Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ hiến dâng thế giới cho Mẹ Thiên Chúa – khúc quanh lịch sử nhân loại
LM. Nguyễn Hữu Thy
16:09 04/05/2009
Lễ hiến dâng thế giới cho Mẹ Thiên Chúa – khúc quanh lịch sử nhân loại
1. Bối cảnh
Vào chính ngày 13.5.1981, ngày của Đức Mẹ Fatima(1), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị Tông đồ vĩ đại của lòng tôn sùng Mẹ Maria, bị tên khủng bố Hồi giáo Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ, ám sát trên chính quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma trong một buổi tiếp kiến chung. Tên khủng bố chỉ đứng cách Đức Gioan Phaolô II khoảng 4 thước nên tất cả bốn viên đạn thoát ra khỏi lòng khẩu súng lục của y đều trúng đích. Nhưng nhờ có «bàn tay hiền mẫu của Mẹ Maria»(2) chở che, đã lái hướng bay của các viên đạn định mệnh kia, nên không có một viên nạn nào trúng vào chỗ hiểm trên người Đức Thánh Cha. Do đó, ngài chỉ bị trọng thương, chứ không bị tử thương. Qua sự kiện lạ lùng đó, Đức Gioan Phaolô II hoàn toàn thâm tín rằng việc ngài thoát khỏi một cái chết hầu như không thể tránh khỏi như thế là một phép lạ của Đức Mẹ Fatima, nên một năm sau cuộc ám sát, năm 1982, ngài đã đích thân đi hành hương Fatima để tạ ơn Đức Mẹ và để dâng hiến cả thế giới cho Đức Mẹ.
Và ngày 25.03.1984, ngày Lễ Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại một lần nữa dâng hiến cả thế giới cho Mẹ Maria một cách trọng thể tại Roma(3). Và ngài cũng yêu cầu tất cả các Giám Mục trên khắp thế giới hãy thực hiện như thế.
Một năm sau đó (1985), ở Liên Bang Sô Viết, strung tâm quyền lực của chế độ cộng sản vô thần quốc tế, ông Michail Gorbatschow được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản và nắm giữ mọi quyền hành trong tay. Mặc dù là một đảng viên cộng sản đầy xác tín và là cột trụ đầy quyền lực của Đảng, ông Gorbatschow cũng không thể đi ngược lại chương trình của Thiên Chúa đã ấn định được.
Thật vậy, khi lên nắm quyền bính do Đảng giao phó, ông Gorbatschow đã tìm cách củng cố Đảng cộng sản thêm vững mạnh và kiên cố hơn nữa bằng công cuộc đổi mới và mở cửa cho phù hợp với thời thế. Nhưng chính công cuộc đổi mới đó đã không xảy ra đúng như dự định của ông Gorbatschow và của Bộ chính trị trung ương Đảng cộng sản Liên Sô vào lúc bấy giờ mong muốn. Trái lại, công cuộc đổi mới đó đã trở thành nguyên nhân cho sự đổ vỡ của bức tường ô nhục Berlin ở Đức, một biểu tượng không những của sự chia đôi nước Đức từ sau trận thế giới II, nhưng còn là biên giới đầy mùi tử khí ngăn chia lục địa Âu Châu thành hai lực lượng thù địch nhau: Tây Âu và Đông Âu. Nhưng nhất là công cuộc đổi mới và mở cửa của ông Gorbatschow đã đưa tới sự sụp đổ và giải thể hoàn toàn của Đảng cộng sản tại Liên Sô cũng như tại các nước khác trong khối Đông Âu.
Nhưng điểm quan trọng ở đây là chính sự sụp đổ của chế độ cộng sản vô thần ở Liên Sô đã minh chứng một cách hùng hồn cho lời tiên báo của Đức Mẹ vào năm 1917 tại Fatima «Nước Nga sẽ ăn năn trở lại» đã hoàn toàn được ứng nghiệm. Vì theo lời chị Lucia thì lời tiên báo ấy là có ý chỉ sự chấm dứt chế độ cộng sản vô thần.
2. Nhưng lịch sử cần phải được tiếp tục
Và cho tới nay, 25 năm đã trôi qua kể từ ngày Đức Thánh Cha dâng hiến thế giới cho Mẹ Maria. Phong trào quốc tế truyền bá Kinh Mân Côi cũng như nhiều các đoàn thể trong Giáo Hội đã thỉnh nguyện xin Đức Thánh Cha nhắc lại một lần nữa lễ dâng hiến thế giới cho Đức Mẹ đã thực hiện năm 1984; Bởi vì, ngày nay thế giới nhân loại đang phải đối mặt với một khúc quanh mới, một thách đố mới, đó là: sự thay đổi từ một chế độ tư bản hà khắc, do một thiểu số người hay một số nhà nước ưu tiên nắm giữ, sang một hình thức kinh tế toàn cầu đang trên đường hình thành, mà cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay là bước khởi đầu. Nhưng hình thức kinh tế mới này đang cần có một tương lai ổn định.
Nhưng khúc quanh lịch sử mới này của thế giới đòi hỏi con người trước hết phải thực thi sự hoán cải tâm hồn, canh tân cách tư duy và các hành động của mình, đúng như Johann Wolfgang Goethe, nhà thi sĩ nổi danh người Đức đã viết: «Vấn đề thực sự, duy nhất và sâu kín nhất của thế giới và của lịch sử con người, mà tất cả các vấn đề còn lại khác đều phải tùy thuộc vào, đó là sự xung khắc giữa đức tin và thái độ chối từ đức tin».
Dĩ nhiên, trong sự hoái cải tâm hồn và canh tân cuộc sống này, con người luôn có Mẹ Thiên Chúa cùng đồng hành để dìu dắt và nâng đỡ, bằng cách Mẹ đưa dẫn chúng ta đến cùng Chúa Giêsu, Con Mẹ và là Đấng Cứu Thế duy nhất.
Để động viên chúng ta trong việc tin tưởng phó thác hoàn toàn vào sự dìu đắt đầy tình mẫu tử của Mẹ, chính Mẹ Maria đã công khai hứa với cả nhân loại năm 1917 tại Fatima: «Sau cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ sẽ toàn thắng!»
________________________
1. Ngày 13.5.1917, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Faima để thông báo cho nhân loại Sứ Điệp quan trọng của Thiên Chúa liên quan đến sự tồn vong của cả thế giới, nên ngày 13 tháng 5 thường được gọi là ngày Đức Mẹ Fatima.
2. Vào chính lúc Đức Gioan Phaolô II bị ám sát ở Rôma, thì Sơ Lucia thuộc Dòng Kín Carmêlô ở Coimbra/Bồ Đào Nha cũng chứng kiến và cho hay là chính Đức Mẹ đã lái hướng bay của các viên đạn để Đức Thánh Cha không bị tử thương.
3. Sau lễ Đức Gioan Phaolô long trọng dâng hiến thế giới cho Trái Tim Đức Mẹ ở Rôma, Sơ Lucia đã cho hay là lễ dâng hiến đó đã làm đẹp lòng Thiên Chúa và đã được Người chấp nhận.
(Suy niệm Tháng Hoa 2009)
Ngàn hoa dâng Mẹ
Mặc Trầm Cung
18:17 04/05/2009
Tháng hoa về khắp muôn nơi
Con kính dâng Mẹ muôn lời ngợi khen
Tình yêu Mẹ như đèn tỏa sáng,
Yêu thương con lai láng, mượt mà.
Như nguồn nước mát bao la,
Như vầng trăng sáng, lời ca dịu hiền.
Kính dâng Mẹ bao niềm cảm mến,
Nâng đỡ con vượt bến gian nan.
Dịu dàng ban phúc bình an,
Âm thầm che chở qua ngàn hiểm nguy.
Ngàn hoa thắm bái quỳ kính tiến,
Dâng lời ca ước nguyện tinh tuyền.
Muôn hoa hương sắc trinh nguyên,
Đắm say Tình Mẹ diệu huyền Thánh ân.
Mẹ là làn gió xuân mát mẻ,
Cuộc đời con nhờ Mẹ sáng trong.
Đời con thoát kiếp long đong,
Hoa tươi dâng Mẹ tỏ lòng con thơ.
Xin dâng Mẹ ước mơ Hoa Trắng,
Như bầu trời ngập nắng bình minh.
Hương hoa thanh sạch khiết trinh,
Như trăng sáng tỏ nặng tình trời mây.
Cúi xin Mẹ đong đầy ơn phước,
Giúp lòng con luôn được sắt son.
Dù cho vượt núi, trèo non,
Trọn tình kiên vững vuông tròn nghĩa ân.
Hoa Xanh thắm góp phần dâng Mẹ,
Hoa lòng thành thỏ thẻ cậy trông.
Mẹ nguồn hy vọng ước mong,
Thương đau vẫn thắm tình nồng Mẹ yêu.
Dù vất vả sớm chiều xuôi ngược,
Trọn niềm tin mơ ước yêu thương.
Dù bao gian khó, đoạn trường,
Thắm tươi dệt mộng thiên đường ngày sau.
Sắc Hoa Đỏ đượm màu cứu độ,
Như tình yêu nở rộ sắc hương.
Màu hoa tươi thắm kiên cường,
Lời kinh tận hiến khiêm nhường dâng trao.
Con dâng Mẹ khát khao hồn nhỏ,
Lối hẹp nào mở ngõ chân mây.
Giúp con quyết chí từ đây,
Hiệp thông cứu chuộc dựng xây Nước Trời.
Xin dâng Mẹ hoa đời thập giá,
Hoa Tình Yêu Mẹ đã hiến dâng.
Chiều xưa đồi vắng ‘‘Xin Vâng’’,
Không gian Màu Tím bâng khuâng cõi lòng.
Ngước nhìn Mẹ đồng công cứu chuộc,
Lầm lỗi nào chặn bước đời con.
Tím sầu nở giữa lòng son,
Mẹ thương ấp ủ, tình con trung thành.
Sắc Hoa Vàng long lanh dâng tiến,
Hương nồng nàn lưu luyến tâm can.
Mẹ ơi! Mẹ đẹp huy hoàng,
Càng nhìn ngắm Mẹ con càng đắm say.
Tin – Cậy – Mến tràn đầy ước nguyện,
Con kính yêu Mẹ đến muôn đời.
Dù cho nhân thế đổi dời,
Lòng vàng trung tín trọn đời trinh trong.
Dâng kính Mẹ tấm lòng con thảo,
Chút tâm tình hoài bão tháng hoa.
Ngàn hoa hòa với lời ca,
Tiến dâng múa hát trước tòa cao sang.
Nữ Vương Mẹ Chúa Thiên Đàng
Hiển Vinh, Chiến Thắng, Khải Hoàn Tung Hô.
Con kính dâng Mẹ muôn lời ngợi khen
Tình yêu Mẹ như đèn tỏa sáng,
Yêu thương con lai láng, mượt mà.
Như nguồn nước mát bao la,
Như vầng trăng sáng, lời ca dịu hiền.
Kính dâng Mẹ bao niềm cảm mến,
Nâng đỡ con vượt bến gian nan.
Dịu dàng ban phúc bình an,
Âm thầm che chở qua ngàn hiểm nguy.
Ngàn hoa thắm bái quỳ kính tiến,
Dâng lời ca ước nguyện tinh tuyền.
Muôn hoa hương sắc trinh nguyên,
Đắm say Tình Mẹ diệu huyền Thánh ân.
Mẹ là làn gió xuân mát mẻ,
Cuộc đời con nhờ Mẹ sáng trong.
Đời con thoát kiếp long đong,
Hoa tươi dâng Mẹ tỏ lòng con thơ.
Xin dâng Mẹ ước mơ Hoa Trắng,
Như bầu trời ngập nắng bình minh.
Hương hoa thanh sạch khiết trinh,
Như trăng sáng tỏ nặng tình trời mây.
Cúi xin Mẹ đong đầy ơn phước,
Giúp lòng con luôn được sắt son.
Dù cho vượt núi, trèo non,
Trọn tình kiên vững vuông tròn nghĩa ân.
Hoa Xanh thắm góp phần dâng Mẹ,
Hoa lòng thành thỏ thẻ cậy trông.
Mẹ nguồn hy vọng ước mong,
Thương đau vẫn thắm tình nồng Mẹ yêu.
Dù vất vả sớm chiều xuôi ngược,
Trọn niềm tin mơ ước yêu thương.
Dù bao gian khó, đoạn trường,
Thắm tươi dệt mộng thiên đường ngày sau.
Sắc Hoa Đỏ đượm màu cứu độ,
Như tình yêu nở rộ sắc hương.
Màu hoa tươi thắm kiên cường,
Lời kinh tận hiến khiêm nhường dâng trao.
Con dâng Mẹ khát khao hồn nhỏ,
Lối hẹp nào mở ngõ chân mây.
Giúp con quyết chí từ đây,
Hiệp thông cứu chuộc dựng xây Nước Trời.
Xin dâng Mẹ hoa đời thập giá,
Hoa Tình Yêu Mẹ đã hiến dâng.
Chiều xưa đồi vắng ‘‘Xin Vâng’’,
Không gian Màu Tím bâng khuâng cõi lòng.
Ngước nhìn Mẹ đồng công cứu chuộc,
Lầm lỗi nào chặn bước đời con.
Tím sầu nở giữa lòng son,
Mẹ thương ấp ủ, tình con trung thành.
Sắc Hoa Vàng long lanh dâng tiến,
Hương nồng nàn lưu luyến tâm can.
Mẹ ơi! Mẹ đẹp huy hoàng,
Càng nhìn ngắm Mẹ con càng đắm say.
Tin – Cậy – Mến tràn đầy ước nguyện,
Con kính yêu Mẹ đến muôn đời.
Dù cho nhân thế đổi dời,
Lòng vàng trung tín trọn đời trinh trong.
Dâng kính Mẹ tấm lòng con thảo,
Chút tâm tình hoài bão tháng hoa.
Ngàn hoa hòa với lời ca,
Tiến dâng múa hát trước tòa cao sang.
Nữ Vương Mẹ Chúa Thiên Đàng
Hiển Vinh, Chiến Thắng, Khải Hoàn Tung Hô.
Kitô hữu và cầu nguyện
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
02:00 04/05/2009
Cầu nguyện là sự gắn bó trong mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa. Đó cũng là sự biểu đạt tình yêu Thiên Chúa nơi mỗi người. Cầu nguyện là căn tính của đời sống Kitô hữu. Đối với một tín hữu, nếu không có cầu nguyện, đời sống sẽ rơi vào tình trạng khô khan. Tuy nhiên, cầu nguyện không phải là dễ dàng. Nỗi buồn phiền, sự chán nản, việc lặp đi lặp lại, hay dường như một thói quen có thể làm cho chúng ta khó cầu nguyện.
Việc trò chuyện với Thiên Chúa được ví như cuộc trò chuyện của nhân loại: không phải là vô bổ. Những ai cầu xin tưởng rằng Thiên Chúa không nhận lời kêu xin của mình, trái lại Thiên Chúa nhìn họ một cách trìu mến. Lặp đi lặp lại một lời cầu nguyện, suy gẫm trong lòng, cảm nghiệm nó với tất cả sự thích thú, rung cảm với lời cầu nguyện ấy để nó trở thành hơi thở, khi đó sẽ bước vào sự huyền nhiệm của sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Đó là tự để được dẫn dắt theo từng nhịp bước vào trong một tri thức của màu nhiệm Thiên Chúa. Thông thường cuộc đối thoại với Thiên Chúa là hành vi trong thinh lặng, đấy không phải là thử thách. Tuy nhiên, thánh Têrêsa nói rằng chính trong sự thinh lặng mang lại cho chúng ta sự mau mắn,
sự từ bỏ theo đức tin và trong tinh thần phó thác, và qua đó chúng ta mới có thể đến gần được với Thiên Chúa.
Cầu nguyện mang những dạng thức khác nhau tùy thuộc vào thời gian, không gian, công việc và những mối bận tâm của mỗi người, nền văn hóa và kinh nghiệm sống. Có thể là cầu nguyện tự phát mỗi ngày, có thể mượn những tâm tình trong Kinh Thánh. Người ta có thể cầu nguyện cách cá nhân hay tham dự cùng với cộng đoàn.
Các đan sĩ cũng như những nữ tu chiêm niệm cách riêng, và các bậc tu sĩ, linh mục, giáo dân nói chung, duy trì nhịp độ cầu nguyện theo từng thời khắc khác nhau trong ngày bằng ý cầu nguyện của Giáo Hội hay là bằng các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Được phân chia thành bốn tuần, các thánh vịnh và thánh ca Cựu Ước là lời cầu nguyện của Giáo Hội. Trước khi được viết ra, lời thánh vịnh là tiếng kêu xin. Đó là tiếng gọi, lời thầm thĩ, sự van nài thốt lên từ một cõi lòng khi gặp thử thách. Trong các thánh vịnh, dân Israel nói với Thiên Chúa mỗi khi họ sa ngã phạm tội, hay khi bị ngập tràn thử thách hay khi trong tâm trạng vui mừng sau một chiến thắng.
(dịch từ: La prière pour les Catholiques)
La prière pour les catholiques
La prière dit l'attachement de la relation entre l'homme et Dieu. Elle est l'expression de l'amour de Dieu en chaque homme. La prière est essentielle à la vie des chrétiens.
Pour un chrétien, une vie sans prière prend le risque de devenir aride. Mais prier, ce n'est pas simple. L'ennui, le découragement, la répétition ou l'habitude peuvent rendre la prière difficile.
La communication de Dieu est souvent comparée à la communication humaine: il n'en est rien. Celui qui prie, pense que Dieu reste sourd à sa prière, alors que Dieu le regarde toujours avec amour. Répéter une prière, la méditer, en éprouver toute la saveur, vibrer avec elle, pour qu'elle devienne comme une respiration, c'est entrer dans le mystère du dialogue entre Dieu et l'homme. C'est se laisser guider pas à pas dans une meilleure connaissance du mystère de Dieu. Souvent, le dialogue avec Dieu est surtout fait de silence, ce qui n'est pas très gratifiant. Pourtant, Sainte Thérèse nous dit que c'est dans le silence que l'on se rend disponible, qu'en s'abandonnant avec confiance et foi, on peut s'approcher de Dieu.
La prière prend une forme différente selon le temps, les lieux, les occupations et préoccupations de chacun, la culture et les expériences vécues. La prière peut naître spontanément avec des mots de tous les jours; elle emprunte également ceux des Écritures. Elle peut être personnelle ou communautaire.
Les moines et moniales, mais aussi les religieux (ses), prêtres, laïcs, chrétiens ordinaires, rythment leurs journées par la prière de l'Église ou "Liturgie des Heures".
Répartis sur quatre semaines, les psaumes constituent le cœur de la prière de l'Église. Le psaume, c'est un cri avant d'être un écrit. C'est une voix qui appelle, murmure, invoque, c'est un corps qui plie sous le poids de l'épreuve. Dans les psaumes, le peuple d'Israël parle à Dieu quand il est plongé dans la culpabilité après une faute, submergé par des épreuves et quand il est dans la joie après une victoire.
Việc trò chuyện với Thiên Chúa được ví như cuộc trò chuyện của nhân loại: không phải là vô bổ. Những ai cầu xin tưởng rằng Thiên Chúa không nhận lời kêu xin của mình, trái lại Thiên Chúa nhìn họ một cách trìu mến. Lặp đi lặp lại một lời cầu nguyện, suy gẫm trong lòng, cảm nghiệm nó với tất cả sự thích thú, rung cảm với lời cầu nguyện ấy để nó trở thành hơi thở, khi đó sẽ bước vào sự huyền nhiệm của sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Đó là tự để được dẫn dắt theo từng nhịp bước vào trong một tri thức của màu nhiệm Thiên Chúa. Thông thường cuộc đối thoại với Thiên Chúa là hành vi trong thinh lặng, đấy không phải là thử thách. Tuy nhiên, thánh Têrêsa nói rằng chính trong sự thinh lặng mang lại cho chúng ta sự mau mắn,
sự từ bỏ theo đức tin và trong tinh thần phó thác, và qua đó chúng ta mới có thể đến gần được với Thiên Chúa.
Cầu nguyện mang những dạng thức khác nhau tùy thuộc vào thời gian, không gian, công việc và những mối bận tâm của mỗi người, nền văn hóa và kinh nghiệm sống. Có thể là cầu nguyện tự phát mỗi ngày, có thể mượn những tâm tình trong Kinh Thánh. Người ta có thể cầu nguyện cách cá nhân hay tham dự cùng với cộng đoàn.
Các đan sĩ cũng như những nữ tu chiêm niệm cách riêng, và các bậc tu sĩ, linh mục, giáo dân nói chung, duy trì nhịp độ cầu nguyện theo từng thời khắc khác nhau trong ngày bằng ý cầu nguyện của Giáo Hội hay là bằng các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Được phân chia thành bốn tuần, các thánh vịnh và thánh ca Cựu Ước là lời cầu nguyện của Giáo Hội. Trước khi được viết ra, lời thánh vịnh là tiếng kêu xin. Đó là tiếng gọi, lời thầm thĩ, sự van nài thốt lên từ một cõi lòng khi gặp thử thách. Trong các thánh vịnh, dân Israel nói với Thiên Chúa mỗi khi họ sa ngã phạm tội, hay khi bị ngập tràn thử thách hay khi trong tâm trạng vui mừng sau một chiến thắng.
(dịch từ: La prière pour les Catholiques)
La prière pour les catholiques
La prière dit l'attachement de la relation entre l'homme et Dieu. Elle est l'expression de l'amour de Dieu en chaque homme. La prière est essentielle à la vie des chrétiens.
Pour un chrétien, une vie sans prière prend le risque de devenir aride. Mais prier, ce n'est pas simple. L'ennui, le découragement, la répétition ou l'habitude peuvent rendre la prière difficile.
La communication de Dieu est souvent comparée à la communication humaine: il n'en est rien. Celui qui prie, pense que Dieu reste sourd à sa prière, alors que Dieu le regarde toujours avec amour. Répéter une prière, la méditer, en éprouver toute la saveur, vibrer avec elle, pour qu'elle devienne comme une respiration, c'est entrer dans le mystère du dialogue entre Dieu et l'homme. C'est se laisser guider pas à pas dans une meilleure connaissance du mystère de Dieu. Souvent, le dialogue avec Dieu est surtout fait de silence, ce qui n'est pas très gratifiant. Pourtant, Sainte Thérèse nous dit que c'est dans le silence que l'on se rend disponible, qu'en s'abandonnant avec confiance et foi, on peut s'approcher de Dieu.
La prière prend une forme différente selon le temps, les lieux, les occupations et préoccupations de chacun, la culture et les expériences vécues. La prière peut naître spontanément avec des mots de tous les jours; elle emprunte également ceux des Écritures. Elle peut être personnelle ou communautaire.
Les moines et moniales, mais aussi les religieux (ses), prêtres, laïcs, chrétiens ordinaires, rythment leurs journées par la prière de l'Église ou "Liturgie des Heures".
Répartis sur quatre semaines, les psaumes constituent le cœur de la prière de l'Église. Le psaume, c'est un cri avant d'être un écrit. C'est une voix qui appelle, murmure, invoque, c'est un corps qui plie sous le poids de l'épreuve. Dans les psaumes, le peuple d'Israël parle à Dieu quand il est plongé dans la culpabilité après une faute, submergé par des épreuves et quand il est dans la joie après une victoire.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:04 04/05/2009
ABRAHAM LINCOLN KHÔNG XẤU
Đứa con gái nhỏ đã có lần nghe nói tướng mạo tổng thống Abraham Lincoln không anh tuấn.
Phụ thân dẫn nó vào tòa bạch cung gặp tổng thống.
Tổng thống Abraham Lincoln ẳm nó ngồi trên đầu gối, dùng thói quen phong nhã và hài hước trò chuyện với nó. Đột nhiên em bé nói lớn:
- “Ba, ông ta đâu có xấu xí, ông ta rất đẹp.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Trăm nghe không bằng mắt thấy, ông bố của em bé rất thông minh khi dẫn con gái vào thăm vị tổng thống mà nó nghe nói không anh tuấn cho lắm, và cách suy nghĩ của em bé gái về tổng thổng lập tức thay đổi sau khi được trò chuyện với tổng thống...
Có rất nhiều chuyện không tốt xảy ra chỉ vì nghe nói mà không thấy tận mắt:
- Bạn bè anh em nghi kỵ nhau vì chỉ nghe người ta nói ban bè anh em thế này thế nọ.
- Vợ chồng lạnh nhạt với nhau cũng chỉ vì nghe người ta nói vợ (chồng) mình thế này thế nọ.
- Cộng đoàn chia rẻ nhau cũng chỉ vì nghe người này nói thế này, người kia nói thế nọ.v.v...
Người khôn ngoan thì không bao giờ đem lời nói phê bình của người khác chất chứa trong lòng, nhưng chú ý xem xét; người có kinh nghiệm thì không vội vàng tin vào lời nói của người khác, nhưng muốn thấy tận mắt sự việc mà người khác nói...
Ít nói lời phê bình nhưng cầu nguyện nhiều cho mọi người, đó là thái độ của người Ki-tô hữu có Chúa trong mình, bởi vì hình dáng bên ngoài không nói hết bên trong tâm hồn của một con người...
N2T |
Đứa con gái nhỏ đã có lần nghe nói tướng mạo tổng thống Abraham Lincoln không anh tuấn.
Phụ thân dẫn nó vào tòa bạch cung gặp tổng thống.
Tổng thống Abraham Lincoln ẳm nó ngồi trên đầu gối, dùng thói quen phong nhã và hài hước trò chuyện với nó. Đột nhiên em bé nói lớn:
- “Ba, ông ta đâu có xấu xí, ông ta rất đẹp.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Trăm nghe không bằng mắt thấy, ông bố của em bé rất thông minh khi dẫn con gái vào thăm vị tổng thống mà nó nghe nói không anh tuấn cho lắm, và cách suy nghĩ của em bé gái về tổng thổng lập tức thay đổi sau khi được trò chuyện với tổng thống...
Có rất nhiều chuyện không tốt xảy ra chỉ vì nghe nói mà không thấy tận mắt:
- Bạn bè anh em nghi kỵ nhau vì chỉ nghe người ta nói ban bè anh em thế này thế nọ.
- Vợ chồng lạnh nhạt với nhau cũng chỉ vì nghe người ta nói vợ (chồng) mình thế này thế nọ.
- Cộng đoàn chia rẻ nhau cũng chỉ vì nghe người này nói thế này, người kia nói thế nọ.v.v...
Người khôn ngoan thì không bao giờ đem lời nói phê bình của người khác chất chứa trong lòng, nhưng chú ý xem xét; người có kinh nghiệm thì không vội vàng tin vào lời nói của người khác, nhưng muốn thấy tận mắt sự việc mà người khác nói...
Ít nói lời phê bình nhưng cầu nguyện nhiều cho mọi người, đó là thái độ của người Ki-tô hữu có Chúa trong mình, bởi vì hình dáng bên ngoài không nói hết bên trong tâm hồn của một con người...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 04/05/2009
N2T |
4. Coi nhẹ mình là đường tắt để tu sửa đức hoàn thiện, là căn do bình an của nội tâm.
(Thánh John Berchmens)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:08 04/05/2009
N2T |
105. Tất cả người khôn ngoan thì cầu cứu mình, tất cả người ngu đều đi cầu cứu người khác.
Xin hiệp nhất chúng con nên một
LM. Anphong Trần Đức Phương
05:41 04/05/2009
XIN HIỆP NHẤT CHÚNG CON NÊN MỘT
(CHÚA NHẬT V, MÙA PHỤC SINH, NĂM B)
Nhớ hồi tôi còn học ở Đai Chủng Viện, vào những ngày Tuần Thánh, Cha Linh Hướng thường khuyên chúng tôi trong giờ suy niệm Lời Chúa (Lectio Divina) mỗi ngày, nên đọc Phúc Âm theo Thánh Gioan, các Chương 13, 14, 15, 16 và 17. Trong đời sống Linh Mục, vào những ngày Tuần Thánh, dù rất bận rộn, nhưng chúng tôi vẫn dành thời giờ để đọc và suy gẫm những đoạn Thánh Kinh rất cảm động và rất quan trọng này. Hơn nữa, trong bầu khí thánh thiêng của Tuần Thánh, khi đọc những đoạn Thánh Kinh này, tâm hồn càng thêm thấm thía những Lời Chúa nhắn nhủ.
Đây là những đoạn Thánh Gioan đã ghi lại những lời ‘trối trăn’ tâm huyết Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ vào những giờ phút cuối cùng cuộc đời trần thế của Chúa, trong bữa Tiệc Ly, cũng là bữa ăn ‘Tình thương’ (Agape).
Đặc biệt, Chúa Giêsu nêu lên tình yêu hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, và kêu gọi cũng như cầu xin cho các Tông Đồ luôn biết sống kết hiệp nên một với Chúa, và hiệp nhất với nhau trong tình yêu Chúa.
Để nhấn mạnh sự quan trọng của tinh thần yêu thương và hiệp nhất với Chúa và với nhau, vào cuối Chương 17, trong lời cầu xin với Chúa Cha, bốn lần Chúa Giêsu đã xin để tất cả được “Hiệp Nhất Nên Một!” (Ut Sint Unum! - That They Be ONE!) (Gioan 17: 11, 21, 22, 23). Nhưng Chúa Giêsu không phải chỉ cầu nguyện cho các Tông Đồ thân tín của Chúa được hiệp nhất nên một, mà còn cầu xin cho mọi tín hữu luôn biết đồng tâm hiệp nhất với Chúa và với nhau (Gioan 17: 20 -22).
Để cụ thể hóa, Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh Cây Nho, là loại cây rất phổ thông tại Do Thái, và đã được nhắc đến nhiều lần trong Thánh Kinh Cựu Ước (trong sách Tiên Tri Isaia, Gieremia, Egiekien, Hosea và Thánh Vịnh), cũng như Tân Ước.
Đoạn Phúc Âm hôm nay (Gioan 15:1-8) nhắc đến hình ảnh và lời mời gọi của Chúa Giêsu với các Tông Đồ và mọi người tín hữu chúng ta: Thày là Cây Nho, chúng con là ngành nho… Như những ngành nho chỉ sinh hoa kết trái nếu gắn liền với thân cây nho, thì chúng ta cũng chỉ có thể là môn đệ đích thực của Chúa, và ‘sinh nhiều hoa trái’ nếu chúng ta biết sống hiệp nhất với Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi.
Khi Chúa Giêsu đã về trời, và sau khi đã được ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa (Cv. 2: 1-4), các Tông Đồ theo lời Chúa dạy, đã đi rao giảng Tin Mừng và tập hợp các tín hữu thành MỘT trong Hội Thánh Chúa, và tất cả các tín hữu đều đồng tâm nhất trí với nhau (Cv. 2: 44-47).
Tinh thần yêu thương, hiệp nhất trong Hội Thánh rất quan trọng, nên trong Bài Đọc II hôm nay (Gioan 3: 18-24), Thánh Gioan nhấn mạnh “Đây là Giới Răn của Chúa, là chúng ta hãy yêu thương nhau… và yêu thương không phải chỉ bằng lời nói, mà bằng chính việc làm…”
Trong Bài Đọc I (Cv. 9: 26-31), Thánh Luca ghi lại sự việc Thánh Phaolô, sau khi được ơn trở lại, đã mạnh dạn rao giảng Đạo Thánh Chúa, và đã tìm đến Giêrusalem để cùng hiệp thông với các Tông Đồ và các Tín Hữu trong Hội Thánh. Sau đó, Thánh Phaolô lại nhấn mạnh nhiều lần: Các tín hữu phải hiệp nhất với nhau trong cùng Một Hội Thánh để có thể hiệp nhất với Chúa. Ngài đã nói đến Hội Thánh như Thân Thể Mầu Nhiệm mà Chúa Giêsu là đầu (Ephesô 5: 23) và tất cả các tín hữu là các chi thể. Mặc dầu các chi thể thì nhiều và khác nhau, nhưng cũng trong một thân thể (1 Corinthô 12:12-17); vì thế, Hội Thánh ở nhiều nước trên khắp thế giới, nhưng duy nhất: “Chỉ có một Thiên Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa…” (Ephesô 4: 5-6). Trong Hội Thánh, không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, đàn ông hay phụ nữ, nhưng tất cả chỉ là một trong Chúa Kitô là đầu Hội Thánh (Galat 3: 26-28).
Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh, là Chúa Chiên Nhân Lành, nhưng Ngài đã đặt Thánh Phêrô đại diện Ngài ở trần gian (Mathêu 16: 18-19; Gioan 21: 15-17). Các vị Giáo Hoàng và hàng Giáo Phẩm cũng là những vị Chúa đã chọn qua các thời đại để chăn dắt đoàn chiên Chúa ở trần gian. Khi chúng ta hiệp nhất với Chúa và Hội Thánh, là chúng ta cũng hiệp nhất với hàng Giáo Phẩm và toàn thể Dân Chúa trên toàn thế giới.
Dù Hội Thánh luôn thích nghi với nền văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ của mỗi dân tộc, nhưng chúng ta tin “Giáo Hội duy nhất”, và vì thế không thể có Giáo Hội tự trị; không thể có Giáo Hội quốc doanh! Khi chúng ta tách ra khỏi Hội Thánh Chúa, là chúng ta ‘như ngành nho đã tách rời khỏi thân cây nho’, hay như một chi thể đã tách rời khỏi thân thể.
Vậy, sau khi chúng ta đã chịu Phép Thánh Tẩy và được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta trở thành một chi thể trong gia đình Giáo Hội, và được hưởng muôn ơn Thánh Chúa qua các Phép Bí Tích, và lúc đó ‘chúng ta như ngành nho được liên kết với thân cây nho, được chung cùng một ‘sức sống’ và sẽ sinh hoa kết quả dồi dào là những ‘việc lành phúc đức’ trong tình bác ái phụng sự Chúa và giúp đỡ lẫn nhau trên cuộc hành trình về Quê Hương Nước Trời.
Lạy Chúa, “xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Xin hiệp nhất chúng con như Ngài liên kết với Cha. Xin giải thoát chúng con xa điều bất hòa, chia rẽ! Xin liên kết muôn người trong lòng mến Chúa Cha muôn đời…” (Thành Tâm, Bài Ca Hiệp Nhất).
(CHÚA NHẬT V, MÙA PHỤC SINH, NĂM B)
Nhớ hồi tôi còn học ở Đai Chủng Viện, vào những ngày Tuần Thánh, Cha Linh Hướng thường khuyên chúng tôi trong giờ suy niệm Lời Chúa (Lectio Divina) mỗi ngày, nên đọc Phúc Âm theo Thánh Gioan, các Chương 13, 14, 15, 16 và 17. Trong đời sống Linh Mục, vào những ngày Tuần Thánh, dù rất bận rộn, nhưng chúng tôi vẫn dành thời giờ để đọc và suy gẫm những đoạn Thánh Kinh rất cảm động và rất quan trọng này. Hơn nữa, trong bầu khí thánh thiêng của Tuần Thánh, khi đọc những đoạn Thánh Kinh này, tâm hồn càng thêm thấm thía những Lời Chúa nhắn nhủ.
Đây là những đoạn Thánh Gioan đã ghi lại những lời ‘trối trăn’ tâm huyết Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ vào những giờ phút cuối cùng cuộc đời trần thế của Chúa, trong bữa Tiệc Ly, cũng là bữa ăn ‘Tình thương’ (Agape).
Đặc biệt, Chúa Giêsu nêu lên tình yêu hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, và kêu gọi cũng như cầu xin cho các Tông Đồ luôn biết sống kết hiệp nên một với Chúa, và hiệp nhất với nhau trong tình yêu Chúa.
Để nhấn mạnh sự quan trọng của tinh thần yêu thương và hiệp nhất với Chúa và với nhau, vào cuối Chương 17, trong lời cầu xin với Chúa Cha, bốn lần Chúa Giêsu đã xin để tất cả được “Hiệp Nhất Nên Một!” (Ut Sint Unum! - That They Be ONE!) (Gioan 17: 11, 21, 22, 23). Nhưng Chúa Giêsu không phải chỉ cầu nguyện cho các Tông Đồ thân tín của Chúa được hiệp nhất nên một, mà còn cầu xin cho mọi tín hữu luôn biết đồng tâm hiệp nhất với Chúa và với nhau (Gioan 17: 20 -22).
Để cụ thể hóa, Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh Cây Nho, là loại cây rất phổ thông tại Do Thái, và đã được nhắc đến nhiều lần trong Thánh Kinh Cựu Ước (trong sách Tiên Tri Isaia, Gieremia, Egiekien, Hosea và Thánh Vịnh), cũng như Tân Ước.
Đoạn Phúc Âm hôm nay (Gioan 15:1-8) nhắc đến hình ảnh và lời mời gọi của Chúa Giêsu với các Tông Đồ và mọi người tín hữu chúng ta: Thày là Cây Nho, chúng con là ngành nho… Như những ngành nho chỉ sinh hoa kết trái nếu gắn liền với thân cây nho, thì chúng ta cũng chỉ có thể là môn đệ đích thực của Chúa, và ‘sinh nhiều hoa trái’ nếu chúng ta biết sống hiệp nhất với Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi.
Khi Chúa Giêsu đã về trời, và sau khi đã được ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa (Cv. 2: 1-4), các Tông Đồ theo lời Chúa dạy, đã đi rao giảng Tin Mừng và tập hợp các tín hữu thành MỘT trong Hội Thánh Chúa, và tất cả các tín hữu đều đồng tâm nhất trí với nhau (Cv. 2: 44-47).
Tinh thần yêu thương, hiệp nhất trong Hội Thánh rất quan trọng, nên trong Bài Đọc II hôm nay (Gioan 3: 18-24), Thánh Gioan nhấn mạnh “Đây là Giới Răn của Chúa, là chúng ta hãy yêu thương nhau… và yêu thương không phải chỉ bằng lời nói, mà bằng chính việc làm…”
Trong Bài Đọc I (Cv. 9: 26-31), Thánh Luca ghi lại sự việc Thánh Phaolô, sau khi được ơn trở lại, đã mạnh dạn rao giảng Đạo Thánh Chúa, và đã tìm đến Giêrusalem để cùng hiệp thông với các Tông Đồ và các Tín Hữu trong Hội Thánh. Sau đó, Thánh Phaolô lại nhấn mạnh nhiều lần: Các tín hữu phải hiệp nhất với nhau trong cùng Một Hội Thánh để có thể hiệp nhất với Chúa. Ngài đã nói đến Hội Thánh như Thân Thể Mầu Nhiệm mà Chúa Giêsu là đầu (Ephesô 5: 23) và tất cả các tín hữu là các chi thể. Mặc dầu các chi thể thì nhiều và khác nhau, nhưng cũng trong một thân thể (1 Corinthô 12:12-17); vì thế, Hội Thánh ở nhiều nước trên khắp thế giới, nhưng duy nhất: “Chỉ có một Thiên Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa…” (Ephesô 4: 5-6). Trong Hội Thánh, không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, đàn ông hay phụ nữ, nhưng tất cả chỉ là một trong Chúa Kitô là đầu Hội Thánh (Galat 3: 26-28).
Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh, là Chúa Chiên Nhân Lành, nhưng Ngài đã đặt Thánh Phêrô đại diện Ngài ở trần gian (Mathêu 16: 18-19; Gioan 21: 15-17). Các vị Giáo Hoàng và hàng Giáo Phẩm cũng là những vị Chúa đã chọn qua các thời đại để chăn dắt đoàn chiên Chúa ở trần gian. Khi chúng ta hiệp nhất với Chúa và Hội Thánh, là chúng ta cũng hiệp nhất với hàng Giáo Phẩm và toàn thể Dân Chúa trên toàn thế giới.
Dù Hội Thánh luôn thích nghi với nền văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ của mỗi dân tộc, nhưng chúng ta tin “Giáo Hội duy nhất”, và vì thế không thể có Giáo Hội tự trị; không thể có Giáo Hội quốc doanh! Khi chúng ta tách ra khỏi Hội Thánh Chúa, là chúng ta ‘như ngành nho đã tách rời khỏi thân cây nho’, hay như một chi thể đã tách rời khỏi thân thể.
Vậy, sau khi chúng ta đã chịu Phép Thánh Tẩy và được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta trở thành một chi thể trong gia đình Giáo Hội, và được hưởng muôn ơn Thánh Chúa qua các Phép Bí Tích, và lúc đó ‘chúng ta như ngành nho được liên kết với thân cây nho, được chung cùng một ‘sức sống’ và sẽ sinh hoa kết quả dồi dào là những ‘việc lành phúc đức’ trong tình bác ái phụng sự Chúa và giúp đỡ lẫn nhau trên cuộc hành trình về Quê Hương Nước Trời.
Lạy Chúa, “xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Xin hiệp nhất chúng con như Ngài liên kết với Cha. Xin giải thoát chúng con xa điều bất hòa, chia rẽ! Xin liên kết muôn người trong lòng mến Chúa Cha muôn đời…” (Thành Tâm, Bài Ca Hiệp Nhất).
Ở lại trong Thầy
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
12:35 04/05/2009
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH B
Ga 15, 1-8
Sống trong một thế giới văn minh tột bậc, nhiều lúc con người cứ tưởng mình có thể làm được tất cả mọi sự và không có gì đáng tiếc xẩy ra nhưng càng loay hoay giải quyết vấn đề này, thì sự việc khác lại xẩy ra. Chiến tranh nhiều nơi trên thế giới còn đó. Bệnh ung thư chưa chữa được tận căn. Sida, bệnh liệt kháng, HIV, Aids lại hoành hành. H5N1 chưa dứt thì H1N1 lại xẩy ra. Con người vẫn hì hục đi trong cái vòng xoáy luẩn quẩn ấy.Con người bế tắc, thế giới cũng bế tắc luôn, cần đến ơn giải thoát, cần đến ơn cứu độ và cần đến tình thương của Chúa.
HÌNH ẢNH CÂY NHO: Trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan 15, 1-8 hôm nay gợi lên một hình ảnh quen thuộc của dân Do Thái là cây nho. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh quê quen thuộc này để dạy nhân loại một bài học thật quí giá. Chúa tự ví mình là cây nho và mọi người là nhành. Hình ảnh này nói lên sự hỗ tương giữa thân và cành, giữa cành và thân nghĩa là giữa Chúa Giêsu và con người, giữa con người với nhau. Con người phải liên kết với Chúa Giêsu, con người mới sống mạnh mẽ, dồi dào và sinh động được. Con người luôn cần tới Chúa để được ơn cứu rỗi.Con người cần hiệp nhất, gắn bó với Chúa như lời Chúa đã nói: ” không có Ta các ngươi không thể làm gì được “. Bởi vì con người không thể thành toàn, tự cứu tự giải thoát mà không cần nhờ đến Chúa. Để kết hợp với Chúa. Người tín hữu phải cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Đây là bí tích mang lại nguồn sống, giúp người tín hữu duy trì mối tương quan thường xuyên, mật thiết với Chúa Giêsu.Còn về phần giữa con người với nhau, giữa Kitô hữu với nhau,tất cả chúng ta cần cộng tác với nhau, cần giúp đỡ, nâng đỡ và hiệp nhất với nhau trên đường tìm gặp Chúa và trên đường cứu rỗi.Hình ảnh cây nho gây ấn tượng và có ý nghĩa thật sâu xa giữa những cành với nhau. Mọi người trong cộng đoàn, trong giáo xứ, gia đình luôn phải chia sẻ với nhau nhựa sống, chia sẻ với nhau tình thương và ơn Chúa. Không ai được ngăn cản nhựa sống đến với người khác, không ai được ngăn cản ơn Chúa đến với người khác. Mọi người phải cầu nguyện cho nhau, chia sẻ niềm vui, lo âu, nỗi buồn và hy vọng với nhau, đừng bao giờ vô tình hay hữu ý gây đau buồn, khổ sở cho nhau.
Ở LẠI TRONG THẦY: Người tín hữu là cành nho, các Kitô hữu là các nhánh nho. Tất cả kitô hữu phải liên hệ với thân nho là Đức Kitô để nhận được nhựa sống, sự sống mới và sự tín trung bằng lời cầu nguyện và bằng việc lãnh nhận các bí tích và giữa Kitô hữu luôn phải có sự gắn kết, liên hệ và hiệp nhất với nhau.Bởi vì, nếu không ở trong Chúa, chúng ta thực không yêu mến Chúa. Ở trong Chúa cũng có nghĩa chúng ta yêu mến anh em và giúp đỡ anh em. Đường vào Nước Trời không gì khác là ở trong Chúa và thực thi bác ái, nghĩa là thực hiện tình thương giữa nhau.Ở lại trong Chúa cũng có nghĩa là chúng ta sinh nhiều hoa trái. Hoa trái đều là ước mơ của những người trồng nho. Ở trong Chúa, người Kitô hữu sẽ triển nở, vui tươi, hạnh phúc. Ở lại trong Chúa cũng có nghĩa là tuân giữ và thực hiện các điều răn của Ngài.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Muốn sống triển nở và sinh hoa kết quả, người tín hữu phải ở trong Chúa, giữ lời Chúa và chia sẻ, giúp đỡ, thực thi tình thương giữa nhau. Muốn sinh hoa trái dồi dào, người Kitô hữu phải chịu cắt tỉa nghĩa là phải đẩy lui tất cả những gì cản bước tới với Chúa, hãy liên kết, gắn chặt lấy thân để cho nhựa sống được lưu truyền và nhựa ấy cũng được lưu chảy tới mọi người. Chính Chúa Giêsu cũng đã chịu để được cắt tỉa qua khổ đau và cái chết. Muốn có vinh quang, người Kitô hữu phải đón nhận đau khổ và vác thập giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin cho chúng con được ra khỏi chính mình, ra khỏi những ích kỷ, tính toán theo thói khôn ngoan của thế gian để chúng con biết đón nhận những đòi hỏi của Tin Mừng dẫu chúng con có bị thiệt thòi, thua thiệt. Amen.
Ga 15, 1-8
Sống trong một thế giới văn minh tột bậc, nhiều lúc con người cứ tưởng mình có thể làm được tất cả mọi sự và không có gì đáng tiếc xẩy ra nhưng càng loay hoay giải quyết vấn đề này, thì sự việc khác lại xẩy ra. Chiến tranh nhiều nơi trên thế giới còn đó. Bệnh ung thư chưa chữa được tận căn. Sida, bệnh liệt kháng, HIV, Aids lại hoành hành. H5N1 chưa dứt thì H1N1 lại xẩy ra. Con người vẫn hì hục đi trong cái vòng xoáy luẩn quẩn ấy.Con người bế tắc, thế giới cũng bế tắc luôn, cần đến ơn giải thoát, cần đến ơn cứu độ và cần đến tình thương của Chúa.
HÌNH ẢNH CÂY NHO: Trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan 15, 1-8 hôm nay gợi lên một hình ảnh quen thuộc của dân Do Thái là cây nho. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh quê quen thuộc này để dạy nhân loại một bài học thật quí giá. Chúa tự ví mình là cây nho và mọi người là nhành. Hình ảnh này nói lên sự hỗ tương giữa thân và cành, giữa cành và thân nghĩa là giữa Chúa Giêsu và con người, giữa con người với nhau. Con người phải liên kết với Chúa Giêsu, con người mới sống mạnh mẽ, dồi dào và sinh động được. Con người luôn cần tới Chúa để được ơn cứu rỗi.Con người cần hiệp nhất, gắn bó với Chúa như lời Chúa đã nói: ” không có Ta các ngươi không thể làm gì được “. Bởi vì con người không thể thành toàn, tự cứu tự giải thoát mà không cần nhờ đến Chúa. Để kết hợp với Chúa. Người tín hữu phải cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Đây là bí tích mang lại nguồn sống, giúp người tín hữu duy trì mối tương quan thường xuyên, mật thiết với Chúa Giêsu.Còn về phần giữa con người với nhau, giữa Kitô hữu với nhau,tất cả chúng ta cần cộng tác với nhau, cần giúp đỡ, nâng đỡ và hiệp nhất với nhau trên đường tìm gặp Chúa và trên đường cứu rỗi.Hình ảnh cây nho gây ấn tượng và có ý nghĩa thật sâu xa giữa những cành với nhau. Mọi người trong cộng đoàn, trong giáo xứ, gia đình luôn phải chia sẻ với nhau nhựa sống, chia sẻ với nhau tình thương và ơn Chúa. Không ai được ngăn cản nhựa sống đến với người khác, không ai được ngăn cản ơn Chúa đến với người khác. Mọi người phải cầu nguyện cho nhau, chia sẻ niềm vui, lo âu, nỗi buồn và hy vọng với nhau, đừng bao giờ vô tình hay hữu ý gây đau buồn, khổ sở cho nhau.
Ở LẠI TRONG THẦY: Người tín hữu là cành nho, các Kitô hữu là các nhánh nho. Tất cả kitô hữu phải liên hệ với thân nho là Đức Kitô để nhận được nhựa sống, sự sống mới và sự tín trung bằng lời cầu nguyện và bằng việc lãnh nhận các bí tích và giữa Kitô hữu luôn phải có sự gắn kết, liên hệ và hiệp nhất với nhau.Bởi vì, nếu không ở trong Chúa, chúng ta thực không yêu mến Chúa. Ở trong Chúa cũng có nghĩa chúng ta yêu mến anh em và giúp đỡ anh em. Đường vào Nước Trời không gì khác là ở trong Chúa và thực thi bác ái, nghĩa là thực hiện tình thương giữa nhau.Ở lại trong Chúa cũng có nghĩa là chúng ta sinh nhiều hoa trái. Hoa trái đều là ước mơ của những người trồng nho. Ở trong Chúa, người Kitô hữu sẽ triển nở, vui tươi, hạnh phúc. Ở lại trong Chúa cũng có nghĩa là tuân giữ và thực hiện các điều răn của Ngài.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Muốn sống triển nở và sinh hoa kết quả, người tín hữu phải ở trong Chúa, giữ lời Chúa và chia sẻ, giúp đỡ, thực thi tình thương giữa nhau. Muốn sinh hoa trái dồi dào, người Kitô hữu phải chịu cắt tỉa nghĩa là phải đẩy lui tất cả những gì cản bước tới với Chúa, hãy liên kết, gắn chặt lấy thân để cho nhựa sống được lưu truyền và nhựa ấy cũng được lưu chảy tới mọi người. Chính Chúa Giêsu cũng đã chịu để được cắt tỉa qua khổ đau và cái chết. Muốn có vinh quang, người Kitô hữu phải đón nhận đau khổ và vác thập giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin cho chúng con được ra khỏi chính mình, ra khỏi những ích kỷ, tính toán theo thói khôn ngoan của thế gian để chúng con biết đón nhận những đòi hỏi của Tin Mừng dẫu chúng con có bị thiệt thòi, thua thiệt. Amen.
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần IV Sau Phục Sinh
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
15:32 04/05/2009
Thứ Hai sau Chúa nhật IV Phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã thiết lập bí tích Thánh Thể như dấu chỉ sự hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu của Chúa là Cha, như lời bài hát đơn sơ diễn tả: “Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày, linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây”. Bởi lẽ, tuổi thơ con cái thường vui đùa bên cha mẹ, luôn cảm thấy an vui khi cha mẹ ở bên. Nhờ cha mẹ mà con cái xum vầy bên nhau. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa hiện diện với chúng con như người cha ở giữa con cái mình. Sự hiện diện của Chúa đã quy tụ chúng con nên một đàn chiên duy nhất là giáo xứ thân yêu của chúng con. Niềm vui của sự xum vầy và hạnh phúc của tình huynh đệ càng nhân lên nếu chúng con biết sống trong sự hướng dẫn và quan phòng của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa là mục tử chăn dắt cuộc đời chúng con. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa gìn giữ chúng con khỏi sự tấn công của thế gian và ma quỷ. Xin Chúa cũng lưu lại nơi giáo xứ chúng con để hàn gắn những đổ vỡ, hiểu lầm và tái tạo tình hiệp nhất yêu thương. Xin cho mọi người trong giáo xứ chúng con luôn thiết tha với tâm nguyện: xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu của Chúa ngõ hầu danh Chúa được cả sáng nơi xứ đạo thân thương này.
Lạy Chúa, đồng cỏ xanh mát mà Chúa cho chúng con hưởng dùng chính là Mình Máu Thánh Chúa. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con luôn được no thoả ân tình của Chúa. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật IV phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tấm bánh nuôi chúng con. Chúa hằng mong ước chúng con được sống và sống dồi dào. Xin cho chúng con biết đặt trọn niềm tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Xin cho Lời Chúa mãi là ngọn đèn soi dẫn bước chân chúng con đi trong chân lý và sự thật. Xin Mình và Máu Thánh Chúa nuôi dưỡng chúng con trong ân sủng và tình thương của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa hằng tha thiết kêu mời chúng con. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta. Chúa không muốn chúng con đi theo tiếng của ma quỷ dẫn dắt vào đường xấu, vào con đường chết đời đời. Chúa muốn chúng con sống theo Lời Chúa vì: “cá không ăn muối cá ươn”. Cuộc đời chúng con đi lạc xa lời Chúa cũng sẽ rơi vào hố diệt vong đời đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho niềm khao khát sống với Chúa nơi chúng con được sống lại, để chúng con luôn được thuộc trọn về Chúa. Xin cho con biết ra đi tìm kiếm Chúa, biết đặt Chúa là trung tâm điểm của đời sống chúng con, biết tìm kiếm của ăn không bao giờ hư nát là chính Chúa và giáo lý của Chúa để chúng con được no đầy ân tình của Chúa hôm nay và hạnh phúc nước trời mai sau. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 4 phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thât hạnh phúc vì được Chúa ngự đến viếng thăm. Chúa là Chúa cả trời đất. Chúa là Đấng tạo thành. Chúa là Chúa, là vua Cả Trời Đất. Thế mà Chúa đã phá bỏ mọi ngăn cách để đến với chúng con trong khiêm tốn âm thầm. Với tấm bánh đơn sơ Chúa hòa nhập vào cuộc đời chúng con. Chúa trở nên người bạn luôn ở bên chúng con. Chúa luôn đồng hành và nhắc nhở chúng con sống xứng đáng là con Cha trên trời. Chúng con xin cảm tạ tình thương ưu ái mà Chúa đã dành cho chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, lời Chúa là lời chân lý. Chúa có lời ban sự sống đời đời. Xin cho chúng con biết mau mắn tuân theo Lời Chúa. Xin giúp chúng con đừng vì những đam mê mù quáng để rồi ngoảnh mặt làm ngơ trước tiếng nói của Chúa. Xin ban ơn để chúng con thắng vượt những yếu đuối bản thân, biết làm chủ tư tưởng, ước muốn, lời nói, việc làm cùa mình theo đường lối huấn lệnh của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa hằng mong muốn chúng con được sống đời đời. Xin ban cho chúng con một lương tâm ngay thằng để chúng con biết sống đúng với phẩm giá làm người của mình. Xin cho chúng con mau mắn tuân theo lề luật tối thượng của Chúa để lề luật của Chúa sẽ gìn giữ chúng con khỏi chết muôn đời. Amen.
Thứ Năm sau Chúa nhật 4 phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Năm xưa, Chúa đã buồn vì Giu-đa phản bội. Chúa đã buồn vì Giu-đa từng ngồi chung bàn, đi chung đường với Chúa nhưng lại nuôi giã tâm phản bội Chúa. Ngày nay, có lẽ Chúa cũng buồn khi chúng con rước Chúa cách bất xứng. Chúa sẽ tiếp tục buồn khi chúng con rước Chúa nhưng không dám sống theo lời Chúa. Chúa sẽ càng buồn hơn khi chúng con rước Chúa mà lòng vẫn nuôi dưỡng những hận thù, ghen ghét, những tư tương xấu, cùng những đam mê thấp hèn.
Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin Mình và Máu Thánh Chúa hàn gắn lại những thương tích do tội lỗi gây ra trong tâm hồn chúng con. Xin Thánh Thể Chúa nâng đỡ những yếu đuối của tâm hồn chúng con. Xin giúp chúng con biết sửa đổi bản thân khỏi những ham muốn tội lỗi, những thói đời sa đoạ đang làm băng hoại cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết dọn mình cho xứng đáng đón rước Chúa mỗi ngày. Xin giúp chúng con biết siêng năng kết hợp với Chúa qua bí tích Thánh Thể, để nhờ ơn Chúa, chúng con kiện toàn con người mình mỗi ngày được trở nên giống Chúa hơn. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 4 phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Cuộc đời là một hành trình tiến về nhà Cha. Cuộc hành trình không thiếu gian nan, không thiếu những khó nguy. Cuộc hành trình này chúng con không bước đi một mình. Chúng con luôn có Chúa đồng hành. Thánh Thể Chúa là lương thực dưỡng nuôi chúng con. Thánh Thể Chúa là hồn sống luôn mang lại cho chúng con sức mạnh để vượt thắng những khó nguy trên đường. Chúng con xin tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su phục sinh, sự phục sinh của Chúa đã đem lại niềm an ủi, sự bình an cho các tông đồ, xin Chúa cũng ban ơn bình an đến cho tâm hồn chúng con. Một tâm hồn còn nặng trĩu những lo âu về ngày mai sẽ ra sao? Xin Chúa hãy nói với chúng con như xưa Chúa đã nói với các tông đồ: “Lòng các con đừng sao xuyến. Hãy tin vào Chúa và tin vào Thầy”. Tương lai hãy để Chúa an bài. Điều Chúa cần nơi chúng con chính là sống hôm nay cho đúng thánh ý Chúa. Chúa dạy chúng con phải sống như con một Cha trên trời và như anh em của mọi người. Đó chính là lối đường sẽ dẫn chúng con về nhà Cha trên trời.
Lạy Chúa, chúng con vẫn ao ước được sống đời đời, xin cho chúng con biết sống kết hiệp mật thiết với Chúa qua bí tích Thánh Thể để ngày mai chúng con cũng được tham dự sự sống phục sinh vinh hiển với Chúa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 4 phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được nhận biết Chúa là Cha. Chúng con thật hạnh phúc vì được biết Chúa luôn yêu thương chúng con. Dù chúng con không xứng đáng. Dù chúng con bất toàn. Chúa vẫn yêu thương và chăm sóc từng cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con biết Chúa là Đấng nhân từ, giầu lòng thương xót và rất từ bi. Chúa luôn gần gũi với những người khổ đau nghèo đói. Chúa luôn đối xử khoan dung với những ai lầm lỡ. Chúa đã tỏ cho chúng con thấy một tình yêu thuỷ chung và sắt son của Chúa. Chúa đã yêu chúng con và yêu cho đến cùng. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa tình yêu thương để chúng con cũng đối xử nhân ái bao dung với nhau. Xin giúp chúng con biết hoạ lại dung nhan hiền hậu của Chúa giữa cuộc sống còn đầy hận thù, bất công, đang cạn kiệt lòng nhân ái bao dung.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã từng nói: “ai thấy Thầy là thấy Cha”. Xin cho đời sống chúng con cũng phản ánh hình ảnh yêu thương của Chúa cho thế giới hôm nay. Amen
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã thiết lập bí tích Thánh Thể như dấu chỉ sự hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu của Chúa là Cha, như lời bài hát đơn sơ diễn tả: “Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày, linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây”. Bởi lẽ, tuổi thơ con cái thường vui đùa bên cha mẹ, luôn cảm thấy an vui khi cha mẹ ở bên. Nhờ cha mẹ mà con cái xum vầy bên nhau. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa hiện diện với chúng con như người cha ở giữa con cái mình. Sự hiện diện của Chúa đã quy tụ chúng con nên một đàn chiên duy nhất là giáo xứ thân yêu của chúng con. Niềm vui của sự xum vầy và hạnh phúc của tình huynh đệ càng nhân lên nếu chúng con biết sống trong sự hướng dẫn và quan phòng của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa là mục tử chăn dắt cuộc đời chúng con. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa gìn giữ chúng con khỏi sự tấn công của thế gian và ma quỷ. Xin Chúa cũng lưu lại nơi giáo xứ chúng con để hàn gắn những đổ vỡ, hiểu lầm và tái tạo tình hiệp nhất yêu thương. Xin cho mọi người trong giáo xứ chúng con luôn thiết tha với tâm nguyện: xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu của Chúa ngõ hầu danh Chúa được cả sáng nơi xứ đạo thân thương này.
Lạy Chúa, đồng cỏ xanh mát mà Chúa cho chúng con hưởng dùng chính là Mình Máu Thánh Chúa. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con luôn được no thoả ân tình của Chúa. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật IV phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tấm bánh nuôi chúng con. Chúa hằng mong ước chúng con được sống và sống dồi dào. Xin cho chúng con biết đặt trọn niềm tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Xin cho Lời Chúa mãi là ngọn đèn soi dẫn bước chân chúng con đi trong chân lý và sự thật. Xin Mình và Máu Thánh Chúa nuôi dưỡng chúng con trong ân sủng và tình thương của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa hằng tha thiết kêu mời chúng con. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta. Chúa không muốn chúng con đi theo tiếng của ma quỷ dẫn dắt vào đường xấu, vào con đường chết đời đời. Chúa muốn chúng con sống theo Lời Chúa vì: “cá không ăn muối cá ươn”. Cuộc đời chúng con đi lạc xa lời Chúa cũng sẽ rơi vào hố diệt vong đời đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho niềm khao khát sống với Chúa nơi chúng con được sống lại, để chúng con luôn được thuộc trọn về Chúa. Xin cho con biết ra đi tìm kiếm Chúa, biết đặt Chúa là trung tâm điểm của đời sống chúng con, biết tìm kiếm của ăn không bao giờ hư nát là chính Chúa và giáo lý của Chúa để chúng con được no đầy ân tình của Chúa hôm nay và hạnh phúc nước trời mai sau. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 4 phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thât hạnh phúc vì được Chúa ngự đến viếng thăm. Chúa là Chúa cả trời đất. Chúa là Đấng tạo thành. Chúa là Chúa, là vua Cả Trời Đất. Thế mà Chúa đã phá bỏ mọi ngăn cách để đến với chúng con trong khiêm tốn âm thầm. Với tấm bánh đơn sơ Chúa hòa nhập vào cuộc đời chúng con. Chúa trở nên người bạn luôn ở bên chúng con. Chúa luôn đồng hành và nhắc nhở chúng con sống xứng đáng là con Cha trên trời. Chúng con xin cảm tạ tình thương ưu ái mà Chúa đã dành cho chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, lời Chúa là lời chân lý. Chúa có lời ban sự sống đời đời. Xin cho chúng con biết mau mắn tuân theo Lời Chúa. Xin giúp chúng con đừng vì những đam mê mù quáng để rồi ngoảnh mặt làm ngơ trước tiếng nói của Chúa. Xin ban ơn để chúng con thắng vượt những yếu đuối bản thân, biết làm chủ tư tưởng, ước muốn, lời nói, việc làm cùa mình theo đường lối huấn lệnh của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa hằng mong muốn chúng con được sống đời đời. Xin ban cho chúng con một lương tâm ngay thằng để chúng con biết sống đúng với phẩm giá làm người của mình. Xin cho chúng con mau mắn tuân theo lề luật tối thượng của Chúa để lề luật của Chúa sẽ gìn giữ chúng con khỏi chết muôn đời. Amen.
Thứ Năm sau Chúa nhật 4 phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Năm xưa, Chúa đã buồn vì Giu-đa phản bội. Chúa đã buồn vì Giu-đa từng ngồi chung bàn, đi chung đường với Chúa nhưng lại nuôi giã tâm phản bội Chúa. Ngày nay, có lẽ Chúa cũng buồn khi chúng con rước Chúa cách bất xứng. Chúa sẽ tiếp tục buồn khi chúng con rước Chúa nhưng không dám sống theo lời Chúa. Chúa sẽ càng buồn hơn khi chúng con rước Chúa mà lòng vẫn nuôi dưỡng những hận thù, ghen ghét, những tư tương xấu, cùng những đam mê thấp hèn.
Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin Mình và Máu Thánh Chúa hàn gắn lại những thương tích do tội lỗi gây ra trong tâm hồn chúng con. Xin Thánh Thể Chúa nâng đỡ những yếu đuối của tâm hồn chúng con. Xin giúp chúng con biết sửa đổi bản thân khỏi những ham muốn tội lỗi, những thói đời sa đoạ đang làm băng hoại cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết dọn mình cho xứng đáng đón rước Chúa mỗi ngày. Xin giúp chúng con biết siêng năng kết hợp với Chúa qua bí tích Thánh Thể, để nhờ ơn Chúa, chúng con kiện toàn con người mình mỗi ngày được trở nên giống Chúa hơn. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 4 phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Cuộc đời là một hành trình tiến về nhà Cha. Cuộc hành trình không thiếu gian nan, không thiếu những khó nguy. Cuộc hành trình này chúng con không bước đi một mình. Chúng con luôn có Chúa đồng hành. Thánh Thể Chúa là lương thực dưỡng nuôi chúng con. Thánh Thể Chúa là hồn sống luôn mang lại cho chúng con sức mạnh để vượt thắng những khó nguy trên đường. Chúng con xin tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su phục sinh, sự phục sinh của Chúa đã đem lại niềm an ủi, sự bình an cho các tông đồ, xin Chúa cũng ban ơn bình an đến cho tâm hồn chúng con. Một tâm hồn còn nặng trĩu những lo âu về ngày mai sẽ ra sao? Xin Chúa hãy nói với chúng con như xưa Chúa đã nói với các tông đồ: “Lòng các con đừng sao xuyến. Hãy tin vào Chúa và tin vào Thầy”. Tương lai hãy để Chúa an bài. Điều Chúa cần nơi chúng con chính là sống hôm nay cho đúng thánh ý Chúa. Chúa dạy chúng con phải sống như con một Cha trên trời và như anh em của mọi người. Đó chính là lối đường sẽ dẫn chúng con về nhà Cha trên trời.
Lạy Chúa, chúng con vẫn ao ước được sống đời đời, xin cho chúng con biết sống kết hiệp mật thiết với Chúa qua bí tích Thánh Thể để ngày mai chúng con cũng được tham dự sự sống phục sinh vinh hiển với Chúa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 4 phục sinh
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được nhận biết Chúa là Cha. Chúng con thật hạnh phúc vì được biết Chúa luôn yêu thương chúng con. Dù chúng con không xứng đáng. Dù chúng con bất toàn. Chúa vẫn yêu thương và chăm sóc từng cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con biết Chúa là Đấng nhân từ, giầu lòng thương xót và rất từ bi. Chúa luôn gần gũi với những người khổ đau nghèo đói. Chúa luôn đối xử khoan dung với những ai lầm lỡ. Chúa đã tỏ cho chúng con thấy một tình yêu thuỷ chung và sắt son của Chúa. Chúa đã yêu chúng con và yêu cho đến cùng. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa tình yêu thương để chúng con cũng đối xử nhân ái bao dung với nhau. Xin giúp chúng con biết hoạ lại dung nhan hiền hậu của Chúa giữa cuộc sống còn đầy hận thù, bất công, đang cạn kiệt lòng nhân ái bao dung.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã từng nói: “ai thấy Thầy là thấy Cha”. Xin cho đời sống chúng con cũng phản ánh hình ảnh yêu thương của Chúa cho thế giới hôm nay. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TT Obama đã rút lời về sự tự do hành động lựa chọn
Jos. Tú nạc, NMS
03:58 04/05/2009
WASHINGTON – TT Hoa Kỳ Barak Obama trong cuộc họp báo ngày 29 tháng Tư đã nói Tự do Hành động Lựa chọn không phải là ưu tiên lập pháp quan trọng và rằng ông đang tập trung vào thay cho giảm trường hợp không muốn mang thai.
“Tự do Hành động Lựa chọn không phải là ưu tiên lập pháp tối cao của tôi,” Obama nói. “Tôi tin rằng phụ nữ có quyền để lựa chọn, nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất chúng ta có thể thực hiện để làm lắng dịu một số căng thẳng, tức giận xung quanh vấn đề này là phải tập trung vào những lãnh vực nào đó mà chúng ta có thề đồng ý, thoả thuân.”
Một vài tổ chức ủng hộ phá thai hợp pháp cũng như vài nhóm ủng hộ sự sống gồm Catholic Health Association và Democrats for Life, đã nói Tự do Hành động Lựa chon, được biết đến bởi những ký tự đầu của nó, FOCA, không được đưa vào Quốc hội.
TT Obama đã phát biểu tại cuộc họp báo rằng ông muốn “để giảm số lượng những trường hợp không muốn mang thai kết quả đó ở phụ nữ cảm thấy buộc phải để có được một sự phá thai hoặc ít nhất cân nhắc sự phá thai. Đặc biệt nếu chúng ta có thể giảm số lượng tuổi vị thành niên có thai, mà đã bắt đầu tăng nhanh trở lại.”
Ông nói một áp lực công việc dưới sự điều hành của Hội đồng Chính sách Quốc nội “đang làm việc với các nhóm cả hai: nhóm ủng hộ sự lựa chọn phá thai và phái phò sinh để xem xét nếu chúng ta có thể đi đến một sự thoả thuận chung về vấn đề đó.”
Nó không rõ ràng cho dù một lực lượng nhiệm vụ cụ thể đã được thành lập, hoặc cho dù ông đề cập đến một trong những nhiệm vụ ông đã giao cho tân Chủ tịch Hội đồng Cố vấn trên cơ sở – Tin cậy và Sự Hợp tác Thân thiện. Trong số những lãnh vực trọng tâm, uỷ ban đã được yêu cầu làm việc để hỗ trợ phụ nữ mang thai và trẻ em để làm giảm bớt yêu cầu về sự phá thai.
Một phân tích phiên bản gần đây nhất của luật pháp tồn tại từ lâu bằng việc tham khảo ý kiến pháp luật vì Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ cảnh báo rằng nó sẽ xoá bỏ hoàn toàn sự giới hạn tình trạng sự sống về việc phá thai và gây trở ngại khả năng của những tiểu bang kiểm soát việc phá thai.
Một chiến dịch bưu thiếp trên toàn quốc chống FOCA và những vấn đề liên quan đến phá thai khác đã được bảo trợ bởi Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ vào đầu năm nay. Nhiều tổ chức bảo vệ sự sống tập trung sự chú ý tới FOCA về một câu trả lời Obama đưa ra một câu hỏi trong chiến dịch tháng Bảy năm 2007 đình chỉ nhóm Planned Parenthood khi ông nói việc ký dự thảo sẽ là “việc đầu tiên tôi sẽ thực hiện với tư cách tổng thống.”
Trong đáp lời câu hỏi tại cuộc họp báo 29 tháng 4 về nhận xét đó, Obama đã diễn tả thận trọng về quan điểm của mình đối với việc phá thai.
“Tôi nghĩ phá thai là một vấn đề luân lý và là một vấn đề đạo đức,” ông phát biểu. “Tôi nghĩ những ai là người ủng hộ sự lựa chọn là mắc một lỗi lầm khi họ - nếu họ đề nghị - và tôi không tạo ra những con người vô giá trị ở đây, nhưng tôi nghĩ có một số người đề nghị rằng đơn giản đây chỉ là một vấn đề thuộc về quyền tự do của phụ nữ và điều đó không cần phải có những cân nhắc. Tôi nghĩ, và thấy, đây là một vấn đề mà nhiều người phải trăn trở, đấu tranh.
“Lý do tôi ủng hộ sự chọn lựa là bởi vì tôi không nghĩ phụ nữ chấp nhận thái độ ấy một cách bình thường,” Obama nói. “Tôi nghĩ rằng họ đấu tranh với quyết định ngày mỗi ngày và mọi ngày, và tôi nghĩ họ ở một vị trí tốt hơn để đưa ra những quyết định này một cách chủ quan hơn là những thành viên của Quốc hội, một tổng thống Hoa Kỳ - trong việc tư vấn với gia đình họ, bác sỹ của họ, và với những tu sỹ của họ.”
“Tự do Hành động Lựa chọn không phải là ưu tiên lập pháp tối cao của tôi,” Obama nói. “Tôi tin rằng phụ nữ có quyền để lựa chọn, nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất chúng ta có thể thực hiện để làm lắng dịu một số căng thẳng, tức giận xung quanh vấn đề này là phải tập trung vào những lãnh vực nào đó mà chúng ta có thề đồng ý, thoả thuân.”
Một vài tổ chức ủng hộ phá thai hợp pháp cũng như vài nhóm ủng hộ sự sống gồm Catholic Health Association và Democrats for Life, đã nói Tự do Hành động Lựa chon, được biết đến bởi những ký tự đầu của nó, FOCA, không được đưa vào Quốc hội.
TT Obama đã phát biểu tại cuộc họp báo rằng ông muốn “để giảm số lượng những trường hợp không muốn mang thai kết quả đó ở phụ nữ cảm thấy buộc phải để có được một sự phá thai hoặc ít nhất cân nhắc sự phá thai. Đặc biệt nếu chúng ta có thể giảm số lượng tuổi vị thành niên có thai, mà đã bắt đầu tăng nhanh trở lại.”
Ông nói một áp lực công việc dưới sự điều hành của Hội đồng Chính sách Quốc nội “đang làm việc với các nhóm cả hai: nhóm ủng hộ sự lựa chọn phá thai và phái phò sinh để xem xét nếu chúng ta có thể đi đến một sự thoả thuận chung về vấn đề đó.”
Nó không rõ ràng cho dù một lực lượng nhiệm vụ cụ thể đã được thành lập, hoặc cho dù ông đề cập đến một trong những nhiệm vụ ông đã giao cho tân Chủ tịch Hội đồng Cố vấn trên cơ sở – Tin cậy và Sự Hợp tác Thân thiện. Trong số những lãnh vực trọng tâm, uỷ ban đã được yêu cầu làm việc để hỗ trợ phụ nữ mang thai và trẻ em để làm giảm bớt yêu cầu về sự phá thai.
Một phân tích phiên bản gần đây nhất của luật pháp tồn tại từ lâu bằng việc tham khảo ý kiến pháp luật vì Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ cảnh báo rằng nó sẽ xoá bỏ hoàn toàn sự giới hạn tình trạng sự sống về việc phá thai và gây trở ngại khả năng của những tiểu bang kiểm soát việc phá thai.
Một chiến dịch bưu thiếp trên toàn quốc chống FOCA và những vấn đề liên quan đến phá thai khác đã được bảo trợ bởi Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ vào đầu năm nay. Nhiều tổ chức bảo vệ sự sống tập trung sự chú ý tới FOCA về một câu trả lời Obama đưa ra một câu hỏi trong chiến dịch tháng Bảy năm 2007 đình chỉ nhóm Planned Parenthood khi ông nói việc ký dự thảo sẽ là “việc đầu tiên tôi sẽ thực hiện với tư cách tổng thống.”
Trong đáp lời câu hỏi tại cuộc họp báo 29 tháng 4 về nhận xét đó, Obama đã diễn tả thận trọng về quan điểm của mình đối với việc phá thai.
“Tôi nghĩ phá thai là một vấn đề luân lý và là một vấn đề đạo đức,” ông phát biểu. “Tôi nghĩ những ai là người ủng hộ sự lựa chọn là mắc một lỗi lầm khi họ - nếu họ đề nghị - và tôi không tạo ra những con người vô giá trị ở đây, nhưng tôi nghĩ có một số người đề nghị rằng đơn giản đây chỉ là một vấn đề thuộc về quyền tự do của phụ nữ và điều đó không cần phải có những cân nhắc. Tôi nghĩ, và thấy, đây là một vấn đề mà nhiều người phải trăn trở, đấu tranh.
“Lý do tôi ủng hộ sự chọn lựa là bởi vì tôi không nghĩ phụ nữ chấp nhận thái độ ấy một cách bình thường,” Obama nói. “Tôi nghĩ rằng họ đấu tranh với quyết định ngày mỗi ngày và mọi ngày, và tôi nghĩ họ ở một vị trí tốt hơn để đưa ra những quyết định này một cách chủ quan hơn là những thành viên của Quốc hội, một tổng thống Hoa Kỳ - trong việc tư vấn với gia đình họ, bác sỹ của họ, và với những tu sỹ của họ.”
Kỷ niệm 120 năm thành lập phân khoa Thần Học và Tôn Giáo Học đại học Công Giáo Paris
Lê Đình Thông
07:46 04/05/2009
KỶ NIỆM 120 NĂM THÀNH LẬP PHÂN KHOA THẦN HỌC VÀ TÔN GIÁO HỌC ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO PARIS
Linh mục Philippe Bordeyne, Khoa trưởng Phân khoa Thần học và Tôn giáo học (Faculté de Théologie et de Sciences religieuses) thuộc Đại Học Công Giáo Paris đã mượn tam đức đối thần (les trois vertus théogonales): Tin, Cậy, Mến (Foi, Espérance et Charité) thành khẩu hiệu học đường gồm 3 T (trong tiếng Việt): Tình (yêu), (Đức) Tin và (Lý) Trí (Amour, Foi et Raison). Cha Bordeyne đưa ra khẩu hiệu này nhân Thánh Lễ Tạ Ơn kỷ niệm 120 năm thành lập Phân khoa Thần học và Tôn giáo học, do Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris, Chưởng ấn Đại Học Công giáo Paris cử hành ngày 5 thánh 5 năm 2009 tại Thánh đường Saint-Joseph-des-Carmes trong khuôn viên đại học.
Cha Bordeyne nhận định rằng Thánh lễ Tạ Ơn kỷ niệm 120 thành lập bộ môn Thần học cấp Đại học là nơi gặp gỡ giữa nhân (humain) và trí (spirituel), thành hình phân khoa Thần học hiện nay. Phép Thánh thể mời gọi chúng ta múc ơn gọi các nhà thần học. Dù là giáo dân, tu sĩ nam nữ, linh mục, ơn gọi này bắt nguồn trong mối liên hệ mật thiết với Chúa Kitô, như lới Thánh François de Sales, tiến sĩ tình yêu (docteur de l’amour):
‘‘Cũng như bất cứ ai mến chuộng tình yêu tự nhiên con người luôn hướng mọi ý nghĩ về người yêu, trái tim tràn tình thương và ngôn từ ca ngợi người yêu, những người yêu mến Thiên Chúa cũng không ngừng suy nghĩ về Ngài, từng hơi thở đều vì Ngài, chỉ nói về Ngài và ước mong khắc ghi trong tâm khảm Thánh Danh Chúa Giêsu.’’
Khi vị giám mục Genève viết những hàng chữ này vào năm 1608, ngài muốn thúc giục những người thiện tâm hướng về Chúa. Ngài dựa vào công trình tâm huyết của các nhà thần học thấm nhuần lòng son sắt với Thiên Chúa: Augustin, Grégoire de Nazianze, Anselme de Cantorbéry. Các nhà thần học này đứng cạnh vua David, thầy ẩn sĩ Antoine le Grand và vị thánh nghèo Phanxicô, tác giả lời thơ trăn trở: Lạy Chúa, Ngài là ai và con là ai ? Thánh François de Sales đã mượn ý tưởng này triển khai thành tác phẩm Nhập môn đời sống sùng kính (Introduction à la vie dévote) viết cách đây 400 năm (1609).
Nhà thần học làm sáng tỏ những vấn nạn của dân Chúa bằng cách trình bầy bằng lý lẽ do Đức Tin thúc đẩy. Chúa là ai, Chúa có thể làm gì cho con người thời đại, tuy tương dồng mà cũng rất là khác biệt. Ta tìm ở đâu sức mạnh khiến thế giới được công bằng và huynh đệ hơn ?
120 năm lịch sử
Phân khoa Thần học và Tôn giáo học có vị trí then chốt trong Viện Đại Học Công Giáo Paris, nguyên là Đại Học Công giáo Giáo luật thành lập năm 1875.
Xây cất trên một thửa đất một trong các linh địa của Paris, chung quanh Đại Học Công Giáo Paris là một tu viện cổ kính có ngôi thánh đường Saint-Joseph-des-Carmes, do hoàng thái hậu Marie de Médicis (1575-1642) ra lệnh xây cất. Bà muốn Dòng Cát Minh do Nữ Thánh Thérèse d’Avila và Thánh Jean de la Croix cải tổ, được lập trên nước Pháp. Các tu sĩ Cát Minh đến Paris năm 1611. Nhà dòng ở gần điện Luxembourg, tư dinh của hoàng thái hậu.
Dưới thời Cách mạng Pháp, Thánh đường Cát Minh trở thành nơi giam giữ các linh mục. Ngày 2 tháng 9,năm 1792, phe cách mạng xâm nhập Thánh đường tàn sát bằng mã tấu 115 Linh mục và Giám mục. Hầm nhà nguyện còn giữ hòm xương thánh các tu sĩ chết vì làm chứng cho Đức Tin.
Ngày nay, tu viện Cát Minh trờ thành đại chủng viện, tiếp nhận hơn 50 chúng sinh. Thánh đường Cát Minh là nơi chôn cất Chân phước Frédéric Ozanam, sáng lập Dòng Vincent de Paul.
Các giáo sư và sinh viên Đại Học Công Giáo thường đến cầu nguyện trong ngôi Thánh đường lịch sử này.
Đại Học Công Giáo Paris ấn hành nhiều công trình nghiên cứu quan trọng, nổi tiếng trên thế giới, về mọi lãnh vực: thần học, kinh thánh học, giáo luật, triết học, khoa học, văn khoa, sư phạm, cổ ngữ đông phương, xã hội học v.v.
Kể từ khi thành lập, Đại Học Công Giáo Paris áp dụng chương trình đào tạo theo đúng chủ trương của Giáo Hội. Cơ sở này có sứ mệnh ‘‘đem lại men Kitô hữu bằng đời sống suy tư’’, theo chủ trương của Đức Cha sáng lập viên d’Hulst, được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nhắc lại khi đến thăm trường vào năm 1980. Mặt khác, nhà trường còn chủ trương dùng lý trí đào sâu đức tin công giáo.
Theologicum
Từ 120 năm nay, Phân khoa Thần học và Tôn giáo học là nguồn sinh lực cho Đại Học Công Giáo Paris. Phân khoa này nổi tiếng trên thế giới về thần học.
Nhà trường cung ứng mọi trình độ đào tạo, từ khai tâm đến chuyên môn, cấp tiến sĩ, về các bộ môn chuyên biệt như thần học tín lý căn bản, thánh kinh, luân lý học, giáo phụ học, tu đức học, các cổ ngữ và văn minh Đông phương, mục vụ giáo lý, phụng vụ và bí tích, công đồng, đối thoại liên tôn, truyền giáo học, thần học nghệ thuật.
Các giáo sư tạo thành một tập thể huynh đệ gồm các nhà nghiên cứu đối thoại với văn hóa thời đại bằng niềm cậy trông công giáo.
Phân khoa Thần học và Tôn giáo học gồm 170 giáo sư và gần 5 ngàn sinh viên, trong số có khoảng 50 sinh viên Việt Nam, Nhà trường là nơi gặp gỡ của nhiều nhà nghiên cứu. Từ hơn 100 năm, Phân khoa này tiếp nhận và đào tạo hàng ngàn sinh viên, trong số các cựu sinh viên có nhiều hồng y, giám mục, linh mục và tu sĩ. Ngày nay có nhiều sinh viên và giáo dân theo học để đào sâu đức tin hầu phụng vụ Giáo hội một cách hiệu quả. Với trình độ đại học, các cựu sinh viên giữ nhiều trọng trách các cấp trong Giáo hội.
Năm 2009, Phân khoa Thần học và Tôn giáo học kỷ niệm 120 năm thành lập. Nhà trường muốn phát huy bản sắc riêng của mình, quy tụ các sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới, trong số có Viêt Nam, để học hỏi về mọi lãnh vực thần học. Nhà trường có chức năng đào tạo các nhà thần học tương lai cho Giáo hôi.
Lạy Cha Toàn năng
Trong Thánh lễ Tạ Ơn ngày 5 tháng 5, ca đoàn các sinh viên thần học, trong số có hai sinh viên Việt Nam, đã hợp xướng 4 bè ca khúc ‘‘Lạy Cha Toàn Năng’’ cùng đại hồ cầm và dương cầm. Tác giả ca khúc này là Đức Cha Marcel-Joseph Godard (1920-2007), nguyên là Chủ tịch Liên đoàn Thánh nhạc của¨Pháp. Tác phẩm này được phổ biến tại Nhật với tên 楽譜販売.
Paris, ngày 3 tháng 5 năm 2009
Linh mục Philippe Bordeyne, Khoa trưởng Phân khoa Thần học và Tôn giáo học (Faculté de Théologie et de Sciences religieuses) thuộc Đại Học Công Giáo Paris đã mượn tam đức đối thần (les trois vertus théogonales): Tin, Cậy, Mến (Foi, Espérance et Charité) thành khẩu hiệu học đường gồm 3 T (trong tiếng Việt): Tình (yêu), (Đức) Tin và (Lý) Trí (Amour, Foi et Raison). Cha Bordeyne đưa ra khẩu hiệu này nhân Thánh Lễ Tạ Ơn kỷ niệm 120 năm thành lập Phân khoa Thần học và Tôn giáo học, do Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris, Chưởng ấn Đại Học Công giáo Paris cử hành ngày 5 thánh 5 năm 2009 tại Thánh đường Saint-Joseph-des-Carmes trong khuôn viên đại học.
Cha Bordeyne nhận định rằng Thánh lễ Tạ Ơn kỷ niệm 120 thành lập bộ môn Thần học cấp Đại học là nơi gặp gỡ giữa nhân (humain) và trí (spirituel), thành hình phân khoa Thần học hiện nay. Phép Thánh thể mời gọi chúng ta múc ơn gọi các nhà thần học. Dù là giáo dân, tu sĩ nam nữ, linh mục, ơn gọi này bắt nguồn trong mối liên hệ mật thiết với Chúa Kitô, như lới Thánh François de Sales, tiến sĩ tình yêu (docteur de l’amour):
‘‘Cũng như bất cứ ai mến chuộng tình yêu tự nhiên con người luôn hướng mọi ý nghĩ về người yêu, trái tim tràn tình thương và ngôn từ ca ngợi người yêu, những người yêu mến Thiên Chúa cũng không ngừng suy nghĩ về Ngài, từng hơi thở đều vì Ngài, chỉ nói về Ngài và ước mong khắc ghi trong tâm khảm Thánh Danh Chúa Giêsu.’’
Khi vị giám mục Genève viết những hàng chữ này vào năm 1608, ngài muốn thúc giục những người thiện tâm hướng về Chúa. Ngài dựa vào công trình tâm huyết của các nhà thần học thấm nhuần lòng son sắt với Thiên Chúa: Augustin, Grégoire de Nazianze, Anselme de Cantorbéry. Các nhà thần học này đứng cạnh vua David, thầy ẩn sĩ Antoine le Grand và vị thánh nghèo Phanxicô, tác giả lời thơ trăn trở: Lạy Chúa, Ngài là ai và con là ai ? Thánh François de Sales đã mượn ý tưởng này triển khai thành tác phẩm Nhập môn đời sống sùng kính (Introduction à la vie dévote) viết cách đây 400 năm (1609).
Nhà thần học làm sáng tỏ những vấn nạn của dân Chúa bằng cách trình bầy bằng lý lẽ do Đức Tin thúc đẩy. Chúa là ai, Chúa có thể làm gì cho con người thời đại, tuy tương dồng mà cũng rất là khác biệt. Ta tìm ở đâu sức mạnh khiến thế giới được công bằng và huynh đệ hơn ?
120 năm lịch sử
Phân khoa Thần học và Tôn giáo học có vị trí then chốt trong Viện Đại Học Công Giáo Paris, nguyên là Đại Học Công giáo Giáo luật thành lập năm 1875.
Xây cất trên một thửa đất một trong các linh địa của Paris, chung quanh Đại Học Công Giáo Paris là một tu viện cổ kính có ngôi thánh đường Saint-Joseph-des-Carmes, do hoàng thái hậu Marie de Médicis (1575-1642) ra lệnh xây cất. Bà muốn Dòng Cát Minh do Nữ Thánh Thérèse d’Avila và Thánh Jean de la Croix cải tổ, được lập trên nước Pháp. Các tu sĩ Cát Minh đến Paris năm 1611. Nhà dòng ở gần điện Luxembourg, tư dinh của hoàng thái hậu.
Dưới thời Cách mạng Pháp, Thánh đường Cát Minh trở thành nơi giam giữ các linh mục. Ngày 2 tháng 9,năm 1792, phe cách mạng xâm nhập Thánh đường tàn sát bằng mã tấu 115 Linh mục và Giám mục. Hầm nhà nguyện còn giữ hòm xương thánh các tu sĩ chết vì làm chứng cho Đức Tin.
Ngày nay, tu viện Cát Minh trờ thành đại chủng viện, tiếp nhận hơn 50 chúng sinh. Thánh đường Cát Minh là nơi chôn cất Chân phước Frédéric Ozanam, sáng lập Dòng Vincent de Paul.
Các giáo sư và sinh viên Đại Học Công Giáo thường đến cầu nguyện trong ngôi Thánh đường lịch sử này.
Đại Học Công Giáo Paris ấn hành nhiều công trình nghiên cứu quan trọng, nổi tiếng trên thế giới, về mọi lãnh vực: thần học, kinh thánh học, giáo luật, triết học, khoa học, văn khoa, sư phạm, cổ ngữ đông phương, xã hội học v.v.
Kể từ khi thành lập, Đại Học Công Giáo Paris áp dụng chương trình đào tạo theo đúng chủ trương của Giáo Hội. Cơ sở này có sứ mệnh ‘‘đem lại men Kitô hữu bằng đời sống suy tư’’, theo chủ trương của Đức Cha sáng lập viên d’Hulst, được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nhắc lại khi đến thăm trường vào năm 1980. Mặt khác, nhà trường còn chủ trương dùng lý trí đào sâu đức tin công giáo.
Theologicum
Từ 120 năm nay, Phân khoa Thần học và Tôn giáo học là nguồn sinh lực cho Đại Học Công Giáo Paris. Phân khoa này nổi tiếng trên thế giới về thần học.
Nhà trường cung ứng mọi trình độ đào tạo, từ khai tâm đến chuyên môn, cấp tiến sĩ, về các bộ môn chuyên biệt như thần học tín lý căn bản, thánh kinh, luân lý học, giáo phụ học, tu đức học, các cổ ngữ và văn minh Đông phương, mục vụ giáo lý, phụng vụ và bí tích, công đồng, đối thoại liên tôn, truyền giáo học, thần học nghệ thuật.
Các giáo sư tạo thành một tập thể huynh đệ gồm các nhà nghiên cứu đối thoại với văn hóa thời đại bằng niềm cậy trông công giáo.
Phân khoa Thần học và Tôn giáo học gồm 170 giáo sư và gần 5 ngàn sinh viên, trong số có khoảng 50 sinh viên Việt Nam, Nhà trường là nơi gặp gỡ của nhiều nhà nghiên cứu. Từ hơn 100 năm, Phân khoa này tiếp nhận và đào tạo hàng ngàn sinh viên, trong số các cựu sinh viên có nhiều hồng y, giám mục, linh mục và tu sĩ. Ngày nay có nhiều sinh viên và giáo dân theo học để đào sâu đức tin hầu phụng vụ Giáo hội một cách hiệu quả. Với trình độ đại học, các cựu sinh viên giữ nhiều trọng trách các cấp trong Giáo hội.
Năm 2009, Phân khoa Thần học và Tôn giáo học kỷ niệm 120 năm thành lập. Nhà trường muốn phát huy bản sắc riêng của mình, quy tụ các sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới, trong số có Viêt Nam, để học hỏi về mọi lãnh vực thần học. Nhà trường có chức năng đào tạo các nhà thần học tương lai cho Giáo hôi.
Lạy Cha Toàn năng
Trong Thánh lễ Tạ Ơn ngày 5 tháng 5, ca đoàn các sinh viên thần học, trong số có hai sinh viên Việt Nam, đã hợp xướng 4 bè ca khúc ‘‘Lạy Cha Toàn Năng’’ cùng đại hồ cầm và dương cầm. Tác giả ca khúc này là Đức Cha Marcel-Joseph Godard (1920-2007), nguyên là Chủ tịch Liên đoàn Thánh nhạc của¨Pháp. Tác phẩm này được phổ biến tại Nhật với tên 楽譜販売.
Paris, ngày 3 tháng 5 năm 2009
Đức Thánh Cha nói: Hội Thánh cần những phụ huynh thánh thiện
Phaolô Phạm Xuân Khôi
15:48 04/05/2009
Theo Zenit.org thì ngày 3 tháng 5 năm 2009 vừa qua, ĐTC đã nói rằng Hội Thánh cần những cặp vợ chồng thánh thiện có khả năng dạy con cái cách tốt nhất để sử dụng tự do của các em bằng chính gương sáng của mình.
Hôm nay là ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu. Khi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tụ họp tại Quảng Trường Thánh Phêrô ĐTC đã mời các tín hữu cầu nguyện cho mọi loại ơn thiên triệu. Sứ điệp của ĐTC năm nay đặt trọng tâm ở niềm tin vào sáng kiến của Thiên Chúa và sự đáp trả của loài người.
ĐTC nói, “Thực ra, tín thác vào Chúa, là Đấng liên tục mời gọi để thánh hóa và thánh hiến cách đặc biệt đối với một số người được diễn tả cách chính xác trong lời cầu nguyện. Dù là cá nhân hay cộng đồng, chúng ta đều phải cầu nguyện rất nhiều cho ơn gọi, để sự cao cả và mỹ miều của tình yêu Thiên Chúa có thể thu hút nhiều người đi theo Đức Kitô trên con đường đời sống linh mục và thánh hiến.”
ĐTC đưa ra lời mời gọi này sau khi đã truyền chức cho19 linh mục mới của Giáo Phận Rôma trong một Thánh Lễ cử hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô.
Ngài tiếp tục bằng việc ghi nhận sự cần thiết phải có những cặp vợ chồng thánh thiện: “Chúng ta cũng cần phải cầu nguyện để có những cặp vợ chồng thánh thiện, có khả năng chỉ cho con cái của họ, trên hết bằng gương sáng, những chân trời mà các em phải hướng về với sự tự do của mình.”
ĐTC yêu cầu mọi người phó thác những ý chỉ cầu nguyện này cho các Thánh: “Các Thánh Nam Nữ, mà Hội Thánh đề nghị mọi tín hữu tôn kính, làm chứng cho những hoa quả chín mùi của việc kết hợp giữa lời mời gọi của Thiên Chúa với lời đáp trả của con người. Chúng ta hãy phó thác cho các ngài để các ngài chuyển cầu lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện cho ơn gọi của chúng ta.”
Hôm nay là ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu. Khi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tụ họp tại Quảng Trường Thánh Phêrô ĐTC đã mời các tín hữu cầu nguyện cho mọi loại ơn thiên triệu. Sứ điệp của ĐTC năm nay đặt trọng tâm ở niềm tin vào sáng kiến của Thiên Chúa và sự đáp trả của loài người.
ĐTC nói, “Thực ra, tín thác vào Chúa, là Đấng liên tục mời gọi để thánh hóa và thánh hiến cách đặc biệt đối với một số người được diễn tả cách chính xác trong lời cầu nguyện. Dù là cá nhân hay cộng đồng, chúng ta đều phải cầu nguyện rất nhiều cho ơn gọi, để sự cao cả và mỹ miều của tình yêu Thiên Chúa có thể thu hút nhiều người đi theo Đức Kitô trên con đường đời sống linh mục và thánh hiến.”
ĐTC đưa ra lời mời gọi này sau khi đã truyền chức cho19 linh mục mới của Giáo Phận Rôma trong một Thánh Lễ cử hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô.
Ngài tiếp tục bằng việc ghi nhận sự cần thiết phải có những cặp vợ chồng thánh thiện: “Chúng ta cũng cần phải cầu nguyện để có những cặp vợ chồng thánh thiện, có khả năng chỉ cho con cái của họ, trên hết bằng gương sáng, những chân trời mà các em phải hướng về với sự tự do của mình.”
ĐTC yêu cầu mọi người phó thác những ý chỉ cầu nguyện này cho các Thánh: “Các Thánh Nam Nữ, mà Hội Thánh đề nghị mọi tín hữu tôn kính, làm chứng cho những hoa quả chín mùi của việc kết hợp giữa lời mời gọi của Thiên Chúa với lời đáp trả của con người. Chúng ta hãy phó thác cho các ngài để các ngài chuyển cầu lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện cho ơn gọi của chúng ta.”
Tòa Thánh và Israel chưa ký Thỏa Ước trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:02 04/05/2009
Tel Aviv (AsiaNews) – Tòa Thánh Vatican và Nhà nước Israel đã đạt được bước tiến triển quan trọng nhưng Thỏa Ước về kinh tế và thuế khóa được chờ đợi lâu nay giữa Giáo Hội Công Giáo và Israel sẽ không được ký kết trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Bêneđictô XVI đến Thánh Địa.
Ủy ban Làm Việc Thường Trực Song Phương Tòa Thánh Vatican và Nhà nước Israel đã họp phiên khoáng đại hôm 30/04 tại Bộ Ngoại giao Israel. Các trưởng đoàn tương ứng là Đức Ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Thánh Bộ Ngoại Giao Toà Thánh về Quan Hệ với Các Quốc gia, và ông Danny Ayalon, Thứ trưởng ngoại giao của Chính phủ Israel.
Sau nửa ngày đàm phán, hai đoàn đại biểu đã đưa ra tuyên bố chung trong đó lưu ý đến “tiến triển quan trọng” đã đạt được ở mức độ làm việc mà các nhà đàm phán đã thực hiện trong những tháng qua kể từ phiên họp tháng Mười Hai năm ngoái, tuyên bố cũng thông báo phiên họp kế tiếp dự kiến diễn ra vào ngày 10 tháng Mười Hai năm nay, tại Vatican.
Một số phương tiện truyền thông mong đợi Ủy ban song phương hoàn tất công việc của mình về ‘Thỏa Ước Kinh Tế’ trong thời gian chuyến hành hương của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa (8-15 tháng Năm), mặc dù các chuyên gia đã cảnh báo rằng đó không phải là một mong đợi thực tế. Thông cáo về phiên họp kế tiếp vào tháng Mười Hai có nghĩa là ít nhất đến thời điểm đó các cuộc đàm phán mới kết thúc. Đồng thời các đoàn đại biểu lặp lại cam kết đẩy nhanh việc đàm phán để đạt được thỏa thuận càng sớm càng tốt.
Các đại biểu trong Ủy ban cũng đang đàm phán cho một thỏa ước vốn nhìn nhận việc miễn thuế mang tính lịch sử của Giáo Hội nơi Thánh Địa (tương tự với những nơi ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây), thiết lập quy tắc cho việc bảo vệ tài sản của Giáo Hội, nhất là những nơi Thánh, và thu lại cho Giáo Hội một số tài sản bị mất, đặc biệt là những nơi Thánh, chẳng hạn như nhà thờ - đền thờ ở Caesarea đã được khám phá và san bằng vào những năm 1950. Các cuộc đàm phán bắt đầu từ ngày 11 tháng Ba năm 1999.
Ủy ban Làm Việc Thường Trực Song Phương Tòa Thánh Vatican và Nhà nước Israel đã họp phiên khoáng đại hôm 30/04 tại Bộ Ngoại giao Israel. Các trưởng đoàn tương ứng là Đức Ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Thánh Bộ Ngoại Giao Toà Thánh về Quan Hệ với Các Quốc gia, và ông Danny Ayalon, Thứ trưởng ngoại giao của Chính phủ Israel.
Sau nửa ngày đàm phán, hai đoàn đại biểu đã đưa ra tuyên bố chung trong đó lưu ý đến “tiến triển quan trọng” đã đạt được ở mức độ làm việc mà các nhà đàm phán đã thực hiện trong những tháng qua kể từ phiên họp tháng Mười Hai năm ngoái, tuyên bố cũng thông báo phiên họp kế tiếp dự kiến diễn ra vào ngày 10 tháng Mười Hai năm nay, tại Vatican.
Một số phương tiện truyền thông mong đợi Ủy ban song phương hoàn tất công việc của mình về ‘Thỏa Ước Kinh Tế’ trong thời gian chuyến hành hương của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa (8-15 tháng Năm), mặc dù các chuyên gia đã cảnh báo rằng đó không phải là một mong đợi thực tế. Thông cáo về phiên họp kế tiếp vào tháng Mười Hai có nghĩa là ít nhất đến thời điểm đó các cuộc đàm phán mới kết thúc. Đồng thời các đoàn đại biểu lặp lại cam kết đẩy nhanh việc đàm phán để đạt được thỏa thuận càng sớm càng tốt.
Các đại biểu trong Ủy ban cũng đang đàm phán cho một thỏa ước vốn nhìn nhận việc miễn thuế mang tính lịch sử của Giáo Hội nơi Thánh Địa (tương tự với những nơi ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây), thiết lập quy tắc cho việc bảo vệ tài sản của Giáo Hội, nhất là những nơi Thánh, và thu lại cho Giáo Hội một số tài sản bị mất, đặc biệt là những nơi Thánh, chẳng hạn như nhà thờ - đền thờ ở Caesarea đã được khám phá và san bằng vào những năm 1950. Các cuộc đàm phán bắt đầu từ ngày 11 tháng Ba năm 1999.
Đức Thánh Cha đã yêu cầu cầu nguyện cho ơn gọi và cho chuyến tông du của ngài đến Thánh Địa
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:03 04/05/2009
Vatican (AsiaNews) – Hôm Chúa Nhật 03/05, trước khi cầu nguyện Phục Sinh, Kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng (Regina Caeli), Đức Thánh Cha đã yêu cầu cầu nguyện cho ơn gọi và cho chuyến tông du đến Thánh Địa của ngài sắp tới (Jordan, Israel, Lãnh thổ Palestine). Sau thánh lễ truyền chức cho 19 tân linh mục Giáo phận Rôma ở Đền Thờ Thánh Phêrô, hơi muộn hơn bình thường một chút, Đức Giáo Hoàng đưa ra huấn dụ: "Cả trên bình diện cá nhân và cộng đoàn, chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều cho ơn gọi, để sự cao cả và vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa thu hút nhiều người theo Chúa Kitô theo con đường linh mục và đời sống tận hiến".
Ngài cho hay thêm: "Chúng ta cũng cần phải cầu xin cho các cặp vợ chồng thánh thiện, có khả năng dạy bảo con cái họ, trên hết là bằng mẫu gương, những chân trời cao cả cần phấn đấu trong tự do". Lời kêu gọi về ơn gọi của Đức Thánh Cha được đưa ra vào Chúa Nhật IV Phục Sinh, còn gọi là "Chúa Nhận Chúa Chiên Lành" (từ Tin Mừng Chúa Nhật), Đức Thánh Cha truyền chức cho các tân linh mục theo truyền thống, và thế giới đánh dấu một ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho hành trình sắp tới của ngài đến Thánh Địa (8-15 tháng Năm), nơi ngài đến như một "cuộc hành hương", "theo bước chân các vị tiền nhiệm Phaolô VI và Gioan Phaolô II". Ngài giải thích: "Bằng chuyến thăm này, tôi nhắm đến mục đích củng cố và khuyến khích các Kitô hữu nơi Thánh Địa, những người đang đối mặt với không ít khó khăn mỗi ngày và hằng ngày. Là người kế vị Thánh Phêrô Tông Đồ, tôi sẽ mang đến cho họ sự nâng đỡ và gần gũi của toàn thể Giáo Hội. Hơn nữa, tôi sẽ là một người hành hương của hòa bình, nhân danh Thiên Chúa duy nhất, Cha của tất cả mọi người. Tôi sẽ là một chứng nhân của Giáo Hội Công Giáo dấn thân ủng hộ tất cả những người đang đấu tranh để thực hiện đối thoại và hòa giải, để đạt được một nền hòa bình ổn định và lâu dài trong công lý và tôn trọng lẫn nhau. Cuối cùng, cuộc hành trình này không thể không mang tầm quan trọng cho công cuộc đối thoại đại kết và liên tôn. Từ quan điểm này, Giêrusalem là thành phố biểu tượng vuợt trội: nơi Chúa Kitô đã chết để quy tụ tất cả con cái tản mác khắp nơi của Thiên Chúa (Ga 11,52) ".
Sau khi cầu nguyện Đức Maria, Đức Giáo Hoàng chào đón khoảng 50 ngàn khách hành hương hiện diện ở Quảng trường Thánh Phêrô bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong lời chào bằng tiếng Tây Ban Nha, ngài đã đoan chắc dâng lời cầu nguyện cho tất cả người dân Mêxicô, nạn nhân của dịch cúm A/H1N1, và khuyến khích họ vững tin trong Chúa. Đối với tất cả họ, ngài cầu mong tháng Năm là dịp để "đồng hành tinh thần với Thánh Maria". Theo truyền thống, tháng Năm là tháng Hoa kính Đức Mẹ.
Ngài cho hay thêm: "Chúng ta cũng cần phải cầu xin cho các cặp vợ chồng thánh thiện, có khả năng dạy bảo con cái họ, trên hết là bằng mẫu gương, những chân trời cao cả cần phấn đấu trong tự do". Lời kêu gọi về ơn gọi của Đức Thánh Cha được đưa ra vào Chúa Nhật IV Phục Sinh, còn gọi là "Chúa Nhận Chúa Chiên Lành" (từ Tin Mừng Chúa Nhật), Đức Thánh Cha truyền chức cho các tân linh mục theo truyền thống, và thế giới đánh dấu một ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho hành trình sắp tới của ngài đến Thánh Địa (8-15 tháng Năm), nơi ngài đến như một "cuộc hành hương", "theo bước chân các vị tiền nhiệm Phaolô VI và Gioan Phaolô II". Ngài giải thích: "Bằng chuyến thăm này, tôi nhắm đến mục đích củng cố và khuyến khích các Kitô hữu nơi Thánh Địa, những người đang đối mặt với không ít khó khăn mỗi ngày và hằng ngày. Là người kế vị Thánh Phêrô Tông Đồ, tôi sẽ mang đến cho họ sự nâng đỡ và gần gũi của toàn thể Giáo Hội. Hơn nữa, tôi sẽ là một người hành hương của hòa bình, nhân danh Thiên Chúa duy nhất, Cha của tất cả mọi người. Tôi sẽ là một chứng nhân của Giáo Hội Công Giáo dấn thân ủng hộ tất cả những người đang đấu tranh để thực hiện đối thoại và hòa giải, để đạt được một nền hòa bình ổn định và lâu dài trong công lý và tôn trọng lẫn nhau. Cuối cùng, cuộc hành trình này không thể không mang tầm quan trọng cho công cuộc đối thoại đại kết và liên tôn. Từ quan điểm này, Giêrusalem là thành phố biểu tượng vuợt trội: nơi Chúa Kitô đã chết để quy tụ tất cả con cái tản mác khắp nơi của Thiên Chúa (Ga 11,52) ".
Sau khi cầu nguyện Đức Maria, Đức Giáo Hoàng chào đón khoảng 50 ngàn khách hành hương hiện diện ở Quảng trường Thánh Phêrô bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong lời chào bằng tiếng Tây Ban Nha, ngài đã đoan chắc dâng lời cầu nguyện cho tất cả người dân Mêxicô, nạn nhân của dịch cúm A/H1N1, và khuyến khích họ vững tin trong Chúa. Đối với tất cả họ, ngài cầu mong tháng Năm là dịp để "đồng hành tinh thần với Thánh Maria". Theo truyền thống, tháng Năm là tháng Hoa kính Đức Mẹ.
Những Người Quản Thủ Tạo Vật: Một đường lối giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu
Bùi Hữu Thư chuyển ngữ
16:42 04/05/2009
Những Người Quản Thủ Tạo Vật: Một đường lối giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu
William S. Skylstad | ngày 20 tháng 4, 2009
Ngày 22 tháng 4, Ngày Trái Đất, sẽ đánh dấu sự khai mở của “Giáo Ước Công Giáo về Khí Hậu”, một sáng kiến của Tổ Hợp Công Giáo về Thay Đổi Khí Hậu, đại diện cho 12 tổ chức, trong đó Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là một thành viên. Giao Ước bao gồm điều được gọi là Cam Kết của Thánh Phanxicô để Bảo Vệ Tạo Vật và Người Nghèo, được khởi hứng bởi “Bài Ca Mặt Trời” của vị thánh, ca ngợi tạo vật dưới hình thức đất, nước và sinh vật. Thánh Phanxicô thành Assisi là một gương mẫu quan trọng vì một lý do khác nữa: chỉ có ngài mới nối kết việc chăm sóc tạo vật với săn sóc kẻ nghèo.
Đức Thánh Cha Benedict nói tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Úc tháng 8, “Việc sáng tạo của Thiên Chúa tốt đẹp và tạo vật tốt đẹp,” khi ngài giới thiệu chủ đề bảo vệ tạo vật của Chúa, Đức Thánh Cha Benedict tuyên bố là việc phát triển lâu dài và chăm sóc môi sinh “tối quan trọng cho nhân loại.”
Rồi ngài đóng khung các chiều kích luân lý về công bằng môi sinh và chăm sóc tạo vật dưới hình thức một thách đố đối với “sự khai thác tạo vật một cách bừa bãi,” ở nơi mà tất cả chỉ được coi như “sở hữu của chúng ta” và chúng ta có quyền tiêu thụ “cho riêng mình chúng ta.” Đức Thánh Cha Benedict lưu ý rằng các sáng kiến hữu hiệu nhằm ngăn chặn việc tàn phá tạo vật có thể được phát triển và áp dụng, nhưng “chỉ khi nào tạo vật được coi như được khởi sự từ Thiên Chúa.”
Tại Hoa Kỳ, có thể thấy có một ý thức đang gia tăng về sự thay đổi khí hậu và các nỗ lực tư nhân và công cộng nhằm duy trì năng lượng. Các chính phủ tiểu bang đang ban hành các đạo luật và soạn thảo các chính sách để giảm thiểu sự ô nhiễm của xăng dầu quặng mỏ và đang phác hoạ các hình thức bổng lộc cho các chủ nhà và chủ hãng xưởng để họ tiết kiệm và sử dụng các loại năng lượng có thể tái tạo khác. Tổng Thống và Quốc Hội cũng đang có những đề nghị tương tự ở mức độ quốc gia, khởi xướng một cuộc thảo luận lớn về cách đáp ứng tốt nhất đối với những phức tạp của việc thay đổi khí hậu. Trong một cuộc hội thảo đa số là các nhóm môi sinh, các khoa học gia, và doanh thương phát triển năng lượng thay thế một bên, và bên kia là các công ty điện lực, nông thương, than và dầu, Giáo Hội Công Giáo và các lãnh đạo liên tôn Thiên Chúa giáo đang nâng cao các chiều kích nhân bản của việc thay đổi khí hậu. Đức tin Kitô kêu gọi chúng ta cùng mang lại sự đòi hỏi của Phúc Âm về việc chăm sóc “vườn” (1:28-30) và cũng săn sóc “những ai yếu đuối và thiếu thốn nhất” (Mt 25). Trong khi quốc gia chúng ta đang bàn cãi về các chính sách tương lai, người Công Giáo Hoa Kỳ đề nghị một thái độ rõ rệt kết hợp được việc chăm sóc tạo vật với việc bảo vệ những ai nghèo khó và yếu đuối.
Giáo Hội không có ý chống lại khoa học về vấn đề này. Nhưng, Giáo Hội vẫn dựa vào các nghiên cứu khoa học. “Các nghiên cứu khoa học ngày càng rõ ràng, đã chứng minh là hậu quả của các hành động của con người tại một miền có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới,” Đức Thánh Cha Benedict trong một lá thư gửi cho Thượng phụ đại kết Constantinople (ngày 1 tháng 9, 2007) ngài đã ghi nhận các hậu quả của sự coi thường môi sinh là “luôn luôn gây nguy hại cho “việc chung sống của con người” và “hạ phẩm giá con người, và vi phạm quyền của các công dân muốn được sống trong một môi trường an toàn ….” Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã bầy tỏ cung những quan điểm này trong tuyên ngôn của họ; về sự thay đổi khí hậu, các giám mục chấp nhận những chứng cớ của khoa học và kết luận của Uỷ Ban hỗn hợp của Chính Phủ về Thay Đổi Khí Hậu.
Thay đổi khí hậu phần lớn là kết quả của cách thức thế giới phát triển kỹ nghệ, sử dụng và lạm dụng các nguồn năng lượng (vận tải, sưởi nóng và nấu ăn) và coi thường hậu quả ô nhiễm và các ảnh hưởng tai hại khác cho hệ thống môi sinh mỏng manh của trái đất. Các ảnh hưởng tại hại có tính cách hoàn vũ. Các quốc gia, đặc biệt là các nước kỹ nghệ hóa, bây giờ phải tìm các biện pháp sửa sai.
Sự kiện Đức Thánh Cha Benedict thông hiểu các vấn đề này được thấy hiển nhiên trong cung lá thư ngài thảo luận về một trách nhiệm các quốc gia kỹ nghệ hoá và các quốc gia kém mở mang phải chia sẻ. Ngài viết, “Trong khi sự thật là các quốc gia kỹ nghệ hoá không được tự do về luân lý để tái phạm các lỗi lầm xưa cũ của người khác bằng cách tiếp tục gây nguy hại cho môi sinh một cách cẩu thả, các quốc gia kỹ nghệ tối tân phải chia sẻ ‘các kỹ thuật trong lành’ và bảo đảm rằng các thị trường tiêu thụ của họ không kéo dài nhu cầu về các sản phẩm khi được chế tạo đóng góp cho việc gia tăng ô nhiễm.”
Sự thay đổi khí hậu đã thực sự ảnh hưởng đến trái đất và con người. Và các ảnh hưởng nguy hại có thể khiến cho đời sống của những kẻ thiếu phương tiện nhất để đối phó với các hậu quả của việc thay đổi khí hậu, càng khó khăn hơn (xem Phúc Trình Lượng Giá thứ Tư của Uỷ Ban hỗn hợp Chính Phủ về Thay Đổi Khí Hậu trên mạng lưới). Trong khi không phải là bất cứ thiên tại gây nên bởi thời tiết nào cũng do việc thay đổi khí hậu gây nên, theo các nhà nghiên cứu về thay đổi khí hậu thì các thay đổi về thời tiết – nạn hạn hán lâu dài, nhiều mưa lũ hơn, băng đá chảy tan, vân vân – sẽ xẩy ra thường xuyên hơn.
Hai năm trước đây Tổ Hợp Công Giáo về Thay Đổi Khí Hậu đã tổ chức một buổi điều trần theo lời yêu cầu cuả các giám mục Alaska. Một bô lão của làng dân Inuit ở Newtok cho hay bây giờ làng của cụ thường bị lụt về mùa thu vì băng đá trên biển ngày càng đông lại trễ hơn, khiến cho nuớc tràn vào các con sông kế cận. Các ngân khoản của Tiểu Bang và Liên Bang đang được sử dụng để di chuyển làng này lên chỗ đất cao hơn. Nhưng hãy thử xem các nơi khác trên thế giới không có tài nguyên để làm như vậy. Điều gì sẽ xẩy ra cho dân chúng, cho đời sống, cho gia đình, láng giềng và bạn hữu của họ?
Nhiều khoa học gia lưu ý là các quốc gia Phi Châu bây giờ đã thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của sự thay đổi khí hậu và họ sẽ tiếp tục chịu như vậy. Tại Ethiopia, gần một phần năm dân số (12 triệu) đang tiếp nhận trợ cấp thực phẩm vì hạn hán thường xuyên. Phá được chu kỳ hạn hán và chết đói luôn luôn hết sức khó khăn tại miền đất này, nhưng các nguồn dư liệu mới hơn và nhiều hơn sẽ cần thiết để đáp ứng các thảm hoạ nhân loại tương tự - giảm thiểu hậu quả của sự thay đổi khí hậu – và có các nỗ lực cải tiến để giúp các quốc gia nghèo đói đối phó với một sự thay đổi khí hậu lâu dài.
Các dẫn chứng này đề cao nhu cầu phải giảm thiểu việc xuất phát hơi greenhouse bằng các kỹ thuật mới và năng lượng hữu hiệu và chia sẽ các phương thức mới này với các quốc gia nghéo nhất trên thế giới. Quốc gia chúng ta phải chứng tỏ vai trò lãnh đạo trong việc giúp đỡ các quốc gia đang phát triển nuôi dưỡng nền kinh tế của họ một cách lâu dài và bảo trì môi sinh.
Hoạt Động bên trong hậu trường
Vì các chiều kích luân lý và nhân bản thường bị coi thường hay bỏ qua trong các thảo luận về cách đối phó với thay đổi khí hậu, Cộng Đồng Công Giáo và các giáo phái khác có bổn phận lên tiếng thay cho những kẻ không có tiếng nói và đưa ra các vấn đề về công bằng xã hội và quản thủ môi sinh. Đây là sứ mệnh của Chương Trình Công Lý Môi Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Tổ Hợp Tôn Giáo Quốc Gia về Môi Trường.
Về vấn đề này cộng đồng Công Giáo dẫn trước sớm hơn. Bẩy năm trước đây, các Giám Mục Hoa Kỳ chấp thuận tuyên ngôn chưa từng có, Sự Thay Đổi Khí Hậu Hoàn Vũ: Một Lời Kêu Gọi Đối Thoại, Cẩn Trọng và Lợi Ích Chung. Trong đó các giám mục nhấn mạnh là các biện pháp đối với thay đổi khí hậu phải được hướng dẫn bởi những điều sau đây: cẩn trọng, đòi hỏi các hành động khôn ngoan để đối phó với một vấn đề ngày càng gia tăng về mức độ và hậu quả; “các hành động can đảm và quảng đại để lo cho lợi ích chung,” thay vì chỉ hắm các lợi ích hạn hẹp; một ưu tiên rõ rệt cho người nghèo, vì họ phải mang gánh nặng nhất và trả giá đắt nhất về hậu quả của thay đổi khí hậu.
Các giám mục viết, “Tại trọng tâm, thay đổi khí hậu hoàn vũ không chỉ là các diễn đàn về lý thuyết kinh tế hay chính trị, hay về lợi ích của đảng nọ đảng kia, hay áp lực của các nhóm có mưu đồ riêng, mà là bảo vệ cả ‘mội trường nhân sự’ lẫn môi trường thiên nhiên. Đó là về sự quản thủ của con người đối với tạo vật của Thiên Chúa và trách nhiệm của chúng ta đối với các thế hệ mai sau.”
Các nỗ lực tiên phong của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cùng với Tổ Hợp Tôn Giáo Quốc Gia về Môi Trường nhằm giúp việc thúc đẩy một đạo luật về Thay Đổi Khí Hậu tại Quốc Hội. Không có tiếng nói tập thể, các dự luật then chốt để đối phó các chiều kích về nghèo đói sẽ bị suy yếu hay bị xóa bỏ trong lần thảo luận thứ nhất về Thay Đổi Khí Hậu (không được chấp thuận) của Thượng Viện. Tổ Hợp vẫn hoạt động để bảo đảm rằng đạo luật mới sẽ bao gồm các điều khoản bảo vệ người nghèo tại Hoa Kỳ đang phải đối phó với vật giá năng lượng leo thang, và dự liệu để yểm trợ các quốc gia kém mở mang trong việc đối phó với các hậu quả xấu của Thay Đổi Khí Hậu. Giữa Tháng Hai, hàng trăm lãnh tụ Công Giáo đã đến Quốc Hội để trinh bầy trường hợp này với các nghị sĩ và dân biểu.
Giao Ước và Cam Kết
Như đã viết trên đây, Tổ Hợp Công Giáo về Thay Đổi Khí Hậu cũng đang khởi xướng một chương trình giáo dục thực tiễn và hành động. Các cá nhân, gia đình, giáo xứ, trường học, dòng tu, các điạ phận và các tổ chức Công Giáo khác được mời gọi để làm Cam Kết Thánh Phanxicô và tham gia Giao Ước Công Giáo Thay Đổi Khí Hậu. Giáo Ước cung cấp các phương cách cụ thể để đáp ứng Phúc Âm và giáo huấn Công Giáo, trong khi bầy tỏ được mối ưu tư cho cả trái đất lẫn con người. Qua một mạng lưới toàn cầu mới, các phim ảnh và chiến dịch quảng cáo, cùng với sự cộng tác của hàng tá các tổ chức hợp tác trên toàn quốc, người Công Giáo đang được mời gọi để cam kết và thỏa thuận: cầu nguyện và suy niệm về bổn phận chăm sóc tạo vật của Thiên Chúa và bảo vệ người nghèo khó và yếu đuối; học hỏi và giáo dục kẻ khác về các chiều kích luân lý của Thay Đổi Khí Hậu; lượng giá sự tham gia của chúng ta – như các cá nhân và tổ chức – trong việc đóng góp vào Thay Đổi Khí Hậu; hoạt động để thay đổi các lựa chọn và hành vi gây ra sự thay đổi khí hậu; và ủng hộ các nguyên tắc và ưu tiên Công Giáo trong các thảo luận và lấy quyết định về Thay Đổi Khí Hậu, nhất là khi có ảnh hưởng đến người nghèo khó và yếu đuối. Một gia trang mới (http://www.usccb.org/sdwp/ejp/climate) sẽ cung cấp các phương cách cụ thể để người Công Giáo hoàn tất cam kết của mình.
Với tiếng nói mạnh mẽ của Đức Thánh Cha Benedict, với sự lãnh đạo rõ ràng của các giám mục Hoa Kỳ, bằng cách kết hợp trong Giáo Ước Công Giáo về Thay Đổi Khí Hậu và Cam Kết Thánh Phanxicô, và bằng cách tái thiết các truyền thống xưa cổ về việc chăm sóc tạo vật và Dân Chúa, nhất là người nghèo, cộng đồng Công Giáo sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn để đối phó với sự Thay Đổi Khí Hậu. Đây là một cách để bầy tỏ sự hợp quần với những anh chị em chúng ta trên một hành tinh có giới hạn nhưng vẫn phì nhiêu.
Bishop William S. Skylstad là Giám Mục Spokane, cựu chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và là thành viên của Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc tế của Hội Đồng Giám Mục.
Top Stories
Bangladesh: Imams et responsables chrétiens se réunissent pour initier un dialogue interreligieux
Eglises d'Asie
17:33 04/05/2009
Le 29 avril à l’Université de Dacca s’est tenu, au sein du département des religions, un séminaire sur le thème « Imams et prêtres: l’unité dans la diversité ». Y participaient une trentaine d’ecclésiastiques, le même nombre d’imams, ainsi que des spécialistes des deux confessions religieuses. Mgr Joseph Morino, nonce apostolique au Bangladesh, Mgr Paulinus Costa, archevêque de Dacca, Mgr Linus Normal Gomes, évêque émérite de Baruipur (diocèse de l’Inde, proche du Bangladesh), et l’ambassadeur d’Italie à Dacca, Mme Itala Occhi, étaient également présents et se sont adressés aux participants (1). Tous ont fait l’éloge du dialogue et condamné fermement toute forme d’isolationnisme communautaire.
Kazi Nurul Islam, fondateur du département des religions à l’Université de Dacca, est à l’origine de cette journée d’étude, organisée en étroite collaboration avec la Commission épiscopale pour le dialogue interreligieux et le Centre pour le dialogue religieux et interculturel. Le séminaire avait été précédé d’une série de réunions, visant à préparer la rencontre finale: courant mars et début avril, chrétiens et musulmans avaient débattu, chacun de leur côté, pour ensuite se réunir par petits groupes, toutes confessions mélangées. Dans un entretien accordé à L’Osservatore Romano le 17 avril 2008, Kazi Nurul Islam avait fait part de son espoir que cette réunion débouche sur un véritable forum interreligieux « où les chrétiens et musulmans [pourront] continuer à se rencontrer et discuter pour aboutir à une déclaration commune (…). Cette déclaration commune sera la base de la paix entre chrétiens et musulmans au Bangladesh et dans le monde entier ».
Il rejoignait ainsi le P. Francesco Rapaciolli, supérieur régional de l’Institut pontifical des Missions étrangères (PIME), qui déclarait, lors du séminaire du 29 avril, que « si les musulmans et les chrétiens n’étaient pas en paix, le monde ne pourrait être en paix », ajoutant qu’ils formaient ensemble plus de 55 % de l’humanité.
Lors de l’ouverture de la rencontre, Kazi Nurul Islam a insisté à nouveau sur l’importance du dialogue interreligieux pour construire la paix. Il a souligné, entre autres, le fait que bon nombre de chrétiens ignoraient que le Coran avait « une grande vénération pour Marie et un immense respect pour le Christ ».
Mgr Paulinus Costa a rappelé quant à lui que les chrétiens devaient être « des instruments de paix » et que le pape Benoît XVI, lorsqu’il avait reçu les évêques du Bangladesh pour leur visite ad limina de juin 2008, les avait exhortés à « persévérer avec un dévouement patient à cette dimension essentielle de la mission de l’Eglise ad gentes », i.e. auprès des non-chrétiens (2). Depuis sa nomination en 2005 à la tête de l’archevêché de Dacca, Mgr Paulinus Costa, qui est également président de la Conférence épiscopale du Bangladesh, a multiplié les actions en faveur d’une meilleure communication de l’Eglise et d’un développement du dialogue interreligieux.
Dans un pays où la population est musulmane à plus de 80 %, les catholiques, très minoritaires (un peu plus de 1 %), forment cependant une communauté très dynamique, qui voit se multiplier les vocations, au point que les infrastructures sont aujourd’hui insuffisantes (3). Cependant, elle est également la cible, de façon répétée, de violences de la part de groupes islamistes, phénomène qui suit l’augmentation des conversions de musulmans au christianisme. Des attentats à la bombe ont été perpétrés dans 63 des 64 districts qui forment le Bangladesh, dont certaines visaient explicitement des églises catholiques. Les fêtes de Noël et Pâques ont été célébrées cette année, comme les précédentes, sous haute surveillance policière.
« Celui qui suit le véritable enseignement de l’islam ne peut pas être un terroriste. Cependant, il faut reconnaître que certains groupes terroristes sont soutenus par des milieux qui se définissent comme musulmans, reconnaît Kazi Nurul Islam. (…) Je ne dis pas cela pour faire plaisir aux chrétiens. Je le dis aussi dans mes cours à l’université et dans des séminaires avec des étudiants musulmans (…). On ne peut pas justifier la violence par la religion. »
(1) AsiaNews, 30 avril 2009.
(2) Discours du pape Benoît XVI lors de la visite ad limina des évêques du Bangladesh le 12 juin 2008 (L’Osservatore Romano).
(3) Selon les statistiques de l’Eglise catholique au Bangladesh (2007), on compte plus de 310 000 fidèles répartis en six circonscriptions ecclésiastiques desservies par plus de 300 prêtres. Les prêtres diocésains forment environ les deux tiers du clergé, le tiers restant appartenant à différentes congrégations religieuses. Présente au Bangladesh depuis le XVIème siècle, l’Eglise catholique gère aujourd’hui 674 établissements d’enseignement primaires et secondaires et 350 centres de soins, hôpitaux et maisons d’accueil (Zenit, 11 juin 2008, Ucanews, 22 janvier 2009).
(Source: Eglises d'Asie, 4 mai 2009)
Kazi Nurul Islam, fondateur du département des religions à l’Université de Dacca, est à l’origine de cette journée d’étude, organisée en étroite collaboration avec la Commission épiscopale pour le dialogue interreligieux et le Centre pour le dialogue religieux et interculturel. Le séminaire avait été précédé d’une série de réunions, visant à préparer la rencontre finale: courant mars et début avril, chrétiens et musulmans avaient débattu, chacun de leur côté, pour ensuite se réunir par petits groupes, toutes confessions mélangées. Dans un entretien accordé à L’Osservatore Romano le 17 avril 2008, Kazi Nurul Islam avait fait part de son espoir que cette réunion débouche sur un véritable forum interreligieux « où les chrétiens et musulmans [pourront] continuer à se rencontrer et discuter pour aboutir à une déclaration commune (…). Cette déclaration commune sera la base de la paix entre chrétiens et musulmans au Bangladesh et dans le monde entier ».
Il rejoignait ainsi le P. Francesco Rapaciolli, supérieur régional de l’Institut pontifical des Missions étrangères (PIME), qui déclarait, lors du séminaire du 29 avril, que « si les musulmans et les chrétiens n’étaient pas en paix, le monde ne pourrait être en paix », ajoutant qu’ils formaient ensemble plus de 55 % de l’humanité.
Lors de l’ouverture de la rencontre, Kazi Nurul Islam a insisté à nouveau sur l’importance du dialogue interreligieux pour construire la paix. Il a souligné, entre autres, le fait que bon nombre de chrétiens ignoraient que le Coran avait « une grande vénération pour Marie et un immense respect pour le Christ ».
Mgr Paulinus Costa a rappelé quant à lui que les chrétiens devaient être « des instruments de paix » et que le pape Benoît XVI, lorsqu’il avait reçu les évêques du Bangladesh pour leur visite ad limina de juin 2008, les avait exhortés à « persévérer avec un dévouement patient à cette dimension essentielle de la mission de l’Eglise ad gentes », i.e. auprès des non-chrétiens (2). Depuis sa nomination en 2005 à la tête de l’archevêché de Dacca, Mgr Paulinus Costa, qui est également président de la Conférence épiscopale du Bangladesh, a multiplié les actions en faveur d’une meilleure communication de l’Eglise et d’un développement du dialogue interreligieux.
Dans un pays où la population est musulmane à plus de 80 %, les catholiques, très minoritaires (un peu plus de 1 %), forment cependant une communauté très dynamique, qui voit se multiplier les vocations, au point que les infrastructures sont aujourd’hui insuffisantes (3). Cependant, elle est également la cible, de façon répétée, de violences de la part de groupes islamistes, phénomène qui suit l’augmentation des conversions de musulmans au christianisme. Des attentats à la bombe ont été perpétrés dans 63 des 64 districts qui forment le Bangladesh, dont certaines visaient explicitement des églises catholiques. Les fêtes de Noël et Pâques ont été célébrées cette année, comme les précédentes, sous haute surveillance policière.
« Celui qui suit le véritable enseignement de l’islam ne peut pas être un terroriste. Cependant, il faut reconnaître que certains groupes terroristes sont soutenus par des milieux qui se définissent comme musulmans, reconnaît Kazi Nurul Islam. (…) Je ne dis pas cela pour faire plaisir aux chrétiens. Je le dis aussi dans mes cours à l’université et dans des séminaires avec des étudiants musulmans (…). On ne peut pas justifier la violence par la religion. »
(1) AsiaNews, 30 avril 2009.
(2) Discours du pape Benoît XVI lors de la visite ad limina des évêques du Bangladesh le 12 juin 2008 (L’Osservatore Romano).
(3) Selon les statistiques de l’Eglise catholique au Bangladesh (2007), on compte plus de 310 000 fidèles répartis en six circonscriptions ecclésiastiques desservies par plus de 300 prêtres. Les prêtres diocésains forment environ les deux tiers du clergé, le tiers restant appartenant à différentes congrégations religieuses. Présente au Bangladesh depuis le XVIème siècle, l’Eglise catholique gère aujourd’hui 674 établissements d’enseignement primaires et secondaires et 350 centres de soins, hôpitaux et maisons d’accueil (Zenit, 11 juin 2008, Ucanews, 22 janvier 2009).
(Source: Eglises d'Asie, 4 mai 2009)
The hundred days: Obama in the White House
Giuseppe Fiorentino /L'Osservatore Romano
18:33 04/05/2009
I cento giorni che non hanno sconvolto il mondo (The hundred days Obama in the White Housewho have not shaken the world) - Milletrecentosessantuno giorni separano Barack Obama dalla scadenza del suo mandato.
The hundred days Barack Obama days away from expiry of his mandate. Non è dato sapere né immaginare cosa accadrà in questo tempo. It is not known, nor to imagine what will happen in this time. Molti analisti descrivono infatti il "mestiere" del presidente come reattivo. Many analysts describe in fact the "job" as president of the reagent. La strategia politica pianificata lascia cioè il posto - e il caso della presidenza Bush dopo l'11 settembre 2001 lo prova - a scelte dettate dagli eventi. The planned political strategy that leaves the post - and the case of the Bush presidency since 11 September 2001 the trial - a choice dictated by events.
In un'altra prospettiva, questo 29 aprile segna i cento giorni del primo presidente afroamericano alla Casa Bianca, appuntamento tradizionalmente molto atteso per un iniziale bilancio, seppure inevitabilmente parziale. In another perspective, that April 29 marks the one hundred days of the first president in the White House afroamericano, traditionally much-awaited appointment for an initial budget, but inevitably partial. Fiumi di inchiostro sono però già stati versati su queste settimane che, secondo molti commenti, avrebbero segnato una decisa svolta rispetto al passato e ridefinito l'immagine stessa degli Stati Uniti nel mondo. Rivers of ink have already been paid, however, on these weeks, according to many comments, have marked a decisive break from the past and redefined the image of the United States in the world.
Forse proprio la capacità di comunicare è una delle grandi doti del presidente, che richiama quella di Franklin Delano Roosevelt. Maybe the ability to communicate is one of the great talents of the President, which recalls that of Franklin Delano Roosevelt. Come l'artefice del New Deal, Obama utilizza i moderni media - la radio allora, internet oggi - per diffondere il messaggio di speranza di cui la Nazione ha bisogno. As the creator of the New Deal, Obama uses modern media - the radio then, the Internet today - to spread the message of hope that the nation needs. Non si può paragonare la grande crisi del 1929 a quella attuale. You can not compare the great crisis of 1929 to the present. E tuttavia l'impronta sembra la stessa. And yet the imprint seems to be the same. Così come la capacità di polarizzare l'attenzione dell'opinione pubblica in modo pragmatico e funzionale. Just as the ability to focus the attention of the public in a pragmatic and functional.
In questi mesi Obama ha visto crescere la sua popolarità per avere anche solo ventilato scelte di rottura: ha proposto negoziati diretti con l'Iran per risolvere la questione del programma nucleare di Teheran e invitato la Russia a nuovi colloqui per la riduzione degli arsenali strategici. In recent months Obama has seen its popularity grow to have even chosen ventilated breaking has proposed direct talks with Iran to resolve the issue of Tehran's nuclear program and called on Russia to new talks on reducing strategic arsenals. Soprattutto, ha prospettato un ruolo diverso degli Stati Uniti nel continente americano, arrivando a ipotizzare nuove relazioni con Cuba. Above all, he suggested a different role of the United States in the Americas, arriving to assume new relations with Cuba
Ma in altri e più concreti scenari internazionali, la continuità rispetto al passato è tutt'altro che compromessa. But in other, more concrete international scenarios, the continuity with the past is not compromised. Come in Iraq, dove l'Amministrazione sta applicando la strategia di ritiro avviata da Bush, e in Afghanistan. As in Iraq, where the Administration is implementing the strategy of withdrawal initiated by Bush, and Afghanistan. Qui - ha dichiarato Obama - si situa la nuova frontiera della lotta contro il terrorismo. Here - said Obama - is the new frontier of the fight against terrorism. Nuova fino a un certo punto, visto che proprio in Afghanistan ebbe luogo il primo intervento militare statunitense dopo l'11 settembre. New to some extent, as in Afghanistan took place the first U.S. military intervention after September 11. E che non ci sia tutta questa voglia di discontinuità si vede dalla conferma di Robert Gates alla guida del Pentagono. And there is all this desire of discontinuity can be seen from the confirmation of Robert Gates at the head of the Pentagon.
Anche quando, aprendo a Cuba, ha infranto un tabù, Obama non si è discostato tanto dai predecessori nella richiesta di tangibili segni da parte dell'Avana. Even when opening in Cuba, has broken a taboo, Obama has not deviated much from predecessors in the request for by tangible signs of Havana.
Analoghe valutazioni si possono fare per l'azione di stimolo economico intrapresa dal presidente. Similar assessments can be made by the action of economic stimulus initiated by the President. Che da alcuni è accusato di eccessivo statalismo, se non addirittura di far scivolare il Paese verso il socialismo. Which is accused by some of the excessive statism, if not to slide the country toward socialism. A un'analisi più pacata, invece, si nota come Obama si sia mosso con cautela: molto riluttante di fronte all'ipotesi di nazionalizzazione delle istituzioni bancarie, ha aperto ai privati il piano di salvataggio degli istituti di credito. In a more calm, however, I notice that Obama has moved with caution: very reluctant to face the idea of nationalization of banking institutions, has opened to the private rescue plan for banks. Rivelando, secondo l'"International Herald Tribune", un'inattesa somiglianza con Ronald Reagan, il presidente che fece una bandiera della ritirata dello Stato rispetto al privato. Proving the second the 'International Herald Tribune ", an unexpected resemblance to Ronald Reagan, the president who had a flag of retreat of the state than in private. E molto più statalista si era rivelato negli ultimi mesi il binomio Bush-Paulson con la nazionalizzazione parziale dei colossi dei mutui immobiliari, Fannie Mae e Freddie Mac. And much more state was revealed in recent months the Bush-Paulson combination with the partial nationalization of real estate mortgage giants, Fannie Mae and Freddie Mac
Anche sulle questioni etiche - su cui, sin dalla campagna elettorale, forti sono le preoccupazioni dell'episcopato cattolico - Obama non sembra avere confermato le radicali novità che aveva ventilato. Also on ethical issues - which, since the election campaign, are the major concern of the Catholic - Obama does not seem to have confirmed the radical innovations that had ventilated. Le nuove linee guida riguardanti la ricerca sulle staminali embrionali non danno infatti seguito al cambio di rotta prospettato mesi fa. The new guidelines regarding research on embryonic stem not in fact following the change of route planned months ago. Esse non consentono di creare nuovi embrioni a scopi di ricerca o terapeutici, per la clonazione oa fini riproduttivi, e fondi federali potranno essere usati solo per la sperimentazione con embrioni in esubero. They do not allow to create new embryos for research purposes or therapeutic cloning for reproductive purposes, and federal funds may only be used for experimentation with embryos redundant. In questo modo non vengono rimossi i motivi di critica di fronte a inaccettabili forme di bioingegneria che contrastano con l'identità umana dell'embrione, ma la nuova regolamentazione è meno permissiva. In this way does not remove the grounds for criticism in the face of unacceptable forms of bioengineering that run counter to the very human identity of the embryo, but the new regulation is not permissive.
Una certa sorpresa ha inoltre causato in questi giorni la presentazione di un disegno di legge da parte democratica: il Pregnant Women Support Act volto a limitare il numero degli aborti negli Stati Uniti attraverso iniziative di aiuto alle donne incinte. Some has also caused surprise in these days the presentation of a bill by Democratic Party: the Pregnant Women Support Act aimed at restricting the number of abortions in the United States through initiatives to help pregnant women. Non è una negazione della dottrina finora espressa da Obama in materia di interruzione di gravidanza, ma il progetto legislativo potrebbe rappresentare un riequilibrio a sostegno della maternità. It is not a denial of the doctrine so far expressed by Obama in regard to abortion, but the draft legislation could be a shift in support of motherhood.
Segnali di novità dell'Amministrazione Obama sono innegabili. Signs of news from the Obama is undeniable. Soprattutto in materia di tutela dell'ambiente e nel particolare partenariato che sembra nato con Pechino. Especially in the field of environmental protection and in particular partnership that seems born in Beijing. Ma è forse poco per parlare di rivoluzione e per sbilanciarsi in giudizi, positivi o negativi che siano. It would probably be little to talk about revolution and biased judgments, positive or negative. Non sono stati questi cento giorni a sconvolgere il mondo. These were not one hundred days to upset the world. Meglio aspettare i prossimi milletrecentosessantuno. Better wait for the next milletrecentosessantuno.
(Source: (© L'Osservatore Romano April 30 2009)
The hundred days Barack Obama days away from expiry of his mandate. Non è dato sapere né immaginare cosa accadrà in questo tempo. It is not known, nor to imagine what will happen in this time. Molti analisti descrivono infatti il "mestiere" del presidente come reattivo. Many analysts describe in fact the "job" as president of the reagent. La strategia politica pianificata lascia cioè il posto - e il caso della presidenza Bush dopo l'11 settembre 2001 lo prova - a scelte dettate dagli eventi. The planned political strategy that leaves the post - and the case of the Bush presidency since 11 September 2001 the trial - a choice dictated by events.
In un'altra prospettiva, questo 29 aprile segna i cento giorni del primo presidente afroamericano alla Casa Bianca, appuntamento tradizionalmente molto atteso per un iniziale bilancio, seppure inevitabilmente parziale. In another perspective, that April 29 marks the one hundred days of the first president in the White House afroamericano, traditionally much-awaited appointment for an initial budget, but inevitably partial. Fiumi di inchiostro sono però già stati versati su queste settimane che, secondo molti commenti, avrebbero segnato una decisa svolta rispetto al passato e ridefinito l'immagine stessa degli Stati Uniti nel mondo. Rivers of ink have already been paid, however, on these weeks, according to many comments, have marked a decisive break from the past and redefined the image of the United States in the world.
Forse proprio la capacità di comunicare è una delle grandi doti del presidente, che richiama quella di Franklin Delano Roosevelt. Maybe the ability to communicate is one of the great talents of the President, which recalls that of Franklin Delano Roosevelt. Come l'artefice del New Deal, Obama utilizza i moderni media - la radio allora, internet oggi - per diffondere il messaggio di speranza di cui la Nazione ha bisogno. As the creator of the New Deal, Obama uses modern media - the radio then, the Internet today - to spread the message of hope that the nation needs. Non si può paragonare la grande crisi del 1929 a quella attuale. You can not compare the great crisis of 1929 to the present. E tuttavia l'impronta sembra la stessa. And yet the imprint seems to be the same. Così come la capacità di polarizzare l'attenzione dell'opinione pubblica in modo pragmatico e funzionale. Just as the ability to focus the attention of the public in a pragmatic and functional.
In questi mesi Obama ha visto crescere la sua popolarità per avere anche solo ventilato scelte di rottura: ha proposto negoziati diretti con l'Iran per risolvere la questione del programma nucleare di Teheran e invitato la Russia a nuovi colloqui per la riduzione degli arsenali strategici. In recent months Obama has seen its popularity grow to have even chosen ventilated breaking has proposed direct talks with Iran to resolve the issue of Tehran's nuclear program and called on Russia to new talks on reducing strategic arsenals. Soprattutto, ha prospettato un ruolo diverso degli Stati Uniti nel continente americano, arrivando a ipotizzare nuove relazioni con Cuba. Above all, he suggested a different role of the United States in the Americas, arriving to assume new relations with Cuba
Ma in altri e più concreti scenari internazionali, la continuità rispetto al passato è tutt'altro che compromessa. But in other, more concrete international scenarios, the continuity with the past is not compromised. Come in Iraq, dove l'Amministrazione sta applicando la strategia di ritiro avviata da Bush, e in Afghanistan. As in Iraq, where the Administration is implementing the strategy of withdrawal initiated by Bush, and Afghanistan. Qui - ha dichiarato Obama - si situa la nuova frontiera della lotta contro il terrorismo. Here - said Obama - is the new frontier of the fight against terrorism. Nuova fino a un certo punto, visto che proprio in Afghanistan ebbe luogo il primo intervento militare statunitense dopo l'11 settembre. New to some extent, as in Afghanistan took place the first U.S. military intervention after September 11. E che non ci sia tutta questa voglia di discontinuità si vede dalla conferma di Robert Gates alla guida del Pentagono. And there is all this desire of discontinuity can be seen from the confirmation of Robert Gates at the head of the Pentagon.
Anche quando, aprendo a Cuba, ha infranto un tabù, Obama non si è discostato tanto dai predecessori nella richiesta di tangibili segni da parte dell'Avana. Even when opening in Cuba, has broken a taboo, Obama has not deviated much from predecessors in the request for by tangible signs of Havana.
Analoghe valutazioni si possono fare per l'azione di stimolo economico intrapresa dal presidente. Similar assessments can be made by the action of economic stimulus initiated by the President. Che da alcuni è accusato di eccessivo statalismo, se non addirittura di far scivolare il Paese verso il socialismo. Which is accused by some of the excessive statism, if not to slide the country toward socialism. A un'analisi più pacata, invece, si nota come Obama si sia mosso con cautela: molto riluttante di fronte all'ipotesi di nazionalizzazione delle istituzioni bancarie, ha aperto ai privati il piano di salvataggio degli istituti di credito. In a more calm, however, I notice that Obama has moved with caution: very reluctant to face the idea of nationalization of banking institutions, has opened to the private rescue plan for banks. Rivelando, secondo l'"International Herald Tribune", un'inattesa somiglianza con Ronald Reagan, il presidente che fece una bandiera della ritirata dello Stato rispetto al privato. Proving the second the 'International Herald Tribune ", an unexpected resemblance to Ronald Reagan, the president who had a flag of retreat of the state than in private. E molto più statalista si era rivelato negli ultimi mesi il binomio Bush-Paulson con la nazionalizzazione parziale dei colossi dei mutui immobiliari, Fannie Mae e Freddie Mac. And much more state was revealed in recent months the Bush-Paulson combination with the partial nationalization of real estate mortgage giants, Fannie Mae and Freddie Mac
Anche sulle questioni etiche - su cui, sin dalla campagna elettorale, forti sono le preoccupazioni dell'episcopato cattolico - Obama non sembra avere confermato le radicali novità che aveva ventilato. Also on ethical issues - which, since the election campaign, are the major concern of the Catholic - Obama does not seem to have confirmed the radical innovations that had ventilated. Le nuove linee guida riguardanti la ricerca sulle staminali embrionali non danno infatti seguito al cambio di rotta prospettato mesi fa. The new guidelines regarding research on embryonic stem not in fact following the change of route planned months ago. Esse non consentono di creare nuovi embrioni a scopi di ricerca o terapeutici, per la clonazione oa fini riproduttivi, e fondi federali potranno essere usati solo per la sperimentazione con embrioni in esubero. They do not allow to create new embryos for research purposes or therapeutic cloning for reproductive purposes, and federal funds may only be used for experimentation with embryos redundant. In questo modo non vengono rimossi i motivi di critica di fronte a inaccettabili forme di bioingegneria che contrastano con l'identità umana dell'embrione, ma la nuova regolamentazione è meno permissiva. In this way does not remove the grounds for criticism in the face of unacceptable forms of bioengineering that run counter to the very human identity of the embryo, but the new regulation is not permissive.
Una certa sorpresa ha inoltre causato in questi giorni la presentazione di un disegno di legge da parte democratica: il Pregnant Women Support Act volto a limitare il numero degli aborti negli Stati Uniti attraverso iniziative di aiuto alle donne incinte. Some has also caused surprise in these days the presentation of a bill by Democratic Party: the Pregnant Women Support Act aimed at restricting the number of abortions in the United States through initiatives to help pregnant women. Non è una negazione della dottrina finora espressa da Obama in materia di interruzione di gravidanza, ma il progetto legislativo potrebbe rappresentare un riequilibrio a sostegno della maternità. It is not a denial of the doctrine so far expressed by Obama in regard to abortion, but the draft legislation could be a shift in support of motherhood.
Segnali di novità dell'Amministrazione Obama sono innegabili. Signs of news from the Obama is undeniable. Soprattutto in materia di tutela dell'ambiente e nel particolare partenariato che sembra nato con Pechino. Especially in the field of environmental protection and in particular partnership that seems born in Beijing. Ma è forse poco per parlare di rivoluzione e per sbilanciarsi in giudizi, positivi o negativi che siano. It would probably be little to talk about revolution and biased judgments, positive or negative. Non sono stati questi cento giorni a sconvolgere il mondo. These were not one hundred days to upset the world. Meglio aspettare i prossimi milletrecentosessantuno. Better wait for the next milletrecentosessantuno.
(Source: (© L'Osservatore Romano April 30 2009)
Harsh treatment of police against Catholic pilgrims
Emily Nguyen
23:29 04/05/2009
A bishop has challenged government’s accusation of his political motive behind the pilgrimage of his diocese to Thai Ha Monastery and criticized harsh treatment of police against pilgrims.
Braving biting wind, a long line of thousands of Catholics had to walk to Hanoi after their bus drivers had been forced to dumb them as far as 30 km on the outskirts of Hanoi city pass midnight on Saturday morning.
These faithful were traveling from the diocese of Thai Binh, 110km South East of the capital when they were stopped by Hanoi police, and their bus drivers were forced to go back to their departure.
They intended to travel to Thai Ha the day before, Friday May 1, for the Golden Jubilee celebrations of the establishment of Redemptorists Monastery in Hanoi. However, police in their home towns applied various measures to deter Catholics from leaving for the capital, citing security reason. To be specific, police were afraid of a protest in the making at Thai Ha and their shepherd, Bishop Francis Nguyen Van Sang, was one of the organizers.
In the most populated Catholic areas such as Cam Chau, Chau Nhai, and Bong Tien, police threatened bus rental agencies not to allow Catholics to rent their buses. "Police made diligent effort to prevent our leaving. They confiscated all legal documents necessary for bus rental agencies to rent out their vehicles to customers,” said the pastor of Bong Tien parish.
Pilgrims reported that on the road to Hanoi via Nam Dinh, police had set up a dozen of checkpoints where hundreds of police searched all buses leaving the province for people with rosary beads or any signs showing their Catholic identity, and forced them to go back. During Friday, at least 20 buses packed with pilgrims had been forced to return to Thai Binh. In a threatening tactic, driver licenses of these buses’ drivers were confiscated and only returned to them on Monday.
The pilgrims, however, were able to sneak out of their home village by 10 pm Friday night, and traveled to Hanoi by another road via Hung Yen. The alternate route was under less police patrolling, but it cost the pilgrims an extra 60km roadway to get to their destination.
Unfortunately, upon their arrival in Hanoi around 1:30 am on Saturday, they were stopped by the capital police who forced their bus drivers to go back. Again driver licenses of these buses’ drivers were confiscated with the promise that those could only be returned to them after they had driven their buses 30km away from Hanoi city limit.
Despite being put under scrutiny, the pilgrims insisted to go on with their trip to Thai Ha. They got off their buses in the middle of the field outside Hanoi city limit. Driver licenses were returned to buses’ drivers and empty buses could take off after police had pocketed about 30 US dollars of bribe money. The exhausted pilgrims, most of them were women, helped each other walk all the way back to the city. Some even had to carry elders on their shoulders. Police watched incompassionately the sufferings of the pilgrims, trying to prevent any buses on the way to Hanoi to pick them up.
Local Catholics on the outskirts of Hanoi were soon informed by passers-by who witnessed the police rude action. They rushed to the site in their motor bikes and even bicycles to bring the pilgrims safe and sound to Thai Ha in time for the opening ceremony.
A remarkable story has been made public about the all female brass band from Thai Thuy district. Like the rest of Thai Binh pilgrims, all 16 of the brave female musicians were on their way to Thai Ha to donate their time and talent to the Golden Jubilee celebration when they had been rudely stopped and ordered to go back by the police. They too, had refused and therefore been dumped at a site 16 km from Thai Ha. Being alone in an open field with all the musical instruments and equipments was not enough to deter them from joining the rest of the Catholic community in Hanoi for the event. They picked up their equipments and were walking when strangers and fellow Catholics from nearby parishes sent 3 taxi cabs to transport them to Thai Ha at around 3 am, in time for their music to be enjoyed by many at the opening mass. But the story of how they got there had touched the entire congregation in a profound way, when the hunger for God and love for the Church were the only reason that motivate them to overcome fear and obstacles ordinary people usually give up when facing in life under the same circumstances.
Their heroic action and their unwavering determination, however, didn't escape the authority's watchful eyes. As the female brass band was still in Hanoi playing music at the celebration, police of Thai Thuy district, their hometown, had sent an “urgent summoning order” to the director of the band, Ms. Tran Thi Cat. She is now expected to go through a series of agonizing working sessions with police in the upcoming days.
Also, rumors have been flying that the local police are waiting to confiscate the band's musical instruments when they return home. They, however, have prepared for the worst scenarios by hiding their instruments and equipments in safe place knowing full well that by doing this, their earning from playing music could be drastically reduced, especially during this economic downturn.
Police in Thai Binh province accused the pilgrims of traveling to Thai Ha to join a protest against the vilifying campaign against Redemptorists by state-owned media. In fact, the pilgrimage was planned months ago soon after a Holy See's decree granting Redemptorists to celebrate the Golden Jubilee of the 80th anniversary of the establishment of the Redemptorists Monastery in Hanoi.
Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh Diocese rejected an accusation from police accusing him as one of the organizers with a political motive behind the pilgrimage. To this charge, Bishop Francis Nguyen stated that he would be filing a complaint against the Tien Hai district police which went as far as alleging that he was one of the organizers for the protest in Hanoi.
On Thursday, police asked Bishop Francis Nguyen to cancel the pilgrimage. But, the prelate insisted that the pilgrimage was purely a religious event, and that faithful from his diocese had legitimate rights to attend the event. “The announcement I made [to the faithful] about the pilgrimage was legal in the eye of the law and the Church."
"If the police try to stop our vehicle somewhere, we will walk all the way to the pilgrimage site," he added.
His words came true as both bishop and all his faithful stopped at nothing and made it to the Golden Jubilee Celebration into the open arms of admiring fellow Catholics as they have been wishing all along.
Bishop Francis Nguyen at Thai Ha |
The all female brass band from Thai Thuy |
The all female brass band from Thai Thuy |
These faithful were traveling from the diocese of Thai Binh, 110km South East of the capital when they were stopped by Hanoi police, and their bus drivers were forced to go back to their departure.
They intended to travel to Thai Ha the day before, Friday May 1, for the Golden Jubilee celebrations of the establishment of Redemptorists Monastery in Hanoi. However, police in their home towns applied various measures to deter Catholics from leaving for the capital, citing security reason. To be specific, police were afraid of a protest in the making at Thai Ha and their shepherd, Bishop Francis Nguyen Van Sang, was one of the organizers.
In the most populated Catholic areas such as Cam Chau, Chau Nhai, and Bong Tien, police threatened bus rental agencies not to allow Catholics to rent their buses. "Police made diligent effort to prevent our leaving. They confiscated all legal documents necessary for bus rental agencies to rent out their vehicles to customers,” said the pastor of Bong Tien parish.
Pilgrims reported that on the road to Hanoi via Nam Dinh, police had set up a dozen of checkpoints where hundreds of police searched all buses leaving the province for people with rosary beads or any signs showing their Catholic identity, and forced them to go back. During Friday, at least 20 buses packed with pilgrims had been forced to return to Thai Binh. In a threatening tactic, driver licenses of these buses’ drivers were confiscated and only returned to them on Monday.
The pilgrims, however, were able to sneak out of their home village by 10 pm Friday night, and traveled to Hanoi by another road via Hung Yen. The alternate route was under less police patrolling, but it cost the pilgrims an extra 60km roadway to get to their destination.
Unfortunately, upon their arrival in Hanoi around 1:30 am on Saturday, they were stopped by the capital police who forced their bus drivers to go back. Again driver licenses of these buses’ drivers were confiscated with the promise that those could only be returned to them after they had driven their buses 30km away from Hanoi city limit.
Despite being put under scrutiny, the pilgrims insisted to go on with their trip to Thai Ha. They got off their buses in the middle of the field outside Hanoi city limit. Driver licenses were returned to buses’ drivers and empty buses could take off after police had pocketed about 30 US dollars of bribe money. The exhausted pilgrims, most of them were women, helped each other walk all the way back to the city. Some even had to carry elders on their shoulders. Police watched incompassionately the sufferings of the pilgrims, trying to prevent any buses on the way to Hanoi to pick them up.
Local Catholics on the outskirts of Hanoi were soon informed by passers-by who witnessed the police rude action. They rushed to the site in their motor bikes and even bicycles to bring the pilgrims safe and sound to Thai Ha in time for the opening ceremony.
A remarkable story has been made public about the all female brass band from Thai Thuy district. Like the rest of Thai Binh pilgrims, all 16 of the brave female musicians were on their way to Thai Ha to donate their time and talent to the Golden Jubilee celebration when they had been rudely stopped and ordered to go back by the police. They too, had refused and therefore been dumped at a site 16 km from Thai Ha. Being alone in an open field with all the musical instruments and equipments was not enough to deter them from joining the rest of the Catholic community in Hanoi for the event. They picked up their equipments and were walking when strangers and fellow Catholics from nearby parishes sent 3 taxi cabs to transport them to Thai Ha at around 3 am, in time for their music to be enjoyed by many at the opening mass. But the story of how they got there had touched the entire congregation in a profound way, when the hunger for God and love for the Church were the only reason that motivate them to overcome fear and obstacles ordinary people usually give up when facing in life under the same circumstances.
Their heroic action and their unwavering determination, however, didn't escape the authority's watchful eyes. As the female brass band was still in Hanoi playing music at the celebration, police of Thai Thuy district, their hometown, had sent an “urgent summoning order” to the director of the band, Ms. Tran Thi Cat. She is now expected to go through a series of agonizing working sessions with police in the upcoming days.
Also, rumors have been flying that the local police are waiting to confiscate the band's musical instruments when they return home. They, however, have prepared for the worst scenarios by hiding their instruments and equipments in safe place knowing full well that by doing this, their earning from playing music could be drastically reduced, especially during this economic downturn.
Police in Thai Binh province accused the pilgrims of traveling to Thai Ha to join a protest against the vilifying campaign against Redemptorists by state-owned media. In fact, the pilgrimage was planned months ago soon after a Holy See's decree granting Redemptorists to celebrate the Golden Jubilee of the 80th anniversary of the establishment of the Redemptorists Monastery in Hanoi.
Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh Diocese rejected an accusation from police accusing him as one of the organizers with a political motive behind the pilgrimage. To this charge, Bishop Francis Nguyen stated that he would be filing a complaint against the Tien Hai district police which went as far as alleging that he was one of the organizers for the protest in Hanoi.
On Thursday, police asked Bishop Francis Nguyen to cancel the pilgrimage. But, the prelate insisted that the pilgrimage was purely a religious event, and that faithful from his diocese had legitimate rights to attend the event. “The announcement I made [to the faithful] about the pilgrimage was legal in the eye of the law and the Church."
"If the police try to stop our vehicle somewhere, we will walk all the way to the pilgrimage site," he added.
His words came true as both bishop and all his faithful stopped at nothing and made it to the Golden Jubilee Celebration into the open arms of admiring fellow Catholics as they have been wishing all along.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đặt viên đá góc nhà thờ giáo họ Trại Hương giáo xứ Xuân Bảng, Hà Nội
Giuse Trần Tiến Thạo
16:07 04/05/2009
HÀ NỘI - Sáng ngày 4/5/2009 Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt – TGM Hà Nội đã long trọng cử hành Thánh lễ làm phép diện tích xây dựng và đặt viên đá góc Nhà thờ Giáo họ Trại Hương – Giáo xứ Xuân Bảng.
Xem hình ảnh
Giáo họ Trại Hương là họ lẻ duy nhất của Giáo xứ Xuân Bảng. Hiện nay do Cha Giuse Nguyễn An Khang quản nhiệm.
Vào năm 1938 tiền nhân ở đây đã xây dựng một ngôi Thánh đường nhỏ bé dâng kính Thánh Giuse công nhân, nhưng trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi Thánh đường dần xuống cấp trầm trọng.
Năm 1981 giáo họ đã cho tu bổ lại ngôi Thánh đường để tiếp tục làm nơi cầu nguyện và cử hành các việc phụng vụ của giáo dân trong họ.
Hiện nay với số giáo dân gần 700 nhân danh, ngôi Thánh đường cũ đã trở nên quá nhỏ bé và chật hẹp, không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của giáo dân trong họ. Trước tình hình đó, được sự hướng dẫn của Cha xứ, sự hiệp nhất của bà con giáo dân trong giáo họ và sự giúp đỡ của các ân nhân xa gần.
Đầu tháng 2 năm 2009 giáo họ đã chính thức khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới, và hôm nay sau 3 tháng xây dựng, giáo họ đã vinh dự được đón Đức Cha Giuse – TGM Hà Nội về dâng Thánh lễ làm phép diện tích xây dựng và đặt viên đá góc cho ngôi Thánh đường mới của giáo họ.
Xem hình ảnh
Giáo họ Trại Hương là họ lẻ duy nhất của Giáo xứ Xuân Bảng. Hiện nay do Cha Giuse Nguyễn An Khang quản nhiệm.
Vào năm 1938 tiền nhân ở đây đã xây dựng một ngôi Thánh đường nhỏ bé dâng kính Thánh Giuse công nhân, nhưng trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi Thánh đường dần xuống cấp trầm trọng.
Năm 1981 giáo họ đã cho tu bổ lại ngôi Thánh đường để tiếp tục làm nơi cầu nguyện và cử hành các việc phụng vụ của giáo dân trong họ.
Hiện nay với số giáo dân gần 700 nhân danh, ngôi Thánh đường cũ đã trở nên quá nhỏ bé và chật hẹp, không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của giáo dân trong họ. Trước tình hình đó, được sự hướng dẫn của Cha xứ, sự hiệp nhất của bà con giáo dân trong giáo họ và sự giúp đỡ của các ân nhân xa gần.
Đầu tháng 2 năm 2009 giáo họ đã chính thức khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới, và hôm nay sau 3 tháng xây dựng, giáo họ đã vinh dự được đón Đức Cha Giuse – TGM Hà Nội về dâng Thánh lễ làm phép diện tích xây dựng và đặt viên đá góc cho ngôi Thánh đường mới của giáo họ.
Mừng một năm ngày thành lập Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Linz, Áo Quốc
Tường Vũ
17:16 04/05/2009
Nắng xuân ấm áp ngập lòng,
Thành Linz tỏa sáng tấm lòng hiếu nhân.
Bầu trời trong xanh, cây cối cũng đã mơn mởn tươi sau những ngày đông buốt giá. Hôm nay có những làng gió hiu hiu nhẹ, đủ đùa giỡn với hoa và đưa hương thoang thoảng dưới nắng ấm của tiết trời xuân tại Áo Quốc.
Ngày 1.5, Giáo hội Công giáo Lamã mừng kính thánh Giuse thợ (bổn mạng của giới thợ thuyền khắc thế giới); thế giới mừng lễ „Quốc tế lao động“. Ngày này cũng là ngày lễ bổn mạng của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại thành phố Linz, nằm ở miền cao nguyên nước Áo, cách thủ đô Vienna khoảng 200 km về hướng tây.
Từ sáng sớm, các anh chị trong ban điều hành, ban phụng vụ, ban lễ tân cũng như âm nhạc, ẩm thực… đã hăng hái đến nhà thờ Phanxicô, để chuẩn bị những hạng mục cuối cùng và kiểm tra lại những gì cần thiết cho ngày lễ bổn mạng đầu tiên của Cộng đoàn. Khoảng 13 giờ chiều, hầu hết tất cả anh chị em đã có mặt ở sân nhà thờ, tay bắt mặt mừng cùng với những lời thăm hỏi thân tình của các cụ ông, cụ bà, các cô chú, các anh chị em trung niên, thanh thiếu niên nam nữ; các em thiếu nhi thì vui đùa với nhau thật thích thú.
Đúng 15 giờ, tiếng chuông ngân vang, đoàn đồng tế tiến vào cung thánh trong tiếng hát linh thiêng của ca đoàn. Hiện diện trong buổi lễ hôm nay có linh mục quản nhiệm Matthiat Nguyễn Hoàng Vinh; cùng đồng tế với ngài có cha chánh xứ Giáo xứ Phanxico và một linh mục Việt Nam. Tham dự thánh lễ hôm nay cũng có một số tu sĩ đang du học tại Áo, các vị khách mời từ Wien (Vienna), Salzburg và các vùng phụ cận. Trong bài chia sẽ hôm nay, cha quản nhiệm gợi lại hình ảnh ông Giuse con của tổ phụ Giacop. Giuse sống trong sự quan phòng của Giavê Thiên Chúa. Ông bị bán qua Ai cập làm nô lệ, thế nhưng nhờ ơn khôn ngoan Giavê Thiên Chúa ban cho, ông được vua Pharao cất nhắc lên làm tể tướng của Ai cập, để cứu dân thoát nạn đói khủng khiếp trong nước và các vùng lân cận. Ông cũng cứu sống đại gia đình của ông trong cơn nguy khốn này. Giuse trong Cựu Ước chính là hình ảnh của thánh Giuse trong Tân Ước mà chúng ta mừng kính hôm nay. Thánh Giuse là một người nhân hậu, khiêm tốn, chăm chỉ làm việc. Ngài luôn sống dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa qua sự chỉ dạy của các Thiên thần.
Trong những giây phút linh thiêng và đầy cảm động này, không thể không ôn lại bước thăng trầm, nhỏ bé, nhưng cũng rất hào hùng mà Cộng đoàn đã trải qua để có được ngày hồng phúc hôm nay.
Anh chị em trong cộng đoàn được diễm phúc định cư tại Áo Quốc, có người đã hơn 30 năm, có người 20 năm, có người 10 năm và cũng có người thì mới đây. Mới đầu anh chị em chỉ có những buổi gặp gỡ sinh hoạt gia đình 10 hoặc 20 người, có khi thì đông hơn trong những dịp lễ Tết cổ truyền (vì lúc đó chưa có linh mục Việt Nam). Dần dần Cộng đoàn phát triển và qui tụ được nhiều người lại với nhau trong tình tương thân tương ái và lòng kính mến Chúa. Đến đây tôi nhớ có lời Kinh thánh chép: „Hồi ấy, trong khắp miền Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri, Hội Thánh được bình an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ“(Cv 9,31). Với lòng kính mến Chúa và yêu mến anh chị em, mọi người khao khát và mong muốn có một linh mục người Việt, để giúp đỡ và thăng tiến Cộng đoàn trong tình hiệp nhất. Thấy được lòng chân thành của đoàn chiên mình, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 2008, Thiên Chúa qua Đức cha Ludwig Giám mục giáo phận Linz, ngài đã chính thức công nhận và nâng Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại đây lên hàng Giáo xứ thuộc giáo phận Linz. Linh mục Matthiat Nguyễn Hoàng Vinh (tu sĩ dòng thánh Augustin, Áo Quốc) được cử làm cha quản nhiệm. Ngày trọng đại này được đánh dấu bởi sự hiện của Đức Giám mục qua Thánh lễ trọng thể do ngài chủ sự. Anh chị em trong Cộng đoàn như vỡ òa trong niềm vui sướng, vì mình đã được nhận ân huệ quá lòng mong ước. Anh chị em muốn được cùng với Mẹ Maria hát vang bài Magnificat: „Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tì hèn mọn, Người đoán thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn! …“ (Lc 1, 46-55), để tán tụng và ngợi khen tình thương vô biên của Chúa dành cho Cộng đoàn cũng như từng gia đình và từng người.
Cho đến hôm nay, Cộng đoàn đã qui tụ được hơn khoảng 80 người, gồm cả nam phụ, lão ấu. Số lượng tuy nhỏ bé, nhưng tình yêu thương thì thật là vĩ đại bao la.
Hôm nay là lễ bổn mạng đầu tiên của Giáo xứ, cũng là kỷ niệm một năm Giáo xứ được thành lập, cha quản nhiệm cũng như từng thành viên trong Cộng đoàn hiệp nhau trong tình yêu thương, để tế lễ tạ ơn Thiên Chúa, kính nhớ các thánh, đặc biệt thánh cả Giuse bổn mạng Cộng đoàn. Đồng thời nhờ lời chuyển cầu của các ngài, xin Thiên Chúa tiếp tục gìn giữ và hướng dẫn Cộng đoàn vượt qua những khó khăn, mà can đảm bước đi và vững mạnh từng ngày trong tình yêu thương và hiệp nhất.
Sau thánh lễ, Cộng đoàn khoản đãi nhau bằng bữa tiệc nhỏ thân tình. Trong bữa tiệc này, tôi nhận ra một điểm đặc biệt mà không thể không viết ra ở đây. Bữa tiệc này được hình thành do sự đóng góp chung của mỗi gia đình: người thì mang theo món này, gia đình khác mang theo món kia,… tất cả được góp chung lại và chia sẻ với nhau trong niềm vui. Tôi nhớ đến Cộng đoàn sơ khai thời các Tông đồ, mọi người cùng chung tay góp công góp của, dù là ít ỏi, để chia sẻ và xây dựng Cộng đoàn.
Sau đó Công đoàn liên hoan văn nghệ mừng lễ bổn mạng Cộng đoàn. Chúng tôi mượn những dòng nhạc, những lời thơ, để chia sẻ nhiềm vui và nối kết nhau trong tình yêu mến.
Trời đã khuya, trên đường trở về nhà, tai lòng tôi như nghe vang vọng đâu đây lời của bài ca „Để gió cuốn đi“ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: „Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm chi em biết không?“, chỉ là một ước mơ thật bình dị: „Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi!“
Linz, Lễ thánh Giuse ngày 1.5.2009
Thành Linz tỏa sáng tấm lòng hiếu nhân.
Bầu trời trong xanh, cây cối cũng đã mơn mởn tươi sau những ngày đông buốt giá. Hôm nay có những làng gió hiu hiu nhẹ, đủ đùa giỡn với hoa và đưa hương thoang thoảng dưới nắng ấm của tiết trời xuân tại Áo Quốc.
Ngày 1.5, Giáo hội Công giáo Lamã mừng kính thánh Giuse thợ (bổn mạng của giới thợ thuyền khắc thế giới); thế giới mừng lễ „Quốc tế lao động“. Ngày này cũng là ngày lễ bổn mạng của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại thành phố Linz, nằm ở miền cao nguyên nước Áo, cách thủ đô Vienna khoảng 200 km về hướng tây.
Từ sáng sớm, các anh chị trong ban điều hành, ban phụng vụ, ban lễ tân cũng như âm nhạc, ẩm thực… đã hăng hái đến nhà thờ Phanxicô, để chuẩn bị những hạng mục cuối cùng và kiểm tra lại những gì cần thiết cho ngày lễ bổn mạng đầu tiên của Cộng đoàn. Khoảng 13 giờ chiều, hầu hết tất cả anh chị em đã có mặt ở sân nhà thờ, tay bắt mặt mừng cùng với những lời thăm hỏi thân tình của các cụ ông, cụ bà, các cô chú, các anh chị em trung niên, thanh thiếu niên nam nữ; các em thiếu nhi thì vui đùa với nhau thật thích thú.
Đúng 15 giờ, tiếng chuông ngân vang, đoàn đồng tế tiến vào cung thánh trong tiếng hát linh thiêng của ca đoàn. Hiện diện trong buổi lễ hôm nay có linh mục quản nhiệm Matthiat Nguyễn Hoàng Vinh; cùng đồng tế với ngài có cha chánh xứ Giáo xứ Phanxico và một linh mục Việt Nam. Tham dự thánh lễ hôm nay cũng có một số tu sĩ đang du học tại Áo, các vị khách mời từ Wien (Vienna), Salzburg và các vùng phụ cận. Trong bài chia sẽ hôm nay, cha quản nhiệm gợi lại hình ảnh ông Giuse con của tổ phụ Giacop. Giuse sống trong sự quan phòng của Giavê Thiên Chúa. Ông bị bán qua Ai cập làm nô lệ, thế nhưng nhờ ơn khôn ngoan Giavê Thiên Chúa ban cho, ông được vua Pharao cất nhắc lên làm tể tướng của Ai cập, để cứu dân thoát nạn đói khủng khiếp trong nước và các vùng lân cận. Ông cũng cứu sống đại gia đình của ông trong cơn nguy khốn này. Giuse trong Cựu Ước chính là hình ảnh của thánh Giuse trong Tân Ước mà chúng ta mừng kính hôm nay. Thánh Giuse là một người nhân hậu, khiêm tốn, chăm chỉ làm việc. Ngài luôn sống dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa qua sự chỉ dạy của các Thiên thần.
Trong những giây phút linh thiêng và đầy cảm động này, không thể không ôn lại bước thăng trầm, nhỏ bé, nhưng cũng rất hào hùng mà Cộng đoàn đã trải qua để có được ngày hồng phúc hôm nay.
Anh chị em trong cộng đoàn được diễm phúc định cư tại Áo Quốc, có người đã hơn 30 năm, có người 20 năm, có người 10 năm và cũng có người thì mới đây. Mới đầu anh chị em chỉ có những buổi gặp gỡ sinh hoạt gia đình 10 hoặc 20 người, có khi thì đông hơn trong những dịp lễ Tết cổ truyền (vì lúc đó chưa có linh mục Việt Nam). Dần dần Cộng đoàn phát triển và qui tụ được nhiều người lại với nhau trong tình tương thân tương ái và lòng kính mến Chúa. Đến đây tôi nhớ có lời Kinh thánh chép: „Hồi ấy, trong khắp miền Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri, Hội Thánh được bình an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ“(Cv 9,31). Với lòng kính mến Chúa và yêu mến anh chị em, mọi người khao khát và mong muốn có một linh mục người Việt, để giúp đỡ và thăng tiến Cộng đoàn trong tình hiệp nhất. Thấy được lòng chân thành của đoàn chiên mình, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 2008, Thiên Chúa qua Đức cha Ludwig Giám mục giáo phận Linz, ngài đã chính thức công nhận và nâng Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại đây lên hàng Giáo xứ thuộc giáo phận Linz. Linh mục Matthiat Nguyễn Hoàng Vinh (tu sĩ dòng thánh Augustin, Áo Quốc) được cử làm cha quản nhiệm. Ngày trọng đại này được đánh dấu bởi sự hiện của Đức Giám mục qua Thánh lễ trọng thể do ngài chủ sự. Anh chị em trong Cộng đoàn như vỡ òa trong niềm vui sướng, vì mình đã được nhận ân huệ quá lòng mong ước. Anh chị em muốn được cùng với Mẹ Maria hát vang bài Magnificat: „Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tì hèn mọn, Người đoán thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn! …“ (Lc 1, 46-55), để tán tụng và ngợi khen tình thương vô biên của Chúa dành cho Cộng đoàn cũng như từng gia đình và từng người.
Cho đến hôm nay, Cộng đoàn đã qui tụ được hơn khoảng 80 người, gồm cả nam phụ, lão ấu. Số lượng tuy nhỏ bé, nhưng tình yêu thương thì thật là vĩ đại bao la.
Hôm nay là lễ bổn mạng đầu tiên của Giáo xứ, cũng là kỷ niệm một năm Giáo xứ được thành lập, cha quản nhiệm cũng như từng thành viên trong Cộng đoàn hiệp nhau trong tình yêu thương, để tế lễ tạ ơn Thiên Chúa, kính nhớ các thánh, đặc biệt thánh cả Giuse bổn mạng Cộng đoàn. Đồng thời nhờ lời chuyển cầu của các ngài, xin Thiên Chúa tiếp tục gìn giữ và hướng dẫn Cộng đoàn vượt qua những khó khăn, mà can đảm bước đi và vững mạnh từng ngày trong tình yêu thương và hiệp nhất.
Sau thánh lễ, Cộng đoàn khoản đãi nhau bằng bữa tiệc nhỏ thân tình. Trong bữa tiệc này, tôi nhận ra một điểm đặc biệt mà không thể không viết ra ở đây. Bữa tiệc này được hình thành do sự đóng góp chung của mỗi gia đình: người thì mang theo món này, gia đình khác mang theo món kia,… tất cả được góp chung lại và chia sẻ với nhau trong niềm vui. Tôi nhớ đến Cộng đoàn sơ khai thời các Tông đồ, mọi người cùng chung tay góp công góp của, dù là ít ỏi, để chia sẻ và xây dựng Cộng đoàn.
Sau đó Công đoàn liên hoan văn nghệ mừng lễ bổn mạng Cộng đoàn. Chúng tôi mượn những dòng nhạc, những lời thơ, để chia sẻ nhiềm vui và nối kết nhau trong tình yêu mến.
Trời đã khuya, trên đường trở về nhà, tai lòng tôi như nghe vang vọng đâu đây lời của bài ca „Để gió cuốn đi“ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: „Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm chi em biết không?“, chỉ là một ước mơ thật bình dị: „Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi!“
Linz, Lễ thánh Giuse ngày 1.5.2009
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Giáo xứ Đức Mẹ La Vang ở Portland kỷ niệm 25 năm thành lập
Phan Hoàng Phú Quý
18:43 04/05/2009
PORTLAND, Oregon - Chiều thứ Bảy ngày 2 tháng 5 năm 2009, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo thuộc Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang tại Portland Oregon
đã tổ chức thánh lễ kỷ niệm và tạ ơn sau 25 năm thành lập hội.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của quý linh mục Giuse Nguyễn Đức Hậu, Anthony Vũ Hùng Tôn, Giuse Vũ Hải Đăng, Giuse Vũ Hoàng Phúc, Phaolô Cao Thế Bình và Peter Khôi Anh Đoàn Hoàng,quý Nữ tu dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền PortLand, quý Nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, quý Bà Mẹ Cộng giáo thuộc Giáo xú La Vang, quý Bà Mẹ công giáo thuộc các cộng đoàn Anrê Dũng Lạc, cộng đoàn Anthony, cộng đoàn Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ và rất đông giáo dân tham dự.
Linh mục Cao Thế Bình, qua bài Tin Mừng nói về Chúa Chiên Lành,về Vị Mục Tử nhân hậu, Người chăn chiên tốt lành chính là Ðức Giêsu. Chỉ có Ðức Giêsu là Mục Tử đích thực vì Ngài đã dám hy sinh mạng sống cho đoàn chiên được an toàn, được tự do, và được sống. Ngài đã chịu đóng đinh và chịu chết cách ô nhục để cứu vớt toàn thể nhân loại. Nhờ tình yêu và yêu tới cùng của vị Mục Tử, đoàn chiên đã được sống và sống dồi dào. Ngài khuyên nhủ mọi người hãy bắt chước Chúa, sống đức yêu thương, vì khi có yêu thương rồi thi chúng ta gần gủi nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn, và muốn được như thế, trước hết chúng ta phải biết gắn bó vời Vị Mục Tử qua Thánh Thể, qua chiêm niệm và cầu nguyện và phải có lòng khiêm nhượng.
Kỷ niệm 25 năm các bà mẹ phải nhìn lại bản thân mình và tự hỏi là mình đã là Vị Mục tử nhân lành trong gia đình, trong cộng đoàn, trong giáo xứ chưa? nếu chưa thi chúng ta cần cố gắng để sống xứng đáng là người môn đệ của Chúa, một người vợ ngoan hiền và một người mẹ guơng mẫu trong gia đình. một người công giáo tốt lành va thánh thiện nơi cộng đồng xã hội, một bà mẹ công giáo đạo đức mẫu mực nơi giáo xứ, và có như thế chúng ta mới xứng đáng là con cái của Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Sau thánh lễ mọi người được mời ở lại để dự tiệc trà thân mật chung vui với Hội và đồng thời cũng tỏ lòng cám ơn vị linh mục tuyên uý Giuse Nguyễn Đức Hậu sau 14 năm phục vụ giáo xứ và lam tuyên uý cho Hội, nay ngài được Toà Tổng Giám Mục Portland cho về nghĩ hưu, sau 40 năm phục vụ cộng đoàn dân Chúa.
Được biết Hội Các Bà Mẹ Công Giáo thuộc Giáo Xứ La Vang đã được thành lập từ năm 1984 đến 2009, vị linh mục tuyên úy tiên khởi của hội là cố linh mục Gianbaotixita Hồng Phúc, và vị hội trưởng đầu tiên là bà Lại Thị Long, trong 25 năm qua hội đã có 174 thành viên, trong số này có 28 vị đã được Chúa gọi về, hiện nay ngoài việc nâng đở tinh thần và cầu nguyện cho nhau, hội còn lo giúp giáo xứ trong việc ẫm thực cuối tuần, lo yễm trợ Ơn Thiên Triệu, và lo tiếp tân trong các dịp tĩnh tâm và đại hội hành hương.
Xin chúc mừng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang
Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành và ban muôn Hồng ân xuồng cho mỗi thành viên. Và xin thánh bổn mạng Monica luôn che chở và đồng hành với quý bà trong hội trên con đường dấn thân phục vụ gia đình, giáo xứ và giáo hội.
đã tổ chức thánh lễ kỷ niệm và tạ ơn sau 25 năm thành lập hội.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của quý linh mục Giuse Nguyễn Đức Hậu, Anthony Vũ Hùng Tôn, Giuse Vũ Hải Đăng, Giuse Vũ Hoàng Phúc, Phaolô Cao Thế Bình và Peter Khôi Anh Đoàn Hoàng,quý Nữ tu dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền PortLand, quý Nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, quý Bà Mẹ Cộng giáo thuộc Giáo xú La Vang, quý Bà Mẹ công giáo thuộc các cộng đoàn Anrê Dũng Lạc, cộng đoàn Anthony, cộng đoàn Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ và rất đông giáo dân tham dự.
Linh mục Cao Thế Bình, qua bài Tin Mừng nói về Chúa Chiên Lành,về Vị Mục Tử nhân hậu, Người chăn chiên tốt lành chính là Ðức Giêsu. Chỉ có Ðức Giêsu là Mục Tử đích thực vì Ngài đã dám hy sinh mạng sống cho đoàn chiên được an toàn, được tự do, và được sống. Ngài đã chịu đóng đinh và chịu chết cách ô nhục để cứu vớt toàn thể nhân loại. Nhờ tình yêu và yêu tới cùng của vị Mục Tử, đoàn chiên đã được sống và sống dồi dào. Ngài khuyên nhủ mọi người hãy bắt chước Chúa, sống đức yêu thương, vì khi có yêu thương rồi thi chúng ta gần gủi nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn, và muốn được như thế, trước hết chúng ta phải biết gắn bó vời Vị Mục Tử qua Thánh Thể, qua chiêm niệm và cầu nguyện và phải có lòng khiêm nhượng.
Kỷ niệm 25 năm các bà mẹ phải nhìn lại bản thân mình và tự hỏi là mình đã là Vị Mục tử nhân lành trong gia đình, trong cộng đoàn, trong giáo xứ chưa? nếu chưa thi chúng ta cần cố gắng để sống xứng đáng là người môn đệ của Chúa, một người vợ ngoan hiền và một người mẹ guơng mẫu trong gia đình. một người công giáo tốt lành va thánh thiện nơi cộng đồng xã hội, một bà mẹ công giáo đạo đức mẫu mực nơi giáo xứ, và có như thế chúng ta mới xứng đáng là con cái của Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Sau thánh lễ mọi người được mời ở lại để dự tiệc trà thân mật chung vui với Hội và đồng thời cũng tỏ lòng cám ơn vị linh mục tuyên uý Giuse Nguyễn Đức Hậu sau 14 năm phục vụ giáo xứ và lam tuyên uý cho Hội, nay ngài được Toà Tổng Giám Mục Portland cho về nghĩ hưu, sau 40 năm phục vụ cộng đoàn dân Chúa.
Được biết Hội Các Bà Mẹ Công Giáo thuộc Giáo Xứ La Vang đã được thành lập từ năm 1984 đến 2009, vị linh mục tuyên úy tiên khởi của hội là cố linh mục Gianbaotixita Hồng Phúc, và vị hội trưởng đầu tiên là bà Lại Thị Long, trong 25 năm qua hội đã có 174 thành viên, trong số này có 28 vị đã được Chúa gọi về, hiện nay ngoài việc nâng đở tinh thần và cầu nguyện cho nhau, hội còn lo giúp giáo xứ trong việc ẫm thực cuối tuần, lo yễm trợ Ơn Thiên Triệu, và lo tiếp tân trong các dịp tĩnh tâm và đại hội hành hương.
Xin chúc mừng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang
Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành và ban muôn Hồng ân xuồng cho mỗi thành viên. Và xin thánh bổn mạng Monica luôn che chở và đồng hành với quý bà trong hội trên con đường dấn thân phục vụ gia đình, giáo xứ và giáo hội.
Ngày Lễ cầu cho ơn Thiên Triệu tại giáo phận Bắc Ninh
Ban Ơn Gọi Bắc Ninh
04:55 04/05/2009
BẮC NINH - Hôm nay, Chúa Nhật ngày 03 tháng 05 năm 2009, Chúa nhật Chúa Chiên lành, tại khuôn viên Tòa Giám Mục Bắc Ninh, Ban Ơn Gọi của giáo phận Bắc Ninh đã tổ chức một buổi sinh hoạt đặc biệt, dành cho giới trẻ, để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu linh mục và tu sĩ. Buổi sinh hoạt đã quy tụ rất nhiều bạn trẻ trong giáo phận, nhất là các bạn sinh viên công giáo trong giáo phận đang theo học tại các trường đại học, về tham dự. Ngay từ sáng sớm, các bạn sinh viên công giáo thuộc giáo phận Bắc Ninh đang theo học tại các trường đại học từ rất nhiều nơi như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang…, cùng các bạn trẻ trong các giáo xứ gần Tòa Giám Mục như Ngô Khê, Nguyệt Đức, Nam Viên, giáo xứ Chính Tòa, Đáp cầu…, đã đông đảo tập trung về khuôn viên Tòa Giám Mục.
Xem hình ảnh
Buổi sinh hoạt được mở đầu bằng bài hát “Tôi Chọn Giê Su” và những lời cầu nguyện do các ứng sinh chủng viện của giáo phận phụ trách với nội dung cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu và những người đang sống đời thánh hiến.
Sau lời cầu nguyện mở màn là phần thuyết trình giới thiệu về đời sống ơn gọi cũng như những tiêu trí để nhận biết về ơn gọi sống đời thánh hiến, do cha Michael Trương Thanh Tùng, Dòng Tên, phụ trách. Trước khi trình bày phần nội dung của mình, Cha Tùng đã đưa ra cho các bạn sinh viên những câu hỏi để các bạn thảo luận theo nhóm. Những câu hỏi thảo luận được rút ra từ đoạn Tin Mừng theo thánh Mathêu về người Thánh Niên giàu có (Mt 19: 16-22) như sau; câu hỏi số 1: Người thanh niên có ơn gọi theo Chúa không? Đâu là dấu chỉ của ơn gọi? Câu hỏi số 2: Đoạn văn đề cập đến các bậc sống nào? Giáo Hội có những bậc sống nào? Câu hỏi số 3: Làm sao biết mình có ơn gọi theo bậc sống nào?
Mặc dù là những người trẻ và chưa có nhiều kiến thức về đề tài ơn gọi nhưng các bạn trẻ cũng đã thảo luận rất sôi nổi và cũng đã đưa ra được những câu trả lời rất hay và ý nghĩa.
Sau phần chia sẻ của các trẻ là phần thuyết trình của cha Michael Trương Thanh Tùng. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm của mình, cha Tùng đã giúp cho các tham dự viên trẻ hiểu biết rõ hơn về các bậc sống trong Giáo Hội cũng như các tiêu trí giúp các bạn trẻ có thể nhận biết được mình có ơn gọi sống theo bậc sống nào.
Buổi chiều được dành cho các dòng tu đang hoạt động trong giáo phận giới thiệu về linh đạo sống cũng như đường hướng hoạt động của dòng mình; đó là các dòng Đa-minh nữ Thủ Đức cộng đoàn Xuân Hòa, dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, Tu Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh và ơn gọi cho linh triều.
Buổi sinh hoạt kết thúc bằng Thánh Lễ lúc 3h chiều do Đức Cha giáo phận chủ tế. Trong bài giảng, Đức cha đã chia sẻ với các bạn trẻ về đời sống ơn gọi của ngài. Ngài nói “ngài rất bị đánh động bởi hình ảnh Đức Giê-su, người mục tử nhân lành, vác chiên trên vai luôn sẵn sàng đi tìm và đưa những chiên lạc trở về đàn chiên. Ngài cảm nhận được rằng mình chính là con chiên lạc được Chúa bồng ẵm trên vai và ngài thấy hạnh phúc về điều đó. Ngài cảm thấy được Chúa mời gọi đi vác và đưa những chiên lạc về dàn chiên của Chúa. Đức Cha nói với các bạn trẻ rằng giáo phận chúng ta là một giáo phận nghèo, vẫn còn nhiều chiên lạc, còn nhiều người chưa biết Chúa nhất là ở những cùng xa xôi, hẻo lánh. Ngài kêu gọi các bạn trẻ hãy siêng năng cầu nguyện, hãy mở lòng để lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, và hãy quảng đại dấn thân làm việc trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận.”
Chúng ta cùng cầu nguyện xin Chúa đánh động tâm hồn những người trẻ hôm nay để họ biết lắng nghe lời Chúa, chuyên cần cầu nguyện và quảng đại dấn thân làm chứng cho cho nước Chúa.
Xem hình ảnh
Buổi sinh hoạt được mở đầu bằng bài hát “Tôi Chọn Giê Su” và những lời cầu nguyện do các ứng sinh chủng viện của giáo phận phụ trách với nội dung cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu và những người đang sống đời thánh hiến.
Sau lời cầu nguyện mở màn là phần thuyết trình giới thiệu về đời sống ơn gọi cũng như những tiêu trí để nhận biết về ơn gọi sống đời thánh hiến, do cha Michael Trương Thanh Tùng, Dòng Tên, phụ trách. Trước khi trình bày phần nội dung của mình, Cha Tùng đã đưa ra cho các bạn sinh viên những câu hỏi để các bạn thảo luận theo nhóm. Những câu hỏi thảo luận được rút ra từ đoạn Tin Mừng theo thánh Mathêu về người Thánh Niên giàu có (Mt 19: 16-22) như sau; câu hỏi số 1: Người thanh niên có ơn gọi theo Chúa không? Đâu là dấu chỉ của ơn gọi? Câu hỏi số 2: Đoạn văn đề cập đến các bậc sống nào? Giáo Hội có những bậc sống nào? Câu hỏi số 3: Làm sao biết mình có ơn gọi theo bậc sống nào?
Mặc dù là những người trẻ và chưa có nhiều kiến thức về đề tài ơn gọi nhưng các bạn trẻ cũng đã thảo luận rất sôi nổi và cũng đã đưa ra được những câu trả lời rất hay và ý nghĩa.
Sau phần chia sẻ của các trẻ là phần thuyết trình của cha Michael Trương Thanh Tùng. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm của mình, cha Tùng đã giúp cho các tham dự viên trẻ hiểu biết rõ hơn về các bậc sống trong Giáo Hội cũng như các tiêu trí giúp các bạn trẻ có thể nhận biết được mình có ơn gọi sống theo bậc sống nào.
Buổi chiều được dành cho các dòng tu đang hoạt động trong giáo phận giới thiệu về linh đạo sống cũng như đường hướng hoạt động của dòng mình; đó là các dòng Đa-minh nữ Thủ Đức cộng đoàn Xuân Hòa, dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, Tu Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh và ơn gọi cho linh triều.
Buổi sinh hoạt kết thúc bằng Thánh Lễ lúc 3h chiều do Đức Cha giáo phận chủ tế. Trong bài giảng, Đức cha đã chia sẻ với các bạn trẻ về đời sống ơn gọi của ngài. Ngài nói “ngài rất bị đánh động bởi hình ảnh Đức Giê-su, người mục tử nhân lành, vác chiên trên vai luôn sẵn sàng đi tìm và đưa những chiên lạc trở về đàn chiên. Ngài cảm nhận được rằng mình chính là con chiên lạc được Chúa bồng ẵm trên vai và ngài thấy hạnh phúc về điều đó. Ngài cảm thấy được Chúa mời gọi đi vác và đưa những chiên lạc về dàn chiên của Chúa. Đức Cha nói với các bạn trẻ rằng giáo phận chúng ta là một giáo phận nghèo, vẫn còn nhiều chiên lạc, còn nhiều người chưa biết Chúa nhất là ở những cùng xa xôi, hẻo lánh. Ngài kêu gọi các bạn trẻ hãy siêng năng cầu nguyện, hãy mở lòng để lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, và hãy quảng đại dấn thân làm việc trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận.”
Chúng ta cùng cầu nguyện xin Chúa đánh động tâm hồn những người trẻ hôm nay để họ biết lắng nghe lời Chúa, chuyên cần cầu nguyện và quảng đại dấn thân làm chứng cho cho nước Chúa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Luật sư Lê Trần Luật và phụ tá Tạ Phong Tần vừa bị câu lưu
Đỗ Hiếu, RFA
02:20 04/05/2009
Tin tức phổ biến bằng tiếng Việt và tiếng Anh trên Internet vào sáng Thứ Sáu (1-5-2009) cho hay, Luật sư Lê Trần Luật và phụ tá của ông là bà Tạ Phong Tần, của Văn Phòng Luật Sư Pháp Quyền, vừa bị công an TP.HCM câu lưu.
Để tìm hiểu thêm về việc này, biên tập viên Đỗ Hiếu đã dùng điện thoại viễn liên gọi về Saigon và may mắn là được nói chuyện với Luật sư Lê Trần Luật, khi ông vừa từ cơ quan công an trở về nhà. Ngoài ra, ban Việt Ngữ cũng có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Quốc Quân, một đồng nghiệp hiểu rõ những hoạt động của Luật sư Luật. Mời quý vị theo dõi.
Đỗ Hiếu: Luật sư có thể sơ lược một số chi tiết về những chuyện gì đã xảy ra mới đây không?
Tịch thu máy móc, tài liệu
LS Lê Trần Luật: Họ cũng làm việc với cô Tạ Phong Tần về những bài viết của cô. Họ có đến lấy máy của cô Tạ Phong Tần thì trong máy có những dữ liệu liên quan đến Văn Phòng Luật Sư Pháp Quyền, cũng như liên quan đến tôi, vì trong đó có những tài liệu liên quan đến cô Phạm Thanh Nghiên.
Họ triệu tập tôi lên khoảng chừng 1 giờ chiều. Khi lên làm việc thì họ có đưa ra cho tôi những tài liệu đó và họ bảo là "những tài liệu này được tìm thấy từ các máy tính của Văn Phòng Luật Sư Pháp Quyền và trong đó ông là người chịu trách nhiệm cao nhứt". Thì tôi có nói với họ là "đối với tôi, những tài liệu này thì tôi không có một ý kiến nào về bình luận hết, còn chuyện các anh bảo rằng đây là những tài liệu phản động có nội dung chống nhà nước thì đó là cách nghĩ của các anh. Còn đối với tôi thì đây là những tài liệu phục vụ cho công tác bào chữa. Tôi không có ý kiến rằng nó có phản động hay không.
Đỗ Hiếu: Khi nghe ông giải thích như vậy thì nhân viên công lực phản ứng ra sao?
LS Lê Trần Luật: Họ bảo là nếu như thế thì bây giờ họ đề nghị là họ xem xét các máy còn lại của văn phòng, bởi vì họ giả thuyết rằng chỉ có một máy thôi mà đã chứa đựng nhiều tài liệu như thế thì có thể số máy còn lại chứa đựng nhiều tài liệu khác. Thì tôi nói là tôi không đồng ý cái chuyện này. Nếu các anh mượn thì tôi sẽ cho các anh mượn vào một ngày khác chứ không thể mượn ngay lúc này. Họ bảo là dứt khoát phải ngay lúc này mới được bởi vì họ sợ tôi xóa đi những điều đó. Vì tôi không đồng ý thì họ thuyết phục từ 3 giờ rưỡi chiều đến khoảng 6 giờ tối. Tôi vẫn cương quyết không chấp nhận chuyện họ đến văn phòng để xem xét các máy vi tính, thì họ mới ra cái "lệnh khám xét nơi cất giữ tài liệu, số 100/QĐ khám xét nơi cất giữ tang vật". Tôi phản đối cái lệnh này.
Họ bảo rằng "anh có hành vi tàng trữ và làm ra những tài liệu có hành vi chống nhà nước CHXHCN VN". Tôi nói tôi không đồng ý quyết định này bởi vì nếu như có quyết định này thì trước hết phải khởi tố tôi về cái tội tuyên truyền chống chế độ, hoặc là có một biên bản nào nói tôi vi phạm về công nghệ thông tin thì mới ra lệnh khám xét được. Tuy nhiên họ không đồng ý và họ áp giải tôi về nhà khoảng chừng 6 giờ chiều.
Tôi tiếp tục phản đối cái lệnh này thì họ bảo rằng "cái chuyện phản đối là chuyện của anh". Tôi có nói là nếu anh lập luận như thế thì 86 triệu dân Việt Nam bất kỳ lúc nào các anh cũng có thể ra lệnh khám xét và tịch thu các tài sản của người dân hay sao? Họ bảo là "trường hợp của người dân là khác, trường hợp của anh là khác". Tôi bảo là tôi khác với 86 triệu dân còn lại ở chỗ nào? Thì họ bảo là đừng có làm khó cơ quan công an, "nếu anh phản đối cái lệnh này thì chúng tôi sẽ có cách khác". Rồi sau đó họ mời khu phố, tổ trưởng, hội phụ nữ, công an khu vực, đầy đủ mọi thành phần, rồi họ tuyên bố là họ bắt đầu khám xét văn phòng.
Đỗ Hiếu: Trong cuộc lục soát thì nhân viên công an có hành động gì, thưa ông?
LS Lê Trần Luật: Họ khám từ 6 giờ chiều cho đến khoảng chừng 12 giờ nửa đêm là xong. Họ lấy đi tất cả các máy móc, các trang thiết bị ở dạng kỹ thuật số thì họ lấy hết, ví dụ như là máy in, máy vi tính, máy xách tay, máy ghi âm, điện thoại, vân vân, họ lấy đi hết. Đặc biệt là họ lấy hồ sơ vụ án của anh Minh Đức (ký giả Trương Minh Đức), thì chắc anh Đỗ Hiếu và thính giả cũng biết anh Minh Đức là đảng viên của Đảng Vì Dân. Họ lấy đi hồ sơ của anh Phạm Bá Hải, của Tổ Chức Bạch Đằng Giang. Họ lấy đi hồ sơ của Khối Dân Oan, họ lấy đi đề án thành lập website Diễn Đàn Luật Sư, có dấu hiệu nào đó không ổn là họ lấy đi hết.
Đỗ Hiếu: Chúng tôi cố gắng liên lạc với cô Tạ Phong Tần, nhưng sau cũng vẫn không thành công. Thế thì ông có tin tức gì về cô ấy không?
LS Lê Trần Luật: Chính lúc đó thì họ đã tịch thu các máy điện thoại di động và máy tính của cô ấy rồi cho nên các vị khó có thể liên lạc được. Nhưng hiện tại thì cô đang ở bên phòng cách tôi mấy mét.
Đỗ Hiếu: Trước khi được ra về, luật sư có được cơ quan công an yêu cầu điều gì khác nữa không?
Truy tố tội chống phá nhà nước
LS Lê Trần Luật: Tôi nhận được giấy triệu tập của công an làm việc trong 3 ngày, ngày 4, ngày 5, ngày 6. Còn diễn biến ra sao thì tôi cũng chưa biết được chính quyền họ muốn cái gì. "Tàng trữ các tài liệu có nội dung chống nhà nước CHXHCN Việt Nam", có phải tôi sẽ bị truy tố cái tội ở điều 88, đó là cái tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam. Cái đó là họ nói thôi, còn diễn biến sắp tới thì tôi chưa biết được.
Đỗ Hiếu: Vừa rồi là cuộc trao đổi với Luật sư Lê Trần Luật, cho hay ông bị câu lưu, nhiều thiết bị trong văn phòng bị tịch thu, đồng thời ông cũng bị xem là "tuyên truyền chống nhà nước", theo điều 88 bộ luật hình sự.
Hỏi ý kiến của Luật sư Lê Quốc Quân về tội danh này thì được ông giải thích như sau:
"Việc gán ghép vào điều 88 tuyên truyền ấy, cá nhân tôi với tư cách là một luật sư và cũng là một người quan tâm đến vấn đề này thì tôi cho rằng đó là một sự gán ghép khiên cưỡng. Xét về mặt pháp lý thì điều 88 nó quy định tội tuyên truyền thì gồm có những hành vi ví dụ như là "làm ra, tàng trữ, và phát tán các tài liệu để chống phá nhà nước", thế thì "làm ra" theo những gì tôi được biết thì anh Luật không làm ra bất cứ tài liệu nào có tính chất chống lại nhà nước, "tàng trữ" thì thường là tàng trữ khối lượng lớn, mà anh Luật thì cũng không tàng trữ gì cả. Như cái tài liệu mà anh đứng ra để bảo vệ giáo dân Thái Hà là những tài liệu ảnh trình bày một cách công khai tại tòa án Việt Nam. Nói ảnh "phát tán" thì thực ra không phải là phát tán bằng hàng trăm hay hàng ngàn bản gì cả, mà anh có một bản anh trình bày, anh trình bày rất là rõ ràng trước tòa án, trước cơ quan công quyền, thì tôi cho rằng nếu xét đơn thuần về mặt pháp lý, căn cứ trên những hành vi cấu thành tội phạm thì tất cả các hành vi của anh Lê Trần Luật mà tôi được biết thì nó không hề cấu thành cái tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, thưa anh."
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Luật sư Lê Trần Luật và Lê Quốc Quân đã dành thời giờ cho RFA chúng tôi.
(Nguồn: Đỗ Hiếu, RFA, ngày 03-05-2009)
Để tìm hiểu thêm về việc này, biên tập viên Đỗ Hiếu đã dùng điện thoại viễn liên gọi về Saigon và may mắn là được nói chuyện với Luật sư Lê Trần Luật, khi ông vừa từ cơ quan công an trở về nhà. Ngoài ra, ban Việt Ngữ cũng có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Quốc Quân, một đồng nghiệp hiểu rõ những hoạt động của Luật sư Luật. Mời quý vị theo dõi.
Đỗ Hiếu: Luật sư có thể sơ lược một số chi tiết về những chuyện gì đã xảy ra mới đây không?
Tịch thu máy móc, tài liệu
LS Lê Trần Luật: Họ cũng làm việc với cô Tạ Phong Tần về những bài viết của cô. Họ có đến lấy máy của cô Tạ Phong Tần thì trong máy có những dữ liệu liên quan đến Văn Phòng Luật Sư Pháp Quyền, cũng như liên quan đến tôi, vì trong đó có những tài liệu liên quan đến cô Phạm Thanh Nghiên.
Họ triệu tập tôi lên khoảng chừng 1 giờ chiều. Khi lên làm việc thì họ có đưa ra cho tôi những tài liệu đó và họ bảo là "những tài liệu này được tìm thấy từ các máy tính của Văn Phòng Luật Sư Pháp Quyền và trong đó ông là người chịu trách nhiệm cao nhứt". Thì tôi có nói với họ là "đối với tôi, những tài liệu này thì tôi không có một ý kiến nào về bình luận hết, còn chuyện các anh bảo rằng đây là những tài liệu phản động có nội dung chống nhà nước thì đó là cách nghĩ của các anh. Còn đối với tôi thì đây là những tài liệu phục vụ cho công tác bào chữa. Tôi không có ý kiến rằng nó có phản động hay không.
Đỗ Hiếu: Khi nghe ông giải thích như vậy thì nhân viên công lực phản ứng ra sao?
LS Lê Trần Luật: Họ bảo là nếu như thế thì bây giờ họ đề nghị là họ xem xét các máy còn lại của văn phòng, bởi vì họ giả thuyết rằng chỉ có một máy thôi mà đã chứa đựng nhiều tài liệu như thế thì có thể số máy còn lại chứa đựng nhiều tài liệu khác. Thì tôi nói là tôi không đồng ý cái chuyện này. Nếu các anh mượn thì tôi sẽ cho các anh mượn vào một ngày khác chứ không thể mượn ngay lúc này. Họ bảo là dứt khoát phải ngay lúc này mới được bởi vì họ sợ tôi xóa đi những điều đó. Vì tôi không đồng ý thì họ thuyết phục từ 3 giờ rưỡi chiều đến khoảng 6 giờ tối. Tôi vẫn cương quyết không chấp nhận chuyện họ đến văn phòng để xem xét các máy vi tính, thì họ mới ra cái "lệnh khám xét nơi cất giữ tài liệu, số 100/QĐ khám xét nơi cất giữ tang vật". Tôi phản đối cái lệnh này.
Họ bảo rằng "anh có hành vi tàng trữ và làm ra những tài liệu có hành vi chống nhà nước CHXHCN VN". Tôi nói tôi không đồng ý quyết định này bởi vì nếu như có quyết định này thì trước hết phải khởi tố tôi về cái tội tuyên truyền chống chế độ, hoặc là có một biên bản nào nói tôi vi phạm về công nghệ thông tin thì mới ra lệnh khám xét được. Tuy nhiên họ không đồng ý và họ áp giải tôi về nhà khoảng chừng 6 giờ chiều.
Tôi tiếp tục phản đối cái lệnh này thì họ bảo rằng "cái chuyện phản đối là chuyện của anh". Tôi có nói là nếu anh lập luận như thế thì 86 triệu dân Việt Nam bất kỳ lúc nào các anh cũng có thể ra lệnh khám xét và tịch thu các tài sản của người dân hay sao? Họ bảo là "trường hợp của người dân là khác, trường hợp của anh là khác". Tôi bảo là tôi khác với 86 triệu dân còn lại ở chỗ nào? Thì họ bảo là đừng có làm khó cơ quan công an, "nếu anh phản đối cái lệnh này thì chúng tôi sẽ có cách khác". Rồi sau đó họ mời khu phố, tổ trưởng, hội phụ nữ, công an khu vực, đầy đủ mọi thành phần, rồi họ tuyên bố là họ bắt đầu khám xét văn phòng.
Đỗ Hiếu: Trong cuộc lục soát thì nhân viên công an có hành động gì, thưa ông?
LS Lê Trần Luật: Họ khám từ 6 giờ chiều cho đến khoảng chừng 12 giờ nửa đêm là xong. Họ lấy đi tất cả các máy móc, các trang thiết bị ở dạng kỹ thuật số thì họ lấy hết, ví dụ như là máy in, máy vi tính, máy xách tay, máy ghi âm, điện thoại, vân vân, họ lấy đi hết. Đặc biệt là họ lấy hồ sơ vụ án của anh Minh Đức (ký giả Trương Minh Đức), thì chắc anh Đỗ Hiếu và thính giả cũng biết anh Minh Đức là đảng viên của Đảng Vì Dân. Họ lấy đi hồ sơ của anh Phạm Bá Hải, của Tổ Chức Bạch Đằng Giang. Họ lấy đi hồ sơ của Khối Dân Oan, họ lấy đi đề án thành lập website Diễn Đàn Luật Sư, có dấu hiệu nào đó không ổn là họ lấy đi hết.
Đỗ Hiếu: Chúng tôi cố gắng liên lạc với cô Tạ Phong Tần, nhưng sau cũng vẫn không thành công. Thế thì ông có tin tức gì về cô ấy không?
LS Lê Trần Luật: Chính lúc đó thì họ đã tịch thu các máy điện thoại di động và máy tính của cô ấy rồi cho nên các vị khó có thể liên lạc được. Nhưng hiện tại thì cô đang ở bên phòng cách tôi mấy mét.
Đỗ Hiếu: Trước khi được ra về, luật sư có được cơ quan công an yêu cầu điều gì khác nữa không?
Truy tố tội chống phá nhà nước
LS Lê Trần Luật: Tôi nhận được giấy triệu tập của công an làm việc trong 3 ngày, ngày 4, ngày 5, ngày 6. Còn diễn biến ra sao thì tôi cũng chưa biết được chính quyền họ muốn cái gì. "Tàng trữ các tài liệu có nội dung chống nhà nước CHXHCN Việt Nam", có phải tôi sẽ bị truy tố cái tội ở điều 88, đó là cái tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam. Cái đó là họ nói thôi, còn diễn biến sắp tới thì tôi chưa biết được.
Đỗ Hiếu: Vừa rồi là cuộc trao đổi với Luật sư Lê Trần Luật, cho hay ông bị câu lưu, nhiều thiết bị trong văn phòng bị tịch thu, đồng thời ông cũng bị xem là "tuyên truyền chống nhà nước", theo điều 88 bộ luật hình sự.
Hỏi ý kiến của Luật sư Lê Quốc Quân về tội danh này thì được ông giải thích như sau:
"Việc gán ghép vào điều 88 tuyên truyền ấy, cá nhân tôi với tư cách là một luật sư và cũng là một người quan tâm đến vấn đề này thì tôi cho rằng đó là một sự gán ghép khiên cưỡng. Xét về mặt pháp lý thì điều 88 nó quy định tội tuyên truyền thì gồm có những hành vi ví dụ như là "làm ra, tàng trữ, và phát tán các tài liệu để chống phá nhà nước", thế thì "làm ra" theo những gì tôi được biết thì anh Luật không làm ra bất cứ tài liệu nào có tính chất chống lại nhà nước, "tàng trữ" thì thường là tàng trữ khối lượng lớn, mà anh Luật thì cũng không tàng trữ gì cả. Như cái tài liệu mà anh đứng ra để bảo vệ giáo dân Thái Hà là những tài liệu ảnh trình bày một cách công khai tại tòa án Việt Nam. Nói ảnh "phát tán" thì thực ra không phải là phát tán bằng hàng trăm hay hàng ngàn bản gì cả, mà anh có một bản anh trình bày, anh trình bày rất là rõ ràng trước tòa án, trước cơ quan công quyền, thì tôi cho rằng nếu xét đơn thuần về mặt pháp lý, căn cứ trên những hành vi cấu thành tội phạm thì tất cả các hành vi của anh Lê Trần Luật mà tôi được biết thì nó không hề cấu thành cái tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, thưa anh."
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Luật sư Lê Trần Luật và Lê Quốc Quân đã dành thời giờ cho RFA chúng tôi.
(Nguồn: Đỗ Hiếu, RFA, ngày 03-05-2009)
Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới: VN cần được đưa trở lại danh sách CPC
Thanh Trúc, RFA
02:22 04/05/2009
Trong phúc trình thường niên năm 2009 công bố hôm qua, Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tín ngưỡng.
Tên của Việt Nam cần được tổng thống và Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa trở lại danh sách CPC tức những quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.
Đó là yêu cầu của Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, gọi tắt là USCIRF, trong phúc trình thường niên công bố hôm thứ Sáu, qua lời báo cáo viên Michael Cromartie, phó chủ tịch USCIRF.
Hàng năm Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới ở Washington có nhiệm vụ điều tra, soạn thảo bản báo cáo về tình trạng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng thờ phượng tại từng quốc gia, sau đó đề nghị chính phủ công bố nước nào cần đưa vào danh sách CPC, nước nào cần phải theo dõi.
Vẫn chưa có tự do tôn giáo
Năm nay Việt Nam nằm trong 13 nước cần đặc biệt lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo theo bản báo cáo của USCIRF. Từ 2001 đến nay, năm nào USCIRF cũng liệt tên Việt Nam vào danh sách CPC. Nhưng chỉ 2004 đến 2005 Việt Nam mới nằm trên danh sách này.
Bước qua 2006, nghĩa là hai tháng trước khi được Hoa Kỳ chấp thuận qui chế quan hệ bình thường vĩnh viễn, bước tiến cho Hà Nội gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, thì tên Việt Nam được Washington rút khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo. Từ đó đến giờ năm nào phúc trình thường niên của USCIRF cũng yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC do không có sự tiến bộ trong việc tôn trọng tự do tín ngưỡng mà còn gia tăng đàn áp những người muốn bày tỏ đức tin của họ, đặc biệt những tín hữu Tin Lành người Thượng và người H’mong ở vùng cao nguyên.
Phúc trình của USCIRF cũng nhắc đến những đạo giáo ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi chính sách ngăn cấm, kiểm tra và phân biệt đối xử có hệ thống của chính quyền Việt Nam như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thông Nhất, Hòa Hảo, Cao Đài. Bên cạnh đó là tình hình tranh chấp giữa giáo hội Thiên Chúa Giáo trong nước với các chính quyền địa phương liên quan đến tài sản đất đai của nhà thờ bị tịch thu sau 1975 hoặc trước đó nữa ở miền Bắc, điển hình như vụ Thái Hà hồi năm 2008.
Một đoạn trong phúc trình 2009 của USCIRF viết rằng từ nhiều năm qua tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không được nhanh chóng cải thiện như diễn biến tốt đẹp trong mối quan hệ Mỹ Việt.
Lên tiếng tại buổi họp báo hôm thứ Sáu vào khi công bố phúc trình thường niên, tiến sĩ Michael Cromartie, phó chủ tịch USCIRF, nói rằng có những lý do để tin là Việt Nam ít nhiều thay đổi trong chính sách kiểm tra tôn giáo:
“Tháng Mười 2007 tôi đến Việt Nam, được chính phủ Hà Nội cho phép lên vùng cao để gặp gỡ với cá nhân, tổ chức hay tù nhân lương tâm hoặc người bất đồng chính kiến, các tổ chức ngoài chính phủ đến Việt Nam được phép tiếp cận với nhà cầm quyền trong lãnh vực tự do tôn giáo, đề tài tự do tôn giáo cũng được đưa vào lịch trình đối thoại nhân quyền hàng năm giữa Washington với Hà Nội.”
Thế nhưng, tiến sĩ Cromartie nói tiếp, những hình thức cho phép, trao đổi hay tiếp xúc đó phần nhiều có tính lý thuyết hơn là tập trung vào kết quả thực tiển như hồi giai đoạn 2004 đến 2006, là lúc Việt Nam còn nằm trong danh sách CPC.
Nhân quyền ngày càng tồi tệ
Báo cáo của USCIRF còn nhấn mạnh về hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Việt Nam, rằng quyền con người ở Việt Nam ngày càng xuống dốc từ lúc chính quyền toàn trị Hà Nội, chữ mà USCIRF sử dụng, bước vào WTO năm 2007. Trong hai năm qua, chính quyền Việt Nam gần như nhất quyết bằng mọi cách chận đứng những hành động họ cho là có ý thách thức quyền lực của đảng, tăng cường mọi biện pháp kiểm soát quyền tự do phát biểu, tụ họp và lập hội. Năm 2008, Việt Nam ban hành những nghị định mới, qua đó nghiêm cấm những việc như biểu tình dù là ôn hòa để đòi đất và đòi quyền lợi, cấm phát tán thông tin bất lợi cho nhà nước trên Internet.
Kết quả của những qui định đó được USCIRF liệt kê ra là khoảng bốn chục nhà hoạt động kêu gọi cải tổ, chính trị gia đối lập, người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo trong đó có các vị lãnh đạo tinh thần, rồi thì phóng viên, người ủng hộ quyền lao động, các bloggers, kẻ thì bị bắt giam, người thì bị theo dõi, người thì bị quản thúc tại gia.
Để kết luận, phó chủ tịch USCIRF Michael khẳng định:
“Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới tiếp tục yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các nước cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo".
Ủy hội cũng yêu cầu hành pháp Obama nghiêm chỉnh nhận định rằng quyết định về một quốc gia cần đặc biệt quan tâm là một phương cách thúc đẩy quốc gia tham dự vào việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, một biện pháp cải thiện tình trạng tôn giáo và nhân quyền còn yếu kém tại quốc gia đó. Cố gắng của Việt Nam là mục tiêu quan trọng trong mối tương giao hữu nghị Hoa Kỳ Việt Nam.
Được biết USCIRF dự dịnh một chuyến đi thực tế đến Việt Nam trong hai tuần tới, với hy vọng có thể nói chuyện trực tiếp hầu thúc đẩy Việt Nam thay đổi và cải thiện tình trạng tôn giáo phức tạp mà Hà Nội chủ trương lâu nay.
Tên của Việt Nam cần được tổng thống và Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa trở lại danh sách CPC tức những quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.
Đó là yêu cầu của Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, gọi tắt là USCIRF, trong phúc trình thường niên công bố hôm thứ Sáu, qua lời báo cáo viên Michael Cromartie, phó chủ tịch USCIRF.
Hàng năm Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới ở Washington có nhiệm vụ điều tra, soạn thảo bản báo cáo về tình trạng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng thờ phượng tại từng quốc gia, sau đó đề nghị chính phủ công bố nước nào cần đưa vào danh sách CPC, nước nào cần phải theo dõi.
Vẫn chưa có tự do tôn giáo
Năm nay Việt Nam nằm trong 13 nước cần đặc biệt lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo theo bản báo cáo của USCIRF. Từ 2001 đến nay, năm nào USCIRF cũng liệt tên Việt Nam vào danh sách CPC. Nhưng chỉ 2004 đến 2005 Việt Nam mới nằm trên danh sách này.
Bước qua 2006, nghĩa là hai tháng trước khi được Hoa Kỳ chấp thuận qui chế quan hệ bình thường vĩnh viễn, bước tiến cho Hà Nội gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, thì tên Việt Nam được Washington rút khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo. Từ đó đến giờ năm nào phúc trình thường niên của USCIRF cũng yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC do không có sự tiến bộ trong việc tôn trọng tự do tín ngưỡng mà còn gia tăng đàn áp những người muốn bày tỏ đức tin của họ, đặc biệt những tín hữu Tin Lành người Thượng và người H’mong ở vùng cao nguyên.
Phúc trình của USCIRF cũng nhắc đến những đạo giáo ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi chính sách ngăn cấm, kiểm tra và phân biệt đối xử có hệ thống của chính quyền Việt Nam như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thông Nhất, Hòa Hảo, Cao Đài. Bên cạnh đó là tình hình tranh chấp giữa giáo hội Thiên Chúa Giáo trong nước với các chính quyền địa phương liên quan đến tài sản đất đai của nhà thờ bị tịch thu sau 1975 hoặc trước đó nữa ở miền Bắc, điển hình như vụ Thái Hà hồi năm 2008.
Một đoạn trong phúc trình 2009 của USCIRF viết rằng từ nhiều năm qua tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không được nhanh chóng cải thiện như diễn biến tốt đẹp trong mối quan hệ Mỹ Việt.
Lên tiếng tại buổi họp báo hôm thứ Sáu vào khi công bố phúc trình thường niên, tiến sĩ Michael Cromartie, phó chủ tịch USCIRF, nói rằng có những lý do để tin là Việt Nam ít nhiều thay đổi trong chính sách kiểm tra tôn giáo:
“Tháng Mười 2007 tôi đến Việt Nam, được chính phủ Hà Nội cho phép lên vùng cao để gặp gỡ với cá nhân, tổ chức hay tù nhân lương tâm hoặc người bất đồng chính kiến, các tổ chức ngoài chính phủ đến Việt Nam được phép tiếp cận với nhà cầm quyền trong lãnh vực tự do tôn giáo, đề tài tự do tôn giáo cũng được đưa vào lịch trình đối thoại nhân quyền hàng năm giữa Washington với Hà Nội.”
Thế nhưng, tiến sĩ Cromartie nói tiếp, những hình thức cho phép, trao đổi hay tiếp xúc đó phần nhiều có tính lý thuyết hơn là tập trung vào kết quả thực tiển như hồi giai đoạn 2004 đến 2006, là lúc Việt Nam còn nằm trong danh sách CPC.
Nhân quyền ngày càng tồi tệ
Báo cáo của USCIRF còn nhấn mạnh về hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Việt Nam, rằng quyền con người ở Việt Nam ngày càng xuống dốc từ lúc chính quyền toàn trị Hà Nội, chữ mà USCIRF sử dụng, bước vào WTO năm 2007. Trong hai năm qua, chính quyền Việt Nam gần như nhất quyết bằng mọi cách chận đứng những hành động họ cho là có ý thách thức quyền lực của đảng, tăng cường mọi biện pháp kiểm soát quyền tự do phát biểu, tụ họp và lập hội. Năm 2008, Việt Nam ban hành những nghị định mới, qua đó nghiêm cấm những việc như biểu tình dù là ôn hòa để đòi đất và đòi quyền lợi, cấm phát tán thông tin bất lợi cho nhà nước trên Internet.
Kết quả của những qui định đó được USCIRF liệt kê ra là khoảng bốn chục nhà hoạt động kêu gọi cải tổ, chính trị gia đối lập, người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo trong đó có các vị lãnh đạo tinh thần, rồi thì phóng viên, người ủng hộ quyền lao động, các bloggers, kẻ thì bị bắt giam, người thì bị theo dõi, người thì bị quản thúc tại gia.
Để kết luận, phó chủ tịch USCIRF Michael khẳng định:
“Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới tiếp tục yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các nước cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo".
Ủy hội cũng yêu cầu hành pháp Obama nghiêm chỉnh nhận định rằng quyết định về một quốc gia cần đặc biệt quan tâm là một phương cách thúc đẩy quốc gia tham dự vào việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, một biện pháp cải thiện tình trạng tôn giáo và nhân quyền còn yếu kém tại quốc gia đó. Cố gắng của Việt Nam là mục tiêu quan trọng trong mối tương giao hữu nghị Hoa Kỳ Việt Nam.
Được biết USCIRF dự dịnh một chuyến đi thực tế đến Việt Nam trong hai tuần tới, với hy vọng có thể nói chuyện trực tiếp hầu thúc đẩy Việt Nam thay đổi và cải thiện tình trạng tôn giáo phức tạp mà Hà Nội chủ trương lâu nay.
Đài RFA phỏng vấn LM Nguyễn Văn Khải về vụ hồ Ba Giang
Thiện Giao, RFA
02:38 04/05/2009
Hồ Ba Giang
Gần đây, nhiều bài báo từ các cơ quan truyền thông Nhà Nước lên án linh mục Nguyễn Văn Khải tại giáo xứ Thái Hà thách thức, xuyên tạc, kích động chủ trương của Nhà Nước. Cùng lúc ấy, linh mục Khải cũng nhận đến 4 giấy mời làm việc với chính quyền địa phương.
Biên tập viên Thiện Giao của đài chúng tôi phỏng vấn linh mục Nguyễn Văn Khải về các vấn đề này cũng như vụ khu đất hồ Ba Giang của giáo xứ đang bị nhà nước triển khai dự án.
Chức năng của nhà tu
Thiện Giao: Những ngày gần đây có một số bài báo, phát thanh trong nước nói rằng ông thách thức chính quyền, chống lại chủ trương nhà nước, xuyên tạc, kích động. Thưa linh mục, ông cảm nhận ra sao về sức ép này?
LM Nguyễn Văn Khải: Xưa nay truyền thông nhà nước vẫn làm thế với nhiều người. Bây giờ thì họ làm như thế với bản thân tôi.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn bình yên. Chúng tôi xác tín rằng chúng tôi làm việc phải, việc thiện. Chúng tôi làm việc mà người tu hành, yêu quê hương đất nước, yêu người nghèo, phải làm. Thế thôi.
Thiện Giao: Một số báo chí nói linh mục đi ra khỏi chức năng một nhà tu khi nói về các dự án bô xít cũng như nói về “bất công,”, “công lý,” “hòa bình.” Xin được biết quan điểm của linh mục.
LM Nguyễn Văn Khải: Đối với chúng tôi, thì đó là việc phải đạo, cần thiết phải làm. Chúng tôi cho rằng đó là việc hết sức cần thiết phải làm đối với mọi công dân.
Thiện Giao: Theo chúng tôi được biết linh mục có nhận được 2 giấy mời làm việc, có phải không ạ?
LM Nguyễn Văn Khải: Bốn giấy rồi chứ không phải 2!
Bây giờ họ gởi giấy triệu tập nhưng chúng tôi chưa đi. Chúng tôi đi tu, việc lúc nào cũng nhiều. Mình phải làm việc gì cần, cho Chúa, cho người nghèo, trước. Mình không làm điều gì vi phạm pháp luật, không làm điều ác. Không phải lúc nào công an thích làm việc là gởi cho người ta tờ giấy mời, đòi người ta đi theo.
Riêng bản thân tôi, cho đến giờ tôi vẫn đang phục vụ trong tu viện nhà thờ. Còn đài, báo, tivi nói gì cứ nói. Chúng tôi vẫn cứ xác tín việc mình làm là việc thiện, là cần thiết đối với một linh mục, một công dân.
Việc mình làm không vi phạm pháp luật
Thiện Giao: Linh mục có tiên liệu những gì sẽ xảy ra cho mình?
LM Nguyễn Văn Khải: Sống trong chế độ này, mình không thể tiên liệu được bất cứ chuyện gì xảy ra với cá nhân mình. Chúng tôi chỉ biết, mình là người Việt Nam, đi tu để phục vụ Chúa, phục vụ con người, nhất là người nghèo, thì đối với bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc sống hàng ngày mà mình xác tín là việc thiện, mang lại lợi ích cho người nghèo, cho người thấp cổ bé miệng, cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc, thế giới, thì đó là việc cần thiết phải làm. Còn lại những gì xảy ra thì mình sẵn sàng đón nhận.
Chúng tôi là những người Công Giáo luôn luôn được mời gọi sẵn sàng vác Thánh Giá Chúa để đi đến tận cùng con đường đau khổ trên thế gian này.
Hồ Ba Giang: Tạm dừng triển khai, tiếp tục nghiên cứu
Thiện Giao: Câu hỏi cuối cùng thưa linh mục: vấn đề khu đất hồ Ba Giang đến nay ra sao rồi ạ?
LM Nguyễn Văn Khải: Đất ấy thì từ trước đến nay chỉ có chúng tôi có giấy tờ sở hữu, quản lý, sử dụng. Trên thực tế, cho đến khi tôi vào đây tu, chỉ có nhà thờ có hành vi thể hiện chủ quyền của mình.
Từ năm 1954 đến nay, ở miền Bắc, mọi tu viện, nhà thờ không bao giờ nhà nước cấp cho giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hay quản lý sử dụng đất đai tài sản cả. Chưa bao giờ!
Bây giờ thì chính quyền địa phương thấy mảnh đất ấy, họ thèm. Cứ thế họ triển khai các dự án của họ trên đấy. Nhà Thờ phản đối thì họ nói đất đai là của Nhà Nước. Khi mình làm tới thì họ hỏi giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng. Đưa giấy tờ cấp từ thời Việt Nam Quốc Gia cấp trước năm 1954 thì họ nói đó là giấy của chế độ cũ, không có giá trị. Còn giấy chế độ mới thì chưa cấp!
Nhà Nước cứ thế lấn dần, lấn dần. Năm ngoái thì nhà nước lấn 1 phần 3 rồi. Nay đang định lấn nốt 2 phần 3 còn lại.
Chúng tôi đã gởi giấy khiếu nại. Tối hôm qua nhận được văn bản thành phố, nói rằng tạm dừng triển khai dự án xây nhà ở đấy. Họ chỉ nói tạm dừng, nhưng họ vẫn khẳng định giao đất ấy cho quận Đống Đa nghiên cứu, đề xuất với Thành Phố để triển khai dự án nào đó phục vụ cho xã hội hữu ích nhất. Họ cũng chẳng tôn trọng gì quyền quản lý, sử dụng của chúng tôi cả.
Lấy đất này còn vô lý gấp cả ngàn lần đối với vụ công ty may Chiến Thắng mà năm rồi Nhà Nước tịch thu làm công viên.
Chuyện nọ chưa xong thì lại sang chuyện kia. Tôi thấy mình đi tu cũng muốn được yên thân phục vụ người nghèo, mà không được.
Bây giờ đô thị bùng nổ, người nghèo vào thành phố rất nhiều. Họ làm nghề đồng nát, xe ôm, osin, ve chai, taxi… mình làm việc ngày đêm chẳng hết mà chuyện nọ chuyện kia cứ xảy đến.
Thiện Giao: Xin cảm ơn thời gian linh mục đã dành cho chúng tôi.
(Nguồn: Thiện Giao, RFA ngày 3.5.2009)
Gần đây, nhiều bài báo từ các cơ quan truyền thông Nhà Nước lên án linh mục Nguyễn Văn Khải tại giáo xứ Thái Hà thách thức, xuyên tạc, kích động chủ trương của Nhà Nước. Cùng lúc ấy, linh mục Khải cũng nhận đến 4 giấy mời làm việc với chính quyền địa phương.
Biên tập viên Thiện Giao của đài chúng tôi phỏng vấn linh mục Nguyễn Văn Khải về các vấn đề này cũng như vụ khu đất hồ Ba Giang của giáo xứ đang bị nhà nước triển khai dự án.
Chức năng của nhà tu
Thiện Giao: Những ngày gần đây có một số bài báo, phát thanh trong nước nói rằng ông thách thức chính quyền, chống lại chủ trương nhà nước, xuyên tạc, kích động. Thưa linh mục, ông cảm nhận ra sao về sức ép này?
LM Nguyễn Văn Khải: Xưa nay truyền thông nhà nước vẫn làm thế với nhiều người. Bây giờ thì họ làm như thế với bản thân tôi.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn bình yên. Chúng tôi xác tín rằng chúng tôi làm việc phải, việc thiện. Chúng tôi làm việc mà người tu hành, yêu quê hương đất nước, yêu người nghèo, phải làm. Thế thôi.
Thiện Giao: Một số báo chí nói linh mục đi ra khỏi chức năng một nhà tu khi nói về các dự án bô xít cũng như nói về “bất công,”, “công lý,” “hòa bình.” Xin được biết quan điểm của linh mục.
LM Nguyễn Văn Khải: Đối với chúng tôi, thì đó là việc phải đạo, cần thiết phải làm. Chúng tôi cho rằng đó là việc hết sức cần thiết phải làm đối với mọi công dân.
Thiện Giao: Theo chúng tôi được biết linh mục có nhận được 2 giấy mời làm việc, có phải không ạ?
LM Nguyễn Văn Khải: Bốn giấy rồi chứ không phải 2!
Bây giờ họ gởi giấy triệu tập nhưng chúng tôi chưa đi. Chúng tôi đi tu, việc lúc nào cũng nhiều. Mình phải làm việc gì cần, cho Chúa, cho người nghèo, trước. Mình không làm điều gì vi phạm pháp luật, không làm điều ác. Không phải lúc nào công an thích làm việc là gởi cho người ta tờ giấy mời, đòi người ta đi theo.
Riêng bản thân tôi, cho đến giờ tôi vẫn đang phục vụ trong tu viện nhà thờ. Còn đài, báo, tivi nói gì cứ nói. Chúng tôi vẫn cứ xác tín việc mình làm là việc thiện, là cần thiết đối với một linh mục, một công dân.
Việc mình làm không vi phạm pháp luật
Thiện Giao: Linh mục có tiên liệu những gì sẽ xảy ra cho mình?
LM Nguyễn Văn Khải: Sống trong chế độ này, mình không thể tiên liệu được bất cứ chuyện gì xảy ra với cá nhân mình. Chúng tôi chỉ biết, mình là người Việt Nam, đi tu để phục vụ Chúa, phục vụ con người, nhất là người nghèo, thì đối với bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc sống hàng ngày mà mình xác tín là việc thiện, mang lại lợi ích cho người nghèo, cho người thấp cổ bé miệng, cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc, thế giới, thì đó là việc cần thiết phải làm. Còn lại những gì xảy ra thì mình sẵn sàng đón nhận.
Chúng tôi là những người Công Giáo luôn luôn được mời gọi sẵn sàng vác Thánh Giá Chúa để đi đến tận cùng con đường đau khổ trên thế gian này.
Hồ Ba Giang: Tạm dừng triển khai, tiếp tục nghiên cứu
Thiện Giao: Câu hỏi cuối cùng thưa linh mục: vấn đề khu đất hồ Ba Giang đến nay ra sao rồi ạ?
LM Nguyễn Văn Khải: Đất ấy thì từ trước đến nay chỉ có chúng tôi có giấy tờ sở hữu, quản lý, sử dụng. Trên thực tế, cho đến khi tôi vào đây tu, chỉ có nhà thờ có hành vi thể hiện chủ quyền của mình.
Từ năm 1954 đến nay, ở miền Bắc, mọi tu viện, nhà thờ không bao giờ nhà nước cấp cho giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hay quản lý sử dụng đất đai tài sản cả. Chưa bao giờ!
Bây giờ thì chính quyền địa phương thấy mảnh đất ấy, họ thèm. Cứ thế họ triển khai các dự án của họ trên đấy. Nhà Thờ phản đối thì họ nói đất đai là của Nhà Nước. Khi mình làm tới thì họ hỏi giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng. Đưa giấy tờ cấp từ thời Việt Nam Quốc Gia cấp trước năm 1954 thì họ nói đó là giấy của chế độ cũ, không có giá trị. Còn giấy chế độ mới thì chưa cấp!
Nhà Nước cứ thế lấn dần, lấn dần. Năm ngoái thì nhà nước lấn 1 phần 3 rồi. Nay đang định lấn nốt 2 phần 3 còn lại.
Chúng tôi đã gởi giấy khiếu nại. Tối hôm qua nhận được văn bản thành phố, nói rằng tạm dừng triển khai dự án xây nhà ở đấy. Họ chỉ nói tạm dừng, nhưng họ vẫn khẳng định giao đất ấy cho quận Đống Đa nghiên cứu, đề xuất với Thành Phố để triển khai dự án nào đó phục vụ cho xã hội hữu ích nhất. Họ cũng chẳng tôn trọng gì quyền quản lý, sử dụng của chúng tôi cả.
Lấy đất này còn vô lý gấp cả ngàn lần đối với vụ công ty may Chiến Thắng mà năm rồi Nhà Nước tịch thu làm công viên.
Chuyện nọ chưa xong thì lại sang chuyện kia. Tôi thấy mình đi tu cũng muốn được yên thân phục vụ người nghèo, mà không được.
Bây giờ đô thị bùng nổ, người nghèo vào thành phố rất nhiều. Họ làm nghề đồng nát, xe ôm, osin, ve chai, taxi… mình làm việc ngày đêm chẳng hết mà chuyện nọ chuyện kia cứ xảy đến.
Thiện Giao: Xin cảm ơn thời gian linh mục đã dành cho chúng tôi.
(Nguồn: Thiện Giao, RFA ngày 3.5.2009)
Bauxite: Thế giằng co, đối đầu giữa Đảng và nhân dân
Tiều Phu
04:25 04/05/2009
Bauxite: Thế giằng co, đối đầu giữa Đảng và nhân dân (phần I)
Từ trước tới nay, Đảng và Nhà Nước ta vẫn tự hào rằng mình thuộc về dân, do dân và vì dân. Từ trước tới nay, Đảng vẫn luôn tuyên truyền rằng các thành viên ưu tú của Đảng và Nhà Nước là đầy tớ, là nô bộc phụng sự nhân dân. Từ trước tới nay, Đảng vẫn cao rao rằng mọi chuyện phải do dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhưng qua chuyện bauxite Tây Nguyên, xem ra Đảng đang ở vào thế giằng co, đối đầu với nhân dân.
Đảng khẳng định dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng, nhưng nhân dân bảo rằng: “Không được đâu, nguy hiểm lắm, Đảng ạ. Môi trường sinh thái sẽ bị ô nhiễm, bản sắc văn hoá dân tộc sẽ bị huỷ hoại, an ninh quốc gia sẽ bị đe doạ, Đảng có biết không?”
Về vấn đề môi trường, Đảng giải thích cho dân hiểu: “Mình sẽ thuê toàn những máy móc hiện đại nước ngoài về để khai thác; chất thải bauxite thì mình sẽ đào hồ, đổ vào đó, lấy đất tốt phủ lên bề mặt chừng 1m đến 2m, trồng cây, trồng cỏ vào đó một thời gian là lại có đồi núi xanh tươi ngay à”.
Vậy mà nhân dân không chịu nghe theo lời Đảng giải thích. Hơn nữa, những người con ưu tú của nhân dân lại còn chất vấn, cãi lại Đảng: “Làm như thế thì làm gì có lãi! Lỗ vốn là cái chắc! Thằng Trung Quốc nó đóng cửa các mỏ bauxite của nó, rồi nó tìm đến chỗ chúng ta để khai thác, Đảng có biết không?!”
Đảng ậm ừ một hồi, rồi chuyển sang nói chuyện bản sắc văn hoá dân tộc với nhân dân. Đảng quả quyết: “Mình sẽ tái định canh định cư các dân tộc thiểu số anh em. Mình sẽ đầu tư tiền của có được từ việc khai thác bauxite để nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá cho anh em dân tộc thiểu số của mình. Như thế là “người trong một nước thì thương nhau cùng”, đúng không nào, nhân dân?!”
Khổ nỗi, nhân dân vẫn không chịu nghe. Những thành phần ưu tú của nhân dân đại diện cho nhân dân nói huỵch toẹt với Đảng: “Các dân tộc tiểu số anh em chưa nhìn thấy đám người Kinh đông đảo chúng ta thì đã bỏ chạy mất dép vào rừng sâu rồi, bây giờ lại có thêm lũ người Tàu nữa thì họ còn biết chạy đi đâu, hả Đảng!”
Nghe nhân dân nói thế, Đảng liền chuyển ngay sang đề tài an ninh quốc gia: “Làm gì có thằng Tàu nào dám bén mảng đến cái “nóc nhà Đông Dương” của chúng ta! Ta ra lệnh là chỉ có lấy nhân công trong nước để khai thác bauxite ở đấy, không lấy lao động phổ thông nước ngoài, như thế thì nhân dân an tâm chưa?”.
Nhân dân bức xúc quá liền quát lên với Đảng: “Ông cứ ngồi nguyên một chỗ mà phán, mà ra lệnh. Ông có biết hay là ông giả vờ không biết, hiện nay có cả ngàn quân Tàu giả dạng công nhân lao động đóng tại nóc nhà Đông Dương rồi đấy!”
“Vậy hả?” – Đảng như thể giật mình – “Vậy thì ta sẽ cho ra soát lại dự án bauxite Nhân Cơ, nhưng cũng xin được nhắc nhở với nhân dân rằng việc khai thác bauxite là chủ trương nhất quán mà Đảng đã thống nhất từ đại hội IX đến đại hội X của Đảng rồi đó”.
Nghe Đảng nói thế, một trong những người con ưu tú của nhân dân nổi cáu lên, nhắc nhở lại Đảng: “Dự án không thông qua Quốc hội là bất hợp pháp đấy, ông ạ!”
Đảng xem ra có vẻ xuống nước, nài nỉ nhân dân: “Kinh tế toàn cầu đang suy thoái, kinh tế nước ta theo đà đó cũng khủng hoảng dữ dằn lắm, nhân dân có biết không?Đảng thực tình không lỡ lòng nào nhìn nhân dân ta phải chịu cơ cực, thiếu ăn, thiếu mặc… thôi thì mình …đào tài nguyên bán mà ăn vậy nhé, nhân dân nhé”.
Nhưng xem chừng nhân dân vẫn khăng khăng cưỡng lại ý tốt của Đảng: “Trước đây dù đất nước khó khăn, ngặt nghèo gấp mấy, vậy mà cũng không đến nỗi “đào tài nguyên bán mà ăn” như thế, Đảng ạ!”
Đến nước này thì Đảng hết còn kiên nhẫn với nhân dân. “Mềm nắn mà rắn không chịu buông”, Đảng như phát cáu. Đảng liền truyền lệnh cho tay chân thuộc hạ của mình: “Đánh vỡ mồm những thằng cầm đầu nhân dân cho tao”.
Mấy ngày nay, những tôi tớ trung thành của Đảng đang lên kế hoạch để y lệnh của Đảng. Chưa biết những người con ưu tú của nhân dân có bị đánh vỡ mồm hay không? Hồi sau sẽ rõ. Chưa biết thế giằng co, đối đầu giữa Đảng và nhân dân sẽ kéo dài bao lâu, hậu quả thế nào? Hồi sau sẽ rõ.
Bauxite: Thế giằng co, đối đầu giữa Đảng và nhân dân (phần II)
Đảng ta đã làm đủ mọi cách để gọi là thuyết phục nhân dân “thống nhất, đồng thuận” với Đảng trong kế hoạch “đào tài nguyên bán mà ăn” giữa cái thời buổi đói kém, kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế nước nhà theo đà tụt dốc thê thảm này. Đảng như thể đã hết nhời hết nhẽ với nhân dân. Nhiều lúc như thể là Đảng xuống thang xuống nước, nói vã cả bọt mép ra mà xem ra nhân dân vẫn không chịu cúi đầu đồng ý với chủ trương lớn của Đảng.
Trái lại, nhân dân khẳng định dứt khoát, nhưng cũng hết sức nhã nhặn với Đảng: “Bác đang lừa dối chúng em trong vụ bauxite Tây Nguyên, chúng em biết tỏng ra rồi! Vì muốn bảo tồn nòi giống con giồng cháu tiến, vì muốn giữ trọn hồn thiêng sông núi của dân tộc mà chúng em phải lên tiếng thôi, bác thông cảm nha.”
Thấy tình thế nhân dân có thể đi tới chỗ “tức nước vỡ bờ”, Đảng vội vàng tuyên bố: “Mình sẽ cùng nhau họp bàn với các nhà khoa học về vấn đề này nhé, nhân dân nhé?”
“Phải thế chứ!” – Nhân dân vỗ đùi đánh đét một cái và nhất tề giơ hai ngón tay thể hiện sự chiến thắng.
Cuộc họp mau chóng được tổ chức với lực lượng dường như cân bằng giữa Đảng và nhân dân. Phía Đảng cũng có nhiều nhà đại trí thức, ngược lại phía nhân dân không chỉ có các nhà khoa học, mà còn có cả các trí sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo…và đặc biệt còn có cả sự hậu thuẫn của một vị đại công thần của chế độ.
Khổ ơi nó là khổ cho Đảng! Đảng tưởng rằng qua cuộc họp này, những kẻ “cầm đầu nhân dân” sẽ bị vả vỡ mồm, ai ngờ đâu hầu hết mọi người đều đứng cả dậy nổ tưng bừng làm cho Đảng tối sầm mặt mũi. “Cúi đầu nhận tội” trước nhân dân lúc này thì chỉ có mà dại” – Đảng nghĩ thầm trong bụng. Cuối cùng, vào giờ chót của cuộc họp, Đảng miễn cưỡng xoa dịu nhân dân: “Chúng ta sẽ không khai thác bauxite bằng mọi giá, phải không nhân dân, đồng bào?”.
Xem ra Đảng tuyên bố một đằng nhưng làm thì một nẻo. “Không khai thác bằng mọi giá”, nhưng Đảng vẫn khăng khăng khẳng định với nhân dân: “Khai thác bauxite Tây Nguyên vẫn là chủ trương của ta!”.
Cáu tiết trước sự “cứng đầu” của Đảng, nhân dân liền tiến hành viết ngay một cái kiến nghị: “Đề nghị phải nghiêm túc duyệt xét vấn đề khai thác bauxite và dừng ngay cái gọi là chủ trương lớn cho dân tộc chúng tôi được nhờ!”
“Gửi kiến nghị gửi cho ai chẳng gửi, lại đi gửi cho những tôi trung của Đảng như thế thì ăn thua cái gì!” – Nhiều người trong nhân dân chép miệng, ngao ngán trách các người con ưu tú của mình.
Thực tình thành phần ưu tú của nhân dân, đại diện nhân dân làm đơn kiến nghị cốt là để phơi bày với nhân dân, với quốc tế về cái bất cập của cái chủ trương lớn của Đảng, và như thế thì cũng thăm dò xem Đảng có thực sự vì nước,vì dân hay là vì …cái gì. Thực tình nhân dân làm đơn kiến nghị cũng là để thưa lên với tổ tiên, với hồn thiêng sông núi về cái tội của Đảng.
“Xem chừng nhân dân làm to chuyện thật rồi!” – Đảng rầu rĩ, lo lắng – “Quân bay đâu chuẩn bị chiến đấu” – Đảng vội vã ra lệnh cho các tôi trung của mình.
Nhưng bất ngờ là Đảng chưa kịp phải chiến đấu thế nào với cái đơn tố cao của nhân dân với tổ tiên, với hồn thiêng sông núi dân tộc, thì mấy ông linh mục Thái Hà ra thông cáo cung cấp củi và lửa cho nhân dân đốt cháy cái dự án bauxite mà Đảng xem đó là chủ trương lớn của Đảng.
“Vả vỡ cái mồm tên phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà cho tao” – Máu trong người như sôi lên, Đảng thúc giục thuộc hạ của mình.
Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà bị bề tôi của Đảng vả cho lia lịa và liên hồi đến nỗi tay chân của Đảng rã rời, vã hết cả mồ hôi.
Ấy thế, xem chừng bác phát ngôn viên của nhà thờ Thái Hà vẫn chưa bị vỡ mồm, vẫn chưa bị đổ máu.
“Các chú vả kiểu gì mà hắn vẫn “hả hê” như thế?!” – Đảng gay gắt phê bình, trách móc bề tôi của mình.
“Được rồi, Đảng cứ an tâm và tin tưởng ở chúng em. Chúng em nghỉ lấy sức mấy ngày, rồi dùng hết công lực và chỉ cần vả một phát thôi là hắn sẽ vỡ mồm” - Các bầy tôi khua tay múa chân trấn an Đảng.
Chưa biết phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà có bị vỡ mồm hay không? Hồi sau sẽ rõ. Chưa biết các thành phần ưu tú trong nhân dân cũng có bị Đảng vả vỡ mồm hay không? Và Đảng vả bằng cách nào? Hồi sau sẽ rõ.
Bauxite: Thế giằng co, đối đầu giữa Đảng và nhân dân (phần III)
Qua vụ việc bauxite, Đảng vừa mệt mỏi vừa ngồi than vãn, đay nghiến các tôi trung và cũng là đay nghiến chính mình: “Ngay kể cả những kẻ bấy lâu nay tỏ ra trung thành với mình và mình cũng ban cho nhiều đặc ân và bổng lộc, vậy mà bây giờ chúng lại hùa với nhân dân đập mình vỡ mày vỡ mặt ra thế này thì có thật là vô phúc và khốn nạn cho cái thân mình không cơ chứ!”
Thấy Đảng khóc đứng khóc ngồi về cái dự án bauxite, mấy trung thần bấm bụng không dám cười nhưng khẽ khàng bảo nhau: “Con giun xéo mãi cũng oằn! Đi đêm thì có ngày gặp ma! Oan gì nữa mà ngồi đấy mà khóc, mà than thân trách phận: quả báo cả đấy!”
Mấy trung thần khác được nuôi ở tận trong ruột của Đảng thì thì thào với nhau: “Nước mắt cá sấu đấy! Nhân dân liệu hồn”.
Sở dĩ Đảng than van khóc lóc, trách móc bầy tôi là vì mỗi cái chuyện nhỏ Đảng ra lệnh phải vả vỡ mồm cái anh phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà ra, vậy mà thuộc hạ chẳng làm nên cơm cháo gì cả! Đã vậy các đồng chí lại còn làm lòi cái đuôi chuột của Đảng ra cho bàn dân thiên hạ nó thấy.
“Âu cũng là lỗi của Đảng cả, chứ tụi mình cũng đã hết nhời khuyến cáo Đảng rồi, chứ có phải là không đâu!” – Mấy tôi trung được Đảng giao phó chuyên lo chuyện theo dõi nhà thờ Thái Hà xì xào với nhau – “Đã nói rồi mà Đảng cóc chịu nghe là dân nhà thờ Thái Hà nó sẽ cung cấp cho nhân dân toàn những thứ củi thứ thiệt, củi chắc cả đấy, chứ không phải là củi tre, củi rào cháy vèo một phát là hết đâu.”
“ Ừ, không chừng hơn 4000 tấn củi dân nhà thờ Thái Hà cung cấp cho nhân dân sẽ thiếu cháy mất cái dự án bauxite của Đảng ta thật đấy các ông ạ!” – Một trong những đồng chí trong nhóm hoang mang, lo lắng.
“Chắc chẳng đến nỗi thế đâu, bố già ơi!” – Một đồng chí trẻ hơn trấn an đồng nghiệp.
“Không dám đâu, ông cố nội tôi ạ, lửa nhà thờ Thái Hà nó cung cấp đang được phân phát khắp nơi trong nhân dân rồi đấy ạ! Coi chưng dự án cháy thành than chứ bỡn à! Nồi cơm mà bể thì tụi mình chỉ có mà ăn bốc, thậm chí chết đói cả lũ không chừng!” – Một anh khác nhận định.
Tình hình các bác chuyên theo dõi nhà thờ Thái Hà nhận định không sai, nhưng các bác chưa thể hiểu hết thâm ý của Đảng ta. Đảng ta từ trước tới nay vẫn là sáng suốt, vẫn là … đỉnh cao trí tuệ, chứ không phải của vừa. Chưa muốn vả vỡ mồm cái anh phát ngôn viên nhà thờ Thái Hà, chưa muốn cắt đứt một trong những nguồn cung cấp củi lửa cho nhân dân thiêu rụi dự án bauxite của Đảng là Đảng có lý do của Đảng, các bác tép riu cấp dưới biết gì mà nhận định, mà lo sợ thay cho Đảng.
Các bác đâu biết rằng Đảng đang phân định ngay cả chính các bác trong chuyện Thái Hà để xem bác nào thực sự trung thành với Đảng và bác nào ngả về phía nhân dân. Các bác đâu biết rằng cái chiến dịch vả vỡ mồm anh phát ngôn viên nhà thờ Thái Hà vừa rồi chỉ là chiến dịch tập dượt để tiến tới một chiến dịch lớn lao xứng với tầm vóc đỉnh cao trí tuệ mà Đảng từ trước tới nay vẫn được mệnh danh kia. Các bác đâu biết rằng một ngày gần đây, Đảng sẽ đánh vỡ miệng những anh lớn lao gấp bội hơn cái anh phát ngôn viên nhà thờ Thái Hà, chứ cái anh phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà là cái đinh rỉ gì mà Đảng phải dồn hết công lực để vả anh ta vỡ mồm vỡ miệng.
Chưa biết ai là những anh phát ngôn viên lớn lao của nhân dân mà Đảng muốn đánh cho vỡ miệng? Hồi sau sẽ rõ. Chưa biết những lực lượng nào mà Đảng sẽ tổng động viên để thực hiện đại chiến dịch “vả vỡ miệng” sắp tới? Hồi sau sẽ rõ.
Từ trước tới nay, Đảng và Nhà Nước ta vẫn tự hào rằng mình thuộc về dân, do dân và vì dân. Từ trước tới nay, Đảng vẫn luôn tuyên truyền rằng các thành viên ưu tú của Đảng và Nhà Nước là đầy tớ, là nô bộc phụng sự nhân dân. Từ trước tới nay, Đảng vẫn cao rao rằng mọi chuyện phải do dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhưng qua chuyện bauxite Tây Nguyên, xem ra Đảng đang ở vào thế giằng co, đối đầu với nhân dân.
Đảng khẳng định dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng, nhưng nhân dân bảo rằng: “Không được đâu, nguy hiểm lắm, Đảng ạ. Môi trường sinh thái sẽ bị ô nhiễm, bản sắc văn hoá dân tộc sẽ bị huỷ hoại, an ninh quốc gia sẽ bị đe doạ, Đảng có biết không?”
Về vấn đề môi trường, Đảng giải thích cho dân hiểu: “Mình sẽ thuê toàn những máy móc hiện đại nước ngoài về để khai thác; chất thải bauxite thì mình sẽ đào hồ, đổ vào đó, lấy đất tốt phủ lên bề mặt chừng 1m đến 2m, trồng cây, trồng cỏ vào đó một thời gian là lại có đồi núi xanh tươi ngay à”.
Vậy mà nhân dân không chịu nghe theo lời Đảng giải thích. Hơn nữa, những người con ưu tú của nhân dân lại còn chất vấn, cãi lại Đảng: “Làm như thế thì làm gì có lãi! Lỗ vốn là cái chắc! Thằng Trung Quốc nó đóng cửa các mỏ bauxite của nó, rồi nó tìm đến chỗ chúng ta để khai thác, Đảng có biết không?!”
Đảng ậm ừ một hồi, rồi chuyển sang nói chuyện bản sắc văn hoá dân tộc với nhân dân. Đảng quả quyết: “Mình sẽ tái định canh định cư các dân tộc thiểu số anh em. Mình sẽ đầu tư tiền của có được từ việc khai thác bauxite để nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá cho anh em dân tộc thiểu số của mình. Như thế là “người trong một nước thì thương nhau cùng”, đúng không nào, nhân dân?!”
Khổ nỗi, nhân dân vẫn không chịu nghe. Những thành phần ưu tú của nhân dân đại diện cho nhân dân nói huỵch toẹt với Đảng: “Các dân tộc tiểu số anh em chưa nhìn thấy đám người Kinh đông đảo chúng ta thì đã bỏ chạy mất dép vào rừng sâu rồi, bây giờ lại có thêm lũ người Tàu nữa thì họ còn biết chạy đi đâu, hả Đảng!”
Nghe nhân dân nói thế, Đảng liền chuyển ngay sang đề tài an ninh quốc gia: “Làm gì có thằng Tàu nào dám bén mảng đến cái “nóc nhà Đông Dương” của chúng ta! Ta ra lệnh là chỉ có lấy nhân công trong nước để khai thác bauxite ở đấy, không lấy lao động phổ thông nước ngoài, như thế thì nhân dân an tâm chưa?”.
Nhân dân bức xúc quá liền quát lên với Đảng: “Ông cứ ngồi nguyên một chỗ mà phán, mà ra lệnh. Ông có biết hay là ông giả vờ không biết, hiện nay có cả ngàn quân Tàu giả dạng công nhân lao động đóng tại nóc nhà Đông Dương rồi đấy!”
“Vậy hả?” – Đảng như thể giật mình – “Vậy thì ta sẽ cho ra soát lại dự án bauxite Nhân Cơ, nhưng cũng xin được nhắc nhở với nhân dân rằng việc khai thác bauxite là chủ trương nhất quán mà Đảng đã thống nhất từ đại hội IX đến đại hội X của Đảng rồi đó”.
Nghe Đảng nói thế, một trong những người con ưu tú của nhân dân nổi cáu lên, nhắc nhở lại Đảng: “Dự án không thông qua Quốc hội là bất hợp pháp đấy, ông ạ!”
Đảng xem ra có vẻ xuống nước, nài nỉ nhân dân: “Kinh tế toàn cầu đang suy thoái, kinh tế nước ta theo đà đó cũng khủng hoảng dữ dằn lắm, nhân dân có biết không?Đảng thực tình không lỡ lòng nào nhìn nhân dân ta phải chịu cơ cực, thiếu ăn, thiếu mặc… thôi thì mình …đào tài nguyên bán mà ăn vậy nhé, nhân dân nhé”.
Nhưng xem chừng nhân dân vẫn khăng khăng cưỡng lại ý tốt của Đảng: “Trước đây dù đất nước khó khăn, ngặt nghèo gấp mấy, vậy mà cũng không đến nỗi “đào tài nguyên bán mà ăn” như thế, Đảng ạ!”
Đến nước này thì Đảng hết còn kiên nhẫn với nhân dân. “Mềm nắn mà rắn không chịu buông”, Đảng như phát cáu. Đảng liền truyền lệnh cho tay chân thuộc hạ của mình: “Đánh vỡ mồm những thằng cầm đầu nhân dân cho tao”.
Mấy ngày nay, những tôi tớ trung thành của Đảng đang lên kế hoạch để y lệnh của Đảng. Chưa biết những người con ưu tú của nhân dân có bị đánh vỡ mồm hay không? Hồi sau sẽ rõ. Chưa biết thế giằng co, đối đầu giữa Đảng và nhân dân sẽ kéo dài bao lâu, hậu quả thế nào? Hồi sau sẽ rõ.
Bauxite: Thế giằng co, đối đầu giữa Đảng và nhân dân (phần II)
Đảng ta đã làm đủ mọi cách để gọi là thuyết phục nhân dân “thống nhất, đồng thuận” với Đảng trong kế hoạch “đào tài nguyên bán mà ăn” giữa cái thời buổi đói kém, kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế nước nhà theo đà tụt dốc thê thảm này. Đảng như thể đã hết nhời hết nhẽ với nhân dân. Nhiều lúc như thể là Đảng xuống thang xuống nước, nói vã cả bọt mép ra mà xem ra nhân dân vẫn không chịu cúi đầu đồng ý với chủ trương lớn của Đảng.
Trái lại, nhân dân khẳng định dứt khoát, nhưng cũng hết sức nhã nhặn với Đảng: “Bác đang lừa dối chúng em trong vụ bauxite Tây Nguyên, chúng em biết tỏng ra rồi! Vì muốn bảo tồn nòi giống con giồng cháu tiến, vì muốn giữ trọn hồn thiêng sông núi của dân tộc mà chúng em phải lên tiếng thôi, bác thông cảm nha.”
Thấy tình thế nhân dân có thể đi tới chỗ “tức nước vỡ bờ”, Đảng vội vàng tuyên bố: “Mình sẽ cùng nhau họp bàn với các nhà khoa học về vấn đề này nhé, nhân dân nhé?”
“Phải thế chứ!” – Nhân dân vỗ đùi đánh đét một cái và nhất tề giơ hai ngón tay thể hiện sự chiến thắng.
Cuộc họp mau chóng được tổ chức với lực lượng dường như cân bằng giữa Đảng và nhân dân. Phía Đảng cũng có nhiều nhà đại trí thức, ngược lại phía nhân dân không chỉ có các nhà khoa học, mà còn có cả các trí sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo…và đặc biệt còn có cả sự hậu thuẫn của một vị đại công thần của chế độ.
Khổ ơi nó là khổ cho Đảng! Đảng tưởng rằng qua cuộc họp này, những kẻ “cầm đầu nhân dân” sẽ bị vả vỡ mồm, ai ngờ đâu hầu hết mọi người đều đứng cả dậy nổ tưng bừng làm cho Đảng tối sầm mặt mũi. “Cúi đầu nhận tội” trước nhân dân lúc này thì chỉ có mà dại” – Đảng nghĩ thầm trong bụng. Cuối cùng, vào giờ chót của cuộc họp, Đảng miễn cưỡng xoa dịu nhân dân: “Chúng ta sẽ không khai thác bauxite bằng mọi giá, phải không nhân dân, đồng bào?”.
Xem ra Đảng tuyên bố một đằng nhưng làm thì một nẻo. “Không khai thác bằng mọi giá”, nhưng Đảng vẫn khăng khăng khẳng định với nhân dân: “Khai thác bauxite Tây Nguyên vẫn là chủ trương của ta!”.
Cáu tiết trước sự “cứng đầu” của Đảng, nhân dân liền tiến hành viết ngay một cái kiến nghị: “Đề nghị phải nghiêm túc duyệt xét vấn đề khai thác bauxite và dừng ngay cái gọi là chủ trương lớn cho dân tộc chúng tôi được nhờ!”
“Gửi kiến nghị gửi cho ai chẳng gửi, lại đi gửi cho những tôi trung của Đảng như thế thì ăn thua cái gì!” – Nhiều người trong nhân dân chép miệng, ngao ngán trách các người con ưu tú của mình.
Thực tình thành phần ưu tú của nhân dân, đại diện nhân dân làm đơn kiến nghị cốt là để phơi bày với nhân dân, với quốc tế về cái bất cập của cái chủ trương lớn của Đảng, và như thế thì cũng thăm dò xem Đảng có thực sự vì nước,vì dân hay là vì …cái gì. Thực tình nhân dân làm đơn kiến nghị cũng là để thưa lên với tổ tiên, với hồn thiêng sông núi về cái tội của Đảng.
“Xem chừng nhân dân làm to chuyện thật rồi!” – Đảng rầu rĩ, lo lắng – “Quân bay đâu chuẩn bị chiến đấu” – Đảng vội vã ra lệnh cho các tôi trung của mình.
Nhưng bất ngờ là Đảng chưa kịp phải chiến đấu thế nào với cái đơn tố cao của nhân dân với tổ tiên, với hồn thiêng sông núi dân tộc, thì mấy ông linh mục Thái Hà ra thông cáo cung cấp củi và lửa cho nhân dân đốt cháy cái dự án bauxite mà Đảng xem đó là chủ trương lớn của Đảng.
“Vả vỡ cái mồm tên phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà cho tao” – Máu trong người như sôi lên, Đảng thúc giục thuộc hạ của mình.
Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà bị bề tôi của Đảng vả cho lia lịa và liên hồi đến nỗi tay chân của Đảng rã rời, vã hết cả mồ hôi.
Ấy thế, xem chừng bác phát ngôn viên của nhà thờ Thái Hà vẫn chưa bị vỡ mồm, vẫn chưa bị đổ máu.
“Các chú vả kiểu gì mà hắn vẫn “hả hê” như thế?!” – Đảng gay gắt phê bình, trách móc bề tôi của mình.
“Được rồi, Đảng cứ an tâm và tin tưởng ở chúng em. Chúng em nghỉ lấy sức mấy ngày, rồi dùng hết công lực và chỉ cần vả một phát thôi là hắn sẽ vỡ mồm” - Các bầy tôi khua tay múa chân trấn an Đảng.
Chưa biết phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà có bị vỡ mồm hay không? Hồi sau sẽ rõ. Chưa biết các thành phần ưu tú trong nhân dân cũng có bị Đảng vả vỡ mồm hay không? Và Đảng vả bằng cách nào? Hồi sau sẽ rõ.
Bauxite: Thế giằng co, đối đầu giữa Đảng và nhân dân (phần III)
Qua vụ việc bauxite, Đảng vừa mệt mỏi vừa ngồi than vãn, đay nghiến các tôi trung và cũng là đay nghiến chính mình: “Ngay kể cả những kẻ bấy lâu nay tỏ ra trung thành với mình và mình cũng ban cho nhiều đặc ân và bổng lộc, vậy mà bây giờ chúng lại hùa với nhân dân đập mình vỡ mày vỡ mặt ra thế này thì có thật là vô phúc và khốn nạn cho cái thân mình không cơ chứ!”
Thấy Đảng khóc đứng khóc ngồi về cái dự án bauxite, mấy trung thần bấm bụng không dám cười nhưng khẽ khàng bảo nhau: “Con giun xéo mãi cũng oằn! Đi đêm thì có ngày gặp ma! Oan gì nữa mà ngồi đấy mà khóc, mà than thân trách phận: quả báo cả đấy!”
Mấy trung thần khác được nuôi ở tận trong ruột của Đảng thì thì thào với nhau: “Nước mắt cá sấu đấy! Nhân dân liệu hồn”.
Sở dĩ Đảng than van khóc lóc, trách móc bầy tôi là vì mỗi cái chuyện nhỏ Đảng ra lệnh phải vả vỡ mồm cái anh phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà ra, vậy mà thuộc hạ chẳng làm nên cơm cháo gì cả! Đã vậy các đồng chí lại còn làm lòi cái đuôi chuột của Đảng ra cho bàn dân thiên hạ nó thấy.
“Âu cũng là lỗi của Đảng cả, chứ tụi mình cũng đã hết nhời khuyến cáo Đảng rồi, chứ có phải là không đâu!” – Mấy tôi trung được Đảng giao phó chuyên lo chuyện theo dõi nhà thờ Thái Hà xì xào với nhau – “Đã nói rồi mà Đảng cóc chịu nghe là dân nhà thờ Thái Hà nó sẽ cung cấp cho nhân dân toàn những thứ củi thứ thiệt, củi chắc cả đấy, chứ không phải là củi tre, củi rào cháy vèo một phát là hết đâu.”
“ Ừ, không chừng hơn 4000 tấn củi dân nhà thờ Thái Hà cung cấp cho nhân dân sẽ thiếu cháy mất cái dự án bauxite của Đảng ta thật đấy các ông ạ!” – Một trong những đồng chí trong nhóm hoang mang, lo lắng.
“Chắc chẳng đến nỗi thế đâu, bố già ơi!” – Một đồng chí trẻ hơn trấn an đồng nghiệp.
“Không dám đâu, ông cố nội tôi ạ, lửa nhà thờ Thái Hà nó cung cấp đang được phân phát khắp nơi trong nhân dân rồi đấy ạ! Coi chưng dự án cháy thành than chứ bỡn à! Nồi cơm mà bể thì tụi mình chỉ có mà ăn bốc, thậm chí chết đói cả lũ không chừng!” – Một anh khác nhận định.
Tình hình các bác chuyên theo dõi nhà thờ Thái Hà nhận định không sai, nhưng các bác chưa thể hiểu hết thâm ý của Đảng ta. Đảng ta từ trước tới nay vẫn là sáng suốt, vẫn là … đỉnh cao trí tuệ, chứ không phải của vừa. Chưa muốn vả vỡ mồm cái anh phát ngôn viên nhà thờ Thái Hà, chưa muốn cắt đứt một trong những nguồn cung cấp củi lửa cho nhân dân thiêu rụi dự án bauxite của Đảng là Đảng có lý do của Đảng, các bác tép riu cấp dưới biết gì mà nhận định, mà lo sợ thay cho Đảng.
Các bác đâu biết rằng Đảng đang phân định ngay cả chính các bác trong chuyện Thái Hà để xem bác nào thực sự trung thành với Đảng và bác nào ngả về phía nhân dân. Các bác đâu biết rằng cái chiến dịch vả vỡ mồm anh phát ngôn viên nhà thờ Thái Hà vừa rồi chỉ là chiến dịch tập dượt để tiến tới một chiến dịch lớn lao xứng với tầm vóc đỉnh cao trí tuệ mà Đảng từ trước tới nay vẫn được mệnh danh kia. Các bác đâu biết rằng một ngày gần đây, Đảng sẽ đánh vỡ miệng những anh lớn lao gấp bội hơn cái anh phát ngôn viên nhà thờ Thái Hà, chứ cái anh phát ngôn viên Nguyễn Văn Khải nhà thờ Thái Hà là cái đinh rỉ gì mà Đảng phải dồn hết công lực để vả anh ta vỡ mồm vỡ miệng.
Chưa biết ai là những anh phát ngôn viên lớn lao của nhân dân mà Đảng muốn đánh cho vỡ miệng? Hồi sau sẽ rõ. Chưa biết những lực lượng nào mà Đảng sẽ tổng động viên để thực hiện đại chiến dịch “vả vỡ miệng” sắp tới? Hồi sau sẽ rõ.
Phải xé tan cờ đỏ sao vàng
Người chiến binh vệ quốc
17:31 04/05/2009
Tôi Đã Biết
Không riêng gì các bạn, đã có những người trước các bạn hai, ba thế hệ, họ từng là những đảng viên kỳ cựu, sát cánh với Đảng ngay từ những ngày đầu chống Pháp, cũng đã đi tìm sự thật; và sau sáu mươi năm tìm kiếm, họ đã tìm ra được câu trả lời. Mời các bạn cùng thử xem những người chiến binh vệ quốc của ngày Cách Mạng mùa Thu ấy đã biết được những gì và nghĩ gì:
Đã nhiều lần
Tôi đứng nghiêm trong đoàn quân
Chào lá cờ đỏ vàng sao,
Mà ngỡ lá cờ đào
của thời Quang Trung Nguyễn Huệ.
Tai thoáng nghe lời Bác:
“Màu đỏ chính chuyên vô sản
Là màu quyết tử của toàn dân;
Và sao vàng là Đảng
đại biểu Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh.
Đảng sẽ vì dân
đấu tranh cho Độc Lập, Hòa Bình,
Hạnh phúc, Tự Do dân tộc.”
Và thế hệ chúng tôi
đã bao người ngã gục,
xác thân phủ lá cờ Đào
mà lòng còn vương mơ ước:
một ngày nào trong cả nước
ngập tràn cờ đỏ vàng sao.
Tôi đứng trước đoàn quân
Nhìn cờ đỏ vàng sao
Mà lòng thầm tự hỏi:
Đã hơn ba mươi năm
Bắc Nam thôi chinh chiến
Sáu mươi năm thanh bình
nước nhà còn đói khổ
còn cơ cực điêu linh.
Vẫn tra tấn dã man,
vẫn đàn áp, tội tình
của lũ giám công Đại Hàn, Taiwan,
lũ ngoại quốc khinh người, ngạo mạn,
đang cưỡi cổ, đè đầu
dân bản xứ làm thuê.
Bọn chúng “chung tiền” nên được Đảng bao che.
Những người bị cướp đất, cướp công
Nếu có biểu tình, phản kháng,
kiện tụng nhiêu khê,
thì kẻ đánh đập lần này
chính là Đảng.
Khoảng cách
giữa Đảng và dân
càng ngày càng rộng
Giữa đày dãy bất công
Bao kẻ sống vỉa hè,
Thất học, không nghề,
Đám trẻ nhỏ bê tha,
đứng lề đường,
chờ bán trôn nuôi miệng.
trong khi Đảng còn khệnh khạng,
vờ lơ láo;
vẫn lụa là, xe, pháo, mã
phủ phê.
Trước hiểm họa Bắc Xâm
mỗi lúc một gần kề,
chúng đã cướp đất hai lần,
đoạt Trường Sa, và đang lấn biển
cả nước xôn xao trước cơn quốc biến
Đảng vẫn thản nhiên
như không phải chuyện nước mình;
còn sai công an bắt bớ
đàn áp, giải tán những đám biểu tình…
Hình như Đảng
đang trên đà hủ hoá…
Tôi thật lấy làm lạ.
Tôi đã nhận ra
bộ mặt thật của Đảng
và thâm ý của hai lão Hồ, Mao,
khi xem bản đồ thế giới
với hai lá cờ Hoa -Việt để sát vào nhau,
Trên trục Bắc- Nam của qủa địa cầu.
Trong nền cờ cùng đỏ như máu
Sáu vì sao vàng cùng năm cánh như nhau.
ở trên cao; bốn tiểu hung tinh
Hồi, Mông, Mãn, Tạng
Cam phận chư hầu
Cùng chầu dưới chân một đại hung tinh:
Đại Hán gian phương bắc.
Chỉ trong khoảnh khắc
Tôi biết ngay
Ngôi sao vàng bệnh hoạn Nam Phương
sẽ phải hướng về đâu!
Khi ở trong cùng bầu trời đỏ máu
giống như nhau.
Lá hồng kỳ “ngũ tộc triều Thiên”
Gói tròn giấc mơ hoang tưởng
của bắc phương “Hán tộc bá quyền”
chuyên rình “Hán hóa” đám “man di”
đám Việt, Hồi, Mông, Mãn, Tạng
nhận chìm trong máu lửa tóc tang.
Lá cờ đỏ sao vàng của Đảng
chỉ là mụn giẻ lá cờ Hoa
Mà Hồ, Mao, mưu mô phác họa
giả cờ Đào dối gạt dân ta.
Lá cờ đỏ ma giáo
tạm dấu bớt năm sao
chỉ chừa lại một sao
Bác chế ra cờ sạo
Đảng đem về gò, cạo,
Tô, vẽ rắn thêm chân.
Để gạt đám dân đen
lường trí, phú, địa, hào
mưu Cáo gian thập thành
lọc lừa bao thế hệ:
Giữa quốc biến, nguy nan
người người mơ Nguyễn Huệ
Mê áo vải cờ Đào
Mà tin lầm “thằng khùng xứ Nghệ”
tin lầm vào đảng “cờ đỏ vàng sao”
- Đảng của lũ Việt gian
mưu toan bán nước cho Tàu.
Đảng Cộng Sản Việt Nam:
đám tham ô, vô loại
chuyên hút máu đồng bào,
đám tay sai của
Bắc Kinh bạo tàn, xâm lược.
Chúng vâng lệnh Thiên Triều
Phá tan hoang đất nước
hòng dâng đất Việt cho Tầu.
Chúng ló đuôi phò Bắc Kinh
tiếp nối mộng Hồ, Mao,
mưu chiếm nốt Thái, Miến, Miên, Lào,
chờ đợi thời cơ
Vô sản hóa toàn cầu;
Hay ít ra là Châu Á.
Cờ đỏ sao vàng chỉ là đại họa,
là nhãn hiệu chư hầu
xin nội thuộc nòi Hoa.
Chỉ vì nó mà
người Việt thịt nấu nồi da,
suốt sáu mươi năm qua
chửi rủa,
chém giết lẫn nhau
không tiếc thương
cũng chỉ vì cờ Vàng, cờ Đỏ.
Đã đến lúc chúng ta
cần phải nhìn cho rõ
lá cờ đỏ sao vàng
là cờ của chúng nó;
nào phải của dân ta.
sáu mươi năm Đảng trị
sáu mươi năm xót xa
sáu mươi năm máu Việt
tưới thắm mảnh cờ Hoa!
Tôi nhìn
cờ đỏ vàng sao
Ở bên này bản Giốc,
bên kia là cố quốc
cũng phất phơ cờ đỏ vàng sao
và
tôi biết
một ngày nào
cờ đỏ vàng sao
của bọn Bắc- Bộ –phủ
cũng sẽ quay về hội tụ
với lá cờ đỏ lắm sao vàng
của Hán tộc, nòi Hoa.
Ngày đó không xa;
Khi đất Việt ngập tràn
Cờ đỏ vàng sao… Hoa lục
Cũng là lúc
Toàn dân Việt lọt vào trong hỏa ngục
Cùng: Mông, Hồi, Mãn, Tạng
sống đời ô nhục
Dưới gót giầy đô hộ của Hán tộc ngoại xâm.
- Trong thiên niên kỷ hai ngàn năm
Ta lùi về thời Bắc thuộc một ngàn năm???
Tôi chẳng còn nghe
những rung động hôm nào
của ngày mùa thu cách mạng
khi đứng trước lá cờ đỏ vàng sao;
chỉ nghe như
bao hồn tử sĩ thét gào:
phải dẹp tan Cộng Đảng
rửa hờn cho giòng máu đỏ da vàng.
lời sông núi cũng vang vang:
phải xé tan cờ đỏ sao vàng,
cho đất Việt có ngày tươi sáng.
Tôi, người chiến binh vệ quốc
sáu mươi năm trót tin vào Đảng
bàng hoàng trước những dối gian
của Bác và Đảng Cộng Sản
đang làm nước mất nhà tan.
Tôi không phải nhà văn
Không mộng làm thi sĩ
Nhưng huyết quản tim gan
Sục sôi giòng chính khí
Chẳng còn súng, còn gươm
để giết loài vô sỉ
tôi dùng chữ thay tên
bắn thẳng lũ lưu manh
đang bán đứng quê hương
đang dày xéo dân lành
cho thế giới biết tin
cho Đảng xanh máu mặt
cho đám trẻ hậu sinh
nhận chân ra Đảng giặc
cho Hán tộc Bắc kinh
ngừng chơi trò đạo tặc
cho người Việt ngủ vùi
phải nhớ lại họa Bắc xâm
phải ngước mặt lên cao
xây lại mộng Quang Trung
cho con cháu dân Nam
tránh khỏi nạn xiềng gông
cho TỰ -DO
phải được chảy xuôi dòng
trên đất Việt.
Phải xé tan cờ đỏ sao vàng
Không riêng gì các bạn, đã có những người trước các bạn hai, ba thế hệ, họ từng là những đảng viên kỳ cựu, sát cánh với Đảng ngay từ những ngày đầu chống Pháp, cũng đã đi tìm sự thật; và sau sáu mươi năm tìm kiếm, họ đã tìm ra được câu trả lời. Mời các bạn cùng thử xem những người chiến binh vệ quốc của ngày Cách Mạng mùa Thu ấy đã biết được những gì và nghĩ gì:
Đã nhiều lần
Tôi đứng nghiêm trong đoàn quân
Chào lá cờ đỏ vàng sao,
Mà ngỡ lá cờ đào
của thời Quang Trung Nguyễn Huệ.
Tai thoáng nghe lời Bác:
“Màu đỏ chính chuyên vô sản
Là màu quyết tử của toàn dân;
Và sao vàng là Đảng
đại biểu Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh.
Đảng sẽ vì dân
đấu tranh cho Độc Lập, Hòa Bình,
Hạnh phúc, Tự Do dân tộc.”
Và thế hệ chúng tôi
đã bao người ngã gục,
xác thân phủ lá cờ Đào
mà lòng còn vương mơ ước:
một ngày nào trong cả nước
ngập tràn cờ đỏ vàng sao.
Tôi đứng trước đoàn quân
Nhìn cờ đỏ vàng sao
Mà lòng thầm tự hỏi:
Đã hơn ba mươi năm
Bắc Nam thôi chinh chiến
Sáu mươi năm thanh bình
nước nhà còn đói khổ
còn cơ cực điêu linh.
Vẫn tra tấn dã man,
vẫn đàn áp, tội tình
của lũ giám công Đại Hàn, Taiwan,
lũ ngoại quốc khinh người, ngạo mạn,
đang cưỡi cổ, đè đầu
dân bản xứ làm thuê.
Bọn chúng “chung tiền” nên được Đảng bao che.
Những người bị cướp đất, cướp công
Nếu có biểu tình, phản kháng,
kiện tụng nhiêu khê,
thì kẻ đánh đập lần này
chính là Đảng.
Khoảng cách
giữa Đảng và dân
càng ngày càng rộng
Giữa đày dãy bất công
Bao kẻ sống vỉa hè,
Thất học, không nghề,
Đám trẻ nhỏ bê tha,
đứng lề đường,
chờ bán trôn nuôi miệng.
trong khi Đảng còn khệnh khạng,
vờ lơ láo;
vẫn lụa là, xe, pháo, mã
phủ phê.
Trước hiểm họa Bắc Xâm
mỗi lúc một gần kề,
chúng đã cướp đất hai lần,
đoạt Trường Sa, và đang lấn biển
cả nước xôn xao trước cơn quốc biến
Đảng vẫn thản nhiên
như không phải chuyện nước mình;
còn sai công an bắt bớ
đàn áp, giải tán những đám biểu tình…
Hình như Đảng
đang trên đà hủ hoá…
Tôi thật lấy làm lạ.
Tôi đã nhận ra
bộ mặt thật của Đảng
và thâm ý của hai lão Hồ, Mao,
khi xem bản đồ thế giới
với hai lá cờ Hoa -Việt để sát vào nhau,
Trên trục Bắc- Nam của qủa địa cầu.
Trong nền cờ cùng đỏ như máu
Sáu vì sao vàng cùng năm cánh như nhau.
ở trên cao; bốn tiểu hung tinh
Hồi, Mông, Mãn, Tạng
Cam phận chư hầu
Cùng chầu dưới chân một đại hung tinh:
Đại Hán gian phương bắc.
Chỉ trong khoảnh khắc
Tôi biết ngay
Ngôi sao vàng bệnh hoạn Nam Phương
sẽ phải hướng về đâu!
Khi ở trong cùng bầu trời đỏ máu
giống như nhau.
Lá hồng kỳ “ngũ tộc triều Thiên”
Gói tròn giấc mơ hoang tưởng
của bắc phương “Hán tộc bá quyền”
chuyên rình “Hán hóa” đám “man di”
đám Việt, Hồi, Mông, Mãn, Tạng
nhận chìm trong máu lửa tóc tang.
Lá cờ đỏ sao vàng của Đảng
chỉ là mụn giẻ lá cờ Hoa
Mà Hồ, Mao, mưu mô phác họa
giả cờ Đào dối gạt dân ta.
Lá cờ đỏ ma giáo
tạm dấu bớt năm sao
chỉ chừa lại một sao
Bác chế ra cờ sạo
Đảng đem về gò, cạo,
Tô, vẽ rắn thêm chân.
Để gạt đám dân đen
lường trí, phú, địa, hào
mưu Cáo gian thập thành
lọc lừa bao thế hệ:
Giữa quốc biến, nguy nan
người người mơ Nguyễn Huệ
Mê áo vải cờ Đào
Mà tin lầm “thằng khùng xứ Nghệ”
tin lầm vào đảng “cờ đỏ vàng sao”
- Đảng của lũ Việt gian
mưu toan bán nước cho Tàu.
Đảng Cộng Sản Việt Nam:
đám tham ô, vô loại
chuyên hút máu đồng bào,
đám tay sai của
Bắc Kinh bạo tàn, xâm lược.
Chúng vâng lệnh Thiên Triều
Phá tan hoang đất nước
hòng dâng đất Việt cho Tầu.
Chúng ló đuôi phò Bắc Kinh
tiếp nối mộng Hồ, Mao,
mưu chiếm nốt Thái, Miến, Miên, Lào,
chờ đợi thời cơ
Vô sản hóa toàn cầu;
Hay ít ra là Châu Á.
Cờ đỏ sao vàng chỉ là đại họa,
là nhãn hiệu chư hầu
xin nội thuộc nòi Hoa.
Chỉ vì nó mà
người Việt thịt nấu nồi da,
suốt sáu mươi năm qua
chửi rủa,
chém giết lẫn nhau
không tiếc thương
cũng chỉ vì cờ Vàng, cờ Đỏ.
Đã đến lúc chúng ta
cần phải nhìn cho rõ
lá cờ đỏ sao vàng
là cờ của chúng nó;
nào phải của dân ta.
sáu mươi năm Đảng trị
sáu mươi năm xót xa
sáu mươi năm máu Việt
tưới thắm mảnh cờ Hoa!
Tôi nhìn
cờ đỏ vàng sao
Ở bên này bản Giốc,
bên kia là cố quốc
cũng phất phơ cờ đỏ vàng sao
và
tôi biết
một ngày nào
cờ đỏ vàng sao
của bọn Bắc- Bộ –phủ
cũng sẽ quay về hội tụ
với lá cờ đỏ lắm sao vàng
của Hán tộc, nòi Hoa.
Ngày đó không xa;
Khi đất Việt ngập tràn
Cờ đỏ vàng sao… Hoa lục
Cũng là lúc
Toàn dân Việt lọt vào trong hỏa ngục
Cùng: Mông, Hồi, Mãn, Tạng
sống đời ô nhục
Dưới gót giầy đô hộ của Hán tộc ngoại xâm.
- Trong thiên niên kỷ hai ngàn năm
Ta lùi về thời Bắc thuộc một ngàn năm???
Tôi chẳng còn nghe
những rung động hôm nào
của ngày mùa thu cách mạng
khi đứng trước lá cờ đỏ vàng sao;
chỉ nghe như
bao hồn tử sĩ thét gào:
phải dẹp tan Cộng Đảng
rửa hờn cho giòng máu đỏ da vàng.
lời sông núi cũng vang vang:
phải xé tan cờ đỏ sao vàng,
cho đất Việt có ngày tươi sáng.
Tôi, người chiến binh vệ quốc
sáu mươi năm trót tin vào Đảng
bàng hoàng trước những dối gian
của Bác và Đảng Cộng Sản
đang làm nước mất nhà tan.
Tôi không phải nhà văn
Không mộng làm thi sĩ
Nhưng huyết quản tim gan
Sục sôi giòng chính khí
Chẳng còn súng, còn gươm
để giết loài vô sỉ
tôi dùng chữ thay tên
bắn thẳng lũ lưu manh
đang bán đứng quê hương
đang dày xéo dân lành
cho thế giới biết tin
cho Đảng xanh máu mặt
cho đám trẻ hậu sinh
nhận chân ra Đảng giặc
cho Hán tộc Bắc kinh
ngừng chơi trò đạo tặc
cho người Việt ngủ vùi
phải nhớ lại họa Bắc xâm
phải ngước mặt lên cao
xây lại mộng Quang Trung
cho con cháu dân Nam
tránh khỏi nạn xiềng gông
cho TỰ -DO
phải được chảy xuôi dòng
trên đất Việt.
Bức màn bauxite, âm mưu Tây nguyên !!!
Tự do ngôn luận
17:48 04/05/2009
Bức màn bauxite, âm mưu Tây nguyên !!!
Khi thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vào ngày 01-11-2007, ký quyết định số 167 cho phép các nhà thầu Trung Quốc khai thác quặng bauxite và sản xuất nhôm tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông), trong một dự án kéo dài từ 2007 đến 2015, nhiều nhân vật trong bộ máy cai trị của CSVN đã hết sức thắc mắc. Thắc mắc vì lẽ họ nghe biết ông ta trước đó không ủng hộ chuyện này. Ý tưởng của dự án có từ thời người tiền nhiệm Phan Văn Khải, nhưng Phan Văn Khải cũng đã chẳng thúc đẩy cho nó thực hiện. Cả hai vẫn nhớ lời cảnh báo của Khối COMECON (Khối Tương trợ kinh tế giữa các nước CS) vào thập niên 1980. Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, Khối này đã khuyến nghị nhà cầm quyền CSVN chớ nên khai thác bauxite trên Tây Nguyên do những tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được, chẳng những đối với cư dân địa phương mà còn với cả cư dân vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Thành ra khi ấy, CSVN đã quyết định không khai thác thứ quặng bẩn này, trái lại gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...) trên Tây Nguyên.
Vậy mà đùng một cái, Nguyễn Tấn Dũng đã xoay một góc 180 độ, khiến cho nhiều người ưu tư về đất nước đã nhảy vào cuộc để nghiên cứu cặn kẽ vấn đề. Gần một năm sau, qua báo cáo của tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn “Những sai lầm chiến lược và những rủi ro hiện hữu trong việc phát triển các dự án bauxite trên Tây Nguyên của Việt Nam”, qua tham luận của nhà văn kiêm nhà văn hóa Nguyên Ngọc và nhiều tham luận khác tại hội thảo Gia Nghĩa - Đắc Nông ngày 22 và 23-10-2008, rồi qua Kiến nghị ngày 05-11-2008 của một số khoa học gia và nghiên cứu gia gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN đề nghị tạm dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, người ta thấy rõ công luận đã lên tiếng cảnh báo về những hiểm họa có thể xảy đến cho vùng Tây Nguyên và cho cả nước. Thế nhưng, bất chấp những tiếng nói có uy tín trong lãnh vực khoa học, môi trường, văn hóa, xã hội… bất chấp tiếng nói đòi quyền sống của nhân dân, đặc biệt các Dân tộc thiểu số bản địa, trong cuộc họp báo đầu năm nay vào ngày 04-02-2009, thủ tướng CSVN vẫn tuyên bố rằng việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”! Ông ta còn hứa hẹn rằng “chính phủ sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về các phương án khai thác nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái…”. Thế rồi, các công việc nghiên cứu đề xuất của các cơ quan chức năng đã nhanh chóng được hoàn thành một cách sơ sài với đa số ý kiến đồng thuận. Chính phủ trình ngay dự án lên cho Bộ chính trị và nó được biểu quyết thông qua với đa số tuyệt đối. Ủy ban Thường vụ Quốc hội CS cũng cho ý kiến ủng hộ mà chẳng thông qua Quốc hội chút nào. Rồi những tay chân trong bộ máy cai trị lại phụ họa theo: Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường đã trả lời khi bị chất vấn: “Trước đây ta nhìn nhận tài nguyên bauxite không như hiện nay, ít quan tâm từ khai thác đến nhập khẩu. Gần đây do bauxite có giá trị cao nên các nước, nhất là doanh nghiệp trong nước mới quan tâm như vậy”. Lãnh đạo tỉnh Đắc Nông thì cho rằng nguy cơ môi trường trong các dự án bauxite là có thật nhưng không lớn lắm. Đổi lại, bauxite sẽ đem đến tăng trưởng kinh tế và việc làm cho người dân địa phương: "Mình không làm thì bauxite vẫn chỉ là đất thôi". Những kẻ hỗ trợ kế hoạch khai thác quặng này còn cho rằng nó sẽ giúp phát triển kinh tế trong khu vực và công tác khai thác sẽ sử dụng kỹ thuật hiện đại để giảm thiểu tối đa những hậu quả đối với môi sinh !?!
Thế nhưng tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng, thuộc Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam (TKV) vốn là chủ đầu tư, đã cùng với Tiến sĩ Nguyễn Đông Hải và nhà văn Nguyên Ngọc, đã chứng minh qua bài viết “10 lý do đề nghị tạm dừng dự án bauxite Tây Nguyên” ngày 13-01-2009 rằng:
(1) việc triển khai các dự án bauxite là không cần thiết,
(2) không làm tăng ngân sách địa phương,
(3) không hề có hiệu quả kinh tế,
(4) phải đầu tư xây dựng một hệ thống đường sắt và cảng biển lãng phí,
(5) không an toàn về môi sinh,
(6) không phù hợp với năng lực của Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam,
(7) không đảm bảo sinh kế cho các đồng bào dân tộc thiểu số bản địa,
(8) không phát triển bền vững Tây Nguyên,
(9) không mang tính công khai minh bạch,
(10) không tuân thủ Luật khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường.
Tóm lại là việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chẳng có lời mà chỉ có lỗ, lỗ lớn về mặt kinh tế, môi sinh, văn hóa, xã hội, chính trị cho toàn vùng và toàn nước.
Thế nhưng, qui hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên mới được nhà cầm quyền CSVN phê duyệt, luận chứng kinh tế kỹ thuật vẫn đang soạn thảo, các nhà khoa học còn đang tranh luận nên hay không nên khai thác bauxite ở đó, vậy mà công dân Trung Quốc, người cầm bản đồ, người mang cưa máy, người cuốc, người xẻng đã sục sạo ở Tây Nguyên... “Chủ trương lớn của đảng và nhà nước” mà “Quốc hội của dân” chưa được phép bàn định thì Hoa dân đã xắn tay áo thực hiện nó rồi! Thư của tướng CS Võ Nguyên Giáp ngày 05-01-2009 đã báo động: “Trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đến Tây Nguyên để bắt tay vào việc khai thác bauxite. Mỗi công trường bauxite sẽ có tới hàng ngàn công nhân như vậy”. Và nay thì họ đã đặt tổng hành dinh điều hành khai thác bauxite ở Lâm Đồng. Cả một vùng trên 100 mẫu đã được san bằng nằm giữa 3 khu vực: Thị trấn Lộc Thắng - xã Lộc Phú và xã B’Lá. Hai xã này đều thuộc huyện Bảo Lâm. 500 người Trung Quốc gồm chuyên gia và công nhân đang phục vụ mỏ và họ cho biết khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ có hơn 6000 con cháu Đại Hán làm việc tại đây. Các chuyên gia Trung Quốc cư trú ngoài thị trấn Lộc Thắng, trong khu cao cấp biệt lập nằm bên một hồ nước thơ mộng. Họ đi lại bằng xe biển số xanh 49B do tỉnh Lâm Đồng cung cấp. Còn công nhân Trung Quốc thì sống trong những khu nhà tập thể mà người Việt chẳng được phép vào. Họ làm gì trong đó thì chỉ có trời biết!
Sự xuất hiện ồ ạt của người Trung Quốc tại một nơi từng được các nhà địa lý, chính trị và chiến lược mệnh danh “nóc nhà Đông dương” là một điều hết sức đáng lo ngại, nhất là khi người ta nhớ lại rằng Thống chế Pháp de Lattre de Tassigny (cao ủy và tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông dương 1950-1952) từng nói về nó như sau: “Ai làm chủ được vùng cao nguyên Trung Phần (tức Tây Nguyên) và Hạ Lào thì sẽ làm chủ được chiến trường Đông Dương”. Chính nhờ khống chế được Tây Nguyên dễ dàng vào đầu năm 1975 mà chiến dịch mùa xuân của CSVN sau đó đã kết thúc nhanh chóng vào cuối tháng Tư đen năm ấy.
Sơn Hà nguy biến - Babui
Thành thử chẳng lạ gì mà thiếu tướng hồi hưu CS Nguyễn trọng Vĩnh, cựu đại sứ tại Bắc Kinh (1974 -1989), trong thư gởi bộ Chính Trị khoảng tháng 02-2009, sau khi nhắc lại những tai hại về môi trường, văn hóa, xã hội không những cho đồng bào dân tộc người Thượng, mà còn cho cư dân Nam Bộ sống dọc hai bờ sông Đồng Nai, đã nghiêm trọng cảnh báo: “Điều đáng lo hơn cả là an ninh quốc gia. Chúng ta đều biết Trung Quốc đã xây dựng căn cứ hải quân hùng mạnh ở Tam Á đảo Hải Nam… không phải để chống kẻ thù xâm lược nào, mà là để đe dọa Việt Nam và sẵn sàng chờ thời cơ thôn tính nốt Trường Sa của chúng ta, sau khi đã nhanh tay chiếm Hoàng Sa từ tay Chính quyền Sài Gòn. Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển, (TQ) có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta (TQ) có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ, thì độc lập chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào?!”. Ngoài viên tướng này, còn nhiều sĩ quan trong Quân đội nhân dân còn lòng yêu nước cũng hết sức băn khoăn, hãi sợ.
Rõ ràng vấn đề khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên hiện nay chỉ là “diện”, là cái cớ bên ngoài, còn việc Trung Cộng chiếm hữu vùng đất đó làm căn cứ để thanh toán Việt Nam trong tương lai gần là “điểm”, là thực chất bên trong. Các nhà nghiên cứu chiến lược Trung Cộng cũng từng nói đến điều đó. Trôi nổi trên các trang mạng Trung Quốc đã có người viết: việc dập gẫy xương sống Việt Nam có thể dễ dàng chia cắt và thôn tính Việt Nam, mà làm chủ được Tây Nguyên chính là thực hiện được điều đó. Kinh nghiệm đau thương của VNCH đã chứng minh như vậy.
Vậy là ta có thể nói như blogger Người Buôn Gió trong một bài viết hôm 11-03: “Cuối cùng người Trung Quốc thông qua Tây Nguyên đã rửa sạch những món nợ tích lũy qua bao nhiêu thế kỷ từ Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Muôn vàn những trận đánh oai hùng của quân dân Việt Nam từ xưa đến nay đều bị lu mờ bởi một trận đánh cực lớn trên Tây Nguyên mà người Trung Quốc dùng bauxite làm chủ công. Chiến thắng này của người Trung Quốc trên đất Việt là một chiến thắng vĩ đại để rửa hờn cho bao thế hệ đi trước của họ đã bị thất bại ở Việt Nam. Bởi vì đám con cháu của Mã Viện ngày nay ngồi ở Bắc Kinh muốn dứt điểm cái dân tộc suốt mấy nghìn năm ngo ngoe chống đối Thiên triều… Trung ương Bắc Kinh thấy thời cơ để rửa các món nhục đã chín muồi. Khi phần đông lãnh đạo Việt Nam đã không còn nghĩ đến lợi ích dân tộc, đất nước, lúc mà chủ nghĩa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đang phổ biến thành tư tưởng hàng đầu ưa thích ở Việt Nam, thì chỉ cần chút mồi, hứa hẹn cuộc sống sau này cho vài cá nhân và gia đình họ là người Trung Quốc dễ dàng thực hiện mọi kế sách như đã định”.
Chủng tộc Hán ở Tây Nguyên - Babui
Hỡi dân tộc Việt Nam, đứng trước bọn ngoại xâm Tàu cộng hung hãn và bọn nội gián Việt cộng đê hèn này, chúng ta còn đợi gì mà không đứng lên quét sạch chúng??
(Nguồn: Tự do Ngôn luận số 71, ngày 15-03-2009)
Khi thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vào ngày 01-11-2007, ký quyết định số 167 cho phép các nhà thầu Trung Quốc khai thác quặng bauxite và sản xuất nhôm tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông), trong một dự án kéo dài từ 2007 đến 2015, nhiều nhân vật trong bộ máy cai trị của CSVN đã hết sức thắc mắc. Thắc mắc vì lẽ họ nghe biết ông ta trước đó không ủng hộ chuyện này. Ý tưởng của dự án có từ thời người tiền nhiệm Phan Văn Khải, nhưng Phan Văn Khải cũng đã chẳng thúc đẩy cho nó thực hiện. Cả hai vẫn nhớ lời cảnh báo của Khối COMECON (Khối Tương trợ kinh tế giữa các nước CS) vào thập niên 1980. Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, Khối này đã khuyến nghị nhà cầm quyền CSVN chớ nên khai thác bauxite trên Tây Nguyên do những tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được, chẳng những đối với cư dân địa phương mà còn với cả cư dân vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Thành ra khi ấy, CSVN đã quyết định không khai thác thứ quặng bẩn này, trái lại gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...) trên Tây Nguyên.
Vậy mà đùng một cái, Nguyễn Tấn Dũng đã xoay một góc 180 độ, khiến cho nhiều người ưu tư về đất nước đã nhảy vào cuộc để nghiên cứu cặn kẽ vấn đề. Gần một năm sau, qua báo cáo của tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn “Những sai lầm chiến lược và những rủi ro hiện hữu trong việc phát triển các dự án bauxite trên Tây Nguyên của Việt Nam”, qua tham luận của nhà văn kiêm nhà văn hóa Nguyên Ngọc và nhiều tham luận khác tại hội thảo Gia Nghĩa - Đắc Nông ngày 22 và 23-10-2008, rồi qua Kiến nghị ngày 05-11-2008 của một số khoa học gia và nghiên cứu gia gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN đề nghị tạm dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, người ta thấy rõ công luận đã lên tiếng cảnh báo về những hiểm họa có thể xảy đến cho vùng Tây Nguyên và cho cả nước. Thế nhưng, bất chấp những tiếng nói có uy tín trong lãnh vực khoa học, môi trường, văn hóa, xã hội… bất chấp tiếng nói đòi quyền sống của nhân dân, đặc biệt các Dân tộc thiểu số bản địa, trong cuộc họp báo đầu năm nay vào ngày 04-02-2009, thủ tướng CSVN vẫn tuyên bố rằng việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”! Ông ta còn hứa hẹn rằng “chính phủ sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về các phương án khai thác nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái…”. Thế rồi, các công việc nghiên cứu đề xuất của các cơ quan chức năng đã nhanh chóng được hoàn thành một cách sơ sài với đa số ý kiến đồng thuận. Chính phủ trình ngay dự án lên cho Bộ chính trị và nó được biểu quyết thông qua với đa số tuyệt đối. Ủy ban Thường vụ Quốc hội CS cũng cho ý kiến ủng hộ mà chẳng thông qua Quốc hội chút nào. Rồi những tay chân trong bộ máy cai trị lại phụ họa theo: Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường đã trả lời khi bị chất vấn: “Trước đây ta nhìn nhận tài nguyên bauxite không như hiện nay, ít quan tâm từ khai thác đến nhập khẩu. Gần đây do bauxite có giá trị cao nên các nước, nhất là doanh nghiệp trong nước mới quan tâm như vậy”. Lãnh đạo tỉnh Đắc Nông thì cho rằng nguy cơ môi trường trong các dự án bauxite là có thật nhưng không lớn lắm. Đổi lại, bauxite sẽ đem đến tăng trưởng kinh tế và việc làm cho người dân địa phương: "Mình không làm thì bauxite vẫn chỉ là đất thôi". Những kẻ hỗ trợ kế hoạch khai thác quặng này còn cho rằng nó sẽ giúp phát triển kinh tế trong khu vực và công tác khai thác sẽ sử dụng kỹ thuật hiện đại để giảm thiểu tối đa những hậu quả đối với môi sinh !?!
Thế nhưng tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng, thuộc Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam (TKV) vốn là chủ đầu tư, đã cùng với Tiến sĩ Nguyễn Đông Hải và nhà văn Nguyên Ngọc, đã chứng minh qua bài viết “10 lý do đề nghị tạm dừng dự án bauxite Tây Nguyên” ngày 13-01-2009 rằng:
(1) việc triển khai các dự án bauxite là không cần thiết,
(2) không làm tăng ngân sách địa phương,
(3) không hề có hiệu quả kinh tế,
(4) phải đầu tư xây dựng một hệ thống đường sắt và cảng biển lãng phí,
(5) không an toàn về môi sinh,
(6) không phù hợp với năng lực của Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam,
(7) không đảm bảo sinh kế cho các đồng bào dân tộc thiểu số bản địa,
(8) không phát triển bền vững Tây Nguyên,
(9) không mang tính công khai minh bạch,
(10) không tuân thủ Luật khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường.
Tóm lại là việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chẳng có lời mà chỉ có lỗ, lỗ lớn về mặt kinh tế, môi sinh, văn hóa, xã hội, chính trị cho toàn vùng và toàn nước.
Thế nhưng, qui hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên mới được nhà cầm quyền CSVN phê duyệt, luận chứng kinh tế kỹ thuật vẫn đang soạn thảo, các nhà khoa học còn đang tranh luận nên hay không nên khai thác bauxite ở đó, vậy mà công dân Trung Quốc, người cầm bản đồ, người mang cưa máy, người cuốc, người xẻng đã sục sạo ở Tây Nguyên... “Chủ trương lớn của đảng và nhà nước” mà “Quốc hội của dân” chưa được phép bàn định thì Hoa dân đã xắn tay áo thực hiện nó rồi! Thư của tướng CS Võ Nguyên Giáp ngày 05-01-2009 đã báo động: “Trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đến Tây Nguyên để bắt tay vào việc khai thác bauxite. Mỗi công trường bauxite sẽ có tới hàng ngàn công nhân như vậy”. Và nay thì họ đã đặt tổng hành dinh điều hành khai thác bauxite ở Lâm Đồng. Cả một vùng trên 100 mẫu đã được san bằng nằm giữa 3 khu vực: Thị trấn Lộc Thắng - xã Lộc Phú và xã B’Lá. Hai xã này đều thuộc huyện Bảo Lâm. 500 người Trung Quốc gồm chuyên gia và công nhân đang phục vụ mỏ và họ cho biết khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ có hơn 6000 con cháu Đại Hán làm việc tại đây. Các chuyên gia Trung Quốc cư trú ngoài thị trấn Lộc Thắng, trong khu cao cấp biệt lập nằm bên một hồ nước thơ mộng. Họ đi lại bằng xe biển số xanh 49B do tỉnh Lâm Đồng cung cấp. Còn công nhân Trung Quốc thì sống trong những khu nhà tập thể mà người Việt chẳng được phép vào. Họ làm gì trong đó thì chỉ có trời biết!
Sự xuất hiện ồ ạt của người Trung Quốc tại một nơi từng được các nhà địa lý, chính trị và chiến lược mệnh danh “nóc nhà Đông dương” là một điều hết sức đáng lo ngại, nhất là khi người ta nhớ lại rằng Thống chế Pháp de Lattre de Tassigny (cao ủy và tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông dương 1950-1952) từng nói về nó như sau: “Ai làm chủ được vùng cao nguyên Trung Phần (tức Tây Nguyên) và Hạ Lào thì sẽ làm chủ được chiến trường Đông Dương”. Chính nhờ khống chế được Tây Nguyên dễ dàng vào đầu năm 1975 mà chiến dịch mùa xuân của CSVN sau đó đã kết thúc nhanh chóng vào cuối tháng Tư đen năm ấy.
Sơn Hà nguy biến - Babui
Thành thử chẳng lạ gì mà thiếu tướng hồi hưu CS Nguyễn trọng Vĩnh, cựu đại sứ tại Bắc Kinh (1974 -1989), trong thư gởi bộ Chính Trị khoảng tháng 02-2009, sau khi nhắc lại những tai hại về môi trường, văn hóa, xã hội không những cho đồng bào dân tộc người Thượng, mà còn cho cư dân Nam Bộ sống dọc hai bờ sông Đồng Nai, đã nghiêm trọng cảnh báo: “Điều đáng lo hơn cả là an ninh quốc gia. Chúng ta đều biết Trung Quốc đã xây dựng căn cứ hải quân hùng mạnh ở Tam Á đảo Hải Nam… không phải để chống kẻ thù xâm lược nào, mà là để đe dọa Việt Nam và sẵn sàng chờ thời cơ thôn tính nốt Trường Sa của chúng ta, sau khi đã nhanh tay chiếm Hoàng Sa từ tay Chính quyền Sài Gòn. Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển, (TQ) có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta (TQ) có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ, thì độc lập chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào?!”. Ngoài viên tướng này, còn nhiều sĩ quan trong Quân đội nhân dân còn lòng yêu nước cũng hết sức băn khoăn, hãi sợ.
Rõ ràng vấn đề khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên hiện nay chỉ là “diện”, là cái cớ bên ngoài, còn việc Trung Cộng chiếm hữu vùng đất đó làm căn cứ để thanh toán Việt Nam trong tương lai gần là “điểm”, là thực chất bên trong. Các nhà nghiên cứu chiến lược Trung Cộng cũng từng nói đến điều đó. Trôi nổi trên các trang mạng Trung Quốc đã có người viết: việc dập gẫy xương sống Việt Nam có thể dễ dàng chia cắt và thôn tính Việt Nam, mà làm chủ được Tây Nguyên chính là thực hiện được điều đó. Kinh nghiệm đau thương của VNCH đã chứng minh như vậy.
Vậy là ta có thể nói như blogger Người Buôn Gió trong một bài viết hôm 11-03: “Cuối cùng người Trung Quốc thông qua Tây Nguyên đã rửa sạch những món nợ tích lũy qua bao nhiêu thế kỷ từ Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Muôn vàn những trận đánh oai hùng của quân dân Việt Nam từ xưa đến nay đều bị lu mờ bởi một trận đánh cực lớn trên Tây Nguyên mà người Trung Quốc dùng bauxite làm chủ công. Chiến thắng này của người Trung Quốc trên đất Việt là một chiến thắng vĩ đại để rửa hờn cho bao thế hệ đi trước của họ đã bị thất bại ở Việt Nam. Bởi vì đám con cháu của Mã Viện ngày nay ngồi ở Bắc Kinh muốn dứt điểm cái dân tộc suốt mấy nghìn năm ngo ngoe chống đối Thiên triều… Trung ương Bắc Kinh thấy thời cơ để rửa các món nhục đã chín muồi. Khi phần đông lãnh đạo Việt Nam đã không còn nghĩ đến lợi ích dân tộc, đất nước, lúc mà chủ nghĩa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đang phổ biến thành tư tưởng hàng đầu ưa thích ở Việt Nam, thì chỉ cần chút mồi, hứa hẹn cuộc sống sau này cho vài cá nhân và gia đình họ là người Trung Quốc dễ dàng thực hiện mọi kế sách như đã định”.
Chủng tộc Hán ở Tây Nguyên - Babui
Hỡi dân tộc Việt Nam, đứng trước bọn ngoại xâm Tàu cộng hung hãn và bọn nội gián Việt cộng đê hèn này, chúng ta còn đợi gì mà không đứng lên quét sạch chúng??
(Nguồn: Tự do Ngôn luận số 71, ngày 15-03-2009)
Đau lòng Mẹ Tây Nguyên
Nắng Sài Gòn
18:08 04/05/2009
Trời Tây Nguyên trong xanh,
Đất Tây Nguyên hiền lành,
Rừng Tây Nguyên bao la,
Vang khúc cồng chiêng Tây Nguyên bay xa.
Trời Tây Nguyên thương đau,
Đất Tây Nguyên u sầu,
Người Tây Nguyên đơn sơ,
Xâu xé lòng Mẹ Tây Nguyên bơ vơ.
Mẹ Tây Nguyên! Quằn quại trong đớn đau,
Thân xác Mẹ bị dày xéo thê lương.
Quân bạo tàn nào đang cày nát quê hương,
Rước giặc về gieo tang tóc khôn lường.
Chàng trai Tây Nguyên mơ,
Gái Tây Nguyên mong chờ,
Rừng Tây Nguyên linh thiêng,
Suối mát lành trinh trong nên thơ.
Trả lại Tây Nguyên xanh,
Suối Tây Nguyên trong lành,
Trời Tây Nguyên mộng mơ,
Tiếng sáo tình ru em yêu anh.
Mẹ Tây Nguyên! Mong đợi nơi các con,
Quyết đứng lên đồng lòng cứu quê hương.
Ngọn nến hồng thắp sáng khắp muôn phương,
Tay chung tay vươn cao chí kiên cường.
Mẹ Tây Nguyên! Mong đợi nơi các con,
Quyết đứng lên đồng lòng cứu quê hương.
Chống bạo tàn dẫu thịt nát tan xương,
Thắp sáng niềm tin Công Lý soi đường.
Ngày 30/4/2009
Đất Tây Nguyên hiền lành,
Rừng Tây Nguyên bao la,
Vang khúc cồng chiêng Tây Nguyên bay xa.
Trời Tây Nguyên thương đau,
Đất Tây Nguyên u sầu,
Người Tây Nguyên đơn sơ,
Xâu xé lòng Mẹ Tây Nguyên bơ vơ.
Mẹ Tây Nguyên! Quằn quại trong đớn đau,
Thân xác Mẹ bị dày xéo thê lương.
Quân bạo tàn nào đang cày nát quê hương,
Rước giặc về gieo tang tóc khôn lường.
Chàng trai Tây Nguyên mơ,
Gái Tây Nguyên mong chờ,
Rừng Tây Nguyên linh thiêng,
Suối mát lành trinh trong nên thơ.
Trả lại Tây Nguyên xanh,
Suối Tây Nguyên trong lành,
Trời Tây Nguyên mộng mơ,
Tiếng sáo tình ru em yêu anh.
Mẹ Tây Nguyên! Mong đợi nơi các con,
Quyết đứng lên đồng lòng cứu quê hương.
Ngọn nến hồng thắp sáng khắp muôn phương,
Tay chung tay vươn cao chí kiên cường.
Mẹ Tây Nguyên! Mong đợi nơi các con,
Quyết đứng lên đồng lòng cứu quê hương.
Chống bạo tàn dẫu thịt nát tan xương,
Thắp sáng niềm tin Công Lý soi đường.
Ngày 30/4/2009
Đánh lận con đen hầu thoát hiểm
Lê Sáng
18:56 04/05/2009
Không phải bắt đầu từ vụ việc Thái Hà – Toà Khâm Sứ Tổng Giáo Phận Hà Nội, mà trong lịch sử, đã xảy ra rất nhiều lần, cứ mỗi khi cộng sản Việt Nam gặp nguy biến do chính họ gây ra ở quốc ngoại hay quốc nội, họ đều tìm cách khêu gợi lòng yêu nước, khêu gợi tinh thần dân tộc của người dân, rồi họ đồng hoá họ với dân tộc Việt… Dùng bộ máy tuyên truyền bẩn thỉu của họ để lấp liếm nguyên nhân đẩy cả dân tộc chịu chung thảm cảnh do họ cố ý hay vô tình gây ra… Họ không ngần ngại tạo ra một tình thế nguy hiểm mới, để thu hút sự chú ý của người dân, thậm chí để vu vạ một nhóm người khác… Hòng tránh mũi dùi công luận…
Có lẽ đến hôm nay không một ai còn có thể mơ hồ về tính chất không tưởng của chủ thuyết cộng sản. Và không chỉ dừng ở tính chất không tưởng, chủ thuyết cộng sản với cách tiếp cận chân lý lộn phộc, lấy mục đích biện minh cho phương pháp - Lấy phương pháp để uốn nắn mục đích. Dung nạp những kẻ vô sản du thủ du thực vào vị trí “Hành động cách mạng” … Từ đó chúng áp dụng chủ thuyết cộng sản theo lối lưu manh, nhiều thứ không hề có trong trang sách của Mác, nên đã gây ra rất nhiều đại hoạ. Đương nhiên nó cũng phải hứng chịu nhiều hậu quả. Thương thay, Việt gian cộng sản bắt cả dân tộc Việt cùng chịu biết bao nhiêu tai hoạ với nó…
Nếu người cộng sản đồng hoá việc giành độc lập dân tộc với “cách mạng cộng sản” của họ, thì họ hãy nhìn ra thế giới, xem có bao nhiêu dân tộc giành độc lập dân tộc không dùng chủ thuyết cộng sản, họ đã được gì? Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam mất những gì? Đang ở đâu trên trường quốc tế? Tại sao cả hệ thống cộng sản sụp đổ? Tại sao CSVN phải cải tổ cải cách? phải “trải thảm đỏ” phải nài kéo cầu cạnh kẻ thù khi xưa về dậy cách làm kinh tế tư bản? Phải ngửa tay đi vay tiền tư bản, bị sỉ nhục trên trường quốc tế về những đồng tiền vay mượn này (Tìm xem vụ PCI và ODA Nhật Bản) …
Nói về chủ thuyết cộng sản đến hôm nay, hiển nhiên là nó đã PHÁ SẢN. Nói về những người cộng sản, trong quá khứ, hiện tại và tương lai, rõ ràng nó là NHỮNG TÊN TỘI PHẠM. Nó không chỉ áp dụng nguyên mẫu chủ thuyết cộng sản vốn là thứ tà thuyết lộn phộc chân lý, mà nó còn áp dụng chủ thuyết cộng sản một cách tuỳ tiện man rợ hơn cả trong trang sách của lý thuyết gia MÁC… Cho nên, người cộng sản không còn tư cách gì để phán xét bất cứ điều gì, đối với bất cứ ai trong cũng như ngoài nước Việt Nam nữa… Cái nó cần làm ngay là rút ra khỏi quyền lực nhà nước mà chúng cưỡng chiếm, nguỵ quyền để sống trên xương máu nhân dân; sám hối tội lỗi, cầu xin dân tộc Việt cũng như nhân loại tha tội…
Nhưng chối tội, là bản chất của tội phạm. Và đối với một tập đoàn tội phạm, thì chúng không chỉ chối tội bằng mồm, mà còn thực hiện nhiều hành động đê hèn cả công khai, cả trong bóng tối để cố sống bằng mọi giá… Hãy khảo sát hành động lời nói của một tên cộng sản đứng đầu một tổ chức ngoại vi, tay sai, con rối của đảng cộng sản trong một vụ việc cụ thể: Vụ việc giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho công lý được thực thi trên đất của nhà dòng bị chiếm đoạt bằng vũ lực, cho ngừng khai thác Bô-xít vì lợi ích của người dân Tây Nguyên thấp cổ bé miệng:
Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội, đặt câu hỏi với giáo dân, tu sĩ Công Giáo: “Sao họ không cầu nguyện cho những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, hòa bình của Tổ quốc hay hàng triệu nạn nhân nhiễm chất độc da cam”. (Xem http://hanoimoi.com.vn/vn/12/205447/)
Tên cộng sản này đã làm được gì cho các liệt sĩ? Làm được gì cho nạn nhân chất độc da cam khi chính y, bộ máy của y đang lạm tiêu những đồng tiền của các nhà hảo tâm đóng góp cho các nạn nhân này? Có phải nó kính trọng, thương tiếc các liệt sĩ? Có phải nó xót thương nạn nhân chất độc da cam?
Nạn nhân chất độc da cam do ai gây ra? Ai đẩy cha mẹ các em ra chiến trường bằng mọi giá? Ai bất cần tính mạng, sức khoẻ cha mẹ các em trên chiến trường cho mục đích “Xây dựng thiên đường XHCN” mà đến nay rõ ràng là không hề có?
Liệt sĩ họ là ai? Họ có biết được rằng sau cái chết của họ, một xã hội bất công, vô luật pháp được ra đời? Ở đó những kẻ không ra trận, thậm chí từng đào ngũ giờ thành “chủ tịch-bí thư” có quyền mặc cả với kẻ thù khi xưa để bán đất đai công thổ trở thành tư bản mang thẻ đảng viên cộng sản. Tham lạm hàng chục triệu USD công quĩ ngân khố quốc gia. Con cái chúng đi du học trong các trường của tư bản, tiêu sài bằng đô la Mỹ để sau đó chúng lại về tiếp quản chức vụ theo kiểu cha truyền con nối thời Phong Kiến.
Liệt sĩ - Họ có biết được rằng họ phải chết cho một chủ thuyết phá sản? Họ có biết được rằng, cha mẹ, vợ con, gia đình họ được nhận tiền tuất chưa đầy 20USD/tháng, nhưng cũng phải qua không biết bao nhiêu khâu xét duyệt ăn chặn sách nhiễu… Có người mẹ liệt sĩ chết rồi mới xong thủ tục… Đành “truy lĩnh” một khoản để xây mộ. Có những người con, người cháu liệt sĩ thành kẻ sống không nhà, chết không mồ???
Anh Hùng Liệt Sĩ họ là ai? Họ có phải là người đã chết cho điều chưa hề biết, không hề có, chẳng hề muốn? Nhưng giờ đây, họ không nói được, nên họ được tên cộng sản giả nhân Nguyên Văn Lâm mang ra làm bia đỡ đạn một lần nữa???
Ngay cả “Anh hùng chưa liệt sĩ” Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, vào các dịp lễ, các đồng chí cộng sản hàng con cháu vẫn “cung kính” vào chầu quay phim chụp ảnh có vẻ “tình đồng chí cộng sản” cảm động biết ơn lắm lắm… Thế mà đại tướng trái ý các đồng chí UVBCT đương quyền - Những kẻ chưa biết trận mạc chưa dính mũi tên hòn đạn bao giờ - Nó cũng quay ngoắt 180 độ. Đại tướng có thư chào hỏi lịch sự mà nó không thèm trả lời… Nếu còn lải nhải, không loại trừ khả năng nó cho đại tướng đi gặp Hồ Chí Minh …
Tất cả hiện tượng trên cũng là dễ hiểu với những ai có hiểu biết về chủ thuyết cộng sản, về nội tình cộng sản Việt Nam hiện nay… Nó đang trong cơn nguy biến cả bên ngoài lẫn nên trong - Cả lý thuyết tư tưởng lẫn hành động thực tiễn:
Bên ngoài, thế giới văn minh đang hết kiên nhẫn với thói xảo trá, lưu manh một mặt muốn vơ vét sự giầu sang của tư bản, một mặt phản lại tiêu chuẩn tự do dân chủ nhân quyền mà xã hội văn minh tư bản đặt ra… Xã hội văn minh bắt đầu áp đặt chế tài cho chính quyền tư bản đỏ.
Bên trong người dân chán ghét, phẫn uất với chế độ cộng sản, với những tên quan chức cộng sản tham lam, tàn bạo, bám giữ quyền lực cha truyền con nối sống trên xương máu lương dân, lại còn dùng thủ đoạn đê hèn, mượn tay xã hội đen tấn công người nói sự thực. Cũng ở bên trong, ngay trong nội bộ cộng sản, chúng đang cắn xé nhau vì phân chia lãnh địa, ăn chia tiền bạc cướp bóc được không đều… Đã sảy ra những chuyện dùng truyền thông để ngấm ngầm hại nhau, thậm chí dùng xã hội đen ám sát giết chóc nhau… Mà có vẻ như không có một tên UVBCT nào đủ mạnh để dàn xếp.
Về lý thuyết tư tưởng, do chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, học thuyết cộng sản đã phá sản, nên lý luận chủ nghĩa Mác đương nhiên không còn sức sống. Hội đồng lý luận trung ương của cộng sản đang chắp vá lý luận nhưng càng làm càng bế tắc. Từ chỗ bế tắc về lý luận, dẫn đến bấn loạn về hành vi. Bộ máy nhà nước và đảng chồng chéo dẫm lên chân nhau… Không sao phân định được.
Bắt đầu từ việc giáo dân và tu sĩ Công Giáo đòi lại tài sản bị cưỡng đoạt trong chính sách cướp bóc khi cộng sản làm cải cách ruộng đất và cải tạo XHCN khi xưa – Nay họ lại bị cướp bóc một lần nữa khi tài sản này bị biến từ tài sản sở hữu XHCN thành tài sản sở hữu cá nhân quan chức vợ con cộng sản.
Việc đòi đất đòi tài sản đã sảy ra nhiều cuộc xuống đường của nhân dân từ thập niên 1990. Nhưng nó không có tổ chức, không được quốc tế chú ý, hỗ trợ một cách hiệu quả… Nên rồi cũng bị cộng sản dẹp tan… Nhưng với Công Giáo thì không đơn giản thế, họ đấu tranh có lý lẽ, có tổ chức, và rất lịch sự. Bất bạo động nhưng quyết liệt. Cộng sản bắt đầu thể hiện những cơn bối rối. Dùng thủ đoạn đê hèn bằng truyền thông hay lưu manh nghiện xike… Đều bị “lộ bài”. Nó xua viên chức ngoại giao và dân biểu bù nhìn ra quốc tế thanh minh tuyên truyền mà chẳng ích gì lại còn bị mắng vào mặt đuổi về cách nhục nhã.
Trong cơn nguy biến, cộng sản lại quay về với thủ đoạn đê hèn khi xưa: Một mặt đàn áp, “đánh lén”, đe doạ người dân… Một mặt đồng hoá nó với dân tộc, khêu gợi lòng yêu nước của nhân dân, mời gọi người dân, trí thức cùng tham gia giải quyết vấn nạn… Với bộ dạng lắng nghe và như đặt nhân dân vào vị trí dân chủ - Nhưng rất thớ lợ và không thể qua mắt những trí thức chân chính. Còn người dân thì vì thiếu thốn đủ thứ, vẫn có người mơ hồ không nhận ra, tuy nhiên họ luôn dè dặt chứ không hồ hởi như thời kháng chiến chống Pháp - Chống Mỹ nữa.
Và để cho có môi trường thuận tiện hơn, CSVN bằng mọi cách kích động hận thù sắc tộc, hiềm khích tôn giáo sao cho trong tầm kiểm soát có lợi nhất cho nó. Người ta nhận thấy khi vụ việc Toà Khâm Sứ nổ ra lần đầu “Sư quốc doanh” nhao nhao lên tiếng… Cũng đòi tài sản phải trả cho họ, chống lại Công Giáo. Nhưng khi nổ ra lần thứ hai thì các sư ông này bặt tiếng. Hẳn là vì cộng sản đã “họp chi bộ và ra nghị quyết” cho mấy sư ông nhiều năm tuổi đảng này phải im tiếng – Nói thế thôi, đủ rồi.
Người dân thiếu thốn mọi thứ, thêm nghi ngờ và thêm rối, chưa nhận biết rõ rằng: Chính người cộng sản là thủ phạm gây ra các vấn nạn hiện nay. Cũng chính người cộng sản là thủ phạm cưỡng bức cả dân tộc đi vào con đường CNXH với núi xương sông máu, cuối cùng chỉ có ngoại bang được lợi nhất, Việt gian cộng sản được lợi nhì. Còn cả dân tộc Việt bây giờ vẫn là con tin của nhiều thế lực…
Cộng Sản Việt Nam càng dùng thủ đoạn đàn áp dân lành bám giữ quyền lực càng lộ mặt gian manh, càng chứng minh chân lý mà quan thầy của nó đã nêu ra: “CỘNG SẢN KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI NÊN PHẢI THAY THẾ”
Đánh lận con đen đâu mà thoát được hiểm!
Có lẽ đến hôm nay không một ai còn có thể mơ hồ về tính chất không tưởng của chủ thuyết cộng sản. Và không chỉ dừng ở tính chất không tưởng, chủ thuyết cộng sản với cách tiếp cận chân lý lộn phộc, lấy mục đích biện minh cho phương pháp - Lấy phương pháp để uốn nắn mục đích. Dung nạp những kẻ vô sản du thủ du thực vào vị trí “Hành động cách mạng” … Từ đó chúng áp dụng chủ thuyết cộng sản theo lối lưu manh, nhiều thứ không hề có trong trang sách của Mác, nên đã gây ra rất nhiều đại hoạ. Đương nhiên nó cũng phải hứng chịu nhiều hậu quả. Thương thay, Việt gian cộng sản bắt cả dân tộc Việt cùng chịu biết bao nhiêu tai hoạ với nó…
Nếu người cộng sản đồng hoá việc giành độc lập dân tộc với “cách mạng cộng sản” của họ, thì họ hãy nhìn ra thế giới, xem có bao nhiêu dân tộc giành độc lập dân tộc không dùng chủ thuyết cộng sản, họ đã được gì? Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam mất những gì? Đang ở đâu trên trường quốc tế? Tại sao cả hệ thống cộng sản sụp đổ? Tại sao CSVN phải cải tổ cải cách? phải “trải thảm đỏ” phải nài kéo cầu cạnh kẻ thù khi xưa về dậy cách làm kinh tế tư bản? Phải ngửa tay đi vay tiền tư bản, bị sỉ nhục trên trường quốc tế về những đồng tiền vay mượn này (Tìm xem vụ PCI và ODA Nhật Bản) …
Nói về chủ thuyết cộng sản đến hôm nay, hiển nhiên là nó đã PHÁ SẢN. Nói về những người cộng sản, trong quá khứ, hiện tại và tương lai, rõ ràng nó là NHỮNG TÊN TỘI PHẠM. Nó không chỉ áp dụng nguyên mẫu chủ thuyết cộng sản vốn là thứ tà thuyết lộn phộc chân lý, mà nó còn áp dụng chủ thuyết cộng sản một cách tuỳ tiện man rợ hơn cả trong trang sách của lý thuyết gia MÁC… Cho nên, người cộng sản không còn tư cách gì để phán xét bất cứ điều gì, đối với bất cứ ai trong cũng như ngoài nước Việt Nam nữa… Cái nó cần làm ngay là rút ra khỏi quyền lực nhà nước mà chúng cưỡng chiếm, nguỵ quyền để sống trên xương máu nhân dân; sám hối tội lỗi, cầu xin dân tộc Việt cũng như nhân loại tha tội…
Nhưng chối tội, là bản chất của tội phạm. Và đối với một tập đoàn tội phạm, thì chúng không chỉ chối tội bằng mồm, mà còn thực hiện nhiều hành động đê hèn cả công khai, cả trong bóng tối để cố sống bằng mọi giá… Hãy khảo sát hành động lời nói của một tên cộng sản đứng đầu một tổ chức ngoại vi, tay sai, con rối của đảng cộng sản trong một vụ việc cụ thể: Vụ việc giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho công lý được thực thi trên đất của nhà dòng bị chiếm đoạt bằng vũ lực, cho ngừng khai thác Bô-xít vì lợi ích của người dân Tây Nguyên thấp cổ bé miệng:
Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội, đặt câu hỏi với giáo dân, tu sĩ Công Giáo: “Sao họ không cầu nguyện cho những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, hòa bình của Tổ quốc hay hàng triệu nạn nhân nhiễm chất độc da cam”. (Xem http://hanoimoi.com.vn/vn/12/205447/)
Tên cộng sản này đã làm được gì cho các liệt sĩ? Làm được gì cho nạn nhân chất độc da cam khi chính y, bộ máy của y đang lạm tiêu những đồng tiền của các nhà hảo tâm đóng góp cho các nạn nhân này? Có phải nó kính trọng, thương tiếc các liệt sĩ? Có phải nó xót thương nạn nhân chất độc da cam?
Nạn nhân chất độc da cam do ai gây ra? Ai đẩy cha mẹ các em ra chiến trường bằng mọi giá? Ai bất cần tính mạng, sức khoẻ cha mẹ các em trên chiến trường cho mục đích “Xây dựng thiên đường XHCN” mà đến nay rõ ràng là không hề có?
Liệt sĩ họ là ai? Họ có biết được rằng sau cái chết của họ, một xã hội bất công, vô luật pháp được ra đời? Ở đó những kẻ không ra trận, thậm chí từng đào ngũ giờ thành “chủ tịch-bí thư” có quyền mặc cả với kẻ thù khi xưa để bán đất đai công thổ trở thành tư bản mang thẻ đảng viên cộng sản. Tham lạm hàng chục triệu USD công quĩ ngân khố quốc gia. Con cái chúng đi du học trong các trường của tư bản, tiêu sài bằng đô la Mỹ để sau đó chúng lại về tiếp quản chức vụ theo kiểu cha truyền con nối thời Phong Kiến.
Liệt sĩ - Họ có biết được rằng họ phải chết cho một chủ thuyết phá sản? Họ có biết được rằng, cha mẹ, vợ con, gia đình họ được nhận tiền tuất chưa đầy 20USD/tháng, nhưng cũng phải qua không biết bao nhiêu khâu xét duyệt ăn chặn sách nhiễu… Có người mẹ liệt sĩ chết rồi mới xong thủ tục… Đành “truy lĩnh” một khoản để xây mộ. Có những người con, người cháu liệt sĩ thành kẻ sống không nhà, chết không mồ???
Anh Hùng Liệt Sĩ họ là ai? Họ có phải là người đã chết cho điều chưa hề biết, không hề có, chẳng hề muốn? Nhưng giờ đây, họ không nói được, nên họ được tên cộng sản giả nhân Nguyên Văn Lâm mang ra làm bia đỡ đạn một lần nữa???
Ngay cả “Anh hùng chưa liệt sĩ” Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, vào các dịp lễ, các đồng chí cộng sản hàng con cháu vẫn “cung kính” vào chầu quay phim chụp ảnh có vẻ “tình đồng chí cộng sản” cảm động biết ơn lắm lắm… Thế mà đại tướng trái ý các đồng chí UVBCT đương quyền - Những kẻ chưa biết trận mạc chưa dính mũi tên hòn đạn bao giờ - Nó cũng quay ngoắt 180 độ. Đại tướng có thư chào hỏi lịch sự mà nó không thèm trả lời… Nếu còn lải nhải, không loại trừ khả năng nó cho đại tướng đi gặp Hồ Chí Minh …
Tất cả hiện tượng trên cũng là dễ hiểu với những ai có hiểu biết về chủ thuyết cộng sản, về nội tình cộng sản Việt Nam hiện nay… Nó đang trong cơn nguy biến cả bên ngoài lẫn nên trong - Cả lý thuyết tư tưởng lẫn hành động thực tiễn:
Bên ngoài, thế giới văn minh đang hết kiên nhẫn với thói xảo trá, lưu manh một mặt muốn vơ vét sự giầu sang của tư bản, một mặt phản lại tiêu chuẩn tự do dân chủ nhân quyền mà xã hội văn minh tư bản đặt ra… Xã hội văn minh bắt đầu áp đặt chế tài cho chính quyền tư bản đỏ.
Bên trong người dân chán ghét, phẫn uất với chế độ cộng sản, với những tên quan chức cộng sản tham lam, tàn bạo, bám giữ quyền lực cha truyền con nối sống trên xương máu lương dân, lại còn dùng thủ đoạn đê hèn, mượn tay xã hội đen tấn công người nói sự thực. Cũng ở bên trong, ngay trong nội bộ cộng sản, chúng đang cắn xé nhau vì phân chia lãnh địa, ăn chia tiền bạc cướp bóc được không đều… Đã sảy ra những chuyện dùng truyền thông để ngấm ngầm hại nhau, thậm chí dùng xã hội đen ám sát giết chóc nhau… Mà có vẻ như không có một tên UVBCT nào đủ mạnh để dàn xếp.
Về lý thuyết tư tưởng, do chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, học thuyết cộng sản đã phá sản, nên lý luận chủ nghĩa Mác đương nhiên không còn sức sống. Hội đồng lý luận trung ương của cộng sản đang chắp vá lý luận nhưng càng làm càng bế tắc. Từ chỗ bế tắc về lý luận, dẫn đến bấn loạn về hành vi. Bộ máy nhà nước và đảng chồng chéo dẫm lên chân nhau… Không sao phân định được.
Bắt đầu từ việc giáo dân và tu sĩ Công Giáo đòi lại tài sản bị cưỡng đoạt trong chính sách cướp bóc khi cộng sản làm cải cách ruộng đất và cải tạo XHCN khi xưa – Nay họ lại bị cướp bóc một lần nữa khi tài sản này bị biến từ tài sản sở hữu XHCN thành tài sản sở hữu cá nhân quan chức vợ con cộng sản.
Việc đòi đất đòi tài sản đã sảy ra nhiều cuộc xuống đường của nhân dân từ thập niên 1990. Nhưng nó không có tổ chức, không được quốc tế chú ý, hỗ trợ một cách hiệu quả… Nên rồi cũng bị cộng sản dẹp tan… Nhưng với Công Giáo thì không đơn giản thế, họ đấu tranh có lý lẽ, có tổ chức, và rất lịch sự. Bất bạo động nhưng quyết liệt. Cộng sản bắt đầu thể hiện những cơn bối rối. Dùng thủ đoạn đê hèn bằng truyền thông hay lưu manh nghiện xike… Đều bị “lộ bài”. Nó xua viên chức ngoại giao và dân biểu bù nhìn ra quốc tế thanh minh tuyên truyền mà chẳng ích gì lại còn bị mắng vào mặt đuổi về cách nhục nhã.
Trong cơn nguy biến, cộng sản lại quay về với thủ đoạn đê hèn khi xưa: Một mặt đàn áp, “đánh lén”, đe doạ người dân… Một mặt đồng hoá nó với dân tộc, khêu gợi lòng yêu nước của nhân dân, mời gọi người dân, trí thức cùng tham gia giải quyết vấn nạn… Với bộ dạng lắng nghe và như đặt nhân dân vào vị trí dân chủ - Nhưng rất thớ lợ và không thể qua mắt những trí thức chân chính. Còn người dân thì vì thiếu thốn đủ thứ, vẫn có người mơ hồ không nhận ra, tuy nhiên họ luôn dè dặt chứ không hồ hởi như thời kháng chiến chống Pháp - Chống Mỹ nữa.
Và để cho có môi trường thuận tiện hơn, CSVN bằng mọi cách kích động hận thù sắc tộc, hiềm khích tôn giáo sao cho trong tầm kiểm soát có lợi nhất cho nó. Người ta nhận thấy khi vụ việc Toà Khâm Sứ nổ ra lần đầu “Sư quốc doanh” nhao nhao lên tiếng… Cũng đòi tài sản phải trả cho họ, chống lại Công Giáo. Nhưng khi nổ ra lần thứ hai thì các sư ông này bặt tiếng. Hẳn là vì cộng sản đã “họp chi bộ và ra nghị quyết” cho mấy sư ông nhiều năm tuổi đảng này phải im tiếng – Nói thế thôi, đủ rồi.
Người dân thiếu thốn mọi thứ, thêm nghi ngờ và thêm rối, chưa nhận biết rõ rằng: Chính người cộng sản là thủ phạm gây ra các vấn nạn hiện nay. Cũng chính người cộng sản là thủ phạm cưỡng bức cả dân tộc đi vào con đường CNXH với núi xương sông máu, cuối cùng chỉ có ngoại bang được lợi nhất, Việt gian cộng sản được lợi nhì. Còn cả dân tộc Việt bây giờ vẫn là con tin của nhiều thế lực…
Cộng Sản Việt Nam càng dùng thủ đoạn đàn áp dân lành bám giữ quyền lực càng lộ mặt gian manh, càng chứng minh chân lý mà quan thầy của nó đã nêu ra: “CỘNG SẢN KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI NÊN PHẢI THAY THẾ”
Đánh lận con đen đâu mà thoát được hiểm!
Đàn áp luật sư - cái hèn của sự bất chính
Đaminh Phan Văn Dũng
20:55 04/05/2009
Ai cũng biết, trong một phiên tòa. Vai trò của luật sư ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với kết quả phán quyết cuối cùng của một phiên tòa. Luật sư, người biện hộ, bảo vệ cho thân chủ của mình trước những lời lẽ buộc tội của Công tố viên. Luật sư cũng là một loại nghề nghiệp đặc biệt vì anh có quyền ký kết hợp đồng để bảo vệ cho một một ai đó bị phạm phải bất cứ tội danh gì, cho dù tội danh đó có thể được xem là chống lại chính quyền, chống lại giới cầm quyền mà không bị xem là vi phạm pháp luật. Chúng ta đã biết nhiều vụ án lừng danh xét xử những tội phạm về tội ác diệt chủng như Saddam Hussein, Pol pốt… vẫn có những luật sư đứng ra bào chữa cho họ và cũng chẳng có quốc gia nào trên thế giới gây khó dễ hay khó chịu với những luật sư này vì họ làm đúng trách nhiệm và trong quyền hạn của họ. Trong phạm vi nghề nghiệp của mình, người luật sư có quyền điều tra, thu thập và lưu trữ thông tin, chứng cứ và được phép bảo mật những thông tin ấy, được phép từ chối cung cấp các thông tin ngay cả với cơ quan điều tra nếu anh xét thấy những thông tin ấy có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả bảo vệ cho thân chủ. Không biết Việt nam thì sao nhưng với những quốc gia có cơ cấu tam quyền phân lập thì cơ quan điều tra không được phép bắt các luật sư cung cấp thông tin mà nếu có xảy ra thì những thông tin ấy cũng coi là vô giá trị. Thế mà hiện nay CA TP HCM xin xỏ, dụ dỗ dọa nạt để lấy thông tin từ luật sư Lê Trần Luật không xong nên dở trò chiếm đoạt, cưỡng chế để lấy đi các thông tin nghề nghiệp của luật sư. Quá là bỉ ổi.
Ấy vậy mà trong một quốc gia được coi là đang xây dựng một nhà nước pháp quyền như Việt nam lại có cái kiểu đàn áp giới luật sư, một hành động phỉ báng pháp luật trắng trợn thể hiện một hành vi hèn hạ của một giới cầm quyền bất chính. Những năm vừa qua. Một thực tế cho thấy là ngày càng có nhiều mâu thuẫn phát sinh giữa những người dân nghèo và giới cậy quyền tham ô, chủ yếu là những va chạm về quyền lợi, đất đai, kể cả những vụ nổi tiếng như giáo xứ Thái hà, chẳng có hơi hướng liên quan gì đến chính trị hay âm mưu chống phá lật đổ chính quyền, có chăng cũng là do bị chụp mũ, bị vu khống. Thế nhưng thử hỏi, đã có mấy vị luật sư trong nước dám công khai đứng ra nhận bào chữa cho họ. Tại sao, vì họ sợ, họ sợ đủ thứ, sợ đụng chạm đến những kẻ quyền thế, họ sợ dây vào những đống lùm xùm tham ô, họ sợ mấy bác nông dân mất đất không còn tiền trả thù lao,..và họ sợ sự thật, sợ công bằng và sợ chính bản thân họ. Nói thế nhưng xét cho cùng thì giới luật sư hiện nay đáng thương hơn đáng trách. Sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mấy chục năm nay, nhưng cũng chỉ được vài năm gần đây là nghề luật sư mới được công nhận và tiếng nói của họ có được chút ảnh hưởng đến quan tòa trong những vụ án loàng xoàng.
Thật may, giữa những cái loàng xoàng ấy mấy năm nay lại nổi lên những con người trẻ trung, nhiệt huyết, Tôi cam đoan rằng những cái tên như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật sáng chói được nhiều người yêu mến hơn nhiều so với cái tên mang tiếng Nguyễn Trọng Tỵ hay đoàn luật sư tỉnh Ninh thuận gì đó. Của cũng đáng tội cho cái thói đời thường trêu ghẹo người công chính.. Những luật sư trẻ này lại bị chính quyền chiếu tướng bằng nhiều biện pháp hòng hạ độc thủ. Kẻ bị giam cầm, bị chụp cho cái mũ dám chống lại xã hội chủ nghĩa, kẻ bị khủng bố, dọa nạt, tịch thu phương tiện và đóng cửa văn phòng, nay tiếp tục bắt bớ câu lưu như trường hợp của luật sư Lê Trần Luật. Nhưng qua những sự kiện này, Người ta dễ dàng nhận ra bộ mặt thật hèn hạ của sự bất chính:
· Cái hèn thứ nhất là không dám để cho những luật sư trẻ đầy tài năng này nói lên tiếng nói dân chủ công bằng vì như thế sẽ không thể chối được những cái bất minh trong hệ thống pháp luật, không thể độc đoán lấp liếm những hành vi vi phạm pháp luật để đàn áp bất công với người khác.
· Cái hèn thứ hai là không dám để những luật sư này đại diện cho những con người thấp cổ bé họng đi tìm công lý vì như thế thì chẳng có cách nào cưỡng đoạt đất đai tài sản của họ bằng những liên minh ma quỷ quy hoạch khắp nơi
· Cái hèn thứ ba là sử dụng bạo lực cường quyền để đàn áp khủng bố các luật sư, gây khó dễ khi họ tác nghiệp hòng răn đe công lý, trấn áp các tiếng nói dân chủ công bằng để dễ bề thao túng luật pháp.
· Cái hèn thứ bốn là tìm cách bôi nhọ thanh danh, phá đổ sự nghiệp, sử dụng những luận điệu dối trá, chụp mũ, quy kết những tội danh động trời để đánh hội đồng bằng báo chí, bằng truyền thông, đã thế lại còn sử dụng những phương pháp của mafia như quấy nhiễu những người thân, gia đình và khủng bố họ.
· Cái hèn thứ năm là không dám đối đầu bằng chứng lý, bằng pháp luật với họ mà chỉ thực hiện các hành vi trên bằng những lý sự cùn của kẻ mạnh theo kiểu giang hồ
Chỉ liệt kê những cái hèn ấy thôi cũng đủ chứng tỏ sự bất chính của cái hệ thống đang chà đạp lên công lý và sự thật. Rất mong thay giới luật sư Việt nam sẽ có được tiếng nói chung của giới mình trước những bất công của xã hội như những nhà trí thức khác đang đồng lòng chống lại cái dự án bauxite Tây nguyên đang hủy diệt cả một dân tộc Việt nam để có thể bảo vệ cho những người bạn đồng nghiệp của mình đã tiên phong trên con đường công lý và cũng là để bảo vệ lấy chính phẩm giá danh xưng luật sư cao quý.
(Nguồn: dcctvn.net, ngày 4.5.2009)
Ấy vậy mà trong một quốc gia được coi là đang xây dựng một nhà nước pháp quyền như Việt nam lại có cái kiểu đàn áp giới luật sư, một hành động phỉ báng pháp luật trắng trợn thể hiện một hành vi hèn hạ của một giới cầm quyền bất chính. Những năm vừa qua. Một thực tế cho thấy là ngày càng có nhiều mâu thuẫn phát sinh giữa những người dân nghèo và giới cậy quyền tham ô, chủ yếu là những va chạm về quyền lợi, đất đai, kể cả những vụ nổi tiếng như giáo xứ Thái hà, chẳng có hơi hướng liên quan gì đến chính trị hay âm mưu chống phá lật đổ chính quyền, có chăng cũng là do bị chụp mũ, bị vu khống. Thế nhưng thử hỏi, đã có mấy vị luật sư trong nước dám công khai đứng ra nhận bào chữa cho họ. Tại sao, vì họ sợ, họ sợ đủ thứ, sợ đụng chạm đến những kẻ quyền thế, họ sợ dây vào những đống lùm xùm tham ô, họ sợ mấy bác nông dân mất đất không còn tiền trả thù lao,..và họ sợ sự thật, sợ công bằng và sợ chính bản thân họ. Nói thế nhưng xét cho cùng thì giới luật sư hiện nay đáng thương hơn đáng trách. Sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mấy chục năm nay, nhưng cũng chỉ được vài năm gần đây là nghề luật sư mới được công nhận và tiếng nói của họ có được chút ảnh hưởng đến quan tòa trong những vụ án loàng xoàng.
Thật may, giữa những cái loàng xoàng ấy mấy năm nay lại nổi lên những con người trẻ trung, nhiệt huyết, Tôi cam đoan rằng những cái tên như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật sáng chói được nhiều người yêu mến hơn nhiều so với cái tên mang tiếng Nguyễn Trọng Tỵ hay đoàn luật sư tỉnh Ninh thuận gì đó. Của cũng đáng tội cho cái thói đời thường trêu ghẹo người công chính.. Những luật sư trẻ này lại bị chính quyền chiếu tướng bằng nhiều biện pháp hòng hạ độc thủ. Kẻ bị giam cầm, bị chụp cho cái mũ dám chống lại xã hội chủ nghĩa, kẻ bị khủng bố, dọa nạt, tịch thu phương tiện và đóng cửa văn phòng, nay tiếp tục bắt bớ câu lưu như trường hợp của luật sư Lê Trần Luật. Nhưng qua những sự kiện này, Người ta dễ dàng nhận ra bộ mặt thật hèn hạ của sự bất chính:
· Cái hèn thứ nhất là không dám để cho những luật sư trẻ đầy tài năng này nói lên tiếng nói dân chủ công bằng vì như thế sẽ không thể chối được những cái bất minh trong hệ thống pháp luật, không thể độc đoán lấp liếm những hành vi vi phạm pháp luật để đàn áp bất công với người khác.
· Cái hèn thứ hai là không dám để những luật sư này đại diện cho những con người thấp cổ bé họng đi tìm công lý vì như thế thì chẳng có cách nào cưỡng đoạt đất đai tài sản của họ bằng những liên minh ma quỷ quy hoạch khắp nơi
· Cái hèn thứ ba là sử dụng bạo lực cường quyền để đàn áp khủng bố các luật sư, gây khó dễ khi họ tác nghiệp hòng răn đe công lý, trấn áp các tiếng nói dân chủ công bằng để dễ bề thao túng luật pháp.
· Cái hèn thứ bốn là tìm cách bôi nhọ thanh danh, phá đổ sự nghiệp, sử dụng những luận điệu dối trá, chụp mũ, quy kết những tội danh động trời để đánh hội đồng bằng báo chí, bằng truyền thông, đã thế lại còn sử dụng những phương pháp của mafia như quấy nhiễu những người thân, gia đình và khủng bố họ.
· Cái hèn thứ năm là không dám đối đầu bằng chứng lý, bằng pháp luật với họ mà chỉ thực hiện các hành vi trên bằng những lý sự cùn của kẻ mạnh theo kiểu giang hồ
Chỉ liệt kê những cái hèn ấy thôi cũng đủ chứng tỏ sự bất chính của cái hệ thống đang chà đạp lên công lý và sự thật. Rất mong thay giới luật sư Việt nam sẽ có được tiếng nói chung của giới mình trước những bất công của xã hội như những nhà trí thức khác đang đồng lòng chống lại cái dự án bauxite Tây nguyên đang hủy diệt cả một dân tộc Việt nam để có thể bảo vệ cho những người bạn đồng nghiệp của mình đã tiên phong trên con đường công lý và cũng là để bảo vệ lấy chính phẩm giá danh xưng luật sư cao quý.
(Nguồn: dcctvn.net, ngày 4.5.2009)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Dưới Trời Xuân
Lê Trị
06:16 04/05/2009
HOA DƯỚI TRỜI XUÂN
Ảnh của Lê Trị
Vườn ai nắng ấm chan hòa
Hồn tôi chợt nở nụ hoa bình thường.
(Trích thơ của Nguyễn Đăng Trình)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền