Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ V Sau Phục Sinh A. 10.5.2020
Lm Francis Lý văn Ca
03:03 07/05/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu phán trong bài Tin Mừng hôm nay: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Qua lời Chúa phán, chúng ta phải quy hướng về Ngài trong cách sống, liên kết với Ngài qua các phép bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể.
Với niềm hy vọng chứa chan, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được liên kết với Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, như lời Đức Kitô hứa trong bài Tin Mừng hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong bầu khí cộng đoàn tiên khởi, sống đùm bộc lẫn nhau, trong sự chia sẻ và cầu nguyện và cử hành bữa tiệc Thánh Thể. Hình ảnh nầy là kiểu mẫu cho chúng ta sống tình cộng đoàn hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô trình bày Chúa Kitô như là Đá tảng bị người thợ xây loại bỏ, đã trở nên Đá Gốc. Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh là niềm hy vọng cho chúng ta.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Các tông đồ còn hoài nghi về Lời Chúa phán. Hôm nay, Chúa xác quyết Ngài là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta đang đi trên con đường Chúa chỉ chúng ta đi, hãy luôn vững bước trong niềm tin phó thác.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta liên kết những lời nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa hôm nay:
1. Chúng ta cầu nguyện cho các phẩm trật trong Hội Thánh. Đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Xin Chúa chúc lành và hướng dẫn Ngài / theo sự quan phòng kỳ diệu, để Ngài chu toàn trách nhiệm thánh trong chức vụ Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các phẩm trật trong Giáo Hội Lữ Hành luôn hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng Phanxicô / trong sự cầu nguyện và tuân phục quyền Giáo Huấn / mà Ngài sẽ phán dạy trên Ngai Toà Thánh Phêrô / về Đức Tin và Luân Lý. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho các thầy Phó Tế, còn gọi là Thầy Sáu, đang chuẩn bị lãnh nhận chức linh mục trong năm nay, được chuẩn bị những điều căn bản về đức tin và luân lý, để trở thành những linh mục của Ngàn Năm Thứ Ba Nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những anh chị em đã chối Đức Kitô là Đá Tảng của tòa nhà Giáo Hội, biết quay trở về với Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin ban cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong các thánh lễ tuần nầy, nhất là những nan nhân của ovid-19 trên toàn thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là Sự Sống và là nguồn hy vọng của chúng con. Xin cho chúng con biết kết hiệp với nguồn sống dồi dào, để sự sống của Chúa tạo nơi chúng con niềm hạnh phúc đích thực. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Chúa Giêsu phán trong bài Tin Mừng hôm nay: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Qua lời Chúa phán, chúng ta phải quy hướng về Ngài trong cách sống, liên kết với Ngài qua các phép bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể.
Với niềm hy vọng chứa chan, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được liên kết với Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, như lời Đức Kitô hứa trong bài Tin Mừng hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong bầu khí cộng đoàn tiên khởi, sống đùm bộc lẫn nhau, trong sự chia sẻ và cầu nguyện và cử hành bữa tiệc Thánh Thể. Hình ảnh nầy là kiểu mẫu cho chúng ta sống tình cộng đoàn hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô trình bày Chúa Kitô như là Đá tảng bị người thợ xây loại bỏ, đã trở nên Đá Gốc. Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh là niềm hy vọng cho chúng ta.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Các tông đồ còn hoài nghi về Lời Chúa phán. Hôm nay, Chúa xác quyết Ngài là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta đang đi trên con đường Chúa chỉ chúng ta đi, hãy luôn vững bước trong niềm tin phó thác.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta liên kết những lời nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa hôm nay:
1. Chúng ta cầu nguyện cho các phẩm trật trong Hội Thánh. Đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Xin Chúa chúc lành và hướng dẫn Ngài / theo sự quan phòng kỳ diệu, để Ngài chu toàn trách nhiệm thánh trong chức vụ Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các phẩm trật trong Giáo Hội Lữ Hành luôn hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng Phanxicô / trong sự cầu nguyện và tuân phục quyền Giáo Huấn / mà Ngài sẽ phán dạy trên Ngai Toà Thánh Phêrô / về Đức Tin và Luân Lý. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho các thầy Phó Tế, còn gọi là Thầy Sáu, đang chuẩn bị lãnh nhận chức linh mục trong năm nay, được chuẩn bị những điều căn bản về đức tin và luân lý, để trở thành những linh mục của Ngàn Năm Thứ Ba Nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những anh chị em đã chối Đức Kitô là Đá Tảng của tòa nhà Giáo Hội, biết quay trở về với Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin ban cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong các thánh lễ tuần nầy, nhất là những nan nhân của ovid-19 trên toàn thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là Sự Sống và là nguồn hy vọng của chúng con. Xin cho chúng con biết kết hiệp với nguồn sống dồi dào, để sự sống của Chúa tạo nơi chúng con niềm hạnh phúc đích thực. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Chúa Nhật V Phục Sinh
Lm. Jude Siciliano, OP
15:28 07/05/2020
Cv 6: 1-7; T.vịnh 32; 1 Phêrô 2: 4-9; Gioan 14: 1-12
Bài trích sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho phép chúng ta, những người Kitô hữu thời nay, có dịp để hiểu thêm những sự thật đang có. Mùa Phục Sinh là một dịp rất quan trọng nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta là một cộng đoàn gồm nhiều thành phần khác nhau, liên kết với nhau trong cùng một đức tin là tin vào Chúa Sống Lại. Nhưng, chúng ta không luôn nghĩ rằng chúng ta vẫn hòa hợp với nhau, hay luôn thể hiện sự đoàn kết. Chúng ta luôn biết có nhiều nhận thức khác nhau, dù lớn hay nhỏ, trong cùng địa phương hay khác quốc gia trong giáo hội trên toàn thế giới. Thật thế những sự khác biệt và những chia cách có thể rất mạnh và gây nhiều tranh cải trên các bản tin. Nó không chỉ nói đến những tin buồn về sự tha hóa của hàng giáo phẩm, nhưng có nhiều chuyện khác nữa. Như trong giáo phận tôi đang rao giảng, có sự tranh cải gay gắt giữa các giáo dân và các giáo quyền của giáo phận khiến đóng cửa các trường học Công Giáo trong giáo xứ vào tháng 9 sắp tới. Đây không là hậu quả đại dịch COVID-19. Mà vì sự tranh chấp đó được đưa tin tức lên mạng.
Việc giáo hội tiên khởi phát triễn mạnh mẻ đã được nhấn mạnh trong sách Công Vụ Tông Đồ. Khi chúng ta so sánh giáo hội thời nay của chúng ta với những bối cảnh được kể ra trong sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta có thể cảm thấy hình như chúng ta là những Kitô hữu thấp kếm và xa vời với các tiền bối của chúng ta thời xưa, và họ được xem như họ là một công đoàn "Kitô hữu thật sự". Nhưng, hôm nay bài đọc thứ nhất giải tỏa ý nghĩ đó của chúng ta về việc các tín hữu tiên khởi không phải là cộng đoàn "lý tưởng" - họ cũng có những khó khăn riêng của họ.
Hình như, người Do thái mới trở lại đạo nói tiếng Hy lạp, nên khi sống trong cộng đoàn họ cảm thấy không được chăm sóc bởi khối người đông đảo nói tiếng Do thái. Những người theo văn hóa Hy lạp than trách với các vị lãnh đạo về việc này, và thực tế đó đã khiến cho giáo hội tiên khởi phải đối phó với vấn đề khác biệt đa dạng giữa các thành viên và sự bình đẵng với nhau giữa các tín hữu. Phần đầu trong sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta thấy là cộng đoàn đã được rao giảng về Chúa đã Sống Lại. Nhưng, với dấu chỉ là Ngài đã sống lại và đang thật sự ở giữa họ; và các người theo Chúa Kitô phải tiếp tục việc của Ngài - bằng cách là không thể hiện sự thiên vị, dưới hình thức tiếp cận và chăm sóc cho những người thiếu ăn và bị bỏ rơi nơi những người đang sống trong cộng đoàn. Đó là những thử thách mà các tín hữu phải đối mặt được ghi trong bài đọc 1 hôm nay.
Điều đáng chú ý và tốt đẹp mà cộng đoàn giáo hội tiên khởi đã làm là cộng đoàn đã chọn ra những người phục vụ để các Tông Đồ đặt tay cầu nguyện trên đầu. Những người này được chon ra để chăm sóc những người thiếu đói nhân danh cộng đoàn... Chúng ta cầu xin cho những vấn đề tranh chấp trong giáo hội địa phương thời nay không làm cho chúng ta bỏ qua những mối quan tâm chính của chúng ta, như những người đã được chịu phép rửa tội - là trung kiên rao giảng Lời Chúa và phục vụ những người cần được giúp đở, nhất là những người đau yếu và những người cao niên sống xa gia đình và không được giúp đở trong thời gian đại dịch COVID này.
Bài phúc âm hôm nay đưa chúng ta trở về bữa Tiệc Ly. Đây là một điều lạ, vì lúc này chúng ta đang ở trong Mùa Phục Sinh mà lại nghe một bài trong Tuần Thánh. Nhưng thời đại của chúng ta đã được phản ảnh qua bài đó, nó có ý nghĩ về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu đang có ảnh hưởng trên các môn đệ Ngài, không chỉ đến "giờ" của sự thương khó và sự chết, nhưng còn giúp các ông về những ngày tiếp theo trong lúc các ông không được thấy Chúa Giêsu hằng ngày để nâng đở và hướng dẫn họ. Đây là một thời gian rất khó khăn cho các môn đệ cũng như cho chúng ta trong lúc này. Bởi thế Chúa Giêsu trấn an chúng ta và các tông đồ là họ không phải sống đơn côi để tự vượt qua cơn giông tố của chúng ta bây giờ.
Chúa Giêsu nói một lần nữa "Thầy là" Mỗi khi Ngài nói với các môn đệ theo cách như thế, là chúng ta biết Ngài bắt đầu nói thêm một sự thật nữa về Ngài, là nền tảng căn bản của đức tin vào Ngài. Ngài nói với các ông đang ngồi xung quanh bàn ăn, là Ngài "trên đường" về với Thiên Chúa. Đáng lý phải theo tất cả những lề luật pháp lý cơ bản mà các lãnh đạo tôn giáo nhấn mạnh để dân chúng thi hành để được sống ngay thật với Thiên Chúa thì khi tin vào Chúa Giêsu, Ngài sẽ đưa chúng ta đến sự hiện hữu ngập tràn ơn thánh sủng Thiên Chúa. “Phương cách” yêu thương của Chúa Giêsu chính là đường sống của chúng ta.
Chúa Giêsu là "sự thật" mà chúng ta cần đặt niềm tin. Ngài đã dạy chúng ta về bản tính của Thiên Chúa. Và nếu chúng ta tin tưởng vào những điều Ngài dạy về lòng thương xót, tha thứ nhưng không của Thiên Chúa là sự thật, thi nếu có người nào khác giảng về một "sự thật" khác về một Thiên Chúa khắc nghiệt, bào thù thì chúng ta nên loại bỏ sự giảng dạy đó. Thay vào đó, chúng ta phải tin tưởng rằng Chúa Giêsu chính là sự thật về Thiên Chúa và nếu chúng ta sống trong sự thật là chúng ta sống theo thánh ý Chúa.
Chúng ta không chỉ bắt buộc phải sống theo lối sống của Chúa Giêsu, không chỉ theo gương của Ngài mà thôi. Hơn nữa, Chúa Giêsu chính là "sự sống". Khi Ngài nói với các môn đệ Ngài "Thầy đi về với Cha Thầy", Ngài hứa là Ngài sẽ trở lại để đem họ về với Ngài. Trong những ngày này chúng ta sắp mừng lễ Chúa Thánh Thần, chúng ta mong mỏi lần nữa được nhận ơn Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu đã hứa. Chúa Giêsu đã hứa là Ngài sẽ đem chúng ta về với Ngài, và sẽ ban sức lực cho chúng ta sống như cách Ngài đã sống. Chúa Thánh Thần là sự sống của Ngài cho chúng ta, và thúc đẩy thần khí của chúng ta giúp chúng ta sống đời sống của Chúa Giêsu. Qua lời hứa về Chúa Thánh Thần, "đời sống Chúa Giêsu" bây giờ đang ở trong chúng ta.
Một lớp học sinh trường trung học Công Giáo tổ chức lễ tốt nghiệp, có các cựu học sinh trở về trường dự. Họ chọn bài phúc âm hôm nay để đọc trong thánh lễ hôm đó. Thật là điều rất thích hợp khi chọn một bài Kinh Thánh như thế. Vì Chúa Giêsu nói về việc Ngài sẽ dọn chỗ cho các môn đệ Ngài, và Ngài sẽ đem họ về với Ngài. Vậy nơi Ngài đã chọn đó có phải là quê hương thật sự chăng? Giống như việc các cựu học sinh đã ra trường và đã đi một quãng đường dài kể từ khi họ thi đậu và bây giờ họ "hăng hái vui mừng" trở về lại trường với bao kỷ niệm về các mối quan hệ dưới mái trường xưa để gặp nhau phải không? Họ may mắn được mời “về trường xưa” là dịp bỏ lại các lễ lạc khác để trở về trường gặp lại bạn cũ trong lễ tốt nghiệp.
Lời Chúa Giêsu nói "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống"- hứa hẹn với chúng ta là sẽ được trở về quê thật. Thật thế, chúng ta ai cũng biết là Ngài, đã có kinh nghiệm "những nơi sống" Ngài sẽ lo cho họ, đều được biết những nơi đó không chỉ là những nơi thuộc đời sống sau này. Nơi Chúa Giêsu sống còn là nơi cho tất cả mọi người muốn trở lại quê nhà. Khi Ngài ngồi vào bàn với mọi người, sẽ không có thủ tục để bảng tên dành chỗ cho từng người theo sở thích và thứ hạng. Không có chỗ dành riêng cho những ai đã thành đạt nhiều ở trần gian. Chúa Giêsu hứa nơi nghỉ ngơi cho người mệt nhọc, nơi an ủi cho người cần được bình an. Tất cả các chỗ ngồi điều là những chỗ danh dự đối với Ngài. Tất cả đều được mời về nhà với Ngài và Cha Ngài.
Dân chúng cảm thấy ở trong gia đình với Chúa Giêsu. Mặc dù ở nơi nào Ngài đi qua, Ngài ban một chỗ cho những ai Ngài đã gặp Thí dụ như: Không như những lãnh đạo tôn giáo khác, Chúa Giêsu vẫn nói chuyện với các phụ nữ nơi công cộng, Ngài sẽ liệt kê các chị em đó như là những môn đệ theo Ngài. Chúa Giêsu đặt vị thế con người trước các phong tục tôn giáo. Nếu họ là những người tội lỗi, và bị xem là người ô uế, bị cấm tham dự nghi lễ theo lề luật, họ cũng có thể tìm được chỗ ở nơi nhà Ngài; vì Ngài là sự hiện diện của Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu nói với người tội phạm trên cây thập giá, Ngài hứa là ngay hôm đó người đó sẽ ở với Ngài trên thiên đàng. Ngay cả những người bị buộc tội như người phụ nữ bị bắt quả tang vì tội ngoại tình, đều có chỗ ở trong lòng tha thứ và chấp nhận của Ngài. Theo nhiều cách, Chúa Giêsu nói với những người đến với Ngài là họ được chào đón là "mừng bạn về đến nhà".
Chúa Giêsu dọn chỗ cho tất cả chúng ta là những người đã nghe lời Ngài và chấp nhận Ngài là "đường..., là sự thật... và là sự sống" Lời Ngài dạy là Lời Thiên Chúa đã hứa là có chỗ cho tất cả mọi người. "hãy để sự đã qua, qua đi, và hãy tự sống ở nhà, hãy gác bỏ các gánh nặng, những ham muốn và tội lỗi..." Hãy quả quyết chấp nhận chúng ta là con củaThiên Chúa. Thầy đã dọn chỗ cho các anh em, chỗ đó chắc chắn toàn vẹn ở trong lòng Thiên Chúa và chờ đợi anh em. Sự chấp nhận nhau của các anh em đã ban cho các anh em một nơi vững chắc trong lòng Thiên Chúa ngay tự bây giờ.
Trong lúc chờ đợi, chúng ta nên luôn luôn hường mọi công việc có chủ đích đến việc về quê Trời, và nơi ở cùng Thiên Chúa. Vậy, bây giờ chúng ta phải làm gì? Chúng ta hãy nhìn xung quanh chúng ta: Có ai trong chúng ta cần giúp để họ có cảm tưởng như ở nhà không, Có ai đang thiều thốn về kinh tế, thiều địa vị trong xã hội hay thấp kém về văn hóa hay không? Ai là những người thiếu thốn theo cách nhìn của thế giới, họ có cảm thấy là họ vẫn được coi là quan trọng trước mắt Thiên Chúa? Trong niềm tin vào danh thánh Chúa Giêsu, chúng ta bằng việc làm và lời nói làm sao giúp cho họ có cảm nhận rằng; họ đang sống ở trong gia đình của Chúa Kitô.
Đức tin vào Chúa Kitô là nơi trao cho chúng ta năng quyền. Chúng ta được an bình nơi Ngài, và trong khi chúng ta cùng nhau mừng Bí Tích Thánh Thể, việc thi hành phụng vụ của chúng ta phải nên như hành vi của một gia đình cho tất cả những ai đến tham dự - "Những người thường hiện diện" hay những người ít khi đến dự. Nếu chúng ta biết có một người trong nhóm phụng vụ có cảm tưởng như họ không dược đón chào niềm nỡ, chúng ta hãy tiến đến đón chào để họ cảm thấy sự hội họp của chúng ta là như trong một gia đình. Đối với những người là cha mẹ đơn thân, người ly dị, người đồng tình, phụ nữ, người nhập cư, người qua đường v.v... chúng ta nên làm cho họ cảm thấy như đang ở trong gia đình. Chúng ta cầu xin trong lúc chúng ta có một gia đình trong Chúa Kitô, chúng ta được phục vụ cho giáo hội và cho thế giới, cho tất cả mọi người. Chúng ta chờ đợi Thần Khí Chúa Thánh Thần tác động để chúng ta trở nên một gia đình mà tự chúng ta không hề làm được.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
5th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 6: 1-7; Psalm 33; 1 Peter 2: 4-9; John 14: 1-12
Our reading from Acts gives modern Christians a reality check. The Easter season is a strong reminder that we are a diverse community united by our faith in the risen Lord. But we don’t always feel so united, or express our unity. We are aware of controversies, small and large, in our local, national and international church. Indeed, our differences and struggles can be so strong they break out on the evening news. It is not just about church scandal; but other issues as well. In the diocese where I am currently preaching, for example, there is a bitter controversy between diocesan leaders and parishioners being played out in the media over which parochial schools are to be closed by September, and this is not in response to COVID-19.
The growth and enthusiasm of the early church tends to get emphasized in the Acts of the Apostles. When we compare our present church scene with the one described in Acts, we can feel like inferior Christians, a long way removed from our ancestors – the "true Christian" community. But today’s first reading dispels our fantasies about that "ideal" first generation of believers...they had their problems too!
It seems the Greek-speaking Jewish converts (Hellenists) in the community felt their needy were being neglected by the more dominant Hebrew speakers. The Hellenists challenged their leaders on this issue and, in effect, got the early church to face diversity and equality among its members. Early in Acts we discover that the community was already preaching about their risen Lord. But as a sign that Christ was truly alive and in their midst, his followers would also have to continue his works – by not showing favoritism and by reaching out to feed the hungry and neglected in their own community. That is the challenge the believers face in today’s passage.
What is remarkable about the early church is that the "whole community" was called upon to choose those for whom the apostles were to pray and lay hands. These chosen would be the ones to feed the hungry in the community’s name. We pray that current local and church struggles don’t divert us from our primary concern as the baptized – faithfully proclaiming the Word of God and serving those in need, especially our vulnerable sick and elderly cut off from their loved ones and vital supplies during this pandemic.
Today’s gospel takes us back to the Last Supper. This seems strange since we are in the Easter season and expect such a reading during Holy Week. But our own times are reflected in this reading. Jesus’ impending suffering and death will have unsettling effects on the disciples. He is preparing his followers, not only for "the hour" of his passion and death, but also for the subsequent days during which they will find themselves without his daily, visible presence for guidance and strength. These times will become very difficult for them as they are for us now. So he is reassuring that we will not be left to navigate through the storms on our own.
Jesus makes another "I Am" statement. Whenever he begins speaking to his disciples in this way, we know he is pronouncing another truth about himself that will form the foundation for faith in him. He says to those around the table, that he is "the way" to God. Instead of all the legalistic observances their religious leaders insisted upon in order for people to get right with God, believing in Jesus takes us into God’s grace-filled presence. Jesus’ "way" of loving is also the way for us to live.
He is "the truth" we can trust. He has taught us about God’s nature and we trust that what he said about God’s abundant mercy and forgiveness for us is true. If someone preachers another "truth" about a harsh, avenging and exacting God, we ought to reject that message. Instead, we trust that Jesus himself is the truth about God and by living Jesus’ truth will be how we live out God’s will for us.
We are not just obliged on our own to live according to Jesus’ life; not just asked to model our lives on his. Rather, he is "the life." When he tells his disciples, "I am going to the Father," he promises that he will come back to take them to himself. As we approach Pentecost we yearn again for the Spirit Jesus promised us that will take us to himself, unite us with him and empower us to live the life he lived. This Spirit is his life for us and quickens our own spirits, enlivening us so we can live Jesus’s life. Through the promised Spirit, his is "the life" that is now within us.
A class of Catholic high school graduates had a home-coming celebration. They chose today’s gospel as one of the readings for their worship celebration. The choice of scriptures seemed to be a natural, for Jesus speaks about going to prepare dwelling places for his followers and coming to take them to himself - isn’t that a true homecoming? The graduates had traveled a long distance since their high school days and they were excited about their "homecoming," for they wanted to celebrate the close ties and support they felt during their school days. They were lucky, because of the "stay-in-place" requirements, most students must forgo any homecoming celebrations and even graduation ceremonies!
Jesus’ statement about being – "the way and the truth and the life" – does promise us all a homecoming. In fact, those who knew him experienced the "dwelling places" he had provided for them. They learned that these dwelling places weren’t just reserved for the next life. His life was a work that provided a homecoming for all. When he sat at table with people there were no place cards indicating rank and favorites. There was no list of places reserved for the most accomplished of the world. Jesus promised rest for the weary, comfort for the comfortless. All found a place of honor in his presence – all were invited to feel at home with him and his Father.
People felt at home with Jesus: wherever he went he offered a dwelling place to those he met. For example, unlike other religious leaders, Jesus talked to women in public, counted them among his followers. He put people ahead of religious customs, if they were sinners and considered unclean and banned from ritual, they would find a home in his company, for he was God’s presence to them. When Jesus turned to the criminal on the cross he promised him a dwelling place with him in paradise. Even those caught in sin, like the woman caught in adultery, found in Jesus a place of forgiveness and acceptance. In many ways he was saying to those who came to him, "Welcome home."
Jesus provided a "homecoming" to all who heard his words and accepted him as "the way...the truth... and the life." His message: in God’s Word there is a home for all, "Let’s let bygones be bygones....make yourself at home....put aside your heavy burdens, ambitions and sins... be accepted for who you are, a child of God. I have prepared a place for you, and that place is secure in God and awaits you in all its fullness. Your acceptance of me gives you a secure dwelling place in God even now."
Meanwhile, keeping our eyes on the final homecoming and the dwelling place we will have with God, what shall we do now? We ought to look around: is there anyone we can make feel at home – those of lesser economic, social, or cultural status? Who are those who have achieved less in the world’s eyes, but need to know how important they are before God? How can we make them feel at home? If we have faith in Jesus’ name then we need, through our words and works, to make the places we live, work and socialize, dwelling places that reflect the presence of Christ.
Faith in Christ is a dwelling place that empowers us. We have security in him and, as we gather for Eucharist, our worship should feel like home to all those who come – the "regulars," and those we rarely see. But we know some in our gathering don’t feel entirely welcome and equal. They don’t feel our gatherings places are their homes too: some single parents, divorced, gays, women, immigrants, migrants, etc. We pray that, while we find a home in Christ, we be strengthened to work for a church and a world that will be home to all. We wait for the Pentecost Spirit with anticipation of a renewal we cannot accomplish on our own.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta 7/5/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện thêm cho các nghệ sĩ
Đặng Tự Do
00:51 07/05/2020
Lúc 7 sáng thứ Năm 7 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài quay trở lại cầu nguyện cho các nghệ sĩ và cầu xin Chúa ban phép lành cho họ và nhắc nhở chúng ta rằng trở thành Kitô hữu là thuộc về một dân tộc được Chúa chọn một cách nhưng không. Nếu không có nhận thức này, người ta rơi vào chủ nghĩa giáo điều, duy đạo đức, hay các phong trào coi mình là thành phần tinh hoa của xã hội.
Mở đầu, Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua tôi đã nhận được một lá thư từ một nhóm nghệ sĩ: họ cảm ơn chúng ta vì lời cầu nguyện mà chúng ta dành cho họ. Tôi muốn xin Chúa ban phép lành cho họ vì các nghệ sĩ làm cho chúng ta hiểu thẩm mỹ là gì và không có thẩm mỹ thì Tin Mừng không thể hiểu được. Hãy cầu nguyện lần nữa cho các nghệ sĩ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 13: 13-25), trong đó Thánh Phaolô vào hội đường Do Thái tại Antiôkia xứ Pisiđia và cắt nghĩa cho dân chúng lịch sử dân Israel và ơn cứu độ.
Bài Ðọc I: Cv 13, 13-25
“Bởi dòng dõi Ðavít, Thiên Chúa đã ban Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Rời Paphô, Phaolô và các bạn vượt biển đến Perghê xứ Pamphy-lia; còn Gioan từ biệt các ngài, và trở về Giêrusalem. Hai ngài sang qua Perghê và đến Antiôkia xứ Pisiđia; ngày Sabbat, các ngài vào ngồi trong hội đường. Sau khi đọc sách luật và các tiên tri, những thủ lãnh nhà hội đường sai người đến nói với các ngài rằng: “Hỡi anh em, nếu ai trong anh em có lời khuyên bảo dân chúng, xin hãy nói”.
Phaolô đứng lên, giơ tay ra hiệu cho mọi người yên lặng và nói: “Hỡi người Israel và những kẻ kính sợ Thiên Chúa, hãy nghe đây. Thiên Chúa dân Israel đã chọn Tổ phụ chúng ta, Người đã thăng tiến dân Người khi họ còn cư ngụ trong nước Ai cập và Người ra tay mạnh mẽ đưa cha ông chúng ta ra khỏi nước ấy. Trong thời gian bốn mươi năm, Người chịu đựng thói xấu họ trong hoang địa; và sau khi đã tiêu diệt bảy dân tộc trong đất Canaan, Người đã cho họ chiếm đất của các dân tộc ấy gần bốn trăm năm mươi năm; và sau đó, Người ban cho họ các thẩm phán cho đến tiên tri Samuel. Kế đó, họ xin một nhà vua và Thiên Chúa cho Saolê, con ông Cis, thuộc chi họ Bengiamin, cai trị họ bốn mươi năm. Sau khi loại bỏ Saolê, Chúa đã đặt Ðavít lên làm vua dân Người, để chứng nhận điều đó, chính Người đã phán: “Ta đã gặp được Ðavít con của Giêsê, người vừa ý Ta, người sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta”.
“Bởi dòng dõi Ðavít, theo lời hứa, Thiên Chúa ban cho Israel Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ, Ðấng mà Gioan đã báo trước khi người đến rao giảng phép rửa thống hối cho toàn dân Israel. Khi Gioan hoàn tất hành trình, ngài tuyên bố: “Tôi không phải là người mà anh em lầm tưởng; nhưng đây, Người sẽ đến sau tôi mà tôi không đáng cởi dây giày dưới chân Người”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Khi Thánh Phaolô giải thích về giáo lý mới, ngài nói về lịch sử ơn cứu độ. Đằng sau Chúa Giêsu có một câu chuyện dài về ân sủng, về việc Chúa chọn Israel làm dân riêng của Người, và về những lời hứa.
Chúa đã chọn Ápraham và đồng hành với dân Người. Có một câu chuyện về Thiên Chúa với dân Người. Thánh Phaolô không bắt đầu với Chúa Giêsu, nhưng ngài bắt đầu với lịch sử. Kitô giáo không chỉ là một học thuyết, mà là một lịch sử dẫn đến học thuyết này. Kitô giáo không chỉ là một tập hợp các nguyên tắc đạo đức. Kitô Giáo có các nguyên tắc đạo đức, nhưng chúng ta không phải là Kitô hữu chỉ vì tầm nhìn đạo đức, nhưng còn hơn thế nữa.
Kitô hữu cũng không phải là một tầng lớp tinh hoa những người ưu tú được chọn để biết sự thật. Não trạng tinh hoa này tồn tại trong Giáo Hội. Trở thành Kitô hữu là thuộc về một dân tộc được Chúa chọn cách nhưng không.
Nếu chúng ta không có ý thức thuộc về một dân tộc, chúng ta sẽ là các Kitô hữu ý thức hệ, với một học thuyết, và một hệ thống đạo đức. Chủ trương Kitô hữu tinh hoa tin rằng những người khác sẽ bị loại bỏ và sẽ xuống địa ngục. Nghĩ như thế chúng ta sẽ không phải là các Kitô hữu thực sự.
Nhiều lần chúng ta rơi vào những não trạng thiên vị này. Chiều kích tinh hoa làm tổn thương chúng ta rất nhiều và chúng ta mất cảm giác thuộc về dân tộc trung tín và thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng ta mất ý thức của một dân tộc. Chúng ta phải loan truyền lịch sử cứu độ của chúng ta, và ký ức của một dân tộc. “Hãy nhớ về tổ tiên”, Thánh Phaolô đã viết như thế trong thư gởi các tín hữu Do Thái.
Sự lầm lạc nguy hiểm nhất của các Kitô hữu là thiếu ký ức thuộc về một dân tộc: đây là nơi mà chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa duy đạo đức và các phong trào tinh hoa xuất phát.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng: Dân Chúa bước theo sau một lời hứa, một giao ước, không phải do họ làm ra nhưng họ nhận thức được giao ước ấy. Chúng ta là những người thuộc về dân trung tín thánh thiện của Thiên Chúa, là những người trong tổng thể có một cảm thức về đức tin và không thể sai lầm trong những gì Dân Chúa tin tưởng.
Source:Vatican NewsIl Papa prega per gli artisti: senza il bello non si può capire il Vangelo
Trong thánh lễ, ngài quay trở lại cầu nguyện cho các nghệ sĩ và cầu xin Chúa ban phép lành cho họ và nhắc nhở chúng ta rằng trở thành Kitô hữu là thuộc về một dân tộc được Chúa chọn một cách nhưng không. Nếu không có nhận thức này, người ta rơi vào chủ nghĩa giáo điều, duy đạo đức, hay các phong trào coi mình là thành phần tinh hoa của xã hội.
Mở đầu, Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua tôi đã nhận được một lá thư từ một nhóm nghệ sĩ: họ cảm ơn chúng ta vì lời cầu nguyện mà chúng ta dành cho họ. Tôi muốn xin Chúa ban phép lành cho họ vì các nghệ sĩ làm cho chúng ta hiểu thẩm mỹ là gì và không có thẩm mỹ thì Tin Mừng không thể hiểu được. Hãy cầu nguyện lần nữa cho các nghệ sĩ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 13: 13-25), trong đó Thánh Phaolô vào hội đường Do Thái tại Antiôkia xứ Pisiđia và cắt nghĩa cho dân chúng lịch sử dân Israel và ơn cứu độ.
Bài Ðọc I: Cv 13, 13-25
“Bởi dòng dõi Ðavít, Thiên Chúa đã ban Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Rời Paphô, Phaolô và các bạn vượt biển đến Perghê xứ Pamphy-lia; còn Gioan từ biệt các ngài, và trở về Giêrusalem. Hai ngài sang qua Perghê và đến Antiôkia xứ Pisiđia; ngày Sabbat, các ngài vào ngồi trong hội đường. Sau khi đọc sách luật và các tiên tri, những thủ lãnh nhà hội đường sai người đến nói với các ngài rằng: “Hỡi anh em, nếu ai trong anh em có lời khuyên bảo dân chúng, xin hãy nói”.
Phaolô đứng lên, giơ tay ra hiệu cho mọi người yên lặng và nói: “Hỡi người Israel và những kẻ kính sợ Thiên Chúa, hãy nghe đây. Thiên Chúa dân Israel đã chọn Tổ phụ chúng ta, Người đã thăng tiến dân Người khi họ còn cư ngụ trong nước Ai cập và Người ra tay mạnh mẽ đưa cha ông chúng ta ra khỏi nước ấy. Trong thời gian bốn mươi năm, Người chịu đựng thói xấu họ trong hoang địa; và sau khi đã tiêu diệt bảy dân tộc trong đất Canaan, Người đã cho họ chiếm đất của các dân tộc ấy gần bốn trăm năm mươi năm; và sau đó, Người ban cho họ các thẩm phán cho đến tiên tri Samuel. Kế đó, họ xin một nhà vua và Thiên Chúa cho Saolê, con ông Cis, thuộc chi họ Bengiamin, cai trị họ bốn mươi năm. Sau khi loại bỏ Saolê, Chúa đã đặt Ðavít lên làm vua dân Người, để chứng nhận điều đó, chính Người đã phán: “Ta đã gặp được Ðavít con của Giêsê, người vừa ý Ta, người sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta”.
“Bởi dòng dõi Ðavít, theo lời hứa, Thiên Chúa ban cho Israel Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ, Ðấng mà Gioan đã báo trước khi người đến rao giảng phép rửa thống hối cho toàn dân Israel. Khi Gioan hoàn tất hành trình, ngài tuyên bố: “Tôi không phải là người mà anh em lầm tưởng; nhưng đây, Người sẽ đến sau tôi mà tôi không đáng cởi dây giày dưới chân Người”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Khi Thánh Phaolô giải thích về giáo lý mới, ngài nói về lịch sử ơn cứu độ. Đằng sau Chúa Giêsu có một câu chuyện dài về ân sủng, về việc Chúa chọn Israel làm dân riêng của Người, và về những lời hứa.
Chúa đã chọn Ápraham và đồng hành với dân Người. Có một câu chuyện về Thiên Chúa với dân Người. Thánh Phaolô không bắt đầu với Chúa Giêsu, nhưng ngài bắt đầu với lịch sử. Kitô giáo không chỉ là một học thuyết, mà là một lịch sử dẫn đến học thuyết này. Kitô giáo không chỉ là một tập hợp các nguyên tắc đạo đức. Kitô Giáo có các nguyên tắc đạo đức, nhưng chúng ta không phải là Kitô hữu chỉ vì tầm nhìn đạo đức, nhưng còn hơn thế nữa.
Kitô hữu cũng không phải là một tầng lớp tinh hoa những người ưu tú được chọn để biết sự thật. Não trạng tinh hoa này tồn tại trong Giáo Hội. Trở thành Kitô hữu là thuộc về một dân tộc được Chúa chọn cách nhưng không.
Nếu chúng ta không có ý thức thuộc về một dân tộc, chúng ta sẽ là các Kitô hữu ý thức hệ, với một học thuyết, và một hệ thống đạo đức. Chủ trương Kitô hữu tinh hoa tin rằng những người khác sẽ bị loại bỏ và sẽ xuống địa ngục. Nghĩ như thế chúng ta sẽ không phải là các Kitô hữu thực sự.
Nhiều lần chúng ta rơi vào những não trạng thiên vị này. Chiều kích tinh hoa làm tổn thương chúng ta rất nhiều và chúng ta mất cảm giác thuộc về dân tộc trung tín và thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng ta mất ý thức của một dân tộc. Chúng ta phải loan truyền lịch sử cứu độ của chúng ta, và ký ức của một dân tộc. “Hãy nhớ về tổ tiên”, Thánh Phaolô đã viết như thế trong thư gởi các tín hữu Do Thái.
Sự lầm lạc nguy hiểm nhất của các Kitô hữu là thiếu ký ức thuộc về một dân tộc: đây là nơi mà chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa duy đạo đức và các phong trào tinh hoa xuất phát.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng: Dân Chúa bước theo sau một lời hứa, một giao ước, không phải do họ làm ra nhưng họ nhận thức được giao ước ấy. Chúng ta là những người thuộc về dân trung tín thánh thiện của Thiên Chúa, là những người trong tổng thể có một cảm thức về đức tin và không thể sai lầm trong những gì Dân Chúa tin tưởng.
Source:Vatican News
UCA News: Trung Quốc buộc nhiều người Công Giáo phải ký giấy bỏ đạo
Đặng Tự Do
04:44 07/05/2020
Các Kitô hữu Trung Quốc đã hoan nghênh một báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, gọi tắt là USCIRF, lên án Trung Quốc vì những bách hại tôn giáo nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ nói rằng tình hình còn nghiêm trọng hơn những gì đã được báo cáo.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo nói rằng không gian tự do tôn giáo đã bị thu hẹp nghiêm trọng trong hai thập kỷ qua, khi chế độ cộng sản thực hiện một loạt các chính sách nhằm xóa bỏ tôn giáo khỏi xã hội.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã coi Trung Quốc là một quốc gia cần quan tâm đặc biệt, kể từ năm 1999, theo khuyến nghị của USCIRF. Báo cáo năm 2020 gần đây của ủy ban đã quy Trung Quốc vào trong số những quốc gia có thành tích bất hảo tồi tệ nhất toàn cầu về mặt tự do tôn giáo.
Nhưng một số học giả tôn giáo nói với UCA News rằng hình thức đàn áp tôn giáo nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc thường không được nhắc đến là việc bọn cầm quyền buộc các Kitô hữu phải ký vào một tuyên bố bỏ đạo dưới sự đe dọa rằng nếu từ chối họ sẽ không nhận được các trợ cấp của chính phủ như lương hưu.
Kể từ năm 2018, tại các khu vực như tỉnh Chiết Giang, các giáo viên là Kitô hữu trong các trường trung, tiểu học và cao đẳng đã buộc phải ký các tài liệu đó, nếu không muốn bị từ chối lương hưu. Tình hình này đã được tăng cường một cách khốc liệt hơn nữa sau vụ coronavirus.
Sự áp bức tiếp tục một cách tinh vi, ngăn chặn mọi người thực hành đức tin của họ, một nhà lãnh đạo tôn giáo đã cho biết như trên nhưng chúng tôi không nêu tên để bảo đảm an toàn cho vị ấy.
Báo cáo của USCIRF, được công bố vào ngày 28 tháng Tư, cho biết, tình trạng tự do tôn giáo ở Trung Quốc đã tiếp tục xấu đi trong năm ngoái, khi bọn cầm quyền sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo để giám sát các nhóm tôn giáo thiểu số.
Hàng loạt vi phạm
Báo cáo của USCIRF cho biết các chuyên gia độc lập ước tính rằng khoảng 900,000 đến 1.8 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Slovak và những người Hồi giáo khác đang bị giam giữ trong hơn 1,300 trại tập trung ở Tân Cương.
Báo cáo cũng đề cập đến các cuộc tấn công vào Kitô hữu, nói rằng bọn cầm quyền đã tấn công hoặc tịch thu hàng trăm nhà thờ Kitô Giáo. Họ đã thả các thành viên của Giáo hội Giao ước Mưa mùa thu vào tháng 12 năm 2018, nhưng một tòa án vào tháng 12 năm ngoái đã buộc tội vị mục sư của nhóm này là mục sư Vương Nghị (Wang Yi -王毅), tội âm mưa lật đổ chính quyền nhân dân và kết án ông 9 năm tù giam.
Báo cáo cũng đề cập trực tiếp đến Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦), là Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东话) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建), và Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰), là Giám Mục Phó của giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化). Bọn cầm quyền đã liên tục sách nhiễu và bỏ tù các ngài chỉ vì các ngài đã từ chối tham gia vào Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước do cộng sản tạo ra.
Báo cáo của USCIRF cũng cáo buộc rằng bọn cầm quyền ở các địa phương, chẳng hạn như ở Quảng Châu, đang trả tiền mặt cho những ai báo cáo sinh hoạt của các tín hữu Công Giáo thầm lặng.
Ngoài ra, các thánh giá từ các nhà thờ trên khắp đất nước đã và đang bị triệt hạ, những người dưới 18 tuổi bị cấm tham gia các nghi thức tôn giáo, và hình ảnh của Chúa Giêsu hoặc Đức Mẹ được thay thế bằng hình ảnh của Đại Đế Tập Cận Bình.
Báo cáo đề nghị chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa chỉ định Trung Quốc là một quốc gia được quan tâm đặc biệt theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế.
Các tín hữu Trung Quốc muốn Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm trực tiếp vào các tổ chức và các quan chức Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo bằng cách đóng băng tài sản của các cá nhân liên quan hoặc cấm họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Họ cũng đề nghị rằng nếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo, các quan chức chính phủ Mỹ không nên tham gia Thế vận hội mùa đông do Bắc Kinh đăng cai vào năm 2022.
Báo cáo cũng yêu cầu tăng cường nỗ lực chống lại những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng ở Hoa Kỳ để đàn áp thông tin hoặc tuyên truyền về vi phạm tự do tôn giáo.
Trong một email viết cho UCA News, Cha Tôma Vương (Thomas Wang), là người đã theo dõi tình hình tự do tôn giáo tại Trung Quốc, cho biết bọn cầm quyền chưa bao giờ phản ứng tích cực với những cáo buộc đàn áp tôn giáo như thế này, chúng hoặc là né tránh, hoặc buộc tội những người khác can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Cha Vương cho biết phía Trung Quốc coi bách hại tôn giáo là một cuộc chiến trong nước. “Tôi đánh vợ con tôi sau cánh cửa đóng kín; nó không liên quan gì đến bạn, tôi có đánh họ đến chết thì đó là việc của gia đình chúng tôi, không phải việc của bạn.”
Maria Li tại Quảng Đông cho biết Trung Quốc không còn lo lắng về áp lực và lên án quốc tế.
“Bọn cầm quyền đã mua chuộc rất nhiều quốc gia và tổ chức lớn nhỏ; ngay cả các cơ quan quốc tế như Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, mà còn bảo vệ chúng. Vậy chúng còn lo lắng về điều gì?”
Tuy nhiên, cô muốn cộng đồng quốc tế chú ý đến tình hình tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc.
“Nếu nhiều quốc gia đoàn kết và gây áp lực với Trung Quốc, ít nhất bọn cầm quyền sẽ phải giảm bớt những áp bức trắng trợn, điều này sẽ giúp Giáo hội dễ thở hơn”, cô nói.
Source:UCAN
Trong buổi triều yết, ĐTC xác quyết: Tất cả chúng ta đều cần ơn Chúa!
Thanh Quảng sdb
06:12 07/05/2020
Trong buổi triều yết, ĐTC xác quyết: Tất cả chúng ta đều cần ơn Chúa!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với quảng đại quần chúng trong buổi triều yết 6/5/2020, khi ngài bắt đầu một loạt bài giáo lý mới với chủ đề: “Hãy cầu nguyện và tin tưởng hy vọng vào ơn cứu rỗi”.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Suy tư từ Tin Mừng về người mù tên Bartimeô, kẻ ăn xin tại thành Giêricô, ông đã mạnh mẽ tín thác vào Chúa Giêsu, Đấng sẽ mở mắt cho ông! Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi các Kitô hữu hãy đến với Chúa qua lời cầu nguyện và kiên trì trong sự tín thác…
Phát tán cuộc triều yết trực tuyến cho các tín hữu từ Thư viện nằm trong điện Tông tòa, dành cho khách hành hương hàng tuần, Đức Thánh Cha đã suy tư về bài Tin mừng theo thánh Marcô (Mc 10, 47) và mô tả sức mạnh của lời cầu nguyện như một hơi thở của niềm tin, một tiếng kêu phát xuất từ trái tim của những con người tín thác vào Chúa.
Đức Thánh Cha nói mặc dù anh Bartimeô mù, nhưng anh nhận ra được rằng Chúa Giêsu, Đấng đang đến và anh kiên trì kêu to lên: Lạy Chúa Giêsu, Con vua David, xin thương xót con!
Đức Thánh Cha giải thích rằng anh mù quyết dùng hơi sức mình kêu cầu Chúa, dù bị người chung quanh quát tháo, mắng anh im đi! Anh lại càng cố la to hơn: Lạy Con vua David, Lạy Chúa Giêsu, Đấng cứu thế...
Lời van xin của người mù ăn xin, đã chạm tới trái tim của Chúa và mở ra cho Bartimeô niềm hy vọng, cho mắt anh sẽ được mở ra...
Đức tin là một tiếng kêu cứu
Điều này chỉ ra rằng đức tin là tiếng kêu xin lòng thương xót và sức mạnh của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay không chỉ có người Kitô hữu cầu nguyện mà tất cả mọi người nam nữ trên cuộc hành trình trần thế đều cần khấn xin ơn trên thương đoái...
Cho nên trên bước đường hành hương của niềm tin, Đức Thánh Cha nói chúng ta phải luôn kiên trì cầu nguyện, đặc biệt trong những thời khắc đen tối nhất, chúng ta hãy nài xin: Lạy Chúa Giêsu xin thương xót con! Chúa ơi, xin thương xót chúng con!
Đức Thánh Cha nói: Đức tin mời gọi chúng ta nâng đôi tay lên khấn nguyện, đúng như Giáo lý Giáo hội nhắn nhủ ta rằng: sự khiêm nhường là nền tảng của cầu nguyện. Và Đức Thánh Cha cho hay cầu nguyện là khởi đi từ cuộc sống trần thế, từ thân phận tro bụi của con người - từ thẳm sâu khiêm cung của cõi lòng mà xuất phát ra: Nó phải được xuất phát ra từ tâm trạng bấp bênh của con người, từ nỗi khát vọng vươn lên tới Chúa…
Đức tin là một tiếng than, một tiếng nghẹn nấc, một tiếng khóc như Đức Thánh Cha diễn tả..
Tin là chấp nhận những đau đớn xảy đến mà chúng ta không hiểu được nguyên do, và với những giới hạn của bản thân phận con người, ta đón nhận nó trong niềm tín thách cậy trông…
Cầu nguyện trước mọi nghịch cảnh
Xoáy sâu trong chủ đề cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đức tin ban cho chúng ta sức mạnh, một sức mạnh mà không quyền lực nào chuyển lay được!...
Đức Thánh Cha mô tả đức tin tựa như một lời mời gọi được gióng lên từ tăm tối mà chúng ta kêu lên Chúa Giêsu, xin Chúa thương xót con! Chúa ơi, xin Chúa thương xót tất cả chúng con!
Không chỉ có Kitô hữu cầu nguyện
Đức Thánh Cha cho hay: Mọi người đều cần cầu nguyện và kêu nài lòng thương xót của Chúa… Thật vậy, không chỉ có người Kitô hữu mới cầu nguyện! tất cả mọi người thiện tâm trông chờ ơn cứu độ, đều phải là người “khẩn cầu lòng thương xót của Thiên Chúa".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với quảng đại quần chúng trong buổi triều yết 6/5/2020, khi ngài bắt đầu một loạt bài giáo lý mới với chủ đề: “Hãy cầu nguyện và tin tưởng hy vọng vào ơn cứu rỗi”.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Suy tư từ Tin Mừng về người mù tên Bartimeô, kẻ ăn xin tại thành Giêricô, ông đã mạnh mẽ tín thác vào Chúa Giêsu, Đấng sẽ mở mắt cho ông! Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi các Kitô hữu hãy đến với Chúa qua lời cầu nguyện và kiên trì trong sự tín thác…
Phát tán cuộc triều yết trực tuyến cho các tín hữu từ Thư viện nằm trong điện Tông tòa, dành cho khách hành hương hàng tuần, Đức Thánh Cha đã suy tư về bài Tin mừng theo thánh Marcô (Mc 10, 47) và mô tả sức mạnh của lời cầu nguyện như một hơi thở của niềm tin, một tiếng kêu phát xuất từ trái tim của những con người tín thác vào Chúa.
Đức Thánh Cha nói mặc dù anh Bartimeô mù, nhưng anh nhận ra được rằng Chúa Giêsu, Đấng đang đến và anh kiên trì kêu to lên: Lạy Chúa Giêsu, Con vua David, xin thương xót con!
Đức Thánh Cha giải thích rằng anh mù quyết dùng hơi sức mình kêu cầu Chúa, dù bị người chung quanh quát tháo, mắng anh im đi! Anh lại càng cố la to hơn: Lạy Con vua David, Lạy Chúa Giêsu, Đấng cứu thế...
Lời van xin của người mù ăn xin, đã chạm tới trái tim của Chúa và mở ra cho Bartimeô niềm hy vọng, cho mắt anh sẽ được mở ra...
Đức tin là một tiếng kêu cứu
Điều này chỉ ra rằng đức tin là tiếng kêu xin lòng thương xót và sức mạnh của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay không chỉ có người Kitô hữu cầu nguyện mà tất cả mọi người nam nữ trên cuộc hành trình trần thế đều cần khấn xin ơn trên thương đoái...
Cho nên trên bước đường hành hương của niềm tin, Đức Thánh Cha nói chúng ta phải luôn kiên trì cầu nguyện, đặc biệt trong những thời khắc đen tối nhất, chúng ta hãy nài xin: Lạy Chúa Giêsu xin thương xót con! Chúa ơi, xin thương xót chúng con!
Đức Thánh Cha nói: Đức tin mời gọi chúng ta nâng đôi tay lên khấn nguyện, đúng như Giáo lý Giáo hội nhắn nhủ ta rằng: sự khiêm nhường là nền tảng của cầu nguyện. Và Đức Thánh Cha cho hay cầu nguyện là khởi đi từ cuộc sống trần thế, từ thân phận tro bụi của con người - từ thẳm sâu khiêm cung của cõi lòng mà xuất phát ra: Nó phải được xuất phát ra từ tâm trạng bấp bênh của con người, từ nỗi khát vọng vươn lên tới Chúa…
Đức tin là một tiếng than, một tiếng nghẹn nấc, một tiếng khóc như Đức Thánh Cha diễn tả..
Tin là chấp nhận những đau đớn xảy đến mà chúng ta không hiểu được nguyên do, và với những giới hạn của bản thân phận con người, ta đón nhận nó trong niềm tín thách cậy trông…
Cầu nguyện trước mọi nghịch cảnh
Xoáy sâu trong chủ đề cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đức tin ban cho chúng ta sức mạnh, một sức mạnh mà không quyền lực nào chuyển lay được!...
Đức Thánh Cha mô tả đức tin tựa như một lời mời gọi được gióng lên từ tăm tối mà chúng ta kêu lên Chúa Giêsu, xin Chúa thương xót con! Chúa ơi, xin Chúa thương xót tất cả chúng con!
Không chỉ có Kitô hữu cầu nguyện
Đức Thánh Cha cho hay: Mọi người đều cần cầu nguyện và kêu nài lòng thương xót của Chúa… Thật vậy, không chỉ có người Kitô hữu mới cầu nguyện! tất cả mọi người thiện tâm trông chờ ơn cứu độ, đều phải là người “khẩn cầu lòng thương xót của Thiên Chúa".
Sự áp bức của Trung Quốc tệ hơn báo cáo của Hoa Kỳ
Lm. Phạm Văn Trung
09:44 07/05/2020
Sự áp bức của Trung Quốc 'tệ hơn báo cáo của Hoa Kỳ'
Các Kitô hữu muốn cộng đồng quốc tế chú ý đến tình hình tôn giáo và nhân quyền của Trung Quốc
Bức ảnh này được chụp vào ngày 2 tháng 6 năm 2019, cho thấy các tòa nhà tại Trung tâm Dịch vụ Đào tạo Giáo dục Kỹ năng Dạy nghề Thành phố Artux, được cho là một trại cải tạo, nơi chủ yếu là người dân tộc thiểu số Hồi giáo bị giam giữ ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc. (Ảnh: Greg Baker AFP)
Phóng viên UCA News Trung Quốc
Ngày 5 tháng 5 năm 2020
Kitô hữu Trung Quốc đã hoan nghênh một báo cáo chỉ trích của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) nhưng cho biết áp bức tôn giáo ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn những gì được báo cáo.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo nói rằng không gian cho tự do tôn giáo đã bị thu hẹp nghiêm trọng trong hai thập kỷ qua, vì chế độ cộng sản thực hiện một loạt các chính sách nhằm xóa bỏ tôn giáo khỏi xã hội.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã coi Trung Quốc là “quốc gia được quan tâm đặc biệt” từ năm 1999, theo khuyến nghị của USCIRF. Báo cáo năm 2020 gần đây của ủy ban vẫn xem Trung Quốc là trong số những nước tồi tệ nhất toàn cầu về tự do tôn giáo.
Nhưng một số học giả tôn giáo nói với UCA News rằng hình thức đàn áp tôn giáo nghiêm trọng nhất nhưng thường bị bỏ qua ở Trung Quốc là bắt các Kitô hữu ký một tuyên bố từ bỏ tôn giáo với sự đe dọa không cho họ hưởng phúc lợi từ chính phủ, ví dụ như lương hưu.
Kể từ năm 2018 tại các khu vực như tỉnh Chiết Giang, các giáo viên Ki-tô giáo trong các trường học và cao đẳng đã buộc phải ký các tài liệu đó, nếu không họ sẽ bị khước từ lương hưu.
Một nhà lãnh đạo tôn giáo yêu cầu giấu tên đã nói, sự áp bức tiếp tục một cách tinh vi, ngăn chặn mọi người thực hành đức tin của họ.
Báo cáo của USCIRF, được công bố vào ngày 28 tháng 4, nói rằng "tình trạng tự do tôn giáo ở Trung Quốc đã tiếp tục xấu đi" trong năm vừa qua, các nhà chức trách sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo để giám sát các nhóm tôn giáo thiểu số.
Hàng loạt vi phạm
Các chuyên gia độc lập ước tính rằng khoảng 900.000 đến 1,8 triệu người Uy-ngô-nhĩ, người Kazakhstan, người Slovak và những người Hồi giáo khác đang bị giam giữ trong hơn 1.300 trại tập trung ở Tân Cương, báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng đề cập đến các cuộc tấn công vào các Kitô hữu, nói rằng chính quyền đã đột kích hoặc chiếm giữ hàng trăm nhà thờ Thiên chúa giáo. Họ đã thả các thành viên của Giáo hội Giao ước Mưa Mùa thu vào tháng 12 năm 2018, nhưng một tòa án vào tháng 12 năm ngoái đã buộc tội mục sư của Giáo hội đó, Mục sư Vương Ý, với tội danh “lật đổ quyền lực nhà nước” và kết án ông 9 năm tù.
Báo cáo cũng đề cập rõ ràng đến Giám Mục Phụ Tá Quá Tây Tấn của Giáo phận Phúc Kiến Mân Đông và Giám mục phó Thôi Thái của Giáo phận Hà Bắc Tuyên Hóa. Nhà chức trách đã quấy rối và bỏ tù họ vì đã từ chối tham gia giáo hội chính thức được nhà nước thừa nhận.
Báo cáo cũng cáo buộc các chính quyền địa phương khác nhau, bao gồm cả Quảng Châu, đang dùng tiền mặt thúc đẩy người ta tố giác các nhóm giáo hội hầm trú.
Ngoài ra, các thập giá trên các nhà thờ trong cả nước đã bị gỡ bỏ, những người dưới 18 tuổi bị cấm tham gia các nghi thức tôn giáo, và hình ảnh của Chúa Giêsu hoặc Đức Mẹ được thay thế bằng hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Báo cáo đề nghị chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa chỉ rõ Trung Quốc là một quốc gia cần được quan tâm đặc biệt theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế.
Báo cáo muốn Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với các tổ chức và quan chức vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo bằng cách đóng băng tài sản của các cá nhân có liên quan hoặc cấm họ vào Hoa Kỳ.
Báo cáo cũng đề nghị rằng nếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo, các quan chức chính phủ Mỹ sẽ không tham gia Thế vận hội mùa đông do Bắc Kinh đăng cai vào năm 2022.
Báo cáo cũng yêu cầu tăng cường nỗ lực chống lại những mưu toan của chính phủ Trung Quốc gây ảnh hưởng ở Hoa Kỳ nhằm đàn áp thông tin hoặc tuyên truyền về vi phạm tự do tôn giáo.
"Trung Quốc bảo vệ tự do"
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trả lời báo cáo tại một cuộc họp báo thường kỳ. Ông nói rằng ủy ban Hoa Kỳ đã thiên vị chống lại Trung Quốc và đã công bố các báo cáo trong những năm qua "bôi xấu chính sách tôn giáo của Trung Quốc".
Ông tuyên bố rằng Trung Quốc có gần 200 triệu người thuộc tất cả các kiểu cộng đồng tôn giáo, hơn 380.000 giúp việc tôn giáo, khoảng 5.500 nhóm tôn giáo và hơn 140.000 địa điểm hoạt động tôn giáo được đăng ký theo luật.
Cảnh Sảng nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất cứ ai tham gia vào các hoạt động tội phạm bất hợp pháp dưới vỏ bọc tôn giáo.
Ông ta cũng kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng các thực tế cơ bản, từ chối sự kiêu ngạo và định kiến, ngăn chặn hành vi sai lầm khi phát hành báo cáo hàng năm và ngừng sử dụng các vấn đề tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Nhưng một học giả tôn giáo Trung Quốc muốn giấu tên đã lập luận rằng báo cáo này của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế "về cơ bản là nói sự thật".
Chính quyền Trung Quốc ngày càng đàn áp tôn giáo trong những năm gần đây, với cuộc đàn áp tồi tệ nhất đối với Kitô giáo ở tỉnh Hà Nam năm 2018.
Nghiêm trọng hơn việc phá hủy thánh giá và nhà thờ là "sự cưỡng ép công dân ký các tuyên bố từ chối tôn giáo bằng cách đe dọa từ chối lợi ích của họ", ông nói.
"Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người và sự khinh miệt đối với luật pháp, gây ra sự đi giật lùi của hệ thống pháp luật trong xã hội", ông nói thêm.
Áp bức tôn giáo được coi như là cách mạng văn hóa
Học giả nói rằng sự đàn áp ở tỉnh Hà Nam giống như một cuộc làm mới Cách mạng Văn hóa, điều này sẽ gây ra tổn thương xã hội và kích thích mạnh mẽ tâm trí mọi người, kích hoạt sự thù hận lẫn nhau và tạo ra một sự méo mó tâm lý nơi các nhóm xã hội.
"Sau ngần ấy năm kể từ Cách mạng Văn hóa, mọi người mới lấy lại được một chút tỉnh táo, người ta không mong đợi Cách mạng Văn hóa quay trở lại một cách bất ngờ, đó là một thảm họa", ông nói.
Ông chỉ ra rằng chỉ 10 ngày trước khi Cảnh Sảng trả lời báo cáo, thánh giá của Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi ở tỉnh An Huy đã bị gỡ bỏ. Vào ngày hôm sau, thánh giá của Nhà thờ Công Giáo Vĩnh Kiều ở thành phố Tô Châu cũng bị xóa.
"Nhưng chính quyền cộng sản Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ tài liệu pháp lý nào cho hành động của họ", học giả nói.
Quan chức Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói dối, giáo dân Phao-lô Li ở Túc Vũ hỏi, "Các quan chức cáo buộc báo cáo này của Hoa Kỳ là chê bai chính sách tôn giáo của Trung Quốc. Phá bỏ thánh giá của nhà thờ có phải là chính sách tôn giáo của Trung Quốc không? Và có dùng tiền của nhân dân để phá hủy thánh giá bất chấp sự phản đối của các nhà thờ không?" Li hỏi.
Cha Tô-ma Vương, người đã theo dõi các vụ việc, cho biết chính quyền chưa bao giờ phản ứng tích cực với những cáo buộc đàn áp tôn giáo này, “hoặc tìm cách né tránh những cáo buộc hoặc bác bỏ thẳng thừng, hoặc buộc tội những người khác can thiệp vào công việc nội bộ.”
Cha Vương cho biết phía Trung Quốc coi đó là một cuộc chiến trong nước. "Tôi đánh vợ con sau cánh cửa đóng kín; không liên quan gì đến bạn. Tôi đánh họ đến chết, đó là việc của gia đình chúng tôi, không phải việc của bạn."
Maria Li tại Quảng Đông cho biết Trung Quốc không còn lo lắng về áp lực và sự kết án quốc tế nữa.
Cô hỏi "Họ đã mua chuộc rất nhiều quốc gia và tổ chức nhỏ; ngay cả các cơ quan quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới cũng bảo vệ nó. Vậy họ còn lo lắng về điều gì nào?".
Tuy nhiên, cô muốn cộng đồng quốc tế chú ý đến tình hình tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc.
"Nếu nhiều quốc gia đoàn kết và gây áp lực với Trung Quốc, chính quyền sẽ từ bỏ những áp bức trắng trợn, điều này sẽ giúp cho Giáo hội thở được", cô nói.
https://www.ucanews.com/news/chinese-oppression-worse-than-us-reported/87921
Phạm Văn Trung dịch.
Các Kitô hữu muốn cộng đồng quốc tế chú ý đến tình hình tôn giáo và nhân quyền của Trung Quốc
Phóng viên UCA News Trung Quốc
Ngày 5 tháng 5 năm 2020
Kitô hữu Trung Quốc đã hoan nghênh một báo cáo chỉ trích của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) nhưng cho biết áp bức tôn giáo ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn những gì được báo cáo.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo nói rằng không gian cho tự do tôn giáo đã bị thu hẹp nghiêm trọng trong hai thập kỷ qua, vì chế độ cộng sản thực hiện một loạt các chính sách nhằm xóa bỏ tôn giáo khỏi xã hội.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã coi Trung Quốc là “quốc gia được quan tâm đặc biệt” từ năm 1999, theo khuyến nghị của USCIRF. Báo cáo năm 2020 gần đây của ủy ban vẫn xem Trung Quốc là trong số những nước tồi tệ nhất toàn cầu về tự do tôn giáo.
Nhưng một số học giả tôn giáo nói với UCA News rằng hình thức đàn áp tôn giáo nghiêm trọng nhất nhưng thường bị bỏ qua ở Trung Quốc là bắt các Kitô hữu ký một tuyên bố từ bỏ tôn giáo với sự đe dọa không cho họ hưởng phúc lợi từ chính phủ, ví dụ như lương hưu.
Kể từ năm 2018 tại các khu vực như tỉnh Chiết Giang, các giáo viên Ki-tô giáo trong các trường học và cao đẳng đã buộc phải ký các tài liệu đó, nếu không họ sẽ bị khước từ lương hưu.
Một nhà lãnh đạo tôn giáo yêu cầu giấu tên đã nói, sự áp bức tiếp tục một cách tinh vi, ngăn chặn mọi người thực hành đức tin của họ.
Báo cáo của USCIRF, được công bố vào ngày 28 tháng 4, nói rằng "tình trạng tự do tôn giáo ở Trung Quốc đã tiếp tục xấu đi" trong năm vừa qua, các nhà chức trách sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo để giám sát các nhóm tôn giáo thiểu số.
Hàng loạt vi phạm
Các chuyên gia độc lập ước tính rằng khoảng 900.000 đến 1,8 triệu người Uy-ngô-nhĩ, người Kazakhstan, người Slovak và những người Hồi giáo khác đang bị giam giữ trong hơn 1.300 trại tập trung ở Tân Cương, báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng đề cập đến các cuộc tấn công vào các Kitô hữu, nói rằng chính quyền đã đột kích hoặc chiếm giữ hàng trăm nhà thờ Thiên chúa giáo. Họ đã thả các thành viên của Giáo hội Giao ước Mưa Mùa thu vào tháng 12 năm 2018, nhưng một tòa án vào tháng 12 năm ngoái đã buộc tội mục sư của Giáo hội đó, Mục sư Vương Ý, với tội danh “lật đổ quyền lực nhà nước” và kết án ông 9 năm tù.
Báo cáo cũng đề cập rõ ràng đến Giám Mục Phụ Tá Quá Tây Tấn của Giáo phận Phúc Kiến Mân Đông và Giám mục phó Thôi Thái của Giáo phận Hà Bắc Tuyên Hóa. Nhà chức trách đã quấy rối và bỏ tù họ vì đã từ chối tham gia giáo hội chính thức được nhà nước thừa nhận.
Báo cáo cũng cáo buộc các chính quyền địa phương khác nhau, bao gồm cả Quảng Châu, đang dùng tiền mặt thúc đẩy người ta tố giác các nhóm giáo hội hầm trú.
Ngoài ra, các thập giá trên các nhà thờ trong cả nước đã bị gỡ bỏ, những người dưới 18 tuổi bị cấm tham gia các nghi thức tôn giáo, và hình ảnh của Chúa Giêsu hoặc Đức Mẹ được thay thế bằng hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Báo cáo đề nghị chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa chỉ rõ Trung Quốc là một quốc gia cần được quan tâm đặc biệt theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế.
Báo cáo muốn Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với các tổ chức và quan chức vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo bằng cách đóng băng tài sản của các cá nhân có liên quan hoặc cấm họ vào Hoa Kỳ.
Báo cáo cũng đề nghị rằng nếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo, các quan chức chính phủ Mỹ sẽ không tham gia Thế vận hội mùa đông do Bắc Kinh đăng cai vào năm 2022.
Báo cáo cũng yêu cầu tăng cường nỗ lực chống lại những mưu toan của chính phủ Trung Quốc gây ảnh hưởng ở Hoa Kỳ nhằm đàn áp thông tin hoặc tuyên truyền về vi phạm tự do tôn giáo.
"Trung Quốc bảo vệ tự do"
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trả lời báo cáo tại một cuộc họp báo thường kỳ. Ông nói rằng ủy ban Hoa Kỳ đã thiên vị chống lại Trung Quốc và đã công bố các báo cáo trong những năm qua "bôi xấu chính sách tôn giáo của Trung Quốc".
Ông tuyên bố rằng Trung Quốc có gần 200 triệu người thuộc tất cả các kiểu cộng đồng tôn giáo, hơn 380.000 giúp việc tôn giáo, khoảng 5.500 nhóm tôn giáo và hơn 140.000 địa điểm hoạt động tôn giáo được đăng ký theo luật.
Cảnh Sảng nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất cứ ai tham gia vào các hoạt động tội phạm bất hợp pháp dưới vỏ bọc tôn giáo.
Ông ta cũng kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng các thực tế cơ bản, từ chối sự kiêu ngạo và định kiến, ngăn chặn hành vi sai lầm khi phát hành báo cáo hàng năm và ngừng sử dụng các vấn đề tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Nhưng một học giả tôn giáo Trung Quốc muốn giấu tên đã lập luận rằng báo cáo này của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế "về cơ bản là nói sự thật".
Chính quyền Trung Quốc ngày càng đàn áp tôn giáo trong những năm gần đây, với cuộc đàn áp tồi tệ nhất đối với Kitô giáo ở tỉnh Hà Nam năm 2018.
Nghiêm trọng hơn việc phá hủy thánh giá và nhà thờ là "sự cưỡng ép công dân ký các tuyên bố từ chối tôn giáo bằng cách đe dọa từ chối lợi ích của họ", ông nói.
"Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người và sự khinh miệt đối với luật pháp, gây ra sự đi giật lùi của hệ thống pháp luật trong xã hội", ông nói thêm.
Áp bức tôn giáo được coi như là cách mạng văn hóa
Học giả nói rằng sự đàn áp ở tỉnh Hà Nam giống như một cuộc làm mới Cách mạng Văn hóa, điều này sẽ gây ra tổn thương xã hội và kích thích mạnh mẽ tâm trí mọi người, kích hoạt sự thù hận lẫn nhau và tạo ra một sự méo mó tâm lý nơi các nhóm xã hội.
"Sau ngần ấy năm kể từ Cách mạng Văn hóa, mọi người mới lấy lại được một chút tỉnh táo, người ta không mong đợi Cách mạng Văn hóa quay trở lại một cách bất ngờ, đó là một thảm họa", ông nói.
Ông chỉ ra rằng chỉ 10 ngày trước khi Cảnh Sảng trả lời báo cáo, thánh giá của Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi ở tỉnh An Huy đã bị gỡ bỏ. Vào ngày hôm sau, thánh giá của Nhà thờ Công Giáo Vĩnh Kiều ở thành phố Tô Châu cũng bị xóa.
"Nhưng chính quyền cộng sản Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ tài liệu pháp lý nào cho hành động của họ", học giả nói.
Quan chức Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói dối, giáo dân Phao-lô Li ở Túc Vũ hỏi, "Các quan chức cáo buộc báo cáo này của Hoa Kỳ là chê bai chính sách tôn giáo của Trung Quốc. Phá bỏ thánh giá của nhà thờ có phải là chính sách tôn giáo của Trung Quốc không? Và có dùng tiền của nhân dân để phá hủy thánh giá bất chấp sự phản đối của các nhà thờ không?" Li hỏi.
Cha Tô-ma Vương, người đã theo dõi các vụ việc, cho biết chính quyền chưa bao giờ phản ứng tích cực với những cáo buộc đàn áp tôn giáo này, “hoặc tìm cách né tránh những cáo buộc hoặc bác bỏ thẳng thừng, hoặc buộc tội những người khác can thiệp vào công việc nội bộ.”
Cha Vương cho biết phía Trung Quốc coi đó là một cuộc chiến trong nước. "Tôi đánh vợ con sau cánh cửa đóng kín; không liên quan gì đến bạn. Tôi đánh họ đến chết, đó là việc của gia đình chúng tôi, không phải việc của bạn."
Maria Li tại Quảng Đông cho biết Trung Quốc không còn lo lắng về áp lực và sự kết án quốc tế nữa.
Cô hỏi "Họ đã mua chuộc rất nhiều quốc gia và tổ chức nhỏ; ngay cả các cơ quan quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới cũng bảo vệ nó. Vậy họ còn lo lắng về điều gì nào?".
Tuy nhiên, cô muốn cộng đồng quốc tế chú ý đến tình hình tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc.
"Nếu nhiều quốc gia đoàn kết và gây áp lực với Trung Quốc, chính quyền sẽ từ bỏ những áp bức trắng trợn, điều này sẽ giúp cho Giáo hội thở được", cô nói.
https://www.ucanews.com/news/chinese-oppression-worse-than-us-reported/87921
Phạm Văn Trung dịch.
Fatima: Lần đầu tiên từ 103 năm qua, ngày 12 và 13.05 sẽ thực hiện cuộc hành hương trực tuyến hiệp thông muôn con tim
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
14:58 07/05/2020
“Đây là một khoảnh khắc thật đau lòng: Thánh địa tồn tại để chào đón khách hành hương mà “lực bất tòng tâm” chúng tôi không thể thực hiện được điều đó, càng thêm đau lòng xót dạ.
Cha giám đốc Đền thánh Fatima cho biết như trên và kêu gọi khách hành hương đừng tụ họp về đền thánh vào ngày 12 và 13.05 này, nhưng hãy hiệp thông hành hương tại gia trong bầu khí cầu nguyện.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hơn trăm năm nay, Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima sẽ cử hành những ngày hành hương 12 và 13.05, kỷ niệm 103 năm lần đầu tiên Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ mục đồng tại Cova da Ira, mà không có sự hiện diện của hàng trăm ngàn khách hành hương như mọi năm, thể theo những quyết định bảo vệ sức khỏe cho công chúng, tránh lây lan thời đại dịch Vũ Hán theo yêu cầu của chính quyền Bồ Đào Nha.
Trong một thông báo chính thức gửi đến tất cả các khách hành hương trong nước và toàn thế giới vào ngày thứ hai mùng 04 tháng Năm, Linh mục Carlos Cabecinhas, giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima viết:
“Đây là một khoảnh khắc thật đau lòng: Thánh địa tồn tại để chào đón khách hành hương mà lực bất tòng tâm chúng tôi không thể thực hiện được điều đó, càng thêm đau lòng xót dạ. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng đây là một quyết định trong tinh thần trách nhiệm vì lợi ích cho khách hành hương, bảo đảm an toàn sức khỏe và tránh lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm.
Thông báo tiếp: Chúng tôi bắt buộc phải đưa ra quyết định đau lòng này trong tình cảnh đại dịch nguy hiểm hiện nay hầu tạo điều kiện thuận lợi ngõ hầu chúng ta có thể trở lại hành hương trong một tương lai gần, càng sớm càng tốt, tại Trung Tâm Thánh Mẫu này.
Cha giám đốc Carlos Cabecinhas còn kêu mời tất cả các khách hành hương đã từng viếng thăm đền thánh Đức Mẹ Fatima năm này qua năm khác hay những khách hành hương lần đầu tiên muốn đến Fatima như sau:
“Tháng Hoa năm nay, chúng tôi khẩn khoản xin các bạn đừng kéo về hành hương Fatima vào ngày 12 và 13 tháng năm theo truyền thống như mọi năm, nhưng chúng ta cùng hành hương bằng con tim và cùng hiệp thông hành hương qua buổi lễ cử hành nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, qua các trang mạng và các đài phát thanh.”
Vì các quy định tránh lây lan của chính quyền trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay và áp dụng đúng các hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, nên các lễ nghi tôn giáo với sự hiện diện đông đảo của giáo dân không thể tổ chức được, ngay cả các buổi lễ cử ngoài trời trong quảng trường rộng lớn Fatima. Để bù đắp cho những mất mát của những người hành hương không thể đến Cova da Iria, Cha giám đốc Đền Thánh tha thiết kêu mời họ thực hiện một hành trình tâm linh dựa trên một lời cầu nguyện cụ thể cho mỗi ngày, có thể tìm thấy trên trang mạng của Đền Thánh và trên các mạng xã hội của Trung Tâm Thánh Mẫu, bắt đầu từ chiều thứ Hai 4 tháng Năm và hàng ngày cho đến ngày 13 tháng Năm.
“Quả vậy, dù chúng tôi không được nhìn thấy các bạn ngay trước mặt nhãn đối nhãn, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng các bạn cùng hiện diện hiệp thông với chúng tôi. Bởi vì người ta không chỉ hành hương bằng đôi chân, mà còn bằng trái tim, chính vì lý do đó, chúng tôi đề nghị bạn thực hiện một cuộc hành hương qua trái tim: một cuộc hành hương trong các giai đoạn, từ ngày 4 đến ngày 13; một cuộc hành hương không phải bằng sự hiện diện thể lý, mà là nội tâm.”
Linh mục giám đốc Carlos Cabecinhas, mời gọi những người hành hương cùng thắp sáng một ngọn nến, một trong những hành động tiêu biểu nhất của Fatima, trong cửa sổ của họ mỗi ngày. “Mỗi tháng sẽ có một khoảnh khắc suy tư và cầu nguyện, theo những đề tài mà chúng tôi sẽ đưa ra; và hy vọng rằng, mỗi đêm, các bạn sẽ thắp một ngọn nến ở cửa sổ, cho đến cuộc rước nến vào chiều tối ngày 12 tháng Năm tới. Nhờ đó, chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một cuộc rước nến tuyệt đẹp, một cuộc rước nến lan rộng khắp mọi nơi bạn sống và giao tiếp.”
Trong thông báo này, Linh mục giám đốc cũng gửi lời chào thân ái đến tất cả các nhóm khách hành hương khác nhau đã phải hủy chuyến hành hương đến Fatima vào tháng Năm này, khoảng ba trăm năm chục nhóm, từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm nhiều người Bồ Đào Nha vẫn đi bộ hành hương và năm nay không thể thực hiện ước nguyện này được. “Tôi muốn chào thăm tất cả những người có thói quen hành hương đến Fatima từ năm này qua năm khác: chúng tôi nhớ các bạn! Nhưng chúng ta sẽ được hiệp nhất trong lời cầu nguyện chung. Tôi cũng gửi lời chào thăm tất cả những người muốn đến hành hương ở đây trong năm nay tại Đền Thánh: chúng tôi sẽ cầu nguyện cho tất cả các bạn!”
Thông báo kết thúc bằng một lời kêu gọi: “Chúng ta cùng nguyện xin Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ - Đức Mẹ Mân Côi Fatima - cũng xin các Thánh Mục Đồng chuyển cầu, để chúng ta sớm gặp lại nhau, cùng nhau vui mừng cử hành các buổi lễ trong đức tin và để cùng nhau cầu nguyện, tại Trung Tâm Thánh Mẫu này, cho chúng ta và cho toànn thể nhân loại.”
Áp dụng đúng theo các biện pháp hiện hành trong thời đại dịch: Các buổi lễ tôn giáo với sự hiện diện thể lý của những người hành hương ở đồi Cova da Iria, và trong tất cả các nhà thờ Bồ Đào Nha, sẽ chỉ tiếp tục trở lại vào ngày 30 tháng Năm sắp tới. Cho đến lúc đó, Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima sẽ tiếp tục hoạt động.
Vào thứ Hai 11 tháng Năm này, chúng tôi sẽ mở cửa lại các nơi thờ phượng, để viếng thăm và cầu nguyện, nhưng sẽ không cử hành các buổi cử hành phụng vụ chung cho cộng đồng và cũng không có sự hiện diện của người hành hương. Mặt khác, cũng nên cẩn trọng, tránh tập trung đông khách hành hương trong cùng một không gian. Các văn phòng hành hương của Đền Thánh cũng sẽ hoạt động trở lại vào thời gian thông lệ, đồng thời với các cửa hàng ảnh tượng khác cũng sẽ bắt đầu mở cửa lại. Riêng Phòng Triển Lãm của Đền Thánh sẽ mở cửa lại cho công chúng kể từ ngày 19 tháng Năm. Để giúp cho khách hành hương có thể tiếp cận được với các đền thánh của Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima một cách an toàn, một loạt các biện pháp phòng ngừa và chống lại nguy cơ lây nhiễm được áp dụng, cho cả nhân viên lẫn khách hành hương, mọi người đều phải tuân thủ đầy đủ, như đeo khẩu trang y tế trong không gian kín, rửa tay thường xuyên, duy trì khoảng cách vật lý và giám sát khách hành hương ra vào thăm viếng các nguyện đường của Trung Tâm Thánh Mẫu, ngay cả các Vương Cung Thánh Đường và các gian hàng bán ảnh tượng. Kể từ sau trưa ngày 12 tháng Năm, buổi chiều và sáng ngày 13, sẽ không khách hành hương nào được phép đến bất cứ một nơi nào trong Đền Thánh Fatima.
Source:Fatima SanctuaryEste é um momento doloroso: o Santuário existe para acolher os peregrinos e não o podermos fazer é motivo de grande tristeza
Cha giám đốc Đền thánh Fatima cho biết như trên và kêu gọi khách hành hương đừng tụ họp về đền thánh vào ngày 12 và 13.05 này, nhưng hãy hiệp thông hành hương tại gia trong bầu khí cầu nguyện.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hơn trăm năm nay, Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima sẽ cử hành những ngày hành hương 12 và 13.05, kỷ niệm 103 năm lần đầu tiên Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ mục đồng tại Cova da Ira, mà không có sự hiện diện của hàng trăm ngàn khách hành hương như mọi năm, thể theo những quyết định bảo vệ sức khỏe cho công chúng, tránh lây lan thời đại dịch Vũ Hán theo yêu cầu của chính quyền Bồ Đào Nha.
Trong một thông báo chính thức gửi đến tất cả các khách hành hương trong nước và toàn thế giới vào ngày thứ hai mùng 04 tháng Năm, Linh mục Carlos Cabecinhas, giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima viết:
“Đây là một khoảnh khắc thật đau lòng: Thánh địa tồn tại để chào đón khách hành hương mà lực bất tòng tâm chúng tôi không thể thực hiện được điều đó, càng thêm đau lòng xót dạ. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng đây là một quyết định trong tinh thần trách nhiệm vì lợi ích cho khách hành hương, bảo đảm an toàn sức khỏe và tránh lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm.
Thông báo tiếp: Chúng tôi bắt buộc phải đưa ra quyết định đau lòng này trong tình cảnh đại dịch nguy hiểm hiện nay hầu tạo điều kiện thuận lợi ngõ hầu chúng ta có thể trở lại hành hương trong một tương lai gần, càng sớm càng tốt, tại Trung Tâm Thánh Mẫu này.
Cha giám đốc Carlos Cabecinhas còn kêu mời tất cả các khách hành hương đã từng viếng thăm đền thánh Đức Mẹ Fatima năm này qua năm khác hay những khách hành hương lần đầu tiên muốn đến Fatima như sau:
“Tháng Hoa năm nay, chúng tôi khẩn khoản xin các bạn đừng kéo về hành hương Fatima vào ngày 12 và 13 tháng năm theo truyền thống như mọi năm, nhưng chúng ta cùng hành hương bằng con tim và cùng hiệp thông hành hương qua buổi lễ cử hành nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, qua các trang mạng và các đài phát thanh.”
Vì các quy định tránh lây lan của chính quyền trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay và áp dụng đúng các hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, nên các lễ nghi tôn giáo với sự hiện diện đông đảo của giáo dân không thể tổ chức được, ngay cả các buổi lễ cử ngoài trời trong quảng trường rộng lớn Fatima. Để bù đắp cho những mất mát của những người hành hương không thể đến Cova da Iria, Cha giám đốc Đền Thánh tha thiết kêu mời họ thực hiện một hành trình tâm linh dựa trên một lời cầu nguyện cụ thể cho mỗi ngày, có thể tìm thấy trên trang mạng của Đền Thánh và trên các mạng xã hội của Trung Tâm Thánh Mẫu, bắt đầu từ chiều thứ Hai 4 tháng Năm và hàng ngày cho đến ngày 13 tháng Năm.
“Quả vậy, dù chúng tôi không được nhìn thấy các bạn ngay trước mặt nhãn đối nhãn, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng các bạn cùng hiện diện hiệp thông với chúng tôi. Bởi vì người ta không chỉ hành hương bằng đôi chân, mà còn bằng trái tim, chính vì lý do đó, chúng tôi đề nghị bạn thực hiện một cuộc hành hương qua trái tim: một cuộc hành hương trong các giai đoạn, từ ngày 4 đến ngày 13; một cuộc hành hương không phải bằng sự hiện diện thể lý, mà là nội tâm.”
Linh mục giám đốc Carlos Cabecinhas, mời gọi những người hành hương cùng thắp sáng một ngọn nến, một trong những hành động tiêu biểu nhất của Fatima, trong cửa sổ của họ mỗi ngày. “Mỗi tháng sẽ có một khoảnh khắc suy tư và cầu nguyện, theo những đề tài mà chúng tôi sẽ đưa ra; và hy vọng rằng, mỗi đêm, các bạn sẽ thắp một ngọn nến ở cửa sổ, cho đến cuộc rước nến vào chiều tối ngày 12 tháng Năm tới. Nhờ đó, chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một cuộc rước nến tuyệt đẹp, một cuộc rước nến lan rộng khắp mọi nơi bạn sống và giao tiếp.”
Trong thông báo này, Linh mục giám đốc cũng gửi lời chào thân ái đến tất cả các nhóm khách hành hương khác nhau đã phải hủy chuyến hành hương đến Fatima vào tháng Năm này, khoảng ba trăm năm chục nhóm, từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm nhiều người Bồ Đào Nha vẫn đi bộ hành hương và năm nay không thể thực hiện ước nguyện này được. “Tôi muốn chào thăm tất cả những người có thói quen hành hương đến Fatima từ năm này qua năm khác: chúng tôi nhớ các bạn! Nhưng chúng ta sẽ được hiệp nhất trong lời cầu nguyện chung. Tôi cũng gửi lời chào thăm tất cả những người muốn đến hành hương ở đây trong năm nay tại Đền Thánh: chúng tôi sẽ cầu nguyện cho tất cả các bạn!”
Thông báo kết thúc bằng một lời kêu gọi: “Chúng ta cùng nguyện xin Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ - Đức Mẹ Mân Côi Fatima - cũng xin các Thánh Mục Đồng chuyển cầu, để chúng ta sớm gặp lại nhau, cùng nhau vui mừng cử hành các buổi lễ trong đức tin và để cùng nhau cầu nguyện, tại Trung Tâm Thánh Mẫu này, cho chúng ta và cho toànn thể nhân loại.”
Áp dụng đúng theo các biện pháp hiện hành trong thời đại dịch: Các buổi lễ tôn giáo với sự hiện diện thể lý của những người hành hương ở đồi Cova da Iria, và trong tất cả các nhà thờ Bồ Đào Nha, sẽ chỉ tiếp tục trở lại vào ngày 30 tháng Năm sắp tới. Cho đến lúc đó, Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima sẽ tiếp tục hoạt động.
Vào thứ Hai 11 tháng Năm này, chúng tôi sẽ mở cửa lại các nơi thờ phượng, để viếng thăm và cầu nguyện, nhưng sẽ không cử hành các buổi cử hành phụng vụ chung cho cộng đồng và cũng không có sự hiện diện của người hành hương. Mặt khác, cũng nên cẩn trọng, tránh tập trung đông khách hành hương trong cùng một không gian. Các văn phòng hành hương của Đền Thánh cũng sẽ hoạt động trở lại vào thời gian thông lệ, đồng thời với các cửa hàng ảnh tượng khác cũng sẽ bắt đầu mở cửa lại. Riêng Phòng Triển Lãm của Đền Thánh sẽ mở cửa lại cho công chúng kể từ ngày 19 tháng Năm. Để giúp cho khách hành hương có thể tiếp cận được với các đền thánh của Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima một cách an toàn, một loạt các biện pháp phòng ngừa và chống lại nguy cơ lây nhiễm được áp dụng, cho cả nhân viên lẫn khách hành hương, mọi người đều phải tuân thủ đầy đủ, như đeo khẩu trang y tế trong không gian kín, rửa tay thường xuyên, duy trì khoảng cách vật lý và giám sát khách hành hương ra vào thăm viếng các nguyện đường của Trung Tâm Thánh Mẫu, ngay cả các Vương Cung Thánh Đường và các gian hàng bán ảnh tượng. Kể từ sau trưa ngày 12 tháng Năm, buổi chiều và sáng ngày 13, sẽ không khách hành hương nào được phép đến bất cứ một nơi nào trong Đền Thánh Fatima.
Source:Fatima Sanctuary
Các sắc lệnh nhìn nhận nhân đức anh hùng. Gương sáng của thiếu niên Matteo Farina
Đặng Tự Do
16:18 07/05/2020
Các sắc lệnh nhìn nhận nhân đức anh hùng
Hôm thứ Tư 5 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh một cuộc tiếp kiến, và đã ủy quyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Sắc lệnh sau:
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Francesco Caruso, Linh mục của Tổng giáo phận Catanzaro-Squillace; sinh tại Gasperina, Ý, vào ngày 7 tháng 12 năm 1879 và qua đời tại đó vào ngày 18 tháng 10 năm 1951;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Carmelo De Palma, Linh mục của Tổng giáo phận Bari-Bitonto; sinh tại Bari, Ý, vào ngày 27 tháng Giêng năm 1876 và qua đời tại đó vào ngày 24 tháng 8 năm 1961;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Phanxicô Barrecheguren Montagut, Linh mục đã khấn trọn trong Tu hội Đấng Cứu chuộc Cực Thánh; sinh tại Lérida, Tây Ban Nha vào ngày 21 tháng 8 năm 1881 và qua đời tại Granada, Tây Ban Nha, vào ngày 7 tháng 10 năm 1957;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Maria de la Concepción Barrecheguren y García, một nữ giáo dân; sinh tại Granada, Tây Ban Nha, vào ngày 27 tháng 11 năm 1905 và qua đời tại đó vào ngày 13 tháng 5 năm 1927;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Matteo Farina, một giáo dân; sinh tại Avellino, Ý, vào ngày 19 tháng 9 năm 1990 và qua đời tại Brindisi, Ý, vào ngày 24 tháng 4 năm 2009.
Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.
Như thế, trước khi có các sắc lệnh này, 5 vị được nêu trên là các Tôi tớ Chúa. Sau 5 sắc lệnh này các vị được chính thức gọi là Bậc Đáng Kính.
Trước khi trở thành linh mục, cha Barrecheguren Montagut, được nêu trong sắc lệnh thứ Ba, đã kết hôn và có một cô con gái, là Maria de la Concepción Barrecheguren García sinh năm 1905 và qua đời năm 1927, là người cũng được Đức Thánh Cha tuyên bố là Bậc Đáng Kính trong sắc lệnh thứ Tư. Sau khi vợ và con gái qua đời, cha Barrecheguren Montagut đã trở thành một linh mục.
Gương sáng của thiếu niên Matteo Farina
Sắc lệnh thứ Năm liên quan đến thiếu niên người Ý Matteo Farina, sinh năm 1990 và qua đời năm 2009.
Farina lớn lên trong một gia đình Công Giáo thuần thành tại thị trấn Brindisi miền nam nước Ý.
Giáo xứ nơi cậu lãnh nhận các bí tích được chăm sóc bởi các tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin, từ đó ngài có được lòng sùng kính đặc biệt đối với Thánh Phanxicô thành Assisi và Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh.
Vị Cáo Thỉnh Viên án tuyên thánh cho Farina nói rằng từ khi còn nhỏ Farina có khát khao học hỏi những điều mới mẻ, luôn thực hiện các hoạt động của mình với sự cần mẫn, cho dù đó là trường học hay thể thao hay niềm đam mê âm nhạc.
Bắt đầu từ tám tuổi, cậu thường xuyên lãnh nhận bí tích hòa giải. Cậu cũng rất siêng năng đọc Lời Chúa. Năm chín tuổi, cậu đọc toàn bộ Phúc Âm Thánh Matthêu như một thực hành trong Mùa Chay. Farina cũng cầu nguyện với tràng chuỗi Mân Côi mỗi ngày.
Khi lên chín tuổi, cậu đã có một giấc mơ, trong đó cậu nghe Thánh Piô Năm Dấu Thánh nói với cậu rằng nếu cậu hiểu rằng “người không vướng mắc tội lỗi hạnh phúc dường nào” thì cậu cần phải giúp đỡ người khác nhận ra điều này, “để chúng ta tất cả có thể cùng nhau tiến đến hạnh phúc, tiến đến nước thiên đàng.”
Từ thời điểm đó trở đi, Farina cảm thấy một khát vọng truyền giáo mạnh mẽ, đặc biệt là trong số các bạn bè của mình, nhưng cậu đã làm điều đó một cách lịch sự và không thành kiến.
Cậu đã từng viết về mong muốn này: “Tôi hy vọng sẽ thành công trong sứ mệnh truyền giáo của tôi để ‘thâm nhập’ vào giới trẻ, nói với họ về Thiên Chúa (là ánh sáng bởi ánh sáng); Tôi quan sát những người xung quanh, để bước vào họ trong im lặng như một con virus và lây nhiễm cho họ một căn bệnh nan y là tình yêu!”.
Tháng 9 năm 2003, một tháng trước sinh nhật thứ 13 của mình, Farina bắt đầu có các triệu chứng về những gì sau này được các bác sĩ chẩn đoán là một khối u não. Khi đang trải qua các xét nghiệm y tế, cậu bắt đầu viết nhật ký. Cậu gọi kinh nghiệm của những cơn đau đầu dữ dội và các đau đớn “là một trong những cuộc phiêu lưu thay đổi cuộc sống của bạn và của người khác. Nó giúp bạn mạnh mẽ hơn và phát triển hơn đặc biệt là về phương diện đức tin.”
Trong sáu năm sau đó, Farina trải qua một số lần phẫu thuật não bộ và trải qua những lần hóa trị liệu và các phương pháp điều trị khối u khác.
Tình yêu của cậu dành cho Đức Maria được củng cố trong thời gian này và cậu đã tận hiến mình cho Trái Tim Vô nhiễm của Đức Maria.
Giữa những lần phải vào bệnh viện, cậu tiếp tục sống cuộc sống bình thường của một thiếu niên: đi học, đi chơi với bạn bè, thành lập một ban nhạc và yêu một cô gái.
Sau này, cậu gọi mối quan hệ trong trắng với cô Serena trong hai năm cuối đời của cuộc sống “là món quà đẹp nhất” Chúa ban cho mình.
Ở tuổi 15, cậu đã viết những dòng sau khi suy tư về tình bạn: “Tôi muốn có thể hòa nhập với các bạn của tôi mà không bị buộc phải bắt chước những sai lầm của họ. Tôi muốn cảm thấy được tham gia nhiều hơn vào nhóm, mà không phải từ bỏ các nguyên tắc Kitô của mình. Thật khó. Khó đấy nhưng không phải là không thể.”
Cuối cùng, tình trạng của cậu trở nên tồi tệ hơn và sau cuộc phẫu thuật thứ ba, cậu bị liệt ở tay và chân trái. Cậu thường lặp lại rằng “Chúng ta phải sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, nhưng không phải trong nỗi buồn của cái chết, mà là trong niềm vui được sẵn sàng gặp Chúa!”
Farina chết được bao quanh bởi bạn bè và gia đình của mình vào ngày 24 tháng Tư năm 2009.
Francesca Consolini, cáo thỉnh viên án tuyên thánh cho Farina, đã viết trên một trang web dành riêng cho Bậc Đáng Kính còn rất trẻ này là trong cậu nổi lên “một cam kết nội tại sâu thẳm hướng đến sự thanh sạch con tim khỏi mọi tội lỗi” và cậu đã cảm nghiệm linh đạo này “không phải với sự nặng nề, cam go hay bi quan. Trên thực tế, từ lời nói của cậu ta thấy sự tin tưởng liên tục vào Thiên Chúa, một sự bền đỗ, quyết tâm và cái nhìn thanh thản hướng về tương lai”
Farina thường nghĩ về đức tin và sự “khó khăn trong việc đi ngược dòng”. Xuất phát từ mối ưu tư về việc thiếu giáo dục đức tin tốt cho những người trẻ tuổi, cậu đã thực hiện nhiệm vụ này giữa các bạn bè mình.
Cậu đã từng viết trong nhật ký của mình: “Khi bạn cảm thấy rằng bạn không thể làm điều đó, khi thế giới đè nặng lên bạn, khi mọi lựa chọn đều là một quyết định quan trọng, khi mọi hành động đều là một sự thất bại... và bạn muốn ném tất cả mọi thứ đi, khi công việc căng thẳng đẩy bạn đến tận cùng giới hạn sức mạnh của mình... hãy dành thời gian để chăm sóc tâm hồn của bạn, yêu mến Chúa với toàn bộ con người bạn và phản ánh tình yêu của Người dành cho người khác.”
Các lễ tuyên Chân Phước phải hoãn lại
Thông cáo của Bộ Tuyên Thánh cũng cho biết thêm:
Do các biện pháp cần thiết được thực hiện để ứng phó với tình trạng khẩn cấp vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, và theo yêu cầu của các giám mục liên hệ, năm buổi lễ tuyên Chân Phước cho các Bậc Đáng Kính sau đây đã bị hoãn lại:
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Lucia dell'Immacolata, nhũ danh Maria Ripamonti, dự kiến vào ngày 9 tháng 5.
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Marie Louise của Bí tích Thánh Thể, dự kiến vào ngày 16 tháng 5.
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Cayetano Giménez Martìn và 15 bạn tử đạo, dự kiến vào ngày 23 tháng 5
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, dự kiến vào ngày 7 tháng 6.
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Sandra Sabattini, dự kiến vào ngày 14 tháng 6
Những ngày mới cho các lễ tuyên Chân Phước vẫn chưa được thiết lập.
Source:Vatican NewsCauses for sainthood go forward but beatifications postponed
Source:Catholic News AgencyItalian teen who died in 2009 declared ‘venerable’ by Pope Francis
Hôm thứ Tư 5 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh một cuộc tiếp kiến, và đã ủy quyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Sắc lệnh sau:
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Francesco Caruso, Linh mục của Tổng giáo phận Catanzaro-Squillace; sinh tại Gasperina, Ý, vào ngày 7 tháng 12 năm 1879 và qua đời tại đó vào ngày 18 tháng 10 năm 1951;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Carmelo De Palma, Linh mục của Tổng giáo phận Bari-Bitonto; sinh tại Bari, Ý, vào ngày 27 tháng Giêng năm 1876 và qua đời tại đó vào ngày 24 tháng 8 năm 1961;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Phanxicô Barrecheguren Montagut, Linh mục đã khấn trọn trong Tu hội Đấng Cứu chuộc Cực Thánh; sinh tại Lérida, Tây Ban Nha vào ngày 21 tháng 8 năm 1881 và qua đời tại Granada, Tây Ban Nha, vào ngày 7 tháng 10 năm 1957;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Maria de la Concepción Barrecheguren y García, một nữ giáo dân; sinh tại Granada, Tây Ban Nha, vào ngày 27 tháng 11 năm 1905 và qua đời tại đó vào ngày 13 tháng 5 năm 1927;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Matteo Farina, một giáo dân; sinh tại Avellino, Ý, vào ngày 19 tháng 9 năm 1990 và qua đời tại Brindisi, Ý, vào ngày 24 tháng 4 năm 2009.
Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.
Như thế, trước khi có các sắc lệnh này, 5 vị được nêu trên là các Tôi tớ Chúa. Sau 5 sắc lệnh này các vị được chính thức gọi là Bậc Đáng Kính.
Trước khi trở thành linh mục, cha Barrecheguren Montagut, được nêu trong sắc lệnh thứ Ba, đã kết hôn và có một cô con gái, là Maria de la Concepción Barrecheguren García sinh năm 1905 và qua đời năm 1927, là người cũng được Đức Thánh Cha tuyên bố là Bậc Đáng Kính trong sắc lệnh thứ Tư. Sau khi vợ và con gái qua đời, cha Barrecheguren Montagut đã trở thành một linh mục.
Gương sáng của thiếu niên Matteo Farina
Sắc lệnh thứ Năm liên quan đến thiếu niên người Ý Matteo Farina, sinh năm 1990 và qua đời năm 2009.
Farina lớn lên trong một gia đình Công Giáo thuần thành tại thị trấn Brindisi miền nam nước Ý.
Giáo xứ nơi cậu lãnh nhận các bí tích được chăm sóc bởi các tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin, từ đó ngài có được lòng sùng kính đặc biệt đối với Thánh Phanxicô thành Assisi và Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh.
Vị Cáo Thỉnh Viên án tuyên thánh cho Farina nói rằng từ khi còn nhỏ Farina có khát khao học hỏi những điều mới mẻ, luôn thực hiện các hoạt động của mình với sự cần mẫn, cho dù đó là trường học hay thể thao hay niềm đam mê âm nhạc.
Bắt đầu từ tám tuổi, cậu thường xuyên lãnh nhận bí tích hòa giải. Cậu cũng rất siêng năng đọc Lời Chúa. Năm chín tuổi, cậu đọc toàn bộ Phúc Âm Thánh Matthêu như một thực hành trong Mùa Chay. Farina cũng cầu nguyện với tràng chuỗi Mân Côi mỗi ngày.
Khi lên chín tuổi, cậu đã có một giấc mơ, trong đó cậu nghe Thánh Piô Năm Dấu Thánh nói với cậu rằng nếu cậu hiểu rằng “người không vướng mắc tội lỗi hạnh phúc dường nào” thì cậu cần phải giúp đỡ người khác nhận ra điều này, “để chúng ta tất cả có thể cùng nhau tiến đến hạnh phúc, tiến đến nước thiên đàng.”
Từ thời điểm đó trở đi, Farina cảm thấy một khát vọng truyền giáo mạnh mẽ, đặc biệt là trong số các bạn bè của mình, nhưng cậu đã làm điều đó một cách lịch sự và không thành kiến.
Cậu đã từng viết về mong muốn này: “Tôi hy vọng sẽ thành công trong sứ mệnh truyền giáo của tôi để ‘thâm nhập’ vào giới trẻ, nói với họ về Thiên Chúa (là ánh sáng bởi ánh sáng); Tôi quan sát những người xung quanh, để bước vào họ trong im lặng như một con virus và lây nhiễm cho họ một căn bệnh nan y là tình yêu!”.
Tháng 9 năm 2003, một tháng trước sinh nhật thứ 13 của mình, Farina bắt đầu có các triệu chứng về những gì sau này được các bác sĩ chẩn đoán là một khối u não. Khi đang trải qua các xét nghiệm y tế, cậu bắt đầu viết nhật ký. Cậu gọi kinh nghiệm của những cơn đau đầu dữ dội và các đau đớn “là một trong những cuộc phiêu lưu thay đổi cuộc sống của bạn và của người khác. Nó giúp bạn mạnh mẽ hơn và phát triển hơn đặc biệt là về phương diện đức tin.”
Trong sáu năm sau đó, Farina trải qua một số lần phẫu thuật não bộ và trải qua những lần hóa trị liệu và các phương pháp điều trị khối u khác.
Tình yêu của cậu dành cho Đức Maria được củng cố trong thời gian này và cậu đã tận hiến mình cho Trái Tim Vô nhiễm của Đức Maria.
Giữa những lần phải vào bệnh viện, cậu tiếp tục sống cuộc sống bình thường của một thiếu niên: đi học, đi chơi với bạn bè, thành lập một ban nhạc và yêu một cô gái.
Sau này, cậu gọi mối quan hệ trong trắng với cô Serena trong hai năm cuối đời của cuộc sống “là món quà đẹp nhất” Chúa ban cho mình.
Ở tuổi 15, cậu đã viết những dòng sau khi suy tư về tình bạn: “Tôi muốn có thể hòa nhập với các bạn của tôi mà không bị buộc phải bắt chước những sai lầm của họ. Tôi muốn cảm thấy được tham gia nhiều hơn vào nhóm, mà không phải từ bỏ các nguyên tắc Kitô của mình. Thật khó. Khó đấy nhưng không phải là không thể.”
Cuối cùng, tình trạng của cậu trở nên tồi tệ hơn và sau cuộc phẫu thuật thứ ba, cậu bị liệt ở tay và chân trái. Cậu thường lặp lại rằng “Chúng ta phải sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, nhưng không phải trong nỗi buồn của cái chết, mà là trong niềm vui được sẵn sàng gặp Chúa!”
Farina chết được bao quanh bởi bạn bè và gia đình của mình vào ngày 24 tháng Tư năm 2009.
Francesca Consolini, cáo thỉnh viên án tuyên thánh cho Farina, đã viết trên một trang web dành riêng cho Bậc Đáng Kính còn rất trẻ này là trong cậu nổi lên “một cam kết nội tại sâu thẳm hướng đến sự thanh sạch con tim khỏi mọi tội lỗi” và cậu đã cảm nghiệm linh đạo này “không phải với sự nặng nề, cam go hay bi quan. Trên thực tế, từ lời nói của cậu ta thấy sự tin tưởng liên tục vào Thiên Chúa, một sự bền đỗ, quyết tâm và cái nhìn thanh thản hướng về tương lai”
Farina thường nghĩ về đức tin và sự “khó khăn trong việc đi ngược dòng”. Xuất phát từ mối ưu tư về việc thiếu giáo dục đức tin tốt cho những người trẻ tuổi, cậu đã thực hiện nhiệm vụ này giữa các bạn bè mình.
Cậu đã từng viết trong nhật ký của mình: “Khi bạn cảm thấy rằng bạn không thể làm điều đó, khi thế giới đè nặng lên bạn, khi mọi lựa chọn đều là một quyết định quan trọng, khi mọi hành động đều là một sự thất bại... và bạn muốn ném tất cả mọi thứ đi, khi công việc căng thẳng đẩy bạn đến tận cùng giới hạn sức mạnh của mình... hãy dành thời gian để chăm sóc tâm hồn của bạn, yêu mến Chúa với toàn bộ con người bạn và phản ánh tình yêu của Người dành cho người khác.”
Các lễ tuyên Chân Phước phải hoãn lại
Thông cáo của Bộ Tuyên Thánh cũng cho biết thêm:
Do các biện pháp cần thiết được thực hiện để ứng phó với tình trạng khẩn cấp vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, và theo yêu cầu của các giám mục liên hệ, năm buổi lễ tuyên Chân Phước cho các Bậc Đáng Kính sau đây đã bị hoãn lại:
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Lucia dell'Immacolata, nhũ danh Maria Ripamonti, dự kiến vào ngày 9 tháng 5.
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Marie Louise của Bí tích Thánh Thể, dự kiến vào ngày 16 tháng 5.
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Cayetano Giménez Martìn và 15 bạn tử đạo, dự kiến vào ngày 23 tháng 5
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, dự kiến vào ngày 7 tháng 6.
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Sandra Sabattini, dự kiến vào ngày 14 tháng 6
Những ngày mới cho các lễ tuyên Chân Phước vẫn chưa được thiết lập.
Source:Vatican News
Source:Catholic News Agency
Virus Tầu giáng một đòn chí tử vào Giáo Hội tại Nga
Đặng Tự Do
16:29 07/05/2020
Tính cho đến ngày thứ Năm 7 tháng Năm, tử vong toàn thế giới đã lên đến 264,810 người, trong số 3,818,759 trường hợp nhiễm coronavirus. Tại Nga, tử vong đã lên đến 1,537 người, trong số 165,929 trường hợp nhiễm coronavirus. Chỉ trong 24 giờ trước đó, đã có thêm 10,559 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Tâm chấn của dịch bệnh hiện nay là Mạc Tư Khoa, nơi có hơn 6,000 người nhiễm bệnh chỉ trong một ngày, chiếm hơn một nửa trong tổng số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận trong một ngày của cả nước. Một trong những đạc điểm khiến tình hình tại Nga trở nên nguy hiểm là vì người Nga thích sống tập trung. Trên toàn cầu, Nga hiện đang ở vị trí thứ bảy trong số liệu thống kê về các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, vượt qua Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giáo Hội Công Giáo tại Nga hiện nay 6 đơn vị hành chánh cấp giáo phận hay tương đương với giáo phận. Cụ thể là có một tổng giáo phận, ba giáo phận, một giáo phận Công Giáo Đông phương và một Miền Phủ Doãn Tông Tòa. Ngày 9 tháng Tư, Đức Cha Clemens Pickel, người gốc Đức 58 tuổi, Giám Mục giáo phận San Clemente a Saratov cho biết ngài đã bị nhiễm coronavirus và đang trong tình trạng cách ly. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau đó, giáo phận ra thông báo là có sự nhầm lẫn. Ngài khoẻ mạnh và xét nghiệm âm tính với coronavirus. Trong khi đó, Miền Phủ Doãn Tông Tòa Yuzhno Sakhalinsk và giáo phận Công Giáo Đông phương đã trống tòa từ lâu và đến nay Tòa Thánh không làm sao bổ nhiệm được Giám Mục coi sóc. Trong số 142 triệu người Nga hiện nay, 20% xưng mình là tín hữu Chính Thống Giáo, 15% là người Hồi Giáo, người Công Giáo có 773,000, tức là chỉ khoảng 0.5%.
Giáo hội Chính thống Nga tiếp tục trải qua các thử thách cam go. Vào đêm 3 tháng Năm, cựu Giám Mục trưởng Astrakhan Iona, tước hiệu Giám Mục là Karpukhin, đã chết trong một bệnh viện tại Mạc Tư Khoa, ở tuổi 78. Trước khi là Giám Mục, từ năm 1991 đến 2013, ông là linh mục chính xứ Nhà thờ Suy Tôn Thánh giá, tại quận Muscovite nổi tiếng của thành phố Altufevo. Sau khi nghỉ hưu ông đã trở về sống tại đây. Trong tu viện Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu ở thành phố Kotkovo của một cộng đồng các nữ tu trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, cha giám đốc linh hướng Vladimir Veriga qua đời vào ngày 24 tháng 4. Vài ngày sau, tu viện chịu thêm cái tang khác. Lần này là cha Evgenij Korchukov, qua đời ở tuổi 66 sau khi đã là cha linh hướng cho các nữ tu trong 20 năm. Cha Evgenij Korchukov cũng là một nhà điêu khắc nổi tiếng của Nga có 5 đứa con và 9 đứa cháu.
Sau khi Cha Dmitrij Vetoshkin bị nhiễm coronavirus khi phân phát Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân trong Kuban ở miền nam nước Nga, tất cả các linh mục trong khu vực đã được yêu cầu hoàn toàn cô lập.
Chúa Nhật 3 tháng Năm vừa qua là Chúa Nhật thứ Ba mùa Phục sinh theo lịch Chính Thống Giáo và là ngày dành riêng để tôn vinh những người phụ nữ đã mang thuốc thơm đến xức xác Chúa Giêsu sau khi Ngài được hạ xác xuống và táng trong một huyệt đá mới. Trong thông điệp gởi các tín hữu Chính Thống Giáo, Đức Thượng Phụ Kirill nhận định rằng lòng sùng kính khiêm tốn của những người phụ nữ đối với cơ thể của Đấng Cứu Rỗi “linh hứng cách đặc biệt cho chúng ta. Những phụ nữ ấy không muốn chứng minh bất cứ điều gì với bất cứ ai, họ chỉ muốn có vinh dự được đứng bên cạnh Chúa trong Vương quốc của Người.” Đức Thượng Phụ nhìn nhận những nỗi buồn to lớn của ngài mình khi đối mặt với ‘thế lực sự ác kinh hoàng’, và mời gọi các tín hữu, trong nỗi buồn của sự mất mát rất nhiều người thân, và phải chịu đựng những thử thách kinh hoàng vẫn trung tín với sứ điệp Tin Mừng như các phụ nữ đã mang thuốc thơm đến xức xác Chúa Giêsu, như ông Giuse thành Arimathea và ông Nicôđêmô.
Trong giai đoạn khó khăn này, nhiều linh mục cũng thấy mình rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Khác với các linh mục Công Giáo, trong Chính Thống Giáo luật độc thân linh mục là một tùy chọn, không phải là điều bắt buộc. Cho nên, một số đông các linh mục Chính Thống Giáo là những người có gia đình, và gia đình họ thường là các gia đình rất đông. Các linh mục này lâm vào tình cảnh khó khăn về tài chính trầm trọng sau khi các Thánh lễ bị đình chỉ. Một số đông các vị như thế không còn cách nào khác hơn là gởi các kiến nghị lên Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa để được giúp đỡ. Căng thẳng nhất là các bức thư của các linh mục vùng Samara trên sông Volga, trong đó họ cáo buộc sự thờ ơ của các nhà lãnh đạo trong hàng giáo phẩm. Trong một lá thư ngỏ được đăng rộng rãi trên các báo chí tại Nga, họ viết: “Cho phép chúng tôi, các linh mục đơn sơ ở thôn quê, đặt một câu hỏi: kể từ khi nào thói đạo đức giả không còn là một tội lỗi nữa?”
Lý do của cáo buộc này là vì khi các vị này xin trợ cấp, Đức Thượng Phụ Kirill đáp lại bằng cách yêu cầu các “giáo dân giàu có” hỗ trợ các linh mục. Tuy nhiên, các linh mục chỉ ra rằng trong các vùng nông thôn kiếm đâu ra các “giáo dân giàu có”. Trong khi đó, Đức Thượng Phụ lại hoan nghênh lệnh cấm cử hành các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự của nhà cầm quyền và đe dọa treo chén bất cứ ai bất tuân lệnh.
Trong mấy ngày qua, Đức Thượng Phụ đã treo chén nhiều vị trong đó có linh mục trưởng nhà thờ Thánh Nicholas ở Perervinsk, là cha Vladimir Chuvikin. Ngài cũng là giám đốc của chủng viện thần học nằm trong khu phức hợp tu viện, nơi đã diễn ra các nghi lễ trong Tuần Thánh. Đến nay, chính quyền Mạc Tư Khoa đã đưa ra các cáo buộc cho rằng vì không có bất kỳ giới hạn nào về số các tín hữu tham dự các nghi thức nên đã gây ra nhiều trường hợp nhiễm trùng.
Một vị khác cũng bị Đức Thượng Phụ treo chén là linh mục thần học gia Andrej Kuraev, một trong những nhà bình luận nổi tiếng nhất về các vấn đề của Chính Thống Giáo hiện nay ở Nga. Cha Andrej Kuraev xung khắc với Đức Thượng Phụ về nhiều vấn đề. Sau khi Chính Thống Giáo Nga đoạn tuyệt với Tòa Thượng Phụ Constantinople, Cha Kuraev nói Đức Thượng Phụ Kirill muốn làm “Giáo Hoàng của Chính Thống Giáo.” Đó là một trong những nhận xét bị những người ủng hộ Đức Thượng Phụ Kirill coi là cực kỳ đại nghịch bất đạo.
Source:Asia News
Đức Hồng Y Pell ngạc nhiên trước bản bá cáo của Ủy ban Hoàng gia
Thanh Quảng sdb
19:47 07/05/2020
Đức Hồng Y Pell ngạc nhiên trước bản bá cáo của Ủy ban Hoàng gia
Trong bản bá cáo được công bố vào hôm thứ Năm 7/5/2020, Đức Hồng Y Pell nói rằng ngài rất ngạc nhiên về một số quan điểm của Ủy ban Hoàng gia, liên quan đến các hành động của ngài có liên quan đến vài vụ việc lạm dụng tình dục trẻ em.
(Tin Vatican)
Đức Hồng Y George Pell nói rằng ngài lấy làm ngạc nhiên về một số quan điểm của Ủy ban Hoàng gia Úc về vài vụ việc giải quyết các vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em. Trong một tuyên bố, Đức Hồng Y nói, những quan điểm này không có chứng cớ gì cả!
Mặc dù Ủy ban Hoàng gia đã gửi bản Báo cáo cuối cùng lên Quốc hội vào tháng 12 năm 2017, những gì liên quan đến Hồng Y Pell đã được các tòa án pháp lý tranh cãi và Tòa án Tối cao Liên bang xét lại vụ án của Đức Hồng Y Pell đã được kết thúc vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, khi Tòa án Tối cao Úc lật lại lời kết tội cho ngài, cho rằng các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa xét xử của ngài đã không được minh chứng và không có sức thuyết phục!".
Những báo cáo mới được công bố từ Ủy ban Hoàng gia chỉ trích có liên quan tới Đức Hồng Y Pell, trong một số trường hợp liên quan đến việc giải quyết các vụ lạm dụng tính dục của một hai giáo sĩ vào những năm 1970 và 80.
Tuyên bố từ Melbourne và Ballarat
Cả Tổng Giám mục Melbourne và Giám mục Ballarat đã đưa ra các tuyên bố vào thứ năm (7/5/2020), sau khi bản bá cáo cuối cùng được công bố.
Đức Tổng Giám Mục hiện tại của Melbourne, Peter Comensoli nói: Việc công bố tất cả các tài liệu của “Vụ án 35 của Ủy ban Hoàng gia” và các Phản hồi của Ủy ban về các vụ việc Lạm dụng tình dục trẻ em được công bố và cung cấp đầy đủ! Đức Giám Mục Paul Bird của Giáo phận Ballarat cũng tán đồng quan điểm đó.
Trong tuyên cáo của mình, Đức Tổng Giám Mục Comensoli một lần nữa xin lỗi các nạn nhân trước những hành sử thiếu trách nhiệm của Tổng giáo phận Công Giáo Melbourne trong việc chăm sóc và bảo vệ những trẻ em vị thành niên và những người trưởng thành dễ bị tổn thương. Đức Giám Mục Bird cũng thừa nhận những thiếu xót quá khứ trong việc quản trị Giáo phận đã để cho những việc lạm dụng khủng khiếp này xảy ra nơi các giáo xứ… gây ra những tai hại bi thảm cho những người bị lạm dụng và gia đình của họ".
Cả hai Giám mục đều lặp lại những cam kết của Giáo hội cương quyết bảo đảm an toàn cho trẻ em và những người dễ bị tổn thương. Đức Tổng Giám Mục Comensoli cho hay sự an toàn và chăm sóc cho giới trẻ không phải là một dự án được hoàn thành và kết thúc! nhưng đây là một tiến trình đòi hỏi sự cảnh giác mãi mãi...
Tuyên bố của Đức Hồng Y Pell
Trong một tuyên bố riêng cũng được đưa ra hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Pell nói rằng ngài đặc biệt ngạc nhiên vì những tuyên bố trong bản báo cáo cuối cùng có nói tới trường hợp của linh mục George Ridsdale, một linh mục đã thực hiện hơn 130 hành vi lạm dụng trẻ em trong suốt nhiều thập kỷ vào các thập niên 1960. Các cố vấn của Giám mục giáo phận, bao gồm cả linh mục trẻ Pell, đã can dự vào các quyết định thuyên chuyển cha Ridsdale đi từ giáo xứ này tới giáo xứ khác. Ủy ban đặc biệt chú ý vào hai cuộc họp để thay đổi nhân sự vào năm 1977 và 1982.
Tuyên bố của Đức Hồng Y nêu rõ bằng chứng là các ủy viên của ban tư vấn của giáo phận không được biết các lỗi phạm của cha Ridsdale vào thời điểm các quyết định đó được ban hành. Và linh mục Pell rời giáo phận vào năm 1984.
Đức Hồng Y Pell cũng đề cập tới bản báo cáo cuối cùng về quan điểm của Ủy ban Hoàng gia liên quan đến vụ án Peter Searson trong lúc Ngài đang làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Melbourne. Cha Searson bị buộc tội lạm dụng tính dục trẻ em tại các giáo xứ và trường học hơn một thập niên trong những năm 1960. Cha đó không bao giờ chính thức bị kết tội, tuy nhiên, trên cơ sở những báo cáo. Đức Hồng Y Pell cho hay vào năm 1989, ngài đã gặp gỡ với một nhóm đại diện của giáo xứ nơi cha Searson trông coi. Ngài nói nhóm không có một đề cập nào liên quan tới các vụ lạm dụng tình dục và phái đoàn không xin chuyển cha Searson đi nơi khác! Tuy nhiên ĐHY Pell cho biết ngay sau khi ngài được đề cử làm Tổng Giám mục Melbourne vào năm 1996, ngài đã đình chỉ việc mục vụ của cha Searson và rút cha ra khỏi giáo xứ vào tháng 5 năm 1997, chưa đầy hai tháng khi ngài nhận chức TGM Melbourne.
Trong bản bá cáo được công bố vào hôm thứ Năm 7/5/2020, Đức Hồng Y Pell nói rằng ngài rất ngạc nhiên về một số quan điểm của Ủy ban Hoàng gia, liên quan đến các hành động của ngài có liên quan đến vài vụ việc lạm dụng tình dục trẻ em.
(Tin Vatican)
Đức Hồng Y George Pell nói rằng ngài lấy làm ngạc nhiên về một số quan điểm của Ủy ban Hoàng gia Úc về vài vụ việc giải quyết các vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em. Trong một tuyên bố, Đức Hồng Y nói, những quan điểm này không có chứng cớ gì cả!
Mặc dù Ủy ban Hoàng gia đã gửi bản Báo cáo cuối cùng lên Quốc hội vào tháng 12 năm 2017, những gì liên quan đến Hồng Y Pell đã được các tòa án pháp lý tranh cãi và Tòa án Tối cao Liên bang xét lại vụ án của Đức Hồng Y Pell đã được kết thúc vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, khi Tòa án Tối cao Úc lật lại lời kết tội cho ngài, cho rằng các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa xét xử của ngài đã không được minh chứng và không có sức thuyết phục!".
Những báo cáo mới được công bố từ Ủy ban Hoàng gia chỉ trích có liên quan tới Đức Hồng Y Pell, trong một số trường hợp liên quan đến việc giải quyết các vụ lạm dụng tính dục của một hai giáo sĩ vào những năm 1970 và 80.
Tuyên bố từ Melbourne và Ballarat
Cả Tổng Giám mục Melbourne và Giám mục Ballarat đã đưa ra các tuyên bố vào thứ năm (7/5/2020), sau khi bản bá cáo cuối cùng được công bố.
Đức Tổng Giám Mục hiện tại của Melbourne, Peter Comensoli nói: Việc công bố tất cả các tài liệu của “Vụ án 35 của Ủy ban Hoàng gia” và các Phản hồi của Ủy ban về các vụ việc Lạm dụng tình dục trẻ em được công bố và cung cấp đầy đủ! Đức Giám Mục Paul Bird của Giáo phận Ballarat cũng tán đồng quan điểm đó.
Trong tuyên cáo của mình, Đức Tổng Giám Mục Comensoli một lần nữa xin lỗi các nạn nhân trước những hành sử thiếu trách nhiệm của Tổng giáo phận Công Giáo Melbourne trong việc chăm sóc và bảo vệ những trẻ em vị thành niên và những người trưởng thành dễ bị tổn thương. Đức Giám Mục Bird cũng thừa nhận những thiếu xót quá khứ trong việc quản trị Giáo phận đã để cho những việc lạm dụng khủng khiếp này xảy ra nơi các giáo xứ… gây ra những tai hại bi thảm cho những người bị lạm dụng và gia đình của họ".
Cả hai Giám mục đều lặp lại những cam kết của Giáo hội cương quyết bảo đảm an toàn cho trẻ em và những người dễ bị tổn thương. Đức Tổng Giám Mục Comensoli cho hay sự an toàn và chăm sóc cho giới trẻ không phải là một dự án được hoàn thành và kết thúc! nhưng đây là một tiến trình đòi hỏi sự cảnh giác mãi mãi...
Tuyên bố của Đức Hồng Y Pell
Trong một tuyên bố riêng cũng được đưa ra hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Pell nói rằng ngài đặc biệt ngạc nhiên vì những tuyên bố trong bản báo cáo cuối cùng có nói tới trường hợp của linh mục George Ridsdale, một linh mục đã thực hiện hơn 130 hành vi lạm dụng trẻ em trong suốt nhiều thập kỷ vào các thập niên 1960. Các cố vấn của Giám mục giáo phận, bao gồm cả linh mục trẻ Pell, đã can dự vào các quyết định thuyên chuyển cha Ridsdale đi từ giáo xứ này tới giáo xứ khác. Ủy ban đặc biệt chú ý vào hai cuộc họp để thay đổi nhân sự vào năm 1977 và 1982.
Tuyên bố của Đức Hồng Y nêu rõ bằng chứng là các ủy viên của ban tư vấn của giáo phận không được biết các lỗi phạm của cha Ridsdale vào thời điểm các quyết định đó được ban hành. Và linh mục Pell rời giáo phận vào năm 1984.
Đức Hồng Y Pell cũng đề cập tới bản báo cáo cuối cùng về quan điểm của Ủy ban Hoàng gia liên quan đến vụ án Peter Searson trong lúc Ngài đang làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Melbourne. Cha Searson bị buộc tội lạm dụng tính dục trẻ em tại các giáo xứ và trường học hơn một thập niên trong những năm 1960. Cha đó không bao giờ chính thức bị kết tội, tuy nhiên, trên cơ sở những báo cáo. Đức Hồng Y Pell cho hay vào năm 1989, ngài đã gặp gỡ với một nhóm đại diện của giáo xứ nơi cha Searson trông coi. Ngài nói nhóm không có một đề cập nào liên quan tới các vụ lạm dụng tình dục và phái đoàn không xin chuyển cha Searson đi nơi khác! Tuy nhiên ĐHY Pell cho biết ngay sau khi ngài được đề cử làm Tổng Giám mục Melbourne vào năm 1996, ngài đã đình chỉ việc mục vụ của cha Searson và rút cha ra khỏi giáo xứ vào tháng 5 năm 1997, chưa đầy hai tháng khi ngài nhận chức TGM Melbourne.
Người dân Rôma xúc động khi được tận mắt chứng kiến nghi thức ban phép lành cho thành phố tại Đền Thờ Đức Bà Cả
Đặng Tự Do
19:55 07/05/2020
Phép lành Thánh Thể cho thành phố Rôma đã được thực hiện mỗi ngày từ trước cửa ngôi nhà thờ lớn nhất Rôma, trong bối cảnh các biện pháp hạn chế công chúng tham dự Thánh lễ để ngăn chặn sự lây lan coronavirus.
Kiệu Thánh Thể và phép lành hàng ngày diễn ra tại Đền Thờ Đức Bà Cả ngay sau Thánh lễ được phát trực tiếp lúc 11 giờ sáng giờ địa phương từ nhà nguyện có ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma.
Tuy nhiên, tất cả các cử hành phụng vụ này chỉ được truyền qua Internet và các đài truyền hình, không có công chúng tham dự.
“Đức Hồng Y Giám Quản Đền Thờ, tất cả các kinh sĩ, linh mục và tu sĩ của Đền Thờ Đức Bà này muốn làm chứng cho sự hiện diện thực sự của Chúa chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, là Bác sĩ và là Phương dược cho nhân loại đang bị thử thách bởi đại dịch này,” một video Chầu Thánh Thể vào ngày 21 tháng Ba đã cho biết như trên.
Khi Rôma bước vào giai đoạn hai các hạn chế để ngăn chặn sự lây lan coronavirus trong tuần này, nhiều người đã có thể đích thân chứng kiến buổi rước kiệu và ban phép lành. Trong giai đoạn thứ hai này, bắt đầu từ ngày 4 tháng 5, cư dân được phép tập thể dục và đi dạo trong thành phố với các khẩu trang y tế.
Vào ngày đầu tiên khi những hạn chế được nới lỏng, một hướng dẫn viên du lịch ở Rôma đã tình cờ thấy cuộc rước Thánh Thể ở Đền Thờ Đức Bà Cả.
“Tôi thấy các tòa giải tội đang hoạt động và các cử hành phụng vụ đang được diễn ra. Sau khi Chầu Thánh Thể, các linh mục đã kiệu Thánh Thể từ nhà thờ ra quảng trường để ban phép lành cho thành phố. Sau đó, các vị tiến ra đến cửa sau và ra quảng trường đối diện ban phép lành một lần nữa,” hướng dẫn viên du lịch Butorac nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
“Đây là một trong những trải nghiệm đầu tiên của tôi ở nhà thờ trong gần hai tháng qua. Điều đó đã khiến tôi rớt nước mắt và tim tôi ấm lên những hy vọng”, anh nói.
Các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự sẽ có thể tiếp tục tại Giáo phận Rôma và khắp nước Ý bắt đầu vào ngày 18 tháng Năm, tức là 70 ngày sau khi các Thánh lễ có công chúng tham dự bị đình chỉ.
Trong thời gian các Thánh lễ bị đình chỉ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện cho thành phố và thế giới.
Lúc hơn 4 giờ chiều, Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, Salus Populi Romani, Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma, nơi bức ảnh của Mẹ được trưng bày và tôn kính.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã đi bộ dọc theo Via del Corso - như thể đang thực hiện một cuộc hành hương – ngài đã đến thăm nhà thờ San Marcello trên đường Corso, nơi đặt một cây thánh giá đã từng xảy ra nhiều phép lạ. Vào năm 1522, dân chúng đã rước thánh giá này đi khắp các vùng lân cận của thành phố cầu xin cho trận dịch hạch kinh hoàng chấm dứt ở Rôma.
Dưới chân thánh giá này, Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện cầu xin sớm chấm dứt đại dịch đã và đang xảy ra ở Ý và trên thế giới. Ngài cũng cầu khẩn sự chữa lành cho con số đông đảo các bệnh nhân, và nhớ đến vô số các nạn nhân trong những ngày qua, và cầu xin cho gia đình, thân quyến và bạn bè của họ có thể tìm thấy sự an ủi và chữa lành. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và tất cả những người đang làm việc cật lực trong những ngày này để bảo đảm sự hoạt động điều hòa của xã hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính đặc biệt đối với bức ảnh nổi tiếng Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma. Ngài thường đến thăm và cầu nguyện trước bức ảnh này vào những ngày lễ lớn của Đức Mẹ, và dừng lại để cầu nguyện trước và sau các chuyến tông du quốc tế.
Năm 593, Thánh Giáo Hoàng Grêgoriô Cả đã giơ cao bức ảnh này trong đám rước để ngăn chặn một bệnh dịch. Và vào năm 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI cũng đã kêu cầu Đức Mẹ cho dịch tả chấm dứt.
Source:Catholic News AgencyMarian basilica offers daily Eucharistic blessing of Rome under lockdown
Kiệu Thánh Thể và phép lành hàng ngày diễn ra tại Đền Thờ Đức Bà Cả ngay sau Thánh lễ được phát trực tiếp lúc 11 giờ sáng giờ địa phương từ nhà nguyện có ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma.
Tuy nhiên, tất cả các cử hành phụng vụ này chỉ được truyền qua Internet và các đài truyền hình, không có công chúng tham dự.
“Đức Hồng Y Giám Quản Đền Thờ, tất cả các kinh sĩ, linh mục và tu sĩ của Đền Thờ Đức Bà này muốn làm chứng cho sự hiện diện thực sự của Chúa chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, là Bác sĩ và là Phương dược cho nhân loại đang bị thử thách bởi đại dịch này,” một video Chầu Thánh Thể vào ngày 21 tháng Ba đã cho biết như trên.
Khi Rôma bước vào giai đoạn hai các hạn chế để ngăn chặn sự lây lan coronavirus trong tuần này, nhiều người đã có thể đích thân chứng kiến buổi rước kiệu và ban phép lành. Trong giai đoạn thứ hai này, bắt đầu từ ngày 4 tháng 5, cư dân được phép tập thể dục và đi dạo trong thành phố với các khẩu trang y tế.
Vào ngày đầu tiên khi những hạn chế được nới lỏng, một hướng dẫn viên du lịch ở Rôma đã tình cờ thấy cuộc rước Thánh Thể ở Đền Thờ Đức Bà Cả.
“Tôi thấy các tòa giải tội đang hoạt động và các cử hành phụng vụ đang được diễn ra. Sau khi Chầu Thánh Thể, các linh mục đã kiệu Thánh Thể từ nhà thờ ra quảng trường để ban phép lành cho thành phố. Sau đó, các vị tiến ra đến cửa sau và ra quảng trường đối diện ban phép lành một lần nữa,” hướng dẫn viên du lịch Butorac nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
“Đây là một trong những trải nghiệm đầu tiên của tôi ở nhà thờ trong gần hai tháng qua. Điều đó đã khiến tôi rớt nước mắt và tim tôi ấm lên những hy vọng”, anh nói.
Các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự sẽ có thể tiếp tục tại Giáo phận Rôma và khắp nước Ý bắt đầu vào ngày 18 tháng Năm, tức là 70 ngày sau khi các Thánh lễ có công chúng tham dự bị đình chỉ.
Trong thời gian các Thánh lễ bị đình chỉ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện cho thành phố và thế giới.
Lúc hơn 4 giờ chiều, Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, Salus Populi Romani, Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma, nơi bức ảnh của Mẹ được trưng bày và tôn kính.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã đi bộ dọc theo Via del Corso - như thể đang thực hiện một cuộc hành hương – ngài đã đến thăm nhà thờ San Marcello trên đường Corso, nơi đặt một cây thánh giá đã từng xảy ra nhiều phép lạ. Vào năm 1522, dân chúng đã rước thánh giá này đi khắp các vùng lân cận của thành phố cầu xin cho trận dịch hạch kinh hoàng chấm dứt ở Rôma.
Dưới chân thánh giá này, Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện cầu xin sớm chấm dứt đại dịch đã và đang xảy ra ở Ý và trên thế giới. Ngài cũng cầu khẩn sự chữa lành cho con số đông đảo các bệnh nhân, và nhớ đến vô số các nạn nhân trong những ngày qua, và cầu xin cho gia đình, thân quyến và bạn bè của họ có thể tìm thấy sự an ủi và chữa lành. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và tất cả những người đang làm việc cật lực trong những ngày này để bảo đảm sự hoạt động điều hòa của xã hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính đặc biệt đối với bức ảnh nổi tiếng Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma. Ngài thường đến thăm và cầu nguyện trước bức ảnh này vào những ngày lễ lớn của Đức Mẹ, và dừng lại để cầu nguyện trước và sau các chuyến tông du quốc tế.
Năm 593, Thánh Giáo Hoàng Grêgoriô Cả đã giơ cao bức ảnh này trong đám rước để ngăn chặn một bệnh dịch. Và vào năm 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI cũng đã kêu cầu Đức Mẹ cho dịch tả chấm dứt.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam sống đức tin bằng cách cho người đói ăn
Phạm Văn Trung
09:41 07/05/2020
“Chúng cháu mang đến cho bà thức ăn bữa tối”, Vi nói cùng với một nụ cười khi cô ấy đưa một hộp thức ăn cho một người phụ nữ vô gia cư.
Nhóm của cô với 10 bạn trẻ phát 150-175 phần ăn trong vòng 45 phút mỗi đêm. Người nhận bao gồm người vô gia cư, người bán vé số, bảo vệ, người lái xe ôm và người quét dọn đường phố.
“Chúng em rất vui khi được phục vụ bữa tối miễn phí cho những người gặp khó khăn và giúp họ vượt qua đại dịch Covid-19”, cô sinh viện tốt nghiệp ngành sư phạm cho biết. “Chúng em rất biết ơn họ vì Chúa gửi họ cho chúng em để chúng em có thể làm điều gì đó có ích cho họ”.
Vi, 22 tuổi, cho biết đại dịch là cơ hội tốt cho các bạn trẻ Công Giáo sống tinh thần yêu thương và bác ái bằng các công việc cụ thể. Cô đánh giá cao chiến dịch phân phát thực phẩm của giáo xứ của mình, cho những người nghèo bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng coronavirus.
Bà Maria Trần Thị Mỹ nhận được một hộp thức ăn từ Vi với lòng biết ơn khi ngồi bên chiếc xe đạp xiêu vẹo của bà trên vỉa hè.
“Tôi đã sống nhờ đồ ăn của họ nhiều ngày nay rồi và tôi cảm thấy đôi chút an ủi trong đại dịch, người phụ nữ 57 tuổi nói, bà đã ngủ trên vỉa hè suốt 15 năm. Trước đây, bà kiếm được 100.000 đồng (4,30 đô la Mỹ) bằng cách thu lượm ve chai.
Một người nhận khác là bà Hồ Thanh Chi cũng vui vẻ cho biết bà và bảy người phụ nữ khác hàng ngày chờ đợi thức ăn từ nhóm này.
Cô Chi, người mua bán đồ đồng nát để kiếm sống, cho biết gia đình cô không có tiền để mua thức ăn vì chồng và con trai mất việc vì đại dịch. Họ sống chung trong một căn phòng rộng 12 mét vuông và phải trả 1,5 triệu đồng tiền thuê nhà mỗi tháng. Cô xin hai phần ăn cho gia đình ba thành viên của mình. “Chúng tôi chưa bao giờ phải chịu một tình huống như vậy. Chúng tôi hy vọng đại dịch sẽ kết thúc sớm”, cô nói.
Ông Đoàn Quang Ti, bị liệt và sử dụng xe lăn, nói rằng ông rất đói và chỉ có bữa ăn này hôm nay. Mặc dù ông là một Phật tử, ông vẫn thường xuyên cầu nguyện trước một hang đá Đức Mẹ. “Tôi rất biết ơn những người Công Giáo đã hỗ trợ tôi về vật chất trong nhiều năm”. Ông chuyển đến thành phố 30 năm trước.
Cha Martin Trần Đình Khiêm Ái, linh mục phụ tá Giáo xứ Phú Trung, cho biết nhóm cùa ngài đã phục vụ bữa tối cho 400 người trên đường phố mỗi ngày kể từ đầu tháng Tư.
Cha Ái, 42 tuổi, cho biết nhiều nhà hảo tâm quyên góp tiền, gạo, thịt, rau và những thứ khác cho giáo xứ. Phụ huynh của các em học giáo lý tình nguyện chuẩn bị bữa tối từ 1 giờ trưa đến 6 giờ chiều trong khi các bạn trẻ Công Giáo chia thành năm nhóm vận chuyển và cung cấp bữa ăn cho những người nghèo ở sáu quận của thành phố lớn nhất nước này. Các tình nguyện viên hoàn thành công việc của họ lúc 10 giờ tối.
Vị linh mục cho biết mỗi khẩu phần bao gồm gạo, rau, canh, thịt hoặc cá và một chai nước, có giá 20.000 đồng.
“Đại dịch tạo ra một cơ hội tốt cho người Công Giáo địa phương làm việc cùng nhau và phục vụ người nghèo trong thời gian khó khăn”, vị linh mục nói.
Ông Gioakim Trần Hùng Hải Du, làm việc trong ngành mua bán thực phẩm, cho biết giáo xứ Xóm Chiếu của ông hàng ngày cung cấp hai tấn gạo cho người nghèo. Giáo xứ là nơi sinh sống của nhiều người lao động tay chân để kiếm sống và bị coronavirus ảnh hưởng mạnh.
Mỗi người nhận được hai kí gạo, trứng, đường, sữa, rau và những thứ khác được các nhà hảo tâm cung cấp. Nhóm của ông cũng cung cấp 1.200 khẩu phần chay cho mọi người trên đường phố mỗi ngày.
Ông Du nói, “Họ cảm thấy tình yêu, nhân phẩm và sự tôn trọng từ giáo xứ. Phục vụ người khác là niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi rất vui khi được đi cùng họ trong thời gian khó khăn này”.
Vi cho biết đại dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhưng cũng đã mở trái tim của những người trẻ tuổi ra, thúc đẩy họ trở về các giá trị cốt lõi và dành nhiều thời gian hơn để làm công tác từ thiện và phục vụ lợi ích chung theo đề xuất của các giám mục địa phương cho giới trẻ.
Các giám mục Việt Nam đã tạo ra các chương trình mục vụ giới trẻ trong ba năm tới: hành trình cùng với những người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện của họ, trong đời sống gia đình cũng như trong giáo hội và đời sống xã hội của họ.
Vi nói, “Em hy vọng nhiều người trẻ sẽ tìm thấy giá trị trong cuộc sống và cam kết xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn”.
https://www.ucanews.com/news/young-vietnamese-catholics-live-their-faith-by-feeding-the-hungry/87929
Phê-rô Phạm Văn Trung dịch.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trò Đùa Tài Sản Ngoạn Mục
Phạm Trần
09:33 07/05/2020
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Phú Trọng là người thích nói dai và nói dài chuyện “chuẩn bị nhân sự Đại hội đảng XIII”, diễn ra vào thượng tuần tháng 01 năm 2021, nhưng ông lại không dám thanh toán những kẻ khai gian tài sản. Và một lần nữa, vẫn húc đầu vào chủ nghĩa lỗi thời Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để cai trị độc tài, độc đảng.
Trong bài viết, phổ biến ngày 26/04/2020, có nhan đề “Một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm về chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII”, ông Trọng lập lại 6 tiêu chuẩn “không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những người có một trong các khuyết điểm sau :
(1) Bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh;
(2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình;
(3) Để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị;
(4) Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút;
(5) Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính;
(6) Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.
(Chú thích điểm 6: Nhằm vào lý lịch của người thân trong gia đình bao gồm lập trường và quan điểm chính trị trong qúa khứ và hiện tại, song song với việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.)
PHẢI KIÊN TRÌ MÁC-LÊNIN
Vấn đế “bản lĩnh chính trị không vững vàng” quy định ở điểm 1 có nghĩa là phải bị loại nếu không “tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước…”
Điều này cũng cho thấy ông Trọng đã loại bỏ mọi khả năng đổi mới chính trị, trong đó có đề nghị của 127 trí thức và nhiều cựu lãnh đạo đảng cao cấp, đưa ra từ năm 2015. Những người này muốn đảng hãy can đảm vượt qua chính mình, gỡ bỏ những ràng buộc lỗi thời để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ Cộng sản với nước láng giềng nham hiểm Trung Cộng.
Hồi đó, trong Thư đề ngày 09/12/2015, trong số những người ký tên nổi tiếng, nay đã qua đời, có Thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ tại Bắc Kinh và Giáo sư Hoàng Tụy.
Nhưng những điều họ viết 5 năm trước, nay đọc lại vẫn còn giá trị so với tình hình hiện nay (năm 2020), đó là:
“Thực trạng kinh tế đang có nhiều bất ổn (nổi lên là ngân sách và cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nặng kéo dài, nợ công tăng quá nhanh); nhiều tài nguyên bị khai thác cạn kiệt; môi trường bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng; văn hóa xuống cấp; đạo đức xã hội bị băng hoại; nhân dân ngày càng mất lòng tin vào thể chế chính trị.
Mặt khác, Trung Quốc ngày càng ngang nhiên thực hiện mưu đồ bành trướng, hòng biến nước ta thành một chư hầu kiểu mới, liên tục xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nước ta cả trên biên giới đất liền và biển đảo, tăng sự uy hiếp và chi phối đối với nước ta trên nhiều mặt. Thời gian gần đây, trong khi vẫn dùng những lời hoa mỹ về hòa bình, hữu nghị, nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những bước leo thang thực hiện mưu đồ bành trướng trên Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, không chỉ trắng trợn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn gây bất ổn cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.”
Cả hai nhận xét này trùng hợp với những điều do chính ông Nguyễn Phú Trọng viết ngày 26/04/2020, cũng như hành động của Trung Cộng ở Biển Đông.
Theo ông Trọng thì :“Ở trong nước, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, sức mạnh tổng hợp và uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề để đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; bốn nguy cơ (tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; "diễn biến hòa bình") mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn còn hiện hữu, có mặt gay gắt hơn; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn những nhân tố dễ gây mất ổn định. Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức tạp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, sự bùng nổ của hệ thống thông tin truyền thông toàn cầu, chiến tranh mạng,...”
Trong khi đó, Trung Cộng đã lợi dụng tình hình nạn dịch Vũ Hán (Trung Quốc), Covid 19, đang gây chết người và suy thoái kinh tế trên toàn thế giới để gia tăng áp lực quân sự ở Biển Đông nhằm vào Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương và Mã Lai Á.
Từ hành động đâm chìm tầu cá Việt Nam ngày 2/4 (2020) đến việc xây dựng thêm hai "trạm nghiên cứu" mới tại đá Chữ Thập và đá Subi, trước khi đặt tên cho 80 vị trí chìm và nổi troing phạm vi hình Lưỡi bò để dành chủ quyền.
Ngoài ra, Trung Cộng cũng đã thành lập 2 Huyện Hoàng sa và Trường Sa và gửi Liên Hiệp Quốc Công hàm năm 1958 của nguyên Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng, với ngụ ý xác nhận Việt Nam đã thừa nhận quyền chủ quyển của Trung Cộng trên Hoàng Sa và Trướng Sa.
Phía Hà Nội bác bỏ lập luận của Bắc Kinh với quan điểm Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ công nhận quyền lãnh hải 12 hải lý mà không nói gì đến Hoàng Sa và Trường Sa, vì khi ấy (năm 1958), hai quần đảo này thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa.
TƯ TƯỞNG GÌ?
Cũng nên biết hồi năm 2015, các Trí thức đã viết rằng:” Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong nhiều năm qua về thực chất đã từ bỏ những nguyên lý cơ bản về xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Vậy mà các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nhấn mạnh lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa, đặt độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường phải gắn với chủ nghĩa xã hội.”
Điều này cũng đã phản ảnh đúng quan điểm của ông Trọng và Bộ Chính trị trong nội dung dự thảo Văn kiện đảng XIII, đang lưu truyền trong nội bộ đảng, với điều cốt lõi hàng đầu là phải “kiện định và trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Vì vậy, Hội đồng lý luận Trung ương, tổ chức chủ trì soạn thảo Văn kiện đảng XIII, Ban Tuyên giáo đảng và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đã không ngừng hô hào phải bảo vệ tư tưởng đảng, bao gồm Chủ nghĩa Mác-Lênin-Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh đảng (bổ sung, phát triển 2011), Điều lệ đảng và chủ trương, đướng lối đảng.
Nhưng nhiều cán bộ và đảng viên, kể cả một số không nhỏ cấp lãnh đạo từ Trung ương xuống cơ sở đã phạt nhạt lý tường và đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” khỏi Chủ nghĩa giáo điều Cộng sản.
Bằng chứng như ông Trọng đã bộc lộ trong bài viềt:”Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi. Tình hình trên cho thấy nhiệm vụ của toàn Đảng sắp tới là rất nặng nề.”
Người đứng đầu đảng và nhà nước còn thừa nhận:”Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa." Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm chất, năng lực chưa ngang tầm nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc và quy chế làm việc, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.”
TÀI SẢN CỦA AI?
Bên cạnh những lo âu suy thoái tư tưởng, ông Nguyễn Phú Trọng còn muốn loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những ai :”Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất…”
Nhưng chuyện này đã xưa như trái đất vì cho đến bây giờ, kể từ khi có Luật Phòng, chống Tham nhũng năm 2005, sau đó thay bằng Luật năm 2018, có hiệu lực ngày 01/07/2019, chưa bao giờ đảng cho dân xem và kiểm soát các bản khai tài sản của cán bộ, đảng viên.
Từ xưa đến nay, người có bổn phận phải khai thì cứ khai rồi giao cho Thủ trưởng cất vào tủ cho mọt ăn dần hay niêm yết nơi làm việc để cho nắng mưa ăn nát chứ có ai được dòm đến đâu. Đăc biệt, các bản khai này lại không được công khai nơi cư trú của người phải khai nên dân mờ mịt như thầy bói sờ voi.
Hãy đọc những lời nói thật của Tiến sỹ Đinh Văn Minh, hiện giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ.
Ông nói (khi còn là Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra):”Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn luôn là một giải pháp quan trọng trong tổng thể các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Giải pháp này, dù đã được thực hiện nhiều năm nay nhưng được đánh giá là “mang nặng tính hình thức”. Nghĩa là, hiệu quả của nó trong việc góp phần vào ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng còn khá thấp. “
Theo bài viết đăng trong báo điện tử Xây dựng Đảng thì:”
Cho đến hiện nay, chúng ta mới quan tâm nhiều đến việc kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức mà chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm soát tài sản của những người này. Điều đó có nghĩa rằng, pháp luật mới chỉ quan tâm nhiều đến việc kê khai tài sản đi vào nề nếp, đúng pháp luật mà chưa có biện pháp để bảo đảm việc kê khai đó giúp cho Nhà nước và xã hội kiểm soát được tài sản cũng như sự biến động về tài sản của cán bộ, công chức. Qua đó phát hiện những dấu hiệu bất minh và có biện pháp ngăn chặn sự tẩu tán và cuối cùng là có thể thu hồi tài sản đó khi chứng minh được mối quan hệ của nó với hành vi tham nhũng.
Chưa hề có việc tài sản của những người bị coi là kê khai không trung thực được đụng đến. Những khối tài sản “sừng sững” mà dường như pháp luật đang bất lực đứng nhìn. “
(Theo xaydungdang.org.vn, ngày 27/11/2018)
Những “khối tài sản kếch xù này”, như có lần nhìn nhận của nguyên Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu (Khóa VIII), thì chúng đã bị giao cho người khác đứng tên thì làm sao mà moi ra được.
Như vậy thì liệu ông Nguyễn Phú Trọng có thành công trong đề xướng không cho vào Trung ương XIII những kẻ “Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc”, hay ông sẽ đứng trơ ra mà nhìn cho mỏi mắt? -/-
Phạm Trần
(05/06/020)
Trong bài viết, phổ biến ngày 26/04/2020, có nhan đề “Một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm về chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII”, ông Trọng lập lại 6 tiêu chuẩn “không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những người có một trong các khuyết điểm sau :
(1) Bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh;
(2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình;
(3) Để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị;
(4) Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút;
(5) Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính;
(6) Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.
(Chú thích điểm 6: Nhằm vào lý lịch của người thân trong gia đình bao gồm lập trường và quan điểm chính trị trong qúa khứ và hiện tại, song song với việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.)
PHẢI KIÊN TRÌ MÁC-LÊNIN
Vấn đế “bản lĩnh chính trị không vững vàng” quy định ở điểm 1 có nghĩa là phải bị loại nếu không “tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước…”
Điều này cũng cho thấy ông Trọng đã loại bỏ mọi khả năng đổi mới chính trị, trong đó có đề nghị của 127 trí thức và nhiều cựu lãnh đạo đảng cao cấp, đưa ra từ năm 2015. Những người này muốn đảng hãy can đảm vượt qua chính mình, gỡ bỏ những ràng buộc lỗi thời để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ Cộng sản với nước láng giềng nham hiểm Trung Cộng.
Hồi đó, trong Thư đề ngày 09/12/2015, trong số những người ký tên nổi tiếng, nay đã qua đời, có Thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ tại Bắc Kinh và Giáo sư Hoàng Tụy.
Nhưng những điều họ viết 5 năm trước, nay đọc lại vẫn còn giá trị so với tình hình hiện nay (năm 2020), đó là:
“Thực trạng kinh tế đang có nhiều bất ổn (nổi lên là ngân sách và cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nặng kéo dài, nợ công tăng quá nhanh); nhiều tài nguyên bị khai thác cạn kiệt; môi trường bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng; văn hóa xuống cấp; đạo đức xã hội bị băng hoại; nhân dân ngày càng mất lòng tin vào thể chế chính trị.
Mặt khác, Trung Quốc ngày càng ngang nhiên thực hiện mưu đồ bành trướng, hòng biến nước ta thành một chư hầu kiểu mới, liên tục xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nước ta cả trên biên giới đất liền và biển đảo, tăng sự uy hiếp và chi phối đối với nước ta trên nhiều mặt. Thời gian gần đây, trong khi vẫn dùng những lời hoa mỹ về hòa bình, hữu nghị, nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những bước leo thang thực hiện mưu đồ bành trướng trên Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, không chỉ trắng trợn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn gây bất ổn cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.”
Cả hai nhận xét này trùng hợp với những điều do chính ông Nguyễn Phú Trọng viết ngày 26/04/2020, cũng như hành động của Trung Cộng ở Biển Đông.
Theo ông Trọng thì :“Ở trong nước, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, sức mạnh tổng hợp và uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề để đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; bốn nguy cơ (tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; "diễn biến hòa bình") mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn còn hiện hữu, có mặt gay gắt hơn; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn những nhân tố dễ gây mất ổn định. Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức tạp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, sự bùng nổ của hệ thống thông tin truyền thông toàn cầu, chiến tranh mạng,...”
Trong khi đó, Trung Cộng đã lợi dụng tình hình nạn dịch Vũ Hán (Trung Quốc), Covid 19, đang gây chết người và suy thoái kinh tế trên toàn thế giới để gia tăng áp lực quân sự ở Biển Đông nhằm vào Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương và Mã Lai Á.
Từ hành động đâm chìm tầu cá Việt Nam ngày 2/4 (2020) đến việc xây dựng thêm hai "trạm nghiên cứu" mới tại đá Chữ Thập và đá Subi, trước khi đặt tên cho 80 vị trí chìm và nổi troing phạm vi hình Lưỡi bò để dành chủ quyền.
Ngoài ra, Trung Cộng cũng đã thành lập 2 Huyện Hoàng sa và Trường Sa và gửi Liên Hiệp Quốc Công hàm năm 1958 của nguyên Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng, với ngụ ý xác nhận Việt Nam đã thừa nhận quyền chủ quyển của Trung Cộng trên Hoàng Sa và Trướng Sa.
Phía Hà Nội bác bỏ lập luận của Bắc Kinh với quan điểm Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ công nhận quyền lãnh hải 12 hải lý mà không nói gì đến Hoàng Sa và Trường Sa, vì khi ấy (năm 1958), hai quần đảo này thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa.
TƯ TƯỞNG GÌ?
Cũng nên biết hồi năm 2015, các Trí thức đã viết rằng:” Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong nhiều năm qua về thực chất đã từ bỏ những nguyên lý cơ bản về xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Vậy mà các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nhấn mạnh lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa, đặt độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường phải gắn với chủ nghĩa xã hội.”
Điều này cũng đã phản ảnh đúng quan điểm của ông Trọng và Bộ Chính trị trong nội dung dự thảo Văn kiện đảng XIII, đang lưu truyền trong nội bộ đảng, với điều cốt lõi hàng đầu là phải “kiện định và trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Vì vậy, Hội đồng lý luận Trung ương, tổ chức chủ trì soạn thảo Văn kiện đảng XIII, Ban Tuyên giáo đảng và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đã không ngừng hô hào phải bảo vệ tư tưởng đảng, bao gồm Chủ nghĩa Mác-Lênin-Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh đảng (bổ sung, phát triển 2011), Điều lệ đảng và chủ trương, đướng lối đảng.
Nhưng nhiều cán bộ và đảng viên, kể cả một số không nhỏ cấp lãnh đạo từ Trung ương xuống cơ sở đã phạt nhạt lý tường và đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” khỏi Chủ nghĩa giáo điều Cộng sản.
Bằng chứng như ông Trọng đã bộc lộ trong bài viềt:”Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi. Tình hình trên cho thấy nhiệm vụ của toàn Đảng sắp tới là rất nặng nề.”
Người đứng đầu đảng và nhà nước còn thừa nhận:”Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa." Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm chất, năng lực chưa ngang tầm nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc và quy chế làm việc, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.”
TÀI SẢN CỦA AI?
Bên cạnh những lo âu suy thoái tư tưởng, ông Nguyễn Phú Trọng còn muốn loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những ai :”Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất…”
Nhưng chuyện này đã xưa như trái đất vì cho đến bây giờ, kể từ khi có Luật Phòng, chống Tham nhũng năm 2005, sau đó thay bằng Luật năm 2018, có hiệu lực ngày 01/07/2019, chưa bao giờ đảng cho dân xem và kiểm soát các bản khai tài sản của cán bộ, đảng viên.
Từ xưa đến nay, người có bổn phận phải khai thì cứ khai rồi giao cho Thủ trưởng cất vào tủ cho mọt ăn dần hay niêm yết nơi làm việc để cho nắng mưa ăn nát chứ có ai được dòm đến đâu. Đăc biệt, các bản khai này lại không được công khai nơi cư trú của người phải khai nên dân mờ mịt như thầy bói sờ voi.
Hãy đọc những lời nói thật của Tiến sỹ Đinh Văn Minh, hiện giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ.
Ông nói (khi còn là Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra):”Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn luôn là một giải pháp quan trọng trong tổng thể các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Giải pháp này, dù đã được thực hiện nhiều năm nay nhưng được đánh giá là “mang nặng tính hình thức”. Nghĩa là, hiệu quả của nó trong việc góp phần vào ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng còn khá thấp. “
Theo bài viết đăng trong báo điện tử Xây dựng Đảng thì:”
Cho đến hiện nay, chúng ta mới quan tâm nhiều đến việc kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức mà chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm soát tài sản của những người này. Điều đó có nghĩa rằng, pháp luật mới chỉ quan tâm nhiều đến việc kê khai tài sản đi vào nề nếp, đúng pháp luật mà chưa có biện pháp để bảo đảm việc kê khai đó giúp cho Nhà nước và xã hội kiểm soát được tài sản cũng như sự biến động về tài sản của cán bộ, công chức. Qua đó phát hiện những dấu hiệu bất minh và có biện pháp ngăn chặn sự tẩu tán và cuối cùng là có thể thu hồi tài sản đó khi chứng minh được mối quan hệ của nó với hành vi tham nhũng.
Chưa hề có việc tài sản của những người bị coi là kê khai không trung thực được đụng đến. Những khối tài sản “sừng sững” mà dường như pháp luật đang bất lực đứng nhìn. “
(Theo xaydungdang.org.vn, ngày 27/11/2018)
Những “khối tài sản kếch xù này”, như có lần nhìn nhận của nguyên Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu (Khóa VIII), thì chúng đã bị giao cho người khác đứng tên thì làm sao mà moi ra được.
Như vậy thì liệu ông Nguyễn Phú Trọng có thành công trong đề xướng không cho vào Trung ương XIII những kẻ “Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc”, hay ông sẽ đứng trơ ra mà nhìn cho mỏi mắt? -/-
Phạm Trần
(05/06/020)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thiên Chúa ở đâu trong đại dịch?
Lm. Phạm Văn Trung dich
09:53 07/05/2020
Thiên Chúa ở đâu trong đại dịch?
Các việc mục vụ đã bị hủy bỏ tại Nhà thờ Thánh Catarina Siena ở Upper East Side, nhưng khăn lau khử trùng có sẵn cho những người đến cầu nguyện. Damon Winter / Thời báo New York
Mùa hè năm ngoái tôi đã trải qua liệu pháp xạ trị. Và mỗi khi tôi đi qua ô cửa đánh dấu “Khoa Xạ trị Ung thư”, trái tim tôi dường như bỏ lỡ một nhịp. Trong khi tôi gặp chút nguy hiểm (khối u của tôi là lành tính, và, vâng, đôi khi người ta cần xạ trị cho điều đó), hàng ngày tôi đã gặp những người gần với cái chết.
Hàng ngày suốt sáu tuần, tôi gọi một chiếc taxi và nói, “Làm ơn chở tới số 68 đường York”. Khi đến đó, tôi dừng lại và đi vào một nhà thờ gần đó để cầu nguyện. Sau đó, tôi đi bộ đến nơi hẹn của tôi trong một khu phố chật ních các bệnh viện, tôi vượt qua những bệnh nhân ung thư bị rụng tóc, những người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi kiệt sức ngồi xe lăn do các nhân viên chăm sóc sức khỏe gia đình đẩy đi và những người vừa mới phẫu thuật. Nhưng trên cùng một vỉa hè là các bác sĩ bận rộn, các y tá tươi cười và các thực tập viên háo hức, và nhiều người khác có vẻ như có sức khỏe hoàn hảo. Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra: Rồi tất cả chúng ta sẽ đến số 68 đường York, dù tất cả chúng ta có những thời gian khác nhau cho các buổi hẹn.
Chỉ trong vài tuần qua, hàng triệu người đã bắt đầu lo sợ rằng họ đang đi đến buổi hẹn của mình với tốc độ kinh hoàng, do đại dịch Covid-19. Nỗi kinh hoàng tột độ về việc nhiễm bệnh rất nhanh này, kết hợp với cú sốc gần như là thể lý, do sự khởi phát đột ngột của cơn đại dịch. Là một linh mục, tôi nghe thấy những cảm xúc của mình tràn xuống như một trận tuyết lở trong tháng vừa qua: hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, buồn bã, bối rối và tuyệt vọng. Càng ngày tôi càng cảm thấy như mình đang sống trong một bộ phim kinh dị, thuộc thể loại mà theo bản năng tôi tắt ngay vì nó quá xáo trộn. Và ngay cả những người tin đạo nhất cũng hỏi tôi: Tại sao điều này xảy ra? Và: Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?
Một tín đồ đến nhà thờ. Damon Winter / Thời báo New York
Câu hỏi này về cơ bản giống như câu hỏi mọi người vẫn hỏi khi một cơn bão quét sạch hàng trăm mạng người hoặc khi một đứa trẻ chết vì ung thư. Nó được gọi là “vấn đề đau khổ”, “mầu nhiệm sự dữ” hay “thần lý học”, và đó là một câu hỏi mà các vị thánh và các nhà thần học đã phải vật lộn trong nhiều thiên niên kỷ. Câu hỏi về nỗi đau khổ “tự nhiên” (từ bệnh tật hoặc thiên tai) khác với câu hỏi về “sự dữ luân lý” (trong đó đau khổ phát sinh từ các hành động của các cá nhân - như Hitler và Stalin). Nhưng bỏ qua các biện phân thần học, câu hỏi hiện nay đã tiêu tốn tâm trí của hàng triệu tín hữu, những người đang nao núng với số người chết tăng đều đặn, đang tranh đấu với những câu chuyện về các bác sĩ buộc phải phân loại bệnh nhân và giật nẩy mình trước những bức ảnh chụp hàng dãy quan tài: Tại sao?
Qua nhiều thế kỷ, nhiều câu trả lời đã được đưa ra về sự đau khổ tự nhiên, tất cả chúng đều không thỏa đáng một cách nào đó. Câu trả lời phổ biến nhất là đau khổ là một bài kiểm tra. Đau khổ kiểm tra đức tin của chúng ta và củng cố nó: “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều.Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn”, Thư Thánh Gia-cô-bê trong Tân Ước nói. Nhưng trong khi cách giải thích đau khổ như một bài kiểm tra có thể giúp ích trong các thử thách loại nhỏ (sự kiên nhẫn được kiểm tra bởi một người hay gây khó chịu), thì cách giải thích này lại thất bại khi con người phải chịu đựng những kinh nghiệm đau đớn nhất. Có phải Chúa gửi bệnh ung thư đến để thử thách một đứa trẻ? Đúng vậy, cha mẹ của đứa trẻ có thể học được điều gì đó về sự kiên trì hoặc đức tin, nhưng cách nói đó có thể khiến Chúa trở thành một con quái vật.
Lập luận rằng đau khổ là một hình phạt cho tội lỗi, một cách tiếp cận vẫn phổ biến giữa một số tín hữu (những người thường nói rằng Chúa trừng phạt những người hoặc nhóm người mà chính họ không chấp nhận), lập luận này cũng khiến Chúa trở thành một con quái vật. Nhưng chính Chúa Giêsu đã từ chối cách giải thích đó khi Ngài gặp một người mù, trong một câu chuyện được kể lại trong Tin Mừng của Thánh Gioan: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội, người đàn ông này hay cha mẹ anh ta, vì anh ta bị mù từ thuở mới sinh?” Chúa Giê-su nói, “Không phải người đàn ông này cũng không phải cha mẹ của anh ta đã phạm tội”. Đây chính là sự bác bỏ dứt khoát của Chúa Giêsu đối với hình ảnh về người Cha quái vật. Trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu trả lời câu chuyện về một tòa tháp bằng đá đã sụp đổ và nghiền nát đám đông người: “Các ông có nghĩ rằng họ là những kẻ phạm tội tồi tệ hơn tất cả những người khác sống ở Jerusalem không? Không, tôi nói cho các ông biết”.
Thánh Catarina Siena là vị thánh bảo trợ của những người chăm sóc người bệnh. Damon Winter / Thời báo New York
Sự nhầm lẫn chung của các tín hữu được gói gọn trong cái được gọi là “bộ ba mâu thuẫn”, có thể được tóm tắt như sau: Thiên Chúa thì toàn năng, do đó, Thiên Chúa có thể ngăn chặn đau khổ. Nhưng Chúa không ngăn chặn được đau khổ. Do đó, Thiên Chúa không phải là toàn năng hoặc không phải là hoàn toàn yêu thương.
Cuối cùng, câu trả lời trung thực nhất cho câu hỏi tại sao virút Covid-19 lại giết chết hàng ngàn người, tại sao các bệnh truyền nhiễm lại tàn phá nhân loại và tại sao lại có sự đau khổ là: chúng ta không biết. Đối với tôi, đây là câu trả lời trung thực và chính xác nhất. Người ta cũng có thể cho rằng vi-rút là một phần của thế giới tự nhiên và theo một cách nào đó đóng góp cho cuộc sống, nhưng cách suy nghĩ này thất bại khốn khổ khi nói về một người mất bạn bè hoặc người thân. Một câu hỏi quan trọng cho các tín hữu trong những lúc đau khổ là: Bạn có thể tin vào một Thiên Chúa mà bạn không hiểu không?
Nhưng nếu mầu nhiệm đau khổ không thể giải đáp được thì tín hữu có thể đi đâu trong những lúc như thế này? Đối với người Kitô hữu và có lẽ ngay cả đối với người khác, câu trả lời chính là Chúa Giêsu.
Người Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu hoàn toàn là Thiên Chúa và hoàn toàn là con người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta bỏ qua phần thứ hai. Đức Giê-su Nazarét được sinh ra trong một thế giới của bệnh tật. Trong cuốn sách của mình, “Đá và Phân, Dầu và Nước bọt”, nói về cuộc sống hàng ngày ở miền Galilê thế kỷ thứ nhất, Jodi Magness, một học giả chuyên về Do Thái giáo thời kỳ đầu, gọi cái khung cảnh trong đó Jesus sống là “bẩn thỉu, dơ dáy và bệnh hoạn”. John Dominic Crossan và Jonathan L. Reed, các học giả chuyên về bối cảnh lịch sử của Chúa Giêsu, tóm tắt những điều kiện này bằng một câu ngắn gọn trong tác phẩm “Khai quật Đức Giê-su”: “Một ca bệnh cúm, một cơn cảm lạnh hoặc một cái răng bị áp xe có thể làm chết người’. Đây là thế giới của Chúa Giêsu.
Hơn nữa, trong sứ vụ công khai của mình, Chúa Giêsu liên tục tìm kiếm những người bị bệnh. Hầu hết các phép lạ của Ngài là chữa lành bệnh tật và tật nguyền: tình trạng da suy yếu (dấu hiệu của “bệnh phong cùi”), chứng động kinh, tình trạng “chảy máu” của một người phụ nữ, một bàn tay khô héo, ‘phù thủng”, mù lòa, điếc, tê liệt. Trong những thời điểm đáng sợ này, các Kitô hữu có thể tìm thấy sự an ủi khi biết rằng khi họ cầu nguyện với Chúa Giêsu, họ đang cầu nguyện cho một người hiểu họ, không chỉ bởi vì Ngài là Thiên Chúa và biết tất cả mọi thứ, mà còn bởi vì Ngài là con người và trải nghiệm tất cả mọi thứ.
Nhưng những người không phải là Ki-tô hữu cũng có thể xem Ngài là hình mẫu để chăm sóc người bệnh. Không cần phải nói, khi chăm sóc người bị coronavirus, người ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để không nhiễm bệnh. Nhưng đối với Chúa Giê-su, người bệnh hay sắp chết không phải là “kẻ khác”, không phải là người đáng trách, mà là anh chị em của chúng ta. Khi Chúa Giê-su thấy một người gặp khó khăn, các Tin mừng cho chúng ta biết rằng trái tim Ngái đã “bị xúc động xót xa”. Ngài là một hình mẫu để chúng ta bắt chước và phải quan tâm như thế nào trong cuộc khủng hoảng này: với những trái tim bị xúc động bởi lòng xót thương.
Bất cứ khi nào tôi cầu nguyện trong nhà thờ gần số 68 đường York, tôi cũng dừng lại trước một bức tượng Chúa Giê-su, hai cánh tay Ngài vươn ra, trái tim Ngài lộ ra. Chỉ là một bức tượng thạch cao, không phải là nghệ thuật tuyệt vời gì, nhưng nó có ý nghĩa với tôi. Tôi không hiểu tại sao người ta lại chết, nhưng tôi có thể đi theo Đấng đã cho tôi một khuôn mẫu sống.
James Martin là một linh mục dòng Tên, biên tập viên tự do của tạp chí Mỹ, cố vấn cho Phòng truyền thông của Vatican và là tác giả của tác phẩm“Đức Giê-su: Một Cuộc Hành Hương”.
https://www.nytimes.com/2020/03/22/opinion/coronavirus-religion.html
Phê-rô Phạm Văn Trung dịch.
Mùa hè năm ngoái tôi đã trải qua liệu pháp xạ trị. Và mỗi khi tôi đi qua ô cửa đánh dấu “Khoa Xạ trị Ung thư”, trái tim tôi dường như bỏ lỡ một nhịp. Trong khi tôi gặp chút nguy hiểm (khối u của tôi là lành tính, và, vâng, đôi khi người ta cần xạ trị cho điều đó), hàng ngày tôi đã gặp những người gần với cái chết.
Hàng ngày suốt sáu tuần, tôi gọi một chiếc taxi và nói, “Làm ơn chở tới số 68 đường York”. Khi đến đó, tôi dừng lại và đi vào một nhà thờ gần đó để cầu nguyện. Sau đó, tôi đi bộ đến nơi hẹn của tôi trong một khu phố chật ních các bệnh viện, tôi vượt qua những bệnh nhân ung thư bị rụng tóc, những người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi kiệt sức ngồi xe lăn do các nhân viên chăm sóc sức khỏe gia đình đẩy đi và những người vừa mới phẫu thuật. Nhưng trên cùng một vỉa hè là các bác sĩ bận rộn, các y tá tươi cười và các thực tập viên háo hức, và nhiều người khác có vẻ như có sức khỏe hoàn hảo. Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra: Rồi tất cả chúng ta sẽ đến số 68 đường York, dù tất cả chúng ta có những thời gian khác nhau cho các buổi hẹn.
Chỉ trong vài tuần qua, hàng triệu người đã bắt đầu lo sợ rằng họ đang đi đến buổi hẹn của mình với tốc độ kinh hoàng, do đại dịch Covid-19. Nỗi kinh hoàng tột độ về việc nhiễm bệnh rất nhanh này, kết hợp với cú sốc gần như là thể lý, do sự khởi phát đột ngột của cơn đại dịch. Là một linh mục, tôi nghe thấy những cảm xúc của mình tràn xuống như một trận tuyết lở trong tháng vừa qua: hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, buồn bã, bối rối và tuyệt vọng. Càng ngày tôi càng cảm thấy như mình đang sống trong một bộ phim kinh dị, thuộc thể loại mà theo bản năng tôi tắt ngay vì nó quá xáo trộn. Và ngay cả những người tin đạo nhất cũng hỏi tôi: Tại sao điều này xảy ra? Và: Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?
Câu hỏi này về cơ bản giống như câu hỏi mọi người vẫn hỏi khi một cơn bão quét sạch hàng trăm mạng người hoặc khi một đứa trẻ chết vì ung thư. Nó được gọi là “vấn đề đau khổ”, “mầu nhiệm sự dữ” hay “thần lý học”, và đó là một câu hỏi mà các vị thánh và các nhà thần học đã phải vật lộn trong nhiều thiên niên kỷ. Câu hỏi về nỗi đau khổ “tự nhiên” (từ bệnh tật hoặc thiên tai) khác với câu hỏi về “sự dữ luân lý” (trong đó đau khổ phát sinh từ các hành động của các cá nhân - như Hitler và Stalin). Nhưng bỏ qua các biện phân thần học, câu hỏi hiện nay đã tiêu tốn tâm trí của hàng triệu tín hữu, những người đang nao núng với số người chết tăng đều đặn, đang tranh đấu với những câu chuyện về các bác sĩ buộc phải phân loại bệnh nhân và giật nẩy mình trước những bức ảnh chụp hàng dãy quan tài: Tại sao?
Qua nhiều thế kỷ, nhiều câu trả lời đã được đưa ra về sự đau khổ tự nhiên, tất cả chúng đều không thỏa đáng một cách nào đó. Câu trả lời phổ biến nhất là đau khổ là một bài kiểm tra. Đau khổ kiểm tra đức tin của chúng ta và củng cố nó: “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều.Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn”, Thư Thánh Gia-cô-bê trong Tân Ước nói. Nhưng trong khi cách giải thích đau khổ như một bài kiểm tra có thể giúp ích trong các thử thách loại nhỏ (sự kiên nhẫn được kiểm tra bởi một người hay gây khó chịu), thì cách giải thích này lại thất bại khi con người phải chịu đựng những kinh nghiệm đau đớn nhất. Có phải Chúa gửi bệnh ung thư đến để thử thách một đứa trẻ? Đúng vậy, cha mẹ của đứa trẻ có thể học được điều gì đó về sự kiên trì hoặc đức tin, nhưng cách nói đó có thể khiến Chúa trở thành một con quái vật.
Lập luận rằng đau khổ là một hình phạt cho tội lỗi, một cách tiếp cận vẫn phổ biến giữa một số tín hữu (những người thường nói rằng Chúa trừng phạt những người hoặc nhóm người mà chính họ không chấp nhận), lập luận này cũng khiến Chúa trở thành một con quái vật. Nhưng chính Chúa Giêsu đã từ chối cách giải thích đó khi Ngài gặp một người mù, trong một câu chuyện được kể lại trong Tin Mừng của Thánh Gioan: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội, người đàn ông này hay cha mẹ anh ta, vì anh ta bị mù từ thuở mới sinh?” Chúa Giê-su nói, “Không phải người đàn ông này cũng không phải cha mẹ của anh ta đã phạm tội”. Đây chính là sự bác bỏ dứt khoát của Chúa Giêsu đối với hình ảnh về người Cha quái vật. Trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu trả lời câu chuyện về một tòa tháp bằng đá đã sụp đổ và nghiền nát đám đông người: “Các ông có nghĩ rằng họ là những kẻ phạm tội tồi tệ hơn tất cả những người khác sống ở Jerusalem không? Không, tôi nói cho các ông biết”.
Sự nhầm lẫn chung của các tín hữu được gói gọn trong cái được gọi là “bộ ba mâu thuẫn”, có thể được tóm tắt như sau: Thiên Chúa thì toàn năng, do đó, Thiên Chúa có thể ngăn chặn đau khổ. Nhưng Chúa không ngăn chặn được đau khổ. Do đó, Thiên Chúa không phải là toàn năng hoặc không phải là hoàn toàn yêu thương.
Cuối cùng, câu trả lời trung thực nhất cho câu hỏi tại sao virút Covid-19 lại giết chết hàng ngàn người, tại sao các bệnh truyền nhiễm lại tàn phá nhân loại và tại sao lại có sự đau khổ là: chúng ta không biết. Đối với tôi, đây là câu trả lời trung thực và chính xác nhất. Người ta cũng có thể cho rằng vi-rút là một phần của thế giới tự nhiên và theo một cách nào đó đóng góp cho cuộc sống, nhưng cách suy nghĩ này thất bại khốn khổ khi nói về một người mất bạn bè hoặc người thân. Một câu hỏi quan trọng cho các tín hữu trong những lúc đau khổ là: Bạn có thể tin vào một Thiên Chúa mà bạn không hiểu không?
Nhưng nếu mầu nhiệm đau khổ không thể giải đáp được thì tín hữu có thể đi đâu trong những lúc như thế này? Đối với người Kitô hữu và có lẽ ngay cả đối với người khác, câu trả lời chính là Chúa Giêsu.
Người Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu hoàn toàn là Thiên Chúa và hoàn toàn là con người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta bỏ qua phần thứ hai. Đức Giê-su Nazarét được sinh ra trong một thế giới của bệnh tật. Trong cuốn sách của mình, “Đá và Phân, Dầu và Nước bọt”, nói về cuộc sống hàng ngày ở miền Galilê thế kỷ thứ nhất, Jodi Magness, một học giả chuyên về Do Thái giáo thời kỳ đầu, gọi cái khung cảnh trong đó Jesus sống là “bẩn thỉu, dơ dáy và bệnh hoạn”. John Dominic Crossan và Jonathan L. Reed, các học giả chuyên về bối cảnh lịch sử của Chúa Giêsu, tóm tắt những điều kiện này bằng một câu ngắn gọn trong tác phẩm “Khai quật Đức Giê-su”: “Một ca bệnh cúm, một cơn cảm lạnh hoặc một cái răng bị áp xe có thể làm chết người’. Đây là thế giới của Chúa Giêsu.
Hơn nữa, trong sứ vụ công khai của mình, Chúa Giêsu liên tục tìm kiếm những người bị bệnh. Hầu hết các phép lạ của Ngài là chữa lành bệnh tật và tật nguyền: tình trạng da suy yếu (dấu hiệu của “bệnh phong cùi”), chứng động kinh, tình trạng “chảy máu” của một người phụ nữ, một bàn tay khô héo, ‘phù thủng”, mù lòa, điếc, tê liệt. Trong những thời điểm đáng sợ này, các Kitô hữu có thể tìm thấy sự an ủi khi biết rằng khi họ cầu nguyện với Chúa Giêsu, họ đang cầu nguyện cho một người hiểu họ, không chỉ bởi vì Ngài là Thiên Chúa và biết tất cả mọi thứ, mà còn bởi vì Ngài là con người và trải nghiệm tất cả mọi thứ.
Nhưng những người không phải là Ki-tô hữu cũng có thể xem Ngài là hình mẫu để chăm sóc người bệnh. Không cần phải nói, khi chăm sóc người bị coronavirus, người ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để không nhiễm bệnh. Nhưng đối với Chúa Giê-su, người bệnh hay sắp chết không phải là “kẻ khác”, không phải là người đáng trách, mà là anh chị em của chúng ta. Khi Chúa Giê-su thấy một người gặp khó khăn, các Tin mừng cho chúng ta biết rằng trái tim Ngái đã “bị xúc động xót xa”. Ngài là một hình mẫu để chúng ta bắt chước và phải quan tâm như thế nào trong cuộc khủng hoảng này: với những trái tim bị xúc động bởi lòng xót thương.
Bất cứ khi nào tôi cầu nguyện trong nhà thờ gần số 68 đường York, tôi cũng dừng lại trước một bức tượng Chúa Giê-su, hai cánh tay Ngài vươn ra, trái tim Ngài lộ ra. Chỉ là một bức tượng thạch cao, không phải là nghệ thuật tuyệt vời gì, nhưng nó có ý nghĩa với tôi. Tôi không hiểu tại sao người ta lại chết, nhưng tôi có thể đi theo Đấng đã cho tôi một khuôn mẫu sống.
James Martin là một linh mục dòng Tên, biên tập viên tự do của tạp chí Mỹ, cố vấn cho Phòng truyền thông của Vatican và là tác giả của tác phẩm“Đức Giê-su: Một Cuộc Hành Hương”.
https://www.nytimes.com/2020/03/22/opinion/coronavirus-religion.html
Phê-rô Phạm Văn Trung dịch.
Văn Hóa
Dâng Mẹ Năm Sắc Hoa Lòng
Đinh Văn Tiến Hùng
09:26 07/05/2020
Dâng Mẹ Năm Sắc Hoa Lòng
Tháng Hoa Hiệp thông cùng ĐTC Phan-xi-cô cầu xin cho đại dịch qua mau
*Tiến dâng năm sắc hoa tươi,
Mừng kính Đức Mẹ Chúa Trời cao sang.
Muôn hoa năm sắc cầu vồng,
Thơ vương ý nhạc sóng lòng dâng cao,
Hương thơm lan tỏa ngọt ngào,
Lòng con trùm phủ biết bao ân tình.
Hoa Trắng lóng lánh tuyết trinh,
Đồng Trinh Mẹ nguyện dâng mình tin yêu,
Vẹn toàn nhân đức mọi điều,
Tôn thờ Thiên Chúa thương yêu loài người.
Hoa Vàng rực rỡ cao sang,
Tình yêu Con Chúa lại càng nêu cao,
Mẹ đẹp hơn cả ngàn sao,
Vững lòng tin cậy dạt dào mến yêu.
Hoa Tím đằm thắm dịu hiền,
Cúi mình khiêm hạ mọi điều Xin Vâng,
Chúa Con Cứu Thế xuống trần,
Mẹ dâng tâm hồn xác thân cho Người.
Hoa Hồng rực rỡ gọi mời,
Mình Máu Thánh Chúa cứu đời trầm luân,
Mẹ đẹp lòng Chúa muôn phần,
Đồng Công Cứu Chuộc thế trần khổ đau.
Hoa Xanh trời đẹp trong lành,
Kính mừng Vương Mẫu thánh danh rạng ngời,
Du dương ngây ngất nhạc trời,
Thánh Thần chào đón muôn lời tung hô.
Năm Hoa khoe sắc tươi xinh,
Lời thơ điệu nhạc câu kinh diệu huyền,
Bụi trần lọc suối tinh tuyền,
Biết trông cậy Mẹ ưu phiền sẽ tan.
Giờ đây đại dịch lan tràn,
Mẹ cầu cùng Chúa xin ban ơn lành,
Loài người muốn có hòa bình,
Hãy mau thức tỉnh cúi mình ăn năn.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Tháng Hoa Hiệp thông cùng ĐTC Phan-xi-cô cầu xin cho đại dịch qua mau
*Tiến dâng năm sắc hoa tươi,
Mừng kính Đức Mẹ Chúa Trời cao sang.
Thơ vương ý nhạc sóng lòng dâng cao,
Hương thơm lan tỏa ngọt ngào,
Lòng con trùm phủ biết bao ân tình.
Hoa Trắng lóng lánh tuyết trinh,
Đồng Trinh Mẹ nguyện dâng mình tin yêu,
Vẹn toàn nhân đức mọi điều,
Tôn thờ Thiên Chúa thương yêu loài người.
Hoa Vàng rực rỡ cao sang,
Tình yêu Con Chúa lại càng nêu cao,
Mẹ đẹp hơn cả ngàn sao,
Vững lòng tin cậy dạt dào mến yêu.
Hoa Tím đằm thắm dịu hiền,
Cúi mình khiêm hạ mọi điều Xin Vâng,
Chúa Con Cứu Thế xuống trần,
Mẹ dâng tâm hồn xác thân cho Người.
Hoa Hồng rực rỡ gọi mời,
Mình Máu Thánh Chúa cứu đời trầm luân,
Mẹ đẹp lòng Chúa muôn phần,
Đồng Công Cứu Chuộc thế trần khổ đau.
Hoa Xanh trời đẹp trong lành,
Kính mừng Vương Mẫu thánh danh rạng ngời,
Du dương ngây ngất nhạc trời,
Thánh Thần chào đón muôn lời tung hô.
Năm Hoa khoe sắc tươi xinh,
Lời thơ điệu nhạc câu kinh diệu huyền,
Bụi trần lọc suối tinh tuyền,
Biết trông cậy Mẹ ưu phiền sẽ tan.
Giờ đây đại dịch lan tràn,
Mẹ cầu cùng Chúa xin ban ơn lành,
Loài người muốn có hòa bình,
Hãy mau thức tỉnh cúi mình ăn năn.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
VietCatholic TV
Quá ác: Trung Quốc buộc nhiều người Công Giáo ký giấy bỏ đạo. ĐTC: Hãy nhớ mình là dân Thánh Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:31 07/05/2020
1. Quá ác: Trung Quốc buộc người Công Giáo phải ký giấy bỏ đạo
Các Kitô hữu Trung Quốc đã hoan nghênh một báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, gọi tắt là USCIRF, lên án Trung Quốc vì những bách hại tôn giáo nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ nói rằng tình hình còn nghiêm trọng hơn những gì đã được báo cáo.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo nói rằng không gian tự do tôn giáo đã bị thu hẹp nghiêm trọng trong hai thập kỷ qua, khi chế độ cộng sản thực hiện một loạt các chính sách nhằm xóa bỏ tôn giáo khỏi xã hội.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã coi Trung Quốc là một quốc gia cần quan tâm đặc biệt, kể từ năm 1999, theo khuyến nghị của USCIRF. Báo cáo năm 2020 gần đây của ủy ban đã quy Trung Quốc vào trong số những quốc gia có thành tích bất hảo tồi tệ nhất toàn cầu về mặt tự do tôn giáo.
Nhưng một số học giả tôn giáo nói với UCA News rằng hình thức đàn áp tôn giáo nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc thường không được nhắc đến là việc bọn cầm quyền buộc các Kitô hữu phải ký vào một tuyên bố bỏ đạo dưới sự đe dọa rằng nếu từ chối họ sẽ không nhận được các trợ cấp của chính phủ như lương hưu.
Kể từ năm 2018, tại các khu vực như tỉnh Chiết Giang, các giáo viên là Kitô hữu trong các trường trung, tiểu học và cao đẳng đã buộc phải ký các tài liệu đó, nếu không muốn bị từ chối lương hưu. Tình hình này đã được tăng cường một cách khốc liệt hơn nữa sau vụ coronavirus.
Sự áp bức tiếp tục một cách tinh vi, ngăn chặn mọi người thực hành đức tin của họ, một nhà lãnh đạo tôn giáo đã cho biết như trên nhưng chúng tôi không nêu tên để bảo đảm an toàn cho vị ấy.
Báo cáo của USCIRF, được công bố vào ngày 28 tháng Tư, cho biết, tình trạng tự do tôn giáo ở Trung Quốc đã tiếp tục xấu đi trong năm ngoái, khi bọn cầm quyền sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo để giám sát các nhóm tôn giáo thiểu số.
Hàng loạt vi phạm
Báo cáo của USCIRF cho biết các chuyên gia độc lập ước tính rằng khoảng 900,000 đến 1.8 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Slovak và những người Hồi giáo khác đang bị giam giữ trong hơn 1,300 trại tập trung ở Tân Cương.
Báo cáo cũng đề cập đến các cuộc tấn công vào Kitô hữu, nói rằng bọn cầm quyền đã tấn công hoặc tịch thu hàng trăm nhà thờ Kitô Giáo. Họ đã thả các thành viên của Giáo hội Giao ước Mưa mùa thu vào tháng 12 năm 2018, nhưng một tòa án vào tháng 12 năm ngoái đã buộc tội vị mục sư của nhóm này là mục sư Vương Nghị (Wang Yi -王毅), tội âm mưa lật đổ chính quyền nhân dân và kết án ông 9 năm tù giam.
Báo cáo cũng đề cập trực tiếp đến Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦), là Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东话) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建), và Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰), là Giám Mục Phó của giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化). Bọn cầm quyền đã liên tục sách nhiễu và bỏ tù các ngài chỉ vì các ngài đã từ chối tham gia vào Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước do cộng sản tạo ra.
Báo cáo của USCIRF cũng cáo buộc rằng bọn cầm quyền ở các địa phương, chẳng hạn như ở Quảng Châu, đang trả tiền mặt cho những ai báo cáo sinh hoạt của các tín hữu Công Giáo thầm lặng.
Ngoài ra, các thánh giá từ các nhà thờ trên khắp đất nước đã và đang bị triệt hạ, những người dưới 18 tuổi bị cấm tham gia các nghi thức tôn giáo, và hình ảnh của Chúa Giêsu hoặc Đức Mẹ được thay thế bằng hình ảnh của Đại Đế Tập Cận Bình.
Báo cáo đề nghị chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa chỉ định Trung Quốc là một quốc gia được quan tâm đặc biệt theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế.
Các tín hữu Trung Quốc muốn Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm trực tiếp vào các tổ chức và các quan chức Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo bằng cách đóng băng tài sản của các cá nhân liên quan hoặc cấm họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Họ cũng đề nghị rằng nếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo, các quan chức chính phủ Mỹ không nên tham gia Thế vận hội mùa đông do Bắc Kinh đăng cai vào năm 2022.
Báo cáo cũng yêu cầu tăng cường nỗ lực chống lại những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng ở Hoa Kỳ để đàn áp thông tin hoặc tuyên truyền về vi phạm tự do tôn giáo.
Trong một email viết cho UCA News, Cha Tôma Vương (Thomas Wang), là người đã theo dõi tình hình tự do tôn giáo tại Trung Quốc, cho biết bọn cầm quyền chưa bao giờ phản ứng tích cực với những cáo buộc đàn áp tôn giáo như thế này, chúng hoặc là né tránh, hoặc buộc tội những người khác can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Cha Vương cho biết phía Trung Quốc coi bách hại tôn giáo là một cuộc chiến trong nước. “Tôi đánh vợ con tôi sau cánh cửa đóng kín; nó không liên quan gì đến bạn, tôi có đánh họ đến chết thì đó là việc của gia đình chúng tôi, không phải việc của bạn.”
Maria Li tại Quảng Đông cho biết Trung Quốc không còn lo lắng về áp lực và lên án quốc tế.
“Bọn cầm quyền đã mua chuộc rất nhiều quốc gia và tổ chức lớn nhỏ; ngay cả các cơ quan quốc tế như Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, mà còn bảo vệ chúng. Vậy chúng còn lo lắng về điều gì?”
Tuy nhiên, cô muốn cộng đồng quốc tế chú ý đến tình hình tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc.
“Nếu nhiều quốc gia đoàn kết và gây áp lực với Trung Quốc, ít nhất bọn cầm quyền sẽ phải giảm bớt những áp bức trắng trợn, điều này sẽ giúp Giáo hội dễ thở hơn”, cô nói.
Source:UCAN
2. Thánh lễ tại Santa Marta 7/5/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện thêm cho các nghệ sĩ
Lúc 7 sáng thứ Năm 7 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài quay trở lại cầu nguyện cho các nghệ sĩ và cầu xin Chúa ban phép lành cho họ và nhắc nhở chúng ta rằng trở thành Kitô hữu là thuộc về một dân tộc được Chúa chọn một cách nhưng không. Nếu không có nhận thức này, người ta rơi vào chủ nghĩa giáo điều, duy đạo đức, hay các phong trào coi mình là thành phần tinh hoa của xã hội.
Mở đầu, Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua tôi đã nhận được một lá thư từ một nhóm nghệ sĩ: họ cảm ơn chúng ta vì lời cầu nguyện mà chúng ta dành cho họ. Tôi muốn xin Chúa ban phép lành cho họ vì các nghệ sĩ làm cho chúng ta hiểu thẩm mỹ là gì và không có thẩm mỹ thì Tin Mừng không thể hiểu được. Hãy cầu nguyện lần nữa cho các nghệ sĩ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 13: 13-25), trong đó Thánh Phaolô vào hội đường Do Thái tại Antiôkia xứ Pisiđia và cắt nghĩa cho dân chúng lịch sử dân Israel và ơn cứu độ.
Bài Ðọc I: Cv 13, 13-25
“Bởi dòng dõi Ðavít, Thiên Chúa đã ban Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Rời Paphô, Phaolô và các bạn vượt biển đến Perghê xứ Pamphy-lia; còn Gioan từ biệt các ngài, và trở về Giêrusalem. Hai ngài sang qua Perghê và đến Antiôkia xứ Pisiđia; ngày Sabbat, các ngài vào ngồi trong hội đường. Sau khi đọc sách luật và các tiên tri, những thủ lãnh nhà hội đường sai người đến nói với các ngài rằng: “Hỡi anh em, nếu ai trong anh em có lời khuyên bảo dân chúng, xin hãy nói”.
Phaolô đứng lên, giơ tay ra hiệu cho mọi người yên lặng và nói: “Hỡi người Israel và những kẻ kính sợ Thiên Chúa, hãy nghe đây. Thiên Chúa dân Israel đã chọn Tổ phụ chúng ta, Người đã thăng tiến dân Người khi họ còn cư ngụ trong nước Ai cập và Người ra tay mạnh mẽ đưa cha ông chúng ta ra khỏi nước ấy. Trong thời gian bốn mươi năm, Người chịu đựng thói xấu họ trong hoang địa; và sau khi đã tiêu diệt bảy dân tộc trong đất Canaan, Người đã cho họ chiếm đất của các dân tộc ấy gần bốn trăm năm mươi năm; và sau đó, Người ban cho họ các thẩm phán cho đến tiên tri Samuel. Kế đó, họ xin một nhà vua và Thiên Chúa cho Saolê, con ông Cis, thuộc chi họ Bengiamin, cai trị họ bốn mươi năm. Sau khi loại bỏ Saolê, Chúa đã đặt Ðavít lên làm vua dân Người, để chứng nhận điều đó, chính Người đã phán: “Ta đã gặp được Ðavít con của Giêsê, người vừa ý Ta, người sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta”.
“Bởi dòng dõi Ðavít, theo lời hứa, Thiên Chúa ban cho Israel Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ, Ðấng mà Gioan đã báo trước khi người đến rao giảng phép rửa thống hối cho toàn dân Israel. Khi Gioan hoàn tất hành trình, ngài tuyên bố: “Tôi không phải là người mà anh em lầm tưởng; nhưng đây, Người sẽ đến sau tôi mà tôi không đáng cởi dây giày dưới chân Người”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Khi Thánh Phaolô giải thích về giáo lý mới, ngài nói về lịch sử ơn cứu độ. Đằng sau Chúa Giêsu có một câu chuyện dài về ân sủng, về việc Chúa chọn Israel làm dân riêng của Người, và về những lời hứa.
Chúa đã chọn Ápraham và đồng hành với dân Người. Có một câu chuyện về Thiên Chúa với dân Người. Thánh Phaolô không bắt đầu với Chúa Giêsu, nhưng ngài bắt đầu với lịch sử. Kitô giáo không chỉ là một học thuyết, mà là một lịch sử dẫn đến học thuyết này. Kitô giáo không chỉ là một tập hợp các nguyên tắc đạo đức. Kitô Giáo có các nguyên tắc đạo đức, nhưng chúng ta không phải là Kitô hữu chỉ vì tầm nhìn đạo đức, nhưng còn hơn thế nữa.
Kitô hữu cũng không phải là một tầng lớp tinh hoa những người ưu tú được chọn để biết sự thật. Não trạng tinh hoa này tồn tại trong Giáo Hội. Trở thành Kitô hữu là thuộc về một dân tộc được Chúa chọn cách nhưng không.
Nếu chúng ta không có ý thức thuộc về một dân tộc, chúng ta sẽ là các Kitô hữu ý thức hệ, với một học thuyết, và một hệ thống đạo đức. Chủ trương Kitô hữu tinh hoa tin rằng những người khác sẽ bị loại bỏ và sẽ xuống địa ngục. Nghĩ như thế chúng ta sẽ không phải là các Kitô hữu thực sự.
Nhiều lần chúng ta rơi vào những não trạng thiên vị này. Chiều kích tinh hoa làm tổn thương chúng ta rất nhiều và chúng ta mất cảm giác thuộc về dân tộc trung tín và thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng ta mất ý thức của một dân tộc. Chúng ta phải loan truyền lịch sử cứu độ của chúng ta, và ký ức của một dân tộc. “Hãy nhớ về tổ tiên”, Thánh Phaolô đã viết như thế trong thư gởi các tín hữu Do Thái.
Sự lầm lạc nguy hiểm nhất của các Kitô hữu là thiếu ký ức thuộc về một dân tộc: đây là nơi mà chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa duy đạo đức và các phong trào tinh hoa xuất phát.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng: Dân Chúa bước theo sau một lời hứa, một giao ước, không phải do họ làm ra nhưng họ nhận thức được giao ước ấy. Chúng ta là những người thuộc về dân trung tín thánh thiện của Thiên Chúa, là những người trong tổng thể có một cảm thức về đức tin và không thể sai lầm trong những gì Dân Chúa tin tưởng.
Source:Vatican News
Tình hình tại Nga trở nên nghiêm trọng. Thương vong và tình trạng điêu đứng của các linh mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:28 07/05/2020
1. Tuyên bố của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân ủng hộ những cáo buộc Trung Quốc của Đức Hồng Y Charles Bo
Hôm thứ Tư 6 tháng Năm, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, người Trung Hoa, nguyên Giám Mục Hương Cảng đã ra một tuyên bố đăng trên UCA News.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Hồng Y Charles Bo [Tổng Giám Mục Yangon, Miến Điện, và là chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu] đã can thiệp mạnh mẽ vào cuộc tranh luận quốc tế về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 (UCA News ngày 2 tháng Tư), thẳng thừng đặt trách nhiệm chính lên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự can đảm của ngài làm tôi ngạc nhiên, nhưng bài viết rất chính xác và công bằng. Tôi cảm thấy vui mừng vì tờ “The Tablet” đã tường trình diễn biến này rất tích cực.
Cũng trên UCA News (ngày 20 tháng Tư) một người Pháp là “thần học gia” Michel Chambon đã tấn công Đức Hồng Y người Miến Điện trong bài “ Đức Hồng Y Bo nhổ vào mặt Trung Quốc”. Tôi không thể tìm thấy bất cứ điều gì liên quan đến thần học trong bài viết của “thần học gia” này, với một bài viết có tiêu đề giật gân như thế, và với một nội dung thật là vu vơ và thậm chí tự mâu thuẫn.
Ông ta nói: “Tôi đồng ý với Đức Hồng Y Bo rằng dối trá và tuyên truyền đã đưa hàng triệu sinh mạng trên toàn thế giới đến chỗ gặp nguy hiểm.” Đó là chính xác những chất liệu chính trong bài viết Đức Hồng Y Bo.
Nhưng Chambon lại nói tuyên bố của Đức Hồng Y Bo “là không chính xác”, bởi vì “Các chính phủ phương Tây cũng có trách nhiệm, vì họ đã từ chối xem xét (các thông tin có sẵn) một cách nghiêm túc”. Một lần nữa Đức Hồng Y Bo đã nói điều tương tự:
“Khi chúng ta khảo sát thiệt hại gây ra cho biết bao sinh mạng trên toàn thế giới, chúng ta phải hỏi ai chịu trách nhiệm đây? Tất nhiên những lời chỉ trích có thể được nhắm vào các cấp chính quyền ở khắp mọi nơi. Nhiều chính phủ bị buộc tội không chuẩn bị khi lần đầu tiên nhìn thấy coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán.”
Nhưng Đức Hồng Y Bo cũng nói:
“Nhưng có một chính phủ phải trách nhiệm chính, cho những hậu quả của những gì họ đã làm và những gì họ đã không làm, và đó là chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh.” (họ đã bóp nghẹt những tin tức và buộc những người tố cáo phải im lặng)
Chambon cáo buộc Đức Hồng Y Bo là “dùng chính trị để chia rẽ thế giới”. Đó là một cáo buộc vớ vẩn. Đương nhiên và chính đáng là kẻ gây ra tai họa cho mọi người, và nạn nhân của hắn tự khắc là hai mặt đối lập của sự phân cực, không có chính trị gì trong việc này.
Và ở đây có một khẳng định đáng ngạc nhiên trong bài viết Chambon: “xúc phạm chế độ Trung Quốc cũng là nhổ vào mặt dân tộc hỗ trợ chế độ ấy”. Bất kỳ ai với một ít kiến thức về Trung Quốc sẽ cười vào mặt và tiếc xót thời gian lãng phí để đọc bài viết này của cái ông xưng mình là “thần học gia” và là “nhân chủng học nghiên cứu về Giáo Hội tại Trung Quốc”.
Với những người như Michel Chambon, sẽ không bao giờ có một cuộc cách mạng Pháp.
Source:UCAN
2. Virus Tầu giáng một đòn chí tử vào Giáo Hội tại Nga
Tính cho đến ngày thứ Năm 7 tháng Năm, tử vong toàn thế giới đã lên đến 264,810 người, trong số 3,818,759 trường hợp nhiễm coronavirus. Tại Nga, tử vong đã lên đến 1,537 người, trong số 165,929 trường hợp nhiễm coronavirus. Chỉ trong 24 giờ trước đó, đã có thêm 10,559 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Tâm chấn của dịch bệnh hiện nay là Mạc Tư Khoa, nơi có hơn 6,000 người nhiễm bệnh chỉ trong một ngày, chiếm hơn một nửa trong tổng số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận trong một ngày của cả nước. Một trong những đạc điểm khiến tình hình tại Nga trở nên nguy hiểm là vì người Nga thích sống tập trung. Trên toàn cầu, Nga hiện đang ở vị trí thứ bảy trong số liệu thống kê về các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, vượt qua Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giáo Hội Công Giáo tại Nga hiện nay 6 đơn vị hành chánh cấp giáo phận hay tương đương với giáo phận. Cụ thể là có một tổng giáo phận, ba giáo phận, một giáo phận Công Giáo Đông phương và một Miền Phủ Doãn Tông Tòa. Ngày 9 tháng Tư, Đức Cha Clemens Pickel, người gốc Đức 58 tuổi, Giám Mục giáo phận San Clemente a Saratov cho biết ngài đã bị nhiễm coronavirus và đang trong tình trạng cách ly. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau đó, giáo phận ra thông báo là có sự nhầm lẫn. Ngài khoẻ mạnh và xét nghiệm âm tính với coronavirus. Trong khi đó, Miền Phủ Doãn Tông Tòa Yuzhno Sakhalinsk và giáo phận Công Giáo Đông phương đã trống tòa từ lâu và đến nay Tòa Thánh không làm sao bổ nhiệm được Giám Mục coi sóc. Trong số 142 triệu người Nga hiện nay, 20% xưng mình là tín hữu Chính Thống Giáo, 15% là người Hồi Giáo, người Công Giáo có 773,000, tức là chỉ khoảng 0.5%.
Giáo hội Chính thống Nga tiếp tục trải qua các thử thách cam go. Vào đêm 3 tháng Năm, cựu Giám Mục trưởng Astrakhan Iona, tước hiệu Giám Mục là Karpukhin, đã chết trong một bệnh viện tại Mạc Tư Khoa, ở tuổi 78. Trước khi là Giám Mục, từ năm 1991 đến 2013, ông là linh mục chính xứ Nhà thờ Suy Tôn Thánh giá, tại quận Muscovite nổi tiếng của thành phố Altufevo. Sau khi nghỉ hưu ông đã trở về sống tại đây. Trong tu viện Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu ở thành phố Kotkovo của một cộng đồng các nữ tu trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, cha giám đốc linh hướng Vladimir Veriga qua đời vào ngày 24 tháng 4. Vài ngày sau, tu viện chịu thêm cái tang khác. Lần này là cha Evgenij Korchukov, qua đời ở tuổi 66 sau khi đã là cha linh hướng cho các nữ tu trong 20 năm. Cha Evgenij Korchukov cũng là một nhà điêu khắc nổi tiếng của Nga có 5 đứa con và 9 đứa cháu.
Sau khi Cha Dmitrij Vetoshkin bị nhiễm coronavirus khi phân phát Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân trong Kuban ở miền nam nước Nga, tất cả các linh mục trong khu vực đã được yêu cầu hoàn toàn cô lập.
Chúa Nhật 3 tháng Năm vừa qua là Chúa Nhật thứ Ba mùa Phục sinh theo lịch Chính Thống Giáo và là ngày dành riêng để tôn vinh những người phụ nữ đã mang thuốc thơm đến xức xác Chúa Giêsu sau khi Ngài được hạ xác xuống và táng trong một huyệt đá mới. Trong thông điệp gởi các tín hữu Chính Thống Giáo, Đức Thượng Phụ Kirill nhận định rằng lòng sùng kính khiêm tốn của những người phụ nữ đối với cơ thể của Đấng Cứu Rỗi “linh hứng cách đặc biệt cho chúng ta. Những phụ nữ ấy không muốn chứng minh bất cứ điều gì với bất cứ ai, họ chỉ muốn có vinh dự được đứng bên cạnh Chúa trong Vương quốc của Người.” Đức Thượng Phụ nhìn nhận những nỗi buồn to lớn của ngài mình khi đối mặt với ‘thế lực sự ác kinh hoàng’, và mời gọi các tín hữu, trong nỗi buồn của sự mất mát rất nhiều người thân, và phải chịu đựng những thử thách kinh hoàng vẫn trung tín với sứ điệp Tin Mừng như các phụ nữ đã mang thuốc thơm đến xức xác Chúa Giêsu, như ông Giuse thành Arimathea và ông Nicôđêmô.
Trong giai đoạn khó khăn này, nhiều linh mục cũng thấy mình rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Khác với các linh mục Công Giáo, trong Chính Thống Giáo luật độc thân linh mục là một tùy chọn, không phải là điều bắt buộc. Cho nên, một số đông các linh mục Chính Thống Giáo là những người có gia đình, và gia đình họ thường là các gia đình rất đông. Các linh mục này lâm vào tình cảnh khó khăn về tài chính trầm trọng sau khi các Thánh lễ bị đình chỉ. Một số đông các vị như thế không còn cách nào khác hơn là gởi các kiến nghị lên Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa để được giúp đỡ. Căng thẳng nhất là các bức thư của các linh mục vùng Samara trên sông Volga, trong đó họ cáo buộc sự thờ ơ của các nhà lãnh đạo trong hàng giáo phẩm. Trong một lá thư ngỏ được đăng rộng rãi trên các báo chí tại Nga, họ viết: “Cho phép chúng tôi, các linh mục đơn sơ ở thôn quê, đặt một câu hỏi: kể từ khi nào thói đạo đức giả không còn là một tội lỗi nữa?”
Lý do của cáo buộc này là vì khi các vị này xin trợ cấp, Đức Thượng Phụ Kirill đáp lại bằng cách yêu cầu các “giáo dân giàu có” hỗ trợ các linh mục. Tuy nhiên, các linh mục chỉ ra rằng trong các vùng nông thôn kiếm đâu ra các “giáo dân giàu có”. Trong khi đó, Đức Thượng Phụ lại hoan nghênh lệnh cấm cử hành các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự của nhà cầm quyền và đe dọa treo chén bất cứ ai bất tuân lệnh.
Trong mấy ngày qua, Đức Thượng Phụ đã treo chén nhiều vị trong đó có linh mục trưởng nhà thờ Thánh Nicholas ở Perervinsk, là cha Vladimir Chuvikin. Ngài cũng là giám đốc của chủng viện thần học nằm trong khu phức hợp tu viện, nơi đã diễn ra các nghi lễ trong Tuần Thánh. Đến nay, chính quyền Mạc Tư Khoa đã đưa ra các cáo buộc cho rằng vì không có bất kỳ giới hạn nào về số các tín hữu tham dự các nghi thức nên đã gây ra nhiều trường hợp nhiễm trùng.
Một vị khác cũng bị Đức Thượng Phụ treo chén là linh mục thần học gia Andrej Kuraev, một trong những nhà bình luận nổi tiếng nhất về các vấn đề của Chính Thống Giáo hiện nay ở Nga. Cha Andrej Kuraev xung khắc với Đức Thượng Phụ về nhiều vấn đề. Sau khi Chính Thống Giáo Nga đoạn tuyệt với Tòa Thượng Phụ Constantinople, Cha Kuraev nói Đức Thượng Phụ Kirill muốn làm “Giáo Hoàng của Chính Thống Giáo.” Đó là một trong những nhận xét bị những người ủng hộ Đức Thượng Phụ Kirill coi là cực kỳ đại nghịch bất đạo.
Source:Asia News
3. Những tâm tình người Công Giáo cần phải chuẩn bị khi mở lại các thánh lễ
Quyết định ngưng mọi Thánh Lễ công cộng là một quyết định đau lòng, nhưng cần thiết vì thiện ích chung. Và khi các hạn chế y tế được nới lỏng và người ta bắt đầu được tụ họp lại với nhau, điều quan trọng đối với mọi người là hiểu rằng sự việc sẽ không lập tức trở lại bình thường như trước. Vấn đề tế nhị và phức tạp hơn nhiều người tưởng tượng ra. Một trong những vấn đề các giáo phận tại Mỹ băn khoăn là làm sao để người Công Giáo khỏi ngã lòng. Trong những ngày đầu tái tục trở lại chắc chắn chỉ có một ít anh chị em giáo dân được chọn tham dự các Thánh lễ. Nếu bạn không được chọn thì sao? Xin đừng ngã lòng. Xin đừng cho rằng người ta kỳ thị mình vì mình là người Á Châu. Có thể họ có sai sót. Có thể vì mình không ghi tên trong danh sách thành viên giáo xứ. Có thể họ không liên lạc được với mình. Rất nhiều cái có thể.
Thấy trước rất nhiều vấn đề tế nhị như thế, nên Tổng giáo phận Công Giáo Denver đang đặt kế hoạch cho việc phải cử hành các Thánh Lễ công cộng ra sao để phù hợp với các qui định mới về y tế, đồng thời suy tư đến cảm giác của anh chị em giáo dân.
Dưới đây là những tâm tình mà tổng giáo phận Denver nghĩ rằng người Công Giáo cần phải chuẩn bị khi mở lại các thánh lễ.
Ai cũng ước ao được trở lại giáo xứ của mình, tham dự phụng vụ, và lãnh nhận Thánh Thể. Ước ao này rất mạnh mẽ. Nhưng tổng giáo phận Denver yêu cầu mọi người tiếp cận giai đoạn mới này bằng một tâm thức kiên nhẫn, yêu thương và bác ái.
Các chi tiết chuyên biệt về việc khi nào các Thánh Lễ công cộng được tái tục và chúng sẽ diễn tiến như thế nào vẫn còn đang được nghiên cứu, nhưng trong lúc chờ đợi, tổng giáo phận đưa ra 5 điểm sau đây để mọi người chuẩn bị sẵn sàng ứng phó:
Thứ nhất: Số người tham dự sẽ hạn chế
Ai cũng biết các hạn chế vẫn được duy trì đối với các cuộc tụ họp đông người, nên tổng giáo phận đang làm việc cùng các giáo xứ để ấn định một cách hợp tình hợp lý nhất con số tối đa cho mỗi lần tham dự Thánh Lễ. Điều quan trọng là mọi người đăng ký để nhận được thông tin từ giáo xứ của mình về tình hình giáo xứ, về số người tham dự và số này là những ai cụ thể, tham dự vào những ngày nào. Không ai nên mong chờ được tham dự Thánh Lễ thường xuyên như trước.
Thứ hai: Khoảng cách xã hội sẽ được thực hành
Các người tham dự nên làm quen với việc giáo xứ của họ vạch ranh giới ở các hàng ghế, chỗ ngồi, và các gia đình nên giữ khoảng cách 6 feet với các gia đình khác. Mọi người phải sẵn sàng đeo khẩu trang và nếu ai đó có các triệu chứng mang bệnh bất cứ nào, xin hãy ở lại nhà, đừng đến nhà thờ.
Thứ ba: Sẽ có các thay đổi phụng vụ
Giống như các giao thức đã được đưa ra hồi đầu tháng 3, các thận trọng thêm nữa cần được thi hành, như ngưng việc lãnh nhận Máu Thánh và chỉ lãnh nhận Mình Thánh trên tay.
Thứ tư: Việc miễn chuẩn nghĩa vụ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật vẫn được duy trì một thời gian nữa
Đối với các nhóm có nguy cơ, những người có triệu chứng, và bất cứ ai cảm thấy ở nhà thì an toàn hơn, họ sẽ không bị buộc phải tham dự Thánh Lễ trong vài tuần sau khi tái tục lại các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự. Vì các gia đình chỉ còn có thể tham dự Thánh Lễ bất thường xuyên, và không nhất thiết vào ngày Chúa Nhật, nên đã có kế hoạch tiếp tục giữ Ngày của Chúa bằng cách tham dự các Thánh Lễ trực tuyến hay được ghi hình trước.
Thứ năm: Vẫn có thể có những nguy hiểm đối với bất cứ ai tham dự Thánh Lễ công cộng
Bất chấp các thực hành y tế tốt nhất và khoảng cách xã hội nghiêm ngặt nhất, bất cứ ai bước vào một nơi công cộng nên nhìn nhận rằng ở đấy họ có nguy cơ bị lây nhiễm coronavirus. Các nhà thờ chắc chắn sẽ tăng cường các biện pháp vệ sinh, nhưng không ai nên cho rằng ở đó, họ an toàn hơn bất cứ chỗ công cộng nào khác.
Thứ sáu: Sau cùng, hãy ráng tiến bộ, chứ không hoàn hảo
Chắc chắn sẽ có thách thức và ngã lòng. Gia đình bạn có thể không được tham dự Thánh Lễ trong các tuần lễ đầu tiên khi nó được tái tục. Giáo xứ có thể mắc lầm lỡ này hay lầm lỡ khác và sự việc không diễn tiến như dự kiến. Nhưng tổng giáo phận tin rằng tuân theo các hướng dẫn này là một hy sinh hợp lý. Khi thấy con số nạn nhân phẳng dần và giảm đi, người ta bắt đầu cảm thấy tình thế được cải thiện. Vì thiện ích chung, và sau cùng, để phục vụ cộng đồng cách tốt nhất, tổng giáo phận không muốn góp phần gây ra các hậu quả khiến việc tham dự Thánh Lể công cộng bị đẩy vào một tương lai xa xôi hơn.
Tổng giáo phận hy vọng rằng nếu mọi người cùng cố gắng chung, họ có thể nhẹ nhàng bước vào giai đoạn mới và tiếp tục nhân thừa, gia tăng số người tham dự và các phương án. Còn nếu mọi người đều tìm cách phá ngang các qui định, họ sẽ tạo ra các tình huống khiến cuối cùng mọi người buộc phải bước ngược trở lại các hạn chế nghiêm ngặt, có khi tồi tệ hơn.
Source:Denver Catholic