Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Yêu Thương Như Thầy Đã Yêu Thương
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:36 01/05/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật 5 P/S-C ngày 02-05-10
Dành cho Cá nhân, Nhóm, Gia đình, Hội Đoàn
Chủ đề: YÊU THƯƠNG NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
Theo chủ đề hôm nay “Yêu thương như Thầy đã yêu”, tôi nhớ lại bài hát mà nhiều người đều đã thuộc như sau:
Thầy yêu chúng con nào ai nói cho cùng, Thầy yêu chúng con Thầy sinh xuống gian trần, Thầy yêu chúng con, Thầy ban trót thân mình, để nuôi chúng con ngày lưu ký trần gian.
Yêu nhau chính là giới răn riêng Thầy, yêu nhau như Thầy yêu dấu các con, để cho thế gian hiểu biết rằng, các con hãy là môn sinh của Thầy.
A- Gợi ý Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Thần:
Tin Mừng: Gioan (13:31-33a;34-35). “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (câu 34)
1/Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu dạy tôi mấy điều để yêu thương ?
2/ Mỗi Gia đình, Cộng đoàn yêu thương sẽ tránh được những gì?
3/ Những điều cần tỏ yêu thương trong bài ca Đức Mến của Phaolô?
* Chuyện kể: Danh họa Leonado De Vinci khi vẽ bức tranh “Bữa Tịệc Ly” đã cố gắng thể hiện tính nết của từng môn đệ trên gương mặt của họ. Như Phêrô phải mạnh mẽ, ông Gioan phải trẻ trung và hiền hậu, Giuđa mặt phải đáng ghét. Sau cùng, ông vẽ đến dung nhan hiền lành của Chúa Giêsu.
Việc vẽ gương mặt của Chúa làm sao cho nhân từ, thánh thiện, tràn đầy tình thương và tha thứ. Ông đã trằn trọc mấy tuần lễ chưa vẽ được. Rồi một đêm kia, Leona De Vinci đang trở mình trên giường, bỗng ông nhảy xuống, bước vội đến phòng làm việc dùng cọ vẽ ngay khuôn mặt của Chúa thất tỏa sáng, hiền lành và đầy tình thương yêu. Ông đã vẽ thành công tác phẩm vĩ đại “Bữa Tiệc Ly” và hôm nay trở thành bức tranh nổi tiếng khắp thế giới.
Trong bữa tiệc ly Chúa Đã dạy tôi phải rửa chân cho nhau là phục vụ, giúp đỡ nhau bằng mọi mọi cách…Đồng thời còn phải hy sinh cho nhau, chịu đựng, và hiến mạng sống mình cho nhau.
B- Bài Ca Đức Mến: Thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc yêu thương anh em mình, tình yêu huynh đệ là rất quan trọng. Đây là sự linh hứng tuyệt vời do Chúa Thánh Linh chỉ dẫn, đã được nghiền ngẫm cân nhắc, với các điều cần làm và 8 điều không được làm. Tôi xin được tích dẫn tóm tắt đoạn thư như sau:
“Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của thiên thần đi nữa…Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết hết mọi điều bí nhiệm…Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt…mà không có Đức Mến thì chũng chẳng ích gì cho tôi.
Đức Mến thì nhẫn nhục hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác; nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cor 13, 1-7)
C- Câu Kinh Thánh nhắc nhở bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ANH EM HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG ANH EM. (Ga 13, 34)
1/ Tôi thực hành bác ái qua Kinh Thương người có mười bốn mối.
2/ Bạn luôn nhớ là mến Chúa không phải chỉ đi lễ, bố thí… là đủ.
D- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa để Cầu nguyện:
Lạy Cha, Thánh Thần đả thúc đẩy con hãy thực hành theo Lời Đức Kitô dạy là: Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy yêu thương anh em. Thế nhưng con chỉ giữ đạo hình thức, mà không thực hành bác ái với anh em. Xin giúp con thực hành Đức Mến một cách tích cực là không ghen tương, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù. Không mừng khi thấy gian ác và thực hiện ý Cha bằng những việc làm cụ thể cho những người đau yếu, cùng khổ ngay chung quanh con. Con noi gương Mẹ Maria lắng nghe và thưa: Xin vâng Lời Chúa.” Amen.
Lời hay ý đẹp: AI YÊU THIÊN CHÚA CŨNG YÊU NGƯỜI LÂN CẬN
“Those who love God will love their neighbor”
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Chúa nhật 5 P/S-C ngày 02-05-10
Dành cho Cá nhân, Nhóm, Gia đình, Hội Đoàn
Chủ đề: YÊU THƯƠNG NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
Theo chủ đề hôm nay “Yêu thương như Thầy đã yêu”, tôi nhớ lại bài hát mà nhiều người đều đã thuộc như sau:
Thầy yêu chúng con nào ai nói cho cùng, Thầy yêu chúng con Thầy sinh xuống gian trần, Thầy yêu chúng con, Thầy ban trót thân mình, để nuôi chúng con ngày lưu ký trần gian.
Yêu nhau chính là giới răn riêng Thầy, yêu nhau như Thầy yêu dấu các con, để cho thế gian hiểu biết rằng, các con hãy là môn sinh của Thầy.
A- Gợi ý Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Thần:
Tin Mừng: Gioan (13:31-33a;34-35). “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (câu 34)
1/Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu dạy tôi mấy điều để yêu thương ?
2/ Mỗi Gia đình, Cộng đoàn yêu thương sẽ tránh được những gì?
3/ Những điều cần tỏ yêu thương trong bài ca Đức Mến của Phaolô?
* Chuyện kể: Danh họa Leonado De Vinci khi vẽ bức tranh “Bữa Tịệc Ly” đã cố gắng thể hiện tính nết của từng môn đệ trên gương mặt của họ. Như Phêrô phải mạnh mẽ, ông Gioan phải trẻ trung và hiền hậu, Giuđa mặt phải đáng ghét. Sau cùng, ông vẽ đến dung nhan hiền lành của Chúa Giêsu.
Việc vẽ gương mặt của Chúa làm sao cho nhân từ, thánh thiện, tràn đầy tình thương và tha thứ. Ông đã trằn trọc mấy tuần lễ chưa vẽ được. Rồi một đêm kia, Leona De Vinci đang trở mình trên giường, bỗng ông nhảy xuống, bước vội đến phòng làm việc dùng cọ vẽ ngay khuôn mặt của Chúa thất tỏa sáng, hiền lành và đầy tình thương yêu. Ông đã vẽ thành công tác phẩm vĩ đại “Bữa Tiệc Ly” và hôm nay trở thành bức tranh nổi tiếng khắp thế giới.
Trong bữa tiệc ly Chúa Đã dạy tôi phải rửa chân cho nhau là phục vụ, giúp đỡ nhau bằng mọi mọi cách…Đồng thời còn phải hy sinh cho nhau, chịu đựng, và hiến mạng sống mình cho nhau.
B- Bài Ca Đức Mến: Thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc yêu thương anh em mình, tình yêu huynh đệ là rất quan trọng. Đây là sự linh hứng tuyệt vời do Chúa Thánh Linh chỉ dẫn, đã được nghiền ngẫm cân nhắc, với các điều cần làm và 8 điều không được làm. Tôi xin được tích dẫn tóm tắt đoạn thư như sau:
“Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của thiên thần đi nữa…Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết hết mọi điều bí nhiệm…Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt…mà không có Đức Mến thì chũng chẳng ích gì cho tôi.
Đức Mến thì nhẫn nhục hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác; nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cor 13, 1-7)
C- Câu Kinh Thánh nhắc nhở bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ANH EM HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG ANH EM. (Ga 13, 34)
1/ Tôi thực hành bác ái qua Kinh Thương người có mười bốn mối.
2/ Bạn luôn nhớ là mến Chúa không phải chỉ đi lễ, bố thí… là đủ.
D- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa để Cầu nguyện:
Lạy Cha, Thánh Thần đả thúc đẩy con hãy thực hành theo Lời Đức Kitô dạy là: Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy yêu thương anh em. Thế nhưng con chỉ giữ đạo hình thức, mà không thực hành bác ái với anh em. Xin giúp con thực hành Đức Mến một cách tích cực là không ghen tương, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù. Không mừng khi thấy gian ác và thực hiện ý Cha bằng những việc làm cụ thể cho những người đau yếu, cùng khổ ngay chung quanh con. Con noi gương Mẹ Maria lắng nghe và thưa: Xin vâng Lời Chúa.” Amen.
Lời hay ý đẹp: AI YÊU THIÊN CHÚA CŨNG YÊU NGƯỜI LÂN CẬN
“Those who love God will love their neighbor”
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Người mẹ đức tin
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:26 01/05/2010
Người mẹ đức tin
Theo tập tục nếp sống đạo đức hằng năm, người Công giáo dành tháng Năm mừng kính Đức Mẹ Maria.
Tập tục này ăn rễ sâu có chỗ đứng trong đời sống đạo đức người Công giáo từ hàng thế kỷ nay.
Tập tục này cũng phù hợp với khung cảnh ngoài thiên nhiên, nhất là với thời tiết dịu mát vào mùa hoa nở tươi thắm ở vùng trời đất bên Âu Châu, nơi là gốc rễ nền văn minh Kytô giáo phát triển lớn mạnh cùng lan tỏa sang các miền vùng châu lục địa khắp nơi trên thế giới từ hơn hai ngàn năm nay. Và có lẽ vì thế, xưa nay thường gọi tháng Năm kính Đức Mẹ Maria là tháng hoa.
Mừng kính Đức Mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa cùng là mẹ loài người. Nhưng người tín hữu Chúa Kitô không chỉ dừng lại nơi đó, trái lại còn muốn nhìn vào con đường đời sống Đức Mẹ mà học hỏi.
Con đường đời sống Đức Mẹ có nhiều điều cho chúng ta học hỏi noi theo. Một trong những khía cạnh đạo đức đó là đời sống đức tin.
Ngày hôm nay chúng ta đang trải qua những khủng hoảng hồ nghi về đức tin.
Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng:“ Tôi tin Hội Thánh duy nhất, Công giáo thánh thiện và tông truyền „. Nhưng luôn có những ý kiến tiếng nói hồ nghi về Giáo Hội, hoặc muốn Giáo Hội phải theo như ý kiến mong muốn…
„Từ thế kỷ thứ 18 đến nay, và nhất là hiện nay, mầu nhiệm Giáo Hội Công Giáo bị tấn công.
Không những hiện nay từ bên trong, Giáo Hội Công Giáo bị những người con của mình tấn công, mà còn từ bên ngoài, kẻ nghịch Giáo Hội đang tìm đủ cách để phá hoại Giáo Hội, không phải bằng phương pháp cổ điển ngày xưa như ra lệnh cấm đoán, bắt bớ, tàn phá, giết chết... Lý do là vì qua kinh nghiệm lịch sử, họ đã biết được rằng những phương pháp này chỉ gây thêm tình đoàn kết giữa người công giáo, tăng thêm số người tử đạo, tạo thêm nhiều cảm-tình-viên cho người công giáo mà thôi. Bởi thế, giờ đây, họ chú trọng đến việc dùng những phương pháp tâm lý chiến để phá hoại Giáo Hội Công Giáo một cách từ từ nhưng họ tin là chắc chắn, giống như con sâu, con mọt, cứ gặm, cứ cắn, rồi một lúc nào đó, cột nhà sẽ sập.“ (Lm. Emmanuen Nguyễn vinh Gioang, Tôi hết sức hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu của tôi và về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của tôi! VietCatholic News (29 Apr 2010 12:06).
Tình trạng khủng hoảng đức tin cùng hồ nghi về Giáo Hội hôm nay có thể nói, cũng tựa như hoàn cảnh ngày xưa giữa tiệc cưới Cana hết rượu ( Ga 2, 1-11). Tiệc cưới mà hết rượu đãi khách, thật là một bẻ bàng nguy hiểm cho chủ nhà, cho đôi tân hôn. Trong lúc khủng hoảng nguy hiểm chỉ còn biết lo lắng chạy đến cầu xin Trời cao cứu giúp.
Đức Mẹ là người tế nhị nhậy cảm đứng ra bầu cử xin Chúa Giêsu ra tay cứu giúp. Nhưng Chúa Giêsu lại nói: Việc liên can gì đến mẹ và con, Giờ con chưa tới!“. Qua đó, Chúa muốn nói: Ngài không chối từ lời cầu xin. Nhưng con đường thánh ý Chúa khác. Con đường thánh ý Chúa không phải là con đường do con người định đoạt phải như thế nọ thế kia.
Thánh ý Chúa không dẫn đến sự thành công thắng lợi vẻ vang. Nhưng muốn dẫn đưa con người đến sự tin tưởng vào bàn tay quan phòng của Ngài định liệu, mà lúc này tâm trí con người không sao hiểu nổi và không thể định đoạt được.
Chắc hẳn con người hầu như ai cũng có kinh nghiệm trong đời sống đã có khi bước vào con đường đời sống hoàn toàn xảy ra khác, mà mình không hay biết hay chưa hề nghĩ tới bao giờ. Chả thế mà dân gian thường nói: Mình lo Chúa liệu!
Đời sống con người nhiều khi chỉ toàn nước lã nhạt nhẽo buồn tẻ. Kinh nghiệm này chúng ta có thể kêu lên cùng Chúa. Và như đôi tân hôn, nhờ lời bầu cử với lòng tin tưởng của Đức Mẹ, họ đã nhận được rượu mà không biết từ đâu. Lòng tin tưởng vào Chúa, nguồn đời sống giúp ta có được sức mạnh nhận ra thánh ý Chúa ẩn dấu trong đời sống.
Đức Mẹ Maria đã sống tin tưởng vào Chúa, dù rất nhiều khi người không hiểu nổi thánh ý Chúa thế nào với mình. Nhưng Đức Mẹ hằng lắng nghe tiếng Chúa nói trong tâm hồn mình.
Đức Mẹ Maria qua lời nói: Ngài bảo gì, các anh cứ làm theo! muốn nhắn nhủ con người: Tin tưởng vào bàn tay lo liệu quan phòng của Chúa trong đời sống, dù không biết hay không hiểu được lúc này như thế nào!
Với lòng tin tưởng vào Giáo Hội cũng không khác gì hơn. Vì Gíao Hội là do Chúa tạo lập nên. Và Ngài hằng ở cùng Giáo Hội, nuôi dưỡng củng cố Giáo Hội sống động làm chứng cho tình yêu Chúa giữa con người.
Tháng hoa kính Đức Mẹ Maria 2010
Theo tập tục nếp sống đạo đức hằng năm, người Công giáo dành tháng Năm mừng kính Đức Mẹ Maria.
Tập tục này ăn rễ sâu có chỗ đứng trong đời sống đạo đức người Công giáo từ hàng thế kỷ nay.
Tập tục này cũng phù hợp với khung cảnh ngoài thiên nhiên, nhất là với thời tiết dịu mát vào mùa hoa nở tươi thắm ở vùng trời đất bên Âu Châu, nơi là gốc rễ nền văn minh Kytô giáo phát triển lớn mạnh cùng lan tỏa sang các miền vùng châu lục địa khắp nơi trên thế giới từ hơn hai ngàn năm nay. Và có lẽ vì thế, xưa nay thường gọi tháng Năm kính Đức Mẹ Maria là tháng hoa.
Mừng kính Đức Mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa cùng là mẹ loài người. Nhưng người tín hữu Chúa Kitô không chỉ dừng lại nơi đó, trái lại còn muốn nhìn vào con đường đời sống Đức Mẹ mà học hỏi.
Con đường đời sống Đức Mẹ có nhiều điều cho chúng ta học hỏi noi theo. Một trong những khía cạnh đạo đức đó là đời sống đức tin.
Ngày hôm nay chúng ta đang trải qua những khủng hoảng hồ nghi về đức tin.
Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng:“ Tôi tin Hội Thánh duy nhất, Công giáo thánh thiện và tông truyền „. Nhưng luôn có những ý kiến tiếng nói hồ nghi về Giáo Hội, hoặc muốn Giáo Hội phải theo như ý kiến mong muốn…
„Từ thế kỷ thứ 18 đến nay, và nhất là hiện nay, mầu nhiệm Giáo Hội Công Giáo bị tấn công.
Không những hiện nay từ bên trong, Giáo Hội Công Giáo bị những người con của mình tấn công, mà còn từ bên ngoài, kẻ nghịch Giáo Hội đang tìm đủ cách để phá hoại Giáo Hội, không phải bằng phương pháp cổ điển ngày xưa như ra lệnh cấm đoán, bắt bớ, tàn phá, giết chết... Lý do là vì qua kinh nghiệm lịch sử, họ đã biết được rằng những phương pháp này chỉ gây thêm tình đoàn kết giữa người công giáo, tăng thêm số người tử đạo, tạo thêm nhiều cảm-tình-viên cho người công giáo mà thôi. Bởi thế, giờ đây, họ chú trọng đến việc dùng những phương pháp tâm lý chiến để phá hoại Giáo Hội Công Giáo một cách từ từ nhưng họ tin là chắc chắn, giống như con sâu, con mọt, cứ gặm, cứ cắn, rồi một lúc nào đó, cột nhà sẽ sập.“ (Lm. Emmanuen Nguyễn vinh Gioang, Tôi hết sức hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu của tôi và về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của tôi! VietCatholic News (29 Apr 2010 12:06).
Tình trạng khủng hoảng đức tin cùng hồ nghi về Giáo Hội hôm nay có thể nói, cũng tựa như hoàn cảnh ngày xưa giữa tiệc cưới Cana hết rượu ( Ga 2, 1-11). Tiệc cưới mà hết rượu đãi khách, thật là một bẻ bàng nguy hiểm cho chủ nhà, cho đôi tân hôn. Trong lúc khủng hoảng nguy hiểm chỉ còn biết lo lắng chạy đến cầu xin Trời cao cứu giúp.
Đức Mẹ là người tế nhị nhậy cảm đứng ra bầu cử xin Chúa Giêsu ra tay cứu giúp. Nhưng Chúa Giêsu lại nói: Việc liên can gì đến mẹ và con, Giờ con chưa tới!“. Qua đó, Chúa muốn nói: Ngài không chối từ lời cầu xin. Nhưng con đường thánh ý Chúa khác. Con đường thánh ý Chúa không phải là con đường do con người định đoạt phải như thế nọ thế kia.
Thánh ý Chúa không dẫn đến sự thành công thắng lợi vẻ vang. Nhưng muốn dẫn đưa con người đến sự tin tưởng vào bàn tay quan phòng của Ngài định liệu, mà lúc này tâm trí con người không sao hiểu nổi và không thể định đoạt được.
Chắc hẳn con người hầu như ai cũng có kinh nghiệm trong đời sống đã có khi bước vào con đường đời sống hoàn toàn xảy ra khác, mà mình không hay biết hay chưa hề nghĩ tới bao giờ. Chả thế mà dân gian thường nói: Mình lo Chúa liệu!
Đời sống con người nhiều khi chỉ toàn nước lã nhạt nhẽo buồn tẻ. Kinh nghiệm này chúng ta có thể kêu lên cùng Chúa. Và như đôi tân hôn, nhờ lời bầu cử với lòng tin tưởng của Đức Mẹ, họ đã nhận được rượu mà không biết từ đâu. Lòng tin tưởng vào Chúa, nguồn đời sống giúp ta có được sức mạnh nhận ra thánh ý Chúa ẩn dấu trong đời sống.
Đức Mẹ Maria đã sống tin tưởng vào Chúa, dù rất nhiều khi người không hiểu nổi thánh ý Chúa thế nào với mình. Nhưng Đức Mẹ hằng lắng nghe tiếng Chúa nói trong tâm hồn mình.
Đức Mẹ Maria qua lời nói: Ngài bảo gì, các anh cứ làm theo! muốn nhắn nhủ con người: Tin tưởng vào bàn tay lo liệu quan phòng của Chúa trong đời sống, dù không biết hay không hiểu được lúc này như thế nào!
Với lòng tin tưởng vào Giáo Hội cũng không khác gì hơn. Vì Gíao Hội là do Chúa tạo lập nên. Và Ngài hằng ở cùng Giáo Hội, nuôi dưỡng củng cố Giáo Hội sống động làm chứng cho tình yêu Chúa giữa con người.
Tháng hoa kính Đức Mẹ Maria 2010
Tâm sự của những loài hoa
Lm Giacôbê Tạ Chúc.
09:24 01/05/2010
TÂM SỰ CỦA NHỮNG LÒAI HOA
Bạn thân mến!
Nếu một ngày nào đó, không có chúng tôi trong cuộc đời, chắc hẳn buồn lắm bạn nhỉ! Chúa đất trời đã tác sinh muôn lòai, và Ngài dùng chúng tôi, những bông hoa trang điểm cho đời thêm hương sắc.
Chúng tôi chỉ là những lòai vô danh tiểu tốt, có đáng gì đâu so với bạn là hình ảnh của Đấng Tạo thành. Thế mà, trong thế giới kỳ diệu này, chúng tôi vẫn thấy mình đóng góp cho đời bao nhiêu là nét đẹp. Thử hỏi sau một ngày vất vả với biết bao nhiêu công việc nhọc nhằn, mồ hôi sáng trưa chiều tối. Nếu không có chúng tôi, bạn sẽ không thưởng thức được những kỳ công vô tận của vũ trụ này. Trong ngôi nhà bạn, nơi phòng khách hay phòng làm việc, chúng tôi giúp bạn giảm đi cơn “stress” của một ngày sống. Trong thế giới muôn lòai, tên của chúng tôi vô cùng phong phú, chẳng vậy mà người ta thường bảo: “trăm hoa đua nở”. Ở mỗi Thánh đường, trong những thánh lễ hằng ngày, chúng tôi luôn có mặt cùng với bạn, làm cho các cử hành phụng vụ được thêm phần sốt sắng. Bên cạnh ánh đèn chầu,chúng tôi cũng lấy làm vinh dự khi được cận kề bên Chúa Giêsu Thánh Thể, thay cho bạn những phút giây không ở được bên Ngài. Nếu nói nhiều thì chúng tôi trở nên nhiều chuyện, thế nhưng câm lặng thì biến chúng tôi thành những lòai vô tri, không biết mở miệng mà ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa. Nực cười bạn nhỉ? Những lòai hoa dại như chúng tôi mà còn biết nhận ra công trình sáng tạo đầy quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, phương chi bạn là con người có trí khôn và lý trí. Mỗi dịp tháng năm về, là họ hàng chúng tôi lại lên giá. Rất nhiều Giáo xứ, tổ chức dâng hoa kính Đức Mẹ. Muôn sắc màu của chúng tôi, hòa vào trong những vũ điệu tôn vinh Mẹ Maria, Mẹ Tàpao, suốt trong tháng năm này. Chúng tôi thật hạnh phúc khi được dùng để dâng lên Mẹ Maria, cám ơn Mẹ, đầy tình Mẫu tử, vì nhờ Mẹ mà kẻ hèn mọn trở nên có giá và cao quý vô cùng. Trong thế giới này, với những thăng trầm và phồn thịnh, chúng tôi vẫn đêm ngày cầu mong cho mọi người được an cư lạc nghiệp.
Chúc bạn gặt hái nhiều thành quả, để trổ sinh hoa trái cho đời. Phần anh em nhà, chúng tôi sẽ làm hết khả năng mình, để cho trái đất này thắm đượm và ấm nồng muôn sắc hương.
Bạn thân mến!
Nếu một ngày nào đó, không có chúng tôi trong cuộc đời, chắc hẳn buồn lắm bạn nhỉ! Chúa đất trời đã tác sinh muôn lòai, và Ngài dùng chúng tôi, những bông hoa trang điểm cho đời thêm hương sắc.
Chúng tôi chỉ là những lòai vô danh tiểu tốt, có đáng gì đâu so với bạn là hình ảnh của Đấng Tạo thành. Thế mà, trong thế giới kỳ diệu này, chúng tôi vẫn thấy mình đóng góp cho đời bao nhiêu là nét đẹp. Thử hỏi sau một ngày vất vả với biết bao nhiêu công việc nhọc nhằn, mồ hôi sáng trưa chiều tối. Nếu không có chúng tôi, bạn sẽ không thưởng thức được những kỳ công vô tận của vũ trụ này. Trong ngôi nhà bạn, nơi phòng khách hay phòng làm việc, chúng tôi giúp bạn giảm đi cơn “stress” của một ngày sống. Trong thế giới muôn lòai, tên của chúng tôi vô cùng phong phú, chẳng vậy mà người ta thường bảo: “trăm hoa đua nở”. Ở mỗi Thánh đường, trong những thánh lễ hằng ngày, chúng tôi luôn có mặt cùng với bạn, làm cho các cử hành phụng vụ được thêm phần sốt sắng. Bên cạnh ánh đèn chầu,chúng tôi cũng lấy làm vinh dự khi được cận kề bên Chúa Giêsu Thánh Thể, thay cho bạn những phút giây không ở được bên Ngài. Nếu nói nhiều thì chúng tôi trở nên nhiều chuyện, thế nhưng câm lặng thì biến chúng tôi thành những lòai vô tri, không biết mở miệng mà ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa. Nực cười bạn nhỉ? Những lòai hoa dại như chúng tôi mà còn biết nhận ra công trình sáng tạo đầy quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, phương chi bạn là con người có trí khôn và lý trí. Mỗi dịp tháng năm về, là họ hàng chúng tôi lại lên giá. Rất nhiều Giáo xứ, tổ chức dâng hoa kính Đức Mẹ. Muôn sắc màu của chúng tôi, hòa vào trong những vũ điệu tôn vinh Mẹ Maria, Mẹ Tàpao, suốt trong tháng năm này. Chúng tôi thật hạnh phúc khi được dùng để dâng lên Mẹ Maria, cám ơn Mẹ, đầy tình Mẫu tử, vì nhờ Mẹ mà kẻ hèn mọn trở nên có giá và cao quý vô cùng. Trong thế giới này, với những thăng trầm và phồn thịnh, chúng tôi vẫn đêm ngày cầu mong cho mọi người được an cư lạc nghiệp.
Chúc bạn gặt hái nhiều thành quả, để trổ sinh hoa trái cho đời. Phần anh em nhà, chúng tôi sẽ làm hết khả năng mình, để cho trái đất này thắm đượm và ấm nồng muôn sắc hương.
Tháng Năm: Khai sinh hoa Lily
Jos. Tú Nạc, NMS
09:57 01/05/2010
THÁNG NĂM: KHAI SINH CỦA HOA LILY
Mọi người đều biết rằng họ có những loại đá quý tượng trưng được sinh ra một cách đặc biệt mà được đặt vào vị trí châu báu và những vật trang sức nho nhỏ để ngụ ý tháng mà chúng được ra đời. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết rằng cũng giống như nhựng loại đá quý, mỗi tháng trong năm có một hoặc hai loài hoa được biểu tượng sự khai sinh.
