Ngày 02-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:28 02/05/2015
PHÁP THUẬT KHÔNG LINH
N2T

Có một người nói mình nắm vững phép trường sinh bất tử, nhà vua nước Yên nghe được tin ấy, liền phái sứ giả đi đến nơi ông ta để học tập.
Sứ giả học chưa xong thì người ấy chết, vua nước Yên rất giận toan giết sứ giả của ông ta.
Có một vị quan được vua sủng ái khuyên giải, nói:
“Ai cũng sợ chết và thích sống, cái người đã tự nhận mình nắm vững phép trường sinh bất tử đã chết trước, thì làm sao có thể bảo đảm cho đại vương biết rằng, đại vương không chết chứ?”
Bấy giờ vua nước Yên mới không giết sứ giả đã được phái đi học tập pháp thuật.
(Liệt tử )

Suy tư:
Trường sinh bất tử, sống mãi không chết, đó là nguyện vọng lớn nhất của con người, đời sống của con người, ngoài Thiên Chúa ra, thì không ai có thể ấn định cho mình ngày sinh và ngày chết.
Chúng ta hãy nghe sách Khôn Ngoan nói về tuổi thọ của con người:
- Quân vô đạo lên tiếng nói:
“Đời ta thật buồn sầu, vắn vỏi.
Không thuốc nào chữa cho con người khỏi chết,
chẳng ai biết có kẻ nào thoát khỏi âm ty.
Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt.
Hơi thở của ta như là làn khói,
Tư tưởng loé từ nhịp đập trái tim.
Khi nó tắt đi, thân xác sẽ trở thành tro bụi,
sinh khí biến tan như làn gió thoảng…”(Kn 2, 1-3)
Người công chính dù có chết non, cũng vẫn được an nghỉ,
vì tuổi thọ đáng kính.
Không phải bởi sống lâu cũng không do số tuổi,
đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc,
sống không tỳ ố đã là sống thọ…”(Kn 4, 7-9)


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:31 02/05/2015
Chúa Nhật V PHỤC SINH
N2T

Tin Mừng : Ga 15, 1-8
“Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”.


Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã bật mí những điều bí mật tự cung lòng Ngài cho các tông đồ nghe, bí mật này đã hé mở cho các tông đồ thấy rõ sự tương quan giữa Ngài và các ông, và giữa những người tin vào Ngài với nhau, bí mật đó là như thế này: “Thầy là cây nho, anh em là cành”, ngắn gọn nhưng quá đầy đủ cho một sợi dây liên kết giữa Chúa và các môn đệ, đó chính là sự liên kết của tình yêu. Trong tâm tình đó, chúng ta cùng nhau chia sẻ mấy điểm sau đây :

1. Cây nho và ân sủng.
Đức Chúa Giê-su nói: “Thầy là cây nho”- cây nho không phải là một cây cổ thụ to lớn, nó cũng không phải là loại cây lưu niên ăn trái, nhưng là một loại cây bò ngang bò dọc, thân cây rất dài và cành lá cũng rất nhiều, có thể làm một cái giàn che mát cả khu đất rộng, nhưng cái đặc biệt của nó chính là nhựa sống dồi dào lưu chuyển từ thân ra các cành, từ cành ra lá ra hoa và ra trái, trái thì từng chùm, từng chùm rất đặc biệt và đẹp mắt, đó chính là cây nho.

Đức Chúa Giê-su tự ví mình như cây nho, nơi toả ra sức sống cho cả giàn nho là Hội Thánh, sức sống đó chính là ân sủng nuôi dưỡng Hội Thánh cho đến ngày Chúa lại đến. Ân sủng này, trước hết chính là các bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã lập, trong các bí tích này ân sủng của Chúa tuôn đổ xuống trên Hội Thánh và các cành nho, tức là những ai tin vào Đức Chúa Giê-su và đón nhận Tin Mừng như là cứu cánh cho cuộc sống mới ngay tại trần gian, để tiến tới trong niềm vui trọn vẹn mai sau trên thiên đàng.

Trong cây nho có nhựa sống, trong Đức Chúa Giê-su có ân sủng, do đó, ai xa lìa khỏi Đức Chúa Giê-su tức là tự mình đoạn tuyệt với ân sủng và chết đi trong tội lỗi. Ân sủng tràn lan trên các tông đồ sau ngày phục sinh của Đức Chúa Ki-tô, và trong Ngài, các tông đồ đã trở nên những cành nho đầu tiên sinh nhiều hoa trái khác là các tín hữu sơ khai của Giáo Hội, và cây nho này bò mãi dọc ngang trên khắp thế giới để che mát, để nuôi sống, để chữa lành biết bao nhiêu là linh hồn luôn kết hợp với nó.

Đó chính là sự huyền nhiệm của “Cây Nho Ki-tô”, một huyền nhiệm mà biết bao thế lực trần gian muốn đốn ngã, giết sạch, làm cỏ, cũng đành phải rút lui trong băn khoăn và kinh ngạc. Rất dễ hiểu, vì Đức Chúa Ki-tô là thân cây nho, Ngài đã chiến thắng thế gian và đang biến dần bộ mặt thế gian bằng tình yêu của Ngài qua Hội Thánh Công Giáo.

2. Cành nho lìa cành và tội lỗi.
Đức Chúa Giê-su nói: “Anh em là cành”- cành nho thì phải dính liền với thân cây nho, nó không thể dính liền với...cây cà-phê, càng không thể dính liền với cây gai. Phải dính liền để sống, nếu không thì sẽ chết khô héo, đó là định luật tự nhiên; phải dính liền để sống, sống trong ơn nghĩa với Thiên Chúa, nếu không thì sẽ chết đời đời trong hoả ngục, đó cũng là định luật, nhưng là định luật siêu nhiên mà mỗi người Ki-tô hữu đều hiểu và biết.

Cành nho là những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tức là chúng ta, những người Ki-tô hữu đã được tháp vào thân cây nho mầu nhiệm là Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh, chính Ngài đã chết để hoà giải nhân loại với Thiên Chúa, và chính Ngài đã sống lại để tất cả chúng ta –những người tin- được tháp nhập vào Ngài nhờ bí tích Thanh Tẩy, do đó, từ ơn này đến ơn khác mà chúng ta đã lãnh nhận từ nơi thân cây nho –Đức Chúa Ki-tô- nhờ Giáo Hội và trong Giáo Hội chúng ta được lớn lên, sinh ra nhiều hoa quả là những việc lành phúc đức của mình.

Tuy nhiên, là con người, bao lâu vẫn còn ở trong thế gian thì vẫn còn chiến đấu với tội lỗi, thân cây là Đức Chúa Ki-tô không cần phải chiến đấu vì Ngài đã chiến thắng thế gian và tội lỗi, nhưng thân cây chuyển tải sức sống ân sủng cho cành nho là chúng ta, để chúng ta có đủ ơn cần thiết để sống và chiến đấu với những cám dỗ của ma quỷ, của thế gian, của tất cả những gì có thể làm hại không cho chúng ta được lớn lên và phát triển trong Đức Chúa Ki-tô và Hội Thánh của Ngài, chúng ta gọi đó là những tội lỗi: tội công khai, tội thầm kin, tội thiếu sót trong khi làm bổn phận của mình...

Tội trọng thì làm cho chúng tách lìa khỏi Thiên Chúa, tự mình đoạn tuyệt với ân sủng của Ngài, nó như nhát dao sắc bén chặt phăng cành nho rời khỏi thân cây nho, nó khiến cho chúng ta không còn liên lạc được với ân sủng của Thiên Chúa; tội nhẹ tuy không làm cho chúng ta tách lìa khỏi thân cây nho là Đức Chúa Ki-tô, nhưng nó như những nhát nhao vằm vằm trên linh hồn chúng ta, lâu ngày linh hồn (cành nho) chúng ta trở thành biến dạng, èo ọp, và dần dần khô héo rồi chết.

3. Bí tích Hoà Giải, phương thuốc kỳ diệu để chữa lành.
Càng suy nghĩ đến bí tích Hoà Giải, chúng ta càng thấy rất rõ tình yêu của Thiên Chúa đã dành cho chúng ta; chúng ta càng nhận ra đây là phương pháp tuyệt vời để cứu linh hồn của chúng ta, và hơn nữa, để chữa lành và trả lại những gì mà chúng ta đã đánh mất do tội lỗi gây ra.
- Có nhiều anh chị em ngại đi xưng tội vì nhiều lý do.
- Có người lâu ngày không đi xưng tội nên mắc cỡ không biết phải nói gì.
- Có người không muốn đi xưng tội với cha sở của mình, vì ngài hay hạch hoẹ và ngăm đe.
- Có người hồ nghi nơi cách sống của các linh mục, nên họ chỉ ăn năn và “trực tiếp” xin Chúa tha tội.
- Có người không hiểu rõ tại sao lại phải đi xưng tội thầm kín của mình với một con người cũng tội lỗi như mình.
Tất cả những lí do trên đều không quan trọng so với sự sống đời đời của linh hồn chúng ta.

Người trộm lành chỉ nói với Đức Chúa Giê-su một lời nói cuối đời với lòng ăn năn và khiêm tốn, cửa thiên đàng lập tức mở ra cho anh ta; Gia-Kêu quá hào phóng sau khi nhận ra tình yêu của Đức Chúa Giê-su dành cho mình, ông không còn mắc cỡ e ngại nữa khi nói đến tội gian dối, tham ô của mình trong việc thu thuế; cô Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đã không mắc cỡ khi bày tỏ lòng thống hối trước mặt Đức Chúa Giê-su và trước đám đông những người biệt phái và các kinh sư. Tất cả các hành vi trên của người tội lỗi đều bắt nguồn từ một tấm lòng thống hối, một tâm tình khiêm tốn biết nhận ra hành vi sai trái của mình, và tất cả những tội nhân ấy, được sát nhập lại vào trong cây nho là Đức Chúa Giê-su và hân hoan sống trong nhà Hội Thánh của Ngài.

Anh chị em thân mến,
Hãy luôn lãnh nhận bí tích Hoà Giải để được chữa lành, là mục tử của anh chị em, tôi thấy rất rõ sự quan trọng của bí tích Hoà Giải, do đó, tôi luôn luôn tạo điều kiện để anh chị em đón nhận bí tích này cách thoải mái mà không còn sợ phải làm phiền cha sở khi muốn xưng tội, như một số anh chị em nói. Và như một khí cụ bất xứng của Thiên Chúa, tôi luôn đón nhận anh chị em đến xưng tội bất kể ngày nào giờ nào nếu anh chị em muốn, vì đó là bổn phận của một linh mục, một mục tử, một bổn phận không được khước từ, không được hoà hoãn, nhưng phải cấp tốc đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của linh hồn anh chị em.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:33 02/05/2015
N2T

18. Mặc dù hướng dẫn chúng ta đến hạnh phúc vĩnh viễn là đức ái, nhưng chúng ta tuyệt đối khẳng định, ngoài tình yêu của Thiên Chúa ra thì các việc khác đều không phải là nhân đức đẹp.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:35 02/05/2015
KHÔNG GIỐNG ÔNG CHA
Cha sở nhắc nhở với các cha phụ tá trẻ của mình:
- “Giáo dân phản ảnh rằng: hình như các cha cả ngày không làm gì cả, bởi vì mỗi lần giáo dân đến gặp các cha, hoặc các cha muốn nhờ gì giáo dân thì họ thấy hình như các cha mới ngủ dậy, áo quần luộm thuộm, mặt mày ngái ngủ sưng húp, nhìn không giống là ông cha chút nào cả...”
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tinh thần khô
Lm Vũđình Tường
05:34 02/05/2015
Tinh thần héo hon, khô cằn xảy đến khi Kitô hữu tự hào nói tôi mặc dù không đến thánh đường, không tin đạo nhưng sống theo tâm linh. Tâm linh đó không thể đến từ Đức Kitô. Đó là loại tâm linh khô cằn, héo hon, gầy gò.

không có Thầy anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo, người ta nhặt lấy quăng vào lửa cho nó cháy đi- Gioan 15,6.

