(Cv 9, 26-31; 1Ga 3, 18-24; Ga 15, 1-8).
Chúa là cây nho và người tín hữu là cành. Hình ảnh cây nho rất quen thuộc vì chúng được trồng trên mọi miền đất Palestine của người Do-thái. Chúa Giêsu nói: Thầy là cây nho, các con là nhành. Chúng ta là nhành nho được liên kết với Chúa Kitô là cây nho. Một ẩn dụ qúa đẹp và ý nghĩa. Chúa Giêsu không chỉ hóa thân làm người trong một nhân vị riêng biệt, nhưng là cùng hòa nhập sự sống với nhân loại. Chúa Giêsu là trung gian của các tạo vật. Ngài là trưởng tử và là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 22,13). Ngài đã mời gọi và liên kết những kẻ tin vào Ngài để giúp họ sinh nhiều hoa trái.
Chúa Giêsu phán: Không có Thầy, các con không thể làm được gì. Giống như cành nho không liên kết với thân nho sẽ bị èo uột và khô héo. Không có một kinh sư, sư phụ hay một vĩ nhân nào dám lên tiếng một cách xác tín như Chúa Giêsu. Chúa có uy quyền trong tư tưởng, lời nói và hành động. Chúng ta không chỉ tuyên xưng niềm tin vào Chúa, nhưng điều quan trọng là sống và thực hành lời Chúa dạy: Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ.
Đôi khi chúng ta hãnh diện và an lòng khi được mang danh Kitô hữu. Nghĩ rằng khi được lãnh nhận các Bí Tích nhập đạo là chúng ta có chứng chỉ để vào Nước Trời. Thực ra, đây mới chỉ là khởi đầu hành trình tiến về Nước Trời. Con đường theo Chúa đòi hỏi nhiều hy sinh và quyết tâm. Chúng ta đã nhập đạo, tin đạo, sống đạo nhưng còn phải hành đạo nữa vì không phải cứ thưa: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời. Sống kết hợp với Chúa, tìm nguồn ân sủng qua việc nhận lãnh các Bí tích, cử hành phụng vụ và các sinh hoạt cộng đòan dân Chúa. Phải thực hành giới răn và áp dụng lời Chúa truyền dạy trong đời sống cụ thể hằng ngày, nhờ đó, nhành nho mới sinh ra hoa trái.
Các Bí Tích là quà tặng ân sủng cao quý cho ai biết đón nhận. Chúa Giêsu hiện diện qua các Bí Tích để ban ơn thánh sủng. Chúa không thể cứu độ chúng ta, nếu chúng ta nói ‘không’. Sự chuẩn bị tâm hồn tỉnh thức với lòng thống hối ăn năn và ước ao được kết hợp với Chúa sẽ giúp chúng ta đón nhận ân sủng của Người cách hiệu quả. Hình ảnh giàn nho cho chúng ta thấy một sự liên kết kỳ diệu qua tất cả các nhành, lá, hoa và chùm nho. Mọi thành phần chi thể phải gắn chặt với thân để hưởng nhờ nguồn sống. Tách rời khỏi thân, nhành lá sẽ khô héo. Sống trong nhiệm thể Chúa Kitô cũng thế, mọi thành viên phải luôn liên kết với đầu và mình là Chúa Kitô và Giáo hội. Khi chúng ta tách lìa khỏi gia đình Giáo Hội, chúng ta tự tách lìa ra khỏi nguồn ân sủng siêu nhiên.
Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Chúa Giêsu lập Giáo hội và trao quyền cai quản cho thánh Phêrô và các Tông đồ. Theo truyền thống, Giáo Hội Công Giáo gắn bó một cách chặt chẽ với Đầu qua truyền thống của các giáo phụ và các Công Đồng Chung suốt những thế kỷ qua. Nhưng trải dài qua lịch sử, có nhiều thành phần đã tách lìa ra khỏi truyền thống tổ chức Giáo Hội hữu hình. Tuy các nghành, giáo phái hay nhóm hội không tuân phục Giáo hội trong một hệ thống phẩm trật, nhưng các giáo phái vẫn liên kết với Chúa Kitô là đầu. Giáo Hội Công Giáo luôn có những cuộc liên kết đối thoại với các anh chị em cùng niềm tin trong Chúa Kitô. Chúng ta nhìn Giáo hội như một cây cổ thụ to lớn có rất nhiều nhành và nhánh. Ước mong sao các nhành luôn kết hợp được với nguồn cội là Chúa Kitô để cùng được chia sẻ nguồn ân sủng từ Thiên Chúa Cha.
Thực hành gia đạo trong đời sống gia đình cũng giống như sự liên kết của cây nho. Cây nho có gốc, có thân, có cành và hoa trái. Các cành kết hợp với gốc thân như con cái cháu chắt qui về ông bà, cha mẹ sẽ tạo niềm vui chung và hạnh phúc. Con cái cháu chắt cùng mang một họ tộc hoặc cùng hòa chung trong một dòng máu, người ta gọi là gia đình. Giây ràng buộc của gia đình xây dựng sự tương quan chia sẻ như vui buồn, thành công thất bại và lo lắng muộn phiền. Sự liên đới giữa các thành viên trong gia đình họ tộc giúp san sẻ niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta có gia đình, anh chị em và con cháu cùng vui vầy xum họp. Gia đình là đơn vị căn bản của Giáo hội và xã hội. Có nhiều gia đình sống thánh thì Giáo hội nên thánh thiện và xã hội sẽ tốt lành.
Lạy Chúa, Chúa đã hứa “Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin và sẽ được” Chúng con xin ơn hiệp nhất và bình an. Xin cho chúng con biết tôn trọng và gắn bó với nhau trong đời sống đạo, vì chúng con đều là anh chị em trong cùng một niềm tin vào Cha trên trời. Nhờ đó, chúng con sẽ sinh hoa kết trái yêu thương trong cuộc sống hằng ngày.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Đức Kitô dùng hình ảnh thân nho và cành nho để nói đến sự liên kết cần thiết giữa Đức Kitô và môn đệ. Đức Kitô là thân nho và môn đệ là cành nho. Cành cần liên kết với thân để sanh hoa lành, trái tốt đúng mùa. Có hai loại cành nho: cành tốt và cành xấu. Tương tự như thế cũng có hai loại môn đệ: môn đệ chân chính và môn đệ 'nhãn hiệu'.
Môn đệ chân chính liên kết mật thiết với Đức Kitô, cuộc sống họ trở thành hữu dụng, sinh ích cho xã hội và Giáo Hội. Môn đệ chân chính Đức Kitô nhận nguồn sống từ Đức Kitô vì thế cuộc sống họ, từ lời nói đến hành động đều làm Sáng Danh Thiên Chúa. Môn đệ 'nhãn hiệu' tìm nguồn sống từ nơi khác, ngoài Đức Kitô. Nguồn sống đó đến từ xã hội, vật chất, bè phái, thế lực. Bởi nguồn sống đến từ ngoài Đức Kitô nên môn đệ đó không thể làm nhân chứng cho Đức Kitô giữa đời. Cuộc sống họ không thể tỏ cho thế gian biết họ là môn đệ chân chính của Đức Kitô. Thế gian nhìn vào việc lành, phúc đức để nhận biết ai là môn đệ trung tín, chân chính, của Đức Kitô, và ai là môn đệ 'nhãn hiệu'.
Môn đệ chân chính nhận nguồn sống từ Đức Kitô vì thế cuộc sống họ sanh hoa lành, trái thơm cho xã hội. Môn đệ 'nhãn hiệu' nhận nguồn sống từ xã hội không thể sinh hoa lành, trái thơm bởi cuộc sống xã hội thường tìm vinh danh cho chính mình, và cho thân nhân. Cuộc sống luôn mang nhiều lo âu, sợ sệt bởi những gì thuộc về xã hội thường bị xã hội cạnh tranh, trang giành, cầm được thì còn, không cầm được bị mất. Dôi khi mất luôn cả tính mạng vì gánh nặng xã hội đè nặng làm cho người đó sụp đổ hoặc bị đè bẹp.
Trong trái thường có hạt. Hạt trở thành hạt giống, chính là để nối tiếp cho các thế hệ nho tiếp theo. Kitô hữu cũng mang trong mình Lời Đức Kitô, giáo huấn Ngài, vì thế Kitô hữu cũng cần làm cho Danh Đức Kitô toả sáng để nhân loại nhận biết Đức Kitô, đến và xin theo làm môn đệ Ngài.
Lời Đức Kitô, Lời Hằng Sống, có sức mạnh như lưỡi kiếm sắc bén vừa làm nhiệm vụ xén tỉa, tẩy rửa, vừa làm nhiệm vụ liên kết. Xén tỉa những gì không cần thiết, giúp ánh nắng lọt vào hoa cành, vừa diệt trùng, vừa làm cho cây tươi tốt. Liên kết bằng cách khuyến khích nâng đỡ, ban sức mạnh giúp môn đệ can đảm hơn, mạnh dạn hơn, trong việc chấp nhận đau thương do xén tỉa gây nên. Đồng thời cũng nhận ra sức mạnh chữa lành, và bình an do Lời Chúa mang lại.
Xén tỉa thường xuyên thường mất ít thời gian, và cũng ít đau đớn. Xén tỉa bất thường hậu quả đau đớn nhiều, cần nhiều thời gian bình phục. Đau khổ là điều xảy ra trong lúc xén tỉa, không thể nào tránh được. Ơn bình an, và tâm hồn thanh thản sau khi xén tỉa mang lại lợi ích hơn vạn lần. Lời Đức Kitô mang bình an cho tâm hồn; biến con tim đau khổ thành con tim hoan lạc, đồng thời ban sức mạnh nội tâm. Cuộc sống an lành bởi tình yêu Chúa luôn lan tràn trong tâm hồn, bình an Chúa hiện diện trong cuộc sống. Mỗi ngày là một niềm vui mới.
Đức Kitô loan báo Ngài là cây nho thật, và Chúa Cha là người trồng nho để cảnh báo cho biết có nho giả hiệu, và chủ vườn giả dạng. Chủ vườn nho thật vun trồng vườn nho và xén tỉa cành nho vì yêu mến, dùng tình thương chăm sóc vườn nho. Chủ vườn giả dạng chăm sóc vườn nho hời hợt, mục đích xén tỉa nhằm loại bỏ đối thủ, và mong trục lợi riêng cho cá nhân.
Nhìn vào cách chăm sóc, xén tỉa vườn nho để nhận biết chủ thật, chủ giả. Người nào xén tỉa vườn nho nào, người đó chính là chủ vườn nho đó.
TiengChuong.org
Abiding In Christ
A grapevine is a plant that is easy to grow, and once it is established, it lasts for years to come. A single grapevine has many branches. The vine treats all branches equally, and yet each branch has its own character. Some have plenty of fruit; others are not so healthy, and others again have bitter fruit. All branches need to be pruned. Good branches are pruned to bear more fruit, and the not so good ones are pruned to improve the quality, and quantity of fruit. Pruning means cutting off rotten wood or removing any kind of parasites, and insects on the branches. Pruning hurts, but it is a necessity. Letting branches grow wild, life is fruitless, and diseases eventually will kill the vine.
Jesus used the image of vine and branches to talk about the relationships He has with His disciples, and the relationships His disciples must have to remain in Him to produce proper fruit. Jesus is the true vine, and His disciples are the branches. When Jesus' disciples abide in Christ, they bear good fruit and in plenty. The quality of fruit changes when a disciple chooses to have the main source of life not from Christ, but from something else. Branches depend on the vine. This is not a choice, but a must. Depending on something else means a desire to follow a different path. The different path often means following the way of the world. It also means, that a disciple chooses to follow his/her own course of action. Branches produce good fruit because they abide in the vine. A Christian can't produce good fruit unless s/he abides in Christ. In other words, Christ helps Christians bear good fruit, and through Him we can bring others to Christ. Not abiding in Christ, we are seeking glory for ourselves, and heading for ruin.
Fruits have seeds in them, and the seeds are meant to reproduce more vines for generations to come. Good faithful disciples bear good fruit by making Christ's glory shine, and that brings others to Jesus, and that enriches the number of Christ's Church on earth.
The word of God serves as a double edged sword. It does both the pruning, and abiding. It prunes our lives by means of removing, and cleansing any deadly vices, and dead cultures in us. At the same time, the word of God helps us to abide us in the love of Christ, which encourages to endure pain, and welcomes the power of healing Jesus offers. Regular pruning takes less time, and less cutting is required. Infrequent pruning requires lots of time with more cutting, and more pain involved. Pain and hurt are unavoidable, but the peacefulness, and life enrichment to come outweighs any hurt, and pain the pruning caused. The word of God enlightens our mind; it enlivens our heart, or it strengthens our faith in Christ. Life is secured not by our own power, but by the love of God, which is instilled into the lives of those who abide in Christ.
When Jesus says He is the true vine, and God the Father is the vinedresser, Jesus contrasts Himself from other kinds of vine promoted by the world. They are not the kinds of vines God wants. The Father is the vinedresser. The Father prunes branches out of love, and with tender care for the branches; the world prunes branches by means of humiliation.
Let us remind one another that whoever prunes you, that person is your master.
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”.
Tháng 4/1667, John Milton đã ký một thoả thuận với Samuel Simmons, một nhà xuất bản London, theo đó nhà thơ đã bán bản quyền “Thiên Đàng Đã Mất”, sử thi vĩ đại nhất của nước Anh, với giá 5 bảng Anh, cộng với 5 bảng cho việc bán mỗi trong ba ấn bản tiếp theo. Tháng 4/1669, Milton nhận thêm 5 bảng, tổng cộng là 10 bảng. Sau khi ông qua đời, Elizabeth, goá phụ Milton đã bán tất cả tác quyền còn lại với giá 8 bảng cho Simmons, người chủ sở hữu bản quyền vĩnh viễn. Thật khó để tưởng tượng một người nào đó lại bán một cái gì đó có giá trị lớn đến như thế với giá rẻ mạt!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không nói đến một “Thiên Đàng Đã Mất” của sách Sáng Thế hay bộ sử thi vĩ đại của John Milton, nhưng Tin Mừng nói đến một “Thiên Đàng Chờ Đợi”, một “Thiên Đàng Vĩnh Cửu” mà không ít người sẽ nghĩ, đây là giáo lý dành cho trẻ em. Thế mà không phải vậy, nó còn là giáo lý cho cả người lớn. Thật bất ngờ! Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn vào thực tế vinh quang của thiên đàng, đó là ‘Ngôi Nhà của Cha’ chúng ta; một ngôi nhà có nhiều chỗ, rất đáng ước mong.
Thiên đàng là có thật. Và theo ý muốn của Thiên Chúa, một ngày kia, ở đó, tất cả chúng ta sẽ được hợp nhất với Ba Ngôi Thiên Chúa của mình. Nếu hiểu đúng về thiên đàng, chúng ta sẽ khát khao nó với một tình yêu sâu sắc và cháy bỏng; sẽ mong chờ nó với một ước vọng mạnh mẽ và day dứt; cũng như mỗi khi nghĩ về nó, bình an và niềm vui sẽ ngập tràn trong lòng. Tuy nhiên, thật không may, với một số người, ý nghĩ rời khỏi trái đất để gặp Đấng tạo thành mình là một suy nghĩ không mấy vui, nếu không nói là sợ hãi. Có lẽ đó là một nỗi sợ về những điều chưa biết; họ nghĩ, họ sẽ bỏ lại những người thân yêu, hoặc ngay cả sợ rằng, thiên đàng không phải là nơi an nghỉ cuối cùng.
Việc suy gẫm về thiên đàng cùng lúc rất đỗi ủi an đối với chúng ta, vốn là những kẻ ít nhiều đã mất đi những người thân yêu. Kinh nghiệm nói lời chia tay là rất khó; và nó thật khó. Khó khăn của việc mất đi một người thân yêu cho thấy rằng, có tình yêu đích thực trong các mối tương quan, và điều đó là tốt. Thế nhưng, Thiên Chúa rất muốn cảm giác mất mát của chúng ta được hoà chan với niềm vui khi chúng ta suy gẫm về thực tế những người thân yêu đang ở với Chúa vĩnh viễn trên thiên đàng. Ở đó, họ hạnh phúc hơn chúng ta tưởng; và một ngày kia, chúng ta cũng được mời gọi để chia sẻ niềm vui ấy khi gặp lại những người thân yêu của mình trong ‘Ngôi Nhà của Cha’.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đây là những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta, Ngài dành một chỗ trên thiên đàng cho mỗi người. Đừng quên điều này, ‘nơi ở’ đang chờ đợi chúng ta là thiên đàng. Chúng ta đang quá cảnh ở trần gian, chỉ quá cảnh thôi! Chúng ta được tạo dựng cho thiên đàng, cho cuộc sống vĩnh cửu, để sống mãi mãi. ‘Mãi mãi’, đó là điều mà bây giờ chúng ta không thể tưởng tượng được. Nhưng sẽ đẹp hơn nữa, khi nghĩ rằng, chúng ta mãi mãi ở trong niềm vui hoàn toàn, trong sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và với tha nhân; không còn nước mắt, không còn oán hận, chia rẽ hay hỗn loạn trong ‘Ngôi Nhà của Cha’”.
Anh Chị em,
Chúng ta có nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một chốn để về; đó là nhà Cha, nơi tất cả mọi người hội tụ. ‘Ngôi Nhà của Cha’ không ở đâu xa, thiên đàng không chỉ ở đời sau; ở đâu có Chúa, ở đó là thiên đàng; Giêsu là thiên đàng. Vì thế, ở đâu có Bí tích Thánh Thể, ở đó là một góc trời của thiên đàng. Mỗi ngày, với lòng sạch tội, rước Chúa Giêsu, chúng ta ‘ẵm lấy’ thiên đàng. Tác giả “Giêsu Khoan Nhân”, một thánh ca xưa, viết, “Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày, linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây; thiên đàng chớm nở, chớm nở ngay dưới thế, tháng năm hoan lạc trôi từ đây”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trên đường về ‘Ngôi Nhà của Cha’, xin nhắc con, trần gian chỉ là nơi tạm bợ; để con đừng quá quyến luyến thế sự mà quên mất Giêsu, “Là đường, là sự thật và là sự sống” và cũng là thiên đàng”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Sau khi đã rửa chân các môn đệ, Chúa Giêsu nói với các ông,
‘Nếu các con biết điều đó mà thực hành thì có phúc’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta về bối cảnh Bữa Tiệc Ly để xét xem bài học Chúa Giêsu dạy các môn đệ vào tối thứ Năm Tuần Thánh. Ở đó, thật bất ngờ, chúng ta khám phá một khía cạnh khác từ ơn gọi của mình, ‘được gọi để được chúc phúc’. Chúa Giêsu nói, chúng ta có phúc nếu “biết” và “thực hành” những gì Ngài dạy. Vậy khi rửa chân cho các môn đệ, Ngài đã dạy những gì?
