Ngày 07-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giây Leo
Lm Vũđình Tường
04:56 07/05/2015
Những ai làm vườn đều có kinh nghiệm bực bội, tức tối khi phải phá giây leo. Để leo lên cao giây leo cuốn chặt vào cây trong vườn, cuốn tròn nhiều vòng để leo lên. Mỗi một vòng lên cao một bực và khi đạt đến ngọn cây chúng mau chóng toả lan ra nhiều nhánh bao trùm cây và từ cây này ngọn giây leo vươn dài bám sang cây khác. Cứ thế mau chóng lan ra. Giây leo không những tạo gánh nặng cho cây chúng còn che lấp ánh nắng cần thiết khiến cây chậm lớn và là chỗ mát tốt cho sâu rầy sinh sản mau chóng. Tệ hơn nữa giây leo còn gieo mầm bệnh cho cây chúng leo và dĩ nhiên hút phân bón, và chất dinh dưỡng của cây. Đức Kitô dùng hình ảnh giây leo để nói đến tình yêu liên kết trong Chúa và nhờ tình yêu đó thanh tẩy làm trong sáng cuộc sống tâm linh.

Liên kết trong tình yêu là điều Đức Kitô mời gọi chúng ta sống. Liên kết để được ở cùng, sống chung và nhận sức sống từ Đức Kitô. Một khi chúng ta sống dưới sự che chở của Đức Kitô cuộc đời ta sẽ thay đổi. Thay đổi vì mối liên kết phát sinh trong tình yêu Chúa. Mối liên kết vô hình cho những ai không tin vào Đức Kitô. Qua đức tin ta cảm nhận đuợc mối liên kết vô hình và nhận biết thành quả do tình yêu Chúa trao ban. Tương tự như giây leo làm thay hình đổi dạng của cây, tình yêu Chúa có sức mạnh thay đổi cuộc sống con người. Biến ta thành con người có tâm tư như Đức Kitô, sống và suy nghĩ theo sự hướng dẫn của Thánh Thần Chúa. Tình yêu Chúa giải thoát ta khỏi thói hư xã hội. Thói hư kìm chế cuộc sống. Nó làm ta mất tự do bằng cách ta bị lệ thuộc vào chúng. Sống lệ thuộc là sống trong nô lệ, nô lệ của sa đoạ, của ham muốn, nô lệ của hận thù. Những thói tật kia khuyến dụ ta bằng hào nhoáng bề ngoài và những phút vui chơi ngắn hạn. Sống theo hào nhoáng đòi hỏi chạy đua với hào nhoáng. Chạy hoài sẽ hết giờ cho tình bạn, tình yêu gia đình và tình yêu Chúa. Chạy hoài sẽ mệt mỏi và thua cuộc. Thua cuộc nên bực dọc, cáu kỉnh, chán đời. Thua cuộc nên cảm thấy đời trống rỗng, vô vị, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Tình yêu Chúa giải thoát ta khỏi cám dỗ lệ thuộc. Tình yêu Chúa ban phát tự do cho tâm hồn. Tình yêu Chúa cởi trói cho con tim khỏi ràng buộc xã hội và ban bình an cho con tim. Tình yêu Chúa giúp ta sống an vui, hạnh phúc thật. Tình yêu Chúa thanh tẩy lối suy nghĩ và hành động. Tình yêu Chúa nâng cao phẩm giá con người, biến ta thành con cái sự sáng, trở nên thân hữu của Đức Kitô.

Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa .... nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu. c.15

Bạn bè đối thoại với nhau bằng nhiều cách. Họ chia sẻ với nhau tình cảm, tâm tư và ngay cả mối lo trong cuộc sống. Họ an ủi nhau khi có người sầu khổ, và chung vui khi có niềm vui. Tương tự như thế Đức Kitô gọi chúng ta là bạn hữu Ngài cũng đối xử với chúng ta như những người bạn đối xử với nhau. Liên kết với Đức Kitô qua cầu nguyện hàng ngày, qua việc siêng lãnh nhận các bí tích. Liên kết với Đức Kitô sẽ nhận được thông cảm, an ủi, nâng đỡ, cùng đồng hành với Đức Kitô trong mọi tình huống cuộc sống. Nếu chẳng may có người thân ra đi chúng ta than khóc. Thiên Chúa hiểu ta hơn cả bởi chính Thiên Chúa cũng có kinh nghiệm mất con một Ngài là Đức Kitô. Đức Kitô ra đi ở tuổi thanh niên, ra đi một cách đau đớn nên Chúa hiểu nỗi mất mát của ta khi phải chia lìa người thân.

Liên kết với tình yêu Chúa giúp đổi mới tâm hồn. Đổi mới bằng cách xén tỉa, làm cho cuộc sống tâm linh ngày một trong sáng, gần Chúa hơn. Chính việc đổi mới, trong sáng tâm hồn giúp cho niềm vui trở nên dồi dào, trọn vẹn. Niềm vui mà hào hoáng xã hội không thể nào có vì niềm vui này phát xuất tự tâm hồn, như giòng suối trong không ngừng chảy vì nó lấy sức sống, sức mạnh và niềm vui từ nguồn yêu vô tận từ trái tim Đức Kitô. Một trái tim dám chết cho người mình yêu.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:31 07/05/2015
KHỔNG TỬ ĂN CƠM
N2T

Khổng tử bị vây khốn ở giữa nước Trần và nước Tề, suốt mười ngày không có cơm ăn, có lúc ngay cả canh rau rừng cũng không có, đói chịu không nổi.
Học trò là Tử Lộ lén đi ăn trộm một con lợn nhỏ đã nấu còn nóng, Khổng tử không hỏi thịt đâu mà có, bèn cầm lên ăn. Tử Lộ lại trộm của người khác một cái áo để đổi rượu, Khổng tử cũng không hỏi rượu đâu mà có, bèn bưng lên uống.
Nhưng, đến khi Lỗ Ai công tiếp đón ông, Khổng tử lại tỏ ra phong độ của một chính nhân quân tử, chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi, thịt cắt không đều thì không ăn.
Tử Lộ bèn hỏi:
- “Tại sao bây giờ và lúc trước bị vây khốn giữa nước Trần và nước Tề, thầy lại xử sự không giống nhau vậy?”
Khổng tử đáp:
- “Trước đây ta làm như vậy là lần lữa để sống qua ngày, bây giờ ta làm như thế là để dạy dỗ đó mà.”
(Mặc tử)

Suy tư:
Đã là quân tử, thì trong hoàn cảnh nào cũng luôn tỏ ra phong độ quân tử. Nghèo đói, giàu có, vui buồn, bị sỉ nhục hay được vinh quang, thất bại hay chiến thắng đều phải luôn có phong cách quân tử.
Người Ki-tô hữu đã có một phong cách rất anh hùng, đó là yêu thương và tha thứ người bách hại mình. Phong cách anh hùng này được khởi đầu bằng sự tha thứ của Đức Chúa Giê-su trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,24). Theo gương Thầy chí thánh, các thánh tử đạo cũng đã sẵn lòng tha thứ cho người giết hại mình, bởi vì các ngài đã thâm tín rằng tha thứ để được thứ tha.
Không phải đợi khi người ta xin lỗi mới tha thứ, nhưng tình yêu đòi hỏi phải tha thứ trước khi anh em chị em xin lỗi, đó là phong cách anh hùng của người Ki-tô hữu. Dù cho bị vu oan giá họa, dù cho được tôn vinh trên cao, thì người Ki-tô hữu vẫn luôn luôn có thái độ và phong cách: yêu thương và tha thứ.
Trong đời sống, tôi đã gặp quá nhiều đau khổ, mà đau khổ nhất chính là sự ích kỷ và ghen ghét của ngưởi anh em chị em trong cộng đoàn của mình.
Đã có lúc nào tôi tỏ ra có phong cách tha thứ và yêu thương họ chưa ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:33 07/05/2015
N2T

21. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết ý là: dùng toàn bộ trí nhớ để yêu Ngài và vĩnh viễn không quên Ngài.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chống luật Âu Châu hạn chế tự do tôn giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
07:02 07/05/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi các Giáo Hội và Cộng đồng Giáo Hội Kitô tại Âu Châu nói một tiếng nói duy nhất trước những thách đố ngày nay, đặc biệt chống các luật hạn chế tự do tôn giáo.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 7-5-2015, dành cho Ủy ban Liên HĐGM Âu Châu và Hội đồng các Giáo Hội Kitô Âu Châu, đang nhóm khóa họp thường niên tại Roma từ ngày 6 đến 8-5-2015 này về đề tài ”Tự do và các quyền tự do”.

Ủy ban gồm 7 thành viên đại diện của 34 HĐGM Công Giáo ở Âu Châu (CCEE) và 7 thành viên khác đại diện cho 125 Giáo Hội Kitô không Công Giáo thuộc Hội đồng các Giáo Hội Kitô Âu Châu (CEC).

Liên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận có tiến bộ trong tiến trình đại kết Kitô nhưng vẫn còn có nhiều chia rẽ, gây gương mù và cản trở chính nghĩa loan báo Tin Mừng. Ngài khuyến khích các nỗ lực và hoạt động chung và nói rằng:

”Ngày nay các Giáo Hội và các Cộng đồng Giáo Hội ở Âu Châu đang phải đương đầu với những thách đố mới mẻ và quan trọng, và chỉ có những câu trả lời hữu hiệu nếu chúng ta nói cùng một tiếng nói. Ví dụ tôi nghĩ đến thách đố được đề ra do những đạo luật nhân dành nguyên tắc bao dung được giải thích sai trái, rốt cuộc những luật lệ ấy cấm cản các công dân không được tự do biểu lộ và thực hành một cách ôn hòa và hợp pháp các xác tín tôn giáo của họ.

”Ngoài ra, đứng trước thái độ của Âu Châu trong việc đương cầu với cuộc di cư nhiều khi bi thảm của hàng ngàn người trốn chạy chiến tranh, bách hại và lầm than, các Giáo Hội và cộng đồng Giáo Hội ở Âu Châu có nghĩa vụ cộng tác với nhau để thăng tiến tìn liên đới và sự đón tiếp. Các tín hữu Kitô tại Âu Châu được kêu gọi cầu nguyện và hoạt động tích cực để mang lại đối thoại và an bình trong các cuộc xung đột hiện nay” (SD 7-5-2015)
 
Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến riêng TT Raul Castro của Cuba
Nguyễn Long Thao
09:50 07/05/2015
Vatican 6/5/2015. - Tin từ Toà Thánh Vatican cho biết vào sáng Chúa Nhật ngày 10 tháng 5 Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp kiến Tổng Thống Raul Castro của Cuba. Theo cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, thì cuộc tiếp kiến này sẽ diễn ra tại sảnh đường Phaolô VI, trong một khung cảnh mà ngôn từ ngoại giao gọi là “rất riêng tư”.

Cha Lombadi tuyên bố thêm: Như chúng ta đã biết Tổng Thống Raul Castro tri ân Đức Thánh Cha vì Ngài đã giúp Cuba và Hoa Kỳ nối lại quan hệ ngoại giao. Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm đảo quốc này vào tháng 9 trước khi tới Hoa Kỳ để tham dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới diễn ra vào các ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2015

Tưởng cũng nên nói thêm, việc Đức Thánh Cha đến Cuba đã được loan báo từ 22 tháng 4 vừa qua nhưng không cho biết chính xác ngày nào ĐTC đến Cuba

Để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ĐGH Phanxicô đến Cuba, Đức Hồng Y Beniamo Stella, Tổng Tưởng Bộ Giáo Sĩ, đã viếng đảo quốc này từ ngày 22 đến 28 tháng 4 năm 2015. Ngài từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Cuba và đã dàn xếp để ĐGH Gioan Phaolô II và ĐGH Bênêđictô XVI viếng thăm Cuba vào các năm 1998 và 2012.

Đức Hồng Y Stella đóng một vài trò quan trọng trong việc dàn xếp quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Hoa Kỳ. Vào ngày 17 tháng 12 năm 2014 là ngày Hoa Kỳ loan tin sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba thì ngay sau đó ĐHY đã đến Cuba họp kín với TT Raul Castro.

Cả Cuba lẫn Hoa Kỳ đều ghi nhận công lao của Tòa Thánh Vatican đã giúp hai quốc gia thù địch này nối lại quan hệ ngoại giao.
 
Bài giảng tại Santa Marta: Tình yêu đích thực phải cụ thể và giao tiếp
Đặng Tự Do
19:09 07/05/2015
Trong bài giảng thánh lễ ngày thứ Năm 07 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài trên các bài đọc trong ngày và nhận định rằng tình yêu chân thật phải cụ thể và cảm thông.

Trong bài Tin Mừng, trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan (15: 9-11), Chúa đòi hỏi chúng ta phải ở lại trong tình yêu của Ngài. Đức Thánh Cha nhận xét là “có hai tiêu chí sẽ giúp chúng ta phân biệt được một tình yêu là đích thực hay không” Tiêu chí đầu tiên là tình yêu phải được thể hiện “nhiều hơn trong hành động chứ không phải trong lời nói xuông”; tình yêu không phải là “một vở kịch”, hoặc một câu chuyện “tưởng tượng” làm cho trái tim của chúng ta bồi hồi trong thoáng giây, nhưng không có gì hơn. Tình yêu thật sự là “những sự kiện cụ thể”. Chúa Giêsu đã cảnh báo các môn đệ của Ngài, “Không phải ai nói với Ta, ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; chỉ những ai thi hành thánh ý Cha ta trên trời mới là đáng kể’”.

“Nói cách khác, tình yêu chân thật phải là cụ thể, phải thể hiện ra trong các công việc, nó phải là một tình yêu bất biến. Tình yêu không chỉ là một sự nhiệt tình. Ngoài ra, thường khi, tình yêu còn là một điều gây đau đớn: đó là tình yêu được thể hiện khi Chúa Giêsu vác Thánh giá. Công việc của tình yêu là những gì Chúa Giêsu dạy chúng ta trong các đoạn trong chương 25 của Thánh Matthêu. Ai yêu mến thì thực thi những điều này- là những điều chúng ta sẽ bị phán xét - Ta đói, các ngươi đã cho ăn... Ngay cả những Mối Phúc Thật, là điều có thể gọi là ‘chương trình mục vụ của Đức Giêsu’, cũng rất là cụ thể.

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha lưu ý rằng một trong những lạc thuyết đầu tiên trong Kitô giáo là thuyết Ngộ Đạo. Thuyết này nói về một ‘Thiên Chúa xa xăm’, không có chất cụ thể nào. Nhưng, tình yêu của Chúa Cha, rất cụ thể: Ngài đã sai Con Một của Ngài nhập thể để cứu chúng ta.

Tiêu chí thứ hai của tình yêu là sự giao tiếp. Tình yêu không ở mãi trong tình trạng cô lập. Tình yêu trao ban chính mình và nhận lại, đó là sự giao tiếp giữa Chúa Cha và Chúa Con, giao tiếp ấy ‘là’ “Chúa Thánh Thần”.

“Không có tình yêu nào mà không có giao tiếp, không có tình yêu bị cô lập. Một số anh chị em có thể tự hỏi: ‘Nhưng thưa cha, các tu sĩ nam nữ đang sống cô lập.’ Nhưng họ giao tiếp ... và họ giao tiếp rất nhiều với Chúa, và giao tiếp cả với những ai đang tìm kiếm một lời của Thiên Chúa .. . Tình yêu đích thực không thể tự cô lập. Nếu nó là cô lập, nó không phải là tình yêu. Đóng kín trong chính mình là một hình thái tâm linh ích kỷ, chỉ tìm ích lợi riêng cho mình ... đó là sự ích kỷ. "

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng "Ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu có nghĩa là làm việc, là có khả năng giao tiếp, đối thoại, cả với Chúa và với anh chị em của chúng ta."

“Nó đơn giản là như vậy, nhưng không phải dễ dàng gì. Bởi vì tính ích kỷ, tư lợi, thu hút chúng ta, và khiến chúng ta không muốn làm gì, khiến chúng ta không muốn giao tiếp. Chúa đã nói gì về những ai ở lại trong tình yêu của Ngài? ‘Thầy đã nói với anh em để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn’. Chúa Giêsu vui mừng vì ở trong tình yêu của Chúa Cha, và nếu anh chị em ở lại trong tình yêu của Ngài, niềm vui của anh chị em sẽ được trọn vẹn - một niềm vui thường đi kèm cùng với Thánh Giá. Nhưng niềm vui đó - chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta - không ai có thể lấy mất khỏi anh chị em.

Đức Thánh Cha đã kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện này: “Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của niềm vui, một niềm vui mà thế giới không thể mang lại cho chúng ta.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam sắp bị bắc thuộc lần thứ hai
Phạm Trần
08:32 07/05/2015
VIỆT NAM SẮP BỊ BẮC THUỘC LẦN THỨ HAI ?

“Thảm họa Bắc thuộc” là tựa đề cuốn phim tài liệu của nhóm Film Club ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn sẽ phát hành vào hạ tuần tháng 6 (2015), đánh dấu 25 năm ngày hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc nối lại quan hệ ngọai giao (1990-2015).

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Việt Nam và Trung Quốc đã gián đọan ngọai giao trong 10 năm từ 1979 đến 1989, sau khi quân đội Trung Quốc mở các đợt tấn công vào Việt Nam để gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”, theo lệnh của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình.

Cuộc chiến do Trung Quốc chủ động chia làm 2 đợt:

-Lần thứ nhất, bắt đầu từ ngày 17/02/1979, kết thúc ngày 5/03/1979. Có trên trên 600,000 quân Trung Quốc được xe tăng và đại pháo yểm trợ đã tràn qua biên giới tấn công vào 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Qủang Ninh. Chiếu dài của chiến trường là 1.200 cây số từ tây sang đông.

Lý do thầm kín của Bắc Kinh trong lần tấn công này là để cứu đàn em Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ khi ấy cai trị Kampuchea, không bị 200,000 quân Việt Nam tiêu diệt nhanh chóng.

Trong khi đó thì Việt Nam đã nêu lý do đem quân vào Cao Miên để “phản công lại các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978”.

Ngòai lý do bề mặt “trả đũa”, Việt Nam xua quân sang Cao Miên còn nhằm yểm trợ cho phe Cộng hòa Nhân dân Campuchia của Mặt trận Dân tộc thống nhất Cứu quốc Campuchia (KNUFNS, Kampuchean National United Front for National Salvation) do hai lãnh tụ Heng Samrin và Hun Sen lãnh đạo. Ông Heng Samrin từng là tư lệnh cấp Sư đòan toan tính đảo chính Pol Pot và Hun Sen, Tiểu đòan Trưởng quân đội Khmer đỏ đã bỏ hàng ngũ chạy quan Việt Nam lánh nạn trước năm 1978.

Tại mặt trận biên giới Việt-Trung sau 2 tháng giao tranh, quân Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam cầm chân và thiệt hại nặng khiến Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cho lệnh ngưng chiến và rút quân từ ngày 05/3/1979. Bắc Kinh tuyên ngưng chiền vì đã “hòan thành mục tiêu chiến tranh”.

Không đâu có số chính thức về thương vong đôi bên. Phía Việt Nam nói đã giết 26.000 lính Trung Quốc và gây cho khỏang 37,000 người bị thương. Tây phương ước lượng số quân tử thương của Trung Quốc là ngót 7,000 người và bị thương trên 14,000.

Trung Quốc nói tổn thất của Việt Nam là 30,000 quân chết. Tây phương ước tính Việt Nam đã thiệt mạng khỏang 8,000 binh sỹ. Phía Việt Nam chỉ nói có lối 10,000 thường dân bị thiệt mạng.

Số quân và dân của Việt Nam bị tử thương sau 2 tháng giao tranh đẫm máu được nói nhiều trong khỏang từ 40,000 đến 45,000 người. Thiệt hại tài sản của nhân dân 6 tỉnh do quân Trung Quốc gây ra là vô gía.

Tội ác của lính Trung Quốc được phía Việt Nam ghi lại: “Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện.” (Trích Duyên Dáng Việt Nam ngày 17/02/2014)

CUỘC CHIẾN THỨ 2

Tuy nhiên quân Trung Quốc không trở về căn cứ mà duy trì ở biện giới và trong lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, từ ngày 02/04/1984 đến năm 1987, trên 800,000 quân Trung Quốc đã mở mặt trận thứ 2 pháo kích và tấn công bộ binh 3 đợt có xe tăng yểm trợ vào Lạng Sơn và huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên (Hà Giang-Tuyên Quang, sau này đổi lại là Hà Giang)

Cuộc chiến Việt-Trung lần thứ 2 chỉ lắng đọng từ cuối năm 1989, sau khi quân CSVN rút khỏi chiến trường Kampuchia sau 10 năm tham chiến. Việt Nam đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề với số tử vong được ước tính trên 100,000 người, theo lời ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ trong cuộc phỏng vấn của BBC tiếng Việt ngày 26/09/2014. Ông Hùng hiện đang sống tị nạn chính trị tại Thụy Sỹ.

Trong cuộc chiến Việt-Trung lần 2, theo số thống kê của Bộ Quốc phòng Việt Nam thì mỗi ngày quân Trung Quốc đã bắn quan Việt Nam từ 10,000 đến 40,000, thậm chí có ngày lên đến 65,000 (như ngày 7/01/1987) qủa đạn cối.

Theo ViệtnamExpress ngày 25/07/2014 thì trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2.

VIỆT NAM MẤT 2 NÚI CHIẾN LƯỢC

Nếu Trung Quốc không chiến thắng trong trận đánh vào 6 tỉnh Việt Nam lần thứ nhất thì Việt Nam đã thất bại trong cuộc chiến với quân Trung Quốc lần 2.

Bộ đội Việt Nam, dù đã tăng viện các sư đòan thiện chiến có kinh nghiệm chiến trường vẫn không giữ được hai ngọn núi chiến lược là Lão Sơn (còn gọi là Núi Đất hay điểm cao 1509) và Gỉa Âm Sơn (điểm cao 1250). Theo tài liệu của Việt Nam, quân Trung Quốc đã sự dụng hỏa lực mạnh và chiến thuật tấn công biển người để mở 3 đợt tấn công chiếm 2 ngọn núi từ ngày 02/04/1984. Đến ngày 14/07/1984 thì đỉnh Lão Sơn đã hòan tòan thuộc về Trung Quốc sau nhiều giờ giao chiến “sáp lá cà” đẫm máu.

Để mất 2 vị trí chiến lược cao điểm Lão Sơn và Gỉa Âm Sơn, quân đội Việt Nam đang phải đối phó với hiện tượng bị các dàn radar và hệ thống nhiễu sóng thông tin của Trung Quốc đặt ở đây làm rối loạn thông tin tòan khu cực bắc lãnh thổ.

Các chuyên gia Quốc phòng Nhật Bản ở quần đảo Okinawa cũng đã phát giác ra các tín hiệu nhiễu sóng của Trung Quốc phát đi từ 2 đỉnh núi này. Vì vậy, có nhiều khả năng hệ thống phòng không và quốc phòng của Việt Nam sẽ bị tệ liệt nếu xẩy ra cuộc chiến mới với Trung Quốc.

Hậu qủa nghiêm trọng của cuộc chiến Việt-Trung lần 2 tại Lão Sơn và Gỉa Âm Sơn được ghi lại trong Bách Khoa tòan thư (mở) về “Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990” như sau:

“Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các cao điểm 1509, 772 ở phía tây sông Lô và các cao điểm 1250 (Núi Bạc), 1030 và đỉnh Si Cà Lá ở phía đông sông Lô. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11 km, và nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là Cao điểm 685 và Cao điểm 468, nằm cách biên giới khoảng 2 km….Việt Nam không thành công trong nỗ lực tái chiếm 8 mỏm núi, và Trung Quốc đã cho quân đóng giữ ở các mỏm núi này.”

Về thương vong đôi bên công bố năm 1984, Tài liệu cho biết: “Theo công bố chính thức của Việt Nam, họ đã tiêu diệt một trung đoàn và 8 tiểu đoàn quân Trung Quốc, "loại khỏi vòng chiến đấu" 5.500 quân Trung Quốc. Tới tháng 8, Việt Nam tuyên bố nâng tổng số quân Trung Quốc bị loại ra khỏi vòng chiến đấu lên đến 7.500 quân trong vòng 4 tháng. Trung Quốc tuyên bố loại khỏi vòng chiến khoảng 2.000-4.000 quân Việt Nam, còn về phía mình Trung Quốc có 939 lính và 64 dân công chết. Phía Việt Nam xác nhận trong trận đánh ngày 12 tháng 7, chỉ riêng Sư đoàn 356 của họ đã có gần 600 binh sĩ thiệt mạng.”

5 ĐỜI QUY HÀNG

Với bối cảnh phá họai hoang tàn, dã man và bị Trung Quốc chiếm lãnh thổ như thế mà các Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam từ 5 đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991), Đỗ Mười (1991-1997), Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-2011) và Nguyễn Phú Trọng (từ 2011- ) đa lần lượt cúi đầu trước áp lực của quân xâm lược phương Bắc để mang họa về cho dân tộc.

-Bắt đầu từ Hội nghị bí mật Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) năm 1990 của phái đòan đảng gồm Tổng Bí thư Nguyển Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thù tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng.

Thông tin bề mặt từ phía Việt Nam thì nói là mục đích chuyến đi nhằm bàn với lãnh đạo Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân, Chủ tịch Nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa và Lý Bằng, Thủ tướng về kế họach bảo vệ và củng cố Xã hội Chủ nghĩa dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin, sau khi Thế giới Cộng sản bị tan rã ở Đông Âu và khi ấy đảng và nhà nước Liên Xô cũng đang lung lay.

Nhưng thật sự thì phái đòan Nguyễn Văn Linh muốn nối lại bang giao với Trung Quốc theo những điều kiện của Bắc Kinh buộc Việt Nam phải tuân thủ:

-Việt Nam phải rút quân khỏi Cao Miên vô điều kiện; phải chấp nhận một giải pháp chính trị cho Cao Miên với bảo đảm phải có sự tham dự của phe Khmer đỏ.

-Việt Nam không được nhắc đến chuyện Quần đảo Hòang Sa đã bị Trung Quốc chiếm năm 1974; không nhắc đến cuộc chiến Trường Sa năm 1988 có 64 người lính Việt Nam bị quân Trung Quốc giết chết khi có lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Lê Đức Anh ra lệnh “không được nổ súng chống lại” dù bị mất 8 mỏm đá, quan trọng nhất là đá Gạc Ma, nằm ở vị trí chiến lược phiá nam của dãy Trường Sa.

Phía Việt Nam còn không được nhắc đến cuộc chiến biên giới đẫm máu giữa 2 nước từ 2979 đến 1989 do phiá Trung Quốc chủ động xâm lược.

-Đến đời ông Đỗ Mười thì tiếp tục tuân thủ với Trung Quốc những gì do ông Nguyễn Văn Linh để lại và đặc biệt đã khẳng định tại Đại hội đảng VII, theo đúng như ý muốn của Trung Quốc là đưa ra Cương lĩnh “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.”

Trong thực tế điều được gọi là “tư tưởng dân tộc” của ông Hồ Chí Minh trong chủ trương này chỉ là tấm bình phong che mặt Chủ nghĩa Cộng sản mà đảng CSVN vẫn rỉ rả tuyên truyền là “qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”.

Phiá Trung Quốc thì lại bảo họ đang theo đuổi chủ trương gọi là “chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc” được chấp thuận tại Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XV tháng 9 năm 1997.

Cả hai nước đã đồng thuận một điểm quan trọng là chỉ mở cửa kinh tế mà không mở cửa chính trị; không chấp nhận đa nguyên đa đảng, không cho tư nhân ra báo và giữ độc quyền thông tin, báo chí.

-Sang thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thì ông này, thi hành tiếp những điều ông Đỗ Mười đã đồng ý với Trung Quốc, đã cắt đất, nhượng biển và chia quyền đánh bắt cá cho Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ xuyên qua 3 Thoả hiệp:

-Ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt - Trung đã được hai Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Triền, thay mặt Chính phủ hai nước ký kết chính thức tại Hà Nội.

Việt Nam mất ải Nam Quan (còn có tên là Hữu Nghị Quan, Mục Nam Quan), mất 2/3 phần đẹp nhất của thác Bản Giốc, mất ½ sông Bắc Luân tại khu vực biên giới giữa thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) và huyện cấp thị Đông Hưng (địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc).

Việt Nam cũng bị mất những phấn đất cả ngàn cây số vuông dọc biên giới sau 2 cuộc chiến tranh biên giới từ 1979 đến 1989, quan trọng nhất là vùng núi Lão Sơn và Gỉa Âm Sơn.

Qua năm 2000, ông Phiêu đã ký với Trung Quốc thêm 2 Hiệp định:

-Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ.

Qũy nghiên cứu Biển Đông của các chuyên viên biển đảo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cho biết: “Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng. (Trích bài viết “Đàm phán Việt - Trung về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ” ngày 24/02/2014)

Nguyên Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Dy Niên cho biết: “Việt Nam đư¬ợc hư¬ởng 53,23% diện tích Vịnh và Trung Quốc đ¬ược h¬ưởng 46,77% diện tích Vịnh”.

Như vậy, phiá Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46%, hay khỏang 8,205 cây số vuông, theo ước tính của Qũy Biển Đông.

Ông Lê Công Phụng, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã có lần phủ nhận Việt Nam để mất 10,000 cây số vuông ở Vịnh Bắc Bộ. Ngược lại ông còn nói Việt Nam được lợi đến 8,000 cây số vuông như Qũy Biển Đông đã viết.

Tuy nhiên, các chuyên viên biển đảo và địa dư không đồng ý và cho rằng, ít nhất Việt Nam cũng đã bị thiệt từ 3,000 đến 4,000 cây số vuông.

--Cùng thời gian này, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000.

Tài liệu chính thức cho biết người đại diện ký kết của Việt Nam là Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc, người đại diện ký kết của Trung Quốc là Bộ trưởng Nông nghiệp Trần Diệu Bang.

-Khi ông Nông Đức Mạnh thay Lê Khả Phiêu cầm quyền trong 10 năm (2001-2011) thì đã mở cửa cho Trung Quốc vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên, một hành động đã bị cả ngàn Cựu quan chức, đảng viên cao cấp và Trí thức trong và ngòai nước ngăn cản nhưng không thành.

Trong số những người ký tên vào kiến nghị gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng có cả Bà nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Trưởng ban Công lý và Hòa bình của Giáo Hội Công Giáo và Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc, người rất thông thạo về phong tục, tập qúan của các Dân tộc ở Tây Nguyên.

Trong số các chuyên viên cảnh giác sẽ mắc bẫy Trung Quốc, gây thiệt hại kinh tế, môi trường và làm xáo trộn đời sống của hàng trăm nghìn dân là Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án than Đồng bằng sông Hồng – Vinacomin.

Ông đã nhiều lần ông lên tiếng với những chứng liệu khoa học cụ thể về lời và lỗ nhưng Tập đòan Than-Khóang sản Việt Nam vẫn chũi đầu xuống cát cãi lý, nhưng lại được sự đồng thuận của các viên chức Bộ Công Thương.

Tiến sỹ Sơn nói thằng: “Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã sập bẫy giá rẻ của Trung Quốc. Ước tính tổng số lỗ của dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đăk Nông) trong năm 2015 sẽ khoảng 37,4 triệu USD.” (báo Dân Trí)

Chuyên gia này đã công bố ước tính của ông tại cuộc tọa đàm về dự án Bauxite do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức ngày 28-3-2015 ở Hà Nội.

Nhưng không phải chỉ lỗ bấy nhiêu mà còn lỗ dài hạn, tiếp tục rút tiền mồ hôi nước mắt của dân mà chưa biết đến bao giờ mới thoát khỏi cái bẫy “thầu giá rẻ” của Nhà thầu Chalieco (Trung Quốc).

Báo Dân Trí viết tiếp: “ Nguyên nhân được ông Sơn chỉ ra là vì theo phụ lục trong Hợp đồng EPC giữa Vinacomin và nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, nhà thầu cam kết 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm (giá trị tương đương 20 triệu USD) so với công bố của chủ đầu tư. Kéo theo doanh thu giảm khoảng 5 triệu USD/năm.

Còn ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm – Titan, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng khi Trung Quốc chào thầu, giá rất thấp. Thế nhưng khi kí hợp đồng thì giá lại tăng lên. Phía họ lấy lý do đội giá là do mức giá chào thầu chưa tính đến thiết bị dự phòng. Đây chính là bẫy của họ.”

Vẫn theo Dân Trí và các báo khác thì Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn cho biết: “ Năm 2014 tổng số alumina tiêu thụ của Nhà máy Tân Rai là 492.000 tấn với giá bán bình quân 326,5 USD/tấn. Tuy nhiên trên thực tế nếu tính cả chi phí khấu hao, chi phí vận tải về cảng Gò Dầu thì giá thành đầy đủ tương đương 413,5 USD/tấn. Như vậy, trong năm 2014, mỗi tấn alumina bị lỗ ít nhất là 87 US$/tấn. Tổng số lỗ của năm 2014 là 42,8 triệu USD và trong năm 2015 tình hình sẽ tiếp tục như thế.”

Các báo ở Việt Nam cũng loan tin: “ Theo dự toán của Vinacomin, mức lỗ của năm 2015 cho cả hai sự án Tân Rai và Nhân Cơ (Đăk Nông), bất kể là sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, cũng xấp xỉ 37,42 triệu USD.”

Như vậy thì Trung Quốc hay Việt Nam có lợi trong dự án khai thác Bauxite ở Lâm Đồng và Dak Nông ? Ngoài ra còn phải xét đến yếu tố ông Nông Đức Mạnh đã “mở cửa nóc nhà Đông Dương” để cho người Trung Quốc vào vùng đất chiến lược Tây Nguyên mà Đại tướng Võ nguyên Giáp đã cảnh giác.

Ngoài Dự án Bauxite, trong 10 năm đứng đầu đảng, ông Mạnh đã để cho hàng chục ngàn lao động Trung Quốc “không giấy phép làm việc” và “chỉ biết làm những việc” bình thường tự do vào Việt Nam làm cho các công ty Trung Quốc từ Nam ra Bắc.

Quan trọng sau Dự án Bauxite là ông Mạnh đã đồng ý để cho người Trung Hoa (Đài Loan và Trung Quốc) xây dựng nhà máy luyện kim ở khu kinh tế Vũng Áng tại huyện Kỳ Anh, phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 70 km về phía Nam.

Theo Bách khoa toàn thư (mở) thì Vũng Áng “Được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997…có vị trí địa lý tự nhiên (gần cảng nước sâu Vũng Áng và Sơn Dương, gần quốc lộ 1A, trên quốc lộ 12A nối với Lào và Thái Lan, gần mỏ sắt Thạch Khê) để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh, tạo điểm bứt phá về kinh tế – xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập với cả nước và quốc tế.”

Đã có những quan ngại Việt Nam sẽ bị cắt làm hai khi xẩy ra chiến tranh với Trung Quốc vì ngoài lợi ích kinh tế, theo Bách khoa toàn thư (mở” thì: “ Khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...); các ngành công nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển; các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu trong vùng cũng như nhập khẩu, đặc biệt là từ Lào và Thái Lan; các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.”

Ông Mạnh cũng để cho thương lái Trung Quốc ra vào Việt Nam như đi chợ để mua nông phẩm và súc vật của Việt Nam nhằm làm hại nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra ông Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã ký giấy khai thác Bauxite, còn có trách nhiệm trong việc để cho các cấp Chính quyền địa phương, đặc biệt tại các Tỉnh chiến lược dọc biên giới cho các Công ty Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan thuê đất dài hạn đến 50 năm để trồng rừng.

Tại các khu vực này, người Việt Nam không được phép vào và cả chính quyền cũng không biết các Công ty gốc Trung Hoa đã và đang làm gì trong vùng đất “cấm địa” này ngay trên lãnh thổ Việt Nam ?

Nhiều phố xá, xóm làng của người Trung Hoa làm chủ, qủan lý, tiêu biều như Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương cũng đã được thành lập dưới thời ông Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

-Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì từ khi ông lên cầm quyền năm 2011, Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc gia tăng đến mức chóng mặt va rất đáng lo ngại.

Ông cũng là người đã thi hành nghiêm chỉnh phương châm 16 chữ: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, mặc dù hại nhiều hơn lợi đã nghiêng về phiá Việt Nam.

Ông Trọng đã thăm Trung Quốc rất vội vã trong cả hai chuyến đi đầu tiên tháng 10/2011 và lần thứ hai từ ngày 7 đến 10/04/2015.

Lần thứ nhất, ông đã cùng với Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Hồ Cẩm Đào chứng kiến lễ ký 6 Điểm “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”, ngay sau khi đến Bắc Kinh chiều ngày 11/10/2011. Điều này chứng tỏ Văn kiện 6 điểm đã được các bên đồng ý từ trước, nhưng có thảo luận nay không thì chưa rõ.

Hai bên tuyên bố: “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.”

Điều này có nghĩa ông Trọng đã tán thành lập trường của Trung Quốc chỉ thảo luận song phương giữa 2 nước có tranh chấp với nhau mà không chấp thuận đa phương hay quốc tế hóa xung đột ở Biển Đông như nhiều nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ mong muốn.

Tiếp theo, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đồng ý: “Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này….”

Điều đồng ý này của phiá Việt Nam, lần đầu tiên cho thấy ông Trọng đã bằng lòng hợp tác với Trung Quốc để “hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này….”, đúng như đòi hỏi từ năm 1979 của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, khi ấy ông ta nói:”Biển của ta, hãy gác tranh chấp đề cùng khai thác “ !

Từ sau chuyến đi này, ông Trọng đã để mặc cho Công an Việt Nam tự do đàn áp người dân tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông và tấn công các thuyền đánh cá của Việt Nam đến đánh bắt ở Hòang Sa và Trường Sa.

Các hành động thuần phục Trung Cộng khác của ông Trọng còn được đánh dấu ở cả Sài Gòn và Hà Nội khi người dân, vào mỗi tháng Hai, không được phép tổ chức tưởng nhớ các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược (17/02/1979).

Các cuộc tuần hành kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hòang Sa (1974-2014) cũng bị chống phá và ngăn cản thô bạo ở Hà Nội.

Ngay đến ngày kỷ niệm 14 tháng 3 hàng năm tưởng niệm 64 chiến sỹ của Quân đội nhân dân chống xâm lược Trung Quốc hy sinh ở Trường Sa năm 1988 cũng không được phép tổ chức cấp quốc gia, không được biểu tình chống bành trướng và bá quyền Bắc Kinh.

Ngược lại, các buổi ca nhạc, nhảy nhót thô bỉ như để ăn mừng chiến công của quân đội Trung Quốc đã được Chính quyền Thành phố Hà Nội tổ chức trước mắt người dân và báo chí nước ngoài.

Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đề thăm dò dầu khí từ ngày 2/5 đến 15/7/2014 thì cũng chính ông Trọng đã không tán thành ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội và người dân muốn Quốc Hội ra nghị quyết lên án hành động của Bắc Kinh.

CHUYẾN ĐI LẦN HAI

Cuối cùng, trong chuyến đi Bắc Kinh vội vã lần 2 từ ngày 07 đến 10/04/2015 để gặp Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình, ông Trọng đã “hợp thức hoá” tất cả những cam kết của Việt Nam từ trước.

Trong số này, có những cam kết và thỏa thuận đã ký kết được ghi trong 9 điểm của “Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc”, công bố ngày 08/04/2015, trước cả ngày về nước của phái đòan Việt Nam.

Những điểm quan trọng gồm: “ Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.”

Hai bên cũng đồng ý: “Tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật và an ninh. Tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, mở rộng giao lưu hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước và đối thoại quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh giao lưu hữu nghị giữa hai lực lượng biên phòng, quản lý thoả đáng bất đồng, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác Đảng và công tác chính trị trong quân đội; tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; tiếp tục tổ chức tuần tra chung trong vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân hai bên thăm nhau. Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tăng cường đối thoại an ninh…”

Tông báo còn viết: “Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”; “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”; “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc; “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”; và “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc”.

Quan trọng hơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn đồng ý: “ Tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng….Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ.”

Như vậy thì Việt Nam đã biến thành một quận huyện của Trung Quốc chưa ? Và bao giờ thì người dân Việt sẽ chi tiêu với nhau bằng đồng Nhân Tệ của Trung Hoa trên đất nước của mình ?

PHÁT TRIỂN TRÊN BIỂN ĐÔNG

Riêng trong lĩnh vực Biển Đông, Thông báo viết rất rõ về sự nhượng bộ của ông Trọng: “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.”

Như vậy thì có còn gì để nghi ngờ về lòng dạ phù Trung của ông Nguyễn Phú Trọng nữa không ?

THẢM HỌA BẮC THUỘC

Phải chăng những “thành tích sáng chói” của 5 đời Tổng Bí thư đảng CSVN trên đây là lý do khiến nhóm Film Club ở vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã hoàn thành phim tài liệu “Thảm Họa Bắc Thuộc” ?

Họ nói mục đích của cuốn phim dài ngót 2 tiếng sau hơn 2 năm chuẩn bị là để: “Nhận diện một Cộng sản Trung Hoa đầy tham vọng bành trướng, và nhận diện một Cộng sản Việt Nam thần phục Bắc Kinh để tồn tại, bất chấp quyền lợi tối thượng của đất nước.”

Để có những bằng chứng về hiểm họa Bắc Thuộc lần thứ hai đang rình rập trên đầu người dân Việt, nhóm chủ trương cho biết họ đã thực hiện “21 cuộc phỏng vấn các nhân vật trong và ngoài nước, người Việt Nam và ngoại quốc” nhẳm “đánh lên tiếng chuông cảnh báo Thảm Hoạ Bắc Thuộc, đánh lên hồi trống thúc dục người Việt Nam khắp nơi đứng lên đánh đổ bạo quyền Cộng sản Việt Nam.”

Trong số người ngọai quốc, có Đạo diễn điện ảnh David Satter, người đã thực hiệm phim The Age of Delirium; Giáo sư Stephen Young, Đại học Hamline, Minnesota, một người nói tiếng Việt rất sõi và hiểu tường tận lịch sử đấu tranh chống ngọai xâm của dân tộc Việt Nam.

Một nhân chứng khác của cuốn phim tài liệu “Thảm Họa Bắc Thuộc” là Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia có uy tín quốc tế về thời cuộc Đông Nam Á. Ông Thayer, 70 tuổi, mang song tịch Mỹ-Úc cũng là người nói rành 3 thứ tiếng Lào, Thái và Việt. Ông đã cảnh giác về mối đe dọa của Trung Quốc đối với các nước trong vùng Biển Đông, trong đó có Việt Nam và Phi Luật Tân.

Về phiá người Việt Nam, sự xuất hiện của Nhà báo Bùi Tín, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân trước khi ông tị nạn chình trị tại Pháp năm 1990, đã nổi bật với tiết lộ tại sao các cấp lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN đã tỏ ra “hồ hời thỏa mãn” với việc quân đội Trung Quốc tấn công và chiếm Quần đảo Hòang Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974.

Cuốn phim có giá trị lịch sử này được nhóm chủ trương qủang bá khắp nơi trên thế giới còn mang lời cảnh giác rằng: “Bằng những tài liệu dẫn chứng, những nhận định của các nhà nghiên cứu, và xác nhận của các nhân chứng lịch sử, cuốn phim gởi đi lời cảnh báo khẩn cấp: Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản Việt Nam đang biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Bắc Kinh.”

Vậy người Việt Nam ở trong và ngoài lãnh thổ có thấy cái bóng đen Bắc Kinh khổng lồ đang sừng sững trước mắt mình như nhóm Film Club đã thấy ?

Hay nhiều người vẫn nghĩ mơ hồ rằng tình trạng bất động của đảng và nhà nước CSVN trước cường độ biến bãi đá thành đảo của Trung Quốc ở Trường Sa cũng chỉ để thể hiện thiện chí “vừa là đồng chí vừa là anh em” với người hàng xóm láng giềng phương Bắc.

Hoặc thông minh hơn, có người còn nghĩ hành động của Trung Quốc tiềm ẩn một thiện chí sâu sắc hơn vì họ đang “bảo vệ biển đảo và tài nguyên giúp Việt Nam” ở Trường Sa, như lãnh đạo Việt Nam đã từng qúang gà khi Bắc Kinh chiếm quần đảo Hòang Sa năm 1974 ?

Phạm Trần

(05/015)
 
Chuyện hòa giải, hòa hợp.
Bảo Giang
08:35 07/05/2015
Chuyện hòa giải, hòa hợp.

Chuyện hoà giải, hòa hợp, lẽ ra, phải là câu chuyện thuộc hàng “ thiên kinh diễn nghĩa”, phải được coi trọng, vì nó đứng đầu trong những sự cần thiết và hữu ích, giúp cho con người có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi vì, không có một cá thể nào trên trái đất này mà không cần đến việc hòa giải và hòa hợp với đối tác của mình. Như thế, nó trở thành lẽ sống trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi bước vào lãnh vực chính trị, nó trở thành chuyện xảo trá, nhiều kẻ lợi dụng ngôn từ để lừa dối nhau. Đặc biệt, theo kiểu chính trị của Việt cộng thì nó trở thành chiêu bài nhố nhăng, lố bịch. Sự kiện nhố nhăng, nham nhở do Việt cộng tạo ra không phải chỉ xuất hiện sau ngày 30-4-1975. Trái lại, trước đó CS cũng đã hô hào hoà giải hòa hợp dân tộc rất nhiều lần rồi. Đến sau ngày 30-4-1975, chuyện này lại được nhiều người đem ra lau chùi và đánh bóng kỹ hơn. Tuy nhiên, kết quả là chẳng có gì, nó như cái thùng rỗng, rỉ xét. Lý do:

Thứ nhất, thành phần chủ yếu đánh bóng cụm từ này là những kẻ ngụy hòa, những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, là những kẻ điếu đóm, bưng bô cho CS. Nhìn chung, đây là những câu chuyện của những kẻ đầu rỗng, không tim óc, chẳng lương tri, chẳng xác định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mỗi đối tác trong cuộc hòa giải ra sao. Chỉ hùa theo cộng sản là tập thể gây ra tội ác, nhưng đang nắm lợi thế sau khi cướp được chính quyền để kiếm phần ăn ké.

Thứ hai, do chính cộng sản tung ra như một loại chiêu bài để lừa bịp dư luận trong và ngoài nước, ngõ hầu đánh tan định kiến cho rằng cộng sản là một tập đoàn cầm đầu tội ác, không thể sống chung với xã hội loài người. CS chính là hiện thân của gian trá chống lại sự thật, là hiện thân của bạo lực, gây hấn, chống lại hòa bình, ổn định của cuộc sống. Tuy nhiên khi mở ra chiêu bài này, cộng sản đã không che đạy được cái bản ngã bất lương, vô đạo của tổ chức. Trái lại, còn lộ nguyên hình của một con khỉ biết đội mũ, khi CS tự cho mình ở vào vị thế “ người” có trí tuệ, giữ vị thế dân tộc hay cao hơn để đòi buộc người dân, đòi buộc những người khác chính kiến, những người thuộc khuynh hướng Quốc Gia, những người không theo cộng sản phải xếp vó quy hàng, tùng phục cái Tam Vô của cộng sản, càng làm cho chuyện hoà giải hòa hợp ra khả ố, nhố nhăng hơn.

Thật vậy, trong suốt mấy chục năm qua, tôi chưa thấy một người nào khi nói đến, hay đặt ra vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc mà họ lại có đánh gía đúng vị thế và vai trò của từng thành phần trong cuộc hòa giải, cũng như đặt ra được những điều kiện thích hợp cho một cuộc hòa giài, hòa hợp cho đúng nghĩa. Trái lại chỉ như tiếng cú kêu đêm hay tiếng chó hú ma thôi!

Sở dĩ tôi nói toạc ra như thế là bởi vì: Khi nói đến chuyện hòa giải là người ta mặc nhiên xác nhận có những điều bất bình, bất hợp tác của những đối tác liên hệ. Nhẹ thì công việc trì trệ, nặng thì vĩnh viễn có thể trở thành những kẻ thù không thể đội trời chung hoặc đường ai nấy bước. Thí dụ, một người nam và một ngưòi nữ, là hai thực thể hoàn toàn khác biệt, nhưng có thể hòa hợp với nhau trong một cuộc sống. Họ cùng chia ngọt, sẻ bùi, chia chung nỗi ân ưu để tạo nên một mái gia đình êm ấm, sống yên vui hạnh phúc bên nhau và bên những tiếng cười đùa của đàn con ngày một khôn lớn trưỏng thành. Tuy nhiên, cũng hai thực thể nam nữ hòa hợp với nhau thành một cặp trong cuộc sống, nhưng có nhiều điều bất hòa, gây ra trở ngại cho cuộc sống chung. Họ cần phải thực tâm làm cuộc hòa giải với nhau để ngõ hầu, tiếp tục cuộc sống với đàn con. Gặp trường hợp không thể hòa giải được nữa, vì lý do này hay lý do khác thì cái kết quả có thể là đường ai nấy đi. Cuộc sống trong xã hội, nói đúng hơn, trong những sinh hoạt của quốc gia cũng không có ngoại lệ. Như thế, trước hết phải điểm danh được những đối tác nào cần phải làm cuộc hòa giải với nhau, sau đó mới khả dĩ nói đến chuyện hoà giải và hòa giải thế nào?

a. Hoà giải giữa người dân với ngưòi dân hay giữa những sắc dân?

Người dân Việt Nam ở trong nước hay ở hải ngoại, theo tôi, không có nhu cầu thù hận lẫn nhau. Trái lại, theo truyền thống là một tập thể luôn bao dung, đùm bọc lấy nhau trong tình nghĩa đồng bào. Theo đó, người dân với người dân, hay giữa các sắc dân với nhau trong một nước không có nhu cầu phải hòa giải về chính trị. Việc riêng, mỗi cá thể, hay tập thể pháp nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình đối với người khác. Khi đó, sự hòa giải giữa cá nhân này với cá nhân khác ( vì những va chạm ) thường là được hưởng dẫn bởi pháp luật. Đây không thể được coi là những cuộc hòa giải mang tính chính trị, dù có thể liên quan đến chính trị.

b. Hoà giải giữa các đảng phái và các tổ chức chính trị?

Nhu cầu hòa giải hay hòa hợp giữa các đảng phái thường vì quyền lợi của các đối tác. Nó không mang tính sinh hoạt quốc gia, tuy có ảnh hưởng đến sinh hoạt chung. Nghĩa là, nó không phải là trọng tâm trong những sinh hoạt của đất nước cần phải đạt đến. Nó mang tính hợp tác vì quyền lợi cho đôi bên hơn là những xung đột cần phải hòa giải giữa đôi bên. Hơn thế, những tranh chấp nếu có đều phải bị chi phối bởi luật pháp, nó không thể trở nên nguy hại cho an ninh đất nước.

c. Hoà giải giữa các đảng phái và người dân?

Trong một đất nước, khi công quyền và quyền chính trị của người dân được tôn trọng và bảo đảm. Việc một đảng phài có những sách lược đi ngược lại quyền lợi của đất nước, ngược với quyền lợi của người dân. Hoặc giả, không đem lại nhiều lợi ích cho quốc dân, đảng phái đó sẽ bước vào con đường tự diệt. Bởi vì, người dân sẽ dùng lá phiếu của mình để trừng phạt những sách lược tồi tệ ấy ngay tức khắc. Theo đó, không cần phải kêu gọi làm một cuộc hòa giải giữa đảng phái với người dân. Trái lại, chính các đảng phái phải biết tự mình làm cuộc hóa giải đơn phương với người dân bằng cách sửa đổi, hay thay đổi các chính sách, thay đổi lãnh đạo của đảng, ngõ hầu có thể tranh thủ lá phiếu của ngưòi dân, nếu muốn tồn tại.

d. Hoà giải giữa chính quyền với nhân dân?

Đối với người dân trong các nước dân chủ, nơi mà công quyền của con người được tôn trọng thì những việc làm sai trái của chính quyền (do các đảng phái lãnh đạo), làm mất lòng dân, làm cho đất nước bị suy thoái thì đã có một phương cách hòa giải tốt nhất và hữu hiệu nhất là lá phiếu của người dân trong các cuộc phổ thông đầu phiếu. Khi đó, các đảng phái phải trả lời cho công chúng về những chính sách của đảng mình và đảng đối lập có thể vạch ra những sai lầm của đối thủ và thúc đẩy người dân lật đổ chính quyền hiện hữu bằng cách bỏ phiếu cho đảng phái của mình trong cuộc bầu cử gần nhất. Như thế, không cần phải đặt ra chuyện hòa giải giữa chính quyền và người dân, vì tự nó (đảng phái đang lãnh đạo) phải biết điều chỉnh để giữ chính quyền. Hoặc sẽ bị loại bỏ bằng lá phiếu của người dân trong cuộc phổ thông đầu phiếu. Ở ngoài là thế, trường hợp ở Việt Nam có ngoại lệ hay không?

Theo nguyên tắc và theo văn bản thì ở Việt Nam cũng không cần có ngoại lệ. Bởi vì trong một bản văn gọi là hiến pháp của nhà nước CHXHCN (Việt cộng), dù do các đảng viên cộng sản nhóm họp lại, và tự gọi là Quốc Hội đã viết ra vào năm 2013, trong đó cũng có ghi một điều rất quan trọng như sau:

Điều 16:
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo từ, ý nghĩa, văn bản này đã xác quyết. Mọi người công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong đời sống chính trị. Không ai, không đoàn thể nào được tặng dữ ưu quyền hơn người khác. Theo đó, người dân có trọn quyền tham chính, không thể bị phân biệt trong việc ứng cử và bầu cử. Mọi người công dân đều có quyền lập hội, lập đoàn hay tổ chức chính trị và có quyền tham gia vào các hoạt động chính trị hay các sự kiện chính trị của đất nước. Người công dân cũng được bảo đảm không bị phân biệt đối sử trong các lãnh vực sinh hoạt văn hóa, xã hội. Nghĩa là họ có quyền khai thác các cơ sở về thông tin, văn hóa, xã hội. Theo tinh thần bản văn, người dân không thể bị phân biệt đối xử trong các lãnh vực trên và không cơ quan nào được phép tước đoạt công quyền, hay những quyền trực thuộc các lãnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân. ( trừ trường hợp phạm pháp)

Tuy nhiên, trong thực tế, đây chỉ là những chữ viết CS xử dụng để tuyên truyền láo khoét trong chủ đích lừa bịp thế giới và lừa bịp người dân Việt Nam mà thôi. Nó hoàn toàn không có hiệu lực, dù nhỏ, trong thực tế sinh hoạt. Bởi vì, chính đảng cộng sản đã cho hơn 400 đảng viên đảng cộng sản tập hợp lại trong một cái túi, gọi là quốc hội của nhà nước CHXHCN, rồi tự biểu quyết cướp giựt trắng trợn quyền bình đẳng về chính trị, dân sự, văn hóa, và xã hội của người dân Việt Nam do chính những kẻ này viết ra ở điều 16, và trao cho đảng cộng sản độc quyền chiếm lĩnh đời sống chính trị, dân sự, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội bằng điều 4 trong cùng một bản văn gọi là hiến pháp năm 2013.

Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” .

Điều này có nghĩa là, đảng cộng sản qua bản văn đã khẳng đính: chỉ có các đảng viên đảng cộng sản mới có quyền chính trị, quyền tham chính và quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Người dân Việt Nam không có quyền tham gia vào các lãnh vực này. Ở đây, nhà nước được định nghĩa là hệ thống tập hợp và điều hành ba ngành hành pháp, tư pháp và lập pháp. Và xã hội thì bao gồm tất cả mọi sinh hoạt, mọi tổ chức có liên quan đến đời sống của người dân, mọi tổ chúc liên hệ đến xã hội như học đường, nhà thương, thông tin, văn hóa và tôn giáo v.v…. Như thế, chính điều khoản này đã tạo nên sự bất bình đẳng, tạo ra sự phân biệt đối xử giữa công dân với đảng viên cộng sản trước pháp luật mà điều 16 đã quy định. Chính điều 4 đã tước đoạt một cách man rợ công quyền của người dân. Nó đã chính thức xóa bỏ mọi chữ, mọi nghĩa đã được dàn dựng trong điều 16.

Từ điểm đựợc trao ưu quyền này, nó đã tạo ra một bất đồng, xung khắc lớn. Đảng viên đảng cộng sản cũng là một công dân, cũng chỉ có một lá phiếu. Đảng viên CS không phải là con bò, mà có lẽ cũng không phải là loài ma qoái, có chăng là những kẻ gây ra tội ác cho dân, tại sao lại được trao quyền lãnh đạo đất nước và xã hội, người dân thì không? Câu hỏi này đến nay vẫn không có câu trả lời thỏa đáng. Và ở ngay trường hợp nó giải tích được câu trả lời là con bò, hay là ma quỷ thì thắc mắc cũng không chấm hết.

Rồi cùng với cái tồi tệ này, Điều 4 còn có hiệu lực xóa bỏ, triệt tiêu hòan toàn ý nghĩa trong khoản 2 điều 2 do chính CS tự ý viết ra trong văn bản này : “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”.

Đọc xong, bạn tôi bảo. “Bố khỉ, nó thối không thể tưởng tượng được”. Ở trên, nó láo lếu, lừa bịp, viết rằng” nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nưóc thuộc về nhân dân”. Ở dưới, ngay trong điều 4 nó lại quy định là:” “Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”: Vậy quyền làm chủ của người dân là cái quyền gì, ở đâu? Rồi “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” là cái quyền lực gì? Hơn 90 triệu người dân làm chủ mà không có quyền lãnh đạo đất nước ư? Một đảng phái bao gồm 2,3 triệu đảng viên lại có quyền lãnh đạo và truất phế, hủy bỏ quyền lãnh đạo đất nước của hơn 90 triệu chủ nhân ư?

Có ai tìm ra được một bản văn nào tồi tệ, nặng mùi như bản văn được gọi là hiến pháp “ trí tuệ” của Việt cộng không? Thử hỏi xem, có một hãng xưởng nào, cơ sở làm ăn nào, dù nhỏ hay lớn, mà chủ nhân không có quyền lãnh đạo cơ sở của mình hay không? Hỏi xem, trong những cơ sở ấy, người chủ có quyền đuổi nhân viên, có quyền lãnh đạo nhân viên hay một cái “tổ chức nhân viên” nào đó có quyền lãnh đạo và sai khiến cả chủ nhân? Thậm chí, có quyền truất phế chủ nhân, biến chủ nhân thành một thứ nô lệ phải nghe lệnh của chúng? Hỏi để thấy cái bản văn này nó thối tha như thế nào. Thà rằng đừng viết ra cái khoản 2 ở điều 2, đừng có điều 16 thì hơn!

Trước đây, thi hào Cao bá Quát có viết “ câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An”. Thơ thi xã có bài hay bài dở, bản văn này không có một điều nào ngửi được. Trái lại, chính nó mới có khả năng lột trần được cái ý của “con thuyền Nghệ An”! Đúng thế, “bản văn hiến pháp, con thuyền Ngệ An”. Bởi vì, một nhóm có hơn 400 đảng viên cộng sản tự bình bầu cho nhau, họp lại với nhau và tự bảo nhau ấy là quốc hội, rồi tự động viết ra một bản văn trao cho đảng cộng sản có trên dưới ba triệu đảng viên quyền lảnh đạo tuyệt đối một đất nước có hơn 90 triệu chủ nhân! Buộc hơn 90 triệu chủ nhân trở thành những kẻ nô lệ, vô quyền, vô năng. Chỉ được nói những điều cộng sản cho nói. Chỉ được nghe những điều cộng sản cho nghe và chỉ được nhìn xem những gì cộng sản cho nhìn xem. Mà tất cả những điều được nghe, được nói, được nhìn, toàn là những gian trá lừa bịp và phản phúc! Nó gian trá, lừa bịp và phản phúc đến mức xem thường và phỉ báng trí năng và sự hiểu biết của cả một dân tộc. Khi nó đã viết ra điều số 4, còn vẽ vời ra khoản 2 điều 2 và điều 16, có phải là để để xỉ nhục và thách đố người dân Việt Nam chăng? Với tôi, nó là loại chữ nghĩa của đồ đểu, không phẩm hạnh, nó đáng vất vào xọt rác dơ bẩn, không đáng được nhắc tới,

Với một bản văn như thế nên người ta gọi đảng cộng sản tại Việt Nam là đảng cướp thật không sai một tý nào. Bởi vì, từ lời lẽ đến hành động nó đã cướp đoạt tất cả mọi công quyền và dân quyền của người dân. Nó đã biến cái nhà nước CHXHCNVN thành một công cụ, thành một tổ chức giúp chúng hợp thức hóa việc chiếm hữu công quyền, dân quyền và quyền tư hữu của người dân. Và rồi, chính cái nhà nước, lúc trước gọi là VNDCCH và nay là CHXHCNVN trở thành cái bình phong hợp pháp, hợp lệ để tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh, người Tàu, gây ra muôn vàn tội ác mang tính diệt chủng với dân tộc Việt Nam. Trong đó có cái chết oan khiên của hơn 172000 người trong mùa đấu tố và hơn 200000 quân cán chính miền nam bị đày ải trong các trại tù sau ngày 30-4-19075. Những hành động man rợ này đều nhắm phục vụ cho một mưu đồ triệt tiêu sức sống của dân tộc Việt Nam, ngõ hầu giúp chúng thực hiện trọn vẹn âm mưu Hán hóa Việt Nam của Trung cộng qua con cờ Hồ chí Minh. Nó muốn đưa tổ quốc và dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ Bắc Kinh. Theo đó, chuyện hoà giải hòa hợp do CS đạo diễn chỉ là những lời kêu gọi toàn dân Việt Nam hãy quy hàng và làm nô lệ cho tập đoàn cộng sản mà thôi. Nó không có một ý nghĩa nào khác.

Như thế, chuyện hoà giải, hòa hợp theo kiểu Việt cộng đã rõ trắng đen. Nó không thể lừa bịp được ai nữa. Theo đó, nếu cần có một cuộc hòa giải tại Việt Nam, thì đó phải là cuộc hòa giải giữa hai đối tác chính yếu là đảng Cộng Sản và Quốc Dân Việt Nam. Ngoài hai đối tác này ra, tuyệt đối không cần phải có bất cứ một cuộc hòa giải nào khác! Bởi vì, tất cả các đối tác khác, không đáp ứng được nhu cầu hòa giải của đất nước.

Đọc đến đây, bạn có thể kết tôi vào thành phần bảo thủ, cực đoan chống cộng và xem ra không muốn thấy có cuộc hòa giải với cộng sản? Phải, tôi chống cộng sản rất quyết liệt. Tôi không chống những cuộc hòa giải đứng đắn, nghiêm chỉnh. Trái lại, tôi hết lòng ủng hộ những cuộc hòa giải nghiêm chỉnh được quốc dân Việt Nam chấp thuận. Như thế, bạn sẽ hỏi, nếu có cuộc hòa giải giữa quốc dân Việt Nam và đảng cộng sản vào lúc này để cứu nguy Tổ Quốc thì ai, hay tổ chức đảng phái nào sẽ đại diện cho quốc dân Việt Nam, trong khi phía cộng sản đã có sẵn bộ chính trị?

Tôi xin trả lời ngay rằng, vào lúc này, quốc dân Việt Nam chưa cần hay chẳng cần một tổ chức, hay một đảng phái nào đại diện cho họ cả. Hơn 90 triệu người chủ nhân kia sẽ là một tập hợp đối tác độc lập với cộng sản. Vì quyền lợi của đất nước, tôi tin rằng, họ sẵn sàng chấp nhận cuộc hòa giải một chiều theo công thức sau:

1. Đảng cộng sản, nhà nước CHXHCNVN và công cụ của họ trong cái gọi là quốc hội hiện nay phải phục hồi nguyên vẹn ý nghĩa được diễn giải phân minh theo từng chữ, từng câu trong điều 16 bằng cách huỷ bỏ vô điều kiện và ngay lập tức điều 4 trong bản văn gọi là hiến pháp 2013. Để từ đây người dân có đủ công quyền về chính trị, đủ tư cách pháp nhân để tham gia vào đời sống chính trị và xã hội của đất nước


2. Sau khi hủy bỏ điều 4 trong hiến pháp, quốc hội hiện nay phải bị giải tán trong vòng 6 tháng, hoặc sớm hơn. Nhà nước có thể tạm thời dùng bản văn này trong công tác điều hành đất nước, trong khi chờ đợi một cuộc tổng tuyển cử tự do, được ấn định theo thời khoá biểu nhất định, trong khoảng một năm, để mọi công dân thực hiện quyền tham gia đời sống chính trị của mình trong các cuộc phổ thông đầu phiếu để chọn lựa người lãnh đạo đất nước, cũng như bầu cử các thành viên của Quốc Hội nhằm xây dựng tiến trình Lập Hiến và Lập Pháp cho Việt Nam. Trong đó bảo đảm sẽ không có một điều khoản tương tự điều 4 sẽ tái diễn trong Hiến Pháp mới.


3. Nhà nước CHXHCN phải chính thức công bố và xác định chấm dứt đặc quyền của đảng cộng sản theo những văn bản trước đây. Trong sinh hoạt mới, tất cả các đảng phái và mọi công dân đều bình đẳng trong đời sống chính trị và xã hội. Đặc biệt, hai tổ chức võ trang là quân đội và cảnh sát phải được tách rời ra khỏi mọi định kiến chính trị, chỉ phục vụ tổ quốc và đồng bào, không trực thuộc bất cứ một tổ chức chính trị hay đảng phái nào khác.

Công thức hòa giải này chỉ gồm có ba điểm ngắn gọn. Tuy nhiên, đây có thể là phương thức nghiêm túc duy nhất để được gọi là Hòa Giài. Bởi vì, từ hơn 80 năm qua, đảng cộng sản đã gây ra qúa nhiều tang thương, thống khổ cho dân tộc. Đã đẩy cả một dân tộc và đất nước vào con đường khốn cùng, đã làm suy thoái về chính trị, văn hoá, đời sống và luân lý của xã hội. Chính cộng sản đã buôn xương bán máu đồng bào Việt Nam không phải chỉ ở trong chiến tranh. Chính đảng cộng sản đã dâng những phần đất linh thiêng của Tổ Quốc là Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bờ biển Tục Lãm, rồi Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung cộng. Rồi chỉ vì quyền lợi và quyền lực của phe nhóm, CSVN để cho Trung cộng vào cắm dùi dài hạn trên nhiều phần đất trong nội điạ cũng như bờ biển của Việt Nam như Nhân Cơ, Đắc Nông, Vũng Áng, Bình Dương, Nha Trang… Có thể nói, đó là những trọng tội đối với tổ quốc, với tiền nhân và với xương máu của người Việt Nam. Những trọng tội đến trời đất cũng không thể dung thứ.

Tuy nhiên, nếu cộng sản muốn Hòa Giải, muốn quay về Hòa Hợp với Dân Tộc, thì đây chính là phương cách duy nhất và cũng là một cơ hội thuận tiện và tốt nhất họ nên nhận lấy phần trách nhiệm của mình trong mấy chục năm qua để làm lại một việc, mà chính ra họ đã phải làm từ lâu. Họ phải làm để trước hết, giải cứu chính bản thân và gia đình họ như Borris Yelsin đã làm. Kế đến, nhờ việc hòa giải thực tâm này, đất nước có cơ hội chuyển mình. Toàn dân có cơ hội chung tay xây dựng lại một đất nước đã tan nát. Hơn thế, bảo vệ được chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của tiền nhân.

Ngoài những điều kiện căn bản này ra, tôi cho rằng, cộng sản và công cụ của nó đừng bao giờ ảo tưởng trong chiêu bài hòa giải và hòa hợp dân tộc theo kiểu tính toán của cộng sản. Bởi vì dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ đầu hàng hay khuất phục trước mọi loại bạo quyền và gian trá. Trái lại, hãy nhớ rằng tiến trình đổi thay của đất nước do người dân chủ động đã bắt đầu. Khi tập đoàn CSVN muốn thi hành mật ước Thành Đô, quy thuận Trung cộng thì đó cũng chính là lúc lá cờ Phúc Kiến do cộng sản mang vào Việt Nam sẽ bị xé tan trên mảnh đất này trước khi chúng kịp dở trò bỏ phiếu đòi tự trị như ở Crimea.

B. Với những điều kiện như thế, liệu có thể có một cuộc hòa giải giữa quốc dân Việt Nam là chủ nhân của đất nước với đảng cộng sản đang tiếm quyền hay không? (phần 2)

Bảo Giang
5-15
 
Vẫn ổn định!
Lykhách
14:44 07/05/2015
Đất nước ta ngày càng ổn định
Tham nhũng dù tăng vẫn trong dự tính Đảng ta
Chuột lũ, sâu bầy… vẫn sinh sôi nhưng khá kín
Tránh tiếng nhân dân phê bình đảng đàn đúm con ông cháu cha

Kinh tế nước ta khá là ổn định
Chủ yếu vơ vét tài nguyên bán ra
Dân ta cực quen - nông nghiệp là chính
Hàng hóa thiếu thừa ta cứ nhập China

Chế độ của ta cũng tạm thời ổn định
Chính nhờ công an khéo vận dụng côn đồ
Chận bọn dân chủ để đánh lén, bắt giam thủ lĩnh
Không ai hơn đảng ta về thủ đoạn và mưu mô

Quan hệ Ta-Tàu nói chung là ổn định
Bởi đảng ta học tư tưởng Hồ-Chí-Minh
Bịt miệng dân, cứ để nhà nước tính
Bắt nhịn Tàu cho quen dần nhục kiểu làm thinh!

Chủ quyền quốc gia cũng dần dà ổn định
Nhường Tàu Nam-Quan, Bản-Giốc có là bao?
Biển đảo ta tính sao bằng Tàu tính
Kiện tụng làm chi cho hai đảng mất giao tình!

Dân ta cũng dần dần ổn định
Giàu quen ăn chơi, nghèo tất bật kiếm cơm
Trí thức cũng dần quen thói sợ, nịnh
Chính sách ngu, hèn dân ngày càng khả quan hơn!

Đến kẻ xuất gia cũng dần xem ba phải là lẽ phải
Nhờ chính sách Xin-Cho ta chia rẽ đám tu hành
Đứa nào nghe lời ta khen thưởng, cho lễ lạy dễ dãi
Đám cứng đầu ta cứ đuổi Chúa, Phật chúng chạy loanh quoanh

Tổng Bí Thư vẫn lú rất ổn định
Nghĩa là lú không xáo trộn tình hình
Có những thằng lú chợt dở chứng phản tỉnh
Nó sẽ khiến đảng ta rất mất an ninh!

Xã-hội-chủ-nghĩa ta kiên quyết định hướng
Dù giờ tạm triển khai Kinh-tế-thị-trường
Lãnh đạo xưa nay quen kiểu ngu tự sướng
Mặc dân chúng mắng Bác-Đảng ta bất lương!

Thủ tướng ta vẫn đểu đầy bản lĩnh
Nghĩa là đểu cáng một cách rất tự tin
Ăn học chẳng nhiều nhưng thủ tướng lại có đầy đảng tính:
Quyết chẳng từ chức dù tham nhũng vượt trội, kinh tế xập xình!

Quốc hội nước ta vẫn đảng viên là phần chính
Đại biểu ta giờ quen hùa, quen hèn và quen nịnh
Nhìn chung quốc hội của ta cũng có đầy…sợ tính, láo tính
Tránh chuyện nhạy cảm nhưng ưa đăng đàn phát biểu linh tinh

Nhạy cảm ví như chuyện Tàu chiếm Hoàng-Sa, Trường-Sa
Được nói chung chung, nhưng cấm chỉ đích danh đồng chí “Tàu Lạ”
Để giữ độc quyền, Đảng sẵn sàng làm bầy tôi Tàu hèn hạ
Dù sao thì Tàu cũng là…đồng chí Đảng cộng sản như ta!

Nói chung đất nước ta nghèo - nhưng giữ đảng là chính
Tiếp tục chính sách ngu dân bằng tư tưởng…Hồ Chí Minh
Sau bốn mươi năm giải phóng Miền Nam đảng viên đều giàu hơn dự tính
So với thời ở bưng, ở Bắc ta đói rách tội tình!

Tiến lên, tiến lên kinh tế thị trường định hướng xã-hội-chủ-nghĩa
“Dù đến cuối thế kỷ này ta chẳng biết có xây dựng được chưa?”
Không cần biết – nhưng Đảng cần giữ dân trong cái lú của Tổng Lú
Dân ngu mới ổn định - dân hèn mới an ninh
Tránh phật lòng Tàu, Đảng ta sẽ còn cầm quyền, còn giàu nữa…Đồ ngu!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tần Tảo
Nguyễn Đức Cung
21:14 07/05/2015
TẦN TẢO
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.
(Trích ca khúc của Y Vân)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 30/04 – 06/05/2015: Đức Thánh Cha và phong trào Cursillo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:35 07/05/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Tổng Giám Mục Fisichella họp báo về Năm Thánh Lòng Thương Xót

Sáng thứ Ba 5 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu chương trình Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót.

Ngài nhấn mạnh rằng nòng cốt của Năm Thánh sắp tới là để giúp Giáo Hội trở nên dấu chỉ lòng thương xót của Chúa, sau khi đã cảm nghiệm lòng thương xót vô biên của Chúa Cha. Vì vậy, khẩu hiệu của Năm Thánh này là “Thương xót như Chúa Cha”.

Một đặc tính của Năm Thánh ngoại thường sắp tới về lòng thương xót là lần đầu tiên, Cửa Năm Thánh hay đúng hơn là Cửa Thương Xót cũng được mở tại các Giáo Hội địa phương, cụ thể là tại Nhà Thờ chính tòa hoặc tại một Đền thánh do vị Bản quyền xác định.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella cũng đã giới thiệu huy hiệu Năm Thánh.

Cùng với khẩu hiệu “Thương Xót như Chúa Cha” (Lc 6,36), huy hiệu này trình bày một tổng hợp xúc tích về Năm Thánh.

Huy hiệu, do Cha Marko I. Rupknik sáng tác, trình bày người Cha đang vác người con lầm lạc trên vai, theo hình ảnh rất được Giáo Hội cổ kính quí chuộng, vì diễn tả tình thương của Chúa Kitô hoàn tất mầu nhiệm nhập thể của Ngài bằng công trình cứu chuộc.

Hình của huy hiệu làm nổi bật sự kiện Vị Mục Tử nhân lành đi sâu vào thân thể con người, với tình thương yêu đến độ thay đổi cuộc sống của con người. Ngoài ra, một sự kiện này không thể bỏ qua, đó là Vị Mục Tử Nhân Lành, với lòng thương xót tột độ, vác nhân loại trên vai, nhưng đôi mắt của Vị Mục Tử hoàn toàn giống như đôi mắt của con người. Chúa Kitô nhìn với con mắt của Adam và Adam nhìn với con mắt của Chúa Kitô. Như thế mỗi người nhận ra nơi Chúa Kitô là Adam mới, chính nhân tính của mình và tương lai đang chờ đợi mình, khi chiêm ngắm, trong cái nhìn của Chúa Kitô, tình thương của Chúa Cha.

Cảnh tượng trên đây được đặt bên trong hào quang bầu dục màu xanh, đây là hình ảnh rất được quí chuộng theo lối họa hình đạo thời thượng cổ và trung cổ, nhắc nhớ sự đồng hiện diện của hai bản tính: thiên tính và nhân tính, trong Chúa Kitô. Ba hình bầu dục đồng qui của hào quang, với màu dần dần sáng hơn khi tiến ra vòng ngoài, gợi lên tác động của Chúa Kitô đưa con người ra khỏi đêm đen của tội lỗi và sự chết. Đàng khác, màu đậm hơn ở bên trong cũng diễn tả tính chất khôn lường của tình thương Chúa Cha, Đấng tha thứ mọi sự.

2. Đức Thánh Cha khích lệ các thành viên Cursillo trở thành thừa sai

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ các thành viên phong trào Cursillo trở thành những thừa sai đích thực, nâng đỡ đức tin của tha nhân.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chiều ngày 30 tháng 4 dành cho 7 ngàn thành viên Phong trào Cursillo Âu châu, tham dự cuộc gặp gỡ Ultreya ở Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến danh từ chuyên môn chỉ cuộc gặp gỡ này là “Ultreya”, lời chào truyền thống của các tín hữu hành hương hướng về Đền thánh Santiago de Compostela, bên Tây Ban Nha, nghĩa là “hãy đi xa hơn nữa! Luôn đi xa hơn!”.

Trong ý hướng đó, Đức Thánh Cha nhắc nhở các thành viên Cursillo hãy góp phần làm cho đoàn sủng của phong trào mang lại nhiều thành quả, theo gương các vị khởi xướng phong trào, loan báo Tin Mừng cho tha nhân, trở nên những người thân cận với các bạn hữu, những người quen biết, các đồng nghiệp, v.v. Ngài nhấn mạnh rằng:

“Để giúp tha nhân tăng trưởng trong đức tin, tiến đến gần Chúa, chúng ta cần phải cảm nghiệm trước tiên lòng từ nhân và sự dịu dàng của Thiên Chúa. Chúng ta được thúc đẩy do ước muốn cống hiến lòng thương xót khi chúng ta cảm nhiều tình yêu xót thương của Chúa Cha đối với chính chúng ta”.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng phương pháp truyền giáo của Phong trào Cursillo nảy sinh từ ước muốn làm bạn với Chúa và từ đó nảy sinh tình bạn với anh chị em... Từ xác tín đó hàng ngàn người trên thế giới đã được giúp đỡ để tăng trưởng trong đời sống đức tin. Trong bối cảnh cuộc sống trong vô danh và cô lập trong các thành thị của chúng ta ngày nay, điều quan trọng là chiều kích hiếu khách, đón tiếp, thân thiện, mà anh chị em cống hiến trong các cuộc gặp gỡ nhòm. Ước gì anh chị em luôn duy trì bầu không khí huynh đệ và thân hữu, trong đó mọi người cầu nguyện và chia sẻ hằng tuần những kinh nghiệm, thành công và thất bại trong các công tác tông đồ”.

Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các cuộc họp nhóm nhỏ của các thành viên Cursillo “cởi mở đối với chiều kích xã hội và Giáo Hội rộng lớn hơn, mời gọi cả những người có dịp tiếp xúc với đoàn sủng của anh chị em, tuy không thường xuyên tham dự các sinh hoạt của nhóm..”

Ngài nói: “Thật là đẹp khi giúp đỡ cả những người gặp khó khăn và vất vả nhiều hơn trong việc sống đức tin của họ, giúp họ luôn tiếp xúc với Mẹ Giáo Hội..

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Tôi khuyến khích anh chị em hãy “luôn đi xa hơn!” trung thành với đoàn sủng của mình! Hãy giữ cho lòng nhiệt thành, ngọn lửa của Chúa Thánh Linh luôn thúc đẩy các tín hữu Chúa Kitô tìm đến những người ở xa, “ra khỏi cuộc sống tiện nghi thoải mái của mình và có can đảm đi tới mọi khu ngoại ô đang cần đến ánh sáng Tin Mừng” (G.E 20).

Trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, một số đại diện đã nêu lên một số câu hỏi để ngài ứng khẩu trả lời.

3. Đức Thánh Cha viếng thăm Chủng Viện Bắc Mỹ ở Roma

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu noi gương lòng nhiệt thành truyền giáo, lòng tôn sùng Đức Mẹ và chứng tá đời sống thánh thiện của chân phước Junípero Serra, tông đồ miền California Hoa Kỳ.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong thánh lễ trưa thứ Bẩy 2 tháng Nảm, tại Chủng viện Bắc Mỹ gần Vatican. Đức Thánh Cha đến viếng thăm trường này vào cuối cuộc Hội thảo quốc tế tại đây về cuộc sống và hoạt động của chân phước Serra sẽ được Đức Thánh Cha tôn phong hiển thánh ngày 23-9 năm nay tại thủ đô Washington, trong cuộc viếng thăm của ngài tại Hoa Kỳ từ 22 đến 27-9.

Chân phước Junípero Serra dòng Phanxicô sinh tại Tây Ban Nha và đến hoạt động truyền giáo tại Mêhicô. Sau đó cha từ đây sang lãnh thổ Hoa kỳ để truyền đạo và lập 21 cứ điểm truyền giáo tại miền ngày nay là bang California.

Hiện diện trong thánh lễ có 260 đại chủng sinh, một số Hồng Y, Giám Mục Hoa Kỳ và nhiều chức sắc khác.

Trong bài giảng, trước hết Đức Thánh Cha đề cao tấm gương của cha Junípero Serra như một thừa sai không biết mệt mỏi, giã từ quê hương, gia đình, từ bỏ công danh sự nghiệp và cộng đoàn để đi tới tận cùng trái đất, vì lòng hăng say loan báo Tin Mừng cho dân ngoại, tức là một động lực nội tâm muốn chia sẻ với những người xa xôi nhất hồng ân gặp gỡ với Chúa Kitô. Đức Thánh Cha nói: “Ước gì lòng nhiệt thành ấy gợi lên nơi chúng ta một thách đố lớn.. Tôi tự hỏi: ngày nay chúng ta có khả năng đáp lại tiếng gọi của Chúa với cùng một lòng quảng đại và can đảm như vậy hay không?”

- Thứ hai là lòng sùng kính của Cha Serra đối với Đức Mẹ. Cha đã phó thác công trình truyền giáo cho Mẹ Maria cực thánh. Trước khi ra đi đến miền California, cha Serra đã phó dâng cuộc sống cho Đức Mẹ Guadalupe và xin Mẹ ơn được mở tâm hồn những người định cư và thổ dân cho sứ mạng cha sắp khởi sự... Đức Thánh Cha nhận định rằng: không thể tách rời Mẹ Maria ra khỏi tâm hồn người dân Mỹ châu. Mẹ là căn cội chung của đại lụcnày. Đúng hơn, sứ vụ truyền giáo ở Mỹ châu ngày nay được phó thác cho Đấng là môn đệ và thừa sai thánh thiện đầu tiên, là sự hiện diện và là nguồn an ủi, hy vọng”.

- Thứ ba, là chứng tá thánh thiện của cha Junípero Serra, Người là một trong những người cha sáng lập Hoa Kỳ, là vị thánh của thế giới Công Giáo và là người đặc biệt bảo vệ các tín hữu nói tiếng Tây Ban Nha của đất nước này, để toàn thể dân Mỹ châu tái khám phá phẩm giá của mình bằng cách ngày càng củng cố sự thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa cho vinh quang của Chúa được biểu lộ trong nền văn hóa sự sống, trong tình huynh đệ, liên đới, trong hòa bình và công lý, với tình yêu thương thực sự ưu tiên dành cho những người nghèo nhất, qua chứng tá của các tín hữu Kitô thuộc nhiều cộng đoàn và hệ phái khác nhau, các tín hữu thuộc các truyền thống tôn giáo khác và những người có lương tâm ngay chính và thiện chí”

4. Đức Thánh Cha viếng thăm Giáo Xứ Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em đang theo dõi những hình ảnh trong thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại một giáo xứ tại Rôma.

Chiều Chúa Nhật 3 Tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng thăm Giáo Xứ Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình ở vùng biển Ostia Lido, một giáo xứ ngoại ô cách trung tâm thành Roma khoảng 30 cây số.

Giáo xứ này được thành lập cách đây 90 năm, có khoảng 20 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số 25 ngàn dân và thánh đường giáo xứ này là nhà thờ đầu tiên được xây cất tại Ostia và từng là Nhà Thờ hiệu tòa của Đức Cố Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng trong 15 năm trời, từ 1994 cho đến khi Ngài qua đời năm 2009.

Đức Thánh Cha đến giáo xứ vào lúc 4 giờ chiều, sau phần chào thăm và gặp gỡ các giới trong giáo xứ, đặc biệt là những người trẻ và người khuyết tật, ngài giải tội cho 4 giáo dân và cử hành thánh lễ lúc 6 giờ chiều.

5. Cuộc triển lãm quốc tế Milan là dịp toàn cầu hóa tình liên đới

Cuộc triển lãm quốc tế tại Milan là một dịp thuận tiện để toàn cầu hóa tình liên đới. Chúng ta hãy tìm đừng phung phí nó, nhưng làm cho nó có giá trị tràn đầy.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ như trên trong sứ điệp được truyền hình trực tiếp trong buổi lễ khai mạc cuộc triển lãm quốc tế 2015 tại Milan bắc Italia lúc 12 giờ rưỡi trưa hôm mùng 1 tháng 5 lễ Lao động quốc tế. Ngài kêu gọi mọi người thay đổi tâm thức và đừng nghĩ rằng các hành động thường ngày của mình, trên mọi mức độ trách nhiệm, không gây ra hậu quả đối với biết bao nhiêu người nghèo đói, đau yếu và phải chết vì thiếu ăn trên thế giới.

Đức Thánh Cha biết ơn ban tổ chức vì đã cho ngài có dịp hợp tiếng với tất cả những ai tham dự buổi lễ khánh thành này. Đây là tiếng nói của Giám Mục Roma, lên tiếng nhân danh dân Thiên Chúa lữ hành trên toàn thế giới; là tiếng nói của biết bao nhiêu người nghèo, thành phần của dân Chúa với phẩm giá tìm của ăn nuôi thân bằng mồ hôi trán của mình. Đức Thánh Cha nói: Tôi muốn là tiếng nói của các anh chị em, kitô cũng như không kitô, mà Thiên Chúa yêu thương như con cái và đã trao ban sự sống cho họ, đã ban phát cho họ bánh là thịt của Người Con làm người. Ngài là Đấng đã dậy chúng ta xin Thiên Chúa Cha “Xin ban cho chúng con lương thực hằng ngày”.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng đề tài của cuộc triển lãm quốc tế “Nuôi sống hành tinh, năng lực cho sự sống” thật là quan trọng và nòng cốt, miễn là nó không phải chỉ là một đề tài, nhưng luôn được đi kèm bởi ý thức về các gương mặt: gương mặt của hàng triệu người ngày nay đang đói, ngày nay không thể ăn uống xứng đáng như con người. Tôi ước mong rằng, bắt đầu từ ngày hôm nay, mỗi một người ghé thăm cuộc triển lãm quốc tế Milan khi đi ngang qua các khu triển lãm tuyệt vời ấy, có thể nhận ra sự hiện diện của các gương mặt này. Một sự hiện diện dấu ẩn, nhưng trong thực tại phải là tác nhân đích thật của biến cố: các gương mặt của những người nam nữ đói khát, đau yếu và chết vì thiếu thực phẩm hay vì thực phẩm độc hại.

“Cái mâu thuẫn của sự dồi dào” mà Đức Gioan Phaolô II nói tới trong diễn văn đọc trước tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO trong hội nghị về dinh dưỡng lần thứ I năm 1992, vẫn tồn tại mặc dù đã có các nỗ lực và vài kết quả tốt. Trong vài khiá cạnh, cuộc triển lãm quốc tế Milan cũng là phần “cái mẫu thuẫn của sự phong phú” đó, nếu nó chỉ tuân phục nền văn hóa gạt bỏ, và không góp phần vào một mô thức phát triển công bằng và có thể chịu đựng nổi. Vì thế chúng ta hãy làm sao để cuộc triển lãm này là dịp thay đổi não trạng, giúp mọi người ý thức rằng các hành động của chúng ta trên mọi bình diện trách nhiệm đều có hậu quả trên cuộc sống của những người gần xa đang đói. Tôi nghĩ tới biết bao nhiêu người nam nữ đang bị đói, đặc biệt là đông đảo các trẻ em đang chết đói trên thế giới.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nhắc đến các gương mặt có vai trò quan trọng trong cuộc triển lãm này: gương mặt của các nhân viên và các nhà nghiên cứu trong lãnh vực lương thực. Ngài xin Chúa ban cho từng người sự khôn ngoan và lòng can đảm, vì trách nhiệm của họ rất lớn lao. Đức Thánh Cha cầu mong rằng kinh nghiệm này cho phép các nhà thầu, các doanh thương, các nhà nghiên cứu, cảm thấy được lôi cuốn vào một dự án vĩ đại của tình liên đới: là dự án nuôi sống hành tinh trong sự tôn trọng mọi người và tôn trọng môi trường thiên nhiên. Đây là một thách đố lớn mà Thiên Chúa kêu mời nhân lọai của thế kỷ 21: thôi lạm dụng ngôi vườn Thiên Chúa đã tín thác cho chúng ta, để tất cả có thể ăn các hoa trái của ngôi vườn ấy. Lãnh nhận dự án lớn lao đó trao ban phẩm giá tràn đầy cho công việc làm của người sản xuất và người nghiên cứu trong lãnh vực thực phẩm.

Đức Thánh Cha cũng không quên gương mặt của tất cả các công nhân đã tận tụy làm việc cho cuộc triển lãm quốc tế này, cách riêng những gương mặt vô danh, của những người ẩn khuất nhất, nhờ cuộc triễn lãm mà có cơm bánh cho gia đình. Ước chi đừng có ai bị lấy mất đi phẩm giá. Và ước chi đừng có chiếc bánh nào là kết qủa của một công việc bất xứng với con người!

Và Đức Thánh Cha kết thúc sứ điệp trực tiếp truyền hình như sau: Xin Chúa giúp chúng ta đón nhận dịp may lớn lao này với tinh thần trách nhiệm. Xin Ngài là Tinh Yêu ban cho chúng ta “năng lực cho sự sống”: tình yêu để chia sẻ cơm bánh, “lương thực hằng ngày”, trong an bình và tình huynh đệ. Và ước chi đừng có người nam nữ nào thiếu cơm bánh, phẩm giá và công ăn việc làm.

6. Nhà của Vatican tại cuộc triển lãm quốc tế: Expo 2015 Milano

Nhà của Tòa Thánh tại cuộc triển lãm quốc tế 2015 ở Milano, Bắc Italia, bắt đầu thu hút khách viếng thăm.

Cuộc triển lãm này đã được thủ tướng Matteo Renzi của Italia khai mạc hôm 1-5-2015 với sự tham dự của 200 ngàn người, và có chủ đề là “Nuôi dưỡng trái đất, năng lực cho cuộc sống”. Tòa Thánh là 1 trong 140 quốc gia tham dự cuộc triển lãm hoàn cầu này, từ 1-5 đến 31-10 năm nay. Khu vực triển lãm rộng 110 hécta cách trung tâm thành phố Milano 16 cây số về hướng tây bắc. Ban tổ chức hy vọng sẽ có hơn 20 triệu khách đến viếng thăm.

Nhà triển lãm của Tòa Thánh rộng 70 mét vuông, có chủ đề là “Không phải chỉ sống bằng bánh”, trong đó có những tiểu đề như “mảnh vườn cần giữ gìn, lương thực cần chia sẻ, bữa ăn giáo dục, bánh làm cho Thiên Chúa hiện diện trong thế giới”.

Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa cho biết chủ đề lương thực cũng là cơ hội để suy tư và giáo dục về đức tin, công lý, hòa bình, tương quan giữa các dân tộc, kinh tế, môi sinh. Đức Hồng Y nhắc lại rằng thế giới ngày nay đang bị chia làm hai loại người: những người đói và những người phải ăn kiêng, vì quá nhiều lương thực và không được sử dụng tốt.

Trong thời gian triển lãm, tại Nhà của Tòa Thánh cũng có những cuộc thảo luận, diễn đàn và chiếu phim về nạn đói trên thế giới, lương thực dài hạn, săn sóc môi sinh, ăn kiêng và dinh dưỡng. Ngoài ra có một cuộc nói chuyện về tương quan giữa lương thực và nhân loại.

Cuộc triển lãm quốc tế được tổ chức 5 năm một lần. Cho đến nay, từ thời Đức Chân phước Giáo hoàng Piô 9, Tòa Thánh vẫn luôn tham gia các cuộc triển làm này để chứng tỏ ước muốn của Giáo Hội mong cho tiếng nói của mình được lắng nghe, và nêu chứng từ đề những đề tại tế nhị, quan trọng, liên quan đến tương lai.

Một số nhà triển lãm của Tòa Thánh trong quá khứ gần đây thương nhấn mạnh đến nghệ thuật thánh và hầu như là một bảo tàng viện Vatican lưu động, với một nhà nguyện nhỏ.

Đức Hồng Y Ravasi cho biết so với khu nhà triển lãm của Tòa Thánh hồi năm 1964 tại New York, lần này khu nhà của Tòa Thánh đơn sơ hơn, hợp với đường hướng của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Nhà triển lãm của Tòa Thánh ở Milano không được trang trí bằng những biểu tượng Kitô công khai, nhưng cũng có hàng chữ “Xin ban cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, bằng 13 thứ tiếng.

7. Tân Ủy Ban Truyền Thông của Tòa Thánh

Đức Phanxicô đã thiết lập một uỷ ban gồm 5 thành viên, trong đó có Đức Cha Paul Tighe, người Ái Nhĩ Lan, để tìm cách thi hành các khuyến cáo đơn giản hóa và hiện đại hóa các cơ cấu truyền thông hiện nay của Tòa Thánh.

Trong tháng Tư vừa qua, khi Đức Giáo Hoàng gặp Hội Đồng Hồng Y, 9 vị Hồng Y cố vấn đã đề nghị ngài đề cử một ủy ban mới để thực thi kế hoạch cải tổ do một ủy ban giáo hoàng gồm 11 thành viên trước đây soạn thảo.

Cố gắng cải tổ nói trên nhằm làm thế nào để các cơ sở truyền thông của Tòa Thánh có thể thích ứng với các xu hướng tiêu thụ truyền thông đang thay đổi ngày nay, làm thế nào phối trí hay hơn các các kênh truyền thông hiện hữu mà lại tiết kiệm được tài chánh.

Năm thành viên của Ủy Ban mới được thành lập gồm:

- Đức Cha Dario Vigano, 52 tuổi, giám đốc Trung Tâm Truyền Hình Vatican, giữ chức chủ tịch Ủy Ban.

– Đức Cha Paul Tighe, 57 tuổi, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Trước đây, ngài là giám đốc Văn Phòng Truyền Thông của Tổng Giáo Phận Dublin và đã thành lập văn phòng công cộng sự vụ của tổng giáo phận này nhằm hỗ trợ các cố gắng truyền thông của giáo phận.

– Linh mục Dòng Tên người Ý Antonio Spadaro, 48 tuổi, giám đốc tạp chí có uy tín của Dòng này là tờ La Civilta Cattolica.

– Đức Cha Lucio Adrian Ruiz, người Á Căn Đình, sinh năm 1965, hiện đứng đầu Sở Internet của Vatican và văn phòng Viễn Thông của Vatican.

– Paolo Nusiner, người giáo dân duy nhất ở trong Ủy Ban mới, sinh năm 1963 và hiện là giám đốc quản trị của Avvenire, nhật báo của Hội Đồng Giám Mục Ý.

8. Báo cáo thường niên của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế

Trong báo cáo thường niên vừa được công bố, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đang thúc giục Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa 10 quốc gia vào danh sách các quốc gia nơi nhà cầm quyền “tham gia hay dung túng các hành vi vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng” và 17 quốc gia vào danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC) bởi vì họ là những quốc gia trong đó các vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo liên tục được nhà nước trực tiếp gây ra, xúi giục hoặc lờ đi.

Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã ghi nhận đặc biệt trường hợp của Ấn Độ nơi nhà cầm quyền được coi là ngầm xúi giục các vi phạm tự do tôn giáo.

Tưởng cũng nên nhắc lại là, hôm 17 tháng Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói:

“Chính phủ của tôi đảm bảo rằng công dân của quốc gia này có hoàn toàn tự do tín ngưỡng và rằng mọi người đều có quyền giữ đạo hay theo một tôn giáo do mình lựa chọn mà không bị ép buộc hoặc bị lung lạc. Chính phủ của tôi sẽ không cho phép bất kỳ nhóm tôn giáo, thuộc các tôn giáo đa số hay thiểu số kích động hận thù chống lại những người khác, công khai hoặc ngấm ngầm. Chính phủ của tôi sẽ là một chính phủ mang lại sự tôn trọng bình đẳng cho tất cả các tôn giáo.”

“Ấn Độ là đất của Phật và Gandhi. Sự tôn trọng bình đẳng dành cho tất cả các tôn giáo phải có trong DNA của mỗi người Ấn Độ. Chúng tôi không thể chấp nhận bạo lực đối với bất kỳ tôn giáo nào vì bất kỳ lý do nào và tôi mạnh mẽ lên án bạo lực như vậy. Chính phủ của tôi sẽ hành động mạnh mẽ trong vấn đề này. “

Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là thành viên của đảng Ấn Giáo cực đoan - Bharatiya Janata Party. Từ khi ông Modi lên nắm quyền vào ngày 26 tháng Năm năm 2014, hàng chục nhà thờ Công Giáo bị đốt phá và hôi của trong mấy tháng vừa qua.

Những lời kích động đốt phá các nhà thờ và cưỡng bách cải đạo lẽ ra phải bị luật pháp trừng trị nhưng Modi cố tình lờ đi.

Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, do đó, đã đề nghị đưa Ấn Độ vào danh sách các nước “tham gia hay dung túng các hành vi vi phạm nghiêm trọng”. Trong danh sách này còn có Afghanistan, Azerbaijan, Cuba, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Lào, Malaysia, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở các nước sau đây là rất tồi tệ và ủy ban khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC, tức là danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt”. Các quốc gia này là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan, Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria, Tajikistan, và Việt Nam.

Ủy ban cũng bày tỏ mối quan tâm về tình trạng tự do tôn giáo ở Bahrain, Bangladesh, Belarus, Cyprus, Kyrgyzstan, và Sri Lanka.

9. Đức Thánh Cha tiếp 5.000 thành viên Cộng đoàn Đời Sống Kitô

Đức Thánh Cha khích lệ các thành viên Cộng đoàn đời sống Kitô thăng tiến nền văn hóa công lý và hòa bình, góp phần mục vụ gia đình, và sống tinh thần truyền giáo.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30-4-2015, dành cho 5 ngàn thành viên Cộng đoàn đời sống Kitô (Comunità di vita cristiana - CVX) và Liên minh sinh viên truyền giáo (CVX).

Cộng đoàn đời sống Kitô ở Italia theo linh đạo của thánh Ignatio Loyola, vị Sáng lập dòng Tên, đang nhóm đại hội toàn quốc ở Roma với chủ đề “Vượt qua những bức tường”. Tham gia Cộng đoàn này có nhiều cựu học sinh của các trường dòng Tên.

Trong bài huấn dụ trao cho các tham dự viên trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha cho biết ngài biết rõ Cộng đoàn đời sống Kitô vì đã từng làm Tổng tuyên úy toàn quốc cộng đoàn này ở Argentina. Ngài khích lệ các thành viên, đứng trước thứ văn hóa bất hợp pháp, tham nhũng và đụng độ, hãy dấn thân phổ biến nền văn hóa công lý và hòa bình, tận tụy phục vụ công ích, kể cả qua các hoạt động chính trị. Ngoài ra Đức Thánh Cha xin các thành viên hãy giúp các cộng đoàn giáo phận quan tâm đến gia đình, tiếp đón những người đang chịu đau khổ vì hôn nhân thất bại. Sau cùng là dấn thân truyền giáo, cộng tác với Liên minh Sinh viên truyền giáo, trong việc gặp gỡ những người nghèo nhất, những cộng đoàn đang cần các nhân viên mục vụ nhiều nhất.

Đức Thánh Cha cũng khích lệ và ca ngợi sáng kiến của các cộng đoàn này kết nghĩa với các cộng đoàn ở các nước đang gặp nhiều khó khăn như ở Liban, Syria. Ngài nói: “Các dân tộc này đang trải qua giờ thánh giá, vì thế chúng ta hãy giúp họ cảm nghiệm tình thương, sự gần gũi và nâng đỡ của toàn thể Giáo Hội. Ước gì mối dây liên đới của anh chị em với họ củng cố ơn gọi của anh chị em là thiết lập những nhịp cầu hòa bình ở mọi nơi”.

Ngoài bài huấn dụ, Đức Thánh Cha còn ứng khẩu trả lời các câu hỏi do các thành viên nêu lên như làm sao nói về hy vọng với những tù nhân chung thân, cho những tù nhân nói chung, hoặc trong những hoàn cảnh khó khăn khác và những yếu đuối...

10. Thống kê về án tử hình trong năm 2014

607 vụ tử hình đã diễn ra tại 23 quốc gia trong năm 2014. Chỉ một mình Trung quốc đã thi hành nhiều vụ tử hình hơn cả tổng số các vụ tử hình ở 22 quốc gia còn lại.

Số người bị tử hình tại Trung quốc trong năm 2014 là hơn 1,000 người vì Trung quốc có thói quen hành quyết tập thể. Con số chính xác những người bị tử hình tại Trung quốc trong năm qua không thể biết chính xác được vì chiến thuật bưng bít thông tin của nhà cầm quyền.

Tại Iran, 289 người bị hành quyết trong năm qua. Con số này là 90 người tại Pakistan, 61 tại Iraq, và 35 tại Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có các nước khác là Ai Cập, Jordan, Ả rập xê út ...

Ít nhất 2,466 người đã bị lên danh sách tử hình trong năm 2015 này tại 55 quốc gia trên thế giới. Những người bị hành quyết có thể là vì giết người, buôn bán ma túy. Tuy nhiên, trong một vài quốc gia, phạm tội ngoại tình cũng bị tử hình.

11. Đề nghị của một linh mục dòng Đa Minh về chăm sóc mục vụ và kỷ luật bí tích cho người ly dị và tái hôn được nhiều người ủng hộ

Những phản hồi đang đổ xô về Rôma từ khắp nơi trên thế giới để trả lời cho các câu hỏi chuẩn bị cho kỳ họp thứ hai và cuối cùng của Thượng Hội Đồng về gia đình, theo dự trù sẽ được tiến hành từ 4 đến 25 tháng 10 sắp tới.

Một ấn tượng phổ biến - đôi khi được cố tình khuếch đại thêm – về các cuộc thảo luận trước Thượng Hội Đồng là sự phân cực giữa hai thái độ cực đoan: một bên, là những vị muốn giới thiệu những thay đổi triệt để trong đạo lý và thực hành của hôn nhân Công Giáo, nới lỏng tính chất bất khả phân ly của hôn nhân và cho phép cuộc hôn nhân thứ hai trong một số trường hợp nhất định; và một bên, là những vị cương quyết trừng phạt thậm chí là với vạ tuyệt thông tiền kết những tín hữu nào vi phạm tín điều bất khả phân ly về hôn nhân.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong diễn từ bế mạc phiên họp trước của Thượng Hội Đồng, đã chỉ trích cả hai hình thức cực đoan này.

Rõ ràng là Đức Thánh Cha muốn Giáo Hội tìm ra và chấp nhận một “con đường thứ ba” trong đó hoàn toàn trung thành với những điều Chúa Giêsu đã truyền về hôn nhân, và đồng thời tỏ lòng thương xót đối với những người đã vi phạm nó trong những hoàn cảnh nhất định.

Nhà thần học dòng Đa Minh Thomas Michelet, của khoa thần học của trường Đại Học Fribourg, Thụy Sĩ đã đưa ra một “con đường thứ ba”, đang được nhiều người chấp nhận.

Tạp chí mà Cha Michelet xuất bản luận văn của ngài là một tạp chí có uy tín. Đó là tờ “Nova & Vetera” được thành lập vào năm 1926 bởi thần học gia Thomist Charles Journet, người sau này đã được Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI tấn phong Hồng Y vào năm 1965. Sau đó, tạp chí này được một nhà thần học và Hồng Y khác trực tiếp điều hành. Đó là Đức Hồng Y Georges Cottier, người Thụy Sĩ và cũng thuộc dòng Ða Minh. Kể từ năm 2002, “Nova & Vetera” đã có một phiên bản bằng tiếng Anh, và được xuất bản tại Hoa Kỳ.

Đề nghị của cha Michelet là thiết lập một “ordo paenitentium” (Nghi Thức Thống Hối) cho những ai thấy mình đang trong tình trạng xa cách lề luật Chúa - nhưng chưa thể dứt bỏ hoàn toàn tình trạng tội lỗi của mình - có thể thực hiện một cuộc hành trình hoán cải có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí cả đời, nhưng luôn luôn có một bối cảnh mang tính Giáo Hội, phụng vụ và bí tích đồng hành với họ trong cuộc “hành hương” này. Cần phải nói ngay rằng họ không được rước lễ - như đề nghị của Đức Hồng Y Walter Kasper - nhưng các hối nhân sẽ không thấy mình bị loại trừ khỏi đời sống bí tích, vì cuộc hành trình hoán cải tự nó sẽ là một nguồn ân sủng và bí tích.

Từ thế kỷ thứ Tư, một nghi thức thống hối phổ biến đã được áp dụng trong Giáo Hội theo đó những ai phạm vào những tội lỗi nghiêm trọng cần phải xưng thú tội lỗi mình với một Giám Mục hay vị đại diện của ngài. Hối nhân sẽ được giao việc đền tội được thực hiện trong một khoảng thời gian, chẳng hạn như đi hành hương, làm các việc thiện nguyện, phục vụ công ích, săn sóc người nghèo.. Khi đã làm xong việc đền tội, Đức Giám Mục bản quyền sẽ ban phép xá giải trước khi họ được đón nhận trở lại vào cộng đoàn. Đề nghị của cha Michelet phỏng theo hình thức thống hối này dưới một hình thức sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

12. Bạo động dữ dội trong ngày khai mạc cuộc triển lãm quốc tế Milan

Expo 2015 diễn ra tại Milan đã được khai mạc hôm thứ Sáu 1 tháng 5 trong bối cảnh các cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và những người phản đối biến cố này. Cuộc triển lãm quốc tế Milan được tổ chức dưới dạng một hội chợ tương tự như hội chợ quốc tế đã diễn ra tại Thượng Hải năm năm trước đây.

Cảnh sát đã phải bắn hơi cay và xịt nước vào những người biểu tình. Đáp lại, những người biểu tình đeo mặt nạ đã ném đá, đập vỡ cửa sổ và đốt nhiều xe và những thùng rác trong cuộc biểu tình gọi là “No Expo”. Cuộc biểu tình này đã quy tụ khoảng 30,000 người tham dự.

Lính cứu hoả đã phải dùng vòi rồng để dập tắt nhiều đám cháy, trong đó có cả một vụ hoả hoạn dữ dội tại một chi nhánh ngân hàng. Những người biểu tình đã viết trên bức tường ngân hàng dòng chữ nguệch ngoạc: “Các ngươi đã lột da chúng tôi, hôm nay các ngươi phải trả”

Những cảnh bạo lực này là khởi đầu cay đắng cho cố gắng của Ý muốn dùng hội chợ này như một đòn bẩy kinh tế. Hầu hết các hạn mục của hội chợ đã được hoàn thành vào giờ chót sau những quan ngại là tình trạng tham ô trầm trọng có thể khiến cho hội chợ không thể khai mạc đúng ngày 1 tháng 5.

Trong diễn văn khai mạc, thủ tướng Matteo Renzi khẳng định rằng Milan và Italia đã bất chấp những lời chỉ trích rằng họ sẽ không thể khai mạc đúng thời hạn.

Ông Renzi nói:

“Họ nói chúng tôi sẽ không bao giờ thực hiện nổi điều này nhưng ngày nay hội chợ triển lãm này là một thực tại. Trong những tháng tới, thế giới sẽ được nếm những hương vị và đặc sản của Ý nhưng đặc biệt là khát vọng thâm sâu của đất nước này muốn viết nên một chương mới của hy vọng”.

Trong 6 tháng tới, các nhà tổ chức hy vọng sẽ có 20 triệu khách viếng thăm Expo 2015 với một doanh thu khoảng 10 tỷ Euros.

13. Một cuộc gặp gỡ, một con đường, một cộng đoàn

Trước khi gặp Đức Thánh Cha, các thành viên Cursillo Âu Châu đã tham dự sinh hoạt tại Đại thính đường Phaolô 6 với chủ đề “Một cuộc gặp gỡ, một con đường, một cộng đoàn”.

Lúc 3 giờ rưỡi chiều thứ sáu 1-5-2015, các thành viên Cursillo đã tụ họp tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, nghe các vị lãnh đạo phong trào tại mỗi nước trình bày tình hình ở các địa phương, cũng như các chứng từ khác.

Cuộc gặp gỡ kết thúc với thánh lễ cầu cho công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, do Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia chủ sự cùng với nhiều Giám Mục và linh mục

14. Tại sao Hoa Kỳ ngăn cản một nữ tu Iraq điều trần về tình trạng các tín hữu Kitô trước Quốc Hội?

Một nữ tu Công Giáo từ Iraq đã bị từ chối cho phép nhập cảnh vào Mỹ, nơi chị được mời để điều trần trước một Ủy ban Quốc hội về tình cảnh của các Kitô hữu trong các vùng do cái gọi là Nhà nước Hồi giáo kiểm soát.

Nina Shea, bỉnh bút của tờ Christian Post đã tố cáo như trên trong số báo ra ngày 30 tháng Tư. Nữ tu Diana Momeka đã được thông báo bởi lãnh sự quán Mỹ ở thủ phủ Erbil rằng đơn xin thị thực của chị đã bị từ chối với lý do là chị có thể có kế hoạch ở lại quá thời hạn visa của mình.

Chị Momeka, nữ tu Dòng Đa Minh, đã xin visa để thăm Hoa Kỳ trong một tuần, trong thời gian đó chị đã sắp xếp để trình bày trước các ủy ban của Quốc hội, các quan chức trong guồng máy hành pháp Hoa Kỳ, và các tổ chức phi chính phủ ở Washington. Đơn xin thị thực của chị đã được cẩn thận đính kèm một lá thư từ Trường Cao đẳng Babel ở Erbil, Kurdistan, xác nhận rằng chị vẫn còn hợp đồng giảng dạy tại trường này trong năm học tới.

15. Đức Thánh Cha kêu gọi tiếp tục đối thoại đại kết giữa Công Giáo và Anh giáo, mặc dù có nhiều khó khăn.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30 tháng Tư dành cho 20 thành viên Ủy ban quốc tế đối thoại giữa Anh giáo và Công Giáo, nhóm họp tại Roma trong những ngày này, khởi đầu tiến trình mới trong cuộc đối thoại.

Đức Thánh Cha nhắc lại quá trình đối thoại trong gần 50 năm qua giữa hai bên, kể từ cuộc gặp gỡ lịch sử hồi năm 1966 giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 và Đức TGM Ramsey Giáo Chủ Anh giáo. Ngài ghi nhận và chúc mừng sự kiện trong thời gian tới đây Ủy ban đối thoại sẽ công bố 5 tuyên ngôn chung đã soạn trong giai đoạn hai của tiến trình đối thoại Công Giáo và Anh giáo, kèm theo phần bình luận liên hệ và các câu trả lời.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “một số người mong muốn sau 50 năm, lẽ ra có những thành quả to lớn hơn về phương diện hiệp nhất giữa Anh giáo và Công Giáo; tuy có những khó khăn, chúng ta không thể để cho mình bị nản chí, trái lại chúng ta càng phải tín thác hơn nơi quyền năng của Chúa Thánh Linh, Đấng có thể chữa lành và hòa giải chúng ta và thực hiện điều mà sức loài người không thể làm được”.

Trong viễn tượng này, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến chứng tá chung của các tín hữu Kitô, thuộc các Giáo Hội và truyền thống khác nhau, trở thành nạn nhân của những cuộc bách hại và bạo lực, chỉ vì niềm tin họ tuyên xưng. Máu của các vị tử đạo ấy sẽ nuôi dưỡng một thế hệ mới dấn thân đại kết, có một ý chí mới mẻ hăng say chu toàn chúc thư của Chúa: “ước gì tất cả chúng được nên một”.

Đức Thánh Cha nói: “Chứng tá của các anh chị em ấy nhắn nhủ chúng ta càng phải sống phù hợp hơn với Tin Mừng và quyết tâm cố gắng thực hiện điều Chúa muốn cho Giáo Hội của Người. Ngày nay thế giới đang cấp thiết cần chứng tá chung và vui tươi của các tín hữu Kitô, từ việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người, cho đến sự thăng tiến hòa bình và công lý”.

Tiến trình đối thoại đại kết giữa Anh giáo và Công Giáo trong thời gian gần đây có thêm một chướng ngại lớn, đó là sự kiện nhiều Giáo Hội Anh giáo trên thế giới truyền chức Giám Mục cho phụ nữ.

16. Giáo Hội Armenia Tông Truyền tại Cilicia đâm đơn kiện Thổ Nhĩ Kỳ đòi trả lại tài sản

Tòa Thượng Phụ Cilicia, là một trong hai tòa nổi bật nhất trong Giáo Hội Armenia Tông Truyền, đã đệ đơn kiện tại tòa án Thổ Nhĩ Kỳ để yêu cầu trả lại trụ sở lịch sử của toà này, trong đó bao gồm một nhà thờ và tu viện.

Tòa Thượng Phụ Cilicia, hiện trú ngụ tại Li Băng, đã từng có trụ sở tại Kozan, Thổ Nhĩ Kỳ, từ năm 1295 cho đến năm 1921, trước khi trụ sở này chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tịch thu theo sau nạn diệt chủng người Armenia.

17. Đức Cha Oliver Dashe Doeme tin rằng tuần cửu nhật lần chuỗi Mân Côi đã có hiệu quả: gần 500 phụ nữ được giải thoát khỏi tay quân khủng bố Hồi Giáo

Đức Cha Oliver Dashe Doeme của giáo phận Maiduguri tin rằng tuần cửu nhật lần chuỗi Mân Côi do ngài phát động trong toàn giáo phận đã có hiệu quả.

Giáo phận Maiduguri được xem là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc chiến do quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram gây ra tại Nigeria. Chỉ riêng trong hai tháng 8 và 9 năm 2014, 185 nhà thờ đã bị đốt cháy và gần 200,000 tín hữu đã phải bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo.

Từ đầu tháng Tư, cuộc sống của giáo phận đang dần hồi sinh sau khi quân đội Nigeria phối hợp với liên quân Chad và Niger tái chiếm được nhiều làng mạc và thị trấn.

Hôm 14 tháng Tư vừa qua, nhân kỷ niệm đúng một năm ngày bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt cóc hơn 300 nữ sinh tại một trường nội trú ở thị trấn Chibok, Đức Cha Oliver Dashe Doeme đã phát động tuần cửu nhật lần chuỗi Mân Côi cho 276 nữ sinh vẫn còn biệt vô âm tín và nhiều người khác vẫn đang bị bọn khủng bố giam cầm.

Giờ đây, Đức Cha Oliver Dashe Doeme tin rằng những lời cầu nguyện này đã được nhận lời.

Hôm thứ Năm 30 tháng Tư, trong cuộc họp báo ở Abuja, Tướng Chris Olukolade, phát ngôn viên của quân đội Nigeria cho biết:

“Các hoạt động được phối hợp rất tốt giữa các lực lượng quân đội đã có kết quả. Hôm thứ Ba 28 tháng Tư, sư đoàn 7 bộ binh đã bất ngờ tấn công vào rừng Sambisa giải thoát hơn 200 thiếu nữ và 93 phụ nữ. Toàn bộ bọn khủng bố trú đóng trong 13 trại đã bị giết và bị bắt sống, bao gồm cả trại Tokumbere nơi bọn khủng bố đã kháng cự rất mãnh liệt”.

Ông cho biết thêm:

“Theo những tin tức mới nhận được trong ngày hôm nay [30 tháng Tư], 160 con tin nữa vừa được giải thoát”.

Hơn 2000 thiếu nữ và phụ nữ Nigeria đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt cóc từ tháng Giêng năm 2014 đến nay. Tướng Chris Olukolade tin rằng việc lục soát kỹ lưỡng vùng rừng núi này sẽ giúp tìm ra thêm các con tin khác.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Aleteia, Đức Cha Emmanuel Badejo của giáo phận Oyo ủng hộ xác tín của Đức Cha Oliver Dashe Doeme. Ngài nói:

“Xuyên suốt lịch sử Giáo Hội, Kinh Mân Côi đã đóng một vai trò rất lớn không chỉ đưa con người đến gần với Thiên Chúa, nhưng cũng ban cho họ sức mạnh để giữ vững niềm tin của họ trong thời chiến và chiến thắng nhiều cuộc chiến tranh.”

18. Tổng thư ký Liên Hợp quốc khai mạc hội thảo về bảo vệ môi sinh tại Vatican

Hôm 28 tháng Tư, Ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã khai mạc cuộc hội thảo quốc tế tại Vatican về việc bảo vệ môi sinh.

Cuộc Hội thảo do Hàn lâm viện Tòa Thánh về khoa học tổ chức với chủ đề “Bảo vệ trái đất, làm cho nhân loại xứng đáng hơn”, với khoảng 60 tham dự viên, trong đó có hơn 20 khoa học gia và chuyên gia, 20 vị lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt cả tổng thống Italia, ông Sergio Mattarella, cũng đến dự cuộc hội thảo.

Trước cuộc hội thảo, Đức Thánh Cha đã đến trụ sở Hàn lâm viện Khoa học của Tòa Thánh, lúc quá 9 giờ để chào thăm và nói chuyện riêng với Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nửa tiếng đồng hồ.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, trong dịp này Ông Ban Ki Moon đã cám ơn Đức Thánh Cha vì đã nhận lời viếng thăm và lên tiếng tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25-9 tới đây. Ông cho biết ông chờ đợi bài diễn văn của ngài trong dịp đó cũng như thông điệp sắp tới của ngài, đồng thời cũng trình bày cho Đức Thánh Cha một vài điểm trong nỗ lực hiện nay của Liên Hiệp Quốc không những về vấn đề môi sinh, nhưng cả và vấn đề di dân và tình trạng thê thảm tại những cùng đang có xung đột trên thế giới.

Trong bài tham luận sau đó tại cuộc hội thảo, Ông Ban Ki Moon đề cao sự đóng góp của các tôn giáo vào vấn đề quan trọng này và nhận định rằng khoa học và tôn giáo không đối nghịch nhau về vấn đề thay đổi khí hậu, trái lại họ có cùng đường hướng.

Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhận rằng những người đầu tiên chịu đau khổ nhiều nhất vì sự thay đổi khí hậu chính là những người ít gây ra vấn đề này nhất, đó những người nghèo và những thành phần dễ bị tổn thương nhất trong xã hội”.

Ông Ban Ki Moon nhận xét rằng các nhóm tôn giáo đã thành lập, điều khiển hơn một nửa số trường học trên thế giới. Vì thế ông kêu gọi các tôn giáo đầu tư vào những giải pháp có năng lực sạch, mưu ích cho người nghèo và thanh tẩy không khí của chúng ta.

Trong số các diễn giả có Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình. Ngài nói đến sự cấp thiết cần giải quyết vấn đề sự thay đổi khí hậu và khẳng định rằng các giải pháp cho vấn đề này không thể chỉ là những giải pháp kỹ thuật chuyên môn, hoặc là sự quyết tâm tuân giữ các hợp đồng hay những điều cam kết. Đúng hơn các giải pháp đó phải ăn rễ sâu trong luân lý, được luân lý hứơng dẫn và được đo lường theo mức độ chúng có làm cho con người phát triển và được an sinh hay không.

19. Đức Thánh Cha duyệt lại chung kết Thông Điệp về môi sinh

Trong tuần qua, Đức Thánh Cha giảm bớt tối đa các hoạt động khác để dành thời giờ duyệt lại bản thảo cuối cùng của thông điệp về môi sinh.

Tưởng cũng nên nhắc lại là trên chuyến bay từ Sri Lanka đến Phi Luật Tân ngày 15 tháng Giêng năm nay, Đức Thánh Cha đã cho giới báo chí tháp tùng biết ngài sẽ dành trọn 1 tuần lễ trong tháng 3 để duyệt lại dự thảo cuối dùng của thông điệp mà ngài muốn công bố trước đầu mùa hè năm nay.

Đức Thánh Cha cũng kể rằng ngài đã nhận được dự thảo đầu tiên từ Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.

Ngài nói:

“Tiếp đến cùng với vài chuyên viên, tôi cứu xét dự thảo, rồi với sự giúp đỡ của một số thần học gia, chúng tôi đi tới dự thảo thứ ba. Tôi đã gửi đến Bộ giáo lý đức tin và Bộ ngoại giao Tòa Thánh, để yêu cầu nghiên cứu thêm, hầu tránh những gì quá lố.. Cách đây 3 tuần (tức là hạ tuần tháng 12-2014), tôi đã nhận được các câu trả lời, nhiều câu rất dài, nhưng rất xây dựng. Tôi sẽ dành 1 tuần trong tháng 3 để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, và tôi tin là sẽ hoàn tất vào cuối tháng 3. Tiếp đến là công việc dịch thuật, và nếu mọi sự xuôi chảy tôi nghĩ là vào tháng 6 thông điệp có thể được công bố. Điều quan trọng là có một khoảng thời gian từ khi công bố Thông điệp cho đến Hội nghị quốc tế của Liên Hiệp Quốc về sự thay đổi khí hậu (nhóm tại Paris vào tháng 12 năm nay). Đã có một Hội nghị về vấn đề này hồi tháng 12 năm 2014 ở Lima, Peru, nhưng không có kết quả bao nhiêu. Tôi thất vọng vì sự thiếu can đảm tại hội nghị ấy”.

Đức Thánh Cha cho biết cả trong lãnh vực này, cuộc đối thoại liên tôn thật là quan trọng. Ngài tiết lộ một số chi tiết về cuộc đối thoại với một vài nhà thần học liên quan tới vấn đề này, cũng như với Đức Thượng Phụ Barthôlômêô Đệ Nhất, Giáo chủ Chính Thống Constantinople, là người rất nhạy cảm về vấn đề môi sinh từ nhiều năm nay”