Ngày 07-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
''Mở toang mọi cánh cửa đón lấy Chúa Kitô''
Lm. Jos Trương Đình Hiền
09:39 07/05/2011
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH (2011)

"Mở toang mọi cánh cửa đón lấy Chúa Kitô"

Sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay có thể được tóm kết trong 3 chữ T : Thánh Kinh, Thánh Thể và Thánh Hội (Hội Thánh) ; và “3 chữ T” đặc biệt nầy, cũng chính là 3 con đường cốt yếu để chúng ta gặp gỡ Đấng Phục Sinh, để chúng ta thể hiện niềm tin của mình cách trọn hảo.

-Chính Đức Kitô Phục Sinh hôm nay đã dùng Thánh Kinh để khai lòng mở trí cho 2 môn đệ trên đường Emmau hiểu ý nghĩa trọn vẹn của mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh mà chính Ngài vừa mới thực hiện : “Rồi bát đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.”

-Chính Đức Kitô đã dùng Thánh Thể để biểu lộ dung nhan Ngài cho hai môn đệ khi cùng với hai ông cử hành lễ Bẻ Bánh, một cách diển tả khác của Nhiệm Tích Thánh Thể hôm qua và hôm nay : “Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người…”

-Chính Đức Kitô đã củng cố niềm tin Phục Sinh cho nhóm Tông Đồ mà thánh Phêrô là một đại diện và thủ lãnh để nhờ cộng đoàn “Thánh Hội” cơ bản nầy mà niềm tin Phục Sinh được củng cố và loan báo cho muôn dân : “Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người nầy nói với hai ông : “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon”.

Thưa ông bà và anh chị em,

Vâng, cuộc họp mừng Lễ Tạ Ơn hôm nay, ở khắp nơi, mọi thời, chính là cuộc gặp gỡ thân mật và đích thật giữa chúng ta và Chúa chúng ta, Đức Kitô phục sinh, giữa cộng đoàn chúng ta, gia đình giáo xứ chúng ta với Đấng Phục sinh đang trở về, đang có mặt, đang ban Lời chân lý (Thánh Kinh) và Bánh Trường Sinh (Thánh Thể), đang ủi an và chia sẻ tình yêu, đang động viên và soi sáng để biến chúng ta thành một cộng đoàn huynh đệ hiệp nhất (Thánh Hội) để chúng ta cùng đồng hành trên bước đường loan báo Tin Mừng Phục Sinh…

Đó chính là niềm tin muôn nơi và muôn thuở của chúng ta, của mỗi người Kitô hữu, là ý nghĩa đích thực của cuộc họp mừng phục sinh, là nội dung cốt yếu của Tin Mừng phải được sẻ chia và làm chứng, như lời “lời chứng và chia sẻ của Thánh Phêrô” từ thuở khai sinh Giáo Hội mà BĐ 1 sách CVTĐ đã thuật lại hôm nay :

“Chính Đức Giêsu đó,Thiên Chúa đã làm cho sống lại ; về điều nầy tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống : đó là điều anh em đang thấy đang nghe”

1. 1. Đức Kitô phục sinh đang đồng hành với mỗi người :

Trên mọi nẽo đường trần thế hôm qua, hôm nay và mãi mãi sau nầy, chắc chắn không bao giờ vắng bóng những “lữ hành Emmau” cô độc, chán chường, hụt hẫng, hoang mang…về bao nhiêu chuyện trái ngang của cuộc đời tại thế. Là những người Kitô hữu, chúng ta thật hạnh phúc vì chúng ta xác tín rằng, chúng ta luôn có người “bạn đồng hành vô hình”, là chính Đức Kitô Phục Sinh luôn hiện diện trên mọi nẽo đường chúng ta đi, trong mọi biến cố của đời thường cuộc sống.

Thật vậy. Không chỉ hôm xưa Đức Kitô phục sinh đã đến, đã đồng hành, đã thỏ thẻ chuyện trò, đã khai lòng mở dạ, đã hong lại niềm tin, đã đốt lên sức sống cho hai môn đệ Emmau…; mà suốt 2000 năm Ngài đã đồng hành xuyên suốt như thế cũng cho bao nhiêu thế hệ con người. Câu chuyện sau đây sẽ là một minh hoạ cho điều đó :

Trong các tác phẩm của danh họa Rembrandt, có một bức rất ấn tượng vẽ cạnh Đức Giêsu đang ngồi cùng bàn với hai môn đệ Emmau. Điều gây ấn tượng là vẻ mặt sung sướng vô ngần của hai môn đệ lúc họ nhận ra Chúa. Bức họa nổi tiếng này được đặt trong một nhà bảo tàng, và có một chuyên viên phụ trách giải thích ý nghĩa của nó cho các khách tham quan.

Lần kia một cặp vợ chồng vừa có đứa con duy nhất bị chết vì tai nạn. Họ buồn quá không biết làm gì nên cùng nhau đến nhà bảo tàng ấy để giải khuây. Họ cũng được người hướng dẫn ấy đẫn đến bức họa này. Ban đầu, hai vợ chồng chẳng buồn để ý tới những lời giải thích: Nhưng dần dần họ bị cuốn hút vào. Và cuối cùng, khi người hướng dẫn dứt lời thì họ tâm sự với người hướng dẫn: "Chúng tôi đã nghe nói về bức họa này nhiều lần, nhưng chưa lần nào chúng tôi được nghe người nào trình bày một cách hấp dẫn như ông. Chúng tôi thực sự xúc động?

Người hướng dẫn đáp: "Thực ra, không phải lần nào tôi cũng trình bày một cách xác tín như vậy đâu. Có lần tôi đã nói một cách rất hời hợt qua loa”. Rồi ông ta kể: "Ba năm trước, vợ tôi bị ung thư, sức khoẻ cạn kiệt dần, rồi nàng chết một cách hết sức đau đớn. Tôi không thể nào chấp nhận nỗi các chết này, vì nàng là một người rất tốt, không đáng bị chết như thế. Tôi tưởng như cả thế giới sụp đổ. Tim tôi như vỡ tan. Nhưng vì bổn phận, tôi vẫn phải đến làm việc ở nhà bảo tàng này. Tôi giải thích ý nghĩa các bức họa một cách hết sức máy móc, vô hồn. Thế rồi một hôm, tôi chợt hiểu ra rằng bức họa này không chỉ liên can đến hai người môn đệ tuyệt vọng này, mà cả đến tôi nữa. Cũng như hai ông ấy, tôi đã tuyệt vọng và trở thành một người lữ hành cô đơn. Dù tôi là một người tín hữu, nhưng đối với tôi Đức Giêsu chỉ là một nhân vật mờ mịt trong những trang sách Tin Mừng. Tuy nhiên hôm đó tôi cảm thấy Ngài đang hiện diện thực sự bên cạnh tôi, Ngài ở bên tôi như một người bạn hiểu rất rõ mọi nỗi khổ đau của loài người. Từ lúc đó "mắt tôi mở ra, lòng tôi cháy bừng lên" như hai môn đệ ấy. Tôi đã tìm lại được hy vọng và lẽ sống cho đời mình. Bởi vậy từ đó trở đi, mỗi khi tôi kể câu chuyện Emmau là tôi kể về chính cảm nghiệm của mình.”

Cặp vợ chồng không cầm được nước mắt: "Chúng tôi cũng thế. Chúng tôi đã mở mắt ra và thấy lòng mình cháy bừng lên. Hôm nay chúng tôi cũng tìm lại được hy vọng và lẽ sống cho đời mình, vì biết rằng Đức Giêsu phục sinh đang thực sự ở bên cạnh chúng tôi".

2. Đừng sợ đón nhận Đức Kitô :

Trong tác phẩm tu đức "Nên thánh trong thời đại mới", Kilian Mc Gowan, C.P. đã nói một cách mạnh mẽ rằng : "Lãng phí lớn nhất của trí tuệ con người là sống mà không nhận biết Chúa Kitô. Thất bại thê thảm nhất của trái tim con người, nếu có, là chưa bao giờ thật sự yêu mến Chúa Kitô. Vở kịch bi thương nhất trong bất cứ cuộc đời nào là không đặt Chúa Kitô làm trung tâm của đời sống chúng ta" (Nên thánh Thời đại mới, trang 72).

Trong khi đó, như chúng ta đã biết : toàn thể Giáo Hội Công Giáo và cả thế giới vừa hân hoan tham dự và chứng kiến cuộc lễ tuyên phóng Á Thánh cho Đức cố Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, vị thánh Giáo Hoàng đã khai mạc triều đại mục tử của mình bằng lời hiệu triệu :

“Anh chị em đừng sợ ! Hãy mở ra, mở toang mọi cánh cửa đón lấy Chúa Kitô ! Hãy mở mọi biên giới các quốc gia, các hệ thống chính trị, những lãnh vực bao la của nền văn hóa, văn minh, phát triển cho quyền năng cứu độ của Chúa bước vào”.

“Đừng sợ ! Chúa Kitô biết rõ “mọi điều trong lòng người” ! Và chỉ một mình Người biết rõ” (Gioan Phaolô II – Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ Tông đồ Phêrô).

Trong bài giảng của thánh lễ tuyên phong Á Thánh Gioan-Phaolô II hôm 1/5 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã khai triển thêm ý nghĩa đặc biệt nầy nơi chân dung của Vị tân Á Thánh :

“Điều mà vị giáo hoàng mới được bầu đề nghị với mọi người, thì chính ngài là người đầu tiên thực hiện: ngài đã mở các hệ thống xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế cho Đức Kitô, với sức mạnh của một người khổng lồ - một sức mạnh ngài nhận được từ Thiên Chúa – tạo ra một dòng thác hầu như không thể đảo ngược. Bằng chứng tá đức tin, tình yêu, bằng lòng can đảm tông đồ của mình, và bằng uy tín cá nhân lớn lao, người con tuyệt vời này của đất nước Ba Lan đã giúp cho các tín hữu trên khắp thế giới không sợ được gọi là Kitô hữu, không sợ thuộc về Giáo Hội, không sợ nói về Tin Mừng. Nói tắt một lời: ngài đã giúp chúng ta không sợ sự thật, vì sự thật là bảo đảm của tự do. Hay nói hàm súc hơn: ngài đã trao cho chúng ta sức mạnh để tin vào Đức Kitô, vì Đức Kitô là Redemptor hominis, Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Đó là chủ đề của Thông Điệp đầu tiên của ngài, và cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Thông Điệp khác.”

Vâng, một khi có Đức Kitô trong cuộc đời, thì “phép lạ” sẽ xảy ra : phép lạ của sự biến đổi, thăng tiến, canh tân và củng cố.

Ngài đã biến đổi trái tim chai đá cứng tin của Tôma nên diệu hiền khiêm hạ, con người ba phải nhút nhát của Phêrô nên mạnh mẽ can trường, cố chấp thù nghịch như Phaolô trở nên nhà truyền giáo vĩ đại… hay như một Augustinô lầm lạc trác táng trở thành Giám Mục thời danh, một Phanxicô Assisi, một Phanxicô Xavie đam mê tham vọng… đã trở nên những thừa sai loan báo Tin mừng, một Têrêsa Calcutta, người nữ tu chân yếu tay mềm, khó nghèo đơn giản đã trở nên ân nhân của hàng triệu con người bất hạnh, đã trở thành đại thánh. Vâng tất cả đều có chung một bí quyết duy nhất : gặp gỡ Đức Kitô và để Ngài tham dự vào chính cuộc đời.

Điều nầy đã được hiện thực cách mãnh liệt và cụ thể nơi cuộc đời của vị tân Á Thánh Giaon-Phaolô II mà Đức Thánh Cha Bênêđictô đã nêu bật trong đoạn cuối của bài giảng ngày lễ phong chân phước vừa qua :

“Lòng khiêm nhường sâu xa của ngài, cắm rễ trong mối gắn bó mật thiết với Đức Kitô, đã giúp ngài tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội và trao cho thế giới một sứ điệp thậm chí càng hùng hồn hơn khi sức mạnh thể lý của ngài suy kiệt. Bằng cách này ngài đã sống trọn, một cách phi thường, ơn gọi của mọi linh Mục và Giám Mục, đó là trở nên một hoàn toàn với Chúa Giêsu, Đấng mà ngài đón nhận và trao ban hằng ngày trong Bí Tích Thành Thể..”

Như vậy, điều cuối cùng để chúng ta thể hiện và sống đức tin khởi đi từ những gợi ý của sứ điệp phụng Vụ hôm nay, đó chính là :

-Thường xuyên tìm đọc và lắng nghe Thánh Kinh, để Lời Chúa dẫn lối đưa đường chúng ta đến cuộc hội ngộ thường xuyên và đích thực với Chúa Kitô.

-Năng tham dự bàn Tiệc Thánh Thể để từ “địa chỉ cao cả và nhiệm mầu, huynh đệ và hiệp nhất” nầy, niềm tin vào Đấng Phục Sinh của chúng ta càng thêm củng cố và phát triển.

-Hăng hái tham gia vào đời sống cộng đoàn để chính nhờ môi trường thánh thiện và mối giây hiệp nhất yêu thưiơng nầy, chúng ta được thăng tiến, đỡ nâng và dồi dào sức mạnh để ra đi làm chứng cho Tin Mừng Cứu Độ.

Trong một thế giới có quá nhiều những “thần tượng giả”, những “bạn đồng hành không ra gì”, những ý thức hệ lầm lạc và giả dối…chúng ta cần luôn tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng như hai môn đệ Emmau khi xưa, với người “bạn đồng hành duy nhất đáng tin”- Đức Kitô phục sinh : “Xin Thầy ở lại với chúng tôi vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn” . Amen.

 
Ngài có đó
Lm. Minh Anh
15:37 07/05/2011
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH

“Ngài có đó khi con tưởng mình đang cô đơn, Ngài nghe con khi chẳng ai đáp lời. Ngài yêu con khi mọi người lìa bỏ xa con, khi tình đời là mối dây oan, ân tình Ngài hằng luôn chan chứa”.

“Ngài có đó”, bài hát của nhạc sĩ Ân Đức có thể là một trong những chủ đề của Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.

Ngài có đó, những ngày tang tóc khi môn đệ ủ dột, then cài cửa đóng.
Ngài có đó, về Emmaus hai người lê bước, khi bóng ngả chiều tà.
Ngài có đó, cuối vườn hoang lơ lửng treo người anh em Juda,
Ngài có đó khi Tôma ngờ vực đang vất vưởng nơi phương trời nào. Thế nhưng,
chính lúc mây đen phủ kín khung trời hy vọng của nhóm mười hai,
chính lúc bão tố dập vùi con thuyền cộng đoàn môn đệ non trẻ,
thì ngay lúc ấy, Đức Kitô, Đấng Phục Sinh,
người về từ cõi chết, bằng xương bằng thịt đang có đó;
Ngài có đó, sừng sững giữa họ,
“Bình an cho anh em!”, “Bình an cho anh em!”,
một lời chào mà với Ngài, tưởng như không chuyện gì khác lạ.

Thì ra,
Ngài có đó, giữa những ký ức đắng cay về người thầy loang máu,
Ngài có đó, giữa những hoài niệm ngọt ngào nơi phòng tiệc yêu thương.
Ngài có đó, bao dung, tha thứ, thật dịu hiền,
Ngài có đó, chẳng vẻ chì chiết hay trách cứ.
Ngài có đó, chữa vết thương lòng, ban thêm sức mạnh,
Ngài có đó, biến nỗi tuyệt vọng thành niềm hân hoan.
Ngài có đó, củng cố niềm tin, ban sức sống đầy tràn,
Ngài có đó, hồi sinh, thổi hơi thần lực.

Cả chúng ta hôm nay, cũng không ít lần đã phải trải qua đêm tối:
đêm tối tâm hồn, đêm tối đức tin và đêm tối ngoại cảnh.

Chúa ở nơi đâu?
Khi con chết lặng nhìn người thân nhắm mắt;
khi nói lời vĩnh biệt với người mình yêu thương;
khi đắng cay cảm nếm đổ vỡ của một tình trường;
khi nghẹn ngào ngao ngán trước bất hiếu của một người con;
khi mất việc làm, kinh tế gia đình khủng hoảng;
khi thất đoạt trong làm ăn buôn bán;
khi gian khổ đèn sách lại phải lạc bảng đề...

Ước gì, với những trải nghiệm yêu thương mỗi người từng có trong đời ít là một lần với Đấng Phục Sinh, những lúc ấy, chúng ta vẫn vững tin rằng: Giêsu, Ngài đang có đó.

Ngài có đó, khi mất mẹ mất cha, bầu trời sụp đổ.
Ngài có đó, khi cha mẹ mất con đang khi con ở trong nhà.
Ngài có đó, khi mái ấm chỉ còn là quán trọ,
Ngài có đó, khi bữa ăn gia đình chỉ là bữa cơm bụi bên đường, lạnh lùng hờ hững…

Giữa bao sóng gió cuộc đời, chớ gì mỗi chúng ta vẫn mãi nghe được tiếng thì thầm yêu thương của Đấng Phục Sinh Hằng Sống:

“Này Thầy đây, khi con cô độc lẻ loi
Này Thầy đây, khi con kinh khiếp hãi hùng
Này Thầy đây, khi con bị loại trừ, tẩy chay
Này Thầy đây, khi con thấy trì trệ, chẳng chút tiến bộ nào
Này Thầy đây, khi con thất vọng, buồn sầu
Này Thầy đây, khi con lắng lo, sợ hãi
Này Thầy đây, khi mọi người những muốn lánh xa con
Này Thầy đây, khi giữa con với bạn bè là một bức tường dựng đứng
Này Thầy đây, khi con bồi hồi và thức trắng
Này Thầy đây, khi ai đó làm con tổn thương
Này Thầy đây, khi nguy hiểm khôn lường
Này Thầy đây, khi con ốm đau cần được chăm sóc
Này Thầy đây, khi một mình con không đủ sức gánh vác
Này Thầy đây, khi thế giới của con tan tành từng mảnh
Này Thầy đây, khi con cần được yêu và sẵn sàng chia sớt
Này Thầy đây, khi con trải qua cơn đau tột cùng
Này Thầy đây, khi con không còn được ai lắng nghe
Này Thầy đây, khi con không thể đứng thẳng vì kiệt lực
Này Thầy đây, khi lương tâm con đã chai lì hư hỏng
Này Thầy đây, khi con gọi đến Thầy
Này Thầy đây, cả khi con lìa đời
Này Thầy đây, như thiên thần chở che lúc nguy khốn
Này Thầy đây, như mặt trời đem cho con hơi ấm
Này Thầy đây, như người cha khiến con vững dạ
Này Thầy đây, như người mẹ cùng con thổn thức
Này Thầy đây, như trái tim luôn cùng con nhịp bước
Này Thầy đây, như đôi mắt luôn dõi theo trông chừng
Này Thầy đây, như cánh tay luôn đỡ nâng
Này Thầy đây, như áng mây phủ kín yêu thương
Này Thầy đây, như bàn tay chỉ đường
Này Thầy đây, như ánh thiều quang làm diệu vợi lối bước
Này Thầy đây, như tiếng nói thân thương: Ta luôn ở với con”.

(đọc thêm PROCLAIMING HIS KINGDOM, John Fuellenbach, SVD.)

Bạn có thể nghe bài hát “Ngài Có Đó” của Lm. Ân Đức tại:
http://www.video4viet.com/music.html?act=play&id=14eff6b2dc3d5c31bcc919152cbe0250
 
Tin mừng nối tiếp tin mừng
Lm. Phêrô Hồng Phúc
20:43 07/05/2011
TIN MỪNG NỐI TIẾP TIN MỪNG

Trong hành trình từ Giêrusalem tới Emmaus, hai môn đệ có tâm trạng giống như mỗi người chúng ta hôm nay. Đó là vừa đi vừa trao đổi với nhau trong một tâm trạng buồn bã, rã rời. Những thông tin và sự kiện các ông nắm bắt là việc Đức Giêsu thành Nazareth đã chịu chết. Mặc dù, những thông tin mà các ông biết được rất rõ ràng như Lời Chúa báo trước “Ngày thứ ba sẽ sống lại” và chính các phụ nữ đã đưa tin về ngôi mộ trống. Vậy mà tâm trạng của các ông vẫn rã rời và các ông bỏ về quê. Vào chính lúc mà các ông không ngờ, vào chính giờ mà các ông đang nản thì Đức Giêsu đồng hành với các ông. Từ đây bắt đầu xuất hiện một tâm trạng mới. Tâm trạng thay đổi từ ngoài thấm vào trong và từ trong biểu lộ ra ngoài đối với hai môn đệ này. Từ ngoài thấm vào trong là việc người bộ hành thứ ba này đã chia sẻ với hai ông trên suốt dọc đường về những trang Kinh Thánh. Những lời nói, những cách cắt nghĩa đã thấm vào trong tâm hồn của các ông, khiến cho lòng các ông cứ nóng lên. Rồi cho đến đoạn người bộ hành thứ ba để các ông tự xử lý lấy. Hoặc là để mỗi ai tự đi mỗi đường, hoặc là lời mời gọi níu kéo. Cuối cùng lời mời chân thành đã giữ chân Chúa Giêsu ở lại với các ông, vì “ngày đã về chiều và trời tối rồi”(Lc 24,29).

Sự níu kéo chân thành của hai môn đệ trên đường Emmaus đã được đền đáp. Từ những gì bên ngoài thấm vào trong. Bây giờ các ông lại từ trong biểu hiện ra ngoài. Trong ánh mắt nhìn của Chúa Giêsu khi các ông cầm bánh đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông. Các ông nhận ra hình ảnh của Thầy mình trong nhà tiệc ly. Tấm bánh bẻ ra sau lời chúc tụng và tấm bánh ấy được trao cho mỗi người với lời tâm huyết: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, vì này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”(Cr 11,24). Những lời đó đi vào máu, đi vào tâm huyết các ông. Và vì thế khi mắt các ông bị che phủ do những sự kiện, những thông tin mà vì sự sợ hãi nhát đảm đã khiến các ông xử lý một cách vụng về và nhút nhát. Thì giờ đây, trong những tâm huyết, trong những gì mà các ông được tích lũy, lắng đọng từ đêm tiệc ly ấy lại bùng phát nơi các ông. Mắt họ sáng ra chứ không bị che phủ như lúc từ Giêrusalem trở về. Họ sáng ra và nhận ra Thầy mình: Một Đức Giêsu Phục Sinh !. Chỉ tiếc rằng, ngay lúc đó, Chúa biến mất. Tiếc là tiếc cho các ông, bởi vì các ông muộn màng mới nhận ra. Nhưng ngay giây phút đó các ông được biến đổi cách lạ lùng. Từ buồn bã trở nên phấn khởi. Từ thất vọng trở nên tràn đầy hy vọng. Các ông ngược trở về Giêrusalem, một con đường đã quen, nhưng giờ đây là con đường của sứ mệnh tông đồ. Các ông kể cho các tông đồ nghe chuyện, nhưng các ông chưa kịp kể thì các tông đồ đã kể cho hai ông biết rằng Chúa đã hiện ra với Simon Phêrô. Và như vậy, Tin Mừng được tiếp nối Tin Mừng. Hồng ân tiếp nối hồng ân. Các ông được chắp đôi cánh, đôi cánh của tông đồ để làm chứng cho Thầy mình sống lại bằng mắt thấy, bằng tai nghe của chính các ông và sự cộng hưởng của các tông đồ tại Giêrusalem.

Sứ mệnh tông đồ này không chỉ dừng lại ở nơi các ông. Khi Chúa Giêsu phán dạy các ông: “Các con hãy đi khắp thế gian, loan báo Tin Mừng cho mọi thụ tạo”(Mc 16,15). Chúa không cần phải thêm nội dung nào nữa. Nội dung đã quá đủ rồi. Nội dung là làm chứng về một Đức Kitô Phục Sinh từ trong cõi chết. Nội dung là loan báo Tin Mừng đến cho mọi dân tộc rằng, chính sự chết và sống lại của Đức Kitô đã đem lại ơn cứu độ cho muôn dân. Và như vậy, Đức Giêsu Kitô đã trao cho các ông, để qua các ông, ơn cứu độ đến với toàn thể nhân loại. Một sứ mệnh mà không cần phải có những huấn từ đi theo. Một sứ mệnh đã kết tinh trong một con người có hội đủ ba yếu tố quan trọng nhất là Đường, Sự Thật và Sự Sống:

- Đức Giêsu là đường, và vì vậy, ai đi theo Ngài thì không đi trong bóng tối của sự chết nhưng đi trong ánh sáng của sự Phục Sinh;

- Đức Giêsu là sự thật, sự thật là Ngài đã chiến thắng sự chết. Chiến thắng ma quỉ, chiến thắng thế gian.

- Đức Giêsu là sự sống, bởi vì Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa và chính Ngài nắm giữ bản quyền của sự sống.

Đức Giêsu Kitô đã loan truyền cho thế giới thông điệp về sự sống, thông điệp của tình yêu. Và vì vậy, sự sống cũng được gắn liền trong sự thật và sự thật thì rõ ràng trong ánh sáng để tạo nên một con đường không lầm lạc. Tất cả kết tinh trong con người của Đức Kitô Phục Sinh. Điều mà các tông đồ không hiểu khi Thầy mình tuyên bố thì hôm nay, các tông đồ bỗng bừng khởi, các tông đồ đón nhận. Các ông hiểu rằng, con đường của Thầy đã đi, không chỉ đơn giản là lên Giêrusalem mà “Thầy còn đến Galilea trước các con”. Galilea được coi là dân ngồi trong tối tăm, được coi là dân ngoại (x. Mt 4, 15). Vậy mà “Thầy còn đến trước các ông, Thầy gặp các ông ở đó”(Mc 16,7). Bởi vì tiếng kêu của dân ngoại, ơn cứu độ cần phải tràn đến cho họ. Và như thế, Đức Giê su không đón các tông đồ ở Giêrusalem nhưng là ở Galilea, để rồi từ đây, bóng tối sẽ được xua tan nhờ ánh sáng của Phục Sinh. Dân ngồi trong tối tăm đã nhìn thấy ánh sáng của sự sống.

Mỗi người chúng ta hôm nay tiếp nối sứ mệnh tông đồ để làm chứng về Chúa Kitô Phục Sinh, làm chứng về một tình yêu hiến tế. Lòng thương xót đã tuôn đổ và ơn cứu độ ban cho muôn người. Chỉ tiếc rằng, trong những gì mà Đức Giê su trao ban cho các tông đồ vẫn luôn canh cánh một lời mà Chúa đã cảnh tỉnh rằng: “Liệu khi Con Người đến, có còn lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,7). Phải chăng đây là thời điểm đó? Lòng thương xót của Chúa không xua tan được bóng tối của những người cố tình nằm trong sự chết. Tiếng gọi yêu thương từ lòng thương xót của Chúa không thể phá được sự điếc lác của những con người mà hai tai đã bị vít chặt, vì tiền bạc và những tin tức của thế trần. Và phải chăng, một sự thật không chiến thắng nổi những gì mà người ta gọi là thế gian. Người ta thích ở thế gian hơn là thế thật. Chính vì thế mà hôm nay người ta không đón nhận ơn cứu độ, không mở rộng trái tim để đón nhận sứ điệp tình yêu là lòng thương xót của Chúa. “Liệu khi Con Người đến, có còn lòng tin trên mặt đất nữa hay không?”. Đây chính là một thách đố. Đây chính là một cảnh tỉnh. Nhưng đây cũng là một môi trường mà người Kitô hữu hôm nay cần phải dấn thân.

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh,
Xin đừng để ai trong chúng con khép lòng
đến nỗi chỉ còn bóng tối.
Xin đừng để ai trong chúng con tệ bạc
đến nỗi Thầy đang gọi,
Thầy đang đồng hành với mình mà không hay biết.
Xin đừng để ai trong chúng con điếc lác
đến nỗi không còn nghe thấy những tiếng cảnh tỉnh
về tình yêu thương của Chúa gửi đến cho trái đất này.
Nhưng xin cho trái tim chúng con rộng mở
và tâm hồn của chúng con được ghi dấu ấn
lòng thương xót của Chúa.
Qua đó, chúng con nhận ra rằng:
Đường là đây,
Sự thật là đây,
Sự sống là đây,
Tình yêu là đây,
Ơn cứu độ là đây.
Trong Đức Kitô Phục Sinh. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:58 07/05/2011
THÁI TRIỀU
N2T

Thái Triều là một người thích nói chuyện tiếu lâm.
Một lần nọ, một tốp quan nhỏ lên thuyền đi đón thượng cấp, thuyền của thượng cấp chưa đến, lúc ấy là mùa đông nên mọi người trên thuyền vây quanh bếp lửa. Thái Triều cũng vội vàng đến, và mọi người yêu cầu anh ta kể một câu chuyện vui.
Thái Triều nói:
- “Không có chuyện tiếu lâm gì cả, nghĩ không ra. Nhưng hôm qua có nghe nói ở Giang Trung có một toán cướp, cướp một chiếc thương thuyền, nó vốn là thuyền bán nhang, bọn cướp thương lượng với nhau, nói: đem bán đi thì không được bao nhiêu tiền, mà đem quăng đi thì tiếc, thôi thì đốt để tế ông trời. Kết quả, khói nhang bay tới tận trời cao, thượng đế cho rằng nhân gian làm việc tốt, bèn sai hai lực sĩ xuống trần gian nghe ngóng, hai vị lực sĩ trở lại bẩm báo với thượng đế:
- “Làm gì có người đốt nhang làm việc tốt, đó chính là một toán cướp đốt lửa để sưởi ấm”.


Suy tư:
Chuyện tiếu lâm không phải chỉ là kể để cười cho vui mà thôi, nhưng có những chuyện tiếu lâm bao hàm nội dung thâm thúy, mới nghe xong thì cười nhưng ngẫm nghĩ thì rất đau lòng...
Có những chuyện tiếu lâm nghe rất dung tục khiến người khác đỏ mặt đỏ mày khi nghe kể; có những chuyện tiếu lâm khi nghe xong thì để lại ấn tượng xấu cho người kể; lại có những chuyện tiếu lâm rất phong phú khi nghe xong thì người ta vừa cười vừa thương hại cho một ai đó.
Có những chuyện tiếu lâm không nên được kể từ miệng linh mục, đó là những chuyện có tính dung tục làm người nghe hiểu ngược lại và phản tác dụng; có những chuyện tiếu lâm không nên kể cho các thiếu nhi, bởi như thế làm cho tâm hồn các em thêm bẩn; có những chuyện tiếu lâm không nên kể trên tòa giảng, bởi vì tòa giảng không phải là nơi để kể chuyện tiếu lâm, để cười ha ha.
Trong các Phúc Âm không hề nghe các thánh sử tường thuật Chúa Giê-su nói chuyện tiếu lâm để mọi người cười, nhưng Ngài thích dùng các dụ ngôn thực tế để giáo huấn mọi người, dụ ngôn của Ngài kể không như các kinh sư giảng dạy, nhưng ý nghĩa rất phong phú và ai cũng có thể hiểu và thực hành được.
Thái Triều không kể chuyện tiếu lâm nhưng kể chuyện thật, chuyện thật đó nói đến thực tại của xã hội mà ông ta đang sống.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:01 07/05/2011
N2T

50. Con người ta nếu được ánh sáng thật chiếu soi thì phải nhận ra chính mình: họ đã nhận ra nghĩa đức là gì, thì tự nhiên hiểu rõ cái gì là tội lỗi đã làm cho họ mù quáng.

(Thánh Gregory)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Canh tân phụng vụ có nghĩa là canh tân đời sống Giáo hội
Nguyễn Trọng Đa
09:28 07/05/2011
ĐTC: Canh tân phụng vụ có nghĩa là canh tân đời sống Giáo hội

Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện Giáo hoàng về Phụng Vụ Thánh Anselme

ROMA – ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh mối tương quan chặt chẽ giữa "canh tân phụng vụ" và "canh tân đời sống Giáo Hội."

Ngày 6-5, ĐTC Biển Đức 16 nhắc lại việc giải thích của Ngài về Công đồng chung Vatican II trong một chú giải Kinh thánh về "tính liên tục", chứ không phải tính phá vỡ, khi Ngài tiếp các thành viên của Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về Phụng vụ, được Học viện Giáo hoàng về Phụng Vụ Thánh Anselme tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện, với chủ đề: “Giữa hoài niệm và sứ ngôn”.

Trước kia, ĐTC đã triển khai sự giải thích về tính liên tục trong bài diễn văn nổi tiếng của Ngài với Giáo triều Roma ngày 22-12-2005 (xem Zenit, ngày 22-12-2005). Bây giờ Ngài triển khai văn kiện chính về Phụng vụ của Công đồng chung Vatican II: hiến chế Công đồng "Sacrosanctum Concilium".

ĐTC nhấn mạnh về tính liên tục, bởi vì phụng vụ "nhìn thấy mối tương quan chính xác và cố định giữa Thánh truyền và sự tiến bộ hợp pháp, và hiến chế Công đồng trình bày rõ ràng mối tương quan này”.

Ngài lấy làm tiếc là "người ta quá thường xuyên đối lập một cách không khéo léo truyền thống và tiến bộ, trong khi hai khái niệm này bổ sung cho nhau hoàn toàn".

ĐTC giải thích: “Truyền thống là một thực thể sinh động, vốn bao gồm một cách nào đó nguyên tắc phát triển và tiến bộ".

ĐTC nhắc lại rằng Học Viện do ĐTC Gioan XXIII thành lập, và Học Viện đã đáp ứng "ngay trước Công đồng chung, cho các kỳ vọng của phong trào phụng vụ".

Thật vậy, Ngài muốn "làm sống lại việc cầu nguyện của Giáo hội, bằng cách giao cho Phân khoa Biển Đức của l’Aventin thiết lập một trung tâm nghiên cứu, để bảo đảm một nền tảng vững chắc cho việc cải cách phụng vụ".

ĐTC nhận xét, bằng cách lấy lại chủ đề của Hội nghị, rằng “Hoài niệm thuộc về lịch sử của một Học viện, vốn đưa ra sự đóng góp của mình cho một Giáo hội dấn thân vào sự hiện thực hóa của Công đồng chung Vatican II, trong 50 năm hoạt động và giáo dục của mình”.

Trong khi đó, sứ ngôn mở ra “một chân trời mới, ngay cả khi phụng vụ của Giáo Hội không biết giới hạn vào sự cải cách đơn giản của Công đồng”.

ĐTC nhấn mạnh “Sự cải cách đã đi quá xa, bởi vì mục đích chính của cuộc cải cách này không phải là thay đổi văn bản và các nghi lễ, nhưng là canh tân tư tưởng phụng vụ, bằng cách đặt việc cử hành mầu nhiệm vượt qua ở trung tâm của đời sống Kitô hữu và mục vụ”.

ĐTC đã than phiền rằng "thường" các mục tử hay chuyên viên phụng vụ không xem một cách đầy đủ phụng vụ "như một đề tài để đem lại sức sống cho đời sống Kitô hữu”, do mối tương quan chặt chẽ giữa “canh tân phụng vụ” và “canh tân đời sống Giáo Hội".

ĐTC kết luận: “Ước mong Học viện tiếp tục hăng hái phục vụ Giáo hội, trung thành với truyền thống phụng vụ phong phú của mình, như với cuộc cải cách mà Công đồng chung Vatican II mong muốn, theo các tiêu chuẩn ghi trong Hiến chế Sacrosanctum Concilium, và các hướng dẫn của Huấn Quyền". (Zenit 6-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Mỹ: Linh mục dòng Tên làm Tuyên úy Hạ viện
Phạm Kim An
09:32 07/05/2011
Mỹ: Linh mục dòng Tên làm Tuyên úy Hạ viện

Washington – Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner đã chọn một linh mục dòng Tên làm Cha Tuyên úy cho Hạ Viện.

Linh mục Patrick Conroy, Dòng Tên, một cư dân tiểu bang Washington và là cựu Tuyên úy tại Đại học Georgetown, sẽ trở thành vị linh mục thứ hai làm Tuyên úy Hạ viện Mỹ. Ngài thay thế cho vị Tuyên úy đầu tiên, là linh mục Daniel Coughlin, người được bổ nhiệm hồi năm 2000.

Việc bổ nhiệm Cha Coughlin được thực hiện, sau một cuộc tranh luận gay gắt, trong đó một số nhà lập pháp Công giáo than phiền rằng lãnh đạo Hạ viện đã phân biệt đối xử đối với các giáo sĩ Công giáo. Để tránh một cuộc tranh luận về việc bổ nhiệm năm nay, ông Boehner đã tham khảo ý kiến của người tiền nhiệm của mình, là bà Nancy Pelosi lãnh đạo nhóm Thiểu số, và bà ủng hộ sự lựa chọn Cha Conroy. Cả hai vị, ông Boehner và bà Pelosi, là người Công giáo.

Trong một tuyên bố, ông Chủ tịch Hạ Viện nói rằng cha Conroy, 60 tuổi, đã thể hiện một "sự cống hiến cho công việc của Chúa, cam kết phục vụ tha nhân và có kinh nghiệm làm việc với các người có đức tin từ mọi truyền thống".

Cha Conroy, truyền chức Linh mục năm 1983, đã từng là cha xứ ở bang Washington quê hương của ngài, và trong số các tín hữu của ngài có người dân ở Khu bảo tồn người Da Đỏ Colville và Khu bảo tồn người Da Đỏ Spokane.

Từ năm 1990 đến năm 1994, và rồi từ năm 1997 đến năm 2003, ngài làm Tuyên úy tại Đại học Georgetown. Giữa hai thời gian này, cha Conroy làm Tuyên úy tại Đại học Seattle. Hiện nay, cha đang dạy tại Trường Trung Học Dòng Tên ở Portland, bang Oregan. (Catholic Culture 6-5-2011)

Phạm Kim An
 
Hàn Quốc: Đền thánh Công giáo thu hút khách du lịch
Phạm Kim An
09:36 07/05/2011
Hàn Quốc: Đền thánh Công giáo thu hút khách du lịch

Seoul - Chính quyền đảo Jeju, Hàn Quốc, có kế hoạch bảo tồn một số đền thánh lịch sử Công Giáo trong nỗ lực thúc đẩy du lịch.

Một đền thánh ở Khu tưởng niệm Linh mục Kim Dae-gun lên bờ lần đầu tại đảo Jeju, Hàn Quốc.

Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn một chút lịch sử Công Giáo và thúc đẩy du lịch, bằng cách giới thiệu một chuyến "hành hương" đến nhiều đền thánh.

Ngày 4-5, chính quyền tỉnh Jeju-do cho biết rằng sẽ thiết lập cuối năm nay một tuyến tham quan, để bảo tồn "các địa điểm có ý nghĩa lịch sử liên quan đến Công giáo Hàn Quốc", và sau đó sẽ mở rộng nhiều tuyến đường khác cho khách du lịch trên đảo Jeju.

Linh mục Gioan Ko Byeong-soo, Chủ tịch Ủy ban công tác mục vụ của giáo phận Cheju, cho biết kế hoạch này có thể giúp cho việc truyền giáo của Giáo hội địa phương.

Tuyến đi sẽ bao gồm bảy địa điểm, trong đó có đền vị tử đạo Felix Peter Kim Gi-ryang liệt sĩ, và đền thánh Daejeong.

Một địa điểm khác là đền thánh Yongsu, nơi thánh tử đạo Andrew Kim Tae-gon đã lên bờ sau khi Ngài trở về từ Thượng Hải, Trung Quốc, năm 1845, sau khi Ngài được truyền chức linh mục đầu tiên của Hàn Quốc.

Ngài đã cử hành Thánh lễ đầu tiên của mình ở Hàn Quốc tại đây, nhưng đã chịu tử đạo năm sau đó.

Theo chính quyền địa phương, dự án bao gồm việc khôi phục nhà thờ tưởng niệm Cha Kim, và cung cấp các cơ sở lưu trú tại trang trại Isidore trang trại, và cơ sở cầu nguyện tại địa điểm hành hương Hwang Sapyeong gần đó.

Chính quyền Jeju nói rằng sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm, trong đó có linh mục Ko và các nhà sử học địa phương, để chuẩn bị một kế hoạch cơ bản trong tháng Sáu tới.

Đảo Jeju là nơi du lịch chính của Hàn Quốc, và đã thu hút 7.578.000 du khách Hàn Quốc và nước ngoài trong năm 2010.

Giáo phận Cheju, nơi có đảo Jeju, có 67.496 tín hữu Công giáo theo thống kê năm 2009. (UCA News 6-5-2011)

Phạm Kim An
 
Hoa Kỳ: một linh mục Dòng Tên làm tuyên úy cho Hạ Viện
Tiền Hô
10:43 07/05/2011
6 Tháng Năm 2011 (CatholicCulture) - Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ John Boehner đã chọn một linh mục Dòng Tên làm tuyên úy cho viện lập pháp này.

Cha Patrick Conroy, SJ là một công dân thuộc tiểu bang Washington và là cựu tuyên úy cho Đại Học Georgetown. Được biết, ngài là linh mục Công Giáo thứ hai được làm tuyên úy cho Hạ Viện Hoa Kỳ. Người tiền nhiệm ngài là Cha Daniel Coughlin, được bổ nhiệm vào năm 2000.

Việc bổ nhiệm Cha Coughlin năm ấy là kết quả sau một cuộc tranh luận, lúc đó, một số nhà lập pháp người Công Giáo đã kêu lãnh đạo Hạ Viện không phân biệt đối xử chống giáo sĩ Công giáo. Để tránh một cuộc tranh luận tương tự về việc bổ nhiệm trong năm nay, ông Boehner đã tham vấn với người tiền nhiệm của ông là bà Nancy Pelosi - cựu chủ tịch Hạ Viện nay làm phát ngôn viên. Bà từng ủng hộ việc chọn Cha Conroy. Cả ông Boehner và bà Pelosi đều là người Công giáo.
 
Tây Ban Nha: Tổng Giáo Phận Barcelona chuẩn bị cho Đại hội Giới trẻ Thế giới
Tiền Hô
10:44 07/05/2011
Ngày 7 Tháng Năm 2011 (RomeReports) - Chỉ còn 100 ngày nữa là đến ngày diễn ra Đại hội Giới trẻ Thế giới (World Youth Day). Hơn 340.000 bạn trẻ từ khắp thế giới đã ghi danh tham dự chính thức. Các quốc gia có khách hành hương nhiều nhất là Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Hoa Kỳ. Cũng như một số quốc gia khá xa Tây Ban Nha như: Ấn Độ, Nam Hàn và Tân Tây Lan.

Tổng Giáo Phận Barcelona đang chuẩn bị để làm giáo phận lưu trú cho khách hành hương trong những ngày trước khi sự kiện này diễn ra. Tại thành phố này, dự kiến có hơn 16.000 khách hành hương đến để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng. Giới trẻ Barcelona đang chuẩn bị những buổi canh thức cầu nguyện, hòa nhạc và các chuyến tham quan du lịch, nhằm tạo sự khuyến khích cho hàng ngàn bạn trẻ hành hương.

ĐHY Luis Martinez Sistach - Tổng Giám Mục của Barcelona (Tây Ban Nha) nói: "Chắc chắn họ sẽ tìm thấy nhiều điều, họ sẽ được ở bên cạnh Đức Giáo Hoàng, và họ sẽ tìm thấy Chúa Giêsu. Sẽ có những giây phút thinh lặng, suy niệm, cầu nguyện, các buổi lễ của đức tin và cuộc hội ngộ với những bạn trẻ khác, trong số hàng triệu người".

Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ được tổ chức tại Madrid từ ngày 18 đến ngày 21 Tháng Tám. Theo ban tổ chức thì có khoảng hơn một triệu rưỡi người sẽ tham dự.
 
Hoa Kỳ kể tên các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo
Phan Thịnh
10:45 07/05/2011
Sau khi có báo cáo về các cuộc tấn công Kitô hữu, một ủy ban thuộc chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Ai Cập đã vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng. Những lời chỉ trích nói rằng, trong những năm qua, các Kitô hữu là mục tiêu của các cuộc tấn và các vụ đánh bom khác nhau. Gần đây nhất, sau vụ từ chức của Tổng thống độc tài Hosni Mubarak, sự căng thẳng vẫn gia tăng đối với các nhóm tôn giáo khác nhau.

Theo bản báo cáo này thì sự vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng đã được nhận thấy ở Trung Quốc, Ai Cập, Iran, Ả Rập Saudi và Việt Nam. Ngoài ra, Pakistan là mối quan ngại mới.

Trong báo cáo hàng năm của mình, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đề nghị đem Ai Cập vào danh sách vi phạm. Nếu chính quyền Obama đồng thuận, Ai Cập có thể bị các biện pháp trừng phạt kinh tế, trừ khi họ cải thiện được tình trạng.

Ủy ban cũng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ xem xét lại các nguồn kinh phí tài trợ cho quân đội Ai Cập. Thay vào đó, họ yêu cầu rằng, một phần kinh phí đó nên sử dụng để trợ giúp cho các nhóm thiểu số, ví dụ như người Kitô hữu.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc phản ứng với ủy ban này bằng cách yêu cầu "tôn trọng sự thật và ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc".

Theo báo cáo được công bố vào năm ngoái, Trung Quốc bắt giữ hơn 500 giáo sĩ Tin Lành cũng như Công Giáo. Chính phủ nước này cũng bị cáo buộc là đã phá hủy các trung tâm của Kitô giáo (RomeReports - 6/5/2011).
 
Đức Thánh Cha viếng thăm Aquileia và Venezia
LM Trần Đức Anh OP
21:23 07/05/2011
VATICAN - Chiều thứ bẩy, 7-5-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm mục vụ tại vùng Đông Bắc Italia, với hai trạm dừng là Aquileia và Venezia, cho đến chiều chúa nhật 8-5.

Đây là cuộc viếng thăm thứ 22 ĐTC thực hiện tại Italia và là chuyến đầu tiên trong năm nay, với chủ đề là: “Ngài củng cố đức tin của chúng con”.

Vùng đông bắc Italia, họp thành giáo miền Triveneto, rộng gần 41 ngàn cây số vuông với 6 triệu 900 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 15 giáo phận, chia làm 4 giáo tỉnh, với 3.526 giáo xứ, gần 7.100 linh mục triều và dòng, 242 phó tế vĩnh viễn.

Sau 1 giờ bay từ Roma ĐTC đã đến phi trường Ronchi dei Legionari lúc quá 4 giờ 30, và được giáo quyền và chính quyền địa phương cùng với đại diện chính phủ Italia tiếp đón nồng nhiệt. Từ đây ngài đã dùng xe đến thành phố Aquileia cổ kính có từ thời La Mã và là một trong những trung tâm từ đó Kitô giáo được lan ra ở miền đông bắc Italia hồi thế kỷ thứ 4 và sinh ra tổng cộng 57 giáo phận hiện nay tại Italia, Sloveni, Áo, Croát, miền Bavière bên Đức và đến tận Hungari.

Aquileia ngày nay chỉ còn là một làng có 3.500 dân cư, nhưng được chọn làm trạm dừng đầu tiên của ĐTC vì đây là chiếc nôi của Giáo Hội Công giáo ở miền đông bắc Italia và là sẽ diễn ra Đại Hội kỳ 2 Giáo Hội tại miền miền này vào tháng 4 năm tới, 2012.

Hơn 4.500 tín hữu và dân chúng đã tụ tập tại quảng trường trước Nhà thờ. Ca đoàn đã hát mừng ngài bằng thánh ca la tinh “Nơi nào có tình yêu thương, ở đấy có Thiên Chúa” (Ubi caritas est, ibi Deus est).

Trong lời chào thăm các tín hữu và dân chúng ở Aquileia và miền Triveneto, cùng với các GM và chính quyền tụ tập trước Vương cung thánh đường, ĐTC ca ngợi quá khứ oai hùng của thành này, thành phố thứ 9 của đế quốc Roma, thứ 4 của Italia, và là chiếc nôi của một Giáo Hội sinh động, gương mẫu, có khả năng loan truyền Tin Mừng chân chính, phổ biến sang các vùng lân cận và được gìn giữ qua bao thế kỷ.

Ngài nói thêm rằng: “Hỡi anh chị em là những người con và là người thừa kế của Giáo hội Aquileia vinh quang.. trong giờ phút này của lịch sử, anh chị em hãy tái khám phá, bảo vệ, và hăng say tuyên xưng chân lý cơ bản này. Thực vậy, chỉ từ nơi Chúa Kitô, nhân loại mới có thể nhận được hy vọng và tương lai, chỉ từ Chúa, con người mới có thể kín múc được ý nghĩa đức tin và sức mạnh của tha thứ, công lý, hòa bình. Anh chị em hãy giữa cho đức tin và các công trình nguyên thủy của mình luôn được sinh động!.. Tôi mời gọi anh chị em hãy luôn tái trở thành những môn đệ của tin Mừng, để diễn tả Tin Mừng qua sự nhiệt thành, qua đức tin sáng ngài, qua đức ái chân thành, luôn nhạy cảm đối với người nghèo.. Hãy chăm chỉ đến Bàn Thờ để lãnh nhận lương thực là chính Chúa Kitô, Bánh sự sống, sức mạnh trong những cơn bách hại, là lương thực khích lệ trong những lúc nản chí và yếu đuối, mang lại can đảm và lòng nhiệt thành Kitô giáo”.

Gặp Hội đồng chuẩn bị đại hội đông bắc Italia kỳ 2

Sau lời chào trên đây, ĐTC đã vào bên trong Vương cung thánh đường Aquileia để gặp các GM miền Triveneto, các thành viên Hội đồng mục vụ giáo phận và 30 người đại diện cho Hội đồng chuẩn bị Đại hội của Giáo hội miền Đông bắc Italia, cùng với đông đảo LM, tu sĩ nam nữ và tín hữu.

Ca đoàn và mọi người đã hát bài “Hỡi Phêrô, con là đá! Tu es Petrus” trong khi ĐTC tiến lên bàn thờ. Sau khi quì cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, ngài đã chào thăm tất cả các GM hiện diện trong gian cung thánh.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức TGM giáo phận Gorizia sở tại, và đoạn sách thánh trích từ Sách Khải Huyền (1,4-11), ĐTC nhận xét rằng “Miền Đông bắc Italia là chứng nhân và là người thừa kế một lịch sử phong phú về đức tin, văn hóa, nghệ thuật với những dấu hiệu vẫn còn rõ rệt trong xã hội ngày nay đang bị tục hóa. Kinh nghiệm Kitô đã hình thành một dân tộc nhã nhặn, cần cù làm việc, kiên trì và liên đơi. Miền này mang vết tích sâu đậm của Tin Mừng Chúa Kitô, tuy vẫn có sự đa nguyên về căn tính văn hóa”.

ĐTC nói với các đại biểu và các tín hữu rằng: “Sứ mệnh ưu tiên mà Chúa ủy thác cho anh chị em ngày nay, được canh tân trong cuộc gặp gỡ bản thân với Ngài, chính là làm chứng về tình thương của Thiên Chúa đối với con người. Anh chị em được kêu gọi thực thi điều đó, trước tiên qua những hoạt động thương yêu và những chọn lựa sự sống cụ thể nhắm mưu ích cho con người, từ những người yếu thế nhất, mong manh nhất, vô thương thế tự vệ, không thể tự lập được, như người nghèo, người già, các bệnh nhân, người khuyết tật, những người mà thánh Phaolô gọi là những thành phần yếu nhất trong thân thể Giáo Hội (Xc 1 Cr 12,15-27).. Anh chị em hãy đặt gia đình ở nơi trọng tâm các mối quan tâm của mình; gia đình là chiếc nôi tình thương và sự sống, là tế bào cơ bản của xã hội và cộng đoàn Giáo Hội. Sự dấn thân mục vụ này càng trở nên cấp thiết vì cuộc khủng hoảng đời sống gia đình ngày càng lan tràn, và vì số sinh suy giảm trầm trọng. Trong mọi hoạt động mục vụ của anh chị em, hãy biết dành một sự chăm sóc đặc biệt cho người trẻ, những người đang nhìn về tương lai trong tâm trạng bất an, họ thường sống trong những hoàn cảnh khó khăn, bấp bênh và mong manh, nhưng họ mang trong tâm hồn một sự đói khát đậm đà đối với Thiên Chúa!”

ĐTC nhận xét rằng: “Trong bối cảnh đó, đức tin Kitô ngày nay phải đương đầu với những thách đố mới: người ta thường miệt mài tìm kiếm sự sung túc kinh tế trong một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và tài chánh, chủ nghĩa duy vật thực hành, thái độ chủ quan. Trong tình thế phức tạp ấy, anh chị em được kêu gọi thăng tiến ý nghĩa Kitô về cuộc sống, qua việc minh bạch rao giảng Tin Mừng, trong niềm hãnh diện và vui tươi, qua các lãnh vực khác nhau của đời sống thường nhật. Từ đức tin được can đảm sống, ngày nay cũng như trong quá khứ, nảy sinh một nền văn hóa phong phú được dệt bằng lòng yêu mến đối với sự sống con người, từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, bằng sự thăng tiến phẩm giá mỗi người, đề cao tầm quan trọng của gia đình, được xây dựng trên hôn nhân chung thủy và cởi mở đối với sự sống; bằng sự dấn thân cho công lý và tình liên đới”.

Đến Venezia

Giã từ Vương cung thánh đường Aquileia, ĐTC đã đáp trực thăng về thành phố nổi Venezia cách đó khoảng 100 cây số về hướng tây. Đến đây vào lúc gần 7 giờ tối, ngài dùng tàu đến Quảng trường Thánh Marco ở trung tâm của thành phố này.

Venezia được biết đến nhiều trên thế giới như một thành phố nổi và Tổng giáo phận tại đây hiện có hơn 372 ngàn tín hữu Công Giáo với 128 giáo xứ và 103 thánh đường, gần 400 LM triều và dòng.

Hồi thế kỷ thứ 15, ĐGH Nicolò 5 đã quyết định nâng Venezia lên hàng tòa Thượng Phụ. Trong những thế kỷ sau đó, lãnh thổ của các giáo phận nhỏ lân cận dần dần được tháp nhập vào Venezia. Trong số 47 vị Thượng Phụ thành Venezia từ trước đến nay, có 3 vị trở thành Giáo Hoàng trong đó có thánh Piô 10, Đức Chân Phước Gioan 23 và Vị Tôi Tớ Chúa ĐGH Gioan Phaolô 1.

Tại quảng trường thánh Marco, ĐTC đã gặp gỡ dân chúng địa phương. Trong đáp từ sau lời chào mừng của thị trưởng thành Venezia, ông Giorgio Orsoni, ĐTC nhắc đến gia sản đức tin mà dân thành Venezia này đã nhận lãnh qua dòng lịch sử và bảo tồn, như nhiều thánh đường nổi tiếng tại đây chứng tỏ, đặc biệt là Vương cung thánh đường Chúa Cứu Thế và Đền thánh Đức Mẹ Sức khỏe, thu hút nhiều tín hữu hành hương mỗi năm. Ngài nói: “Khi đến viếng thăm thành phố của anh chị em, tôi cầu xin Chúa ban cho tất cả một niềm tin chân thành và phong phú, có khả năng nuôi dưỡng một niềm hy vọng bao la và một sự kiên nhẫn tìm kiếm công ích.

ĐTC cũng mời gọi người dân thành Venezia luôn tìm kiếm sự hòa hợp giữa cái nhìn của đức tin và lý trí, giúp lương tâm nhận thấy rõ sự thiện đích thực, để những quyết định của cộng đoàn dân sự luôn theo những nguyên tắc luân lý đạo đức phù hợp với chân lý sâu xa của bản tính con người.

Sau khi chào thăm chính quyền và dân chúng thành Venezia, ĐTC đã tiến vào Vương cung thánh đường thánh Marco để kính viếng, đặc biệt là cầu nguyện trước hài cốt của vị thánh sử, rồi về tòa Thượng Phụ để dùng bữa tối và nghỉ đêm.

Sáng Chúa nhật 8-5-2011, ĐTC sẽ dùng tàu đến thành phố Mestre để cử hành thánh lễ vào lúc 10 giờ tại Công viên thánh Giuliano cho các tín hữu thuộc tất cả các giáo phận miền đông bắc Italia. Ban tổ chức dự kiến sẽ có ít nhất 200 trăm ngàn tín hữu đến tham dự Thánh Lễ, khoảng 50 GM Italia và các nước lân cận như Áo, Sloveni và Croát, cùng với 700 LM đồng tế với ĐTC, và phần thánh ca do ca đoàn 1 ngàn ca viên đảm trách.

Trong bối cảnh thế giới sau vị Bin Laden bị giết và nhóm Al Qaida hứa trả thù, giới báo chí đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh: 900 nhân viên được huy động để giữ an ninh trật tự và bảo vệ ĐTC trong buổi lễ, trong số này có hơn 600 nhân viên ở địa phương, phần còn lại là các nhân viên khác từ Roma và Vatican được gửi đến để tăng cường.
Ban chiều cùng ngày chúa nhật, ĐTC sẽ tham dự một cuộc gặp gỡ tại Vương cung thánh đường thánh Marco và chủ tọa Đại hội kỳ 3 của Tòa Thượng Phụ Venezia kết thúc chương trình viếng thăm mục vụ của ĐHY Angelo Scola. Sau đó ngài sẽ đi thuyền tới Vương cung Thánh đường Sức Khỏe vào lúc gần 6 giờ chiều, để gặp gỡ giới văn hóa, nghệ thuật và kinh tế. Sau đó ngài sẽ đáp máy bay trở lại Roma, dự kiến vào lúc 8 giờ rưỡi tối. (SD 7-5-2011)
 
ĐTGM Antonio M. Vegliò chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Di Dân từ Vatican đến thăm Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
14:03 07/05/2011
Vào thứ Tư, ngày4/5/2011 vừa qua. Tổng Giáo Phận Adelaide đã hân hoan tiếp đón Đức TGM Antonio Maria Vegliò chủ tịch hội đồng Giáo Hoàng về Di dân & Tỵ Nạn từ Vatican đến viếng thăm Nam Úc.

Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm, quản nhiệm cộng đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc và nữ tu Marie Trần Thị Niên RSM thuộc Văn Phòng Di Dân TGP Adelaide đã được trao phó công việc đón tiếp, tổ chức chương trình thăm viếng và gặp gỡ các linh mục tuyên uý đặc trách di dân và các thành viên phụ trách trong nhiều lãnh vực mục vụ giúp người di dân & tỵ nạn trong TGP Adelaide.

Mục đích cuộc thăm viếng của ĐTGM Vegliò nhằm gặp gỡ, chia sẻ và tìm hiểu về những sinh hoạt của các cộng đồng sắc tộc, để từ đó Đức TGM và phái đoàn Hội Đồng Di Dân & Tỵ Nạn của Toà Thánh có được cái nhìn tổng thể về tình hình sinh hoạt chung của cộng đồng Di dân và Tỵ nạn tại Úc Châu.

Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc đã được toà Tổng Giám Mục GP Adelaide trao phó công tác tổ chức Thánh Lễ Sắc Tộc và buổi tiệc liên hoan nhân dịp Đức TGM Vegliò đến viếng thăm Nam Úc.

Xem Hình

Xem Video Clip
 
Top Stories
Press Release: Vietnam, Laos Uprising: 28 Hmong Protesters Killed
U.S. Center for Public Policy Analysis
07:22 07/05/2011
Washington, D.C., Bangkok, Thailand, and Vientiane, Laos, May 5, 2011

Center for Public Policy Analysis

info@centerforpublicpolicyanalysis.org

Thousands of Viet-Hmong minority political and religious dissidents along the Laos - Vietnam border, who are staging mass protests demanding religious freedom and land reforms from the communist regime in Hanoi, have been attacked by Vietnam People's Army (VPA) troops and security forces in the remote Dien Bien province of Vietnam. Twenty-eight (28) ethnic Hmong people, protesting against government policies, are confirmed dead in recent days, with hundreds more missing, along the Laos -Vietnam border area of the the Socialist Republic of Vietnam (SRV), according to Lao Hmong non-governmental organizations, and the Center for Public Policy Analysis in Washington, D.C.

Large numbers of Vietnam People's Army infantry and mechanized troops, as well as Lao People's Army (LPA) soldiers, were rushed to the Dien Bein border area at the direction of the Chief of Staff of the Armed Forces of the SRV on May 3-5, 2011. Ground attack helicopters were also reportedly dispatched from bases in Laos and Vietnam by the VPA, at the direction of the armed forces Chef of Staff of Vietnam. General Tran Quang Khue, and other VPA generals, who dominate the politburo in Vietnam, have reportedly played a major role in the crack-down, and deployment of the armed forces, against the peaceful Hmong protesters.

“We are concerned about credible reports that many poor and ordinary Hmong people in the Dien Bein area, as well as other people along the Vietnam and Laos border, have been arrested or killed by Vietnamese Army, and Lao Army, soldiers and police because of their protests for land reform to Communist officials in Hanoi, their opposition to illegal logging, or because of their independent Christian and Animist religious beliefs ,” said Christy Lee, Executive Director of Hmong Advance, Inc.(HAI) in Washington, D.C.

Ms. Lee continued: “Ordinary Hmong people, and other highland and forest-dwelling minority peoples in Laos and Vietnam, have also been subjected to a new and increasing injustice by the authorities and Vietnam People's Army-owned companies, which continue their oppressive methods, religious persecution, and to engage in illegal logging in Vietnam and Laos, including the Dien Bien area in Vietnam, as well as the Laotian provinces of Xieng Khouang, Khammoune, Luang Prabang and elsewhere.”

“The Hmong, and other minority Christian and Animist religious believers, are being driven of their lands and killed and persecuted by corrupt Communist party officials and the military elite in Vietnam and Laos,” Ms. Lee stated.

“At least twenty-eight Viet-Hmong are known to have been killed, and 33 wounded, in recent attacks by Vietnam People's Army troops in the Dien Bien area of Vietnam,” said Philip Smith, Executive Director of the Center for Public Policy Analysis (CPPA) in Washington, D.C.

The non-governmental organizations, including the CPPA, HAI, Hmong Advancement, Inc. and others, cite Hmong, Vietnamese and Lao sources inside the area of Dien Bien provice where the Hmong are currently staging mass protests against Vietnam's communist and military authorities.

“The Viet-Hmong people fleeing to Laos from Dien Bien province, during the recent anti-government protests and crackdown in Vietnam, have also been arrested by Lao security forces and VPA troops who are working closely together to jointly seek to arrest, persecute and kill them,.” Smith stated.

“In recent days, significant numbers of Vietnam People's Army troops from Hanoi, and security forces from Laos, have been deployed for special military operations directed against the Hmong minority people, and independent religious believers and political dissidents, along the Vietnam – Laos border and the Dien Bein province area of Vietnam,” Smith observed.

Smith continued: “At least seventeen Viet-Hmong Christians were killed and 33 wounded on May 3rd in the Dien Bien Province, and Dien Bein Phu, areas of Vietnam bordering Laos n attacks by VPA military forces. All of these people were independent Catholic and Protestant Christian believers. Additionally, eleven independent Viet-Hmong animist believers were also known, and confirmed, to have been killed on the same day by Vietnam People's Army forces. .”

“Hundreds of Viet and Lao-Hmong minority peoples are also missing after the attacks directed against the peaceful protesters by the Vietnamese government forces in the Dien Bein area,” Smith stated.

“In addition to the seventeen Hmong Christians, an additional eleven independent Viet-Hmong animist believers were also confirmed killed on the same day by VPA forces because they also were accused of worshiping outside of the communist government's control in Hanoi and because they were standing up for land reform and the religious freedom of the Viet-Hmong and Lao-Hmong people,” Smith continued.

“Lao-Hmong forest and highland-dwelling people who have fled horrific religious persecution as well as illegal logging by Vietnam People's Army-owned companies in Laos continue to flee to Vietnam and Thailand as political refugees by the hundreds each year,” Smith concluded.

In December of 2009, Thailand forced some eight thousand Lao Hmong political refugees back to Laos, despited international protests. They were put under the direction of the Deputy Chief of the Lao Armed Forces who was previously accused by human rights and international humanitarian organizations of taking a leadership role in perpetuating atrocities and egregious human rights violations against Lao Hmong civilians, including the rape, murder and mutilation of Lao Hmong women and children.

Lately, the VPA and SRV have played a significantly increased role in Laos, with hundreds of additional troops and security forces from Vietnam being deployed in Laos in recent years.

Contact: Ms. Helen Cruz

Center for Public Policy Analysis

info@centerforpublicpolicyanalysis.org

Tele. (202) 543-1444

2020 Pennsylvania Ave., N.W.

Suite No.#212

Washington, DC 20006 USA

http://www.centerforpublicpolicyanalysis.org
 
Mixed feelings over bin Laden: Many Americans question what's the appropriate reaction to leader's death
Andrea Ball / Cox
13:50 07/05/2011
AUSTIN, Texas -- Melissa Bernstein thought she'd be happy when someone finally killed Osama bin Laden. Instead, she's confused.

"I don't know how I should feel," said the Austin woman, whose mother was working at the World Trade Center and died in its destruction on 9/11. Americans across the country cheered bin Laden's death after the President's announcement Sunday night with flag waving, horn honking and rallies.

The celebratory mood left others uncomfortable. The Vatican released a statement saying the event called for "reflection, not rejoicing." Some questioned whether it was morally wrong to celebrate a death, no matter the crime.

The euphoria Americans are feeling is a catharsis, said Arthur Markman, a psychology professor at the University of Texas. "We've been carrying around this national tragedy for 10 years."

For some the emotional reactions were driven by relief of knowing bin Laden was no longer a threat, said Joseph White, director of family life for the Catholic Diocese of Austin.

Then there's the fact that people wanted to enjoy what they considered to be a national victory against terrorism. At a time when the country is deeply divided ideologically, coming together in mass celebration is appealing, Markman said.

Some religious leaders called for tempered reactions.

One Vatican spokesman said, "In the face of a man's death, a Christian never rejoices, but reflects on the serious responsibilities of each person before God and before men, and hopes and works so that every event may be the occasion for the further growth of peace and not of hatred."

Bernstein said she's still working her way through her emotions. But she said she took no pleasure in watching the rallies on television. They reminded her too much of the videos showing foreigners celebrating on 9/11.

"We don't look any better than they did, dancing on TV at the loss of life," she said. "It is complicated."

(Read more: http://www.timesunion.com/default/article/Mixed-feelings-over-bin-Laden-1369806.php#ixzz1LhKbIzhT)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Biểu tình đòi tự do tôn giáo ở Điện Biên - 39 người bị giết
Gia Minh, biên tập viên RFA
06:35 07/05/2011
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington, cung cấp những thông tin mới nhất về vụ biểu tình của người H’mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Vụ biểu tình của hằng ngàn người dân tộc thiểu số H’mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên từ ngày 30 tháng tư đến nay vẫn là một đề tài thu hút chú ý của công luận quốc tế; khi mà thông tin không được chính quyền Việt Nam công khai và điạ phương được nói xảy ra biểu tình đang bị phong tỏa ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’.

Đàn áp người biểu tình ôn hòa

Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington là một trong những nơi đưa ra tin tức về cuộc biểu tình được cho là lớn và đang bị đàn áp đó.

Gia Minh hỏi chuyện ông Philip Smith, giám đốc điều hành của CPPA, vào chiều ngày 6 tháng 5 vừa qua, và được ông cung cấp những thông tin mới nhất như sau:

Ông Philip Smith: Theo những nguồn tin của chúng tôi tính đến hôm nay có 39 người được xác định đã thiệt mạng, một người khác bị thương nặng…

Gia Minh: Ông có thể cho biết vì sao đến lúc này những người dân tộc thiểu số Hmông lại có một cuộc biểu tình lớn như thế?

Ông Philip Smith: Theo tôi quá nhiều bất bình dồn nén lại vì ở Việt Nam trong quá trình phát triển những nơi khác tại Việt Nam nhận được tăng trưởng, sung túc đáng kể; nhưng tình hình này lại không có được ở tỉnh Điện Biên. Đó là điều thứ nhất; thứ hai người dân không được tự do bầu lên những người đại diện cho họ. Rồi họ bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ, trong khi xuất hiện vô số tình trạng tham nhũng về phiá những thành phần quân đội tiến hành chặt hạ rừng, việc phá rừng bất hợp pháp phá vỡ môi trường, làm hại đất đai của người dân. Một điểm thứ ba nữa là số người Hmông tại vùng đó nay trẻ hơn, ở vào độ tuổi 20, 30.

Họ phục vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở Lào trong vai trò người phiên dịch cũng như trong những đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ truy lùng chính những bà con của họ chạy trốn trong rừng … Họ chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng giết chóc chính những đồng bào của họ, từ họ họ trở nên bất mãn, căm phẫn… và nhiều người trở về Việt Nam kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy. Họ là những người trong số tham gia biểu tình đó chống lại chính sách đó.

Gia Minh: Vào ngày 5 tháng 5, phát ngôn nhân Việt Nam tuyên bố rằng lúc này truyền thông nước ngoài chưa thể đến khu vực Mường Nhé theo như yêu cầu của hãng thông tấn AFP, ông thấy vì sao?

Ông Philip Smith: Đây là vấn đề của chính quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Họ từ chối không có truyền thông nước ngoài đến tại khu vực nơi đang có những vi phạm nhân quyền, nơi có những cuộc biểu tình ôn hoà. Chính quyền Việt Nam cố tình kiểm soát tin tức, thông tin nhằm duy trì quyền lực chính trị của họ.

Chính quyền Việt Nam muốn che giấu sự thật đối với nhiều người. Sự thật đó là người dân tộc Hmông rất nghèo khó, dù họ vẫn luôn tự hào trước hết và trên hết là người Việt Nam. Nhiều người trong số họ tham gia chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược hồi năm 1979, nhiều gia đình Hmong có thân nhân là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thế mà Nhà nước lại tấn công họ khi họ nói họ muốn độc lập.

Vấn đề là chế độ độc tài ở Việt Nam.

Biện minh cho sự trấn áp

Gia Minh: Một vị phó chủ tịch tỉnh Điện biên được thông tấn xã Việt Nam trích dẫn nói rằng người Hmông nghe tin đồn nhảm về một thế lực siêu nhiên và bị kích động tập trung đòi lập vương quốc tự trị? Ông nghĩ sao về bình luận đó?

Ông Philip Smith: Đó là luận điệu tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Để chứng minh điều họ đưa ra thì hãy ngay lập tức cho những phóng viên nước ngoài đã có yêu cầu đến tại khu vực Mường Nhé.

Hầu hết những điều mà Nhà nước Việt Nam tuyên truyền là nhằm để biện minh cho biện pháp trấn áp của họ.

Sự thật là những người Hmông theo Cơ đốc giáo phải chiụ nhiều bắt bớ.

Cáo buộc người Hmông đòi tự trị là không đúng, và đó chỉ được dùng như cớ để tấn công họ mà thôi.

Gia Minh: Ngoài việc phải cho phóng viên nước ngoài đến tại điạ phương nơi diễn ra cuộc biểu tình, theo ông chính quyền Việt Nam cần phải làm gì nữa để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện nay tại đó?

Ông Philip Smith: Theo tôi vấn đề hệ thống chính trị Việt Nam thiếu cải cách. Thực tế là Bộ chính trị bị thống lĩnh bởi những tướng quân đội. Dù có theo cộng sản hay không họ cũng hình thành nên thế lực ‘săn đuổi’. Họ đã cam kết đoàn kết với những đảng cộng sản khác trên thế giới, đặc biệt như Cuba và Trung Quốc.

Biện pháp toàn trị đối phó với những vấn đề điạ phương như thế này được xem là quân sự kết hợp với bạo lực, bạo lực chính trị với quân sự. Bất cứ ai dám nói lên tiếng nói của họ về những vấn đề đơn giản, mà khởi đầu chỉ là những chuyện rất nhỏ. Người Hmông đầu tiên tập trung chỉ vì những quan tâm về chuyện đất đai, tình hình cải cách, tự do tôn giáo, nay trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế.

Tôi chỉ trích chính quyền Hà Nội đã hành động quá mức, sự độc quyền về chính trị, từ chối chia sẻ quyền lực với những nhóm đối lập, tiến hành bầu cử tự do, công bằng ở cấp điạ phương cũng như quốc gia.

Dân tộc Hmong được biết đến nhiều về lòng yêu tự do của họ. Họ không thể hiểu nổi tại sao người ta lại trục xuất họ ra khỏi đất đai của họ, không cho họ hành đạo một cách tự do.

Trong nhiều trường hợp, họ ước muốn được hành xử một cách độc lập không bị chính quyền giám sát và kiểm soát.

Gia Minh: Cám ơn ông.

Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, và là một đơn vị tư vấn ý kiến về chính sách ngoại giao, nhân quyền, và các vấn đề an ninh quốc gia.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, được thành lập hồi năm 1988. Kể từ năm 1993, CPPA cung cấp những nghiên cứu tại chỗ về những vấn đề chính sách ngoại giao từ Afghanistan cho đến Lào, Đông Âu, Viễn Đông. CPPA cũng được yêu cầu cung cấp thông tin, nghiên cứu và phân tích cho các dân biểu Quốc hội, các ban ngành của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có những tổ chức nhân quyền và hoạt động nhân đạo quốc tế.
 
Hội thảo “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Thiên Niên Kỷ Thứ Ba”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:42 07/05/2011
Ngày 6.5.2011, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Ủy Ban Văn Hóa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức ngày hội thảo về đời sống và sứ vụ của vị Tân Phước - Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Xem hình ảnh

Tham dự hội thảo có:

- Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết
- Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo Phận Huế.
- Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Bắc Ninh
- Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục Cần Thơ
- Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Hải Phòng.
- Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, Giám Mục Ban Mê Thuột
- Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả.
- Khoảng 300 tham dự viên là Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ, Giáo Dân đến từ 26 Giáo phận.

Sau lời giới thiệu của cha Tổng Thư Ký Ủy Ban Văn Hóa, Giuse Trịnh Tín Ý, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ Tịch UBVH khai mạc hội thảo.

Lần lượt các tham dự viên được nghe thuyết trình các đề tài:

– Cuộc đời và sứ vụ của Đức Gioan Phaolô II (Lm. Phêrô Nguyễn Thanh Tùng, Giáo Sư Giáo Sử học, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn.)
– Đức Gioan Phaolô II, Cánh cửa hòa bình (Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt)
– Đức Gioan Phaolô II và vấn đề đạo đức sinh học (Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên)
– Đức Gioan Phaolô II và giới trẻ (Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên)

Đề tài: “Đức Gioan Phaolô II với công lý và hòa bình”, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp vì bận công việc mục vụ nên không đến trình bày được.

Sau mỗi bài tham luận, nhiều tham dự viên nêu câu hỏi, các thuyết trình viên giải đáp, bầu khí vui tươi, mọi người thêm hiểu biết về Tân Chân Phước, vị Giáo Hoàng thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo.

UBVH/HĐGMVN cũng phổ biến cuốn sách dày 490 trang “Vượt qua ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba” với 13 đề tài rất phong phú về đời sống và sứ vụ Tân Chân Phước Gioan Phaolô II.

1. Đức Gioan Phaolô II, Đời Sống Và Sứ Vụ (Lm.Phêrô Nguyễn Thanh Tùng).
2. Đức Gioan Phaolô II, Cánh Cửa Hòa Bình (Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt)
3. Đức Gioan Phaolô II Và Vấn Đề Đạo Đức Sinh Học (Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên).
4. Đức Gioan Phaolô II, Trước Cuộc Khủng Hoảng Nhân Bản (Lm Giuse trịnh Tín Ý)
5. Đức Gioan Phaolô II Và Đức Trinh Nữ Maria (Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông, CSsR)
6. Đức Gioan Phaolô II Và Vấn Đề Lương Tâm (Richard A. Spinello, hprweb.com, Antôn Uông Đại Bằng chuyển ngữ).
7. Đức Gioan Phaolô II Và Giới Trẻ (Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên).
8. Đức Gioan Phaolô II Và Gia Đình (Lm Luy Nguyễn Anh Tuấn)
9. Đức Gioan Phaolô II Với Giới Phụ Nữ ( Lm Anbêtô Nguyễn Thọ Lộc, OP).
10. Đức Gioan Phaolô II, Chân Dung Mục Tử (Lm FX. Đào Trung Hiệu, OP).
11. Đức Gioan Phaolô II, Vị Giáo Hoàng Của Truyền Thông (Nữ tu Ngọc Lan, fmm).
12. Đức Gioan Phaolô II, Vị Giáo Hoảng Của Đối Thoại Liên Tôn (Lm Tâm Giao).
13. Đức Gioan Phaolô II Với Giáo Hội Và Dân Tộc Việt Nam (Augustinô Vương Đình Chữ).

Dịp này, Lm Phêrô Nguyễn Thanh Tùng xuất bản tác phẩm “ Đức Chân Phước Gioan Phaolô II” và tác phẩm “265 Triều Đại Giáo Hoàng Trong Dòng Lịch Sử Giáo Hội” với nhiều hình ảnh và tư liệu lịch sử. Đây là hai tác phẩm lịch sử quý giá được Lm Giáo Sư Lịch Sử Giáo Hội dày công nghiên cứu biên soạn.

Đức cha Giuse, Chủ tịch UBVH đã đúc kết với những ghi nhận và cám ơn.

Ghi nhận về ngưỡng cửa mà buổi họp mặt hôm nay muốn nhận định trải qua các bài tham luận. Ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ III còn nhiều ngổn ngang nhưng cũng chất chứa tràn đầy niềm hy vọng. Ngổn ngang về hòa bình, vì bóng dáng chiến tranh và bạo lực vẫn còn, nhưng hòa bình mà Đức Gioan Phaolô II và Giáo hội nhắm đến không chỉ trên bình diện vật lý, mà còn là sự bình an nội tâm và làm thế nào dẫn đưa con người ngày nay đến gặp gỡ Đức Giêsu Kitô, Chúa của hòa bình.

Ghi nhận thứ hai, liên quan đến lĩnh vực đạo đức sinh học, chúng ta cũng nhận ra sự mênh mông của lãnh địa này, mà Giáo hội cần bù đắp các khoảng trống trong tương lai.

Ghi nhận thứ ba, giới trẻ ở ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba, chúng ta cũng nhận ra sự không đồng bộ trong hoạt động lẫn những vấn đề khác nhau, tùy từng địa phương, nhưng còn đó một niềm hy vọng.

Thực vậy, ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba tràn trề hy vọng, hy vọng về một nền đạo đức thấm nhuần tinh thần Kitô giáo do chân phước Gioan Phaolô II khơi gợi.

Ngày hội thảo đã làm sáng lên tinh thần Gioan Phaolô II, học hỏi về vị Tân Chân Phước sẽ giúp người Kitô hữu hành động và bước tới thiên niên kỷ này với đức tin và niềm hy vọng Kitô giáo. Người Kitô hữu cần trang bị cho mình phong thái Gioan Phaolô II để vượt qua ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba. Phong thái này được cô đọng trong 3 động từ: “đừng sợ”, “đứng lên” và “tiến tới”.

Cuối ngày hội thảo, ban tổ chức khánh thành “tượng đài” Gioan Phaolô II và thiên niên kỷ thứ ba. Nhiều người đến chụp hình kỷ niệm bên “tượng đại” tuyệt đẹp và sống động.

UBVH/HĐGMVN đã hai lần tổ chức về đời sống và sứ vụ của ĐGH Gioan Phaolô II. Lần thứ nhất năm 2003, dịp mừng Ngân Khánh Giáo Hoàng và lần thứ hai dịp kính mừng Ngài được tôn phong Chân Phước. Đức cha Chủ tịch UBVH cũng có lời ước hẹn vào lần gặp sắp tới xoay quanh một biến cố nào đó trong nhịp sống của Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Hoàn Vũ.

Cùng với Giáo Hội, chúng ta ngưỡng vọng tôn vinh Chân Phước Gioan Phaolô II, người mẫu Kitô hữu của Thiên Niên Kỷ Thứ Ba.
 
Giáo xứ Chính Toà Cưả Nam, giáo phận Lạng Sơn, dâng hoa kính Đức Mẹ
Giuse Trần ngọc Huấn
10:22 07/05/2011
LẠNG SƠN - Trong bầu khí của những ngày tháng Năm – tháng dành riêng kính Đức Trinh Nữ Maria, các em thiếu nhi thuộc Giáo xứ Chính Toà Cửa Nam của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã thay mặt mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ dâng kính lên Đức Mẹ những bản tiến hoa thật sốt sắng.

Xem hình ảnh



Trước Thánh lễ chiều Thứ Bảy, ngày 07 tháng 05 năm 2011, mọi người quy tụ trong ngôi nhà thờ Chính Toà, với sự hiện diện của Đức Giám mục Giuse của giáo phận, quý nam nữ tu sỹ, để hiệp ý dâng lên Đức Mẹ những tâm tình con thảo yêu mến và đầy tôn kính. Từng hạt kinh Kính Mừng như những bông hoa lòng mỗi ngừơi kính dâng lên Mẹ. Các em thiếu nhi với trang phục thật đẹp, lời ca tiếng hát thật đơn sơ nhưng chứa bao tâm tình sốt mến, thay mặt mọi người dâng hoa lên trước ngai toà Đức Mẹ. Bầu khí buổi dâng hoa gợi lên niềm sốt sắng và tâm tình của ngừơi tín hữu dâng kính Đức Mẹ, tựa như những bông hoa lòng tung hô Mẹ Thiên Chúa.
 
Dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ tại Sydney
Diệp Hải Dung
10:29 07/05/2011
SYDNEY - Tối thứ Sáu 06/05/2011 Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney đã tổ chức đêm dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ nhân dịp ngày Mother’s Day với chủ đề Tiếng Ru Ngàn Đời tại nhà hàng Crysrtal Palace vùng Canley Heighrs, mục đích gây quỹ giúp các bạn trẻ trong Cộng Đồng có cơ hội và phương tiện tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Thủ Đô Madrid Tây Ban Nha vào tháng 8/2011.

Xem hình ảnh

Khai mạc chương trình hoạt cảnh Mẹ Âu Cơ diễn tả về người mẹ trong lịch sử Việt Nam rất hoành tráng và chương trình được liên tục tiếp nối với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Tốp Ca phụ họa với những vũ khúc và hoạt cảnh nói lên tình Mẹ, như liên khúc Ru Con trình diễn 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên rất đặc sắc. Nhạc cảnh Mẹ Ơi Con Đã Về rất cảm động khi người Mẹ tiễn con lên đường chinh chiến bảo vệ đất nước quê hương, để rồi khi tàn cuộc chiến, người con trở về với chiếc nạng gỗ trên tay.

Cha Dương Thanh Liêm Đặc trách Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney lên ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đồng thời Cha giới thiệu buổi dạ tiệc hôm nay có sự hiện diện của 2 Đức Giám Mục, Đức Giám Mục Phụ Tá Terry Brady, Đức Giám Mục Micheal Mc. Kenna Giáo Phận Bathurst, quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Mai Đào Hiền, quý Sơ Dòng Trinh Vương, quý Thầy Đại Chủng Viện Chúa Chiên Lành, quý Ban Thường Vụ trong Cộng Đồng đặc biệt có một số người Lào cũng đến tham dự buổi dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ.

Đức Giám Mục Terry Brady ngỏ lời chúc mừng tất cả mọi người đặc biệt là các bạn trẻ, sau đó Ngài làm phép của ăn. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng chúc mừng các bạn trẻ vàchúc các bạn trẻ luôn gặt hái những thành quả tốt để dấn thân phục vụ cho Cộng Đồng cho Giáo Hội. Ông Giang Hoang Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng lên ngỏ lời chia sẻ và chúc mừng buổi dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ do các Bạn Trẻ Công Giáo Việt Nam TGP Sydney tổ chức.

Lồng trong phần văn nghệ với 14 tiết mục Ca, Vũ, Nhạc Cảnh nói về người Mẹ, còn có tiết mục Xổ Số gây quỹ giúp cho Giới Trẻ rất là hào hứng vui nhộn với sự điều hợp của Cha Dương Thanh Liêm. Đêm dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ do Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức rất thành công và tốt đẹp.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện kể của một Giám Mục Việt Nam
Gioan Lê Quang Vinh
10:41 07/05/2011
Tin vào Giáo Hội là một trong những cách thể hiện lòng tin vào Đức Kitô. Và người ta phải thừa nhận rằng chính các mục tử trong cung cách hành động và thái độ của mình tác động lớn lao đến niềm tin của từng Kitô hữu.
Trong cuộc đời tôi, tôi có điều may mắn là được tiếp xúc với những mục tử nhân dũng – nhân lành và anh dũng (cách nói của linh mục Giuse Đinh Xuân Long, gốc giáo phận Đà nẵng). Do đó tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc và hy vọng vào Hội Thánh, Thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô.
Bài viết này xin được kể lại một lần gặp gỡ với ngài, một vị Giám mục khôn ngoan, nhân ái và can đảm. Có lẽ không cần nêu danh tánh của ngài, đơn giản là vì ngài có một danh tánh ai cũng biết: Mục Tử Chân Chính.
Ngài là vị mục tử không nhượng bộ trước bất công, không thoả hiệp với bóng tối. Ngài nói nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Nghe những câu trả lời cho những người chất vấn ngài, người ta có cảm giác được an ủi, khích lệ và như được gặp gỡ Đức Kitô là Chúa Chiên Lành.
Ngài hay gặp rắc rối phiền phức và bị cấm đoán khi đi dâng lễ cho những cộng đoàn tín hữu ở vùng sâu và heo hút vào các dịp Đại Lễ. Khi trả lời cho những người có chức quyền về việc đó, ngài bảo: “Tôi thấy các anh dại quá khi các anh cấm tôi đến dâng lễ cho những anh em Công giáo ở vùng ấy!” Họ hỏi dại là dại làm sao. Ngài trả lời: “Này nhé, nếu các anh để tôi tự do dâng Lễ, thì tối đa ở đó cũng chỉ được khoảng 20 giáo dân nghe tôi giảng. Nghe xong có khi về nhà họ quên mất. Chứ các anh cấm tôi như thế, bây giờ cả thế giới đều biết, đều nghe đến tôi. Đó là bài giảng hùng hồn. Như vậy không phải các anh dại sao?”.
Nghe vậy, dĩ nhiên những người ấy im lặng. Không biết họ nghĩ gì, nhưng tôi đoán chắc họ sẽ tự vấn, và trong lòng họ, như nhà văn DTH đã viết, “có một cuộc chiến khác nổi lên”.
Chuyện về cái gọi là Uỷ ban Đoàn Kết Công Giáo hay Công Giáo yêu nước mà dân chúng thường gọi là đám quốc doanh cũng thú vị. Những người có quyền đến gặp ngài và đặt thẳng vấn đề rằng ở nhiều giáo phận đã có cái Uỷ ban này, nhưng trong giáo phận ngài thì không. Họ nói rằng nếu giáo phận tổ chức Uỷ ban ĐK này thì mỗi năm nhà nước sẽ chi cho hai tỷ đồng để tiêu dùng. Ngoài ra khi đi họp ở Hà nội thì các ông “yêu nước” sẽ được ở khách sạn năm sao, sẽ được đi Đồ sơn hay đi đâu đó nghỉ mát. Hai tỷ đồng, số tiền lớn thật, có số tiền ấy ngài tha hồ làm được nhiều việc. (Nghe điều này tôi mới biết tại sao những ông “yêu nước” ở các nơi tích cực dữ dội!).
Nghe các ông ấy trình bày đầy “hấp dẫn” như thế, ngài hỏi lại: “Các ông nói cho tôi biết Uỷ ban ấy là tổ chức tôn giáo hay tổ chức chính trị?” Họ trả lời: “Đó là tổ chức chính trị phục vụ đảng và nhà nước”.
Họ dứt lời thì ngài từ tốn nói: “Bây giờ tôi hỏi các anh nhé. Các anh có muốn thấy gia đình người ta chia rẽ, xung khắc không? Giáo phận khác thế nào tôi không biết, chứ ở giáo phận tôi nếu có cha nào tham gia vào uỷ ban ấy là lập tức có chia rẽ và nghi kỵ ngay. Là Giám mục, không lẽ tôi muốn nhìn giáo phận chia rẽ?”
Im lặng một lúc, ngài tiếp: “Các ông có nghĩ rằng linh mục giỏi làm chính trị không? Trước kia các ông nghĩ các linh mục tuyên uý trong Quân Lực VNCH làm chính trị, nhưng sau hàng chục năm bắt các linh mục ấy đi học tập, các ông đã biết các linh mục chẳng biết làm chính trị gì cả. Các ông bảo Uỷ ban ĐK ấy là tổ chức chính trị mà kêu gọi các linh mục không biết chính trị vào hoạt động là để họ phá chế độ!”
“Chưa hết”, ngài nói tiếp, “Dân mình còn nghèo khổ, ông nghĩ làm sao chúng tôi là Giám mục, linh mục, là người có Đạo, lại có thể nhận hai tỷ đồng tiền của dân để tiêu pha, rồi còn ở khách sạn năm sao, rồi đi du lịch nơi này nơi nọ cho được?”
Nghe đến đó thì họ không nói chuyện UBĐK ấy với ngài nữa.
Một chuyện khác cũng rất thú vị là chuyện về lá cờ. Trước đây đã có những tuyên bố thế này thế nọ về cờ đỏ cờ vàng làm cho người dân hoang mang và cộng đồng người Việt hải ngoại buồn phiền. (Nếu được nghe ngài nói, chắc cả nhà nước lẫn dân chúng đều vui!).
Đó là một lần ngài đi nước ngoài. Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò ngài: “Ông đi nước ngoài nhờ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!”. Ngài đáp ngay: “Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa”. Họ ngạc nhiên hỏi ngài: “Sao vậy?” Ngài cười: “Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?”.
Rồi ngài nói với các ông ấy: “Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?”
Ngài nói tiếp, lý luận sắc bén: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
“Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?”
Ngài nói thêm, như lời tâm sự, nghe rất xúc động: “Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi.”
Nghe những lời vô cùng hợp lý như thế, chắc họ bất ngờ và ngượng ngùng lắm nên cuối cùng họ bảo: “Thôi ông cứ đi...”
Một chuyện khác cũng rất thú vị mà khi nghe ngài kể, tôi ngạc nhiên tò mò không hiểu ngài sẽ kết luận thế nào. Ngài nói với cán bộ nhà nước: “Các ông nghĩ mà xem, ở những nước Công giáo toàn tòng như Pháp hay Ý có bao giờ chính phủ yêu cầu toàn dân đi học giáo lý không? Ấy vậy mà ở Việt nam, nhà nước đã từng ra lệnh cho toàn dân, có đạo cũng như không có đạo phải đi học giáo lý cả thời gian dài”.
Nghe vậy, họ ngạc nhiên hỏi: “Chúng tôi có thấy nhà nước bắt mọi người học giáo lý bao giờ đâu?” Ngài bảo: “Chưa hiều à? Thì trong dịp lễ phong Thánh cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 1988 đó”. Họ cũng chưa hiểu (Và tôi nghe ngài nói tôi cũng chưa hiểu!).
Ngài bảo: “Này nhé, năm đó các ông phản đối việc phong thánh, nên các ông bắt mọi người, từ bí thư đảng đến dân thường, từ thượng toạ Phật giáo đến người đạo khác, từ linh mục đến giáo dân đi mítting nghe các ông nói về Giáo Hội Công Giáo, về các Thánh Tử Đạo. Các ông chê trách, các ông lên án, các ông cho là nhiều vị Tử đạo là xấu, là theo thực dân, Đạo Công giáo là không đúng v.v...”
Họ vẫn chưa hiểu và hỏi ngài: “Vậy sao ông bảo nhà nước bắt dân học giáo lý?”. Ngài cười: “Vẫn chưa hiểu à? Bây giờ nhé, chúng ta nói chuyện thật lòng như những người bình thường với nhau đi, tôi lột lon Giám mục của tôi, các ông cũng lột lon cán bộ đi. Các ông có biết thời trước 1954 dân chúng gọi Việt minh là gì không? Là Vẹm đó. Vẹm là nói dối, họ bảo nói dối như Vẹm. Vậy các ông nói gì thì dân cũng hiểu ngược lại. Các ông càng nói xấu Giáo Hội, nói xấu các Thánh Tử Đạo thì người ta càng hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo là tốt, các Thánh Tử Đạo là tốt”.
Nghe nài nói xong, họ im lặng (chứ biết trả lời thế nào). Ngài nói sâu sắc, rõ ràng và rất thật. Tôi nghĩ rằng ai nghe chuyện này cũng đều thán phục ngài.
Nói về người Công giáo và chữ Quốc ngữ, ngài cũng có lý luận thú vị. Ngài bảo rằng có một gia đình kia giàu có lắm. Trong nhà có một đứa con và một người giúp việc. Người con ỷ lại, chỉ lo ăn chơi, trong khi người giúp việc thì chăm chỉ làm việc và dành dụm. Rồi một ngày kia, người con ấy phá sản, phải vay mượn nợ khắp nơi. Lúc ấy người con phải nhờ đến người giúp việc kia bảo lãnh cho mình. Hoá ra cuối cùng vị thế phải thay đổi!
Ngài dùng ví dụ ấy để diễn tả sự thật này là chữ Quốc ngữ do cha Alexandre de Rhodes lập ra với mục đích truyền giáo. Như vậy chữ Quốc ngữ trước hết là của người Công giáo, nhưng cuối cùng người Công giáo lại không biết sử dụng thứ chữ “gia bảo” của mình. Bằng chứng là có được bao nhiêu nhà văn nhà thơ Công giáo?
Còn nhiều điều thú vị mà tôi học được từ vị Giám mục khả kính ấy. Tôi lắng nghe ngài kể chuyện mà cảm phục tài lý luận, sự phán đoán và cái tâm trong sáng của vị Mục tử. Viết lại chuyện này, tôi thầm cám ơn Chúa vì Giáo Hội Việt Nam được diễm phúc có những mục tử như ngài và cám ơn Chúa vì mình được gặp gỡ ngài. Chúng ta cám ơn Chúa vì Ngài vẫn ở giữa dân Ngài qua những vị mục tử nhân lành, anh minh và can trường.
Xin Chúa chúc lành cho ngài, để ngài được như lời Kinh Thánh: “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn.” (Is. 50,4). Dân Chúa nhọc nhằn được nghe lời của của mục tử nhân dũng thì lập tức thấy bình an và hy vọng.
 
Tin Đáng Chú Ý
Việt Nam: Có ít nhất 49 nạn nhân tử vong trong các vụ trấn áp người Hmong ở Điện Biên
Đức Tâm/RFI
18:45 07/05/2011
Việt Nam: Có ít nhất 49 nạn nhân tử vong trong các vụ trấn áp người Hmong ở Điện Biên

Hôm nay, 07/05/2011, Trung Tâm Phân tích Chính sách công – CPPA - một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, có trụ sở tại Washington, ra thông báo cho biết, có thêm 21 người Hmong bị thiệt mạng, đưa tổng số nạn nhân lên đến 49, kể từ khi quân đội Việt Nam tiến hành trấn áp các cuộc biểu tình, tại tỉnh Điện Biên, miền Bắc Việt Nam, nổ ra từ ngày 30/04 đến nay. Đồng thời, chính quyền tiếp tục điều động quân đội lên khu vực này.

Ngày hôm qua, CPPA nói rằng đã có 28 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.

Theo bà Christy Lee, Giám đốc phụ trách hồ sơ người Hmong của tổ chức CPPA, thì trong ngày hôm nay, quân đội Việt Nam đã giết chết 21 người khác và làm bị thương, bắt giữ hàng trăm người, theo nguồn tin của những người Hmong thuộc tổ chức này và theo nguồn tin riêng của CPPA tại tỉnh Điện Biên. Một phụ nữ Hmong đang trong tình trạng nguy kịch do bị thương bởi báng súng AK 47 và lưỡi lê.

Bà Lee còn nói rằng rằng quân đội đã vu cáo những người Hmong tham gia và các cuộc biểu tình và tụ tập, đồng thời, quân đội đã « huy động nhiều xe thiết giáp và xe tải đến bắt và chở những người Hmong tới một số nơi nào đó ở Việt Nam hoặc Lào và tại đấy, họ có thể bị tra tấn, giết hại hoặc đơn giản là mất tích ».

Hiện chỉ có Trung tâm Phân tích Chính sách công đưa ra con số người chết, bị thương, mất tích … Thông tin này chưa được kiểm chứng, phối kiểm với các nguồn tin độc lập khác. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam không cho phép các phóng viên ngoại quốc lên tỉnh Điện Biên với lý do thời tiết xấu, đường xá tồi tệ, các cấp địa phương đang bận chuẩn bị kỷ niệm chiến thắng Điện Biên phủ.

Trong những ngày qua, có nhiều thông tin nói về cuộc biểu tình của người Hmong tại Điện Biên đòi tự do tôn giáo, thành lập một vương quốc độc lập, và chính quyền điều động quân đội, cảnh sát đến trấn áp những cuộc biểu tình. Thế nhưng, đại diện bộ Ngoại giao Việt Nam lại giải thích rằng những cuộc tập hợp biểu tình này là do mê tín và những kẻ xấu đã lợi dụng, kích động dân chúng, gây mất trật tự, trị an.

Ngày hôm qua, đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ra thông cáo kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng một cách hòa bình và đề nghị chính quyền Việt Nam giải thích rõ về những thông tin chưa được kiểm chứng liên quan đến số người chết trong các cuộc biểu tình của người Hmong ở tỉnh Điện Biên.
 
Văn Hóa
Ngày nhớ ơn mẹ: Kho tàng ân đức của trời cao
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
07:33 07/05/2011
Kho tàng ân đức của trời cao

Trong dân gian lòng hiếu thảo với cha mẹ, người sinh thành, nuôi dưỡng cùng giáo dục đào tạo con cháu nên người, là nghĩa vụ luân lý nền tảng của con người.

Mỗi người tùy theo khả năng sức lực, hầu như ai cũng cố gắng sống giữ lòng hiếu thảo với cha mẹ mình. Vì đó là bổn phận lòng yêu mến biết ơn với các ngài. Những tấm gương sống lòng hiếu thảo tận tình xưa nay có rất nhiều.

Trong 10 Giới răn của Thiên Chúa, điều răn thứ bốn dậy: „Con phải thảo kính cha mẹ con“. Đây là nếp sống lòng đạo đức.

Cha mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng, đào tạo gíao dục chúng ta nên người. Nhưng sự sống, hình hài thân xác, tính tình cùng khả năng cơ hội phát triển đường đời sống lại không do cha mẹ ta định đoạt vẽ ra.

Cha mẹ nào, nhất là người mẹ, hằng luôn hướng về con mình, cùng mong muốn cầu xin cho con mình có tương lai đời sống tốt đẹp. Nhưng sự sống tinh thần cũng thân xác cùng con đường đời sống của mỗi người không do người cha, người mẹ tác tạo làm ra như mong muốn, mà do Đấng Tạo Hóa thảo định phác họa ra.

1. Trong cung lòng mẹ.

Tiên Tri Gieremia đã viết thuật lại về chương trình của Thiên Chúa cho đời Ông: „ Thiên Chúa phán: Trước khi cho con thành hình trong cung lòng mẹ, Ta đã biết con; trước khi con lọt cung lòng mẹ, Ta đã thánh hóa con. Ta kêu gọi đặt con làm Tiên Tri cho muôn dân“ ( Gr.1,5)

Như đời sống của Tiên Tri Gieremia, đời sống mỗi người đã được Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa ngay từ lúc khởi đầu sự sống trong cung lòng mẹ, tuyển chọn hoạch định ra rồi.

Với sự thụ thai thành hình sự sống, rồi mở mắt chào đời lọt cung lòng mẹ, đời sống mỗi người khởi đầu một chuỗi dài trong thời gian tiến đi vào những giới hạn không gian cũng như thời gian. Nhưng con đường đời sống trong thời gian vĩnh cửu nằm trong bàn tay định liệu của Thiên Chúa đã phác họa dự phòng, đã sửa soạn sẵn cho.

Vua Thánh Davít đã có tâm tình cầu nguyện cùng Thiên Chúa về đường đời sống từ khởi đầu cho đến ngày hoàn thành với lòng thành kính ca ngợi biết ơn:

„Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!
Hồn con đây biết rõ mười mươi.
Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu.
Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con
đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự. „
(Thánh Vịnh 139 ( 138) 13-16)


Mỗi người do cha mẹ sinh thành ra ở đời. Nhưng lại là hình ảnh của Thiên Chúa. Người mẹ cưu mang (người con) hình ảnh của Thiên Chúa trong trái tim cung lòng bà.

Do vậy, trong dân gian có niềm tin tưởng: Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính.

Và khi cưu mang mầm sự sống người con trong cung lòng mình, niềm hy vọng về sự tốt lành thánh thiện đã luôn bừng lên trong tâm hồn người mẹ.

2. Người mẹ niềm hy vọng.

Khi hay tin người mẹ nào đang cưu mang, chờ đợi thai nhi trong cung lòng, dân gian có suy tư: người mẹ đó đang mang chất chứa tràn đầy niềm hy vọng tốt đẹp!

Sự suy nghĩ tin tưởng như thế đặt trên căn bản kinh nghiệm thực tế trong đời sống. Vì người mẹ nào cũng đều mong muốn cầu xin khấn nguyện cho con mình còn đang thành hình phát triển trong cung lòng mình, một tương lai khỏe mạnh tốt đẹp, một con đường đời sống sáng sủa tốt thành công.

Và khi người con mở mắt chào đời ra khỏi cung lòng mẹ, người mẹ nào cũng vui mừng hạnh phúc. Nhưng họ cũng có cảm nhận: Em bé bơi lội trong bóng tối cung lòng mình, bây giờ mở mắt chào đời bước vào vùng trời ánh sáng.Theo kinh nghiệm từng trải cùng linh tính báo cho biết cảm nhận ra, trong suốt dọc đời sống sau này, con mình sẽ còn vướng gặp không ít bóng tối che phủ đường đời sống nữa!

Trong giây phút vui mừng hạnh phúc cùng cảm nghiệm tư lự đó, người mẹ thầm thĩ đọc lời kinh vừa tạ ơn, cùng vừa cầu xin cùng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa chúc phúc lành gìn giữ che chở đời con mình trước những bóng tối đe dọa trên đường đời sống. Người mẹ sống niềm hy vọng cho con mình.

Và người con cũng là niềm hy vọng cho cha mẹ, cho con người. Vì mỗi sự sống mới nơi một em bé là cánh thư từ trời cao nhắn gửi cho trần gian: Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, không quên, không bỏ rơi thế giới, Ngài hằng luôn hỗ trợ tạo dựng sự sống mới cho con người được nối tiếp như một khởi đầu mới.

3. Cánh thư từ trời cao

Cha mẹ nào cũng sống dạt dào vui mừng khi nhận được tin: sự sống một em bé đang thành hình trong cung lòng mẹ. Họ chờ đợi tin mừng của cánh thư trong niềm hân hoan cùng trong phập phồng lo âu.

Cha mẹ nào cũng hân hoan khi em bé con mình mở mắt chào đời khoẻ mạnh. Dòng nước mắt vui mừng hạnh phúc lăn chảy dài trên khoé mắt, trên đôi gò má, lúc cha mẹ tận mắt nhìn thấy em bé con mình, tác phẩm của máu mủ lòng mình, là ngôn ngữ, là hình ảnh sống động của niềm vui mừng hân hoan đó.

Cánh thư từ trời cao trao tặng gửi cho cha mẹ viết bằng hình hài thân xác sống động của em bé, như một bông hoa tươi xinh luôn tươi nở. Cánh thư sống động tình yêu đó đã trào lên trong tâm hồn, nơi làn da thớ thịt, tận sâu ở tầng thần kinh cảm gíac của người mẹ, người cha niềm vui mừng hạnh phúc thần thánh thiên đàng.

Nhưng niềm vui mừng hân hoan đó, nhất là nơi các cha mẹ trẻ, cũng pha lẫn sự suy nghĩ tư lự không ít. Vì họ không biết phải nuôi dạy con mình như thế nào cho đúng, mới xứng hợp đầy đủ, làm sao có thể chu toàn được bổn phận nuôi con như cha mẹ họ ngày xưa đã làm cho họ…

Trời cao đã gửi cánh thư niềm vui tình yêu cho cha mẹ. Trời cao cũng trao tặng cha mẹ lời đoan hứa an ủi mong làm dịu nỗi lo âu căng thẳng lo âu của họ.

„Thiên Chúa phán: Ðừng sợ, vì Ta đã cứu chuộc con, đã gọi con bằng chính tên con: con là con của Ta! Chính Ta là Thiên Chúa con thờ, là Ðức Thánh của Ít-ra-en, Ðấng cứu độ con.“ ( Isaia 43, 1.3.)

Một người mẹ tâm sự như sau: „Tôi biết, tôi bệnh hoạn đau yếu, cùng không có khả năng sức lực gì nhiều. Nhưng tôi cố gắng lo cho các con của con tôi, sao cho chúng có được đời sống tốt đẹp sau này không bị thiệt thòi, không bị thua kém với đời! Và tôi cũng không hiểu tại sao Chúa lại trao cho tôi khả năng cùng bổn phận sinh con, nuôi dạy con.“


Vâng, lời tâm sự chân thành này nói lên ơn gọi, vai trò cùng bổn phận cao cả trong đời sống của các người mẹ. Trong dân gian, khi suy nghĩ về ơn gọi vai trò của người mẹ, đã có câu truyền khẩu, lẽ dĩ nhiên phần nào mang tính cách hơi đưa đẩy lên cao: Vì Thiên Chúa không thể hiện diện khắp mọi nơi, nên Ngài đã tạo thành các người mẹ!

Không, các người mẹ không tự cao tự đại như thế đâu. Trong tận thâm tâm, họ chân nhận hiểu chính bản thân mình cũng chỉ là tạo vật do Thiên Chúa dựng nên. Người con trong cung lòng mình, trong đời sống mình là qùa tặng của Trời cao ban cho.

Và Thiên Chúa muốn thực hiện chương trình ý định của Ngài trong trần gian qua trung gian thứ hai. Thiên Chúa không chỉ muốn trực tiếp trao tặng tình yêu của Ngài cho em bé. Ngài muốn tình yêu đó được trao tặng qua trung gian người mẹ, người cha em bé.

Em bé, con của người mẹ, là cánh thư tình yêu sống động từ Trời cao gửi trao tặng người mẹ.

Với em bé, mẹ em là chúc lành cho đời em. Những gì mẹ em làm nuôi xây dựng cho em là nền tảng cho căn nhà đời sống của em trong mọi giai đoạn đường đời sống hôm nay, và ngày mai.

Trao cho người phụ nữ khả năng cùng bổn phận làm mẹ, nhưng Thiên Chúa không để các người mẹ một mình. Trái lại, Người hằng chiếu dọi chúc phúc lành xuống trên các người mẹ, như Thiên Chúa phán: „ Trước mặt Ta, con thật qúy gía, vốn được Ta trân trọng mến thương.“

(Isaia 43,4).

Tháng Hoa kính Đức mẹ Maria trên trời. Mến tặng các người mẹ trần gian.

Ngày nhớ ơn mẹ, 08.05.2011

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Lòng Mẹ
Trương Phú Thứ
10:30 07/05/2011
Ngày 8 tháng 5 năm 2011, ngày nước Mỹ dành riêng để tôn vinh các Bà Mẹ. Một ngày trong năm hay cả 365 ngày trong năm cũng không đủ để bầy tỏ tấm lòng hiếu thảo của con cái với những người đã mang nặng đẻ đau và dưỡng dục đàn con. Công ơn của các Bà Mẹ nào có bút mực nào nói lên cho được. Một bài hát rất quen thuộc của nhạc sĩ Y Vân “ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…” cũng chỉ diễn tả được một tiếng lòng rất đơn sơ của đứa con với mẹ hiền, còn triệu triệu tiếng lòng từ trái tim nhỏ bé của con muốn được tuôn trào ra khỏi lồng ngực, muốn được bốc hơi ra từ tâm tưởng để đền đáp công ơn và tình yêu vô tận của mẹ. Chẳng có bài văn, áng thơ hay câu hát nào có thể nói lên được tình mẹ con thiêng liêng như hương hoa của đất trời. Công lao dưỡng dục sinh thành của Mẹ như núi cao biển rộng Từ ngày mẹ mang con trong lòng đến những ngày mẹ mỏi mắt dong duổi với từng bước chân phong trần của con trên những lối đi gập ghềnh của cuộc đời. Hình bóng mẹ lúc nào cũng ôm ấp con, lúc vui buồn khi vinh nhục, mẹ luôn là điểm tựa vững chắc của con. Lúc con ốm đau cũng như khi con khoẻ mạnh thì bát cháo đầy, ly nước ngọt của mẹ đã nuôi sống con và giúp con mạnh tiến trên đường đời. Mẹ là hơi ấm trong đêm giá lạnh, mẹ là bóng mát giữa trưa hè nóng nực. Mẹ đã gánh chịu những mọi đau khổ gian truân để chỉ vì tương lai của đời con. Mẹ bóp bụng chịu đói, quần áo mẹ vá chằng vá đụp nhưng con luôn được no đủ áo quần lành lặn bằng tình thương không bờ không bến của mẹ. Mẹ là tất cả và con yêu mẹ hơn chính sự sống của con vì mẹ đã hy sinh đời sống mình cho con.

Tôi đã ngồi lặng người trong bóng tối của một đêm đầu Xuân để tìm kiếm những từ ngữ đâu đó trong tâm khảm và cái vốn liếng văn chương hạn hẹp của tôi để viết ra những lời ca tụng những Bà Mẹ Việt Nam. Những Bà Mẹ đã dằn bụng chịu cơn đói hành hạ nhưng vẫn tươi cười vun đầy bát cơm cho con. Những Bà Mẹ quần áo vá lớp trên lớp dưới âu yếm nhìn con lành lặn chạy nhẩy vui chơi với chúng bạn. Những Bà Mẹ đã tháo chiếc nhẫn cưới vội chạy vào nhà thương đổi lấy những viên thuốc cho con trên giường bệnh. Những Bà Mẹ khóc không ra tiếng ôm xác con bọc trong tấm vải nhựa trên chiếc xe thồ chậm chạp lăn bánh giữa đêm khuya. Bà Mẹ Việt Nam ơi! Chẳng có chữ nghĩa nào có thể diễn tả được lòng mẹ thương con, chẳng có lời văn áng thơ nào nói lên đươc những gian nan khổ cực mẹ đã vì con mà phải gánh chịu. Mẹ đã khô cạn nước mắt vì con, mẹ đã vắt kiệt sức lực còm cõi vì bát cơm manh áo cho con và trái tim mẹ đã khô héo vì những chông gai con vấp ngã trên đường đời. Con đã làm gì để đền đáp công lao sinh thành dưỡng dục. Con đã có lần nào mang đến cho mẹ một nụ cười, một niềm vui. Đã lần nào con bưng hầu mẹ một ly nước mát giữa trưa hè oi bức, một bát cháo nóng vào buổi tối mưa gió bão bùng.

Một bài thơ dàn dụa nước mắt của nữ sĩ Nguyễn Thị Mai, “Qua hàng trầu nhớ mẹ” mà người đọc chắc không khỏi nước mắt ngắn dài. Nhân dịp lễ Tôn Vinh các Bà Mẹ, tôi xin được đọc bài thơ dấu yêu như một bó hoa hồng trắng của những người không còn mẹ và bó hoa hồng đỏ của những người con đang được ấp ủ dưới bàn tay yêu thương của mẹ.

Qua hàng trầu nhớ mẹ.

Gian hàng trầu vỏ quen một thưở
Cau tươi vỏ thắm, lá thơm cay
Đi chợ con bớt dăm đồng vặt
Mua để mẹ ăn mỗi thường ngày

Quết trầu đỏ thắm làn môi mẹ
Sau bữa cơm đèn trải chiếu hoa
Mẹ ngồi thong thả bên hè mát
Hàng xóm sang chơi, ấm cửa nhà

Nhưng rồi hình bóng về xa khuất
Mẹ chẳng còn ăn những miếng trầu
Chiếc cơi trống vắng hơi đồng lạnh
Con đặt tay vào ngón buốt đau

Mẹ ơi! Thơm cay một miếng trầu xưa
Mà con phải bớt tiền mua vì nghèo
Bây giờ đã bớt gieo neo
Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không?

Từ ngày đưa mẹ ra đồng
Qua hàng trầu vỏ con không dám vào.


Vần thơ êm ái nhẹ nhàng, tiếng thơ thanh thoát như hương hoa của buổi sớm mai đầu Xuân nói lên lòng yêu thương khôn nguôi của người con gái khóc nhớ mẹ. Những kỷ niệm chất ngất dạt dào của mẹ và con đã đi vào dĩ vãng như trầm hương bay lên trong cõi không gian vô tận. Nhưng miền dấu ái mặn nồng với bao vui buồn vẫn còn vướng vất đâu đây, lãng đãng trên giàn thiên lý, dật dờ nơi khay trầu của mẹ. Ngày còn mẹ, vì gia cảnh “gieo neo” cô con gái thi sĩ của chúng ta đã không phụng dưỡng cho thoả tình hiếu thảo. “Bây giờ đã bớt gieo neo. Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không?”

Nhân dịp ngày lễ Tôn Vinh các Bà Mẹ, tôi xin kính cẩn dâng lên bó hoa muôn ngàn hương sắc đến tất cả các Bà Mẹ Việt Nam. Những Bà Mẹ đang “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ở những vùng đất sỏi đá miền Trung nước Việt, nhặt mót từng nắm lúa để đóng tiền trường cho con . Những Bà Mẹ đang vật vờ giữa đêm khuya, lượm nhặt miếng giấy mảnh chai để mua cho con tập giấy cái bút, mong con yên tâm học hành cho nên người. Công lao và tình yêu vô tận của những Bà Mẹ Việt Nam đã bay lên trên giới hạn chữ nghĩa của tôi và đàn con của các Bà Mẹ. Mẹ nghèo khổ, quê mùa xấu xí. Nhưng mẹ là mẹ của con. Chúng con muôn đời khắc ghi công ơn trời biển của các Bà Mẹ Việt Nam vô cùng yêu mến.
 
Ngày Lễ Mother’s Day
Tuyết Mai
15:46 07/05/2011
Chúa Nhật ngày 8/5/2011

Ngày lễ mừng các bà mẹ năm nay, tôi xin mến chúc tất cả những bà sắp được làm mẹ, những bà mẹ của những con trẻ, và những bà mẹ mà con nay đã cũng ở tuổi xế chiều có con đàn cháu đống, được Thiên Chúa và Mẹ Maria ban phép lành cho quý bà cùng toàn thể gia đình thật hạnh phúc trong tình yêu trao ban của các con. Tình mẹ thì thật cao cả bao la, không ngòi bút nào có thể diễn đạt cho đủ tình mẹ luôn thương con như thế nào!?. Vì tôi hiểu thiên chức được làm mẹ của các con ra sao, nên ngày lễ Mẹ thật đáng cho tất cả quý bà tận hưởng niềm vui bên con bên cháu.

Mỗi một năm ngày Lễ Mother’s Day trở về thì các bà mẹ sung sướng lắm! Đây cũng là dịp mà tất cả gia đình được hội tụ và chung hưởng niềm vui khi sống xa mẹ trong suốt một năm, tuy con lớn khôn mỗi người mỗi nơi và đều có gia đình riêng, hoặc có con học ở xa, nhưng các con không quên dành riêng cho mẹ mình ngày lễ đặc biệt này, để tỏ tình con hiếu thảo đối với mẹ. Ôi còn hạnh phúc nào hơn phải không mẹ. Các bà mẹ ngày này vui sướng nhất trong một năm vì bà trông thấy được tất cả con cháu và ngay cả chắt nữa! Cửa nhà thật vui nhộn và thật ầm ỉ, nhưng vui thật là vui. Trong dịp này các bà mới nhìn lại thành quả nuôi con của mình trong suốt mấy chục năm qua. Thuở thiếu thời khi mang con trong dạ đứa con đầu lòng, người mẹ đã thương yêu con mình vô bờ bến, vì đó là giọt máu đào của mình và của chồng, do Tình Yêu Thiên Chúa trao ban, từng đứa con một cho chúng ta được làm mẹ. Được yêu thương chúng lo cho chúng từng miếng cơm manh áo. Có con trong nhà trở thành tổ ấm của đôi vợ chồng. Tiếng con cười nói chạy đùa; ôi có bóng con trẻ trong nhà làm căn nhà của đôi vợ chồng tăng hạnh phúc hẳn lên.

Người mẹ khi có con chào đời thì công việc trở nên bận bịu thêm lên rất nhiều, vì con trẻ cần được người mẹ chăm sóc đủ 24 giờ trong một ngày, thật phải vậy khi con trẻ lên ban nóng sốt, mọc răng, đau bụng, no hơi, khóc lóc cả đêm dài. Trong khi đó trách nhiệm lo cho chồng cũng phải cho đủ??. Thiên chức của người mẹ thật đáng ca tụng và đáng được các con trả hiếu, nhưng người mẹ không bao giờ đòi hỏi nơi các con điều chi, chỉ một xin Thiên Chúa ban cho tất cả các con của mình được hằng ngày dùng đủ, và bình an xác hồn là được rồi! Chỉ cần các con còn nhớ đến Chúa Mẹ; giữ lễ ngày Chúa Nhật; đọc kinh hằng ngày và dậy dỗ các con phải biết Thiên Chúa. Vì cuộc đời của chúng ta dù giầu hay nghèo; dù dốt nát thợ thuyền hay được học cao hiểu rộng, cũng luôn cần phải sống đạo đức và thờ phượng Thiên Chúa, và đó là điều đúng và là lẽ phải đạo làm con của Chúa. Người ta nói nhìn trái thì biết cây, đó là điều thật đúng vậy, khi mẹ nhìn từng đứa con một bước vào đời. Cuộc sống của chúng thành đạt thế nào trong đời? Lẽ tất nhiên không phải đếm bằng bạc tiền! Và rất là không phải khi cần các con phải mua sắm cái này cái kia thật mắc tiền để làm vui lòng mẹ. Người mẹ nhân hiền chỉ muốn thấy mặt các con đầy đủ để còn nhắc nhở các con phải biết giữ linh hồn đời đời của mình. Nhất là giữa chị em với nhau không có sự hà khắc hay nghi kỵ lẫn nhau. Người mẹ yêu quý các con nhất là chúng biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau không vì sự khác biệt giữa cái giầu và cái nghèo. Giầu nghèo không nhất thiết cho chúng ta tới được Thiên Đàng nếu ngay trong gia đình mà có sự xào xáo bất bình lẫn nhau.

Tôi năm nay vẫn còn mẹ tuy dù bà và tôi không sống gần nhau từ khi tôi còn rất bé. Nhưng cảm tạ Chúa mẹ tôi đã biết sống gần Chúa và bà biết cầu nguyện nhiều cho con cho cháu. Cảm tạ Chúa đã ban cho tôi có còn sự cảm thông và thường đến thăm mẹ để cuộc sống còn lại của mẹ tôi, không còn cảm thấy sự xa cách. Ngày lễ Mother’s Day sẽ cho tôi rất nhiều hạnh phúc vì biết các con rất yêu thương tôi. Hạnh phúc nhất của tôi là được nhìn thấy chính bàn tay, công sức, hy sinh, và lời cầu nguyện của mình, để có sự thành đạt là cây tôi có những trái thật mọng thật ngon, tuy chúng chưa chín để ăn liền được, nhưng bảo đảm chúng sẽ là những trái rất ngon ngọt và thơm tho để tôi kính dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria trong một tương lai rất gần. Cây tôi dậy cho các con là luôn phải sống trở thành người hữu dụng cho chính mình, gia đình, và cho xã hội; không được sống ích kỷ và nhất là phải luôn sống đẹp lòng Chúa và anh chị em.

Lậy Ba Ngôi Thiên Chúa! Chúng con tất cả những bà mẹ dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, tri ơn, và lòng biết ơn thật sâu thẳm của chúng con. Nhờ hồng ân và tình yêu thương của Người chúng con có những người con thật có hiếu và thật thuận thảo, đẹp lòng cha mẹ và đẹp lòng Thiên Chúa. Chúng con xin tri ân Người hôm nay và muôn đời sau. Chúng con cũng xin dâng lên Mẹ Maria hiền mẫu của của chúng con ngày Mother’s Day thật hạnh phúc trên trời trong tình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì Mẹ thật đáng để Thiên Chúa tưởng thưởng và yêu thương cách đặc biệt, để Mẹ luôn bảo vệ và che chở cho chúng con. Hạnh phúc của chúng con là được dâng lên Mẹ những bó hoa thiêng “Mân Côi” chẳng những trong ngày Mother’s Day mà còn suốt tháng trong tháng Năm “Tháng Hoa” tuyệt vời này!. Amen.
 
Nghe sáng tác mới: Mẹ Hiền
Hà Đăng Đàm, tiếng hát Quỳnh Giang
15:48 07/05/2011