Chúa Giêsu thực hiện một hành động tiên tri bằng cách trở nên một nô lệ, cúi xuống rửa chân cho môn đồ ‘như các ông chủ’. Hành động luôn luôn lớn hơn lời nói, vì ‘lời nói gió bay’. Trước hành vi này, các môn đệ lấy làm khó chịu; bằng chứng là thoạt đầu, Phêrô từ chối. Vậy mà bất chấp thái độ ngờ vực nơi các môn sinh về sự tự hạ của Ngài, Chúa Giêsu đã gây một ấn tượng mạnh cho họ, một ấn tượng vốn sẽ xoá sạch những gì họ có trước đó trong tâm trí, có thể là một tâm trí thế tục.
Quan điểm của thế gian về sự cao cả rất khác so với quan điểm của Thiên Chúa. Sự cao cả đối với thế gian là một quá trình nâng cao bản thân trong mắt người khác, tìm cách để người khác biết chúng ta tốt thế nào, giỏi như thế nào; sự vĩ đại thế tục thường được thúc đẩy bởi một nỗi sợ hãi về những gì người khác có thể nghĩ về chúng ta và chúng ta khát khao được mọi người tôn vinh, trọng vọng. Đang khi với Chúa Giêsu, Ngài nói rõ, chúng ta chỉ trở nên vĩ đại nếu biết cúi xuống phục vụ; hạ mình trước người khác, nâng họ lên, đề cao lòng tốt của họ và thể hiện một tình yêu và trân trọng đối với họ cách sâu sắc nhất. Khi rửa chân cho các môn đồ, Chúa Giêsu hoàn toàn từ bỏ quan điểm của thế gian về sự cao cả và Ngài kêu gọi môn sinh của mình cũng hãy làm như vậy. Được như thế, họ sẽ khám phá ra rằng, ơn gọi của họ còn là ‘được gọi để được chúc phúc’.
Nói đến những nghịch lý của Thiên Chúa, Anthony Fortosis nhận định, “Những gì vĩ đại nhất và cao cả nhất đã trở thành hiện thân của sự khiêm tốn và giản dị. Chúa các chúa trở thành kẻ đầy tớ thấp hèn để phục vụ những ‘nhu cầu đáng thương’ của loài người. Ngài làm trống chính Ngài để chúng ta có thể được lấp đầy. Ngài ăn uống với công chúng và tội nhân để họ ‘không chết đói vì tội lỗi’ của mình. Bằng cách nắm bắt cuộc sống, chúng ta chết; nhờ cái chết của Ngài, chúng ta tìm thấy sự sống. Ngài là Người Tôi Tớ ‘bị chúc dữ’ để những ai đáng bị chúc dữ ‘được gọi để được chúc phúc’”.
Anh Chị em,
Nhận định của Anthony Fortosis thật chính xác. Chúng ta được lấp đầy bởi ân sủng, bởi chính Đấng đã làm trống chính Ngài; trống cho đến nỗi Con Thiên Chúa biến thành tấm bánh nhỏ bé, tầm thường để nuôi sống con người, ở với họ và dẫn đưa họ về nhà Cha. Bí tích Thánh Thể là nghịch lý lớn lao nhất. Nghịch lý Ngôi Hai xin Gioan làm phép rửa tại sông Giorđan, nghịch lý Ngài cúi xuống rửa chân các môn đệ hay ngay cả nghịch lý Ngài chết trên thập giá cũng chỉ là những chuẩn bị cho nghịch lý tình yêu ngàn đời này khi Con Thiên Chúa trở nên của ăn cho tất cả những ai đến với Ngài. Làm đầy tớ cho người khác thật không dễ, trở nên tấm bánh bẻ ra cho người khác lại càng khó hơn! Thế nhưng, Chúa Giêsu làm được vì Ngài có một động lực: yêu thương và cứu độ. Cũng thế, với chúng ta, nếu tình yêu biến đổi thế giới, tình yêu đối với các linh hồn trở thành động lực để chúng ta phục vụ, thì mọi cơ hội ‘làm người tôi tớ’ sẽ là dịp được nên giống Thầy mình, Đấng “Đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”. Điều này chỉ có thể xảy ra khi mỗi người chúng ta cũng biết làm trống chính mình như Chúa Giêsu; nghĩa là phục vụ trong yêu thương, trong khiêm tốn và vô vị lợi như Ngài. Và như thế, rõ ràng, ‘được gọi để được chúc phúc’ sẽ là điều mà những con trai, con gái của Chúa sẽ cảm nhận.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con ngày càng nên giống Chúa hơn, trở nên một tôi tớ khiêm nhường của mọi người. Xin thổi bùng trong con ngọn lửa nhiệt thành nung đốt cho các linh hồn, để trong mọi khoảnh khắc, con xác tín, con ‘được gọi để được chúc phúc’, khi con luôn ước muốn mang tình yêu Chúa đến với anh chị em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
(Suy niệm Tin mừng Gioan (15, 1-8) trích đọc vào Chúa nhật 5 phục sinh)
Chúa Giê-su tự ví Ngài là thân nho, còn chúng ta là những cành nho.
Ngài tha thiết mời gọi chúng ta hãy ở lại trong Ngài, kết hợp mật thiết với Ngài như cành nho nên một với thân nho. Ngài nói: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.”
Giờ đây, mỗi người chúng ta hãy tự nhìn lại mình: Chúng ta là cành nho khô héo hay cành nho tốt tươi?
Thánh Gioan tông đồ cho chúng ta biết rằng: “Thiên Chúa là Tình Yêu, ai ở trong tình yêu, nghĩa là ai luôn mến Chúa yêu người thì người đó ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy” (1 Ga 4,16).
Như vậy, nếu chúng ta luôn mến Chúa yêu người, thì chúng ta là những cành nho tốt tươi vì được gắn bó nên một với thân nho Giê-su. Trái lại, nếu chúng ta không có lòng yêu mến, thì chúng ta là những cành nho khô héo, vì đã lìa xa thân nho Giê-su.
Số phận của cành nho khô héo
Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng: Ai không thể hiện tình yêu thương đối với Thiên Chúa và con người, thì kẻ đó “không ở lại trong Chúa Giê-su, họ là những cành nho lìa thân, và sẽ bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.”
Như vậy, số phận của những ai không có lòng mến Chúa yêu người sẽ vô cùng bi đát, họ như những cành nho khô héo, không thể sinh bất cứ một hiệu quả thiêng liêng nào, chỉ còn chờ ngày bị quăng vào lửa mà thôi!
Cho dù người đó có lập nên những kỳ tích vĩ đại trước mặt người đời, có làm được những việc lớn lao hoành tráng… cũng không có công phúc gì trước mặt Thiên Chúa;
Dù người đó có đầu óc siêu đẳng, trí tuệ siêu phàm, có thể nói được cả trăm thứ tiếng;
Dù người đó có đức tin mạnh mẽ đến độ có thể chuyển núi dời non hay đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, thậm chí có nộp mình chịu thiêu đốt… thì cũng chẳng được ích gì trước mặt Thiên Chúa.
Thánh Phao-lô viết về trường hợp này như sau:
“Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.” (I Cor 13, 1-3).
Số phận của những người không có lòng yêu thương cũng giống như số phận cành nho khô héo… rốt cuộc chẳng có gì, chẳng được tích sự gì! Bi đát biết bao!
Thành quả của cành nho tốt tươi
Trái lại, ai có lòng mến Chúa yêu người thì họ là những cành nho kết hợp khắng khít với thân nho Giê-su; họ là những cành nho tươi tốt như lời Chúa Giê-su dạy: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái.”
Dù họ chỉ làm những công việc âm thầm nhỏ bé thôi, mà làm với lòng yêu mến, thì hiệu quả vẫn tốt đẹp phi thường.
Thánh nữ Tê-rê-xa Hài đồng Giê-su, nhờ thực hiện những việc nhỏ bé như thế mỗi ngày với tất cả lòng yêu mến, nên đã lập được nhiều công phúc lớn lao, đẹp lòng Thiên Chúa và được Giáo hội tôn vinh.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin đừng để chúng con trở nên những cành nho khô héo vì không thể hiện lòng mến Chúa yêu người.
Xin giúp chúng con yêu Chúa hết lòng và yêu mến mọi người như chính bản thân; nhờ đó, chúng con trở thành cành nho tươi tốt, sinh hoa kết quả dồi dào. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
(Ga 20, 19-31)
Hôm nay mùng 01 tháng 5, ngày Quốc Tế Lao Động, ngày lễ thánh Giuse lao động là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của lao động theo quan điểm kitô giáo.
Thiên Chúa đặt con người làm chủ
Sau khi đã tạo dựng vạn vật muôn loài, Thiên Chúa phán : « Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất » (St 1, 26). Thế là « Thiên Chúa lấy bù đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống. Thiên Chúa lập một vường tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên » (x. St 2, 7-9). Việc con người được dựng nên từ bùn đất cho thấy tính chất yếu hèn, mỏng dòn của thân phận. Nhưng Thiên Chúa lại tạo nên con người và ban cho con người hình ảnh của Chúa, cho con người được chia sẻ sự sống của Chúa, phú ban cho con người sự sống siêu nhiên và nhiều đặc ân như trí khôn minh mẫn, ý chí hướng thiện, không phải đau khổ và không phải chết và nhất là đặt con người làm chủ công trình Chúa sáng tạo, làm chủ chính mình trong ơn sủng mà Thiên Chúa đã ban cho.
Con người phạm tội
Hình ảnh vườn địa đàng, nơi con người là chủ, sống, cày cấy và canh giữ đất đai (x. St 2,4-15) thật là đẹp, vì con người sống thân tình với Thiên Chúa, hài hòa với chính mình, với nhau và vũ trụ vạn vật. Nhưng hỡi ôi, hạnh phúc ấy bị tuột mất khi con người phạm tội. Adam và Eva đã đánh mất quyền làm chủ, lao động đã trở nên cực nhọc vất vả lao công.
Trở nên thân nô lệ
Đỉnh cao của giáo huấn Thánh Kinh về lao động là truyền phải nghỉ ngơi ngày Chúa nhật, để con người không trở thành nô lệ cho lao động. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì con người càng khai thác triệt để lao động. Một ngày người ta cố làm việc nhiều ca, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm luôn Chủ nhật và ngày lễ. Người ta thấy vui khi được tăng ca để kiếm thêm tiền. Và nại vào công việc, họ không có thì giờ để quan tâm, thăm viếng nhau, không có thì giờ cho việc cầu nguyện hay kinh,lễ. Phải chăng trong trường hợp này, con người đã “nô lệ tự nguyện” cho lao động và biến lao động thành “ngẫu tượng”?
Thiên Chúa không muốn con người sống kiếp nô lệ. Nên khi tạo dựng, Thiên Chúa đặt vào mọi sự vào tay con người, cùng với lời chúc phúc: hãy làm chủ mọi loài (St 1, 28).
Ngày nay người chỉ huy không phải là con người mà lại là tiền bạc. Đồng tiền ra lệnh. Nhưng Thiên Chúa Cha chúng ta đã không giao nhiệm vụ « chăm sóc trái đất » cho đồng tiền mà là cho chúng ta. Thế mà người ta lại hy sinh cho các thần tượng của lợi nhuận và tiêu thụ, khiến tiền bạc lên ngôi ông chủ, con người làm việc hết lòng hết sức để mong chiếm hữu được thật nhiều tiền của vật chất. Danh vọng lên ngôi ông chủ, sai khiến con người tìm đủ mọi cách để đánh bóng mình trước mắt mọi người. Tình dục và những khoái lạc xác thịt cũng có lúc lên ngôi, trói buộc con người trong cái vòng vây xiết chặt. Ông chủ của ta còn có thể xuất hiện dưới nhiều dáng dấp khác nhau: một chiếc điện thoại cao cấp, một chiếc xe hợp thời, một ngôi nhà tiện nghi… Giữa cuộc sống hiện đại, những ông chủ ấy đi vào cuộc đời ta, chiếm hữu tâm trí ta, thu hút toàn bộ năng lực của ta, dần dần biến thành mục đích sống duy nhất của đời ta. Ngạn ngữ có câu : tiền bạc là một đầy tớ tốt, nhưng là một ông chủ hà khắc.. Cái nguy hiểm không hẳn nằm ở tiền bạc, nhưng nằm con tim mỏng manh mà tham lam của con người. Một khi tiền bạc và những của cải vật chất lên ngôi, rất dễ làm con người hoán đổi vị trí và tôn tiền bạc lên làm ông chủ của mình. Hãy nhớ rằng, ngay từ thủa ban đầu của tạo dựng : « Thiên Chúa đã đặt con người làm chủ »
Thánh Giuse, người cha lao động
Tông thư Patris Corde, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nên bật Thánh Giuse là người lao động. Với nghề thợ mộc, ngài làm việc lương thiện để nuối sống gia đình. Nơi thánh Giuse, Chúa Giêsu đã học được giá trị, phẩm giá và niềm vui của việc ăn miếng bánh là thành quả lao động của chính mình. Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng : chính Thiên Chúa, khi làm người, đã không khinh thường công việc.
Quả thật, ngày nay kinh tế khó khăn, người cha đứng mũi chịu sào nơi đầu ngọn gió phải làm việc cực nhọc, kiếm từng miếng cơm manh áo cho gia đình, họ chỉ muốn gia đình được ấm no hạnh phúc. Bởi họ là trụ cột, là điểm tựa của mọi người trong gia đình khi gặp khó khăn.
Xã hội hôm nay vẫn còn nhiều người cha không chịu lao động, không làm hết trách nhiệm, không phát huy được vai trò quan trọng của mình. Một số người say xỉn về đánh đập vợ con khiến gia đình bất hòa, làm cho con cái tổn thương về mặt tình cảm. Một số thì không quan tâm tới gia đình, làm ảnh hưởng đến tình cảm của mọi người, nhất là trẻ em. Những người cha như thế sẽ làm gương xấu cho thế hệ mai sau, không giáo dục được con cái, khiến chúng học theo những điều xấu, trở thành người không có ích cho xã hội.
Hãy chịu khó lao động, khi lao động, con người tham gia vào công trình cứu độ của Thiên Chúa, và phẩm giá con người được đề cao. Không có việc làm các gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn, căng thẳng, rạn nứt và thậm chí là sự cám dỗ tuyệt vọng và phân tán. Với hình ảnh người thợ mộc, thánh Giuse như một khuôn mẫu vào thời điểm mà thế giới cũng như Giáo hội đang vật lộn với những thách thức do thời hiện đại đặt ra. Thánh Giuse hiện lên như một nhân chứng cho Giáo hội và thế giới hiện đại.
Thánh Giuse dạy Chúa Giêsu lao động, như công đồng Vatican II đã nêu trong Gaudium et Spes : “Con Thiên Chúa đã làm việc với đôi tay con người, suy nghĩ bằng trí óc con người, hành động theo một ý chí con người, yêu mến bằng quả tim con người.” (Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, 22,2).
Ðiều này nhắc nhở cho chúng ta biết phẩm giá và sự quan trọng của lao động. Lao động là yếu tố nến tảng đối với phẩm giá của một người. Lao động làm cho chúng ta giống Thiên Chúa (x. Ga 5,17). Lao động trao ban cho chúng ta khả năng nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần vào việc phát triển quốc gia mình.
Kính xin Thánh Giuse người cha lao động cầu thay nguyện giúp để mọi người biết ý thức về sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban là làm chủ, để chúng ta mến yêu lao động, cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
15. Trên thiên đàng thường thường có hai loại đói khát và no đủ, nhưng điều kỳ diệu là thành phần đói khát ấy quyết không để cho người ta đau khổ, loại no đủ ấy cũng không là nhân tố làm cho người ta chán nản.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khách đi vào quán mua rượu, uống một ly thì nói một chữ “gò”, vừa uống vừa nói hoài không thôi.
Người bên cạnh hỏi:
- “Muốn uống nhiều rượu nhưng sợ đau bụng à, hay là đi đào cái hố để đại tiện?”
Người nọ chỉ ly rượu nói:
- “Không phải vậy đâu, tôi chỉ muốn có cái gò, để tôi bò lên đó mới không bị cốc rượu này làm ngập chết.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 31:
Rượu là thuốc bổ cho người biết tiết chế ăn uống, biết uống rượu điều độ; rượu là thuốc độc hại thân xác và hại tâm hồn của những người nghiện rượu, uống rượu không điều độ, như thế mới biết rượu là con dao hai lưỡi có thể cứu sống và có thể giết chết con người ta.
Rượu có thể làm cho con người ta thêm hứng chí để làm những công việc hữu ích, và nó cũng khiến cho con người ta làm những việc xấu xa đồi bại.
Tiệc tân hôn thì cần có rượu, đó là rượu hạnh phúc; và phá tan hạnh phúc gia đình thì cũng chính là rượu, nó chính là rượu bắt đầu thì hạnh phúc và kết thúc trong bất hạnh.
Hãy hỏi những bà vợ có chồng nghiện rượu, họ sẽ nói cho bạn nghe thế nào là bất hạnh khi có ông chồng nghiện rượu; hãy hỏi những trẻ em có ông bố nghiện rượu, nó sẽ nói cho nghe nỗi kinh sợ của nó khi ông bố uống rượu say xỉn về nhà…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nhóm một Công nghị Bình thường để bỏ phiếu về một số án tuyên phong thánh.
Công nghị này sẽ diễn ra vào thứ Hai, ngày 3 tháng 5 lúc 10 giờ sáng theo giờ Rôma, tại phòng họp Công nghị trong điện Tông Tòa, nơi ngài sẽ chủ sự Kinh Giờ Ba, tức là giờ cầu nguyện giữa buổi sáng, và công nghị sẽ diễn ra ngay sau đó.
Các vị Hồng Y cư trú tại Rôma, hoặc có mặt tại Thành phố này, được mời tham dự, theo các biện pháp phòng ngừa chống Covid-19.
Trong công nghị này, các Hồng Y sẽ xem xét các án tuyên thánh cho bảy Chân phước, bao gồm Charles de Foucauld, nhà truyền giáo người Pháp đã bị giết ở Algeria năm 1916, và Chân phước Lazarus, tục danh là Devasahayam Pilla, một người đàn ông sống ở thế kỷ 18, đã kết hôn và theo Ấn Giáo trước khi cải sang Công Giáo và chịu tử đạo. Ngài là cư sĩ đầu tiên được nâng lên bậc Chân phước ở Ấn Độ.
Các án tuyên thánh khác được xem xét là:
- Chân phước César de Bus, linh mục và là đấng sáng lập Dòng Giáo lý Kitô giáo.
- Chân phước Luigi Maria Palazzolo, linh mục, người sáng lập Tu hội Nữ tu Người nghèo, còn được gọi là Tu hội Palazzolo;
- Chân phước Giustino Maria Russolillo, linh mục, người sáng lập Hiệp hội Ơn Thiên Triệu vào năm 1919, nhằm khuyến khích và hỗ trợ những ai đang phân định ơn gọi linh mục và đời sống tu trì.
- Chân phước Maria Francesca di Gesù, người sáng lập Dòng Nữ tu Capuchin của Mẹ Rubatto.
- Chân phước Maria Domenica Mantovani, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của các Nữ tu Gia đình Thánh Gia.
Ngày 11 tháng Hai, 2013 trong bối cảnh của một công nghị tuyên thánh như thế này, Đức Bênêđíctô 16 đã công bố quyết định thoái vị khỏi sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.
Source:Vatican News
Giám mục Đức đối đầu với nhà thần học tuyên bố Giáo Hội phân biệt giới tính khi không phong chức linh mục cho phụ nữ
Một giáo sư thần học người Đức và là người ủng hộ việc phong chức linh mục cho phụ nữ đã bị chỉ trích vì cho rằng không phong chức cho phụ nữ là hành vi “phân biệt chủng tộc”.
Một giám mục Đức đã lên tiếng chống lại những lời buộc tội của bà để bảo vệ Giáo Hội. Tuy nhiên, một chính trị gia Đức từng là một đại sứ cạnh Tòa thánh lại lên tiếng tấn công Đức Giám Mục vì đã đề xuất một cuộc tranh luận cởi mở, được cân nhắc.
Phát biểu tại “diễn đàn phụ nữ” ảo của Giáo Phận Rottenburg-Stuttgart hôm 17 Tháng tư, Johanna Rahner nói rằng bất cứ ai không ủng hộ “quyền bình đẳng cho phụ nữ” trong Giáo Hội đều là “những kẻ phân biệt chủng tộc”.
Rahner, 58 tuổi, là Giáo sư về Tín lý, Lịch sử Tín lý và Thần học Đại kết tại Khoa Thần học Công Giáo tại Đại học Eberhard Karls ở Tübingen.
Kết thúc bài phát biểu của mình, Rahner nói, “điều quan trọng là phải phất cờ ra bên ngoài và có lập trường chính trị tích cực chống lại sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Bất cứ ai không làm điều này và giữ im lặng đều là những kẻ phân biệt chủng tộc”.
Giám mục Stefan Oster của Giáo phận Passau đã lên tiếng đáp lại những lời cáo buộc của Rahner và gọi những lời chống báng Giáo Hội của bà này là “trâng tráo” trong một bài bình luận trên trang web của ngài ngày 19 tháng 4 và kêu gọi cân nhắc đối thoại thay vì đối đầu.
Vị giám mục, nguyên là một nhà báo được đào tạo, đã cảnh báo chống lại sự leo thang những lời nói căm thù trên các phương tiện truyền thông. Ngài chỉ trích cổng thông tin chính thức của Hội Đồng Giám Mục Đức vì đã đưa tin rầm rộ về các tuyên bố của Rahner. Ngài cũng kêu gọi tranh luận về cách đối phó với các hành động khiêu khích. Đối với ngài, vụ tai tiếng này không chỉ là về một hành vi cáo buộc “không biết xấu hổ”, nhưng cuối cùng còn là một nỗ lực để ngăn cản người khác trở thành người Công Giáo, hay xúi giục người ta bỏ đạo.
Đức Cha Oster không phải là người duy nhất phản ứng gay gắt trước những lời buộc tội của Rahner.
Helmut Hoping, một giáo sư ngữ văn ở Freiburg, đã viết trong một bài báo cho tờ báo Công Giáo Die Tagespost rằng tuyên bố của Rahner không liên quan gì đến một cuộc tranh luận thần học.
“Đây là sự kích động và tố cáo chính trị,” Hoping viết,và lập luận rằng Rahner không chỉ đưa ra các cáo buộc lệch lạc mà còn cho rằng Giáo Hội Công Giáo không phù hợp với hiến pháp của nước Đức.
Trong tông thư Ordinatio sacerdotalis năm 1994, Thánh Gioan Phaolô II đã tuyên bố rằng “Giáo hội không có thẩm quyền nào trong việc truyền chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội chấp nhận một cách dứt khoát”.
Phát biểu trước các nhà báo trong cuộc họp báo trên chuyến bay vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Về việc tấn phong phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, lời cuối cùng rất rõ ràng, đó là lời nói của Thánh Gioan Phaolô II và điều này vẫn còn hiệu lực”.
Phát biểu của Đức Cha Oster vấp phải sự chỉ trích của Annette Schavan, một chính trị gia của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo cầm quyền, đồng thời là cựu phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức và là cựu đại sứ tại Tòa thánh. ZdK, là người đồng tổ chức Tiến Trình Công Nghị ở Đức, từ lâu đã kêu gọi truyền chức linh mục cho phụ nữ.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y từng là giám mục trong hơn 50 năm tại các giáo phận Nam Hàn, trong đó có 14 năm làm Tổng Giám Mục của Hán Thành, đồng thời là Giám Quản Tông Tòa của Bình Nhưỡng.
Ngài được nhớ đến với niềm đam mê truyền giáo, ủng hộ cuộc sống, giàu kiến thức về giáo luật, phục vụ người nghèo và nỗ lực mang lại hòa bình và thống nhất cho bán đảo Triều Tiên.
Đức Hồng Y qua đời vào đêm 27 tháng 4 tại Bệnh viện St. Mary, nơi ngài đã được chăm sóc y tế kể từ tháng Hai. Thi thể của ngài được lưu giữ trong quan tài thủy tinh tại nhà thờ chính tòa Mân Đông, của thủ đô Hán Thành cho đến tang lễ vào ngày thứ Bẩy 1 Tháng Năm.
Đức Hồng Y Anrê Liêm Chu Chính (염수정, Andrew Yeom Soo-jung), đương kim tổng giám mục của Hán Thành, đã dâng thánh lễ Requiem – cầu cho linh hồn người quá cố - vào lúc nửa đêm tại nhà thờ chính tòa vào ngày 27 tháng 4. Ngài nhớ đến người tiền nhiệm của mình là người “ muốn Giáo hội trở thành ánh sáng và muối của xã hội, và thực thi thừa tác vụ nhấn mạnh các giá trị của cuộc sống và gia đình”.
“Đức Hồng Y Trịnh đã phát tất cả những gì ngài có cho Giáo Hội và người nghèo. Ngài thậm chí đã hiến nội tạng của mình để cống hiến hết mình cho những người cần thiết”.
Đức Hồng Y Trịnh sinh ra trong một gia đình Công Giáo ở Hán Thành vào năm 1931, vào thời điểm Nam Hàn đang nằm dưới ách thống trị của Nhật Bản. Ngài được rửa tội bốn ngày sau khi chào đời, và vị Hồng Y từng nói rằng mẹ ngài đã dẫn ngài đi lễ hàng ngày trong thời thơ ấu”.
Tờ Korea Herald tiết lộ một chuyện không may cho gia đình Đức Hồng Y là sau khi Nam Hàn được giải phóng vào năm 1945, cha ngài, bị ảnh hưởng bởi lý thuyết cộng sản, đã bỏ rơi gia đình để đến Bắc Triều Tiên, nơi ông trở thành thứ trưởng.
Cậu Trịnh Trấn Thích được nhận vào Đại học Quốc gia Hán Thành, là trường đại học hàng đầu ở Nam Hàn, để nghiên cứu kỹ thuật hóa học vào năm 1950, nhưng việc học của ngài bị gián đoạn khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra.
Trong chiến tranh, ngài làm phiên dịch trong Quân đoàn Phòng vệ Quốc gia Nam Hàn. Trong văn phòng của một tuyên úy quân đội Hoa Kỳ, ngài tìm thấy một cuốn sách về Thánh Maria Goretti đã giúp truyền cảm hứng cho ngài quyết định trở thành một linh mục.
Sau khi theo học tại Đại học Công Giáo Nam Hàn, ngài được thụ phong linh mục vào ngày 18 tháng 3 năm 1961.
Cha Trịnh Trấn Thích học tiếp ở Rôma từ năm 1968 đến năm 1970, lấy bằng giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Urbanô.
Khi trở về Nam Hàn, ngài được bổ nhiệm giám mục Thanh Châu (청주시, Cheongju) ở tuổi 39 và lấy khẩu hiệu giám mục, “Omnibus Omnia”, có nghĩa là “Tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người”.
Trong 28 năm tiếp theo trong sứ vụ giám mục Thanh Châu, ngài đã giúp thành lập Kkottongnae, tổ chức bác ái Công Giáo lớn nhất ở Nam Hàn.
Ngài đã nỗ lực nhiều năm để dịch Bộ Giáo luật 1983 sang tiếng Hàn và đã xuất bản hơn 50 cuốn sách trong suốt cuộc đời của mình, trong đó có 15 bài bình luận về giáo luật.
Ngài từng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn từ năm 1996 đến năm 1999.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Hán Thành và Giám Quản Tông Tòa của Bình Nhưỡng vào năm 1998. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI phong ngài làm Hồng Y vào năm 2006.
Source:Catholic News Agency
Download Hướng Dẫn Phụng Vụ bằng tiếng Việt của Hội Đồng Giáo Hoàng Tân Phúc Âm Hóa
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa đưa ra lời mời gọi toàn thể Giáo hội, trong suốt tháng Năm này, khẩn thiết cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria cho đại dịch sớm kết thúc và, một cách đặc biệt, ngài mời gọi tất cả chúng ta hãy nhiệt thành cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch kinh hoàng này.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây.
Dưới đây là bản dịch toàn văn Hướng dẫn phụng vụ cụ thể của Hội Đồng Giáo Hoàng Tân Phúc Âm Hóa.
“Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết” (Cv 12:5)
Chúng ta hãy cầu nguyện đại dịch mau sớm kết thúc, hiệp nhất với nhau trong việc đọc kinh Mân Côi cùng với các Đền thờ trên khắp thế giới.
Hướng dẫn phụng vụ
Tháng 5 năm 2021
GIỚI THIỆU
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi trong tháng Năm này, toàn thể Giáo hội cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria cho đại dịch sớm kết thúc và, một cách đặc biệt, ngài mời gọi tất cả chúng ta hãy nhiệt thành cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch này.
Trong mỗi ngày của tháng Năm, được hướng dẫn bởi một lịch trình các ý chỉ cụ thể, tất cả các đền thờ trên khắp thế giới, hiệp nhất trong lời cầu khẩn, cất lên những lời cầu nguyện, như hương thơm bay lên trời cao.
Ba mươi Đền thờ Đức Mẹ sẽ thay phiên nhau chủ sự các buổi cầu nguyện trong toàn thể Hội Thánh và cung cấp cho các tín hữu một loạt khoảnh khắc cầu nguyện để họ tham gia suốt cả ngày.
Buổi cầu nguyện ban mai của các đền thờ sẽ bắt đầu bằng cử chỉ tượng trưng là thắp sáng một ngọn nến và đặt trước ảnh Đức Mẹ. Ngay sau đó, một đoạn Kinh thánh trích từ chương 18 của Phúc âm Thánh Luca, nói lên ý nghĩa của cử chỉ này sẽ được công bố. Tiếp theo, vị chủ tế sẽ giải thích ý nghĩa của cử chỉ này và ý cầu nguyện trong ngày, và sẽ kết thúc bằng việc cầu nguyện, cùng với các tín hữu hiện diện, lời cầu nguyện cổ kính Sub tuum praesidium, tức là Kinh Trông Cậy, dành cho Đức Trinh Nữ Maria.
Kinh Mân Côi: mấu chốt trong ngày cầu nguyện tại Đền thờ sẽ là việc đọc kinh Mân Côi, được xướng lên theo truyền thống và phong tục địa phương, để cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch kinh hoàng này và cho ý định cụ thể hàng ngày của Đức Thánh Cha Phanxicô, theo hướng dẫn được cung cấp trong Lịch cầu nguyện.
Vào cuối ngày, tất cả các tín hữu, tập trung tại Đền thờ, sẽ gửi lời chào tạm biệt đến Đức Mẹ, lý tưởng nhất là trao cây gậy cầu nguyện cho Đền thờ tiếp theo.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, ngoài việc đọc kinh Mân Côi, các Đền thờ cũng được mời gọi quảng bá những khoảnh khắc cầu nguyện khác trong suốt cả ngày. Trước mỗi cử hành, vị chủ tế cần nhắc nhở các tín hữu về ý nghĩa của sáng kiến này, bao gồm cả một ý hướng trong lời cầu nguyện của các tín hữu trong Thánh lễ.
Mỗi Đền thờ nên sắp xếp để các tín hữu tham gia vào các cử hành khác nhau được đề nghị, tuân theo các quy định về sức khỏe có hiệu lực, khuyến khích họ cũng cầu nguyện tại nhà riêng và gia đình của họ, nơi việc tham dự là không thể được.
CHƯƠNG TRÌNH CẦU NGUYỆN TỔNG QUÁT
THẮP NẾN
Buổi sáng, Chủ tế bắt đầu giờ cầu nguyện bằng lời chào phụng vụ. Chính ngài, hoặc một tín hữu được chỉ định, sẽ thắp một ngọn nến và đặt trước ảnh Đức Mẹ. Khi kết thúc cử chỉ này, một người công bố đoạn Kinh thánh đã được chỉ định.
BÀI ĐỌC (Lc 18: 1-8)
Thiên Chúa sẽ minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người
Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho. Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.”
Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”
Đó là Lời Chúa.
Sau một khoảnh khắc im lặng ngắn, Chủ tế tiếp tục với những lời sau hoặc tương tự:
Anh chị em thân mến, thời gian đại dịch đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta. Thử thách này là một cơ hội để hướng tới đức tin của chúng ta, nuôi dưỡng hy vọng và thực hiện các cử chỉ yêu thương thông qua các việc làm bác ái về thể xác và tinh thần.
Có biết bao nhiêu người phải đau buồn vì họ đã mất một người thân yêu, thậm chí không thể tháp tùng cùng họ vào lúc họ qua đời, có khi cũng không có cả cơ hội chôn cất họ. Các mối quan hệ trong gia đình và xã hội đã bị thử thách nghiêm trọng; cuộc khủng hoảng kinh tế và tình trạng thiếu việc làm gây ra nỗi sợ hãi về tương lai ngày càng bấp bênh của các gia đình.
Trong kinh nghiệm này, chúng ta cảm thấy mình giống như cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, mà sách Tông đồ Công vụ mô tả với cách diễn đạt đẹp đẽ này: “Giáo hội nhiệt thành cầu nguyện với Thiên Chúa” (Cv 12: 5). Chúng ta cũng mong muốn được cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa để Ngài có thể nghe thấy những lời thỉnh cầu của chúng ta.
Trong tháng Năm này, chúng ta quây quần bên Đức Thánh Cha, khi ngài yêu cầu toàn thể Giáo hội, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, cầu xin cho thử thách này sớm kết thúc.
Ngọn nến vừa được thắp sáng sẽ nhắc nhở cộng đoàn của chúng ta rằng chúng ta đã được kêu gọi để cầu nguyện cho đại dịch kết thúc của và đặc biệt cho toàn thế giới bị thương tổn vì đại dịch này.
Chúng tôi yêu cầu anh chị em khẩn thiết cầu xin trong Đền thờ này và mời những người trên khắp đất nước của chúng ta, những người không thể có mặt, tham gia cầu nguyện với chúng ta, trong suốt thời gian ngày hôm nay, từ nhà của họ, nơi làm việc và cộng đồng giáo xứ
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện:
Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời con nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ, Amen.
ĐỌC KINH MÂN CÔI
Việc đọc Kinh Mân Côi có thể bắt đầu bằng việc thắp một vài ngọn nến từ ngọn nến đã thắp trước đó trước ảnh Đức Mẹ.
Vị chủ tế giải thích ý nghĩa của cử chỉ và ý định cầu nguyện trong ngày liên quan đến đại dịch và nhu cầu cụ thể của khu vực địa lý đó. Bản văn sau đây có thể được sử dụng, xin điều chỉnh tùy theo nhu cầu của địa điểm và hoàn cảnh.
Anh chị em thân mến, trong tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, và theo gương của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi trong thời điểm thử thách kinh hoàng này, chúng ta nâng tâm hồn lên cùng Chúa qua lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, nài xin không ngừng nghỉ cho đại dịch này kế thúc.
Hôm nay, đặc biệt, tại Đền thờ này, chúng ta muốn cầu nguyện xin….
Cầu mong những ngọn nến này, được thắp sáng từ ngọn nến cháy trước ảnh Đức Mẹ, có thể chiếu sáng và biến khoảnh khắc tăm tối này thành một rạng đông của ánh sáng mới.
Chúng tôi mời tất cả những ai theo dõi chúng tôi qua các kênh web của chúng tôi để cùng gia đình họ đọc kinh Mân Côi một cách thành kính.
Việc đọc kinh Mân Côi sẽ diễn ra theo truyền thống địa phương sau đó. Cuối cùng, sau khi hát kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina) và đọc kinh Cầu, vị chủ tế và các tín hữu hiện diện dâng lời cầu nguyện sau đây với Đức Mẹ:
“Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con chạy đến ẩn náu dưới sự che chở của Mẹ.”
Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, trong tình cảnh bi thương hiện nay, khi toàn thế giới chìm trong khổ đau và lo lắng, chúng con chạy đến với Mẹ và tìm nương ẩn dưới sự chở che của Mẹ.
Lạy Đức Trinh nữ Maria, xin đoái thương ghé mắt từ ái nhìn đến chúng con đang trong đại dịch coronavirus này; xin an ủi những người đang phải bàng hoàng than khóc người thân đã qua đời, đôi khi chỉ được an táng sơ sài khiến họ đau lòng sâu sắc. Xin gần gũi với những ai đang lo lắng cho những người thân yêu bị nhiễm bệnh, và những ai, để tránh lây lan, không thể cận kề bên cạnh. Xin mang đến hy vọng cho những ai đang lo lắng trước một tương lai bấp bênh do các hậu quả đối với kinh tế và công ăn việc làm của đại dịch này.
Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, xin cầu cùng Chúa, là Cha đầy lòng thương xót cho chúng con, để thử thách này chấm dứt, và rạng đông của hy vọng và bình an sẽ lại đến. Xin Mẹ cầu khẩn cùng Con chí thánh của Mẹ, như khi xưa Mẹ đã cầu khẩn cùng Người ở Cana, để gia đình các bệnh nhân và nạn nhân được an ủi; và tâm hồn họ được mở ra với hy vọng và cậy trông.
Xin bảo vệ các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, tình nguyện viên, là những người đang ở tuyến đầu trong tình trạng khẩn cấp này và đang liều mạng sống của mình để cứu những mạng sống khác. Xin nâng đỡ nỗ lực anh hùng của họ và ban cho họ sức mạnh, lòng quảng đại và sức khỏe dồi dào.
Xin cận kề bên những người ngày đêm trợ giúp các bệnh nhân, và xin gần gũi với các linh mục, là những vị với mối quan tâm mục vụ và lòng trung tín với Tin Mừng, đang tìm cách giúp đỡ và trợ giúp tất cả mọi người.
Lạy Đức Trinh nữ đầy ơn phúc, xin soi sáng tâm trí của những người nam nữ dấn thân trong các nghiên cứu khoa học, xin giúp họ tìm ra những giải pháp hiệu quả để khống chế được virus này.
Xin nâng đỡ những nhà lãnh đạo các quốc gia, để với sự khôn ngoan, quan tâm và quảng đại, họ có thể giúp đỡ những người đang thiếu những điều cần thiết căn bản cho cuộc sống, và đề ra được các giải pháp xã hội và kinh tế với tầm nhìn xa và với tình liên đới.
Lạy Mẹ Maria rất thánh, xin đánh động lương tâm chúng con để những số tiền khổng lồ thay vì được chi trả cho việc phát triển và thu tích các vũ khí, được dùng để thúc đẩy các nghiên cứu hiệu quả, nhằm ngăn chặn những thảm họa tương tự trong tương lai.
Lạy Mẹ rất yêu dấu, xin giúp chúng con nhận thức được rằng tất cả chúng con là các thành viên của cùng một đại gia đình duy nhất, và ý thức được mối liên hệ hiệp nhất tất cả mọi người, để trong tình huynh đệ và liên đới, chúng con có thể giúp giảm bớt biết bao các tình cảnh nghèo đói và lầm than. Xin cho chúng con kiên vững trong đức tin, bền chí trong phục vụ và liên lỉ trong cầu nguyện.
Lạy Mẹ Maria, Đấng An ủi những người đau khổ, xin ôm lấy các con cái của Mẹ đang u sầu, và xin cầu cùng Chúa để Người vươn cánh tay quyền năng ra giải thoát chúng con khỏi đại dịch khủng khiếp này, để cuộc sống thanh thản có thể trở lại như bình thường.
Lạy Mẹ, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng, chúng con phó thác chúng con cho Mẹ. Ôi Khoan Thay, Nhân Thay, Dịu Thay Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Amen.
Kính Chào Tạm Biệt Đức Mẹ
Khi kết thúc buổi cầu nguyện, chủ tế nói với các tín hữu hiện diện bằng những lời sau hoặc tương tự:
Anh chị em thân mến vào cuối ngày hôm nay chúng ta hãy phó thác vào tay Đức Trinh Nữ Maria tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, chúng ta phó thác những anh chị em này của chúng ta cho Đức Mẹ xin Mẹ cầu bầu cùng Con của Mẹ: Xin Ngài lắng nghe và thương nhậm những lời thỉnh cầu của chúng ta.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin cùng Đức Mẹ:
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân.
Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững.
Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này.
Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con.
Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.
Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen.
Source:PONTIFICAL COUNCIL FOR PROMOTION OF THE NEW EVANGELI
Hôm Chúa Nhật 25 tháng Tư, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã cử hành thánh lễ tại nhà thờ St Pierre de Montrouge.
Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nói:
Đó có thể vẫn là một hy vọng xa vời nếu Chúa Giêsu không đến để chia sẻ hiện sinh của chúng ta. Ngài là Mục tử nhân lành, là Thiên Chúa đến chăm sóc chính mỗi người chúng ta và là Đấng đi xa đến mức hiến mạng sống vì đàn chiên của mình: “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình.” (Ga 10:18).
Trao ban cuộc sống của mình là hành động yêu thương tột đỉnh có thể làm và là bằng chứng yêu thương lớn nhất có thể thực hiện. Những người mẹ đã hy sinh mạng sống của họ để cứu con mình. Mọi người liều mạng để cứu người khác. Trao ban mạng sống của mình không đồng nghĩa với việc liều chết. Nhưng trên tất cả, đó là liều sống, liều sống vì tình yêu. Ví dụ, khi hai vợ chồng kết hôn, họ trao ban cho nhau cả cuộc đời. Một người tận hiến hoàn toàn dâng mình cho Thiên Chúa. Cho đi là chấp nhận mọi sự vì yêu thương. Yêu luôn luôn liều mạng.
Đón nhận cuộc sống là tiếp nhận với lòng biết ơn những gì chúng ta đã không chọn nhưng được ban cho chúng ta nhờ ân sủng. Anh chị em không lựa chọn cuộc sống của mình, anh chị em lãnh nhận nó. Điều đáng ngạc nhiên là ngày nay có nhiều người lại muốn chọn cái chết thay vì sự sống. Đón nhận cuộc sống là cởi mở tâm hồn chào đón với niềm vui những gì được ban cho chúng ta. Thái độ tốt nhất trước mặt Chúa là phó thác mọi sự trong tay Ngài và dâng lên Ngài lời tán tụng tri ân. Lời cầu nguyện tạ ơn giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta được yêu thương. Biết mình được yêu là tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình.
Định mệnh đích thực của chúng ta khi bước theo Chúa Kitô là hiến mạng sống mình vì tình yêu để đón nhận lại nó từ Đấng là Tình yêu.
Chúng ta nói rằng Chúa Nhật này Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, là ngày cầu nguyện cho vocations, nghĩa là các ơn gọi. Vocation có nghĩa là: appel, là tiếng gọi. Đó là tiếng Chúa gọi. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi nên thánh. Paulo Coelho trong cuốn sách nổi tiếng l’Alchimiste, tức là Nhà Giả Kim, đã nói về những biến cố xảy ra trong một đời người như những dấu chỉ cho ơn gọi mà mỗi người phải khám phá và đạt được. Chúa Kitô đến để mặc khải cho chúng ta rằng ơn gọi cơ bản của chúng ta là nên thánh. Đó là con đường mà mỗi chúng ta phải tìm ra và hoàn thành. Sự thánh thiện này là sự viên mãn của tình yêu.
Tất cả cuộc sống của Kitô hữu bắt đầu bằng một cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Kitô. Những người mới được rửa tội đến từ mọi nguồn gốc cho chúng ta biết việc gặp gỡ Chúa Giêsu đã thay đổi cuộc đời họ như thế nào. Cuộc gặp gỡ này, khi diễn ra, thật sự cho phép chúng ta biết mình được yêu thương đến mức nào. Nó vượt quá tất cả những kỳ vọng của con người chúng ta, những kỳ vọng luôn hướng đến khát khao yêu và được yêu.
Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta con đường này. Đó là một con đường cứu rỗi. Khi bước theo Người, chúng ta không còn phải sợ hãi cái chết vì chúng ta đã bước vào cõi vĩnh hằng của Thiên Chúa. Trong Chúa, tình yêu và sự sống kết hợp hoàn hảo. Nếu chúng ta sống yêu thương như Thiên Chúa, như Chúa Giêsu trên trái đất này, thì ngay từ bây giờ chúng ta đã bước vào sự sống vĩnh cửu, mà sự chết không thể làm gì được. Đây là cách chúng ta được cứu độ, như Thánh Phêrô đã nói trong bài đọc thứ nhất, rằng “không một Danh nào khác ở dưới gầm trời đã được ban tặng cho loài người, để phải nhờ Danh đó mà chúng ta được cứu độ” (Tông Đồ Công Vụ 4:12).
Source:L'Eglise Catholique à Paris
Một cuộc điều tra chống khủng bố đã được khởi động ở Pháp sau khi một nhân viên hành chính của cảnh sát bị đâm chết gần Paris hôm thứ Sáu.
Kẻ tấn công, được xác định là một công dân Tunisia sống ở Pháp, được cho là đã đâm vào cổ họng người phụ nữ khi cô bước vào đồn cảnh sát.
Theo một nguồn tin, kẻ tấn công đã hét lên “Allahu Akbar”, trong cuộc tấn công trước khi bị cảnh sát bắn chết tại hiện trường.
Tổng thống Emmanuel Macron cho biết nạn nhân là nữ cảnh sát viên Stephanie và cho biết cả nước đứng về phía gia đình cô.
Ông Macron đã tweet: “Chúng ta sẽ không dừng lại trong cuộc chiến kiên quyết chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo”.
Pháp đã chứng kiến nhiều vụ tấn công khủng bố trong những năm gần đây khiến khoảng 250 người thiệt mạng.
Vụ việc hôm thứ Sáu xảy ra sáu tháng sau khi một thiếu niên Chechnya chặt đầu một giáo viên gần Paris.
Tổng thống Macron đã bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng về làn sóng cực đoan hóa – cả bạo động lẫn bất bạo động - trong các cộng đồng Hồi giáo.
Source:Reuters
Giám đốc một bệnh viện Công Giáo ở Ấn Độ nói với Catholic News Service, gọi tắt là CNS, rằng họ không có đủ cơ sở vật chất để điều trị cho bệnh nhân trong khi Ấn Độ đạt kỷ lục thế giới về số ca tử vong do COVID-19. Ấn Độ báo cáo con số trường hợp nhiễm bệnh hơn 300,000 mỗi ngày, cao gấp 10 lần Hoa Kỳ và Brazil. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng con số này chưa được báo cáo đầy đủ.
“Tình hình rất tồi tệ. Không có giường ở bất cứ nơi nào trong bệnh viện. Các bệnh nhân nằm trên các hành lang và nhiều người đang chết vì không có giường, không có ôxy,” Cha PA George, giám đốc Bệnh viện Thánh Gia ở New Delhi, nói với CNS.
“Không có nơi nào ngay cả trong khu cấp cứu có thể cung cấp oxy. Bệnh nhân đang chết trước mắt tôi. Tôi cảm thấy rất đau khổ, thất vọng và bất lực. Thật là kinh khủng và là thảm họa ngoài sức tưởng tượng. Xin hãy cầu nguyện Chúa ban cho chúng tôi sức mạnh để cứu sống một số người”, vị linh mục đứng đầu bệnh viện Công Giáo lớn nhất ở New Delhi, nói.
Ngài nói thêm, bệnh viện chỉ có 340 giường, nhưng bây giờ đã có gần 400 bệnh nhân, nghĩa là nhiếu người phải 2 người nằm.
Tại bang Gujarat, Cha Thomas Nadackalan của Syro-Malabar, giám đốc Bệnh viện Chúa Kitô ở Rajkot, nói với CNS ngày 26 tháng 4, “Chúng tôi phải từ chối khoảng 600 trường hợp mỗi ngày vì bệnh viện của chúng tôi chỉ có 70 giường.”
“Chúng tôi đang gặp khó khăn để có được oxy trong thời gian ngắn ngõ hầu có thể cứu cuộc sống những người đã nhận”. Trong số 70 giường bệnh của bệnh viện, có 40 giường được bố trí riêng cho những người cần điều trị bằng oxy.
Việc chăm sóc và điều trị thiếu sót trong các bệnh viện chính phủ ở Ahmedabad, thủ phủ thương mại của Gujarat, đã thu hút sự chú ý của quốc gia vì rất nhiếu trường hợp tử vong đã không được chính quyền bang báo cáo.
Nhật báo tiếng Anh quốc gia The Hindu đã đăng một câu chuyện điều tra phơi bày sự láo khoét trong tuyên bố của chính phủ là chỉ có 78 người chết vào ngày 16 tháng 4, trong khi đó đã có 689 thi thể được hỏa táng.
Source:Crux
Một số người có thể ngạc nhiên khi nghe nói một cuốn phim chiến tranh chứa đựng một nền văn hóa phò sự sống, nhưng quả có chuyện đó.
Đó là khám phá của John Grondelski, nguyên phó khoa trưởng phân khoa thần học của Đại Học Seton Hall, South Orange, New Jersey, trên tạp chí National Catholic Register, ngày 27 tháng 4 năm 2021 và cuốn phim đó chính là “Đại Bác Navarone” (Guns of Navarone).
Cuốn phim trên diễn lại cuộc phiêu lưu sử thi của sáu lính đặc công Đồng minh được phái đi để hạ gục hai khẩu đại bác của Đức được đặt trong một pháo đài đá tự nhiên trên hòn đảo giả tưởng Navarone của Hy Lạp. Nhiệm vụ được thực hiện để các tàu chiến của Anh có thể đi qua đảo một cách an toàn nhằm giải cứu quân đội Anh đang mắc kẹt trên đảo Kheros (cũng hư cấu) kế cận.
Dựa vào cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1957 của Alistair MacLean, cuốn phim được ra mắt đầu tiên cách đây 60 năm vào ngày 27 tháng 4. Với sự tham gia của Gregory Peck, Anthony Quinn, Anthony Quayle, Stanley Baker, Irene Papas, James Darren và David Niven, Đại Bác Navarone là một trong những bộ phim thành công nhất thuộc thể loại phim thời danh lấy Thế Chiến hai làm bối cảnh, trong đó có cuốn Cầu Sông Quai (Bridge Over the River Kwai).
Trong khi hầu hết mọi người nghĩ Đại Bác Navarone như một cuốn phim chiến tranh, nhưng nếu khảo sát kỹ hơn, ta thấy cuốn phim đề xuất một lập luận tương đối phức tạp nhưng thường bị bỏ qua nhằm ủng hộ một nền văn hóa phò sự sống.
Một số người có thể ngạc nhiên khi nghe nói một cuốn phim chiến tranh lại chứa đựng một nền văn hóa phò sự sống, nhưng đúng như vậy. Cả chiến tranh nữa cũng nên được quản lý bằng các quy tắc đạo đức. Thần học luân lý Công Giáo vốn nói về “chiến tranh chính đáng” (nghĩa là có thể có chiến tranh bất chính) trong hơn 1,500 năm nay. Một trong những lý do Giáo hội khai triển các nguyên tắc của chiến tranh chính đáng là để giải quyết vấn đề lấy đi mạng sống trong thời chiến. Nó bao hàm nhiều hệ luỵ như nguyên tắc đặc miễn (immunity) của thường dân.
Câu hỏi trọng tâm về “sự sống” trong Đại Bác Navarone xoay quanh Thiếu tá “Lucky” Roy Franklin (Quayle). Là chỉ huy của sứ mệnh, vận may của ông đến hồi kết thúc lúc đang leo vách đá khi lực lượng tiến đến Navarone. Ông trượt chân và gẫy chân.
Việc có một chỉ huy bất động của một đơn vị bí mật vốn giả thiết phải rất cơ động đặt ra câu hỏi phải làm thế nào để hoàn thành “công việc”. Câu hỏi đó (và hạn từ “công việc”) sẽ trở đi trở lại nhiều lần trong suốt cuốn phim, thí dụ, khi Mallory (Peck) trách Brown (Baker) lưỡng lự (“Công việc của bạn là giết lính địch!”) Hoặc khi Miller (Niven) khiển trách Mallory vì “sử dụng” Franklin (“Tôi đã làm 100 công việc và không công việc nào trong số này làm thay đổi tiến trình Chiến tranh”). Vì vậy, điều gì quan trọng hơn: con người hay công việc?
Khi nhóm tập hợp lại với Franklin bị thương trên đỉnh vách đá, cuộc tranh luận nổ ra. Mallory thấy có hai giải pháp: Đưa Franklin đi cùng với họ trên cáng, điều này chắc chắn sẽ làm họ chậm lại, hoặc để ông cho quân Đức tìm thấy và hy vọng sẽ giúp đỡ, với rủi ro họ sẽ sử dụng ma túy để buộc ông phải nói những gì ông biết.
Đại tá người Hy Lạp Andrea Stavros (Quinn) đưa ra giải pháp thứ ba: “một viên đạn ngay bây giờ cho rồi. Tốt hơn cho ông ta. Tốt hơn cho cả chúng ta. Đưa ông ta đi cùng, bạn sẽ gây nguy hiểm cho tất cả bọn mình”.
Stavros đưa ra giải pháp thực dụng nhất: điều “tốt” nhất qua điều “xấu” nhất. Nó vẫn là một giải pháp rất hấp dẫn đối với nhiều người, nhất là trong lĩnh vực đạo đức sinh học. Nó ám ảnh bối cảnh của các cuộc tranh luận năm ngoái về việc ai được nhập viện nếu COVID tràn ngập các cơ sở chăm sóc nguy kịch và lấp ló sau nhiều quyết định của năm nay về cách ưu tiên phân phối vắc-xin.
Đó cũng là một nguyên tắc cổ xưa, mà người ủng hộ chính trong Kinh thánh là Caipha. (“Thà một người chết cho dân còn hơn cả nước chúng ta bị hủy diệt”.— Ga 18:14). Đó cũng là nền đạo đức kiểu bề hội đồng (lynch mob).
Miller ngay lập tức bác bỏ lập luận của Stavros, bằng cách đẩy chủ nghĩa thực dụng đến tận cùng luận lý của nó: "Tại sao anh không thả ông ta xuống vách đá, đỡ được cả viên đạn?" Mallory đưa ra một giải pháp thực tế biết trân qúy mạng sống của Franklin: “Vâng, có một giải pháp thứ ba. Chúng ta sẽ thực hiện nếu cần thiết, khi cần thiết, chứ không phải trước đó!” Anh ta củng cố cam kết của mình đối với mạng sống của Franklin khi anh ta quở trách ông vì đã bò đi với khẩu súng lục trong một âm mưu tự sát.
Franklin sau đó được mang trên cáng qua khắp Navarone giữa hai nghịch lý. Brown, người từng bị Mallory khiển trách vì do dự giết một người lính Đức đang lao vào anh ta, được Mallory chỉ định làm người chăm sóc chính cho Franklin, một vai trò mà Brown cho là bị giáng chức. Và Stavros là người giao Franklin cho bác sĩ ở Mandrakos - nơi họ bị phản bội.
Hollywood luôn cần một kết thúc có hậu, Franklin sống sót, dù bị cắt cụt bắp chân bị hoại thư. Chúng ta được thấy ông lần cuối cùng nằm trên giường trong khu hồi sức của bệnh viện Đức, một nụ cười nở trên khuôn mặt ông ta khi cửa sổ vỡ tan vì sức tàn phá của súng. Ông ta nghe thấy tiếng còi của hạm đội Anh đang tiến đến vang dội, nhờ “công việc đã hoàn thành,” cứu sống họ và những người trên đảo Kheros.
Brown, người đàn ông bị Mallory mất lòng tin, được đặt biệt danh là "Đồ tể của Barcelona" vì kỹ năng sử dụng dao của anh ta trong cuộc Nội chiến đẫm máu Tây Ban Nha. Anh thừa nhận sở dĩ do dự là vì “mệt” và vì cái chết đã trở nên quá gần gũi và có tính bản thân đối với anh: “Bạn bắn một người ở cự ly 200 thước, anh ta chỉ là một mục tiêu di động. Bạn giết một người đàn ông bằng một con dao… bạn đủ gần để ngửi thấy anh ta. Tôi ngửi thấy họ trong giấc ngủ của tôi”.
Mallory nhắc nhở Brown rằng anh ta không được trao quyền để "tạo hòa bình riêng tư" khi "công việc của anh ta là giết binh lính đối phương". Khi Mallory đẩy anh ta ra bên lề, Brown cảm thấy như một Franklin đang bước đi: một cầu thủ của đội bên lề. Sau đó, anh ta yêu cầu “được trở thành một phần của đội một lần nữa” và đã hy sinh mạng sống của mình để giết một người lính Đức đang cố gắng ngăn cản Maria (Papas) và anh ta lấy chiếc thuyền thoát hiểm để giải cứu ba người sống sót của nhóm trong cảnh cuối cùng.
Ngay cả cảm thức hiệu năng và công lý của Stavros cũng thay đổi. Trong phim, chúng ta biết rằng anh ta hứa một ngày nào đó sẽ giết Mallory vì đã cho phép người Đức tiến hành sơ tán an toàn những người bị thương của họ, một đặc ân mà chúng đã lạm dụng để giết vợ và con của Stavros. Cuối cùng, Stavros được Mallory giải cứu và họ hòa giải với nhau.
Stavros và anh trai của Maria, Spyros (Darren), dẫn đầu các cuộc tấn công nghi binh trong khi Mallory và Miller phá hoại các khẩu súng. Spyros chết khi anh ta ngu ngốc bước ra đối mặt với tên quản ngục trước đó của mình, Trung úy Muesel (do nam diễn viên người Đức Walter Gotell thủ vai), cách súng máy độ 50 bước. Khi Maria hỏi Spyros đã chết như thế nào, lời bình luận ngắn gọn của Stavros cho thấy anh ta hiểu được kết quả ti tiện của việc trả thù: "Anh ta quên mất lý do tại sao chúng ta đến đây".
Trong phim còn có nhiều câu chuyện đúng sai, sống chết nhưng tất cả đều cho thấy rằng, ngay cả trong địa ngục chiến tranh, việc tôn trọng giá trị của sự sống là điều có thể và cần phải duy trì. Lập luận đó trong Đại Bác Navarone đáng để chúng ta chú ý và đặt câu hỏi: Liệu ngày nay có thể làm được một cuốn phim như thế hay không?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới các Giám mục và người dân Venezuela nhân ngày phong chân phước cho bác sĩ José Gregorio Hernández Cisneros, được diễn ra ngày 30 tháng 4 tại Caracas. Trong thông điệp, Đức Thánh Cha bày tỏ ý ước mong được đến thăm đất nước này.
(Tin Vatican)
Vào trước lễ phong chân phước cho Vị bác sĩ người Venezuela, Bác sĩ Jose Gregorio Hernández Cisneros, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới các Giám mục và người dân Venezuela mô tả bác sĩ José là “một mẫu gương về lòng nhân hậu và một công dân và một tín hữu tốt lành”.
Vị Bác sĩ của người nghèo
Bác sĩ Hernández được biết đến như là "một bác sĩ của người nghèo", và thông qua các nghiên cứu của mình ở Paris, Berlin, Madrid và New York, ông đã trở thành một nhà vi khuẩn học nổi tiếng. Ông mất vào năm 1919 tại Caracas vì một tai nạn xe hơi.
Trong thông điệp video, Thánh Cha Phanxicô cho biết Giáo hội xác nhận một điều mà người dân Venezuela đều chân nhận: "Bác sĩ là một người bạn của dân luôn tín thác vào Chúa và Đức Mẹ Coromoto, ngày nay bác sĩ đang cầu bầu cho nhân dân của mình và cho tất cả chúng ta."
Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng ngài chưa gặp một người Venezuela nào ở Vatican cả, và cũng chưa bao giờ trò chuyện về việc đặt ra vấn đề: "khi nào thì phong chân phước cho bác sĩ Gregorio?".
Con người phục vụ cho toàn cầu
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả bác sĩ José Gregorio như một tấm gương của một môn sinh mà Chúa Kitô tin tưởng, người đã lấy Tin Mừng làm tiêu chí cho đời mình, trở nên một mẫu gương của khiêm hạ và khiêm nhường.
Đức Thánh Cha nói: “Bác sĩ là một gương mẫu thánh thiện, dấn thân bảo vệ sự sống, trước những thách thức của thời đại và đặc biệt là một tấm gương phục vụ tha nhân, như người Samaritanô nhân hậu, đã không loại trừ ai”. “Bác sĩ là một người phục vụ cho toàn cầu.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng một trong những khía cạnh nổi bật và hấp dẫn nhất của vị bác sĩ này là “gương phục vụ mọi người”. ĐTC nói, đó là một sự phục vụ, “được hiểu theo mẫu gương mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong Bữa Tiệc Ly, khi Ngài rửa chân cho các tông đồ… vì Ngài yêu thương mọi người.”
Những thách đố ở Venezuela
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Lễ Phong Chân Phước cho bác sĩ José Gregorio diễn ra vào một thời điểm đặc biệt và khó khăn đối với người dân ở Venezuela.
ĐTC nhấn mạnh tới nỗi đau khổ ngày càng trầm trọng bởi đại dịch Covid-19, và ngài đặc biệt lưu tâm đến những người đã chết, họ đã phải trả giá bằng mạng sống của họ, để thực hiện nhiệm vụ của họ trong những điều kiện bấp bênh.
ĐTC thừa nhận sẽ có những giới hạn y tế có thể ảnh hưởng đến “ngày lễ hội quan yếu này của đức tin trong dịp phong chân phước”, nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh dù vậy đây cũng sẽ là một dịp lễ quan yếu...
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi “tất cả những người đã rời bỏ đất nước để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, và cả những người bị tước đoạt tự do và những người thiếu thốn ngay cả những điều tối cần cho cuộc sống... Tất cả các bạn đều là con cái của Thiên Chúa, tất cả các bạn đều có quyền như nhau. Cha đồng hành cùng bạn trong tình yêu.”
“Việc tôn phong chân phước cho bác sĩ Hernández là một hồng ân đặc biệt Thiên Chúa dành cho dân nước Venezuela,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh,“ và Ngài mời gọi tất cả hãy canh tân hoán cải, đoàn kết hơn với nhau, để cùng nhau xây dựng lợi ích chung cho đất nước, phục hồi, để được tái sinh sau cơn đại dịch với tinh thần hòa giải ”.
Tấm gương của Bác sĩ José Gregorio
Giữa những khó khăn hiện tại, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi người dân Venezuela hãy noi theo “tấm gương phục vụ quên mình vì người khác” của vị bác sĩ này.
“Tôi tin rằng đây là một khoảnh khắc, để dân tộc này đoàn kết lại xung quanh hình ảnh của vị bác sĩ của dân tộc, hầu tạo nên một thời điểm đặc biệt cho dân nước Venezuela, mời gọi tất cả hãy vươn lên, cùng nhau thực hiện các bước tiến cụ thể để thống nhất, khắc phục mọi khó khăn trước mắt mà tiến tới!”
Hiệp nhất và hòa giải
Kết thúc thông điệp video của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa cho sự hòa giải và hòa bình giữa những người Venezuela, đồng thời ngài bày tỏ ước muốn đến thăm đất nước này trong tương lai...
Đức Thánh Cha khẩn xin Thiên Chúa truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các chính trị gia và doanh nghiệp, thực hiện những cam kết cách nghiêm túc để đạt được sự hiệp nhất và cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Nhân dịp lễ phong chân phước cho Bác sĩ José Gregorio Hernández Cisneros ngày 30 tháng 4 tại Caracas, Bác sĩ José sẽ được đặt để là người đồng bảo trợ các chương trình nghiên cứu Khoa học Hòa bình tại Đại học Giáo hoàng Laterano ở Rome.
Trong bài hát Kinh Hòa Bình chúng ta thường cầu nguyện rằng: Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Một khi hiến thân phụng sự Chúa trong anh chị em đồng loại, những người tôi tớ của Chúa luôn có niềm vui. Không những được gấp trăm trong cuộc sống đời này, mà còn được phần thưởng và hạnh phúc mãi mãi trong cuộc sống đời sau, trong Nhà của Chúa.
Cha Gioan Trần Công Nghị đã từ giã cõi đời này. Nhưng ngài không đi xa khỏi chúng ta, mà ngài đi về nhà Chúa nơi mà những người Ki tô hữu sẽ cùng nhau đi tới. Xin Chúa thương tới linh hồn Thầy Cả Gioan Trần Công Nghị và đưa vào Nước Chúa.
Rất nhiều các Đức Cha, các cha, các nam nữ tu sĩ, giáo dân, và những người đồng hương Việt Nam qúi mến Cha Gioan Trần Công Nghị. Tại sao lại có sự quí mến này? Cha Gioan Trần Công Nghị đã nhận được sự qúi mến này, bởi vì cha đã đáp lại lời mời gọi của Chúa, để phụng sự Chúa trong mọi người.
Suốt 76 năm cuộc đời, trong đó có 50 năm mục vụ trong đời sống linh mục cho tới chết, nhiều năm hoạt động văn hóa, 25 năm miệt mài với VietCatholic, cha đã để lại một dấu ấn đặt biệt trong lòng của Giáo Hội và của rất nhiều người.
Trong suốt 76 năm cuộc đời, thì cái chặng dừng chân lâu nhất đó là Địa Phận Los Angeles, và Orange County này, hay nói chính xác là thành phố Garden Grove này, là nơi đầu tiên cha Nghị đã đặt chân tới để định cư tại miền Nam California và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng.
Nếu mà nói về sự quen biết thì cha Nghị quen biết rất rộng lớn. Các Đức Cha, các cha, các nam nữ tu sĩ, giáo dân, các chức sắc của các tôn giáo bạn, những ai đã từng gặp cha Nghị hoặc cộng tác với cha Nghị, đều nhận được sự quí mến của cha Nghị và đáp lại, họ cũng rất qúi mến cha Nghị.
Cha Nghị đã phục vụ trong đời sống linh mục với rất nhiều cách thức khác nhau từ việc làm tuyên úy trưởng tại trại tị nạn Fort Chaffee, giám đốc các trung tâm mục vụ, giám đốc chương trình nghiên cứu mục vụ cho giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ, các chức vụ trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chức giáo sư trong các chủng viện ở New Orleans và Los Angeles, là cha phó và rồi là cha xứ trong các giáo xứ của Địa Phận Los Angeles, là thành viên trong nhiều năm của Hôi Đồng Liên Tôn tại Hoa Kỳ.
Nhưng trong suốt hơn một nửa cuộc đời linh mục còn lại, vẫn làm việc trong các giáo xứ, cha Trần Công Nghị đã dấn thân vào một lãnh vực mà nhiều linh mục Việt Nam không có thể làm được, trong khi phải đang bận rộn với công việc giáo xứ. Lãnh vực đó là lãnh vực của văn hóa, báo chí và truyền thông và thành tựu lớn nhất đó là trang thông tin trên Internet mang tên là VietCatholic. Trang thông tin này là của ăn tinh thần của rất nhiều người Công Giáo Việt Nam tại Mỹ này, tại Việt Nam và trên toàn thế giới trong suốt 25 năm qua.
Rất nhiều người đã gặp cha Nghị, đã cộng tác với cha Nghị, và đã có nhiều kỷ niệm với cha Nghị. Còn tôi, cơ duyên nào đã đưa tôi tới gặp cha Nghị. Câu chuyện bắt đầu như thế này: Vào một buổi chiều cuối tháng Tư năm 1982, tôi cùng với những người ti nạn Việt Nam khác đặt chân tới trại tị nạn tại Bataan Phillipines sau khi đã qua đảo Pulau Bidong và trại tị nạn Sungei Besi của Malaysia.
Sau khi tới trại, chúng tôi được chuyển vào từng khu nhà, mỗi gia đình sẽ có một căn, đây là những căn nhà liền kề với nhau. Còn ai độc thân không có gia đình, thì cứ 6 người, không phân biệt nam nữ sẽ được chuyển vào một căn. Số phận độc thân của tôi không biết may rủi như thế nào mà người ta lại chuyển tôi vào một căn nhà mà tôi là người đàn ông duy nhất, còn năm người kia đều là các cô gái còn trẻ.
Một trong những luật rất khắt khe ở trong trại tị nạn đó là ai đã được chia ở nhà nào thì không được chuyển sang nhà khác. Công việc hằng ngày trong trại là buổi sáng ăn sáng rồi đi làm công tác vệ sinh trong trại, buổi trưa ăn trưa rồi đi học tiếng Anh, buổi chiều ăn tối rồi nghỉ ngơi. Còn lại thời gian rảnh rỗi thì ngồi tán gẫu, uống trà, chơi đùa với nhau hoặc làm việc riêng.
Các cô biết tôi là thầy đại chủng sinh, đang đi tu để làm linh mục, cho nên các cô hay tìm cách chọc ghẹo cho tôi vui, cho tôi cười. Sau khi ăn tối thì ngồi nói chuyện. Các cô bắt đầu chọc ghẹo tôi. Các cô đè tay tôi ra trên bàn. Tôi kêu lên “trời ơi làm gì vậy?” thì các cô trả lời “thầy ơi để cho chúng em xem bói cho thầy!”
Các cô giữ tay tôi chặt quá cho nên tôi phải chịu chấp nhận. Một cô tên là Công Tằng Tôn Nữ gì gì đó. Tôi không muốn nói tên cô Công Tằng Tôn Nữ này ra. Cô chỉ vào một đường chỉ tay trên bàn tay của tôi và nói rằng: “Con đường tình duyện của thầy thì rất là trắc trở.” Rồi cô chỉ vào một đường chỉ tay khác và nói rằng: “Còn con đường tu của thầy thì cũng có một lúc bị gián đoạn, nhưng nếu mà thầy cương quyết đi trên con đường này, thì chắc chắn sẽ thành công. Thôi thì thầy tiếp tục đi tu đi vì người ta nói rằng tu là cõi phúc, tình là giây oan.”
Ngôi nhà của chúng tôi ở lúc nào cũng vang vọng ra những tiếng cười khiến cho những chàng thanh niên ở những nhà bên cạnh cảm thấy ghen tương. Một số các ông có đạo Công Giáo gần đó gặp tôi và nói rằng: “Thầy ơi nguy hiểm quá! Nếu mà thầy tiếp tục ở trong căn nhà đó thì chỉ có chết tới bị thương! Người ta nói rằng “lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy.”
Tôi nói với họ rằng: “Không những chỉ có chết tới bị thương mà còn banh xác luôn!” Thế rồi họ đề nghị với tôi rằng chúng tôi sẽ tới gặp bà trưởng vùng của chúng tôi ở, bà là người Phi Luật Tân, và chỉ có bà mới có thể cho phép tôi được rời cái căn nhà tôi đang ở để chuyển ra nơi khác.
Tôi đã được phép của bà và tôi đã chuyển lên nhà thờ Công Giáo nằm giữa trung tâm của trại tị nạn, và đã dọn một chỗ ở rất đơn sơ trên căn gác lửng của phòng thánh đằng sau cung thánh của nhà thờ. Ở đây mỗi Chúa Nhật đều có một cha ngoại quốc hoặc cha Phát hoặc cha Tài từ Đài Chân Lý Á Châu tại Manila tới để dâng thánh lễ cho giáo dân.
Trong thời gian sống trong nhà thờ này, tôi đã trở thành giống như ông từ đóng cửa, mở cửa nhà thờ cho giáo dân. Người Công Giáo tới trại tị nạn này, dù mỗi người ở đây chỉ có mấy tháng trước khi lên đường định cư ở Mỹ, nhưng cũng thích lập ra rất nhiều hội đoàn để cùng nhau sống đạo và sinh hoạt với nhau tại nhà thờ này.
Tôi cũng đã có cơ hội để cùng sinh hoạt với họ. Chính trong hoàn cảnh này mà tôi đã gặp cha Trần Công Nghị. Tôi nhớ là cha Phát đang làm việc tại Đài Chân Lý Á Châu tại Manila đã đưa cha Trần Công Nghị tới nhà thờ trong trại tị nạn để gặp tôi và nói với tôi rằng đây là cha Trần Công Nghị từ Mỹ tới và ngài đang làm một cuộc khảo cứu về người tị nạn Công Giáo và nói với tôi giúp đỡ cho ngài. Cha Nghị lúc đó rất là trẻ, chưa tới 40 tuổi, người rất là vạm vỡ.
Ngay đằng sau nhà thờ có một căn nhà nhỏ dành cho các cha. Tôi đã để cho cha Nghị ở nơi căn nhà đó. Cha Nghị đã ở trong trại một tuần. Chúng tôi đã nhờ các ông hội trưởng của các đoàn thể Công Giáo phát ra những bản khảo cứu cho mọi người Công Giáo trong trại để họ trả lời rồi thu lại. Trước khi trở lại Mỹ, cha Nghị đã đãi tất cả những người cộng tác một chầu bia San Miguel và Balut, tiếng Việt Nam có nghĩa là hột vịt lộn. Khi từ giã cha Nghị có nói với tôi rằng khi nào sang định cư tại Mỹ thì gọi cho ngài và nếu muốn trở lại đời tu theo ơn gọi làm linh mục thì gọi cho ngài.
Khi tôi sang tới Mỹ định cư tại New Orleans và đi làm ở đó bốn năm. Sau đó quyết định trở lại đời tu, tôi đã gọi cha Nghị lúc đó ngài đang ở tại Orange County, miền Nam California. Cha Nghị nói với tôi là sang ở với ngài và phụ giúp ngài. Tôi đã lái xe từ New Orleans sang California và ngày 19 tháng 3 năm 1986 tôi đã tới một ngôi nhà trong thành phố Garden Grove là nơi ngài đặt làm trụ sở để phát triển văn hóa và là văn phòng để làm những dự án nghiên cứu nhu cầu mục vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ do Văn Phòng Mục Vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tài trợ.
Căn nhà có ba phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp, garage và một khu vườn rất rộng lớn cây cối um tùm, toàn là những cây lớn. Chúng tôi đã cùng nhau cải tạo cái căn nhà đó từ việc sửa garage, đổ xi măng sân đậu xe có năm chỗ đậu, chặt và đào gốc các cây lớn ở trong khu vườn. Hai cha con làm quần quật bên nhau từ sáng tới tối.
Những gốc cây rất lớn, chúng tôi đào gốc, lấy giây thừng lớn buộc vào gốc, rồi cột giây vào đuôi chiếc xe cha Nghị chạy hằng ngày. Cha Nghị rồ máy xe để kéo gốc lên, còn tôi đứng quan sát. Bánh xe làm đất đá văng tung tóe, khói bụi bay lên cả một góc vườn. Có một lần, dây thừng căng quá bị đứt văng lên, làm chiếc xe cha Nghị mất thế lao tới, suýt lao vào nhà, còn chiếc giây thừng suýt nữa quất vào mặt của tôi.
Tôi nói với cha Nghị rằng hai cha con mình liều quá. Cha Nghị nói rằng phải liều mới được việc. Và đó cũng là phương châm của đời sống linh mục của cha Nghị. Phải liều thì mới có thể làm được việc này việc kia. Rồi có những lúc chúng tôi làm hư lại phải sửa lại. Cha Nghị nói rằng nếu mà mình thất bại thì mình cứ phải làm tiếp thì mới có thể thành công. Đúng như thế, mấy chiếc máy Computers và máy in trong nhà cứ hư lên hư xuống, hai cha con cứ phải thường xuyên vác máy đi sửa.
Cha Nghị đang làm việc nghiên cứu cho Văn Phòng Mục vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho nên lúc này không thuộc về địa phận và giáo xứ nào. Ngài có ý cải tạo garage đậu xe thành một cái phòng để sách báo Công Giáo, và ý tưởng lúc đó là sẽ trở thành một cơ sở gởi các sách báo Công Giáo cho người giáo dân muốn mua và muốn đọc, vì đây là một cách gìn giữ và truyền bá đức tin Công Giáo. Nhưng rồi việc làm đó cũng chẳng đi tới đâu.
Nhưng từ những việc nhỏ đó, cha Nghị đã tiến dần dần tới những công việc lớn lao hơn sẽ đến sau này, đó là tờ Thời Điểm Công Giáo, rồi sau này là trang tin điện tử VietCatholic cho người Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới trong suốt 25 năm qua. Đây không phải là một công việc dễ dàng mà linh mục nào cũng có thể làm được. Nhưng với cha Nghị, một người làm việc miệt mài không biết mệt, nhiều năng lực, hiếu động, thì rồi thành quả cũng sẽ đến.
Sáng sớm thức dạy và sau khi dâng lễ, thì ngài bắt đầu gọi điện thoại tới hết mọi người, mọi cha quen biết, từ đông sang tây, từ nam chí bắc trên nước Mỹ này, có khi sang cả Âu Châu, Úc Châu. Lúc đó chưa có gọi về việt nam nhiều. Các cuộc gọi là để hỏi thăm và tham khảo ý kiến. Cái gì ngài cũng học hỏi. Cái gì ngài cũng tham vấn. Ôi ông cha Nghị này làm việc không biết mệt! Một điều cho tới giờ này tôi vẫn khân phục và tự hỏi tại sao không biết ông cha Nghị lại có thể làm việc được như thế. Nhất là trong suốt hơn ba mươi năm làm tất cả các công việc mục vụ của đời sống linh mục trong Địa Phận Los Angeles, tại sao cha Nghị lại còn có thời giờ để gánh vác công việc truyền giáo qua phương tiện truyền thông như báo chí và trang tin điện tử VietCatholic, và nhiều công việc khác nữa. Thật là khâm phục! Nhất là cha Nghị có thể quy tụ rất nhiều người sẵn sàng cùng cộng tác với cha.
Đời sống của cha Nghị với tôi trong cái căn nhà mà tôi nói ở trên cũng rất đơn giản: Cầu nguyện, ăn uống và làm việc. Hai người thay phiên nhau nấu cơm, hoặc cùng nhau làm bếp. Cha Nghị truyền cho tôi hai món ăn đặc biệt đó là gỏi cá Phát Diệm và heo giả cầy. Còn tôi thì truyền cho cha Nghị món tiết canh vịt và nấu phở. Tiệm Phở của bố tôi và sau đó là em tôi vẫn còn tồn tại ở Ngã Ba Ông Tạ, và bây giờ ở cầu số 3 Kênh Nhiêu Lộc, đường Phạm Văn Hai, gần Ngã Ba Ông Tạ.
Chúng tôi làm việc với nhau, ăn uống với nhau. Khi nào chán ăn cơm nhà thì đi ra ngoài ăn phở, hoặc tới nhà các sơ Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm lúc đó tại Santa Ana, để xin ăn, hoặc đi tới nhà giáo dân. Rồi có những lúc có các cha và khách tới thăm thì chúng tôi lại làm bếp đãi cơm tại nhà.
Chúng tôi làm việc với nhau miệt mài 6 tháng cho tới đầu tháng 9 năm 1986, tôi bước chân trở lại con đường tu vào chủng viện St. John ở thành phố Camarillo phía bắc của Los Angeles. Lúc đó chương trình học của tôi là để trở thành linh mục cho Địa Phận Orange. Đây là công lao lớn nhất mà cha Nghị đã giúp cho tôi, vì lúc đó để vào các chủng viện và nhập vào các địa phận là một công việc đầy khó khăn vất vả. Có bao nhiêu thầy đã học ở Việt Nam đã bị Địa Phận Orange từ chối, vì không có những điều kiện như đòi hỏi.
Tôi và cha Nghị bàn với nhau rằng chắc rất khó nhập vào Dịa Phận Orange, cho nên mình quay sang Địa Phận Los Angeles. Thế là hai cha con mặc quần áo chỉnh tề để đi tới Tòa Giám Mục Los Angeles gặp Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu để xin cho tôi được vào Địa Phận Los Angeles và học làm linh mục cho địa phận này.
Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu hỏi rằng tại sao sống ở Orange mà không nhập vào Địa Phận Orange. Chúng tôi mới trả lời rằng sợ ở dưới đó người ta không nhận và nêu ra những trường hợp đã bị từ chối. Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu Địa Phận Los Angeles mới trả lời rằng ngài sẽ viết thư để giới thiệu tôi với Cha Giám Đốc Ơn Thiên Triệu Địa Phận Orange.
Thế là chúng tôi lại quay trở về Địa Phận Orange và đã được chấp nhận. Sau khi lo cho tôi xong thì Cha Nghị nói rằng: “Mình lo cho cậu xong rồi, thì giờ đây mình phải lo cho mình.” Cha Nghị đã xin nhập vào Địa Phận Los Angeles, và đã được chấp nhận. Tôi đã học suốt 5 năm trời và chịu chức linh mục năm 1991.
Còn cha Nghị nhập Địa Phận Los Angeles và phục vụ địa phận đó được 30 năm cho tới ngày vể hưu. Suốt thời gian cho tới ngày cha Nghị qua đời, chúng tồi vẫn có nhiều dịp gặp nhau, nhất là trong những năm vừa qua, cha Nghị về hưu tại Garden Grove, thuộc Địa Phận Orange Trong suốt 5 năm vừa qua, ngài sinh hoạt với các cha Việt Nam ở Địa Phận Orange trong các cuộc họp hằng tháng, và rất cởi mở, xông xáo vào nhiều công việc, cả việc cổ võ cho việc xây dựng Linh Đài Đức Mẹ La Vang tại khuôn viên của Tòa Giám Mục Orange.
Cái gì ngài cũng làm, cái gì ngài cũng hưởng ứng. Cách đây ba tháng trước khi bị tai nạn, ngài đã gọi cho tôi: “Cha Kiểm ơi, bữa nào gặp nhau đi ăn nhé!” Nhưng không phải là gặp nhau đi ăn nữa mà là gặp nhau lần cuối cùng ở nơi trần gian này. Bốn ngày trước khi ngài qua đời, tôi tới bên cạnh giường ngài nằm. Ngài mở mắt ra nhìn, không nói được gì, chỉ có nói “ừ” một tiếng. Trong giây phút đó chẳng biết làm gì nữa, nghĩ tới tình anh em linh mục và công lớn nhất của cha Nghị giúp tôi tiếp tục cuộc hành trình tu học để tiến tới chức linh mục, tôi đã nói với cha Nghị là giờ đây chỉ có món qua tặng cho cha Nghị lời cầu nguyện và Bí Tích Hòa Giải và tôi đã ban Bí Tích Hòa Giải cho ngài.
Cám ơn cha Nghị rất nhiều. Xin Chúa cho người tôi tớ Chúa là Thầy Cả Gioan Trần Công Nghị sớm được hưởng nhan thánh Chúa
Linh Mục Giuse Trần Văn Kiểm
Cả tuần nay khi nghe tin cha Nghị ra đi, dù không thân với Ngài cho lắm, tôi vẫn cảm thấy buồn và thương tiếc cha thật nhiều. Lần đầu tiên được thấy cha Nghị là đầu thập niên 1990, có lẽ vào năm 1993 khi cha làm quản nhiệm cộng đoàn Phục sinh tại San Gabriel. Tôi chỉ thấy cha mỗi khi đi tham dự thánh lễ Chúa nhật chứ không có cơ hội giao tiếp. Một hôm đang lái xe trên đường Valley thì thấy cha dừng xe bên đường và mở cửa xe cho một bác lớn tuổi bước ra. Cha Nghị lúc đó còn trẻ và đi lại rất nhanh nhẹn trong khi bác khi thì do lớn tuổi nên di chuyển rất chậm chạp. Sau khi bác lớn tuổi ra xe, cha dắt bác vào văn phòng bác sĩ khám bệnh. Không biết bác kia có họ hàng với cha hay quen biết thế nào nhưng hình ảnh vị linh mục rất kiên nhẫn chờ đợi và chở một vị cao niên đi khám bệnh thật sự để lại trong tôi nhiều cảm phục.
Vào một buổi chiều hè năm 1998, tôi lần đầu tiên có dịp tiếp xúc với cha. Thời gian đó cha là linh hướng phong trào Cursillo ngành Việt nam của tổng giáo phận Los Angeles. Hè năm đó tôi đi giúp khóa 3 ngày tại tu viện dòng thánh Bosco ở Rosemead và gặp cha vào chiều thứ năm cuối tháng 7. Thấy thành viên mới, cha rất thân mật tới hỏi thăm:
"Con thuộc giáo xứ nào?"
"Dạ cộng đoàn Phục sinh San Gabriel"
"Còn ở VN ở đẩu"
"Dạ giáo xứ Tân hòa khu Kiến thiết ở Phú nhuận"
"Cha sở là ai nhỉ?"
"Dạ cha Bùi Minh Sơn, cha biết cha Sơn không ạ?"
"Cha đi du học bên Rô ma từ năm 1966 cho nên không biết "
Phong trào Cursillo năm đó có thêm sinh khí mới khi một số khá đông giới trẻ như tôi tham gia. Cha Nghị rất vui khi nhận ra điều đó và Ngài dành nhiều thời gian để trò truyện với đám trẻ chúng tôi.
Sáng hôm sau, cha cầm máy chụp hình đi lòng vòng chụp hình cho cả khóa sinh mới lẫn các phụ tá. Khi ngồi ăn sáng, cha đưa máy hình ra và quay sang đám trợ tá trẻ chúng tôi:
"Máy chụp hình này không có phim"
"Vậy nẫy giờ cha chụp cho vui để "lừa" thiên hạ?- tôi cười chọc cha
"Không có phim nhưng vẫn có hình vì nó là digital"
Vào thời điểm đó, hầu như khi chụp hình ai cũng phải chạy ra chợ Target mua phim. Khi nghe cha nói chụp hình không cần phim chúng tôi đều cười nghĩ rằng cha đang đùa. Thấy mấy thằng đệ tử thánh Tô ma còn nghi ngờ, sau khi ăn sáng xong, cha bảo:
"Chúng mày theo cha"
Chúng tôi đi theo cha vào phòng của ngài. Cha lấy máy tính xách tay ra, cắm máy chụp hình vào để cho chúng tôi xem những tấm hình cha chụp bằng máy hình không phim sáng nay. Lúc đó đám trẻ chúng tôi đều ồ lên ngạc nhiên và khâm phục. Chúng tôi lúc đó đang ở độ tuổi 20, đang là sinh viên trong khi cha đã qua tuổi 50 nhưng phải công nhận là cha Nghị quá tân tiến. Ngài thích tìm tòi và học hỏi về máy tính cũng như các kỹ thuật mới.
Vì cùng ở trong phong trào Cursillo, tôi được tiếp xúc với cha đều đặn vì ngoài khóa tĩnh tâm 3 ngày cho các thành viên mới, phong trào họp mặt hàng tháng tại các giáo xứ khác nhau trong tổng giáo phận.
Thời gian này cha Nghị là cha phó của giáo xứ MontClair cho nên phong trào hay kéo nhau về đây họp hàng tháng. Có một lần sau khi phong trào họp xong, cha bảo tôi và một vài anh em trẻ khác theo cha về phòng:
"Chúng mày theo cha về phòng, cha có quà cho chúng mày"
Phòng của cha nằm sát cạnh nhà thờ. Tôi quan sát thấy phòng của cha rất nhiều máy móc cũng như tài liệu. Có lẽ đó những phương tiện làm việc cha dùng cho VietCatholic. Cha vào bên trong và đưa ra cho mỗi đứa chúng tôi một bộ DVD về các nhà thờ cổ Việt nam rồi bảo:
"Cha làm các DVD này để vừa giúp những người không có điều kiện đi thăm các nhà thờ này để họ ngồi nhà xem vừa làm tài liệu cho các thế hệ sau. Chúng mày về xem rồi cho cha ý kiến"
Sau đó cha quay sang tôi:
"Mặt thằng này coi có vẻ ăn ảnh. Mày về xin phép vợ xem nó có cho đi theo cha làm hướng dẫn viên hành hương không. Mình sẽ đi khắp cách khu hành huơng nổi tiếng và làm DVD để ai không có điều kiện đi họ xem ở nhà"
Sau đó cha hỏi các anh em khác giúp cha đọc kinh thánh để thâu vào CD cho mọi người có thể vừa lái xe vừa nghe kinh thánh.
Phải công nhận rằng cha có rất nhiều ý tưởng về truyền thông rất hay. Dù rất thích những lời kêu mời của cha nhưng vì công việc làm ăn cũng như bận bịu gia đình tôi bỏ lỡ cơ hội làm việc với cha.
Bẵng đi một thời gian dài tôi không có dịp tiếp xúc với cha sau khi dời về quận Cam. Vào dịp lễ Độc lập năm 2014, gia đình tôi đi ra đảo Catalina chơi ba ngày cuối tuần. Chiều thứ 7, chúng tôi đến nhà thờ đi lễ. Cha Nghị lúc này là cha xứ của nhà thờ này. Vì đảo Catalina nhỏ bé cho nên nhà thờ cũng không to lớn gì cho lắm. Đặc biệt một phần tư giáo dân tham dự thánh lễ hôm đó là người Việt nam. Cuối thánh lễ, cha Nghị nói với cộng đoàn Mỹ rằng hôm nay các con chiên người Việt nam cũ của cha từ giáo xứ MontClair từ trong đất liền ra thăm cha. Lễ xong, cha đứng cuối nhà thờ bắt tay giáo dân. Gia đình chúng tôi đến chào cha. Cha tỏ ra ngạc nhiên và thích thú khi gặp lại chúng tôi sau hơn 10 năm không gặp và lại gặp nhau trên đảo Catalina này. Cha vồn vã:
"Vào trong sân nhà xứ chờ cha. Ở lại chơi với cha và đám ca đoàn MontClair. Chúng nó nấu đồ ăn nhiều lắm. Lát nữa cha gặp tụi con nhé "
Sau đó cha lại bận rộn bắt tay chào các giáo dân Mỹ. Chúng tôi vào trong sân giáo xứ thì thấy các anh chị ca đoàn MontClair đang bầy đồ ăn thức uống chuẩn bị cho bữa tối. Sau một hồi bàn bạc, chúng tôi quyết định không ở lại chung vui vì gia đình người bạn của chúng tôi không quen biết cha và họ tỏ vẻ ngại ngùng. Thế là chúng tôi quyết định đi bộ về lại khách sạn cách nhà thờ chưa tới nửa dặm. Đi bộ được hơn 5 phút thì chúng tôi thấy cha Nghị đang lái chiếc xe đánh golf chạy đến bên cạnh. Cha quay sang hỏi:
"Sao mấy đứa không ở lại ăn bữa tối với cha và ca đoàn. Đồ ăn nhiều lắm và chúng nó sẽ đàn ca vui lắm"
"Dạ thôi, chúng con xin phép để cha và các anh chị tự nhiên vì chúng con đã lỡ đặt bàn ở nhà hàng rồi, hủy không được "
"Vậy lên đây cha chở "- cha vẫn tươi cười rất thân thiện và nhiệt tình
"Thôi khỏi phiền cha, khách sạn tụi con kia rồi. Chúng con đi bộ tập thể dục cho khỏe. Cha về đi không thôi các anh chị chờ "
"Ờ, vậy thôi cha về nhé"
Không ngờ đó là lần cuối cùng tiếp xúc với cha. Con nhớ cha nhiều lắm
Hoàng Đình Minh Long
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tiễn đưa Bố Nghị về Nước Trời
nơi Thiên Đàng vĩnh cửu
Xin Bố Nghị phù hộ
Cánh Đồng Truyền Giáo
Vietcatholic News mãi nối tiếp
Tinh Thần Trần Công Nghị.
Amen. !
1. Ðức Thánh Cha Phanxicô có ý muốn viếng thăm Bắc Hàn
Hôm thứ Ba 27 tháng Tư, trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên báo Yonhap, Đức Cha Lagiarô Du Huỳnh Trị (유흥식, You Heung-sik), giám mục giáo phận Đại Điền (대전시, Daejon), cho biết Ðức Thánh Cha Phanxicô muốn viếng thăm Bắc Hàn để bày tỏ sự gần gũi với toàn dân tộc Triều Tiên, bị phân chia bởi cuộc chiến tranh Triều Tiên, kéo dài từ năm 1950 đến năm 1953.
Đức Cha Lagiarô rất quen thuộc với Ðức Thánh Cha. Ngài đã tháp tùng và tiếp đón Ðức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Nam Hàn vào năm 2014.
Hôm 17 tháng 4 năm 2021 Đức Cha Đức Cha Lagiarô Du đã triều yết Ðức Thánh Cha tại Vatican. Trong cuộc gặp gỡ này Ðức Thánh Cha nói rằng ngài sẽ thăm Bắc Hàn nếu các công tác chuẩn bị liên quan có thể được hoàn tất.
Trước đây Ðức Thánh Cha đã bày tỏ mong muốn thăm Bắc Hàn. Năm 2018, nhân chuyến thăm Vatican, Tổng thống Nam Hàn Văn Tại Dần hay Moon Jae-in đã chuyển lời mời từ nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân, hay còn gọi là Kim Jong-un, tới Vatican. Vào thời điểm đó, đối thoại giữa Bình Nhưỡng và Washington đang diễn ra sôi nổi và nhiều người đang tin tưởng một sự phát triển tích cực. Lần đó Ðức Thánh Cha Phanxicô cho biết sẵn sàng đến Bắc Hàn nếu nhận được lời mời chính thức.
Nhưng từ đó đến nay, các cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn không được tiếp tục, và cả đối thoại với miền Nam cũng bị ngưng lại.
Trong cuộc gặp gỡ Đức Cha Lagiarô Du, Ðức Thánh Cha đã cảm ơn giáo phận Đại Điền đã quyên góp 460,000 Mỹ Kim cho Tòa Thánh để cộng tác vào chương trình chia sẻ vắc-xin do Sở Từ Thiện của Ðức Thánh Cha thực hiện.
Source:Yonhap
2. Bắc Hàn đã từng mưu toan lừa gạt Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Thae Yong-ho, từng là nhân vật số 2 tại Đại sứ quán Bắc Hàn ở London và bây giờ là một nhà tranh đấu chống chế độ, đã viết một cuốn hồi ký bán được tới 50,000 bản chỉ trong 10 ngày.
Cuốn sách phơi bày những khía cạnh của chế độ mà Thae chứng kiến tận mắt, rất phong phú với những sự kiện bất ngờ về một chế độ kín như bưng mà người ta chỉ có thể đoán mò qua các giai thoại, tin đồn và những hình thái suy luận có lý.
Một khía cạnh thú vị là mối quan hệ của Bắc Triều Tiên với tôn giáo. Trong số những đề tài được Thae thuật lại, là câu chuyện Bắc Triều Tiên đã xây dựng một nhà thờ giả ở Bình Nhưỡng.
Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu, Bắc Triều Tiên rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế đến mức nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Trong một cố gắng thoát khỏi sự cô lập quốc tế, Bắc Triều Tiên muốn mời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thăm nước này. Vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã từng thăm Nam Hàn đến 2 lần vào tháng 5, 1984 và tháng 10, 1989.
Khi Vatican yêu cầu Bắc Triều Tiên trưng ra bằng chứng về sự hiện hữu của người Công Giáo, chế độ cộng sản này xây dựng cấp tốc một nhà thờ giả gọi là nhà thờ “chánh tòa Bình Nhưỡng”. Các hàng ghế trong nhà thờ đầy chật những cán bộ cộng sản giả danh tín hữu Công Giáo.
Thae cho biết: “Bắc Triều Tiên rất quyết liệt với tôn giáo. Ở các nước cộng sản Âu Châu, nhà nước thắt chặt quyền tự do tôn giáo, nhưng họ không phá hủy các nhà thờ. Thậm chí có những nơi thờ phượng vẫn còn được hoạt động ít nhiều. Nhưng tại Bắc Triều Tiên, cộng sản đã phá hủy tất cả các nơi thờ phượng và đổ thừa cho máy bay ném bom của Mỹ. Các nhà lãnh đạo từ Kim Nhật Thành trở xuống đều muốn người ta đừng tôn thờ thần nào khác ngoài những vị thần là Kim Nhật Thành và con cháu của hắn. Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng Đảng Công nhân nói rằng chỉ có giáo lý của các lãnh tụ nhà họ Kim mới là những lời hướng dẫn thực sự.”
Chính vì thế, khi muốn chứng minh với Tòa Thánh sự hiện hữu của người Công Giáo, họ phải cấp tốc làm nhà thờ giả.
Tuy nhiên, có lẽ các thủ thuật này không qua mặt được vị Giáo Hoàng Ba Lan là người đã từng phải sống trong một chế độ cộng sản. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đã không xảy ra.
Các quan sát viên quốc tế cho rằng cái khó khăn lớn nhất của Kim Chính Ân hiện nay là tình trạng kinh tế kiệt quệ vì bị cô lập, và nỗi lo sợ bị Trung Quốc lật đổ nhằm có một ảnh hưởng sâu đậm hơn tại Bắc Triều Tiên. Chính vì thế, trong năm 2017, Kim Chính Ân lời qua tiếng lại với tổng thống Mỹ Donald Trump, kể cả với những đe dọa chiến tranh hạt nhân. Tất cả các động thái này đều nhằm kích thích mong muốn thương thảo của đối phương, và tối hậu là thoát ra được tình trạng cô lập như hiện nay.
Source: Servizio Informazione Religiosa - South Korea: President Moon to visit Pope Francis on 18 October with invitation from Kim Jong-un to visit Pyongyang
3. Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit về tình yêu
Hôm Chúa Nhật 25 tháng Tư, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã cử hành thánh lễ tạ nhà thờ St Pierre de Montrouge.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài giảng của ngài qua phần trình bày của Anh Chi.
Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nói:
Một ngày nọ, khi kết thúc thánh lễ, một phụ nữ nói với tôi: “Thưa Đức Cha, hãy chỉ cho con làm thế nào có thể tìm thấy ý chí để sống khi con chưa bao giờ được yêu?” Cô ấy nói với tôi rằng bố mẹ cô đã từ chối cô như thế nào, rằng cô ấy chưa bao giờ thực sự có một tình yêu đích thực hay những người bạn thực sự. Câu hỏi đau đớn này khiến tôi hơi bối rối. Câu trả lời duy nhất đến với tôi là nói với cô ấy rằng nếu cô ấy tồn tại, nếu cô ấy ở đây trước mặt tôi, thì chắc chắn phải có người muốn cô ấy sống. Nếu không phải là cha mẹ cô ấy, thì đó là một ý chí từ thuở đời đời đã luôn yêu mến cô và chờ đợi cô một cách yêu thương ở cuối con đường.
Đó có thể vẫn là một hy vọng xa vời nếu Chúa Giêsu không đến để chia sẻ hiện sinh của chúng ta. Ngài là Mục tử nhân lành, là Thiên Chúa đến chăm sóc chính mỗi người chúng ta và là Đấng đi xa đến mức hiến mạng sống vì đàn chiên của mình: “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình.” (Ga 10:18).
Trao ban cuộc sống của mình là hành động yêu thương tột đỉnh có thể làm và là bằng chứng yêu thương lớn nhất có thể thực hiện. Những người mẹ đã hy sinh mạng sống của họ để cứu con mình. Mọi người liều mạng để cứu người khác. Trao ban mạng sống của mình không đồng nghĩa với việc liều chết. Nhưng trên tất cả, đó là liều sống, liều sống vì tình yêu. Ví dụ, khi hai vợ chồng kết hôn, họ trao ban cho nhau cả cuộc đời. Một người tận hiến hoàn toàn dâng mình cho Thiên Chúa. Cho đi là chấp nhận mọi sự vì yêu thương. Yêu luôn luôn liều mạng.
Đón nhận cuộc sống là tiếp nhận với lòng biết ơn những gì chúng ta đã không chọn nhưng được ban cho chúng ta nhờ ân sủng. Anh chị em không lựa chọn cuộc sống của mình, anh chị em lãnh nhận nó. Điều đáng ngạc nhiên là ngày nay có nhiều người lại muốn chọn cái chết thay vì sự sống. Đón nhận cuộc sống là cởi mở tâm hồn chào đón với niềm vui những gì được ban cho chúng ta. Thái độ tốt nhất trước mặt Chúa là phó thác mọi sự trong tay Ngài và dâng lên Ngài lời tán tụng tri ân. Lời cầu nguyện tạ ơn giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta được yêu thương. Biết mình được yêu là tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình.
Định mệnh đích thực của chúng ta khi bước theo Chúa Kitô là hiến mạng sống mình vì tình yêu để đón nhận lại nó từ Đấng là Tình yêu.
Chúng ta nói rằng Chúa Nhật này Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, là ngày cầu nguyện cho vocations, nghĩa là các ơn gọi. Vocation có nghĩa là: appel, là tiếng gọi. Đó là tiếng Chúa gọi. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi nên thánh. Paulo Coelho trong cuốn sách nổi tiếng l’Alchimiste, tức là Nhà Giả Kim, đã nói về những biến cố xảy ra trong một đời người như những dấu chỉ cho ơn gọi mà mỗi người phải khám phá và đạt được. Chúa Kitô đến để mặc khải cho chúng ta rằng ơn gọi cơ bản của chúng ta là nên thánh. Đó là con đường mà mỗi chúng ta phải tìm ra và hoàn thành. Sự thánh thiện này là sự viên mãn của tình yêu.
Tất cả cuộc sống của Kitô hữu bắt đầu bằng một cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Kitô. Những người mới được rửa tội đến từ mọi nguồn gốc cho chúng ta biết việc gặp gỡ Chúa Giêsu đã thay đổi cuộc đời họ như thế nào. Cuộc gặp gỡ này, khi diễn ra, thật sự cho phép chúng ta biết mình được yêu thương đến mức nào. Nó vượt quá tất cả những kỳ vọng của con người chúng ta, những kỳ vọng luôn hướng đến khát khao yêu và được yêu.
Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta con đường này. Đó là một con đường cứu rỗi. Khi bước theo Người, chúng ta không còn phải sợ hãi cái chết vì chúng ta đã bước vào cõi vĩnh hằng của Thiên Chúa. Trong Chúa, tình yêu và sự sống kết hợp hoàn hảo. Nếu chúng ta sống yêu thương như Thiên Chúa, như Chúa Giêsu trên trái đất này, thì ngay từ bây giờ chúng ta đã bước vào sự sống vĩnh cửu, mà sự chết không thể làm gì được. Đây là cách chúng ta được cứu độ, như Thánh Phêrô đã nói trong bài đọc thứ nhất, rằng “không một Danh nào khác ở dưới gầm trời đã được ban tặng cho loài người, để phải nhờ Danh đó mà chúng ta được cứu độ” (Tông Đồ Công Vụ 4:12).
Source:L'Eglise Catholique à Paris
Download Hướng Dẫn Phụng Vụ bằng tiếng Việt của Hội Đồng Giáo Hoàng Tân Phúc Âm Hóa
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa đưa ra lời mời gọi toàn thể Giáo hội, trong suốt tháng Năm này, khẩn thiết cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria cho đại dịch sớm kết thúc và, một cách đặc biệt, ngài mời gọi tất cả chúng ta hãy nhiệt thành cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch kinh hoàng này.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây.
Dưới đây là bản dịch toàn văn Hướng dẫn phụng vụ cụ thể của Hội Đồng Giáo Hoàng Tân Phúc Âm Hóa.
“Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết” (Cv 12:5)
Chúng ta hãy cầu nguyện đại dịch mau sớm kết thúc, hiệp nhất với nhau trong việc đọc kinh Mân Côi cùng với các Đền thờ trên khắp thế giới.
Hướng dẫn phụng vụ
Tháng 5 năm 2021
GIỚI THIỆU
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi trong tháng Năm này, toàn thể Giáo hội cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria cho đại dịch sớm kết thúc và, một cách đặc biệt, ngài mời gọi tất cả chúng ta hãy nhiệt thành cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch này.
Trong mỗi ngày của tháng Năm, được hướng dẫn bởi một lịch trình các ý chỉ cụ thể, tất cả các đền thờ trên khắp thế giới, hiệp nhất trong lời cầu khẩn, cất lên những lời cầu nguyện, như hương thơm bay lên trời cao.
Ba mươi Đền thờ Đức Mẹ sẽ thay phiên nhau chủ sự các buổi cầu nguyện trong toàn thể Hội Thánh và cung cấp cho các tín hữu một loạt khoảnh khắc cầu nguyện để họ tham gia suốt cả ngày.
Buổi cầu nguyện ban mai của các đền thờ sẽ bắt đầu bằng cử chỉ tượng trưng là thắp sáng một ngọn nến và đặt trước ảnh Đức Mẹ. Ngay sau đó, một đoạn Kinh thánh trích từ chương 18 của Phúc âm Thánh Luca, nói lên ý nghĩa của cử chỉ này sẽ được công bố. Tiếp theo, vị chủ tế sẽ giải thích ý nghĩa của cử chỉ này và ý cầu nguyện trong ngày, và sẽ kết thúc bằng việc cầu nguyện, cùng với các tín hữu hiện diện, lời cầu nguyện cổ kính Sub tuum praesidium, tức là Kinh Trông Cậy, dành cho Đức Trinh Nữ Maria.
Kinh Mân Côi: mấu chốt trong ngày cầu nguyện tại Đền thờ sẽ là việc đọc kinh Mân Côi, được xướng lên theo truyền thống và phong tục địa phương, để cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch kinh hoàng này và cho ý định cụ thể hàng ngày của Đức Thánh Cha Phanxicô, theo hướng dẫn được cung cấp trong Lịch cầu nguyện.
Vào cuối ngày, tất cả các tín hữu, tập trung tại Đền thờ, sẽ gửi lời chào tạm biệt đến Đức Mẹ, lý tưởng nhất là trao cây gậy cầu nguyện cho Đền thờ tiếp theo.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, ngoài việc đọc kinh Mân Côi, các Đền thờ cũng được mời gọi quảng bá những khoảnh khắc cầu nguyện khác trong suốt cả ngày. Trước mỗi cử hành, vị chủ tế cần nhắc nhở các tín hữu về ý nghĩa của sáng kiến này, bao gồm cả một ý hướng trong lời cầu nguyện của các tín hữu trong Thánh lễ.
Mỗi Đền thờ nên sắp xếp để các tín hữu tham gia vào các cử hành khác nhau được đề nghị, tuân theo các quy định về sức khỏe có hiệu lực, khuyến khích họ cũng cầu nguyện tại nhà riêng và gia đình của họ, nơi việc tham dự là không thể được.
CHƯƠNG TRÌNH CẦU NGUYỆN TỔNG QUÁT
THẮP NẾN
Buổi sáng, Chủ tế bắt đầu giờ cầu nguyện bằng lời chào phụng vụ. Chính ngài, hoặc một tín hữu được chỉ định, sẽ thắp một ngọn nến và đặt trước ảnh Đức Mẹ. Khi kết thúc cử chỉ này, một người công bố đoạn Kinh thánh đã được chỉ định.
BÀI ĐỌC (Lc 18: 1-8)
Thiên Chúa sẽ minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người
Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho. Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.”
Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”
Đó là Lời Chúa.
Sau một khoảnh khắc im lặng ngắn, Chủ tế tiếp tục với những lời sau hoặc tương tự:
Anh chị em thân mến, thời gian đại dịch đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta. Thử thách này là một cơ hội để hướng tới đức tin của chúng ta, nuôi dưỡng hy vọng và thực hiện các cử chỉ yêu thương thông qua các việc làm bác ái về thể xác và tinh thần.
Có biết bao nhiêu người phải đau buồn vì họ đã mất một người thân yêu, thậm chí không thể tháp tùng cùng họ vào lúc họ qua đời, có khi cũng không có cả cơ hội chôn cất họ. Các mối quan hệ trong gia đình và xã hội đã bị thử thách nghiêm trọng; cuộc khủng hoảng kinh tế và tình trạng thiếu việc làm gây ra nỗi sợ hãi về tương lai ngày càng bấp bênh của các gia đình.
Trong kinh nghiệm này, chúng ta cảm thấy mình giống như cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, mà sách Tông đồ Công vụ mô tả với cách diễn đạt đẹp đẽ này: “Giáo hội nhiệt thành cầu nguyện với Thiên Chúa” (Cv 12: 5). Chúng ta cũng mong muốn được cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa để Ngài có thể nghe thấy những lời thỉnh cầu của chúng ta.
Trong tháng Năm này, chúng ta quây quần bên Đức Thánh Cha, khi ngài yêu cầu toàn thể Giáo hội, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, cầu xin cho thử thách này sớm kết thúc.
Ngọn nến vừa được thắp sáng sẽ nhắc nhở cộng đoàn của chúng ta rằng chúng ta đã được kêu gọi để cầu nguyện cho đại dịch kết thúc của và đặc biệt cho toàn thế giới bị thương tổn vì đại dịch này.
Chúng tôi yêu cầu anh chị em khẩn thiết cầu xin trong Đền thờ này và mời những người trên khắp đất nước của chúng ta, những người không thể có mặt, tham gia cầu nguyện với chúng ta, trong suốt thời gian ngày hôm nay, từ nhà của họ, nơi làm việc và cộng đồng giáo xứ
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện:
Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời con nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ, Amen.
ĐỌC KINH MÂN CÔI
Việc đọc Kinh Mân Côi có thể bắt đầu bằng việc thắp một vài ngọn nến từ ngọn nến đã thắp trước đó trước ảnh Đức Mẹ.
Vị chủ tế giải thích ý nghĩa của cử chỉ và ý định cầu nguyện trong ngày liên quan đến đại dịch và nhu cầu cụ thể của khu vực địa lý đó. Bản văn sau đây có thể được sử dụng, xin điều chỉnh tùy theo nhu cầu của địa điểm và hoàn cảnh.
Anh chị em thân mến, trong tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, và theo gương của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi trong thời điểm thử thách kinh hoàng này, chúng ta nâng tâm hồn lên cùng Chúa qua lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, nài xin không ngừng nghỉ cho đại dịch này kế thúc.
Hôm nay, đặc biệt, tại Đền thờ này, chúng ta muốn cầu nguyện xin….
Cầu mong những ngọn nến này, được thắp sáng từ ngọn nến cháy trước ảnh Đức Mẹ, có thể chiếu sáng và biến khoảnh khắc tăm tối này thành một rạng đông của ánh sáng mới.
Chúng tôi mời tất cả những ai theo dõi chúng tôi qua các kênh web của chúng tôi để cùng gia đình họ đọc kinh Mân Côi một cách thành kính.
Việc đọc kinh Mân Côi sẽ diễn ra theo truyền thống địa phương sau đó. Cuối cùng, sau khi hát kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina) và đọc kinh Cầu, vị chủ tế và các tín hữu hiện diện dâng lời cầu nguyện sau đây với Đức Mẹ:
“Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con chạy đến ẩn náu dưới sự che chở của Mẹ.”
Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, trong tình cảnh bi thương hiện nay, khi toàn thế giới chìm trong khổ đau và lo lắng, chúng con chạy đến với Mẹ và tìm nương ẩn dưới sự chở che của Mẹ.
Lạy Đức Trinh nữ Maria, xin đoái thương ghé mắt từ ái nhìn đến chúng con đang trong đại dịch coronavirus này; xin an ủi những người đang phải bàng hoàng than khóc người thân đã qua đời, đôi khi chỉ được an táng sơ sài khiến họ đau lòng sâu sắc. Xin gần gũi với những ai đang lo lắng cho những người thân yêu bị nhiễm bệnh, và những ai, để tránh lây lan, không thể cận kề bên cạnh. Xin mang đến hy vọng cho những ai đang lo lắng trước một tương lai bấp bênh do các hậu quả đối với kinh tế và công ăn việc làm của đại dịch này.
Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, xin cầu cùng Chúa, là Cha đầy lòng thương xót cho chúng con, để thử thách này chấm dứt, và rạng đông của hy vọng và bình an sẽ lại đến. Xin Mẹ cầu khẩn cùng Con chí thánh của Mẹ, như khi xưa Mẹ đã cầu khẩn cùng Người ở Cana, để gia đình các bệnh nhân và nạn nhân được an ủi; và tâm hồn họ được mở ra với hy vọng và cậy trông.
Xin bảo vệ các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, tình nguyện viên, là những người đang ở tuyến đầu trong tình trạng khẩn cấp này và đang liều mạng sống của mình để cứu những mạng sống khác. Xin nâng đỡ nỗ lực anh hùng của họ và ban cho họ sức mạnh, lòng quảng đại và sức khỏe dồi dào.
Xin cận kề bên những người ngày đêm trợ giúp các bệnh nhân, và xin gần gũi với các linh mục, là những vị với mối quan tâm mục vụ và lòng trung tín với Tin Mừng, đang tìm cách giúp đỡ và trợ giúp tất cả mọi người.
Lạy Đức Trinh nữ đầy ơn phúc, xin soi sáng tâm trí của những người nam nữ dấn thân trong các nghiên cứu khoa học, xin giúp họ tìm ra những giải pháp hiệu quả để khống chế được virus này.
Xin nâng đỡ những nhà lãnh đạo các quốc gia, để với sự khôn ngoan, quan tâm và quảng đại, họ có thể giúp đỡ những người đang thiếu những điều cần thiết căn bản cho cuộc sống, và đề ra được các giải pháp xã hội và kinh tế với tầm nhìn xa và với tình liên đới.
Lạy Mẹ Maria rất thánh, xin đánh động lương tâm chúng con để những số tiền khổng lồ thay vì được chi trả cho việc phát triển và thu tích các vũ khí, được dùng để thúc đẩy các nghiên cứu hiệu quả, nhằm ngăn chặn những thảm họa tương tự trong tương lai.
Lạy Mẹ rất yêu dấu, xin giúp chúng con nhận thức được rằng tất cả chúng con là các thành viên của cùng một đại gia đình duy nhất, và ý thức được mối liên hệ hiệp nhất tất cả mọi người, để trong tình huynh đệ và liên đới, chúng con có thể giúp giảm bớt biết bao các tình cảnh nghèo đói và lầm than. Xin cho chúng con kiên vững trong đức tin, bền chí trong phục vụ và liên lỉ trong cầu nguyện.
Lạy Mẹ Maria, Đấng An ủi những người đau khổ, xin ôm lấy các con cái của Mẹ đang u sầu, và xin cầu cùng Chúa để Người vươn cánh tay quyền năng ra giải thoát chúng con khỏi đại dịch khủng khiếp này, để cuộc sống thanh thản có thể trở lại như bình thường.
Lạy Mẹ, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng, chúng con phó thác chúng con cho Mẹ. Ôi Khoan Thay, Nhân Thay, Dịu Thay Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Amen.
Kính Chào Tạm Biệt Đức Mẹ
Khi kết thúc buổi cầu nguyện, chủ tế nói với các tín hữu hiện diện bằng những lời sau hoặc tương tự:
Anh chị em thân mến vào cuối ngày hôm nay chúng ta hãy phó thác vào tay Đức Trinh Nữ Maria tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, chúng ta phó thác những anh chị em này của chúng ta cho Đức Mẹ xin Mẹ cầu bầu cùng Con của Mẹ: Xin Ngài lắng nghe và thương nhậm những lời thỉnh cầu của chúng ta.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin cùng Đức Mẹ:
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân.
Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững.
Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này.
Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con.
Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.
Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen.
Source:PONTIFICAL COUNCIL FOR PROMOTION OF THE NEW EVANGELI
1. Pháp mở cuộc điều tra khủng bố sau khi nhân viên cảnh sát bị giết
Một cuộc điều tra chống khủng bố đã được khởi động ở Pháp sau khi một nhân viên hành chính của cảnh sát bị đâm chết gần Paris hôm thứ Sáu.
Kẻ tấn công, được xác định là một công dân Tunisia sống ở Pháp, được cho là đã đâm vào cổ họng người phụ nữ khi cô bước vào đồn cảnh sát.
Theo một nguồn tin, kẻ tấn công đã hét lên “Allahu Akbar”, trong cuộc tấn công trước khi bị cảnh sát bắn chết tại hiện trường.
Tổng thống Emmanuel Macron cho biết nạn nhân là nữ cảnh sát viên Stephanie và cho biết cả nước đứng về phía gia đình cô.
Ông Macron đã tweet: “Chúng ta sẽ không dừng lại trong cuộc chiến kiên quyết chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo”.
Pháp đã chứng kiến nhiều vụ tấn công khủng bố trong những năm gần đây khiến khoảng 250 người thiệt mạng.
Vụ việc hôm thứ Sáu xảy ra sáu tháng sau khi một thiếu niên Chechnya chặt đầu một giáo viên gần Paris.
Tổng thống Macron đã bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng về làn sóng cực đoan hóa – cả bạo động lẫn bất bạo động - trong các cộng đồng Hồi giáo.
Source:Reuters
2. Giám đốc bệnh viện Công Giáo Ấn Độ nói: Bệnh nhân đang chết ngay trước mắt tôi
Giám đốc một bệnh viện Công Giáo ở Ấn Độ nói với Catholic News Service, gọi tắt là CNS, rằng họ không có đủ cơ sở vật chất để điều trị cho bệnh nhân trong khi Ấn Độ đạt kỷ lục thế giới về số ca tử vong do COVID-19. Ấn Độ báo cáo con số trường hợp nhiễm bệnh hơn 300,000 mỗi ngày, cao gấp 10 lần Hoa Kỳ và Brazil. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng con số này chưa được báo cáo đầy đủ.
“Tình hình rất tồi tệ. Không có giường ở bất cứ nơi nào trong bệnh viện. Các bệnh nhân nằm trên các hành lang và nhiều người đang chết vì không có giường, không có ôxy,” Cha PA George, giám đốc Bệnh viện Thánh Gia ở New Delhi, nói với CNS.
“Không có nơi nào ngay cả trong khu cấp cứu có thể cung cấp oxy. Bệnh nhân đang chết trước mắt tôi. Tôi cảm thấy rất đau khổ, thất vọng và bất lực. Thật là kinh khủng và là thảm họa ngoài sức tưởng tượng. Xin hãy cầu nguyện Chúa ban cho chúng tôi sức mạnh để cứu sống một số người”, vị linh mục đứng đầu bệnh viện Công Giáo lớn nhất ở New Delhi, nói.
Ngài nói thêm, bệnh viện chỉ có 340 giường, nhưng bây giờ đã có gần 400 bệnh nhân, nghĩa là nhiếu người phải 2 người nằm.
Tại bang Gujarat, Cha Thomas Nadackalan của Syro-Malabar, giám đốc Bệnh viện Chúa Kitô ở Rajkot, nói với CNS ngày 26 tháng 4, “Chúng tôi phải từ chối khoảng 600 trường hợp mỗi ngày vì bệnh viện của chúng tôi chỉ có 70 giường.”
“Chúng tôi đang gặp khó khăn để có được oxy trong thời gian ngắn ngõ hầu có thể cứu cuộc sống những người đã nhận”. Trong số 70 giường bệnh của bệnh viện, có 40 giường được bố trí riêng cho những người cần điều trị bằng oxy.
Việc chăm sóc và điều trị thiếu sót trong các bệnh viện chính phủ ở Ahmedabad, thủ phủ thương mại của Gujarat, đã thu hút sự chú ý của quốc gia vì rất nhiếu trường hợp tử vong đã không được chính quyền bang báo cáo.
Nhật báo tiếng Anh quốc gia The Hindu đã đăng một câu chuyện điều tra phơi bày sự láo khoét trong tuyên bố của chính phủ là chỉ có 78 người chết vào ngày 16 tháng 4, trong khi đó đã có 689 thi thể được hỏa táng.
Source:Crux
3. Đức Giáo Hoàng loan báo công nghị tuyên thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nhóm một Công nghị Bình thường để bỏ phiếu về một số án tuyên phong thánh.
Công nghị này sẽ diễn ra vào thứ Hai, ngày 3 tháng 5 lúc 10 giờ sáng theo giờ Rôma, tại phòng họp Công nghị trong điện Tông Tòa, nơi ngài sẽ chủ sự Kinh Giờ Ba, tức là giờ cầu nguyện giữa buổi sáng, và công nghị sẽ diễn ra ngay sau đó.
Các vị Hồng Y cư trú tại Rôma, hoặc có mặt tại Thành phố này, được mời tham dự, theo các biện pháp phòng ngừa chống Covid-19.
Trong công nghị này, các Hồng Y sẽ xem xét các án tuyên thánh cho bảy Chân phước, bao gồm Charles de Foucauld, nhà truyền giáo người Pháp đã bị giết ở Algeria năm 1916, và Chân phước Lazarus, tục danh là Devasahayam Pilla, một người đàn ông sống ở thế kỷ 18, đã kết hôn và theo Ấn Giáo trước khi cải sang Công Giáo và chịu tử đạo. Ngài là cư sĩ đầu tiên được nâng lên bậc Chân phước ở Ấn Độ.
Các án tuyên thánh khác được xem xét là:
- Chân phước César de Bus, linh mục và là đấng sáng lập Dòng Giáo lý Kitô giáo.
- Chân phước Luigi Maria Palazzolo, linh mục, người sáng lập Tu hội Nữ tu Người nghèo, còn được gọi là Tu hội Palazzolo;
- Chân phước Giustino Maria Russolillo, linh mục, người sáng lập Hiệp hội Ơn Thiên Triệu vào năm 1919, nhằm khuyến khích và hỗ trợ những ai đang phân định ơn gọi linh mục và đời sống tu trì.
- Chân phước Maria Francesca di Gesù, người sáng lập Dòng Nữ tu Capuchin của Mẹ Rubatto.
- Chân phước Maria Domenica Mantovani, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của các Nữ tu Gia đình Thánh Gia.
Ngày 11 tháng Hai, 2013 trong bối cảnh của một công nghị tuyên thánh như thế này, Đức Bênêđíctô 16 đã công bố quyết định thoái vị khỏi sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.
Source:Vatican News
4. Giám mục Đức đối đầu với nhà thần học tuyên bố Giáo Hội phân biệt giới tính khi không phong chức linh mục cho phụ nữ
Một giáo sư thần học người Đức và là người ủng hộ việc phong chức linh mục cho phụ nữ đã bị chỉ trích vì cho rằng không phong chức cho phụ nữ là hành vi “phân biệt chủng tộc”.
Một giám mục Đức đã lên tiếng chống lại những lời buộc tội của bà để bảo vệ Giáo Hội. Tuy nhiên, một chính trị gia Đức từng là một đại sứ cạnh Tòa thánh lại lên tiếng tấn công Đức Giám Mục vì đã đề xuất một cuộc tranh luận cởi mở, được cân nhắc.
Phát biểu tại “diễn đàn phụ nữ” ảo của Giáo Phận Rottenburg-Stuttgart hôm 17 Tháng tư, Johanna Rahner nói rằng bất cứ ai không ủng hộ “quyền bình đẳng cho phụ nữ” trong Giáo Hội đều là “những kẻ phân biệt chủng tộc”.
Rahner, 58 tuổi, là Giáo sư về Tín lý, Lịch sử Tín lý và Thần học Đại kết tại Khoa Thần học Công Giáo tại Đại học Eberhard Karls ở Tübingen.
Kết thúc bài phát biểu của mình, Rahner nói, “điều quan trọng là phải phất cờ ra bên ngoài và có lập trường chính trị tích cực chống lại sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Bất cứ ai không làm điều này và giữ im lặng đều là những kẻ phân biệt chủng tộc”.
Giám mục Stefan Oster của Giáo phận Passau đã lên tiếng đáp lại những lời cáo buộc của Rahner và gọi những lời chống báng Giáo Hội của bà này là “trâng tráo” trong một bài bình luận trên trang web của ngài ngày 19 tháng 4 và kêu gọi cân nhắc đối thoại thay vì đối đầu.
Vị giám mục, nguyên là một nhà báo được đào tạo, đã cảnh báo chống lại sự leo thang những lời nói căm thù trên các phương tiện truyền thông. Ngài chỉ trích cổng thông tin chính thức của Hội Đồng Giám Mục Đức vì đã đưa tin rầm rộ về các tuyên bố của Rahner. Ngài cũng kêu gọi tranh luận về cách đối phó với các hành động khiêu khích. Đối với ngài, vụ tai tiếng này không chỉ là về một hành vi cáo buộc “không biết xấu hổ”, nhưng cuối cùng còn là một nỗ lực để ngăn cản người khác trở thành người Công Giáo, hay xúi giục người ta bỏ đạo.
Đức Cha Oster không phải là người duy nhất phản ứng gay gắt trước những lời buộc tội của Rahner.
Helmut Hoping, một giáo sư ngữ văn ở Freiburg, đã viết trong một bài báo cho tờ báo Công Giáo Die Tagespost rằng tuyên bố của Rahner không liên quan gì đến một cuộc tranh luận thần học.
“Đây là sự kích động và tố cáo chính trị,” Hoping viết,và lập luận rằng Rahner không chỉ đưa ra các cáo buộc lệch lạc mà còn cho rằng Giáo Hội Công Giáo không phù hợp với hiến pháp của nước Đức.
Trong tông thư Ordinatio sacerdotalis năm 1994, Thánh Gioan Phaolô II đã tuyên bố rằng “Giáo hội không có thẩm quyền nào trong việc truyền chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội chấp nhận một cách dứt khoát”.
Phát biểu trước các nhà báo trong cuộc họp báo trên chuyến bay vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Về việc tấn phong phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, lời cuối cùng rất rõ ràng, đó là lời nói của Thánh Gioan Phaolô II và điều này vẫn còn hiệu lực”.
Phát biểu của Đức Cha Oster vấp phải sự chỉ trích của Annette Schavan, một chính trị gia của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo cầm quyền, đồng thời là cựu phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức và là cựu đại sứ tại Tòa thánh. ZdK, là người đồng tổ chức Tiến Trình Công Nghị ở Đức, từ lâu đã kêu gọi truyền chức linh mục cho phụ nữ.
Source:Catholic News Agency