Tháng Năm: tháng sinh của hoa Lily of the Valley, có tên gọi khác là Hawthorn.
Hoa tháng Năm, Lily có tên thực vật học là Convallaria magalis và nguồn gốc ở Âu châu. Ngày nay nó rải rác khắp Bắc Mỹ và Bắc Á, nhưng ở Anh quốc nó vẫn bị coi như loài hoa dại. Đó là loài hoa có hình giống như chiếc chuông nhỏ và tỏa hương trong một phạm vi rộng không chỉ hấp dẫn con người mà còn cả loài ong thích thu lượm phấn mà hoa sinh sản.
Những hoa này thường là màu trắng, mặc dù đôi khi bạn có thể thấy chúng có một số là màu hồng. Loài hoa này thoạt đầu nở vào mùa xuân và tạo thành sáu nhị nhỏ. Vào tháng Chín, loài hoa này kết những quả đơn ở chỗ những cánh hoa có đường kính từ 5-7 mm.
Hoa Lily có một số phẩm dược, đã nhiều năm lá và cánh hoa được làm dược phẩm bởi chúng có chứa cardiac clycoside.
Hoa Lily còn được biết đến như những giọt nước mắt của Mẹ Maria vì theo truyền thuyết những giọt nước mắt khi Mẹ Maria nhỏ xuống tại chân thập giá đã xếp thành những đóa hoa Lily. Một truyền thuyết khác nói rằng loài hoa này đã nảy lên từ máu của Thánh Leonard trong lúc ông chiến đấu với rồng.
VƯƠNG MIỆN THÁNG NĂM
Nàng đội ánh thái dương trên mái tóc
Mắt dịu dàng những đóa violet
Đôi má Nàng là vạn đóa hoa hồng.
Hoa Tình Yêu đôi tay Nàng ấp ủ,
Những đóa lily quấn quít gót hồng,
Tất cả sự sống muôn nơi Nàng đến.
Trên môi Nàng thiết tha lời chúc phúc
Tà áo Nàng huyền ảo sắc cầu vồng
Và vòng hoa là Vương Miện tháng Năm
Nàng là Nữ Vương như tiên giáng thế -
Quyền trượng uy linh nơi trái tim Nàng
Được nảy sinh từ Ba Ngôi Đặc vị.
Nàng là Thánh Mẫu, Nữ Vương, Tôi Tá,
Và Thiên Chúa là con Nàng sinh hạ,
Cung điện của Nàng đồng nội mênh mang
Những cung điện trường tồn và vĩnh cửu.
Nàng là Maria đầy ơn phúc.
Nàng là nữ hoàng bất tận tháng Năm.
(The May Queen)
Mọi người đều biết rằng họ có những loại đá quý tượng trưng được sinh ra một cách đặc biệt mà được đặt vào vị trí châu báu và những vật trang sức nho nhỏ để ngụ ý tháng mà chúng được ra đời. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết rằng cũng giống như nhựng loại đá quý, mỗi tháng trong năm có một hoặc hai loài hoa được biểu tượng sự khai sinh.
Hoa tháng Năm, Lily có tên thực vật học là Convallaria magalis và nguồn gốc ở Âu châu. Ngày nay nó rải rác khắp Bắc Mỹ và Bắc Á, nhưng ở Anh quốc nó vẫn bị coi như loài hoa dại. Đó là loài hoa có hình giống như chiếc chuông nhỏ và tỏa hương trong một phạm vi rộng không chỉ hấp dẫn con người mà còn cả loài ong thích thu lượm phấn mà hoa sinh sản.
Những hoa này thường là màu trắng, mặc dù đôi khi bạn có thể thấy chúng có một số là màu hồng. Loài hoa này thoạt đầu nở vào mùa xuân và tạo thành sáu nhị nhỏ. Vào tháng Chín, loài hoa này kết những quả đơn ở chỗ những cánh hoa có đường kính từ 5-7 mm.
Hoa Lily có một số phẩm dược, đã nhiều năm lá và cánh hoa được làm dược phẩm bởi chúng có chứa cardiac clycoside.
Hoa Lily còn được biết đến như những giọt nước mắt của Mẹ Maria vì theo truyền thuyết những giọt nước mắt khi Mẹ Maria nhỏ xuống tại chân thập giá đã xếp thành những đóa hoa Lily. Một truyền thuyết khác nói rằng loài hoa này đã nảy lên từ máu của Thánh Leonard trong lúc ông chiến đấu với rồng.
VƯƠNG MIỆN THÁNG NĂM
Nàng đội ánh thái dương trên mái tóc
Mắt dịu dàng những đóa violet
Đôi má Nàng là vạn đóa hoa hồng.
Hoa Tình Yêu đôi tay Nàng ấp ủ,
Những đóa lily quấn quít gót hồng,
Tất cả sự sống muôn nơi Nàng đến.
Trên môi Nàng thiết tha lời chúc phúc
Tà áo Nàng huyền ảo sắc cầu vồng
Và vòng hoa là Vương Miện tháng Năm
Nàng là Nữ Vương như tiên giáng thế -
Quyền trượng uy linh nơi trái tim Nàng
Được nảy sinh từ Ba Ngôi Đặc vị.
Nàng là Thánh Mẫu, Nữ Vương, Tôi Tá,
Và Thiên Chúa là con Nàng sinh hạ,
Cung điện của Nàng đồng nội mênh mang
Những cung điện trường tồn và vĩnh cửu.
Nàng là Maria đầy ơn phúc.
Nàng là nữ hoàng bất tận tháng Năm.
(The May Queen)
Chúa Giê-su vào Thành Giê-ru-sa-lem trên lưng lừa: Một suy niệm từ bối cảnh Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Đoàn Thiện Nhân.
11:13 01/05/2010
Là một người con của giáo phận, những biến cố dồn dập xảy đển cho giáo phận không khỏi làm tôi bối rối lo âu. Nhiều đêm thức giấc lòng tôi lại cồn cào nỗi niềm lắng lo, lo cho đức tổng, lo cho giáo phận, và lo cho người công giáo Việt Nam đang vất vả sống chứng nhân đức tin. Tôi tự hỏi, tại sao đức tổng lại ra đi khi đang gặt hái thành công vang dội, tại sao khi cả đoàn chiên giáo phận đang quy tụ về một mối trong niềm ngưỡng phục tới người cha kiên trung thì đức tổng lại ra đi, tại sao khi ê-kíp làm việc đang ngon trớn thì đức tổng lại lặng lẽ rút lui? Những câu hỏi tại sao, tại sao… dần dần đưa tôi tìm đến Chúa, và trong lời cầu nguyện hình ảnh Chúa Giê-su tiến vào thành Giê-ru-sa-lem trên lưng một chú lừa chợt lóe lên như một tia sáng chiếu rọi vào mọi ngóc ngách u tối của tâm hồn mù mịt đang khát khao một câu trả lời rõ ràng.
Đoạn Phúc Âm thánh Lu-ca kể về cuộc lên Giê-ru-sa-lem của Chúa Giê-su để chịu chết, mặc dù Chúa tiến vào kinh thành như một vì vua nhưng Ngài lại cưỡi trên lưng một con lừa chứ không phải một con ngựa. “Các ông dắt lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình phủ lên lưng lừa, và đặt Đức Giê-su lên”(Lu-ca 19:35).
Tại sao Đức Giê-su không tiến vào thành trên lưng môt con ngựa tinh nhanh mà trên lưng một con lừa chậm chạp ngây ngô? Nếu Chúa đến để cai trị thế giới bằng sức mạnh quân sự cứng rắn, bằng sự phát triển kinh tế thần tốc, bằng sự xa hoa diễm lệ của bao vì vua kiêu xa thì chắc chắn là ngài đã cưỡi trên một chiến xa dát vàng với những chiến mã vó dậm rung chuyển, giữa hàng kiêu binh tuốt kiếm sáng lòa. Nhưng không, Chúa đến để cai trị thế giới bằng tình thương, bằng sự bao dung thứ tha, và bằng thái độ dấn thân vâng phục tới hiến dâng mạng sống trên cây thập tự. Chính vì thế ngài đã cưỡi trên lưng lừa, từ từ, chậm chạp tiến lên như một nhà hiền triết, một nhà lãnh đạo tinh thần, trong khiêm nhu, trong tin yêu, thật gần gũi, thật dễ thương, dễ đồng cảm. Ngài cũng nghèo như ai.
Đường lối của Chúa Giê-su lúc đầu cũng không được chấp nhận. Chính thánh Phê-rô đã phản đối “kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người.” Ngày nay người công giáo Việt Nam cũng đang trong tâm trạng của thánh Phê-rô. Đó chính là một khúc tối của đoạn đường đức tin mà bất cứ một người tín hữu nào cũng trải qua. Các thánh tông đồ đã vượt qua được khúc tối mịt mờ đó và đã vâng phục Chúa Giê-su đi tìm cho ngài một con lừa để tiến vào Giê-ru-sa-lem như một nhà hiền triết, một đấng cứu chuộc chân chính. Các ngài đã không đặt Chúa Giê-su trên lưng ngựa.
Cũng vậy, đừng đặt đức tổng giám mục Giu-se, cũng như đức phó tổng giám mục Phê-rô, và đức giám mục phụ tá trên lưng những con ngựa chiến, nhưng xin noi gương các thánh tông đồ đặt các ngài trên lưng những chú lừa hiền lành, trầm ngâm và điềm đạm tiến vào giữa lòng thủ đô Hà Nội như những nhà lãnh đạo chân chính biết dấn thân và phục vụ với tinh thần hiến dâng mạng sống như Chúa Giê-su khi xưa tiến vào thành Giê-ru-sa-lem.
Trong cuộc sống nhiều lúc đòi hỏi thái độ vâng phục, người tín hữu cũng phải sống lời khấn vâng phục, vì vâng phục là một đặc điểm của hành trình đức tin công giáo. Một sự vâng phục mà không một thể chế chính trị, hay học thuyết xã hội nào có thể gặt hái được ngoại trừ trong tôn giáo, và tuyệt vời nhất là trong niềm tin công giáo.
Thời điểm này là thời điểm sàng lọc, và thanh luyện đức tin công giáo, một cơ hội ngàn vàng Thiên Chúa ban để mỗi người công giáo Việt Nam sống lại căn tính cơ bản là một niềm vâng phục thâm sâu bắt nguồn từ các thánh tông đồ. Hãy nói cho thế giới nổi loạn, ồn ào và nông nổi này biết về một niềm vâng phục thần thánh mà chúng ta, những người công giáo đang sở hữu, một niềm vâng phục mang lại bình an sâu thẳm nhất trong tâm hồn.
Với những nhà truyền thông công giáo chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp và cả những nhà truyền thông khác tôn giáo, xin các bạn cứ viết, cứ bày tỏ những bối rối, những suy nghĩ và cả những thao thức của lòng mình cho mọi người. Vâng, xin các bạn cứ tiếp tục làm như vậy để nói cho mọi người biết về tầm ảnh hưởng lớn lao, về khả năng dấn thân, và khả năng phân đoán của người giáo dân công giáo. Tuy nhiên dầu bất cứ điều gì chúng ta viết, dầu với bất cứ quan điểm nào xin mỗi người chúng ta cuối cùng quay về với niềm tin công giáo tinh tuyền và đặt trọn niềm vâng phục tín thác nơi bàn tay nhân lành của Thiên Chúa dành cho hiền thê Giáo Hội của ngài.
Đây là cơ hội trọng đại Thiên Chúa nhân lành đang hào phóng ban tặng cho hành trình đức tin công giáo của giáo phận Hà Nội. Cơ hội sống đức tin hiếm có mà giáo dân Hà Nội đang sở hữu một lần nữa tái hiện lại chứng tích hùng hồn sống tin mừng vẻ vang mà giáo đoàn tiên khởi tại Thê-xa-lô-ni-ca đã thể hiện, chính thánh Phao-lô đã không ngớt lời ngợi khen: “Anh em đã nên gương cho mọi tín hữu ở miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a. Quả thế, từ nơi anh em, lời Chúa đã vang ra, không những ở Ma-kê-đô-ni-a, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa” (1 Thê-xa-lô-ni-ca 1:7-8).
Giáo Dân Hà Nội
Đoạn Phúc Âm thánh Lu-ca kể về cuộc lên Giê-ru-sa-lem của Chúa Giê-su để chịu chết, mặc dù Chúa tiến vào kinh thành như một vì vua nhưng Ngài lại cưỡi trên lưng một con lừa chứ không phải một con ngựa. “Các ông dắt lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình phủ lên lưng lừa, và đặt Đức Giê-su lên”(Lu-ca 19:35).
Tại sao Đức Giê-su không tiến vào thành trên lưng môt con ngựa tinh nhanh mà trên lưng một con lừa chậm chạp ngây ngô? Nếu Chúa đến để cai trị thế giới bằng sức mạnh quân sự cứng rắn, bằng sự phát triển kinh tế thần tốc, bằng sự xa hoa diễm lệ của bao vì vua kiêu xa thì chắc chắn là ngài đã cưỡi trên một chiến xa dát vàng với những chiến mã vó dậm rung chuyển, giữa hàng kiêu binh tuốt kiếm sáng lòa. Nhưng không, Chúa đến để cai trị thế giới bằng tình thương, bằng sự bao dung thứ tha, và bằng thái độ dấn thân vâng phục tới hiến dâng mạng sống trên cây thập tự. Chính vì thế ngài đã cưỡi trên lưng lừa, từ từ, chậm chạp tiến lên như một nhà hiền triết, một nhà lãnh đạo tinh thần, trong khiêm nhu, trong tin yêu, thật gần gũi, thật dễ thương, dễ đồng cảm. Ngài cũng nghèo như ai.
Đường lối của Chúa Giê-su lúc đầu cũng không được chấp nhận. Chính thánh Phê-rô đã phản đối “kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người.” Ngày nay người công giáo Việt Nam cũng đang trong tâm trạng của thánh Phê-rô. Đó chính là một khúc tối của đoạn đường đức tin mà bất cứ một người tín hữu nào cũng trải qua. Các thánh tông đồ đã vượt qua được khúc tối mịt mờ đó và đã vâng phục Chúa Giê-su đi tìm cho ngài một con lừa để tiến vào Giê-ru-sa-lem như một nhà hiền triết, một đấng cứu chuộc chân chính. Các ngài đã không đặt Chúa Giê-su trên lưng ngựa.
Cũng vậy, đừng đặt đức tổng giám mục Giu-se, cũng như đức phó tổng giám mục Phê-rô, và đức giám mục phụ tá trên lưng những con ngựa chiến, nhưng xin noi gương các thánh tông đồ đặt các ngài trên lưng những chú lừa hiền lành, trầm ngâm và điềm đạm tiến vào giữa lòng thủ đô Hà Nội như những nhà lãnh đạo chân chính biết dấn thân và phục vụ với tinh thần hiến dâng mạng sống như Chúa Giê-su khi xưa tiến vào thành Giê-ru-sa-lem.
Trong cuộc sống nhiều lúc đòi hỏi thái độ vâng phục, người tín hữu cũng phải sống lời khấn vâng phục, vì vâng phục là một đặc điểm của hành trình đức tin công giáo. Một sự vâng phục mà không một thể chế chính trị, hay học thuyết xã hội nào có thể gặt hái được ngoại trừ trong tôn giáo, và tuyệt vời nhất là trong niềm tin công giáo.
Thời điểm này là thời điểm sàng lọc, và thanh luyện đức tin công giáo, một cơ hội ngàn vàng Thiên Chúa ban để mỗi người công giáo Việt Nam sống lại căn tính cơ bản là một niềm vâng phục thâm sâu bắt nguồn từ các thánh tông đồ. Hãy nói cho thế giới nổi loạn, ồn ào và nông nổi này biết về một niềm vâng phục thần thánh mà chúng ta, những người công giáo đang sở hữu, một niềm vâng phục mang lại bình an sâu thẳm nhất trong tâm hồn.
Với những nhà truyền thông công giáo chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp và cả những nhà truyền thông khác tôn giáo, xin các bạn cứ viết, cứ bày tỏ những bối rối, những suy nghĩ và cả những thao thức của lòng mình cho mọi người. Vâng, xin các bạn cứ tiếp tục làm như vậy để nói cho mọi người biết về tầm ảnh hưởng lớn lao, về khả năng dấn thân, và khả năng phân đoán của người giáo dân công giáo. Tuy nhiên dầu bất cứ điều gì chúng ta viết, dầu với bất cứ quan điểm nào xin mỗi người chúng ta cuối cùng quay về với niềm tin công giáo tinh tuyền và đặt trọn niềm vâng phục tín thác nơi bàn tay nhân lành của Thiên Chúa dành cho hiền thê Giáo Hội của ngài.
Đây là cơ hội trọng đại Thiên Chúa nhân lành đang hào phóng ban tặng cho hành trình đức tin công giáo của giáo phận Hà Nội. Cơ hội sống đức tin hiếm có mà giáo dân Hà Nội đang sở hữu một lần nữa tái hiện lại chứng tích hùng hồn sống tin mừng vẻ vang mà giáo đoàn tiên khởi tại Thê-xa-lô-ni-ca đã thể hiện, chính thánh Phao-lô đã không ngớt lời ngợi khen: “Anh em đã nên gương cho mọi tín hữu ở miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a. Quả thế, từ nơi anh em, lời Chúa đã vang ra, không những ở Ma-kê-đô-ni-a, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa” (1 Thê-xa-lô-ni-ca 1:7-8).
Giáo Dân Hà Nội
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:50 01/05/2010
DÁN KÍN
Đời nhà Đường thường dùng khoa cử để thi tuyển chọn người ra làm quan, nhưng về sau có rất nhiều người bản thân có địa vị, hoặc là có tiền có thế lực nên thường thường uy hiếp và hối lộ cho quan chấm thi, do đó mà phong khí trường thi thật là bại hoại. Võ Tắc Thiên cảm thấy tình hình nghiêm trọng, nếu không lập tức ngăn chận phong khí lừa dối ấy thì quốc gia không tìm được nhân tài, hậu quả thật khó lường được.
Thế là bà ta ra một thánh chỉ, tuyên bố khoa cử cấp cao nhất cũng là bài làm thi đình tiến sĩ, khi thi phải đem tên thí sinh bỏ vào phong bì dán kín lại. Quan chấm thi khi đọc và phê bài thi thì cần phải trong tình trạng không biết tên thí sinh, sau khi bình xét thự hạng xong thì mới mở phong bì, đem danh sách thí sinh công bố cho mọi người biết.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Nhân tài được tuyển chọn từ các khoa thi cử: thi văn và thi võ, đó là việc làm rất công bằng, bởi vì nơi trường thi nếu thắng được đối thủ là thắng, thắng cách công khai và đầy vinh dự.
Tuy nhiên, thời nào cũng có những con người xấu làm bại hoại xã hội, đó là những người có tiền bạc vật chất mà không có tâm nên biến thành dối trá, có thế lực mà không có cái tâm nên biến thành xã hội đen, có quyền uy mà không có cái tâm nên biến thành cọp dữ ác độc, cho nên họ đã biến trường thi thành nơi mua chác, biến trường thi thành nơi ân oán giang hồ, biến trường thi thành nơi cá lớn nuốt cá bé.
Đem danh sách của thí sinh bỏ vào phong bì và dán kín lại là việc làm công bằng bày tỏ trí tuệ của quy luật trường thi thời ấy, nhưng nếu quan chấm thi không có cái tâm thì cũng chỉ là vô ích mà thôi...
Ai hiểu thì hiểu.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đời nhà Đường thường dùng khoa cử để thi tuyển chọn người ra làm quan, nhưng về sau có rất nhiều người bản thân có địa vị, hoặc là có tiền có thế lực nên thường thường uy hiếp và hối lộ cho quan chấm thi, do đó mà phong khí trường thi thật là bại hoại. Võ Tắc Thiên cảm thấy tình hình nghiêm trọng, nếu không lập tức ngăn chận phong khí lừa dối ấy thì quốc gia không tìm được nhân tài, hậu quả thật khó lường được.
Thế là bà ta ra một thánh chỉ, tuyên bố khoa cử cấp cao nhất cũng là bài làm thi đình tiến sĩ, khi thi phải đem tên thí sinh bỏ vào phong bì dán kín lại. Quan chấm thi khi đọc và phê bài thi thì cần phải trong tình trạng không biết tên thí sinh, sau khi bình xét thự hạng xong thì mới mở phong bì, đem danh sách thí sinh công bố cho mọi người biết.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Nhân tài được tuyển chọn từ các khoa thi cử: thi văn và thi võ, đó là việc làm rất công bằng, bởi vì nơi trường thi nếu thắng được đối thủ là thắng, thắng cách công khai và đầy vinh dự.
Tuy nhiên, thời nào cũng có những con người xấu làm bại hoại xã hội, đó là những người có tiền bạc vật chất mà không có tâm nên biến thành dối trá, có thế lực mà không có cái tâm nên biến thành xã hội đen, có quyền uy mà không có cái tâm nên biến thành cọp dữ ác độc, cho nên họ đã biến trường thi thành nơi mua chác, biến trường thi thành nơi ân oán giang hồ, biến trường thi thành nơi cá lớn nuốt cá bé.
Đem danh sách của thí sinh bỏ vào phong bì và dán kín lại là việc làm công bằng bày tỏ trí tuệ của quy luật trường thi thời ấy, nhưng nếu quan chấm thi không có cái tâm thì cũng chỉ là vô ích mà thôi...
Ai hiểu thì hiểu.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 01/05/2010
N2T |
43. Thiên Chúa nhờ Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại, Ngài cũng cần nhờ Thánh Giá khiến cho các linh hồn hướng thiện.
(Thánh Speratus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:53 01/05/2010
N2T |
434. Thăm hỏi sức khỏe không nhất định là phải thận trọng từng sự việc của nó, nhưng nhất định là phải thành thực cảm động lòng người.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Yuna Kim: Chuỗi kinh trên tuyết
Ánh Hồng
16:02 01/05/2010
Chuỗi kinh trên tuyết
Tên cô ấy là Kim Yu-na, nhưng từ nay người ta gọi cô ấy là "Nữ hoàng Yu-na", bởi vì tại Thế vận hội ở Vancouver, cô gái Hàn Quốc này vừa tròn 19 tuổi đã giành huy chương vàng trong mục trượt băng nghệ thuật và đã được nhiều người trên thế giới hâm mộ nhờ vẻ duyên dáng cùng với tài năng của cô ấy trong nghệ thuật.
Dù cô ấy trượt tuyết hay nói năng, cô luôn tỏa ra một vẻ đẹp trẻ trung, nhạy cảm, vui tươi và thật khiêm tốn. Tuy nhiên, Kim Yu-na đã theo đạo Công Giáo và được rửa tội năm 2008 cùng với mẹ cô ấy, trong khi cha và em gái của ông lại không theo đạo nào.
Khi rửa tội, cô đã chọn tên thánh là Stella (nghĩa là ngôi sao theo tiếng Latin), không ngờ chỉ vài tháng sau cô ấy trở thành người được yêu mến tại quê hương mình, và là một ngôi sao lớn của Hàn Quốc, đất nước chỉ có khoảng 10% công giáo.
Nhưng sự nổi tiếng này cũng có mặt trái của nó: mọi hành động, cử chỉ đều bị các phương tiện truyền thông theo dõi. Vì thế, khi người ta phát hiện ra ngón tay trỏ bên phải của cô đeo chiếc nhẫn, đất nước có biệt hiệu là « buổi sáng yên hàn » đã nín thở: phải chăng đây là nhẫn đính hôn ?
Ồ không ! dẫu Yu-na có được hàng triệu người yêu mến, nhưng cô chưa đính hôn, thậm chí chưa có bạn trai.
Cuối cùng các phương tiện truyền thông giải thích cho các fan hâm mộ rằng nữ vô địch này mang trên ngón tay ‘chiếc nhẫn tràng hạt’, nghĩa là chiếc nhẫn kinh mân côi. Tại sao lại thế ?
Chỉ đơn giản bởi niềm vui được trở thành người công giáo và cũng để có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào và nơi nào. Người ta có thể tưởng tượng ra sự ngạc nhiên của các fan hâm mộ cô ấy, đặc biệt là giới trẻ đang chạy theo trào lưu vật chất…
Như vậy, với sự tao nhã khôn tả cô ấy bộc lộ ra trong mọi hoàn cảnh, Yuna đã là một nhân chứng của niềm tin sống động, củng cố các bạn trẻ công giáo sống niềm tự hào của họ và mở ra cho các người trẻ khác một viễn tượng thật không ngờ được.
Dù cô ấy trượt tuyết hay nói năng, cô luôn tỏa ra một vẻ đẹp trẻ trung, nhạy cảm, vui tươi và thật khiêm tốn. Tuy nhiên, Kim Yu-na đã theo đạo Công Giáo và được rửa tội năm 2008 cùng với mẹ cô ấy, trong khi cha và em gái của ông lại không theo đạo nào.
Khi rửa tội, cô đã chọn tên thánh là Stella (nghĩa là ngôi sao theo tiếng Latin), không ngờ chỉ vài tháng sau cô ấy trở thành người được yêu mến tại quê hương mình, và là một ngôi sao lớn của Hàn Quốc, đất nước chỉ có khoảng 10% công giáo.
Nhưng sự nổi tiếng này cũng có mặt trái của nó: mọi hành động, cử chỉ đều bị các phương tiện truyền thông theo dõi. Vì thế, khi người ta phát hiện ra ngón tay trỏ bên phải của cô đeo chiếc nhẫn, đất nước có biệt hiệu là « buổi sáng yên hàn » đã nín thở: phải chăng đây là nhẫn đính hôn ?
Ồ không ! dẫu Yu-na có được hàng triệu người yêu mến, nhưng cô chưa đính hôn, thậm chí chưa có bạn trai.
Cuối cùng các phương tiện truyền thông giải thích cho các fan hâm mộ rằng nữ vô địch này mang trên ngón tay ‘chiếc nhẫn tràng hạt’, nghĩa là chiếc nhẫn kinh mân côi. Tại sao lại thế ?
Chỉ đơn giản bởi niềm vui được trở thành người công giáo và cũng để có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào và nơi nào. Người ta có thể tưởng tượng ra sự ngạc nhiên của các fan hâm mộ cô ấy, đặc biệt là giới trẻ đang chạy theo trào lưu vật chất…
Như vậy, với sự tao nhã khôn tả cô ấy bộc lộ ra trong mọi hoàn cảnh, Yuna đã là một nhân chứng của niềm tin sống động, củng cố các bạn trẻ công giáo sống niềm tự hào của họ và mở ra cho các người trẻ khác một viễn tượng thật không ngờ được.
Vatican công nhận Sách Lễ Misa Hoa kỳ; chưa ấn định ngày thi hành
Bùi Hữu Thư
18:49 01/05/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) tuyên bố đã ban "recognitio," hay chấp thuận bản dịch mới bằng tiếng Anh của Sách Lễ Rôma, nhưng cho hay ngày chính thức áp dụng tại các giáo xứ Hoa Kỳ chưa được ấn định.
Lời tuyên bố của HĐGMHK như sau: Lá thư chấp thuận được Đức Hồng Y Antonio Canizares Llovera, giám quản Bộ Phụng Tự và Bí Tích ký ngày 25 tháng 3, mặc dầu sách lễ vẫn còn đang được các giới chức tại Vatican duyệt sửa lần cuối.
Vatican cũng chấp thuận một số các phóng tác và bản văn được sử dụng riêng tại Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Francis E. George of Chicago, chủ tịch HĐGMHK đích thân tiếp nhận lá thư khi ngài có mặt tại Rôma để họp với Ủy Ban Vox Clara, một nhóm các giám mục trên thế giới có trách nhiệm cố vấn thánh bộ phụng tự về việc chuyển ngữ sang tiếng Anh.
Đức Giám Mục Arthur J. Serratelli ở Paterson, N.J., chủ tịch Uỷ Ban Phụng Tự của HĐGMHK, bầy tỏ lòng tri ân về sự chấp thuận của Tòa Thánh.
Ngài nói: "Tôi rất vui mừng vì sau nhiều năm nghiên cứu và duyệt lại, thánh bộ phụng tự đã hoàn tất công trình và cung cấp cho chúng tôi một bản dịch sẽ giúp cho việc tiếp tục cải tiến các cử hành phụng vụ thánh trong các giáo xứ Hoa Kỳ.”
Trong những tuần lễ sắp tới, Uỷ Ban của Đức Giám Mục Serratelli sẽ đệ trình lên Đức Hồng Y George đề nghị của họ khi nào sẽ thông báo ngày tháng cho các giám mục, cùng với một lịch trình và thể thức áp dụng.
Một hướng dẫn về thể thức áp dụng đã được HĐGMHK soạn thảo và sẽ được phân phối cho các giáo xứ trên toàn quốc khi lịch trình áp dụng đã được ấn định. Ngoài ra, các linh mục và các giới chức lo về phụng tự trong các giáo phận đã tham dự một loạt các buổi hội thảo để giúp chuẩn bị cho những sửa đổi mới.
Đức Ông Anthony Sherman, giám đốc văn phòng Phụng Tự của HĐGMHK nói: “đã có một nỗ lực lớn” trong “các nhà xuất bản các sách phụng tự” để in ấn Sách Lễ Mới, cũng như của các nhà xuất bản cần thiết khác về thánh nhạc và các tài liệu giáo lý.”
Ngài tiếp: "Ngay trong khi cộng trình này đang được tiến hành, một chương trình toàn diện để áp dụng cho việc giảng dậy giáo lý về Sách Lễ Misa mới sẽ được khởi sự trong các giáo xứ, để cho khi thời điểm tới, tất cả mọi người đã sẵn sàng.”
Lời tuyên bố của HĐGMHK như sau: Lá thư chấp thuận được Đức Hồng Y Antonio Canizares Llovera, giám quản Bộ Phụng Tự và Bí Tích ký ngày 25 tháng 3, mặc dầu sách lễ vẫn còn đang được các giới chức tại Vatican duyệt sửa lần cuối.
Vatican cũng chấp thuận một số các phóng tác và bản văn được sử dụng riêng tại Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Francis E. George of Chicago, chủ tịch HĐGMHK đích thân tiếp nhận lá thư khi ngài có mặt tại Rôma để họp với Ủy Ban Vox Clara, một nhóm các giám mục trên thế giới có trách nhiệm cố vấn thánh bộ phụng tự về việc chuyển ngữ sang tiếng Anh.
Đức Giám Mục Arthur J. Serratelli ở Paterson, N.J., chủ tịch Uỷ Ban Phụng Tự của HĐGMHK, bầy tỏ lòng tri ân về sự chấp thuận của Tòa Thánh.
Ngài nói: "Tôi rất vui mừng vì sau nhiều năm nghiên cứu và duyệt lại, thánh bộ phụng tự đã hoàn tất công trình và cung cấp cho chúng tôi một bản dịch sẽ giúp cho việc tiếp tục cải tiến các cử hành phụng vụ thánh trong các giáo xứ Hoa Kỳ.”
Trong những tuần lễ sắp tới, Uỷ Ban của Đức Giám Mục Serratelli sẽ đệ trình lên Đức Hồng Y George đề nghị của họ khi nào sẽ thông báo ngày tháng cho các giám mục, cùng với một lịch trình và thể thức áp dụng.
Một hướng dẫn về thể thức áp dụng đã được HĐGMHK soạn thảo và sẽ được phân phối cho các giáo xứ trên toàn quốc khi lịch trình áp dụng đã được ấn định. Ngoài ra, các linh mục và các giới chức lo về phụng tự trong các giáo phận đã tham dự một loạt các buổi hội thảo để giúp chuẩn bị cho những sửa đổi mới.
Đức Ông Anthony Sherman, giám đốc văn phòng Phụng Tự của HĐGMHK nói: “đã có một nỗ lực lớn” trong “các nhà xuất bản các sách phụng tự” để in ấn Sách Lễ Mới, cũng như của các nhà xuất bản cần thiết khác về thánh nhạc và các tài liệu giáo lý.”
Ngài tiếp: "Ngay trong khi cộng trình này đang được tiến hành, một chương trình toàn diện để áp dụng cho việc giảng dậy giáo lý về Sách Lễ Misa mới sẽ được khởi sự trong các giáo xứ, để cho khi thời điểm tới, tất cả mọi người đã sẵn sàng.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một đề nghị: Thử đi tìm một giải pháp
Lm. Jos Đinh Công Phúc
00:28 01/05/2010
LTS: Sau đây là ý kiến và đề nghị của một độc giả cho những khó khăn mà Giáo Hội Việt Nam đang phải trải qua:
Hy vọng sẽ không bao giời bị dập tắt cho dẫu rằng chúng ta phải trải qua muôn vàn gian khó, cho dù đó là sự chết. Đây không chỉ đơn thuần là kinh nghiệm của Giáo hội – một Giáo hội lữ hành, một Giáo hội chiến đấu với sự chết và tai họa, một Giáo hội chiến đấu cho sự thật và công lý, etc – nhưng là kinh nghiệm của chính Đấng đã thiết lập Giáo hội. Ngài đã đón nhận triều thiên vinh quang bởi chính cái Chết và sự Phục sinh của Ngài. Qua gian khổ đến vinh quang – đã trở nên như một qui luật của sự sống. Điều này cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống của Giáo hội. Mặc dù vậy, câu hỏi được đặt ra: đâu là câu trả lời rõ ràng và chính thức của Giáo hội trong hoàn cảnh hiện tại của mình tại Việt Nam hôm nay?
Trong những ngày qua, người Công giáo Việt Nam đã và đang sống không chỉ trong những thất vọng, mà nguy hiểm hơn, trong sự “chia rẽ,” trong những “uất ức, ngờ vực, nhất là lòng tin vào Giáo hội Công Giáo Việt Nam, vào Tòa Thánh Vatican.”[1] Tôi đã theo dõi và đọc hầu hết những ý kiến, cũng như những bình luận của nhiều tác giả trên ba trang web: Dcct.net, VietCatholic.net, nuvuongcongly.net. Qua những gì tôi đã đọc, suy nghĩ và cảm nhận – một cách hoàn toàn cá nhân tôi muốn nói rằng – vết thương của Giáo hội Việt Nam không chỉ là những sự thay đổi vừa và đang xảy ra. Vết thương sâu hơn đang manh nha giết chết hình ảnh của Giáo hội, sự hiện diện của Đấng Cứu thế là sự Nghi Ngờ, Mập Mờ, và cả sự chia rẽ (rất có thể) – qua nhiều ý kiến và bình luận. Hệ quả của việc thiếu vắng những lời xác quyết chính thức về đường hướng, sự lựa chọn cách sống, sự hiện diện để loan báo Tin mừng của Giáo hội trong hoàn cảnh cụ thể, và những ý kiến – là sự thất vọng, là sự nghi ngờ - chua chát hơn nữa có những người đã đầy bức xúc đã nói sẽ xa lìa Đạo Công Giáo![2] Trong hoàn cảnh thực tế này, tôi xin được góp một ý kiến cá nhân nhỏ, như là sự cố gắng của chính bản thân mình trên con đường đi tìm chân lý. Đây chỉ là một ý kiến tham khảo, vì thế không có tham vọng đi sâu vào chi tiết. Tôi cũng không muốn đi ngược lại những ý kiến đã luận bàn. Đúng ra tôi muốn cùng tất cả những anh em của tôi đi tìm một con đường.
1. Cần một thái độ tôn trọng và ôn hòa trong truyền thông
Ai trong chúng ta cũng cảm thấy bối rối và khó xử trước những vấn đề của cuộc sống, những sự kiện đang xảy ra – dù cho chính cá nhân hay trong tập thể. Những bối rối và khó khăn sẽ tăng lên gấp bội khi mà những ý kiến được đưa ra quá nhiều, không rõ ràng, cùng với những quyết đoán theo cá nhân chủ nghĩa. Nhiều thầy rối ma là thế! Hệ quả là ngờ vực, chán nản, thất vọng. Đức tin bị lung lay. Niềm tin vào nhau bị thay thế bằng thù ghét, hiềm kích. Rất nhiều người đã nói đến việc bỏ đạo, bỏ rước lễ, không tin vào những người lãnh đạo là thế.
Tôi tự hỏi rằng, có bao giờ những tác giả và những nhà bình luận cảm thấy vui và hãnh diện khi mà những ý kiến của mình đã gieo những mầm mống của sự nghi ngờ, sự phản đối, và thậm chí mất niềm và đức tin nơi những người đọc? Lịch sử sẽ lặp lại chính nó. Chuyện xưa có thể là chuyện của hôm nay. Nếu sự thật không được phản ánh đúng mức và dưới đầy đủ các khía cạnh của nó – tai họa là nghi ngờ, là sai lầm, là phản bội sẽ khôn lường – không chỉ dưới khía cạnh cá nhân, mà sự phá đổ cả một công trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa (X. St, 3).
Đứng trước những tai họa có thể ập đến – vấn đề tìm hiểu sự thật, nói sự thật, và ôn hòa trong truyền thông – thực sự cần thiết cho Giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại. Đây cũng là vấn đề khẩn thiết của truyền thông Công giáo nói chung. Cuộc hội thảo của những nhà truyền thông Công giáo tại Roma và những đòi hỏi của nó được đặt ra đã chứng minh điều đó.[3] Chính vì thế, chúng ta không thể bàng quang trước những hệ quả tai hại đang xảy ra cho người tín hữu Công giáo Việt Nam, những con người đơn sơ chất phát, trong những ngày vừa qua. Những lập trường cá nhân cần phải phân định rõ ràng, hài hòa, nên có tính xây dựng góp ý hơn là khẳng định để tránh gieo rắc những nghi ngờ và hiểu lầm tai hại có thể xảy ra. Đây là điều mà cuộc hội thảo tại Roma hôm 28/4 vừa qua đã đặt ra: Truyền thông Công giáo cần cổ võ cho Sứ Điệp Kitô Giáo một cách nhất quán; với tinh thần đối thoại hài hòa; kiên nhẫn tìm hiểu và giải thích rõ ràng không chỉ cho những tín hữu, mà cả xã hội; và để phục vụ và tôn trọng con người.[4]
Đây là đòi hỏi của tất cả những nhà báo, nhà phê bình nói chung, cách riêng cho những nhà lãnh đạo tôn giáo hiện tại ở Việt Nam. Vì thế vấn đề không còn phải là lên tiếng hay không lên tiếng, nhưng phải lên tiếng với một tinh thần trách nhiệm thực sự.
2. Cần một lập trường rõ ràng và dứt khoắt của HĐGM Việt Nam
Hơn lúc nào hết trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, Giáo hội cần đưa ra và trình bày một cách rõ ràng lập trường của mình. Lập trường này cần được nghiên cứu nghiêm túc và đặt nền vững chắc, không chỉ nơi Thánh kinh, giáo huấn của Giáo hội, mà còn cả trên những thực tế, cũng như gia sản văn hóa và tôn giáo của người Việt Nam. Chúng ta không nghi ngờ gì HĐGM Việt Nam đã và đang chọn con đường Đối Thoại như là một đòi hỏi trong cách sống và loan báo Tin mừng tại Việt Nam. Chúng ta cũng không nghi ngờ đây là cách thế hữu hiệu nhất giúp Giáo hội có thể hiện diện một cách sung mãn và phát triển toàn diện trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam.
Đây không chỉ là một lựu chọn của HĐGM Việt Nam. Đây là lời kêu mời của chính Thiên Chúa – Ngài là Thiên Chúa của sự đối thoại, luôn đối thoại với thế giới và con người – Trước khi tạo dựng, trong công trình sáng tạo, suốt lịch sử cứu độ. Giáo hội của Thiên Chúa là Giáo hội đối thoại, cho sứ mạng cứu độ của Thiên Chúa, cho ơn cứu rỗi nhân loại được thực hiện. Giáo hội đã liên tục nhắc lại căn tính này của chính mình.[5] Vi thế, đây không chỉ đơn thuần là một lựa chọn, mà là một đòi hỏi có tính cách bắt buộc đối với Giáo hội, nhất là trong hoàn cảnh của Á Châu, và tại Việt Nam. HĐGM Á Châu và các nhà thần học Á Châu đã khẳng định chắc chắn rằng: Đối thoại là Kiểu Mẫu, của Giáo hội tại Á Châu trong và qua đó tất cả mọi khía cạnh của Giáo hội phải được thực hiện.[6]
Giáo hội Công Giáo tại Việt Nam đã và đang chọn cách sồng này. Đã có những khẳng định của HĐGM Việt Nam về vấn đề này. Tiếc rằng HĐGM chưa trình bày một cách rõ ràng dứt khoắt để người Công giáo Việt Nam có thể hiểu tường tận đường hướng mục vụ và cách sống của Giáo hội cũng như căn tính của chính mình. Chính vì thế, những ý kiến trái ngược và sự nghi ngờ đối với cách sống và đường hướng mục vụ của HĐGM đã gây ra những hiểu lầm và phản đối đáng tiếc trên mạng lưới thông tin và trong lòng rất nhiều người Công Giáo Việt Nam.[7] Tôi thiết nghĩ sự hiểu lầm này nếu không được làm rõ ràng rất có thể sẽ là sức mạnh của sự dữ tàn phá Giáo hội gấp nhiều lần, hơn là những sự bách hại từ phía bên ngoài.
Trong hoàn cảnh này, HĐGM Việt Nam cần trình bày rõ ràng lập trường và cách lựu chọn sống của Giáo hội, để người Công giáo Việt Nam có thể hiểu thấu đáo lời mời gọi dấn thân của họ. HĐGM cũng cần vượt lên trên tất cả những sự lệ thuộc nếu có, từ bất cứ hướng nào đang gây ảnh hưởng lên Giáo hội tại Việt Nam. Để làm được điều đó, chúng ta cần lắng nghe.
3. Cần sự kiên trì và lắng nghe
Để có thể lắng nghe những ý kiến đóng góp tích cực cho sự phát triển và sứ mạng truyền giáo đích thực của Giáo hội, chúng ta cần những nền tảng vững chắc. Một trong những nền tảng căn bản của Giáo hội là Công giáo. Vì là Công Giáo, Giáo hội không chỉ phải phục vụ cho phần rỗi linh hồn, hoặc những quyền lợi căn bản của chính mình, của con cái mình. Giáo hội có sứ mạng hoàn vũ – mang ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại – trong mọi khía cạnh của con người – dù họ tin hay không tin, dù họ chấp nhận hay từ chối. Chính vì thế, chúng ta không nên chỉ dựa vào những đòi hỏi quyền lợi có tính cách cá nhân, mà cần nhìn xa và sâu sắc hơn trong sứ mạng toàn diện của Giáo hội. Điều này đòi hỏi chúng ta kiên trì và lắng nghe để tìm ra ý định đích thực của Thiên Chúa đang nói qua Giáo hội, qua xã hội, và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.[8]
Để chúng ta có thể lắng nghe được tiếng Chúa qua những gì đang xảy ra cho Giáo hội, cũng như cho người Công Giáo tại Việt Nam, chúng ta cần loại bỏ những nghi ngờ và hiềm kích. Những câu hỏi có tính cách tiêu cực và có thể gây nghi ngờ - nên cần được loại trừ, hoặc ít nhất phải được đặt ra với những sự thận trọng cần thiết – vì những hậu quả tiêu cực của nó. Tôi cũng rất thích đọc những bài có tính “giật gân” vừa qua trên những trang web. Nhưng thử hỏi những bài “phê bình” này đã mang lại được gì cho Giáo hội? Nó đã gây ra bao nhiêu nghi ngờ và hiềm kích trong lòng người Công giáo Việt Nam? Có chăng sự ảnh hưởng của nó đã mang lại sự thật cho Giáo hội, niềm tin cho người Công giáo? Etc.
4. Cần sự hòa giải và hiệp nhất thực sự
Giáo hội cần sự hòa giải và hiệp nhất thực sự. Với những gì đang diễn ra trên quê hương nói chung và cho người Công giáo nói riêng – Giáo hội cần có hành động cụ thể cho việc hòa giải và hiệp nhất. Một cuộc hội thảo đối với HĐGM cũng như cho những nhà báo Công giáo để làm sáng tỏ hơn bản chất và sứ mạng của Giáo hội trong hoàn cảnh hiện tại là cần thiết. Chúng ta không thể im lặng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và thông tin bùng nổ như hiện nay. Chúng ta càng không thể im lặng khi mà những nghi nghờ đã và đang xâm hại Đức tin của người Công giáo Việt Nam. Chúng ta cũng sẽ không thể có sự hòa giải và hiệp nhất thực sự, nếu như lập trường và chọn lựa Hiện Diện của Giáo hội tại Việt Nam không được trình bày và giới thiêu một cách rõ ràng và dứt khoắt cho người Công giáo Việt Nam.
Việc hòa giải và hiệp nhất phải được thực hiện dưới nhiều khía cạnh của Giáo hội. Trước nhất, cần có tiếng nói chính thức từ HĐGM Việt Nam để chứng tỏ sự hiệp nhất và đường hướng nhất quán của Giáo hội. Tiếng nói chung của HĐGM trong những vấn đề và hoàn cảnh cụ thể này, sẽ là sức mạnh xóa tan những nghi ngờ, hiềm kích đang lan tràn. HĐGM là tiếng nói chính thức của Giáo hội Việt Nam cũng cần những cuộc đối thoại công khai và thẳng thắn với những nhà lãnh đạo hiện tại của Việt Nam – trong tinh thần cởi mở, tôn trọng, hợp tác, etc – để có thể mang lại một tương lai Hy Vọng – không chỉ cho Giáo hội và người Công giáo, nhưng cho tất cả những con người mang dòng máu Việt và cho sự thịnh vượng của Quốc Gia.
Để xây dựng một tương lai hy vọng thực sự, chúng ta cần hòa giải và hiệp nhất trong mọi khía cạnh và lãnh vực của cuộc sống.
Trên đây là những ý kiến góp ý hoàn toàn có tính cá nhân của riêng tôi, với những mong ước cho một tương lai tốt đẹp hơn của chính bản thân và cho quê hương Viêt Nam. Tôi hy vọng những người đọc coi những góp ý này như là một sự tham khảo nếu cần thiết, và cho qua nếu như nó không mang lại được một tia hy vọng đích thực nào. Tôi cũng hy vọng những sự hiểu làm đã và đang xảy ra – đủ cho chúng ta không cần phải có thêm chúng nữa – nhưng sẽ là sức mạnh cho chúng ta loại bỏ chúng – để xây dựng sự hiệp nhất và một tương lai tốt đẹp hơn.
Chú thích:
[1] Nhận định về bài “Cảm giác về biến cố TGM Ngô Quang Kiệt.” http://dcctvn.net/VRN3m (29.04.2010).
[2] “Cảm giác về biến cố TGM Ngô Quang Kiệt.” In http://dcctvn.net/VRNs (29.04.2010).
[3] Xem Zenit.org. Xem, Vũ Tiến Tặng, VietCatholic News (28 Apr 2010 09:16).
[4] Xem Zenit.org (28/04/2010).
[5] Xem, Vatican II, Lumen Gentium, Ad Gentes, Nostra Aetate; Xem Paul VI, Ecclesiam Suam 72- 77; Xem John Paul II, Ecclesia in Asia; Xem, Dialogue and Proclamtion.
[6] Xem Peter C. Phan, In Our Own Tongues…17- 20.
[7] Xem nuvuongcongly.net; Xem Dcct.net.
[4] Xem Zetnit.org (28/04/2010) về cuộc hội thảo của Truyền thông Công giáo.
Hy vọng sẽ không bao giời bị dập tắt cho dẫu rằng chúng ta phải trải qua muôn vàn gian khó, cho dù đó là sự chết. Đây không chỉ đơn thuần là kinh nghiệm của Giáo hội – một Giáo hội lữ hành, một Giáo hội chiến đấu với sự chết và tai họa, một Giáo hội chiến đấu cho sự thật và công lý, etc – nhưng là kinh nghiệm của chính Đấng đã thiết lập Giáo hội. Ngài đã đón nhận triều thiên vinh quang bởi chính cái Chết và sự Phục sinh của Ngài. Qua gian khổ đến vinh quang – đã trở nên như một qui luật của sự sống. Điều này cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống của Giáo hội. Mặc dù vậy, câu hỏi được đặt ra: đâu là câu trả lời rõ ràng và chính thức của Giáo hội trong hoàn cảnh hiện tại của mình tại Việt Nam hôm nay?
Trong những ngày qua, người Công giáo Việt Nam đã và đang sống không chỉ trong những thất vọng, mà nguy hiểm hơn, trong sự “chia rẽ,” trong những “uất ức, ngờ vực, nhất là lòng tin vào Giáo hội Công Giáo Việt Nam, vào Tòa Thánh Vatican.”[1] Tôi đã theo dõi và đọc hầu hết những ý kiến, cũng như những bình luận của nhiều tác giả trên ba trang web: Dcct.net, VietCatholic.net, nuvuongcongly.net. Qua những gì tôi đã đọc, suy nghĩ và cảm nhận – một cách hoàn toàn cá nhân tôi muốn nói rằng – vết thương của Giáo hội Việt Nam không chỉ là những sự thay đổi vừa và đang xảy ra. Vết thương sâu hơn đang manh nha giết chết hình ảnh của Giáo hội, sự hiện diện của Đấng Cứu thế là sự Nghi Ngờ, Mập Mờ, và cả sự chia rẽ (rất có thể) – qua nhiều ý kiến và bình luận. Hệ quả của việc thiếu vắng những lời xác quyết chính thức về đường hướng, sự lựa chọn cách sống, sự hiện diện để loan báo Tin mừng của Giáo hội trong hoàn cảnh cụ thể, và những ý kiến – là sự thất vọng, là sự nghi ngờ - chua chát hơn nữa có những người đã đầy bức xúc đã nói sẽ xa lìa Đạo Công Giáo![2] Trong hoàn cảnh thực tế này, tôi xin được góp một ý kiến cá nhân nhỏ, như là sự cố gắng của chính bản thân mình trên con đường đi tìm chân lý. Đây chỉ là một ý kiến tham khảo, vì thế không có tham vọng đi sâu vào chi tiết. Tôi cũng không muốn đi ngược lại những ý kiến đã luận bàn. Đúng ra tôi muốn cùng tất cả những anh em của tôi đi tìm một con đường.
1. Cần một thái độ tôn trọng và ôn hòa trong truyền thông
Ai trong chúng ta cũng cảm thấy bối rối và khó xử trước những vấn đề của cuộc sống, những sự kiện đang xảy ra – dù cho chính cá nhân hay trong tập thể. Những bối rối và khó khăn sẽ tăng lên gấp bội khi mà những ý kiến được đưa ra quá nhiều, không rõ ràng, cùng với những quyết đoán theo cá nhân chủ nghĩa. Nhiều thầy rối ma là thế! Hệ quả là ngờ vực, chán nản, thất vọng. Đức tin bị lung lay. Niềm tin vào nhau bị thay thế bằng thù ghét, hiềm kích. Rất nhiều người đã nói đến việc bỏ đạo, bỏ rước lễ, không tin vào những người lãnh đạo là thế.
Tôi tự hỏi rằng, có bao giờ những tác giả và những nhà bình luận cảm thấy vui và hãnh diện khi mà những ý kiến của mình đã gieo những mầm mống của sự nghi ngờ, sự phản đối, và thậm chí mất niềm và đức tin nơi những người đọc? Lịch sử sẽ lặp lại chính nó. Chuyện xưa có thể là chuyện của hôm nay. Nếu sự thật không được phản ánh đúng mức và dưới đầy đủ các khía cạnh của nó – tai họa là nghi ngờ, là sai lầm, là phản bội sẽ khôn lường – không chỉ dưới khía cạnh cá nhân, mà sự phá đổ cả một công trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa (X. St, 3).
Đứng trước những tai họa có thể ập đến – vấn đề tìm hiểu sự thật, nói sự thật, và ôn hòa trong truyền thông – thực sự cần thiết cho Giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại. Đây cũng là vấn đề khẩn thiết của truyền thông Công giáo nói chung. Cuộc hội thảo của những nhà truyền thông Công giáo tại Roma và những đòi hỏi của nó được đặt ra đã chứng minh điều đó.[3] Chính vì thế, chúng ta không thể bàng quang trước những hệ quả tai hại đang xảy ra cho người tín hữu Công giáo Việt Nam, những con người đơn sơ chất phát, trong những ngày vừa qua. Những lập trường cá nhân cần phải phân định rõ ràng, hài hòa, nên có tính xây dựng góp ý hơn là khẳng định để tránh gieo rắc những nghi ngờ và hiểu lầm tai hại có thể xảy ra. Đây là điều mà cuộc hội thảo tại Roma hôm 28/4 vừa qua đã đặt ra: Truyền thông Công giáo cần cổ võ cho Sứ Điệp Kitô Giáo một cách nhất quán; với tinh thần đối thoại hài hòa; kiên nhẫn tìm hiểu và giải thích rõ ràng không chỉ cho những tín hữu, mà cả xã hội; và để phục vụ và tôn trọng con người.[4]
Đây là đòi hỏi của tất cả những nhà báo, nhà phê bình nói chung, cách riêng cho những nhà lãnh đạo tôn giáo hiện tại ở Việt Nam. Vì thế vấn đề không còn phải là lên tiếng hay không lên tiếng, nhưng phải lên tiếng với một tinh thần trách nhiệm thực sự.
2. Cần một lập trường rõ ràng và dứt khoắt của HĐGM Việt Nam
Hơn lúc nào hết trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, Giáo hội cần đưa ra và trình bày một cách rõ ràng lập trường của mình. Lập trường này cần được nghiên cứu nghiêm túc và đặt nền vững chắc, không chỉ nơi Thánh kinh, giáo huấn của Giáo hội, mà còn cả trên những thực tế, cũng như gia sản văn hóa và tôn giáo của người Việt Nam. Chúng ta không nghi ngờ gì HĐGM Việt Nam đã và đang chọn con đường Đối Thoại như là một đòi hỏi trong cách sống và loan báo Tin mừng tại Việt Nam. Chúng ta cũng không nghi ngờ đây là cách thế hữu hiệu nhất giúp Giáo hội có thể hiện diện một cách sung mãn và phát triển toàn diện trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam.
Đây không chỉ là một lựu chọn của HĐGM Việt Nam. Đây là lời kêu mời của chính Thiên Chúa – Ngài là Thiên Chúa của sự đối thoại, luôn đối thoại với thế giới và con người – Trước khi tạo dựng, trong công trình sáng tạo, suốt lịch sử cứu độ. Giáo hội của Thiên Chúa là Giáo hội đối thoại, cho sứ mạng cứu độ của Thiên Chúa, cho ơn cứu rỗi nhân loại được thực hiện. Giáo hội đã liên tục nhắc lại căn tính này của chính mình.[5] Vi thế, đây không chỉ đơn thuần là một lựa chọn, mà là một đòi hỏi có tính cách bắt buộc đối với Giáo hội, nhất là trong hoàn cảnh của Á Châu, và tại Việt Nam. HĐGM Á Châu và các nhà thần học Á Châu đã khẳng định chắc chắn rằng: Đối thoại là Kiểu Mẫu, của Giáo hội tại Á Châu trong và qua đó tất cả mọi khía cạnh của Giáo hội phải được thực hiện.[6]
Giáo hội Công Giáo tại Việt Nam đã và đang chọn cách sồng này. Đã có những khẳng định của HĐGM Việt Nam về vấn đề này. Tiếc rằng HĐGM chưa trình bày một cách rõ ràng dứt khoắt để người Công giáo Việt Nam có thể hiểu tường tận đường hướng mục vụ và cách sống của Giáo hội cũng như căn tính của chính mình. Chính vì thế, những ý kiến trái ngược và sự nghi ngờ đối với cách sống và đường hướng mục vụ của HĐGM đã gây ra những hiểu lầm và phản đối đáng tiếc trên mạng lưới thông tin và trong lòng rất nhiều người Công Giáo Việt Nam.[7] Tôi thiết nghĩ sự hiểu lầm này nếu không được làm rõ ràng rất có thể sẽ là sức mạnh của sự dữ tàn phá Giáo hội gấp nhiều lần, hơn là những sự bách hại từ phía bên ngoài.
Trong hoàn cảnh này, HĐGM Việt Nam cần trình bày rõ ràng lập trường và cách lựu chọn sống của Giáo hội, để người Công giáo Việt Nam có thể hiểu thấu đáo lời mời gọi dấn thân của họ. HĐGM cũng cần vượt lên trên tất cả những sự lệ thuộc nếu có, từ bất cứ hướng nào đang gây ảnh hưởng lên Giáo hội tại Việt Nam. Để làm được điều đó, chúng ta cần lắng nghe.
3. Cần sự kiên trì và lắng nghe
Để có thể lắng nghe những ý kiến đóng góp tích cực cho sự phát triển và sứ mạng truyền giáo đích thực của Giáo hội, chúng ta cần những nền tảng vững chắc. Một trong những nền tảng căn bản của Giáo hội là Công giáo. Vì là Công Giáo, Giáo hội không chỉ phải phục vụ cho phần rỗi linh hồn, hoặc những quyền lợi căn bản của chính mình, của con cái mình. Giáo hội có sứ mạng hoàn vũ – mang ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại – trong mọi khía cạnh của con người – dù họ tin hay không tin, dù họ chấp nhận hay từ chối. Chính vì thế, chúng ta không nên chỉ dựa vào những đòi hỏi quyền lợi có tính cách cá nhân, mà cần nhìn xa và sâu sắc hơn trong sứ mạng toàn diện của Giáo hội. Điều này đòi hỏi chúng ta kiên trì và lắng nghe để tìm ra ý định đích thực của Thiên Chúa đang nói qua Giáo hội, qua xã hội, và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.[8]
Để chúng ta có thể lắng nghe được tiếng Chúa qua những gì đang xảy ra cho Giáo hội, cũng như cho người Công Giáo tại Việt Nam, chúng ta cần loại bỏ những nghi ngờ và hiềm kích. Những câu hỏi có tính cách tiêu cực và có thể gây nghi ngờ - nên cần được loại trừ, hoặc ít nhất phải được đặt ra với những sự thận trọng cần thiết – vì những hậu quả tiêu cực của nó. Tôi cũng rất thích đọc những bài có tính “giật gân” vừa qua trên những trang web. Nhưng thử hỏi những bài “phê bình” này đã mang lại được gì cho Giáo hội? Nó đã gây ra bao nhiêu nghi ngờ và hiềm kích trong lòng người Công giáo Việt Nam? Có chăng sự ảnh hưởng của nó đã mang lại sự thật cho Giáo hội, niềm tin cho người Công giáo? Etc.
4. Cần sự hòa giải và hiệp nhất thực sự
Giáo hội cần sự hòa giải và hiệp nhất thực sự. Với những gì đang diễn ra trên quê hương nói chung và cho người Công giáo nói riêng – Giáo hội cần có hành động cụ thể cho việc hòa giải và hiệp nhất. Một cuộc hội thảo đối với HĐGM cũng như cho những nhà báo Công giáo để làm sáng tỏ hơn bản chất và sứ mạng của Giáo hội trong hoàn cảnh hiện tại là cần thiết. Chúng ta không thể im lặng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và thông tin bùng nổ như hiện nay. Chúng ta càng không thể im lặng khi mà những nghi nghờ đã và đang xâm hại Đức tin của người Công giáo Việt Nam. Chúng ta cũng sẽ không thể có sự hòa giải và hiệp nhất thực sự, nếu như lập trường và chọn lựa Hiện Diện của Giáo hội tại Việt Nam không được trình bày và giới thiêu một cách rõ ràng và dứt khoắt cho người Công giáo Việt Nam.
Việc hòa giải và hiệp nhất phải được thực hiện dưới nhiều khía cạnh của Giáo hội. Trước nhất, cần có tiếng nói chính thức từ HĐGM Việt Nam để chứng tỏ sự hiệp nhất và đường hướng nhất quán của Giáo hội. Tiếng nói chung của HĐGM trong những vấn đề và hoàn cảnh cụ thể này, sẽ là sức mạnh xóa tan những nghi ngờ, hiềm kích đang lan tràn. HĐGM là tiếng nói chính thức của Giáo hội Việt Nam cũng cần những cuộc đối thoại công khai và thẳng thắn với những nhà lãnh đạo hiện tại của Việt Nam – trong tinh thần cởi mở, tôn trọng, hợp tác, etc – để có thể mang lại một tương lai Hy Vọng – không chỉ cho Giáo hội và người Công giáo, nhưng cho tất cả những con người mang dòng máu Việt và cho sự thịnh vượng của Quốc Gia.
Để xây dựng một tương lai hy vọng thực sự, chúng ta cần hòa giải và hiệp nhất trong mọi khía cạnh và lãnh vực của cuộc sống.
Trên đây là những ý kiến góp ý hoàn toàn có tính cá nhân của riêng tôi, với những mong ước cho một tương lai tốt đẹp hơn của chính bản thân và cho quê hương Viêt Nam. Tôi hy vọng những người đọc coi những góp ý này như là một sự tham khảo nếu cần thiết, và cho qua nếu như nó không mang lại được một tia hy vọng đích thực nào. Tôi cũng hy vọng những sự hiểu làm đã và đang xảy ra – đủ cho chúng ta không cần phải có thêm chúng nữa – nhưng sẽ là sức mạnh cho chúng ta loại bỏ chúng – để xây dựng sự hiệp nhất và một tương lai tốt đẹp hơn.
Chú thích:
[1] Nhận định về bài “Cảm giác về biến cố TGM Ngô Quang Kiệt.” http://dcctvn.net/VRN3m (29.04.2010).
[2] “Cảm giác về biến cố TGM Ngô Quang Kiệt.” In http://dcctvn.net/VRNs (29.04.2010).
[3] Xem Zenit.org. Xem, Vũ Tiến Tặng, VietCatholic News (28 Apr 2010 09:16).
[4] Xem Zenit.org (28/04/2010).
[5] Xem, Vatican II, Lumen Gentium, Ad Gentes, Nostra Aetate; Xem Paul VI, Ecclesiam Suam 72- 77; Xem John Paul II, Ecclesia in Asia; Xem, Dialogue and Proclamtion.
[6] Xem Peter C. Phan, In Our Own Tongues…17- 20.
[7] Xem nuvuongcongly.net; Xem Dcct.net.
[4] Xem Zetnit.org (28/04/2010) về cuộc hội thảo của Truyền thông Công giáo.
Thăm đảo quốc Samoa - Có phải như người la nói là Địa đàng trần gian?
LM Trần Công Nghị
02:51 01/05/2010
APIA, Samoa -- Có câu nạn ngữ rằng: “Nếu thực sự có vườn địa đàng thì chắc hẳn là sẽ tìm thấy ở một nơi nào đó trong 9 hải đảo thuộc đảo quốc Tây Samoa!”. Hầu hết các đảo này trước đây là những núi phun lửa, nhưng nay không còn hoạt động nữa, và một số đảo do san hô tạo thành nên không ở được, chỉ có 4 đảo là có dân cư ngụ, và phần đông dân chúng cư ngụ ở Upolu, hòn đảo lớn thứ nhì trong quần thể này. Samoa nằm ngay trên đường xích đạo nên thuộc khí hậu nhiệt đới, tuy vậy bốn bề là biển và đảo không lớn lắm, nên khí hậu không đến nỗi nóng gắt.
Xem hình ảnh
Samoa là đảo quốc giành được độc lập trước tiên ngay từ năm 1962, tiên khởi trong số các đảo ở Thái Bình Dương. Từ ngày đó đến nay đã có không biết bao nhiêu du khách người Âu châu và Hoa kỳ, nhất là các nhà truyền giáo, các lái buôn, các thủy thủ, và ngày cả các tay cướp biến đã ghé nơi này.
Dầu vậy, Samoa cho đến nay vẫn tự hào còn giữ được nền văn hóa Polynesia trăm năm của họ và đời sống dân quê đậm tình tự dân tộc thôn dã như xưa. Samoa nơi có cảnh sắc muôn mầu, hương thơm hoa lá, âm thanh rền vang của người dân bản xứ nói chuyện và nụ cười thân thiện chào đón khi bạn tới đây thăm nơi đây. Những bất ngờ và những thú vị hứng khởi luôn chờ đón bạn ở mỗi góc phố, mỗi nhóm người hay ngôi chợ bạn đi qua.
Tên “sa moa” có nghĩa là “những con gà thánh” là một thành ngữ người Polynesia dùng chỉ niềm tin của người Samoa, họ tin rằng tồ tiên của họ là “những con gà thánh của Lu”, vị thần duy nhất, con của Thượng Đế Tạo Dựng.
Dân số Samoa hiện nay là 180.000 người, dân nghèo, nên số người đi di dân ra khỏi đảo rất lớn, nguyên trong năm 2005 số người di dân sang New Zealand là 42.000 người.
Cũng cần lưu ý là có đảo quốc độc lập khác tên là American Samoa với dân số l khỏà 60.000 người (hay còn gọi là Tonga), vì thuộc Hoa Kỳ. Tuy dù là thuộc quyền Hoa Kỳ.
Thành phố Apia, thủ đô Samoa
Tầu vừa cập bến Apia đã thấy hiện ra trước mắt một phong cảnh tuyệt đẹp, các nhà cao tầng, các nhà thờ và các hàng quán và có các kiến trúc đặc sắc của người thổ dân địa phương. Có thể nói thành phố Apia là thành phố tân tiến, tiện nghi và đẹp nhất trong các thành phố ở Nam Thái Bình Dương.
Từ cảng Apia đi theo bờ biển sẽ gặp Nhà thờ TinLành thời danh lịch sử có tên Congregational Church, tiép đến là Nhà thờ Công giáo với hai tháp vuông cao mầu trằng như thuyết ở trên có tượng Chúa Giêsu Vua giang tay đón chào, đối diện nhà thờ là Nhà Quốc Hội cao và đẹp, tân kỳ, nhưng có một mái được kiến trúc tượng trưng như cái chòi của người Samoa mầu nâu sáng. Đi tiếp nữa là Hải đăng với chiếc đồng hồ lâu đời, và theo dọc bờ biển bạn sẽ gặp các kiến trúc tân kỳ, các hotels, và một tòa nhà khổng lồ đang được Trung quốc tài trợ để xây lên, bên cạnh là một hotel tân kỳ nhưng mang kiến trúc đặc sắc Samoa cổ truyền đang được hoàn thành.
Đi tiếp nữa sẽ là Bảo tàng viện Samoa nơi lưu trữ những kỉ vật và lịch sữ văn hóa Samoa. Và cuối cùng bạn sẽ thấy một ngôi mộ to lớn mầu trấng tinh, đó chính là mộ của vị Vua tù trưởng thời cuối cùng được chôn cất ở đây.
Không gian và nền tảng gia đình và xã hội Samoa
Chúng tôi thuê xe taxi đi từ Apia dọc theo bờ biển đi về hướng Tây, đi qua các làng mạc người của người Samoa, mỗi làng đều thấy có các nhà thờ lớn nhỏ là những cao điểm của mỗi làng, đồng thời bạn không thể không thấy trên đường có rất nhiều nhà lớn hơn các nhà bình thường mà chung quanh trống, không có tường, nhưng có nền nhà cao, sạch và thoáng. Đó là những nhà hội nghị chung của làng xã, có thể gọi là đình làng. Có làng có đến 2 hay 3 cái đình lớn cho dân chúng tụ họp. Ngoài ra các tộc cũng có những căn nhà họp chung cho gia tộc như vậy. Thường thì chỉ là căn nhà trống, hình vuông hay chữ nhật, nền cao, thoáng, và không có bàn ghế gì cả.
Đi quanh bờ biển đôi khi gặp những làng có những vườn trồng dừa, nhìn những cây dừa thân xõa ngang trên bãi cát không khác gì con đường nào đó ở bãi biển Vũng Tầu. Có khác một điều là ở đây, dân chúng sống thành bình, yên tịnh, không xô bồ, thoáng mát, từ nhà nọ đến nhà kia có khoảng trống, không chen chúc, chật chội như ở Việt Nam.
Đi chừng 25 cây số khỏi Apia là gặp thác nước đầu tiên. Thác nước hiện nằm ngày trong khu đất riêng của một gia đình. Vào trong thấy có 3 gia đình sống trong 3 nhà khác nhau, và có một nhà chung gia tộc. Có một nhà xây, còn hai nhà chòi kia lợp mái cọ, có nền cao bằng gỗ như nhà người Thượng, nhưng không cao lắm và nhà cũng không rộng là bao nhiêu.
Qua sân nhà gặp ngay bầy gà đang kiếm mồi, vài con chó nằm ngủ trưa mơ màng, một bầy heo con đang theo mẹ kiếm ăn ũn ĩn. Trong cái khung cảnh nghèo đơn sơ thế mà sân cỏ vẫn tươi xanh, hàng rào là những đóa hoa thắm tưới vươn lên mầu rực rỡ từ những cây cảnh thiên nhiên nhiệt đới.
Về phía bên hông khu nhà là một vách đá thiên nhiên cao ngút cả 200 bột, từ đó nghe tiếng nước xối xả reo vang, nhìn lên tầng mây xanh theo tiếng nước kêu là một suối nước đang tuôn trào những dòng nước trắng xóa chảy xuống một hồ nhỏ nước trong suốt. Thiên nhiên nhiệm mầu, nguồn nước reo vui, nhưng cảnh sắc thật tĩnh mịch và thành tịnh… Những phút lắng đọng tâm hồn bên dòng suối mát là những giây phút yên lành trong sáng của tâm hồn tìm về nguồn cội: bình an và giây phút thanh thoát cõi trần.
Ở gần đây cách 5 cây số nữa cũng còn có 2 thác nước khác to hơn và đẹp hơn...
Các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng có vết tích những nơi cự ngụ của dân Polynesia từ 1000 năm trước Công nguyên, và vào đầu kỉ nguyên Thiên Chúa giáo thì dân chúng cũng từ từ di tản sang các đảo Cook, Society, Fiji hay Hawaii. Vì lý do này mà người ta gọi Samoa là nôi sinh cùa văn minh Polynesia.
Với truyền thuyết các truyện cổ tích được kể lại bằng miệng và một nền văn hóa truyền thống, người Samoa vẫn còn duy trì một số những tục lệ gọi là “Fa’ a Samoa" (theo đường lối Samoa). Mỗi biến cố liên quan tới con người hay thần linh đều có một câu truyện kể. Xã hội Somoa là xã hội sống chung cộng đồng. Địa vị và sự góp phần của mỗi cá nhân vào nhóm là chìa khóa chính yếu cho sự sinh tồn và là yếu tố để hiểu gia đình và xã hội người Samoa. Tư hữu cá nhân và sự tích lũy của cải riêng cho mình là trái với chương trình của Tagaloa, tên Vị Thần Sáng Tạo.
Tình hình tôn giáo ở Samoa
Có sự tương đồng giữa niềm tin Thượng đế tạo dựng của Thiên Chúa giáo và truyền thuyết người Samoa và lời tiên tri của Nafanua, vị nữ thần chiến tranh thời danh Samoa rằng: "một tôn giáo mới sẽ nảy sinh tại các đảo", nên người Samoa hoàn toàn dễ dàng chấp nhận sứ điệp của Ktiô giáo.
Qua các xung đột với người da trắng, người dân bản xứ nghiệm ra rằng Thiên Chúa của người da trắng có sức mạnh và đại lượng hơn các vị thần linh người Samoa. Do vậy việc gia nhập Kitô giáo của người Samoa không gặp khó khăn khi truyền giáo cho họ.
Tin Mừng Kitô giáo được rao giảng và chấp nhận cách phổ quát đến với toàn dân Samoa trên các đảo. Hiện nay Thiên Chúa giáo là một phần không thể thiếu trong cuộc chính của người Samoa.
Cùng với đức tin, người Samoa cũng coi trọng nền giáo dục Tây Âu cho con cháu họ. Các trường học được dân chúng địa phương hứng khởi ghi tên cho con cái theo học.
Ảnh hưởng của Tây phương cũng làm thay đổi phần nào tục lệ của người Samoa. Nhà truyền giáo Tin Lành, mục sư John Williams, hơn 100 năm trước khi đến đây truyền giáo sau một thời gian có viết bài tường thuật rằng: “Ở đây, các tù trưởng bộ lạc có 6, 7 hay 10 vợ là thường, nhưng dần dần, các tù trưởng thế giá chỉ giữ lại 3 vợ mà thôi”.
Trẻ em người Samoa được dậy rằng: "Con đường để có được quyền lực là con đường phục vụ”. Do vậy việc cha mẹ người Samoa ra sức ép con cái làm việc trong gia đình, làm việc cho làng xóm và dấn thân cho nhà thờ. Đôi khi các em phải làm việc không ngưng nghỉ, nên giới trẻ không còn giờ nghỉ ngơi.
Trong vài này qua, tuy thời gian ghé thăm thành phố Apia và quốc gia Tây Somoa không được lâu, nhưng nó vẫn còn ghi đậm những kỉ niệm không phai mờ trong chuyến thăm viếng đặc biệt này. Apia là thành phố có phong cảnh đẹp, có các sông rộng, các thác nước đẹp như mơ, một mầu xanh tươi và nhiều loại hoa cảnh đủ mầu khoe sắc, phía sau là những dẫy núi cao, có những làng mạc thấp thoáng giữa rừng già nhiệt đới hoang dã. Chính do cảnh đẹp này mà nhà văn Robert Louis Stevenson đã sống những năm cuối cùng và chết ở đây. Ông gọi Samoa là Thiên đàng địa giới.
Xem hình ảnh
Samoa là đảo quốc giành được độc lập trước tiên ngay từ năm 1962, tiên khởi trong số các đảo ở Thái Bình Dương. Từ ngày đó đến nay đã có không biết bao nhiêu du khách người Âu châu và Hoa kỳ, nhất là các nhà truyền giáo, các lái buôn, các thủy thủ, và ngày cả các tay cướp biến đã ghé nơi này.
Dầu vậy, Samoa cho đến nay vẫn tự hào còn giữ được nền văn hóa Polynesia trăm năm của họ và đời sống dân quê đậm tình tự dân tộc thôn dã như xưa. Samoa nơi có cảnh sắc muôn mầu, hương thơm hoa lá, âm thanh rền vang của người dân bản xứ nói chuyện và nụ cười thân thiện chào đón khi bạn tới đây thăm nơi đây. Những bất ngờ và những thú vị hứng khởi luôn chờ đón bạn ở mỗi góc phố, mỗi nhóm người hay ngôi chợ bạn đi qua.
Tên “sa moa” có nghĩa là “những con gà thánh” là một thành ngữ người Polynesia dùng chỉ niềm tin của người Samoa, họ tin rằng tồ tiên của họ là “những con gà thánh của Lu”, vị thần duy nhất, con của Thượng Đế Tạo Dựng.
Dân số Samoa hiện nay là 180.000 người, dân nghèo, nên số người đi di dân ra khỏi đảo rất lớn, nguyên trong năm 2005 số người di dân sang New Zealand là 42.000 người.
Cũng cần lưu ý là có đảo quốc độc lập khác tên là American Samoa với dân số l khỏà 60.000 người (hay còn gọi là Tonga), vì thuộc Hoa Kỳ. Tuy dù là thuộc quyền Hoa Kỳ.
Thành phố Apia, thủ đô Samoa
Tầu vừa cập bến Apia đã thấy hiện ra trước mắt một phong cảnh tuyệt đẹp, các nhà cao tầng, các nhà thờ và các hàng quán và có các kiến trúc đặc sắc của người thổ dân địa phương. Có thể nói thành phố Apia là thành phố tân tiến, tiện nghi và đẹp nhất trong các thành phố ở Nam Thái Bình Dương.
Từ cảng Apia đi theo bờ biển sẽ gặp Nhà thờ TinLành thời danh lịch sử có tên Congregational Church, tiép đến là Nhà thờ Công giáo với hai tháp vuông cao mầu trằng như thuyết ở trên có tượng Chúa Giêsu Vua giang tay đón chào, đối diện nhà thờ là Nhà Quốc Hội cao và đẹp, tân kỳ, nhưng có một mái được kiến trúc tượng trưng như cái chòi của người Samoa mầu nâu sáng. Đi tiếp nữa là Hải đăng với chiếc đồng hồ lâu đời, và theo dọc bờ biển bạn sẽ gặp các kiến trúc tân kỳ, các hotels, và một tòa nhà khổng lồ đang được Trung quốc tài trợ để xây lên, bên cạnh là một hotel tân kỳ nhưng mang kiến trúc đặc sắc Samoa cổ truyền đang được hoàn thành.
Đi tiếp nữa sẽ là Bảo tàng viện Samoa nơi lưu trữ những kỉ vật và lịch sữ văn hóa Samoa. Và cuối cùng bạn sẽ thấy một ngôi mộ to lớn mầu trấng tinh, đó chính là mộ của vị Vua tù trưởng thời cuối cùng được chôn cất ở đây.
Không gian và nền tảng gia đình và xã hội Samoa
Chúng tôi thuê xe taxi đi từ Apia dọc theo bờ biển đi về hướng Tây, đi qua các làng mạc người của người Samoa, mỗi làng đều thấy có các nhà thờ lớn nhỏ là những cao điểm của mỗi làng, đồng thời bạn không thể không thấy trên đường có rất nhiều nhà lớn hơn các nhà bình thường mà chung quanh trống, không có tường, nhưng có nền nhà cao, sạch và thoáng. Đó là những nhà hội nghị chung của làng xã, có thể gọi là đình làng. Có làng có đến 2 hay 3 cái đình lớn cho dân chúng tụ họp. Ngoài ra các tộc cũng có những căn nhà họp chung cho gia tộc như vậy. Thường thì chỉ là căn nhà trống, hình vuông hay chữ nhật, nền cao, thoáng, và không có bàn ghế gì cả.
Đi quanh bờ biển đôi khi gặp những làng có những vườn trồng dừa, nhìn những cây dừa thân xõa ngang trên bãi cát không khác gì con đường nào đó ở bãi biển Vũng Tầu. Có khác một điều là ở đây, dân chúng sống thành bình, yên tịnh, không xô bồ, thoáng mát, từ nhà nọ đến nhà kia có khoảng trống, không chen chúc, chật chội như ở Việt Nam.
Đi chừng 25 cây số khỏi Apia là gặp thác nước đầu tiên. Thác nước hiện nằm ngày trong khu đất riêng của một gia đình. Vào trong thấy có 3 gia đình sống trong 3 nhà khác nhau, và có một nhà chung gia tộc. Có một nhà xây, còn hai nhà chòi kia lợp mái cọ, có nền cao bằng gỗ như nhà người Thượng, nhưng không cao lắm và nhà cũng không rộng là bao nhiêu.
Qua sân nhà gặp ngay bầy gà đang kiếm mồi, vài con chó nằm ngủ trưa mơ màng, một bầy heo con đang theo mẹ kiếm ăn ũn ĩn. Trong cái khung cảnh nghèo đơn sơ thế mà sân cỏ vẫn tươi xanh, hàng rào là những đóa hoa thắm tưới vươn lên mầu rực rỡ từ những cây cảnh thiên nhiên nhiệt đới.
Về phía bên hông khu nhà là một vách đá thiên nhiên cao ngút cả 200 bột, từ đó nghe tiếng nước xối xả reo vang, nhìn lên tầng mây xanh theo tiếng nước kêu là một suối nước đang tuôn trào những dòng nước trắng xóa chảy xuống một hồ nhỏ nước trong suốt. Thiên nhiên nhiệm mầu, nguồn nước reo vui, nhưng cảnh sắc thật tĩnh mịch và thành tịnh… Những phút lắng đọng tâm hồn bên dòng suối mát là những giây phút yên lành trong sáng của tâm hồn tìm về nguồn cội: bình an và giây phút thanh thoát cõi trần.
Ở gần đây cách 5 cây số nữa cũng còn có 2 thác nước khác to hơn và đẹp hơn...
Các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng có vết tích những nơi cự ngụ của dân Polynesia từ 1000 năm trước Công nguyên, và vào đầu kỉ nguyên Thiên Chúa giáo thì dân chúng cũng từ từ di tản sang các đảo Cook, Society, Fiji hay Hawaii. Vì lý do này mà người ta gọi Samoa là nôi sinh cùa văn minh Polynesia.
Với truyền thuyết các truyện cổ tích được kể lại bằng miệng và một nền văn hóa truyền thống, người Samoa vẫn còn duy trì một số những tục lệ gọi là “Fa’ a Samoa" (theo đường lối Samoa). Mỗi biến cố liên quan tới con người hay thần linh đều có một câu truyện kể. Xã hội Somoa là xã hội sống chung cộng đồng. Địa vị và sự góp phần của mỗi cá nhân vào nhóm là chìa khóa chính yếu cho sự sinh tồn và là yếu tố để hiểu gia đình và xã hội người Samoa. Tư hữu cá nhân và sự tích lũy của cải riêng cho mình là trái với chương trình của Tagaloa, tên Vị Thần Sáng Tạo.
Tình hình tôn giáo ở Samoa
Có sự tương đồng giữa niềm tin Thượng đế tạo dựng của Thiên Chúa giáo và truyền thuyết người Samoa và lời tiên tri của Nafanua, vị nữ thần chiến tranh thời danh Samoa rằng: "một tôn giáo mới sẽ nảy sinh tại các đảo", nên người Samoa hoàn toàn dễ dàng chấp nhận sứ điệp của Ktiô giáo.
Qua các xung đột với người da trắng, người dân bản xứ nghiệm ra rằng Thiên Chúa của người da trắng có sức mạnh và đại lượng hơn các vị thần linh người Samoa. Do vậy việc gia nhập Kitô giáo của người Samoa không gặp khó khăn khi truyền giáo cho họ.
Tin Mừng Kitô giáo được rao giảng và chấp nhận cách phổ quát đến với toàn dân Samoa trên các đảo. Hiện nay Thiên Chúa giáo là một phần không thể thiếu trong cuộc chính của người Samoa.
Cùng với đức tin, người Samoa cũng coi trọng nền giáo dục Tây Âu cho con cháu họ. Các trường học được dân chúng địa phương hứng khởi ghi tên cho con cái theo học.
Ảnh hưởng của Tây phương cũng làm thay đổi phần nào tục lệ của người Samoa. Nhà truyền giáo Tin Lành, mục sư John Williams, hơn 100 năm trước khi đến đây truyền giáo sau một thời gian có viết bài tường thuật rằng: “Ở đây, các tù trưởng bộ lạc có 6, 7 hay 10 vợ là thường, nhưng dần dần, các tù trưởng thế giá chỉ giữ lại 3 vợ mà thôi”.
Trẻ em người Samoa được dậy rằng: "Con đường để có được quyền lực là con đường phục vụ”. Do vậy việc cha mẹ người Samoa ra sức ép con cái làm việc trong gia đình, làm việc cho làng xóm và dấn thân cho nhà thờ. Đôi khi các em phải làm việc không ngưng nghỉ, nên giới trẻ không còn giờ nghỉ ngơi.
Trong vài này qua, tuy thời gian ghé thăm thành phố Apia và quốc gia Tây Somoa không được lâu, nhưng nó vẫn còn ghi đậm những kỉ niệm không phai mờ trong chuyến thăm viếng đặc biệt này. Apia là thành phố có phong cảnh đẹp, có các sông rộng, các thác nước đẹp như mơ, một mầu xanh tươi và nhiều loại hoa cảnh đủ mầu khoe sắc, phía sau là những dẫy núi cao, có những làng mạc thấp thoáng giữa rừng già nhiệt đới hoang dã. Chính do cảnh đẹp này mà nhà văn Robert Louis Stevenson đã sống những năm cuối cùng và chết ở đây. Ông gọi Samoa là Thiên đàng địa giới.
Trụ sở giáo phận Phát Diệm tại Sàigòn có tân Giám Đốc
Trụ sở Phát Diệm Saigon
08:23 01/05/2010
TÂN GIÁM ĐỐC TRỤ SỞ PHÁT DIỆM TẠI SÀIGÒN
Thể theo lời mời của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục Phát Diệm và với sỰ chấp thuận của ĐHY G.B Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục Saigon, Cha Giuse Đinh Huy Hưởng đã nhận chức giám đốc trụ sở Phát Diệm tại Saigon. Lễ bàn giao được ký vào chiều mùng 01.05 lễ Thánh Giuse Thợ trước sự chứng kiến của Đức Cha Phát Diệm, Cha Giuse Phạm Bá Lãm, đại diện các linh mục gốc Phát Diệm tại miền Nam và các Cha nhà hưu Xóm Mới. Nên biết Cha Giuse Đinh Huy Hưởng, nguyên chính xứ Đức Tin và nguyên phụ trách ban mục vụ bác ái xã hội tổng giáo phận Saigon, hiện Ngài là giám đốc quỹ bác ái Du Sinh mới thành lập hơn nửa năm nay.
Thể theo lời mời của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục Phát Diệm và với sỰ chấp thuận của ĐHY G.B Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục Saigon, Cha Giuse Đinh Huy Hưởng đã nhận chức giám đốc trụ sở Phát Diệm tại Saigon. Lễ bàn giao được ký vào chiều mùng 01.05 lễ Thánh Giuse Thợ trước sự chứng kiến của Đức Cha Phát Diệm, Cha Giuse Phạm Bá Lãm, đại diện các linh mục gốc Phát Diệm tại miền Nam và các Cha nhà hưu Xóm Mới. Nên biết Cha Giuse Đinh Huy Hưởng, nguyên chính xứ Đức Tin và nguyên phụ trách ban mục vụ bác ái xã hội tổng giáo phận Saigon, hiện Ngài là giám đốc quỹ bác ái Du Sinh mới thành lập hơn nửa năm nay.
Giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa đồng tổ chức ngày: Hội Di Dân
Vân Sơn
09:01 01/05/2010
Giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa đồng tổ chức ngày: Hội Di Dân
Ngày 30 tháng 04 năm 2010, hơn 3.000 anh chị em di dân đến từ hai giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa quy tụ tại nhà thờ Phát Diệm, Phú Nhuận, Sài Gòn. Ngày họp mặt năm nay là lần thứ 5 giáo phận Thanh Hóa tổ chức và là lần thứ 3 tổ chức chung cùng giáo phận Phát Diệm. Như chúng ta đã biết, giáo phận Thanh hóa được tách ra từ giáo phận Phát Diệm ngày 7.5.1932. Trải qua gần 80 năm, mối tình “Mẹ-Con” luôn đằm thắm, keo sơn, điều đó được thể hiện qua các khóa tĩnh tâm chung, thường huấn chung; ở cấp giáo xứ có giao lưu dâng hoa chung, mời tham dự giờ chầu lượt… và lần này, giáo phận Phát Diệm và Thanh hóa lại cùng tổ chức chung ngày Di dân với sự đồng phối hợp của hai Đức cha, quý cha trong Ban tổ chức gồm Ban đại diện linh mục và tu sĩ gốc hai giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa tại Sài Gòn.
Xem hình ảnh ngày hội di dân Phát Diệm -Thanh Hóa
Ngày Di Dân, đúng hơn là ngày hội của những người xa quê, một dịp vô cùng quý báu vừa mang tính mục vụ, vừa mang tính xã hội vì vấn đề người di dân là một trong những ưu tư mục vụ của các đấng Chủ chăn, điều này được thể hiện rõ qua sự quan tâm ưu ái của quý Đức cha, quý cha, quý thầy, quý sơ, quý ứng sinh Tiểu chủng viện và nhiều ban ngành khác đã lặn lội từ ngoài Bắc vào để tổ chức ngày gặp mặt cho con cái mình. Ngày hội còn nhận được sự trợ giúp của nhiều người con Phát – Thanh có điều kiện kinh tế như Cty Việt thương, Cty Kỷ Nguyên Số, bệnh viện Thánh Mẫu, anh chị Điện Đào và nhiều ân nhân khác.
Không chỉ gặp mặt chung trong ngày hội, sự quan tâm còn được thể hiện rõ qua việc quý cha vào Sài gòn trước nhiều ngày để dành thời gian đến thăm nơi ở, điều kiện sinh hoạt, công ăn việc làm và đưa ra những khuyên bảo hữu ích giúp con cái mình sống đức tin tốt giữa một môi trường nhiều cạm bẫy.
Đến với ngày họp mặt di dân này, ngoài hai Đức cha: Giuse Nguyễn Chí Linh - Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Đức tân Giám mục Giuse Nguyễn Năng – Chủ chăn mới của giáo phận Phát Diệm – được mọi người quan tâm và muốn được diện kiến vì ngài là chủ chăn mới nên nhiều con cái Phát Diệm chưa biết mặt, còn có sự hiện diện đầy ưu ái của Đức Hồng Y J.B Phạm Minh Mẫn - Tổng giám mục Sài Gòn – Chủ tịch Ủy ban Di dân HĐGMVN, cha Gioan Nguyễn Văn Ty – Phó chủ tịch UB Di dân HDGMVN, cha Phaolô Phạm Trung Dong - đặc trách di dân giáo phận Sài Gòn, cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng hạt Phú Thọ, trưởng Ban Tổ Chức, cha Giuse Nguyễn Quang Huy – Giám đốc trụ sở Thanh Hóa tại Sài Gòn cùng nhiều linh mục đến từ hai giáo phận mẹ cũng như quý cha, quý nam nữ tu sĩ gốc Phát Diệm và Thanh Hóa. Đặc biệt năm nay có sự góp mặt của quý sơ dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục với tiết mục trống hội độc đáo. Sự hiện diện của các vị Chủ chăn sở tại cũng như tại hai giáo phận mẹ nói lên sự quan tâm của Giáo hội địa phương đối với con cái mình.
Chủ đề ngày hội lần này là TÌNH YÊU ĐÍCH THẬT được cha Cha Giuse Nguyễn Hồng Phước, Dòng Chúa Cứu Thế, triển khai hấp dẫn với các hình ảnh và nhân chứng cách sống động qua các đề tài được nêu ra: Sống thử và nạn phá thai tại Việt Nam qua nhân chứng và con số. Đây là những vấn đề nóng bỏng đang làm nhức nhối cho giáo hội, xã hội, nhất là cho các bậc làm cha mẹ, đồng thời cũng đây cũng là một vấn đề hết sức thiết thực cho những người xa quê.
Trong phần khai mạc chào mừng, sau phần phát biểu chào mừng của cha Giuse Phạm Bá Lãm - trưởng Ban Tổ Chức và của cha xứ Phát Diệm sở tại Giuse Bùi Bằng Khấn - tuyên bố khai mạc ngày họp mặt, bài phát biểu của cha Gioan Nguyễn Văn Ty – Phó chủ tịch UB Di dân HDGMVN và cha Phaolô Phạm Trung Dong - đặc trách di dân giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói lên lý do, ý nghĩa của ngày họp mặt này, những ưu tư lo lắng của ngài cũng như các vị Chủ Chăn trước vấn đề di dân và trước những nhu cầu to lớn của những người xa quê. Đồng thời ngài giới thiệu với tất cả các di dân, đặc biệt những di dân Phát Diệm, Đức tân giám mục Giuse Nguyễn Năng – “…giám mục đẹp trai nhất trong HĐGMVN…(Lời Đức cha Linh)” – Chủ chăn mới của Phát Diệm (nghe lời giới thiệu tại đây).
Trong bài thuyết trình về việc bảo vệ sự sống của Cha Nguyễn Hồng Phước, DCCT. Những con số thống kê được ngài nêu ra làm sửng sốt mọi người tham dự. Theo thống kê, con số nạo phá thai tại các bệnh viện ở thành phố Sài Gòn từ năm 2003 đến nay lên đến 100.000 cas/ năm. Việt Nam được xếp vào một trong ba nước có số người nạo phá thai cao nhất thế giới. Đó là một hiện tượng vô nhân đạo, gây nhức nhối cho nhiều người, nhưng thật trớ trêu, việc đó lại được xem là hợp pháp, được hỗ trợ, khuyến khích, thậm chí còn được coi là quyền được Pháp luật bảo vệ.
11g00, mọi người vui mừng đón tiếp Đức Hồng JB Phạm Minh Mẫn đến chia sẻ và ngài ở lại cùng dùng bữa trưa với mọi người.
Sau bữa trưa, là phần sinh hoạt theo giáo phận. Đây là lúc “cha con trong nhà” chia sẻ với nhau những tâm tình vui buồn, những băn khoan trăn trở, những thông tin hữu ích và những lời khuyên nhủ chân thành. Trong phần này, nhiều nụ cười cũng như nhiều gọt nước mắt tuôn chảy khi nhắc đến những kỷ niệm vui buồn, những khó khăn và những cạm bẫy… mà trong cuộc sống tha hương gặp phải…
15g00, Thánh lễ cầu nguyện cho di dân, chủ tế là Đức cha Thanh Hóa, giảng lễ là Đức cha Phát Diệm với sự đồng tế của hơn 40 cha cùng đông đảo quý tu sỹ nam nữ và hơn 3000 di dân Phát - Thanh tham dự. Trong bài giảng lễ, Đức cha Phát Diệm nêu bật vai trò của di dân – những người từ giã quê hương, giáo xứ, xóm làng vào trong Nam tìm kế sinh nhai phải biết làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ và phải biết “sinh lời nén bạc Chúa trao” cho bằng lỗ lực và cố gắng trong công việc. Phải biết tiết kiệm chi tiêu và sống lành mạnh trong môi trường mới với nhiều thách đố, nếu không, các di dân sẽ rơi vào đủ thứ cạm bẫy mà bản thân không lường hết được.
Trong lời chúc bình an, Đức cha chủ tế mời gọi các cha rời cung thánh xuống bắt tay và chúc bình an cho mọi người, để qua cử dấu chỉ này mọi người có thêm nghị lực và can đảm cũng như cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm ưu ái của các mục tử dành cho.
Trong nghi thức sai đi, Thánh giá Chúa được cung nghinh qua tay tất cả mọi người tham dự. Các bạn trẻ hò reo đón nhận thánh giá Chúa qua mình – một hành vi biểu lộ đức tin sống động và phó thác vào tình yêu quan phòng của Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 16g30, sau khi nhận phép lành của hai Đức cha và các cha đồng tế, dòng người từ nhà thờ Phát Diệm tỏa ra các con đường để về nơi trọ của mình, để ngày mai lại tiếp tục với kiếp tha hương: bán vé số, bán kem, bán báo, làm thợ hồ, làm công nhân và làm nhiều việc khác…. Tin chắc rằng sau một ngày gặp gỡ tuy ngắn ngủi, nhưng mỗi người đều tìm được những niềm vui cho riêng mình dù những thao thức về cuộc sống tha hương vẫn canh cánh khôn nguôi bên lòng họ
Ngày Hội di dân Phát – Thanh 2010 đã khép lại, hẹn gặp lại mọi người trong ngày di dân 2011.
Ngày 30 tháng 04 năm 2010, hơn 3.000 anh chị em di dân đến từ hai giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa quy tụ tại nhà thờ Phát Diệm, Phú Nhuận, Sài Gòn. Ngày họp mặt năm nay là lần thứ 5 giáo phận Thanh Hóa tổ chức và là lần thứ 3 tổ chức chung cùng giáo phận Phát Diệm. Như chúng ta đã biết, giáo phận Thanh hóa được tách ra từ giáo phận Phát Diệm ngày 7.5.1932. Trải qua gần 80 năm, mối tình “Mẹ-Con” luôn đằm thắm, keo sơn, điều đó được thể hiện qua các khóa tĩnh tâm chung, thường huấn chung; ở cấp giáo xứ có giao lưu dâng hoa chung, mời tham dự giờ chầu lượt… và lần này, giáo phận Phát Diệm và Thanh hóa lại cùng tổ chức chung ngày Di dân với sự đồng phối hợp của hai Đức cha, quý cha trong Ban tổ chức gồm Ban đại diện linh mục và tu sĩ gốc hai giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa tại Sài Gòn.
Xem hình ảnh ngày hội di dân Phát Diệm -Thanh Hóa
Ngày Di Dân, đúng hơn là ngày hội của những người xa quê, một dịp vô cùng quý báu vừa mang tính mục vụ, vừa mang tính xã hội vì vấn đề người di dân là một trong những ưu tư mục vụ của các đấng Chủ chăn, điều này được thể hiện rõ qua sự quan tâm ưu ái của quý Đức cha, quý cha, quý thầy, quý sơ, quý ứng sinh Tiểu chủng viện và nhiều ban ngành khác đã lặn lội từ ngoài Bắc vào để tổ chức ngày gặp mặt cho con cái mình. Ngày hội còn nhận được sự trợ giúp của nhiều người con Phát – Thanh có điều kiện kinh tế như Cty Việt thương, Cty Kỷ Nguyên Số, bệnh viện Thánh Mẫu, anh chị Điện Đào và nhiều ân nhân khác.
Không chỉ gặp mặt chung trong ngày hội, sự quan tâm còn được thể hiện rõ qua việc quý cha vào Sài gòn trước nhiều ngày để dành thời gian đến thăm nơi ở, điều kiện sinh hoạt, công ăn việc làm và đưa ra những khuyên bảo hữu ích giúp con cái mình sống đức tin tốt giữa một môi trường nhiều cạm bẫy.
Đến với ngày họp mặt di dân này, ngoài hai Đức cha: Giuse Nguyễn Chí Linh - Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Đức tân Giám mục Giuse Nguyễn Năng – Chủ chăn mới của giáo phận Phát Diệm – được mọi người quan tâm và muốn được diện kiến vì ngài là chủ chăn mới nên nhiều con cái Phát Diệm chưa biết mặt, còn có sự hiện diện đầy ưu ái của Đức Hồng Y J.B Phạm Minh Mẫn - Tổng giám mục Sài Gòn – Chủ tịch Ủy ban Di dân HĐGMVN, cha Gioan Nguyễn Văn Ty – Phó chủ tịch UB Di dân HDGMVN, cha Phaolô Phạm Trung Dong - đặc trách di dân giáo phận Sài Gòn, cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng hạt Phú Thọ, trưởng Ban Tổ Chức, cha Giuse Nguyễn Quang Huy – Giám đốc trụ sở Thanh Hóa tại Sài Gòn cùng nhiều linh mục đến từ hai giáo phận mẹ cũng như quý cha, quý nam nữ tu sĩ gốc Phát Diệm và Thanh Hóa. Đặc biệt năm nay có sự góp mặt của quý sơ dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục với tiết mục trống hội độc đáo. Sự hiện diện của các vị Chủ chăn sở tại cũng như tại hai giáo phận mẹ nói lên sự quan tâm của Giáo hội địa phương đối với con cái mình.
Chủ đề ngày hội lần này là TÌNH YÊU ĐÍCH THẬT được cha Cha Giuse Nguyễn Hồng Phước, Dòng Chúa Cứu Thế, triển khai hấp dẫn với các hình ảnh và nhân chứng cách sống động qua các đề tài được nêu ra: Sống thử và nạn phá thai tại Việt Nam qua nhân chứng và con số. Đây là những vấn đề nóng bỏng đang làm nhức nhối cho giáo hội, xã hội, nhất là cho các bậc làm cha mẹ, đồng thời cũng đây cũng là một vấn đề hết sức thiết thực cho những người xa quê.
Trong phần khai mạc chào mừng, sau phần phát biểu chào mừng của cha Giuse Phạm Bá Lãm - trưởng Ban Tổ Chức và của cha xứ Phát Diệm sở tại Giuse Bùi Bằng Khấn - tuyên bố khai mạc ngày họp mặt, bài phát biểu của cha Gioan Nguyễn Văn Ty – Phó chủ tịch UB Di dân HDGMVN và cha Phaolô Phạm Trung Dong - đặc trách di dân giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói lên lý do, ý nghĩa của ngày họp mặt này, những ưu tư lo lắng của ngài cũng như các vị Chủ Chăn trước vấn đề di dân và trước những nhu cầu to lớn của những người xa quê. Đồng thời ngài giới thiệu với tất cả các di dân, đặc biệt những di dân Phát Diệm, Đức tân giám mục Giuse Nguyễn Năng – “…giám mục đẹp trai nhất trong HĐGMVN…(Lời Đức cha Linh)” – Chủ chăn mới của Phát Diệm (nghe lời giới thiệu tại đây).
Trong bài thuyết trình về việc bảo vệ sự sống của Cha Nguyễn Hồng Phước, DCCT. Những con số thống kê được ngài nêu ra làm sửng sốt mọi người tham dự. Theo thống kê, con số nạo phá thai tại các bệnh viện ở thành phố Sài Gòn từ năm 2003 đến nay lên đến 100.000 cas/ năm. Việt Nam được xếp vào một trong ba nước có số người nạo phá thai cao nhất thế giới. Đó là một hiện tượng vô nhân đạo, gây nhức nhối cho nhiều người, nhưng thật trớ trêu, việc đó lại được xem là hợp pháp, được hỗ trợ, khuyến khích, thậm chí còn được coi là quyền được Pháp luật bảo vệ.
11g00, mọi người vui mừng đón tiếp Đức Hồng JB Phạm Minh Mẫn đến chia sẻ và ngài ở lại cùng dùng bữa trưa với mọi người.
Sau bữa trưa, là phần sinh hoạt theo giáo phận. Đây là lúc “cha con trong nhà” chia sẻ với nhau những tâm tình vui buồn, những băn khoan trăn trở, những thông tin hữu ích và những lời khuyên nhủ chân thành. Trong phần này, nhiều nụ cười cũng như nhiều gọt nước mắt tuôn chảy khi nhắc đến những kỷ niệm vui buồn, những khó khăn và những cạm bẫy… mà trong cuộc sống tha hương gặp phải…
15g00, Thánh lễ cầu nguyện cho di dân, chủ tế là Đức cha Thanh Hóa, giảng lễ là Đức cha Phát Diệm với sự đồng tế của hơn 40 cha cùng đông đảo quý tu sỹ nam nữ và hơn 3000 di dân Phát - Thanh tham dự. Trong bài giảng lễ, Đức cha Phát Diệm nêu bật vai trò của di dân – những người từ giã quê hương, giáo xứ, xóm làng vào trong Nam tìm kế sinh nhai phải biết làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ và phải biết “sinh lời nén bạc Chúa trao” cho bằng lỗ lực và cố gắng trong công việc. Phải biết tiết kiệm chi tiêu và sống lành mạnh trong môi trường mới với nhiều thách đố, nếu không, các di dân sẽ rơi vào đủ thứ cạm bẫy mà bản thân không lường hết được.
Trong lời chúc bình an, Đức cha chủ tế mời gọi các cha rời cung thánh xuống bắt tay và chúc bình an cho mọi người, để qua cử dấu chỉ này mọi người có thêm nghị lực và can đảm cũng như cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm ưu ái của các mục tử dành cho.
Trong nghi thức sai đi, Thánh giá Chúa được cung nghinh qua tay tất cả mọi người tham dự. Các bạn trẻ hò reo đón nhận thánh giá Chúa qua mình – một hành vi biểu lộ đức tin sống động và phó thác vào tình yêu quan phòng của Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 16g30, sau khi nhận phép lành của hai Đức cha và các cha đồng tế, dòng người từ nhà thờ Phát Diệm tỏa ra các con đường để về nơi trọ của mình, để ngày mai lại tiếp tục với kiếp tha hương: bán vé số, bán kem, bán báo, làm thợ hồ, làm công nhân và làm nhiều việc khác…. Tin chắc rằng sau một ngày gặp gỡ tuy ngắn ngủi, nhưng mỗi người đều tìm được những niềm vui cho riêng mình dù những thao thức về cuộc sống tha hương vẫn canh cánh khôn nguôi bên lòng họ
Ngày Hội di dân Phát – Thanh 2010 đã khép lại, hẹn gặp lại mọi người trong ngày di dân 2011.
Đồng hương di dân GX Kẻ Đọng - GP Vinh họp mặt
Fx. Phan Dương, aa
09:22 01/05/2010
ĐỒNG HƯƠNG GX KẺ ĐỌNG – GP VINH HỌP MẶT
Nhà thờ Gx. Bình Chiểu - Gp. Tp HCM, ngày 30/4/2010.
Đông đảo anh chị em xa quê thuộc Gx. Kẻ Đọng – Giáo Phận Vinh đã quy tụ về tại Gx Bình Chiểu để gặp gỡ, tham dự thánh lễ và chia sẻ với nhau.
Đây là lần thứ 4 anh chị em xa quê trong giáo xứ có dịp gặp gỡ trong hai năm qua…
Điều đặc biệt trong lần họp mặt này là có đông đảo Tu sĩ là con cái trong giáo xứ và những anh chị em lương dân cùng tham dự. Đây là một bước tiến mới đối với những lần gặp gỡ như thế này. Bởi vì rất ít khi anh chị em lương dân tham dự các buổi họp mặt. Hy vọng trong tương lai, mỗi lần có những cuộc họp mặt đều có sự tham dự nhiệt tình của anh chị em lương dân.
Ngày họp mặt diễn ra khá đơn giản nhưng cũng mang đầy ý nghĩa.
Sau khi đã có khá nhiều thời gian cho việc gặp gỡ, nói chuyện với nhau, anh chị em tập trung vào Nhà thờ để tập hát trước khi bước vào Thánh lễ. Thánh lễ hôm nay do Cha Chánh xứ Gx Bình Chiểu cử hành.
Sau thánh lễ, tất cả mọi người tập trung bên nhau để chia sẻ và thảo luận nhằm đưa ra phương hướng họat động trong tương lai.
Ban Liên Lạc tha thiết kêu goi những anh chị em có mặt hôm nay động viên và nhắc nhỡ những người anh em, bạn bè của mình cố gắng tham dự tích cực hơn vào hoạt động chung.
Sau khi thảo luận, mọi người đều đồng ý mỗi năm sẽ họp mặt anh chị em 2 lần:
- Lần 1: Ngày 30/4
- Lần 2: Ngày 25/12 (Lễ Chúa Giáng Sinh)
Bên cạnh đó, Ban Liên Lạc cũng cho anh chị em biết về chương trình của Cha Đặc Trách Mục Vụ Di Dân Giáo Phận Vinh về việc Học Giáo Lý Hôn Nhân cho người xa quê.
Buổi họp mặt kết thúc vào lúc 15h30’.
Anh chị em ra về trong niềm vui với hy vọng sớm đến ngày Lễ Giáng Sinh (25/12) để mọi người tiếp tục được gặp gỡ và chia sẻ với nhau trong tình huynh đệ của những người con xa quê nhưng luôn ở ‘trong cùng một nhà’.
(Xem thêm hình:
http://my.opera.com/duongbinhminh/albums/show.dml?id=3016531)
Nhà thờ Gx. Bình Chiểu - Gp. Tp HCM, ngày 30/4/2010.
Đây là lần thứ 4 anh chị em xa quê trong giáo xứ có dịp gặp gỡ trong hai năm qua…
Điều đặc biệt trong lần họp mặt này là có đông đảo Tu sĩ là con cái trong giáo xứ và những anh chị em lương dân cùng tham dự. Đây là một bước tiến mới đối với những lần gặp gỡ như thế này. Bởi vì rất ít khi anh chị em lương dân tham dự các buổi họp mặt. Hy vọng trong tương lai, mỗi lần có những cuộc họp mặt đều có sự tham dự nhiệt tình của anh chị em lương dân.
Ngày họp mặt diễn ra khá đơn giản nhưng cũng mang đầy ý nghĩa.
Sau khi đã có khá nhiều thời gian cho việc gặp gỡ, nói chuyện với nhau, anh chị em tập trung vào Nhà thờ để tập hát trước khi bước vào Thánh lễ. Thánh lễ hôm nay do Cha Chánh xứ Gx Bình Chiểu cử hành.
Sau thánh lễ, tất cả mọi người tập trung bên nhau để chia sẻ và thảo luận nhằm đưa ra phương hướng họat động trong tương lai.
Ban Liên Lạc tha thiết kêu goi những anh chị em có mặt hôm nay động viên và nhắc nhỡ những người anh em, bạn bè của mình cố gắng tham dự tích cực hơn vào hoạt động chung.
Sau khi thảo luận, mọi người đều đồng ý mỗi năm sẽ họp mặt anh chị em 2 lần:
- Lần 1: Ngày 30/4
- Lần 2: Ngày 25/12 (Lễ Chúa Giáng Sinh)
Bên cạnh đó, Ban Liên Lạc cũng cho anh chị em biết về chương trình của Cha Đặc Trách Mục Vụ Di Dân Giáo Phận Vinh về việc Học Giáo Lý Hôn Nhân cho người xa quê.
Buổi họp mặt kết thúc vào lúc 15h30’.
Anh chị em ra về trong niềm vui với hy vọng sớm đến ngày Lễ Giáng Sinh (25/12) để mọi người tiếp tục được gặp gỡ và chia sẻ với nhau trong tình huynh đệ của những người con xa quê nhưng luôn ở ‘trong cùng một nhà’.
(Xem thêm hình:
http://my.opera.com/duongbinhminh/albums/show.dml?id=3016531)
Bài giảng Lễ Hành Hương Đầu Tháng Năm tại La Vang (01- 05 – 2010) của ĐGM Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng
† Giám Mục Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng
10:00 01/05/2010
Bài giảng Lễ Hành Hương Đầu Tháng Năm tại La Vang (01- 05 – 2010) của ĐGM Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng
Phúc Âm Lc 2, 22-40
Kính thưa Cộng Đoàn Hành Hương,
Mỗi lần tháng năm về, là mỗi lần lòng chúng ta lại rộn lên niềm vui hướng về Mẹ Maria, Mẹ La Vang thân yêu. Trong ngày đầu tháng năm, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta hân hoan dâng lên Mẹ những bông hoa tươi xinh, toả ngát hương thơm, để diễn tả tâm tình yêu mến và lòng biết ơn hiếu thảo của đoàn con đối với Đức Maria, Mẹ của ngàn hoa.
Trong công trình tạo dựng, với sự quan phòng đầy yêu thương, Thiên Chúa đã trao tặng cho chúng ta một trái đất đầy màu sắc và hương thơm của ngàn hoa. Có lẽ không ai đếm được hay kiểm chứng có bao nhiêu loài hoa khác nhau trên mặt đất nầy. Đó là một trong những kỳ công của Thiên Chúa và đó cũng là một món quà tình yêu Ngài ban tặng cho chúng ta. Hoa không những tô thắm vũ trụ nên xinh tươi, hoa lại còn như muốn nở một nụ cười thân thiện với con người.
Nếu giả sử một ngày nào đó, trái đất nầy vắng bóng hương sắc của hoa tươi, thì đó là một thiệt thòi lớn lao, một mất mát không gì có thể bù đắp. Ngày nay, hoa trở thành một nhu cầu gần như không thể thiếu của đời sống và sinh hoạt của con người. Hoa trở thành một người bạn thật thân thiết với cuộc sống. Khi vui, người ta tăng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn, người ta cũng trao gởi lãng hoa như để sẻ chia tấm lòng đồng cảm trong đau buồn thử thách.
Mỗi độ tháng năm về, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria, một đoá hoa đẹp nhất của trần gian. Mẹ là bông huệ vì lòng Mẹ khiết trinh, Mẹ là đoá hồng vì tình yêu Mẹ thật đậm đà, bao la. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân ơn cứu độ được hồi sinh trong thế giới loài người. Tình yêu của Mẹ Maria đã trở thành một nhu cầu tuyệt đối cần thiết cho đời sống tâm linh của chúng ta.Với suy nghĩ đó, chúng ta mới dễ hiểu món quà mà Chúa Giêsu trao tặng cho loài người, khi bị treo trên thập giá, không gì khác hơn là đoá hoa lòng của một người mẹ, đã hiến dâng cho Thiên Chúa qua lời xin vâng, để trở thành Đấng đồng công cứu chuộc với Con của Mẹ là Chúa Giêsu: "Thưa Bà, đây là con của Bà.” “Hỡi con, nầy là Mẹ con".
Mẹ Maria đẹp như ngàn hoa tô thắm trần gian, hương thơm nhân đức của Mẹ lan toả khắp vũ trụ. Cuộc đời của Mẹ quyện vào đời Con Mẹ, làm nên hy lễ cứu độ trên đồi Can Vê. Hôm nay, chúng con cũng mượn hương sắc của những loài hoa kính dâng lên Mẹ, để trao gởi về Mẹ lòng yêu mến, tâm tình hiếu thảo và niềm cảm tạ tri ân. Xin Mẹ ấp ủ chúng con để cuộc đời mỗi người chúng con được hạnh phúc và bình an. Xin Mẹ biến đổi cuộc đời chúng con cũng trở thành những đoá hoa tươi thắm dâng hiến cho đời, trao tặng cho nhau.
Vâng, lạy Mẹ, mỗi cuộc đời là một sắc hoa riêng biệt: có hoa tình yêu, hoa bác ái, hoa thuỷ chung, hoa dâng hiến, hoa phục vụ và cả hoa hy sinh đau khổ... Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng quí, miễn là chúng con không ích kỷ giữ cho riêng mình nhưng biết chia sẻ và trao ban.
Về với Mẹ La Vang hôm nay trong tháng hoa, chúng ta cùng dâng lên Mẹ những hoa lòng nhỏ bé và đơn sơ của mỗi người và mỗi gia đình:
Xin dâng lên Mẹ bông hoa của những tâm hồn tận hiến, ao ước sống đời khó nghèo, tuân phục và trinh trong để nên giống Chúa Giêsu Con Mẹ mỗi ngày.
Xin dâng lên Mẹ hoa lòng của tuổi thơ trong sáng. Các em đang chập chửng bước vào đời, xin Mẹ gìn giữ tâm hồn các em luôn vui tươi, trong sạch, tránh xa mọi cạm bẩy của tà thần.
Xin dâng lên Mẹ hoa hồng của những mối tình nồng cháy mà giới trẻ đang hân hoan ấp ủ cho tương lai của đời sống lứa đôi. Xin Mẹ gìn giữ để chúng mãi trong sáng và thanh sạch.
Xin dâng lên Me hoa tình yêu của đời sống vợ chồng. Xin Mẹ che chở, đỡ nâng để họ mãi chung thuỷ sắt son với nhau trong mọi thử thách của cuộc đời.
Xin dâng lên Mẹ hoa lòng của những người già cả, bệnh tật, cô đơn, đau khổ hay đang gặp nhưng thử thách. Xin Mẹ ủi an, nâng đỡ để họ luôn sống mầu nhiệm thập giá, trong hy vọng, cậy trông vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa.
Lạy Mẹ, đó là tất cả những bó hoa lòng đơn sơ chân thành nhưng đượm tình yêu mến của mọi lứa tuổi, của mọi hoàn cảnh của cuộc sống, cộng đoàn hành hương chúng con xin dâng lên Mẹ. Xin Mẹ thương đón nhận và chúc lành cho mỗi người và mỗi gia đình của chúng con. Amen
Phúc Âm Lc 2, 22-40
Kính thưa Cộng Đoàn Hành Hương,
Trong công trình tạo dựng, với sự quan phòng đầy yêu thương, Thiên Chúa đã trao tặng cho chúng ta một trái đất đầy màu sắc và hương thơm của ngàn hoa. Có lẽ không ai đếm được hay kiểm chứng có bao nhiêu loài hoa khác nhau trên mặt đất nầy. Đó là một trong những kỳ công của Thiên Chúa và đó cũng là một món quà tình yêu Ngài ban tặng cho chúng ta. Hoa không những tô thắm vũ trụ nên xinh tươi, hoa lại còn như muốn nở một nụ cười thân thiện với con người.
Nếu giả sử một ngày nào đó, trái đất nầy vắng bóng hương sắc của hoa tươi, thì đó là một thiệt thòi lớn lao, một mất mát không gì có thể bù đắp. Ngày nay, hoa trở thành một nhu cầu gần như không thể thiếu của đời sống và sinh hoạt của con người. Hoa trở thành một người bạn thật thân thiết với cuộc sống. Khi vui, người ta tăng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn, người ta cũng trao gởi lãng hoa như để sẻ chia tấm lòng đồng cảm trong đau buồn thử thách.
Mỗi độ tháng năm về, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria, một đoá hoa đẹp nhất của trần gian. Mẹ là bông huệ vì lòng Mẹ khiết trinh, Mẹ là đoá hồng vì tình yêu Mẹ thật đậm đà, bao la. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân ơn cứu độ được hồi sinh trong thế giới loài người. Tình yêu của Mẹ Maria đã trở thành một nhu cầu tuyệt đối cần thiết cho đời sống tâm linh của chúng ta.Với suy nghĩ đó, chúng ta mới dễ hiểu món quà mà Chúa Giêsu trao tặng cho loài người, khi bị treo trên thập giá, không gì khác hơn là đoá hoa lòng của một người mẹ, đã hiến dâng cho Thiên Chúa qua lời xin vâng, để trở thành Đấng đồng công cứu chuộc với Con của Mẹ là Chúa Giêsu: "Thưa Bà, đây là con của Bà.” “Hỡi con, nầy là Mẹ con".
Mẹ Maria đẹp như ngàn hoa tô thắm trần gian, hương thơm nhân đức của Mẹ lan toả khắp vũ trụ. Cuộc đời của Mẹ quyện vào đời Con Mẹ, làm nên hy lễ cứu độ trên đồi Can Vê. Hôm nay, chúng con cũng mượn hương sắc của những loài hoa kính dâng lên Mẹ, để trao gởi về Mẹ lòng yêu mến, tâm tình hiếu thảo và niềm cảm tạ tri ân. Xin Mẹ ấp ủ chúng con để cuộc đời mỗi người chúng con được hạnh phúc và bình an. Xin Mẹ biến đổi cuộc đời chúng con cũng trở thành những đoá hoa tươi thắm dâng hiến cho đời, trao tặng cho nhau.
Vâng, lạy Mẹ, mỗi cuộc đời là một sắc hoa riêng biệt: có hoa tình yêu, hoa bác ái, hoa thuỷ chung, hoa dâng hiến, hoa phục vụ và cả hoa hy sinh đau khổ... Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng quí, miễn là chúng con không ích kỷ giữ cho riêng mình nhưng biết chia sẻ và trao ban.
Về với Mẹ La Vang hôm nay trong tháng hoa, chúng ta cùng dâng lên Mẹ những hoa lòng nhỏ bé và đơn sơ của mỗi người và mỗi gia đình:
Xin dâng lên Mẹ bông hoa của những tâm hồn tận hiến, ao ước sống đời khó nghèo, tuân phục và trinh trong để nên giống Chúa Giêsu Con Mẹ mỗi ngày.
Xin dâng lên Mẹ hoa lòng của tuổi thơ trong sáng. Các em đang chập chửng bước vào đời, xin Mẹ gìn giữ tâm hồn các em luôn vui tươi, trong sạch, tránh xa mọi cạm bẩy của tà thần.
Xin dâng lên Mẹ hoa hồng của những mối tình nồng cháy mà giới trẻ đang hân hoan ấp ủ cho tương lai của đời sống lứa đôi. Xin Mẹ gìn giữ để chúng mãi trong sáng và thanh sạch.
Xin dâng lên Me hoa tình yêu của đời sống vợ chồng. Xin Mẹ che chở, đỡ nâng để họ mãi chung thuỷ sắt son với nhau trong mọi thử thách của cuộc đời.
Xin dâng lên Mẹ hoa lòng của những người già cả, bệnh tật, cô đơn, đau khổ hay đang gặp nhưng thử thách. Xin Mẹ ủi an, nâng đỡ để họ luôn sống mầu nhiệm thập giá, trong hy vọng, cậy trông vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa.
Lạy Mẹ, đó là tất cả những bó hoa lòng đơn sơ chân thành nhưng đượm tình yêu mến của mọi lứa tuổi, của mọi hoàn cảnh của cuộc sống, cộng đoàn hành hương chúng con xin dâng lên Mẹ. Xin Mẹ thương đón nhận và chúc lành cho mỗi người và mỗi gia đình của chúng con. Amen
TGP Huế: Thánh lễ kính Đức Mẹ khai mạc tháng hoa tại Lavang
Paul Maria
10:07 01/05/2010
TGP HUẾ: THÁNH LỄ KÍNH ĐỨC MARIA - KHAI MẠC THÁNG HOA TẠI THÁNH ĐỊA LAVANG
Hôm nay, ngày 1/5/2010, tại Thánh Địa Đức Mẹ LaVang, TGP Huế đã cử hành Thánh lễ Kính Đức Maria - Khai mạc Tháng Hoa 2010.
Về dự Thánh lễ có Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể - TGM Huế, Đức Cha FX Lê Văn Hồng - Giám Mục Phụ tá ( Chủ tế ), Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu sĩ và chừng 2000 bà con Giáo dân, gồm rất đông khách Hành hương cùng Tín hữu Hạt Quảng Trị và thành phố Huế.
Xem hình thánh lễ khai mạc tháng hoa tại Lavang
Đúng 7 giờ 00, Cha Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang Giacôbê Lê Sĩ Hiền đã bắt kinh khai mạc giờ lần hạt Mân Côi với Mẹ, để cùng ca khen Mẹ và chuẩn bị tâm hồn cùng Mẹ bước vào Thánh lễ.
Cha Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang cùng suy niệm và lần hạt với cộng đoàn Phụng vụ. Theo Kinh gẫm Năm Sự Mừng, Cha đã chia sẻ năm đề tài nhỏ để mọi người học nơi Mẹ những nhân đức tròn đầy: Đức tin của Đức Mẹ, Đức vâng phục của Đức Mẹ, Đức Cậy trông của Đức Mẹ, Lòng khiêm nhường của Đức Mẹ và cuối cùng: " Lạy Nữ Vương Thiên đàng, Hãy vui mừng - Alleluia !
Thánh lễ chính thức bắt đầu lúc 8 giờ 00.
Phụ trách hát lễ hôm nay là Ca đoàn Tổng hợp gồm Ca đoàn của Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang và Ca đoàn đến từ Giáo xứ Fatima Bình Triệu TGP Sài Gòn.
Dẫn đầu đoàn rước là Thánh giá, đền hầu, các em thiếu nhi trong đội dâng hoa, quý Linh Mục, Đức TGM và cuối cùng là Đức Cha Phụ tá.
Sau khi Ca đoàn dứt bài ca Nhập lễ, các em thiếu nhi LaVang múa bài dâng hoa lên trước nhan Thánh Mẹ. Bài Thánh ca đơn sơ, những vũ điệu nhẹ nhàng, từng cánh hoa tươi thắm, cùng bao khuôn mặt trong trắng của các em. . đã tạo nên bầu khí thêm Thánh thiêng và sốt mến.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế đã nói:
" Tháng Năm lại về. Mọi tâm hồn Giáo dân Việt Nam rộn ràng và háo hức hướng về Mẹ Maria, đặc biệt Mẹ Maria LaVang vì Tháng Năm là Tháng Hoa của Mẹ. Hôm nay cũng là ngày mừng lễ Thánh Giuse Thợ và là ngày quốc tế Lao Động. Chúng ta xin cùng Chúa, nhờ sự chuyển cầu của Mẹ LaVang và Thánh cả Giuse, ban cho chúng ta biết chăm chỉ làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng lao động không phải là tất cả, lao động chỉ là phương tiện: " Người ta sống không nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra "...
Chia sẻ sau Tin Mừng, có đoạn Đức Cha Phanxicô Xaviê đã nói:
". .. Mẹ Maria đẹp như ngàn hoa tô thắm trần gian, hương thơm nhân đức Mẹ tỏa khắp vũ trụ. Đời của Mẹ quyện vào đời Con Mẹ làm nên hy lễ Cứu độ trên đồi Canvê.
Hôm nay, chúng con cùng mượn hương sắc của những loài hoa kính dâng lên Mẹ, để trao gửi về Mẹ lòng yêu mến, tâm tình hiếu thảo và niềm cảm tạ tri ân.
Xin Mẹ biến đổi cuộc đời chúng con trở thành những đóa hoa tươi thắm dâng hiến cho đời, trao tặng cho nhau....
Lạy Mẹ, mỗi cuộc đời là một sắc hoa riêng biệt: có hoa Tình yêu, hoa Bác ái, hoa Thủy chung, hoa Dâng hiến, hoa Phục vụ và có cả hoa Hy sinh.
Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng quý, miễn là chúng con không ích kỷ giữ cho riêng mình nhưng biết chia sẻ và trao ban...
Lạy Mẹ, đó là tất cả những đóa hoa lòng đơn sơ chân thành đượm tình yêu mến của mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Cộng đoàn hành hương chúng con xin dâng lên Mẹ, xin Mẹ đón nhận và chúc lành cho chúng con... "
Trước khi Đức Cha chủ tế ban phép lành với ơn Toàn xá, Đức TGM Stêphanô đã ngỏ lời với cộng đoàn Phụng vụ. Ngài nói:
" Thứ nhất: Hôm nay, trong khi bao người tranh thủ những ngày lễ nghỉ để đi đây đi đó vui chơi, để hưởng thụ..., thì chúng ta đã chạy về bên Mẹ LaVang. Đức Mẹ phải rất vui mừng và sẵn lòng ban muôn ơn lành cho chúng ta.
Thứ hai: Đất của Thánh địa LaVang có chính thức là 19 hecsta, đã được cấp sổ đỏ. Chúng ta sẽ xây dựng LaVang thành Trung Tâm Hành hương càng ngày càng xứng đáng hơn cho cả Giáo Hội Việt Nam. Đã có 15 Công ty trong và ngoài nước họp để lên bản vẽ quy hoạch tổng thể. Sau đó nộp về Ban Giám Khảo của HĐGM VN xét, tuyển chọn cả về mặt kiến trúc kỹ thuật và cả về mặt Tôn giáo... Hy vọng vào ngày bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đầu tháng 1 năm 2011 sẽ đặt viên đá đầu tiên.
Thứ ba: Đại lễ bế mạc Năm Thánh 2010 sẽ được tổ chức tại Thánh địa LaVang vào ngày 6/1/2010. Sẽ có Vị Đặc Sứ của Tòa Thánh Vatican, Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Giám Mục trong và ngoài nước và rất đông các Cha, các Tu sĩ và anh chị em Giáo hữu gần xa về tham dự. Thời tiết lúc ấy rất thất thường. Anh chị em để tâm chuẩn bị và nhất là hợp ý cầu nguyện cùng Chúa và Mẹ LaVang ban cho mọi dự định của Giáo Hội Việt Nam được tiến hành thuận lợi và có kết quả tốt đẹp. Và như thế, chúng ta sẽ kết hợp Đại Hội Đức Mẹ LaVang 3 Năm một kỳ vào dịp bế mạc Năm Thánh luôn..."
Một cơn mưa nhỏ hạt rơi rơi khi Thánh lễ vừa kết thúc.
Mọi người nói vui: " Mưa hồng ân của Đức Mẹ đó ! "
Cơn mưa nhỏ chưa đầy mười phút đã tạnh hẵn, những tia nắng ban mai lại chiếu xuống từ những đám mây xám trắng như một món quà ý nghĩa " Ông Trời " riêng tặng những ai hành hương hôn nay ra về trong nắng ấm ban mai...
Paul Maria
Hôm nay, ngày 1/5/2010, tại Thánh Địa Đức Mẹ LaVang, TGP Huế đã cử hành Thánh lễ Kính Đức Maria - Khai mạc Tháng Hoa 2010.
Về dự Thánh lễ có Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể - TGM Huế, Đức Cha FX Lê Văn Hồng - Giám Mục Phụ tá ( Chủ tế ), Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu sĩ và chừng 2000 bà con Giáo dân, gồm rất đông khách Hành hương cùng Tín hữu Hạt Quảng Trị và thành phố Huế.
Xem hình thánh lễ khai mạc tháng hoa tại Lavang
Đúng 7 giờ 00, Cha Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang Giacôbê Lê Sĩ Hiền đã bắt kinh khai mạc giờ lần hạt Mân Côi với Mẹ, để cùng ca khen Mẹ và chuẩn bị tâm hồn cùng Mẹ bước vào Thánh lễ.
Cha Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang cùng suy niệm và lần hạt với cộng đoàn Phụng vụ. Theo Kinh gẫm Năm Sự Mừng, Cha đã chia sẻ năm đề tài nhỏ để mọi người học nơi Mẹ những nhân đức tròn đầy: Đức tin của Đức Mẹ, Đức vâng phục của Đức Mẹ, Đức Cậy trông của Đức Mẹ, Lòng khiêm nhường của Đức Mẹ và cuối cùng: " Lạy Nữ Vương Thiên đàng, Hãy vui mừng - Alleluia !
Thánh lễ chính thức bắt đầu lúc 8 giờ 00.
Phụ trách hát lễ hôm nay là Ca đoàn Tổng hợp gồm Ca đoàn của Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang và Ca đoàn đến từ Giáo xứ Fatima Bình Triệu TGP Sài Gòn.
Dẫn đầu đoàn rước là Thánh giá, đền hầu, các em thiếu nhi trong đội dâng hoa, quý Linh Mục, Đức TGM và cuối cùng là Đức Cha Phụ tá.
Sau khi Ca đoàn dứt bài ca Nhập lễ, các em thiếu nhi LaVang múa bài dâng hoa lên trước nhan Thánh Mẹ. Bài Thánh ca đơn sơ, những vũ điệu nhẹ nhàng, từng cánh hoa tươi thắm, cùng bao khuôn mặt trong trắng của các em. . đã tạo nên bầu khí thêm Thánh thiêng và sốt mến.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế đã nói:
" Tháng Năm lại về. Mọi tâm hồn Giáo dân Việt Nam rộn ràng và háo hức hướng về Mẹ Maria, đặc biệt Mẹ Maria LaVang vì Tháng Năm là Tháng Hoa của Mẹ. Hôm nay cũng là ngày mừng lễ Thánh Giuse Thợ và là ngày quốc tế Lao Động. Chúng ta xin cùng Chúa, nhờ sự chuyển cầu của Mẹ LaVang và Thánh cả Giuse, ban cho chúng ta biết chăm chỉ làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng lao động không phải là tất cả, lao động chỉ là phương tiện: " Người ta sống không nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra "...
Chia sẻ sau Tin Mừng, có đoạn Đức Cha Phanxicô Xaviê đã nói:
". .. Mẹ Maria đẹp như ngàn hoa tô thắm trần gian, hương thơm nhân đức Mẹ tỏa khắp vũ trụ. Đời của Mẹ quyện vào đời Con Mẹ làm nên hy lễ Cứu độ trên đồi Canvê.
Hôm nay, chúng con cùng mượn hương sắc của những loài hoa kính dâng lên Mẹ, để trao gửi về Mẹ lòng yêu mến, tâm tình hiếu thảo và niềm cảm tạ tri ân.
Xin Mẹ biến đổi cuộc đời chúng con trở thành những đóa hoa tươi thắm dâng hiến cho đời, trao tặng cho nhau....
Lạy Mẹ, mỗi cuộc đời là một sắc hoa riêng biệt: có hoa Tình yêu, hoa Bác ái, hoa Thủy chung, hoa Dâng hiến, hoa Phục vụ và có cả hoa Hy sinh.
Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng quý, miễn là chúng con không ích kỷ giữ cho riêng mình nhưng biết chia sẻ và trao ban...
Lạy Mẹ, đó là tất cả những đóa hoa lòng đơn sơ chân thành đượm tình yêu mến của mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Cộng đoàn hành hương chúng con xin dâng lên Mẹ, xin Mẹ đón nhận và chúc lành cho chúng con... "
Trước khi Đức Cha chủ tế ban phép lành với ơn Toàn xá, Đức TGM Stêphanô đã ngỏ lời với cộng đoàn Phụng vụ. Ngài nói:
" Thứ nhất: Hôm nay, trong khi bao người tranh thủ những ngày lễ nghỉ để đi đây đi đó vui chơi, để hưởng thụ..., thì chúng ta đã chạy về bên Mẹ LaVang. Đức Mẹ phải rất vui mừng và sẵn lòng ban muôn ơn lành cho chúng ta.
Thứ hai: Đất của Thánh địa LaVang có chính thức là 19 hecsta, đã được cấp sổ đỏ. Chúng ta sẽ xây dựng LaVang thành Trung Tâm Hành hương càng ngày càng xứng đáng hơn cho cả Giáo Hội Việt Nam. Đã có 15 Công ty trong và ngoài nước họp để lên bản vẽ quy hoạch tổng thể. Sau đó nộp về Ban Giám Khảo của HĐGM VN xét, tuyển chọn cả về mặt kiến trúc kỹ thuật và cả về mặt Tôn giáo... Hy vọng vào ngày bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đầu tháng 1 năm 2011 sẽ đặt viên đá đầu tiên.
Thứ ba: Đại lễ bế mạc Năm Thánh 2010 sẽ được tổ chức tại Thánh địa LaVang vào ngày 6/1/2010. Sẽ có Vị Đặc Sứ của Tòa Thánh Vatican, Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Giám Mục trong và ngoài nước và rất đông các Cha, các Tu sĩ và anh chị em Giáo hữu gần xa về tham dự. Thời tiết lúc ấy rất thất thường. Anh chị em để tâm chuẩn bị và nhất là hợp ý cầu nguyện cùng Chúa và Mẹ LaVang ban cho mọi dự định của Giáo Hội Việt Nam được tiến hành thuận lợi và có kết quả tốt đẹp. Và như thế, chúng ta sẽ kết hợp Đại Hội Đức Mẹ LaVang 3 Năm một kỳ vào dịp bế mạc Năm Thánh luôn..."
Một cơn mưa nhỏ hạt rơi rơi khi Thánh lễ vừa kết thúc.
Mọi người nói vui: " Mưa hồng ân của Đức Mẹ đó ! "
Cơn mưa nhỏ chưa đầy mười phút đã tạnh hẵn, những tia nắng ban mai lại chiếu xuống từ những đám mây xám trắng như một món quà ý nghĩa " Ông Trời " riêng tặng những ai hành hương hôn nay ra về trong nắng ấm ban mai...
Paul Maria
Cơn thử thách và sự thánh thiện
Gioan Lê Quang Vinh
13:50 01/05/2010
CƠN THỬ THÁCH VÀ SỰ THÁNH THIỆN
Trong thời gian vừa qua, Hội Thánh Công giáo toàn cầu và Hội Thánh địa phương tại Việt nam gặp quá nhiều sóng gió. Có những nơi sóng cao gió lớn đến nỗi kẻ thù của Hội Thánh vỗ tay reo mừng chờ con thuyền ấy lật nhào và chìm hẳn.
Trong cơn thử thách ấy, một số người lên án Hội Thánh, người thì sẵn sàng “giết” anh em nhân danh Hội Thánh, một số khác suy tư, cầu nguyện và tìm nguyên nhân để đề nghị những giải pháp, lại có người dửng dưng như không có gì xảy ra. Nhưng xét cho cùng, dù con người làm gì đi nữa, gương mặt khổ nạn của Đức Kitô vẫn cúi xuống trên Hội Thánh với lòng nhân hậu bao dung.
Lời tiên báo của Đức Kitô rằng Con Người sẽ lên Giêrusalem, “phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết” (Mc.8,31), không chỉ ứng nghiệm cho chính mình Người, mà còn cho các Tông đồ và cho Hội Thánh cho đến ngày thế mạt.
Và chính trong nỗi thống khổ của Đức Kitô, người ta đã nghe lời tiên báo về ngày Người sống lại. Cũng vậy, chính trong cơn thống khổ của Hội Thánh, thế gian nhận ra dung mạo uy nghi của Đấng cứu độ trần gian.
Nếu chúng ta lướt nhìn lại lịch sử 2000 năm của Hội Thánh Công Giáo, chúng ta nhận thấy điều gì? Ấn tượng đầu tiên là cho dù Hội Thánh ấy gặp quá nhiều chống đối, lên án và cả chia rẽ nội bộ, Hội Thánh ấy không suy sụp sau 70 năm hay 100 năm, mà là một Hội Thánh vươn lên mạnh mẽ hơn sau mỗi thời khủng hoảng.
Điều thứ hai khiến ta chú ý, là khi Hội Thánh được trần gian “chiều chuộng”, được các thế lực nâng đỡ, thì Hội Thánh đi xa dần con đường mà Thầy chí thánh đã bước đi.
Quả thật như thế, hai mươi thế kỷ qua đi làm cho các vết thương trên Thân mình Mầu nhiệm Đức Kitô thêm dày đặc. Những cơn bách hại của đế quốc Rôma suốt 250 năm, rồi đến các lạc giáo suốt năm thế kỷ bắt đầu từ lúc Chúa Giêsu về Trời được 100 năm.
Không chỉ có thế, càng về sau này Hội Thánh còn gặp nhiều gian lao, đau khổ, có khi là do cách hành xử của chính mình, có khi do sự chi phối của thế quyền vì họ muốn can thiệp vào Hội Thánh. Thế kỷ thứ VII còn chứng kiến các cuộc xâm lăng của Hồi giáo, rồi vấn đề ly giáo v… Tất cả trở thành những vết đinh đóng sâu vào lòng Hội Thánh.
Từ đó về sau, không có thời đại nào mà Hội Thánh lướt đi êm ả giữa lòng thế giới mà không có biến động. Những cuộc ly giáo, những lạc thuyết mới và sự suy đồi của đời sống giáo sĩ v.v… là nỗi đau vô bờ mà nếu không có ơn Chúa, không ai vượt qua nổi.
Từ đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, với lời thách thức ngạo mạn “Giáo Hoàng có được bao nhiêu binh đoàn?”, với cách hành xử với Hội Thánh ở những nước xã hội chủ nghĩa, với sự chia rẽ trong các quan điểm… Hội Thánh dưới con mắt của nhiều người, cũng sẽ tan đi như khói thuốc phiện mê hoặc con người.
Thế nhưng, điều kỳ diệu là cứ sau mỗi biến cố tưởng như vùi dập tất cả, thì Hội Thánh lại vươn mình lên cao, không ngạo nghễ, không kiêu căng, nhưng hãnh diện với tất cả vẻ huy hoàng của ngày Phục Sinh.
Lần giở lại lịch sử Hội Thánh, chúng ta không nhằm mục đích tranh giành vị thế với bất cứ ai, vì xét cho cùng chẳng có cơ chế nào lâu dài như Hội Thánh Chúa Kitô để so sánh. Nhưng, như linh mục sử gia Bùi Đức Sinh O.P. nhận xét trong tác phẩm Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, chúng ta “muốn có một quan niệm cao hơn về sứ mạng của Giáo Hội” và “đưa ra ánh sáng cái tiềm lực đã làm cho Giáo Hội sống động và uyển chuyển qua các thời đại”.
Vẫn có những người sợ thế gian thấy những khuyết điểm của Hội Thánh. Thật ra chẳng có gì phải sợ. Cha Timothy Radcliff nhận xét: “Chúng ta có thể cảm thấy ngượng ngùng khi nhận mình là người Công Giáo, nhưng chẳng phải Đức Giêsu vốn đã giữ bên mình những kẻ đồng hành đáng xấu hổ ngay từ thủa đầu rồi sao?”.
Không phải vì Phêrô chối Chúa hay vì Giuđa phản bội thì công cuộc cứu độ không được hoàn tất. Trái lại, Thiên Chúa quyền năng đã dùng chính những yếu đuối bất toàn ấy để kiến tạo một công trình sẽ còn lưu dấu cho đến muôn đời, ấy là đoàn người đông đảo cầm lá thiên tuế tiến lên.
Vâng, Hội Thánh xét như tập hợp những con người thì chắc chắn cũng tập hợp cả những ưu khuyết điểm của con người. Có tập hợp người nào mà loại trừ những phần tử có lỗi lầm?
Nhưng Hội Thánh xét như công trình của Chúa Thánh Thần là Hội Thánh thánh thiện, vì khi Chúa Thánh Thần dùng lửa để thánh hoá và khi Chúa Giêsu làm đầu Hội Thánh, thì lời tuyên xưng của người tín hữu là chân lý muôn đời: “Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.
Đọc tin tức về nhiều mặt, tôi hoang mang. Theo dõi các diễn biến, tôi lo âu. Nhìn các cá nhân, tôi thấy mệt mỏi. Nhìn vào chính tôi với những bất toàn, tôi càng lo lắng hơn. Nhưng khi đọc lại kinh Tin Kính, tôi vui mừng và đọc lớn: Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện…
Khi tôi hỏi các em lớp Hành Trình Đức Tin ở giáo xứ tôi: “Giáo Hội có những đặc tính nào?”, các em hãnh diện nói lớn: “Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”, và tôi hoà cùng niềm vui với các em tôi.
Trong cơn gian nan của Hội Thánh, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được cùng với lời cầu nguyện thiết tha. Xin đừng trách móc, phê phán hay lên án nhau, dù rằng điều ấy cũng đã xảy ra trong suốt hành trình dương thế của Hội Thánh.
Cũng đừng nên trách anh em mình là nói dối tinh vi và tệ hại nhất, hay là suy diễn và phê phán sai lạc… nếu họ nói khác mình, vì tất cả những ai bước theo Đức Kitô là chỉ mong ước làm cho Danh Chúa cả sáng.
Bước vào Tháng Hoa của Mẹ, chắc chắn bông hoa đẹp nhất chúng ta dâng lên Mẹ là Hội Thánh Chúa, là Nhiệm Thể của Chúa Giêsu, Con chí ái của Mẹ. Xin Mẹ nhận lấy và gìn giữ nâng đỡ như Mẹ luôn thực hiện trong lịch sử hai ngàn năm của Hội Thánh Chúa.
Trong thời gian vừa qua, Hội Thánh Công giáo toàn cầu và Hội Thánh địa phương tại Việt nam gặp quá nhiều sóng gió. Có những nơi sóng cao gió lớn đến nỗi kẻ thù của Hội Thánh vỗ tay reo mừng chờ con thuyền ấy lật nhào và chìm hẳn.
Trong cơn thử thách ấy, một số người lên án Hội Thánh, người thì sẵn sàng “giết” anh em nhân danh Hội Thánh, một số khác suy tư, cầu nguyện và tìm nguyên nhân để đề nghị những giải pháp, lại có người dửng dưng như không có gì xảy ra. Nhưng xét cho cùng, dù con người làm gì đi nữa, gương mặt khổ nạn của Đức Kitô vẫn cúi xuống trên Hội Thánh với lòng nhân hậu bao dung.
Lời tiên báo của Đức Kitô rằng Con Người sẽ lên Giêrusalem, “phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết” (Mc.8,31), không chỉ ứng nghiệm cho chính mình Người, mà còn cho các Tông đồ và cho Hội Thánh cho đến ngày thế mạt.
Và chính trong nỗi thống khổ của Đức Kitô, người ta đã nghe lời tiên báo về ngày Người sống lại. Cũng vậy, chính trong cơn thống khổ của Hội Thánh, thế gian nhận ra dung mạo uy nghi của Đấng cứu độ trần gian.
Nếu chúng ta lướt nhìn lại lịch sử 2000 năm của Hội Thánh Công Giáo, chúng ta nhận thấy điều gì? Ấn tượng đầu tiên là cho dù Hội Thánh ấy gặp quá nhiều chống đối, lên án và cả chia rẽ nội bộ, Hội Thánh ấy không suy sụp sau 70 năm hay 100 năm, mà là một Hội Thánh vươn lên mạnh mẽ hơn sau mỗi thời khủng hoảng.
Điều thứ hai khiến ta chú ý, là khi Hội Thánh được trần gian “chiều chuộng”, được các thế lực nâng đỡ, thì Hội Thánh đi xa dần con đường mà Thầy chí thánh đã bước đi.
Quả thật như thế, hai mươi thế kỷ qua đi làm cho các vết thương trên Thân mình Mầu nhiệm Đức Kitô thêm dày đặc. Những cơn bách hại của đế quốc Rôma suốt 250 năm, rồi đến các lạc giáo suốt năm thế kỷ bắt đầu từ lúc Chúa Giêsu về Trời được 100 năm.
Không chỉ có thế, càng về sau này Hội Thánh còn gặp nhiều gian lao, đau khổ, có khi là do cách hành xử của chính mình, có khi do sự chi phối của thế quyền vì họ muốn can thiệp vào Hội Thánh. Thế kỷ thứ VII còn chứng kiến các cuộc xâm lăng của Hồi giáo, rồi vấn đề ly giáo v… Tất cả trở thành những vết đinh đóng sâu vào lòng Hội Thánh.
Từ đó về sau, không có thời đại nào mà Hội Thánh lướt đi êm ả giữa lòng thế giới mà không có biến động. Những cuộc ly giáo, những lạc thuyết mới và sự suy đồi của đời sống giáo sĩ v.v… là nỗi đau vô bờ mà nếu không có ơn Chúa, không ai vượt qua nổi.
Từ đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, với lời thách thức ngạo mạn “Giáo Hoàng có được bao nhiêu binh đoàn?”, với cách hành xử với Hội Thánh ở những nước xã hội chủ nghĩa, với sự chia rẽ trong các quan điểm… Hội Thánh dưới con mắt của nhiều người, cũng sẽ tan đi như khói thuốc phiện mê hoặc con người.
Thế nhưng, điều kỳ diệu là cứ sau mỗi biến cố tưởng như vùi dập tất cả, thì Hội Thánh lại vươn mình lên cao, không ngạo nghễ, không kiêu căng, nhưng hãnh diện với tất cả vẻ huy hoàng của ngày Phục Sinh.
Lần giở lại lịch sử Hội Thánh, chúng ta không nhằm mục đích tranh giành vị thế với bất cứ ai, vì xét cho cùng chẳng có cơ chế nào lâu dài như Hội Thánh Chúa Kitô để so sánh. Nhưng, như linh mục sử gia Bùi Đức Sinh O.P. nhận xét trong tác phẩm Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, chúng ta “muốn có một quan niệm cao hơn về sứ mạng của Giáo Hội” và “đưa ra ánh sáng cái tiềm lực đã làm cho Giáo Hội sống động và uyển chuyển qua các thời đại”.
Vẫn có những người sợ thế gian thấy những khuyết điểm của Hội Thánh. Thật ra chẳng có gì phải sợ. Cha Timothy Radcliff nhận xét: “Chúng ta có thể cảm thấy ngượng ngùng khi nhận mình là người Công Giáo, nhưng chẳng phải Đức Giêsu vốn đã giữ bên mình những kẻ đồng hành đáng xấu hổ ngay từ thủa đầu rồi sao?”.
Không phải vì Phêrô chối Chúa hay vì Giuđa phản bội thì công cuộc cứu độ không được hoàn tất. Trái lại, Thiên Chúa quyền năng đã dùng chính những yếu đuối bất toàn ấy để kiến tạo một công trình sẽ còn lưu dấu cho đến muôn đời, ấy là đoàn người đông đảo cầm lá thiên tuế tiến lên.
Vâng, Hội Thánh xét như tập hợp những con người thì chắc chắn cũng tập hợp cả những ưu khuyết điểm của con người. Có tập hợp người nào mà loại trừ những phần tử có lỗi lầm?
Nhưng Hội Thánh xét như công trình của Chúa Thánh Thần là Hội Thánh thánh thiện, vì khi Chúa Thánh Thần dùng lửa để thánh hoá và khi Chúa Giêsu làm đầu Hội Thánh, thì lời tuyên xưng của người tín hữu là chân lý muôn đời: “Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.
Đọc tin tức về nhiều mặt, tôi hoang mang. Theo dõi các diễn biến, tôi lo âu. Nhìn các cá nhân, tôi thấy mệt mỏi. Nhìn vào chính tôi với những bất toàn, tôi càng lo lắng hơn. Nhưng khi đọc lại kinh Tin Kính, tôi vui mừng và đọc lớn: Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện…
Khi tôi hỏi các em lớp Hành Trình Đức Tin ở giáo xứ tôi: “Giáo Hội có những đặc tính nào?”, các em hãnh diện nói lớn: “Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”, và tôi hoà cùng niềm vui với các em tôi.
Trong cơn gian nan của Hội Thánh, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được cùng với lời cầu nguyện thiết tha. Xin đừng trách móc, phê phán hay lên án nhau, dù rằng điều ấy cũng đã xảy ra trong suốt hành trình dương thế của Hội Thánh.
Cũng đừng nên trách anh em mình là nói dối tinh vi và tệ hại nhất, hay là suy diễn và phê phán sai lạc… nếu họ nói khác mình, vì tất cả những ai bước theo Đức Kitô là chỉ mong ước làm cho Danh Chúa cả sáng.
Bước vào Tháng Hoa của Mẹ, chắc chắn bông hoa đẹp nhất chúng ta dâng lên Mẹ là Hội Thánh Chúa, là Nhiệm Thể của Chúa Giêsu, Con chí ái của Mẹ. Xin Mẹ nhận lấy và gìn giữ nâng đỡ như Mẹ luôn thực hiện trong lịch sử hai ngàn năm của Hội Thánh Chúa.
Công chức và tri thức Công giáo - Giáo Phận Vinh hành hương năm thánh.
Nguyễn Tiên Sinh
15:55 01/05/2010
Công chức và tri thức Công giáo - Giáo Phận Vinh hành hương năm thánh.
Trong tinh thần Hiệp thông để sống tốt và chu toàn vai trò Sứ vụ của năm thánh, và cũng là dịp tốt cho anh chị em có thời gian nhìn lại mình để chấn chỉnh, để sửa chữa theo tinh thần hướng tới đại hội dân Chúa. Công chức, tri thức trẻ Giáo Phận Vinh đã tổ chức gặp mặt, tĩnh tâm và hành hương về nguồn.
8h ngày 30.04.2010. Từng dòng xe từ muôn ngã, chở những người con ưu tú là đại diện tri thức Công giáo đang công tác xã hội trên địa bàn hai tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh về Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh.
9h 00. Tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục. Cha Phêrô Trần Đình Lai - Linh mục đồng hành, đã giúp anh chị em tĩnh tâm.
10h 30 Chúc mừng Kim khánh Linh mục và 18 năm Giám mục Của Đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên.
Xem hình hành hương
Trong bầu khí thiêng liêng tại Nhà nguyện Tòa Giám Mục, Đức Giám Mục Giáo Phận đã có cuộc gặp gỡ, chia sẽ, giao lưu với anh chị em Công chức, tri thức người công giáo, lược trích lời tâm sự của Đức Cha như sau: "...Các bạn thân mến, Cha gọi như vậy cho nó thân tình. Cha rất vui và không khỏi bất ngờ khi các bạn đã chọn ngày 30 tháng 04 làm ngày hành hương.
Lẽ ra hôm nay các bạn được nghỉ xả hơi theo chương trình của cơ quan đoàn thể xã hội nhưng các bạn đã hi sinh để về đây trong chương trình của Năm thánh, là một nghĩa cử cao thượng, điều đó nói lên rằng dẫu đi đâu làm gì thì con cái Giáo hội vẫn luôn thao thức về cội nguồn, thao thức tinh thần hiệp nhất.
Quả thực đây chính là thời điểm Giáo hội cần sự nhiệt tâm tình nguyện của cộng đồng dân Chúa, đặc biệt là anh chị em tri thức Công giáo.
Các bạn biết đó, khi nhìn vào sự phát triển của các giáo hội như giáo hôi Công Giáo Ba Lan, Giáo hội công giáo Đức… chúng ta thấy rõ vai trò dấn thân và môi trường công việc của người tri thức Công giáo quan trọng biết là dường nào, có thể nói tri thức trẻ trẻ công giáo là nhân lực chủ chốt góp phần thúc đẩy canh tân con người, canh tân xã hội trong mọi thời đại. Đặc biệt là hoàn cảnh xã hội Việt nam lúc này, một xã hội đang khủng hoảng sự thật trên nhiều phương diện.
Qua Cha Lai, linh mục đồng hành của các bạn, Cha biết các bạn gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường công việc, có những đố kị, phân biệt tôn giáo không đáng có trong nhà trường, nơi công sở, môi trường công tác của các bạn. Sự giới hạn tầm nhìn của một số lãnh đạo đó đã ảnh hưởng xấu tới nhiều mối quan hệ lành mạnh khác, nói cách chính xác việc kỳ thị người công giáo, Tin lành hay Phật giáo cách công khai hoặc ngấm ngầm nơi nhà trường, nơi công sở là môt sai lầm trầm trọng của cơ chế hôm nay. Chính giới hạn đó đã làm trì trễ bước tiến của con người và đất nước chúng ta, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục và Y tế.
Là tri thức trẻ công giáo hôm nay anh chị em biết rõ thời cuộc hơn Cha, tuy nhiên anh chị em phải nhớ rằng khác với mọi cơ cấu và tổ chức trần thế, Giáo hội và con cái Chúa luôn bước đi trong lộ trình của Tin Mừng, của sự thật chứ không chạy theo những giới hạn thấp hèn của cơ chế thế thục, nên đòi hỏi nơi người tri thức công giáo một sự can đảm hơn các thành phần khác và phải có một đức tin trưởng thành để hiểu biết giáo lý và bao dung hết mọi thành phần xã hội trong đó có cả những đảng viên đảng cộng sản.
Đây không còn là giai đoạn chúng ta nói về vấn đề kết nạp hay không kết nạp đảng vì điều đó quá xưa rồi nhưng hôm nay phải nói về vấn đề bao dung những anh chị em là đảng viên, không kể lương giáo, giúp họ trở về với sự thật. Hãy dùng chính sự thật và một đức tin Công giáo trưởng thành để bao dung họ chứ không phải là những đố kị hẹp hòi, bao dung trong sự thật chứ không phải bao dung trong cơ chế, trong thủ đoạn….
Chính môi trường công việc của anh chị em Công chức hôm nay là cầu nối rất tốt cho vấn đề này – vấn đề hòa giải, phải vượt qua mọi rào cản tâm lý hẹp hòi để trưởng thành hơn trong Đức tin Công giáo. Các bạn phải nỗ lực hơn nữa để canh tân con người, canh tân xã hội, đó chính là điều Cha mong muốn và thao thức nhiều về anh chị em Công chức, tri thức người công giáo đặc biệt là con cái Giáo Phận Vinh chúng ta …..”
Buổi nói chuyện khép lại với nhiều thao thức, những câu hỏi khác đến từ anh chị em công chức nhưng thời gian không cho phép nên Đức Giám Mục Giáo Phận hứa vào một dịp thuận tiện khác sẽ lắng nghe và tâm sự với anh chị em Công chức, Tri thức Giáo phận nhiều hơn nữa.
11h. Thánh lễ tại Nhà nguyện Tòa Giám Mục. Linh mục Phêrô Trần Đình Lai Chủ tế với sự đồng tế của Linh mục Fx Nguyễn Văn Lượng và Linh mục Jos Nguyễn Xuân Phương đến từ Giáo hạt Bột Đà Giáo Phận Vinh.
Bài giảng trong Thánh lễ Linh mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn lượng chia sẽ về ý nghĩa của việc hành hương năm Thánh, phần cuối bài giảng Cha Lượng nói về vấn đề thông tin và cách cảm nhận thông tin.
Lược trích lời Cha lượng chia sẽ như sau: “…..Lịch sự giáo hội chứng minh cho chúng ta thấy có những lúc tưởng chừng như thế nhưng không phải vậy, vì có khi Thiên Chúa vẽ đường thẳng trên những nét cong. Dẫu rằng những mặt cong kia có khi không phải do Thiên Chúa tạo nên, mà do chính con người tự gây ra và đi vào bế tắc, nhưng Thiên Chúa vẫn vẽ được những đường thẳng tuyệt vời theo ý Ngài trên đó.
Vấn đề được đặt ra là chúng ta bị xao xuyến bởi những nét cong hay luôn can đảm sống đức tin với đường thẳng Chúa muốn vẽ lên đó?....."
Sau Thánh lễ ở nhà nguyện TGM, anh chị em sang nhà thờ chính tòa, đọc kinh, hoàn thiện nghi thức hành hương theo giáo luật để hưởng ơn đại xá và chụp ảnh lưu niệm ở nhà thờ chính tòa Xã đoài.
Buổi chiều phái đoàn tổ chức giao lưu ở bãi biển Diễn Thành và đánh bóng chuyền ở trung tâm thể thao huyện Diễn Châu.
Sau một ngày hành hương với những sinh hoạt tâm linh và những hoạt động thể thao sôi nỗi, anh chị em đã về Yên Lý, ăn tối, sơ kết, họp bàn công việc.
Ngày hành hương đã khép lại trong 30 phút thắp nến cầu nguyện Tazer với nhau thật sốt sắng ấm cúng tình Cha con, tình huynh đệ tại nhà xứ Yên lý.
Trải qua nhiều năm với bao gian lao trên vạn nẻo đường đời để lập nghiệp, để sống chứng nhân tin mừng ngay trên đất Mẹ Giáo Phận. Đây là lần đầu tiên anh chị em quy tụ nên Đại gia đình Công chức khá đầy đủ mọi thành phần tri thức người Công giáo đang công tác trên địa bàn hai tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh với mục đích sống hiệp nhất để canh tân chính mình, canh tân xã hội.
Hình ảnh Logo đã nói lên tất cả những thao thức, vất vả và đầy tự tin của anh chị em Công Chức, tri thức người Công Giáo - Giáo Phận vinh.
Paulus Nguyễn Đình Khôi.
Trong tinh thần Hiệp thông để sống tốt và chu toàn vai trò Sứ vụ của năm thánh, và cũng là dịp tốt cho anh chị em có thời gian nhìn lại mình để chấn chỉnh, để sửa chữa theo tinh thần hướng tới đại hội dân Chúa. Công chức, tri thức trẻ Giáo Phận Vinh đã tổ chức gặp mặt, tĩnh tâm và hành hương về nguồn.
8h ngày 30.04.2010. Từng dòng xe từ muôn ngã, chở những người con ưu tú là đại diện tri thức Công giáo đang công tác xã hội trên địa bàn hai tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh về Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh.
9h 00. Tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục. Cha Phêrô Trần Đình Lai - Linh mục đồng hành, đã giúp anh chị em tĩnh tâm.
10h 30 Chúc mừng Kim khánh Linh mục và 18 năm Giám mục Của Đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên.
Xem hình hành hương
Trong bầu khí thiêng liêng tại Nhà nguyện Tòa Giám Mục, Đức Giám Mục Giáo Phận đã có cuộc gặp gỡ, chia sẽ, giao lưu với anh chị em Công chức, tri thức người công giáo, lược trích lời tâm sự của Đức Cha như sau: "...Các bạn thân mến, Cha gọi như vậy cho nó thân tình. Cha rất vui và không khỏi bất ngờ khi các bạn đã chọn ngày 30 tháng 04 làm ngày hành hương.
Lẽ ra hôm nay các bạn được nghỉ xả hơi theo chương trình của cơ quan đoàn thể xã hội nhưng các bạn đã hi sinh để về đây trong chương trình của Năm thánh, là một nghĩa cử cao thượng, điều đó nói lên rằng dẫu đi đâu làm gì thì con cái Giáo hội vẫn luôn thao thức về cội nguồn, thao thức tinh thần hiệp nhất.
Quả thực đây chính là thời điểm Giáo hội cần sự nhiệt tâm tình nguyện của cộng đồng dân Chúa, đặc biệt là anh chị em tri thức Công giáo.
Các bạn biết đó, khi nhìn vào sự phát triển của các giáo hội như giáo hôi Công Giáo Ba Lan, Giáo hội công giáo Đức… chúng ta thấy rõ vai trò dấn thân và môi trường công việc của người tri thức Công giáo quan trọng biết là dường nào, có thể nói tri thức trẻ trẻ công giáo là nhân lực chủ chốt góp phần thúc đẩy canh tân con người, canh tân xã hội trong mọi thời đại. Đặc biệt là hoàn cảnh xã hội Việt nam lúc này, một xã hội đang khủng hoảng sự thật trên nhiều phương diện.
Qua Cha Lai, linh mục đồng hành của các bạn, Cha biết các bạn gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường công việc, có những đố kị, phân biệt tôn giáo không đáng có trong nhà trường, nơi công sở, môi trường công tác của các bạn. Sự giới hạn tầm nhìn của một số lãnh đạo đó đã ảnh hưởng xấu tới nhiều mối quan hệ lành mạnh khác, nói cách chính xác việc kỳ thị người công giáo, Tin lành hay Phật giáo cách công khai hoặc ngấm ngầm nơi nhà trường, nơi công sở là môt sai lầm trầm trọng của cơ chế hôm nay. Chính giới hạn đó đã làm trì trễ bước tiến của con người và đất nước chúng ta, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục và Y tế.
Là tri thức trẻ công giáo hôm nay anh chị em biết rõ thời cuộc hơn Cha, tuy nhiên anh chị em phải nhớ rằng khác với mọi cơ cấu và tổ chức trần thế, Giáo hội và con cái Chúa luôn bước đi trong lộ trình của Tin Mừng, của sự thật chứ không chạy theo những giới hạn thấp hèn của cơ chế thế thục, nên đòi hỏi nơi người tri thức công giáo một sự can đảm hơn các thành phần khác và phải có một đức tin trưởng thành để hiểu biết giáo lý và bao dung hết mọi thành phần xã hội trong đó có cả những đảng viên đảng cộng sản.
Đây không còn là giai đoạn chúng ta nói về vấn đề kết nạp hay không kết nạp đảng vì điều đó quá xưa rồi nhưng hôm nay phải nói về vấn đề bao dung những anh chị em là đảng viên, không kể lương giáo, giúp họ trở về với sự thật. Hãy dùng chính sự thật và một đức tin Công giáo trưởng thành để bao dung họ chứ không phải là những đố kị hẹp hòi, bao dung trong sự thật chứ không phải bao dung trong cơ chế, trong thủ đoạn….
Chính môi trường công việc của anh chị em Công chức hôm nay là cầu nối rất tốt cho vấn đề này – vấn đề hòa giải, phải vượt qua mọi rào cản tâm lý hẹp hòi để trưởng thành hơn trong Đức tin Công giáo. Các bạn phải nỗ lực hơn nữa để canh tân con người, canh tân xã hội, đó chính là điều Cha mong muốn và thao thức nhiều về anh chị em Công chức, tri thức người công giáo đặc biệt là con cái Giáo Phận Vinh chúng ta …..”
Buổi nói chuyện khép lại với nhiều thao thức, những câu hỏi khác đến từ anh chị em công chức nhưng thời gian không cho phép nên Đức Giám Mục Giáo Phận hứa vào một dịp thuận tiện khác sẽ lắng nghe và tâm sự với anh chị em Công chức, Tri thức Giáo phận nhiều hơn nữa.
11h. Thánh lễ tại Nhà nguyện Tòa Giám Mục. Linh mục Phêrô Trần Đình Lai Chủ tế với sự đồng tế của Linh mục Fx Nguyễn Văn Lượng và Linh mục Jos Nguyễn Xuân Phương đến từ Giáo hạt Bột Đà Giáo Phận Vinh.
Bài giảng trong Thánh lễ Linh mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn lượng chia sẽ về ý nghĩa của việc hành hương năm Thánh, phần cuối bài giảng Cha Lượng nói về vấn đề thông tin và cách cảm nhận thông tin.
Lược trích lời Cha lượng chia sẽ như sau: “…..Lịch sự giáo hội chứng minh cho chúng ta thấy có những lúc tưởng chừng như thế nhưng không phải vậy, vì có khi Thiên Chúa vẽ đường thẳng trên những nét cong. Dẫu rằng những mặt cong kia có khi không phải do Thiên Chúa tạo nên, mà do chính con người tự gây ra và đi vào bế tắc, nhưng Thiên Chúa vẫn vẽ được những đường thẳng tuyệt vời theo ý Ngài trên đó.
Vấn đề được đặt ra là chúng ta bị xao xuyến bởi những nét cong hay luôn can đảm sống đức tin với đường thẳng Chúa muốn vẽ lên đó?....."
Sau Thánh lễ ở nhà nguyện TGM, anh chị em sang nhà thờ chính tòa, đọc kinh, hoàn thiện nghi thức hành hương theo giáo luật để hưởng ơn đại xá và chụp ảnh lưu niệm ở nhà thờ chính tòa Xã đoài.
Buổi chiều phái đoàn tổ chức giao lưu ở bãi biển Diễn Thành và đánh bóng chuyền ở trung tâm thể thao huyện Diễn Châu.
Sau một ngày hành hương với những sinh hoạt tâm linh và những hoạt động thể thao sôi nỗi, anh chị em đã về Yên Lý, ăn tối, sơ kết, họp bàn công việc.
Ngày hành hương đã khép lại trong 30 phút thắp nến cầu nguyện Tazer với nhau thật sốt sắng ấm cúng tình Cha con, tình huynh đệ tại nhà xứ Yên lý.
Trải qua nhiều năm với bao gian lao trên vạn nẻo đường đời để lập nghiệp, để sống chứng nhân tin mừng ngay trên đất Mẹ Giáo Phận. Đây là lần đầu tiên anh chị em quy tụ nên Đại gia đình Công chức khá đầy đủ mọi thành phần tri thức người Công giáo đang công tác trên địa bàn hai tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh với mục đích sống hiệp nhất để canh tân chính mình, canh tân xã hội.
Hình ảnh Logo đã nói lên tất cả những thao thức, vất vả và đầy tự tin của anh chị em Công Chức, tri thức người Công Giáo - Giáo Phận vinh.
Paulus Nguyễn Đình Khôi.
Giáo xứ Tân Phước mừng lễ bổn mạng
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
16:21 01/05/2010
NGÀY ĐẦU THÁNG HOA - Giáo xứ Tân Phước
Mừng Kính Thánh Giuse Thợ, Bổn Mạng Giáo Họ 1 Tại Giáo Xứ Tân Phước
Thứ Bảy ngày 01.05.2010
Tháng năm lại về! Tháng của Mẹ, tháng của mùa hoa muôn sắc đua nở dâng Mẹ trên trời. Ngày đầu tháng hoa cũng là ngày kính Thánh Giuse Thợ, một mẫu gương lao động cần cù sông động cho các người Cha trong gia đình. Chiều nay thứ bảy vào lúc 17h30 ngày 01 tháng 05 năm 2010, tại Giáo xứ Tân Phước Hạt Phú Tho Tổng Giáo Phận Sài Gòn (số 245 Nguyễn Thị Nhỏ Phường 9 Quận Tân Bình) đã long trọng rước kiệu hoa, kiệu Đức Mẹ khai mạc tháng hoa cũng như kiệu Thánh Giuse thợ bổn mạng Giáo họ 1.
Xem hình giáo xứ mừng lễ bổn mạng Giuse Thợ
Đặc biệt hơn, Chủ tế trong Thánh Lễ tạ ơn chiều nay là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang về thăm Giáo Xứ Tân Phước, thăm học trò cũ là hai Cha Chánh Xứ và Phụ Tá nhân dịp kỷ niệm 40 năm Linh Mục và 5 năm Giám Mục của Ngài. Trong bài giảng, Đức Cha Giuse chia sẻ dù đây là lần đầu tiên về với Giáo Xứ, lần đầu gặp gỡ Cộng đoàn dân Chúa Tân Phước nhưng Ngài vẫn cảm thấy một sự thân quen, gần gũi như anh em một nhà, con cùng một Cha trên trời như Lời Chúa hôm nay trong Tin Mừng Thánh Gioan: Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này là anh em có lòng yêu thương nhau (Ga 13,35). Vị Mục tử nhấn mạnh về giới luật duy nhất Chúa truyền: “Hãy yêu thương nhau”. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn dân Chúa hãy sống như lời Thánh Phaolô đã nói: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chính Chúa Kitô sống trong tôi. ( Gl 2,20 ). Chính khi có Chúa, có sức sống của Ngài trong ta thì mọi suy nghĩ, lời nói, cử chỉ, hành động đều hướng tới sự toàn thiện, con người sẽ sống chan hòa, yêu thương, hiệp thông và chia sẻ vì có Chúa luôn hiện diện giữa chúng ta. Và đó chính là dấu chỉ để mọi người nhận biết anh em là môn đệ Đức Kitô.
Cuối Thánh Lễ, trong tình hiệp thông, Ngài cũng chia sẻ với Cộng đoàn về những vui buồn trong cuộc đời Mục tử. Bên cạnh những vinh dự, những niềm vui xen lẫn một chút tự hào cho Giáo Hội Việt Nam khi được đứng giảng trước Công nghi Tại Rôma, Ngài cũng chia sẻ những trăn trở của vị chủ chăn của một Giáo phận khá rộng lớn, đa dạng. Đẹp và nổi tiếng về thiên nhiên hữu tình nhưng cũng còn rất nhiều vùng sâu vùng xa dưới chân dải Trường Sơn, nơi cư ngụ của anh em dân tộc (khoảng 31 dân tộc) nghèo đói không chỉ vật chất mà cả về tinh thần, không Thánh Đường, không nơi thờ phượng.
Sau Thánh Lễ, Đức Cha đã chụp hình lưu niệm và dự tiệc chung vui với Giáo họ 1. Cùng tháp tùng Đức Cha có Cha Inhaxio và một số Giáo dân người Raglai thuộc Giáo Xứ Bà Râu thuộc Giáo Hạt Ninh Thuận Nha Trang, những người anh em đang cố công, cố sức mong chờ ngày dựng xây lại Ngôi Thánh Đường đã bị đổ nát.
Mừng Kính Thánh Giuse Thợ, Bổn Mạng Giáo Họ 1 Tại Giáo Xứ Tân Phước
Thứ Bảy ngày 01.05.2010
Tháng năm lại về! Tháng của Mẹ, tháng của mùa hoa muôn sắc đua nở dâng Mẹ trên trời. Ngày đầu tháng hoa cũng là ngày kính Thánh Giuse Thợ, một mẫu gương lao động cần cù sông động cho các người Cha trong gia đình. Chiều nay thứ bảy vào lúc 17h30 ngày 01 tháng 05 năm 2010, tại Giáo xứ Tân Phước Hạt Phú Tho Tổng Giáo Phận Sài Gòn (số 245 Nguyễn Thị Nhỏ Phường 9 Quận Tân Bình) đã long trọng rước kiệu hoa, kiệu Đức Mẹ khai mạc tháng hoa cũng như kiệu Thánh Giuse thợ bổn mạng Giáo họ 1.
Xem hình giáo xứ mừng lễ bổn mạng Giuse Thợ
Đặc biệt hơn, Chủ tế trong Thánh Lễ tạ ơn chiều nay là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang về thăm Giáo Xứ Tân Phước, thăm học trò cũ là hai Cha Chánh Xứ và Phụ Tá nhân dịp kỷ niệm 40 năm Linh Mục và 5 năm Giám Mục của Ngài. Trong bài giảng, Đức Cha Giuse chia sẻ dù đây là lần đầu tiên về với Giáo Xứ, lần đầu gặp gỡ Cộng đoàn dân Chúa Tân Phước nhưng Ngài vẫn cảm thấy một sự thân quen, gần gũi như anh em một nhà, con cùng một Cha trên trời như Lời Chúa hôm nay trong Tin Mừng Thánh Gioan: Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này là anh em có lòng yêu thương nhau (Ga 13,35). Vị Mục tử nhấn mạnh về giới luật duy nhất Chúa truyền: “Hãy yêu thương nhau”. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn dân Chúa hãy sống như lời Thánh Phaolô đã nói: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chính Chúa Kitô sống trong tôi. ( Gl 2,20 ). Chính khi có Chúa, có sức sống của Ngài trong ta thì mọi suy nghĩ, lời nói, cử chỉ, hành động đều hướng tới sự toàn thiện, con người sẽ sống chan hòa, yêu thương, hiệp thông và chia sẻ vì có Chúa luôn hiện diện giữa chúng ta. Và đó chính là dấu chỉ để mọi người nhận biết anh em là môn đệ Đức Kitô.
Cuối Thánh Lễ, trong tình hiệp thông, Ngài cũng chia sẻ với Cộng đoàn về những vui buồn trong cuộc đời Mục tử. Bên cạnh những vinh dự, những niềm vui xen lẫn một chút tự hào cho Giáo Hội Việt Nam khi được đứng giảng trước Công nghi Tại Rôma, Ngài cũng chia sẻ những trăn trở của vị chủ chăn của một Giáo phận khá rộng lớn, đa dạng. Đẹp và nổi tiếng về thiên nhiên hữu tình nhưng cũng còn rất nhiều vùng sâu vùng xa dưới chân dải Trường Sơn, nơi cư ngụ của anh em dân tộc (khoảng 31 dân tộc) nghèo đói không chỉ vật chất mà cả về tinh thần, không Thánh Đường, không nơi thờ phượng.
Sau Thánh Lễ, Đức Cha đã chụp hình lưu niệm và dự tiệc chung vui với Giáo họ 1. Cùng tháp tùng Đức Cha có Cha Inhaxio và một số Giáo dân người Raglai thuộc Giáo Xứ Bà Râu thuộc Giáo Hạt Ninh Thuận Nha Trang, những người anh em đang cố công, cố sức mong chờ ngày dựng xây lại Ngôi Thánh Đường đã bị đổ nát.
Khai Mạc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ Tại Giáo Xứ An Lạc Hạt Chí Hòa Sài Gòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
16:30 01/05/2010
Khai Mạc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ Tại Giáo Xứ An Lạc Hạt Chí Hòa Sài Gòn
Sài Gòn, chiều nay thứ bảy vào lúc 17h00 ngày 01 tháng 05 năm 2010, tại Thánh Đường Giáo Xứ An Lạc Hạt Chí Hòa đã khai mạc tháng hoa tức là tháng Đức Mẹ. Trước Thánh Lễ, các hội đoàn trong xứ và Cộng đoàn dân Chúa đi rước kiệu xung quang sân Nhà Thờ, sau đó khoảng 20 em Thiếu Nhi nữ dâng tiến hoa cho Đức Mẹ. Thánh Lễ được cử hành do Cha Phụ Tá Inhaxiô Nguyễn Quốc Bảo dâng Lễ, trong bài giảng chia sẻ lời Chúa, Ngài mời gọi mỗi Người Kitô hữu hãy dâng hoa lên cho Đức Mẹ Maria, đóa hoa Mẹ cần nhất chính là đóa hoa lòng tượng trưng cho tấm lòng chân thành của mỗi người chúng ta, Thánh Lễ diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và sốt sắng.
Xem hình đầu tháng hoa tại gx An Lạc
Sài Gòn, chiều nay thứ bảy vào lúc 17h00 ngày 01 tháng 05 năm 2010, tại Thánh Đường Giáo Xứ An Lạc Hạt Chí Hòa đã khai mạc tháng hoa tức là tháng Đức Mẹ. Trước Thánh Lễ, các hội đoàn trong xứ và Cộng đoàn dân Chúa đi rước kiệu xung quang sân Nhà Thờ, sau đó khoảng 20 em Thiếu Nhi nữ dâng tiến hoa cho Đức Mẹ. Thánh Lễ được cử hành do Cha Phụ Tá Inhaxiô Nguyễn Quốc Bảo dâng Lễ, trong bài giảng chia sẻ lời Chúa, Ngài mời gọi mỗi Người Kitô hữu hãy dâng hoa lên cho Đức Mẹ Maria, đóa hoa Mẹ cần nhất chính là đóa hoa lòng tượng trưng cho tấm lòng chân thành của mỗi người chúng ta, Thánh Lễ diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và sốt sắng.
Xem hình đầu tháng hoa tại gx An Lạc
50 năm thành lập giáo khu Giuse của giáo xứ Tam Hà
GX Tam Hà
22:24 01/05/2010
HÃY ĐẾN CÙNG GIUSE
Hãy đến cùng Giuse là lời mở đầu trong thánh lễ mừng bổn mạng và tròn 50 năm thành lập giáo khu Giuse của giáo xứ Tam Hà
Cha Chánh Xứ cũng nhắc nhở mọi người hôm nay chúng ta mừng 50 tuổi đây là một cột mốc đáng nhớ tuy nhiên chúng ta cũng không được quên những khó khăn chúng ta đã cố gắng cùng nhau vượt qua trong những năm tháng đã qua của biết bao người trong giáo khu đã hiệp thông với nhau trong từng gia đình, trong giáo khu, và nhất là trong giáo xứ làm cho từng con người trong giáo khu, ngày một thăng tiến hơn trong đời sống là nhờ có được sự tin tưởng và luôn biết trao phó và cầu nguyện cùng vị thánh bổn mạng của mình là thánh GIUSE LAO ĐỘNG MÀ CHÚNG TA MỪNG KÍNH HÔM NAY
Xem hình bấm vào đây
Đến nay giáo khu đã trải qua 05 đời trưởng khu hiện trong khu có 11 xóm ( gọi là liên gia ) với gần 1300 nhân danh và đọc kinh hằng tuần trong các liên gia và mỗi liên gia nhận một vị Thánh tử đạo VN do CHA GIUSE đặt cho vì Ngài luôn mong muốn mọi người noi theo gương sáng đức tin của các Thánh và sẵn sàng làm chứng cho đức tin
Trong ngày trọng đại này cộng đoàn giáo khu chúng con cùng với mọi người trong giáo xứ đã nhận Thánh GIUSE THỢ làm bổn mạng tất cả đều thành tâm cầu nguyện cùng Ngài vì chúng con luôn tin rằng khi xưa Ngài cũng vất vả làm ăn và lo toan trong gia đình NAZARET thế nào thì nay Ngài cũng luôn ban và hằng giúp đỡ chúng con những ngày đã qua cùng với những dự định công việc trong tương lai của giáo khu cũng như của giáo xứ
Thánh lễ mừng kính hôm nay có sự tham dự của Cha GIU SE chánh xứ, Cha GB phụ tá còn có Cha Stephanno ( CMC )
Cha Stephano đã giúp cộng đoàn hiểu thêm về sự cần cù lao động của Thánh nhân qua các gương lao động của chân phước ANRE người bao nhiêu năm chỉ làm việc trong coi nơi cửa đền thánh thánh GIUSE ( CANADA )…. Và cũng mong mọi người của giáo khu cùng với tất cả mọi người luôn noi gương Thánh cả cần cù trong công việc hằng ngày của mình một cách chu toàn và luôn cầu nguyện cùng Thánh cả GIUSE để ngài hằng ở cùng mọi người
Cuối thánh lễ Cha GIUSE chánh xứ đã có đôi lởi cảm ơn Cha Stephanno (CMC) và nhà Dòng ĐỨC MẸ ĐỒNG CÔNG, DÒNG TÊN, DÒNG ĐAMINH VÀ CÁC SR FMA đã, đang và sẽ luôn cùng với giáo xứ chia sẻ những công việc muc vụ
Nguyện xin THÁNH CẢ GIUSE khứng nhận và chuyển cầu cùng BA NGÔI THIÊN CHÚA những lời nguyện của chúng con trong kinh nguyện hằng ngày hôm qua hôm nay và ngày mai
Hãy đến cùng Giuse là lời mở đầu trong thánh lễ mừng bổn mạng và tròn 50 năm thành lập giáo khu Giuse của giáo xứ Tam Hà
Cha Chánh Xứ cũng nhắc nhở mọi người hôm nay chúng ta mừng 50 tuổi đây là một cột mốc đáng nhớ tuy nhiên chúng ta cũng không được quên những khó khăn chúng ta đã cố gắng cùng nhau vượt qua trong những năm tháng đã qua của biết bao người trong giáo khu đã hiệp thông với nhau trong từng gia đình, trong giáo khu, và nhất là trong giáo xứ làm cho từng con người trong giáo khu, ngày một thăng tiến hơn trong đời sống là nhờ có được sự tin tưởng và luôn biết trao phó và cầu nguyện cùng vị thánh bổn mạng của mình là thánh GIUSE LAO ĐỘNG MÀ CHÚNG TA MỪNG KÍNH HÔM NAY
Xem hình bấm vào đây
Đến nay giáo khu đã trải qua 05 đời trưởng khu hiện trong khu có 11 xóm ( gọi là liên gia ) với gần 1300 nhân danh và đọc kinh hằng tuần trong các liên gia và mỗi liên gia nhận một vị Thánh tử đạo VN do CHA GIUSE đặt cho vì Ngài luôn mong muốn mọi người noi theo gương sáng đức tin của các Thánh và sẵn sàng làm chứng cho đức tin
Trong ngày trọng đại này cộng đoàn giáo khu chúng con cùng với mọi người trong giáo xứ đã nhận Thánh GIUSE THỢ làm bổn mạng tất cả đều thành tâm cầu nguyện cùng Ngài vì chúng con luôn tin rằng khi xưa Ngài cũng vất vả làm ăn và lo toan trong gia đình NAZARET thế nào thì nay Ngài cũng luôn ban và hằng giúp đỡ chúng con những ngày đã qua cùng với những dự định công việc trong tương lai của giáo khu cũng như của giáo xứ
Thánh lễ mừng kính hôm nay có sự tham dự của Cha GIU SE chánh xứ, Cha GB phụ tá còn có Cha Stephanno ( CMC )
Cha Stephano đã giúp cộng đoàn hiểu thêm về sự cần cù lao động của Thánh nhân qua các gương lao động của chân phước ANRE người bao nhiêu năm chỉ làm việc trong coi nơi cửa đền thánh thánh GIUSE ( CANADA )…. Và cũng mong mọi người của giáo khu cùng với tất cả mọi người luôn noi gương Thánh cả cần cù trong công việc hằng ngày của mình một cách chu toàn và luôn cầu nguyện cùng Thánh cả GIUSE để ngài hằng ở cùng mọi người
Cuối thánh lễ Cha GIUSE chánh xứ đã có đôi lởi cảm ơn Cha Stephanno (CMC) và nhà Dòng ĐỨC MẸ ĐỒNG CÔNG, DÒNG TÊN, DÒNG ĐAMINH VÀ CÁC SR FMA đã, đang và sẽ luôn cùng với giáo xứ chia sẻ những công việc muc vụ
Nguyện xin THÁNH CẢ GIUSE khứng nhận và chuyển cầu cùng BA NGÔI THIÊN CHÚA những lời nguyện của chúng con trong kinh nguyện hằng ngày hôm qua hôm nay và ngày mai
Văn Hóa
Lại một mùa hoa
Ngô Xuân Tịnh
16:40 01/05/2010
Lại một mùa hoa
Quanh đi quẩn lại không lâu
Tháng hoa Mẹ lại đẹp màu từ bi
Ngồi đây con nhớ những khi
Tháng hoa Mẹ đến bước đi lên đồi
Hái chùm hoa dại đẹp tươi
Đem về dâng Mẹ Mẹ cười yêu thương
Lòng con nhỏ bé khiêm nhường
Quấn quýt bên Mẹ như sương với chiều
Kính mừng kinh Mẹ mến yêu
Con đưa tay đếm gửi nhiều tâm tư
Ngắm môi mắt Mẹ hiền từ
Con nghe dịu ngọt lời ru dịu dàng
Đôi bàn tay Mẹ sẵn sàng
Ấp yêu che chở dẫn đàng con đi
Lung linh ngọn nến nói gì?
Tình yêu thương Mẹ rất chi hải hà
Tuổi thơ ấy rồi đi xa
Nhiều khi con đã ngã sa bụi trần
Đam mê dục vọng vướng chân
Lòng con thương Mẹ cứ dần dần xa
Nhưng lòng Mẹ vẫn bao la
Yêu thương dẫn dắt con qua nẻo đời
Nhiều khi bão táp trùng khơi
Thuyền con Mẹ dẫn đến nơi an toàn
Khi lòng con đã đi hoang
Mẹ ơi! sao vẫn sẵn sàng yêu con?
Tình yêu cao cả nào hơn
Tình yêu của Mẹ cho con tháng ngày?
Tháng hoa của Mẹ về đây
Hoa lòng dâng Mẹ tỏ bày tâm can
Tình yêu thương Mẹ vô vàn
+
Quanh đi quẩn lại không lâu
Tháng hoa Mẹ lại đẹp màu từ bi
Ngồi đây con nhớ những khi
Tháng hoa Mẹ đến bước đi lên đồi
Hái chùm hoa dại đẹp tươi
Đem về dâng Mẹ Mẹ cười yêu thương
Lòng con nhỏ bé khiêm nhường
Quấn quýt bên Mẹ như sương với chiều
Kính mừng kinh Mẹ mến yêu
Con đưa tay đếm gửi nhiều tâm tư
Ngắm môi mắt Mẹ hiền từ
Con nghe dịu ngọt lời ru dịu dàng
Đôi bàn tay Mẹ sẵn sàng
Ấp yêu che chở dẫn đàng con đi
Lung linh ngọn nến nói gì?
Tình yêu thương Mẹ rất chi hải hà
Tuổi thơ ấy rồi đi xa
Nhiều khi con đã ngã sa bụi trần
Đam mê dục vọng vướng chân
Lòng con thương Mẹ cứ dần dần xa
Nhưng lòng Mẹ vẫn bao la
Yêu thương dẫn dắt con qua nẻo đời
Nhiều khi bão táp trùng khơi
Thuyền con Mẹ dẫn đến nơi an toàn
Khi lòng con đã đi hoang
Mẹ ơi! sao vẫn sẵn sàng yêu con?
Tình yêu cao cả nào hơn
Tình yêu của Mẹ cho con tháng ngày?
Tháng hoa của Mẹ về đây
Hoa lòng dâng Mẹ tỏ bày tâm can
Tình yêu thương Mẹ vô vàn
+