Phụng Vụ - Mục Vụ
Mở ra một tầm nhìn mới
Lm. Minh Anh
17:34 05/05/2022
MỞ RA MỘT TẦM NHÌN MỚI
“Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời!”.
Alvin Jennings nói, “Nhiều Kitô hữu ngày nay sống cuộc đời của họ trong ‘sương mù’. Họ để cho vô số rắc rối che khuất tầm nhìn và làm suy nhược tinh thần. Nhưng “Thiên Chúa chẳng ban cho chúng ta một thần khí gây nhát đảm, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta mạnh mẽ”. Đừng để sương mù che khuất! Hãy để ánh nắng Chúa Kitô ‘mở ra một tầm nhìn mới’ cho bạn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Hãy để ánh nắng Chúa Kitô ‘mở ra một tầm nhìn mới’ cho bạn!”. Lời Chúa hôm nay ‘mở ra một tầm nhìn mới’ cho chúng ta về Bí tích Thánh Thể; từ đó, chúng ta có thể hiểu một sâu sắc hơn Bí tích Tình Yêu này. Chúa Giêsu nói, “Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời!”.
Trước những lời này, người Do Thái sửng sốt, điều đó thật dễ hiểu! Với họ, máu là nguồn gốc sự sống, một cái gì linh thiêng, không bao giờ được chạm vào; họ sợ máu! Với chúng ta, có lẽ vì đã nghe những lời này nhiều lần, nên xem ra nó mất tác dụng; với người Do Thái thì không. Đó là những lời thực sự gây sốc, “Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời!”.
Vậy phải hiểu thế nào với câu nói ấy? Rõ ràng, nó không được hiểu theo nghĩa đen! Để hiểu sâu sắc hơn ý muốn của Chúa Giêsu, những lời này phải ‘mở ra một tầm nhìn mới!’. Về phương diện đức tin, trong đêm Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã thật sự hiến mình để nên lương thực nuôi linh hồn chúng ta; vì thế, Mình Thánh Chúa chúng ta đón nhận mỗi ngày đích thực là chính thịt máu Con Thiên Chúa. Mỗi khi rước Ngài, như cách Ngài nói, “ăn thịt và uống máu Tôi”, chúng ta đồng hoá ‘toàn bộ con người, toàn bộ suy nghĩ và toàn bộ hành động’ của mình vào chính Ngôi Vị Con Thiên Chúa. Từ đó, như Phaolô, mỗi người sẽ nói, “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà Chúa Kitô sống trong tôi”. Chúa Giêsu đã không nói điều này sao, “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong tôi và Tôi ở lại trong người ấy!”. Như vậy, với tầm nhìn mới, việc “ăn thịt và uống máu” này không chỉ hiểu trong bối cảnh “rước lễ”; nhưng còn được hiểu như một dấu chỉ của một ‘quan hệ rộng lớn hơn nhiều’, ‘gắn bó hơn nhiều’ với Chúa Giêsu!
Thánh Thể trước hết là một cử hành cộng đồng về những gì ‘chúng ta là’, ‘anh chị em, Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô’, cho nhau và cho toàn thế giới! Máu Thịt Chúa Giêsu đến với chúng ta qua Lời truyền phép và khi “rước lễ” còn ‘mở ra một tầm nhìn mới’ quảng đại và sâu sắc hơn khi chúng ta nhận ra rằng, Chúa Giêsu cũng đến với mỗi người qua từng kinh nghiệm yêu thương mà chúng ta có đối với tha nhân. Tắt một lời, Thánh Thể không chỉ là việc rước Chúa trong nhà thờ, nhưng còn là ‘cả cuộc sống!’. Việc cử hành bí tích chỉ ra ‘kinh nghiệm toàn diện’ về việc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Giêsu trong cả cuộc đời; đó là điều cần được diễn ra cả ngày sống dù chúng ta ở đâu, đang làm gì. Đời sống Kitô hữu là một Thánh Lễ kéo dài!
Thật thú vị, Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho biết, Phaolô không bao giờ hình dung được con đường mình sẽ trải qua ba mươi năm cuối đời; nhưng Thiên Chúa hình dung được nó. Ngài ‘mở ra một tầm nhìn mới’ cho Phaolô, Ngài chọn Phaolô làm sứ giả của Thánh Thể; Phaolô đã nhắc lại Bí tích này trong thư Côrintô. Như vậy, kế hoạch Chúa dành cho Phaolô, cho mỗi người chúng ta có thể táo bạo hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng; để rồi, cùng Phaolô, chúng ta “Đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng” như lời Thánh Vịnh đáp ca nhắc nhở.
Anh Chị em,
“Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời!”. Khổ thay, những của ăn mau hư nát của thế gian lại chi phối và quấn lấy tâm trí chúng ta như lớp sương mù, khiến chúng ta không thấy gì xa hơn. Hãy để Lời Chúa ‘mở ra một tầm nhìn mới!’. Mỗi khi rước Chúa, chúng ta trao cho Ngài cơ hội để Ngài uốn nắn và đồng hoá chúng ta như Ngài đã đồng hoá và uốn nắn Phaolô. Có như thế, phong thái, suy nghĩ và toàn thể con người chúng ta hoà tan trong Đấng chúng ta rước lấy. Nên một với Thánh Thể, chúng ta để mình trở nên tấm bánh, bẻ ra, trao cho người khác. “Hãy để ánh nắng Chúa Kitô ‘mở ra một tầm nhìn mới’” vì bạn là của Ngài, thuộc về Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cất khỏi con những lối nhìn thiển cận; xin ‘mở ra một tầm nhìn mới’ cho con, để con gặp Chúa không chỉ trong Thánh Thể, mà còn trong tha nhân, trong các biến cố!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 05/05/2022
2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần chuỗi Mân Côi.
Lm. Giuse Maria Nh
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 05/05/2022
70. UY LỰC CỦA HỌC ĐÀI (1)
Đầy tớ của nhà tú tài ẳm em bé để thúc nó tiểu tiện, nhưng thúc rất lâu mà nó vẫn không đi tiểu được, đầy tớ bèn dọa nó: “Học đài đến đó”, em bé lập tức tiểu được.
Tú tài thấy như vậy thì rất kinh ngạc, vội hỏi:
- “Sao lạ vậy?”
Đầy tớ nói:
- “Tiểu nhân thấy ngài tú tài chỉ nghe nói học đài xuống ngựa là sợ đến nỗi tiểu ra quần, cho nên tiểu nhân biết học đài có thể thúc em bé đi tiểu được”.
Tú tài thở dài một hơi rồi nói:
- “Không ngờ thằng con có thể kế thừa chí hướng của ta, lại muốn đọc sách cầu học; càng không ngờ sức mạnh của học đài thật không nhỏ, có thể làm thông cả đại tiện và tiểu tiện !”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 70:
Học trò nào cũng sợ quan coi thi, học trò nào cũng sợ giám thị, nhưng chỉ có hai loại học trò không sợ quan coi thi và cũng không sợ giám học: đó là học trò học dốt mà du côn và học trò con ông cháu cha mà thôi.
Thời nay có những quan coi thi mà học trò không sợ nên vào phòng thi là tự do quay cóp, coi quan coi thi như không có trong lớp, thế là có những phòng thi tất cả học trò đều làm như nhau một đáp án vì chép của nhau; thế là đào tạo cho đất nước những con người ngu si và dối trá sau này.
Quan học đài không thể làm cho em bé đái được, vì nó không biết quan là ai, vì nó còn nhỏ xíu; cũng vậy, học sinh không sợ quan coi thi là vì chúng nó biết có cha mẹ chúng lo lót qua mảnh lực đồng tiền cả rồi, cho nên phòng thi loạn.
Người Ki-tô hữu có một vị quan sáng suốt và nhân từ luôn đi sát bên mình, đó chính là Thiên Thần Bản Mệnh, các ngài luôn canh chừng ma quỷ và những cám dỗ của ma quỷ cho chúng ta, để chúng ta được sống vui vẻ làm con Thiên Chúa giữa trần gian này.
Hãy biết cám ơn thiên thần Bản Mệnh của mình.
(1) Quan coi thi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đầy tớ của nhà tú tài ẳm em bé để thúc nó tiểu tiện, nhưng thúc rất lâu mà nó vẫn không đi tiểu được, đầy tớ bèn dọa nó: “Học đài đến đó”, em bé lập tức tiểu được.
Tú tài thấy như vậy thì rất kinh ngạc, vội hỏi:
- “Sao lạ vậy?”
Đầy tớ nói:
- “Tiểu nhân thấy ngài tú tài chỉ nghe nói học đài xuống ngựa là sợ đến nỗi tiểu ra quần, cho nên tiểu nhân biết học đài có thể thúc em bé đi tiểu được”.
Tú tài thở dài một hơi rồi nói:
- “Không ngờ thằng con có thể kế thừa chí hướng của ta, lại muốn đọc sách cầu học; càng không ngờ sức mạnh của học đài thật không nhỏ, có thể làm thông cả đại tiện và tiểu tiện !”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 70:
Học trò nào cũng sợ quan coi thi, học trò nào cũng sợ giám thị, nhưng chỉ có hai loại học trò không sợ quan coi thi và cũng không sợ giám học: đó là học trò học dốt mà du côn và học trò con ông cháu cha mà thôi.
Thời nay có những quan coi thi mà học trò không sợ nên vào phòng thi là tự do quay cóp, coi quan coi thi như không có trong lớp, thế là có những phòng thi tất cả học trò đều làm như nhau một đáp án vì chép của nhau; thế là đào tạo cho đất nước những con người ngu si và dối trá sau này.
Quan học đài không thể làm cho em bé đái được, vì nó không biết quan là ai, vì nó còn nhỏ xíu; cũng vậy, học sinh không sợ quan coi thi là vì chúng nó biết có cha mẹ chúng lo lót qua mảnh lực đồng tiền cả rồi, cho nên phòng thi loạn.
Người Ki-tô hữu có một vị quan sáng suốt và nhân từ luôn đi sát bên mình, đó chính là Thiên Thần Bản Mệnh, các ngài luôn canh chừng ma quỷ và những cám dỗ của ma quỷ cho chúng ta, để chúng ta được sống vui vẻ làm con Thiên Chúa giữa trần gian này.
Hãy biết cám ơn thiên thần Bản Mệnh của mình.
(1) Quan coi thi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
8g tối 6/5:Hiệp thông lần chuỗi với Giáo triều Rôma, cầu nguyện cho hòa bình thế giới, theo ý ĐTC
Giáo Hội Năm Châu
19:42 05/05/2022
Hạnh phúc cho chiên ngoan của Chúa
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:44 05/05/2022
Khát vọng lớn nhất đời người là gì?
Tất cả mọi người trên dương gian nầy, từ những vị vua đầy quyền lực ngự trên ngai cao, những nhà lãnh đạo tài năng thống lĩnh muôn người, những đại phú gia dư đầy tiền bạc cho đến những người dân đen khốn khổ… tất cả đều có chung một khát vọng, một khao khát rất sâu xa và mãnh liệt bùng lên từ sâu thẳm tâm hồn, đó là mong sao mình không phải chết nhưng được sống đời đời.
Thế nhưng, không một thứ thần dược hay một quyền lực nào trên đời có thể giúp con người đạt được khát vọng đó.
Chỉ có Chúa Giê-su là Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống cho nhân loại, mới có thể đáp ứng những khát vọng thâm sâu và mãnh liệt đó mà thôi.
Ngài nói: “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (Ga 10, 28).
Qua những lời nầy, Chúa Giê-su hứa ban cho những ai theo Ngài hai hồng phúc trọng đại, đáp lại khát vọng muôn thuở của con người, đó là:
Thứ nhất: cho họ sống đời đời;
Thứ hai: không để họ bị diệt vong.
Điều kiện để được hồng phúc Chúa ban.
Tuy nhiên, muốn được Chúa Giê-su ban cho những hồng phúc quý báu nầy thì chúng ta phải đáp ứng những điều kiện Ngài đưa ra, xem ra rất đơn giản, đó là trở nên “chiên ngoan” đi theo sự dẫn dắt của Ngài, như lời Ngài nói:
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10, 27).
Qua những lời nầy, Chúa Giê-su mong muốn chúng ta thực hành hai điều sau đây:
Một là nghe tiếng Chúa: Chúa dạy gì thì hãy làm theo.
Hai là đi theo Chúa, nghĩa là noi gương bắt chước Ngài, Ngài sống như thế nào, ta hãy làm theo như thế.
Được Chúa bảo vệ để không bị hủy diệt, không phải trầm luân trong hỏa ngục, trái lại được sống đời đời trên thiên quốc là hạnh phúc lớn nhất không gì sánh được và mọi người cần phải đạt được với bất cứ giá nào.
Vậy thì chúng ta có sẵn sàng đáp ứng điều kiện Chúa Giê-su đòi buộc để đạt được hạnh phúc cao quý nầy hay không?
Lạy Chúa Giê-su,
Trên cõi đời nầy, chỉ có Chúa mới có thể cứu thoát con người khỏi bị diệt vong và ban tặng sự sống đời đời cho nhân loại mà thôi.
Xin cho chúng con trở nên chiên ngoan trong đoàn chiên của Chúa, vâng giữ lời Chúa truyền dạy, bước đi theo đường lối Ngài, để được Ngài dẫn vào cõi sống đời đời trên thiên quốc. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Ngày 06/05: Thịt & Máu của Chúa Giêsu – Của Ăn Hằng Sống – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
03:23 05/05/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, người Do-thái tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”
Đó là những điều Đức Giê-su đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Ca-phác-na-um.
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC nói Thủ tướng Viktor Orban của Hung Gia Lợi đã nói với ngài Putin có kế hoạch chấm dứt chiến tranh vào ngày 9 tháng 5
Đặng Tự Do
17:13 05/05/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã nói với ngài khi họ gặp nhau vào cuối tháng 4 rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 9 tháng 5 - Ngày Chiến thắng của Nga.
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra những bình luận trên với tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba.
“Orban, khi tôi gặp anh ấy, anh ấy nói với tôi rằng người Nga có một kế hoạch, rằng mọi thứ sẽ kết thúc vào ngày 9 tháng 5,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Điều này cũng sẽ giải thích tốc độ leo thang của những ngày này. Bởi vì bây giờ không chỉ Donbas, còn có Crimea, Odessa, họ đang lấy đi cảng Hắc Hải khỏi Ukraine, đó là tất cả”.
“Không có đủ ý chí cho hòa bình,” Đức Giáo Hoàng nói. “Tôi bi quan, nhưng chúng ta phải làm mọi cách có thể để chấm dứt chiến tranh.”
Putin thường dùng động tác giả. Ông ta hứa với tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ cho người Ukraine được di tản khỏi Mariupol, cả dân thường và quân trú phòng Ukraine. Ông Macron đem lời hứa ấy nói lại với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Điều đó đã không xảy ra. Cuối cùng, trước áp lực của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Putin mới cho di tản dân thường, chỉ dân thường mà thôi, trong khi tiếp tục pháo kích và ném bom tàn sát quân trú phòng Ukraine.
Các quan chức Mỹ, và phương Tây tin rằng, Putin có thể sẽ chính thức tuyên chiến với Ukraine vào ngày 9/5, điều này sẽ cho phép huy động toàn bộ lực lượng dự bị của Nga khi họ cố gắng đánh chiếm miền đông, và miền nam Ukraine.
Ngày 9 tháng 5, được gọi là “Ngày Chiến thắng” của Nga, kỷ niệm chiến thắng của người Nga trước Đức Quốc xã vào năm 1945. Các quan chức phương Tây từ lâu đã tin rằng, Putin sẽ tận dụng ý nghĩa biểu tượng, và giá trị tuyên truyền của ngày đó, để công bố một thành tựu quân sự ở Ukraine, một sự leo thang các hoạt động thù địch - hoặc cả hai.
Các quan chức đã bắt đầu tập trung vào kịch bản thứ hai, đó là Putin chính thức tuyên chiến với Ukraine vào ngày 9 tháng 5. Cho đến nay, các quan chức Nga vẫn khẳng định rằng, cuộc xung đột chỉ là một “cuộc hành quân đặc biệt”, với mục tiêu trọng tâm là “phi Quốc Xã hóa”.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với Đài LBC tuần trước: “Tôi nghĩ ông ta sẽ cố gắng chuyển từ ‘cuộc hành quân đặc biệt' sang một cuộc chiến. Ông ta sẽ đổi giọng điệu của mình, cố gắng tạo cơ sở để có thể nói rằng, 'hãy nhìn xem, đây là cuộc chiến chống lại Đức Quốc xã, và điều tôi cần là nhiều người hơn”.
Wallace nói thêm rằng, ông “sẽ không ngạc nhiên, mặc dù tôi không có bất kỳ thông tin nào về điều này, ông ta có thể sẽ tuyên bố vào Ngày 9 tháng Năm này rằng, 'chúng ta hiện đang chiến tranh với Đức Quốc xã trên thế giới, và chúng ta cần huy động quần chúng Người Nga.”
Một tuyên bố chính thức về chiến tranh vào ngày 9 tháng 5 có thể kích động công dân Nga, và cổ vũ cho ý kiến tán thành cuộc xâm lược. Theo luật của Nga, nó cũng sẽ cho phép Putin huy động lực lượng dự bị, và lính nghĩa vụ, những điều mà các quan chức cho rằng, Nga rất cần trong bối cảnh tình trạng thiếu nhân lực ngày càng tăng. Các quan chức phương Tây, và Ukraine ước tính rằng, ít nhất 10.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến kể từ khi Nga xâm lược chỉ hơn hai tháng trước.
Source:Hungary Today
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ có nhiều khả năng sẽ quyết định hủy bỏ phán quyết Roe kiện Wade, nhưng báo cáo bị rò rỉ ra ngoài
Đặng Tự Do
17:16 05/05/2022
Chánh án John G. Roberts Jr hôm thứ Ba đã xác nhận tính xác thực của ý kiến dự thảo sơ bộ bị rò rỉ trong một phán quyết phá thai quan trọng và ra lệnh điều tra ngay lập tức điều mà ông gọi là “sự phản bội những bí mật” của Tòa án Tối cao.
Tối thứ Hai 2 tháng 5, tổ chức tin tức Politico đã công bố tài liệu dài 98 trang, được viết bởi thẩm phán bảo thủ Samuel A. Alito Jr. và kêu gọi lật lại vụ án phá thai mang tính bước ngoặt Roe v. Wade
Trong một tuyên bố được đưa ra vào cuối buổi sáng thứ Ba, Roberts cho biết ông đã chỉ đạo tổng thư ký của Tòa án “mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của vụ rò rỉ”. Các dự thảo làm việc nội bộ như vậy được cho là phải được giữ bí mật nghiêm ngặt, theo thông lệ lâu đời của tòa án. Phán quyết cuối cùng trong vụ phá thai ở Mississippi, Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs kiện Jackson, không thể được diễn ra trong hai tháng nữa khi kết thúc nhiệm kỳ của tòa án.
“Mức độ mà sự phản bội những bí mật của Tòa án này gây ra, nhằm mục đích làm suy yếu tính toàn vẹn trong hoạt động của chúng tôi, sẽ không đạt đến mức thành công. Công việc của tòa án sẽ không bị ảnh hưởng theo bất kỳ cách nào,” Chánh án Roberts nói trong tuyên bố.
“Chúng tôi tại Tòa án rất may mắn khi có một lực lượng lao động - các nhân viên thường trực và các thư ký luật - trung thành mạnh mẽ với thể chế và tận tâm với pháp quyền”
Roberts nói: “Các nhân viên của Tòa án có truyền thống gương mẫu và quan trọng là tôn trọng tính bảo mật của quy trình xét xử và duy trì sự tin tưởng của Tòa án. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng và kỳ lạ đối với sự tin tưởng đó, điều này gây khó chịu cho Tòa án và cộng đồng các công chức làm việc ở đây”.
Ngoài ra, tòa án đã đưa ra tuyên bố sau: “Hôm qua, một tổ chức tin tức đã công bố bản sao của dự thảo ý kiến trong một vụ án đang chờ xử lý. Các thẩm phán lưu hành nội bộ các dự thảo ý kiến như một phần thường xuyên trong công việc thảo luận bí mật của Tòa án. Mặc dù tài liệu được mô tả trong báo cáo hôm qua là xác thực, nhưng nó không đại diện cho quyết định của Tòa án hoặc quan điểm cuối cùng của bất kỳ thành viên nào về các vấn đề trong vụ án”.
Source:Catholic News Agency
Một vài ghi nhận sau khi tài liệu của Tòa Án Tối Cao bị rò rỉ
Đặng Tự Do
17:17 05/05/2022
Trong một diễn biến đáng kinh ngạc, tổ chức tin tức Politico vào tối thứ Hai đã công bố bản thảo bị rò rỉ về quyết định của Tòa án Tối cao được mong đợi rất nhiều trong vụ phá thai ở Mississippi, Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson.
Bản dự thảo dài 98 trang, được viết bởi thẩm phán bảo thủ Samuel A. Alito Jr., là một tài liệu đáng chú ý vì nó tiết lộ rằng đa số năm thẩm phán sẵn sàng lật ngược hai quyết định mang tính bước ngoặt đã định hình luật phá thai và chính trị quốc gia trong nhiều thập kỷ. Đó là phán quyết Roe kiện Wade, hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc vào năm 1973, và Planned Parenthood kiện Casey, nhằm khẳng định phán quyết Roe vào năm 1992.
Báo cáo của Politico, trích dẫn một người giấu tên “quen thuộc với các cuộc thảo luận của tòa án,” nói rằng bốn thẩm phán - Clarence Thomas, Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett - đã tham gia với Alito tạo thành ý kiến đa số.
Đây là những gì bạn cần biết về câu chuyện đang phát triển này:
1. Những người ở cả hai phe của cuộc tranh luận phá thai đã tụ tập bên ngoài Tòa án Tối cao.
Trên Twitter, các phóng viên ghi nhận rằng các chướng ngại vật đã được dựng lên xung quanh tòa nhà Tòa án Tối cao ở Washington, DC, ngay sau khi tin tức được đưa ra vào đêm thứ Hai. Một nhóm nhỏ cầm nến nhanh chóng tăng lên hàng trăm người - với sự hiện diện của cả các nhà hoạt động vì sự sống và những người ủng hộ phá thai.
Một đám đông biểu tình ngày càng tăng đã có mặt bên ngoài tòa án vào sáng thứ Ba.
2. Quyết định sẽ không làm cho việc phá thai trở thành bất hợp pháp trên toàn quốc.
Roe và Casey thừa nhận rằng các bang có thể quy định việc phá thai trong phạm vi quyền hạn của họ, nhưng những quyết định đó đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt về bản chất của quy định đó. Bằng cách lật ngược các phán quyết Roe và Casey, dự thảo quyết định ở Dobbs sẽ phá bỏ khuôn khổ pháp lý liên bang về phá thai lâu đời này, do đó trao quyền cho các tiểu bang để điều chỉnh hoặc thậm chí cấm phá thai, khi họ thấy phù hợp.
“Phá thai đưa ra một câu hỏi đạo đức sâu sắc. Hiến pháp không cấm công dân của mỗi quốc gia quy định được phá thai hoặc cấm phá thai. Các phán quyết Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey đã quá ngạo mạn về thẩm quyền đó. Chúng tôi loại bỏ những quyết định đó và trao lại quyền đó cho người dân và các đại diện được bầu của họ,” dự thảo quyết định viết. Nếu quyết định này được giữ nguyên, hơn một chục tiểu bang do Đảng Cộng Hòa nằm giữ sẽ ngay lập tức cấm phá thai.
3. Tài liệu rò rỉ là xác thực.
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, Tòa án Tối cao đã công nhận tính xác thực của dự thảo ý kiến.
“Các thẩm phán đã lưu hành nội bộ các dự thảo ý kiến như một phần thường lệ trong công việc thảo luận bí mật của Tòa án. Mặc dù tài liệu được mô tả trong báo cáo hôm qua là xác thực, nhưng nó không đại diện cho quyết định của Tòa án hoặc quan điểm cuối cùng của bất kỳ thành viên nào về các vấn đề trong vụ án”.
4. Việc rò rỉ bản thảo gây sốc.
Các cuộc thảo luận của Tòa án Tối cao là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ, và sự vi phạm bí mật này đã gây ra một làn sóng chấn động khắp đất nước. “Không cường điệu hóa trận động đất mà điều này sẽ gây ra bên trong Tòa án, người ta có thể nói về sự phá hủy lòng tin giữa các Thẩm phán và nhân viên. Sự rò rỉ này là tội lỗi lớn nhất, không thể tha thứ nhất.”
Phản ánh mức độ nghiêm trọng của vụ vi phạm, Chánh án John G. Roberts Jr. đã ra lệnh điều tra ngay lập tức để xác định nguồn gốc của vụ rò rỉ.
Roberts nói trong một tuyên bố: “Các nhân viên của Tòa án có truyền thống gương mẫu và quan trọng là tôn trọng tính bảo mật của quy trình xét xử và duy trì sự tin tưởng của Tòa án. Đây là một sự vi phạm kỳ lạ và nghiêm trọng đối với sự tin tưởng đó, gây khó chịu cho Tòa án và cộng đồng các công chức làm việc tại đây.”
Trong số những điều khác, các chuyên gia pháp lý lo lắng rằng vụ rò rỉ có thể ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của tòa án trong vụ Dobbs.
Politico báo cáo rằng 5 phiếu bầu ban đầu nhằm lật đổ phán quyết Roe kiện Wade đã 'không thay đổi kể từ tuần này'.
Về phần mình, Chánh án Roberts tuyên bố rằng vụ rò rỉ sẽ không ảnh hưởng đến tòa án.
5. Bản dự thảo là một lời phủ nhận mạnh mẽ đối với phán quyết Roe kiện Wade.
Alito, một ứng viên Tối Cao Pháp Viện do Tổng thống George W. Bush đề cử, và đã được xác nhận vào năm 2006, đã mạnh mẽ bác bỏ phán quyết Roe kiện Wade, và gọi quyết định này là “cực kỳ sai lầm ngay từ đầu” và dựa trên những lý luận “đặc biệt yếu ớt”.
Trong bản dự thảo, Alito viết rằng Hiến pháp “không đề cập đến việc phá thai,” và “không có quyền nào như vậy được bảo vệ một cách rõ ràng bởi bất kỳ điều khoản hiến pháp nào”.
“Khi đưa ra một giải pháp quốc gia về vấn đề phá thai, hai phán quyết Roe và Casey đã gây ra cuộc tranh luận và chia rẽ sâu sắc hơn”
6. Các giám mục Công Giáo đã phản ứng tích cực với ý kiến dự thảo.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã tweet một bức ảnh về Cuộc tuần hành ủng hộ cuộc sống, được tổ chức vào hoặc xung quanh lễ kỷ niệm Roe kiện Wade, vào tối thứ Hai, nói rằng, “Tối nay tôi nghĩ về tất cả những năm làm việc chăm chỉ cho cuộc sống mà mọi người của tất cả các tín ngưỡng và không có tín ngưỡng đã tham gia. Nhiều năm kiên nhẫn vận động, giúp đỡ những bà mẹ không có con, tham gia chính trị và hơn thế nữa. “
Tương tự như vậy, Giám mục Joseph E. Strickland của Tyler, Texas, đã ăn mừng, “Cảm ơn Chúa vì quyết định của Tòa án Tối cao liên quan đến phán quyết Roe vs Wade. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng tâm hồn con người được hoán cải và sự thánh thiêng của cuộc sống các thai nhi một lần nữa được công nhận trong quốc gia của chúng ta. “
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho ý kiến bị rò rỉ này không thay đổi,” ngài nói thêm.
Source:Catholic News Agency
Tối cao Pháp viện Hoa kỳ sẽ thu hồi phán quyết Roe v. Wade
Vũ Văn An
17:31 05/05/2022
Theo tin của The Pillar, một bản dự thảo phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa kỳ do Chánh án Samuel Alito soạn nhằm hủy bỏ phán quyết Roe v. Wade đã được “rò rỉ” cho báo chí. Cũng theo tờ The Pillar, Chánh án Tối cao Pháp viện là John Roberts xác nhận bản văn “rì rỏ” là bản văn chân chính tuy chưa phải là dự thảo cuối cùng.
Nếu nó trở thành ý kiến đa số chính thức, bản văn sẽ thấy rằng Roe v.Wade đã “sai lầm nghiêm trọng ngay từ đầu. Lý luận của nó đặc biệt yếu, và phán quyết này đã gây ra những hậu quả tai hại. "
Alito viết, lý luận và tiêu chuẩn thiết lập ở Roe “giống như công việc của cơ quan lập pháp, chứ không phải của tòa án”.
Phán quyết trên chỉ là một bản dự thảo, được viết vào tháng Hai, khi nó được xác định là một ý kiến làm việc cho đa số trong vụ xử Dobbs v. Jackson’s Women’s Health.
Theo tờ Politico, dự thảo ý kiến có sự ủng hộ của Alito, tác giả của nó, cùng với các Thẩm phán Thomas, Gorsuch, Kavanaugh và Barrett. Thẩm phán Sotomayor, Breyer và Kagan sẽ bất đồng quan điểm. Điều chưa rõ ràng là Chánh án Roberts - người đã ra lệnh điều tra vụ rò rỉ - sẽ bỏ phiếu như thế nào trong vụ án mang tính bước ngoặt này.
Trên thực tế, có một số suy đoán cho rằng dự thảo phán quyết bị rò rỉ ra ngoài Tòa án là nhắm vào Roberts. Một số người suy đoán rằng các cuộc biểu tình và đả kích chĩa vào dự thảo phán quyết là nhằm truyền đạt cho Roberts, người luôn quan tâm đến “tính hợp pháp” của Tòa án, rằng ông không nên tham gia đa số - và thậm chí có thể thuyết phục một chánh án khác từ bỏ ý kiến.
Tuy nhiên, nhiều người khác lại suy đoán rằng vụ rò rỉ là nhằm thuyết phục Roberts tham gia đa số, trong đó, với tư cách là Trưởng Chánh án, ông có thể viết một phán quyết ít gay gắt hơn, và một phán quyết có thể không hoàn toàn loại bỏ Roe và lý luận của nó.
Một vài ngày trước khi bị rò rỉ, người ta thấy một số học giả hiểu biết về Hiến pháp đã suy đoán rằng Roberts sẽ theo phe đa số để viết một ý kiến nhẹ nhàng hơn Thomas hoặc Alito. Các học giả đó cho biết không nên đánh giá thấp sức mạnh của một phán quyết có tiềm năng 6-3, ngay cả khi phán quyết này ít mang tính trực tiếp hoa mỹ hơn bản văn dự thảo của Alito.
Tuy nhiên, dù có hay không có Roberts, có vẻ như có nhiều sác suất là Tối cao Pháp viện thực sự nhất quyết lật ngược phán quyết Roe v. Wade, trả các phán quyết liên quan tới chính sách phá thai về cho các cơ quan lập pháp của tiểu bang. Đó là mục tiêu giai đoạn đầu trong hầu hết các cuộc vận động chính trị phò sinh kể từ năm 1973, khi Roe được phán quyết.
Phán quyết này sẽ tăng cường các cuộc biểu tình lớn đã thành hình ở thủ đô quốc gia và gây áp lực cục bộ về việc phá thai đối với các "bang màu tím" nơi kết quả lập pháp về phá thai vẫn chưa được giải quyết.
Phá thai chiếm một vị trí độc đáo trong bối cảnh chính trị và xã hội Hoa Kỳ, và việc lật ngược Roe sẽ không thay đổi được điều đó. Trong một nước Mỹ rạn nứt và phe phái, chúng ta nên chờ đợi việc lật ngược Roe sẽ kéo theo phản ứng dữ dội, những thách thức đối với tính hợp pháp của chính phủ và, nếu lịch sử gần đây là bất cứ dự báo nào, là khả năng xảy ra bạo lực chính trị thực sự.
Giáo hội sẽ phải tìm cách của mình trong tất cả những điều đó - phá thai cũng đã chiếm một vị trí độc đáo trong đời sống của Giáo hội ở Hoa Kỳ, và điều đó sẽ không thay đổi, nhưng điều đó chắc chắn sẽ chuyển chỗ.
'Quyền đầu tiên của con người'
Điều đáng chú ý là những gì Giáo hội, ngay từ đầu, đã thực sự dạy về chính sách phá thai. Rõ ràng phá thai là một tội ác luân lý nghiêm trọng, vì nó kết thúc cuộc đời con người. Rõ ràng là người Công Giáo nên làm mọi cách để chấm dứt nạn phá thai.
Nhưng không phải tất cả những gì trái luân lý đều nhất thiết là bất hợp pháp. Vì vậy, Giáo hội nói thẳng vào câu hỏi liệu phá thai có hợp pháp hay không: “Một đạo luật thừa nhận về nguyên tắc tính hợp pháp của việc phá thai tự nó là trái luân lý,” thánh bộ Giáo lý Đức tin cho biết vào năm 1974.
Thánh bộ Giáo lý Đức tin sau đó nói rằng "Như hậu quả của việc tôn trọng và bảo vệ phải được bảo đảm cho đứa trẻ chưa sinh từ thời điểm em được thụ thai, luật pháp phải đưa ra các chế tài hình sự thích hợp cho mọi hành vi cố tình vi phạm quyền của đứa trẻ."
Điều đó không rõ ràng.
Thánh bộ Giáo lý Đức tin không cho biết ai sẽ phải đối diện với các biện pháp chế tài hình sự đó - và các nhà đạo đức Công Giáo thường kêu gọi các luật trừng phạt các bác sĩ thực hiện phá thai, chứ không phải phụ nữ phá thai – nhưng bản văn trả lời trực tiếp điều Giáo hội dạy về việc biện minh có thể có cho việc bảo vệ pháp luật để phá thai.
Tại sao lại nêu ra điều này?
Bởi vì khi nhiệt độ tăng lên, sẽ có những tranh luận giữa những người Công Giáo về việc liệu có thực sự cần phải có một nỗ lực để chấm dứt sự bảo vệ của pháp luật đối với việc phá thai hay không. Một số người Công Giáo sẽ tranh luận rằng chúng ta nên làm việc để chấm dứt nguyên nhân phá thai (mà Giáo hội cũng trực tiếp tán thành) nhưng cuộc chiến về tính hợp pháp không đáng phải trả giá đối với đất nước. Các nhà bình luận ít sâu sắc hơn sẽ nêu lên những tin vịt cho rằng việc quy định phá thai là một sự áp đặt của giáo huấn luân lý Công Giáo - ngay cả khi chính Giáo hội nói rằng sự vô luân của việc phá thai là hoàn toàn có thể biết được bằng lý trí, không cần sự trợ giúp của mạc khải Thiên Chúa.
Sẽ có một số người tranh luận rằng việc phá thai bất hợp pháp không thực sự dẫn đến giảm số lượng ca phá thai, và là một đề xuất vô ích hoặc phản tác dụng.
Trong bối cảnh ấy, người ta nên hiểu rằng Giáo Hội rất rõ ràng về chính vấn đề pháp lý: “Quyền đầu tiên của con người là quyền sống của họ. Họ có những thiện ích khác và một số còn quý giá hơn, nhưng thiện ích này có tính căn bản – là điều kiện của tất cả các thiện ích khác. Do đó nó phải được bảo vệ trên tất cả những thiện ích khác."
Một nhận xét khác về điều này. Đã có rất nhiều lời bàn tán về tính chất chưa từng có của vụ rò rỉ thông tin từ Tối cao Pháp viện. Đúng là trước đây, bản văn của một dự thảo phán quyết không bị rò rỉ ra ngoài Tối cao Pháp viện trước khi nó được ban hành.
Nhưng lịch sử của các vụ rò rỉ của Tối cao Pháp viện là khá hấp dẫn. Kết quả, trước đây, từng được tường thuật trước các phán quyết - bao gồm cả kết quả và số phiếu của chính Roe v. Wade, được báo cáo bởi Time trước khi quyết định được tòa án công bố.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tương Quan Thần Học Giữa Giáo Dân Và Giáo Sĩ, Tu Sĩ
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
08:32 05/05/2022
Tương Quan Thần Học Giữa Giáo Dân Và Giáo Sĩ, Tu Sĩ
Một dạo trong những năm đầu tị nạn ở bên Mỹ, đã có người làm cuộc so sánh khôi hài giữa các linh mục dòng và triều, giữa các tu sĩ và linh mục. Cái kiểu một LM dòng bằng hai LM triều, hay một thày dòng bằng một LM triều v.v…Dĩ nhiên, ý tưởng thiếu nền tảng này đã nhanh chóng bị cộng đồng dân Chúa nhận diện và cho rằng những vị đó chỉ muốn “tự trào” mà thôi. Tuy nhiên tương quan thần học giữa giáo dân và các linh mục cũng như tu sĩ, trong nhiệm thể của Chúa Kitô, cần được định vị chính xác qua Kinh Thánh, giáo huấn và tông truyền.
Lịch sử cho thấy có những lúc, một số các thành phần giáo sĩ, tu sĩ đã thực sự “cai trị” giáo dân của mình như những quan lại, và tạo thế lực lớn trong guồng máy chính quyền. Trong trường hợp này, họ tạo nên “chủ nghĩa giáo sĩ trị” (clericalism). Ngược lại, cũng có những khi, các giáo dân đã trở thành chiên dữ, đòi điều khiển hệ thống giáo hội và bất chấp những giáo huấn cũng như luật điều của giáo hội. Như vậy, “chủ nghĩa giáo dân trị” (laicism) đã xảy ra.
THỜI GIÁO HỘI SƠ KHAI
Vào thời đầu của giáo hội, các thành phần của cộng đồng dân Chúa đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau, “những người được chọn,” “các thánh,” “các môn đệ,” và đặc biệt nhất là “đồng bào” (brethrens). Tuy nhiên, trong cùng một lúc, đã có sự phân biệt giữa “chủ chiên” và “đoàn chiên,” giữa những người có tác vụ chuyên biệt trong những mầu nhiệm của Chúa và các tín hữu. Sự phân biệt này sau đó đã được xác nhận và tồn tại trong giáo huấn và giáo luật. Bằng sự phân tích thần học, một giáo dân trong giáo hội là người thuộc về cộng đồng dân Chúa, một chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Ðiều này có nghĩa người giáo dân đã được chính Chúa mời gọi trở nên con cái của Ngài, để tiếp tục làm hoàn hảo giáo hội. Là những phần tử của giáo hội, các giáo dân đã được thánh hóa và hình thành một thiên chức linh mục thánh, xứng đáng cử hành lễ tế thiêng liêng trong nhà Vua Cả trên các tầng trời. (1 Phêrô 2:5; Khải Huyền 1:6).
PHÁT TRIỂN NỀN THẦN HỌC VỀ GIÁO DÂN
Những nghiên cứu đặc biệt về giáo dân (laity) vào thời Trung Cổ đã bị phần nào quên lãng. Mãi đến đầu thế kỷ 20 mới thấy có sự phát triển trở lại, song song với những phát triển về các lĩnh vực tín lý. Quan trọng hơn hết là phong trào phụng vụ, bắt đầu dưới thời ÐGH Piô X (Sacra tridentina synodus, 1905), tiếp tục đến thời ÐGH Piô XII (Mediator Dei, 1947), và đạt đến tột đỉnh trong Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh của Công Ðồng Vatican II (Constitution on the Sacred Liturgy, 12 tháng 4, 1963). Sự tham gia của các tín hữu trong việc thờ phượng của giáo hội hữu hình, đã được công nhận là thiết yếu cho các nghi thức phụng vụ. Ðó còn là quyền lợi và bổn phận của mỗi người qua hiệu quả của phép Thánh Tẩy (Baptism.)
Một cách tương tự, nhận thức về giáo hội như Nhiệm Thể của Ðức Kitô, được ÐGH Piô XII tuyên xưng trong tông huấn “Mystici Corporis,” 1943, đã làm sống lại quan niệm của Thánh Phaolô và các Thánh Phụ. Theo đó, giáo hội được coi như một tổ chức siêu nhiên, bao gồm tất cả những người đã chịu phép Rửa Tội, và liên kết trong Ðức Kitô là đầu của thân thể mà tất cả mọi Kitô hữu, gồm cả giáo dân cũng như giáo sĩ, đều là chi thể.
Sự phát triển này, cũng như những phát triển tương tự hướng đến nền thần học về giáo dân đã tạo nên một sự thúc đẩy mới trong hệ thống thần học Công Giáo. Thành quả hiển nhiên của sự phát triển nói trên đã được minh chứng qua Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân) của Công Ðồng Vatican II. Ðó là tài liệu đầu tiên của Công Ðồng đã đặc biệt nhắc đến vai trò của người giáo dân qua quan điểm thần học, chứ không theo quan điểm giáo luật.
NHỮNG THAM GIA CỦA GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI
Giáo dân chia sẻ, theo cách riêng của họ, những thiên chức Tư Tế, Tiên Tri và Vương Ðế của Ðức Kitô. Công tác của ba thiên chức này được tiếp tục trong Giáo Hội của Ngài, và các giáo dân cùng được chia sẻ qua ấn tín và đặc tính của phép Rửa và phép Thêm Sức. Như vậy, họ cùng được ủy thác để trở nên linh mục, tiên tri và vương đế.
Thứ nhất, thiên chức linh mục tổng quát, hay tinh thần, của giáo dân, mặc dù khác biệt với chức linh mục của những người được thụ phong, vẫn hiện thực chứ không là ẩn ý. Giáo dân thi hành chức vụ linh mục của họ trong việc dâng cho Chúa những công việc, những lời cầu nguyện, những cảm hứng, và ưu tư, ngay cả trong sự nghỉ ngơi về thể xác cũng như tâm thần của họ (Lumen Gentium, số 34). Hơn nữa, qua chức linh mục này, người giáo dân được bổ sung sức mạnh để cùng tham gia trong hi tế phụng vụ, trong sự kết hợp với vị linh mục, cùng dâng của lễ, cùng dâng chính mình.
Sự tham gia của người giáo dân trong các bí tích, trong các nghi thức phụng vụ, cũng như trong việc thông công ơn Chúa, là tác động của thiên chức linh mục của họ, cho dù họ là người nhận lãnh hay là người cử hành phép bí tích (như trường hợp phép Hôn Phối). Cũng trong lý do này, người giáo dân được mời gọi thực thi những chức năng phụng vụ trong sự thờ phượng chung của cộng đồng dân Chúa, như đọc sách Thánh, giúp lễ, dẫn lễ. Ðôi khi, họ còn phải cử hành phép bí tích (như phép Rửa, khi khẩn thiết), và cùng đọc sách nguyện (phụng vụ giờ kinh) hằng ngày (của các linh mục) với vị linh mục, với những giáo dân khác, hay chỉ đọc một mình (Hiến Chế Phụng Vụ - Constitution on the Sacred Liturgy, 12/4/1963, số 100).
Thứ hai, thiên chức tiên tri của người giáo dân là hiệu quả tức khắc của phép Thêm Sức. Qua sự xức dầu và sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, người giáo dân chính thức được ủy thác việc công khai tuyên xưng Ðức Tin. Môi trường chứng nhân của người giáo dân là chính thế giới trần gian của họ, trong công việc hằng ngày, trong đời sống xã hội và gia đình của họ (L.G., số 35). Người giáo dân được kêu gọi làm chứng nhân qua lời nói và việc làm, minh chứng rằng Ðức Kitô là Ðường, là sự Thật, và là sự Sống, “Sẵn sàng luôn luôn với câu trả lời cho tất cả những ai muốn hỏi đến lý do của nguồn hi vọng đang có trong họ.” (1 Phêrô 3:5).
Thứ ba, Ðức Kitô là “Chúa các chúa và Vua các vua.” (Khải Huyền 17:14), “Chúa của kẻ chết và của người sống.” (Roma 14:9), có quyền năng trên hết mọi sự. Ngài đã trao quyền năng vương đế đó cho các tông đồ để họ được thiết định trong sự tự do vương tộc. Tự do tinh thần và hiển trị tinh thần là những đặc tính của phẩm trật của người giáo dân trong Ðức Kitô: Tự do, trước hết, khỏi sự nô lệ của tội lỗi (Gioan 8:36), và tự do, kết hợp với Ðức Chúa Cha, như người con và kẻ thừa tự của Ngài (Galata 4:6-7), rồi cai trị tất cả mọi thụ tạo khác và làm cho chúng hoàn hảo theo sự tự nhiên của chúng, hoàn thành mục đích siêu nhiên, cho sự an lạc của xã hội loài người và cho vinh quang Thiên Chúa. Thiên chức vương đế của người giáo dân không làm cho họ có năng quyền trên những người khác, nhưng năng quyền được tự do tham gia tất cả những cố gắng nhân bản, khoa học, nghệ thuật, xã hội, chính trị, kinh tế, để mọi tầng lớp xã hội được thấm nhuần trong tinh thần của Ðức Kitô. Như Thánh Phaolô đã nói, “Tất cả mọi sự là của anh em... thế giới, hay sự sống, hoặc sự chết; hay những điều hiện có, hoặc sẽ có - tất cả là của anh em, còn anh em thuộc về Ðức Kitô, và Ðức Kitô thuộc về Thiên Chúa Cha.” (1 Côrintô 3:22-23).
TƯƠNG QUAN QUA CÁI NHÌN TU ÐỨC
Cha Thomas Merton, vị linh mục quá cố, nổi tiếng qua cuốn “The Seven Storey Mountain,” đã viết thêm cuốn “Life and Holiness” (New York, 1964), trong đó cha viết rằng tất cả các Kitô hữu đều được mời gọi tự thánh hóa và kết hợp với Chúa Kitô qua việc thực hành các giới răn của Ngài. Một số người trong cộng đồng dân Chúa, qua ơn gọi đặc biệt, đã nhận lãnh những trách nhiệm quan trọng hơn bởi những lời khấn dòng, và tự đưa ơn gọi là Kitô hữu căn bản của mình đến sự thánh hóa cách đặc biệt và nghiêm trọng. Họ đã thề hứa sẽ dùng những phương tiện chắc chắn và rõ ràng để tiến tới trọn lành. Họ tự nhận bổn phận phải trở nên khó nghèo, thanh khiết và vâng lời. Vì vậy họ từ bỏ những ước muốn riêng tư, từ bỏ chính họ, và tự giải phóng khỏi những ràng buộc thế trần để dâng mình cho Chúa cách trọn hảo hơn. Ðối với họ, sự thánh hóa không đơn thuần là một điều phải tìm kiếm như một mục đích cuối cùng, tự thánh hóa là “bổn phận” của họ. Họ không còn công việc nào khác hơn là phải nên thánh, tất cả mọi sự khác đều trở nên phụ thuộc trước mục đích tiên quyết này.
Tuy nhiên, sự kiện các tu sĩ và linh mục có bổn phận phải tiến tới trọn lành, cần phải được am tường. Việc các nhà tu hành phải trở nên trọn lành không có nghĩa chỉ có những vị đó mới là Kitô hữu hoàn hảo, trong khi các giáo dân thì thấp kém hơn và không hoàn toàn là chi thể trong nhiệm thể Chúa Kitô.
Thánh Gioan Kim Khẩu (John Chrysostom), khi còn trẻ, đã có lần tin rằng người ta không thể được cứu rỗi, nếu không chạy vào sa mạc để ẩn tu. Nhưng về sau, thánh nhân đã phải công nhận rằng tất cả các Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh qua sự kiện họ chính là chi thể của Chúa Kitô. Chỉ có một nền luân lý, một sự thánh thiện cho các Kitô hữu, đã được trình bày trong Phúc Âm. Vai trò giáo dân vẫn luôn tốt đẹp và thánh thiện, vì chính Tân Ước đã cho chúng ta tự do chọn lựa cuộc sống ấy. Cũng không phải rằng người giáo dân thì kém thánh thiện vì họ chỉ bị buộc “tránh xa sự tội” thôi. Ðôi khi, sự khác biệt giữa những lối sống đã làm lệch lạc và giản dị hóa tư tưởng của các Kitô hữu. Có người cho rằng trong khi các linh mục, tu sĩ nam, nữ có bổn phận phải tiến tới trọn lành, thì người giáo dân chỉ phải sống trong ơn Chúa qua sự bám víu, như bám vào chiếc áo dòng của vị linh mục, để cùng được kéo lên thiên đàng.
Thánh Gioan Kim Khẩu đã nêu rõ, sự kiện cuộc sống của một thày tu khắc khổ và khó nghèo hơn cuộc sống của một giáo dân, không nên làm cho chúng ta nghĩ rằng sự thánh thiện của Kitô giáo chỉ là vấn đề của sự “khó nghèo.” Ðiều này sẽ đưa đến kết luận sai lầm rằng, bởi vì sự cứu rỗi có vẻ ít hiểm trở hơn cho người giáo dân, nên - trong một cách hết sức kỳ quái - nó cũng có vẻ không phải là sự cứu rỗi thật. Ngược lại, Thánh Nhân tiếp, “Chúa đã không đối xử với chúng ta (giáo dân cũng như linh mục, tu sĩ) cách nghiêm khắc như đòi hỏi chúng ta có bổn phận phải sống một cuộc sống khắc khổ như trong viện khổ tu. Ngài đã cho chúng ta một sự tự do chọn lựa (trong sự hướng dẫn của Ngài). Người ta phải thanh khiết trong hôn nhân, người ta phải có tiết độ trong việc ăn uống...Anh chị em không buộc phải từ bỏ những gì mình đang có. Chúa chỉ răn dạy đừng trộm cắp, nhưng phải biết chia sẻ những gì mình có với những người đang thiếu thốn.” (Chú giải về thơ thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Côrintô, IX, 2).
Nói cách khác, sự tiết độ thông thường, công lý, và bác ái mà mọi Kitô hữu phải thực hành, đều được thánh hóa trong cùng một cách như sự thánh hóa về đức trinh khiết và khó nghèo của một nữ tu. Thực ra đời sống tận hiến của một linh mục, hay một tu sĩ có phẩm cách cao trọng hơn và mang bản chất trọn lành hơn. Linh mục, tu sĩ chấp nhận một nhiệm vụ căn bản và hoàn toàn hơn về việc mến Chúa, yêu người. Nhưng điều này không có nghĩa cuộc sống của người giáo dân bị hạ thấp đến độ không còn gía trị gì. Ngược lại, người ta phải nhận thức rằng cuộc sống lứa đôi cũng được thánh hóa bằng chính bản tính của nó, và nó có thể bao hàm những hi sinh và sự từ bỏ mà, trong một vài trường hợp, đã đem lại nhiều hiệu qủa hơn những hi sinh của đời sống tu hành.
MỘT NGƯỜI THỰC SỰ YÊU HOÀN HẢO SẼ ÐƯỢC GẦN GŨI HƠN VỚI CHÚA, BẤT KỂ NGƯỜI ÐÓ LÀ GIÁO DÂN HAY VỊ TU HÀNH.
Thánh Gioan Kim Khẩu đã chống lại quan niệm sai lầm cho rằng chỉ có các tu sĩ khổ tu mới cần cố gắng tiến tới trọn lành, trong khi giáo dân chỉ cần tránh sa hỏa ngục mà thôi. Cả giáo dân lẫn người tu hành đều phải sống các nhân đức Kitô giáo cách thiết thực và hữu hiệu. Một cây chỉ sống thôi thì chưa đầy đủ, nhưng nó phải mang lại hoa trái nữa. Thánh nhân nói, “Chỉ rời bỏ Ai Cập thôi vẫn chưa đủ, nhưng người ta phải tiến về miền Ðất Hữa nữa.” (Bài giảng thứ XVI về thư gửi các tín hữu thành Êphêsô). Cũng vậy, ngay cả việc thực hành cách trọn hảo nhân đức này, hay nhân đức khác, thí dụ như đức trinh khiết, cũng không đem lại ý nghĩa gì, nếu người thực hành nhân đức ấy đã thiếu sót những nhân đức căn bản và tổng quát hơn, như công bình và bác ái. Thánh nhân thêm rằng, “Việc ăn chay, nằm đất, ăn bụi tro và đánh tội không ngừng của anh em sẽ trở thành vô tích sự, nếu anh em không trở thành hữu dụng cho kẻ khác; anh em chẳng làm được điều gì quan trọng cả.” (Bài giảng thứ 6 về thư gửi Titô). Và “Mặc dù chị em là nữ trinh, chị em vẫn bị quăng ra khỏi phòng cưới của cô dâu, nếu chị em không làm việc bác ái.” (Bài giảng thứ 77 về Phúc Âm của thánh Mát-thêu).
Dù sao, các linh mục, tu sĩ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong giáo hội, sự thánh hóa và lời cầu nguyện của họ có gía trị không thể thay thế được cho toàn thể giáo hội. Các gương sáng của họ dạy cho người giáo dân sống như “một người lạ và khách hành hương trên trái đất này.” Họ sống tách rời khỏi những vật chất và giữ gìn sự tự do Kitô hữu của họ giữa sự rối động vô nghĩa của các thành phố. Họ tìm kiếm trong mọi sự để làm vừa lòng Chúa, hầu phục vụ Ngài và anh em.
Một cách vắn tắt, theo Thánh Gioan Kim Khẩu, “Những mối Phúc Thật được Chúa Kitô truyền dạy không thể chỉ tồn tại cho các nhà tu thực hành mà thôi, vì như thế cả vũ trụ sẽ bị tàn lụi.” (Xin xem thêm J.M. Leroux, “Monachisme et communauté chrétienne d'après Saint Jean Chrysostome,” trong Théologie de la vie monastique, Paris, 1961, từ trang 143).
Thực ra, tất cả các Kitô hữu, những người đã được thanh tẩy trong Ðức Kitô, và “mặc lấy Chúa Kitô” như một căn tính mới, đều phải sống thánh thiện vì Ngài là sự thánh thiện. Họ phải sống một cuộc sống xứng đáng và những hành vi của họ phải minh chứng sự kết hợp của họ với Chúa. “Các con là ánh sáng thế gian.” (Mát-thêu 5:14). Nếu sự thánh thiện không nằm trong tầm tay của của con người, qua bản tính tự nhiên, thì chính Chúa sẽ phải ban cho con người ánh sáng, sức mạnh và sự can đảm để hoàn thành sứ vụ Ngài đòi hỏi. Chắc chắn Ngài sẽ ban cho con người những ân sủng cần thiết. Con người không nên thánh là vì chính con người đã không biết lợi dụng ơn thiêng của Chúa.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Một dạo trong những năm đầu tị nạn ở bên Mỹ, đã có người làm cuộc so sánh khôi hài giữa các linh mục dòng và triều, giữa các tu sĩ và linh mục. Cái kiểu một LM dòng bằng hai LM triều, hay một thày dòng bằng một LM triều v.v…Dĩ nhiên, ý tưởng thiếu nền tảng này đã nhanh chóng bị cộng đồng dân Chúa nhận diện và cho rằng những vị đó chỉ muốn “tự trào” mà thôi. Tuy nhiên tương quan thần học giữa giáo dân và các linh mục cũng như tu sĩ, trong nhiệm thể của Chúa Kitô, cần được định vị chính xác qua Kinh Thánh, giáo huấn và tông truyền.
Lịch sử cho thấy có những lúc, một số các thành phần giáo sĩ, tu sĩ đã thực sự “cai trị” giáo dân của mình như những quan lại, và tạo thế lực lớn trong guồng máy chính quyền. Trong trường hợp này, họ tạo nên “chủ nghĩa giáo sĩ trị” (clericalism). Ngược lại, cũng có những khi, các giáo dân đã trở thành chiên dữ, đòi điều khiển hệ thống giáo hội và bất chấp những giáo huấn cũng như luật điều của giáo hội. Như vậy, “chủ nghĩa giáo dân trị” (laicism) đã xảy ra.
THỜI GIÁO HỘI SƠ KHAI
Vào thời đầu của giáo hội, các thành phần của cộng đồng dân Chúa đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau, “những người được chọn,” “các thánh,” “các môn đệ,” và đặc biệt nhất là “đồng bào” (brethrens). Tuy nhiên, trong cùng một lúc, đã có sự phân biệt giữa “chủ chiên” và “đoàn chiên,” giữa những người có tác vụ chuyên biệt trong những mầu nhiệm của Chúa và các tín hữu. Sự phân biệt này sau đó đã được xác nhận và tồn tại trong giáo huấn và giáo luật. Bằng sự phân tích thần học, một giáo dân trong giáo hội là người thuộc về cộng đồng dân Chúa, một chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Ðiều này có nghĩa người giáo dân đã được chính Chúa mời gọi trở nên con cái của Ngài, để tiếp tục làm hoàn hảo giáo hội. Là những phần tử của giáo hội, các giáo dân đã được thánh hóa và hình thành một thiên chức linh mục thánh, xứng đáng cử hành lễ tế thiêng liêng trong nhà Vua Cả trên các tầng trời. (1 Phêrô 2:5; Khải Huyền 1:6).
PHÁT TRIỂN NỀN THẦN HỌC VỀ GIÁO DÂN
Những nghiên cứu đặc biệt về giáo dân (laity) vào thời Trung Cổ đã bị phần nào quên lãng. Mãi đến đầu thế kỷ 20 mới thấy có sự phát triển trở lại, song song với những phát triển về các lĩnh vực tín lý. Quan trọng hơn hết là phong trào phụng vụ, bắt đầu dưới thời ÐGH Piô X (Sacra tridentina synodus, 1905), tiếp tục đến thời ÐGH Piô XII (Mediator Dei, 1947), và đạt đến tột đỉnh trong Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh của Công Ðồng Vatican II (Constitution on the Sacred Liturgy, 12 tháng 4, 1963). Sự tham gia của các tín hữu trong việc thờ phượng của giáo hội hữu hình, đã được công nhận là thiết yếu cho các nghi thức phụng vụ. Ðó còn là quyền lợi và bổn phận của mỗi người qua hiệu quả của phép Thánh Tẩy (Baptism.)
Một cách tương tự, nhận thức về giáo hội như Nhiệm Thể của Ðức Kitô, được ÐGH Piô XII tuyên xưng trong tông huấn “Mystici Corporis,” 1943, đã làm sống lại quan niệm của Thánh Phaolô và các Thánh Phụ. Theo đó, giáo hội được coi như một tổ chức siêu nhiên, bao gồm tất cả những người đã chịu phép Rửa Tội, và liên kết trong Ðức Kitô là đầu của thân thể mà tất cả mọi Kitô hữu, gồm cả giáo dân cũng như giáo sĩ, đều là chi thể.
Sự phát triển này, cũng như những phát triển tương tự hướng đến nền thần học về giáo dân đã tạo nên một sự thúc đẩy mới trong hệ thống thần học Công Giáo. Thành quả hiển nhiên của sự phát triển nói trên đã được minh chứng qua Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân) của Công Ðồng Vatican II. Ðó là tài liệu đầu tiên của Công Ðồng đã đặc biệt nhắc đến vai trò của người giáo dân qua quan điểm thần học, chứ không theo quan điểm giáo luật.
NHỮNG THAM GIA CỦA GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI
Giáo dân chia sẻ, theo cách riêng của họ, những thiên chức Tư Tế, Tiên Tri và Vương Ðế của Ðức Kitô. Công tác của ba thiên chức này được tiếp tục trong Giáo Hội của Ngài, và các giáo dân cùng được chia sẻ qua ấn tín và đặc tính của phép Rửa và phép Thêm Sức. Như vậy, họ cùng được ủy thác để trở nên linh mục, tiên tri và vương đế.
Thứ nhất, thiên chức linh mục tổng quát, hay tinh thần, của giáo dân, mặc dù khác biệt với chức linh mục của những người được thụ phong, vẫn hiện thực chứ không là ẩn ý. Giáo dân thi hành chức vụ linh mục của họ trong việc dâng cho Chúa những công việc, những lời cầu nguyện, những cảm hứng, và ưu tư, ngay cả trong sự nghỉ ngơi về thể xác cũng như tâm thần của họ (Lumen Gentium, số 34). Hơn nữa, qua chức linh mục này, người giáo dân được bổ sung sức mạnh để cùng tham gia trong hi tế phụng vụ, trong sự kết hợp với vị linh mục, cùng dâng của lễ, cùng dâng chính mình.
Sự tham gia của người giáo dân trong các bí tích, trong các nghi thức phụng vụ, cũng như trong việc thông công ơn Chúa, là tác động của thiên chức linh mục của họ, cho dù họ là người nhận lãnh hay là người cử hành phép bí tích (như trường hợp phép Hôn Phối). Cũng trong lý do này, người giáo dân được mời gọi thực thi những chức năng phụng vụ trong sự thờ phượng chung của cộng đồng dân Chúa, như đọc sách Thánh, giúp lễ, dẫn lễ. Ðôi khi, họ còn phải cử hành phép bí tích (như phép Rửa, khi khẩn thiết), và cùng đọc sách nguyện (phụng vụ giờ kinh) hằng ngày (của các linh mục) với vị linh mục, với những giáo dân khác, hay chỉ đọc một mình (Hiến Chế Phụng Vụ - Constitution on the Sacred Liturgy, 12/4/1963, số 100).
Thứ hai, thiên chức tiên tri của người giáo dân là hiệu quả tức khắc của phép Thêm Sức. Qua sự xức dầu và sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, người giáo dân chính thức được ủy thác việc công khai tuyên xưng Ðức Tin. Môi trường chứng nhân của người giáo dân là chính thế giới trần gian của họ, trong công việc hằng ngày, trong đời sống xã hội và gia đình của họ (L.G., số 35). Người giáo dân được kêu gọi làm chứng nhân qua lời nói và việc làm, minh chứng rằng Ðức Kitô là Ðường, là sự Thật, và là sự Sống, “Sẵn sàng luôn luôn với câu trả lời cho tất cả những ai muốn hỏi đến lý do của nguồn hi vọng đang có trong họ.” (1 Phêrô 3:5).
Thứ ba, Ðức Kitô là “Chúa các chúa và Vua các vua.” (Khải Huyền 17:14), “Chúa của kẻ chết và của người sống.” (Roma 14:9), có quyền năng trên hết mọi sự. Ngài đã trao quyền năng vương đế đó cho các tông đồ để họ được thiết định trong sự tự do vương tộc. Tự do tinh thần và hiển trị tinh thần là những đặc tính của phẩm trật của người giáo dân trong Ðức Kitô: Tự do, trước hết, khỏi sự nô lệ của tội lỗi (Gioan 8:36), và tự do, kết hợp với Ðức Chúa Cha, như người con và kẻ thừa tự của Ngài (Galata 4:6-7), rồi cai trị tất cả mọi thụ tạo khác và làm cho chúng hoàn hảo theo sự tự nhiên của chúng, hoàn thành mục đích siêu nhiên, cho sự an lạc của xã hội loài người và cho vinh quang Thiên Chúa. Thiên chức vương đế của người giáo dân không làm cho họ có năng quyền trên những người khác, nhưng năng quyền được tự do tham gia tất cả những cố gắng nhân bản, khoa học, nghệ thuật, xã hội, chính trị, kinh tế, để mọi tầng lớp xã hội được thấm nhuần trong tinh thần của Ðức Kitô. Như Thánh Phaolô đã nói, “Tất cả mọi sự là của anh em... thế giới, hay sự sống, hoặc sự chết; hay những điều hiện có, hoặc sẽ có - tất cả là của anh em, còn anh em thuộc về Ðức Kitô, và Ðức Kitô thuộc về Thiên Chúa Cha.” (1 Côrintô 3:22-23).
TƯƠNG QUAN QUA CÁI NHÌN TU ÐỨC
Cha Thomas Merton, vị linh mục quá cố, nổi tiếng qua cuốn “The Seven Storey Mountain,” đã viết thêm cuốn “Life and Holiness” (New York, 1964), trong đó cha viết rằng tất cả các Kitô hữu đều được mời gọi tự thánh hóa và kết hợp với Chúa Kitô qua việc thực hành các giới răn của Ngài. Một số người trong cộng đồng dân Chúa, qua ơn gọi đặc biệt, đã nhận lãnh những trách nhiệm quan trọng hơn bởi những lời khấn dòng, và tự đưa ơn gọi là Kitô hữu căn bản của mình đến sự thánh hóa cách đặc biệt và nghiêm trọng. Họ đã thề hứa sẽ dùng những phương tiện chắc chắn và rõ ràng để tiến tới trọn lành. Họ tự nhận bổn phận phải trở nên khó nghèo, thanh khiết và vâng lời. Vì vậy họ từ bỏ những ước muốn riêng tư, từ bỏ chính họ, và tự giải phóng khỏi những ràng buộc thế trần để dâng mình cho Chúa cách trọn hảo hơn. Ðối với họ, sự thánh hóa không đơn thuần là một điều phải tìm kiếm như một mục đích cuối cùng, tự thánh hóa là “bổn phận” của họ. Họ không còn công việc nào khác hơn là phải nên thánh, tất cả mọi sự khác đều trở nên phụ thuộc trước mục đích tiên quyết này.
Tuy nhiên, sự kiện các tu sĩ và linh mục có bổn phận phải tiến tới trọn lành, cần phải được am tường. Việc các nhà tu hành phải trở nên trọn lành không có nghĩa chỉ có những vị đó mới là Kitô hữu hoàn hảo, trong khi các giáo dân thì thấp kém hơn và không hoàn toàn là chi thể trong nhiệm thể Chúa Kitô.
Thánh Gioan Kim Khẩu (John Chrysostom), khi còn trẻ, đã có lần tin rằng người ta không thể được cứu rỗi, nếu không chạy vào sa mạc để ẩn tu. Nhưng về sau, thánh nhân đã phải công nhận rằng tất cả các Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh qua sự kiện họ chính là chi thể của Chúa Kitô. Chỉ có một nền luân lý, một sự thánh thiện cho các Kitô hữu, đã được trình bày trong Phúc Âm. Vai trò giáo dân vẫn luôn tốt đẹp và thánh thiện, vì chính Tân Ước đã cho chúng ta tự do chọn lựa cuộc sống ấy. Cũng không phải rằng người giáo dân thì kém thánh thiện vì họ chỉ bị buộc “tránh xa sự tội” thôi. Ðôi khi, sự khác biệt giữa những lối sống đã làm lệch lạc và giản dị hóa tư tưởng của các Kitô hữu. Có người cho rằng trong khi các linh mục, tu sĩ nam, nữ có bổn phận phải tiến tới trọn lành, thì người giáo dân chỉ phải sống trong ơn Chúa qua sự bám víu, như bám vào chiếc áo dòng của vị linh mục, để cùng được kéo lên thiên đàng.
Thánh Gioan Kim Khẩu đã nêu rõ, sự kiện cuộc sống của một thày tu khắc khổ và khó nghèo hơn cuộc sống của một giáo dân, không nên làm cho chúng ta nghĩ rằng sự thánh thiện của Kitô giáo chỉ là vấn đề của sự “khó nghèo.” Ðiều này sẽ đưa đến kết luận sai lầm rằng, bởi vì sự cứu rỗi có vẻ ít hiểm trở hơn cho người giáo dân, nên - trong một cách hết sức kỳ quái - nó cũng có vẻ không phải là sự cứu rỗi thật. Ngược lại, Thánh Nhân tiếp, “Chúa đã không đối xử với chúng ta (giáo dân cũng như linh mục, tu sĩ) cách nghiêm khắc như đòi hỏi chúng ta có bổn phận phải sống một cuộc sống khắc khổ như trong viện khổ tu. Ngài đã cho chúng ta một sự tự do chọn lựa (trong sự hướng dẫn của Ngài). Người ta phải thanh khiết trong hôn nhân, người ta phải có tiết độ trong việc ăn uống...Anh chị em không buộc phải từ bỏ những gì mình đang có. Chúa chỉ răn dạy đừng trộm cắp, nhưng phải biết chia sẻ những gì mình có với những người đang thiếu thốn.” (Chú giải về thơ thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Côrintô, IX, 2).
Nói cách khác, sự tiết độ thông thường, công lý, và bác ái mà mọi Kitô hữu phải thực hành, đều được thánh hóa trong cùng một cách như sự thánh hóa về đức trinh khiết và khó nghèo của một nữ tu. Thực ra đời sống tận hiến của một linh mục, hay một tu sĩ có phẩm cách cao trọng hơn và mang bản chất trọn lành hơn. Linh mục, tu sĩ chấp nhận một nhiệm vụ căn bản và hoàn toàn hơn về việc mến Chúa, yêu người. Nhưng điều này không có nghĩa cuộc sống của người giáo dân bị hạ thấp đến độ không còn gía trị gì. Ngược lại, người ta phải nhận thức rằng cuộc sống lứa đôi cũng được thánh hóa bằng chính bản tính của nó, và nó có thể bao hàm những hi sinh và sự từ bỏ mà, trong một vài trường hợp, đã đem lại nhiều hiệu qủa hơn những hi sinh của đời sống tu hành.
MỘT NGƯỜI THỰC SỰ YÊU HOÀN HẢO SẼ ÐƯỢC GẦN GŨI HƠN VỚI CHÚA, BẤT KỂ NGƯỜI ÐÓ LÀ GIÁO DÂN HAY VỊ TU HÀNH.
Thánh Gioan Kim Khẩu đã chống lại quan niệm sai lầm cho rằng chỉ có các tu sĩ khổ tu mới cần cố gắng tiến tới trọn lành, trong khi giáo dân chỉ cần tránh sa hỏa ngục mà thôi. Cả giáo dân lẫn người tu hành đều phải sống các nhân đức Kitô giáo cách thiết thực và hữu hiệu. Một cây chỉ sống thôi thì chưa đầy đủ, nhưng nó phải mang lại hoa trái nữa. Thánh nhân nói, “Chỉ rời bỏ Ai Cập thôi vẫn chưa đủ, nhưng người ta phải tiến về miền Ðất Hữa nữa.” (Bài giảng thứ XVI về thư gửi các tín hữu thành Êphêsô). Cũng vậy, ngay cả việc thực hành cách trọn hảo nhân đức này, hay nhân đức khác, thí dụ như đức trinh khiết, cũng không đem lại ý nghĩa gì, nếu người thực hành nhân đức ấy đã thiếu sót những nhân đức căn bản và tổng quát hơn, như công bình và bác ái. Thánh nhân thêm rằng, “Việc ăn chay, nằm đất, ăn bụi tro và đánh tội không ngừng của anh em sẽ trở thành vô tích sự, nếu anh em không trở thành hữu dụng cho kẻ khác; anh em chẳng làm được điều gì quan trọng cả.” (Bài giảng thứ 6 về thư gửi Titô). Và “Mặc dù chị em là nữ trinh, chị em vẫn bị quăng ra khỏi phòng cưới của cô dâu, nếu chị em không làm việc bác ái.” (Bài giảng thứ 77 về Phúc Âm của thánh Mát-thêu).
Dù sao, các linh mục, tu sĩ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong giáo hội, sự thánh hóa và lời cầu nguyện của họ có gía trị không thể thay thế được cho toàn thể giáo hội. Các gương sáng của họ dạy cho người giáo dân sống như “một người lạ và khách hành hương trên trái đất này.” Họ sống tách rời khỏi những vật chất và giữ gìn sự tự do Kitô hữu của họ giữa sự rối động vô nghĩa của các thành phố. Họ tìm kiếm trong mọi sự để làm vừa lòng Chúa, hầu phục vụ Ngài và anh em.
Một cách vắn tắt, theo Thánh Gioan Kim Khẩu, “Những mối Phúc Thật được Chúa Kitô truyền dạy không thể chỉ tồn tại cho các nhà tu thực hành mà thôi, vì như thế cả vũ trụ sẽ bị tàn lụi.” (Xin xem thêm J.M. Leroux, “Monachisme et communauté chrétienne d'après Saint Jean Chrysostome,” trong Théologie de la vie monastique, Paris, 1961, từ trang 143).
Thực ra, tất cả các Kitô hữu, những người đã được thanh tẩy trong Ðức Kitô, và “mặc lấy Chúa Kitô” như một căn tính mới, đều phải sống thánh thiện vì Ngài là sự thánh thiện. Họ phải sống một cuộc sống xứng đáng và những hành vi của họ phải minh chứng sự kết hợp của họ với Chúa. “Các con là ánh sáng thế gian.” (Mát-thêu 5:14). Nếu sự thánh thiện không nằm trong tầm tay của của con người, qua bản tính tự nhiên, thì chính Chúa sẽ phải ban cho con người ánh sáng, sức mạnh và sự can đảm để hoàn thành sứ vụ Ngài đòi hỏi. Chắc chắn Ngài sẽ ban cho con người những ân sủng cần thiết. Con người không nên thánh là vì chính con người đã không biết lợi dụng ơn thiêng của Chúa.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật 1926 – 2007
Phó tế Phạm Bá Nha
08:47 05/05/2022
‘Phục Vụ Chúa trong Hân Hoan’
Những hình ảnh và ý nghĩ dưới đây cứ ám ảnh và canh cánh bên lòng, người mà tôi qúi mến và kính trọng. Đó là Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật.
-Ngày 7.6.1952, lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng, tại nhà thờ lớn Phát Diệm, một linh mục trẻ, mới 25 tuổi, mặc áo lễ mầu hồng, được thụ phong có một mình. Mầu hồng của vui tươi, hy vọng. Ai cũng tấm tắc khen ngợi, linh mục tài ba. Sau, có tin Ngài du học tu đức bên Canada.
- Ngày 16.7.1975, xa nhà, đêm khuya tôi nghe lén tin, Ngài được chọn làm Giám Mục Xuân Lộc, với khẩu hiệu : ‘Phục Vụ Chúa trong Hân Hoan’. Thật can đảm trong giai đoạn khó khăn.
-Tháng 6. 1999, tại Tòa GM Xuân Lộc, từ Paris, Pháp về, gia đình tôi, học trò cũ, được Ngài ân cần đón tiếp. Và nhắn nhủ, dù ở đâu cũng làm tông đồ của Chúa.
- Tháng 7, 2015, tôi và bạn bè đến Gia Yên thăm Lm bạn Giuse Maria Trần Minh Phú (+ 2018) coi trụ sở thật rộng của Hội Linh Mục Tông Đồ Nhỏ do ĐC Nhật sáng lập. Bây giờ là trung tâm tĩnh tâm cho các hội đoàn khắp nơi.
-Qua youtube, 23.1. 2007, tôi được xem đám táng của Ngài kéo dài trên quốc lộ Hùng Vương. Lần đầu tiên thấy đám táng đông và sầm uất như vậy.
Nhân kỷ niệm ngày Ngài qua đời, 17.1. 2007-2022, chúng tôi xin có mấy dòng về vị Giám Mục thời danh lỗi lạc này.
GIA ĐÌNH và ĐỜI TU
Đức Cha Phaolo Maria Nhật sinh 12.9.1926 tại Thượng Kiệm, Ninh Bình, địa phận Phát Diêm. Trong gia đình theo thứ tự :
Hai chị lớn qua đời khi còn nhỏ.
Con cả là Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật,
3) Em là Nữ tu Cécilia Nguyễn Thị Chuyên, dòng MTG Gò Vấp, du học Bỉ (7 năm), Mỹ (2 năm), 1975 di cư qua Mỹ và ở Los Angeles.
4) Đến chị Têrêxa Nguyễn Thị Xuyến, lập gia đình trễ, không con. Từ 1969 ở Mỹ. 1998 về VN, qua đời vào 5. 2010. Ông chồng qua đời ở Mỹ mấy năm, trước khi bà về VN.
5) Em út là Lm Phêrô Nguyễn Lân Mẫn, học Tcv Phúc Nhạc (1950), vào nam Tcv Phú Nhuận (1954), 1960, qua Đcv Phát Diệm, 98 Chi Lăng, học Triết chung với Đcv Bùi Chu, Lê Bảo Tịnh. Sau đó gia nhập giáo phận Qui Nhơn, Đà Nẵng (Đc Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi (1909-1988), cha chịu chức linh mục (1964), gia nhập Hội Xuân Bích (1965). Cha qua Pháp 1 năm làm solitude (tĩnh tâm). Về VN, cha làm việc tại Tcv Gioan Đà Nẵng. Từ 1968-1973, cha du học Mỹ. Sau 1975, cha vẫn ở Tcv Đà Nẵng. 1984-1994, cha sở xứ Hòa Thuận, Đà Nẵng. 1995-2018, dạy Anh văn và linh hướng Đcv Kim Long, Huế. Từ 2018, Cha nghỉ hưu.
Phaolo Maria Nhật được cha Giuse Nguyễn Duy Phượng (+ 1966) nhận hướng dẫn tu học tại Tcv Thánh Phalô Phúc Nhạc, rồi Đcv Thánh Giuse Thượng Kiệm, cùng lớp có thầy Giuse Nguyễn Văn Cảnh (+1951). Thầy Nhật thụ phong linh mục, 7.6.1952, tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm. Sau đó cha mới được chọn du học Canada, 1952-1955, học về tu đức. Tốt nghiệp bằng thạc sỹ Lịch sử các tôn giáo. Cha dự định học tiếp. Đang du học Canada, cha đã vâng lời Đc Lê Hữu Từ về VN, phụ trách :
1955-1964, Linh hướng Tcv Thánh Phaolô Phát Diệm, Phú Nhuận
1965-1968, Linh hướng Tcv Thánh Phaolô, Phương Lâm.
Cha chính thức thành lập Tu Hội Linh Mục Tông Đồ Nhỏ, có cơ sở tại Bạch Lâm và hướng dẫn tới khi qua đời;
1969-1975, Linh hướng Tcv Xuân Lộc.
1990-1995 : Đc là cố vấn cho Bộ Truyền Giáo, Roma.
GIÁM MUC XUÂN LỘC (1988-2004)
Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật được chọn làm GM phó giáo phận Xuân Lộc ngày 16.7.1075, và được tấn phong, nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt Ngài vẫn ở trụ sở Tông Đồ Nhỏ ở Gia Yên. Mãi tới 22. 2. 1988, sau khi ĐC Nguyễn Văn Lãng qua đời, Ngài mới chính thức nhậm chức. Với khẩu hiệu ‘Phục vụ Chúa trong hân hoan’ và huy hiệu : Nền là Thánh Giá (đỏ) có chim bồ câu (trắng) chiếu 7 (ơn) như ánh sáng (đỏ) trên chữ M (xanh lá cây) trải dài vào cánh đồng lúa (xanh lúa) có 3 bông lúa.
Trong cương vị Giám Mục, Ngài đã thực hiện :
-Đặt tay phong ba Giám mục : ĐC Giuse Nguyễn Phụng Hiểu (Hưng Hóa, 1991), Đc Tôma Nguyễn Văn Trâm (Bà Rịa, 1992) và Đc Đa Minh Phạm Chu Trinh (Xuân Lộc, 2004).
-Chủ phong lễ truyền chức linh mục cho 160 linh mục của giáo phận và các dòng tu
- Chủ tế lễ khấn dòng của nhiều nam nữ tu sỹ của Xuân Lộc và các nơi.
- Trao phép bí tích Thêm Sức cho hàng ngàn trẻ em thiếu nhi trong giáo phận
- Khởi công xây dựng và làm phép 3 công trình (có bia tại chỗ ghi) :1) Trung tâm Hiệp Hội Linh Mục Tông Đồ Nhỏ ở Gia Yên. 2) Tượng đài Chúa Giêsu trên núi cao Tao Phùng, 999 bậc thang. 3) Trung tâm hành hương Bãi Dâu, Vũng Tàu, cạnh bờ biển. Có nhà thờ, phòng họp, 14 chặng Đường Thánh Giá dẫn lên đài Đức Mẹ, trên cao. Bên cạnh có nhà nguyện chầu MTC ngày đêm do các nữ tu đảm trách. Sát bờ biển có một số dòng nữ, thuận tiện nghỉ mát hay tĩnh tâm.
-Làm phép thánh hiến 166 nhà thờ, bàn thờ giáo xứ hay giáo họ
Đặc biệt thời Đc Nhật, toàn giáo phận Xuân Lộc kiêng thịt thứ Sáu quanh năm. Đc có rất nhiều công khuyến khích học Giáo Lý. Xuân Lộc đã xuất bản bộ Giáo Lý ‘Hồng n’ đủ cấp.
(Tòa GM Xuân Lộc xb, 11 cuốn)
Hoài bão và dự định đã ghi trong Di Chúc, đều được thực hiện đúng như thư chúc : Viết, 4.10. 2002; Bổ túc, 6.1. 2004 và xác nhận,12.10.2004
-Tôi ao ước lập một khu tĩnh tâm tại trụ sở tu hội để các linh mục tu sỹ nam nữ và giáo dân các nơi về tĩnh tâm. (Di Chúc bổ túc, đ4)
-Thao thức lớn nhất của tôi là có giám mục kế vị…có thêm giáo phận mới tại Vũng Tàu…Tôi xin trao vào tay Thánh Giuse… (Di Chúc bổ túc, đ5)
Được biết Đc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, được tấn phong Gm (30.9.2004) và ĐGH Benedictô ban hành thành lập giáo phận Bà Rịa (1992) Đc Tôma Nguyễn Văn Trâm làm Gm tiên khởi. Và cơ sở 2, Đcv Sài gòn ở Xuân Lộc, 1998.
HIỆP HỘI LINH MỤC TÔNG ĐỒ NHỎ
Khi còn làm Linh Hướng TCV Phát Diệm, Phú Nhuận, cha Nhật đã phát động và hướng dẫn ‘Tông Đồ Nhỏ’. Một số các chú đã gia nhập. Sau, các chú này làm linh mục. Khi về Xuân Lộc có đất của cô Xuyến (HK) và các nhà hảo tâm mua tặng. Hội mới có cơ hội phát triển. Sau khi Đc và cha Phú qua đời, Hiêp Hội, cần người nối tiếp.
Nội Qui, gồm : Quyết định (XL 8.12. 2002), Chương mở đầu (trích Hiến chế ‘Ánh Sáng muôn dân’ số 19 và 28. Sắc lệnh về ‘Chức vụ và đời sống linh mục, số 7 và 8. Chương một : Bản chất. Chương hai : Khẩu hiệu : ‘Tình Yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta’ (Caritas Christi Uerget nos (2 Cr 5, 14). Chương ba : Linh đạo. Chương bốn : Nội qui : có 6 mục. Mục 5 :
Nhà chung : số 157/ ấp Bạch Lâm, Gia Tân 2, Thống Nhất, Đồng Nai. Chương kết : Giá Trị -Thời Hiệu. (Xuân Lộc, 8.12.2002. Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Gm hướng dẫn. Đaminh Ngô Công Sự, Lm Thư Ký)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN (1989-1995)
Đức cha đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vu qua hai nhiệm kỳ. Khó khăn nhất là đối phó với chủ trương của chính phủ thành lập ‘Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước VN’. (x.1) Thơ Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, gởi Đc Nhật, Roma 20.5.1992. Ns Giáo Xứ, số 89, 12. 1992, ttr 15-17. 2)Thông báo về việc Vatican cấm các linh mục tham gia Ủy Ban Đoàn Kết, các tổ chức xã hội và Quốc Hội. Bđd, ttr. 18-19. 3) Bản kiến nghị của HĐ GM VN. Bđd, ttr. 20-21)
Việc thứ hai là lần đầu tiên, sau 1975, các GM VN Visite Ad Limina, Roma, chia làm 2 đợt :
15.11. 1990 : 11 Gm do ĐTGM Nguyễn Văn Bình, hướng dẫn
22.11. 1990 : 21 Gm do Đc Nguyễn Minh Nhật, hướng dẫn
Diễn văn của hai trưởng phái đoàn, ngoài cám ơn can thiệp của Tòa Thánh, đã nhấn mạnh đến giới hạn truyền chức linh mục, tuyển sinh hay tu sỹ, hạn chế phụng vụ, khó khăn tổ chức phụng vụ...Lạc quan và hy vọng là tuy gặp khó khăn nhưng giáo dân VN vẫn giữ vững đức tin.
Huấn từ của ĐGH Gioan Phaolô II: Bày tỏ lòng qúi mến các Gm VN. Liên đới các Gm vắng mặt. Nhắn nhủ hàng giáo sỹ, tu sỹ và khích lệ giáo dân.
(x. 1) Phỏng vấn Đc Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch HĐ GM VN. Ns Giáo Xứ số 12. 1989, ttr.15-16. 2) Bài tường thuật 21 GM VN viếng thăm Tòa Thánh. Bđd ttr 17-24. 3) Hai cuộc viếng
Thăm của GM VN tại Roma. Báo Mục Vụ Thụy Sỹ, tháng 2. 1997, ttr 14-25)
Trong thời gian này, HĐGM VN đã gửi 3 thư chung :
Ngày 15.4.1991, Hà Nội. Sau Viste Adlimona (1990)
Ngày 19.10.1992, Hà Nội. Dịp thành lập HĐGM VN
Ngày 10.10.1995, Thông báo sau khi HĐGM VN họp tại Hà Nội 25.9 -1.10.1995)
(x. Trần Anh Dũng, ‘Thư Chung HĐ GM VN 1980-2010’. Roma. 2009. Ttr 44-77
Thời Đc Nhật làm Chủ Tịch HĐGM VN đã đón tiếp phái đoàn Vatican có ĐHY Roger Etchegarey (68 tuổi) chủ tịch HĐ Công Lý, Hòa Bình Vatican và ĐÔ Celli viếng thăm VN 6-14.11.1990, ĐHY đã thăm các giáo phận Hà Nội, Huế và Saigon. Kết quả thương thảo giữa nhà nước và phái đoàn là nhà nước công nhận Đc Phạm Anh Dụ (68 tuổi), GM Lạng Sơn, Cao Bằng. Đc đã được bổ nhiệm từ 1960. (GXVN số 70, 11. 1991, tr. 12)
NGHỈ HƯU (1989-2004)
Ngày 11. 11. 2004, Đc nghỉ hưu tại nhà hưu của Tòa GM XL. Thì ngày 24.11.2004, Đc bị bệnh Tai Biến Mạch Máu Não (AVC) kéo dài 2 năm 1 tháng 24 ngày. Trên giường bệnh, kể như hấp hối kéo dài. Trong thời gian dưỡng bệnh, Đc được các thầy chăm sóc tại bệnh viện Thống Nhất, Hố Nai, Biên Hòa. Qua đời lúc 12g30, tại Chợ Rẫy, 17. 1.2007, thọ 81 tuổi, 55 năm linh mục, 32 năm giám mục.
THÁNH LỄ AN TÁNG (23.1.2007)
Ngày 19-22. 1. 2007, Thi thể Đc quàn tại nhà thờ chính tòa cho công chúng cầu kinh và tham dự thánh lễ mỗi ngày cầu cho vị Cha chung. Dẫn lễ, ban tang lễ phác họa : Đc Phaolô Maria đã hoàn tất 81 năm tại thế…ơn gọi…phục vụ Thiên Chúa và mọi người. Ngày 23.1. 2007, lễ an táng, 9g30. Chủ lễ và giảng là Đc Nguyễn Văn Hòa, Gm Nha Trang, Chủ Tịch HĐGM VN. Bài giảng đại ý : Sống đạo đức (như Đc Phaolô Maria) trong tầm tay, là tôn trọng, công minh và chinh phục khi làm nhiệm vụ. Ước gì như Thánh Têrêxa nói : Tôi sẽ sống trên Trời để làm việc lành dưới thế.
Ca đoàn cùng nhà thờ cất cao tiếng hát và nghe sách Thánh:
Nhập lễ: Từ ngàn xưa (Kim Long)
Bđ1: Is 25, 6-9. Bđ2: Rm 5, 5-11. P : Gn 12, 23-28
Dâng và kết lễ: Lễ Tri ân (Phạm Liên Hùng). Nơi Ngài Nương Ẩn
Thi hài được chôn cất tại đất thánh Tòa Gíam Mục Xuân Lộc. Tại phần mộn, có mặt ĐHY, 15 Gm, 214 linh mục và khoảng 1.000 giáo dân tiễn đưa bằng cánh hoa tươi hay vụm cát. Đoàn người cùng cất cao lời ca : -Một đời người tôi tớ ( n Đức). - Lạy Các Thánh Thánh và Xin Các Thiên Thần dẫn đưa Linh Hồn Đc Phaolô Maria;
Người nằm xuống giã từ trần gian
Xin cho người yên năm tháng
Lúc chết đi mới được hỷ hoan
Chúa giang tay chờ đầy tớ trung thành (Nguyễn Duy)
Sau khi cha tổng đại diện công bố Di Chúc, Đc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, trưởng ban nghi lễ dâng lời nguyện kết thúc
Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân từ thương đến tôi tớ Chúa…
Đc cố Phaolô Maria...
được xum họp với hàng ngũ các Thiên Thần. Amen
Tâm tình cảm mến và tiễn biệt người ra đi
Được tin Đc Nhật qua đời, giới truyền thông trong và ngoài nước đều đăng tải chia buồn và những tâm tình cảm mến và tiễn biệt. Ở đây chúng tôi xin phép chọn 4 chứng từ :
-Cuộc đời Đc Phaolô Maria là hành trình trung kiên, về nhà Chúa. Ngã ngựa nhưng không bại trận (Lm Giuse Phạm Văn Lý, 17.1. 2007. Theo tư liệu)
-‘‘Nếu hạt giống thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt’’(x. Gn 12, 24)
Đến muôn đời, con cảm tạ ơn Chúa
Đến muôn đời, con ngợi khen danh Chúa
Muôn muôn đời, con ca vang tình thương Chúa
Và mãi mãi, con nhớ công ơn Người. (Lm GB. Phan Kế Sự. Thụ phong 1957. Theo tư liệu)
-Đc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, cha linh hướng ‘Người mẹ hiền’.
(Cựu chủng sinh, JB. Nguyễn duy An, HK. Theo tư liệu)
-Đặc biệt, tôi vô cùng cảm động vì sự thương yêu, thông cảm của Đgm Nguyễn Minh Nhật đối với anh em đang dấn thân trong vai trò cầu nối giữa đạo-đời.
Lúc nào tôi cũng nhận được sự động viên và nâng đỡ miễn là tôi trung thành với Giáo Hội và phục vụ an hem. Vì thế, chúng tôi vô cùng biết ơn.
(Lm Trần Xuân Thảo, chính xứ Hà Nội, Hố Nai. Báo Công Giáo-Dân Tộc, số 1592, 2007, tr 13)
Hai ý tưởng cho kết luận bài tưởng niệm đau thương này
Trước hết, Giáo Hội VN hãnh diện vì có Gíam Mục như Đc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật. Xin tri ân vị Giám Mục thực hành và thúc đẩy giáo phận thi hành đứng đắn ‘Hội Thánh trong lòng dân tộc’ (Ngài đề xuất ‘tốt đạo, đẹp đời và kính Chúa yêu Nước’) như trong thư chung của HĐGM VN, 1.5.1980, có 33 Gm họp, tại Hà Nội, từ 24.4 đến 1.5.1980. Thành kính cầu xin cho Ngài được Yên Nghỉ Bình An (Requiem In Pace - RIP) trên Nước Thiên Chúa Hằng Sống. Và xin Ngài cầu thay nguyện giúp cho những ai còn lại. Thật đúng, trong lễ an tang Ngài, nơi cổng tòa Gíam Mục Xuân Lộc có câu chữ trắng ghi trên băng vải tím Tôi đã phấn đấu và đi hết chặng đường. Đúng và kỳ diệu như lời giảng lễ an táng Đc Nhật của Đc Hòa: Chính hạt lúa đã chiến thắng sự chết bằng cách nảy mầm và từ mầm non này sự sống lại tiếp nối, nhân lên và phát triển.
Sau là, lần đầu tiên, ngày 22.11.1990, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II tiếp các Gm VN do Đc Nhật, hướng dẫn Ad Limina, bày tỏ lòng qúi mến đối với các Gm VN: ‘…Trong dịp đón tiếp anh em với tinh thần huynh đệ, tôi muốn bày tỏ lòng qúi mến nồng nhiệt của người kế vị Thánh Phêrô đối với Giáo Hội VN. Vì lòng trung thành của Giáo Hội trong đức tin, trong lòng đạo đức và trong tình bác ái. Các Gm tụ họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, tháng 10 vừa qua cũng đã bày tỏ tâm tình ngưỡng mộ và hiệp thông sâu xa đó với Giáo Hội VN. Nay tôi xúc động tái bày tỏ với anh em tâm tình đó và xin anh em chuyển lại tâm tình này đến toàn dân Chúa tại VN. Vì những thử thách họ phải gánh chịu trong kinh nguyện mỗi ngày của tôi. (Đài RV, 12, 1990, báo GX VN số 70, 1.11.1990, tr. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Anh Dũng, ‘Thư Chung HĐ GM VN 1980-2010. Roma. 2009
-Đài Radio Vatican, Việt Ngữ 12. 1990
-Báo Giáo Xứ VN, số 70, 1.11. 1990
- Báo dân Chúa u Châu, số 292, 2. 2007
-Báo Công Giáo và Dân Tộc, 1.2. 2007
- Mục Vụ, Thụy Sỹ, tháng 2. 1997
- Nội Qui Hiệp Hội Tông Đồ Nhỏ. Xuân Lộc, 2002
- Tập Lễ An Táng Đc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (có Di Chúc)
Văn Hóa
Cho Một Người Vừa Đứng Lên
Sơn Ca Linh
08:28 05/05/2022
Vâng, Anh vừa đứng lên
Từ thân phận bụi tro, thấp hèn, khổ ải,
Từ cõi tạm khổ đau, bệnh tật, liệt lào...
Từ những tháng ngày mòn mỏi gian lao...
Bỏ lại hết, đứng lên
Đi về phía ánh Mặt trời chói lọi !
Còn gì đâu để mà “khăn với gói”,
Như cái thuở vào đời tay trắng mình trần !
Hành trang bây giờ chỉ một chút “Thánh ân”,
Một chút tin yêu và một linh hồn thanh thản !
Như cánh “Hạc” bay về miền ánh sáng,
Như khách lữ hành vừa bỏ lại sân ga.
Để hôm nay anh mới thật về nhà,
Chỗ của anh muôn đời Ngài Giêsu dọn sẵn !
Như hạt lúa, hạt cải, hạt hoa... thầm lặng,
Cuộc đời anh,
Bảy mươi năm, rồi bây giờ mục nát giữa đất đen !
Là tạo vật của Cha, nhất quyết không chịu sống thấp hèn,
Nên sẽ vươn lên mùa cải, mùa hoa, mùa lúa mới... !
Hoa thắm để giữ mùi hương dịu vợi,
Cho mái ấm, cho bạn bè, cho vợ, cho con...
Cho một cuộc tình thánh thiện sắt son,
Cho những địa chỉ,
Gót chân anh đã đi qua những mùa sương gió !
Thế giới này, Giáo Hội nầy,
Biết bao chuyện ngổn ngang vẫn còn nguyên đó.
Chị Như, cha Ngọc, em Hiếu, em Hưng...
Nghĩa tào khang, tình phụ tử... thắm nồng,
Duyên bạn hữu, nghĩa thầy trò... sao mà quên được !
Nên xin anh,
Đã lên chuyến tàu đời thì có sau có trước,
Dẫu bây giờ trời cao đất thấp kẻ ở người đi !
Trong huyền nhiệm hiệp thông nào có cách ngăn gì,
Nơi mái ấm phục sinh xin anh đừng quên nhé !
Sơn Ca Linh (5.5.2022)
VietCatholic TV
Tình báo Mỹ giúp Ukraine loại sĩ quan Nga. Tổn thất nặng, Lữ đoàn Nga phản chiến, bỏ chạy ở Mykolaiv
VietCatholic Media
17:53 05/05/2022
1. Tình báo Mỹ giúp Ukraine trừ khử các tướng Nga
Tờ New York Times, số ra ngày 4 tháng Năm, dẫn lời các quan chức quốc phòng, dường như xác nhận những nghi ngờ cho rằng, Mỹ đang cung cấp các thông tin tình báo có thể hành động trong thời gian ngắn, để giúp quân đội Ukraine lựa chọn các mục tiêu có giá trị cao.
Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, thừa nhận Mỹ đang cung cấp cho “Ukraine các thông tin, và tình báo mà họ có thể sử dụng để tự vệ”, nhưng Adrienne Watson, người phát ngôn của hội đồng an ninh quốc gia, nhấn mạnh thêm rằng, thông tin tình báo đã không được cung cấp “với ý định giết các tướng Nga “.
Nếu Washington thừa nhận sự hỗ trợ của tình báo Mỹ trong việc nhắm mục tiêu vào các tướng lĩnh Nga, bên cạnh khoản vũ khí đã hứa cho Ukraine trị giá 20 tỷ đô la từ Washington, thì đó sẽ là một sự leo thang hơn nữa trong cuộc chiến tại Ukraine.
Điện Cẩm Linh hôm thứ Năm cho biết họ nhận thức rõ rằng, Hoa Kỳ, Anh, và các nước NATO khác đang liên tục cung cấp thông tin tình báo cho quân đội Ukraine, và điều này sẽ không ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu của mình.
Trong khi Mạc Tư Khoa cho biết họ đang nhắm mục tiêu vào các chuyến hàng vũ khí của phương Tây đến Ukraine, họ cũng đe dọa sẽ trả đũa “nhanh như chớp” sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh James Heappey bảo vệ quyền của Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Theo các quan chức Mỹ, Washington đã cung cấp cho Ukraine thông tin chi tiết về hoạt động chuyển quân của Nga, và vị trí cũng như các thông tin khác về sở chỉ huy quân sự cơ động, và Ukraine đã kết hợp điều đó với thông tin tình báo của mình, để tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo binh, và các cuộc tấn công khác khiến các sĩ quan Nga thiệt mạng.
Các quan chức Ukraine cho biết họ đã giết khoảng 12 tướng Nga trên chiến trường. Vụ tử vong gần đây nhất là cái chết được báo cáo của Thiếu tướng Andrei Simonov, một chỉ huy tác chiến điện tử của Nga, người mà Ukraine tường trình đã bị giết gần thành phố Izyum ở khu vực Kharkiv, nơi bị quân đội Nga chiếm đóng.
Biện minh cho việc gia tăng mạnh mẽ hỗ trợ quân sự cho Ukraine vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rõ rằng, Washington muốn giúp hình thành các điều kiện để hỗ trợ các lực lượng Ukraine trong giai đoạn hiện tại của cuộc chiến, vì Mạc Tư Khoa đã thay đổi kế hoạch sau khi thất bại trong việc chiếm Kyiv để tập trung vào các khu vực phía đông, và phía nam của đất nước.
Tờ New York Times đưa tin, chính quyền Biden đã tìm cách giữ bí mật nhiều thông tin tình báo để tránh kích động Vladimir Putin dấn sâu hơn vào một cuộc chiến rộng lớn hiện nay. Tính toán thận trọng đó dường như đã thay đổi trong những tuần gần đây, khi càng có nhiều nước lên tiếng ủng hộ Ukraine, và cung cấp nhiều thiết bị sát thương hơn, bao gồm cả pháo, và đạn dược cần thiết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin, cho biết Mỹ muốn “thấy Nga suy yếu ở mức độ mà nước này không thể làm được như những gì đã làm khi xâm lược Ukraine”. Thủ tướng Boris Johnson, trong một bài phát biểu trước Quốc hội Ukraine, cũng đã đưa ra cùng một ý kiến tương tự.
2. Quân Nga rút chạy khỏi vùng Mykolaiv sau các tổn thất nặng nề. Lữ đoàn 38 Nga từ chối chiến đấu
Từ Kherson, là thành phố lớn duy nhất của Ukraine mà Nga chiếm được cho đến nay, quân Nga đã mở các cuộc tấn công ác liệt vào Mykolaiv để mở đường đánh vào cảng Odessa. Sau hơn ba tuần ráo riết tấn công, tối ngày thứ Tư 4 tháng 5, quân Nga đã bắt đầu bỏ chạy khỏi các làng mạc vùng Mykolaiv để rút về cố thủ Kherson.
Đó là thông tin cập nhật buổi chiều thứ Năm 5 tháng 5, của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine.
Bộ Tổng tham mưu nhấn mạnh rằng, sau khi thấy không thể vượt qua Mykolaiv, người Nga đang tìm cách kích động căng thẳng ở khu vực Transnistria của Cộng hòa Moldova, tập hợp quân ở một số khu vực nhất định, thực hiện các biện pháp bổ sung lực lượng dự bị, và cố gắng cải thiện vị trí chiến thuật của các đơn vị của họ.
Quân Nga tiếp tục pháo kích dọc tuyến liên lạc ở các hướng Donetsk, và Tavria. Họ sử dụng các máy bay hoạt động-chiến thuật, và lục quân để thực hiện các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, và ném bom nhằm kiềm chế các hoạt động của quân đội Ukraine.
Về phía Đông, các lực lượng Nga đang cố gắng thực hiện các chiến dịch tấn công ở các khu vực Lyman, Sieiverodonetsk, và Popasna, không khu vực nào đạt được thành công.
Trên các hướng Avdiivka, và Kurakhiv, quân Nga đang pháo kích vào các vị trí phòng thủ của Ukraine.
Tại quận Mariupol, quân chiếm đóng Nga đang tập trung lực lượng để ngăn chặn, và cố gắng tiêu diệt các đơn vị Ukraine đang phòng thủ tại nhà máy Azovstal. Với sự yểm trợ của máy bay, quân Nga lại tiếp tục tấn công để chiếm quyền kiểm soát cơ sở.
Theo hướng Slobozhansk, người Nga đang pháo kích vào thành phố Kharkiv, và thực hiện các nhiệm vụ do thám các vị trí của Ukraine. Tại khu vực phía bắc thành phố Izium, các cuộc pháo kích bằng pháo, và cối vẫn tiếp tục diễn ra.
Ở các hướng Volyn, Polissya, và Siversky, kẻ thù không có hành động gì đáng kể, cũng như ở khu vực Nam Buh.
Tình báo Ukraine cho biết Lữ đoàn súng trường cơ giới số 38 thuộc Quân đoàn vũ trang tổng hợp 35 thuộc Quân khu phía Đông của Nga, do tổn thất nhân lực đáng kể, đã từ chối tiếp tục tham gia các cuộc chiến ở Ukraine. Các binh sĩ này đang ở khu vực gần biên giới Ukraine-Nga, và đang chờ được chuyển trở lại Nga để ra trước tòa án binh vì bất tuân quân kỷ..
Các đơn vị dân quân thuộc Quân đoàn 2 thuộc Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp 8 thuộc Quân khu phía Nam của Nga, đóng tại huyện Svativ, vùng Luhansk, cũng đang gặp vấn đề về tinh thần, và các vấn đề nghiêm trọng về vũ khí, và trang bị, cũng từ chối các nhiệm vụ chiến đấu.
Vào ngày hôm trước, các đơn vị phòng không của Ukraine đã bắn rơi 9 mục tiêu trên không: bao gồm 4 máy bay không người lái, và 3 hỏa tiễn hành trình, và hai máy bay chiến đấu Su-30.
Tại các khu vực Donetsk, và Luhansk, Ukraine đã đẩy lùi 11 đợt tấn công của đối phương, và phá hủy 5 xe tăng chiến đấu chủ lực, 7 xe bọc thép chiến đấu, và 5 xe tải quân sự trong ngày qua.
Theo Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, chỉ tính trong ngày 5 tháng 5, số binh lính Nga thiệt mạng lên đến 200 người, nâng tổng số lên 24.900 người.
Trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 5 tháng 5, quân Nga cũng mất 1.107 xe tăng, 2.692 thiết giáp, 507 hệ thống pháo, 175 hệ thống hỏa tiễn phóng loạt, 85 hệ thống tác chiến phòng không, 198 máy bay, 155 máy bay trực thăng, 1.947 xe cơ giới, và tàu chở nhiên liệu, 321 máy bay không người lái, 10 chiến thuyền, 38 xe công binh, và 91 hỏa tiễn hành trình.
3. Bộ Quốc phòng Anh nhận định: Nga có thể sẽ tìm cách tăng cường mối đe dọa đối với Ukraine từ các cuộc tập trận quân sự ở Belarus
Nga có thể sẽ tìm cách thổi phồng mối đe dọa đối với Ukraine bằng các cuộc tập trận quân sự ở Belarus nhằm ngăn chặn Lực lượng vũ trang Ukraine di chuyển lực lượng từ phía bắc sang phía đông của đất nước.
Theo bản cập nhật của tình báo Anh, các lực lượng bộ binh của Belarus đã được quan sát triển khai từ nơi đóng quân đến hiện trường để tập trận. Các lực lượng vũ trang Belarus bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn vào ngày 4 tháng 5 để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu.
“Điều này phù hợp với các quy định theo mùa khi Belarus bước vào giai đoạn cao điểm của chu kỳ Huấn luyện Mùa đông vào tháng 5.”
Tuy nhiên, Bộ Quốc Phòng Anh nhấn mạnh rằng,: “Nga có thể sẽ tìm cách thổi phồng mối đe dọa đối với Ukraine bằng các cuộc tập trận này nhằm giữ chân các lực lượng Ukraine ở miền Bắc, ngăn cản họ dấn thân vào cuộc chiến giành Donbas”.
Bộ Quốc Phòng Anh nhận định hiện chưa có dấu chỉ chệch hướng nào so với hoạt động tập trận thông thường, có thể gây ra mối đe dọa cho Ukraine, và các đối tác.
4. Trung đoàn trưởng Azov báo cáo về tình hình chiến sự tại Mariupol
Trung tá Denys Prokopenko, Trung tá Chỉ huy Trung đoàn Azov đã đăng một địa chỉ video về tình hình bên trong nhà máy Azovstal có trụ sở tại Mariupol. Trong video này, ông nói:
“Niềm tự hào cho Ukraine! Lực lượng đồn trú Mariupol đã chiến đấu chống lại lực lượng vượt trội của kẻ thù trong 70 ngày nay. Kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2022, chúng tôi đã duy trì lực lượng phòng thủ toàn diện trong nhà máy Azovstal. Đã hai ngày kể từ khi kẻ thù đột nhập vào lãnh thổ của nhà máy. Những trận chiến dữ dội đang diễn ra. Tôi tự hào về những người lính của chúng tôi đã nỗ lực quyết liệt để ngăn chặn các cuộc tấn công của kẻ thù. Tôi biết ơn cả thế giới vì sự ủng hộ to lớn của các bạn cho đồn Mariupol. Những người lính của chúng tôi xứng đáng với điều này. Tình hình là vô cùng thách thức nhưng, dù thế nào, chúng tôi vẫn tiếp tục phòng thủ,” Prokopenko nói.
Xin nhắc lại rằng, vào ngày 3 tháng 5 năm 2022, trong một cuộc quyên góp trên các phương tiện truyền thông toàn quốc, Chỉ huy Lữ đoàn Hoạt động số 12 của Vệ binh Quốc gia Ukraine Denys Shleha, người đang ở trong nhà máy Azovstal, đã tuyên bố rằng khoảng 200 dân thường còn lại trong các hầm trú bom trong nhà máy, bao gồm 20 trẻ em. Ngoài ra, còn lại khoảng 500 người bị thương mà không có thuốc men và hỗ trợ y tế trong nhà máy.
5. Quân đội Ukraine đẩy lùi 11 cuộc tấn công của quân Nga ở miền Đông Ukraine
Các binh sĩ Ukraine thuộc Nhóm Chiến dịch Lực lượng Liên hợp, gọi tắt là JFO, đã đẩy lùi thành công 11 cuộc tấn công của quân Nga trong ngày qua.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Vào ngày 4 tháng 5 năm 2022, các binh sĩ của Tập đoàn JFO đã đẩy lùi thành công 11 cuộc tấn công của kẻ thù. Đặc biệt, quân trú phòng Ukraine đã tiêu diệt 5 xe tăng, 7 xe bọc thép và 5 xe cơ giới của Nga.
Các đơn vị phòng không Ukraine cũng đã bắn rơi hai máy bay Su-30 và hai máy bay không người lái Orlan-10 và ZALA-421 của Nga trên khu vực Donetsk và Luhansk.”
“Tại khu vực Izium phát xít Nga đã tiến hành hai cuộc tấn công vào các vị trí của quân phòng thủ Ukraine. Kết quả là quân đội Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 36 quân nhân Nga, hai xe chiến đấu bộ binh, hai thiết giáp và ba xe cơ giới.”
Từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 4 tháng 5 năm 2022, tổng thiệt hại về nhân lực trong chiến đấu của Nga tại Ukraine lên tới khoảng 24.500 quân.
6. Chánh văn phòng phủ tổng thống Ukraine nhận định: Người Nga cố gắng phá hủy hậu cần của Ukraine, vì họ không thể giành chiến thắng trên chiến trường
Người Nga đang cố gắng phá hủy hệ thống hậu cần của Ukraine, vì họ không thể giành chiến thắng trên chiến trường.
Tuyên bố liên quan được đưa ra bởi Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak trên Telegram
“Nga tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng đường sắt. Thông tin về cuộc tấn công hỏa tiễn vào khu trung tâm của Dnipro đã được xác minh. Người Nga đang cố gắng phá hủy hậu cần của chúng tôi, vì họ không thể giành chiến thắng trên chiến trường “.
Theo lời của ông, những nỗ lực của Nga để ngăn chặn Ukraine sẽ không thành công, chủ yếu nhờ vào lòng dũng cảm của những người bảo vệ Ukraine, công nhân đường sắt và đường bộ, và tất cả người dân Ukraine.
Theo Yermak, Nga tiếp tục chiến đấu chống lại dân thường, tiến hành các cuộc tấn công vào các khu vực trung tâm của các thành phố Ukraine. Đặc biệt, công viên Horky của Kharkiv một lần nữa bị đối phương tấn công vào hôm thứ Ba.
“Chúng tôi cần nhiều vũ khí hơn, nhiều biện pháp trừng phạt hơn, nhiều hỗ trợ hơn. Các đồng minh của chúng tôi hiểu rằng mỗi giờ chần chừ đều khiến chúng tôi phải trả giá đắt trong cuộc chiến vì các giá trị và tự do”, ông Yermak nhấn mạnh.
Xin nhắc lại rằng, vào tối ngày 4 tháng 5 năm 2022, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công vào Kharkiv, Dnipro và Cherkasy. Được biết, các vụ nổ cũng đã được nghe thấy ở Kyiv và Mykolaiv.
7. Khoảng 600 thường dân đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Nga vào nhà hát kịch Mariupol hôm 16/3.
Một cuộc điều tra của Associated Press đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cuộc tấn công trên thực tế gây chết người nhiều hơn ước tính, giết chết gần 600 người trong và ngoài tòa nhà. Con số đó gần như gấp đôi số người chết được trích dẫn cho đến nay, và nhiều người sống sót còn đưa con số này lên cao hơn.
Theo báo cáo, cuộc điều tra của AP đã tái hiện lại những gì đã xảy ra bên trong nhà hát vào ngày hôm đó từ lời kể của 23 người sống sót, những người cấp cứu và những người quen thuộc với cuộc sống mới của tòa nhà như một hầm trú bom.
AP cũng đã vẽ trên hai bộ sơ đồ mặt bằng của nhà hát, các bức ảnh và video được chụp bên trong trước, trong và sau ngày hôm đó và phản hồi từ các chuyên gia đã xem xét bằng các phương pháp luận.
Tất cả các nhân chứng cho biết có ít nhất 100 người đang ở một bếp dã chiến ngay bên ngoài, và không ai sống sót. Họ cũng cho biết các phòng và hành lang bên trong tòa nhà đã chật cứng, cứ 3 mét vuông trống thì có một người ở.
Nhiều người sống sót ước tính khoảng 1.000 người đã ở bên trong vào thời điểm xảy ra vụ không kích, nhưng số người thoát ra được nhiều nhất, bao gồm cả lực lượng cấp cứu, chỉ khoảng 200 người. Những người sống sót chủ yếu đi qua lối ra chính hoặc lối vào bên hông; mặt còn lại và mặt sau bị dập nát.
Cuộc điều tra của AP cũng bác bỏ cáo buộc của Nga rằng nhà hát đã bị quân đội Ukraine cải tạo và được sử dụng như một căn cứ quân sự của Ukraine. Không ai trong số các nhân chứng nhìn thấy binh sĩ Ukraine hoạt động bên trong tòa nhà. Và không ai lại có thể ngờ rằng nhà hát đã bị phá hủy trong một cuộc không kích của Nga nhằm chính xác vào một mục tiêu dân sự mà mọi người đều biết là hầm trú bom lớn nhất của thành phố, với trẻ em trong đó.
Trước đó, Hội đồng thành phố Mariupol tuyên bố rằng 300 thường dân đã thiệt mạng tại Nhà hát kịch Mariupol.
Cuộc xâm lược của Nga đã gây ra một thảm họa nhân đạo khủng khiếp ở Mariupol. Những kẻ xâm lược đang ném bom những cư dân không có vũ khí và ngăn chặn viện trợ nhân đạo.
M777 đang làm thay đổi cán cân: Ukraine bắn trúng kho dầu lớn nhất Donetsk. Mariupol vẫn đứng vững
VietCatholic Media
03:26 05/05/2022
1. Ukraine đánh trúng kho nhiên liệu lớn nhất của Nga ở miền Đông Donetsk
Trong bản báo cáo chiều ngày thứ Tư 4 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết pháo binh Ukraine đã pháo thành công vào kho nhiên liệu lớn nhất của Nga, là căn cứ tiếp liệu chủ yếu cho các hoạt động quân sự của Nga trong vùng Donbas.
Một quả cầu lửa đã bùng lên khi kho dầu do Nga kiểm soát bốc cháy sau 'cuộc tấn công hỏa tiễn'. Theo hãng tin Đông Âu NEXTA, ngọn lửa bùng phát sau khi hỏa tiễn tấn công vào Kho dầu nằm gần Makiivka do Nga chiếm đóng. Đây là kho nhiên liệu lớn nhất ở miền Đông Donetsk của Ukraine. Điều này là một tai họa đối với Nga, vì nó xảy ra khi Nga ngày càng tập trung các nỗ lực quân sự vào phía đông đất nước.
Chính quyền do phe ly khai thành lập và được Nga ủng hộ nói một người đã bị thiệt mạng trong cuộc tấn công và khoảng 10 người khác bị thương vì bị phỏng nặng.
Theo Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine, mười hai cuộc tấn công của Nga đã bị lực lượng Ukraine đẩy lùi ở khu vực Donetsk và Luhansk trong 24 giờ qua,
Quân đội cho biết Mạc Tư Khoa cũng đã tiến hành các cuộc tấn công ở khu vực Popasna, nơi giao tranh vẫn đang tiếp diễn.
2. Bộ Quốc Phòng Mỹ nhận định Nga đang cố gắng phá hoại các “cơ sở hạ tầng quan trọng” ở Ukraine hết sức có thể
Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài nói rằng trong đợt không kích gần đây nhất vào Ukraine, các lực lượng Nga đã “cố gắng tấn công những gì chúng tôi đánh giá là các mục tiêu cơ sở hạ tầng quan trọng về phía Tây Ukraine bao gồm điện năng, các trung tâm giao thông, và nhiều thứ khác.”
Kirby nói, bất chấp những cuộc tấn công đó, Mỹ vẫn có thể “chuyển” hỗ trợ quân sự vào khu vực, bao gồm cả “hệ thống vũ khí” và các vật liệu khác.
Mỹ biết vũ khí và các vật liệu khác vẫn đang đến Ukraine “bởi vì chúng tôi nói chuyện với người Ukraine mỗi ngày,” ông nói thêm.
Bộ Quốc phòng Mỹ “vẫn đang đánh giá mức độ” mà người Nga đã đánh trúng mục tiêu của Ukraine, Kirby nói.
3. Tổng thống Zelenskiy: “Giấc mơ hòa bình sẽ thành hiện thực”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã xuất hiện trên màn hình để phát biểu trước mọi người tại Quảng trường Tòa thị chính ở Copenhagen, Đan Mạch, vào ngày 4/5.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình trong một bài phát biểu qua truyền hình tại Đan Mạch nhân kỷ niệm 77 năm ngày quốc gia vùng Scandinavia này được giải phóng khỏi Đức trong Thế chiến thứ hai.
“Nhà nước Nga chưa sẵn sàng dừng chiến tranh. Họ đang mơ ước chiếm được Ukraine và các nước Âu Châu khác. Họ vẫn đang mơ rằng tự do của Âu Châu sẽ biến mất. Nhưng ước mơ của người Nga sẽ không thành hiện thực. Giấc mơ hòa bình sẽ trở thành hiện thực, giống như đã xảy ra cách đây 77 năm “.
Những lời phát biểu của tổng thống Zelenskiy đã được truyền đi tới những đám đông đã tụ tập tại các quảng trường công cộng để kỷ niệm ngày giải phóng.
Trong bài phát biểu của mình, Ông Zelenskiy cảnh báo rằng cuộc xâm lược của Nga có thể lan sang các nước châu Âu khác.
“Chính tại Ukraine, tương lai của lục địa chúng ta đã được quyết định. Vấn đề không chỉ là liệu chúng tôi có hòa bình hay không mà là liệu các nước láng giềng của chúng tôi sẽ có hòa bình hay không. Không ai có thể biết được cuộc chiến này sẽ còn kéo dài bao nhiêu ngày nữa. Nhưng tôi tin rằng ngày giải phóng của chúng tôi đang đến gần “.
Ông Zelenskiy cũng gửi lời cảm ơn đến những người Đan Mạch ủng hộ Ukraine và yêu cầu họ tưởng nhớ những đứa trẻ đã thiệt mạng ở Ukraine.
“Xin hãy nhớ đến trẻ em Ukraine, 220 trẻ em đã bị cuộc chiến này cướp đi sinh mạng. Xin hãy nhớ rằng Âu Châu có khả năng chấm dứt cuộc thảm sát này,” ông nói.
4. Zelenskiy thảo luận với thủ tướng Israel về những nhận xét “tai tiếng” của ngoại trưởng Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói chuyện với Thủ tướng Israel Naftali Bennett về nhận xét “tai tiếng” của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khi khẳng định rằng Hitler có dòng máu Do Thái.
Trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Tư, Zelenskiy cho biết ông đã nói chuyện với Bennett để chúc mừng ông nhân Ngày Độc lập của Israel và cập nhật cho ông về tình hình ở thành phố miền nam Mariupol và miền đông Ukraine.
“Chúng tôi cũng thảo luận về những tuyên bố tai tiếng và tuyệt đối không thể chấp nhận được của Ngoại trưởng Nga, là người đã xúc phạm toàn thế giới”, Tổng thống Ukraine nói.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Ý hôm Chúa Nhật, Ngoại trưởng Lavrov nhắc lại tuyên bố của Nga rằng cuộc xâm lược Ukraine của họ là một phần trong nỗ lực “tiêu diệt Đức Quốc xã” ở nước này.
Bộ trưởng ngoại giao Nga bác bỏ thực tế rằng Ông Zelenskiy là người Do Thái. Ông nói: “Zelenskiy đưa ra một lập luận: Ukraine có thể có kiểu chủ nghĩa Quốc xã nào nếu ông ta là người Do Thái. Tôi có thể sai, nhưng Hitler cũng có dòng máu Do Thái. Vì thế, lập luận của Zelenskiy hoàn toàn không có nghĩa gì. Những người Do Thái khôn ngoan nói rằng những người bài Do Thái hăng hái nhất thường là người Do Thái “.
Phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov đã làm dấy lên cơn thịnh nộ trong chính phủ Israel, họ đã nhanh chóng triệu tập Đại sứ Nga tại Israel.
5. Các trận chiến mới đã nổ ra tại nhà máy Azovstal
Thị trưởng Mariupol Vadym Boichenko cho biết hôm thứ Tư rằng các trận chiến mới đã nổ ra tại nhà máy Azovstal, nơi hàng trăm thường dân vẫn bị mắc kẹt bên trong cùng với những người bảo vệ Ukraine cuối cùng trong thành phố.
“Hôm nay có những trận chiến nặng nề trên lãnh thổ pháo đài của chúng ta, trên lãnh thổ Azovstal. Những người dũng cảm của chúng ta đang bảo vệ pháo đài này, nhưng rất khó, vì pháo hạng nặng và xe tăng đang bắn khắp pháo đài; không kích đang hoạt động liên tục, các tàu chiến đã tiếp cận và cũng đang nã đạn vào pháo đài,” Boichenko nói.
Phát biểu trên kênh truyền hình Ukraine, ông Boichenko cho biết có 30 trẻ em bị mắc kẹt tại nhà máy vẫn đang chờ được giải cứu.
Ông nói: “Họ đang chờ đợi một thủ tục đàm phán mới và một sứ vụ di tản mới.
“Chúng ta phải hiểu rằng mọi người vẫn đang chết. Thật không may, không quân và pháo binh của đối phương đang hoạt động và bắn vào pháo đài liên tục. Hai phụ nữ trẻ đã bị giết tại Azovstal vào đầu tuần này.”
6. Ngũ Giác Đài cho biết khoảng 2.000 quân Nga vẫn ở Mariupol
Khoảng 2.000 binh sĩ Nga - hoặc tương đương với hai nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn của Nga - vẫn dành riêng cho Mariupol. Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, công bố như trên.
10 Tiểu đoàn Chiến thuật của Nga từng được dành cho thành phố hiện đang cố gắng di chuyển về phía bắc và đã tạm dừng, “để tạo ra các vị trí phòng thủ tốt hơn hoặc để tái trang bị và củng cố lại chính mình”, ngay phía nam thị trấn Velyka Novosilka.
Thiếu tướng John Kirby nói rằng các lực lượng còn lại trong và xung quanh Mariupol có thể bao gồm một số chiến binh không phải của Nga, bao gồm cả người Chechnya.
Theo Tướng Kirby, tiến trình quân sự của Nga ở Ukraine “vẫn chậm và không đồng đều” ở miền bắc đất nước.
Ông nói thêm rằng mặc dù người Nga đang chuyển các hoạt động của họ xuống phía nam, nhưng họ đang phải đối mặt với rất nhiều sự chống cự quyết liệt của Ukraine ở những khu vực đó, và “bị đình trệ về động lực tổng thể của họ ở miền Bắc.”
“Họ không thực sự đạt được bất kỳ tiến bộ nào ở phía nam”
Người Nga đã có nhiều nỗ lực tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng ở miền Tây Ukraine gần Lviv, đặc biệt là các tuyến đường sắt.
7. Chỉ huy Ukraine tại Azovstal nói quân Nga đã đột nhập vào khu phức hợp nhà máy trong các trận chiến
Chỉ huy các binh sĩ của Trung đoàn Azov bên trong nhà máy Azovstal, Trung tá Denys Prokopenko, cho biết có những trận chiến khốc liệt bên trong khu phức hợp sau khi lực lượng Nga tiến vào khu vực nhà máy
“Hai ngày nay, địch đột nhập vào địa phận của nhà máy. Có những trận chiến đẫm máu nặng nề,” anh nói.
Prokopenko nói tiếp rằng, “Tôi tự hào về những người lính của mình, những người đang nỗ lực một cách siêu phàm để ngăn chặn sự tấn công dữ dội của kẻ thù. Tôi cảm ơn cả thế giới vì sự ủng hộ to lớn cho đơn vị đồn trú Mariupol. Tình thế vô cùng khó khăn nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện mệnh lệnh trấn giữ của mình”.
Ngoại trưởng Ukraine cho biết nhà máy thép Azovstal vẫn “giữ vững” bất chấp các cuộc tấn công không ngừng của Nga
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết nhà máy thép Azovstal vẫn “đứng vững” bất chấp các cuộc tấn công không ngừng từ các lực lượng Nga.
Ông Kuleba cho biết :”Bất chấp tất cả các tuyên bố của các quan chức Nga rằng Mariupol nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của họ, điều này không đúng. Azovstal, thành trì - thành trì cuối cùng của quân kháng chiến Ukraine ở Mariupol - vẫn đứng vững”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Radio Svoboda, thành viên Quốc hội Ukraine David Arakhamia xác nhận rằng quân đội Nga đã tiếp cận cơ sở của nhà máy thép Azovstal. Arakhamia, người dẫn đầu phái đoàn Ukraine đàm phán với Nga, cũng xác nhận rằng chính quyền Ukraine đã tìm cách lấy lại liên lạc với các chiến binh Ukraine tại Azovstal sau khi mất liên lạc với họ trước đó vào hôm thứ Tư.
Kuleba cho biết, các binh sĩ và dân thường vẫn đang ở Azovstal tiếp tục hứng chịu “các cuộc tấn công bất tận” từ các lực lượng Nga, đồng thời nhấn mạnh rằng hỏa lực pháo binh liên tục và các cuộc oanh tạc trên không đang khiến tính mạng của họ gặp nguy hiểm.
8. Quân đội Nga tiếp tục tấn công nhà máy thép Azovstal ở Mariupol hôm thứ Tư nhưng không thành công
“Các cuộc phong tỏa và nỗ lực tiêu diệt các đơn vị của chúng tôi trong khu vực Azovstal ở Mariupol vẫn tiếp tục. Ở một số khu vực, với sự yểm trợ của máy bay, kẻ thù Nga lại tiếp tục tấn công để giành quyền kiểm soát nhà máy. Không có thành công nào, “cố vấn của Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong một bản cập nhật video.
Các trận chiến mới tiếp tục diễn ra ác liệt tại Azovstal, nơi “hàng trăm dân thường vẫn bị mắc kẹt, trong đó có 30 trẻ em”, thị trưởng Mariupol nói với Ukraine TV.
Bộ Nội vụ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk ly khai đã công bố một đoạn video cho thấy các cuộc bắn phá đang diễn ra, các vụ nổ và khói dày đặc bốc ra từ các cơ sở bên trong Azovstal.
Người phát ngôn Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Tư cho biết Lực lượng vũ trang Nga không “tấn công” nhà máy Azovstal, thay vào đó mô tả họ đang trấn áp “nỗ lực của các chiến binh” nhằm chiếm các vị trí chiến thuật mới.
9. Ukraine chiếm lại một ngôi làng ở vùng Kharkiv và tiến gần hơn tới biên giới Nga
Các lực lượng Ukraine đã chiếm lại một ngôi làng khác ở khu vực phía bắc Kharkiv trong một cuộc phản công chống lại lực lượng Nga.
Trong một đoạn video truyền đi từ Telegram, người ta thấy quân đội cắm cờ trên một tòa nhà ở làng Molodova, chỉ cách biên giới Ukraine-Nga 13 dặm về phía đông nam.
“Đây là cách chúng tôi giải phóng quê hương,” một người lính nói trong video. “Từng bước, từng làng, từng thành phố.”
Cuộc phản công nhằm chiếm lại lãnh thổ ở Kharkiv đã chiếm lại được nhiều ngôi làng trong khu vực suốt hai tuần qua.
Các lực lượng trong khu vực không chỉ tiến gần biên giới Nga mà còn đang tiến gần hơn đến các tuyến tiếp tế quan trọng của Nga chạy từ biên giới xuống Izium vào khu vực Donetsk.
Lực lượng tiếp tế ở Izium và khu vực phía bắc Donetsk đóng vai trò quan trọng đối với cuộc tiến công của Nga ở miền tây Ukraine. Phần lớn các cuộc giao tranh và pháo kích ở Ukraine đang diễn ra ở các khu vực Donetsk và Luhansk.
Lực lượng Nga ở đó được hỗ trợ bởi lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở cả Donetsk và Luhansk.
10. Quân xâm lược Nga đã nã pháo vào làng Mykhailivka gần Rubizhne, giết chết một linh mục trong cuộc tấn công.
Người đứng đầu Cục quản lý quân sự khu vực Luhansk, Serhiy Haidai, cho biết về diễn biến đau lòng này như sau:
“Hôm qua lũ Orc đã nổ súng vào các ngôi làng gần Rubizhne. Bị một vết thương nặng, Tu viện trưởng Tu viện Thánh Elijah Barbarian và là Cha sở nhà thờ Thánh Theodosius thành Chernihiv ở Mykhailivka, là Cha Hiero Parthenius đã qua đời”
Ông nhắc lại rằng ít nhất 15 nơi thờ tự ở vùng Luhansk đã bị hư hại do bị quân Nga pháo kích kể từ cuối tháng Hai. Nhiều linh mục bị thương.
Như đã đưa tin, vùng Luhansk liên tục hứng chịu các đợt không kích của Nga. Nhiều tòa nhà dân cư, cơ sở hạ tầng và cơ sở giáo dục đã bị phá hủy trong khu vực. Tất cả các bệnh viện trong khu vực đã bị hư hại.
Kirill bị xếp vào danh sách tài phiệt Nga, bị EU tịch thu tài sản, vừa ra thông báo chỉ trích ĐGH
VietCatholic Media
05:22 05/05/2022
1. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ra tuyên bố chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Cuối ngày thứ Tư 4 tháng 5, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã ra một tuyên bố chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô, nói rằng Đức Giáo Hoàng đã xuyên tạc cuộc trò chuyện cuối cùng mà với Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa.
Phát biểu với tờ báo Ý Corriere della Sera vào đầu tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Tôi đã nói chuyện với Kirill trong 40 phút qua Zoom. 20 phút đầu tiên ông ta cầm một lá sớ trên tay, ông ấy đã đọc cho tôi tất cả các lý do biện minh cho cuộc chiến. Tôi lắng nghe và nói với ỏ ta: Tôi không hiểu gì về việc này. Anh à, chúng ta không phải là giáo sĩ của nhà nước, chúng ta không thể sử dụng ngôn ngữ của chính trị, nhưng là ngôn ngữ của Chúa Giêsu.”
Ủy ban Đối ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga đã ra một tuyên bố, xin mạn phép chỉ dịch các đoạn bớt xúc phạm, thay vì dịch toàn văn vì có quá nhiều lời lẽ không đúng sự thật và có tính chất cay cú, lăng mạ Đức Giáo Hoàng.
Các cuộc đàm phán của Giáo Chủ Giáo hội Chính thống Nga với Đức Giáo Hoàng và nhà lãnh đạo Giáo hội Anh, Tổng giám mục Canterbury Justin Welby đã diễn ra trực tuyến vào ngày 16 tháng 3. Các vị đã thảo luận về các vấn đề giúp đỡ những người tị nạn, quyền của mọi người được tuyên xưng đức tin và ngôn ngữ mẹ đẻ của họ mà không bị đàn áp chính trị, và vai trò của các Kitô hữu trong việc tìm kiếm hòa bình ở Ukraine.
Điều đáng tiếc là một tháng rưỡi sau cuộc trò chuyện với Đức Thượng phụ Kirill, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn sai giọng điệu để truyền tải nội dung của cuộc trò chuyện này. Những tuyên bố như vậy khó có thể góp phần thiết lập một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Chính thống giáo Nga, là điều đặc biệt cần thiết vào thời điểm hiện tại.
Tuyên bố của Ủy ban Đối ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga sau đó giải thích rằng Thượng phụ Kirill nói với Đức Thánh Cha Phanxicô rằng cuộc chiến bắt đầu do một cuộc đảo chính ở Ukraine vào năm 2014, và Nato đã thất hứa đối với cam kết không tiến về phía đông.
2. Kirill bị tịch thu tài sản trong vòng thứ sáu của các biện pháp trừng phạt do Liên Hiệp Âu Châu tung ra
Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, nằm trong số những cá nhân sẽ bị đưa vào vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh Âu Châu.
Các nguồn tin cho biết bản dự thảo của vòng trừng phạt thứ sáu đã được gửi đến các đại sứ các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu để xem xét.
Ở giai đoạn này, các tên có thể được lấy đi hoặc thêm vào tùy theo quyết định của quốc gia thành viên, một nguồn tin của Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu cho biết.
Theo một báo cáo năm 2006 được Forbes công bố vào năm 2020, Kirill, người ủng hộ nồng nhiệt cuộc chiến ở Ukraine, có tài sản lên đến 4 tỷ đô la. Ở Nga có một tạp chí nổi tiếng chuyên theo đuổi các phóng sự điều tra về các nhà tài phiệt Nga làm ăn phi pháp. Đó là tờ Novaya Gazeta. Tạp chí do Dmitri Muratov, người đoạt giải Nobel làm chủ biên, trong đó các ký giả bị ám sát chết gần hết, mới nhất là cô Anna Politkovskaja qua đời vào ngày 5 tháng 4 vừa qua. Novaya Gazeta ước tính vào năm 2019 rằng Thượng Phụ Kirill có một khối tài sản từ 4 đến 8 tỷ đô la. Các số liệu không được xác minh và trong mọi trường hợp không thể xác minh được. Tài sản cá nhân đáng kể này là kết quả của việc nhà nước Nga miễn thuế đối với một phần đáng kể thuốc lá và bia được Chính Thống Giáo Nga nhập khẩu từ nước ngoài về bán tại Nga. Ngài Thượng phụ còn bị cáo buộc là người đứng tên cho những tài sản của Putin, Lavrov và những người khác.
Hôm thứ Tư, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã đề xuất một loạt các biện pháp bao gồm lệnh cấm đối với dầu của Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích Kirill vì tán thành những lý do Putin đưa ra về việc xâm lược Ukraine, đồng thời cảnh báo ông ta đừng trở thành “cậu bé giúp lễ của Putin”.
Đáp lại, Giáo hội Chính thống Nga cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã sử dụng “giọng điệu sai trái” khi mô tả cuộc gặp của ngài với Đức Thượng phụ Kirill và gọi những bình luận của Đức Giáo Hoàng là “đáng tiếc”.
Vương quốc Anh công bố thêm các biện pháp trừng phạt Nga và nhắm mục tiêu vào các phương tiện truyền thông vì “thông tin sai lệch”
Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Liz Truss đã công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với 63 công dân và thực thể Nga, bao gồm cả Kirill và các công ty truyền thông Nga “đứng sau chiến dịch thông tin xấu xa của Putin”.
Các phóng viên chiến trường của Nga có mặt với lực lượng Nga ở Ukraine và một số hãng truyền thông Nga nằm trong số những người bị trừng phạt.
Bên cạnh việc đóng băng tài sản và cấm đi lại, luật mới được đưa ra có nghĩa là các công ty truyền thông xã hội, dịch vụ internet và ứng dụng tại Anh “phải thực hiện các hành động cần thiết để chặn nội dung từ hai nguồn thông tin sai lệch chính của Nga là RT và Sputnik”.
“Các hãng tin này đã bị ngừng phát sóng ở Anh và chúng tôi đã cấm bất kỳ ai kinh doanh với họ. Giờ đây, chúng tôi đã chuyển sang rút phích cắm trên các trang web, tài khoản mạng xã hội và ứng dụng của họ để ngăn chặn sự phát tán dối trá của họ,” Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số và Công nghệ Chris Philp cho biết.
Thông báo trừng phạt mới nhất cũng cho thấy việc Anh cấm xuất khẩu dịch vụ sang Nga, cấm cung cấp dịch vụ tiếp thị, tư vấn quản lý và dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp Nga.
Truss nói: “Làm ăn với chế độ của Putin là phá sản về mặt đạo đức và giúp tài trợ cho một cỗ máy chiến tranh đang gây ra những đau khổ không kể xiết trên khắp Ukraine,” Truss nói và nói thêm rằng “việc Nga bị cắt giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ của Anh sẽ gây thêm áp lực lên Điện Cẩm Linh và cuối cùng giúp bảo đảm rằng Putin sẽ thất bại trong Ukraine. “
3. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Chính những người cao niên có nhiệm vụ trả lại danh dự cho đức tin
Sáng thứ Tư, 04 tháng Năm năm 2022 đã có gần 15.000 tín hữu hành hương từ nhiều nơi đến tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường thánh Phêrô.
Trước khi bắt đầu lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đi xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Vì đau đầu gối nên Đức Thánh Cha ngồi trên xe và thỉnh thoảng có những em bé được nhân viên an ninh bế lên để ngài chúc lành đặc biệt cho các em.
Lên tới lễ đài, Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người đã nghe đọc đoạn 6, trích từ sách Macabê quyển thứ hai (2 Mc 6.18.23-25):
“Có một người tên là Elizar, một trong những kinh sư quan trọng, tuy tuổi đã cao, nhưng trông rất đẹp lão, Ông bị ép phải há miệng ăn thịt heo... Nhưng ông đã có một quyết định dứt khoát, thật xứng với tuổi cao, và uy thế của bậc lão thành. Ông trả lời họ thật đích đáng là cứ việc đưa ngay ông xuống âm phủ, vì ở tuổi chúng ta, giả vờ là điều bất xứng và e rằng có nhiều thanh niên sẽ nghĩ là ông già Elizar đã 90 tuổi rồi mà còn sống theo lề lối dân ngoại. Rồi bởi vì tôi đã giả vờ và ham sống thêm ít lâu nữa, nên họ bị lầm lạc vì tôi, còn tôi thì chuốc lấy vết nhơ và ô nhục cho tuổi già.”
Trong bài huấn giáo tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già và trình bày bài thứ tám này với tựa đề: “Elizar, sống phù hợp với niềm tin, gia sản danh dự”.
Mở đầu bài huấn giáo, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trên hành trình các bài giáo lý về tuổi già, hôm nay chúng ta gặp một nhân vật trong Kinh thánh - và là một ông già - tên là Eleazar, sống vào thời kỳ bách hại của Antiochus Epiphanes. Ngài là một nhân vật tuyệt vời. Nhân cách của ngài cho chúng ta một chứng từ về mối quan hệ đặc biệt giữa lòng chung thủy của tuổi già và vinh dự của đức tin. Ngài là một người đáng tự hào, hỉ? Tôi muốn nói đến chính vinh dự của đức tin, chứ không chỉ nói đến sự kiên định, sự tuyên xưng và sự phản kháng của đức tin. Vinh dự của đức tin thường xuyên bị áp lực, thậm chí là áp lực bạo lực, từ nền văn hóa của những người cai trị, những người tìm cách làm suy yếu nó bằng cách coi nó như một phát hiện khảo cổ, hoặc một sự mê tín cổ xưa, một sự sùng bái lạc hậu, v.v.
Câu chuyện trong Kinh thánh - chúng ta đã nghe một đoạn ngắn, nhưng đọc hết thì thấy hay - kể về đoạn người Do Thái bị lệnh của vua buộc phải ăn thịt hiến tế cho ngẫu thần. Khi đến lượt Eleazar, một người đàn ông lớn tuổi được mọi người kính trọng, ở độ tuổi 90; rất được mọi người tôn kính - một người có uy tín - các quan chức của nhà vua khuyên ngài nên dùng một cách giả vờ, tức là giả vờ ăn thịt mà không thực sự ăn. Đạo đức giả. Đạo đức giả tôn giáo. Ngày nay nhiều lắm! Rất nhiều đạo đức giả tôn giáo, đạo đức giả giáo sĩ, rất nhiều. Những người này nói với ngài, “Ông hãy đạo đức giả một chút, không ai nhận ra đâu”. Bằng cách này, Eleazar sẽ được cứu, và - họ nói - nhân danh tình bạn, ngài nên chấp nhận cử chỉ từ bi và tình âu yếm của họ. Một lối thoát đạo đức giả. Sau cùng, họ quả quyết, đó chỉ là một cử chỉ nhỏ, giả vờ ăn nhưng không ăn, một cử chỉ tầm thường.
Đó là một điều nhỏ nhặt, nhưng phản ứng bình thản và cương quyết của Eleazar dựa trên một lập luận khiến chúng ta phải ngạc nhiên. Điểm chính là đây: việc làm ô nhục đức tin ở tuổi già, để có thêm một ít ngày sống, không thể so sánh với di sản mà nó sẽ để lại cho lớp trẻ, cho cả thế hệ mai sau. Và Eleazar làm tốt lắm! Một người đàn ông già cả đời sống gắn bó với đức tin của mình, mà nay phải tự thích nghi với việc giả vờ từ bỏ nó, lên án thế hệ sắp tới phải nghĩ rằng toàn bộ đức tin chỉ là một thứ giả tạo, một lớp vỏ bọc bên ngoài có thể bị cởi bỏ, tưởng tượng rằng nó có thể được bảo quản ở bên trong. Nhưng Eleazar nói, sự việc không phải như vậy. Tác phong như thế không tôn vinh đức tin, thậm chí không tôn vinh Thiên Chúa. Và tác động của sự tầm thường hóa bên ngoài này sẽ tàn phá đời sống nội tâm của những người trẻ tuổi. Và sự kiên định của người đàn ông này đã coi trọng giới trẻ! Ngài coi trọng di sản tương lai của mình, ngài nghĩ đến người dân của mình.
Đó mới chính là tuổi già - và điều này thật đẹp đối với tất cả anh chị em già, phải không! - điều đó xuất hiện ở đây như một nơi quyết định, một nơi không thể thay thế cho chứng từ này. Một người cao tuổi, vì tính dễ bị tổn thương, nếu chấp nhận rằng việc thực hành đức tin là không thích hợp, sẽ khiến những người trẻ tin rằng đức tin không có mối quan hệ thực sự nào với cuộc sống. Đối với họ, ngay từ đầu, nó sẽ xuất hiện như một mớ tác phong, nếu cần, có thể thực hành giả hoặc che giấu, bởi vì không có tác phong nào trong số đó là đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống.
Lạc giáo “ngộ đạo” thời cổ xưa, vốn là một cái bẫy rất mạnh và rất quyến rũ đối với Kitô giáo sơ khai, đã lý thuyết chính về điều này, đây là một điều xưa cũ: rằng đức tin là một linh đạo, không phải là một thực hành; một sức mạnh của tâm trí, không phải là một hình thức sống. Theo lạc giáo này, lòng trung thành và vinh dự của đức tin không liên quan gì đến các tác phong của cuộc sống, các thể chế của cộng đồng, các biểu tượng của cơ thể. Không có gì liên quan với nó. Sự quyến rũ của quan điểm này rất mạnh mẽ, bởi vì nó giải thích, theo cách riêng của nó, một sự thật không thể chối cãi: rằng niềm tin không bao giờ có thể bị giản lược vào một tập hợp các quy tắc ăn kiêng hoặc thực hành xã hội. Niềm tin là một điều khác hẳn. Rắc rối là thế này sự cực đoan hóa chân lý này của Ngộ đạo đã vô hiệu hóa chủ nghĩa hiện thực của đức tin Kitô giáo, bởi vì đức tin Kitô giáo có tính thực tiễn. Đức tin Kitô giáo không chỉ nói tín điều: nó còn nghĩ tới Kinh Tin Kính, hiểu Kinh Tin Kính và thực hiện Kinh Tin Kính. Làm việc với đôi tay của chúng ta. Thay vào đó, đề xuất theo thuyết ngộ đạo này giả vờ, nhưng [lại tưởng tượng] rằng điều quan trọng là anh chị em có một linh đạo ở bên trong, và sau đó anh chị em có thể làm bất cứ điều gì anh chị em muốn. Và đấy không phải là Kitô giáo. Đấy là lạc giáo đầu tiên của những người ngộ đạo, rất thịnh hành vào thời điểm lúc đó, ở rất nhiều trung tâm linh đạo, v.v. Nó làm vô hiệu việc làm chứng của dân tộc này, một việc làm chứng vốn cho thấy những dấu chỉ cụ thể của Thiên Chúa trong đời sống cộng đồng và chống lại những biến thái của tâm trí qua các cử chỉ của cơ thể.
Sự cám dỗ của ngộ đạo là một trong những lạc giáo - chúng ta hãy sử dụng từ này -, một trong những lệch lạc tôn giáo thời nay; sự cám dỗ của thuyết ngộ đạo vẫn luôn hiện hữu như bao giờ. Trong nhiều xu hướng trong xã hội và văn hóa của chúng ta, việc thực hành đức tin đang chịu nhiều mô tả tiêu cực, đôi khi dưới hình thức nghịch lý về văn hóa, đôi khi với việc đẩy sang bên lề một cách che đậy. Việc thực hành đức tin đối với những người theo thuyết ngộ đạo này, đã có vào thời Chúa Giêsu, được coi là điều ở bên ngoài, vô dụng và thậm chí có hại, một thứ tàn dư lỗi thời, như một sự mê tín trá hình. Trong ngắn hạn, là một điều dành cho những người già cả. Áp lực mà sự chỉ trích bừa bãi này gây ra cho các thế hệ trẻ là rất mạnh mẽ. Tất nhiên, chúng ta biết rằng thực hành đức tin có thể trở thành một thực hành bên ngoài vô hồn. Đây là mối nguy hiểm khác, ngược lại, phải không? Và nó đúng sự thật, phải không? Nhưng trong chính nó, nó không phải như vậy. Có lẽ đối với chúng ta, những người lớn tuổi hơn - và vẫn còn một số người ở đây - trả lại vinh dự cho đức tin, làm cho nó mạch lạc, đó là chứng tá của Eleazar: sự kiên định đến tận cùng. Việc thực hành đức tin không phải là biểu tượng của sự yếu đuối của chúng ta, không, mà là dấu hiệu của sức mạnh của nó. Chúng ta không còn là những người trẻ tuổi. Chúng ta không đùa cợt khi bắt đầu hành trình trên con đường của Chúa!
Đức tin đáng được tôn trọng và vinh dự cho đến tận cùng: nó đã thay đổi cuộc sống của chúng ta, nó đã thanh tẩy tâm trí của chúng ta, nó đã dạy chúng ta sự thờ phượng Thiên Chúa và tình yêu thương người lân cận. Đó là một phúc lành cho mọi người! Nhưng đức tin như một toàn bộ, chứ không chỉ một phần của nó. Giống như Eleazar, chúng ta sẽ không đánh đổi đức tin của mình lấy một vài ngày yên tĩnh. Chúng ta sẽ chứng tỏ, bằng tất cả sự khiêm tốn và kiên định, chính ở tuổi già của chúng ta, rằng tin tưởng không phải là điều gì đó “dành cho người già”. Không. Đó là một vấn đề của cuộc sống. Tin vào Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho mọi sự trở nên mới mẻ, và Người sẽ sẵn lòng giúp đỡ chúng ta.
Anh chị em lớn tuổi thân mến - không nói là già, chúng ta thuộc cùng một nhóm - xin anh chị em nhìn những người trẻ tuổi: họ đang quan sát chúng ta. Họ đang quan sát chúng ta. Anh chị em đừng quên điều đó. Tôi nhớ lại bộ phim tuyệt vời về thời hậu chiến đó: Các trẻ em đang quan sát chúng ta. Chúng ta có thể nói điều tương tự với những người trẻ tuổi: những người trẻ đang quan sát chúng ta và sự kiên định của chúng ta có thể mở ra một con đường sống tươi đẹp cho họ. Mặt khác, đạo đức giả sẽ gây hại rất nhiều. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả những người già chúng ta. Cảm ơn anh chị em.
ĐGH tiết lộ Putin nhắn với ngài ông ta sẽ làm gì tiếp theo. Phán quyết phò sinh của TCPV Mỹ bị rò rỉ
VietCatholic Media
17:11 05/05/2022
1. Đức Thánh Cha Phanxicô nói Thủ tướng Viktor Orban của Hung Gia Lợi đã nói với ngài Putin kế hoạch chấm dứt chiến tranh vào ngày 9 tháng 5
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã nói với ngài khi họ gặp nhau vào cuối tháng 4 rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 9 tháng 5 - Ngày Chiến thắng của Nga.
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra những bình luận trên với tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba.
“Orban, khi tôi gặp anh ấy, anh ấy nói với tôi rằng người Nga có một kế hoạch, rằng mọi thứ sẽ kết thúc vào ngày 9 tháng 5,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Điều này cũng sẽ giải thích tốc độ leo thang của những ngày này. Bởi vì bây giờ không chỉ Donbas, còn có Crimea, Odessa, họ đang lấy đi cảng Hắc Hải khỏi Ukraine, đó là tất cả”.
“Không có đủ ý chí cho hòa bình,” Đức Giáo Hoàng nói. “Tôi bi quan, nhưng chúng ta phải làm mọi cách có thể để chấm dứt chiến tranh.”
Putin thường dùng động tác giả. Ông ta hứa với tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ cho người Ukraine được di tản khỏi Mariupol, cả dân thường và quân trú phòng Ukraine. Ông Macron đem lời hứa ấy nói lại với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Điều đó đã không xảy ra. Cuối cùng, trước áp lực của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Putin mới cho di tản dân thường, chỉ dân thường mà thôi, trong khi tiếp tục pháo kích và ném bom tàn sát quân trú phòng Ukraine.
Các quan chức Mỹ, và phương Tây tin rằng, Putin có thể sẽ chính thức tuyên chiến với Ukraine vào ngày 9/5, điều này sẽ cho phép huy động toàn bộ lực lượng dự bị của Nga khi họ cố gắng đánh chiếm miền đông, và miền nam Ukraine.
Ngày 9 tháng 5, được gọi là “Ngày Chiến thắng” của Nga, kỷ niệm chiến thắng của người Nga trước Đức Quốc xã vào năm 1945. Các quan chức phương Tây từ lâu đã tin rằng, Putin sẽ tận dụng ý nghĩa biểu tượng, và giá trị tuyên truyền của ngày đó, để công bố một thành tựu quân sự ở Ukraine, một sự leo thang các hoạt động thù địch - hoặc cả hai.
Các quan chức đã bắt đầu tập trung vào kịch bản thứ hai, đó là Putin chính thức tuyên chiến với Ukraine vào ngày 9 tháng 5. Cho đến nay, các quan chức Nga vẫn khẳng định rằng, cuộc xung đột chỉ là một “cuộc hành quân đặc biệt”, với mục tiêu trọng tâm là “phi Quốc Xã hóa”.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với Đài LBC tuần trước: “Tôi nghĩ ông ta sẽ cố gắng chuyển từ ‘cuộc hành quân đặc biệt' sang một cuộc chiến. Ông ta sẽ đổi giọng điệu của mình, cố gắng tạo cơ sở để có thể nói rằng, 'hãy nhìn xem, đây là cuộc chiến chống lại Đức Quốc xã, và điều tôi cần là nhiều người hơn”.
Wallace nói thêm rằng, ông “sẽ không ngạc nhiên, mặc dù tôi không có bất kỳ thông tin nào về điều này, ông ta có thể sẽ tuyên bố vào Ngày 9 tháng Năm này rằng, 'chúng ta hiện đang chiến tranh với Đức Quốc xã trên thế giới, và chúng ta cần huy động quần chúng Người Nga.”
Một tuyên bố chính thức về chiến tranh vào ngày 9 tháng 5 có thể kích động công dân Nga, và cổ vũ cho ý kiến tán thành cuộc xâm lược. Theo luật của Nga, nó cũng sẽ cho phép Putin huy động lực lượng dự bị, và lính nghĩa vụ, những điều mà các quan chức cho rằng, Nga rất cần trong bối cảnh tình trạng thiếu nhân lực ngày càng tăng. Các quan chức phương Tây, và Ukraine ước tính rằng, ít nhất 10.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến kể từ khi Nga xâm lược chỉ hơn hai tháng trước.
Source:Hungary Today
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ý Corriere della Sera, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài cũng đã cảnh cáo thượng phụ Kirill của Nga không nên trở thành “cậu bé giúp lễ” cho Điện Kremlin, và so sánh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine với nạn diệt chủng ở Rwanda.
Đức Phanxicô nói, “Vào ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh, tôi đã gọi điện cho Tổng thống Ukraine Zelensky. Nhưng vào dịp đó, tôi đã không gọi cho Putin. Tôi được nghe ông ấy nói vào tháng 12 nhân ngày sinh nhật của tôi nhưng lần này thì không, tôi đã không gọi “.
Tuy nhiên, ngài muốn làm “một cử chỉ rõ ràng” cho thế giới thấy, đó là lý do ngài đến tòa Đại sứ Nga tại Tòa thánh.
Đức Phanxicô tiết lộ, “Tôi yêu cầu họ giải thích; Tôi nói, ‘làm ơn dừng lại’”. Trước đó, ngài đã thừa nhận rằng, “Tôi đã yêu cầu Đức Hồng Y Pietro Parolin, 20 ngày sau cuộc khởi chiến, gửi cho Putin thông điệp cho hay tôi sẵn sàng đến Mạc Tư Khoa. “
Bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Vatican, Đức Giáo Hoàng cho biết Tòa Thánh vẫn chưa có câu trả lời và ngài lo ngại rằng Putin sẽ không thể, hơn là sẽ không, gặp ngài vào lúc này.
Ngài nói, “Nhưng một sự tàn bạo như vậy, làm thế nào bạn có thể không ngăn chặn nó? 25 năm trước với Rwanda, chúng ta đã trải qua điều tương tự.”
Theo tờ báo Ý, đã có một giọng bi quan trong ý kiến của Đức Giáo Hoàng khi ngài nhắc lại những nỗ lực mà Vatican đã và đang thực hiện để cố gắng bảo đảm một lệnh ngừng bắn.
Đức Giáo Hoàng cũng được trích dẫn nói rằng ngài đã cố gắng suy nghĩ về gốc rễ của hành vi dường như không thể ngăn cản của Putin, thừa nhận rằng đó có thể là “NATO sủa trước cửa nhà của Nga.”
Ngài nói, “Tôi không thể nói liệu cơn giận này có bị kích động hay không. Nhưng có lẽ được tạo điều kiện.”
Về câu hỏi các nước NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine để cố gắng chống lại cuộc xâm lược của Nga, tờ báo Ý cho biết Đức Phanxicô đã bày tỏ sự nghi ngờ của mình.
Một mặt, học thuyết của ngài về hòa bình tập trung vào việc lên án cuộc chạy đua vũ trang và kêu gọi phi sản xuất vũ khí, nhưng ngài hiểu nhu cầu của người Ukraine là phải tự vệ.
Đức Giáo Hoàng nói, “Tôi không thể trả lời, tôi còn ở quá xa, câu hỏi liệu có đúng hay không việc cung cấp vũ khí cho người Ukraine. Điều rõ ràng là vũ khí đang được thử nghiệm ở vùng đất đó. Người Nga hiện biết rằng xe tăng ít có tác dụng và đang nghĩ đến những thứ khác. Các cuộc chiến tranh được thực hiện vì điều này: để thử nghiệm vũ khí mà chúng ta đã sản xuất. Đây là những gì đã xảy ra trong Nội chiến Tây Ban Nha trước Thế hai”.
Ngài nói: “Buôn bán vũ khí là một tai tiếng, rất ít người chống lại nó. Hai hoặc ba năm trước tại [cảng Genoa của Ý], một con tàu chở đầy vũ khí được chuyển đến trên một con tàu chở hàng lớn để vận chuyển chúng đến Yemen. Các công nhân bến cảng không muốn làm điều đó. Họ nói, hãy nghĩ về những đứa trẻ ở Yemen. Đó là một việc nhỏ nhưng là một cử chỉ tốt đẹp. Nên có nhiều biến cố như vậy “.
Nhấn rằng ngài đã cử hai Hồng Y đến Ukraine - Michael Czerny và Konrad Krajewski - kể từ khi chiến tranh bắt đầu, ngài nói, “Tôi cảm thấy tôi không nên đi. Tôi phải đến Mạc Tư Khoa trước, tôi phải gặp Putin trước. Nhưng tôi cũng là một linh mục, tôi có thể làm gì? Tôi làm những gì tôi có thể. Nếu Putin mở cửa…”
Đức Giáo Hoàng cũng chia sẻ thêm về cuộc trò chuyện của ngài với Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill và lý do tại sao thượng phụ cho rằng mình không cố gắng thuyết phục Putin lui bước.
Đức Phanxicô nhắc lại, “Tôi đã nói chuyện với Kirill trong 40 phút qua Zoom. Trong suốt 20 phút đầu tiên, với một tấm thiệp trên tay, ngài đã đọc cho tôi tất cả những lời biện minh cho cuộc chiến. Tôi đã lắng nghe và nói với ngài: Tôi không hiểu gì về điều này. Ngài ạ, chúng ta không phải là các giáo sĩ nhà nước, chúng ta không thể sử dụng ngôn ngữ của chính trị, mà phải sử dụng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Chúng ta là mục tử của cùng một dân thánh của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tìm cách tạo hòa bình, ngăn chặn ngọn lửa vũ khí “.
Đức Phanxicô cũng nói rằng “Đức Thượng phụ không thể trở thành cậu bé giúp lễ của Putin,” và cuộc gặp thứ hai giữa hai vị, được dự định tổ chức vào ngày 14 tháng 6 tại Giêrusalem, đã bị hủy bỏ.
Thảo luận về sự báo động của ngài về một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đang diễn ra từng phần - điều mà ngài đã nói từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng vào năm 2013 - Đức Phanxicô nói rằng đó là một nhận xét thực tiễn, khi nhìn vào sự kiện này là Syria, Yemen, Iraq và nhiều người châu Phi, những nơi từng có hết cuộc chiến tranh này đến cuộv chiến tranh khác”.
Ngài nói: “Có những quan tâm quốc tế trong mọi vấn đề này”.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô cũng cho hay, “Người ta không thể nghĩ rằng một quốc gia tự do có thể gây chiến với một quốc gia tự do khác”.
Ngài cũng thừa nhận rằng, sau phản ứng từ Ukraine về việc một phụ nữ từ Ukraine và một phụ nữ khác từ Nga vác cây thánh giá trong nghi thức Đi Đàng Thánh giá do Đức Giáo Hoàng chủ trì vào Thứ Sáu Tuần thánh, Đức Hồng Y Krajewski đã nhấn mạnh rằng bài suy niệm dọn sẵn đã không được đọc lên.
Đức Phanxicô cho hay, “Họ đã đúng, ngay cả khi chúng ta không thể hiểu hết được. Họ có một sự nhạy cảm; họ cảm thấy bị đánh bại hoặc bị nô lệ bởi vì trong Chiến tranh thế giới thứ hai, họ đã phải trả giá quá nhiều. Quá nhiều người đã chết, đó là một dân tộc tử vì đạo.”
Đức Giáo Hoàng cũng lấy làm tiếc rằng không có đủ “ý chí” cho hòa bình và ngài “bi quan” về cuộc chiến kể từ khi chứng kiến sự leo thang của Nga và nỗ lực của Nga phong tỏa toàn bộ cảng Hắc hải của Ukraine.
3. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ có nhiều khả năng sẽ quyết định hủy bỏ phán quyết Roe kiện Wade, nhưng báo cáo bị rò rỉ ra ngoài
Chánh án John G. Roberts Jr hôm thứ Ba đã xác nhận tính xác thực của ý kiến dự thảo sơ bộ bị rò rỉ trong một phán quyết phá thai quan trọng và ra lệnh điều tra ngay lập tức điều mà ông gọi là “sự phản bội những bí mật” của Tòa án Tối cao.
Tối thứ Hai 2 tháng 5, tổ chức tin tức Politico đã công bố tài liệu dài 98 trang, được viết bởi thẩm phán bảo thủ Samuel A. Alito Jr. và kêu gọi lật lại vụ án phá thai mang tính bước ngoặt Roe v. Wade
Trong một tuyên bố được đưa ra vào cuối buổi sáng thứ Ba, Roberts cho biết ông đã chỉ đạo tổng thư ký của Tòa án “mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của vụ rò rỉ”. Các dự thảo làm việc nội bộ như vậy được cho là phải được giữ bí mật nghiêm ngặt, theo thông lệ lâu đời của tòa án. Phán quyết cuối cùng trong vụ phá thai ở Mississippi, Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs kiện Jackson, không thể được diễn ra trong hai tháng nữa khi kết thúc nhiệm kỳ của tòa án.
“Mức độ mà sự phản bội những bí mật của Tòa án này gây ra, nhằm mục đích làm suy yếu tính toàn vẹn trong hoạt động của chúng tôi, sẽ không đạt đến mức thành công. Công việc của tòa án sẽ không bị ảnh hưởng theo bất kỳ cách nào,” Chánh án Roberts nói trong tuyên bố.
“Chúng tôi tại Tòa án rất may mắn khi có một lực lượng lao động - các nhân viên thường trực và các thư ký luật - trung thành mạnh mẽ với thể chế và tận tâm với pháp quyền”
Roberts nói: “Các nhân viên của Tòa án có truyền thống gương mẫu và quan trọng là tôn trọng tính bảo mật của quy trình xét xử và duy trì sự tin tưởng của Tòa án. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng và kỳ lạ đối với sự tin tưởng đó, điều này gây khó chịu cho Tòa án và cộng đồng các công chức làm việc ở đây”.
Ngoài ra, tòa án đã đưa ra tuyên bố sau: “Hôm qua, một tổ chức tin tức đã công bố bản sao của dự thảo ý kiến trong một vụ án đang chờ xử lý. Các thẩm phán lưu hành nội bộ các dự thảo ý kiến như một phần thường xuyên trong công việc thảo luận bí mật của Tòa án. Mặc dù tài liệu được mô tả trong báo cáo hôm qua là xác thực, nhưng nó không đại diện cho quyết định của Tòa án hoặc quan điểm cuối cùng của bất kỳ thành viên nào về các vấn đề trong vụ án”.
Source:Catholic News Agency
4. Một vài ghi nhận sau khi tài liệu của Tòa Án Tối Cao bị rò rỉ
Trong một diễn biến đáng kinh ngạc, tổ chức tin tức Politico vào tối thứ Hai đã công bố bản thảo bị rò rỉ về quyết định của Tòa án Tối cao được mong đợi rất nhiều trong vụ phá thai ở Mississippi, Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson.
Bản dự thảo dài 98 trang, được viết bởi thẩm phán bảo thủ Samuel A. Alito Jr., là một tài liệu đáng chú ý vì nó tiết lộ rằng đa số năm thẩm phán sẵn sàng lật ngược hai quyết định mang tính bước ngoặt đã định hình luật phá thai và chính trị quốc gia trong nhiều thập kỷ. Đó là phán quyết Roe kiện Wade, hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc vào năm 1973, và Planned Parenthood kiện Casey, nhằm khẳng định phán quyết Roe vào năm 1992.
Báo cáo của Politico, trích dẫn một người giấu tên “quen thuộc với các cuộc thảo luận của tòa án,” nói rằng bốn thẩm phán - Clarence Thomas, Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett - đã tham gia với Alito tạo thành ý kiến đa số.
Đây là những gì bạn cần biết về câu chuyện đang phát triển này:
1. Những người ở cả hai phe của cuộc tranh luận phá thai đã tụ tập bên ngoài Tòa án Tối cao.
Trên Twitter, các phóng viên ghi nhận rằng các chướng ngại vật đã được dựng lên xung quanh tòa nhà Tòa án Tối cao ở Washington, DC, ngay sau khi tin tức được đưa ra vào đêm thứ Hai. Một nhóm nhỏ cầm nến nhanh chóng tăng lên hàng trăm người - với sự hiện diện của cả các nhà hoạt động vì sự sống và những người ủng hộ phá thai.
Một đám đông biểu tình ngày càng tăng đã có mặt bên ngoài tòa án vào sáng thứ Ba.
2. Quyết định sẽ không làm cho việc phá thai trở thành bất hợp pháp trên toàn quốc.
Roe và Casey thừa nhận rằng các bang có thể quy định việc phá thai trong phạm vi quyền hạn của họ, nhưng những quyết định đó đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt về bản chất của quy định đó. Bằng cách lật ngược các phán quyết Roe và Casey, dự thảo quyết định ở Dobbs sẽ phá bỏ khuôn khổ pháp lý liên bang về phá thai lâu đời này, do đó trao quyền cho các tiểu bang để điều chỉnh hoặc thậm chí cấm phá thai, khi họ thấy phù hợp.
“Phá thai đưa ra một câu hỏi đạo đức sâu sắc. Hiến pháp không cấm công dân của mỗi quốc gia quy định được phá thai hoặc cấm phá thai. Các phán quyết Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey đã quá ngạo mạn về thẩm quyền đó. Chúng tôi loại bỏ những quyết định đó và trao lại quyền đó cho người dân và các đại diện được bầu của họ,” dự thảo quyết định viết. Nếu quyết định này được giữ nguyên, hơn một chục tiểu bang do Đảng Cộng Hòa nằm giữ sẽ ngay lập tức cấm phá thai.
3. Tài liệu rò rỉ là xác thực.
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, Tòa án Tối cao đã công nhận tính xác thực của dự thảo ý kiến.
“Các thẩm phán đã lưu hành nội bộ các dự thảo ý kiến như một phần thường lệ trong công việc thảo luận bí mật của Tòa án. Mặc dù tài liệu được mô tả trong báo cáo hôm qua là xác thực, nhưng nó không đại diện cho quyết định của Tòa án hoặc quan điểm cuối cùng của bất kỳ thành viên nào về các vấn đề trong vụ án”.
4. Việc rò rỉ bản thảo gây sốc.
Các cuộc thảo luận của Tòa án Tối cao là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ, và sự vi phạm bí mật này đã gây ra một làn sóng chấn động khắp đất nước. “Không cường điệu hóa trận động đất mà điều này sẽ gây ra bên trong Tòa án, người ta có thể nói về sự phá hủy lòng tin giữa các Thẩm phán và nhân viên. Sự rò rỉ này là tội lỗi lớn nhất, không thể tha thứ nhất.”
Phản ánh mức độ nghiêm trọng của vụ vi phạm, Chánh án John G. Roberts Jr. đã ra lệnh điều tra ngay lập tức để xác định nguồn gốc của vụ rò rỉ.
Roberts nói trong một tuyên bố: “Các nhân viên của Tòa án có truyền thống gương mẫu và quan trọng là tôn trọng tính bảo mật của quy trình xét xử và duy trì sự tin tưởng của Tòa án. Đây là một sự vi phạm kỳ lạ và nghiêm trọng đối với sự tin tưởng đó, gây khó chịu cho Tòa án và cộng đồng các công chức làm việc tại đây.”
Trong số những điều khác, các chuyên gia pháp lý lo lắng rằng vụ rò rỉ có thể ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của tòa án trong vụ Dobbs.
Politico báo cáo rằng 5 phiếu bầu ban đầu nhằm lật đổ phán quyết Roe kiện Wade đã 'không thay đổi kể từ tuần này'.
Về phần mình, Chánh án Roberts tuyên bố rằng vụ rò rỉ sẽ không ảnh hưởng đến tòa án.
5. Bản dự thảo là một lời phủ nhận mạnh mẽ đối với phán quyết Roe kiện Wade.
Alito, một ứng viên Tối Cao Pháp Viện do Tổng thống George W. Bush đề cử, và đã được xác nhận vào năm 2006, đã mạnh mẽ bác bỏ phán quyết Roe kiện Wade, và gọi quyết định này là “cực kỳ sai lầm ngay từ đầu” và dựa trên những lý luận “đặc biệt yếu ớt”.
Trong bản dự thảo, Alito viết rằng Hiến pháp “không đề cập đến việc phá thai,” và “không có quyền nào như vậy được bảo vệ một cách rõ ràng bởi bất kỳ điều khoản hiến pháp nào”.
“Khi đưa ra một giải pháp quốc gia về vấn đề phá thai, hai phán quyết Roe và Casey đã gây ra cuộc tranh luận và chia rẽ sâu sắc hơn”
6. Các giám mục Công Giáo đã phản ứng tích cực với ý kiến dự thảo.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã tweet một bức ảnh về Cuộc tuần hành ủng hộ cuộc sống, được tổ chức vào hoặc xung quanh lễ kỷ niệm Roe kiện Wade, vào tối thứ Hai, nói rằng, “Tối nay tôi nghĩ về tất cả những năm làm việc chăm chỉ cho cuộc sống mà mọi người của tất cả các tín ngưỡng và không có tín ngưỡng đã tham gia. Nhiều năm kiên nhẫn vận động, giúp đỡ những bà mẹ không có con, tham gia chính trị và hơn thế nữa. “
Tương tự như vậy, Giám mục Joseph E. Strickland của Tyler, Texas, đã ăn mừng, “Cảm ơn Chúa vì quyết định của Tòa án Tối cao liên quan đến phán quyết Roe vs Wade. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng tâm hồn con người được hoán cải và sự thánh thiêng của cuộc sống các thai nhi một lần nữa được công nhận trong quốc gia của chúng ta. “
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho ý kiến bị rò rỉ này không thay đổi,” ngài nói thêm.
Source:Catholic News Agency