Con người xã hội cần tình yêu để để yêu và được yêu. Có hai loại tình yêu: một là tình yêu từ trời cao hai là tình yêu từ xã hội. Tình yêu từ trời cao đến từ Đức Kitô và tình yêu xã hội đến từ thế giới.

Đón nhận tình yêu từ trời cao, từ Đức Kitô, người đó sẽ nhìn đời bằng con mắt của Thiên Chúa và suy nghĩ cũng như hành động dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần Chúa. Đón nhận tình yêu từ xã hội người đó sẽ nhìn sự vật qua lăng kính xã hội. Người đó sẽ sống và hành động theo phong cách của xã hội. Tình yêu từ trời cao là tình yêu vô vị lợi và không có điều kiện kèm theo trong khi tình yêu xã hội bị giới hạn với những điều kiện đi kèm. Cả hai loại tình yêu đều xén tỉa cuộc sống người đón nhận nó bởi xén tỉa là cách làm cho mới và trong sáng để sinh hoa trái tốt hơn. Cuộc sống không sinh hoa trái không sinh ích cho ai. Kitô hữu tin tưởng bất cứ hình thức xén tỉa nào Thiên Chúa dùng đều có chung một mục đích là làm cho ta trở nên tốt lành hơn, thăng tiến trên đường lành thánh. Chúa chăn nuôi, chăm sóc để ta sinh hoa trái tốt hơn. Mục đích xén tỉa trong xã hội cũng có chung mục đích là làm thế nào có lợi cho công ti. Làm thế nào để cuối năm tính sổ thâu lợi nhuận nhiều hơn. Nếu lợi nhuận nhiều thì người đó sẽ được hưởng một phần của lợi nhuận như được thăng chức với bổng lộc kèm theo; trái lại nếu công ti thua lỗ việc xén tỉa gây lo lắng khôn nguôi vì không biết ai sẽ là nạn nhân của xén tỉa, sa thải. Đuổi việc, giảm công nhân, hoặc tăng sản phẩm, đòi lao động hết mức là cách công ti xén tỉa, đổi mới và mong cuối năm thu thêm lợi nhuận.

Thân nho cung cấp thực phẩm cho cành lớn nhỏ vì thế cành phải dính vào thân để được sống và sinh hoa trái. Đức Kitô trong dụ ngôn ví mình như thân nho và Chúa Cha là người trồng và tất cả Kitô hữu liên kết với Đức Kitô như hình ảnh cành liên kết với thân. Sự liên kết xảy ra khi Chúa Cha yêu thương Chúa Con, Ngài yêu thương luôn những ai liên kết với Chúa Con. Cuộc sống tâm linh bị cạn dần, kiệt quệ khi điều gì đó ngăn cản, nối kết tình yêu Thiên Chúa với con người. Liên kết mật thiết với Thiên Chúa để sự sống được dồi dào bởi cành cần thuộc vào thân để sống và sinh hoa trái.

Để tạo thân nho mới người ta cắt cành rồi trồng cành đó ở nơi khác. Thân nho mới không còn lệ thuộc vào gốc cũ nữa nhưng nó tự sống và cuộc sống của nó ảnh hưởng bởi điều kiện đất đai, nước, khí hậu và phân bón. Những điều kiện trên ảnh hưởng đến mùa thu hoạch và phẩm chất nho. Đối với thiên nhiên là như thế. Kitô hữu nếu chọn cắt đứt liên hệ với Đức Kitô sẽ không chết về mặt thân xác nhưng chết về mặt tâm linh. Tâm linh bị khô héo dần. Muốn được sống lành, mạnh thì cần liên kết mật thiết với Chúa. Liên kết mật thiết với Chúa không có nghĩa chúng ta tránh khỏi mọi khó khăn trên đời. Khó khăn vẫn xảy đến và đau khổ vẫn tồn tại. Đau khổ, khó khăn trong đời không phải Chúa dùng để phạt con người nhưng nhìn cách tiêu cực chúng ta học qua đau khổ để trở nên tốt hơn, dễ thương hơn, là cơ hội để ta sinh hoa trái tốt và nhiều hơn.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh và việc lan tràn vũ khí hạch nhân
Vũ Van An
00:32 02/05/2015
Hội Nghị Tái Duyệt Lần Thứ Chín Các Bên của Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân đang diễn ra tại New York từ ngày 27 tháng Tư đến ngày 22 tháng Năm, 2015. Chủ Tịch Hội Nghị là Nữ Đại Sứ Taous Feroukhi của Algeria. Hội nghị được tổ chức 5 năm một lần để các bên tái khẳng định và củng cố việc thi hành hiệp ước. Tại Hội Nghị năm 2015 này, các nước thành viên lượng giá việc thi hành hiệp ước từ năm 2010 đến nay, và nhận diện các phạm vi và phương thế để thực hiện các tiến bộ xa hơn.

Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân là một hiệp ước quốc tế quan trọng mà mục tiêu là ngăn chặn việc lan tràn các vũ khí và kỹ thuật hạch nhân, cổ vũ sự hợp tác trong việc sử dụng năng lượng hạch nhân cách hòa bình và đẩy mạnh các mục tiêu giải giới hạch nhân cũng như giải giới toàn diện và triệt để.

Hiệp ước trên đã được ký năm 1968, có hiệu lực từ năm 1970. Với 189 nước thành viên, trong đó có 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạch nhân, nó là hiệp ước được tuân hành nhiều nhất trong các hiệp ước giải giới đa phương.

Hội nghị lần này xem sét một số vấn đề như: tính phổ quát của Hiệp Ước; giải giới hạch nhân, trong đó có các biện pháp cụ thể chuyên biệt; cấm lan tràn vũ khí hạch nhân, trong đó có việc tuân hành các điều khoản của hiệp ước, cổ vũ và củng cố các biện pháp an toàn, các biện pháp thăng tiến việc sử dụng năng lượng hạch nhân cách hòa bình; an toàn và an ninh; giải giới và cấm lan tràn trong vùng; thực thi nghị quyết năm 1995 về Trung Đông; các biện pháp giải quyết việc rút chân ra khỏi Hiệp Ước…

Tòa Thánh lên tiếng

Ngày 29 tháng Tư vừa qua, Đức TGM Bernadito C. Auza, Đại Diện Thường Trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ ở New York, đã đọc một tham luận trước Hội Nghị nói trên:

Thưa Bà Chủ Tịch,

Trước nhất, phái đoàn tôi muốn bày tỏ tình liên đới và sự gần gũi của chúng tôi với những người dân nạn nhân của trận động đất mạnh mẽ tại Nepal và các nước lân cận.

Thưa Bà Chủ Tịch,

Năm nay đánh dấu năm thứ 70 ngày ném bom hạch nhân xuống Hiroshima và Nagasaki. Các nạn nhân vẫn còn đang hiện hiện với chúng ta. Các nạn nhân Hibakusha đang là các chứng từ sống động kêu gọi tất cả chúng ta ngày nay phải đưa ra các quyết định đúng đắn nếu không muốn đối diện với các tình huống tương tự vào ngày mai. Hiroshima và Nagasaki phải nhắc nhở ta nhớ tới tầm quan trọng của Các Hội Nghị Tái Duyệt Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân như một dụng cụ giúp nhân loại thoát khỏi nguy cơ chiến tranh hạch nhân. Lý do của chính Hịệp Ước này đặt căn bản trên phẩm giá con người nhân bản và trên việc thừa nhận chung các hậu quả thảm khốc về nhân đạo của bất cứ cuộc nổ hạch nhân nào.

Các kho hạch nhân trên thế giới hiện vẫn còn chứa quá nhiều các thứ vũ khí này. Lý thuyết gián chỉ hạch nhân quá mơ hồ đến không thể dùng làm căn bản bền vững và có tính hoàn cầu cho nền an ninh thế giới và cho trật tự quốc tế. Ngược lại, tự chúng, các thứ vũ khí này hoàn toàn bất nhân và vô đạo đức. Đó là lý do tại sao Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân đã được thương thảo. Các hy vọng từng được một số người trong hệ thống gián chỉ đặt để làm chiến lược ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạch nhân và để cung cấp một nền an ninh vững bền đã không đem lại thứ hòa bình và ổn định mong chờ.

Các nguy cơ của vũ khí hạch nhân ai cũng biết. Các quốc gia có vũ khí hạch nhân và các quốc gia không có vũ khí hạch nhân đều ý thức rõ sự bất ổn khôn lường do các thứ vũ khí này gây ra. Sự thiếu ổn định này, ở một số vùng, lớn lao hơn ở một số vùng khác và trong một số thời kỳ, sâu xa hơn ở các vùng khác. Hậu quả của sự bất ổn này quá trầm trọng đến không thể dùng làm căn bản cho một trật tự quốc tế chân chính, hòa bình và ổn định. Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân khác xa ý niệm cho rằng sự cân bằng của khiếp đảm là căn bản tốt nhất cho sự ổn định chính trị, kinh tế và văn hóa trên thế giới.

Các nguy cơ và sự bất ổn nối kết với sự hiện hữu của vũ khí hạch nhân là lời mời gọi khẩn thiết phải đưa ra các biện pháp cụ thể và hữu hiệu để giải quyết tình thế này bằng cách làm mới lại các cam kết tập thể đối với việc cấm lan tràn và giải giới hạch nhân vốn là trọng tâm của Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân. Không ai hoài nghi đối với việc cho rằng con đường an tòan nhất và chắc chắn nhất tiến tới việc không sử dụng (vũ khí hạch nhân) là việc hỗ tương và triệt để loại bỏ các thứ vũ khí này, và hữu hiệu phá bỏ hạ tầng cơ sở mà chúng hiện đang tùy thuộc. Chính viễn kiến và cam kết đối với một tương lai không vũ khí hạch nhân này đã đem chúng ta lại với nhau. Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân là khí cụ quan trọng cho sự an ninh của mọi người. Không thiện ý diễn dịch các nghĩa vụ chứa đựng trong nó sẽ tạo ra sự đe dọa thực sự cho việc sống còn của toàn thể nhân loại.

Thưa Bà Chủ Tịch,

Bản chất phân biệt đối xử của Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân ai cũng rõ. Sự phân biệt đối xử giữa các nước có và các nước không có vũ khí hạch nhân không thể là một giải pháp vĩnh viễn. Tình huống này chỉ nhằm có tính tạm thời. Nguyên trạng là điều không lâu bền và không được ai ưa thích. Nếu việc tưởng tượng ra một thế giới trong đó nước nào cũng có vũ khí hạch nhân là điều không thể suy tưởng, thì điều hợp lý là tưởng tượng ra, và cùng nhau làm việc, cho một thế giới trong đó không nước nào có vũ khí hạch nhân cả. Vả lại, đó là cách chúng tôi đọc ngôn từ và tinh thần của Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân.

Chính việc sở hữu các vũ khí hạch nhân cũng tiếp tục diễn ra với một phí tổn tài chánh khổng lồ. Các chi phí, hiện hành và dự phóng, tương ứng với các tài nguyên có thể, và thực sự nên được sử dụng vào việc phát triển xã hội và con người. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong thông điệp gửi Chủ Tịch Hội Nghị Vienna về các hậu quả của vũ khí hạch nhân, đã mạnh mẽ nói tới điều đó: “Chi tiêu vào vũ khí hạch nhân là phí phạm của cải các dân tộc. Ưu tiên hóa các chi tiêu đó là một lỗi lầm và một phân phối sai lầm các tài nguyên đáng lý ra tốt nhất nên được đầu tư vào các phạm vi phát triển nhân bản toàn diện, giáo dục, y tế và cuộc chiến đấu chống nghèo đói cùng cực. Khi các tài nguyên này bị phí phạm, người nghèo và người yếu thế sống bên lề xã hội sẽ phải trả giá đắt”.

