Ngày 05-05-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mục tử biết tên từng con chiên
Lm. Jude Siciliano, OP
00:45 05/05/2017
Chúa Nhật IV Phục Sinh A
TĐ CV 2: 14a,36-41; Tv. 22; 1 Phêrô 2:20b-25; Gioan 10: 1-10

Mục tử biết tên từng con chiên

Sau khi Chúa Giêsu Phục Sinh thì chúng ta ở trong mùa lễ Phục Sinh phải không? Vậy thì sao bài phúc âm hôm nay lại nói về đời sống Chúa Giêsu trước khi Ngài phục sinh? Sao lại không có nhiều câu chuyện về Ngài sau khi Ngài phục sinh? Và chắc là những câu chuyện đó sẽ hợp với mùa lễ này phải không?

Các câu chuyện về Chúa Giêsu phục sinh không phải chỉ là những câu chuyện mà chúng ta cho là " thích hợp" với đời mới của Chúa Giêsu cho chúng ta. Nên nhớ là các phúc âm và toàn bộ sách Tân Ước là tất cả những điều về sau phục sinh. Giáo Hội Tiên Khởi mừng Chúa Giêsu Phục Sinh và đời sống mới của Ngài ban từng ngày cho từng giáo dân thời đó. Các bài trong Tân Ước đều có điều gì nói về cộng đoàn Giáo Hội chúng ta về Chúa Kitô sống lại và sự chia sẻ của chúng ta với đời sống mới của Ngài. Bởi thế, điều chúng ta nghĩ là nình như trở về quá khứ vào những năm Chúa Giêsu mục vụ, thì đều là những câu chuyện về sau Phục Sinh.

Có một điều không rõ ràng là, ai là thính giả của những câu chuyện đó? Chúa Giêsu nói đến những ai là " người lạ "? Ai là " kẻ trộm cướp " đến lúc trước? Họ có phải là nghững ngôn sữ giả; hay là những lãnh đạo Do thái đối phó với Chúa Giêsu và việc mục vụ của Ngài; hay là những người trong các cộng đoàn Kitô hữu khác?

Trong Cựu Ước có rất nhiều thí dụ về mục tử xấu (Ez 22: 22-27; Zeph 3: 3; Zech 10: 2-3 v.v...). Thiên Chúa chán ngán với những lãnh đạo suy đồi, nên Thiên Chúa sẽ tìm một Vua David thật sự cho dân Ngài (Ez 34: 23-24). Những người theo Chúa Kitô gọi là chiên (Ga 21: 16-17), bởi thế trong Tân Ước có nhiều đoạn nói về nhà Israel không có mục tử (Mc 6:34; Mty 9: 36). Chúa Giêsu nói là các lãnh đạo Do thái và các người Pharisêu đã đui và điếc với lời Thiên Chúa. Những lúc Thiên Chúa nói "Tôi là", Ngài muốn nói Ngài không chỉ là mục tử, nhưng Ngài là cửa cho chiên ra vào. Những người nào thật sự theo Ngài thì sẽ nghe và thực hành Lời Ngài. Họ không nghe những người Thiên Chúa không gởi đến cho họ.

Chúng ta có thể cảm thấy chúng ta không xứng đáng tự chúng ta đến với Thiên Chúa - nhất là những khi chúng ta không chọn điều phải trong đời sống chúng ta; hay là những lúc chúng ta tìm ánh sáng ở nơi nào khác giả dối. Nhưng, chúng ta không sống một mình chúng ta. Chúa Giêsu nói là Ngài là cửa mà chúng ta biết chắc sẽ đưa chúng ta đến với Thiên Chúa "Amen, Amen, thật tôi bảo các ông: Tôi là cửa chuồng cho chiên ra vào... Ai qua Tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ". Hãy chú ý đến hai tiếng Amen, đó là dấu chỉ lời nói này là lời quan trọng, chúng ta có thể đặt đời sống chúng ta vào lời đó. Và chúng ta đồng ý phải không? Chúng ta tin tưởng là, mặc dù chúng ta tội lỗi, chúng ta sa ngã hay sơ lở, chúng ta vẫn luôn luôn được vào sự hiện diện của Thiên Chúa. Vì, qua phép rửa tội, chúng ta đã qua Chúa Giêsu là cửa.

Chúa Giêsu là cửa, và Ngài mở cửa cho người nghèo và người yếu đuối. Như vậy chúng ta có phải là một cộng đoàn cho những người tìm kiếm đi vào hay không? Hay chúng ta là một cộng đoàn của một số người đăc biệt, trong sạch ở trong ràn đóng cửa không cho người ngoài vào, hay ít nữa là một số người ngoài? Đức Thánh Cha Phanxicô miêu tả Giáo Hội như là một "bệnh viện dã ngoại" săn sóc những người đi lạc hướng và bị thương tích. Thánh Gioan nói rõ, Thiên Chúa thương yêu thế gian biết bao (Ga 3: 16), nghĩa là chúng ta phải làm hết sức chúng ta để giữ cửa ràn chiên mở ra để đón nhận những người bị lạc lối và bị thương tích.

Bài trích sách Tông Đồ Công Vụ kết thúc bài giảng của thánh Phêrô nhân ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Phêrô giảng cho một đám rất đông người Do thái. Vì họ là người Do thái nên họ hiểu điều thánh Phêrô nói: Chúa Giêsu là Đức Chúa - đây là tiếng Hy lạp về Thiên Chúa; và Chúa Giêsu là Đấng Kitô - Ngài là Đấng Mêsia, Đấng đã được xức dầu. Dân chúng nghe lời thánh Phêrô buộc tội là họ đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Đức Chúa và Đấng Mêsia.

Thính giả nghe lời thánh Phêrô, và họ chấp nhận việc họ đã làm cho Chúa Giêsu chết. Cách đây một tháng, chúng ta nghe những bài về sự Thương Khó, có thể chúng ta đã kết thúc sai lầm là tất cả các người Do thái đã cứng lòng. Phêrô mời gọi đám đông dân chúng hãy sám hối và chịu phép rửa. Vì, mặc dù họ và chúng ta đã làm việc gì, Thiên Chúa cũng sẽ tha thứ, và chúng ta sẽ được vào qua Chúa Giêsu là cửa như phúc âm đã nói. Sám hối là hoàn toàn thay đổi tâm linh, và sẽ bắt đầu một đời sống hoàn toàn mới. Phép rửa là dấu chỉ sự thay đổi tự thâm tâm đáy lòng, và phép rửa sẽ giúp chúng ta có thể hoàn toàn thay đổi.

Phêrô đã dùng lời rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả về sự sám hối. Nhờ ân huệ Chúa Giêsu Phục Sinh và phép rửa nhân danh Ngài, đám đông dân chúng đã chấp nhận lời thánh Phêrô, và họ sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần, và Phêrô nói "thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em". Chúa Thánh Thần sẽ giúp thay đổi tất cả những gì sự thay đổi tâm linh đòi hỏi. Những người Do thái nghe thánh Phêrô, đã quen thuộc với các lời hứa của các ngôn sứ nói về Chúa Thánh Thần sẽ đến. Và Phêrô cam đoan với họ là "lời hứa" ân huệ Chúa Thánh Thần đã sẵn sàng cho tất cả mọi người, và không chỉ riêng biệt cho một nhóm người đã được chọn lựa, nhóm đã được xức dầu làm vua chúa.

Phêrô giảng vào ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúng ta sẽ sửa soạn mừng lễ Chúa Thánh Thần và được nhắc nhở rằng tất cả những người đã được chịu phép rửa đều được ân huệ Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần mà Phêrô đã hứa không phải chỉ là một lần thôi. Nhưng Chúa Thánh Thần ở với họ và con cái họ, ngay cả những người không thuộc về cộng đoàn "những người ở xa".

Thánh Gioan tả sự liên hệ của chúng ta với vị mục tử một cách thâm sâu. " Người giữ cửa mở cửa cho anh ta (mục tử) vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con một rồi dẫn chúng ra ". Người mục tử gọi "tên" từng con chiên và chúng nghe tiếng của mục tử. Trong Cựu Ước Thiên Chúa biết tên từng người Ngài đã chọn. Khi Thiên Chúa có việc làm mới, hay bắt đầu liên hệ với một người nào, Ngài thường đổi tên người đó để chứng tỏ sự liên hệ mới.

Trong Kinh Thánh, biết tên một người nào là biết người đó là ai. Biết tên một người nào là có quyền trên người đó. Và có thể dùng tên người đó để chúc lành hay nguyền rủa. Hơn nữa, lấy tên mình cho một người khác là dấu chỉ tín nhiệm và tin tưởng người đó. Chúa Giêsu đã gọi tên từng người một trong chúng ta. Ngài biết chúng ta nhiều, biết những năng lực và những yếu đuối của chúng ta. Như một mục tử biết tên từng con chiên và "dẫn chúng ra", thì chúng ta cũng được dẫn cho đến nơi lần tiếp Ngài gọi chúng ta phục vụ nhân danh Ngài. Ngài biết tên chúng ta, và khi nào chúng ta cần đến Ngài chúng ta cũng có thể gọi tên Ngài nữa.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14a, 36-41; Psalm 23; 1 Peter 2: 20b,-25; John 10: 1-10

Aren’t we in the Easter Season, after Jesus’ resurrection? Then, for today’s gospel, why are we going back to hear words from his earthly life? Why not more post-resurrection stories? Aren’t they more fitting for this time and season?

Stories of the resurrection are not the only place to look in the Gospels for a "fitting account" of Jesus’ new life and its meaning for us now. Remember that the Gospels – the whole New Testament – are post-resurrection accounts. The early church celebrated Jesus’ resurrection and the new life he gave them each and every day. Any New Testament text has something to say now to our church community about the risen Christ and our share in his new life. Hence, the seeming "back track" into Jesus’ public ministry for us today – for it too is a kind of resurrection story.

There is an uncertainty in the passage: who is the intended audience? Who are the ones Jesus refers to in the metaphor of a "stranger." Who are the "thieves and robbers" who came before? Were they false messianic prophets; the Jewish leadership that was challenging Jesus and his ministry; other Christian communities?

From the Old Testament there were plenty of examples of bad shepherds (Ez 22:22 -27; Zeph 3:3; Zech 10:2-3, etc.) God was fed up with Israel’s corrupt leadership and so promised to find a true Davidic king for them (Ez 34:23-24). Followers of Christ were called sheep (John 21:16-17) and so there are also references in the New Testament to the house of Israel being without a shepherd (Mk 6:34;Mt 9:36). Jesus accused the Jewish leadership and Pharisees of being blind and deaf to God’s Word. By his I AM statement Jesus states that he is not only the shepherd, but also the gate for the sheep. True followers will listen to him and follow his word. They will not listen to those God has not sent to them.

We may feel unworthy to approach God on our own – considering our less-than-enthusiastic following of Jesus; our poor life choices; our looking elsewhere for light, which has proved illusionary. But we are not on our own. Jesus says he is the gate through whom we are assured access to God. "Amen, amen I say to you, I am the gate for the sheep….Whoever enters through me will be saved, and will come in and go out and find pasture." Notice the two Amens; they clue that this is a very serious statement we can stake our lives on. And we do, don’t we? We trust that despite our sin, failures and shortcomings, we are always welcomed into God’s presence because through baptism, we have passed through Jesus, the gate.

Jesus is the gate and he swings open to admit the poor and vulnerable. Are we also a welcoming community to those who seek to enter? Or, are we the privileged and pure community on the inside keeping the gate closed to outsiders – at least certain outsiders. Pope Francis described the church as a "field hospital" ministering to the lost and wounded. John has made it clear how much God loves the world (3:16), which means we must do our best to keep the sheep gate open to admit the wounded and the lost too.

Our reading from Acts concludes Peter’s first preaching on the day of Pentecost. He preached to a large Jewish crowd. Since they are Jews they catch the significance of his claims: Jesus is Lord – a Greek name for God; and Jesus is Christ – he is the Messiah, God’s anointed. The people hear Peter’s indictment: they have crucified their Lord and Messiah.

The audience hears Peter’s words and accepts their compliance in Jesus’ death. After hearing the Passion narratives a month ago we might draw the false conclusion that all the Jews were hardhearted. Peter invites the crowd to repent and be baptized because, no matter what they or we have done, God will forgive us and we can enter, as today’s gospel tells us, through Jesus – the gate. Repentance ("metanoia") will mean a total change of heart, which will begin for them an entirely new way of life. Baptism would be the sign of this profound interior change. It will also make the full change possible.

Peter has picked up on John the Baptist’s message of repentance. Thanks to Jesus’ resurrection and baptism in his name, the large crowd, who accepted Peter’s word, would receive the Holy Spirit – "the promise is made to you." The Spirit would make possible whatever a change of heart requires. Peter’s Jewish hearers would have been familiar with the prophets’ promises about the coming of the Spirit. Peter is assuring them that the "promise," the gift of the Spirit, is available to all people and is not just limited to a select, anointed royalty.

Peter preached his sermon on Pentecost. We are getting prepared for the upcoming feast, and are reminded that all the baptized have received the Spirit. This Spirit Peter promised, will not be a once-for-all event, but will stay with them and their children, even those who do not now belong to the community, "those far off."

John depicts our relationship to the shepherd in intimate ways. "The gatekeeper opens for him [the shepherd] and the sheep hear his voice as the shepherd calls his own by name and leads them out." The shepherd calls his own "by name" and they recognize his voice. In the Old Testament God knows the chosen ones by name. When God has a new task, or is beginning a new relationship with someone, God often changes their names to reflect the new relationship.

In the Bible to know someone’s name is to know who they are. Knowing a person’s name also gave a sense of power over that person, because you could use the name to bless or curse them. In addition, to give one’s name to another was a sign of trust and confidence in them. Jesus has called each of us by our names. He knows us very well, our strengths and our weaknesses. As the shepherd knows each by name and "leads them out," so are we led to the next moments where he calls us to serve in his name. He knows our name and when we need him we can call on his name too.
 
Mục Tử: Thiên Chúa và con người
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
00:51 05/05/2017
Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh

Mục Tử: Thiên Chúa và con người

Từ rầt xa xưa, hình ảnh người chăn chiên là hình quen thuộc. Đoàn chiên và người chăn chiên đã bước vào lịch sử cứu độ cách hết sức êm đềm, thân thiện như chính bản chất vốn có của con chiên và người dẫn dắt nó. Vì thế, có quá nhiều hình ảnh liên quan đến mục tử và chiên – Thiên Chúa và loài người.

1. Thiên Chúa là Mục Tử Nhân Lành.

- Ngay những trang đầu Kinh Thánh, văn hoá du mục đã gắn liền với ơn gọi của Thiên Chúa, khi Người trao cho con Người: Thiên Chúa tuyển chọn các tổ phụ Abraham, Ixaác, Giacóp, Môsê… từ nơi đồng cỏ, giữa đoàn chiên… Nhiều tiên tri lãnh nhận ơn kêu gọi của Thiên Chúa đang khi chăn dắt đàn chiên của mình…
- Trải qua các thời kỳ: tổ phụ, thủ lãnh, tiên tri và quân chủ, Thiên Chúa không ngừng huấn luyện, đào tạo dân riêng. Chính Thiên Chúa trao ban sáng kiến cứu độ và dạy toàn dân đợi chờ ơn cứu độ. Thiên Chúa luôn đi bước trước trong sáng kiến để thiết lập giao ước và duy trì sự trung thành với giao ước.
- Từng trang Kinh thánh, mỗi lần nhắc tới Đấng Thiên Sai của tương lai, Đấng Cứu Tinh, Đấng Mêsia, tất cả đều dùng hình ảnh người chăn chiên ám chỉ “Đấng nhân danh Chúa mà đến” sẽ là Mục Tử chăn dắt dân Thiên Chúa trong đường lối chính trực, công minh.
- Đặc biệt, Thánh vịnh nhiều lần ca tụng Thiên Chúa là Chủ Chăn bênh vực, chăm lo cho dân Người:
* “Lạy Chúa, chính Ngài là khiên che thuẫn đỡ, là vinh dự của con, là Đấng cho con được ngẩng đầu bất khuất” (Tv 3, 4).
* “Con ẩn náu bên Ngài, xin cứu vớt và giải thoát con” (Tv 7, 2).
* Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.

Lạy Chúa, dầu qua lũng âm, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm. Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa.

Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên” (Tv 23).
Suốt bao nhiêu ngàn năm, hình ảnh chủ chăn và đoàn chiên vẫn là hình ảnh đẹp, trở thành chủ đề xuyên suốt lịch sử ơn cứu độ.

Qua đó, Thiên Chúa bộc lộ chính mình là Mục Tử Nhân Lành, tràn tình yêu, đầy lẽ sống, luôn dịu dàng. Đấng là Mục Tử Nhân Lành không chỉ sẵn sàng mà còn không ngừng trao ban cho con người là đoàn chiên mà Người chăn dắt chính bản thân Người qua sự quan phòng lãnh đạo quyền năng, nhân từ, rộng lượng.

Thiên Chúa thể hiện, chính Người gầy dựng đàn chiên, tức dân riêng của Người. Thiên Chúa không ngừng gìn giữ, bảo vệ họ, để dù trải qua không biết bao nhiêu sóng gió, nhất là những lúc họ quỵ ngã trong tội, họ phản bội và vô ơn với Người, hay khi họ phải mang thân nô lệ, bị chà đạp quyền sống, lầm lũi hoang mang trong sa mạc đằng đẳng bốn mươi năm, hoặc bị phác lưu tủi nhục… Tất cả chỉ đặt dấu ấn của một mình Thiên Chúa, Đấng dẫn dắt, chăm sóc bằng bàn tay uy lực và từ ái.

2. Chúa Giêsu, hiện thân của Thiên Chúa nơi trần gian.

Chúa Giêsu là nguồn mạc khải trọn vẹn về Chúa Cha và của Chúa cha, để qua Người, khi thể hiện mình là Mục Tử Nhân Lành, Chúa Giêsu cho biết, từ nơi Người, Chúa Cha đón nhận chúng ta, yêu thương chúng ta, tha thứ cho chúng ta, ban cho chúng ta sự sống thần linh để chúng ta sống và sống dồi dào.

- Bởi chính Chúa Giêsu là Mục Tử, nên Chúa ưu ái với các mục tử. Ngay buổi bình minh của Tân Ước, trong đêm Chúa giáng sinh, chỉ các mục đồng mới trở thành những người đầu tiên lãnh nhận tin mừng giáng sinh và sứ mạng loan báo tin vui cứu độ Con Thiên Chúa đã giáng trần.

- Chúa Giêsu, vốn là Thiên Chúa, lại chấp nhận trở thành một trong những thân phận hèn kém, mong manh như chúng ta. Người hoàn toàn vâng thánh ý Chúa Cha để hòa mình với trần gian sống khiêm nhường trong gia đình Nagiaret nghèo khó.

- Chúa Giêsu, một đời làm người nơi dương thế, là một đời kể từ khi sinh ra, sống, chết, sống lại, được vinh thăng trên trời là để mang ơn cứu độ cho chúng ta.

Nhất là trong những năm ra đi công khai, Chúa Giêsu luôn tận tụy rao giảng Tin Mừng nước trời, Tin mừng tình yêu. Chúa đồng sớt chia và chấp nhận mọi khó khăn, mệt nhọc, mọi phản ứng chống đối.

Nhiều lần Chúa chạnh lòng thương những ai bơ vơ không người chăn dắt. Chúa thực hiện nhiều phép lạ chữa lành nhiều bệnh tật. Chúa yêu thương quan tâm những người nghèo, người bị bỏ rơi, người bị gạt ra bên lề đời sống tôn giáo và xã hội…

- Chúa Giêsu chăm sóc, bảo vệ đoàn chiên cho đến tận cùng. Không ai có thể cướp chiên khỏi tay Chúa. Không ai có thể lấy đi sự sống đời đời mà chiên nhận được từ nơi Chúa.
- Nhiều lần Chúa Giêsu khẳng định: Ta Là Người Chăn Chiên Tốt Lành. Chúa không chỉ minh họa sự tốt lành bằng dụ ngôn Con chiên lạc và người chăn tìm kiếm rồi vui mừng vác chiên lên vai trở về, mà đến khi hoàn tất hành trình dương thế, chính Chúa sẵn sàng hiến thân nhận lấy cái chết tủi nhục trên thánh giá cứu chuộc đàn chiên mà Chúa lãnh nhận trách vụ chăn dắt.

Chúa Giêsu vui nhận thánh giá để nói lên tình yêu có một không hai trên cõi đời. Đó là tình yêu của một vì Thiên Chúa cao sang hạ cố chính mình, chết cho loài thụ tạo mà mình dựng nên.

Mãi mãi Chúa Giêsu tiếp tục chăm sóc và nuôi dưỡng đoàn dân bằng chính thịt máu Người. Đó là sáng kiến độc đáo mà Chúa Giêsu thiết lập để mãi mãi tiếp tục hiện diện giữa đoàn dân của Người bằng phương cách bí tích. Nhờ Thánh Thể, Chúa ở lại và đồng hành với dân Người cho đến muôn đời.

3. Chúng ta là mục tử cho nhau.

Cách đây hơn hai năm, tôi chít lên đầu vành khăn tang tiễn đưa người ông của mình, một linh mục cao niên, nhưng qua đời khá đột ngột. Kế tiếp, tôi tiễn đưa người bạn mới ngoài năm mươi tuổi, làm linh mục chưa đầy hai mươi năm. Chẳng lâu sau, tôi tiếp tục bàng hoàng chia tay một linh khác trong giáo phận nhà, cũng chưa tròn sáu mươi. Vài ngày trước , tôi lại tham dự thánh lễ an táng một linh mục giáo sư Đại Chủng viện mới ngoài sáu mươi…

Tất cả đều giống nhau: Họ rời trần thế quá đột ngột, trong khi tất cả còn đang hoạt động, sức sống vẫn căng tràn, độ nhanh nhạy trong những giải quyết, những liên đới, những quyết đoán… đều chưa có dấu hhiệu suy giảm…

Những cái chết như thế, gieo trong lòng người ở lại không ít thương đau, tiếc nhớ. Chỉ có niềm an ủi trong đức tin mới có thể xóa nỗi nghẹn ngào cho bất cứ ai có liên quan thân tình với người nằm xuống.

Tuy thời gian có thể sẽ làm lành mọi vết thương, và lớp bụi của nó có thể phủ lấp để đẩy mọi thứ vào quá khứ, thậm chí vào quên lãng. Nhưng với người hay hoài niệm, chắc phải cần đến độ dài năm tháng…

Sở dĩ người còn ở lại khó quên là vì tất cả họ đã từng hiện diện bằng một đời tận tụy trong chức năng mục tử. Họ noi gương Chúa Giêsu Mục Tử để thi hành cách tốt nhất, triệt để nhất ơn gọi làm mục tử của mình.

Nói như thánh Augustinô: “Cho anh chị em, tôi là giám mục, cùng với anh chị em tôi là Kitô hữu”, tôi nhận ra nơi họ hình ảnh sống động của Augustinô hôm nay. Bởi họ đã từng sống ơn gọi linh mục vì anh chị em, và làm Kitô hữu với anh chị em.

Tuy nhiên, chúng ta đừng giới hạn chức năng mục tử cho giám mục, linh mục mà thôi, nhưng tất cả chúng ta là mục tử cho nhau. Trong từng vai trò theo khả năng mà ơn gọi của mình đòi hỏi, có thể là cha mẹ, anh chị em, bè bạn, những người thân thuộc, những người ở gần bên nhau, những người có trách nhiệm về người khác…, đều có nghĩa vụ lôi kéo nhau về đàng lành, noi gương đời sống thánh thiện, gây ảnh hưởng về một lối sống công chính cho nhau…

Là mục tử cho nhau, chúng ta cùng nhìn lên Chúa Giêsu Mục Tử mà học nơi Người tinh thần vâng phục trong mọi hoàn cảnh, mọi biến cố của đời mình, để luôn luôn đặt thánh ý Thiên Chúa lên trên mọi sự, mọi quyết định, mọi hành động.

Chúa ta học nơi Chúa Giêsu lòng khiêm nhường, hiền hậu và sự hy sinh dâng hiến, dù phải dâng hiến cả bản thân, cả cuộc sống, cả quyền lợi tư riêng của mình.

Chúng ta học nơi Chúa Giêsu đời sống công chính, để luôn luôn tiến đi chỉ trên một con đường, đó là sự thánh thiện mà thôi.

Ước mong, mỗi chúng ta là mục tử cho nhau, sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến về hạnh phúc vĩnh cửu như Chúa muốn.


 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:58 05/05/2017
53. NGƯỜI NƯỚC TẤN HÁM LỢI
Nước Tấn có một người rất hám lợi, ngày ngày đều đến nơi chỗ họp chợ, nhìn thấy thứ gì cũng đều nhặt lấy, người quản lý chợ đuổi theo bắt hắn ta phải trả tiền, người nước Tấn nói:
- “Lúc lòng tham của tôi nổi lên thì hai con mắt hoa lên, đầu óc phát nóng và tất cả những đồ vật chung quanh thì giống như là của tôi, nên thật sự tôi không biết các đồ vật ấy là của ngài, ngài tặng cho tôi đồ của ngài, nếu sau này giàu có thì tôi sẽ đến báo đáp ơn ngài vậy !”
Người quản lý chợ dùng roi đánh cho hắn ta một trận, và lấy lại tất cả những đồ vật rồi bỏ đi.
Mọi người thấy như vậy đều cười nhạo hắn, người nước Tấn bèn chống nạnh chửi rũa:
- “Tôi có lấy thì chỉ lấy công khai vào ban ngày, xét ra vẫn còn quang minh chính đại hơn những người dùng trăm phương ngàn kế để cướp đoạt tài sản của người khác !”
(Cửu Môn Tử Ngưng Đạo ký)

Suy tư 53:
Người nước Tấn thật thà khi nói đến triệu chứng lòng tham của mình nổi lên như hoa mắt, đầu óc phát nóng, và không còn biết đồ vật đó là của ai...
Người nước Tấn tức mình chửi rủa vì mình chỉ ăn cắp ban ngày và quang minh chính đại, hơn những kẻ chuyên dùng mưu mô chiếm đoạt tài sản của người khác như những ông quan tham nhũng, như những kẻ cậy quyền thế ức hiếp người nghèo...
Nhưng người nước Tấn quên mất một điều, đó là khi đã làm người trộm cắp thì chấp nhận mình không còn danh dự không còn thể diện nữa, mà nếu bị bắt quả tang khi ăn cắp thì càng tồi tệ hơn nữa, đã không còn danh dự, không còn thể diện thì làm gì mà có quang minh chính đại chứ !
Không ai trọng danh dự cho bằng người Ki-tô hữu, bởi vì họ có hai loại danh dự: danh dự của cá nhân và danh dự làm con của Thiên Chúa, danh dự cá nhân họ có thể không màng đến, nhưng danh dự làm con Chúa thì họ phải bảo vệ đến cùng cho dù mất mạng sống.
Và để bảo vệ danh dự cá nhân cũng như danh dự làm con Chúa, thì việc trước tiên là họ sống quang minh chính đại, tức là không trộm cắp, không tham nhũng, không thề gian nói dối, không kiêu ngạo khoe khoang và quan trọng hơn tích cực hơn đó chính là họ biết giúp đỡ tha nhân.
Đó chính là cái quang minh chính đại của chúng ta là những người Ki-tô hữu vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:00 05/05/2017

25. Nếu con luôn hy vọng được Chúa ban cho hạnh phúc đời đời, thì con phải thường cầu nguyện luôn.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:02 05/05/2017
Chúa Nhật IV PHỤC SINH

Tin mừng: Ga 10, 1-10.
“Tôi là cửa cho chiên ra vào.”


Bạn thân mến,
Chúa Nhật hôm nay Giáo Hội chọn làm ngày “Chúa chiên lành”, tức là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, ngày hôm nay, bạn và tôi đều đặt trọng tâm vào vị mục tử nhân lành của mình là Đức Chúa Giê-su, và khi chúng ta đặt trọng tâm vào Ngài thì chúng ta cũng sẽ yêu mến các mục tử trên thế gian của chúng ta, đó chính là Đức Giáo Hoàng, các giám mục và các linh mục cũng như các phó tế, chính các ngài là những mục tử bằng xương bằng thịt của chúng ta ngay tại trần gian này.

Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su như một ràn chiên, và chỉ có những mục tử được Ngài chọn bởi việc xức dầu tấn phong làm mục tử, tức là làm người phục vụ đoàn chiên Chúa ở trần gian này, mà cụ thể và rõ ràng nhất là cha sở và giám mục địa phận của chúng ta.

Có một lúc nào nó bạn thấy cha sở của bạn nổi giận la mắng giáo dân, bạn hãy bình tâm cầu nguyện cho ngài và tìm cách giúp ngài hoàn thành sứ mạng mục tử nhân lành của mình, bởi vì cha sở cũng là một con người với những bất toàn; có một lúc nào đó bạn nghe người ta phê bình các linh mục của Giáo Hội, bạn đừng vội vàng xét đoán các ngài, bởi vì sự xét đoán vội vàng thì luôn đem lại lợi nhuận cho ma quỷ và những người chống đối và ghét Giáo Hội của Chúa, nhưng bạn hãy cầu nguyện cho các ngài, bởi vì các ngài cũng là những con người tội lỗi và bất toàn...

Mục tử là những người chăn dắt đàn chiên, luôn luôn đi trước để hướng dẫn và sẵn sàng đương đầu với những ác thú rình mò cắn xé chiên của mình. Nhưng có một lúc nào đó bạn thấy vị mục tử của bạn chỉ biết sống hưởng thụ bởi sự cung cấp vật chất quá đầy đủ của đoàn chiên, hoặc bạn thấy những mục tử nơi Giáo Hội địa phương của mình quá bon chen lo lắng cho bản thân mà không màng đến chuyện săn sóc cho các linh hồn của giáo dân, thì bạn cần phải gia tăng lời cầu nguyện cho các các ngài nhiều hơn nữa, bởi vì Đức Chúa Giê-su không muốn các con chiên của mình thờ ơ trước những sai trái và khuyết điểm của mục tử của mình.

Bạn thân mến,
Chúa Nhật ngày Chúa chiên lành hôm nay, bạn sẽ thấy Đức Chúa Giê-su rất yêu thương đoàn chiên của Ngài, mà đặc biệt là yêu thương bạn, bởi vì Ngài dạy cho chúng ta biết ai là mục tử chân chính, và ai là mục tử “dỏm” qua việc hy sinh mạng sống cho đoàn chiên của mình. Đó chính là tình yêu mà Đức Chúa Giê-su –vị mục tử nhân lành- đã thực hiện để các mục tử mà Ngài chọn biết noi gương ấy mà hết lòng vì đàn chiên của mình.

Bạn nhớ luôn cầu nguyện cho các mục tử của mình, nhất là cha sở và tất cả những ai vì yêu mến Giáo Hội mà tận hiến đời mình cho Chúa để cứu các linh hồn.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Đức Chúa Giêsu Mục Tử và Cửa Chuồng Chiên
LM. Đan Vinh
08:36 05/05/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH A

Cv 2,14a.36-41 ; 1 Pr 2,20b-25 ; Ga 10,1-10

ĐỨC GIÊ-SU MỤC TỬ VÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 10,1-10

(1) “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. (2) Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. (3) Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh, anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. (4) Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. (5) Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. (6) Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. (7) Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. (8) Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ. (9) Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. (10) Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Đức Giê-su vừa là mục tử vừa là cửa chuồng chiên:

- LÀ MỤC TỬ THẬT SỰ CỦA DÂN ÍT-RA-EN: Vì Người đi qua cửa chính mà vào chuồng chiên và được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả giới thiệu. Do đó, Người được đàn chiên là dân chúng nghe theo. Còn các đầu mục Do thái chỉ là người lạ, nên chiên chạy trốn và không đi theo họ.

- LÀ CỬA CHO CHIÊN RA VÀO: Các luật sĩ và Biệt phát không tin Đức Giê-su và không được Thiên Chúa ủy nhiệm coi sóc đàn chiên. Họ leo rào mà vào chuồng nên chỉ là hạng trộm cướp. Kẻ trộm đến chỉ để giết hại và phá huỷ đàn chiên. Còn Đức Giê-su đến để đem lại cho chiên sự an toàn, tự do, lương thực và sự sống dồi dào.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-3: + Ràn chiên: hay chuồng chiên, là hình ảnh quen thuộc của dân Do thái vốn là một dân du mục. Ở đây ràn chiên là hình ảnh ám chỉ Giáo hội là Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. + Cửa vào: Mỗi chuồng chiên chỉ có một cửa chính để chiên ra vào. Ai muốn được công nhận là mục tử đích thực của Chúa phải qua cửa chính là Đức Giê-su mà vào Hội Thánh. Họ phải được Người tuyển chọn và trao sứ mệnh chăn chiên. Còn kẻ trèo qua lối khác mà vào, như các kinh sư hay Pha-ri-sêu, thì chỉ là mục tử giả hiệu hay hạng trộm cướp. + Người giữ cửa mở cho anh ta vào: Đức Giê-su chính là Mục tử đích thực, vì Người đã được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả làm chứng là “Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,31-34). + Và chiên nghe tiếng của anh: Đàn chiên chỉ nhận biết và nghe theo một chủ chăn duy nhất, như các Tông đồ đã nghe lời và đi theo một mình Đức Giê-su (x. Ga 1,35-51). + Anh gọi tên từng con rồi dẫn chúng ra: Trong ràn có nhiều đàn chiên. Ban chiều, mỗi mục tử sẽ đưa đàn chiên vào ràn, rồi đến sáng sẽ lại đến dẫn đàn chiên ấy ra khỏi chuồng để dẫn đến đồng cỏ cho chúng ăn cỏ uống nước. Đây là kiểu nói cường điệu. Thực ra các mục tử chỉ đặt tên và gọi tên một con chiên đầu đàn thôi và các con khác sẽ theo sau con chiên đầu đàn này ra ngoài. Ở đây Đức Giê-su nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của Người là vị Mục tử tốt lành, khác với các Pha-ri-sêu và kinh sư là những kẻ chăn thuê vô trách nhiệm.

- C 4-6: + Anh ta đi trước và chiên đi theo sau: Câu này nhắc đến sứ mệnh Mục tử của Đức Giê-su: Khi đã kéo Môn đệ ra khỏi thế gian (x. Ga 15,19). Người đi tiên phong dẫn họ tới đồng cỏ non là Hội Thánh. Chiên sẽ nhận biết tiếng nói và chỉ đi theo Mục tử Giê-su, vì Người luôn nói Lời của Thiên Chúa cho họ (x. Ga 14,10). + Chúng sẽ không theo người lạ,..: Người lạ là những kẻ không do Thiên Chúa sai đến, nhưng đã leo rào mà vào. Người lạ ám chỉ các đầu mục dân Do thái đương thời. Vì họ không phải là mục tử đích thực, nên chiên đã không đi theo họ mà trái lại chúng còn lẩn trốn họ nữa.

- C 7-8: + Tôi là cửa cho chiên ra vào: Vì thính giả không hiểu ý nghĩa dụ ngôn, nên Đức Giê-su phải giải thích rõ ràng: Người chính là cửa chuồng chiên tức là cửa ngõ để vào Nước Trời, mà ai muốn vào Nước Trời ấy đều phải tin Người. + Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ: Mọi kẻ đến trước ở đây không nhằm chỉ các ngôn sứ Cựu Ước, mà chỉ nhắm tới những kẻ không được Thiên Chúa sai như các pha-ri-sêu và kinh sư Do thái (x. Mt 23,1-8). Họ bị Đức Giê-su quở trách là bọn đạo đức giả, cản đường người khác gia nhập Nước Trời, có lòng tham lam, ăn ở bất công, dẫn dường đui mù và đã từng giết hại nhiều vị ngôn sứ chân chính (x. Mt 23,13-32).

- C 9-10: + Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu: Đức Giê-su là con đường người ta phải đi ngang qua để được vào Nước Trời. Tương tự như câu: “Thầy là đường…Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). + Người ấy sẽ ra vào: Ra vào nghĩa là được tự do đi lại. + Gặp được đồng cỏ: Trong Đức Giê-su, các tín hữu sẽ được cứu khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ. Họ sẽ được hưởng tự do đích thực (x. Ga 8,31-36). Nhờ Đức Giê-su, họ sẽ tìm được của nuôi thân là Nước hằng sống và Bánh trường sinh (x. Ga 4,14 ; 6,35). + Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy: Kẻ trộm ám chỉ các đầu mục Do thái, vì không được Thiên Chúa sai đến, nhưng họ đã leo rào mà vào chuồng chiên. Họ chỉ đi tìm lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích của đàn chiên (x. Mt 23,4-7). + Tôi đến cho chiên được sống và sống dồi dào: Nhờ có lương thực là Lời Chúa và Thánh Thể, mà đức tin của các tín hữu sẽ trở nên vững mạnh và có được sự sống đời đời.

4. CÂU HỎI:

1) Ràn chiên nghĩa là gì và là hình ảnh ám chỉ điều gì? Cửa vào ám chỉ ai? 2) Đức Giê-su là Mục Tử thực sự của đoàn chiên vì đã được Gio-an Tẩy Giả là người giữ cửa làm chứng như thế nào? 3) Đàn chiên chỉ nhận biết tiếng nói và đi theo ai? Phải chăng mọi con chiên đều được đặt tên và mỗi buổi sáng người mục tử phải gọi tên từng con chiên để dẫn chúng ra khỏi chuồng? 4) Ý nghĩa của câu: anh ta đi trước và chiên đi theo sau… là gì? 5) Tại sao đàn chiên không nghe theo người lạ? Người lạ nói đây ám chỉ những ai? 6) Những kẻ đến trước được liệt vào hạng trộm cướp nói đây ám chỉ ai? Tại sao? 7) Đức Giê-su tự nhận mình là cửa chuồng chiên mà ai muốn vào chuồng chiên phải đi qua, giống như nơi khác Người đã tự ví mình là gì? 8) Kẻ trộm đầu mục Do thái khác với vị Mục Tử tốt lành là Đức Giê-su thế nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LÒI CHÚA: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (Ga 10,9)

2. CÂU CHUYỆN:

1) ĐỨC GIO-AN PHAO-LÔ II – HÌNH ẢNH MỤC TỬ NHÂN LÀNH :

Ngày 27/04/2014, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã được Giáo Hội tôn phong lên bậc hiển thánh. Người là một người môn đệ đã hoạ lại rõ nét hình ảnh mục tử của Thầy Chí Thánh Giê-su. Một vị mục tử luôn làm việc : Cho dù tuổi đã cao lại thêm nhiều bệnh tật, thế mà ngài vẫn luôn hiện diện bên đàn chiên, vẫn lên tiếng gọi đàn chiên, vẫn là chỗ dựa vững chắc và an toàn cho đàn chiên. Đến nỗi khi ngài qua đời, Đức tổng Giám mục Lê-ô-nar-do San-dri, thứ trưởng Ngoại giao của Toà Thánh đã nói với toàn thể thế giới rằng: “Hôm nay, chúng tôi trở thành những đứa con mồ côi”.

Tại sao người ta lại tỏ lòng thương tiếc một cụ già như thế? Có phải người ta ngưỡng mộ Ngài vì ngài nhiều tiền, nhiều quyền thế không? Thưa không phải thế. Người ta thương tiếc ngài như một mục tử đã sống hết mình vì đàn chiên. Một mục tử canh giữ hoà bình không chỉ cho đàn chiên mà cho hàng tỉ người trên khắp hành tinh này. Người mục tử với 26 năm chăn dắt đàn chiên của Chúa đã không ngừng bảo vệ quyền sống của con người, nhất là của các thai nhi. Người mục tử đã không ngừng đi đến tận cùng thế giới để gieo rắc an bình, công bình, tha thứ và yêu thương. Người mục tử đã đi đến cùng đường để quy tụ đàn chiên, để tìm kiếm các con chiên lạc đưa về một mối và cuối đời, trong những tiếng nấc hoà trộn với hơi thở bị ngắt quãng, ngài đã nói với đàn chiên đang canh thức cầu nguyện cho ngài trong giờ lâm chung rằng: “Ta đã đi tìm kiếm các con. Và bây giờ các con đã đến với Ta. Ta xin cám ơn các con”.

2) MỘT BÀ MẸ LÀ MỤC TỬ ĐÍCH THỰC :

Trong cuốn tự thuật, DIM-MY CÁC-NÂY (Jimmy Cagney) một nam diễn viên nổi tiếng ở HÔ-LI-GÚT (Hollywood) đã thuật lại câu chuyện cảm động về bà mẹ của ông. Câu chuyện xảy ra vào thời thơ ấu của Các-nây khi mẹ ông nằm thoi thóp chờ chết. Chung quanh giường có bốn anh em trai và một cô em gái út duy nhất. Vì bị tai biến mạch máu não, nên bà mẹ của Các-nây không thể nói thành tiếng. Sau khi bà cố lần lượt hôn năm đứa con, bà liền giơ cánh tay phải còn cử động được lên. Dim-my kể lại những gì đã xảy ra như sau “Mẹ tôi dùng ngón tay phải chỉ vào anh con trai trưởng rồi lại chỉ vào ngón tay trỏ của bàn tay trái bị tê liệt của bà, rồi bà lần lượt chỉ vào từng người trong mấy anh em chúng tôi, mỗi người được tượng trưng bằng một trong bốn ngón tay trái. Riêng ngón cái thì bà chỉ vào đứa em gái út Din-ni (Jeannie) mới ba tuổi. Bà cầm ngón cái ấy để vào giữa lòng bàn tay và ép bốn ngón tay kia lên ngón cái ấy. Cuối cùng bà dùng bàn tay phải vỗ nhẹ lên nắm đấm của bàn tay trái”. Dim-my nhận xét rằng cử chỉ của mẹ ông lúc đó thật tuyệt vời. Năm anh em hiện diện đều hiểu được ý nghĩa mà bà muốn diễn tả: Bốn anh em trai phải thay bà để che chở và giúp đỡ cho cô em gái út bé nhỏ sau khi bà qua đời. Đó là một cử chỉ đầy ý nghĩa mà không lời nói nào có thể diễn tả hay hơn được. Cử chỉ ấy của bà đã để lại ấn tượng mạnh mẽ không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của anh em chúng tôi, khiến chúng tôi luôn giữ đúng lời trăn trối của bà”.

3) ĐỨC TÍNH HY SINH CỦA NGƯỜI MỤC TỬ: ANH PHẢI SỐNG :

Có hai vợ chồng trẻ làm nghề đốn củi vào mùa nước lũ. Chiều tối, khi trở về họ đặt củi trên chiếc thuyền lan mong manh, nhỏ bé để xuôi theo dòng nước quay về nhà. Thình lình một dòng lũ từ những sườn núi ồ ạt tuôn xuống dòng sông, tạo thành một dòng xoáy mỗi lúc một mạnh khiến chiếc thuyền lan nhỏ bé của họ bị bể vỡ tan tành. Người chồng cố níu kéo vợ khỏi bị nước lũ cuốn trôi. Nhưng dòng nước xoáy mỗi phút giây qua đi lại trở nên mạnh mẽ hơn. Sức lực của anh chồng xem ra mỗi lúc đuối dần khi phải một mình bơi sải vừa để thoát thân lại vừa phải cứu vợ. Người vợ thấy sức chịu đựng của chồng đã sắp cạn kiệt, nên đã buông tay ra để mặc cho dòng nước lũ cuốn đi. Chị chỉ kịp gào thét trong cơn mưa giông và nước lũ: "Anh phải sống để nuôi dạy đàn con anh nhé !".

4) TÌNH THƯƠNG MỤC TỬ BIẾN ĐỔI SỐ PHẬN CỦA MỘT NGƯỜI :

Dương Ân Điển là đứa bé bị bỏ rơi, người ta nhặt được nó ở một quầy bán thịt, trong cái chợ nghèo vùng núi miền Nam, đảo Đài Loan. Câu chuyện thương tâm này xảy ra năm 1974, ấy là lúc vừa lọt lòng, em đã không có hai cánh tay, chân phải thẳng đơ không thể co duỗi.

Thế mà 25 năm sau, đứa bé tàn tật bất hạnh ấy đã trở thành nhà danh họa tài ba, chuyên vẽ tranh bằng chân và miệng. Cô đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm ở Mỹ và Nhật, và là thành viên của Hiệp Hội quốc tế những người vẽ tranh bằng chân và miệng.

Cuộc đời co thay đổi nhanh chóng như thế, thành công rực rỡ như thế, cũng là nhờ mục sư Dương Húc và vợ ông là Lâm Phương Anh nhận nuôi. Đặc biệt là ông Tưởng Kinh Quốc đã cho cô đi giải phẫu chỉnh hình cột sống, nắn chân phải, sửa đường làm cầu cho cô dễ dàng đi tới trường. Ông đã nói với cô: “Cháu không có tay, nhưng còn chân, và có thể làm được rất nhiều việc”. Chính tình thương, sự chăm sóc, và lời động viên của ông Tưởng Kinh Quốc đã thay đổi số phận của một con người.

“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10, 27). Thiên Chúa là chủ chiên nhân lành, Người yêu thương mỗi người chúng ta bằng một tình yêu cá biệt, cho dù chúng ta có què quặt đui mù, có xấu xa đốn mạt đến đâu, mỗi người chúng ta đều có chỗ đứng độc nhất vô nhị trong tình yêu bao bọc của Chúa; mỗi người chúng ta đều có vị trí đặc biệt trong trái tim yêu thương của Người. Tấm lòng quảng đại yêu thương của ông Tưởng Kinh Quốc dành cho cô bé tàn tật Dương Ân Điển chỉ là hình bóng tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa đối với chúng ta, những con chiên của Người.

5) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CỬA BẢO VỆ ĐÀN CHIÊN:

George Smith kể lại một loại chuồng chiên khi đi du lịch ở Đông phương : Bấy giờ ông cùng đi với một người chăn chiên. Thấy một chiếc chuồng ông liền hỏi người chăn chiên:

- Đó có phải là chuồng chiên không ?

Người ấy đáp :

- Dạ, phải.

Rồi Geoge nói :

- Tôi thấy chỉ có một lối đi vào.

Giơ tay chỉ khoảng trống ở hàng rào, người ấy đáp :

- Vâng, ở đàng kia là cái cửa.

Ông Geoge rất ngạc nhiên bảo :

- Nhưng ở đó đâu có cửa ?

Người chăn chiên đáp :

- Dạ, tôi là cửa.

Geoge chợt nhớ câu truyện trong Tin Mừng Gio-an nên nói với người chăn chiên :

- Anh muốn nói gì khi bảo chính anh là cái cửa ?

Người chăn chiên giải thích :

- Chiên vào chuồng xong, tôi đến nằm ngay ngưỡng cửa, và sẽ không có con chiên nào có thể đi ra hoặc con chó sói nào có thể đi vào chuồng nếu không nhảy qua người tôi.

Hình ảnh về cửa chuồng chiên này đối với chúng ta thì rất lạ, còn đối với người Do thái lại là hình ảnh rất quen thuộc. Chúa Giê-su tự ví mình như cửa chuồng chiên và như người mục tử nhân lành. Cả hai hình ảnh này đều nói lên tình thương yêu chăm sóc và sự bảo vệ mà Người dành cho chúng ta, là những con chiên trong đàn chiên do Người chăn dắt.

3. SUY NIỆM:

Chúa Nhật IV Phục Sinh hằng năm được gọi là Chúa Nhật lễ Chúa Chiên lành. Tin Mừng Gio-an đề cập đến hình ảnh quen thuộc của vùng Trung Đông: các mục tử chăn dắt đàn chiên, dẫn chúng ra đồng cỏ xanh tươi bên giòng suối mát để được ăn uống thỏa thuê.

1) TÔI LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH (Ga 10,7):

- Mục tử là người vào chuồng chiên ngang qua cửa chính, chứ không lén lút leo rào mà vào chuồng (x. Ga 10,1-2). Người giữ cửa quen biết mục tử nên sẵn sàng mở cửa, và chiên cũng quen biết mục tử quen với giọng nói của anh, nên dễ dàng phân biệt anh với người lạ hay kẻ trộm (x. Ga 10,3-5). Mục tử nhân lành yêu thương chiên, biết tên và âu yếm gọi từng con chiên trong đoàn ra ngoài. Mục tử sẽ đi trước dẫn đường, các con chiên sẽ yên tâm theo sau, vì chúng biết đang đi theo ai và người chủ chiên sẽ dẫn chúng đi đâu. Hầu như có một sự hiểu biết cảm thông và gần gũi giữa đoàn chiên và người mục tử.

- Trong lịch sử dân Ít-ra-en, các vua chúa và đại tư tế được gọi là mục tử. Danh hiệu Mục Tử Nhân Lành thường được dành riêng để gọi Đức Chúa. Qua trung gian ông Mô-sê, Đức Chúa đã dẫn đưa con dân Ít-ra-en vượt qua Biển Đỏ, qua sa mạc 40 năm để về miền Đất Hứa dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và con cháu đến muôn đời. Đức Chúa như người mục tử đã gắn liền số phận với đàn chiên là dân Ít-ra-en. Hình ảnh mục tử đó chỉ được rõ nét nơi Đức Giê-su trong thời Tân Ước sau này. Hôm nay, Đức Giê-su tuyên bố Người là Mục Tử nhân lành. Khác với các đầu mục Do thái là bọn người chăn thuê. Chúng chỉ biết lợi dụng đàn chiên để tìm tư lợi, Mục Tử nhân lành Giê-su thì yêu thương đàn chiên, hiểu biết từng con, luôn phục vụ đàn chiên và sẵn sàng thí mạng sống bảo vệ đàn chiên khỏi bị sói dữ cắn xé. Đối lại, con chiên cần phải nghe tiếng chủ chiên, yêu mến và vâng lời chủ chiên. Đức Giê-su phán: “ Kẻ trộm đến chỉ để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần Tôi, Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

2) TÔI LÀ CỨA CHUỒNG CHIÊN (Ga 10,9) :

Sau khi đã tự mô tả là một người mục tử nhân lành, Đức Giê-su lại nhận mình là cửa chuồng chiên. Hôm nay Đức Giê-su tuyên bố: « Tôi là cửa cho chiên ra vào… Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ » (Ga 10,7.9). Đức Giê-su chính là mục tử chăn dắt đoàn chiên là các tín hữu. Khác với kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy, Đức Giê-su đến để cho chiên được sống, và sống dồi dào (x. Ga 10,10).

- Cửa chuồng chiên là lối cho chiên ra vào chuồng để được bảo vệ an toàn và được sống dồi dào. Chỉ người nào đi qua Cửa chuồng chiên Giê-su tức là Hội Thánh thì người ấy mới là mục tử thực sự của Thiên Chúa và mới được hưởng ơn cứu độ của Ngài ban cho (x. Ga 10,9). Thánh Gio-an Kim Khẩu nói: “Khi Đức Giê-su đưa chúng ta đến với Chúa Cha, Người nhận mình là Cửa. Khi Người săn sóc dưỡng nuôi ta, Người nhận mình là Mục Tử”. Cửa Giê-su cũng giúp phân biệt mục tử giả và thật : Mục tử giả sẽ không dám đi ngang qua Cửa Giê-su để vào chuồng chiên. Chớ gì Hội Thánh có nhiều mục tử thực sự của Chúa Giê-su, có tình yêu thương thể hiện qua lối sống gần gũi « có mùi chiên », biết tên từng con chiên và mang lại cho chiên của ăn thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể đem lại sự sống dồi dào.

3) LỄ CHÚA CHĂN CHIÊN NHÂN LÀNH :

a) Hội Thánh dành Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh hằng năm gọi là lễ Chúa chiên nhân lành, và mời gọi các tín hữu ý thức bổn phận cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục tu sĩ. Đây là một vấn đề sống còn của Hội Thánh khắp hoàn cầu. Hiện nay nhiều nơi trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ, đang thiếu trầm trọng ơn gọi linh mục tu sĩ. Nhiều nhà thờ không có linh mục nên đành phải đóng cửa hoặc bán đi để trả nợ. Cũng có nhiều dòng tu bị giải thể vì không còn lớp tu sĩ trẻ kế thừa.

b) Hiện tượng thiếu ơn gọi linh mục tu sĩ là do mấy nguyên nhân chính sau đây:

- Một là vì cuộc sống tu trì hiện nay không còn hấp dẫn lớp người trẻ đã bị tục hóa.

- Hai là các người trẻ hôm nay luôn chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng và hưởng thụ: chỉ biết tìm thỏa mãn các đam mê nhục dục thấp hèn, các nhu cầu ích kỷ bản thân… và mất đi cảm thức về đức tin.

- Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là do người lớn chúng ta đã không nhiệt tâm cổ võ cho ơn thiên triệu và không quảng đại hiến dâng con mình cho Chúa.

- Mỗi Giáo xứ phải trở thành vườn ươm trồng ơn thiên triệu: Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong sứ điệp về ơn gọi năm 1996 đã nhắc đến việc cần phải làm là tạo một môi trường thuận lợi cho hạt giống ơn gọi dễ phát triển là các giáo xứ. Ngài nói như sau: “Phải làm sao để mỗi giáo xứ trở thành một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, cộng đoàn cầu nguyện, hăng say làm việc tông đồ và luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khổ. Giới trẻ hôm nay vẫn không thiếu những tâm hồn quảng đại, không thiếu những người trẻ muốn sống cuộc đời lý tưởng và có ý nghĩa. Họ cần được Hội Thánh hướng dẫn để gặp được Đức Giê-su, để nghe lời Người và theo làm môn đệ của Người, sẵn sàng chia sẻ sứ mệnh cứu độ của Người. Giới trẻ hôm nay cũng cần được nghe những tiếng kêu than của bao người đói khát chân lý hay đang cần được công lý bảo vệ. Hội Thánh phải giúp giới trẻ cảm nhận được bổn phận lớn lao là xây dựng thế giới này trở thành một ngôi nhà của tình thương và hạnh phúc. Giới trẻ cũng cần có những người thầy, người bạn dám sống điều mình tin giữa muôn trở lực khó khăn, và luôn đứng vững trước sức mạnh của các cám dỗ muốn thỏa mãn các đam mê tội lỗi bất chính”.

4) LÀM GÌ ĐỂ HỘI THÁNH CÓ THÊM NHIỀU ƠN THIÊN TRIỆU ?

a) Hỗ trợ của các bậc cha mẹ trong gia đình: Hiện nay sở dĩ thiếu ơn gọi một phần cũng là do lỗi của mỗi người tín hữu chúng ta chưa thiết tha cầu xin Thiên Chúa sai thêm thợ gặt đến, chưa quyết tâm canh tân đời sống để trở thành chứng nhân của Chúa Giê-su, chưa quảng đại dâng con cái và khuyến khích chúng quảng đại phục vụ Chúa và Hội Thánh trong cuộc sống tu trì hiến dâng.

b) Gương sáng của các mục tử trong Hội Thánh: Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói về các mục tử trong Hội Thánh như sau: “Giám Mục không phải là Giám Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân. Cũng vậy, Linh Mục không phải là Linh Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân: để phục vụ, nuôi dưỡng, chăm sóc dân là đoàn chiên của ngài…” Đức Giáo Hoàng đòi hỏi linh mục như sau : “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình.” Hiện nay trong giáo xứ của chúng ta, vẫn còn nhiều người chưa biết Chúa, hoặc đã biết Chúa nhưng chối bỏ đức tin, cố tình loại Chúa ra khỏi cuộc đời mình… Các cha xứ phải trở thành mục tử nhân lành khi biết tìm kiếm họ để an ủi, chữa lành và mời họ trở về với Chúa.

c) Gây ý thức về tầm quan trọng và nhiệm vụ ươm trồng ơn thiên triệu : Trong năm Mục Vụ Gia Đình, chúng ta cũng cầu nguyện cho mỗi người chúng ta là chủ chăn của giáo xứ, là người phục vụ trong giáo họ, ý thức để sống đúng vai trò của mình là linh mục, quý chức giúp việc, là chồng vợ, cha mẹ và con cái : Chồng biết yêu thương và chung thủy với vợ, không ngoại tình, không dùng bạo lực. Người làm vợ phải biết yêu thương, chung thủy và phục tùng chồng để gia đình được hạnh phúc. Các bậc cha mẹ phải sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái Chúa ban cho, nuôi nấng dạy dỗ con khôn lớn, biết chăm sóc gìn giữ từng đứa con khỏi những nguy hiểm trong cuộc sống hiện tại. Giáo dục con cái biết hiếu thảo, vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ để đẹp lòng Chúa; Các vị trùm trưởng phải ý thức xây dựng giáo họ hay đoàn thể mình phụ trách trong tình yêu thương, hiệp nhất và phục vụ để có thể lớn lên về mọi mặt.

d) Quảng đại đóng góp tinh thần vật chất cho chủng viện : Các gia đình, hội đoàn, giáo xứ… hãy quảng đại để tích cực cộng tác với Hội Thánh ươm trồng ơn thiên triệu để thêm nhiều linh mục và tu sĩ chăm sóc đàn chiên và truyền giáo vì « lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt ».

4. THẢO LUẬN:

1) Hãy chọn trong những phẩm chất sau đây 10 phẩm chất mà bạn cho là không thể thiếu được nơi các vị linh mục trẻ hôm nay: khôn ngoan, đạo đức, có bằng cấp cao, thông thạo ngoại ngữ, đàn hay hát giỏi, giảng hấp dẫn, nhiệt tình tông đồ, sống đơn giản, sẵn sàng dấn thân hy sinh, biết chu toàn bổn phận, có thái độ khiêm tốn, hiền hòa, vui vẻ, tiết độ, trung thực, vị tha, đúng đắn trong giao tiếp, quan tâm đến giới trẻ, có lòng thương người nghèo khổ ? Tại sao các linh mục lại cần phải có những phẩm chất ấy ? 2) Bạn sẽ làm gì giúp Hội Thánh có thêm nhiều linh mục tình nguyện dấn thân phục vụ dân Chúa ? 3) Cùng hát bài: “Lạy Chúa xưa Chúa đã phán…” để xin Chúa sai thêm thợ gặt đến cánh đồng lúa đã chín vàng ở khắp nơi.

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con những linh mục biết quảng đại, hy sinh trong đời phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng để sẵn sàng đón nhận hết mọi người, nhất là những người đau khổ và bị bỏ rơi. Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được chính Chúa. Xin ban cho chúng con những linh mục biết chăm chỉ rao giảng Lời Chúa, có sức làm nóng lên đức tin yếu kém và làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa trong mọi người. Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những vị chủ chăn tốt lành noi gương Chúa xưa, đến để cho chiên “được sống và sống dồi dào”.

- LẠY CHÚA. Xin cho các gia đình Công giáo trở thành một môi trường tốt ươm trồng ơn thiên triệu, bằng việc tạo bầu khí đạo đức và yêu thương giữa các thành viên với nhau. Xin cho chúng con luôn kính trọng yêu mến các linh mục coi sóc chúng con, thành tâm cộng tác với các ngài, sẵn sàng giúp đỡ các ngài chu toàn nhiệm vụ. Ước gì Giáo Xứ chúng con trở thành một Cộng Đoàn luôn có sự hiệp nhất giữa chủ chăn và đoàn chiên, là điều kiện để có thể phát triển cả về vật chất cũng như tinh thần. Nhờ đó chúng con sẽ chu toàn được sứ mệnh làm chứng nhân cho Chúa giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Biện chứng Mục Tử - Chiên
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghiã
08:38 05/05/2017
BIỆN CHỨNG MỤC TỬ– CHIÊN

( Chúa Nhật IV Phục Sinh A )

Hằng năm cứ vào ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Qua các con số thống kê, chúng ta nhận ra đây là một nhu cầu vừa chính đáng và hợp lý lại vừa mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, dù có cấp thiết đến mấy thì Hội Thánh vẫn kiên trì chủ trương rằng cần “chất hơn là lượng”. Chính vì thế mà không thể vì lý do thiếu hụt linh mục hay tu sĩ mà hạ thấp tiêu chí cũng như các yêu cầu của việc đào tạo. Xin được góp một vài suy nghĩ về vấn đề này dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh. Cụ thể, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.

Nói đến biện chứng là nói đến một trong những “học thuyết mang tính triết học về các mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, hay là khoa học về các quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy” (Tự Điển Bách Khoa Việt Nam-1995). Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.

1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:

Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (x.Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Thánh Tông đồ cả đã kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì Đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).

Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).

2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:

Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là con chiên vượt qua của Giao Ước mới. Trong khi đó vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).

Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy sự sống của chiên làm nguồn sống của mình.

Vài tâm tình hướng đến các mục tử (giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ):

Diễn ý câu nói của Thánh Giáo phụ Âugustinô: Cho anh em, tôi là mục tử (giám mục). Cùng với anh em, tôi là con chiên (tín hữu). Để các ngài, các vị chu toàn bổn phận mục tử Chúa giao phó thì ta hãy cầu xin cho các vị, các ngài trước hết biết sống vuông tròn vị thế con chiên:

- Hiền lành: Trưởng thành nhân cách, vững vàng các nhân đức nhân bản. Điều này không phải được ngay một sớm một chiều hay nhờ lãnh nhận chức này, vụ kia. Nhưng cần phải trau dồi, luyện tập liên lĩ. Học xong một giáo trình các nhân đức nhân bản với điểm số tối đa mà vẫn là người thiếu nhân bản là chuyện rất bình thường.

- Vô tì tích: Dĩ nhiên, ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa giữ gìn thì phận người khó tránh lỗi lầm. Để ngày càng thêm thanh sạch, vô tì tích, thì không gì hơn “hãy đem những cái bên trong ra mà phân phát (lòng quảng đại)” (x.Lc 11,41).

- Ngoan ngoãn: biết luôn vâng theo ý Chúa. Để sống và hành động theo thánh ý Chúa thì tiên vàn cần có một đời sống cầu nguyện chuyên chăm và một tâm hồn “dễ bảo” dưới tác động của Thánh Thần.

Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ:

Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. “Con đi tu để làm gì?” Một câu hỏi thường gặp nhằm lượng giá ý hướng các ứng viên. Các vị hữu trách thường dễ hài lòng trước các câu trả lời mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những câu trả lời hàm chứa sự vị kỷ cho dù đó là lợi ích cá nhân rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:

- Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).

- Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm.

- Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, đồng loại và nhất là với những người nghèo, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).

Có thể nói rằng hơn bao giờ hết, nhân loại chúng ta hiện nay đang vào giai đoạn thích hưởng thụ và tìm đủ cách đủ kiểu để hưởng thụ. Chính vì thế, đời sống cống hiến dường như đang vắng bóng dần. Một điều chắc chắn là nhân loại, xã hội mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng cống hiến, những cuộc đời biết hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép dừng lại ở thái độ thầm thì, chấp tay hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Đức Giêsu Mục Tử và Cửa Chuồng Chiên
Lm Đan Vinh
20:33 05/05/2017
Chúa Nhật 4 Phục Sinh A
Cv 2,14a.36-41 ; 1 Pr 2,20b-25 ; Ga 10,1-10

Đức Giêsu Mục Tử và Cửa Chuồng Chiên

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 10,1-10
(1) “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. (2) Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. (3) Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh, anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. (4) Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. (5) Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. (6) Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. (7) Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. (8) Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ. (9) Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. (10) Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Đức Giê-su vừa là mục tử vừa là cửa chuồng chiên:
- LÀ MỤC TỬ THẬT SỰ CỦA DÂN ÍT-RA-EN: Vì Người đi qua cửa chính mà vào chuồng chiên và được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả giới thiệu. Do đó, Người được đàn chiên là dân chúng nghe theo. Còn các đầu mục Do thái chỉ là người lạ, nên chiên chạy trốn và không đi theo họ.
- LÀ CỬA CHO CHIÊN RA VÀO: Các luật sĩ và Biệt phát không tin Đức Giê-su và không được Thiên Chúa ủy nhiệm coi sóc đàn chiên. Họ leo rào mà vào chuồng nên chỉ là hạng trộm cướp. Kẻ trộm đến chỉ để giết hại và phá huỷ đàn chiên. Còn Đức Giê-su đến để đem lại cho chiên sự an toàn, tự do, lương thực và sự sống dồi dào.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-3: + Ràn chiên: hay chuồng chiên, là hình ảnh quen thuộc của dân Do thái vốn là một dân du mục. Ở đây ràn chiên là hình ảnh ám chỉ Giáo hội là Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. + Cửa vào: Mỗi chuồng chiên chỉ có một cửa chính để chiên ra vào. Ai muốn được công nhận là mục tử đích thực của Chúa phải qua cửa chính là Đức Giê-su mà vào Hội Thánh. Họ phải được Người tuyển chọn và trao sứ mệnh chăn chiên. Còn kẻ trèo qua lối khác mà vào, như các kinh sư hay Pha-ri-sêu, thì chỉ là mục tử giả hiệu hay hạng trộm cướp. + Người giữ cửa mở cho anh ta vào: Đức Giê-su chính là Mục tử đích thực, vì Người đã được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả làm chứng là “Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,31-34). + Và chiên nghe tiếng của anh: Đàn chiên chỉ nhận biết và nghe theo một chủ chăn duy nhất, như các Tông đồ đã nghe lời và đi theo một mình Đức Giê-su (x. Ga 1,35-51). + Anh gọi tên từng con rồi dẫn chúng ra: Trong ràn có nhiều đàn chiên. Ban chiều, mỗi mục tử sẽ đưa đàn chiên vào ràn, rồi đến sáng sẽ lại đến dẫn đàn chiên ấy ra khỏi chuồng để dẫn đến đồng cỏ cho chúng ăn cỏ uống nước. Đây là kiểu nói cường điệu. Thực ra các mục tử chỉ đặt tên và gọi tên một con chiên đầu đàn thôi và các con khác sẽ theo sau con chiên đầu đàn này ra ngoài. Ở đây Đức Giê-su nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của Người là vị Mục tử tốt lành, khác với các Pha-ri-sêu và kinh sư là những kẻ chăn thuê vô trách nhiệm.
- C 4-6: + Anh ta đi trước và chiên đi theo sau: Câu này nhắc đến sứ mệnh Mục tử của Đức Giê-su: Khi đã kéo Môn đệ ra khỏi thế gian (x. Ga 15,19). Người đi tiên phong dẫn họ tới đồng cỏ non là Hội Thánh. Chiên sẽ nhận biết tiếng nói và chỉ đi theo Mục tử Giê-su, vì Người luôn nói Lời của Thiên Chúa cho họ (x. Ga 14,10). + Chúng sẽ không theo người lạ,..: Người lạ là những kẻ không do Thiên Chúa sai đến, nhưng đã leo rào mà vào. Người lạ ám chỉ các đầu mục dân Do thái đương thời. Vì họ không phải là mục tử đích thực, nên chiên đã không đi theo họ mà trái lại chúng còn lẩn trốn họ nữa.
- C 7-8: + Tôi là cửa cho chiên ra vào: Vì thính giả không hiểu ý nghĩa dụ ngôn, nên Đức Giê-su phải giải thích rõ ràng: Người chính là cửa chuồng chiên tức là cửa ngõ để vào Nước Trời, mà ai muốn vào Nước Trời ấy đều phải tin Người. + Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ: Mọi kẻ đến trước ở đây không nhằm chỉ các ngôn sứ Cựu Ước, mà chỉ nhắm tới những kẻ không được Thiên Chúa sai như các pha-ri-sêu và kinh sư Do thái (x. Mt 23,1-8). Họ bị Đức Giê-su quở trách là bọn đạo đức giả, cản đường người khác gia nhập Nước Trời, có lòng tham lam, ăn ở bất công, dẫn dường đui mù và đã từng giết hại nhiều vị ngôn sứ chân chính (x. Mt 23,13-32).
- C 9-10: + Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu: Đức Giê-su là con đường người ta phải đi ngang qua để được vào Nước Trời. Tương tự như câu: “Thầy là đường…Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). + Người ấy sẽ ra vào: Ra vào nghĩa là được tự do đi lại. + Gặp được đồng cỏ: Trong Đức Giê-su, các tín hữu sẽ được cứu khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ. Họ sẽ được hưởng tự do đích thực (x. Ga 8,31-36). Nhờ Đức Giê-su, họ sẽ tìm được của nuôi thân là Nước hằng sống và Bánh trường sinh (x. Ga 4,14 ; 6,35). + Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy: Kẻ trộm ám chỉ các đầu mục Do thái, vì không được Thiên Chúa sai đến, nhưng họ đã leo rào mà vào chuồng chiên. Họ chỉ đi tìm lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích của đàn chiên (x. Mt 23,4-7). + Tôi đến cho chiên được sống và sống dồi dào: Nhờ có lương thực là Lời Chúa và Thánh Thể, mà đức tin của các tín hữu sẽ trở nên vững mạnh và có được sự sống đời đời.

4. CÂU HỎI:

1) Ràn chiên nghĩa là gì và là hình ảnh ám chỉ điều gì? Cửa vào ám chỉ ai?
2) Đức Giê-su là Mục Tử thực sự của đoàn chiên vì đã được Gio-an Tẩy Giả là người giữ cửa làm chứng như thế nào?
3) Đàn chiên chỉ nhận biết tiếng nói và đi theo ai? Phải chăng mọi con chiên đều được đặt tên và mỗi buổi sáng người mục tử phải gọi tên từng con chiên để dẫn chúng ra khỏi chuồng?
4) Ý nghĩa của câu: anh ta đi trước và chiên đi theo sau… là gì?
5) Tại sao đàn chiên không nghe theo người lạ? Người lạ nói đây ám chỉ những ai?
6) Những kẻ đến trước được liệt vào hạng trộm cướp nói đây ám chỉ ai? Tại sao?
7) Đức Giê-su tự nhận mình là cửa chuồng chiên mà ai muốn vào chuồng chiên phải đi qua, giống như nơi khác Người đã tự ví mình là gì?

8) Kẻ trộm đầu mục Do thái khác với vị Mục Tử tốt lành là Đức Giê-su thế nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LÒI CHÚA: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (Ga 10,9)

2. CÂU CHUYỆN:

1) ĐỨC GIO-AN PHAO-LÔ II – HÌNH ẢNH MỤC TỬ NHÂN LÀNH :

Ngày 27/04/2014, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã được Giáo Hội tôn phong lên bậc hiển thánh. Người là một người môn đệ đã hoạ lại rõ nét hình ảnh mục tử của Thầy Chí Thánh Giê-su. Một vị mục tử luôn làm việc : Cho dù tuổi đã cao lại thêm nhiều bệnh tật, thế mà ngài vẫn luôn hiện diện bên đàn chiên, vẫn lên tiếng gọi đàn chiên, vẫn là chỗ dựa vững chắc và an toàn cho đàn chiên. Đến nỗi khi ngài qua đời, Đức tổng Giám mục Lê-ô-nar-do San-dri, thứ trưởng Ngoại giao của Toà Thánh đã nói với toàn thể thế giới rằng: “Hôm nay, chúng tôi trở thành những đứa con mồ côi”.
Tại sao người ta lại tỏ lòng thương tiếc một cụ già như thế? Có phải người ta ngưỡng mộ Ngài vì ngài nhiều tiền, nhiều quyền thế không? Thưa không phải thế. Người ta thương tiếc ngài như một mục tử đã sống hết mình vì đàn chiên. Một mục tử canh giữ hoà bình không chỉ cho đàn chiên mà cho hàng tỉ người trên khắp hành tinh này. Người mục tử với 26 năm chăn dắt đàn chiên của Chúa đã không ngừng bảo vệ quyền sống của con người, nhất là của các thai nhi. Người mục tử đã không ngừng đi đến tận cùng thế giới để gieo rắc an bình, công bình, tha thứ và yêu thương. Người mục tử đã đi đến cùng đường để quy tụ đàn chiên, để tìm kiếm các con chiên lạc đưa về một mối và cuối đời, trong những tiếng nấc hoà trộn với hơi thở bị ngắt quãng, ngài đã nói với đàn chiên đang canh thức cầu nguyện cho ngài trong giờ lâm chung rằng: “Ta đã đi tìm kiếm các con. Và bây giờ các con đã đến với Ta. Ta xin cám ơn các con”.

2) MỘT BÀ MẸ LÀ MỤC TỬ ĐÍCH THỰC :

Trong cuốn tự thuật, DIM-MY CÁC-NÂY (Jimmy Cagney) một nam diễn viên nổi tiếng ở HÔ-LI-GÚT (Hollywood) đã thuật lại câu chuyện cảm động về bà mẹ của ông. Câu chuyện xảy ra vào thời thơ ấu của Các-nây khi mẹ ông nằm thoi thóp chờ chết. Chung quanh giường có bốn anh em trai và một cô em gái út duy nhất. Vì bị tai biến mạch máu não, nên bà mẹ của Các-nây không thể nói thành tiếng. Sau khi bà cố lần lượt hôn năm đứa con, bà liền giơ cánh tay phải còn cử động được lên. Dim-my kể lại những gì đã xảy ra như sau “Mẹ tôi dùng ngón tay phải chỉ vào anh con trai trưởng rồi lại chỉ vào ngón tay trỏ của bàn tay trái bị tê liệt của bà, rồi bà lần lượt chỉ vào từng người trong mấy anh em chúng tôi, mỗi người được tượng trưng bằng một trong bốn ngón tay trái. Riêng ngón cái thì bà chỉ vào đứa em gái út Din-ni (Jeannie) mới ba tuổi. Bà cầm ngón cái ấy để vào giữa lòng bàn tay và ép bốn ngón tay kia lên ngón cái ấy. Cuối cùng bà dùng bàn tay phải vỗ nhẹ lên nắm đấm của bàn tay trái”. Dim-my nhận xét rằng cử chỉ của mẹ ông lúc đó thật tuyệt vời. Năm anh em hiện diện đều hiểu được ý nghĩa mà bà muốn diễn tả: Bốn anh em trai phải thay bà để che chở và giúp đỡ cho cô em gái út bé nhỏ sau khi bà qua đời. Đó là một cử chỉ đầy ý nghĩa mà không lời nói nào có thể diễn tả hay hơn được. Cử chỉ ấy của bà đã để lại ấn tượng mạnh mẽ không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của anh em chúng tôi, khiến chúng tôi luôn giữ đúng lời trăn trối của bà”.

3) ĐỨC TÍNH HY SINH CỦA NGƯỜI MỤC TỬ: ANH PHẢI SỐNG :

Có hai vợ chồng trẻ làm nghề đốn củi vào mùa nước lũ. Chiều tối, khi trở về họ đặt củi trên chiếc thuyền lan mong manh, nhỏ bé để xuôi theo dòng nước quay về nhà. Thình lình một dòng lũ từ những sườn núi ồ ạt tuôn xuống dòng sông, tạo thành một dòng xoáy mỗi lúc một mạnh khiến chiếc thuyền lan nhỏ bé của họ bị bể vỡ tan tành. Người chồng cố níu kéo vợ khỏi bị nước lũ cuốn trôi. Nhưng dòng nước xoáy mỗi phút giây qua đi lại trở nên mạnh mẽ hơn. Sức lực của anh chồng xem ra mỗi lúc đuối dần khi phải một mình bơi sải vừa để thoát thân lại vừa phải cứu vợ. Người vợ thấy sức chịu đựng của chồng đã sắp cạn kiệt, nên đã buông tay ra để mặc cho dòng nước lũ cuốn đi. Chị chỉ kịp gào thét trong cơn mưa giông và nước lũ: "Anh phải sống để nuôi dạy đàn con anh nhé !".

4) TÌNH THƯƠNG MỤC TỬ BIẾN ĐỔI SỐ PHẬN CỦA MỘT NGƯỜI :

Dương Ân Điển là đứa bé bị bỏ rơi, người ta nhặt được nó ở một quầy bán thịt, trong cái chợ nghèo vùng núi miền Nam, đảo Đài Loan. Câu chuyện thương tâm này xảy ra năm 1974, ấy là lúc vừa lọt lòng, em đã không có hai cánh tay, chân phải thẳng đơ không thể co duỗi.
Thế mà 25 năm sau, đứa bé tàn tật bất hạnh ấy đã trở thành nhà danh họa tài ba, chuyên vẽ tranh bằng chân và miệng. Cô đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm ở Mỹ và Nhật, và là thành viên của Hiệp Hội quốc tế những người vẽ tranh bằng chân và miệng.
Cuộc đời co thay đổi nhanh chóng như thế, thành công rực rỡ như thế, cũng là nhờ mục sư Dương Húc và vợ ông là Lâm Phương Anh nhận nuôi. Đặc biệt là ông Tưởng Kinh Quốc đã cho cô đi giải phẫu chỉnh hình cột sống, nắn chân phải, sửa đường làm cầu cho cô dễ dàng đi tới trường. Ông đã nói với cô: “Cháu không có tay, nhưng còn chân, và có thể làm được rất nhiều việc”. Chính tình thương, sự chăm sóc, và lời động viên của ông Tưởng Kinh Quốc đã thay đổi số phận của một con người.
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10, 27). Thiên Chúa là chủ chiên nhân lành, Người yêu thương mỗi người chúng ta bằng một tình yêu cá biệt, cho dù chúng ta có què quặt đui mù, có xấu xa đốn mạt đến đâu, mỗi người chúng ta đều có chỗ đứng độc nhất vô nhị trong tình yêu bao bọc của Chúa; mỗi người chúng ta đều có vị trí đặc biệt trong trái tim yêu thương của Người. Tấm lòng quảng đại yêu thương của ông Tưởng Kinh Quốc dành cho cô bé tàn tật Dương Ân Điển chỉ là hình bóng tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa đối với chúng ta, những con chiên của Người.

5) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CỬA BẢO VỆ ĐÀN CHIÊN:

George Smith kể lại một loại chuồng chiên khi đi du lịch ở Đông phương : Bấy giờ ông cùng đi với một người chăn chiên. Thấy một chiếc chuồng ông liền hỏi người chăn chiên:
- Đó có phải là chuồng chiên không ?
Người ấy đáp :
- Dạ, phải.
Rồi Geoge nói :
- Tôi thấy chỉ có một lối đi vào.
Giơ tay chỉ khoảng trống ở hàng rào, người ấy đáp :
- Vâng, ở đàng kia là cái cửa.
Ông Geoge rất ngạc nhiên bảo :
- Nhưng ở đó đâu có cửa ?
Người chăn chiên đáp :
- Dạ, tôi là cửa.
Geoge chợt nhớ câu truyện trong Tin Mừng Gio-an nên nói với người chăn chiên :
- Anh muốn nói gì khi bảo chính anh là cái cửa ?
Người chăn chiên giải thích :
- Chiên vào chuồng xong, tôi đến nằm ngay ngưỡng cửa, và sẽ không có con chiên nào có thể đi ra hoặc con chó sói nào có thể đi vào chuồng nếu không nhảy qua người tôi.
Hình ảnh về cửa chuồng chiên này đối với chúng ta thì rất lạ, còn đối với người Do thái lại là hình ảnh rất quen thuộc. Chúa Giê-su tự ví mình như cửa chuồng chiên và như người mục tử nhân lành. Cả hai hình ảnh này đều nói lên tình thương yêu chăm sóc và sự bảo vệ mà Người dành cho chúng ta, là những con chiên trong đàn chiên do Người chăn dắt.

3. SUY NIỆM:
Chúa Nhật IV Phục Sinh hằng năm được gọi là Chúa Nhật lễ Chúa Chiên lành. Tin Mừng Gio-an đề cập đến hình ảnh quen thuộc của vùng Trung Đông: các mục tử chăn dắt đàn chiên, dẫn chúng ra đồng cỏ xanh tươi bên giòng suối mát để được ăn uống thỏa thuê.

1) TÔI LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH (Ga 10,7):

- Mục tử là người vào chuồng chiên ngang qua cửa chính, chứ không lén lút leo rào mà vào chuồng (x. Ga 10,1-2). Người giữ cửa quen biết mục tử nên sẵn sàng mở cửa, và chiên cũng quen biết mục tử quen với giọng nói của anh, nên dễ dàng phân biệt anh với người lạ hay kẻ trộm (x. Ga 10,3-5). Mục tử nhân lành yêu thương chiên, biết tên và âu yếm gọi từng con chiên trong đoàn ra ngoài. Mục tử sẽ đi trước dẫn đường, các con chiên sẽ yên tâm theo sau, vì chúng biết đang đi theo ai và người chủ chiên sẽ dẫn chúng đi đâu. Hầu như có một sự hiểu biết cảm thông và gần gũi giữa đoàn chiên và người mục tử.
- Trong lịch sử dân Ít-ra-en, các vua chúa và đại tư tế được gọi là mục tử. Danh hiệu Mục Tử Nhân Lành thường được dành riêng để gọi Đức Chúa. Qua trung gian ông Mô-sê, Đức Chúa đã dẫn đưa con dân Ít-ra-en vượt qua Biển Đỏ, qua sa mạc 40 năm để về miền Đất Hứa dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và con cháu đến muôn đời. Đức Chúa như người mục tử đã gắn liền số phận với đàn chiên là dân Ít-ra-en. Hình ảnh mục tử đó chỉ được rõ nét nơi Đức Giê-su trong thời Tân Ước sau này. Hôm nay, Đức Giê-su tuyên bố Người là Mục Tử nhân lành. Khác với các đầu mục Do thái là bọn người chăn thuê. Chúng chỉ biết lợi dụng đàn chiên để tìm tư lợi, Mục Tử nhân lành Giê-su thì yêu thương đàn chiên, hiểu biết từng con, luôn phục vụ đàn chiên và sẵn sàng thí mạng sống bảo vệ đàn chiên khỏi bị sói dữ cắn xé. Đối lại, con chiên cần phải nghe tiếng chủ chiên, yêu mến và vâng lời chủ chiên. Đức Giê-su phán: “ Kẻ trộm đến chỉ để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần Tôi, Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

2) TÔI LÀ CỨA CHUỒNG CHIÊN (Ga 10,9) :

Sau khi đã tự mô tả là một người mục tử nhân lành, Đức Giê-su lại nhận mình là cửa chuồng chiên. Hôm nay Đức Giê-su tuyên bố: « Tôi là cửa cho chiên ra vào… Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ » (Ga 10,7.9). Đức Giê-su chính là mục tử chăn dắt đoàn chiên là các tín hữu. Khác với kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy, Đức Giê-su đến để cho chiên được sống, và sống dồi dào (x. Ga 10,10).
- Cửa chuồng chiên là lối cho chiên ra vào chuồng để được bảo vệ an toàn và được sống dồi dào. Chỉ người nào đi qua Cửa chuồng chiên Giê-su tức là Hội Thánh thì người ấy mới là mục tử thực sự của Thiên Chúa và mới được hưởng ơn cứu độ của Ngài ban cho (x. Ga 10,9). Thánh Gio-an Kim Khẩu nói: “Khi Đức Giê-su đưa chúng ta đến với Chúa Cha, Người nhận mình là Cửa. Khi Người săn sóc dưỡng nuôi ta, Người nhận mình là Mục Tử”. Cửa Giê-su cũng giúp phân biệt mục tử giả và thật : Mục tử giả sẽ không dám đi ngang qua Cửa Giê-su để vào chuồng chiên. Chớ gì Hội Thánh có nhiều mục tử thực sự của Chúa Giê-su, có tình yêu thương thể hiện qua lối sống gần gũi « có mùi chiên », biết tên từng con chiên và mang lại cho chiên của ăn thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể đem lại sự sống dồi dào.

3) LỄ CHÚA CHĂN CHIÊN NHÂN LÀNH :

a) Hội Thánh dành Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh hằng năm gọi là lễ Chúa chiên nhân lành, và mời gọi các tín hữu ý thức bổn phận cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục tu sĩ. Đây là một vấn đề sống còn của Hội Thánh khắp hoàn cầu. Hiện nay nhiều nơi trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ, đang thiếu trầm trọng ơn gọi linh mục tu sĩ. Nhiều nhà thờ không có linh mục nên đành phải đóng cửa hoặc bán đi để trả nợ. Cũng có nhiều dòng tu bị giải thể vì không còn lớp tu sĩ trẻ kế thừa.

b) Hiện tượng thiếu ơn gọi linh mục tu sĩ là do mấy nguyên nhân chính sau đây:
- Một là vì cuộc sống tu trì hiện nay không còn hấp dẫn lớp người trẻ đã bị tục hóa.
- Hai là các người trẻ hôm nay luôn chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng và hưởng thụ: chỉ biết tìm thỏa mãn các đam mê nhục dục thấp hèn, các nhu cầu ích kỷ bản thân… và mất đi cảm thức về đức tin.
- Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là do người lớn chúng ta đã không nhiệt tâm cổ võ cho ơn thiên triệu và không quảng đại hiến dâng con mình cho Chúa.
- Mỗi Giáo xứ phải trở thành vườn ươm trồng ơn thiên triệu: Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong sứ điệp về ơn gọi năm 1996 đã nhắc đến việc cần phải làm là tạo một môi trường thuận lợi cho hạt giống ơn gọi dễ phát triển là các giáo xứ. Ngài nói như sau: “Phải làm sao để mỗi giáo xứ trở thành một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, cộng đoàn cầu nguyện, hăng say làm việc tông đồ và luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khổ. Giới trẻ hôm nay vẫn không thiếu những tâm hồn quảng đại, không thiếu những người trẻ muốn sống cuộc đời lý tưởng và có ý nghĩa. Họ cần được Hội Thánh hướng dẫn để gặp được Đức Giê-su, để nghe lời Người và theo làm môn đệ của Người, sẵn sàng chia sẻ sứ mệnh cứu độ của Người. Giới trẻ hôm nay cũng cần được nghe những tiếng kêu than của bao người đói khát chân lý hay đang cần được công lý bảo vệ. Hội Thánh phải giúp giới trẻ cảm nhận được bổn phận lớn lao là xây dựng thế giới này trở thành một ngôi nhà của tình thương và hạnh phúc. Giới trẻ cũng cần có những người thầy, người bạn dám sống điều mình tin giữa muôn trở lực khó khăn, và luôn đứng vững trước sức mạnh của các cám dỗ muốn thỏa mãn các đam mê tội lỗi bất chính”.

4) LÀM GÌ ĐỂ HỘI THÁNH CÓ THÊM NHIỀU ƠN THIÊN TRIỆU ?

a) Hỗ trợ của các bậc cha mẹ trong gia đình: Hiện nay sở dĩ thiếu ơn gọi một phần cũng là do lỗi của mỗi người tín hữu chúng ta chưa thiết tha cầu xin Thiên Chúa sai thêm thợ gặt đến, chưa quyết tâm canh tân đời sống để trở thành chứng nhân của Chúa Giê-su, chưa quảng đại dâng con cái và khuyến khích chúng quảng đại phục vụ Chúa và Hội Thánh trong cuộc sống tu trì hiến dâng.

b) Gương sáng của các mục tử trong Hội Thánh: Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói về các mục tử trong Hội Thánh như sau: “Giám Mục không phải là Giám Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân. Cũng vậy, Linh Mục không phải là Linh Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân: để phục vụ, nuôi dưỡng, chăm sóc dân là đoàn chiên của ngài…” Đức Giáo Hoàng đòi hỏi linh mục như sau : “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình.” Hiện nay trong giáo xứ của chúng ta, vẫn còn nhiều người chưa biết Chúa, hoặc đã biết Chúa nhưng chối bỏ đức tin, cố tình loại Chúa ra khỏi cuộc đời mình… Các cha xứ phải trở thành mục tử nhân lành khi biết tìm kiếm họ để an ủi, chữa lành và mời họ trở về với Chúa.

c) Gây ý thức về tầm quan trọng và nhiệm vụ ươm trồng ơn thiên triệu : Trong năm Mục Vụ Gia Đình, chúng ta cũng cầu nguyện cho mỗi người chúng ta là chủ chăn của giáo xứ, là người phục vụ trong giáo họ, ý thức để sống đúng vai trò của mình là linh mục, quý chức giúp việc, là chồng vợ, cha mẹ và con cái : Chồng biết yêu thương và chung thủy với vợ, không ngoại tình, không dùng bạo lực. Người làm vợ phải biết yêu thương, chung thủy và phục tùng chồng để gia đình được hạnh phúc. Các bậc cha mẹ phải sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái Chúa ban cho, nuôi nấng dạy dỗ con khôn lớn, biết chăm sóc gìn giữ từng đứa con khỏi những nguy hiểm trong cuộc sống hiện tại. Giáo dục con cái biết hiếu thảo, vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ để đẹp lòng Chúa; Các vị trùm trưởng phải ý thức xây dựng giáo họ hay đoàn thể mình phụ trách trong tình yêu thương, hiệp nhất và phục vụ để có thể lớn lên về mọi mặt.
d) Quảng đại đóng góp tinh thần vật chất cho chủng viện : Các gia đình, hội đoàn, giáo xứ… hãy quảng đại để tích cực cộng tác với Hội Thánh ươm trồng ơn thiên triệu để thêm nhiều linh mục và tu sĩ chăm sóc đàn chiên và truyền giáo vì « lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt ».

4. THẢO LUẬN:

1) Hãy chọn trong những phẩm chất sau đây 10 phẩm chất mà bạn cho là không thể thiếu được nơi các vị linh mục trẻ hôm nay: khôn ngoan, đạo đức, có bằng cấp cao, thông thạo ngoại ngữ, đàn hay hát giỏi, giảng hấp dẫn, nhiệt tình tông đồ, sống đơn giản, sẵn sàng dấn thân hy sinh, biết chu toàn bổn phận, có thái độ khiêm tốn, hiền hòa, vui vẻ, tiết độ, trung thực, vị tha, đúng đắn trong giao tiếp, quan tâm đến giới trẻ, có lòng thương người nghèo khổ ? Tại sao các linh mục lại cần phải có những phẩm chất ấy ?
2) Bạn sẽ làm gì giúp Hội Thánh có thêm nhiều linh mục tình nguyện dấn thân phục vụ dân Chúa ?
3) Cùng hát bài: “Lạy Chúa xưa Chúa đã phán…” để xin Chúa sai thêm thợ gặt đến cánh đồng lúa đã chín vàng ở khắp nơi.

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con những linh mục biết quảng đại, hy sinh trong đời phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng để sẵn sàng đón nhận hết mọi người, nhất là những người đau khổ và bị bỏ rơi. Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được chính Chúa. Xin ban cho chúng con những linh mục biết chăm chỉ rao giảng Lời Chúa, có sức làm nóng lên đức tin yếu kém và làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa trong mọi người. Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những vị chủ chăn tốt lành noi gương Chúa xưa, đến để cho chiên “được sống và sống dồi dào”.
- LẠY CHÚA. Xin cho các gia đình Công giáo trở thành một môi trường tốt ươm trồng ơn thiên triệu, bằng việc tạo bầu khí đạo đức và yêu thương giữa các thành viên với nhau. Xin cho chúng con luôn kính trọng yêu mến các linh mục coi sóc chúng con, thành tâm cộng tác với các ngài, sẵn sàng giúp đỡ các ngài chu toàn nhiệm vụ. Ước gì Giáo Xứ chúng con trở thành một Cộng Đoàn luôn có sự hiệp nhất giữa chủ chăn và đoàn chiên, là điều kiện để có thể phát triển cả về vật chất cũng như tinh thần. Nhờ đó chúng con sẽ chu toàn được sứ mệnh làm chứng nhân cho Chúa giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican phát hành tem thư kỷ niệm 100 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Hồng Thủy
17:12 05/05/2017
Vatican - Vài ngày trước cuộc hành hương của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Fatima để kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ Maria hiện ra với các trẻ mục đồng ở Fatima, ngày 04/05/2017, văn phòng tem thư Vatican đã phát hành một loại tem và một bưu thiếp của bưu điện Vatican. Vài tháng tới, đồng tiền cắc 2 euro kỷ niệm biến cố này cũng được phát hành.

Cùng ngày này, Văn phòng tem thư Vatican cũng phát hành các con tem về Đức nguyên giáo hoàng Biển đức XVI và hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô.

Giống như lời kể của Lucia, một trong 3 trẻ mục đồng, trên con tem có hình Đức Trinh nữ hiện ra từ một đám mây, mặc áo trắng phủ ánh sáng và một tấm khăn choàng viền vàng phủ đầu và vai của Mẹ. Trước Đức Mẹ, 3 trẻ mục đồng đang cầu nguyện và tôn kính trong khung cảnh miền quê, với sự bình an nhẹ nhàng của sự kiện. Con tem có mệnh giá 2,55 euro.

Các cuộc hiện ra ở Fatima cũng là một trong hai đề tài được Vatican chọn cho hai đồng tiền kỷ niệm có giá 2 euro được phát hành năm nay. Đồng tiền có hình 3 trẻ mục đồng và hình nền là đền thánh Đức Mẹ. Một đề tài khác được chọn cho đồng 2 euro là kỉ niệm 1950 năm cuộc tử đạo của hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Văn phòng tem thư cũng phát hành 2 con tem, giá 0.95 euro và 1 euro nhân dịp kỷ niệm này.

Trước đây, vào năm 1967, Vatican đã phát hành các con tem nhân kỷ niệm 50 năm các cuộc hiện ra ở Fatima. Dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô, Vatican đã 3 lần phát hành các con tim về Đức Mẹ Fatima: các năm 1982, 1984 và 2000.

Lần phát hành ngày 04/05 này, còn có tem nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 90 của Đức nguyên giáo hoàng Biển đức XVI. Con tem có giá 0,95 euro, có hình Đức Biển đức đang lần hạt Mân côi. (Avvenire 04/05/2017)
 
Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho Phi Châu
Bùi Hữu Thư
19:50 05/05/2017
Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho Phi Châu

Video của Đức Thánh Cha về Phi Châu, phát hình trên Mạng Lưới Cầu Nguyện Quốc Tế của Đức Thánh Cha: https://thepopevideo.org/fr.html

Ngày 5, tháng 5, 2017 “Chúng ta hãy cùng nhau kết hiệp với các anh chị em tại đại lục lớn lao này và hãy cùng cầu nguyện cho các Kitô hữu Châu Phi, để cho họ có thể làm chứng cách tiên tri cho sự hòa giải, cho nền công lý và hòa bình, theo gương Chúa Giêsu giầu lòng thương xót.” Đây là lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong video về ý chỉ cầu nguyện Tháng Năm, 2017.

Trong cuốn phim ngắn được bỏ lên Mạng Lưới Cầu Nguyện Quốc Tế của Đức Thánh Cha, ngài nói: “Khi chúng ta nhìn về Phi Châu, chúng ta có thể thấy ngay kho tàng các sản vật thiên nhiên tại đây. Đại lục này duy tri được niềm vui cho đời sống và niềm hy vọng giữa một di sản thiên nhiên văn hóa và tôn giáo giầu có.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đang tiêu diệt các dân nước và phá huỷ những tài sản thiên nhiên và văn hóa.”

Đức Thánh Cha nói tiếng Tây Ban Nha, kêu gọi mọi người cùng cầu nguyện vói ngài theo ý chỉ này, trong khi các hình ảnh của những người thuộc các nước Phi Châu được chiếu trên mành ảnh truyền hình.

Bùi Hữu Thư
 
Pháp lệnh tự do tôn giáo của T.T. Trump được ca ngợi nhưng chỉ là “bước đầu”.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:53 05/05/2017
Pháp lệnh tự do tôn giáo của T.T. Trump được ca ngợi là quan trọng, nhưng chỉ là “bước đầu”.

(EWTN News/CNA) Những nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo ghi nhận bước đầu của T.T. Donald Trum trong việc tiến tới việc bảo vệ tự do tôn giáo với pháp lệnh mà ông đã ký vào hôm Thứ Năm, nhưng nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Đức Hồng Y Donald Wuerl của giáo phận Washington nói với đài EWTN rằng “Pháp lệnh là bước đầu tiên rất tốt để thực thi những bước kế tiếp, nhưng đây mời chỉ là bước đầu chúng ta hãy chờ xem.”

T.T. Donald Trump đã ký một pháp lệnh về tự do tôn giáo vào hôm thứ Năm, đúng vào ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện, tại khu Vườn Hồng trong tòa Bạch Ốc với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo tôn giáo, trong đó có Đức Hồng Y Wuerl.

Pháp lệnh tự do tôn giáo hướng dẫn các cơ quan chính phủ khi ban hành những quy định mới cần lưu ý đến quyền tự do lương tâm gây nên việc chống lại luật buộc của Bộ Y Tế ở cấp Liên Bang, luật này bắt các chủ nhân phải cung các chương trình bảo hiểm y tế gồm cả việc trả chi phí cho việc ngừa thai, triệt sản và một số thuốc gây nên việc hư thai ở giai đoạn đầu.

Pháp lệnh cũng kêu gọi Sở Thuế nới lỏng Tu Chính Johnson trong việc cấm các nhà điều hành tôn giáo công khai ủng hộ các ứng cử viên dân cử trên bục giảng để tiếp tục được hưởng tình trạng miễn thuế.

Để bãi bỏ tu chính này cần phải được chấp thuận của Quốc hội, nhưng pháp lệnh là một bước quan trọng trong việc bảo đảm rằng các tổ chức tôn giáo có thể lượng định những vấn đề chính trị mà không bị mất tình trạng miễn thuế của mình.

Tham dự trong lễ ký pháp lệnh còn có các Nữ Tử bé mọn của Người Nghèo, những nguyên đơn kiện Bộ Y Tế chống lại luật bắt buộc của chính quyền liên bang. TT Trumg đã ca ngợi hai nữ tu có mặt trong Vườn Hồng, gọi họ là “những nữ tu đáng kính phục vì sự phục vụ những người đau yếu, già nua và bị bỏ quên của họ.” TT Trump nói rằng “ Tôi xin báo cho quý vị biết rằng những khó khăn mà quý vị gặp hiện nay sẽ sớm chấm dứt” và pháp lệnh mà ông ký hôm nay sẽ bảo vệ các nữ tu cũng như các tổ chức tôn giáo khác khỏi phải những bắt buộc trái với lương tâm mình.

Mẹ Loraine, Bề trên của Dòng Nữ Tử Bé Mọn của Người Nghèo nói rằng “Chúng tôi biết ơn pháp lệnh của Tổng Thống và mong rằng các cơ quan chính phủ sẽ miễn trừ cho chúng tôi thi hành những quy định trái với lương tâm tôn giáo để chúng tôi có thể tiếp tục phục vụ những người nghèo, già nua và đang hấp hối là hình ảnh của Chúa Giêsu mà không sợ bị phạt bởi chính phủ.”

Trong nhiều năm qua, lệnh buộc của Bộ Y Tế đã là đề tài gây tranh cãi xôi nổi. Khởi đầu là quy định của Luật Affordable Care Act bao gồm “dịch vụ phòng ngừa” được Bộ Y Tế dưới thời TT Obama giải thích rằng việc bảo hiểm sức khỏe phải bao gồm ngừa thai, triệt sản và những loại thuốc gây hư thai.

Sau một loạt nhiều chống đối, chính phủ đề nghị một giải pháp thỏa thuận là cho phép những cơ sơ tôn giáo bất vụ lợi thông báo cho chính phủ những phản đối của mình và chính phủ sẽ trực tiếp ra lệnh cho hãng bảo hiểm trả cho những dịch vụ đó.

Tuy nhiên rất nhiều tổ chức tôn giáo bác ái, trường học và các giáo phận vẫn tiếp tục kiện vì lý dó rằng dù cho sự thỏa thuận, nhưng họ vẫn phải hợp tác với các hãng bảo hiểm và có thể vẫn phải trả một cách gián tiếp các dịch vụ đó. EWTN cũng là một trong số những tổ chức tham gia những vụ kiện chính phủ.

The Backet Fund for Religious Liberty, một hội luật gia đã giúp đỡ và bảo vệ các nhóm kiện lại chính phủ qua luật bắt buộc của Bộ Y Tế giải thích rằng pháp lệnh của TT Trump tăng cường quyền lực cho các cơ quan liên bang để bảo đảm các tổ chức tôn giáo trong những trường hợp bị bắt ép vi phạm quyền tự do lương tâm.

Lori Windham, một luật sư cấp cao của Becket Fund nói với các phóng viên rằng “Hội đã sẵn sàng xem lại hồ sơ cũng như bảo đảm cho các nhóm đứng đơn kiện như Nữ Tử Bác Ái được bảo vệ.”

Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Giáo Phận Houston-Galveston, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói rằng “Chúng tôi tham gia với Cơ Quan Quản Trị để bảo đảm rằng có sự quan tâm thích hợp cho những ai vì niềm tin tôn giáo của mình phải đương đầu với những vần đề ma túy, dụng cụ và phẫu thuật mà Bộ Y Tế đã bắt ép những người có niềm tin phải tuân thủ trong vài năm qua. Chúng tôi vui mừng về quyết định miễn trừ chung cho các tôn giáo đối với luật bắt buộc của Bộ Y Tế, nhưng sẽ xem xét chi tiết về từng khoản quy định được đề nghị.”

Pháp lệnh mới cũng công bố rằng “Chính phủ phải thực sự dùng quyền của Luật Liên Bang để bảo đảm vững chắc quyền tự do tôn giáo” và yêu cầu Bộ Trưởng Tư Pháp “ ban hành các hướng dẫn giải thích luật bảo vệ tự do tôn giáo trong các Luật Liên Bang.”

Tuy nhiên, nhiều nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo vẫn cảm thấy pháp lệnh chưa đầy đủ. Điển hình là nó không đưa ra việc bảo vệ các nhân viên chăm sóc sức khỏa và các cơ sở y tế khi họ từ chối thực hiện việc phá thai hay các cơ sở giám sát trẻ em trong việc chỉ cho các em ở nhà nếu có cả cha và mẹ.

Rayan T. Anderson thuộc tổ chức Heritage Foundation đã viết trên tờ The Daily Signal rằng “Pháp lệnh quá nghèo nàn và không đề cập đến những mối đe dọa chính yếu đối với tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ hiện nay.”

Các nhà ủng hộ tự do tôn giáo, gồm cả 50 thành viên trong Quốc Hội, trong thư gởi cho TT Trump vào ngày 5 tháng Tư, đã hy vọng pháp lệnh mới sẽ đem lại sự bảo vệ rộng lớn cho tôn giáo.

Đức Hồng Y DiNardo nhận định rằng "trong các lĩnh vực đa dạng như nhận con nuôi, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ xã hội khác, tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo được duy trì rộng rãi, đặc biệt là việc bảo vệ cuộc sống con người cũng như giữ gìn hôn nhân và gia đình , tất cả đã trở nên tồi tệ trong những năm gần đây mà hậu quả là cuồng tín, thù địch và phạt vạ. Chúng ta tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ lâu dài của quốc hội về những vấn đề quan trọng đối với những người có niềm tin.”

Brian Burch, chủ tịch Catholic.org nói với EWTN rằng pháp lệnh là một bước đầu quan trọng tiến đến việc bảo vệ tự do tôn giáo, nhưng còn nhiều việc phải làm.

Tổng Thống Trump đã ký pháp lệnh vào ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện và sau khi gặp Đức Hồng Y Wuerl và DiNardo.

Trong buổi họp, ĐHY Wuerl nói “Trước hết chúng ta có dịp để cám ơn Tổng Thống vì pháp lệnh về tự do tôn giáo rất quan trọng này.”

Ngài cũng hy vọng cuộc đối thoại là bước mở đầu cho những cuộc đối thoại tiếp theo về nhiều vấn đề khác. “Một điều chúng ta cần là tiếp tục đối thoại về toàn bộ những vấn đề về giá trị của cuộc sống. Dĩ nhiên chúng ta ủng hộ những vấn đề về đời sống và tự do tôn giáo và chúng ta tiếp tục nói về những vấn đề khác để có cơ hội cùng hợp tác với nhau.”

Tòa Bạch Ốc cũng thông báo vào hôm Thứ Năm rằng Tổng Thống sẽ đến thăm Ả Rập Saudi, Do Thái và Tòa Thánh Vatican. ĐHY Wuerl nói rằng TT Trump “ rất chú tâm vào chuyến đi này và việc ông sẽ đến thăm Vatican.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Món quà yêu thương mừng Chúa Phục Sinh đến với đồng bào dân tộc Kontum
Trương Trí
08:47 05/05/2017
MÓN QUÀ YÊU THƯƠNG MỪNG CHÚA PHỤC SINH ĐẾN VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KONTUM

Đoàn từ thiện xuất phát từ Suối Nho và Gia Kiệm thuộc Giáo phận Xuân Lộc lúc 9 giờ sáng ngày 2 tháng 5, một ngày đầu tháng 5, tháng Hoa tôn vinh Mẹ Maria. Đây là món quà mừng Chúa Phục sinh đã được chuẩn bị từ lâu nay, nhưng mãi đến bây giờ mới đến được với bà con dân tộc nghèo khổ tại Kontum vì người đồng hành với Đoàn là Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B Lê Đức Thịnh bị bệnh nặng lâu nay. Hôm nay, mặc dù căn bệnh hiểm nghèo chưa dứt hẳn nhưng Hiệp sĩ Đại Thánh giá vẫn cố gắng đồng hành với Đoàn để tạo sự phấn khởi và khích lệ mọi người.

Xem Hình

Về đến Kontum lúc nữa đêm, sau vài giờ nghỉ ngơi, đoàn thức dậy tham dự Thánh lễ cùng các sơ Hội Dòng Ảnh Phép lạ. Chuyến hàng gồm có: 3 tấn gạo, 260 thùng mì gói, 90 kg dầu ăn, 60 kg bột ngọt, 60 thùng quần áo và 1 tấn trái cây. Tất cả được chia đều cho 3 nơi: Nhà Mẹ Dòng Ảnh Phép lạ; Trung tâm nuôi dưỡng người Cùi Đăc Kia do các sơ dòng Nữ tử Bác ái phụ trách và Cơ sở Vinh Sơn 4 thuộc Hội dòng Ảnh Phép lạ.

Đến Trung tâm nuôi dưỡng bệnh nhân Cùi từ lúc sáng sớm, vì không báo trước nên chúng tôi chứng kiến cảnh một số bệnh nhân già yếu tập trung trong nhà ăn, kẻ nằm người ngồi xem phim trên truyền hình. Họ là những người không còn khả năng lao động, hàng ngày tập trung nơi đây xem truyền hình, xem phim cho hết thời gian.

Về thăm Tòa Giám mục Kontum, đoàn được Đức Cha Alosio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum đón tiếp ân cần. Ngài cho biết, từ lâu nay Tòa Giám mục chỉ lo việc phát triển và xây dựng các Nhà thờ cho bà con có chỗ tham dự Thánh lễ, đồng thời chăm lo đời sống cho bà con dân tộc, do đó cơ sở vật chất của Tòa Giám mục không được trùng tu và nay đã xuống cấp trầm trọng. Hơn nữa, số linh mục của Giáo phận và tu sinh ngày càng phát triển nên vấn đề nhà ở, nhà sinh hoạt và cả nhà ăn đang gặp khó khăn. Giáo phận Kontum lại hết 2/3 là người dân tộc thiểu số, mình còn phải phải giúp họ về đời sống thì có đâu mà trông chờ vào góp sức của họ. Ngài mong rằng những tấm lòng hảo tâm của bà con luôn hướng về những người dân tộc nghèo khổ ở Kontum.

Đoàn tiếp tục lên đường đi thăm Nhà Cô nhi Vinh Sơn 4, được sơ Y Vân cho biết, hiện nay Nhà Vinh Sơn 4 nuôi dưỡng 136 em cô nhi. Trong đó có 33 em đang học cấp 3. đây mới là vấn đề khó khăn cho Cộng đoàn. Vì việc lo cho các em học rất tốn kém. Cũng theo sơ Y Vân cho biết, trước đây mỗi lần làm bất cứ giấy tờ gì, khi đến chính quyền xã đều gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi địa phương ngày càng có nhiều em cô nhi, chính quyền xã phải cậy nhờ đến các sơ nuôi dưỡng nên dần dần họ cũng cảm thông và tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

Từ Nhà Vinh Sơn 4, chúng tôi lên đường viếng Đức Mẹ Măng Đen, vì xe rộng rải sau khi đã xuống hết tất cả hàng hóa, nên chúng tôi cho các em cô nhi đi lên Mẹ Măng Đen. Các em rất vui vì đây là cơ hội hiếm hoi được ngồi lên xe ô tô đi chơi. Mỗi lần lên đây chiêm ngắm Mẹ là mỗi lần ngẹn ngào trước hình ảnh tật nguyền của Mẹ Măng Đen: “Mẹ cụt tay”. Nhưng hình ảnh Mẹ Măng Đen được hàng ngàn bệnh nhân phong cùi ở Kontum nhìn nhận là Đức Mẹ của riêng họ, và những người con thảo hiếu đến với Mẹ chính là những “cánh tay của Mẹ”. Mẹ vẫn là Mẹ của Lòng Thương xót luôn thương đến những ai chạy đến cùng Mẹ nên quanh Mẹ luôn tràn ngập hoa tươi.

Sau khi dâng lên Mẹ tràng chuỗi Mân Côi, chúng tôi quay trở về Nhà Mẹ Hội Dòng Ảnh Phép lạ. Cô Maria Nguyễn Thị Hồng đã trao cho Mẹ Bề trên số tiền 1.500 USD của Giáo xứ Giuse, Cha Giuse Phạm Đình Thắng và Hội Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh thể ở Hoa Kỳ do anh Dương Quốc Long chuyển về. Cô Nguyễn Thị Hồng cũng trao tặng các sơ già yếu bệnh tật món quà động viên các sơ trên giường bệnh.

Kết thúc chuyến từ thiện, chúng tôi quay trở về trong niềm vui được cùng chia sẻ khó khăn với đồng bào dân tộc nghèo khổ ở Miền Truyền giáo Tây Nguyên.

Trương Trí
 
Về Quy Nhơn nhân dịp Giáo Phận kỷ niệm 400 năm đón nhận Tin Mừng
Lm Giuse Trương Đình Hiền
20:12 05/05/2017
MẸ CHÚNG TA VẪN CÒN Ở ĐÓ !

Người xa quê hướng về giáo phận nhân dịp kỷ niệm 400 năm giáo phận đón nhận Tin Mừng

          Có một câu ca dao mà tôi nghĩ chắc không ai là không thuộc :

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều !

          Và có lẽ chính trong nỗi nhớ quê hương da diết đó, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết một bài thơ 6 chữ mang tựa đề “Quê Hương” đã trở thành một trong những bài thơ đẹp nhất trong làng thơ Việt mang chính chủ đề thân thương này. Bài thơ đã mở đầu bằng những câu hỏi thật giản đơn dung dị nhưng âm vang và đọng lại cả một trời ý nghĩa :

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu.

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều…

          Đối với những anh chị em đã từng được sinh ra, lớn lên, bước đi trên những lối mòn, băng qua từng con phố nhỏ và mang theo đầy ắp những tâm sự vui buồn…và hiện đang còn bao người thân đang “ở đó”, nơi vùng đất chạy dài từ Bình Sơn Châu Ỗ Quảng Ngãi đến tận đèo Cả Phú Yên…thì câu trả lời cho câu hỏi “quê hương là gì hở mẹ” sẽ là :

- Quê hương là “Gà nướng Thiên Ấn hay Cá Bống sông Trà”.

- Quê hương là “Rượu Bầu Đá Sông Côn hay Bánh xèo tôm nhảy Tuy Phước”.

- Quê hương là “Bánh tráng Hòa Đa, bánh bèo núi Nhạn”, hay là nơi có “hoa vàng trên cỏ xanh”…

          Và nếu thêm vào câu hỏi 2 chữ “đức tin” : “quê hương đức tin là gì hở mẹ”, thì cái chắc giáo dân của ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, sẽ trả lời : “quê hương đó chính là giáo phận Qui Nhơn, là “bà mẹ già Hội Thánh địa phương” sắp sửa mừng “sinh nhật 400 tuổi”.

          Là những người con tha hương và đồng hương, hôm nay chúng ta tập trung để cùng nhau nói chuyện về mẹ Qui Nhơn, nhớ về mẹ Qui Nhơn, nhất là hướng về ngày sinh nhật mẹ Qui Nhơn sắp tròn 400 tuổi. Nhưng trước hết, chúng ta cần về thăm lại sức khỏe của mẹ chúng ta hôm nay như thế nào, sinh sống làm sao, có được mạnh khỏe yên lành chăng…

I. MẸ QUI NHƠN[1] CHÚNG TA HÔM NAY :

          Vâng, cho dù “Quảng Ngãi có “hay co”, Bình Định “cứ mãi lo” để Phú Yên “ních hết”, thì chúng ta vẫn có chung một địa chỉ tinh thần, một điểm quy chiếu đức tin đó là Mẹ giáo phận Qui Nhơn, một trong 26 giáo phận của Hội Thánh tại Việt Nam và thuộc Tổng giáo phận Huế.

1/. Địa lý giáo phận : tổng diện tích thuộc địa bàn mục vụ của gáo phận hiện nay trên 16.000 km2[2], trải dài trên 300 km (đường bộ) và trên 400 km bờ biển thuộc cơ cấu hành chánh của 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên với dân số khoảng trên 4 triệu. Phía bắc giáp giáo phận Đà Nẵng, phía nam giáp giáo phận Nha Trang, phía Tây giáp giáo phận Kontum và một phần Tây nam giáp giáo phận Ban Mê Thuột.[3]

2/. Hiện tình giáo phận (Theo lịch giáo phận 2017-2018) :

- Có 7 giáo hạt : Quảng Ngãi, Bồng Sơn, Kim Châu, Gò Thị, Qui Nhơn, Mằng Lăng, Tuy Hòa.[4]

- 54 giáo xứ, 6 giáo họ biệt lập.[5] 20.068 gia đình và tổng số giáo dân : 72.369 (trên tổng số dân 3 tỉnh : 4.130.000).

- Linh mục : 124 ; chủng sinh ĐCV : 46 ; chủng sinh dự tu : 40.[6]

3/. Để điều hành giáo phận :

- Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi : Giám Mục chính tòa giáo phận kể từ 30.6.2012.

- Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn : Đang nghỉ hưu.

- Hội Đồng Linh mục – Ban tư vấn : Gồm 24 thành viên, tư vấn cho Đức Cha về các chương trình mục vụ của toàn giáo phận[7].

- Hội Đồng Mục vụ giáo phận : gồm 202 thành viên bao gồm linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân (đại diện mọi thành phần dân Chúa) để thực thi các chương trình mục vụ được Đức Cha và HĐLM đề xuất.[8]

4/. Các cộng đoàn tu sĩ hoạt động mục vụ trong giáo phận :

- Dòng Chúa Cứu Thế : hoạt động truyền giáo tại giáo hạt Quảng Ngãi : đảm nhiệm 2 giáo xứ Châu Ỗ, Lý Sơn và các giáo họ biệt lập : Bình Hải, Bình Thạnh, Trà Bồng…

- Dòng Ngôi Lời[9] : Hiện đang phụ giúp mục vụ tại giáo xứ Kim Châu và đặc trách giáo họ biệt lập Đập Đá.

- Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc (Tức Dòng Đồng Công) : Đã hoạt động truyền giáo tại Qui Nhơn từ trước 1975. Hiện tại đang đồng hành cùng dân Chúa tại giáo hạt Tuy Hòa để hỗ trợ mục vụ tại đây.

- Dòng mến Thánh Giá Qui Nhơn : Dòng nữ thuộc giáo phận, là Dòng Mến Thánh Giá đầu tiên của Đàng Trong, được ĐGM Lambert de La Motte thiết lập tại An Chỉ Quảng Ngãi năm 1671. Hiện nay có hàng trăm nữ tu hoạt động trong 9 giáo phận của hai TGP Huế và Sài Gòn.

- Dòng Nữ Phaolô Đà Nẵng : Đang hoạt động tại vùng Qui Nhơn và Phú Yên.

- Dòng Phan Sinh thừa Sai Đức Mẹ đang hoạt động tông đồ tại bệnh viện Phong Qui Hòa, Qui Nhơn.

- Tu Hội đời Thánh Tâm (nam và nữ) đang hiện diện tại Phú Yên.

- Dòng Nữ tử bác Ái Vinh Sơn : Đang bắt đầu tái hiện diện để phục vụ truyền giáo bác ái tại vùng Phước Thọ Quảng Ngãi.

5/. Các hội đoàn, đoàn thể trong giáo phận :

- Legio Mariae : Gồm người lớn (Senior) và giới trẻ (Junior) với trên 1500 hội viên hoạt động trong khắp giáo phận với các đơn vị : 1 Comitium (đơn vị quản trị cấp giáo phận) cùng với 10 Curiae (cấp giáo hạt) và hàng trăm Praesidia (cấp giáo xứ).

- Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể : đang được các giáo xứ hưởng ứng và xây dựng.

- Các hội đoàn hướng về mục vụ hôn nhân gia đình : Gia đình cùng theo Chúa (CTC), Khôi Bình, Song Nguyền…

- Phong trào cầu nguyện và thực hành đạo đức : Nhóm cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa, Hội Mân Côi.

- Hội đoàn hướng về mục vụ giới trẻ, bác ái xã hội : Hội (Ban) Bảo vệ sự sống, Hội Sinh Viên (Huệ Trắng Phú Yên, Bình Minh Qui Nhơn, Truyền Tin Quảng Ngãi)…

- Cũng không thể không nhắc tới hàng ngàn giáo lý viên, ca viên các ca đoàn, Chức việc, ban Trật tự, Trợ táng, giới hiền mẫu, hiền phụ…đang hàng ngày, hàng tuần tích cực trong âm thầm lo công việc của giáo xứ, của các gia đình (trong đó có các gia đình của các bạn…!).

II. “ĐẶC SẢN Công Giáo QUI NHƠN” :

 1. Cội nguồn lịch sử :

          Chúng ta sắp sửa mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến với giáo phận (1618-2017). Chính sự kiện nầy đã nói lên niềm tự hào về cội nguồn lịch sử của giáo phận chúng ta. Vâng, thời điểm cách đây 400 năm, với cư sở truyền giáo đầu tiên là Nước Mặn (tháng 7/1618), các Thừa Sai Dòng Tên đã gieo hạt giống Tin Mừng cho mảnh đất Đàng Trong của thời mở cõi. Cũng từ đây, chữ quốc ngữ bắt đầu được xây dựng để trở nên khí cụ hữu hiệu cho công cuộc loan báo Tin Mừng và cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam hôm nay.[10] Từ trung tâm Nước Mặn đó, với bao mồ hôi nước mắt cùng với sự khôn ngoan đầy sáng tạo nhờ ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo đã gặt hái thành công rực rỡ mà cụ thể đó là việc Tòa Thánh chính thức thiết lập hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên năm 1659 : Giáo phận Đàng Trong (tiền thân của Qui Nhơn) và giáo phận Đàng Ngoài. Kể từ gốc “thân mẹ Đàng Trong” đó, 16 giáo phận đã lần lượt khai sinh trên vùng đất từ Sông Gianh trở vào tới mũi Cà Mau mà cho đến năm 1963[11], gia tài của mẹ Qui Nhơn chính thức còn lại với phần đất 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đó là giáo phận chính tòa Qui Nhơn của chúng ta hôm nay.

2. Chứng nhân đức tin :

          Nhưng đó lại không là một lịch sử khô cứng của những trang giấy chết trong thư viện mà là hàng hàng lớp lớp những thế hệ cha ông “đi lên từ những đau khổ lớn lao, giặt áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,13-14) và bây giờ đang “cầm cành vạn tuế”, và tung hô chiến thắng trong quê hương vĩnh hằng.(Kh 7,9-10).

          Trong số đó chúng ta phải ưu tiên nhớ đến 4 Vị Thánh của giáo phận chúng ta :

a/. Á Thánh Anrê Phú Yên (1625-1644) : Chứng nhân đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam. Không tự hào sao được với cái “giải quán quân đức tin” nầy. Và khi nhắc tới “cái thuở ban đầu của Giáo Hội Việt Nam” không thể bỏ qua người thanh niên tân tòng, vị Thầy giảng, giáo lý viên tuyệt vời nầy. Lễ mừng hàng năm : 26/7.[12]

 b/. Thánh linh mục Phanxicô Isidore Gagelin Kính (1799-1833): Hoạt động mục vụ và nộp mình bị bắt tại Bồng Sơn và chịu tử đạo tại Huế. Ngài đúng là vị mục tử hy sinh vì đoàn chiên theo đúng mẫu gương và lời dạy của Thày Chí Thánh : “Người mục tử tốt lành hy sinh vì đoàn chiên” (Ga 10,11). Lễ mừng hàng năm : 17/10.

c/. Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (1790-1855) : Vị Trùm Cả, người tông đồ giáo dân nhiệt thành, quảng đại, khôn ngoan và can đảm, mẫu gương tuyệt vời cho những ai tận tụy phục vụ nhà Chúa. Lễ mừng hàng năm : 15/7.

d/. Thánh Giám Mục Stêphanô Theodore Cuétnot Thể (1802-1861) : Cai quản giáo phận trong một thời bị bách hại khủng khiếp mà vẫn đẩy mạnh các hướng mục vụ quan trọng : truyền giáo Tây nguyên cho anh em dân tộc, đào tạo linh mục bản xứ, họp công đồng Gò Thị, phát triển ơn gọi Dòng Mến Thánh Giá…Đúng là “Vị mục tử như lòng Chúa mong ước”. Lễ mừng hàng năm : 14/11.

3. “Đặc sản” văn hóa :

          Nói tới “đặc sản Công Giáo Qui Nhơn” mà không nhắc đến những “giá trị văn hóa” thì không phải đạo chút nào !

a/. Từ Trung tâm Nước Mặn tới Nhà in Làng Sông :

          Thật vậy, như chúng ta đã đã nói ở mục a “cội nguồn lịch sử” khi lược qua trung tâm truyền giáo Nước Mặn chính là “trường dạy quốc ngữ đầu tiên” của Việt Nam. Đó không là một “đặc sản thứ thiệt’ về văn hóa của giáo phận chúng ta sao. Và tiếp nối trung tâm quốc ngữ Nước Mặn là Nhà in Làng Sông (Giữa thế kỷ 19)[13], cũng là một trung tâm văn hóa lớn của cả miền Trung, mà nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang đã gi nhận :

“Từ khi Paul Maheu làm giám đốc năm 1904 đến năm 1945,là thời kỳ cực thịnh của nhà in Làng Sông / Qui Nhơn. Với những người quản lý nhà in giỏi về kỷ thuật, hệ thống máy in trang bị mới, khổ rộng và hiện đại nhất lúc bấy giờ, một số lượng sách báo rất lớn đã được nhà in xuất bản. Trong năm 1922, nhà in Làng Sông đã in 18.000 tờ báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác, riêng báo Lời Thăm mỗi tháng 2 số, mỗi số ra 1.5000 bản và phát hành cả Đông Dương. Tổng cọng ấn phẩm của nhà in Làng Sông / Qui Nhơn trong năm lên đến 63.185 ấn phẩm với 3.407.000 trang in”[14]

b/. Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874) : Nhà văn hóa lớn giữa thời bách hại :

          Nếu Nước Mặn và Nhà in Làng Sông là những con đường, là phương thế chuyển tải văn hóa Công Giáo, ngôn ngữ Tin Mừng, thì Qui Nhơn lại không thiếu những nhân vật xứng đáng “cây đa, cây đề” trong “trường văn trận bút”.

          Nhân vật văn hóa tiêu biểu đầu tiên mà chúng ta trân trọng nhắc đến đó chính là linh mục Đặng Đức Tuấn. Trong Lịch Phụng Vụ 16-17 của giáo phận, nơi Bài Giáo Huấn số 46, chúng ta đọc được về ngài :

“Trong cảnh bị bách hại thương đau đó, một người con của Giáo phận, cha Gioakim Đặng Đức Tuấn đang làm việc mục vụ tại Trung Tín, Quảng Ngãi, đã dâng lên vua Tự Đức 6 bản điều trần[15] nhằm minh giải cho triều đình về sự thật của Đạo Chúa, đồng thời phân bạch lý lẽ, đoàn kết dân tâm để lo việc nước. Với những bản điều trần nầy, triều đình Tự Đức đã trọng dụng cha Đặng Đức Tuấn. Cha được triều đình cử đi cùng với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định nghị hoà với Pháp….Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn, quả thật, là một mục tử và cũng là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam nói chung và của Qui Nhơn nói riêng. Sự đóng góp của Ngài cho đất nước, cho Giáo Hội đã ghi đậm dấu ấn trong kho tàng đức tin của dân Chúa và sẽ mang lại những hoa trái tốt tươi cho “Vườn Nho” Hội Thánh Việt Nam”[16]

 c/. Những cây đại thụ của làng thơ :

 - Hàn Mạc tử (1912-1940) : nhà thơ điên của Đức Mẹ.

          Nhắc đến tên anh, chắc rất nhiều người liên tưởng tới “ánh trăng” của bài thơ bất hủ “Đây thôn Vĩ Giạ” :

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay ?

          Riêng đối với những người Công Giáo thì ai còn lạ gì những lời thơ ca tụng “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” mà thi thoảng chúng ta vẫn thường nghe nhiều nhạc sĩ đem ý thơ đệt thành khúc thánh ca trong lễ trọng Truyền Tin :

Hỡi sứ thần Thiên Chúa Gabriel

Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ,

Người có nghe xôn xao muôn tinh tú ?

Người có nghe náo động cả muôn trời ?

Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời…[17]

 - Nguyễn Xuân Văn (1922-2002) : Phả hơi lục bát vào Tin Mừng.

          Vâng, nếu ai đã từng ở Mằng Lăng, Tuy Hòa từ 1975-2002, đều biết đến cha F.X. Nguyễn Xuân Văn, một linh mục thi sĩ đã để lại cho đời và cho Giáo Hội một đại thi phẩm trường thiên lục bát với 9764 câu thơ, trình bày cuộc đời Chúa Cứu Thế qua bốn Tin Mừng. Đó là đại thi phẩm : “SỨ ĐIỆP TÌNH THƯƠNG” mà chủ đích đã được chính ngài biểu tỏ trong “lời phi lộ” :

“Tôi ước ao Lời Chúa,

đến với các bạn

với những kẻ khó nhọc và gánh nặng

Những người mất niềm tin

Mất hy vọng trên cõi đời nầy.

Hỡi các bạn ! Hãy lắng nghe

“Đây là Sứ Điệp Tình Thương,

Ngân vang muôn thuở, vấn vương muôn lòng”[18]

- Trăng Thập Tự : Nổi trăn trở triền miên về mục vụ văn hóa :

          Ngoài hai thi sĩ tiêu biểu đã trở thành thiên cổ đó, chúng ta không quên nhắc tới một thi sĩ khác hiện đang còn sống và luôn thao thức cho công cuộc mục vụ văn hóa và truyền giáo của giáo phận. Đó là cha Phêrô Võ Tá Khánh với bút hiệu Trăng Thập Tự đã từ lâu chiếm một vị trí hãn hữu trên thi đàn Công Giáo. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây đó là những nỗ lực không mệt mỏi của ngài trong các lãnh vực tu đức, giáo lý, mà nhất là con đường loan báo Tin Mừng qua nẻo văn hóa. Chính ngài đã khai sáng và điều động các giải văn thơ “Đặng Đức Tuấn”, “Viết văn đường trường” để khuyến khích và đào tạo các cây bút trẻ cho giáo phận, và hôm nay đã có được một kết quả nhất định.

 d/. Những sân chơi văn hóa tại quê nhà :

          Công việc của cha Trăng Thập Tự đang nỗ lực cũng là sinh hoạt mục vụ văn hóa mà giáo phận Qui Nhơn đang thể hiện, vừa như một “sân chơi văn hóa” lành mạnh và hữu ích cho mọi người, đặc biệt giới trẻ, vừa nằm trong kế hoạch đào tạo nhân sự để kế thừa thế hệ cha ông trong lãnh vực văn hóa, chuyển tải Tin Mừng qua ngôn ngữ của văn chương, thi ca. Xin các bạn hãy hăng hái tham gia các sân chơi văn hóa hữu ích và góp phần xây dựng giáo phận nầy :

- Giải văn thơ Đặng Đức Tuấn.

- Giải Viết văn đường trường.

- Tập san mục Đồng.

          Riêng tập san Mục Đồng mới vừa phát hành số đầu tiên mang chủ đề “CHÀO XUÂN” và có lẽ là một tập san Văn thơ Công Giáo duy nhất được phát hành trên toàn quốc. Xin các bạn trẻ nhiệt tình tham gia và đóng góp bài vở cho tập san đặc biệt nầy của giáo phận.[19]

III. NHỮNG CON ĐƯỜNG NỐI KẾT CHÚNG TA :

           Chắc có lẽ không ít các bạn đã từng than phiền : chúng con không biết gì về giáo phận, thông tin giáo phận không thấy xuất hiện nhiều trên các mạng xã hội…

          Các bạn nên nhớ rằng, vào năm 2004, cách đây 13 năm, khi Giáo Hội Việt Nam chưa có một trang mạng chính thức nào, thì tại giáo phận Qui Nhơn chúng ta đã có trang web phuyencatholic.net ; và hôm nay thì các bạn có thể truy cập các địa chỉ nầy để có những thông tin về giáo phận :

1. Để tìm về quê mẹ :  www.gpquinhon.org.

2. Để tham quan hai đầu giáo phận :

- Giáo hạt Quảng Ngãi : www.quangngaicatholic.net.

- Giáo hạt Tuy Hòa : www.phuyencatholic.net.

3. Để tham gia văn hóa : www.tapsanmucdong.net.

           Vừa rồi, trước khi diễn ra cuộc đại hội Di Dân-Đồng hương nầy, tôi đọc thấy một video trên facebook của em Linh Chi, giới thiệu với các bạn khái quát về ý nghĩa cuộc đại hội di dân-đồng hương năm nay. Thật tuyệt vời. Các bạn hãy tiếp tục sử dụng các phương thế truyền thông tiện ích và hợp thời nầy để thông tin và chia sẻ những điều tốt lành, những cảm nhận sống đức tin, những bài học làm người, những kỷ năng sống…

 IV. CÓ NGHE THƠM “MÙI CỦA MẸ”[20] :

 1. Hãy giữ lấy cái “mùi của mẹ” :

          Một trong những bài thơ về mẹ tôi thích nhất đó là bài thơ “Mùi Của Mẹ” của Nguyễn Văn Anh. Xin được trích vài câu:

Con xa nhà mang theo mùi của Mẹ

Đi đông đoài nam bắc

Là con đi đất bằng biển lặng

Là con đi chân cứng đá mềm

Ơi những kẻ đi xa

Có nghe thơm mùi của Mẹ

Mẹ thơm mùi bếp lửa quê nhà

Mùi của Mẹ là mùi rất thật…

          Là những người con của đất mẹ Qui Nhơn, có lẽ không ai trong chúng ta quên được cái “mùi của mẹ”. Mùi đau thương của quá khứ bách hại suốt mấy trăm năm, mùi của chiến tranh điêu tàn loạn lạc, mùi của di tản, di cư tha hương cầu thực đất khách quê người, mùi của khó nghèo quanh năm tay bùn chân lấm.…Nhưng cũng là mùi của chân chất thật thà có sao nói vậy, mùi của huynh đệ hòa đồng sẻ chia dưa muối, mùi của ái quốc can đảm quật cường, mùi của niềm tin can trường bất khuất…

          Cái chất, cái mùi Qui Nhơn là như thế. Đặc biệt, là những Kitô hữu con cháu của các bậc tiền nhân anh hùng tử đạo, chúng ta dù có đi xa đến chân trời góc biển nào, nhưng cương quyết sẽ không xa nguồn cội, không đánh mất tinh thần.

2. Những món quà dâng mẹ.

          Sắp đến ngày sinh nhật 400 của Mẹ Qui Nhơn, không lẽ chúng ta trở về với đôi bàn tay trắng !

          Mà mẹ thì luôn cho đi thì có chứ có đòi con cái trả nợ  bao giờ, như cách diễn tả của nhà thơ Thanh Nguyên trong bài thơ “Ngày Xưa Có Mẹ” :

Mẹ có nghĩa là ánh sáng

Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim

Mẹ có nghĩa là mãi mãi

Là cho đi không đòi lại bao giờ…

          Nói thì nói vậy, chứ có quà cho mẹ thì vẫn hơn !

- Quà cho mẹ là hãy sống tử tế mỗi ngày trong đời Kitô hữu.

- Quà cho mẹ là sẵn sàng dấn thân phục vụ trong môi trường đang hội nhập.

- Quà cho mẹ là quyết giữ gìn đạo đức, nết na, làm lành lánh dữ.

- Quà cho mẹ là Thánh lễ Chúa Nhật, là tràng hạt Mân Côi.

- Quà cho mẹ yêu thương, đoàn kết tương trợ tương thân.

- Quà cho mẹ là học giỏi, thăng tiến bản thân, siêng năng chịu khó.

          Tuy nhiên, nếu hy sinh nhậu nhẹt, giảm bớt shopping, nhịn quà ăn vặt…để “bỏ ống” những đồng xu của bà góa mà mang về làm quà để mẹ mua trầu thì chắc mẹ cũng vui thôi !   

Thay lời kết :

          Tôi muốn dành những lời cuối nầy để nhường các bạn lên tiếng ; vì thật ra, đây là chuyện của các bạn mà, là ngày của các bạn mà.

          Các bạn hãy sẻ chia, hãy bộc bạch, hãy phê phán, hãy đóng góp ý kiến, hãy phản biện…miễn sao tất cả chúng ta đều có chung một tâm huyết là hướng về “từ đường của mẹ Qui Nhơn”, như nhà văn Pháp Saint-Exupery đã từng phát biểu :

Yêu nhau không phải nhìn nhau nhưng là cùng nhìn về một hướng ![21]

          Vâng, chúng ta hãy chung tay góp sức làm cho “ngôi nhà của mẹ” đẹp hơn, rộng hơn, khang trang hơn…để ai trong chúng ta cũng đều mong ước được trở về “mái nhà của mẹ Qui Nhơn”, dầu chỉ một lần trong đời…

          Bởi vì “mẹ chúng ta vẫn còn ở đó” mà !


Lm. Giuse Trương Đình Hiền

 

[1] Qui Nhơn với “I” ngắn : danh xưng đã có từ lâu trong lịch sử và gắn liền với cội nguồn giáo phận. Nên khi nói, khi viết về giáo phận Qui Nhơn, về Qui Nhơn trong chiều kích Công Giáo, xin dùng Qui Nhơn với “I” ngắn.

[2] Theo tài liệu thống kê của các tỉnh : Quảng Ngãi : 5.150 km ; Bình định : 6.860 km2 ; Phú Yên : 5060 km2

[3] Đây lại là những giáo phận “con” tách ra từ giáo phận “Mẹ” Qui Nhơn : Kontum (1932); Nha Trang (1957); Đà Nẵng (1963).

[4] Trước năm 2014 giáo phận chỉ có 3 giáo hạt theo đơn vị hành chánh 3 tỉnh : Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.

[5] Sau năm 1975, toàn giáo phận chỉ còn khoảng 30 giáo xứ với khoảng trên 40.000 giáo dân. Hầu hết các nhà thờ đều tạm bợ, xuống cấp.

[6] Sau năm 1975, số linh mục toàn giáo phận chưa tới 40; năm 1983 chủng viện bị giải thể (chỉ còn 5 chủng sinh tại Qui Nhơn và 3 tại mằng Lăng Phú Yên)

[7] Trưởng Ban Điều phối của HĐLM nhiệm kỳ 2017-2022 là cha Phêrô Đặng Son, đương nhiệm Hạt Trưởng Tuy Hòa.

[8] Trong HĐMV có 15 Ban mục vụ do 15 linh mục là Trưởng Ban (Trong số đó có ban Di Dân). Trưởng ban Điều phối của HĐMV nhiệm kỳ 2017-2022 là cha Phêrô Trương Minh Thái, đương nhiệm Chánh xứ Mằng Lăng.

[9] Vốn ngày xưa là dòng (trợ sĩ) Giuse được thành lập tại giáo phận Qui Nhơn năm 1931, do Đức Cha Jean Sion Khâm thuộc hội thừa sai Paris (MEP).

[10] Xin đọc bài : Nước Mặn : trường dạy quốc ngữ đàu tiên của các giáo sĩ phương tây của tác giả Nguyễn Thanh Quang trên trang mạng giáo phận. Đường link : http://gpquinhon.org/qn/news/truyen-thong/Nuoc-man-truong-day-quoc-ngu-dau-tien-Cua-cac-giao-si-giao-phuong-tay-5762/#.WQsw4TclH4Y

[11] Lần tách giáo phận cuối cùng năm 1963 : Giáo phận chính tòa Đà Nẵng.

[12] Đây cũng là ngày được giáo phận Qui Nhơn chính thức chọn làm ngày Khai Mạc và Bế mạc năm Thánh 400 năm.

[13] Nguyễn Thanh Quang : bài viết : NHÀ IN LÀNG SÔNG, MỘT TRONG BA TRUNG TÂM TRUỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ VÀ VĂN HỌC QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM, trong tập sách “TỪ NƯỚC MẶN ĐẾN LÀNG SÔNG” do linh mục Gioan Võ Đình Đệ chủ biên.

[14] SĐD trang 75

[15] Ngoài những bản Điều trần nầy, cha Đặng Đức Tuấn còn sáng tác nhiều tác phẩm khác như “Việt Nam giáo sử diễn ca”, “Minh dân vệ đạo khúc”, “Văn tế Đức Cha Thể”…

[16] Lịch Công Giáo giáo phận Qui Nhơn, trang 120.

[17] Hàn Mạc tử, bài thơ “Thánh nữ Đồng Trinh Maria”

[18] Nguyễn Xuân Văn, Sứ điệp Tình Thương, Lời Phi lộ

[19] Địa chỉ liên lạc : tapsanmucdong@gmail.com ; gopnhattho@gmail.com.

[20] Nguyễn Văn Anh, “Mùi của mẹ” (thơ)

[21] Antoine de Saint-Exupery (1900-1944): “Aimer, ce n’est pas regarder l’un l’autre, mais c’est regarder ensemble dans une même direction”. (Anh ngữ : Love does not consist in gazing at each other, but in looking outward together in the same direction.)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Năm xưa trên cây sồi làng Fatima
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:32 05/05/2017
„Năm xưa cây sồi làng Fatima“

Fatima là một tỉnh nhỏ của nước Portugal thuộc vùng Vila Nova de Ourém, cách thủ đô Lissabon 130 cây vể hưóng Bắc. Diện tích thành phố Fatima vào khoảng 71 cây số vuông với dân số 10.000 người theo thống kê năm 2001.

Tỉnh nhỏ Fatima trở nên thánh địa hành hương nổi tiếng khắp thế giới trong Hội Thánh Công gíao vì có Đức mẹ đã hiện ra nơi đây.

Fatima trở thành trung tâm hành hương lòng sùng kính Đức Mẹ Maria của nước Portugal và của Gíao Hội Công Giáo hoàn cầu. Mùa hành hương diễn ra từ tháng 05. tới tháng 10. Hằng ngày trong thời gian này đều có buổi lần hạt mân côi, rước kiệu Đức Mẹ Fatima với nến cháy sáng hát bài Ave Maria theo cung điệu của Fatima nước Portugal lúc 21.00 giờ rất lung linh huyền nhiệm.

1. Đức mẹ Maria hiện ra ở Fatima

Chỉ ở Fatima trước khi Đức mẹ hiện ra với ba em nhỏ chăn chiên cừu năm 1917 ở thôn Alijustrel, Thiên Thần năm 1916 đã hiện ra dạy cho các em biết cầu nguyện, cho các em rước lễ.

Đức mẹ đã hiện ra với ba em Lucia 10 tuổi, Phanxico 9 tuổi và Jacinta 7 tuổi tất cả 6 lần vào các ngày 13. từ tháng Năm đến tháng Mười 1917. riêng hiện ra lần thứ tư không vào ngày 13.08. nhưng vào ngày 19.08.1917 vì hôm 13.08. 1917 ba em em bị nhà cầm quyền Vila Nova de Ourem bắt giam trong ba ngày.

Khi hiện ra với ba em, theo lời ba em thuật lại „ Bà đã hiện ra nơi cây sồi“ ở Cova da Iria . Bây giờ nơi thánh địa đó một nhà nguyện được xây dựng năm 1919 bên cạnh có cây sồi to lớn rào kín chung quanh làm di tích kỷ niệm biến cố lịch sử là năm xưa. Nơi ngôi nhà nguyện mái bằng nhỏ đơn sơ này chung quang không có tường vách, hằng ngày đều có Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ, có bức tượng Đức Mẹ Fatima, từ sáng sớm tới chiều tối các đoàn hành hương các dân tộc có thể đến xin dâng lễ riêng cho đoàn mình nơi ngôi nhà nguyện lịch sử này.

2. Sứ điệp Đức mẹ Fatima

Khi hiện ra Đức mẹ nói với ba trẻ:“ Ta muốn các con tiếp tục lần chuỗi mân côi mỗi ngày cho những người tội lỗi. Hãy hy sinh cầu nguyện cho nhữnng người tội lỗi với lời nguyện: „Lạy Chúa, con xin dâng việc hy sinh này vì lòng mến Chúa cho kẻ có tội ăn năn trở lại, và để đền tạ những sự xúc phạm đến trái tim vẹn sạch Đức mẹ“. Ta muốn các con dâng mình cho trái tim vẹn sạch của ta, và rước lễ đền tạ mỗi thứ bảy đầu tháng. Nếu các con nghe lời Ta, nước Nga sẽ trở lại, thế giới sẽ được hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ phổ biến các sai lầm trên toàn thế giới gây ra chiến tranh và bách hại Giáo Hội, nhiều người tốt lành sẽ bị chết vì đạo, Đức Thánh Cha sẽ phải đau khổ nhiều, nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt, Nhưng sau cùng trái tim mẹ sẽ thắng.“.

3. Ba trẻ được Đức Mẹ hiện ra

Từ ngày 13. Tháng Năm 2017 là năm mừng kỷ niệm biến cố lịch sử Đức mẹ hiện ra ở Fatima được đúng tròn 100 năm.

Những lễ mừng kỷ niệm biến cố lịch sử 100 năm, những chuyến hành hương sang Fatima được tổ chức trong suốt cả năm kỷ niệm. Đức Thánh Cha Phanxico cũng hành hương sang Fatima dịp này. Trung tâm Fatima cũng xây dựng con đường hành hương trong khu thánh địa để khách hành hương có thể đi theo con đường đó đến các trạm dừng lại cầu nguyện.

Hai em chăn chiên cừu được Đức mẹ hiện ra ở trên cây sồi vùng Cova da Ira là Phanxico và Jacinta được Đức Thánh Cha Phanxico tôn phong lên hàng Hiển Thánh trong Hội Thánh Công gíao vào ngày 13. Tháng Năm 2017 dịp mừng kỷ niệm có một không hai này.

Thánh trẻ Phancico Marto sinh ngày 11.06.1908 ở Aljustrel, qua đời ngày 04.04.1919 ở Aljustrel Fatima. Trước hết thi hài em được an táng nơi nghĩa trang Fatima, và được cải táng đưa vào Vương cung Thánh Đường Fatima ngày 13.03.1952 cạnh bàn thờ Chúa Thánh Thần.

Thánh trẻ Jacinta Marto sinh ngày 11.03.1910, qua đời ngày 20.02.1920 ở bệnh viện Lissabon. Thi hài được an táng ở Vila Nova de Ourem cho đến ngày 12.09.1935. Sau đó được cải táng đưa về nghĩa trang Fatima, và lại được cải táng đưa vào Vương cung thánh đường Fatimma cạnh bàn thờ Truyền tin.

Hai em đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị phong lên hàng Chân phước ngày 13. Tháng Năm 2000 ở Fatima, dịp ngài sang hành hương lần thứ ba kính viếng và tạ ơn Đức mẹ Fatima đã cứu sống ngài thoát chết khi bị ám sát vào đúng ngày 13.05. 1981 ở Vatican.

Nữ tu Lucia, Lucia de Jesus dos Santos, sinh ngày 22.03.1907 ở Aljustrel Fatima, qua đời ngày 13. 02. 2005 ở Coimbra. Sau khi được Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, năm 1948 Chị Lucia vào dòng kín Carmel ở Coimbra sống đời tu trì trong nhà Dòng kín cho tới khi qua đời.

Ngày 15.02.2005 ngày an táng Nữ tu Lucia toàn thể nước Portugal để tang là ngày quốc tắng để vinh danh Chị nữ tu trong lịch sửnước Portugal ngày xưa năm 1917 đã được Đức mẹ hiện ra ở Fatima . Và ngày 19.02.2006 thi hài Vị Nữ tu Lucia đưa cải mộ đem về an táng trong Vương cung Thánh đường Fatimabên cạnh hai vị Thánh Jacinta và Phanxico.

Và tiến trình phong Thánh cho Nữ tu Lucia đang trong giai đoạn lập dự án theo như luật Giáo Hội ấn định.

4. Hành hương kính viếng Đức Mẹ Fatima

Suốt dọc thời gian từ 100 năm nay, hàng triệu người trên khắp thế giới trong suốt cả năm kéo về thánh địa Fatima hành hương kính viếng Đức Mẹ, dâng thánh lễ, lần hạt đọc kinh cầu khấn.

Cung cách sống đạo hành hương bình dân thôi, nhưng thế hiện đức tin sống động vào Chúa qua việc sùng kính lòng yêu mến tôn kính Đức mẹ là mẹ Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxico đã có tâm tình về ý nghĩa hành hương: ”Hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.

”Trong thực tế, người hành hương mang trong mình lịch sử riêng, đức tin với những điểm sáng điểm tối của cuộc đời. Mỗi người mang trong con tim ước muốn đặc thù và một kinh nguyện riêng... Đền thánh thực sự là một môi trường ưu tiên để gặp gỡ Thiên Chúa và đụng chạm đến lòng thương xót của Chúa.”

Hằng tháng vào những ngày 12. và 13. là những ngày cao điểm mùa hành hương, nhất là từ tháng Năm tới tháng Mười.

Vào chiều tối ngày 12. hằng tháng vào lúc 21.00 giờ lần hạt kính Đức mẹ bằng các thứ ngôn ngữ được chọn, sau đó hàng ngàn Gíao dân tay cầm nến cháy sáng cùng với đoàn kiệu có Vị Hồng Y , các Giám mục và hàng trăm Linh mục mặc phẩm phục trắng rước kiệu Đức mẹ Fatima vòng sân công trường Fatima đến lễ đài cuối Vương cung thánh đướng Fatima dâng thánh lễ mở đầu đêm canh thức hành hương tới 24.00 giờ.

Sáng ngày 13. hằng tháng ngày hành hương kỷ niệm Đức mẹ hiện ra vào lúc 09.00 giờ lần hạt, sau đó rước kiệu Đức mẹ ra ngoài công trường như hồi đêm canh thức, dâng thánh lễ đại trào kính Đức Mẹ. Sau Thánh lễ có Chầu Thánh Thể, ban phép lành cho các bệnh nhân và rước kiệu từ giã Đức Mẹ kết thúc ngày hành hương vào khoảng 12.00 giờ.

Hằng ngày tối nào cũng có lần hạt rước kiệu Đức Mẹ ngắn và nhỏ thôi với khoảng vài trăm cho tới một ngàn người ở công trường Fatima.

Ngôi Vương cung thánh đường kính Đức Mẹ Fatima cũ Basilica Antiga, được xây năm 1928, tháp chuông cao 56 mét, trên nóc tháp có triều thiên vĩ đại bằng đồng nặng 07 tấn, Trong nhà thờ có mộ của Chân Phước Phanxicô, Jaxinta và Lucia, càng ngày càng trở nên nhỏ với số lượng khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới tuôn kéo đổ về.

Vì thế một ngôi vương cung thánh đường kính Chúa ba ngôi -Igreja da Santissima Trindade- mới đã được xây cất thêm, và ngày 12.10. 2007 đã được khánh thành.

Ngôi thánh đường mới ở cuối quảng trường Fatima đối diện với Vương cung thánh đường cũ ở phía đàng cuối công trường. Ngôi thánh đường mới này có chu vi rộng 125 mét, có chỗ ngồi cho gần 9000 người trong lòng nhà thờ, cổng chính mang tên Chúa Giêsu với 64 mét vuông, chung quanh có 12 cửa ra vào với tên của 12 Thánh Tông Đồ.

Đây là ngôi thánh đường lớn thứ tư trên thế giới của Giáo Hội Công Giáo được xây cất vào thế kỷ thứ 21. Trong ngôi thánh đường này có nhiều nhà nguyện nhỏ khác nhau cho những nhóm hành hương muốn dâng lễ riêng.

Bên cạnh quảng trường Thánh địa Fatima có Bảo tàng viện trưng bày những di tích kỷ vật về Fatima, đặc biệt có triều thiên Đức Mẹ với viên đạn đã bắn làm bị thương Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị năm 1981. Triều thiên này vào những ngày 12. và 13. từ tháng 05. tới tháng 10. được đội lên tượng Đức Mẹ Fatima đem ra rước kiệu.

Khu chặng đàng Thánh gía nằm trong một khu rừng nhỏ. Cũng trong khu này có địa điểm với bức tượng Thiên Thần hiện ra trao Mình Thánh Chúa cho ba trẻ.

Ở cuối chặng đàng Thánh Gía có nhà nguyện kính Thánh Etienne, do người tỵ nạn Công Giáo Hung gia Lợi dâng cúng năm 1964.

Ở ngoài bìa khu rừng đàng Thánh giá có hai ngôi nhà di tích lịch của gia đình ba trẻ ngày xưa đã sinh ra và lớn lên. Trong khu vườn phía sau có giếng nước, nơi đây Thiên Thần đã hiện ra với ba trẻ. Còn giếng nước ngày xưa và có tượng Thiên Thần và tượng ba trẻ bằng đá cẩmk thạch mnầu trắng..

Thiên Thần hiện ra với ba trẻ dạy ba em cầu nguyệ´n và chio các em rước lễ, Thiên Thần mặc áo mầu trắng.

Khi hiện ra với ba trẻ trên cây sồi ở Fatima Đức mẹ mặc áo trắng.

Và trong sứ điệp thứ ba của Fatima mà Nữ tu Lucia viết lại như lời Đức mẹ đã nói với chị đề cập đến „vị Giám mục mặc áo trắng“ bị ám sát.

Có lẽ vì thế những Thánh đường xây dựng ở khu thánh địa Fatima cũ cũng như mới tường vách đều bằng mầu đá trắng, cả những trạm bàn thờ của 14 chặng đường thập gía Chúa Giêsu cũng xây dựng bằng đá mầu trắng.

Và ngày 13. hằng tháng, sau thánh lễ hành hương kết thúc ngày hành hương từ lễ đài Vương cung thánh đường trở về nhà nguyện thánh địa, mọi người tay giơ lên cao vẫy tấm khăn mầu trắng chào từ biệt khi kiệu Đức Mẹ đi ngang qua. Thật là một quang cảnh đầy cảm động và thi vị như một biển nước mầu trắng đang chuyển động hòa chung vào tiếng hát ca tụng Đức Mẹ vang lên khắp cả bầu trời nắng buổi trưa giữa công trường rộng lớn.

Mầu trắng là mầu ánh sáng, chỉ về sự trong trắng và toàn vẹn. Khi một em bé nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tối, tấm áo trắng được trao mặc cho em: chiếc áo trắng rửa tối. Và ngày sau cùng của đời sống người qua đời cũng được tẩm liệm mặc áo mầu trắng. Như thế có thể suy ra mầu trắng cho khởi đầu và cho sau cùng!

Và trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan nói đến cảnh đoàn người mặc áo trắng đứng trước Con Chiên Thiên Chúa trên trời ( Kh 7,9).

Mầu trắng là mầu biểu hiệu của Đức mẹ Fatima, mẹ Chúa trời hiển vinh.

Kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima 1917 - 2017

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Một trăm năm Fatima: Francisco dưới ngòi bút Lucia
Vũ Văn An
19:19 05/05/2017
Như đã thưa (xem Một trăm năm Fatima: Jacinta dưới ngòi bút Lucia [phần cuối]), trong cuốn hồi ký số 4 viết năm 1941 theo lệnh của Đức Giám Mục Leira lúc ấy, Chị Lucia đã đặc biệt viết về Francisco. Đây là cuốn hồi ký sau cùng và dài nhất, trong đó, chị thưa với Đức Giám Mục Giáo Phận rằng: “con tin con đã viết hết mọi điều Đức Cha yêu cầu con viết”. Tuy nhiên, chị giữ kín phần thứ ba của Bí Mật [Fatima].

Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập tới các chi tiết liên quan tới Francisco và sự thánh thiện của cậu, sự thánh thiện sẽ làm cậu được Đức Phanxicô phong thánh ngày 13 sắp tới.

Linh đạo của Francisco

Vậy, thưa Đức Cha, con sẽ bắt đầu bằng việc viết điều Thiên Chúa muốn soi sáng tâm trí con về Francisco. Con hy vọng rằng ở trên thiên đàng, Chúa sẽ cho em biết những gì con sẽ viết về em ở dưới thế, để em cầu bầu cho con cùng Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nhất là trong những ngày sắp tới.

Tình âu yếm kết chặt con với Francisco chỉ là tình họ hàng và là một tình cảm có gốc rễ trong ơn thánh mà trời đã đoái thương ban cho chúng con.

Ngoại trừ các đặc điểm và việc thực hành nhân đức của em ra, Francisco xem ra không phải là anh trai của Jacinta chút nào. Không như em gái, tính tình em không thất thường nhưng cũng không sôi nổi. Trái lại, em có bản tính trầm lặng và dễ tuân phục.

Khi chúng con chơi với nhau và em thắng cuộc, nhưng nếu có ai muốn bác bỏ quyền thắng cuộc của em, em nhường liền không ta thán chi, chỉ nói: “chị nghĩ chị thắng ư? Được, em không cần đâu!”

Em không hề thích nhẩy, như Jacinta; em thích chơi sáo hơn trong khi người khác nhẩy.

Trong các trò chơi của chúng con, em khá sinh động; nhưng ít người trong chúng con thích chơi với em, vì em gần như lúc nào cũng thua. Con phải thú thực rằng chính con cũng không luôn cảm thấy có thiên hướng tốt đối với em, vì tính khí tự nhiên trầm tĩnh của em gây khó chịu cho tính tình vốn quá sôi nổi của con. Đôi khi, con nắm cánh tay em, bắt em ngồi xuống đất hay trên một phiến đá, và bảo em ngồi im; em vâng lời con như thể con có quyền bính trên em vậy. Sau đó, thấy hối hận, con đến cầm tay em, em đi theo con vui vẻ như chưa hề xẩy ra chuyện gì. Nếu một trong các trẻ em khác nằng nặc muốn lấy vật gì đó thuộc về em, em thường nói: “để họ lấy! Em đâu có cần?”
Con nhớ một ngày nọ, em tới nhà con và sung sướng chỉ cho con xem một chiếc khăn tay có ảnh Đức Bà Nazarét trên đó, mà ai đó đã đem về cho em từ duyên hải. Mọi trẻ em vây quanh em để chiêm ngưỡng chiếc khăn tay. Nó được chuyền từ tay này qua tay khác và trong tích tắc bỗng biến mất. Chúng con đi tìm nhưng không thấy nó đâu. Một lát sau, con tìm thấy nó ở trong túi một bé trai khác. Con muốn lấy chiếc khăn lại từ em bé này, nhưng em nằng nặc cho rằng chiếc khăn là của em, và một ai đó cũng đã đem về cho em từ duyên hải. Để chấm dứt cuộc cãi vã, Francisco tiến đến em nhỏ và nói: “Cứ để em giữ đi!Chiếc khăn tay đâu có gì quan trọng đối với em?” Ý kiến của riêng con là nếu em lớn đến tuổi trưởng thành, thiếu sót lớn nhất của em có lẽ là thái độ “không bao giờ quan trọng” này của em.

Khi con lên bẩy và bắt đầu đưa chiên đi ăn cỏ, Francisco dường như rất thờ ơ. Mỗi chiều tối, em thường đợi con ở sân nhà cha mẹ con, với em gái của em, nhưng không phải vì yêu mến con, mà chỉ là để làm vui lòng Jacinta. Vừa khi nghe tiếng chuông của đàn chiên, là Jacinta đã chạy đến gặp con; trong khi ấy, Francisco vẫn tiếp tục ngồi trên các bậc đá dẫn tới cửa chính của nhà con để đợi con. Sau đó, mới đến chơi với chúng con tại sân đập lúa cũ, trong khi chúng con chờ cho Đức Mẹ và Các Thiên Thần đốt đèn lên. Em sốt sắng đếm các vì sao với chúng con, nhưng không điều gì làm em say sưa bằng vẻ đẹp của hừng đông hay hoàng hôn. Bao lâu em còn được thoáng thấy tia sáng cuối cùng của hoàng hôn, em không hề bận tâm tới việc chiêm ngưỡng chiếc đèn đầu tiên được thắp trên nền trời.

“Không đèn nào đẹp bằng đèn của Chúa”, em thường nhận xét với Jacinta như thế, mà Jacinta thì rất thích đèn của Đức Mẹ, vì theo em, “đèn Đức Mẹ không làm ta nhức mắt”. Francisco mê mẩn ngắm các tia nắng mặt trời lấp lánh trên các tấm cửa sổ các căn nhà ở những làng lân cận, hay lóng lánh trên những giọt nước điểm trên các hàng cây và hàng kim tước của rặng núi, làm chúng sáng láng như rất nhiều vì sao; dưới con mắt em, những tia nắng này một ngàn lần đẹp hơn các đèn Thiên Thần.

Khi em năn nỉ xin mẹ cho đi chăn đoàn vật và do đó, có thể đi với con, thì việc này để làm vui lòng Jacinta hơn là bất cứ điều gì khác, vì Jacinta thích có Francisco đi cùng hơn là có người anh khác là Gioan. Một ngày kia, mẹ em, vì hơi phật lòng, nên không cho phép em đi nữa, em bèn bình thản đáp lời: “mẹ ạ, không ăn thua gì với con đâu. Con đi chăn chiên là để làm vui lòng Jacinta thôi”. Em còn xác nhận điều này trong một dịp khác nữa. Một trong các đồng bạn của con tới nhà mời con đi với chị ấy, vì chị ấy có một đám cỏ rất ngon tìm thấy hôm đó. Vì trời khá u ám, nên con tới nhà dì con hỏi xem em nào đi chăn chiên hôm đó, Francisco và Jacinta, hay anh Gioan của hai em; nếu là Gioan, thì con thích đi với Francisco hơn. Tuy nhiên, dì con đã có quyết định rồi: vì trời có thể mưa, nên Gioan phải đi. Nhưng lúc này, Francisco tới gặp mẹ một lần nữa và nài nỉ mẹ cho đi. Khi mẹ nói cụt lủn chữ “không”, em kêu lên: “Với con, chẳng ăn thua gì. Chính Jacinta mới cảm thấy buồn vì việc này mà thôi”.

Các xu hướng tự nhiên

Khi chúng con cùng nhau leo núi, điều Francisco thích hơn cả là leo lên đỉnh tảng đá cao nhất, và đứng ở đó ca hát hay chơi sáo. Nếu em gái của em leo xuống để chạy đua với con, thì em vẫn ở lại trên đó tiếp tục chơi nhạc và ca hát. Bài hát em thường thích hát hơn cả có nội dung như sau:

Em yêu Thiên Chúa trên trời
Em yêu mến Người trên đất
Em yêu hoa lá ngoài đồng
Em yêu chiên cừu trên núi.

Em là gái nhỏ chăn chiên
Em luôn cầu cùng Đức Mẹ
Giữa đoàn súc vật thân thương
Em như mặt trời chính ngọ.

Cùng với những con chiên nhỏ
Em học nhẩy cò nhẩy bước;
Em là niềm vui sơn khê
Và là bông huệ thung lũng.

Em luôn tham dự các cuộc chơi của chúng con khi chúng con mời em, nhưng ít khi em tỏ ra phấn khích, em thường nói: “Em sẽ đi, nhưng em biết em sẽ thua”. Các trò chơi chúng con biết và lấy làm thích thú hơn cả là: chơi sỏi, chơi bị phạt, chuyền nhẫn, cúc áo, chạm mốc, ném vòng, và các trò chơi bài như trò bài tây (bisca), lật các con già, đầm và bồi, v.v… Chúng con có hai bộ bài; con có một bộ và họ có một bộ. Francisco thích chơi bài hơn cả và môn bisca là môn em ưa thích nhất.

Francisco thấy Thiên Thần

Trong lần Thiên Thần hiện ra, Francisco sấp lạy như em gái và con, bị cuốn hút bởi cùng một sức mạnh siêu nhiên khiến chúng con làm như thế; nhưng em học cầu nguyện bằng cách nghe chúng con lặp lại, vì em cho chúng con hay em không nghe thấy lời Thiên Thần nói.
Sau đó, khi chúng con sấp lạy để đọc lời cầu nguyện trên, em là người đầu tiên cảm thấy mỏi vì thế sấp lạy này; nhưng em qùy gối, hoặc ngồi, và vẫn tiếp tục cầu nguyện, cho tới khí chúng con kết thúc. Sau này, em nói: “em không có khả năng sấp lạy như thế lâu giờ, như hai người. Lưng em đau quá khiến em không làm được như vậy”.

Lúc Thiên Thần hiện ra lần thứ hai, ở bên giếng, Francisco đợi ít phút sau khi biến cố này kết thúc, mới hỏi: “Hai người nói với Thiên Thần. Ngài nói gì với hai người?”

“Em không nghe thấy gì à?”

“Không. Em chỉ thấy ngài nói với hai người thôi. Em nghe hai người nói với ngài, nhưng không biết ngài nói với hai người điều gì”.
Vì bầu khí siêu nhiên lúc Thiên Thần rời chúng con chưa hoàn toàn tan biến, nên con bảo em hỏi Jacinta hoặc con vào ngày hôm sau.

“Jacinta ơi, em nói cho anh hay Thiên Thần nói gì?”

“Mai em sẽ cho anh hay. Hôm nay, em không thể nói”.

Hôm sau, ngay khi gặp con, em hỏi con: “Đêm qua chị có ngủ không? Em cứ nghĩ đến Thiên Thần hoài và ngài nói những gì”.

Lúc đó, con mới cho em hay mọi điều Thiên Thần nói trong hai lần hiện ra. Nhưng dường như em không hiểu chút nào về ý nghĩa lời Thiên Thần nói, vì em hỏi:

“Đấng Tối Cao là Đấng nào? Đâu là ý nghĩa của câu ‘Trái Tim Chúa Giêsu và Trái Tim Đức Maria lắng nghe lời khẩn cầu của các con?...”

Sau khi nhận được câu trả lời, em trầm tư một lúc lâu, rồi lại bật hỏi một câu khác. Nhưng vì tâm trí con lúc ấy bận bịu, nên con bảo em đợi đến ngày hôm sau, vì lúc ấy, con nói không được. Em vui lòng đợi, nhưng không bỏ lỡ cơ hội nào sau đó để nêu nhiều câu hỏi hơn nữa. Điều này khiến Jacinta bảo em:

“Này anh, chúng ta không nên nói nhiều tới những điều này”.

Khi chúng con nói tới Thiên Thần, con không biết lúc ấy chúng con cảm thấy ra sao. Jacinta nói: “Em không biết em cảm thấy ra sao. Em không còn nói, hát hay chơi được nữa. Em không đủ sức lực làm bất cứ điều gì”.

Francisco trả lời: “Em cũng thế, nhưng như thế là thế nào? Thiên Thần đẹp hơn hết mọi sự. Chúng ta hãy nghĩ tới ngài”.

Trong lần hiện ra thứ ba, sự hiện diện siêu nhiên còn làm chúng con cảm thấy một cách mạnh mẽ hơn nữa. Vì trong nhiều ngày sau đó, cả Francisco cũng không nói năng chi. Sau này em cho biết:

“Em thích thấy Thiên Thần, nhưng có điều hơi tệ là sau đó, chúng ta không thể làm được điều gì. Đến bước đi, em cũng không thể làm. Em không biết em có điều gì không ổn nữa”.

Bất chấp điều đó, sau khi Thiên Thần hiện ra lần thứ ba, chính Francisco là người nhận ra trời đã tối, làm chúng con lưu ý đến điều này, và cho rằng chúng con nên dẫn đoàn vật về nhà.

Khi những ngày đầu tiên này qua đi và chúng con đã trở lại bình thường, Francisco hỏi: “Thiên Thần cho chị rước lễ, nhưng tại sao ngài cho cả Jacinta lẫn em nữa?”

Jacinta nói một cách hân hoan khó tả: “Đó cũng là rước lễ. Há anh không thấy Máu Thánh chẩy từ Mình Thánh hay sao?”

“Em cảm thấy Chúa ở trong em, nhưng em không biết cách nào!”

Rồi, sấp mình xuống đất, em và em gái em vừa ở thế đó một hồi lâu, vừa đọc đi đọc lại lời kinh của Thiên Thần “Lạy Ba Ngôi chí thánh…”

Dần dần, bầu không khí siêu nhiên từ từ tan biến, và đến ngày 13 tháng Năm, chúng con chơi đùa một cách hân hoan và tinh thần thoải mái gần như như trước.

Các ấn tượng của lần hiện ra đầu tiên

Việc Đức Mẹ hiện ra lại đưa chúng con vào bầu khí siêu nhiên một lần nữa, nhưng lần này, êm đềm hơn. Thay vì bị ra như không trong Nhan Thánh Chúa, một Thánh Nhan làm tiêu hao chúng con cả về thể lý, việc hiện ra này làm chúng con tràn đầy bình an và niềm vui lâng lâng, sau đó, không ngăn cản chúng con nói ra những điều đã xẩy ra. Tuy nhiên, về thứ ánh sáng tỏ cho chúng con khi Đức Mẹ mở tay ngài ra, và mọi điều liên hệ tới thứ ánh sáng này, chúng con cảm thấy như có một sức thôi thúc bên trong bắt chúng con phải giữ im lặng.

Sau đó, chúng con nói với Francisco mọi điều Đức Mẹ nói với chúng con. Em hết sức vui mừng và nói lên niềm hạnh phúc của em khi em nghe lời hứa em sẽ được lên thiên đàng. Bắt chéo hai cánh tay trước ngực, em kêu lên “Ôi, lạy Đức Mẹ yêu dấu của con! Con sẽ đọc thật nhiều kinh mân côi như Đức Mẹ muốn!” Và từ đó trở đi, em có thói quen rời khỏi chúng con, như thể đi dạo. Khi chúng con gọi em và hỏi xem em đang làm gì, thì em giơ tay lên và chỉ cho con thấy cỗ tràng hạt của em. Nếu chúng con bảo em tới chơi, rồi sau đó cùng đọc kinh mân côi với chúng con, thì em trả lời:

“Lúc đó em sẽ đọc nữa. Há chị không nhớ Đức Mẹ dặn em phải đọc nhiều kinh Mân Côi đó sao?”

Một dịp kia, em nói với con: “Em thích được thấy Thiên Thần, nhưng em thích được thấy Đức Mẹ hơn nữa. Điều em thích nhất là em được thấy Chúa trong làn ánh sáng phát xuất từ Đức Mẹ, làn ánh sáng soi thấu trái tim chúng ta. Em yêu mến Thiên Chúa xiết bao! Nhưng Người rất buồn vì nhiều tội lỗi quá! Chúng ta đừng bao giờ phạm tội nữa”.

Như con đã thưa, trong câu truyện thứ hai về Jacinta, em là người đã cho con hay Jacinta phạm thỏa thuận của chúng con là sẽ không nói gì. Vì em cùng có một ý kiến như con về việc phải giữ bí mật, nên em buồn bã bảo con: “về phần em, khi mẹ em hỏi việc đó có thật hay không, em đã phải nói rằng nó có thật, để khỏi nói dối”.

Thỉnh thoảng, em nói: “Đức Mẹ bảo chúng ta rằng chúng ta sẽ chịu nhiều đau khổ, nhưng em không ngại. Em sẽ chịu mọi điều Đức Mẹ muốn! Em chỉ muốn được lên thiên đàng”.

Một ngày kia, khi con thổ lộ rằng con rất buồn về việc trong gia đình con cũng như ở bên ngoài bắt đầu có sự ngược đãi, Francisco cố gắng khuyến khích con bằng những lời sau đây:

“Chị đừng lo! Há Đức Mẹ đã chẳng nói rằng chúng ta phải chịu nhiều đau khổ để đền tạ Chúa và Trái Tim Vô Nhiễm của ngài vì mọi tội lỗi đã xúc phạm đến các Đấng hay sao? Các Đấng rất buồn! Nếu chúng ta có thể an ủi các Đấng bằng các đau khổ này, thì hạnh phúc biết mấy cho chúng ta!”

Sau khi Đức Mẹ hiện ra lần đầu được ít ngày, lúc chúng con tới đồng cỏ của chúng con, Francisco leo lên đỉnh một tảng đá dốc, và réo gọi chúng con:

“Đừng leo lên đây; hãy để em ở đây một mình”.

“Được” và con chạy đi đuổi bướm với Jacinta. Bọn con chưa bắt được mấy con bướm thì đã quyết định làm việc hy sinh bằng cách để chúng bay đi, nhưng lại quên khuấy Francisco. Khi tới giờ ăn trưa, chúng con mới nhớ ra em, vội chạy đi gọi em:

“Francisco, há em không đến dùng bữa trưa hay sao?”

“Không, hai người ăn đi”.

“Em đọc kinh mân côi hả?"

“Dạ, đúng, em ăn sau. Nhớ gọi lại em nhé!”

Lúc con đến gọi em lần thứ hai, em bảo:

“Chị lên đây cầu nguyện với em”.

Chúng con leo lên đỉnh, nơi ba chúng con không tìm đủ chỗ để qùy xuống, con hỏi em:

“Vậy em làm gì suốt thời gian qua?”

“Em nghĩ tới Chúa, Đấng quá buồn sầu vì quá nhiều tội lỗi! Em chỉ ước ao đem lại niềm vui cho Người!”

Một ngày kia, chúng con hát bài hát sau đây về niềm vui sơn khê:

A! tra lala, la la
Tra lala, la la
La la la!

Trong đời mọi vật đều ca,
Nhưng ai hát hay hơn tôi?
Em gái chăn chiên sơn khê
Hay thục nữ giặt giũ nơi khe suối!

Sẻ cánh vàng chim chíp vui tươi
Đánh thức tôi
Vừa lúc mặt trời mới mọc,
Hoa mâm sôi rực nở với tiếng hát sẻ vàng.

Tiếng rít cú kêu trong đêm
Tìm cách làm tôi hoảng sợ,
Cô gái hát dưới ánh trăng
Trong lúc hân hoan bóc bắp.

Con sơn ca trong đồng cỏ
Trọn ngày ca hát vang vang,
Con bồ câu hát trong rừng,
Cả xe kéo cũng kẽo kẹt hát xướng.

Sơn khê như chiếc vườn đá
Suốt ngày mỉm cười hân hoan
Lóng lánh sương mai óng ả
Lấp lánh trên các sườn đồi!

Chúng con hát hết cả bài, sắp sửa hát lại một lần nữa, thì Francisco can gián: “Chúng ta đừng hát nữa. Vì chúng ta đã thấy Thiên Thần và Đức Mẹ, nên ca hát không còn lôi cuốn được em nữa”.

Còn tiếp
 
Tin Đáng Chú Ý
Cử tri Pháp bầu Tổng Thống năm 2017
Hà Minh Thảo
15:36 05/05/2017
CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG NĂM 2017

Ðây là lần thứ 11, thời Ðệ Ngũ Cộng hòa, cử tri Pháp thực thi quyền bầu chọn Tổng thống bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Ngoài ra, kỳ này là lần đầu, Tổng thống xuất nhiệm từ chối ứng cử nhiệm kỳ hai, dù được Hiến pháp cho phép. Do đó, kết quả cuộc tuyển cử Tổng thống cho nhiệm kỳ 2017-2022 đã và sẽ có những bất ngờ và, cuối cùng, nước Pháp, tuy có thay đổi giới cầm quyền, nhưng vẫn… tiếp tục như cũ. Tại sao ?

I. KẾT QUẢ VÒNG MỘT.

Ngày 23.04.2017, 77,77% trong số chừng 47,58 triệu cử tri người Pháp ghi danh đã đặt lá phiếu của mình vào thùng để hoàn tất nhiệm vụ công dân, tham gia việc tuyển chọn Tổng thống, vòng một, năm 2017. Kết quả, 97,45% số phiếu được hơn 37 triệu phiếu hợp lệ được bỏ vào thùng ; 658.302 phiếu trắng (1,78% số phiếu được kiểm, những phong bì trống hay có giấy trắng) và 285.431 phiếu bất hợp lệ (0,77%).

Tại một phòng phiếu ở quận 15 Paris, khi kiểm phiếu, người ta tìm thấy một phong bì chứa đựng một tờ bạc mệnh giá 50 euros có ghi ‘Pour Pénélope’ (Dành cho Pénélope). Người ta cũng tìm thấy những phong bì với những lá phiếu tự tạo có ghi tên một người nổi tiếng như ca sĩ Céline Dion và tên các cầu thủ đá banh nổi tiếng. Một cử tri cắt nắp hộp fromage nổi tiếng ở Pháp ‘Camembert Président’ (Tổng thống Camembert) để vào phong bì đựng phiếu.

Việc kiểm phiếu xác định hai ứng cử viên Emmanuel Macron (Tiến bước, En Marche, EM) thu được 24,01% số phiếu hợp lệ và Marine Le Pen (Mặt trận Quốc gia, Front national, FN) với 21,30% để vào tranh cử ở vòng hai vào ngày 07.05.2017. Những ứng cử viên khác : François Fillon (Những người Cộng hòa, LR, Les Républicains) thu được 20,01% số phiếu hợp lệ, Jean-Luc Mélenchon (nước Pháp bất khuất, La France insoumie) 19,58%, Benoit Hamon (Ðảng Xã hội, PS, Parti socialiste) 6,36%, Nicolas Dupont-Aignan (Ðứng lên nước Pháp) 4,70%,… đều bị loại.

Ðiều đáng lưu ý là 2 chính đảng thườøng có mặt ở vòng hai đã bị loại : LR, hữu phái và PS Ðảng sau này, sau khi dày công đưa François Hollande vào điện Elysée và Manuel Valls vào Matignon, đang trên đường bị tiêu diệt. Tại vòng sơ tuyển, 7 ứng cử viên muốn đại diện cho đảng Xã Hội mở rộng đã cam kết sẽ đứng về phía người thắng cuộc. Thế nhưng, ngày 29.01.2017, thất cử ở vòng hai trước Benoit Hamon. Sau đó, ông Manuel Valls đã thất hứa không ký giấy giới thiệu cho ông Hamon ứng cử Tổng thống. Lời hứa đồng chí Thủ tướng PS không đáng tin cậy và ông đã về ‘đầu quân’ cho Emmanuel Macron (Tiến bước). Tiếp theo, các ngôi sao sáng PS khác (những thành viên nội các Valls) chia làm làm hai để theo Macron hy vọng có ăn hơn theo Hamon (ứng cử viên chính thức PS), thí dụ như Jean Yves Le Drian, Tổng trưởng Quốc phòng. Năm 2015, khi tranh cử Hội đồng Vùng Bretagne, ông hứa nếu đắc cử, sẽ từ chức trong nội các. Khi đắc cử, ông không giữ lời hứa. Cũng như Le Drian, các Vị khác thuộc tả phái, hữu hay trung phái theo Macron cũng chỉ để tìm ‘quyền’ và ‘lợi’. Một sinh viên 22 tuổi nói với phóng viên báo Le Monde : thái độ của cựu thủ tướng Valls còn ‘tệ hơn cả một sự phản bội. Đó là bằng chứng cho thấy chính giới quá xem thường nguyện vọng của cử tri (…) Vậy thì chúng tôi đi bầu làm gì ? Chúng tôi không còn tin tưởng vào đời sống chính trị ở Pháp nữa. Cuối cùng chỉ vẫn ngần ấy người được quyền định đoạt vận mệnh của đất nước.

Trái lại, LR đang tái lập hàng ngũ để ‘thua keo này, bày keo khác’ nhằm chiếm đa số tại Quốc hội để thành lập Chính phủ nhằm thực sự thay thế tả phái hầu cải thiện toàn diện nước Pháp. Thiện ý như vậy, nhưng có đạt được hay không là việc khác. Chờ xem.

II. GIEO GIÓ, GẶT BẢO.

A./ Những thành quả không đi đôi với lời hứa.

Trong mùa bầu cử năm 2012, cử tri Pháp, sau khi nghe lời hứa ‘Le changement, c'est maintenant’ (Thay đổi, ngay bây giờ) của ứng cử viên PS, đã tín nhiệm François Hollande vào chức vụ Tổng thống và đảng Xã hội trở thành đa số tại Quốc hội trong khi đảng này đang có đa số tại Thượng nghị viện. Mọi điều kiện để thành công đều trong tay họ. Tuy nhiên, sau khi gặp bà Angela Merkel, Thủ tướng Ðức, những lời hứa không được thực thi… kết quả, kinh tế không tăng trưởng, số thất nghiệp làm sao giảm được ?

1. Đạt được mức thăng bằng ngân sách vào cuối nhiệm kỳ.
« Thâm hụt ngân sách sẽ được giảm xuống còn 3% tổng sản phẩm quốc nội (PIB, Produit Intérieur Brut, tiếng Pháp và GDP, Gross Domestic Product, tiếng Anh) năm 2013. Tôi sẽ tái lập sự cân bằng ngân sách vào cuối nhiệm kỳ ». Oâng Hollande đã giải thích trong ‘60 cam kết với Pháp’ khi vận động tranh cử năm 2012. Theo số liệu từ INSEE (Institut national de la Statistique et Etudes économiques) , thâm hụt ngân sách Pháp là 4% PIB năm 2013. Trong năm 2016, thâm hụt đã là 3,4% PIB, thì việc cân bằng ngân sách năm nay là một việc không tưởng.

2. Không gia tăng nợ công (dette publique).
Ngày 29.09.2012, trong một cuộc họp báo tại Motor Show, ông Hollande đã cam kết ‘không một euro tăng thêm’ cho nợ công vào cuối nhiệm kỳ. Lời hứa đã không được tôn trọng. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2016, nợ công nước Pháp từ 1.868 tỉ đã tăng lên 2.147 tỉ, tức tăng đến mức 96% PIB. Theo OCDE (Organisation de coopération et de développement économiques, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), với mức tăng đó, đến năm 2018, bách phân nợ công Pháp sẽ vượt quá 100% so với PIB.

3. Mức tăng trưởng kinh tế quá thấp trong nhiệm kỳ 2012-2016.
Do sức cầu nội địa và xuất khẩu yếu, sự tăng trưởng kinh tế (sức cung) thấp : Năm 2012 (0% PIB), 2013 (0,30%), 2014 (0,40%), 2015 (1,10%) và 2016 (1,10%). Những mức tăng trưởng kinh tế này cho phép nước Pháp giải quyết nạn thất nghiệp.

4. Đảo ngược khuynh hướng thất nghiệp vào cuối năm 2013. Ngày 09.09.2012, qua màn ảnh đài TF1 bản tin 20 giờ, ông Hollande hứa sẽ làm được việc này trong vòng một một năm, tức vào cuối năm 2013. Mục tiêu này đã không đạt được. Khi ông lên nắm quyền tháng 5/2012, Pháp đã có 4,36 triệu người thất nghiệp ghi tên tại Pôle Emploi. Gần năm năm sau đó, tháng 2/2017, nước này có 5,52 triệu người thất nghiệp ghi tên tại cơ quan này.

Do những thành quả yếu kém đó, Tổng thống Hollande đã từ chối ứng cử nhiệm kỳ hai. Ngày 20.04.2017, ba ngày trước vòng một bầu Tổng thống, khi đến viếng các công nhân viên xí nghiệp Andros, tại Biars-sur-Cère (Lot), ông Hollande nói ông rời nhiệm vụ để lại ‘một đất nước trong tình trạng tốt hơn nhiều so với khi tôi nhậm chức’… ‘Tôi muốn người kế nhiệm tôi có thể, từ căn bản này, tiếp tục, và không tìm cách, như một số người cho biết, sẽ phá hủy, không tiếp tục những gì đã được khởi đầu từ năm năm qua, không có gì tệ hơn trò chơi này, bởi thay đổi liên tiếp, phá dỡ những gì đã được thực hiện bởi những người tiền nhiệm, thậm chí không thể xây dựng cho tương lai’. Trong những chuyến đến thăm các xí nghiệp từ hai tháng qua, ông không che giấu sự ủng hộ Emmanuel Macron hay Benoit Hamon.

B./ Hậu quả chính trị

Về phương diện chính trị, chúng ta thường so sánh những lời hứa khi vận động tranh cử với những hành động cùng thành công khi thực thi thẩm quyền Quốc trưởng. Năm 2012, người dân Pháp cần một chính trị gia có khả năng tạo sự tăng trưởng kinh tế hầu đưa nước Pháp ra khỏi khủng hoảng xã hội do nạn thất nghiệp tăng cao.

Thật vậy, do nước Pháp đang khủng hoảng xã hội, cử tri từ chối các đảng cổ điển và muốn ‘thử’ các ứng cử viên chưa cầm quyền như Macron hay Le Pen. Có lúc, người ta còn sợ trường hợp nguy khốn: Le Pen và Mélenchon vào vòng hai, tức cực tả và cực hữu, chúng ta không còn lựa chọn. Do đó, trong đêm 23.04.2017, những dự đoán của các viện thống kê lúc 20 giờ không gây niềm tin nơi các đại diện của ‘France insoumise’ và các vị này yêu cầu phải chờ kết quả từ Bộ Nội vụ. Bà Le Pen được sự tín nhiệm của 7.678.491 cử tri, ông Mélenchon được 7.059.951 và, còn phải kể 2 ứng cử viên Ðệ Tứ cộng sản bà Nathalie Arthaud với 232.384 và ông Philippe Poutou: 394.505 phiếu. Tổng cộng số phiếu tín nhiệm những ứng viên các cực hữu và tả đã lên đến 15,37 triệu, tức 41,53% cử tri bầu hợp lệ. Ða số những cử tri này là những người nghèo, nạn nhân các chính phủ thập niên qua. Sự phát triển của FN đã được chúng tôi trình bày tại : http://vietcatholic.com/News/Html/217697.htm
§ C./ Cơ hội cho Mặt trận Quốc gia thăng tiến.

C./ Ai là chủ lá phiếu dân chủ và tự do ?

Trong đêm tối 23.04.2017, sau khi kết quả vòng một được phỏng đoán, hai ứng cử viên không dự vòng hai đã có những phát biểu :

- ông François Fillon, sau khi cám ơn sự tín nhiệm của các cử tri dành cho ông và nhận hoàn toàn trách nhiệm về sự thất cử này, đã cho biết ông sẽ đầu phiếu cho E. Macron và kêu gọi mọi người cũng làm như vậy.

Cử tri đã tín nhiệm ông chưa hết buồn vì sự vắng mặt của ông ở vòng hai, không cho phép tình trạng tồi tệ của nước Pháp có cơ hội để phục hồi. Cử tri đã trên 18 tuổi để có thể hiểu biết thế nào là FN (nếu đảng này nguy hiểm, tại sao các chính phủ tả hữu liên tiếp đã không cấm ?) và thế nào là tiếp nối nhà nước xã hội hiện tại… Hợp lý hay không khi, ngày nay, tín nhiệm Macron và tháng sau, bằng lá phiếu tín nhiệm một ứng cử viên Quốc hội LR có kế hoạch chống lại tiến trình chính trị của Macron… Là chủ lá phiếu dân chủ, cử tri dành quyền bầu phiếu cho ai hay vắng mặt hoặc phiếu trắng là tự do của mình.

- ông Benoît Hamon cũng làm như vậy, nhưng vì PS đang bị bức tử, nên không biết có giới thiệu ứng cử viên dự tuyển Quốc hội hay không hay phải đầu quân cho En Marche của Macron để ông này giới thiệu ứng cử.

Nên nhớ ‘Các Ðức Giám mục mời gọi chúng ta đầu phiếu theo linh hồn và lương tâm’ (Les évêques nous disent de voter en notre âme et conscience).

D. Hô hào ‘Thay đổi’ nhưng hành động vẫn ‘Như vậy’.

Ngay từ đêm 23.04.2017, ông Macron đã hành động như đã đắc cử Tổng thống. Di chuyển trên đường phố với một đoàn hộ tống hùng hậu. Thực vậy, nếu vô vòng hai với ông Fillon, thì chưa chắc. Nhưng với bà Le Pen ở vòng này, tuy kết quả không cách biệt như năm 2002, khi Tổng thống J. Chirac đã thắng ông Jean-Marie Le Pen với tỷ số 82,21% và 17,79% số phiếu hợp lệ, nhưng ông Macron cũng sẽ thắng với tỷ số 60% - 40%, theo kết quả các cuộc điều tra dân ý. Do đó, các chánh trị gia ‘quá mùa’ từng hiện diện trong các chính phủ tả lẫn hữu đến xin đầu quân cho En Marche bằng lên án bà Le Pen để rồi xin ông Macron một chức, có khi đến… Thủ tướng. Do đó, hôm 05.05.2017, ông Macron hứa sẽ công bố sau khi vào điện Elysée, có thể sẽ là một nữ Thủ tướng… Nên nhớ Làm Chính Trị không phải là hành một nghề mà là để Phục vụ ‘Công Ích và Công bình Xã hội’ trong từng nhiệm kỳ.

Trong những ngày qua, nhiều vĩ nhân như trí thức, chánh trị gia, cầu thủ đá banh… lên tiếng kêu gọi đừng bỏ phiếu cho bà Le Pen. Thấy vậy, các học sinh trung học cũng rời trường xuống đường… Thế rồi, các thành viên tổ chức Greenpeace leo lên tháp Eiffel để giăng biểu ngữ ‘Tự Do, Bình Ðẳng, Bác Ái’ gọi là để chống bà Le Pen. Kết quả, những người này bị bắt và, lúc đó, người ta mới kinh hồn nếu kẻ gian leo như vậy, thì an ninh còn gì cho Thủ đô nước Pháp. Thay gì, từng số người đó chống lại bà Le Pen thì, từ năm 2002, họ đã học và thi hành bài học khi ông Le Pen vào vòng nhì với Tổng thống Chirac để hàng triệu người dân Pháp khỏi phải rơi vào cảnh thất nghiệp như hiện nay và bà Le Pen đã không có cơ hội để lọt vào vòng hai như hiện nay. Xin đừng trách những cử tri bầu cho bà Le Pen, mà hãy lên án những kẻ không giữ lời hứa.

Hà Minh Thảo

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phục Sinh
Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
18:30 05/05/2017
PHỤC SINH
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
"Đức Giêsu đã chết trên cây thập giá,
Xàc Ngài được chôn trong ngôi mộ đá.
Vào ngày thứ ba,
Ngài đã phục sinh!"
(1Cor 15:3).
 
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 05/05/2017: Vị Giáo Hoàng anh hùng và một chuyến đi thật đúng lúc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:18 05/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Quá thường là khi một biến cố xảy ra, chúng ta khó biết được liệu biến cố ấy có phải là một sự kiện lịch sử đang thay đổi vận mệnh của một quốc gia, một dân tộc hay của cả thế giới hay không.

Tuy nhiên, có thể không sợ sai lầm để nói rằng chuyến tông du 27 tiếng đồng hồ của Đức Thánh Cha tại Ai Cập trong tuần qua có nhiều khả năng đi vào lịch sử nhân loại như là một trong những khoảnh khắc “lớn lao”.

Cộng đoàn Kitô hữu Coptic

Chữ “Coptic” là tiếng Hy Lạp xưa có nghĩa là “Ai Cập”.

Trong các bài đọc lễ Vọng Phục sinh, chúng ta nghe bài trích sách Xuất Hành, đoạn nói về việc con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn.

Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Môsê rằng: “Có gì mà kêu đến Ta? Hãy bảo con cái Israel cứ lên đường. Còn ngươi, đưa gậy lên, và giơ tay trên biển, hãy phân rẽ biển ra, cho con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn. Còn Ta, Ta sẽ làm cho lòng người Ai Cập ra chai đá, chúng sẽ rượt theo sau các ngươi. Bấy giờ Ta sẽ tỏ vinh quang cho Pharaon, toàn thể quân lực, chiến xa và kỵ binh của vua ấy biết. Người Ai Cập sẽ biết Ta là Chúa khi Ta tỏ vinh quang cho Pharaon, chiến xa và kỵ binh của vua ấy biết”.

Những người Coptic ngày nay là dòng dõi người Ai Cập đã được đề cập trong bài trích sách Xuất Hành này, nghĩa là dòng dõi của dân tộc do các vua Pharaon lãnh đạo. Trong tổng số 95 triệu dân Ai Cập ngày nay, họ chiếm 10%. 90% còn lại là những người ngoại bang, là những người Ả rập tràn vào Ai Cập theo cơn lũ của những cuộc thánh chiến Hồi Giáo do Muhammad gây ra.

Năm 1952, theo sau cuộc cách mạng Ai Cập nhằm xóa bỏ chế độ thực dân của Anh, người Coptic, đa số theo Chính Thống Giáo và Công Giáo bị coi là công dân hạng hai, và ở nhiều vùng nông thôn, họ bị đuổi tận giết tuyệt. Hàng mấy thập niên sau cuộc cách mạng 1952, người ta vẫn còn phải chứng kiến những cuộc di cư khổng lồ của người Coptic ra nước ngoài để tránh bị diệt chủng. Bên cạnh hơn 9 triệu người Coptic vẫn còn sống bên trong lãnh thổ Ai Cập còn có khoảng 2 triệu người Coptic sinh sống tại hải ngoại.

Các Kitô hữu Coptic vẫn còn sống bên trong lãnh thổ Ai Cập thường bị công khai phân biệt đối xử và chính phủ nước này chủ yếu là do người Hồi giáo nắm giữ thường xuyên bị chỉ trích vì đã làm ngơ trước cảnh ngộ của họ. Vì thế, từ thời Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12, tình cảnh của các Kitô hữu Coptic luôn là một mối âu lo của các triều Giáo Hoàng.

Đức Bênêđíctô thứ 16 lên tiếng bênh vực các Kitô hữu Coptic và phản ứng từ Ai Cập

Chỉ sáu năm trước, vào ngày 1 tháng Giêng năm 2011, một quả bom đã phát nổ bên trong một nhà thờ Chính Thống Coptic ở Alexandria, khiến 23 người chết. Một ngày sau đó, tại Rôma, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI lên án hành động tàn bạo này trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2 tháng Giêng.

Ngài nói: “Tôi rất buồn khi hay tin về vụ tấn công nghiêm trọng chống lại cộng đồng Kitô giáo Coptic ở Alexandria, Ai Cập. Những hành động hèn nhát gieo rắc chết chóc như thế, cũng như vụ ném bom vào nhà các tín hữu Kitô tại Iraq nhằm buộc họ phải ra đi, xúc phạm đến Thiên Chúa và toàn thể nhân loại, là những người chỉ mới hôm qua đã cầu nguyện cho hòa bình và bắt đầu một năm mới với đầy hy vọng…Với các thành viên trong gia đình của họ, và nhân dân Ai Cập, tôi bày tỏ lời chia buồn chân thành của tôi và bảo đảm với anh chị em những lời cầu nguyện của tôi xin Chúa ban ơn chữa lành cho những người phải đau khổ vì biến cố này.”

Một tuần sau đó, hôm 10 tháng Giêng, 2011, trong cuộc gặp gỡ với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói:

“Đối với những nhà cầm quyền và các nhà lãnh đạo Hồi giáo, tôi lặp lại lời kêu gọi chân thành của tôi rằng các đồng bào Kitô hữu của họ phải được sống an ninh, trong khi tiếp tục đóng góp cho xã hội mà họ là những thành viên đầy đủ… Có cần tôi lặp lại điều này không? Ở Trung Đông, các Kitô hữu là những công dân đích thực có gốc gác nguyên thủy ở đó, trung thành với tổ quốc của họ và đảm nhận những nhiệm vụ của họ đối với đất nước họ. Đương nhiên là họ đáng được hưởng tất cả các quyền công dân, tự do lương tâm, tự do tín ngưỡng và tự do trong việc giáo dục, giảng dạy và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng”.

Giáo sĩ Ahmad al-Tayeb, vốn dĩ đã bất mãn với Đức Bênêđíctô thứ 16 sau diễn từ của ngài tại Đại học Regenburgs hôm 12 tháng Chín, 2006 lập tức lên tiếng chỉ trích Đức Bênêđíctô là “có thành kiến với Hồi Giáo” và “xen vào nội bộ Ai Cập”. Một ngày sau đó, chính phủ Ai Cập của tổng thống Hosni Mubarak triệu hồi đại sứ cạnh Tòa Thánh về nước.

Đức Phanxicô lên tiếng và phản ứng của Ai Cập

Những gì đã xảy ra sáu năm trước đây, tức là vào tháng Giêng, 2011, đã lặp lại tương tự như vậy trước chuyến tông du của Đức Phanxicô. Bom đã nổ trong hai vụ tấn công khủng bố nhắm vào các tín hữu Kitô Coptic. 45 người chết và 125 người khác bị thương trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá đẫm máu.

Và khi đến Cairo, Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng lặp lại tương tự những gì Đức Bênêđíctô thứ 16 đã từng nói:

“Tôi cũng nghĩ đến nạn nhân các vụ tấn công vào các nhà thờ Coptic, trong tháng Mười Hai vừa qua và mới gần đây thôi ở Tanta và Alexandria. Với các thành viên của gia đình họ, và với mọi người dân Ai Cập, Tôi xin gửi lời chia buồn và lời cầu nguyện tận đáy lòng tôi xin Chúa ban cho họ được mau chóng chữa lành các vết thương.”

Lần này, người ta không rút đại sứ về nước, nhưng đứng dậy vỗ tay!

Ahmad al-Tayeb, Đại Imam của Đại Học Al-Azhar, trường thần học quan trọng bậc nhất trong thế giới Hồi Giáo Sunni, không những đã vỗ tay mà chính ông còn phụ họa với Đức Giáo Hoàng trong việc lên án những hành vi bạo lực tôn giáo.

Ông Tayeb thậm chí đã mở đầu diễn từ của mình bằng cách kêu gọi tất cả mọi người trong hội trường đứng dậy và yên lặng trong một phút để tưởng niệm các nạn nhân khủng bố và như một cử chỉ liên đới và an ủi gia đình họ!

Hôm thứ Sáu 28 tháng Tư, các kênh truyền hình toàn thế giới truyền đi hình ảnh Đức Giáo Hoàng và ông Tayeb ôm nhau thắm thiết, và ông ta lộ một vẻ xúc động mạnh khi Đức Thánh Cha Phanxicô gọi ông là “người anh em của tôi”.

Những gì đã thay đổi trong sáu năm qua?

Trước hết, bối cảnh chính trị ở Ai Cập đã thay đổi. Vào năm 2011, chính phủ của Tổng thống Hosni Mubarak đang phải đối mặt với cuộc phản kháng rộng rãi, và cuối cùng đã bị cuốn trôi khỏi quyền lực chưa đầy một tháng sau đó. Một số nhà phê bình Mubarak vào lúc đó thậm chí còn tố cáo rằng ông ta thực sự đã đứng đằng sau vụ tấn công khủng bố vào cộng đoàn Kitô hữu Coptic ở Alexandria, trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm biện minh cho một cuộc đàn áp quân sự lan rộng có khả năng ngăn chặn phong trào phản kháng.

Trong bối cảnh đối phó với tình hình trong nước còn không xong, chính phủ Hosni Mubarak còn đâu tâm trí để quan tâm đến những lời chỉ trích bên ngoài, kể cả những chỉ trích đến từ Đức Giáo Hoàng.

Lần này thì khác, chính quyền của Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi tỏ ra vững chắc hơn, được sự ủng hộ khá rộng rãi của nhân dân trong nước, và chính Sisi là người đã lên tiếng mạnh nhất trong thế giới Hồi Giáo về sự cần thiết của một cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Tiếp đón Đức Giáo Hoàng, tổng thống cười thật rạng rỡ. Sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng cho chương trình chống khủng bố của ông ta được diễn dịch như một sự công nhận quyền bính hợp hiến của ông sau vụ lật đổ Mohammed Morsi, từ một thẩm quyền luân lý cao nhất thế giới, và như thế, nó còn có thêm một tác dụng to lớn là làm mờ nhạt đi những lời chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của ông trong việc đàn áp các thành phần đối lập chính trị.

Hơn nữa, Đức Phanxicô là một hình ảnh được ưa thích trong thế giới Hồi giáo. Sự khăng khăng lặp đi lặp lại của ngài rằng Hồi giáo là một tôn giáo hòa bình, và không gắn kết Hồi Giáo với khủng bố và bạo lực đã khiến ngài trở thành một nhân vật rất được người Hồi Giáo ưa chuộng. Chẳng vậy, Al Jazeera đã không cho chạy hàng tít lớn: “Pope Francis in Egypt: A voice of reason”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ai Cập: Một tiếng nói của lý trí”.

Đức Phanxicô còn có một đặc sủng là đôi khi những cử chỉ rất nhỏ của ngài lại có một tác động rất lớn - chẳng hạn như ngài mở đầu tất cả mọi bài diễn văn ở Ai Cập, kể cả bài giảng của ngài trong Thánh Lễ Công Giáo hôm thứ Bẩy 29 tháng Tư, với cụm từ As-Salaam-Alaikum, nghĩa là “Bình an ở cùng các bạn”, mà người Hồi giáo nghe như một dấu chỉ của một sự kính trọng. Nhiều lần, người ta đã vỗ tay nhiệt liệt chỉ đơn giản là vì ngài đã dùng cụm từ này.

Khi ngài nói tại Đại Học Al Azhar: “Trong tư cách là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi để vạch trần bạo lực núp dưới mặt nạ của sự thánh thiêng… Chúng ta có nghĩa vụ tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo, và lên án những nỗ lực đó như những bức biếm hoạ bôi bác Thiên Chúa: Tên Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa của Hòa bình, Thiên Chúa của salaam. Vì thế hòa bình là điều thánh khiết và không có hành vi bạo lực nào có thể biện minh nhân danh Thiên Chúa, vì đó là sự xúc phạm đến Danh Người”, các nhà lãnh đạo Hồi Giáo đã vỗ tay nhiệt liệt, đón nhận như một chính nghĩa chung.

Gió, thực sự, đã đổi chiều.
 
Thánh Ca
Khúc Nhạc Lòng - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
04:13 05/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây