Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Chiên lành
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
03:46 02/05/2017
Chúa Nhật IV Phục Sinh, năm A
(Ngày cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục và Tu sĩ )
Ga 10,1-10
Chúa Chiên lành
Hằng năm Giáo Hội dành riêng ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Giáo Hội luôn ý thức trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình là rao giảng, giới thiệu Đức Giêsu Kitô cho nhân loại. Do đó, cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ là việc làm quan trọng và ý nghĩa đối với toàn thể Dân Chúa và cả Hội Thánh.
Nếu chúng ta chịu khó quan tâm và tha thiết với ơn gọi, chúng ta sẽ cảm thấy hết sức ngạc nhiên vì nhiều nước trên thế giới rất hiếm ơn gọi, Nhiều tu viện, đan viện, nhà dòng phải đóng cửa vì không có người đi tu nữa.Lớp linh mục già, tu sĩ nam nữ già nua, tuổi tác càng ngày càng gia tăng. Các gia đình sinh con ít, và sống trong nền kinh tế thị trường, văn minh tột bậc, hưởng thụ, nên lớp trẻ không muốn dấn thân hy sinh. Chính vì thế, hầu hết các nước Tây Phương đều thiếu các bạn trẻ dấn thân vào các chủng viện, các dòng tu. Ơn gọi linh mục và tu sĩ trở nên khan hiếm nghiêm trọng . Thế nhưng, tại Việt Nam ơn gọi linh mục và tu sĩ vẫn còn đông đảo. Các bạn trẻ nam nữ vẫn can đảm, hy sinh, xả thân đi tìm một chỗ trong các chủng viện, trong các dòng tu, tu hội, tu đoàn để mong thực hiện được mộng ước phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội và tha nhân với tất cả thiện chí và tình thương của mình. Có nhiều chủng viện không có đủ chỗ để đáp ứng nhu cầu, đáp ứng đòi hỏi của các bạn trẻ, có chủng viện một người phải chọi với ba chụcngười, nên số được tuyển sinh thực sự vào các chủng viện không đáp ứng đủ cho số dự tuyển còn phải bỏ lại rất nhiều. Nhiều đan tu, tu hội, dòng tu không đủ chỗ nhận các bạn trẻ vào tu.
Giáo Hội Việt Nam vần còn nhiều ơn gọi. Hiện nay, các bạn trẻ nam nữ ở miền quê còn rất thích đi tu. Nhưng trong tương lai có thể ơn gọi sẽ khan hiếm ơn vì các gia đình sinh con ít, vì những cám dỗ của vật chất,hưởng thụ làm các bạn trẻ ngao ngán dấn thân, đặc biệt các bạn trẻ ở thành phố, nhiều khi được tiếp xúc với nền văn minh hiện đại, những phương tiện ăn chơi, những trò giải trí, những cạm bẫy dễ lôi cuốn các bạn trẻ vào thế thụ động, ăn chơi, ích kỷ, hưởng thụ, không còn mở rộng cõi lòng, mở rộng con tim để quảng đại dấn thân, hy sinh giúp đời nữa.
Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa chăn chiên lành: Vị Mục Tử Hiền Lành, Nhân Hậu tự hiến mạng sống mình để chia xẻ với chúng ta sự sống PhụcSinh của Người. T rong thời Cựu Ước đề tài người mục tử nhân lành, xả thân cho bầy chiên là một nguồn hứng khởi cho các văn sĩ Thánh Kinh khiến họ mô tả Thiên Chúa như một Đấng Mục Tử. “ Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi, Tôi không hề thiếu chi …Dù phải đi qua thung lũng tối đen, Tôi cũng không hề lo sợ “ ( Tv 23, 1-4 ). Từ đó các vị lãnh đạo tôn giáo của Israen cũng được ví như các vị mục tử. Tiếc thay, theo thời gian, vai trò lãnh đạo tôn giáo của Israen đã bị thoái hóa. Khi điều này xảy ra, ngôn sứ Êdêkien đã nhân danh Chúa nói lên :” Hỡi các mục tử của Israen, các ngươi đã bị băng hoại rồi ! Các ngươi chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ đến bầy chiên…Vậy, hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, Vị Chủ Tể tối cao, Ta tuyên bố rằng…Ta sẽ bầy chiên ra khỏi các ngươi…Ta sẽ giao chúng cho một Vị Vua giống như Đavít tôi tớ Ta để làm mục tử của chúng ta và Người ấy sẽ chăm sóc lo lắng chúng “ ( Ez 34, 2-4, 9-10, 23 ).
Do đó, chúng ta phải đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan hôm nay theo cách nhìn này. Chúa Giêsu nói :” Ta là mục tử tốt lành, sẵn sàng hysinh liều mạng sống vì đàn chiên…Chúng sẽ nghe tiếng Ta và chúng sẽ trở nên một đàn chiên dưới quyền một chủ chiên “.
Đức Giêsu chính là mục tử tốt lành mà tiên tri Êdêkiên đã tiên báo.Giống như Đavít, người mục tử nhân lành, Ngài chăm sóc những con chiên yếu đuối bơ vơ, lạc lõng, chữa lành con nào bệnh hoan tật nguyền, và đi tìm những con chiên lạc đường, sai lối. Đức Giêsu còn nhiều hơn thế nữa, Ngài hy sinh, hiến mạng sống để cứu thoát đàn chiên của Ngài. Và Chúa Giêsu còn làm hơn thế, Ngài đã phục sinh từ cõi chết và chia xẻ đời sống phục sinh của riêng Ngài với đàn chiên.
Đức Giêsu quả thật là mục tử tốt lành mà Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta. Ngài không chỉ hiến mình cho nhân loại, cho con người cách đây hơn 2.000 năm, nhưng Ngài còn tiếp tụccư ngụ giữa chúng ta và thông ban sự sống lại của riêng Ngài cho nhân loại, cho thế giới, chúng ta nữa.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn nhận ra Chúa là mục tử nhân lành nhờ đó, chúng con tin nhận và đi theo Chúa mãi mãi. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao lại gọi Chúa Giêsu là mục tử nhân lành ?
2.Nhân vật mà ngôn sứ Êdêkiên nói tới là ai ?
3.Đavít là ai ?
4.Mục tử tốt và mục tử xấu khác nhau thế nào ?
5.Chúa Phục Sinh có còn hiện diện giữa chúng ta không ?
(Ngày cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục và Tu sĩ )
Ga 10,1-10
Chúa Chiên lành
Hằng năm Giáo Hội dành riêng ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Giáo Hội luôn ý thức trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình là rao giảng, giới thiệu Đức Giêsu Kitô cho nhân loại. Do đó, cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ là việc làm quan trọng và ý nghĩa đối với toàn thể Dân Chúa và cả Hội Thánh.
Nếu chúng ta chịu khó quan tâm và tha thiết với ơn gọi, chúng ta sẽ cảm thấy hết sức ngạc nhiên vì nhiều nước trên thế giới rất hiếm ơn gọi, Nhiều tu viện, đan viện, nhà dòng phải đóng cửa vì không có người đi tu nữa.Lớp linh mục già, tu sĩ nam nữ già nua, tuổi tác càng ngày càng gia tăng. Các gia đình sinh con ít, và sống trong nền kinh tế thị trường, văn minh tột bậc, hưởng thụ, nên lớp trẻ không muốn dấn thân hy sinh. Chính vì thế, hầu hết các nước Tây Phương đều thiếu các bạn trẻ dấn thân vào các chủng viện, các dòng tu. Ơn gọi linh mục và tu sĩ trở nên khan hiếm nghiêm trọng . Thế nhưng, tại Việt Nam ơn gọi linh mục và tu sĩ vẫn còn đông đảo. Các bạn trẻ nam nữ vẫn can đảm, hy sinh, xả thân đi tìm một chỗ trong các chủng viện, trong các dòng tu, tu hội, tu đoàn để mong thực hiện được mộng ước phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội và tha nhân với tất cả thiện chí và tình thương của mình. Có nhiều chủng viện không có đủ chỗ để đáp ứng nhu cầu, đáp ứng đòi hỏi của các bạn trẻ, có chủng viện một người phải chọi với ba chụcngười, nên số được tuyển sinh thực sự vào các chủng viện không đáp ứng đủ cho số dự tuyển còn phải bỏ lại rất nhiều. Nhiều đan tu, tu hội, dòng tu không đủ chỗ nhận các bạn trẻ vào tu.
Giáo Hội Việt Nam vần còn nhiều ơn gọi. Hiện nay, các bạn trẻ nam nữ ở miền quê còn rất thích đi tu. Nhưng trong tương lai có thể ơn gọi sẽ khan hiếm ơn vì các gia đình sinh con ít, vì những cám dỗ của vật chất,hưởng thụ làm các bạn trẻ ngao ngán dấn thân, đặc biệt các bạn trẻ ở thành phố, nhiều khi được tiếp xúc với nền văn minh hiện đại, những phương tiện ăn chơi, những trò giải trí, những cạm bẫy dễ lôi cuốn các bạn trẻ vào thế thụ động, ăn chơi, ích kỷ, hưởng thụ, không còn mở rộng cõi lòng, mở rộng con tim để quảng đại dấn thân, hy sinh giúp đời nữa.
Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa chăn chiên lành: Vị Mục Tử Hiền Lành, Nhân Hậu tự hiến mạng sống mình để chia xẻ với chúng ta sự sống PhụcSinh của Người. T rong thời Cựu Ước đề tài người mục tử nhân lành, xả thân cho bầy chiên là một nguồn hứng khởi cho các văn sĩ Thánh Kinh khiến họ mô tả Thiên Chúa như một Đấng Mục Tử. “ Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi, Tôi không hề thiếu chi …Dù phải đi qua thung lũng tối đen, Tôi cũng không hề lo sợ “ ( Tv 23, 1-4 ). Từ đó các vị lãnh đạo tôn giáo của Israen cũng được ví như các vị mục tử. Tiếc thay, theo thời gian, vai trò lãnh đạo tôn giáo của Israen đã bị thoái hóa. Khi điều này xảy ra, ngôn sứ Êdêkien đã nhân danh Chúa nói lên :” Hỡi các mục tử của Israen, các ngươi đã bị băng hoại rồi ! Các ngươi chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ đến bầy chiên…Vậy, hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, Vị Chủ Tể tối cao, Ta tuyên bố rằng…Ta sẽ bầy chiên ra khỏi các ngươi…Ta sẽ giao chúng cho một Vị Vua giống như Đavít tôi tớ Ta để làm mục tử của chúng ta và Người ấy sẽ chăm sóc lo lắng chúng “ ( Ez 34, 2-4, 9-10, 23 ).
Do đó, chúng ta phải đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan hôm nay theo cách nhìn này. Chúa Giêsu nói :” Ta là mục tử tốt lành, sẵn sàng hysinh liều mạng sống vì đàn chiên…Chúng sẽ nghe tiếng Ta và chúng sẽ trở nên một đàn chiên dưới quyền một chủ chiên “.
Đức Giêsu chính là mục tử tốt lành mà tiên tri Êdêkiên đã tiên báo.Giống như Đavít, người mục tử nhân lành, Ngài chăm sóc những con chiên yếu đuối bơ vơ, lạc lõng, chữa lành con nào bệnh hoan tật nguyền, và đi tìm những con chiên lạc đường, sai lối. Đức Giêsu còn nhiều hơn thế nữa, Ngài hy sinh, hiến mạng sống để cứu thoát đàn chiên của Ngài. Và Chúa Giêsu còn làm hơn thế, Ngài đã phục sinh từ cõi chết và chia xẻ đời sống phục sinh của riêng Ngài với đàn chiên.
Đức Giêsu quả thật là mục tử tốt lành mà Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta. Ngài không chỉ hiến mình cho nhân loại, cho con người cách đây hơn 2.000 năm, nhưng Ngài còn tiếp tụccư ngụ giữa chúng ta và thông ban sự sống lại của riêng Ngài cho nhân loại, cho thế giới, chúng ta nữa.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn nhận ra Chúa là mục tử nhân lành nhờ đó, chúng con tin nhận và đi theo Chúa mãi mãi. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao lại gọi Chúa Giêsu là mục tử nhân lành ?
2.Nhân vật mà ngôn sứ Êdêkiên nói tới là ai ?
3.Đavít là ai ?
4.Mục tử tốt và mục tử xấu khác nhau thế nào ?
5.Chúa Phục Sinh có còn hiện diện giữa chúng ta không ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:41 02/05/2017
52. CẮT THỊT GIẤU NGỌC
Trước đây có một ngư phủ tìm được một hạt trân châu lớn nơi núi báu, đường kính khoảng một thốn (tấc), bèn bỏ trên thuyền và chèo trở về nhà.
Thuyền đi chưa tới một trăm dặm thì cuồng phong nổi lên, sóng to gió lớn, bổng có một con giảo long ẩn hiện trong nước khiến cho mọi người kinh sợ bất an.
Thuyền viên nói với ngư phủ:
- “Con giảo long muốn hạt minh châu của ông, mau đem viên ngọc quăng xuống nước, nếu không thì sẽ liên hệ đến chúng tôi đấy !”
Ngư phủ rất tiếc rẻ nhưng không thể bỏ viên ngọc, tình thế càng thêm nguy hiểm. Thế là xẻ đùi chân của mình và viên ngọc bỏ vào trong đó, quả nhiên sóng biển yên lặng.
Nhưng về đến nhà thì ngư phủ bị chết, vì bắp đùi của ông ta bị lở loét quá nặng.
(Cửu Môn Tử Ngưng Đạo ký)
Suy tư 52:
Trên thế gian, mạng sống là cao quý nhất, bởi vì mạng sống chỉ có một và không có vàng bạc châu báu nào đổi được mạng sống, vậy mà trên thế gian này vẫn cứ có người coi vàng bạc châu báu quý hơn mạng sống của mình, đó là những người tham lam.
Người tham lam là người yêu quý của cải vật chất hơn mạng sống của mình.
Của cải vật chất cũng có giá trị của nó mà con người phải làm lụng đổ mồ hôi mới có được, nhưng nó không đáng để cho chúng ta hy sinh linh hồn và mạng sống của mình, có nghĩa là chúng ta đừng tham lam những của cải ở đời này và nhất là những của cải không phải do chúng ta tạo ra như tham nhũng, trộm cắp của công của tư...
Tham lam là mẹ của lừa dối, lừa dối đẻ ra ăn trộm, ăn trộm đẻ ra tham nhũng, tham nhũng là anh của hối lộ, hối lộ đẻ ra cửa quyền, cừa quyền là sếp của kiêu ngạo, kiêu ngạo đẻ ra hống hách, hống hách thì làm cho mọi người chán ghét, chán ghét là chị của thù hận, thù hận sinh ra chém giết, chém giết thì phải ở tù, tù ở đời này còn có thể ra, chứ ở tù trong hoả ngục thì có mà...mút mùa lệ thủy, đời đời chẳng cùng.
Xin Chúa ban cho chúng ta biết coi trọng mạng sống thân xác cũng như linh hồn mình, bởi vì chính Đức Chúa Giê-su đã hy sinh mạng sống của Ngài để cứu chuộc mạng sống của chúng ta.
Vậy thì sá gì ba thứ của cải nay còn mai mất ấy mà chúng ta phải chết đời này cũng như đời sau chứ !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Trước đây có một ngư phủ tìm được một hạt trân châu lớn nơi núi báu, đường kính khoảng một thốn (tấc), bèn bỏ trên thuyền và chèo trở về nhà.
Thuyền đi chưa tới một trăm dặm thì cuồng phong nổi lên, sóng to gió lớn, bổng có một con giảo long ẩn hiện trong nước khiến cho mọi người kinh sợ bất an.
Thuyền viên nói với ngư phủ:
- “Con giảo long muốn hạt minh châu của ông, mau đem viên ngọc quăng xuống nước, nếu không thì sẽ liên hệ đến chúng tôi đấy !”
Ngư phủ rất tiếc rẻ nhưng không thể bỏ viên ngọc, tình thế càng thêm nguy hiểm. Thế là xẻ đùi chân của mình và viên ngọc bỏ vào trong đó, quả nhiên sóng biển yên lặng.
Nhưng về đến nhà thì ngư phủ bị chết, vì bắp đùi của ông ta bị lở loét quá nặng.
(Cửu Môn Tử Ngưng Đạo ký)
Suy tư 52:
Trên thế gian, mạng sống là cao quý nhất, bởi vì mạng sống chỉ có một và không có vàng bạc châu báu nào đổi được mạng sống, vậy mà trên thế gian này vẫn cứ có người coi vàng bạc châu báu quý hơn mạng sống của mình, đó là những người tham lam.
Người tham lam là người yêu quý của cải vật chất hơn mạng sống của mình.
Của cải vật chất cũng có giá trị của nó mà con người phải làm lụng đổ mồ hôi mới có được, nhưng nó không đáng để cho chúng ta hy sinh linh hồn và mạng sống của mình, có nghĩa là chúng ta đừng tham lam những của cải ở đời này và nhất là những của cải không phải do chúng ta tạo ra như tham nhũng, trộm cắp của công của tư...
Tham lam là mẹ của lừa dối, lừa dối đẻ ra ăn trộm, ăn trộm đẻ ra tham nhũng, tham nhũng là anh của hối lộ, hối lộ đẻ ra cửa quyền, cừa quyền là sếp của kiêu ngạo, kiêu ngạo đẻ ra hống hách, hống hách thì làm cho mọi người chán ghét, chán ghét là chị của thù hận, thù hận sinh ra chém giết, chém giết thì phải ở tù, tù ở đời này còn có thể ra, chứ ở tù trong hoả ngục thì có mà...mút mùa lệ thủy, đời đời chẳng cùng.
Xin Chúa ban cho chúng ta biết coi trọng mạng sống thân xác cũng như linh hồn mình, bởi vì chính Đức Chúa Giê-su đã hy sinh mạng sống của Ngài để cứu chuộc mạng sống của chúng ta.
Vậy thì sá gì ba thứ của cải nay còn mai mất ấy mà chúng ta phải chết đời này cũng như đời sau chứ !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:44 02/05/2017
24. Lời cầu nguyện của chúng ta càng kiên trì và không chán nản, thì Thiên Chúa càng vui thích tiếp nhận và nghe lời chúng ta.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ thánh Giuse : Như Bàn Tay Của Người Thợ Ấy
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:21 02/05/2017
NHƯ BÀN TAY CỦA NGƯỜI THỢ ẤY
(Lễ Thánh Giuse Thợ, Bổn mạng giáo xứ Sơn Nguyên – Thánh lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ mới)
Trong các Giờ Kinh Phụng Vụ của ngày lễ Thánh Giuse Thợ hôm nay, Hội Thánh đã hát lên những lời cầu nguyện thật dễ thương :
Hỡi người thợ vô danh
Của xưởng mộc nghèo khó,
Xin ban no lành
Cho người lao công khắp cùng xứ sở…
Quả thật, cách đây 2000 năm, chàng thợ mộc Giuse ở làng quê Na-da-rét chỉ là một “người thợ vô danh” mà người đương thời khi nhắc đến đã không quên điểm thêm chút âm sắc rẽ khinh, dè bĩu : “Anh ta chẳng phải là con của tay phó mộc đó sao ?” (Mt 13,55).
Sau 2000 năm thì bác phó mộc Giuse kia đã không còn vô danh nữa, mà lại còn vang danh lẫy lừng, không chỉ trong thế giới Kitô giáo, mà trong cả nhân loại. Bởi vì cái tên “người thợ mộc Giuse” luôn gắn liền với tên của một Người Con (cho dù chỉ trên danh nghĩa pháp luật) đó là Giêsu, Đấng Cứu Thế, Đấng là Thiên Chúa làm người, là Vua trên các vua, Chúa trên các chúa !
Và hôm nay, Hội Thánh đang tôn vinh “Người thợ mộc vô danh” đó trong một ngày lễ được ĐGH Pio XII thiết lập cách đây 62 năm (năm 1955) vừa để tôn vinh những giá trị tốt lành của lao động, vừa đặt Thánh Giuse thợ làm người bảo trợ cho anh chị em lao công trên toàn thế giới.
Như vậy, lao động đâu còn mang ý nghĩa tiêu cực, như là “một bản án” mà nhân loại bị buộc phải thi hành : “Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn” (St 3,19), mà là một “con đường thăng tiến” gắn liền với chính phẩm giá cao đẹp của mình : mang hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26) và được chính Thiên Chúa gọi mời cọng tác trong công cuộc “quản lý và xây dựng” công trình tạo dựng của Ngài : “Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai”. (St 2,15). Và hơn nữa, kể từ khi Con Một Thiên Chúa nhập thể làm người trong thân phận của một người lao công thợ mộc (Mt 13,55), đã chấp nhận “lao động bằng chính đôi tay của mình tại Na-da-rét”, thì, như khẳng định của hiến chế Gaudium et Spes : “với việc dâng hiến lao động của mình cho Thiên Chúa, con người tham dự vào chính công cuộc cứu độ của Đức Kitô.” (GS 67).
Vâng, chính nhờ đôi tay chai sạn thấm đẫm mồ hôi vất vả, nhọc mệt của những người lao động vô danh như Thánh Cả Giuse, Đức Mẹ Maria, Phêrô, Gioan, Giacôbê, Phaolô… mà hôm nay chúng ta có Tin Mừng Phục Sinh được công bố trên toàn thế giới, có “Ngôi nhà Hội Thánh Chúa Kitô” được thiết lập trên khắp thế gian.
Cũng vậy, làm sao có ngôi đền thờ Thánh Phêrô vĩ đại sừng sững giữa Rôma hôm nay, cùng với hàng triệu ngôi thánh đường nhỏ to trên khắp thế giới đang tồn tại, nếu không có những “người thợ” đã lao động cật lực, đã vắt cả tim óc, đã hy sinh tới “đồng xu cuối cùng”…!
Và đây lại là câu chuyện của cộng đoàn Sơn Nguyên của chúng ta hôm nay, khi trong chính ngày lễ Thánh Giuse Thợ nầy, ngày Bổn mạng của cộng đoàn giáo xứ, cũng là ngày được chọn để “Đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường giáo xứ”.
Thật ra đây không là chuyện mới mẻ, không là công việc mới bắt đầu ; mà là một cuộc hành trình đức tin đang tiếp nối. Thật vậy, chính hành trình đức tin đã quy tụ chúng ta tại một nơi vốn là rừng thiêng nước độc, là vùng kinh tế mới khỉ ho cò gáy, để làm nên một cộng đoàn, một giáo họ rồi một giáo xứ.
Nếu đã có một thời gian, dù trong ngôi nhà tạm mái tranh vách đất, hay mái tôn cột kèo xiêu vẹo…chúng ta, con cháu chúng ta, vẫn sống đạo tốt, vẫn trung thành giữ ngày Chúa Nhật, kinh nguyện sớm tối, giáo lý kinh bổn đều đặn…thì hôm nay, khi cùng nhau xây dựng ngôi thánh đường mới nầy, cuộc hành trình đức tin đó càng phải được củng cố thêm, sinh động thêm, phát triển thêm.
Những người thợ không có đức tin, có thể họ đến đây lao động, xây dựng nhà thờ, chỉ để đổi lấy những tờ giấy bạc vô hồn…; còn chúng ta, cộng đoàn chúng ta, mỗi người chúng ta, đến đây để dâng hiến những giọt mồ hôi như của lễ, những gánh nặng như quà tặng tình yêu, những hy sinh đóng góp như “những đồng xu của bà góa” ; hay trên hết, như tấm lòng khiêm hạ, vâng phục, trung tín của “người thợ vô danh” Giuse mà chính ngày đặt viên đá nầy, chúng ta đang tôn vinh và chiêm ngưỡng.
Chính trong tâm tình và ý nghĩa đó, chúng ta có thể mượn lời Thánh Thi hôm nay, để thưa với Thánh cả Giuse :
Hỡi người thợ vô danh
Của xưởng mộc nghèo khó,
Xin cho những người đang xây dựng thế giới nầy (ngôi thánh đường nầy)
Thấy Ngài phục sinh,
Thấy Ngài phục sinh trong bàn tay của họ…. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
(Lễ Thánh Giuse Thợ, Bổn mạng giáo xứ Sơn Nguyên – Thánh lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ mới)
Trong các Giờ Kinh Phụng Vụ của ngày lễ Thánh Giuse Thợ hôm nay, Hội Thánh đã hát lên những lời cầu nguyện thật dễ thương :
Hỡi người thợ vô danh
Của xưởng mộc nghèo khó,
Xin ban no lành
Cho người lao công khắp cùng xứ sở…
Quả thật, cách đây 2000 năm, chàng thợ mộc Giuse ở làng quê Na-da-rét chỉ là một “người thợ vô danh” mà người đương thời khi nhắc đến đã không quên điểm thêm chút âm sắc rẽ khinh, dè bĩu : “Anh ta chẳng phải là con của tay phó mộc đó sao ?” (Mt 13,55).
Sau 2000 năm thì bác phó mộc Giuse kia đã không còn vô danh nữa, mà lại còn vang danh lẫy lừng, không chỉ trong thế giới Kitô giáo, mà trong cả nhân loại. Bởi vì cái tên “người thợ mộc Giuse” luôn gắn liền với tên của một Người Con (cho dù chỉ trên danh nghĩa pháp luật) đó là Giêsu, Đấng Cứu Thế, Đấng là Thiên Chúa làm người, là Vua trên các vua, Chúa trên các chúa !
Và hôm nay, Hội Thánh đang tôn vinh “Người thợ mộc vô danh” đó trong một ngày lễ được ĐGH Pio XII thiết lập cách đây 62 năm (năm 1955) vừa để tôn vinh những giá trị tốt lành của lao động, vừa đặt Thánh Giuse thợ làm người bảo trợ cho anh chị em lao công trên toàn thế giới.
Như vậy, lao động đâu còn mang ý nghĩa tiêu cực, như là “một bản án” mà nhân loại bị buộc phải thi hành : “Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn” (St 3,19), mà là một “con đường thăng tiến” gắn liền với chính phẩm giá cao đẹp của mình : mang hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26) và được chính Thiên Chúa gọi mời cọng tác trong công cuộc “quản lý và xây dựng” công trình tạo dựng của Ngài : “Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai”. (St 2,15). Và hơn nữa, kể từ khi Con Một Thiên Chúa nhập thể làm người trong thân phận của một người lao công thợ mộc (Mt 13,55), đã chấp nhận “lao động bằng chính đôi tay của mình tại Na-da-rét”, thì, như khẳng định của hiến chế Gaudium et Spes : “với việc dâng hiến lao động của mình cho Thiên Chúa, con người tham dự vào chính công cuộc cứu độ của Đức Kitô.” (GS 67).
Vâng, chính nhờ đôi tay chai sạn thấm đẫm mồ hôi vất vả, nhọc mệt của những người lao động vô danh như Thánh Cả Giuse, Đức Mẹ Maria, Phêrô, Gioan, Giacôbê, Phaolô… mà hôm nay chúng ta có Tin Mừng Phục Sinh được công bố trên toàn thế giới, có “Ngôi nhà Hội Thánh Chúa Kitô” được thiết lập trên khắp thế gian.
Cũng vậy, làm sao có ngôi đền thờ Thánh Phêrô vĩ đại sừng sững giữa Rôma hôm nay, cùng với hàng triệu ngôi thánh đường nhỏ to trên khắp thế giới đang tồn tại, nếu không có những “người thợ” đã lao động cật lực, đã vắt cả tim óc, đã hy sinh tới “đồng xu cuối cùng”…!
Và đây lại là câu chuyện của cộng đoàn Sơn Nguyên của chúng ta hôm nay, khi trong chính ngày lễ Thánh Giuse Thợ nầy, ngày Bổn mạng của cộng đoàn giáo xứ, cũng là ngày được chọn để “Đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường giáo xứ”.
Thật ra đây không là chuyện mới mẻ, không là công việc mới bắt đầu ; mà là một cuộc hành trình đức tin đang tiếp nối. Thật vậy, chính hành trình đức tin đã quy tụ chúng ta tại một nơi vốn là rừng thiêng nước độc, là vùng kinh tế mới khỉ ho cò gáy, để làm nên một cộng đoàn, một giáo họ rồi một giáo xứ.
Nếu đã có một thời gian, dù trong ngôi nhà tạm mái tranh vách đất, hay mái tôn cột kèo xiêu vẹo…chúng ta, con cháu chúng ta, vẫn sống đạo tốt, vẫn trung thành giữ ngày Chúa Nhật, kinh nguyện sớm tối, giáo lý kinh bổn đều đặn…thì hôm nay, khi cùng nhau xây dựng ngôi thánh đường mới nầy, cuộc hành trình đức tin đó càng phải được củng cố thêm, sinh động thêm, phát triển thêm.
Những người thợ không có đức tin, có thể họ đến đây lao động, xây dựng nhà thờ, chỉ để đổi lấy những tờ giấy bạc vô hồn…; còn chúng ta, cộng đoàn chúng ta, mỗi người chúng ta, đến đây để dâng hiến những giọt mồ hôi như của lễ, những gánh nặng như quà tặng tình yêu, những hy sinh đóng góp như “những đồng xu của bà góa” ; hay trên hết, như tấm lòng khiêm hạ, vâng phục, trung tín của “người thợ vô danh” Giuse mà chính ngày đặt viên đá nầy, chúng ta đang tôn vinh và chiêm ngưỡng.
Chính trong tâm tình và ý nghĩa đó, chúng ta có thể mượn lời Thánh Thi hôm nay, để thưa với Thánh cả Giuse :
Hỡi người thợ vô danh
Của xưởng mộc nghèo khó,
Xin cho những người đang xây dựng thế giới nầy (ngôi thánh đường nầy)
Thấy Ngài phục sinh,
Thấy Ngài phục sinh trong bàn tay của họ…. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Trách Nhiệm Nâng Đỡ Ơn Gọi Linh Mục Và Tu Sĩ
Lm. Anthony Trung Thành
21:57 02/05/2017
Trách Nhiệm Nâng Đỡ Ơn Gọi Linh Mục Và Tu Sĩ
Thánh Phêrô Hoàng Khanh, sinh năm 1780 tại làng Nguyên Kiệt, xã Hoa Duệ (nay là xã Thanh Hoa, huyện Thanh Chương), tỉnh Nghệ An, thuộc Giáo xứ Trung Hòa, Giáo Phận Vinh, được phúc Tử đạo năm 1842. Ngài là tấm gương sáng ngời về sự quan tâm nuôi trồng ơn gọi linh mục. Vì quan tâm đến ơn gọi linh mục, nên tại bất cứ ở nhiệm sở nào, bất cứ lúc nào, nhà xứ của Ngài cũng là một tiểu chủng viện thu hẹp. Cha nuôi một số thiếu niên nam, dạy giáo lý, hướng dẫn và gợi lên trong các em lòng nhiệt tâm tông đồ. Với tình yêu của người cha, với sự thận trọng tinh tế của một nghệ sĩ, cha chú tâm vào việc đào tạo những nhà lãnh đạo tương lai trong Giáo Hội. Bên cạnh những bài học và lời giáo huấn, chính đời sống của cha là một tấm gương sống động cho họ. Khi cha dâng lễ, mọi người như gặp gỡ được Thiên Chúa. Khi cha giảng, mọi người đều thấy sốt sắng thêm lên…Trong một giai đoạn lịch sử khó khăn, việc đào tạo phải thực hiện cách lén lút thì con số 40 chủng sinh, tám linh mục, quả là con số đáng kể với 22 năm linh mục của cha, quả là bó lúa vàng nặng trĩu hạt mà cha đóng góp được cho Giáo Hội Việt Nam (x. tinmung.net).
Sự quan tâm, nuôi trồng ơn gọi linh mục của Cha Thánh Phêrô Hoàng Khanh là mẫu gương cho tất cả mỗi người chúng ta. Bởi vì, công việc nâng đỡ ơn gọi dâng hiến trong Giáo Hội luôn luôn là cần thiết. Hôm nay, ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ, chúng ta thử hỏi xem ai có trách nhiệm đối với ơn gọi linh mục và tu sĩ? Xin trả lời ngay rằng: Tất cả mọi người Kitô hữu cách này hay cách khác đều có trách nhiệm đối với ơn gọi linh mục và tu sĩ. Đặc biệt, trước khi các ứng sinh vào chủng viện hay tu viện, họ cần được sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt từ các gia đình, các linh mục, nhất là các linh mục quản xứ, các thầy cô giáo lý viên và hết thảy mọi thành phần trong Giáo Hội.
Trước hết, nơi các gia đình: Gia đình là chủng viện và tu viện đầu tiên. Thực tế cho chúng ta thấy, hầu hết ơn gọi của các linh mục và tu sĩ được chớm nở từ các gia đình: Có thể nhờ sự hướng dẫn của cha mẹ; có thể nhờ đời sống đạo đức và gương sáng của các thành viên trong gia đình; có thể nhờ lòng yêu mến và quí trọng các linh mục và các tu sĩ của các bậc cha mẹ đã làm cho ơn gọi nơi con cái được hình thành và phát triển. Chính vì thế, “cha mẹ hãy vun trồng và bảo vệ các mầm non ơn gọi tu trì nơi tâm hồn con cái, trong môi trường giáo dục gia đình theo luân lí Kitô giáo” (PC 2). Thư gửi các gia đình Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2016 mời gọi các gia đình Công Giáo trở thành hội thánh tại gia bằng cách: Gia đình là ngôi nhà thờ phượng; gia đình là mái ấm của tình thương và lòng thương xót; gia đình là nơi đón nhận và trân trọng sự sống; gia đình là ngôi trường giáo dục đầu tiên và căn bản về các phương diện nhân bản, đạo đức và đức tin.
Thật vậy, các bậc cha mẹ cần tạo bầu khí gia đình đạo đức: Siêng năng đọc kinh tối sáng trong gia đình, tham dự thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích nhất là Bí tích Giao Hòa và Thánh Thể, đọc và suy niệm Lời Chúa. Trong đời sống thường ngày: Các thành viên trong gia đình phải yêu thương gắn bó với nhau, quan tâm giúp đỡ nhau, hy sinh cho nhau, khích lệ nhau làm việc thiện và biết sống tình liên đới với hết mọi người. Đặc biệt, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến ơn gọi nơi con cái, giúp con cái hiểu rõ ơn gọi dâng hiến là gì? Nếu con cái có ước mong được làm linh mục hay tu sĩ, cha mẹ cần động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để các em đạt được ý nguyện của mình. Nếu các ứng sinh linh mục và tu sĩ phát xuất từ các gia đình đạo đức, được sự giáo dục đầy đủ của cha mẹ như thế sẽ giúp ích nhiều cho ban đào tạo trong các chủng viện cũng như các dòng tu. Và chắc chắn, họ sẽ trở thành những linh mục, tu sĩ có ích cho Giáo Hội.
Thứ hai, các linh mục quản xứ: Trước khi trở thành linh mục, hầu hết các linh mục đều chịu sự giúp đỡ của các linh mục đi trước, nhiều vị đã có “cha đỡ đầu” hay còn gọi là linh mục nghĩa phụ. Vì thế, đến lượt mình, các linh mục cần có trách nhiệm “đỡ đầu” kẻ khác, nghĩa là phải có trách nhiệm khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi linh mục, tu sĩ. Phải khẳng định cách chắc chắn rằng, các linh mục quản xứ có đầy đủ điều kiện thuận lợi nhất để cổ động và giúp đỡ ơn gọi dâng hiến. Các Ngài có thể giúp đỡ bằng nhiều cách:
Nhắc nhở các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo lý viên và các thành phần trong giáo xứ quan tâm đến ơn gọi linh mục và tu sĩ bằng việc đào tạo con em phát triển con người toàn diện về mọi mặt trong đời sống đức tin, tri thức, đạo đức và nhân bản.
Thiết lập lớp mầm ơn gọi trong giáo xứ để quy tụ những con em có ý hướng làm linh mục và tu sĩ: Qua đó, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, gợi ý hướng tốt lành cho các các em; làm gương sáng về mọi mặt, sắc lệnh đào tạo linh mục nhắc nhở rằng: “Tất cả các linh mục phải nêu cao lòng nhiệt thành tông đồ để vun trồng thật nhiều ơn gọi và lôi cuốn tâm hồn người trẻ đến với chức linh mục, bằng chính đời sống khiêm nhường, cần mẫn, vui tươi của các ngài, cũng như bằng tình tương thân tương ái và cộng tác huynh đệ giữa các linh mục” (OP, 2); giúp các em tránh xa phim ảnh, sách báo xấu, những gì ảnh hưởng đến ơn gọi linh mục và tu sĩ; giúp các em nâng cao về đạo đức, nhân bản, tri thức, mục vụ, tông đồ; đặc biệt, cần dành thời gian để hướng dẫn lớp mầm ơn gọi để các em phát triển về đời sống tâm linh. Điều này sẽ làm nền tảng thuận lợi cho việc đào tạo và sống đời linh mục, tu sĩ sau này. Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Chính phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến mới lay chuyển được những con người thời đại này - họ cũng đang khao khát những giá trị tuyệt đối - và trở thành một lời chứng hấp dẫn.”
Làm được như vậy, các linh mục góp phần rất lớn trong việc đào tạo ơn gọi linh mục và tu sĩ cho Giáo Hội.
Thứ ba, các thầy cô giáo lý viên: Nhiệm vụ chính yếu của các thầy cô giáo lý viên là dạy giáo lý cho các em học sinh. Họ làm thế nào để giúp các học sinh có một nền tảng chắc chắn về Lời Chúa, về Đức Tin và về Giáo Hội. Điều này hết sức quan trọng, vì đặt nền tảng cần thiết về sự hiểu biết cho các em trong đời sống đạo sau này. Đồng thời, họ còn phải lưu tâm đến việc dạy nhân bản và đạo đức nữa, nhằm giúp các em trở thành những con người toàn diện, những con người thấm nhuần lễ giáo. Để truyền đạt những điều đó một cách thuyết phục, đòi hỏi các thầy cô giáo lý viên cần có một đời sống mẫu mực về mọi phương diện để làm gương cho các em. Ngoài ra, các Giáo lý viên cần khơi dậy ơn gọi dâng hiến nơi các em học sinh, giúp các em hiểu được về sự cần thiết của ơn gọi linh mục, tu sĩ. Khi biết được những em nào có ý hướng theo đuổi ơn gọi linh mục và tu sĩ, các thầy cô giáo cần tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện được ước vọng của mình, hầu mưu ích cho các em và Giáo Hội.
Thứ tư, các thành phần khác trong Giáo Hội: Mỗi tín hữu đều có trách nhiệm với ơn gọi linh mục và tu sĩ tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình: Có thể cầu nguyện cho ơn gọi như lời Đức Giêsu nói: “Lúa chín đầy đồng mà thờ gặt thì ít, các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa”(x. Mt 9,37-38). Có thể nâng đỡ ơn gọi bằng cách giúp các chủng viện, dòng tu hay tham gia vào các hội bảo trợ ơn gọi linh mục và tu sĩ. Những gia đình khá giả hơn có thể giúp đỡ một chủng sinh, giúp đỡ một tu sĩ hay thậm chí giúp một em học sinh đang có ý hướng sống đời dâng hiến. Thông thường để chắc ăn hơn nên chúng ta chỉ giúp đỡ các thầy đã vào chủng viện hay các thầy các Sr. đã sống ổn định trong các dòng tu. Điều đó rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta sẵn sàng giúp các em đang đi học. Bởi vì, các học sinh, sinh viên đang đi học là những đối tượng cần sự giúp đỡ hơn cả. Tại Việt Nam chúng ta, hầu hết các học sinh, sinh viên có ý hướng sống đời dâng hiến đều phát xuất từ các gia đình thiếu thốn về kinh tế. Vì vậy, sự nâng đỡ các em trong thời gian đang đi học rất cần thiết. Câu nói “một miếng khi đói bằng gói khi no” thật đúng trong trường hợp này.
Ngoài ra, các Giáo phận cần có các trung tâm mục vụ ơn gọi, các khóa tìm hiểu ơn gọi, các lớp ơn gọi theo từng lứa tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ xác định được chính xác ơn gọi của mình hầu giúp ích cho các em và cho Giáo Hội. Ước mong rằng, mỗi người chúng ta đều ý thức trách nhiệm của mình trong việc đào tạo ơn gọi linh mục và tu sĩ để Giáo Hội ngày càng có nhiều linh mục và tu sỹ như lòng Chúa mong muốn.
Lạy Chúa Giêsu là mục tử nhân lành, xin cho mọi người trong Giáo Hội biết chu toàn trách nhiệm với ơn gọi linh mục và tu sĩ. Xin cho Giáo Hội tăng số các linh mục tu sĩ thánh thiện để mưu ích cho các linh hồn. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thánh Phêrô Hoàng Khanh, sinh năm 1780 tại làng Nguyên Kiệt, xã Hoa Duệ (nay là xã Thanh Hoa, huyện Thanh Chương), tỉnh Nghệ An, thuộc Giáo xứ Trung Hòa, Giáo Phận Vinh, được phúc Tử đạo năm 1842. Ngài là tấm gương sáng ngời về sự quan tâm nuôi trồng ơn gọi linh mục. Vì quan tâm đến ơn gọi linh mục, nên tại bất cứ ở nhiệm sở nào, bất cứ lúc nào, nhà xứ của Ngài cũng là một tiểu chủng viện thu hẹp. Cha nuôi một số thiếu niên nam, dạy giáo lý, hướng dẫn và gợi lên trong các em lòng nhiệt tâm tông đồ. Với tình yêu của người cha, với sự thận trọng tinh tế của một nghệ sĩ, cha chú tâm vào việc đào tạo những nhà lãnh đạo tương lai trong Giáo Hội. Bên cạnh những bài học và lời giáo huấn, chính đời sống của cha là một tấm gương sống động cho họ. Khi cha dâng lễ, mọi người như gặp gỡ được Thiên Chúa. Khi cha giảng, mọi người đều thấy sốt sắng thêm lên…Trong một giai đoạn lịch sử khó khăn, việc đào tạo phải thực hiện cách lén lút thì con số 40 chủng sinh, tám linh mục, quả là con số đáng kể với 22 năm linh mục của cha, quả là bó lúa vàng nặng trĩu hạt mà cha đóng góp được cho Giáo Hội Việt Nam (x. tinmung.net).
Sự quan tâm, nuôi trồng ơn gọi linh mục của Cha Thánh Phêrô Hoàng Khanh là mẫu gương cho tất cả mỗi người chúng ta. Bởi vì, công việc nâng đỡ ơn gọi dâng hiến trong Giáo Hội luôn luôn là cần thiết. Hôm nay, ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ, chúng ta thử hỏi xem ai có trách nhiệm đối với ơn gọi linh mục và tu sĩ? Xin trả lời ngay rằng: Tất cả mọi người Kitô hữu cách này hay cách khác đều có trách nhiệm đối với ơn gọi linh mục và tu sĩ. Đặc biệt, trước khi các ứng sinh vào chủng viện hay tu viện, họ cần được sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt từ các gia đình, các linh mục, nhất là các linh mục quản xứ, các thầy cô giáo lý viên và hết thảy mọi thành phần trong Giáo Hội.
Trước hết, nơi các gia đình: Gia đình là chủng viện và tu viện đầu tiên. Thực tế cho chúng ta thấy, hầu hết ơn gọi của các linh mục và tu sĩ được chớm nở từ các gia đình: Có thể nhờ sự hướng dẫn của cha mẹ; có thể nhờ đời sống đạo đức và gương sáng của các thành viên trong gia đình; có thể nhờ lòng yêu mến và quí trọng các linh mục và các tu sĩ của các bậc cha mẹ đã làm cho ơn gọi nơi con cái được hình thành và phát triển. Chính vì thế, “cha mẹ hãy vun trồng và bảo vệ các mầm non ơn gọi tu trì nơi tâm hồn con cái, trong môi trường giáo dục gia đình theo luân lí Kitô giáo” (PC 2). Thư gửi các gia đình Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2016 mời gọi các gia đình Công Giáo trở thành hội thánh tại gia bằng cách: Gia đình là ngôi nhà thờ phượng; gia đình là mái ấm của tình thương và lòng thương xót; gia đình là nơi đón nhận và trân trọng sự sống; gia đình là ngôi trường giáo dục đầu tiên và căn bản về các phương diện nhân bản, đạo đức và đức tin.
Thật vậy, các bậc cha mẹ cần tạo bầu khí gia đình đạo đức: Siêng năng đọc kinh tối sáng trong gia đình, tham dự thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích nhất là Bí tích Giao Hòa và Thánh Thể, đọc và suy niệm Lời Chúa. Trong đời sống thường ngày: Các thành viên trong gia đình phải yêu thương gắn bó với nhau, quan tâm giúp đỡ nhau, hy sinh cho nhau, khích lệ nhau làm việc thiện và biết sống tình liên đới với hết mọi người. Đặc biệt, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến ơn gọi nơi con cái, giúp con cái hiểu rõ ơn gọi dâng hiến là gì? Nếu con cái có ước mong được làm linh mục hay tu sĩ, cha mẹ cần động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để các em đạt được ý nguyện của mình. Nếu các ứng sinh linh mục và tu sĩ phát xuất từ các gia đình đạo đức, được sự giáo dục đầy đủ của cha mẹ như thế sẽ giúp ích nhiều cho ban đào tạo trong các chủng viện cũng như các dòng tu. Và chắc chắn, họ sẽ trở thành những linh mục, tu sĩ có ích cho Giáo Hội.
Thứ hai, các linh mục quản xứ: Trước khi trở thành linh mục, hầu hết các linh mục đều chịu sự giúp đỡ của các linh mục đi trước, nhiều vị đã có “cha đỡ đầu” hay còn gọi là linh mục nghĩa phụ. Vì thế, đến lượt mình, các linh mục cần có trách nhiệm “đỡ đầu” kẻ khác, nghĩa là phải có trách nhiệm khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi linh mục, tu sĩ. Phải khẳng định cách chắc chắn rằng, các linh mục quản xứ có đầy đủ điều kiện thuận lợi nhất để cổ động và giúp đỡ ơn gọi dâng hiến. Các Ngài có thể giúp đỡ bằng nhiều cách:
Nhắc nhở các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo lý viên và các thành phần trong giáo xứ quan tâm đến ơn gọi linh mục và tu sĩ bằng việc đào tạo con em phát triển con người toàn diện về mọi mặt trong đời sống đức tin, tri thức, đạo đức và nhân bản.
Thiết lập lớp mầm ơn gọi trong giáo xứ để quy tụ những con em có ý hướng làm linh mục và tu sĩ: Qua đó, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, gợi ý hướng tốt lành cho các các em; làm gương sáng về mọi mặt, sắc lệnh đào tạo linh mục nhắc nhở rằng: “Tất cả các linh mục phải nêu cao lòng nhiệt thành tông đồ để vun trồng thật nhiều ơn gọi và lôi cuốn tâm hồn người trẻ đến với chức linh mục, bằng chính đời sống khiêm nhường, cần mẫn, vui tươi của các ngài, cũng như bằng tình tương thân tương ái và cộng tác huynh đệ giữa các linh mục” (OP, 2); giúp các em tránh xa phim ảnh, sách báo xấu, những gì ảnh hưởng đến ơn gọi linh mục và tu sĩ; giúp các em nâng cao về đạo đức, nhân bản, tri thức, mục vụ, tông đồ; đặc biệt, cần dành thời gian để hướng dẫn lớp mầm ơn gọi để các em phát triển về đời sống tâm linh. Điều này sẽ làm nền tảng thuận lợi cho việc đào tạo và sống đời linh mục, tu sĩ sau này. Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Chính phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến mới lay chuyển được những con người thời đại này - họ cũng đang khao khát những giá trị tuyệt đối - và trở thành một lời chứng hấp dẫn.”
Làm được như vậy, các linh mục góp phần rất lớn trong việc đào tạo ơn gọi linh mục và tu sĩ cho Giáo Hội.
Thứ ba, các thầy cô giáo lý viên: Nhiệm vụ chính yếu của các thầy cô giáo lý viên là dạy giáo lý cho các em học sinh. Họ làm thế nào để giúp các học sinh có một nền tảng chắc chắn về Lời Chúa, về Đức Tin và về Giáo Hội. Điều này hết sức quan trọng, vì đặt nền tảng cần thiết về sự hiểu biết cho các em trong đời sống đạo sau này. Đồng thời, họ còn phải lưu tâm đến việc dạy nhân bản và đạo đức nữa, nhằm giúp các em trở thành những con người toàn diện, những con người thấm nhuần lễ giáo. Để truyền đạt những điều đó một cách thuyết phục, đòi hỏi các thầy cô giáo lý viên cần có một đời sống mẫu mực về mọi phương diện để làm gương cho các em. Ngoài ra, các Giáo lý viên cần khơi dậy ơn gọi dâng hiến nơi các em học sinh, giúp các em hiểu được về sự cần thiết của ơn gọi linh mục, tu sĩ. Khi biết được những em nào có ý hướng theo đuổi ơn gọi linh mục và tu sĩ, các thầy cô giáo cần tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện được ước vọng của mình, hầu mưu ích cho các em và Giáo Hội.
Thứ tư, các thành phần khác trong Giáo Hội: Mỗi tín hữu đều có trách nhiệm với ơn gọi linh mục và tu sĩ tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình: Có thể cầu nguyện cho ơn gọi như lời Đức Giêsu nói: “Lúa chín đầy đồng mà thờ gặt thì ít, các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa”(x. Mt 9,37-38). Có thể nâng đỡ ơn gọi bằng cách giúp các chủng viện, dòng tu hay tham gia vào các hội bảo trợ ơn gọi linh mục và tu sĩ. Những gia đình khá giả hơn có thể giúp đỡ một chủng sinh, giúp đỡ một tu sĩ hay thậm chí giúp một em học sinh đang có ý hướng sống đời dâng hiến. Thông thường để chắc ăn hơn nên chúng ta chỉ giúp đỡ các thầy đã vào chủng viện hay các thầy các Sr. đã sống ổn định trong các dòng tu. Điều đó rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta sẵn sàng giúp các em đang đi học. Bởi vì, các học sinh, sinh viên đang đi học là những đối tượng cần sự giúp đỡ hơn cả. Tại Việt Nam chúng ta, hầu hết các học sinh, sinh viên có ý hướng sống đời dâng hiến đều phát xuất từ các gia đình thiếu thốn về kinh tế. Vì vậy, sự nâng đỡ các em trong thời gian đang đi học rất cần thiết. Câu nói “một miếng khi đói bằng gói khi no” thật đúng trong trường hợp này.
Ngoài ra, các Giáo phận cần có các trung tâm mục vụ ơn gọi, các khóa tìm hiểu ơn gọi, các lớp ơn gọi theo từng lứa tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ xác định được chính xác ơn gọi của mình hầu giúp ích cho các em và cho Giáo Hội. Ước mong rằng, mỗi người chúng ta đều ý thức trách nhiệm của mình trong việc đào tạo ơn gọi linh mục và tu sĩ để Giáo Hội ngày càng có nhiều linh mục và tu sỹ như lòng Chúa mong muốn.
Lạy Chúa Giêsu là mục tử nhân lành, xin cho mọi người trong Giáo Hội biết chu toàn trách nhiệm với ơn gọi linh mục và tu sĩ. Xin cho Giáo Hội tăng số các linh mục tu sĩ thánh thiện để mưu ích cho các linh hồn. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tháng Hoa: Theo đòan rước kính Đức Mẹ tại Fatima
VietCatholic Network
12:23 02/05/2017
Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela lợi dụng Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
16:58 02/05/2017
Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela đã buộc tội các nhà lãnh đạo phe đối lập của nước này từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình, theo khuyến cáo của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm Chúa Nhật 30 tháng Tư, Maduro hoan nghênh đề nghị của Đức Giáo Hoàng giúp làm trung gian trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezueala. Nhưng ông nói rằng phe đối lập đã từ chối theo đuổi các cuộc đàm phán như ý Đức Thánh Cha muốn. “Họ không muốn đối thoại”, ông nói.
Đây là trò mới nhất của Nicolas Maduro trong việc lợi dụng thiện chí của Tòa Thánh và Đức Thánh Cha Phanxicô. Hồi tháng mười hai, các cuộc đàm phán hòa bình đã thất bại vì chính phủ Maduro không thực hiện đầy đủ các cam kết đã được đặt ra như các điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán. Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, là đại diện của Vatican tại bàn đàm phán, đã rút lui khỏi các cuộc thương lượng, khi ngài thấy rằng không có triển vọng cho các cuộc đàm phán thành công vì Nicolas Maduro chỉ muốn câu giờ hơn là thực tâm đàm phán trong khi tình hình kinh tế xã hội càng ngày càng trầm trọng.
Julio Borges, chủ tịch Quốc hội, nói rằng lời đề nghị từ Đức Thánh Cha Phanxicô nên được hiểu rằng chính phủ Nicolas Maduro phải có thiện chí thương thuyết, cụ thể là phải đưa ra một lịch trình tổng tuyển cử: “nếu không có như thế, không có gì bảo đảm cho khả năng tiến về phía trước.”
Trong khi đó, đứng trước những đau khổ càng ngày càng trầm trọng của người dân Venezuela, Hội Đồng Giám Mục nước này đưa ra một chỉ dẫn cụ thể hơn: “bất tuân dân sự là cần thiết để lật đổ một chế độ độc tài.”
Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm Chúa Nhật 30 tháng Tư, Maduro hoan nghênh đề nghị của Đức Giáo Hoàng giúp làm trung gian trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezueala. Nhưng ông nói rằng phe đối lập đã từ chối theo đuổi các cuộc đàm phán như ý Đức Thánh Cha muốn. “Họ không muốn đối thoại”, ông nói.
Đây là trò mới nhất của Nicolas Maduro trong việc lợi dụng thiện chí của Tòa Thánh và Đức Thánh Cha Phanxicô. Hồi tháng mười hai, các cuộc đàm phán hòa bình đã thất bại vì chính phủ Maduro không thực hiện đầy đủ các cam kết đã được đặt ra như các điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán. Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, là đại diện của Vatican tại bàn đàm phán, đã rút lui khỏi các cuộc thương lượng, khi ngài thấy rằng không có triển vọng cho các cuộc đàm phán thành công vì Nicolas Maduro chỉ muốn câu giờ hơn là thực tâm đàm phán trong khi tình hình kinh tế xã hội càng ngày càng trầm trọng.
Julio Borges, chủ tịch Quốc hội, nói rằng lời đề nghị từ Đức Thánh Cha Phanxicô nên được hiểu rằng chính phủ Nicolas Maduro phải có thiện chí thương thuyết, cụ thể là phải đưa ra một lịch trình tổng tuyển cử: “nếu không có như thế, không có gì bảo đảm cho khả năng tiến về phía trước.”
Trong khi đó, đứng trước những đau khổ càng ngày càng trầm trọng của người dân Venezuela, Hội Đồng Giám Mục nước này đưa ra một chỉ dẫn cụ thể hơn: “bất tuân dân sự là cần thiết để lật đổ một chế độ độc tài.”
Một công tố viên Italia cáo buộc các tổ chức cứu người vượt biển phạm tội buôn người
Đặng Tự Do
17:17 02/05/2017
Một công tố viên Italia đã buộc tội một số những tổ chức giúp những người vượt biển ở Địa Trung Hải tham gia vào công việc của nạn buôn người.
Carmelo Zuccaro, công tố viên ở Catania, nói rằng một số nhóm phi lợi nhuận cứu người vượt biển “có thể đã được tài trợ bởi những kẻ buôn người.”
Đứng trước cáo buộc nghiêm trọng này, tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh nhận định rằng “thật không may,” báo cáo của ông Zuccaro “không phải là hoàn toàn vô căn cứ.” Tờ báo của Vatican lên án “việc thao túng các tổ chức cứu người vượt biển,” và nói rằng lại một lần nữa “một vụ tai tiếng đang nổi lên trên lưng của những người di cư.”
Carmelo Zuccaro, công tố viên ở Catania, nói rằng một số nhóm phi lợi nhuận cứu người vượt biển “có thể đã được tài trợ bởi những kẻ buôn người.”
Đứng trước cáo buộc nghiêm trọng này, tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh nhận định rằng “thật không may,” báo cáo của ông Zuccaro “không phải là hoàn toàn vô căn cứ.” Tờ báo của Vatican lên án “việc thao túng các tổ chức cứu người vượt biển,” và nói rằng lại một lần nữa “một vụ tai tiếng đang nổi lên trên lưng của những người di cư.”
Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội âu lo về sự gia tăng khoảng cách trong xã hội
Đặng Tự Do
19:10 02/05/2017
Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội kết thúc cuộc họp thường niên của mình hôm 2 tháng Năm với lời kêu gọi những nỗ lực hội nhập những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Cuộc họp kéo dài năm ngày của Giáo hoàng Học viện đã được dành cho chủ đề: “Hướng tới một xã hội có sự tham gia: Con đường mới để hội nhập xã hội và văn hóa.” Các cuộc thảo luận đã xoay quanh những cách thức để những người bị loại trừ có tham gia đầy đủ trong xã hội, và các phương pháp vươn đến với họ.
Trong cuộc gặp gỡ hôm 01 tháng 5 với các tham dư viên, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng trận chiến cho phẩm giá, cụ thể là phẩm giá của người lao động còn nhiều gian nan và “còn rất lâu nữa mới tồi hồi kết thúc.”
Cuộc họp kéo dài năm ngày của Giáo hoàng Học viện đã được dành cho chủ đề: “Hướng tới một xã hội có sự tham gia: Con đường mới để hội nhập xã hội và văn hóa.” Các cuộc thảo luận đã xoay quanh những cách thức để những người bị loại trừ có tham gia đầy đủ trong xã hội, và các phương pháp vươn đến với họ.
Trong cuộc gặp gỡ hôm 01 tháng 5 với các tham dư viên, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng trận chiến cho phẩm giá, cụ thể là phẩm giá của người lao động còn nhiều gian nan và “còn rất lâu nữa mới tồi hồi kết thúc.”
Một giám mục Nigeria than thở chính phủ làm quá ít để ngăn chặn các cuộc tấn công các Kitô hữu
Đặng Tự Do
17:59 02/05/2017
Một giám mục Nigeria nói rằng chính phủ đang làm quá ít để ngăn chặn các cuộc tấn công vào các tín hữu Kitô bởi nhóm Hồi giáo Fulani.
Đi xa hơn nữa, Đức Giám Mục Joseph Bagobiri của Kafanchan nói rằng “các loại vũ khí được sử dụng trong các cuộc tấn công khiến người ta nghi ngờ rằng thân nhân của họ trong chính phủ và quân đội có khả năng đã cung cấp cho họ để những thứ vũ khí này.”
Ngài nói thêm: “Những người Fulani đang nắm nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền về hải quan, xuất nhập cảnh và Bộ Nội vụ tại Nigeria ngày hôm nay. Vì vậy, thật rất là dễ dàng để mang những thứ vũ khí nguy hiểm qua biên giới của chúng ta mà không ai có thể ngăn chặn điều này.”
Dân Fulani là một nhóm du mục, hầu như tất cả theo Hồi Giáo. Họ đấu tranh để hình thành một quốc gia Hồi Giáo độc lập. Tuy đa số sống bằng nghề chăn nuôi gia súc và canh nông, một số người Fulani cũng hội nhập vào đời sống xã hội của các quốc gia Phi Châu, đặc biệt là tại các quốc gia Tây Phi như Cameroon và Nigeria. Dân Fulani đã từng xung đột liên miên với nông dân ở trong khu vực.
Trong một bài nói chuyện hồi tháng Giêng năm nay, Đức Cha Bagobiri nhận xét rằng:
“Ở phương Tây, người ta hầu như không nghe về nhóm này, nhưng từ tháng 9, 2016 tới nay, chúng đã đốt cháy 53 làng, giết hại 808 người, gây thương tích cho 57 người, phá hủy 1.422 ngôi nhà và 16 nhà thờ.”
Đi xa hơn nữa, Đức Giám Mục Joseph Bagobiri của Kafanchan nói rằng “các loại vũ khí được sử dụng trong các cuộc tấn công khiến người ta nghi ngờ rằng thân nhân của họ trong chính phủ và quân đội có khả năng đã cung cấp cho họ để những thứ vũ khí này.”
Ngài nói thêm: “Những người Fulani đang nắm nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền về hải quan, xuất nhập cảnh và Bộ Nội vụ tại Nigeria ngày hôm nay. Vì vậy, thật rất là dễ dàng để mang những thứ vũ khí nguy hiểm qua biên giới của chúng ta mà không ai có thể ngăn chặn điều này.”
Dân Fulani là một nhóm du mục, hầu như tất cả theo Hồi Giáo. Họ đấu tranh để hình thành một quốc gia Hồi Giáo độc lập. Tuy đa số sống bằng nghề chăn nuôi gia súc và canh nông, một số người Fulani cũng hội nhập vào đời sống xã hội của các quốc gia Phi Châu, đặc biệt là tại các quốc gia Tây Phi như Cameroon và Nigeria. Dân Fulani đã từng xung đột liên miên với nông dân ở trong khu vực.
Trong một bài nói chuyện hồi tháng Giêng năm nay, Đức Cha Bagobiri nhận xét rằng:
“Ở phương Tây, người ta hầu như không nghe về nhóm này, nhưng từ tháng 9, 2016 tới nay, chúng đã đốt cháy 53 làng, giết hại 808 người, gây thương tích cho 57 người, phá hủy 1.422 ngôi nhà và 16 nhà thờ.”
Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Coptic nói Đại Học Al-Azhar nên xét lại các sách giáo khoa có tư tưởng Hồi Giáo cực đoan
Đặng Tự Do
18:21 02/05/2017
Dưới ánh sáng của chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Ai Cập, Đức Tổng Giám Mục Anba Angaelos, là giáo chủ Chính Thống Coptic ở Anh, cho biết ngài hy vọng Đại Học al-Azhar sẽ xem xét lại các sách giáo khoa tôn giáo đang được sử dụng trong trường đại học này và mạng lưới các trường học Hồi Giáo tại Ai Cập.
“Một số những sách giáo khoa này đã được sử dụng, hoặc lạm dụng, bởi các nhóm cực đoan, và cần phải có một tổ chức Hồi giáo đáng tin cậy giải thích lại những điều này một cách khác. Đó là một công việc thực sự chỉ có al-Azhar mới có thể làm.”
Ngay trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, một số chính trị gia Hồi Giáo Ai Cập cũng đã cáo buộc rằng nhà trường dung túng cho chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Hội đồng Tối cao Al Azhar - được coi là tổ chức hàng đầu của thế giới Hồi giáo Sunni về tư tưởng Hồi Giáo - đã đưa ra một tuyên bố phủ nhận cáo buộc là nhà trường dung túng cho việc quảng bá tư tưởng thánh chiến Hồi giáo và nói rằng bạo lực là trái với tinh thần Hồi giáo. Hội đồng đã tuyên bố rằng “Luật Sharia cấm tất cả mọi hình thức tấn công chống lại con người, bất kể tôn giáo và niềm tin của họ.”
“Một số những sách giáo khoa này đã được sử dụng, hoặc lạm dụng, bởi các nhóm cực đoan, và cần phải có một tổ chức Hồi giáo đáng tin cậy giải thích lại những điều này một cách khác. Đó là một công việc thực sự chỉ có al-Azhar mới có thể làm.”
Ngay trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, một số chính trị gia Hồi Giáo Ai Cập cũng đã cáo buộc rằng nhà trường dung túng cho chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Hội đồng Tối cao Al Azhar - được coi là tổ chức hàng đầu của thế giới Hồi giáo Sunni về tư tưởng Hồi Giáo - đã đưa ra một tuyên bố phủ nhận cáo buộc là nhà trường dung túng cho việc quảng bá tư tưởng thánh chiến Hồi giáo và nói rằng bạo lực là trái với tinh thần Hồi giáo. Hội đồng đã tuyên bố rằng “Luật Sharia cấm tất cả mọi hình thức tấn công chống lại con người, bất kể tôn giáo và niềm tin của họ.”
Đức Hồng Y Ấn Độ phản đối việc phá hủy cây thánh giá lịch sử của thành phố
Đặng Tự Do
18:51 02/05/2017
Trong cao trào chèn ép các tôn giáo không phải là Ấn Giáo, từ sau khi lãnh tụ Ấn Giáo cực đoan là Narendra Modi được bầu làm thủ tướng từ tháng 5 năm 2014 đến nay, một cây thánh giá đã bị nhà cầm quyền Ấn tại thành phố Mumbai phá hủy hôm 29 tháng Tư vừa qua.
Đức Hồng Y Oswald Gracias là Tổng Giám Mục Mumbai, và cũng là một thành viên trong nhóm 9 thành viên trong Hội Đồng các Hồng Y Cố Vấn của Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ phản đối. Tuy nhiên, các quan chức thành phố đã phớt lờ sự phản đối của ngài.
Cây thánh giá này đã được dựng nên vào năm 1895 tại một khu đô thị cũ trong thời gian một bệnh dịch tàn phá thành phố này.
Các quan chức đã trích dẫn một đạo luật trong đó cấm các biểu tượng tôn giáo trên tài sản công cộng. Tuy nhiên, người chủ sở hữu của phần đất nơi thánh giá được dựng cho rằng ông đã trình cho các quan chức thành phố bằng chứng rõ ràng rằng cây thánh giá được dựng trên bất động sản của tư nhân.
Các quan chức ra lệnh phá hủy thánh giá này “phải chịu trách nhiệm về hành động này, đó là một hành động bất hợp pháp,” Đức Hồng Y Gracias nói.
Thành phố Mumbai nơi vụ việc xảy ra trước đây gọi là Bombay. Ấn Độ có một thói quen ít quốc gia nào khác có. Đó là sửa tên các thành phố. Lý do sửa tên là vì tên tuổi các thành phố này đã quá khét tiếng trên thế giới với các vụ tàn sát các tín hữu của các tôn giáo không phải là Ấn Giáo. Nếu không sửa tên e không mấy khách du lịch dám đến thăm.
Ít nhất 900 người chết trong vụ bạo loạn giữa người Hồi Giáo và người Ấn Giáo kéo dài từ ngày 6/12/1992 đến ngày 26/01/1993 tại Bombay. 356 người bị cảnh sát bắn chết, 347 người bị đâm chết, 91 người bị đốt chết trong nhà mình, 80 người bị đám đông đánh chết giữa đường, 26 người bị thiệt mạng vì các lý do khác. Bạo động kinh hoàng như thế nhưng chỉ có 3 người bị đưa ra tòa. Cho nên, ngày 12/03/1993 lại xảy ra thêm một vụ đánh bom “nhân danh công lý” giết chết thêm 300 người khác.
Đức Hồng Y Oswald Gracias là Tổng Giám Mục Mumbai, và cũng là một thành viên trong nhóm 9 thành viên trong Hội Đồng các Hồng Y Cố Vấn của Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ phản đối. Tuy nhiên, các quan chức thành phố đã phớt lờ sự phản đối của ngài.
Cây thánh giá này đã được dựng nên vào năm 1895 tại một khu đô thị cũ trong thời gian một bệnh dịch tàn phá thành phố này.
Các quan chức đã trích dẫn một đạo luật trong đó cấm các biểu tượng tôn giáo trên tài sản công cộng. Tuy nhiên, người chủ sở hữu của phần đất nơi thánh giá được dựng cho rằng ông đã trình cho các quan chức thành phố bằng chứng rõ ràng rằng cây thánh giá được dựng trên bất động sản của tư nhân.
Các quan chức ra lệnh phá hủy thánh giá này “phải chịu trách nhiệm về hành động này, đó là một hành động bất hợp pháp,” Đức Hồng Y Gracias nói.
Thành phố Mumbai nơi vụ việc xảy ra trước đây gọi là Bombay. Ấn Độ có một thói quen ít quốc gia nào khác có. Đó là sửa tên các thành phố. Lý do sửa tên là vì tên tuổi các thành phố này đã quá khét tiếng trên thế giới với các vụ tàn sát các tín hữu của các tôn giáo không phải là Ấn Giáo. Nếu không sửa tên e không mấy khách du lịch dám đến thăm.
Ít nhất 900 người chết trong vụ bạo loạn giữa người Hồi Giáo và người Ấn Giáo kéo dài từ ngày 6/12/1992 đến ngày 26/01/1993 tại Bombay. 356 người bị cảnh sát bắn chết, 347 người bị đâm chết, 91 người bị đốt chết trong nhà mình, 80 người bị đám đông đánh chết giữa đường, 26 người bị thiệt mạng vì các lý do khác. Bạo động kinh hoàng như thế nhưng chỉ có 3 người bị đưa ra tòa. Cho nên, ngày 12/03/1993 lại xảy ra thêm một vụ đánh bom “nhân danh công lý” giết chết thêm 300 người khác.
Các Giám Mục Công Giáo tại Nga chỉ trích lệnh cấm giáo phái Chứng Nhân Giêhôva
Đặng Tự Do
19:02 02/05/2017
Tòa án Tối cao Nga đã tuyên bố giáo phái Chứng Nhân Giêhôva là một tổ chức cực đoan và đã ra lệnh tịch thu tài sản của họ trên toàn lãnh thổ Nga.
Quyết định này đã bị Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga chỉ trích.
Đức Ông Igor Kovalevsky, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga nói:
“Các Giáo Hội như Giáo Hội Công Giáo của chúng tôi không công nhận giáo phái Chứng Nhân Giêhôva là một giáo phái Kitô và không tham gia vào các cuộc đối thoại với họ, nhưng chúng ta phải có sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề về thần học và quyền lợi hợp pháp”.
Ngài nói thêm, “Có những mối nghi ngại rất mạnh mẽ nơi người Công Giáo là chúng tôi rồi ra cũng có thể phải đối mặt, nếu không là bách hại thẳng thừng thì cũng là các hành vi phân biệt đối xử và hạn chế về tự do niềm tin của chúng tôi.”
Quyết định này đã bị Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga chỉ trích.
Đức Ông Igor Kovalevsky, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga nói:
“Các Giáo Hội như Giáo Hội Công Giáo của chúng tôi không công nhận giáo phái Chứng Nhân Giêhôva là một giáo phái Kitô và không tham gia vào các cuộc đối thoại với họ, nhưng chúng ta phải có sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề về thần học và quyền lợi hợp pháp”.
Ngài nói thêm, “Có những mối nghi ngại rất mạnh mẽ nơi người Công Giáo là chúng tôi rồi ra cũng có thể phải đối mặt, nếu không là bách hại thẳng thừng thì cũng là các hành vi phân biệt đối xử và hạn chế về tự do niềm tin của chúng tôi.”
Top Stories
Vietnam: Retour inespéré d’une partie des paroissiens de Côn Dâu autour de leur église
Eglises d'Asie
08:52 02/05/2017
Voici une information qui contraste avec les épisodes tragiques de l’histoire du petit village catholique de Côn Dâu, au Centre-Vietnam, ces dix dernières années. En 2007, les autorités municipales de Da Nang avaient décrété sa disparition au profit d’une nouvelle zone urbaine plus moderne et, surtout, davantage apte à attirer les investisseurs étrangers. Menaces, expropriations, arrestations, violences policières (une d’entre elles a entraîné mort
d’homme), procès et condamnations se sont alors succédés, suivis de l’exil en Thaïlande puis aux Etats-Unis d’une partie de la population, refusant d’habiter un autre lieu au Vietnam que le village construit autour de l’église par leurs ancêtres.
Un événement vient aujourd’hui changer le cours des choses : l’acceptation par les autorités du retour sur les lieux de plus d’une centaine de familles de paroissiens de Côn Dâu. Elles vont revenir vivre et résider autour de leur église, comme autrefois… Ce retour au village des origines était le vœu profond des paroissiens. Pendant dix ans, ils avaient résisté à leur expulsion et aux tentatives des autorités de s’emparer par la violence de ce village créé par la communauté catholique, il y a plus de 150 ans.
« Une décision encourageante après dix années de lutte acharnée »
La nouvelle a été annoncée par l’organe régional de la Sécurité publique, le 12 avril dernier. On y apprend en effet que les autorités municipales de Da Nang sont revenues sur la planification du projet primitif de zone urbaine. L’église, seule construction de l’ancienne paroisse à être sauvegardée dans le projet, devait être entourée d’un parc arboré. Selon les nouvelles décisions, sur la superficie réservée au parc seront construites des maisons destinées à accueillir les anciens habitants du lieu, à savoir les paroissiens de Côn Dâu.
Les autorités municipales ont justifié cette modification du plan initial en expliquant que l’établissement sur les lieux d’une communauté catholique, certes réduite par rapport à l’ancienne paroisse, garantirait la continuation des cérémonies traditionnelles à l’intérieur de l’église, et formerait un environnement esthétiquement adapté à l’ancienne église.
La nouvelle a été bien accueillie par les anciens paroissiens, aujourd’hui dispersés dans le monde. Le représentant de « l’Association des paroissiens de Côn Dâu exilés en Caroline du Nord » a déclaré : « Il s’agit là d’une évolution encourageante qui témoigne du succès remporté par notre paroisse après dix ans de lutte acharnée. » Il a ajouté que certains paroissiens ont sacrifié leur vie dans cette bataille.
La tragique histoire de la paroisse de Côn Dâu a débuté il y a plus de dix ans. Au mois de mai 2007, la municipalité de Da Nang a annoncé son projet : 430 ha de terrain allaient être vendus à des investisseurs étrangers pour y construire une zone résidentielle de luxe. Les 110 ha de la paroisse de Côn Dâu constituaient une partie importante du territoire en question. Tous ses habitants, sans exception, devaient être expropriés et indemnisés puis déplacés et réinstallés dans une autre région. L’indemnisation prévue était inférieure à la moitié du prix du marché.
Des paroissiens exilés aux Etats-Unis
A partir de mars 2008, les autorités municipales commencèrent à convoquer les habitants de la région où devait se réaliser le projet pour les convaincre d’accepter l’expropriation et l’indemnisation proposée. Les villages voisins se sont assez vite soumis aux volontés de la municipalité de Da Nang. Ce n’est pas le cas de la paroisse où la résistance est dès le début totale et quasi unanime. Dans leur majorité, les paroissiens considéraient le territoire de leur village comme une terre sainte sur laquelle, depuis 135 ans, leurs ancêtres et eux-mêmes avaient vécu leur vie chrétienne, assisté à la messe quotidienne, participé aux prières communes du matin et du soir.
A partir du 25 janvier 2010, la pression exercée par la municipalité de Danang sur les habitants de Côn Dâu s’est intensifiée. Des forces de police sont envoyées sur les lieux. Des émissaires pénétrèrent dans les maisons et tentèrent de faire signer des accords d’expropriation. Mais les résultats furent maigres. Seules dix familles sur les 400 demeurant sur la paroisse acceptèrent de signer.
Ce désaccord se transforma bientôt en véritable affrontement. La situation s’envenima gravement au mois de mai 2010 lorsque, malgré les interdictions, un cortège funéraire essaya de transporter la dépouille d’une défunte jusqu’au cimetière. Les forces de l’ordre chargèrent la foule et de nombreuses arrestations eurent lieu. Peu après, un jeune paroissien mourut des suites des mauvais traitements infligés par la police dans le cadre de l’affaire. Enfin, le Tribunal populaire de Danang jugea et condamna en première instance et en appel (janvier 2011), quelques-uns des paroissiens arrêtés lors de la bagarre avec les forces de l’ordre aux portes du cimetière. Entre temps, un certain nombre de paroissiens, davantage menacés par la police, s’était exilé en Thaïlande. Ils seront suivis par plusieurs autres groupes.
Grâce à la compréhension des instances internationales et à la solidarité de la diaspora vietnamienne aux Etats-Unis, les réfugiés de Côn Dâu ont bénéficié du droit d’asile et se sont installés aux Etats-Unis.(eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 2 mai 2017)
Un événement vient aujourd’hui changer le cours des choses : l’acceptation par les autorités du retour sur les lieux de plus d’une centaine de familles de paroissiens de Côn Dâu. Elles vont revenir vivre et résider autour de leur église, comme autrefois… Ce retour au village des origines était le vœu profond des paroissiens. Pendant dix ans, ils avaient résisté à leur expulsion et aux tentatives des autorités de s’emparer par la violence de ce village créé par la communauté catholique, il y a plus de 150 ans.
« Une décision encourageante après dix années de lutte acharnée »
La nouvelle a été annoncée par l’organe régional de la Sécurité publique, le 12 avril dernier. On y apprend en effet que les autorités municipales de Da Nang sont revenues sur la planification du projet primitif de zone urbaine. L’église, seule construction de l’ancienne paroisse à être sauvegardée dans le projet, devait être entourée d’un parc arboré. Selon les nouvelles décisions, sur la superficie réservée au parc seront construites des maisons destinées à accueillir les anciens habitants du lieu, à savoir les paroissiens de Côn Dâu.
Les autorités municipales ont justifié cette modification du plan initial en expliquant que l’établissement sur les lieux d’une communauté catholique, certes réduite par rapport à l’ancienne paroisse, garantirait la continuation des cérémonies traditionnelles à l’intérieur de l’église, et formerait un environnement esthétiquement adapté à l’ancienne église.
La nouvelle a été bien accueillie par les anciens paroissiens, aujourd’hui dispersés dans le monde. Le représentant de « l’Association des paroissiens de Côn Dâu exilés en Caroline du Nord » a déclaré : « Il s’agit là d’une évolution encourageante qui témoigne du succès remporté par notre paroisse après dix ans de lutte acharnée. » Il a ajouté que certains paroissiens ont sacrifié leur vie dans cette bataille.
La tragique histoire de la paroisse de Côn Dâu a débuté il y a plus de dix ans. Au mois de mai 2007, la municipalité de Da Nang a annoncé son projet : 430 ha de terrain allaient être vendus à des investisseurs étrangers pour y construire une zone résidentielle de luxe. Les 110 ha de la paroisse de Côn Dâu constituaient une partie importante du territoire en question. Tous ses habitants, sans exception, devaient être expropriés et indemnisés puis déplacés et réinstallés dans une autre région. L’indemnisation prévue était inférieure à la moitié du prix du marché.
Des paroissiens exilés aux Etats-Unis
A partir de mars 2008, les autorités municipales commencèrent à convoquer les habitants de la région où devait se réaliser le projet pour les convaincre d’accepter l’expropriation et l’indemnisation proposée. Les villages voisins se sont assez vite soumis aux volontés de la municipalité de Da Nang. Ce n’est pas le cas de la paroisse où la résistance est dès le début totale et quasi unanime. Dans leur majorité, les paroissiens considéraient le territoire de leur village comme une terre sainte sur laquelle, depuis 135 ans, leurs ancêtres et eux-mêmes avaient vécu leur vie chrétienne, assisté à la messe quotidienne, participé aux prières communes du matin et du soir.
A partir du 25 janvier 2010, la pression exercée par la municipalité de Danang sur les habitants de Côn Dâu s’est intensifiée. Des forces de police sont envoyées sur les lieux. Des émissaires pénétrèrent dans les maisons et tentèrent de faire signer des accords d’expropriation. Mais les résultats furent maigres. Seules dix familles sur les 400 demeurant sur la paroisse acceptèrent de signer.
Ce désaccord se transforma bientôt en véritable affrontement. La situation s’envenima gravement au mois de mai 2010 lorsque, malgré les interdictions, un cortège funéraire essaya de transporter la dépouille d’une défunte jusqu’au cimetière. Les forces de l’ordre chargèrent la foule et de nombreuses arrestations eurent lieu. Peu après, un jeune paroissien mourut des suites des mauvais traitements infligés par la police dans le cadre de l’affaire. Enfin, le Tribunal populaire de Danang jugea et condamna en première instance et en appel (janvier 2011), quelques-uns des paroissiens arrêtés lors de la bagarre avec les forces de l’ordre aux portes du cimetière. Entre temps, un certain nombre de paroissiens, davantage menacés par la police, s’était exilé en Thaïlande. Ils seront suivis par plusieurs autres groupes.
Grâce à la compréhension des instances internationales et à la solidarité de la diaspora vietnamienne aux Etats-Unis, les réfugiés de Côn Dâu ont bénéficié du droit d’asile et se sont installés aux Etats-Unis.(eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 2 mai 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Phú Bình : Dâng Mẹ bông hoa hồng
Martino Lê Hoàng Vũ
08:19 02/05/2017
Giáo xứ Phú Bình : Dâng Mẹ bông hoa hồng
“Bông hồng nhỏ bé dâng lên, trái tim bé nhỏ thiết tha dâng Mẹ.Dâng lên Mẹ một bông hoa hồng.Màu hoa vẫn còn hoen máu.Còn hoen máu thắm tươi thanh cao từ tim của Mẹ tuôn trào, trong chiều hy tế đồi cao.”
Đó là những tâm tình dâng hoa của cả cộng đoàn giáo xứ Phú Bình, qua các em thiếu nhi tôn vinh Mẹ Maria.Vì trong cuộc thương khó của Đức Giêsu Kitô, Mẹ đã chia sẻ những đau khổ của Người Con, trái tim Mẹ như bị lưỡi giòng đâm thâu tan nát.
xem Hình
Lúc 17g 00, thứ hai 01.05.2017, tại giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài Gòn đã khai mạc tháng hoa Đức Mẹ với cuộc rước long trọng.Mẹ Maria được cung nghinh chung quanh nhà thờ, ra đường phố và vòng qua hồ nước, như muốn diễn tả sự đồng hành của Mẹ Maria trong đời sống con cái tín hữu.Các bài suy niệm giúp cộng đoàn chiêm ngắm hình ảnh Mẹ Maria, qua những chặng đường của đời sống, trong những niềm vui và nỗi buồn đan xen nhau, cả những nỗi đắng cay không nói lên lời, nhưng trong mọi sự, Mẹ Maria vẫn tin tưởng vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.Cuộc sống Mẹ quả là lời kinh Magnificat, ngợi khen chúc tụng tán dương Thiên Chúa là Đấng Thành Tín Yêu Thương, Mẹ đáp lời thưa xin vâng cùng Thiên Chúa.Nhờ đó, chúng ta học theo gương Mẹ Maria, luôn chấp nhận mọi nghịch cảnh, dù đau khổ, bệnh tật xảy đến cho mình vẫn xem như là thánh ý Thiên Chúa.Mẹ Maria là con người lắng nghe, suy niệm Lời Chúa, đọc các biến cố trong tâm tình đón nhận, Mẹ sống niềm vui Tin Mừng và chia sẻ cho những người xung quanh niềm vui được Thiên Chúa cứu thoát.Mẹ không ca thán, oán trách trước những đau khổ, nhưng thinh lặng để suy niệm ý định của Thiên Chúa muốn thử thách mình.
Trong đoàn rước có quý cha trong giáo xứ, quý ông thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa, các em lễ sinh, các em trong đội dâng hoa, các hội đoàn mặc đồng phục của mình, và cộng đoàn phụng vụ cùng các kiệu hoa.
Sau khi cung nghinh Mẹ Maria vào bên trong nhà thờ, các em thiếu nhi trong đội hoa và các em lễ sinh đã có những vũ điệu tiến hoa lên Mẹ Maria.Các điệu vũ dâng hoa, dâng hương, múa quạt và các bài thánh ca chúc tụng Mẹ Maria, Mẹ của muôn hoa, Mẹ yêu thương con cái.
Trong lúc này, gian cung thánh tràn ngập hương hoa với nhiều sắc màu làm cho ngai tòa Mẹ Maria thêm rực rỡ vui tươi.
Tiếp theo sau đó, cộng đoàn bước vào thánh lễ tạ ơn khai mạc Tháng hoa Đức Mẹ Maria, do cha chánh xứ Gioan B. Trần Văn Trí chủ tế và cha phó Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh.
Đặc biệt trong ngày khai mạc Tháng Hoa năm 2017, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917-2017), cộng đoàn giáo xứ Phú Bình cùng với các em thiếu nhi dâng hoa lên Mẹ Maria, lắng nghe sứ điệp Mẹ nhắn nhủ, cố gắng thực hành 3 mệnh lệnh Mẹ Maria đã truyền dạy, để cầu xin cho thế giới được hòa bình thật sự, không còn tình trạng bạo lực, chiến tranh, con người không còn thù hận, ích kỷ, hẹp hòi nhưng sống bao dung hơn với nhau
Ba mệnh lệnh của Mẹ Maria là :
• Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống;
• Tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ;
• Lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g 45 phút, mọi người ra về với tấm lòng con cái yêu mến Mẹ, xin Mẹ đồng hành trên mọi nẻo đường đời sống.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Nhân Lành,xin chỉ dạy cho con biết sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa và luôn là môn đệ trung thành của Chúa Giêsu, chúng con biết học theo gương Mẹ,có trái tim yêu mến Chúa nồng nàn và yêu thương tha nhân hết mình.
Martinô Lê Hoàng Vũ
“Bông hồng nhỏ bé dâng lên, trái tim bé nhỏ thiết tha dâng Mẹ.Dâng lên Mẹ một bông hoa hồng.Màu hoa vẫn còn hoen máu.Còn hoen máu thắm tươi thanh cao từ tim của Mẹ tuôn trào, trong chiều hy tế đồi cao.”
Đó là những tâm tình dâng hoa của cả cộng đoàn giáo xứ Phú Bình, qua các em thiếu nhi tôn vinh Mẹ Maria.Vì trong cuộc thương khó của Đức Giêsu Kitô, Mẹ đã chia sẻ những đau khổ của Người Con, trái tim Mẹ như bị lưỡi giòng đâm thâu tan nát.
xem Hình
Lúc 17g 00, thứ hai 01.05.2017, tại giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài Gòn đã khai mạc tháng hoa Đức Mẹ với cuộc rước long trọng.Mẹ Maria được cung nghinh chung quanh nhà thờ, ra đường phố và vòng qua hồ nước, như muốn diễn tả sự đồng hành của Mẹ Maria trong đời sống con cái tín hữu.Các bài suy niệm giúp cộng đoàn chiêm ngắm hình ảnh Mẹ Maria, qua những chặng đường của đời sống, trong những niềm vui và nỗi buồn đan xen nhau, cả những nỗi đắng cay không nói lên lời, nhưng trong mọi sự, Mẹ Maria vẫn tin tưởng vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.Cuộc sống Mẹ quả là lời kinh Magnificat, ngợi khen chúc tụng tán dương Thiên Chúa là Đấng Thành Tín Yêu Thương, Mẹ đáp lời thưa xin vâng cùng Thiên Chúa.Nhờ đó, chúng ta học theo gương Mẹ Maria, luôn chấp nhận mọi nghịch cảnh, dù đau khổ, bệnh tật xảy đến cho mình vẫn xem như là thánh ý Thiên Chúa.Mẹ Maria là con người lắng nghe, suy niệm Lời Chúa, đọc các biến cố trong tâm tình đón nhận, Mẹ sống niềm vui Tin Mừng và chia sẻ cho những người xung quanh niềm vui được Thiên Chúa cứu thoát.Mẹ không ca thán, oán trách trước những đau khổ, nhưng thinh lặng để suy niệm ý định của Thiên Chúa muốn thử thách mình.
Trong đoàn rước có quý cha trong giáo xứ, quý ông thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa, các em lễ sinh, các em trong đội dâng hoa, các hội đoàn mặc đồng phục của mình, và cộng đoàn phụng vụ cùng các kiệu hoa.
Sau khi cung nghinh Mẹ Maria vào bên trong nhà thờ, các em thiếu nhi trong đội hoa và các em lễ sinh đã có những vũ điệu tiến hoa lên Mẹ Maria.Các điệu vũ dâng hoa, dâng hương, múa quạt và các bài thánh ca chúc tụng Mẹ Maria, Mẹ của muôn hoa, Mẹ yêu thương con cái.
Trong lúc này, gian cung thánh tràn ngập hương hoa với nhiều sắc màu làm cho ngai tòa Mẹ Maria thêm rực rỡ vui tươi.
Tiếp theo sau đó, cộng đoàn bước vào thánh lễ tạ ơn khai mạc Tháng hoa Đức Mẹ Maria, do cha chánh xứ Gioan B. Trần Văn Trí chủ tế và cha phó Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh.
Đặc biệt trong ngày khai mạc Tháng Hoa năm 2017, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917-2017), cộng đoàn giáo xứ Phú Bình cùng với các em thiếu nhi dâng hoa lên Mẹ Maria, lắng nghe sứ điệp Mẹ nhắn nhủ, cố gắng thực hành 3 mệnh lệnh Mẹ Maria đã truyền dạy, để cầu xin cho thế giới được hòa bình thật sự, không còn tình trạng bạo lực, chiến tranh, con người không còn thù hận, ích kỷ, hẹp hòi nhưng sống bao dung hơn với nhau
Ba mệnh lệnh của Mẹ Maria là :
• Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống;
• Tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ;
• Lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g 45 phút, mọi người ra về với tấm lòng con cái yêu mến Mẹ, xin Mẹ đồng hành trên mọi nẻo đường đời sống.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Nhân Lành,xin chỉ dạy cho con biết sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa và luôn là môn đệ trung thành của Chúa Giêsu, chúng con biết học theo gương Mẹ,có trái tim yêu mến Chúa nồng nàn và yêu thương tha nhân hết mình.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Tháng 5 tại hai xứ Hóc Gáo và Sơn Nguyên thuộc Tuy Hòa Quy Nhơn
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:55 02/05/2017
Cảm nhận 2 ngày lễ đặc biệt trong ngày 1.5.2017 tại Phú Yên)
Mỗi độ tháng 5 về, “người ta” hay bàn, hay nói, hay nhớ…nhiều chuyện.
Xem Hình
Ai đã từng bị vùi dập dưới bao cay đắng của những ngày “tháng 5 gãy súng 1975” thì thường hoài niệm quá khứ cùng với những vết hằn mà năm tháng chưa dễ “đã liền da”.
Ai đã đi tới “chiến thắng cuối cùng” của cuộc hành trình, tưởng đâu chỉ dẫn tới những nấm mồ hoang lạnh giữa trường sơn, sẽ lại “lên đồng tự sướng” cùng với những khoa trương khoác lác đã trở thành một thủ tục hay quán tính mà “con nước thời gian” đã bày ra những hình hài kệch cỡm !
Trong khi đó, đa phần giới trẻ, giới có học có ăn, giới cán bộ viên chức nhà nước…lợi dụng dịp nghỉ lễ tương đối dài ngày để cùng nhau “lên non, xuống biển, vào nhà nghỉ hay khách sạn…” tha hồ mà xả stress, ăn nhậu, đú đởn…để lại tiếp tục vùi đầu vào trong cơn lốc kiếm tiền, tranh ăn, giành mánh, sát phạt…
Riêng cánh lao động bình dân, đầu tắt mặt tối, mà ngày “quốc tế lao động 1.5” đã “đưa lên bệ thờ để không tiếc lời “ngợi ca có cánh”, thì hình như vẫn âm thầm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” hay nhễ nhại mồ hôi trong những không gian riêng của những đời thường bất an và khốn khó !
Và cũng không quên, đây đó trong các xứ đạo của người Công Giáo Việt Nam, ngày đầu tháng 5 “đầy hoa và tiếng hát” để lung linh sắc màu trong vũ khúc dâng hoa kính Đức Mẹ, một hình thái “đạo đức bình dân” đã trở thành máu thịt của các cộng đoàn Công Giáo.
Riêng ngày 1.5.2017, tại hai cộng đoàn giáo xứ Hóc Gáo và Sơn Nguyên thuộc giáo hạt Tuy Hòa, giáo phận Qui Nhơn, thì lại có một “dáng đứng riêng” thật độc dáo.
Cả hai đều chọn 1.5, lễ Thánh Giuse Thợ làm ngày Bổn Mạng giáo xứ. Hai cộng đoàn nầy chọn “người thợ vô danh” Giuse làm Bổn mạng thì thật không có gì hợp lý hơn.
Hóc Gáo, một giáo xứ nằm trong một hóc núi mà giáo dân chỉ có một nghề sống duy nhất là làm nông. Riêng Sơn Nguyên, vốn là một vùng kinh tế mới của rừng thiêng nước độc, đã trở thành một cộng đoàn giáo xứ mà quanh năm quần quật với cây mía, cây mì, cây bắp…thế thôi !
Ngày 1.5 năm nay, Hóc Gáo tự nhiên vui hơn, đông hơn, vì trong niềm vui Bổn mạng giáo xứ lại “đèo thêm” niềm vui tạ ơn 25 năm linh mục của cha sở, Giuse Lê Thu Thâu. Nếu Thánh Giuse, người “Trông nom Đấng Cứu Thế” (Redemptoris Custos) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả của mình, thì phải là mẫu gương sống động để các linh mục noi theo mà quyết tâm hoàn thành thừa tác vụ linh mục, mà cột mốc “25 năm” luôn là một nhắc nhở đầy ý nghĩa.
Với Sơn Nguyên, ngày 1.5.2017 lại là dịp đánh dấu chặng đường 25 năm tồn tại trong thánh ân và phấn đấu của một cộng đoàn mà biểu tượng của “ngôi nhà thờ cũ 25 năm tuổi” sắp được thay thế bởi ngôi nhà thờ mới với “lễ đặt viên đá đầu tiên” hôm nay sẽ là một “điểm nhấn đức tin” cho một cuộc hành trình đầy tin yêu hy vọng tiến về phía trước.
Trong cả hai cuộc lễ, một buổi sáng và một buổi chiều, đều có sự hiện diện của Đức Cha Matthêô, vị Chủ Chăn giáo phận luôn thao thức và đồng hành với mỗi một đàn chiên, cùng với đông đảo anh em linh mục, nhất là bà con giáo dân trong các giáo xứ, tất cả đã nói lên “niềm vui thiêng liêng và hiệp nhất” của đại gia đình con cái Chúa.
Vâng. Ngày 1.5.2017. Vẫn là “chuyện tháng 5”, nhưng là “chuyện tháng 5 của những kẻ có niềm tin” !
Trương Đình Hiền.
Mỗi độ tháng 5 về, “người ta” hay bàn, hay nói, hay nhớ…nhiều chuyện.
Xem Hình
Ai đã từng bị vùi dập dưới bao cay đắng của những ngày “tháng 5 gãy súng 1975” thì thường hoài niệm quá khứ cùng với những vết hằn mà năm tháng chưa dễ “đã liền da”.
Ai đã đi tới “chiến thắng cuối cùng” của cuộc hành trình, tưởng đâu chỉ dẫn tới những nấm mồ hoang lạnh giữa trường sơn, sẽ lại “lên đồng tự sướng” cùng với những khoa trương khoác lác đã trở thành một thủ tục hay quán tính mà “con nước thời gian” đã bày ra những hình hài kệch cỡm !
Trong khi đó, đa phần giới trẻ, giới có học có ăn, giới cán bộ viên chức nhà nước…lợi dụng dịp nghỉ lễ tương đối dài ngày để cùng nhau “lên non, xuống biển, vào nhà nghỉ hay khách sạn…” tha hồ mà xả stress, ăn nhậu, đú đởn…để lại tiếp tục vùi đầu vào trong cơn lốc kiếm tiền, tranh ăn, giành mánh, sát phạt…
Riêng cánh lao động bình dân, đầu tắt mặt tối, mà ngày “quốc tế lao động 1.5” đã “đưa lên bệ thờ để không tiếc lời “ngợi ca có cánh”, thì hình như vẫn âm thầm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” hay nhễ nhại mồ hôi trong những không gian riêng của những đời thường bất an và khốn khó !
Và cũng không quên, đây đó trong các xứ đạo của người Công Giáo Việt Nam, ngày đầu tháng 5 “đầy hoa và tiếng hát” để lung linh sắc màu trong vũ khúc dâng hoa kính Đức Mẹ, một hình thái “đạo đức bình dân” đã trở thành máu thịt của các cộng đoàn Công Giáo.
Riêng ngày 1.5.2017, tại hai cộng đoàn giáo xứ Hóc Gáo và Sơn Nguyên thuộc giáo hạt Tuy Hòa, giáo phận Qui Nhơn, thì lại có một “dáng đứng riêng” thật độc dáo.
Cả hai đều chọn 1.5, lễ Thánh Giuse Thợ làm ngày Bổn Mạng giáo xứ. Hai cộng đoàn nầy chọn “người thợ vô danh” Giuse làm Bổn mạng thì thật không có gì hợp lý hơn.
Hóc Gáo, một giáo xứ nằm trong một hóc núi mà giáo dân chỉ có một nghề sống duy nhất là làm nông. Riêng Sơn Nguyên, vốn là một vùng kinh tế mới của rừng thiêng nước độc, đã trở thành một cộng đoàn giáo xứ mà quanh năm quần quật với cây mía, cây mì, cây bắp…thế thôi !
Ngày 1.5 năm nay, Hóc Gáo tự nhiên vui hơn, đông hơn, vì trong niềm vui Bổn mạng giáo xứ lại “đèo thêm” niềm vui tạ ơn 25 năm linh mục của cha sở, Giuse Lê Thu Thâu. Nếu Thánh Giuse, người “Trông nom Đấng Cứu Thế” (Redemptoris Custos) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả của mình, thì phải là mẫu gương sống động để các linh mục noi theo mà quyết tâm hoàn thành thừa tác vụ linh mục, mà cột mốc “25 năm” luôn là một nhắc nhở đầy ý nghĩa.
Với Sơn Nguyên, ngày 1.5.2017 lại là dịp đánh dấu chặng đường 25 năm tồn tại trong thánh ân và phấn đấu của một cộng đoàn mà biểu tượng của “ngôi nhà thờ cũ 25 năm tuổi” sắp được thay thế bởi ngôi nhà thờ mới với “lễ đặt viên đá đầu tiên” hôm nay sẽ là một “điểm nhấn đức tin” cho một cuộc hành trình đầy tin yêu hy vọng tiến về phía trước.
Trong cả hai cuộc lễ, một buổi sáng và một buổi chiều, đều có sự hiện diện của Đức Cha Matthêô, vị Chủ Chăn giáo phận luôn thao thức và đồng hành với mỗi một đàn chiên, cùng với đông đảo anh em linh mục, nhất là bà con giáo dân trong các giáo xứ, tất cả đã nói lên “niềm vui thiêng liêng và hiệp nhất” của đại gia đình con cái Chúa.
Vâng. Ngày 1.5.2017. Vẫn là “chuyện tháng 5”, nhưng là “chuyện tháng 5 của những kẻ có niềm tin” !
Trương Đình Hiền.
Phong Trào Cursillo Việt Nam Tại Âu Châu Tham Dự Đại Hội V Ultreya Thế Giới Tại Fatima
Lê Đình Thông
10:21 02/05/2017
Phong Trào Cursillo Việt Nam Tại Âu Châu Tham Dự Đại Hội V Ultreya Thế Giới Tại Fatima
Đại Hội Ultreya Toàn Thế giới lần thứ V (V World Ultreya) được tổ chức tại Fatima từ 04 đến 08/05/2017. Phái đoàn Cursillo Âu Châu do Đức Ông Linh hướng Mai Đức Vinh và ông Nguyễn Minh Dương, chủ tịch văn phòng điều hành, hướng dẫn, gồm khoảng 60 Cursillistas đến từ Pháp, 50 Cursillistas từ Đức, 50 từ Bỉ. Ngoài ra còn 6 Cursillistas đến từ Việt Nam, 3 Cursillistas đến từ quận Cam (Hoa Kỳ) cùng phó hội trong phái đoàn. Đại hội V Ultreya Thế giới nhằm Đại lễ Kỷ niệm Bách Chu Niên Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Ngày 13/05/2017, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ phong thánh cho Chân phước Phanxicô và Chân phước Jacinta, hai trong số ba mục đồng được chứng kiến 6 lần Đức Mẹ hiện ra, từ 13/05/1017 đến 13/10/1017. Ngài ban ơn toàn xá cho các tín hữu đến hành hương tâi Fatima trong năm 2017.
Ngoài việc tham dự Đại Hội Ultreya Thế giới vào ngày 05/05/2017, xoay quanh chủ đề ‘‘Lời mời gọi ăn năn hối cải của Đức Mẹ Fatima và sứ mệnh Phúc âm hóa của người Cursillistas’’, phái đoàn Việt Nam sẽ hành hương tại Nguyện đường Đức Mẹ Hiện ra (Apparitions), kiệu nến Đức Mẹ, đọc chuỗi Mân côi, chục 5, phần 2 tại Capelina bằng tiếng Việt, viếng làng Aljustrel của ba mục đồng.
Trong lời kinh của người Cursillistas, các Cursillistas hướng tâm nguyện ‘‘xin Chúa giúp chúng con đối xử với nhau bằng tình bác ái siêu việt, trọn vẹn, tương thân tương kính (...). Xin cho chúng con biết liên kết trong mục tiêu chung, để quy hướng về một tinh thần duy nhất, đó là tinh thần của Chúa Giêsu. Nhờ tinh thần này, chúng con thấy được sự tốt lành của Thiên Chúa khắc ghi trên khuôn mặt của chúng con, cảm nghiệm được những âm điệu nồng ấm trong lời nói của chúng con, và nhìn ra trong cuộc sống chúng con một ý nghĩa trổi vượt thế gian, biểu lộ cho thấy Chúa đang hiện diện giữa chúng con.’’
Vào năm 1949, Đức Cha Juan Hervas sáng lập Phong trào Học hội Ki Tô giáo, viết tắt: Cursillo, tại đảo Palma de Majorqua (Tây Ban Nha). Từ năm 1965, Phong trào liên tục mở nhiều khóa tĩnh huấn trên các giáo phận miền Nam. Phong trào phát triển mạnh tại Hoa Kỳ vào năm 1982, và Giáo Xứ Việt Nam tại Paris từ 1993 và hiện nay, trong nhiều Giáo phận tại Việt Nam.
Mùa hè năm 1992, Cụ Trưong Thành Khán, Cha Nguyễn Hậu và các anh chị em Cursillistas kỳ cựu tại Việt Nam tổ chức buổi nói chuyện tại Giáo Xứ Paris, giới thiệu Cursillo. Tháng 8 năm sau, được phép của Tòa Giám mục Paris, sự giúp đỡ của Đức ông Mai Đức Vinh và một số Cursillistas bên Mỹ, hai khóa tĩnh huấn I (nam) và II (nữ) được tổ chức tại Maison Saint-Grégoire (Rungis). Tới nay, Phong trào Cursillo Âu châu có hơn 1000 cursillistas, đa số tại Pháp, một số đến từ Đức, Anh, Bỉ, Na Uy. Mỗi tháng, anh chị em họp mặt lần, vào Chúa Nhật cuối tháng, để chia sẻ lời Chúa, cầu nguyện, học hỏi về Thánh Kinh. Từ tháng 04/1995, Phong trào phát hành đều đặn Bản tin Cursillo Việt Nam Âu châu. Từ năm 2009, ông Nguyễn Minh Dương là chủ tịch văn phòng điều hành, Đức Ông Mai Đức Vinh: linh hướng phong trào.
Chân phước Giáo hoàng Phaolo VI từng nhắc nhở vai trò cursillistas đối với bản thân, Giáo Hội và cộng đồng: ‘‘Hỡi anh chị em Cursillistas, Chúa Kitô, Giáo Hội và Giáo Hoàng đặt trọn tin tưởng vào anh chị’’. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng tham dự Ultreya vào hai ngày 20/04/1985 và 24/11/1990. Trong huấn từ đọc trước Đại Hội năm 1985, Ngài nói: Tôi rất quí mến phong trào của anh chị. Vì nhờ kỹ thuật sư phạm độc đáo, phong trào đưa anh chị em gặp gỡ mật thiết với Chúa Kitô. Từ đó, anh chị dấn thân trong kinh nghiệm, ngày càng vững chắc trong đời sống Kitô hữu. Phong trào còn giúp mỗi người gắn bó với Giáo Hội, tích cực đáp lại ơn gọi, từ khi lãnh nhận phép rửa tội. Tôi chúc lành các anh chị càng thêm nhiệt thành với sứ mệnh truyền bá Phúc âm.’’
Fatima, ngày 04/05/2017
Lê Đình Thông
Ngoài việc tham dự Đại Hội Ultreya Thế giới vào ngày 05/05/2017, xoay quanh chủ đề ‘‘Lời mời gọi ăn năn hối cải của Đức Mẹ Fatima và sứ mệnh Phúc âm hóa của người Cursillistas’’, phái đoàn Việt Nam sẽ hành hương tại Nguyện đường Đức Mẹ Hiện ra (Apparitions), kiệu nến Đức Mẹ, đọc chuỗi Mân côi, chục 5, phần 2 tại Capelina bằng tiếng Việt, viếng làng Aljustrel của ba mục đồng.
Trong lời kinh của người Cursillistas, các Cursillistas hướng tâm nguyện ‘‘xin Chúa giúp chúng con đối xử với nhau bằng tình bác ái siêu việt, trọn vẹn, tương thân tương kính (...). Xin cho chúng con biết liên kết trong mục tiêu chung, để quy hướng về một tinh thần duy nhất, đó là tinh thần của Chúa Giêsu. Nhờ tinh thần này, chúng con thấy được sự tốt lành của Thiên Chúa khắc ghi trên khuôn mặt của chúng con, cảm nghiệm được những âm điệu nồng ấm trong lời nói của chúng con, và nhìn ra trong cuộc sống chúng con một ý nghĩa trổi vượt thế gian, biểu lộ cho thấy Chúa đang hiện diện giữa chúng con.’’
Vào năm 1949, Đức Cha Juan Hervas sáng lập Phong trào Học hội Ki Tô giáo, viết tắt: Cursillo, tại đảo Palma de Majorqua (Tây Ban Nha). Từ năm 1965, Phong trào liên tục mở nhiều khóa tĩnh huấn trên các giáo phận miền Nam. Phong trào phát triển mạnh tại Hoa Kỳ vào năm 1982, và Giáo Xứ Việt Nam tại Paris từ 1993 và hiện nay, trong nhiều Giáo phận tại Việt Nam.
Mùa hè năm 1992, Cụ Trưong Thành Khán, Cha Nguyễn Hậu và các anh chị em Cursillistas kỳ cựu tại Việt Nam tổ chức buổi nói chuyện tại Giáo Xứ Paris, giới thiệu Cursillo. Tháng 8 năm sau, được phép của Tòa Giám mục Paris, sự giúp đỡ của Đức ông Mai Đức Vinh và một số Cursillistas bên Mỹ, hai khóa tĩnh huấn I (nam) và II (nữ) được tổ chức tại Maison Saint-Grégoire (Rungis). Tới nay, Phong trào Cursillo Âu châu có hơn 1000 cursillistas, đa số tại Pháp, một số đến từ Đức, Anh, Bỉ, Na Uy. Mỗi tháng, anh chị em họp mặt lần, vào Chúa Nhật cuối tháng, để chia sẻ lời Chúa, cầu nguyện, học hỏi về Thánh Kinh. Từ tháng 04/1995, Phong trào phát hành đều đặn Bản tin Cursillo Việt Nam Âu châu. Từ năm 2009, ông Nguyễn Minh Dương là chủ tịch văn phòng điều hành, Đức Ông Mai Đức Vinh: linh hướng phong trào.
Chân phước Giáo hoàng Phaolo VI từng nhắc nhở vai trò cursillistas đối với bản thân, Giáo Hội và cộng đồng: ‘‘Hỡi anh chị em Cursillistas, Chúa Kitô, Giáo Hội và Giáo Hoàng đặt trọn tin tưởng vào anh chị’’. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng tham dự Ultreya vào hai ngày 20/04/1985 và 24/11/1990. Trong huấn từ đọc trước Đại Hội năm 1985, Ngài nói: Tôi rất quí mến phong trào của anh chị. Vì nhờ kỹ thuật sư phạm độc đáo, phong trào đưa anh chị em gặp gỡ mật thiết với Chúa Kitô. Từ đó, anh chị dấn thân trong kinh nghiệm, ngày càng vững chắc trong đời sống Kitô hữu. Phong trào còn giúp mỗi người gắn bó với Giáo Hội, tích cực đáp lại ơn gọi, từ khi lãnh nhận phép rửa tội. Tôi chúc lành các anh chị càng thêm nhiệt thành với sứ mệnh truyền bá Phúc âm.’’
Fatima, ngày 04/05/2017
Lê Đình Thông
Tân Giám Mục Phụ Tá Xuân Lộc: Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân
VietCatholic
09:46 02/05/2017
Hôm 2-5-2017, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC đã bổ nhiệm cha Gioan Đỗ Văn Ngân làm GM Phụ tá giáo phận Xuân Lộc.
Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân năm nay 64 tuổi, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1953 tại Ninh Bình, thuộc Giáo phận Phát Diệm. Thân mẫu và gia đình của Cha hiện là giáo dân giáo xứ Kim Thượng, hạt Gia Kiệm, thuộc Giáo phận Xuân Lộc.
Từ năm 1965 đến năm 1973, học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Từ năm 1973, thầy Ngân học tại Giáo hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt cho đến năm 1977 khi Giáo Hoàng Học Viện bị giải tán.
Ngày 14 tháng 01 năm 1992, thầy chịu chức Linh mục, tại Giáo phận Xuân Lộc. Sau khi được thụ phong, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc cử tân linh mục Ngân về làm linh mục phó giáo xứ Ninh Phát. Linh mục Ngân giữ chức vụ phó xứ đến năm 1994 thì lên chức linh mục chánh xứ giáo xứ Ninh Phát và giữ chức vụ này đến năm 2005.
Năm 1995 đến năm 2005, linh mục Ngân được cử là công chứng viên tòa án hôn phối GP Xuân Lộc.
Năm 1998, cha Ngân được cấp bằng Cử nhân Văn học tại Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Saìgon.
Từ năm 2005 đến năm 2006, ngài là Giáo sư Đại Chủng Viện và Quản nhiệm Giáo xứ Suối Tre.
Năm 2006, Cha được cử đi du học tại Philippines tại đại học Santo Tomas ở Manila đến năm 2010, nhận văn bằng Triết học.
Sau đó, cha trở về chủng viện và làm Phó Giám đốc Đại chủng Viện, đặc trách phân ban triết học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc.
Ngày 10 tháng 6 năm 2016, tân giám mục Chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Giuse Đinh Đức Đạo chọn cha Ngân làm Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc.
Ngày 2 tháng 5 năm 2017, Tòa Thánh loan tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm linh mục Gioan Đỗ Văn Ngân, hiện là Tổng đại diện Giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục Phụ tá Giáo phận này.
Giáo phận Xuân Lộc, một giáo phận có số giáo dân đông nhất Việt Nam với 961.186 người, thuộc 248 giáo xứ, 411 linh mục giáo phận và 151 linh mục dòng, 257 đại chủng sinh và 1.742 nữ tu.
Lễ tấn phong giám mục cho ngài sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng 6 năm 2017.
Từ năm 1965 đến năm 1973, học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Từ năm 1973, thầy Ngân học tại Giáo hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt cho đến năm 1977 khi Giáo Hoàng Học Viện bị giải tán.
Ngày 14 tháng 01 năm 1992, thầy chịu chức Linh mục, tại Giáo phận Xuân Lộc. Sau khi được thụ phong, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc cử tân linh mục Ngân về làm linh mục phó giáo xứ Ninh Phát. Linh mục Ngân giữ chức vụ phó xứ đến năm 1994 thì lên chức linh mục chánh xứ giáo xứ Ninh Phát và giữ chức vụ này đến năm 2005.
Năm 1995 đến năm 2005, linh mục Ngân được cử là công chứng viên tòa án hôn phối GP Xuân Lộc.
Năm 1998, cha Ngân được cấp bằng Cử nhân Văn học tại Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Saìgon.
Từ năm 2005 đến năm 2006, ngài là Giáo sư Đại Chủng Viện và Quản nhiệm Giáo xứ Suối Tre.
Năm 2006, Cha được cử đi du học tại Philippines tại đại học Santo Tomas ở Manila đến năm 2010, nhận văn bằng Triết học.
Sau đó, cha trở về chủng viện và làm Phó Giám đốc Đại chủng Viện, đặc trách phân ban triết học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc.
Ngày 10 tháng 6 năm 2016, tân giám mục Chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Giuse Đinh Đức Đạo chọn cha Ngân làm Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc.
Ngày 2 tháng 5 năm 2017, Tòa Thánh loan tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm linh mục Gioan Đỗ Văn Ngân, hiện là Tổng đại diện Giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục Phụ tá Giáo phận này.
Giáo phận Xuân Lộc, một giáo phận có số giáo dân đông nhất Việt Nam với 961.186 người, thuộc 248 giáo xứ, 411 linh mục giáo phận và 151 linh mục dòng, 257 đại chủng sinh và 1.742 nữ tu.
Lễ tấn phong giám mục cho ngài sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng 6 năm 2017.
Chút Tâm Tình Ngày Chia Tay Cha Quản Xứ Giáo Xứ Sơn Quả- Tgp Huế
Maria Thủy Tiên
09:24 02/05/2017
Chút Tâm Tình Ngày Chia Tay Cha Quản Xứ Giáo Xứ Sơn Quả- Tgp Huế
Giáo xứ Sơn Quả nằm lọt giữa màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách thành phố Huế và tòa Tổng Giám mục chừng 30km về hướng Tây Bắc. Bà con giáo dân trong giáo xứ gắn liền với nghề nông, làm ruộng, làm rừng, quanh năm vất vả nhưng đời sống đức tin lại bén rễ sâu với một bề dày lịch sử lâu đời.
Theo danh sách các địa sở của địa phận Huế ngày 3.7.1867, giáo xứ Sơn Quả do cha Micae Hồ Đình Tính coi sóc (ngài là con của Thánh Tử đạo Micae Hồ Đình Hy). Ngôi nhà thờ cuối cùng đã được khánh thành vào năm 1934. Trước năm 1945, giáo xứ Sơn Quả có chừng 1.500 giáo dân. Từ năm 1964, xã Phong Sơn thuộc vùng giải phóng, toàn bộ dân vùng này kể cả giáo dân Sơn Quả và Thanh Tân đã di tản về sống tại khu Định Cư Phước Quả, Phủ Cam, Kim Long và tha phương cầu thực khắp nơi trên Đất Nước Việt Nam. Và năm 1965, ngôi nhà thờ bị bom đạn san bằng. Sau biến cố 1975, với sự bổ nhiệm của Tòa Giám Mục Huế, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến – lúc đó còn là thầy xứ - đã kêu gọi được một số khoảng chừng 300 giáo dân thuộc hai giáo xứ Thanh Tân, Sơn Quả hồi hương tái lập giáo xứ hợp nhất mang tên mới là Tân Sơn.
Kể từ đó đến nay, nhờ tình hình kinh tế và xã hội ổn định, giáo dân dần dần tìm về lại nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mảnh đất mà cha ông đã gầy dựng, hiện nay riêng số giáo dân Sơn Quả thôi đã lên đến trên 500 người. Năm 1994, bà con đã làm được một ngôi nhà nguyện nhỏ để hôm sớm đọc kinh và dâng lễ bổn mạng hàng năm. Năm 2005, theo đơn xin của giáo dân Sơn Quả, tòa Tổng Giám mục Huế đã công bố văn thư tái lập giáo xứ Sơn Quả thành một giáo xứ biệt lập. Giáo dân ao ước có một ngôi nhà thờ khang trang để làm nơi thờ phượng Chúa. Và ước mơ đó đã trở thành hiện thực, nhờ sự nhiệt thành của cha quản xứ Đôminicô Lê Đình Du, đặc biệt là sự nhiệt tình đóng góp công của của linh mục Augustinô Nguyễn Văn Dụ, một người con của giáo xứ sống xa quê hương bao năm thao thức về việc xây lại ngôi thánh đường, cũng như sự giúp đỡ quý báu của những ân nhân xa gần và đồng hương Sơn Quả. Ngôi thánh đường Sơn Quả đã được hoàn thành theo phong cách Á Đông, trong tinh thần hội nhập văn hoá và được Cung Hiến vào ngày 17.08.2010 với tước hiệu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Vào ngày 20/11/2012, cha Giuse Nguyễn Điền đã được Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Hồng bổ nhiệm làm linh mục quản xứ Giáo xứ Sơn Qủa, là vị linh mục chính thức đầu tiên của giáo xứ sau 55 năm mỏi mòn chờ đợi chủ chăn.
Niềm vui ngày ấy chưa kịp tắt thì nỗi buồn đã bao trùm lên toàn thể giáo xứ khi phải chia tay Cha sở của mình. Mãi được sống trong niềm vui và hạnh phúc, trong sự yêu thương của vị mục tử nhân lành, rất mực chăm lo cho đàn chiên nên con chiên cứ vui sống mà chẳng ngờ rằng 4 năm 5 tháng 10 ngày qua đi thật nhanh!
Cha là linh mục đầu tiên đến sống cùng, sống với giáo xứ và cũng là người đầu tiên từ giáo xứ này nghỉ hưu, cho nên tâm trạng con chiên đầy hụt hẫng, không ngờ lúc Cha khởi đầu lại giáo xứ Sơn Qủa cũng chính là lúc Cha kết thúc đời mục vụ giáo xứ của mình.
Kể từ những này đầu Cha mới về giáo xứ cho đến nay, cảnh “cha già con mọn” cùng nhau từng bước xây dựng, cải thiện đời sống đức tin và chăm lo những sinh hoạt trong giáo xứ, dần dần đã giúp cho con cái ngày càng trưởng thành hơn.
Giữa lòng giáo xứ, cha đã sống thân tình, gần gũi với từng con chiên một từ các em nhỏ cho đến những người lớn, những người già cả neo đơn....sự quan, chăm sóc của cha dành cho giáo xứ như một người cha trong gia đình dành cho con cái.
Cứ mỗi lần nghe giọng nói ấm vang, đầy sức sống của Cha, chúng con cảm thấy lòng vui nhộn hẳn lên!
Trong mỗi Thánh lễ ngày thường, Cha đã tập cho các em xướng kinh trước cộng đoàn, rồi Cha luôn nhắc nhở các em giáo lý sinh tập thói quen chép bài suy niệm Lời Chúa hằng ngày, nộp lại cho Cha, để đến mùa Giáng Sinh Cha lại đem những trang giấy trắng đầy chữ của các em lót thành “máng cỏ” cho Chúa Hài Đồng nằm...
Cha đến với giáo xứ Sơn Qủa khi đã bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng với tấm lòng của vị mục tử, Cha đã quảng đại, hy sinh hết mình để chăn dắt đàn chiên được ấm no, hạnh phúc và lòng đầy tự hào về Cha sở của mình.
Giờ Cha không còn ở với giáo xứ chúng con chính là lúc chúng con nhìn lại những gì Cha đã gieo, đã vun trồng để cùng nhau gìn giữ và phát triển nó.
Sau Thánh lễ Chúa Nhật Phục Sinh (16/04/2017), mọi người đang vui niềm vui mừng Chúa Sống Lại bỗng dưng chợt khựng lại, bàng hoàng trước những lời thông báo đầy bất ngờ của Cha “Thưa anh chị em, năm nay Cha đã 75 tuổi, theo Giáo luật Cha đến tuổi về hưu và Đức Tổng đã chấp thuận cho Cha về hưu. Hôm nay là Chúa Nhật thứ I Phục Sinh, tuần sau là Chúa Nhật thứ II Phục Sinh và tuần sau nữa là Chúa Nhật III Phục Sinh, cha sẽ chào anh chị em”. Những tâm trạng bị xáo trộn, những khóe mắt cay cay khi phải nhìn nhận một sự thật mà không ai nghĩ đến trong lúc này. Từ khi nghe những lời ấy, chúng con ước mong thời gian có thể trôi chậm lại để Cha tiếp tục ở lại với giáo xứ. Hai tuần trôi qua trong nỗi buồn nghẹn ngào, sâu lắng để đón nhận những điều sắp xảy đến với giáo xứ.
Thánh Lễ Chúa Nhật III (30/04/2017), là Thánh Lễ cuối cùng Cha dâng tại giáo xứ Sơn Qủa. Thánh lễ hôm ấy diễn ra trong bầu khí sốt sắng nhưng lại đầy những cung bậc cảm xúc của cha và con. Vừa cất lên những lời đầu lễ, giọng Cha đã nghẹn ngào nấc lên từng tiếng, mọi người cũng ngậm ngùi theo nỗi lòng của mình, những đôi mắt đỏ hoe, đầy ngấn lệ không dám khép đôi mi lại, những tiếng lòng thổn thức đang cố kìm nén không để bật thành tiếng....
Hình ảnh, tâm trạng của hai người môn đệ trên đường đi Emmau trong bài Tin Mừng Luca trong Thánh Lễ hôm nay thật trùng hợp đặc biệt với tâm trạng của con cái giáo xứ Sơn Qủa lúc này đây. Chúng con cũng muốn thưa lên với cha sở rằng: “Lạy Thầy, xin ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn” (Lc 24,29). Trong giờ phút thiêng liêng đó, chúng con ao được được van xin Cha ở lại với giáo xứ chúng con...
Những tâm tình của ông Chủ tịch HĐGX thay mặt giáo xứ dâng lên Cha sở cũng không thể diễn tả được hết nỗi lòng của mọi người, bởi “Khi hiểu được nhau, thời gian gần gũi đã trôi qua mất rồi” (Căn nhà ngoại ô)
Bước sang ngày “mồ côi” đầu tiên của giáo xứ (01/05/2017), trước ngôi nhà thờ khang trang, sạch đẹp mà Cha hằng nhắc nhở chúng con giữ gìn vệ sinh, bảo quản, quét dọn hàng ngày, lòng chúng con càng thấy buồn và trống trải khi vắng bóng Cha. Nhìn lên gian cung thánh, với bàn kiệu Đức Mẹ trong tháng hoa, chúng con cứ tưởng tượng Cha đang đứng dang tay dâng Lễ ở đó. Bước qua mỗi căn phòng phía sau nhà thờ là “nơi ăn chốn ở của Cha” chúng con lại thấy nhớ hình ảnh của Cha lui tới hằng ngày ở đó.
Thánh lễ chia tay Cha quản xứ Giuse kết thúc trong ngậm ngùi và đầy hụt hẫng, luyến lưu bởi chúng con vẫn chưa thể đón nhận đó là sự thật, ra về mà bóng dáng Cha như thấp thoáng đâu đây trên nẻo đường mà Cha đã phục vụ cộng đoàn.
Ví như nhà thờ Chế Lan Viên đã từng viết: “ Khi (cha) ta ở chỉ là đất ở
Khi (cha) ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.
Vài dòng tâm tình, cũng là tâm tình của bà con giáo dân Giáo xứ Sơn Qủa xin tri ân Cha Giuse. Nguyện xin Mẹ Maria, Thánh cả Giuse luôn đồng hành với Cha, ban cho Cha sức khỏe, an bình và vui tươi trong những năm tháng Cha về sống hưu dưỡng.
Maria Thủy Tiên
Theo danh sách các địa sở của địa phận Huế ngày 3.7.1867, giáo xứ Sơn Quả do cha Micae Hồ Đình Tính coi sóc (ngài là con của Thánh Tử đạo Micae Hồ Đình Hy). Ngôi nhà thờ cuối cùng đã được khánh thành vào năm 1934. Trước năm 1945, giáo xứ Sơn Quả có chừng 1.500 giáo dân. Từ năm 1964, xã Phong Sơn thuộc vùng giải phóng, toàn bộ dân vùng này kể cả giáo dân Sơn Quả và Thanh Tân đã di tản về sống tại khu Định Cư Phước Quả, Phủ Cam, Kim Long và tha phương cầu thực khắp nơi trên Đất Nước Việt Nam. Và năm 1965, ngôi nhà thờ bị bom đạn san bằng. Sau biến cố 1975, với sự bổ nhiệm của Tòa Giám Mục Huế, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến – lúc đó còn là thầy xứ - đã kêu gọi được một số khoảng chừng 300 giáo dân thuộc hai giáo xứ Thanh Tân, Sơn Quả hồi hương tái lập giáo xứ hợp nhất mang tên mới là Tân Sơn.
Kể từ đó đến nay, nhờ tình hình kinh tế và xã hội ổn định, giáo dân dần dần tìm về lại nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mảnh đất mà cha ông đã gầy dựng, hiện nay riêng số giáo dân Sơn Quả thôi đã lên đến trên 500 người. Năm 1994, bà con đã làm được một ngôi nhà nguyện nhỏ để hôm sớm đọc kinh và dâng lễ bổn mạng hàng năm. Năm 2005, theo đơn xin của giáo dân Sơn Quả, tòa Tổng Giám mục Huế đã công bố văn thư tái lập giáo xứ Sơn Quả thành một giáo xứ biệt lập. Giáo dân ao ước có một ngôi nhà thờ khang trang để làm nơi thờ phượng Chúa. Và ước mơ đó đã trở thành hiện thực, nhờ sự nhiệt thành của cha quản xứ Đôminicô Lê Đình Du, đặc biệt là sự nhiệt tình đóng góp công của của linh mục Augustinô Nguyễn Văn Dụ, một người con của giáo xứ sống xa quê hương bao năm thao thức về việc xây lại ngôi thánh đường, cũng như sự giúp đỡ quý báu của những ân nhân xa gần và đồng hương Sơn Quả. Ngôi thánh đường Sơn Quả đã được hoàn thành theo phong cách Á Đông, trong tinh thần hội nhập văn hoá và được Cung Hiến vào ngày 17.08.2010 với tước hiệu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Vào ngày 20/11/2012, cha Giuse Nguyễn Điền đã được Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Hồng bổ nhiệm làm linh mục quản xứ Giáo xứ Sơn Qủa, là vị linh mục chính thức đầu tiên của giáo xứ sau 55 năm mỏi mòn chờ đợi chủ chăn.
Niềm vui ngày ấy chưa kịp tắt thì nỗi buồn đã bao trùm lên toàn thể giáo xứ khi phải chia tay Cha sở của mình. Mãi được sống trong niềm vui và hạnh phúc, trong sự yêu thương của vị mục tử nhân lành, rất mực chăm lo cho đàn chiên nên con chiên cứ vui sống mà chẳng ngờ rằng 4 năm 5 tháng 10 ngày qua đi thật nhanh!
Cha là linh mục đầu tiên đến sống cùng, sống với giáo xứ và cũng là người đầu tiên từ giáo xứ này nghỉ hưu, cho nên tâm trạng con chiên đầy hụt hẫng, không ngờ lúc Cha khởi đầu lại giáo xứ Sơn Qủa cũng chính là lúc Cha kết thúc đời mục vụ giáo xứ của mình.
Kể từ những này đầu Cha mới về giáo xứ cho đến nay, cảnh “cha già con mọn” cùng nhau từng bước xây dựng, cải thiện đời sống đức tin và chăm lo những sinh hoạt trong giáo xứ, dần dần đã giúp cho con cái ngày càng trưởng thành hơn.
Giữa lòng giáo xứ, cha đã sống thân tình, gần gũi với từng con chiên một từ các em nhỏ cho đến những người lớn, những người già cả neo đơn....sự quan, chăm sóc của cha dành cho giáo xứ như một người cha trong gia đình dành cho con cái.
Cứ mỗi lần nghe giọng nói ấm vang, đầy sức sống của Cha, chúng con cảm thấy lòng vui nhộn hẳn lên!
Trong mỗi Thánh lễ ngày thường, Cha đã tập cho các em xướng kinh trước cộng đoàn, rồi Cha luôn nhắc nhở các em giáo lý sinh tập thói quen chép bài suy niệm Lời Chúa hằng ngày, nộp lại cho Cha, để đến mùa Giáng Sinh Cha lại đem những trang giấy trắng đầy chữ của các em lót thành “máng cỏ” cho Chúa Hài Đồng nằm...
Cha đến với giáo xứ Sơn Qủa khi đã bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng với tấm lòng của vị mục tử, Cha đã quảng đại, hy sinh hết mình để chăn dắt đàn chiên được ấm no, hạnh phúc và lòng đầy tự hào về Cha sở của mình.
Giờ Cha không còn ở với giáo xứ chúng con chính là lúc chúng con nhìn lại những gì Cha đã gieo, đã vun trồng để cùng nhau gìn giữ và phát triển nó.
Sau Thánh lễ Chúa Nhật Phục Sinh (16/04/2017), mọi người đang vui niềm vui mừng Chúa Sống Lại bỗng dưng chợt khựng lại, bàng hoàng trước những lời thông báo đầy bất ngờ của Cha “Thưa anh chị em, năm nay Cha đã 75 tuổi, theo Giáo luật Cha đến tuổi về hưu và Đức Tổng đã chấp thuận cho Cha về hưu. Hôm nay là Chúa Nhật thứ I Phục Sinh, tuần sau là Chúa Nhật thứ II Phục Sinh và tuần sau nữa là Chúa Nhật III Phục Sinh, cha sẽ chào anh chị em”. Những tâm trạng bị xáo trộn, những khóe mắt cay cay khi phải nhìn nhận một sự thật mà không ai nghĩ đến trong lúc này. Từ khi nghe những lời ấy, chúng con ước mong thời gian có thể trôi chậm lại để Cha tiếp tục ở lại với giáo xứ. Hai tuần trôi qua trong nỗi buồn nghẹn ngào, sâu lắng để đón nhận những điều sắp xảy đến với giáo xứ.
Thánh Lễ Chúa Nhật III (30/04/2017), là Thánh Lễ cuối cùng Cha dâng tại giáo xứ Sơn Qủa. Thánh lễ hôm ấy diễn ra trong bầu khí sốt sắng nhưng lại đầy những cung bậc cảm xúc của cha và con. Vừa cất lên những lời đầu lễ, giọng Cha đã nghẹn ngào nấc lên từng tiếng, mọi người cũng ngậm ngùi theo nỗi lòng của mình, những đôi mắt đỏ hoe, đầy ngấn lệ không dám khép đôi mi lại, những tiếng lòng thổn thức đang cố kìm nén không để bật thành tiếng....
Hình ảnh, tâm trạng của hai người môn đệ trên đường đi Emmau trong bài Tin Mừng Luca trong Thánh Lễ hôm nay thật trùng hợp đặc biệt với tâm trạng của con cái giáo xứ Sơn Qủa lúc này đây. Chúng con cũng muốn thưa lên với cha sở rằng: “Lạy Thầy, xin ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn” (Lc 24,29). Trong giờ phút thiêng liêng đó, chúng con ao được được van xin Cha ở lại với giáo xứ chúng con...
Những tâm tình của ông Chủ tịch HĐGX thay mặt giáo xứ dâng lên Cha sở cũng không thể diễn tả được hết nỗi lòng của mọi người, bởi “Khi hiểu được nhau, thời gian gần gũi đã trôi qua mất rồi” (Căn nhà ngoại ô)
Bước sang ngày “mồ côi” đầu tiên của giáo xứ (01/05/2017), trước ngôi nhà thờ khang trang, sạch đẹp mà Cha hằng nhắc nhở chúng con giữ gìn vệ sinh, bảo quản, quét dọn hàng ngày, lòng chúng con càng thấy buồn và trống trải khi vắng bóng Cha. Nhìn lên gian cung thánh, với bàn kiệu Đức Mẹ trong tháng hoa, chúng con cứ tưởng tượng Cha đang đứng dang tay dâng Lễ ở đó. Bước qua mỗi căn phòng phía sau nhà thờ là “nơi ăn chốn ở của Cha” chúng con lại thấy nhớ hình ảnh của Cha lui tới hằng ngày ở đó.
Thánh lễ chia tay Cha quản xứ Giuse kết thúc trong ngậm ngùi và đầy hụt hẫng, luyến lưu bởi chúng con vẫn chưa thể đón nhận đó là sự thật, ra về mà bóng dáng Cha như thấp thoáng đâu đây trên nẻo đường mà Cha đã phục vụ cộng đoàn.
Ví như nhà thờ Chế Lan Viên đã từng viết: “ Khi (cha) ta ở chỉ là đất ở
Khi (cha) ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.
Vài dòng tâm tình, cũng là tâm tình của bà con giáo dân Giáo xứ Sơn Qủa xin tri ân Cha Giuse. Nguyện xin Mẹ Maria, Thánh cả Giuse luôn đồng hành với Cha, ban cho Cha sức khỏe, an bình và vui tươi trong những năm tháng Cha về sống hưu dưỡng.
Maria Thủy Tiên
Giáo họ Nà Cáp Lạng Sơn mừng kính Thánh Giuse Công nhân quan thầy.
Giáo họ Nà Cáp
09:38 02/05/2017
Giáo họ Nà Cáp mừng kính Thánh Giuse Công nhân quan thầy.
Vào hồi 10 giờ sáng thứ Hai, ngày 01 tháng 5 năm 2017, Giáo họ Nà Cáp thuộc Giáo xứ Thanh Sơn (Giáo hạt Cao Bằng) đã long trọng cử hành Thánh lễ mừng kính Thánh Giu-se Công Nhân là quan thầy của Giáo họ.
Xem hình
Khuôn viên nhà nguyện tạm của Giáo họ Nà Cáp hôm nay có sự hiện diện của đông đảo mọi thành phần Dân Chúa, quý Hội đồng mục vụ các xứ họ trong Giáo phận, quý tu sỹ nam nữ, chủng sinh, ứng sinh và quý khách. Đại diện chính quyền các cấp của Tỉnh, Thành phố Cao Bằng và phường, khối sở tại cũng tới chúc mừng Giáo họ và tham dự Thánh lễ.
Giáo họ Nà Cáp đến nay có trên 500 nhân danh với gần 100 hộ gia đình Công Giáo, đa phần anh chị em giáo dân từ miền xuôi lên lập nghiệp. Bà con đã quy tụ thành cộng đoàn từ nhiều năm nay, cùng nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin và giúp nhau trong công việc thường nhật của cuộc sống mưu sinh. Bà con giáo dân đã vượt qua đường đất xa xôi, đến định cư nơi vùng núi Cao Bằng này như một miền đất hứa. Công việc chính của anh chị em Nà Cáp hôm nay có thể nói chính là biến những mảnh đất khô cằn thành những vười rau xanh tươi, cung cấp rau, củ, quả cho miền Cao Bằng. Bà con cũng rất nhiệt tình trong các công việc của giáo xứ, hiệp thông chặt chẽ trong các sinh hoạt của giáo xứ.
Vào ngày 21 tháng 12 năm 2015, Đức Cha Giu-se Đặng Đức Ngân khi đó đang là Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã chính thức cử hành Thánh lễ tạ ơn và công bố thiết lập Giáo họ Nà Cáp, trực thuộc Giáo xứ Thanh Sơn. Đây là niềm vui lớn lao cho toàn thể bà con. Giờ đây, bà con trong Giáo họ tiếp tục hướng tới việc xây dựng ngôi thánh đường làm trái tim đức tin và nơi sinh hoạt chung.
Thánh lễ quan thầy của Giáo họ Nà Cáp năm nay được cử hành do Cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, cũng là cha xứ Thanh Sơn, chủ sự. Đồng tế với ngài có 12 cha trong Giáo phận, cha Gioan Lê Quang Vinh (SDB) từ Giáo xứ Ngạn Sơn đã chia sẻ Tin mừng trong Thánh lễ.
Cộng đoàn cũng lắng nghe thư chúc mừng lễ quan thầy Giáo họ Nà Cáp của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Vì bận công tác mục vụ của Ủy ban Gia đình thuộc HĐGM.Việt Nam, ngài không thể hiện diện và chủ sự Thánh lễ hôm nay, nhưng ngài bày tỏ sự gần gũi mục tử thân tình và lời chúc mừng tới toàn thể Giáo họ. Ngài cũng động viên bà con trong họ tiếp tục noi gương thánh Giuse, sống xứng đáng với ơn Chúa, cộng tác xây dựng Giáo Hội và cầu chúc Giáo họ sớm có được ngôi thánh đường.
Trước Thánh lễ, cộng đoàn cùng tiến hoa kính Đức Mẹ, trong tâm tình của ngày khai mạc tháng Hoa. Đội hoa của Gia trưởng, Hiền mẫu trong giáo xứ Thanh Sơn và giáo họ Nà Cáp đã dâng lên Đức Mẹ những bản hoa thật sốt sắng, ý nghĩa và đầy mầu sắc, cùng những lời ca hát lên thật tâm tình.
Sau đó, cuộc cung nghinh Đức Mẹ và Thánh Giuse được cử hành trọng thể với sự tham dự của toàn thể quý Cha, quý tu sỹ và cộng đoàn.
Thánh lễ được cử hành trong bầu khí Phụng vụ trang trọng và sốt sắng. Cha Tổng Đại diện chủ sự mời gọi toàn thể Cộng đoàn hiệp ý ca mừng ân sủng của Thiên Chúa được thể hiện nơi cuộc đời đầy gương mẫu của Thánh cả Giuse. Ngài cùng cộng đoàn hiện diện hân hoan chúc mừng Giáo họ Nà Cáp trong ngày lễ quan thầy hôm nay.
Tâm tình của ngày lễ được tiếp tục nhấn mạnh trong bài chia sẻ của cha Gioan. Ngài quảng diễn với cộng đoàn về những mầu nhiệm và ân sủng mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi cuộc đời thánh Giuse, nhất là gương mẫu đời sống cần lao của ngài. Ngài mời gọi cộng đoàn, nhất là dân họ Nà Cáp hãy chiêm ngắm và noi theo mẫu gương Thánh Cả để không ngừng thăng tiến đời sống đức tin, vững niềm cậy trông vào Chúa, mau mắn thực hiện thánh ý Chúa và cộng tác với Chúa để xây dựng thế giới, xây dựng gia đình và Giáo Hội.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ sau lời cảm ơn của đại diện Giáo họ và phép lành của cha chủ sự. Cộng đoàn hiện diện cùng chia sẻ niềm vui ngày lễ quan thầy với Giáo họ Nà Cáp trong bữa ăn thân mật.
BTT.GPLSCB
Vào hồi 10 giờ sáng thứ Hai, ngày 01 tháng 5 năm 2017, Giáo họ Nà Cáp thuộc Giáo xứ Thanh Sơn (Giáo hạt Cao Bằng) đã long trọng cử hành Thánh lễ mừng kính Thánh Giu-se Công Nhân là quan thầy của Giáo họ.
Xem hình
Khuôn viên nhà nguyện tạm của Giáo họ Nà Cáp hôm nay có sự hiện diện của đông đảo mọi thành phần Dân Chúa, quý Hội đồng mục vụ các xứ họ trong Giáo phận, quý tu sỹ nam nữ, chủng sinh, ứng sinh và quý khách. Đại diện chính quyền các cấp của Tỉnh, Thành phố Cao Bằng và phường, khối sở tại cũng tới chúc mừng Giáo họ và tham dự Thánh lễ.
Giáo họ Nà Cáp đến nay có trên 500 nhân danh với gần 100 hộ gia đình Công Giáo, đa phần anh chị em giáo dân từ miền xuôi lên lập nghiệp. Bà con đã quy tụ thành cộng đoàn từ nhiều năm nay, cùng nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin và giúp nhau trong công việc thường nhật của cuộc sống mưu sinh. Bà con giáo dân đã vượt qua đường đất xa xôi, đến định cư nơi vùng núi Cao Bằng này như một miền đất hứa. Công việc chính của anh chị em Nà Cáp hôm nay có thể nói chính là biến những mảnh đất khô cằn thành những vười rau xanh tươi, cung cấp rau, củ, quả cho miền Cao Bằng. Bà con cũng rất nhiệt tình trong các công việc của giáo xứ, hiệp thông chặt chẽ trong các sinh hoạt của giáo xứ.
Vào ngày 21 tháng 12 năm 2015, Đức Cha Giu-se Đặng Đức Ngân khi đó đang là Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã chính thức cử hành Thánh lễ tạ ơn và công bố thiết lập Giáo họ Nà Cáp, trực thuộc Giáo xứ Thanh Sơn. Đây là niềm vui lớn lao cho toàn thể bà con. Giờ đây, bà con trong Giáo họ tiếp tục hướng tới việc xây dựng ngôi thánh đường làm trái tim đức tin và nơi sinh hoạt chung.
Thánh lễ quan thầy của Giáo họ Nà Cáp năm nay được cử hành do Cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, cũng là cha xứ Thanh Sơn, chủ sự. Đồng tế với ngài có 12 cha trong Giáo phận, cha Gioan Lê Quang Vinh (SDB) từ Giáo xứ Ngạn Sơn đã chia sẻ Tin mừng trong Thánh lễ.
Cộng đoàn cũng lắng nghe thư chúc mừng lễ quan thầy Giáo họ Nà Cáp của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Vì bận công tác mục vụ của Ủy ban Gia đình thuộc HĐGM.Việt Nam, ngài không thể hiện diện và chủ sự Thánh lễ hôm nay, nhưng ngài bày tỏ sự gần gũi mục tử thân tình và lời chúc mừng tới toàn thể Giáo họ. Ngài cũng động viên bà con trong họ tiếp tục noi gương thánh Giuse, sống xứng đáng với ơn Chúa, cộng tác xây dựng Giáo Hội và cầu chúc Giáo họ sớm có được ngôi thánh đường.
Trước Thánh lễ, cộng đoàn cùng tiến hoa kính Đức Mẹ, trong tâm tình của ngày khai mạc tháng Hoa. Đội hoa của Gia trưởng, Hiền mẫu trong giáo xứ Thanh Sơn và giáo họ Nà Cáp đã dâng lên Đức Mẹ những bản hoa thật sốt sắng, ý nghĩa và đầy mầu sắc, cùng những lời ca hát lên thật tâm tình.
Sau đó, cuộc cung nghinh Đức Mẹ và Thánh Giuse được cử hành trọng thể với sự tham dự của toàn thể quý Cha, quý tu sỹ và cộng đoàn.
Thánh lễ được cử hành trong bầu khí Phụng vụ trang trọng và sốt sắng. Cha Tổng Đại diện chủ sự mời gọi toàn thể Cộng đoàn hiệp ý ca mừng ân sủng của Thiên Chúa được thể hiện nơi cuộc đời đầy gương mẫu của Thánh cả Giuse. Ngài cùng cộng đoàn hiện diện hân hoan chúc mừng Giáo họ Nà Cáp trong ngày lễ quan thầy hôm nay.
Tâm tình của ngày lễ được tiếp tục nhấn mạnh trong bài chia sẻ của cha Gioan. Ngài quảng diễn với cộng đoàn về những mầu nhiệm và ân sủng mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi cuộc đời thánh Giuse, nhất là gương mẫu đời sống cần lao của ngài. Ngài mời gọi cộng đoàn, nhất là dân họ Nà Cáp hãy chiêm ngắm và noi theo mẫu gương Thánh Cả để không ngừng thăng tiến đời sống đức tin, vững niềm cậy trông vào Chúa, mau mắn thực hiện thánh ý Chúa và cộng tác với Chúa để xây dựng thế giới, xây dựng gia đình và Giáo Hội.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ sau lời cảm ơn của đại diện Giáo họ và phép lành của cha chủ sự. Cộng đoàn hiện diện cùng chia sẻ niềm vui ngày lễ quan thầy với Giáo họ Nà Cáp trong bữa ăn thân mật.
BTT.GPLSCB
Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Giuse Thợ Tại Nhà Nguyện Trại Phong Bến Sắn
Xứ Bến Sắn
22:03 02/05/2017
Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Giuse Thợ Tại Nhà Nguyện Trại Phong Bến Sắn
Đời sống lao động luôn gắn liền với con người; và mọi người Kitô hữu trên khắp thế giới cũng được mời gọi yêu mến lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc. Lao động là vinh quang. Tất cả đều được gọi mời gắn liền với thánh cả Giuse, ngài là quan thầy và là đấng bảo trợ của giới lao động.
Xem Hình
Trong niềm hân hoan mừng lễ Thánh Giuse Thợ (01 tháng 5), cộng đoàn tín hữu trong trại phong Bến Sắn đã mừng lễ quan thầy cho cộng đoàn của mình.
Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và bình an tại tượng đài thánh Giuse, dưới sự chủ tế của cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung - Chánh xứ Bến Sắn.
Tham dự thánh lễ có rất đông bà con giáo dân và các bệnh nhân trong khu vực trại phong. Mọi người có mặt từ lúc 5 giờ 45 sáng để nguyện kinh cầu nguyện cùng Thánh Cả Giuse, chuẩn bị tâm hồn sốt sắng hiệp dâng vào Thánh lễ.
Trong bài chia sẻ với cộng đoàn, cha Đa Minh cho mọi người nhận thấy rằng, được lao động là niềm hạnh phúc, và mỗi công việc làm đều có sự quan trọng của nó từ công việc quét rác hay dọn dẹp vệ sinh cho đến những công việc văn phòng, nghiên cứu... Chúa Giêsu cũng đã được sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề mộc, Chúa đã chấp nhận một công việc lao động chân tay vất vả.
Trong một thế giới đan xen ánh sáng và bóng tối, trong một thế giới văn minh thật cao, lao động dù trí óc, chân tay hay kỹ thuật máy móc điện tử vẫn luôn cần thiết. Sự im lặng: nói ít, làm với hết khả năng, với óc sáng tạo luôn được đề cao, trân trọng. Thánh Giuse đã im lặng để phục vụ, để làm việc. Sự thinh lặng nội tâm của ngài luôn có một ý nghĩa quan trọng. Thánh Giuse đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm: làm việc với đức tin, với lòng yêu mến.
Cuối Thánh lễ cha Đa Minh gửi lời chúc mừng đến toàn thể cộng đoàn nhân ngày bổn mạng, và cầu chúc tất cả mọi người luôn biết sống theo gương thánh cả, luôn yêu mến công việc của mình vì những công việc chân chính sẽ giúp cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 7 giờ sáng trong niềm tin yêu và bình an.
Truyền thông Bến Sắn
Đời sống lao động luôn gắn liền với con người; và mọi người Kitô hữu trên khắp thế giới cũng được mời gọi yêu mến lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc. Lao động là vinh quang. Tất cả đều được gọi mời gắn liền với thánh cả Giuse, ngài là quan thầy và là đấng bảo trợ của giới lao động.
Xem Hình
Trong niềm hân hoan mừng lễ Thánh Giuse Thợ (01 tháng 5), cộng đoàn tín hữu trong trại phong Bến Sắn đã mừng lễ quan thầy cho cộng đoàn của mình.
Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và bình an tại tượng đài thánh Giuse, dưới sự chủ tế của cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung - Chánh xứ Bến Sắn.
Tham dự thánh lễ có rất đông bà con giáo dân và các bệnh nhân trong khu vực trại phong. Mọi người có mặt từ lúc 5 giờ 45 sáng để nguyện kinh cầu nguyện cùng Thánh Cả Giuse, chuẩn bị tâm hồn sốt sắng hiệp dâng vào Thánh lễ.
Trong bài chia sẻ với cộng đoàn, cha Đa Minh cho mọi người nhận thấy rằng, được lao động là niềm hạnh phúc, và mỗi công việc làm đều có sự quan trọng của nó từ công việc quét rác hay dọn dẹp vệ sinh cho đến những công việc văn phòng, nghiên cứu... Chúa Giêsu cũng đã được sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề mộc, Chúa đã chấp nhận một công việc lao động chân tay vất vả.
Trong một thế giới đan xen ánh sáng và bóng tối, trong một thế giới văn minh thật cao, lao động dù trí óc, chân tay hay kỹ thuật máy móc điện tử vẫn luôn cần thiết. Sự im lặng: nói ít, làm với hết khả năng, với óc sáng tạo luôn được đề cao, trân trọng. Thánh Giuse đã im lặng để phục vụ, để làm việc. Sự thinh lặng nội tâm của ngài luôn có một ý nghĩa quan trọng. Thánh Giuse đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm: làm việc với đức tin, với lòng yêu mến.
Cuối Thánh lễ cha Đa Minh gửi lời chúc mừng đến toàn thể cộng đoàn nhân ngày bổn mạng, và cầu chúc tất cả mọi người luôn biết sống theo gương thánh cả, luôn yêu mến công việc của mình vì những công việc chân chính sẽ giúp cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 7 giờ sáng trong niềm tin yêu và bình an.
Truyền thông Bến Sắn
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lên tiếng về việc công an thị trấn Mường Khương ngăn cản mừng lễ Phục Sinh
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
11:47 02/05/2017
Trước tình thế căng thẳng đó, giáo dân đã gọi điện thông báo cho Đức Cha phụ tá, lúc đó đang trên đường từ Phù Yên trở về Tòa Giám Mục. Đức Cha phụ tá đã yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với ông Cường, phó chủ tịch thị trấn, nhưng ông trả lời chỉ làm việc với những người đang ở đây. Phần tôi, khi được cho biết sự việc, tôi đã khuyên cha Thái và giáo dân bình tĩnh, không được manh động; đồng thời tôi gọi cho Ban Tôn Giáo tỉnh để xin can thiệp với Thị trấn. Ban Tôn Giáo đã nhập cuộc và sau cùng Thánh lễ Phục Sinh được cử hành.
Qua sự việc này, tôi xin có ý kiến như sau :
• Việc cha Phêrô Nguyễn Đình Thái đến dâng lễ Phục Sinh tại nhà bà Trần Thị Trầm thuộc giáo điểm Mường Khương là theo chương trình do tôi sắp xếp. Tôi là người chịu trách nhiệm về việc này.
• Cha Thái và bà con giáo dân bị chính quyền Mường Khương ngăn cản và có những ngôn ngữ và hành động thô bạo là đúng sự thật, có hình ảnh và video ghi lại. Đây không phải là lần đầu mà nhiều lần như vậy, từ một năm nay, vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân.
• Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền đã mời bà Trần Thị Trầm đến trụ sở Ủy ban huyện Mường Khương vào ngày thứ Hai (17.4.2017) để đe dọa và gây khó dễ. Đây là việc làm trái pháp luật.
• Nhu cầu tôn giáo của bà con giáo dân thuộc thị trấn Mường Khương là điều đã rõ, chúng tôi yêu cầu chính quyền tỉnh, huyện, thị trấn công nhận và tôn trọng quyền này, không thể tùy tiện cho hay không cho. Tự do tôn giáo là quyền, không phải là ân huệ xin-cho hoặc không cho !
• Với tư cách là linh mục quản xứ, tôi sẽ cùng với Tòa Giám Mục bảo vệ quyền tự do sinh hoạt tôn giáo của giáo dân qua việc đối thoại thẳng thắn với chính quyền các cấp.
Trong khi chờ đợi sự giải quyết của chính quyền, tôi xin mọi người quan tâm đến vụ việc này hiệp thông và cầu nguyện cho giáo dân Mường Khương, đồng thời xin kiềm chế những lời nói hay hành động đi ngược lại giáo huấn yêu thương và tha thứ của Chúa.
Làm tại Lào Cai, ngày 19 tháng 4 năm 2017
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành. Quản xứ Lào Cai
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Có các thánh Cựu Ước không?
Nguyễn Trọng Đa
09:13 02/05/2017
Giải đáp phụng vụ: Có các thánh Cựu Ước không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tại sao chúng ta không bao giờ cầu xin hoặc xin lời cầu bầu của bất cứ vị nào trong số “các thánh” thuộc Cựu Ước trong lời nguyện của Thánh Lễ, và chúng ta cũng không có ngày lễ để tôn vinh các vị? Con đang nghĩ đến các vị như ngôn sứ Ê-lia, bà Han-na (Hannah), Sa-mu-en (Samuel), Rút (Ruth), Vua Đa-vít, hay I-sa-i-a (Isaiah), trong số rất nhiều vị khác. Mặc dù chúng ta có thể nhắc đến các vị, không có ngày lễ nào của các vị xuất hiện trong lịch phụng vụ Rôma, cũng không hề nhắc đến trong khi cầu nguyện trong Kinh Nguyện Thánh Thể, để được hiệp nhất với các vị thánh trên trời. - J. K., Portland, Oregon, Hoa Kỳ.
Đáp: Lý do không có ngày lễ cho các vị thánh Cựu Ước trong lịch phổ quát của Giáo Hội có lẽ là do quá trình lịch sử, mà trong đó lịch được hình thành. Ban đầu, chỉ có các vị tử vì đạo được nhớ đến trong các ngày kỷ niệm của họ, và ngay sau đó ít lâu Đức Trinh Nữ Maria cũng được tôn vinh với một số lễ.
Thánh Martinô thành Tours (qua đời năm 397) có lẽ là người không tử đạo đầu tiên được ghi nhớ với một ngày lễ dành cho ngài. Nhưng truyền thống nói chung là rằng các thánh trong lịch phổ quát là các thí dụ anh hùng về cuộc đời trong Đức Kitô.
Điều này không có nghĩa là các vị thánh Cựu Ước không được công nhận, hay sự cầu bầu của các vị không được tìm kiếm.
Sổ Các Thánh, một quyển sách phụng vụ được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1600, thu thập tất cả các thánh và chân phước được Giáo Hội công nhận chính thức, và được tổ chức theo ngày lễ của các ngài. Các vị được phân loại là các thánh trong quyển sách này có thể được cử hành lễ trong ngày lễ của các vị, miễn là ngày đó không có lễ buộc nào kèm theo.
Hầu hết các vị thánh này, quá đông so với các vị có tên trong lịch chung, đều không có công thức Thánh lễ cụ thể. Bất cứ khi nào các vị được mừng lễ, các công thức thích hợp nhất được chọn từ phần chung các vị thánh. Trong số các vị thánh vĩ đại của Cựu Ước được tưởng nhớ theo truyền thống trong Sổ Các Thánh là ngôn sứ Ha-ba-cúc (Habakkuk), được cử hành ngày 15-1; I-sa-i-a, ngày 6-7; Đa-ni-en và Ê-li-a (Elias), ngày 20 và 21-7; Bảy anh em Ma-ca-bê (Maccabees) và thân mẫu, ngày 17-8; Áp-ra-ham, ngày 9-10; và vua Đa-vít, ngày 29-12.
Cũng có các dịp khác khi sự cầu bầu của các vị thánh Cựu Ước được kêu mời bằng cách này hay cách khác, thí dụ:
- Mỗi lần đọc Kinh cầu các thánh, các vị thánh Cựu Ước được kêu xin bằng thuật ngữ tổng quát: "Các Thánh Tổ Tông cùng các Thánh Tiên tri. Cầu cho chúng con".
- Các vị A-ben, Áp-ra-ham và Men-ki-xê-đê (Melchizedek) được nhắc đến trong Lễ Qui Rôma như là mẫu gương về lòng mộ mến thật sự đối với Thiên Chúa.
- Các vị A-ben và Áp-ra-ham cũng được đặc biệt khẩn cầu trong kinh cầu ngắn phó dâng một linh hồn, nhưng hiện nay đã được thay thế bằng một công thức tổng quát.
- Trong kinh Libera, tiếp ngay sau đó, nhiều tên thánh trong Cựu Ước vẫn còn xuất hiện, thí dụ: "Xin Chúa giải thoát tôi tớ Chúa, như Chúa đã giải thoát Đa-ni-en khỏi hầm sư tử".
Sau khi chúng tôi trả lời về việc khẩn cầu với các thánh Cựu Ước (ngày 30-10-2007) nhiều độc giả gợi ý rằng tôi chưa xem xét đầy đủ đến sự việc rằng, hầu hết các Giáo Hội Công Giáo phương Đông đều có các ngày lễ cụ thể cho các thánh Cựu Ước.
Sự phản bác này là hợp lệ, mặc dù một số sự sơ suất như thế là gần như không thể tránh khỏi, do kết quả của việc mở rộng tương đối ngắn các câu trả lời của chúng tôi, cũng như kiến thức chưa đầy đủ của chúng tôi về phụng vụ phương Đông. Điều này cho thấy rằng chúng tôi thường học hỏi nhiều từ độc giả của chúng tôi, hơn là những gì chúng tôi có để truyền đạt lại.
Trong số các ngày lễ, mà độc giả nêu ra, là lễ một số thánh trong lịch Melkite (Công Giáo Hi Lạp hoặc Công Giáo Byzantine). Một bạn đọc nêu ra: "Ma-la-ki, ngày 3-1; Da-ca-ri-a (Zechariah), ngày 8-2; Gióp (Job), ngày 6-5; A-mốt (Amos), ngày 15-6; Ê-dê-ki-en (Ezekiel), ngày 23-7; Ê-lê-a-da-rô (Eleazar), Bảy anh em tử đạo Ma-ca-bê và thân mẫu Xa-lô-mê (Salome), 1-8; Giô-suê (Joshua) và Mô-sê, ngày 1 và 4-9; Hô-sê (Hosea), ngày 17-10; Đa-ni-en và ba thanh niên tử đạo, ngày 17-12”.
Nhiều vị thánh khác được mừng lễ là được qui tụ lại trong bốn tháng cuối cùng của năm. Ngoài ra, một bạn đọc cũng lưu ý: "Chúa Nhật giữa ngày 11 và ngày 17-5, là lễ tưởng nhớ các tổ tiên thánh của Chúa Kitô, và Chúa Nhật giữa ngày 18 và ngày 24-12, là lễ tưởng nhớ tất cả các Thánh Cựu Ước từ ông Áp-ra-ham đến thánh Giu-se, phu quân của Đức Maria".
Ngoài Thánh Giu-se, cả hai lịch Latinh và lịch phương Đông đều cử hành lễ của một số thánh ở ranh giới của Cựu Ước và Tân Ước. Các lễ này gồm lễ của ông Gioa-kim (Joachim) và bà An-na, ông Si-mê-on (Simeon) và nữ ngôn sứ An-na, ông Da-ca-ri-a (Zechariah) và bà Ê-li-sa-bét (Elizabeth), và Thánh Gioan Tẩy Giả.
Cuối cùng, lịch của hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma (Sách Lễ 1962) còn mừng lễ, với các bài đọc phù hợp, của các anh em Ma-ca-bê vào ngày 1-8. (Zenit.org 30-10 và 13-11-2007)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tại sao chúng ta không bao giờ cầu xin hoặc xin lời cầu bầu của bất cứ vị nào trong số “các thánh” thuộc Cựu Ước trong lời nguyện của Thánh Lễ, và chúng ta cũng không có ngày lễ để tôn vinh các vị? Con đang nghĩ đến các vị như ngôn sứ Ê-lia, bà Han-na (Hannah), Sa-mu-en (Samuel), Rút (Ruth), Vua Đa-vít, hay I-sa-i-a (Isaiah), trong số rất nhiều vị khác. Mặc dù chúng ta có thể nhắc đến các vị, không có ngày lễ nào của các vị xuất hiện trong lịch phụng vụ Rôma, cũng không hề nhắc đến trong khi cầu nguyện trong Kinh Nguyện Thánh Thể, để được hiệp nhất với các vị thánh trên trời. - J. K., Portland, Oregon, Hoa Kỳ.
Đáp: Lý do không có ngày lễ cho các vị thánh Cựu Ước trong lịch phổ quát của Giáo Hội có lẽ là do quá trình lịch sử, mà trong đó lịch được hình thành. Ban đầu, chỉ có các vị tử vì đạo được nhớ đến trong các ngày kỷ niệm của họ, và ngay sau đó ít lâu Đức Trinh Nữ Maria cũng được tôn vinh với một số lễ.
Thánh Martinô thành Tours (qua đời năm 397) có lẽ là người không tử đạo đầu tiên được ghi nhớ với một ngày lễ dành cho ngài. Nhưng truyền thống nói chung là rằng các thánh trong lịch phổ quát là các thí dụ anh hùng về cuộc đời trong Đức Kitô.
Điều này không có nghĩa là các vị thánh Cựu Ước không được công nhận, hay sự cầu bầu của các vị không được tìm kiếm.
Sổ Các Thánh, một quyển sách phụng vụ được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1600, thu thập tất cả các thánh và chân phước được Giáo Hội công nhận chính thức, và được tổ chức theo ngày lễ của các ngài. Các vị được phân loại là các thánh trong quyển sách này có thể được cử hành lễ trong ngày lễ của các vị, miễn là ngày đó không có lễ buộc nào kèm theo.
Hầu hết các vị thánh này, quá đông so với các vị có tên trong lịch chung, đều không có công thức Thánh lễ cụ thể. Bất cứ khi nào các vị được mừng lễ, các công thức thích hợp nhất được chọn từ phần chung các vị thánh. Trong số các vị thánh vĩ đại của Cựu Ước được tưởng nhớ theo truyền thống trong Sổ Các Thánh là ngôn sứ Ha-ba-cúc (Habakkuk), được cử hành ngày 15-1; I-sa-i-a, ngày 6-7; Đa-ni-en và Ê-li-a (Elias), ngày 20 và 21-7; Bảy anh em Ma-ca-bê (Maccabees) và thân mẫu, ngày 17-8; Áp-ra-ham, ngày 9-10; và vua Đa-vít, ngày 29-12.
Cũng có các dịp khác khi sự cầu bầu của các vị thánh Cựu Ước được kêu mời bằng cách này hay cách khác, thí dụ:
- Mỗi lần đọc Kinh cầu các thánh, các vị thánh Cựu Ước được kêu xin bằng thuật ngữ tổng quát: "Các Thánh Tổ Tông cùng các Thánh Tiên tri. Cầu cho chúng con".
- Các vị A-ben, Áp-ra-ham và Men-ki-xê-đê (Melchizedek) được nhắc đến trong Lễ Qui Rôma như là mẫu gương về lòng mộ mến thật sự đối với Thiên Chúa.
- Các vị A-ben và Áp-ra-ham cũng được đặc biệt khẩn cầu trong kinh cầu ngắn phó dâng một linh hồn, nhưng hiện nay đã được thay thế bằng một công thức tổng quát.
- Trong kinh Libera, tiếp ngay sau đó, nhiều tên thánh trong Cựu Ước vẫn còn xuất hiện, thí dụ: "Xin Chúa giải thoát tôi tớ Chúa, như Chúa đã giải thoát Đa-ni-en khỏi hầm sư tử".
Sau khi chúng tôi trả lời về việc khẩn cầu với các thánh Cựu Ước (ngày 30-10-2007) nhiều độc giả gợi ý rằng tôi chưa xem xét đầy đủ đến sự việc rằng, hầu hết các Giáo Hội Công Giáo phương Đông đều có các ngày lễ cụ thể cho các thánh Cựu Ước.
Sự phản bác này là hợp lệ, mặc dù một số sự sơ suất như thế là gần như không thể tránh khỏi, do kết quả của việc mở rộng tương đối ngắn các câu trả lời của chúng tôi, cũng như kiến thức chưa đầy đủ của chúng tôi về phụng vụ phương Đông. Điều này cho thấy rằng chúng tôi thường học hỏi nhiều từ độc giả của chúng tôi, hơn là những gì chúng tôi có để truyền đạt lại.
Trong số các ngày lễ, mà độc giả nêu ra, là lễ một số thánh trong lịch Melkite (Công Giáo Hi Lạp hoặc Công Giáo Byzantine). Một bạn đọc nêu ra: "Ma-la-ki, ngày 3-1; Da-ca-ri-a (Zechariah), ngày 8-2; Gióp (Job), ngày 6-5; A-mốt (Amos), ngày 15-6; Ê-dê-ki-en (Ezekiel), ngày 23-7; Ê-lê-a-da-rô (Eleazar), Bảy anh em tử đạo Ma-ca-bê và thân mẫu Xa-lô-mê (Salome), 1-8; Giô-suê (Joshua) và Mô-sê, ngày 1 và 4-9; Hô-sê (Hosea), ngày 17-10; Đa-ni-en và ba thanh niên tử đạo, ngày 17-12”.
Nhiều vị thánh khác được mừng lễ là được qui tụ lại trong bốn tháng cuối cùng của năm. Ngoài ra, một bạn đọc cũng lưu ý: "Chúa Nhật giữa ngày 11 và ngày 17-5, là lễ tưởng nhớ các tổ tiên thánh của Chúa Kitô, và Chúa Nhật giữa ngày 18 và ngày 24-12, là lễ tưởng nhớ tất cả các Thánh Cựu Ước từ ông Áp-ra-ham đến thánh Giu-se, phu quân của Đức Maria".
Ngoài Thánh Giu-se, cả hai lịch Latinh và lịch phương Đông đều cử hành lễ của một số thánh ở ranh giới của Cựu Ước và Tân Ước. Các lễ này gồm lễ của ông Gioa-kim (Joachim) và bà An-na, ông Si-mê-on (Simeon) và nữ ngôn sứ An-na, ông Da-ca-ri-a (Zechariah) và bà Ê-li-sa-bét (Elizabeth), và Thánh Gioan Tẩy Giả.
Cuối cùng, lịch của hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma (Sách Lễ 1962) còn mừng lễ, với các bài đọc phù hợp, của các anh em Ma-ca-bê vào ngày 1-8. (Zenit.org 30-10 và 13-11-2007)
Nguyễn Trọng Đa
Một trăm năm Fatima: Jacinta dưới ngòi bút Lucia (tiếp theo)
Vũ Văn An
23:50 02/05/2017
Gia đình chống đối
Trong khi ấy, tin tức về những điều xẩy ra được loan truyền. Mẹ con trở nên lo lắng, và bằng mọi giá, muốn con phải chối bỏ những gì con đã nói ra. Một ngày kia, trước khi con đi trông coi đoàn vật, mẹ cương quyết bắt con phải thú nhận là con nói dối, và để làm được việc này, mẹ con vừa vuốt ve vừa đe dọa, thậm chí dùng cả cán chổi nữa. Bất chấp tất cả những thứ này, mẹ không nhận được gì cả trừ sự câm như hến hoặc việc xác nhận mọi điều con đã nói. Mẹ đành bảo con đi chăn đoàn vật và trong ngày phải đắn đo kỹ điều này: mẹ không bao giờ dung thứ một lời nói dối nào của con cái mẹ cả, càng không dung thứ loại nói dối này. Mẹ cảnh cáo con rằng mẹ sẽ ép buộc con, mỗi tối, phải tới những người con đã lừa dối để thú nhận rằng con đã nói dối và xin họ tha thứ.
Con đi rời nhà với đoàn vật, và hôm đó, các bạn đồng hành bé nhỏ của con đang đứng đợi con. Khi thấy con khóc, các em chạy lại và hỏi con điều gì đã xẩy ra. Con cho các em hay mọi sự đã xẩy ra và nói thêm:
“Các em cho chị hay đi, chị phải làm gì bây giờ? Mẹ chị cương quyết bằng bất cứ giá nào cũng bắt chị phải nói chị nói dối. Nhưng làm thế nào chị có thể làm thế được?”
Lúc ấy, Frncisco nói với Jacinta:
“Em thấy đó! Tất cả tại lỗi em. Tại sao em phải nói cho họ hay chứ?”
Con nhỏ, dàn dụa nước mắt, qùy xuống, chắp tay, và xin chúng con thứ lỗi. Em nói trong nước mắt:
“Em đã làm sai, nhưng em sẽ không bao giờ nói bất cứ điều gì với bất cứ ai nữa”.
Đức Cha có lẽ sẽ thắc mắc ai dạy Jacinta thực hiện hành vi khiêm nhường này? Con không biết. Có lẽ em thấy các anh chị trong nhà xin cha mẹ tha thứ trước khi đi rước lễ; hoặc, như con vốn nghĩ, Jacinta là em bé được Chúa ban dư đầy ơn phúc, và một sự hiểu biết tốt hơn về Người và nhân đức.
Một thời gian sau, khi cha xứ cho vời chúng con tới để tra hỏi, Jacinta cúi đầu và khó khắn lắm ngài mới thành công trong việc nhận được một hay hai lời của em. Khi đã ra ngoài, con hỏi em:
“Tại sao em không trả lời cha xứ?”
“Vì em đã hứa với chị sẽ không bao giờ nói bất cứ điều gì với bất cứ ai!”.
Một ngày kia, em hỏi:
“Tại sao chúng ta không thể nói: Đức Mẹ bảo chúng ta làm việc hy sinh cho các người tội lỗi?”
“Để họ không còn hỏi chúng ta thực hiện loại hy sinh nào”.
Mẹ con càng ngày càng buồn bực hơn về cách sự việc diễn tiến. Điều này khiến mẹ thực hiện một cố gắng khác để buộc con phải thú nhận là con nói dối. Một sáng sớm kia, mẹ gọi con và cho con hay mẹ sẽ dẫn con tới gặp cha xứ; mẹ nói:
“Khi tới đó, con phải qùy gối, thưa với ngài rằng con nói dối, và xin ngài thứ lỗi”.
Khi đi ngang qua nhà dì con, mẹ con vào bên trong một lúc. Việc này cho con cơ hội nói với Jacinta điều xẩy ra. Thấy con buồn như thế, em chẩy nước mắt mà nói:
“Em sẽ dậy và gọi anh Francisco. Chúng em sẽ đi và cầu nguyện cho chị ở bờ giếng. Khi chị trở về, hãy đến tìm bọn em ở đó”.
Khi con trở về, con chạy tới giếng, và ở đó, hai em đang qùy gối, cầu nguyện. Ngay khi thấy con, Jacinta chạy tới ôm lấy con, rồi nói:
“Chị thấy không, Chúng ta không nên sợ bất cứ điều gì! Đức Mẹ luôn luôn phù hộ chúng ta. Ngài là người bạn tốt xiết bao của chúng ta!”
Từ ngày Đức Mẹ dạy chúng con dâng các hy sinh của chúng con lên Chúa Giêsu, bất cứ lúc nào chúng con có điều gì phải đau khổ, hay thoả thuận làm một hy sinh nào đó, Jacinta đều hỏi:
“Chị có nói với Chúa Giêsu rằng việc này là vì tình yêu đối với Người chưa?”
Nếu con nói chưa, em sẽ bảo:
“Vậy em sẽ nói với Người” rồi chắp tay, em ngước mắt lên trời và thưa:
“Lạy Chúa Giêsu, việc này là vì tình yêu đối với Chúa, và để các người tội lỗi ăn năn trở lại!”.
Yêu mến Đức Thánh Cha
Hai linh mục, tức những vị đến tra hỏi chúng con, khuyên chúng con nên cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Jacinta hỏi Đức Thánh Cha là ai. Các linh mục tốt lành đã giải thích ngài là ai và ngài rất cần lời cầu nguyện như thế nào. Điều này khiến Jacinta yêu mến Đức Thánh Cha đến nỗi, mỗi lần dâng các hy sinh lên Chúa Giêsu, em đều thêm: “và cho Đức Thánh Cha”. Cuối kinh Mân Côi, em luôn luôn đọc 3 kinh Kính Mừng cho Đức Thánh Cha, và thỉnh thoảng, em đưa ra nhận xét:
“Em thích được gặp Đức Thánh Cha quá! Rất nhiều người tới đây, nhưng Đức Thánh Cha thì không bao giờ tới!”
Trong sự đơn sơ con ít, em tưởng Đức Thánh Cha cũng có thể đi đó đi đây như bất cứ ai khác!
Một ngày kia, cha con và chú con được mời ra trước ông quận trưởng vào sáng hôm sau cùng với 3 đứa chúng con.
Chú con tuyên bố “tôi sẽ không đem các con tôi đi, cũng sẽ không mang chúng ra trình bất cứ tòa án nào. Tại sao, chúng đâu có đủ tuổi để phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi của chúng, và ngoài ra, chúng không thể nào chịu đựng nổi chuyến cuốc bộ đường trường tới Vila Nova de Ourém. Tôi sẽ đi để xem họ muốn gì”.
Cha con thì nghĩ khác:
“Còn con gái tôi, tôi sẽ mang cháu đi theo! Hãy để cháu tự trả lời; tôi không hiểu mô tê gì về việc này”.
Họ mượn dịp này làm chúng con thất đảm bằng mọi cách có thể của họ. Hôm sau, khi chúng con đi qua nhà chú con, cha con phải đợi chú con ít phút. Con chạy tới chào tạm biệt Jacinta, lúc đó vẫn còn đang nằm trong giường. Hồ nghi không biết chúng con còn gặp lại nhau nữa hay không, con quàng tay ôm lấy em. Bật khóc, con nhỏ thều thào:
“Nếu họ giết chị, chị hãy nói với họ là anh Francisco và em cũng y hệt như chị, và chúng em cũng muốn chết. Giờ đây, em sẽ ra giếng ngay cùng với anh Francisco, và chúng em sẽ hết lòng cầu nguyện cho chị”.
Khi màn đêm đã phủ, lúc con trở về, con chạy tới giếng, và thấy hai em vẫn còn đang ở đấy, qùy gối, mình nghiêng về phía chiếc giếng, hai tay ôm lấy đầu, khóc thảm thiết. Ngay khi thấy con, hai em reo lên vì ngạc nhiên:
“Chị đến đó hả? Tại sao, chị của chị tới đây múc nước và cho bọn em hay họ đã giết chị rồi! Chúng em đang cầu nguyện và khóc chị đây này!”
Bị giam ở Ourém
Một thời gian sau, khi chúng con bị tống giam, điều làm Jacinta đau khổ hơn cả là cảm thấy bị cha mẹ bỏ rơi. Nước mắt lưng tròng, em bảo:
“Cả cha mẹ chị lẫn cha mẹ em đều không tới thăm chúng ta. Các ngài không quan tâm gì tới chúng ta nữa!”
Francisco lúc đó lên tiếng: “Em đừng khóc, chúng ta có thể dâng hy sinh này lên Chúa Giêsu cho người tội lỗi”.
Rồi, ngước mắt và giơ tay lên trời, em dâng lời:
“Ôi lạy Chúa Giêsu, con dâng việc này vì lòng yêu mến Chúa và để các người tội lỗi ăn năn trở lại”.
Jacinta thưa thêm:
“và cho cả Đức Thánh Cha nữa, và để đền vì các tội xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Maria”.
Sau khi bị biệt giam ít lâu, chúng con được đoàn tụ với nhau cùng một phòng ở trại giam. Khi họ bảo nay mai chúng con sẽ bị đưa đi thiêu sống, Jacinta đi qua một bên, đứng bên cửa sổ nhìn qua chợ bán trâu bò. Thoạt đầu con nghĩ em bị quang cảnh làm cho suy tư, nhưng không bao lâu, con khám phá ra em đang khóc. Con đi tới và kéo em lại gần và hỏi xem tại sao em khóc. Em đáp:
“Vì chúng ta sắp phải chết mà không được gặp cha mẹ, cả mẹ cũng không!”
Nước mắt chẩy đầy má, em nói thêm:
“Em ước ao ít nhất được gặp mẹ em”.
“Vậy, há em không muốn dâng hy sinh này cho các người tọi lỗi ăn năn trở lại hay sao?”
“Có, em muốn!”
Với khuôn mặt vẫn đẵm nước mắt, em chắp tay, ngước mắt lên trời và dâng lời:
“Ôi lạy Chúa Giêsu, hy sinh này vì lòng yêu mến Chúa, vì sự ăn năn trở lại của các người tội lỗi, vì Đức Thánh Cha, và để đền vì các tội xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Maria!”
Các tù nhân có mặt lúc ấy tìm cách an ủi chúng con. Họ bảo:
“Các em chỉ cần cho ông quận trưởng biết bí mật! Bất kể Đức Bà muốn hay không muốn các em nói!”
Jacinta mạnh mẽ đáp lại:
“Không bao giờ! Cháu chẳng thà chết còn hơn!”
Kinh Mân Côi ở trong nhà tù
Sau đó, chúng con quyết định đọc Kinh Mân Côi. Jacinta cởi mẫu ảnh em đang đeo quanh cổ xuống và yêu cầu một tù nhân treo nó lên một chiếc đinh ở trên tường cho em. Qùy trước mẫu ảnh này, chúng con bắt đầu cầu nguyện. Các tù nhân cùng cầu nguyện với chúng con, nghĩa là, nếu họ biết cách cầu nguyện, nhưng ít nhất, họ cũng qùy gối. Khi Kinh Mân Côi đã xong, Jacinta lại đến bên cửa sổ và khóc. Con hỏi:
“Này Jacinta, há em không dâng hy sinh này lên Chúa được hay sao?”
“Có, em có dâng, nhưng em cứ nghĩ đến mẹ em hoài, và không làm sao nín khóc được”.
Vì Đức Trinh Nữ Diễm Phúc đã bảo chúng con phải dâng lời cầu nguyện và các hy sinh của chúng con để đền vì các tội xúc phạm đến Trái Tin Vô Nhiễm Maria nữa, nên chúng con thỏa thuận với nhau rằng mỗi người chúng con sẽ chọn một trong các ý chỉ này. Một người dâng cho các người tội lỗi, một người dâng cho Đức Thánh Cha và người còn lại dâng để đền vì các tội xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Maria. Sau khi đã quyết định như thế rồi, con bảo Jacinta chọn bất cứ ý chỉ nào em thích.
“Em sẽ dâng cho mọi ý chỉ, vì em thích hết mọi ý chỉ này”.
Và sau cùng… khiêu vũ
Trong số các tù nhân, có một người chơi đàn concertina (tựa như áccócđêông). Để chúng con khuây khỏa, ông ấy bắt đầu chơi đàn và các tù nhân khác bắt đầu hát. Họ hỏi chúng con có biết nhẩy không. Chúng con thưa chúng con biết các điệu “fandango” và “vira”. Đối vũ của Jacinta là một người phạm tôi ăn cắp, vì thấy em nhỏ quá nên đã bế em lên và vừa bế em vừa nhẩy! Chúng con chỉ những mong Đức Mẹ thương đến linh hồn ông và cho ông trở lại!
Lúc này, chắc Đức Cha sẽ nói: “Quả là một thiên hướng tốt để tử đạo!” Đúng vậy. Nhưng chúng con chỉ là những đứa trẻ nên không nghĩ quá khỏi điều này. Jacinta rất thích nhẩy, và có khiếu đặc biệt về việc này. Con còn nhớ một ngày kia em khóc lóc thảm thiết vì một người anh đi chiến đấu rồi được thông báo là chết trong lúc thi hành nhiệm vụ. Để em khuây khỏa, con sắp xếp một cuộc khiêu vũ với hai người anh của Jacinta. Trời, con nhỏ nhẩy ơi là nhẩy, nhẩy đến quên cả khóc, nước mắt hết chẩy đằm đìa trên má. Em thích nhẩy đến nỗi chỉ cần một người chăn chiên nào đó chơi nhạc cụ là đủ để em nhẩy một mình. Bất chấp như thế, khi Ngày Hội tới hay khi Ngày Lễ Kính Thánh Gioan tới, em tuyên bố:
“Em sẽ không nhẩy nữa”.
“Tại sao không?”
“Vì em muốn dâng hy sinh này lên Chúa”.
Còn tiếp
Trong khi ấy, tin tức về những điều xẩy ra được loan truyền. Mẹ con trở nên lo lắng, và bằng mọi giá, muốn con phải chối bỏ những gì con đã nói ra. Một ngày kia, trước khi con đi trông coi đoàn vật, mẹ cương quyết bắt con phải thú nhận là con nói dối, và để làm được việc này, mẹ con vừa vuốt ve vừa đe dọa, thậm chí dùng cả cán chổi nữa. Bất chấp tất cả những thứ này, mẹ không nhận được gì cả trừ sự câm như hến hoặc việc xác nhận mọi điều con đã nói. Mẹ đành bảo con đi chăn đoàn vật và trong ngày phải đắn đo kỹ điều này: mẹ không bao giờ dung thứ một lời nói dối nào của con cái mẹ cả, càng không dung thứ loại nói dối này. Mẹ cảnh cáo con rằng mẹ sẽ ép buộc con, mỗi tối, phải tới những người con đã lừa dối để thú nhận rằng con đã nói dối và xin họ tha thứ.
Con đi rời nhà với đoàn vật, và hôm đó, các bạn đồng hành bé nhỏ của con đang đứng đợi con. Khi thấy con khóc, các em chạy lại và hỏi con điều gì đã xẩy ra. Con cho các em hay mọi sự đã xẩy ra và nói thêm:
“Các em cho chị hay đi, chị phải làm gì bây giờ? Mẹ chị cương quyết bằng bất cứ giá nào cũng bắt chị phải nói chị nói dối. Nhưng làm thế nào chị có thể làm thế được?”
Lúc ấy, Frncisco nói với Jacinta:
“Em thấy đó! Tất cả tại lỗi em. Tại sao em phải nói cho họ hay chứ?”
Con nhỏ, dàn dụa nước mắt, qùy xuống, chắp tay, và xin chúng con thứ lỗi. Em nói trong nước mắt:
“Em đã làm sai, nhưng em sẽ không bao giờ nói bất cứ điều gì với bất cứ ai nữa”.
Đức Cha có lẽ sẽ thắc mắc ai dạy Jacinta thực hiện hành vi khiêm nhường này? Con không biết. Có lẽ em thấy các anh chị trong nhà xin cha mẹ tha thứ trước khi đi rước lễ; hoặc, như con vốn nghĩ, Jacinta là em bé được Chúa ban dư đầy ơn phúc, và một sự hiểu biết tốt hơn về Người và nhân đức.
Một thời gian sau, khi cha xứ cho vời chúng con tới để tra hỏi, Jacinta cúi đầu và khó khắn lắm ngài mới thành công trong việc nhận được một hay hai lời của em. Khi đã ra ngoài, con hỏi em:
“Tại sao em không trả lời cha xứ?”
“Vì em đã hứa với chị sẽ không bao giờ nói bất cứ điều gì với bất cứ ai!”.
Một ngày kia, em hỏi:
“Tại sao chúng ta không thể nói: Đức Mẹ bảo chúng ta làm việc hy sinh cho các người tội lỗi?”
“Để họ không còn hỏi chúng ta thực hiện loại hy sinh nào”.
Mẹ con càng ngày càng buồn bực hơn về cách sự việc diễn tiến. Điều này khiến mẹ thực hiện một cố gắng khác để buộc con phải thú nhận là con nói dối. Một sáng sớm kia, mẹ gọi con và cho con hay mẹ sẽ dẫn con tới gặp cha xứ; mẹ nói:
“Khi tới đó, con phải qùy gối, thưa với ngài rằng con nói dối, và xin ngài thứ lỗi”.
Khi đi ngang qua nhà dì con, mẹ con vào bên trong một lúc. Việc này cho con cơ hội nói với Jacinta điều xẩy ra. Thấy con buồn như thế, em chẩy nước mắt mà nói:
“Em sẽ dậy và gọi anh Francisco. Chúng em sẽ đi và cầu nguyện cho chị ở bờ giếng. Khi chị trở về, hãy đến tìm bọn em ở đó”.
Khi con trở về, con chạy tới giếng, và ở đó, hai em đang qùy gối, cầu nguyện. Ngay khi thấy con, Jacinta chạy tới ôm lấy con, rồi nói:
“Chị thấy không, Chúng ta không nên sợ bất cứ điều gì! Đức Mẹ luôn luôn phù hộ chúng ta. Ngài là người bạn tốt xiết bao của chúng ta!”
Từ ngày Đức Mẹ dạy chúng con dâng các hy sinh của chúng con lên Chúa Giêsu, bất cứ lúc nào chúng con có điều gì phải đau khổ, hay thoả thuận làm một hy sinh nào đó, Jacinta đều hỏi:
“Chị có nói với Chúa Giêsu rằng việc này là vì tình yêu đối với Người chưa?”
Nếu con nói chưa, em sẽ bảo:
“Vậy em sẽ nói với Người” rồi chắp tay, em ngước mắt lên trời và thưa:
“Lạy Chúa Giêsu, việc này là vì tình yêu đối với Chúa, và để các người tội lỗi ăn năn trở lại!”.
Yêu mến Đức Thánh Cha
Hai linh mục, tức những vị đến tra hỏi chúng con, khuyên chúng con nên cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Jacinta hỏi Đức Thánh Cha là ai. Các linh mục tốt lành đã giải thích ngài là ai và ngài rất cần lời cầu nguyện như thế nào. Điều này khiến Jacinta yêu mến Đức Thánh Cha đến nỗi, mỗi lần dâng các hy sinh lên Chúa Giêsu, em đều thêm: “và cho Đức Thánh Cha”. Cuối kinh Mân Côi, em luôn luôn đọc 3 kinh Kính Mừng cho Đức Thánh Cha, và thỉnh thoảng, em đưa ra nhận xét:
“Em thích được gặp Đức Thánh Cha quá! Rất nhiều người tới đây, nhưng Đức Thánh Cha thì không bao giờ tới!”
Trong sự đơn sơ con ít, em tưởng Đức Thánh Cha cũng có thể đi đó đi đây như bất cứ ai khác!
Một ngày kia, cha con và chú con được mời ra trước ông quận trưởng vào sáng hôm sau cùng với 3 đứa chúng con.
Chú con tuyên bố “tôi sẽ không đem các con tôi đi, cũng sẽ không mang chúng ra trình bất cứ tòa án nào. Tại sao, chúng đâu có đủ tuổi để phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi của chúng, và ngoài ra, chúng không thể nào chịu đựng nổi chuyến cuốc bộ đường trường tới Vila Nova de Ourém. Tôi sẽ đi để xem họ muốn gì”.
Cha con thì nghĩ khác:
“Còn con gái tôi, tôi sẽ mang cháu đi theo! Hãy để cháu tự trả lời; tôi không hiểu mô tê gì về việc này”.
Họ mượn dịp này làm chúng con thất đảm bằng mọi cách có thể của họ. Hôm sau, khi chúng con đi qua nhà chú con, cha con phải đợi chú con ít phút. Con chạy tới chào tạm biệt Jacinta, lúc đó vẫn còn đang nằm trong giường. Hồ nghi không biết chúng con còn gặp lại nhau nữa hay không, con quàng tay ôm lấy em. Bật khóc, con nhỏ thều thào:
“Nếu họ giết chị, chị hãy nói với họ là anh Francisco và em cũng y hệt như chị, và chúng em cũng muốn chết. Giờ đây, em sẽ ra giếng ngay cùng với anh Francisco, và chúng em sẽ hết lòng cầu nguyện cho chị”.
Khi màn đêm đã phủ, lúc con trở về, con chạy tới giếng, và thấy hai em vẫn còn đang ở đấy, qùy gối, mình nghiêng về phía chiếc giếng, hai tay ôm lấy đầu, khóc thảm thiết. Ngay khi thấy con, hai em reo lên vì ngạc nhiên:
“Chị đến đó hả? Tại sao, chị của chị tới đây múc nước và cho bọn em hay họ đã giết chị rồi! Chúng em đang cầu nguyện và khóc chị đây này!”
Bị giam ở Ourém
Một thời gian sau, khi chúng con bị tống giam, điều làm Jacinta đau khổ hơn cả là cảm thấy bị cha mẹ bỏ rơi. Nước mắt lưng tròng, em bảo:
“Cả cha mẹ chị lẫn cha mẹ em đều không tới thăm chúng ta. Các ngài không quan tâm gì tới chúng ta nữa!”
Francisco lúc đó lên tiếng: “Em đừng khóc, chúng ta có thể dâng hy sinh này lên Chúa Giêsu cho người tội lỗi”.
Rồi, ngước mắt và giơ tay lên trời, em dâng lời:
“Ôi lạy Chúa Giêsu, con dâng việc này vì lòng yêu mến Chúa và để các người tội lỗi ăn năn trở lại”.
Jacinta thưa thêm:
“và cho cả Đức Thánh Cha nữa, và để đền vì các tội xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Maria”.
Sau khi bị biệt giam ít lâu, chúng con được đoàn tụ với nhau cùng một phòng ở trại giam. Khi họ bảo nay mai chúng con sẽ bị đưa đi thiêu sống, Jacinta đi qua một bên, đứng bên cửa sổ nhìn qua chợ bán trâu bò. Thoạt đầu con nghĩ em bị quang cảnh làm cho suy tư, nhưng không bao lâu, con khám phá ra em đang khóc. Con đi tới và kéo em lại gần và hỏi xem tại sao em khóc. Em đáp:
“Vì chúng ta sắp phải chết mà không được gặp cha mẹ, cả mẹ cũng không!”
Nước mắt chẩy đầy má, em nói thêm:
“Em ước ao ít nhất được gặp mẹ em”.
“Vậy, há em không muốn dâng hy sinh này cho các người tọi lỗi ăn năn trở lại hay sao?”
“Có, em muốn!”
Với khuôn mặt vẫn đẵm nước mắt, em chắp tay, ngước mắt lên trời và dâng lời:
“Ôi lạy Chúa Giêsu, hy sinh này vì lòng yêu mến Chúa, vì sự ăn năn trở lại của các người tội lỗi, vì Đức Thánh Cha, và để đền vì các tội xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Maria!”
Các tù nhân có mặt lúc ấy tìm cách an ủi chúng con. Họ bảo:
“Các em chỉ cần cho ông quận trưởng biết bí mật! Bất kể Đức Bà muốn hay không muốn các em nói!”
Jacinta mạnh mẽ đáp lại:
“Không bao giờ! Cháu chẳng thà chết còn hơn!”
Kinh Mân Côi ở trong nhà tù
Sau đó, chúng con quyết định đọc Kinh Mân Côi. Jacinta cởi mẫu ảnh em đang đeo quanh cổ xuống và yêu cầu một tù nhân treo nó lên một chiếc đinh ở trên tường cho em. Qùy trước mẫu ảnh này, chúng con bắt đầu cầu nguyện. Các tù nhân cùng cầu nguyện với chúng con, nghĩa là, nếu họ biết cách cầu nguyện, nhưng ít nhất, họ cũng qùy gối. Khi Kinh Mân Côi đã xong, Jacinta lại đến bên cửa sổ và khóc. Con hỏi:
“Này Jacinta, há em không dâng hy sinh này lên Chúa được hay sao?”
“Có, em có dâng, nhưng em cứ nghĩ đến mẹ em hoài, và không làm sao nín khóc được”.
Vì Đức Trinh Nữ Diễm Phúc đã bảo chúng con phải dâng lời cầu nguyện và các hy sinh của chúng con để đền vì các tội xúc phạm đến Trái Tin Vô Nhiễm Maria nữa, nên chúng con thỏa thuận với nhau rằng mỗi người chúng con sẽ chọn một trong các ý chỉ này. Một người dâng cho các người tội lỗi, một người dâng cho Đức Thánh Cha và người còn lại dâng để đền vì các tội xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Maria. Sau khi đã quyết định như thế rồi, con bảo Jacinta chọn bất cứ ý chỉ nào em thích.
“Em sẽ dâng cho mọi ý chỉ, vì em thích hết mọi ý chỉ này”.
Và sau cùng… khiêu vũ
Trong số các tù nhân, có một người chơi đàn concertina (tựa như áccócđêông). Để chúng con khuây khỏa, ông ấy bắt đầu chơi đàn và các tù nhân khác bắt đầu hát. Họ hỏi chúng con có biết nhẩy không. Chúng con thưa chúng con biết các điệu “fandango” và “vira”. Đối vũ của Jacinta là một người phạm tôi ăn cắp, vì thấy em nhỏ quá nên đã bế em lên và vừa bế em vừa nhẩy! Chúng con chỉ những mong Đức Mẹ thương đến linh hồn ông và cho ông trở lại!
Lúc này, chắc Đức Cha sẽ nói: “Quả là một thiên hướng tốt để tử đạo!” Đúng vậy. Nhưng chúng con chỉ là những đứa trẻ nên không nghĩ quá khỏi điều này. Jacinta rất thích nhẩy, và có khiếu đặc biệt về việc này. Con còn nhớ một ngày kia em khóc lóc thảm thiết vì một người anh đi chiến đấu rồi được thông báo là chết trong lúc thi hành nhiệm vụ. Để em khuây khỏa, con sắp xếp một cuộc khiêu vũ với hai người anh của Jacinta. Trời, con nhỏ nhẩy ơi là nhẩy, nhẩy đến quên cả khóc, nước mắt hết chẩy đằm đìa trên má. Em thích nhẩy đến nỗi chỉ cần một người chăn chiên nào đó chơi nhạc cụ là đủ để em nhẩy một mình. Bất chấp như thế, khi Ngày Hội tới hay khi Ngày Lễ Kính Thánh Gioan tới, em tuyên bố:
“Em sẽ không nhẩy nữa”.
“Tại sao không?”
“Vì em muốn dâng hy sinh này lên Chúa”.
Còn tiếp
Văn Hóa
Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Sẽ Thắng
Lê Đình Thông
08:59 02/05/2017
Meu Imaculado Coração triunfará
Mẹ Thế nhân (2) Vương miện hiện ra
Cây sồi xóm đạo Cova
Trước ba mục tử thật thà nết na.
Năm 17 mười ba mỗi tháng
Từ tháng 5 đến tháng Mân côi
Mẹ truyền sứ điệp cho đời
Ba điều bí nhiệm một thời xa xăm
Lần thứ nhất tháng 5 Mười Bảy
Ba trẻ em trông thấy từ Trời
Nữ vương áo trắng rạng ngời
Mân côi kinh nguyện đời đời chớ quên.
Khi lần hạt cần chuyên : ‘‘Lạy Chúa
Thương cứu con khỏi lửa trầm luân
Xin tha tổi lỗi phàm nhân
Bao hồn lạc lối còn cần đoái thương.’’
Qua tháng 6 Nữ vương lạ nhiệm
Là Mẫu Tâm Vô Nhiễm Tội Truyền
Lời trao danh thánh tinh tuyền
Trắng ngần tà áo trinh nguyên tôn thờ.
Đến tháng 7 Mẹ cho mục kích
Cảnh đọa đầy xiếng xích tấm thân
Linh hồn biển lửa hồng trần
Đền bao tội lỗi cuộc trần tiếc thay !
Qua tháng Tám sáu ngày chậm trễ
Vì công an oai vệ cản ngăn
Mẹ truyền : thống hối ăn năn
Trần gian hòa hoãn, nhà nhà bình an.
Rồi tháng Chín muôn dân tuôn đến
Xin Mẹ ban trọn vẹn ơn lành
Chữa bao bệnh tật hoành hành
Ban cho con cái bình an mặn mà.
Lần thứ sáu 13, ơn phước
Cơn mưa dầm thác nước triền miên
Bỗng dưng mưa tạnh nắng lên
Vầng dương xoáy mạnh phép thiêng gần kề.
Có Thánh Cả Giuse bồng Chúa
Áo hồng đào khấn hứa sách kinh
Hài Nhi xóa hết tội tình
Ban cho nhân thế phúc vinh ơn lành
Áo Mẹ mặc màu xanh ước thệ
Nhờ tình thương Đức Mẹ đồng công (3)
Màu xanh toàn thắng sắc hồng
Là màu hỏa ngục, cờ hồng Mác-Lê.
Một thế kỷ mải mê chém giết
Nhờ Mân côi mà hết cờ hồng
Bá Linh tường đổ phía đông
Liên Xô tan rã cậy trông ơn Trời.
Còn trận giặc đạo Hồi gian ác
Cùng nhau lần chuỗi hạt Mân côi
Mai này chiến thắng đạo Hồi
Mẫu Tâm toàn thắng đời đời vinh quang.
Giáo Xứ Paris, ngày 13/05/2017
Lê Đình Thông
---
(1) Thế chiến thứ nhất (1914-1918).
(2) Regina mundi.
(3) Ad Jesum per Mariam (Louis-Marie Grignion de Montfort).
Dâng Mẹ Năm Sắc Hoa
Đinh Văn Tiến Hùng
09:50 02/05/2017
*Tiến dâng năm sắc hoa tươi,
Mừng kính Đức Mẹ Chúa Trời cao sang.
Muôn hoa năm sắc cầu vồng,
Thơ vương ý nhạc sóng lòng dâng cao,
Hương thơm lan tỏa ngọt ngào,
Lòng con trùm phủ biết bao ân tình.
Hoa Trắng lóng lánh tuyết trinh,
Đồng Trinh Mẹ nguyện dâng mình tin yêu,
Vẹn toàn nhân đức mọi điều,
Tôn thờ Thiên Chúa thương yêu loài người.
Hoa Vàng rực rỡ cao sang,
Tình yêu Con Chúa lại càng nêu cao,
Mẹ đẹp hơn cả ngàn sao,
Vững lòng tin cậy dạt dào mến yêu.
Hoa Tím đằm thắm dịu hiền,
Cúi mình khiêm hạ mọi điều Xin Vâng,
Chúa Con Cứu Thế xuống trần,
Mẹ dâng tâm hồn xác thân cho Người.
Hoa Hồng đằm thắm gọi mời,
Mình Máu Thánh Chúa cứu đời trầm luân,
Mẹ đẹp lòng Chúa muôn phần,
Đồng Công Cứu Chuộc thế trần khổ đau.
Hoa Xanh trời đẹp trong lành,
Kính mừng Vương Mẫu thánh danh rạng ngời,
Du dương ngây ngất nhạc trời,
Thánh Thần chào đón muôn lời tung hô.
Năm Hoa khoe sắc tươi xinh,
Lời thơ điệu nhạc câu kinh diệu huyền,
Bụi trần lọc suối tinh tuyền,
Lòng con khắc khoải ưu phiền xua tan.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Vàng Trên Non
Mỹ Lê
19:34 02/05/2017
Ảnh của Mỹ Lê
Đồi hoang trải thảm hoa vàng
Đơn sơ thanh thoát nhẹ nhàng cảnh xuân.
(bt)