là cửa cho chiên ra vào: Vì thính giả không hiểu ý nghĩa dụ ngôn, nên Đức Giê-su phải giải thích rõ ràng: Người chính là cửa chuồng chiên tức là cửa ngõ để vào Nước Trời, mà ai muốn vào Nước Trời ấy đều phải tin Người. + Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ: Mọi kẻ đến trước ở đây không nhằm chỉ các ngôn sứ Cựu Ước, mà chỉ nhắm tới những kẻ không được Thiên Chúa sai như các pha-ri-sêu và kinh sư Do thái (x. Mt 23,1-8). Họ bị Đức Giê-su quở trách là bọn đạo đức giả, cản đường người khác gia nhập Nước Trời, có lòng tham lam, ăn ở bất công, dẫn dường đui mù và đã từng giết hại nhiều vị ngôn sứ chân chính (x. Mt 23,13-32).
- C 9-10: + Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu: Đức Giê-su là con đường người ta phải đi ngang qua để được vào Nước Trời. Tương tự như câu: “Thầy là đường…Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). + Người ấy sẽ ra vào: Ra vào nghĩa là được tự do đi lại. + Gặp được đồng cỏ: Trong Đức Giê-su, các tín hữu sẽ được cứu khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ. Họ sẽ được hưởng tự do đích thực (x. Ga 8,31-36). Nhờ Đức Giê-su, họ sẽ tìm được của nuôi thân là Nước hằng sống và Bánh trường sinh (x. Ga 4,14; 6,35). + Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy: Kẻ trộm ám chỉ các đầu mục Do thái, vì không được Thiên Chúa sai đến, nhưng họ đã leo rào mà vào chuồng chiên. Họ chỉ đi tìm lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích của đàn chiên (x. Mt 23,4-7). + Tôi đến cho chiên được sống và sống dồi dào: Nhờ có lương thực là Lời Chúa và Thánh Thể, mà đức tin của các tín hữu sẽ trở nên vững mạnh và có được sự sống đời đời.
4. CÂU HỎI:
1) Ràn chiên nghĩa là gì và là hình ảnh ám chỉ điều gì? Cửa vào ám chỉ ai? 2) Đức Giê-su là Mục Tử thực sự của đoàn chiên vì đã được Gio-an Tẩy Giả là người giữ cửa làm chứng như thế nào? 3) Đàn chiên chỉ nhận biết tiếng nói và đi theo ai? Phải chăng mọi con chiên đều được đặt tên và mỗi buổi sáng người mục tử phải gọi tên từng con chiên để dẫn chúng ra khỏi chuồng? 4) Ý nghĩa của câu: anh ta đi trước và chiên đi theo sau… là gì? 5) Tại sao đàn chiên không nghe theo người lạ? Người lạ nói đây ám chỉ những ai? 6) Những kẻ đến trước được liệt vào hạng trộm cướp nói đây ám chỉ ai? Tại sao? 7) Đức Giê-su tự nhận mình là cửa chuồng chiên mà ai muốn vào chuồng chiên phải đi qua, giống như nơi khác Người đã tự ví mình là gì? 8) Kẻ trộm đầu mục Do thái khác với vị Mục Tử tốt lành là Đức Giê-su thế nào?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (Ga 10,9)
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐỨC GIO-AN PHAO-LÔ II – HÌNH ẢNH MỤC TỬ NHÂN LÀNH:
Ngày 27/04/2014, Đức Thánh Cha Gio-anPhaolô II đã được Giáo hội tôn phong lên bậc hiển thánh. Người là một người môn đệ đã hoạ lại rõ nét hình ảnh mục tử của Thầy Chí Thánh Giê-su. Một vị mục tử luôn làm việc: Cho dù tuổi đã cao lại thêm nhiều bệnh tật, thế mà ngài vẫn luôn hiện diện bên đàn chiên, vẫn lên tiếng gọi đàn chiên, vẫn là chỗ dựa vững chắc và an toàn cho đàn chiên. Đến nỗi khi ngài qua đời, Đức Tổng Giám Mục Lê-ô-nar-do San-dri, thứ trưởng Ngoại giao của Toà Thánh đã nói với toàn thể thế giới rằng: “Hôm nay, chúng tôi trở thành những đứa con mồ côi”.
Tại sao người ta lại tỏ lòng thương tiếc một cụ già như thế? Có phải người ta ngưỡng mộ Ngài vì ngài nhiều tiền, nhiều quyền thế không? Thưa không phải thế. Người ta thương tiếc ngài như một mục tử đã sống hết mình vì đàn chiên. Một mục tử canh giữ hoà bình không chỉ cho đàn chiên mà cho hàng tỉ người trên khắp hành tinh này. Người mục tử với 26 năm chăn dắt đàn chiên của Chúa đã không ngừng bảo vệ quyền sống của con người, nhất là của các thai nhi. Người mục tử đã không ngừng đi đến tận cùng thế giới để gieo rắc an bình, công bình, tha thứ và yêu thương. Người mục tử đã đi đến cùng đường để quy tụ đàn chiên, để tìm kiếm các con chiên lạc đưa về một mối và cuối đời, trong những tiếng nấc hoà trộn với hơi thở bị ngắt quãng, ngài đã nói với đàn chiên đang canh thức cầu nguyện cho ngài trong giờ lâm chung rằng: “Ta đã đi tìm kiếm các con. Và bây giờ các con đã đến với Ta. Ta xin cám ơn các con”.
2) TINH THẦN MỤC TỬ CỦA MỘT BÀ MẸ:
Trong cuốn tự thuật, DIM-MY CÁC-NÂY (Jimmy Cagney) một nam diễn viên nổi tiếng ở HÔ-LI-GÚT (Hollywood) đã thuật lại câu chuyện cảm động về bà mẹ của ông. Câu chuyện xảy ra vào thời thơ ấu của Các-nây khi mẹ ông nằm thoi thóp chờ chết. Chung quanh giường có bốn anh em trai và một cô em gái út duy nhất. Vì bị tai biến mạch máu não, nên bà mẹ của Các-nây không thể nói thành tiếng. Sau khi bà cố lần lượt hôn năm đứa con, bà liền giơ cánh tay phải còn cử động được lên. Dim-my kể lại những gì đã xảy ra như sau “Mẹ tôi dùng ngón tay phải chỉ vào anh con trai trưởng rồi lại chỉ vào ngón tay trỏ của bàn tay trái bị tê liệt của bà, rồi bà lần lượt chỉ vào từng người trong mấy anh em chúng tôi, mỗi người được tượng trưng bằng một trong bốn ngón tay trái. Riêng ngón cái thì bà chỉ vào đứa em gái út Din-ni (Jeannie) mới ba tuổi. Bà cầm ngón cái ấy để vào giữa lòng bàn tay và ép bốn ngón tay kia lên ngón cái ấy. Cuối cùng bà dùng bàn tay phải vỗ nhẹ lên nắm đấm của bàn tay trái”. Dim-my nhận xét rằng cử chỉ của mẹ ông lúc đó thật tuyệt vời. Năm anh em hiện diện đều hiểu được ý nghĩa mà bà muốn diễn tả: Bốn anh em trai phải thay bà để che chở và giúp đỡ cho cô em gái út bé nhỏ sau khi bà qua đời. Đó là một cử chỉ đầy ý nghĩa mà không lời nói nào có thể diễn tả hay hơn được. Cử chỉ ấy của bà đã để lại ấn tượng mạnh mẽ không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của anh em chúng tôi, khiến chúng tôi luôn giữ lời trăn trối của bà”.
3) ĐỨC TÍNH HY SINH CỦA NGƯỜI MỤC TỬ:
Có hai vợ chồng trẻ làm nghề đốn củi vào mùa nước lũ. Chiều tối, khi trở về họ đặt củi trên chiếc thuyền lan mong manh, nhỏ bé để xuôi theo dòng nước quay về nhà. Thình lình một dòng lũ từ những sườn núi ồ ạt tuôn xuống dòng sông, tạo thành một dòng xoáy mỗi lúc một mạnh khiến chiếc thuyền lan nhỏ bé của họ bị bể vỡ tan tành. Người chồng cố níu kéo vợ khỏi bị nước lũ cuốn trôi. Nhưng dòng nước xoáy mỗi phút giây qua đi lại trở nên mạnh mẽ hơn. Sức lực của anh chồng xem ra mỗi lúc đuối dần khi phải một mình bơi sải vừa để thoát thân lại vừa phải cứu vợ. Người vợ thấy sức chịu đựng của chồng đã sắp cạn kiệt, nên đã buông tay ra để mặc cho dòng nước lũ cuốn đi. Chị chỉ kịp gào thét trong cơn mưa giông và nước lũ: "Anh phải sống để nuôi dạy đàn con anh nhé !".
4) MỤC TỬ CÓ SỨC MẠNH BIẾN ĐỔI SỐ PHẬN ĐỜI NGƯỜI:
Dương Ân Điển là đứa bé bị bỏ rơi, người ta nhặt được nó ở một quầy bán thịt, trong cái chợ nghèo vùng núi miền Nam, đảo Đài Loan. Câu chuyện thương tâm này xảy ra năm 1974, ấy là lúc vừa lọt lòng, em đã không có hai cánh tay, chân phải thẳng đơ không thể co duỗi.
Thế mà 25 năm sau, đứa bé tàn tật bất hạnh ấy đã trở thành nhà danh họa tài ba, chuyên vẽ tranh bằng chân và miệng. Cô đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm ở Mỹ và Nhật, và là thành viên của Hiệp Hội quốc tế những người vẽ tranh bằng chân và miệng.
Cuộc đời co thay đổi nhanh chóng như thế, thành công rực rỡ như thế, cũng là nhờ mục sư Dương Húc và vợ ông là Lâm Phương Anh nhận nuôi. Đặc biệt là ông Tưởng Kinh Quốc đã cho cô đi giải phẫu chỉnh hình cột sống, nắn chân phải, sửa đường làm cầu cho cô dễ dàng đi tới trường. Ông đã nói với cô: “Cháu không có tay, nhưng còn chân, và có thể làm được rất nhiều việc”. Chính tình thương, sự chăm sóc, và lời động viên của ông Tưởng Kinh Quốc đã thay đổi số phận của một con người.
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10, 27). Thiên Chúa là chủ chiên nhân lành, Người yêu thương mỗi người chúng ta bằng một tình yêu cá biệt, cho dù chúng ta có què quặt đui mù, có xấu xa đốn mạt đến đâu, mỗi người chúng ta đều có chỗ đứng độc nhất vô nhị trong tình yêu bao bọc của Chúa; mỗi người chúng ta đều có vị trí đặc biệt trong trái tim yêu thương của Người. Tấm lòng quảng đại yêu thương của ông Tưởng Kinh Quốc dành cho cô bé tàn tật Dương Ân Điển chỉ là hình bóng tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa đối với chúng ta, những con chiên của Người.
5) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CỬA BẢO VỆ ĐÀN CHIÊN:
George Smith kể lại một loại chuồng chiên khi đi du lịch ở Đông phương: Bấy giờ ông cùng đi với một người chăn chiên. Thấy một chiếc chuồng ông liền hỏi người chăn chiên:
- Đó có phải là chuồng chiên không?
Người ấy đáp:
- Dạ, phải.
Rồi Geoge nói:
- Tôi thấy chỉ có một lối đi vào.
Giơ tay chỉ khoảng trống ở hàng rào, người ấy đáp:
- Vâng, ở đàng kia là cái cửa.
Ông Geoge rất ngạc nhiên bảo:
- Nhưng ở đó đâu có cửa?
Người chăn chiên đáp:
- Dạ, tôi là cửa.
Geoge chợt nhớ câu truyện trong Tin Mừng Gio-an nên tiếp tục hỏi người chăn chiên:
- Anh muốn nói gì khi bảo chính anh là cái cửa?
Người chăn chiên giải thích:
- Chiên vào chuồng xong, tôi đến nằm ngay ngưỡng cửa, và sẽ không có con chiên nào có thể đi ra hoặc con chó sói nào có thể đi vào chuồng nếu không nhảy qua người tôi.
3. SUY NIỆM:
Chúa Nhật IV Phục Sinh được gọi là Chúa Nhật lễ Chúa Chiên lành. Tin Mừng Gio-an đề cập đến hình ảnh quen thuộc của vùng Trung Đông: các mục tử, cửa chuồng chiên:
1) TÔI LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH (Ga 10,7):
- Mục tử là người vào chuồng chiên ngang qua cửa chính, chứ không lén lút leo rào mà vào chuồng (x. Ga 10,1-2). Người giữ cửa quen biết mục tử nên sẵn sàng mở cửa, và chiên cũng quen biết mục tử quen với giọng nói của anh, nên dễ dàng phân biệt anh với người lạ hay kẻ trộm (x. Ga 10,3-5). Mục tử nhân lành yêu thương chiên, biết tên và âu yếm gọi từng con chiên trong đoàn ra ngoài. Mục tử sẽ đi trước dẫn đường, các con chiên sẽ yên tâm theo sau, vì chúng biết đang đi theo ai và người chủ chiên sẽ dẫn chúng đi đâu. Hầu như có một sự hiểu biết cảm thông và gần gũi giữa đoàn chiên và người mục tử.
- Trong lịch sử dân Ít-ra-en, các vua chúa và đại tư tế được gọi là mục tử. Danh hiệu Mục Tử Nhân Lành thường được dành riêng để gọi Đức Chúa. Qua trung gian ông Mô-sê, Đức Chúa đã dẫn đưa con dân Ít-ra-en vượt qua Biển Đỏ, qua sa mạc 40 năm để về miền Đất Hứa dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và con cháu đến muôn đời. Đức Chúa như người mục tử đã gắn liền số phận với đàn chiên là dân Ít-ra-en. Hình ảnh mục tử đó chỉ được rõ nét nơi Đức Giê-su trong thời Tân Ước sau này. Hôm nay, Đức Giê-su tuyên bố Người là Mục Tử nhân lành. Khác với các đầu mục Do thái là bọn người chăn thuê. Chúng chỉ biết lợi dụng đàn chiên để tìm tư lợi, Mục Tử nhân lành Giê-su yêu thương đàn chiên, hiểu biết từng con, luôn phục vụ đàn chiên và sẵn sàng thí mạng sống bảo vệ đàn chiên khỏi bị sói dữ cắn xé. Đáp lại, con chiên cần nghe tiếng chủ chiên, yêu mến và vâng lời chủ chiên. Đức Giê-su tóm lại sứ mệnh mục tử của Người như sau: “Kẻ trộm đến chỉ để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần Tôi, Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
2) TÔI LÀ CỨA CHUỒNG CHIÊN (Ga 10,9):
Sau khi đã tự mô tả là một người mục tử nhân lành, Đức Giê-su lại nhận mình là cửa chuồng chiên. Hôm nay Đức Giê-su tuyên bố: « Tôi là cửa cho chiên ra vào… Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ » (Ga 10,7.9). Đức Giê-su chính là mục tử chăn dắt đoàn chiên là các tín hữu. Khác với kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy, Đức Giê-su đến để cho chiên được sống, và sống dồi dào (x. Ga 10,10).
- Cửa chuồng chiên là lối cho chiên ra vào chuồng để được bảo vệ an toàn và được sống dồi dào. Chỉ người nào đi qua Cửa chuồng chiên Giê-su tức là Hội Thánh thì người ấy mới là mục tử thực sự của Thiên Chúa và mới được hưởng ơn cứu độ của Ngài ban cho (x. Ga 10,9). Thánh Gio-an Kim Khẩu nói: “Khi Đức Giê-su đưa chúng ta đến với Chúa Cha, Người nhận mình là Cửa. Khi Người săn sóc dưỡng nuôi ta, Người nhận mình là Mục Tử”. Cửa Giê-su cũng giúp phân biệt mục tử giả và thật: Mục tử giả sẽ không dám đi ngang qua Cửa Giê-su để vào chuồng chiên. Chớ gì Hội Thánh có nhiều mục tử thực sự của Chúa Giê-su, có tình yêu thương thể hiện qua lối sống gần gũi « có mùi chiên », biết tên từng con chiên và mang lại cho chiên của ăn thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể đem lại sự sống dồi dào.
3) NGUYÊN NHÂN THIẾU ƠN THIÊN TRIỆU TRONG CÁC NƯỚC TÂN TIẾN?
a) Hiện nay nhiều nơi trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ, đang thiếu trầm trọng ơn gọi linh mục tu sĩ. Nhiều nhà thờ không có linh mục nên phải đóng cửa hoặc bán đi để trả nợ. Cũng có nhiều dòng tu bị giải thể vì không còn lớp tu sĩ trẻ kế thừa.
b) Hiện tượng thiếu ơn gọi linh mục tu sĩ thường do mấy nguyên nhân như sau:
- Một là vì các đôi vợ chồng trẻ do thói ích kỷ nên không muốn sinh nhiều con, để dành tiền bạc và thời gian phục bụ cho các nhu cầu riêng của mình.
- Hai là các người trẻ hôm nay luôn chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng và hưởng thụ: chỉ biết tìm thỏa mãn các đam mê nhục dục thấp hèn, các nhu cầu ích kỷ bản thân… và mất đi cảm thức đức tin.
- Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là do người lớn đã không nhiệt tâm cổ võ cho ơn thiên triệu và không quảng đại hiến dâng con mình cho Chúa và Hội Thánh.
- Mỗi Giáo xứ phải trở thành vườn ươm trồng ơn thiên triệu: Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong sứ điệp về ơn gọi năm 1996 đã nhắc đến việc cần phải làm là tạo một môi trường thuận lợi cho hạt giống ơn gọi dễ phát triển là các giáo xứ. Ngài nói như sau: “Phải làm sao để mỗi giáo xứ trở thành một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, cộng đoàn cầu nguyện, hăng say làm việc tông đồ và luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khổ. Giới trẻ hôm nay vẫn không thiếu những tâm hồn quảng đại, không thiếu những người trẻ muốn sống cuộc đời lý tưởng và có ý nghĩa. Họ cần được Hội Thánh hướng dẫn để gặp được Đức Giê-su, để nghe lời Người và theo làm môn đệ của Người, sẵn sàng chia sẻ sứ mệnh cứu độ của Người. Giới trẻ hôm nay cũng cần được nghe những tiếng kêu than của bao người đói khát chân lý hay đang cần được công lý bảo vệ. Hội Thánh phải giúp giới trẻ cảm nhận được bổn phận lớn lao là xây dựng thế giới này trở thành một ngôi nhà của tình thương và hạnh phúc. Giới trẻ cũng cần có những người thầy, người bạn dám sống niềm tin giữa muôn trở lực khó khăn, và luôn đứng vững trước sức mạnh của các cám dỗ muốn thỏa mãn các đam mê bất chính”.
4) LÀM GÌ ĐỂ GIÚP HỘI THÁNH THÊM NHIỀU LINH MỤC TU SĨ?
a) Hỗ trợ của các bậc cha mẹ trong gia đình: Hiện nay sở dĩ thiếu ơn gọi một phần cũng là do lỗi của chúng ta chưa thiết tha cầu xin Thiên Chúa sai thêm thợ gặt đến, chưa quyết tâm trở thành chứng nhân của Chúa, chưa quảng đại dâng con và khuyến khích chúng quảng đại phục vụ Chúa và Hội Thánh trong bậc tu trì.
b) Vai trò của gương sáng: Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói về các mục tử trong Hội Thánh như sau: “Giám Mục không phải là Giám Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân. Cũng vậy, Linh Mục không phải là Linh Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân: để phục vụ, nuôi dưỡng, chăm sóc dân là đoàn chiên của ngài…” Đức Giáo Hoàng đòi hỏi linh mục như sau: “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình.” Hiện nay trong giáo xứ của chúng ta, vẫn còn nhiều người chưa biết Chúa, hoặc đã biết Chúa nhưng chối bỏ đức tin, cố tình loại Chúa ra khỏi cuộc đời mình… Các cha xứ phải đi tìm kiếm họ để an ủi, chữa lành và giúp họ trở về với Chúa.
c) Gây ý thức về tầm quan trọng và nhiệm vụ ươm trồng ơn thiên triệu: Mỗi người chúng ta cần cầu nguyện cho mình sống đúng vai trò là linh mục, là quý chức giúp việc, là chồng vợ, cha mẹ và con cái trong gia đình.
d) Quảng đại đóng góp tinh thần vật chất cho chủng viện: Các gia đình, hội đoàn, giáo xứ… hãy quảng đại để tích cực cộng tác với Hội Thánh ươm trồng ơn thiên triệu và có thêm nhiều linh mục tu sĩ hiến thân chăm sóc đàn chiên và loan báo Tin Mừng cho an hem lương dân chưa nhận biết Chúa, vì « lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt ».
4. THẢO LUẬN:
Theo bạn mục tử tốt như lòng Chúa mong ước hôm nay cần có những phẩm chất nào: khôn ngoan, đạo đức, có bằng cấp cao, thông thạo ngoại ngữ, đàn hay hát giỏi, giảng hấp dẫn, nhiệt tình tông đồ, sống đơn giản, dấn thân hy sinh, chu toàn bổn phận, thái độ khiêm tốn, hiền hòa, vui vẻ, tiết độ, trung thực, vị tha, đúng đắn trong giao tiếp, quan tâm đến giới trẻ, có lòng thương xót? Tại sao?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU.
Xin ban cho chúng con những linh mục biết quảng đại, hy sinh trong đời phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng để sẵn sàng đón nhận hết mọi người, nhất là những người đau khổ và bị bỏ rơi. Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được chính Chúa. Xin ban cho chúng con những linh mục biết chăm chỉ rao giảng Lời Chúa, có sức làm nóng lên đức tin yếu kém và làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa trong mọi người. Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những vị chủ chăn tốt lành noi gương Chúa xưa, đến để cho chiên “được sống và sống dồi dào”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ IV Sau Phục Sinh A. 3.5.2020
Lm Francis Lý văn Ca
16:24 29/04/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Với đôi phút dọn lòng để bước vào thánh lễ, chúng ta suy nghĩ về ơn gọi sống đời hiến dâng. Đồng thời, mỗi người được mời gọi cầu nguyện và nâng đỡ những ai đáp lại tiếng gọi của Trời Cao.
Chúng ta hãy tiếp tay với Giáo Hội trong việc cổ võ và khuyến khích con em tìm hiểu và theo đuổi ơn thiên triệu. Chúng ta phải rộng tay đóng góp vào việc huấn luyện các chủng sinh, tu sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta cầu xin Chúa là Chủ Ruộng sai nhiều thợ gặt vào cánh đồng của Ngài.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiếp tục bài giảng của Thánh Phêrô trong ngày lễ Ngũ Tuần: Chúa Thánh Linh đã khai mào một kỷ nguyên mới. Ơn Thánh Linh ngày xưa vẫn còn cần cho thế hệ của chúng ta hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô trình bày vai trò của Đấng Chăn Chiên Lành, Ngài phải hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Đó là hình ảnh trung thực của các chủ chăn coi sóc các linh hồn qua các chức vụ Giáo Hoàng, Giám Mục và Linh mục của Chúa trong Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Đấng Chăn Chiên Lành, các con chiên của Ngài thì biết tiếng Ngài và theo Ngài. Ngài là cửa dẫn chúng ta đến nguồn sống dồi dào.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô đã sống lại thật, đó là niềm vui và niềm hy vọng thân xác của chúng ta sẽ sống lại trong ngày sau hết. Với sự tin tưởng nầy chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin hôm nay:
1. Chúng ta cầu nguyện các riêng cho Đức Thánh Cha, Các Giám Mục, Linh mục của Chúa trong Giáo Hội. Xin cho các Ngài luôn trung thành phân phát những mầu nhiệm thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cho những thanh thiếu niên đang tìm hiểu hay đang bước theo tiếng gọi của Chúa sống đời hiến dâng, xin cho họ luôn đủ nghị lực để trung thành trong ơn gọi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa cho những anh chị em đang tu học trong các dòng tu nam nữ. Xin cho họ được trở thành những người thợ nhiệt thành phục vụ vườn nho Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho gia đình của chúng ta trở nên những gia đình bảo trợ ơn gọi trong những điều kiện có thể được để Giáo Hội có thêm những điều kiện để nuôi dưỡng ơn thiên triệu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ nam nữ của Chúa đã qua đời, đăc biệt những linh hồn vì lòng hiếu thảo, chúng ta nhớ đến trong tuần lễ nầy. Chúng ta không quên cầu nguyện cho những nạn nhân của Covid-19 trên thế giới hiện nay.... Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con là những con chiên trong đàn chiên của Chúa, Chúa đã dưỡng nuôi chúng con trên đồng cỏ xanh tươi, qua các phép bí tích. Xin cho chúng con biết nghe tiếng Chủ Chăn, qua sự hướng dẫn của Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Với đôi phút dọn lòng để bước vào thánh lễ, chúng ta suy nghĩ về ơn gọi sống đời hiến dâng. Đồng thời, mỗi người được mời gọi cầu nguyện và nâng đỡ những ai đáp lại tiếng gọi của Trời Cao.
Chúng ta hãy tiếp tay với Giáo Hội trong việc cổ võ và khuyến khích con em tìm hiểu và theo đuổi ơn thiên triệu. Chúng ta phải rộng tay đóng góp vào việc huấn luyện các chủng sinh, tu sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta cầu xin Chúa là Chủ Ruộng sai nhiều thợ gặt vào cánh đồng của Ngài.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiếp tục bài giảng của Thánh Phêrô trong ngày lễ Ngũ Tuần: Chúa Thánh Linh đã khai mào một kỷ nguyên mới. Ơn Thánh Linh ngày xưa vẫn còn cần cho thế hệ của chúng ta hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô trình bày vai trò của Đấng Chăn Chiên Lành, Ngài phải hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Đó là hình ảnh trung thực của các chủ chăn coi sóc các linh hồn qua các chức vụ Giáo Hoàng, Giám Mục và Linh mục của Chúa trong Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Đấng Chăn Chiên Lành, các con chiên của Ngài thì biết tiếng Ngài và theo Ngài. Ngài là cửa dẫn chúng ta đến nguồn sống dồi dào.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô đã sống lại thật, đó là niềm vui và niềm hy vọng thân xác của chúng ta sẽ sống lại trong ngày sau hết. Với sự tin tưởng nầy chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin hôm nay:
1. Chúng ta cầu nguyện các riêng cho Đức Thánh Cha, Các Giám Mục, Linh mục của Chúa trong Giáo Hội. Xin cho các Ngài luôn trung thành phân phát những mầu nhiệm thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cho những thanh thiếu niên đang tìm hiểu hay đang bước theo tiếng gọi của Chúa sống đời hiến dâng, xin cho họ luôn đủ nghị lực để trung thành trong ơn gọi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa cho những anh chị em đang tu học trong các dòng tu nam nữ. Xin cho họ được trở thành những người thợ nhiệt thành phục vụ vườn nho Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho gia đình của chúng ta trở nên những gia đình bảo trợ ơn gọi trong những điều kiện có thể được để Giáo Hội có thêm những điều kiện để nuôi dưỡng ơn thiên triệu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ nam nữ của Chúa đã qua đời, đăc biệt những linh hồn vì lòng hiếu thảo, chúng ta nhớ đến trong tuần lễ nầy. Chúng ta không quên cầu nguyện cho những nạn nhân của Covid-19 trên thế giới hiện nay.... Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con là những con chiên trong đàn chiên của Chúa, Chúa đã dưỡng nuôi chúng con trên đồng cỏ xanh tươi, qua các phép bí tích. Xin cho chúng con biết nghe tiếng Chủ Chăn, qua sự hướng dẫn của Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúa Nhật IV Phục Sinh A
Lm. Jude Siciliano, OP
22:54 29/04/2020
Cv 2: 14a, 36-41; T.vịnh 22; 1 Phêrô 2: 20b,-25; Gioan 10: 1-10
Hôm nay chúng ta hãy suy niệm về bài đọc thứ nhất, trích từ Công Vụ Tông Đồ. Đây là bài tiếp theo bài đọc 1 trong tuần trước. Thánh Phêrô giảng giải trước quần chúng đang tụ họp vào ngày lễ Ngũ Tuần. Khi họ nghe các tông đồ nói bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, họ tự hỏi "việc gì đang xãy ra vậy?" Có người đứng đó nói là các ông đó đang say rượu, vì vậy thánh Phêrô đứng dậy giảng cho họ nghe. Thánh Phêrô nói là Thiên Chúa đã hứa với người Do thái từ trước lâu rồi và nay đã được thực hiện. "Thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi..."
Đời sống đức tin của chúng ta cũng dựa vào lời hứa mà chúng ta đã được nghe. Chúng ta không phải lúc nào cũng có dấu chỉ rõ ràng về điều cam kết đó. Khi nào sự việc trở nên khó khăn cho chúng ta thì với sự lạc quan tự nhiên của chúng ta thường mách bảo với chúng ta là "mọi sự sẽ bằng an", nhưng không thế đâu. Sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn sẽ không đủ cho chúng ta đặt hy vọng ngay cả lúc chúng ta thiếu lòng tin và thiếu trông cậy. Như Thiên Chúa đã hứa, Ngài sẽ ở với chúng ta. Chúng ta không biết trước được lời hứa đó sẽ diễn ra như thế nào. Nhưng chúng ta dựa vào hy vọng là nếu Thiên Chúa đã hứa thì Ngài sẽ ở với chúng ta. Và mặc dù có vẻ như Ngài không có ở đó trong những lúc chúng ta rất cần đến Ngài, Ngài sẽ không bỏ chúng ta đâu. Thiên Chúa trung thành với lời hứa và Ngài sẽ lo cho chúng ta suốt đới chúng ta.
Tất cả những dấu chỉ rõ ràng và hy vọng đã không được thể hiện khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá. Nếu chỉ nghĩ đến những lạc quang và vui vẻ thì không hề có cho Ngài hay cho các môn đệ của Ngài. Trái lại, thánh Phêrô nhắc mọi người nên biết là Đấng mà họ đã giết chết trên cây thập giá đã sống lại bởi Thiên Chúa "bao gồm cả Chúa và Chúa Ki tô". Thiên Chúa đã trung thành với người tôi tớ của Thiên Chúa, và qua Chúa Kitô đã giữ lời hứa là Ngài sẽ trung thành với dân Israel. Những lời hứa đã được thực hiện cho dân chúng trong lúc Thánh Phêrô giảng.
Thánh Phêrô là người đã giúp cho những người đứng ở đó hiểu các sự việc đã xãy ra nơi họ, sợ họ quên những điều Thiên Chúa đã làm. Nếu không có người giảng dạy bởi Chúa Thánh Thần thì "tiếng động" (Cv 3:2) họ nghe và "những ngôn ngử lạ lùng" (Cv 3:4) chỉ là những thanh âm kỳ lạ đang xãy ra để rồi họ sẽ tranh cải với nhau trong bửa ăn tối. Thay vào đó, thánh Phêrô giúp họ nhìn thấy những điều họ đã sai lầm làm cho Chúa Giêsu kêu gọi họ nên ăn năn thống hối. Chúng ta cần người giảng thuyết nói lên để giúp chúng ta hiểu biết thế giới mà chúng ta đang sống qua lời Thiên Chúa. Ngài không bao giờ ngưng hoạt động ở giữa chúng ta. Nhưng, đối với nhiều người, đó chỉ là một "tiếng động lạ", hay vô nghĩa, và chỉ là một câu chuyện bên lề để tranh cải với nhau thôi.
Thánh Phêrô kêu gọi dân chúng và chúng ta nên ăn năn thống hối. Vậy thống hối về điều gì? Thánh Phêrô nói "anh em hãy tránh xa thế giới gian tà này để được cứu độ" Đó là một nhiệm vụ khác cho người rao giảng và làm chứng cho sự sống lại, tất cả những người đã chịu phép rửa hãy sống như thế nào để chúng ta thể hiện được các giá trị mà chúng ta đã hấp thụ được trong văn hóa của chúng ta. Chúng ta đã xem những người khác dựa theo bề ngoài của họ, theo tuổi tác, theo chủng tộc, theo thành quả kinh tế, theo của cải, địa vị trong xã hội v.v... Chúng ta đã thấy những người khác nhau với nhiều cách biểu lộ khác nhau như: Tính cách mau lẹ hơn, rộng lớn hơn, và những gì mới hơn làm chúng ta thèm muốn phong cách của họ.
Khi nói về những điều mà Thiên Chúa đã thể hiện qua Chúa Giêsu, và quần chúng đã không hiểu Ngài và thế nên đã giết Ngài. Thánh Phêrô nói động đến trái tim của họ: “Khắc ghi trong tim họ”. Phêrô đã giãi chiếu ánh sáng vào nơi tối tăm cúa họ. Ông đã trình bày những việc làm sai trái và đầy xuẩn ngốc của họ. Ông ta đã cho họ nhận thức được những gì họ đã bỏ lỡ, và thúc đẩy sự đáp ứng theo bản năng tự nhiên trong họ.
Sách "Tự Điển về Kinh Thánh của Harper" nói là trái tim là từ về thân thể học quan trọng nhất trong Kinh Thánh Do thái. Người Do thái hiểu trái tim là trung tâm của sự cảm nhận, làm tăng cảm xúc và đam mê. Trong trái tim có sự vui vẻ, buồn phiền, tức giận và sợ hải. Trái tim cũng là nguốn gốc của suy nghĩ và phân tích, trái tim cũng có năng lực hoạt động cho trí tuệ. Nên trái tim luôn thông hiểu và có sự khôn ngoan để phân biệt sự dữ và sự lành. Chính từ trong trái tim con người nghe lời nói của Thiên Chúa (1 Sam 12-24; Jer. 32: 40). Vì thế, chính trái tim là nơi con người nói chuyện với Thiên Chúa. Khi một người làm cho trái tim ai đó rung động, thì tự người đó có sự rung động tự trong thâm tâm của họ là nơi sâu đậm nhất của họ. Đối với chúng ta, những người thời nay, thường phân biệt giữa lý trí và trái tim, thế nên hình như họ chỉ sống được trong lý trí chúng ta và rất xa cách trái tim của chúng ta. Lý trí có thể ngăn cản sự tiếp cận trái tim, khiến chúng ta phải xin lỗi để xa lánh sự thật mà chúng ta cần phải biết.
Một khi đời sống của những ai đó gây được sự hòa nhịp của họ khi nghe lời giảng của thánh Phêrô mời gọi họ nên ăn năn thống hối và chịu phép rửa. Đối với hầu hết chúng ta, nhất là những người đã chịu phép rửa lúc còn bé, phép rửa trở nên là việc xa vời. Chúng ta đã rời xa giếng rửa tội. Tôi có một người bạn nói với tôi là năm 2000, năm lễ toàn xá, vị linh mục chánh xứ của ông ta đã khuyên giáo dân trong giáo xứ là nên đi hành hương trở về cội nguồn của bí tích rưa tội. Ông bạn của tôi đã ra đi và đến đúng giếng rửa tội nơi ông ta đã chịu phép rửa. Ở nơi đó, bên cạnh tên của ông ta, có tên của cha mẹ và tên cha mẹ đở đầu của ông ta. Vị linh mục trong giáo xứ đó cho phép ông ta lấy quyển sách rửa tội để tìm ra ngày ông ta đã được chịu phép rửa. Lúc ông ta đứng nơi giếng rửa tội, ông cảm thấy vô cùng cảm tạ về cha mẹ của mình và gia đình đã giúp ông bắt đầu sống chặng đường đức tin. Nay ông đã đến tuổi lục tuần. Ông hiến thân lại cho phép rửa tội và xin Thiên Chúa dẫn dắt ông trong chặng đương đức tin tiếp theo. Cử chỉ đức tin đơn sơ này thúc đẩy đức tin của ông và hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa đấng mà ông đã cảm thấy Ngài luôn thực hiện lời hứa cách đây rất xa cho một đứa bé bây giờ là một người lớn tuổi. Ông bạn của tôi cũng đã củng cố được đức tin ngày càng mạnh hơn cho quảng đường tiếp theo trong đời sống đức tin về tình yêu chân thành của Thiên Chúa đối với ông ta.
Thánh Phêrô nói "hãy sám hối". Chúng ta sám hối vì đã nhận thấy không xứng hợp với lời thánh Phêrô kêu gọi. "anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này". Chúng ta hãy hiến thân chúng ta lại như những gì chúng ta đã làm trong ngày lễ Vọng Phục Sinh, lúc chúng ta lập lại lời hứa mà cha mẹ chúng ta đã làm thay cho chúng ta nơi giếng rửa tội. Đây là một cách mà ông bạn của tôi đã làm: Là lập lại lời hứa trong phép rửa tội. Khi nào chúng ta có thể tham dự vào việc phụng vụ như hôm nay, như khi chúng ta bước vào nhà thờ, chúng ta chấm nước thánh làm dấu thánh già trên trên chúng ta, chúng ta hãy dâng lời hứa xin Thiên Chúa gìn giữ chúng ta trung thành với tin mừng của Chúa Giêsu. và làm mới lại đời sống đức tin mà phép rửa rội kêu gọi chúng ta hãy vác thập giá và theo chân Chúa Giêsu.
Đôi khi một câu văn trong Kinh Thánh đã được khen ngợi vì được chú thích lâu ngày. Đó là một câu văn được chọn mà chúng ta không hề hỏi ý nghĩa của câu đó đối với chúng ta như thế nào. Hôm nay trong bài đọc thứ hai, trong bài trính thơ thánh Phêrô có câu như sau: "Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành". Chắc chắn là chúng ta đã nghe câu đó trước kia rồi, nhưng chúng ta có nghĩ câu văn đó có ý nghĩa gì cho chúng ta không? Thật ra thì có nhiều cách áp dụng câu văn đó. Có thể lời trích từ một bài tiều luận về sự đóng đinh sẽ giúp chúng ta hiểu lời của thánh Phêrô "Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành".
Lưu ý:
"... chúng ta, những người đang hành hương ở trần thế này, mang gánh nặng của đau khổ vì sự yếu đuối của thể xác và tâm hồn, do tội lỗi và sự lo sợ hình ảnh của cái chết đang tới. Những điều này diễn tả hình ảnh của chúng ta như là một tạo vật đã lãnh nhận một thế giới đang bị hư họai do tội lỗi, nên bị xóa đi những liên hệ với Đấng Tạo Dựng chúng ta, nên chúng ta không có ý tưởng gì rõ ràng để giải thích cho hoàn cảnh của chúng ta.
Chúa Giêsu người Nazareth đến ở giữa khung cảnh này như một người đi rao giảng tình thương. Ngài tiết lộ Ngài là chính ngôn sứ của Thiên Chúa - Ngài là Con của Thiên Chúa. Ngài làm thiên hạ sửng sốt vì Ngài loan báo lòng thương xót và lòng tha thứ của Thiên Chúa cho tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, địa vị, quốc tịch hay tôn giáo. Ngài quả quyết với mọi người rằng Ngài bởi Thiên Chúa mà đến, bằng cách Ngài dùng quyền năng để chữa lành và làm phép lạ. Đây là Chúa Giêsu, Đấng bước vào khung cảnh cuối cùng về sự mặc khải lòng Thiên Chúa yêu thương và cứu độ khi Ngài bị đóng đinh trên cây thánh giá.
Tất cả những ý nghĩ về sự lo lắng và yếu đuối của chúng ta, và nỗi lo sợ về sự chết, những ý nghĩ dày xéo về sự yếu ớt của tinh thần của chúng ta, và những ý nghĩ rõ rệt về những việc làm bất công, độc ác và nhỏ mọn - tất cả những ý nghĩ này trở nên thấm nhập vào mầu nhiệm mà thánh Phaolô diễn tả trong thư gởi cho người Do thái là chúng ta được cưu rỗi.
Cây thánh giá của Chúa Kitô đã lãnh nhận sự yếu đuối và sự chết của chúng ta. Nếu chúng ta có đức tin vào Đấng đã bị đưa lên trên cây thập giá, chúng ta sẽ được sự sống chứ không phải sự chết, vượt qua những đau khổ của cây thập giá. Qua mầu nhiệm này, về sự chết của chúng ta, Chúa Kitô bước vào đời sống "Dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cữu cho tất cả những ai tùng phục Người..." (Dt 5:8-9)
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
4th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14a, 36-41 Psalm 23 1 Peter 2: 20b,-25; John 10: 1-10
Let’s spend some time on the first reading from Acts. The reading is a continuation from last week. Peter is addressing the crowd that assembled on Pentecost. When they hear the disciples speaking in diverse languages they ask, "What does this mean?" Some bystanders accuse the disciples of being drunk, so Peter stands up and addresses them. He tells them that a promise God made long ago to the Jews has now been fulfilled – "to you and to your children, and to all those far off, whomever the Lord our God will call...."
Our lives of faith are also based on a promise we have heard. We do not always have visible signs of assurance. When things are bad for us our natural optimism, which ordinarily tells us, "Things will work out," fails us. Optimism under hard trial is not enough. Our hope is that, even when our own resources and strengths are inadequate, God has made a promise to be with us. We can not predict what shape the fulfillment of the promise will take. But we cling to the hope that the God who promised to be with us, and who may even seem hidden when we are most in need, will not abandon us. The faithful God of the promise will see us through to life.
All visible signs of hope were absent for Jesus at his crucifixion. Mere optimistic thinking would not be enough for him, or his disciples. Rather, Peter reminds the crowd, the one they crucified was raised up by God as "both Lord and Christ." God had been faithful to God’s Servant, and through Christ had kept the promise to be faithful to Israel. Promises were being fulfilled to the listeners as Peter spoke.
Peter is the one who helps the on-lookers understand the events that have happened among them, lest they miss what God has done. Without this Spirit-filled preacher, the "noise" (3:2) they heard and the "foreign tongues" (3:4) addressed to them, would just have been oddities, or strange occurrences to be discussed with the family at supper. Instead, Peter helps them see the wrong they had done Jesus and calls the people to repent. We do need speakers/preachers to help us interpret our world through the Word. God never ceases working among us, but for many, it can remain a "strange noise," or oddity, the subject of speculation and hearsay.
Peter calls them and us to repentance. Repent from what? He says, "Save yourselves from this corrupt generation." That is another task for the preacher and witness to the resurrection, all the baptized – help us see how we have taken on and acted upon values we have absorbed from our culture. We have measured people by their looks, age, race, economic achievements, possessions, social standing, etc. We have seen others with more, faster, larger, and the latest – and we have coveted them.
In speaking of what God has done in Jesus, and how the crowd had misunderstood him and had him killed, Peter got to the hearts of the people: "They were cut to the heart." He had shined a light on what had been darkness for them, he had exposed their folly and misdeeds. He made them aware of what they had missed and stirred an instinctive response in them.
The "Harpers Bible Dictionary" says that the heart was probably the most important anthropological word in the Hebrew scriptures. They understood the heart to be the center of emotions, feelings, moods and passions. In the heart were located joy, grief, ill temper and fear. It was also the source of thoughts and reflection, for it even had intellectual capacity. The heart understood and provided wisdom and could discern good and evil. Within the heart, humans meet God’s Word (1 Sam. 12:24; Jer. 32:40). Thus, the heart would be seen as the place conversions take place. A person touched at the level of the heart, was touched at the depths of who they were and where their deepest self was found. For us moderns, who make such a strict distinction between mind and heart, and who seem to live so much in our heads, as if detached from our fuller selves, the mind can get in our way and cause us to make excuses and evade the truth we need to hear.
Once their lives had been deeply touched by hearing his message, Peter called them to repent and be baptized. For most of us, especially those baptized at a young age, baptism can seem rather remote. We have traveled a long way from the baptismal font. A friend told me that back in 2000, the Jubilee Year, his pastor had recommended that people make a pilgrimage to the church where they were baptized. So, my friend did and even requested to see the baptismal registry for the year he was born. There, besides his name, he saw his parents and godparents’ names. The parish priest allowed him to take the book, opened to his baptism, to the font where he was baptized. As he stood by the font, he felt overwhelming gratitude for his parents and family for starting him on his journey of faith. He also recommitted himself to his baptism and asked God to lead him, now in his sixties, on the next steps of his faith journey. This simple ritual stirred his faith and trust in the God whom he felt had fulfilled a promise made long ago at baptism to the child-now-man. My friend was also strengthened in his faith that for the next part of his journey, God would be faithful to him.
"Repent," Peter tells us today. We repent for fitting in so well with what Peter calls, "this corrupt generation." We recommit ourselves, as we once did at the Easter Vigil, to our baptismal promises. Here is a way of doing what my friend did, make an act of recommitment: When we can return to public worship, as we enter church deliberately and consciously sign ourselves with the water in the fonts. Making the cross over our bodies, we might say a silent prayer asking God to keep us faithful to the Gospel of Jesus and to renew within us our baptismal calling to take up the cross and follow Jesus.
Sometimes a phrase appears in scripture that has been hallowed by use and time. It is such an acceptable phrase that we don’t even think to ask what its meaning for us might be. In the reading from Peter today such a phrase appears: "By his wounds you have been healed." We certainly have heard that before, but what do you think it means? Well there are lots of applications. Perhaps a quote from an essay on the crucifixion will help us receive the words of Peter, "By his wounds you have been healed."
Notice:
"....we earthly pilgrims are burdened with a combination of physical vulnerability, moral frailty, sin, and the prospect of death. This describes our predicament as creatures who have inherited a world whose integrity is damaged by sin and sundered from its proper relation with its creator. We have no clear idea what to make of our situation.
Into this milieu comes Jesus of Nazareth, the charismatic preacher who revealed himself to be God’s definitive prophet – God’s own child. He shocked people by proclaiming God’s mercy and forgiveness directly to all persons, regardless of race, class, tribe, or religion. He convinced many that he was from God by exercising divine power to change lost lives through healing and miracles. This is the Jesus who entered into the final drama of God’s manifestation of redemptive love when he was nailed to the cross....
All our vague dread of our vulnerability, our fear of dying, our gnawing sense of our moral frailties, and our clear consciousness of our particular acts of injustice, cruelty and pettiness – all this becomes integrated in to the mystery described by Paul. We are saved.
The cross of Christ has taken up our mortality and our weakness. If we have faith in the one lifted up, we will find life, not death, beyond the pains and tragedy of the cross. Through this mystery of dying for us, Christ entered into life. "Although he was [God’s] son, he learned obedience through what he suffered; and having been made perfect, he became the source of eternal salvation for all who obey him..." (Heb. 5: 8-9)
Hôm nay chúng ta hãy suy niệm về bài đọc thứ nhất, trích từ Công Vụ Tông Đồ. Đây là bài tiếp theo bài đọc 1 trong tuần trước. Thánh Phêrô giảng giải trước quần chúng đang tụ họp vào ngày lễ Ngũ Tuần. Khi họ nghe các tông đồ nói bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, họ tự hỏi "việc gì đang xãy ra vậy?" Có người đứng đó nói là các ông đó đang say rượu, vì vậy thánh Phêrô đứng dậy giảng cho họ nghe. Thánh Phêrô nói là Thiên Chúa đã hứa với người Do thái từ trước lâu rồi và nay đã được thực hiện. "Thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi..."
Đời sống đức tin của chúng ta cũng dựa vào lời hứa mà chúng ta đã được nghe. Chúng ta không phải lúc nào cũng có dấu chỉ rõ ràng về điều cam kết đó. Khi nào sự việc trở nên khó khăn cho chúng ta thì với sự lạc quan tự nhiên của chúng ta thường mách bảo với chúng ta là "mọi sự sẽ bằng an", nhưng không thế đâu. Sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn sẽ không đủ cho chúng ta đặt hy vọng ngay cả lúc chúng ta thiếu lòng tin và thiếu trông cậy. Như Thiên Chúa đã hứa, Ngài sẽ ở với chúng ta. Chúng ta không biết trước được lời hứa đó sẽ diễn ra như thế nào. Nhưng chúng ta dựa vào hy vọng là nếu Thiên Chúa đã hứa thì Ngài sẽ ở với chúng ta. Và mặc dù có vẻ như Ngài không có ở đó trong những lúc chúng ta rất cần đến Ngài, Ngài sẽ không bỏ chúng ta đâu. Thiên Chúa trung thành với lời hứa và Ngài sẽ lo cho chúng ta suốt đới chúng ta.
Tất cả những dấu chỉ rõ ràng và hy vọng đã không được thể hiện khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá. Nếu chỉ nghĩ đến những lạc quang và vui vẻ thì không hề có cho Ngài hay cho các môn đệ của Ngài. Trái lại, thánh Phêrô nhắc mọi người nên biết là Đấng mà họ đã giết chết trên cây thập giá đã sống lại bởi Thiên Chúa "bao gồm cả Chúa và Chúa Ki tô". Thiên Chúa đã trung thành với người tôi tớ của Thiên Chúa, và qua Chúa Kitô đã giữ lời hứa là Ngài sẽ trung thành với dân Israel. Những lời hứa đã được thực hiện cho dân chúng trong lúc Thánh Phêrô giảng.
Thánh Phêrô là người đã giúp cho những người đứng ở đó hiểu các sự việc đã xãy ra nơi họ, sợ họ quên những điều Thiên Chúa đã làm. Nếu không có người giảng dạy bởi Chúa Thánh Thần thì "tiếng động" (Cv 3:2) họ nghe và "những ngôn ngử lạ lùng" (Cv 3:4) chỉ là những thanh âm kỳ lạ đang xãy ra để rồi họ sẽ tranh cải với nhau trong bửa ăn tối. Thay vào đó, thánh Phêrô giúp họ nhìn thấy những điều họ đã sai lầm làm cho Chúa Giêsu kêu gọi họ nên ăn năn thống hối. Chúng ta cần người giảng thuyết nói lên để giúp chúng ta hiểu biết thế giới mà chúng ta đang sống qua lời Thiên Chúa. Ngài không bao giờ ngưng hoạt động ở giữa chúng ta. Nhưng, đối với nhiều người, đó chỉ là một "tiếng động lạ", hay vô nghĩa, và chỉ là một câu chuyện bên lề để tranh cải với nhau thôi.
Thánh Phêrô kêu gọi dân chúng và chúng ta nên ăn năn thống hối. Vậy thống hối về điều gì? Thánh Phêrô nói "anh em hãy tránh xa thế giới gian tà này để được cứu độ" Đó là một nhiệm vụ khác cho người rao giảng và làm chứng cho sự sống lại, tất cả những người đã chịu phép rửa hãy sống như thế nào để chúng ta thể hiện được các giá trị mà chúng ta đã hấp thụ được trong văn hóa của chúng ta. Chúng ta đã xem những người khác dựa theo bề ngoài của họ, theo tuổi tác, theo chủng tộc, theo thành quả kinh tế, theo của cải, địa vị trong xã hội v.v... Chúng ta đã thấy những người khác nhau với nhiều cách biểu lộ khác nhau như: Tính cách mau lẹ hơn, rộng lớn hơn, và những gì mới hơn làm chúng ta thèm muốn phong cách của họ.
Khi nói về những điều mà Thiên Chúa đã thể hiện qua Chúa Giêsu, và quần chúng đã không hiểu Ngài và thế nên đã giết Ngài. Thánh Phêrô nói động đến trái tim của họ: “Khắc ghi trong tim họ”. Phêrô đã giãi chiếu ánh sáng vào nơi tối tăm cúa họ. Ông đã trình bày những việc làm sai trái và đầy xuẩn ngốc của họ. Ông ta đã cho họ nhận thức được những gì họ đã bỏ lỡ, và thúc đẩy sự đáp ứng theo bản năng tự nhiên trong họ.
Sách "Tự Điển về Kinh Thánh của Harper" nói là trái tim là từ về thân thể học quan trọng nhất trong Kinh Thánh Do thái. Người Do thái hiểu trái tim là trung tâm của sự cảm nhận, làm tăng cảm xúc và đam mê. Trong trái tim có sự vui vẻ, buồn phiền, tức giận và sợ hải. Trái tim cũng là nguốn gốc của suy nghĩ và phân tích, trái tim cũng có năng lực hoạt động cho trí tuệ. Nên trái tim luôn thông hiểu và có sự khôn ngoan để phân biệt sự dữ và sự lành. Chính từ trong trái tim con người nghe lời nói của Thiên Chúa (1 Sam 12-24; Jer. 32: 40). Vì thế, chính trái tim là nơi con người nói chuyện với Thiên Chúa. Khi một người làm cho trái tim ai đó rung động, thì tự người đó có sự rung động tự trong thâm tâm của họ là nơi sâu đậm nhất của họ. Đối với chúng ta, những người thời nay, thường phân biệt giữa lý trí và trái tim, thế nên hình như họ chỉ sống được trong lý trí chúng ta và rất xa cách trái tim của chúng ta. Lý trí có thể ngăn cản sự tiếp cận trái tim, khiến chúng ta phải xin lỗi để xa lánh sự thật mà chúng ta cần phải biết.
Một khi đời sống của những ai đó gây được sự hòa nhịp của họ khi nghe lời giảng của thánh Phêrô mời gọi họ nên ăn năn thống hối và chịu phép rửa. Đối với hầu hết chúng ta, nhất là những người đã chịu phép rửa lúc còn bé, phép rửa trở nên là việc xa vời. Chúng ta đã rời xa giếng rửa tội. Tôi có một người bạn nói với tôi là năm 2000, năm lễ toàn xá, vị linh mục chánh xứ của ông ta đã khuyên giáo dân trong giáo xứ là nên đi hành hương trở về cội nguồn của bí tích rưa tội. Ông bạn của tôi đã ra đi và đến đúng giếng rửa tội nơi ông ta đã chịu phép rửa. Ở nơi đó, bên cạnh tên của ông ta, có tên của cha mẹ và tên cha mẹ đở đầu của ông ta. Vị linh mục trong giáo xứ đó cho phép ông ta lấy quyển sách rửa tội để tìm ra ngày ông ta đã được chịu phép rửa. Lúc ông ta đứng nơi giếng rửa tội, ông cảm thấy vô cùng cảm tạ về cha mẹ của mình và gia đình đã giúp ông bắt đầu sống chặng đường đức tin. Nay ông đã đến tuổi lục tuần. Ông hiến thân lại cho phép rửa tội và xin Thiên Chúa dẫn dắt ông trong chặng đương đức tin tiếp theo. Cử chỉ đức tin đơn sơ này thúc đẩy đức tin của ông và hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa đấng mà ông đã cảm thấy Ngài luôn thực hiện lời hứa cách đây rất xa cho một đứa bé bây giờ là một người lớn tuổi. Ông bạn của tôi cũng đã củng cố được đức tin ngày càng mạnh hơn cho quảng đường tiếp theo trong đời sống đức tin về tình yêu chân thành của Thiên Chúa đối với ông ta.
Thánh Phêrô nói "hãy sám hối". Chúng ta sám hối vì đã nhận thấy không xứng hợp với lời thánh Phêrô kêu gọi. "anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này". Chúng ta hãy hiến thân chúng ta lại như những gì chúng ta đã làm trong ngày lễ Vọng Phục Sinh, lúc chúng ta lập lại lời hứa mà cha mẹ chúng ta đã làm thay cho chúng ta nơi giếng rửa tội. Đây là một cách mà ông bạn của tôi đã làm: Là lập lại lời hứa trong phép rửa tội. Khi nào chúng ta có thể tham dự vào việc phụng vụ như hôm nay, như khi chúng ta bước vào nhà thờ, chúng ta chấm nước thánh làm dấu thánh già trên trên chúng ta, chúng ta hãy dâng lời hứa xin Thiên Chúa gìn giữ chúng ta trung thành với tin mừng của Chúa Giêsu. và làm mới lại đời sống đức tin mà phép rửa rội kêu gọi chúng ta hãy vác thập giá và theo chân Chúa Giêsu.
Đôi khi một câu văn trong Kinh Thánh đã được khen ngợi vì được chú thích lâu ngày. Đó là một câu văn được chọn mà chúng ta không hề hỏi ý nghĩa của câu đó đối với chúng ta như thế nào. Hôm nay trong bài đọc thứ hai, trong bài trính thơ thánh Phêrô có câu như sau: "Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành". Chắc chắn là chúng ta đã nghe câu đó trước kia rồi, nhưng chúng ta có nghĩ câu văn đó có ý nghĩa gì cho chúng ta không? Thật ra thì có nhiều cách áp dụng câu văn đó. Có thể lời trích từ một bài tiều luận về sự đóng đinh sẽ giúp chúng ta hiểu lời của thánh Phêrô "Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành".
Lưu ý:
"... chúng ta, những người đang hành hương ở trần thế này, mang gánh nặng của đau khổ vì sự yếu đuối của thể xác và tâm hồn, do tội lỗi và sự lo sợ hình ảnh của cái chết đang tới. Những điều này diễn tả hình ảnh của chúng ta như là một tạo vật đã lãnh nhận một thế giới đang bị hư họai do tội lỗi, nên bị xóa đi những liên hệ với Đấng Tạo Dựng chúng ta, nên chúng ta không có ý tưởng gì rõ ràng để giải thích cho hoàn cảnh của chúng ta.
Chúa Giêsu người Nazareth đến ở giữa khung cảnh này như một người đi rao giảng tình thương. Ngài tiết lộ Ngài là chính ngôn sứ của Thiên Chúa - Ngài là Con của Thiên Chúa. Ngài làm thiên hạ sửng sốt vì Ngài loan báo lòng thương xót và lòng tha thứ của Thiên Chúa cho tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, địa vị, quốc tịch hay tôn giáo. Ngài quả quyết với mọi người rằng Ngài bởi Thiên Chúa mà đến, bằng cách Ngài dùng quyền năng để chữa lành và làm phép lạ. Đây là Chúa Giêsu, Đấng bước vào khung cảnh cuối cùng về sự mặc khải lòng Thiên Chúa yêu thương và cứu độ khi Ngài bị đóng đinh trên cây thánh giá.
Tất cả những ý nghĩ về sự lo lắng và yếu đuối của chúng ta, và nỗi lo sợ về sự chết, những ý nghĩ dày xéo về sự yếu ớt của tinh thần của chúng ta, và những ý nghĩ rõ rệt về những việc làm bất công, độc ác và nhỏ mọn - tất cả những ý nghĩ này trở nên thấm nhập vào mầu nhiệm mà thánh Phaolô diễn tả trong thư gởi cho người Do thái là chúng ta được cưu rỗi.
Cây thánh giá của Chúa Kitô đã lãnh nhận sự yếu đuối và sự chết của chúng ta. Nếu chúng ta có đức tin vào Đấng đã bị đưa lên trên cây thập giá, chúng ta sẽ được sự sống chứ không phải sự chết, vượt qua những đau khổ của cây thập giá. Qua mầu nhiệm này, về sự chết của chúng ta, Chúa Kitô bước vào đời sống "Dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cữu cho tất cả những ai tùng phục Người..." (Dt 5:8-9)
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
4th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14a, 36-41 Psalm 23 1 Peter 2: 20b,-25; John 10: 1-10
Let’s spend some time on the first reading from Acts. The reading is a continuation from last week. Peter is addressing the crowd that assembled on Pentecost. When they hear the disciples speaking in diverse languages they ask, "What does this mean?" Some bystanders accuse the disciples of being drunk, so Peter stands up and addresses them. He tells them that a promise God made long ago to the Jews has now been fulfilled – "to you and to your children, and to all those far off, whomever the Lord our God will call...."
Our lives of faith are also based on a promise we have heard. We do not always have visible signs of assurance. When things are bad for us our natural optimism, which ordinarily tells us, "Things will work out," fails us. Optimism under hard trial is not enough. Our hope is that, even when our own resources and strengths are inadequate, God has made a promise to be with us. We can not predict what shape the fulfillment of the promise will take. But we cling to the hope that the God who promised to be with us, and who may even seem hidden when we are most in need, will not abandon us. The faithful God of the promise will see us through to life.
All visible signs of hope were absent for Jesus at his crucifixion. Mere optimistic thinking would not be enough for him, or his disciples. Rather, Peter reminds the crowd, the one they crucified was raised up by God as "both Lord and Christ." God had been faithful to God’s Servant, and through Christ had kept the promise to be faithful to Israel. Promises were being fulfilled to the listeners as Peter spoke.
Peter is the one who helps the on-lookers understand the events that have happened among them, lest they miss what God has done. Without this Spirit-filled preacher, the "noise" (3:2) they heard and the "foreign tongues" (3:4) addressed to them, would just have been oddities, or strange occurrences to be discussed with the family at supper. Instead, Peter helps them see the wrong they had done Jesus and calls the people to repent. We do need speakers/preachers to help us interpret our world through the Word. God never ceases working among us, but for many, it can remain a "strange noise," or oddity, the subject of speculation and hearsay.
Peter calls them and us to repentance. Repent from what? He says, "Save yourselves from this corrupt generation." That is another task for the preacher and witness to the resurrection, all the baptized – help us see how we have taken on and acted upon values we have absorbed from our culture. We have measured people by their looks, age, race, economic achievements, possessions, social standing, etc. We have seen others with more, faster, larger, and the latest – and we have coveted them.
In speaking of what God has done in Jesus, and how the crowd had misunderstood him and had him killed, Peter got to the hearts of the people: "They were cut to the heart." He had shined a light on what had been darkness for them, he had exposed their folly and misdeeds. He made them aware of what they had missed and stirred an instinctive response in them.
The "Harpers Bible Dictionary" says that the heart was probably the most important anthropological word in the Hebrew scriptures. They understood the heart to be the center of emotions, feelings, moods and passions. In the heart were located joy, grief, ill temper and fear. It was also the source of thoughts and reflection, for it even had intellectual capacity. The heart understood and provided wisdom and could discern good and evil. Within the heart, humans meet God’s Word (1 Sam. 12:24; Jer. 32:40). Thus, the heart would be seen as the place conversions take place. A person touched at the level of the heart, was touched at the depths of who they were and where their deepest self was found. For us moderns, who make such a strict distinction between mind and heart, and who seem to live so much in our heads, as if detached from our fuller selves, the mind can get in our way and cause us to make excuses and evade the truth we need to hear.
Once their lives had been deeply touched by hearing his message, Peter called them to repent and be baptized. For most of us, especially those baptized at a young age, baptism can seem rather remote. We have traveled a long way from the baptismal font. A friend told me that back in 2000, the Jubilee Year, his pastor had recommended that people make a pilgrimage to the church where they were baptized. So, my friend did and even requested to see the baptismal registry for the year he was born. There, besides his name, he saw his parents and godparents’ names. The parish priest allowed him to take the book, opened to his baptism, to the font where he was baptized. As he stood by the font, he felt overwhelming gratitude for his parents and family for starting him on his journey of faith. He also recommitted himself to his baptism and asked God to lead him, now in his sixties, on the next steps of his faith journey. This simple ritual stirred his faith and trust in the God whom he felt had fulfilled a promise made long ago at baptism to the child-now-man. My friend was also strengthened in his faith that for the next part of his journey, God would be faithful to him.
"Repent," Peter tells us today. We repent for fitting in so well with what Peter calls, "this corrupt generation." We recommit ourselves, as we once did at the Easter Vigil, to our baptismal promises. Here is a way of doing what my friend did, make an act of recommitment: When we can return to public worship, as we enter church deliberately and consciously sign ourselves with the water in the fonts. Making the cross over our bodies, we might say a silent prayer asking God to keep us faithful to the Gospel of Jesus and to renew within us our baptismal calling to take up the cross and follow Jesus.
Sometimes a phrase appears in scripture that has been hallowed by use and time. It is such an acceptable phrase that we don’t even think to ask what its meaning for us might be. In the reading from Peter today such a phrase appears: "By his wounds you have been healed." We certainly have heard that before, but what do you think it means? Well there are lots of applications. Perhaps a quote from an essay on the crucifixion will help us receive the words of Peter, "By his wounds you have been healed."
Notice:
"....we earthly pilgrims are burdened with a combination of physical vulnerability, moral frailty, sin, and the prospect of death. This describes our predicament as creatures who have inherited a world whose integrity is damaged by sin and sundered from its proper relation with its creator. We have no clear idea what to make of our situation.
Into this milieu comes Jesus of Nazareth, the charismatic preacher who revealed himself to be God’s definitive prophet – God’s own child. He shocked people by proclaiming God’s mercy and forgiveness directly to all persons, regardless of race, class, tribe, or religion. He convinced many that he was from God by exercising divine power to change lost lives through healing and miracles. This is the Jesus who entered into the final drama of God’s manifestation of redemptive love when he was nailed to the cross....
All our vague dread of our vulnerability, our fear of dying, our gnawing sense of our moral frailties, and our clear consciousness of our particular acts of injustice, cruelty and pettiness – all this becomes integrated in to the mystery described by Paul. We are saved.
The cross of Christ has taken up our mortality and our weakness. If we have faith in the one lifted up, we will find life, not death, beyond the pains and tragedy of the cross. Through this mystery of dying for us, Christ entered into life. "Although he was [God’s] son, he learned obedience through what he suffered; and having been made perfect, he became the source of eternal salvation for all who obey him..." (Heb. 5: 8-9)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
17:53 29/04/2020
10. Thời giờ đến rồi, Chúa chúng ta sẽ để cho con cảm nhận sức nặng của Thánh Giá. Mặc dù tựa hồ như chịu không nổi, nhưng con vẫn cứ vác nó, bởi vì Chúa chúng ta sẽ nhờ tình yêu của Ngài mà ban cho con sức mạnh để vác. (Thánh linh mục Pi-ô Năm Dấu. “Fr. Parde Pio of The Five Wounds of Christ”)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:04 29/04/2020
6. THẦN BIA BẮN TÊN
Có một võ quan xuất trận, tưởng là bại trận, nhưng đột nhiên có binh thần cứu giúp nên chuyển bại thành thắng.
Võ quan quỳ bái lạy xin hỏi thần tiên quý danh tánh là chi, thần tiên đáp:
- “Ta là thần bia bắn tên.”
Võ quan nói:
- “Tiểu tướng có công đức gì mà dám làm phiền ngài cứu giúp?”
Thần bia bắn tên trả lời:
- “Ta cảm kích ngươi vì lúc tập luyện bắn cung ở thao trường, từ trước đến nay người không bắn trúng tấm bia để làm hại đến ta !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 6:
Làm tướng mà không luyện tập bắn cung đánh kiếm thì không thể là tướng giỏi; khi luyện tập ở thao trường mà không chuyên cần thì không thể là một quân lính giỏi; tập luyện bắn cung mà bắn không trung tấm bia thì không thể là tay thiện xạ bách phát bách trúng...
Tất cả các dòng tu trong Giáo Hội đều có một hoặc hai năm nhà tập, các tu sĩ trong giai đoạn này gọi là tập sinh, tập tức là học tập: tập tành các nhân đức căn bản của đời sống tu trì, học hành các môn quan trọng của đời sống dòng tu như luật dòng, thánh kinh, nhân bản và quan trọng nhất chính là tập cầu nguyện...
Có các tập sinh cứ nôn nóng được ra giúp xứ khi chưa hết thời kỳ tập sinh; có các tập sinh lấy làm bất bình khi không được đi đây đi đó trong thời kỳ nhà tập.v.v... những Tập Sinh này -theo các vị giám tập- thì không thể trở thành một tu sĩ tốt được khi họ trở thành tu sĩ thánh thiện sau khi khấn trọn.
Thần bia bắn tên đã trả công bội hậu cho tên võ quan bắn dở khi tập luyện, ma quỷ cũng sẽ vui vẻ cám ơn những tập sinh đã coi nhẹ thời gian nhà tập, bằng cách làm cho họ sống tự do phè phỡn không tuân giữ luật dòng, kiêu căng, ghen ghét và cuối cùng thì trở thành gánh nặng cho những thành viên trong cộng đoàn và làm gương xấu cho giáo hữu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một võ quan xuất trận, tưởng là bại trận, nhưng đột nhiên có binh thần cứu giúp nên chuyển bại thành thắng.
Võ quan quỳ bái lạy xin hỏi thần tiên quý danh tánh là chi, thần tiên đáp:
- “Ta là thần bia bắn tên.”
Võ quan nói:
- “Tiểu tướng có công đức gì mà dám làm phiền ngài cứu giúp?”
Thần bia bắn tên trả lời:
- “Ta cảm kích ngươi vì lúc tập luyện bắn cung ở thao trường, từ trước đến nay người không bắn trúng tấm bia để làm hại đến ta !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 6:
Làm tướng mà không luyện tập bắn cung đánh kiếm thì không thể là tướng giỏi; khi luyện tập ở thao trường mà không chuyên cần thì không thể là một quân lính giỏi; tập luyện bắn cung mà bắn không trung tấm bia thì không thể là tay thiện xạ bách phát bách trúng...
Tất cả các dòng tu trong Giáo Hội đều có một hoặc hai năm nhà tập, các tu sĩ trong giai đoạn này gọi là tập sinh, tập tức là học tập: tập tành các nhân đức căn bản của đời sống tu trì, học hành các môn quan trọng của đời sống dòng tu như luật dòng, thánh kinh, nhân bản và quan trọng nhất chính là tập cầu nguyện...
Có các tập sinh cứ nôn nóng được ra giúp xứ khi chưa hết thời kỳ tập sinh; có các tập sinh lấy làm bất bình khi không được đi đây đi đó trong thời kỳ nhà tập.v.v... những Tập Sinh này -theo các vị giám tập- thì không thể trở thành một tu sĩ tốt được khi họ trở thành tu sĩ thánh thiện sau khi khấn trọn.
Thần bia bắn tên đã trả công bội hậu cho tên võ quan bắn dở khi tập luyện, ma quỷ cũng sẽ vui vẻ cám ơn những tập sinh đã coi nhẹ thời gian nhà tập, bằng cách làm cho họ sống tự do phè phỡn không tuân giữ luật dòng, kiêu căng, ghen ghét và cuối cùng thì trở thành gánh nặng cho những thành viên trong cộng đoàn và làm gương xấu cho giáo hữu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta 29/4/2020: Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho sự hiệp nhất huynh đệ của Âu Châu
Đặng Tự Do
01:38 29/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Tư 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ kính Thánh Catêrina thành Siena, Trinh Nữ, Tiến Sĩ Hội Thánh, Quan Thầy của Ý và Âu Châu, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho sự hiệp nhất của Liên Hiệp Âu Châu và lục địa này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là lễ kính Thánh Catêrina thành Siena, Trinh Nữ, Tiến Sĩ Hội Thánh, là Quan Thầy bảo trợ của Âu Châu. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Âu Châu, cho sự thống nhất của Âu Châu, cho sự thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu để tất cả chúng ta có thể cùng nhau tiến lên như những người anh em với nhau.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra những suy tư của ngài về Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan (1 Ga 1:5 - 2:2), trong đó vị tông đồ khẳng định rằng Thiên Chúa là ánh sáng và nếu chúng ta nói chúng ta hiệp thông với Người, chúng ta cũng phải hiệp thông với lẫn nhau.
Bài Đọc Một
Bài trích thư Thứ Nhất của Thánh Gioan Tông Đồ
Đây là lời loan báo của Đức Giêsu Kitô mà chúng tôi đã nghe, và nay chúng tôi loan báo cho anh em: Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào.
Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật.
Nhưng nếu chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta được hiệp thông với nhau, và máu Đức Giêsu, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi.
Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta.
Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.
Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta.
Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan Tông đồ có nhiều vấn đề được đặt tương phản với nhau: ánh sáng và bóng tối, dối trá và sự thật, tội lỗi và vô tội. Nhưng vị Tông đồ luôn luôn đưa ra một lời kêu gọi cụ thể là đến với sự thật và khuyên chúng ta rằng chúng ta không thể hiệp thông với Chúa Giêsu mà lại bước đi trong bóng tối, bởi vì Ngài là ánh sáng. Hoặc điều này hoặc điều kia, hoặc trắng hoặc đen, không thể là màu xám. Màu xám tồi tệ hơn, bởi vì màu xám khiến anh chị em tin rằng anh chị em đang đi trong ánh sáng, rằng anh chị em không ở trong bóng tối và điều này trấn an anh chị em. Màu xám rất nguy hiểm. Hoặc cái này hoặc cái kia không thể là màu xám.
Vị Tông đồ nói tiếp: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta”, bởi vì chúng ta tất cả đều đã phạm tội, chúng ta đều là những người tội lỗi. Và đây là một trong những điều có thể lừa dối chúng ta. Đó là khi chúng ta nói “tất cả chúng ta đều những người tội lỗi”, giống như ai đó nói “buongiorno” – “chào buổi sáng”, hay “buona giornata” – “chúc hôm nay tốt lành nhé”, như một thói quen, thậm chí như một công thức giao tế xã hội, đến mức chúng ta không có một chút áy náy lương tâm đối với tội lỗi nữa. Không. Tôi là người tội lỗi vì chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia. Nghĩa là phải có tính chất cụ thể. Tính cụ thể của sự thật: sự thật luôn cụ thể; lời nói dối là thanh tao, chúng phảng phất như không khí, anh chị em không thể làm thế. Sự thật là cụ thể. Anh chị em không thể đến tòa giải tội để xưng tội một cách trừu tượng: “Dạ, thưa Cha một đôi khi con đã mất kiên nhẫn” và rồi những thứ trừu tượng khác. “Con là một người tội lỗi. Cụ thể con đã làm chuyện này. Con đã để lòng trí nghĩ đến điều này. Con đã nói điều này.” Sự cụ thể là một điều khiến tôi cảm thấy một cách nghiêm túc rằng tôi là một tội nhân và không phải là một tội nhân theo một nghĩa mơ hồ.
Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” Sự cụ thể của những người bé mọn. Thật tuyệt khi lắng nghe những người bé mọn khi họ xưng tội: họ không nói những điều lạ, những thứ lơ lửng trên không; họ nói những điều cụ thể, và đôi khi quá cụ thể bởi vì họ có sự đơn sơ mà Chúa ban cho những người bé mọn. Tôi luôn nhớ một đứa trẻ đã từng nói với tôi rằng nó buồn vì nó đã cãi nhau với dì nó. Nhưng rồi nó nói tiếp qua chuyện khác. Tôi nói, “Con đã làm gì? “ - “À, con ở nhà, con muốn đi chơi đá banh - một đứa trẻ mà - nhưng mẹ nó không có ở đó, còn dì nó thì nói: “Không, con không được đi ra ngoài: con phải làm bài tập ở nhà của con trước đã”. Lời qua, tiếng lại đơn giản, cụ thể.
Chúng ta cũng phải đơn giản, cụ thể: sự cụ thể dẫn anh chị em đến sự khiêm nhường, bởi vì sự khiêm nhường là cụ thể. “Chúng ta đều là những người tội lỗi” là một điều trừu tượng. Không, đừng nói thế. “Tôi là một kẻ tội lỗi vì điều này, điều nọ và điều kia”, và những điều ấy làm cho tôi xấu hổ khi nhìn Chúa Giêsu: “Hãy tha thứ cho con”. Đó là thái độ thực sự của một hối nhân. “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta.” Thái độ trừu tượng là một cách khác để nói chúng ta vô tội. “Vâng, chúng ta đều là kẻ tội lỗi, vâng, tôi mất kiên nhẫn của tôi một lần”, nhưng nói như thế thì tất cả đều lơ lửng trong không khí. Tôi không nhận thấy thực tế tội lỗi của mình. Điều quan trọng là chúng ta, trong chính chúng ta, phải nêu rõ tội lỗi của mình. Phải có sự cụ thể. Bởi vì nếu chúng ta chỉ lơ lửng trong không khí, chúng ta sẽ chìm trong bóng tối. Chúng ta phải giống như những đứa trẻ, những người nói những gì họ cảm nhận, những gì họ nghĩ: họ chưa học được nghệ thuật để nói những điều được gói ghém cẩn thận đến mức người ta có thể hiểu nhau mà không nói thành lời. Đó là một nghệ thuật tuyệt vời, nhưng thường chẳng mang lại điều tốt lành gì cho chúng ta.
Hôm qua tôi đã nhận được một lá thư từ một cậu bé từ Caravaggio. Chú bé tên là Andrea. Và chú ấy nói với tôi về những điều đang diễn ra ở đó: những bức thư của những đứa trẻ thật đẹp, vì cụ thể. Và chú bé nói với tôi rằng chú đã theo dõi Thánh lễ trên truyền hình và rằng chú bé ấy thấy phải “mắng tôi” một điều là tôi nói “Bình an cho các anh chị em”, nhưng theo chú bé thì tôi không thể nói thế “bởi vì với đại dịch này, chúng ta không thể chạm vào nhau”. Chú bé ấy không thấy rằng anh chị em đang gật đầu chào mà không bắt tay nhau. Chú bé vô tư có tự do để nói những điều như đang diễn ra.
Chúng ta cũng vậy, với Chúa, chúng ta có quyền tự do nói những điều như đang diễn ra: “Lạy Chúa, con đang sống trong tội lỗi: xin giúp đỡ con”. Giống như Phêrô trước mẻ cá kỳ lạ đầu tiên: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ có tội”. Chúng ta hãy có sự khôn ngoan của tính cụ thể này. Bởi vì ma quỷ muốn chúng ta sống trong tình trạng dở dở ương ương trong màu xám: không tốt cũng không xấu, không trắng cũng không đen: xám. Một cuộc sống mà Chúa không thích. Chúa không thích những người lưng chừng. Hãy cụ thể.
Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính. Đời sống tinh thần rất đơn giản, quá đơn giản; nhưng chúng ta làm cho nó phức tạp với những sắc thái này, và cuối cùng chúng ta đi vào con đường không bao giờ đến.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ơn biết đơn sơ, xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng Ngài ban cho những người bé mọn, cho những trẻ em, cho những đứa bé nói những gì chúng cảm nhận, cho những người không che giấu những gì họ cảm thấy. Và đừng sống một cuộc sống dở dở ương ương. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để có tự do thẳng thắn nhìn nhận tội lỗi và đó cũng là ân sủng biết rõ chúng ta là ai trước mặt Thiên Chúa.
Source:Vatican NewsIl Papa prega per l’Europa, perché sia unita e fraterna
Trong thánh lễ kính Thánh Catêrina thành Siena, Trinh Nữ, Tiến Sĩ Hội Thánh, Quan Thầy của Ý và Âu Châu, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho sự hiệp nhất của Liên Hiệp Âu Châu và lục địa này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là lễ kính Thánh Catêrina thành Siena, Trinh Nữ, Tiến Sĩ Hội Thánh, là Quan Thầy bảo trợ của Âu Châu. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Âu Châu, cho sự thống nhất của Âu Châu, cho sự thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu để tất cả chúng ta có thể cùng nhau tiến lên như những người anh em với nhau.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra những suy tư của ngài về Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan (1 Ga 1:5 - 2:2), trong đó vị tông đồ khẳng định rằng Thiên Chúa là ánh sáng và nếu chúng ta nói chúng ta hiệp thông với Người, chúng ta cũng phải hiệp thông với lẫn nhau.
Bài Đọc Một
Bài trích thư Thứ Nhất của Thánh Gioan Tông Đồ
Đây là lời loan báo của Đức Giêsu Kitô mà chúng tôi đã nghe, và nay chúng tôi loan báo cho anh em: Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào.
Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật.
Nhưng nếu chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta được hiệp thông với nhau, và máu Đức Giêsu, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi.
Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta.
Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.
Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta.
Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan Tông đồ có nhiều vấn đề được đặt tương phản với nhau: ánh sáng và bóng tối, dối trá và sự thật, tội lỗi và vô tội. Nhưng vị Tông đồ luôn luôn đưa ra một lời kêu gọi cụ thể là đến với sự thật và khuyên chúng ta rằng chúng ta không thể hiệp thông với Chúa Giêsu mà lại bước đi trong bóng tối, bởi vì Ngài là ánh sáng. Hoặc điều này hoặc điều kia, hoặc trắng hoặc đen, không thể là màu xám. Màu xám tồi tệ hơn, bởi vì màu xám khiến anh chị em tin rằng anh chị em đang đi trong ánh sáng, rằng anh chị em không ở trong bóng tối và điều này trấn an anh chị em. Màu xám rất nguy hiểm. Hoặc cái này hoặc cái kia không thể là màu xám.
Vị Tông đồ nói tiếp: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta”, bởi vì chúng ta tất cả đều đã phạm tội, chúng ta đều là những người tội lỗi. Và đây là một trong những điều có thể lừa dối chúng ta. Đó là khi chúng ta nói “tất cả chúng ta đều những người tội lỗi”, giống như ai đó nói “buongiorno” – “chào buổi sáng”, hay “buona giornata” – “chúc hôm nay tốt lành nhé”, như một thói quen, thậm chí như một công thức giao tế xã hội, đến mức chúng ta không có một chút áy náy lương tâm đối với tội lỗi nữa. Không. Tôi là người tội lỗi vì chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia. Nghĩa là phải có tính chất cụ thể. Tính cụ thể của sự thật: sự thật luôn cụ thể; lời nói dối là thanh tao, chúng phảng phất như không khí, anh chị em không thể làm thế. Sự thật là cụ thể. Anh chị em không thể đến tòa giải tội để xưng tội một cách trừu tượng: “Dạ, thưa Cha một đôi khi con đã mất kiên nhẫn” và rồi những thứ trừu tượng khác. “Con là một người tội lỗi. Cụ thể con đã làm chuyện này. Con đã để lòng trí nghĩ đến điều này. Con đã nói điều này.” Sự cụ thể là một điều khiến tôi cảm thấy một cách nghiêm túc rằng tôi là một tội nhân và không phải là một tội nhân theo một nghĩa mơ hồ.
Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” Sự cụ thể của những người bé mọn. Thật tuyệt khi lắng nghe những người bé mọn khi họ xưng tội: họ không nói những điều lạ, những thứ lơ lửng trên không; họ nói những điều cụ thể, và đôi khi quá cụ thể bởi vì họ có sự đơn sơ mà Chúa ban cho những người bé mọn. Tôi luôn nhớ một đứa trẻ đã từng nói với tôi rằng nó buồn vì nó đã cãi nhau với dì nó. Nhưng rồi nó nói tiếp qua chuyện khác. Tôi nói, “Con đã làm gì? “ - “À, con ở nhà, con muốn đi chơi đá banh - một đứa trẻ mà - nhưng mẹ nó không có ở đó, còn dì nó thì nói: “Không, con không được đi ra ngoài: con phải làm bài tập ở nhà của con trước đã”. Lời qua, tiếng lại đơn giản, cụ thể.
Chúng ta cũng phải đơn giản, cụ thể: sự cụ thể dẫn anh chị em đến sự khiêm nhường, bởi vì sự khiêm nhường là cụ thể. “Chúng ta đều là những người tội lỗi” là một điều trừu tượng. Không, đừng nói thế. “Tôi là một kẻ tội lỗi vì điều này, điều nọ và điều kia”, và những điều ấy làm cho tôi xấu hổ khi nhìn Chúa Giêsu: “Hãy tha thứ cho con”. Đó là thái độ thực sự của một hối nhân. “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta.” Thái độ trừu tượng là một cách khác để nói chúng ta vô tội. “Vâng, chúng ta đều là kẻ tội lỗi, vâng, tôi mất kiên nhẫn của tôi một lần”, nhưng nói như thế thì tất cả đều lơ lửng trong không khí. Tôi không nhận thấy thực tế tội lỗi của mình. Điều quan trọng là chúng ta, trong chính chúng ta, phải nêu rõ tội lỗi của mình. Phải có sự cụ thể. Bởi vì nếu chúng ta chỉ lơ lửng trong không khí, chúng ta sẽ chìm trong bóng tối. Chúng ta phải giống như những đứa trẻ, những người nói những gì họ cảm nhận, những gì họ nghĩ: họ chưa học được nghệ thuật để nói những điều được gói ghém cẩn thận đến mức người ta có thể hiểu nhau mà không nói thành lời. Đó là một nghệ thuật tuyệt vời, nhưng thường chẳng mang lại điều tốt lành gì cho chúng ta.
Hôm qua tôi đã nhận được một lá thư từ một cậu bé từ Caravaggio. Chú bé tên là Andrea. Và chú ấy nói với tôi về những điều đang diễn ra ở đó: những bức thư của những đứa trẻ thật đẹp, vì cụ thể. Và chú bé nói với tôi rằng chú đã theo dõi Thánh lễ trên truyền hình và rằng chú bé ấy thấy phải “mắng tôi” một điều là tôi nói “Bình an cho các anh chị em”, nhưng theo chú bé thì tôi không thể nói thế “bởi vì với đại dịch này, chúng ta không thể chạm vào nhau”. Chú bé ấy không thấy rằng anh chị em đang gật đầu chào mà không bắt tay nhau. Chú bé vô tư có tự do để nói những điều như đang diễn ra.
Chúng ta cũng vậy, với Chúa, chúng ta có quyền tự do nói những điều như đang diễn ra: “Lạy Chúa, con đang sống trong tội lỗi: xin giúp đỡ con”. Giống như Phêrô trước mẻ cá kỳ lạ đầu tiên: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ có tội”. Chúng ta hãy có sự khôn ngoan của tính cụ thể này. Bởi vì ma quỷ muốn chúng ta sống trong tình trạng dở dở ương ương trong màu xám: không tốt cũng không xấu, không trắng cũng không đen: xám. Một cuộc sống mà Chúa không thích. Chúa không thích những người lưng chừng. Hãy cụ thể.
Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính. Đời sống tinh thần rất đơn giản, quá đơn giản; nhưng chúng ta làm cho nó phức tạp với những sắc thái này, và cuối cùng chúng ta đi vào con đường không bao giờ đến.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ơn biết đơn sơ, xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng Ngài ban cho những người bé mọn, cho những trẻ em, cho những đứa bé nói những gì chúng cảm nhận, cho những người không che giấu những gì họ cảm thấy. Và đừng sống một cuộc sống dở dở ương ương. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để có tự do thẳng thắn nhìn nhận tội lỗi và đó cũng là ân sủng biết rõ chúng ta là ai trước mặt Thiên Chúa.
Source:Vatican News
Văn kiện mới của Ủy Ban Thần học Quốc Tế: Tính Hỗ Tương giữa Đức Tin và Các Bí Tích trong Nhiệm Cục Bí Tích
Vũ Văn An
01:39 29/04/2020
Liên tiếp mấy tháng nay,Ủy Ban Thần Học Quốc tế, trực thuộc Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho công bố ba văn kiện quan trọng: Tính Đồng nghị trong Đời sống và Sứ mệnh của Giáo Hội (Vietcatholic 16-12-2018 tới 8-2-2019), Tự do Tôn Giáo (Vietcatholic 25-12-2019 tới 18-01-2020) và Tính Hỗ Tương giữa Đức Tin và Các Bí Tích trong Nhiệm Cục Bí Tích (đầu tháng 3, 2020).
Lý do của văn kiện
Nhân cơ hội công bố văn kiện sau cùng, Edward Pentin đã phỏng vấn linh mục Thomas Weinandy, thuộc Tiểu Ban soạn thảo văn kiện. Linh mục cho biết các lý lẽ đứng đàng sau văn kiện. Hiện đang có vấn đề nghiêm trọng trong Giáo Hội: những người tham dự các bí tích thường có rất ít hay không có đức tin nào cả; các cha mẹ muốn con cái được rửa tội nhưng chính mình thì rất ít đức tin và thỉnh thoảng lắm mới tới nhà thờ. Họ chỉ là Công Giáo cho có tên.
Cha gọi họ là các người Công Giáo của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh, chỉ tham dự Thánh Lễ vào 2 dịp lễ trọng này và rước lễ, nhưng không bao giờ xưng tội.
Vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là các cặp muốn cưới nhau trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng không phải là những người Công Giáo thực hành đạo. Họ không bao giờ được dưỡng dục thành người Công Giáo và biết rất ít hay không biết gì cả về đức tin của mình.
Thường thì các cặp trên chỉ muốn một nhà thờ hoành tráng trong đó, cô dâu tha thướt trong bộ áo cưới diễn hành từ cuối nhà thờ lên bàn thờ giữa tiếng nhạc du dương. Đôi khi làm thế chẳng phải vì họ thích cho bằng làm vui lòng cha mẹ.
Chính vì các lý do trên, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế quyết định nghiên cứu mối liên hệ giữa đức tin và các bí tích. Ủy Ban nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin trong mối tương quan với các bí tích. Mối tương quan này có tính cố hữu: đức tin và các bí tích gắn bó mật thiết với nhau. Cha cho rằng chỉ khi nào ta thực sự tin vào đức tin của Giáo Hội trong tín lý và luân lý, việc nhận lãnh các bí tích mới có ơn ích thực sự.
Tính thành hiệu và tính hữu hiệu của bí tích
Tiến sĩ Jeff Mirus cho rằng đây là một văn kiện phong phú, nắm rất vững ý nghĩa các bí tích, nhất là bí tích hôn phối và việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu.
Cũng như Cha Weinandy, Tiến sĩ cho rằng ngày nay, rõ ràng có cuộc khủng hoảng về cách tri nhận và lãnh nhận các bí tích: tâm thức hiện đại không có tầm nhìn bí tích về thực tại và số người Công Giáo lãnh nhận bí tích mà ít được hay không được huấn giáo về chúng hết sức đông đảo. Cộng hai khía cạnh ấy lại với nhau, ta có thể thấy sự kiện rất thông thường này là các bí tích được lãnh nhận mà không những không có sự hiểu biết rõ ràng về ý nghĩa bí tích và tính hữu hiệu của chúng, mà bản thân còn ít hiểu biết và cam kết với chính đức tin nữa.
Thế nhưng, trong các bí tích, có sự nối kết giữa sức mạnh và ơn thánh của Chúa Kitô mà chúng trao ban, và đức tin mà với nó, chúng ta lãnh nhận chúng. Đức tin này là điều chủ yếu để ta lãnh nhận cách hữu hiệu bất cứ bí tích nào. Đó là điều Giáo Hội vốn coi là tính hữu hiệu (fruitfulness) do đức tin đem lại cho việc lãnh nhận các bí tích. Chứ thực ra, khi được cử hành đúng theo ý hướng của Giáo Hội, các bí tích thành hiệu (valid), bất kể đức tin của người cử hành và lãnh nhận có ra sao.
Giáo lý ấy vốn đã được Giáo Hội giảng dạy từ trước đến nay. Điều văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn nhấn mạnh là: không thể nói tới một đức tin chỉ có tính chủ quan (thần học gọi là fides qua) mà không có sự nối kết nội tại với chân lý của Thiên Chúa (thần học gọi là fides quae) từng được lưu truyền trong mặc khải và được giữ gìn trong Giáo Hội.
Bởi thế, có “một sự hợp nhất sâu xa giữa hành vi nhờ đó chúng ta tin và nội dung mà chúng ta nhất trí với... Trong quan niệm Kitô giáo, không thể nghĩ tới đức tin mà không có việc phát biểu bằng bí tích (chống lại việc tư riêng hóa hoàn toàn có tính duy chủ quan), cũng không có thực hành bí tích mà thiếu đức tin của Giáo Hội (chống chủ nghĩa duy nghi thức). Khi đức tin loại bỏ việc đồng nhất hóa với việc tuyên xưng [tuyên đọc kinh tin kính] và đời sống Giáo Hội, đức tin này không còn là việc hội nhập vào Chúa Kitô nữa (số 51).
Tiến sĩ Mirus lưu ý đặc biệt đến phép rửa tội trẻ em, là phép không đòi đức tin tích cực tức khắc của người được rửa tội. Về việc này, của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế giải thích như sau: “Phép rửa trẻ sơ sinh đã được chứng thực từ thời xa xưa. Nó được biện minh trong ước muốn của cha mẹ, những người muốn cho con cái họ được tham dự vào ơn thánh bí tích, được kết hợp chặt chẽ với Chúa Kitô và Giáo Hội, trở nên thành viên của cộng đồng con cái Thiên Chúa vì chúng vốn thuộc gia đình, vì phép rửa là phương tiện hữu hiệu của ơn cứu rỗi, tha thứ tội lỗi, bắt đầu với tội nguyên tổ, và thông truyền ơn thánh” (số 91).
Nhưng làm sao hữu hiệu nếu không có đức tin tích cực?
Ủy ban trả lời rằng đứa trẻ không ký nhận một cách hữu thức tư cách thành viên của nó trong gia đình tự nhiên... [nhưng] nếu việc xã hội hóa diễn biến bình thường, nó sẽ làm điều đó khi lớn lên, với lòng biết ơn. Với phép rửa trẻ sơ sinh, người ta nhấn mạnh rằng đức tin trong đó chúng ta chịu phép rửa là đức tin của Giáo Hội, việc chúng ta lớn lên trong đức tin diễn ra nhờ việc được lồng vào cái "chúng tôi" của cộng đồng... Dịp này, cha mẹ hành động như các đại diện của Giáo Hội; chính Giáo Hội đón nhận các trẻ em này vào lòng mình. Vì thế, phép rửa trẻ em được biện minh do trách nhiệm giáo dục trong đức tin được cha mẹ và ông bà cam kết, song song với trách nhiệm giáo dục chúng trong các phạm vi khác của cuộc sống (số 91).
Vấn đề ở đây là trên thực tế có quá nhiều người lớn mang con đến rửa tội chỉ là để đánh dấu một biến cố đáng mừng vui trong đời, mà không hề có đủ đức tin để sống thực trách nhiệm họ đảm nhận.
Vấn đề quan tâm của ba vị giáo hoàng gần đây nhất
Tiến sĩ Mirus không trưng dẫn đoạn nào của văn kiện để giải đáp trường hợp trên. Tuy nhiên, ông chú ý nhiều hơn đến việc văn kiện này nói về mối tương quan giữa đức tin và bí tích hôn phối. Đây là phần dài nhất của văn kiện, đề cập đến khía cạnh phức tạp nhất của mối tương quan, tức tính thành hiệu của bí tích này trong thời kỳ có quá nhiều người tìm cách tuyên bố hôn nhân vô hiệu: nhân tố nào, nếu thiếu, sẽ vô hiệu hóa cuộc hôn nhân đã cử hành, tức cuộc hôn nhân đã cử hành được tuyên bố là vô hiệu.
Một cách cụ thể, văn kiện đề cập tới cuộc hôn nhân của các “người đã rửa tội nhưng không còn tin nữa”, những người mà Cha Weinandy gọi là Công Giáo của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh (xuân thu nhị kỳ). Đây là vấn đề từng làm bận tâm ba vị giáo hoàng liên tiếp: Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Đương Kim Phanxicô.
Thực vậy, Đức Gioan Phaolô II dạy rằng nội tại cuộc hôn nhân trong Giáo Hội vốn có đặc tính của một thực tại siêu nhiên mà Kitô hữu nhất thiết thuộc về, không cần tham chiếu ý thức của họ về nó. Như thế, xem ra không có cơ sở nào trong việc lấy việc thiếu đức tin để tuyên bố một cuộc hôn nhân vô hiệu, và dù sao, một việc thiếu như thế cũng rất khó có thể chứng minh. Trong một bài diễn từ với Tòa Tối Cao Rôma năm 2003, ngài cho hay: Giáo Hội không khước từ cử hành cuộc hôn nhân cho những người có thiên hướng tốt chỉ vì họ “được chuẩn bị không đầy đủ theo quan điểm siêu nhiên, miễn là họ có ý hướng đúng trong việc kết hôn phù hợp với thực tại tự nhiên của hôn nhân”.
Ngài nói thêm : “Thực vậy, bên cạnh cuộc hôn nhân tự nhiên, người ta không thể mô tả một mô hình hôn nhân Kitô giáo khác, với các đòi hỏi siêu nhiên chuyên biệt”. Ngài còn nhấn mạnh rằng đòi hỏi đức tin nơi cô dâu chú rể tương lai như một đòi hỏi tối thiểu là trái với thánh truyền.
Trong khi đó, lúc còn đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Ratzinger (tức Đức Bênêđíctô XVI sau này) đã tìm cách làm sáng tỏ việc có phải mọi cuộc hôn nhân giữa 2 người đã chịu phép rửa tự động (ipso facto) là một cuộc hôn nhân bí tích hay không, và liệu “việc thiếu đức tin” làm cho cuộc hôn nhân chưa hiện hữu hay không. Khi làm Giáo Hoàng, ngài kết luận rằng đức tin bản thân không bị đòi hỏi như điều kiện tối thiều cần thiết. Đòi hỏi duy nhất là “ý định làm điều Giáo Hội làm”. Tuy nhiên, vấn đề vẫn làm ngài suy nghĩ rất nhiều và ngài thấy cần phải nghiên cứu nó nhiều hơn nữa.
Đức Phanxicô cũng nhiều lần nhắc đến khó khăn này và đã đưa ra lời kêu gọi phải nghiên cứu thêm trong 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình. Tuy nhiên, với thời gian, ngài nói rõ với Tòa Tối Cao Rôma: “yếu tố chủ chốt trong ưng thuận kết hôn không phải là phẩm chất đức tin của người ta” mà đúng hơn, tính thành hiệu của bí tích, theo chiều hướng này, chỉ có thể bị xâm hại “trên bình diện tự nhiên”. Thành thử “thiếu việc đào tạo về đức tin và sai lầm liên quan đến tính độc nhất, tính bất khả tiêu và tính bí tích của hôn nhân chỉ làm vô hiệu sự ưng thuận kết hôn nếu chúng ảnh hưởng đến ý chí người ta”.
Tất cả các điều trên được bàn chi tiết trong tiết 4.2 của bản văn, tức các số 143-182. Điều tiết này muốn nói là: vấn đề liên quan tới án vô hiệu không phải là phẩm chất đức tin của người ta, mà là cái hiểu và cam kết (ý chí) không siêu nhiên đối với ý nghĩa chân thực tự nhiên của hôn nhân nhân bản; hôn nhân này chính là thực tại mà bí tích được ban cho để ban ơn thánh và thăng hoa.
Điều đó trở nên sắc cạnh trong một nền văn hóa bất phân phái tính, quan niệm ra đủ thứ “hôn nhân” với đủ lối sống và thời gian kéo dài, một nền văn hóa đánh mất hết ý thức về bản chất nội tại của hôn nhân nhân bản như đã được ban cho chúng ta trong chính bản nhiên của nó.
Tóm lại, các cơ sở để tuyên bố hôn nhân vô hiệu chỉ có nếu một hay cả hai không hiểu hôn nhân là gì và do đó không cam kết trên bình diện nhân bản, một điều, lẽ dĩ nhiên, rất thông thường trong thời đại ta. Trí khôn con người ra tối tăm và ý chí của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nền văn hóa đến nỗi họ không muốn bước vào cuộc hôn nhân như nó được hiểu về mặt tự nhiên, điều này có thể là cơ sở để tuyên bố vô hiệu. Hơn nữa, đây là điều có thể thiết lập được qua cuộc điều tra nhân bản, không giống như “phẩm chất” đức tin của người ta, một điều xét cho cùng dấu kín, thiêng liêng và nội thẳm, trong mối tương quan với Thiên Chúa.
Nói tóm lại, theo Tiến sĩ Mirus, dù Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không có kết luận nào về việc đức tin của người ta có thể tạo nên cơ sở để tuyên bố vô hiệu, nhưng Ủy ban có đề nghị: Giáo Hội nên “bác bỏ bí tích hôn nhân cho những người yêu cầu nó dưới các điều kiện này” (số 181). Các điều kiện này, như việc thiếu khả năng hay việc từ khước cam kết đối với cái hiểu đúng đắn về hôn nhân, có thể và phải được xác định thấu đáo trước việc cử hành bí tích.
Khía cạnh nhập thể đối thoại của bí tích
Christopher Wells của Vatican News thì đọc thấy khía cạnh nhập thể, hay khía cạnh đối thoại (dialogical) của bí tích trong Văn Kiện: nghĩa là, trong kế hoạch cứu rỗi của Người, Thiên Chúa đưa ra sáng kiến, nhưng con người cũng phải đáp ứng sáng kiến ấy. Ở đây của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế có ý tránh cả quan niệm “mây khói” về đức tin muốn tách biệt nó khỏi các bí tích lẫn quan niệm coi bí tích tách biệt khỏi đức tin.
Về bí tích hôn nhân, theo Wells, văn kiện đề xuất luận đề cho rằng việc hoàn toàn không có đức tin bản thân làm cho tính thành hiệu của hôn nhân bí tích thành đáng hoài nghi nếu thiếu cái hiểu đúng đắn về bản chất của hôn nhân nhân bản. Nghĩa là việc thiếu sự hiểu biết này có thể xâm hại ý định tối thiểu muốn ký kết một cuộc hôn nhân tự nhiên, trong trường hợp này, bí tích cũng có thể đã không diễn ra.
Với luận đề trên, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn tránh các sai lạc của “chủ nghĩa tự động bí tích” (sacramental automatism) coi thường đức tin bản thân; và chủ nghĩa ưu tuyển (elitism) có những đòi hỏi quá trớn đối với mức độ đức tin cần thiết cho việc lãnh nhận bí tích một cách thành hiệu.
Cindy Wooden của tạp chí Crux lưu ý đến tính “hỗ tương”, cho rằng tính hỗ tương này có ý nói đến việc giáo huấn Công Giáo dạy rằng người ta phải có một mức độ đức tin nào đó mới có thể lãnh nhận hữu hiệu các bí tích, nhưng các bí tích cũng củng cố và làm phong phú đức tin.
Cần quan tâm hơn đến việc giáo dục người Công Giáo về bí tích và đức tin
Cô cũng cho rằng mặc dù Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không cho rằng họ hoàn toàn giải quyết vấn đề thành hiệu của hôn nhân bí tích khi thiếu đức tin, nhưng họ nhấn mạnh rằng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục người Công Giáo về ý nghĩa của đức tin, ý nghĩa bí tích và ý nghĩa của hôn nhân.
Cindy cũng lưu ý tới điều Ủy Ban Thần Học Quốc Tế nhấn mạnh “các bí tích luôn được cử hành trong đức tin của Giáo Hội vì chúng được trao phó cho Giáo Hội. Trong mọi và mỗi bí tích, đức tin của Giáo Hội đi trước đức tin của các tín hữu cá thể”.
Vì đức tin của Giáo Hội hoạt động trong các bí tích, nên Giáo Hội chủ trương rằng “đức tin bản thân của các bên ký kết không tạo nên tính bí tích của hôn phối”. Nhưng, đồng thời, “việc thiếu đức tin bản thân có thể xâm hại tính thành hiệu của bí tích”.
Đó là vấn đề liên quan tới các cuộc hôn nhân của những người tuy đã chịu phép rửa nhưng không còn tin nữa như trên đã nói. Họ thuộc hai loại: những người chịu phép rửa lúc còn thơ, nhưng sau đó không thực hành bất cứ hành vi đức tin bản thân nào, và những người chịu phép rửa nhưng cố ý bác bỏ đức tin một cách minh nhiên và không còn coi mình là Công Giáo hay Kitô hữu nữa.
Một cách cụ thể, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế kết luận rằng các linh mục không nên chấp nhận lời yêu cầu làm đám cưới trong nhà thờ do những người đã chịu phép rửa nhưng không còn tin nào minh nhiên bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu và mục đích của hôn nhân.
Lý do của văn kiện
Nhân cơ hội công bố văn kiện sau cùng, Edward Pentin đã phỏng vấn linh mục Thomas Weinandy, thuộc Tiểu Ban soạn thảo văn kiện. Linh mục cho biết các lý lẽ đứng đàng sau văn kiện. Hiện đang có vấn đề nghiêm trọng trong Giáo Hội: những người tham dự các bí tích thường có rất ít hay không có đức tin nào cả; các cha mẹ muốn con cái được rửa tội nhưng chính mình thì rất ít đức tin và thỉnh thoảng lắm mới tới nhà thờ. Họ chỉ là Công Giáo cho có tên.
Cha gọi họ là các người Công Giáo của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh, chỉ tham dự Thánh Lễ vào 2 dịp lễ trọng này và rước lễ, nhưng không bao giờ xưng tội.
Vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là các cặp muốn cưới nhau trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng không phải là những người Công Giáo thực hành đạo. Họ không bao giờ được dưỡng dục thành người Công Giáo và biết rất ít hay không biết gì cả về đức tin của mình.
Thường thì các cặp trên chỉ muốn một nhà thờ hoành tráng trong đó, cô dâu tha thướt trong bộ áo cưới diễn hành từ cuối nhà thờ lên bàn thờ giữa tiếng nhạc du dương. Đôi khi làm thế chẳng phải vì họ thích cho bằng làm vui lòng cha mẹ.
Chính vì các lý do trên, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế quyết định nghiên cứu mối liên hệ giữa đức tin và các bí tích. Ủy Ban nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin trong mối tương quan với các bí tích. Mối tương quan này có tính cố hữu: đức tin và các bí tích gắn bó mật thiết với nhau. Cha cho rằng chỉ khi nào ta thực sự tin vào đức tin của Giáo Hội trong tín lý và luân lý, việc nhận lãnh các bí tích mới có ơn ích thực sự.
Tính thành hiệu và tính hữu hiệu của bí tích
Tiến sĩ Jeff Mirus cho rằng đây là một văn kiện phong phú, nắm rất vững ý nghĩa các bí tích, nhất là bí tích hôn phối và việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu.
Cũng như Cha Weinandy, Tiến sĩ cho rằng ngày nay, rõ ràng có cuộc khủng hoảng về cách tri nhận và lãnh nhận các bí tích: tâm thức hiện đại không có tầm nhìn bí tích về thực tại và số người Công Giáo lãnh nhận bí tích mà ít được hay không được huấn giáo về chúng hết sức đông đảo. Cộng hai khía cạnh ấy lại với nhau, ta có thể thấy sự kiện rất thông thường này là các bí tích được lãnh nhận mà không những không có sự hiểu biết rõ ràng về ý nghĩa bí tích và tính hữu hiệu của chúng, mà bản thân còn ít hiểu biết và cam kết với chính đức tin nữa.
Thế nhưng, trong các bí tích, có sự nối kết giữa sức mạnh và ơn thánh của Chúa Kitô mà chúng trao ban, và đức tin mà với nó, chúng ta lãnh nhận chúng. Đức tin này là điều chủ yếu để ta lãnh nhận cách hữu hiệu bất cứ bí tích nào. Đó là điều Giáo Hội vốn coi là tính hữu hiệu (fruitfulness) do đức tin đem lại cho việc lãnh nhận các bí tích. Chứ thực ra, khi được cử hành đúng theo ý hướng của Giáo Hội, các bí tích thành hiệu (valid), bất kể đức tin của người cử hành và lãnh nhận có ra sao.
Giáo lý ấy vốn đã được Giáo Hội giảng dạy từ trước đến nay. Điều văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn nhấn mạnh là: không thể nói tới một đức tin chỉ có tính chủ quan (thần học gọi là fides qua) mà không có sự nối kết nội tại với chân lý của Thiên Chúa (thần học gọi là fides quae) từng được lưu truyền trong mặc khải và được giữ gìn trong Giáo Hội.
Bởi thế, có “một sự hợp nhất sâu xa giữa hành vi nhờ đó chúng ta tin và nội dung mà chúng ta nhất trí với... Trong quan niệm Kitô giáo, không thể nghĩ tới đức tin mà không có việc phát biểu bằng bí tích (chống lại việc tư riêng hóa hoàn toàn có tính duy chủ quan), cũng không có thực hành bí tích mà thiếu đức tin của Giáo Hội (chống chủ nghĩa duy nghi thức). Khi đức tin loại bỏ việc đồng nhất hóa với việc tuyên xưng [tuyên đọc kinh tin kính] và đời sống Giáo Hội, đức tin này không còn là việc hội nhập vào Chúa Kitô nữa (số 51).
Tiến sĩ Mirus lưu ý đặc biệt đến phép rửa tội trẻ em, là phép không đòi đức tin tích cực tức khắc của người được rửa tội. Về việc này, của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế giải thích như sau: “Phép rửa trẻ sơ sinh đã được chứng thực từ thời xa xưa. Nó được biện minh trong ước muốn của cha mẹ, những người muốn cho con cái họ được tham dự vào ơn thánh bí tích, được kết hợp chặt chẽ với Chúa Kitô và Giáo Hội, trở nên thành viên của cộng đồng con cái Thiên Chúa vì chúng vốn thuộc gia đình, vì phép rửa là phương tiện hữu hiệu của ơn cứu rỗi, tha thứ tội lỗi, bắt đầu với tội nguyên tổ, và thông truyền ơn thánh” (số 91).
Nhưng làm sao hữu hiệu nếu không có đức tin tích cực?
Ủy ban trả lời rằng đứa trẻ không ký nhận một cách hữu thức tư cách thành viên của nó trong gia đình tự nhiên... [nhưng] nếu việc xã hội hóa diễn biến bình thường, nó sẽ làm điều đó khi lớn lên, với lòng biết ơn. Với phép rửa trẻ sơ sinh, người ta nhấn mạnh rằng đức tin trong đó chúng ta chịu phép rửa là đức tin của Giáo Hội, việc chúng ta lớn lên trong đức tin diễn ra nhờ việc được lồng vào cái "chúng tôi" của cộng đồng... Dịp này, cha mẹ hành động như các đại diện của Giáo Hội; chính Giáo Hội đón nhận các trẻ em này vào lòng mình. Vì thế, phép rửa trẻ em được biện minh do trách nhiệm giáo dục trong đức tin được cha mẹ và ông bà cam kết, song song với trách nhiệm giáo dục chúng trong các phạm vi khác của cuộc sống (số 91).
Vấn đề ở đây là trên thực tế có quá nhiều người lớn mang con đến rửa tội chỉ là để đánh dấu một biến cố đáng mừng vui trong đời, mà không hề có đủ đức tin để sống thực trách nhiệm họ đảm nhận.
Vấn đề quan tâm của ba vị giáo hoàng gần đây nhất
Tiến sĩ Mirus không trưng dẫn đoạn nào của văn kiện để giải đáp trường hợp trên. Tuy nhiên, ông chú ý nhiều hơn đến việc văn kiện này nói về mối tương quan giữa đức tin và bí tích hôn phối. Đây là phần dài nhất của văn kiện, đề cập đến khía cạnh phức tạp nhất của mối tương quan, tức tính thành hiệu của bí tích này trong thời kỳ có quá nhiều người tìm cách tuyên bố hôn nhân vô hiệu: nhân tố nào, nếu thiếu, sẽ vô hiệu hóa cuộc hôn nhân đã cử hành, tức cuộc hôn nhân đã cử hành được tuyên bố là vô hiệu.
Một cách cụ thể, văn kiện đề cập tới cuộc hôn nhân của các “người đã rửa tội nhưng không còn tin nữa”, những người mà Cha Weinandy gọi là Công Giáo của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh (xuân thu nhị kỳ). Đây là vấn đề từng làm bận tâm ba vị giáo hoàng liên tiếp: Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Đương Kim Phanxicô.
Thực vậy, Đức Gioan Phaolô II dạy rằng nội tại cuộc hôn nhân trong Giáo Hội vốn có đặc tính của một thực tại siêu nhiên mà Kitô hữu nhất thiết thuộc về, không cần tham chiếu ý thức của họ về nó. Như thế, xem ra không có cơ sở nào trong việc lấy việc thiếu đức tin để tuyên bố một cuộc hôn nhân vô hiệu, và dù sao, một việc thiếu như thế cũng rất khó có thể chứng minh. Trong một bài diễn từ với Tòa Tối Cao Rôma năm 2003, ngài cho hay: Giáo Hội không khước từ cử hành cuộc hôn nhân cho những người có thiên hướng tốt chỉ vì họ “được chuẩn bị không đầy đủ theo quan điểm siêu nhiên, miễn là họ có ý hướng đúng trong việc kết hôn phù hợp với thực tại tự nhiên của hôn nhân”.
Ngài nói thêm : “Thực vậy, bên cạnh cuộc hôn nhân tự nhiên, người ta không thể mô tả một mô hình hôn nhân Kitô giáo khác, với các đòi hỏi siêu nhiên chuyên biệt”. Ngài còn nhấn mạnh rằng đòi hỏi đức tin nơi cô dâu chú rể tương lai như một đòi hỏi tối thiểu là trái với thánh truyền.
Trong khi đó, lúc còn đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Ratzinger (tức Đức Bênêđíctô XVI sau này) đã tìm cách làm sáng tỏ việc có phải mọi cuộc hôn nhân giữa 2 người đã chịu phép rửa tự động (ipso facto) là một cuộc hôn nhân bí tích hay không, và liệu “việc thiếu đức tin” làm cho cuộc hôn nhân chưa hiện hữu hay không. Khi làm Giáo Hoàng, ngài kết luận rằng đức tin bản thân không bị đòi hỏi như điều kiện tối thiều cần thiết. Đòi hỏi duy nhất là “ý định làm điều Giáo Hội làm”. Tuy nhiên, vấn đề vẫn làm ngài suy nghĩ rất nhiều và ngài thấy cần phải nghiên cứu nó nhiều hơn nữa.
Đức Phanxicô cũng nhiều lần nhắc đến khó khăn này và đã đưa ra lời kêu gọi phải nghiên cứu thêm trong 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình. Tuy nhiên, với thời gian, ngài nói rõ với Tòa Tối Cao Rôma: “yếu tố chủ chốt trong ưng thuận kết hôn không phải là phẩm chất đức tin của người ta” mà đúng hơn, tính thành hiệu của bí tích, theo chiều hướng này, chỉ có thể bị xâm hại “trên bình diện tự nhiên”. Thành thử “thiếu việc đào tạo về đức tin và sai lầm liên quan đến tính độc nhất, tính bất khả tiêu và tính bí tích của hôn nhân chỉ làm vô hiệu sự ưng thuận kết hôn nếu chúng ảnh hưởng đến ý chí người ta”.
Tất cả các điều trên được bàn chi tiết trong tiết 4.2 của bản văn, tức các số 143-182. Điều tiết này muốn nói là: vấn đề liên quan tới án vô hiệu không phải là phẩm chất đức tin của người ta, mà là cái hiểu và cam kết (ý chí) không siêu nhiên đối với ý nghĩa chân thực tự nhiên của hôn nhân nhân bản; hôn nhân này chính là thực tại mà bí tích được ban cho để ban ơn thánh và thăng hoa.
Điều đó trở nên sắc cạnh trong một nền văn hóa bất phân phái tính, quan niệm ra đủ thứ “hôn nhân” với đủ lối sống và thời gian kéo dài, một nền văn hóa đánh mất hết ý thức về bản chất nội tại của hôn nhân nhân bản như đã được ban cho chúng ta trong chính bản nhiên của nó.
Tóm lại, các cơ sở để tuyên bố hôn nhân vô hiệu chỉ có nếu một hay cả hai không hiểu hôn nhân là gì và do đó không cam kết trên bình diện nhân bản, một điều, lẽ dĩ nhiên, rất thông thường trong thời đại ta. Trí khôn con người ra tối tăm và ý chí của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nền văn hóa đến nỗi họ không muốn bước vào cuộc hôn nhân như nó được hiểu về mặt tự nhiên, điều này có thể là cơ sở để tuyên bố vô hiệu. Hơn nữa, đây là điều có thể thiết lập được qua cuộc điều tra nhân bản, không giống như “phẩm chất” đức tin của người ta, một điều xét cho cùng dấu kín, thiêng liêng và nội thẳm, trong mối tương quan với Thiên Chúa.
Nói tóm lại, theo Tiến sĩ Mirus, dù Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không có kết luận nào về việc đức tin của người ta có thể tạo nên cơ sở để tuyên bố vô hiệu, nhưng Ủy ban có đề nghị: Giáo Hội nên “bác bỏ bí tích hôn nhân cho những người yêu cầu nó dưới các điều kiện này” (số 181). Các điều kiện này, như việc thiếu khả năng hay việc từ khước cam kết đối với cái hiểu đúng đắn về hôn nhân, có thể và phải được xác định thấu đáo trước việc cử hành bí tích.
Khía cạnh nhập thể đối thoại của bí tích
Christopher Wells của Vatican News thì đọc thấy khía cạnh nhập thể, hay khía cạnh đối thoại (dialogical) của bí tích trong Văn Kiện: nghĩa là, trong kế hoạch cứu rỗi của Người, Thiên Chúa đưa ra sáng kiến, nhưng con người cũng phải đáp ứng sáng kiến ấy. Ở đây của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế có ý tránh cả quan niệm “mây khói” về đức tin muốn tách biệt nó khỏi các bí tích lẫn quan niệm coi bí tích tách biệt khỏi đức tin.
Về bí tích hôn nhân, theo Wells, văn kiện đề xuất luận đề cho rằng việc hoàn toàn không có đức tin bản thân làm cho tính thành hiệu của hôn nhân bí tích thành đáng hoài nghi nếu thiếu cái hiểu đúng đắn về bản chất của hôn nhân nhân bản. Nghĩa là việc thiếu sự hiểu biết này có thể xâm hại ý định tối thiểu muốn ký kết một cuộc hôn nhân tự nhiên, trong trường hợp này, bí tích cũng có thể đã không diễn ra.
Với luận đề trên, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn tránh các sai lạc của “chủ nghĩa tự động bí tích” (sacramental automatism) coi thường đức tin bản thân; và chủ nghĩa ưu tuyển (elitism) có những đòi hỏi quá trớn đối với mức độ đức tin cần thiết cho việc lãnh nhận bí tích một cách thành hiệu.
Cindy Wooden của tạp chí Crux lưu ý đến tính “hỗ tương”, cho rằng tính hỗ tương này có ý nói đến việc giáo huấn Công Giáo dạy rằng người ta phải có một mức độ đức tin nào đó mới có thể lãnh nhận hữu hiệu các bí tích, nhưng các bí tích cũng củng cố và làm phong phú đức tin.
Cần quan tâm hơn đến việc giáo dục người Công Giáo về bí tích và đức tin
Cô cũng cho rằng mặc dù Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không cho rằng họ hoàn toàn giải quyết vấn đề thành hiệu của hôn nhân bí tích khi thiếu đức tin, nhưng họ nhấn mạnh rằng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục người Công Giáo về ý nghĩa của đức tin, ý nghĩa bí tích và ý nghĩa của hôn nhân.
Cindy cũng lưu ý tới điều Ủy Ban Thần Học Quốc Tế nhấn mạnh “các bí tích luôn được cử hành trong đức tin của Giáo Hội vì chúng được trao phó cho Giáo Hội. Trong mọi và mỗi bí tích, đức tin của Giáo Hội đi trước đức tin của các tín hữu cá thể”.
Vì đức tin của Giáo Hội hoạt động trong các bí tích, nên Giáo Hội chủ trương rằng “đức tin bản thân của các bên ký kết không tạo nên tính bí tích của hôn phối”. Nhưng, đồng thời, “việc thiếu đức tin bản thân có thể xâm hại tính thành hiệu của bí tích”.
Đó là vấn đề liên quan tới các cuộc hôn nhân của những người tuy đã chịu phép rửa nhưng không còn tin nữa như trên đã nói. Họ thuộc hai loại: những người chịu phép rửa lúc còn thơ, nhưng sau đó không thực hành bất cứ hành vi đức tin bản thân nào, và những người chịu phép rửa nhưng cố ý bác bỏ đức tin một cách minh nhiên và không còn coi mình là Công Giáo hay Kitô hữu nữa.
Một cách cụ thể, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế kết luận rằng các linh mục không nên chấp nhận lời yêu cầu làm đám cưới trong nhà thờ do những người đã chịu phép rửa nhưng không còn tin nào minh nhiên bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu và mục đích của hôn nhân.
Trong buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha nói: Yêu thế giới kẻ đang bách hại chúng ta
Thanh Quảng sdb
07:06 29/04/2020
Trong buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha nói: Yêu thế giới kẻ đang bách hại chúng ta
Trong buổi triều yết chung vào hôm thứ Tư 29/4/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận loạt bài giáo lý về các Mối Phúc Thật, và ĐTC tập trung vào mối phúc cuối cùng, đó là phúc những ai bị bách hại vì sự công chính, vì nước trời là của họ.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Một hành trình thống nhất
Đức Thánh Cha lưu ý rằng cái phúc đầu tiên được Chúa hứa cũng như cái phúc cuối cùng này đều có một đích điểm giống nhau là phần thưởng Nước Trời. Vì vậy, chúng ta hiểu được rằng kết cục của cuộc hành trình là Chúa Kitô! Con đường của các mối phúc thật là một cuộc hành trình từ cuộc khổ nạn, kinh qua cái chết để tiến tới Phục sinh quang vinh với Chúa Kitô… Đây là một cuộc sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Tuy nhiên, con đường hành trình này, thế gian không chấp nhận, vì thế gian có những thần tượng của nó và đây là điều hiển nhiên và ưu tiên của nó. Cuộc sống của con người được bao bọc bởi những hào nhoáng tội lỗi, thế gian kéo chúng ta rời xa các giá trị Tin mừng, là sự nghèo khó, sự hiền lành, sự thuần khiết, và thế gian huyênh hoang tuyên bố rằng lối sống theo Tin Mừng là một sai lầm!
Thảm cảnh khủng bố
Vì vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, khi thế giới thấy người Kitô sống theo các mối phúc của Chúa đặt ra thì họ rất khó chịu! Thế gian đòi hỏi ta phải chọn lựa: hoặc sống theo các mối phúc và nên trọn lành; hoặc từ chối lối sống đó, đóng lòng lại, biến con tim thành chai đá, thậm chí còn phản loạn và nổi giận.
Điều này dẫn tới một cuộc đàn áp, Đức Thánh Cha tiếp, nó dẫn tới một cuộc thảm sát những ai không thỏa hiệp với những giá trị của trần thế!
Nhưng Đức Thánh Cha nói: Những ai biết từ chối những cạm bẫy của thế gian vì Chúa Kitô, thì thật là hạnh phúc và may mắn, vì họ tìm được một cái gì đó có giá trị siêu việt hơn mọi sự thuộc trần thế này!
Cuộc đàn áp hiện đại dành cho các Kitô hữu
Đức Thánh Cha một lần nữa lưu ý rằng nhiều nỗi đau khổ, đàn áp bắt bớ các Kitô hữu, xảy ra trong thời này còn dữ dằn hơn ở những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo.
Đức Thánh Cha tiếp: chúng ta phải hy vọng và cầu nguyện cho cơn đại dịch sớm được chấm dứt và Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu hãy hiệp thông với các anh chị em tín hữu đang bị bắt bớ, họ cũng là các chi thể đang rướm máu của Thân thể huyền nhiệm Chúa Kitô, đó là Giáo hội.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chúng ta rằng mối phúc thật cuối cùng không đưa dẫn chúng ta đến thái độ tự thương hại hay tâm lý coi mình là nạn nhân! Khi Kitô hữu bị người khác khinh khi, không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bắt bớ. Đôi khi chính vì những thiếu xót của chúng ta, đã làm sứt mẻ diện mạo trong sáng của Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra một ví dụ điển hình như Thánh Phaolô, ông nghĩ ông là người công chính khi ngăn cản bắt bớ những người rao giảng về Chúa Kitô, để bảo toàn lề luật Do Thái! Nhưng trên thực tế ông đang là một kẻ bắt bớ Chúa! Chỉ sau khi thánh nhân nhận chân ra được sự thật đó, Ngài mới thay đổi và trở thành một người yêu mến và hăng say rao giảng Chúa Kitô, dẫu ông có bị bắt bớ, bách hại, cầm tù và chịu nhiều đau khổ vì Chúa...
Được nên giống Chúa Kitô bị đóng đinh
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: được đối diện với sự loại trừ và bắt bớ vì Chúa là một hồng ân, vì nó làm cho cuộc sống chúng ta nên giống cuộc sống của Chúa Kitô, vì phần rỗi của chúng ta mà chúng ta bị khinh miệt và bị thế gian từ khước loại trừ!
Chấp nhận tinh thần của Chúa Kitô trong cuộc sống, dẫn chúng ta đến một lòng say mến dành cho thế giới, thậm chí chúng ta dám hiến dâng cuộc sống của chúng ta, mà phục vụ nó. Điều này, theo lời của Đức Thánh Cha Phanxicô là một sự dấn thân vì Nước Trời, đây là một niềm vui lớn và là niềm hạnh phúc đích thực.
Câu chuyện hy vọng
Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích mọi người hãy hướng lòng chúng ta về những người nghèo túng trong thời điểm đặc biệt này.
Đức Thánh Cha nói những người túng nghèo đang giúp chúng ta nhận thức được rằng mục đích của mọi thực tại đang xảy ra cho chúng ta và những thảm cảnh có ý nghĩa gì? Chắc hẳn, theo lời của Đức Thánh Cha Phanxicô không gì khác hơn là hạnh phúc Nước Trời, đó là niềm vui lớn nhất và là niềm hạnh phúc đích thực của cuộc đời chúng ta.
Trong buổi triều yết chung vào hôm thứ Tư 29/4/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận loạt bài giáo lý về các Mối Phúc Thật, và ĐTC tập trung vào mối phúc cuối cùng, đó là phúc những ai bị bách hại vì sự công chính, vì nước trời là của họ.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Một hành trình thống nhất
Đức Thánh Cha lưu ý rằng cái phúc đầu tiên được Chúa hứa cũng như cái phúc cuối cùng này đều có một đích điểm giống nhau là phần thưởng Nước Trời. Vì vậy, chúng ta hiểu được rằng kết cục của cuộc hành trình là Chúa Kitô! Con đường của các mối phúc thật là một cuộc hành trình từ cuộc khổ nạn, kinh qua cái chết để tiến tới Phục sinh quang vinh với Chúa Kitô… Đây là một cuộc sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Tuy nhiên, con đường hành trình này, thế gian không chấp nhận, vì thế gian có những thần tượng của nó và đây là điều hiển nhiên và ưu tiên của nó. Cuộc sống của con người được bao bọc bởi những hào nhoáng tội lỗi, thế gian kéo chúng ta rời xa các giá trị Tin mừng, là sự nghèo khó, sự hiền lành, sự thuần khiết, và thế gian huyênh hoang tuyên bố rằng lối sống theo Tin Mừng là một sai lầm!
Thảm cảnh khủng bố
Vì vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, khi thế giới thấy người Kitô sống theo các mối phúc của Chúa đặt ra thì họ rất khó chịu! Thế gian đòi hỏi ta phải chọn lựa: hoặc sống theo các mối phúc và nên trọn lành; hoặc từ chối lối sống đó, đóng lòng lại, biến con tim thành chai đá, thậm chí còn phản loạn và nổi giận.
Điều này dẫn tới một cuộc đàn áp, Đức Thánh Cha tiếp, nó dẫn tới một cuộc thảm sát những ai không thỏa hiệp với những giá trị của trần thế!
Nhưng Đức Thánh Cha nói: Những ai biết từ chối những cạm bẫy của thế gian vì Chúa Kitô, thì thật là hạnh phúc và may mắn, vì họ tìm được một cái gì đó có giá trị siêu việt hơn mọi sự thuộc trần thế này!
Cuộc đàn áp hiện đại dành cho các Kitô hữu
Đức Thánh Cha một lần nữa lưu ý rằng nhiều nỗi đau khổ, đàn áp bắt bớ các Kitô hữu, xảy ra trong thời này còn dữ dằn hơn ở những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo.
Đức Thánh Cha tiếp: chúng ta phải hy vọng và cầu nguyện cho cơn đại dịch sớm được chấm dứt và Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu hãy hiệp thông với các anh chị em tín hữu đang bị bắt bớ, họ cũng là các chi thể đang rướm máu của Thân thể huyền nhiệm Chúa Kitô, đó là Giáo hội.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chúng ta rằng mối phúc thật cuối cùng không đưa dẫn chúng ta đến thái độ tự thương hại hay tâm lý coi mình là nạn nhân! Khi Kitô hữu bị người khác khinh khi, không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bắt bớ. Đôi khi chính vì những thiếu xót của chúng ta, đã làm sứt mẻ diện mạo trong sáng của Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra một ví dụ điển hình như Thánh Phaolô, ông nghĩ ông là người công chính khi ngăn cản bắt bớ những người rao giảng về Chúa Kitô, để bảo toàn lề luật Do Thái! Nhưng trên thực tế ông đang là một kẻ bắt bớ Chúa! Chỉ sau khi thánh nhân nhận chân ra được sự thật đó, Ngài mới thay đổi và trở thành một người yêu mến và hăng say rao giảng Chúa Kitô, dẫu ông có bị bắt bớ, bách hại, cầm tù và chịu nhiều đau khổ vì Chúa...
Được nên giống Chúa Kitô bị đóng đinh
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: được đối diện với sự loại trừ và bắt bớ vì Chúa là một hồng ân, vì nó làm cho cuộc sống chúng ta nên giống cuộc sống của Chúa Kitô, vì phần rỗi của chúng ta mà chúng ta bị khinh miệt và bị thế gian từ khước loại trừ!
Chấp nhận tinh thần của Chúa Kitô trong cuộc sống, dẫn chúng ta đến một lòng say mến dành cho thế giới, thậm chí chúng ta dám hiến dâng cuộc sống của chúng ta, mà phục vụ nó. Điều này, theo lời của Đức Thánh Cha Phanxicô là một sự dấn thân vì Nước Trời, đây là một niềm vui lớn và là niềm hạnh phúc đích thực.
Câu chuyện hy vọng
Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích mọi người hãy hướng lòng chúng ta về những người nghèo túng trong thời điểm đặc biệt này.
Đức Thánh Cha nói những người túng nghèo đang giúp chúng ta nhận thức được rằng mục đích của mọi thực tại đang xảy ra cho chúng ta và những thảm cảnh có ý nghĩa gì? Chắc hẳn, theo lời của Đức Thánh Cha Phanxicô không gì khác hơn là hạnh phúc Nước Trời, đó là niềm vui lớn nhất và là niềm hạnh phúc đích thực của cuộc đời chúng ta.
Covid-19: Các Giám Mục Á Châu kêu gọi một cuộc đình chiến toàn cầu
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
09:04 29/04/2020
Covid-19: Các Giám Mục Á Châu kêu gọi một cuộc đình chiến toàn cầu. Sứ điệp được Đức Hồng Y Charles Maung Bo ấn ký.
Trong một sứ điêp gửi cho hãng tin Fides, các Giám Mục Á Châu kêu gọi một cuộc đình chiến toàn cầu khi thế giới đang phải đương đầu với trận đai dịch Covid-19 đe dọa: Nếu các cuộc chiến không ngưng tiếng súng, nỗi đau thương của số đông dân chúng sẽ còn kéo dài trên toàn thế giới và vết thương sẽ khó mà được chữa lành !
Sứ điệp trên đây đã được Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục thủ đô Yangon và chủ tịch Hội Đồng Các Giám Mục Châu Á (FABC) ấn ký lên tiếng đòi hỏi « chấm dứt mọi thù nghịch trên toàn thế giới »
Đức Hồng Y quả quyết : « Sự thịnh nộ của siêu trùng độc chứng minh cho thấy sự điên cuồng của chiến tranh », khi trích dẫn lời của Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi « ngưng mọi cuộc chiến tranh vũ khí » hầu có thể « tập trung vào cuộc chiến đấu một mất một còn để cứu vớt sự sống »
Khi nhắc đến Miến Điện, ĐHY khẳng định rằng: « Đây không phải là lúc tăng cường cuộc chiến, mà là để chấm dứt cơn bệnh chiến tranh tàn phá thế giới của chúng ta »
Chủ tịch Hội Đồng Các Giám Mục Châu Á kêu gọi cùng nhau hành động cách cụ thể để trợ giúp cơn đại dịch : « Toàn địa cầu đang trong cơn nguy biến. Hậu quả của trận đại dịch quả thực khủng khiếp đe dọa sức khỏe công chúng và cuộc sống xã hội cũng như kinh tế…Đây là lúc để đưa ra một quyết định nhanh chóng với hành động khôn ngoan và mạch lạc nhắm đến tương lai »
Sứ điêp nhắc nhớ rằng : « các cuộc hành binh quân sự vẫn tiếp tục leo thang từ mọi phía đang đi ngược với các sáng kiến đã được soi dẫn. Nhiều thường dân rơi vào nguy hiểm ngay cả trong các cuộc dội bom có thể chỉ nhắm các mục đích quân sự. Kinh tế hoàn toàn tùy thuộc vào những căng thẳng trầm trọng và các điểm lây nhiễm dịch bệnh trong các trại tỵ nạn đe dọa nghiêm trọng cả các dân cư trong vùng »
Sứ điệp các giám mục khen ngợi các quốc gia đã tích cực đáp ứng lời kêu gọi ngưng bắn như Cameroun, Phi Luật Tân, Yémen và Syrie, vì chính phủ các nước này đã ra lệnh cho tất cả các nhóm vũ trang cùng hạ khí giới xuống.
(Nguồn : https://fr.zenit.org/articles/covid-19-les-eveques-dasie-demandent-un-cessez-le-feu-mondial/)
Trong một sứ điêp gửi cho hãng tin Fides, các Giám Mục Á Châu kêu gọi một cuộc đình chiến toàn cầu khi thế giới đang phải đương đầu với trận đai dịch Covid-19 đe dọa: Nếu các cuộc chiến không ngưng tiếng súng, nỗi đau thương của số đông dân chúng sẽ còn kéo dài trên toàn thế giới và vết thương sẽ khó mà được chữa lành !
Sứ điệp trên đây đã được Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục thủ đô Yangon và chủ tịch Hội Đồng Các Giám Mục Châu Á (FABC) ấn ký lên tiếng đòi hỏi « chấm dứt mọi thù nghịch trên toàn thế giới »
Đức Hồng Y quả quyết : « Sự thịnh nộ của siêu trùng độc chứng minh cho thấy sự điên cuồng của chiến tranh », khi trích dẫn lời của Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi « ngưng mọi cuộc chiến tranh vũ khí » hầu có thể « tập trung vào cuộc chiến đấu một mất một còn để cứu vớt sự sống »
Khi nhắc đến Miến Điện, ĐHY khẳng định rằng: « Đây không phải là lúc tăng cường cuộc chiến, mà là để chấm dứt cơn bệnh chiến tranh tàn phá thế giới của chúng ta »
Chủ tịch Hội Đồng Các Giám Mục Châu Á kêu gọi cùng nhau hành động cách cụ thể để trợ giúp cơn đại dịch : « Toàn địa cầu đang trong cơn nguy biến. Hậu quả của trận đại dịch quả thực khủng khiếp đe dọa sức khỏe công chúng và cuộc sống xã hội cũng như kinh tế…Đây là lúc để đưa ra một quyết định nhanh chóng với hành động khôn ngoan và mạch lạc nhắm đến tương lai »
Sứ điêp nhắc nhớ rằng : « các cuộc hành binh quân sự vẫn tiếp tục leo thang từ mọi phía đang đi ngược với các sáng kiến đã được soi dẫn. Nhiều thường dân rơi vào nguy hiểm ngay cả trong các cuộc dội bom có thể chỉ nhắm các mục đích quân sự. Kinh tế hoàn toàn tùy thuộc vào những căng thẳng trầm trọng và các điểm lây nhiễm dịch bệnh trong các trại tỵ nạn đe dọa nghiêm trọng cả các dân cư trong vùng »
Sứ điệp các giám mục khen ngợi các quốc gia đã tích cực đáp ứng lời kêu gọi ngưng bắn như Cameroun, Phi Luật Tân, Yémen và Syrie, vì chính phủ các nước này đã ra lệnh cho tất cả các nhóm vũ trang cùng hạ khí giới xuống.
(Nguồn : https://fr.zenit.org/articles/covid-19-les-eveques-dasie-demandent-un-cessez-le-feu-mondial/)
Kết qua thử nghiệm thuốc Remdesivir chửa trị bênh Coronavirus
Nguyễn Long Thao
11:15 29/04/2020
Công ty dược phẩm Gilead hôm thứ Tư 29 tháng 4 laon tin kết quả thử nghiệm sơ khởi của loại thuốc Remdesivir để chữa bệnh coronavirus cho thấy đã có kết quả khả quan. Ít nhất 50% bệnh nhân được điều trị với liều thuốc remdesivir trong năm ngày có kết quả sức khoẻ của họ được cải thiện và hơn một nửa được xuất viện trong vòng hai tuần.
Cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc Remdesivir công bố kết quả liên quan đến 397 bệnh nhân mắc Covid-19 nặng. Về cuộc thử nghiệm, người ta chia bệnh nhân làm hai nhóm. Một nhóm được điều trị với thuốc Remdesivir trong năm ngày. Nhóm kia được thử nghiệm trong 10 ngày. Kế quả cho thấy 50% bệnh nhân của cả hai nhóm đều được khỏi bệnh, được xuất viện trong 14 ngày
Tuy nhiên cuộc nghiên cứu lại không lượng giá kết quả của một nhóm bệnh nhân khác không được chữa trị bằng thuốc Remdesivir
Trước tin thuốc Remdesivir có thể chứa trị bệnh Coronavirus,cổ phiếu của Gilead đã tăng 6,5% trong giao dịch giữa trưa. Và cổ phiếu trên toàn thế giới từ Âu sang Á đã tăng mạnh trong ngày hôm nay.
Nguễn Long Thao
.
Cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc Remdesivir công bố kết quả liên quan đến 397 bệnh nhân mắc Covid-19 nặng. Về cuộc thử nghiệm, người ta chia bệnh nhân làm hai nhóm. Một nhóm được điều trị với thuốc Remdesivir trong năm ngày. Nhóm kia được thử nghiệm trong 10 ngày. Kế quả cho thấy 50% bệnh nhân của cả hai nhóm đều được khỏi bệnh, được xuất viện trong 14 ngày
Tuy nhiên cuộc nghiên cứu lại không lượng giá kết quả của một nhóm bệnh nhân khác không được chữa trị bằng thuốc Remdesivir
Trước tin thuốc Remdesivir có thể chứa trị bệnh Coronavirus,cổ phiếu của Gilead đã tăng 6,5% trong giao dịch giữa trưa. Và cổ phiếu trên toàn thế giới từ Âu sang Á đã tăng mạnh trong ngày hôm nay.
Nguễn Long Thao
.
Tây Ban Nha – Châu Âu Chúa Giê-su đang sống và Ngài mong muốn các bạn sống - Ngày ơn Thiên Triệu - mùng 3 tháng 5
Thanh Quảng sdb
20:31 29/04/2020
Tây Ban Nha – Châu Âu "Chúa Giê-su đang sống và Ngài mong muốn các bạn sống" - Ngày ơn Thiên Triệu - mùng 3 tháng 5
Madrid (Agenzia Fides) - Chúa Nhật ngày 3 tháng 5, Chúa Nhật thứ 4 Lễ Phục sinh, được gọi là Chúa Nhật Chúa chiên nhân lành, như Tin mừng Phúc âm đề cập đến trong Thánh lễ, Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu hay ơn kêu gọi thế giới. Ở Tây Ban Nha, ngày này mời gọi mọi Kitô hữu hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu trì trên thế giới.
Trong bức thư gửi của ông Giám đốc Hội truyền giáo Giáo hoàng của Tây Ban Nha gửi cho Thông tấn xã Fides cho hay "Ngày nay chúng ta đang chứng kiến vai trò quan trọng mà các linh mục, cũng như tu sĩ đang dấn thân cứu giúp các nạn nhân của trận đại dịch bất thường này... Vì vậy, chúng ta cần phải cầu nguyện hầu có nhiều người trẻ noi gương họ và đáp lại tiếng Chúa ".
Ngày cầu nguyện cho ơn gọi toàn cầu này được phối hợp bởi bốn tổ chức trong Giáo hội như: Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha (CEE), Hiệp Hội Tu sĩ Tây Ban Nha (CONrel), Hội nghị các Tu sĩ đời Tây Ban Nha (CEDIS) và Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS). Phương châm của năm nay là "Chúa Giêsu đang sống và mong muốn các bạn sống".
Ngoài việc cầu nguyện cho ơn gọi, Ngày này cũng mời gọi chúng ta cầu nguyện cho nhiều người trẻ đáp lại tiếng Chúa mời gọi, dấn thân theo Chúa trở thành các vị mục tử...
Do đó, Giáo hội Tây Ban Nha mời gọi tất cả hãy cầu nguyện cho các ứng viên nắm giữ được ngọn lửa Tin Mừng, hầu ra đi rao giảng cho mọi quốc gia và mọi văn hóa, đồng thời đóng góp tài chính, để không một ứng viên thiên triệu nào thiếu thốn phương tiện để thực thi ơn gọi của mình. (Agenzia Fides, 29/4/2020)
Madrid (Agenzia Fides) - Chúa Nhật ngày 3 tháng 5, Chúa Nhật thứ 4 Lễ Phục sinh, được gọi là Chúa Nhật Chúa chiên nhân lành, như Tin mừng Phúc âm đề cập đến trong Thánh lễ, Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu hay ơn kêu gọi thế giới. Ở Tây Ban Nha, ngày này mời gọi mọi Kitô hữu hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu trì trên thế giới.
Trong bức thư gửi của ông Giám đốc Hội truyền giáo Giáo hoàng của Tây Ban Nha gửi cho Thông tấn xã Fides cho hay "Ngày nay chúng ta đang chứng kiến vai trò quan trọng mà các linh mục, cũng như tu sĩ đang dấn thân cứu giúp các nạn nhân của trận đại dịch bất thường này... Vì vậy, chúng ta cần phải cầu nguyện hầu có nhiều người trẻ noi gương họ và đáp lại tiếng Chúa ".
Ngày cầu nguyện cho ơn gọi toàn cầu này được phối hợp bởi bốn tổ chức trong Giáo hội như: Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha (CEE), Hiệp Hội Tu sĩ Tây Ban Nha (CONrel), Hội nghị các Tu sĩ đời Tây Ban Nha (CEDIS) và Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS). Phương châm của năm nay là "Chúa Giêsu đang sống và mong muốn các bạn sống".
Ngoài việc cầu nguyện cho ơn gọi, Ngày này cũng mời gọi chúng ta cầu nguyện cho nhiều người trẻ đáp lại tiếng Chúa mời gọi, dấn thân theo Chúa trở thành các vị mục tử...
Do đó, Giáo hội Tây Ban Nha mời gọi tất cả hãy cầu nguyện cho các ứng viên nắm giữ được ngọn lửa Tin Mừng, hầu ra đi rao giảng cho mọi quốc gia và mọi văn hóa, đồng thời đóng góp tài chính, để không một ứng viên thiên triệu nào thiếu thốn phương tiện để thực thi ơn gọi của mình. (Agenzia Fides, 29/4/2020)
Sách Nghi Thức Thánh Hiến Hoa Kỳ cho Trái Tim Đức Mẹ 1 tháng Năm bằng tiếng Việt
J.B. Đặng Minh An dịch
21:49 29/04/2020
Download sách Nghi Thức Thánh Hiến Hoa Kỳ cho Trái Tim Đức Mẹ bằng tiếng Việt
Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ chủ sự một phụng vụ long trọng thánh hiến Hoa Kỳ cho Trái Tim Đức Mẹ vào ngày Thứ Sáu mùng 1 tháng Năm lúc 3g chiều giờ Miền Đông Hoa Kỳ.
Nhân dịp này Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ biên soạn một tập sách trước hết để các tín hữu có thể theo dõi nghi thức thánh hiến diễn ra vào ngày 1 tháng Năm.
Thêm vào đó, các Giám Mục Hoa Kỳ đã biên soạn công phu để tập sách này có thể được dùng bởi các Giám Mục để thánh hiến cho Đức Mẹ giáo phận của mình, các cha sở có thể dùng để thánh hiến giáo xứ của mình, các gia đình có thể dùng để thánh hiến gia đình mình và ngay cả các cá nhân cũng có thể dùng để thánh hiến chính bản thân mình. Chỉ cần đọc phần thích hợp dành cho mình.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ mời các giám mục tham gia từ các giáo phận tương ứng của các ngài và yêu cầu các ngài mở rộng lời mời tham gia này đến các tín hữu trong giáo phận của mình. Một hướng dẫn phụng vụ sẽ có sẵn để hỗ trợ các tín hữu có thể tham gia bằng cách truy cập các phương tiện truyền thông xã hội của USCCB, bao gồm Facebook, Twitter và Instagram.
Quý vị và anh chị em có thể download sách Nghi Thức Thánh Hiến Hoa Kỳ cho Trái Tim Đức Mẹ bằng tiếng Việt ở đây.
Source:USCCBU.S. and Canadian Catholic Bishops to Seek Intercession of Mary, Mother of the Church, for Strength in Struggle Against COVID-19
Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ chủ sự một phụng vụ long trọng thánh hiến Hoa Kỳ cho Trái Tim Đức Mẹ vào ngày Thứ Sáu mùng 1 tháng Năm lúc 3g chiều giờ Miền Đông Hoa Kỳ.
Nhân dịp này Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ biên soạn một tập sách trước hết để các tín hữu có thể theo dõi nghi thức thánh hiến diễn ra vào ngày 1 tháng Năm.
Thêm vào đó, các Giám Mục Hoa Kỳ đã biên soạn công phu để tập sách này có thể được dùng bởi các Giám Mục để thánh hiến cho Đức Mẹ giáo phận của mình, các cha sở có thể dùng để thánh hiến giáo xứ của mình, các gia đình có thể dùng để thánh hiến gia đình mình và ngay cả các cá nhân cũng có thể dùng để thánh hiến chính bản thân mình. Chỉ cần đọc phần thích hợp dành cho mình.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ mời các giám mục tham gia từ các giáo phận tương ứng của các ngài và yêu cầu các ngài mở rộng lời mời tham gia này đến các tín hữu trong giáo phận của mình. Một hướng dẫn phụng vụ sẽ có sẵn để hỗ trợ các tín hữu có thể tham gia bằng cách truy cập các phương tiện truyền thông xã hội của USCCB, bao gồm Facebook, Twitter và Instagram.
Quý vị và anh chị em có thể download sách Nghi Thức Thánh Hiến Hoa Kỳ cho Trái Tim Đức Mẹ bằng tiếng Việt ở đây.
Source:USCCB
Nạn thiếu thực phẩm thời đại dịch, cả đến hội bác ái Th.Vincent de Paul cũng bị căng kéo
Trần Mạnh Trác
12:45 29/04/2020
Ông Dave Barringer, Giám đốc toàn quốc cuả Hiệp hội Thánh Vincent de Paul, cho biết các ngân hàng thực phẩm của hội đã chứng kiến nhu cầu tăng lên gấp bốn lần.
Hội Th.Vincent de Paul là một tổ chức Công Giáo quốc tế mà các thành viên lo điều hành các kho chứa thực phẩm, giúp cung cấp nhà ở, và nhiều khi đi đến từng nhà để giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Ông Barringer cho biết: "Điều đang diễn ra trước mắt, đặc biệt bắt đầu từ các khu thiếu vắng sự kinh doanh thực phẩm cho tới các khu Da Đen và nghèo khó, là những nơi khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất".
"Những người đầu tiên bị sa thải thường là những người có đồng lương tối thiểu... công việc mà họ phải có mặt mỗi ngày để được trả tiền. Lương theo giờ chứ không phải lương tháng. Vì vậy, họ nghỉ việc, không thể đến cửa hàng và không có thu nhập," ông nói.
Trong khi vấn đề an ninh lương thực ở quy mô toàn cầu xẩy ra nghiêm trọng nhất là ở vùng cận Sahara bên châu Phi, nhiều khu vực ở Hoa Kỳ như trong nội thành hoặc ở những vùng đất rộng miền tây cũng là sa mạc thực phẩm.
Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, khoảng 11% gia đình Mỹ đã không có an toàn thực phẩm một thời gian trong năm 2018, trong đó 4,3% được liệt kê là “rất thấp” theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Hội Th.Vincent DePaul có khoảng 4.400 chi nhánh trên khắp Hoa Kỳ, chia ra hai loại chính là những chi nhánh liên kết với giáo xứ, được gọi là hội đoàn (conference); và các hội đồng (council) hoạt động trên toàn giáo phận, lớn hơn và có nhiều quan hệ đối tác hơn.
Các hoạt động của một nhóm Th.Vincent de Paul ở cấp hội đoàn thì phụ thuộc vào sự đóng góp cuả giáo dân trong giáo xứ.
"Bởi vì chúng tôi ở ngay trong khu phố... chúng tôi thường là cấp phản hồi đầu tiên cho những người thiếu thốn", Barringer nói.
Ngày nay với các Thánh lễ công cộng bị đình chỉ, hầu hết các hội đoàn đã gặp khó khăn lớn trong việc quyên góp.
Còn các hội đồng, vì có quan hệ đối tác thường xuyên lâu dài với các ngân hàng thực phẩm cuả chinh quyền địa phương hoặc với các hãng tạp hóa, cho nên vẫn có tài nguyên dồi dào, nhưng cũng bắt đầu phải căng kéo (stretched.)
Thông thường, một người đến kho thực phẩm cuả Th.Vincent de Paul, người ấy có cơ hội "lựa chọn" loại thực phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Nhưng với các biện pháp phân ly xã hội được áp dụng trên toàn quốc, các nhà kho đã phải thích nghi.
"Những gì chúng tôi đang thử làm là đóng gói các hộp thực phẩm dựa trên số người cuả một gia đình, hoặc ghi nhận một yêu cầu và giao hàng bên lề đường", Ông Barringer thêm rằng các kho thực phẩm cũng phải đảm bảo rằng những người xếp hàng chờ đợi phải đứng cách nhau sáu feet.
"Một loại tình huống không được tiếp xúc với nhau, mất nhiều công sức, nhưng an toàn," ông nói.
Ước tính có 2,3 triệu gia đình Mỹ, tương đương với 2,2% dân số, sống xa một cửa hàng tạp hóa hơn một dặm, lại không có phương tiện đi lại, theo thống kê cuả bộ thực phẩm USDA, có nghĩa là những người đó phải dựa vào giao thông công cộng hoặc đi bộ.
Trung tâm thành phố St. Louis, là nơi ông Barringer ở, là một trong những khu vực đặc biệt cần sự giúp đỡ, ông nói. Đây là một khu vực đa dạng, về kinh tế và nhân khẩu, với nhiều người thất nghiệp, người nhập cư và những gia đình đông con.
Phòng thực phẩm cuả hội ở khu vực này đang gặp khó khăn vì nhu cầu lớn gấp bốn đến năm lần so với thông thường, ông Barringer nói, mà lại không có thể quyên góp ở giáo xứ một cách bình thường, cho nên hội đồng (cấp giáo phận) St. Louis đã phải chuyển tới các khoản tiền thường được sử dụng cho các việc thăm viếng tại gia.
Cách tốt nhất để giúp hội Th.Vincent de Paul, ông nói, là đóng góp cho một hội đồng hoặc một hội đoàn ở địa phương. Tiền mặt thì tốt hơn là thực phẩm, ông nói, bởi vì nhiều nhóm ở địa phương rất sành sõi trong việc thu mua thực phẩm với giá cả phải chăng nhất ở trong vùng.
"Họ sẽ đưa số tiền đó thẳng đến những nơi có nhu cầu lớn nhất", ông nói.
Ông Barringer kêu gọi cầu nguyện cho những người đau khổ vì mất an ninh lương thực trong đại dịch này.
"Nhiệm vụ chính của hội là đưa mọi người đến gần với Chúa hơn", ông nói.
"Có lẽ đây là cơ hội để cho mọi người nhận ra một cách để tham gia với Giáo hội hoặc tham gia với các tổ chức như chúng tôi, bởi vì nhu cầu thì lúc nào cũng có, dù là có khủng hoảng hay không cũng vậy."
Thông báo của Tòa Thánh về việc dời lại thời gian quyên góp cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
15:33 29/04/2020
Hôm 29 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã ra một thông báo cho biết như sau:
Tính đến tình hình khẩn cấp về sức khỏe hiện nay, Đức Thánh Cha đã truyền rằng, trong năm 2020 này, việc quyên góp cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô, theo truyền thống thường diễn ra xung quanh lễ trọng kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, vào ngày 29 tháng Sáu, được dời trên phạm vi toàn thế giới đến Chúa Nhật XXVII mùa Quanh Năm, ngày 4 tháng Mười, lễ kính Thánh Phanxicô Assisi.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết thêm Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô là quỹ bác ái của Đức Giáo Hoàng được hỗ trợ bởi các cuộc quyên góp hàng năm tại các giáo xứ Công Giáo trên khắp thế giới.
Trong những năm gần đây, các dự án Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô tài trợ bao gồm 500,000 Mỹ Kim để hỗ trợ người di cư từ Guatemala, Honduras và El Salvador mắc kẹt ở Mễ Tây Cơ và 100,000 Euro viện trợ sau trận lũ lụt kinh hoàng ở Iran.
ACI Stampa cho biết chưa có dữ liệu chính thức về số tiền đóng góp được cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô kể từ năm 2013. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy một 78 triệu đô la quyên được vào năm 2012; 28% trong số đó đến từ sự đóng góp của người Công Giáo Hoa Kỳ. Tờ Wall Street Journal cho rằng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô có tổng trị giá 50 triệu euro trong năm 2018.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc họp báo vào ngày 26 tháng 11 năm ngoái rằng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô thường bao gồm các khoản đầu tư, và nói rằng đây là cách sử dụng tài nguyên khôn ngoan hơn là giữ tiền trong một ngăn kéo.
“Nên sử dụng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô trong một năm, hay một năm rưỡi cho đến khi có một đợt quyên góp khác trên toàn thế giới. Và đây là một cách quản lý tốt, nhưng nói thêm rằng Giáo hội phải có đạo đức trong việc sử dụng các quỹ của mình.”
Source:Holy See Press OfficeDichiarazione del Direttore della Sala Stampa della Santa Sede, Matteo Bruni, 29.04.2020
Source:Catholic News AgencyPope Francis postpones Peter’s Pence collection amid pandemic’s economic downturn
Tính đến tình hình khẩn cấp về sức khỏe hiện nay, Đức Thánh Cha đã truyền rằng, trong năm 2020 này, việc quyên góp cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô, theo truyền thống thường diễn ra xung quanh lễ trọng kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, vào ngày 29 tháng Sáu, được dời trên phạm vi toàn thế giới đến Chúa Nhật XXVII mùa Quanh Năm, ngày 4 tháng Mười, lễ kính Thánh Phanxicô Assisi.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết thêm Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô là quỹ bác ái của Đức Giáo Hoàng được hỗ trợ bởi các cuộc quyên góp hàng năm tại các giáo xứ Công Giáo trên khắp thế giới.
Trong những năm gần đây, các dự án Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô tài trợ bao gồm 500,000 Mỹ Kim để hỗ trợ người di cư từ Guatemala, Honduras và El Salvador mắc kẹt ở Mễ Tây Cơ và 100,000 Euro viện trợ sau trận lũ lụt kinh hoàng ở Iran.
ACI Stampa cho biết chưa có dữ liệu chính thức về số tiền đóng góp được cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô kể từ năm 2013. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy một 78 triệu đô la quyên được vào năm 2012; 28% trong số đó đến từ sự đóng góp của người Công Giáo Hoa Kỳ. Tờ Wall Street Journal cho rằng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô có tổng trị giá 50 triệu euro trong năm 2018.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc họp báo vào ngày 26 tháng 11 năm ngoái rằng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô thường bao gồm các khoản đầu tư, và nói rằng đây là cách sử dụng tài nguyên khôn ngoan hơn là giữ tiền trong một ngăn kéo.
“Nên sử dụng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô trong một năm, hay một năm rưỡi cho đến khi có một đợt quyên góp khác trên toàn thế giới. Và đây là một cách quản lý tốt, nhưng nói thêm rằng Giáo hội phải có đạo đức trong việc sử dụng các quỹ của mình.”
Source:Holy See Press Office
Source:Catholic News Agency
Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 của Dòng Hiệp sĩ Malta qua đời ở tuổi 75
Đặng Tự Do
16:03 29/04/2020
Thông cáo báo chí của Dòng Hiệp sĩ Malta đưa ra hôm 29 tháng Tư cho biết sáng sớm cùng ngày, Hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre, Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 của Dòng, đã qua đời tại Rôma, sau một thời gian dài lâm bệnh nặng.
Thông cáo báo chí của Dòng cũng cho biết theo điều 17 của Hiến pháp Dòng Hiệp sĩ Malta, Hiệp sĩ Ruy Gonçalo sẽ là người lãnh đạo Hội cho đến khi bầu vị Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 81.
Trong điện văn được gởi đến Hiệp sĩ Ruy Gonçalo, Đức Thánh Cha viết:
Nhận được tin về sự qua đời của Hiệp Sĩ Tối Cao Dòng Hiệp sĩ Malta, tôi muốn bày tỏ cảm giác của tôi với toàn dòng về vị Hiệp Sĩ Tối Cao như một con người của văn hóa và đức tin. Tôi luôn nhớ đến lòng trung thành toàn vẹn của ông với Chúa Kitô và Tin Mừng, được kết hiệp với sự quảng dại dấn thân với tinh thần phục vụ cho thiện ích của Giáo Hội, cũng như sự tận tụy trước những đau khổ của nhân loại. Tôi hiệp với anh chị em trong nỗi đau này, trong lời cầu nguyện khi phó dâng linh hồn của ông cho Lòng Thương Xót Chúa, xin cho ông được nghỉ yên muôn đời. Tôi xin gởi đến anh và nhà dòng cũng như gia đình tang quyến lời chia buồn và phép lành Tòa Thánh.
Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Giêrusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798). Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Roma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.
Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.
Dòng các Hiệp sĩ Malta đã vướng vào hàng loạt các vụ tai tiếng và chia rẽ trong những năm gần đây.
Ngày 22 tháng 12, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Thủ tướng.
Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, lúc đó là Hiệp Sĩ Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của dòng, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.
Hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre đã được bầu làm Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 của Dòng Hiệp sĩ Malta vào ngày 2 tháng 5, 2018 và hứa sẽ tiếp tục công cuộc cải cách Dòng này bắt đầu từ năm 2017 khi ông được bầu làm nhà lãnh đạo tạm thời.
Giacomo sinh tại Rome vào ngày 9 tháng 12 năm 1944, và theo học khoa khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật của Kitô giáo tại Đại học Rome. Ông dạy tiếng Hy Lạp cổ điển tại Đại học Giáo Hoàng Urbanô của Rôma và là giám đốc thư viện và văn khố của trường đại học.
Giacomo đã là một thành viên Dòng Hiệp sĩ Malta từ năm 1985 và đã thực hiện những lời thề long trọng vào năm 1993.
Source:Vatican NewsSovereign Order of Malta announces death of Grand Master
Thông cáo báo chí của Dòng cũng cho biết theo điều 17 của Hiến pháp Dòng Hiệp sĩ Malta, Hiệp sĩ Ruy Gonçalo sẽ là người lãnh đạo Hội cho đến khi bầu vị Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 81.
Trong điện văn được gởi đến Hiệp sĩ Ruy Gonçalo, Đức Thánh Cha viết:
Nhận được tin về sự qua đời của Hiệp Sĩ Tối Cao Dòng Hiệp sĩ Malta, tôi muốn bày tỏ cảm giác của tôi với toàn dòng về vị Hiệp Sĩ Tối Cao như một con người của văn hóa và đức tin. Tôi luôn nhớ đến lòng trung thành toàn vẹn của ông với Chúa Kitô và Tin Mừng, được kết hiệp với sự quảng dại dấn thân với tinh thần phục vụ cho thiện ích của Giáo Hội, cũng như sự tận tụy trước những đau khổ của nhân loại. Tôi hiệp với anh chị em trong nỗi đau này, trong lời cầu nguyện khi phó dâng linh hồn của ông cho Lòng Thương Xót Chúa, xin cho ông được nghỉ yên muôn đời. Tôi xin gởi đến anh và nhà dòng cũng như gia đình tang quyến lời chia buồn và phép lành Tòa Thánh.
Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Giêrusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798). Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Roma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.
Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.
Dòng các Hiệp sĩ Malta đã vướng vào hàng loạt các vụ tai tiếng và chia rẽ trong những năm gần đây.
Ngày 22 tháng 12, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Thủ tướng.
Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, lúc đó là Hiệp Sĩ Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của dòng, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.
Hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre đã được bầu làm Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 của Dòng Hiệp sĩ Malta vào ngày 2 tháng 5, 2018 và hứa sẽ tiếp tục công cuộc cải cách Dòng này bắt đầu từ năm 2017 khi ông được bầu làm nhà lãnh đạo tạm thời.
Giacomo sinh tại Rome vào ngày 9 tháng 12 năm 1944, và theo học khoa khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật của Kitô giáo tại Đại học Rome. Ông dạy tiếng Hy Lạp cổ điển tại Đại học Giáo Hoàng Urbanô của Rôma và là giám đốc thư viện và văn khố của trường đại học.
Giacomo đã là một thành viên Dòng Hiệp sĩ Malta từ năm 1985 và đã thực hiện những lời thề long trọng vào năm 1993.
Source:Vatican News
Trung Quốc hăm dọa tẩy chay Úc vì đòi điều tra coronavirus
Đặng Tự Do
16:48 29/04/2020
Căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc đang gia tăng. Các quan chức Úc đã phản ứng lại những lồi hăm dọa của Trung Quốc sau khi Úc yêu cầu mở các cuộc điều tra. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. 25% lượng hàng hóa nhập khẩu vào Úc đến từ Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Úc Trình Tĩnh Nghiệp (Cheng Jingye – 程静业) cho biết: “Công chúng Trung Quốc bất mãn, ngao ngán và thất vọng với những gì Úc đang làm hiện nay. Nếu tâm trạng này càng ngày càng xấu đi, mọi người sẽ nghĩ ‘Tại sao chúng ta nên đến với một đất nước không thân thiện với Trung Quốc như vậy? Khách du lịch có thể sẽ nghĩ lại. Điều này tùy thuộc vào quyết định của mọi người. Có lẽ những người bình thường sẽ nói, 'Tại sao chúng ta phải uống rượu vang Úc? Ăn thịt bò Úc?'“.
Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham cho biết cả hai bên đã thảo luận về tình hình này nhưng kết quả thật đáng thất vọng.
Ông nói: “Úc sẽ không thay đổi quan điểm của mình về một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn như thế bất chấp các sức ép kinh tế hoặc các mối đe dọa cưỡng chế khác. Chúng tôi sẽ không thay đổi lập trường của mình vì đây là vấn đề an ninh quốc gia.”
“Chắc chắn người Úc sẽ mong đợi chính phủ của chúng tôi xác định rõ nguyên nhân gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người trên thế giới, bảo đảm sự minh bạch và điều tra để ngăn chặn điều đó không xảy ra một lần nữa.”
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cũng kêu gọi sự minh bạch từ chính phủ Trung Quốc và bày tỏ hy vọng họ sẽ cởi mở hơn.
Bà đã phản ứng dữ dội trước hăm doạ tẩy chay kinh tế và du lịch của Trung Quốc.
Bà nói: “Áp lực kinh tế không thể được xem là một phản ứng thích hợp đối với lời kêu gọi đánh giá như vậy, điều chúng tôi cần là sự hợp tác toàn cầu.”
Trung Quốc bị cáo buộc đã thao túng một báo cáo của Liên minh Âu Châu về đại dịch.
Ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu đang đối mặt với các câu hỏi về các cáo buộc rằng một báo cáo về sự không minh bạch của Trung Quốc trong vụ COVID-19 đã bị đình hoãn và viết lại vì những áp lực từ Bắc Kinh.
Trong một bức thư gửi ông Josep Borrell, thành viên Quốc Hội Hà Lan Bart Groothuis kêu gọi một lời giải thích chính thức và đầy đủ cho Quốc hội Âu Châu về tiến trình một báo cáo của Âu Châu về thông tin sai lệch của Trung Quốc, trong bối cảnh những bằng chứng mới nổi lên gần đây, và các cáo buộc cho thấy Trung Quốc đang thao túng bản báo cáo này.
Tranh cãi đã leo thang vào tuần trước sau khi New York Times báo cáo các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đã trì hoãn và sau đó viết lại báo cáo sau khi Trung Quốc cố gắng ngăn chặn việc công bố.
Một email bị rò rỉ tiết lộ Lutz Güllner, người đứng đầu bộ phận truyền thông của cơ quan ngoại giao EU, đã viết cho các đồng nghiệp như sau “Người Trung Quốc đã đe dọa có các phản ứng quyết liệt nếu báo cáo được đưa ra.”
Source:Google NewsChina threatens to boycott Australia over coronavirus inquiry demand sparking FURY
Đại sứ Trung Quốc tại Úc Trình Tĩnh Nghiệp (Cheng Jingye – 程静业) cho biết: “Công chúng Trung Quốc bất mãn, ngao ngán và thất vọng với những gì Úc đang làm hiện nay. Nếu tâm trạng này càng ngày càng xấu đi, mọi người sẽ nghĩ ‘Tại sao chúng ta nên đến với một đất nước không thân thiện với Trung Quốc như vậy? Khách du lịch có thể sẽ nghĩ lại. Điều này tùy thuộc vào quyết định của mọi người. Có lẽ những người bình thường sẽ nói, 'Tại sao chúng ta phải uống rượu vang Úc? Ăn thịt bò Úc?'“.
Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham cho biết cả hai bên đã thảo luận về tình hình này nhưng kết quả thật đáng thất vọng.
Ông nói: “Úc sẽ không thay đổi quan điểm của mình về một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn như thế bất chấp các sức ép kinh tế hoặc các mối đe dọa cưỡng chế khác. Chúng tôi sẽ không thay đổi lập trường của mình vì đây là vấn đề an ninh quốc gia.”
“Chắc chắn người Úc sẽ mong đợi chính phủ của chúng tôi xác định rõ nguyên nhân gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người trên thế giới, bảo đảm sự minh bạch và điều tra để ngăn chặn điều đó không xảy ra một lần nữa.”
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cũng kêu gọi sự minh bạch từ chính phủ Trung Quốc và bày tỏ hy vọng họ sẽ cởi mở hơn.
Bà đã phản ứng dữ dội trước hăm doạ tẩy chay kinh tế và du lịch của Trung Quốc.
Bà nói: “Áp lực kinh tế không thể được xem là một phản ứng thích hợp đối với lời kêu gọi đánh giá như vậy, điều chúng tôi cần là sự hợp tác toàn cầu.”
Trung Quốc bị cáo buộc đã thao túng một báo cáo của Liên minh Âu Châu về đại dịch.
Ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu đang đối mặt với các câu hỏi về các cáo buộc rằng một báo cáo về sự không minh bạch của Trung Quốc trong vụ COVID-19 đã bị đình hoãn và viết lại vì những áp lực từ Bắc Kinh.
Trong một bức thư gửi ông Josep Borrell, thành viên Quốc Hội Hà Lan Bart Groothuis kêu gọi một lời giải thích chính thức và đầy đủ cho Quốc hội Âu Châu về tiến trình một báo cáo của Âu Châu về thông tin sai lệch của Trung Quốc, trong bối cảnh những bằng chứng mới nổi lên gần đây, và các cáo buộc cho thấy Trung Quốc đang thao túng bản báo cáo này.
Tranh cãi đã leo thang vào tuần trước sau khi New York Times báo cáo các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đã trì hoãn và sau đó viết lại báo cáo sau khi Trung Quốc cố gắng ngăn chặn việc công bố.
Một email bị rò rỉ tiết lộ Lutz Güllner, người đứng đầu bộ phận truyền thông của cơ quan ngoại giao EU, đã viết cho các đồng nghiệp như sau “Người Trung Quốc đã đe dọa có các phản ứng quyết liệt nếu báo cáo được đưa ra.”
Source:Google News
Hơn 700 người đã chết ở Iran sau khi uống cồn methanol để phòng ngừa và chữa coronavirus
Đặng Tự Do
16:50 29/04/2020
Hơn 700 người đã chết ở Iran sau khi uống methanol độc hại, nhầm tưởng rằng nó có thể chữa khỏi virus coronavirus mới.
Cơ quan điều tra pháp y quốc gia nói rằng ngộ độc rượu đã giết chết 728 người Iran trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 7 tháng 4 vừa qua. Chỉ riêng tuần rồi lại có thêm 66 người chết vì ngộ độc rượu.
Trong bối cảnh đại dịch coronavirus, ngộ độc rượu đã tăng gấp 10 lần ở Iran trong thời gian qua.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran, Kianoush Jahanpour, cho biết 5,011 người đã bị ngộ độc rượu methanol, thêm vào đó khoảng 90 người đã mất thị lực hoặc bị tổn thương mắt do ngộ độc rượu.
Source:The IndepenentCoronavirus: 700 dead in Iran after drinking toxic methanol alcohol to ‘cure Covid-19’
Cơ quan điều tra pháp y quốc gia nói rằng ngộ độc rượu đã giết chết 728 người Iran trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 7 tháng 4 vừa qua. Chỉ riêng tuần rồi lại có thêm 66 người chết vì ngộ độc rượu.
Trong bối cảnh đại dịch coronavirus, ngộ độc rượu đã tăng gấp 10 lần ở Iran trong thời gian qua.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran, Kianoush Jahanpour, cho biết 5,011 người đã bị ngộ độc rượu methanol, thêm vào đó khoảng 90 người đã mất thị lực hoặc bị tổn thương mắt do ngộ độc rượu.
Source:The Indepenent
Nguyện cầu nữ thánh Catarina thành Siena bảo vệ nước Ý và Châu Âu
Thanh Quảng sdb
18:31 29/04/2020
Nguyện cầu nữ thánh Catarina thành Siena bảo vệ nước Ý và Châu Âu
Sau bài giáo lý trong buổi triều yết chung (29/4/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng hôm nay, Giáo hội cử hành lễ kính Thánh nữ Catarina thành Siena, Tiến sĩ Giáo hội và là đấng bảo trợ nước Ý và Châu Âu. Như Đức Thánh Cha đã nhắc nhở trong Thánh lễ sáng nay, ngài cầu xin Thánh nữ Catarina thương bảo vệ chúng ta qua cơn đại dịch này và xin phù giúp sự hiệp nhất của Châu Âu.
(Tin Vatican)
Nữ thánh Catarina, Đấng bảo vệ nước Ý và Châu Âu
Đức Thánh Cha lưu ý rằng, mặc dù nữ thánh Catarina không biết đọc hoặc viết nhuần nhuyễn, nhưng người nữ tu trẻ này đã dũng cảm và không ngần ngại kêu gọi các nhà lãnh đạo các tôn giáo và dân sự, kêu gọi họ hãy hành động cho hòa bình, đôi khi còn khiển trách sửa lỗi họ nữa!
Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập cụ thể đến việc nữ thánh cổ súy hầu mang lại hòa bình cho nước Ý và kêu gọi Đức Thánh Cha hãy từ Avignon dọn về lại Roma.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự hiệp nhất của châu Âu
Đức Thánh Cha nêu lên một điển hình khác: làm thế nào nữ thánh kêu gọi mọi người hiệp nhất với nhau? Chính trong niềm tin vào Chúa Kitô, một tình yêu mãnh liệt dành cho Giáo hội, với thân tình chân thành rộng mở cho đại chúng, đặc biệt trong thời gian thử thách này. Tôi tha thiết cầu xin nữ thánh Catarina bảo vệ nước Ý trong cơn đại dịch này và bảo vệ châu Âu, bởi vì Ngài là quan thầy của châu Âu; xin nữ thánh chở che toàn lãnh thổ châu Âu được luôn đoàn kết...
Thánh Giuse, Đấng bảo trợ công nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý ngày thứ Sáu tới 1/5 ngày Giáo hội kính nhớ Thánh Giuse thợ, Đấng bảo trợ các nhân công thợ thuyền.
Lời cầu bàu can thiệp của thánh nhân
Đức Thánh Cha cầu xin thánh Giuse khẩn cầu cùng Chúa rủ thương phù giúp chúng ta qua cơn đại dịch này.
Đức Maria và tràng chuỗi Mân côi
Như trong thư Đức Thánh Cha gửi cho toàn thể Giáo hội về tâm tình sống tháng Năm, tháng dâng kính Đức Maria, kèm theo những lời cầu nguyện mà Đức Thánh Cha mới dọn… nhằm khấn xin Đức Trinh Nữ Maria phù giúp cho toàn thế giới vượt qua được cơn đại dịch đầy chết chóc và nguy khốn này.
Sau bài giáo lý trong buổi triều yết chung (29/4/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng hôm nay, Giáo hội cử hành lễ kính Thánh nữ Catarina thành Siena, Tiến sĩ Giáo hội và là đấng bảo trợ nước Ý và Châu Âu. Như Đức Thánh Cha đã nhắc nhở trong Thánh lễ sáng nay, ngài cầu xin Thánh nữ Catarina thương bảo vệ chúng ta qua cơn đại dịch này và xin phù giúp sự hiệp nhất của Châu Âu.
(Tin Vatican)
Nữ thánh Catarina, Đấng bảo vệ nước Ý và Châu Âu
Đức Thánh Cha lưu ý rằng, mặc dù nữ thánh Catarina không biết đọc hoặc viết nhuần nhuyễn, nhưng người nữ tu trẻ này đã dũng cảm và không ngần ngại kêu gọi các nhà lãnh đạo các tôn giáo và dân sự, kêu gọi họ hãy hành động cho hòa bình, đôi khi còn khiển trách sửa lỗi họ nữa!
Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập cụ thể đến việc nữ thánh cổ súy hầu mang lại hòa bình cho nước Ý và kêu gọi Đức Thánh Cha hãy từ Avignon dọn về lại Roma.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự hiệp nhất của châu Âu
Đức Thánh Cha nêu lên một điển hình khác: làm thế nào nữ thánh kêu gọi mọi người hiệp nhất với nhau? Chính trong niềm tin vào Chúa Kitô, một tình yêu mãnh liệt dành cho Giáo hội, với thân tình chân thành rộng mở cho đại chúng, đặc biệt trong thời gian thử thách này. Tôi tha thiết cầu xin nữ thánh Catarina bảo vệ nước Ý trong cơn đại dịch này và bảo vệ châu Âu, bởi vì Ngài là quan thầy của châu Âu; xin nữ thánh chở che toàn lãnh thổ châu Âu được luôn đoàn kết...
Thánh Giuse, Đấng bảo trợ công nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý ngày thứ Sáu tới 1/5 ngày Giáo hội kính nhớ Thánh Giuse thợ, Đấng bảo trợ các nhân công thợ thuyền.
Lời cầu bàu can thiệp của thánh nhân
Đức Thánh Cha cầu xin thánh Giuse khẩn cầu cùng Chúa rủ thương phù giúp chúng ta qua cơn đại dịch này.
Đức Maria và tràng chuỗi Mân côi
Như trong thư Đức Thánh Cha gửi cho toàn thể Giáo hội về tâm tình sống tháng Năm, tháng dâng kính Đức Maria, kèm theo những lời cầu nguyện mà Đức Thánh Cha mới dọn… nhằm khấn xin Đức Trinh Nữ Maria phù giúp cho toàn thế giới vượt qua được cơn đại dịch đầy chết chóc và nguy khốn này.
Covid-19 và việc bôi lọ Đức Piô XII
Vũ Văn An
21:54 29/04/2020
Đức Piô XII qua đời từ năm 1958, nên không thể có liên quan gì tới đại dịch Covid-19 chỉ mới xuất hiện cuối năm 2019. Nhưng Covid-19 đã góp phần vào chiến dịch bôi lọ ngài, ngăn cản việc ngài được xem xét để phong chân phước.
Thực vậy, theo Sử gia Tiến sĩ Michael Hesemann, giáo sư giáo sử tại Hàn Lâm Viện Gustav-Siewerth ở Bierbronnen, Đức, người từ năm 2008, vốn nghiên cứu tại các Văn Khố Vatican và là 1 trong số 25 chuyên gia quốc tế chuyên nghiên cứu các hồ sơ mật mới được mở gần đây về Đức Piô XII, một sử gia Đức đã tham gia chiến dịch xấu xa như trên.
Xấu xa hơn nữa, người ấy còn là một linh mục Công Giáo. Tên ông ta là Hubert Wolf, hiện là giáo sư giáo sử tại Đại Học Muenster, Đức, và cũng là 1 trong số 25 chuyên gia quốc tế nghiên cứu các hồ sơ mật mới được mở về Đức Piô XII.
Theo Tiến sĩ Hesemann, Wolf cho rằng ông ta đã tìm được một tài liệu có thể chứng minh việc Vatican cố tình che đậy việc Đức Piô XII biết rõ nạn diệt chủng người Do Thái thời Thế Chiến II. Với việc khám phá này, ông ta hy vọng sẽ ngăn cản tiến trình phong chân phước cho vị Giáo Hoàng thời chiến này.
Có điều, Wolf, theo tiến sĩ Hesemann, là một linh mục theo phe cấp tiến. Trong các sách vở của mình, ông ta luôn cổ vũ chống lại việc độc thân của các giáo sĩ và ủng hộ việc phong chức cho nữ giới. Ông ta cũng là người cổ vũ thuyết âm mưu đồng loã của sử gia Hoa Kỳ là David Kertzer, người vốn cho rằng Đức Piô XII, trước khi làm Giáo Hoàng, đã giấu kín thông điệp cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Piô XI tựa là “Tính Hợp Nhất của Nhân Loại”, theo lệnh của nhà độc tài phátxít Benito Mussolini.
Thực ra, theo Tiến sĩ Hesemann, thông điệp trên không bao giờ được hoàn tất. Bản thảo đầu tiên, do 4 linh mục dòng Tên soạn cho Đức Giáo Hoàng, không được ngài chấp thuận và đã được trả về cho các tác giả hồi tháng Giêng năm 1939. Khi Đức Piô XI qua đời sau đó 1 tháng, vị nhiếp chính của ngài là Đức Hồng Y Eugenio Pacelli, tức Đức Piô XII tương lai, không có cách chi để phong tỏa nó, chỉ vì nó đã rời bàn giấy của Đức Giáo Hoàng 1 tháng trước đó. Bản thảo ấy nằm tại văn khố Dòng Tên cho tới khi nó được công bố (?).
Điều đáng nói ở đây, theo Tiến sĩ Hesemann, Wolf là 1 trong số 25 chuyên gia quốc tế đầu tiên được truy cập hồ sơ mật của Vatican về Đức Piô XII, mới được mở hồi đầu tháng 3 năm 2020. Ông ta dự tính sẽ ở lại Vatican vài tuần để nghiên cứu tận tường, nhưng thực tế chỉ ở lại đó được 5 ngày, sau đó, vì văn khố Vatican đóng cửa do đại dịch Covid-19 vào ngày 6 tháng 3, nên dự án của ông ta phải đình chỉ một cách sớm sủa. Tuy nhiên, ông vẫn đã cho công bố tài liệu duy nhất nói trên với kết luận chắc nịch là Đức Piô XII và Tòa Thánh dưới triều Giáo Hoàng của ngài là bài Do Thái. Trong khi tài liệu “mật” về Đức Piô XII và triều Giáo Hoàng của ngài lên tới 15 triệu trang giấy!
Tài liệu duy nhất trên, tài liệu mà Wolf trình bầy với các phương tiện truyền thông cấp tiến Đức thứ năm tuần qua (23/04/2020), là một “appunto”, 1 thông tư nội bộ viết bởi một Đức Ông cấp nhỏ, lúc ấy làm việc cho Phủ Quốc Vụ Khanh, là người được các bề trên yêu cầu nghiên cứu các hồ sơ để trả lời đơn yêu cầu của Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt. Đặc phái viên Myron Taylor, của vị tổng thống này, ngày 27 tháng 9 năm 1942, được phái đến yết kiến Đức Piô XII với tờ trình của “Cơ Quan Do Thái Vùng Palestine”, tường trình đầu tiên nhắc đến các trại tử thần của Đức Quốc Xã. Người Hoa Kỳ không biết chắc liệu họ có nên tin các quả quyết của tuờng trình này hay không và muốn biết liệu Vatican, thông thường vốn rất hiểu chuyện, có khả năng xác nhận chúng hay không. Sau một cuộc điều tra thận trọng, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Maglione trả lời cho người Hoa Kỳ rằng Vatican có biết những tàn ác của Đức Quốc Xã nhưng không có khả năng xác nhận những điều bản tường trình quả quyết, tức sự hiện diện của các trại tử thần.
Theo Tiến sĩ Hesemann, ngày nay, như chúng ta biết, điều trên đúng sự thật. Vatican được thông báo về các vụ tàn sát và xử tử hàng loạt người Do Thái tại Ukraine do Đức chiếm đóng từ mùa hè năm 1941, và đã xác nhận điều này bởi một đặc sứ của Đức Giáo Hoàng gửi qua Ukraine 4 tháng sau đó, nhưng việc hiện hữu của các trại tử thần thì mãi đến năm 1944 mới được xác nhận. Một nhà kinh doanh Ý, Quận công Malvezzi, người viếng Ba Lan mùa hè năm 1942, chỉ biết các vụ tàn sát và cả Đại sứ Ba Lan lưu vong là Papée, cũng chỉ nhắc đến lời tuyên bố nặc danh của “một công dân khối trục từng viếng những nơi này (các trại tử thần)” nhưng không có khả năng chứng thực lời tuyên bố này. Tất cả những điều này không mới mẻ gì, sử gia nào cũng đã biết từ thập niên 1980. Trong cuốn sách tựa là “Đức Giáo Hoàng Và Nạn Diệt Chủng” (năm 2018) của ông, Tiến Sĩ Hesemann từng mô tả các chi tiết này ít nhất trong 5 trang sách.
Điều chưa ai biết là “chứng cớ lớn” của Wolf, tức thông tư của Đức Ông Dell’Acqua, cảnh cáo đừng vội rút kết luận từ thông tin mới: “điều cần thiết là chúng phải đúng sự thật vì sự phóng đại dễ dàng xẩy ra, cả nơi người Do Thái”. Và những lời này nữa: tin tưởng nhưng hãy chứng thực!
Đối với Wolf, điều đó có nghĩa Vatican bài Do Thái trong triều Giáo Hoàng của Đức Piô XII. Đối với ông ta, điều đó có nghĩa, và đó là cách ông ta diễn giải trong nhiều cuộc phỏng vấn của giới truyền thông Đức: “Mọi người Do Thái đều nói láo”. Nhưng đâu nó có nghĩa như thế. Con người nói chung, kể cả người Do Thái, vẫn đôi khi phóng đại. Và quả tình, tường trình của “Cơ Quan Do Thái” chứa nhiều tin đồn không đúng sự thật. Nó cho rằng “Khắp Đông Ba Lan và các lãnh thổ do Nga chiếm đóng, không còn một người Do Thái nào sống sót”. Nay ta biết hàng ngàn người Do Thái đã sống sót dưới hầm. Tường trình trên cũng cho rằng Đức Quốc Xã sản xuất mỡ từ xác chết của những người Do Thái bị giết và dùng xương họ làm phân bón. Điều này đã trở thành một thứ “dã sử đen” của nạn diệt chủng. Không chính phủ nào đã hành động dựa vào tường trình duy nhất này, họ đợi sự kiểm thực độc lập, và đó là lý do khiến tổng thống Roosevelt tham khảo Vatican.
Và quả thực Đức Ông Dell’Acqua không hề là người bài Do Thái: vì tuy ngài thấy sự yếu đuối nơi người Do Thái, nhưng, chỉ 1 câu sau đó, ngài cảnh cáo rằng bất cứ sự phản kháng nào của người Hoa Kỳ “cũng có thể có hậu quả không hay, không những cho Tòa Thánh, mà trên hết, cho chính người Do Thái, hiện đang nằm trong tay Quốc Xã”. Không sự phản đối nào của Đức Giáo Hoàng có thể ngăn cản Hitler tải người tới các trại tử thần. Trái lại, càng làm hắn hành động nhanh hơn.
Ai cũng biết Đồng Minh thông báo cho thế giới biết nạn diệt chủng vào ngày 17 tháng 12 năm 1942. Đức Piô XII không phản đối cùng với họ. Chính thức về phe với Đồng Minh sẽ khiến Hitler bách hại Giáo Hội ở Âu Châu một cách cứng rắn hơn nữa,vì bị hắn coi như công cụ của kẻ thù và hủy diệt hạ tầng cơ sở hiện có của nó, một hạ tầng cơ sở cần thiết để cứu hàng chục ngàn người Do Thái. Ngài biết ngài cần giữ trung lập, ít nhất về phương diện chính thức, để can thiệp thành công về ngoại giao nhằm chặn đứng các vụ trục xuất người Do Thái đang tiếp tục diễn ra bởi các quốc gia chư hầu của Hitler như Pháp thời Vichy, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Croatia, Lỗ Ma Ni và Bảo Gia Lợi, và quả thực, ngài đã thành công rất nhiều lần. Tuy nhiên, ngài đâu có hoàn toàn im lặng. Một tuần lễ sau, trong thông điệp Giáng Sinh, ngài xác nhận lời tuyên bố của Đồng Minh bằng những lời lẽ sau: “hàng trăm ngàn người, không do lỗi của họ, đôi khi chỉ vì quốc tịch hay nòi giống của họ, đang bị đánh dấu tử thần hay để từ từ bị triệt hạ”.
Điều chắc chắn, theo Tiến sĩ Hesemann, “Appunto” của một Đức Ông Vatican không gây ảnh hưởng chi tới chính sách của Đức Giáo Hoàng, một chính sách trước sau như một, nó cũng không chứa đựng điều gì mới mẻ cả. Nó chỉ là lời nhắc nhở của một con người rằng phải tin tưởng và kiểm nghiệm, không có gì hơn; và đó là lý do nó không được bao gồm trong bộ 11 cuốn tài liệu thời chiến của ấn bản Vatican, công bố trong thời gian từ 1964 tới 1981. Không phải do Vatican che đậy mà chỉ vì không có gì liên quan. Chỉ vì vị giáo sư người Đức lạm dụng nó cho nghị trình riêng của ông ta. Ông ta là người “chỉ đọc một tài liệu’ đã rút ra các kết luận vội vàng, đổ cho Vatican tội che đậy và tạo ra những tựa đề giật gân, sau khi dự án nghiên cứu của ông bị ngưng đọng sớm sủa vì đại dịch Covid-19.
Điều cũng đáng lưu ý là trong một cuộc họp báo trước ngày mở văn khố mật của Tòa Thánh, vị trưởng các văn khố Vatican, Đức Cha Sergio Pagano, trích dẫn Thánh Tôma Aquanô, người từng nói rằng “tôi sợ người chỉ độc một cuốn sách” để nói rằng “tôi sợ người chỉ đọc một tài liệu”. Hình như ngài nói tiên tri về Hubert Wolf. Nghĩ cho cùng Covid-19 vô tình ngăn cản diễn trình tìm tòi của Hubert Wolf khiến ông phải vội vàng công bố 1 dự án dở dang. Lỗi của ông là coi sự dở dang như một sự dứt khoát.
Thực vậy, theo Sử gia Tiến sĩ Michael Hesemann, giáo sư giáo sử tại Hàn Lâm Viện Gustav-Siewerth ở Bierbronnen, Đức, người từ năm 2008, vốn nghiên cứu tại các Văn Khố Vatican và là 1 trong số 25 chuyên gia quốc tế chuyên nghiên cứu các hồ sơ mật mới được mở gần đây về Đức Piô XII, một sử gia Đức đã tham gia chiến dịch xấu xa như trên.
Xấu xa hơn nữa, người ấy còn là một linh mục Công Giáo. Tên ông ta là Hubert Wolf, hiện là giáo sư giáo sử tại Đại Học Muenster, Đức, và cũng là 1 trong số 25 chuyên gia quốc tế nghiên cứu các hồ sơ mật mới được mở về Đức Piô XII.
Theo Tiến sĩ Hesemann, Wolf cho rằng ông ta đã tìm được một tài liệu có thể chứng minh việc Vatican cố tình che đậy việc Đức Piô XII biết rõ nạn diệt chủng người Do Thái thời Thế Chiến II. Với việc khám phá này, ông ta hy vọng sẽ ngăn cản tiến trình phong chân phước cho vị Giáo Hoàng thời chiến này.
Có điều, Wolf, theo tiến sĩ Hesemann, là một linh mục theo phe cấp tiến. Trong các sách vở của mình, ông ta luôn cổ vũ chống lại việc độc thân của các giáo sĩ và ủng hộ việc phong chức cho nữ giới. Ông ta cũng là người cổ vũ thuyết âm mưu đồng loã của sử gia Hoa Kỳ là David Kertzer, người vốn cho rằng Đức Piô XII, trước khi làm Giáo Hoàng, đã giấu kín thông điệp cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Piô XI tựa là “Tính Hợp Nhất của Nhân Loại”, theo lệnh của nhà độc tài phátxít Benito Mussolini.
Thực ra, theo Tiến sĩ Hesemann, thông điệp trên không bao giờ được hoàn tất. Bản thảo đầu tiên, do 4 linh mục dòng Tên soạn cho Đức Giáo Hoàng, không được ngài chấp thuận và đã được trả về cho các tác giả hồi tháng Giêng năm 1939. Khi Đức Piô XI qua đời sau đó 1 tháng, vị nhiếp chính của ngài là Đức Hồng Y Eugenio Pacelli, tức Đức Piô XII tương lai, không có cách chi để phong tỏa nó, chỉ vì nó đã rời bàn giấy của Đức Giáo Hoàng 1 tháng trước đó. Bản thảo ấy nằm tại văn khố Dòng Tên cho tới khi nó được công bố (?).
Điều đáng nói ở đây, theo Tiến sĩ Hesemann, Wolf là 1 trong số 25 chuyên gia quốc tế đầu tiên được truy cập hồ sơ mật của Vatican về Đức Piô XII, mới được mở hồi đầu tháng 3 năm 2020. Ông ta dự tính sẽ ở lại Vatican vài tuần để nghiên cứu tận tường, nhưng thực tế chỉ ở lại đó được 5 ngày, sau đó, vì văn khố Vatican đóng cửa do đại dịch Covid-19 vào ngày 6 tháng 3, nên dự án của ông ta phải đình chỉ một cách sớm sủa. Tuy nhiên, ông vẫn đã cho công bố tài liệu duy nhất nói trên với kết luận chắc nịch là Đức Piô XII và Tòa Thánh dưới triều Giáo Hoàng của ngài là bài Do Thái. Trong khi tài liệu “mật” về Đức Piô XII và triều Giáo Hoàng của ngài lên tới 15 triệu trang giấy!
Tài liệu duy nhất trên, tài liệu mà Wolf trình bầy với các phương tiện truyền thông cấp tiến Đức thứ năm tuần qua (23/04/2020), là một “appunto”, 1 thông tư nội bộ viết bởi một Đức Ông cấp nhỏ, lúc ấy làm việc cho Phủ Quốc Vụ Khanh, là người được các bề trên yêu cầu nghiên cứu các hồ sơ để trả lời đơn yêu cầu của Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt. Đặc phái viên Myron Taylor, của vị tổng thống này, ngày 27 tháng 9 năm 1942, được phái đến yết kiến Đức Piô XII với tờ trình của “Cơ Quan Do Thái Vùng Palestine”, tường trình đầu tiên nhắc đến các trại tử thần của Đức Quốc Xã. Người Hoa Kỳ không biết chắc liệu họ có nên tin các quả quyết của tuờng trình này hay không và muốn biết liệu Vatican, thông thường vốn rất hiểu chuyện, có khả năng xác nhận chúng hay không. Sau một cuộc điều tra thận trọng, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Maglione trả lời cho người Hoa Kỳ rằng Vatican có biết những tàn ác của Đức Quốc Xã nhưng không có khả năng xác nhận những điều bản tường trình quả quyết, tức sự hiện diện của các trại tử thần.
Theo Tiến sĩ Hesemann, ngày nay, như chúng ta biết, điều trên đúng sự thật. Vatican được thông báo về các vụ tàn sát và xử tử hàng loạt người Do Thái tại Ukraine do Đức chiếm đóng từ mùa hè năm 1941, và đã xác nhận điều này bởi một đặc sứ của Đức Giáo Hoàng gửi qua Ukraine 4 tháng sau đó, nhưng việc hiện hữu của các trại tử thần thì mãi đến năm 1944 mới được xác nhận. Một nhà kinh doanh Ý, Quận công Malvezzi, người viếng Ba Lan mùa hè năm 1942, chỉ biết các vụ tàn sát và cả Đại sứ Ba Lan lưu vong là Papée, cũng chỉ nhắc đến lời tuyên bố nặc danh của “một công dân khối trục từng viếng những nơi này (các trại tử thần)” nhưng không có khả năng chứng thực lời tuyên bố này. Tất cả những điều này không mới mẻ gì, sử gia nào cũng đã biết từ thập niên 1980. Trong cuốn sách tựa là “Đức Giáo Hoàng Và Nạn Diệt Chủng” (năm 2018) của ông, Tiến Sĩ Hesemann từng mô tả các chi tiết này ít nhất trong 5 trang sách.
Điều chưa ai biết là “chứng cớ lớn” của Wolf, tức thông tư của Đức Ông Dell’Acqua, cảnh cáo đừng vội rút kết luận từ thông tin mới: “điều cần thiết là chúng phải đúng sự thật vì sự phóng đại dễ dàng xẩy ra, cả nơi người Do Thái”. Và những lời này nữa: tin tưởng nhưng hãy chứng thực!
Đối với Wolf, điều đó có nghĩa Vatican bài Do Thái trong triều Giáo Hoàng của Đức Piô XII. Đối với ông ta, điều đó có nghĩa, và đó là cách ông ta diễn giải trong nhiều cuộc phỏng vấn của giới truyền thông Đức: “Mọi người Do Thái đều nói láo”. Nhưng đâu nó có nghĩa như thế. Con người nói chung, kể cả người Do Thái, vẫn đôi khi phóng đại. Và quả tình, tường trình của “Cơ Quan Do Thái” chứa nhiều tin đồn không đúng sự thật. Nó cho rằng “Khắp Đông Ba Lan và các lãnh thổ do Nga chiếm đóng, không còn một người Do Thái nào sống sót”. Nay ta biết hàng ngàn người Do Thái đã sống sót dưới hầm. Tường trình trên cũng cho rằng Đức Quốc Xã sản xuất mỡ từ xác chết của những người Do Thái bị giết và dùng xương họ làm phân bón. Điều này đã trở thành một thứ “dã sử đen” của nạn diệt chủng. Không chính phủ nào đã hành động dựa vào tường trình duy nhất này, họ đợi sự kiểm thực độc lập, và đó là lý do khiến tổng thống Roosevelt tham khảo Vatican.
Và quả thực Đức Ông Dell’Acqua không hề là người bài Do Thái: vì tuy ngài thấy sự yếu đuối nơi người Do Thái, nhưng, chỉ 1 câu sau đó, ngài cảnh cáo rằng bất cứ sự phản kháng nào của người Hoa Kỳ “cũng có thể có hậu quả không hay, không những cho Tòa Thánh, mà trên hết, cho chính người Do Thái, hiện đang nằm trong tay Quốc Xã”. Không sự phản đối nào của Đức Giáo Hoàng có thể ngăn cản Hitler tải người tới các trại tử thần. Trái lại, càng làm hắn hành động nhanh hơn.
Ai cũng biết Đồng Minh thông báo cho thế giới biết nạn diệt chủng vào ngày 17 tháng 12 năm 1942. Đức Piô XII không phản đối cùng với họ. Chính thức về phe với Đồng Minh sẽ khiến Hitler bách hại Giáo Hội ở Âu Châu một cách cứng rắn hơn nữa,vì bị hắn coi như công cụ của kẻ thù và hủy diệt hạ tầng cơ sở hiện có của nó, một hạ tầng cơ sở cần thiết để cứu hàng chục ngàn người Do Thái. Ngài biết ngài cần giữ trung lập, ít nhất về phương diện chính thức, để can thiệp thành công về ngoại giao nhằm chặn đứng các vụ trục xuất người Do Thái đang tiếp tục diễn ra bởi các quốc gia chư hầu của Hitler như Pháp thời Vichy, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Croatia, Lỗ Ma Ni và Bảo Gia Lợi, và quả thực, ngài đã thành công rất nhiều lần. Tuy nhiên, ngài đâu có hoàn toàn im lặng. Một tuần lễ sau, trong thông điệp Giáng Sinh, ngài xác nhận lời tuyên bố của Đồng Minh bằng những lời lẽ sau: “hàng trăm ngàn người, không do lỗi của họ, đôi khi chỉ vì quốc tịch hay nòi giống của họ, đang bị đánh dấu tử thần hay để từ từ bị triệt hạ”.
Điều chắc chắn, theo Tiến sĩ Hesemann, “Appunto” của một Đức Ông Vatican không gây ảnh hưởng chi tới chính sách của Đức Giáo Hoàng, một chính sách trước sau như một, nó cũng không chứa đựng điều gì mới mẻ cả. Nó chỉ là lời nhắc nhở của một con người rằng phải tin tưởng và kiểm nghiệm, không có gì hơn; và đó là lý do nó không được bao gồm trong bộ 11 cuốn tài liệu thời chiến của ấn bản Vatican, công bố trong thời gian từ 1964 tới 1981. Không phải do Vatican che đậy mà chỉ vì không có gì liên quan. Chỉ vì vị giáo sư người Đức lạm dụng nó cho nghị trình riêng của ông ta. Ông ta là người “chỉ đọc một tài liệu’ đã rút ra các kết luận vội vàng, đổ cho Vatican tội che đậy và tạo ra những tựa đề giật gân, sau khi dự án nghiên cứu của ông bị ngưng đọng sớm sủa vì đại dịch Covid-19.
Điều cũng đáng lưu ý là trong một cuộc họp báo trước ngày mở văn khố mật của Tòa Thánh, vị trưởng các văn khố Vatican, Đức Cha Sergio Pagano, trích dẫn Thánh Tôma Aquanô, người từng nói rằng “tôi sợ người chỉ độc một cuốn sách” để nói rằng “tôi sợ người chỉ đọc một tài liệu”. Hình như ngài nói tiên tri về Hubert Wolf. Nghĩ cho cùng Covid-19 vô tình ngăn cản diễn trình tìm tòi của Hubert Wolf khiến ông phải vội vàng công bố 1 dự án dở dang. Lỗi của ông là coi sự dở dang như một sự dứt khoát.