Ngày 03-05-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:51 03/05/2009
HAI CON CHIM ĐA ĐA

N2T


Hai người thợ săn đi kiện nhau, trong đó có một người hỏi luật sư của anh ta tặng cho pháp quan một đôi chim đa đa, thì có thể nắm chắc phần thắng. Luật sư nghe xong sợ hết hồn, vội vàng ngăn cản nói:

- “Không được, ông quan tòa này tuyệt đối không dùng sự tham lam làm vinh quang. Ông bày tỏ thái độ thì nhất định sẽ phát sinh hiệu quả ngược.”

Vụ án kết thúc, người ấy được thắng kiện, ông ta đãi tiệc mời luật sư đến ăn mừng, trong bữa tiệc ngoài việc cám ơn luật sư đã cảnh cáo ông ta biếu hai con chim đa đa, thì ông nói:

- “Thật ra thì tôi cũng vẫn cứ tặng, nhưng bất quá là lấy danh nghĩa đối phương để tặng mà thôi.”

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Có những ông quan án khi nhận quà tặng của bị cáo thì nổi giận và có khi tăng thêm án phạt cho họ, nên mới gọi là quan liêm chính; có những ông quan thấy quà hối lộ thì thích thú, đem vụ án đổi trắng thay đen và giảm nhẹ án cho bị cáo, nên mới bị người đời gọi là tham quan...

Hai con chim đa đa thì giá trị không đáng là bao, nhưng, nhưng yếu tố thắng kiện hay thua kiện là ở lòng quan có tham hay không.

Người Ki-tô hữu không thể đem hai con chim đa đa, hoặc đem cả gia tài bạc tỉ để hối lộ cho Thiên Chúa khi ra trước tòa phán xét công thẳng của Ngài, nhưng điều làm cho Ngài động lòng trắc ẩn chính là khi còn sống ở đời này, mình đã hết lòng –vì Chúa Giê-su Ki-tô- mà yêu thương và phục vụ tha nhân, chỉ có đem “quà tặng” ấy dâng cho Ngài thì mới hy vọng thoát được án phạt đời đời trong hỏa ngục mà thôi.

Hết lòng kính mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận như chính mình, thì mới có thể làm cho Thiên Chúa giàm án phạt cho mình mà thôi...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:52 03/05/2009
N2T


3. Lạy Chúa, “Chúa muốn con làm gì ?” Hãy xem, đó mới là dấu hiệu của đức hoàn thiện.

(Thánh Bernardus)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:54 03/05/2009
N2T


104. Tỉ mỉ là bảo mẫu của thành công, lơ đễnh là bạn tốt của sự thất bại.

 
Ngàn Hoa Dâng Mẹ
Đinh văn Tiến Hùng
14:59 03/05/2009
Vần thơ Lục bát Tháng Hoa,
Con xin dâng kính trước Toà Nữ Vưong
"

Ngàn Hoa năm sắc Cầu vồng,
Thơ vương ý nhạc sóng lòng dâng cao.
Hương thơm lan toả ngạt ngào,
Lòng con trùm phủ biết bao ân tình !

Ngàn Hoa khoe sắc tươi xinh,
Lời thơ, điệu nhạc,câu kinh diệu huyền,
Bụi trần lọc suối tinh tuyền,
Bao nhiêu khắc khoải ưu phiền xua tan !

Lâng lâng đôi cánh vươn dài,
Vương vương sóng nhạc thiên thai dặt dìu,
Xanh xanh màu áo tin yêu,
Nghiêng nghiêng mái tóc, nâng niu tấm lòng,
Lung linh toả ánh nến hồng,
Ngàn Hoa Dâng Mẹ, cậy trông dạt dào !

Lâng lâng lòng thoả ước ao,
Vương vương thơ quyện biết bao nhiêu tình,
Hồng hồng màu áo đoan trinh,
Nghiêng nghiêng mái tóc, cúi mình khiêm cung,
Lung linh toả ánh nền vàng,
Ngàn Hoa Dâng Mẹ cao sang tuyệt vời.
 
Về với Tháng Năm
Jos. Tú Nạc, NMS
18:04 03/05/2009
Bước thời gian dìu nhẹ tháng Năm về,
Mang hương sắc muôn loài hoa trần thế.
Chốn thinh không lời thì thầm nào ngỏ -
Áo mới tươi màu cho hương sắc đê mê.

Tháng Năm về cho Hoa Đời đua nở,
Hàm tiếu nụ cười nhẹ gió môi hôn.
Thoảng trong gió đâu đây lời tình tự -
Tinh cầu nào Mẹ đến với trời hoa.

Sương Mân Côi từng hạt đan từng cánh,
Long lanh màu tình ấp ủ lòng con.
Hoa Trinh Vương một đời con khao khát.
Ngọt ngào hương vương vấn mối tình son.

Ôi, tháng Năm xao xuyến đoá Hoa Lòng,
Vì sắc hương ngại ngùng không dám ngỏ,
Cùng Hoa Đời hiệp nhất chung một lãng -
Hoa Ân Tình thổn thức giữa tim non.

Về với tháng Năm.
Những đoá Hoa Đời,
Hoa Lòng con kết lại –
Hoa Ân Tình dâng trọn Mẹ muôn Hoa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc tông du Israel sẽ làm tăng tiến mối liên hệ giữa Do thái giáo và Công giáo
Phụng Nghi
00:50 03/05/2009
VATICAN CITY (CNS) - Một vị giáo trưởng cao cấp đạo Do thái nói rằng cuộc viếng thăm Đất Thánh của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI chắc chắn sẽ củng cố tiến trình hòa giải lịch sử giữa người Công giáo và Do thái giáo.

Cuộc tông du của Đức giáo hoàng từ ngày 8 đến 15 tháng 5 sắp tới, trong đó có 5 ngày tại Jerusalem sẽ chứng tỏ niềm kính trọng của Tòa thánh Vatican đối với quốc gia Israel, là một bộ phận trong căn tính Do thái. Đó là lời tuyên bố của Giáo trưởng David Rosen, giám đốc phụ trách liên tôn giáo vụ thuộc Ủy ban người Mỹ theo Do thái giáo.

Những lời bình luận của Giáo trưởng Rosen được đăng tải trên báo L'Osservatore Romano của Tòa thánh trong ấn bản Anh ngữ ra ngày 29 tháng 4 vừa qua.

Giáo trưởng Rosen viết: “Khi thăm viếng Israel, chứng tỏ lòng tôn trọng quốc gia Do thái của Tòa thánh, và củng cố ảnh hưởng cuộc thăm viếng mở đường của vị tiền nhiệm ngài, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI chắc chắn sẽ làm tăng tiến quá trình lịch sử trong việc hoà giải giữa người Công giáo và Do thái giáo.”

“Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ bước đi trên vết chân của vị tiền nhiệm cao cả của ngài, xét theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II – người anh hùng về hòa giải giữa Công giáo và Do thái giáo của thời đại chúng ta – đã hiểu đầy đủ rõ ràng rằng cuộc thăm viếng Israel của một vị giáo tông tự nó đã có một ý nghĩa đặc biệt.”

Giáo trưởng Rosen nói: Mặc dù cuộc thăm viếng của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô hồi năm 2000 đã được mô tả là một cuộc hành hương, nhưng “nó vẫn là một cuộc thăm viếng ở cấp độ quốc gia với tất cả những nghi thức thích đáng“ và đã công nhận mối liên hệ căn bản chính yếu giữa người Do thái giáo với đất đai của Israel. Cả Đức giáo hoàng Bênêđictô cũng thế, sẽ chứng tỏ cho 6 triệu người Do thái ngày nay cư ngụ tại vùng Đất Thánh, một điều gì khác hơn chỉ là thiện chí.

Giáo trưởng nói rằng một cuộc thăm viếng của Đức giáo hoàng có thể biểu lộ rộng rãi hơn một số những nguyên tắc và giá trị quen thuộc đối với những chuyên viên về đối thoại.

Ông nói: “Hầu hết người Israel theo Do thái giáo và đặc biệt là thành phần thủ cựu trong số những người này, đã chưa hề gặp mặt một người Kitô giáo thời đại mới.” Nhưng khi họ chứng kiến việc Đức giáo hoàng Gioan Phaolô thăm viếng đài Yad Vashem, nơi tưởng niệm nạn nhân vụ tàn sát tập thể, và Bức Tường Than khóc, cũng như nghe được những điều ngài phát biểu, họ nhận ra rằng người lãnh đạo Giáo hội Công giáo là một “người bạn chân thành.”

Giáo trưởng Rosen cũng ghi nhận rằng những cuộc thăm viếng của vị giáo hoàng có thể tạo thêm những sáng kiến cụ thể.

Ông nói: Trong cuộc thăm viếng năm 2000, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô đã đề nghị thiết lập một ủy ban đối thoại mới giữa Tòa thánh Vatican và Hàng Giáo trưởng Cao cấp của Israel. Việc làm của ủy ban này trong suốt tám năm qua đã đưa tới một sự liên lạc có tính cách sâu sắc và huynh đệ chân thật, và cũng đã ảnh hưởng lên thái độ của dân chúng bên trong nước Israel.
 
Đức Thánh Cha truyền chức cho 19 tân linh mục và cầu nguyện cho ơn gọi
Bùi Hữu Thư
02:38 03/05/2009

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho ơn gọi



VATICAN - Hôm nay Chúa Nhật Chúa Chiên Lành ngày 4.5.2009, ĐTC Benedictô XVI đã truyền chức cho 19 tân linh mục thuộc các lục địa khác nhau tại vương cung thánh đường thánh Phêrô.

Trước đó vào ngày 30 tháng 4, 2009, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đưa ra ý nguyện cầu nguyện trong tháng 5 là cho các tín hữu là những người có trách nhiệm cho việc cổ võ ơn kêu gọi.

Hội Tông Đồ Cầu Nguyện loan báo ý chỉ chung được Đức Thánh Cha chọn: “Xin cho các giáo dân và các cộng đồng giáo hữu trở nên những người cổ võ trung thành cho ơn gọi làm linh mục và tu sĩ."

Đức Thánh Cha cũng lựa chọn một ý chỉ tông đồ cho mỗi tháng. Trong tháng 5 ngài sẽ cầu nguyện cho: “Các Giáo Hội Công Giáo mới được thành lập, biết ơn Thiên Chúa về ân sủng đức tin, xin cho họ biết sẵn sàng chia sẻ sứ mệnh hoàn vũ của Giáo Hội, và tận hiến cho việc giảng dậy Phúc Âm trên toàn thế giới."
 
Uỷ Ban Phụng Tự Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đăng trên một mạng lưới 10 câu hỏi và giải đáp liên quan đến việc tham dự thánh lễ trong thời kỳ bệnh cúm heo lan truyền
Bùi Hữu Thư
03:46 03/05/2009

Uỷ Ban Phụng Tự Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phổ biến các câu Hỏi Đáp về Bệnh Cúm Heo



Hoa Thịnh Đốn
– Uỷ Ban Phụng Tự Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đăng trên một mạng lưới 10 câu hỏi và giải đáp liên quan đến việc tham dự thánh lễ trong thời kỳ bệnh cúm heo lan truyền

10 câu hỏi và giải đáp này có thể được thấy trên mạng lưới của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: http://usccb.org/liturgy/swineflu.shtml

  • 1. Bệnh Cúm Heo là gì?
  • Theo TrungTâm Ngăn Chặn và Phòng Ngừa Bệnh Tật (CDC), "swine influenza (bệnh cúm heo) là một bệnh của các con heo gây ra bởi vi trùng cúm loại A thường giết hại các con heo. Con người bình thường không mắc bệnh này, nhưng vẫn có thể bị lây. Các vi trùng bệnh cúm heo đã được cho biết được loan truyền từ người này sang người khác, nhưng trong quá khứ, việc di truyền này rất hạn chế và không lan sang quá 3 người."
  • 2. Tại sao sự di truyền bệnh cúm heo vào lúc này lại là một vấn đề đáng lưu tâm?
  • Có rất nhiều trường hợp về bệnh cúm héo được xác nhận tại Hoa Kỳ. Trung Tâm CDC hiện đang theo dõi vấn đề y tế này và sẽ hướng dẫn thêm nếu tình trạng đòi hỏi.
  • 3. Đâu là cách tốt nhất để ngăn ngừa vi trùng cúm heo?
  • Trung Tâm CDC đề nghị là, “cũng như các bệnh hay lây khác, một trong những thực hành quan trọng nhất, thích hợp nhất là giữ gìn vệ sinh hai tay thường xuyên và cẩn thận. Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông, hay các chất liệu khử trùng gốc rượu có thể tẩy trừ được các vi trùng có nguy hại làm lây bệnh trên da thịt và ngăn được sự loan truyền bệnh."
  • 4. Vi trùng cúm này được lan truyền thế nào?
  • Theo Trung Tâm CDC, "vi trùng cúm được lan truyền khi một người bị bệnh cúm ho, hắt hơi, nói để truyền vi trùng trong không khí, và các người khác hít vào. Khi vi trùng vào mũi, cổ họng, hay phổi của một người, chúng bành trướng rất nhanh và gây nên các triệu chứng của bệnh cúm."
  • 5. Việc di truyền bệnh cúm có đòi hỏi phải tiếp xúc thẳng giữa hai người không?
  • "Các vi trùng có thể được di truyền khi một người chạm vào một bề mặt có vi trùng cúm trên đó (thí dụ, một cái nắm cửa) rồi chạm vào mũi hay miệng mình – có nghiã là họ bị lây. Người lớn có thể làm lây bệnh một ngày trước khi có các triệu chứng cho đến 7 ngày sau khi mắc bệnh. Trẻ em có thể làm lây bệnh lâu hơn 7 ngày."
  • 6. Làm sao để ngăn chặn sự loan truyền vi trùng cúm này?
  • Trong khi phương thức tốt nhất để ngăn chặn là chích ngừa, Trung Tâm CDC không biết là thuốc chích ngừa bệng cúm theo mùa có bảo vệ chống bệnh cúm heo không. Trung Tâm CDC đề nghị các phương cách khác để đề phòng: “Tránh đụng chạm những ai mắc bệnh. Khi bị bệnh, giữ khoảng cách với người khác, để ngăn cho họ không bị lây; ở trong nhà khi mắc bệnh. Nếu có thể, đừng đi làm, đi mua bán hay đi học. Bạn sẽ giúp cho nhiều người khác không bị lây. Che miệng và mũi bằng khăn tay khi ho hay hắt hơi. Việc này có thể ngăn cho người khác không bị lây. Rửa tay thường xuyên để cho sạch vi trùng. Tránh đụng vào mắt, mũi hay miệng. Vi trùng thường được truyền đi khi một người chạm vào một vật gì đã nhiễm trùng, rồi chạm vào mắt, mũi hay miệng."
  • 7. Trong các năm trước đây, Giáo Hội đã làm những gì tại các điạ phương có bệnh cúm nặng?
  • Tại các điạ phương có bệnh cúm lan tràn, các giám mục đã áp dụng một số biện pháp khi đưa Mình Thánh hay khi chúc lành để giới hạn việc làm cho bệnh lan truyền.
  • 8. Tại Hoa Kỳ hiện này phải có những biện pháp gì mới trong Phụng Vụ Công Giáo?
  • Các linh mục, thầy phó tế và thừa tác viên Thánh Thể phải được nhắc nhớ đặc biệt về việc giữ vệ sinh cẩn thận. Họ được khuyên phải rửa tay trước Thánh Lễ, hay dùng chất khử trùng có gốc rượu trước và sau khi trao Mình Thánh. Họ cần nhắc những ai mắc bệnh không nên rước chén Thánh.
  • 9. Có các sự thay đổi nào khác hay các hạn chế khác trong Thánh Lễ?
  • Các giám mục giáo phận phải được tham vấn về bất cứ sự thay đổi hay hạn chế nào trong việc cử hành Phụng Vụ Công Giáo. Tuy nhiên, nhu cầu phải phổ biến những thay đổi nhằm ngăn ngừa việc di truyền bệnh cúm tại các giáo phận Hoa Kỳ chưa được ấn định lúc này.
  • 10.Văn phòng Phụng Tự đã làm gì để đáp ứng vấn đề này?
  • Văn Phòng sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và cung cấp các khuyến cáo tốt nhất cho các giám mục các giáo phận và các văn phòng phụng tự của họ. Văn Phòng cũng sẵn sàng đón nhận các tin tức từ các văn phòng phụng tự các giáo phận cung cấp về tình hình tại các địa phương và các biện pháp các giám mục giáo phận đã ban hành. Các tin tức được cập nhật thường xuyên được đăng trên mạng lưới của Trung Tâm CDC tại www.CDC.gov/swineflu.
 
Thư Jean Vanier, cha đẻ Nhà Tàu
Vũ Văn An
10:04 03/05/2009
Thư Jean Vanier, cha đẻ Nhà Tàu

Jean Vanier là cha đẻ của L’Arche, một mạng lưới quốc tế gồm 135 cộng đoàn trên khắp thế giới chuyên chào đón các người khuyết tật tri thức. Không ai có thể ngờ người con trai của một cựu Tổng Toàn Quyền Gia Nã Đại và trước đây vốn là một sĩ quan hải quân thời Thế Chiến Hai, lại có trở thành một môn đệ của Chúa Chiên Lành và chính ông cũng là một người chăn chiên thật nhân hậu.

Chúa Nhật Thứ Tư Sau Phục Sinh hôm nay, tờ thông tin của Giáo Xứ Regina Coeli có bài ở ngoài bìa của linh mục Reg Ahearn, Dòng Chúa Cứu Thế, nói tới công việc của người chăn chiên cựu sĩ quan hải quân này. Khiến tôi tò mò tìm hiểu nhân vật kỳ bí, từng dành hết cuộc đời của mình cho những con người bị xã hội vứt bỏ hay ít nhất cũng đẩy ra bên lề.

Nhà Tàu

Sau chiến tranh, Vanier qua Pháp và định cư tại Trosly-Breuil. Nhờ quen biết với một linh mục Dòng Đa Minh, ông tiếp xúc với một số người khuyết tật tri thức đang sống tại các viện trong vùng. Rồi năm 1964, ông mời hai người trong số họ đến sống tại nhà mình. Thoạt đầu, ông nghĩ mình chỉ làm một hành động bác ái, nhưng sau một thời gian ngắn, ông ngạc nhiên khám phá ra rằng hai người đàn ông này cũng đang thừa tác đối với chính ông nữa. Các khuyết tật tri thức của họ giúp họ biến các mối liên hệ của họ thành hết sức đơn giản và nhờ thế họ có khả năng yêu thương một cách vô điều kiện. Vanier gọi căn nhà cùng họ cư trú là “L’Arche” (Nhà Tàu) theo tích truyện “Tàu Nôê” trong Thánh Kinh.

Đó là khởi điểm của một tổ chức thế giới. Ngày nay, có tất cả hơn 130 cộng đoàn Nhà Tàu trên khắp thế giới, thuộc đủ mọi nền văn hóa, chủng tộc và tôn giáo khác nhau, nhưng hết thẩy đều có chung một mục đích: gom những người khuyết tật và những người giúp đỡ họ cùng sống trong một cộng đoàn. Các cộng đoàn này không phải là những viện nuôi dưỡng (nursing homes) trong đó, người khỏe mạnh chăm sóc người khuyết tật. Mà đúng hơn, mọi thành phần trong Nhà Tàu cùng góp phần xây dựng một gia hộ đúng nghĩa qua việc nhìn nhận các tài năng của từng người. Trong Nhà Tàu, sự dị biệt được chào đón. Các thành viên trong Nhà có mục tiêu nhìn thấy cái tốt và cái đẹp của từng con người và biết trân qúy từng con người căn cứ vào hiện trạng của họ chứ không căn cứ vào ước trạng của họ. Điều chủ yếu để hiểu Nhà Tàu là ý niệm của Vanier về “bác ái”. Nó không phải là cảm thức tốt vì mình đã giúp đỡ được ai đó. Đúng hơn, nhờ giúp được ai đó, bạn biết mình cách sâu sắc hơn và nhờ mối liên hệ của bạn với người nghèo và người không ai thèm biết tới, chính bạn cũng sẽ được phúc âm hóa. Như thế, đối với Vanier, bác ái bao giờ cũng có hai chiều. Người tham gia Nhà Tàu để chăm sóc người khuyết tật chẳng bao lâu sẽ thấy ra rằng điều họ cho đi chẳng thấm vào đâu so với điều họ nhận được.

Không hài lòng với việc thành lập ra Nhà Tàu, năm 1971, Vanier còn cùng Marie Helene Mathieu, sáng lập ra các Cộng Đoàn Đức Tin và Ánh Sáng (Faith and Light Communities). Đây là các cộng đoàn gồm người khuyết tật, gia đình và bạn hữu của họ thường xuyên gặp mặt nhau để chia sẻ và cầu nguyện chung với nhau. Hiện nay, có tới hơn 1,400 nhóm như thế trên khắp thế giới.

80 tuổi đời

Năm 2008, Vanier tròn 80 tuổi. Tháng Mười Một năm đó, từ Trosly, ông viết cho các bạn hữu Nhà Tàu và Cộng Đoàn Đức Tin và Ánh Sáng một bức thư như sau, cho thấy nhờ đâu ông đã có thể trở thành một con người như hiện nay.

Trosly, tháng Mười Một năm 2008

Các bạn thân mến,

Tôi cảm thấy khiêm hạ và biết ơn vì mọi tấm thiệp, thư từ, điện thư, quà tặng và cú điện thoại…(và cả nhiều hũ mứt nữa) chúc tôi tốt lành và hứa cầu nguyện cho tôi nhân dịp tôi bước qua ngưỡng cửa 80 tuổi của đời mình. Như các bạn đã thấy, bức thư này là lời “cám ơn” tập thể. Tôi rất muốn đích thân viết cho từng bạn một và từng cộng đoàn một, nhưng như các bạn có hể hình dung đấy, tôi không tài nào làm được việc ấy!

Tôi phải thú thực rằng tôi thấy mình được ôm ấp, yêu thương, sưởi ấm, và tăng sức nhờ đám mây hiệp thông đầy dấu ẩn, nhưng lại không dấu ẩn nhiều lắm, và êm dịu này. Nó như đám mây vô minh trong đó Thiên Chúa vừa ẩn mình vừa tỏ hiện. Việc cử hành ở đây, ở Trosly này, vào ngày 22 tháng Chín giống như một đám pháo bông hết sức đẹp đẽ của yêu thương, tạ ơn, tiếng cười và cầu nguyện. Nó êm đềm như mặt trời đang lặn với ánh sáng hồng, nhưng cũng rộn ràng múa nhẩy như đàn em bé bay lượn trên các xích đu. Làm sao có thể mô tả được hết những điều tôi đã được sống trong những ngày ấy: chỉ còn biết kêu lên lời cám ơn…

Giáp mặt gia tài Gandhi

Tôi cũng vừa trở về từ Kolkota. Đó quả là một cảm nghiệm tuyệt vời. Làm sao tôi có thể mô tả hết cuộc họp mặt quốc tế sau cùng đó, nơi tất cả 135 cộng đoàn của chúng ta đều có đại diện. Quả là táo bạo nhưng lại hết sức thực tiễn khi tổ chức cuộc họp mặt đó tại Ấn Độ, nơi các cộng đoàn của chúng ta đang đấu tranh, lớn mạnh và triển nở từ năm 1970. Chúng ta được chứng kiến và cảm động về cái đẹp và cái nghèo của Kolkota; thành phố này được thắp sáng bằng hàng triệu lồng đèn nhỏ nhân ngày cử hành cuộc hành hương của người Ấn. Chúng ta, trong Nhà Tàu, chúng ta sống niềm vui được gặp nhau, được cầu nguyện với nhau, được nghe sự lớn mạnh và viễn tượng tương lai của chúng ta: dấn thân nhiều hơn đối với các anh chị em yếu đuối và dễ bị thương tổn của chúng ta để tiếng nói của họ được người ta nghe thấy và giá trị của họ được người ta nhìn ra và kính trọng trên khắp thế giới; và bắt đầu cuộc suy tư của ta về việc dấn thân đối với chân lý, đối với Chúa và đối với Nhà Tàu cũng như với những người của chúng ta. Đến lúc kết thúc tuần lễ ấy, tôi được tiễn chân đi vào tuổi 80 và về hưu bằng một cuộc rước khá dài, dẫn đầu với một ban nhạc địa phương, có cả 9 con voi ‘nhà làm’, và sau cùng, đến lượt tôi cùng ngồi với Kashi và Peter de Cruz trên một cỗ xe ngựa.

Rồi thì cả một ‘hỗn mang’ bùng nổ: mọi người nhẩy múa và ca hát, và bột ngũ đàn hương rải trên mọi người như một đám mây. Vâng, Jean-Christophe và Christine đang hướng dẫn các cộng đoàn gồm những con người dễ bị thương tổn của chúng ta một cách khôn ngoan và tốt đẹp và hoàn toàn tin cậy vào Chúa, trong một thế giới chỉ muốn chứng tỏ quyền lực. Cảm tạ Chúa cho họ và cảm tạ Chúa đã che chở và hướng dẫn Nhà Tàu.

Hôm thứ Sáu, tất cả chúng tôi đi hành hương viếng một căn nhà ở Kolkota, nơi vào năm 1946, Mahatma Gandhi từng tuyệt thực để ngăn chặn các cuộc bạo động khủng khiếp vẫn thường xẩy ra tại Kolkota. Đây là cuộc hành hương hoà bình và cho hòa bình. Tôi vẫn cảm kích về cuộc đời của ông và về khả năng yêu kẻ thù của ông. Luôn nhìn ra cái “tốt” nơi kẻ thù, vì ai cũng là con cái Thiên Chúa, và tin được rằng ngay những người “xấu xa nhất” và tàn bạo nhất cũng có thể thay đổi. Đối với Gandhi, tình yêu ấy chính là sức mạnh đã sống dậy trong ông và tình yếu này được mời gọi sống dậy trong mọi người chúng ta nữa.

Sau Kolkota là Lộ Đức, nơi 300 đại biểu của nhiều cộng đoàn Đức Tin và Ánh Sáng khắp nơi trên thế giới họp mặt nhau. Tôi chỉ ở đó có hai ngày. Một hiến pháp mới đã được biểu quyết, một chủ tịch hội đồng (Henri Major), một phối trí viên quốc tế (Ghislain de Chesnay) đã được bầu lên; các đại biểu đầy sức sống. Tôi rất vui được gặp Marie-Hélène và nhiều người tôi cảm thấy gắn bó, yêu thương và cùng tầm nhìn. Vâng, xin cảm tạ Chúa đã che chở và hướng dẫn Đức Tin và Ánh Sáng.

Một số các bạn có thể ngạc nhiên nếu không muốn nói là ngỡ ngàng khi khám phá ra rằng sau những lời tốt lành và khôn ngoan của lá thư sau cùng, các bạn vẫn thấy và vẫn nghe là tôi còn đi đây đi đó, nhiều đó hơn đây. Điều đó vẫn không loại hết ý muốn được yên tĩnh, được hiện diện và cầu nguyện… nhưng các bạn sẽ thấy kể từ tháng Mười Hai, mọi sự sẽ trầm lặng hơn!

Chân mỏi gối mòn

Khi tôi ngụ ở đan viện Orval, vào cái tháng Tám trầm lặng ấy, nơi hàng năm tôi đến dành thì giờ sống với Chúa Giêsu, để nghỉ ngơi, đọc sách, và đi dạo trong rừng, tôi đã bắt đầu viết bức thư này rồi. Ở đấy, quả thật… tôi phải nói là mình cảm thấy hạnh phúc và được Chúa chúc phúc. Mọi sự đang thay đổi đối với tôi.

Trước đây, tôi còn nhiều sinh lực, bây giờ đã ít đi nhiều. Đôi chân tôi nhanh chóng cảm thấy mỏi mệt. Tôi bước đi chậm chạp hơn, thỉnh thoảng phải ngồi xuống nghỉ. Và dĩ nhiên phải đi ngủ sớm, sau đó tỉnh ngủ, và, vâng, phải đi ngủ sau khi ăn trưa. Trước đây, việc cầu nguyện của tôi khá sinh động, tôi có thể qùy, đứng, vào những lúc thích hợp lúc cử hành Thánh Lễ. Bây giờ, tôi đành ngồi một chỗ. Khi trò truyện, tôi phải ráng hiểu điều người ta đang nói và không còn cần tôi phải nói nhiều hay nói lời sau cùng nữa. Mọi sự đều trở nên chậm chạp hơn. Vì càng ngày càng có ít việc hơn để làm, nên nhiều khi tôi chỉ ngồi để thở, để ngắm và lắng tai nghe.

Mấy hôm trước đây, tôi ngồi ngắm mấy con sẻ trong tổ. Những con vật đáng thương này xem ra đang chen chúc nhau, chiếc tổ của chúng nhỏ quá không đủ chỗ cho các thiếu niên sẻ đang lớn như thổi này. Bỗng một con bay đi rồi lại bay trở lại. Con sẻ đó là sẻ mẹ hay sẻ khách? Trong Phúc Âm Thánh Luca (xem 7:18 và tiếp theo), ta thấy có lúc, Thánh Gioan Tẩy Giả, ở trong tù, phải kinh qua một giai đoạn lo âu và hoài nghi. Liệu người anh em họ là Giêsu có phải là Đấng sẽ phải đến, tức Đấng Mê-xi-a hay không? Nên ngài đã sai các sứ giả tới hỏi chính Chúa Giêsu xem sao: “Ngài có phải là Đấng ấy hay chúng tôi phải mong đợi đấng khác?”. Chúa Giêsu trả lời: “Hãy nói với Gioan rằng người mù được thấy, kẻ què được đi, và tin mừng được công bố cho người nghèo”. Đó là dấu chỉ Đấng Mê-xi-a đang hiện diện rồi; và là dấu chỉ Thiên Chúa đang làm việc giữa chúng nhân.

Tay trong tay với Chúa Giêsu

Tôi ngắm nghía mấy con sẻ này một cách hân hoan và bỡ ngỡ. Trước đây, khi còn nhiều sinh lực, chắc chắn tôi sẽ không dừng lại để ngắm nghía mấy con sẻ vui chơi trong chiếc tổ quá nhỏ của chúng. Tôi còn phải rong ruổi hết nơi này tới nơi nọ. Bận bịu. Đang khi ngắm mấy chiếc đầu sẻ trong tuổi thiếu niên đang thập thò ngoài thành tổ, tôi bỗng nghĩ tới Chúa Giêsu và lời Người nói về các chim trời không cần lo âu tới thực phẩm, áo quần và ngày mai (Mt 6:25). Bây giờ, tôi có giờ để dừng lại, ngắm nghía và vui hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Mọi sự đều nằm trong bàn tay Chúa Giêsu.

Bây giờ, có lúc, ngồi trong ghế dựa, một chiế ghế dựa khá êm ái, tôi được đặt bàn tay của mình trong bàn tay của Chúa Giêsu. Mỉm cười với Người, và Người mỉm cười lại với tôi. Chỉ cần một hiện diện êm ái. Trái tim Người trong trái tim tôi, và trái tim tôi trong trái tim Người. Không cần những giây phút huy hoàng, không cần những thời điểm huyền nhiệm, không cần những xúc động vĩ đại, cũng chẳng cần gì đến lời nói. Tôi không thể nói là mình cầu nguyện, không lần hạt, không đọc thánh vịnh, không làm được một điều gì hết. Tôi chỉ ở đó với Chúa Giêsu và tôi thích ở đó với Người, quả là thú vị. Mà cũng đơn giản, êm ái và thanh thản xiết bao.

Lối cầu nguyện mới phát xuất từ cuộc sống

Nhưng không thiếu những lúc không được thanh thản như thế, trái lại tôi cảm thấy mình cô đơn và trống rỗng làm sao. Không có gì để làm. Những lúc như thế, thật khó mà ngồi đó và chờ đợi. Mà chờ đợi cái gì? Tôi cũng không biết nữa. Lúc ấy, lời cầu nguyện của tôi chỉ còn là tiếng kêu nhỏ. Những lời cuối cùng của Thánh Kinh trở thành những lời riêng của tôi: “Hãy đến, lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến” (Kh 22:20). Đó không phải là tiếng kêu gặp gỡ lần cuối, mà chỉ là tiếng kêu cô đơn, trống vắng. Chờ đợi một khoảnh khắc yên ổn, chờ mong Chúa Giêsu. Nếu có thể nhắc đi nhắc lại mãi câu “Hãy đến, lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”, thì cái khoảnh khắc yên ổn nhỏ nhoi kia chắc chắn sẽ xuất hiện. Tiếng kêu quả đã trở thành một hiện diện. Tôi khám phá ra những lối mới mẻ để cầu nguyện, phát sinh từ chính cuộc sống, từ chính trạng huống thiếu sinh lực của mình, từ chính sự yếu đuối của mình.

Tôi thích gặp gỡ và lắng nghe người khác. Tuy nhiên, con mắt và lỗ tai tôi chưa phải là con mắt và lỗ tai vô tội: để biết nhìn ra trước nhất cái đẹp nơi người khác, chứ không phải điều tiêu cực, tức cái nhân tính đã bị thương của họ; để đừng phê phán khi tôi có cái xà trong mắt (Mt 7:1). Tôi muốn có con mắt và lỗ tai nhân hậu và nhân từ biết nhận ra sự hiện diện của Chúa trong trái tim mỗi người. Còn phải lâu lắm con mắt và lỗ tai tôi mới được biến cải như thế. Chỉ có Chúa Giêsu mới làm được điều ấy. Dĩ nhiên, tôi phải thực hiện một số cố gắng để giúp Người trong công trình biến cải này.

Người khuyết tật qúy giá với Chúa, giúp họ, tôi cũng thành qúy giá với Người

Tôi hân hoan sống trong cộng đoàn của tôi, trong nhà của tôi, với những người đàn ông và đàn bà dễ bị thương tổn. Xưa nay, họ vốn chịu nhiều năm tháng đau đớn, cô đơn và rẫy bỏ trước khi tới với Nhà Tàu. Sự yếu đuối và tiếng kêu của họ lôi cuốn tôi vào cuộc sống này, vì tôi tin rằng họ qúy giá đối với Chúa. Họ giúp tôi rất nhiều trong việc sống với Chúa một cách hiền hòa và an bình. Vào thời điểm sắp kết thúc cuộc đời, tôi lại càng khám phá thêm rằng những người nghèo nàn, yếu đuối và dễ bị thương tổn chính là sự hiện diện của Chúa. Họ đã biến cải chính tôi. Giờ đây, tôi đã trở nên yếu đuối hơn thật rồi. Há Chúa Giêsu đã chẳng mạc khải cho Thánh Phaolô rằng: “sức mạnh của Thầy được tỏ bày trong sự yếu đuối của con”. Bởi thế, tôi sẽ thấy rõ điều này: cả tôi nữa, tôi cũng qúy giá đối với Chúa, không vì những điều tôi thực hiện được, hay đã thực hiện được, mà chỉ vì tôi là ai: là đứa con bé bỏng của Thiên Chúa Cha.

Lời cầu nguyện của tôi hôm nay là xin cho nhiều người, cho nhiều người khuyết tật khắp thế giới đang sống ngoài hè phố hay đang bị giam hãm tại các bệnh viện hay đang đơn côi cũng như cha mẹ họ tìm ra một cộng đoàn Nhà Tàu hay một cộng đoàn Đức Tin và Ánh Sáng hay các hình thức cộng đoàn khác. Biết bao người đang đau khổ và khắc khoải sâu xa, đang mong chờ một cộng đoàn biết giúp họ khám phá ra cái đẹp, cái giá trị và thế đứng của họ nơi trần gian. Xin gửi yêu thương tới mỗi người trong các bạn.

Jean Vanier
 
Top Stories
Catholic Documentaries Freely Available Online During Month of May
CatholicTV
06:02 03/05/2009
WATERTWON, MA (MAY 1, 2009) - Starting in May, CatholicTV.com will air several documentaries including a documentary on Francois-Xavier Cardinal Nguyen Van Thuan who was once a Cardinal of the Catholic Church and a prisoner in Vietnam. Also showing in May will be documentaries on Pope Pius the XII and on Catholic Sisters entitled “Faith in Providence”. These shows are also available on CatholicTV where available.

CatholicTV is a nationally-broadcasted television station headquartered near Boston.

Cardinal Nguyen Van Thuan was the nephew of South Vietnam’s first president and also Archbishop of Saigon. In 1975, the communists took over South Vietnam and Cardinal Nguyen was imprisoned for 13 years. Despite 9 years in solitary confinement, Cardinal Nguyen was able to celebrate Mass secretly by using drops of wine and tiny hosts smuggled inside of a flashlight. While in prison, a guard asked Cardinal Nguyen if Cardinal Nguyen would seek revenge against the guard after his release. Cardinal Nguyen told the guard “no” and that he loved him despite the way he was treated. A case has been opened for Cardinal Nguyen’s beatification and he was named on lists of possible successors to Pope John Paul II before Cardinal Nguyen’s death from Cancer in 2002.

The documentary to air on CatholicTV will feature the history of Cardinal Nguyen’s privileged upbringing in a powerful political family, to decades of war, betrayal and imprisonment. The documentary will show interviews with people who knew him best and will even include never-before-seen family videos.

CatholicTV will also be showing documentaries on Pope Pius XII, who reigned during World War II and fought against Nazi injustices. It is estimated that the Catholic Church under Pope Pius XII was instrumental in saving between 750,000 and 860,000 Jews from the Nazi death camps. Over 700 Catholic priests were imprisoned and many killed during World War II.

The Faith in Providence documentary looks at the varying contributions to American society by Catholic Sisters. Written and directed by Elizabeth Wilda, the film provides a historical overview of the work of Catholic Sisters, focusing on the Sisters of Providence of Holyoke, Massachusetts who, since 1873, have been instrumental in establishing non-profit health care and social service institutions across the western Massachusetts region. Religious women historically have made enormous humanitarian contributions that have largely remained unrecognized. They founded, staffed and often funded an array of schools, hospitals and social service institutions across the country where there were none. They faced anti-Catholic discrimination and had little financial resources to work with, yet they became entrepreneurs raising funds and resources to take care of the needy. Sisters distinguished themselves as nurses during the Civil War by demonstrating generous and unbiased humanitarian acts to soldiers on both sides.

These documentaries will be viewable at the following times (EST) at www.CatholicTV.com and on CatholicTV where available:

“Faith In Providence”- Week of May 4th-10th- Monday 2PM, Tuesday 10PM, Wednesday 4PM, Thursday 6:30AM, Friday 9PM, Saturday 10:30AM, and Sunday 2AM

Pope Pius XII- Week of May 11th-17th- Tuesday 11:30AM, Wednesday 5AM, Friday 8AM, Sunday 10:30PM

Cardinal Van Thuan- Week of May 18th-24th – Tuesday 11:30AM, Wednesday 5AM, Friday 8AM, Sunday 10:30PM

About CatholicTV:

CatholicTV provides family-friendly, religious, news, and educational programming 24 hours daily. Founded over 50 years ago, CatholicTV is available in selected areas on cable in the United States and Canada, via Sky Angel IPTV and online via a live stream anytime, everywhere at the station's web site www.CatholicTV.com. Father Robert Reed, a priest of the Archdiocese of Boston, is the Director of CatholicTV
 
Commission Names 13 Countries as Religious Freedom Violators: Vietnam in ''top list''
VOA News
06:04 03/05/2009
The latest annual report by the independent U.S. Commission on International Religious Freedom names 13 countries as serious violators of religious freedom. The commission expresses concern about increasing extremism in many countries, including sharp criticism for Pakistan, saying extremism poses a particular threat to religious freedom.

People pray in Nuestra Senora de la Merced Catholic church in Havana, 29 Sep 2008

The 13 countries named as Countries of Particular Concern (CPC) in this year's report are Burma, North Korea, China, Vietnam, Eritrea, Nigeria, Sudan, Iran, Iraq, Pakistan, Saudi Arabia, Turkmenistan, and Uzbekistan.

According to the report, countries in this category are those where governments engaged in or tolerated particularly severe, meaning systematic, ongoing, and egregious violations of religious freedom.

On the "watch list" are Afghanistan, Belarus, Cuba, Egypt, Indonesia, Laos, Russia, Somalia, Tajikistan, Turkey, and Venezuela.

Commission head Felice Gaer voiced a key concern of the commission. "A key focus of the commission during this reporting period is the threat that religious extremism poses to freedom of thought, conscience, religion and belief worldwide, and to global and regional security," Gaer said.

On Pakistan, Gaer said while government leaders "acquiesced" to the rule of Taliban-associated extremists in some regions, members of civil society, particularly women, have courageously objected.

Commission member Elizabeth Prodromou says the situation in Pakistan, a CPC country since 2002, has worsened because of the "largely unchecked growth" of Taliban-associated extremist groups:

"Pakistan's central government in Islamabad has ceded effective control of more and more of the country to these Taliban-associated extremist groups, notably of course, in the Swat Valley and its neighboring districts. At the same time, sectarian and religiously motivated violence continues apace. Particularly acute are violations against Shia Muslims, Amhadis, Christians, Hindus and Sikhs," she said.

Among the most serious violators of religious freedom, Michael Cromartie said, there was unanimous agreement on North Korea. "The only thing to be said about North Korea is that it is the worst violator of religious freedom rights anywhere in the world. It has not improved [and] it has gotten worse," he said.

Violations in North Korea include beatings, imprisonment and brutality as well as executions, including severe punishment for those who flee to China but are sent back to North Korea.

While China used the 2008 Olympics to showcase its growth and power, the commission says that power was also used to suppress dissent and place severe new restrictions on peaceful religious activities of Tibetan Buddhists and Uighur Muslims.

In Vietnam, the commission cites some positive developments, but says serious abuses and restrictions continue. These include imprisonment and detentions of individuals for advocating religious freedom, and a continuing formal ban on independent religious activity.

In the Middle East, commission member Richard Land summarized worsening conditions for many minorities in Iran."Government rhetoric and action worsened conditions for nearly all non-Shia religious groups, most notably for the Bahais, as well as Sufi Muslims, evangelical Christians and members of the Jewish community," he said.

The commission singles out for criticism a 2008 Iranian government decision to institute a penal code the report says could threaten members of many religious and minority communities with the death penalty.

In Saudi Arabia, the commission says despite some limited reforms, the government continues to interfere with private religious practice, and arrested, detained and jailed Shia Muslim dissidents and Ismaili Muslims.

Gaer explains why the commission wants the U.S. State Department to end its waiver keeping Saudi Arabia off the official U.S. list of religious violators.

"Promises and commitments confirmed to the U.S. in 2006 continue to remain unfulfilled in Saudi Arabia. The anticipated reform of Saudi school textbooks appears to be incomplete. Reports indicate that material that incites violence and fuels extreme religious intolerance remains. The government continues to be involved in supporting activities globally that promote an extremist ideology and in some cases violence against non-Muslims and dis-favored Muslims," Gaer said,

On Iraq, the commission reiterates concerns about government tolerance of severe abuses and targeted intimidation and violence against smallest and most vulnerable minorities.

In Africa, commission member Leonard Leo says a recent commission visit confirmed that the government tolerated systematic, ongoing and egregious violations.

"There have been years of inaction by the Nigerian government to bring the perpetrators of religious violence to justice. Several hundred to 3,000 deaths in the city of Jos last year. Numerous killings in Kaduna, Kano, Yolwa. Over 10,000 people, at least 10,000, people displaced over the past several years all because of sectarian and communal violence."

Among countries on the watch list, the commission says the government of Venezuelan President Hugo Chavez sometimes tolerated and sometimes took action against the Jewish and Catholic communities.

Commission member Imam Talal Eid says the Venezuelan government and media have helped create a hostile environment. "Actions by President Chavez and other government officials have created an environment where Jewish and Catholic religious leaders and institutions are at risk of attack. Furthermore, the Venezuelan government has failed to take adequate measure to hold perpetrators accountable for attacks on Jewish and Catholic leaders and institutions," he said.

In its report, the commission says it is concerned that after 10 years, under both Democratic and Republican administrations, the State Department has not implemented key provisions of the 1998 International Religious Freedom Act.
 
The Vietnam Western Highland And The Bauxite Disaster, S.O.S !
Rev. Joseph Le Quang Uy C.Ss.R
09:53 03/05/2009
The first Reading of Easter Sunday III-year B extracted from The Acts of Apostles makes us really stunned. Peter was among his Jewish people, spoke to them firmly, reminded them of Jesus’ case and accused them, “You rejected this holy, righteous one and instead demanded the release of a murderer. You killed the author of life, but God raised him from the dead. And we are witnesses of this fact ! You killed the author of life” ( cf. Acts 3, 15 )

Peter did not grumble or blame anyone, but it seems to us that Peter was sorrowfully talking to everyone, even to himself, because Peter was a confederate in the injustice Death of Jesus. In that way, Peter not only talked to the Jewish two thousand years ago, but also to each of us nowadays.

We really appreciate the way Peter refers to Jesus “The Author of Life”. We would like to use this term when we mention the hot problem, bauxite exploitation, in Vietnam, our country these days.

Never in the past has the world talked about the environment as they do today. The problem is no longer a gossip or a story that does not have any influences on us. Our Earth has become a “bitter fruit”, Our Green Planet has become a grey planet. Our natural environment has become a death-causing environment. After many years of prudence, the Catholic Church now determines that destruction of the environment is a serious sin.

Facing Bauxite problem, we read in the Social Doctrine of the Church, a work cordially contributed by Cardinal Francis Xavier Nguyen Van Thuan:

“Man must not “make arbitrary use of the earth, subjecting it without restraint to his will, as though it did not have its own requisites and a prior God-given purpose, which man can indeed develop but must not betray”. When he acts in this way, “instead of carrying out his role as a co-operator with God in the work of creation, man sets himself up in place of God and thus ends up provoking a rebellion on the part of nature, which is more tyrannized than governed by him”. ( Article 461 )

In fact, the destruction of the environment is a crime to the world and a serious sin to God, according to the Catholicism. The serious sin is the trespass against God, against Life, killing “The Author of Life”.

In Vietnam, for many years they have had an annoyingly insistent propaganda, instilling into the heads of several generations after the Vietnam war: “Our country is still in poverty; all of us have to try our best to gradually overcome the results of the war”.

Then they try to exploit the soil by planting too many crops, putting a burden on the soil year after year. They over crop the fields which supply us with rice, precious pearls for our life.

They turn thousands of hectares of agricultural land which supports poor farmers into big golf courses surrounded by B40 nets, reserving for foreigners and government officials only.

They encourage destroying dikes preventing salt water in order to get water for shrimp farming. Finally, shrimps are dead, and the vast fields have to be fertilized at least 50 years before rice can be grown again.

They allow state-owned ships to fish everywhere in the sea, catch fish of all sizes with various kinds of equipment in such a way that finally the sea has to cry because fish nearly extinct!

They have built luxurious expensive highways along our country without thinking carefully, and spend billions of Vietnamese Dong, which destroys forest belt and makes the lower impoverished fields suffer from horrible floods and droughts.

They turn the deaf ears and blind eyes to foreign companies exhausting poisonous air and waste water, polluting the river where the poor earn their living everyday. As a result, dust makes the sky grey, birds are dead, plants become withered, children and elders suffer from acute lung diseases.

And for two years now, they have become so inconsiderate that they have eagerly sold off the Western Highland, the rooftop of Indochina for bauxite exploitation. Poor ethnic minorities were dazed to move to other areas giving places to thousands of imported Chinese laborers. Not only is the soil of the Western Highland producing red viscid watercourse but the Vietnamese also are bleeding when fighting against their so-called neighbors who are really robbers.

In their articles and papers, many authors have analyzed the scientific, living, cultural tragedies and territorial sovereignty threat if the bauxite exploitation starts. We do not need to discuss more. However, as Catholics enlightened by Gospel, we would like to give some warnings.

Yes, we would like to repeat what we mention above: this is warning, now and here, for the very Vietnamese Catholic Church, that “They are killing “the Author of Life”.

Why can we dare to say so ? When people are atheistic – they do not believe in God, they can do everything bad and harmful. They do not have any criteria to base on to distinguish good and evil or bad. For them, conscience is a strange term; compassion is rarely seen. And it is even said that you will be considered to be crazy if you are honest in this age.

When we do the Pro-life ministry, we recognize that when they legalize abortion in our country, there is nothing else to say. When they calmly kill a fetus, they can commit any other crimes.

In the same way, when they repudiate freedom of religion and try their best to persecute religions, of course they do not believe in God, “the Author of Life”, who they owe their life to. And now they are protesting against God. Thus all decisions on economy, politics, culture and education in this country gradually become messy, immoral and conscienceless.

These days the Redemptorist Order in Thai Ha, Hanoi, are being buzzed about the Ba Giang Lake having been violated. It is not the ownership of a lake or a land, but the requirement for Justice and Truth to exist. No one can be greedy to rob the land crazily and cruelly, even though he is supported by violence, weapons and army. Fortunately, the Catholics in Hanoi are also sensitively alert to the bauxite problem. Their “Prayer for Peace” is “Where there is hatred, let me sow love” ( Saint Francis ). The small candles in their hands were not only enlighten the Ba Giang Lake but also have become the torches glowing in the Vietnam Western Highland which is being covered with the obscurity and the dust of the violence.

At the time, it is so late, but we would like to appeal to our Catholic Church, to our Bishops, Priests, Religious Orders and all of the Catholics in our country. We are Catholics, we cannot stand by our country’s life with our fear and hesitation. We cannot wait for one another without courageously making any practical decisions. It is unreasonable if we fear something illusive when we do not fear our conscience, the Holy Spirit’s Voice.

We all know that more and more crimes have been rampant in our country. Millions of abortion cases have been committed per year for a long time. But we have kept quiet. Now we have read, heard and understood how bauxite exploitation does harm to the human life, so if we continue keeping silent, it means we are on the same boat with evils killing “the Author of life”

The intellectuals in Hanoi together with Professor Nguyen Hue Chi have written a petition, sent to the government with the signatures of hundreds of engineers, doctors, professors, writers, poets, journalists to ask them to stop what is happening in Daknong and Lam Dong provinces.

It is time for Our Catholic Church to send petition, although we know however we recommend, they will not accept or change their mind. But at least we should raise the voice of our conscience, because we trust in God, “the Author of Life” so that the sacred life is not longer destroyed in our country. It also means that the Vietnam Catholics are always sympathetic and considerate in the heart of the country.

We wish everybody to respond our appeal “PLEASE HELP ! BAUXITE DISASTER, S.O.S”. Please send your information to our websites: www.trungtammucvudcct.com , www.dcctvn.net or send emails to ttmvcssr@gmail.com.

We would like other websites to upload this article for readers’ attention.

Saturday, 25 April 2009

Rev. Joseph LE QUANG UY CSsR

(Translated by YEN VY – LE VINH )

N.B: When signing this petition, please send us your:
Christian name ( if any ), full name, career, Address, Nation
Thank you for your kindness. May God bless you.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Kính Đức Mẹ Thuyên Nhân, Bổn Mạng Cộng Đồng CG Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
13:46 03/05/2009
Lễ Kính Đức Mẹ Thuyền Nhân, Bổn Mạng CĐCGVN – Nam Úc


Kiệu Đức Mẹ Thuyện Nhân
Đa số những người Việt tỵ nạn, vượt biển tìm tự do, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 đều bằng ghe, thuyền.

Từ khi phải tức tưởi rời bỏ nhà cửa, tài sản, cơ nghiệp, ngay cả thân nhân sau lưng, vội vã ra đi, trốn chạy cộng sản.

Lúc xuống thuyền vượt biển tìm tự do, hầu như tất cả những người Công Giáo chúng ta trong lòng đều lo âu, hồi hộp và buồn tủi, chẳng biết bám víu vào ai? Chỉ biết chạy đến cậy trông cùng Mẹ Maria, miệng đọc kinh cầu khẩn, tha thiết nhờ Mẹ xin Thiên Chúa cứu thoát. Đặc biệt, xin Mẹ ra tay phù hộ che chở qua cơn bão táp, sóng to, gió lớn, thập tử nhất sinh. Con thuyền mong manh lênh đênh trên biển cả, nhờ Mẹ dẫn đưa những đứa con tha hương đến bến bờ tự do bình an.

Có những con thuyền đã bị nước trào vào, tràn ngập, muốn nhận chìm hết mọi người trong thuyền xuống đại dương. Dù kiệt sức, nhưng họ đã bám víu lấy Mẹ cùng cất cao tiếng hát:

“Lạy Mẹ là ngôi sao sáng, soi lối cho con lúc vượt biển thế gian…

Lạy Mẹ là ngôi sao sáng soi lối cho con thẳng về nơi phúc nhàn……..

Sống chết con trông nhờ. Bao nhiều sức hộ phù, lòng Mẹ sẵn sàng, mà đoái đến con, giúp con, đưa con về nơi bến...


Mẹ đã cứu nguy thoát hiểm. Giờ đây chúng ta đang sống thanh bình, tự do trên các nước Tây Phương giầu có. Mấy ai còn nhớ đến Mẹ, quay trở lại cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria đã phù trì, trong cơn nguy khốn, lênh đênh trên biển cả sóng gió ba đào đó nữa.

Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc, xin nhận tước hiệu Đức Mẹ Thuyền Nhân làm Bổn Mạng Cộng Đồng, để thay cho toàn thể con dân Mẹ đang lưu lạc trên toàn thế giới, cảm tạ Mẹ đã ra tay cầu bầu cùng Thiên Chúa, cứu giúp phù hộ cho đoàn con cái Mẹ.

Nhờ Mẹ Maria, mà chúng ta đã đến được bến bờ tự do, bình an và có đời sống an cư lạc nghiệp, sung túc như ngày hôm nay. Những người thuộc diện di dân đoàn tụ tuy không phải vượt biển, nhưng cũng phải qua những thân nhân đã vượt biển tỵ nạn, mà Mẹ đã cứu giúp, thì mới được bảo lãnh đòan tụ. Như vậy dù vượt biển hay đoàn tụ bằng đường hàng không đều có dính líu đến bàn tay nâng đỡ của Mẹ. Do đó những Người Việt tỵ nạn, trong các Cộng Đồng ở hải ngoại chúng ta, đều phải cảm tạ ơn Mẹ.

Hằng năm CĐCG Việt Nam - Nam Úc mừng kính Đức Mẹ Thuyền Nhân, Bổn Mạng của Cộng Đồng vào Chúa Nhật thứ I đầu tháng 5, tháng hoa dâng kính Mẹ. Xin cùng hiệp ý dâng lời cảm tạ lên Mẹ Maria.

Thánh Lễ 9 giờ sáng Chúa Nhật hôm nay có khoảng gần 2,000 tín hữu đến tham dự. Trước khi cử hành Thánh lễ là một cuộc rước kiệu Đức Mẹ Thuyền Nhân do các bà trong Hội Các Bà Mẹ Công Giáo phụng vụ kiệu.

Thánh Lễ Đồng Tế do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm chủ tế, cùng đồng tế có linh mục Giuse Phạm Minh Ước Sj. đang phục vụ tại Philipine về Úc Châu công tác và thăm gia đình, linh mục Giuse Nguyễn Xuân Phương chánh xứ, giáo xứ Yên Lĩnh, Trường Sơn, giáo phận Vinh, từ Việt Nam sang thăm Cộng Đồng.

Phần cuối Thánh Lễ Đức Ông Quản Nhiệm đã kêu gọi mọi người trong Cộng Đồng, cùng thánh hiến dâng mình cho Mẹ. Từng cặp đại diện cho mọi lứa tuổi, đã tiến lên trước bàn thờ Mẹ, dâng lên Mẹ Thuyền Nhân những bông Hồng tươi thắm, để tỏ tình con thảo biết ơn.

Trong lúc các đại diện dâng hoa tiến Mẹ, thì Ca đoàn Việt Linh đã cất cao tiếng hát, các bản thánh ca: “Mẹ ơi! Đoái thương nước Việt Nam….” và “Lạy Mẹ là Ngôi Sao Sáng…” cho đến hết phần kết lễ.

Theo như chương trình và kế hoạch xây cất của Cộng Đồng, thì năm nay 2009, Cộng Đồng sẽ kỷ niệm 30 năm thành lập và sẽ xây một tượng đài Đức Mẹ Thuyền Nhân thật lớn, để cảm tạ Mẹ Maria.

Tương đài được thiết kế, an vị ngoài trời, trên một công viên (round about) rộng, lớn hình tròn, có đường kính khoảng 50 mét, trước Hội Trường, trong khuôn viên của trung tâm Cộng Đồng thuộc vùng Pooraka, thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang Nam Úc. Nếu như công tác thiết kế hoàn tất, theo đúng thời điểm dự định, thì tượng đài Đức Mẹ Thuyền Nhân sẽ được khánh thánh vào ngày 20 tháng 9 năm 2009
 
Giáo xứ Chính tòan Phủ Cam Huế dâng thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi
Trương Trí
15:16 03/05/2009
HUẾ - Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh, cũng là Lễ Ơn gọi linh mục, tu sĩ. Giáo xứ Chính tòan Phủ Cam Huế đã long trọng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi do linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thương phó xứ Chính tòa, đặc trách ơn gọi và các dự tu chủ tế.

Xin xem hình ảnh

Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam từ khi đón nhận đức tin đã trải qua nhiều lần bị bách hại, máu các bậc anh hùng đã thấm xuống mảnh đất này, ươm mầm đạo đức cho con cháu đời sau. Và cũng chính mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều vị mục tử, trong đó có Đức Tổng Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, và nhiều linh mục, nữ tu. Cũng chính mảnh đất này, ba cộng đoàn Mến Thánh Giá Phủ Cam, Khâm Mạng, An Lăng được hình thành, phát triển mạnh mẽ và hợp nhất thành Hội dòng Mến Thánh Giá Huế.

Đất lành chim đậu, Hội dòng Đức Mẹ Đi Viếng và Hội dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm đã có những cộng đoàn sinh hoạt tại đây. Dòng Mến Thánh Giá Hướng Phương và Địa phận Vinh cũng vào đây lưu ngụ để cho các nữ tu và dự tu có điều kiện học tập mở mang kiến thức cho kịp trào lưu phát triển của xã hội hầu sau này có thể đáp ứng công việc mục vụ phù hợp với thời đại. Một cộng đoàn của các sư huynh Lasan khiêm tốn ẩn mình trên mảnh vườn trước đây làm nghĩa trang của các sư huynh Lasan Pellerin, dù vậy cũng đã có một số sinh viên học sinh theo tiếng gọi của Đức Kitô dấn thân tìm hiểu và cũng thường xuyên sinh hoạt với giáo xứ.

Trong bài giảng lễ, linh mục chủ tế đã nhấn mạnh đến vai trò mục tử của Chúa Giêsu: “Ta là mục tử tốt lành, mục tử tốt lành thí mạng sống mình vì đàn chiên, ta biết chiên ta và chiên ta biết ta.” Ngài nói tiếp: “Tình yêu của Đức Kitô là tình yêu hy sinh cho đàn chiên. Càng yêu càng sẵn sàng hy sinh. Ngài yêu đến sẵn sàng hy sinh mạng sống mình, là một tình yêu cao cả không có gì so sánh được. Yêu đến nỗi chấp nhận cái chết để cho đàn chiên được sống. Hôm nay cũng là ngày Giáo hội cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Một xã hội thiếu bóng dáng những con người sống tận hiến là một xã hội thiếu lòng quảng đại. Chính sự có mặt của những người sống đời tận hiến phục vụ như nhắc nhở rằng: con người có khả năng sống yêu thương và phục vụ như Đức Kitô. Ngài nói tiếp: ơn gọi tu trì là ân huệ đến từ Thiên Chúa. Gia đình là chủng viện đầu tiên, cũng là dòng tu đầu tiên ươm mầm ơn gọi phát triển. Cha mẹ là những người phát hiện và vun trồng cho ơn gọi lớn lên trổ sinh nơi con cái mình.”

Hiện nay, giáo xứ Chính tòa Phủ Cam có gần 100 em dự tu tại các cộng đoàn nam nữ. Cầu nguyện cho các em luôn giữ vững đức tin và phát triển ơn gọi để sau này có thể vững mạnh trên cánh đồng truyền giáo.
 
Đức TGM Ngô Quang Kiệt dâng thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi tại ĐCV Hà Nội
Trần Quang
15:20 03/05/2009
HÀ NỘI - “Hôm nay, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, toàn thể Hội thánh cầu nguyện cho ơn gọi, cả thế giới Công giáo hướng về các Đại Chủng viện. Các Giáo phận miền Bắc cũng dành ngày hôm nay để cầu nguyện đặc biệt cho Đại Chủng Viện Hà Nội. Chúng ta hãy ý thức và cầu nguyện cho ơn gọi riêng của mỗi người” – Đó là những lời nhắn nhủ của Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong thánh lễ tại Đại Chủng Viện Hà Nội sáng nay.

Sáng nay, ngày 03 tháng 05, Chúa nhật Chúa Chiên Lành, Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội đã đến chủ sự Thánh lễ tại Đại Chủng Viện Hà Nội – Cơ sở Nhà Đức Mẹ La Vang, Cổ Nhuế - để cầu nguyện cho ơn gọi nói chung và đặc biệt là cho Đại Chủng Viện Hà Nội.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Tổng đã hướng anh em chủng sinh ý thức về sự cao quý trong ơn gọi và sứ mệnh mà anh em sẽ được Chúa trao phó.

Theo đó, ý tưởng hay hình ảnh của Vị Mục Tử Nhân Lành đã bàng bạc trong Cựu Ước và được thánh Gioan nói rõ trong bài Tin Mừng hôm nay. Đức Tổng giám mục cho rằng cái biết của Vị Mục Tử trong Tin mừng hôm nay không phải là cái biết khách quan, cái biết khoa học nhưng là cái biết của yêu thương, biết từng người một. Điều này, chúng ta có thể nhận thấy rõ nơi tình yêu mà Chúa đã dành cho mỗi người chúng ta. Chúng ta có được như ngày hôm nay là do Chúa vẫn hằng yêu thương săn sóc ta, Ngài cũng luôn tìm kiếm chúng ta khi ta lầm đường, lạc lối.

Đứng trước tình yêu mà Vị Mục Tử Nhân Lành đã dành cho, chúng ta phải biết chú tâm để lắng nghe lời của Chủ Chiên kêu gọi, từ đó, ta có thể trở nên “tri âm, tri kỷ” với Ngài. Tuy nhiên, việc lắng nghe tiếng Chúa trong cuộc sống hôm nay không phải là dễ. Để có thể lắng nghe được tiếng Chúa, chúng ta cần phải được đào luyện và tự học hỏi thật nhiều – Đức tổng giám mục tiếp tục chia sẻ.

Khi đã chú tâm và lắng nghe được tiếng Chúa, chúng ta phải mau mắn thực hành và đi theo tiếng của Vị Mục Tử Nhân Lành. Theo Chúa không phải theo khơi khơi, theo đấy, nhưng chẳng tha thiết là bao. Thế nhưng ta phải theo Chúa bằng việc từ bỏ những tiếng gọi khác không phải là tiếng gọi của Chủ Chiên. Ta phải theo Chúa bằng chính con đường mà Chúa đã đi qua.

Cuối bài chia sẻ, Đức tổng giám mục đã gợi ý để anh em chủng sinh suy tư về cuộc sống của bản thân. Ngài nói: “Là chủng sinh, anh em đang được Chúa mời gọi bước theo Chúa một cách đặc biệt trong con đường phục vụ những con chiên khác. Vậy anh em hãy tự đào luyện để có thể mặc được những tâm tình của Chúa là mẫu gương Vị Mục Tử Nhân Lành. Như thế, chúng ta sẽ trở nên những vị mục tử như lòng Chúa mong ước. Từ đó chúng ta mới có thể quy tụ những con chiên đang tản lạc thành đàn chiên đông đúc, nơi đó chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên”.
 
Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh tại Giáo Xứ Hà Đông – TGP Hà Nội
Đức Long
15:28 03/05/2009
HÀ NỘI - Ngày 3 tháng 5 năm 2009, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – Giám mục phụ tá TGP Hà Nội – đã đại diện Đức Tổng Giám mục Giuse để long trọng cử hành thánh lễ khai mạc năm thánh tại giáo xứ Hà Đông nhân dịp kỷ niệm bách chu niên nhà thờ giáo xứ.

Xem hình ảnh

Cùng đồng tế trong thánh lễ với Đức Cha phụ tá còn có quý cha trong và ngoài giáo phận, quý cha DCCT Hà Nội. Thánh lễ được cử hành một cách trang nghiêm sốt sắng với sự tham dự của đông đảo bà con giáo dân.

Cũng như nhà thờ giáo xứ Sơn Lãng (nơi vừa bế mạc Năm Thánh), nhà thờ giáo xứ Hà Đông cũng được xây dựng vào năm 1908, đến nay đã tròn 100 năm trôi qua.

Nhà thờ Hà Đông nằm ở trung tâm của thị xã Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội. Hà Đông là một giáo xứ có khoảng trên dưới 2000 nhân danh, hiện do Cha Nguyễn Ngọc Hinh làm chính xứ.

Trải qua dòng thời gian một thế kỷ đã qua với bao biến động của thời cuộc và sự tàn phá của chiến tranh, thế sự nhiễu nhương, nhà thờ Hà Đông vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn nét cổ kính trang nghiêm của mình.

Được biết, trong thời gian trước đây, cơ sở vật chất nhà thờ và nhà xứ cùng đất đai của giáo xứ đã bị chiếm dụng khá nhiều và sử dụng vào những mục đích khác nhau. Ngôi thánh đường vẫn tồn tại với thời gian như hiện nay là nhờ vào ơn Chúa, sự cộng tác nhiệt thành vì nhà Chúa của các thế hệ linh mục quản xứ và bà con giáo dân nơi đây. Đặc biệt, giáo xứ vẫn luôn cầu nguyện và nhớ ơn cụ ông Antôn Nguyễn Văn Doãn, sinh năm 1927, vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà bị bắt và tù đày 7 năm (1964).

Trong niềm vui được ơn rộng Hội Thánh ban năm Thánh này, giáo xứ Hà Đông cùng với mọi thành phần dân Chúa cùng nhau cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, can đảm sống đức tin và làm chứng cho Công Lý và Hòa Bình./.
 
Hạt Phú Xuyên thuộc TGP Hà Nội cổ võ Ngày Ơn Gọi nhân Chúa Nhật Chúa Chiên Lành
Giuse Trần Ngọc Huấn
18:14 03/05/2009
HÀ NỘI - Giáo hạt Phú Xuyên tổ chức ngày cổ võ ơn gọi. Từ khi tách từ hạt Hà Tây cũ. Hôm nay, lần đầu tiên Giáo Hạt tổ chức ngày cổ võ ơn gọi. Số em đăng ký có 141, nhưng vì lý do sức khoẻ và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm, nên con số hiện diện chỉ có 119 em.

Buổi gặp mặt hôm nay được tổ chức tại giáo xứ Hoàng Nguyên, nhưng vì trùng hợp với ngày chầu của giáo họ Cổ Liêu, nên sau khi được nghe những lời chia sẻ của cha Antôn đặc trách ơn gọi, cha quản hạt chính xứ Hà Thao, cha chính xứ La Phù và cha chính xứ Bái Xuyên, các em đã đến chầu Thánh Thể nửa giờ và phục vụ Thánh lễ tại giáo Họ Cổ Liêu.

Kết thúc Thánh lễ các em trở lại giáo xứ Hoàng Nguyên để dùng bữa cơm trưa, nghỉ ngơi….. Trước khi ra về các em cùng chụp chung một tấm hình, và nhận một phần quà nho nhỏ, nhằm khích lệ các em trên bước đường theo đuổi ơn gọi để phục vụ Giáo hội ngày mai.

 
Đại hội Liên Đới Nghề Nghiệp tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
19:55 03/05/2009
PARIS - Ngày 1 tháng năm 2009, trên đường phố, 1.200.000 dân chúng ra đường biểu tình đòi liên đới kinh tế; trong khuôn viên Giáo xứ Việt Nam quận XVII, 350 giáo dân công giáo việt nam đã nghe lời mời của Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp cùng tụ tập bên Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh cử hành lễ Thánh Giuse Lao Động, bổn mạng Liên Đới Nghề Nghiệp.

1. Thư mời đã được gởi đi ngày 11.04.2009.

Thư rằng: Chỉ còn hai tuần nữa là ngày Đại Hội Liên Đới X, chúng tôi hân hạnh gửi đến Quý Anh Chị lá thư này, trước hết thăm sức khoẻ Quý Anh Chị và Gia Quyến, cầu chúc cho mỗi người được tràn đầy niềm vui Phục Sinh; thứ đến mời Quý Anh Chị cố gắng tới tham dự ngày Đại Hội Liên Đới X này. (Ngày giờ và chương trình, xin xem dưới đây).

Chủ đích của Liên Đới Nghề Nghiệp là gây tạo nên giữa chúng ta một tinh thần bác ái huynh đệ góp phần xây dựng Cộng Đoàn Giáo Xứ, xây dựïng Giáo Hội Hoàn Vũ và gây dựng Xã Hội Con Người. Đó chính là điều Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận nhiều lần nhắc nhủ trong cuốn Đường Hy Vọng. Chúng ta hãy đọc lại lời của Ngài:

• « Bác ái là trở thành một Cộng Đồng làm phát sinh những mối tương quan mới. Có tương quan mới sẽ có (Giáo Xứ mới, Giáo Hội mới) thế giới mới » (ĐHV 799).
• « Bác ái không chỉ có yêu thương và tha thứ; Bác ái cả là một hành động để tạo một bầu khí mới giữa cộng đồng làng xã, cộng đồng quốc gia, cộng đồng quốc tế » (ĐHV 800).
• «Đừng chỉ có tiền mới bác ái. Hãy bác ái bằng nụ cười, bằng bắt tay, bằng thông cảm, bằng thăm viếng, bằng cầu nguyện (ĐHV 741).
• «Không ghét ai chưa đủ, thương người chưa đủ, giúp người chưa đủ. Hiệp nhất trong tình yêu và hành động mới đủ ». (ĐHV 802).

2. Ngày 01.05.2009, trên 300 người đã đến tham dự Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp.

Từ sáng sớm, các đơn vị chuẩn bị trực tiếp và sau cùng, đã đến thực hiện công việc của mình. Nhóm Tầu 101 và Liên Đới Doanh Thương đã đến thật sớm để chuẩn bị bữa ăn cho Tiệc Liên Đới. Không kể công việc chuẩn bị từ nhiều ngày qua, sáng nay, có người đã, từ 04 giờ sáng, lặn lội đến tận chợ Rungis mua rau.

Các bạn trẻ, do anh Ngô Bảo Lâm điều động, đã tình nguyện đến sửa lại bàn ghế, rồi kê bàn ghế. Họ cũng sẽ lo việc dọn lại sau tiệc; và hầu bàn, bưng thức ăn.
Nhóm Dịch vụ trải khăn bàn, đặt chén bát, đĩa muỗng,…

Tất cả những công việc chuẩn bị trực tiếp này đã được thực hiện dưới sự đốc thúc của anh Khang, anh Chiểu, anh Định, anh Hòa, anh Hảo, anh Thủy, anh Lâm,…

Từ 13 giờ 30, ngày 01 tháng 05 năm 2009, Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ 10 đã được khai diễn, để kéo dài và chấm dứt vào khoảng 23 giờ cùng ngày. Đại Hội đã đi qua một chương trình 4 mục: Làm tổng kết sinh hoạt; thảo luận trao đổi về y khoa phòng ngừa; Thánh lễ « Tình Yêu Liên Đới »; Và Tiệc Liên Đới Năm Thánh 2010.

3. Tổng kết và dự kiến sinh hoạt liên đới

Trong nhà nguyện, từ 13 giờ 30, theo chương trình, theo lời mời của ông Nguyễn Đình Chiểu, người điều khiển và hoạt náo chương trình, các thành viên Phong trào Liên Đới Nghề nghiệp và thân hữu đã cùng nhau tề tựu để chia sẻ về hai việc: 1- làm tổng kết sinh hoạt năm qua và lập trình cho sinh hoạt năm tới, 2- đồng thời trao đổi về y khoa phòng ngừa.

Mở đầu cho công việc tổng kết và lập trình sinh hoạt, « hướng đi bác ái » của Liên Đới Nghề Nghiệp đã được nhắc lại.
Qua bài chia sẻ Tin Mừng thánh Gioan chương 17, câu 17-21, ông Nguyễn Văn Thơm đã chia sẻ về bổn phận truyền giáo trong tinh thần hiệp nhất của bác ái. Rổi quảng diễn « Tình yêu liên đới theo giáo huần của thánh Phaolô », Đức Ông Mai Đức Vinh nhắc đến « Tình yêu liên đới giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, tình yêu liên đới giữa mọi phần tử trong giáo đoàn, tình yêu liên đới giữa những người làm việc tông đồ và tình yêu liên đới trong Nhiệm Thể.

Tổng kết, LĐNN đã làm được gì trong năm qua ? Ông Trần Văn Cảnh tổng kết các sinh hoạt của Liên Ngành năm nhóm. Ông nhắc lại đường lối bác ái ưu tiên cho tiên phòng, văn hóa xã hội, mà không quên bác ái giúp đỡ khẩn cấp, đáp ứng những nhu cầu cụ thể « ăn, ở, làm ». Từ khi thành lập vào ngày 01.05.2000, công việc cụ thể mà Liên Ngành LĐNN đã thực hiện xoay quanh 3 việc chính: trợ giúp ngân quĩ công việc truyền giáo ở Việt Nam; khuyến khích nhau sống bác ái hầu làm tông đồ truyền giáo và giữ vững đức tin; tổ chức và tham dự vào các sinh hoạt mục vụ văn hóa, xã hội, xây dựng để phát triển và làm đẹp giáo xứ.

Niên khóa 2008-2009, Liên Ngành LĐNN đã gởi về 3500 € giúp quĩ truyền giáo việt nam, đã khích lệ, hỗ trợ và tham dự sinh hoạt của các ngành Chuyên gia, Taxi, Xây Dựng,…; đã góp phần bảo trì và phát triển mạng lưới http://giaoxuvnparis.org, tờ báo « Giáo Xứ Việt Nam » và cuốn sách « Giáo Xứ Việt Nam Paris 60 năm ».

Tiếp theo tổng kết liên ngành, từng ngành đã báo cáo công việc của mình. Bác sỹ Lê Trung Tú và ông Bùi Trọng Khang báo cáo về họp mặt hàng tháng, những sinh hoạt tư vấn luật pháp và y khoa, thuyết trình về những bệnh hay gặp, sinh hoạt cao niên,… của Nhóm Chuyên gia. Ông Vũ Trung Thủy báo cáo về Nhóm Dịch Vụ: họp mặt hai tháng một lần, học hỏi về thánh Phaolô, gây quĩ giúp các cha già ở Việt Nam, và giúp giáo xứ làm tổng vệ sinh vào Giáng Sinh và Phục Sinh. Ông Nguyễn Văn Thơm báo cáo về những công việc chỉnh trang của giáo xứ trong ba lãnh vực: sơn, điện và mộc,… do Nhóm Xây Dựng thực hiện. Ông Nguyễn Văn Hòa khiêm tốn « thưa đại hội rằng Nhóm Doanh Thương ít người chưa làm được gì »; Nhưng cử tọa đã phản ứng ngay rằng « thưa được nhiều lắm, đặc biệt là tổ chức bữa tiệc Liên Đới Năm Thánh 2010 năm nay ». Ông Trần Bá Lạc báo cáo về Nhóm Thân Hữu Taxi: họp mặt hàng tháng vào thứ bảy đầu tháng, tiệc tết Taxi « Tấm Lòng Vàng » hàng năm giúp các em mồ côi và khuyết tật ở Việt Nam, đưa đón các Đức Cha, khi các ngài đến thăm giáo xứ, chương trình « Con heo bác ái 1€ », và tham gia vào 2 ngày thân hữu giáo xứ.

Dự kiến, LĐNN sẽ làm gì cho năm 2009-2010 ? Người trách nhiệm Liên Ngành, ông Trần Văn Cảnh đề nghị: để kỷ niệm sinh nhật 10 năm LĐNN và để đáp lời mời của Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng ta sẽ hướng các sinh hoạt LĐNN về NĂM THÁNH 2010, theo 4 đường mà Đc Nhơn đã gợi ý:

• Cầu nguyện cho việc cử hành năm thánh được kết quả tốt đẹp,
• Tham gia bằng nỗ lực và xây dựng cộng đoàn giáo xứ
• Tham gia bằng cách đóng góp ý kiến, gởi về cho Ban Tổ Chức Năm Thánh
• Và Giúp Giáo Hội có ngân khoản cần thiết để lo chi phí tổ chức những sự kiện lớn trong Năm Thánh.

Công việc thứ tư chúng ta sẽ làm ngay bây giờ. Chúng ta tổ chức « Tiệc Liên Đới Truyền Giáo Năm Thánh 2010 » để gây quĩ gởi về HĐGMVN giúp việc tổ chức NĂM THÁNH 2010.

4. Trao đổi về « Y khoa phòng ngừa »

Trong chiều hướng làm bác ái tiên phòng, bằng những sinh hoạt văn hóa, giáo dục, xã hội, từ nhiều năm nay LĐNN đã tổ chức hội thảo về một đề tài kinh tế xã hội. Nhiều đề tài đã được thực hiện trong các năm qua: Liên đới nghề nghiệp, học thuyết xã hội công giáo, chứng tá đức tin trong nghề nghiệp, liên đới trong đời sống hằng ngày, truyền giáo trong nghề nghiệp, kinh nghiệm liên đới của các nghiệp đoàn chủ và thợ, thừa kế, Luật lao động và vấn đề kỳ thị, đầu tư địa ốc.

Năm nay Liên Ngành đã chọn đề tài « Y khoa phòng ngừa ». Bốn bác sĩ đã nhận lời trình bày và trả lời về những vấn đề y khoa phòng ngừa, liên hệ đến những bệnh thông thường. Bác sĩ Tạ Thanh Minh nói về cao áp huyết, Bác sĩ Bích Hiền nói về bệnh tiểu đường, Bác sĩ Lê Trung Tú nói về bệnh ung thư, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa phụ trả lời chung.

10 lời khuyên bác sĩ Tạ Thanh Minh đưa ra, có lẽ là lời kết luận dưỡng sinh tổng hợp tốt đẹp để phòng ngừa một cách hữu hiệu các bệnh nói chung: tránh dư cân, tránh hút thuốc, bớt uống rượu, bớt ăn mặn, bớt dùng đồ ăn có mỡ, dùng dầu thực vật hơn là dầu động vật, dùng đồ bột, dùng trái cây và rau tươi, dùng sản phẩm nhẹ, vận động và tập thể dục thể thao nửa giờ mỗi ngày.

5. Thánh lễ « Tình Yêu Liên Đới »

Sau một buổi làm việc dài 3 giờ 15 phút, để nhìn lại việc đã làm và nhìn tới việc sẽ làm, cũng như để học hỏi và trao đổi về « Y khoa phòng ngừa », các hội thảo viên đã nghỉ giải lao ít phút. Rồi theo lời mời và sự hướng dẫn của Ban Dịch Vụ, mọi người đã trở lại nhà nguyện, cử hành thánh lễ với tất cả 4 cha trong Ban Giám Đốc, 3 cha khách và 2 thấy sáu Ban Giám Đốc.

Chia sẻ Tin Mừng, Đức Ông chủ tế đã đặc biệt nhấn mạnh đến giá trị của lao động, đã được Chúa Giêsu thánh hiến, mời mọi người theo gương thánh Giuse cần cù, trách nhiệm, lương thiện trong công việc, hầu thánh hiến việc làm của mình và hãnh diện trước mặt xã hội về việc và nghề của mình.

Trong chiều hướng chia sẻ tin mừng trên, ông Nguyễn Văn Hòa đã đại diện anh em liên đới nghề nghiệp dâng 4 lời nguyện:
• Xin cho chúng con, noi gương thánh bổn mạng Giuse thợ, biết quí trọng việc làm, có sức khỏe và làm việc hữu hiệu để có lợi ích sinh sống cho gia đình và tha nhân !
• Xin cho chúng con, đã được liên kết trong Phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp, biết liên kết chặt chẽ trong tình yêu Chúa, thương yêu và nâng đỡ lẫn nhau, và cho phong trào LĐNN được phát triển hơn nữa trong cộng đoàn !
• Xin cho những người anh em trong chúng con bị đau yếu, bị mất việc, hay gặp khó khăn trong công ăn việc làm, được biết can đảm, nhẫn nại chịu đựng những thử thách hiện tại, để tìm lại được sức khoẻ, tìm lại được việc làm và vượt thắng được những khó khăn.
• Xin cho Giáo Hội Việt Nam, trong dịp Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáp Phẩm Chính tòa, luôn luôn kiên vững trong đức tin, biết hiệp thông và giúp đỡ lẫn nhau trong một nhiệm thể, hầu mở rộng Nước Chúa mỗi ngày mỗi hơn !

6. Tiệc Liên đới Truyền giáo Năm Thánh 2010

Tối ngày thứ tư, 11/06/2008, từ 19g00 đến 22g30, Giáo xứ Công Giáo Việt Nam Paris đã được hân hạnh tiếp đón ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn để nghe Ngài nói chuyện về việc CỬ HÀNH NĂM THÁNH 2010 tại Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ này, một số ý kiến đã được các đại diện HĐMV đưa ra, trong đó có 3 điều hứa:

• Sự gắn bó của giáo dân việt nam tại Pháp với Giáo Hội Việt Nam, sẵn sàng tham dự và đóng góp vào các chương trình nghiên cứu lịch sử giáo hội, chuẩn bị và sinh hoạt năm thánh 2010.
• Chúng con sẽ tổ chức học hỏi về Giáo Hội Việt Nam và về năm thánh 2010 cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân, đặc biệt là giới trẻ tại Pháp.
• Xin hứa đóng góp tài chánh vào việc tổ chức năm thánh 2010.

Diều hứa thứ ba, LĐNN đã được hân hạnh mở đầu, đi bước tiên phong. Bữa cơm thân hữu Liên đới Truyền Giáo mà LĐNN tổ chức hằng năm, năm nay sẽ có tên là « Tiệc Liên Đới Truyền Giáo Năm Thánh 2010 » vì LĐNN muốn « Đóng góp tài chánh vào việc tổ chức năm thánh 2010 ».

Chắc hẳn vì mục đích cao đẹp này, nhờ sự mời gọi của các cha, do sự tận tình của các cán bộ của Phong trào Liên đới Nghề Nghiệp, mà hơn 300 giáo hữu và bạn bè đã đến tham dự.

Paris, ngày 03 tháng 05 năm 2009
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sống sung mãn trong một đất nước sống mòn
Trần Giang
01:31 03/05/2009
Sống mòn” là tựa một truyện dài (1944) của Nam Cao (1915-1951).

Ai cũng biết: nói tới Nam Cao là nói tới mô-típ sống mòn. Đặt chân vào thế giới nghệ thuật của Nam Cao ta phải luôn luôn đối mặt với tình thế cùng quẫn, khốn khó, trong đó cuộc sống của con người hiện ra bi đát thê thảm. Với người có lương tâm, đó là một sự sỉ nhục. Các nhân vật của ông như Chí Phèo, Thị Nở được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như Tú Bà, Sở Khanh của Nguyễn Du. Cả đời Nam Cao hầu như nằm gọn trong thời gian Pháp đô hộ Việt Nam (1887-1945). Tác phẩm của ông mang tính văn học hiện thực về cuộc sống thống khổ nhân dân.

Thứ, nhân vật chính của Sống Mòn là một thanh niên mới vào đời tràn đầy hăm hở, nồng nhiệt đã nhanh chóng bị cơm áo gạo tiền biến thành một nhà giáo lù đù, tính toán chi li, cầu an. Những ước mơ cao rộng của anh dần dần bị lụi tắt; mọi suy tính của anh không vượt ra nổi vòng vây áo cơm cứ bóp nghẹt anh, gia đình anh, suy rộng ra là làng quê, xóm nhỏ ngoại ô, và cả đất nước mà trong đó anh đang sống. Kiếp chúng mình tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo ăn lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả ước mong, tất cả mục đích của đời chúng mình, chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực, lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mòn mỏi tài năng trí óc, giết chết những mong muốn đẹp, những hy vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết đói, lúc nào cũng lo làm thế nào cho khỏi chết đói! Như vậy thì sống làm gì cho cực?”

Ngót 300 trang truyện dài lê thê, không có cốt, không có truyện, không có gay cấn và ly kỳ; nhưng sao lại có sức gắn bó với cả cuộc đời rộng lớn; tiếng thì thầm của tác phẩm đeo bám nhiều lớp người trong hành trình cuộc sống, giữa bao thăng trầm của lịch sử. Đó là một cuộc đối thoại lớn giữa cái sống và cái đang mất dần sự sống; giữa sống và chết; và cuối cùng là sự toàn thắng của cái chết – cái chết mòn. Cái chết mòn của một lớp người, và cũng là của cả một dân tộc.

Tác phẩm của Nam Cao như những câu hỏi cứ xoáy sâu vào tâm trí người đọc, không phải câu hỏi “To be or not to be” (tồn tại hay không tồn tại, sống hay không sống), mà là sống như thế nào cho ra sống, sống thế nào cho có phẩm giá, có tư cách, và muốn như vậy con người phải làm gì? Tư tưởng nhân văn ở đây không đơn thuần là lòng thương người, sự cảm thông với những bất hạnh, mà thức tỉnh danh dự làm người, buộc con người phải suy nghĩ về thực trạng mình đang sống, tìm cách để thoát ra khỏi kiếp sống thừa, sống mòn vô nghĩa. Trong Sống Mòn, Nam Cao nói đến cái Chết Mòn, nó là “cái chết ngay trong lúc sống” – cái chết của những người sống sờ sờ ra đấy mà không biết dùng sự sống của mình vào việc gì.

CSVN thường lợi dụng các tác phẩm của Nam Cao để vênh váo nhờ có đảng ta nên đất nước và nhân dân ta sau một thế kỷ lâm vào tình trạng sống mòn trong tăm tối vật vờ mới nhìn thấy được mặt trời:

Vừng trời đông ánh
hồng tươi sáng bừng lên.
Đàn bồ câu trắng bay
về trong nắng mới.
Ngàn triệu dân siết
tay nhau đứng quanh Đảng CSVN…


Nhạc sĩ văn nô Đỗ Minh, người sáng tác bài hát ca tụng đảng hết sức mù quáng lố bịch này còn phát biểu đáng kinh tởm hơn:

“Tôi lớn lên từ quê hương nghèo đói. Có Đảng, đi theo Đảng người dân có được cuộc sống đổi đời. Tôi hướng theo Đảng như một người trong kiếp nô lệ lầm than hướng theo ánh sáng: Tôi lớn lên từ quê hương nghèo đói. Có Đảng, đi theo Đảng người dân có được cuộc sống đổi đời. Tôi hướng theo Đảng như một người trong kiếp nô lệ lầm than hướng theo ánh sáng" (http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/nam2005/thang1/33573/)

Không cần cãi cọ lý luận dài dòng lôi thôi vô ích, thực tế phũ phàng hiện ra sờ sờ trước mắt mọi người là nếu năm 1945 không có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản, thì chắc chắn Dân Tộc Việt đã thoát được cảnh núi xương sông máu và sự chậm tiến suốt 75 năm qua, khi phải sống dưới ách thống trị của chủ thuyết Mác-Lênin, được ngụy trang qua cái quái thai gọi là ‘tư tưởng HCM.

VN ngay thời kỳ chiến tranh hay bị Pháp đô hộ, vẫn nằm ngoài danh sách 20 quốc gia nghèo đói trên hoàn vũ. Nay nước ta bị các cơ quan quốc tế tài trợ như IMF, WB… xếp vào số 10 nước thiếu ăn cùng khổ nhất thế giới. Trong búa và lưỡi liềm của đảng, VN đã trở thành một xã hội trộm cướp phi luân, từ trong cung đình trung ương đảng ra tới hè phố mà thủ phạm không ai khác hơn là cán bộ đảng. Cả nước ngày nay như một nhà tù với mạng lưới công an đen nghịt vây bũa. Để sống còn nhiều người đã học theo gương đảng nói láo và lừa bịp nhau. Mọi tầng lớp đồng bào, nhất là giới thanh niên chỉ còn biết sống mòn, sống cũng như chết. Ngôi nhà văn hiến VN bị chế độ và chủ nghĩa CS phá sập để thay vào đó bằng mớ luận thuyết thối tha sặc mùi đấu tranh giai cấp, chia rẽ mọi người để đảng thao túng cai trị.

Những ai từng sống ở VN trong những năm qua đều nhìn ra bản thân mình trong nhân vật Thứ của Sống Mòn. Nhưng dù có phải sống mòn như thế Thứ cũng còn được sống thật, dám nghĩ dám nói và dám làm những gì Thứ cho là đúng và cần thiết cho bản thân và gia đình mình. Toàn dân Việt hiện nay không những phải sống mòn mà còn phải sống giả. Tuy mọi người đều kinh tởm đảng nhưng để tồn tại trong cuộc sống mòn ai cũng phải tâng bốc đảng. Tất cả mọi đơn từ văn bản trong bất cứ việc lớn bé nào cũng phải bắt đầu bằng những từ sáo rỗng CHXHCNVN, Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Chỉ có linh mục Nguyễn Văn Lý mới dám viết thật là “không Độc Lập – chẳng Tự Do – mất Hạnh Phúc” thì phải chịu ngay một hậu quả là bị bịt miệng và đi tù. Nghịch lý bi đát nhất của đất nước là người ta chỉ có thể thoát khỏi kiếp sống mòn, sống cũng như chết, bằng cuộc sống dồi dào, sống thật ở trong một nhà tù bé (nhà tù lớn là toàn thể đất nước).

Người dân phải tìm mọi cách loay hoay xoay xở để thoát khỏi kiếp sống mòn vật vờ. Sau hơn 30 năm khoác lác độc lập, tự do, hạnh phúc của CSVN, hàng dài người xếp hàng xin visa trước tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon có vẻ như không bao giờ kết thúc, mỗi lúc mỗi dài hơn đông hơn. Hàng dài các cô gái xếp hàng cho các ông Tầu ông Hàn chọn lựa cũng dài hơn đông hơn. Hàng dài dân oan khốn khổ lê lết đi khắp chốn tìm công lý cũng dài hơn đông hơn.

Đức Giê-su đã xót thương cho thân phận sống mòn của con người. Người mở ra một lối thoát cho họ: tin vào Người. Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào (Ga 10,10). Có vẻ như tin vào Đức Giê-su thì nhìn bên ngoài cuộc sống ta vẫn thế, vẫn long đong trong cuộc mưu sinh, thân phận vẫn bị bầm dập bởi các tai ương bệnh tật của kiếp người, hay nói theo ngôn ngữ của thi sĩ Tú Xương, là vẫn luôn bị “ba cái lăng nhăng nó quấy ta”.

Thật ra Đức Giê-su không mở ra một lối thoát về mặt chính trị, kinh tế, hay xã hội cho kiếp sống mòn của con người. Những người đi tìm những thứ đó nơi Người sẽ phải thất vọng. Trái lại, một đòi hỏi gay gắt nhất của Người khiến cho việc đi theo Người trở nên vô cùng khó khăn là phải chấp nhận mất đi mọi thứ mà con người thường quý trọng nhất. “Đức Giê-su đáp: ‘Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.’ Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (Mt 19,21-22).

Cốt lõi của Tin Mừng là người tin sẽ được trở thành con Thiên Chúa như Đức Giê-su. Làm con thì khác với nô lệ. “Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi. Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do” (Ga 8,35-36). Bản năng sinh tồn khiến cho con người luôn phải xoay xở tìm kiếm miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình. Nhưng không có ai và không có nơi chốn nào trên đời này có thể mang lại một giải pháp tối hậu theo như cách của Đức Giê-su. Người có một thứ nước giải khát khác với cách suy nghĩ của con người. “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13-14).

Nhiều người khi đến định cư tại các nước giầu có phương Tây phải vỡ mộng vì tuy được ăn ngon mặc đẹp ở sang hơn họ lại vật lộn gay gắt hơn để sinh tồn. Ăn uống thừa mứa gây nên nhiều chứng bệnh thể lý, lối sống phương Tây cũng gây nên nhiều ưu sầu mới cho họ. Rất nhiều người dù sống tại nước ngoài trong hàng chục năm vẫn còn bị shock trầm trọng bởi những khác biệt về văn hóa. Nhiều người thường hoài niệm về những năm đói khổ ở quê nhà với nhiều tiếc nuối vì họ cảm thấy vào lúc xa xưa đó trong lòng họ vẫn còn có những niềm vui dào dạt mà bây giờ họ lại trống vắng.

Trên khắp chiều dài đất nước VN luôn có vô số người tin vào Đức Giê-su được sống dồi dào một cách huyền nhiệm. Họ không bon chen bỏ đạo vào đảng để hưởng lộc đời, không lọc lừa để làm giàu, con cái họ chẳng làm được ông này bà nọ. Nhưng nhờ tin vào Đức Giê-su họ vẫn được sống dồi dào. Họ không có tiền của quyền lực bằng ai nhưng biết chia sẻ những cái ít oi mà họ có cho những người nghèo hơn, khốn khổ hơn, theo như lời dạy của Đức Giê-su. Họ luôn nghiệm ra mình được những ơn rất đặc biệt trong những thăng trầm của kiếp người. Quan trọng nhất, đi theo Đức Giê-su, họ biết đường mình đi và biết mình sẽ đi về đâu ở cuối con đường. “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.” (Ga 14,4).
 
Công an Thái Bình gửi giấy triệu tập bà Hội trưởng Đội Kèn xứ Nam Châu vì đi Thái Hà!
Phong viên Hà Nội
01:56 03/05/2009
GIẤY TRIỆU TẬP BÀ TRƯỞNG ĐỘI KÈN XỨ CAM CHÂU

Công an huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, gửi giấy triệu tập lần 1 cho bà Trần Thị Cát, Hội Trưởng Hội Nữ Kèn đồng giáo xứ Cam Châu. Giấy yêu cầu bà có mặt ở CA Thái Thuỵ để trình bày một số việc công cần.

Trưa mùng 1.5.2009, bà Cát đã lên đường đi Thái Hà cùng chị em. Tất cả đều phải "trốn tránh" sự ngăn chặn trái pháp luật của các công an và đã đến Thái Hà vào lúc chiều gần tối ngày 1/5/2009.

Xem video Hội Ken Nam Châu tại Thái Hà

Ngày 2/5/2009, sau khi lễ cùng Đức Cha và các cha Thái Bình, Hội kèn đồng Cam Châu phải đợi đến gần tối mới ra bắt xe về Thái Bình. Nếu thuận lợi họ sẽ về đến nhà khoảng 22 giờ đêm.

Có tin báo CA đang đợi bắt kèn của các bà, các bà đã gửi kèn và đi lối khác mà về!

 
Công an đã vi phạm tố tụng khi chưa khởi tố vụ án hình sự đã triệu tập người dân theo thủ tục hình sự
Luật sư Lê Sáng
11:54 03/05/2009
Theo qui định của bộ luật tố tụng hiện hành, trình tự xử lý một vụ việc có dấu hiệu hình sự, người có hành vi bị cho là phạm một tội qui định trong bộ luật hình sự phải bắt đầu bằng KHỞI TỐ VỤ ÁN. Sau khi vụ án đã được khởi tố, mới được áp dụng các biện pháp điều tra theo bộ luật này.

Trừ trường hợp phạm tội bị bắt quả tang, hoặc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan điều tra mới được áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhưng cũng phải sớm khởi tố vụ án, khởi tố bị can mới được áp dụng các biện pháp điều tra tiếp theo. Phải khởi tố vụ án mới được khởi tố bị can. Phải khởi tố bị can, mới được tạm giam người. Phải khởi tố vụ án, mới được triệu tập người liên quan, và áp giải nếu họ cố ý vắng mặt để trốn tránh trách nhiệm…

Đối với người bị cơ quan điều tra coi là “nghi can” nhưng không bắt được quả tang, không bắt được khẩn cấp, chưa khởi tố được vụ án, thì buộc phải áp dụng thủ tục hành chính, chứ không được áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đối với họ như triệu tập… Trường hợp này bắt buộc phải gửi giấy mời - Giấy mời công dân làm việc với cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan công an thì luôn có hai tư cách: Tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng (Theo luật tố tụng hình sự) – Và tư cách là một cơ quan hành chính nhà nước. Khi chưa khởi tố vụ án hình sự, thì cơ quan công an làm việc với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước. (*)

Vậy mà ngày 27/4/2009 công an Hà Nội dám gửi giấy triệu tập ông Linh Mục Nguyễn Văn Khải, thậm chí dùng mẫu triệu tập theo tố tụng hình sự, có cả phần ghi chú kèm theo, nói rõ về người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, theo bộ luật tố tụng hình sự… Sẽ bị xử lý… Nếu vắng mặt, hay từ chối trốn tránh trách nhiệm…

Thật là tuỳ tiện, ngu dốt, lộng quyền, trắng trợn chà đạp lên luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp này vụ án hình sự đã được khởi tố chưa? Số/ngày/tội danh quyết định khởi tố vụ án hình sự đâu sao không ghi vào giấy triệu tập? ông Linh Mục Nguyễn Văn Khải là người làm chứng? Là bị hại? Là nguyên đơn dân sự? Hay là bị đơn dân sự?

Ngày 30/4/2009 công an Huyện Thái Thuỵ - Thái Bình lại theo gót công an Hà Nội triệu tập bà Trần Thị Cát, giáo dân Thái Bình theo thủ tục tố tụng hình sự, cho thấy toàn bộ lực lượng công an, lực lượng điều tra công an cộng sản việt nam đã vi phạm trắng trợn thủ tục tố tụng hình sự hiện hành. Những việc làm chà đạp pháp luật của chính mình ban hành này rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Nó được công an, thậm chí cả giới luật sự cho là chuyện thường tình, đương nhiên… Và không tranh luận.

Trong khi thủ tục giấy tờ hành chính của nhà nước áp dụng với người dân thì rất hà khắc, mẫu giấy khai sinh, khai tử, sao lục, xác nhận… Thay đổi theo năm, theo vùng miền… Và mẫu cũ, mẫu khác không được chấp nhận nếu người dân vẫn đem ra sử dụng… Thì giấy triệu tập theo thủ tục tố tụng hình sự của công an lại được làm tuỳ tiện, nhếch nhác đến phát kinh… Nhưng nó cũng được cho là chuyện thường tình bởi nó là của nhà nước, không phải cá nhân ai…

Một xã hội quái gở, xuất phát từ học thuyết cộng sản quái gở. Tư duy lộn phộc, làm cho chân lý đảo điên. Ông Linh Mục Nguyễn Văn Khải mà cho là chuyện thường tình rồi chấp nhận thì gánh nặng này sẽ bị đẩy xuống vai của ông linh mục Nguyễn Văn YXZ nào đó thuộc thế hệ sau ông. Luật sư N M H, người dân Việt nếu cho rằng là chuyện thường tình không tranh luận, thì gánh nặng này được đẩy xuống thế hệ con cháu. Công an cộng sản cũng đừng tưởng là kẻ luôn hưởng lợi từ cái xã hội quái gở này. Đã có nhiều kẻ lúc đầu là thủ phạm lúc sau là nạn nhân, đời cha hưởng lợi, đến tận đời con mới là nạn nhân. Thực tiễn đã chứng minh như thế.

Ai yêu nước thương nòi, hãy bắt đầu từ việc loại trừ giả dối gian xảo, hãy đứng về phía sự thực để cho sự thực giải thoát dân tộc mình chứ chủ nghĩa cộng sản đã làm những gì trên quê hương, trong lòng dân tộc Việt đã nhãn tiền chưa ?

(*) Xem thêm bộ luật tố tụng hình sự hiện hành: Phần thứ nhất từ chương 3 đến chương 6; Phần thứ hai khởi tố và điều tra vụ án hình sự.
 
Đọc sử để nhìn nhận hôm nay
Luật sư Lê Công Định
16:52 03/05/2009
Đọc sử để nhìn nhận hôm nay

Luật sư Lê Công Định
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn


Từ khi bắt đầu vào đại học lúc 17 tuổi đến nay, tôi vẫn giữ thói quen đều đặn hàng năm dành khoảng hơn một tháng đọc sách vở và tài liệu viết về đề tài Việt Nam, quá khứ cũng như hiện tại, chủ yếu nhằm giúp trao dồi vốn kiến thức hạn hẹp của tôi về lịch sử nước nhà.

Tây Nguyên là vùng đất quan trọng chiến lược của Việt Nam

Tôi thường chọn thời gian làm công việc nhẹ nhàng, nhưng đầy hào hứng này vào độ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4 mỗi năm. Đó cũng là khoảng thời gian của một năm thường gợi nhớ trong tôi nhiều biến cố vui buồn lẫn lộn, vừa hào hùng nhưng cũng vừa bi thương, của dân tộc.

'Vai trò Tây Nguyên'

Năm nay, trong số những sách vở và tài liệu tôi đọc có một quyển sách đặc biệt mà năm 18 tuổi tôi đã có dịp xem qua, đó là tập hồi ký "Bên dòng Lịch Sử, 1940-1965" của Linh mục Cao Văn Luận, nguyên Viện trưởng Đại học Huế và Giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn. Hơn 20 năm trước tôi đọc quyển sách mang tính chất sử liệu này chủ yếu với ý định tìm hiểu các diễn biến lịch sử, mà vì nhiều lý do khác nhau thầy cô "dạy sử" của tôi ở trường trung học và cả những nhà "nghiên cứu" sử học sau 1975 tránh đề cập đến hoặc cố tình diễn giải sai lệch.

Tuần vừa rồi có dịp mượn lại "Bên Dòng Lịch Sử" từ người bạn lớn tuổi để tra cứu một số chi tiết cần cho công việc nghiên cứu cá nhân, tôi xem lại tập sử liệu một cách say mê, bởi lẽ lần đọc này mang đến cho tôi tâm trạng khác trước, gần như là khám phá mới lạ. Quả thật Linh mục Cao Văn Luận có nhiều cơ hội tiếp xúc và đối thoại với các nhân vật lịch sử khác nhau của Việt Nam ở hai bên chiến tuyến trong giai đoạn từ 1940 đến 1965, nhờ vậy thiên hồi ký của ông đã dẫn dắt người đọc đi qua các biến cố lịch sử trọng đại của đất nước một cách sinh động và lôi cuốn.

Trong phần kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện lần đầu tiên với cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm vào nửa đầu năm 1948 tại Đà Lạt, mà Linh mục Cao Văn Luận gọi là "câu chuyện bên lò sưởi năm 1948" (xem từ trang 165 đến 171 của bản in năm 1972), ông có nhắc đến một chi tiết lý thú trong nội dung câu chuyện mà tôi nghĩ ít nhiều liên quan đến một sự việc nghiêm trọng gần đây ở nước ta.

Khi được Linh mục Cao Văn Luận hỏi về chính sách của mình đối với Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954), ông Ngô Đình Diệm lúc ấy là nhà cách mạng khả kính tại Việt Nam, đã đề cập đến vấn đề Tây Nguyên như sau: "... ít người để ý là người Pháp lập ra Hoàng Triều Cương Thổ, để biến tất cả vùng cao nguyên Trung và Nam Phần thành đất thuộc địa trực tiếp của Pháp." Linh mục Cao Văn Luận không khỏi ngạc nhiên vì Cụ Ngô Đình Diệm dường như xem Tây nguyên là chuyện hệ trọng đối với chủ quyền quốc gia, mà khi ấy dù chưa cầm quyền ông vẫn trăn trở về vận mệnh đất nước trước ý đồ của thực dân Pháp.

Linh mục Cao Văn Luận tường thuật tiếp:

"Ông Diệm trầm ngâm một lúc. Tôi vẫn im lặng. Những lời ông nói ra nửa như suy tư, nửa như phân trần với tôi:

- Vùng Cao Nguyên này có một tầm quan trọng lớn về chiến lược và kinh tế. Về chiến lược, nó nằm ở giữa ba quốc gia Việt Miên Lào. Ai chiếm giữ được Cao Nguyên này có thể gây áp lực được đối với cả ba quốc gia đó. Người Pháp gọi vùng Cao Nguyên là Hoàng Triều Cương Thổ chỉ là một lối trá hình trên thực tế, chủ tâm của họ là biến vùng này thành thuộc địa Pháp. Về mặt kinh tế, thì vùng Cao Nguyên hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai. Ở đó chắc chắn có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản chưa được khám phá và khai thác, nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam. Rồi còn vấn đề thể diện quốc gia, chủ quyền quốc gia nữa. Không thể bỗng dưng nhường cho Pháp một vùng đất quan trọng như thế, nằm ngay giữa lãnh thổ quốc gia, người Việt Nam nào muốn lên lại phải xin thông hành!

Tôi (tức là Linh mục Cao Văn Luận) chợt nhớ đến một cuốn sách khảo luận về địa dư Đông Pháp (tức là Đông Dương thuộc Pháp), không nhớ rõ tác giả, và tôi đem những ý kiến được nêu lên trong tập sách này trình bày lại với cụ Diệm:

- Cụ nói đúng. Tôi có đọc một cuốn sách viết đại ý rằng Pháp muốn ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam về phía tây, muốn để dân tộc Việt Nam dừng lại ở các miền duyên hải, còn Pháp thì phải giữ vững vùng Cao Nguyên Trường Sơn, vừa để ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam, vừa canh phòng phía Lào. Như vậy khi lập Hoàng Triều Cương Thổ, đặt trực thuộc Pháp, thì Pháp đã bắt đầu thi hành đúng cái chính sách đó rồi."

Tiếp theo, tại trang 194 và 195, Linh mục Cao Văn Luận kể rằng vào năm 1953 khi ông gặp cụ Ngô Đình Diệm lần thứ hai ở Paris, cụ Diệm một lần nữa nhắc lại vấn đề Hoàng Triều Cương Thổ với nhiều ưu tư và lo lắng hơn, khiến mọi người có mặt lúc ấy đều tỏ ý trách cứ cựu hoàng Bảo Đại mải mê ăn chơi mà không lưu tâm đến bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã vậy còn trao hết cho người Pháp toàn quyền khai thác Tây nguyên.

Sử học trung thực

Đọc xong những đoạn đối thoại quan trọng này trong "Bên Dòng Lịch Sử", tôi hạ quyển sách xuống với tâm trạng bàng hoàng. Chuyện của hơn 60 năm trước đây thật chẳng khác lắm so với vấn nạn của ngày hôm nay. Có điều những nhân vật lịch sử ngày ấy, như cụ Ngô Đình Diệm chẳng hạn, xem chừng rất quan tâm đến lợi ích, chủ quyền và thể diện của quốc gia. Họ trăn trở về điều này và xem Tây Nguyên thực sự là vấn đề ưu tiên trong chính sách của các chính quyền miền Nam thời bấy giờ, nhất là giữa bối cảnh có nhiều kẻ mang dã tâm xâm lược Việt Nam dù công khai hay ẩn ý.

Thật đáng trân trọng biết bao cách viết sử trung thực, tất nhiên theo nhãn quan và hiểu biết tối đa của tác giả, trong đó lối diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ chừng mực, thể hiện sự tôn trọng dành cho mọi nhân vật của một thời đã qua, đặc biệt với cả những người không cùng chính kiến với mình. Chính vì vậy, đọc các công trình khảo cứu của giới học giả ở miền Nam trước đây, nhất là trong lĩnh vực sử học mà tôi yêu thích, kẻ hậu sinh ở lứa tuổi tôi thường cảm thấy an tâm và có thể đặt phần lớn niềm tin vào những thông tin và kiến thức mà mình tiếp nhận. Bởi lẽ ít ra các tác giả đó không có gì phải lo sợ khi muốn viết sự thật và trình bày nhận định thật của mình.

Cái hay của sử học trung thực là giúp người đời sau hiểu được các diễn biến lịch sử trong quá khứ, bác bỏ lối đánh giá sai lệch với dụng ý bôi nhọ những nhân vật lịch sử ở bên kia chiến tuyến. Song điều quan trọng hơn cả, đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội "ôn cố tri tân", học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc hầu lưu tiếng thơm muôn đời.

Tất nhiên, không chỉ có gương tốt, lịch sử còn đặc biệt răn dạy người đời sau bằng cả gương xấu. Trong lần đọc lại sử sách nước nhà năm nay, không hiểu vì sao tôi lại quan tâm nhiều đến các nhân vật "thân bại danh liệt" như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và Hoàng Cao Khải, rồi tự hỏi không biết 30 năm nữa, nếu còn sống, tôi sẽ biết thêm những cái tên nào tương tự như vậy trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Bất giác tôi cầu mong điều đó đừng xảy ra...
 
Một ngày phải khác mọi ngày
Báo Trẻ
17:41 03/05/2009
MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY
(Sau một ngày thống kê một cách khách quan những bi hài kịch thời sự nóng hổi)

Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau…cho đến ‘cáp’
Hết ‘Triều Đại Mãn Thanh’ đến ‘Đại Tống Truyền Kỳ’

Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ qùy mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mạc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…..
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng

Chào một ngày đất nước tự lưu vong
Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc
Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc
Pano giăng kắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tủ Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười

Chào một ngày phát triển giống đười ươi
Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ
Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ qủy
Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì…tiền

Chào một ngày vong bản vì…hèn
Sống chết mặc bay, túi thầy vô cảm
Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa rồi Diễm…
Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận…nước Tàu

Chào một ngày bãi biển hoá nương dâu
Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh
Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh
Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều

Chào một ngày hình chữ S tong teo
Tài nguyên bôxít bị bới đào như…bọ xít
Nhôm và đô la chẳng thấy đâu, chỉ thấy đất Tây Nguyên rên xiết
Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm nghẹt thở Chín Con Rồng

Chào một ngày long mạch bị xới tung
Máu bầm đất đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo
Ai cho phép Hoàng Sa Trường Sa thành Tam Sa lếu láo
Tội nghiệp rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Đại Vương trên sóng Bạch Đằng

Chào một ngày giống hệt cõi âm
Những xác chết anh hùng bật dậy
Máu trả máu, đầu trả đầu, Nhớ đấy
Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền

Chào một ngày soi rõ mặt anh em!
 
Khi người Cộng sản tự thấy ngây, thơ, ngu, dại...
Bùi Tín
19:29 03/05/2009
Khi người Cộng sản tự thấy ngây, thơ, ngu, dại...

“...Chính những ánh sáng thời đại rọi chiếu vào đảng CS chuyên sống nhờ cậy vào bóng tối mà nhiều đảng viên thức tỉnh, nhận ra mình đã từng ngu tối, dại khờ, sai đường lạc lối, phí cả tuôi thanh xuân. Họ cay đắng nhưng thanh thản phản tỉnh, hoặc công khai, hoặc âm thầm...”

30 tháng 4 lại đến.

Đã 19 năm, tôi là nhà báo tự do trên đất Pháp, đất của Tự do-Bình đẳng-Bác ái, những lẽ đời đẹp đã được vận khá rõ vào cuộc sống, tuy còn phải hoàn thiện mãi.

Dịp này, nhiều người hỏi vui buồn, được mất, tôi trả lời: có vui có buồn, có được có mất. Vui sướng nhất là có tự do nghĩ, viết, nói; mừng nhất là có rất nhiều bạn tốt mới, ở khắp nơi; may nhất là được xã hội chăm sóc, chữa bệnh, nằm bệnh viện, thuốc men, đi lại không mất xu nào (mỗi tháng trung bình tôi dùng 200 Euro = 5 triệu đồng VN thuốc trợ tim; đi métro, bus, xe lửa trong Paris rộng lớn được xã hội bao hết, tính ra chừng 60 Euro = 1 triệu rưỡi đồng/tháng), lại được xã hội trả tiền nhà do chính sách giúp người tị nạn chính trị (mỗi tháng 240 Euro = 6 triệu đồng VN nữa).

Bạn bè tôi thường nói: ở đây mới thật là "xã hội chủ nghĩa". Bình đẳng hầu như tuyệt đối. Vào bệnh viện, không ai hỏi cán bộ cấp gì, lương loại nào, anh clochard (kẻ không nhà) với chủ tư bản, thị trưởng, nghị sĩ đều nằm buồng như nhau, thuốc tốt nhất như nhau.

Cho nên thương bà con ta trong nước bị đánh lừa về tính ưu việt của CNXH, thương 15 nghìn anh chị em đồng nghiệp bị mất tự do, thông cảm với những nhà báo XHCN (!) Tuổi Trẻ, Đại Đoàn Kết, Thanh Niên, Du Lịch, Pháp Luật,... không được tự do nói và viết, còn bị mất việc, đi tù; xót xa cùng các nhà văn, tác phẩm in ra bị thu hồi, bị cấm đoán, treo bút một cách phi lý và phi pháp.

Tôi đặc biệt thương cảm hơn 2 triệu đảng viên CS là đồng chí cũ của tôi, đang sống cảnh "cá chậu chim lồng", ở lại trong đảng không yên vui, thoát ra không dễ, nhạt nhẽo về lý tưởng, không còn quãng đời lãng mạn cách mạng khi xưa, phơi phới niềm tin, mê say lý tưởng, tự hào về danh nghĩa đảng viên. May cho tôi là quãng đường ảo tưởng ấy đã sớm kết thúc từ gần 20 năm, sớm hơn các bạn, đang còn nặng nợ hôm nay.

Cuộc sống luôn đổi thay, theo lẽ thường tình của muôn loài. Huống gì là những sự vật đã rữa nát từ bên trong do bất công và tội ác. Phe XHCN xưa kia tưởng như sắp bao trùm toàn thế giới, thì bỗng nhiên đổ sập, với bức tường Berlin vỡ nát ngày 9-11-1989, được Liên Minh Châu Âu đánh dấu là Ngày lịch sử của Thế kỷ, ngày mở đầu cuộc Giải phóng Đông Âu khỏi hiểm họa Cộng sản, ngày lịch sử kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, ngày mở đầu kỷ nguyên trên trái đất quét sạch chủ nghĩa công sản hiện thực như một lầm lỡ, một quái thai của lịch sử.

Từ ngày lịch sử ấy, đã có bao nhiêu cuộc nghiên cứu khoa học mới mẻ, nhìn lại và đánh giá thấu đáo cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, đánh giá thấu đáo các nhân vật Marx, Lénine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, uốn nắn những lệch lạc, đính chính những ngộ nhận, xác minh các sự kiện, định vị các nhân vật lịch sử, xác lập hồ sơ công - tội phân minh của mỗi nhân vật.

Bộ chính trị Hà Nội chúa sợ những ánh sáng chứa sự thật trên đây, ngăn cản lọt vào Việt Nam, nhưng thời đại của thông tin quốc tế nhanh nhậy đã chọc thủng màn che cổ lỗ. Cả một mảng trí thức, tuổi trẻ Việt nam biết rõ rằng CNXH hiện thực đang sống những giờ phút hấp hối, dù là CNXH ở Cuba, Bắc Hàn hay là CNXH ở Trung quốc, Việt Nam.

Ở trong nước, những đánh giá lại các nhân vật Phan Thanh Giản (yêu nước, không bán nước), Vũ Trọng Phụng (phê phán xã hội chứ không sa đoạ đồi truỵ), Phạm Quỳnh (tiến bộ, dân tộc, hoàn toàn không Việt gian), Nguyễn Văn Vĩnh (canh tân văn hoá chứ không tay sai thực dân Pháp), Phan Châu Trinh (cách mạng dân chủ tiền phong, không phải là kẻ cải lương lạc hậu). ... là những bước đi vững chãi trên con đường trong sáng, minh bạch, công khai và công bằng. Các uỷ viên bộ chính trị cứ việc lườm nguýt, nhưng không ngăn chặn được trào lưu do các trí thức dân tộc (có cả đảng viên vượt rào) dẫn đầu với tinh thần dân tộc và yêu nước, những người đã tỏ ra vượt xa tất cả 15 nhân vật lãnh đạo chóp bu.

Ngay cả ông Hồ Chí Minh cùng những "đồng chí cộng sản" trước và sau ông cũng đang và sẽ được trí thức dân tộc cùng toàn dân thời này đánh giá lại một cách minh bạch, công bằng, chuẩn xác, sau một thời gian lắng đọng, chiêm nghiệm.

Chính những ánh sáng thời đại rọi chiếu vào đảng CS chuyên sống nhờ cậy vào bóng tối mà nhiều đảng viên thức tỉnh, nhận ra mình đã từng ngu tối, dại khờ, sai đường lạc lối, phí cả tuôi thanh xuân. Họ cay đắng nhưng thanh thản phản tỉnh, hoặc công khai, hoặc âm thầm. Không ít người tên tuy còn trong đảng mà tâm trí đã ở ngoài xa, làm cho cả ban tổ chức và ban tuyên huấn trung ương đảng phải kêu trời lên rằng ngày càng có nhiều đảng viên "nhạt đảng", "nhạt lý tưởng cộng sản", "từ bỏ sinh hoạt đảng", "nhiều đảng viên vô kỷ luật, phát ngôn bừa bãi, tự do quá trớn trong lập trường chính trị"!

Họ tìm hiểu tấm gương Trần Độ, trung tướng một thời, tự nhận mù quáng mụ mị hằng mấy chục năm, không nhận ra sự lừa dối có hệ thống của đảng, không sớm thấy chế độ này về tự do báo chí còn kém xa thời thuộc địa Pháp, mụ mị lâu nên sùng bái Staline khi ông ta tàn ác hơn cả Hit-le, mụ mị lâu nên sùng bái Mao khi Mao thật ra còn ác hơn Tần Thuỷ Hoàng.

Họ biết tấm gương trong sáng của đảng viên CS kỳ cựu Nguyễn Khắc Viện, con cả Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm [1] - anh Viện từng là Chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp, về nước năm 1963, đến năm 1992, vào cuối đời nghĩ kỹ lại mới ngộ ra là mình đã một thời ngây thơ, "thơ" là đã nhẹ dạ non nớt như trẻ thơ, đặt niềm tin vào đảng CS, "ngây" là đã ngây ngô dớ dẩn đi tin vào CNXH hiện thực!

Nhân ngày 30-4 năm nay, bản kiến nghị về hiểm hoạ bôxít yêu cầu ngưng ngay dự án nguy hiểm này, do 3 trí thức trong nước đề xướng, được sự hưởng ứng tức thời đông đảo của anh chị em trí thức trong, ngoài nước, của cả mọi tầng lớp nhân dân khác nữa, con số người hưởng ứng mỗi ngày một tăng nhanh; 163 chỉ trong 2 ngày, 1.100 sau 5 ngày, nay đã lên 27 ngàn sau nửa tháng. Số lượng đi cùng chất lượng, gồm những trí thức tiêu biểu, có trí tuệ, tâm huyết, những văn nghệ sĩ tài năng, những nhà văn hoá được mến mộ, những đại biểu quốc hội, không ít là đảng viên CS (đều ít nhiều nhận ra mình đã một thời mê muội, ngu dại, ngây thơ).

Con số còn tăng, đến mức phải mở "Website Bauxite" để dung nạp cho kịp. Thật là một sự kiện lớn của năm 2009. Sức công phá của nó đối với cường quyền quay lưng lại với nhân dân thật không nhỏ.

Đúng dịp này, một cuộc trao đổi lý thú giữa các nhà dân chủ trong nước, tôi theo dõi mà bật cười thú vị. Một bạn làm thơ rằng: "tôi tuyệt vọng là tôi tồn tại", "biết tuyệt vọng là có cơ sống lại "; bạn kia cãi lại: "sao lại tuyệt vọng, trí thức chân chính phải giữ vững niềm tin chứ". Tôi hiểu và quý mến cả hai bạn. Một cuộc cãi nhau theo lô-gích hoàn toàn hình thức! Hai bạn thật ra chung một chí hướng, chỉ có cách thể hiện khác nhau. Một bạn nghĩ rằng con người đôi lúc cần biết bi quan, tuyệt vọng ở giới trí thức Việt Nam ngủ mê quá lâu để mà biết quất roi, thét vào tai cho mà bừng tỉnh. Để mà lòng tin trở lại, vững vàng gấp bội. Thì có gì đâu mà trách bạn ấy. Đừng bao giờ vì thế mà nặng lời, mà "quân ta đánh quân mình", anh em nhà ta cả, hiểu nhau quá mà ! Hôm nay, tôi thật lòng tin yêu trí thức nước ta.

Từ Đà Lạt sát Lâm Đồng sặc sụa bụi bôxít nguy hiểm, bạn Hà Sĩ Phu chào mừng các hào kiệt vẫy gọi nhau dấn thân chống bôxít, thật ra là chống bá quyền nước lớn và chống nhóm "lãnh đạo Bắc thuộc" cô đơn, bằng vần thơ hào sảng:

Nhìn đoàn dân Việt ký đông vui
Đã thấy Hồn thiêng gọi giống nòi
Thấp thoáng Diên Hồng loe đỉnh núi
Thước sông, tấc đất giục lòng tôi.


Đúng vào dịp 30-4 năm nay, nhóm 15 kẻ gây Quốc Nạn cũng bị lâm nạn lớn. Họ bị vạch mặt chỉ tên, vuốt mặt không kịp. Họ bị lâm vào thế trên đe dưới búa, trong tình trạng hóc xương bôxít khạc chẳng ra cho, nuốt chẳng vào.

Họ buộc phải mở cuộc họp bộ chính trị. Họ buộc phải giở trò xoa dịu, giả vờ như tiếp thu ý kiến các nhà khoa học, leo lẻo: "mới là thí nghiệm, làm thử từ nhỏ đến lớn", "sẽ chú ý đến môi trường, đến an ninh-quốc phòng", "sẽ đưa ra cuộc họp Trung ương đảng, ra Quốc hội "... Nhưng về cơ bản họ cứ lao tới, vì họ đã tự biến thành những con tin, những kẻ thừa hành lệnh của nước lớn, họ đã chui vào bẫy bành trướng, vừa được thưởng, có lợi riêng lớn, vừa bị đe không vâng lời thì nguy khốn đấy! Họ giả lùi, cần truy kích cho đến khi các dự án phải ngừng cả lại!

Nhân dịp 30-4 năm nay, tôi chỉ có đôi lời nhắn nhủ tâm huyết với các đồng chí cộng sản cũ của tôi, hãy còn lâm vào cảnh "chim lồng cá chậu" ở quê nhà. Hãy tập suy xét bằng đầu óc tỉnh táo, bằng tư duy độc lập của chính mình.

Hãy đọc nhiều, suy nghĩ cho chín, và trung thành với chính mình trên cơ sở thương thật lòng dân mình, yêu thật lòng đất nước mình. Đừng lười biếng theo số đông, theo gậy chỉ huy của ai đó, theo lợi ích tạm thời, riêng tư.

Điều này đòi hỏi những người cộng sản cũ một tinh thần dũng cảm cần thiết không kém khi xông pha lửa đạn, một khí phách vượt qua ảo tưởng cũ để tiếp cận sự thật thường là phũ phàng, một nghị lực từ bỏ thần tượng ảo cũ, tìm ra lẽ sống và lý tưởng mới chuẩn xác xứng đáng để dấn thân, vì dân tộc mình, vì nhân dân mình, vì một thế giới mới có tự do, dân chủ, tình thương, có môi trường trong lành cho toàn nhân loại. Thoát mọi ràng buộc tệ hại, bạn sẽ có cảm giác sung sướng vô hạn của con người tự do, như được mọc cánh bay cao trong bầu trời tự do bát ngát xanh trong.

Hiện nay, vẫn còn không ít thanh niên, cán bộ, trí thức tự đặt ra yêu cầu gia nhập đảng CS Việt Nam, vì mục tiêu lý tưởng thì ít, mà nặng về mục đích lập nghiệp, sinh kế, bởi vì đảng CS vẫn chà đạp hiến pháp không cho phép tự do lập hội, để độc quyền cai trị, một mình một chiếu. Các bạn ấy bị tước quyền chọn lựa.

Nhưng vẫn có nhiều bạn tìm hướng khác. Ngày càng nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà giáo, luật sư có lòng tự trọng, không xin vào đảng vì thấy đảng CS ngày nay xuống cấp một cách tệ hại, cả một tầng lớp "cường hào đỏ", "tham nhũng đỏ", "địa tặc đỏ", "địa chủ đỏ", "tư bản đỏ" lộng hành trong sự "bao dung" tội lỗi của Bộ chính trị 15 người không hề được nhân dân bàu ra. Họ cũng chán ngán khi thấy Bộ chính trị độc quyền vẫn cứ vô cảm trước những thảm hoạ dân tộc như hiểm họa bị nước lớn hiếp đáp, lấn lướt, doạ nạt, như thảm hoạ bôxít hiển nhiên, như tệ nạn xã hội ngày thêm nặng nề: tham nhũng, cướp bóc, giết người, cờ bạc, rượu chè, xì ke ma tuý, mãi dâm, bệnh siđa, tất cả đều "thăng tiến" trong bảng thành tích lãnh đạo ngày càng tối đen của đảng CS.

Những nhân cách nói trên đang mong chờ sự xuất hiện tổ chức mới, đảng mới, có tầm cao về chất chính trị, có tự do dân chủ thật sự để tham gia xứng đáng.

Xin kể các bạn vài chuyện nho nhỏ mà ý nghĩa rất to. Hội đồng châu Âu đã tuyên bố Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội hiện thực do các đảng CS ở Đông Âu và Liên Xô chủ trương từ 1945 đến 1991là phi nhân tính, là thảm hoạ dân tộc và tội ác chống nhân loại. Quốc hội Ba Lan đã thông qua luật đặt chủ nghĩa CS ra ngoài vòng pháp luật, và coi việc tuyên truyền cộng sản là phạm pháp.

Tại các nước Đông Âu, nơi chủ nghĩa CS từng ngư trị, ngày nay, không gì xấu, nhục bằng bị mắng nhiếc: "nói dối như CS, lừa gạt như CS!", cũng giống như ở Hoa Kỳ, Canađa, Úc. .. ai bị vu cáo, chụp mũ là "tay sai Việt Cộng", "Việt Cộng nằm vùng" có thể phát đơn kiện kẻ vu khống, và đã có phiên toà xét xử tuyên án phạt kẻ vu cáo gần 100 ngàn đôla, vì quan toà cùng với xã hội đều coi Cộng sản như là một điều gì xấu xa, bẩn thỉu, tệ hại. Thật đáng ngẫm nghĩ cho những ai còn mang danh nghĩa Cộng sản trên thế gian này.

Dịp 30 tháng 4 năm nay, tôi gửi lời thăm hỏi chân thành đến các đảng viên CS bạn bè cũ thân thiết và quen biết, các sĩ quan các cấp từng là đồng đội của tôi, hàng nghìn nhà báo lão thành và trẻ tuổi từng là bạn đồng nghiệp của tôi, các bạn học cũ từ hồi trẻ, tha thiết mong các bạn dấn thân ký vào Kiến nghị do 3 trí thức trong nước Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng đề xướng bằng cách mở Website Bauxite Việt Nam, trong đó ngoài phần ký kiến nghị còn có Diễn đàn, tin tức, tư liệu, ảnh liên quan.

Mong rằng các bạn quý mến của tôi cũng đã hoặc rồi sẽ trải qua những bàng hoàng, bẽ bàng, cay đắng khi cảm thấy mình bị lừa dối, lường gạt ra sao, khi nhận ra những ngu si, dại dột, ngây thơ một thời của chính mình, để mà lột xác, từ bỏ mọi ảo tưởng hão huyền tai hại, thanh thoát sung sướng được là một chiến sĩ tự do dấn thân dứt khoát cho quyền sống có nhân phẩm của đồng bào yêu quý.

Paris 28-4-2009

Bùi Tín

[1] Tôi từng nghe dân Hà Tĩnh kể trong Cải cách ruộng đất cụ tuy từng được ông Hồ Chí Minh phong làm bộ trưởng không bộ của Chính phủ kháng chiến, vẫn bị đội cải cách coi là địa chủ đầu sỏ, giam vào chuồng nuôi hươu, Cụ mất khi phải nằm trên nền đất ẩm không chiếu không chăn.
 
Bauxite Tây nguyên sẽ trôi về đâu?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
20:11 03/05/2009
Suốt hơn nửa thế kỷ qua, chưa bao giờ một “chủ trương lớn” của đảng mà lại vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều người, nhiều giới, cả trong lẫn ngoài nước, cả trong lẫn ngoài đảng như việc khai thác bauxite hiện nay.

Nếu là một lãnh đạo không quá kém cỏi để có thể nhìn xa trông rộng, chắc chắn ông Nông Đức Mạnh đã chẳng bao giờ dám đặt bút ký vào bản Tuyên Bố Chung VN-TQ [1] trong chuyến viếng thăm TQ hồi năm 2001, mà trong đó câu “nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông ” trong điều khoản 6 đúng như nhận định tác giả Nguyên Phong trong bài viết “SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TBT NÔNG ĐỨC MẠNH” [2] đây là một văn kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử ngoại giao quốc tế, còn chúng tôi thì cho rằng chính là cái bẫy mà TQ đã giăng ra nhưng vì ông Mạnh vì quá dại, kém hiểu biết nên đã vội chấp thuận cho họ được quyền khai thác bauxite tại Tây nguyên lúc mới leo lên làm TBT. (còn nếu đây là hành động ‘trả ơn’ Bắc Kinh vì nhờ họ mà ông ta mới được làm Nam phương Thái tử thì đã là quân bán nước thì xin miễn bàn)

Trước những chuyện đã ‘lỡ làng’ nay để cứu đảng, Bộ Chính Trị Csvn đang cố đá trái banh trách nhiệm bauxite này sang phần sân quốc hội và cả hội nghị trung ương đảng sắp tới để những nơi này gánh đỡ trách nhiệm. Tuy nhiên, ‘con bệnh’ Bauxite bây giờ coi bộ đã trầm kha hơn so với hồi cuối năm 2008, lúc nó mới chớm bệnh nhiều lắm rồi. Sự ‘nổi tiếng’ của nó bây giờ chắc chắn sẽ khiến cho nhiều đại biểu quốc hội và nhiều đảng viên, mặc dù cũng chỉ là bù nhìn hoặc thuộc hạ tay chân của đảng, nhưng họ sẽ chẳng ai dại dột đi làm chuyện ‘đổ vỏ ốc’ cho Bộ Chính Trị để rồi sẽ phải hứng lấy búa rìu dư luận và những hậu quả lịch sử sau này.

Sai lầm của các chế độ độc tài có nói mãi cũng chẳng bao giờ hết nổi, vì ngay từ cuối thế kỷ 19 nó đã được sử gia Anh Lord Acton định bệnh chuẩn xác bằng một câu nói rất nổi tiếng “Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely” . Đại ý ‘quyền lực đẩy đưa con người đến với tha hóa, quyền lực tuyệt đối - xấu xa tuyệt... đỉnh!’ Cho nên những sai phạm mà đảng Csvn đã, đang và sẽ còn mắc phải không làm chúng ta ngạc nhiên, mà chỉ là băn khoăn không biết đến chừng nào thì những cái xấu ‘tuyệt đỉnh’kia mới lòi ra hết để nhấn chìm họ mà thôi.

Thực tế cho thấy trước khi để ‘xảy chân’ với vụ Bauxite này, Csvn cũng đã từng có một phi vụ ‘buôn thần bán thánh’ khác không kém phần nghiêm trọng liên quan đến tài nguyên sinh khí quốc gia và cũng vẫn với ‘khách hàng ruột’ Bắc Kinh của họ, đó chính là bản hiệp định biên giới đường bộ Việt Trung vừa được hai bên hoàn thành việc cắm mốc cuối năm qua.

Tuy nhiên, những sai phạm này vì ở tận vùng biên giới hẻo lánh không dễ phát hiện như công trường khai thác bauxite Tây Nguyên, với những nhà máy và hàng ngàn công nhân TQ lồ lộ bằng xương bằng thịt ngay trên lãnh thổ VN, vì thế mà nó chưa thể thành ‘chuyện lớn’. Nhưng nhiều người vẫn còn đang kiên nhẫn trông chờ khi VN-TQ cùng công bố bản đồ chi tiết dự kiến trong năm nay rồi mới ‘nói chuyện’ tiếp.

Những sai phạm như trên của đảng csvn là hậu quả tất yếu của cả một quá trình dài nhiều thập niên liền đảng này vì chỉ có ‘một mình một chợ’ nên đã mặc sức tung hoành. Quốc hội thì bù nhìn còn dân chúng thì vừa đói thông tin vừa phải sống trong tâm trạng sợ hãi, vì vậy mà họ đã không hề sợ bị bất cứ ai phản ứng, vì thế mà sai phạm này nối tiếp sai phạm khác một cách có hệ thống và cả tự tin nữa.

Nhưng người xưa thường bảo, “đi đêm có ngày gặp ma” và nay thì ‘con ma đỏ’ Bauxite Tây Nguyên đang làm họ run sợ!

Giờ biết chạy đi đâu, còn có đường nào tốt hơn là quay về với dân tộc? Chỉ e rằng cái bản chất quá háo thắng của cộng sản đã ăn vào tận xương tủy họ, cộng thêm áp lực từ phía TQ về những cam kết và nhất là những “khoản tín dụng ưu đãi” được ghi trong bản tuyên bố chung 2001 nhưng thực chất đằng sau những mỹ từ kinh tế trên lại là những cuộc ngã giá có liên quan đến bán chác nguyên khí quốc gia, liệu có làm họ… ‘mắc nghẹn’?

Ai cũng nói “thâm như Tàu”. Chúng ta có thử đặt mình vào cái thế trên đe dưới búa như của ông Nông Đức Mạnh hiện nay, vừa phải đối mặt với những người phản đối dự án bauxite trong nước, nhưng đồng thời lại chẳng dám làm mất lòng thâm thù phương Bắc, mới thấy sẽ chẳng còn lối thoát nào cho ông Mạnh trong vụ khai thác bauxite này nữa, trừ phi đó là một quyết định đột phá ‘bất cần đời’ chấp nhận rũ áo quan để khỏi bị áp lực. Chỉ có điều đây lại là việc làm vượt quá khả năng đối với các quan cộng sản, mà nhất là loại ‘chóp bu’ như ông Mạnh, những chuyện tử tế như vậy càng không thể xảy ra.

Do vậy bộ chính trị đảng csvn mấy ngày qua đã tính toán nát nước thấy chỉ còn mỗi giải pháp mua được thời gian là tuyên bố sẽ đem vụ việc ra trước quốc hội và cả hội nghị trung ương đảng sắp tới. Trước là để làm dịu cơn ‘phẫn nộ’ của nhiều người, sau đó sẽ tìm mọi cách gây áp lực hoặc vận động hành lang để hợp thức hoá nó ở cả bên đảng lẫn bên lập pháp.

Chưa biết kết cục của toan tính này ra sao nhưng trước mắt như BBC đưa tin (1/5/2009) “Các đại biểu quốc hội đã hoan nghênh phản ứng của chính phủ Việt Nam quanh vụ bauxite và chuyện vấn đề này sẽ được báo cáo lên Quốc hội trong kỳ họp từ ngày 20/5 đến ngày 23/6 tới đây” xem ra đảng ta cũng đã phần nào đi đúng hướng, ít ra là đã đạt được mục đích trấn an dư luận không để cho nó phình căng nguy hiểm quá sức.

Khi ra quốc hội, nếu kết quả không được 100% toan tính ban đầu, ít ra họ cũng đã chứng tỏ đã làm được một việc hết sức đáng làm, là không làm mất lòng TQ một khi Bắc Kinh đã nhận ra đảng csvn nay lực họ đã chẳng còn “tòng tâm’.

Chỉ có điều là để có thể nhận được sự cảm thông và ‘xí xóa’ những lỡ làng của vụ bauxite từ phía đàn anh, chắc chắn ông Nông Đức Mạnh và Bộ Chính Trị sẽ phải đem cái khác ra ‘đền mạng’ thì dụ như bằng một thỏa thuận ở một lĩnh vực khác, mà biết đâu chừng chính cái thỏa thuận trong tình huống bí đường khi ấy mới đúng là cái mà Bắc Kinh cần chứ chưa chắc đã phải là mớ bauxite rẻ bèo kia.

Bauxite coi bộ “lùm xùm” là vậy, nhưng có khi đó cũng mới chỉ là ‘cái rọ’, cái ‘entry’ trơn trơn để ông Mạnh và Bộ Chính Trị dễ chui vào cái bẫy khác lớn hơn cũng nên?

Ghi chú:

[1] Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20011203000335

[2] SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TBT NÔNG ĐỨC MẠNH http://www.diendan.org/viet-nam/richdocument.2009-02-11.8627167155/

Sàigòn, 04/4/2009
 
Sợ và không sợ
Trần Doãn
20:16 03/05/2009
Ai cũng sợ mất mạng sống. Chết là chấm hết cho tất cả công danh sự nghiệp lạc thú. Nhưng phải sống mòn trong thân phận nô lệ tủi nhục, đói khổ, tù đầy, bị khủng bố về tinh thần thì còn đáng sợ hơn cái chết.

Trong 4 ngàn năm lịch sử không có gì đáng sợ hơn cho dân tộc Việt Nam cho bằng phải làm nô lệ cho giặc Tầu. Nguyễn Trãi đã nói lên thảm trạng đó:



Nếu phải sống mòn tủi nhục như thế thì sống có khác chi đã chết. Chết là số phận chung của mọi người. Nhưng phải chết trong tức tưởi cay đắng, biết rằng con cháu mình cũng sẽ lại lâm vào cảnh sống dở chết dở như mình thì có đáng chết không.

Cơ cấu mafia Cộng Sản Việt Nam là một kim tự tháp giống như triều đình phong kiến của các bạo chúa. Trên chóp đỉnh là ông vua Bộ Chính Trị, những người được thụ hưởng nhiều nhất vì bóc lột toàn dân ở đáy kim tự tháp. Muốn tồn tại BCT nuôi dưỡng một tầng lớp đảng viên CS nhiều đặc quyền đặc lợi nằm ở phần giữa kim tự tháp, để hình thành nên một bộ máy khổng lồ nhà nước, quân đội, công an, ăn hại gần hết tài nguyên quốc gia. Nhưng bộ máy này dù có tới 3 triệu đảng viên tha hồ thu vén cho bản thân và gia đình, tham nhũng lũng đoạn đất nước, ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ, cũng chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi so với 80 triệu nhân dân ở đáy kim tự tháp. Không có chính quyền nào có khả năng và dám giết sạch dân chúng. Không còn phần đáy thì làm gì còn được đỉnh kim tự tháp. BCT biết rằng họ chỉ có thể duy trì được quyền lực độc tôn chừng nào bộ máy mafia đảng còn duy trì được khả năng khủng bố, làm cho toàn dân khiếp sợ. Chừng nào người dân còn sợ mất sổ hộ khẩu, mất chứng minh nhân dân, mất sổ đỏ sổ hồng (hồi trước thì sợ mất sổ lương thực), mất nhà mất cửa, mất công ăn việc làm, mất trường học cho con cái, sợ bị đi tù, sợ bị tra tấn, sợ bị giết chết, các nhà trí thức, các vị lãnh đạo tinh thần sợ mất cái ghế ngồi mát ăn bát vàng, các tu sĩ sợ không được chịu chức, người Việt ở nước ngoài sợ không còn được nước ăn chơi trác táng, thì BCT vẫn còn đè đầu cỡi cổ được dân tộc. Sau nhiều thập niên làm vua một cõi, tự tung tự tác, tha hồ lũng đoạn đất nước, BCT trở thành chủ quan duy ý trí, khinh thường toàn dân, khinh bỉ lịch sử Việt Nam, cho rằng ta đây muốn làm gì cũng được, liều lĩnh bán đất dâng biển cho Tầu cộng, cho chúng tha hồ tung hoành trên Biển Đông thẳng tay tàn sát dân lành đánh cá, cho chúng ngạo mạn rước đuốc thế vận tại Saigon như ở một tỉnh bên Tầu. Đáng sợ hơn BCT còn trải thảm đỏ mời Tầu cộng vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, bước đầu cho giai đoạn Bắc thuộc mới, biến Việt Nam thành một thuộc địa mới của Tầu cộng. Như thế BCT đã đẩy toàn dân vào bước đường cùng và vô tình trao cho nhân dân một vũ khí mà BCT sợ nhất: nhân dân không còn cái gì để sợ nữa. BCT chỉ sợ nhất cái không còn sợ hãi của nhân dân.

ĐCSVN đã sợ sệt tự nguyện biến thành một chi bộ của ĐCS Tầu, bắt nhân dân gọi Tầu là Trung Quốc, làm như trung với Tầu tức là trung thành với tổ quốc VN. ĐCS Tầu tưởng rằng chỉ cần khống chế, mua chuộc, đi đêm với ĐCSVN tức là đã mặc nhiên chiếm được cả VN. Như thế ĐCS Tầu cũng đã khinh bỉ toàn dân VN và khinh miệt toàn lịch sử VN. Nhưng ĐCS Tầu cũng đang ngồi trên một đống lửa. Khi nào dân tộc Trung Hoa không còn sợ ĐCS Tầu nữa thì ĐCS Tầu cũng tiêu vong. Nếu Tầu cộng o ép quá mức và ĐCSVN nhượng bộ quá đáng, vượt qua sức chịu đựng của dân chúng, dẫn tới chỗ nổi dậy của toàn dân lật đổ ĐCSVN thì nhân dân Trung Hoa cũng sẽ theo gương nhân dân VN lật đổ luôn ĐCS Tầu. ĐCS Tầu cũng phải sợ điều này.

Người Ki-tô, theo lời dạy của Chúa Giê-su biết rằng đâu mới là cái đáng sợ nhất: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục.” (Mt 10,28) Cái đáng sợ nhất đối với con người là cái chết. Người ta chỉ có thể vượt thắng được nỗi sợ chết khi tin rằng cái chết lại là bệ phóng đưa họ vào một cõi huy hoàng gấp muôn lần cái lợi lộc phù phiếm của đời này. Ngay đến Chúa Giê-su, vốn là Thiên Chúa bất tử, nhưng vẫn chấp nhận cái chết vì một điều cao vời hơn: thể hiện ý muốn của Thiên Chúa Cha. “Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.” (Ga 10,17-18).

Người Ki-tô không thể đi nước đôi, ba phải, thỏa hiệp với quyền lực thế gian để vừa được an phận thụ hưởng vinh hoa đời này và rồi lại được vào cõi thiên đàng vĩnh phúc đời sau. “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được.” (Lc 16,13)

Đâu là thái độ chân chính đồng hành với dân tộc theo đòi hỏi của Tin Mừng nếu không phải: Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo (Rm 12,2). Vui với người vui, khóc với người khóc (Rm 12,15).

Một ngày có bao nhiêu thai nhi bị giết chết tại VN? Các em có được Chúa Giê-su đổ máu ra cứu chuộc không? Một ngày có bao nhiêu cô gái phải bán thân nuôi miệng mà lý do chính là chế độ độc tài CS đã tước hết mọi cơ hội có một cuộc sống tốt đẹp của các cô. Một ngày có bao nhiêu dân oan mất nhà cửa ruộng vườn lê lết khắp chốn khiếu kiện mà chỉ gặp những cái tai điếc và những trái tim chai đá xua đuổi. Một ngày có bao nhiêu thanh thiếu niên đến trường chỉ để bị đầu độc bằng chủ nghĩa Mác Lê-nin rác rưởi và tư tưởng Hồ Chí Minh bệnh hoạn. Các em sẽ không còn biết được điều hay lẽ phải ở đời và sẽ thản nhiên phạm các tội ác tầy đình.

Trong một xã hội như thế đâu mới là điều Chúa muốn tôi lên tiếng. Tôi phải hiểu và nhân chân ra rằng hiện nay bà mẹ Việt Nam còn đang bị chèn ép, bị tổn thương và bị hành hạ vì bao nhiêu nỗi bất công và tệ nạn do ĐCSVN gây ra mà tôi vẫn chưa lên tiếng?

Trước hiểm họa ĐCSVN đang dâng đất biển cho Tầu cộng, cho kẻ thù ngàn đời luôn đe dọa đến sự sống còn của dân tộc VN vào Tây Nguyên khai thác Bauxite, đầu độc cả dân tộc, mà tôi vẫn còn giả điếc làm ngơ để cho tôi tha hồ hưởng phú quý ở đời này và cả Thiên Đàng ở đời sau nữa ư? Tôi chỉ còn biết sợ uy quyền thế gian và khinh nhờn Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục như thế sao?
 
Thiên An Môn trong lòng chúng ta
Nguyên Hùng
20:28 03/05/2009
Sự kiện Thiên An Môn đã trôi qua 20 năm (04/06/1989). Mọi việc dường như đã chìm vào quên lãng, người chết đã thành tro bụi, người bị thương đã lành lặn, lửa đã được dập tắt... nhưng ai có thể xóa tan những hình ảnh đau thương vẫn còn trong tâm tưởng của người ở lại?

Xe tăng quân đội đàn áp người biểu tình năm 1989
Những vết thương trong lòng họ có thể lành không? Và liệu chính quyền Trung Quốc có dập tắt được ngọn lửa đấu tranh vì nền dân chủ vẫn âm ỉ cháy trong lòng người dân nước họ?

Cuộc đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã bị dập tắt cùng với hình tượng Nữ Thần Dân Chủ bị lực lượng quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng thiết vận xa và xe tăng cán nát. Lực lượng ấy thường hô khẩu hiệu vì nhân dân phục vụ, vì nhân dân chiến đấu, nhưng thực tế đã tuân lệnh đảng bắn vào nhân dân, những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình!

Tuy nhiên, đó chính là dẫn chứng hùng hồn nhất cho phần còn lại của thế giới thấy rõ hơn bản chất của nhà nước cộng sản độc tài! Những nhà nước lúc nào miệng cũng tung hê nhân dân, nhưng tay thì bóp cò súng vào nhân dân thế đấy!

Bức ảnh của người biểu tình vô danh (Unknown Rebel) được truyền đi khắp thế giới, gợi lên trong lòng mỗi người có lương tri một xúc cảm vô bờ, một hình tượng đầy tính nhân văn, làm cho chúng ta nghĩ đến phận người nhỏ nhoi trước cường quyền bạo ngược: Một bên là hình ảnh những chiếc xe tăng, những binh sĩ tay lăm lăm súng, mặt đằng đằng sát khí và bên kia, phía đối diện là một con người tay không tấc sắt! Một sự đơn độc đến nghẹn lòng, một sự dũng cảm đến ngưỡng phục...!

Dân chủ sơ khai

Qua đây ta hãy thử nghĩ xem vì sao sự kiện Thiên An Môn thất bại?

Có nhiều đánh giá khác nhau, nhưng điều rõ nét nhất, như chúng ta thấy, đó là cuộc đấu tranh chỉ có ở tầng lớp trên, nhân dân Trung Quốc chưa được chuẩn bị cho một sự kiện ở tầm mức lớn lao như vậy, mặc dù nền dân chủ của Trung Quốc đã có từ sớm so với Việt Nam.

Vào ngày 10/10/1911, cuộc cách mạng Tân Hợi thành công và ngày 01/01/1912, nước Trung Hoa Dân quốc ra đời, Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống. Nhưng, sau khi Tôn Trung Sơn bị buộc phải từ chức vào tháng 3/1913 và giao quyền lại cho Viên Thế Khải thì cuộc cách mạng theo chủ thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) xem như chấm dứt và bị đàn áp bởi thế lực phong kiến quân phiệt.

Chính quyền dân chủ non trẻ tồn tại được 1 năm 3 tháng, người dân chưa kịp hiểu khái niệm dân chủ tròn méo ra sao. Từ đó, dưới sự cai trị của phong kiến quân phiệt, Trung Hoa Dân quốc loạn lạc liên miên.

Đến năm 1949, cộng sản nắm chính quyền, dân Trung Hoa thế hệ kế tiếp phải sống sau bức màn sắt, nào biết được dân chủ ra sao. Sự kiện Thiên An Môn diễn ra từ 15/04/1989 đến 04/06/1989 tuy được đông đảo sinh viên, trí thức, lãnh đạo công nhân hưởng ứng, nhưng tất cả những tầng lớp đó chưa đủ mạnh để buộc nhà nước cộng sản phải nhường bước.

Đó chỉ là cuộc đấu tranh cục bộ không có lãnh đạo tối cao, cùng một chiến lược lâu dài được đông đảo nhân dân ủng hộ. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thất bại.

Điều duy nhất đạt được là nói cho cả thế giới và nhà cầm quyền Trung Quốc cộng sản biết rằng niềm khao khát Dân chủ của nhân dân Trung Quốc là có thật dù biết sẽ trả bằng máu.

Việt Nam nhìn nhận

Cùng thời điểm xảy ra sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc, truyền thông quốc doanh Việt Nam không hề đả động gì đến sự kiện, hoặc có nói cũng chỉ nói thoáng qua, dù chiến tranh biên giới vào tháng 02/1979 giữa Việt Nam và Trung Quốc mới xảy ra không lâu, anh em giận dỗi vẫn chưa nguôi.

Điều mà chính quyền Việt Nam lo sợ là sự lớn mạnh của các phong trào dân chủ khắp trong và ngoài nước. Sự cảnh giác của họ được mệnh danh là "Cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình". Đối với nhà nước cộng sản, đây là cuộc đấu tranh sống còn.

Nhà nước Việt Nam đã rút ra được một bài học xương máu từ Trung Quốc, không để sự việc vượt tầm kiểm soát, tiến hành cải cách, đổi mới theo định hướng của đảng cộng sản, bắt đầu vẽ ra dân chủ từ cải cách hành chính đến việc cho thành lập những hội đoàn, hiệp hội, chuyển qua kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (học từ Trung Quốc)...

Chủ đề Thiên An Môn vẫn là cấm kỵ ở Trung Quốc hôm nay
Nhưng tất cả những việc nhà nước cộng sản làm để cải cách dân chủ cũng chỉ có ý nghĩa như một trái bóng quá căng phải xả hơi bớt, nếu không nó sẽ nổ tung, còn trong thực tế thì người dân thấy mọi việc vẫn như cũ. Bởi vì, với một cơ chế điều hành không chính đáng đang tồn tại thì sai lầm vẫn tiếp nối sai lầm.

Qua sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc, phía Việt Nam có một vài nhân vật trong bộ máy cầm quyền ý thức được sự đòi hỏi Dân Chủ trong dân chúng là điều khó cưỡng lại, nhưng tất cả những ý định cải cách chỉ có thể tồn tại trong ý tưởng của một thiểu số sắp bị gạt ra ngoài lề chứ không thể vượt qua cái bóng của Bộ Chính Trị tại Hà Nội và một cái bóng khác lớn hơn từ phương Bắc.

Trấn áp người dân bằng bạo lực là cách mà chính quyền vẫn thường dùng để để ngăn chặn "hậu họa" (dù là manh nha) cho chế độ: người dân Việt Nam biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc xâm chiếm biên giới và hải phận, hải đảo của Việt Nam bị nhà nước ngăn cấm một cách thô bạo và triệt để, các phóng viên đấu tranh chống tham nhũng bị khép tội và bỏ tù không chính đáng, dân oan khiếu kiện về đất đai bị cô lập và bắt bớ...

Những bất cập đó và sự không chính danh của chính quyền Việt Nam liệu có thể dẫn đến một sự kiện như Thiên An Môn tại Trung Quốc?

Đầu thế kỷ 20, phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh với chủ trương "Khai Dân trí, Chấn Dân khí, Hậu Dân sinh", bằng đường lối đấu tranh ôn hòa bất bạo động, đã đặt nền móng cho cuộc tìm kiếm dân chủ của nhân dân Việt Nam về sau.

Bài học hôm nay

Thế hệ tuổi trẻ hiện nay, so với thời sinh viên Trung Quốc ở sự kiện Thiên An Môn, ngoài ý chí đấu tranh còn được giúp sức bởi hệ thống thông tin toàn cầu Internet. Qua Internet, con người có thể tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại một cách dễ dàng hơn lúc nào hết. Cũng qua Internet, con người có thể kết nối chặt chẽ với nhau bất kể không gian.

Những thuận lợi này đã mở ra rất nhiều cơ hội cho việc học tập (khai Dân trí), vận động cho mọi công dân ý thức được quyền và trách nhiệm của mình để đấu tranh với các thế lực đã hủ bại lỗi thời, nhằm mục đích xây dựng một nhà nước dân chủ (chấn Dân khí), tiếp nhận và phát triển các thành tựu khoa học, kỹ thuật, xã hội tiên tiến trên thế giới vào công cuộc phát triển đất nước trong tất cả mọi mặt của đời sống (hậu Dân sinh).

Hiện nay, ý thức về quyền tự do và sự đòi hỏi phải có một nhà nước dân chủ đã hình thành trong tư tưởng của đa số các sinh viên, trí thức tại Việt Nam, kể cả trong một bộ phận lớn dân chúng, nhưng trong thực tế chưa được gắn kết lại thành một khối đấu tranh rộng khắp khả dĩ làm đối trọng với chính quyền.

Sau 20 năm, nhìn lại sự kiện Thiên An Môn, những con người yêu chuộng tự do trên khắp thế giới đang phải sống trong sự độc tài toàn trị sẽ không cảm thấy cô đơn nữa, dù con đường phía trước đầy khó khăn gian khổ.

Trên suốt đoạn đường sắp tới, có một điều mà những người đấu tranh cần hiểu rõ: Dân chủ không chỉ nói đến một thể chế chính trị mà còn nói đến cách sống của người dân trong cộng đồng.

Với ý thức công dân đầy đủ, người dân phải biết đòi hỏi được sống đúng với quyền tự do căn bản của mình. Có như vậy mới xây dựng được một xã hội dân chủ và từ đó mới có chính thể dân chủ pháp trị. Có một chân lý không phải ai cũng nhận ra "Những sự vĩ đại thường bắt đầu bằng những điều tầm thường nhất".

Những ai đã từng chứng kiến sự sục sôi của người dân theo tỷ lệ phiếu bầu được kiểm mới cảm nhận được giá trị từng lá phiếu.

Và đến bao giờ người dân Việt Nam chúng ta mới được sục sôi và tự hào với lá phiếu của mình?

Bạn có câu trả lời hay không?

(viết cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn, nguồn:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/05/090502_thienanmon_nguyenhung.shtml)
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Curiosity - Cz_stochowa
Nguyễn Trọng Đa
04:33 03/05/2009
Curiosity
Tính hiếu kỳ, tò mò, ham biết. Là xu hướng tự nhiên của trí óc con người muốn hiểu biết về vấn đề gì. Nhưng xu hướng này cần phải được kiểm sóat, không kém hơn các thôi thúc của bản tính con người sa ngã, cho phù hợp với lý trí và đức tin. (Từ nguyên Latinh curiosus, chú ý, tọc mạch.)
Curse
Sự nguyền rủa, chửi rủa. Từ ngữ được dùng thông dụng để mô tả nhiều cách chửi rủa trong cơn tức giận hoặc nhấn mạnh các tình cảm bộc lộ ra bên ngòai. Theo nghĩa đen, nguyền rủa là kêu gọi sự dữ xuống trên người nào hoặc vật nào đó. Trong Kinh thánh, lời nguyền rủa thường là một lời cầu trị ác. Người Do Thái biết rằng họ không thể ép buộc Đấng Tối Cao, nhưng chỉ có thể đánh động Ngài bằng lời cầu nguyện. Không như người ngọai đọc câu thần chú, người Do Thái xưa tin rằng Đức Giavê của họ có thể cất đi lời nguyền rủa bằng lời chúc phúc của Ngài, gìn giữ người đạo đức khỏi lời nguyền rủa không đáng, thay đổi lời chúc lành của một linh mục không xứng đáng thành lời chúc dữ, và cất đi lời nguyền rủa khỏi một người khiêm nhượng vì tính hiền lành của người này. Nói chung, sự dữ chủ ý của lời nguyền rủa chỉ có hiệu lực khi Chúa muốn mà thôi.
Cursillo Movement
Phong trào Cursillo. Là một phương pháp canh tân Kitô giáo, do một nhóm giáo dân lập ra, với sự trợ giúp của Giám mục Hervas y Benet, trên đảo Mallorca, Tây Ban Nha, ngày 7-1-1949. Nghĩa đen của từ ngữ này là “cuộc chạy ngắn”, và chương trình gồm ba giai đọan, mỗi giai đọan kéo dài ba ngày: chuẩn bị (tiền cursillo), giai đoạn cursillo, và phần tiếp theo (hậu cursillo). Mục tiêu của phong trào cursillo là làm thay đổi thế giới bằng thay đổi tâm trí mình phù hợp với chủ ý của Chúa, và rồi tạo dáng cuộc sống của mình phù hợp theo đó. Thời gian diễn ra một khóa cursillo thường là một kỳ cuối tuần dồn dập với khỏang 15 cuộc nói chuyện, trong đó giáo dân phụ trách 10 cuộc, và cùng sống chung một nơi như một cộng đòan tu sĩ. Những người đã tham dự một khóa cursillo được gọi là cursillistas, và sau kỳ huấn luyện đầu tiên, họ gặp nhau đều đặn trong cái gọi là ultreya, chia thành từng nhóm nhỏ để cầu nguyện, chia sẻ kinh nghiệm, và lập kế hoạch làm công tác tông đồ. Một phần chủ yếu của khóa cursillo, như Giám mục Hervas quan niệm, là Linh thao của thánh Ignatius để đưa nền tảng tín lý và cấu trúc thiêng liêng cho phong trào.
Cursing
Nguyền rủa, chúc dữ. Là kêu gọi sự dữ xuống trên người nào hoặc vật nào đó. Nguyền rủa Chúa, các vật thánh hoặc người là một hình thức phạm thượng. Nguyền rủa các tạo vật có lý trí là sự xúc phạm nặng đến đức công bình và bác ái. Nguyền rủa các tạo vật vô tri, như thời tiết, các con vật, thường là một tội nhẹ vì thiếu nhẫn nại. Nguyền rủa ma quỷ, kẻ thù của Chúa và con người, là hợp pháp. Nhưng những lời tán thán, vốn tự thân là không tội, có thể trở thành không hợp luật vì các lý do khác, chẳng hạn nguy cơ gây vấp phạm.
Custodia
Tiểu hạp. Là hộp thủy tinh đựng Mình Thánh Chúa trong Mặt nhật. Tên này cũng dùng gọi Hộp đựng Mình thánh trong Mặt nhật, hoặc hộp đựng Mình Thánh Chúa trong Nhà Tạm. (Từ nguyên Latinh custodia, vật bảo vệ.)
Custodia Of The Holy Land
Tỉnh Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Địa. Là một Tỉnh Dòng của Dòng Phanxicô, được Tổng tu nghị đầu tiên thành lập năm 1217, và trong năm 1263 chia thành ba Hạt dòng Quản thủ, đó là các Hạt Dòng Syria, Cyprus, và Tarsus. Năm 1291 tất cả các tu viện Dòng đều bị người Hồi giáo phá hủy và nhiều tu sĩ Phanxicô bị sát hại. Được Đức Giáo hòang Clement VI tái thành lập trong thế kỷ 14, Tỉnh Dòng Quản thủ hiện nay phục vụ các tín hữu tại Thánh Địa, bảo quản một số nơi thánh được giao phó cho Dòng Phanxicô, và trợ giúp khách hành hương đến thăm Palestine.
Custody Of The Senses
Giữ gìn giác quan. Trong khổ hạnh Kitô giáo, đó là thói quen kiểm sóat việc sử dụng các giác quan, nhất là đôi mắt, để củng cố việc kết hợp với Chúa và duy trì đường nhân đức. Việc này được dựa vào tiền đề "không gì có trong tâm trí mà không có trước trong giác quan” (nihil in intellectu nisi prius in sensu). Cảm nghiệm giác quan không thể không sinh ra tư tưởng trong tâm trí; tư tưởng trở nên thèm muốn; và thèm muốn dẫn đến hành động. Do đó nói chung các hành động tốt về luân lý là tùy thuộc vào sự giữ gìn gíac quan cách đúng đắn.
Custom Book
Sách tục lệ. Là cẩm nang về tập tục và qui định của một Dòng tu, được tổng tu nghị Dòng soạn thảo hoặc cho phép. Các điều khoản trong cẩm nang này là kém lâu bền so với các điều khoản của Luật Dòng hoặc Tổng hiến chương Dòng, và thường được bề trên thẩm quyền của Dòng sửa đổi thích nghi và duyệt lại.
Custom, Ecclesiastical
Tục lệ Giáo hội. Là một tập tục lâu ngày có hiệu lực như luật. Không có tục lệ nào hợp lệ mà lại mâu thuẫn với luật Chúa, luật tự nhiên hoặc luật thực chứng, và nó cũng không thể hủy bỏ một luật Giáo hội, trừ phi nó hợp luận lý và được thi hành trong thời gian ít là 50 năm. Nơi nào luật Gíao hội cấm các tục lệ trái ngược, tục lệ này chỉ là hợp pháp, nếu chúng hợp luận lý và được thi hành ít là một thế kỷ, hoặc một thời gian dài không nhớ được.
Custos
Tu sĩ đặc ủy, Tu sĩ quản thủ. Là một bề trên trong Dòng Phanxicô với nhiều công tác khác nhau. Có “custos provinciae” (đặc ủy Tỉnh Dòng), đại diện cho Tỉnh Dòng trong Tổng tu nghị, và “custos regiminis” (Quản thủ Tỉnh Dòng), giám tỉnh của một Tỉnh Dòng nhỏ. Danh từ này trước kia còn có nghĩa là kinh sĩ của một nhà thờ chính tòa, lo chăm sóc các linh hồn; cũng có nghĩa là kho tàng của một nhà thờ hiệp đồng. (Từ nguyên Latinh custos, người bảo quản, người chăm sóc.)
Cyrene
Thành Cyrene, thành Ky-rê-nê. Là thành phố chính của vùng Cyrenaica, vùng này sau trở nên một phần của nước Libya. Ông Simon thành Cyrene bị các binh lính thúc ép trong ngày Thứ sáu Tuần thánh để giúp vác đỡ thánh giá với Chúa Giêsu lên đồi Golgotha (Mc 15:21). Một người thành Cyrene khác được kể ra trong Tân Ước là Lucius (Lu-ki-ô), một trong những ngôn sứ và thầy dạy tích cực trong Giáo hội tại Antioch (An-ti-ô-khi-a, Cv 13:1).
Cz_stochowa
Ðền thánh Ðức Bà Cz_stochowa. Là đền thánh Đức Bà Ðen, còn gọi là Ðức Bà Jasna Gora, đền thánh chính dâng kính Đức Mẹ của Ba Lan. Có truyền thuyết nói rằng hình Ðức Mẹ và Chúa Con tại đền thánh là do thánh sử Luca vẽ trên một mặt bàn, và bàn này do chính Chúa Giêsu đóng khi Ngài học nghề thợ mộc với thánh Giuse. Ðược cất giấu trong thời kỳ bách hại đầu tiên, tranh được thánh Helena (255-330) mang đến thành Constantinople. Trong thế kỷ thứ 8 có nhiều biến động, tranh được chuyển tới Cz_stochowa. Năm 1430 một nhà thờ chính tòa được xây theo kiểu Gothic chung quanh thánh tích quý giá, nhưng trong trận chiến với quân Hussites, quân này đã lấy cắp bức tranh. Khi đàn ngựa của họ không chịu chuyển hàng hóa vượt qua ranh giới của ngôi làng, họ liền ném bức tranh bên vệ đường, tại đó bức tranh bị vỡ. Các nỗ lực sửa chữa bức tranh đều thất bại. Trong 300 năm kế tiếp, người Ba Lan tin rằng hạnh phúc của họ được đồng hóa rõ ràng với bức tranh nhiệm mầu này. Khi quân Thổ Nhĩ Kỳ đến cửa thành Vienna, Sobieski (1624-1696), vua nước Ba Lan, dâng hiến đội quân của vua cho Đức Mẹ, và vùng Tây đã được cứu nguy. Dưới thời Hitler (1889-1945), người ta bí mật đi hành hương tới Cz_stochowa, và vào năm 1945, khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, 500.000 người đến đền thánh tạ ơn Đức Mẹ đã giải phóng họ. Năm 1947 trên một triệu rưỡi người đến cầu xin được giải thoát khỏi ách Cộng sản. Các cuộc hành hương công khai đến đền thánh Cz_stochowa đều bị cấm đoán, nhưng đền thánh vẫn vô sự và không hề hấn gì.