Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
19:07 05/05/2019
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
4. Coi nhẹ mình là đường tắt để tu sửa đức hoàn thiện, là căn do bình an của nội tâm. (Thánh John Berchmens)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
4. Coi nhẹ mình là đường tắt để tu sửa đức hoàn thiện, là căn do bình an của nội tâm. (Thánh John Berchmens)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng tới Bảo Gia Lợi: một cây cầu giữa Đông và Tây
Vũ Văn An
04:31 05/05/2019
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Bảo Gia Lợi và đọc bài diễn văn chính thức đầu tiên khi ngài gặp gỡ các Nhà cầm quyền, Xã hội Dân sự và Ngoại giao đoàn ở Sofia.
Theo VaticanNews, về mặt địa lý, thành phố thủ đô Sofia của Bảo Gia Lợi nằm giữa Biển Đen ở phía đông và Biển Adriatic ở phía tây. Trong bài phát biểu công khai đầu tiên ở nước này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi Bảo Gia Lợi là cầu nối giữa Đông và Tây, có khả năng tạo dễ dàng cho cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, sắc tộc, văn minh và tôn giáo khác nhau mà trong nhiều thế kỷ đã sống ở đây trong hòa bình.
Phát biểu trước Tổng thống, Chính quyền và Ngoại giao đoàn tại Quảng trường Atanas Burov ngay sau khi ngài đến, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi Bảo Gia Lợi, nói rằng ở đây, “sự đa dạng, kết hợp với sự tôn trọng các bản sắc khác biệt, được xem như một cơ hội, một nguồn làm phong phú chứ không phải là một nguồn gây xung đột”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại chuyến viếng thăm của Thánh Gioan Phaolô II tới Bảo Gia Lợi hồi tháng 5 năm 2002 và nói về việc Thánh Gioan XXIII phục vụ với tư cách là sứ thần Tòa Thánh ở Sofia trong mười năm. Đức Giáo Hoàng cũng tưởng nhớ thánh Cyril và thánh Methodius, hai vị Thánh “đã truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc Slav”, và cùng là thánh quan thầy của châu Âu. Đức Giáo Hoàng gọi các ngài là “một nguồn cảm hứng cho cuộc đối thoại sinh hoa trái, hòa hợp và gặp gỡ huynh đệ giữa các Giáo hội, các nhà nước và các dân tộc”.
Một khoảnh khắc đặc biệt trong lịch sử
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục mô tả “khoảnh khắc đặc biệt này của lịch sử” ở Bảo Gia Lợi, “Ba mươi năm sau khi kết thúc chế độ toàn trị” từng giam cầm “tự do và các sáng kiến của xứ sở”. Ngài nói tới các hậu quả của việc di cư trong những thập niên gần đây từng chứng kiến hơn hai triệu người Bảo Gia Lợi rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm việc làm. Điều này, kết hợp với điều Đức Giáo Hoàng gọi là “mùa đông dân số” tức việc giảm tỷ lệ sinh sản, đã dẫn đến việc mất dân số và bỏ hoang của nhiều ngôi làng và thành phố”.
Khuyến khích và mời gọi
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích các nhà lãnh đạo Bảo Gia Lợi tiếp tục tạo điều kiện cho phép người trẻ “đầu tư năng lực trẻ trung của họ và lên kế hoạch cho tương lai của họ”, biết rằng họ có thể có “một cuộc sống xứng đáng” ngay tại quê hương của họ. Đức Giáo Hoàng cũng trân trọng mời gọi mọi người Bảo Gia Lợi nào “vốn quen thuộc với thảm kịch di cư” không nhắm mắt, không đóng cửa trái tim hay bàn tay họ “đối với những người đến gõ cửa nhà các bạn”.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gợi ý chúng ta nên “hưởng lợi từ lòng hiếu khách của người dân Bảo Gia Lợi” để mọi tôn giáo có thể đóng góp vào sự phát triển của nền văn hóa biết “tôn trọng con người nhân bản”, và “bác bỏ mọi hình thức bạo lực và cưỡng bức”. Đức Giáo Hoàng nói, nhờ cách này, những người tìm cách “thao túng và khai thác tôn giáo sẽ bị đánh bại”.
Theo VaticanNews, về mặt địa lý, thành phố thủ đô Sofia của Bảo Gia Lợi nằm giữa Biển Đen ở phía đông và Biển Adriatic ở phía tây. Trong bài phát biểu công khai đầu tiên ở nước này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi Bảo Gia Lợi là cầu nối giữa Đông và Tây, có khả năng tạo dễ dàng cho cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, sắc tộc, văn minh và tôn giáo khác nhau mà trong nhiều thế kỷ đã sống ở đây trong hòa bình.
Phát biểu trước Tổng thống, Chính quyền và Ngoại giao đoàn tại Quảng trường Atanas Burov ngay sau khi ngài đến, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi Bảo Gia Lợi, nói rằng ở đây, “sự đa dạng, kết hợp với sự tôn trọng các bản sắc khác biệt, được xem như một cơ hội, một nguồn làm phong phú chứ không phải là một nguồn gây xung đột”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại chuyến viếng thăm của Thánh Gioan Phaolô II tới Bảo Gia Lợi hồi tháng 5 năm 2002 và nói về việc Thánh Gioan XXIII phục vụ với tư cách là sứ thần Tòa Thánh ở Sofia trong mười năm. Đức Giáo Hoàng cũng tưởng nhớ thánh Cyril và thánh Methodius, hai vị Thánh “đã truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc Slav”, và cùng là thánh quan thầy của châu Âu. Đức Giáo Hoàng gọi các ngài là “một nguồn cảm hứng cho cuộc đối thoại sinh hoa trái, hòa hợp và gặp gỡ huynh đệ giữa các Giáo hội, các nhà nước và các dân tộc”.
Một khoảnh khắc đặc biệt trong lịch sử
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục mô tả “khoảnh khắc đặc biệt này của lịch sử” ở Bảo Gia Lợi, “Ba mươi năm sau khi kết thúc chế độ toàn trị” từng giam cầm “tự do và các sáng kiến của xứ sở”. Ngài nói tới các hậu quả của việc di cư trong những thập niên gần đây từng chứng kiến hơn hai triệu người Bảo Gia Lợi rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm việc làm. Điều này, kết hợp với điều Đức Giáo Hoàng gọi là “mùa đông dân số” tức việc giảm tỷ lệ sinh sản, đã dẫn đến việc mất dân số và bỏ hoang của nhiều ngôi làng và thành phố”.
Khuyến khích và mời gọi
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích các nhà lãnh đạo Bảo Gia Lợi tiếp tục tạo điều kiện cho phép người trẻ “đầu tư năng lực trẻ trung của họ và lên kế hoạch cho tương lai của họ”, biết rằng họ có thể có “một cuộc sống xứng đáng” ngay tại quê hương của họ. Đức Giáo Hoàng cũng trân trọng mời gọi mọi người Bảo Gia Lợi nào “vốn quen thuộc với thảm kịch di cư” không nhắm mắt, không đóng cửa trái tim hay bàn tay họ “đối với những người đến gõ cửa nhà các bạn”.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gợi ý chúng ta nên “hưởng lợi từ lòng hiếu khách của người dân Bảo Gia Lợi” để mọi tôn giáo có thể đóng góp vào sự phát triển của nền văn hóa biết “tôn trọng con người nhân bản”, và “bác bỏ mọi hình thức bạo lực và cưỡng bức”. Đức Giáo Hoàng nói, nhờ cách này, những người tìm cách “thao túng và khai thác tôn giáo sẽ bị đánh bại”.
Toàn văn bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Giáo hội Chính thống Bảo Gia Lợi
Vũ Văn An
06:04 05/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài phát biểu của ngài trước Thánh Công đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy niệm về gương sáng của các Tông đồ của người Slav, các thánh Cyril và Methodius, những nhà truyền giảng Tin Mừng thế kỷ thứ 9 từ Texalônica, những vị đã rao giảng Kitô giáo cho người Slav.
Xin đọc dưới đây toàn văn bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng:
Thưa Đức Thượng phụ,
Các Tổng Giám Mục và Giám mục đáng kính,
Anh em thân mến,
Christos vozkrese!
Trong niềm vui của Đấng Cứu Rỗi sống lại, tôi xin ngỏ tới qúy vị lời chúc mừng Phục Sinh vào Chúa Nhật này được miền Đông Kitô giáo biết đến với tên gọi “Chúa Nhật Thánh Tôma”. Chúng ta hãy xem vị Tông đồ, người đặt tay vào cạnh sườn Chúa, chạm vào các vết thương của Người và tuyên xưng, “Lạy Chúa tôi và lạy Thiên Chúa tôi!” (Ga 20:28). Các vết thương mở ra trong diễn trình lịch sử giữa chúng ta, các Kitô hữu vẫn còn là những vết bầm tím đau đớn trên Thân thể Chúa Kitô là Giáo hội. Ngay cả ngày nay, hiệu quả của chúng vẫn còn hiển hiện; chúng ta có thể chạm tay vào chúng. Thế nhưng, có lẽ cùng nhau chúng ta có thể chạm vào các vết thương đó và tuyên xưng Chúa Giêsu đã sống lại và công bố Người là Chúa và là Thiên Chúa của chúng ta. Có lẽ cùng nhau chúng ta có thể nhìn nhận các thất bại của mình và dìm mình vào các vết thương đầy yêu thương của Người. Và bằng cách này, chúng ta có thể khám phá ra niềm vui của tha thứ và tận hưởng trước mùi vị của cái ngày khi, với ơn phù trợ của Thiên Chúa, chúng ta có thể cử hành mầu nhiệm Vượt Qua tại cùng một bàn thờ.
Trên hành trình này, chúng ta được nâng đỡ bởi số lượng lớn lao các anh chị em của chúng ta, những người mà tôi đặc biệt muốn bày tỏ lòng tôn kính: các nhân chứng của lễ Phục sinh. Biết bao nhiêu Kitô hữu ở đất nước này đã chịu đựng đau khổ vì danh Chúa Giêsu, nhất là trong cuộc đàn áp của thế kỷ trước! Đại kết bằng máu! Họ rải một loại nước hoa thơm phức trên “vùng đất Hoa hồng này”. Họ đã trải qua những thử thách dày đặc để lan tỏa hương thơm của Tin Mừng. Họ nở hoa trên mảnh đất màu mỡ và được vun sới tốt, như một phần của một dân tộc giàu đức tin và tình người chân chính từng ban cho họ những gốc rễ mạnh mẽ, sâu sắc. Tôi nghĩ đặc biệt đến truyền thống đan viện mà từ thế hệ này sang thế hệ nọ đã nuôi dưỡng đức tin của người dân. Tôi tin rằng những nhân chứng của lễ Phục sinh, anh chị em của những tín phái khác nhau đã hợp nhất trên thiên đàng nhờ đức ái của Thiên Chúa, giờ đây đang nhìn chúng ta như những hạt giống được gieo trên trái đất và nhằm sinh hoa trái. Trong khi rất nhiều anh chị em khác của chúng ta trên khắp thế giới tiếp tục chịu đau khổ vì đức tin của họ, họ yêu cầu chúng ta đừng đóng cửa mà hãy tự mở lòng ra, vì chỉ bằng cách này, các hạt giống kia mới có thể sinh hoa trái.
Cuộc gặp gỡ này, cuộc gặp gỡ mà tôi rất mong muốn, theo sau cuộc gặp gỡ của Thánh Gioan Phaolô II với Đức Thượng phụ Maxim trong chuyến viếng thăm đầu tiên của Giám mục Rôma tới Bảo Gia Lợi. Nó cũng theo sau bước chân của Thánh Gioan XXIII, đấng, trong những năm sống ở đây, đã trở nên gắn bó với dân tộc này, “một cách đơn giản và tốt lành” (Giornale dell'anima, Bologna, 1987, 325), rất qúi giá lòng trung thực của họ, tính làm việc chăm chỉ của họ và phẩm giá của họ giữa những thử thách. Ở đây, như một vị khách được chào đón một cách âu yếm, tôi cảm nghiệm một nỗi luyến nhớ huynh đệ sâu sắc, nỗi khát khao lành mạnh muốn hợp nhất giữa những đứa con cùng một Cha, một sự hợp nhất từng được Đức Giáo Hoàng Gioan cảm nhận ngày càng mạnh mẽ suốt thời gian ngài ở thành phố này. Tại Công đồng Vatican II mà ngài triệu tập, Giáo hội Chính thống Bảo Gia Lợi đã gửi các quan sát viên, và kể từ đó, các liên hệ của chúng ta đã tăng lên gấp bội. Tôi nghĩ tới những chuyến viếng thăm mà trong năm mươi năm nay, các phái đoàn Bảo Gia Lợi đã đến Vatican và hàng năm tôi có niềm vui được đón tiếp; cũng vậy, sự hiện diện tại Rôma của một cộng đồng chính thống Bảo Gia Lợi đến cầu nguyện tại một trong những nhà thờ của Giáo phận tôi. Tôi đánh giá cao sự chào đón ân cần dành cho các đặc phái viên của tôi, mà sự hiện diện của họ đã gia tăng trong những năm gần đây và sự hợp tác tỏ bầy cùng cộng đồng Công Giáo địa phương, nhất là trong lĩnh vực văn hóa. Tôi tin tưởng rằng, với sự phù giúp của Thiên Chúa, và trong thời gian tốt đẹp của Người, những tiếp xúc này sẽ có tác động tích cực tới nhiều khía cạnh khác trong cuộc đối thoại của chúng ta. Trong khi đó, chúng ta được mời gọi cùng lên đường hành trình và hành động để làm chứng cho Chúa, nhất là bằng cách phục vụ các anh chị em nghèo nhất và bị bỏ rơi nhất, mà nơi họ, Người luôn hiện diện. Đại kết người nghèo.
Trên hết, các hướng dẫn viên của chúng ta trên hành trình này là các thánh Cyril và Methodius, những người đã nối kết chúng ta từ thiên niên kỷ đầu tiên và ký ức sống động của các ngài trong các Giáo hội của chúng ta tiếp tục là nguồn cảm hứng, vì bất chấp các nghịch cảnh, họ vẫn coi việc công bố Chúa, lời kêu gọi truyền giáo là ưu tiên cao nhất. Như Thánh Cyril từng nói: “Với niềm vui, tôi lên đường vì đức tin Kitô giáo; bất chấp mệt mỏi và yếu đuối về thể lý, tôi vẫn sẽ ra đi một cách vui tươi” (Vita Constantini, VI, 7; XIV, 9). Và bất chấp những dự cảm về sự chia rẽ đau đớn sẽ diễn ra trong nhiều thế kỷ tới, các ngài đã chọn viễn cảnh hiệp thông. Truyền giáo và hiệp thông: hai từ ngữ đã phân biệt đời sống của hai vị thánh này và có thể soi sáng cuộc hành trình của chúng ta hướng tới sự tăng trưởng trong tình huynh đệ. Đại kết truyền giáo.
Hai thánh Cyril và Methodius, những người Byzantines về văn hóa, đã đủ táo bạo để dịch Kinh thánh sang ngôn ngữ mà các dân tộc Slav có thể tiếp cận được, để Lời Chúa có thể đi trước cả lời nói của con người. Hoạt động tông đồ can đảm của các ngài ngày nay vẫn là một mô hình truyền giảng Tin Mừng và là một thách thức phải loan báo Tin Mừng cho thế hệ tiếp theo. Quan trọng xiết bao, trong khi tôn trọng các truyền thống và bản sắc riêng biệt của chúng ta, chúng ta giúp nhau tìm cách lưu truyền đức tin bằng ngôn ngữ và các hình thức giúp người trẻ trải nghiệm niềm vui của một Thiên Chúa yêu thương họ và kêu gọi họ! Nếu không, họ sẽ bị cám dỗ đặt niềm tin vào các tiếng hát nhân ngư đầy lừa dối của xã hội duy tiêu thụ.
Hiệp thông và truyền giáo, gần gũi và công bố.
Hai thánh Cyril và Methodius cũng có nhiều điều để nói với chúng ta về tương lai của xã hội châu Âu. Thật vậy, “ theo một nghĩa nào đó, các ngài là những người cổ vũ cho một châu Âu thống nhất và hòa bình sâu sắc giữa mọi cư dân của lục địa, cho thấy nền tảng của một nghệ thuật sống chung mới mẻ, biết tôn trọng các khác biệt, vốn không hề là trở ngại đối với hợp nhất” (Thánh Gioan Phaolô II, Chào mừng phái đoàn chính thức Bảo Gia Lợi, 24 tháng 5 năm 1999: Insegnamenti XXII, 1 [1999], 1080). Chúng ta cũng vậy, với tư cách là người thừa kế đức tin của các thánh, chúng ta được mời gọi trở thành những người xây dựng sự hiệp thông và hòa bình nhân danh Chúa Giêsu. Bảo Gia Lợi là “ngã tư tâm linh, vùng đất tiếp xúc và hiểu biết lẫn nhau” (ID., Diễn văn tại Lễ Tiếp Đón, Sofia, 23 tháng 5 năm 2002: Insegnamenti, XXV, 1 [2002], 864). Tại đây, các tín phái khác nhau, từ tín phái Armenia tới tín phái Tin Lành, và các truyền thống tôn giáo khác nhau, từ Do Thái giáo đến Hồi giáo, đều đã được chào đón.
Diễn từ trước chính quyền, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại dinh Tổng Thống Bảo Gia Lợi
J.B. Đặng Minh An dịch
10:58 05/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lễ nghi chính thức đón tiếp Đức Thánh Cha đã diễn ra lúc 10g40 tại quảng trường bên ngoài phủ tổng thống. Lúc 11 giờ, Đức Thánh Cha đã hội kiến với Tổng thống Roumen Radev trong dinh tổng thống và tiếp đó với Thủ tướng Boiko Borissov. Sau đó, lúc 11g30, Ðức Thánh Cha đã gặp chính quyền, cùng với các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Quảng trường Atanas Burov.
Trong diễn từ trước chính quyền, cùng với các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Tổng thống,
Thưa Thủ tướng,
Các thành viên đáng kính trong ngoại giao đoàn,
Các nhà chức trách,
Đại diện của các tôn giáo,
Anh chị em thân mến,
Christos vozkrese!
Tôi rất vui khi được đến đây tại Bảo Gia Lợi, một nơi gặp gỡ giữa nhiều nền văn hóa và văn minh, một cây cầu giữa Đông và Nam Âu, một cánh cửa mở ra vùng Cận Đông và một vùng đất có nguồn gốc Kitô giáo cổ xưa nuôi dưỡng ơn gọi của mình để cổ vũ cho sự gặp gỡ cả trên bình diện khu vực và cộng đồng quốc tế. Ở đây sự đa dạng, kết hợp với sự tôn trọng các bản sắc riêng biệt, được xem như một cơ hội, một nguồn mạch cho sự phong phú chứ không phải là một nguồn gốc của xung đột.
Tôi trân trọng chào các nhà chức trách của nước Cộng hòa, và tôi cảm ơn các vị vì lời mời đến thăm Bảo Gia Lợi. Tôi cảm ơn Ngài Tổng thống vì những lời chào mừng ân cần của ngài ở đây trong Quảng trường lịch sử này mang tên của chính khách Atanas Burov, người đã chịu đựng dưới một chế độ không dung thứ cho quyền được tự do tư tưởng.
Tôi gửi lời chào trân trọng đến Đức Thượng Phụ Neofit, người mà tôi sẽ gặp lát nữa đây, đến các vị Tổng Giám Mục và Giám Mục của Thánh Hội Đồng, và tất cả các tín hữu của Giáo hội Chính thống Bảo Gia Lợi. Lời chào trìu mến của tôi cũng gửi đến các Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, và tất cả các thành viên của Giáo Hội Công Giáo, những người mà tôi đã đến để củng cố trong đức tin và khuyến khích họ tiến bước trong cuộc sống Kitô và chứng tá hàng ngày.
Tôi cũng thân ái chào các Kitô hữu của các Cộng đồng Giáo hội khác, các thành viên của cộng đồng Do Thái và các tín hữu Hồi Giáo. Tôi khẳng định với các bạn “xác tín vững chắc rằng những giáo huấn đích thực của các tôn giáo mời gọi chúng ta luôn bắt nguồn từ các giá trị của hòa bình; bảo vệ các giá trị của sự hiểu biết lẫn nhau, tình huynh đệ của con người, và sự chung sống hài hòa” (Tài liệu về Tình Huynh Đệ Nhân Loại, Abu Dhabi, ngày 04 tháng Hai năm 2019). Chúng ta hãy tận dụng lòng hiếu khách của người dân Bảo Gia Lợi để mọi tôn giáo, khi được kêu gọi thúc đẩy sự hòa hợp và hài hòa, có thể đóng góp cho sự phát triển của một nền văn hóa và một môi trường tôn trọng hoàn toàn con người và phẩm giá của họ, bằng cách thiết lập các liên kết quan trọng giữa các nền văn minh, sự nhạy cảm và các truyền thống khác nhau, và bằng cách từ chối mọi hình thức bạo lực và bó buộc. Như thế, những người tìm kiếm bằng mọi cách để thao túng và khai thác tôn giáo sẽ bị đánh bại.
Chuyến thăm của tôi hôm nay gợi nhớ đến chuyến viếng thăm của Thánh Gioan Phaolô II vào tháng 5 năm 2002, và gợi lên ký ức hạnh phúc về sự hiện diện kéo dài gần một thập kỷ tại Sofia của vị Khâm Sứ Tòa Thánh lúc bấy giờ, là Đức Tổng Giám Mục Angelo Giuseppe Roncalli. Ngài không ngừng cảm thấy biết ơn sâu sắc và quý trọng quốc gia của các bạn, đến mức ngài từng nói rằng bất cứ nơi nào ngài đến, ngôi nhà của ngài sẽ luôn mở cửa cho tất cả mọi người, Công Giáo hay Chính thống giáo, những người đến như một người anh chị em từ Bảo Gia Lợi (x. Bài giảng ngày 25 tháng 12 năm 1934). Thánh Gioan XXIII đã làm việc không mệt mỏi để thúc đẩy sự hợp tác huynh đệ giữa tất cả các Kitô hữu. Với Công đồng Vatican II, mà ngài đã triệu tập và chủ tọa trong giai đoạn đầu tiên, ngài đã khuyến khích rất nhiều và đưa ra các hỗ trợ có tính quyết định cho sự phát triển của các mối quan hệ đại kết.
Theo sau những sự kiện được quan phòng này, từ năm 1968 trở đi – tức là cách đây tròn năm mươi năm - một Phái đoàn chính thức gồm các thẩm quyền dân sự và giáo hội cao nhất của Bảo Gia Lợi đã đến thăm Vatican hàng năm vào dịp lễ hai Thánh Cyrilô và Mêthôđiô. Hai vị Thánh này đã truyền giáo cho các dân tộc Slave và là nguồn gốc cho sự phát triển ngôn ngữ, văn hóa của họ, và trên hết là những thành quả phong phú và bền bỉ của họ về chứng tá Kitô giáo và sự thánh thiện.
Phúc thay Thánh Cyrilô và Mêthôđiô, các vị đồng bảo trợ của Châu Âu! Bằng những lời cầu nguyện, thiên tài và những nỗ lực tông đồ chung của các ngài, hai vị thánh đã làm gương cho chúng ta và hơn một thiên niên kỷ sau đó, các ngài tiếp tục là nguồn cảm hứng cho cuộc đối thoại hiệu quả, hòa hợp và gặp gỡ huynh đệ giữa các Giáo hội, các quốc gia và các dân tộc! Xin cho tấm gương rạng ngời của các vị sẽ thu hút nhiều tín hữu trong thời đại của chúng ta và mở ra những con đường hòa bình và hòa hợp mới!
Giờ đây, tại thời điểm đặc biệt này của lịch sử, ba mươi năm sau khi kết thúc chế độ toàn trị giam hãm tự do và sáng kiến của đất nước, Bảo Gia Lợi phải đối mặt với những ảnh hưởng của việc di cư trong những thập kỷ gần đây của hơn hai triệu công dân của mình nhằm tìm kiếm cơ hội công ăn việc làm mới. Đồng thời, Bảo Gia Lợi - cũng như nhiều quốc gia khác ở Âu châu - phải đối phó với thứ chỉ có thể gọi là một mùa đông mới: đó là mùa đông nhân khẩu học rơi xuống như một bức màn băng giá trên một phần lớn của Âu châu, hậu quả của việc giảm dần niềm tự tin vào tương lai. Tỷ lệ sinh giảm, kết hợp với dòng người di cư đông đảo, đã dẫn đến sự suy giảm và bỏ hoang của nhiều ngôi làng và thành phố. Ngoài ra, Bảo Gia Lợi còn phải đối diện với hiện tượng những người tìm cách vượt qua biên giới của đất nước này để chạy trốn chiến tranh, xung đột hay nghèo đói, trong nỗ lực tiếp cận các khu vực giàu có nhất ở châu Âu, để tìm cơ hội mới trong cuộc sống hoặc đơn giản là một chốn nương thân an toàn.
Thưa Tổng thống,
Tôi nhận thức được những nỗ lực mà các nhà lãnh đạo quốc gia đã thực hiện trong nhiều năm qua để bảo đảm rằng cách riêng là những người trẻ không bị buộc phải di cư. Tôi khuyến khích tổng thống hãy kiên trì trên con đường này, cố gắng tạo điều kiện để giới trẻ đầu tư năng lượng trẻ trung và lên kế hoạch cho tương lai của họ, với tư cách là cá nhân và gia đình, và biết rằng ở quê hương họ có thể có một cuộc sống xứng đáng. Đối với tất cả những người Bảo Gia Lợi, những người quen thuộc với thảm trạng di cư, theo truyền thống tốt nhất của các bạn, tôi trân trọng đề nghị các bạn đừng nhắm mắt, hay đóng cửa con tim hoặc khoanh tay trước những người gõ cửa nhà các bạn.
Đất nước của các bạn luôn nổi bật là cầu nối giữa Đông và Tây, có khả năng tạo điều kiện cho các cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, các chủng tộc, các nền văn minh và các tôn giáo khác nhau mà trong nhiều thế kỷ đã sống ở đây trong hòa bình. Sự phát triển của Bảo Gia Lợi, bao gồm cả sự phát triển kinh tế và dân sự, nhất thiết đòi hỏi phải thừa nhận và nâng cao đặc điểm đặc thù này. Cầu mong sao cho vùng đất này, giáp với sông Danube vĩ đại và bên bờ Biển Đen, đã mang lại kết quả tốt đẹp từ sự lao động khiêm nhường của rất nhiều thế hệ, sẽ mở ra cho các trao đổi văn hóa và thương mại, được tích hợp trong Liên minh Âu châu và với các liên kết vững chắc với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ mang đến cho tất cả con trai và con gái của mình một tương lai đầy hy vọng.
Xin Chúa ban phép lành cho Bảo Gia Lợi, giữ cho đất nước này được bình an và luôn hiếu khách, và xin Chúa ban cho quốc gia này thịnh vượng và hạnh phúc!
Source:Libreria Editrice Vaticana
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ với các tín hữu Công Giáo tại Quảng trường Knyaz Alexandar I.
J.B. Đặng Minh An dịch
18:15 05/05/2019
Trong ngày đầu tiên của chuyến tông du Bảo Gia Lợi, sau các cuộc gặp gỡ với tổng thống, thủ tướng, các đại diện xã hội dân sự và đoàn ngoại giao, Đức Thánh Cha đã đến thăm xã giao Ðức Thượng Phụ Neophyte, là Giáo chủ Chính Thống Bảo Gia Lợi, cùng với Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này.
Lúc 13g, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với các tín hữu tại Quảng trường Thánh Nevsky.
Ban chiều, lúc 16g45, Ðức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo tại Quảng trường Knyaz Alexandar I.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Chúa Kitô đã sống lại! Christos vozkrese!
Thật tuyệt vời khi biết rằng các Kitô hữu ở đất nước anh chị em dùng những lời này để chào nhau trong niềm vui Chúa sống lại suốt mùa Phục sinh.
Toàn bộ trình thuật chúng ta vừa nghe, rút ra từ những trang cuối cùng của Tin mừng, giúp chúng ta đắm mình trong niềm vui này là điều mà Chúa yêu cầu chúng ta truyền bá, vì nó nhắc nhở chúng ta về ba điều tuyệt vời là một phần trong cuộc sống của chúng ta với tư cách là các môn đệ: đó là Chúa gọi, Chúa gây ngạc nhiên, và Chúa yêu.
Chúa gọi. Mọi thứ diễn ra trên bờ hồ Galilê, nơi đầu tiên Chúa Giêsu gọi Phêrô. Ngài đã kêu gọi ông bỏ lại công việc đánh cá của mình để trở thành một người chài lưới người (x. Lc 5: 4-11). Bây giờ, sau tất cả những gì đã xảy ra với ông, sau kinh nghiệm nhìn thấy Thầy mình chết và nghe tin tức về sự phục sinh của Ngài, Phêrô trở về với nghề cũ. Ông nói với các môn đệ khác, “Tôi đi đánh cá đây”. Và họ đáp: “Chúng tôi sẽ đi với anh” (Ga 21: 3). Họ dường như lùi lại một bước; Phêrô cầm lấy lưới mà ông đã bỏ lại để theo Chúa Giêsu. Sức nặng của sự đau khổ, thất vọng và sự phản bội đã trở thành như một hòn đá đè nặng lên những con tim của các môn đệ. Họ vẫn còn mang nặng trong lòng nỗi đau và cảm giác tội lỗi, và tin mừng phục sinh chưa bén rễ trong lòng họ.
Chúa biết cám dỗ muốn quay lại mọi thứ như trước đây quyến rũ chúng ta mạnh mẽ biết chừng nào. Trong Kinh thánh, những chiếc lưới của Phêrô, giống như những nồi thịt trên đất Ai Cập, là biểu tượng của một nỗi nhớ đầy cám dỗ về quá khứ, của một ao ước lấy lại những gì chúng ta đã quyết định bỏ lại sau lưng. Khi đối mặt với thất bại, tổn thương, hoặc thậm chí với thực tế là đôi khi mọi thứ không diễn ra như chúng ta mong muốn, luôn có một cám dỗ tinh tế và nguy hiểm khiến chúng ta trở nên chán nản và bỏ cuộc. Đây là tâm lý ngôi mộ nhuộm màu mọi thứ với sự thất vọng và khiến chúng ta đắm chìm trong cảm giác dịu dàng tự thương hại, giống như một con sâu bướm, ăn mòn tất cả hy vọng của chúng ta. Sau đó, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với bất kỳ cộng đồng nào bắt đầu xuất hiện – đó là chủ nghĩa thực dụng nghiệt ngã của một cuộc sống trong đó mọi thứ dường như diễn ra bình thường, trong khi thực tế, đức tin đang suy sụp và suy thoái thành những tư tưởng vụn vặn (x. Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 83).
Nhưng chính vào là lúc thất bại của Phêrô, Chúa Giêsu hiện ra, bắt đầu lại từ đầu, kiên nhẫn đến với ông và gọi ông là “Simon” (câu 15) – đó là tên Phêrô nhận được trong lần đầu tiên được Chúa gọi. Chúa không chờ đợi những tình huống hoàn hảo hay chờ cho tâm trí được định hình: Ngài tạo ra chúng. Ngài không trông đợi có thể gặp được những người không có vấn đề, không thất vọng, không vướng mắc tội lỗi hay những giới hạn. Chính Ngài đã đương đầu với tội lỗi và sự thất vọng để khuyến khích tất cả những người nam nữ hãy bền đỗ. Anh chị em ơi, Chúa không bao giờ mệt mỏi kêu gọi chúng ta. Sức mạnh của Ngài là sức mạnh của một Tình yêu đảo ngược mọi kỳ vọng và luôn sẵn sàng bắt đầu lại. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa luôn cho chúng ta một cơ hội khác. Ngài mời gọi chúng ta từng ngày để làm sâu sắc thêm tình yêu của chúng ta dành cho Ngài và được hồi sinh bởi sự mới mẻ vĩnh cửu của Người. Mỗi buổi sáng, Ngài đến tìm chúng ta. Ngài triệu tập chúng ta “đứng dậy theo lời của Ngài, tìm kiếm và nhận ra rằng chúng ta đã được tạo ra cho trời, chứ không phải cho đất, cho đỉnh cao của cuộc sống chứ không phải cho chiều sâu của cái chết”, và đừng tìm kiếm “người sống trong những kẻ chết”(Bài giảng Đêm Vọng Phục Sinh, ngày 20 tháng 4 năm 2019). Khi chúng ta chào đón Ngài, chúng ta vươn lên cao hơn và có thể nắm lấy một tương lai tươi sáng hơn, không phải như một khả năng mà là một thực tế. Khi tiếng gọi của Chúa Giêsu hướng dẫn cuộc sống của chúng ta, trái tim của chúng ta trẻ trung hơn lên.
Chúa gây bất ngờ. Ngài là Chúa của những điều bất ngờ. Ngài mời chúng ta không chỉ ngạc nhiên, mà còn tạo ra những điều đáng ngạc nhiên. Chúa gọi các môn đệ và, khi nhìn thấy họ với những tấm lưới trống rỗng, Ngài bảo họ làm một điều kỳ lạ: thả lưới vào ban ngày, một điều gì đó khá lạ thường nơi hồ nước đó. Ngài làm sống lại niềm tin của họ bằng cách thúc giục họ một lần nữa chấp nhận rủi ro, không từ bỏ bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Ngài là Chúa của những bất ngờ, là Đấng phá vỡ những rào cản đang làm tê liệt chúng ta bằng cách đong đầy chúng ta với sự can đảm cần thiết để vượt qua sự hoài nghi, bất tín và nỗi sợ thường ẩn nấp đằng sau những suy nghĩ cho rằng “Chúng tôi đã luôn luôn làm những việc này như thế”. Chúa làm chúng ta ngạc nhiên mỗi khi Ngài gọi và yêu cầu chúng ta ra khơi lịch sử không chỉ bằng những chiếc lưới của chúng ta, mà bằng chính bản thân chúng ta. Ngài mời gọi chúng ta nhìn vào cuộc sống của chúng ta và của những người khác như Ngài, vì “đứng trước tội lỗi, Ngài thấy con trai và con gái Ngài được phục hồi; trước cái chết, anh chị em được tái sinh; trong hoang tàn, các con tim được hồi sinh. Vậy thì đừng sợ: Chúa yêu cuộc sống của anh chị em, ngay cả khi anh chị em sợ phải nhìn vào nó và giữ nó trong tay.” (thượng dẫn)
Bây giờ chúng ta có thể chuyển sang điều tuyệt vời thứ ba: Chúa mời gọi và Chúa gây ngạc nhiên, vì Chúa yêu. Tình yêu là ngôn ngữ của Người. Đó là lý do tại sao Ngài yêu cầu Phêrô và chúng ta học ngôn ngữ đó. Ngài hỏi Phêrô: “Anh có yêu mến Thầy không? “Và Phêrô nói có; sau khi dành quá nhiều thời gian với Chúa Giêsu, giờ đây ông hiểu rằng yêu thương đồng nghĩa với việc ngừng đặt mình vào vị trí trung tâm. Giờ đây ông đặt Chúa Giêsu, chứ không phải chính mình, là điểm khởi đầu: “Thầy biết tất cả mọi sự” (Ga 21:18), ông nói. Phêrô nhận ra yếu điểm của mình; ông nhận ra rằng ông không thể tự mình tạo ra tiến bộ. Và ông dựa vào Chúa và sức mạnh của tình yêu của Người, cho đến tận cùng.
Chúa yêu thương chúng ta: đây là nguồn sức mạnh của chúng ta và chúng ta được yêu cầu tái khẳng định điều đó mỗi ngày. Trở thành Kitô hữu là một lời hiệu triệu để nhận ra rằng tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn tất cả những thiếu sót và tội lỗi của chúng ta. Một trong những thất vọng và khó khăn lớn của chúng ta ngày nay không bắt nguồn từ nhận thức rằng Thiên Chúa là tình yêu, mà là từ cách thế chúng ta tuyên xưng và làm chứng cho Người khiến cho nhiều người nghĩ rằng đó không phải là danh của Người. Thiên Chúa là tình yêu, một tình yêu ban tặng chính mình, mời gọi và gây ra những bất ngờ.
Ở đây chúng ta thấy phép lạ của Thiên Chúa, Đấng biến cuộc sống của chúng ta thành những tác phẩm nghệ thuật, nếu chúng ta để mình được dẫn dắt bởi tình yêu của Người. Nhiều nhân chứng của lễ Phục sinh ở vùng đất được chúc phúc này đã tạo ra những kiệt tác tuyệt vời, khi được linh hứng từ đức tin đơn sơ và tình yêu vĩ đại. Trao ban cuộc sống của mình, họ trở thành những dấu chỉ sống động của Chúa, vượt qua sự thờ ơ với lòng can đảm và đưa ra một đáp trả Kitô đối với những mối quan tâm mà họ gặp phải (x. Christus Vivit, 174). Hôm nay chúng ta được mời gọi để ngước mắt lên và thừa nhận những gì Chúa đã làm trong quá khứ, và cùng Người bước đi trong tương lai, biết rằng, dù chúng ta thành công hay thất bại, Ngài sẽ luôn ở đó tiếp tục bảo chúng ta hãy thả lưới.
Ở đây tôi muốn nhắc lại những gì tôi đã nói với những người trẻ trong Tông huấn gần đây của tôi. Một Giáo hội trẻ, không trẻ về mặt tuổi tác nhưng trẻ trung trong ân sủng của Thánh Linh, đang mời gọi chúng ta làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô, một tình yêu truyền cảm hứng và hướng dẫn chúng ta gắng sức vì thiện ích chung. Tình yêu này cho phép chúng ta phục vụ người nghèo và trở thành nhân vật chính của cuộc cách mạng bác ái và phục vụ, có khả năng chống lại các bệnh lý của chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân hời hợt. Tràn ngập tình yêu của Chúa Kitô, anh chị em hãy là những chứng nhân sống động của Tin Mừng ở mọi góc của thành phố này (x. Christus Vivit, 174-175). Đừng sợ trở thành những vị thánh mà vùng đất này đang rất cần. Đừng sợ sự thánh thiện. Nó sẽ không lấy đi năng lượng của anh chị em, nó sẽ không lấy đi sức sống hay niềm vui của anh chị em. Trái lại, anh chị em và tất cả con trai và con gái của vùng đất này sẽ trở thành những gì mà Chúa Cha có trong tâm trí khi Người tạo ra anh chị em (x. Tông huấn Mừng rỡ Hân hoan, 32).
Hãy là những người được mời gọi, bỡ ngỡ và được sai đi cho tình yêu!
Source:Libreria Editrice VaticanaAPOSTOLIC JOURNEY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS TO BULGARIA AND NORTH MACEDONIA HOLY MASS HOMILY OF HIS HOLINESS Knyaz Alexandar I Square I (Sofia) Sunday, 5 May 2019
Lúc 13g, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với các tín hữu tại Quảng trường Thánh Nevsky.
Ban chiều, lúc 16g45, Ðức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo tại Quảng trường Knyaz Alexandar I.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Chúa Kitô đã sống lại! Christos vozkrese!
Thật tuyệt vời khi biết rằng các Kitô hữu ở đất nước anh chị em dùng những lời này để chào nhau trong niềm vui Chúa sống lại suốt mùa Phục sinh.
Toàn bộ trình thuật chúng ta vừa nghe, rút ra từ những trang cuối cùng của Tin mừng, giúp chúng ta đắm mình trong niềm vui này là điều mà Chúa yêu cầu chúng ta truyền bá, vì nó nhắc nhở chúng ta về ba điều tuyệt vời là một phần trong cuộc sống của chúng ta với tư cách là các môn đệ: đó là Chúa gọi, Chúa gây ngạc nhiên, và Chúa yêu.
Chúa gọi. Mọi thứ diễn ra trên bờ hồ Galilê, nơi đầu tiên Chúa Giêsu gọi Phêrô. Ngài đã kêu gọi ông bỏ lại công việc đánh cá của mình để trở thành một người chài lưới người (x. Lc 5: 4-11). Bây giờ, sau tất cả những gì đã xảy ra với ông, sau kinh nghiệm nhìn thấy Thầy mình chết và nghe tin tức về sự phục sinh của Ngài, Phêrô trở về với nghề cũ. Ông nói với các môn đệ khác, “Tôi đi đánh cá đây”. Và họ đáp: “Chúng tôi sẽ đi với anh” (Ga 21: 3). Họ dường như lùi lại một bước; Phêrô cầm lấy lưới mà ông đã bỏ lại để theo Chúa Giêsu. Sức nặng của sự đau khổ, thất vọng và sự phản bội đã trở thành như một hòn đá đè nặng lên những con tim của các môn đệ. Họ vẫn còn mang nặng trong lòng nỗi đau và cảm giác tội lỗi, và tin mừng phục sinh chưa bén rễ trong lòng họ.
Chúa biết cám dỗ muốn quay lại mọi thứ như trước đây quyến rũ chúng ta mạnh mẽ biết chừng nào. Trong Kinh thánh, những chiếc lưới của Phêrô, giống như những nồi thịt trên đất Ai Cập, là biểu tượng của một nỗi nhớ đầy cám dỗ về quá khứ, của một ao ước lấy lại những gì chúng ta đã quyết định bỏ lại sau lưng. Khi đối mặt với thất bại, tổn thương, hoặc thậm chí với thực tế là đôi khi mọi thứ không diễn ra như chúng ta mong muốn, luôn có một cám dỗ tinh tế và nguy hiểm khiến chúng ta trở nên chán nản và bỏ cuộc. Đây là tâm lý ngôi mộ nhuộm màu mọi thứ với sự thất vọng và khiến chúng ta đắm chìm trong cảm giác dịu dàng tự thương hại, giống như một con sâu bướm, ăn mòn tất cả hy vọng của chúng ta. Sau đó, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với bất kỳ cộng đồng nào bắt đầu xuất hiện – đó là chủ nghĩa thực dụng nghiệt ngã của một cuộc sống trong đó mọi thứ dường như diễn ra bình thường, trong khi thực tế, đức tin đang suy sụp và suy thoái thành những tư tưởng vụn vặn (x. Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 83).
Nhưng chính vào là lúc thất bại của Phêrô, Chúa Giêsu hiện ra, bắt đầu lại từ đầu, kiên nhẫn đến với ông và gọi ông là “Simon” (câu 15) – đó là tên Phêrô nhận được trong lần đầu tiên được Chúa gọi. Chúa không chờ đợi những tình huống hoàn hảo hay chờ cho tâm trí được định hình: Ngài tạo ra chúng. Ngài không trông đợi có thể gặp được những người không có vấn đề, không thất vọng, không vướng mắc tội lỗi hay những giới hạn. Chính Ngài đã đương đầu với tội lỗi và sự thất vọng để khuyến khích tất cả những người nam nữ hãy bền đỗ. Anh chị em ơi, Chúa không bao giờ mệt mỏi kêu gọi chúng ta. Sức mạnh của Ngài là sức mạnh của một Tình yêu đảo ngược mọi kỳ vọng và luôn sẵn sàng bắt đầu lại. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa luôn cho chúng ta một cơ hội khác. Ngài mời gọi chúng ta từng ngày để làm sâu sắc thêm tình yêu của chúng ta dành cho Ngài và được hồi sinh bởi sự mới mẻ vĩnh cửu của Người. Mỗi buổi sáng, Ngài đến tìm chúng ta. Ngài triệu tập chúng ta “đứng dậy theo lời của Ngài, tìm kiếm và nhận ra rằng chúng ta đã được tạo ra cho trời, chứ không phải cho đất, cho đỉnh cao của cuộc sống chứ không phải cho chiều sâu của cái chết”, và đừng tìm kiếm “người sống trong những kẻ chết”(Bài giảng Đêm Vọng Phục Sinh, ngày 20 tháng 4 năm 2019). Khi chúng ta chào đón Ngài, chúng ta vươn lên cao hơn và có thể nắm lấy một tương lai tươi sáng hơn, không phải như một khả năng mà là một thực tế. Khi tiếng gọi của Chúa Giêsu hướng dẫn cuộc sống của chúng ta, trái tim của chúng ta trẻ trung hơn lên.
Chúa gây bất ngờ. Ngài là Chúa của những điều bất ngờ. Ngài mời chúng ta không chỉ ngạc nhiên, mà còn tạo ra những điều đáng ngạc nhiên. Chúa gọi các môn đệ và, khi nhìn thấy họ với những tấm lưới trống rỗng, Ngài bảo họ làm một điều kỳ lạ: thả lưới vào ban ngày, một điều gì đó khá lạ thường nơi hồ nước đó. Ngài làm sống lại niềm tin của họ bằng cách thúc giục họ một lần nữa chấp nhận rủi ro, không từ bỏ bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Ngài là Chúa của những bất ngờ, là Đấng phá vỡ những rào cản đang làm tê liệt chúng ta bằng cách đong đầy chúng ta với sự can đảm cần thiết để vượt qua sự hoài nghi, bất tín và nỗi sợ thường ẩn nấp đằng sau những suy nghĩ cho rằng “Chúng tôi đã luôn luôn làm những việc này như thế”. Chúa làm chúng ta ngạc nhiên mỗi khi Ngài gọi và yêu cầu chúng ta ra khơi lịch sử không chỉ bằng những chiếc lưới của chúng ta, mà bằng chính bản thân chúng ta. Ngài mời gọi chúng ta nhìn vào cuộc sống của chúng ta và của những người khác như Ngài, vì “đứng trước tội lỗi, Ngài thấy con trai và con gái Ngài được phục hồi; trước cái chết, anh chị em được tái sinh; trong hoang tàn, các con tim được hồi sinh. Vậy thì đừng sợ: Chúa yêu cuộc sống của anh chị em, ngay cả khi anh chị em sợ phải nhìn vào nó và giữ nó trong tay.” (thượng dẫn)
Bây giờ chúng ta có thể chuyển sang điều tuyệt vời thứ ba: Chúa mời gọi và Chúa gây ngạc nhiên, vì Chúa yêu. Tình yêu là ngôn ngữ của Người. Đó là lý do tại sao Ngài yêu cầu Phêrô và chúng ta học ngôn ngữ đó. Ngài hỏi Phêrô: “Anh có yêu mến Thầy không? “Và Phêrô nói có; sau khi dành quá nhiều thời gian với Chúa Giêsu, giờ đây ông hiểu rằng yêu thương đồng nghĩa với việc ngừng đặt mình vào vị trí trung tâm. Giờ đây ông đặt Chúa Giêsu, chứ không phải chính mình, là điểm khởi đầu: “Thầy biết tất cả mọi sự” (Ga 21:18), ông nói. Phêrô nhận ra yếu điểm của mình; ông nhận ra rằng ông không thể tự mình tạo ra tiến bộ. Và ông dựa vào Chúa và sức mạnh của tình yêu của Người, cho đến tận cùng.
Chúa yêu thương chúng ta: đây là nguồn sức mạnh của chúng ta và chúng ta được yêu cầu tái khẳng định điều đó mỗi ngày. Trở thành Kitô hữu là một lời hiệu triệu để nhận ra rằng tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn tất cả những thiếu sót và tội lỗi của chúng ta. Một trong những thất vọng và khó khăn lớn của chúng ta ngày nay không bắt nguồn từ nhận thức rằng Thiên Chúa là tình yêu, mà là từ cách thế chúng ta tuyên xưng và làm chứng cho Người khiến cho nhiều người nghĩ rằng đó không phải là danh của Người. Thiên Chúa là tình yêu, một tình yêu ban tặng chính mình, mời gọi và gây ra những bất ngờ.
Ở đây chúng ta thấy phép lạ của Thiên Chúa, Đấng biến cuộc sống của chúng ta thành những tác phẩm nghệ thuật, nếu chúng ta để mình được dẫn dắt bởi tình yêu của Người. Nhiều nhân chứng của lễ Phục sinh ở vùng đất được chúc phúc này đã tạo ra những kiệt tác tuyệt vời, khi được linh hứng từ đức tin đơn sơ và tình yêu vĩ đại. Trao ban cuộc sống của mình, họ trở thành những dấu chỉ sống động của Chúa, vượt qua sự thờ ơ với lòng can đảm và đưa ra một đáp trả Kitô đối với những mối quan tâm mà họ gặp phải (x. Christus Vivit, 174). Hôm nay chúng ta được mời gọi để ngước mắt lên và thừa nhận những gì Chúa đã làm trong quá khứ, và cùng Người bước đi trong tương lai, biết rằng, dù chúng ta thành công hay thất bại, Ngài sẽ luôn ở đó tiếp tục bảo chúng ta hãy thả lưới.
Ở đây tôi muốn nhắc lại những gì tôi đã nói với những người trẻ trong Tông huấn gần đây của tôi. Một Giáo hội trẻ, không trẻ về mặt tuổi tác nhưng trẻ trung trong ân sủng của Thánh Linh, đang mời gọi chúng ta làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô, một tình yêu truyền cảm hứng và hướng dẫn chúng ta gắng sức vì thiện ích chung. Tình yêu này cho phép chúng ta phục vụ người nghèo và trở thành nhân vật chính của cuộc cách mạng bác ái và phục vụ, có khả năng chống lại các bệnh lý của chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân hời hợt. Tràn ngập tình yêu của Chúa Kitô, anh chị em hãy là những chứng nhân sống động của Tin Mừng ở mọi góc của thành phố này (x. Christus Vivit, 174-175). Đừng sợ trở thành những vị thánh mà vùng đất này đang rất cần. Đừng sợ sự thánh thiện. Nó sẽ không lấy đi năng lượng của anh chị em, nó sẽ không lấy đi sức sống hay niềm vui của anh chị em. Trái lại, anh chị em và tất cả con trai và con gái của vùng đất này sẽ trở thành những gì mà Chúa Cha có trong tâm trí khi Người tạo ra anh chị em (x. Tông huấn Mừng rỡ Hân hoan, 32).
Hãy là những người được mời gọi, bỡ ngỡ và được sai đi cho tình yêu!
Source:Libreria Editrice Vaticana
Diễn từ của Đức Thánh Cha với các tín hữu trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng tại Quảng trường Thánh Nevsky, Sofia
J.B. Đặng Minh An dịch
19:09 05/05/2019
Trong ngày đầu tiên của chuyến tông du Bảo Gia Lợi, sau các cuộc gặp gỡ với tổng thống, thủ tướng, các đại diện xã hội dân sự và đoàn ngoại giao, Đức Thánh Cha đã đến thăm xã giao Ðức Thượng Phụ Neophyte, là Giáo chủ Chính Thống Bảo Gia Lợi, cùng với Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này.
Lúc 13g, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với các tín hữu tại Quảng trường Thánh Nevsky. Trong diễn từ trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Chúa Kitô đã sống lại!
Với những lời này, các Kitô hữu - Chính thống và Công Giáo - ở đây, tại Bảo Gia Lợi này, từ thời cổ đại đã chào đón nhau trong mùa Phục sinh: Christos vozkrese! Những lời này nói lên niềm vui tuyệt vời đối với chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trước cái ác, và cái chết. Những lời ấy là một lời khẳng định và là một bằng chứng cho chính cốt lõi của đức tin chúng ta: Chúa Kitô vẫn sống! Ngài là niềm hy vọng của chúng ta, và một cách tuyệt vời, Ngài mang sự trẻ trung đến với thế giới của chúng ta. Mọi thứ Ngài chạm vào đều trở nên trẻ trung, mới mẻ, tràn đầy sức sống. Thành thử, những từ đầu tiên mà tôi muốn ngỏ với mỗi anh chị em là: Chúa Kitô vẫn sống và Ngài muốn anh chị em được sống! Người ở trong anh chị em, Người ở bên anh chị em và Người không bao giờ bỏ rơi anh chị em. Người đồng hành cùng anh chị em. Dù anh chị em có lang thang xa đến đâu, Người, là Đấng Phục sinh, sẽ luôn ở đó. Người liên tục mời gọi anh chị em, Người chờ anh chị em quay lại với Người và làm lại từ đầu. Ngài không bao giờ sợ làm lại từ đầu: Ngài luôn đưa tay ra cho chúng ta để bắt đầu lại, để đứng dậy và bắt đầu lại từ đầu. Khi anh chị em cảm thấy mình già đi vì sầu buồn - nỗi buồn làm chúng ta già đi – hay vì oán giận hoặc sợ hãi, nghi ngờ hoặc thất bại, Ngài sẽ luôn ở đó để khôi phục sức mạnh và hy vọng của anh chị em (x. Christus Vivit, 1-2). Ngài đang sống, Ngài muốn anh chị em sống và Ngài sánh bước cùng anh chị em.
Đức tin nơi Chúa Kitô, Đấng sống lại từ trong kẻ chết, đã được loan báo trong hai ngàn năm qua ở mọi nơi trên thế giới, nhờ vào nỗ lực truyền giáo quảng đại của rất nhiều tín hữu, được kêu gọi hiến dâng hoàn toàn và vị tha cho Tin Mừng. Trong lịch sử của Giáo hội, cũng tại Bảo Gia Lợi này, đã có nhiều mục tử nổi bật vì sự thánh thiện trong cuộc đời họ. Trong số đó, tôi nhớ ngay đến người tiền nhiệm của mình, là người mà anh chị em gọi là “vị Thánh của Bảo Gia Lợi”, đó là Thánh Giáo Hoàng XXIII, một mục tử thánh thiện có trí nhớ đặc biệt được tôn vinh ở vùng đất này, nơi ngài từng sống từ năm 1925 đến 1934. Ở đây, ngài học được cách quý trọng các truyền thống của Giáo hội Đông phương và xây dựng mối quan hệ thân thiện với những niềm tin tôn giáo khác. Kinh nghiệm ngoại giao và mục vụ của ngài ở Bảo Gia Lợi đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong trái tim mục tử của ngài đến mức đã dẫn dắt ngài đến việc thúc đẩy trong Giáo hội triển vọng đối thoại đại kết, là điều đã nhận được một sự cổ vũ đáng kể trong Công đồng Vatican II, mà ngài mong muốn triệu tập. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta có thể cảm ơn vùng đất này vì sự khôn ngoan và trực giác linh hứng của “vị Giáo hoàng Gioan tốt lành”.
Theo đuổi hành trình đại kết này, tôi sẽ sớm có được niềm vui chào đón các đại diện của nhiều tôn giáo khác nhau của Bảo Gia Lợi, trong một quốc gia Chính thống, là một ngã tư, nơi các biểu hiện tôn giáo đa dạng gặp gỡ nhau và tham gia đối thoại. Sự hiện diện rất đáng hoan nghênh trong cuộc họp này của đại diện các cộng đồng khác nhau là một dấu chỉ cho thấy mong muốn của tất cả mọi người theo đuổi hành trình ngày càng cần thiết đối với văn hóa đối thoại như một con đường; sự hợp tác với nhau như nguyên tắc ứng xử; sự hiểu biết hỗ tương như là phương pháp và tiêu chuẩn (Tài liệu về tình huynh đệ của con người, Abu Dhabi, ngày 4 tháng 2 năm 2019).
Chúng ta thấy mình ở gần nhà thờ cổ kính thánh Sofia, và bên cạnh đó là Nhà thờ Thánh Aleksander Nevsky, nơi tôi vừa cầu nguyện để kính nhớ hai thánh Cyrilô và Methôđiô, những nhà truyền giáo của các dân tộc Slav. Như một bằng chứng cho lòng kính trọng và tình cảm của tôi đối với Giáo Hội Chính thống giáo Bảo Gia Lợi đáng kính này, tôi đã có niềm vui được chào đón và ôm lấy anh mình là Đức Thượng Phụ Neofit và các vị Tổng Giám Mục của Thánh Hội đồng.
Bây giờ chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, Nữ vương của trời và đất, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa Phục sinh, xin Người ban cho vùng đất yêu dấu này động lực cần thiết để luôn là một vùng đất của sự gặp gỡ. Một vùng đất trong đó, vượt qua mọi khác biệt về tôn giáo và văn hóa, anh chị em có thể tiếp tục thừa nhận và quý trọng lẫn nhau như con của cùng một Cha trên trời. Chúng ta cầu xin bằng bài hát của lời cầu nguyện cổ kính, là Kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng. Chúng ta đưa ra lời nguyện này ở đây, ở Sofia này, trước ảnh Đức Mẹ Nessebar. Danh xưng này có nghĩa là “Cửa Thiên đàng”, rất thân thiết với người tiền nhiệm của tôi là Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII. Ngài đã bắt đầu tôn kính Mẹ ở Bảo Gia Lợi này và mang Mẹ theo cùng ngài cho đến giờ lâm tử.
Lạy Nữ Vương Thiên đàng hãy vui mừng, alleluia!
Source:Libreria Editrice VaticanaAPOSTOLIC JOURNEY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS TO BULGARIA AND NORTH MACEDONIA REGINA COELI Saint Alexander Nevsky Square (Sofia) Sunday, 5 May 2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Anh chị em thân mến,
Chúa Kitô đã sống lại!
Với những lời này, các Kitô hữu - Chính thống và Công Giáo - ở đây, tại Bảo Gia Lợi này, từ thời cổ đại đã chào đón nhau trong mùa Phục sinh: Christos vozkrese! Những lời này nói lên niềm vui tuyệt vời đối với chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trước cái ác, và cái chết. Những lời ấy là một lời khẳng định và là một bằng chứng cho chính cốt lõi của đức tin chúng ta: Chúa Kitô vẫn sống! Ngài là niềm hy vọng của chúng ta, và một cách tuyệt vời, Ngài mang sự trẻ trung đến với thế giới của chúng ta. Mọi thứ Ngài chạm vào đều trở nên trẻ trung, mới mẻ, tràn đầy sức sống. Thành thử, những từ đầu tiên mà tôi muốn ngỏ với mỗi anh chị em là: Chúa Kitô vẫn sống và Ngài muốn anh chị em được sống! Người ở trong anh chị em, Người ở bên anh chị em và Người không bao giờ bỏ rơi anh chị em. Người đồng hành cùng anh chị em. Dù anh chị em có lang thang xa đến đâu, Người, là Đấng Phục sinh, sẽ luôn ở đó. Người liên tục mời gọi anh chị em, Người chờ anh chị em quay lại với Người và làm lại từ đầu. Ngài không bao giờ sợ làm lại từ đầu: Ngài luôn đưa tay ra cho chúng ta để bắt đầu lại, để đứng dậy và bắt đầu lại từ đầu. Khi anh chị em cảm thấy mình già đi vì sầu buồn - nỗi buồn làm chúng ta già đi – hay vì oán giận hoặc sợ hãi, nghi ngờ hoặc thất bại, Ngài sẽ luôn ở đó để khôi phục sức mạnh và hy vọng của anh chị em (x. Christus Vivit, 1-2). Ngài đang sống, Ngài muốn anh chị em sống và Ngài sánh bước cùng anh chị em.
Đức tin nơi Chúa Kitô, Đấng sống lại từ trong kẻ chết, đã được loan báo trong hai ngàn năm qua ở mọi nơi trên thế giới, nhờ vào nỗ lực truyền giáo quảng đại của rất nhiều tín hữu, được kêu gọi hiến dâng hoàn toàn và vị tha cho Tin Mừng. Trong lịch sử của Giáo hội, cũng tại Bảo Gia Lợi này, đã có nhiều mục tử nổi bật vì sự thánh thiện trong cuộc đời họ. Trong số đó, tôi nhớ ngay đến người tiền nhiệm của mình, là người mà anh chị em gọi là “vị Thánh của Bảo Gia Lợi”, đó là Thánh Giáo Hoàng XXIII, một mục tử thánh thiện có trí nhớ đặc biệt được tôn vinh ở vùng đất này, nơi ngài từng sống từ năm 1925 đến 1934. Ở đây, ngài học được cách quý trọng các truyền thống của Giáo hội Đông phương và xây dựng mối quan hệ thân thiện với những niềm tin tôn giáo khác. Kinh nghiệm ngoại giao và mục vụ của ngài ở Bảo Gia Lợi đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong trái tim mục tử của ngài đến mức đã dẫn dắt ngài đến việc thúc đẩy trong Giáo hội triển vọng đối thoại đại kết, là điều đã nhận được một sự cổ vũ đáng kể trong Công đồng Vatican II, mà ngài mong muốn triệu tập. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta có thể cảm ơn vùng đất này vì sự khôn ngoan và trực giác linh hứng của “vị Giáo hoàng Gioan tốt lành”.
Theo đuổi hành trình đại kết này, tôi sẽ sớm có được niềm vui chào đón các đại diện của nhiều tôn giáo khác nhau của Bảo Gia Lợi, trong một quốc gia Chính thống, là một ngã tư, nơi các biểu hiện tôn giáo đa dạng gặp gỡ nhau và tham gia đối thoại. Sự hiện diện rất đáng hoan nghênh trong cuộc họp này của đại diện các cộng đồng khác nhau là một dấu chỉ cho thấy mong muốn của tất cả mọi người theo đuổi hành trình ngày càng cần thiết đối với văn hóa đối thoại như một con đường; sự hợp tác với nhau như nguyên tắc ứng xử; sự hiểu biết hỗ tương như là phương pháp và tiêu chuẩn (Tài liệu về tình huynh đệ của con người, Abu Dhabi, ngày 4 tháng 2 năm 2019).
Chúng ta thấy mình ở gần nhà thờ cổ kính thánh Sofia, và bên cạnh đó là Nhà thờ Thánh Aleksander Nevsky, nơi tôi vừa cầu nguyện để kính nhớ hai thánh Cyrilô và Methôđiô, những nhà truyền giáo của các dân tộc Slav. Như một bằng chứng cho lòng kính trọng và tình cảm của tôi đối với Giáo Hội Chính thống giáo Bảo Gia Lợi đáng kính này, tôi đã có niềm vui được chào đón và ôm lấy anh mình là Đức Thượng Phụ Neofit và các vị Tổng Giám Mục của Thánh Hội đồng.
Bây giờ chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, Nữ vương của trời và đất, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa Phục sinh, xin Người ban cho vùng đất yêu dấu này động lực cần thiết để luôn là một vùng đất của sự gặp gỡ. Một vùng đất trong đó, vượt qua mọi khác biệt về tôn giáo và văn hóa, anh chị em có thể tiếp tục thừa nhận và quý trọng lẫn nhau như con của cùng một Cha trên trời. Chúng ta cầu xin bằng bài hát của lời cầu nguyện cổ kính, là Kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng. Chúng ta đưa ra lời nguyện này ở đây, ở Sofia này, trước ảnh Đức Mẹ Nessebar. Danh xưng này có nghĩa là “Cửa Thiên đàng”, rất thân thiết với người tiền nhiệm của tôi là Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII. Ngài đã bắt đầu tôn kính Mẹ ở Bảo Gia Lợi này và mang Mẹ theo cùng ngài cho đến giờ lâm tử.
Lạy Nữ Vương Thiên đàng hãy vui mừng, alleluia!
Source:Libreria Editrice Vaticana
Bản tin ghi nhanh của AP về ngày đầu tiên ở Bảo Gia Lợi của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
22:05 05/05/2019
A.P. đánh đi bản tin ghi nhanh của họ cho thấy ngày 5 tháng 5, 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm Bảo Gia Lợi (Bulgaria), nước nghèo nhất trong Liên Minh châu Âu và là nước rất cứng rắn đối với các di dân, một lập trường ngược hẳn quan điểm của Đức Phanxicô.
Sau đây là bản tin của họ, ghi theo giờ Bảo Gia Lợi:
9:00 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang trên đường tới Bảo Gia Lợi, quốc gia nghèo nhất Liên minh châu Âu và một nước có đường lối cứng rắn chống lại người di cư, điều này mâu thuẫn với quan điểm của Đức Giáo Hoàng, người vốn cho rằng việc vươn tay ra với những người dễ bị tổn thương là một mệnh lệnh luân lý.
Đức Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm một trung tâm tị nạn trong chuyến thăm hai ngày bắt đầu từ Chúa Nhật, cũng như đi sâu vào mối quan hệ phức tạp của Vatican với Giáo hội Chính thống Bảo Gia Lợi. Chuyến đi kết thúc với một điểm dừng chân dài một ngày vào Thứ Ba tại nước láng giềng Bắc Macedonia, lần đầu tiên được một giáo hoàng tới thăm.
Đức Phanxicô khởi đầu chuyến đi Bảo Gia Lợi bằng cách gặp Thủ tướng Boyko Borisov, người mà chính phủ trung hữu, liên minh phò Brussels bao gồm ba đảng duy quốc gia, chống di dân. Chính phủ từng kêu gọi đóng cửa biên giới Liên Minh Âu Châu đối với người di cư và phong tỏa biên giới của họ với Thổ Nhĩ Kỳ bằng hàng rào dây thép gai.
Vị Giáo hoàng người Á Căn Đình (Argentina) đã biến số phận người di cư và người tị nạn trở thành một dấu ấn trong triều giáo hoàng của ngài. Chuyến thăm của ngài diễn ra chỉ ba tuần trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu trên khắp 28 quốc gia của Liên minh Âu Châu trong đó các đảng duy quốc gia, chống di cư dự kiến sẽ thể hiện một cuộcbiểu dương ngoạn mục.
10:00 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Bảo Gia Lợi. Nước này, gia nhập Liên minh Âu Châu năm 2007, là quốc gia nghèo nhất, với mức lương trung bình hàng tháng thấp nhất - 575 euro (645 đô la) - và mức lương hưu trung bình thấp nhất là 190 euro (213 đô la).
11:20 giờ sáng
Thủ tướng Bảo Gia Lợi Boyko Borisov đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một món quà đặc biệt khi ngài bắt đầu chuyến viếng thăm quốc gia vùng Balkan này: Một ly sữa chua Bảo Gia Lợi.
Ông Borisov cho biết hôm Chúa Nhật sau cuộc gặp gỡ Đức Phanxicô lúc ngài mới đến Sofia rằng vào các dịp trước đây, ông từng được Đức Phanxicô nói rằng lần đầu tiên ngài nghe nói về Bảo Gia Lợi là trong thời thơ ấu ở Á Căn Đình khi bà của ngài cho ngài dùng sữa chua của Bảo Gia Lợi.
Borisov đã cho Đức Thánh Cha Phanxicô sữa chua khi họ gặp nhau tại sân bay. Những món quà chính thức cũng bao gồm một bức tượng Chính thống giáo và một lễ phục giám mục truyền thống.
Thủ tướng nói: “Tôi vui mừng được chào đón một người vốn là biểu tượng của đức tin trong thế giới của chúng ta. Những lời cầu nguyện cho hòa bình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vô cùng quan trọng đối với khu vực của chúng ta trải dài từ Ukraine đến phía đông đến Tây Balkan”.
11:45 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang kêu gọi người Bảo Gia Lợi mở rộng cõi lòng và ngôi nhà của họ cho những người di cư; ngài lập luận rằng một quốc gia như Bảo Gia Lợi, nơi đang mất dân số vì di cư, nên hiểu rõ các lực lượng buộc người ta rời khỏi vùng đất quê hương của họ.
Khi đến quốc gia Balkan vào Chúa Nhật, Đức Phanxicô đã “trân trọng gợi ý” để Bảo Gia Lợi nhận ra rằng những người di cư đến đất nước của họ là chạy trốn chiến tranh, xung đột và cảnh nghèo đói cùng cực để tìm sự an toàn và cơ hội.
Ngài kêu gọi các cơ quan chính quyền, “qúy vị không khép mắt, khép lòng hay bàn tay của qúy vị - phù hợp với truyền thống tốt đẹp nhất của qúy vị - trước những người đến gõ cửa nhà qúy vị”.
Chính phủ liên minh trung hữu, phò Brussels của Bảo Gia Lợi đã kêu gọi Liên minh châu Âu đóng cửa biên giới với người di cư và đã niêm phong biên giới của mình với Thổ Nhĩ Kỳ bằng hàng rào dây thép gai. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền và Ủy ban châu Âu đã cáo buộc Bảo Gia Lợi vi phạm luật tầm trú của Liên minh châu Âu.
1:20 giờ chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tìm cách xây dựng những con đường đối thoại mới với Giáo hội Chính thống Bảo Gia Lợi; ngài lưu ý đến lịch sử tử đạo và truyền giáo chung của Kitô giáo.
Hôm Chúa Nhật, Đức Phanxicô đã gặp gỡ Thượng phụ Neofit tại trụ sở của Thánh Công đồng, cơ quan cai quản Giáo hội Bảo Gia Lợi, trước khi cầu nguyện một mình trong nhà thờ Chính thống.
Quan hệ giữa hai Giáo hội tuy thân ái nhưng hầu như không ấm áp. Thánh Công đồng không tham gia vào cuộc đối thoại thần học chính thức giữa Vatican và Chính thống giáo, và nói rõ ràng rằng họ sẽ không tham dự bất cứ buổi phụng vụ hoặc cầu nguyện chung nào với Đức Phanxicô.
Đức Phanxicô đã đề cập đến các vết thương chia rẽ, do cuộc ly giáo đã 1.000 năm nay gây ra từng chia rẽ Kitô giáo và nói rằng ngài “tin tưởng với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, và đến thời tốt đẹp của Người, những cuộc tiếp xúc này sẽ có tác động tích cực đến nhiều chiều kích khác trong cuộc đối thoại của chúng ta”.
Tuy nhiên, Thượng phụ Neofit biết rõ ràng rằng ngài cảm thấy Giáo hội Bảo Gia Lợi sẽ vẫn là người gìn giữ Kitô giáo đích thực.
5:25 giờ chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi một “cuộc cách mạng bác ái” dựa trên tình yêu của Thiên Chúa khi cử hành Thánh lễ đầu tiên của ngài tại quốc gia Bảo Gia Lợi đa số theo Chính thống giáo.
Trích dẫn các nhà tổ chức địa phương, Vatican ước tính 12,000 người đã tham dự Thánh lễ ngoài trời vào chiều Chúa Nhật tại thủ đô Sofia hoặc xem nó trên màn truyền hình khổng lồ đặt tại một quảng trường gần đó.
Người Công Giáo chiếm ít hơn 1% dân số 7 triệu người của Bảo Gia Lợi.
Trong bài giảng của mình, Đức Phanxicô nói rằng tình yêu tín trung của Thiên Chúa linh hứng cho mọi người để họ làm việc vì lợi ích chung.
Ngài nói: “Tình yêu này cho phép chúng ta phục vụ người nghèo và trở thành những người chủ đạo của cuộc cách mạng bác ái và phục vụ, có khả năng chống lại các bệnh lý của chủ nghĩa cá nhân duy tiêu thụ và hời hợt”.
Đức Phanxicô dự kiến sẽ tới thành trì Công Giáo ở Rakovsky vào hôm thứ Hai để chủ tọa việc rước lễ lần đầu cho 200 trẻ em.
Sau đây là bản tin của họ, ghi theo giờ Bảo Gia Lợi:
9:00 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang trên đường tới Bảo Gia Lợi, quốc gia nghèo nhất Liên minh châu Âu và một nước có đường lối cứng rắn chống lại người di cư, điều này mâu thuẫn với quan điểm của Đức Giáo Hoàng, người vốn cho rằng việc vươn tay ra với những người dễ bị tổn thương là một mệnh lệnh luân lý.
Đức Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm một trung tâm tị nạn trong chuyến thăm hai ngày bắt đầu từ Chúa Nhật, cũng như đi sâu vào mối quan hệ phức tạp của Vatican với Giáo hội Chính thống Bảo Gia Lợi. Chuyến đi kết thúc với một điểm dừng chân dài một ngày vào Thứ Ba tại nước láng giềng Bắc Macedonia, lần đầu tiên được một giáo hoàng tới thăm.
Đức Phanxicô khởi đầu chuyến đi Bảo Gia Lợi bằng cách gặp Thủ tướng Boyko Borisov, người mà chính phủ trung hữu, liên minh phò Brussels bao gồm ba đảng duy quốc gia, chống di dân. Chính phủ từng kêu gọi đóng cửa biên giới Liên Minh Âu Châu đối với người di cư và phong tỏa biên giới của họ với Thổ Nhĩ Kỳ bằng hàng rào dây thép gai.
Vị Giáo hoàng người Á Căn Đình (Argentina) đã biến số phận người di cư và người tị nạn trở thành một dấu ấn trong triều giáo hoàng của ngài. Chuyến thăm của ngài diễn ra chỉ ba tuần trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu trên khắp 28 quốc gia của Liên minh Âu Châu trong đó các đảng duy quốc gia, chống di cư dự kiến sẽ thể hiện một cuộcbiểu dương ngoạn mục.
10:00 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Bảo Gia Lợi. Nước này, gia nhập Liên minh Âu Châu năm 2007, là quốc gia nghèo nhất, với mức lương trung bình hàng tháng thấp nhất - 575 euro (645 đô la) - và mức lương hưu trung bình thấp nhất là 190 euro (213 đô la).
11:20 giờ sáng
Thủ tướng Bảo Gia Lợi Boyko Borisov đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một món quà đặc biệt khi ngài bắt đầu chuyến viếng thăm quốc gia vùng Balkan này: Một ly sữa chua Bảo Gia Lợi.
Ông Borisov cho biết hôm Chúa Nhật sau cuộc gặp gỡ Đức Phanxicô lúc ngài mới đến Sofia rằng vào các dịp trước đây, ông từng được Đức Phanxicô nói rằng lần đầu tiên ngài nghe nói về Bảo Gia Lợi là trong thời thơ ấu ở Á Căn Đình khi bà của ngài cho ngài dùng sữa chua của Bảo Gia Lợi.
Borisov đã cho Đức Thánh Cha Phanxicô sữa chua khi họ gặp nhau tại sân bay. Những món quà chính thức cũng bao gồm một bức tượng Chính thống giáo và một lễ phục giám mục truyền thống.
Thủ tướng nói: “Tôi vui mừng được chào đón một người vốn là biểu tượng của đức tin trong thế giới của chúng ta. Những lời cầu nguyện cho hòa bình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vô cùng quan trọng đối với khu vực của chúng ta trải dài từ Ukraine đến phía đông đến Tây Balkan”.
11:45 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang kêu gọi người Bảo Gia Lợi mở rộng cõi lòng và ngôi nhà của họ cho những người di cư; ngài lập luận rằng một quốc gia như Bảo Gia Lợi, nơi đang mất dân số vì di cư, nên hiểu rõ các lực lượng buộc người ta rời khỏi vùng đất quê hương của họ.
Khi đến quốc gia Balkan vào Chúa Nhật, Đức Phanxicô đã “trân trọng gợi ý” để Bảo Gia Lợi nhận ra rằng những người di cư đến đất nước của họ là chạy trốn chiến tranh, xung đột và cảnh nghèo đói cùng cực để tìm sự an toàn và cơ hội.
Ngài kêu gọi các cơ quan chính quyền, “qúy vị không khép mắt, khép lòng hay bàn tay của qúy vị - phù hợp với truyền thống tốt đẹp nhất của qúy vị - trước những người đến gõ cửa nhà qúy vị”.
Chính phủ liên minh trung hữu, phò Brussels của Bảo Gia Lợi đã kêu gọi Liên minh châu Âu đóng cửa biên giới với người di cư và đã niêm phong biên giới của mình với Thổ Nhĩ Kỳ bằng hàng rào dây thép gai. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền và Ủy ban châu Âu đã cáo buộc Bảo Gia Lợi vi phạm luật tầm trú của Liên minh châu Âu.
1:20 giờ chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tìm cách xây dựng những con đường đối thoại mới với Giáo hội Chính thống Bảo Gia Lợi; ngài lưu ý đến lịch sử tử đạo và truyền giáo chung của Kitô giáo.
Hôm Chúa Nhật, Đức Phanxicô đã gặp gỡ Thượng phụ Neofit tại trụ sở của Thánh Công đồng, cơ quan cai quản Giáo hội Bảo Gia Lợi, trước khi cầu nguyện một mình trong nhà thờ Chính thống.
Quan hệ giữa hai Giáo hội tuy thân ái nhưng hầu như không ấm áp. Thánh Công đồng không tham gia vào cuộc đối thoại thần học chính thức giữa Vatican và Chính thống giáo, và nói rõ ràng rằng họ sẽ không tham dự bất cứ buổi phụng vụ hoặc cầu nguyện chung nào với Đức Phanxicô.
Đức Phanxicô đã đề cập đến các vết thương chia rẽ, do cuộc ly giáo đã 1.000 năm nay gây ra từng chia rẽ Kitô giáo và nói rằng ngài “tin tưởng với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, và đến thời tốt đẹp của Người, những cuộc tiếp xúc này sẽ có tác động tích cực đến nhiều chiều kích khác trong cuộc đối thoại của chúng ta”.
Tuy nhiên, Thượng phụ Neofit biết rõ ràng rằng ngài cảm thấy Giáo hội Bảo Gia Lợi sẽ vẫn là người gìn giữ Kitô giáo đích thực.
5:25 giờ chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi một “cuộc cách mạng bác ái” dựa trên tình yêu của Thiên Chúa khi cử hành Thánh lễ đầu tiên của ngài tại quốc gia Bảo Gia Lợi đa số theo Chính thống giáo.
Trích dẫn các nhà tổ chức địa phương, Vatican ước tính 12,000 người đã tham dự Thánh lễ ngoài trời vào chiều Chúa Nhật tại thủ đô Sofia hoặc xem nó trên màn truyền hình khổng lồ đặt tại một quảng trường gần đó.
Người Công Giáo chiếm ít hơn 1% dân số 7 triệu người của Bảo Gia Lợi.
Trong bài giảng của mình, Đức Phanxicô nói rằng tình yêu tín trung của Thiên Chúa linh hứng cho mọi người để họ làm việc vì lợi ích chung.
Ngài nói: “Tình yêu này cho phép chúng ta phục vụ người nghèo và trở thành những người chủ đạo của cuộc cách mạng bác ái và phục vụ, có khả năng chống lại các bệnh lý của chủ nghĩa cá nhân duy tiêu thụ và hời hợt”.
Đức Phanxicô dự kiến sẽ tới thành trì Công Giáo ở Rakovsky vào hôm thứ Hai để chủ tọa việc rước lễ lần đầu cho 200 trẻ em.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Khai mạc tháng Hoa 2019
Văn Minh
08:41 05/05/2019
“Chúng ta hãy dâng lên Mẹ những bông hoa xinh tươi, bông hoa của niềm vui, bông hoa của cuộc đời, cùng với sự hy sinh phục vụ và lòng bác ái yêu thương nhau”.
Trên đây là lời nhắn nhủ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ,trong ngày giáo xứ khai mạc tháng Hoa diễn ra lúc 17g15 thứ Bảy ngày 04.06.2019.
Xem Hình
Đúng 17g15, 20 em đội múa trong trang phục mầu xanh trắng đại diện cho giáo xứ dâng lên Đức Mẹ những bông hoa tươi năm sắc mầu, tượng trưng cho năm nhân đức của Mẹ.
Sau đó, cha xứ Gioakim, các em thiếu nhi cùng cộng đoàn mỗi người cầm một bông hoa tiến lên cung thánh để dâng lên Đức Mẹ.
Sau phần dâng hoa, cha xứ Gioakim chủ sự dâng Thánh lễ thứ Bảy Tuần II Phục sinh. Tham dự Thánh lễ, có đông đảo các em thiếu nhi cùng cộng đoàn trong giáo xứ.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ: Chúng ta đang sống trong mùa Phục sinh, vàcây nến Phục sinh đã diễn tảvề Đức Giêsu là Ánh sáng thế gian, và Ánh sáng ấy đã xóa tan đi màn đêm đenvà đem lại cho chúng ta sự sống đời đời.
Cha Gioakim diễn giảng: Trong tháng Năm, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy dâng lên Đức Mẹ những bông hoa tươi xinh, bông hoa của niềm vui, bông hoa của cuộc đời, cùng với sự hy sinh phục vụ và lòng bác ái yêu thương nhau.
Đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện cho các em luôn sống hiền hòa trong trắng như những bông hoa khiết trinh, lòng yêu mến Mẹ nồng nàn, và phó thác vào Đức Mẹ trong mọi hoàn cảnh.
Thánh lễ nối kết với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g30.
Trên đây là lời nhắn nhủ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ,trong ngày giáo xứ khai mạc tháng Hoa diễn ra lúc 17g15 thứ Bảy ngày 04.06.2019.
Xem Hình
Đúng 17g15, 20 em đội múa trong trang phục mầu xanh trắng đại diện cho giáo xứ dâng lên Đức Mẹ những bông hoa tươi năm sắc mầu, tượng trưng cho năm nhân đức của Mẹ.
Sau đó, cha xứ Gioakim, các em thiếu nhi cùng cộng đoàn mỗi người cầm một bông hoa tiến lên cung thánh để dâng lên Đức Mẹ.
Sau phần dâng hoa, cha xứ Gioakim chủ sự dâng Thánh lễ thứ Bảy Tuần II Phục sinh. Tham dự Thánh lễ, có đông đảo các em thiếu nhi cùng cộng đoàn trong giáo xứ.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ: Chúng ta đang sống trong mùa Phục sinh, vàcây nến Phục sinh đã diễn tảvề Đức Giêsu là Ánh sáng thế gian, và Ánh sáng ấy đã xóa tan đi màn đêm đenvà đem lại cho chúng ta sự sống đời đời.
Cha Gioakim diễn giảng: Trong tháng Năm, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy dâng lên Đức Mẹ những bông hoa tươi xinh, bông hoa của niềm vui, bông hoa của cuộc đời, cùng với sự hy sinh phục vụ và lòng bác ái yêu thương nhau.
Đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện cho các em luôn sống hiền hòa trong trắng như những bông hoa khiết trinh, lòng yêu mến Mẹ nồng nàn, và phó thác vào Đức Mẹ trong mọi hoàn cảnh.
Thánh lễ nối kết với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g30.
Giáo đoàn Marrickville Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng
Diệp Hải Dung.
08:51 05/05/2019
Chiều Chúa Nhật 05/05/2019 đông đủ giáo dân thuộc Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville Sydney và các quan khách thuộc các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Britgid Mariickville tham dự Thánh lễ mừng kính lễ Quan Thầy của Giáo đoàn.
Đúng 4 giờ tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ và Cha Phêrô Trần Văn Trợ Đặc trách Giáo Đoàn Marrickville xông hương tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước và sau đó ban Tây Nhạc Cecillia hợp tấu nhạc phẩm Nhạc Chào Mừng và Con Đường Nào Chúa Đã Đi Qua rất hoành tráng và kiệu cung nghinh tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước rước tiến vào nhà thờ an vị trên cung thánh,
Xem Hình
Kế tiếp phần đọc sơ lược tiểu sử của Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Ngài rất can trường và hiên ngang bất chấp mọi thủ đoạn của đám quan quân triều đình. Ngài vẫn một mực kiên trì trung thành với Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận cái chết năm 1839 để vinh danh Thiên Chúa và Ngài đã nêu một tấm anh dũng gương sáng ngời cho hậu thế. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Ngài lên hàng Thánh Tử Đạo ngàý 19/06/1988 với 116 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Sau khi chấm dứt phần tiểu sử quý Cha Phêrô Trần Văn Trợ, Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, Cha Tôma Nguyễn Văn Thành Phó xứ Marrickville và Cha GB Trịnh Công Tụê cùng đồng tế dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tôma Nguyễn Văn Thành Phó xứ Marrickville ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn Marrickville. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt cho Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng của Giáo đoàn, tiếp đến anh Nguyễn Thanh Đường Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, quý Hội đoàn Đoàn thể và quý ân nhân đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo đoàn Marrickville hôm nay. Đặc biệt anh cám ơn, Ca đoàn Alleluia và Ca đoàn Vô Nhiễm đã phối hợp hát rất hay giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, mọi người ở lại và tham dự bữa tiệc liên hoan và văn nghệ do Ca Đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn với những tiết mục Ca, Vũ, Hoạt Cảnh và tham gia cuộc vui xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 7pm
Diệp Hải Dung
Đúng 4 giờ tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ và Cha Phêrô Trần Văn Trợ Đặc trách Giáo Đoàn Marrickville xông hương tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước và sau đó ban Tây Nhạc Cecillia hợp tấu nhạc phẩm Nhạc Chào Mừng và Con Đường Nào Chúa Đã Đi Qua rất hoành tráng và kiệu cung nghinh tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước rước tiến vào nhà thờ an vị trên cung thánh,
Xem Hình
Kế tiếp phần đọc sơ lược tiểu sử của Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Ngài rất can trường và hiên ngang bất chấp mọi thủ đoạn của đám quan quân triều đình. Ngài vẫn một mực kiên trì trung thành với Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận cái chết năm 1839 để vinh danh Thiên Chúa và Ngài đã nêu một tấm anh dũng gương sáng ngời cho hậu thế. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Ngài lên hàng Thánh Tử Đạo ngàý 19/06/1988 với 116 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Sau khi chấm dứt phần tiểu sử quý Cha Phêrô Trần Văn Trợ, Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, Cha Tôma Nguyễn Văn Thành Phó xứ Marrickville và Cha GB Trịnh Công Tụê cùng đồng tế dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tôma Nguyễn Văn Thành Phó xứ Marrickville ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn Marrickville. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt cho Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng của Giáo đoàn, tiếp đến anh Nguyễn Thanh Đường Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, quý Hội đoàn Đoàn thể và quý ân nhân đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo đoàn Marrickville hôm nay. Đặc biệt anh cám ơn, Ca đoàn Alleluia và Ca đoàn Vô Nhiễm đã phối hợp hát rất hay giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, mọi người ở lại và tham dự bữa tiệc liên hoan và văn nghệ do Ca Đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn với những tiết mục Ca, Vũ, Hoạt Cảnh và tham gia cuộc vui xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 7pm
Diệp Hải Dung
Cộng đồng Công Giáo VN tại Hồng Kông dâng hoa kính Đức Mẹ
BTT CĐCGVN tại Hồng Kông
16:05 05/05/2019
Tiếp nối những ngày Mừng Chúa Phục Sinh và trong tâm tình Tháng Hoa Kính Mẹ, Chúa Nhật ngày 05/05, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hongkong nô nức, hân hoan quy tụ bên nhau dể dâng lên Mẹ những đoá hoa thành kính, thể hiện tình con thảo đối với Mẹ.
Đúng 12 giờ 30, mọi người quy tụ tại sân nhà thờ Giáo xứ Thánh Giuse để rước kiệu hoa. Mặc cho sự ồn ào, náo nhiệt bên ngoài của phố thị Hongkong và dưới cơn mưa nhỏ, đoàn con cái của Mẹ Maria với nét mặt vui tươi phấn khởi đã trang nghiêm cung nghinh kiệu hoa kính Mẹ về nhà Chúa. Kiệu hoa được cung kính rước quanh ngôi thánh đường và tiến vào cung thánh.
Xem Hình
Đoàn hoa đồng tiến quy tụ những gương mặt khả ái đến từ các nhóm, đại diện cộng đoàn tiến hoa dâng lên Mẹ. Bên cạnh những cành hoa tươi thắm là những bài ca kết hợp với những điệu múa truyền thống được cộng đoàn cùng dâng lên mừng kính Mẹ. Ngay sau cuộc rước và vũ ca dâng hoa kính Mẹ, cộng đoàn tín hữu được cha chủ tế Đaminh Vũ Văn Phú mời gọi cùng lắng đọng tâm hồn để cùng hiệp dâng Thánh Lễ.
Trong phần giảng lễ, bên cạnh việc chia sẻ Tin Mừng Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh, cha Đaminh cũng mời gọi mọi người hãy biết hi sinh và hãy dâng lên Mẹ những đoá hoa lòng với những việc bác ái, sự sẻ chia với người khác và với cộng đoàn.
Kết thúc thánh lễ cha Đa Minh đã cám ơn Ban Mục Vụ của cộng đoàn, đặc biệt là các chị em trong đội đồng tiến đã hi sinh thời gian riêng, vất vả luyện tập để thay mặt cộng đoàn dâng tiến lên Mẹ Maria những đoá hoa tươi thắm. Cha Đa Minh cũng động viên mỗi người trong cộng đoàn hãy dành thời gian trong tháng hoa để dâng lên Mẹ đóa hoa lòng của riêng mình qua những lời kinh nguyện; những việc bác ái và cùng cầu nguyện để xin Mẹ gìn giữ cộng đoàn trong cuộc sống thời nay.
Nguyện xin Mẹ luôn nâng đỡ cuộc đời mỗi người trong cộng đoàn. Xin cho từng người trong cộng đoàn luôn trở thành những đoá hoa tươi thắm trước ánh mắt từ nhân của Đức Trinh Nữ Maria Mân Côi.
Ban Truyền Thông
CĐCGVN tại Hongkong
Đúng 12 giờ 30, mọi người quy tụ tại sân nhà thờ Giáo xứ Thánh Giuse để rước kiệu hoa. Mặc cho sự ồn ào, náo nhiệt bên ngoài của phố thị Hongkong và dưới cơn mưa nhỏ, đoàn con cái của Mẹ Maria với nét mặt vui tươi phấn khởi đã trang nghiêm cung nghinh kiệu hoa kính Mẹ về nhà Chúa. Kiệu hoa được cung kính rước quanh ngôi thánh đường và tiến vào cung thánh.
Xem Hình
Đoàn hoa đồng tiến quy tụ những gương mặt khả ái đến từ các nhóm, đại diện cộng đoàn tiến hoa dâng lên Mẹ. Bên cạnh những cành hoa tươi thắm là những bài ca kết hợp với những điệu múa truyền thống được cộng đoàn cùng dâng lên mừng kính Mẹ. Ngay sau cuộc rước và vũ ca dâng hoa kính Mẹ, cộng đoàn tín hữu được cha chủ tế Đaminh Vũ Văn Phú mời gọi cùng lắng đọng tâm hồn để cùng hiệp dâng Thánh Lễ.
Trong phần giảng lễ, bên cạnh việc chia sẻ Tin Mừng Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh, cha Đaminh cũng mời gọi mọi người hãy biết hi sinh và hãy dâng lên Mẹ những đoá hoa lòng với những việc bác ái, sự sẻ chia với người khác và với cộng đoàn.
Kết thúc thánh lễ cha Đa Minh đã cám ơn Ban Mục Vụ của cộng đoàn, đặc biệt là các chị em trong đội đồng tiến đã hi sinh thời gian riêng, vất vả luyện tập để thay mặt cộng đoàn dâng tiến lên Mẹ Maria những đoá hoa tươi thắm. Cha Đa Minh cũng động viên mỗi người trong cộng đoàn hãy dành thời gian trong tháng hoa để dâng lên Mẹ đóa hoa lòng của riêng mình qua những lời kinh nguyện; những việc bác ái và cùng cầu nguyện để xin Mẹ gìn giữ cộng đoàn trong cuộc sống thời nay.
Nguyện xin Mẹ luôn nâng đỡ cuộc đời mỗi người trong cộng đoàn. Xin cho từng người trong cộng đoàn luôn trở thành những đoá hoa tươi thắm trước ánh mắt từ nhân của Đức Trinh Nữ Maria Mân Côi.
Ban Truyền Thông
CĐCGVN tại Hongkong
Giáo xứ Tân Trang, hạt Phú Thọ dâng hoa Đức Mẹ
Martinô Lê Hoàng Vũ
08:30 05/05/2019
“Mùa hoa về rồi,muôn hoa xinh con hái dâng Mẹ.Mùa hoa về rồi,muôn hương thơm bay trước nhan Mẹ”Đó là tâm tình của cộng đoàn giáo xứ Tân Trang nhân dịp tháng hoa dâng kính Mẹ Maria.
Lúc 17g,chiều hôm qua 4.5.2019 thứ bảy đầu tháng 5,cộng đoàn Giáo xứ Tân Trang, hạt Phú Thọ,TGP. Sài Gòn đã tôn vinh Mẹ Maria qua buổi rước kiệu chung quanh nhà thờ.Cộng đoàn cùng nhau chiêm ngắm Mẹ Maria,Mẹ đẹp tươi hơn muôn hoa về các nhân đức.Vì cuộc đời Mẹ Maria luôn để cho chương trình của Thiên Chúa được thực hiện.Mỗi màu sắc hoa như nói lên những thăng trầm trong cuộc đời Mẹ, những vất vả gian lao khi cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu ở Bêlem,những đau đớn về thân xác và tâm hồn, Mẹ cùng đi với Chúa Giêsu trên chặng đường thánh giá.Dù trong nghịch cảnh nào đi nữa, Mẹ vẫn một lòng tin tưởng vào Thiên Chúa.
Xem Hình
Sau cuộc rước là buổi dâng hoa trọng thể,Cha chánh xứ,các đôi vợ chồng đã dâng hoa dâng hương lên Mẹ Maria để xin Mẹ che chở và nâng đỡ các gia đình, nhất là các gia đình đang gặp khó khăn nhiều mặt.Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho họ luôn giữ lòng chung thủy của bí tích Hôn nhân, các thành viên trong gia đình cha mẹ con cái luôn yêu thương nhau.
Bầu khí buổi dâng hoa thật sốt sắng như diễn tả tâm tình con thảo của cộng đoàn giáo xứ, quyết tâm noi gương Mẹ sống tư cách người môn đệ trung tín của Chúa Giêsu Phục sinh.
Buổi dâng hoa kết thúc,cộng đoàn cùng tham dự thánh lễ thứ bảy cho ngày Chúa Nhật 3 Phục Sinh.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Lúc 17g,chiều hôm qua 4.5.2019 thứ bảy đầu tháng 5,cộng đoàn Giáo xứ Tân Trang, hạt Phú Thọ,TGP. Sài Gòn đã tôn vinh Mẹ Maria qua buổi rước kiệu chung quanh nhà thờ.Cộng đoàn cùng nhau chiêm ngắm Mẹ Maria,Mẹ đẹp tươi hơn muôn hoa về các nhân đức.Vì cuộc đời Mẹ Maria luôn để cho chương trình của Thiên Chúa được thực hiện.Mỗi màu sắc hoa như nói lên những thăng trầm trong cuộc đời Mẹ, những vất vả gian lao khi cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu ở Bêlem,những đau đớn về thân xác và tâm hồn, Mẹ cùng đi với Chúa Giêsu trên chặng đường thánh giá.Dù trong nghịch cảnh nào đi nữa, Mẹ vẫn một lòng tin tưởng vào Thiên Chúa.
Xem Hình
Sau cuộc rước là buổi dâng hoa trọng thể,Cha chánh xứ,các đôi vợ chồng đã dâng hoa dâng hương lên Mẹ Maria để xin Mẹ che chở và nâng đỡ các gia đình, nhất là các gia đình đang gặp khó khăn nhiều mặt.Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho họ luôn giữ lòng chung thủy của bí tích Hôn nhân, các thành viên trong gia đình cha mẹ con cái luôn yêu thương nhau.
Bầu khí buổi dâng hoa thật sốt sắng như diễn tả tâm tình con thảo của cộng đoàn giáo xứ, quyết tâm noi gương Mẹ sống tư cách người môn đệ trung tín của Chúa Giêsu Phục sinh.
Buổi dâng hoa kết thúc,cộng đoàn cùng tham dự thánh lễ thứ bảy cho ngày Chúa Nhật 3 Phục Sinh.
Martinô Lê Hoàng Vũ
VietCatholic TV
Bảo Gia Lợi tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:39 05/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật 5 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay đến phi trường quốc tế của thủ đô Sofia vào lúc 10 giờ, theo giờ địa phương.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh đón tiếp ngài tại phi trường quốc tế của thủ đô Sofia.
Ra đón Đức Thánh Cha chúng tôi nhận thấy có Thủ tướng Boiko Borissov.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Bảo Gia Lợi là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam châu Âu, giáp với Rumani về phía bắc, giáp với Serbia và Cộng hòa Bắc Macedonia về phía tây, giáp với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về phía nam và cuối cùng giáp với Biển Đen về phía đông.
Quốc gia này rộng 108,489 km² với dân số là 7,101,510, và thủ đô là Sofia.
Bảo Gia Lợi có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh. Sứ thần Tòa Thánh tại Bảo Gia Lợi hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Anselmo Guido Pecorari, người Ý năm nay 72 tuổi. Ngài từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Rwanda, Uruguay. Ngài cũng kiêm nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Bắc Macedonia.
Vị trí của Bảo Gia Lợi nằm ngay ở giao lộ quan trọng của hai châu lục khiến đây là nơi tranh giành quyền lực trong nhiều thế kỷ. Thời Trung cổ, quốc gia này đã từng là một cường quốc lớn trong thời gian dài, và có một truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời tại Âu châu. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), chính phủ cộng sản được hậu thuẫn của Liên Xô đã nắm chính quyền ở Bảo Gia Lợi, và đưa đất nước vào tình trạng lầm than cùng cực. Sau khi cộng sản tan rã tại Đông Âu, năm 1990, Bảo Gia Lợi đã tổ chức tổng tuyển cử đa đảng và đã đổi tên từ Cộng hòa Nhân dân Bảo Gia Lợi thành Cộng hòa Bảo Gia Lợi.
Tiến trình chuyển đổi dân chủ và thể chế kinh tế của Bảo Gia Lợi không dễ dàng do việc mất thị trường truyền thống Liên Xô. Điều này dẫn tới tình trạng đình đốn kinh tế, lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Nhiều người Bảo Gia Lợi đã rời bỏ đất nước. Quá trình cải cách vẫn tiếp tục và năm 2000, Bảo Gia Lợi đã bắt đầu đàm phán xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.
Nước này là thành viên của NATO từ năm 2004 và thành viên Liên minh châu Âu từ năm 2007.
Trong những năm gần đây Bulgaria là một trong những nước có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất thế giới. Tăng trưởng dân số âm đã diễn ra từ đầu thập niên 1990, vì sụp đổ kinh tế và di cư cao. Năm 1989 dân số nước này có 9 triệu người, giảm dần xuống còn 7.9 triệu vào năm 2001 và 7.6 triệu năm 2009.
Sau khi hội kiến riêng với Thủ tướng Boiko Borissov trong phòng khánh tiết của phi trường trong vòng 10 phút, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên xe đến phủ tổng thống nơi sẽ diễn ra các nghi thức đón tiếp ngài.
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Thánh Hội Đồng Chính Thống Giáo Bảo Gia Lợi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:06 05/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 12g trưa, Đức Thánh Cha đã đến thăm xã giao Ðức Thượng Phụ Neophyte, là Giáo chủ Chính Thống Bảo Gia Lợi, cùng với Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Bulgaria chính thức là một nhà nước thế tục và Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng nhưng Chính thống giáo được coi là quốc giáo.
82.6% người Bulgaria thuộc về Giáo hội Chính thống Bulgaria, ít nhất là trên danh nghĩa. Được thành lập năm 870, Giáo hội Chính thống Bulgaria trực thuộc Tòa Thượng phụ Constantinople. Giáo hội Chính thống Bulgaria được ban cấp Tomos, tức là quy chế độc lập, từ năm 927.
Hồi giáo tới nước này vào cuối thế kỷ 14 sau cuộc chinh phục của đế quốc Ottoman. Cho nên, sau Chính Thống Giáo là Hồi giáo với 12.2% dân số.
Do chính sách tận diệt người Do Thái dưới thời cộng sản dân số của cộng đồng Do Thái tại Bulgaria, từng là một trong những cộng đồng lớn nhất Âu châu giảm rất mạnh còn chưa tới 2,000 người theo thống kê vào năm 2009.
Ở thế kỷ 16 và 17, các nhà truyền giáo từ Rôma đã đến truyền đạo tại Rakovsky và Paulicians khiến những nơi này có thêm các tín hữu Công Giáo. Người Công Giáo tại Bulgaria chỉ có 0.5% dân số.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong diễn từ trước Đức Thượng Phụ Neophyte, và Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này, Đức Thánh Cha nói: (Bản dịch của Vũ Văn An)
Thưa Đức Thượng phụ,
Các Tổng Giám Mục và Giám mục đáng kính,
Anh em thân mến,
Christos vozkrese!
Trong niềm vui của Đấng Cứu Rỗi sống lại, tôi xin ngỏ tới qúy vị lời chúc mừng Phục Sinh vào Chúa Nhật này được miền Đông Kitô giáo biết đến với tên gọi “Chúa Nhật Thánh Tôma”. Chúng ta hãy xem vị Tông đồ, người đặt tay vào cạnh sườn Chúa, chạm vào các vết thương của Người và tuyên xưng, “Lạy Chúa tôi và lạy Thiên Chúa tôi!” (Ga 20:28). Các vết thương mở ra trong diễn trình lịch sử giữa chúng ta, các Kitô hữu vẫn còn là những vết bầm tím đau đớn trên Thân thể Chúa Kitô là Giáo hội. Ngay cả ngày nay, hiệu quả của chúng vẫn còn hiển hiện; chúng ta có thể chạm tay vào chúng. Thế nhưng, có lẽ cùng nhau chúng ta có thể chạm vào các vết thương đó và tuyên xưng Chúa Giêsu đã sống lại và công bố Người là Chúa và là Thiên Chúa của chúng ta. Có lẽ cùng nhau chúng ta có thể nhìn nhận các thất bại của mình và dìm mình vào các vết thương đầy yêu thương của Người. Và bằng cách này, chúng ta có thể khám phá ra niềm vui của tha thứ và tận hưởng trước mùi vị của cái ngày khi, với ơn phù trợ của Thiên Chúa, chúng ta có thể cử hành mầu nhiệm Vượt Qua tại cùng một bàn thờ.
Trên hành trình này, chúng ta được nâng đỡ bởi số lượng lớn lao các anh chị em của chúng ta, những người mà tôi đặc biệt muốn bày tỏ lòng tôn kính: các nhân chứng của lễ Phục sinh. Biết bao nhiêu Kitô hữu ở đất nước này đã chịu đựng đau khổ vì danh Chúa Giêsu, nhất là trong cuộc đàn áp của thế kỷ trước! Đại kết bằng máu! Họ rải một loại nước hoa thơm phức trên “vùng đất Hoa hồng này”. Họ đã trải qua những thử thách dày đặc để lan tỏa hương thơm của Tin Mừng. Họ nở hoa trên mảnh đất màu mỡ và được vun sới tốt, như một phần của một dân tộc giàu đức tin và tình người chân chính từng ban cho họ những gốc rễ mạnh mẽ, sâu sắc. Tôi nghĩ đặc biệt đến truyền thống đan viện mà từ thế hệ này sang thế hệ nọ đã nuôi dưỡng đức tin của người dân. Tôi tin rằng những nhân chứng của lễ Phục sinh, anh chị em của những tín phái khác nhau đã hợp nhất trên thiên đàng nhờ đức ái của Thiên Chúa, giờ đây đang nhìn chúng ta như những hạt giống được gieo trên trái đất và nhằm sinh hoa trái. Trong khi rất nhiều anh chị em khác của chúng ta trên khắp thế giới tiếp tục chịu đau khổ vì đức tin của họ, họ yêu cầu chúng ta đừng đóng cửa mà hãy tự mở lòng ra, vì chỉ bằng cách này, các hạt giống kia mới có thể sinh hoa trái.
Cuộc gặp gỡ này, cuộc gặp gỡ mà tôi rất mong muốn, theo sau cuộc gặp gỡ của Thánh Gioan Phaolô II với Đức Thượng phụ Maxim trong chuyến viếng thăm đầu tiên của Giám mục Rôma tới Bảo Gia Lợi. Nó cũng theo sau bước chân của Thánh Gioan XXIII, đấng, trong những năm sống ở đây, đã trở nên gắn bó với dân tộc này, “một cách đơn giản và tốt lành” (Giornale dell'anima, Bologna, 1987, 325), rất qúi giá lòng trung thực của họ, tính làm việc chăm chỉ của họ và phẩm giá của họ giữa những thử thách. Ở đây, như một vị khách được chào đón một cách âu yếm, tôi cảm nghiệm một nỗi luyến nhớ huynh đệ sâu sắc, nỗi khát khao lành mạnh muốn hợp nhất giữa những đứa con cùng một Cha, một sự hợp nhất từng được Đức Giáo Hoàng Gioan cảm nhận ngày càng mạnh mẽ suốt thời gian ngài ở thành phố này. Tại Công đồng Vatican II mà ngài triệu tập, Giáo hội Chính thống Bảo Gia Lợi đã gửi các quan sát viên, và kể từ đó, các liên hệ của chúng ta đã tăng lên gấp bội. Tôi nghĩ tới những chuyến viếng thăm mà trong năm mươi năm nay, các phái đoàn Bảo Gia Lợi đã đến Vatican và hàng năm tôi có niềm vui được đón tiếp; cũng vậy, sự hiện diện tại Rôma của một cộng đồng chính thống Bảo Gia Lợi đến cầu nguyện tại một trong những nhà thờ của Giáo phận tôi. Tôi đánh giá cao sự chào đón ân cần dành cho các đặc phái viên của tôi, mà sự hiện diện của họ đã gia tăng trong những năm gần đây và sự hợp tác tỏ bầy cùng cộng đồng Công Giáo địa phương, nhất là trong lĩnh vực văn hóa. Tôi tin tưởng rằng, với sự phù giúp của Thiên Chúa, và trong thời gian tốt đẹp của Người, những tiếp xúc này sẽ có tác động tích cực tới nhiều khía cạnh khác trong cuộc đối thoại của chúng ta. Trong khi đó, chúng ta được mời gọi cùng lên đường hành trình và hành động để làm chứng cho Chúa, nhất là bằng cách phục vụ các anh chị em nghèo nhất và bị bỏ rơi nhất, mà nơi họ, Người luôn hiện diện. Đại kết người nghèo.
Trên hết, các hướng dẫn viên của chúng ta trên hành trình này là các thánh Cyril và Methodius, những người đã nối kết chúng ta từ thiên niên kỷ đầu tiên và ký ức sống động của các ngài trong các Giáo hội của chúng ta tiếp tục là nguồn cảm hứng, vì bất chấp các nghịch cảnh, họ vẫn coi việc công bố Chúa, lời kêu gọi truyền giáo là ưu tiên cao nhất. Như Thánh Cyril từng nói: “Với niềm vui, tôi lên đường vì đức tin Kitô giáo; bất chấp mệt mỏi và yếu đuối về thể lý, tôi vẫn sẽ ra đi một cách vui tươi” (Vita Constantini, VI, 7; XIV, 9). Và bất chấp những dự cảm về sự chia rẽ đau đớn sẽ diễn ra trong nhiều thế kỷ tới, các ngài đã chọn viễn cảnh hiệp thông. Truyền giáo và hiệp thông: hai từ ngữ đã phân biệt đời sống của hai vị thánh này và có thể soi sáng cuộc hành trình của chúng ta hướng tới sự tăng trưởng trong tình huynh đệ. Đại kết truyền giáo.
Hai thánh Cyril và Methodius, những người Byzantines về văn hóa, đã đủ táo bạo để dịch Kinh thánh sang ngôn ngữ mà các dân tộc Slav có thể tiếp cận được, để Lời Chúa có thể đi trước cả lời nói của con người. Hoạt động tông đồ can đảm của các ngài ngày nay vẫn là một mô hình truyền giảng Tin Mừng và là một thách thức phải loan báo Tin Mừng cho thế hệ tiếp theo. Quan trọng xiết bao, trong khi tôn trọng các truyền thống và bản sắc riêng biệt của chúng ta, chúng ta giúp nhau tìm cách lưu truyền đức tin bằng ngôn ngữ và các hình thức giúp người trẻ trải nghiệm niềm vui của một Thiên Chúa yêu thương họ và kêu gọi họ! Nếu không, họ sẽ bị cám dỗ đặt niềm tin vào các tiếng hát nhân ngư đầy lừa dối của xã hội duy tiêu thụ.
Hiệp thông và truyền giáo, gần gũi và công bố.
Hai thánh Cyril và Methodius cũng có nhiều điều để nói với chúng ta về tương lai của xã hội châu Âu. Thật vậy, “ theo một nghĩa nào đó, các ngài là những người cổ vũ cho một châu Âu thống nhất và hòa bình sâu sắc giữa mọi cư dân của lục địa, cho thấy nền tảng của một nghệ thuật sống chung mới mẻ, biết tôn trọng các khác biệt, vốn không hề là trở ngại đối với hợp nhất” (Thánh Gioan Phaolô II, Chào mừng phái đoàn chính thức Bảo Gia Lợi, 24 tháng 5 năm 1999: Insegnamenti XXII, 1 [1999], 1080). Chúng ta cũng vậy, với tư cách là người thừa kế đức tin của các thánh, chúng ta được mời gọi trở thành những người xây dựng sự hiệp thông và hòa bình nhân danh Chúa Giêsu. Bảo Gia Lợi là “ngã tư tâm linh, vùng đất tiếp xúc và hiểu biết lẫn nhau” (ID., Diễn văn tại Lễ Tiếp Đón, Sofia, 23 tháng 5 năm 2002: Insegnamenti, XXV, 1 [2002], 864). Tại đây, các tín phái khác nhau, từ tín phái Armenia tới tín phái Tin Lành, và các truyền thống tôn giáo khác nhau, từ Do Thái giáo đến Hồi giáo, đều đã được chào đón.
Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha đến cầu nguyện riêng trước ngai của hai thánh Cirillo và Metodio vào lúc 12g50 tại Nhà thờ chính tòa thánh Alexander Nevsky của Tòa Thượng Phụ. Hai vị thánh này là bổn mạng các dân tộc Slave.
Tưng bừng, ngoạn mục – Lễ nghi đón tiếp Đức Thánh Cha trước dinh tổng thống Bảo Gia Lợi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:30 05/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lễ nghi chính thức đón tiếp Đức Thánh Cha đã diễn ra lúc 10g40 tại quảng trường bên ngoài phủ tổng thống.
Lúc 11 giờ, Đức Thánh Cha đã hội kiến với Tổng thống Roumen Radev trong dinh tổng thống và tiếp đó với Thủ tướng Boiko Borissov.
Sau đó, lúc 11g30, Ðức Thánh Cha đã gặp chính quyền, cùng với các đại diện xã hội dân sự và đoàn ngoại giao tại Quảng trường Atanas Burov.
Từ năm 1991 Bảo Gia Lợi đã là một quốc gia dân chủ, cộng hoà nghị viện. Quốc hội hay còn gọi là Narodno Sabranie gồm 240 đại biểu, với nhiệm kỳ 4 năm và được bầu lên bởi nhân dân. Quốc hội có quyền ban hành luật, thông qua ngân sách, lập kế hoạch bầu cử tổng thống, lựa chọn và bãi chức Thủ tướng và các bộ trưởng khác, tuyên chiến, triển khai quân đội ở nước ngoài và thông qua các hiệp ước và thoả thuận quốc tế. Thủ tướng hiện nay là ông Boiko Borissov sinh ngày 13 tháng Sáu, 1959. Ông được Quốc Hội chỉ định làm Thủ tướng vào ngày 4 tháng Năm, 2017. Trước đó, ông cũng từng làm Thủ tướng từ 2009 đến 2013 và từ 2014 đến 2017. Đây là nhiệm kỳ thứ ba của ông.
Sau cuộc bầu cử năm 2013, đảng “Các công dân vì sự phát triển Âu châu”, gọi tắt là GERB, của Bảo Gia Lợi đã thắng cử với 97 ghế và trở thành đảng cầm quyền đầu tiên liên tiếp thắng lợi trong lịch sử Bảo Gia Lợi hậu cộng sản.
Tổng thống Bảo Gia Lợi là nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Ông cũng là chủ tịch Hội đồng Tư vấn An ninh Quốc gia. Tuy không thể đưa ra bất kỳ điều luật nào ngoài việc đề xuất sửa đổi Hiến pháp, Tổng thống có thể từ chối một điều luật buộc nó phải quay lại quá trình tiếp tục tranh luận, dù nghị viện có thể bác bỏ sự phủ quyết của tổng thống bằng một đa số đại biểu.
Tổng thống hiện nay của Bảo Gia Lợi là ông Rumen Radev. Ông sinh ngày 18 tháng Sáu, 1963, được bầu làm tổng thống từ ngày 22 tháng Giêng 2017. Ông là vị tổng thống thứ năm của Bảo Gia Lợi sau thời kỳ cộng sản.
Trong diễn từ trước các đại diện xã hội dân sự và đoàn ngoại giao tại Quảng trường Atanas Burov, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Tổng thống,
Thưa Thủ tướng,
Các thành viên đáng kính trong ngoại giao đoàn,
Các nhà chức trách,
Đại diện của các tôn giáo,
Anh chị em thân mến,
Christos vozkrese!
Tôi rất vui khi được đến đây tại Bảo Gia Lợi, một nơi gặp gỡ giữa nhiều nền văn hóa và văn minh, một cây cầu giữa Đông và Nam Âu, một cánh cửa mở ra vùng Cận Đông và một vùng đất có nguồn gốc Kitô giáo cổ xưa nuôi dưỡng ơn gọi của mình để cổ vũ cho sự gặp gỡ cả trên bình diện khu vực và cộng đồng quốc tế. Ở đây sự đa dạng, kết hợp với sự tôn trọng các bản sắc riêng biệt, được xem như một cơ hội, một nguồn mạch cho sự phong phú chứ không phải là một nguồn gốc của xung đột.
Tôi trân trọng chào các nhà chức trách của nước Cộng hòa, và tôi cảm ơn các vị vì lời mời đến thăm Bảo Gia Lợi. Tôi cảm ơn Ngài Tổng thống vì những lời chào mừng ân cần của ngài ở đây trong Quảng trường lịch sử này mang tên của chính khách Atanas Burov, người đã chịu đựng dưới một chế độ không dung thứ cho quyền được tự do tư tưởng.
Tôi gửi lời chào trân trọng đến Đức Thượng Phụ Neofit, người mà tôi sẽ gặp lát nữa đây, đến các vị Tổng Giám Mục và Giám Mục của Thánh Hội Đồng, và tất cả các tín hữu của Giáo hội Chính thống Bảo Gia Lợi. Lời chào trìu mến của tôi cũng gửi đến các Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, và tất cả các thành viên của Giáo Hội Công Giáo, những người mà tôi đã đến để củng cố trong đức tin và khuyến khích họ tiến bước trong cuộc sống Kitô và chứng tá hàng ngày.
Tôi cũng thân ái chào các Kitô hữu của các Cộng đồng Giáo hội khác, các thành viên của cộng đồng Do Thái và các tín hữu Hồi Giáo. Tôi khẳng định với các bạn “xác tín vững chắc rằng những giáo huấn đích thực của các tôn giáo mời gọi chúng ta luôn bắt nguồn từ các giá trị của hòa bình; bảo vệ các giá trị của sự hiểu biết lẫn nhau, tình huynh đệ của con người, và sự chung sống hài hòa” (Tài liệu về Tình Huynh Đệ Nhân Loại, Abu Dhabi, ngày 04 tháng Hai năm 2019). Chúng ta hãy tận dụng lòng hiếu khách của người dân Bảo Gia Lợi để mọi tôn giáo, khi được kêu gọi thúc đẩy sự hòa hợp và hài hòa, có thể đóng góp cho sự phát triển của một nền văn hóa và một môi trường tôn trọng hoàn toàn con người và phẩm giá của họ, bằng cách thiết lập các liên kết quan trọng giữa các nền văn minh, sự nhạy cảm và các truyền thống khác nhau, và bằng cách từ chối mọi hình thức bạo lực và bó buộc. Như thế, những người tìm kiếm bằng mọi cách để thao túng và khai thác tôn giáo sẽ bị đánh bại.
Chuyến thăm của tôi hôm nay gợi nhớ đến chuyến viếng thăm của Thánh Gioan Phaolô II vào tháng 5 năm 2002, và gợi lên ký ức hạnh phúc về sự hiện diện kéo dài gần một thập kỷ tại Sofia của vị Khâm Sứ Tòa Thánh lúc bấy giờ, là Đức Tổng Giám Mục Angelo Giuseppe Roncalli. Ngài không ngừng cảm thấy biết ơn sâu sắc và quý trọng quốc gia của các bạn, đến mức ngài từng nói rằng bất cứ nơi nào ngài đến, ngôi nhà của ngài sẽ luôn mở cửa cho tất cả mọi người, Công Giáo hay Chính thống giáo, những người đến như một người anh chị em từ Bảo Gia Lợi (x. Bài giảng ngày 25 tháng 12 năm 1934). Thánh Gioan XXIII đã làm việc không mệt mỏi để thúc đẩy sự hợp tác huynh đệ giữa tất cả các Kitô hữu. Với Công đồng Vatican II, mà ngài đã triệu tập và chủ tọa trong giai đoạn đầu tiên, ngài đã khuyến khích rất nhiều và đưa ra các hỗ trợ có tính quyết định cho sự phát triển của các mối quan hệ đại kết.
Theo sau những sự kiện được quan phòng này, từ năm 1968 trở đi – tức là cách đây tròn năm mươi năm - một Phái đoàn chính thức gồm các thẩm quyền dân sự và giáo hội cao nhất của Bảo Gia Lợi đã đến thăm Vatican hàng năm vào dịp lễ hai Thánh Cyrilô và Mêthôđiô. Hai vị Thánh này đã truyền giáo cho các dân tộc Slave và là nguồn gốc cho sự phát triển ngôn ngữ, văn hóa của họ, và trên hết là những thành quả phong phú và bền bỉ của họ về chứng tá Kitô giáo và sự thánh thiện.
Phúc thay Thánh Cyrilô và Mêthôđiô, các vị đồng bảo trợ của Châu Âu! Bằng những lời cầu nguyện, thiên tài và những nỗ lực tông đồ chung của các ngài, hai vị thánh đã làm gương cho chúng ta và hơn một thiên niên kỷ sau đó, các ngài tiếp tục là nguồn cảm hứng cho cuộc đối thoại hiệu quả, hòa hợp và gặp gỡ huynh đệ giữa các Giáo hội, các quốc gia và các dân tộc! Xin cho tấm gương rạng ngời của các vị sẽ thu hút nhiều tín hữu trong thời đại của chúng ta và mở ra những con đường hòa bình và hòa hợp mới!
Giờ đây, tại thời điểm đặc biệt này của lịch sử, ba mươi năm sau khi kết thúc chế độ toàn trị giam hãm tự do và sáng kiến của đất nước, Bảo Gia Lợi phải đối mặt với những ảnh hưởng của việc di cư trong những thập kỷ gần đây của hơn hai triệu công dân của mình nhằm tìm kiếm cơ hội công ăn việc làm mới. Đồng thời, Bảo Gia Lợi - cũng như nhiều quốc gia khác ở Âu châu - phải đối phó với thứ chỉ có thể gọi là một mùa đông mới: đó là mùa đông nhân khẩu học rơi xuống như một bức màn băng giá trên một phần lớn của Âu châu, hậu quả của việc giảm dần niềm tự tin vào tương lai. Tỷ lệ sinh giảm, kết hợp với dòng người di cư đông đảo, đã dẫn đến sự suy giảm và bỏ hoang của nhiều ngôi làng và thành phố. Ngoài ra, Bảo Gia Lợi còn phải đối diện với hiện tượng những người tìm cách vượt qua biên giới của đất nước này để chạy trốn chiến tranh, xung đột hay nghèo đói, trong nỗ lực tiếp cận các khu vực giàu có nhất ở châu Âu, để tìm cơ hội mới trong cuộc sống hoặc đơn giản là một chốn nương thân an toàn.
Thưa Tổng thống,
Tôi nhận thức được những nỗ lực mà các nhà lãnh đạo quốc gia đã thực hiện trong nhiều năm qua để bảo đảm rằng cách riêng là những người trẻ không bị buộc phải di cư. Tôi khuyến khích tổng thống hãy kiên trì trên con đường này, cố gắng tạo điều kiện để giới trẻ đầu tư năng lượng trẻ trung và lên kế hoạch cho tương lai của họ, với tư cách là cá nhân và gia đình, và biết rằng ở quê hương họ có thể có một cuộc sống xứng đáng. Đối với tất cả những người Bảo Gia Lợi, những người quen thuộc với thảm trạng di cư, theo truyền thống tốt nhất của các bạn, tôi trân trọng đề nghị các bạn đừng nhắm mắt, hay đóng cửa con tim hoặc khoanh tay trước những người gõ cửa nhà các bạn.
Đất nước của các bạn luôn nổi bật là cầu nối giữa Đông và Tây, có khả năng tạo điều kiện cho các cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, các chủng tộc, các nền văn minh và các tôn giáo khác nhau mà trong nhiều thế kỷ đã sống ở đây trong hòa bình. Sự phát triển của Bảo Gia Lợi, bao gồm cả sự phát triển kinh tế và dân sự, nhất thiết đòi hỏi phải thừa nhận và nâng cao đặc điểm đặc thù này. Cầu mong sao cho vùng đất này, giáp với sông Danube vĩ đại và bên bờ Biển Đen, đã mang lại kết quả tốt đẹp từ sự lao động khiêm nhường của rất nhiều thế hệ, sẽ mở ra cho các trao đổi văn hóa và thương mại, được tích hợp trong Liên minh Âu châu và với các liên kết vững chắc với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ mang đến cho tất cả con trai và con gái của mình một tương lai đầy hy vọng.
Xin Chúa ban phép lành cho Bảo Gia Lợi, giữ cho đất nước này được bình an và luôn hiếu khách, và xin Chúa ban cho quốc gia này thịnh vượng và hạnh phúc!
Source:Libreria Editrice Vaticana
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 6/5/2019: ĐTC chủ sự kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng ở Sofia
VietCatholic Network
19:39 05/05/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Thánh Cha chủ sự kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng ở Sofia Chúa Nhật ngày 5/5/2019.
2- Ý cầu nguyện trong tháng Năm của Đức Thánh Cha: Cho Giáo hội ở Phi Châu.
3- Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các vệ binh Thụy Sĩ.
4- Đức Thánh Cha Phanxicô, người mang sứ điệp hòa bình đến Bulgari.
5- Đức Thánh Cha gặp thành viên hội nghị về khai thác khoáng sản.
6- Đức Thánh Cha gặp Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội.
7- Đức Thánh Cha chúc mừng Nhật Hoàng Naruhito lên ngôi.
8- Ngày lễ kính Thánh Giuse Thợ và ngày Lao Động Quốc Tế.
9- Nhà thờ Đức Mẹ Fatima ở Venezuela bị tấn công.
10- Ngôi nhà thờ tuyệt đẹp bị đốt cháy vì lòng thù hận đức tin, nhưng thánh giá vẫn đứng vững.
11- Thánh giá của nhà thờ Công Giáo bị tiêu hủy ở Vệ Huy, Hà Nam.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Cho Con Thêm Lòng Tin.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết