Ngày 02-05-2011
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kêu gọi nhận Chân phước Gioan Phaolô II làm Bổn mạng Giới trẻ
Trầm Thiên Thu
06:02 02/05/2011
Chân phước Gioan Phaolô II nên được nhận làm “bổn mạng giới trẻ”. Đó là ý kiến của ĐHY Jose Saraiva Martins, Bộ trưởng Bộ Phong thánh (Prefect of the Congregation for the Causes of Saints), vì Chân Phước Gioan Phaolô II đã gần gũi giới trẻ.

Ngày 30/4/2011, ĐHY Martins nói với những người hiện diện tại ĐH Thánh Croce: “Riêng tôi nghĩ rằng Chân Phước Gioan Phaolô II nên được nhận làm bổn mạng giới trẻ. Một số vị thánh là thánh bổn mạng. Nếu ai đó muốn đề nghị một vị thánh bổn mạng, họ phải đưa ra các lý do và động lực thúc đẩy”.

Cũng dễ hiểu suy nghĩ của ĐHY Martins. Suốt triều đại Giáo hoàng kéo dài 27 năm, Chân phước Gioan Phaolô II đã quan hệ mật thiết với giới trẻ. Thế nên ngài được mệnh danh là “Giáo hoàng của Giới trẻ”.

Năm 1984, ngài đã thành lập Ngày Giới Trẻ (World Youth Day) để ngài có thể gặp gỡ giới trẻ trên khắp thế giới 3 năm một lần. Sáng kiến của ngài chứng tỏ thành công như đại hội giới trẻ năm 1995 tại thủ đô Manila của Philippines, hơn 5 triệu người trẻ đã đến với ngài. Đó là sự kiện được đánh giá là có số người đông nhất trong lịch sử.

Thách đố của ngài đối với giới trẻ trong dịp đó là tiêu biểu cho triều đại giáo hoàng của ngài. Chân phước Gioan Phaolô II nói: “Bạn có thể dấn thân, dành thời gian, năng lực và tài năng cho người khác? Bạn có khả năng yêu thương? Nếu vậy, giáo hội và xã hội khả dĩ hy vọng những điều lớn lao ở mỗi người trong chúng ta”.

Chúng ta đã có một thánh bổn mạng giới trẻ là thánh Aloysius Gonzaga, Dòng Tên, người Bồ Đào Nha, thế kỷ XVI. Nhưng người ta chưa được nghe nói nhiều đến vị thánh này. Đề nghị nhận Chân Phước Gioan Phaolô II làm bổn mạng giới trẻ phải được sự phê chuẩn của Bộ Phụng Tự (Congregation for Divine Worship). Chúng ta rất hy vọng Chân phước Gioan Phaolô II sớm trở thành Bổn mạng Giới trẻ.

(Nguồn: CatholicNewsAgency.com)
 
Tuyên bố của Tòa thánh về cái chết của ông Osama bin Laden
Nguyễn Trọng Đa
07:02 02/05/2011
Tuyên bố của Tòa thánh về cái chết của ông Osama bin Laden

ROMA – Sau đây là bản tuyên bố do linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, công bố ngày thứ Hai 2-5, sau khi được tin cái chết của ông Osama Bin Laden.

“Ông Osama Bin Laden - như chúng ta đều biết - có trách nhiệm rất nặng nề về truyền bá chia rẻ và hận thù giữa các dân nước, gây ra cái chết của vô số người, và khai thác các tôn giáo cho mục đích này.

Đứng trước cái chết của một người, Kitô hữu không hề vui mừng, nhưng suy tư về các trách nhiệm nặng nề của mỗi người trước mặt Thiên Chúa và loài người, và hy vọng cùng phấn đấu để đảm bảo rằng mỗi sự kiện là không phải một dịp để tăng thêm hận thù, nhưng là dịp để thúc đẩy hòa bình”. (Zenit 2-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Châu Á: các Giám chức nhận định về cái chết của Osama bin Laden
Nguyễn Trọng Đa
11:36 02/05/2011
Châu Á: các Giám chức nhận định về cái chết của Osama bin Laden

Các giám chức châu Á có phản ứng rất khác nhau khi nghe tin cái chết của ông Osama bin Laden, người sáng lập mạng al-Qaeda và nhà tổ chức các vụ tấn công khủng bố vào thành phố New York và Washington (Mỹ) ngày 11-9-2001.

Đức Giám mục Martin Jumoad, giáo phận Isabela (Philippines) - một thành phố trên đảo Basilan có đa số dân là người Hồi giáo - hoan nghênh tin này, gọi đó là một “chiến thắng của cái thiện trước cái ác”. Ngài nói: “Cái chết của Osama sẽ làm suy yếu tổ chức ly khai Abu Sayyaf tại Basilan, bởi vì các người chỉ huy Abu Sayyaf đã tuyên bố rằng họ được mạng al-Qaeda ủng hộ...Tôi hy vọng đội quân của Bin Laden ở đây sẽ suy yếu, và Basilan cuối cùng sẽ được hưởng hòa bình và an ninh".

Mặt khác, linh mục Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội đồng giám mục Ấn Độ, bày tỏ sự lấy làm tiếc trước tin này.

Cha nói: “Bin Laden có thể tự cải cách mình bằng sự xa lánh con đường bạo lực và khủng bố, và bắt đầu một cuộc sống mới của hòa giải và hòa bình...Giáo Hội không bao giờ tán thành bạo lực hoặc liên kết với bạo lực".

Cha nói thêm: “Bạo lực gây ra bởi tôn giáo là không bao giờ chấp nhận được với bất cứ xã hội văn minh nào”.

Tại Pakistan, nơi bin Laden đã bị quân đội Mỹ giết chết, Đức Tổng Giám mục nghỉ hưu Lawrence Saldanha, tổng giáo phận Lahore, lo sợ rằng Kitô hữu sẽ phải đối mặt sự trả thù, nhưng Ngài bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng cái chết của ông sẽ trở thành một bước ngoặt quan trọng.

Ngài nói: “Kitô hữu Pakistan chúng tôi là các mục tiêu mềm, khi mạng al-Qaeda không thể tấn công Mỹ. Chúng tôi yêu cầu chính quyền giữ an ninh cho chúng tôi; chính phủ cần phải kiểm soát bất cứ sự trả đũa nào”.

Đức Tổng Giám mục Saldanha, người được thụ phong Giám mục ngày 9-11, nói thêm: “Cuối cùng chúng tôi hy vọng rằng mọi việc sẽ trở nên tốt hơn dần dần. Nhiều người nhìn ông bin Laden như một anh hùng của cuộc cách mạng Hồi giáo. Nhưng ông là một mẫu gương của chủ nghĩa cực đoan và mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Cái chết của ông sẽ thay đổi cục diện, phân quyền và làm sáng tỏ chủ nghĩa cực đoan. " (Catholic Culture 2-5-2011)
 
Tòa Thánh ký hiệp định với Azerbaijan
Nguyễn Trọng Đa
07:04 02/05/2011
Tòa Thánh ký hiệp định với Azerbaijan

BAKU – Ngày 29-4, Tòa Thánh và chính phủ Azerbaijan đã ký một hiệp định điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa Giáo hội Công giáo và quốc gia này.

Tại Baku, Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ thần Tòa thánh tại Azerbaijan, đã gặp gỡ ông Hidayat Orujov, chủ tịch Uỷ ban Nhà nước Công tác với các Tổ chức Tôn giáo, để ký hiệp định.

Hiệp định, gồm tám điều khoản, đảm bảo sự tự do công khai tuyên xưng và thực hành đức tin Công giáo ở đất nước châu Á này.

Hiệp định cũng đảm bảo quyền của Giáo Hội để tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của mình phù hợp với luật Giáo hội.

Hiệp định công nhận tư cách pháp nhân của Giáo Hội và các tổ chức của Giáo hội, chấp nhận quyền của Tòa Thánh về tự do bầu chọn các đấng bản quyền địa phương.

Hiệp định cũng quy định việc giảm giá thị thực cư trú và thị thực công tác cho nhân viên của Giáo Hội.

99% trong 8 triệu người dân Azerbaijan là người Hồi giáo. Chỉ có khoảng 250 người Công giáo trong đất nước này, vốn là một nhà nước thế tục với một hiến pháp đảm bảo tự do tôn giáo. (Zenit 2-5-2011)

Phạm Kim An
 
Làm thế nào CIA đã tìm được bin Laden?
Trần Mạnh Trác
16:01 02/05/2011
Trong đêm tối các máy bay trực thăng bất ngờ nhào xuống một ngôi biệt thự có tường cao tại một vùng ngọai ô giầu có của thủ đô Islamabad của Pakistan, chỉ cách trung tâm huấn luyện sĩ quan chưa đầy 1 cây số.

Đây là một cuộc đột kích tối mật chỉ có một số ít quan chức cao cấp Mỹ biết đến, mục tiêu là bắt sống hoặc giết chết Osama bin Laden, trùm khủng bố al-Qaida, người chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn người Mỹ trong trận khủng bố 911.

Tình báo Mỹ đã chú ý đến ngôi biệt thự này vào tháng Tám năm ngóai, trong lúc theo dõi một tên giao liên của al-Qaida. Tên này đã bị CIA chú ý từ nhiều năm qua, khi những cuộc thẩm vấn tù nhân cho biết hắn được bin Laden rất tin tưởng và rất có thể hắn cũng đang sống với tên trùm al-Qaida.

Ngôi biệt thự nằm trong một khu phố giàu có xây năm 2005, bao quanh bởi một bức tường cao 18 feet có dây thép gai ở trên. Lối đi vào duy nhất có hai cửa kiểm sóat an ninh. Sân thượng trên tầng thứ ba cũng được một bức tường cao 7-feet vây quanh. Căn nhà không có dây điện thoại hay dây cáp Internet. Những người sống ở đó đốt hết rác chứ không bao giờ đưa rác ra vỉa hè.

Các quan chức CIA tin rằng ngôi biệt thự đáng giá hàng triệu Đô La này có mục đích bảo vệ một nhân vật khủng bố quan trọng. Câu hỏi là, ai vậy?

Sau nhiều lần thẩm định, CIA kết luận gần như chắc chắn là bin Laden.

Cho tới nay mọi nhân vật cao cấp đều giữ kín không đề cập đến những họat động liên quan đến cuộc đột kích này, kể cả Tổng thống Barack Obama. Những chi tiết được tiết lộ là do việc phối hợp nhiều phỏng vấn với những chuyên viên chống khủng bố và tình báo, cũng như với các quan chức Mỹ khác. Vì tích cách nhạy cảm của vấn đề, mọi người đều yêu cầu được giấu tên.

Vào tháng Hai vừa qua, sau khi tình báo đã rất rõ ràng thì Tổng Thống Obama quyết định "có những hành động tích cực." Trong vòng hai tháng rưỡi sau đó, Obama đã họp 5 lần với Hội đồng An ninh Quốc gia, tập trung vào việc bin Laden đang ở trong căn biệt thự và, nếu có thể, làm thế nào để bắt được hắn.

Thông thường, Hoa Kỳ chia sẻ rộng rãi các tin tức tình báo chống khủng bố với các đồng minh đáng tin cậy như Anh, Canada và Úc. Và quân đội Hoa Kỳ bình thường không thực hiện các hoạt động bên trong Pakistan mà không có sự hợp tác với tình báo Pakistan. Nhưng nhiệm vụ này quá quan trọng và bí mật.

Ngày 29 Tháng 4, Obama chấp thuận nhiệm vụ tiêu diệt bin Laden. Đó là một cuộc đột kích cần một độ chính xác như thể làm một cuộc giải phẫu y khoa, độ chính xác phải tinh vi hơn là những cuộc tiêm kích dùng máy bay không người lái Predator. Để thực hiện điều đó, một tóan nhỏ ưu tú của Hải quân SEAL được tuyển mộ và được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Giám đốc CIA Leon Panetta. Một nhóm chuyên viên thân cận của Panetta cũng theo dõi các hành động tại ngôi biệt thự tại một văn phòng bí mật từ xa.

Panetta đã trực tiếp chỉ huy cuộc đột kích của tóan đặc nhiệm, phòng họp của ông được biến đổi thành một trung tâm chỉ huy.

Những diễn biến của cuộc đột kích đang từ từ được phơi bầy và người ta có thể sẽ biết chính xác vào những ngày tới. Tuy nhiên, tin sơ khởi cho biết người anh và người con trai của bin Laden đã bị giết. Không có người Mỹ bị thương. Một nguồn tin cao cấp chỉ cho biết rằng bin Laden đã "chống cự" tại phòng ngủ của hắn. Và sau đó tên trùm khủng bố đã chết cạnh giường vì một viên đạn vào đầu.

Vào lúc giữa chiều Chúa Nhật ở Virginia, trong phòng họp của giám đốc CIA Panetta, nhóm chuyên viên theo dõi cuộc đột kích đã đứng dậy vỗ tay khi tóan SEAL báo cáo bin Laden đã chết.

Các hình ảnh về cuộc đột kích đã không được công bố, tuy nhiên một số báo ở Parkistan và India đã đăng tải hình xác chết của bin Laden, những hình này có thể đã được làm giả và được đăng tải từ lâu, xin truy cập web site sau đây:

http://www.thehindu.com/news/international/article1985737.ece?homepage=true
 
Phi Luật Tân: lãnh đạo Giáo hội Công giáo thông báo với chính phủ hãy chuẩn bị cho sự trả thù có thể xảy ra từ đồng bọn của bin Laden
Tiền Hô
11:36 02/05/2011
Đức Giám Mục Deogracias Iniguez của Giáo Phận Caloocan nói: "Những cận vệ của bin Laden ở những nơi khác nhau có thể trả thù vì những gì đã xảy ra với việc giết ông ta". Còn Đức Giám Mục Dinualdo Gutierrez của Giáo Phận Marbel cũng lặp lại những lo ngại như vậy trong một cuộc phỏng vấn riêng trên Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu: "Cái chết của bin Laden là tin tốt [cho cuộc chiến chống khủng bố]. Nhưng nó cũng là tin xấu bởi vì người trung thành với ông ta sẽ trả đũa không chỉ chống lại quân đội và cảnh sát, nhưng với cả thường dân vô tội".

Trong khi đó, Đức Giám Mục Martin Jumoad của Hạt Phủ Doãn Isabela thì nói: "cái chết của kẻ khủng bố là một chiến thắng của cái thiện trước cái ác". Hạt Phủ Doãn của ngài ở tỉnh Basilan, nơi mà lực lượng Hồi giáo Abu Sayyaf có liên hệ với Al Qaeda đặt căn cứ và quân lực, chúng thường xuyên tấn công các cộng đồng Kitô giáo.

Đức Cha Jumoad hy vọng cái chết của bin Laden "sẽ làm suy yếu nhóm Abu Sayyaf tại Basilan vì các thủ lĩnh Abu Sayyaf từng tuyên bố họ đang được Al-Qaeda bảo trợ thông qua Jemaah Islamiyah". Tuy nhiên, ngài cũng thừa nhận cuộc tấn công trả thù có thể xảy ra khi những tin tức về cuộc tiêu diệt này được loan truyền.
 
Bangladesh: Cái chết của người Hồi giáo này gây ra phản ứng khác nhau giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo
Tiền Hô
11:34 02/05/2011
Đức Giám Mục Bejoy D'Cruze của Giáo Phận Khulna - Chủ tịch Ủy Ban Hiệp Nhất Kitô Hữu Và Đối Thoại Liên Tôn (Hội Đồng Giám Mục Bangladesh) nói rằng, "Giết người là việc không được hoan nghênh. Việc xử tội không được mang ra để thử nghiệm nhưng phải được truy tố đúng pháp luật". "Tôi không biết là bin Laden hoặc Al Qaeda có bất kỳ liên hệ nào với các binh sĩ Bangladesh hay không. Nhưng chắc chắn rằng, cảm hứng và ý chí hoạt động của họ sẽ bị suy giảm, tôi tin như thế".

Sujit Purification, 34 tuổi, viên chức thuộc một tổ chức phi chính phủ cho biết, "Tôi mừng vì thủ lĩnh vụ 11 Tháng Chín bây giờ đã chết, đó là tin tốt. Không ai có thể bảo trợ cho các hoạt động khủng bố".

Moni Haider, 47 tuổi, là một người Hồi giáo, tin rằng các chiến binh Bangladesh sẽ mất ý chí vì cái chết của bin Laden. "Chúng tôi đã nhận ra là các bang hội của bin Laden đã hết thời ngay cả khi hắn được xem như là một kẻ khủng bố rất mạnh".

Shah Kawthar Abululayee Mustafa, 61 tuổi, một người Hồi giáo và là giáo sư triết học tại Đại học Dhaka thì nói với UCANEWS: "Việc [Bin] Laden chết chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chủ nghĩa khủng bố quốc gia, quốc tế và quân sự. Tất cả các hoạt động khủng bố trên thế giới cần phải được chấm dứt".
 
Ấn Độ: cầu nguyện để không xảy ra việc trả thù
Tiền Hô
11:34 02/05/2011
Môt vị lãnh đạo Giáo Hội tại Ấn độ đã cầu nguyện để cái chết của thủ lĩnh Al Qaeda sẽ không dẫn đến các cuộc tấn công trả đũa.

Cha Babu Joseph - phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ thì cha rằng bin Laden đã gặp phải một cái chết bạo lực. "Giáo Hội không bao giờ tán thành bạo lực hoặc liên đới với bạo lực. Bạo lực gây ra bởi vấn đề tôn giáo là không bao giờ chấp nhận được trong bất kỳ xã hội văn minh nào".

Một số người Hồi giáo Ấn Độ đã phản ứng về cái chết của bin Laden bằng cách đổ lỗi cho Hoa Kỳ. JS Badukwala - một học giả Hồi giáo ở Gujarat nói rằng, "Osama bin Laden và những người khác cảm thấy là CIA đã sử dụng họ cho lợi ích cá nhân của mình. Điều này dẫn đến vụ đánh bom Trung Tâm Thương Mại Thế Giới và cuộc chiến tranh ở Iraq".



Ông cho rằng, việc Hoa Kỳ và đồng minh rút khỏi Afghanistan (sau khi Liên Xô sụp đổ) đã làm họ cảm thấy bị phản bội. Tuy nhiên, người Hồi giáo ở Ấn Độ không giống như các đồng đạo của họ ở nơi khác nên không ảnh hưởng các tư tưởng của Al Qaeda.

Muhammed shafi Madani - một nhà lãnh đạo Hồi giáo ở Gujarat nói rằng, người Mỹ đã tạo ra "Osamas" (các bin Laden khác) để phục vụ lợi ích cá nhân của họ bất cứ lúc nào, và ông ta [bin Laden] muốn cả thế giới hiểu "những mưu đồ của Mỹ".
 
Pakistan: người Kitô hữu sợ bị trả thù sau cái chết của Bin Laden
Tiền Hô
11:32 02/05/2011
Hôm nay, Đức TGM Lawrence Saldanha (giám mục nghỉ hưu của TGP Lahore) nói với UCANEWS rằng, Kitô hữu Pakistan có thể phải gánh chịu một phản ứng dữ dội sau cái chết của Osama bin Laden. "Chúng tôi là một mục tiêu yếu chứ không giống như Hoa Kỳ mà họ vốn không thể tấn công. Chúng tôi yêu cầu được bảo vệ. Chính phủ cần kiểm soát bất kỳ hành động trả thù nào".

Tuy nhiên, ngài cũng cho rằng, dù những nguy cơ trả thù Kitô hữu có thể xảy đến trong tương lai gần, thì việc bin Laden chết cũng sẽ trả lại sự cân bằng cho xã hội Pakistan vốn đã bị điêu tàn bởi chiến cuộc. Ngài hy vọng, việc giết được trùm khủng bố đang bị truy nã khắp thế giới sẽ làm giảm đi tình trạng quân vận đã nhấn chìm Pakistan trong những năm gần đây.

"Sau hết chúng tôi hy vọng là mọi thứ sẽ dần dần trở nên tốt đẹp hơn", ngài nói. "Nhiều người coi bin Laden là một anh hùng của cuộc cách mạng Hồi giáo. Nhưng người này đóng vai trò là mẫu hình cho chủ nghĩa cực đoan và mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Cái chết của ông ta sẽ thay đổi cục diện và thực lực để làm sáng tỏ chủ nghĩa cực đoan".

Quân lực Hoa Kỳ đã giết chết Osama bin Laden - kẻ sáng lập al Qaeda, tại thành phố Abbottabad thuộc tỉnh miền bắc Pakhtunkhwa Khyber, sau một cuộc đọ súng ngắn. Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama nói rằng, các lực lượng đã hành động sau khi có những tin tức tình báo quan trọng nhận được vào cuối Tháng Tám, họ hành động với cơ quan an ninh Pakistan.

Osama bin Laden sinh ra tại Ả Rập Saudi, đã chỉ huy cuộc tấn công vào Hoa Kỳ hôm 11 Tháng Chín, làm thiệt mạng hơn 3.000 người. Còn Đức TGM Saldanha thì được tấn phong tổng giám mục vào chính ngày xảy ra cuộc tấn công này. Ngài nói, "Sự kiện ngày 11 Tháng Chín ảnh hưởng đến toàn bộ sứ vụ giám mục và cuộc sống của tôi". Đối với các Kitô hữu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi bạo lực và đổ máu, tình hình đã thay đổi. "Tôi thấy nó đang trở nên tồi tệ hơn", ngài nói.
 
Khắp thế giới tổ chức sự kiện về lễ phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô II
Vinh Phan
10:41 02/05/2011
Rôma, 1 Tháng Năm 2011 (CNA / EWTN) - Lễ phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô II không chỉ giới hạn ở Rôma. Nhiều nơi khác trên thế giới cũng đã tổ chức các hoạt động liên quan.

Ba Lan:

Hãng tin AP nói, tại Ba Lan, hơn 120.000 người đã bất chấp trời mưa tập trung về Linh địa Lòng Chúa Thương Xót ở quận Lagiewniki của thành phố Krakow để theo dõi sự kiện từ Vatican trên màn hình khổng lồ. Sau đó, một bình lưu giữ máu thánh tích của ĐGH Gioan Phaolô II được rước đến một bàn thờ ngoài trời, để mọi người tôn kính.

Henryka Dudek, 62 tuổi nói với AP: "Ngài đáng được phong chân phước và phong thánh cho cả cuộc đời ngài. Chúng tôi không đủ khả năng để đến Rôma nên chúng tôi đến đây".

Màn hình khổng lồ cũng được dựng lên ở quảng trường ở trung tâm thành phố Krakow, Warsaw và ngay tại quê hương của Đức Gioan Phaolô ở Wadowice. Tại đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và phu nhân Malgorzata theo dõi các sự kiện với dân chúng địa phương.

"Tôi tự hỏi là chúng ta sẽ có được những gì và điều gì sẽ không thể xảy ra nếu chúng ta không có Đức Giáo Hoàng của chúng ta", Thủ tướng Tusk nói với hãng tin PAP. "Tất cả những gì tốt đẹp mà chúng ta đã được lãnh nhận và sẽ vẫn còn được lãnh nhận".

Một người bạn học của Đức Gioan Phaolô II cũng có mặt tại Wadowice, Bà Eugeniusz Mroz, 90 tuổi. Bà nói: "Thật vui khi một người bạn từng cùng tôi đi học mà nay đã được phong chân phước. Đó là một niềm vui lớn lao ... đặc biệt vì đó là một người đàn ông Ban Lan đến từ Wadowice, Đức Gioan Phaolô II đang được phong chân phước".

Úc Đại Lợi:

Tại Úc Đại Lợi, đám đông lớn tập trung tại Nhà thờ Chính Tòa Rất Thánh Maria ở trung tâm Sydney để theo dõi lễ phong chân phước trên một màn hình khổng lồ. Sau đó, ĐHY George Pell của TGP. Sydney làm phép một bức tượng Đức Gioan Phaolô II bằng đồng trước một thánh lễ tạ ơn đặc biệt.

Phi Luật Tân:

Tại Phi Luật Tân, một nhà thờ nổi tiếng ở quận Quiapo của Manila đã đặt một di vật của Đức Gioan Phaolô II để mọi người tôn kính. Đức ông Jose Clemente Igancio - cha sở Tiểu Vương Cung Thánh Đường Nazarene Black nói: "Ngay sau khi Thánh Lễ vinh danh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày Chúa Nhật, chúng tôi sẽ có một lễ tôn kính và hôn kính một trong những di vật của ngài". Di vật này là một mảnh vải được lấy từ một chiếc áo lễ của ĐGH Gioan Phaolô II. Đức Ông Ignacio có được nó trong một chuyến viếng thăm Vatican vài năm trước đây.

Trong khi đó, Tổng Giáo Phận Manila đã chính thức đánh dấu ngày trọng đại này bằng một cuộc chạy bộ 10 km, tiếp theo là Thánh Lễ gần vịnh Manila. John Paul Bustillo - sinh viên y khoa 16 tuổi, là một trong 3.000 vận động viên tham gia nói: "Ngài là một mô hình và nguồn cảm hứng cho sự hiệp nhất thế giới bằng sức thu hút đặc biệt của mình".

Mễ Tây Cơ:

Tại Mễ Tây Cơ, hàng ngàn người tập trung trước màn hình khổng lồ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe tại thủ đô. Jorge Lopez Barcenas, một họa sĩ 70 tuổi đã đi từ tiểu bang Hidalgo ở miền trung đến đây để theo dõi lễ phong chân phước. Hãng tin AP dẫn lời ông nói: "Ngài là một người có đức tin mạnh mẽ". Ông cho biết rằng, ông đã nhìn thấy Đức Giáo Hoàng hai lần trong số năm lần ngài viếng thăm đất nước này. Mễ Tây Cơ là quốc gia đứng thứ ba về các chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, sau Ba Lan và Pháp.

Ấn Độ:

Tờ Hindustan Times cho biết, tại Ấn Độ, nhà thờ Núi Cát Minh ở ngoại ô Bandra của Mumbai đã tổ chức một buổi hòa nhạc phúc âm đặc biệt vào ngày 30 Tháng Tư, tiếp theo sau đó là chiếu hình thánh lễ từ Rôma. Cha Warder D'Souza của nhà thờ Núi Cát Minh nói rằng cha đã phê chuẩn để tôn ĐGH Gioan Phaolô II làm vị bảo trợ cho giới trẻ của giáo xứ cách đây bốn năm. "ĐGH Gioan Phaolô II đã được biết đến trên toàn thế giới vì tình yêu của mình dành cho giới trẻ, và đặc biệt đối với chúng tôi bởi vì ngài đã tới thăm Ấn Độ (năm 1986)", Cha nói.

Hoa Kỳ:

Cuối cùng, tất cả các sự kiện liên quan đã diễn ra trên khắp Hoa Kỳ từ bờ đông tới bờ tây. Ví dụ ở Denver, sau Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput đã tổ chức buổi cầu nguyện trước bức tượng Đức Gioan Phaolô II ở góc phía tây nam của nhà thờ. Trong khi đó Đức Giám Mục James Conley tổ chức một buổi tiệc cho giới trẻ trưởng thành về việc phong chân phước.

Và không chỉ có người Công giáo mừng sự kiện này. Trung tâm Simon Wiesenthal đã thông báo rằng, họ sẽ mừng việc phong chân phước bằng một cuộc triển lãm thường trực của bảo tàng Tolerance ở Los Angeles. Rabbi Marvin Hier - người sáng lập và là chủ của bảo tàng nói, cuộc trưng bày sẽ thể hiện về tình hữu nghị và đoàn kết của ĐGH Gioan Phaolô II với những người Do Thái. "ĐGH Gioan Phaolô II sẽ luôn luôn có một vị trí đặc biệt danh dự trong trái tim của người Do Thái ở khắp mọi nơi. Trong hai lần hội kiến riêng với Đức Giáo Hoàng, chúng tôi đã trực tiếp cảm nhận sự cao cả lạ thường của ngài, ngài nhiệt tình trong mối quan hệ, đặc biệt là ngài đã tham gia trò chuyện với những người sống sót từ cuộc thảm sát Holocaust, họ là những thành viên của chúng tôi".
 
Top Stories
Pakistan: Après la mort de Ben Laden, l’archevêque émérite de Lahore dit craindre des actions en représailles visant les chrétiens
Eglises d'Asie
08:23 02/05/2011
Eglises d'Asie - Très rapidement après l’annonce par le président américain de la mort d’Oussama Ben Laden, l’archevêque émérite du diocèse de Lahore, Mgr Lawrence Saldanha, n’a pas caché sa crainte de voir les chrétiens du Pakistan pris pour cible par d’éventuelles actions de représailles de musulmans extrémistes. « Nous sommes des cibles d’autant plus faciles qu’ils [les partisans de Ben Laden] ne sont pas en mesure de s’attaquer à l’Amérique. Nous demandons la mise en place de mesures de sécurité. ...

Le gouvernement [pakistanais] doit faire en sorte de maîtriser toute manifestation de représailles », a déclaré Mgr Saldanha dans un communiqué diffusé le 2 mai, lendemain de l’annonce par Barack Obama de la mort du chef du réseau terroriste Al-Qaida.

Au Pakistan, les chrétiens représentent une minorité de 1,6 % de la population. Peu ou mal considérés, les chrétiens font régulièrement les frais de la montée de l’islamisme dans la société pakistanaise, notamment du fait d’une application inconsidérée de la loi sur le blasphème. Appartenant en grande majorité aux classes sociales les plus basses de la société, ils sont souvent assimilés par les éléments extrémistes du Pakistan à l’Occident, un Occident honni et perçu comme chrétien.

Selon les premiers éléments d’information qui parviennent du Pakistan, l’annonce de la mort de Ben Laden, tué par un commando américain à Abbotabad, ville située à une cinquantaine de kilomètres au nord de la capitale Islamabad, a amené le gouvernement pakistanais à renforcer la sécurité aux abords des bâtiments officiels. De plus, des forces de police auraient été positionnées devant les principaux lieux de culte chrétiens, les autorités civiles craignant, elles aussi, une réaction violente et dirigée contre les chrétiens de la part des éléments les plus extrémistes de la société, notamment de la jeunesse formée dans les madrassa, les écoles coraniques.

Pour Mgr Saldanha, qui a été archevêque de Lahore de 2001 jusqu’à très récemment (sa démission, à l’âge de 75 ans, date du 7 avril dernier), toute sa mission à la tête d’un des principaux diocèses de l’Eglise au Pakistan aura été marquée par la montée de l’islamisme. Nommé en avril 2001, il fut en effet ordonné archevêque de Lahore le 11 septembre 2001, le jour-même où les terroristes commandités par Ben Laden commettaient leurs attentats sur le sol américain. Depuis ce jour, témoigne-t-il, la situation des chrétiens au Pakistan n’a fait que se dégrader. Il ajoute toutefois qu’au-delà du risque immédiat de représailles, la mort de Ben Laden peut signaler un tournant dans la société pakistanaise. La disparition du terroriste le plus recherché de la planète pourrait en effet réduire l’audience et l’impact des militants radicaux de la cause islamiste. « Nombreux étaient ceux qui considéraient Ben Laden comme un héros de la révolution islamique. Et, de fait, il était une figure-clé de l’extrémisme et une menace pour la paix dans le monde. Mais sa mort peut changer la donne à la fois en démythifiant l’extrémisme et en cassant l’unité de la mouvance extrémiste », analyse l’archevêque.

(Source: Eglises d'Asie, 2 mai 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Chính Tâm và Võ Đắt khai mạc Tháng Hoa dâng Mẹ
Hồng Hương
08:32 02/05/2011
PHAN THIẾT - Khi hoa phượng đỏ rực trên cành, hoa bằng lăng nở tím trời, những con mưa đầu làm cho cây cỏ xanh tươi là biết Tháng Năm đã về. Các giáo xứ đang náo nức trong niềm vui Phục Sinh lại hăm hở chuẩn bị khai mạc cho Tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ. Lòng đạo đức bình dân này đã trở thành một nét đẹp truyền thống không thể thiếu đối với người giáo dân trong việc tôn kính Mẹ Maria.

Tháng Hoa năm nay bắt đầu đúng vào Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh. Trong ngày thứ bảy 30.4 và Chúa Nhật 1.5 này, hầu như các giáo xứ đều tưng bừng khai mạc Tháng Hoa dâng kính Mẹ. Những chiếc xe hoa, kiệu hoa với muôn sắc hoa xanh, đỏ, tím, vàng, trắng rực rỡ hợp với lời ca điệu múa của đoàn thiếu nhi dâng lên ca ngợi Mẹ Thiên Chúa.

Hình ảnh Giáo xứ Võ Đắt dâng Hoa

Mỗi giáo xứ có một cách tổ chức mừng Tháng Hoa theo tập tục và mang sắc thái riêng của mình. Tại Giáo xứ Võ Đắt, với 4 kiệu hoa rực rỡ của tất cả các giới rước Mẹ đi quanh khuôn viên nhà thờ. Sau khi đoàn kiệu tiến về Tiền sảnh Nhà thờ, các em thiếu nhi vũ khúc để tiến hoa, sau đó cả cộng đoàn giáo xứ cùng tiến hoa lên Mẹ. Kết thúc buổi tiến hoa là giờ chầu Thánh Thể. Tại giáo xứ Võ Đắt, vào mỗi thứ 6 trong tháng hoa, đều có tiến hoa lên Đức Mẹ, và sau nghi thức tiến hoa là giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn.

Hình ảnh Giáo xứ Chính Tâm dâng Hoa

Hay như Giáo xứ Chính Tâm, với truyền thống dâng hoa kính Mẹ luân phiên từng gia đình suốt tháng 5 kể từ thập niên 80 trong thời kỳ khó khăn chưa có linh mục coi sóc được gìn giữ đến bây giờ. Chính việc đạo đức này đã gìn giữ và khích lệ đời sống đạo của bà con giáo dân suốt bao năm trời. Ngày khai mạc Mùa Hoa năm nay, 12 giáo khu đều có một đội hoa riêng hợp chung với đội dâng hoa của xứ làm thành một ngày hội muôn sắc của hoa tươi dâng lên Mẹ Maria, Thánh Bổn Mạng của giáo xứ.

Với nhiều giáo xứ trong điều kiện giới hạn không thể tổ chức những đoàn dâng hoa thì vẫn có rước kiệu hoa Đức Mẹ và từng người lớn nhỏ với hoa tươi trên tay tiến dâng lên Mẹ.

Năm sắc màu đều mặc lấy ý nghĩa của người dâng hoa: Hoa hồng tượng trưng cho lòng yêu mến, hoa vàng tượng trưng cho niềm tin sắt đá, hoa xanh tượng trưng cho niềm cậy trông và hy vọng, hoa trắng tượng trưng cho sự trinh trong, hoa tím tượng trưng cho những đau thương.

Với tấm lòng tôn kính mến yêu Mẹ Maria, Người Mẹ Tuyệt Vời nhất của cả nhân loại, chúng ta cùng hiệp dâng lên Mẹ những đoá hoa lòng là lời cầu nguyện, là những hy sinh, là việc bác ái. v.v. của cuộc sống hằng ngày, nhất là trong Tháng Năm này, để nhờ Mẹ, chúng ta đến và cảm nghiệm được Tình yêu của Thiên Chúa hơn.
 
Tường trình buổi gây Quỹ Tương Trợ Linh Mục giáo phận Phát Diệm
Nguyễn Long Thao
22:19 02/05/2011
Tường trình buổi gây Quỹ Tương Trợ Linh Mục giáo phận Phát Diệm

SAN JOSE - 2/5/2011- Trong tinh thần, “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Hội Đồng Hương Phát Diệm San Jose đã tổ chức thành công bữa tiệc gây quỹ nhằm giúp đỡ Giáo Phận Phát Diệm lập Quỹ Tương Trợ Linh Mục. Bữa tiệc đã diễn ra vào vào lúc 6 giờ 30 chiều ngày Chúa Nhật 1 tháng 5 năm 2011 tại nhà hàng Phú Lâm trên đường Story, thành phố San Jose. Khoảng trên 500 người Công Giáo gốc Phát Diệm cư ngụ tại các thành phố San Jose, Oakland, Monterrey đã về đây chung sức yểm trợ giáo phận mẹ tại quê nhà.

LỜI KÊU GỌI CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN NĂNG.

Giáo phận Phát Diệm, trong hơn nửa thế kỷ qua, đã trải qua những năm tháng điêu linh. Cơ sở vật chất bị huỷ hoại, các hoạt động sống đạo gần như bị tê liệt vì thiếu nhân sự. Nay toàn Giáo Phận đang bừng lên sức sống mới, nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều khó khăn, trở ngại, nhiều nhu cầu cần được đáp ứng.

ĐGM Nguyễn Năng đã từng bước giải quyết các khó khăn, nhưng ưu tư hàng đầu của Ngài là Quỹ Tương Trợ Linh Mục. Ngài biết rõ “các cha không có tiền nhiều, giáo dân cũng nghèo” nên ngài đã nghĩ tới giáo dân Phát Diệm tại hải ngoại. Trong thư gửi Linh Mục Phan Thế Lực, Tuyên Úy giáo dân gốc Phát Diệm và toàn thể anh chị em tín hữu gốc Phát Diệm tại hải ngoại, Ngài tâm sự:

Xem hình tiệc gây quỹ

"Thưa cha và anh chị em, Giáo Phận Phát Diệm hiện có 156,000 tín hữu nơi 77 giáo xứ, tổng số 68 Linh Mục; một số cha già nghỉ hưu, mốt số đi du học, số còn lại đang làm mục vụ nơi các giáo xứ. Giáo xứ có nhiều nhu cầu mục vụ như đào tạo nhân sự, xây dựng v.v… Một trong những nhu cầu ưu tiên là chăm lo sức khoẻ cho qúy cha nghỉ hưu và đau bệnh".

Lý do mà Đức Cha Nguyễn Năng coi việc chăm lo cho các cha già đau bệnh là ưu tiên hàng đầu vì một trường hợp đáng thương và cụ thể nhất đã xảy ra ngay trong Giáo Phận Phát Diệm. Ngài kể:

Ưu tư này phát xuất từ sự việc mới xảy ra cho một cha già trong giáo phận. Các bác sĩ nói ngài phải mổ tim gấp với chi phi 70,000,000.đồng (khoảng 3500 USD)Các Linh mục trong giáo phận và một số ân nhân đã chung tay giúp đỡ cho ngài. Tạ ơn Chúa, cuối cùng ngài không phải mổ nhưng tiền thuốc cũng khá đắt và vẫn phải tiếp tục uống thuốc

Từ hoàn cảnh thực tế nói trên, Đức Cha Nguyễn Năng đã quyết định thành lập Quỹ Tương Trợ Linh Mục. Ngài cho giáo dân hải ngoại biết rõ về qũy này sẽ hoạt động ra sao và nhằm mục tiêu gì. Ngài viết:

“Tôi đã quyết định lập Quỹ Tương Trợ Linh Mục. Cần có một số tiền tương đối lớn ( ban đầu khoảng 2 tỷ đồng VN, tương đương với 100,000. Mỹ Kim để gửi ngân hàng. Số tiền lời hàng năm sẽ được dùng để đáp ứng chi phí cho các Linh Mục đau ốm hay nghỉ hưu”.

ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO DÂN PHÁT DIỆM HẢI NGOẠI.

Lời kêu gọi của vị chủ chăn nơi quê nhà được các Linh Mục Tu sĩ và giáo dân Phát Diệm tại San Jose đăc biệt quan tâm. Ngay từ đầu tháng 11 năm 2010, Cha Phan Thế Lực, Cha Phan Quốc Cường, Cha Bùi Quốc Khánh, Cha Nguyễn Xuân Hương, Cha Mai Văn Vọng, Thầy Sáu Phạm Trung Điểm và hội Đồng Hương Phát Diệm San Jose đã bắt tay việc thảo kế hoạch quyên góp 100,000 My Kim như kế hoạch của Đức Cha đã đưa ra.

Kế hoạh được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được gọi là “âm thầm” khởi sự từ tháng 11 và kết thúc trước Tết Âm Lịch năm 2011. Giai đoạn này ban tổ chức âm thầm vận động các LM gốc Phát Diệm và các vị ân nhân. Tuy gọi là âm thầm nhưng kết quả cũng khả quan: Thầy Sáu Phạm Trung Điểm cho biết giai đoạn đầu quyên góp được 30,000. Mỹ Kim.

Giai đoạn II là giai đoạn vận động các giáo dân Phát Diệm tham dự bữa tiêc gây quỹ tại nhà hàng Phú Lâm để họ có cơ hội giúp giáo phận nhà. Nhờ sự vận động của qúy cha và của các ban đại diện mỗi cộng đoàn giáo dân VN ở San Jose và Oakland, trên 500 vé tham dự tiệc đã được bán hết trong vòng 2 tuần lễ. Mỗi vé giá 30 dollars. Số tiền này để chi trả phần ăn bữa tiệc, còn tiền giúp Quỹ Tương Trợ Các Linh Mục là khác.

BỮA TIỆC GÂY QŨY:

Tiệc khai mạc lúc 6 giờ 30 chiều. Bước vào nhà hàng, cảm giác đầu tiên của người viết là vô cùng ngạc nhiên khi thấy số người tham dự thật đông đảo, ăn mặc đẹp đẽ và trên khuôn mặt ai cũng nở những nụ cười rạng rỡ đầy tình thân ái. Quê quán họ ngày xưa ở đâu, tôi không biết, có lẽ Lưu Phương, có thể Hướng Đạo, nhưng tất cả đều là hậu duệ hay con cháu của các bậc tổ tiên mà ngày xưa là giáo dân của Cụ Sáu, của Đức Cha Tòng, Đức Cha Lê Hữu Từ. Họ gồm đủ mọi thành phần xã hội: nào Thương Gia, Bác Sĩ, Luật Sư, Nha Sĩ, Kỹ Sư, Giáo Sư, kể cả các Linh Mục và các vị có uy tín trong cộng đồng. Còn nửa giờ nữa mới đến giờ khai mạc mà trên 50 bàn tiệc đã không còn một chỗ trống, nhiều vị khách không kịp mua vé cũng đến tham dự, bó buộc các anh chị trong ban tiếp tân phải chật vật lắm mới sắp xếp đủ chỗ ngồi cho mọi người. Họ đến đây tất cả chỉ vì lòng yêu mến, gắn bó và tri ân giáo hội mẹ tại quê nhà mà một lần ở đó họ đã chính thức một lần được diễm phúc gia nhập Giáo Hội Công Giáo, được kế thừa một đức tin kiên vững và hào hùng của các bậc tổ tiên là các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Trong phần Khai Mạc cha Phan Thế Lực đã tuyên bố mục đích bữa tiệc. Ngài nói:

“Với tâm tình yêu thương và sự hy sinh cũng như lòng quảng đại mà qúy cha, qúy thầy sáu, qúy tu sĩ nam nữ, toàn thể hội đoàn cùng tất cả qúy vị ân nhân và qúy ông bà, anh chị em đã cùng chúng con góp một bàn tay để gửi về sưởi ấm các cha già đã một đời hy sinh tận tụy cho Chúa và cho Giáo Hội cũng như cho đoàn chiên mà các Ngài chăn dắt.”

Lời tuyên bố của cha Phan Thế Lực vừa chấm dứt thì Lm. Mai Văn Vọng nối được đường dây điện thoại viễn liên để Đức Cha Nguyễn Năng, Giám Mục giáo phận Phát Diệm ngỏ lời với với qúy khách bữa tiệc. Khu nhà hàng rộng lớn bỗng im bặt tiếng. Ai cũng để ý lắng nghe lời cha chung nói về tình hình giáo phận. Cuộc đàm thoại “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” kéo dài độ 15 phút nhưng cũng đủ làm cho tâm hồn mọi người phải thổn thức nhớ lại những kỷ niệm năm xưa tại quê nhà. Một tràng pháo tay nổ râm ran khi mọi người nghe Đức Cha chúc bình an của Chúa đến mọi người.

GÂY QUỸ THÀNH CÔNG:

ban tổ chức
Thông thường, trong các bữa tiệc, giáo sĩ được xếp chỗ danh dự. Nhưng hôm nay, Cha Phan Thế Lực, Cha Mai Văn Vọng, Cha Phan Quang Cường, Cha Bùi Quốc Khánh, thầy Sáu Phạm Trung Điểm đã đóng vai trò của những tiếp viên. Các vị đó đon đả chào đón bắt tay giáo từng giáo dân. Điều đặc biệt là các cha đã đóng vai trò hoạt náo viên làm cho bữa tiệc bừng lên khí thế vui tươi sống động. Tôi chưa bao giờ nghe cha Phan Thế Lực và Phan Quang Cường hát, thế mà hôm nay, các Ngài đã là những ca sĩ đắt giá, hái ra tiền cho các cha già nơi giáo phận Phát Diệm. Mỗi lần các ngài hát, là mỗi lần có những thực khách giơ tay ủng hộ tài chánh cho Quỹ Tương Trợ. Bà Đinh Ngọc Long trong cùng bàn tiệc với tôi vui miệng phát biểu:

“Xi măng cốt sắt như Trùm Sò mà có tiền trong túi hôm nay thì cũng phải móc ra cho hai danh ca này hát.”

Một điều cũng cần nói thêm là ban tổ chức đã khéo chọn ông MC Trần Dũng. Ông không có cái nét đẹp của một tài tử điện ảnh, nhưng cái tài ăn nói lưu loát của ông thì thật tuyệt vời, đến độ các chương yểm trợ các cha gia đau yếu đều có ngưòi đứng ra bảo trợ, bao nhiêu kỷ vật đấu giá đều có người mua. Sự thành công ấy cũng là nhờ cái tài ăn nói như rót vào tai của một vị nữ MC mà sắc đẹp và tài biến báo tài tình của chị đã khiến tôi quên mất hỏi tên.

Việc thu tiền hôm nay cũng diễn ra thật thứ tự gọn ghẽ. Phần chính là nhờ khoảng 20 vị trong hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Các bà, với phong cách qúy phái lịch sự, đồng phục màu tím cà, niềm nở đến từng thực khách trao giấy tờ ghi tiền ủng hộ. Được biết nhiều vị không phải là con dân Phát Diệm, nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành các bữa tiệc gây quỹ trước đây cho nhiều giáo phận. Do vậy việc quyên tiền hôm này đã diễn ra một cách thật suông sẻ.

Bữa tiệc cũng được phóng viên của đài truyền hình SBTN là anh Pham Thái, và chị Xuân Lệ quay thành phim phóng sự. Các anh chị này cũng là con cháu của những giáo dân ngày xưa ở Văn Hải, Phát Diệm. Chị Xuân Lệ đã phỏng vấn cha Mai Văn Vọng, Cha Phan Thế Lực, Cha Phan Quang Cường về ý nghiã của buổi gây quỹ. Phim bữa tiệc sẽ được trình chiếu trên màn truyền hình SBTN trên toàn nứớc Mỹ và các đài truyền hình điạ phương của người Việt vùng San Jose..

Trước khi bữa tiệc kết thúc, trước bao nhiêu quan khách, Thầy Sáu Phạm Trung Điểm cho biết kết quả bữa tiệc gây quỹ ngày 1 tháng 5 năm 2011 như sau: Tổng số tiền thu được và hứa đóng góp là 55,513. Mỹ Kim. Nếu tính cả số tiến quyên góp được trong đợt một, thì tổng cộng số tiến quyên góp hai đợt cho Quỹ Tương Trợ Linh Mục la 90,515. Mỹ Kim. Như vậy số tiền này đã gần như đáp ứng đủ nhu cầu cho Đức Cha mong muốn

Buổi gây quỹ đã thành công mỹ mãn, ai ra về cũng cảm thấy vui mừng vì mình đã làm được một điều gì cho giáo phận mẹ tại quê nhà.

Nguyễn Long Thao
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chủ thuyết xã hội Công Giáo của chân phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
18:41 02/05/2011
CHỦ THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CỦA CHÂN PHÚC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

Năm 1978, khi Ðức Hồng Y Karol Wojtyla, người Ba Lan (Poland), một quốc gia đang thuộc khối Cộng Sản ở Đông Âu Châu, đăng quang Giáo Hoàng; cả thế giới nói chung và giáo hội Công Giáo nói riêng đã chờ đợi những thay đổi đặc biệt nơi ngài.

Sau khi minh định đường lối thần học của ngài qua hai tông huấn (encyclicals) “Ðấng Cứu Thế” (Redemptor Hominis, 1979) và “Giàu Lòng Từ Tâm” (Dives in Misericordia, 1980), Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thực sự cho thế giới biết chiều hướng xã hội của ngài qua tông huấn “Lao Ðộng” (Laborem Exercens) vào năm 1981. Một chủ thuyết xã hội Công Giáo mới đã được thành hình.

Năm 1971, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày ban hành tông huấn về lao động “Rerum Novarum” (Tân Vụ) của ÐGH Lêo XIII, 1891; ÐGH Phaolô VI đã gửi đến Ðức Hồng Y Maurice Roy, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng (1) về Công Lý và Hòa Bình (Justitia et Pax), tông thư (apostolic letter) “Bát Thập Chu Niên” (Octogesima Adveniens). Trong đó, Ngài đã cảnh cáo mọi người Công Giáo không được theo chủ nghĩa xã hội kiểu Marxism (thuyết Mác-xít), nhưng vẫn mở cửa cho các mẫu chủ thuyết xã hội khác còn dành chỗ đứng cho chiều hướng tôn giáo. Là người đến từ Ba-Lan, lúc đó đang theo chủ nghĩa Cộng Sản (cho đến năm 1989), Đức Thánh Cha (ÐTC) Gioan Phaolô II đã dựa theo tinh thần tông thư nói trên của ÐGH Phaolô VI, để trình bày những nguyên tắc về công bằng xã hội phù hợp cho cả thế giới trong thời đại hiện tại. Trọng tâm của chủ thuyết này là: Lao Ðộng Thì Ưu Tiên Hơn Tư Bản.

Theo tông huấn Lao Ðộng, một nền “kinh tế tư bản” được định nghĩa là nền kinh tế đã đặt “tư bản ưu tiên hơn lao động.” Vì vậy, ngay cả những nền kinh tế tự cho là “xã hội” vẫn bị kết án là kinh tế tư bản, nếu vi phạm điều nêu trên. (Định nghĩa tổng quát về kinh tế tư bản là: “Một hệ thống kinh tế, theo đó các phương tiện sản xuất đều thuộc quyền của tư nhân hay tổ hợp và tạo lợi nhuận.” Các “phương tiện sản xuất” này, ngoài những dụng cụ, máy móc, còn bao gồm cả công nhân, thợ thuyền, nhân viên hành chính… Họ chẳng bao giờ được coi là “ưu tiên” hơn giới chủ nhân.) ÐTC đã nêu rõ rằng phong trào lao động và quyền lực chính trị đã làm biến dạng chủ nghĩa tư bản thành “Tân Tư Bản Chủ Nghĩa” (Neo-capitalism). Ðó là một hệ thống xã hội chỉ nhằm đến những tiến bộ và phồn thịnh vật chất. Trong thế giới ngày nay, với những tương giao quốc tế mở rộng đến tất cả các quốc gia, không phân biệt lớn-nhỏ, giàu-nghèo; tân tư bản chủ nghĩa đã tạo nên những mối áp bức mới, đè lên những nước nhược tiểu.

Hệ thống kinh tế đề nghị trong tông huấn Lao Ðộng đã hình thành một chủ thuyết xã hội với những đặc tính như sau:

Chủ thuyết xã hội đạo đức

Chủ thuyết xã hội của ÐTC Gioan Phaolô II khác biệt hẳn với cái gọi là khoa học xã hội chủ nghĩa của những người cộng sản. Theo họ, toàn bộ ngôn ngữ của đạo đức và công lý đều thuộc về nền văn hóa địa chủ và trưởng gỉa (Bourgeois), vì vậy chúng mang ý nghĩa phản động. Chủ thuyết của ÐTC cũng ngược hẳn với chủ nghĩa tư bản đã đặt kỹ thuật, xã hội lên trên hết, tạo nên những đau khổ cho con người và đưa một phần lớn nhân loại đến chỗ khốn cùng. Là chủ thuyết xã hội đạo đức vì phong trào nhân công thoát thai từ chủ thuyết này đã có căn bản đạo đức. Nhân dân liên kết đấu tranh cho quyền lợi chung của họ với chủ trương công lý cho tất cả. Phong trào đòi hỏi liên kết, trung tín, hi sinh, lo lắng cho nhau (những gía trị đạo đức). Ngoài ra, những Kitô hữu tham gia phong trào đã đặt căn bản trên đức tin, hợp nhất với ước mong của giáo hội là trung thành với Ðức Giêsu Kitô.

Chủ Thuyết Giải Phóng

Chủ thuyết xã hội của ÐTC Gioan Phaolô II khác biệt hoàn toàn với “Lý tưởng xã hội” của Karl Marx (Các-Mác) và Friedrick Engels (Ăng-gen), hoặc xã hội kiểu Fabian đang ảnh hưởng đến đảng Lao Ðộng ở Anh Quốc và Gia Nã Ðại (Canada.) Chủ thuyết của ÐTC kêu gọi công nhân đoàn kết đấu tranh dành lại quyền ưu tiên cho lao động lên trên tư bản. Tư tưởng xã hội đã nẩy sinh, đưa đến chiến thắng qua phong trào nhân công.

Chủ thuyết hợp tác

Hợp tác trên hai lãnh vực: Thứ nhất, chủ thuyết xã hội của ÐTC biến công nhân trở thành chủ nhân và cùng chịu trách nhiệm về những đường lối của công ty, hãng, xưởng. Thứ hai, kế hoạch trung ương do chính phủ hướng dẫn phải để cho các công ty, hãng, xưởng có tiếng nói và tôn trọng quyền lợi địa phương.

Chủ thuyết có chiều hướng quốc tế

Vì tài nguyên thiên nhiên trên thế giới chỉ có giới hạn và không đồng đều, do đó cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia giàu tài nguyên và các nước nghèo, có ít hoặc không có tài nguyên gì cả. Chỉ có hệ thống hợp tác thế giới này mới mang trọn vẹn ý nghĩa của xã hội chủ nghĩa.

Chủ thuyết canh tân

Chủ thuyết xã hội của ÐTC Gioan Phaolô II không đặt đối tượng trực tiếp vào những nước nghèo, nhưng chỉ chuyển ý nghĩa chung đến các quốc gia này. Ðể đạt được công lý, cần phải có những canh tân trong xã hội, và nếu cần, vấn đề một cuộc cách mạng cũng có thể đề cập tới. Tuy nhiên, chủ thuyết đã nói nhiều tới các xã hội kỹ thuật của các nước Ðông (Cộng Sản) và Tây (Tư Bản). Ðối với các quốc gia còn theo cộng sản (năm 1981), tông huấn đã ngầm nhắc tới phong trào Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc, Solidarity) ở Ba Lan. (Đến năm 1989, Công Đoàn này đã trở thành khởi điểm của cuộc cách mạng đòi dân chủ, “giải phóng” toàn cõi Đông Âu, Liên Bang Soviet (Soviet Union, Nga-sô hay Liên-xô) và nhiều quốc gia khác khỏi những chính phủ Cộng Sản.) Những luật lệ hiện hành cần phải cải đổi, đưa tinh thần dân chủ vào các công ty, hãng, xưởng và mở rộng sự hợp tác cho công nhân tại guồng máy trung ương. Ðối với các nước tư bản, các Kitô hữu đã được kêu gọi ủng hộ các phong trào có chiều hướng cải tiến đời sống chung trong xã hội. Tóm lại, giới công nhân phải đấu tranh để biến cải các hệ thống hiện hữu, nhằm đưa tư bản phục vụ lao động.

Chủ thuyết hóa giải được Marxism (thuyết Mác-xít)

Một vài mẫu mực của Marxism đã được tông huấn xử dụng, đặc biêt trong lãnh vực nhân bản vài cải cách. Quan niệm con người như một “người làm việc tự tạo qua lao động,” đã là kết qủa của nhiều năm đương đầu với Marxism. Ðây là đòn “dùng gậy ông đập lưng ông” mà ÐTC đã xử dụng hết sức khéo léo và tinh tế để hóa giải toàn bộ lý thuyết của Marx.

Chủ thuyết phi ý thức hệ

Chủ thuyết xã hội của ÐTC biệt lập hẳn với những xã hội chủ nghĩa khác đã có liên hệ với triết thuyết của lịch sử. Ý thức hệ (Ideology), theo sự định nghĩa của tông huấn, luôn luôn đến từ những phân tách của các biến đổi lịch sử, để rồi bị trừu tượng hóa bởi những hoàn cảnh lịch sử này và tạo nên một gía trị mông lung. Ý thức hệ làm cho con người trở nên mù quáng, phân tích sai lạc, gây tổn hại cho tất cả. Ý thức hệ không dám công nhận con người là chủ thể, do đó lịch sử không thể phỏng đoán cách khoa học được. Ngoài ra, chủ thuyết của ÐTC còn khuyến khích sự hợp tác với tất cả những phong trào xã hội khác, miễn là họ có cùng một mục đích đấu tranh. Qua tông huấn Lao Ðộng, người Kitô hữu chú trọng đến hai mục đích chính. Ðưa tinh thần dân chủ vào các nơi làm việc và tạo một hệ thống chính trị có thể gây dựng một kế hoạch kinh tế hợp lý.

ẢNH HƯỞNG CỦA TÔNG HUẤN LAO ÐỘNG

Tông huấn Lao động đã gây được ảnh hưởng sâu rộng đến cả hai thế giới cộng sản và tư bản, đồng thời sửa sai một vài qúa lố hoặc sai lầm ở đệ tam thế giới, đặc biệt là phong trào Thần Học Giải Phóng ở châu Mỹ La Tinh (từ Mexico trở xuống Nam Mỹ Châu). Tại các nước cộng sản, đặc biệt ở Ba Lan, tông huấn đã trở nên kim chỉ nam cho Công Ðoàn Ðoàn Kết. Cuộc đấu tranh của công đoàn, ở thời điểm này (1981), tuy đã bớt phần sôi động bề ngoài, nhưng cường độ của sự tranh đấu vẫn không kém lúc trước. Công đoàn đã đạt được những thắng lợi đáng kể làm gia tăng mức sống cho các nhân công.

Tại các nước tư bản, đặc biệt là Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại (Canada), các Hội Ðồng Giám Mục của hai nước này đã soạn thư mục vụ về công bằng xã hội, gây sôi nổi không ít trong các từng lớp dân chúng. Các Ðức Giám Mục Canada, trong ngày đầu năm 1983, đã công bố thư mục vụ tựa đề “Những suy tư luân lý về cuộc khủng hoảng kinh tế” (Ethical Reflections on the Economic Crisis). Các ngài đã mạnh dạn lên tiếng: “Những thực tại kinh tế minh chứng rằng đã có những sai lầm luân lý trong xã hội.” Các ngài đòi hỏi một sự thay đổi kinh tế nhằm đặt ưu tiên trên sự cung cấp cho dân chúng những nhu cầu cần thiết, trên giá trị của nhân công và trên sự phân phát tài nguyên và quyền lực đồng đều cho dân chúng và các địa phương. Bức thư đã được giáo hội Anh Giáo ở Canada nhiệt liệt ủng hộ. Ðồng thời tại các xứ đạo, dân chúng đã hội họp, thảo luận nhằm hành động hóa giáo huấn của Ðức Thánh Cha.

Tại Hoa Kỳ, đã hai lần Hội Ðồng Giám Mục soạn thư mục vụ về công bằng xã hội. Bản thảo thứ nhất được công bố ngày 11/11/1984; (bản thứ hai, ngày 7/10/1995.) Cũng theo tinh thần tông huấn Lao Ðộng của ÐTC Gioan Phaolô II, các ÐGM Hoa Kỳ đã kêu gọi tinh thần hợp tác giữa các nhân công và chủ nhân, giữa chính phủ và các xí nghiệp, giữa các thành phần trong xã hội và chính phủ Liên Bang, cuối cùng là giữa Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới, trong tinh thần cùng chia sẻ trách nhiệm. Mục tiêu của hành động là xây dựng một nền kinh tế phồn thịnh nhằm cung cấp cơ hội có công ăn, việc làm cho tất cả; quyền bình đẳng về nghề nghiệp cho phụ nữ và các thành phần thiểu số; cải tổ hệ thống thuế má để giảm bớt gánh nặng cho người nghèo; tạo các chương trình và kế hoạch để giúp người nghèo có thể tự túc được; phát triển chương trình giáo dục cho các trẻ em nghèo và tạo các vườn trẻ để giúp các phụ huynh có thể tìm việc làm. Các ÐGM tin rằng đã đến lúc phải kiểm chứng sự cần thiết của nền công lý trong hệ thống kinh tế, để những người nghèo trong quốc gia này và trên thế giới cũng được hưởng những tài nguyên Chúa ban.

MỘT NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG CHÂN CHÍNH

Tông huấn Lao Ðộng đã giải quyết những bế tắc, hay đúng hơn, những sai lầm, của nền thần học giải phóng ở Châu Mỹ La Tinh. Ðầu tháng Tư, 1986, với sự chấp thuận của ÐTC Gioan Phaolô II, thánh bộ Ðức Tin và Tín Ðiều do Ðức Hồng Y Joseph Ratzingher (Đức đương kim Giáo Hoàng Benedictô XVI) làm bộ trưởng, đã cho đăng bản công bố về thần học giải phóng dài 18 ngàn chữ, mang tựa đề: “Hướng dẫn về tự do và giải phóng của Kitô giáo” (Introduction on Christian Freedom and Liberation). Nội dung bản công bố này đã không đi ra ngoài tinh thần của tông huấn Lao Ðộng, đồng thời tái xác định bản công bố: “Hướng dẫn về một vài phương diện của thần học giải phóng” (Introduction on Certain Aspects of Theology of Liberation), năm 1984. Tuy nhiên lời văn của bản công bố lần thứ hai có vẻ dịu dàng hơn, cùng lúc với việc giải vạ “cấm khẩu” cho cựu linh mục Leonardo Boff (ông đã hồi tục năm 1992), làm cho nhiều người lầm tưởng rằng Tòa Thánh đã chấp nhận nền thần học giải phóng của cựu LM Leonardo Boff (thuộc dòng Phanxicô, người nước Brazil, Ba-Tây) và LM Gustavo Gutierrez (dòng Đa Minh, người nước Peru). Thực ra, Tòa Thánh vẫn dành quyền công bố nền thần học giải phóng chân chính để phân biệt với những thần học giải phóng “bất xứng” khác.

Ðiểm đặc biệt trong bản công bố tháng 4/86 là Tòa Thánh đã nhắc lại tông huấn “Phát Tiển Các Dân Tộc” (Populorum Progressio, 1967, của ÐGH Phaolô VI). Theo đó, đấu tranh bạo động có thể được chấp nhận như một giải pháp cuối cùng, để kết thúc một bạo quyền đã chà đạp những quyền căn bản của cá nhân và sự hữu ích chung. Ðiều này đặc biệt ám chỉ chính phủ kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi và nhiều chính phủ khác ở Châu Mỹ La Tinh, lúc bấy giờ. Các giới chức trong Tòa Thánh cho biết cuộc đấu tranh lật đổ chính phủ của tổng thống Ferdinand Marcos ở Phi Luật Tân (Philippines), năm 1986, do các Ðức Giám Mục xứ này khuyến khích, đã không đi ngược lại với tinh thần bản công bố. Tuy nhiên, ÐHY Sin, vị giáo chủ của giáo hội Phi Luật Tân, vẫn bị gọi về Roma, dường như để phải nghe ÐTC Gioan Phaolô II khiển trách vì ngài và các ÐGM đã đi qúa xa vào lãnh vực chính trị.

Bản công bố đã cảnh cáo hàng linh mục, tu sĩ không được trực tiếp tham gia chính trị hoặc đưa chủ thuyết Marxism vào các sinh hoạt của xứ đạo, nhân danh người nghèo. (Thuở ấy, 1986, đã có một vài LM tham gia chính quyền cộng sản ở Nicaragua, như Miguel d’Essoto: Ngoại Trưởng; Ernesto Cardenal: Bộ Trưởng Văn Hóa. Nhưng họ đã bị Tòa Thánh Vatican bắt buộc phải hồi tục trước khi tiếp tục đảm trách những chức vụ đó.) Các giới chức cũng cảnh cáo thêm rằng bản công bố sẽ không làm kết thúc những lầm lẫn về thần học giải phóng, vì có nhiều người đã lầm tưởng Tòa Thánh đã chấp nhận nền thần học giải phóng ở Châu Mỹ La Tinh. Tòa Thánh vẫn không thay đổi việc cấm dùng phương pháp đấu tranh giai cấp và dùng cách phân tích của Marxism để hợp lệ hóa các hoạt động xã hội của một số linh mục, tu sĩ.

Tòa Thánh vẫn dành quyền công bố nền thần học giải phóng chân chính. Nền thần học đó sẽ không có đấu tranh giai cấp, không theo Marxism, và cũng không phải là thần học của LM Gutierrez và cựu LM Boff.

Một hệ thống xã hội tội lỗi, đã gây nên bởi những cá nhân tội lỗi. Do đó, giải phóng xã hội phải được bắt đầu bằng sự hối cải của các cá nhân. Giáo hội đã và đang có nhiều Kitô hữu tình nguyện làm việc để biến đổi lương tâm con người và cải tiến xã hội. Ðể cùng thực hiện điều đó, mọi Kitô hữu phải từ bỏ phương thức đấu tranh bạo động và “huyền thoại cách mạng” của Marxism; đồng thời cũng từ bỏ vật chất chủ nghĩa trong các xã hội tư bản, và một vài dạng xã hội khác, tuy còn gọi là “xã hội chủ nghĩa”, nhưng thực chất đã là một xã hội đang có nền kinh tế tư bản, vì họ vẫn đặt tư bản (chủ) ưu tiên hơn lao động (thợ). Ðể cùng thực hiện điều đó, người Kitô hữu sẽ tuân hành những giáo huấn của Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn Lao Ðộng; một nền thần học giải phóng chân chính, và một gợi ý cách mạng, không phải chỉ để giải phóng “con người lao động” (mục tiêu của Marxism), nhưng là giải phóng “con người toàn diện.”

LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng

(1): Lịch sử Hội Đồng Giáo Hoàng (hay HĐ Tòa Thánh) về Công Lý và Hòa Bình được bắt đầu trong Công Đồng Vatican II, khi các nghị phụ đề nghị Tòa Thánh thành lập một “cơ quan” mới cho giáo hội hoàn vũ. Cơ quan đó sẽ đóng vai trò: “Khuyến khích cộng đồng Kitô giáo thúc đẩy sự phát triển trong những vùng nghèo đói và công bằng xã hội theo cảnh quan quốc tế.” (Hiến chế mục vụ “Gaudium et Spes” #90).

Đáp lại đề nghị này, ngày 6/1/1967, ĐGH Phaolô VI, bằng quyền bính riêng của ngài (Motu proprio) đã cho thành lập Ủy Ban Giáo Hoàng (Pontifical Commission) về Công Lý và Hòa Bình (Justitia et Pax). Hai tháng sau, trong tông huấn “Phát Triển Các Dân Tộc” (Populorum Progressio), ĐGH Phaolô VI đã xác định danh xưng và chương trình của ủy ban đó là “Công Lý và Hòa Bình.”

Sau 10 năm thử nghiệm, ngày 10/12/1976, ĐGH Phaolô VI, cũng bằng quyền bính riêng của ngài, đã tuyên bố chính thức thành lập Ủy Ban Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình (Justitiam et Pacem).

Năm 1987, trong tông huấn “Quan Tâm Xã Hội” (Sollicitudo Rei Sicialis), Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại tái xác định rằng Hiến Chế Mục Vụ của Công Đồng và tông huấn về xã hội của ĐHG Phaolô VI nói trên “trong một cách chắc chắn… đã áp dụng giáo huấn của Công Đồng” (#6).

Năm 1988, nhân dịp tái cơ cấu các thánh bộ (Roman Curia), Chân Phúc Gioan Phaolô II đã đổi tên Ủy Ban nói trên thành Hội Đồng Giáo Hoàng (Pontifical Council) về Công Lý và Hòa Bình.

 
Tin Đáng Chú Ý
Osama bin Laden đã bị Hoa Kỳ sát hại tại Pakistan
Đồng Nhân
12:04 02/05/2011
LOS ANGELES - Tối nay lúc 8:00 ngày 1 tháng 5 năm 2011 (Giờ Los Angeles) Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã lên TV loan báo tin là Osma bin Laden đã bị ban đặc biệt CIA giết chết tại Pakistan. Osama bin Laden có thể nói là kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế kỷ 21. Cũng vì những hoạt động khủng bố của bin Laden, nhất là từ sau Tháp Đôi ở New York bị tấn công 10 năm trước đây, mà tình hình an ninh thế giới đổi thay, gây phiền toái và lo sợ cho toàn thế giới.

Một trong những rầy rà và ảnh hưởng trực tiếp tới mọi người, mà ai cũng thấy rõ là muốn đáp máy bay đi đâu, thì hành khách bị khám xét, đợi chờ, và tốn phí thời giờ và tài chính.

Tên thật của khủng bố Osama bin Mohammed bin Award bin Laden, sinh năm 10 tháng 3 năm 1957. Tay khủng bố đã bị bắn chết vào tối 30 tháng 4 năm 2011 tại Pakistan do nhóm đặc nhiệm Hoa Kỳ và CIA, dùng bốn máy bay trực thăng thả chiến binh trực tiếp xuống chính nơi ở của bin Laden. Đây là một toà nhà kiên cố được xây theo nhu cầu an ninh riêng từ 5 năm trước đây ở ngay trong vùng quân sự của quân đội Pankistan!

Báo cáo cho hay, bin Laden và con ông bị chết và thêm 3 người nữa cũng bị sát hại trong tòa nhà này. Sau khi giảo nghiệm DNA kỹ càng và biết đích thực xác chết là bin Laden thì Tổng thống Hoa Kỳ mới lên TV loan báo tin tức quan trọng này. Tin tức cũng cho hay xác của bin Laden sẽ được chôn cất trên biển và đúng theo nghi thức Hồi giáo.

Sau khi nghe tin bin Laden bị giết chết, hàng ngàn thanh niên Hoa Kỳ đã tụ tập ngay trước Nhà Trắng ở Washington DC, ở Time Square New York và nhiều nơi khác để ăn mừng. Tất cả đều say sưa hô các khẩu hiệu USA, USA, USA.
 
Tung tích người đưa thư đã dẫn tới cái chết của Bin Laden
Vũ Văn An
12:39 02/05/2011
Bản tin của tờ New York Times ngày 2 tháng 5 cho biết: tung tích người đưa thư tin cậy đã dẫn tới cái chết cho trùm khủng bố Bin Laden. Các điệp viên của Mỹ đã tốn nhiều năm mới tìm ra tung tích người đưa thư này khi anh ta xuất hiện tại một tòa nhà có tường vây kín tại một khu vực ở phía Bắc thủ đô Pakistan 35 dặm. Toà nhà này rộng lớn và được bảo vệ kỹ đến độ các điệp viên Mỹ kết luận rằng nó được xây cất cho một nhân vật quan trọng hơn một người đưa thư. Câu chuyện sau đó là 8 tháng hoạt động tình báo liên tục dẫn tới đỉnh cao là cuộc tấn kích bằng trực thăng, kết liễu cuộc đời tên trùm khủng bố khét tiếng. Các viên chức Mỹ cho hay: Bin Laden bị bắn vào đầu sau khi kháng cự lại lực lượng tấn kích và một trong các con trai của hắn cũng bị sát hại.

Gần một thập niên nay, giới quân sự và tình báo Mỹ từng săn đuổi bóng ma Bin Laden khắp Pakistan và Afghanistan, có lúc đã sắp bắt được hắn nhưng rồi lại để mất hắn ở trận đánh tại Tora Bora, vùng núi non phía Đông Afghanistan. Như các giới chức của chính phủ Obama cho hay: sự khai thông thực sự chỉ xẩy ra khi họ nhận ra tên và địa điểm của người đưa thư thân tín của Bin Laden, người mà tên lãnh tụ Al Quaeda dựa vào để tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Các tù nhân tại Vịnh Guantánamo, Cuba, từng cung cấp tên giả của người đưa thư này cho các viên thẩm vấn Mỹ và cho hay hắn là người thân tín của Khalid Shaikh Mohammed, người thú nhận đã đạo diễn cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001. Các viên chức tình bào Mỹ đêm Chúa Nhật vừa qua cho hay họ biết tên thật của người đưa thư này cách nay 4 năm nhưng họ cần 2 năm mới biết được vùng anh ta hoạt động. Tuy thế, mãi đến tháng 8 năm ngoái họ mới tìm ra tung tích của anh ta tại khu nhà vây kín tại Abbottabad, một thành phố cỡ trung cách bắc thủ đô Islamabad một giờ lái xe. Các nhà phân tích của C.I.A. phải mất thêm mấy tuần lễ nữa để khảo sát các tấm không ảnh cũng như các báo cáo tình báo để xác định xem ai thực sự sống trong khu nhà đó, và một viên chức cao cấp của chính phủ cho hay đến tháng 9, C.I.A. mới xác định được rằng có thể có khả năng cao là Bin Laden cư ngụ tại đó.

Không phải là một cái hang trong núi như nhiều người trước đó vẫn nghĩ là nơi Bin Laden ẩn náu. Trái lại, hắn cư ngụ trong một lâu đài lộng lẫy tại bên ngoài trung tâm thành phố, tọa lạc trên đỉnh đồi, được bảo vệ bằng một bức tường bêtông cốt sắt cao 12 feet bên trên có kẽm gai. Khu nhà này trị giá khoảng 1 triệu dollars, nhưng lại không có điện thoại cũng như internet. Cư dân của nó quan tâm tới an ninh đến nỗi đốt luôn rác chứ không dám để nó ngoài đường cho nhân viên dọn rác thu lượm như các nhà bên cạnh.

Các viên chức Mỹ cho hay khu nhà này được xây năm 2005, thiết kế vì mục đích chuyên biệt để Bin Laden ẩn náu... Đến tháng 3 vừa qua, Tổng Thống Obama mới kết luận rằng tin tình báo là vững chắc, đủ để khởi đầu đặt kế hoạch cho một cuộc hành quân tìm bắt lãnh tụ Al Quaeda. Ngày 14, ông tổ chức buổi họp an ninh thứ nhất trong số 5 buổi trong vòng 6 tuần để duyệt đi duyệt lại các kế hoạch hành quân. Các cuộc họp này, chi có mặt các phụ tá an ninh thân tín nhất của Tổng Thống, diễn ra trong lúc các viên chức Tòa Bạch Ốc khác đang cố gắng tránh việc chính phủ đóng sở làm vì thiếu ngân sách. Đến thứ sáu vừa qua, ông Obama cho tổ chức cuộc họp sau cùng. 8 giờ 20 sáng hôm đó, Obama họp với Thomas Donilon, cố vấn an ninh quốc gia; John O. Brennan, cố vấn chống khủng bố; và các phụ tá cao cấp khác tại Phòng Ngoại Giao ở Bạch Ốc. Cuối buổi sáng đó, Tổng Thống lên đường đi Alabama để chứng kiến các thiệt hại của trận cuồng phong tuần trước. Nhưng trước khi đi, ông ký chấp thuận kế hoạch sau cùng cho phép các nhân viên tình báo xâm nhập khu nhà mà chính phủ Mỹ tin là nơi Bin Laden cư ngụ. Dù đã ký bản kế hoạch đó, ông Obama vẫn không cho chính phủ Pakistan hay biết gì về cuộc hành quân. Một viên chức cao cấp của chính phủ cho hay: "chúng tôi không chia sẻ tin tình báo của chúng tôi về khu nhà đó cho bất cứ nước nào, kể cả Pakistan".

Không ai ngạc nhiên về việc đó. Vì dù người Pakistan luôn luôn nằng nặc cho rằng Bin Laden không sống trên lãnh thổ của họ, thì nước Mỹ cũng chưa bao giờ thực sự tin họ. Các bản tin ngoại giao Mỹ trong những năm gần đây thường cho thấy người Mỹ thường xuyên làm áp lực để người Pakistan giúp tìm ra Bin Laden.

Được hỏi về tung tích của tên đầu xỏ Al Quaeda nhân có phái đoàn quốc hội Mỹ thăm Islamabad hồi tháng 9 năm 2009, bộ trường nội vụ Pakistan là Rehman Malik, trả lời rằng ông ta "không nắm được gì" nhưng rồi nói thêm ông ta không tin Bin Laden có mặt tại khu vực. Bin Laden từng gửi gia đình hắn qua Iran để đánh lạc hướng là hắn có thể sống ở đó, ông Malik cho hay như vậy. Cũng có thể hắn ẩn mình ở Saudi Arabia hay Yemen, mà cũng có thể là đã chết, ông ta nói thêm như vậy, theo một bản tin gửi đi từ Tòa Đại Sứ Mỹ mà Wikileaks đã nắm được.

Sự ngờ vực lẫn nhau càng trở nên tệ hơn vào mấy tháng qua, nhất là sau khi Raymond Davis, một nhân viên của C.I.A., bắn chết 2 người trong một con phố đông người tại Lahore vào tháng Giêng.

Hôm Chúa Nhật, một toán nhỏ gồm nhân viên quân sự và tình báo Mỹ đã nhẩy khỏi trực thăng tấn công thẳng vào khu nhà kiên cố. Các viên chức Mỹ không cho biết nhiều chi tiết về cuộc tấn kích này, chỉ cho hay là trận đánh diễn ra ngay sau khi các cảm tử quân tới nơi và sau khi Bin Laden cố gắng "chống cự lực lượng tấn kích". Khi việc bắn nhau chấm dứt, thì Bin Laden và 3 người đàn ông nằm chết tại chỗ. Một phụ nữ, mà viên chức Mỹ cho rằng đã được dùng làm bia đỡ đạn, cũng đã bị giết.

Người Mỹ lượm xác Bin Laden và đem lên một trong các trực thăng, rồi lực lượng tấn kích vội vàng rời địa điểm. Các viên chức chính phủ Mỹ cho biết: một trong các trực thăng bị rớt trong sứ vụ này do trục trặc kỹ thuật nhưng không một người Mỹ nào bị thương.

Lúc 3 giờ 50 chiều Chúa Nhật, Tổng Thống Obama nhận được tin đã xác nhận rõ về Bin Laden, sau một loạt thử nghiệm DNA. Xác Bin Laden được đưa về Afghanistan, xứ sở mà hắn tiến hành cuộc chiến đấu nổi tiếng chống lại quân đội Xôviết trong thập niên 1980. Từ đó, theo lời các viên chức Mỹ, xác hắn đã được thủy táng ngoài khơi.
 
Một giai đoạn
Vũ Văn An
18:54 02/05/2011

Nhật báo Công Giáo Pháp, La Croix, ngày 2 tháng 5 có bài xã luận sau đây về cái chết của trùm khủng bố Bin Laden:
Điều tệ hại hơn là dưới mắt đồng bọn và những người ái mộ của hắn, Oussama Ben Laden lúc chết được coi là cao cả hơn lúc còn sống, huyền thoại trở nên nguy hiểm hơn là chính con người từng bị săn đuổi từ 10 năm nay, từ biên giới Afghanistan tới trung tâm Pakistan.
Cuộc hành quân bí mật, kết thúc bằng cái chết vào Chúa Nhật của kẻ thù số một của Hiệp Chúng Quốc kể từ cuộc tấn công vào Tòa Tháp Đôi ngày 11 tháng 9 năm 2011, là một thành công chưa từng có, nhưng người Mỹ cần phải cảnh giác đừng dùng truyền thông của họ mà gây cớ cho tất cả những ai chỉ muốn đổ thêm dầu vào các cuộc chiến chống lại Tây Phương, kể cả việc bình luận về phương thức đã dùng để hạ sát tên lãnh tụ hồi giáo quá khích.
Thân nhân của nhiều nạn nhân vốn được qui tội cho Al Quaeda, từ Nữu Ước tới Luân Đôn và cả Madrid lẫn Bali, cảm thấy được nhẹ người khi thấy tên đầu sỏ của nó bị đặt ra ngoài vòng gây hại; hẳn nhiên, một số người thích hắn bị kết tội tại một tòa án quốc tế hơn (dù nhìn nhận rằng quả là khó xử một tên tù như Ben Laden).
Nhưng ta cần nhớ: Al Quaeda không phải là một đạo quân có kỷ luật, một phong trào có cơ cấu; đúng hơn, đó là một ô hợp nhiều chi bộ ít nhiều có liên hệ với nhau, rất tùy thuộc môi trường hay thủ lãnh địa phương. Tại Maroc mới đây, bọn cuồng tín lại mới ra tay; các con tin bị giam giữ bởi một nhóm tự tuyên bố là có cùng một ý thức hệ; tại Afghanistan, các binh sĩ, nhất là binh sĩ Mỹ, Pháp, Anh, đang chiến đấu chống bọn taliban là những người đã chứa chấp Oussama Bin Laden sau ngày 11 tháng 9 năm 2001 và đang đe dọa nền tự do của nhân dân Afghanistan. Cái chết của Ben Laden, dù có tính biểu tượng bao nhiêu, cũng chỉ là một giai đoạn.
Tuy không mất cảnh giác trước nguy cơ khủng bố, các nước hiện bị nó đe dọa cần phải đứng về phía những lực lượng trẻ tại cái xứ thuộc thế giới hồi giáo và ả-rập, những người đang đi tìm những con đường mới mẻ để phát triển đất nước họ và thiết dựng nền dân chủ tại đó. Những người cực đoan hồi giáo không hề muốn những con đường dẫn tới tự do ấy. Hỗ trợ các lực lượng trẻ kia với cùng một quyết tâm, cùng một lòng kiên nhẫn như đã được đưa ra để truy lùng tên đầu sỏ của Al Quaeda cũng chính là chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố, có khi còn hữu hiệu hơn.
Dominique Quinio
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Cỏ Dại
Thérésa Nguyễn
21:17 02/05/2011
HOA CỎ DẠI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều gió cả bám đầy áo em.
(Trích thơ của Nguyễn Bính)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền