Phụng Vụ - Mục Vụ
Gợi nhớ
Lm Vũđình Tường
07:21 04/05/2012
Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh năm B
Ga 15, 1-8
Gọi lại trí nhớ là điều ai trong chúng ta cũng cần bởi vì trong cuộc sống, hứa hẹn đến từng giờ nên cần có cách giúp nhớ để thực hiện điều đã hứa. Thông thường cuốn sổ tay ghi lại công việc sẽ làm giúp nhớ lại điều đã hứa. Không phải ai cũng có sổ tay nên đôi khi cần người nhắc nhớ lại công việc sắp làm trong tương lai. Lại cũng có người có sổ tay nhưng công việc bề bộn cần có người nhắc chừng khi người kia quên điều ghi trong sổ tay. Nhắc nhau nhớ lại công việc cần thực hiện là điều cần thiết. Nhắc nhau đi hội họp là điều tốt. Nhắc nhau sống đạo là điều cần cho đức tin. Nhắc nhau siêng năng lãnh nhận các bí tích là bổn phận của các Kitô hữu. Bổn mạng của người làm công việc nhắc nhớ có nguồn gốc từ xa xưa. Thánh bổn mạng đó không xa lạ gì với người Thiên Chúa giáo, đó chính là Thánh Thần Thiên Chúa. Đấng làm công việc nhắc nhớ lại những điều Đức Kitô đã rao giảng về tình yêu Chúa, việc Đức Kitô đã thực hiện và tiếp nối công việc mặc khải, hướng dẫn, giảng dậy cho các Kitô hữu hiểu thấu đáo hơn, thâm sâu hơn điều đã nghe, đã biết. Đấng này Đức Kitô đã hứa với các môn đệ và những ai tin theo Ngài.
Thầy sẽ gởi Thánh Thần đến, Đấng sẽ hướng dẫn, giảng dạy, chỉ dẫn cho các con mọi điều.
Thánh Thần đến đóng vai trò hướng dẫn, giảng dậy, chỉ bảo, mặc khải và thánh hoá trong cuộc đời tín hữu vì thế Thánh Thần đóng vai trò người gia trưởng trong đời sống đức tin. Chúng ta làm công việc nhắc nhớ lại, gợi lại những gì có thể quên sót. Thánh Thần Chúa làm công việc gợi nhớ. Gợi nhớ vì tiếng nói và hướng dẫn của Thánh Thần thể hiện cho những ai thành tâm, hướng thượng và tìm kiếm sự thật, sự sống, sự bằng an trong tâm hồn. Khi tâm hồn bình thản, bình an nhất lúc đó ân sủng Thánh Thần đánh động tâm hồn giúp ta nhận biết tiếng nói của Thánh Thần.
Đức Kitô Phục Sinh đặt nặng trọng tâm trong vấn đề này vì thế chúng ta thấy mỗi lần hiện ra với các Tông Đồ Đức Kitô luôn hướng dẫn họ bằng cách nhắc giúp họ nhớ lại các điều họ đã nghe từ các bài giáo huấn của Ngài. Những bài giáo huấn và các lời tiên tri đều nhắc đến Đức Kitô Phục Sinh và món quà lớn lao nhất Ngài mang đến cho nhân loại chính là món quà Thánh Thần. Cái chết của Ngài là món quà tình yêu cao cả của người thí mạng mình vì bạn hữu trong cuộc đời tại thế của Ngài. Thánh Thần là món quà trọng đại nhất Đức Kitô Phục Sinh trao tặng cho những tín hữu tin theo làm môn đệ và nhân chứng cho Đức Kitô Phục Sinh sau khi Ngài về trời.
Lần gợi nhớ rõ ràng nhất là lần xuất hiện cùng đồng hành với các môn đệ trên đường về làng Emmaus. Trên đường đi Ngài đã giải thích cho các môn đệ về việc các tiên tri, khởi đầu là Môisen và các tiên tri sau đó nhắc đến các tiên đoán về việc Đấng Cứu Thế giáng trần sẽ chịu đau khổ, bị ruồng bỏ, bị bắt, kết án và đóng đinh trên thập giá nhưng sau ba ngày Ngài sẽ sống lại từ cõi chết. Các tông đồ lắng nghe và nhận ra Ngài khi cuối ngày Ngài cùng các ông bẻ bánh tạ ơn. Chính lúc đó các ông nhận ra Ngài cũng là lúc Ngài biến khỏi các ông. Các ông đã tự nói với nhau chúng ta không nhận ra Ngài vì lòng chúng ta chai đá khi Ngài nhắc nhớ chúng ta những tiên đoán về Đức Kitô Phục Sinh. Tấm lòng chai đá không nhận biết ơn gọi nhớ của Thánh Thần.
Người đầu tiên được hưởng ơn nhắc nhớ này chính là người môn đệ già kính yêu. Nhớ lại trong bữa Tiệc Li Đức Kitô tiên đoán cùng các môn đệ là các ông sẽ phản bội Ngài. Mọi người đồng thanh hứa là sẽ trung thành. Trong số những người xác tín trung thành thì Phêrô là người mạnh bạo, rõ ràng nhất. Ông tuyên bố dù tất cả các bạn hữu phản bội mình ông nhất quyết trung thành cùng Thầy. Không lâu sau đó trong khi nghe lén người ta xử Thầy, có người đầy tớ gái nhận ra ông là một trong nhóm mười hai liền hô hoán lên ông này cùng bọn với ông Kitô. Phêrô liền chối không biết. Lát sau có người nhận dạng Phêrô lại chối. Ba lần bị nhận diện, ba lần chối. Ngay lúc đó Đức Kitô ngước mắt nhìn ông, đồng thời tiếng gà gáy nhắc ông điều Đức Kitô tiên đoán chiều qua trong bữa Tiệc Li: trước khi gà gáy con chối Ta ba lần. Phêrô nhớ lại điều đó và ăn năn thống hối.
Nhắc nhớ lại trong Kinh Thánh có một mục đích rõ ràng, không phải để khỏi quên công việc mà để củng cố đức tin, để tăng thêm niềm tin của người Kitô hữu vào Đức Kitô Phục Sinh và để thành nhân chứng trung thành hơn cho Đức Kitô giữa đời.
Chúng ta cầu xin ơn khôn ngoan biết lắng nghe tiếng Thánh Thần Chúa hướng dẫn cuộc sống hành trình đức tin và xin ơn biết trung thành trong việc làm chứng nhân cho Chúa giữa đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ga 15, 1-8
Gọi lại trí nhớ là điều ai trong chúng ta cũng cần bởi vì trong cuộc sống, hứa hẹn đến từng giờ nên cần có cách giúp nhớ để thực hiện điều đã hứa. Thông thường cuốn sổ tay ghi lại công việc sẽ làm giúp nhớ lại điều đã hứa. Không phải ai cũng có sổ tay nên đôi khi cần người nhắc nhớ lại công việc sắp làm trong tương lai. Lại cũng có người có sổ tay nhưng công việc bề bộn cần có người nhắc chừng khi người kia quên điều ghi trong sổ tay. Nhắc nhau nhớ lại công việc cần thực hiện là điều cần thiết. Nhắc nhau đi hội họp là điều tốt. Nhắc nhau sống đạo là điều cần cho đức tin. Nhắc nhau siêng năng lãnh nhận các bí tích là bổn phận của các Kitô hữu. Bổn mạng của người làm công việc nhắc nhớ có nguồn gốc từ xa xưa. Thánh bổn mạng đó không xa lạ gì với người Thiên Chúa giáo, đó chính là Thánh Thần Thiên Chúa. Đấng làm công việc nhắc nhớ lại những điều Đức Kitô đã rao giảng về tình yêu Chúa, việc Đức Kitô đã thực hiện và tiếp nối công việc mặc khải, hướng dẫn, giảng dậy cho các Kitô hữu hiểu thấu đáo hơn, thâm sâu hơn điều đã nghe, đã biết. Đấng này Đức Kitô đã hứa với các môn đệ và những ai tin theo Ngài.
Thầy sẽ gởi Thánh Thần đến, Đấng sẽ hướng dẫn, giảng dạy, chỉ dẫn cho các con mọi điều.
Thánh Thần đến đóng vai trò hướng dẫn, giảng dậy, chỉ bảo, mặc khải và thánh hoá trong cuộc đời tín hữu vì thế Thánh Thần đóng vai trò người gia trưởng trong đời sống đức tin. Chúng ta làm công việc nhắc nhớ lại, gợi lại những gì có thể quên sót. Thánh Thần Chúa làm công việc gợi nhớ. Gợi nhớ vì tiếng nói và hướng dẫn của Thánh Thần thể hiện cho những ai thành tâm, hướng thượng và tìm kiếm sự thật, sự sống, sự bằng an trong tâm hồn. Khi tâm hồn bình thản, bình an nhất lúc đó ân sủng Thánh Thần đánh động tâm hồn giúp ta nhận biết tiếng nói của Thánh Thần.
Đức Kitô Phục Sinh đặt nặng trọng tâm trong vấn đề này vì thế chúng ta thấy mỗi lần hiện ra với các Tông Đồ Đức Kitô luôn hướng dẫn họ bằng cách nhắc giúp họ nhớ lại các điều họ đã nghe từ các bài giáo huấn của Ngài. Những bài giáo huấn và các lời tiên tri đều nhắc đến Đức Kitô Phục Sinh và món quà lớn lao nhất Ngài mang đến cho nhân loại chính là món quà Thánh Thần. Cái chết của Ngài là món quà tình yêu cao cả của người thí mạng mình vì bạn hữu trong cuộc đời tại thế của Ngài. Thánh Thần là món quà trọng đại nhất Đức Kitô Phục Sinh trao tặng cho những tín hữu tin theo làm môn đệ và nhân chứng cho Đức Kitô Phục Sinh sau khi Ngài về trời.
Lần gợi nhớ rõ ràng nhất là lần xuất hiện cùng đồng hành với các môn đệ trên đường về làng Emmaus. Trên đường đi Ngài đã giải thích cho các môn đệ về việc các tiên tri, khởi đầu là Môisen và các tiên tri sau đó nhắc đến các tiên đoán về việc Đấng Cứu Thế giáng trần sẽ chịu đau khổ, bị ruồng bỏ, bị bắt, kết án và đóng đinh trên thập giá nhưng sau ba ngày Ngài sẽ sống lại từ cõi chết. Các tông đồ lắng nghe và nhận ra Ngài khi cuối ngày Ngài cùng các ông bẻ bánh tạ ơn. Chính lúc đó các ông nhận ra Ngài cũng là lúc Ngài biến khỏi các ông. Các ông đã tự nói với nhau chúng ta không nhận ra Ngài vì lòng chúng ta chai đá khi Ngài nhắc nhớ chúng ta những tiên đoán về Đức Kitô Phục Sinh. Tấm lòng chai đá không nhận biết ơn gọi nhớ của Thánh Thần.
Người đầu tiên được hưởng ơn nhắc nhớ này chính là người môn đệ già kính yêu. Nhớ lại trong bữa Tiệc Li Đức Kitô tiên đoán cùng các môn đệ là các ông sẽ phản bội Ngài. Mọi người đồng thanh hứa là sẽ trung thành. Trong số những người xác tín trung thành thì Phêrô là người mạnh bạo, rõ ràng nhất. Ông tuyên bố dù tất cả các bạn hữu phản bội mình ông nhất quyết trung thành cùng Thầy. Không lâu sau đó trong khi nghe lén người ta xử Thầy, có người đầy tớ gái nhận ra ông là một trong nhóm mười hai liền hô hoán lên ông này cùng bọn với ông Kitô. Phêrô liền chối không biết. Lát sau có người nhận dạng Phêrô lại chối. Ba lần bị nhận diện, ba lần chối. Ngay lúc đó Đức Kitô ngước mắt nhìn ông, đồng thời tiếng gà gáy nhắc ông điều Đức Kitô tiên đoán chiều qua trong bữa Tiệc Li: trước khi gà gáy con chối Ta ba lần. Phêrô nhớ lại điều đó và ăn năn thống hối.
Nhắc nhớ lại trong Kinh Thánh có một mục đích rõ ràng, không phải để khỏi quên công việc mà để củng cố đức tin, để tăng thêm niềm tin của người Kitô hữu vào Đức Kitô Phục Sinh và để thành nhân chứng trung thành hơn cho Đức Kitô giữa đời.
Chúng ta cầu xin ơn khôn ngoan biết lắng nghe tiếng Thánh Thần Chúa hướng dẫn cuộc sống hành trình đức tin và xin ơn biết trung thành trong việc làm chứng nhân cho Chúa giữa đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Để sinh hoa kết trái xum xuê
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:57 04/05/2012
Chúa nhật V Phục Sinh B
Đức cố giáo hoàng Phaolô VI đã từng nhấn mạnh rằng phát triển là hình thức truyền giáo của thời đại hôm nay. Phát triển bản thân, xã hội cũng như Giáo Hội là một đòi hỏi có tính tất yếu để sống còn. Kitô hữu chúng ta vốn quen thuộc với dụ ngôn “những nén vàng hay nén bạc” mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng (x.Mt 25,14-30; Lc 19,12-27). Không làm sinh lợi những gì chúng ta đã lãnh nhận là một thái độ không chỉ đáng trách mà còn đáng trừng phạt. Ngay đêm Tiệc ly, trước khi chịu tử nạn, Chúa Kitô đã khẳng định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16). Người còn nói rõ: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 15,8).Qua hình ảnh cây nho, Chúa Kitô cho ta thấy hai điều kiện không thể thiếu nếu muốn đơm hoa kết trái. Đó là gắn bó và cắt tỉa.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu: Chúa Giêsu đã làm nổi rõ chân lý này khi tự ví mình là thân nho, còn chúng ta là cành nho. Tách lìa khỏi thân nho thì cành nho sẽ chết. Mọi sự đều là ân sủng Chúa. Sự hiện hữu của chúng ta là do ân ban từ trời. Để tồn tại và phát triển, không một ai có thể tách lìa khỏi nguồn mạch tác tạo nên chính mình. Đã là người, chúng ta dễ chân nhận rằng thái độ sống kiểu “vong bản”, hay “mất gốc”, không chóng thì chầy cũng sẽ bị huỷ diệt. Người ta cũng dễ đồng thuận với nhau về những nguồn gốc tự nhiên là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là nơi chôn nhau cắt rốn, là tổ quốc, quê hương. Tuy nhiên, nguồn gốc của mọi nguồn gốc tự nhiên ấy là gì, là ai, là Đấng nào thì còn tuỳ ở quan điểm, ở niềm tin của mỗi người.
Như thế, nền tảng và động lực của sự gắn bó này đó là sự nhìn nhận nguồn gốc, xuất xứ của bản thân mình. Một trong những nét trỗi vượt của con người trên các loài thụ tạo hữu hình khác chính là biết hướng về cội nguồn. Thực tế cho ta khẳng định điều này. Các loài vật càng lớn lên thì chúng càng như quên mất cội nguồn sinh ra chúng. Với con người thì trái lại, càng thêm tuổi thì khao khát truy về nguồn càng mãnh liệt. Không kể các anh em vô thần hay vô tín, nói chung, nhân loại xưa nay vốn có tâm thức hướng về Đấng Tạo Thành, Đấng tác sinh mọi vật, mọi loài. Một trong những biểu hiện tâm thức này là lòng biết ơn, sự cảm tạ. Vào mỗi dịp năm hết, Tết đến hay vào các dịp lễ tiết theo phong tục tập quán như khởi đầu công việc, sau vụ mùa…những nén hương được thắp lên cùng các lễ vật bày ra cách này cách khác, chính là tấm lòng cảm tạ, biết ơn được dâng lên Đấng là cội nguồn các ơn lành đã lãnh nhận.
Với Kitô giáo, hình thức gắn bó với Thiên Chúa có thể gọi là căn bản, đó là sự thờ phượng. Cầu nguyện bằng nhiều hình thức là cách thế biểu lộ sự thờ phượng. Tuy nhiên một trong các tâm tình cầu nguyện nói lên sự gắn bó của chúng ta với Đấng là cội nguồn của mọi sự, mọi loài, đó là tâm tình cảm tạ, tri ân. Vừa qua, có anh bạn gửi cho tôi đoạn video clip thật cảm động trình bày một cảnh sống có thật như sau: Một anh nhà nghèo, làm nghề thu dọn thức ăn thừa trong một quán ăn (theo cảnh quay thì có lẽ là ở nước Mỷ). Các thực khách ăn uống rất phí phạm. Đồ ăn thừa đáng gọi là ê hề. Trong khi đổ các thức ăn thừa vào thùng rác thì anh nhà nghèo này không quên lọc, giữ lại những thức ăn có thể dùng được như là những đùi thịt gà mà người ta chỉ ăn một tí, qua loa hay chỉ ăn có một nửa và chí ít là còn một phần ba, phần tư thịt thừa. Cuối giờ làm anh ra về với bọc thức ăn thừa. Đó là mấy cái đùi thịt gà mà khách ăn còn dư chút thịt ít nhiều. Vào bàn dùng bữa, anh đổ các đùi thịt gà thu lượm được ra trước mặt vợ và bốn đứa con đang hăm hở chép miệng chờ ăn. Cả nhà ngồi vào bàn. Bổng cô con gái nhỏ, khoảng 8 tuổi, cầm vội một đùi thịt gà hầu như chỉ còn là xương, may ra còn dính chút thịt mà khách ăn còn dư. Cũng có thể vì quá đói, mà cũng có thể vì bé nghĩ rằng miếng này ít thịt nên cả nhà không tính số. Bỗng người cha lấy tay ngăn em bé lại. Tôi ngạc nhiên, nhưng sự ngạc nhiên ấy lại tiếp nối bằng sự ngỡ ngàng cùng vài giọt lệ ngấn trên khoé mắt khi thấy người cha ra hiệu cho cả nhà làm dấu Thánh Giá, dâng lời cám ơn Chúa trước khi dùng những miếng thịt gà thừa mà khách ăn đã bỏ đi.
Kitô hữu chúng ta hiểu rằng đỉnh cao của việc thờ phượng là Thánh Lễ. Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào hy tế tạ ơn mà Chúa Kitô đã hiến dâng trên thập giá xưa nay được hiện tại hoá trên các bàn thờ. Chúa Kitô nhìn nhận mọi sự của Người là do Chúa Cha trao ban. Trên thập giá, Người trao dâng lại cho Chúa Cha tấm xác thân và linh hồn mà Cha ban cho Người khi Người vào trần gian. Hành vi tự hiến này nói lên sự gắn bó thiết thân của Người với Cha trên trời. Người đã khẳng định rằng Người với Cha là một (x.Ga 10,30). Sự tạ ơn là một động thái thờ phượng tuyệt hảo, biểu lộ sự gắn bó của chúng ta với cội nguồn của mình. Và khi gắn bó với nguồn của mọi ân sủng thì chuyện sinh hoa kết trái là chuyện đương nhiên sẽ đến.
Cắt tỉa: Để đơm bông kết trái ngày càng nhiều và tươi tốt, Chúa Giêsu còn đề cập đến sự cắt tỉa. Nói đến sự cắt tỉa thì nông gia rất dễ am tường. Sự thưòng của cây trồng, khi giảm phát sinh thì tăng phát dục. Cứ đến kỳ, đến vụ, nhà nông lại làm cành, tỉa cây để mong có mùa màng bội thu. Để lớn lên, con rắn cần phải lột bỏ lớp da cũ. Để tung bay giữa trời xanh cánh bướm phải giả từ cái kén ấm êm. Cuộc đời con người cũng tương tự, dù là cá nhân hay tập thể, để tồn tại và phát triển, rất cần đến sự cắt tỉa, nói cách khác là cần sự dứt bỏ, đoạn tuyệt. Tuy nhiên, phải làm rõ những gì cần dứt bỏ và đoạn tuyệt.
Trước hết, cần dứt bỏ những yếu tố không còn sự sống hay những yếu tố tật bệnh làm ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển. Người ta dễ dàng loại bỏ các cành khô của cây, nhưng lại rất khó để đoạn tuyệt với tội lỗi của bản thân mình, dù tội lỗi được đồng hoá với sự chết. Dưới cái nhìn luân lý học ngày nay, thì chỉ có tội trọng mới được gọi là tội nguy tử, gây ra cái chết đời đời. Người phạm tội nguy tử là lỗi phạm luật Chúa trong một điều nặng, có ý thức đầy đủ và tự do hoàn toàn. Là Kitô hữu bình thường thì ít ai dám to gan ở lì trong tình trạng nguy tử này. Nhưng chúng ta có thể dây dưa trong tình cảnh chẳng chết mà chẳng sống. Có thể xem tình trạng này như những cành cây đang bị sâu bệnh. Nhà nông thì không tiếc xót gì khi cắt tỉa chúng, còn chúng ta thì quả là khó dứt bỏ những lỗi mọn. Xin hãy nhớ lại những lần chúng ta đến toà cáo giải, hình như đang có đó nhiều tội mà bản thân cứ mãi xưng thú đi, xưng thú lại không biết bao nhiêu lần.
Trở lại với nghề nông, các nông gia chuyên nghiệp vẫn không ngần ngại cắt tỉa những cành lá không sâu bệnh, có khi là xanh tốt, nhưng chúng không có khả năng sinh hoa trái, lại còn ảnh hưởng đến sự sinh hoa trái của các cành khác, chẳng hạn như những chồi vượt sát gốc thân cây…Đọc sách Công vụ tông đồ, chúng ta cần chân nhận sự can đảm của các nghị phụ Công đồng Giêrusalem. Đoạn tuyệt với lễ nghi cắt bì, một nghi lễ gia nhập Do Thái giáo (tương tự với bí tích Thánh Tẩy của Kitô giáo), đúng là một quyết định kiên cường, dĩ nhiên sẽ phải hứng chịu nhiều điều không như ý: bị cho là bội giáo, mất gốc, vong bản, phản bội…
Vừa phải biết trở về nguồn để đi theo đường lối tông truyền, khỏi phải chệch hướng, nhưng cũng phải biết cắt tỉa những yếu tố nhân loại cho dù đã thành truyền thống của thời đã qua mà nay không còn phù hợp cho sự phát triển. Vuông tròn hai nhiệm vụ này quả là không mấy dễ. Trong thực tế, nhiều khi khó phân biệt rõ ràng các yếu tố tông truyền nghĩa là được truyền từ Chúa Kitô qua các tông đồ đến chúng ta và các yếu tố của truyền thống cha ông một thời mà nay đã “lỗi thời”. Bên cạnh đó tâm lý hoài cổ hoặc cho rằng “rượu cũ thì ngon hơn” vẫn còn đó ảnh hưởng đến cung cách hành xử chúng ta.
Xin được bỏ qua lãnh vực lớn là xã hội và Giáo Hội, để nhấn mạnh đến đời sống cá nhân. Có nhiều điều mà chúng ta cần phải cắt tỉa để phát triển và sinh hoa kết trái trong đời sống nhân bản lẫn tâm linh. Tuy nhiên xin được nhấn mạnh đến một điều rất cần cắt tỉa đó là thái độ tự cao, tự đại cho rằng : “bàn tay ta làm nên tất cả…”. Kiêu ngạo là mối tội đầu tiên trong bảy mối tội lớn, và cũng là đầu mối của của mọi sự tội.
Khi đã cho rằng mọi sự ta có, ta là, đều do bởi tay ta thì ta chẳng cần đến bất cứ ai và dĩ nhiên chẳng cần đến Đấng Tạo thành. Một điều tất yếu, khi ta tự tách lìa khỏi nguồn cội thì phải lãnh lấy hậu quả là sự chết. Chúa Cha sai Chúa Con đến thế gian không phải để luận phạt hay xét xử thế gian, nhưng để những ai tin vào Người Con, gắn bó với Người Con thì sẽ được sống muôn đời và sinh trái đơm hoa (x.Ga 3,16;15,5). Xin đừng quên: cành nào lìa cây sẽ khô héo liền (x.Ga 15,6).
Cắt tỉa sự tự cao, tự đại để thêm gắn bó với Đấng mà nhờ Người mọi vật mọi loài được tác thành (x.Col 1,15-16). Gắn bó với Người thì chắc chắn ta sẽ đơm hoa, kết trái trĩu cành. Và rồi khi Chúa đến, Người sẽ nói với ta: “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ ngươi” (Mt 25,21). Ngoài việc chuyên chăm tham dự Thánh Lễ, thì theo thiển ý, những thực hành đạo đức như cầu nguyện trước, sau các bữa ăn, cầu nguyện mỗi sáng khi thức dậy và mối tối trước khi buông màn, làm dấu Thánh giá khi vào sân bóng hay sau khi ghi được bàn thắng…sẽ giúp ta cắt tỉa những điều xấu xa, tồn tại, để ngày càng gắn bó với Đấng mà nếu không có Người thì ta sẽ không làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5).
Đức cố giáo hoàng Phaolô VI đã từng nhấn mạnh rằng phát triển là hình thức truyền giáo của thời đại hôm nay. Phát triển bản thân, xã hội cũng như Giáo Hội là một đòi hỏi có tính tất yếu để sống còn. Kitô hữu chúng ta vốn quen thuộc với dụ ngôn “những nén vàng hay nén bạc” mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng (x.Mt 25,14-30; Lc 19,12-27). Không làm sinh lợi những gì chúng ta đã lãnh nhận là một thái độ không chỉ đáng trách mà còn đáng trừng phạt. Ngay đêm Tiệc ly, trước khi chịu tử nạn, Chúa Kitô đã khẳng định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16). Người còn nói rõ: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 15,8).Qua hình ảnh cây nho, Chúa Kitô cho ta thấy hai điều kiện không thể thiếu nếu muốn đơm hoa kết trái. Đó là gắn bó và cắt tỉa.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu: Chúa Giêsu đã làm nổi rõ chân lý này khi tự ví mình là thân nho, còn chúng ta là cành nho. Tách lìa khỏi thân nho thì cành nho sẽ chết. Mọi sự đều là ân sủng Chúa. Sự hiện hữu của chúng ta là do ân ban từ trời. Để tồn tại và phát triển, không một ai có thể tách lìa khỏi nguồn mạch tác tạo nên chính mình. Đã là người, chúng ta dễ chân nhận rằng thái độ sống kiểu “vong bản”, hay “mất gốc”, không chóng thì chầy cũng sẽ bị huỷ diệt. Người ta cũng dễ đồng thuận với nhau về những nguồn gốc tự nhiên là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là nơi chôn nhau cắt rốn, là tổ quốc, quê hương. Tuy nhiên, nguồn gốc của mọi nguồn gốc tự nhiên ấy là gì, là ai, là Đấng nào thì còn tuỳ ở quan điểm, ở niềm tin của mỗi người.
Như thế, nền tảng và động lực của sự gắn bó này đó là sự nhìn nhận nguồn gốc, xuất xứ của bản thân mình. Một trong những nét trỗi vượt của con người trên các loài thụ tạo hữu hình khác chính là biết hướng về cội nguồn. Thực tế cho ta khẳng định điều này. Các loài vật càng lớn lên thì chúng càng như quên mất cội nguồn sinh ra chúng. Với con người thì trái lại, càng thêm tuổi thì khao khát truy về nguồn càng mãnh liệt. Không kể các anh em vô thần hay vô tín, nói chung, nhân loại xưa nay vốn có tâm thức hướng về Đấng Tạo Thành, Đấng tác sinh mọi vật, mọi loài. Một trong những biểu hiện tâm thức này là lòng biết ơn, sự cảm tạ. Vào mỗi dịp năm hết, Tết đến hay vào các dịp lễ tiết theo phong tục tập quán như khởi đầu công việc, sau vụ mùa…những nén hương được thắp lên cùng các lễ vật bày ra cách này cách khác, chính là tấm lòng cảm tạ, biết ơn được dâng lên Đấng là cội nguồn các ơn lành đã lãnh nhận.
Với Kitô giáo, hình thức gắn bó với Thiên Chúa có thể gọi là căn bản, đó là sự thờ phượng. Cầu nguyện bằng nhiều hình thức là cách thế biểu lộ sự thờ phượng. Tuy nhiên một trong các tâm tình cầu nguyện nói lên sự gắn bó của chúng ta với Đấng là cội nguồn của mọi sự, mọi loài, đó là tâm tình cảm tạ, tri ân. Vừa qua, có anh bạn gửi cho tôi đoạn video clip thật cảm động trình bày một cảnh sống có thật như sau: Một anh nhà nghèo, làm nghề thu dọn thức ăn thừa trong một quán ăn (theo cảnh quay thì có lẽ là ở nước Mỷ). Các thực khách ăn uống rất phí phạm. Đồ ăn thừa đáng gọi là ê hề. Trong khi đổ các thức ăn thừa vào thùng rác thì anh nhà nghèo này không quên lọc, giữ lại những thức ăn có thể dùng được như là những đùi thịt gà mà người ta chỉ ăn một tí, qua loa hay chỉ ăn có một nửa và chí ít là còn một phần ba, phần tư thịt thừa. Cuối giờ làm anh ra về với bọc thức ăn thừa. Đó là mấy cái đùi thịt gà mà khách ăn còn dư chút thịt ít nhiều. Vào bàn dùng bữa, anh đổ các đùi thịt gà thu lượm được ra trước mặt vợ và bốn đứa con đang hăm hở chép miệng chờ ăn. Cả nhà ngồi vào bàn. Bổng cô con gái nhỏ, khoảng 8 tuổi, cầm vội một đùi thịt gà hầu như chỉ còn là xương, may ra còn dính chút thịt mà khách ăn còn dư. Cũng có thể vì quá đói, mà cũng có thể vì bé nghĩ rằng miếng này ít thịt nên cả nhà không tính số. Bỗng người cha lấy tay ngăn em bé lại. Tôi ngạc nhiên, nhưng sự ngạc nhiên ấy lại tiếp nối bằng sự ngỡ ngàng cùng vài giọt lệ ngấn trên khoé mắt khi thấy người cha ra hiệu cho cả nhà làm dấu Thánh Giá, dâng lời cám ơn Chúa trước khi dùng những miếng thịt gà thừa mà khách ăn đã bỏ đi.
Kitô hữu chúng ta hiểu rằng đỉnh cao của việc thờ phượng là Thánh Lễ. Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào hy tế tạ ơn mà Chúa Kitô đã hiến dâng trên thập giá xưa nay được hiện tại hoá trên các bàn thờ. Chúa Kitô nhìn nhận mọi sự của Người là do Chúa Cha trao ban. Trên thập giá, Người trao dâng lại cho Chúa Cha tấm xác thân và linh hồn mà Cha ban cho Người khi Người vào trần gian. Hành vi tự hiến này nói lên sự gắn bó thiết thân của Người với Cha trên trời. Người đã khẳng định rằng Người với Cha là một (x.Ga 10,30). Sự tạ ơn là một động thái thờ phượng tuyệt hảo, biểu lộ sự gắn bó của chúng ta với cội nguồn của mình. Và khi gắn bó với nguồn của mọi ân sủng thì chuyện sinh hoa kết trái là chuyện đương nhiên sẽ đến.
Cắt tỉa: Để đơm bông kết trái ngày càng nhiều và tươi tốt, Chúa Giêsu còn đề cập đến sự cắt tỉa. Nói đến sự cắt tỉa thì nông gia rất dễ am tường. Sự thưòng của cây trồng, khi giảm phát sinh thì tăng phát dục. Cứ đến kỳ, đến vụ, nhà nông lại làm cành, tỉa cây để mong có mùa màng bội thu. Để lớn lên, con rắn cần phải lột bỏ lớp da cũ. Để tung bay giữa trời xanh cánh bướm phải giả từ cái kén ấm êm. Cuộc đời con người cũng tương tự, dù là cá nhân hay tập thể, để tồn tại và phát triển, rất cần đến sự cắt tỉa, nói cách khác là cần sự dứt bỏ, đoạn tuyệt. Tuy nhiên, phải làm rõ những gì cần dứt bỏ và đoạn tuyệt.
Trước hết, cần dứt bỏ những yếu tố không còn sự sống hay những yếu tố tật bệnh làm ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển. Người ta dễ dàng loại bỏ các cành khô của cây, nhưng lại rất khó để đoạn tuyệt với tội lỗi của bản thân mình, dù tội lỗi được đồng hoá với sự chết. Dưới cái nhìn luân lý học ngày nay, thì chỉ có tội trọng mới được gọi là tội nguy tử, gây ra cái chết đời đời. Người phạm tội nguy tử là lỗi phạm luật Chúa trong một điều nặng, có ý thức đầy đủ và tự do hoàn toàn. Là Kitô hữu bình thường thì ít ai dám to gan ở lì trong tình trạng nguy tử này. Nhưng chúng ta có thể dây dưa trong tình cảnh chẳng chết mà chẳng sống. Có thể xem tình trạng này như những cành cây đang bị sâu bệnh. Nhà nông thì không tiếc xót gì khi cắt tỉa chúng, còn chúng ta thì quả là khó dứt bỏ những lỗi mọn. Xin hãy nhớ lại những lần chúng ta đến toà cáo giải, hình như đang có đó nhiều tội mà bản thân cứ mãi xưng thú đi, xưng thú lại không biết bao nhiêu lần.
Trở lại với nghề nông, các nông gia chuyên nghiệp vẫn không ngần ngại cắt tỉa những cành lá không sâu bệnh, có khi là xanh tốt, nhưng chúng không có khả năng sinh hoa trái, lại còn ảnh hưởng đến sự sinh hoa trái của các cành khác, chẳng hạn như những chồi vượt sát gốc thân cây…Đọc sách Công vụ tông đồ, chúng ta cần chân nhận sự can đảm của các nghị phụ Công đồng Giêrusalem. Đoạn tuyệt với lễ nghi cắt bì, một nghi lễ gia nhập Do Thái giáo (tương tự với bí tích Thánh Tẩy của Kitô giáo), đúng là một quyết định kiên cường, dĩ nhiên sẽ phải hứng chịu nhiều điều không như ý: bị cho là bội giáo, mất gốc, vong bản, phản bội…
Vừa phải biết trở về nguồn để đi theo đường lối tông truyền, khỏi phải chệch hướng, nhưng cũng phải biết cắt tỉa những yếu tố nhân loại cho dù đã thành truyền thống của thời đã qua mà nay không còn phù hợp cho sự phát triển. Vuông tròn hai nhiệm vụ này quả là không mấy dễ. Trong thực tế, nhiều khi khó phân biệt rõ ràng các yếu tố tông truyền nghĩa là được truyền từ Chúa Kitô qua các tông đồ đến chúng ta và các yếu tố của truyền thống cha ông một thời mà nay đã “lỗi thời”. Bên cạnh đó tâm lý hoài cổ hoặc cho rằng “rượu cũ thì ngon hơn” vẫn còn đó ảnh hưởng đến cung cách hành xử chúng ta.
Xin được bỏ qua lãnh vực lớn là xã hội và Giáo Hội, để nhấn mạnh đến đời sống cá nhân. Có nhiều điều mà chúng ta cần phải cắt tỉa để phát triển và sinh hoa kết trái trong đời sống nhân bản lẫn tâm linh. Tuy nhiên xin được nhấn mạnh đến một điều rất cần cắt tỉa đó là thái độ tự cao, tự đại cho rằng : “bàn tay ta làm nên tất cả…”. Kiêu ngạo là mối tội đầu tiên trong bảy mối tội lớn, và cũng là đầu mối của của mọi sự tội.
Khi đã cho rằng mọi sự ta có, ta là, đều do bởi tay ta thì ta chẳng cần đến bất cứ ai và dĩ nhiên chẳng cần đến Đấng Tạo thành. Một điều tất yếu, khi ta tự tách lìa khỏi nguồn cội thì phải lãnh lấy hậu quả là sự chết. Chúa Cha sai Chúa Con đến thế gian không phải để luận phạt hay xét xử thế gian, nhưng để những ai tin vào Người Con, gắn bó với Người Con thì sẽ được sống muôn đời và sinh trái đơm hoa (x.Ga 3,16;15,5). Xin đừng quên: cành nào lìa cây sẽ khô héo liền (x.Ga 15,6).
Cắt tỉa sự tự cao, tự đại để thêm gắn bó với Đấng mà nhờ Người mọi vật mọi loài được tác thành (x.Col 1,15-16). Gắn bó với Người thì chắc chắn ta sẽ đơm hoa, kết trái trĩu cành. Và rồi khi Chúa đến, Người sẽ nói với ta: “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ ngươi” (Mt 25,21). Ngoài việc chuyên chăm tham dự Thánh Lễ, thì theo thiển ý, những thực hành đạo đức như cầu nguyện trước, sau các bữa ăn, cầu nguyện mỗi sáng khi thức dậy và mối tối trước khi buông màn, làm dấu Thánh giá khi vào sân bóng hay sau khi ghi được bàn thắng…sẽ giúp ta cắt tỉa những điều xấu xa, tồn tại, để ngày càng gắn bó với Đấng mà nếu không có Người thì ta sẽ không làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5).
Hình ảnh Phục Sinh trong các Thánh Vịnh
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính
19:20 04/05/2012
HÌNH ẢNH PHỤC SINH TRONG CÁC THÁNH VỊNH
Theo nhãn quan hiện đại, sống và chết ở hai đầu đối nghịch. Chúng ta thường nghĩ về một người như một hữu thể hoặc sống hoặc chết. Người Do Thái cổ thì khác. Đối với họ, căn bệnh trầm trọng cũng đã là một phần của cái chết. Theo kinh nghiệm của họ, người bệnh nặng rất cận kề với cái chết và thực tế hầu như đã ở trong nanh vuốt của sự chết. Không chỉ riêng bệnh tật mà thôi nhưng tất cả các khía cạnh hạn chế của đời sống con người đều là những bộ mặt của sự chết. Như vậy sự chết bao gồm cả sự cằn cỗi, vô sinh, nghèo đói, âu lo, mất con, mất đất, mất sức khỏe. Người Do Thái cũng quan niệm như vậy về thiên nhiên. Thiên nhiên có thể lâm bệnh khi có hạn hán hoặc đói kém. Cuối cùng, quốc gia và cộng đồng cũng có thể bị đau buồn do chiến tranh, tai họa, kẻ thù và sự bất tuân do tội lỗi gây ra. Trong nhãn quan như thế, một cá nhân vui hưởng sự trọn vẹn của cuộc sống khi họ có con cháu, tài sản, đất đai, sức khỏe, sự kính trọng của hàng xóm láng giềng và sự mãn nguyện. Một thế giới thiên nhiên lành mạnh khi nó màu mỡ sung túc và một quốc gia lành mạnh khi sống hòa bình với láng giềng và Thiên Chúa.
Không có từ nào chỉ “sự phục sinh” trong Sách Thánh của người Do Thái hoặc các Thánh vịnh. Thánh vịnh gia nói lên niềm hy vọng khi mình được kéo ra khỏi âm phủ (Sheol), thế giới bên dưới, cũng như hy vọng rằng chính Thiên Chúa sẽ có tiếng nói cuối cùng chứ không phải sự chết. Trong bối cảnh này, ý niệm về sự phục sinh có nghĩa là vào lúc kề cận cái chết thì sự sống được phục hồi, từ bóng tối được đưa về ánh sáng, từ bệnh tật được phục hồi sức khỏe, từ đau khổ đưa về bình an. Niềm tin vào sự phục sinh là sự cậy dựa vào Thiên Chúa sẽ lên tiếng chứng nhận cho người công chính và những ai trung thành với Chúa. Trong bài này, tôi sẽ nói đến các hình ảnh về phục sinh trong các thánh vịnh nói chung và sau đó tập trung vào hai thánh vịnh 49 và 73. Tôi chọn các thánh vịnh này vì chúng diễn tả niềm hy vọng rằng khi kết hiệp với Chúa thì sẽ thắng được sự chết.
Đời sống trọn vẹn, hạnh phúc của người công chính được phác họa bằng hình ảnh cây cối, cành nho trĩu quả, những dòng suối. Thánh vịnh 1 nói: “Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa, lá cây không bao giờ tàn úa. Mọi việc họ làm đều thịnh đạt” (Tv 1, 3). Có những thánh vịnh so sánh người công chính với cây cối mọc gần đền thờ: “Tôi như cây ôliu xanh tươi mọc trong nhà Chúa” (Tv 52, 8-9). “Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Libăng được trồng nơi nhà Chúa, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta. già cỗi rồi, vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn” (Tv 92, 13-15). “Nhà của Chúa”, đền thờ, Vườn Địa Đàng biểu tượng và nơi cư trú của thần thánh, tất cả đều đầy cây cối, vườn tược, suối nước chảy quanh. Người Do Thái thành tín tin rằng họ có thể gặp gỡ Chúa tại đền thờ.
Bây giờ chúng ta tập trung vào các thánh vịnh 49 và 73. Các thánh vịnh này nói lên cái nhìn về phục sinh như là được Thiên Chúa cứu thoát, và niềm hy vọng khi kết hiệp với Chúa thì sẽ vượt thắng sự chết.
Thánh vịnh 49
Thánh vịnh 49 là thánh vịnh khôn ngoan, nói lên sự hiểu biết nào đấy về đời sống con người. Thánh vịnh mở đầu bằng lời huấn dụ trịnh trọng với toàn thể thế giới và với những ai lưu tâm đến lời dạy của nó. Người nhạc trưởng loan truyền sứ điệp dưới hình thức một câu cách ngôn: “Dù sống trong danh vọng, con người cũng không thể trường tồn; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết” (Tv 49, 13.21). Thánh vịnh gia nói ai nấy đều phải chết. Bất kỳ bạn là người khôn ngoan, học thức hay dốt nát thì thảy đều đi về một kết thúc cuối cùng. Thế thì tại sao bạn lại khoát lác hay sợ hãi thời gian đầy hoang mang này? Thật ngốc nghếch khi ghen tỵ với người giàu có hay khoe khoang tài sản vì họ cũng sẽ phải chết và bỏ lại mớ gia sản kếch xù kia. Thánh vịnh gia phác họa một hình ảnh thật ấn tượng về cái chết như là người mục tử vội vã lùa đàn gia súc của mình về căn nhà mới, về âm phủ (Sheol).
Ý niệm “giá cứu chuộc” là tâm điểm của thánh vịnh: “Nhưng nào có ai tự chuộc nổi mình và trả được giá thục hồi cho Thiên Chúa? Mạng người dù giá cao mấy nữa, thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời, Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số?” (Tv 49, 8-10). “Giá cứu chuộc” có nghĩa là một người phải đánh đổi điều này để lấy điều kia. Tại đất Do Thái cổ xưa, “giá cứu chuộc” diễn ra trong bối cảnh phụng tự. Sách Xuất Hành dạy rằng mọi giống đực đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa. Gia đình phải cứu lấy hoặc chuộc lại con giống đực đầu lòng này bằng cách dâng một con vật khác hoặc đổi bằng món tiền chuộc. Con lừa đực đầu lòng được chuộc bằng một con chiên ( Xh 13, 12-15; Ds 18, 15-17). Con trai đầu lòng được gia đình chuộc lại bằng 5 đồng shekel bạc. Phải đem con vật cứu chuộc hoặc món tiền vào đền thờ hay thánh điện. Trong thánh vịnh 49, thánh vịnh gia biết rằng xin Thiên Chúa chuộc lại đời sống con người thì đắt giá vô cùng thậm chí là vô giá vì dường như đó là điều không thể. “Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải nhìn thấy nấm mồ?” (Tv 49, 10). Số phận cuối cùng của mọi người là nấm mộ, là nhà và chốn nương náu của họ. Ai có thể thoát được nó?
Thánh vịnh như ngầm hỏi: Âm phủ (Sheol) có phải là đích đến cuối cùng không? Thánh vịnh gia dường như không tin điều đó. “Nhưng Chúa Trời sẽ chuộc mạng tôi, gỡ tôi ra khỏi quyền lực âm phủ”. Ai sẽ trả giá cứu chuộc, lấy mạng sống đổi mạng sống hoặc trả một món tiền cao đến không thể có được? Thánh vịnh đưa ra câu trả lời: Thiên Chúa sẽ cứu chuộc con người, “vì Chúa Trời sẽ chuộc mạng tôi” (c. 16). Động từ này trong tiếng Do Thái dịch chính xác là “Ngài sẽ nắm lấy (tôi)”. Nghĩa của câu này hoàn toàn không rõ ràng. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng Thiên Chúa sẽ nắm lấy để lôi con người ra khỏi âm phủ. Số phận cuối cùng của con người không phải là âm phủ mà là ở với Chúa, Đấng đã nắm lấy con người ra khỏi đó. Sự phục sinh trong thánh vịnh 49 có nghĩa là Thiên Chúa cứu chuộc con người khỏi nanh vuốt Tử Thần và kéo con người ra khỏi âm phủ để ở với Chúa. Mặc dù cái chết là định mệnh của mọi người phải chết nhưng quyền năng Chúa còn lớn lao hơn sự chết.
Thánh vịnh 73
Thánh vịnh 73 là thánh vịnh muộn thời, được viết sau khi Đền thờ bị phá hủy và có lẽ sau thời lưu đày. Thi sĩ đang nói từ trong cộng đồng của người Do Thái. Ông kinh nghiệm cay đắng đến tận xương tủy về đền thờ bị phá hủy và cuộc lưu đày. Từ đầu tiên của sách Ai Ca là ’êkah, “làm sao!” “Làm sao Chúa lại cho phép điều này xảy ra chứ?”. Câu hỏi này cũng có thể là bối cảnh của thánh vịnh. Thánh vịnh 73 là thánh vịnh đầu tiên trong các thánh vịnh của Asaph, một trong ba nhạc trưởng của ban nhạc Đền thờ.
Thánh vịnh 73 được gọi là thánh vịnh khôn ngoan vì nó chứa những yếu tố sư phạm. Thánh vịnh nói về một người trong cộng đoàn Do Thái và tự xem mình là người có “tâm hồn trong sạch”. Ông bị cám dỗ bỏ đường ngay nẻo chính vì nhìn thấy và thầm ghen tức với vận may của ác nhân. Ông thấy bọn ác nhân ngạo nghễ, bạo tàn và ức hiếp. Chúng “xúc phạm trời cao”, nghĩa là “chống lại Thiên Chúa”. Chúng phây phây chẳng bận tâm đến việc Chúa biết hay không biết đến hành động ác nhân của chúng. Bất luận thế nào thì chúng cũng vẫn không bị phạt mà ngày càng giàu mạnh. Sự mâu thuẫn này khiến ông khó chịu. Ông tra vấn lối sống của người thanh sạch: “Lạy Chúa, như thế là con đã uổng công giữ lòng trong trắng, giữ tay thanh sạch! Suốt ngày con bị đòn bị đánh, mỗi sớm mai hình phạt sẵn chờ” (Tv 73, 13-14). Ông đã trung thành với Chúa vậy mà đời sống của ông như một hình phạt. Nhưng đồng thời ông cũng biết rằng nếu ông xúc phạm đến Chúa như bọn ác nhân đã làm thì ông đã thất trung với bao thế hệ trung tín nối tiếp nhau. Cho đến khi vào trong thánh điện Thiên Chúa ông mới hiểu ra (c. 17). Thánh vịnh nói mập mờ về bản chất của sự hiểu biết này. Song điều rõ ràng là thi sĩ đã kinh nghiệm về Thiên Chúa, một kinh nghiệm thay đổi cái nhìn của ông về đời sống. Ông tiếp tục nhận ra rằng vận mệnh cuối cùng của ác nhân hoàn toàn khác với sự sang giàu của chúng trên mặt đất này. Chúng “rơi vào cảnh điêu tàn”, “nơi trơn trượt” ở Thế giới bên dưới. Chúng “kinh hoàng”, “sụp đổ”, “cuốn mất cả tăm hơi!” (c. 19). Thánh vịnh gia lại có thêm một mạc khải thứ hai. Ông nhận ra rằng những ai tra vấn trí khôn của Thiên Chúa thì thật “ngu si” và là kẻ “chẳng hiểu gì” (c. 22). Thiên Chúa vẫn ở với người ấy trọn cả đời sống: “Thật con ở với Chúa luôn, tay con Ngài nắm chẳng buông chẳng rời, dắt dìu khuyên nhủ bao lời, một mai đưa tới rạng ngời quang vinh” (cc. 23-24). Giống như thánh vịnh 49, thánh vịnh 73 diễn tả sự phục sinh như là ở với Chúa và được Chúa nắm lấy tay. Thánh vịnh kết thúc bằng lời kinh tín thác.
(Nguồn: Roberta L. Salvador, MM, The Bible Today, Vol. 49, số 45, September/October 2011, tr. 279-284)
Theo nhãn quan hiện đại, sống và chết ở hai đầu đối nghịch. Chúng ta thường nghĩ về một người như một hữu thể hoặc sống hoặc chết. Người Do Thái cổ thì khác. Đối với họ, căn bệnh trầm trọng cũng đã là một phần của cái chết. Theo kinh nghiệm của họ, người bệnh nặng rất cận kề với cái chết và thực tế hầu như đã ở trong nanh vuốt của sự chết. Không chỉ riêng bệnh tật mà thôi nhưng tất cả các khía cạnh hạn chế của đời sống con người đều là những bộ mặt của sự chết. Như vậy sự chết bao gồm cả sự cằn cỗi, vô sinh, nghèo đói, âu lo, mất con, mất đất, mất sức khỏe. Người Do Thái cũng quan niệm như vậy về thiên nhiên. Thiên nhiên có thể lâm bệnh khi có hạn hán hoặc đói kém. Cuối cùng, quốc gia và cộng đồng cũng có thể bị đau buồn do chiến tranh, tai họa, kẻ thù và sự bất tuân do tội lỗi gây ra. Trong nhãn quan như thế, một cá nhân vui hưởng sự trọn vẹn của cuộc sống khi họ có con cháu, tài sản, đất đai, sức khỏe, sự kính trọng của hàng xóm láng giềng và sự mãn nguyện. Một thế giới thiên nhiên lành mạnh khi nó màu mỡ sung túc và một quốc gia lành mạnh khi sống hòa bình với láng giềng và Thiên Chúa.
Không có từ nào chỉ “sự phục sinh” trong Sách Thánh của người Do Thái hoặc các Thánh vịnh. Thánh vịnh gia nói lên niềm hy vọng khi mình được kéo ra khỏi âm phủ (Sheol), thế giới bên dưới, cũng như hy vọng rằng chính Thiên Chúa sẽ có tiếng nói cuối cùng chứ không phải sự chết. Trong bối cảnh này, ý niệm về sự phục sinh có nghĩa là vào lúc kề cận cái chết thì sự sống được phục hồi, từ bóng tối được đưa về ánh sáng, từ bệnh tật được phục hồi sức khỏe, từ đau khổ đưa về bình an. Niềm tin vào sự phục sinh là sự cậy dựa vào Thiên Chúa sẽ lên tiếng chứng nhận cho người công chính và những ai trung thành với Chúa. Trong bài này, tôi sẽ nói đến các hình ảnh về phục sinh trong các thánh vịnh nói chung và sau đó tập trung vào hai thánh vịnh 49 và 73. Tôi chọn các thánh vịnh này vì chúng diễn tả niềm hy vọng rằng khi kết hiệp với Chúa thì sẽ thắng được sự chết.
Đời sống trọn vẹn, hạnh phúc của người công chính được phác họa bằng hình ảnh cây cối, cành nho trĩu quả, những dòng suối. Thánh vịnh 1 nói: “Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa, lá cây không bao giờ tàn úa. Mọi việc họ làm đều thịnh đạt” (Tv 1, 3). Có những thánh vịnh so sánh người công chính với cây cối mọc gần đền thờ: “Tôi như cây ôliu xanh tươi mọc trong nhà Chúa” (Tv 52, 8-9). “Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Libăng được trồng nơi nhà Chúa, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta. già cỗi rồi, vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn” (Tv 92, 13-15). “Nhà của Chúa”, đền thờ, Vườn Địa Đàng biểu tượng và nơi cư trú của thần thánh, tất cả đều đầy cây cối, vườn tược, suối nước chảy quanh. Người Do Thái thành tín tin rằng họ có thể gặp gỡ Chúa tại đền thờ.
Bây giờ chúng ta tập trung vào các thánh vịnh 49 và 73. Các thánh vịnh này nói lên cái nhìn về phục sinh như là được Thiên Chúa cứu thoát, và niềm hy vọng khi kết hiệp với Chúa thì sẽ vượt thắng sự chết.
Thánh vịnh 49
Thánh vịnh 49 là thánh vịnh khôn ngoan, nói lên sự hiểu biết nào đấy về đời sống con người. Thánh vịnh mở đầu bằng lời huấn dụ trịnh trọng với toàn thể thế giới và với những ai lưu tâm đến lời dạy của nó. Người nhạc trưởng loan truyền sứ điệp dưới hình thức một câu cách ngôn: “Dù sống trong danh vọng, con người cũng không thể trường tồn; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết” (Tv 49, 13.21). Thánh vịnh gia nói ai nấy đều phải chết. Bất kỳ bạn là người khôn ngoan, học thức hay dốt nát thì thảy đều đi về một kết thúc cuối cùng. Thế thì tại sao bạn lại khoát lác hay sợ hãi thời gian đầy hoang mang này? Thật ngốc nghếch khi ghen tỵ với người giàu có hay khoe khoang tài sản vì họ cũng sẽ phải chết và bỏ lại mớ gia sản kếch xù kia. Thánh vịnh gia phác họa một hình ảnh thật ấn tượng về cái chết như là người mục tử vội vã lùa đàn gia súc của mình về căn nhà mới, về âm phủ (Sheol).
Ý niệm “giá cứu chuộc” là tâm điểm của thánh vịnh: “Nhưng nào có ai tự chuộc nổi mình và trả được giá thục hồi cho Thiên Chúa? Mạng người dù giá cao mấy nữa, thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời, Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số?” (Tv 49, 8-10). “Giá cứu chuộc” có nghĩa là một người phải đánh đổi điều này để lấy điều kia. Tại đất Do Thái cổ xưa, “giá cứu chuộc” diễn ra trong bối cảnh phụng tự. Sách Xuất Hành dạy rằng mọi giống đực đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa. Gia đình phải cứu lấy hoặc chuộc lại con giống đực đầu lòng này bằng cách dâng một con vật khác hoặc đổi bằng món tiền chuộc. Con lừa đực đầu lòng được chuộc bằng một con chiên ( Xh 13, 12-15; Ds 18, 15-17). Con trai đầu lòng được gia đình chuộc lại bằng 5 đồng shekel bạc. Phải đem con vật cứu chuộc hoặc món tiền vào đền thờ hay thánh điện. Trong thánh vịnh 49, thánh vịnh gia biết rằng xin Thiên Chúa chuộc lại đời sống con người thì đắt giá vô cùng thậm chí là vô giá vì dường như đó là điều không thể. “Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải nhìn thấy nấm mồ?” (Tv 49, 10). Số phận cuối cùng của mọi người là nấm mộ, là nhà và chốn nương náu của họ. Ai có thể thoát được nó?
Thánh vịnh như ngầm hỏi: Âm phủ (Sheol) có phải là đích đến cuối cùng không? Thánh vịnh gia dường như không tin điều đó. “Nhưng Chúa Trời sẽ chuộc mạng tôi, gỡ tôi ra khỏi quyền lực âm phủ”. Ai sẽ trả giá cứu chuộc, lấy mạng sống đổi mạng sống hoặc trả một món tiền cao đến không thể có được? Thánh vịnh đưa ra câu trả lời: Thiên Chúa sẽ cứu chuộc con người, “vì Chúa Trời sẽ chuộc mạng tôi” (c. 16). Động từ này trong tiếng Do Thái dịch chính xác là “Ngài sẽ nắm lấy (tôi)”. Nghĩa của câu này hoàn toàn không rõ ràng. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng Thiên Chúa sẽ nắm lấy để lôi con người ra khỏi âm phủ. Số phận cuối cùng của con người không phải là âm phủ mà là ở với Chúa, Đấng đã nắm lấy con người ra khỏi đó. Sự phục sinh trong thánh vịnh 49 có nghĩa là Thiên Chúa cứu chuộc con người khỏi nanh vuốt Tử Thần và kéo con người ra khỏi âm phủ để ở với Chúa. Mặc dù cái chết là định mệnh của mọi người phải chết nhưng quyền năng Chúa còn lớn lao hơn sự chết.
Thánh vịnh 73
Thánh vịnh 73 là thánh vịnh muộn thời, được viết sau khi Đền thờ bị phá hủy và có lẽ sau thời lưu đày. Thi sĩ đang nói từ trong cộng đồng của người Do Thái. Ông kinh nghiệm cay đắng đến tận xương tủy về đền thờ bị phá hủy và cuộc lưu đày. Từ đầu tiên của sách Ai Ca là ’êkah, “làm sao!” “Làm sao Chúa lại cho phép điều này xảy ra chứ?”. Câu hỏi này cũng có thể là bối cảnh của thánh vịnh. Thánh vịnh 73 là thánh vịnh đầu tiên trong các thánh vịnh của Asaph, một trong ba nhạc trưởng của ban nhạc Đền thờ.
Thánh vịnh 73 được gọi là thánh vịnh khôn ngoan vì nó chứa những yếu tố sư phạm. Thánh vịnh nói về một người trong cộng đoàn Do Thái và tự xem mình là người có “tâm hồn trong sạch”. Ông bị cám dỗ bỏ đường ngay nẻo chính vì nhìn thấy và thầm ghen tức với vận may của ác nhân. Ông thấy bọn ác nhân ngạo nghễ, bạo tàn và ức hiếp. Chúng “xúc phạm trời cao”, nghĩa là “chống lại Thiên Chúa”. Chúng phây phây chẳng bận tâm đến việc Chúa biết hay không biết đến hành động ác nhân của chúng. Bất luận thế nào thì chúng cũng vẫn không bị phạt mà ngày càng giàu mạnh. Sự mâu thuẫn này khiến ông khó chịu. Ông tra vấn lối sống của người thanh sạch: “Lạy Chúa, như thế là con đã uổng công giữ lòng trong trắng, giữ tay thanh sạch! Suốt ngày con bị đòn bị đánh, mỗi sớm mai hình phạt sẵn chờ” (Tv 73, 13-14). Ông đã trung thành với Chúa vậy mà đời sống của ông như một hình phạt. Nhưng đồng thời ông cũng biết rằng nếu ông xúc phạm đến Chúa như bọn ác nhân đã làm thì ông đã thất trung với bao thế hệ trung tín nối tiếp nhau. Cho đến khi vào trong thánh điện Thiên Chúa ông mới hiểu ra (c. 17). Thánh vịnh nói mập mờ về bản chất của sự hiểu biết này. Song điều rõ ràng là thi sĩ đã kinh nghiệm về Thiên Chúa, một kinh nghiệm thay đổi cái nhìn của ông về đời sống. Ông tiếp tục nhận ra rằng vận mệnh cuối cùng của ác nhân hoàn toàn khác với sự sang giàu của chúng trên mặt đất này. Chúng “rơi vào cảnh điêu tàn”, “nơi trơn trượt” ở Thế giới bên dưới. Chúng “kinh hoàng”, “sụp đổ”, “cuốn mất cả tăm hơi!” (c. 19). Thánh vịnh gia lại có thêm một mạc khải thứ hai. Ông nhận ra rằng những ai tra vấn trí khôn của Thiên Chúa thì thật “ngu si” và là kẻ “chẳng hiểu gì” (c. 22). Thiên Chúa vẫn ở với người ấy trọn cả đời sống: “Thật con ở với Chúa luôn, tay con Ngài nắm chẳng buông chẳng rời, dắt dìu khuyên nhủ bao lời, một mai đưa tới rạng ngời quang vinh” (cc. 23-24). Giống như thánh vịnh 49, thánh vịnh 73 diễn tả sự phục sinh như là ở với Chúa và được Chúa nắm lấy tay. Thánh vịnh kết thúc bằng lời kinh tín thác.
(Nguồn: Roberta L. Salvador, MM, The Bible Today, Vol. 49, số 45, September/October 2011, tr. 279-284)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chống nạn mù lòa và khiếm thị, thảm trạng của các quốc gia nghèo khó
Bùi Hữu Thư
06:17 04/05/2012
Hội Nghị của Uỷ Ban Giáo Hoàng về Mục Vụ Y tế từ ngày 4 đến 5 tháng 5
ROME, ngày thứ năm 3 tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Ngày nay, sự mù lòa và khiếm thị vẫn còn là những "khuyết tật chính", đặc biệt tại các quốc gia đang trên đường phát triển: một hội nghị quốc tế về bệnh mù loà và khiếm thị với chủ đề "Những người không được thấy: "Lạy Thầy, xin cho con được thấy." (Mc 10, 51), đã được tổ chức để chống thảm trạng này.
Được Uỷ Ban Giáo Hoàng về Mục Vụ Y Tế và Hiệp Hội Người Samaritanô Nhân Lành bảo trợ (le Conseil pontifical pour la pastorale de la santé et la Fondation du Bon Samaritain), hội nghị này sẽ được tổ chức tại Rôma từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 5, 2010, theo một thông tư.
Rất nhiều chuyên viên trên khắp thế giới sẽ tham dự, và các dự án được các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hoạch định sẽ được trình bầy, để chống lại sự khiếm thị. Bằng cách "đặt con người vào trọng tâm của việc suy luận, các tham dự viên sẽ xem xét các lãnh vực thần học, chú giải và y khoa về vấn đề khiếm thị, đặc biệt là việc phổ biến các phương tiện ngăn ngừa và chữa trị.
Để cho những người mù cũng có thể thụ hưởng sáng kiến này, Uỷ Ban đã cho ấn hành một chương trình bằng chữ Braille. Buổi chiều ngày 4 tháng 5 sẽ có một buổi hòa nhạc do ba nhạc sĩ mù trình tấu: cha xứ Camporeggiano, là linh mục Gerardo Balbi, đàn dương cầm sẽ phụ họa với các nhạc sĩ chơi vĩ cầm là Gianfranco Contadini, Lin-Phin Chang và Chou Chien-Yu, người Đài Loan.
Theo Uỷ Ban Giáo Hoàng về mục vụ Y Tế, có khoảng 246 triệu người bị mù và 39 triệu người bị lòa trên thế giới. Ngày nay, đây vẫn còn là "các khuyết tật lớn", nhất là "tại các quốc gia "kém mở mang về kinh tế", hoặc về phương diện "y tế và hội nhập xã hội", hoặc về "sự thiếu sót các phương tiện để phòng ngừa, săn sóc và chữa trị."
Thông tư cho hay "chỉ có ít hơn 5% trẻ em khiếm thị được chữa trị tại các quốc gia kém mở mang" trong khi ngay trong các quốc gia các em sinh sống "có khoảng 90% người dân bị khiếm thị bán phần hay toàn phần."
Ngoài ra, trong 80% trường hợp, những người khiếm thị đáng lý ra phải được "phòng ngừa" hay "được săn sóc để giảm thiểu hay chữa lành hoàn toàn" nhờ những dụng cụ sửa sai - như kính đeo mắt, hay giải phẫu.
Tuy nhiên, phần lớn dân số không đủ sức "trả tiền cho những phương pháp chữa trị này". Do đó, trong khi bệnh mắt có cườm hay đục nhãn (cataracte) tại các quốc gia Tây Phương chỉ cần đến một phương pháp chữa trị "thông thường", thì nơi đây lại là những nguyên nhân chính cho tình trạng khiếm thị (trong 39% trường hợp) trên mức độ thế giới.
ROME, ngày thứ năm 3 tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Ngày nay, sự mù lòa và khiếm thị vẫn còn là những "khuyết tật chính", đặc biệt tại các quốc gia đang trên đường phát triển: một hội nghị quốc tế về bệnh mù loà và khiếm thị với chủ đề "Những người không được thấy: "Lạy Thầy, xin cho con được thấy." (Mc 10, 51), đã được tổ chức để chống thảm trạng này.
Được Uỷ Ban Giáo Hoàng về Mục Vụ Y Tế và Hiệp Hội Người Samaritanô Nhân Lành bảo trợ (le Conseil pontifical pour la pastorale de la santé et la Fondation du Bon Samaritain), hội nghị này sẽ được tổ chức tại Rôma từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 5, 2010, theo một thông tư.
Rất nhiều chuyên viên trên khắp thế giới sẽ tham dự, và các dự án được các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hoạch định sẽ được trình bầy, để chống lại sự khiếm thị. Bằng cách "đặt con người vào trọng tâm của việc suy luận, các tham dự viên sẽ xem xét các lãnh vực thần học, chú giải và y khoa về vấn đề khiếm thị, đặc biệt là việc phổ biến các phương tiện ngăn ngừa và chữa trị.
Để cho những người mù cũng có thể thụ hưởng sáng kiến này, Uỷ Ban đã cho ấn hành một chương trình bằng chữ Braille. Buổi chiều ngày 4 tháng 5 sẽ có một buổi hòa nhạc do ba nhạc sĩ mù trình tấu: cha xứ Camporeggiano, là linh mục Gerardo Balbi, đàn dương cầm sẽ phụ họa với các nhạc sĩ chơi vĩ cầm là Gianfranco Contadini, Lin-Phin Chang và Chou Chien-Yu, người Đài Loan.
Theo Uỷ Ban Giáo Hoàng về mục vụ Y Tế, có khoảng 246 triệu người bị mù và 39 triệu người bị lòa trên thế giới. Ngày nay, đây vẫn còn là "các khuyết tật lớn", nhất là "tại các quốc gia "kém mở mang về kinh tế", hoặc về phương diện "y tế và hội nhập xã hội", hoặc về "sự thiếu sót các phương tiện để phòng ngừa, săn sóc và chữa trị."
Thông tư cho hay "chỉ có ít hơn 5% trẻ em khiếm thị được chữa trị tại các quốc gia kém mở mang" trong khi ngay trong các quốc gia các em sinh sống "có khoảng 90% người dân bị khiếm thị bán phần hay toàn phần."
Ngoài ra, trong 80% trường hợp, những người khiếm thị đáng lý ra phải được "phòng ngừa" hay "được săn sóc để giảm thiểu hay chữa lành hoàn toàn" nhờ những dụng cụ sửa sai - như kính đeo mắt, hay giải phẫu.
Tuy nhiên, phần lớn dân số không đủ sức "trả tiền cho những phương pháp chữa trị này". Do đó, trong khi bệnh mắt có cườm hay đục nhãn (cataracte) tại các quốc gia Tây Phương chỉ cần đến một phương pháp chữa trị "thông thường", thì nơi đây lại là những nguyên nhân chính cho tình trạng khiếm thị (trong 39% trường hợp) trên mức độ thế giới.
Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2012 dùng cả một phi trường để cử hành sự kiện
Tiền Hô
19:17 04/05/2012
Milano - Chỉ còn khoảng một tháng nữa là Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ VII 2012 sẽ được tổ chức tại thành phố Milano (nước Ý). Ban tổ chức Đại Hội đã công bố trước báo chí rằng: 790.000 mét vuông tại phi trường Bresso (Milano) sẽ được dùng để tổ chức các sự kiện chính của Đại Hội, bao gồm: buổi canh thức cầu nguyện vào ngày 2 Tháng Sáu và Thánh Lễ Đại Triều với Đức Thánh Cha vào ngày 3 Tháng Sáu. Phi trường Bresso có thể chứa đến một triệu người và hiện nay đang được lắp dựng một sân khấu lớn (có kích thước bằng cả một ngôi nhà thờ một nghìn chỗ ngồi).
Trong buổi họp báo, Đức Giám Mục phụ tá Erminio De Scalzi - Chủ tịch Quỹ Gia Đình Milano 2012 nhấn mạnh rằng, Đại Hội Gia Đình Thế Giới sẽ không giống như các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại thành phố khác - ví dụ như Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức tại Madrid hồi năm 2011 - tất cả các sự kiện tại Milano sẽ được tổ chức trong một khu vực cụ thể ngay trung tâm của một quận cửa ngõ thành phố. Điều này sẽ khiến cho khách hành hương di chuyển dễ dàng hơn. Theo kế hoạch chuẩn bị, sẽ có hàng trăm ngàn khách hành hương tham dự các sự kiện trong Đại Hội lần này.
Cha Bruno Manironi - trưởng ban xúc tiến của Quỹ Gia Đình Milano 2012 nói rằng: "Chúng tôi đã có kế hoạch tạo sự thuận lợi cho mọi người đến khu vực có các sự kiện do Đức Giáo Hoàng chủ trì. Trong suốt thời gian diễn ra Đại Hội, khu vực này sẽ có năm nhà ga tàu điện ngầm metro phục vụ (bao gồm cả tuyến mới mở là M5-Bignami), bốn nhà ga đường sắt (railway) và các dịch vụ vận tải khác sẽ được chạy trong suốt thời gian diễn ra sự kiện".
Cơ sở vật chất trong thành phố cũng đã được chuẩn bị chu đáo để chào đón các gia đình đến Milano vào cuối tháng này. Đức Giám Mục De Scalzi cho biết: "Chỉ còn gần một tháng nữa là sự kiện bắt đầu, bây giờ nó đã sưởi ấm trái tim của người dân Milano". Đến nay, đã có hơn 33 ngàn giường nghỉ được chuẩn bị cho 11 ngàn gia đình hành hương. Thêm 12 ngàn giường khác cũng sẽ được các giáo xứ chuẩn bị, và 50 ngàn giường dùng cho các gia đình nghỉ qua đêm khi tham dự buổi canh thức cầu nguyện vào ngày 2 Tháng Sáu và Thánh Lễ vào sáng hôm sau.
Trong khi đó, hôm Chúa Nhật vừa qua, các giáo xứ tại Milano đã công bố lá thư của Đức Hồng Y Angelo Scola của tổng giáo phận Milano gửi cho các tín hữu trong giáo phận. Ngài nhấn mạnh rằng, Đại Hội Gia Đình Thế Giới là "một cơ hội duy nhất và quý giá để tất cả chúng ta nhận biết và làm chứng một cách rõ ràng cho các giá trị của gia đình trong giáo hội và xã hội". Đức Hồng Y nhắc lại rằng, sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng tại Đại Hội "là một minh chứng rõ nét về sự quan tâm và tình cảm của ngài dành cho giáo phận của chúng ta, người dân của thành phố và đất nước". Đức Hồng Y còn mời gọi tất cả mọi người hãy tham gia Đại Hội, "dù là với tư cách cá nhân, đặc biệt là trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể tại phi trường Bresso vào ngày 3 Tháng Sáu".
Bức thư cũng có một số hướng dẫn cụ thể: vào sáng ngày 3 Tháng Sáu, các nhà thờ trong Giáo Phận Milano sẽ không có thánh lễ, mời gọi các tín hữu tăng cường cầu nguyện cá nhân và tập thể - đặc biệt là bằng Kinh Mân Côi, hy vọng mỗi giáo xứ có được 3 đại diện và nhiều tín hữu tham gia vào các hội nghị thần học, mục vụ được tổ chức từ ngày 30 Tháng Năm đến ngày 1 Tháng Sáu.
Sau 27 năm kể từ chuyến thăm cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ đến thành phố Milano nhân dịp này và ngài sẽ nghỉ lại 2 đêm - ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là thời gian dài bất thường cho một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến nước Ý. Khi đến Milano, Ngài sẽ gặp gỡ người dân ở Piazza Duomo và vào buổi tối sẽ tham dự một buổi hòa nhạc chào mừng ngài tại La Scala. (theo La stampa)
Trong buổi họp báo, Đức Giám Mục phụ tá Erminio De Scalzi - Chủ tịch Quỹ Gia Đình Milano 2012 nhấn mạnh rằng, Đại Hội Gia Đình Thế Giới sẽ không giống như các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại thành phố khác - ví dụ như Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức tại Madrid hồi năm 2011 - tất cả các sự kiện tại Milano sẽ được tổ chức trong một khu vực cụ thể ngay trung tâm của một quận cửa ngõ thành phố. Điều này sẽ khiến cho khách hành hương di chuyển dễ dàng hơn. Theo kế hoạch chuẩn bị, sẽ có hàng trăm ngàn khách hành hương tham dự các sự kiện trong Đại Hội lần này.
Cha Bruno Manironi - trưởng ban xúc tiến của Quỹ Gia Đình Milano 2012 nói rằng: "Chúng tôi đã có kế hoạch tạo sự thuận lợi cho mọi người đến khu vực có các sự kiện do Đức Giáo Hoàng chủ trì. Trong suốt thời gian diễn ra Đại Hội, khu vực này sẽ có năm nhà ga tàu điện ngầm metro phục vụ (bao gồm cả tuyến mới mở là M5-Bignami), bốn nhà ga đường sắt (railway) và các dịch vụ vận tải khác sẽ được chạy trong suốt thời gian diễn ra sự kiện".
Cơ sở vật chất trong thành phố cũng đã được chuẩn bị chu đáo để chào đón các gia đình đến Milano vào cuối tháng này. Đức Giám Mục De Scalzi cho biết: "Chỉ còn gần một tháng nữa là sự kiện bắt đầu, bây giờ nó đã sưởi ấm trái tim của người dân Milano". Đến nay, đã có hơn 33 ngàn giường nghỉ được chuẩn bị cho 11 ngàn gia đình hành hương. Thêm 12 ngàn giường khác cũng sẽ được các giáo xứ chuẩn bị, và 50 ngàn giường dùng cho các gia đình nghỉ qua đêm khi tham dự buổi canh thức cầu nguyện vào ngày 2 Tháng Sáu và Thánh Lễ vào sáng hôm sau.
Trong khi đó, hôm Chúa Nhật vừa qua, các giáo xứ tại Milano đã công bố lá thư của Đức Hồng Y Angelo Scola của tổng giáo phận Milano gửi cho các tín hữu trong giáo phận. Ngài nhấn mạnh rằng, Đại Hội Gia Đình Thế Giới là "một cơ hội duy nhất và quý giá để tất cả chúng ta nhận biết và làm chứng một cách rõ ràng cho các giá trị của gia đình trong giáo hội và xã hội". Đức Hồng Y nhắc lại rằng, sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng tại Đại Hội "là một minh chứng rõ nét về sự quan tâm và tình cảm của ngài dành cho giáo phận của chúng ta, người dân của thành phố và đất nước". Đức Hồng Y còn mời gọi tất cả mọi người hãy tham gia Đại Hội, "dù là với tư cách cá nhân, đặc biệt là trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể tại phi trường Bresso vào ngày 3 Tháng Sáu".
Bức thư cũng có một số hướng dẫn cụ thể: vào sáng ngày 3 Tháng Sáu, các nhà thờ trong Giáo Phận Milano sẽ không có thánh lễ, mời gọi các tín hữu tăng cường cầu nguyện cá nhân và tập thể - đặc biệt là bằng Kinh Mân Côi, hy vọng mỗi giáo xứ có được 3 đại diện và nhiều tín hữu tham gia vào các hội nghị thần học, mục vụ được tổ chức từ ngày 30 Tháng Năm đến ngày 1 Tháng Sáu.
Sau 27 năm kể từ chuyến thăm cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ đến thành phố Milano nhân dịp này và ngài sẽ nghỉ lại 2 đêm - ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là thời gian dài bất thường cho một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến nước Ý. Khi đến Milano, Ngài sẽ gặp gỡ người dân ở Piazza Duomo và vào buổi tối sẽ tham dự một buổi hòa nhạc chào mừng ngài tại La Scala. (theo La stampa)
Top Stories
Vietnam: Expropriations de Xuân Quang: plus de 3 000 policiers ont été nécessaires pour venir à bout de la résistance de la population
Eglises d'Asie
09:39 04/05/2012
La province de Hung Yên, qui borde l’agglomération de Hanoi, abrite dans ses plaines fertiles une population composée presque exclusivement de petits propriétaires agricoles (1). Sur l’un de ses huit districts, celui de Van Giang, situé à 60 km de la capitale, vient de se jouer le 24 avril, le dernier acte d’une tragédie qui aura mis près de huit ans pour arriver à son dénouement : l’expropriation par la force de 71 ha de champs et de rizières appartenant à 166 foyers de la commune de Xuân Quang.
Trois mille policiers et membres des forces de l’ordre lourdement équipés ont participé à cette opération. La population paysanne, opposée au projet gouvernemental depuis le début, a résisté jusqu’à la dernière minute. Voilà plusieurs années que les expropriations des terres arables par les autorités locales sont devenues monnaie courante au nord comme au sud du pays et l’on ne compte plus les conflits et les troubles qu’elles ont engendrés. Mais c’est sans doute la première fois qu’un conflit d’une telle ampleur oppose le pouvoir au monde rural, lequel représente encore plus de 70 % de la population du pays. La presse officielle est restée très discrète sur ces événements. Seuls les sites indépendants et les blogs ont fourni des informations sur l’opération policière.
Le 23 avril 2012, les autorités provinciales ont fait annoncer que l’opération d’expropriation de 71 ha appartenant à 166 foyers de la commune de Xuân Quan aurait lieu le lendemain. Selon des informations recueillies par Radio Free Asia, dès le milieu de la nuit du 23 au 24 avril, entre 700 et 1 000 paysans de Xuân Quangi et des autres communes concernées par les expropriations s’étaient rassemblés dans les champs et les rizières avec la ferme intention de ne pas se laisser dépouiller. Les forces de l’ordre, armées de fusils et de grenades lacrymogènes, étaient elles aussi arrivées de très bonne heure. Les rapports diffusés sur Internet ont estimé leurs effectifs à 3 ou 4 000 hommes. En fin de journée, les forces gouvernementales ont réussi à venir à bout de la résistance paysanne. Le détail des échauffourées est encore mal connu. Au soir de l’opération, on parlait de 19 paysans arrêtés. Quatre d’entre eux étaient encore internés dans les jours qui ont suivi. Un communiqué de la Sécurité publique estimait que les forces de l’ordre avaient mené à bien leur mission.
Il n’y a guère eu de concertation entre les deux parties en présence. Le 10 avril précédent, les autorités avaient convoqué les représentants des 166 foyers concernés pour une session de « dialogue ». Plusieurs milliers de paysans du district les avaient accompagnés. En réalité, les représentants des autorités s’étaient contentés d’exposer à nouveau leur projet. La rencontre s’était soldée par un échec.
Le coup de force gouvernemental du 24 avril marque la fin tragique d’une résistance de douze années, opposée par les paysans à un projet d’urbanisation gouvernemental. Le projet de création d’une zone urbaine sur des terres agricoles avait en effet rencontré une forte opposition dès 2004, date à partir de laquelle il commença à être connu. Le projet appelé « Ecopark » a été conçu et décidé au plus haut niveau. Le Premier ministre lui-même, Nguyên Tân Dung, le 30 juin 2004, a signé la décision 742 qui l’officialisait.
Le projet prévoit la création d’une zone urbaine (sorte de ville-satellite) en pleine région rurale, sur le territoire de trois communes du district de Van Giang, dans la province de Hung Yên. Pour récupérer les 500 ha de terrains nécessaires à la construction d’immeubles et à la création d’une route, les autorités locales devront exproprier 4 000 foyers de cultivateurs. Plus de 1 800 d’entre eux ont refusé que l’on touche à leurs terres, et ont rejeté l’indemnisation proposée. Cette dernière varie entre 19 000 et 54 000 dongs au mètre carré, dont on sait qu’il sera proposé à la vente par l’investisseur à quelque six millions de dongs (un euro vaut 27 300 dongs).
Pendant un certain temps, le projet d’Ecopark semblait avoir été mis en sommeil. Cependant, en 2007 une note officielle du gouvernement en avait relancé la mise en œuvre. La résistance des paysans s’est alors organisée. Les communes concernées, Xuân Quang, Phụng Công et Cuu Cao, ont commencé à déposer des plaintes remettant en cause la légalité de la confiscation des terres, adressées aux instances dirigeantes de tous les échelons, depuis les comités populaires des communes jusqu’au gouvernement. Les conflits avec les autorités locales tout comme les heurts avec les agents de la Sécurité publique se sont multipliés. Des manifestations ont été organisées jusque dans la capitale – notamment le 27 avril 2011 –, qui ont été très largement relayées par les agences de presse internationales. Aucune solution n’a jamais été proposée en réponse aux requêtes des paysans de Van Giang.
La plupart des commentateurs indépendants mettent en cause le statut actuel de la propriété des terres au Vietnam, lesquelles appartiennent au peuple tout entier, c’est-à-dire à l’Etat. Les individus n’en sont que les utilisateurs.
Ce principe de propriété collective avait déjà été critiqué par l’épiscopat vietnamien lors de l’affaire de la Délégation apostolique en 2008. Traitant de ce problème dans le document intitulé « Point de vue de la Conférence épiscopale sur un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle », publié le 25 septembre 2008 à l’issue de leur assemblée annuelle, les évêques du Vietnam n’avaient pas dissocié la question des terrains religieux accaparés par l’Etat de celle des autres terres ayant subi le même sort. Ils avaient recommandé de rétablir le droit à la propriété privée, rappelant que celui-ci faisait partie des droits fondamentaux de l’être humain.
(1) Le mot « propriétaire » doit être pris ici dans un sens particulier. En effet au Vietnam, la terre est la propriété collective du peuple tout entier. Il y a donc pas de gros ou petits propriétaires, mais seulement des utilisateurs de terrain, qui peuvent cependant vendre, acheter ou léguer ce droit d’exploitation.
(Source:Eglises d'Asie, 4 mai 2012)
Projet de la future cité-écologique Ecopark |
Le 23 avril 2012, les autorités provinciales ont fait annoncer que l’opération d’expropriation de 71 ha appartenant à 166 foyers de la commune de Xuân Quan aurait lieu le lendemain. Selon des informations recueillies par Radio Free Asia, dès le milieu de la nuit du 23 au 24 avril, entre 700 et 1 000 paysans de Xuân Quangi et des autres communes concernées par les expropriations s’étaient rassemblés dans les champs et les rizières avec la ferme intention de ne pas se laisser dépouiller. Les forces de l’ordre, armées de fusils et de grenades lacrymogènes, étaient elles aussi arrivées de très bonne heure. Les rapports diffusés sur Internet ont estimé leurs effectifs à 3 ou 4 000 hommes. En fin de journée, les forces gouvernementales ont réussi à venir à bout de la résistance paysanne. Le détail des échauffourées est encore mal connu. Au soir de l’opération, on parlait de 19 paysans arrêtés. Quatre d’entre eux étaient encore internés dans les jours qui ont suivi. Un communiqué de la Sécurité publique estimait que les forces de l’ordre avaient mené à bien leur mission.
Il n’y a guère eu de concertation entre les deux parties en présence. Le 10 avril précédent, les autorités avaient convoqué les représentants des 166 foyers concernés pour une session de « dialogue ». Plusieurs milliers de paysans du district les avaient accompagnés. En réalité, les représentants des autorités s’étaient contentés d’exposer à nouveau leur projet. La rencontre s’était soldée par un échec.
Le coup de force gouvernemental du 24 avril marque la fin tragique d’une résistance de douze années, opposée par les paysans à un projet d’urbanisation gouvernemental. Le projet de création d’une zone urbaine sur des terres agricoles avait en effet rencontré une forte opposition dès 2004, date à partir de laquelle il commença à être connu. Le projet appelé « Ecopark » a été conçu et décidé au plus haut niveau. Le Premier ministre lui-même, Nguyên Tân Dung, le 30 juin 2004, a signé la décision 742 qui l’officialisait.
Le projet prévoit la création d’une zone urbaine (sorte de ville-satellite) en pleine région rurale, sur le territoire de trois communes du district de Van Giang, dans la province de Hung Yên. Pour récupérer les 500 ha de terrains nécessaires à la construction d’immeubles et à la création d’une route, les autorités locales devront exproprier 4 000 foyers de cultivateurs. Plus de 1 800 d’entre eux ont refusé que l’on touche à leurs terres, et ont rejeté l’indemnisation proposée. Cette dernière varie entre 19 000 et 54 000 dongs au mètre carré, dont on sait qu’il sera proposé à la vente par l’investisseur à quelque six millions de dongs (un euro vaut 27 300 dongs).
Pendant un certain temps, le projet d’Ecopark semblait avoir été mis en sommeil. Cependant, en 2007 une note officielle du gouvernement en avait relancé la mise en œuvre. La résistance des paysans s’est alors organisée. Les communes concernées, Xuân Quang, Phụng Công et Cuu Cao, ont commencé à déposer des plaintes remettant en cause la légalité de la confiscation des terres, adressées aux instances dirigeantes de tous les échelons, depuis les comités populaires des communes jusqu’au gouvernement. Les conflits avec les autorités locales tout comme les heurts avec les agents de la Sécurité publique se sont multipliés. Des manifestations ont été organisées jusque dans la capitale – notamment le 27 avril 2011 –, qui ont été très largement relayées par les agences de presse internationales. Aucune solution n’a jamais été proposée en réponse aux requêtes des paysans de Van Giang.
La plupart des commentateurs indépendants mettent en cause le statut actuel de la propriété des terres au Vietnam, lesquelles appartiennent au peuple tout entier, c’est-à-dire à l’Etat. Les individus n’en sont que les utilisateurs.
Ce principe de propriété collective avait déjà été critiqué par l’épiscopat vietnamien lors de l’affaire de la Délégation apostolique en 2008. Traitant de ce problème dans le document intitulé « Point de vue de la Conférence épiscopale sur un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle », publié le 25 septembre 2008 à l’issue de leur assemblée annuelle, les évêques du Vietnam n’avaient pas dissocié la question des terrains religieux accaparés par l’Etat de celle des autres terres ayant subi le même sort. Ils avaient recommandé de rétablir le droit à la propriété privée, rappelant que celui-ci faisait partie des droits fondamentaux de l’être humain.
(1) Le mot « propriétaire » doit être pris ici dans un sens particulier. En effet au Vietnam, la terre est la propriété collective du peuple tout entier. Il y a donc pas de gros ou petits propriétaires, mais seulement des utilisateurs de terrain, qui peuvent cependant vendre, acheter ou léguer ce droit d’exploitation.
(Source:Eglises d'Asie, 4 mai 2012)
At least 400 Chinese Catholics in Prato for the World Day of Prayer for the Church in China
AsiaNews
09:58 04/05/2012
Convoked by Pope Benedict XVI, an event of solidarity with the suffering of Christians in China and unity with the pope. In Prato it will also emphasize the mission of Chinese immigrants in the city with activities and a procession in "Chinatown."
Rome (AsiaNews) - At least 400 Chinese Catholics present in Italy are meeting tomorrow in Prato to celebrate the Day of Prayer for the Church in China. Established in 2007 by Benedict XVI with his letter to the faithful in China, the day - usually celebrated on May 24th - coincides with the feast of Mary Help of Christians, venerated at the National Shrine of Sheshan, about 40 km south-west from Shanghai (see photo).
Benedict XVI, in his letter, asks all Christians worldwide to pray and show "solidarity and concern" to the "past and present sufferings" of Chinese Catholics to help strengthen the unity among themselves and with the successor of Peter.
The organizers of the Day here in Italy wanted to add another goal: promoting missionary activity among their compatriots, and Prato's Chinese community is the largest in Italy.
The Day will be in effect a two day rally, in collaboration with the diocese of Prato. The program includes an opening Mass, May 5, celebrated by Msgr. Savio Hon Taifai, Secretary of the Vatican Congregation for the Evangelization of Peoples; several hours of missionary activities to raise awareness of the Christian community of Chinese immigrants in the city. In the evening, representatives of each Chinese Catholic community in Italy will share their life and work experiences with others to promote mutual cooperation. The next day, May 6, there will be a Mass presided by the Bishop of Prato to be followed by a procession in the neighborhoods of Prato's "Chinatown".
In previous years, the Chinese Catholic community in Italy celebrated the World Day of Prayer in different cities: Rome, Naples, Macerata, Rimini.
Benedict XVI, in his letter, asks all Christians worldwide to pray and show "solidarity and concern" to the "past and present sufferings" of Chinese Catholics to help strengthen the unity among themselves and with the successor of Peter.
The organizers of the Day here in Italy wanted to add another goal: promoting missionary activity among their compatriots, and Prato's Chinese community is the largest in Italy.
The Day will be in effect a two day rally, in collaboration with the diocese of Prato. The program includes an opening Mass, May 5, celebrated by Msgr. Savio Hon Taifai, Secretary of the Vatican Congregation for the Evangelization of Peoples; several hours of missionary activities to raise awareness of the Christian community of Chinese immigrants in the city. In the evening, representatives of each Chinese Catholic community in Italy will share their life and work experiences with others to promote mutual cooperation. The next day, May 6, there will be a Mass presided by the Bishop of Prato to be followed by a procession in the neighborhoods of Prato's "Chinatown".
In previous years, the Chinese Catholic community in Italy celebrated the World Day of Prayer in different cities: Rome, Naples, Macerata, Rimini.
Vatican snubs Bulgarian diplomatic nomination
Novonite
10:06 04/05/2012
The Vatican have refused to give accreditation to Kiril Marichkov Jr., who was nominated to become Bulgaria's ambassador there.
Marichkov is the son of popular Bulgarian rock musician Kiril Marichkov and the grand-son of Kiril Marichkov, who was Ambassador to The Vatican between 1993 and 1997.
Both The Vatican and the Bulgarian Foreign Ministry are yet to issue official statements, according to the Bulgarian National Radio, BNR, however, Foreign Minister, Nikolay Mladenov, admitted before "24 Chassa" (24 Hours) daily that there is a problem with the country's diplomatic appointment.
The Vatican has controversial information about Marichkov's Master's Degree and professional licenses, unnamed sources from the Foreign Ministry are quoted saying.
The Bulgarian diplomatic hopeful is a lawyer who lives in Italy and has been rejected seven times by the local bar association. The Vatican have been unpleasantly surprised by his lack of work experience.
BG voice, cited by "Trud" (Labor) daily, reports that precisely the fact that Marichkov resides in Italy has become the formal grounds for the refusal since ambassadors to The Vatican must live permanently in the countries that are sending them as diplomatic representatives.
Meanwhile, sources cited by the Bulgarian National Television, BNT, have informed that the refusal stems from Marichkov's novel "The Fugitive's Road," which includes gay scenes. The book, published in Bulgaria seven years ago, tells the story of a Bulgarian male immigrant to Italy who is forced to commit robberies and work as prostitute in order to survive.
"24 Hours" explains that if accreditation is not received in 3 months, the respective country must make a new nomination. It is a common practice for countries to send as diplomats to The Vatican people who enjoy large public respect, usually university lecturers, scientists, and people working in the culture sector.
Experts have commented that the "Marichkov" case would not have a lasting negative effect on the Bulgarian-Vatican relations, but still would be an embarrassment for Bulgaria.
(Source: http://www.novinite.com/view_news.php?id=139038)
Both The Vatican and the Bulgarian Foreign Ministry are yet to issue official statements, according to the Bulgarian National Radio, BNR, however, Foreign Minister, Nikolay Mladenov, admitted before "24 Chassa" (24 Hours) daily that there is a problem with the country's diplomatic appointment.
The Vatican has controversial information about Marichkov's Master's Degree and professional licenses, unnamed sources from the Foreign Ministry are quoted saying.
The Bulgarian diplomatic hopeful is a lawyer who lives in Italy and has been rejected seven times by the local bar association. The Vatican have been unpleasantly surprised by his lack of work experience.
BG voice, cited by "Trud" (Labor) daily, reports that precisely the fact that Marichkov resides in Italy has become the formal grounds for the refusal since ambassadors to The Vatican must live permanently in the countries that are sending them as diplomatic representatives.
Meanwhile, sources cited by the Bulgarian National Television, BNT, have informed that the refusal stems from Marichkov's novel "The Fugitive's Road," which includes gay scenes. The book, published in Bulgaria seven years ago, tells the story of a Bulgarian male immigrant to Italy who is forced to commit robberies and work as prostitute in order to survive.
"24 Hours" explains that if accreditation is not received in 3 months, the respective country must make a new nomination. It is a common practice for countries to send as diplomats to The Vatican people who enjoy large public respect, usually university lecturers, scientists, and people working in the culture sector.
Experts have commented that the "Marichkov" case would not have a lasting negative effect on the Bulgarian-Vatican relations, but still would be an embarrassment for Bulgaria.
(Source: http://www.novinite.com/view_news.php?id=139038)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Thánh Mẫu 3 tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót
Trầm Thiên Thu
08:33 04/05/2012
TGP SAIGON – Thứ Sáu ngày 4-5-2012, trong tuần IV Phục Sinh, Giáo họ Thánh Mẫu 3 đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) theo lịch luân phiên của Giáo hạt Gia Định.
Là một Giáo họ của Giáo xứ Thánh Mẫu, thế nên nhà thờ của Giáo họ Thánh Mẫu 3 (99 Bùi Đình Tuý, P. 12, Q. Bình Thạnh, Saigon) cũng nhỏ bé và giản dị. Nhìn nhà thờ chen lẫn giữa các cao tầng sang trọng khác, người ta dễ cảm thấy nhà thờ Giáo họ Thánh Mẫu 3 có sự khiêm nhường, mà khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức. Nhà thờ nhỏ lại có 2 mặt là đường phố, thế nên rất ồn ào. Điều này lại nhắc nhở người ta phải chịu đựng để có thể cầm lòng cầm trí mà tham dự các giờ phụng vụ. Chính ngôi nhà thờ nhỏ này nhắc chúng ta về 2 bài học giá trị: Khiêm nhường và Chịu đựng.
Cái nắng hè bỗng dưng “nhẹ” hơn mấy ngày trước, và cái nóng cũng dịu hẳn xuống. 14 giờ 30 bắt đầu lần chuỗi LCTX. 15 giờ bắt đầu Thánh lễ, đúng “giờ linh” của Lòng Chúa Thương Xót. Chủ tế là Linh mục phụ tá Giuse Mai Thanh Tùng. Số người tham dự Thánh lễ khoảng 300 người. Trong nhà thờ không còn chỗ nên một số người phải ngồi ở “hành lang Nhà Chúa”. Ca đoàn mặc đồng phục là áo thụng trắng với miếng choàng vai tròn màu vàng, nhìn khá dễ thương, đa số là các thiếu niên nhưng hát khá vững vàng.
Đáp ca là Thánh vịnh 88 (89): “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài” [Tv 88 (89):2]. Tại sao chúng ta ca tụng tình thương của Chúa? Bởi vì “tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu, lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời” [Tv 88 (89):3]. Tình thương ấy là chính Lòng Chúa Thương Xót, mà Lòng Chúa Thương Xót đã có từ trước muôn đời. Thánh Thể, Thánh Tâm và Lòng Chúa Thương Xót là những cách gọi khác của Tình Yêu Thiên Chúa, vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8 & 16).
Phúc âm hôm nay là đoạn Tin Mừng theo Thánh sử Gioan (Ga 19:31-34), nói về “giờ linh” của Lòng Chúa Thương Xót, thời điểm mà Chúa Giêsu trút hơi thở trên Thập giá.
Thánh Gioan kể: Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày Sa-bát, mà ngày Sa-bát đó lại là đại lễ. Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu. Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, Máu cùng Nước chảy ra”.
Câu Kinh thánh rõ ràng liên quan Lòng Chúa Thương Xót: “Máu cùng Nước chảy ra” (Ga 19:34). Điều này đã được chính Chúa Giêsu mặc khải cho Thánh Faustina để nhờ người vẽ linh ảnh Lòng Chúa Thương Xót (như chúng ta thấy ngày nay).
Thánh Gioan tự nhận là “người xem thấy việc này đã làm chứng”, đồng thời đoan chắc rằng “lời chứng của người ấy xác thực, và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh chị em cũng tin” (Ga 19:35). Lời Kinh Thánh ứng nghiệm: “Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập” (Ga 19:36). Lời Kinh Thánh khác cũng ứng nghiệm: “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19:37). Ngay trên đồi Can-vê cũng đã có người nhìn Đấng-mà-họ-đâm-thâu và cảm nghiệm được Lòng Chúa Thương Xót, đó là viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và phải thốt lên: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa” (Mt 27:54).
LM Giuse Tùng nói: “Chúng ta cầu nguyện không chỉ cầu xin mà còn phải lắng nghe tiếng Chúa qua Lời Chúa, qua người khác, qua các bệnh nhân, các trẻ em, các người ngoại giáo,… Và cầu nguyện không chỉ là cầu cho mình mà còn phải cầu cho những người khác, kể cả kẻ thù”.
LM Giuse Tùng cho biết thêm rằng Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót của Giáo họ Thánh Mẫu 3 là cộng đoàn đầu tiên của Giáo hạt Gia Định. Giáo họ nhỏ với khoảng 1.700 giáo dân mà tiên phong như vậy thì thật đáng trân trọng và đáng noi gương. Thật ra không ai lại không cần đến Lòng Chúa Thương Xót, vì ngay cả những người thánh thiện cũng tìm về với Chúa qua “con đường tội lỗi và thứ tha”. Vậy không ai có thể viện cớ bất kỳ lý do gì mà lại ngăn cản hoặc không chạy đến Lòng Chúa Thương Xót.
Đến với Lòng Chúa Thương Xót không vì phép lạ, mà trước tiên phải vì yêu mến và nhận biết mình là tội nhân. Còn việc Chúa làm phép lạ cho mình hay không là quyền của Ngài, vì Ngài biết rõ những gì có lợi hoặc có hại đối với chúng ta. Vậy mới xứng đáng nói: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài”. Nếu đã tín thác vào Chúa thì đừng “đặt điều kiện” với Ngài!
Thánh lễ hôm nay được LM Giuse Tùng cử hành một cách trang trọng: Hát kinh Vinh Danh và ban Phép Lành trọng thể. Chắc hẳn ngài là một linh mục có chiều sâu nội tâm, vì cuối lễ, theo lệ thường là người đại diện nói lời cảm ơn. Thế nhưng ngài tỏ ý không muốn được cảm ơn hoặc nhận lẵng hoa, và nói: “Cảm ơn như vậy là sáo lắm. Thiết nghĩ chúng ta nên cùng quây quần bên linh ảnh Lòng Chúa Thương Xót và cầu nguyện, như vậy có ý nghĩa hơn và chân tình hơn”.
Rất tiếc người đại diện đã không làm theo “ý tốt lành” của ngài! Và chắc hẳn có một số người cũng không “thích” cách làm của LM Giuse Tùng. Tuy nhiên, nếu hiểu sâu và hiểu rộng thì ngài rất có lý khi có cách thể hiện như vậy, vì đó là “nhiệm vụ mà Chúa Giêsu đã trao”. Mong sao các linh mục đều biết sống có “chiều sâu” đúng với Tôn Ý của Đại Sư Phụ Chí Thánh Giêsu.
Kết lễ là bài Thánh ca “Trong Trái Tim Chúa Yêu” của Nhạc sĩ Phanxicô: “Trong trái tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi…”. Giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu giản dị, ca từ đơn sơ, nhưng có thể khiến lòng người lắng đọng và bình an với niềm tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót.
Là một Giáo họ của Giáo xứ Thánh Mẫu, thế nên nhà thờ của Giáo họ Thánh Mẫu 3 (99 Bùi Đình Tuý, P. 12, Q. Bình Thạnh, Saigon) cũng nhỏ bé và giản dị. Nhìn nhà thờ chen lẫn giữa các cao tầng sang trọng khác, người ta dễ cảm thấy nhà thờ Giáo họ Thánh Mẫu 3 có sự khiêm nhường, mà khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức. Nhà thờ nhỏ lại có 2 mặt là đường phố, thế nên rất ồn ào. Điều này lại nhắc nhở người ta phải chịu đựng để có thể cầm lòng cầm trí mà tham dự các giờ phụng vụ. Chính ngôi nhà thờ nhỏ này nhắc chúng ta về 2 bài học giá trị: Khiêm nhường và Chịu đựng.
Đáp ca là Thánh vịnh 88 (89): “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài” [Tv 88 (89):2]. Tại sao chúng ta ca tụng tình thương của Chúa? Bởi vì “tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu, lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời” [Tv 88 (89):3]. Tình thương ấy là chính Lòng Chúa Thương Xót, mà Lòng Chúa Thương Xót đã có từ trước muôn đời. Thánh Thể, Thánh Tâm và Lòng Chúa Thương Xót là những cách gọi khác của Tình Yêu Thiên Chúa, vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8 & 16).
Phúc âm hôm nay là đoạn Tin Mừng theo Thánh sử Gioan (Ga 19:31-34), nói về “giờ linh” của Lòng Chúa Thương Xót, thời điểm mà Chúa Giêsu trút hơi thở trên Thập giá.
Thánh Gioan kể: Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày Sa-bát, mà ngày Sa-bát đó lại là đại lễ. Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu. Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, Máu cùng Nước chảy ra”.
Câu Kinh thánh rõ ràng liên quan Lòng Chúa Thương Xót: “Máu cùng Nước chảy ra” (Ga 19:34). Điều này đã được chính Chúa Giêsu mặc khải cho Thánh Faustina để nhờ người vẽ linh ảnh Lòng Chúa Thương Xót (như chúng ta thấy ngày nay).
Thánh Gioan tự nhận là “người xem thấy việc này đã làm chứng”, đồng thời đoan chắc rằng “lời chứng của người ấy xác thực, và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh chị em cũng tin” (Ga 19:35). Lời Kinh Thánh ứng nghiệm: “Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập” (Ga 19:36). Lời Kinh Thánh khác cũng ứng nghiệm: “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19:37). Ngay trên đồi Can-vê cũng đã có người nhìn Đấng-mà-họ-đâm-thâu và cảm nghiệm được Lòng Chúa Thương Xót, đó là viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và phải thốt lên: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa” (Mt 27:54).
LM Giuse Tùng nói: “Chúng ta cầu nguyện không chỉ cầu xin mà còn phải lắng nghe tiếng Chúa qua Lời Chúa, qua người khác, qua các bệnh nhân, các trẻ em, các người ngoại giáo,… Và cầu nguyện không chỉ là cầu cho mình mà còn phải cầu cho những người khác, kể cả kẻ thù”.
LM Giuse Tùng cho biết thêm rằng Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót của Giáo họ Thánh Mẫu 3 là cộng đoàn đầu tiên của Giáo hạt Gia Định. Giáo họ nhỏ với khoảng 1.700 giáo dân mà tiên phong như vậy thì thật đáng trân trọng và đáng noi gương. Thật ra không ai lại không cần đến Lòng Chúa Thương Xót, vì ngay cả những người thánh thiện cũng tìm về với Chúa qua “con đường tội lỗi và thứ tha”. Vậy không ai có thể viện cớ bất kỳ lý do gì mà lại ngăn cản hoặc không chạy đến Lòng Chúa Thương Xót.
Đến với Lòng Chúa Thương Xót không vì phép lạ, mà trước tiên phải vì yêu mến và nhận biết mình là tội nhân. Còn việc Chúa làm phép lạ cho mình hay không là quyền của Ngài, vì Ngài biết rõ những gì có lợi hoặc có hại đối với chúng ta. Vậy mới xứng đáng nói: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài”. Nếu đã tín thác vào Chúa thì đừng “đặt điều kiện” với Ngài!
Thánh lễ hôm nay được LM Giuse Tùng cử hành một cách trang trọng: Hát kinh Vinh Danh và ban Phép Lành trọng thể. Chắc hẳn ngài là một linh mục có chiều sâu nội tâm, vì cuối lễ, theo lệ thường là người đại diện nói lời cảm ơn. Thế nhưng ngài tỏ ý không muốn được cảm ơn hoặc nhận lẵng hoa, và nói: “Cảm ơn như vậy là sáo lắm. Thiết nghĩ chúng ta nên cùng quây quần bên linh ảnh Lòng Chúa Thương Xót và cầu nguyện, như vậy có ý nghĩa hơn và chân tình hơn”.
Rất tiếc người đại diện đã không làm theo “ý tốt lành” của ngài! Và chắc hẳn có một số người cũng không “thích” cách làm của LM Giuse Tùng. Tuy nhiên, nếu hiểu sâu và hiểu rộng thì ngài rất có lý khi có cách thể hiện như vậy, vì đó là “nhiệm vụ mà Chúa Giêsu đã trao”. Mong sao các linh mục đều biết sống có “chiều sâu” đúng với Tôn Ý của Đại Sư Phụ Chí Thánh Giêsu.
Kết lễ là bài Thánh ca “Trong Trái Tim Chúa Yêu” của Nhạc sĩ Phanxicô: “Trong trái tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi…”. Giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu giản dị, ca từ đơn sơ, nhưng có thể khiến lòng người lắng đọng và bình an với niềm tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót.
Giáo họ Đảo Phú Quý: Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ
Hồng Hương
08:50 04/05/2012
Hôm nay, ngày 2-5-2012, trang sử của đảo Phú Quý, Bình Thuận chắc chắn sẽ ghi thêm một sự kiện vui mừng trọng đại, nói lên lòng ưu ái của Đức Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết đối với các tín hữu công giáo đang sống trên huyện đảo xa xôi, nói lên sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền địa phương đối với đời sống tâm linh của người dân huyện đảo nà: đó là sự kiện Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng Ngôi Thánh Đường Công Giáo trên huyện đảo.
Xem hình ảnh
Đến với Giáo họ đảo Phú Quý xa xôi
Trưa ngày 01.05.2012, Cha Đặc trách Phêrô Nguyễn Đình Sáng và toàn thể bà con giáo dân Giáo họ Đảo Phú Quý nô nức kéo nhau ra bến cảng đón khách từ đất liền do Cha Tổng Đại diện GB Hoàng Văn Khanh làm trưởng phái đoàn ra dâng Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu tiên xây nhà thờ giáo họ.
Sau một chuyến hành trình hơn 5 giờ đồng hồ cho 56 hải lý (tàu rời cảng Phan Thiết lúc 7g45) hầu hết những người trong đoàn lần đầu tiên ra đảo đều thấm mệt, nhưng khi nhìn những gương mặt rạng ngời niềm vui của bà con trên đảo, sự mệt mỏi dường như tiêu tan và hòa chung niềm vui của anh em trong một gia đình Giáo phận, mọi người tíu tít chào nhau và các đoàn lần lượt theo những chuyến xe về khu vực nhà thờ và các nhà nghỉ.
Có thể nói, lần đầu tiên giáo họ Đảo Phú Quý nhỏ bé xa xôi này được đón tiếp đông đảo các anh chị em cùng bổn đạo từ đất liền ra thăm. Chỉ tính riêng trên chuyến tàu Bình Thuận 16 là 155 người. Cùng với Cha Tổng Đại diện còn có Cha Hạt trưởng Giáo hạt Phan Thiết, Cha Tốt (Gx Ma Lâm), cha Hùng (Gx Phaolô), Cha Minh (Gx Tánh Linh), Cha Tân (Gx Đức Tân), Cha Linh (Gx Tà Mon), Cha Báu (Phó xứ Hiệp Đức), Cha Sơn. Các giáo xứ cũng cử đại diện ra chia vui với bà con đảo như Vinh Tân, Thanh Xuân, Hiệp Đức, Đức Thắng, Thuận Nghĩa, Vinh Phú. v.v. còn có những nhóm giáo dân đã ra trước mấy ngày để thăm người thân và dự lễ.
Trên mảnh đất được cấp xây nhà thờ, một ngôi nhà giáo lý với 5 phòng học và sinh hoạt khang trang đã được cất lên. Với tất cả sự nhiệt tình và khéo léo, anh em trong giáo họ cùng với các thầy đã dựng nên hai khu rạp che mát khá đơn giản nhưng xinh xắn bằng bạt và tre mượn từ các chùa và vạn để phục vụ cho ngày lễ. Toàn khu vực nhà thờ (gần 2.000m2), rực rỡ trong màu sắc của băng rôn chào mừng, cờ Hội Thánh bay phất phới trên đỉnh nhà giáo lý.
Sau khi tạm ổn chỗ nghỉ, đoàn được đi tham quan một vòng quanh đảo với chu vi khoảng 16 km2 chỉ mất độ 30 phút. Sau đó trở về tổng dợt chương trình thánh lễ và diễn nguyện cho ngày hôm sau.
Sự kiện trọng đại: Thánh lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên
Sáng sớm ngày 02.05.2012 bà con giáo dân đã kéo nhau đến để làm việc đã được phân công của mình. Các em thiếu niên vui tươi khi đứng hàng chào cùng với các chị dự tu dòng MTG Phan Thiết vì đây là lần đầu giáo họ có một ngày hội lớn.
Các khách mời đại diện chính quyền các cấp và tôn giáo bạn cũng đến tham dự lễ và chia vui với cộng đoàn Công Giáo.
Thánh lễ Đặt Viên Đá Đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ Đảo Phú Quý và Mừng kính Thánh Giuse Thợ, Bổn Mạng Giáo họ diễn ra lúc 9g00 sáng ngày 02.05.2012, do Cha Tổng Đại diện thay mặt Đức Giám Mục chủ sự. Cha Tổng chuyển lời chào thăm và chúc mừng đến toàn thể giáo dân và quan khách của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết, Đức Cha Nicôla và Đức Cha Phaolô, cùng tất cả linh mục - tu sĩ - giáo dân trên khắp GP Phan Thiết đang hướng lòng về đảo nhỏ trong ngày lễ trọng đại này. Tất cả đều là hồng ân của Chúa đáp lại lời khẩn nguyện tha thiết của bà con giáo dân trên đảo hơn 20 năm qua. Cha hạt trưởng Giáo hạt Phan Thiết đọc quyết định xây dựng nhà thờ của Đức Giám Mục. Một vị đại diện đọc lược sử của giáo họ. Cha Tổng đại diện làm phép Viên Đá và đất nhà thờ.
Thánh lễ diễn ra sốt sắng dù trời ban trưa khá nắng và nóng. Sau phần hiệp lễ, cô Anna Nguyễn Thị Lý, người đã có công rất lớn trong việc quy tụ và gầy dựng cộng đoàn Công giáo trên đảo trong mấy mươi năm qua, thay mặt cộng đoàn dâng lời tri ân đến Đức Giám Mục, Quý Đức Cha, Cha Tổng đại diện, đoàn đồng tế, quan khách và toàn thể đại gia đình Giáo phận Phan Thiết đã luôn lưu tâm đến đoàn chiên nhỏ bé nơi hải đảo xa xôi này bằng nhiều cách trong những năm qua. Giáo họ cám ơn cách đặc biệt cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng và hai thầy giúp xứ Phêrô Triết và GB Khiêm đã hết lòng chăm lo cho bà con giáo dân. Sau thánh lễ, cha Tổng làm phép nhà giáo lý trước khi đoàn đồng tế chụp hình lưu niệm với cộng đoàn.
Niềm vui còn được kéo dài với Chương trình diễn nguyện – văn nghệ đặc sắc với chủ đề Tình Chúa – Tình Quê Hương khai mạc lúc 19g00 cùng ngày làm rộn ràng cả một góc trời huyện đảo. Một bữa tiệc tinh thần được chuẩn bị thât kỹ lưỡng từ nội dung đến hình thức, sự xen lẫn giữa những khúc ca – điệu múa thẫm đậm tình Chúa, tình gia đình, tình quê hương biển khơi và đảo nhỏ Phú Quý thân thương được các ca sĩ – diễn viên thể hiện thật tuyệt vời. MC Cao Huy Hoàng dẫn dắt người xem đi vào những tình tiết cách duyên dáng và gần gũi. Từng tiết mục mang đậm nghệ thuật và tính nhân văn với sự diễn xuất hết mình của các em thiếu nhi trong giáo họ Phú Quý, các nữ tu Dòng MTG Phan Thiết, chủng sinh Nicôla và ca đoàn giáo xứ Ma Lâm dưới sự chỉ đạo của Linh mục – Nhạc sĩ Phaolô Hoàng Kim Tốt.
Bịn rịn chia tay đảo nhỏ thân thương
Sáng ngày 03.05.2012, Đoàn vội vã chia tay với anh chị em trên đảo trong khi trời còn tối vì tàu theo con nước phải rời cảng lúc 5g00. Chia tay với đảo nhỏ thân thương, ai cũng ghi nhớ hình ảnh một giáo đoàn nhỏ bé chỉ vỏn vẹn khoảng 150 người đang sống làm men, làm muối của Tin Mừng giữa 26 ngàn cư dân trên đảo.
Đức Cha Giuse, Giám Mục Phan Thiết trong một thánh lễ đặt viên đá của nhà thờ đã dùng hình ảnh châm ngôn “1 cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại ….” để diễn tả sự chung tay của mọi người xây dựng nên nhà Chúa. Ba cây đó là: “cây tự lực” của chính từng người giáo dân trong giáo họ, “cây trợ lực” của các giáo xứ - giáo họ xung quanh, và “cây vạn lực” là chính sự quảng đại chia sẻ đóng góp của quý ân nhân xa gần. Nhưng với giáo họ Đảo Phú Quý, thì “cây tự lực” có lẽ còn quá non yếu bởi tín hữu công giáo thì ít mà phần đông lại đi biển kiếm sống từng bữa, vì thế mà họ thiết tha mong chờ vào sức mạnh của “cây trợ lực” và “cây vạn lực” thì ngôi nhà thờ ước mong giáo đoàn Đảo Phú Quý nhỏ bé nhất, xa xôi nhất của giáo phận Phan Thiết mới có thể sớm hoàn thành.
Xem hình ảnh
Trưa ngày 01.05.2012, Cha Đặc trách Phêrô Nguyễn Đình Sáng và toàn thể bà con giáo dân Giáo họ Đảo Phú Quý nô nức kéo nhau ra bến cảng đón khách từ đất liền do Cha Tổng Đại diện GB Hoàng Văn Khanh làm trưởng phái đoàn ra dâng Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu tiên xây nhà thờ giáo họ.
Sau một chuyến hành trình hơn 5 giờ đồng hồ cho 56 hải lý (tàu rời cảng Phan Thiết lúc 7g45) hầu hết những người trong đoàn lần đầu tiên ra đảo đều thấm mệt, nhưng khi nhìn những gương mặt rạng ngời niềm vui của bà con trên đảo, sự mệt mỏi dường như tiêu tan và hòa chung niềm vui của anh em trong một gia đình Giáo phận, mọi người tíu tít chào nhau và các đoàn lần lượt theo những chuyến xe về khu vực nhà thờ và các nhà nghỉ.
Có thể nói, lần đầu tiên giáo họ Đảo Phú Quý nhỏ bé xa xôi này được đón tiếp đông đảo các anh chị em cùng bổn đạo từ đất liền ra thăm. Chỉ tính riêng trên chuyến tàu Bình Thuận 16 là 155 người. Cùng với Cha Tổng Đại diện còn có Cha Hạt trưởng Giáo hạt Phan Thiết, Cha Tốt (Gx Ma Lâm), cha Hùng (Gx Phaolô), Cha Minh (Gx Tánh Linh), Cha Tân (Gx Đức Tân), Cha Linh (Gx Tà Mon), Cha Báu (Phó xứ Hiệp Đức), Cha Sơn. Các giáo xứ cũng cử đại diện ra chia vui với bà con đảo như Vinh Tân, Thanh Xuân, Hiệp Đức, Đức Thắng, Thuận Nghĩa, Vinh Phú. v.v. còn có những nhóm giáo dân đã ra trước mấy ngày để thăm người thân và dự lễ.
Trên mảnh đất được cấp xây nhà thờ, một ngôi nhà giáo lý với 5 phòng học và sinh hoạt khang trang đã được cất lên. Với tất cả sự nhiệt tình và khéo léo, anh em trong giáo họ cùng với các thầy đã dựng nên hai khu rạp che mát khá đơn giản nhưng xinh xắn bằng bạt và tre mượn từ các chùa và vạn để phục vụ cho ngày lễ. Toàn khu vực nhà thờ (gần 2.000m2), rực rỡ trong màu sắc của băng rôn chào mừng, cờ Hội Thánh bay phất phới trên đỉnh nhà giáo lý.
Sau khi tạm ổn chỗ nghỉ, đoàn được đi tham quan một vòng quanh đảo với chu vi khoảng 16 km2 chỉ mất độ 30 phút. Sau đó trở về tổng dợt chương trình thánh lễ và diễn nguyện cho ngày hôm sau.
Sự kiện trọng đại: Thánh lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên
Sáng sớm ngày 02.05.2012 bà con giáo dân đã kéo nhau đến để làm việc đã được phân công của mình. Các em thiếu niên vui tươi khi đứng hàng chào cùng với các chị dự tu dòng MTG Phan Thiết vì đây là lần đầu giáo họ có một ngày hội lớn.
Các khách mời đại diện chính quyền các cấp và tôn giáo bạn cũng đến tham dự lễ và chia vui với cộng đoàn Công Giáo.
Thánh lễ Đặt Viên Đá Đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ Đảo Phú Quý và Mừng kính Thánh Giuse Thợ, Bổn Mạng Giáo họ diễn ra lúc 9g00 sáng ngày 02.05.2012, do Cha Tổng Đại diện thay mặt Đức Giám Mục chủ sự. Cha Tổng chuyển lời chào thăm và chúc mừng đến toàn thể giáo dân và quan khách của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết, Đức Cha Nicôla và Đức Cha Phaolô, cùng tất cả linh mục - tu sĩ - giáo dân trên khắp GP Phan Thiết đang hướng lòng về đảo nhỏ trong ngày lễ trọng đại này. Tất cả đều là hồng ân của Chúa đáp lại lời khẩn nguyện tha thiết của bà con giáo dân trên đảo hơn 20 năm qua. Cha hạt trưởng Giáo hạt Phan Thiết đọc quyết định xây dựng nhà thờ của Đức Giám Mục. Một vị đại diện đọc lược sử của giáo họ. Cha Tổng đại diện làm phép Viên Đá và đất nhà thờ.
Thánh lễ diễn ra sốt sắng dù trời ban trưa khá nắng và nóng. Sau phần hiệp lễ, cô Anna Nguyễn Thị Lý, người đã có công rất lớn trong việc quy tụ và gầy dựng cộng đoàn Công giáo trên đảo trong mấy mươi năm qua, thay mặt cộng đoàn dâng lời tri ân đến Đức Giám Mục, Quý Đức Cha, Cha Tổng đại diện, đoàn đồng tế, quan khách và toàn thể đại gia đình Giáo phận Phan Thiết đã luôn lưu tâm đến đoàn chiên nhỏ bé nơi hải đảo xa xôi này bằng nhiều cách trong những năm qua. Giáo họ cám ơn cách đặc biệt cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng và hai thầy giúp xứ Phêrô Triết và GB Khiêm đã hết lòng chăm lo cho bà con giáo dân. Sau thánh lễ, cha Tổng làm phép nhà giáo lý trước khi đoàn đồng tế chụp hình lưu niệm với cộng đoàn.
Niềm vui còn được kéo dài với Chương trình diễn nguyện – văn nghệ đặc sắc với chủ đề Tình Chúa – Tình Quê Hương khai mạc lúc 19g00 cùng ngày làm rộn ràng cả một góc trời huyện đảo. Một bữa tiệc tinh thần được chuẩn bị thât kỹ lưỡng từ nội dung đến hình thức, sự xen lẫn giữa những khúc ca – điệu múa thẫm đậm tình Chúa, tình gia đình, tình quê hương biển khơi và đảo nhỏ Phú Quý thân thương được các ca sĩ – diễn viên thể hiện thật tuyệt vời. MC Cao Huy Hoàng dẫn dắt người xem đi vào những tình tiết cách duyên dáng và gần gũi. Từng tiết mục mang đậm nghệ thuật và tính nhân văn với sự diễn xuất hết mình của các em thiếu nhi trong giáo họ Phú Quý, các nữ tu Dòng MTG Phan Thiết, chủng sinh Nicôla và ca đoàn giáo xứ Ma Lâm dưới sự chỉ đạo của Linh mục – Nhạc sĩ Phaolô Hoàng Kim Tốt.
Bịn rịn chia tay đảo nhỏ thân thương
Sáng ngày 03.05.2012, Đoàn vội vã chia tay với anh chị em trên đảo trong khi trời còn tối vì tàu theo con nước phải rời cảng lúc 5g00. Chia tay với đảo nhỏ thân thương, ai cũng ghi nhớ hình ảnh một giáo đoàn nhỏ bé chỉ vỏn vẹn khoảng 150 người đang sống làm men, làm muối của Tin Mừng giữa 26 ngàn cư dân trên đảo.
Đức Cha Giuse, Giám Mục Phan Thiết trong một thánh lễ đặt viên đá của nhà thờ đã dùng hình ảnh châm ngôn “1 cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại ….” để diễn tả sự chung tay của mọi người xây dựng nên nhà Chúa. Ba cây đó là: “cây tự lực” của chính từng người giáo dân trong giáo họ, “cây trợ lực” của các giáo xứ - giáo họ xung quanh, và “cây vạn lực” là chính sự quảng đại chia sẻ đóng góp của quý ân nhân xa gần. Nhưng với giáo họ Đảo Phú Quý, thì “cây tự lực” có lẽ còn quá non yếu bởi tín hữu công giáo thì ít mà phần đông lại đi biển kiếm sống từng bữa, vì thế mà họ thiết tha mong chờ vào sức mạnh của “cây trợ lực” và “cây vạn lực” thì ngôi nhà thờ ước mong giáo đoàn Đảo Phú Quý nhỏ bé nhất, xa xôi nhất của giáo phận Phan Thiết mới có thể sớm hoàn thành.
Cộng Đoàn Brno ở Tiệp mừng lễ Quan Thầy thánh Giuse Thợ
Anthony Trương
09:31 04/05/2012
TIỆP KHẮC - Sáng ngày 1-05-2012 tại nhà thờ Cyrila và Metoděje thánh lễ mừng kính thánh Giuse Thợ Quan Thầy Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Brno do Đức Giám Mục Vojtěch Giám Mục Giáo Phận Brno chủ tế. Đồng tế với Ngài có quý Cha Tuyên úy, Cha Marek Poláčik Dòng Ngôi Lời,Cha Piotr nowicki Dòng Chúa Cứu Thế Tiệp, Cha xứ sở tại Petr, và sự tham dự quý nam nữ Tu Sĩ, anh chị em Công Giáo việt nam trên khắp nước Tiệp, quý ân nhân, khách mời và đông đảo bà con giáo dân giáo xứ sở tại.
Xem hình ảnh
Giáo Phận Brno có khoảng 450 nghìn nhân danh do Đức Cha Vojtěch coi sóc, là Giáo Phận được Đức Thánh Cha Bênedik XVI viếng thăm 27 tháng 9 năm 2009. Tại thành phố lớn thứ hai nước Tiệp này có khoảng hơn hai nghìn người Việt Nam sinh sống và làm việc, nhưng con số người Công Giáo tham gia sinh hoạt lại rất khiêm tốn 30 người. Tuy vậy nhưng tinh thần sinh hoạt, và xây dựng Cộng Đoàn rất cao điều đó được thể hiện cụ thể qua việc tổ chức mừng lễ Quan Thầy hàng năm, tham gia các hoạt động của Liên Cộng Đoàn…
Thánh lễ Quan Thầy năm nay là niềm vinh dự lớn của Cộng Đoàn, vì được Đức Giám Mục Vojtěch ưu ái dành thời gian đến chủ sự thánh lễ. Trong phần giảng lời Chúa Ngài nói:“ Tại Hà Nội cũng có một số nhà thờ lấy tước hiệu thánh Giuse làm Quan Thầy. Tôi thường cầu nguyện cho anh chị em, nhưng hôm nay tôi rất vui vì được cùng với anh chị em để cầu nguyện. Người Việt Nam rất thông minh, cần cù, chịu khó trong công việc, thế hệ thứ hai là con cái của anh chị em cũng thế, học giỏi chăm chỉ và đã đạt được kết quả cao trong các cuộc thi, kể cả những bài thi về tiếng Tiệp làm cho người Tiệp chúng tôi rất khâm phục. Thánh Giuse cũng là Quan Thầy của các gia đình, tôi chúc cho các gia đình của anh chị em được nhiều ơn Chúa qua lời cầu của thánh Giuse……“.
Sau thánh lễ là tiệc vui liên hoan mừng ngày lễ, được tổ chức tại nhà hàng nhỏ. Bữa tiệc bufec đã tạo nên một không khí vui, đoàn kết hiểu nhau hơn qua nhưng gặp gỡ nói chuyện. bằng nhưng bài hát phuc vụ.
Hy vọng qua hình ảnh thánh Giuse một mẫu gương lao động tuyệt vời, mỗi người trong Cộng Đoàn Brno nói riêng và toàn thể người Công Giáo chúng ta nói chung biết noi gương Ngài sống phục vụ, hy sinh xây dựng gia đình, Cộng Doàn ngày càng lớn mạnh trong sự quan phòng của Chúa, lời bầu cử của thánh nhân.
Xem hình ảnh
Giáo Phận Brno có khoảng 450 nghìn nhân danh do Đức Cha Vojtěch coi sóc, là Giáo Phận được Đức Thánh Cha Bênedik XVI viếng thăm 27 tháng 9 năm 2009. Tại thành phố lớn thứ hai nước Tiệp này có khoảng hơn hai nghìn người Việt Nam sinh sống và làm việc, nhưng con số người Công Giáo tham gia sinh hoạt lại rất khiêm tốn 30 người. Tuy vậy nhưng tinh thần sinh hoạt, và xây dựng Cộng Đoàn rất cao điều đó được thể hiện cụ thể qua việc tổ chức mừng lễ Quan Thầy hàng năm, tham gia các hoạt động của Liên Cộng Đoàn…
Thánh lễ Quan Thầy năm nay là niềm vinh dự lớn của Cộng Đoàn, vì được Đức Giám Mục Vojtěch ưu ái dành thời gian đến chủ sự thánh lễ. Trong phần giảng lời Chúa Ngài nói:“ Tại Hà Nội cũng có một số nhà thờ lấy tước hiệu thánh Giuse làm Quan Thầy. Tôi thường cầu nguyện cho anh chị em, nhưng hôm nay tôi rất vui vì được cùng với anh chị em để cầu nguyện. Người Việt Nam rất thông minh, cần cù, chịu khó trong công việc, thế hệ thứ hai là con cái của anh chị em cũng thế, học giỏi chăm chỉ và đã đạt được kết quả cao trong các cuộc thi, kể cả những bài thi về tiếng Tiệp làm cho người Tiệp chúng tôi rất khâm phục. Thánh Giuse cũng là Quan Thầy của các gia đình, tôi chúc cho các gia đình của anh chị em được nhiều ơn Chúa qua lời cầu của thánh Giuse……“.
Sau thánh lễ là tiệc vui liên hoan mừng ngày lễ, được tổ chức tại nhà hàng nhỏ. Bữa tiệc bufec đã tạo nên một không khí vui, đoàn kết hiểu nhau hơn qua nhưng gặp gỡ nói chuyện. bằng nhưng bài hát phuc vụ.
Hy vọng qua hình ảnh thánh Giuse một mẫu gương lao động tuyệt vời, mỗi người trong Cộng Đoàn Brno nói riêng và toàn thể người Công Giáo chúng ta nói chung biết noi gương Ngài sống phục vụ, hy sinh xây dựng gia đình, Cộng Doàn ngày càng lớn mạnh trong sự quan phòng của Chúa, lời bầu cử của thánh nhân.
GM Mỹ Tho thăm Chùa Vĩnh Tràng chúc mừng Đại lễ Phật Đản, Phật lịch 2556
LM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
09:43 04/05/2012
MỸ THO - Vào lúc 14g50 ngày 4.5.2012, Đức Giám mục Giáo phận Mỹ Tho Phaolô Bùi Văn Đọc, linh mục Giuse Nguyễn Tuấn Hải và linh mục Phêrô Phạm Bá Đương đã đến Chùa Vĩnh Tràng là nơi đặt Văn phòng làm việc của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang, tọa lạc ở đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, để thăm và chúc mừng Đại lễ Phật Đản năm 2012, Phật lịch 2556. Đại lễ Phật Đản nhằm ghi dấu 3 biến cố trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca: 1) Ngày Đức Phật đản sinh, 2) Ngày Đức Phật giác ngộ đại thành chính quả, và 3) Ngày Đức Phật tịch diệt. Theo truyền thống, đại lễ này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm.
Xem hình ảnh
Chùa Vĩnh Tràng cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km, cách Tòa Giám mục Mỹ Tho khoảng vài phút đi xe ôtô. Đây là một ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất ở miền Nam, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm du lịch nổi tiếng. Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Mỗi ngày, Chùa tiếp đón hằng ngàn chư Tăng Ni, Phật tử và du khách đến vãng cảnh, và chiêm bái.
Hòa Thượng Thích Huệ Minh, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang và trụ trì Chùa Vĩnh Tràng, Thượng Tọa Thích Giác Nhân, Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, và Hòa Thượng Thích Huệ Tâm đã đón tiếp phái đoàn Tòa Giám mục. Sau khi hai Hòa Thượng và vị Thượng Tọa bắt tay chào Đức Cha và các linh mục xong, thì Hòa Thượng Thích Huệ Minh mời phái đoàn Tòa Giám mục ngồi vào bàn tiếp khách ở đại sảnh. Hai bên thăm hỏi và trò chuyện với nhau thân tình và cởi mở.
Trước khi buổi viếng thăm kết thúc, Đức Cha Phaolô đã thay mặt cho toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo phận Mỹ Tho cầu chúc sức khỏe, bình an và hân hoan chúc mừng Đại lễ Phật Đản năm nay đến các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo và toàn thể Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh Tiền Giang. Sau khi chúc mừng, Đức Cha tặng hoa và quà cho Hòa Thượng Thích Huệ Minh, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, để bày tỏ lòng quí mến đối với ngày lễ trọng của Phật giáo. Đặc biệt, Đức Cha đã trao Sứ điệp của Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Đối thoại Liên tôn gửi các Phật tử nhân dịp đại lễ Phật Đản Vesakh/ Hanamatsuri 2012 (Phật lịch 2556) với chủ đề: “Giáo dục các thế hệ trẻ về công lý và hòa bình nhờ đối thoại liên tôn” cho vị Hòa Thượng.
Đáp lại tấm thịnh tình của Đức Cha, Hòa Thượng Thích Huệ Minh đã cám ơn Đức Cha và các linh mục trong đoàn, đồng thời ghi nhận những tình cảm chân thành của Đức Cha dành cho ngày lễ Phật Đản năm Phật lịch 2556, năm Dương lịch 2012. Hòa Thượng bày tỏ lòng quí mến đối với Đức Cha và các linh mục trong đoàn đã có những lời chúc tốt đẹp đối với Giáo hội cũng như toàn thể Chư Tôn Đức Tăng Ni, đó là điều hết sức quí. Hòa Thượng cũng ước ao sự gần gũi gắn bó mật thiết này ngày càng được tăng lên, lý do là vì những bậc vĩ nhân đều dạy con người đi đến sự thánh thiện; cho nên những người lãnh đạo các tôn giáo cũng phải dạy con người đi đến sự thánh thiện bằng con đường này, bằng con đường khác. Do đó, Hòa Thượng cho rằng sự gần gũi gắn bó mật thiết như thế này rất là tốt. Cuối cùng Hòa Thượng Thích Huệ Minh, thay mặt Ban Trị Sự và toàn thể tăng ni phật tử trong toàn Tỉnh, cám ơn Đức Cha và các linh mục nhân dịp lễ Phật Đản đã đến và có những lời chúc mừng rất tốt đẹp, đồng thời Hòa Thượng cũng chúc Đức Cha nhiều sức khỏe, và vạn sự như ý.
Cuộc viếng thăm kết thúc lúc 14g35. Sau đó, hai vị Hòa Thượng và Thượng Tọa đã chụp hình lưu niệm với phái đoàn Tòa Giám mục; trong lúc chụp hình hai bên cũng tiếp tục thăm hỏi nhau một cách thân tình vui vẻ. Hai vị Hòa Thượng và Thượng Tọa đã ân cần đưa tiễn Đức Cha và quí Cha ra tận cửa, cùng với những cái bắt tay chân thành nhằm thắt chặt mối tương giao gần gũi gắn bó mật thiết hơn.
Xem hình ảnh
Chùa Vĩnh Tràng cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km, cách Tòa Giám mục Mỹ Tho khoảng vài phút đi xe ôtô. Đây là một ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất ở miền Nam, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm du lịch nổi tiếng. Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Mỗi ngày, Chùa tiếp đón hằng ngàn chư Tăng Ni, Phật tử và du khách đến vãng cảnh, và chiêm bái.
Hòa Thượng Thích Huệ Minh, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang và trụ trì Chùa Vĩnh Tràng, Thượng Tọa Thích Giác Nhân, Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, và Hòa Thượng Thích Huệ Tâm đã đón tiếp phái đoàn Tòa Giám mục. Sau khi hai Hòa Thượng và vị Thượng Tọa bắt tay chào Đức Cha và các linh mục xong, thì Hòa Thượng Thích Huệ Minh mời phái đoàn Tòa Giám mục ngồi vào bàn tiếp khách ở đại sảnh. Hai bên thăm hỏi và trò chuyện với nhau thân tình và cởi mở.
Trước khi buổi viếng thăm kết thúc, Đức Cha Phaolô đã thay mặt cho toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo phận Mỹ Tho cầu chúc sức khỏe, bình an và hân hoan chúc mừng Đại lễ Phật Đản năm nay đến các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo và toàn thể Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh Tiền Giang. Sau khi chúc mừng, Đức Cha tặng hoa và quà cho Hòa Thượng Thích Huệ Minh, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, để bày tỏ lòng quí mến đối với ngày lễ trọng của Phật giáo. Đặc biệt, Đức Cha đã trao Sứ điệp của Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Đối thoại Liên tôn gửi các Phật tử nhân dịp đại lễ Phật Đản Vesakh/ Hanamatsuri 2012 (Phật lịch 2556) với chủ đề: “Giáo dục các thế hệ trẻ về công lý và hòa bình nhờ đối thoại liên tôn” cho vị Hòa Thượng.
Đáp lại tấm thịnh tình của Đức Cha, Hòa Thượng Thích Huệ Minh đã cám ơn Đức Cha và các linh mục trong đoàn, đồng thời ghi nhận những tình cảm chân thành của Đức Cha dành cho ngày lễ Phật Đản năm Phật lịch 2556, năm Dương lịch 2012. Hòa Thượng bày tỏ lòng quí mến đối với Đức Cha và các linh mục trong đoàn đã có những lời chúc tốt đẹp đối với Giáo hội cũng như toàn thể Chư Tôn Đức Tăng Ni, đó là điều hết sức quí. Hòa Thượng cũng ước ao sự gần gũi gắn bó mật thiết này ngày càng được tăng lên, lý do là vì những bậc vĩ nhân đều dạy con người đi đến sự thánh thiện; cho nên những người lãnh đạo các tôn giáo cũng phải dạy con người đi đến sự thánh thiện bằng con đường này, bằng con đường khác. Do đó, Hòa Thượng cho rằng sự gần gũi gắn bó mật thiết như thế này rất là tốt. Cuối cùng Hòa Thượng Thích Huệ Minh, thay mặt Ban Trị Sự và toàn thể tăng ni phật tử trong toàn Tỉnh, cám ơn Đức Cha và các linh mục nhân dịp lễ Phật Đản đã đến và có những lời chúc mừng rất tốt đẹp, đồng thời Hòa Thượng cũng chúc Đức Cha nhiều sức khỏe, và vạn sự như ý.
Cuộc viếng thăm kết thúc lúc 14g35. Sau đó, hai vị Hòa Thượng và Thượng Tọa đã chụp hình lưu niệm với phái đoàn Tòa Giám mục; trong lúc chụp hình hai bên cũng tiếp tục thăm hỏi nhau một cách thân tình vui vẻ. Hai vị Hòa Thượng và Thượng Tọa đã ân cần đưa tiễn Đức Cha và quí Cha ra tận cửa, cùng với những cái bắt tay chân thành nhằm thắt chặt mối tương giao gần gũi gắn bó mật thiết hơn.
Giáo họ Nà Cáp kính mừng Lễ Thánh Quan Thầy
Giuse Trần Ngọc Huấn
19:23 04/05/2012
CAO BẰNG - Chiều ngày 01 tháng 05 năm 2012, cộng đồng dân Chúa hân hoan mừng kính Thánh Giuse Công Nhân, là quan thầy của giáo họ Nà Cáp.
Giáo họ Nà Cáp thuộc giáo xứ Thanh Sơn, giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Đây là một họ đạo khá đặc biệt bởi đa phần là anh chị em giáo dân từ các giáo phận miền xuôi như Hà Nội, Thái Bình lên lập nghiệp tại miền đất Cao Bằng. Các gia đình của giáo họ Nà Cáp sinh sống chủ yếu ở các vùng đất xung quanh thị xã Cao Bằng. Công việc chính và cũng là thu nhập chủ yếu của bà con giáo dân Nà Cáp là trồng hoa màu.
Khi còn đương nhiệm Giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã dành những sự quan tâm và nâng đỡ đời sống đức tin của anh chị em giáo hữu di dân. Tại thị xã Cao Bằng, ngài đã quy tụ các anh chị em di dân sống quanh thị xã để thiết lập họ đạo Nà Cáp, làm nơi sinh hoạt và nâng đỡ đời sống đạo cho họ.
Thánh Giuse Công Nhân được tôn nhận làm quan thầy của cộng đoàn giáo họ Nà Cáp. Điều này thật ý nghĩa, vì đời sống lao động của bà con giáo dân nơi đây vốn thật gần gũi với đời sống của thánh cả Giuse. Thánh nhân đã trở thành mẫu gương nhân đức cho con người qua mọi thời đại. Đặc biệt, đời sống lao động cần cù chuyên chăm của thánh nhân, trong âm thầm và khiêm tốn, đã trở nên mẫu gương cho giới cần lao.
Đời sống của bà con Nà Cáp cũng vậy, quanh năm vất vả trên ruộng đồng và những công việc thường nhật, bà con cũng luôn lấy Thánh Giuse làm mẫu gương cho mình. Đó là chuyên chăm trong công việc, không chỉ là công việc lao động để làm ra những giá trị vật chất nuôi sống, nhưng còn chuyên chăm và nhiệt thành trong mọi công việc của xứ đạo.
Trong hoàn cảnh khó khăn chưa thể xây dựng được một ngôi nhà thờ như lòng mong ước, những sinh hoạt và quy tụ của bà con giáo dân Nà Cáp thường được tổ chức ở nhà thờ giáo xứ Thanh Sơn. Các hoạt động và những việc đạo đức, thánh lễ, giờ kinh nguyện ở giáo xứ Thanh Sơn luôn có sự tham dự của bà con Nà Cáp. Đặc biệt, trong tháng Hoa, giáo họ Nà Cáp cũng có một đội dâng hoa thật sốt sắng.
Lễ mừng kính Thánh Giuse Công Nhân, quan thầy giáo họ Nà Cáp được cử hành long trọng tại thánh đường giáo xứ Thanh Sơn.
Vào lúc 18 giờ 30, một cuộc rước kiệu Thánh quan thầy xung quanh khuôn viên thánh đường đã đựợc tổ chức thật sốt sắng. Những lời kinh nguyện, những bài thánh ca hoà với tâm tình đạo đức dâng lên cha Thánh Giuse quan thầy. Sau cuộc rước, trong nhà thờ giáo xứ, hai đội hoa của giáo họ Nà Cáp và Gia trưởng giáo xứ Mỹ Sơn đã tiến dâng lên Đức Mẹ những lời ca, điệu vũ đầy tâm tình. Điều này thật ý nghĩa bởi hôm nay cũng là ngày khai mạc Tháng Dâng Hoa kính Đức Mẹ.
Đúng 19 giờ 30, đoàn đồng tế tiến vào thánh đường trong tiến trống rộn ràng và lời thánh ca Kính mừng Thánh Giuse của cộng đoàn phụng vụ. Thánh lễ do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, cũng là cha xứ Thanh Sơn – Nà Cáp, cha Giuse Nguyễn Văn Chung-quản hạt Cao Bằng, cha Giuse Trần Văn Hưng-quản xứ Cao Bình, cha Vinhsơn Đào Văn Uyên-chính xứ Tà Lùng, cha Giuse Nguyễn Tiến Đức-quản xứ Lộc Bình. Quý tu sỹ, chủng sinh và đông đảo anh chị em giáo dân đã tham dự thánh lễ này.
Trong thánh lễ, Đức cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn Phụng vụ về những điểm nhấn trong hành trình ơn gọi và cuộc đời của Thánh Giuse, nhất là mẫu gương nhân đức và đời sống lao động của thánh nhân. Đức cha cũng khái quát về lịch sử của ngày lễ kính Thánh Giuse Công Nhân. Trong ngày lễ quan thầy giáo họ Nà Cáp, Đức cha cũng nói lên những tâm tình phải có của mọi người để noi gương Thánh Giuse trong đời sống cần lao thường nhật. Ngài vui mừng khi thấy giáo họ Nà Cáp ngày một phát triển, gắn bó hơn với miền đất mà mình lập nghiệp, để rồi làm cho đời sống họ đạo không ngừng đi lên, trở nên chứng nhân tình yêu Chúa ngay trong chính cuộc sống và lao động thường nhật.
Ông Nguyễn Văn Nậm, Chủ tịch Hội đồng mục vụ của giáo họ Nà Cáp, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa bày tỏ niềm tri ân tới Đức cha Giuse, quý Cha và cộng đoàn vì những sự quan tâm, nâng đỡ và tình nghĩa với giáo dân Nà Cáp. Vị đại diện giáo họ cũng kính chúc Đức cha, quý cha và mọi người hiện diện luôn tràn đầy sức khoẻ và ơn lành của Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Thánh Giuse công nhân.
Đức cha Giuse chúc mừng giáo họ Nà Cáp nhân ngày lễ quan thầy. Ngài mời gọi mọi người luôn cố gắng noi gương Thánh Giuse để sống và lao động cách chuyên chăm, phó thác và trông cậy vững vàng vào sự quan phòng đầy tình thương của Thiên Chúa. Đó là cách thiết thực nhất để làm cho đời sống đạo ngày càng thăng tiến, qua đó trở nên khí cụ đem tình Chúa đến cho mọi ngừời.
Thánh lễ kết thúc lúc 20 giờ 45 với phép lành của Đức cha chủ sự. Trong khuôn viên thánh đường, mọi người lại quy tụ để cùng trò chuyện, chia sẻ niềm vui và chúc mừng nhau trong ngày lễ thánh Giuse quan thầy.
Khi còn đương nhiệm Giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã dành những sự quan tâm và nâng đỡ đời sống đức tin của anh chị em giáo hữu di dân. Tại thị xã Cao Bằng, ngài đã quy tụ các anh chị em di dân sống quanh thị xã để thiết lập họ đạo Nà Cáp, làm nơi sinh hoạt và nâng đỡ đời sống đạo cho họ.
Thánh Giuse Công Nhân được tôn nhận làm quan thầy của cộng đoàn giáo họ Nà Cáp. Điều này thật ý nghĩa, vì đời sống lao động của bà con giáo dân nơi đây vốn thật gần gũi với đời sống của thánh cả Giuse. Thánh nhân đã trở thành mẫu gương nhân đức cho con người qua mọi thời đại. Đặc biệt, đời sống lao động cần cù chuyên chăm của thánh nhân, trong âm thầm và khiêm tốn, đã trở nên mẫu gương cho giới cần lao.
Đời sống của bà con Nà Cáp cũng vậy, quanh năm vất vả trên ruộng đồng và những công việc thường nhật, bà con cũng luôn lấy Thánh Giuse làm mẫu gương cho mình. Đó là chuyên chăm trong công việc, không chỉ là công việc lao động để làm ra những giá trị vật chất nuôi sống, nhưng còn chuyên chăm và nhiệt thành trong mọi công việc của xứ đạo.
Trong hoàn cảnh khó khăn chưa thể xây dựng được một ngôi nhà thờ như lòng mong ước, những sinh hoạt và quy tụ của bà con giáo dân Nà Cáp thường được tổ chức ở nhà thờ giáo xứ Thanh Sơn. Các hoạt động và những việc đạo đức, thánh lễ, giờ kinh nguyện ở giáo xứ Thanh Sơn luôn có sự tham dự của bà con Nà Cáp. Đặc biệt, trong tháng Hoa, giáo họ Nà Cáp cũng có một đội dâng hoa thật sốt sắng.
Lễ mừng kính Thánh Giuse Công Nhân, quan thầy giáo họ Nà Cáp được cử hành long trọng tại thánh đường giáo xứ Thanh Sơn.
Vào lúc 18 giờ 30, một cuộc rước kiệu Thánh quan thầy xung quanh khuôn viên thánh đường đã đựợc tổ chức thật sốt sắng. Những lời kinh nguyện, những bài thánh ca hoà với tâm tình đạo đức dâng lên cha Thánh Giuse quan thầy. Sau cuộc rước, trong nhà thờ giáo xứ, hai đội hoa của giáo họ Nà Cáp và Gia trưởng giáo xứ Mỹ Sơn đã tiến dâng lên Đức Mẹ những lời ca, điệu vũ đầy tâm tình. Điều này thật ý nghĩa bởi hôm nay cũng là ngày khai mạc Tháng Dâng Hoa kính Đức Mẹ.
Đúng 19 giờ 30, đoàn đồng tế tiến vào thánh đường trong tiến trống rộn ràng và lời thánh ca Kính mừng Thánh Giuse của cộng đoàn phụng vụ. Thánh lễ do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, cũng là cha xứ Thanh Sơn – Nà Cáp, cha Giuse Nguyễn Văn Chung-quản hạt Cao Bằng, cha Giuse Trần Văn Hưng-quản xứ Cao Bình, cha Vinhsơn Đào Văn Uyên-chính xứ Tà Lùng, cha Giuse Nguyễn Tiến Đức-quản xứ Lộc Bình. Quý tu sỹ, chủng sinh và đông đảo anh chị em giáo dân đã tham dự thánh lễ này.
Trong thánh lễ, Đức cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn Phụng vụ về những điểm nhấn trong hành trình ơn gọi và cuộc đời của Thánh Giuse, nhất là mẫu gương nhân đức và đời sống lao động của thánh nhân. Đức cha cũng khái quát về lịch sử của ngày lễ kính Thánh Giuse Công Nhân. Trong ngày lễ quan thầy giáo họ Nà Cáp, Đức cha cũng nói lên những tâm tình phải có của mọi người để noi gương Thánh Giuse trong đời sống cần lao thường nhật. Ngài vui mừng khi thấy giáo họ Nà Cáp ngày một phát triển, gắn bó hơn với miền đất mà mình lập nghiệp, để rồi làm cho đời sống họ đạo không ngừng đi lên, trở nên chứng nhân tình yêu Chúa ngay trong chính cuộc sống và lao động thường nhật.
Ông Nguyễn Văn Nậm, Chủ tịch Hội đồng mục vụ của giáo họ Nà Cáp, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa bày tỏ niềm tri ân tới Đức cha Giuse, quý Cha và cộng đoàn vì những sự quan tâm, nâng đỡ và tình nghĩa với giáo dân Nà Cáp. Vị đại diện giáo họ cũng kính chúc Đức cha, quý cha và mọi người hiện diện luôn tràn đầy sức khoẻ và ơn lành của Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Thánh Giuse công nhân.
Đức cha Giuse chúc mừng giáo họ Nà Cáp nhân ngày lễ quan thầy. Ngài mời gọi mọi người luôn cố gắng noi gương Thánh Giuse để sống và lao động cách chuyên chăm, phó thác và trông cậy vững vàng vào sự quan phòng đầy tình thương của Thiên Chúa. Đó là cách thiết thực nhất để làm cho đời sống đạo ngày càng thăng tiến, qua đó trở nên khí cụ đem tình Chúa đến cho mọi ngừời.
Thánh lễ kết thúc lúc 20 giờ 45 với phép lành của Đức cha chủ sự. Trong khuôn viên thánh đường, mọi người lại quy tụ để cùng trò chuyện, chia sẻ niềm vui và chúc mừng nhau trong ngày lễ thánh Giuse quan thầy.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử tri Pháp bầu tổng thống (9)
Hà minh Thảo
19:17 04/05/2012
Chúa nhật ngày 22.04.2012, 36.584.399 cử tri Pháp từ 18 tuổi trở lên trong số 46.028.542 người ghi danh đã đặt lá phiếu bầu Tổng thống vào thùng. Như vậy 20,53% số người ghi danh đã không đến bỏ phiếu. Trong số những phiếu bầu nằm trong thùng phiếu lúc chấm dứt bầu vòng một, chỉ có 98,09% hợp lệ.
I. KẾT QUẢ TUYỂN CỬ VÒNG MỘT.
Ông François HOLLANDE đạt được 28,63% số phiếu hợp lệ ; Ông Nicolas SARKOZY 27,18% ; Bà Marine LE PEN 17,90% ; Ông Jean-Luc MELENCHON 11,11% ; Ông Franẫois BAYROU 9,13% ; Bà Eva JOLY 2,31% ; Ông Nicolas DUPONT-AIGNAN 1,79% ; Ông Philippe POUTOU 1,15% ; Bà Nathalie ARTHAUD 0,56% và Ông Jacques CHEMINADE 0.25%.
Như vậy, không có ứng cử viên nào đạt được 50% số phiếu hợp lệ, nên cuộc tuyển cử phải tiếp tục ở vòng hai giữa ông François Hollande và ông Nicolas Sarkozy là hai người có số phiếu cao nhất. Lý do : Tổng thống Pháp phải được bầu với đa số tuyệt đối.
Ngay từ lúc 20 giờ, khi các màn ảnh truyền hình chỉ vừa loan báo những kết quả phỏng đoán theo thăm dò ý kiến hỏi các cử tri vừa đầu phiếu cho thấy các biệt giữa hai ông Hollande và Sarkozy đã lên tới gần 3% số phiếu hợp lệ, những nhân vật đại diện cho ông Sarkozy đã ‘chê’ các viện thống kê đã phỏng đoán sai :
1/ Tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử.
Vì cuộc tuyển cử vòng đầu được tổ chức vào đúng thời điểm học sinh nghỉ (vacances scolaires) và khi hỏi những người được phỏng vấn trả lời từ, một hai tháng trước là họ trả lời không đi bầu. Do đó, các viện này kết luận số người vắng mặt có thể lên đến 30% số người ghi danh. Điều đó còn cho thấy Chính phủ thất bại trong việc vận động cử tri đi đầu phiếu.
2/ Số phiếu tín nhiệm bà Le Pen cao hơn số dự đoán.
Trong ba tuần cuối trước vòng một, nhiều cuộc trưng cầu dân ý cho thấy tỷ lệ bầu cho bà Marine Le Pen (Mặt trận Quốc gia, Front national, FN, cực hữu) bị giảm sụt và bị ứng cử viên Jean-Luc Mélenchon (Mặt trận Tả phái, Front de gauche, cực tả) so kè số phiếu, sau khi ông này tổ chức 3 cuộc vận động ngoài trời với nhiều chục ngàn người tham dự (lối biển người cộng sản). Kết quả ông Mélenchon chỉ được 11,11%, bà Le Pen đạt 17,90%.
Như năm 2002, do ‘người ta’ chê ông Jean Marie Le Pen thuộc cực hữu, nên khi được phỏng vấn bởi nhân viên các viện thống kê, những người được phỏng vấn không muốn ‘người ta’ chê mình theo Le Pen, nên đã trả lời sai là mình bầu cho ứng cử viên khác. Do đó, kết quả cuộc khảo sát sai theo. Ngày 21.04.2007, kết quả đầu phiếu vòng một là ông Le Pen loại ông Lionel Jospin (Xã hội) và vào vòng tranh với ông Jacques Chirac.
3. Dù về nhì, Tổng thống Nicolas Sarkozy vẫn hy vọng tái cử.
Khi còn tiếp tục tranh cử, các ứng cử viên vẫn còn mức xác xuất thẳng cử như nhau, theo nguyên tắc. Trong quá khứ, có 3 lần bầu cử Tổng thống, trong đó ứng cử viên về đầu trong vòng một đã thất bại trước người kia để mất ghế Tổng thống :
- 1974 : François Mitterand đạt 43,63% số phiếu hợp lệ và Valéry Giscard d'Estaing chỉ được 32,60% ở vòng một. Trong vòng hai, Giscard d'Estaing thắng cử với 50,81% số phiếu hợp lệ ;
- 1981, kết quả hoàn toàn trái ngược. Tổng thống tại chức Valéry Giscard d'Estaing thu 28,32% trong khi Franẫois Mitterand chỉ được 25,85%. Thế nhưng, ở vòng hai, François Mitterand chỉ được 25,85%. Thế nhưng, ở vòng hai, Mitterand thắng cử với 51,76% số phiếu hợp lệ.
- 1995, Lionel Jospin về đầu ở vòng một với 23,30%, nhưng RPR (hữu phái) có đến hai ứng cử viên Jacques Chirac với 20,84% và Edouard Balladur 18,58. Vào vòng nhì, buộc phải đoàn kết, Chirac được bầu làm Tổng thống với 52,64% số phiếu hợp lệ. [‘buộc phải đoàn kết’ là bài học cho tuyệt đại người Việt Nam không cộng sản vẫn bị đàn áp trong nước mà còn bị chia rẽ ở hải ngoại bởi Đảng cộng sản chỉ gồm khoảng 10% số người Việt]
II. CHUYỂN PHIẾU CHO VÒNG HAI.
Cử tri sử dụng lá phiếu của mình trong vòng một để đáp ứng theo tiếng gọi của con tim, tức chọn người mình yêu thích nhất. Nhưng, nếu vào vòng hai, chẳng may ứng cử viên đó không còn, thì mình phải suy nghĩ để chọn ai có lập trường, chủ trương khả dĩ làm việc tốt cho quốc gia, đồng bào hầu ủy nhiệm phần ‘quyền làm chủ của mình’, tức chọn bầu theo lý trí.
Bầu cử trong một quốc gia tự do đúng nghĩa là một quyền tuyệt đối, không theo yêu cầu hay hướng dẫn của một ai, kể cả ứng cử viên mà mình đã tín nhiệm ở vòng một.
Kết quả vòng một bầu Tổng thống Pháp ngày 22.04.2012 cho thấy 3 ứng viên không vào vòng hai, nhưng có số phiếu có thể ảnh hưởng đến vòng hai là : bà Marine Le Pen cùng hai ông Jean-Luc Mélenchon và Franẫois Bayrou. Tuy nhiên, khi biết kết quả, bà Eva Joly, ứng viên đảng Xanh, lên tiếng yêu cầu các cử tri đã bỏ phiếu cho bà hãy dồn phiếu cho ông Hollande trong vòng nhì vì đôi bên đã có thỏa thuận. Theo đó, đảng Xã hội sẽ nhường một số đơn vị bầu cử cho đảng Xanh, bằng cách không đưa đảng viên ứng cử.
Ông Mélenchon (Mặt trận Tả phái) rất không hài lòng khi về sau bà Le Pen (Mặt trận Quốc gia) vì, trong tháng trước bầu cử, nhiều kết quả trưng cầu dân ý cho thấy ông có số phiếu ngang ngửa và có thể hơn bà Le Pen với khoảng 16%, nên ông yêu cầu cử tri đã bỏ phiếu cho ông hãy chọn lá phiếu chống Sarkozy, nhưng tránh nhắc đến tên ông Hollande. Bí thư đảng Cộng sản, thành phần ủng hộ Mélenchon, mừng vì với trên 11% số phiếu hợp lệ (8 triệu euros bồi hoàn chi phá) tránh được ‘cháy túi’ như hai kỳ tuyển cử Tổng thống trước, tuyên bố đảng Cộng sản bầu cho Hollande ở vòng hai.
Ông Mélenchon và các đồng chí Mặt trận Tả phái đang đòi phải có những cuộc thảo luận với đảng Xã hội để đề cử ứng cử viên Dân biểu chung (như đảng Xã hội chia với đảng Xanh) trong cuộc bầu cử ngày 10 và 17.06.2012 tại những đơn vị bầu cử mà Mặt trận Quốc gia có thể gây khó khăn cho sự thắng cử của phe tả phái. Đó là ý nghĩ mới vì, cho đến bây giờ, Mặt trận Quốc gia đã chỉ gây thất bại cho hữu phái bằng vẫn giữ ứng viên để tạo ra cuộc bầu tam giác (triangulaire, tay ba, như trường hợp tranh cử Tổng thống năm 1995 nói trên giữa Jospin (tả phái), Chirac và Balladur (cùng phe hữu). Đó chỉ là muốn đe dọa, nếu không thuận ý thì họ có thể không bầu cho ông Hollande.
Cũng trong tối đó, ông François Bayrou cho biết ông sẽ gởi thư yêu cầu hai ứng cử viên vào vòng nhì trả lời những yêu cầu mà ông cho là cần thiết cho nước Pháp để đối phó với những khó khăn do các cuộc khủng hoảng hiện nay. Sau đó, ông sẽ có ý kiến sau cuộc tranh luận truyền hình Hollande-Sarkozy tối ngày 02.05.2012. Chiều ngày 03.05.2012, ông Bayrou tuyên bố, với tính cách cá nhân, ông sẽ bầu phiếu cho ông Hollande, nhưng ông để tự do tín nhiệm ai là quyền của mỗi người. Ông cho rằng ông Sarzoky nghiêng quá nhiều về phe cực hữu, rời xa những giá trị mà đảng Mouvement Démocratique và ông De Gaulle chủ trương. Tuy bỏ phiếu cho Hollande, ông cho biết vẫn không đồng ý với dự án kinh tế của ứng cử viên Xã hội.
Bà Marine Le Pen, vui mừng khôn xiết vì vừa đạt kỷ lục cho Mặt trận Quốc gia (năm 2002, dù Jean-Marie vào vòng hai, nhưng chỉ đạt 16,86%), hứa sẽ tuyên bố ý kiến về bầu vòng hai vào ngày 01.05.2012, ngày lễ Thánh nữ Jeanne d’Arc (theo lịch cũ). Trong ngày đó, bà tuyên bố bà sẽ bầu phiếu ‘trắng’ và mỗi cử tri bầu phiếu theo ý riêng của mình trước 30.000 người họp mặt, theo Mặt trận Quốc gia, nhưng chỉ khoảng 7 tới 10 ngàn, theo các ký giả.
Ngày 01.05.2012 cũng là Lễ Lao động, ngoài cuộc tuần hành truyền thống của các Nghiệp đoàn công nhân, còn có cuộc họp mặt ‘vrai travail’ (lao động thật) do ứng cử viên Sarkozy mời và đảng UMP tổ chức tại Trocadéro mà hai ông Sarkozy và Jean-François Copé (Chủ tịch đảng UMP) khoe có 200.000 người dự, một ký giả nói chỉ khoảng 30.000. Cảnh sát không công bố số người dự vì đây là một cuộc vận động tranh cử. Trái lại cuộc tuần hành của người lao động, mà ông Sarkozy mô tả là theo cờ đỏ và mời hãy theo cờ tam sắc (xanh, trắng và đỏ, quốc kỳ Pháp) mà các người theo ông đang phất phới. Số người tham dự là 750.000, theo ban tổ chức, và 316.000, theo Bộ Nội vụ.
Theo những giả cách (simulation), chúng ta có thể thấy một các gần đúng như sau :
- các cử tri bầu cho ông Mélenchon vòng một sẽ bầu 87% cho Hollande, 4% cho Sarkozy và 9% vắng mặt ;
- các cử tri bầu cho ông Bayrou vòng một sẽ bầu 36% cho Hollande, 36% cho Sarkozy và 28% vắng mặt ;
- các cử tri bầu cho bà Le Pen vòng một sẽ bầu 21% cho Hollande, 57% cho Sarkozy và 22% vắng mặt ;
- cử tri bầu cho các ứng cử viên còn lại ở vòng một sẽ bầu 46% cho Hollande, 34% cho Sarkozy và 20% vắng mặt.
Từ khi bắt đầu có thăm dò dân ý về bầu cử Tổng thống năm nay của tất cả các viện thống kê, từ tháng 03.2011 cho đến gần đây, các kết quả đều cho thấy ứng cử viên xã hội (dù là ông Dominique Strauss-Kahn hay bà Martine Aubry, trước kia, và ông François Hollande, ngày nay) đều thắng ông Sarkoy từ 52,50%-47,50% tới 57%-43%. Mực độ sai biệt có thể đến 3%.
Lưu ý. Năm 2007, ở vòng một, ông Sarkozy thu được 31% số phiếu hợp lệ, nhờ số phiếu của ông Le Pen [16,86% (2002) còn 10,44% (2007)]. Vào vòng nhì, ông thắng cử chắc chắn, phần lớn, cũng nhờ phiếu của những cử tri đã bầu cho hai ông Le Pen và Bayrou (riêng ông Bayrou tuyên bố không bầu ông Sarkozy và, sau này, ông cho biết ông đã bỏ phiếu ‘trắng’). Năm nay, ông Sarkozy đang hướng về các đề tài mà bà Le Pen chủ trương như nói ‘không’ với Liên hiệp Aâu châu một cách nhẹ nhàng để không làm mất lòng bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, và chống nhập cư. Do đó, có thể có ‘bất ngờ’.
Các cuộc vận động chấm dứt lúc 24 giờ ngày 04.05.2012.
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa Xuyên Qua Cuộc Sống
Trần Ngọc Mười Hai
00:40 04/05/2012
Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ Năm Mùa Phục Sinh năm B 06.5.2012
“ Thương nhớ ..ơ hờ thương nhớ ai,”
“Sông xa từng lớp lớp mưa dài
“Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
“Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – Đôi Mắt Người Sơn Tây)
(Mt 1: 18-19, 20; Mt 11)
Lại thú thật rằng: bần đạo đây, xưa rày vẫn biết và nhận mình chẳng là gì cả, mà chỉ là giáo dân hạng thứ cùng phó thường dân rất Nam Bộ, thôi. Nhưng –vâng, chữ “nhưng” này quả đáng giá ngàn vàng- bởi bần đạo thường được đấng bậc thuộc tầm cao cỡ cả vẫn cho bần đạo được tháp tùng dự các buổi hội luận dành cho linh mục, tu sĩ và nữ tu Úc, do cựu giáo sư thần học Kevin O’Shea CSsR tổ chức tại Đại học Công giáo Sydney vào độ tháng 5/2011.
Hội luận hôm ấy, diễn giả bàn về “Sự khác biệt trong nghiên cứu tính Sử học của Đức Giêsu”. Đây là một hội luận khá giá trị và hiếm thấy ở “miệt dưới” xứ Úc này. Và, diễn giả cao tuổi là thế nhưng lại thao thao bất tuyệt về nhân vật Giêsu Kitô rất lịch sử kể ở Tân Ước.
Điểm dễ thương của diễn giả là: dù có cao hứng và hùng hồn cách mấy đi nữa, đức thày vẫn thấy vui để thính giả cắt ngang nguồn hứng mà hỏi han. Và, câu han hỏi hôm ấy do một nữ tu trọng tuổi đặt ra như sau: “Đọc sách thánh, tôi thấy rất ít chỗ đề cập đến thánh cả Giuse, tại sao thế? xin cho biết…”
Trả lời, diễn giả đã đi ngay vào chi tiết:
“Theo sử liệu gần đây cho biết, thì: tuổi thọ người Do thái sống thời của Chúa, chỉ từ 35 đến 40 tuổi là cao nhất. Tính cho đúng, thì: Đức Giêsu khởi công rao giảng vào độ tuổi 30. Lúc ấy, thánh Giuse là cha Ngài ở dưới đất xấp xỉ cũng gấp đôi tuổi của Ngài. Và, từ đó trở đi: ta có thể nói chắc chắn rằng: thánh Giuse khi ấy không còn sống, đúng vào thời Chúa giảng rao công khai, nữa…”
Bần đạo nghĩ, tính cách sử học là thế. Thế còn tác giả Tin Mừng viết hồi thập niên 50, 60 hoặc 70 ở thế kỷ đầu đời, làm sao nhớ được chuyện của thánh cả, mà ghi chép! Thế nên, dân gian nói nhiều về đấng thánh rất hiền lành, quả không thiếu. Không thiếu lời và lẽ như ca từ người nghệ sĩ, nay vẫn hát:
“Buồn viễn xứ khôn khuây,
Buồn viễn xứ khôn khuây.
Em hãy cùng ta mơ!
Mơ một ngày đất mẹ.
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa, khô ráo lệ.”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bđd)
“Buồn viễn xứ”, chắc đây không là nỗi buồn của Giuse thánh cả hiền từ, cao thượng. Cao và hiền, một cuộc đời chẳng bon chen, hơn thiệt. Chẳng đòi hỏi mọi người đánh bóng tên tuổi cùng thân phận mọn hèn của mình làm chi cho nên tội. Thân phận của thánh nhân, tưởng chừng như bọt bèo, nước chảy mây trôi hay sao đó, nhưng đâu phải thế. Bằng chứng là, nhiều người vẫn đề cao, ủng hộ, rồi còn tung hô tinh thần khiêm hạ của thánh cả, đến độ dám tuyên dương nhè nhẹ, như bạn đạo ở đâu đó, từng hỏi và nói như sau:
“Không hiểu sao, chứ con có cảm giác rằng: thánh cả Giuse khi phát giác bạn đời mình có thai, lại biết rất chắc rằng mình không là tác giả, vì xưa nay không hề “biết” đến ái ân xác thịt…hẳn lòng ngài cũng rối trăm bề, đến hết biết. Mới đây, con nghe có người nói: thánh cả đã cảm nghiệm những 7 nỗi “buồn viễn xứ” khi ngài buộc lòng phải yêu cầu Đức Maria, Bạn Đời mình hãy đi mà về nhà mẹ. Ngược lại, có người còn bảo: cũng nên nói thêm về 7 điều mừng vui thánh nhân hưởng. Vậy, xin cho biết 7 điều buồn/vui của thánh cả là những gì? Sao Kinh thánh nói quá ít về thánh Giuse thế? Có chăng những điều buồn/vui như mọi người bảo? (Vấn nạn của một độc giả ở Sydney)
Con dân nhà Đạo khi đã hỏi những điều về thánh “cả” ở trên cao, thì chỉ như thế cũng đã đủ. Nhưng, so với thi văn ngoài đời khi nói về “người” có cặp mắt rất “u uẩn chiều lưu lạc” đời thường, như sau:
“Em hãy cùng ta mơ
Mơ một ngày đất mẹ
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa khô ráo lệ…”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bđd)
Nghệ sĩ ngoài đời tả về người có gốc nguồn từ Sơn Tây, đất Hà thành cặp mắt uẩn u, thì như thế. Như thế, nhà Đạo mình nói sao về nỗi niềm buồn/vui của thánh cả, bây giờ đây? Diễn tả về thánh cả như vậy đúng không? Đã hỏi về chuyện Đạo, thì xin mời bạn và mời tôi, ta lắng tai nghe đức thày vị vọng ở Sydney có những lời rất đáp trả, sau đây:
“Sùng kính 7 nỗi buồn/vui của thánh cả, là điều chẳng ai lấy làm lạ hết. Chí ít, là những người trong Giáo hội rất thánh ở khắp nơi. Ngay từ đầu, việc này do hai linh mục Dòng Phanxicô chủ xướng khi các ngài bất chợt bị cơn giông bão xảy đến khi lên thuyền ngang qua biển bờ Flanders làm chết mất 300 người. Các tu sĩ gặp may đã bám vào ván tàu nổi trôi suốt 3 ngày trời, để rồi cuối cùng các ngài nhờ việc cầu nguyện cùng thánh cả Giuse ra tay thương giúp hầu sống sót.
Lúc ấy, chợt có người trẻ xuất hiện bên cạnh tấm ván của hai đấng khuyến khích các ngài cứ tin tưởng nơi anh để rồi anh sẽ đưa các ngài vào cầu cảng trong vịnh, rất an toàn. Hỏi kỹ tên tuổi, các ngài mới vỡ lẽ ra rằng người trai trẻ không là ai khác ngoài thánh cả Giuse và thánh nhân hiện hình người trai trẻ yêu cầu hai vị đọc kinh Lạy Cha và Kính Mừng mỗi ngày 7 lần, để nhớ đến 7 nỗi buồn/vui thánh nhân vẫn cảm nghiệm. Và sau đó, thánh nhân trẻ bèn biến mất.
Không cần biết truyện kể có xác thực hay không, ai cũng hiểu rằng việc sùng kính mến mộ 7 điều buồn/vui ở thánh cả cũng từ đó bén rễ sâu trong lòng người. Và, mọi người đã bắt đầu đọc 7 kinh, mỗi khi đọc đều suy tưởng về một trong các nỗi niềm ấy, sau đó lại sẽ đọc tiếp một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh dâng Chúa Cha. Lời lẽ trong kinh, cũng thay đổi nhiều, nhưng tựu trung tất cả đều đề cập đến cùng một nỗi niềm vui/buồn lẫn lộn.
Nỗi buồn đầu tiên, thánh Giuse cam chịu là đã phát giác ra Đức Maria Bạn Đời mình đã cưu mang một trẻ bé mà thánh cả biết chắc chắn không là con mình. Chính vì thế, thánh nhân mới quyết định “xa lánh” người Bạn Đời mà thánh nhân yêu thương hết lòng dạ (Mt 1: 18-19). Niềm vui đầu theo sau đó là lúc thần sứ xuất hiện với thánh nhân trong giấc mộng mà bảo: “Giuse, con của Đavít, chớ sợ lấy Maria làm vợ: thai sinh nơi bà là do tự Thánh Thần Chúa”(Mt 1: 20). Và, niềm vui được minh xác, nên thánh cả đã chấp nhận Maria làm vợ mình.
Nỗi buồn thứ hai tiếp đến, là khi thánh cả thấy Đức Giêsu Con mình lại đã sinh hạ trong cảnh khó nghèo, bèn đặt con vào máng đựng cỏ bò/lừa vẫn mà lòng quặn thắt ( Lc 2: 7). Nỗi buồn này cũng đã trở thành niềm vui khi thánh nhân thấy các đạo sĩ cùng nhiều vị viếng thăm và bái lạy Con của mình rồi còn dâng tặng phẩm vật quí giá những gồm vàng, hương thơm và mộc dược (Mt 2: 11).
Nỗi buồn vui thứ ba, là: 8 ngày sau khi sanh Chúa, thánh cả thấy máu Con mình lần đầu chảy vào ngày Chúa chịu cắt bì. Nỗi buồn, kéo dài không lâu bởi sau đó thánh cả đã vui hơn khi Con mình được đặt tên Giêsu như thần sứ báo trước ngày bạn đời Maria cưu mang Chúa (Lc 2: 21).
Buồn/vui thứ tư, là khi thánh gia đem Con đến đền thờ để giới thiệu các đấng bậc, chỉ 40 ngày sau khi sinh. Buồn một nỗi, là khi cụ già Simêôn nói tiên tri về lưỡi đòng đâm thấu tâm can người Mẹ. Và, niềm vui có được cũng là lúc cụ Simêôn lại thông báo: Trẻ Thánh sẽ nâng nhấc toàn thể dân Do thái (Lc 2: 35).
Buồn thứ năm cũng rất lớn, là khi thánh cả nằm mộng thấy thần sứ khuyên đem Mẹ Con lánh nạn bên Ai Cập vì Hêrôđê ra lệnh ruồng bắt trẻ thơ (Mt 2: 13). Và niềm vui tới với thánh cả, là ý nghĩa việc Con Chúa đến Ai Cập, có nghĩa lật đổ các ngẫu tượng lâu nay được thờ, ở nơi đó.
Nỗi buồn đếm thứ sáu, là lúc thánh cả lại mơ thấy thần sứ báo mộng hãy đem Con về lại Israel, như Tin Mừng ghi: “Archelaus nay trị vì toàn cõi Giuđa thay cho Hêrôđê cha mình, nên thánh cả lo ngại không dám đến” (Mt 12: 22). Nỗi buồn được đáp trả bằng niềm vui khi Thánh gia trở về Nazarét, rất an toàn (Mt 2: 23).
Nỗi buồn đếm số bẩy, là khi thánh gia để lạc người Con yêu ở đền thờ khi Con lên 12 và đó còn là niềm vui khi Thánh gia tìm ra Ngài chỉ sau 3 ngày ngồi bên giáo sĩ” (Lc 2: 41-51).
Cũng nên biết, Đức Giáo Hoàng Piô thứ VII trị vì Hội thánh từ năm 1800 đến 1923, ban ân xá cho ai có lòng sùng kính 7 niềm vui lẫn nỗi buồn của thánh cả. Và, ân xá sẽ gia tăng gấp bội nếu việc sùng kính này được cử hành vào ngày Thứ Tư trong tuần, hoặc nếu người sùng kính mở tuần cửu nhật sùng kính thánh cả trước ngày lễ bổn mạng của ngài. Còn hơn nữa, sẽ nhận ơn toàn xá nếu ai có lòng sùng kính thánh cả có niềm vui nỗi buồn 7 mối, và sống thực như thế suốt tháng.
Ban ân xá, hẳn người người rày thấy được là Hội thánh đã chúc phúc cho ai có lòng sùng kính như thế, đến bây giời.” (x.Lm John Flader, The Catholic Weekly ngày 18/3/2012 tr. 11)
Những điều vừa kể trên, là kể theo cung cách long trọng ở nhà Đạo. Đối với người đời, thì nghệ sĩ lại là người thay vào đó bằng giòng chảy mô tả tình tiết tốt đẹp của quí nhân hiền lành, nổi cộm như:
“Em vì chinh chiến thiếu quê hương,
Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn.
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm,
Em có bao giờ, Em có bao giờ,
Em thương nhớ thương…”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bdd)
Sài Sơn, Bương Cấn hay Xứ Đoài, đó cũng chỉ là ảnh hình của những miền đất mà quí nhân hiền lành từng đặt chân đến hoặc từ đó ra đi. Ra đi rồi, lại sẽ cùng bạn đời, cứ hỏi “Em có bao giờ thương cứ thương”. Thương cứ thương. Nhưng, hỏi vẫn cứ hỏi. Hỏi rằng: “Đôi mắt người Sơn Tây” vẫn là đôi mắt/mặt hình để anh thương, thôi. Thương cứ thương, cả những người lành thánh vẫn âm thầm chịu đựng nghịch cảnh đến với mình.
Thương cứ thương, còn là chấp nhận và hiểu rằng: trong cái hoạ nghịch cảnh ấy, bao giờ cũng ngời sáng niềm hạnh phúc sẽ đến ngay. Và, thương cứ thương, là cũng suy và nghĩ rất đúng rằng: dù sự thể có ra sao, vẫn nên coi đó là ân huệ Bề Trên gửi để cảnh giác hoặc ủi an, vỗ về để Ngài-cùng-ta vui hưởng một “kết hậu” đang trờ tới, ngay thôi.
Xét cho kỹ tâm tính tốt lành hạnh đạo của thánh cả trong gia đình rất thánh thiêng, cũng nên nhấn mạnh đến tính cách âm thầm chấp nhận nghịch cảnh xảy đến với đời người. Bởi, đời của con người bình thường hoặc của thánh nhân cao cả vẫn là chuỗi ngày có những hoạ-phúc/phúc-hoạ quyện lẫn với nhau, rất khôn nguôi.
Xét cho cùng, về tính cao cả của thánh Giuse là đức tính cao đẹp cần đề cao hơn ai hết. Nhân đức ấy, đặc trưng này vẫn nằm ở điểm, là: thánh nhân như người thường ở huyện, một khi đã hợp tác/dính dự vào với công trình cứu độ của Thiên Chúa, sẽ cảm thấy vinh dự vì nhận thấy thân phận yếu kém của mình mà lại đã được Thiên Chúa để mắt đến nên sẽ lạc quan với công trình cứu độ cao quý.
Hãy tưởng tượng, nếu thánh Giuse lại cứ khăng khăng chống đối kế hoạch Thiên Chúa dùng phàm nhân như ông để tham gia vào công trình cao cả mà cứu nhân độ thế, thì chắc hẳn kế hoạch ấy cũng sẽ không hoàn thành như đã từng xẩy ra với con người.
Thành thử, sự cao cả ở thánh nhân Giuse HIền lành là ở chỗ: cứ để mọi sự do Chúa định như một thứ Hội chứng “Xin vâng” mà Bạn Đời của mình từng diễn tả ngày thăm chị họ Elizabét. Và “hội chứng”này, nay vẫn còn diễn tiến ở nhiều nơi, và mọi thời.
Về với ý tưởng/lập trường của bậc thày dẫn giải về thần học Kinh thánh ở buổi hội luận hôm ấy, thì sự cao cả của thánh cả Giuse và Đức Maria bạn đời ngài, là: tuy xuất hiện rất ít trong Tân Ước, nhưng lại nói nhiều hơn nhiều đấng. Thật vậy, hai ngài không chỉ nói bằng lời, nhưng bằng sự âm thầm/lặng thinh trong chấp nhận một sự thể ngoài sức tưởng tượng của con người.
Chấp nhận và thực ý định của Thiên Chúa là Cha, bất kể những gì có thể xảy ra đối với chính mình, hoặc người của mình. Đó mới là lý do khiến Hội thánh chỉ gọi mỗi Giuse con vua Đavit, là “Thánh Cả”. Cả đây, không có nghĩa trên cả bạn đời hoặc người Con Chí Ái của mình về thể xác. Mà là, sự cao cả tuyệt vời, trong hành xử như người được chọn làm nhân vật thánh rất “cao” và “cả thể”.
Quan viên ở đời, có lẽ hiểu chưa rõ ý/từ “Đôi Mắt Người Sơn Tây” theo nghĩa thi phú, nên cứ hát:
“Đôi mắt Người Sơn Tây
Đôi mắt Người Sơn Tây
Buồn viễn xứ khôn khuây ..”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bdd)
Để người đọc có dịp thư giãn hầu hiểu rõ hơn ý/từ và ý tứ của vai trò đấng thánh “cả”, có lẽ cũng nên tìm về với truyện kể nhè nhẹ, như sau:
“Chuyện xảy ra tại một trường đại học
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,
"Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.Giáo sư nói, "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể rời bỏ".
Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...Giáo sư nói: "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"
Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
Giáo sư lại nói: "Em hãy xoá thêm một người nữa!".
Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:"Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....
Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con.
Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư,
cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!! Giáo sư bình tĩnh nói tiếp:
"Em hãy xóa thêm một tên nữa!" chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn...
anh đưa viên phấn lên..... và gạch đi tên của bố mẹ!
"Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!",
tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai.
chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết
gạch bỏ tên của đứa con trai...Và anh bật khóc thành tiếng,
dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?" Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.
Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:"Theo thời gian, cha mẹ sẽ là rời bỏ tôi mà đi,
con cái khi trưởng thành,cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi,
người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!
Và cũng chính là người cằn nhằn tôi suốt ngày !!!
Người kể truyện hôm nay, thấy truyện kể của mình mà lại đem áp dụng vào những chuyện của thánh nhân hiền lành rất cao cả, thấy cũng kỳ. Bèn có một đề nghị bạn, đề nghị tôi là những người đang nghe câu truyện kể, rằng: đâu ai cấm bạn và tôi ta thay đổi giới tính của người trong truyện. Tức là, thay vì nói về bạn đời nữ giới thì ta thay người bạn đời bằng: “chồng tôi”. Có thay đổi như thế, mới thấy rằng người bạn đời nào cũng vậy, dù nam hay nữ cũng vẫn là những quí nhân hiền lành, và cao cả. Hệt như thánh cả, rất Giuse.
Nói như thế, thì có vẻ hơi bốc phải không bạn, phải không tôi? Thôi thì ta cứ tạm coi như thế rồi lai rai hát hoài ý từ người nghệ sĩ vẫn cứ viết và cứ hát, rằng:
“ Thương nhớ ..ơ hờ thương nhớ ai,”
“Sông xa từng lớp lớp mưa dài
“Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
“Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai.
“Em hãy cùng ta mơ
“Mơ một ngày đất mẹ
“Ngày bóng dáng quê hương
“Đường hoa khô ráo lệ…”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bđd)
Hát thế rồi, xin đề nghị bạn và đề nghị tôi, ta cứ ung dung cất lên lời ca ngợi các đấng bậc hiền lành và cũng thánh không thua gì đấng bậc rất “thánh cả” ở trời Đông Do thái năm ấy. Và, cả các thánh-không-được-phong của mình nay vẫn hỗ trợ, cầu bàu cùng với Thánh gia cho tất cả người nhà, ở trần thế, giống như thế.
Trần Ngọc Mười Hai
tuy chưa làm thánh
nhưng cứ nhớ lời Phaolô thánh nhân
vẫn vui chào mọi đấng thánh
ở trần gian
là thế cả.
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh Năm B 13.5.2012
“Lạnh lùng chăng, gió tha hương?”
“Em về bên ấy, ai thương em cùng?”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 15: 9-17
Văn thơ ngoài đời, người người vẫn hỏi: “Em về bên ấy, ai thương em cùng?” Thi ca trong Đạo, Chúa lại quả quyết: “Anh em là bạn của Thầy. Nếu anh em thực hiện điều Thầy dạy, Thầy sẽ không gọi anh em là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm” (Ga 15: 16). Đó là ý chính trình thuật Chúa đã tỏ bày, hôm nay.
Trình thuật hôm nay thánh Gioan lại đã ghi về khẳng định Chúa từng bày tỏ: tất cả mọi người là bạn chứ không là bày tôi của Đức Chúa. Kinh bổn khi xưa vẫn nhồi sọ trẻ nhỏ bảo rằng: loài người có mặt trên trái đất là để phục vụ Chúa. Trong khi đó, Tin Mừng nay quả quyết Chúa từng nó: ta là bạn và là anh em của nhau chứ không phải bầy tôi của ai hết. Điểm khác biệt giữa bầu bạn và tôi tớ là ở điểm: tôi và tớ chỉ biết tuân thủ lệnh của chủ một cách máy móc chứ không hiểu rõ ý định thâm sâu nơi lệnh truyền. Bởi, tôi tớ là người sống ngoài cục diện, cũng như tâm tư mà người chủ vẫn đan kết. Còn bạn bè, lại hiểu rõ lý do khiến bạn mình hành xử, là như thế. Có hiểu rõ, nên mới cảm thông, yêu thương, mật thiết.
Trình thuật, nay được phụng vụ Hội thánh chọn để nhấn mạnh thêm một lần nữa, lời Chúa tâm sự với đồ đệ trước lúc Ngài giã từ mọi người để ra đi chấp nhận khổ đau, sầu buồn đến nỗi chết. Tâm sự, là tâm tình tự sự của Chúa vào phút cuối, vào lúc đó Chúa đã đưa ra lệnh truyền mới yêu cầu mọi người “Hãy thương yêu nhau”. Lệnh truyền, là lệnh yêu thương không theo nghĩa chung chung, thường tình nhưng lại mang ý lực đặc biệt, như Chúa từng nhấn mạnh: “như Thầy đa yêu mến anh em” (Ga 15: 12). Đó là điểm chính yếu cũng rất mới. Mới, là lời lẽ thâm sâu cứu độ khiến Chúa nhập cuộc với con người. Lời và lẽ của Tình thương yêu Ngài tỏ lộ vào ngày cuối, ở thế trần.
Vào ngày cuối, Đức Gêsu biết rõ giới chức cầm quyền ở Giêrusalem muốn trừ khử Ngài khỏi hiện trường cuộc sống với xã hội, nên họ tìm cơ hội làm bằng cớ bắt giữ Ngài. Ngài lui về vùng đất phiá sau Giođan, tức xa rời tầm tay với và quyền kiểm soát của giới chức đầy quyền là Philatô, Hêrôđê. Nếu chỉ muốn cam phận chọn cuộc sống âm thầm ở đó, hẳn là Chúa sẽ không bị giới ấy đe doạ tính mạng Ngài. Nhưng ngay lúc đó, Ngài được tin người bạn hiền là Lazarô đang ốm nặng, chắc khó sống.
Lazarô lâu nay vẫn sống ở thôn Bêtania, tức cửa ngõ dẫn vào thành Giêrusalem. Còn Chúa, Ngài lại đang tạm trú ở Giuđêa, vùng đất nguy hiểm đến sinh mạng của các Đấng như Ngài. Thành thử, Chúa đành chờ thêm hai ngày để xem nếu Ngài liều mạng thăm viếng Lazarô, thì sự việc có ra tồi tệ đến thế không. Sinh mạng của Ngài và đồ đệ có an toàn không? Đức Giêsu biết rõ tình hình quả là nguy hiểm. Nếu đến thăm Lazarô, có thể Ngài sẽ bị giới cầm quyền tạo bẫy giăng bắt Ngài rồi lên án xử chết.
Tuy nhiên, Ngài không sờn lòng, vẫn ra đi thăm bạn hiền đang sắp chết. Ra đi, khi đã đắn đo, chọn lựa. Ra đi, quyết chấp nhận mọi rủi ro, vì tình bạn. Tình bạn bè phải như thế. Dù có thể, khi đến nơi, Lazarô bạn hiền không còn đó, đã về miền vĩnh cửu không kịp giã từ Ngài. Và, quyết định của Ngài đã được thánh Tôma, cũng là bạn, nhanh chóng hỗ trợ và cùng đi. Hoặc, nếu cần, sẽ cùng chết với Ngài vì tình bạn.
Đó là lúc Ngài thổ lộ: “Không có lòng thương mến nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu.”(Ga 15: 13) Và, lúc đó Ngài thêm lời khuyên nhủ: “Hãy yêu mến nhau, như Thầy đã mến yêu anh em.” Nói thế tứ bảo rằng: “Hãy yêu mến nhau, như Thầy chứng tỏ lòng mến thương (Lazarô) thế này đây!”
Chấp nhận mọi hiểm nguy mang đến cho cuộc sống vì tình bạn, không phải là ý niệm trừu tượng. Cũng không là châm ngôn đạo đức. Nhưng, việc đi về Bethania để chữa lành/vực dậy thi hài bạn hiền, Chúa muốn triển khai nhanh tiến trình chọn cái chết cho Ngài. Tin Mừng thánh Gioan còn nói rõ: chỉ sau đó, công nghị Giêrusalem mới chính thức lên án Chúa. Án đây là án chết, do Ngài liên tiếp chối từ mọi nhượng bộ làm theo ý họ. Và, họ tìm dịp thực hiện quyết định đã đưa ra. Xem thế thì, chuyến đi thăm Lazarô ngoài việc chứng tỏ tình bạn hữu là cao cả, còn là cơ hội kích động quyết tâm có hành động lên Ngài.
Đức Giêsu không là loại người tìm đến cái chết để chứng tỏ một điều gì, dù cao cả. Quyết định của Ngài không phải là hành động tự kết liễu cuộc đời. Ngài không là một thứ “kamikaze” cuồng tín. Ngài đâu tìm khoái lạc trong đau khổ cùng chết chóc. KHông. Hoàn toàn không phải thế. Nhưng, nơi Ngài có sự cao cả và ned1t đẹp về bản chất rất chân chất. Bản chất ấy, là liều mình vì tình bạn. Và, cho đi với trọn vẹn tình mến thương, độ lượng.
Với Chúa, Có nhiều thứ nơi sự sống hơn là đơn giản sống sót với đời mình. Tình bằng hữu chẳng khi nào là rẻ mạt.
Chúa lại đã nói: “Thày đã không gọi anh em là tôi tớ, mà là bạn.” (Ga 15: 15) Nói anh em là bạn của Thày, thì anh em có làm điều này với Thày không? Nếu anh em là bạn hữu lẫn nhau, anh em cững làm cho nhau chứ? Bởi, Lòng mến thương –nhất là thương và mến vì bạn hữu_ sẽ làm cho anh em dễbị tổn thương. Tình ấy còn khiến anh em biết lo cho nhau đến độ dám liều mạng sống vì người đó. Ở nơi đó, có niềm vui, và cả niềm đau cũng có nữa. Cả hai việc vẫn đi đôi với nhau. Anh em không thể được cái này mà lại không chịu cái kia.
Lòng mến như thể lửa ngọn. Nó vừa làm ấm áp tình người, vừa thắp sáng dọi soi, đổi thay mọi sự rồi đưa vào sự sáng. Ở đây có một thứ hợp lý mà không dựa trên lý trí. KHông là sự tính toán. Bởi Ngài nói: kẻ thù Ngài không có quyền gì trên Ngài hết. Ngài phú ban sự sống của Ngài chỉ vì Ngài muốn thế. KHông ai có thể lấy đi khỏi Ngài. KHỏi, lòng muốn của Ngài. Làm như thế, Ngài chứng tỏ cho ta thấy Thiên Chúa thực sự giống như ai. Thiên Chúa cũng làm như thế, mà thôi.
Thiên Chúa xử với ta như bạn hiền. Tình Ngài thương ta không do định luật nào đề ra. Tình Ngài thương mến, không do con người qui ước hoặc ràng buộc. Tình đem đến cho ta nghị lực. Khi Chúa can thiệp mọi chuyện vì ta, điều đó không có nghĩa là Ngài đến từ ngoài vũ trụ rồi thổi hơi vào lớp vỏ bọc trời/trăng. Nhưng lại có nghĩa: Ngài thiết lập tình bạn đích thực và thường trú nơi ta. Chúa là Đâng tự cho đi, chính mình Ngài. Và, Đức Giêsu mặc lấy nơi Ngài tình thương ấy, và gọi đó là tình bạn. Ngài thực thi tình này cũng một kiểu như nghệ sĩ, để ta thấy được, nghe được và cảm nhận.
Điều này không như tôn giáo nào đó dám cho rằng Thiên Chúa là Cha vẫn muốn Con Một Ngài phải chết để lắng dịu nối uất ức, giận hờn. Nơi Thiên Chúa là Cha, chẳng bao giờ thiết tha những chuyện như thế. Và, Đức Giêsu cũng chẳng a tòng chuyện thế đó. Ngài vẫn muốn sống. Muốn, chính sự sống của Ngài và còn hơn nữa, cả đến sự sống của bầu bạn nữa.
Chính đó là ý nghĩa của câu nói: “Chính do tình mến thương mà anh em dành cho nhau như bạn bè thì mọi người sẽ biết anh em là môn đệ của Thày.
Và, tất cả chúng ta được dạy bảo hãy yêu mến nhau bằng tất cả lòng hăng say, thương mến. Mọi người chúng ta được quyền có lựa chọn cho bạn mình như Đức Giêsu từng làm. Như Thiên Chúa đã làm và sẽ còn làm. Và, nếu mọi người chúng ta muốn trở thành người của Chúa rất đích thực, đó không là chọn lựa. Nhưng là lệnh truyền gửi đến với nhau, và cho nhau.
Hiểu thế rồi, cũng nên ngâm thêm lời thơ còn đó đợi chờ ta ngâm tiếp:
“Trời hồng chắc má em xinh,
Nước trong, chắc miệng em cười thêm xinh.”
(Đinh Hùng – Bài Hát Mùa Thu)
Mùa Thu hát mãi trời hồng. Có má em xinh, có miệng em cười. Cười xinh trong tình hồng người con Chúa vẫn coi nhau như bạn hiền, dù gọi nhau là anh là em, suốt đời, chỉ mới đây thôi. Vẫn mong sẽ cứ gọi nhau mãu bạn hiền, vì Đức Kitô đã khẳng định điều đó với tôi, với mọi người. Mới đây thôi. Vào mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
“ Thương nhớ ..ơ hờ thương nhớ ai,”
“Sông xa từng lớp lớp mưa dài
“Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
“Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – Đôi Mắt Người Sơn Tây)
(Mt 1: 18-19, 20; Mt 11)
Lại thú thật rằng: bần đạo đây, xưa rày vẫn biết và nhận mình chẳng là gì cả, mà chỉ là giáo dân hạng thứ cùng phó thường dân rất Nam Bộ, thôi. Nhưng –vâng, chữ “nhưng” này quả đáng giá ngàn vàng- bởi bần đạo thường được đấng bậc thuộc tầm cao cỡ cả vẫn cho bần đạo được tháp tùng dự các buổi hội luận dành cho linh mục, tu sĩ và nữ tu Úc, do cựu giáo sư thần học Kevin O’Shea CSsR tổ chức tại Đại học Công giáo Sydney vào độ tháng 5/2011.
Hội luận hôm ấy, diễn giả bàn về “Sự khác biệt trong nghiên cứu tính Sử học của Đức Giêsu”. Đây là một hội luận khá giá trị và hiếm thấy ở “miệt dưới” xứ Úc này. Và, diễn giả cao tuổi là thế nhưng lại thao thao bất tuyệt về nhân vật Giêsu Kitô rất lịch sử kể ở Tân Ước.
Điểm dễ thương của diễn giả là: dù có cao hứng và hùng hồn cách mấy đi nữa, đức thày vẫn thấy vui để thính giả cắt ngang nguồn hứng mà hỏi han. Và, câu han hỏi hôm ấy do một nữ tu trọng tuổi đặt ra như sau: “Đọc sách thánh, tôi thấy rất ít chỗ đề cập đến thánh cả Giuse, tại sao thế? xin cho biết…”
Trả lời, diễn giả đã đi ngay vào chi tiết:
“Theo sử liệu gần đây cho biết, thì: tuổi thọ người Do thái sống thời của Chúa, chỉ từ 35 đến 40 tuổi là cao nhất. Tính cho đúng, thì: Đức Giêsu khởi công rao giảng vào độ tuổi 30. Lúc ấy, thánh Giuse là cha Ngài ở dưới đất xấp xỉ cũng gấp đôi tuổi của Ngài. Và, từ đó trở đi: ta có thể nói chắc chắn rằng: thánh Giuse khi ấy không còn sống, đúng vào thời Chúa giảng rao công khai, nữa…”
Bần đạo nghĩ, tính cách sử học là thế. Thế còn tác giả Tin Mừng viết hồi thập niên 50, 60 hoặc 70 ở thế kỷ đầu đời, làm sao nhớ được chuyện của thánh cả, mà ghi chép! Thế nên, dân gian nói nhiều về đấng thánh rất hiền lành, quả không thiếu. Không thiếu lời và lẽ như ca từ người nghệ sĩ, nay vẫn hát:
“Buồn viễn xứ khôn khuây,
Buồn viễn xứ khôn khuây.
Em hãy cùng ta mơ!
Mơ một ngày đất mẹ.
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa, khô ráo lệ.”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bđd)
“Buồn viễn xứ”, chắc đây không là nỗi buồn của Giuse thánh cả hiền từ, cao thượng. Cao và hiền, một cuộc đời chẳng bon chen, hơn thiệt. Chẳng đòi hỏi mọi người đánh bóng tên tuổi cùng thân phận mọn hèn của mình làm chi cho nên tội. Thân phận của thánh nhân, tưởng chừng như bọt bèo, nước chảy mây trôi hay sao đó, nhưng đâu phải thế. Bằng chứng là, nhiều người vẫn đề cao, ủng hộ, rồi còn tung hô tinh thần khiêm hạ của thánh cả, đến độ dám tuyên dương nhè nhẹ, như bạn đạo ở đâu đó, từng hỏi và nói như sau:
“Không hiểu sao, chứ con có cảm giác rằng: thánh cả Giuse khi phát giác bạn đời mình có thai, lại biết rất chắc rằng mình không là tác giả, vì xưa nay không hề “biết” đến ái ân xác thịt…hẳn lòng ngài cũng rối trăm bề, đến hết biết. Mới đây, con nghe có người nói: thánh cả đã cảm nghiệm những 7 nỗi “buồn viễn xứ” khi ngài buộc lòng phải yêu cầu Đức Maria, Bạn Đời mình hãy đi mà về nhà mẹ. Ngược lại, có người còn bảo: cũng nên nói thêm về 7 điều mừng vui thánh nhân hưởng. Vậy, xin cho biết 7 điều buồn/vui của thánh cả là những gì? Sao Kinh thánh nói quá ít về thánh Giuse thế? Có chăng những điều buồn/vui như mọi người bảo? (Vấn nạn của một độc giả ở Sydney)
Con dân nhà Đạo khi đã hỏi những điều về thánh “cả” ở trên cao, thì chỉ như thế cũng đã đủ. Nhưng, so với thi văn ngoài đời khi nói về “người” có cặp mắt rất “u uẩn chiều lưu lạc” đời thường, như sau:
“Em hãy cùng ta mơ
Mơ một ngày đất mẹ
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa khô ráo lệ…”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bđd)
Nghệ sĩ ngoài đời tả về người có gốc nguồn từ Sơn Tây, đất Hà thành cặp mắt uẩn u, thì như thế. Như thế, nhà Đạo mình nói sao về nỗi niềm buồn/vui của thánh cả, bây giờ đây? Diễn tả về thánh cả như vậy đúng không? Đã hỏi về chuyện Đạo, thì xin mời bạn và mời tôi, ta lắng tai nghe đức thày vị vọng ở Sydney có những lời rất đáp trả, sau đây:
“Sùng kính 7 nỗi buồn/vui của thánh cả, là điều chẳng ai lấy làm lạ hết. Chí ít, là những người trong Giáo hội rất thánh ở khắp nơi. Ngay từ đầu, việc này do hai linh mục Dòng Phanxicô chủ xướng khi các ngài bất chợt bị cơn giông bão xảy đến khi lên thuyền ngang qua biển bờ Flanders làm chết mất 300 người. Các tu sĩ gặp may đã bám vào ván tàu nổi trôi suốt 3 ngày trời, để rồi cuối cùng các ngài nhờ việc cầu nguyện cùng thánh cả Giuse ra tay thương giúp hầu sống sót.
Lúc ấy, chợt có người trẻ xuất hiện bên cạnh tấm ván của hai đấng khuyến khích các ngài cứ tin tưởng nơi anh để rồi anh sẽ đưa các ngài vào cầu cảng trong vịnh, rất an toàn. Hỏi kỹ tên tuổi, các ngài mới vỡ lẽ ra rằng người trai trẻ không là ai khác ngoài thánh cả Giuse và thánh nhân hiện hình người trai trẻ yêu cầu hai vị đọc kinh Lạy Cha và Kính Mừng mỗi ngày 7 lần, để nhớ đến 7 nỗi buồn/vui thánh nhân vẫn cảm nghiệm. Và sau đó, thánh nhân trẻ bèn biến mất.
Không cần biết truyện kể có xác thực hay không, ai cũng hiểu rằng việc sùng kính mến mộ 7 điều buồn/vui ở thánh cả cũng từ đó bén rễ sâu trong lòng người. Và, mọi người đã bắt đầu đọc 7 kinh, mỗi khi đọc đều suy tưởng về một trong các nỗi niềm ấy, sau đó lại sẽ đọc tiếp một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh dâng Chúa Cha. Lời lẽ trong kinh, cũng thay đổi nhiều, nhưng tựu trung tất cả đều đề cập đến cùng một nỗi niềm vui/buồn lẫn lộn.
Nỗi buồn đầu tiên, thánh Giuse cam chịu là đã phát giác ra Đức Maria Bạn Đời mình đã cưu mang một trẻ bé mà thánh cả biết chắc chắn không là con mình. Chính vì thế, thánh nhân mới quyết định “xa lánh” người Bạn Đời mà thánh nhân yêu thương hết lòng dạ (Mt 1: 18-19). Niềm vui đầu theo sau đó là lúc thần sứ xuất hiện với thánh nhân trong giấc mộng mà bảo: “Giuse, con của Đavít, chớ sợ lấy Maria làm vợ: thai sinh nơi bà là do tự Thánh Thần Chúa”(Mt 1: 20). Và, niềm vui được minh xác, nên thánh cả đã chấp nhận Maria làm vợ mình.
Nỗi buồn thứ hai tiếp đến, là khi thánh cả thấy Đức Giêsu Con mình lại đã sinh hạ trong cảnh khó nghèo, bèn đặt con vào máng đựng cỏ bò/lừa vẫn mà lòng quặn thắt ( Lc 2: 7). Nỗi buồn này cũng đã trở thành niềm vui khi thánh nhân thấy các đạo sĩ cùng nhiều vị viếng thăm và bái lạy Con của mình rồi còn dâng tặng phẩm vật quí giá những gồm vàng, hương thơm và mộc dược (Mt 2: 11).
Nỗi buồn vui thứ ba, là: 8 ngày sau khi sanh Chúa, thánh cả thấy máu Con mình lần đầu chảy vào ngày Chúa chịu cắt bì. Nỗi buồn, kéo dài không lâu bởi sau đó thánh cả đã vui hơn khi Con mình được đặt tên Giêsu như thần sứ báo trước ngày bạn đời Maria cưu mang Chúa (Lc 2: 21).
Buồn/vui thứ tư, là khi thánh gia đem Con đến đền thờ để giới thiệu các đấng bậc, chỉ 40 ngày sau khi sinh. Buồn một nỗi, là khi cụ già Simêôn nói tiên tri về lưỡi đòng đâm thấu tâm can người Mẹ. Và, niềm vui có được cũng là lúc cụ Simêôn lại thông báo: Trẻ Thánh sẽ nâng nhấc toàn thể dân Do thái (Lc 2: 35).
Buồn thứ năm cũng rất lớn, là khi thánh cả nằm mộng thấy thần sứ khuyên đem Mẹ Con lánh nạn bên Ai Cập vì Hêrôđê ra lệnh ruồng bắt trẻ thơ (Mt 2: 13). Và niềm vui tới với thánh cả, là ý nghĩa việc Con Chúa đến Ai Cập, có nghĩa lật đổ các ngẫu tượng lâu nay được thờ, ở nơi đó.
Nỗi buồn đếm thứ sáu, là lúc thánh cả lại mơ thấy thần sứ báo mộng hãy đem Con về lại Israel, như Tin Mừng ghi: “Archelaus nay trị vì toàn cõi Giuđa thay cho Hêrôđê cha mình, nên thánh cả lo ngại không dám đến” (Mt 12: 22). Nỗi buồn được đáp trả bằng niềm vui khi Thánh gia trở về Nazarét, rất an toàn (Mt 2: 23).
Nỗi buồn đếm số bẩy, là khi thánh gia để lạc người Con yêu ở đền thờ khi Con lên 12 và đó còn là niềm vui khi Thánh gia tìm ra Ngài chỉ sau 3 ngày ngồi bên giáo sĩ” (Lc 2: 41-51).
Cũng nên biết, Đức Giáo Hoàng Piô thứ VII trị vì Hội thánh từ năm 1800 đến 1923, ban ân xá cho ai có lòng sùng kính 7 niềm vui lẫn nỗi buồn của thánh cả. Và, ân xá sẽ gia tăng gấp bội nếu việc sùng kính này được cử hành vào ngày Thứ Tư trong tuần, hoặc nếu người sùng kính mở tuần cửu nhật sùng kính thánh cả trước ngày lễ bổn mạng của ngài. Còn hơn nữa, sẽ nhận ơn toàn xá nếu ai có lòng sùng kính thánh cả có niềm vui nỗi buồn 7 mối, và sống thực như thế suốt tháng.
Ban ân xá, hẳn người người rày thấy được là Hội thánh đã chúc phúc cho ai có lòng sùng kính như thế, đến bây giời.” (x.Lm John Flader, The Catholic Weekly ngày 18/3/2012 tr. 11)
Những điều vừa kể trên, là kể theo cung cách long trọng ở nhà Đạo. Đối với người đời, thì nghệ sĩ lại là người thay vào đó bằng giòng chảy mô tả tình tiết tốt đẹp của quí nhân hiền lành, nổi cộm như:
“Em vì chinh chiến thiếu quê hương,
Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn.
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm,
Em có bao giờ, Em có bao giờ,
Em thương nhớ thương…”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bdd)
Sài Sơn, Bương Cấn hay Xứ Đoài, đó cũng chỉ là ảnh hình của những miền đất mà quí nhân hiền lành từng đặt chân đến hoặc từ đó ra đi. Ra đi rồi, lại sẽ cùng bạn đời, cứ hỏi “Em có bao giờ thương cứ thương”. Thương cứ thương. Nhưng, hỏi vẫn cứ hỏi. Hỏi rằng: “Đôi mắt người Sơn Tây” vẫn là đôi mắt/mặt hình để anh thương, thôi. Thương cứ thương, cả những người lành thánh vẫn âm thầm chịu đựng nghịch cảnh đến với mình.
Thương cứ thương, còn là chấp nhận và hiểu rằng: trong cái hoạ nghịch cảnh ấy, bao giờ cũng ngời sáng niềm hạnh phúc sẽ đến ngay. Và, thương cứ thương, là cũng suy và nghĩ rất đúng rằng: dù sự thể có ra sao, vẫn nên coi đó là ân huệ Bề Trên gửi để cảnh giác hoặc ủi an, vỗ về để Ngài-cùng-ta vui hưởng một “kết hậu” đang trờ tới, ngay thôi.
Xét cho kỹ tâm tính tốt lành hạnh đạo của thánh cả trong gia đình rất thánh thiêng, cũng nên nhấn mạnh đến tính cách âm thầm chấp nhận nghịch cảnh xảy đến với đời người. Bởi, đời của con người bình thường hoặc của thánh nhân cao cả vẫn là chuỗi ngày có những hoạ-phúc/phúc-hoạ quyện lẫn với nhau, rất khôn nguôi.
Xét cho cùng, về tính cao cả của thánh Giuse là đức tính cao đẹp cần đề cao hơn ai hết. Nhân đức ấy, đặc trưng này vẫn nằm ở điểm, là: thánh nhân như người thường ở huyện, một khi đã hợp tác/dính dự vào với công trình cứu độ của Thiên Chúa, sẽ cảm thấy vinh dự vì nhận thấy thân phận yếu kém của mình mà lại đã được Thiên Chúa để mắt đến nên sẽ lạc quan với công trình cứu độ cao quý.
Hãy tưởng tượng, nếu thánh Giuse lại cứ khăng khăng chống đối kế hoạch Thiên Chúa dùng phàm nhân như ông để tham gia vào công trình cao cả mà cứu nhân độ thế, thì chắc hẳn kế hoạch ấy cũng sẽ không hoàn thành như đã từng xẩy ra với con người.
Thành thử, sự cao cả ở thánh nhân Giuse HIền lành là ở chỗ: cứ để mọi sự do Chúa định như một thứ Hội chứng “Xin vâng” mà Bạn Đời của mình từng diễn tả ngày thăm chị họ Elizabét. Và “hội chứng”này, nay vẫn còn diễn tiến ở nhiều nơi, và mọi thời.
Về với ý tưởng/lập trường của bậc thày dẫn giải về thần học Kinh thánh ở buổi hội luận hôm ấy, thì sự cao cả của thánh cả Giuse và Đức Maria bạn đời ngài, là: tuy xuất hiện rất ít trong Tân Ước, nhưng lại nói nhiều hơn nhiều đấng. Thật vậy, hai ngài không chỉ nói bằng lời, nhưng bằng sự âm thầm/lặng thinh trong chấp nhận một sự thể ngoài sức tưởng tượng của con người.
Chấp nhận và thực ý định của Thiên Chúa là Cha, bất kể những gì có thể xảy ra đối với chính mình, hoặc người của mình. Đó mới là lý do khiến Hội thánh chỉ gọi mỗi Giuse con vua Đavit, là “Thánh Cả”. Cả đây, không có nghĩa trên cả bạn đời hoặc người Con Chí Ái của mình về thể xác. Mà là, sự cao cả tuyệt vời, trong hành xử như người được chọn làm nhân vật thánh rất “cao” và “cả thể”.
Quan viên ở đời, có lẽ hiểu chưa rõ ý/từ “Đôi Mắt Người Sơn Tây” theo nghĩa thi phú, nên cứ hát:
“Đôi mắt Người Sơn Tây
Đôi mắt Người Sơn Tây
Buồn viễn xứ khôn khuây ..”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bdd)
Để người đọc có dịp thư giãn hầu hiểu rõ hơn ý/từ và ý tứ của vai trò đấng thánh “cả”, có lẽ cũng nên tìm về với truyện kể nhè nhẹ, như sau:
“Chuyện xảy ra tại một trường đại học
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,
"Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.Giáo sư nói, "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể rời bỏ".
Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...Giáo sư nói: "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"
Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
Giáo sư lại nói: "Em hãy xoá thêm một người nữa!".
Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:"Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....
Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con.
Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư,
cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!! Giáo sư bình tĩnh nói tiếp:
"Em hãy xóa thêm một tên nữa!" chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn...
anh đưa viên phấn lên..... và gạch đi tên của bố mẹ!
"Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!",
tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai.
chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết
gạch bỏ tên của đứa con trai...Và anh bật khóc thành tiếng,
dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?" Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.
Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:"Theo thời gian, cha mẹ sẽ là rời bỏ tôi mà đi,
con cái khi trưởng thành,cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi,
người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!
Và cũng chính là người cằn nhằn tôi suốt ngày !!!
Người kể truyện hôm nay, thấy truyện kể của mình mà lại đem áp dụng vào những chuyện của thánh nhân hiền lành rất cao cả, thấy cũng kỳ. Bèn có một đề nghị bạn, đề nghị tôi là những người đang nghe câu truyện kể, rằng: đâu ai cấm bạn và tôi ta thay đổi giới tính của người trong truyện. Tức là, thay vì nói về bạn đời nữ giới thì ta thay người bạn đời bằng: “chồng tôi”. Có thay đổi như thế, mới thấy rằng người bạn đời nào cũng vậy, dù nam hay nữ cũng vẫn là những quí nhân hiền lành, và cao cả. Hệt như thánh cả, rất Giuse.
Nói như thế, thì có vẻ hơi bốc phải không bạn, phải không tôi? Thôi thì ta cứ tạm coi như thế rồi lai rai hát hoài ý từ người nghệ sĩ vẫn cứ viết và cứ hát, rằng:
“ Thương nhớ ..ơ hờ thương nhớ ai,”
“Sông xa từng lớp lớp mưa dài
“Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
“Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai.
“Em hãy cùng ta mơ
“Mơ một ngày đất mẹ
“Ngày bóng dáng quê hương
“Đường hoa khô ráo lệ…”
(Phạm Đình Chương/Quang Dũng – bđd)
Hát thế rồi, xin đề nghị bạn và đề nghị tôi, ta cứ ung dung cất lên lời ca ngợi các đấng bậc hiền lành và cũng thánh không thua gì đấng bậc rất “thánh cả” ở trời Đông Do thái năm ấy. Và, cả các thánh-không-được-phong của mình nay vẫn hỗ trợ, cầu bàu cùng với Thánh gia cho tất cả người nhà, ở trần thế, giống như thế.
Trần Ngọc Mười Hai
tuy chưa làm thánh
nhưng cứ nhớ lời Phaolô thánh nhân
vẫn vui chào mọi đấng thánh
ở trần gian
là thế cả.
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh Năm B 13.5.2012
“Lạnh lùng chăng, gió tha hương?”
“Em về bên ấy, ai thương em cùng?”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 15: 9-17
Văn thơ ngoài đời, người người vẫn hỏi: “Em về bên ấy, ai thương em cùng?” Thi ca trong Đạo, Chúa lại quả quyết: “Anh em là bạn của Thầy. Nếu anh em thực hiện điều Thầy dạy, Thầy sẽ không gọi anh em là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm” (Ga 15: 16). Đó là ý chính trình thuật Chúa đã tỏ bày, hôm nay.
Trình thuật hôm nay thánh Gioan lại đã ghi về khẳng định Chúa từng bày tỏ: tất cả mọi người là bạn chứ không là bày tôi của Đức Chúa. Kinh bổn khi xưa vẫn nhồi sọ trẻ nhỏ bảo rằng: loài người có mặt trên trái đất là để phục vụ Chúa. Trong khi đó, Tin Mừng nay quả quyết Chúa từng nó: ta là bạn và là anh em của nhau chứ không phải bầy tôi của ai hết. Điểm khác biệt giữa bầu bạn và tôi tớ là ở điểm: tôi và tớ chỉ biết tuân thủ lệnh của chủ một cách máy móc chứ không hiểu rõ ý định thâm sâu nơi lệnh truyền. Bởi, tôi tớ là người sống ngoài cục diện, cũng như tâm tư mà người chủ vẫn đan kết. Còn bạn bè, lại hiểu rõ lý do khiến bạn mình hành xử, là như thế. Có hiểu rõ, nên mới cảm thông, yêu thương, mật thiết.
Trình thuật, nay được phụng vụ Hội thánh chọn để nhấn mạnh thêm một lần nữa, lời Chúa tâm sự với đồ đệ trước lúc Ngài giã từ mọi người để ra đi chấp nhận khổ đau, sầu buồn đến nỗi chết. Tâm sự, là tâm tình tự sự của Chúa vào phút cuối, vào lúc đó Chúa đã đưa ra lệnh truyền mới yêu cầu mọi người “Hãy thương yêu nhau”. Lệnh truyền, là lệnh yêu thương không theo nghĩa chung chung, thường tình nhưng lại mang ý lực đặc biệt, như Chúa từng nhấn mạnh: “như Thầy đa yêu mến anh em” (Ga 15: 12). Đó là điểm chính yếu cũng rất mới. Mới, là lời lẽ thâm sâu cứu độ khiến Chúa nhập cuộc với con người. Lời và lẽ của Tình thương yêu Ngài tỏ lộ vào ngày cuối, ở thế trần.
Vào ngày cuối, Đức Gêsu biết rõ giới chức cầm quyền ở Giêrusalem muốn trừ khử Ngài khỏi hiện trường cuộc sống với xã hội, nên họ tìm cơ hội làm bằng cớ bắt giữ Ngài. Ngài lui về vùng đất phiá sau Giođan, tức xa rời tầm tay với và quyền kiểm soát của giới chức đầy quyền là Philatô, Hêrôđê. Nếu chỉ muốn cam phận chọn cuộc sống âm thầm ở đó, hẳn là Chúa sẽ không bị giới ấy đe doạ tính mạng Ngài. Nhưng ngay lúc đó, Ngài được tin người bạn hiền là Lazarô đang ốm nặng, chắc khó sống.
Lazarô lâu nay vẫn sống ở thôn Bêtania, tức cửa ngõ dẫn vào thành Giêrusalem. Còn Chúa, Ngài lại đang tạm trú ở Giuđêa, vùng đất nguy hiểm đến sinh mạng của các Đấng như Ngài. Thành thử, Chúa đành chờ thêm hai ngày để xem nếu Ngài liều mạng thăm viếng Lazarô, thì sự việc có ra tồi tệ đến thế không. Sinh mạng của Ngài và đồ đệ có an toàn không? Đức Giêsu biết rõ tình hình quả là nguy hiểm. Nếu đến thăm Lazarô, có thể Ngài sẽ bị giới cầm quyền tạo bẫy giăng bắt Ngài rồi lên án xử chết.
Tuy nhiên, Ngài không sờn lòng, vẫn ra đi thăm bạn hiền đang sắp chết. Ra đi, khi đã đắn đo, chọn lựa. Ra đi, quyết chấp nhận mọi rủi ro, vì tình bạn. Tình bạn bè phải như thế. Dù có thể, khi đến nơi, Lazarô bạn hiền không còn đó, đã về miền vĩnh cửu không kịp giã từ Ngài. Và, quyết định của Ngài đã được thánh Tôma, cũng là bạn, nhanh chóng hỗ trợ và cùng đi. Hoặc, nếu cần, sẽ cùng chết với Ngài vì tình bạn.
Đó là lúc Ngài thổ lộ: “Không có lòng thương mến nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu.”(Ga 15: 13) Và, lúc đó Ngài thêm lời khuyên nhủ: “Hãy yêu mến nhau, như Thầy đã mến yêu anh em.” Nói thế tứ bảo rằng: “Hãy yêu mến nhau, như Thầy chứng tỏ lòng mến thương (Lazarô) thế này đây!”
Chấp nhận mọi hiểm nguy mang đến cho cuộc sống vì tình bạn, không phải là ý niệm trừu tượng. Cũng không là châm ngôn đạo đức. Nhưng, việc đi về Bethania để chữa lành/vực dậy thi hài bạn hiền, Chúa muốn triển khai nhanh tiến trình chọn cái chết cho Ngài. Tin Mừng thánh Gioan còn nói rõ: chỉ sau đó, công nghị Giêrusalem mới chính thức lên án Chúa. Án đây là án chết, do Ngài liên tiếp chối từ mọi nhượng bộ làm theo ý họ. Và, họ tìm dịp thực hiện quyết định đã đưa ra. Xem thế thì, chuyến đi thăm Lazarô ngoài việc chứng tỏ tình bạn hữu là cao cả, còn là cơ hội kích động quyết tâm có hành động lên Ngài.
Đức Giêsu không là loại người tìm đến cái chết để chứng tỏ một điều gì, dù cao cả. Quyết định của Ngài không phải là hành động tự kết liễu cuộc đời. Ngài không là một thứ “kamikaze” cuồng tín. Ngài đâu tìm khoái lạc trong đau khổ cùng chết chóc. KHông. Hoàn toàn không phải thế. Nhưng, nơi Ngài có sự cao cả và ned1t đẹp về bản chất rất chân chất. Bản chất ấy, là liều mình vì tình bạn. Và, cho đi với trọn vẹn tình mến thương, độ lượng.
Với Chúa, Có nhiều thứ nơi sự sống hơn là đơn giản sống sót với đời mình. Tình bằng hữu chẳng khi nào là rẻ mạt.
Chúa lại đã nói: “Thày đã không gọi anh em là tôi tớ, mà là bạn.” (Ga 15: 15) Nói anh em là bạn của Thày, thì anh em có làm điều này với Thày không? Nếu anh em là bạn hữu lẫn nhau, anh em cững làm cho nhau chứ? Bởi, Lòng mến thương –nhất là thương và mến vì bạn hữu_ sẽ làm cho anh em dễbị tổn thương. Tình ấy còn khiến anh em biết lo cho nhau đến độ dám liều mạng sống vì người đó. Ở nơi đó, có niềm vui, và cả niềm đau cũng có nữa. Cả hai việc vẫn đi đôi với nhau. Anh em không thể được cái này mà lại không chịu cái kia.
Lòng mến như thể lửa ngọn. Nó vừa làm ấm áp tình người, vừa thắp sáng dọi soi, đổi thay mọi sự rồi đưa vào sự sáng. Ở đây có một thứ hợp lý mà không dựa trên lý trí. KHông là sự tính toán. Bởi Ngài nói: kẻ thù Ngài không có quyền gì trên Ngài hết. Ngài phú ban sự sống của Ngài chỉ vì Ngài muốn thế. KHông ai có thể lấy đi khỏi Ngài. KHỏi, lòng muốn của Ngài. Làm như thế, Ngài chứng tỏ cho ta thấy Thiên Chúa thực sự giống như ai. Thiên Chúa cũng làm như thế, mà thôi.
Thiên Chúa xử với ta như bạn hiền. Tình Ngài thương ta không do định luật nào đề ra. Tình Ngài thương mến, không do con người qui ước hoặc ràng buộc. Tình đem đến cho ta nghị lực. Khi Chúa can thiệp mọi chuyện vì ta, điều đó không có nghĩa là Ngài đến từ ngoài vũ trụ rồi thổi hơi vào lớp vỏ bọc trời/trăng. Nhưng lại có nghĩa: Ngài thiết lập tình bạn đích thực và thường trú nơi ta. Chúa là Đâng tự cho đi, chính mình Ngài. Và, Đức Giêsu mặc lấy nơi Ngài tình thương ấy, và gọi đó là tình bạn. Ngài thực thi tình này cũng một kiểu như nghệ sĩ, để ta thấy được, nghe được và cảm nhận.
Điều này không như tôn giáo nào đó dám cho rằng Thiên Chúa là Cha vẫn muốn Con Một Ngài phải chết để lắng dịu nối uất ức, giận hờn. Nơi Thiên Chúa là Cha, chẳng bao giờ thiết tha những chuyện như thế. Và, Đức Giêsu cũng chẳng a tòng chuyện thế đó. Ngài vẫn muốn sống. Muốn, chính sự sống của Ngài và còn hơn nữa, cả đến sự sống của bầu bạn nữa.
Chính đó là ý nghĩa của câu nói: “Chính do tình mến thương mà anh em dành cho nhau như bạn bè thì mọi người sẽ biết anh em là môn đệ của Thày.
Và, tất cả chúng ta được dạy bảo hãy yêu mến nhau bằng tất cả lòng hăng say, thương mến. Mọi người chúng ta được quyền có lựa chọn cho bạn mình như Đức Giêsu từng làm. Như Thiên Chúa đã làm và sẽ còn làm. Và, nếu mọi người chúng ta muốn trở thành người của Chúa rất đích thực, đó không là chọn lựa. Nhưng là lệnh truyền gửi đến với nhau, và cho nhau.
Hiểu thế rồi, cũng nên ngâm thêm lời thơ còn đó đợi chờ ta ngâm tiếp:
“Trời hồng chắc má em xinh,
Nước trong, chắc miệng em cười thêm xinh.”
(Đinh Hùng – Bài Hát Mùa Thu)
Mùa Thu hát mãi trời hồng. Có má em xinh, có miệng em cười. Cười xinh trong tình hồng người con Chúa vẫn coi nhau như bạn hiền, dù gọi nhau là anh là em, suốt đời, chỉ mới đây thôi. Vẫn mong sẽ cứ gọi nhau mãu bạn hiền, vì Đức Kitô đã khẳng định điều đó với tôi, với mọi người. Mới đây thôi. Vào mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
Lời Chúa sẽ giúp chúng ta sửa đổi bản thân
Tuyết Mai
08:26 04/05/2012
Sáng nay tôi lên Yahoo đọc tin tức trên ấy có một tin buồn đáng để chúng ta suy nghĩ. Một ông Mỹ trắng trước đây từng ở trong quân đội (Marine), và cũng từng có chút danh tiếng do ông tạo nên tên tuổi, nơi ông bây giờ đang cư ngụ. Sáng nay cảnh sát họ phát hiện có 5 tử thi, trong đó có cả ông. Cảnh sát tình nghi rằng chính ông đã bắn bốn người kia, rồi ông đã tự bắn ông chết. Bốn người bị ông bắn chết đó là một bé gái 16 tháng tuổi, mẹ của đứa bé 23 tuổi, bà của đứa bé 47 tuổi, và một đàn ông 24 tuổi. Chuyện trên Yahoo mà chúng ta thường đọc tin tức hằng ngày trên ấy, chuyện tương tự như thế này, gần đây không phải là ít.
Khi đọc những tin tức tương tự là thường một người đi tìm những người khác để bắn và sau đó tự tử, chúng ta có đặt câu hỏi là tại sao lại có những trường hợp thương tâm không thể tránh được như thế này hay không?. Cái gì đã làm cho con người nóng giận tới độ không tự chủ được chính mình?. Có người thì vợ quá ghen nên đã giết chết nhân tình của ông và con riêng của ông. Như chuyện quẫn trí của một ông Mỹ trắng đã giết chết 7 người tại một tiệm Salon nơi vợ cũ của ông đang làm việc ở Seal Beach, Ca. chẳng hạn. Rồi thì chuyện của cô Hudson, đã bị chồng cũ trở về và bắn chết cả gia đình của cô như lời của người chồng cũ đã hăm dọa nếu cô bỏ anh ta. May mắn cho cô là hôm ấy cô không có nhà.
Những chuyện như thế này có phải làm cho chúng ta cũng buồn lắm hay không?. Phạm tội không chưa đủ. Chửi bới người cũng cảm thấy chưa đủ. Làm nhục và chà đạp trên con người cũng không đủ và không thỏa mãn. Phải đưa đến chuyện giết nhau thì con người mới cảm thấy thỏa mãn hay sao, rồi thì ra sao thì ra?. Có người chết nhát vì không muốn vào lao tù, thì tự tử theo để được thỏa mãn cách riêng của mình. Nhưng có người thì muốn thỏa mãn cách lâu dài để mỗi lần nghĩ tới thì cho mình cái sướng là được trả thù, dù có ngồi tù suốt cuộc đời còn lại của họ. Nhưng có phải nếu chúng ta nhìn vào từng chuyện một, chúng ta chắc chắn rằng, thành phần giết người họ không có Chúa trong cuộc đời.
Nếu thế chẳng lẽ trong chúng ta ai cũng có thú tính?. Thưa chắc rằng phải có! Cái thú tính ấy được tỏ lộ ở tùy từng người biết tự kềm chế tự kiểm soát chính mình. Tùy theo nhẹ hay nặng trong mọi tình huống mà chúng ta phải đối mặt mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta. Cái thú tính ấy tình thật mà nói thì chẳng có ai giỏi hơn ai cả!. Có người bộc trực thì họ phải làm gì trả lại liền ngay lúc ấy, vì nếu không họ sẽ ăn không ngon và ngủ không yên. Có người bậm trợn hơn thì liền xăn tay áo mà cho nhau vài cú đấm. Có người thâm thì hơn thì để dành cái thù ấy sẽ trả trong 10 năm cũng không muộn. Và sau cùng là những con người có vấn đề tâm lý bị loạn từ thuở còn bé. Họ có rất nhiều vấn đề mà được gọi là có bệnh tâm thần. Bệnh này thường xuất phát từ chính nơi gia đình của họ và rất thường xẩy ra ở tuổi còn niên thiếu.
Gia đình lủng củng thường chứng kiến cảnh người cha hành hung mẹ của mình và đánh đập anh chị em của nó, và chính nó. Chứng kiến cảnh cha nhậu say xỉn rồi đi đánh bài cả ngày, về nhà là khảo tiền mẹ nó, nếu không có thì gặp ai là thượng cẳng tay và hạ cẳng chân ngay. Khi còn nhỏ chúng con nít hay bị ăn hiếp suốt quãng đời học trò của chúng, mối thù này chúng hứa lớn lên sẽ phải trả. Có những đứa con nít đã tự lập sống ngoài chợ đời suốt từ thuở nhỏ cho đến tuổi trưởng thành, không người dậy dỗ, không có được người thân, và không có ai thương yêu dòm ngó chúng cả! Và vì bao nhiêu lý do khác nữa!????.
Nhưng còn chúng ta là những con người được gọi là rất bình thường. Cảm tạ Chúa có được cuộc đời sung sướng an lành, có đủ cha lẫn mẹ, gia đình, và có tất cả! Thì sao??. Chúng ta có bình thường lắm không?. Có thú tính không? Có hiếp đáp ai không? Có chà đạp ai không? Có vì danh lợi mà thanh toán lẫn nhau một cách rất mưu mô hay không?. Như khéo ném đá giấu tay vậy đó!. Quả thật khi con người chúng ta thiếu vắng bóng Chúa thì ai cũng có thú tính cả!. Chắc hẳn dưới mắt Chúa tất cả chúng ta đều là những con thú dữ. Nếu có, hẳn đó là sự sống còn tự trong con người của chúng ta. Sự sống còn đó mới giúp chúng ta ra đời mà không sợ ai?. Ai mà không muốn tranh dành để có được miếng ăn ngon?. Ai mà không phải tranh dành để được có cái ghế tốt?. Ai mà không muốn tranh dành để được chức vụ cao cả, có người hầu kẻ hạ, để đi đâu có người sách cặp và che dù?.
Thiết tưởng là con người ai ai cũng phải vậy thưa có phải?. Nhưng vì sự sinh tồn của con người thì đâu là lẽ phải và đâu là vừa phải, còn chừa một chút gọi là hy sinh cho đồng loại?. Và đâu là theo Lời Chúa dậy???. Là con cái Chúa thì ai trong chúng ta cũng sợ bị tội và sợ không tìm ra Nước Trời. Có lẽ thế mà chúng ta cũng cố gắng siêng năng tìm đọc Lời Chúa hơn! Vì Lời Chúa là đèn soi cho tất cả chúng ta dõi bước. Vì Lời Chúa là mẫu mực, là khuôn vàng thước ngọc, giúp chúng ta neo theo. Vì Lời Chúa sẽ thấm nhuần và đi sâu vào tim óc của chúng ta. Vì Lời Chúa sẽ giúp chúng ta bớt đi thú tính, sửa đổi chính mình. Và chính nhờ Lời Chúa mà nhựa của Thân Cây (Giêsu) sẽ làm cho cành cây (chúng ta) có tràn đầy nhựa sống. Do đó cành mới đâm lá, trổ nụ, ra hoa, và kết trái. Nhờ nhựa (tình yêu Giêsu) của Thân Cây mà cành sẽ cho ra trái ngon ngọt, nặng trĩu, và chi chít. Amen.
Khi đọc những tin tức tương tự là thường một người đi tìm những người khác để bắn và sau đó tự tử, chúng ta có đặt câu hỏi là tại sao lại có những trường hợp thương tâm không thể tránh được như thế này hay không?. Cái gì đã làm cho con người nóng giận tới độ không tự chủ được chính mình?. Có người thì vợ quá ghen nên đã giết chết nhân tình của ông và con riêng của ông. Như chuyện quẫn trí của một ông Mỹ trắng đã giết chết 7 người tại một tiệm Salon nơi vợ cũ của ông đang làm việc ở Seal Beach, Ca. chẳng hạn. Rồi thì chuyện của cô Hudson, đã bị chồng cũ trở về và bắn chết cả gia đình của cô như lời của người chồng cũ đã hăm dọa nếu cô bỏ anh ta. May mắn cho cô là hôm ấy cô không có nhà.
Những chuyện như thế này có phải làm cho chúng ta cũng buồn lắm hay không?. Phạm tội không chưa đủ. Chửi bới người cũng cảm thấy chưa đủ. Làm nhục và chà đạp trên con người cũng không đủ và không thỏa mãn. Phải đưa đến chuyện giết nhau thì con người mới cảm thấy thỏa mãn hay sao, rồi thì ra sao thì ra?. Có người chết nhát vì không muốn vào lao tù, thì tự tử theo để được thỏa mãn cách riêng của mình. Nhưng có người thì muốn thỏa mãn cách lâu dài để mỗi lần nghĩ tới thì cho mình cái sướng là được trả thù, dù có ngồi tù suốt cuộc đời còn lại của họ. Nhưng có phải nếu chúng ta nhìn vào từng chuyện một, chúng ta chắc chắn rằng, thành phần giết người họ không có Chúa trong cuộc đời.
Nếu thế chẳng lẽ trong chúng ta ai cũng có thú tính?. Thưa chắc rằng phải có! Cái thú tính ấy được tỏ lộ ở tùy từng người biết tự kềm chế tự kiểm soát chính mình. Tùy theo nhẹ hay nặng trong mọi tình huống mà chúng ta phải đối mặt mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta. Cái thú tính ấy tình thật mà nói thì chẳng có ai giỏi hơn ai cả!. Có người bộc trực thì họ phải làm gì trả lại liền ngay lúc ấy, vì nếu không họ sẽ ăn không ngon và ngủ không yên. Có người bậm trợn hơn thì liền xăn tay áo mà cho nhau vài cú đấm. Có người thâm thì hơn thì để dành cái thù ấy sẽ trả trong 10 năm cũng không muộn. Và sau cùng là những con người có vấn đề tâm lý bị loạn từ thuở còn bé. Họ có rất nhiều vấn đề mà được gọi là có bệnh tâm thần. Bệnh này thường xuất phát từ chính nơi gia đình của họ và rất thường xẩy ra ở tuổi còn niên thiếu.
Gia đình lủng củng thường chứng kiến cảnh người cha hành hung mẹ của mình và đánh đập anh chị em của nó, và chính nó. Chứng kiến cảnh cha nhậu say xỉn rồi đi đánh bài cả ngày, về nhà là khảo tiền mẹ nó, nếu không có thì gặp ai là thượng cẳng tay và hạ cẳng chân ngay. Khi còn nhỏ chúng con nít hay bị ăn hiếp suốt quãng đời học trò của chúng, mối thù này chúng hứa lớn lên sẽ phải trả. Có những đứa con nít đã tự lập sống ngoài chợ đời suốt từ thuở nhỏ cho đến tuổi trưởng thành, không người dậy dỗ, không có được người thân, và không có ai thương yêu dòm ngó chúng cả! Và vì bao nhiêu lý do khác nữa!????.
Nhưng còn chúng ta là những con người được gọi là rất bình thường. Cảm tạ Chúa có được cuộc đời sung sướng an lành, có đủ cha lẫn mẹ, gia đình, và có tất cả! Thì sao??. Chúng ta có bình thường lắm không?. Có thú tính không? Có hiếp đáp ai không? Có chà đạp ai không? Có vì danh lợi mà thanh toán lẫn nhau một cách rất mưu mô hay không?. Như khéo ném đá giấu tay vậy đó!. Quả thật khi con người chúng ta thiếu vắng bóng Chúa thì ai cũng có thú tính cả!. Chắc hẳn dưới mắt Chúa tất cả chúng ta đều là những con thú dữ. Nếu có, hẳn đó là sự sống còn tự trong con người của chúng ta. Sự sống còn đó mới giúp chúng ta ra đời mà không sợ ai?. Ai mà không muốn tranh dành để có được miếng ăn ngon?. Ai mà không phải tranh dành để được có cái ghế tốt?. Ai mà không muốn tranh dành để được chức vụ cao cả, có người hầu kẻ hạ, để đi đâu có người sách cặp và che dù?.
Thiết tưởng là con người ai ai cũng phải vậy thưa có phải?. Nhưng vì sự sinh tồn của con người thì đâu là lẽ phải và đâu là vừa phải, còn chừa một chút gọi là hy sinh cho đồng loại?. Và đâu là theo Lời Chúa dậy???. Là con cái Chúa thì ai trong chúng ta cũng sợ bị tội và sợ không tìm ra Nước Trời. Có lẽ thế mà chúng ta cũng cố gắng siêng năng tìm đọc Lời Chúa hơn! Vì Lời Chúa là đèn soi cho tất cả chúng ta dõi bước. Vì Lời Chúa là mẫu mực, là khuôn vàng thước ngọc, giúp chúng ta neo theo. Vì Lời Chúa sẽ thấm nhuần và đi sâu vào tim óc của chúng ta. Vì Lời Chúa sẽ giúp chúng ta bớt đi thú tính, sửa đổi chính mình. Và chính nhờ Lời Chúa mà nhựa của Thân Cây (Giêsu) sẽ làm cho cành cây (chúng ta) có tràn đầy nhựa sống. Do đó cành mới đâm lá, trổ nụ, ra hoa, và kết trái. Nhờ nhựa (tình yêu Giêsu) của Thân Cây mà cành sẽ cho ra trái ngon ngọt, nặng trĩu, và chi chít. Amen.
Tháng Năm của Mẹ
Jos. Tú Nạc, NMS
08:27 04/05/2012
Hân hoan chào mừng đón Mẹ tháng Năm,
Những chồi non và ánh sáng tuôn tràn
Trác tuyệt tôn vinh muôn lời chúc tụng.
Muôn chim trời rộn ràng tung cánh nhỏ
Tình tiết ngọt ngào cất tiếng hát vang,
Mỗi loài hoa điểm trang từng hương sắc
Đậm đà tỏa lan dưới nắng trời vàng.
Và mượt mà trên cây muôn phiến lá,
Sương long lanh từng giọt thắm nụ hôn,
Lời thì thầm, thôi im đi tất cả,
Để rì rào mơn man làn gió hạ,
Kể nhau nghe lời khấn nguyện mặn mà
Đến Maria, Mẹ đầy ân sủng –
Làm thế nào để con Mẹ ngàn xa,
Thế gian này ngước nhìn Nhan Thánh Mẹ.
(Tháng kính Đức Mẹ 2012)
Lòng Chúa thương xót và thánh Faustina
Trầm Hương Thơ
08:30 04/05/2012
Ăn chay đánh tội để dâng hiến đời
Đến giờ nhắm mắt nghỉ ngơi
Biết bao năm tháng xuân thời đẹp thay!
Tấm gương thánh đức tịnh chay
Thực thi ý Chúa từng ngày khắc ghi
Lòng Thương Xót Chúa thầm thì
Từng Lời Chúa dạy chép ghi cho đời.
Để cho ơn Chúa từ Trời nhiệm thay
Trong hạnh phúc, có đắng cay
Mỏi mong ta hãy đổi thay cuộc đời
Hiến dâng, nhận lấy từng lời
Làm tông đồ của Ngôi Lời cứu nhân
Ai theo hãy sống thanh bần
Lóng Chúa Thương Xót chuyển vần tâm can
Ngài Thương Xót. cứu thế gian
Ướp hồn tội lỗi ngập tràn tâm linh
Tắm ơn Thánh Chúa trong trinh
Trở nên thơm ngát đẹp xinh giữa đời
Ôi! Lòng Thương Xót! tuyệt vời
Sáng nay cảm ta dâng lời ngợi ca
Mùa xuân lộc trổ muôn hoa
Con tim vui lại lan ra cho đời.
(8 giờ sáng 28.04.2012 tại tu việnThánh Faustina, Kraków Ba Lan).
Nhớ ơn Mẹ
Nguyễn thanh Trúc
08:35 04/05/2012
Tóc trắng phau con cháu đã đầy nhà
Mẹ của con trí nhớ giờ đã mất
Nhìn mặt con nhưng mắt mẹ dõi xa
Mẹ không nhớ con là con của Mẹ
Dù Mẹ nhớ, tên con ngày tháng xưa
Mẹ ơi Mẹ, con của Mẹ đây nhé
Mẹ mĩm cười, hỏi con đã về chưa?
Bao tháng năm Mẹ nuôi con khôn lớn
Khi Ba con ngày tháng cải tạo xa
Khi Ba chết trong ngục tù đau đớn
Đau cắt lòng nhưng Mẹ vẫn thiết tha
Vẫn bền bĩ nuôi đàn con nhỏ dại
Khó nhọc từng ngày vì con dấu yêu
Có những đêm, Mẹ ưu sầu tê tái
Lẽ loi đơn buồn, con hiểu bao nhiêu?
Mẹ của con, giờ mắt mờ tóc bạc
Trí nhớ phai nhòa khuôn mặt xa xăm
Có những lúc mắt Mẹ mờ ngơ ngác
Không đợi chờ, không mong ai viếng thăm
Mẹ ơi Mẹ, nhớ ơn Mẹ nuôi dưỡng
Con sống làm, người hữu ích cho đời
Mẹ ơi Mẹ, tháng ngày con đi tới
Rắc gieo tình, yêu thương trên lối đường
Vì khi sống ngay lành, là đáp trả
Công Mẹ dạy con, nuôi con nên người
Con xin hứa, không biếng lười buông thả
Biết bền tâm sống cuộc đời vui tươi
Khi con sống, nghe theo Lời Chúa dạy
Là đền ơn Mẹ, dạy con cầu kinh
Khi yêu Chúa con sẽ luôn tìm thấy
Tình Mẹ yêu, dắt con trong an bình.