Phụng Vụ - Mục Vụ
Cộng đoàn của những người yêu nhau
Lm. Jude Siciliano, OP
05:23 30/04/2010
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH C
Cv 14: 21-27; Tv. 145; Kh 21: 1-5; Ga: 13: 31-33, 34-35
Các bạn đã bao giờ xem bộ phim “Nếu hôm nay là thứ ba, đây ắt hẳn là nước Bỉ” chưa? Đó là phim về một nhóm du khách người Mỹ, thực hiện một chuyến du lịch qua bảy thành phố Châu Âu trong 18 ngày, chỉ dừng chân tại mỗi thành phố 2 ngày. Dù vội vàng nhưng mỗi thành phố họ gắng tham quan cho được một nhà thờ, bảo tàng hay kỳ quan liên quan đến khảo cổ học. Có lẽ vài người trong chúng ta cũng đã từng tham gia vào một chuyến du lịch như thế và kỳ nghỉ hè được mong đợi này khiến chúng ta kiệt sức, mong muốn được quay trở lại làm việc ngay!
Bài đọc một trong sách Tông đồ Công vụ hôm nay nhắc tôi nhớ lại bộ phim đó và những lời tường thuật của mấy người bạn về những chuyến đi xuyên quốc gia tương tự. Chúng ta dõi theo những hành trình giảng đạo của Phao-lô và Ba-na-ba, bắt đầu tại thành phố Đéc-bê, sau đó quay trở lại Lýt-ra (một điểm dừng chân khá là táo bạo của Phao-lô vì lần trước ông đã từng bị một nhóm người ném đá gần chết!); Các ông đi đến I-cô-ni-a, An-ti-ô-khi-a, Pi-xi-đi-a, Pam-pi-li-a, Péc-ghê và sau đó trở lại An-ti-ô-khi-a.
Dĩ nhiên Phao-lô và Ba-na-ba không đi theo một “Quyển sách hướng dẫn của Michel về các thành phố lớn trong vùng tiển Á”. Các ông xác tín vào một sự hướng dẫn hoàn toàn khác. Vì khi trở lại An-ti-ô-khi-a và tường thuật về những thành công do sự nỗ lực trong sứ vụ của hai ông, chúng ta được kể lại rằng, “Hai ông tập họp Hội Thánh và kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với hai ông”. Đó cũng chính là một chủ đề xuyên suốt sách Công vụ - Thánh Thần cùng hoạt động và gia tăng sức mạnh cho các nhà giảng thuyết tiên khởi khi họ nỗ lực rao giảng Tin Mừng về Đức Giêsu Kitô. Phao-lô và Ba-na-ba cũng nói cho các môn đệ tụ họp trong các hội thánh hai ông thăm viếng biết về cái giá phải trả của những nỗ lực bản thân: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa”. Các tông đồ đang nói từ chính kinh nghiệm của các ngài.
Vậy thì, các cuộc lữ hành của chúng ta sẽ dẫn chúng ta tới đâu, vì chính chúng ta cũng được trao nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho thế giới? Có thể chúng ta sẽ không bước vào một hành trình sứ vụ loan báo Tin Mừng đầy sóng gió như hai vị tông đồ điển hình này. Dù vậy, Bí tích Rửa tội đã xức dầu chúng ta trở thành những ngôn sứ trong chính môi trường sống của mình. Không được trốn tránh trách nhiệm đó!
Chúng ta hãy cùng nhau liệt kê “lĩnh vực sứ vụ” của chúng ta: ở bữa ăn sáng, nơi làm việc, giữa những người bạn trong các buổi gặp mặt, trên mạng hay trong siêu thị… Tôi không đề nghị chúng ta đứng ở tiệm xà bông và thuyết giảng; dù cho có xấu hổ ít đi một chút vì đức tin cũng chẳng hề gì. Nhưng những sinh hoạt hằng ngày, lối sống, các giá trị, việc đánh giá của chúng ta phải khơi gợi nên sự tò mò cho những người chung quanh. Ai biết được, biết đâu họ lại tò mò tự đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng: “Điều gì làm cho bạn khác biệt như thế nhỉ?” “Với tất cả những vấn đề đó, làm sao anh có đủ sức mạnh để vượt qua nhỉ?” “Làm sao anh vẫn tràn trề hy vọng như vậy nhỉ?” Khi đó, chúng ta sẽ có cơ hội thực hiện điều mà chính hai vị tông đồ đã làm – “Công bố Tin Mừng”.
Chúng ta có thể cảm thấy mình không được huấn luyện đủ về mặt thần học, nhưng chúng ta nên nói từ chính hiểu biết, từ trái tim và từ chính cảm nghiệm đức tin của mình. Giống như Phao-lô và Ba-na-ba, chúng ta không đơn độc trên hành trình, vì Thánh Thần sẽ là “người hướng dẫn hành trình” cho chúng ta. Đó cũng chính là điều mà sách Công vụ Tông đồ thực sự nói tới: Thánh Thần hoạt động nơi những con người bình thường giúp họ công bố Tin Mừng và như sách Công Vụ kể, nhận “khá nhiều người làm môn đệ”. Hãy thử xem!
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu công bố nhiệm vụ trung tâm của các môn đệ, cho dù chúng ta đang ở trên đường hay ở trong nhà mình. “Anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy: là anh em có lòng yêu mến nhau.”
Tình yêu khắc dấu cuộc đời Đức Giêsu. Người đã trao tặng toàn bộ cái tôi của Người vì yêu chúng ta. Con người đã cảm nghiệm tình yêu này bằng nhiều cách. Người bày tỏ tình yêu bạn bè cho những ai gần gũi với Người nhất. Với lòng trắc ẩn, Người chữa lành những ai tìm đến Người với những đau khổ về tinh thần và thể xác. Người diễn tả tình yêu qua việc đón nhận những người tìm kiếm sự công nhận của một xã hội luôn bỏ lơ họ, làm bạn đồng hành và cho cùng ngồi ăn uống với Người. Người nói những lời yêu thương thứ tha cho các tội nhân và thậm chí còn ăn uống với họ nữa. Sau cùng, Người sẽ chẳng bao giờ rút lại thông điệp về tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta dù nó dẫn Người đến cây thập giá.
Bài tin mừng hôm nay nằm trong phần mở đầu diễn từ từ biệt của Đức Giêsu đối với các môn đệ (13, 31 - 17, 26) trong bữa Tiệc Ly. Trình thuật bắt đầu bằng việc Giu-đa ra đi để phản bội Đức Giêsu và Đức Giêsu nói những người đồng bàn rằng: giờ báo oán và tôn vinh của Thiên Chúa đã bắt đầu. Điều Đức Giêsu sắp chịu sẽ tôn vinh Thiên Chúa vì nó mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Thời điểm đen tối bắt đầu và thế nhưng một thời của ánh sáng mới cũng sắp được khởi sự vì hành động yêu thương của Đức Giêsu sẽ giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thập giá không phải là một dấu hiệu thất bại đối với Đức Giêsu. Ngược lại, nó biểu lộ sự chiến thắng của Thiên Chúa đối với tội lỗi và bóng tối. Chiến thắng đó đã được khởi sự nhưng dưới con mắt của những người quan sát bất cẩn, những gì đang xảy ra cho Đức Giêsu lại có vẻ là sự thất bại. “Giờ đây Con Người được tôn vinh và Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người”. Trong Tin Mừng Gio-an, Thiên Chúa luôn được đặt tại vị trí trung tâm, là Nhân Vật chính trong vở kịch. Vì thế, điều sắp xảy đến cho Đức Giê-su sẽ là một mặc khải trọn vẹn về tình yêu của Thiên Chúa dành cho thế giới.
Dầu vậy, những biến cố sẽ xảy đến vẫn cứ là nguyên nhân gây đau khổ và phá vỡ mọi niềm hy vọng của các môn đệ. Đức Giê-su sẽ bị tách ra khỏi họ. Chỉ dẫn của Người trước lúc ra đi là họ phải yêu thương nhau như chính Người đã yêu thương họ; tình yêu thương của họ sẽ là dấu hiệu cho mọi người biết họ là môn đệ của Đức Giê-su.
Những lời trăng trối của các bậc vĩ nhân không bao giờ nhắm những chuyện nhỏ nhặt, vặt rãnh. Đúng hơn, chúng thường là những giáo huấn cốt lõi tóm lược toàn bộ cuộc đời của những vĩ nhân đó. Vì vậy, những lời từ biệt của Đức Giê-su cũng là những lời trọng tâm – đó là điều Người muốn các môn đệ nhớ về Người và tiếp tục thực hiện trong danh Người. Người nói với các môn đệ rằng, cái chết của Người sẽ tỏ lộ cho mọi người biết Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết chừng nào. Khi đó, chúng ta phải phản ánh tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và bằng việc yêu thương nhau, tất cả mọi người sẽ nhận biết chúng ta là môn đệ Đức Giê-su.
Dân It-ra-en đã được lệnh là phải yêu thương nhau; nhưng họ không bị yêu cầu phải yêu thương kẻ thù. Tình yêu của Đức Giêsu đã vượt qua mọi ranh giới quốc gia và văn hoá. Người dạy chúng ta phải yêu thương dù là ta thấy người khác đáng yêu hay không. Người dạy về một tình yêu hiến tế mang lại hoà bình cho nhân loại và lôi kéo mọi người đến với nhau thành một cộng đoàn yêu thương. Sau đó, trong bữa ăn Người sẽ minh chứng một cách thức của tình yêu qua việc rửa chân cho các môn đệ. Người làm chủ phải trở nên người phục vụ kẻ khác.
Đức Giê-su đặt quy định đầu tiên cho cộng đoàn của Người, là phải yêu thương và phục vụ. Cộng đoàn phải là nơi phản ánh và là khuôn mẫu của tình yêu mà Đức Giê-su đã sống và dạy các môn đệ Người. Còn dấu hiệu nào hùng hồn hơn một cộng đoàn yêu thương trong thế giới này! Một cộng đoàn với những dấu hiệu phân biệt: Tha thứ lẫn nhau; săn sóc, thậm chí quan tâm đặc biệt, các thành viên nhỏ nhất; chia sẻ đồ dùng; sẵn sàng phục vụ nhau…Một cộng đoàn yêu thương như thế sẽ từng ngày thu hút người khác đế gia nhập với chúng ta. Tình yêu này sẽ lôi kéo người khác vì, liệu ai có thể chống cưỡng lại được một nhóm người yêu thương nhau như thế trong ‘cái thế giới chẳng còn mấy ai biết yêu thương’ này?
Dẫu sao, chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều để có thể trở thành những cộng đoàn phản ánh tình yêu Đức Giêsu cho thế giới! Không những vậy, ngày càng có nhiều người rời bỏ các cộng đoàn Kitô hữu vì, như họ nói, họ không cảm nghiệm được tình yêu đó trong các giáo hội của họ do tình trạng bè phái, chia rẽ giữa các thành viên. Thay vì một tinh thần hăng say lên đường, nhập cuộc như chúng ta đọc trong sách Công vụ hôm nay, họ lại chỉ cảm thấy sự cô lập và não trạng co cụm, phòng thủ. Chẳng phải mấy năm gần đây nhiều người đã rút lui khỏi các cộng đoàn Công Giáo vì những cớ gây vấp phạm của chúng ta sao? Chẳng phải họ bỏ đi vì thế gian lôi kéo họ mạnh hơn chúng ta sao? Chẳng phải đó là do họ chưa thấy giáo xứ của chúng ta thực sự là một cộng đoàn cởi mở, yêu thương, đón nhận sự đa dạng của mọi thành viên sao?
Cho dù là lý do gì đi nữa thì chúng ta vẫn có nhiều việc phải làm nếu chúng ta muốn nỗ lực hàn gắn những chia rẽ, tha thứ những xúc phạm, săn sóc người nghèo khổ và chào đón những người mới vào sống trong cộng đoàn của chúng ta. Ước gì công việc này của chúng ta sẽ luôn được nâng đỡ nhờ lời nguyện mà chúng ta đọc trong thánh lễ này: “Lạy Chúa Kitô đầy lòng lân tuất, xin hãy biến chúng con thành một cộng đoàn phản ánh tình yêu của Ngài ngõ hầu chúng con trở thành dấu hiệu cho sự hiện diện phục sinh của Ngài trong thế giới hôm nay.”
Anh em Học Viện Đaminh chuyển ngữ.
Cv 14: 21-27; Tv. 145; Kh 21: 1-5; Ga: 13: 31-33, 34-35
Các bạn đã bao giờ xem bộ phim “Nếu hôm nay là thứ ba, đây ắt hẳn là nước Bỉ” chưa? Đó là phim về một nhóm du khách người Mỹ, thực hiện một chuyến du lịch qua bảy thành phố Châu Âu trong 18 ngày, chỉ dừng chân tại mỗi thành phố 2 ngày. Dù vội vàng nhưng mỗi thành phố họ gắng tham quan cho được một nhà thờ, bảo tàng hay kỳ quan liên quan đến khảo cổ học. Có lẽ vài người trong chúng ta cũng đã từng tham gia vào một chuyến du lịch như thế và kỳ nghỉ hè được mong đợi này khiến chúng ta kiệt sức, mong muốn được quay trở lại làm việc ngay!
Bài đọc một trong sách Tông đồ Công vụ hôm nay nhắc tôi nhớ lại bộ phim đó và những lời tường thuật của mấy người bạn về những chuyến đi xuyên quốc gia tương tự. Chúng ta dõi theo những hành trình giảng đạo của Phao-lô và Ba-na-ba, bắt đầu tại thành phố Đéc-bê, sau đó quay trở lại Lýt-ra (một điểm dừng chân khá là táo bạo của Phao-lô vì lần trước ông đã từng bị một nhóm người ném đá gần chết!); Các ông đi đến I-cô-ni-a, An-ti-ô-khi-a, Pi-xi-đi-a, Pam-pi-li-a, Péc-ghê và sau đó trở lại An-ti-ô-khi-a.
Dĩ nhiên Phao-lô và Ba-na-ba không đi theo một “Quyển sách hướng dẫn của Michel về các thành phố lớn trong vùng tiển Á”. Các ông xác tín vào một sự hướng dẫn hoàn toàn khác. Vì khi trở lại An-ti-ô-khi-a và tường thuật về những thành công do sự nỗ lực trong sứ vụ của hai ông, chúng ta được kể lại rằng, “Hai ông tập họp Hội Thánh và kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với hai ông”. Đó cũng chính là một chủ đề xuyên suốt sách Công vụ - Thánh Thần cùng hoạt động và gia tăng sức mạnh cho các nhà giảng thuyết tiên khởi khi họ nỗ lực rao giảng Tin Mừng về Đức Giêsu Kitô. Phao-lô và Ba-na-ba cũng nói cho các môn đệ tụ họp trong các hội thánh hai ông thăm viếng biết về cái giá phải trả của những nỗ lực bản thân: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa”. Các tông đồ đang nói từ chính kinh nghiệm của các ngài.
Vậy thì, các cuộc lữ hành của chúng ta sẽ dẫn chúng ta tới đâu, vì chính chúng ta cũng được trao nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho thế giới? Có thể chúng ta sẽ không bước vào một hành trình sứ vụ loan báo Tin Mừng đầy sóng gió như hai vị tông đồ điển hình này. Dù vậy, Bí tích Rửa tội đã xức dầu chúng ta trở thành những ngôn sứ trong chính môi trường sống của mình. Không được trốn tránh trách nhiệm đó!
Chúng ta hãy cùng nhau liệt kê “lĩnh vực sứ vụ” của chúng ta: ở bữa ăn sáng, nơi làm việc, giữa những người bạn trong các buổi gặp mặt, trên mạng hay trong siêu thị… Tôi không đề nghị chúng ta đứng ở tiệm xà bông và thuyết giảng; dù cho có xấu hổ ít đi một chút vì đức tin cũng chẳng hề gì. Nhưng những sinh hoạt hằng ngày, lối sống, các giá trị, việc đánh giá của chúng ta phải khơi gợi nên sự tò mò cho những người chung quanh. Ai biết được, biết đâu họ lại tò mò tự đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng: “Điều gì làm cho bạn khác biệt như thế nhỉ?” “Với tất cả những vấn đề đó, làm sao anh có đủ sức mạnh để vượt qua nhỉ?” “Làm sao anh vẫn tràn trề hy vọng như vậy nhỉ?” Khi đó, chúng ta sẽ có cơ hội thực hiện điều mà chính hai vị tông đồ đã làm – “Công bố Tin Mừng”.
Chúng ta có thể cảm thấy mình không được huấn luyện đủ về mặt thần học, nhưng chúng ta nên nói từ chính hiểu biết, từ trái tim và từ chính cảm nghiệm đức tin của mình. Giống như Phao-lô và Ba-na-ba, chúng ta không đơn độc trên hành trình, vì Thánh Thần sẽ là “người hướng dẫn hành trình” cho chúng ta. Đó cũng chính là điều mà sách Công vụ Tông đồ thực sự nói tới: Thánh Thần hoạt động nơi những con người bình thường giúp họ công bố Tin Mừng và như sách Công Vụ kể, nhận “khá nhiều người làm môn đệ”. Hãy thử xem!
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu công bố nhiệm vụ trung tâm của các môn đệ, cho dù chúng ta đang ở trên đường hay ở trong nhà mình. “Anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy: là anh em có lòng yêu mến nhau.”
Tình yêu khắc dấu cuộc đời Đức Giêsu. Người đã trao tặng toàn bộ cái tôi của Người vì yêu chúng ta. Con người đã cảm nghiệm tình yêu này bằng nhiều cách. Người bày tỏ tình yêu bạn bè cho những ai gần gũi với Người nhất. Với lòng trắc ẩn, Người chữa lành những ai tìm đến Người với những đau khổ về tinh thần và thể xác. Người diễn tả tình yêu qua việc đón nhận những người tìm kiếm sự công nhận của một xã hội luôn bỏ lơ họ, làm bạn đồng hành và cho cùng ngồi ăn uống với Người. Người nói những lời yêu thương thứ tha cho các tội nhân và thậm chí còn ăn uống với họ nữa. Sau cùng, Người sẽ chẳng bao giờ rút lại thông điệp về tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta dù nó dẫn Người đến cây thập giá.
Bài tin mừng hôm nay nằm trong phần mở đầu diễn từ từ biệt của Đức Giêsu đối với các môn đệ (13, 31 - 17, 26) trong bữa Tiệc Ly. Trình thuật bắt đầu bằng việc Giu-đa ra đi để phản bội Đức Giêsu và Đức Giêsu nói những người đồng bàn rằng: giờ báo oán và tôn vinh của Thiên Chúa đã bắt đầu. Điều Đức Giêsu sắp chịu sẽ tôn vinh Thiên Chúa vì nó mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Thời điểm đen tối bắt đầu và thế nhưng một thời của ánh sáng mới cũng sắp được khởi sự vì hành động yêu thương của Đức Giêsu sẽ giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thập giá không phải là một dấu hiệu thất bại đối với Đức Giêsu. Ngược lại, nó biểu lộ sự chiến thắng của Thiên Chúa đối với tội lỗi và bóng tối. Chiến thắng đó đã được khởi sự nhưng dưới con mắt của những người quan sát bất cẩn, những gì đang xảy ra cho Đức Giêsu lại có vẻ là sự thất bại. “Giờ đây Con Người được tôn vinh và Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người”. Trong Tin Mừng Gio-an, Thiên Chúa luôn được đặt tại vị trí trung tâm, là Nhân Vật chính trong vở kịch. Vì thế, điều sắp xảy đến cho Đức Giê-su sẽ là một mặc khải trọn vẹn về tình yêu của Thiên Chúa dành cho thế giới.
Dầu vậy, những biến cố sẽ xảy đến vẫn cứ là nguyên nhân gây đau khổ và phá vỡ mọi niềm hy vọng của các môn đệ. Đức Giê-su sẽ bị tách ra khỏi họ. Chỉ dẫn của Người trước lúc ra đi là họ phải yêu thương nhau như chính Người đã yêu thương họ; tình yêu thương của họ sẽ là dấu hiệu cho mọi người biết họ là môn đệ của Đức Giê-su.
Những lời trăng trối của các bậc vĩ nhân không bao giờ nhắm những chuyện nhỏ nhặt, vặt rãnh. Đúng hơn, chúng thường là những giáo huấn cốt lõi tóm lược toàn bộ cuộc đời của những vĩ nhân đó. Vì vậy, những lời từ biệt của Đức Giê-su cũng là những lời trọng tâm – đó là điều Người muốn các môn đệ nhớ về Người và tiếp tục thực hiện trong danh Người. Người nói với các môn đệ rằng, cái chết của Người sẽ tỏ lộ cho mọi người biết Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết chừng nào. Khi đó, chúng ta phải phản ánh tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và bằng việc yêu thương nhau, tất cả mọi người sẽ nhận biết chúng ta là môn đệ Đức Giê-su.
Dân It-ra-en đã được lệnh là phải yêu thương nhau; nhưng họ không bị yêu cầu phải yêu thương kẻ thù. Tình yêu của Đức Giêsu đã vượt qua mọi ranh giới quốc gia và văn hoá. Người dạy chúng ta phải yêu thương dù là ta thấy người khác đáng yêu hay không. Người dạy về một tình yêu hiến tế mang lại hoà bình cho nhân loại và lôi kéo mọi người đến với nhau thành một cộng đoàn yêu thương. Sau đó, trong bữa ăn Người sẽ minh chứng một cách thức của tình yêu qua việc rửa chân cho các môn đệ. Người làm chủ phải trở nên người phục vụ kẻ khác.
Đức Giê-su đặt quy định đầu tiên cho cộng đoàn của Người, là phải yêu thương và phục vụ. Cộng đoàn phải là nơi phản ánh và là khuôn mẫu của tình yêu mà Đức Giê-su đã sống và dạy các môn đệ Người. Còn dấu hiệu nào hùng hồn hơn một cộng đoàn yêu thương trong thế giới này! Một cộng đoàn với những dấu hiệu phân biệt: Tha thứ lẫn nhau; săn sóc, thậm chí quan tâm đặc biệt, các thành viên nhỏ nhất; chia sẻ đồ dùng; sẵn sàng phục vụ nhau…Một cộng đoàn yêu thương như thế sẽ từng ngày thu hút người khác đế gia nhập với chúng ta. Tình yêu này sẽ lôi kéo người khác vì, liệu ai có thể chống cưỡng lại được một nhóm người yêu thương nhau như thế trong ‘cái thế giới chẳng còn mấy ai biết yêu thương’ này?
Dẫu sao, chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều để có thể trở thành những cộng đoàn phản ánh tình yêu Đức Giêsu cho thế giới! Không những vậy, ngày càng có nhiều người rời bỏ các cộng đoàn Kitô hữu vì, như họ nói, họ không cảm nghiệm được tình yêu đó trong các giáo hội của họ do tình trạng bè phái, chia rẽ giữa các thành viên. Thay vì một tinh thần hăng say lên đường, nhập cuộc như chúng ta đọc trong sách Công vụ hôm nay, họ lại chỉ cảm thấy sự cô lập và não trạng co cụm, phòng thủ. Chẳng phải mấy năm gần đây nhiều người đã rút lui khỏi các cộng đoàn Công Giáo vì những cớ gây vấp phạm của chúng ta sao? Chẳng phải họ bỏ đi vì thế gian lôi kéo họ mạnh hơn chúng ta sao? Chẳng phải đó là do họ chưa thấy giáo xứ của chúng ta thực sự là một cộng đoàn cởi mở, yêu thương, đón nhận sự đa dạng của mọi thành viên sao?
Cho dù là lý do gì đi nữa thì chúng ta vẫn có nhiều việc phải làm nếu chúng ta muốn nỗ lực hàn gắn những chia rẽ, tha thứ những xúc phạm, săn sóc người nghèo khổ và chào đón những người mới vào sống trong cộng đoàn của chúng ta. Ước gì công việc này của chúng ta sẽ luôn được nâng đỡ nhờ lời nguyện mà chúng ta đọc trong thánh lễ này: “Lạy Chúa Kitô đầy lòng lân tuất, xin hãy biến chúng con thành một cộng đoàn phản ánh tình yêu của Ngài ngõ hầu chúng con trở thành dấu hiệu cho sự hiện diện phục sinh của Ngài trong thế giới hôm nay.”
Anh em Học Viện Đaminh chuyển ngữ.
Vương Quốc Tình Yêu
Lm. Anmai, CSsR
06:58 30/04/2010
Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Phục Sinh, Năm C (Cv 14, 21b-27; Kh 21, 1-5a; Ga 13, 31-33a.34-35)
Lịch sử nhân loại đã mở đầu bằng sáng tạo thì sẽ kết thúc bằng tái tạo (sáng tạo mới).
Người ta vẫn thường dùng chữ tận thế để diễn tả sự tan vỡ của lịch sử và vũ trụ vật chất. Sự tan vỡ, sự tận thế là điểm tất yếu để cho thế giới mới xuất hiện. Tận thế, theo cách nói, cách diễn đạt của con người chính là giây phút quặn đau để chấm dứt cõi tạm và đưa vào con người vào cuộc sống mới (Rm 8, 21.22; 2 P 3, 10.13; Kh 21, 1.5)
Gioan đã được “ơn” để thấy vũ trụ thời cánh chung. Trời cũ đất cũ đã qua đi. Cách riêng, biển là nơi ủ ấp những sự dữ cũng sẽ không còn nữa. Một trời mới đất mới sẽ xuất hiện để thay cho trời cũ đất cũ. Một Giêrusalem mới tự trời cũng sẽ xuống và chỉnh tề như một tân nương. Hội Thánh mới là dân Thiên Chúa sẽ xuất hiện đó là mỗi người chúng ta. Tất cả trong tư thế sẵn sàng để đón chờ đức lang quân. Người đến đó chính là Thiên Chúa và Thiên Chúa ở cùng họ. Với tình thương, Thiên Chúa sẽ lau khô giọt lệ trên khuôn mặt của họ. Chúa sẽ khử trừ sự chết. Thiên Chúa phán: này Ta làm mới mọi sự.
Thế giới mới, cuộc sống mới mà Thiên Chúa hứa này hoàn tất mọi lời hứa và công trình của Ngài. Ơn cứu độ đã hứa, đã chuẩn bị một thời gian thật dài trong lịch sử nay hoàn thành. Chúa Giêsu là thủ lãnh của vạn vật tập họp tất cả trong Ngài và Ngài trong tư cách là con trao lại Thiên Chúa Cha để như lời Chúa Giêsu nói là tất cả mọi sự là của Cha.
Thế giới mới này đã được hoàn tất và sẽ phục hồi tất cả những gì đã mất, đã hư hỏng để công trình cứu độ của Thiên Chúa hoàn thành. Thế giới mới này không chỉ phục hồi tình trạng nguyên khởi của nhân loại mà còn tiến xa hơn, đạt tới viên mãn hơn. Tất cả cái xấu bị loại bỏ. Cái bất toàn được cải thiện và nâng cao. Cái tốt do lòng tin - cậy - mến được giữ lại làm chất liệu để xây dựng trời mới đất mới.
Niềm tin để xây dựng trời mới đất mới được Phaolô và Banaba nhắc nhở cho mọi người.
Phaolô và Banaba đi rao giảng Tin mừng. Khởi đầu từ Antiôkia là nơi Thánh Thần “thổi hơi” cho các ông và mời gọi các ông đi rao giảng. Các ông đã đi từ thành này sang thành khác, đảo nọ sang đảo kia với biết bao nhiêu khó khăn vất vả, lo lắng, sỉ nhục và thậm chí còn bị cầm tù. Thế nhưng vượt trên tất cả những khó khăn ấy lại là niềm vui vì danh Chúa và cứu độ các linh hồn. Lòng các ông dần dần thay đổi. Các ông yêu những người các ông được sai đến như Chúa Giêsu đã yêu các ông. Các ông đã thực thi giới răn mới nhận được từ Chúa. Vì thực thi như vậy, những ai tiếp xúc, những ai gặp gỡ nhìn thấy nơi các ông hình ảnh của Chúa Giêsu.
Cuộc đời của các tông đồ quả là cuộc đời đầy gian nan khốn khổ ấy vậy mà các ông lại để giờ khích lệ và khuyên nhủ người ta giữ vững đức tin "Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa." Các môn đệ có lẽ phần nào giống như Thầy của mình trong bàn Tiệc Ly. Dù biết phải đón nhận đau khổ, đón nhận cái chết trên thập giá nhưng lại bảo các môn đệ giữ vững niềm tin. Các môn đệ mời gọi con người ta đi theo con đường hẹp, đi theo con đường thập giá.
Đó là niềm tin. Niềm hy vọng thì qua thánh Gioan tông đồ, chúng ta được mời gọi để chờ đợi cái ngày trời mới đất mới đến. Trời mới đất mới mà Gioan thấy cũng chỉ là trong viễn tượng và là viễn tượng của lòng tin. Nếu không hy vọng vào trời mới đất mới đến thì sẽ nản lòng và cứ mãi bám vào cái cũ, bám vào cái trời cũ đất cũ mà con người đang sống. Để có một niềm hy vọng vào lời của Gioan không phải là chuyện đơn giản.
Thêm một bậc nữa để sống trong trời mới đất mới đó là tình yêu, đó là lòng mến. Tình yêu và lòng mến đó ngày hôm nay Chúa Giêsu đã trình bày hết sức rõ ràng trong Tin mừng theo Thánh Gioan
Chúa Giêsu biết trước cái ngày mà Ngài phải ra đi nhưng rồi Ngài loan báo cách hiện diện mới mẻ của Ngài. "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy" (Ga 14,23). Và thánh Gioan quảng diễn như sau: "Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta" (1 Ga 4,12).
Vâng, tình yêu đích thực là một "sự hiện diện thực sự” của Thiên Chúa. "Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ". Chúa Giêsu hiện diện giữa những người cùng nhau cầu nguyện (Mt 18-20). Những gì các người đã làm (cho ăn, cho mặc, viếng thăm, săn sóc) cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là “các ngươi đã làm cho chính Ta vậy". Chúa Giêsu luôn hiện diện trong mọi người đang cần đến tôi và tôi đang phục vụ (Mt 25,31-46).
Nếu thực là thế ! Nếu thực là "Thiên Chúa đã chết", thì sự vắng mặt của Thiên Chúa trong thế giới hiện tại chỉ là hiện tượng tình yêu đã chết". Nhưng hãy để ý, vì tiếng nói lừa dối của thế giới hiện đại không ngừng thay đổi giọng điệu với ta, qua những làn phát sóng, trong mọi thứ quảng cáo. Người ta chỉ bàn luận, chỉ ca ngợi "tình yêu”. Nhưng là thứ tình yêu nào chứ ? Éros hay Agapè, "tình yêu bản thân" hay "tình yêu kẻ khác" ? tình yêu là từ hàm hồ nhất, giả dối nhất. Khi chúng ta nói: "Tôi thích bánh bía Sóc Trăng !”… chúng ta có thích nó thực sự hay chúng ta sử dụng nó nhằm thoả mãn cho lợi ích của chúng ta ? Khi chúng ta yêu một người nào đó, chúng ta có yêu họ theo cách đó. .. nghĩa là chỉ vì chúng ta hay vì họ ? Ngôn ngữ Hy Lạp ít hàm hồ hơn, vì có hai từ khác biệt nhau để diễn tả hai thực tại yêu thương đối nghịch nhau:
- Éros: Yêu mình... đó là tình yêu lợi dụng kẻ khác đến hủy hoại họ.
- Agapé: Yêu tha nhân.. . đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác.
Chúa Giêsu nói: như Thầy đã yêu thương anh em, anh em hãy thương nhau. Với một từ “như” hết sức đơn giản. .. nhưng đã vạch trần mọi hình thức tình yêu giả tạo của chúng ta dễ dàng lặp đi lặp lại.
Yêu như Chúa Giêsu yêu ! Đó là quỳ gối xuống rửa chân cho anh em mình, một cử chỉ phục vụ thấp hèn nhất (Ga 13,14). Đó là việc Chúa Giêsu vừa làm. Yêu như Chúa Giêsu yêu ! Đó là "hiến mạng sống cho kẻ mình yêu thương" (Ga 10,11-15,13). Đó là điều Người sắp thực hiện, vào ngày mai, trên thập giá.
Chúa Giêsu nói với thánh nữ Angèle de Foligno: "Việc cha yêu con, đâu phải trò đùa". Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta đã dẫn Người đến thái độ hoàn toàn từ bỏ bản thân mình.
Để yêu tha nhân đúng như con người, và nhận biết họ trong chính sự "khác biệt" của họ, chúng ta cần từ bỏ quan niệm coi mình là trung tâm mọi giá trị. Đối với Thiên Chúa, tình yêu tha nhân đã dẫn Chúa Giêsu chấp nhận thập giá Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi yêu thương họ, trong cả khả năng thụ tạo nhầm lẫn của họ. Khả năng đó, "kẻ khác" đã chiếm hữu trong tự do của họ, để phủ nhận tôi, trở nên một địch thù với tôi, và kết án tử hình tôi !
Đối với Chúa Gỉêsu, tình yêu không phải là cái gì cứ lặp đi lặp lại cách dễ dàng và nhàm chán đến độ vô nghĩa. Mọi người xem ra đều nói đến yêu thương. Thế mà, Chúa Giêsu quả quyết, giới răn của Người thì mới mẻ. Phải, yêu như Chúa Giêsu hẳn là phải rất độc đáo, rất mới lạ. Đó là một thứ luân lý mới. Người ta không khi nào biết được nơi mà tình yêu đó dẫn bạn tới.
Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: "là anh em có lòng yêu thương nhau”.
Vỏn vẹn với 3 dòng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã ba lần lặp lại điệp khúc: Yêu thương nhau. Sự lặp lại rất có ý nghĩa. Nhờ đó, Người đã gợi lên ba lý do bổ sung cho nhau, khiến chúng ta phải yêu thương.
Đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới".
Đó là gương mẫu của Chúa Giêsu: "Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Sau cùng, đó là dấu chỉ Chúa Giêsu: "Người ta sẽ nhận biết anh em nhờ tình yêu...".
Như vậy, Chúa Giêsu thực sự mời gọi các môn đệ tiếp tục sứ vụ của Người, lúc Người rời bỏ thế gian. Tình yêu huynh hệ là "thể thức" thực sự, giúp Đức Kitô tiếp tục hiện diện suốt dòng "Thời gian cuối cùng", mở đầu bằng cài chết của Người. Gioan đã không thuật lại việc lập phép Thánh Thể, như ta mong đợi. Nhưng bù lại, ông đã tường thuật việc rửa chân " và trao ban "giới răn mới quan trọng" như thể dưới mắt ông, Tình yêu là một tái diễn sự Hiện Diện đích thực của Đức Kitô, cũng thực sự và hữu hiệu, như dấu chỉ hữu hình, của Bí tích Thánh Thể. Nhằm bổ sung những gì mà các thánh sử khác không nói đến, có thể nói thánh Gioan đã giảm thiểu tính thiêng thánh của nghi thức, để đề cao nội dung hơn". Theo thánh Mát-thêu, Máccô và Luca, Chúa Giêsu nói: "Này là Mình Thầy sẽ bị nộp, và Máu Thầy sẽ đổ ra". Còn theo Gioan, Chúa Giêsu đã nói: "Thầy rửa chân cho anh em, Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em". Nhưng, đó cũng chính là “sự hiện diện" có tình nghi thức và thực sự. Có một điều gì đó chất vấn mạnh mẽ các Kitô hữu khi tham dự thánh lễ. Dấu chỉ mà người ta nhận ra môn đệ Chúa Giêsu không chỉ là Thánh lễ. "Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau".
Chúa Giêsu từ vương quốc Tình Yêu đến và Ngài lại trở về vương quốc Tình Yêu. Ngài đã mở đường bằng Tình Yêu và những ai yêu thật sự như Chúa Giêsu yêu sẽ có một chỗ trong vương quốc Tình Yêu ấy.
Muốn có chỗ trong trời mới đất mới hay vương quốc Tình Yêu của Chúa Giêsu thì ngay trong cái cõi tạm, ngay trong cái trời cũ đất cũ này con người phải sống niềm tin, niềm hy vọng và đặc biệt tình yêu mà Chúa Giêsu đã sống.
Lịch sử nhân loại đã mở đầu bằng sáng tạo thì sẽ kết thúc bằng tái tạo (sáng tạo mới).
Người ta vẫn thường dùng chữ tận thế để diễn tả sự tan vỡ của lịch sử và vũ trụ vật chất. Sự tan vỡ, sự tận thế là điểm tất yếu để cho thế giới mới xuất hiện. Tận thế, theo cách nói, cách diễn đạt của con người chính là giây phút quặn đau để chấm dứt cõi tạm và đưa vào con người vào cuộc sống mới (Rm 8, 21.22; 2 P 3, 10.13; Kh 21, 1.5)
Gioan đã được “ơn” để thấy vũ trụ thời cánh chung. Trời cũ đất cũ đã qua đi. Cách riêng, biển là nơi ủ ấp những sự dữ cũng sẽ không còn nữa. Một trời mới đất mới sẽ xuất hiện để thay cho trời cũ đất cũ. Một Giêrusalem mới tự trời cũng sẽ xuống và chỉnh tề như một tân nương. Hội Thánh mới là dân Thiên Chúa sẽ xuất hiện đó là mỗi người chúng ta. Tất cả trong tư thế sẵn sàng để đón chờ đức lang quân. Người đến đó chính là Thiên Chúa và Thiên Chúa ở cùng họ. Với tình thương, Thiên Chúa sẽ lau khô giọt lệ trên khuôn mặt của họ. Chúa sẽ khử trừ sự chết. Thiên Chúa phán: này Ta làm mới mọi sự.
Thế giới mới, cuộc sống mới mà Thiên Chúa hứa này hoàn tất mọi lời hứa và công trình của Ngài. Ơn cứu độ đã hứa, đã chuẩn bị một thời gian thật dài trong lịch sử nay hoàn thành. Chúa Giêsu là thủ lãnh của vạn vật tập họp tất cả trong Ngài và Ngài trong tư cách là con trao lại Thiên Chúa Cha để như lời Chúa Giêsu nói là tất cả mọi sự là của Cha.
Thế giới mới này đã được hoàn tất và sẽ phục hồi tất cả những gì đã mất, đã hư hỏng để công trình cứu độ của Thiên Chúa hoàn thành. Thế giới mới này không chỉ phục hồi tình trạng nguyên khởi của nhân loại mà còn tiến xa hơn, đạt tới viên mãn hơn. Tất cả cái xấu bị loại bỏ. Cái bất toàn được cải thiện và nâng cao. Cái tốt do lòng tin - cậy - mến được giữ lại làm chất liệu để xây dựng trời mới đất mới.
Niềm tin để xây dựng trời mới đất mới được Phaolô và Banaba nhắc nhở cho mọi người.
Phaolô và Banaba đi rao giảng Tin mừng. Khởi đầu từ Antiôkia là nơi Thánh Thần “thổi hơi” cho các ông và mời gọi các ông đi rao giảng. Các ông đã đi từ thành này sang thành khác, đảo nọ sang đảo kia với biết bao nhiêu khó khăn vất vả, lo lắng, sỉ nhục và thậm chí còn bị cầm tù. Thế nhưng vượt trên tất cả những khó khăn ấy lại là niềm vui vì danh Chúa và cứu độ các linh hồn. Lòng các ông dần dần thay đổi. Các ông yêu những người các ông được sai đến như Chúa Giêsu đã yêu các ông. Các ông đã thực thi giới răn mới nhận được từ Chúa. Vì thực thi như vậy, những ai tiếp xúc, những ai gặp gỡ nhìn thấy nơi các ông hình ảnh của Chúa Giêsu.
Cuộc đời của các tông đồ quả là cuộc đời đầy gian nan khốn khổ ấy vậy mà các ông lại để giờ khích lệ và khuyên nhủ người ta giữ vững đức tin "Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa." Các môn đệ có lẽ phần nào giống như Thầy của mình trong bàn Tiệc Ly. Dù biết phải đón nhận đau khổ, đón nhận cái chết trên thập giá nhưng lại bảo các môn đệ giữ vững niềm tin. Các môn đệ mời gọi con người ta đi theo con đường hẹp, đi theo con đường thập giá.
Đó là niềm tin. Niềm hy vọng thì qua thánh Gioan tông đồ, chúng ta được mời gọi để chờ đợi cái ngày trời mới đất mới đến. Trời mới đất mới mà Gioan thấy cũng chỉ là trong viễn tượng và là viễn tượng của lòng tin. Nếu không hy vọng vào trời mới đất mới đến thì sẽ nản lòng và cứ mãi bám vào cái cũ, bám vào cái trời cũ đất cũ mà con người đang sống. Để có một niềm hy vọng vào lời của Gioan không phải là chuyện đơn giản.
Thêm một bậc nữa để sống trong trời mới đất mới đó là tình yêu, đó là lòng mến. Tình yêu và lòng mến đó ngày hôm nay Chúa Giêsu đã trình bày hết sức rõ ràng trong Tin mừng theo Thánh Gioan
Chúa Giêsu biết trước cái ngày mà Ngài phải ra đi nhưng rồi Ngài loan báo cách hiện diện mới mẻ của Ngài. "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy" (Ga 14,23). Và thánh Gioan quảng diễn như sau: "Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta" (1 Ga 4,12).
Vâng, tình yêu đích thực là một "sự hiện diện thực sự” của Thiên Chúa. "Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ". Chúa Giêsu hiện diện giữa những người cùng nhau cầu nguyện (Mt 18-20). Những gì các người đã làm (cho ăn, cho mặc, viếng thăm, săn sóc) cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là “các ngươi đã làm cho chính Ta vậy". Chúa Giêsu luôn hiện diện trong mọi người đang cần đến tôi và tôi đang phục vụ (Mt 25,31-46).
Nếu thực là thế ! Nếu thực là "Thiên Chúa đã chết", thì sự vắng mặt của Thiên Chúa trong thế giới hiện tại chỉ là hiện tượng tình yêu đã chết". Nhưng hãy để ý, vì tiếng nói lừa dối của thế giới hiện đại không ngừng thay đổi giọng điệu với ta, qua những làn phát sóng, trong mọi thứ quảng cáo. Người ta chỉ bàn luận, chỉ ca ngợi "tình yêu”. Nhưng là thứ tình yêu nào chứ ? Éros hay Agapè, "tình yêu bản thân" hay "tình yêu kẻ khác" ? tình yêu là từ hàm hồ nhất, giả dối nhất. Khi chúng ta nói: "Tôi thích bánh bía Sóc Trăng !”… chúng ta có thích nó thực sự hay chúng ta sử dụng nó nhằm thoả mãn cho lợi ích của chúng ta ? Khi chúng ta yêu một người nào đó, chúng ta có yêu họ theo cách đó. .. nghĩa là chỉ vì chúng ta hay vì họ ? Ngôn ngữ Hy Lạp ít hàm hồ hơn, vì có hai từ khác biệt nhau để diễn tả hai thực tại yêu thương đối nghịch nhau:
- Éros: Yêu mình... đó là tình yêu lợi dụng kẻ khác đến hủy hoại họ.
- Agapé: Yêu tha nhân.. . đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác.
Chúa Giêsu nói: như Thầy đã yêu thương anh em, anh em hãy thương nhau. Với một từ “như” hết sức đơn giản. .. nhưng đã vạch trần mọi hình thức tình yêu giả tạo của chúng ta dễ dàng lặp đi lặp lại.
Yêu như Chúa Giêsu yêu ! Đó là quỳ gối xuống rửa chân cho anh em mình, một cử chỉ phục vụ thấp hèn nhất (Ga 13,14). Đó là việc Chúa Giêsu vừa làm. Yêu như Chúa Giêsu yêu ! Đó là "hiến mạng sống cho kẻ mình yêu thương" (Ga 10,11-15,13). Đó là điều Người sắp thực hiện, vào ngày mai, trên thập giá.
Chúa Giêsu nói với thánh nữ Angèle de Foligno: "Việc cha yêu con, đâu phải trò đùa". Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta đã dẫn Người đến thái độ hoàn toàn từ bỏ bản thân mình.
Để yêu tha nhân đúng như con người, và nhận biết họ trong chính sự "khác biệt" của họ, chúng ta cần từ bỏ quan niệm coi mình là trung tâm mọi giá trị. Đối với Thiên Chúa, tình yêu tha nhân đã dẫn Chúa Giêsu chấp nhận thập giá Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi yêu thương họ, trong cả khả năng thụ tạo nhầm lẫn của họ. Khả năng đó, "kẻ khác" đã chiếm hữu trong tự do của họ, để phủ nhận tôi, trở nên một địch thù với tôi, và kết án tử hình tôi !
Đối với Chúa Gỉêsu, tình yêu không phải là cái gì cứ lặp đi lặp lại cách dễ dàng và nhàm chán đến độ vô nghĩa. Mọi người xem ra đều nói đến yêu thương. Thế mà, Chúa Giêsu quả quyết, giới răn của Người thì mới mẻ. Phải, yêu như Chúa Giêsu hẳn là phải rất độc đáo, rất mới lạ. Đó là một thứ luân lý mới. Người ta không khi nào biết được nơi mà tình yêu đó dẫn bạn tới.
Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: "là anh em có lòng yêu thương nhau”.
Vỏn vẹn với 3 dòng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã ba lần lặp lại điệp khúc: Yêu thương nhau. Sự lặp lại rất có ý nghĩa. Nhờ đó, Người đã gợi lên ba lý do bổ sung cho nhau, khiến chúng ta phải yêu thương.
Đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới".
Đó là gương mẫu của Chúa Giêsu: "Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Sau cùng, đó là dấu chỉ Chúa Giêsu: "Người ta sẽ nhận biết anh em nhờ tình yêu...".
Như vậy, Chúa Giêsu thực sự mời gọi các môn đệ tiếp tục sứ vụ của Người, lúc Người rời bỏ thế gian. Tình yêu huynh hệ là "thể thức" thực sự, giúp Đức Kitô tiếp tục hiện diện suốt dòng "Thời gian cuối cùng", mở đầu bằng cài chết của Người. Gioan đã không thuật lại việc lập phép Thánh Thể, như ta mong đợi. Nhưng bù lại, ông đã tường thuật việc rửa chân " và trao ban "giới răn mới quan trọng" như thể dưới mắt ông, Tình yêu là một tái diễn sự Hiện Diện đích thực của Đức Kitô, cũng thực sự và hữu hiệu, như dấu chỉ hữu hình, của Bí tích Thánh Thể. Nhằm bổ sung những gì mà các thánh sử khác không nói đến, có thể nói thánh Gioan đã giảm thiểu tính thiêng thánh của nghi thức, để đề cao nội dung hơn". Theo thánh Mát-thêu, Máccô và Luca, Chúa Giêsu nói: "Này là Mình Thầy sẽ bị nộp, và Máu Thầy sẽ đổ ra". Còn theo Gioan, Chúa Giêsu đã nói: "Thầy rửa chân cho anh em, Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em". Nhưng, đó cũng chính là “sự hiện diện" có tình nghi thức và thực sự. Có một điều gì đó chất vấn mạnh mẽ các Kitô hữu khi tham dự thánh lễ. Dấu chỉ mà người ta nhận ra môn đệ Chúa Giêsu không chỉ là Thánh lễ. "Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau".
Chúa Giêsu từ vương quốc Tình Yêu đến và Ngài lại trở về vương quốc Tình Yêu. Ngài đã mở đường bằng Tình Yêu và những ai yêu thật sự như Chúa Giêsu yêu sẽ có một chỗ trong vương quốc Tình Yêu ấy.
Muốn có chỗ trong trời mới đất mới hay vương quốc Tình Yêu của Chúa Giêsu thì ngay trong cái cõi tạm, ngay trong cái trời cũ đất cũ này con người phải sống niềm tin, niềm hy vọng và đặc biệt tình yêu mà Chúa Giêsu đã sống.
Như Thầy đã yêu.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An,
07:03 30/04/2010
Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Phục Sinh, Năm C
Trong giờ phút linh thiêng khi sắp từ giã những người thân yêu để vĩnh viễn ra đi sang thế giới khác, người hấp hối gắng chút hơi tàn căn dặn người yêu dấu những điều mà họ cho là quan trọng nhất.
Khi sắp từ giã các môn đệ để bước vào khổ nạn, Chúa Giê-su trao cho họ những lời tâm huyết sau cùng: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau…”
Chúa Giê-su không muốn các môn đệ yêu thương nhau hời hợt bề ngoài, nhưng muốn họ yêu thương theo một mức độ lớn lao, nên nói thêm: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”. Người nhấn mạnh: “Người ta sẽ căn cứ vào dấu hiệu nầy để nhận ra anh em là môn đệ của Thầy, là anh em thương mến nhau.”
Chữ “như” ở đây thật quan trọng. Chúa Giê-su đã so sánh: như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em.
Như Cha đã yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về tình yêu của Chúa Cha dành cho Người ( x.Ga 3,35;5,20;17,24). Chúa Cha cũng nhiều lần xác nhận điều này(x. Mt 3,17;17,5). Tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con là tình yêu chia sẽ và trao ban.Tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Con yêu các môn đệ như tình yêu Chúa Cha đối với Người.
Yêu như Thầy đã yêu có nghĩa là:
- Thầy chấp nhận cái chết thập hình để chuộc tội nhân loại “Không có tình thương nào cao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.
- ”Thầy không coi anh em là tôi tớ, nhưng Thầy coi anh em là bạn hữu của Thầy”(Ga 15,15a). Người là Thầy, là Chúa, các môn đệ là người, là đệ tử. Nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ cũng được, nhưng không, Chúa đã coi họ là bạn hữu ngang hàng với Người. Bạn hữu tri âm tri kỷ nên “tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy,Thầy đã cho anh em biết”(Ga 15,15b).
- Thầy hy sinh quên mình, Thầy hạ mình phục vụ anh em. Thầy yêu những người bé nhỏ nghèo hèn, yêu thương cả những người ghét mình, những người làm hại mình, những người khó thương khó ưa và Thầy không ngừng tha thứ, muốn mọi người làm hoà với nhau.
- Cả cuộc đời Chúa Giê-su đã sống tình yêu nhập thể và hiến dâng cho tất cả mọi người. Chúa không để ai về tay không khi đến với Người. Kẻ mù được sáng, người què đi được, kẻ điếc nghe được, người câm nói được, những kẻ tội lỗi, những cô gái điếm tìm được ơn thứ tha…
Yêu như Thầy đã yêu làm nên nét đẹp của Tin mừng. Nét đẹp ấy có sức lôi cuốn mọi người đến cùng Chúa. Tình yêu ấy thật cao đẹp nên Chúa mời gọi: “Anh em hãy yêu như Thầy đã yêu” (Ga 13,34). Vẫn biết rằng con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức ”như Thầy đã yêu”, nhưng lời mời gọi của Chúa vẫn luôn giục giã chúng ta hướng theo đường Chúa đã đi, lấy tình yêu của Chúa làm tiêu chuẩn cho mọi hành động, làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi suy nghĩ, lời nói việc làm của chúng ta.
Cội nguồn của dòng sông tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giê-su tuôn chảy đến nhân loại.Tình yêu là nguồn sự sống, là động lực chính yếu của cuộc đời và sau hết tình yêu cũng là cứu cánh của cuộc đời:”Vạn sự đã do tình yêu sáng tạo, vạn sự được Tình yêu nâng đỡ, vạn sự đi về tình yêu và đi vào trong tình yêu” ( R.Tagore)
Chính tình yêu Thiên Chúa đã gọi chúng ta vào trường đời để dạy chúng ta sống yêu thương, bác ái; chính tình yêu Thiên Chúa đã cứu sống chúng ta và chính nhờ tình yêu ấy mà chúng ta được sống, cũng như cành nho chỉ sống nhờ kết hợp với cây nho.
Trên thị trường ngày nay, có vô số đồ giả: vàng giả, tiền giả, thuốc giả, hàng giả, bằng cấp giả. Giả thật đen xen nhau như cỏ lùng và lúa tốt. Đối với phần đông dân chúng, thì việc phân biệt đâu là thật, đâu là giả quả là điều rất khó khăn.
Trong đạo cũng vậy. Có nhiều Kitô hữu giả trà trộn giữa các Kitô hữu thật, muốn phân biệt ai giả ai thật, cũng không phải là chuyện dễ dàng. Thế nên Chúa Giê-su chỉ cho chúng ta dấu hiệu phân biệt rất chính xác. Dấu hiệu đó là lòng yêu thương. Chúa dạy: “người ta cứ dấu nầy mà nhận biết các con là môn đệ thật của Thầy, là các con yêu thương nhau.”. Nếu có ai đó xưng mình là môn đệ Chúa Giê-su mà không tôn trọng, không yêu thương người khác, thì chắc chắn người đó là môn đệ giả.
Có người chiêm bao thấy mình từ giã cõi trần tiến đến cửa thiên đàng. Được biết thánh Phê-rô canh cửa thiên đàng rất nghiêm ngặt, xét hỏi kỹ càng trước khi cho vào, nên anh ta mang theo đầy đủ những giấy tờ cần thiết.
Trước hết, anh ta xuất trình chứng thư rửa tội, có chữ ký của cha sở và dấu đỏ của giáo xứ, nắm chắc hy vọng rằng với chứng thư nầy thì thánh Phê-rô sẽ mở cửa thiên đàng cho anh ngay. Nào ngờ, thánh nhân lại lắc đầu từ chối. Thế là anh ta lại xuất trình thêm chứng thư thêm sức, rồi chứng thư hôn phối, cả sổ gia đình công giáo nữa. Vậy mà thánh Phê-rô vẫn khước từ. “Ngài còn đòi gì nữa? Con còn cả tràng chuổi đây, cả cuốn sách kinh hôm mai đây. Bấy nhiêu không đủ chứng tỏ con là người môn đệ Chúa Giê-su sao?”
Thánh Phê-rô trả lời: “Con phải mang phù hiệu của người Kitô hữu.”. “Phù hiệu nào nữa, thưa Ngài?”. “Thế con không nhớ lời Thầy chí thánh phán dạy sao: “người ta chỉ căn cứ vào dấu hiệu (phù hiệu) nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng thương mến nhau. Chưa có lòng thương mến nhau thì con chỉ là Kitô hữu giả hiệu.”
Qua dụ ngôn phán xét chung, Chúa Giê-su cũng khẳng định điều nầy. Trong ngày ấy, muôn dân sẽ được tập họp lại và Chúa sai thiên thần tách biệt họ thành hai. Người lành đứng bên phải còn kẻ dữ bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán với những kẻ bên phải rằng: “Nào những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc đã dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa” vì … các người đã thương mến chăm sóc các anh em bé nhỏ của Ta.
Rồi Chúa quay sang lên án những người bên trái: “Quân bị nguyền rủa kia! Hãy đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó”… vì các ngươi đã không yêu thương chăm sóc các anh em bé mọn của Ta. (Mt 25, 31-46)
Dưới ánh sáng của Lời Chúa hôm nay, chúng ta hãy xem xét lại bản thân mình. Biết đâu ngay cả bản thân tôi cũng là môn đệ giả của Chúa Giê-su mà tôi không hề hay biết!
Hãy rà soát lại xem mình đã tôn trọng, chân thành yêu thương và phục vụ những anh chị em chung quanh chưa? Nếu chưa thì chúng ta vẫn còn là những Kitô hữu giả hiệu, chúng ta không thuộc vào số những người môn đệ chân chính và vương quốc thiên đàng không có chỗ cho chúng ta.
Nguyện xin Chúa giúp chúng con tập sống yêu thương ”như Thầy đã yêu” khi thực thi lời Chúa dạy “ Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho cho chính Ta” (Mt 25,40).
Trong giờ phút linh thiêng khi sắp từ giã những người thân yêu để vĩnh viễn ra đi sang thế giới khác, người hấp hối gắng chút hơi tàn căn dặn người yêu dấu những điều mà họ cho là quan trọng nhất.
Khi sắp từ giã các môn đệ để bước vào khổ nạn, Chúa Giê-su trao cho họ những lời tâm huyết sau cùng: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau…”
Chúa Giê-su không muốn các môn đệ yêu thương nhau hời hợt bề ngoài, nhưng muốn họ yêu thương theo một mức độ lớn lao, nên nói thêm: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”. Người nhấn mạnh: “Người ta sẽ căn cứ vào dấu hiệu nầy để nhận ra anh em là môn đệ của Thầy, là anh em thương mến nhau.”
Chữ “như” ở đây thật quan trọng. Chúa Giê-su đã so sánh: như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em.
Như Cha đã yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về tình yêu của Chúa Cha dành cho Người ( x.Ga 3,35;5,20;17,24). Chúa Cha cũng nhiều lần xác nhận điều này(x. Mt 3,17;17,5). Tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con là tình yêu chia sẽ và trao ban.Tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Con yêu các môn đệ như tình yêu Chúa Cha đối với Người.
Yêu như Thầy đã yêu có nghĩa là:
- Thầy chấp nhận cái chết thập hình để chuộc tội nhân loại “Không có tình thương nào cao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.
- ”Thầy không coi anh em là tôi tớ, nhưng Thầy coi anh em là bạn hữu của Thầy”(Ga 15,15a). Người là Thầy, là Chúa, các môn đệ là người, là đệ tử. Nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ cũng được, nhưng không, Chúa đã coi họ là bạn hữu ngang hàng với Người. Bạn hữu tri âm tri kỷ nên “tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy,Thầy đã cho anh em biết”(Ga 15,15b).
- Thầy hy sinh quên mình, Thầy hạ mình phục vụ anh em. Thầy yêu những người bé nhỏ nghèo hèn, yêu thương cả những người ghét mình, những người làm hại mình, những người khó thương khó ưa và Thầy không ngừng tha thứ, muốn mọi người làm hoà với nhau.
- Cả cuộc đời Chúa Giê-su đã sống tình yêu nhập thể và hiến dâng cho tất cả mọi người. Chúa không để ai về tay không khi đến với Người. Kẻ mù được sáng, người què đi được, kẻ điếc nghe được, người câm nói được, những kẻ tội lỗi, những cô gái điếm tìm được ơn thứ tha…
Yêu như Thầy đã yêu làm nên nét đẹp của Tin mừng. Nét đẹp ấy có sức lôi cuốn mọi người đến cùng Chúa. Tình yêu ấy thật cao đẹp nên Chúa mời gọi: “Anh em hãy yêu như Thầy đã yêu” (Ga 13,34). Vẫn biết rằng con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức ”như Thầy đã yêu”, nhưng lời mời gọi của Chúa vẫn luôn giục giã chúng ta hướng theo đường Chúa đã đi, lấy tình yêu của Chúa làm tiêu chuẩn cho mọi hành động, làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi suy nghĩ, lời nói việc làm của chúng ta.
Cội nguồn của dòng sông tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giê-su tuôn chảy đến nhân loại.Tình yêu là nguồn sự sống, là động lực chính yếu của cuộc đời và sau hết tình yêu cũng là cứu cánh của cuộc đời:”Vạn sự đã do tình yêu sáng tạo, vạn sự được Tình yêu nâng đỡ, vạn sự đi về tình yêu và đi vào trong tình yêu” ( R.Tagore)
Chính tình yêu Thiên Chúa đã gọi chúng ta vào trường đời để dạy chúng ta sống yêu thương, bác ái; chính tình yêu Thiên Chúa đã cứu sống chúng ta và chính nhờ tình yêu ấy mà chúng ta được sống, cũng như cành nho chỉ sống nhờ kết hợp với cây nho.
Trên thị trường ngày nay, có vô số đồ giả: vàng giả, tiền giả, thuốc giả, hàng giả, bằng cấp giả. Giả thật đen xen nhau như cỏ lùng và lúa tốt. Đối với phần đông dân chúng, thì việc phân biệt đâu là thật, đâu là giả quả là điều rất khó khăn.
Trong đạo cũng vậy. Có nhiều Kitô hữu giả trà trộn giữa các Kitô hữu thật, muốn phân biệt ai giả ai thật, cũng không phải là chuyện dễ dàng. Thế nên Chúa Giê-su chỉ cho chúng ta dấu hiệu phân biệt rất chính xác. Dấu hiệu đó là lòng yêu thương. Chúa dạy: “người ta cứ dấu nầy mà nhận biết các con là môn đệ thật của Thầy, là các con yêu thương nhau.”. Nếu có ai đó xưng mình là môn đệ Chúa Giê-su mà không tôn trọng, không yêu thương người khác, thì chắc chắn người đó là môn đệ giả.
Có người chiêm bao thấy mình từ giã cõi trần tiến đến cửa thiên đàng. Được biết thánh Phê-rô canh cửa thiên đàng rất nghiêm ngặt, xét hỏi kỹ càng trước khi cho vào, nên anh ta mang theo đầy đủ những giấy tờ cần thiết.
Trước hết, anh ta xuất trình chứng thư rửa tội, có chữ ký của cha sở và dấu đỏ của giáo xứ, nắm chắc hy vọng rằng với chứng thư nầy thì thánh Phê-rô sẽ mở cửa thiên đàng cho anh ngay. Nào ngờ, thánh nhân lại lắc đầu từ chối. Thế là anh ta lại xuất trình thêm chứng thư thêm sức, rồi chứng thư hôn phối, cả sổ gia đình công giáo nữa. Vậy mà thánh Phê-rô vẫn khước từ. “Ngài còn đòi gì nữa? Con còn cả tràng chuổi đây, cả cuốn sách kinh hôm mai đây. Bấy nhiêu không đủ chứng tỏ con là người môn đệ Chúa Giê-su sao?”
Thánh Phê-rô trả lời: “Con phải mang phù hiệu của người Kitô hữu.”. “Phù hiệu nào nữa, thưa Ngài?”. “Thế con không nhớ lời Thầy chí thánh phán dạy sao: “người ta chỉ căn cứ vào dấu hiệu (phù hiệu) nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng thương mến nhau. Chưa có lòng thương mến nhau thì con chỉ là Kitô hữu giả hiệu.”
Qua dụ ngôn phán xét chung, Chúa Giê-su cũng khẳng định điều nầy. Trong ngày ấy, muôn dân sẽ được tập họp lại và Chúa sai thiên thần tách biệt họ thành hai. Người lành đứng bên phải còn kẻ dữ bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán với những kẻ bên phải rằng: “Nào những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc đã dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa” vì … các người đã thương mến chăm sóc các anh em bé nhỏ của Ta.
Rồi Chúa quay sang lên án những người bên trái: “Quân bị nguyền rủa kia! Hãy đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó”… vì các ngươi đã không yêu thương chăm sóc các anh em bé mọn của Ta. (Mt 25, 31-46)
Dưới ánh sáng của Lời Chúa hôm nay, chúng ta hãy xem xét lại bản thân mình. Biết đâu ngay cả bản thân tôi cũng là môn đệ giả của Chúa Giê-su mà tôi không hề hay biết!
Hãy rà soát lại xem mình đã tôn trọng, chân thành yêu thương và phục vụ những anh chị em chung quanh chưa? Nếu chưa thì chúng ta vẫn còn là những Kitô hữu giả hiệu, chúng ta không thuộc vào số những người môn đệ chân chính và vương quốc thiên đàng không có chỗ cho chúng ta.
Nguyện xin Chúa giúp chúng con tập sống yêu thương ”như Thầy đã yêu” khi thực thi lời Chúa dạy “ Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho cho chính Ta” (Mt 25,40).
Thiên Chức làm Mẹ của Đức Maria
Lm Giuse Nguyễn Hữu An,
07:07 30/04/2010
1. Tháng hoa đã về.
Tháng năm về, một tháng trong năm với tên gọi thật thơ mộng, thật tươi vui: Tháng Hoa. Mỗi độ tháng Hoa về, các nhà thờ rộn rã mùa dâng hoa kính Đức Mẹ. Phụng vụ Mùa Hoa tưng bừng nhộn nhịp với nhiều thể loại phong phú Rước hoa và Dâng hoa tuỳ mỗi tập quán mỗi đặc trưng văn hoá địa phương.
Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Hoa muôn màu muôn sắc, hoa tươi xinh, hoa thơm ngào ngạt. Hoa tô thắm vũ trụ nên xinh tươi. Hoa mời gọi ong bướm đến hút mật. Hoa khoe sắc thắm, nhoẻn cười với con người. Lời của hoa thật dịu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.
Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi. Hoa mơn man lòng người đau khổ. Hoa khích lệ những ai thất bại. Hoa chúc mừng những ai chiến thắng. Hoa ca vang kỳ công kiệt tác của Thiên Chúa. Đôi khi chỉ một cánh hoa đủ trào dâng lòng mến của Thánh Têrêsa Hài Đồng. Nhiều lần một dàn hoa làm tâm hồn Thánh Phanxicô ngây ngất tình Chúa.
Lắng nghe tiếng nói huyền diệu của hoa, Thánh Bênađô biết được tâm trạng của hoa. Chẳng hạn, Hoa Hồng giàu lòng yêu mến. Hoa Huệ biểu tượng đức Khiết trinh, Hoa Tím là duyên đức đoan trang khiêm tốn. Thánh nhân ca ngợi các nhân đức Đức Mẹ qua ý nghĩa các loài hoa. Hoa Hồng đức mến, Hoa Huệ đức Khiết trinh, Hoa Tím đức Khiêm nhường. Đức Mẹ là Hoa Huệ khiết trinh. Đức Mẹ là Hoa Hồng yêu mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa. ). Sứ Thần Gabriel đã cung kính thưa với Mẹ rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (x.Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
2. Ngày của Mẹ
Chúa nhật thứ hai trong Tháng Năm là ngày Hiền Mẫu, Mother’s Day. Xin chúc mừng và tôn vinh tất cả những người nữ nhận từ Thiên Chúa thiên chức làm Mẹ. Xin tạ ơn Chúa. Xin tạ ơn người Mẹ của chúng con, dù sống hoặc đã về bên Chúa.
Mỗi người chúng ta đều có một người mẹ. Tình yêu của mẹ thì bao la hơn biển cả, cao vời hơn những tầng mây, vĩ đại hơn những rặng núi, và bao la vô cùng vô tận. Một văn sĩ đã viết: “Thơ viết về mẹ bao giờ cũng đạt, nhạc viết về mẹ bao giờ cũng hay, tranh vẽ về mẹ bao giờ cũng tuyệt, cũng đẹp. Bởi hiển nhiên, mẹ là nguồn xúc cảm sâu xa, vô tận và nhiệm mầu nhất trong mọi nguồn sáng tạo.”. Tình yêu của mẹ là một nguồn cảm hứng không bao giờ cạn, là những tư tưởng vô tận của các thi sĩ, các nhà văn và của các văn nghệ sĩ.
Tình mẹ thương con bao la như trời như biển. Nói đến tình mẹ thì không có thứ tình cảm nào đậm đà và cao quý như tình mẹ thương con. Đã có biết bao nhiêu vần thơ, bao nhiêu câu hò, điệu hát ca tụng tình mẹ thiêng liêng.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.”
Chẳng ai trong chúng ta lại không biết câu hát này. Với giai điệu thật mượt mà, sâu lắng, với ca từ thấm đẫm chất thơ gợi lên những hình ảnh thật bình dị, gần gũi, nhạc sĩ Y Vân đã viết thành một bài hát tuyệt vời ca ngợi tình mẹ. Thương con mẹ nào có quản nắng mưa, có ngại gì sớm khuya vất vả… Tình mẹ mãi mãi là như thế, dẫu ở thời nào, dẫu thuộc nền văn minh văn hóa nào và dẫu ở đâu đâu tình mẹ cũng vẫn cứ mãi mãi là như thế.
Văn hoá Việt Nam gắn liền với cuộc sống và diễn tả tình cảm con người Việt Nam rất sâu sắc, nhất là diễn tả tình mẹ con, một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, mà không ai trong chúng ta có thể chối từ. Ngay chính Con Một Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người cũng đã nhận lấy con đường bình thường mà trân quý ấy. Maria, người nữ Sion đã vâng phục ngay từ ngày đầu khi thiên sứ truyền tin, nhận lấy những nhọc nhằn vất vả của vai trò làm Mẹ. Mẹ đã đảm nhận trọn vẹn thiên chức cao quý nhưng không thiếu khổ đau như bất cứ người mẹ nào trong nhân loại. Trong lòng tin, người mẹ ấy đã âm thầm vâng phục, đón nhận, lắng nghe và bước theo Con của mình trong hành trình cứu độ.
3. Thiên chức làm mẹ của Đức Maria
Trong tâm tình cảm tạ thiên chức làm mẹ của Đức Maria, xin gợi lên những suy niệm theo Tin mừng Lc 11,27-28.
Một người phụ nữ nghe Chúa giảng dạy, bà nghe say mê. Với tính nhạy cảm của một người nữ, bà cảm nghiệm niềm hạnh phúc của người mẹ có một người con tuyệt vời như Chúa Giêsu. Giữa đám đông, bà bày tỏ niềm thán phục Chúa, bà tán dương Mẹ Maria “người mẹ có phúc đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú mớm”.
Đáp lại lời tán dương ấy, Chúa nói đến hạnh phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa “Bà ơi, đúng hơn phải nói rằng: phúc thay kẻ biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa”.
Tại sao Chúa nói như vậy? thưa là Chúa đang rao giảng những chân lý ngàn đời, những chân lý đem đến hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực trong Nước Thiên Chúa. Thiên Chúa mời gọi con người chia sẽ hạnh phúc với Ngài. Đây là hạnh phúc tuyệt đối, chính Chúa Giêsu sẽ đổ máu ra để mở đường cho nhân loại bước vào. Người phụ nữ kia đã tán dương Đức Mẹ là có phúc vì Mẹ có các vinh dự làm Mẹ của một người con tài ba kỳ diệu là Chúa Giêsu. Đây mới chỉ là vinh dự trần gian. Người ta thường mong ước được phúc, lộc, thọ, khang, ninh. Nhưng Mẹ Maria còn có một hạnh phúc lớn lao vượt quá mọi mơ ước trên đời. Đó là Mẹ đã “nghe và giữ lời Thiên Chúa”. Vì khi người ta biết lắng nghe, đón nhận và giữ lời Thiên Chúa thì thiên đàng đã ở trong người ấy, vinh phúc đời đời ở trong người ấy, Thiên Chúa ở trong người ấy. Đó là vinh phúc của Mẹ Maria. Hạnh phúc đời đời không bao giờ mất trong hồng ân diệu vợi của Thiên Chúa.
Bởi đó, Chúa đã nói với người phụ nữ kia, không chỉ dừng lại nơi lời khen Mẹ Maria có phúc vì đã có vinh dự cứu mang, nuôi dưỡng một người con tuyệt vời, mà cần hướng đến ý nghĩa cao cả hơn. Phúc thay cho ai biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa. Đó là hạnh cao quý nhất của Đức Mẹ.
Đức Mẹ nghe và giữ lời Thiên Chúa như thế nào? Đây là bài học chúng ta cần học hỏi trong Tháng Năm này.
Trước hết, vào ngày Thiên Thần Gabriel đến truyền tin, Đức Mẹ đã đứng trước một mầu nhiệm lạ lùng. Mẹ cưu mang con Thiên Chúa. Mẹ suy nghĩ và trao đổi. Mẹ biết đây là thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ đáp trả lời “Xin Vâng”. Mẹ đã lắng nghe, Mẹ đã tin và chấp nhận dấn thân. Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể trong lòng Mẹ. Chính Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa đang đến với nhân loại và trở nên Emmanuel.
Lời đó đang đến gõ cửa lòng ta hằng ngày. Chúa mong chúng ta cưu mang Ngài, sống với Ngài, thực hiện lời Ngài. Hôm nay Chúa phục sinh đang ở với chúng ta qua bí tích Thánh Thể, qua lời Ngài mà Giáo Hội đang rao giảng.
Ngày kia, Chúa đang rao giảng, có người tin cho Chúa biết: “có Mẹ và anh em Thầy đang chờ gặp Thầy”. Chúa nói ngay với họ: “ai là Mẹ tôi, ai là anh em tôi? Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa, người đó là anh chị em tôi, là mẹ tôi”.
Lại một lần nữa Chúa nói lời với hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là tán dương Mẹ Maria là người diễm phúc luôn lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Ý nghĩa thứ hai, Chúa mời gọi mọi người trở nên những người thân thuộc của gia đình mới, gia đình thiêng liêng của Ngài, bằng cách lắng nghe, tin yêu và tuân giữ lời Thiên Chúa.
Có lẽ, chúng ta đã nghe lời Chúa nhiều, ít là hằng tuần, nhưng đã thực hiện lời Chúa thế nào? Chúng ta có thói quen đọc lời Chúa trong gia đình không?
Phải thú nhận rắng chúng ta chưa ý thức đề cao lời Chúa trong đời mình, chúng ta muốn dự lễ, xong lễ là chu toàn bổn phận giữ đạo. Nhưng đem lời Chúa vào cuộc sống, nhiều khi chúng ta không coi là quan trọng. Mục tiêu hàng đầu của đời sống tín hữu là biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa hay nói cách khác là đem lời Chúa ra thực hành hằng ngày. Đối với Đức Mẹ, điều mà thánh Luca ghi nhận là trước mọi biến cố xảy đến, Đức Mẹ đều coi là thánh ý Thiên Chúa nên Mẹ ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng. Suy đi nghĩ lại trong lòng để làm gì? Thưa là để xin vâng thánh ý Chúa.
Tại tiệc cưới Cana, Mẹ xin Chúa giúp đỡ gia đình tân hôn đang hết rượu. Với một lời đề nghị đầy tế nhị: “Con ơi, họ hết rượu rồi”. Chúa đáp lại như một lời từ chối: “Thưa bà, việc đó liên can chi đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến”. Câu nói thật cứng cỏi. Nhưng Mẹ hiểu tình thương Chúa rồi nên Mẹ không buồn, không tủi. Mẹ tin nơi tình thương của Chúa. Chúa sẽ làm những gì tốt nhất, đẹp nhất cho con người. Vì thế, Mẹ tế nhị dặn dò người giúp vịêc: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
Trong cuộc thương khó của Chúa, có người mẹ nào thấy người ta đem con mình đi xử án, đánh đập tơi bời rồi đem đi đóng đinh mà người mẹ đó không đau đớn xót xa? Máu chảy ruột mềm. Nhưng phần Mẹ, vẫn một bề vâng theo thánh ý Chúa. Dười chân thập giá, Mẹ hịêp thông trọn vẹn trong lễ tế hiến dâng với con. Mẹ can trường tuyệt đối. Mẹ nghe và giữ lời Thiên Chúa thật tuyệt hảo.
Hỡi các bà mẹ, cuộc đời của người mẹ nào cũng đầy cam go, truân chuyên vất vả. Gian truân hơn bất cứ bà mẹ nào trong chúng ta đây. Nhưng Mẹ Maria đã vượt qua tất cả trong niềm tin yêu vào lời Chúa. Mẹ luôn tín thác vào tình thương của Ngài. Hãy vững tin vào Lời Chúa. Hãy để Lời Chúa hướng dẫn cuộc sống sẽ tốt đẹp mỗi ngày.
4. Hoa lòng dâng Mẹ.
Mỗi dịp tháng Năm về, mỗi lần thưởng thức hương hoa, ta hãy hướng theo nhân Đức Mẹ, xin Mẹ tỏa hương thiên đàng của người, ấp ủ ta biến thành những đóa hoa tươi thắm của Mẹ. Mỗi khi hái hoa dâng tiến Đức Mẹ, ta hãy mượn hương sắc và lời huyền diệu của hoa để ca tụng hoặc cầu xin Người. Dâng Hoa Hồng, xin Mẹ cho ta được yêu mến Mẹ nhiều hơn. Dâng Hoa Huệ, ta ca ngợi đức khiết trinh của Mẹ. Xin Mẹ lấy hương huệ trinh nguyên của hồn Mẹ ướp hồn ta nên trong trắng.
Những ngày tháng năm này, nếu thiếu những bông hoa hữu hình, ta hãy hái hoa hồng thiêng là kinh Mân Côi để dâng lên Mẹ. Nhưng thế nào đi nữa, nguyện ước trái tim chúng ta hãy biến thành một dàn hoa kết đủ những hương hoa thơm ngát nhân đức dâng kính Mẹ.
Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở, yêu thương nâng đỡ. Chúng ta nhìn lên Mẹ như mẫu gương của bậc thầy lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Hãy luôn vững lòng cậy trông với niềm tin yêu. Đức Mẹ hằng yêu thương phù trợ mỗi người chúng ta.
Trong tháng Hoa, giáo dân Việt Nam thường vịnh ngâm bài ca mười hai hoa mừng kính mười hai nhân đức của Mẹ:
Nhiệm thay Hoa Đỏ hồng hồng
Nhuộm riêng Máu Thánh thơm chung lòng người
Vì thương con gánh tội đời
Chịu như dao sắc thâu nơi lòng mình
Xinh thay đức đồng trinh Đức Bà
Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà
Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương
Quí thay này sắc Hoa Vàng
Sánh nhân đức Mến Bà càng trọng hơn
Một niềm tin kính nhơ nhơn
Vững vàn cậy mến trong cơn vui sầu
Dịu thay Hoa Tím cang màu
Ý trên Bà những cúi đầu vâng theo
Bằng lòng chịu khó trăm chiều
Khiêm nhường nhịn nhục hằng yêu hãm mình
Lạ thay là sắc Hoa Xanh
Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao
Dờn dờn sau trước một màu
Quản chi sương nắng dãi dầu ngày đêm
Hoa năm sắc đã giãi niềm
Lại trưng cổ điển dâng thêm kim đề:
Đức Bà thờ Chúa một bề
Hoa Quỳ chăm chú hướng về Thái Dương
tội nguyên không nhiễm khắc thường
Hoa Sen trên nuớc chẳng vương bùn lầm
Lòng đây thánh sủng giáng lâm
Hoa Lê tuyết đượm màu thơm khác vời
Tuổi cao phúc đức càng đầy
Lạ lùng Hoa Cúc nở ngày vãn thâu
Tòa cao thần thánh kính chầu
Hoa Mai đỉnh núi nở đầu trăm hoa
Muôn loài cám mến âu ca
Hoa Đơn phú quí gần xa vui vầy
Các ơn Chúa phó trong tay
Hoa Lan vương giả hương bay ngạt ngào
Tháng Hoa 2010
Tháng năm về, một tháng trong năm với tên gọi thật thơ mộng, thật tươi vui: Tháng Hoa. Mỗi độ tháng Hoa về, các nhà thờ rộn rã mùa dâng hoa kính Đức Mẹ. Phụng vụ Mùa Hoa tưng bừng nhộn nhịp với nhiều thể loại phong phú Rước hoa và Dâng hoa tuỳ mỗi tập quán mỗi đặc trưng văn hoá địa phương.
Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Hoa muôn màu muôn sắc, hoa tươi xinh, hoa thơm ngào ngạt. Hoa tô thắm vũ trụ nên xinh tươi. Hoa mời gọi ong bướm đến hút mật. Hoa khoe sắc thắm, nhoẻn cười với con người. Lời của hoa thật dịu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.
Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi. Hoa mơn man lòng người đau khổ. Hoa khích lệ những ai thất bại. Hoa chúc mừng những ai chiến thắng. Hoa ca vang kỳ công kiệt tác của Thiên Chúa. Đôi khi chỉ một cánh hoa đủ trào dâng lòng mến của Thánh Têrêsa Hài Đồng. Nhiều lần một dàn hoa làm tâm hồn Thánh Phanxicô ngây ngất tình Chúa.
Lắng nghe tiếng nói huyền diệu của hoa, Thánh Bênađô biết được tâm trạng của hoa. Chẳng hạn, Hoa Hồng giàu lòng yêu mến. Hoa Huệ biểu tượng đức Khiết trinh, Hoa Tím là duyên đức đoan trang khiêm tốn. Thánh nhân ca ngợi các nhân đức Đức Mẹ qua ý nghĩa các loài hoa. Hoa Hồng đức mến, Hoa Huệ đức Khiết trinh, Hoa Tím đức Khiêm nhường. Đức Mẹ là Hoa Huệ khiết trinh. Đức Mẹ là Hoa Hồng yêu mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa. ). Sứ Thần Gabriel đã cung kính thưa với Mẹ rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (x.Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
2. Ngày của Mẹ
Chúa nhật thứ hai trong Tháng Năm là ngày Hiền Mẫu, Mother’s Day. Xin chúc mừng và tôn vinh tất cả những người nữ nhận từ Thiên Chúa thiên chức làm Mẹ. Xin tạ ơn Chúa. Xin tạ ơn người Mẹ của chúng con, dù sống hoặc đã về bên Chúa.
Mỗi người chúng ta đều có một người mẹ. Tình yêu của mẹ thì bao la hơn biển cả, cao vời hơn những tầng mây, vĩ đại hơn những rặng núi, và bao la vô cùng vô tận. Một văn sĩ đã viết: “Thơ viết về mẹ bao giờ cũng đạt, nhạc viết về mẹ bao giờ cũng hay, tranh vẽ về mẹ bao giờ cũng tuyệt, cũng đẹp. Bởi hiển nhiên, mẹ là nguồn xúc cảm sâu xa, vô tận và nhiệm mầu nhất trong mọi nguồn sáng tạo.”. Tình yêu của mẹ là một nguồn cảm hứng không bao giờ cạn, là những tư tưởng vô tận của các thi sĩ, các nhà văn và của các văn nghệ sĩ.
Tình mẹ thương con bao la như trời như biển. Nói đến tình mẹ thì không có thứ tình cảm nào đậm đà và cao quý như tình mẹ thương con. Đã có biết bao nhiêu vần thơ, bao nhiêu câu hò, điệu hát ca tụng tình mẹ thiêng liêng.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.”
Chẳng ai trong chúng ta lại không biết câu hát này. Với giai điệu thật mượt mà, sâu lắng, với ca từ thấm đẫm chất thơ gợi lên những hình ảnh thật bình dị, gần gũi, nhạc sĩ Y Vân đã viết thành một bài hát tuyệt vời ca ngợi tình mẹ. Thương con mẹ nào có quản nắng mưa, có ngại gì sớm khuya vất vả… Tình mẹ mãi mãi là như thế, dẫu ở thời nào, dẫu thuộc nền văn minh văn hóa nào và dẫu ở đâu đâu tình mẹ cũng vẫn cứ mãi mãi là như thế.
Văn hoá Việt Nam gắn liền với cuộc sống và diễn tả tình cảm con người Việt Nam rất sâu sắc, nhất là diễn tả tình mẹ con, một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, mà không ai trong chúng ta có thể chối từ. Ngay chính Con Một Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người cũng đã nhận lấy con đường bình thường mà trân quý ấy. Maria, người nữ Sion đã vâng phục ngay từ ngày đầu khi thiên sứ truyền tin, nhận lấy những nhọc nhằn vất vả của vai trò làm Mẹ. Mẹ đã đảm nhận trọn vẹn thiên chức cao quý nhưng không thiếu khổ đau như bất cứ người mẹ nào trong nhân loại. Trong lòng tin, người mẹ ấy đã âm thầm vâng phục, đón nhận, lắng nghe và bước theo Con của mình trong hành trình cứu độ.
3. Thiên chức làm mẹ của Đức Maria
Trong tâm tình cảm tạ thiên chức làm mẹ của Đức Maria, xin gợi lên những suy niệm theo Tin mừng Lc 11,27-28.
Một người phụ nữ nghe Chúa giảng dạy, bà nghe say mê. Với tính nhạy cảm của một người nữ, bà cảm nghiệm niềm hạnh phúc của người mẹ có một người con tuyệt vời như Chúa Giêsu. Giữa đám đông, bà bày tỏ niềm thán phục Chúa, bà tán dương Mẹ Maria “người mẹ có phúc đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú mớm”.
Đáp lại lời tán dương ấy, Chúa nói đến hạnh phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa “Bà ơi, đúng hơn phải nói rằng: phúc thay kẻ biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa”.
Tại sao Chúa nói như vậy? thưa là Chúa đang rao giảng những chân lý ngàn đời, những chân lý đem đến hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực trong Nước Thiên Chúa. Thiên Chúa mời gọi con người chia sẽ hạnh phúc với Ngài. Đây là hạnh phúc tuyệt đối, chính Chúa Giêsu sẽ đổ máu ra để mở đường cho nhân loại bước vào. Người phụ nữ kia đã tán dương Đức Mẹ là có phúc vì Mẹ có các vinh dự làm Mẹ của một người con tài ba kỳ diệu là Chúa Giêsu. Đây mới chỉ là vinh dự trần gian. Người ta thường mong ước được phúc, lộc, thọ, khang, ninh. Nhưng Mẹ Maria còn có một hạnh phúc lớn lao vượt quá mọi mơ ước trên đời. Đó là Mẹ đã “nghe và giữ lời Thiên Chúa”. Vì khi người ta biết lắng nghe, đón nhận và giữ lời Thiên Chúa thì thiên đàng đã ở trong người ấy, vinh phúc đời đời ở trong người ấy, Thiên Chúa ở trong người ấy. Đó là vinh phúc của Mẹ Maria. Hạnh phúc đời đời không bao giờ mất trong hồng ân diệu vợi của Thiên Chúa.
Bởi đó, Chúa đã nói với người phụ nữ kia, không chỉ dừng lại nơi lời khen Mẹ Maria có phúc vì đã có vinh dự cứu mang, nuôi dưỡng một người con tuyệt vời, mà cần hướng đến ý nghĩa cao cả hơn. Phúc thay cho ai biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa. Đó là hạnh cao quý nhất của Đức Mẹ.
Đức Mẹ nghe và giữ lời Thiên Chúa như thế nào? Đây là bài học chúng ta cần học hỏi trong Tháng Năm này.
Trước hết, vào ngày Thiên Thần Gabriel đến truyền tin, Đức Mẹ đã đứng trước một mầu nhiệm lạ lùng. Mẹ cưu mang con Thiên Chúa. Mẹ suy nghĩ và trao đổi. Mẹ biết đây là thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ đáp trả lời “Xin Vâng”. Mẹ đã lắng nghe, Mẹ đã tin và chấp nhận dấn thân. Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể trong lòng Mẹ. Chính Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa đang đến với nhân loại và trở nên Emmanuel.
Lời đó đang đến gõ cửa lòng ta hằng ngày. Chúa mong chúng ta cưu mang Ngài, sống với Ngài, thực hiện lời Ngài. Hôm nay Chúa phục sinh đang ở với chúng ta qua bí tích Thánh Thể, qua lời Ngài mà Giáo Hội đang rao giảng.
Ngày kia, Chúa đang rao giảng, có người tin cho Chúa biết: “có Mẹ và anh em Thầy đang chờ gặp Thầy”. Chúa nói ngay với họ: “ai là Mẹ tôi, ai là anh em tôi? Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa, người đó là anh chị em tôi, là mẹ tôi”.
Lại một lần nữa Chúa nói lời với hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là tán dương Mẹ Maria là người diễm phúc luôn lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Ý nghĩa thứ hai, Chúa mời gọi mọi người trở nên những người thân thuộc của gia đình mới, gia đình thiêng liêng của Ngài, bằng cách lắng nghe, tin yêu và tuân giữ lời Thiên Chúa.
Có lẽ, chúng ta đã nghe lời Chúa nhiều, ít là hằng tuần, nhưng đã thực hiện lời Chúa thế nào? Chúng ta có thói quen đọc lời Chúa trong gia đình không?
Phải thú nhận rắng chúng ta chưa ý thức đề cao lời Chúa trong đời mình, chúng ta muốn dự lễ, xong lễ là chu toàn bổn phận giữ đạo. Nhưng đem lời Chúa vào cuộc sống, nhiều khi chúng ta không coi là quan trọng. Mục tiêu hàng đầu của đời sống tín hữu là biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa hay nói cách khác là đem lời Chúa ra thực hành hằng ngày. Đối với Đức Mẹ, điều mà thánh Luca ghi nhận là trước mọi biến cố xảy đến, Đức Mẹ đều coi là thánh ý Thiên Chúa nên Mẹ ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng. Suy đi nghĩ lại trong lòng để làm gì? Thưa là để xin vâng thánh ý Chúa.
Tại tiệc cưới Cana, Mẹ xin Chúa giúp đỡ gia đình tân hôn đang hết rượu. Với một lời đề nghị đầy tế nhị: “Con ơi, họ hết rượu rồi”. Chúa đáp lại như một lời từ chối: “Thưa bà, việc đó liên can chi đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến”. Câu nói thật cứng cỏi. Nhưng Mẹ hiểu tình thương Chúa rồi nên Mẹ không buồn, không tủi. Mẹ tin nơi tình thương của Chúa. Chúa sẽ làm những gì tốt nhất, đẹp nhất cho con người. Vì thế, Mẹ tế nhị dặn dò người giúp vịêc: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
Trong cuộc thương khó của Chúa, có người mẹ nào thấy người ta đem con mình đi xử án, đánh đập tơi bời rồi đem đi đóng đinh mà người mẹ đó không đau đớn xót xa? Máu chảy ruột mềm. Nhưng phần Mẹ, vẫn một bề vâng theo thánh ý Chúa. Dười chân thập giá, Mẹ hịêp thông trọn vẹn trong lễ tế hiến dâng với con. Mẹ can trường tuyệt đối. Mẹ nghe và giữ lời Thiên Chúa thật tuyệt hảo.
Hỡi các bà mẹ, cuộc đời của người mẹ nào cũng đầy cam go, truân chuyên vất vả. Gian truân hơn bất cứ bà mẹ nào trong chúng ta đây. Nhưng Mẹ Maria đã vượt qua tất cả trong niềm tin yêu vào lời Chúa. Mẹ luôn tín thác vào tình thương của Ngài. Hãy vững tin vào Lời Chúa. Hãy để Lời Chúa hướng dẫn cuộc sống sẽ tốt đẹp mỗi ngày.
4. Hoa lòng dâng Mẹ.
Mỗi dịp tháng Năm về, mỗi lần thưởng thức hương hoa, ta hãy hướng theo nhân Đức Mẹ, xin Mẹ tỏa hương thiên đàng của người, ấp ủ ta biến thành những đóa hoa tươi thắm của Mẹ. Mỗi khi hái hoa dâng tiến Đức Mẹ, ta hãy mượn hương sắc và lời huyền diệu của hoa để ca tụng hoặc cầu xin Người. Dâng Hoa Hồng, xin Mẹ cho ta được yêu mến Mẹ nhiều hơn. Dâng Hoa Huệ, ta ca ngợi đức khiết trinh của Mẹ. Xin Mẹ lấy hương huệ trinh nguyên của hồn Mẹ ướp hồn ta nên trong trắng.
Những ngày tháng năm này, nếu thiếu những bông hoa hữu hình, ta hãy hái hoa hồng thiêng là kinh Mân Côi để dâng lên Mẹ. Nhưng thế nào đi nữa, nguyện ước trái tim chúng ta hãy biến thành một dàn hoa kết đủ những hương hoa thơm ngát nhân đức dâng kính Mẹ.
Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở, yêu thương nâng đỡ. Chúng ta nhìn lên Mẹ như mẫu gương của bậc thầy lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Hãy luôn vững lòng cậy trông với niềm tin yêu. Đức Mẹ hằng yêu thương phù trợ mỗi người chúng ta.
Trong tháng Hoa, giáo dân Việt Nam thường vịnh ngâm bài ca mười hai hoa mừng kính mười hai nhân đức của Mẹ:
Nhiệm thay Hoa Đỏ hồng hồng
Nhuộm riêng Máu Thánh thơm chung lòng người
Vì thương con gánh tội đời
Chịu như dao sắc thâu nơi lòng mình
Xinh thay đức đồng trinh Đức Bà
Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà
Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương
Quí thay này sắc Hoa Vàng
Sánh nhân đức Mến Bà càng trọng hơn
Một niềm tin kính nhơ nhơn
Vững vàn cậy mến trong cơn vui sầu
Dịu thay Hoa Tím cang màu
Ý trên Bà những cúi đầu vâng theo
Bằng lòng chịu khó trăm chiều
Khiêm nhường nhịn nhục hằng yêu hãm mình
Lạ thay là sắc Hoa Xanh
Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao
Dờn dờn sau trước một màu
Quản chi sương nắng dãi dầu ngày đêm
Hoa năm sắc đã giãi niềm
Lại trưng cổ điển dâng thêm kim đề:
Đức Bà thờ Chúa một bề
Hoa Quỳ chăm chú hướng về Thái Dương
tội nguyên không nhiễm khắc thường
Hoa Sen trên nuớc chẳng vương bùn lầm
Lòng đây thánh sủng giáng lâm
Hoa Lê tuyết đượm màu thơm khác vời
Tuổi cao phúc đức càng đầy
Lạ lùng Hoa Cúc nở ngày vãn thâu
Tòa cao thần thánh kính chầu
Hoa Mai đỉnh núi nở đầu trăm hoa
Muôn loài cám mến âu ca
Hoa Đơn phú quí gần xa vui vầy
Các ơn Chúa phó trong tay
Hoa Lan vương giả hương bay ngạt ngào
Tháng Hoa 2010
Tháng Hoa 2010 - Giáo Xứ Bình Lâm
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
07:11 30/04/2010
THÁNG HOA
BÌNH LÂM 2010
Lời dẫn khai mạc:
Tháng Năm, với những cơn mưa đầu mùa đã mang lại cho đất trời một màu xanh của tươi vui và hy vọng. Đất trời xanh tươi càng thêm lộng lẫy nhờ những cánh hoa đồng nội ở trước hiên nhà, hay ven đồi, ven núi. Hoa hoà cùng với cảnh sắc của đất trời để nói lên kỳ công của Thiên Chúa. Mầu sắc của hoa tươi xinh, hương thơm lại càng ngào ngạt, hoa chẳng những tô thắm vũ trụ nên xinh tươi, lại còn như muốn nở một nụ cười thân thiện với con người.
Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng lẫn nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa còn hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi.
Mỗi độ tháng năm về, Giáo hội còn mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria, là đoá hoa đẹp nhất của trần gian. Mẹ là bông huệ vì Mẹ khiết trinh. Mẹ là đoá hồng vì Mẹ say mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.
Xin cho cộng đoàn chúng ta mỗi khi hái hoa dâng kính Đức Mẹ, chúng ta hãy mượn hương sắc của hoa để trao gởi tâm tình tín thác, cậy trông nơi Mẹ. Giữa cuộc đời đầy sóng gió nổi trôi, xin Mẹ bao bọc đoàn con. Xin Mẹ mãi là ngọn hải đăng dẫn lối chúng con đi trong chân lý vẹn tuyền. Xin cho mỗi người chúng ta biết dõi theo bước chân Mẹ để bước đi trong ân sủng của Chúa. Xin Mẹ ấp ủ chúng con trong tình Mẹ để cuộc đời chúng con cũng trở thành những đoá hoa tươi thắm dâng tặng cho đời. Xin cho từng người trong giáo xứ chúng ta cũng là một đoá hoa tươi xinh góp về nơi đây trong ngày của Mẹ để cùng nhau mở hội hoa đăng: Ngàn Hoa Dâng Mẹ.
Múa: Đường lên thiên quốc
Lời dẫn: Hương
Lạy Mẹ Maria, cuộc đời có mưa có nắng, đời người có vui buồn sướng khổ. Mẹ đã đi qua kiếp người với bao nỗi truân chuyên nhọc nhằn. Mẹ đã vượt qua những khổ luỵ trần gian trong niềm yêu mến xin vâng. Hương thơm của hy sinh tận hiến của Mẹ luôn toả lan trên khắp không gian.
Xin dâng lên Mẹ hương trầm nghi ngút bay tựa lòng trung kiên sắt son của chúng con ước mong bước theo Mẹ. Xin dâng lên Mẹ từng cuộc đời với bao vui buồn, sướng khổ, thành công và thất bại. Xin ban cho chúng con lòng mến yêu cuộc sống dẫu hao mòn như nén hương nhưng lan toả gương hy sinh, bác ái và vị tha như Mẹ. Xin cho tình con người luôn trên trái đất được thắm đượm như mùi hương trầm và cuộc sống làm người luôn thanh thoát như làn hương nhẹ bay lên cõi cao xanh thiên đình. Amen
Múa: Hương tình yêu mến
Lời dẫn: nến
Ngọn nến lung linh toả lan ánh sáng cho đời. Đời sống đức tin cũng cần được thắp sáng và soi lối cho muôn người. Ánh nến cuộc đời Mẹ không bao giờ dập tắt. Dù giữa những phong ba. Dù bóng đêm cuộc đời dày đặc. Ánh sáng đức tin của Mẹ toả sáng đức kiên trung và lòng xin vâng theo thánh ý Chúa trọn đời. Cho dẫu có những ngày bầu trời trong sáng như ngày truyền tin hay u ám như chiều thứ sáu đồi Calve, Mẹ Maria vẫn kiên vững vượt qua muôn thử thách chông gai.
Xin dâng lên Mẹ nến sáng cuộc đời chúng con. Ánh sáng đức tin luôn toả sáng giữa đêm tối cuộc đời đầy cám dỗ tội lỗi. Ánh sáng của yêu thương, phá tan băng giá của ích kỷ, bất công và hận thù. Xin cho ánh lửa cuộc đời chúng con luôn sưởi ấm gia đình bằng sự khiêm tốn phục vụ và bác ái, vị tha.
Múa: Ngọn nến lung linh
Lời dẫn: Hoa
Mỗi cuộc đời là một sắc hoa dâng tặng cho đời. Hoa toả hương sắc cho đời thêm tươi vui. Hoa muôn màu muôn vẻ tô thắm cho trần gian vẻ kiều diễm huy hoàng. Mẹ là đoá hoa đẹp nhất của trần gian. Mẹ là bông huệ vì Mẹ khiết trinh. Mẹ là đoá hồng vì Mẹ say mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.
Xin dâng lên Mẹ sắc hoa cuộc đời chúng con. Ước gì cuộc đời chúng con luôn là những bông hoa dâng tặng cho đời và lan toả hương thơm bác ái trong môi trường sống của chúng con. Hoa đời phó dâng, thành tâm chúng con dâng lên Mẹ.
Hát: Năm sắc hoa
Lời dẫn kết: Cùng Mẹ ra khơi
Lạy Mẹ Maria, xin thương nhận và chúc phúc. Cho nhân gian được thái hoà. Cho nơi nơi được tràn đầy ân phước nhờ Mẹ. Cho cuộc sống làm người nơi trái đất được thanh thoát như làn hương, được tươi mát như cánh hoa, được thanh khiết như hương hoa. Cho tình con người sống trên trái đất được thắm đượm tình Chúa tình người như mùi hương trầm, như mầu hoa muôn sắc điểm tô cho cuộc đời thêm hạnh phúc thắm tươi.
Chúng con xin cùng Mẹ bước đi trong biển đời trần gian. Cùng Mẹ ra khơi để mang tin mừng hồng ân của Chúa đến cho nhân trần. Xin cùng Mẹ bước đi để gieo vãi hương hoa của tình yêu, để ươm trồng những nụ hoa muôn sắc qua những việc lành phúc đức, những hy sinh bác ái trong đời sống phục vụ anh em. Chúng con xin tín thác cuộc đời chúng con cho Mẹ. Amen
Jos Tạ duy Tuyền
BÌNH LÂM 2010
Lời dẫn khai mạc:
Tháng Năm, với những cơn mưa đầu mùa đã mang lại cho đất trời một màu xanh của tươi vui và hy vọng. Đất trời xanh tươi càng thêm lộng lẫy nhờ những cánh hoa đồng nội ở trước hiên nhà, hay ven đồi, ven núi. Hoa hoà cùng với cảnh sắc của đất trời để nói lên kỳ công của Thiên Chúa. Mầu sắc của hoa tươi xinh, hương thơm lại càng ngào ngạt, hoa chẳng những tô thắm vũ trụ nên xinh tươi, lại còn như muốn nở một nụ cười thân thiện với con người.
Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng lẫn nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa còn hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi.
Mỗi độ tháng năm về, Giáo hội còn mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria, là đoá hoa đẹp nhất của trần gian. Mẹ là bông huệ vì Mẹ khiết trinh. Mẹ là đoá hồng vì Mẹ say mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.
Xin cho cộng đoàn chúng ta mỗi khi hái hoa dâng kính Đức Mẹ, chúng ta hãy mượn hương sắc của hoa để trao gởi tâm tình tín thác, cậy trông nơi Mẹ. Giữa cuộc đời đầy sóng gió nổi trôi, xin Mẹ bao bọc đoàn con. Xin Mẹ mãi là ngọn hải đăng dẫn lối chúng con đi trong chân lý vẹn tuyền. Xin cho mỗi người chúng ta biết dõi theo bước chân Mẹ để bước đi trong ân sủng của Chúa. Xin Mẹ ấp ủ chúng con trong tình Mẹ để cuộc đời chúng con cũng trở thành những đoá hoa tươi thắm dâng tặng cho đời. Xin cho từng người trong giáo xứ chúng ta cũng là một đoá hoa tươi xinh góp về nơi đây trong ngày của Mẹ để cùng nhau mở hội hoa đăng: Ngàn Hoa Dâng Mẹ.
Múa: Đường lên thiên quốc
Lời dẫn: Hương
Lạy Mẹ Maria, cuộc đời có mưa có nắng, đời người có vui buồn sướng khổ. Mẹ đã đi qua kiếp người với bao nỗi truân chuyên nhọc nhằn. Mẹ đã vượt qua những khổ luỵ trần gian trong niềm yêu mến xin vâng. Hương thơm của hy sinh tận hiến của Mẹ luôn toả lan trên khắp không gian.
Xin dâng lên Mẹ hương trầm nghi ngút bay tựa lòng trung kiên sắt son của chúng con ước mong bước theo Mẹ. Xin dâng lên Mẹ từng cuộc đời với bao vui buồn, sướng khổ, thành công và thất bại. Xin ban cho chúng con lòng mến yêu cuộc sống dẫu hao mòn như nén hương nhưng lan toả gương hy sinh, bác ái và vị tha như Mẹ. Xin cho tình con người luôn trên trái đất được thắm đượm như mùi hương trầm và cuộc sống làm người luôn thanh thoát như làn hương nhẹ bay lên cõi cao xanh thiên đình. Amen
Múa: Hương tình yêu mến
Lời dẫn: nến
Ngọn nến lung linh toả lan ánh sáng cho đời. Đời sống đức tin cũng cần được thắp sáng và soi lối cho muôn người. Ánh nến cuộc đời Mẹ không bao giờ dập tắt. Dù giữa những phong ba. Dù bóng đêm cuộc đời dày đặc. Ánh sáng đức tin của Mẹ toả sáng đức kiên trung và lòng xin vâng theo thánh ý Chúa trọn đời. Cho dẫu có những ngày bầu trời trong sáng như ngày truyền tin hay u ám như chiều thứ sáu đồi Calve, Mẹ Maria vẫn kiên vững vượt qua muôn thử thách chông gai.
Xin dâng lên Mẹ nến sáng cuộc đời chúng con. Ánh sáng đức tin luôn toả sáng giữa đêm tối cuộc đời đầy cám dỗ tội lỗi. Ánh sáng của yêu thương, phá tan băng giá của ích kỷ, bất công và hận thù. Xin cho ánh lửa cuộc đời chúng con luôn sưởi ấm gia đình bằng sự khiêm tốn phục vụ và bác ái, vị tha.
Múa: Ngọn nến lung linh
Lời dẫn: Hoa
Mỗi cuộc đời là một sắc hoa dâng tặng cho đời. Hoa toả hương sắc cho đời thêm tươi vui. Hoa muôn màu muôn vẻ tô thắm cho trần gian vẻ kiều diễm huy hoàng. Mẹ là đoá hoa đẹp nhất của trần gian. Mẹ là bông huệ vì Mẹ khiết trinh. Mẹ là đoá hồng vì Mẹ say mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.
Xin dâng lên Mẹ sắc hoa cuộc đời chúng con. Ước gì cuộc đời chúng con luôn là những bông hoa dâng tặng cho đời và lan toả hương thơm bác ái trong môi trường sống của chúng con. Hoa đời phó dâng, thành tâm chúng con dâng lên Mẹ.
Hát: Năm sắc hoa
Lời dẫn kết: Cùng Mẹ ra khơi
Lạy Mẹ Maria, xin thương nhận và chúc phúc. Cho nhân gian được thái hoà. Cho nơi nơi được tràn đầy ân phước nhờ Mẹ. Cho cuộc sống làm người nơi trái đất được thanh thoát như làn hương, được tươi mát như cánh hoa, được thanh khiết như hương hoa. Cho tình con người sống trên trái đất được thắm đượm tình Chúa tình người như mùi hương trầm, như mầu hoa muôn sắc điểm tô cho cuộc đời thêm hạnh phúc thắm tươi.
Chúng con xin cùng Mẹ bước đi trong biển đời trần gian. Cùng Mẹ ra khơi để mang tin mừng hồng ân của Chúa đến cho nhân trần. Xin cùng Mẹ bước đi để gieo vãi hương hoa của tình yêu, để ươm trồng những nụ hoa muôn sắc qua những việc lành phúc đức, những hy sinh bác ái trong đời sống phục vụ anh em. Chúng con xin tín thác cuộc đời chúng con cho Mẹ. Amen
Jos Tạ duy Tuyền
Tìm Kiếm Một Khuôn Mặt của Tinh Yêu
Lm.Jos. Đinh Công Phúc
08:36 30/04/2010
Tìm Kiếm Một Khuôn Mặt của Tinh Yêu
Khoa học đã khẳng định rằng con người sẽ chết rất nhanh nếu không có tình yêu. Không ai có thể sống mà không có Tình yêu. Tình yêu là cái gì đó thực sự linh thiêng mà cho dẫu biết bao nhiêu thế hệ đã cố gắng định nghĩa, nhưng chúng ta không bao giờ có được một định nghĩa hoàn hảo. Chính vì thế, nhân loại đã và vẫn đang còn cố gắng định nghĩa thế nào là tình yêu? Yêu là gì? Làm sao để chứng tỏ tình yêu? Etc.
Mới vài ngày đây thôi, em gái của tôi có gửi cho tôi một câu chuyện về tình yêu mà tôi nghĩ rằng nó có thể giúp tôi tìm kiếm một khuôn mặt của tình yêu trong muôn vàn khuôn mặt đã và đang cố gắng diễn tả Tình Yêu đích thực.
Một câu chuyện thật đã xảy ra như thế này. Một cô gái kết hôn. Đôi vợ chồng trẻ chung sống với mẹ chồng. Ngay từ những ngày đầu tiên đã xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu. Chuyện muôn thủa mà! Tình hình càng trở nên căng thẳng đến nghẹt thở, không thể chịu nổi. Cãi nhau, trì chiết, nói xấu nói hành, mạt sát giữa mẹ chồng và con dâu đã trở nên cao điểm. Tội nghiệp anh chồng hiền lành chẳng biết xử lý thế nào cho phải vì bên tình bên hiếu bên nào cũng nặng. Nàng “dâu thảo” đã quyết tâm làm một cái gì đó để giải quyết vấn đề cho gọn gàng. Nàng tìm đến một bác sỹ quen nhờ giúp, với hy vọng một “liều độc dược” sẽ giải hóa được tình hình. Vị bác sỹ ân cần tìm cách giúp đỡ. Ông cho cô ta biết rằng nếu chuyện vỡ lở, cả hai sẽ cùng chết. Phải âm thầm kín đáo trong việc này để tránh mọi nghi ngờ. Và thuốc đã được đưa cho nàng dâu thảo với yêu cầu từ nay: (1) Cô sẽ phải đối xử với mẹ chồng như mẹ đẻ; (2) Sẽ nấu ăn thật ngon, và bỏ thuốc vào thức ăn. Thuốc sẽ ngấm dần; (3) Cô sẽ luôn tươi cười với mẹ chồng, và nói tốt về bà ta. Giao kèo đã được chấp thuận. Mọi sự được nàng dâu thảo làm đúng như chỉ dẫn.
Sau sáu tháng đầu độc mẹ chồng theo chỉ dẫn của bác sỹ, nàng dâu trở nên một con người hoàn toàn mới. Dường như tất cả những cộc cằn, thô lỗ…những sự xấu xa trong mọi khía cạnh nơi cô hôm nay đã được thay bằng những Đức tính mà chỉ có từ Thượng Đế ban. Mọi người đều nghe cô nói tốt về người mẹ chồng tuyệt vời của cô. Và hỡi ôi – mẹ cô cũng thế. Bà chăm lo cho cô con dâu vốn không hiền, nay ngoan; vốn không thảo nay khéo; vốn cộc cằn xấu xa, nay hiền dịu xinh đẹp, etc. Cả nhà như là Thiên Đàng. Tiếng cười và tình yêu tràn ngập. Niềm vui được nhân rộng khắp cả dòng tộc, quê hương….
Khi Bản Thiện của cô dâu thảo rộ nở, cô cảm thấy sợ hãi vì những viên thuốc cô đã từng bỏ vào thức ăn của mẹ chồng. Cô chạy đến vị bác sỹ xin cầu cứu. Cô van xin cho thứ thuốc có thể giải độc cho mẹ mình, vì không bao giờ trong đời, cô đã được hạnh phúc như lúc này. Không bao giờ cô có người mẹ đáng yêu như hiện tại. Vị bác sỹ tươi cười và cẩm thấy hãnh diện. Ông đã làm được cái gì đó. Ông đã biến được hận thù thành tình yêu. Xấu xa thành tươi đẹp, etc. Ông ân cần nói với cô gái: Chúc mừng cô. Tôi đã chẳng đưa cho cô chút độc dược nào, nhưng là thuốc bổ. Tôi đã chẳng thấy sự bệnh tật nào nơi mẹ cô, nhưng tôi thấy sự bệnh tật trong trái tim của cô. Vì thế, thứ thuốc mà tôi đã bảo cô uống hằng ngày là: sự hiếu thảo, tính nhân hiền, tính vui tươi, lòng nhân nghĩa, etc…có những thứ thuốc khác là chỉ biết nói tốt, không hại người và giết người vì buôn chuyện, nói hành…ect….và thực sự trái tim cô đã được cứu chữa. Hoa trái của tình yêu đã nở rộ. Cả dòng tộc cô và biết bao con người đã được hưởng nhờ bởi những trái tim nhân ái và yêu thương của gia đình cô. Ôi thật tuyệt vời – Gương mặt thật của tình yêu được tỏ lộ!
Đây là giây phút hạnh phúc nhất của cô gái này trong đời, vì cô đã không giết mẹ chồng mình. Vì lúc nay cô có một trái tim thực sự. Vì lúc này cô hiểu thế nào là yêu. Vì cô lúc này là người đáng yêu. Cô cũng có một bác sỹ thực sự và tuyệt vời.
Tình yêu sinh ra tình yêu và làm triển nở tình yêu. Khi tình yêu hiện diện, sẽ không còn bóng dáng của xấu xa và hận thù. Khi tình yêu hiện diện thì sẽ không còn chết chóc, mà là sự sống, niềm vui và hạnh phúc. Khi tình yêu hiện diện thì sẽ không còn cái gì không có thể, mà tất cả đều có thể. Với Thiên Chúa không có gì là không có thế là thế. Cho dù trong chính cái chết thì cũng là sự Sống và sự Phục Sinh.
Hôm nay Đức Giêsu nói với chúng ta: Anh em hãy yêu thương nhau, như chính thầy đã yêu thương anh em. Chính khi anh em yêu thương nhau, những người khác sẽ nhận ra anh em là môn đệ của thầy. Thật, Chúa “khôn” hết sức tưởng tượng của tôi! Ngài biết Tình Yêu sinh ra tình yêu. Ngài là Tình Yêu (1 Jn 1: 4, 8, 16) lớn đã sinh ra những tình yêu bé là mỗi chúng ta. Ngài biết rằng nếu chúng ta thực hành tình yêu của Ngài, thì mọi người sẽ nhận ra chúng ta là anh em của Ngài.
Nghĩ đến đây tôi cảm thấy hơi thẹn thùng và xấu hổ! Đã bao giờ, bao nhiêu người nhận ra Tình Yêu khi tiếp xúc gặp gỡ tôi? Đã bao giờ, và có ai không cảm nhận được Tình Yêu thực sự từ tôi? Tại sao bao nhiêu anh em của tôi, những người mà báo chí đang lên án là “ma quỉ” không nhận ra Tinh Yêu thực sự? Liệu tôi có dám can đảm hỏi câu này: Họ là ma quỉ, họ đang bệnh tật hay chính tôi, trái tim tôi đang bị bệnh hoạn? Hoặc chí it đi chăng nữa, trái tim tôi không có tình yêu, lòng vị tha, sự cởi mở chấp nhận, sự khiêm nhu, etc…để làm hé lộ Tình Yêu nơi anh em tôi? Liệu chúng ta có can đảm nhìn thẳng vào lòng mình để tìm kiếm một Gương Mặt của Tình Yêu thực sự: Người đã chết cho ta, là những con người tội lỗi, để ta được sống và có tình yêu?
Không có thứ độc dược nào có thể giúp chúng ta chứng tỏ Tình Yêu. Không có thứ độc dược nào có thể cho chúng ta sự sống, tình yêu, niềm vui, sự hạnh phúc, etc. Không có thứ độc dược nào có thể làm cho an hem chúng ta nhân ra sự thật và tình yêu. Chỉ có loại Độc Dược tuyệt vời là: lòng yêu mến, sự tha thứ, sự cởi mở chấp nhận, sự phục vụ, thái độ đón nhận, etc…mà qua đó mọi người sẽ nhân ra Anh Em là Môn Đệ của Thầy. Chúng con Xin Lỗi Chúa…Amen.
Khoa học đã khẳng định rằng con người sẽ chết rất nhanh nếu không có tình yêu. Không ai có thể sống mà không có Tình yêu. Tình yêu là cái gì đó thực sự linh thiêng mà cho dẫu biết bao nhiêu thế hệ đã cố gắng định nghĩa, nhưng chúng ta không bao giờ có được một định nghĩa hoàn hảo. Chính vì thế, nhân loại đã và vẫn đang còn cố gắng định nghĩa thế nào là tình yêu? Yêu là gì? Làm sao để chứng tỏ tình yêu? Etc.
Mới vài ngày đây thôi, em gái của tôi có gửi cho tôi một câu chuyện về tình yêu mà tôi nghĩ rằng nó có thể giúp tôi tìm kiếm một khuôn mặt của tình yêu trong muôn vàn khuôn mặt đã và đang cố gắng diễn tả Tình Yêu đích thực.
Một câu chuyện thật đã xảy ra như thế này. Một cô gái kết hôn. Đôi vợ chồng trẻ chung sống với mẹ chồng. Ngay từ những ngày đầu tiên đã xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu. Chuyện muôn thủa mà! Tình hình càng trở nên căng thẳng đến nghẹt thở, không thể chịu nổi. Cãi nhau, trì chiết, nói xấu nói hành, mạt sát giữa mẹ chồng và con dâu đã trở nên cao điểm. Tội nghiệp anh chồng hiền lành chẳng biết xử lý thế nào cho phải vì bên tình bên hiếu bên nào cũng nặng. Nàng “dâu thảo” đã quyết tâm làm một cái gì đó để giải quyết vấn đề cho gọn gàng. Nàng tìm đến một bác sỹ quen nhờ giúp, với hy vọng một “liều độc dược” sẽ giải hóa được tình hình. Vị bác sỹ ân cần tìm cách giúp đỡ. Ông cho cô ta biết rằng nếu chuyện vỡ lở, cả hai sẽ cùng chết. Phải âm thầm kín đáo trong việc này để tránh mọi nghi ngờ. Và thuốc đã được đưa cho nàng dâu thảo với yêu cầu từ nay: (1) Cô sẽ phải đối xử với mẹ chồng như mẹ đẻ; (2) Sẽ nấu ăn thật ngon, và bỏ thuốc vào thức ăn. Thuốc sẽ ngấm dần; (3) Cô sẽ luôn tươi cười với mẹ chồng, và nói tốt về bà ta. Giao kèo đã được chấp thuận. Mọi sự được nàng dâu thảo làm đúng như chỉ dẫn.
Sau sáu tháng đầu độc mẹ chồng theo chỉ dẫn của bác sỹ, nàng dâu trở nên một con người hoàn toàn mới. Dường như tất cả những cộc cằn, thô lỗ…những sự xấu xa trong mọi khía cạnh nơi cô hôm nay đã được thay bằng những Đức tính mà chỉ có từ Thượng Đế ban. Mọi người đều nghe cô nói tốt về người mẹ chồng tuyệt vời của cô. Và hỡi ôi – mẹ cô cũng thế. Bà chăm lo cho cô con dâu vốn không hiền, nay ngoan; vốn không thảo nay khéo; vốn cộc cằn xấu xa, nay hiền dịu xinh đẹp, etc. Cả nhà như là Thiên Đàng. Tiếng cười và tình yêu tràn ngập. Niềm vui được nhân rộng khắp cả dòng tộc, quê hương….
Khi Bản Thiện của cô dâu thảo rộ nở, cô cảm thấy sợ hãi vì những viên thuốc cô đã từng bỏ vào thức ăn của mẹ chồng. Cô chạy đến vị bác sỹ xin cầu cứu. Cô van xin cho thứ thuốc có thể giải độc cho mẹ mình, vì không bao giờ trong đời, cô đã được hạnh phúc như lúc này. Không bao giờ cô có người mẹ đáng yêu như hiện tại. Vị bác sỹ tươi cười và cẩm thấy hãnh diện. Ông đã làm được cái gì đó. Ông đã biến được hận thù thành tình yêu. Xấu xa thành tươi đẹp, etc. Ông ân cần nói với cô gái: Chúc mừng cô. Tôi đã chẳng đưa cho cô chút độc dược nào, nhưng là thuốc bổ. Tôi đã chẳng thấy sự bệnh tật nào nơi mẹ cô, nhưng tôi thấy sự bệnh tật trong trái tim của cô. Vì thế, thứ thuốc mà tôi đã bảo cô uống hằng ngày là: sự hiếu thảo, tính nhân hiền, tính vui tươi, lòng nhân nghĩa, etc…có những thứ thuốc khác là chỉ biết nói tốt, không hại người và giết người vì buôn chuyện, nói hành…ect….và thực sự trái tim cô đã được cứu chữa. Hoa trái của tình yêu đã nở rộ. Cả dòng tộc cô và biết bao con người đã được hưởng nhờ bởi những trái tim nhân ái và yêu thương của gia đình cô. Ôi thật tuyệt vời – Gương mặt thật của tình yêu được tỏ lộ!
Đây là giây phút hạnh phúc nhất của cô gái này trong đời, vì cô đã không giết mẹ chồng mình. Vì lúc nay cô có một trái tim thực sự. Vì lúc này cô hiểu thế nào là yêu. Vì cô lúc này là người đáng yêu. Cô cũng có một bác sỹ thực sự và tuyệt vời.
Tình yêu sinh ra tình yêu và làm triển nở tình yêu. Khi tình yêu hiện diện, sẽ không còn bóng dáng của xấu xa và hận thù. Khi tình yêu hiện diện thì sẽ không còn chết chóc, mà là sự sống, niềm vui và hạnh phúc. Khi tình yêu hiện diện thì sẽ không còn cái gì không có thể, mà tất cả đều có thể. Với Thiên Chúa không có gì là không có thế là thế. Cho dù trong chính cái chết thì cũng là sự Sống và sự Phục Sinh.
Hôm nay Đức Giêsu nói với chúng ta: Anh em hãy yêu thương nhau, như chính thầy đã yêu thương anh em. Chính khi anh em yêu thương nhau, những người khác sẽ nhận ra anh em là môn đệ của thầy. Thật, Chúa “khôn” hết sức tưởng tượng của tôi! Ngài biết Tình Yêu sinh ra tình yêu. Ngài là Tình Yêu (1 Jn 1: 4, 8, 16) lớn đã sinh ra những tình yêu bé là mỗi chúng ta. Ngài biết rằng nếu chúng ta thực hành tình yêu của Ngài, thì mọi người sẽ nhận ra chúng ta là anh em của Ngài.
Nghĩ đến đây tôi cảm thấy hơi thẹn thùng và xấu hổ! Đã bao giờ, bao nhiêu người nhận ra Tình Yêu khi tiếp xúc gặp gỡ tôi? Đã bao giờ, và có ai không cảm nhận được Tình Yêu thực sự từ tôi? Tại sao bao nhiêu anh em của tôi, những người mà báo chí đang lên án là “ma quỉ” không nhận ra Tinh Yêu thực sự? Liệu tôi có dám can đảm hỏi câu này: Họ là ma quỉ, họ đang bệnh tật hay chính tôi, trái tim tôi đang bị bệnh hoạn? Hoặc chí it đi chăng nữa, trái tim tôi không có tình yêu, lòng vị tha, sự cởi mở chấp nhận, sự khiêm nhu, etc…để làm hé lộ Tình Yêu nơi anh em tôi? Liệu chúng ta có can đảm nhìn thẳng vào lòng mình để tìm kiếm một Gương Mặt của Tình Yêu thực sự: Người đã chết cho ta, là những con người tội lỗi, để ta được sống và có tình yêu?
Không có thứ độc dược nào có thể giúp chúng ta chứng tỏ Tình Yêu. Không có thứ độc dược nào có thể cho chúng ta sự sống, tình yêu, niềm vui, sự hạnh phúc, etc. Không có thứ độc dược nào có thể làm cho an hem chúng ta nhân ra sự thật và tình yêu. Chỉ có loại Độc Dược tuyệt vời là: lòng yêu mến, sự tha thứ, sự cởi mở chấp nhận, sự phục vụ, thái độ đón nhận, etc…mà qua đó mọi người sẽ nhân ra Anh Em là Môn Đệ của Thầy. Chúng con Xin Lỗi Chúa…Amen.
Yêu thương như Thầy đã yêu
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định
09:12 30/04/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật 5 P/S-C ngày 02-05-10
Chủ đề: YÊU THƯƠNG NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
Theo chủ đề hôm nay “Yêu thương như Thầy đã yêu”, tôi nhớ lại bài hát mà nhiều người đều đã thuộc như sau:
Thầy yêu chúng con nào ai nói cho cùng, Thầy yêu chúng con Thầy sinh xuống gian trần, Thầy yêu chúng con, Thầy ban trót thân mình, để nuôi chúng con ngày lưu ký trần gian.
Yêu nhau chính là giới răn riêng Thầy, yêu nhau như Thầy yêu dấu các con, để cho thế gian hiểu biết rằng, các con hãy là môn sinh của Thầy.
A- Gợi ý Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Thần:
Tin Mừng: Gioan (13:31-33a;34-35). “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (câu 34)
1/Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu dạy tôi mấy điều để yêu thương ?
2/ Mỗi Gia đình, Cộng đoàn yêu thương sẽ tránh được những gì?
3/ Những điều cần tỏ yêu thương trong bài ca Đức Mến của Phaolô?
* Chuyện kể: Danh họa Leonado De Vinci khi vẽ bức tranh “Bữa Tịệc Ly” đã cố gắng thể hiện tính nết của từng môn đệ trên gương mặt của họ. Như Phêrô phải mạnh mẽ, ông Gioan phải trẻ trung và hiền hậu, Giuđa mặt phải đáng ghét. Sau cùng, ông vẽ đến dung nhan hiền lành của Chúa Giêsu.
Việc vẽ gương mặt của Chúa làm sao cho nhân từ, thánh thiện, tràn đầy tình thương và tha thứ. Ông đã trằn trọc mấy tuần lễ chưa vẽ được. Rồi một đêm kia, Leona De Vinci đang trở mình trên giường, bỗng ông nhảy xuống, bước vội đến phòng làm việc dùng cọ vẽ ngay khuôn mặt của Chúa thất tỏa sáng, hiền lành và đầy tình thương yêu. Ông đã vẽ thành công tác phẩm vĩ đại “Bữa Tiệc Ly” và hôm nay trở thành bức tranh nổi tiếng khắp thế giới.
Trong bữa tiệc ly Chúa Đã dạy tôi phải rửa chân cho nhau là phục vụ, giúp đỡ nhau bằng mọi mọi cách…Đồng thời còn phải hy sinh cho nhau, chịu đựng, và hiến mạng sống mình cho nhau.
B- Bài Ca Đức Mến: Thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc yêu thương anh em mình, tình yêu huynh đệ là rất quan trọng. Đây là sự linh hứng tuyệt vời do Chúa Thánh Linh chỉ dẫn, đã được nghiền ngẫm cân nhắc, với các điều cần làm và 8 điều không được làm. Tôi xin được tích dẫn tóm tắt đoạn thư như sau:
“Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của thiên thần đi nữa…Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết hết mọi điều bí nhiệm…Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt…mà không có Đức Mến thì chũng chẳng ích gì cho tôi.
Đức Mến thì nhẫn nhục hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác; nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cor 13, 1-7)
C- Câu Kinh Thánh nhắc nhở bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ANH EM HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG ANH EM. (Ga 13, 34)
1/ Tôi thực hành bác ái qua Kinh Thương người có mười bốn mối.
2/ Bạn luôn nhớ là mến Chúa không phải chỉ đi lễ, bố thí… là đủ.
D- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa để Cầu nguyện:
Lạy Cha, Thánh Thần đả thúc đẩy con hãy thực hành theo Lời Đức Kitô dạy là: Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy yêu thương anh em. Thế nhưng con chỉ giữ đạo hình thức, mà không thực hành bác ái với anh em. Xin giúp con thực hành Đức Mến một cách tích cực là không ghen tương, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù. Không mừng khi thấy gian ác và thực hiện ý Cha bằng những việc làm cụ thể cho những người đau yếu, cùng khổ ngay chung quanh con. Con noi gương Mẹ Maria lắng nghe và thưa: Xin vâng Lời Chúa.” Amen.
Lời hay ý đẹp: AI YÊU THIÊN CHÚA CŨNG YÊU NGƯỜI LÂN CẬN
“Those who love God will love their neighbor”
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Chúa nhật 5 P/S-C ngày 02-05-10
Chủ đề: YÊU THƯƠNG NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
Theo chủ đề hôm nay “Yêu thương như Thầy đã yêu”, tôi nhớ lại bài hát mà nhiều người đều đã thuộc như sau:
Thầy yêu chúng con nào ai nói cho cùng, Thầy yêu chúng con Thầy sinh xuống gian trần, Thầy yêu chúng con, Thầy ban trót thân mình, để nuôi chúng con ngày lưu ký trần gian.
Yêu nhau chính là giới răn riêng Thầy, yêu nhau như Thầy yêu dấu các con, để cho thế gian hiểu biết rằng, các con hãy là môn sinh của Thầy.
A- Gợi ý Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Thần:
Tin Mừng: Gioan (13:31-33a;34-35). “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (câu 34)
1/Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu dạy tôi mấy điều để yêu thương ?
2/ Mỗi Gia đình, Cộng đoàn yêu thương sẽ tránh được những gì?
3/ Những điều cần tỏ yêu thương trong bài ca Đức Mến của Phaolô?
* Chuyện kể: Danh họa Leonado De Vinci khi vẽ bức tranh “Bữa Tịệc Ly” đã cố gắng thể hiện tính nết của từng môn đệ trên gương mặt của họ. Như Phêrô phải mạnh mẽ, ông Gioan phải trẻ trung và hiền hậu, Giuđa mặt phải đáng ghét. Sau cùng, ông vẽ đến dung nhan hiền lành của Chúa Giêsu.
Việc vẽ gương mặt của Chúa làm sao cho nhân từ, thánh thiện, tràn đầy tình thương và tha thứ. Ông đã trằn trọc mấy tuần lễ chưa vẽ được. Rồi một đêm kia, Leona De Vinci đang trở mình trên giường, bỗng ông nhảy xuống, bước vội đến phòng làm việc dùng cọ vẽ ngay khuôn mặt của Chúa thất tỏa sáng, hiền lành và đầy tình thương yêu. Ông đã vẽ thành công tác phẩm vĩ đại “Bữa Tiệc Ly” và hôm nay trở thành bức tranh nổi tiếng khắp thế giới.
Trong bữa tiệc ly Chúa Đã dạy tôi phải rửa chân cho nhau là phục vụ, giúp đỡ nhau bằng mọi mọi cách…Đồng thời còn phải hy sinh cho nhau, chịu đựng, và hiến mạng sống mình cho nhau.
B- Bài Ca Đức Mến: Thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc yêu thương anh em mình, tình yêu huynh đệ là rất quan trọng. Đây là sự linh hứng tuyệt vời do Chúa Thánh Linh chỉ dẫn, đã được nghiền ngẫm cân nhắc, với các điều cần làm và 8 điều không được làm. Tôi xin được tích dẫn tóm tắt đoạn thư như sau:
“Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của thiên thần đi nữa…Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết hết mọi điều bí nhiệm…Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt…mà không có Đức Mến thì chũng chẳng ích gì cho tôi.
Đức Mến thì nhẫn nhục hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác; nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cor 13, 1-7)
C- Câu Kinh Thánh nhắc nhở bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ANH EM HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG ANH EM. (Ga 13, 34)
1/ Tôi thực hành bác ái qua Kinh Thương người có mười bốn mối.
2/ Bạn luôn nhớ là mến Chúa không phải chỉ đi lễ, bố thí… là đủ.
D- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa để Cầu nguyện:
Lạy Cha, Thánh Thần đả thúc đẩy con hãy thực hành theo Lời Đức Kitô dạy là: Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy yêu thương anh em. Thế nhưng con chỉ giữ đạo hình thức, mà không thực hành bác ái với anh em. Xin giúp con thực hành Đức Mến một cách tích cực là không ghen tương, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù. Không mừng khi thấy gian ác và thực hiện ý Cha bằng những việc làm cụ thể cho những người đau yếu, cùng khổ ngay chung quanh con. Con noi gương Mẹ Maria lắng nghe và thưa: Xin vâng Lời Chúa.” Amen.
Lời hay ý đẹp: AI YÊU THIÊN CHÚA CŨNG YÊU NGƯỜI LÂN CẬN
“Those who love God will love their neighbor”
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:34 30/04/2010
PHÌ CƯỜI (khi ăn cơm)
Đời nhà Tống, Tô Đông Pha và Văn Dư Khả là đôi bạn thân, Tô Đông Pha biết văn chương, Văn Dư Khả thì lại biết vẽ trúc.
Một lần nọ, Văn Dư Khả vẽ một bức tranh trúc mọc trong khe núi đem tặng cho Tô Đông Pha, trúc mà ông ta vẽ mặc dù chỉ dài một thước, nhưng lại có vạn thước khí thế. Tô Đông Pha sau khi nhận bức tranh thì tặng lại Văn Dư Khả một bài thơ, trong đó có hai câu như sau: “Liệu đắc thanh bần sàm thái thủ, vị tân thiên mẫu tại hung trung”, tả Văn Dư Khả thành một thái thú vừa nghèo vừa tham.
Lúc ấy, Văn Dư Khả cùng với vợ đang qua những ngày nghỉ trong khe núi lồ ồ, đang ăn măng, ông ta vừa ăn vừa đọc thơ của Tô Đông Pha nhưng nhịn không được nên cười ha ha, đến nỗi cơm phun ra đầy bàn.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Có người đang ăn cơm thì tức mình không thèm ăn vì giận bạn bè đùa giỡn quá đà, đó là họ chưa hiểu bạn.
Có người tức giận hất tung mân cơm khi đọc thư đùa giỡn của bạn bè, họ chưa thấm được thế nào là bạn bè tin tưởng lẫn nhau.
Có người chửi toáng lên khi nghe nói bạn bè nói lời đùa giỡn, họ không hiểu được ý nghĩa thế nào là tôn trọng nhau trong tình bằng hữu.
Khi tình bạn được đặt trên cơ sở tôn trong và tin tưởng lẫn nhau thì đùa giỡn thế nào cũng được, bởi vì họ đã hiểu ý nhau và coi đó như là cách tô thắm cho tình bạn thêm đậm đà.
Ai hiểu được thì hiểu, bởi vì tìm được một tình bạn chân thật thì quá khó không như mình tưởng.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đời nhà Tống, Tô Đông Pha và Văn Dư Khả là đôi bạn thân, Tô Đông Pha biết văn chương, Văn Dư Khả thì lại biết vẽ trúc.
Một lần nọ, Văn Dư Khả vẽ một bức tranh trúc mọc trong khe núi đem tặng cho Tô Đông Pha, trúc mà ông ta vẽ mặc dù chỉ dài một thước, nhưng lại có vạn thước khí thế. Tô Đông Pha sau khi nhận bức tranh thì tặng lại Văn Dư Khả một bài thơ, trong đó có hai câu như sau: “Liệu đắc thanh bần sàm thái thủ, vị tân thiên mẫu tại hung trung”, tả Văn Dư Khả thành một thái thú vừa nghèo vừa tham.
Lúc ấy, Văn Dư Khả cùng với vợ đang qua những ngày nghỉ trong khe núi lồ ồ, đang ăn măng, ông ta vừa ăn vừa đọc thơ của Tô Đông Pha nhưng nhịn không được nên cười ha ha, đến nỗi cơm phun ra đầy bàn.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Có người đang ăn cơm thì tức mình không thèm ăn vì giận bạn bè đùa giỡn quá đà, đó là họ chưa hiểu bạn.
Có người tức giận hất tung mân cơm khi đọc thư đùa giỡn của bạn bè, họ chưa thấm được thế nào là bạn bè tin tưởng lẫn nhau.
Có người chửi toáng lên khi nghe nói bạn bè nói lời đùa giỡn, họ không hiểu được ý nghĩa thế nào là tôn trọng nhau trong tình bằng hữu.
Khi tình bạn được đặt trên cơ sở tôn trong và tin tưởng lẫn nhau thì đùa giỡn thế nào cũng được, bởi vì họ đã hiểu ý nhau và coi đó như là cách tô thắm cho tình bạn thêm đậm đà.
Ai hiểu được thì hiểu, bởi vì tìm được một tình bạn chân thật thì quá khó không như mình tưởng.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:36 30/04/2010
CHỦ NHẬT 5 PHỤC SINH
Tin mừng: Ga 13, 31-33a; 34-35
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau”.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh mới mà Chúa Giêsu truyền cho chúng ta là: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.
Đây là mệnh lệnh mới trong xã hội sống và làm việc theo luật “mắt đền mắt, răng đền răng”, nhưng đối với chúng ta thì mệnh lệnh này không mới, bởi vì chúng ta đã thuộc nằm lòng mệnh lệnh này, nhưng nó rất mới cho cách suy nghĩ của chúng ta trong khi thi hành mệnh lệnh yêu thương này của Chúa Giê-su.
Anh em hãy yêu thương nhau là một lệnh truyền của Chúa Giê-su, bởi vì Ngài chính là tình yêu và chính Ngài biết rõ tình yêu sẽ mang lại gì cho chúng ta, nó mang lại sự nình an tâm hồn, phục vụ tha nhân và hòa bình thế giới.
“Anh em hãy yêu thương nhau”, mà tình yêu của Chúa Giê-su chính là tình yêu chết cho người mình yêu, nghĩa là đặt người mình yêu lên trên tất cả cái tôi của mình để sống chết cho người mình yêu, Chúa Giê-su đã yêu thương Chúa Cha và Ngài đã sống đã chết vì ý Cha trên trời; Ngài cũng đã hi sinh đã chết và đã sống lại vì yêu thương chúng ta. Tình yêu này mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy tiếp nối để cho tha nhân được nhìn thấy Chúa Ki-tô trong con người của chúng ta.
Có người yêu mà không hi sinh cho người mình yêu, có người hi sinh nhưng không yêu, cho nên gia đình chưa có hạnh phúc, thế gian vẫn còn những cảnh bất công xảy ra, vẫn còn chiến tranh hận thù, và con người ta thì chỉ biết yêu mình chứ không đành lòng chia sẻ với người khác.
Yêu thương nhau không có nghĩa là cùng nhau nhìn về một hướng, nhưng hãy nhìn về đối tượng của mình coi họ cần cái gì, họ thiếu cái gì để giúp đỡ để giúp đỡ khi có thể được, họ đang đau khổ hãy ủi an, họ đang thất vọng hãy đem lại cho họ hi vọng, họ đang chán sống hãy làm cho họ thấy đời thật vui tươi...
Bạn thân mến,
Lệnh truyền “Hãy yêu thương nhau” mà Chúa Giê-su ban cho chúng ta không phải là lệnh truyền của ảo tưởng nhưng là của hiện thực, không phải là lệnh truyền được ban ra trong lúc ngẫu hứng, nhưng là trong bầu khí yêu thương tình cảm thầy trò tâm sự, cho nên lệnh truyền này có một sức mạnh đổi mới con người và thế giới.
Giáo xứ chúng ta được mọi người trong giáo phận biết đến bởi vì anh chị em làm việc với nhau có tình đoàn kết, mỗi người biết phát huy tinh thần và khả năng của mình để phục vụ Chúa trong giáo xứ. Những công việc làm của các anh chị em Legio đã khiến cho nhiều người thờ ơ với Giáo Hội nay trở về hợp nhất với chúng ta; việc làm của các thầy cô giáo lý viên đã khiến cho con em chúng ta có tinh thần mới trong việc học giáo lý; các thành viên trong ban đại diện rất đoàn kết và làm việc có phương pháp đem lại hiệu quả tốt đẹp cho giáo xứ...
Tất cả những thành quả trên đều bắt nguồn từ lệnh truyền “ hãy yêu thương nhau” của Chúa Giê-su Kitô, mà mỗi người trong chúng ta đang thực hành trong cuộc sống của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Ga 13, 31-33a; 34-35
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau”.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh mới mà Chúa Giêsu truyền cho chúng ta là: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.
Đây là mệnh lệnh mới trong xã hội sống và làm việc theo luật “mắt đền mắt, răng đền răng”, nhưng đối với chúng ta thì mệnh lệnh này không mới, bởi vì chúng ta đã thuộc nằm lòng mệnh lệnh này, nhưng nó rất mới cho cách suy nghĩ của chúng ta trong khi thi hành mệnh lệnh yêu thương này của Chúa Giê-su.
Anh em hãy yêu thương nhau là một lệnh truyền của Chúa Giê-su, bởi vì Ngài chính là tình yêu và chính Ngài biết rõ tình yêu sẽ mang lại gì cho chúng ta, nó mang lại sự nình an tâm hồn, phục vụ tha nhân và hòa bình thế giới.
“Anh em hãy yêu thương nhau”, mà tình yêu của Chúa Giê-su chính là tình yêu chết cho người mình yêu, nghĩa là đặt người mình yêu lên trên tất cả cái tôi của mình để sống chết cho người mình yêu, Chúa Giê-su đã yêu thương Chúa Cha và Ngài đã sống đã chết vì ý Cha trên trời; Ngài cũng đã hi sinh đã chết và đã sống lại vì yêu thương chúng ta. Tình yêu này mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy tiếp nối để cho tha nhân được nhìn thấy Chúa Ki-tô trong con người của chúng ta.
Có người yêu mà không hi sinh cho người mình yêu, có người hi sinh nhưng không yêu, cho nên gia đình chưa có hạnh phúc, thế gian vẫn còn những cảnh bất công xảy ra, vẫn còn chiến tranh hận thù, và con người ta thì chỉ biết yêu mình chứ không đành lòng chia sẻ với người khác.
Yêu thương nhau không có nghĩa là cùng nhau nhìn về một hướng, nhưng hãy nhìn về đối tượng của mình coi họ cần cái gì, họ thiếu cái gì để giúp đỡ để giúp đỡ khi có thể được, họ đang đau khổ hãy ủi an, họ đang thất vọng hãy đem lại cho họ hi vọng, họ đang chán sống hãy làm cho họ thấy đời thật vui tươi...
Bạn thân mến,
Lệnh truyền “Hãy yêu thương nhau” mà Chúa Giê-su ban cho chúng ta không phải là lệnh truyền của ảo tưởng nhưng là của hiện thực, không phải là lệnh truyền được ban ra trong lúc ngẫu hứng, nhưng là trong bầu khí yêu thương tình cảm thầy trò tâm sự, cho nên lệnh truyền này có một sức mạnh đổi mới con người và thế giới.
Giáo xứ chúng ta được mọi người trong giáo phận biết đến bởi vì anh chị em làm việc với nhau có tình đoàn kết, mỗi người biết phát huy tinh thần và khả năng của mình để phục vụ Chúa trong giáo xứ. Những công việc làm của các anh chị em Legio đã khiến cho nhiều người thờ ơ với Giáo Hội nay trở về hợp nhất với chúng ta; việc làm của các thầy cô giáo lý viên đã khiến cho con em chúng ta có tinh thần mới trong việc học giáo lý; các thành viên trong ban đại diện rất đoàn kết và làm việc có phương pháp đem lại hiệu quả tốt đẹp cho giáo xứ...
Tất cả những thành quả trên đều bắt nguồn từ lệnh truyền “ hãy yêu thương nhau” của Chúa Giê-su Kitô, mà mỗi người trong chúng ta đang thực hành trong cuộc sống của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:38 30/04/2010
N2T |
42. Thánh Giá của Thiên Chúa có rất nhiều loại để thánh hóa bạn hữu của Ngài.
(Thánh Henry Suso)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:40 30/04/2010
N2T |
433. Suốt đời học tập thì sẽ phát hiện mỏ vàng của cuộc sống.
Con đường đời sống
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
11:01 30/04/2010
Con đường đời sống
Các triết gia suy nghĩ đời sống con người khác nào như một cái chai rỗng. Và trong suốt dọc đời sống cái chai đời sống được đổ đầy bằng sự giáo dục dậy dỗ từ gia đình do cha mẹ, bằng kiến thức học hỏi ở trường học, bằng kinh nghiệm sống trải qua nơi trường đời, bằng cảm nghiệm suy tư về sự an ủi bình yên tìm thấy nơi niềm tin tôn giáo.
Những điều này giúp cái chai đời sống con người dần dần đầy. Lẽ tất nhiên có sự gạn lọc lựa chọn cái hay điều tốt, điều thích hợp, điều mình ưa thích, tùy theo tâm tính khả năng mỗi người đã được Trời cao khắc ghi phú bẩm ban cho cùng hoàn cảnh nghề nghiệp và nền văn hóa nơi sinh sống.
Cái chai đời sống càng chứa đựng nhiều điều hay, điều tốt lành, việc hữu ích, kiến thức văn hóa tình người cao đẹp, càng trong sáng và càng có gía trị.
Cũng có suy nghĩ cho rằng đời sống con người là một con đường dài. Độ dài ngắn bao nhiêu không ai biết trước được. Và chúng ta xưa nay đo con đường đời sống bằng tuổi thời gian sống ở đời.
Điều này đúng. Nhưng con đường đời sống con người không chỉ đơn giản đo được bằng con số đếm theo thời gian năm tháng sống trải qua, mà còn phải đo kể đến phần đời sống tinh thần ẩn sâu trong mỗi con người nữa.
Con đường đời sống phần này mới góp phần làm nên gía trị đường đời sống mỗi người.
Con đường đời sống phần này tuy không lấy thước gì đo được độ dài ngắn, cao sâu viết ra con số. Nhưng từ trong tâm hồn tỏa ra nét phản chiếu nơi khuôn mặt, nơi ánh mắt, nơi lời nói, qua cử chỉ những gì diễn ra trong thâm tâm suy nghĩ mỗi người, mà người đối diện cảm nhận ra được.
Con đường đời sống của cha mẹ chúng ta không chỉ là những năm tháng ngày giờ đếm được bằng tuổi thời gian sống thọ. Nhưng kết dệt bằng những hy sinh dấn thân cho gia đình con cháu hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Con đường đời sống của vợ chồng từ lúc thành hôn với nhau cho đến ngày tận cùng, cũng không chỉ là những năm tháng ngày giờ sống chung bên nhau. Nhưng là tình yêu họ trao cho nhau, cùng nhau chịu đựng xây dựng mái ấm gia đình chung.
Con đường đời sống của một em bé, của một bạn trẻ thanh thiếu niên không chỉ là thời gian phát triển lớn lên đếm được. Nhưng là niềm vui, niềm hy vọng hồn nhiên như đóa hoa tươi họ mang đến cho đời sống cha mẹ, cho gia đình xã hội.
Con đường đời sống của một người lăn lộn làm ăn sinh sống trong trường đời không chỉ là những năm những tuần lễ làm việc lao động hay những gì nổi bật chói sáng. Nhưng là sự trung thành với việc làm, những hy sinh âm thầm, những suy nghĩ sáng kiến làm sao giúp đời sống cho tốt đẹp hơn.
Con đường đời sống của những người chọn nếp sống tu trì trong Giáo Hội không phải chỉ đơn thuần là những năm tháng tuổi đời trong bậc tu trì dài ngắn nhiều ít. Nhưng là nếp sống dấn thân phục vụ trong đời sống bậc tu trì.
Không dám qủa quyết có tích cách tiêu cực, con đường đời sống tựa như một trường chiến đấu đòi hỏi nhiều hy sinh vác thánh gía. Nhưng trong mọi giai đoạn con đường đời sống luôn đòi hỏi lòng kiên tâm.
Thánh Giuse, là cha nuôi Chúa Giêsu, là người theo Kinh Thánh thuật lại đã sống trải qua con đường đời sống không để lại dấu vết những năm thánh tuổi thọ bao nhiêu. Nhưng với nhiều thử thách khó khăn cùng kiên nhẫn chịu đựng.
Dẫu vậy Thánh Giuse vẫn một lòng trung thành với gia đình. Và ngày nay Giáo Hội ca ngợi gía trị con đường đời sống của Thánh nhân, như trong kinh cầu Thánh Giuse có câu: „ Ông Thánh Giuse là đấng kiên tâm mạnh mẽ mọi đàng.“
Con người chúng ta, và có khi cả Thánh Giuse cùng các bậc Thánh nhân khác nữa, trên con đường đời sống không phải lúc nào cũng giữ một mực lòng kiên tâm như mình mong muốn. Trái lại có nhiều khi mệt mỏi, nản chí thất vọng, không vừa ý than trách kêu ca, hồ nghi không chỉ người khác, mà cả Giáo Hội và Thiên Chúa nữa, hay muốn buông xuôi không chừng...
Những lúc gặp hoàn cảnh như thế, lời Thiên Chúa nhắn nhủ qua môi miệng Thánh Tiên tri Isaia viết để lại khác nào như ly nước mía lúc trời nắng nóng bức, giúp tâm trí tìm lại sự thanh thản quân bình:
"Đường tôi đi, ĐỨC CHÚA không nhìn thấy,
quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài? "
Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao?
ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa vĩnh cửu,là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.
Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn, trí thông minh của Người khôn dò thấu.
Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi,
kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.
Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn,trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.
Nhưng những người cậy trông ĐỨC CHÚA thì được thêm sức mạnh.
Như thể chim bằng, họ tung cánh.
Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân.“ ( Isia 40, 27-31)
Lễ kính Thánh Giuse thợ 01.05.2010
Các triết gia suy nghĩ đời sống con người khác nào như một cái chai rỗng. Và trong suốt dọc đời sống cái chai đời sống được đổ đầy bằng sự giáo dục dậy dỗ từ gia đình do cha mẹ, bằng kiến thức học hỏi ở trường học, bằng kinh nghiệm sống trải qua nơi trường đời, bằng cảm nghiệm suy tư về sự an ủi bình yên tìm thấy nơi niềm tin tôn giáo.
Những điều này giúp cái chai đời sống con người dần dần đầy. Lẽ tất nhiên có sự gạn lọc lựa chọn cái hay điều tốt, điều thích hợp, điều mình ưa thích, tùy theo tâm tính khả năng mỗi người đã được Trời cao khắc ghi phú bẩm ban cho cùng hoàn cảnh nghề nghiệp và nền văn hóa nơi sinh sống.
Cái chai đời sống càng chứa đựng nhiều điều hay, điều tốt lành, việc hữu ích, kiến thức văn hóa tình người cao đẹp, càng trong sáng và càng có gía trị.
Cũng có suy nghĩ cho rằng đời sống con người là một con đường dài. Độ dài ngắn bao nhiêu không ai biết trước được. Và chúng ta xưa nay đo con đường đời sống bằng tuổi thời gian sống ở đời.
Điều này đúng. Nhưng con đường đời sống con người không chỉ đơn giản đo được bằng con số đếm theo thời gian năm tháng sống trải qua, mà còn phải đo kể đến phần đời sống tinh thần ẩn sâu trong mỗi con người nữa.
Con đường đời sống phần này mới góp phần làm nên gía trị đường đời sống mỗi người.
Con đường đời sống phần này tuy không lấy thước gì đo được độ dài ngắn, cao sâu viết ra con số. Nhưng từ trong tâm hồn tỏa ra nét phản chiếu nơi khuôn mặt, nơi ánh mắt, nơi lời nói, qua cử chỉ những gì diễn ra trong thâm tâm suy nghĩ mỗi người, mà người đối diện cảm nhận ra được.
Con đường đời sống của cha mẹ chúng ta không chỉ là những năm tháng ngày giờ đếm được bằng tuổi thời gian sống thọ. Nhưng kết dệt bằng những hy sinh dấn thân cho gia đình con cháu hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Con đường đời sống của vợ chồng từ lúc thành hôn với nhau cho đến ngày tận cùng, cũng không chỉ là những năm tháng ngày giờ sống chung bên nhau. Nhưng là tình yêu họ trao cho nhau, cùng nhau chịu đựng xây dựng mái ấm gia đình chung.
Con đường đời sống của một em bé, của một bạn trẻ thanh thiếu niên không chỉ là thời gian phát triển lớn lên đếm được. Nhưng là niềm vui, niềm hy vọng hồn nhiên như đóa hoa tươi họ mang đến cho đời sống cha mẹ, cho gia đình xã hội.
Con đường đời sống của một người lăn lộn làm ăn sinh sống trong trường đời không chỉ là những năm những tuần lễ làm việc lao động hay những gì nổi bật chói sáng. Nhưng là sự trung thành với việc làm, những hy sinh âm thầm, những suy nghĩ sáng kiến làm sao giúp đời sống cho tốt đẹp hơn.
Con đường đời sống của những người chọn nếp sống tu trì trong Giáo Hội không phải chỉ đơn thuần là những năm tháng tuổi đời trong bậc tu trì dài ngắn nhiều ít. Nhưng là nếp sống dấn thân phục vụ trong đời sống bậc tu trì.
Không dám qủa quyết có tích cách tiêu cực, con đường đời sống tựa như một trường chiến đấu đòi hỏi nhiều hy sinh vác thánh gía. Nhưng trong mọi giai đoạn con đường đời sống luôn đòi hỏi lòng kiên tâm.
Thánh Giuse, là cha nuôi Chúa Giêsu, là người theo Kinh Thánh thuật lại đã sống trải qua con đường đời sống không để lại dấu vết những năm thánh tuổi thọ bao nhiêu. Nhưng với nhiều thử thách khó khăn cùng kiên nhẫn chịu đựng.
Dẫu vậy Thánh Giuse vẫn một lòng trung thành với gia đình. Và ngày nay Giáo Hội ca ngợi gía trị con đường đời sống của Thánh nhân, như trong kinh cầu Thánh Giuse có câu: „ Ông Thánh Giuse là đấng kiên tâm mạnh mẽ mọi đàng.“
Con người chúng ta, và có khi cả Thánh Giuse cùng các bậc Thánh nhân khác nữa, trên con đường đời sống không phải lúc nào cũng giữ một mực lòng kiên tâm như mình mong muốn. Trái lại có nhiều khi mệt mỏi, nản chí thất vọng, không vừa ý than trách kêu ca, hồ nghi không chỉ người khác, mà cả Giáo Hội và Thiên Chúa nữa, hay muốn buông xuôi không chừng...
Những lúc gặp hoàn cảnh như thế, lời Thiên Chúa nhắn nhủ qua môi miệng Thánh Tiên tri Isaia viết để lại khác nào như ly nước mía lúc trời nắng nóng bức, giúp tâm trí tìm lại sự thanh thản quân bình:
"Đường tôi đi, ĐỨC CHÚA không nhìn thấy,
quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài? "
Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao?
ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa vĩnh cửu,là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.
Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn, trí thông minh của Người khôn dò thấu.
Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi,
kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.
Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn,trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.
Nhưng những người cậy trông ĐỨC CHÚA thì được thêm sức mạnh.
Như thể chim bằng, họ tung cánh.
Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân.“ ( Isia 40, 27-31)
Lễ kính Thánh Giuse thợ 01.05.2010
Để nhận ra người môn đệ chân chính
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
17:29 30/04/2010
Để nhận ra người môn đệ chân chính
(Suy niệm Tin Mừng Gioan (Ga 13, 31-33a. 34-35) trích đọc trong Chúa Nhật 5 phục sinh)
Khi sắp từ giã những người thân thiết để lìa đời, người hấp hối cố tranh thủ chút thời gian vắn vỏi còn lại và tận dụng chút hơi tàn để căn dặn người thân yêu những điều mà họ cho là quan trọng nhất, đồng thời cũng để trối lại những gì được xem là gia bảo.
Chúa Giê-su cũng thế. Khi sắp từ giã các môn đệ để chịu khổ nạn và chịu chết, Người trao cho họ những lời tâm huyết: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi.” Rồi Chúa Giê-su trối lại cho các môn đệ yêu dấu phần gia bảo quan trọng nhất, đó là Điều Răn Mới: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau…”
Tuy nhiên, Chúa Giê-su không muốn các môn đệ yêu thương nhau bằng thứ tình yêu hời hợt bề ngoài, nhưng muốn họ yêu thương nhau với một mức độ lớn lao cao cả, nên nói thêm: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Tình yêu Chúa Giê-su dành cho nhân loại phải trở thành chuẩn mực cho tình yêu của các môn đệ đối với nhau.
Rồi Đức Giê-su nhấn mạnh: “Người ta sẽ căn cứ vào dấu hiệu nầy để nhận ra anh em là môn đệ của Thầy, là anh em thương mến nhau.”
Như thế, nếu kẻ nào không thương mến tha nhân thực lòng, người đó chưa phải là môn đệ thật của Chúa Giê-su.
Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều đồ giả: vàng giả, tiền giả, thuốc giả, hàng giả xen lẫn với hàng thật khó mà phân biệt rạch ròi.
Trong đạo thánh Chúa cũng vậy. Có nhiều kitô hữu giả trà trộn giữa các kitô hữu thật như cỏ lùng mọc chung với lúa; muốn phân biệt ai giả, ai thật, đâu phải chuyện dễ dàng.
Muốn thử vàng, người ta phải dùng đến lửa. Muốn biết ai là môn đệ thật của Chúa, người ta phải nại đến tình yêu. Thế nên, Chúa Giê-su dạy: “Người ta cứ dấu nầy mà nhận biết các con là môn đệ (thật) của Thầy, là các con yêu thương nhau.” Thế thì, nếu ai đó xưng mình là môn đệ Chúa Giê-su mà không tôn trọng, không yêu thương người khác, thì chắc chắn người đó là môn đệ giả.
***
Có người nằm mơ thấy mình lìa bỏ đời nầy sang thế giới bên kia. Được biết thánh Phê-rô canh cửa thiên đàng rất nghiêm ngặt, xét hỏi kỹ càng trước khi cho vào, nên anh ta mang theo đầy đủ những giấy tờ cần thiết.
Vừa gặp thánh Phê-rô, anh liền xuất trình chứng thư rửa tội, có chữ ký của cha sở và dấu đỏ của giáo xứ hẳn hoi, hy vọng với chứng thư nầy thì thánh Phê-rô sẽ mở cửa thiên đàng cho anh ngay. Nào ngờ, thánh nhân lại lắc đầu từ chối. Thế là anh ta lại xuất trình thêm chứng thư thêm sức, rồi chứng thư hôn phối, cả sổ gia đình công giáo nữa. Vậy mà thánh Phê-rô vẫn khước từ.
“Ngài còn đòi gì nữa? Con còn cả tràng chuổi, cả sách kinh hôm mai đây. Ngày nào con chẳng đọc kinh lần hạt! Con không bỏ lễ chúa nhật bao giờ, không gian tham trộm cắp của ai, không mê muốn vợ chồng người... Bấy nhiêu không đủ để được vào thiên đàng sao?”
Thánh Phê-rô trả lời:
“Thiên đàng chỉ đón nhận những môn đệ thật của Chúa Giê-su. Ai không mang phù hiệu người môn đệ Chúa Giê-su thì không được nhận vào thiên đàng.”
“Phù hiệu nào vậy, thưa Ngài?”
“Thế con không nhớ lời Thầy chí thánh phán dạy sao: “Người ta căn cứ vào dấu hiệu (phù hiệu) nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng thương mến nhau.” Chưa có lòng thương mến nhau thì con chưa phải là người môn đệ thật của Chúa.”
Qua dụ ngôn phán xét cuối cùng, Chúa Giê-su cũng khẳng định điều nầy: Ai có lòng yêu thương giúp đỡ người khác, kẻ ấy mới được đón nhận vào thiên đàng.
“Bấy giờ Đức Vua sẽ phán với những kẻ bên phải rằng: “Nào những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc đã dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa” vì các người đã thương mến chăm sóc các anh em bé nhỏ của Ta.
Rồi Chúa quay sang lên án những người bên trái: “Quân bị nguyền rủa kia! Hãy đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó”… vì các ngươi đã không yêu thương chăm sóc các anh em bé mọn của Ta. (Mt 25, 34-46)
Dưới ánh sáng của Lời Chúa hôm nay, chúng ta hãy rà soát lại xem mình đã tôn trọng, yêu thương và phục vụ những anh chị em chung quanh chưa? Nếu chưa thì chúng ta vẫn còn là những kitô hữu giả hiệu, chúng ta không thuộc vào số những người môn đệ thật của Chúa Giê-su và vương quốc thiên đàng không có chỗ cho chúng ta.
(Suy niệm Tin Mừng Gioan (Ga 13, 31-33a. 34-35) trích đọc trong Chúa Nhật 5 phục sinh)
Khi sắp từ giã những người thân thiết để lìa đời, người hấp hối cố tranh thủ chút thời gian vắn vỏi còn lại và tận dụng chút hơi tàn để căn dặn người thân yêu những điều mà họ cho là quan trọng nhất, đồng thời cũng để trối lại những gì được xem là gia bảo.
Chúa Giê-su cũng thế. Khi sắp từ giã các môn đệ để chịu khổ nạn và chịu chết, Người trao cho họ những lời tâm huyết: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi.” Rồi Chúa Giê-su trối lại cho các môn đệ yêu dấu phần gia bảo quan trọng nhất, đó là Điều Răn Mới: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau…”
Tuy nhiên, Chúa Giê-su không muốn các môn đệ yêu thương nhau bằng thứ tình yêu hời hợt bề ngoài, nhưng muốn họ yêu thương nhau với một mức độ lớn lao cao cả, nên nói thêm: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Tình yêu Chúa Giê-su dành cho nhân loại phải trở thành chuẩn mực cho tình yêu của các môn đệ đối với nhau.
Rồi Đức Giê-su nhấn mạnh: “Người ta sẽ căn cứ vào dấu hiệu nầy để nhận ra anh em là môn đệ của Thầy, là anh em thương mến nhau.”
Như thế, nếu kẻ nào không thương mến tha nhân thực lòng, người đó chưa phải là môn đệ thật của Chúa Giê-su.
Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều đồ giả: vàng giả, tiền giả, thuốc giả, hàng giả xen lẫn với hàng thật khó mà phân biệt rạch ròi.
Trong đạo thánh Chúa cũng vậy. Có nhiều kitô hữu giả trà trộn giữa các kitô hữu thật như cỏ lùng mọc chung với lúa; muốn phân biệt ai giả, ai thật, đâu phải chuyện dễ dàng.
Muốn thử vàng, người ta phải dùng đến lửa. Muốn biết ai là môn đệ thật của Chúa, người ta phải nại đến tình yêu. Thế nên, Chúa Giê-su dạy: “Người ta cứ dấu nầy mà nhận biết các con là môn đệ (thật) của Thầy, là các con yêu thương nhau.” Thế thì, nếu ai đó xưng mình là môn đệ Chúa Giê-su mà không tôn trọng, không yêu thương người khác, thì chắc chắn người đó là môn đệ giả.
***
Có người nằm mơ thấy mình lìa bỏ đời nầy sang thế giới bên kia. Được biết thánh Phê-rô canh cửa thiên đàng rất nghiêm ngặt, xét hỏi kỹ càng trước khi cho vào, nên anh ta mang theo đầy đủ những giấy tờ cần thiết.
Vừa gặp thánh Phê-rô, anh liền xuất trình chứng thư rửa tội, có chữ ký của cha sở và dấu đỏ của giáo xứ hẳn hoi, hy vọng với chứng thư nầy thì thánh Phê-rô sẽ mở cửa thiên đàng cho anh ngay. Nào ngờ, thánh nhân lại lắc đầu từ chối. Thế là anh ta lại xuất trình thêm chứng thư thêm sức, rồi chứng thư hôn phối, cả sổ gia đình công giáo nữa. Vậy mà thánh Phê-rô vẫn khước từ.
“Ngài còn đòi gì nữa? Con còn cả tràng chuổi, cả sách kinh hôm mai đây. Ngày nào con chẳng đọc kinh lần hạt! Con không bỏ lễ chúa nhật bao giờ, không gian tham trộm cắp của ai, không mê muốn vợ chồng người... Bấy nhiêu không đủ để được vào thiên đàng sao?”
Thánh Phê-rô trả lời:
“Thiên đàng chỉ đón nhận những môn đệ thật của Chúa Giê-su. Ai không mang phù hiệu người môn đệ Chúa Giê-su thì không được nhận vào thiên đàng.”
“Phù hiệu nào vậy, thưa Ngài?”
“Thế con không nhớ lời Thầy chí thánh phán dạy sao: “Người ta căn cứ vào dấu hiệu (phù hiệu) nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng thương mến nhau.” Chưa có lòng thương mến nhau thì con chưa phải là người môn đệ thật của Chúa.”
Qua dụ ngôn phán xét cuối cùng, Chúa Giê-su cũng khẳng định điều nầy: Ai có lòng yêu thương giúp đỡ người khác, kẻ ấy mới được đón nhận vào thiên đàng.
“Bấy giờ Đức Vua sẽ phán với những kẻ bên phải rằng: “Nào những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc đã dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa” vì các người đã thương mến chăm sóc các anh em bé nhỏ của Ta.
Rồi Chúa quay sang lên án những người bên trái: “Quân bị nguyền rủa kia! Hãy đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó”… vì các ngươi đã không yêu thương chăm sóc các anh em bé mọn của Ta. (Mt 25, 34-46)
Dưới ánh sáng của Lời Chúa hôm nay, chúng ta hãy rà soát lại xem mình đã tôn trọng, yêu thương và phục vụ những anh chị em chung quanh chưa? Nếu chưa thì chúng ta vẫn còn là những kitô hữu giả hiệu, chúng ta không thuộc vào số những người môn đệ thật của Chúa Giê-su và vương quốc thiên đàng không có chỗ cho chúng ta.
Tháng 5 Mưa Hồng Ân
Tuyết Mai
21:49 30/04/2010
Tháng 5 Mưa Hồng Ân
Sáng nay ngoài trời mưa lấm tấm, đủ làm ướt những phố xá còn đang ngái ngủ, như chúng chưa buồn thức dậy. Mọi cảnh vật cũng vẫn cứ u buồn trong một mầu xám nhạt nhòa, giống như đang khóc vậy!? Nhưng không phải đâu thưa anh chị em, tháng 5 tháng Đức Mẹ đang về đầu ngõ rồi đó! Hình như Mẹ Maria hiền mẫu của chúng ta đang tưới gội cho mảnh đất thân yêu của Mẹ những hạt mưa Ân Thánh đầy tràn Phúc Đức của Mẹ đấy chăng!? Mẹ tưới gội cho mảnh đất thêm mầu mỡ. Mẹ tưới gội cho những mảnh đất trồng những hoa mầu thêm đậm đà, thêm đậm sắc, và bát ngát hương thơm, bay lên Tòa Mẹ.
Hình như mọi tháng 5 về, ai ai trong chúng ta cũng dậy lên trong niềm vui, trong sự chuẩn bị Kiệu Hoa, để được đón rước Mẹ của toàn thể nhân loại chúng ta. Mẹ ơi! Tháng 5 chẳng những trên mảnh đất thân thương VN của chúng con, mà là tất cả những mảnh đất trên thế giới, đều nở rộ mọi sắc hoa tươi thắm, cho nên vì thế mà tháng 5 trên toàn cõi địa cầu, đã cho chúng con có cơ hội trang hoàng Kiệu Hoa dành riêng cho Mẹ đó! chẳng những một ngày, một tuần không thôi đâu! Mà chúng con dành cho Mẹ những một tháng cơ Mẹ ạ!
Người lớn các bà thì lăng xăng hội các bà mẹ Công Giáo và toàn thể các hội đoàn trong nhà thờ đều đã được chuẩn bị. Từ các sơ hay các chị phải bỏ nhiều thời giờ dậy các em múa dâng hoa, bao nhiêu thợ may cũng bận rộn trong việc may áo cho các em mặc, rồi các ông cũng đóng góp không ít trong việc trang trí nhà thờ. Mọi người, mỗi người mỗi việc chạy tới chạy lui, trong một không khí sầm uất, ồn ào, náo nhiệt, nhưng rất vui Mẹ ơi! Khắp mọi nơi mọi chỗ từ các phố chợ cũng nhộn lên niềm vui chung, vì đâu đâu cũng thấy bày bán hoa đủ loại, vui như những ngày chợ tết lần thứ hai vậy! Khách hàng đàn ông, đàn bà, và con nít, nờm nợp đi chợ mua hoa để đem về dâng riêng cho Mẹ tại gia và tất cả mọi nhà thờ nữa! Tháng 5 là Tháng Hoa dâng Mẹ, đâu đâu cũng cho chúng con mầu sắc thái tươi vui, mới mẻ, thơm ngát, khắp mọi chỗ mọi nơi. Vui vẻ và ngày nào cũng như ngày hội, vẫn luôn luôn trong khuôn viên ngoài và trong nhà thờ.
Năm nào cũng thế vào đầu tháng 5 là từ những người Công Giáo hay không công giáo ngoài chợ cũng đều phải biết để mà buôn bán hoa để kiếm thêm thu nhập trong tháng 5 này! Cho nên không khí khắp mọi nơi như đều biết Mẹ về! Tâm hồn chúng con rộn rã niềm vui vì được có Mẹ trong suốt một tháng dài. Chúng con có dịp để tìm tới với nhau. Chúng con có dịp để cầu nguyện chung với nhau. Chúng con có dịp để dâng lên cho Mẹ những lời cảm tạ vì Mẹ đã trở về thế gian sống chung với chúng con, để nghe chúng con than thở, van xin, và khẩn nài. Vì chỉ có những lời năn nỉ của Mẹ mới làm cho Chúa Con Giêsu của Mẹ phải chìu Mẹ mà thôi! Vì chỉ có Mẹ mới có thể làm dịu cơn giận dữ của Đức Chúa Cha. Chúng con tất cả là phạm nhân, chỉ biết núp vào áo Mẹ, để tìm nơi ẩn núp, để Mẹ giúp cho tất cả chúng con là những đứa con hư hỏng biết tìm về nương tựa bên tình yêu của Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.
À mà Mẹ Maria hiền mẫu của chúng con ơi! Năm nay Mẹ trở về với chúng con, Mẹ sẽ thấy thế giới đang dấy lên những nỗi lo sợ, từ cơm áo cho đến những cảnh màn trời chiếu đất do nhân loại chúng con gây ra!? Những dấu hiệu sợ hãi của thiên tai cứ đang tiếp tục hết chỗ này đến chỗ kia, nhưng hình như chúng con cứ vẫn chai lỳ với những biến cố ấy! Riết rồi chúng con cũng bó tay vì làm sao ngăn chận được cho thiên tai không xẩy đến? Chúng con làm sao phòng được? Chúng con chạy đi đâu bây giờ hở Mẹ? Có phải do tội chúng con đã làm cho Thiên Chúa Cha nổi cơn thịnh nộ? Hay nếu đổ thừa cho việc Chúa làm là sai? Thì sao thiên tai cứ xẩy đến cho nhân loại chúng con mãi như thế hở Mẹ yêu?
Hay qua thiên tai đại họa như thế là để cho chúng con luôn luôn sống trong chuẩn bị, trong tỉnh thức, và để hữu ích cho linh hồn của chúng con, vì biết có tránh cũng không khỏi?? Nếu quả thế thì hình như chúng con cũng vẫn sống trong dửng dưng và rất thờ ơ với những dấu chỉ và biến cố xẩy đến rất thường như thế Mẹ ạ!?? Như thế mới chứng tỏ cho Mẹ thấy rằng con cái Mẹ trên toàn cầu luôn cần đến Mẹ, trong sự yêu thương con mình, và luôn chở che cho chúng con, là những đứa con yếu hèn và luôn phạm tội. Dù biết thế, nhưng chúng con luôn luôn cầu khẩn đến Mẹ, vì qua Mẹ mà Chúa mới thương chúng con, những đứa con bướng bỉnh, khó dậy, lạc đàn, và bay nhẩy trong sa ngã, đam mê, và trong bùn nhơ của tội lỗi.
Lậy Mẹ Maria hiền mẫu của chúng con!
Xin Mẹ hãy tắm gội và kỳ cọ tội lỗi chúng con nhờ vào mọi thánh đức, thánh thiện, vẹn toàn, và đức trinh khiết của Mẹ, luôn làm vui lòng Ba Ngôi Thiên Chúa. Mẹ là Hằng Cứu Giúp, chẳng ai ra về tay không. Chẳng ai xin mà Mẹ không nhậm lời! Chẳng ai mà không được Mẹ an ủi! Ngay cả những người ngoại đạo. Toàn thể nhân loại chúng con cùng hiệp dâng lên Mẹ tấm lòng thành, chân thật, và chất phát, chỉ xin Mẹ luôn ở bên cạnh chúng con bây giờ và luôn mãi Mẹ nhé! Amen.
Sáng nay ngoài trời mưa lấm tấm, đủ làm ướt những phố xá còn đang ngái ngủ, như chúng chưa buồn thức dậy. Mọi cảnh vật cũng vẫn cứ u buồn trong một mầu xám nhạt nhòa, giống như đang khóc vậy!? Nhưng không phải đâu thưa anh chị em, tháng 5 tháng Đức Mẹ đang về đầu ngõ rồi đó! Hình như Mẹ Maria hiền mẫu của chúng ta đang tưới gội cho mảnh đất thân yêu của Mẹ những hạt mưa Ân Thánh đầy tràn Phúc Đức của Mẹ đấy chăng!? Mẹ tưới gội cho mảnh đất thêm mầu mỡ. Mẹ tưới gội cho những mảnh đất trồng những hoa mầu thêm đậm đà, thêm đậm sắc, và bát ngát hương thơm, bay lên Tòa Mẹ.
Hình như mọi tháng 5 về, ai ai trong chúng ta cũng dậy lên trong niềm vui, trong sự chuẩn bị Kiệu Hoa, để được đón rước Mẹ của toàn thể nhân loại chúng ta. Mẹ ơi! Tháng 5 chẳng những trên mảnh đất thân thương VN của chúng con, mà là tất cả những mảnh đất trên thế giới, đều nở rộ mọi sắc hoa tươi thắm, cho nên vì thế mà tháng 5 trên toàn cõi địa cầu, đã cho chúng con có cơ hội trang hoàng Kiệu Hoa dành riêng cho Mẹ đó! chẳng những một ngày, một tuần không thôi đâu! Mà chúng con dành cho Mẹ những một tháng cơ Mẹ ạ!
Người lớn các bà thì lăng xăng hội các bà mẹ Công Giáo và toàn thể các hội đoàn trong nhà thờ đều đã được chuẩn bị. Từ các sơ hay các chị phải bỏ nhiều thời giờ dậy các em múa dâng hoa, bao nhiêu thợ may cũng bận rộn trong việc may áo cho các em mặc, rồi các ông cũng đóng góp không ít trong việc trang trí nhà thờ. Mọi người, mỗi người mỗi việc chạy tới chạy lui, trong một không khí sầm uất, ồn ào, náo nhiệt, nhưng rất vui Mẹ ơi! Khắp mọi nơi mọi chỗ từ các phố chợ cũng nhộn lên niềm vui chung, vì đâu đâu cũng thấy bày bán hoa đủ loại, vui như những ngày chợ tết lần thứ hai vậy! Khách hàng đàn ông, đàn bà, và con nít, nờm nợp đi chợ mua hoa để đem về dâng riêng cho Mẹ tại gia và tất cả mọi nhà thờ nữa! Tháng 5 là Tháng Hoa dâng Mẹ, đâu đâu cũng cho chúng con mầu sắc thái tươi vui, mới mẻ, thơm ngát, khắp mọi chỗ mọi nơi. Vui vẻ và ngày nào cũng như ngày hội, vẫn luôn luôn trong khuôn viên ngoài và trong nhà thờ.
Năm nào cũng thế vào đầu tháng 5 là từ những người Công Giáo hay không công giáo ngoài chợ cũng đều phải biết để mà buôn bán hoa để kiếm thêm thu nhập trong tháng 5 này! Cho nên không khí khắp mọi nơi như đều biết Mẹ về! Tâm hồn chúng con rộn rã niềm vui vì được có Mẹ trong suốt một tháng dài. Chúng con có dịp để tìm tới với nhau. Chúng con có dịp để cầu nguyện chung với nhau. Chúng con có dịp để dâng lên cho Mẹ những lời cảm tạ vì Mẹ đã trở về thế gian sống chung với chúng con, để nghe chúng con than thở, van xin, và khẩn nài. Vì chỉ có những lời năn nỉ của Mẹ mới làm cho Chúa Con Giêsu của Mẹ phải chìu Mẹ mà thôi! Vì chỉ có Mẹ mới có thể làm dịu cơn giận dữ của Đức Chúa Cha. Chúng con tất cả là phạm nhân, chỉ biết núp vào áo Mẹ, để tìm nơi ẩn núp, để Mẹ giúp cho tất cả chúng con là những đứa con hư hỏng biết tìm về nương tựa bên tình yêu của Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.
À mà Mẹ Maria hiền mẫu của chúng con ơi! Năm nay Mẹ trở về với chúng con, Mẹ sẽ thấy thế giới đang dấy lên những nỗi lo sợ, từ cơm áo cho đến những cảnh màn trời chiếu đất do nhân loại chúng con gây ra!? Những dấu hiệu sợ hãi của thiên tai cứ đang tiếp tục hết chỗ này đến chỗ kia, nhưng hình như chúng con cứ vẫn chai lỳ với những biến cố ấy! Riết rồi chúng con cũng bó tay vì làm sao ngăn chận được cho thiên tai không xẩy đến? Chúng con làm sao phòng được? Chúng con chạy đi đâu bây giờ hở Mẹ? Có phải do tội chúng con đã làm cho Thiên Chúa Cha nổi cơn thịnh nộ? Hay nếu đổ thừa cho việc Chúa làm là sai? Thì sao thiên tai cứ xẩy đến cho nhân loại chúng con mãi như thế hở Mẹ yêu?
Hay qua thiên tai đại họa như thế là để cho chúng con luôn luôn sống trong chuẩn bị, trong tỉnh thức, và để hữu ích cho linh hồn của chúng con, vì biết có tránh cũng không khỏi?? Nếu quả thế thì hình như chúng con cũng vẫn sống trong dửng dưng và rất thờ ơ với những dấu chỉ và biến cố xẩy đến rất thường như thế Mẹ ạ!?? Như thế mới chứng tỏ cho Mẹ thấy rằng con cái Mẹ trên toàn cầu luôn cần đến Mẹ, trong sự yêu thương con mình, và luôn chở che cho chúng con, là những đứa con yếu hèn và luôn phạm tội. Dù biết thế, nhưng chúng con luôn luôn cầu khẩn đến Mẹ, vì qua Mẹ mà Chúa mới thương chúng con, những đứa con bướng bỉnh, khó dậy, lạc đàn, và bay nhẩy trong sa ngã, đam mê, và trong bùn nhơ của tội lỗi.
Lậy Mẹ Maria hiền mẫu của chúng con!
Xin Mẹ hãy tắm gội và kỳ cọ tội lỗi chúng con nhờ vào mọi thánh đức, thánh thiện, vẹn toàn, và đức trinh khiết của Mẹ, luôn làm vui lòng Ba Ngôi Thiên Chúa. Mẹ là Hằng Cứu Giúp, chẳng ai ra về tay không. Chẳng ai xin mà Mẹ không nhậm lời! Chẳng ai mà không được Mẹ an ủi! Ngay cả những người ngoại đạo. Toàn thể nhân loại chúng con cùng hiệp dâng lên Mẹ tấm lòng thành, chân thật, và chất phát, chỉ xin Mẹ luôn ở bên cạnh chúng con bây giờ và luôn mãi Mẹ nhé! Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tháng Năm: Năng lần chuỗi Mân Côi để cầu cho Đức Giáo Hoàng và cho công cuộc bảo vệ sự sống
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:54 30/04/2010
Tháng Năm: Năng lần chuỗi Mân Côi để cầu cho Đức Giáo Hoàng và cho công cuộc bảo vệ sự sống
ROMA, (zenit.org) - Hội Tông Đồ « Người trẻ vì sự sống » đề xuất trong tháng năm, tháng truyền thống được Giáo Hội dành riêng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, thiết lập những nhóm cầu nguyện được quy tụ lại với nhau để cùng lần chuỗi Mân Côi.
Mục đích nhằm quây quần gia đình, bạn bè, cha mẹ, hàng xóm đọc kinh Mân Côi một ngày trong tuần hoặc tất cả các ngày. Mỗi người tự tìm cho mình thời điểm và cách thức đánh động người khác cầu nguyện để bảo vệ sự sống cũng như cổ võ cho tinh thần cầu nguyện này.
Trong tháng năm, những ngày đáng nhớ đầy ý nghĩa của Hội Tông Đồ gồm có: ngày 6 tháng năm, lễ thánh Đaminh Savio, quan thầy Cộng Đoàn Tông Đồ Italia, ngày 24 tháng năm, lễ trọng Đức Trinh Nữ Maria, Trợ Tá các Kitô hữu.
Hơn nữa, ngày 31 tháng năm, lễ Đức Mẹ thăm viếng bà thánh Isave, Hội Tông Đồ « Người trẻ vì sự sống », gồm tất cả các thành viên và bạn bè, dành ra một ngày để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Như xưa Đức Maria đã viếng thăm người chị họ Isave và để giúp đỡ trong việc sinh nở, cách biểu tượng « Hội Tông Đồ vì sự sống » hướng chuyến viếng thăm của mình đến Đức Thánh Cha và biểu lộ với ngài sự gần gũi trong cầu nguyện nhằm ủng hộ nhiệm vụ dẫn dắt cao trọng của ngài trong cương vị thủ lãnh Giáo Hội hoàn vũ.
Có rất nhiều hình thức được khuyến khích thực hành như: nêu ý chỉ này trong các thánh lễ mỗi ngày, lần chuỗi Mân Côi, tổ chức các buổi cầu nguyện và chầu Thánh Thể.
Trong một điện thư gửi cho Hội Tông Đồ « Người trẻ vì sự sống » vào ngày 25 tháng ba năm ngoái, Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về gia đình, viết: « ý tưởng thực hành đường hướng thiêng liêng mà hiệp hội của các bạn cỗ võ là một hành động của tình yêu và là một câu trả lời đầy ý nghĩa cho tình trạng nguy kịch của ngày hôm nay đối với hàng triệu trẻ em không được đón tiếp hay thậm chí bị người ta khước từ sinh ra ».
« Tôi mong muốn rằng, ngài nói tiếp, lối thực hành thiêng liêng này sẽ còn được biết đến nhiều hơn và được đánh giá cao, và nó sẽ lan rộng như một sự đóng góp có hiệu lực của người tín hữu cho nền văn hóa sự sống ».
ROMA, (zenit.org) - Hội Tông Đồ « Người trẻ vì sự sống » đề xuất trong tháng năm, tháng truyền thống được Giáo Hội dành riêng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, thiết lập những nhóm cầu nguyện được quy tụ lại với nhau để cùng lần chuỗi Mân Côi.
Mục đích nhằm quây quần gia đình, bạn bè, cha mẹ, hàng xóm đọc kinh Mân Côi một ngày trong tuần hoặc tất cả các ngày. Mỗi người tự tìm cho mình thời điểm và cách thức đánh động người khác cầu nguyện để bảo vệ sự sống cũng như cổ võ cho tinh thần cầu nguyện này.
Trong tháng năm, những ngày đáng nhớ đầy ý nghĩa của Hội Tông Đồ gồm có: ngày 6 tháng năm, lễ thánh Đaminh Savio, quan thầy Cộng Đoàn Tông Đồ Italia, ngày 24 tháng năm, lễ trọng Đức Trinh Nữ Maria, Trợ Tá các Kitô hữu.
Hơn nữa, ngày 31 tháng năm, lễ Đức Mẹ thăm viếng bà thánh Isave, Hội Tông Đồ « Người trẻ vì sự sống », gồm tất cả các thành viên và bạn bè, dành ra một ngày để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Như xưa Đức Maria đã viếng thăm người chị họ Isave và để giúp đỡ trong việc sinh nở, cách biểu tượng « Hội Tông Đồ vì sự sống » hướng chuyến viếng thăm của mình đến Đức Thánh Cha và biểu lộ với ngài sự gần gũi trong cầu nguyện nhằm ủng hộ nhiệm vụ dẫn dắt cao trọng của ngài trong cương vị thủ lãnh Giáo Hội hoàn vũ.
Có rất nhiều hình thức được khuyến khích thực hành như: nêu ý chỉ này trong các thánh lễ mỗi ngày, lần chuỗi Mân Côi, tổ chức các buổi cầu nguyện và chầu Thánh Thể.
Trong một điện thư gửi cho Hội Tông Đồ « Người trẻ vì sự sống » vào ngày 25 tháng ba năm ngoái, Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về gia đình, viết: « ý tưởng thực hành đường hướng thiêng liêng mà hiệp hội của các bạn cỗ võ là một hành động của tình yêu và là một câu trả lời đầy ý nghĩa cho tình trạng nguy kịch của ngày hôm nay đối với hàng triệu trẻ em không được đón tiếp hay thậm chí bị người ta khước từ sinh ra ».
« Tôi mong muốn rằng, ngài nói tiếp, lối thực hành thiêng liêng này sẽ còn được biết đến nhiều hơn và được đánh giá cao, và nó sẽ lan rộng như một sự đóng góp có hiệu lực của người tín hữu cho nền văn hóa sự sống ».
Hành hương Nevers: Khám phá con đường nên thánh của Bernadette
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:31 30/04/2010
Hành hương Nevers: Khám phá con đường nên thánh của Bernadette
Nhắc đến Lộ Đức, chúng ta nghĩ ngay đến một địa điểm hành hương nổi tiếng trên toàn thế giới với rất nhiều phép lạ chữa lành bệnh tật. Tại nơi đây về trước, Đức Mẹ đã hiện ra nhiều hiện ra với một thiếu nữ quê mùa không biết đọc biết viết Bernadette Soubirous. Chính vì thế, không mấy dễ dàng cho chị trong việc truyền lại những mệnh lệnh mà Đức Mẹ trao phó. Tuy nhiên, trước nỗi ngờ vực của cha sở và dân chúng, lời nói của chị lại thật khôn ngoan và đầy xác tín: « Con chỉ có nhiệm vụ nói điều này chứ không có bổn phận làm cho cha tin ». Sau khi hoàn thành sứ mệnh báo cho cha sở biết việc xây dựng ngôi thánh đường tại nơi Đức Mẹ Hiện ra theo lời chỉ dậy của Ngài, chị tìm đến một tu viện Bác Ái Nevers tại Lộ Đức để ẩn mình trong cuộc sống cuộc âm thầm. Tại đây, Bernadette bắt đầu học viết và đọc. Sau một thời gian tìm hiểu, chị đã quyết định trở thành nữ tu Bác Ái Nevers. Sau đó, chị được đưa về Nevers để được huấn luyện.
Nevers, một thành phố thanh bình thuộc tỉnh Nièvre trong vùng Bourgogne, nằm cách thủ đô Paris 250 km về hướng nam. Những cây cầu cổ kính bắc qua sông Loire êm đềm nối Nevers với những vùng bình nguyên trù phú và xanh tươi vốn có
thế mạnh về chăn nuôi. Những con kênh đào thơ mộng uốn mình theo trục đường giao thông, rồi xẻ dọc những đồng cỏ mơn mởn cung cấp nguồn nước cho việc phát triển ngành chăn nuôi và trồng trọt thỉnh thoảng lại gợn sóng sau mỗi lần những chiếc thuyền du ngoạn chạy lướt qua. Đàn bò sữa thỏa thuê nhai cỏ trên thảm cỏ xanh rờn ngút ngàn xa tít tận chân trời trong tiết xuân.
Tu viện Bác Ái Nevers là tập hợp những tòa nhà đồ sộ khép kín chạy theo bốn bề mặt tu viện và được bao bọc bởi những bức tường đá vững chãi. Phía chính diện của tu viện là hai tháp cao vút của nhà nguyện nhìn xuống khuôn viên bề thế nằm thoai thoải và tiếp giáp với nhà ga xe lửa Nervers. Trong khuôn viên tu viện có nhà nguyện thánh Giuse mà trước đây là nơi an nghỉ của thánh Bernadette sau khi kết thúc hành trình dương gian. Góc phải của khuôn viên có đặt tượng Đức Mẹ Suối Nước mà trước đây Bernadette vẫn ra để cầu nguyện và để trao phó cho Mẹ tất cả những ý chỉ mà mọi người trao phó. Bức tượng này được Bernadette cho là rất giống với Bà Đẹp hiện ra với mình tại hang đá Lộ Đức. Lần theo con đường chính rộng rãi từ ngoài cổng dẫn vào tu viện, khách hành hương bắt gặp ngay một bên là nhà nguyện, còn một bên là Hang Lộ Đức. Phía dưới chân tượng Đức Mẹ có gắn miếng đá được lấy về từ chỗ Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức.
Với sự hiện diện của Bernadette tại Nevers, Mẹ Bề Trên Hội Dòng cho tập họp 300 nữ tu trong cộng đoàn đến phòng hội của năm tập (đây là căn phòng lớn nhất của tu viện) để nghe Bernadette kể về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Lộ Đức. Sau khi Bernadette dứt lời, Mẹ Bề Trên ra lệnh cho chị từ đấy về sau tuyệt đối không được nhắc gì đến chuyện hiện ra này nữa. Thế là chị đã hoàn toàn bỏ lại bên ngoài tu viện tất cả những gì là gia đình, quê hương và cả hang đá, nơi chị được nhìn thấy, lắng nghe và được nói với Mẹ Maria để theo đuổi ơn gọi đời sống thánh hiến.
Sau khi tuyên khấn cùng với 40 chị em trong hội dòng, phần vì lý do sức khỏe không được tốt, phần vì tránh đi sự ồn ào từ các cuộc gặp gỡ với dân chúng, chị được giữ ở lại Nevers cho đến cuối đời. Vì từ khi Lộ Đức được Giáo Hội công nhận là nơi Đức Mẹ hiện ra, rất nhiều người tìm gặp Bernadette hòng kiếm được cho mình những vật dụng của chị để làm kỷ niệm. Còn đối với các chị em khác trong cùng đợt khấn đó đều được sai đi các nơi khác để phục vụ người nghèo và
chăm sóc bệnh nhân. Riêng phần Bernadette, toàn bộ cuộc đời thánh hiến gắn liền với Nevers. Tại đây chị sống trong âm thầm và chống chọi những căn bệnh hiểm nghèo cho đến cuối đời với đức tính thật anh hùng. Lý do chị được phong thánh, không phải vì chị đã được Đức Mẹ hiện ra, mà vì đời sống đức tin sáng chói cùng những gương lành thánh và đức tính khiêm nhu của chị.
Ngày nay, mỗi năm có hàng triệu người lũ lượt kéo nhau về Lộ Đức và Nevers. Trong số đó, biết bao nhiêu người được ơn sám hối và ơn lành phần hồn phần xác qua sự bầu cử của thánh Bernadette. Việc Chúa làm quả là kỳ diệu: Ngài đã chọn một phụ nữ mù chữ và hèn mọn thành vị tông đồ vĩ đại để tuôn đổ muôn vàn phúc lộc của mình xuống cho nhân loại.
Ngày 19 tháng 04 năm 2010
Tu viện Bác Ái Nevers |
Nevers, một thành phố thanh bình thuộc tỉnh Nièvre trong vùng Bourgogne, nằm cách thủ đô Paris 250 km về hướng nam. Những cây cầu cổ kính bắc qua sông Loire êm đềm nối Nevers với những vùng bình nguyên trù phú và xanh tươi vốn có
Đức Mẹ suối nước trong tu viện |
Tu viện Bác Ái Nevers là tập hợp những tòa nhà đồ sộ khép kín chạy theo bốn bề mặt tu viện và được bao bọc bởi những bức tường đá vững chãi. Phía chính diện của tu viện là hai tháp cao vút của nhà nguyện nhìn xuống khuôn viên bề thế nằm thoai thoải và tiếp giáp với nhà ga xe lửa Nervers. Trong khuôn viên tu viện có nhà nguyện thánh Giuse mà trước đây là nơi an nghỉ của thánh Bernadette sau khi kết thúc hành trình dương gian. Góc phải của khuôn viên có đặt tượng Đức Mẹ Suối Nước mà trước đây Bernadette vẫn ra để cầu nguyện và để trao phó cho Mẹ tất cả những ý chỉ mà mọi người trao phó. Bức tượng này được Bernadette cho là rất giống với Bà Đẹp hiện ra với mình tại hang đá Lộ Đức. Lần theo con đường chính rộng rãi từ ngoài cổng dẫn vào tu viện, khách hành hương bắt gặp ngay một bên là nhà nguyện, còn một bên là Hang Lộ Đức. Phía dưới chân tượng Đức Mẹ có gắn miếng đá được lấy về từ chỗ Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức.
Nhà nguyện tu viện |
Sau khi tuyên khấn cùng với 40 chị em trong hội dòng, phần vì lý do sức khỏe không được tốt, phần vì tránh đi sự ồn ào từ các cuộc gặp gỡ với dân chúng, chị được giữ ở lại Nevers cho đến cuối đời. Vì từ khi Lộ Đức được Giáo Hội công nhận là nơi Đức Mẹ hiện ra, rất nhiều người tìm gặp Bernadette hòng kiếm được cho mình những vật dụng của chị để làm kỷ niệm. Còn đối với các chị em khác trong cùng đợt khấn đó đều được sai đi các nơi khác để phục vụ người nghèo và
Hang Lộ Đức trong tu viện Nevers |
Ngày nay, mỗi năm có hàng triệu người lũ lượt kéo nhau về Lộ Đức và Nevers. Trong số đó, biết bao nhiêu người được ơn sám hối và ơn lành phần hồn phần xác qua sự bầu cử của thánh Bernadette. Việc Chúa làm quả là kỳ diệu: Ngài đã chọn một phụ nữ mù chữ và hèn mọn thành vị tông đồ vĩ đại để tuôn đổ muôn vàn phúc lộc của mình xuống cho nhân loại.
Ngày 19 tháng 04 năm 2010
Pháp công bố trang mạng chính thức của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid 2011
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:50 30/04/2010
Pháp công bố trang mạng chính thức của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid 2011
ROMA (zenit.org) - HĐGM Pháp vừa cho ra mắt trang mạng điện tử jmj2011madrid.fr, trang chính thức của phái đoàn Pháp tại kỳ Đại Hội Quốc tế Giới Trẻ mà trong khoảng 470 ngày nữa sẽ được diễn ra tại Madrid vào năm 2011.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là dịp quy tụ đông đảo các bạn trẻ trên khắp thế giới. Sau kỳ đại hội tại Sydney vào năm 2008, Madrid chuẩn bị đón tiếp khoảng 1,5 triệu người trẻ trong dịp đại hội lần thứ XXVI từ ngày 16 đến ngày 21 tháng Tám năm 2011. Dự tính sẽ có hơn 60 ngàn bạn trẻ Pháp tham dự. Chủ đề của kỳ đại hội lần này được Đức Thánh Cha chọn trong một trích đoạn của thư thánh Phaolô Tông Đồ: « Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn » (x. Cl 2,7).
Trang mạng jmj2011madrid.fr giới thiệu những thể thức tham dự của các bạn trẻ Pháp cũng như những bước khởi động của các nhóm địa phương. Nó bổ túc cho trang mạng của Ban Tổ Chức Chủ Nhà. Cư dân mạng có thể khám phá tại đây những lời chứng của các bạn tham gia tại các kỳ đại hội trước đây và cả những phần suy tư giúp chuẩn bị tinh thần cho việc tham gia vào biến cố trọng đại này.
Một chuyên mục đặc biệt thông tin truyền thông những tiến độ trong khâu tổ chức cho kỳ đại hội giới trẻ trên bình diện của Pháp.
« Vì là một trang thông tin, jmj2011madrid.fr mời gọi các bạn trẻ gần gũi hay ít gần gũi Giáo Hội tham gia cá nhân mình vào kỳ đại hội giới trẻ để khám phá bộ mặt trẻ trung và năng động của Giáo Hội. Trang mạng kêu gọi họ dám đi đến để gặp gỡ », các nhà tổ chức nhấn mạnh.
Việc liên kết các bạn trẻ thông qua trang Facebook đã tập hợp được 5674 thành viên, tuy nhiên một số các trang khác như Twitter và spots vidéos cũng thực hiện chức năng này.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được tổ chức bởi Giáo Hội Công Giáo kể từ năm 1986 và được mở rộng cho tất cả, quy tụ các bạn trẻ trên khắp thể giới tại một thành phố trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha.
ROMA (zenit.org) - HĐGM Pháp vừa cho ra mắt trang mạng điện tử jmj2011madrid.fr, trang chính thức của phái đoàn Pháp tại kỳ Đại Hội Quốc tế Giới Trẻ mà trong khoảng 470 ngày nữa sẽ được diễn ra tại Madrid vào năm 2011.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là dịp quy tụ đông đảo các bạn trẻ trên khắp thế giới. Sau kỳ đại hội tại Sydney vào năm 2008, Madrid chuẩn bị đón tiếp khoảng 1,5 triệu người trẻ trong dịp đại hội lần thứ XXVI từ ngày 16 đến ngày 21 tháng Tám năm 2011. Dự tính sẽ có hơn 60 ngàn bạn trẻ Pháp tham dự. Chủ đề của kỳ đại hội lần này được Đức Thánh Cha chọn trong một trích đoạn của thư thánh Phaolô Tông Đồ: « Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn » (x. Cl 2,7).
Trang mạng jmj2011madrid.fr giới thiệu những thể thức tham dự của các bạn trẻ Pháp cũng như những bước khởi động của các nhóm địa phương. Nó bổ túc cho trang mạng của Ban Tổ Chức Chủ Nhà. Cư dân mạng có thể khám phá tại đây những lời chứng của các bạn tham gia tại các kỳ đại hội trước đây và cả những phần suy tư giúp chuẩn bị tinh thần cho việc tham gia vào biến cố trọng đại này.
Một chuyên mục đặc biệt thông tin truyền thông những tiến độ trong khâu tổ chức cho kỳ đại hội giới trẻ trên bình diện của Pháp.
« Vì là một trang thông tin, jmj2011madrid.fr mời gọi các bạn trẻ gần gũi hay ít gần gũi Giáo Hội tham gia cá nhân mình vào kỳ đại hội giới trẻ để khám phá bộ mặt trẻ trung và năng động của Giáo Hội. Trang mạng kêu gọi họ dám đi đến để gặp gỡ », các nhà tổ chức nhấn mạnh.
Việc liên kết các bạn trẻ thông qua trang Facebook đã tập hợp được 5674 thành viên, tuy nhiên một số các trang khác như Twitter và spots vidéos cũng thực hiện chức năng này.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được tổ chức bởi Giáo Hội Công Giáo kể từ năm 1986 và được mở rộng cho tất cả, quy tụ các bạn trẻ trên khắp thể giới tại một thành phố trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha khẳng định tầm quan trọng của âm nhạc trong giáo dục
Bùi Hữu Thư
20:07 30/04/2010
Đức Thánh Cha nhắc đến “lòng ưu ái của dân tộc Ý”
Rôma, Thứ sáu ngày 30 tháng 4, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Beedict XVI khẳng định tầm quan trọng của việc giảng dậy âm nhạc trong ngành giáo dục.
Đức Thánh Cha đã tuyên bố vào cuối buổi trình diễn âm nhạc do Tổng Thống Ý Giorgio Napolitano tổ chức ngày hôm qua để mừng ngài nhân dịp kỷ niệm năm Năm Giáo Triều của ngài: “Âm nhạc và ca nhạc là một lời mời gọi xây dựng niềm hy vọng.” Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ lòng biết ơn lòng ưu ái của dân tộc Ý.
Đức Thánh Cha, cũng là một nhạc sĩ đã tuyên bố: “Việc giảng giậy âm nhạc mang một giá trị cao quý trong phương thức giáo huấn con người, âm nhạc tạo nên những ảnh hưởng tốt đẹp cho sự tăng trưởng của các cá nhân, giúp ích cho sự phát triển nhân bản và tâm linh con người cách hòa điệu.”
Đức Thánh Cha đã chào mừng các nhạc công trẻ của dàn nhạc âm hưởng cuả học viện âm nhạc Fiesole, đã thành lập được 30 năm. Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhận xét: “việc giảng giậy không bao giờ dễ dàng.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã công nhận những khó khăn: “Trong bối cảnh của xã hội hiện thời, moi công trình giáo dục dường như luôn luôn trở nên khó khăn hơn, có nhiều vấn đề hơn: thông thường giữa các phụ huynh và các cơ quan giáo dục, người ta hay nói về những trở ngại vấp phải trong việc chuyển tiếp các giá trị căn bản của đời sống cho các thế hệ mới. Một tình trạng như vậy có liên quan đến học đường và gia đình, nhưng cũng liên hệ đến các cơ quan khác cũng đang hợp tác trong lãnh vực giáo dục.
Đức Thánh Cha đã nhận xét là các thế hệ mới đòi hỏi một hệ thống giáo dục ngoại hạng: “Giới trẻ ngày nay phải đối phó với những khó khăn to lớn nếu họ muốn sống với những lý tưởng cao cả trong đời. Không thể nảo bỏ qua những nhu cầu, những chờ đợi, cũng như các trở ngại và đe dọa họ gặp phải.”
Đức Thánh Cha giải thích: “Họ cảm thấy nhu cầu phải đến gần với các giá trị chân chính như đặc tính căn bản của nhân phẩm con người, của hòa bình và công lý, của sự chấp nhận lẫn nhau và hỗ tương với nhau. Đôi khi họ tìm kiếm một cách mơ hồ và mâu thuẫn, linh đạo và sự siêu việt, để tìm được sự thăng bằng và hòa điệu.”
Chính trong bối cảnh này Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của âm nhạc, “có thể cởi mở tinh thần và những trái tim trong chiều kích thiêng liêng,” và “hướng dẫn con người ngước mắt hướng thượng, và cởi mở cho sự Toàn Thiện, và Hoàn Mỹ tuyệt đối, được bắt nguồn từ Thiên Chúa.”
Rôma, Thứ sáu ngày 30 tháng 4, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Beedict XVI khẳng định tầm quan trọng của việc giảng dậy âm nhạc trong ngành giáo dục.
Đức Thánh Cha đã tuyên bố vào cuối buổi trình diễn âm nhạc do Tổng Thống Ý Giorgio Napolitano tổ chức ngày hôm qua để mừng ngài nhân dịp kỷ niệm năm Năm Giáo Triều của ngài: “Âm nhạc và ca nhạc là một lời mời gọi xây dựng niềm hy vọng.” Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ lòng biết ơn lòng ưu ái của dân tộc Ý.
Đức Thánh Cha, cũng là một nhạc sĩ đã tuyên bố: “Việc giảng giậy âm nhạc mang một giá trị cao quý trong phương thức giáo huấn con người, âm nhạc tạo nên những ảnh hưởng tốt đẹp cho sự tăng trưởng của các cá nhân, giúp ích cho sự phát triển nhân bản và tâm linh con người cách hòa điệu.”
Đức Thánh Cha đã chào mừng các nhạc công trẻ của dàn nhạc âm hưởng cuả học viện âm nhạc Fiesole, đã thành lập được 30 năm. Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhận xét: “việc giảng giậy không bao giờ dễ dàng.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã công nhận những khó khăn: “Trong bối cảnh của xã hội hiện thời, moi công trình giáo dục dường như luôn luôn trở nên khó khăn hơn, có nhiều vấn đề hơn: thông thường giữa các phụ huynh và các cơ quan giáo dục, người ta hay nói về những trở ngại vấp phải trong việc chuyển tiếp các giá trị căn bản của đời sống cho các thế hệ mới. Một tình trạng như vậy có liên quan đến học đường và gia đình, nhưng cũng liên hệ đến các cơ quan khác cũng đang hợp tác trong lãnh vực giáo dục.
Đức Thánh Cha đã nhận xét là các thế hệ mới đòi hỏi một hệ thống giáo dục ngoại hạng: “Giới trẻ ngày nay phải đối phó với những khó khăn to lớn nếu họ muốn sống với những lý tưởng cao cả trong đời. Không thể nảo bỏ qua những nhu cầu, những chờ đợi, cũng như các trở ngại và đe dọa họ gặp phải.”
Đức Thánh Cha giải thích: “Họ cảm thấy nhu cầu phải đến gần với các giá trị chân chính như đặc tính căn bản của nhân phẩm con người, của hòa bình và công lý, của sự chấp nhận lẫn nhau và hỗ tương với nhau. Đôi khi họ tìm kiếm một cách mơ hồ và mâu thuẫn, linh đạo và sự siêu việt, để tìm được sự thăng bằng và hòa điệu.”
Chính trong bối cảnh này Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của âm nhạc, “có thể cởi mở tinh thần và những trái tim trong chiều kích thiêng liêng,” và “hướng dẫn con người ngước mắt hướng thượng, và cởi mở cho sự Toàn Thiện, và Hoàn Mỹ tuyệt đối, được bắt nguồn từ Thiên Chúa.”
Top Stories
Inde: Maharashtra: meurtre d’un prêtre catholique
Eglises d’Asie
08:44 30/04/2010
INDE: Maharashtra: meurtre d’un prêtre catholique
Eglises d’Asie, 30 avril 2010 – Le 29 avril au matin, le P. Peter Bombaci, prêtre catholique âgé de 74 ans, a été retrouvé mort, gisant dans une mare de sang, à son domicile de Baboola, localité proche de l’évêché de Vasai, diocèse du Maharashtra. Le meurtre a surpris tout le monde à Vasai, ville proche de Bombay, où l’on ne connaissait pas d’ennemi au P. Bombaci. L’évêque du lieu écarte l’hypothèse d’un assassinat commis par des extrémistes hindous.
L’agence Fides (1) rapporte que Mgr Felix Anthony Machado s’est rendu sur place dès l’annonce de la nouvelle. Il a vu le corps du prêtre gisant au sol, une corde autour du cou et une paire de ciseaux enfoncée dans la gorge. « La scène était horrible. La police est immédiatement arrivée sur les lieux et a emmené le corps pour autopsie. Une enquête a été ouverte », a précisé l’évêque de Vasai, ajoutant ne pas avoir d’idée sur les motifs de ce meurtre. « Peut-être un vol, ou peut-être quelqu’un en avait-il contre lui. La communauté est sous le choc. Le P. Peter avait fondé et animait, grâce à la collaboration de plusieurs laïcs, une maison de soins pour alcooliques. Il était originaire de Vasai et venait d’une communauté de pêcheurs: c’est pourquoi son nom était ‘Pierre’. Il était aimé et estimé de tous. » L’évêque exclue la piste d’un acte fomenté par des extrémistes hindous: « Nous ne pensons pas à des groupes extrémistes hindous. Tout d’abord parce que, dans cette région, il n’y en a pas. Au contraire, les relations avec la communauté hindoue sur le territoire sont excellentes. De nombreux fidèles hindous sont venus aujourd’hui manifester leur stupéfaction et leur solidarité. »
Les funérailles du P. Bombaci ont été célébrées le soir même; 4 000 personnes, dont « des fidèles des autres religions », y ont pris part, rapporte le P. John Furgose, secrétaire de l’évêque. Avant la cérémonie, l’évêque avait exprimé le vœu que ce moment soit « un moment de prière dans lequel la communauté, envahie par la douleur, se soutient dans les pleurs mais aussi dans l’espérance. Je rappellerai, tandis que nous vivons l’Année sacerdotale, que, nous prêtres, nous avons déjà offert notre vie, qui appartient à Dieu et qui est dépensée au service du prochain. Je chercherai aussi à donner un message d’encouragement à la population, qui est vraiment secouée et amère: offrons notre souffrance en nous confiant à Notre-Dame des Abandonnés (Our Lady of Forsaken), à laquelle le P. Peter s’adressait dans la prière avec une grande confiance et beaucoup de dévotion ».
(1) Fides, 29 avril 2010.
Eglises d’Asie, 30 avril 2010 – Le 29 avril au matin, le P. Peter Bombaci, prêtre catholique âgé de 74 ans, a été retrouvé mort, gisant dans une mare de sang, à son domicile de Baboola, localité proche de l’évêché de Vasai, diocèse du Maharashtra. Le meurtre a surpris tout le monde à Vasai, ville proche de Bombay, où l’on ne connaissait pas d’ennemi au P. Bombaci. L’évêque du lieu écarte l’hypothèse d’un assassinat commis par des extrémistes hindous.
L’agence Fides (1) rapporte que Mgr Felix Anthony Machado s’est rendu sur place dès l’annonce de la nouvelle. Il a vu le corps du prêtre gisant au sol, une corde autour du cou et une paire de ciseaux enfoncée dans la gorge. « La scène était horrible. La police est immédiatement arrivée sur les lieux et a emmené le corps pour autopsie. Une enquête a été ouverte », a précisé l’évêque de Vasai, ajoutant ne pas avoir d’idée sur les motifs de ce meurtre. « Peut-être un vol, ou peut-être quelqu’un en avait-il contre lui. La communauté est sous le choc. Le P. Peter avait fondé et animait, grâce à la collaboration de plusieurs laïcs, une maison de soins pour alcooliques. Il était originaire de Vasai et venait d’une communauté de pêcheurs: c’est pourquoi son nom était ‘Pierre’. Il était aimé et estimé de tous. » L’évêque exclue la piste d’un acte fomenté par des extrémistes hindous: « Nous ne pensons pas à des groupes extrémistes hindous. Tout d’abord parce que, dans cette région, il n’y en a pas. Au contraire, les relations avec la communauté hindoue sur le territoire sont excellentes. De nombreux fidèles hindous sont venus aujourd’hui manifester leur stupéfaction et leur solidarité. »
Les funérailles du P. Bombaci ont été célébrées le soir même; 4 000 personnes, dont « des fidèles des autres religions », y ont pris part, rapporte le P. John Furgose, secrétaire de l’évêque. Avant la cérémonie, l’évêque avait exprimé le vœu que ce moment soit « un moment de prière dans lequel la communauté, envahie par la douleur, se soutient dans les pleurs mais aussi dans l’espérance. Je rappellerai, tandis que nous vivons l’Année sacerdotale, que, nous prêtres, nous avons déjà offert notre vie, qui appartient à Dieu et qui est dépensée au service du prochain. Je chercherai aussi à donner un message d’encouragement à la population, qui est vraiment secouée et amère: offrons notre souffrance en nous confiant à Notre-Dame des Abandonnés (Our Lady of Forsaken), à laquelle le P. Peter s’adressait dans la prière avec une grande confiance et beaucoup de dévotion ».
(1) Fides, 29 avril 2010.
Vietnam: Une commission américaine propose de replacer le Vietnam sur la liste des « pays particulièrement préoccupants en matière de liberté religieuse
Eglises d’Asie
09:54 30/04/2010
VIETNAM: Une commission américaine propose de replacer le Vietnam sur la liste des « pays particulièrement préoccupants en matière de liberté religieuse »
Eglises d’Asie, 30 avril 2010 – La Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde vient de présenter, le 30 avril, son rapport pour l’année 2009 (de juin 2008 à juin 2009) (1). Le Vietnam est l’un des cinq pays que la commission propose d’introduire dans la liste des pays où les violations de la liberté religieuse sont les plus graves.
S’expliquant sur cette décision, un des membres de la commission américaine, Scott Flinse, chargé des affaires de l’Asie du Sud-Est, a déclaré à Radio Free Asia (2) que, si les progrès accomplis dans les relations entre le Vietnam et lesEÉtats-Unis, notamment dans le domaine du commerce, de la sécurité, ou encore dela lutte contre la drogue, avaient été remarquables, il était loin d’en être de même en matière de liberté religieuse. La commission estime aujourd’hui que la réinscription du Vietnam sur la liste des « pays particulièrement préoccupants » à cause de leur politique religieuse, serait une mesure tout à fait adéquate. Lorsque le Vietnam avait été placé une première fois sur cette liste en 2004, des progrès sensibles avaient été perçus et l’on peut penser que la réitération de cette sanction aurait des effets positifs.
La proposition de la commission américaine de réinscrire le Vietnam sur la fameuse liste est justifiée, a-t-il précisé, par les persécutions que subissent aujourd’hui les croyants. Le responsable de l’Asie du Sud-Est dans la commission a cité l’expulsion des moines bouddhistes hors de leur monastère de Bat Nha, une expulsion qui s’est déroulée dans un climat de violence et de haine. Il a aussi relevé les graves difficultés rencontrées par les protestants des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam et d’autres lieux, dans l’exercice de leur culte. Dans le rapport présenté au département d’Etat, une dizaine de pages sont consacrées aux défaillances de la politique religieuse du Vietnam. Outre les faits déjà cités, le texte passe en revue les diverses persécutions qui ont touché les grandes religions. Sont mentionnés le sévère contrôle exercé par les autorités civiles sur le bouddhisme unifié, la répression du bouddhisme Hoa Hao authentique, ainsi que toutes les affaires qui, au cours de 2008 et 2009, ont opposé des communautés catholiques aux autorités civiles, ainsi que la répression et le contrôle que subissent depuis des années les protestants des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam.
La Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde est une organisation indépendante de l’exécutif américain qui a pour fonction de conseiller le président, les Affaires étrangères et les membres du Congrès des Etats-Unis dans les questions relatives à la liberté religieuse et aux droits de l’homme dans le monde. Son rôle est uniquement consultatif. Pour devenir effective, la liste des pays particulièrement préoccupants, dressée par la commission, doit être approuvée par le département d’Etat. En 2009, le gouvernement du président Obama n’a pas adopté les changements proposés à cette liste par la commission.
Le nom du Vietnam avait été introduit dans la liste en 2004, car le pays n’avait pas répondu aux exigences américaines de libérer un certain nombre de personnalités religieuses en prison ou en résidence surveillée. A la fin de l’année 2006, peu avant que le président George W. Bush ne vienne en visite à Hanoi à l’occasion d’une réunion de l’APEC, le Vietnam avait été retiré de cette liste, en considération des progrès réalisés par lui dans le domaine de la liberté religieuse. Cependant, pour les années 2006, 2007 et 2008, la commission avait proposé au département d’Etat d’inscrire à nouveau le Vietnam sur la liste, compte tenu d’une aggravation de la situation religieuse, une proposition qui n’avait pas été retenue. En octobre 2009, le rapport annuel des Affaires étrangères américaines sur la situation religieuse dans 198 pays du monde avait noté que le Vietnam continuait de progresser en ce domaine mais que de nombreux problèmes subsistaient.
(1) On pourra trouver le texte intégral du rapport à l’adresse: http://www.uscirf.gov/images/annual%20report%202010.pdf
(2) Radio Free Asia, émissions en vietnamien, 29 avril 2010.
Eglises d’Asie, 30 avril 2010 – La Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde vient de présenter, le 30 avril, son rapport pour l’année 2009 (de juin 2008 à juin 2009) (1). Le Vietnam est l’un des cinq pays que la commission propose d’introduire dans la liste des pays où les violations de la liberté religieuse sont les plus graves.
S’expliquant sur cette décision, un des membres de la commission américaine, Scott Flinse, chargé des affaires de l’Asie du Sud-Est, a déclaré à Radio Free Asia (2) que, si les progrès accomplis dans les relations entre le Vietnam et lesEÉtats-Unis, notamment dans le domaine du commerce, de la sécurité, ou encore dela lutte contre la drogue, avaient été remarquables, il était loin d’en être de même en matière de liberté religieuse. La commission estime aujourd’hui que la réinscription du Vietnam sur la liste des « pays particulièrement préoccupants » à cause de leur politique religieuse, serait une mesure tout à fait adéquate. Lorsque le Vietnam avait été placé une première fois sur cette liste en 2004, des progrès sensibles avaient été perçus et l’on peut penser que la réitération de cette sanction aurait des effets positifs.
La proposition de la commission américaine de réinscrire le Vietnam sur la fameuse liste est justifiée, a-t-il précisé, par les persécutions que subissent aujourd’hui les croyants. Le responsable de l’Asie du Sud-Est dans la commission a cité l’expulsion des moines bouddhistes hors de leur monastère de Bat Nha, une expulsion qui s’est déroulée dans un climat de violence et de haine. Il a aussi relevé les graves difficultés rencontrées par les protestants des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam et d’autres lieux, dans l’exercice de leur culte. Dans le rapport présenté au département d’Etat, une dizaine de pages sont consacrées aux défaillances de la politique religieuse du Vietnam. Outre les faits déjà cités, le texte passe en revue les diverses persécutions qui ont touché les grandes religions. Sont mentionnés le sévère contrôle exercé par les autorités civiles sur le bouddhisme unifié, la répression du bouddhisme Hoa Hao authentique, ainsi que toutes les affaires qui, au cours de 2008 et 2009, ont opposé des communautés catholiques aux autorités civiles, ainsi que la répression et le contrôle que subissent depuis des années les protestants des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam.
La Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde est une organisation indépendante de l’exécutif américain qui a pour fonction de conseiller le président, les Affaires étrangères et les membres du Congrès des Etats-Unis dans les questions relatives à la liberté religieuse et aux droits de l’homme dans le monde. Son rôle est uniquement consultatif. Pour devenir effective, la liste des pays particulièrement préoccupants, dressée par la commission, doit être approuvée par le département d’Etat. En 2009, le gouvernement du président Obama n’a pas adopté les changements proposés à cette liste par la commission.
Le nom du Vietnam avait été introduit dans la liste en 2004, car le pays n’avait pas répondu aux exigences américaines de libérer un certain nombre de personnalités religieuses en prison ou en résidence surveillée. A la fin de l’année 2006, peu avant que le président George W. Bush ne vienne en visite à Hanoi à l’occasion d’une réunion de l’APEC, le Vietnam avait été retiré de cette liste, en considération des progrès réalisés par lui dans le domaine de la liberté religieuse. Cependant, pour les années 2006, 2007 et 2008, la commission avait proposé au département d’Etat d’inscrire à nouveau le Vietnam sur la liste, compte tenu d’une aggravation de la situation religieuse, une proposition qui n’avait pas été retenue. En octobre 2009, le rapport annuel des Affaires étrangères américaines sur la situation religieuse dans 198 pays du monde avait noté que le Vietnam continuait de progresser en ce domaine mais que de nombreux problèmes subsistaient.
(1) On pourra trouver le texte intégral du rapport à l’adresse: http://www.uscirf.gov/images/annual%20report%202010.pdf
(2) Radio Free Asia, émissions en vietnamien, 29 avril 2010.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc "Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4"
Jos. Vĩnh SA
09:14 30/04/2010
Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng Tư tại CĐCGVN – Nam Úc
Tối thứ Sáu ngày 30 tháng Tư, Năm 2010. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc tổ chức buổi Lễ Tưởng Niệm các anh linh tử sĩ đã bỏ mình vì lý tưởng tự do, dân chủ, trong cuộc chiến Việt Nam.
Trước Thánh Lễ lúc 7 giới tối, là Nghi Thức đốt nến và đặt vòng hoa, trước 3 cây Đại Đèn Cầy tượng trưng cho đài tưởng niệm các vong hồn tử sĩ của dân chúng 3 miền Bắc, Trung, Nam do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm và Cha GB. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm chủ trì, cùng với 2 vị trong Ban Mục Vụ, phụ bưng vòng hoa.
Kế đó toàn Cộng Đồng sắp hàng, theo nhau rước nến từ cuối hội trường tiến lên Lễ Đài.
Dẫn đầu đoàn rước nến là các em phụng đoàn và chủ tế đoàn. Tiếp theo sau, mọi người cùng tiến lên, đặt đèn cầy trên 2 cái bàn, kế bên lễ đài tưởng niệm. Khi người cuối cùng đã đặt nến trên bàn, thì Ca Đoàn bắt đầu hát ca nhập lễ.
Xem Hình Nơi Đây
Thánh lễ đồng tế được cử hành trong bầu khí linh thiêng và trang trọng với những lời cầu xin đặc biệt cho những anh hồn tử sĩ đã ly trần trong những giờ phút cuối cùng của lịch sử cuộc chiến Việt Nam
Bài chia sẻ Phúc Âm và ý nghĩa ngày Lễ Tưởng Niệm do Cha Huy Sj phó quản nhiệm chủ tế, thuyết giảng. Cha Huy là một cựu quân nhân QLVNCH và đã từng là sĩ quan Tuyên Úy cho quân đội Hoàng Gia Úc. Ngài đã quảng diễn ý nghĩa về 3 ngọn nến lớn thắp sáng và những mảnh vải phủ trên lễ đài tưởng niệm hôm nay.
Sau Thánh Lễ Ban Tổ Chức đã mời toàn Cộng Đồng ở lại dùng bữa ăn nhẹ và cùng trà đàm, ôn lại những kỷ niệm dĩ vãng đau thương 35 năm về trước.
Buổi lễ tưởng niệm và trà đàm chấm dứt vào lúc gần 10 giờ khuya tối 30 tháng Tư 2010.
Vòng Hoa Tưởng Niệm |
Trước Thánh Lễ lúc 7 giới tối, là Nghi Thức đốt nến và đặt vòng hoa, trước 3 cây Đại Đèn Cầy tượng trưng cho đài tưởng niệm các vong hồn tử sĩ của dân chúng 3 miền Bắc, Trung, Nam do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm và Cha GB. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm chủ trì, cùng với 2 vị trong Ban Mục Vụ, phụ bưng vòng hoa.
Kế đó toàn Cộng Đồng sắp hàng, theo nhau rước nến từ cuối hội trường tiến lên Lễ Đài.
Dẫn đầu đoàn rước nến là các em phụng đoàn và chủ tế đoàn. Tiếp theo sau, mọi người cùng tiến lên, đặt đèn cầy trên 2 cái bàn, kế bên lễ đài tưởng niệm. Khi người cuối cùng đã đặt nến trên bàn, thì Ca Đoàn bắt đầu hát ca nhập lễ.
Xem Hình Nơi Đây
Thánh lễ đồng tế được cử hành trong bầu khí linh thiêng và trang trọng với những lời cầu xin đặc biệt cho những anh hồn tử sĩ đã ly trần trong những giờ phút cuối cùng của lịch sử cuộc chiến Việt Nam
Bài chia sẻ Phúc Âm và ý nghĩa ngày Lễ Tưởng Niệm do Cha Huy Sj phó quản nhiệm chủ tế, thuyết giảng. Cha Huy là một cựu quân nhân QLVNCH và đã từng là sĩ quan Tuyên Úy cho quân đội Hoàng Gia Úc. Ngài đã quảng diễn ý nghĩa về 3 ngọn nến lớn thắp sáng và những mảnh vải phủ trên lễ đài tưởng niệm hôm nay.
Sau Thánh Lễ Ban Tổ Chức đã mời toàn Cộng Đồng ở lại dùng bữa ăn nhẹ và cùng trà đàm, ôn lại những kỷ niệm dĩ vãng đau thương 35 năm về trước.
Buổi lễ tưởng niệm và trà đàm chấm dứt vào lúc gần 10 giờ khuya tối 30 tháng Tư 2010.
Đêm Thắp Nến Tưởng Niệm 35 Năm Quốc Hận tại Hyde Park City Sydney.
Diệp Hải Dung
12:48 30/04/2010
Đêm Thắp Nến Tưởng Niệm 35 Năm Quốc Hận tại Hyde Park City Sydney.
Tối thứ Sáu 30/04/2010 hàng ngàn người trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW đã đến công viên Hyde Park trung tâm thành phố Sydney tham dự đêm Thắp Nến Tưởng Niệm đánh dấu 35 Năm quê hương Việt Nam bị thống trị bởi chủ nghĩa Cộng Sản vô thần và dân tộc bị ly hương (30/04/1975 – 30/04/2010)
Xem hình đêm thắp nến
Khai mạc đêm Thắp Nến Tưởng Niệm, Liên Ca Đoàn Thánh Lê Bảo Tịnh cùng hợp xướng nhạc phẩm Việt Nam Quê Hương Tôi để hồi tưởng lại quê hương trong những tháng ngày thanh bình. Kế tiếp Mc. Nguyễn Văn Thân Phó Chủ tịch CĐNVTD NSW và Sinh viên Ngọc Vi Vi giới thiệu quý quan khách Úc Việt gồm có những vị Nghị Sĩ, Dân Biểu Quốc Hội Tiểu Bang NSW và Liên Bang Úc Châu, Chủ tịch Bộ Cựu Chiến Binh Úc, quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo: Công Giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài v.v.. quý cơ quan truyền thông Úc Việt. Đặc biệt có sự tham dự của Đức Giám Mục Julian Porteous Phụ tá TGP Sydney.
Ông Nguyễn Văn Thanh Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW lên ngỏ lời chào mừng quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự đêm Thắp Nến Tưởng Niệm 35 năm Việt Nam rơi vào tay Đảng Cộng Sản vô thần đồng thời tưởng niệm niệm các bậc tiền nhân đã có công dựng đất nước giữ nước và các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Sau đó Đức Giám Mục Julian cùng với quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo thắp nén hương và dâng Lời Nguyện trước đài Tưởng Niệm và quý Nghị Sĩ, Dân Biểu Úc lên phát biểu về ngày 30/04/2010 đánh dấu 35 năm người Việt ly hương tại Úc và khắp nơi trên thế giới.
Trước khi kết thúc đêm Thắp Nến Tưởng Niệm, Ban Tổ Chức trình chiếu trên màn ảnh đoạn Film tài liệu về ngày 30/04/1975 để cho mọi người nhìn về những cảnh tang tương của đất nước dân tộc do Cộng Sản Bắc Việt cố tình gây ra cách đây 35 Năm.
Tối thứ Sáu 30/04/2010 hàng ngàn người trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW đã đến công viên Hyde Park trung tâm thành phố Sydney tham dự đêm Thắp Nến Tưởng Niệm đánh dấu 35 Năm quê hương Việt Nam bị thống trị bởi chủ nghĩa Cộng Sản vô thần và dân tộc bị ly hương (30/04/1975 – 30/04/2010)
Xem hình đêm thắp nến
Khai mạc đêm Thắp Nến Tưởng Niệm, Liên Ca Đoàn Thánh Lê Bảo Tịnh cùng hợp xướng nhạc phẩm Việt Nam Quê Hương Tôi để hồi tưởng lại quê hương trong những tháng ngày thanh bình. Kế tiếp Mc. Nguyễn Văn Thân Phó Chủ tịch CĐNVTD NSW và Sinh viên Ngọc Vi Vi giới thiệu quý quan khách Úc Việt gồm có những vị Nghị Sĩ, Dân Biểu Quốc Hội Tiểu Bang NSW và Liên Bang Úc Châu, Chủ tịch Bộ Cựu Chiến Binh Úc, quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo: Công Giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài v.v.. quý cơ quan truyền thông Úc Việt. Đặc biệt có sự tham dự của Đức Giám Mục Julian Porteous Phụ tá TGP Sydney.
Ông Nguyễn Văn Thanh Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW lên ngỏ lời chào mừng quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự đêm Thắp Nến Tưởng Niệm 35 năm Việt Nam rơi vào tay Đảng Cộng Sản vô thần đồng thời tưởng niệm niệm các bậc tiền nhân đã có công dựng đất nước giữ nước và các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Sau đó Đức Giám Mục Julian cùng với quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo thắp nén hương và dâng Lời Nguyện trước đài Tưởng Niệm và quý Nghị Sĩ, Dân Biểu Úc lên phát biểu về ngày 30/04/2010 đánh dấu 35 năm người Việt ly hương tại Úc và khắp nơi trên thế giới.
Trước khi kết thúc đêm Thắp Nến Tưởng Niệm, Ban Tổ Chức trình chiếu trên màn ảnh đoạn Film tài liệu về ngày 30/04/1975 để cho mọi người nhìn về những cảnh tang tương của đất nước dân tộc do Cộng Sản Bắc Việt cố tình gây ra cách đây 35 Năm.
Thông Báo Về Thánh Lễ Tạ Ơn Chào Đón Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Lm. Alphongsô Phạm Hùng
22:25 30/04/2010
Thông Báo Về Thánh Lễ Tạ Ơn Chào Đón Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
VĂN PHÒNG
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
40 Phố Nhà Chung – Hà Nội
Ngày 29 tháng 4 năm 2010
Kính gửi: Các quí Cha,
Tu sĩ, Chủng sinh
và anh chị em giáo dân trong Tổng Giáo Phận Hà Nội
Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội kính mời anh chị em đến tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn chào đón Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, do Đức Tổng Giám Mục Giuse chủ sự, vào lúc 10:00 giờ sáng thứ Sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010, tại nhà thờ Chính Tòa.
Để thánh lễ được trang nghiêm, trật tự và sốt sáng, xin anh chị em không mang những gì không cần thiết cho thánh lễ và tránh mọi thái độ, cử chỉ, hay lời nói có thể ảnh hưởng đến bầu khí thánh thiêng của phụng vụ.
Sau cùng, xin anh chị em hãy gia tăng cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giuse, Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Phêrô, Đức Giám Mục Phụ Tá Lôrensô, và cho sự bình an hợp nhất trong Tổng Giáo Phận.
Xin kính chúc anh chị em đầy tràn bình an của Chúa Kitô Phục Sinh!
TM. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
Lm. Alphongsô Phạm Hùng
Chánh Văn Phòng
VĂN PHÒNG
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
40 Phố Nhà Chung – Hà Nội
Ngày 29 tháng 4 năm 2010
Kính gửi: Các quí Cha,
Tu sĩ, Chủng sinh
và anh chị em giáo dân trong Tổng Giáo Phận Hà Nội
Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội kính mời anh chị em đến tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn chào đón Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, do Đức Tổng Giám Mục Giuse chủ sự, vào lúc 10:00 giờ sáng thứ Sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010, tại nhà thờ Chính Tòa.
Để thánh lễ được trang nghiêm, trật tự và sốt sáng, xin anh chị em không mang những gì không cần thiết cho thánh lễ và tránh mọi thái độ, cử chỉ, hay lời nói có thể ảnh hưởng đến bầu khí thánh thiêng của phụng vụ.
Sau cùng, xin anh chị em hãy gia tăng cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giuse, Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Phêrô, Đức Giám Mục Phụ Tá Lôrensô, và cho sự bình an hợp nhất trong Tổng Giáo Phận.
Xin kính chúc anh chị em đầy tràn bình an của Chúa Kitô Phục Sinh!
TM. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
Lm. Alphongsô Phạm Hùng
Chánh Văn Phòng
Chuyến thăm viếng đảo quốc Fiji trong Nam Thái Bình Dương
LM Trần Công Nghị
23:37 30/04/2010
Fiji là đảo quốc có diện tích về mặt đất rộng 18.300 km vuông, gồm 322 đảo nhỏ và người thổ dân đã có mặt tại đây khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Dân số hiện nay là 950.000 người. Dân chúng đa số nói tiếng Anh, rồi tiếng Fiji, và ngôn ngữ bồi Hindu Fiji.
Xem hình ảnh phong cảnh Fiji
Tên Fiji thực tế là tên tiếng Tonga cho nhóm quần đảo này, nhưng người bản xứ tự gọi là Viti.
Thủ đô là Suva với dân số là 350.000 người nằm trên đảo rộng nhất là Viti Levu. Cả đảo này có dân số chừng 600.000 (ức là hơn 2/3 tổng số dân Fiji). Hơn một nửa dân chúng sinh sống trên đảo Viti Levu là người gốc Ân độ, còn non một nửa là người thổ dân chính gốc Fiji.
Sơ lược về lịch sử Fiji
Người Fiji có truyền thống làm đồ gốm gọi là “lapita” và nhờ vào hình thức nghệ thuật đồ gốm qua thử nghiệm chất carbon 14 mà các nhà khào cổ và nhân chủng học có thể tra tìm ra đường biển di dân của các thổ dân sống trong vùng Nam Thái Bình Dương và tại các quần đảo người gốc Indonesian và gốc Polynesia.
Vào thê kỉ 18 và 19, khi người Tây phương đi thám hiểm các đảo vùng Nam Thái Bình Dương họ đã bỏ qua rất nhiều đảo vì đa số các tầu thám hiểm thời thuộc địa chỉ nhắm tới việc muốn tìm ra các châu lục mới, chứ không mấy chú trọng tới các đảo nhỏ. Người Âu châu khi đó khám phá ra trước tiên là quần đảo Vanuatu, rồi New Caledonia, và Society Islands hay còn gọi là Tonga. Nhưng họ không thấy các đảo Fiji.
Trong các chuyến thăm dò sau này khi khám phá ra Fiji, họ đã không được tiếp đãi nồng hậu, thay vì được mời ăn bữa cơm tiếp đón, thì một vài lần chính họ đã trở nên “món ăn’ cho người thổ dân Fiji. Và vì vậy Fiji đã trở thành cái tên rung rợn “các hải đảo ăn thịt người”.
Tục lệ ăn thịt người, nhất là quân địch và đối phương, vào những thời trước đây, được kể là một truyền thống có tính cách xã hội và văn hóa, vì các chiến binh Fiji tin rằng ăn thịt, trái tim và một số bộ phận quân địch là làm tăng khí thế và sự dũng mãnh cho bản thân tù trưởng và chiến binh thắng trận. Tục lệ này sau khi người Tây phương đến chiếm đóng đã từ từ bị khai trừ.
Mãi cho tới khoảng năm 1930 thì người Âu châu mới bắt đầu đến Levuka định cứ và buôn bán, lập các đồn điền và đưa người từ các đảo Salomon và Vanuatu đến đây khai thác đồn điền trồng cây bông và trồng dừa.
Cùng với việc người Âu châu đến buôn bán, việc nhập vũ khí vào Fiji cũng gia tăng và là nguồn gốc cho các cuộc chiến tranh bộ lạc, đặc biệt trong hai thập niên 1840 và 1850. Kết cuộc, lãnh tụ Ratu Seru Cakobau của bộ lạc Bau lên làm vua mà người Âu châu biết đến với tên là Tui Viti (Vua của Fiji).
Năm 1849 một sự kiện xẩy ra và sau này là nguyên nhân mất chủ quyền của Fiji: trụ sở và nhà của hãng thương mại Hoa Kỳ ở Fiji bị cháy và bị cướp của. Người Mỹ cho rằng Vua Fiji phải chịu trách nhiệm và số tiền đòi bồi thường được tính lên tới 45.000 mỹ kim và đòi vua Fiji phải bồi thường. Năm 1860 Cakobau đề nghị là Anh quốc chung sức trả món bồi thường đó và nếu đồng ý sẽ được nhượng đất đai. Tòa lãnh sự Anh từ chối.
Rồi đến năm 1868 một hãng của người Úc có tên là Australian Polynesia Company đồng ý trả số tiền đó và đổi lấy đất đai trên đảo Viti.
Đến năm 1871 Cakobau thành lập chính phủ liên hiệp, nhưng không bảo toàn được hòa bình, và chẳng bao lâu chính phủ này sụp đổ.
Hai năm sau người Anh tuyên bố sát nhập Fiji làm thuộc địa. Tiếp đó Fiji chính thức được đặt dưới sự bảo hộ của Anh quốc vào ngày 10.10.1874.
Ngày 10.10.1970 Fiji được độc lập sau 96 năm dước ách thuộc địa. Hiến pháp mới dựa theo hiến pháp Anh quốc, thế nhưng việc chia ghế quốc hội luôn có sự cạnh tranh giữa các bộ lạc.
Đời sống kinh tế, văn hóa,xã hội ở Fiji
Thời thuộc địa Anh, vào những năm 1870, nền kinh tế của Fiji đi xuống mạnh vì giá thị trường trồng cây bông làm vải xuống giá sau cuộc nội chiến Hoa kỳ. Thêm vào đó nạn dịch hạch đột phát giết hại nhiều người bản xứ. Để trấn an dân chúng, Anh quốc thành lập Hội đồng các tù trưởng vào việc điều hành quốc gia, và ra luật cấm bán đất cho người ngoại quốc.
Năm 1882, thủ đô từ Levuka được rời về thành phố Suva. Dưới áp lực kính tế, thuộc địa cần nhân công cho các đồn điền, nên đã đã đưa 60.537 người Ân độ sang làm lao công với khế ước là 5 năm. Dù bị người đãi và làm ăn vất vả, nhưng cuối cùng sau 5 năm, nhiều ngưòi Ấn độ đã muốn ở lại lập nghiệp nơi đây. Do biến có lịch sử này mà hiện nay người Ấn độ rất mạnh ở đây, không những về kính tế mà còn về sinh hoạt văn hóa và tôn giáo.
Nền kinh tế người bản xứ không phát triển bao nhiêu. Và cho đến nay các tiệm buôn bán, các dịch vụ quan trọng đều nằm trong tay người Fiji gốc Ấn độ.
Đi một vòng thành phố sẽ dễ dàng nhận ra ảnh hưởng của người Ấn độ, có nhiều đền Hồi giáo Ân độ, đền Ấn giáo, đền Shiva, các tiệm bán đồ dùng, các tiệm ăn…
Sắc thái và nếp sống đặc biệt của người Fiji
Đa số dân chúng Fiji hãy còn sống trong các làng mạc của họ và sống thành từng gia tộc gọi là Mataqali” (đại gia tộc) và vẫn còn chấp nhận hệ thống tộc trưởng di truyền và thường là người đàn ông. Mỗi một gia tộc được cung cấp đất để canh tác và có bổn phận chung đối với tộc của mình.
Đời sống trong làng xã cũng có hệ thống riêng và bổn phận hỗ trợ lẫn nhau và các tục lệ trong làng xã hãy còn rất truyền thống. Do vậy nếu cá nhân nào có tham vọng hay sống khác thường là mối đe dọa cho sự ổn định của làng xóm. Cũng vậy vai trò của đàn ông rất còn mạnh mẽ trong xã hội này.
Tôi đã lấy taxi cốt ý đến thăm một làng có tên là Kakunivuna, cách Suva chừng 20 cây số. Làng này đi sâu vào khi rừng năm bên bờ sông. Nhà cửa của dân chúng, đa số là nhà tôn, tường xây, nhưng rất thô sơ và nghèo. Đa số các gia đình đều có một thửa đất ngày bên cạnh hay đằng sau nhà, họ thường trồng chuối, khoai mì, cây toro, củ khoai, ngô bắp, bí… dùng cho đồ ăn thường ngày. Đôi khi họ cũng có thửa ruộng hay vườn trên núi hay trong rừng canh tác thêm như vườn dừa, vườn mía. Đi thăm một làng xa xôi nhưng cũng thấy bong dáng giáo đường của Tin lành ở một số nơi. Điều này cho thấy việc truyền giáo trước đây phát triển rất mạnh tại Fiji.
Tìm hiểu thêm về nếp sống dân gian, tôi được biết về quan niệm “kerekere” (chia sẻ trách nhiệm) và “sevusevu” (món quà thay cho ân huệ bó buộc) là hai điểm trọng yếu trong đời sống nông thôn và hiện hãy còn phổ biến nhất là ơ những làng xóm xa thị thành.
Trong các dịp lễ, người Fiji uống rượu “yaqona” hay còn gọi là “kava” là tục lệ xã hội không thể thiếu. Cũng vậy lễ hội truyền thống gọi là “lovo” người ta tụ tập lại với nhau và ca múa, ăn uống và vui chơi. Câu chào đầu môi cửa miệng gặp nhau ở bất cứ nơi nào là “Bula”. Do vậy, bạn là khác du lịch cũng được niềm nở đón chào “bula” và nên tươi cười đáp lại là “Bula”.
Nhảy múa và ca nhạc là những đặc tính không thể thiếu đối với người Fiji. Khách du lịch đến đây thường được các đoàn vũ người bản xứ, cả nam lẫn lữ, mình trần có vẽ biểu tượng trên mặt và trên thân thể, mặc váy bằng rơm hay sơi dây cọ, đôi khi cũng là vải mầu sặc sỡ, họ nhảy múa ca hát chào đón khách du lịch. Trong lời ca tiếng hát khi nhảy múa thường là kể về một huyền thoại hay câu truyện cổ tích nào đó của người Fiji xưa kia. Vì thế cũng có tính cách lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.
Một trong những điểm rất đặc biệt của thời trang Fiji là họ dùng vỏ cây làm quần áo, gọi là “tapa” hay cũng còn được gọi là “masi” và “malo”, một nghệ thuật truyền thống dùng lớp vỏ bên trong của cây dâu. Sau khi lấy giấy vỏ cây này, họ cho ngâm vào nước và rửa cho thật sạch mọi lớp nhựa, sau đó đập nhẹ lâu cả tiếng mấy đồng hồ để những tấm vỏ này nhuyễn thành các miếng như giấy mịn và có bề mặt đều nhau.
Tiếp đến họ dùng các chất mầu của thảo mộc thiên nhiên vẽ lên các tấm vải này làm thành các hình hài biểu trưng của người Fiji. Đây là một nghệ thuật truyền thống độc đáo của người dân bản xứ.
Suva là thành phố khá lớn và có nhiều nơi nên thăm viếng như Bảo tàng viện quốc gia, nơi lưu giữ các đồ cổ như các đồ gốm, tác phẩm và đồ dùng nghệ thuật, các nhạc cụ nguyên thủy, đồ trang sức, và những canô có hai khoang đặc biệt mà trước đây các dân người Polynesia thường dùng để đi từ đảo này tới đão kia.
Bạn cũng có thể thăm Tòa nhà chính phủ xây kiểu Anh quốc, kiên cố, nghệ thuật. Hoặc thăm Tòa nhà Quốc hội Fiji, Tòa thị chính cũ, Khách sạn Grand Pacific nơi mà trước đây nhiều khác du lịch đã dừng chân, thăm vười hoa Thurston. Điểm đặc biệt là các chùa chiền Ấn độ, các ngôi thành đường Thiên Chúa giáo.
Chúng tôi cũng có dịp đi thăm 2 thác nước tại một làng ở Kakunivuna. Hai thác nước cao ngất trời ở gần nhau, cách nhau chừng 100 mét. Nước đổ từ nguồn nước trên cao xuống thềm đá, và dưới cùng là suối nước, nếu mạo hiểm bạn có thể đi giữa thềm đá và màn nước chảy xuống suối. Một phong cảnh rất thiên nhiên, sâu lắng, an bình, và không bị khuấy động, vô tư.
Tình hình tôn giáo tại Fiji
Theo thống kê, tình trạng tôn giáo ở Fiji như sau: 52% là Thiên Chúa giáo, trong đó da phần 35% là Methodist, có đến chừng 15% là Công giáo; Ấn độ giáo 38%, và Hồi giáo là 8%. Tôn giáo đối với người Fiji rất là quan trọng trong sinh hoạt của họ.
Công việc truyền giáo của người Thiên Chúa Giáo tại đảo này cũng rất mạnh, đi đâu cũng thấy có các nhà thờ của các giáo phái chính của Tin Lành, đặc biệt là Methodist và Baptist.
Các tôn giáo đến đây không những chỉ truyền giáo, nhưng còn mở các trường học, nhất là hệ thống giáo dục trung học và đại học. Hầu hết các nhân viên cao cấp chính quyền hay dân sự, nếu là nam giới, đều xuất thân từ trường Trung học Công giáo do các cha Dòng Marist điều hành, hay nếu là nữ giới đều hầu hết xuất thân từ trường Trung học nữ của Tin Lành ở Koruvu.
Riêng về phía Công giáo, việc truyền giáo và giáo dục đã đề lại những thành quả tốt đẹp. Chúng tôi có dịp thăm viếng nhà thờ chính tòa ở Suva rất rộng lớn là đẹp. Xem chương trình mục vụ trong tờ Thông tin giáo xứ thấy có nhiều sinh hoạt đặc sắc.
Đặc biệt, tôi có dịp đồng tế thánh lễ Chúa nhật tại giáo xứ Đức Mẹ Hắng Cứu Giúp (Our Lady of Perpetual Help) ở thành phố Lautoka (dân số 45.000 người) thấy dân chúng tham dự thánh lễ rất sống động và sốt sắng. Ca đoàn hát hay, các bài hát chung bằng tiếng Anh và cũng có một số bài hát bằng tiếng Fiji. Thánh lễ bằng tiếng Anh và thấy dân chúng cũng đáp bằng tiếng Anh. Anh ngữ hiện nay là ngôn ngữ thông dụng của người Fiji.
Chúng tôi quan sát thấy các gia đình tham dự thánh lễ, họ ngồi chung từng gia đình với nhau, và điểm đặc biệt là các phụ nữ mặc quần áo rực rỡ nhiều mầu sắc, còn đàn ông con trai mặc áo sơ mi và cũng mặc váy. Sau lễ tôi có hỏi ra mới biết là trong các cuộc lễ và các nghi thức chính thức thì đàn ông thường mặc váy đó là quốc phục của họ.
Sau thánh lễ, tôi đứng trước cửa nhà thờ chào hỏi dân chúng, nhiều người hỏi ài là người Đài Loan hay Trung quốc không? (vì hiện nay người Tầu sang đây làm ăn rất có ảnh hưởng, họ buôn bàn, mở nhà hàng, và chính phủ Trung quốc tung tiền ra để xây các dinh thự to lớn biếu cho người bản xứ với mục đích đặt chân trong vào thị trường ở đây, ở hải cảng Suva, có 12 chiếu tầu đậu thì 10 chiếc là tầu đánh cá hay đầu buôn của Trung quốc). Tôi trả lời không phải! và hỏi lại họ, có biếtg Việt nam không? Họ nói có nghe về chiến tranh Việt Nam.
Điều bất ngờ lý thú, sau cùng có một gia đình một bà mẹ và năm đứa con đến gặp tôi, vì trong thánh lễ Cha xứ có giới thiệu tôi là người Việt Nam, có học và chịu chức ở bên Roma trước đây… Bà ta nói, Ba của bà ta trước đây cũng có đi tu và học ở Roma, hỏi ra tên là gì và học năm nào – thì cũng đúng là năm 1968 khi tôi đang học ở đó, và tên là Beato Ludosono. Đúng thực vào thời đó có 3 chủng sinh người Fiji theo học tại Giáo học học viện Urbaniana. Thật là quả đất tròn, giữa một hải đảo xa xôi, kỳ lạ gặp lại con cháu của bạn lớp học cách đây trên 40 năm.
Chúng tôi đã tìm hỏi những linh mục quen biết vùng Thái Bình Dương và có tìm trong niên giám điện thoại, đều không thấy có ai tên Việt Nam cả, nhưng tên người Tầu thì rất nhiều.
“Bula” – Chào tạm biệt người dân xứ Fiji hiếu khách, để thương và vui tính.
Xem hình ảnh phong cảnh Fiji
Tên Fiji thực tế là tên tiếng Tonga cho nhóm quần đảo này, nhưng người bản xứ tự gọi là Viti.
Thủ đô là Suva với dân số là 350.000 người nằm trên đảo rộng nhất là Viti Levu. Cả đảo này có dân số chừng 600.000 (ức là hơn 2/3 tổng số dân Fiji). Hơn một nửa dân chúng sinh sống trên đảo Viti Levu là người gốc Ân độ, còn non một nửa là người thổ dân chính gốc Fiji.
Sơ lược về lịch sử Fiji
Người Fiji có truyền thống làm đồ gốm gọi là “lapita” và nhờ vào hình thức nghệ thuật đồ gốm qua thử nghiệm chất carbon 14 mà các nhà khào cổ và nhân chủng học có thể tra tìm ra đường biển di dân của các thổ dân sống trong vùng Nam Thái Bình Dương và tại các quần đảo người gốc Indonesian và gốc Polynesia.
Vào thê kỉ 18 và 19, khi người Tây phương đi thám hiểm các đảo vùng Nam Thái Bình Dương họ đã bỏ qua rất nhiều đảo vì đa số các tầu thám hiểm thời thuộc địa chỉ nhắm tới việc muốn tìm ra các châu lục mới, chứ không mấy chú trọng tới các đảo nhỏ. Người Âu châu khi đó khám phá ra trước tiên là quần đảo Vanuatu, rồi New Caledonia, và Society Islands hay còn gọi là Tonga. Nhưng họ không thấy các đảo Fiji.
Trong các chuyến thăm dò sau này khi khám phá ra Fiji, họ đã không được tiếp đãi nồng hậu, thay vì được mời ăn bữa cơm tiếp đón, thì một vài lần chính họ đã trở nên “món ăn’ cho người thổ dân Fiji. Và vì vậy Fiji đã trở thành cái tên rung rợn “các hải đảo ăn thịt người”.
Tục lệ ăn thịt người, nhất là quân địch và đối phương, vào những thời trước đây, được kể là một truyền thống có tính cách xã hội và văn hóa, vì các chiến binh Fiji tin rằng ăn thịt, trái tim và một số bộ phận quân địch là làm tăng khí thế và sự dũng mãnh cho bản thân tù trưởng và chiến binh thắng trận. Tục lệ này sau khi người Tây phương đến chiếm đóng đã từ từ bị khai trừ.
Mãi cho tới khoảng năm 1930 thì người Âu châu mới bắt đầu đến Levuka định cứ và buôn bán, lập các đồn điền và đưa người từ các đảo Salomon và Vanuatu đến đây khai thác đồn điền trồng cây bông và trồng dừa.
Cùng với việc người Âu châu đến buôn bán, việc nhập vũ khí vào Fiji cũng gia tăng và là nguồn gốc cho các cuộc chiến tranh bộ lạc, đặc biệt trong hai thập niên 1840 và 1850. Kết cuộc, lãnh tụ Ratu Seru Cakobau của bộ lạc Bau lên làm vua mà người Âu châu biết đến với tên là Tui Viti (Vua của Fiji).
Năm 1849 một sự kiện xẩy ra và sau này là nguyên nhân mất chủ quyền của Fiji: trụ sở và nhà của hãng thương mại Hoa Kỳ ở Fiji bị cháy và bị cướp của. Người Mỹ cho rằng Vua Fiji phải chịu trách nhiệm và số tiền đòi bồi thường được tính lên tới 45.000 mỹ kim và đòi vua Fiji phải bồi thường. Năm 1860 Cakobau đề nghị là Anh quốc chung sức trả món bồi thường đó và nếu đồng ý sẽ được nhượng đất đai. Tòa lãnh sự Anh từ chối.
Rồi đến năm 1868 một hãng của người Úc có tên là Australian Polynesia Company đồng ý trả số tiền đó và đổi lấy đất đai trên đảo Viti.
Đến năm 1871 Cakobau thành lập chính phủ liên hiệp, nhưng không bảo toàn được hòa bình, và chẳng bao lâu chính phủ này sụp đổ.
Hai năm sau người Anh tuyên bố sát nhập Fiji làm thuộc địa. Tiếp đó Fiji chính thức được đặt dưới sự bảo hộ của Anh quốc vào ngày 10.10.1874.
Ngày 10.10.1970 Fiji được độc lập sau 96 năm dước ách thuộc địa. Hiến pháp mới dựa theo hiến pháp Anh quốc, thế nhưng việc chia ghế quốc hội luôn có sự cạnh tranh giữa các bộ lạc.
Đời sống kinh tế, văn hóa,xã hội ở Fiji
Thời thuộc địa Anh, vào những năm 1870, nền kinh tế của Fiji đi xuống mạnh vì giá thị trường trồng cây bông làm vải xuống giá sau cuộc nội chiến Hoa kỳ. Thêm vào đó nạn dịch hạch đột phát giết hại nhiều người bản xứ. Để trấn an dân chúng, Anh quốc thành lập Hội đồng các tù trưởng vào việc điều hành quốc gia, và ra luật cấm bán đất cho người ngoại quốc.
Năm 1882, thủ đô từ Levuka được rời về thành phố Suva. Dưới áp lực kính tế, thuộc địa cần nhân công cho các đồn điền, nên đã đã đưa 60.537 người Ân độ sang làm lao công với khế ước là 5 năm. Dù bị người đãi và làm ăn vất vả, nhưng cuối cùng sau 5 năm, nhiều ngưòi Ấn độ đã muốn ở lại lập nghiệp nơi đây. Do biến có lịch sử này mà hiện nay người Ấn độ rất mạnh ở đây, không những về kính tế mà còn về sinh hoạt văn hóa và tôn giáo.
Nền kinh tế người bản xứ không phát triển bao nhiêu. Và cho đến nay các tiệm buôn bán, các dịch vụ quan trọng đều nằm trong tay người Fiji gốc Ấn độ.
Đi một vòng thành phố sẽ dễ dàng nhận ra ảnh hưởng của người Ấn độ, có nhiều đền Hồi giáo Ân độ, đền Ấn giáo, đền Shiva, các tiệm bán đồ dùng, các tiệm ăn…
Sắc thái và nếp sống đặc biệt của người Fiji
Đa số dân chúng Fiji hãy còn sống trong các làng mạc của họ và sống thành từng gia tộc gọi là Mataqali” (đại gia tộc) và vẫn còn chấp nhận hệ thống tộc trưởng di truyền và thường là người đàn ông. Mỗi một gia tộc được cung cấp đất để canh tác và có bổn phận chung đối với tộc của mình.
Đời sống trong làng xã cũng có hệ thống riêng và bổn phận hỗ trợ lẫn nhau và các tục lệ trong làng xã hãy còn rất truyền thống. Do vậy nếu cá nhân nào có tham vọng hay sống khác thường là mối đe dọa cho sự ổn định của làng xóm. Cũng vậy vai trò của đàn ông rất còn mạnh mẽ trong xã hội này.
Tôi đã lấy taxi cốt ý đến thăm một làng có tên là Kakunivuna, cách Suva chừng 20 cây số. Làng này đi sâu vào khi rừng năm bên bờ sông. Nhà cửa của dân chúng, đa số là nhà tôn, tường xây, nhưng rất thô sơ và nghèo. Đa số các gia đình đều có một thửa đất ngày bên cạnh hay đằng sau nhà, họ thường trồng chuối, khoai mì, cây toro, củ khoai, ngô bắp, bí… dùng cho đồ ăn thường ngày. Đôi khi họ cũng có thửa ruộng hay vườn trên núi hay trong rừng canh tác thêm như vườn dừa, vườn mía. Đi thăm một làng xa xôi nhưng cũng thấy bong dáng giáo đường của Tin lành ở một số nơi. Điều này cho thấy việc truyền giáo trước đây phát triển rất mạnh tại Fiji.
Tìm hiểu thêm về nếp sống dân gian, tôi được biết về quan niệm “kerekere” (chia sẻ trách nhiệm) và “sevusevu” (món quà thay cho ân huệ bó buộc) là hai điểm trọng yếu trong đời sống nông thôn và hiện hãy còn phổ biến nhất là ơ những làng xóm xa thị thành.
Trong các dịp lễ, người Fiji uống rượu “yaqona” hay còn gọi là “kava” là tục lệ xã hội không thể thiếu. Cũng vậy lễ hội truyền thống gọi là “lovo” người ta tụ tập lại với nhau và ca múa, ăn uống và vui chơi. Câu chào đầu môi cửa miệng gặp nhau ở bất cứ nơi nào là “Bula”. Do vậy, bạn là khác du lịch cũng được niềm nở đón chào “bula” và nên tươi cười đáp lại là “Bula”.
Nhảy múa và ca nhạc là những đặc tính không thể thiếu đối với người Fiji. Khách du lịch đến đây thường được các đoàn vũ người bản xứ, cả nam lẫn lữ, mình trần có vẽ biểu tượng trên mặt và trên thân thể, mặc váy bằng rơm hay sơi dây cọ, đôi khi cũng là vải mầu sặc sỡ, họ nhảy múa ca hát chào đón khách du lịch. Trong lời ca tiếng hát khi nhảy múa thường là kể về một huyền thoại hay câu truyện cổ tích nào đó của người Fiji xưa kia. Vì thế cũng có tính cách lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.
Một trong những điểm rất đặc biệt của thời trang Fiji là họ dùng vỏ cây làm quần áo, gọi là “tapa” hay cũng còn được gọi là “masi” và “malo”, một nghệ thuật truyền thống dùng lớp vỏ bên trong của cây dâu. Sau khi lấy giấy vỏ cây này, họ cho ngâm vào nước và rửa cho thật sạch mọi lớp nhựa, sau đó đập nhẹ lâu cả tiếng mấy đồng hồ để những tấm vỏ này nhuyễn thành các miếng như giấy mịn và có bề mặt đều nhau.
Tiếp đến họ dùng các chất mầu của thảo mộc thiên nhiên vẽ lên các tấm vải này làm thành các hình hài biểu trưng của người Fiji. Đây là một nghệ thuật truyền thống độc đáo của người dân bản xứ.
Suva là thành phố khá lớn và có nhiều nơi nên thăm viếng như Bảo tàng viện quốc gia, nơi lưu giữ các đồ cổ như các đồ gốm, tác phẩm và đồ dùng nghệ thuật, các nhạc cụ nguyên thủy, đồ trang sức, và những canô có hai khoang đặc biệt mà trước đây các dân người Polynesia thường dùng để đi từ đảo này tới đão kia.
Bạn cũng có thể thăm Tòa nhà chính phủ xây kiểu Anh quốc, kiên cố, nghệ thuật. Hoặc thăm Tòa nhà Quốc hội Fiji, Tòa thị chính cũ, Khách sạn Grand Pacific nơi mà trước đây nhiều khác du lịch đã dừng chân, thăm vười hoa Thurston. Điểm đặc biệt là các chùa chiền Ấn độ, các ngôi thành đường Thiên Chúa giáo.
Chúng tôi cũng có dịp đi thăm 2 thác nước tại một làng ở Kakunivuna. Hai thác nước cao ngất trời ở gần nhau, cách nhau chừng 100 mét. Nước đổ từ nguồn nước trên cao xuống thềm đá, và dưới cùng là suối nước, nếu mạo hiểm bạn có thể đi giữa thềm đá và màn nước chảy xuống suối. Một phong cảnh rất thiên nhiên, sâu lắng, an bình, và không bị khuấy động, vô tư.
Tình hình tôn giáo tại Fiji
Theo thống kê, tình trạng tôn giáo ở Fiji như sau: 52% là Thiên Chúa giáo, trong đó da phần 35% là Methodist, có đến chừng 15% là Công giáo; Ấn độ giáo 38%, và Hồi giáo là 8%. Tôn giáo đối với người Fiji rất là quan trọng trong sinh hoạt của họ.
Công việc truyền giáo của người Thiên Chúa Giáo tại đảo này cũng rất mạnh, đi đâu cũng thấy có các nhà thờ của các giáo phái chính của Tin Lành, đặc biệt là Methodist và Baptist.
Các tôn giáo đến đây không những chỉ truyền giáo, nhưng còn mở các trường học, nhất là hệ thống giáo dục trung học và đại học. Hầu hết các nhân viên cao cấp chính quyền hay dân sự, nếu là nam giới, đều xuất thân từ trường Trung học Công giáo do các cha Dòng Marist điều hành, hay nếu là nữ giới đều hầu hết xuất thân từ trường Trung học nữ của Tin Lành ở Koruvu.
Riêng về phía Công giáo, việc truyền giáo và giáo dục đã đề lại những thành quả tốt đẹp. Chúng tôi có dịp thăm viếng nhà thờ chính tòa ở Suva rất rộng lớn là đẹp. Xem chương trình mục vụ trong tờ Thông tin giáo xứ thấy có nhiều sinh hoạt đặc sắc.
Đặc biệt, tôi có dịp đồng tế thánh lễ Chúa nhật tại giáo xứ Đức Mẹ Hắng Cứu Giúp (Our Lady of Perpetual Help) ở thành phố Lautoka (dân số 45.000 người) thấy dân chúng tham dự thánh lễ rất sống động và sốt sắng. Ca đoàn hát hay, các bài hát chung bằng tiếng Anh và cũng có một số bài hát bằng tiếng Fiji. Thánh lễ bằng tiếng Anh và thấy dân chúng cũng đáp bằng tiếng Anh. Anh ngữ hiện nay là ngôn ngữ thông dụng của người Fiji.
Chúng tôi quan sát thấy các gia đình tham dự thánh lễ, họ ngồi chung từng gia đình với nhau, và điểm đặc biệt là các phụ nữ mặc quần áo rực rỡ nhiều mầu sắc, còn đàn ông con trai mặc áo sơ mi và cũng mặc váy. Sau lễ tôi có hỏi ra mới biết là trong các cuộc lễ và các nghi thức chính thức thì đàn ông thường mặc váy đó là quốc phục của họ.
Sau thánh lễ, tôi đứng trước cửa nhà thờ chào hỏi dân chúng, nhiều người hỏi ài là người Đài Loan hay Trung quốc không? (vì hiện nay người Tầu sang đây làm ăn rất có ảnh hưởng, họ buôn bàn, mở nhà hàng, và chính phủ Trung quốc tung tiền ra để xây các dinh thự to lớn biếu cho người bản xứ với mục đích đặt chân trong vào thị trường ở đây, ở hải cảng Suva, có 12 chiếu tầu đậu thì 10 chiếc là tầu đánh cá hay đầu buôn của Trung quốc). Tôi trả lời không phải! và hỏi lại họ, có biếtg Việt nam không? Họ nói có nghe về chiến tranh Việt Nam.
Điều bất ngờ lý thú, sau cùng có một gia đình một bà mẹ và năm đứa con đến gặp tôi, vì trong thánh lễ Cha xứ có giới thiệu tôi là người Việt Nam, có học và chịu chức ở bên Roma trước đây… Bà ta nói, Ba của bà ta trước đây cũng có đi tu và học ở Roma, hỏi ra tên là gì và học năm nào – thì cũng đúng là năm 1968 khi tôi đang học ở đó, và tên là Beato Ludosono. Đúng thực vào thời đó có 3 chủng sinh người Fiji theo học tại Giáo học học viện Urbaniana. Thật là quả đất tròn, giữa một hải đảo xa xôi, kỳ lạ gặp lại con cháu của bạn lớp học cách đây trên 40 năm.
Chúng tôi đã tìm hỏi những linh mục quen biết vùng Thái Bình Dương và có tìm trong niên giám điện thoại, đều không thấy có ai tên Việt Nam cả, nhưng tên người Tầu thì rất nhiều.
“Bula” – Chào tạm biệt người dân xứ Fiji hiếu khách, để thương và vui tính.
Thông Báo
CĐCGVN-Nam Úc Phân Ưu đến Cha Trần Đình Trọng Canberra, Australia
Ban Truyền Thông
01:39 30/04/2010
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
29 South Terrace, Pooraka, SA 5095 –Australia
PHÂN ƯU
Cộng Đồng vừa nhận được tin
Ông Cố Giuse TRẦN CHU TRÁC
Vừa từ trần vào ngày 29/ 04/ 2010 tại Canberra ACT, Australia
Hưởng thọ 89 tuổi.
Ông Cố là thân phụ của Linh Mục Giuse Trần Đình Trọng đang phục vụ trong TGP Canberra, Úc Châu
Cộng Đồng xin chia buồn cùng Cha Trọng và tang quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa nhân từ đón nhận linh hồn Ông Cố Giuse vào Thiên Đàng.
Đại Diện Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc
Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm
Quản Nhiệm
29 South Terrace, Pooraka, SA 5095 –Australia
PHÂN ƯU
Cộng Đồng vừa nhận được tin
Ông Cố Giuse TRẦN CHU TRÁC
Vừa từ trần vào ngày 29/ 04/ 2010 tại Canberra ACT, Australia
Hưởng thọ 89 tuổi.
Ông Cố là thân phụ của Linh Mục Giuse Trần Đình Trọng đang phục vụ trong TGP Canberra, Úc Châu
Cộng Đồng xin chia buồn cùng Cha Trọng và tang quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa nhân từ đón nhận linh hồn Ông Cố Giuse vào Thiên Đàng.
Đại Diện Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc
Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm
Quản Nhiệm
Văn Hóa
Truyện ngắn: Đường Tử Tức
Nguyễn Trung Tây, SVD
08:33 30/04/2010
Truyện ngắn: Đường Tử Tức
Số tôi cô quả, mạng tôi cô độc, cho nên không vợ không con. Thế thì còn nói chi về đường tử tức vượng suy. Cái bà thầy bói hồi xưa, đến là vớ vẩn. Cầm tay tôi bà nội nói thánh nói tướng,
— Cậu này đường tử tức vượng. Đông con nhiều cháu.
Tôi hai mươi tuổi đang kiếm đường đi vượt biên. Chị Hương tôi mang bà thầy bói về để coi chuyến vượt biên tuần tới ở Chu Hải có may mắn thuận buồm xuôi gió hay không. Thế mà bà thầy lại lãng òm vớ vẩn nhảy sang chuyện đường tử tức đông con nhiều cháu. Vớ vẩn! Chẳng ra đâu vào với đâu. Thấy bà thầy bói lạc đường, chị tôi nói, nửa như giỡn nửa như muốn thử thách công phu bà thầy,
— Cậu này đi tu…
Bà thầy bói có mái tóc cạo trọc trắng xanh dừng lại trợn mắt nhìn tôi chòng chọc như muốn đâm lủng con ngươi tôi. Tôi nhớ đường chân mày rậm nhưng đều như hình vẽ trong tranh lụa của bà thầy nhíu lại, bà ta phản đối quyết liệt,
— Cậu này mà đi tu. Tôi lậy chị! Cậu này mà không ít nhất là hai đời vợ thì tui là tui chặt đầu tui xuống cái bốp, đặt ở mâm đồng, rồi hai tay tui te te dâng lên cho bà chị coi chơi...
Nhìn tôi một lần nữa, bà thầy bói phán những câu nghe lạnh người rợn tóc gáy tựa như giây phút người ta cúng mở cửa mả,
— Nhà chị hên đó nghen, hồng đức ông bà để lại còn cao lắm. Chứ không, hồi đó bà mụ mà lỡ tay nặn cái cậu này ra con gái là mệt cầm canh rồi đa. Nhìn coi, con mắt ướt rượt, đuôi mắt cười cười có đuôi. Không rước cửa trước cũng đóng cửa sau là cậu này. Mà tui nói tình thiệt đó nghen, người này mà là con gái thì hên lắm cũng chỉ là nhà thổ, mà xui hơn nữa thì lại nhà chòi mà thôi!
Nhìn khuôn mặt chị em tôi xanh lét, bà thầy đổi đề tài, quay lại chuyện bói toán,
— Nhưng mà thôi, chuyến tàu này lành ít dữ nhiều. Tôi khuyên cô không nên đi, bởi cung mạng cô xấu lắm.
Bà thầy bói trọc đầu nói chỉ đúng được có câu này. Thiệt tình là như vậy, chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại những người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ, người ta nói bởi vì những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong. Một tuần sau, tôi gặp bà chị họ và con cháu gái đã bị mục đảo gần hai năm trong trại tỵ nạn Bidong tình xù. Thấy tôi mắt vàng sung sũng, da xanh mươn mướt nằm trên giường bệnh trắng toát bệnh viện Sick Bay, bả ấy rú lên,
— Con Hương đâu?
Tôi lắc đầu, thều thào nói không ra lời!
Khi hai mẹ con bà chị họ được phái đoàn Úc khùng nhận, còn tôi bị dộng mộc xù, con cháu thò lò mũi xanh khoe,
— Mẹ cháu được nhận rồi.
Nhìn con nhỏ gầy gò đen đủi như cây củi khô, tự nhiên tôi ghét bỏ con bé,
— Cà chớn! Cho mẹ con mày sang bên đó, cưỡi kăng-ga-ru. Tao là tao đi Mỹ, cưỡi ngựa cao bồi Téch-xịt.
Mẹ con bé tâm sự ngang xương,
— Nghe nói bên Úc người ít lắm. Có mấy triệu à.
Tôi nhìn ngang, tự nhiên tôi ghét bả như sáng nay tôi ghét đứt đuôi nòng nọc con của bả. Tôi nửa đùa nửa thật,
— Hèn chi Úc khùng nó mới nhận hai mẹ con bà. Sang đó, bà lấy Úc, đẻ con cho nước Úc nhiều thêm dân số. Còn tôi, đàn ông con trai, không chửa đẻ, cho nên bị nó dộng mộc xù.
Bà chị biết tôi đang rầu thúi ruột, không nói năng chi, không đối đáp ăn miếng trả miếng như thói quen thường lệ. Còn tôi, nhìn mặt bà ấy hớn hở, tự nhiên tôi lại nhớ lời bà thầy bói trọc đầu và lời phán năm xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con nhiều cháu”. Tôi lẩm bẩm trong miệng,
— Có mà rỗi hơi tin vào những chuyện bói toán!
Từ năm 84 khi hai mẹ con bà chị tôi tái định cư bên Úc, bà chị họ đẻ thêm một đứa con gái nữa. Nhà lại thêm một cái hĩm. Nước Úc lại thêm một người. Riêng đứa cháu gái thò lò mũi xanh hồi xưa, giờ ôm trong lòng hai đứa con. Đứa thứ nhất, con gái, được thủ tướng John Howard tặng cho ba ngàn đô la xanh lè lè. Đứa thứ hai, vòi voi, mới sanh được mấy ngày, thủ tướng Kevin Rudd ký tặng cho năm ngàn chẵn. Sướng nhé! Vừa có chồng, có con lại vừa có tiền. Nhưng con cháu không lập được thành tích, bởi cách đây mấy tuần, người Úc thứ hai mươi lăm triệu đã được sinh ra tại thành phố Melbourne tiểu bang Victoria, mà lại là một em bé có gốc Việt Nam. Nhưng người mẹ Việt Nam của em bé không phải cô cháu gái. Nếu vợ tôi còn sống, dám cô ta đã lập thành tích làm cho dân số nước Úc tăng lên chẵn tròn con số hai mươi lăm triệu. Lúc đó con tôi tha hồ mà được nước Úc cưng chiều. Dám thủ tướng Úc Châu cúi xuống cầm viết ký check tặng chơi chơi cho con tôi mấy triệu đô la. Nhưng thôi, đó cũng vẫn chỉ là chuyện nếu. Mà cuộc đời này thì không chỉ có những chữ “nếu”, mà thực tế bây giờ là tôi vẫn cô độc không con.
Con cháu gái nghe tôi than thở về đường tử tức, nó nửa như an ủi nửa như cười cười vào mũi tôi,
— Thì bây giờ cậu cũng có nhiều con vậy...
Tôi cộ mắt ốc nhồi,
— Ơ, cái con này, mày mát hay khùng? Con ở đâu ra mà nhiều với ít?
Tôi đưa tay sờ vào trán nó,
— Coi mày có té giếng sâu mười tám thước hay không?
Con cháu gái lửng lơ con cá vàng chết thối mười ngày,
— Cháu thấy cậu cứ tí toáy ngồi viết đêm ngày…
Tôi nổi cục,
— Thì đã sao?
Tự nhiên tôi lại ghét cái bà thầy bói trọc đầu năm xưa. Chị họ tôi đã thế lại còn mắng tôi mấy mắng,
— Ai biểu hồi xưa già kén kẹn hom? Người ta nói trai ba mươi tuổi còn soan. Nhưng cậu thì cũng hơn bốn chục rồi. Còn soan cái nỗi gì, có mà soan cái hột “soàn!”. Bây giờ may ra về Việt Nam thì hốt ổ được mấy bà góa.
Tôi cự nự,
— Bà cả đời ăn mắm, nói mà không sợ độc miệng.
— Vậy sao đang ở bên Mỹ, sung sướng ngon lành không ở, tự nhiên bán nhà bán cửa dọn nhà sang đây.
— Thì cũng biết đâu, ở bên đó ế độ quá… Vợ bỏ, con không có, chó mèo cũng không!
Bà chị đốc vào thêm mấy câu,
— Mai mốt lỡ có chuyện gì, dám cũng không có người cúng gà đốt nhang.
Tôi càu nhàu,
— Chắc chắn là như vậy rồi.
Tuần trước, tôi ghé vào thương xá tìm mua những đôi vớ mới. Chị tôi hỏi,
— Để làm gì?
Tôi không dám nói cho bả ấy biết là trời tiểu bang Victoria năm nay lạnh quá, tuyết rơi dầy phố phường. Tối ngủ, chân lạnh, tôi trằn trọc ngủ không được. Nhưng có đôi vớ bao kín đôi chân, đêm tối lạnh teo tự nhiên hóa ra ngủ yên đẫy giấc. Đi tới đi lui trong khu thương xá, tôi thấy thương xá treo bảng, “Happy Father’s Day” khắp nơi. Dừng lại khu bán TV, tôi cũng thấy hàng chữ, “TV màn ảnh Plasma là món quà tốt nhất cho bố!”. Tôi chép miệng,
— Con thì không có, chó mèo cũng không, bây giờ mua cái TV Samsung để làm chi? Cúng hà bá à?
Tức mình! Tôi ôm cái TV Samsung bán hạ giá nhân ngày Lễ Bố, một mình khệ lệ bê về nhà, mà trả tiền cash đàng hoàng, chứ không thèm chà thẻ nhựa với ký check. Trả tiền tươi cho Tây nó sợ! Ôm cái TV màn ảnh Plasma về tới nhà, bật máy sưởi lên, sỏ đôi vớ mới mua vào chân, tôi nằm trên giường một mình coi La Vie En Rose nói về cuộc đời nữ danh ca Edith Piaf người Pháp. Mà coi vậy chớ Edith Piaf là còn có chồng con hẳn hoi, dù là mấy đời chồng, nhưng cũng có con, mặc dù đứa con gái Marcellei mắc bệnh hiểm nghèo, chết trong tuổi ấu thơ. Mơ màng với người nữ danh ca có giọng ca bất hủ, tôi nhắm mắt ngủ quên lúc nào không hay. Sáng mở mắt ra, mặt trời bắt đầu chiếu xiên xiên qua khung cửa. Tôi mắt nhắm mắt mở hốt hoảng nhào xuống giường. Chân vừa chạm đất, đã vội vàng rút lại. Chúa ơi! Nước ở đâu mà lênh láng trong phòng ngủ như thế này. Ít ra là phải một đốt ngón tay nước ngập trong phòng! Chẳng lẽ global warming đã kéo tới, băng tuyết Nam Cực tan, cho nên mặt biển dâng cao, kéo nước biển sầm sập vào tận trong phòng ngủ. Tôi lắc lắc đầu, nhìn con số đồng hồ điện tử màu đỏ đe dọa. Chỉ còn ba mươi phút phù du nữa thôi, tôi phải có mặt tại hãng rồi. Bây giờ dù là có động đất giật sập tòa nhà con sò Oprah danh tiếng, tôi cũng vẫn phải đi làm. Phù du là ba mươi phút nữa thôi, tôi phải có mặt trong văn phòng rồi. Nếu không, tháng tới, thằng bố mồ côi như tôi sẽ bị gậy ăn mày, gõ cửa trung tâm phát chẩn Vincent de Paul lạy ông lạy bà xin ăn xin ngủ qua đêm.
Lội trong làn nước lạnh mùa đông lênh láng vô tới phòng tắm, tôi nhận ra vòi nước tối qua tôi quên, chưa vặn hết, cho nên nước rỉ từ vòi rớt xuống bồn rửa mặt; bồn đầy nước, vòi tiếp tục tí tách nước, nước lênh láng tràn ra khỏi bồn làm lụt lội căn phòng ngủ đúng một đốt ngón tay. Chúa ơi! Tôi lắc đầu! Chết rồi! Chắc là tôi mắc bệnh Alzheimer, mất trí nhớ rồi, cho nên bắt đầu quên. Ăn rồi mà cứ chối đây đẩy con cắn cỏ cắn rơm lạy quan lớn, con chưa ăn.
Nếu mà có vợ có con, tôi sẽ nhờ vợ con hốt rác. Nhưng bây giờ cô độc không con, tôi đành liều, vội vàng tắm rửa, hốt hoảng lái xe tới sở, để mặc cho căn phòng lênh láng nước lạnh cao tới một đốt ngón tay. Buổi trưa hôm đó, trong giờ ăn trưa, ngồi gặm miếng Meatpie thổ sản dân Úc, tôi tự nhiên lại nhớ tới cái đầu trọc bà thầy bói thời xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu”. Tôi cay cú với bà thầy. Ăn nói vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu.
Có người thân bên Úc về Việt Nam, tôi đưa cho họ tờ giấy trăm đô xanh lè. Họ trợn mắt,
— Làm chi vậy?
— Thì về đó, vô cô nhi viện xem coi có đứa nào nghèo nghèo, nói tôi gửi.
— Để làm chi?
Tôi ăn nói dấm dẳng,
— Thì nói nó ở bên đây có thằng bố mồ côi, cô độc cô quả, thèm khát con cái quá rồi…
Tôi dặn với theo,
— Nè, đừng có quên dặn nó lâu lâu phải viết thư cho bố nó ở bên Úc, để bố đẩy xe đi bán thổ sản Meatpie kiếm tiền nuôi nó. Mà nếu kẹt quá là bị gậy đầu đường thổi ống tiêu luôn, làm sao thì làm, miễn có tiền nuôi con thì thôi.
— Đói khát con dữ vậy sao?
— Thôi đi, đừng có nói. Mấy ngày nữa là tới ngày Father’s Day rồi đó.
Có mấy lần tôi ghé vào nhà người thân, thấy bố giỡn với đứa con gái bé tí ti, mặt tôi chảy dài như mặt ngựa...
Có người bạn than thở,
— Đời sống bên đây cực nhọc, nuôi con mệt nhoài, thở bở hơi tai, thôi, cho ông một đứa.
Tôi nhìn cái thằng bé có cái trán nhô cao. Cái ngữ này bướng phải biết. Trán nó cao, trán tôi cũng cao. Mang nó về nuôi, trán bướng đụng đầu bò, mất tình nghĩa bố con. Mà ngu sao, ai rỗi hơi mà tự nhiên lại vác của nợ vào người. Thiên hạ mệt nhọc với đời cơm áo và với con. Giờ tự nhiên quẳng cục nợ sang cho tôi nuôi. Nhìn mặt mình trong gương, tôi thầm nghĩ, “Trán bướng thì có, chứ trên trán đâu có khắc chữ ngu! Cho vợ thì may ra còn nghĩ lại. Chứ quẳng cho mình cái của nợ, nói mình nuôi. Vớ vẩn! Ngu sao!”.
Tưởng rằng trên thế gian này chỉ mình tôi cô quả, không vợ không con, nhưng không, cũng có người vào ngày lễ Father’s Day không có con cái mua quà. Gặp mặt, tôi cắc cớ hỏi,
— Lấy vợ lâu chưa?
— Cũng hơn chục năm rồi?
— Chục dư hay chục thiếu?
— Chục dư.
— Mười hai năm rồi mà vẫn chưa có con?
— Chưa.
Đang cầm tờ giấy trên tay, nhưng lại không có viết. Thấy người đó có cây viết cài trên túi áo, tôi hỏi,
— Cho mượn cây viết được không ông bạn?
Cầm viết nắn nót được mới mấy nét chữ, viết hết mực. Tôi bực mình, nghĩ thầm trong đầu,
— Cây viết nhìn mới tinh thế này mà lại hết mực. Hèn chi không con là phải!
Nghĩ vậy thôi, nhưng tôi không dám nói ra. Nhưng hình như người đối diện đoán được ý tưởng hắc ám của tôi, họ hỏi lại,
— Còn ông, viết mực còn đầy đủ, nhìn có vẻ bơ sữa đế quốc lắm, vậy sao cũng lại kém đường tử tức như thế.
Tôi kể cho bà chị họ nghe nguyên văn,
— Bà biết chi không? Nghe hắn chơi tui sát ván như vậy, tui tưởng như bị đâm một cái bặp vào vết thương lòng, thiếu chút xíu nữa là tui chơi luôn Máu Nhuộm Bãi Melbourne tập Ba màn ảnh 4 D bốn chiều. Nhưng lòng dặn lòng, thôi, đừng có ngu!
Bà chị không an ủi tôi thì thôi, mà lại còn cự nự thằng em,
— Cậu! Cái tánh hung hăng con bọ hung, cả đời vẫn chưa chừa. Hèn chi ế…
Tôi tính gây lộn với bả, nhưng nhớ lại thời gian ở đảo, hồi đó bả ấy cũng tử tế với tôi, nên tôi nhịn. Hồi đó, trong khi hải tặc bò lổm ngổm như cua càng trên khoang thuyền, con gái bị bắt, từng người đang bị xô đẩy lôi kéo sang tàu Thái, con trai đã bị chém đứt cần cổ mấy tên rồi. Tới phiên tôi, tên hải tặc giơ cao mã tấu xuống, tôi nhìn lên bầu trời, chỉ kịp lẩm nhẩm mấy lời thật nhanh xin lỗi bố mẹ cho những lầm lỗi. Nhưng nàng đã nhào tới, cản ngang lại đường mã tấu. Lưng người tình trung học của tôi hứng trọn đường dao. Máu đỏ vọt ra có vòi từ bờ vai thanh xuân con gái mười chín. Người đẹp tranh vẽ nhìn tôi, nàng không nhăn một vết nhăn trên trán bởi đường chém, nhưng mỉm cười, mắt từ từ nhắm lại, thân hình đổ xuống che cản lại thân xác tôi.
Tôi hét lên, ngã xuống, bất tỉnh!
Hơn một ngày sau, tôi mở mắt ra, trong thần mắt điên loạn, tôi nhận ra trên một khoang thuyền, giờ này chỉ còn lại những thân xác còm cõi năm mươi, sáu mươi. Thanh niên bị chém đứt đầu, thanh nữ bị bắt mang sang tàu Thái, tất cả đều đã biến mất hết, giờ này chỉ còn lại trên một mảng thuyền rách nát những thân xác già nua và một thằng thanh niên điên. Con thuyền gỗ bấp bênh bềnh bồng phận nghèo và phận điên trên mặt Thái Bình Dương. Ngày này nối tiếp ngày kia, hết đêm dài lại tới đêm thâu, bao nhiêu con tàu quốc tế đi ngang qua nhắm mắt làm ngơ, bao nhiêu lần những người sống sót quỳ xuống lạy van những con tàu cộng sản lướt ngang tròng dây cứu vớt kéo về lại sông Sài Gòn. Nhưng trời cao tiếp tục bịt tai, không nghe, nhắm mắt, không nhìn, cho nên thiên hạ còm cõi trên một khoang thuyền tỉnh bơ lấy dao xẻ thịt nhau ăn. Thịt tươi được nướng bởi lửa trời, ngon hơn thịt sườn nướng. Ngày cuối cùng, mấy tiếng đồng hồ trước khi con thuyền gỗ tắp vào bờ biển Trenganu của Mã Lai, thiên hạ đã cầm dao, chờ đợi sẵn sàng giây phút tôi ngưng thở, thọc con dao vào tim tôi, lôi ra trái tim người điên ăn sống…
Bà chị họ an ủi,
— Thôi, chuyện cũ đã qua rồi. Còn nhớ chuyện đó làm gì.
Tôi nhìn bà chị,
— Thì cũng đang cố gắng quên đây.
Tôi không dám nói với bả, nếu nàng còn sống, chúng tôi đã làm đám cưới ở trên đảo. Bà chị họ đứng ra đại diện đằng trai. Cô dâu không có bố mẹ, họ hàng. Thôi, cũng chẳng sao! Nhưng hôm đám cưới ở trên đồi Tôn Giáo, tôi dù có phải mặc quần áo viện trợ, nhưng nàng, nghèo thì nghèo, tỵ nạn thì tỵ nạn, nhưng vẫn phải có khăn voan cô dâu trắng toát đội lên đầu đàng hoàng. Nhưng tội nghiệp cho tôi và cho nàng.
Giấc mộng thủy chung không thành,
À ơi, anh về (là) anh hóa điên.
Gần một năm ở trên đảo Pulau Bidong, tôi như thằng khùng. Ăn nói lảm nhảm như thằng điên. Hồi nằm trong Bệnh Viện Sick Bay trên đảo, tôi mê man bệnh nặng, cho nên bả chịu khó nấu cháo, hai tay bê lên bệnh viện Sick Bay nuôi tôi hằng ngày. Mà cái bà này cũng có trí nhớ dai, lúc còn ở bên Việt Nam, lâu lâu bả làm bộ ghé vào nhà tôi chơi, miệng vờ vịt nói thăm dì chú là bố mẹ tôi, nhưng thiệt tình ra là bả đàn đúm với bà chị Hương của tôi, hai người trốn nhà nói dối đi học thêm, nhưng tình thiệt là rủ nhau đi bum nhảy đầm. Có lần, bả thấy tôi đau nằm trên giường như một con chó ghẻ đói, bả hỏi, “Mày đau hả? Thích ăn phở hay ăn cháo?”. Tôi cuộn mền che kín mặt, miệng lúng búng, “Bà nội ơi, tui khoái ăn cháo thịt heo bầm, rắc trên mặt một chút tiêu”. Tôi chỉ nói có một lần, mà bà nầy có trí nhớ dai. Ngày nào cũng vậy, chiều chiều, bả dẫn đứa con gái lên bệnh viện Sick Bay thăm thằng em. Thấy bả bê tô cháo vào trong bệnh viện, trăm lần là cả trăm, tôi khóc gần chết, phần tủi thân cho phận mình, không bố mẹ, không chị Hương, phần tủi thân mồ côi, bởi nàng đã chết rồi, vợ tôi đã đưa thân ra đỡ mạng cho tôi, nếu không, đầu tôi đã lìa khỏi cổ. Cứ thế, thấy bà chị họ và tô cháo thịt bò bầm rắc tiêu, tôi khóc mùi mẫn. Nhưng có lẽ bởi những hạt nước mắt đổ xuống sàn gạch bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong, đôi mắt vàng bệch ăn thịt người của tôi dần dần đen lại. Mắt thôi vàng, đôi mắt tôi lại ướt rượt, khi cười chân mắt lại thấp thoáng cái đuôi. Mà cũng có lẽ bởi tấm lòng tử tế của bà chị, tôi quyết tâm thôi không nằm khóc trên giường bệnh nữa, nhưng đứng dậy, tập đi lại những bước đi trong đời. Chiều chiều, tôi ra ngồi trên ghềnh đá, mắt dõi nhìn chân trời, hy vọng vợ tôi quay về lại với tôi. Tôi cứ ngồi như thế cho mãi tới khi bà chị dẵn con nhỏ cháu ra gềnh đá đánh thức tôi ra khỏi cơn mê,
— Thôi, đi về nhà, ăn cơm.
Nghe nói tới chữ nhà, tôi lại mủi lòng, nước mắt nước mũi dòng dòng, khóc như cha chết mẹ chết. Tôi thương tôi, thương vợ tôi đã bỏ xác trên mặt biển để tôi vẫn còn cái đầu trên mảnh hình hài tang thương. Tôi thương bà chị họ và đứa cháu gái cực nhọc vất vả vì thằng em điên có biệt danh “Ông khùng!”…
Bà chị họ tôi ái ngại,
— Nói cậu đừng giận. Chuyện cũ cũng đã hơn hai mươi năm rồi, thôi để cho mợ ấy yên nghỉ trên mặt biển đi chứ. Cậu cứ mang theo vong linh mợ vào trong đời sống, chẳng trách chi số cậu cô quả.
Tôi nhìn bà chị, miệng lúng búng,
— Thôi đi bà nội.
— Chứ không phải sao? Hồi đó từ bên Mỹ, mợ ấy ngày nào cũng gọi phôn qua, khóc lóc nói với chị, “Chồng em yêu giấy hơn yêu vợ!”. Chị hỏi, “Sao vậy?”. Mợ ấy nói, “Thì chị cứ bay qua đây, tiền vé em lo hết cho. Chị qua đây đi, chị sẽ thấy liền. Anh ấy đi dạy học về là ngồi viết miết, hết chữ này đến chữ khác, hết trang giấy này đến trang giấy khác. Em hỏi tại sao anh cứ ngồi viết. Nhà em bảo bởi counselor nói phải viết để giải tỏa câu chuyện thuả xưa trên biển Đông. Em gặng hỏi anh ấy, ‘Câu chuyện thuả xưa trên biển Đông là câu chuyện nào? Nói cho em nghe đi mình, please’. Nhưng nhà em vẫn khăng khăng không chịu nói. Mà chị có biết câu chuyện trên biển Đông là câu chuyện chi hay không? Nếu chị biết, nói cho em nghe đi. Em năn nỉ chị đó! Mà chị ơi! Em chịu hết nổi rồi. Ngày mai, tụi em mang nhau ra tòa. Thà là em ở góa, chứ lấy chồng kiểu này, thà là không có chồng”.
Tôi cộ mắt nhìn bà chị họ, thầm phục cho đường dây ăng-ten của bả. Bà nội này đúng ra phải đi làm mật thám cho Pháp. Chuyện riêng tư vợ chồng nhà người ta mà bả biết hết trơn hết trọi.
Thấy tôi cộ mắt nhìn, nhưng không nói năng chi, bà chị không tha, nhưng buông thõng một câu,
— Cậu cứ vớ vẩn như vậy, hèn chi vợ con không có!
Tôi nổi sùng, muốn cự lộn với bả, bởi bà nội lại đụng tới vết thương lòng năm xưa. Nhưng nhớ tới những tô cháo thịt bò bầm với tiêu sọ rắc trên mặt thuả xưa, tôi nhịn bả, không nói năng chi. Nhưng tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu thuả xưa. Bà nội ơi! Nói nhăng cuội không à. Ở đâu ra mà có đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu. Tôi đang ế độ, không vợ không con đây nè bà nội. Bây giờ mà gặp mặt, tôi hứa tôi sẽ đòi lại những đồng tiền đặt quẻ thuả xưa.
Bà chị lại nói,
— Thì thôi, cậu xem coi, thấy ai được, nói chị biết. Chị mang trầu cau sang nói chuyện với người ta.
Tôi cười nửa miệng, nói thầm thì cho một mình mình nghe,
— Thì dọn nhà từ Mỹ qua Úc cũng chỉ vì lý do này mà thôi. Bà nom nom cho tôi, xem coi có ai được, báo cho tôi biết để làm visa ở lại đất Kangaroo cho hết một đời cô quả, mồ côi vợ, mồ côi con.
Bà chị trợn mắt ốc hương nhìn tôi,
— Cậu nói cái chi? Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi nhìn bà chị, mắt đo đỏ lưng tròng. Thấy tôi không trả lời, chị tôi lập lại câu hỏi một lần nữa,
— Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi khóc nức nở, gục đầu vào vai chị tôi,
— Chị ơi, vợ em hồi đó đã có thai, hai tháng rồi…
Chị tôi ôm tôi vào lòng, hai chị em cùng khóc. Nhìn những hạt nước mắt của hai chị em loang lổ trên nền nhà gạch nước Úc, tâm hồn tôi tự nhiên nhẹ tênh.
oOo
Chuông điện thoại trong phòng khách reo vang, tôi nhấc lên,
— Hello!
Đầu giây bên kia, tiếng nói vang vang,
— Bố!
Tôi lập lại,
— Bố?
Tiếng nói bên kia tiếp tục reo vang,
— Đúng là bố rồi!
Tôi bắt đầu nổi cục,
— Sorry, who is it?
— Bố ơi, con đây?
Tôi trợn mắt, sướng chưa, ở đâu mà tự nhiên lại lòi ra cái vụ, “Bố ơi, con đây”. Đầu giây bên kia, tiếng nói tên con trai tiếp tục oang oang,
— Bố, con đây. Thoại đây.
— Thoại? Thoại nào?
— Vương Minh Thoại đây bố ơi. Con kiếm mãi mới có số điện thoại bố. Bố làm chi mà bỏ Mỹ đi tuốt sang bên Úc vậy?
Tôi lập lại câu hỏi,
— Xin lỗi anh! Thoại, Thoại nào vậy?
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Bố ơi, con là Vương Minh Thoại, học lớp Việt Ngữ của bố tại trường trung học Andrew ở San Jose. Bố quên con rồi sao? Con học lớp bố năm 1995. Bố còn nhớ con không? Hồi đó con hay ngồi ở hàng ghế cuối, tới giờ Việt ngữ của bố là con ngủ gật thẳng cẳng. Bố tức, bố gửi con một mạch xuống văn phòng Bà Hiệu Trưởng… Bố quên con rồi hay sao?
Thôi, tôi nhớ cái cậu này rồi. Thằng giặc này hồi đó phá phách ma chê quỷ hờn. Trong lớp học giờ Việt Ngữ, hắn ngồi gấp máy bay phóng lên trời. Chán, hắn ngồi gục đầu xuống bàn, ngủ tỉnh bơ trong lớp Việt Ngữ. Có lần, hắn còn dám nói với tôi,
— Bố già ơi, bên đây là Mỹ, chứ không phải Việt Nam. Học tiếng Việt làm cái con mẹ gì? Bố già về Việt Nam mà dạy Việt Ngữ với Lịch Sử.
Thế đấy, vậy mà giờ này hắn còn gọi điện thoại hỏi thăm bố già. Chịu, thiệt tình là không hiểu. Tên này, hồi đó là tui phạt hắn lia chia. Mà nói đúng ra, tôi ghét hắn thậm tệ. Thế mà hắn vẫn còn nhớ tới tôi. Tôi hỏi,
— Bây giờ em đang làm gì?
— Bố ơi, con đang dạy lớp Việt Ngữ tại trường trung học Andrew của bố con mình hồi xưa đó.
Tôi đưa tay vuốt những hạt mồ hôi đang lăn dài hai bên má. Tên giặc hồi xưa giờ này lại lối gót tôi năm xưa. Tôi bật miệng nói,
— Cám ơn em.
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Không, con phải cám ơn bố. Hồi đó bố hay phạt con, có lần bố cự con, “Cái mặt nhà cậu thì cả đời chỉ dốt tiếng Việt”. Bố biết không, tối đó, con về nhà, ghét bố vô cùng, ngày hôm sau con cầm đinh đâm lủng bánh xe hơi của bố. Con tức bố, bởi bố mắng con dốt! Ghét bố, tự ái trong con nổi cao cuồn cuộn như Thủy Tinh dâng nước, đòi Mỵ Nương. Thế là con học tiếng Việt. Bố nhớ chuyện Thủy Tinh Sơn Tinh mà bố dạy tụi con trong lớp Lịch Sử hay không?
Tôi nhớ.
Tôi nhớ hết rồi.
Gần đây mưa trời đổ xuống đất Úc liên tục khiến cây cỏ thôi úa vàng, nhưng xanh tươi. Tên học trò thuả xưa tên Thoại đang là những hạt nước mát lạnh từ trời cao tuôn đổ tưới mát tâm hồn điên loạn của tôi, tự nhiên tôi tỉnh lại sau một khoảng thời gian dài ngủ mê với bóng ma của vợ và với đứa con còn trong bào thai.
Thôi, ngủ đi, ngủ yên đi, vợ anh. Em hãy mang đứa con hai tháng về cõi thiên đàng ngủ say giấc mộng lành đi nhé. Anh xin lỗi em, hồi đó anh không bảo vệ được em và đứa con của mình. Anh cám ơn em, hồi đó em đã đưa thân mình ra để đầu anh không bị mã tấu chém rụng xuống sàn tàu. Cám ơn em đã đến trong cuộc đời của anh. Cám ơn em đã cho anh đứa con hai tháng. Cám ơn em đã chết đi để anh tiếp tục sống, sống tràn đầy và sống hy vọng. Cám ơn em đã cho anh nếm đậm hương vị tình yêu và vị ngọt chung thủy. Thôi nhé em, yên giấc mộng lành trên cõi thiên đàng.
Em nằm say ngủ cõi thiên,
Anh thôi ngớ ngẩn, thôi điên vì nàng.
Tôi hỏi lại tên con trai bên kia đầu giây,
— Thoại ơi, có chuyện chi không em?
Bên kia đầu giây, tên con trai nói,
— Bố ơi, ngày mai lễ Bố. Con gọi phôn chúc bố “Happy Father’s Day”.
Bên này đầu giây, tôi lại khóc sụt sùi, tôi lấy ngón tay lau lau nước mắt đang nhỏ giọt bên khóe mắt, nhưng lần này là những giọt nước mắt hân hoan,
— Cám ơn Thoại. Cám ơn, cám ơn…con!
Trước khi gác phôn, thằng con tôi, nó còn nói to,
— Bố ơi, “Happy Father’s Day”.
oOo
Tôi cự nự với ông thầy tử vi,
— Thầy coi đó, tôi không vợ không con, nhưng tại sao thầy cũng như bà thầy bói trọc đầu thuả xưa lại cứ nói đường tử tức của tôi vượng lắm.
Ông thầy tử vi nhìn tôi, vầng trán nhăn lại,
— Thầy nói cái chi? Ông giáo vẫn son sẻ, không vợ không con? Thế mà tại sao Lưu Niên lại nằm ở ngay Tử Tức nhỉ?
Ông thầy nhìn tôi, ánh mắt nghi ngờ,
— Nói thiệt tình là không phải, nhưng ông giáo có con rơi con rớt hay không?
Tôi lắc đầu quầy quậy,
— Son sẻ thì tôi không còn son sẻ nữa đâu. Con rơi con rớt thì tôi cũng không. Nhưng đúng là tôi không vợ không con, ngoại trừ đứa con mới nhận vờ (Câu chót, tôi nói thầm trong bụng).
Ông thầy tử vi cúi xuống, ngón tay bấm bấm, miệng lẩm nhẩm những câu kinh càn khôn khoa tử vi. Khoảng hai phút sau, ông thầy nói,
— Lạ lùng thật, cái lá số tử vi của thầy là có đường tử tức vượng lắm. Thầy phải ít nhất là đã sinh ra hơn mười hai người con.
Tôi muốn đưa tay sờ vào trán ông thầy, như tôi đã sờ trán con cháu gái, để xem coi ông ấy có mát hay không. Nhưng tôi không dám, bởi kính lão viễn chi. Thấy cái mặt tôi tự nhiên trở nên ngớ ngẩn như người dở hơi, ông thầy tử vi e dè hỏi,
— Thầy có vẽ tranh như Tom Roberts, hay viết lách như J. Rowling không?
— Vẽ tranh thì không. Ông thầy nói giỡn chơi! Ở nước Úc này, có mấy ông họa sĩ nổi tiếng cỡ như Tom Roberts? Người ta vẽ tranh Shearing the Rams, tiền triệu bỏ túi. Còn viết cỡ như J. K. Rowling thì lại càng không dám. Bà thần viết Harry Potter, kiếm tiền bạc tỉ. Làm sao mà mình dám so sánh.
Tôi nói nho nhỏ,
— Nhưng viết nhăng cuội thì cũng có tí ti…
Ông thầy tử vi vỗ cái đét vào đùi,
— Có thế chứ! Làm sao mà tôi đọc sai lá số tử vi cho được. Thầy đúng là có sao Hồng Loan chiếu mạng, cho nên chém chết cũng phải là hai đời vợ. Trong lá số tử vi của thầy, sao Tử Tức nằm ở ngay trong cung mạng, thầy vượng về đường con cháu lắm. Tôi đoán bởi vì thầy viết nhiều. Thầy đừng có quên, sách vở, tất cả đều là con cái của thầy đó…
Nghe ông thầy tử vi nói, tôi o tròn miệng kinh ngạc. Mèng đéc ơi, cái bà thầy trọc đầu năm xưa và đứa cháu gái nói đúng quá. Đường tử tức của tôi vượng, bởi tôi cứ ưa ngồi viết vớ vẩn, hèn chi bà vợ thứ hai mang tôi ra tòa giơ tay chào tạm biệt, hèn chi số tôi cô quả mạng tôi cô độc, nhưng đường tử tức vẫn cứ vượng như thường.
Hay nhỉ! Đến là hay!
Tôi thôi không còn cự nự bà thầy bói trọc đầu năm xưa nữa.
www.nguyentrungtay.com
Số tôi cô quả, mạng tôi cô độc, cho nên không vợ không con. Thế thì còn nói chi về đường tử tức vượng suy. Cái bà thầy bói hồi xưa, đến là vớ vẩn. Cầm tay tôi bà nội nói thánh nói tướng,
— Cậu này đường tử tức vượng. Đông con nhiều cháu.
Tôi hai mươi tuổi đang kiếm đường đi vượt biên. Chị Hương tôi mang bà thầy bói về để coi chuyến vượt biên tuần tới ở Chu Hải có may mắn thuận buồm xuôi gió hay không. Thế mà bà thầy lại lãng òm vớ vẩn nhảy sang chuyện đường tử tức đông con nhiều cháu. Vớ vẩn! Chẳng ra đâu vào với đâu. Thấy bà thầy bói lạc đường, chị tôi nói, nửa như giỡn nửa như muốn thử thách công phu bà thầy,
— Cậu này đi tu…
Bà thầy bói có mái tóc cạo trọc trắng xanh dừng lại trợn mắt nhìn tôi chòng chọc như muốn đâm lủng con ngươi tôi. Tôi nhớ đường chân mày rậm nhưng đều như hình vẽ trong tranh lụa của bà thầy nhíu lại, bà ta phản đối quyết liệt,
— Cậu này mà đi tu. Tôi lậy chị! Cậu này mà không ít nhất là hai đời vợ thì tui là tui chặt đầu tui xuống cái bốp, đặt ở mâm đồng, rồi hai tay tui te te dâng lên cho bà chị coi chơi...
Nhìn tôi một lần nữa, bà thầy bói phán những câu nghe lạnh người rợn tóc gáy tựa như giây phút người ta cúng mở cửa mả,
— Nhà chị hên đó nghen, hồng đức ông bà để lại còn cao lắm. Chứ không, hồi đó bà mụ mà lỡ tay nặn cái cậu này ra con gái là mệt cầm canh rồi đa. Nhìn coi, con mắt ướt rượt, đuôi mắt cười cười có đuôi. Không rước cửa trước cũng đóng cửa sau là cậu này. Mà tui nói tình thiệt đó nghen, người này mà là con gái thì hên lắm cũng chỉ là nhà thổ, mà xui hơn nữa thì lại nhà chòi mà thôi!
Nhìn khuôn mặt chị em tôi xanh lét, bà thầy đổi đề tài, quay lại chuyện bói toán,
— Nhưng mà thôi, chuyến tàu này lành ít dữ nhiều. Tôi khuyên cô không nên đi, bởi cung mạng cô xấu lắm.
Bà thầy bói trọc đầu nói chỉ đúng được có câu này. Thiệt tình là như vậy, chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại những người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ, người ta nói bởi vì những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong. Một tuần sau, tôi gặp bà chị họ và con cháu gái đã bị mục đảo gần hai năm trong trại tỵ nạn Bidong tình xù. Thấy tôi mắt vàng sung sũng, da xanh mươn mướt nằm trên giường bệnh trắng toát bệnh viện Sick Bay, bả ấy rú lên,
— Con Hương đâu?
Tôi lắc đầu, thều thào nói không ra lời!
Khi hai mẹ con bà chị họ được phái đoàn Úc khùng nhận, còn tôi bị dộng mộc xù, con cháu thò lò mũi xanh khoe,
— Mẹ cháu được nhận rồi.
Nhìn con nhỏ gầy gò đen đủi như cây củi khô, tự nhiên tôi ghét bỏ con bé,
— Cà chớn! Cho mẹ con mày sang bên đó, cưỡi kăng-ga-ru. Tao là tao đi Mỹ, cưỡi ngựa cao bồi Téch-xịt.
Mẹ con bé tâm sự ngang xương,
— Nghe nói bên Úc người ít lắm. Có mấy triệu à.
Tôi nhìn ngang, tự nhiên tôi ghét bả như sáng nay tôi ghét đứt đuôi nòng nọc con của bả. Tôi nửa đùa nửa thật,
— Hèn chi Úc khùng nó mới nhận hai mẹ con bà. Sang đó, bà lấy Úc, đẻ con cho nước Úc nhiều thêm dân số. Còn tôi, đàn ông con trai, không chửa đẻ, cho nên bị nó dộng mộc xù.
Bà chị biết tôi đang rầu thúi ruột, không nói năng chi, không đối đáp ăn miếng trả miếng như thói quen thường lệ. Còn tôi, nhìn mặt bà ấy hớn hở, tự nhiên tôi lại nhớ lời bà thầy bói trọc đầu và lời phán năm xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con nhiều cháu”. Tôi lẩm bẩm trong miệng,
— Có mà rỗi hơi tin vào những chuyện bói toán!
Từ năm 84 khi hai mẹ con bà chị tôi tái định cư bên Úc, bà chị họ đẻ thêm một đứa con gái nữa. Nhà lại thêm một cái hĩm. Nước Úc lại thêm một người. Riêng đứa cháu gái thò lò mũi xanh hồi xưa, giờ ôm trong lòng hai đứa con. Đứa thứ nhất, con gái, được thủ tướng John Howard tặng cho ba ngàn đô la xanh lè lè. Đứa thứ hai, vòi voi, mới sanh được mấy ngày, thủ tướng Kevin Rudd ký tặng cho năm ngàn chẵn. Sướng nhé! Vừa có chồng, có con lại vừa có tiền. Nhưng con cháu không lập được thành tích, bởi cách đây mấy tuần, người Úc thứ hai mươi lăm triệu đã được sinh ra tại thành phố Melbourne tiểu bang Victoria, mà lại là một em bé có gốc Việt Nam. Nhưng người mẹ Việt Nam của em bé không phải cô cháu gái. Nếu vợ tôi còn sống, dám cô ta đã lập thành tích làm cho dân số nước Úc tăng lên chẵn tròn con số hai mươi lăm triệu. Lúc đó con tôi tha hồ mà được nước Úc cưng chiều. Dám thủ tướng Úc Châu cúi xuống cầm viết ký check tặng chơi chơi cho con tôi mấy triệu đô la. Nhưng thôi, đó cũng vẫn chỉ là chuyện nếu. Mà cuộc đời này thì không chỉ có những chữ “nếu”, mà thực tế bây giờ là tôi vẫn cô độc không con.
Con cháu gái nghe tôi than thở về đường tử tức, nó nửa như an ủi nửa như cười cười vào mũi tôi,
— Thì bây giờ cậu cũng có nhiều con vậy...
Tôi cộ mắt ốc nhồi,
— Ơ, cái con này, mày mát hay khùng? Con ở đâu ra mà nhiều với ít?
Tôi đưa tay sờ vào trán nó,
— Coi mày có té giếng sâu mười tám thước hay không?
Con cháu gái lửng lơ con cá vàng chết thối mười ngày,
— Cháu thấy cậu cứ tí toáy ngồi viết đêm ngày…
Tôi nổi cục,
— Thì đã sao?
Tự nhiên tôi lại ghét cái bà thầy bói trọc đầu năm xưa. Chị họ tôi đã thế lại còn mắng tôi mấy mắng,
— Ai biểu hồi xưa già kén kẹn hom? Người ta nói trai ba mươi tuổi còn soan. Nhưng cậu thì cũng hơn bốn chục rồi. Còn soan cái nỗi gì, có mà soan cái hột “soàn!”. Bây giờ may ra về Việt Nam thì hốt ổ được mấy bà góa.
Tôi cự nự,
— Bà cả đời ăn mắm, nói mà không sợ độc miệng.
— Vậy sao đang ở bên Mỹ, sung sướng ngon lành không ở, tự nhiên bán nhà bán cửa dọn nhà sang đây.
— Thì cũng biết đâu, ở bên đó ế độ quá… Vợ bỏ, con không có, chó mèo cũng không!
Bà chị đốc vào thêm mấy câu,
— Mai mốt lỡ có chuyện gì, dám cũng không có người cúng gà đốt nhang.
Tôi càu nhàu,
— Chắc chắn là như vậy rồi.
Tuần trước, tôi ghé vào thương xá tìm mua những đôi vớ mới. Chị tôi hỏi,
— Để làm gì?
Tôi không dám nói cho bả ấy biết là trời tiểu bang Victoria năm nay lạnh quá, tuyết rơi dầy phố phường. Tối ngủ, chân lạnh, tôi trằn trọc ngủ không được. Nhưng có đôi vớ bao kín đôi chân, đêm tối lạnh teo tự nhiên hóa ra ngủ yên đẫy giấc. Đi tới đi lui trong khu thương xá, tôi thấy thương xá treo bảng, “Happy Father’s Day” khắp nơi. Dừng lại khu bán TV, tôi cũng thấy hàng chữ, “TV màn ảnh Plasma là món quà tốt nhất cho bố!”. Tôi chép miệng,
— Con thì không có, chó mèo cũng không, bây giờ mua cái TV Samsung để làm chi? Cúng hà bá à?
Tức mình! Tôi ôm cái TV Samsung bán hạ giá nhân ngày Lễ Bố, một mình khệ lệ bê về nhà, mà trả tiền cash đàng hoàng, chứ không thèm chà thẻ nhựa với ký check. Trả tiền tươi cho Tây nó sợ! Ôm cái TV màn ảnh Plasma về tới nhà, bật máy sưởi lên, sỏ đôi vớ mới mua vào chân, tôi nằm trên giường một mình coi La Vie En Rose nói về cuộc đời nữ danh ca Edith Piaf người Pháp. Mà coi vậy chớ Edith Piaf là còn có chồng con hẳn hoi, dù là mấy đời chồng, nhưng cũng có con, mặc dù đứa con gái Marcellei mắc bệnh hiểm nghèo, chết trong tuổi ấu thơ. Mơ màng với người nữ danh ca có giọng ca bất hủ, tôi nhắm mắt ngủ quên lúc nào không hay. Sáng mở mắt ra, mặt trời bắt đầu chiếu xiên xiên qua khung cửa. Tôi mắt nhắm mắt mở hốt hoảng nhào xuống giường. Chân vừa chạm đất, đã vội vàng rút lại. Chúa ơi! Nước ở đâu mà lênh láng trong phòng ngủ như thế này. Ít ra là phải một đốt ngón tay nước ngập trong phòng! Chẳng lẽ global warming đã kéo tới, băng tuyết Nam Cực tan, cho nên mặt biển dâng cao, kéo nước biển sầm sập vào tận trong phòng ngủ. Tôi lắc lắc đầu, nhìn con số đồng hồ điện tử màu đỏ đe dọa. Chỉ còn ba mươi phút phù du nữa thôi, tôi phải có mặt tại hãng rồi. Bây giờ dù là có động đất giật sập tòa nhà con sò Oprah danh tiếng, tôi cũng vẫn phải đi làm. Phù du là ba mươi phút nữa thôi, tôi phải có mặt trong văn phòng rồi. Nếu không, tháng tới, thằng bố mồ côi như tôi sẽ bị gậy ăn mày, gõ cửa trung tâm phát chẩn Vincent de Paul lạy ông lạy bà xin ăn xin ngủ qua đêm.
Lội trong làn nước lạnh mùa đông lênh láng vô tới phòng tắm, tôi nhận ra vòi nước tối qua tôi quên, chưa vặn hết, cho nên nước rỉ từ vòi rớt xuống bồn rửa mặt; bồn đầy nước, vòi tiếp tục tí tách nước, nước lênh láng tràn ra khỏi bồn làm lụt lội căn phòng ngủ đúng một đốt ngón tay. Chúa ơi! Tôi lắc đầu! Chết rồi! Chắc là tôi mắc bệnh Alzheimer, mất trí nhớ rồi, cho nên bắt đầu quên. Ăn rồi mà cứ chối đây đẩy con cắn cỏ cắn rơm lạy quan lớn, con chưa ăn.
Nếu mà có vợ có con, tôi sẽ nhờ vợ con hốt rác. Nhưng bây giờ cô độc không con, tôi đành liều, vội vàng tắm rửa, hốt hoảng lái xe tới sở, để mặc cho căn phòng lênh láng nước lạnh cao tới một đốt ngón tay. Buổi trưa hôm đó, trong giờ ăn trưa, ngồi gặm miếng Meatpie thổ sản dân Úc, tôi tự nhiên lại nhớ tới cái đầu trọc bà thầy bói thời xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu”. Tôi cay cú với bà thầy. Ăn nói vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu.
Có người thân bên Úc về Việt Nam, tôi đưa cho họ tờ giấy trăm đô xanh lè. Họ trợn mắt,
— Làm chi vậy?
— Thì về đó, vô cô nhi viện xem coi có đứa nào nghèo nghèo, nói tôi gửi.
— Để làm chi?
Tôi ăn nói dấm dẳng,
— Thì nói nó ở bên đây có thằng bố mồ côi, cô độc cô quả, thèm khát con cái quá rồi…
Tôi dặn với theo,
— Nè, đừng có quên dặn nó lâu lâu phải viết thư cho bố nó ở bên Úc, để bố đẩy xe đi bán thổ sản Meatpie kiếm tiền nuôi nó. Mà nếu kẹt quá là bị gậy đầu đường thổi ống tiêu luôn, làm sao thì làm, miễn có tiền nuôi con thì thôi.
— Đói khát con dữ vậy sao?
— Thôi đi, đừng có nói. Mấy ngày nữa là tới ngày Father’s Day rồi đó.
Có mấy lần tôi ghé vào nhà người thân, thấy bố giỡn với đứa con gái bé tí ti, mặt tôi chảy dài như mặt ngựa...
Có người bạn than thở,
— Đời sống bên đây cực nhọc, nuôi con mệt nhoài, thở bở hơi tai, thôi, cho ông một đứa.
Tôi nhìn cái thằng bé có cái trán nhô cao. Cái ngữ này bướng phải biết. Trán nó cao, trán tôi cũng cao. Mang nó về nuôi, trán bướng đụng đầu bò, mất tình nghĩa bố con. Mà ngu sao, ai rỗi hơi mà tự nhiên lại vác của nợ vào người. Thiên hạ mệt nhọc với đời cơm áo và với con. Giờ tự nhiên quẳng cục nợ sang cho tôi nuôi. Nhìn mặt mình trong gương, tôi thầm nghĩ, “Trán bướng thì có, chứ trên trán đâu có khắc chữ ngu! Cho vợ thì may ra còn nghĩ lại. Chứ quẳng cho mình cái của nợ, nói mình nuôi. Vớ vẩn! Ngu sao!”.
Tưởng rằng trên thế gian này chỉ mình tôi cô quả, không vợ không con, nhưng không, cũng có người vào ngày lễ Father’s Day không có con cái mua quà. Gặp mặt, tôi cắc cớ hỏi,
— Lấy vợ lâu chưa?
— Cũng hơn chục năm rồi?
— Chục dư hay chục thiếu?
— Chục dư.
— Mười hai năm rồi mà vẫn chưa có con?
— Chưa.
Đang cầm tờ giấy trên tay, nhưng lại không có viết. Thấy người đó có cây viết cài trên túi áo, tôi hỏi,
— Cho mượn cây viết được không ông bạn?
Cầm viết nắn nót được mới mấy nét chữ, viết hết mực. Tôi bực mình, nghĩ thầm trong đầu,
— Cây viết nhìn mới tinh thế này mà lại hết mực. Hèn chi không con là phải!
Nghĩ vậy thôi, nhưng tôi không dám nói ra. Nhưng hình như người đối diện đoán được ý tưởng hắc ám của tôi, họ hỏi lại,
— Còn ông, viết mực còn đầy đủ, nhìn có vẻ bơ sữa đế quốc lắm, vậy sao cũng lại kém đường tử tức như thế.
Tôi kể cho bà chị họ nghe nguyên văn,
— Bà biết chi không? Nghe hắn chơi tui sát ván như vậy, tui tưởng như bị đâm một cái bặp vào vết thương lòng, thiếu chút xíu nữa là tui chơi luôn Máu Nhuộm Bãi Melbourne tập Ba màn ảnh 4 D bốn chiều. Nhưng lòng dặn lòng, thôi, đừng có ngu!
Bà chị không an ủi tôi thì thôi, mà lại còn cự nự thằng em,
— Cậu! Cái tánh hung hăng con bọ hung, cả đời vẫn chưa chừa. Hèn chi ế…
Tôi tính gây lộn với bả, nhưng nhớ lại thời gian ở đảo, hồi đó bả ấy cũng tử tế với tôi, nên tôi nhịn. Hồi đó, trong khi hải tặc bò lổm ngổm như cua càng trên khoang thuyền, con gái bị bắt, từng người đang bị xô đẩy lôi kéo sang tàu Thái, con trai đã bị chém đứt cần cổ mấy tên rồi. Tới phiên tôi, tên hải tặc giơ cao mã tấu xuống, tôi nhìn lên bầu trời, chỉ kịp lẩm nhẩm mấy lời thật nhanh xin lỗi bố mẹ cho những lầm lỗi. Nhưng nàng đã nhào tới, cản ngang lại đường mã tấu. Lưng người tình trung học của tôi hứng trọn đường dao. Máu đỏ vọt ra có vòi từ bờ vai thanh xuân con gái mười chín. Người đẹp tranh vẽ nhìn tôi, nàng không nhăn một vết nhăn trên trán bởi đường chém, nhưng mỉm cười, mắt từ từ nhắm lại, thân hình đổ xuống che cản lại thân xác tôi.
Tôi hét lên, ngã xuống, bất tỉnh!
Hơn một ngày sau, tôi mở mắt ra, trong thần mắt điên loạn, tôi nhận ra trên một khoang thuyền, giờ này chỉ còn lại những thân xác còm cõi năm mươi, sáu mươi. Thanh niên bị chém đứt đầu, thanh nữ bị bắt mang sang tàu Thái, tất cả đều đã biến mất hết, giờ này chỉ còn lại trên một mảng thuyền rách nát những thân xác già nua và một thằng thanh niên điên. Con thuyền gỗ bấp bênh bềnh bồng phận nghèo và phận điên trên mặt Thái Bình Dương. Ngày này nối tiếp ngày kia, hết đêm dài lại tới đêm thâu, bao nhiêu con tàu quốc tế đi ngang qua nhắm mắt làm ngơ, bao nhiêu lần những người sống sót quỳ xuống lạy van những con tàu cộng sản lướt ngang tròng dây cứu vớt kéo về lại sông Sài Gòn. Nhưng trời cao tiếp tục bịt tai, không nghe, nhắm mắt, không nhìn, cho nên thiên hạ còm cõi trên một khoang thuyền tỉnh bơ lấy dao xẻ thịt nhau ăn. Thịt tươi được nướng bởi lửa trời, ngon hơn thịt sườn nướng. Ngày cuối cùng, mấy tiếng đồng hồ trước khi con thuyền gỗ tắp vào bờ biển Trenganu của Mã Lai, thiên hạ đã cầm dao, chờ đợi sẵn sàng giây phút tôi ngưng thở, thọc con dao vào tim tôi, lôi ra trái tim người điên ăn sống…
Bà chị họ an ủi,
— Thôi, chuyện cũ đã qua rồi. Còn nhớ chuyện đó làm gì.
Tôi nhìn bà chị,
— Thì cũng đang cố gắng quên đây.
Tôi không dám nói với bả, nếu nàng còn sống, chúng tôi đã làm đám cưới ở trên đảo. Bà chị họ đứng ra đại diện đằng trai. Cô dâu không có bố mẹ, họ hàng. Thôi, cũng chẳng sao! Nhưng hôm đám cưới ở trên đồi Tôn Giáo, tôi dù có phải mặc quần áo viện trợ, nhưng nàng, nghèo thì nghèo, tỵ nạn thì tỵ nạn, nhưng vẫn phải có khăn voan cô dâu trắng toát đội lên đầu đàng hoàng. Nhưng tội nghiệp cho tôi và cho nàng.
Giấc mộng thủy chung không thành,
À ơi, anh về (là) anh hóa điên.
Gần một năm ở trên đảo Pulau Bidong, tôi như thằng khùng. Ăn nói lảm nhảm như thằng điên. Hồi nằm trong Bệnh Viện Sick Bay trên đảo, tôi mê man bệnh nặng, cho nên bả chịu khó nấu cháo, hai tay bê lên bệnh viện Sick Bay nuôi tôi hằng ngày. Mà cái bà này cũng có trí nhớ dai, lúc còn ở bên Việt Nam, lâu lâu bả làm bộ ghé vào nhà tôi chơi, miệng vờ vịt nói thăm dì chú là bố mẹ tôi, nhưng thiệt tình ra là bả đàn đúm với bà chị Hương của tôi, hai người trốn nhà nói dối đi học thêm, nhưng tình thiệt là rủ nhau đi bum nhảy đầm. Có lần, bả thấy tôi đau nằm trên giường như một con chó ghẻ đói, bả hỏi, “Mày đau hả? Thích ăn phở hay ăn cháo?”. Tôi cuộn mền che kín mặt, miệng lúng búng, “Bà nội ơi, tui khoái ăn cháo thịt heo bầm, rắc trên mặt một chút tiêu”. Tôi chỉ nói có một lần, mà bà nầy có trí nhớ dai. Ngày nào cũng vậy, chiều chiều, bả dẫn đứa con gái lên bệnh viện Sick Bay thăm thằng em. Thấy bả bê tô cháo vào trong bệnh viện, trăm lần là cả trăm, tôi khóc gần chết, phần tủi thân cho phận mình, không bố mẹ, không chị Hương, phần tủi thân mồ côi, bởi nàng đã chết rồi, vợ tôi đã đưa thân ra đỡ mạng cho tôi, nếu không, đầu tôi đã lìa khỏi cổ. Cứ thế, thấy bà chị họ và tô cháo thịt bò bầm rắc tiêu, tôi khóc mùi mẫn. Nhưng có lẽ bởi những hạt nước mắt đổ xuống sàn gạch bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong, đôi mắt vàng bệch ăn thịt người của tôi dần dần đen lại. Mắt thôi vàng, đôi mắt tôi lại ướt rượt, khi cười chân mắt lại thấp thoáng cái đuôi. Mà cũng có lẽ bởi tấm lòng tử tế của bà chị, tôi quyết tâm thôi không nằm khóc trên giường bệnh nữa, nhưng đứng dậy, tập đi lại những bước đi trong đời. Chiều chiều, tôi ra ngồi trên ghềnh đá, mắt dõi nhìn chân trời, hy vọng vợ tôi quay về lại với tôi. Tôi cứ ngồi như thế cho mãi tới khi bà chị dẵn con nhỏ cháu ra gềnh đá đánh thức tôi ra khỏi cơn mê,
— Thôi, đi về nhà, ăn cơm.
Nghe nói tới chữ nhà, tôi lại mủi lòng, nước mắt nước mũi dòng dòng, khóc như cha chết mẹ chết. Tôi thương tôi, thương vợ tôi đã bỏ xác trên mặt biển để tôi vẫn còn cái đầu trên mảnh hình hài tang thương. Tôi thương bà chị họ và đứa cháu gái cực nhọc vất vả vì thằng em điên có biệt danh “Ông khùng!”…
Bà chị họ tôi ái ngại,
— Nói cậu đừng giận. Chuyện cũ cũng đã hơn hai mươi năm rồi, thôi để cho mợ ấy yên nghỉ trên mặt biển đi chứ. Cậu cứ mang theo vong linh mợ vào trong đời sống, chẳng trách chi số cậu cô quả.
Tôi nhìn bà chị, miệng lúng búng,
— Thôi đi bà nội.
— Chứ không phải sao? Hồi đó từ bên Mỹ, mợ ấy ngày nào cũng gọi phôn qua, khóc lóc nói với chị, “Chồng em yêu giấy hơn yêu vợ!”. Chị hỏi, “Sao vậy?”. Mợ ấy nói, “Thì chị cứ bay qua đây, tiền vé em lo hết cho. Chị qua đây đi, chị sẽ thấy liền. Anh ấy đi dạy học về là ngồi viết miết, hết chữ này đến chữ khác, hết trang giấy này đến trang giấy khác. Em hỏi tại sao anh cứ ngồi viết. Nhà em bảo bởi counselor nói phải viết để giải tỏa câu chuyện thuả xưa trên biển Đông. Em gặng hỏi anh ấy, ‘Câu chuyện thuả xưa trên biển Đông là câu chuyện nào? Nói cho em nghe đi mình, please’. Nhưng nhà em vẫn khăng khăng không chịu nói. Mà chị có biết câu chuyện trên biển Đông là câu chuyện chi hay không? Nếu chị biết, nói cho em nghe đi. Em năn nỉ chị đó! Mà chị ơi! Em chịu hết nổi rồi. Ngày mai, tụi em mang nhau ra tòa. Thà là em ở góa, chứ lấy chồng kiểu này, thà là không có chồng”.
Tôi cộ mắt nhìn bà chị họ, thầm phục cho đường dây ăng-ten của bả. Bà nội này đúng ra phải đi làm mật thám cho Pháp. Chuyện riêng tư vợ chồng nhà người ta mà bả biết hết trơn hết trọi.
Thấy tôi cộ mắt nhìn, nhưng không nói năng chi, bà chị không tha, nhưng buông thõng một câu,
— Cậu cứ vớ vẩn như vậy, hèn chi vợ con không có!
Tôi nổi sùng, muốn cự lộn với bả, bởi bà nội lại đụng tới vết thương lòng năm xưa. Nhưng nhớ tới những tô cháo thịt bò bầm với tiêu sọ rắc trên mặt thuả xưa, tôi nhịn bả, không nói năng chi. Nhưng tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu thuả xưa. Bà nội ơi! Nói nhăng cuội không à. Ở đâu ra mà có đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu. Tôi đang ế độ, không vợ không con đây nè bà nội. Bây giờ mà gặp mặt, tôi hứa tôi sẽ đòi lại những đồng tiền đặt quẻ thuả xưa.
Bà chị lại nói,
— Thì thôi, cậu xem coi, thấy ai được, nói chị biết. Chị mang trầu cau sang nói chuyện với người ta.
Tôi cười nửa miệng, nói thầm thì cho một mình mình nghe,
— Thì dọn nhà từ Mỹ qua Úc cũng chỉ vì lý do này mà thôi. Bà nom nom cho tôi, xem coi có ai được, báo cho tôi biết để làm visa ở lại đất Kangaroo cho hết một đời cô quả, mồ côi vợ, mồ côi con.
Bà chị trợn mắt ốc hương nhìn tôi,
— Cậu nói cái chi? Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi nhìn bà chị, mắt đo đỏ lưng tròng. Thấy tôi không trả lời, chị tôi lập lại câu hỏi một lần nữa,
— Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi khóc nức nở, gục đầu vào vai chị tôi,
— Chị ơi, vợ em hồi đó đã có thai, hai tháng rồi…
Chị tôi ôm tôi vào lòng, hai chị em cùng khóc. Nhìn những hạt nước mắt của hai chị em loang lổ trên nền nhà gạch nước Úc, tâm hồn tôi tự nhiên nhẹ tênh.
oOo
Chuông điện thoại trong phòng khách reo vang, tôi nhấc lên,
— Hello!
Đầu giây bên kia, tiếng nói vang vang,
— Bố!
Tôi lập lại,
— Bố?
Tiếng nói bên kia tiếp tục reo vang,
— Đúng là bố rồi!
Tôi bắt đầu nổi cục,
— Sorry, who is it?
— Bố ơi, con đây?
Tôi trợn mắt, sướng chưa, ở đâu mà tự nhiên lại lòi ra cái vụ, “Bố ơi, con đây”. Đầu giây bên kia, tiếng nói tên con trai tiếp tục oang oang,
— Bố, con đây. Thoại đây.
— Thoại? Thoại nào?
— Vương Minh Thoại đây bố ơi. Con kiếm mãi mới có số điện thoại bố. Bố làm chi mà bỏ Mỹ đi tuốt sang bên Úc vậy?
Tôi lập lại câu hỏi,
— Xin lỗi anh! Thoại, Thoại nào vậy?
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Bố ơi, con là Vương Minh Thoại, học lớp Việt Ngữ của bố tại trường trung học Andrew ở San Jose. Bố quên con rồi sao? Con học lớp bố năm 1995. Bố còn nhớ con không? Hồi đó con hay ngồi ở hàng ghế cuối, tới giờ Việt ngữ của bố là con ngủ gật thẳng cẳng. Bố tức, bố gửi con một mạch xuống văn phòng Bà Hiệu Trưởng… Bố quên con rồi hay sao?
Thôi, tôi nhớ cái cậu này rồi. Thằng giặc này hồi đó phá phách ma chê quỷ hờn. Trong lớp học giờ Việt Ngữ, hắn ngồi gấp máy bay phóng lên trời. Chán, hắn ngồi gục đầu xuống bàn, ngủ tỉnh bơ trong lớp Việt Ngữ. Có lần, hắn còn dám nói với tôi,
— Bố già ơi, bên đây là Mỹ, chứ không phải Việt Nam. Học tiếng Việt làm cái con mẹ gì? Bố già về Việt Nam mà dạy Việt Ngữ với Lịch Sử.
Thế đấy, vậy mà giờ này hắn còn gọi điện thoại hỏi thăm bố già. Chịu, thiệt tình là không hiểu. Tên này, hồi đó là tui phạt hắn lia chia. Mà nói đúng ra, tôi ghét hắn thậm tệ. Thế mà hắn vẫn còn nhớ tới tôi. Tôi hỏi,
— Bây giờ em đang làm gì?
— Bố ơi, con đang dạy lớp Việt Ngữ tại trường trung học Andrew của bố con mình hồi xưa đó.
Tôi đưa tay vuốt những hạt mồ hôi đang lăn dài hai bên má. Tên giặc hồi xưa giờ này lại lối gót tôi năm xưa. Tôi bật miệng nói,
— Cám ơn em.
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Không, con phải cám ơn bố. Hồi đó bố hay phạt con, có lần bố cự con, “Cái mặt nhà cậu thì cả đời chỉ dốt tiếng Việt”. Bố biết không, tối đó, con về nhà, ghét bố vô cùng, ngày hôm sau con cầm đinh đâm lủng bánh xe hơi của bố. Con tức bố, bởi bố mắng con dốt! Ghét bố, tự ái trong con nổi cao cuồn cuộn như Thủy Tinh dâng nước, đòi Mỵ Nương. Thế là con học tiếng Việt. Bố nhớ chuyện Thủy Tinh Sơn Tinh mà bố dạy tụi con trong lớp Lịch Sử hay không?
Tôi nhớ.
Tôi nhớ hết rồi.
Gần đây mưa trời đổ xuống đất Úc liên tục khiến cây cỏ thôi úa vàng, nhưng xanh tươi. Tên học trò thuả xưa tên Thoại đang là những hạt nước mát lạnh từ trời cao tuôn đổ tưới mát tâm hồn điên loạn của tôi, tự nhiên tôi tỉnh lại sau một khoảng thời gian dài ngủ mê với bóng ma của vợ và với đứa con còn trong bào thai.
Thôi, ngủ đi, ngủ yên đi, vợ anh. Em hãy mang đứa con hai tháng về cõi thiên đàng ngủ say giấc mộng lành đi nhé. Anh xin lỗi em, hồi đó anh không bảo vệ được em và đứa con của mình. Anh cám ơn em, hồi đó em đã đưa thân mình ra để đầu anh không bị mã tấu chém rụng xuống sàn tàu. Cám ơn em đã đến trong cuộc đời của anh. Cám ơn em đã cho anh đứa con hai tháng. Cám ơn em đã chết đi để anh tiếp tục sống, sống tràn đầy và sống hy vọng. Cám ơn em đã cho anh nếm đậm hương vị tình yêu và vị ngọt chung thủy. Thôi nhé em, yên giấc mộng lành trên cõi thiên đàng.
Em nằm say ngủ cõi thiên,
Anh thôi ngớ ngẩn, thôi điên vì nàng.
Tôi hỏi lại tên con trai bên kia đầu giây,
— Thoại ơi, có chuyện chi không em?
Bên kia đầu giây, tên con trai nói,
— Bố ơi, ngày mai lễ Bố. Con gọi phôn chúc bố “Happy Father’s Day”.
Bên này đầu giây, tôi lại khóc sụt sùi, tôi lấy ngón tay lau lau nước mắt đang nhỏ giọt bên khóe mắt, nhưng lần này là những giọt nước mắt hân hoan,
— Cám ơn Thoại. Cám ơn, cám ơn…con!
Trước khi gác phôn, thằng con tôi, nó còn nói to,
— Bố ơi, “Happy Father’s Day”.
oOo
Tôi cự nự với ông thầy tử vi,
— Thầy coi đó, tôi không vợ không con, nhưng tại sao thầy cũng như bà thầy bói trọc đầu thuả xưa lại cứ nói đường tử tức của tôi vượng lắm.
Ông thầy tử vi nhìn tôi, vầng trán nhăn lại,
— Thầy nói cái chi? Ông giáo vẫn son sẻ, không vợ không con? Thế mà tại sao Lưu Niên lại nằm ở ngay Tử Tức nhỉ?
Ông thầy nhìn tôi, ánh mắt nghi ngờ,
— Nói thiệt tình là không phải, nhưng ông giáo có con rơi con rớt hay không?
Tôi lắc đầu quầy quậy,
— Son sẻ thì tôi không còn son sẻ nữa đâu. Con rơi con rớt thì tôi cũng không. Nhưng đúng là tôi không vợ không con, ngoại trừ đứa con mới nhận vờ (Câu chót, tôi nói thầm trong bụng).
Ông thầy tử vi cúi xuống, ngón tay bấm bấm, miệng lẩm nhẩm những câu kinh càn khôn khoa tử vi. Khoảng hai phút sau, ông thầy nói,
— Lạ lùng thật, cái lá số tử vi của thầy là có đường tử tức vượng lắm. Thầy phải ít nhất là đã sinh ra hơn mười hai người con.
Tôi muốn đưa tay sờ vào trán ông thầy, như tôi đã sờ trán con cháu gái, để xem coi ông ấy có mát hay không. Nhưng tôi không dám, bởi kính lão viễn chi. Thấy cái mặt tôi tự nhiên trở nên ngớ ngẩn như người dở hơi, ông thầy tử vi e dè hỏi,
— Thầy có vẽ tranh như Tom Roberts, hay viết lách như J. Rowling không?
— Vẽ tranh thì không. Ông thầy nói giỡn chơi! Ở nước Úc này, có mấy ông họa sĩ nổi tiếng cỡ như Tom Roberts? Người ta vẽ tranh Shearing the Rams, tiền triệu bỏ túi. Còn viết cỡ như J. K. Rowling thì lại càng không dám. Bà thần viết Harry Potter, kiếm tiền bạc tỉ. Làm sao mà mình dám so sánh.
Tôi nói nho nhỏ,
— Nhưng viết nhăng cuội thì cũng có tí ti…
Ông thầy tử vi vỗ cái đét vào đùi,
— Có thế chứ! Làm sao mà tôi đọc sai lá số tử vi cho được. Thầy đúng là có sao Hồng Loan chiếu mạng, cho nên chém chết cũng phải là hai đời vợ. Trong lá số tử vi của thầy, sao Tử Tức nằm ở ngay trong cung mạng, thầy vượng về đường con cháu lắm. Tôi đoán bởi vì thầy viết nhiều. Thầy đừng có quên, sách vở, tất cả đều là con cái của thầy đó…
Nghe ông thầy tử vi nói, tôi o tròn miệng kinh ngạc. Mèng đéc ơi, cái bà thầy trọc đầu năm xưa và đứa cháu gái nói đúng quá. Đường tử tức của tôi vượng, bởi tôi cứ ưa ngồi viết vớ vẩn, hèn chi bà vợ thứ hai mang tôi ra tòa giơ tay chào tạm biệt, hèn chi số tôi cô quả mạng tôi cô độc, nhưng đường tử tức vẫn cứ vượng như thường.
Hay nhỉ! Đến là hay!
Tôi thôi không còn cự nự bà thầy bói trọc đầu năm xưa nữa.
www.nguyentrungtay.com
Linh điạ La Vang
Đinh Văn Tiến Hùng
12:10 30/04/2010
LINH ĐỊA LA-VANG
Hiệp thông cùng Đại Hội ĐỨC MẸ LA-VANG
Lần thứ 18 tại New Orleans ( 7-9/5/2010 )
Có ai về Quảng Trị,
Nơi Thánh Địa La-Vang,
Gởi ngàn lời thương nhớ,
Xưa xóm đạo điêu tàn.
Hơn hai trăm năm trước,
Âm khí phủ rừng hoang,
Mặt trời không chiếu sáng,
Ác thú sống từng đàn.
Một Bày Chiên tan tác,
Trôi dạt đến chốn này,
Tránh quan quân lùng bắt,
Người theo đạo Gia-tô.
Bao tháng ngày khắc khoải,
Lương thực đã cạn khô,
Bệnh tật gieo tang tóc,
Thần chết đang chực chờ!
Nhưng đức tin vững mạnh,
Đoàn Chiên dốc một lòng,
Khẩn cầu Mẹ Nhân Ái,
Nguồn che chở cậy trông.
Đêm rừng dâng giá buốt,
Quây quần dưới gốc cây,
Lời kinh chiều vang dội
Trong sấm chớp kinh hoàng.
Bỗng bừng lên vầng sáng,
Tuôn chảy ánh hào quang,
Mẹ hiện ra rực rỡ,
Tay bồng Chúa Hài Nhi,
Mẹ mỉn cười từ ái,
Phán bảo với Đoàn Chiên:
“Hỡi các con của Mẹ!
Đã tha thiết kêu xin,
Mẹ nhận lời tất cả,
Từ đây tại nơi này,
Kẻ nào đến khấn nguyện,
Mẹ sẽ đổ ơn đầy.”
Từ ngày ấy đến nay,
Đúng như lời Mẹ hứa,
Sóng người đổ về đây,
Thành tâm cầu khấn Mẹ,
Tai nạn đã vượt qua,
Bệnh nan y thoát khỏi
Tội lỗi được thứ tha,
Tình yêu Chúa chan hoà,
Trên tâm hồn xám hối.
La-vang tiếng đồn xa,
Vang danh khắp thế giới
Như Thánh Địa Hành hương:
Fa-ti-ma,Lộ Đức,
Cùng Linh Địa Việt Nam.
Mỗi ba năm Đại Hội
Người nô nức đổ về,
Lòng tin yêu tràn ngập,
Như biển sóng xô bờ,
Cuồn cuộn theo nhịp thở,
Muôn khúc nhạc vang lên,
Ngàn lời cầu tha thiết,
Nguyện Đất Nước bình yên.
Tôi người con viễn xứ,
Sống xa quê mỏi mòn!
Có ai về Quảng Trị,
Nơi Thánh Địa La-Vang,
Xin gửi ngàn thương nhớ,
Yêu Xóm đạo vô vàn!
Hiệp thông cùng Đại Hội ĐỨC MẸ LA-VANG
Lần thứ 18 tại New Orleans ( 7-9/5/2010 )
Nơi Thánh Địa La-Vang,
Gởi ngàn lời thương nhớ,
Xưa xóm đạo điêu tàn.
Hơn hai trăm năm trước,
Âm khí phủ rừng hoang,
Mặt trời không chiếu sáng,
Ác thú sống từng đàn.
Một Bày Chiên tan tác,
Trôi dạt đến chốn này,
Tránh quan quân lùng bắt,
Người theo đạo Gia-tô.
Bao tháng ngày khắc khoải,
Lương thực đã cạn khô,
Bệnh tật gieo tang tóc,
Thần chết đang chực chờ!
Nhưng đức tin vững mạnh,
Đoàn Chiên dốc một lòng,
Khẩn cầu Mẹ Nhân Ái,
Nguồn che chở cậy trông.
Đêm rừng dâng giá buốt,
Quây quần dưới gốc cây,
Lời kinh chiều vang dội
Trong sấm chớp kinh hoàng.
Bỗng bừng lên vầng sáng,
Tuôn chảy ánh hào quang,
Mẹ hiện ra rực rỡ,
Tay bồng Chúa Hài Nhi,
Mẹ mỉn cười từ ái,
Phán bảo với Đoàn Chiên:
“Hỡi các con của Mẹ!
Đã tha thiết kêu xin,
Mẹ nhận lời tất cả,
Từ đây tại nơi này,
Kẻ nào đến khấn nguyện,
Mẹ sẽ đổ ơn đầy.”
Từ ngày ấy đến nay,
Đúng như lời Mẹ hứa,
Sóng người đổ về đây,
Thành tâm cầu khấn Mẹ,
Tai nạn đã vượt qua,
Bệnh nan y thoát khỏi
Tội lỗi được thứ tha,
Tình yêu Chúa chan hoà,
Trên tâm hồn xám hối.
La-vang tiếng đồn xa,
Vang danh khắp thế giới
Như Thánh Địa Hành hương:
Fa-ti-ma,Lộ Đức,
Cùng Linh Địa Việt Nam.
Mỗi ba năm Đại Hội
Người nô nức đổ về,
Lòng tin yêu tràn ngập,
Như biển sóng xô bờ,
Cuồn cuộn theo nhịp thở,
Muôn khúc nhạc vang lên,
Ngàn lời cầu tha thiết,
Nguyện Đất Nước bình yên.
Tôi người con viễn xứ,
Sống xa quê mỏi mòn!
Có ai về Quảng Trị,
Nơi Thánh Địa La-Vang,
Xin gửi ngàn thương nhớ,
Yêu Xóm đạo vô vàn!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đồi Xuân
Dominic Đức Nguyễn
22:15 30/04/2010
ĐỒI XUÂN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Hừng đông trên đầu núi
Sắc mây tỏa khắp miền
Không gian bừng hương mới
Hoa nở dưới chân đồi.
(Trích thơ của Hồng Thị Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền