Ngày 05-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:27 05/05/2015
HỌC ĂN TRỘM
N2T

Một người nghèo khổ ở nước Tống đến nhà của một người giàu có ở nước Tề để học cách làm giàu.
Người giàu có nói:
- “Trước đây tôi rất nghèo khó, bây giờ thì sống qua những ngày no đủ, bởi vì mỗi ngày, tôi chịu khó đi ăn trộm, ăn cướp. Năm đầu liền có thể duy trì được cuộc sống, năm thứ hai đã không lo chuyện ăn mặc, năm thứ ba thì nhà tôi đã có kê đầy vựa, gạo đầy kho rồi.”
Người nghèo nghe xong, cũng không hoỉ lại cho rõ ràng là ông ta ăn trộm như thế nào, liền trở về quê nhà ra tay hành động. Mỗi buổi tối, anh ta trèo tường khoét hang, mặc sức ăn trộm, trong nhà rõ ràng đầy đủ hẳn lên.
Không ngờ quan phủ nắm được tang vật và khép tội anh ta, ngay cả những đồ vật cũ trước kia trong nhà cũng tịch thu tuốt luốt.
Tên trộm này sau khi mãn hạn tù và được phóng thích, liền chạy đến nước Tề tìm người giàu có nhưng thật thà ấy oán trách một hồi.
Người giàu có cười nói:
- “Ai dà! Anh hiểu lầm ý của tôi rồi. Tôi ăn trộm thời vụ của trời, ăn cắp nguồn của cải của đất, trồng trọt hoa màu, xây dựng nhà cửa, bắt thú hoang, bắt tôm cá, tôi ăn trộm chúng từ trong thiên nhiên, đó là việc làm quang minh chính đại! Mấy tài vật của tư nhân là do con người lao lực mà có được, nó thuộc về của riêng họ. Anh đi ăn trộm ăn cướp, đương nhiên là phạm tội, anh còn oán hờn ai chứ?”
(Liệt tử )

Suy tư:
Cái tai hại nhất chính là nghe không rõ mà lập tức đi hành động, không những làm sai mà con gây tai họa không thể lường được.
Lời Chúa đương nhiên là một sức mạnh vô song, đủ sức làm cho con người yếu đuối trở thành mạnh mẽ, làm cho người bệnh hoạn trở nên cường tráng, vì sức mạnh vô địch của nó mà chúng ta phải cẩn thận khi ứng dụng nó trong cuộc sống, nếu không lời Chúa sẽ trở thành quan tòa xét xử chúng ta, sẽ trở thanh con dao săc bén để tru diệt linh hồn chúng ta.
Có người đem lời Chúa để giải thích theo ý mình, nên cuộc sống của họ “chọi” lại với Tin Mừng.
Có người học giáo lý “ba chớp ba nhoáng” nên không ai biết họ là người Ki-tô hữu chân chính, bởi vì họ sống Phúc Âm nửa mùa.
Tôi có diễm phúc được học giáo lý căn bản, được tham dự thánh lễ mỗi ngày, hoặc ít nữa là mỗi ngày Chúa Nhật đều có tham dự thánh lễ, nhưng tôi đã thật sự sống tin mừng cho ra hồn chưa? Hay nửa nạc nửa mỡ, nửa nóng nửa lạnh, để rồi bị Thiên Chúa mửa ra khỏi miệng?(Kh 3, 15-17)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 05/05/2015
N2T

19. Hết lòng yêu mến Thiên Chúa chính là: tâm hồn của con yêu mến Thiên Chúa phải vượt qua tất cả tạo vật, đối với Thiên Chúa thì phải vượt qua mọi vinh hoa, địa vị của thế tục, thậm chí cả cha mẹ. Nếu con không ở trong Thiên Chúa, hoặc không vì Thiên Chúa mà yêu người yêu tạo vật, thì con cũng không hết lòng yêu mến Thiên Chúa.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến Nữ Giáo Chủ Tin Lành Luther Thụy Điển
LM Trần Đức Anh OP
08:16 05/05/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô cổ võ sự cộng tác của Công Giáo và Luther trong các hoạt động bác ái và đừng im lặng trước những vấn đề luân lý quan trọng.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến bà Antje Jackelín, TGM giáo phận Uppsala kiêm Giáo chủ của Giáo Hội Tin Lành Luther tại Thụy Điển. Cùng tháp tùng Bà còn có một phái đoàn của Giáo Hội này.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến dịp kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh của Công đồng chung Vatican về sự hiệp nhất các tín hữu Kitô (Unitatis Redintegratio) cử hành năm 2014 và vẫn còn là văn kiệm tham chiếu cơ bản cho sự dấn thân đại kết của Giáo Hội Công Giáo. Văn kiện này mời gọi tất cả các tín hữu Công Giáo dấn thân trong con đường đại kết để vượt thắng những chia rẽ giữa các tín hữu Kitô, những chia rẽ này không những công khai đi ngược ý muốn của Chúa, nhưng còn là một gương mù trước mặt thế giới và gây thiệt hại cho chính nghĩa thánh thiêng của Giáo Hội là việc loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.

Trong ý hướng đó, ĐTC cổ võ các tín hữu Công Giáo và Luther tìm kiếm và thăng tiến sự hiệp nhất trong các giáo phận, giáo xứ và các cộng đoàn trên toàn thế giới. Ngài nhận xét rằng: ”Trên con đường tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình, trong đức tin, trong đời sống bí tích và trong mầu nhiệm Giáo Hội, vẫn còn rất nhiều công việc phải làm, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng Chúa Thánh Linh vẫn luôn là ánh sáng và là sức mạnh cho phong trào đại kết linh đạo và đối thoại thần học”.

ĐTC nói thêm rằng ”lời mời gọi hiệp nhất trong sự theo Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta cũng bao gồm một lời nhắn nhủ thúc đẩy dấn thân chung trên bình diện từ thiện, giúp đỡ tất cả những người trên thế giới đang chịu đau khổ vì lầm than và bạo lực; họ đang đặc biệt cần lòng thương xót của chúng ta, nhất là chứng tá của các anh chị em đang bị bách hại phải thúc đẩy chúng ta tăng trưởng trong tình hiệp thông huynh đệ.”

ĐTC không quên nhận xét rằng: ”Một điều có tính chất thời sự cấp thiết là vấn đề: phẩm giá sự sống con người luôn luôn phải được tôn trọng, cũng như những đề tài liên quan đến gia đình, hôn nhân, tính dục, đây là những vấn đề chúng ta không thể im lặng không nói đến hoặc cố tình làm ngơ chỉ vì sợ làm thương tổn sự đồng thuận đại kết đã đạt được. Thật là một điều rất đáng tiếc nếu trong những vấn đề quan trọng như thế, những khác biệt mới về tín ngưỡng được củng cố thêm”.

Bà Antje Jackelín, sinh cách đây 60 năm tại Đức nhưng có quốc tịch Thụy Điển do hôn nhân. Bà là phụ nữ đầu tiên được bầu làm TGM giáo phận Uppsala và cũng là nữ giáo chủ đầu tiên của Tin Lành Luther tại nước này.

Giáo Hội Tin Lành Luther mới đây đã nhìn nhận hôn nhân đồng phái, không kể những lập trường hoàn toàn khác biệt với luân lý Công Giáo về phá thai, người thai, ly dị, v.v. Bà TGM Jackelín nổi tiếng tại Thụy Điển về những lập trường như coi sự đồng trinh của Đức Mẹ Maria chỉ là một huyền thoại, và bà bênh vực hôn nhân đồng phái. Tin Lành Luther Thụy Điển cho phép hôn nhân thuộc loại này từ năm 2009, kể cả giữa các mục sư (SD 4-5-2015)
 
Đức TGM Fisichella họp báo về Năm Thánh Lòng Thương Xót
LM Trần Đức Anh OP
08:19 05/05/2015
VATICAN. Sáng ngày 5-5-2015, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu chương trình Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót.

Đức TGM Fisichella nhắc nhở rằng Năm Thánh ngoại thường này không phải là Đại Năm Thánh 2000, mỗi năm thánh có những đặc thù riêng vì thế việc so sánh giữa hai biến cố là điều không có ý nghĩa. Nòng cốt của Năm Thánh sắp tới là để giúp Giáo Hội trở nên dấu chỉ lòng thương xót của Chúa, sau khi đã cảm nghiệm lòng thương xót vô biên của Chúa Cha. Vì vậy, khẩu hiệu của Năm Thánh này là ”Thương xót như Chúa Cha”.

Một đặc tính của Năm Thánh ngoại thường sắp tới về lòng thương xót là lần đầu tiên, Cửa Năm Thánh hay Cửa Thương Xót cũng được mở tại các Giáo Hội địa phương, cụ thể là tại Nhà Thờ chính tòa hoặc tại Đền thánh do vị Bản quyền xác định.

Trong cuộc họp báo, Đức TGM Fisichella đã giới thiệu huy hiệu (logo) của Năm Thánh và chương trình cử hành Năm Thánh tại Roma:

- Trước tiên từ ngày 19 đến 21-1 năm 2016 được dành cho tất cả những người hoạt động trong lãnh vực hành hương.

- Sau đó ngày 3-4-2016 sẽ có một buổi cử hành cho các phong trào, hội đoàn, các dòng tu hoạt động theo linh đạo thương xót. Tiếp đến, giới thiện nguyện bác ái sẽ cử hành Năm Thánh vào ngày 4-9-2016. Rồi ngày 9-10 được dành để cử hành Mẹ Thương Xót. Ngày 24-4-2016 được dành cho người trẻ sau khi chịu phép thêm sức.

Sẽ có ngày Năm Thánh, 29-5-2016, dành cho các phó tế là những người do ơn gọi và sứ vụ, được kêu gọi chủ trì bác ái trong đời sống cộng đoàn Kitô. Rồi ngày 3-6-2016, kỷ niệm 160 năm lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ là Ngày Năm Thánh dành cho các linh mục. Ngày 25-9-2016 sẽ là ngày dành cho các giáo lý viên. 12-6-2016 là ngày năm thánh dành cho các bệnh nhân và những người khuyết tật cũng như những người săn sóc họ. Ngày 6-11-2016 là ngày Năm Thánh của các tù nhân.

Một viễn tượng khác của Năm Thánh sắp tới là: ĐTC Phanxicô sẽ thực hiện một cách tượng trưng, đi tới một số ”môi trường ngoại ô của cuộc sống” để đích thân chứng tỏ sự gần gũi và quan tâm của ngài đối với những người đau khổ, người sống ngoài lề xã hội và những người đang cần một dấu chỉ dịu hiền. Những hoạt động đó có giá trị tượng trưng và các giám mục cũng như các linh mục cũng làm những cử chỉ như vậy trong các giáo phận liên hệ như dấu chỉ hiệp thông với ĐTC, để một dấu chỉ cụ thể về lòng thương xót và sự gần gũi của Giáo Hội được gửi đến mọi người.

Sau cùng, Đức TGM Fisichella giới thiệu 2 địa chỉ trên mạng, bằng 7 thứ tiêng, qua đó độc giả có thể tìm được những thông tin chính thức về lịch trình các biến cố năm thánh, những chỉ dẫn để tham dự với ĐTC và những thông tin khác (www.iubilaeummisericordiae.va) và www.im.va) (SD 5-5-2015)
 
Ý nghĩa huy hiệu Năm Thánh Thương Xót
LM Trần Đức Anh OP
08:23 05/05/2015
VATICAN. Trong cuộc họp báo sáng ngày 5-5-2015, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã giới thiệu và giải thích ý nghĩa huy hiệu Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Cùng với khẩu hiệu ”Thương Xót như Chúa Cha” (Lc 6,36), huy hiệu này trình bày một tổng hợp xúc tích về Năm Thánh.

Huy hiệu, do Cha Marko I. Rupknik S.I sáng tác, trình bày người Cha đang vác người con lầm lạc trên vai, theo hình ảnh rất được Giáo Hội cổ kính quí chuộng, vì diễn tả tình thương của Chúa Kitô hoàn tất mầu nhiệm nhập thể của Ngài bằng công trình cứu chuộc.

Hình của huy hiệu làm nổi bật sự kiện Vị Mục Tử nhân lành đi sâu vào thân thể con người, với tình thương yêu đến độ thay đổi cuộc sống của con người. Ngoài ra, một sự kiện này không thể bỏ qua, đó là Vị Mục Tử Nhân Lành, với lòng thương xót tột độ, vác nhân loại trên vai, nhưng đôi mắt của Vị Mục Tử hoàn toàn giống như đôi mắt của con người. Chúa Kitô nhìn với con mắt của Adam và Adam nhìn với con mắt của Chúa Kitô. Như thế mỗi người nhận ra nơi Chúa Kitô là Adam mới, chính nhân tính của mình và tương lai đang chờ đợi mình, khi chiêm ngắm, trong cái nhìn của Chúa Kitô, tình thương của Chúa Cha.

Cảnh tượng trên đây được đặt bên trong hào quang bầu dục màu xanh, đây là hình ảnh rất được quí chuộng theo lối họa hình đạo thời thượng cổ và trung cổ, nhắc nhớ sự đồng hiện diện của hai bản tính: thiên tính và nhân tính, trong Chúa Kitô. Ba hình bầu dục đồng qui của hào quang, với màu dần dần sáng hơn khi tiến ra vòng ngoài, gợi lên tác động của Chúa Kitô đưa con người ra khỏi đêm đen của tội lỗi và sự chết. Đàng khác, màu đậm hơn ở bên trong cũng diễn tả tính chất khôn lường của tình thương Chúa Cha, Đấng tha thứ mọi sự.

Đức TGM Fisichella cho biết huy hiệu đã được đăng ký nơi các cơ quan quốc tế để tránh bất kỳ việc lạm dụng nào và để bảo vệ tác quyền. Hiển nhiên là mọi sự sử dụng khác với mục tiêu tôn giáo phải được Hội Đồng Tòa Thánh chấp thuận và mọi lạm dụng sẽ bị truy tố.
 
Đức Giám Mục Dallas lên tiếng cầu nguyện cho lòng khoan dung về vụ tấn công khủng bố tại Garland, TX
Trần Mạnh Trác
13:05 05/05/2015

Đức Giám Mục Kevin Farrell cuả giáo phận Dallas đã lên tiếng về cuộc tấn công bất thành cuả 2 tay súng có nghi ngờ liên hệ với nhóm ISIS tại Garland, TX.

"Tôi đau buồn trước những gì đã xảy ra vào tối Chúa Nhật ở Garland," Đức Giám Mục Farrell nói . "Tôi cầu nguyện cho tất cả những người liên quan và đặc biệt cầu nguyện và biết ơn tới các viên chức trong nghành luật pháp, đã dấn thân mỗi ngày vào những hiểm nguy để bảo vệ sự an toàn cho công chúng. Chắc chắn, họ đã cứu sống được nhiều người trong vụ việc vừa qua. "

"Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho sự khoan dung và sự hiểu biết lẫn nhau trong thế giới của chúng ta," Đức Giám Mục nói thêm.

Được biết, cảnh sát bắn chết hai tay súng sau khi họ nổ súng ở bên ngoài trung tâm Culwell Curtis ở Garland, Texas, nơi một cuộc triển lãm và một cuộc thi đua hoạt hình mô tả vị giáo chủ Muhammad cuả Hồi Giáo được tổ chức .

Hai tay súng đã nổ súng bắn vào một nhân viện an ninh (tư) không mang vũ khí. Nhân viên an ninh đó đã được điều trị tại một bệnh viện. ông ta bị trúng đạn vào mắt cá chân và đã được xuất viện. Một đội dò bom đang điều tra hiện trường để tìm những chất nổ nếu có.

Chỉ có khoảng 200 người tham dự cuộc triển lãm này vào ngày 03 tháng 5, đó là sáng kiến ​​cuả một hội gọi là 'Nỗ Lực Bảo Vệ Quyền Tự Do cuả Người Mỹ' (American Freedom Defense Initiative) có trụ sở ở New York. Họ đã thuê thêm 40 nhân viện cảnh sát để bảo vệ an ninh cho sự kiện này. Phát biểu tại cuộc triển lãm là ông Geert Wilders, một chính trị gia người Hà Lan từng mạnh mẽ chống đối đạo Hồi.

Cuộc thi hoạt hình đã phát một giải nhất bằng tiền mặt là 10.000 USD và một giải nhì $ 2,500. Cuộc thi được quảng cáo là để hỗ trợ sự tự do ngôn luận sau cuộc tấn công khủng bố ngày 07 tháng 1 vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ở Pháp.

Cuộc tấn công vào tạp chí châm biếm ở Paris, đã giết chết 12 người, lý do là họ đã đăng những bức tranh biếm họa về tiên tri Muhammad.

Ủy Ban Liên Lạc 'Mỹ-Hồi' (The Council on American-Islamic Relations) cũng lên án một cách không dè dặt tất cả các cuộc tấn công.

"Chúng tôi xin nhắc lại quan điểm của chúng tôi rằng dùng bạo lực để chống lại các chương trình chống đạo Hồi như ở Garland là xúc phạm đến đức tin của chúng tôi, còn hơn là bất kỳ loại hoạt hình nào, dù là có nội dung có phỉ báng đến đâu cũng vậy. Những phát biểu nhảm nhí như thế không bao giờ có thể là một cái cớ cho bạo lực, " theo lời tuyên bố của ủy Ban ngày 04 tháng năm.

Nhóm khủng bố ISIS đã lên tiếng rằng họ lãnh đạo cuộc tấn công này và sẽ còn có thêm nhiều cuộc khủng bố như thế nữa ở Mỹ, nhưng không có chứng cớ nào là chúng đã có thể xâm nhập được như vậy.


Hai kẻ tấn công là một cặp bài trùng sống chung trong một căn hộ ở Phoenix, Arizona. Chúng lái xe xuyên qua 2 tiểu bang để đến Garland, TX, nhưng không thể đột nhập qua hàng rào an ninh vòng bên ngoài. Chúng đã xuống xe, nổ súng và tấn công thẳng vào hàng rào an ninh (cuả tư nhân.) Một viên cảnh sát công lộ (giấu tên) ở gần đấy đã kịp thời rút súng bắn trả và may mắn thay, cả hai tên khủng bố đã bị giết chết kịp thời. Một tên bị bắn chết ngay, tên kia bị thương nhưng đã cố với lấy cái giỏ rớt ở gần đấy cho nên đã bị bắn thêm cho chết hẳn.

Cả hai tên khủng bố từng là những giáo dân cuả một đền thờ Hồi Giáo ở Phoenix, nhưng theo vị đạo sĩ ở đấy thì chúng đã không còn 'đi lễ' từ nhiều tháng nay.

Tên Elton Simpson, 30 tuổi, trước đây bị điều tra vì nghi ngờ có liên hệ với khủng bố. Hắn bị kết án 3 năm tù treo vào năm 2011 vì tội khai man rằng không có ý định đi đến Somalia trong năm 2009 để tham gia "cuộc thánh chiến bằng bạo lực."

Trước khi đến Texas, hắn đã viết nhiền tin nhắn trên Twitter, cầu nguyện rằng Chúa sẽ chấp nhận hai kẻ tấn công là "chiến binh thánh chiến".

Tên thứ hai là Nadir Hamid Soofi, 34 tuổi, sở hữu chủ một công ty giặt thảm. Hắn sinh ra tại Dallas và từng sống ở Garland cho đến khi lên 3. Mẹ hắn cho biết gia đình đã sống 6 năm ở Pakistan, nhưng trở lại Mỹ vào năm 1998.

Bà mẹ của Soofi, hiện sống tại Houston, nói với tờ The Dallas Morning News rằng bà đã choáng váng khi nghe tin về đứa con trai. "Như là một cú đấm vào bụng". Bà cho biết hắn rất sùng đạo và thích chính trị nhưng không bạo lực.

Còn gia đình Simpson thì tuyên bố, thông qua một công ty luật Osborn Maledon ở Phoenix, rằng gia đình rất "đau khổ và đang ở trong trạng thái sốc." Lời tuyên bố cũng cho biết các thành viên trong gia đình không hề nghĩ rằng Simpson có một kế hoạch tấn công.

"Chúng tôi gửi lời cầu nguyện của chúng tôi đến tất cả mọi người bị ảnh hưởng bởi hành động bạo lực vô nghĩa này, đặc biệt là đến nhân viên an ninh bị thương trong khi làm nhiệm vụ", bản tuyên bố nói. "Cũng giống như tất cả mọi người ở đất nước xinh đẹp của chúng ta, chúng tôi đang đấu tranh để có thể hiểu được là làm sao mà điều này có thể xảy ra như vậy."
 
Bài giảng tại Santa Marta: Kitô hữu không phải là những người tìm vui trong đau khổ nhưng chấp nhận khổ đau vì họ có niềm hy vọng
Đặng Tự Do
21:36 05/05/2015
Gian truân, tín thác, và bình an. Đây là ba từ then chốt trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ sáng thứ Ba 5 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng người Kitô hữu không có một thái độ “tìm vui trong khổ đau” khi đối mặt với những khó khăn, nhưng dựa vào Chúa với niềm tin và hy vọng.

Khi Thánh Phaolô chịu bách hại, bất chấp hàng ngàn gian truân, ngài vẫn kiên vững trong đức tin và khuyến khích những người khác hy vọng nơi Chúa. Dựa vào bài đọc Một từ sách Tông Đồ Công Vụ, Đức Thánh Cha đã khai triển các ý tưởng chung quanh ba điểm chính là gian truân, phó thác và bình an - và nhấn mạnh rằng để vào Nước Thiên Chúa, người ta phải “trải qua những thời kỳ đen tối, và khó khăn”

Các Kitô hữu chấp nhận đương đầu với gian truân với lòng can đảm

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cảnh báo “đây không phải là một thái độ tìm vui trong khổ đau”, đúng hơn, đó là “cuộc đấu tranh của người tín hữu Kitô” chống lại ma quỷ thế gian này, là kẻ cố gắng tách chúng ta khỏi “lời của Chúa Giêsu, khỏi niềm tin, khỏi hy vọng.” Đức Thánh Cha đã chỉ ra rằng “chịu đựng những gian truân” là một cụm từ đã được Thánh Tông Đồ Phaolô sử dụng thường xuyên.

Động từ “chịu” có một nghĩa mạnh hơn là kiên nhẫn, nó có nghĩa là mang vác trên vai của mình gánh nặng của gian truân. Đời sống Kitô hữu vẫn thường có những khoảnh khắc như thế. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta: ‘Hãy can đảm lên tại những thời khắc như thế... Thầy đã chiến thắng thế gian, anh em cũng sẽ là những người chiến thắng’. Từ ngữ đầu tiên này soi sáng cho chúng ta tiến về phía trước trong những khoảnh khắc khó khăn nhất của cuộc sống, những khoảnh khắc làm cho chúng ta phải khổ đau.

Sau khi đưa ra lời khuyên này, Đức Giáo Hoàng nói, Thánh Phaolô “tổ chức các Hội Thánh [tại Lýt-ra, Icôniô và Antiôkia]”, “Người cầu nguyện trên các tư tế, đặt tay của Ngài trên họ và giao phó họ cho Chúa.”

Dựa vào Chúa trong thời điểm khó khăn

Từ thứ hai: “phó thác”. Phanxicô nhận xét rằng một Kitô hữu “có thể đương đầu nổi với gian truân và cả bách hại khi phó thác mình cho Chúa.” Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng chỉ có Chúa “là có khả năng ban cho chúng ta sức mạnh, để cho chúng ta kiên trì trong đức tin, để cho chúng ta hy vọng”.

“Hãy phó thác mọi sự cho Chúa; phó thác thời điểm khó khăn này cho Ngài; phó thác bản thân mình cho Chúa; phó thác cho Ngài các tín hữu của chúng ta, các linh mục, giám mục; hãy phó thác cho Chúa gia đình, bạn bè và nói với Chúa rằng ‘Lạy Chúa, hãy chăm sóc cho họ, họ là những người của Chúa.’ Lời cầu uỷ thác này là một lời cầu nguyện mà chúng ta không thường xuyên đọc: ‘Lạy Chúa, con phó thác điều này trong tay Chúa: Xin Chúa giúp chăm sóc điều đó. Đó là một kinh nguyện Kitô giáo rất đẹp, là thái độ tin tưởng vào sức mạnh của Chúa, và vào sự dịu dàng của Thiên Chúa là Cha, Đấng là Cha chúng ta”

Đức Thánh Cha nói thêm: Khi một người dâng lên lời cầu nguyện này từ con tim, và cảm thấy hoàn toàn tín thác vào Chúa - người ấy có thể chắc chắn rằng mình sẽ không bao giờ thất vọng. Gian truân làm cho chúng ta đau khổ, nhưng niềm tin nơi Chúa đem lại cho chúng ta hy vọng; và điều này dẫn đến từ ngữ thứ ba là bình an.

Bình an của Chúa tăng cường đức tin và hy vọng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ những gì Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban bình an cho anh em”. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng bình an Chúa hứa ban cho chúng ta “không phải là hòa bình, không phải một trạng thái an nhiên đơn giản của tâm hồn”, nhưng là một sự bình an “đi vào bên trong tâm hồn chúng ta, một sự bình an ban cho chúng ta sức mạnh, củng cố những gì ngày hôm nay chúng ta đang kêu cầu cùng Chúa, đó là đức tin và niềm hy vọng của chúng ta”

Để kết luận, Đức Thánh Cha, tóm lại ba từ then chốt trong bài giảng của ngài: gian truân, phó thác và bình an. “Trong cuộc sống, chúng ta phải đương đầu với gian truân đó là quy luật của cuộc sống. Nhưng trong những khoảnh khắc đó, chúng ta phải trông cậy vào Chúa và Ngài đáp lại với sự bình an của Ngài. Chúa là người Cha yêu thương chúng ta rất nhiều và không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Bây giờ chúng ta tiếp tục cử hành Thánh Thể với Chúa, cầu nguyện xin Ngài tăng cường đức tin của chúng ta và hy vọng của chúng ta, xin Ngài ban cho chúng ta lòng cậy trông để vượt qua các thử thách của chúng ta bởi vì Ngài đã thắng thế gian và ban cho chúng ta mọi bình an của Ngài.”
 
Top Stories
Pope Francis welcomes head of Lutheran Church of Sweden
Vatican Radio
08:26 05/05/2015
(Vatican 2015-05-04 ) Catholic-Lutheran dialogue was under the spotlight in the Vatican on Monday as Pope Francis met with the head of the Church of Sweden and Archbishop of Uppsala Antje Jackelén. Originally from Germany, Archbishop Jackelén is Sweden’s first foreign-born archbishop since the 12th century and the first female head of the Church there.

The importance of actively promoting Christian unity, the impact of the forthcoming joint commemoration of the Reformation and the need to work together on behalf of the poor and marginalized. Those were among the key themes that Pope Francis focused on in his words to Archbishop Jackelén, noting that the Vatican II document, 'Unitatis Redintegratio', half a century ago, invites all Catholics to read the signs of the times and overcome the divisions that cause scandal and hinder the preaching of the Gospel.

While there is still much work to be done, the Pope said he hoped the 2017 commemoration of the Reformation and the recent joint document ‘From Conflict to Communion’ may encourage Lutherans and Catholics to take further steps towards full unity of sacramental life and ecclesial ministry.

In particular Pope Francis spoke of the need for a common commitment of Christians towards those who are most in need, building on the shared witness of our persecuted brothers and sisters. Key contemporary questions of the dignity of human life, family and sexuality must not be ignored, he said, out of fear of endangering the ecumenical consensus that’s already been achieved.

Finally the Pope added his personal thanks to the Lutheran Church in Sweden for its welcome of so many South American migrants who fled from the dictatorships on that continent during past decades.
 
Presentation of the Extraordinary Jubilee of Mercy
ViS
08:28 05/05/2015
Vatican City, 5 May 2015 (VIS) – This morning in the Holy See Press Office, Archbishop Salvatore Fisichella, president of the Pontifical Council for Promoting New Evangelisation, and Msgr. Graham Bell presented the Extraordinary Jubilee of Mercy (8 December 2015 to 20 November 2016).

The archbishop began, “The Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, which continues be the programmatic outline for the pontificate of Pope Francis, offers a meaningful expression of the very essence of the Extraordinary Jubilee announced on April 11: 'Such a community [the Church] has an endless desire to show mercy, the fruit of its own experience of the power of the Father’s infinite mercy. Let us try a little harder to take the first step and to become involved'. It is with this desire in mind that we should re-read the Bull of Indiction of the Jubilee, Misericordiae vultus, in which Pope Francis details the aims of the Holy Year. As you know, the two dates already marked out are December 8,the Solemnity of the Immaculate Conception – the day of the opening of the Holy Door of St. Peter’s Basilica – and November 20, 2016, the Solemnity of Our Lord Jesus Christ, King of the Universe, which will conclude the Holy Year. Between these two dates a calendar of various events is being developed.

“In order to avoid any misunderstanding, it is important to reiterate that this Jubilee of Mercy is not and does not intend to be the Great Jubilee Year of 2000. Therefore, any comparisons lack validity, for every Holy Year possesses its own unique nature and aims. It is the Pope’s desire that this Jubilee be celebrated in Rome as well as in the local Churches; this will give due focus to the life of individual Churches and their needs, in such a way that the initiatives will not place an extra burden on local Churches, but will blend into their calendars and usual activities very naturally. Also, for the first time in the history of the Jubilee tradition, there will be an opportunity for individual dioceses to open a Holy Door – the Door of Mercy – either in the Cathedral or in a church of special significance or a shrine of particular importance for pilgrimages. Similarly, it is easy to cull other characteristics from the Bull of Indiction that will make this Jubilee unique. From the very beginning, however, the call to mercy breaks with the traditional pattern. The history of Jubilees has been marked by their occurrence every 50 or 25 years. The two Extraordinary Jubilees fell on anniversaries of Christ’s redemptive act (1933, 1983). This Jubilee, however, is based upon a theme. It will build upon the central content of the faith and intends to call the Church once again to its missionary priority of being a sign and witness in every aspect of its pastoral life. I also have in mind Pope Francis’ appeal to Judaism and Islam as loci in which to contextualise the theme of mercy in order to foster dialogue and a way of overcoming difficulties in the public realm. We must also not forget another original characteristic of this Jubilee, namely, the designation of Missionaries of Mercy. Pope Francis will give them their mandate on Ash Wednesday during the celebration in St. Peter’s Basilica. The Missionaries must be patient priests, possessing an understanding of human frailty but ready to express the loving kindness of the Good Shepherd in their preaching and in the Sacrament of Confession. However, I would rather not spend too much time on these general questions, because it is important now to explain some of the specifics pertaining to the organisation of the Holy Year.

“We begin with the logo which represents a summa theologiae of the theme of mercy and the motto which accompanies it. The motto Merciful Like the Father (from the Gospel of Luke, 6:36) serves as an invitation to follow the merciful example of the Father who asks us not to judge or condemn but to forgive and to give love and forgiveness without measure. The logo is the work of Father Marko I. Rupnik. It is an image quite important to the early Church: that of the Son having taken upon His shoulders the lost soul, demonstrating that it is Christ's love that brings to completion the mystery of His incarnation culminating in redemption. The logo has been designed in such a way so as to express the profound way in which the Good Shepherd touches the flesh of humanity and does so with a love that has the power to change one’s life. One particular feature worthy of note is that while the Good Shepherd, in His great mercy, takes humanity upon Himself, His eyes are merged with those of man. Christ sees with the eyes of Adam, and Adam with the eyes of Christ. Every person discovers in Christ, the new Adam, his or her own humanity and the future that lies ahead. The scene is enclosed in a mandorla, an element typical of ancient and medieval iconography, that recalls the coexistence of the two natures, divine and human, in Christ. The three concentric ovals, with colours progressively lighter as we move outward, suggest the movement of Christ Who carries humanity out of the darkness of sin and death. Conversely, the depth of the darker colour suggests the impenetrability of the love of the Father Who forgives all.

“The logo has been registered in the international forum in order to safeguard its rights and to prevent any inappropriate use. It is obvious that permission must be granted by the Pontifical Council for any non-religious use of the logo and that any infringement will be duly prosecuted.

“The calendar of celebrations is to be read from three perspectives. First, some events are being organised which most likely will involve large crowds of people. We wanted the first event, which will be held from January 19-21, to be dedicated to all those involved with the organisation of pilgrimages. It will symbolically emphasise that the Holy Year is a true pilgrimage and should be lived as such. We will ask pilgrims to make a journey on foot, preparing themselves to pass through the Holy Door in a spirit of faith and devotion. It will be essential to prepare those working in the travel industry sector to go beyond the sphere of tourism, because they will be the first to provide assistance to pilgrims.

“We thought it would be important to gather together believers who live in a particular way the experience of mercy. It is for this reason that, on April 3, we will have a celebration for those who in various ways are inspired by a charism of mercy (movements, associations, and religious institutes). On September 4, charitable volunteers will gather from all over the world. A volunteer is a dynamic witness of someone who lives the works of mercy in its various expressions and deserves to be celebrated in this special way. Similarly,for those who are inspired in a particular way by Mary, there will be a special day on October 9 to celebrate her as the Mother of Mercy. There will be a number of events dedicated particularly to youth, who upon receiving the Sacrament of Confirmation are called to profess their faith. For those between the ages of 13 and 16, for whom there are few opportunities for involvement within the ordinary pastoral life of the Church, we have reserved the date of April 24, as World Youth Day, which will be held in Krakow from July 26-31, is geared toward youth of an older age bracket.

“Another event will be for deacons who by their vocation and ministry are called to preside in works of charity in the life of the Christian community. Their Jubilee will be held on May 29.On June 3, which marks the 160th anniversary of the Feast of the Sacred Heart of Jesus, there will be a Jubilee celebration for priests. On September 25 there will be the Jubilee of catechists who,in transmitting the life of faith, support Christian communities and, in particular, our parishes in a decisive way. On June 12, we will have a large gathering for the sick and disabled, as well as for those who care for them with such love and dedication. On November 6, we will celebrate the Jubilee for those in prison. This will be held not only in prisons but we have been studying the possibility of giving many of those in prison the opportunity to celebrate their own Holy Year with Pope Francis in St. Peter’s Basilica.

“Secondly, there will significant efforts to enact Pope Francis vision and witness of reaching out to those on the existential 'peripheries' of society, in order to give a direct testimony to the Church’s affinity and care for the poor, the suffering, the marginalised, and all those who need a sign of tenderness. These moments will have a symbolic meaning, but we will also ask bishops and priests to perform in their own dioceses similar symbolic gestures of communion with Pope Francis so that everyone may receive a concrete sign of the Church’s ministry of mercy and closeness. As a concrete sign of the Pope’s charitable love, which is an essential component of this Jubilee, effective measures will be taken to meet real needs in the world that will express mercy through tangible assistance.

“Thirdly, we must meet the needs of the many pilgrims who will come alone to Rome apart from any organised tour or tour group. For these individuals, there will be a number of churches in the historic centre of Rome where they will feel welcome, where they can have moments of reflective prayer and prepare themselves thoroughly to walk through the Holy Door in an atmosphere of genuine spiritual devotion. All the pilgrims who will come to Rome, however, will have a privileged route through which to walk through the Holy Door. This is necessary in order to ensure that the event is lived in a religious way, safe from any climate of abuse that can easily confront millions of people making a pilgrimage to Christian holy sites.

“The official website for the Jubilee has already been launched: www.iubilaeummisericordiae.va, and can be accessed also at www.im.va. The site is available in seven languages: Italian, English, Spanish, Portuguese, French, German, and Polish. On the site you will find official information regarding the calendar of the major public events, information for participating in the events with the Holy Father, and all of the official communications regarding the Jubilee. Also, through the site,dioceses will be able to receive information and pastoral suggestions, register pilgrimage groups, andrelay to us their local diocesan projects. The website uses a number of social networks (Facebook, Twitter, Instagram, Google Plus and Flickr) through which we will be able to provide updates on the Holy Father’s initiative and follow in real time the major events as they take place. We have also been studying the possibility of an app with which to better integrate all this information”.

Archbishop Fisichella concluded, “We are convinced that the path of mercy on which Pope Francis has placed the Church in this journey of the Jubilee will be a moment of true grace for all Christians and a reawakening to the path of the new evangelisation and the pastoral conversion the Pope has indicated. As Pope Francis wrote: 'In this Jubilee Year, may the Church echo the word of God that resounds strong and clear as a message and a sign of pardon, strength, aid, and love. May she never tire of extending mercy, and be ever patient in offering compassion and comfort. May the Church become the voice of every man and woman, and repeat confidently without end: Be mindful of your mercy, O Lord, and your steadfast love, for they have been from of old'”.
 
Vietnam: bishops fear new legislation would heighten restrictions on religion
Catholic World News
21:38 05/05/2015
Catholic bishops in Vietnam fear that new proposed legislation on “faith and religion” is designed to “profoundly interfere with religious affairs,” the AsiaNews service reports.

The government took the unusual step of sending the draft law to the Catholic hierarchy for their comments. But some bishops see that gesture as a bid to “appear democratic,” when in fact the new law would expand government control over religious affairs.

Bishop Hoang Duc Oanh of Kontum said that the draft legislation would violate both the constitution of Vietnam and the Universal Declaration on Human Rights. He argued that it is absurd for a government of “non-believers” to set standards for religious faith.
 
Văn Hóa
Trầm tư
Trầm Thiên Thu
07:44 05/05/2015
TRẦM TƯ LỤC BÁT

Con không may mắn như người
Gian nan năm tháng, ngược xuôi tháng ngày
Khó khăn lắm cảnh đọa đày
Buồn nhiều, vui ít, lạc loài trần gian
Ngước trông lên Mẹ từ nhân
Lòng con thao thức vô ngần, mẹ ơi!
Sớm chiều oi ả nắng đời
Hoa con héo úa tả tơi còn gì!
Thì thầm với Mẹ từ bi
Đôi lời lục bát vân vi nỗi lòng
Mẹ là Mẹ Chúa Thiên Đường
Con chỉ là phường tội lỗi mà thôi
Nhưng xin bám áo Mẹ hoài
Để con được thở hết đời phàm nhân
Chiều nay gió chướng thổi lên
Chợt buồn con lại thở than đôi lời
Xin thương, lạy Mẹ Chúa Trời
Cho câu lục bát sẽ thôi lạc loài

Saigon, 5-5-2015
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Cầu Ao
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:22 05/05/2015
BÊN CẦU AO
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
..Chớ rửa lông mày, chết cá ao anh.
(Ca dao)