Thực vậy, thế giới hiện đang đối diện với nhiều thách đố hết sức lớn lao: nghèo đói cùng cực, các vấn đề môi sinh, các làn sóng di dân, các tranh chấp quân sự, các khủng hoảng kinh tế v.v… Chỉ có sự hợp tác và liên đới giữa các quốc gia mới có khả năng đương đầu với chúng. Tiếp tục đầu tư vào các hệ thống vũ khí đắt đỏ là điều nghịch lý. Cách riêng, tiếp tục đầu tư vào việc sản xuất và hiện đại hóa vũ khí hạch nhân là điều phi luận lý. Hàng tỷ bị phí phạm mỗi năm để phát triển và duy trì kho vũ khí vốn được giả thuyết là sẽ không bao giờ dùng đến. Há không hợp lý khi đặt câu hỏi liệu những việc đầu tư như thế không mâu thuẫn với tinh thần của Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân đó sao?

Việc sở hữu vũ khí hạch nhân và việc dựa vào gián chỉ hạch nhân có một tác dụng tiêu cực đối với các mối liên hệ qua lại giữa các quốc gia. Nền an ninh quốc gia thường được đặt ra trong các cuộc thảo luận về vũ khí hạch nhân. Không nên sử dụng ý niệm này một cách cục bộ và thiên vị và mâu thuẫn với ích chung. Mọi quốc gia có quyền đối với an ninh quốc gia mình. Tại sao lại có chuyện an ninh của một số quốc gia chỉ có thể được bảo toàn với một loại vũ khí cá biệt, trong khi các quốc gia khác phải bảo toàn an ninh của họ mà không có các thứ vũ khí này? Mặt khác, thu gọn hoà bình và anh ninh quốc gia, trên thực tế, vào chiều kích quân sự mà thôi là giả tạo và ngây thơ. Phát triển kinh tế xã hội, tham dự sinh hoạt chính trị, tôn trọng các nhân quyền căn bản, củng cố thượng tôn pháp luật, hợp tác và liên đới trên bình diện vùng và quốc tế, v.v… là những điều chủ yếu đối với nền an ninh quốc gia của các nước. Há không phải là điều khẩn thiết hay sao việc cần phải tái duyệt, một cách trong sáng và trung thực, câu định nghĩa của các quốc gia, nhất là các quốc gia có vũ khí hạch nhân, về nền an ninh quốc gia?

Tất cả chúng ta đều ý thức rõ: mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạch nhân là điều không dễ gì đạt được. Như nhiều người vốn nói, nó là một vấn đề phức tạp và khó khăn. Mọi thực tại nhân bản đều khó khăn và phức tạp cả. Nhưng đấy không phải là lý do cũng như miễn chước khiến ta không thi hành các nghĩa vụ cần phải đảm nhiệm nếu muốn phù hợp với Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân. Muốn thế, mọi năng lực và cam kết đều cần thiết. Chúng càng cần thiết hơn vào lúc có những căng thẳng quốc tế. Vai trò của các tổ chức quốc tế, các cộng đồng tôn giáo, xã hội dân sự, và các định chế học thuật là điều sinh tử, đừng để hy vọng chết yểu, cũng đừng để chủ nghĩa khuyển nho (cynicism) cũng như thứ chính trị thực dụng (realpolitik) thắng thế. Các nền đạo đức đặt căn bản trên việc đe dọa chắc chắn sẽ tiêu diệt lẫn nhau không xứng đáng đối với các thế hệ tương lai.

Thiếu việc giải giới hạch nhân cụ thể và hữu hiệu chẳng chóng thì chầy sẽ dẫn tới các nguy cơ thực sự của việc lan tràn hạch nhân. Hội Nghị Tái Duyệt này là một thách đố đối với mọi quốc gia thành viên. Sai phạm không phải là một giải pháp. Làm sói mòn tính khả tín của Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân sẽ có những hậu quả thảm khốc đối với mọi quốc gia và đối với tương lai của toàn thể nhân loại.

Để kết luận, tôi muốn trích dẫn một lần nữa lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Gián chỉ hạch nhân và mối đe doạ chắc chắn sẽ tiêu diệt lẫn nhau không thể là căn bản của nền đạo đức học huynh đệ và sống chung hòa bình giữa con người và các quốc gia. Tuổi trẻ ngày nay và ngày mai đáng được hưởng hơn thế nhiều. Họ đáng được hưởng một trật tự thế giới hoà bình dựa trên tính hợp nhất của gia đình nhân loại, đặt cơ sở trên lòng tôn trọng, sự hợp tác, tình liên đới và cảm thông”. Đó chính là lý do hiện hữu của Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân.

Tôi xin cám ơn Bà Chủ Tịch.
 
Tại sao Hoa Kỳ ngăn cản một nữ tu Iraq điều trần về tình trạng các tín hữu Kitô trước Quốc Hội?
Nguyễn Việt Nam
06:15 02/05/2015
Một nữ tu Công Giáo từ Iraq đã bị từ chối cho phép nhập cảnh vào Mỹ, nơi chị được mời để điều trần trước một Ủy ban Quốc hội về tình cảnh của các Kitô hữu trong các vùng do cái gọi là Nhà nước Hồi giáo kiểm soát.

Nina Shea, bỉnh bút của tờ Christian Post đã tố cáo như trên trong số báo ra ngày 30 tháng Tư. Nữ tu Diana Momeka đã được thông báo bởi lãnh sự quán Mỹ ở thủ phủ Erbil rằng đơn xin thị thực của chị đã bị từ chối với lý do là chị có thể có kế hoạch ở lại quá thời hạn visa của mình.

Chị Momeka, nữ tu Dòng Đa Minh, đã xin visa để thăm Hoa Kỳ trong một tuần, trong thời gian đó chị đã sắp xếp để trình bày trước các ủy ban của Quốc hội, các quan chức trong guồng máy hành pháp Hoa Kỳ, và các tổ chức phi chính phủ ở Washington. Đơn xin thị thực của chị đã được cẩn thận đính kèm một lá thư từ Trường Cao đẳng Babel ở Erbil, Kurdistan, xác nhận rằng chị vẫn còn hợp đồng giảng dạy tại trường này trong năm học tới.
 
Bạo động dữ dội trong ngày khai mạc cuộc triển lãm quốc tế Milan
Nguyễn Việt Nam
06:53 02/05/2015
Expo 2015 diễn ra tại Milan đã được khai mạc hôm thứ Sáu 1 tháng 5 trong bối cảnh các cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và những người phản đối biến cố này. Cuộc triển lãm quốc tế Milan được tổ chức dưới dạng một hội chợ tương tự như hội chợ quốc tế đã diễn ra tại Thượng Hải năm năm trước đây.

Cảnh sát đã phải bắn hơi cay và xịt nước vào những người biểu tình. Đáp lại, những người biểu tình đeo mặt nạ đã ném đá, đập vỡ cửa sổ và đốt nhiều xe và những thùng rác trong cuộc biểu tình gọi là “No Expo”. Cuộc biểu tình này đã quy tụ khoảng 30,000 người tham dự.

Lính cứu hoả đã phải dùng vòi rồng để dập tắt nhiều đám cháy, trong đó có cả một vụ hoả hoạn dữ dội tại một chi nhánh ngân hàng. Những người biểu tình đã viết trên bức tường ngân hàng dòng chữ nguệch ngoạc: "Các ngươi đã lột da chúng tôi, hôm nay các ngươi phải trả"

Những cảnh bạo lực này là khởi đầu cay đắng cho cố gắng của Ý muốn dùng hội chợ này như một đòn bẩy kinh tế. Hầu hết các hạn mục của hội chợ đã được hoàn thành vào giờ chót sau những quan ngại là tình trạng tham ô trầm trọng có thể khiến cho hội chợ không thể khai mạc đúng ngày 1 tháng 5.

Trong diễn văn khai mạc, thủ tướng Matteo Renzi khẳng định rằng Milan và Italia đã bất chấp những lời chỉ trích rằng họ sẽ không thể khai mạc đúng thời hạn.

Ông Renzi nói:

"Họ nói chúng tôi sẽ không bao giờ thực hiện nổi điều này nhưng ngày nay hội chợ triển lãm này là một thực tại. Trong những tháng tới, thế giới sẽ được nếm những hương vị và đặc sản của Ý nhưng đặc biệt là khát vọng thâm sâu của đất nước này muốn viết nên một chương mới của hy vọng".

Trong 6 tháng tới, các nhà tổ chức hy vọng sẽ có 20 triệu khách viếng thăm Expo 2015 với một doanh thu khoảng 10 tỷ Euros.
 
Đức Thánh Cha viếng thăm Chủng Viện Bắc Mỹ ở Roma
Lm. Trần Đức Anh OP
08:48 02/05/2015
ROMA. ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương lòng nhiệt thành truyền giáo, lòng tôn sùng Đức Mẹ và chứng tá đời sống thánh thiện của chân phước Junípero Serra, tông đồ miền California Hoa Kỳ.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong thánh lễ trưa thứ bẩy 2-5-2015, tại Chủng viện Bắc Mỹ gần Vatican. ĐTC đến viếng thăm trường này vào cuối cuộc Hội thảo quốc tế tại đây về cuộc sống và hoạt động của chân phước Serra sẽ được ĐTC tôn phong hiển thánh ngày 23-9 năm nay tại thủ đô Washington, trong cuộc viếng thăm của ngài tại Hoa Kỳ từ 22 đến 27-9.

Chân phước Junípero Serra dòng Phanxicô sinh tại Tây Ban Nha và đến hoạt động truyền giáo tại Mêhicô. Sau đó cha từ đây sang lãnh thổ Hoa kỳ để truyền đạo và lập 21 cứ điểm truyền giáo tại miền ngày nay là bang California.

Hiện diện trong thánh lễ có 260 đại chủng sinh, một số Hồng Y, GM Hoa Kỳ và nhiều chức sắc khác.

Trong bài giảng, trước hết ĐTC đề cao tấm gương của cha Junípero Serra như một thừa sai không biết mệt mỏi, giã từ quê hương, gia đình, từ bỏ công danh sự nghiệp và cộng đoàn để đi tới tận cùng trái đất, vì lòng hăng say loan báo Tin Mừng cho dân ngoại, tức là một động lực nội tâm muốn chia sẻ với những người xa xôi nhất hồng ân gặp gỡ với Chúa Kitô. ĐTC nói: ”Ước gì lòng nhiệt thành ấy gợi lên nơi chúng ta một thách đố lớn.. Tôi tự hỏi: ngày nay chúng ta có khả năng đáp lại tiếng gọi của Chúa với cùng một lòng quảng đại và can đảm như vậy hay không?”

- Thứ hai là lòng sùng kính của Cha Serra đối với Đức Mẹ. Cha đã phó thác công trình truyền giáo cho Mẹ Maria cực thánh. Trước khi ra đi đến miền California, cha Serra đã phó dâng cuộc sống cho Đức Mẹ Guadalupe và xin Mẹ ơn được mở tâm hồn những người định cư và thổ dân cho sứ mạng cha sắp khởi sự... ĐTC nhận định rằng: không thể tách rời Mẹ Maria ra khỏi tâm hồn người dân Mỹ châu. Mẹ là căn cội chung của đại lụcnày. Đúng hơn, sứ vụ truyền giáo ở Mỹ châu ngày nay được phó thác cho Đấng là môn đệ và thừa sai thánh thiện đầu tiên, là sự hiện diện và là nguồn an ủi, hy vọng”.

- Thứ ba, là chứng tá thánh thiện của cha Junípero Serra, Người là một trong những người cha sáng lập Hoa Kỳ, là vị thánh của thế giới Công Giáo và là người đặc biệt bảo vệ các tín hữu nói tiếng Tây Ban Nha của đất nước này, để toàn thể dân Mỹ châu tái khám phá phẩm giá của mình bằng cách ngày càng củng cố sự thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa”.

Sau cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa cho vinh quang của Chúa được biểu lộ trong nền văn hóa sự sống, trong tình huynh đệ, liên đới, trong hòa bình và công lý, với tình yêu thương thực sự ưu tiên dành cho những người nghèo nhất, qua chứng tá của các tín hữu Kitô thuộc nhiều cộng đoàn và hệ phái khác nhau, các tín hữu thuộc các truyền thống tôn giáo khác và những người có lương tâm ngay chính và thiện chí” (SD 2-5-2015)
 
Nhà của Vatican tại cuộc triển lãm quốc tế: Expo 2015 Milano
Lm. Trần Đức Anh OP
08:47 02/05/2015
MILANO. Nhà của Tòa Thánh tại cuộc triển lãm quốc tế 2015 ở Milano, Bắc Italia, bắt đầu thu hút khách viếng thăm.

Cuộc triển lãm này đã được thủ tướng Matteo Renzi của Italia khai mạc hôm 1-5-2015 với sự tham dự của 200 ngàn người, và có chủ đề là ”Nuôi dưỡng trái đất, năng lực cho cuộc sống”. Tòa Thánh là 1 trong 140 quốc gia tham dự cuộc triển lãm hoàn cầu này, từ 1-5 đến 31-10 năm nay. Khu vực triển lãm rộng 110 hécta cách trung tâm thành phố Milano 16 cây số về hướng tây bắc. Ban tổ chức hy vọng sẽ có hơn 20 triệu khách đến viếng thăm.

Nhà triển lãm của Tòa Thánh rộng 70 mét vuông, có chủ đề là ”Không phải chỉ sống bằng bánh”, trong đó có những tiểu đề như ”mảnh vườn cần giữ gìn, lương thực cần chia sẻ, bữa ăn giáo dục, bánh làm cho Thiên Chúa hiện diện trong thế giới”.

Nhà triển lãm của Tòa Thánh do Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa tổ chức với kinh phí 3 triệu Euro, với sự cộng tác và đóng góp của HĐGM Italia và Tổng giáo phận Milano sở tại. Đại Học Công Giáo Thánh Tâm và Bệnh viện Nhi đồng Chúa Hài đồng Giêsu của Tòa Thánh ở Roma cũng cộng tác về phương diện khoa học.

ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa cho biết chủ đề lương thực cũng là cơ hội để suy tư và giáo dục về đức tin, công lý, hòa bình, tương quan giữa các dân tộc, kinh tế, môi sinh. ĐHY nhắc lại rằng thế giới ngày nay đang bị chia làm hai loại người: những người đói và những người phải ăn kiêng, vì quá nhiều lương thực và không được sử dụng tốt.

Trong thời gian triển lãm, tại Nhà của Tòa Thánh cũng có những cuộc thảo luận, diễn đàn và chiếu phim về nạn đói trên thế giới, lương thực dài hạn, săn sóc môi sinh, ăn kiêng và dinh dưỡng. Ngoài ra có một cuộc nói chuyện về tương quan giữa lương thực và nhân loại.

Cuộc triển lãm quốc tế được tổ chức 5 năm một lần. Cho đến nay, từ thời Đức Chân phước Giáo hoàng Piô 9, Tòa Thánh vẫn luôn tham gia các cuộc triển làm này để chứng tỏ ước muốn của Giáo Hội mong cho tiếng nói của mình được lắng nghe, và nêu chứng từ đề những đề tại tế nhị, quan trọng, liên quan đến tương lai.

Một số nhà triển lãm của Tòa Thánh trong quá khứ gần đây thương nhấn mạnh đến nghệ thuật thánh và hầu như là một bảo tàng viện Vatican lưu động, với một nhà nguyện nhỏ.

ĐHY Ravasi cho biết so với khu nhà triển lãm của Tòa Thánh hồi năm 1964 tại New York, lần này khu nhà của Tòa Thánh đơn sơ hơn, hợp với đường hướng của ĐTC Phanxicô.

Nhà triển lãm của Tòa Thánh ở Milano không được trang trí bằng những biểu tượng Kitô công khai, nhưng cũng có hàng chữ ”Xin ban cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, bằng 13 thứ tiếng.

Sứ điệp của ĐTC

Trong sứ điệp Video truyền đi trưa ngày 1-5 vừa qua trong buổi khai mạc cuộc triển lãm ở Milano, ĐTC nói với các quan chức của các nước trên thế giới rằng: dân chúng đang cần chấm dứt sự phá hoại trái đất, cần tìm ra những phương thế để bảo tồn và chia sẻ các tài nguyên của trái đất, nhất là để cung cấp lương thực cho người đói.

ĐTC cũng mời gọi các khách viếng thăm và ban tổ chức cuộc triển lãm chứng tỏ mối quan tâm thực sự đối với người nghèo và thực hiện những cố gắng cụ thể để thăng tiếng tình liên đới. Chẳng vậy - ĐTC nói - cuộc triển lãm quốc tế có thể là thành phần của một sự ”nghịch lý về sự sung túc” mà thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng đã tố giác khi Ngừơi nhận xét rằng một thiểu số người trên thế giới thừa thãi những gì họ cần để sống, trong khi nhiều người dân khác đang chết đói”.

ĐTC cũng kêu gọi làm sao để chủ đề của cuộc triển lãm quốc tế này không phải chỉ là một đề tài mà thôi, cần làm sao để những người viếng thăm cuộc triển lãm 2015 này thực sự cố gắng giữ trong tâm trí ”khuôn mặt những người nam nữ đang bị đói và những người đau yếu hoặc thiệt mạng vì quá nghèo hoặc vì thiếu dinh dưỡng” (CNS 1-5-2015)
 
Nhân kỷ niệm đệ nhị bách chu niên sinh nhật cha thánh Gioan Bosco
Nguyễn Kim Ngân
23:17 02/05/2015
Nhân kỷ niệm Đệ Nhị Bách Chu Niên (08/16/1815—08/16/2015) Sinh Nhật Cha Thánh Gioan Bosco

Thành Phố Tôrinô sẽ tiếp đón Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô vào tháng 6, 2015

Theo tin từ Zenit.org ngày 25 tháng 3 năm 2015, thì ĐTC Phanxicô sẽ đến Tôrinô vào hai ngày 21 và 22 tháng 6 năm 2015 nhân dịp trưng bầy Khăn Liệm Thánh (từ ngày 19 tháng Tư cho đến 24 tháng Sáu), và kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Cha Thánh Gioan Bosco. Đó là nội dung lời ĐTC Phanxicô loan báo trong buổi gặp gỡ giáo dân hàng tuần vào tháng 11 năm ngoái.

Đây cũng là dịp để vị Giáo Hoàng gốc Á Căn Đình có dịp thăm viếng gia đình gốc xứ Piedmontê của mình.

Trong buổi gặp gỡ báo chí hôm nay, Đức Tổng Giám Mục (ĐTGM) Cesare Nosiglia của thành phố Tôrinô đã tiết lộ chi tiết cuộc hành hương hai ngày của ĐTC như sau:

Chúa Nhật 21 tháng 6 năm 2015

8 giờ sáng: ĐTC gặp các vị đại diện giới lao động tại Piazzeretta Reale. Sau đó, ĐTC sẽ đến Vương Cung Thánh Đường để cầu nguyên trước Khăn Liệm Thánh và trước bàn thờ Chân Phước Pier Giorgio Frassati.

10:45 sáng: ĐTC cử hành Thánh Lễ tại Piazza Vittorio như Ngài vẫn thường làm hàng tuần tại Công Trường Thánh Phêrô, sau đó Ngài sẽ đọc Kinh Truyền Tin.

Kế tiếp Ngài sẽ ăn trưa với các thanh thiếu niên đang bị giam giữ tại “Ferrante Aporte,” cử hành nghi thức thống hối với các thanh thiếu niên, các di dân, người vô gia cư, và một gia đình sống đời du mục.

Buổi chiều, ĐTC viếng thăm Thánh Điện Đức Bà Là Nguồn An Ủi, nơi Ngài sẽ dành một ít thời giờ để cầu nguyện.

3 giờ chiều, ĐTC đến Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, nơi Ngài sẽ gặp các tu sĩ Salêdiêng và Nữ Tử Mẹ Phù Hộ. Tiếp đó, Ngài đến Nhà Thờ Thánh Cottolengo và gặp gỡ các bệnh nhân và người khuyết tật.

6 giờ chiều, ĐTC trở về Piazza Vittorio và gặp gỡ giới trẻ thành phố, kết thúc ngày hành hương thứ nhất.

Thứ Hai 22 tháng 6 năm 2015 được mở đầu với cuộc viếng Đền Valdese. Sau khi trở về tòa TGM, ĐTC sẽ có cuộc gặp gỡ riêng với một số thân nhân họ hàng trong vùng. Tiếp đó, Ngài dâng Thánh Lễ cầu cho các thân nhân và ăn trưa với họ.

Trước khi ra phi trường Casello, ĐTC sẽ có một buổi gặp gỡ ngắn với một số thành viên Ủy Ban Khăn Liệm Thánh cũng như các nhân viên tổ chức cuộc viếng thăm của Ngài.

Với chủ đề là “Tình Yêu Lớn Nhất,” cuộc trưng bầy Khăn Liệm Thánh vào cửa hoàn toàn miễn phí, khách hành hương sẽ tùy tâm dâng cúng để giúp đỡ người nghèo đói và túng thiếu.

Nhân nói đến dịp kỷ niệm 200 năm sinh nhật Cha Thánh Gioan Bosco, vào ngày 16 tháng 4 vừa qua, Zenit.org cũng cho chạy một hàng tin như sau: “Giống như ĐTC Phanxicô, Thánh Sáng Lập Dòng Salêdiêng đã dậy rằng: Không hề có cái gọi là người ‘Kitô hữu buồn.’”

Dù đã hai trăm năm sau ngày sinh, Thánh Gioan Bosco (08/16/1815—01/31/1888)--thường được gọi là Don Bosco—vẫn còn rất thân quen với nhiều người, chỉ có điều là có ít người biết đến các sinh hoạt mang tính sáng tạo nơi Vị Thánh xứ Piedmontê này.

Chẳng hạn như khi thành lập “Nguyện Xá,” Don Bosco đã tổ chức một nhóm trẻ lấy tên là “Thiếu Niên Vui” (TNV), mục đích là dùng các trò chơi, các câu truyện hay sách báo để các bạn trẻ tụ họp lại tìm được niềm vui. Do đó điều cấm kỵ là bất cứ cái gì gây ra buồn nản, nhất là điều lỗi phạm đến giới răn Chúa. Em nào chửi tục, thề gian, kêu Tên Chúa vô cớ hoặc nói chuyện bậy bạ, nhảm nhí thì không được tham gia hội “TNV” này.

Nội quy của hội TNV là: (1) Không nói hay làm điều xúc phạm đến người Kitô hữu, (2) Làm hay ôn bài vở ở trường, (3) Sống vui.

Nói khác đi, Don Bosco và các bạn trẻ chỉ tìm cách sống vui, siêng năng học hành, trung kiên với niềm tin, chan hòa niềm hân hoan kính Chúa, yêu người.

Hội TNV này khiến Don Bosco trở thành nổi danh. Ngài viết: “Năm 1832, Cha được quý mến và tuân phục như một viên đại đội trưởng. Giới trẻ đi tìm Cha ở mọi nơi cốt để được vui chơi, giải trí, hay giúp đỡ riêng tư…trong khi đó, Chúa Quan Phòng gửi tiền cho Cha mua sách vở, quần áo và các nhu yếu phẩm, đỡ gánh nặng cho gia đình Cha.”

Để biết rõ hơn về hội TNV và tìm hiểu xem đuờng lối này đã gây ảnh hưởng thế nào đến chương trình giáo dục giới trẻ, ZENIT đã phỏng vấn Linh Mục (LM) Roberto Spataro, Thư Ký Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Latinitatis và giáo sư tại Giáo Hoàng Học Viện Salêdiêng.

ZENIT: Người ta bảo rằng Don Bosco là một người lạc quan, lúc nào cũng vui tươi, ngài sáng tác nhạc, viết bài hát và soạn kinh, có phải vậy không?

LM Spataro: Đúng thế, Don Bosco là một người đa tài, có nhiều khả năng thiên phú cả về trí thức lẫn sự khéo léo tay chân, thực tiễn. Ngài là một thánh nhân vui tươi. Trong thư “Gaudete in Domino” (hãy hân hoan trong Chúa), ĐTC Phaolô VI đã đề cập đến Don Bosco như là một trong các “Thánh Nhân của niềm vui Kitô hữu.”

Trong cuốn cẩm nang Don Bosco viết về việc đào tạo Kitô hữu, ta đọc thấy rằng: “Có hai cách đánh lừa ma quỷ thường sử dụng nhằm lôi kéo giới trẻ rời xa nhân đức, đó là khiến họ nghĩ rằng muốn phụng sự Chúa thì phải tỏ ra buồn nản, chứ không được nhẹ nhàng thanh thản vui tươi. Các con ơi, không phải thế đâu! Cha muốn dậy chúng con một cách sống đời Kitô hữu, vừa vui vẻ, vừa hạnh phúc, và chỉ cho các con biết như thế nào mới là giải trí đúng nghĩa, phải làm sao mới là sống tươi vui chân chính. Mục tiêu của cuốn sách này là: phụng sự Chúa trong hân hoan vui sướng.”

Niềm lạc quan của Don Bosco không phải là một thái độ ngây thơ. Ngài hiểu rõ xu hướng lăng loàn của bản chất con người, nhưng ngài cũng tin tưởng vào Ơn Thánh Siêu Nhiên. Chính vì thế, ngài đã chọn Thánh Phanxicô đệ Salê làm mẫu mực bởi vì Thánh Phanxicô đi tiên phong trong học thuyết nhân bản tôn sùng, nghĩa là có một quan niệm tích cực thiết thực về con người vốn luôn rộng mở trước tác động của Ơn Thánh.

Don Bosco là một nhạc sĩ, một nhà soạn nhạc, viết thánh ca, nhất là trong những năm đầu đời sống LM. Ngài biết đánh đàn khi còn đi học ở Chieri. Ngài tin rằng âm nhạc có một giá trị giáo dục thực sự. Ngài thường bảo: “Nhà Salêdiêng mà thiếu âm nhạc thì chỉ là cái xác không hồn.”

Tại Nguyện Xá Don Bosco, ta thấy giới trẻ chơi thể thao (đá bóng là số một), ca hát, tập văn nghệ, thổi kèn, đánh trống. Truyền thống này luôn luôn sống động trong mọi nơi có các tu sĩ Salêdiêng hiện diện, cho dù có thể thay đổi về hình thức theo thời gian và tùy theo sở thích của giới trẻ. Học giả thời danh tại Ý là Umberto Eco đã hết lời ca ngợi khi nghĩ đến cái khối tổng hợp của giáo dục và truyền thông, của truyền thông và lãnh đạo giới trẻ mà Don Bosco đã khai sáng.

ZENIT: Có đúng là Don Bosco đã sử dụng các kỹ thuật tân tiến để giảng dậy, tỉ như viết các câu nói và cách ngôn lên trên tường chăng?

LM Spataro: Rất chính xác! Ngày nay ta có Facebook, nhưng vào thời của Ngài, Don Bosco đã rất am tường nghệ thuật truyền thông và biết lợi dụng các phương thức thời đại. Nếu hôm nay bạn đặt chân đến Valdocco, “Thánh Địa của Don Bosco,” bạn có thể đọc được các câu châm ngôn Don Bosco cho viết trên tường. Giới trẻ đi qua đọc được. Và rồi những lời ấy in dần vào tâm trí khiến họ không thể nào quên được.

ZENIT: Vậy đâu là bí quyết của sự khai phá và hiệu năng truyền thông của Don Bosco?

LM Spataro: Câu trả lời ngắn gọn là: vì Don Bosco yêu giới trẻ. Khi người ta nói, hay truyền đạt một thông điệp ‘ex abundantia cordis’ (tràn ứa từ trong tim), thì người ta sẽ tìm được ngôn từ chính xác và việc thông đạt sẽ hữu hiệu. Nói đến lối truyền thông của Don Bosco, ta có thể áp dụng câu châm ngôn này của Thánh Phanxicô đệ Salê, cũng đã trở thành kim chỉ nam cho Chân Phước Hồng Y John Henri Newman: “Cor ad cor loquitur”(hai trái tim cùng thỏ thẻ). Khi nhận chức LM, Don Bosco đã xin cho được ơn nói năng hiệu quả. Chúa đã nhậm lời ngài.

ZENIT: Don Bosco đã đạt thành quả nào trong việc loan báo Tin Mừng và giáo dục những con người không nằm trong luồng ảnh hưởng của ngài?

LM Spataro: Xin cho phép tôi được thay đổi câu hỏi. Trên thực tế, vào thời của Don Bosco, đã bắt đầu có trào lưu hiếu học và đã xuất hiện nhiều cá nhân xuất sắc ít là trong giai đoạn tiểu học. Điều này khiến ta lưu ý đến một điểm ít người biết đến, đó là: Don Bosco là một người viết rất nhiều. Ngài viết dưới hình thức của một tâm thư (Epistolario); ngài viết để đáp ứng nhu cầu của giới bình dân vốn bị lãng quên vì sách báo thời đó dành ưu tiên cho giới chuyên môn. Ngài viết hàng loạt bài được đăng trong các tập sách nhỏ, mang tên là “Bài Đọc Công Giáo.” Ngài viết nhiều cho giới trẻ, đồng thời viết sách giáo khoa, tỉ như cuốn “Lịch Sử Nước Ý.’

Và để đáp ứng nhu cầu giáo dục những người nghèo nhất, ngài còn sáng tác cả hài kịch, tỉ như vở “Hệ Thống Đo Lường Bằng Mét,” nhằm tránh việc du nhập hệ thống đo lường mới gây thiệt hại cho khá nhiều người.

Lần đầu tiên gặp Chân Phước Piô IX, Don Bosco đã tự giới thiệu như là một LM lo về “Nguyện Xá” và viết các bài trong loạt “Bài Đọc Công Giáo.” Tóm lại, là một vị thánh thời đại mới, Don Bosco đã sử dụng các phương tiện truyền thông tiến bộ nhất thời đó để có thể đến được với nhiều người. Năm 1884, trong dịp Tổng Triển Lãm tại Tôrinô, ngài đoạt giải hai về hiệu năng ấn loát (mà lẽ ra ngài phải chiếm giải nhất!).

Đó mới chỉ là sơ lược về Don Bosco. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã truy tặng ngài danh hiệu là: “Cha và Thầy của Giới Trẻ.”

ZENIT: Liệu Don Bosco sẽ nói gì với giới trẻ hôm nay?

LM Spataro: Trong cả ngàn thứ ngôn ngữ, với cả ngàn giọng điệu khác nhau. Don Bosco chắc sẽ nói với họ rằng điều ngài viết trong lời phi lộ của tổng hợp khoa sư phạm, dưới hình thức tâm thư, đó là “Thư viết từ Rôma” năm 1884. Đây là những lời tuyệt vời ngài viết: “Cha chỉ có một ước mơ, đó là nhìn thấy các con được hạnh phúc đời này và đời sau.” Chắc hẳn Don Bosco sẽ nhắc lại lời này cho từng em.

Đầu Tháng Hoa Mẹ 2015

Nguyễn Kim Ngân
 
Top Stories
Pope: parish must be 'privileged place' of listening, proclamation
Vatican Radio
16:24 02/05/2015
(Vatican 2015-05-02) Faithful from the Diocese of Isernia-Venafro paid a return visit to Pope Francis on Saturday.

The Pope received the pilgrims in an audience and recalled the message of solidarity he shared with them during his pastoral visit last July.

He also spoke of the call of parishes to be missionary communities.

“Every parish is called to be a privileged place of listening and of the proclamation of the Gospel; a house of prayer gathered around the Eucharist; a true school of communion, where the ardour of charity prevails over the temptation of a superficial and dry religiosity,” said Pope Francis to pilgrims from the southern Italian Diocese of Isernia-Venafro.

The Pope said he hopes the current Jubilee of the Diocese of Isernia-Venafro and the upcoming Extraordinary Year of Mercy will renew a “vigorous missionary spirit,” especially in parishes, where the communion of the church finds its “most immediate and visible expression.”

Speaking to the pilgrims, the Pope said their local Jubilee is an opportunity to “return to the Gospel,” to reconcile with one’s neighbour and to renew the desire to bring love to the marginalized and to those who suffer.

He noted the many social problems that continue to afflict the southern Italian region, namely sharp unemployment among youth; the lack of adequate social services for families, the elderly, or people with illness or disability.

The Pope said this “worrying situation” requires a “general mobilisation” at all levels of society, both public and private, adding that “concrete steps” in creating employment cannot be postponed.

“Christian hope, founded on the resurrected Christ, and accompanied by a large charitable effort towards those most in need” is what is most called for “when difficulties seem to obfuscate… a better future,” he said.

“Problems are overcome with solidarity,” the pope said, directing his message specifically to young people and to those present, and noting that he issued the same message during his pastoral visit last year.

He concluded, urging the pilgrims to be “witnesses of solidarity” in their cities, families, and places of work.
 
Nepal’s religions united for earthquake victims
Vatican Radio
16:28 02/05/2015
(Vatican 2015-05-02) After an appeal launched by the Apostolic Vicar of Nepal, Bishop Paul Simick, the charitable ‎organizations of various faiths and Christian Churches have decide to unite under the ‎leadership of Caritas of the Catholic Church to launch a joint operation to help quake survivors. ‎Officials of the local Caritas will lead the operation, supported by Caritas India and Australia. At the ‎moment, dozens of religious NGOs have
responded positively to the appeal. According to Bishop ‎Narayan Sharma of “Believers Church, and Evangelical community, "prayers are not enough to heal an ‎open wound and don’t feed those who live outdoors. Prayer is fundamental, but it is important also to ‎serve those in need. We still need international support, " he said. ‎

Mohammad Sannaulha, imam of Jame mosque in Kathmandu, told AsiaNews: "Those who are ‎suffering today are our brothers and sisters in Nepal, their religion does not matter. It should not divide ‎us, we must indeed be united as much as possible to make our aid more effective. We are happy that ‎the Catholics lead this, because they were the first to respond after the disaster."‎ The Venerable Renchen, representative of the Buddhist community, and Manohar Prasad Sah of the ‎Hindu community said:"We are doing our best, and when religions come together they can meet ‎the basic needs of the people. Solidarity, peace and charity are concepts shared by all".‎

Meanwhile, Nepal's government renewed its appeal to international donors to send tents, tarpaulins and basic food supplies in the wake of last weekend's devastating earthquake. The government also asked donors to send money to help with relief efforts if they cannot send things that are immediately necessary. Information Minister Minendra Rijal said Nepal would immediately need 400,000 tents and so far has been able to provide only 29,000 to the people who need them.

Nepal government exempted tarpaulins and tents from import taxes on Friday, but United Nations Resident Representative Jamie McGoldrick told Reuters the government had to loosen customs restrictions further to deal with the increasing flow of relief material. "They should not be using peacetime customs methodology," he said. Material was piling up at the Kathmandu airport instead of being ferried out to victims, McGoldrick said.

A week after the massive earthquake on April 25 killed more than 6,600 people and collapsed buildings, temples and homes, remote villages remain cut off from help, aid workers still face ``immense logistical challenges,'' U.N. humanitarian chief Valerie Amos said Friday, noting that the scale of the devastation in Nepal would be an obstacle for any government. The U.N. has estimated the magnitude-7.8 affected 8.1 million people _ more than a fourth of Nepal's population of 27.8 million. The government announced it was giving the equivalent of $1,000 to families of each person killed and another $400 for funeral costs, state-run Nepal Radio said Friday.

More than 130,000 houses were destroyed in the quake, according to the U.N. humanitarian office. Near the epicenter, north of Kathmandu, whole villages were in ruins, and residents were in desperate need of temporary shelters against the rain and cold. Isolated hamlets are still cut off because scarce helicopters can't land in some mountainous areas, and roads have often been destroyed, said Amos, who flew over some of those places during a three-day visit. Tents and tarpaulins are the most urgent need, but there's also a demand for water, food, health care and better sanitation. Debris must be removed, bodies recovered, and officials need to determine which buildings are too dangerous to enter, Amos said. The U.N. Children's Fund, or UNICEF, said Friday that in the past 48 hours, it had delivered nearly 30 metric tons of supplies, including tents, water purification tablets and first aid and hygiene kits.
 
Man hangs up on Pope twice thinking he is an impostor
The guqrdian
18:03 02/05/2015
Franco Rabuffi apologises to pope, who often contacts strangers who write to him, after twice disconnecting phonecall amid fears it was a hoax

Pope Francis was apparently amused by Rabuffi’s mistake. Reuters
An Italian man hung up the phone on Pope Francis twice thinking he was being pranked, but later apologised to him for his error, the Vatican newspaper, l’Osservatore Romano, has reported.

The pontiff, who often contacts strangers who write to him or whose problems he hears about, called Franco Rabuffi on Monday to comfort him as he was sick.

Rabuffi disconnected the call twice thinking it was a hoax. It was only when the pope rang back a third time that Rabuffi took him seriously. “I was speechless but Francis came to my rescue, saying that what had happened was funny,” he told the newspaper.

Rabuffi, along with his wife, appeared before the pope during the Vatican’s general audience on Wednesday and apologised for his mistake.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội dòng nữ Đa Minh Bắc Ninh: Khối Thỉnh sinh – Sinh viên tĩnh tâm năm.
An Duyên
08:34 02/05/2015
Hội dòng nữ Đa Minh Bắc Ninh: Khối Thỉnh sinh – Sinh viên tĩnh tâm năm.

“Yêu nhiều, hiểu nhiều. Yêu ít, hiểu ít. Không yêu, không hiểu”. Đó là lời chia sẻ được cha Fx. Nguyễn Đức Đại – Giám đốc Trung tâm Thánh Mẫu Từ Phòng nhắc lại nhiều lần trong đợt tĩnh tâm năm 2014 -2015 của khối Thỉnh sinh – Sinh viên – Hội dòng nữ Đa Minh Bắc Ninh.

Xem Hình

Có 45 chị em quy tụ tại tu viện Trung ương Mẹ vô nhiễm Xuân Hòa trong đợt tĩnh tâm năm 2014 – 2015 lần này. Chương trình kéo dài từ ngày 27 tháng 04 đến ngày 01 tháng 05 năm 2015.

Được biết, ngoài 26 thỉnh viên nội trú, còn có 19 bạn sinh viên ngoại trú cũng về tham dự.

Trong ba ngày lên núi, cha giảng phòng Fx. Nguyễn Đức Đại đã nói chuyện với chị em theo từng đề tài:

• Ngày thứ nhất: Nhận định ơn gọi và ơn gọi là gì?

• Ngày thứ hai: Nhận định ra ơn gọi cho cuộc đời mình và nhân bản Ki-tô giáo trong đời sống ơn gọi.

• Ngày thứ ba: Tiếp tục về chủ đề nhân bản Ki-tô giáo và tầm quan trọng của Thánh Thể trong đời sống thánh hiến.

Đặc biệt, cha Fx đã chia sẻ với chị em rất nhiều điều về tình yêu Thiên Chúa qua những bài giảng trong Thánh lễ vào mỗi buổi sáng. Đó cũng là chủ đề, là “món ăn” khoái khẩu của cha giảng phòng.

Như thông lệ, tối ngày 27 tháng 04, chị em cùng quy tụ bên cạnh Chúa Giê-su Thánh Thể để cầu nguyện và khai mạc đợt tĩnh tâm. Cuối ngày 30 tháng 04, cha GB. Nguyễn Huy Long – Giám đốc Tiểu chủng viện Thánh Phê-rô Nguyễn Văn Tự giúp chị em lãnh nhận Bí tích Giao hòa. Cha GB cũng đã chủ tế Thánh lễ bế mạc đợt tĩnh tâm vào sáng ngày 01 tháng 05.

Một bạn thỉnh sinh đã đại diện 45 chị em nói lên lời cảm ơn quý bề trên, quý dì giáo, chị em trong tu viện và quý cha đã tạo mọi điều kiện cho đoàn môn sinh có thời gian lên núi và lặng mình với Chúa.

Dì giáo Thỉnh sinh Maria Đinh Thị Nhiễm, OP cũng cho biết thêm, hội dòng sẽ tổ chức một đợt tĩnh tâm cho lớp tìm hiểu ơn gọi vào ngày 10 đến ngày 13 tháng 07 năm 2015.

An Duyên.
 
Đại Hội Lavang ''Cùng Mẹ Lavang Đồng Hành với Dân Tộc Việt'' Melbourne Úc Châu
Dân Chúa Úc
08:33 02/05/2015
ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LAVANG – CỘNG ĐỒNG Công Giáo MELBOURNE

NGÀY 2 VÀ 3-5-2015 TẠI TRUNG TÂM Công Giáo HOAN THIỆN

Trong bầu không khí ấm cúng của tình người và làn gió nhè nhẹ của những ngày đầu mùa thu Melbourne, Úc Châu, Đại Hội Thánh Mẫu Lavang 2015 của Cộng Đồng Công Giáo Melbourne đã long trọng khai mạc.

Sau khi Các Đức Cha, các linh mục, tu sĩ và đông đảo giáo dân tụ họp trước tượng đài Đức mẹ Lavang và mẫu con thuyền vượt biển tượng trưng cho nguồn gốc của đồng bào Công Giáo Việt Nam đã bỏ quê hương năm xưa và đang định cư tại Nước Úc, Đức Cha Nguyễn Văn Long đã long trọng khai mạc Đại Hội. Ngài nhấn mạnh đến chủ đề của Đại Hội năm nay. Đó là “Cùng Mẹ Lavang Đồng Hành với dân tộc Việt. Đức Cha cũng thay mặt cho Cộng Đồng CG Melbourne chào mừng Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giáo phận Kontum và Ban đại diện Cộng Đồng Người Việt Tự do tại Victoria đã đến tham dự Đại Hội hôm nay. Các vị khách mời hôm nay ngoài Đức Cha Chủ nhà Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh từ VN sang còn có Đức Cha Hilton Deakin, Đức Cha Mark Edwards, Đức Ông Greg Bennett, đại diện Đức Tổng Giám Mục Melbourne.

Coi Hình,

Đúng 9:45, cộng đoàn tưng bừng trình diễn màn Dâng Hoa với các thành phần nam, nữ và thiếu nhi. Sau đó là cuộc rước kiệu Đức mẹ với sự tham dự của 14 cộng đoàn giáo xứ tại Melbourne, các đoàn thể.

Sau màn trình bày của đoàn trống chào mừng, Linh mục Giuse Mai Văn Thịnh, Tuyên Uý Trung Tâm CG Hoan Thiện đã đọc lời chào mừng. Linh mục chủ nhà Trung tâm Hoan Thiện đã vui mừng thay mặt cộng đồng chào mừng các Đức Cha, các cha và các tu sĩ cùng toàn thể đồng bào đến tham dự Đọi Hội hôm nay. Cha Tuyên uý đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của Mẹ Maria, Người đã luôn luôn đồng hành với những thăng trầm của dân tộc, đặc biệt với những người con đã thoát bao gian nguy để bốn mươi năm qua định cư tại nước Úc và trên toàn thế giới. Đại Hội là nơi con dân của Mẹ tán tụng, ngợi khen Mẹ vì Mẹ đã chở che nâng đỡ đoàn con của Mẹ.

Kế tiếp, Đức Cha Nguyễn Văn Long đã đọc diễn văn khai mạc Đại Hội. Ngài nhấn mạnh đến sự đồng hành của Mẹ với con cái của Người suốt 40 năm qua, trong đó klhông thiếu gì những anh chị em đã bỏ mình trên biển cả và trên đường tìm tự do. Những người may mắn đến Úc là những chứng nhân Tin Mừng, chứng nhân để làm rõ điếu Chúa đã nói trong Thánh Kinh “Viên đá bị loại bỏ lại đã trở thành viên đá góc tường”. Những người đã bị chế độ Cộng Sản loại bỏ đã đến đây cũng như đã đến vô số nơi khác trên thế giới để tiếp tịuc sống Đức Tin và Loan Báo Tin Mừng. Người Việt tỵ nạn khắp năm châu đã trở thành chứng ta Đức Tin. Đại Hội, vì thế, là lúc con cái của Người bày tỏ sự cám ơn Mẹ, xác tín vào vai trò Thiên Chúa đã trao cho chúng con để làm chứng nhân khắp mọi nơi cho Thiên Chúa thực hiện tự do, công bằng, bác ái. Chúng ta cùng nắm tay nhau cầu nguyện cho quê hương mau chóng được hưởng hoà bình, tự do và nhân bản.

Bài giảng trong Thánh Lễ đã do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh trình bày. Ngài nói lời cám ơn vì Thiên Chúa đã cho con cái của Người tụ họp nơi đây để đồng hành không chỉ với dân tộc mà đồng hành cùng Hội Thánh. Mẹ đã đồng hành cùng Con Mẹ, đã thực hiện nhiều điều kỳ diệu, đã luôn luôn có mặt bênh vực nhân loại khắp năm châu từ những ngày Con mẹ còn sống qua lời đề nghị của Mẹ trong tiệc cưới Cana. Riêng đối với anh chị em tại hải ngoại, Mẹ đã ở rất gần anh chị em với muôn vàn hồng ân Mẹ ban cho con cái của Mẹ. Vì thế con đường chúng ta phải đi là đồng hành cùng Mẹ, cùng dân tộc và toàn thể nhân loại. Chúng ta phải sống bằng niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Thiên Chúa duy nhất và chân thật để đem tình yêu của Chúa đến với hết mọi người. Chúng ta chỉ có một sứ mạng, đó là loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi đó là một sự ra đi tuyệt đối, thoát khỏi bản than, giáo xứ, gia đình, để đến với mọi người trong sứ mạng Loan Báo Tin Mừng. Đức Cha cũng kể câu chuyện của một thanh niên người Thượng Gia Lai sau bao thăng trầm của cuộc sống đã trở về cùng Chúa và làm sứ vụ loan báo Tin Mừng. Nhờ đó mà hàng ngàn người thiểu số đã trở về với Chúa để tìm sự an bình trong tâm hồn. Đó chính là nhiệm vụ của chúng ta đối với anh chị em đồng loại.

Sau Thánh Lễ, Đức Ông Greg Bennett, đại diện Đức Tổng Giám Mục Melbourne đã gửi lời chào mừng “Chúa ở cùng anh chị em” bằng tiếng Việt. Ngài nói, nước Úc và Giáo Hội Úc đã trở nên phong phú nhờ sự hiện diện của những người Việt tỵ nạn đã đến đây trong suốt 40 năm qua. Ngài nói đó là một “sự ra đi liều lĩnh” với hàng ngàn người bị bỏ mạng ngoài biển khơi hay nơi rừng sâu. Chúng ta tưởng niệm những người xấu số đó trong khung cảnh cầu nguyện hôm nay. Chúng ta cũng không thể tưởng tượng được những đau khổ của những cha mẹ phải gửi những người con nhỏ bé của mình ra đi trên những con thuyền mỏng manh lênh đênh trên biển cả với bao hiểm nguy mà không biết có ngày gặp lại hay không. Trong những dòng lệ đau khổ ấy họ luônb luôn đặt niềm tin vào mẹ. Vì thế, hôm nay, trong khung cảnh này, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa với ông bà anh chị em hôm nay có mặt nơi đây để làm chứng nhân cho Thiên Chúa, chó Đức Tin vào Người.

Tổng Giáo Phận Melbourne đã trở nên phong phú với sự hiện diện của quý vị, những người đã có những đóng góp cho Giáo Hội khắp nơi, sự đóng góp ấy là một huyền thoại, kể cả việc đóng góp cho Melbourne một vị giám mục Việt nam. Chúng tôi cũng tri ân các cha mẹ Việt nam đã cống hiến con cái cho Giáo Hội. Thay mặt cho Đức Tổng Giám Mục, chúng tôi ghi nhận sự đóng góp, sự chia sẻ đó của quý vị cho Cộng Đồng Giáo Hội Úc. Xin Mẹ Maria tiếp tục cầu bầu cho quý vị trong cuộc lữ hành trần thế, tiếp tục đóng góp cho những thế hệ sau này và cho nhân loại.

Cuối thánh lễ, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long đã gửi lời cám ơn đến quý vị quan khách và những người đã bỏ công sức thời gian cho Đại Hội, đặc biệt một ca đoàn Việt nam lờn nhất với ho8n 180 ca viên có mặt hôm nay.

Đại hội còn tiếp tục với nhiều chương trình sinh hoạt, diễn nguyện, ca hát và thánh lễ đại trào ngày mai, Chúa Nhật 3-5-2015.
 
Dâng hoa của CĐCGVN Thánh Vinh Sơn Liêm nhân tháng hoa.
Trần Văn Minh
07:27 02/05/2015
Melbourne, Lúc 6 giờ chiều Ngày 1/5/2015. Tại nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Nhân tháng mà Giáo hội chọn làm Tháng Hoa dâng tiến Mẹ Maria, Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức dâng lên Mẹ Maria những bông hoa muôn mầu tươi thơm ngát hương.

Mời xem hình

Sau giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót Thứ Sáu đầu tháng. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông Đồ đã trao tận tay mọi người trong cộng đoàn những bông hoa hồng tươi thắm muôn sắc. Mọi người được mời tiến lên bàn thờ Đức Mẹ bái lạy và cắm hoa vào bình trước ngai tòa Đức Mẹ trong khi Đoàn Thánh Tâm Ca hát vang bài hoa dâng Mẹ: “Hoa muôn sắc con dâng trước toà..” đoàn người nối tiếp nhau nhẹ bước theo tiếng hát lời ca để dâng hoa lên tòa Đức Mẹ.

Trong bài chia sẻ Thánh lễ sau đó, Linh mục Trần Ngọc Tân Quản nhiệm cộng đoàn đã nói. Hôm nay chúng ta mừng kính một lúc cả ba người trong đại gia đình Chúa Giê Su và Đức Mẹ Maria cùng Thánh Giuse, vì hôm nay là Ngày Thứ Sáu đầu tháng, chúng ta kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, và đầu Tháng Năm lại là tháng hoa dâng lên Đức Mẹ. Và đặc biệt hơn nữa Ngày 1/5 cũng lại là lễ kính Thánh Giuse. Một đại gia đình được mừng kính trong một ngày đặc biệt, dù chúng ta vẫn kính nhớ phó thác chúng ta cho Chúa và Mẹ Maria quan phòng hằng ngày.

Năm nay, vì có Đại lễ Đại Hội Thánh Mẫu La Vang, nên buổi dâng hoa được tổ chức đại trào cho toàn thể cộng đoàn cùng tham dự. Thay vì để cho các đoàn thể tổ chức thay mặt cho mọi người trong cộng đoàn dâng hoa. Nhờ đó mà ai cũng được tham dự phần mình, được tự tay dâng lên Mẹ bông hoa tươi kết hợp hoa lòng của từng người, như được trao phó chính bản thân, gia đình mình cho Mẹ Maria gìn giữ.
 
Las Vegas : Đêm thắp nến cầu nguyện cho quê Hương Việt Nam nhân ngày quốc hận
Phan Văn Sỹ
08:14 02/05/2015
ĐÊM ĐỐT NẾN CẦU NGUYỆN

“ Cho Quê Hương Việt Nam Nhân Ngày Quốc Hận 30-4 ”

TẠI ĐỀN THÁNH MẸ LA VANG LAS VEGAS



1-Đêm Đốt Nến Cầu Nguyện cho Quê Hương Việt Nam Nhân Ngày 30-4: Đúng 7:30 Pm. Ngày 30 -4 năm 2015 đông đảo giáo dân, khách hành hương và quan khách thuộc Cộng Đồng Việt Nam tại thành phố Las Vegas, cha Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang cùng tham dự đêm thắp nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm từ ngày Cộng Sản Miền Bắc do bọn Bá Quyền đàn anh Tàu Cộng đỡ đầu và Nga Xô tiếp tay chuyển vũ khí, đạn dược để Cộng Sản Bắc Việt có đủ phương tiện xâm chiếm Miền Nam Việt Nam dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa.

a)-Mở đầu cho buổi thắp nến cầu nguyện, là đoạn phim chiếu lại hình ảnh di tản đau thương, chốn chạy giặc Cộng của đồng bào Miền Nam vào ngày 30-4-75 cùng những đoạn phim chống trả anh dũng, gan dạ trong giờ phút trót của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn phim đã làm nhiều người rơi lệ vì cảm thương cho hoàn cảnh bị bỏ rơi, áp lực chèn ép của Miền Nam Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1972 được ký kết qua hình thức nhưng họ ngang nhiên cấu kết với các cường quốc vi phạm trắng trợn và xô đẩy nhân dân Miền Nam vào chỗ chết. Sau phút chiếu phim là slide-show do anh Huân và chị Ánh đọc lời diễn giải về biến cố 30-4-75 cũng gây xúc động không ít cho người tham dự.

b)-Tiếp nối, Ban Phụng Vụ Đền Thánh Mẹ La Vang phát đến tận tay người tham dự mỗi người một cây nến và đích thân cha Quang, Giám Đốc Đền Thánh, tay cầm cây nến cháy đi mồi lửa cho từng người và cùng ngồi im lặng hướng về Bàn Thờ Thiên Chúa Toàn Năng để dâng lời cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, trong khi Ca Đoàn La Vang hát những bài thánh ca êm nhẹ cầu xin lòng thương xót Chúa rủ lòng thương đối với quê hương Việt Nam đau khổ sớm được thoát khỏi Cộng Sản Đảng Trị tàn bạo cùng sớm thoát khỏi ách ngoại xâm bá quyền Trung Cộng đang ức đáp người dân, xâm chiếm biển đảo, đất liền qua bàn tay bọn cầm quyền Cộng Sản Việt Nam làm tay sai dâng hiến.

2-Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam: a)-Cha Quang cùng hai người lớn tuổi đại diện cho Cộng Đồng Người Tỵ Nạn tay cầm nhang bước lên bàn thờ dâng nén nhang cầu xin Chúa tha tội và cứu dân tộc Việt Nam sớm thoát khỏi ách ngoại bang Nga Tàu áp chế và bè lũ Việt Cộng vô thần, tàn bạo cùng cầu nguyện cho những người bỏ mình qua Biến Cố Đau Thương 30-4 Đen. Mọi người tham dự thánh lễ thật sốt sáng và trang nghiêm để xin Thiên Chúa rũ lòng thương dân tộc Việt Nam, xin cho mọi người được hưởng tự do tôn giáo, nhân quyền, độc lập, dân chủ mà hiện nay Cộng Sản đang ngăn cấm người dân, họ chiếm nhà thờ, bắt bớ, bỏ tù những tiếng nói trung thực, bị vu oan, bị ám hại hằng ngày.

b)-Trong lời chia sẻ sau Phúc Âm, cha Quang ngỏ lời cám ơn quí quan khách, quí ân thân nhân và quí gia đình Cộng Đoàn Mẹ La Vang đã tụ họp khá đông đảo tối nay để cùng dâng cao ngọn nến hướng về quê nhà cầu nguyện cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi cảnh cai trị độc đảng bạo tàn, khắc nghiệt của Cộng Sản Việt Nam, tay sai cho bá quyền Nga Tàu Cộng. Ngài trân trọng mời những gia đình có người thân đã qua đời khi đào thoát, vượt biên chạy trốn Cộng Sản hay đã từng bị ở tù Cộng Sản trong Biến Cố 30-4-75, xin đứng lên để mọi người cùng chia sẻ sự mất mát và vinh danh sự hy sinh cao quí của quí vị khi cam chịu cực khổ tại lao tù Cộng Sản vì chính nghĩa tự do, độc lập. Một số người đứng lên trước những tiếng vỗ tay tri ân và chia sẻ sự mất mát của những gia đình này cũng như hiệp dâng lời cầu nguyện. Tiếp nối phần chia sẻ, ngài nhắc lại lời Huấn Từ của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI: “Lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta không thể thờ ơ với tình hình đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai, chuyên cần hy sinh cầu nguyện cho quê Hương đất nước với tất cả lương tâm của mình, tích cực tham gia vào việc bảo vệ tổ quốc và sẵn sàng đáp lại lời mời gọi cứu nguy tổ quốc!”

Ngài tiếp: 30-4 hôm nay vừa tròn 40 năm, là khoảng thời gian khá dài kể từ ngày Biến Cố 30-4-75 xẩy ra và được gọi với nhiều tên: “Tháng Tư Đen”, “Ngày Quốc Hận”. Có rất nhiều bài viết về ngày lịch sử này đã gây sự cảm kích, súc động và đôi khi thật kinh hoàng cho bao người tỵ nạn đã chạy trốn Cộng Sản thời gian đó. Hôm nay là cơ hội thật tuyệt vời sau 40 năm, chúng ta quy tụ bên nhau không phân biệt chính trị, đảng phái hay tôn giáo, không phân biệt giai cấp giàu nghèo, thôn quê hay thị thành, Nam hay Bắc Trung… chúng ta hiệp nhau với mục đích cùng dâng lời cầu nguyện cho quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Kết thúc phần chia sẻ dài khoảng 30 phút, ngài kết luận và đưa ra 4 đề nghị cụ thể để góp phần vào việc làm cánh nào đóng góp cho quê hương Việt Nam sớm được độc lập, tự do, no ấm và sớm loại trừ bè lũ Cộng Sản tàn bạo, hèn với giặc, ác với dân:

(1)-Thành tâm dâng lời cầu nguyện cho quê hương Việt Nam lên Thiên Chúa cao cả và phó thác nơi Ngài.

(2)-Làm một việc gì đó cho quê hương đau khổ Việt Nam như dạy dỗ con cái thế hệ mai sau về truyền thống , văn hóa tốt đẹp của Việt Nam và luôn tự hào mình là người Việt Nam, vì tiếng Việt còn, truyền thống dân Việt còn, văn hóa dân Việt còn thì Việt Nam còn.

(3)- Đốt lên ngọn nến, nén hương cầu nguyện cho chế độ độc tài đảng trị hiện tại cho họ sớm quay về nẻo chính biết tôn trọng sự thật.

(4)- Cầu nguyện cho tất cả chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân, những người đã và đang ở trong lao tù Cộng Sản vì tranh đấu cho nhân quyền, tự do tôn giáo, cho tiếng nói của người dân thấp cổ bé miệng, cầu nguyện cho những người bạn cùng đồng hành vượt biên nhưng đi không đến được bến bờ, bỏ xác nơi rừng sâu hay biển cả và cuối cùng cầu nguyện cho những người còn kẹt lại không đi được, đang sống lầm than, khổ cực, thiếu thốn, sợ hãi vì vòng kiềm tỏa của Việt Cộng.

Xin Thiên Chúa lắng nghe lời chúng con khấn nguyện từ đáy lòng và từ trong tâm khảm mỗi người chúng con thành tâm dâng lên. Cuối cùng xin mỗi người tự hứa: “Tôi sẽ làm thêm một việc gì để xây dựng quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta để giúp cho thế hệ con cháu mai sau chúng ta?”.

3-Đêm Thắp Nến: Kết thúc Lúc gần nửa khuya cùng ngày 30-4-2015, mọi người ra về trong im lặng như để cầu nguyện trong tâm khảm và tưởng nhớ đến ngày Quốc Hận 30-4- Đen như để tang cho ngày này.

4-Lời Kết Cho Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam: Đã 40 năm qua Cả triệu người Việt lưu lạc khắp bốn phương trời, đến ngày 30-4 đều hướng lòng về quê hương Việt Nam trong ngậm ngùi tưởng nhớ về quê cha đất tổ, một dải giang sơn gấm vóc trải dài theo hình chữ S từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, với bao công trình dựng nước giữ nước từ thời Vua Hùng đến ngày nay bao anh hùng đã hy sinh bỏ biết bao xương máu để tô đắp cho đất Mẹ thêm màu mỡ, trù phú từ đời Lý , Lê, Trần, Nguyễn, những bậc anh hùng đã làm rạng danh nước Việt như Quang Trung Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Trần Thủ Độ, phận nữ nhi cũng đóng góp vào việc gánh vác sơn hà như Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhi, Bà Triệu… nhận ngày Quốc Hận 30-4, chúng ta thắp nén hương lòng ghi nhớ và luôn trân quí, bảo tồn, gìn giữ từng tấc đất quê Mẹ và quyết tâm chống giặc ngoại sâm cùng những chủ nghĩa ngoại lại do bọn Cộng Sản Việt Nam và Mẫu Quốc Nga, Bá Quyền Trung Cộng tiếp sức đem vào quê Mẹ để xâm chiếm tàn phá giầy xéo quê Mẹ với bao thủ đoạn lấn chiếm đất đai, biển đảo. Chúng ta nguyện luôn cầu nguyện và tranh đấu cho đồng bào của chúng ta tại quê nhà Việt Nam đang bị cộng Sản ức chế, chiếm đất chiếm nhà, cưỡng đoạt tài sản, chà đạp nhân quyền, nhân phẩm, trà đạp tự do, tôn giáo, khống chế mọi tiếng nói trung thực của người dân. Chúng ta mong mỏi người dân sớm có tự do, công lý và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cùng sự bình an trong tâm hồn, không phải khiếp sợ bọn cầm quyền Cộng Sản như hiện nay. xin được kết thúc bài viết này qua mấy câu nói bất hủ của Đức cố Hồng Y Phanxicôxavie Nguyễn Văn Thuận như kim chỉ nam đời sống bảo tồn dân tộc cho thế hệ trẻ tương lai VN.:

“ Nước tuy nhỏ nhưng danh vang, “

“ Con phục vụ hết tâm hồn, “

“ Con trung thành hết nhiệt huyết, “

“ Con xây dựng bằng tim óc, “

“ vui niềm vui đồng bào, buồn nỗi buồn dân tộc, “

“ Một nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam, “

“ Một tâm hồn Việt Nam, một văn hóa Việt Nam, một truyền thống Việt Nam. “

“ Là người Công Giáo, con phải yêu tổ quốc gấp bội !”

Đêm thắp nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam


30-4-2015

Phan Văn Sỹ
 
Giáo xứ Quảng Ngãi dâng hoa tôn vinh Đức Mẹ
Giáo xứ Quảng Ngãi
16:23 02/05/2015
Giáo xứ Quảng Ngãi dâng hoa tôn vinh Đức Mẹ nhân dịp đầu tháng 5

"Chiều hôm nay, toàn thể cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Quảng Ngãi chúng ta họp nhau trước lễ đài Đức Mẹ để cùng nhau dâng lên tâm tình hiếu thảo mến yêu của đoàn con cái đối với Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ của Hội Thánh trong bối cảnh của Tháng 5, tháng của muôn đóa hoa khoe sắc, tháng tràn ngập tâm tình mến yêu của đoàn Dân Chúa dâng về Mẹ Maria với trọn tình con thảo.

Xem Hình

Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta dâng lên Thiên Chúa tâm tình tri ân cảm tạ, đã ban cho giáo xứ chúng ta biết bao hồng ân xác hồn trải dài qua bao năm tháng.

Chúng ta vô cùng hân hoan khi cử hành Tháng Hoa trong bối cảnh “Năm đời sống thánh hiến” của Giáo Hội, năm chiếu tỏa niệm tin của giáo phận Qui Nhơn, năm mà toàn thể Dân Chúa qui hướng nhịp sống đức tin vào Mầu Nhiệm ơn gọi tu trì, và kín múc từ nơi đây sức sống tin cậy mến để “ra khơi” lên đường làm chứng và loan báo Tin Mừng cho thế giới.

Trong tâm tình hiếu thảo mến yêu dâng về Mẹ những đóa hoa lòng của Đầu Tháng 5 dạt dào kính mến, chúng ta hân hoan cùng với các em thiếu nhi, các bà mẹ Công Giáo, dâng bài ca tôn kính Mẹ để khai mạc giờ tôn vinh nầy"
 
Lễ Khai mạc Đại Hội “Cùng Mẹ Lavang Đồng Hành với Dân Tộc Việt'' tại Melbourne, Úc Châu
VietCatholic Network
23:56 02/05/2015
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vâng theo thánh ý Chúa là can đảm thay đổi đi theo một nẻo đường khác .
Pt Huỳnh Mai Trác
05:42 02/05/2015

Kẻ nào không biết đối thoại là không biết vâng theo thánh ý Chúa và luôn làm theo ý riêng của mình khi họ rao giảng về Thiên Chúa. Vâng theo thánh ý Chúa là can đảm thay đổi đi theo một nẻo đường khác.
Trong bài đọc một trích ra từ Sứ Đồ Công Vụ của các Thánh Tông Đồ, khi các thầy cả tư tế và các vị lãnh đạo Do thái ra lệnh cho các môn đệ của Chúa Giêsu không được rao giảng Tin Mừng cho dân chúng, họ đã phẫn nộ và giận dữ “vì họ ganh tức” các phép lạ mà các môn đệ Chúa đã làm trước dân chúng và dân chúng đã đi theo các ngài và số người đi theo càng ngày càng đông.
Họ đã bỏ tù các môn đệ của Chúa Giêsu, nhưng nửa đêm các thiên thần đã giải thoát các ngài và các ngài lại tiếp tục đi rao giảng Tin Mừng” . Bị bắt lại và bị hạch hỏi, thánh Phêrô đã trả lời những đe dọa của vị thượng tế rằng :”Phải vâng lời Thiên Chúa trước khi vâng lời con người”. Các thầy cả không am hiểu điều này mặc dù đã học lịch sử dân tộc, họ cũng đã học các lời tiên tri, họ cũng đã học các điều luật, họ cũng đã hiểu biết về thần học của dân tộc Israen, sự mặc khải của Thiên Chúa, họ thông biết rất nhiều, nhưng họ lại không biết về Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa”.
“Nhưng tại sao lại có sự cứng lòng như thế ?” Đức Thánh Cha giải thích và thêm vào : người ta có thể tự hỏi tiến trình của sự cứng đầu này, một sự cứng đầu toàn diện, từ trí óc đến tâm tình ? Đức Giáo Hoàng đưa ra một phương thức trả lời : lịch sử của việc cứng đầu này, và ngài quả quyết là tại vì tánh chấp nê, co rút lại , khép kín và thiếu sự đối thọai”. Những kẻ đó không biết nói chuyện, không biết đối thoại với Chúa, vì họ cũng không biết cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa và cuối cùng là không biết đối thoại với người khác .
Họ giải thích luật lệ là chỉ muốn cho luật lệ được rỏ ràng hơn, nhưng họ không chú ý đến các dấu chỉ của Thiên Chúa qua những biến cố lịch sử, họ trở nên khó hiểu đối với dân chúng. Họ luôn luôn khép kín”. Đức Thánh Cha nói . Họ luôn thiếu sự đối thoại, lòng luôn khép kín, và như vậy là họ thiếu sự vâng lời đối với Thiên Chúa”. Đó chính là thảm kịch của các tiến sĩ luật người Do Thái, các nhà thần học này của dân Chúa : là những người chẳng hề biết lắng nghe, chẳng hề biết đối thoại. Đối thoại với Thiên Chúa và với anh em của mình”.
Và dấu hiệu của người “không biết đối thoại” là người không biết mở lòng ra để nghe tiếng Chúa, Đức Giáo Hoàng quả quyết, đó là “sự giận dữ” và muốn làm im tiếng của những người đi rao truyền các điều mới mẽ về Chúa: là Đức Giêsu đã sống lại. Đó là lý lẽ duy nhất của họ.
Hành trình này thật ià chua xót. Chính họ là những người đã trả tiền cho những kẻ đến canh gác Mộ Chúa và họ đã phao tin là các môn đệ Chúa đã đến trộm xác Chúa, họ đã làm như vậy vì họ không mở lòng ra với tiếng gọi của Chúa”. Và Đức Thánh Cha kết thúc Thánh lễ kêu gọi các nhà thần học đang dạy dỗ dân Chúa, đừng khép kín mà tìm cách đối thoại và cầu xin Chúa hòng thay đổi thái độ và đừng cố chấp nữa .{ Nguồn tin:News.va}

 
Đừng bao giờ từ chối làm Phép Thánh Tẩy .
Pt Huỳnh Mai Trác
05:42 02/05/2015

Đó là lời dặn dò của Đức Giáo Hoàng cho 19 vị tân linh mục mà ngài vừa tấn phong vào sáng ngày 26 tháng 4 tại Vatican .

Và ngài còn nói thêm là những bài giảng phải phát xuất từ con tim và là một gương mẫu tránh mọi khoe khoang “như một con công”.

Trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngài phong chức cho 13 linh mục thuộc địa phận Roma, và 6 vị khác thuộc các Hội Dòng trên toàn thế giới.
Trong bài giảng phần lớn lấy cảm hứng từ nghi thức về lễ phong chức, ngài thêm vào ý kiến riêng là mời gọi các tân linh mục hãy xây dựng Giáo Hội bằng lời lẽ và gương sáng của mình .

“Ước gì những bài giảng của các con không nhàm chán, và đi sâu vào tâm can của thính giả bởi vì những lời nói đó phát xuất từ con tim của các con” đó là sự đòi hỏi của Đức Giáo Hoàng với các tân linh mục như mọi tin cậy của các Giám mục khi tấn phong linh mục.

“Cũng như đừng bao giờ từ chối những ai yêu cầu được nhận Phép Rửa Tội cũng như Phép Giải Tội”.”Cha đòi hỏi các con phải luôn có lòng thương xót .Và ngài nói tiếp : “Các con ở nơi Tòa Giải Tội để tha tội chứ không phải để kết tội.”

Từ nay các linh mục này sẽ “phục mọi người” và Đức Giao Hoàng nhắc nhở các tân linh mục là phục vụ Đấng Kitô chứ không phải là chính họ . Vì có một số linh mục sống và làm vừa lòng cho chính họ, làm như một con công “

“Hương thơm của đời sống các con làm chứng nhân, Đức Giáo Hoàng còn khuyên thêm là phải làm gương tốt vì lời nói không đi đôi với việc làm là lời nói rổng toét, đó chỉ là những ý tưỡng, không bao giờ đạt tới tâm can thính giả, và còn làm cho họ khốn khổ”.

Đức Giáo Hoàng còn khuyến khích các tân linh mục phải là “người nồng cốt cho sự hiệp nhất” và khi dâng thánh lễ thì “đừng hấp tấp lấy lệ, máy móc “.
Trong 13 tân linh mục của địa phận Roma, tuổi từ 27 đến 39, phần đông là người Ý, có một người Đại Hàn, 1 Colombian,1 Chí Lợi. Bốn ngườ khác là người Pêru, Mađagacca thuộc về các Hội Dòng và 1 người Croate thuộc Dòng Phanxicô, cuốí cùng là người xứ Thamarassery, Ấn độ.
(Nguồn Tin : News.va)