Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy quay lưng lại với các giá trị hư ảo và các quyền lực giả trá
Lm. Jude Siciliano, OP
05:44 08/05/2010
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH – C
Cv 15:1-2, 22-29; Kh 21: 10-14, 22-23;Ga: 14: 23-29
Chúng ta đang ở vào đoạn gần cuối Sách Khải Huyền. Tuần tới chúng ta sẽ nghe các câu kết của sách. Những tuần qua, tác giả Gio-an đã trò chuyện với chúng ta từ nơi ngài bị phát lưu ở đảo Pát-mô. Vì đã không chịu thần phục La-mã và vì từ chối gọi Xê-da là “Chúa” nên Ngài đã bị đày đến đó. Ngài ra đi, để lại anh chị em Ki-tô hữu của mình cũng đang chịu bách hại (1,9). Thế nên chẳng có gì lạ khi các thắc mắc được đặt ra: Tại sao Thiên Chúa lại có thể để cho những người tốt lành như thế phải chịu đau khổ cơ chứ? Tại sao kẻ dữ thịnh đạt hoài? Ai sẽ giành chiến thắng chung cuộc, Thiên Chúa hay các địch thủ của Người? Gio-an đã viết sách Khải Huyền hầu giúp trả lời cho các vấn nạn thách thức niềm tin ấy. Các vấn nạn này không chỉ rộ lên ở thời xưa, nhưng cũng là các vấn nạn đặt ra cho chúng ta nữa.
Sách Khải Huyền cho thấy, Gio-an đã cố gắng an ủi những giáo hội bị bách hại. Các giáo hội này mới có thể hiểu được các tư tưởng bí nhiệm ngập tràn trong Sách, còn những kẻ bách hại họ thì không. Viết cho các giáo hội gặp cảnh khổ đau, Gio-an đã khuyến khích họ kiên trì và hy vọng. Cơn bách hại vẫn còn đe dọa các Ki-tô hữu đó đây trong thế giới hôm nay và cũng vậy sách Khải Huyền có thể đem lại cho họ niềm an ủi và hy vọng. Sách khải huyền cũng ngỏ lời động viên đến giáo hội đương đại của chúng ta nữa, vì chúng ta cũng đang chịu dày vò vì những thương tích bên trong. Các thương tích này xuất phát từ nỗi đớn đau nhục nhằn có nguyên do bởi những vụ scandal mà chúng ta đang hứng chịu tại nhiều giáo phận rải rác khắp nơi trên thế giới. Những gì sách Khải Huyền soi sáng cũng có thể củng cố lòng quyết tâm của chúng ta trong lúc đương đầu với trào lưu phi tín ngưỡng và thái độ dửng dưng của thế giới quanh ta.
Sách Khải Huyền là một mảng thuộc văn chương khải huyền. Khải Huyền có nghĩa là “vén màn; tỏ lộ ra” và Khải Huyền là một cố gắng để “mạc khải” ý nghĩa lịch sử cho những ai đang trải bước qua những giờ phút kinh hoàng thống khổ. Sách Khải Huyền không phải là lời tiên báo chính xác về các biến cố tai ương trong tương lai, như những người bảo thủ bám vào nghĩa đen của sách Khải Huyền chủ trương. Đừng quên, Đức Giê-su đã nói với chúng ta rằng, chúng ta không thể biết được ngày giờ chính xác Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử vũ hoàn (Mc 13,32).
Sách Khải Huyền khởi đi từ ngai Thiên Chúa trên trời (1,12tt), tức là nơi lịch sử nhân loại đã khởi đi và sẽ tiến về. Gio-an thuật lại các thị kiến mà ngài đã chứng kiến về cuộc chiến giữa thiện và ác. Qua lối văn được mật mã hóa, Ngài có ý nói về La-mã (Con Thú) và Xê-da (Chương 13-17). Ngài cho đó là các địch thù của Thiên Chúa, như thể chính chúng là tất cả các quyền lực dưới đất đang hòng thay thế đường lối của Thiên Chúa. “Con Thú” là bất kỳ quyền lực nào phát sinh sự dữ; ấy là thù địch của Thiên Chúa qua mỗi thế hệ và cũng đã thu được nhiều thuộc hạ, tức những ai xiêu lòng trước cám dỗ của nó.
Xin nhớ cho rằng, sách Khải Huyền là một “mạc khải” giúp chúng ta thấy được những nỗi khổ đau trong quá khứ và hiện tại của chúng ta bằng cặp mắt đức tin, tin vào sự thiện hảo, lòng yêu thương và quyền năng của Thiên Chúa như khiên che thuẫn đỡ. Khải Huyền cũng nói về tương lai với những lời quả quyết chứ không phải là những lời tiên báo chính xác. Gio-an nhắc nhớ chúng ta rằng, trong khi chúng ta không có quyền định đoạt tương lai, thì Thiên Chúa lại thực hiện điều ấy.
Căn cứ vào dấu chứng hiện tại, đúng là khó để biết được ai sẽ giành chiến thắng chung cuộc, Thiên Chúa hay Con Thú. Giữa cảnh đọa đầy sầu thảm, Gio-an đã viết lên một thư liệu chất chứa niềm tin khả thị ở tương lai để bênh đỡ tinh thần của các Ki-tô hữu đang sầu đau suy kiệt. Ngài bảo đảm với chúng ta rằng, rồi đây trong tương lai, Đức Ki-tô sẽ lại đến. Thoạt đầu, chúng ta đã thấy Người như Con Chiên bị giết (5,12), nhưng khi Người lại đến, chúng ta sẽ trông thấy Người trong vinh quang của Người. Người sẽ đến trong uy quyền, cỡi trên con ngựa trắng của Người, và Người sẽ được gọi là “Đấng Trung Thành và Chân Thật” và “Vua các vua, Chúa các chúa” (19,11-16). Sẽ có một cuộc chung thẩm khi mọi người tề tựu trước nhan Thiên Chúa, đấy là nơi người lành kẻ dữ chịu xét xử. Những ai được ghi tên trong Sách Sự Sống của Con Chiên (20,12) thì sẽ lãnh nhận phần thưởng dành cho họ.
Bây giờ chúng ta đến với trích đoạn Khải Huyền dành cho Chúa Nhật này. Câu chuyện đang tiến đến hồi kết và làm nổi bật sứ điệp hy vọng của sách Khải Huyền. Như chúng ta đã nghe trong tuần rồi, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt chúng ta và xua trừ sự chết. Sẽ không còn kêu than nữa và mọi sự được đổi mới. Giờ đây chúng ta được trao ban thị kiến về Thiên Chúa và Con Chiên hằng lưu ngụ ngay giữa chúng ta, ấy cũng là chủ điểm giáo lý về niềm tin vào Thiên Chúa nhập thể của chúng ta. (Đề tài này cũng được tìm thấy trong Hr 11-12). Nơi thành Giê-ru-sa-lem trên trời, Thiên Chúa sẽ hoàn tất điều Người đã khởi sự và chúng ta sẽ hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và anh chị em chúng ta. Trời mới đất mới sẽ xuất hiện và Giê-ru-sa-lem mới sẽ từ trời mà xuống như Ê-dê-ki-en đã thị kiến (Ed 40,2). Nơi thành ấy, Thiên Chúa sẽ ở cùng chúng ta và sẽ ủi an tất cả những ai đau khổ. Như Gio-an nói trong câu 22,5: “Sẽ không còn đêm tối nữa, họ không cần ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu soi trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.”
Con Chiên, Đấng là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, Người đã đổ máu trên thập giá, cũng sẽ hiện diện nơi Giê-ru-sa-lem mới. Chúng ta không thể tự cứu mình khỏi vòng tội lụy, và chúng ta cũng chẳng thể đơn thương độc mã mà đánh bại sự dữ nơi thế gian này. Thế nhưng điều chúng ta không thể đạt được với khả năng riêng của chúng ta, thì Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta. Chúng ta là những người thụ lãnh ân sủng của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã chiến thắng khải hoàn và đã xóa bỏ tội lỗi của chúng ta.
Chuỗi ngày hết sức thống khổ cùng muôn vàn thử thách không chỉ xảy ra trong thời của Gio-an, mà vẫn còn kéo dài cho đến hôm nay. Gio-an đã kết thúc “mạc khải” của ngài với một thị kiến nảy sinh niềm hy vọng về những gì rồi đây sẽ thành hiện thực cho chúng ta. Không ai đòi chúng ta phải làm sáng tỏ hết thảy các biểu tượng trong sách Khải Huyền. Các biểu tượng ấy sẽ rất lý thú khi tìm hiểu trong những lúc rỗi rãi! Tuy nhiên ẩn tàng ở phần cuối quyển sách về các thị kiến này lại là những lời chất vấn chúng ta trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta có tin vào phần kết của câu chuyện này là, nhờ Thiên Chúa, sự thiện sẽ chế ngự điều ác hay không? Ngay cả khi dấu chứng về cuộc khải hoàn đang đến hiện rất ảm đạm, liệu chúng ta có thể giữ lấy niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa không nào? Sách Khải Huyền cũng là một lời mời gọi đáp trả lại những điều chúng ta đã nghe và đã đón nhận trong cuộc sống mỗi chúng ta. Trong Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta có được kinh nghiệm cá nhân về một tình yêu tự hiến của Thiên Chúa. Cuộc đời chúng ta sẽ là một kiểu mạc khải về niềm hy vọng? Chúng ta sẽ làm chứng cho những người khác qua những cách xử sự, qua lời nói và việc làm của chúng ta chứ?
Bất chấp những gì đang diễn ra hiện thời, liệu chúng ta có thể tin vào những gì Gioan mô tả cho chúng ta, liệu chúng ta có thể tin vào Thiên Chúa là Đấng sẽ thâu về chiến thắng chung cuộc hay không? Sách Khải Huyền nhấn mạnh đến lòng thành tín yêu thương của Thiên Chúa được tỏ bày nơi Đức Giêsu tự nguyện chịu khổ hình vì chúng ta, là Con Chiên hiền lành bị đem đi giết. Tình yêu của Thiên Chúa là điều dành cho chúng ta bây giờ và sẽ là điều dành cho chúng ta trong tương lai nữa.
Sách Khải Huyền được viết theo truyền thống các văn phẩm khải huyền trong Cựu Ước, như sách Đa-ni-en chẳng hạn. Sách mạc khải một câu chuyện nhất quán về Thiên Chúa từ viễn cảnh của cả truyền thống Do-thái giáo lẫn Ki-tô giáo. Tại Giê-ru-sa-lem xưa, không có lầu đài nào thánh thiêng hơn Đền Thờ, tức trung tâm tôn giáo của Ít-ra-en. Thế nhưng trong sách Khải Huyền, Gio-an cho chúng ta biết rằng, “Trong thành, tôi không thấy có đền thờ.” Gio-an đã thấy Giê-ru-sa-lem mới có hình thể lập phương, biểu trưng cho sự toàn hảo. Tự thân thành ấy có thể mang hình dáng như Đền Thờ Cực Thánh. Tại Giê-ru-sa-lem mới, Thiên Chúa sẽ tỏ hiện trước toàn dân một cách trực diện và có thể tiếp cận được, đấy là lời hứa mà Đức Giê-su đã nói với người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng, “Này người phụ nữ, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem” (Ga 4,21).
Sách Khải Huyền một mặt tiếp bước chân ta kiên vững nơi những trận chiến hiện thời để sống đời sống Ki-tô hữu, mặt khác sách cũng tập trung hướng nhìn của chúng ta về những gì sẽ đến. Vẻ ngoài của thế gian là các quyền lực ngạo nghễ sẽ bị đánh bại cho dù hiện giờ chúng đang dương oai. Rồi đây, chúng ta sẽ cùng nhau cư ngụ trong bình an với Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Thiên Chúa chẳng những sẽ không còn chỉ ở trong khuôn viên Đền Thờ, nhưng còn hiện diện với tất cả những ai lưu ngụ trong thành thánh. Có một câu ngạn ngữ vẫn thường nhắc nhớ chúng ta: chiếc áo không làm nên thầy tu, các lầu đài chẳng làm nên nhà thờ. Giáo Hội của chúng ta nhận Đức Giê-su như tâm điểm, là đầu và là “ngọn đèn” tỏa rạng (21,23) mà hiện nay hay trong tương lai chúng ta đều cần đến.
Gioan mời gọi chúng ta quay lưng lại với các giá trị ảo và các quyền lực giả trá của thế gian, thay vào đó chúng ta hướng về Thành Thánh mới là nơi Thiên Chúa ngự. Nếu chúng ta tin vào thị kiến của Gioan cũng như tin một ngày nào đó thị kiến ấy sẽ thành toàn, thì (ngoài Chúa và giáo hội người thiết lập ra) làm sao chúng ta có thể chọn điều gì khác hay ai khác được nữa cơ chứ? Gio-an đã xé toạc bức màn ra cho chúng ta và chúng ta có thể ngắm nhìn nơi cực thánh với tâm điểm là Thiên Chúa, Người cũng là trọng tâm đời sống của chúng ta nữa. Amen.
Anh Em HV Đaminh chuyển ngữ
Cv 15:1-2, 22-29; Kh 21: 10-14, 22-23;Ga: 14: 23-29
Chúng ta đang ở vào đoạn gần cuối Sách Khải Huyền. Tuần tới chúng ta sẽ nghe các câu kết của sách. Những tuần qua, tác giả Gio-an đã trò chuyện với chúng ta từ nơi ngài bị phát lưu ở đảo Pát-mô. Vì đã không chịu thần phục La-mã và vì từ chối gọi Xê-da là “Chúa” nên Ngài đã bị đày đến đó. Ngài ra đi, để lại anh chị em Ki-tô hữu của mình cũng đang chịu bách hại (1,9). Thế nên chẳng có gì lạ khi các thắc mắc được đặt ra: Tại sao Thiên Chúa lại có thể để cho những người tốt lành như thế phải chịu đau khổ cơ chứ? Tại sao kẻ dữ thịnh đạt hoài? Ai sẽ giành chiến thắng chung cuộc, Thiên Chúa hay các địch thủ của Người? Gio-an đã viết sách Khải Huyền hầu giúp trả lời cho các vấn nạn thách thức niềm tin ấy. Các vấn nạn này không chỉ rộ lên ở thời xưa, nhưng cũng là các vấn nạn đặt ra cho chúng ta nữa.
Sách Khải Huyền cho thấy, Gio-an đã cố gắng an ủi những giáo hội bị bách hại. Các giáo hội này mới có thể hiểu được các tư tưởng bí nhiệm ngập tràn trong Sách, còn những kẻ bách hại họ thì không. Viết cho các giáo hội gặp cảnh khổ đau, Gio-an đã khuyến khích họ kiên trì và hy vọng. Cơn bách hại vẫn còn đe dọa các Ki-tô hữu đó đây trong thế giới hôm nay và cũng vậy sách Khải Huyền có thể đem lại cho họ niềm an ủi và hy vọng. Sách khải huyền cũng ngỏ lời động viên đến giáo hội đương đại của chúng ta nữa, vì chúng ta cũng đang chịu dày vò vì những thương tích bên trong. Các thương tích này xuất phát từ nỗi đớn đau nhục nhằn có nguyên do bởi những vụ scandal mà chúng ta đang hứng chịu tại nhiều giáo phận rải rác khắp nơi trên thế giới. Những gì sách Khải Huyền soi sáng cũng có thể củng cố lòng quyết tâm của chúng ta trong lúc đương đầu với trào lưu phi tín ngưỡng và thái độ dửng dưng của thế giới quanh ta.
Sách Khải Huyền là một mảng thuộc văn chương khải huyền. Khải Huyền có nghĩa là “vén màn; tỏ lộ ra” và Khải Huyền là một cố gắng để “mạc khải” ý nghĩa lịch sử cho những ai đang trải bước qua những giờ phút kinh hoàng thống khổ. Sách Khải Huyền không phải là lời tiên báo chính xác về các biến cố tai ương trong tương lai, như những người bảo thủ bám vào nghĩa đen của sách Khải Huyền chủ trương. Đừng quên, Đức Giê-su đã nói với chúng ta rằng, chúng ta không thể biết được ngày giờ chính xác Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử vũ hoàn (Mc 13,32).
Sách Khải Huyền khởi đi từ ngai Thiên Chúa trên trời (1,12tt), tức là nơi lịch sử nhân loại đã khởi đi và sẽ tiến về. Gio-an thuật lại các thị kiến mà ngài đã chứng kiến về cuộc chiến giữa thiện và ác. Qua lối văn được mật mã hóa, Ngài có ý nói về La-mã (Con Thú) và Xê-da (Chương 13-17). Ngài cho đó là các địch thù của Thiên Chúa, như thể chính chúng là tất cả các quyền lực dưới đất đang hòng thay thế đường lối của Thiên Chúa. “Con Thú” là bất kỳ quyền lực nào phát sinh sự dữ; ấy là thù địch của Thiên Chúa qua mỗi thế hệ và cũng đã thu được nhiều thuộc hạ, tức những ai xiêu lòng trước cám dỗ của nó.
Xin nhớ cho rằng, sách Khải Huyền là một “mạc khải” giúp chúng ta thấy được những nỗi khổ đau trong quá khứ và hiện tại của chúng ta bằng cặp mắt đức tin, tin vào sự thiện hảo, lòng yêu thương và quyền năng của Thiên Chúa như khiên che thuẫn đỡ. Khải Huyền cũng nói về tương lai với những lời quả quyết chứ không phải là những lời tiên báo chính xác. Gio-an nhắc nhớ chúng ta rằng, trong khi chúng ta không có quyền định đoạt tương lai, thì Thiên Chúa lại thực hiện điều ấy.
Căn cứ vào dấu chứng hiện tại, đúng là khó để biết được ai sẽ giành chiến thắng chung cuộc, Thiên Chúa hay Con Thú. Giữa cảnh đọa đầy sầu thảm, Gio-an đã viết lên một thư liệu chất chứa niềm tin khả thị ở tương lai để bênh đỡ tinh thần của các Ki-tô hữu đang sầu đau suy kiệt. Ngài bảo đảm với chúng ta rằng, rồi đây trong tương lai, Đức Ki-tô sẽ lại đến. Thoạt đầu, chúng ta đã thấy Người như Con Chiên bị giết (5,12), nhưng khi Người lại đến, chúng ta sẽ trông thấy Người trong vinh quang của Người. Người sẽ đến trong uy quyền, cỡi trên con ngựa trắng của Người, và Người sẽ được gọi là “Đấng Trung Thành và Chân Thật” và “Vua các vua, Chúa các chúa” (19,11-16). Sẽ có một cuộc chung thẩm khi mọi người tề tựu trước nhan Thiên Chúa, đấy là nơi người lành kẻ dữ chịu xét xử. Những ai được ghi tên trong Sách Sự Sống của Con Chiên (20,12) thì sẽ lãnh nhận phần thưởng dành cho họ.
Bây giờ chúng ta đến với trích đoạn Khải Huyền dành cho Chúa Nhật này. Câu chuyện đang tiến đến hồi kết và làm nổi bật sứ điệp hy vọng của sách Khải Huyền. Như chúng ta đã nghe trong tuần rồi, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt chúng ta và xua trừ sự chết. Sẽ không còn kêu than nữa và mọi sự được đổi mới. Giờ đây chúng ta được trao ban thị kiến về Thiên Chúa và Con Chiên hằng lưu ngụ ngay giữa chúng ta, ấy cũng là chủ điểm giáo lý về niềm tin vào Thiên Chúa nhập thể của chúng ta. (Đề tài này cũng được tìm thấy trong Hr 11-12). Nơi thành Giê-ru-sa-lem trên trời, Thiên Chúa sẽ hoàn tất điều Người đã khởi sự và chúng ta sẽ hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và anh chị em chúng ta. Trời mới đất mới sẽ xuất hiện và Giê-ru-sa-lem mới sẽ từ trời mà xuống như Ê-dê-ki-en đã thị kiến (Ed 40,2). Nơi thành ấy, Thiên Chúa sẽ ở cùng chúng ta và sẽ ủi an tất cả những ai đau khổ. Như Gio-an nói trong câu 22,5: “Sẽ không còn đêm tối nữa, họ không cần ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu soi trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.”
Con Chiên, Đấng là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, Người đã đổ máu trên thập giá, cũng sẽ hiện diện nơi Giê-ru-sa-lem mới. Chúng ta không thể tự cứu mình khỏi vòng tội lụy, và chúng ta cũng chẳng thể đơn thương độc mã mà đánh bại sự dữ nơi thế gian này. Thế nhưng điều chúng ta không thể đạt được với khả năng riêng của chúng ta, thì Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta. Chúng ta là những người thụ lãnh ân sủng của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã chiến thắng khải hoàn và đã xóa bỏ tội lỗi của chúng ta.
Chuỗi ngày hết sức thống khổ cùng muôn vàn thử thách không chỉ xảy ra trong thời của Gio-an, mà vẫn còn kéo dài cho đến hôm nay. Gio-an đã kết thúc “mạc khải” của ngài với một thị kiến nảy sinh niềm hy vọng về những gì rồi đây sẽ thành hiện thực cho chúng ta. Không ai đòi chúng ta phải làm sáng tỏ hết thảy các biểu tượng trong sách Khải Huyền. Các biểu tượng ấy sẽ rất lý thú khi tìm hiểu trong những lúc rỗi rãi! Tuy nhiên ẩn tàng ở phần cuối quyển sách về các thị kiến này lại là những lời chất vấn chúng ta trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta có tin vào phần kết của câu chuyện này là, nhờ Thiên Chúa, sự thiện sẽ chế ngự điều ác hay không? Ngay cả khi dấu chứng về cuộc khải hoàn đang đến hiện rất ảm đạm, liệu chúng ta có thể giữ lấy niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa không nào? Sách Khải Huyền cũng là một lời mời gọi đáp trả lại những điều chúng ta đã nghe và đã đón nhận trong cuộc sống mỗi chúng ta. Trong Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta có được kinh nghiệm cá nhân về một tình yêu tự hiến của Thiên Chúa. Cuộc đời chúng ta sẽ là một kiểu mạc khải về niềm hy vọng? Chúng ta sẽ làm chứng cho những người khác qua những cách xử sự, qua lời nói và việc làm của chúng ta chứ?
Bất chấp những gì đang diễn ra hiện thời, liệu chúng ta có thể tin vào những gì Gioan mô tả cho chúng ta, liệu chúng ta có thể tin vào Thiên Chúa là Đấng sẽ thâu về chiến thắng chung cuộc hay không? Sách Khải Huyền nhấn mạnh đến lòng thành tín yêu thương của Thiên Chúa được tỏ bày nơi Đức Giêsu tự nguyện chịu khổ hình vì chúng ta, là Con Chiên hiền lành bị đem đi giết. Tình yêu của Thiên Chúa là điều dành cho chúng ta bây giờ và sẽ là điều dành cho chúng ta trong tương lai nữa.
Sách Khải Huyền được viết theo truyền thống các văn phẩm khải huyền trong Cựu Ước, như sách Đa-ni-en chẳng hạn. Sách mạc khải một câu chuyện nhất quán về Thiên Chúa từ viễn cảnh của cả truyền thống Do-thái giáo lẫn Ki-tô giáo. Tại Giê-ru-sa-lem xưa, không có lầu đài nào thánh thiêng hơn Đền Thờ, tức trung tâm tôn giáo của Ít-ra-en. Thế nhưng trong sách Khải Huyền, Gio-an cho chúng ta biết rằng, “Trong thành, tôi không thấy có đền thờ.” Gio-an đã thấy Giê-ru-sa-lem mới có hình thể lập phương, biểu trưng cho sự toàn hảo. Tự thân thành ấy có thể mang hình dáng như Đền Thờ Cực Thánh. Tại Giê-ru-sa-lem mới, Thiên Chúa sẽ tỏ hiện trước toàn dân một cách trực diện và có thể tiếp cận được, đấy là lời hứa mà Đức Giê-su đã nói với người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng, “Này người phụ nữ, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem” (Ga 4,21).
Sách Khải Huyền một mặt tiếp bước chân ta kiên vững nơi những trận chiến hiện thời để sống đời sống Ki-tô hữu, mặt khác sách cũng tập trung hướng nhìn của chúng ta về những gì sẽ đến. Vẻ ngoài của thế gian là các quyền lực ngạo nghễ sẽ bị đánh bại cho dù hiện giờ chúng đang dương oai. Rồi đây, chúng ta sẽ cùng nhau cư ngụ trong bình an với Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Thiên Chúa chẳng những sẽ không còn chỉ ở trong khuôn viên Đền Thờ, nhưng còn hiện diện với tất cả những ai lưu ngụ trong thành thánh. Có một câu ngạn ngữ vẫn thường nhắc nhớ chúng ta: chiếc áo không làm nên thầy tu, các lầu đài chẳng làm nên nhà thờ. Giáo Hội của chúng ta nhận Đức Giê-su như tâm điểm, là đầu và là “ngọn đèn” tỏa rạng (21,23) mà hiện nay hay trong tương lai chúng ta đều cần đến.
Gioan mời gọi chúng ta quay lưng lại với các giá trị ảo và các quyền lực giả trá của thế gian, thay vào đó chúng ta hướng về Thành Thánh mới là nơi Thiên Chúa ngự. Nếu chúng ta tin vào thị kiến của Gioan cũng như tin một ngày nào đó thị kiến ấy sẽ thành toàn, thì (ngoài Chúa và giáo hội người thiết lập ra) làm sao chúng ta có thể chọn điều gì khác hay ai khác được nữa cơ chứ? Gio-an đã xé toạc bức màn ra cho chúng ta và chúng ta có thể ngắm nhìn nơi cực thánh với tâm điểm là Thiên Chúa, Người cũng là trọng tâm đời sống của chúng ta nữa. Amen.
Anh Em HV Đaminh chuyển ngữ
Thư Chị thánh Têrêxa viết cho người anh em linh mục (4)
Nôbertô Thái Văn Hiến dịch
06:09 08/05/2010
Thư Chị thánh Têrêxa viết cho người anh em linh mục (4)
Năm thánh linh mục đang dần dần kết thúc để đẩy các linh mục của Chúa vững bước hành trình trên nẻo đường hy vọng. Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả, cách riêng là anh em linh mục, 6 lá thư của Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu viết cho Cha Roulland và 11 lá thư cho một thầy đại chủng sinh, người mà sau khi Chị Thánh qua đời mới được thụ phong linh mục: Cha Bellière.
Dưới đây xin giới thiệu thư thứ tư Chị Thánh gởi cha Rolland, do ông Nôbertô Thái Văn Hiến dịch.
Thư 221: Gửi Cha Roulland
Giêsu V 19 tháng 3 năm 1897
Thưa người Anh Em quí mến,
Mẹ nhân lành chúng con vừa trao cho con những lá thư của Cha dù đang là mùa Chay (thời gian này ở Cát Minh người ta không viết thư). Mẹ muốn hôm nay cho phép con trả lời thư Cha, bởi chúng con e là bức thư trong tháng Mười Một đã lạc đến chân trời góc bể nào rồi chăng. Các thư Cha viết vào tháng Chín đã có một chuyến vượt đại dương đầy may mắn và đã mang niềm vui sướng đến cho mẹ và người chị em nhỏ của Cha trong ngày lễ các Thánh Nam Nữ; riêng thư ngày 20 tháng Giêng đến với chúng con dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse. Bởi vì Cha làm theo cách của con để viết cả trên những dòng kẻ, nên con không muốn để mất thói quen tốt lành ấy tuy nó làm cho việc viết lách của con càng trở nên tệ hại, khó đọc hơn trước nhiều… Chao ôi! cứ thế này thì biết đến khi nào chúng ta mới không phải cần đến giấy mực để chia sẻ những ý tưởng của chúng ta nữa đây? Cha đã bỏ qua chuyến đi tham quan xứ sở tuyệt vời nơi người ta có thể làm cho nhau hiểu mà chẳng cần phải viết ra và thậm chí cả không cần nói ra; với cả tâm tình, con xin cảm ơn Chúa nhân lành đã để Cha ở lại giữa chiến trường để, vì Ngài, Cha mang về nhiều chiến thắng; những đau khổ của chúng ta đã cứu được nhiều linh hồn. Thánh Gioan Thánh Giá đã nói: “Một hành vi yê mến nguyên tuyền [1vo] dù nhỏ nhất cũng hữu ích cho Hội Thánh hơn tất cả mọi công trình gộp lại. ” Đã vậy thì biết bao gian khó và thử thách mà Cha phải chịu hẳn phải mang lại lợi ích cho Hội Thánh nhiều lắm, bởi chưng chỉ vì tình yêu duy nhất với Giêsu mà Cha đã chịu đựng tất cả môt cách hân hoan. Thật vậy, thưa người Anh Em kính mến, con không thể ái ngại gì về Cha cả, vì nơi Cha đang được thực hiện những lời này của Sách Gương Phước: “Khi các con nhận ra sự đau khổ là ngọt ngào và các con yêu mến nó vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu, ấy là lúc các con tìm gặp được Thiên Đàng trên thế gian này. ” Thiên Đàng ấy, đúng là của nhà truyền giáo và của nữ tu Cát Minh; niềm vui sướng mà người thế gian tìm kiếm trong những lạc thú chỉ là một bóng đen chập chờn, còn niềm hân hoan của chúng ta, được tìm kiếm và hưởng nếm trong công việc và đau khổ, đúng là một hạnh phúc ngọt ngào, được hưởng nếm trước niềm hạnh phúc Thiên Đàng.
Thư của Cha, đượm thắm niềm vui tươi thánh thiện, đã gây cho con nhiều hứng thú, con đã theo gương Cha và đã phải bật cười do người đầu bếp của Cha mà con cho là đang làm “thủng nồi trôi rế” của anh ta… tấm danh thiếp của Cha cũng làm cho con thích thú, ngay cả việc nên quay mặt nào để đọc con cũng không biết nữa là, con chẳng khắc nào một đứa trẻ muốn đọc nhưng lại cứ cầm ngược cuốn sách.
Nhưng trở lại chuyện anh đầu bếp của Cha, Cha có tin là đôi khi trong Dòng Cát Minh, chúng con cũng có những chuyện phiêu lưu thú vị không?
Dòng Cát Minh, cũng như Tứ Xuyên, là một xứ sở lạ lùng trên thế giới, ở đó người ta đánh mất tất cả những tập quán sơ đẳng nhất, sau đây là một thí dụ. Một người tử tế vừa mới đây có làm quà cho chúng con một con tôm hùm nhỏ được buộc chặt trong một chiếc sọt. Dĩ nhiên là đã lâu lắm rồi điều tuyệt diệu ấy không được nhìn thấy trong tu viện, tuy nhiên Soeur đầu bếp hiền lành của chúng con cũng được nhắc nhở là phải đặt con vật bé nhỏ ấy vào nồi nước để nấu chín; chị ấy vừa làm vừa than thở vì bị buộc phải dùng “bạo lực” đối với một thụ tạo vô tội. Thụ tạo vô tội có vẻ như mê ngủ kia cứ [2ro] mặc cho người ta muốn làm gì tuỳ ý: nhưng vừa khi cảm thấy nóng, sự hiền lành của nó chuyển ngay thành cơn giận dữ và biết là mình vô tội, nên chẳng cần phải xin phép ai cả, con vật búng ngay ra giữa nhà bếp, bởi chị lý hình tử tế chưa kịp đậy nắp vung. Soeur bếp đáng thương liền trang bị ngay chiếc kẹp và chạy đuổi chú tôm hùm còn đang búng mình tuyệt vọng. Cuộc vật lộn kéo dài khá lâu, cuối cùng trận chiến cũng kết thúc, chị bếp, chiếc kẹp vẫn giữ trên tay, vừa khóc tức tửi vừa tìm đến Mẹ bề trên và tuyên bố với Mẹ là chú tôm hùm kia bị quỉ ám. Vẻ mặt của chị còn đầy thuyết phục hơn cả những lời của chị ấy nữa. (Con vật nhỏ bé đáng thương, vừa mới đó, hết sức hiền lành, hết sức vô tội, đùng một cái đã bị quỉ ám! Quả là chớ nên tin vào những lời ca tụng của loài thụ tạo!) Mẹ Đáng Kính không nín được cười khi nghe những tuyên bố của vị thẩm phán nghiêm khắc đòi hỏi công lý, liền đi ngay đến nhà bếp, nắm lấy chú tôm hùm, vốn không khấn giữ đức vâng lời, cho nên có vài phản ứng, rồi nhốt chú lại vào nhà tù và đi ra khỏi nhà bếp nhưng không quên đóng chặt cửa, nghĩa là đậy nắp vung lại. Buổi tối trong nhà chơi, cả cộng đoàn cười đến chảy nước mắt vì chú tôm hùm bị quỉ ám và sáng hôm sau mỗi người đều có thể nhâm nhi một miếng. Ngài muốn thết đãi chúng con cũng đã đạt được mục đích của mình, bởi vì chú tôm hùm ngon lành hay nói đúng hơn là câu chuyện về nó sẽ còn được dùng để làm cho chúng con có thêm các bữa tiệc vui khác nữa, không phải tại phòng ăn, mà là ở nhà chơi kia. Câu chuyện ngắn con kể có thể không làm Cha thích thú lắm, nhưng con có thể cam đoan với Cha là nếu chứng kiến cảnh đã xảy ra thì Cha sẽ không thể giữ mình nghiêm trang được… cuối cùng, thưa người Anh Em kính mến, nếu con có làm Cha phát chán, thì xin hãy tha thứ cho con, giờ thì con sẽ nói nghiêm túc hơn (trong một lá thư của con mà có thể là Cha đã không nhận được, con có cảm ơn Cha về cuốn sách Cuộc đời Cha Nempon). Giữa nhiều cuộc đời khác, mà con đã đọc, [2vo] cuộc đời Théophane Vénard khiến con hứng thú và xúc động đến nỗi không biết nói sao hơn; qua cảm nghĩ ấy, con có biên soạn một vài đoản khúc riêng cho mình, nhưng con cũng gửi đến Cha, Mẹ nhân lành đã nói với con là Mẹ nghĩ rằng những câu thơ ấy sẽ làm hài lòng người anh em của con ở Tứ Xuyên. Đoạn áp chót cần phải có một vài giải thích: con thật hạnh phúc khi nói là con sẽ đi Đông Dương nếu Chúa nhân lành rủ lòng gọi con. Có lẽ việc đó khiến Cha phải ngạc nhiên, có phải là mơ mộng không khi một nữ tu Cát Minh nghĩ đến chuyện đi Đông Dương? Chẳng sao cả! đó không phải là mơ mộng, thậm chí con còn có thể đoan chắc với Cha là nếu Giêsu không sớm đến tìm con để về Cát Minh Thiên Đàng, thì sẽ có ngày con đến Hà Nội, bởi hiện nay đang có một nhà Cát Minh ở tại thành phố ấy, do chính nhà Cát Minh Sài Gòn vừa mới thành lập. Cha đã đến thăm Sài Gòn và Cha cũng biết là ở miền Bắc Việt Nam (Cochinchin) một dòng tu như chúng con không thể được nâng đỡ nếu không có các hạt nhân người Pháp; nhưng hỡi ôi! ơn gọi thật quá hiếm hoi và thường thì các bề trên không muốn để cho ra đi những nữ tu mà các ngài tin là có khả năng phục vụ cho chính cộng đoàn của mình. Vì thế mà, thuở còn xuân sắc, Mẹ nhân lành của chúng con đã bị ngăn cản bởi ý bề trên không cho đến Sài Gòn để đỡ đần cho nhà dòng ở đấy, không phải là con than phiền, mà con cảm ơn Chúa nhân lành đã linh hứng đúng đắn cho những đại diện của Ngài, nhưng con nhớ là những mong muốn của các mẹ đôi khi lại được thực hiện nơi những con cái và con sẽ chẳng ngạc nhiên khi đi lệch hướng trong việc cầu nguyện và đau khổ như Mẹ đáng kính của chúng con đã tưng muốn làm như thế… tuy nhiên phải thú nhận là những tin tức mà người ta từ Đông Dương gửi về cho chúng con không làm chúng con an tâm: cuối năm ngoái, kẻ trộm đã vào tu viện đáng thương, đột nhập vào phòng mẹ bề trên mà mẹ không hay biết, sáng hôm sau mẹ bắt gặp chiếc thánh giá của mình nằm bên cạnh (vào ban đêm, tượng thánh giá của nữ tu Cát Minh luôn được đặt phía trên đầu nằm, liền bên gối kê), một chiêc tủ nhỏ đựng quần áo đã bị nạy tung và số tiền ít ỏi là tất cả vốn liếng vật chất của Cộng Đoàn đã không cánh mà bay. Các nhà Cát Minh ở Pháp, [3ro] xúc động vì sự mất mát của nhà Hà Nội đã gom góp giúp xây dựng một tường thành khá cao để ngăn không cho kẻ trộm vào tu viện.
Có thể Cha cũng muốn biết Mẹ Đấng Kính nghĩ thế nào về ước ao đi Đông Dương của con, phải không? Mẹ tin tưởng ơn gọi của con (bởi vì, thực ra, mỗi nữ tu nói riêng và toàn thể Cát Minh đều phải cảm thấy mình được gọi không phải để đi xa xứ) nhưng Mẹ không tin là ơn gọi của con có thể được thực hiện, bởi vì bao gươm cũng phải chắc chắn như lưỡi gươm và có thể (theo Mẹ nghĩ) bao gươm sẽ bị ném xuống biển trước khi đến được Đông Dương. Quả là không đơn giản để có được sự đồng bộ giữa một thân thể và một tâm hồn! người anh em thân lừa khốn khổ này, như Thánh Phanxicô Khó Khăn gọi, thường hay cản trở và ngăn không cho người Chị Em quí phái lao mình đến những nơi như ý … Cuối cùng, con không muốn nói nặng nói nhẹ gì nó cả, cho dù nhiều khiếm khuyết, nhưng nó vẫn còn tốt cho một vài việc vì làm cho bạn đồng hành của nó và cho cả chính nó đạt đến Thiên Đàng và cũng đáng quí mến lắm.
Con không hề bận lòng về tương lai, con chỉ tin chắc là Chúa nhân lành sẽ thực hiện ý định của Ngài, đó là hồng ân duy nhất con ao ước. Đừng có “múa rìu qua mắt thợ” … Giêsu không cần ai để thực hiện công việc của Ngi và Nếu Ngài chấp nhận con, thì hẳn là do lòng nhân hậu thuần nhất, nhưng nói thật với Cha, thưa người Anh Em quí mến, con nghĩ đúng hơn là Giêsu sẽ đối xử với con như con bé ù lì; con không muốn như vậy đâu, bởi con sẽ rất hạnh phúc khi được làm việc và chịu đau khổ lâu dài vì Ngài, con cũng xin Ngài hãy bằng lòng ở lại trong con, nghĩa là đừng để ý đến bất cứ ước ao nào của con cả, hoặc yêu mến Ngài bằng cách chịu đau khổ, hoặc đến làm cho người vui lòng trên Thiên Đàng. Con hết sức hy vọng, thưa người Anh Em quí mến, một khi con rời bỏ chốn lưu đày, Cha sẽ không quên lời hứa cầu nguyện cho con, Cha đã luôn đón nhận những kêu cầu của con với lòng nhân hậu vô cùng lớn lao đến nỗi con vẫn còn dám xin thêm một lần nữa đấy. Con không muốn Cha cầu xin Chúa nhân lành giải cứu con khỏi lửa luyện tội: Mẹ Thánh Têrêxa đã nói với các con cái của mình [3vo] khi họ muốn cầu nguyện cho Mẹ: “Bất kể tôi có phải ở luyện ngục cho đến ngày tận thế đi chăng nữa, miễn là bằng lời cầu nguyện mà tôi cứu được một linh hồn. ” Lời ấy vang vọng trong tâm hồn con. Con ước ao cứu các linh hồn và quên mình đi vì họ; con muốn cứu họ ngay cả sau khi con chết, con cũng sung sướng như Cha khi đọc lên những lời cầu nguyện ngắn và sẽ mãi đọc lên: “Lạy Thiên Chúa của con, xin giúp cho người chị em của con làm cho Chúa được yêu mến hơn nữa.” Nếu Giêsu nhậm lời Cha cầu xin, con sẽ hết lòng biết ơn Cha… Cha xin con, thưa người Anh Em kính mến, chọn một trong hai tên Maria hoặc Têrêxa cho một trong những người con gái mà Cha sẽ rửa tội; bởi người Trung Quốc chỉ muốn có một thánh bảo trợ thay vì là hai, nên phải chọn cho họ vị nào quyền uy nhất, vậy là Đức Trinh Nữ thắng thế. Sau này, khi Cha đã rửa tội cho nhiều con cái, Cha sẽ làm vui lòng người chị em (Cát Minh như con đây) của Cha bằng cách gọi tên hai người chị em hèn mọn Céline và Têrêxa, đó là những tên mà chúng con được gọi trên thế gian này. Céline, lớn hơn con gần bốn tuổi, đã đến hội ngộ với con sau khi vuốt mắt cho bố nhân lành của chúng con; người Chị yêu dấu ấy không biết những quan hệ thân tình giữa con với Cha, chúng con chỉ gặp mặt nhau tại nhà chơi và nói chuyện về nhà truyền giáo của Mẹ Đáng Kính (tên mà Cha dùng khi đến thăm nhà Cát Minh Lisieux), cuối cùng chị ấy đã nói cho con biết chị ấy ước ao, nhờ Cha, cho tên Céline và Têrêxa được hồi sinh ở Trung Quốc.
Xin hãy bỏ lỗi cho con, thưa người Anh Em kính mến, vì những đòi hỏi và những lời quá huyên thuyên và xin hãy đoái thương chúc lành cho
Ngườ Chị Em bất xứng của Cha
Têrêxa Hài Đồng Giêsu Thánh Nhan
Năm thánh linh mục đang dần dần kết thúc để đẩy các linh mục của Chúa vững bước hành trình trên nẻo đường hy vọng. Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả, cách riêng là anh em linh mục, 6 lá thư của Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu viết cho Cha Roulland và 11 lá thư cho một thầy đại chủng sinh, người mà sau khi Chị Thánh qua đời mới được thụ phong linh mục: Cha Bellière.
Dưới đây xin giới thiệu thư thứ tư Chị Thánh gởi cha Rolland, do ông Nôbertô Thái Văn Hiến dịch.
Thư 221: Gửi Cha Roulland
Giêsu V 19 tháng 3 năm 1897
Thưa người Anh Em quí mến,
Mẹ nhân lành chúng con vừa trao cho con những lá thư của Cha dù đang là mùa Chay (thời gian này ở Cát Minh người ta không viết thư). Mẹ muốn hôm nay cho phép con trả lời thư Cha, bởi chúng con e là bức thư trong tháng Mười Một đã lạc đến chân trời góc bể nào rồi chăng. Các thư Cha viết vào tháng Chín đã có một chuyến vượt đại dương đầy may mắn và đã mang niềm vui sướng đến cho mẹ và người chị em nhỏ của Cha trong ngày lễ các Thánh Nam Nữ; riêng thư ngày 20 tháng Giêng đến với chúng con dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse. Bởi vì Cha làm theo cách của con để viết cả trên những dòng kẻ, nên con không muốn để mất thói quen tốt lành ấy tuy nó làm cho việc viết lách của con càng trở nên tệ hại, khó đọc hơn trước nhiều… Chao ôi! cứ thế này thì biết đến khi nào chúng ta mới không phải cần đến giấy mực để chia sẻ những ý tưởng của chúng ta nữa đây? Cha đã bỏ qua chuyến đi tham quan xứ sở tuyệt vời nơi người ta có thể làm cho nhau hiểu mà chẳng cần phải viết ra và thậm chí cả không cần nói ra; với cả tâm tình, con xin cảm ơn Chúa nhân lành đã để Cha ở lại giữa chiến trường để, vì Ngài, Cha mang về nhiều chiến thắng; những đau khổ của chúng ta đã cứu được nhiều linh hồn. Thánh Gioan Thánh Giá đã nói: “Một hành vi yê mến nguyên tuyền [1vo] dù nhỏ nhất cũng hữu ích cho Hội Thánh hơn tất cả mọi công trình gộp lại. ” Đã vậy thì biết bao gian khó và thử thách mà Cha phải chịu hẳn phải mang lại lợi ích cho Hội Thánh nhiều lắm, bởi chưng chỉ vì tình yêu duy nhất với Giêsu mà Cha đã chịu đựng tất cả môt cách hân hoan. Thật vậy, thưa người Anh Em kính mến, con không thể ái ngại gì về Cha cả, vì nơi Cha đang được thực hiện những lời này của Sách Gương Phước: “Khi các con nhận ra sự đau khổ là ngọt ngào và các con yêu mến nó vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu, ấy là lúc các con tìm gặp được Thiên Đàng trên thế gian này. ” Thiên Đàng ấy, đúng là của nhà truyền giáo và của nữ tu Cát Minh; niềm vui sướng mà người thế gian tìm kiếm trong những lạc thú chỉ là một bóng đen chập chờn, còn niềm hân hoan của chúng ta, được tìm kiếm và hưởng nếm trong công việc và đau khổ, đúng là một hạnh phúc ngọt ngào, được hưởng nếm trước niềm hạnh phúc Thiên Đàng.
Thư của Cha, đượm thắm niềm vui tươi thánh thiện, đã gây cho con nhiều hứng thú, con đã theo gương Cha và đã phải bật cười do người đầu bếp của Cha mà con cho là đang làm “thủng nồi trôi rế” của anh ta… tấm danh thiếp của Cha cũng làm cho con thích thú, ngay cả việc nên quay mặt nào để đọc con cũng không biết nữa là, con chẳng khắc nào một đứa trẻ muốn đọc nhưng lại cứ cầm ngược cuốn sách.
Nhưng trở lại chuyện anh đầu bếp của Cha, Cha có tin là đôi khi trong Dòng Cát Minh, chúng con cũng có những chuyện phiêu lưu thú vị không?
Dòng Cát Minh, cũng như Tứ Xuyên, là một xứ sở lạ lùng trên thế giới, ở đó người ta đánh mất tất cả những tập quán sơ đẳng nhất, sau đây là một thí dụ. Một người tử tế vừa mới đây có làm quà cho chúng con một con tôm hùm nhỏ được buộc chặt trong một chiếc sọt. Dĩ nhiên là đã lâu lắm rồi điều tuyệt diệu ấy không được nhìn thấy trong tu viện, tuy nhiên Soeur đầu bếp hiền lành của chúng con cũng được nhắc nhở là phải đặt con vật bé nhỏ ấy vào nồi nước để nấu chín; chị ấy vừa làm vừa than thở vì bị buộc phải dùng “bạo lực” đối với một thụ tạo vô tội. Thụ tạo vô tội có vẻ như mê ngủ kia cứ [2ro] mặc cho người ta muốn làm gì tuỳ ý: nhưng vừa khi cảm thấy nóng, sự hiền lành của nó chuyển ngay thành cơn giận dữ và biết là mình vô tội, nên chẳng cần phải xin phép ai cả, con vật búng ngay ra giữa nhà bếp, bởi chị lý hình tử tế chưa kịp đậy nắp vung. Soeur bếp đáng thương liền trang bị ngay chiếc kẹp và chạy đuổi chú tôm hùm còn đang búng mình tuyệt vọng. Cuộc vật lộn kéo dài khá lâu, cuối cùng trận chiến cũng kết thúc, chị bếp, chiếc kẹp vẫn giữ trên tay, vừa khóc tức tửi vừa tìm đến Mẹ bề trên và tuyên bố với Mẹ là chú tôm hùm kia bị quỉ ám. Vẻ mặt của chị còn đầy thuyết phục hơn cả những lời của chị ấy nữa. (Con vật nhỏ bé đáng thương, vừa mới đó, hết sức hiền lành, hết sức vô tội, đùng một cái đã bị quỉ ám! Quả là chớ nên tin vào những lời ca tụng của loài thụ tạo!) Mẹ Đáng Kính không nín được cười khi nghe những tuyên bố của vị thẩm phán nghiêm khắc đòi hỏi công lý, liền đi ngay đến nhà bếp, nắm lấy chú tôm hùm, vốn không khấn giữ đức vâng lời, cho nên có vài phản ứng, rồi nhốt chú lại vào nhà tù và đi ra khỏi nhà bếp nhưng không quên đóng chặt cửa, nghĩa là đậy nắp vung lại. Buổi tối trong nhà chơi, cả cộng đoàn cười đến chảy nước mắt vì chú tôm hùm bị quỉ ám và sáng hôm sau mỗi người đều có thể nhâm nhi một miếng. Ngài muốn thết đãi chúng con cũng đã đạt được mục đích của mình, bởi vì chú tôm hùm ngon lành hay nói đúng hơn là câu chuyện về nó sẽ còn được dùng để làm cho chúng con có thêm các bữa tiệc vui khác nữa, không phải tại phòng ăn, mà là ở nhà chơi kia. Câu chuyện ngắn con kể có thể không làm Cha thích thú lắm, nhưng con có thể cam đoan với Cha là nếu chứng kiến cảnh đã xảy ra thì Cha sẽ không thể giữ mình nghiêm trang được… cuối cùng, thưa người Anh Em kính mến, nếu con có làm Cha phát chán, thì xin hãy tha thứ cho con, giờ thì con sẽ nói nghiêm túc hơn (trong một lá thư của con mà có thể là Cha đã không nhận được, con có cảm ơn Cha về cuốn sách Cuộc đời Cha Nempon). Giữa nhiều cuộc đời khác, mà con đã đọc, [2vo] cuộc đời Théophane Vénard khiến con hứng thú và xúc động đến nỗi không biết nói sao hơn; qua cảm nghĩ ấy, con có biên soạn một vài đoản khúc riêng cho mình, nhưng con cũng gửi đến Cha, Mẹ nhân lành đã nói với con là Mẹ nghĩ rằng những câu thơ ấy sẽ làm hài lòng người anh em của con ở Tứ Xuyên. Đoạn áp chót cần phải có một vài giải thích: con thật hạnh phúc khi nói là con sẽ đi Đông Dương nếu Chúa nhân lành rủ lòng gọi con. Có lẽ việc đó khiến Cha phải ngạc nhiên, có phải là mơ mộng không khi một nữ tu Cát Minh nghĩ đến chuyện đi Đông Dương? Chẳng sao cả! đó không phải là mơ mộng, thậm chí con còn có thể đoan chắc với Cha là nếu Giêsu không sớm đến tìm con để về Cát Minh Thiên Đàng, thì sẽ có ngày con đến Hà Nội, bởi hiện nay đang có một nhà Cát Minh ở tại thành phố ấy, do chính nhà Cát Minh Sài Gòn vừa mới thành lập. Cha đã đến thăm Sài Gòn và Cha cũng biết là ở miền Bắc Việt Nam (Cochinchin) một dòng tu như chúng con không thể được nâng đỡ nếu không có các hạt nhân người Pháp; nhưng hỡi ôi! ơn gọi thật quá hiếm hoi và thường thì các bề trên không muốn để cho ra đi những nữ tu mà các ngài tin là có khả năng phục vụ cho chính cộng đoàn của mình. Vì thế mà, thuở còn xuân sắc, Mẹ nhân lành của chúng con đã bị ngăn cản bởi ý bề trên không cho đến Sài Gòn để đỡ đần cho nhà dòng ở đấy, không phải là con than phiền, mà con cảm ơn Chúa nhân lành đã linh hứng đúng đắn cho những đại diện của Ngài, nhưng con nhớ là những mong muốn của các mẹ đôi khi lại được thực hiện nơi những con cái và con sẽ chẳng ngạc nhiên khi đi lệch hướng trong việc cầu nguyện và đau khổ như Mẹ đáng kính của chúng con đã tưng muốn làm như thế… tuy nhiên phải thú nhận là những tin tức mà người ta từ Đông Dương gửi về cho chúng con không làm chúng con an tâm: cuối năm ngoái, kẻ trộm đã vào tu viện đáng thương, đột nhập vào phòng mẹ bề trên mà mẹ không hay biết, sáng hôm sau mẹ bắt gặp chiếc thánh giá của mình nằm bên cạnh (vào ban đêm, tượng thánh giá của nữ tu Cát Minh luôn được đặt phía trên đầu nằm, liền bên gối kê), một chiêc tủ nhỏ đựng quần áo đã bị nạy tung và số tiền ít ỏi là tất cả vốn liếng vật chất của Cộng Đoàn đã không cánh mà bay. Các nhà Cát Minh ở Pháp, [3ro] xúc động vì sự mất mát của nhà Hà Nội đã gom góp giúp xây dựng một tường thành khá cao để ngăn không cho kẻ trộm vào tu viện.
Có thể Cha cũng muốn biết Mẹ Đấng Kính nghĩ thế nào về ước ao đi Đông Dương của con, phải không? Mẹ tin tưởng ơn gọi của con (bởi vì, thực ra, mỗi nữ tu nói riêng và toàn thể Cát Minh đều phải cảm thấy mình được gọi không phải để đi xa xứ) nhưng Mẹ không tin là ơn gọi của con có thể được thực hiện, bởi vì bao gươm cũng phải chắc chắn như lưỡi gươm và có thể (theo Mẹ nghĩ) bao gươm sẽ bị ném xuống biển trước khi đến được Đông Dương. Quả là không đơn giản để có được sự đồng bộ giữa một thân thể và một tâm hồn! người anh em thân lừa khốn khổ này, như Thánh Phanxicô Khó Khăn gọi, thường hay cản trở và ngăn không cho người Chị Em quí phái lao mình đến những nơi như ý … Cuối cùng, con không muốn nói nặng nói nhẹ gì nó cả, cho dù nhiều khiếm khuyết, nhưng nó vẫn còn tốt cho một vài việc vì làm cho bạn đồng hành của nó và cho cả chính nó đạt đến Thiên Đàng và cũng đáng quí mến lắm.
Con không hề bận lòng về tương lai, con chỉ tin chắc là Chúa nhân lành sẽ thực hiện ý định của Ngài, đó là hồng ân duy nhất con ao ước. Đừng có “múa rìu qua mắt thợ” … Giêsu không cần ai để thực hiện công việc của Ngi và Nếu Ngài chấp nhận con, thì hẳn là do lòng nhân hậu thuần nhất, nhưng nói thật với Cha, thưa người Anh Em quí mến, con nghĩ đúng hơn là Giêsu sẽ đối xử với con như con bé ù lì; con không muốn như vậy đâu, bởi con sẽ rất hạnh phúc khi được làm việc và chịu đau khổ lâu dài vì Ngài, con cũng xin Ngài hãy bằng lòng ở lại trong con, nghĩa là đừng để ý đến bất cứ ước ao nào của con cả, hoặc yêu mến Ngài bằng cách chịu đau khổ, hoặc đến làm cho người vui lòng trên Thiên Đàng. Con hết sức hy vọng, thưa người Anh Em quí mến, một khi con rời bỏ chốn lưu đày, Cha sẽ không quên lời hứa cầu nguyện cho con, Cha đã luôn đón nhận những kêu cầu của con với lòng nhân hậu vô cùng lớn lao đến nỗi con vẫn còn dám xin thêm một lần nữa đấy. Con không muốn Cha cầu xin Chúa nhân lành giải cứu con khỏi lửa luyện tội: Mẹ Thánh Têrêxa đã nói với các con cái của mình [3vo] khi họ muốn cầu nguyện cho Mẹ: “Bất kể tôi có phải ở luyện ngục cho đến ngày tận thế đi chăng nữa, miễn là bằng lời cầu nguyện mà tôi cứu được một linh hồn. ” Lời ấy vang vọng trong tâm hồn con. Con ước ao cứu các linh hồn và quên mình đi vì họ; con muốn cứu họ ngay cả sau khi con chết, con cũng sung sướng như Cha khi đọc lên những lời cầu nguyện ngắn và sẽ mãi đọc lên: “Lạy Thiên Chúa của con, xin giúp cho người chị em của con làm cho Chúa được yêu mến hơn nữa.” Nếu Giêsu nhậm lời Cha cầu xin, con sẽ hết lòng biết ơn Cha… Cha xin con, thưa người Anh Em kính mến, chọn một trong hai tên Maria hoặc Têrêxa cho một trong những người con gái mà Cha sẽ rửa tội; bởi người Trung Quốc chỉ muốn có một thánh bảo trợ thay vì là hai, nên phải chọn cho họ vị nào quyền uy nhất, vậy là Đức Trinh Nữ thắng thế. Sau này, khi Cha đã rửa tội cho nhiều con cái, Cha sẽ làm vui lòng người chị em (Cát Minh như con đây) của Cha bằng cách gọi tên hai người chị em hèn mọn Céline và Têrêxa, đó là những tên mà chúng con được gọi trên thế gian này. Céline, lớn hơn con gần bốn tuổi, đã đến hội ngộ với con sau khi vuốt mắt cho bố nhân lành của chúng con; người Chị yêu dấu ấy không biết những quan hệ thân tình giữa con với Cha, chúng con chỉ gặp mặt nhau tại nhà chơi và nói chuyện về nhà truyền giáo của Mẹ Đáng Kính (tên mà Cha dùng khi đến thăm nhà Cát Minh Lisieux), cuối cùng chị ấy đã nói cho con biết chị ấy ước ao, nhờ Cha, cho tên Céline và Têrêxa được hồi sinh ở Trung Quốc.
Xin hãy bỏ lỗi cho con, thưa người Anh Em kính mến, vì những đòi hỏi và những lời quá huyên thuyên và xin hãy đoái thương chúc lành cho
Ngườ Chị Em bất xứng của Cha
Têrêxa Hài Đồng Giêsu Thánh Nhan
Chúa về trời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:35 08/05/2010
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THĂNG THIÊN C
Lc 24, 46-53
Từ lên trời chứng tỏ một điều gì xa cách, một cái gì đó chia lìa. Đối với Chúa phục sinh lên trời không có nghĩa là lên một chỗ xa xôi mông lung nào đó ở trên cao. Chúa lên trời có nghĩa là Chúa đón nhận lại vinh quang tràn đầy, viên mãn của một vị Thiên Chúa, mà khi hóa kiếp làm người Chúa đã khước từ để sống hòa đồng với con người ngoại trừ tội lỗi, và sau khi đã hoàn thành chương trình cứu độ của Thiên Chúa Cha,Chúa đã mặc lại vinh hiển đó.Chính vì thế, chúng ta hãy nhớ lại lời của các hai thiên thần mặc áo trắng đã lay tỉnh các tông đồ: ” Các ông người Galilê, tại sao các ông cứ đứng đó nhìn trời “ ( Cv 1, 1-11 ).
Thực sự, các môn đệ và các tông đồ vẫn chưa hiểu rõ việc Chúa về trời. Dù rằng, sau khi sống lại Chúa phục sinh đã nhiều lần trấn an và củng cố niềm tin của các môn đệ, đồng thời đã nhiều lần nói cho các môn đệ hay Chúa đi nhưng Chúa luôn hiện diện với các môn đệ trong Lời của Ngài và trong các ân ban của Ngài. Có một điều quan trọng nhất là Chúa phục sinh luôn ban bình an cho các môn đệ bởi vì nếu thiếu sự an bình của Chúa, các môn đệ sẽ hoang mang và đứt gánh giữa đường. Trước khi về trời, Chúa trao cho các môn đệ sứ mạng cao cả và khẩn thiết: ” Phải nhân danh Chúa mà rao giảng cho muôn dân “ ( Lc 24, 47 ). Chúa phục sinh đặt hoàn toàn tin tưởng nơi các môn đệ và mọi Kitô hữu làm chứng cho Ngài khắp nơi, khắp chốn và loan báo, giới thiệu Danh chí Thánh của Ngài cho toàn thể nhân loại. Chúa về trời để cho các môn đệ và nhân loại hiểu rằng:” Tất cả đều là cánh tay nối dài của Chúa để thu góp nhiều người về Giáo Hội do Chúa thiết lập “. Công cuộc truyền giáo và việc cứu độ, Chúa muốn các tông đồ và Hội Thánh góp tay để xây dựng, để mở mang. Ngài muốn các tông đồ làm chứng Chúa về với Chúa Cha vì Ngài đến trần gian do ý Thiên Chúa Cha. Chúa muốn các môn đệ ra đi khắp nơi xây dựng một thế giới đầy yêu thương, hiệp nhất và an bình theo mẫu trời mới đất mới Chúa đã loan báo trước. Thế giới ấy Con Thiên Chúa đã hy sinh mạng sống cứu chuộc để làm của lễ sống động dâng lên Thiên Chúa Cha. Chúa về với Chúa Cha nhưng thực tế Ngài luôn canh cánh bên lòng đưa toàn Giáo Hội và mọi Kitô hữu về với Ngài ngay khi nhân loại còn đang sống trong hiện tại. Chúa về trời nhưng Ngài vẫn đang sống với Hội Thánh, với con người ngay ở dưới thế này. Đây là một mầu nhiệm bởi vì Giáo Hội lữ hành đang gắn bó với trái đất nhưng không ngừng lên trời với Chúa phục sinh, về cùng Chúa Cha của Chúa sống lại nhưng cũng là Cha của mỗi người.
Lễ Thăng Thiên là một lễ lớn trong phụng vụ. Chính vì thế, lễ này là một thông điệp cho toàn Giáo Hội hãy ra khơi, hãy thả lưới. Thế giới còn gần 80% những người chưa được loan báo Tin Mừng, chưa được nghe Danh Đức Kitô. Chúa về trời nhưng Chúa vẫn hiện diện sống động giữa con người, giữa mọi người, giữa cuộc sống của Hội Thánh. Người môn đệ Chúa hãy làm cho bộ mặt phục sinh của Chúa rõ nét trong cuộc sống, nhờ thế, nhiều người sẽ biết và nhận ra Chúa. Chúng ta hãy tưởng tượng Lễ Thăng Thiên giống như ngọn lửa thế vận được chuyền từ tay vận động viên này tới vận động viên khác, cho tới khi ngọn lửa được châm bùng lên để rồi nó sẽ sáng mãi cho tới ngày chấm dứt thế vận hội. Hãy làm chứng cho Chúa phục sinh bằng chính đời sống thánh thiện, đạo đức của mình.
“Các con là muối ướp cho mọi người, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì làm cho nó mặn lại được, nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là ánh sáng cho toàn thế giới ……Ánh sáng chúng con phải sáng lên trước mặt thiên hạ để họ nhìn xem những việc thiện các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời “(Mt 5,13-16 ).
Lạy Chúa phục sinh, chúng con tin Chúa luôn hiện diện với chúng con trong cuộc lữ hành trần thế tiến về Quê Trời. Amen.
Lc 24, 46-53
Từ lên trời chứng tỏ một điều gì xa cách, một cái gì đó chia lìa. Đối với Chúa phục sinh lên trời không có nghĩa là lên một chỗ xa xôi mông lung nào đó ở trên cao. Chúa lên trời có nghĩa là Chúa đón nhận lại vinh quang tràn đầy, viên mãn của một vị Thiên Chúa, mà khi hóa kiếp làm người Chúa đã khước từ để sống hòa đồng với con người ngoại trừ tội lỗi, và sau khi đã hoàn thành chương trình cứu độ của Thiên Chúa Cha,Chúa đã mặc lại vinh hiển đó.Chính vì thế, chúng ta hãy nhớ lại lời của các hai thiên thần mặc áo trắng đã lay tỉnh các tông đồ: ” Các ông người Galilê, tại sao các ông cứ đứng đó nhìn trời “ ( Cv 1, 1-11 ).
Thực sự, các môn đệ và các tông đồ vẫn chưa hiểu rõ việc Chúa về trời. Dù rằng, sau khi sống lại Chúa phục sinh đã nhiều lần trấn an và củng cố niềm tin của các môn đệ, đồng thời đã nhiều lần nói cho các môn đệ hay Chúa đi nhưng Chúa luôn hiện diện với các môn đệ trong Lời của Ngài và trong các ân ban của Ngài. Có một điều quan trọng nhất là Chúa phục sinh luôn ban bình an cho các môn đệ bởi vì nếu thiếu sự an bình của Chúa, các môn đệ sẽ hoang mang và đứt gánh giữa đường. Trước khi về trời, Chúa trao cho các môn đệ sứ mạng cao cả và khẩn thiết: ” Phải nhân danh Chúa mà rao giảng cho muôn dân “ ( Lc 24, 47 ). Chúa phục sinh đặt hoàn toàn tin tưởng nơi các môn đệ và mọi Kitô hữu làm chứng cho Ngài khắp nơi, khắp chốn và loan báo, giới thiệu Danh chí Thánh của Ngài cho toàn thể nhân loại. Chúa về trời để cho các môn đệ và nhân loại hiểu rằng:” Tất cả đều là cánh tay nối dài của Chúa để thu góp nhiều người về Giáo Hội do Chúa thiết lập “. Công cuộc truyền giáo và việc cứu độ, Chúa muốn các tông đồ và Hội Thánh góp tay để xây dựng, để mở mang. Ngài muốn các tông đồ làm chứng Chúa về với Chúa Cha vì Ngài đến trần gian do ý Thiên Chúa Cha. Chúa muốn các môn đệ ra đi khắp nơi xây dựng một thế giới đầy yêu thương, hiệp nhất và an bình theo mẫu trời mới đất mới Chúa đã loan báo trước. Thế giới ấy Con Thiên Chúa đã hy sinh mạng sống cứu chuộc để làm của lễ sống động dâng lên Thiên Chúa Cha. Chúa về với Chúa Cha nhưng thực tế Ngài luôn canh cánh bên lòng đưa toàn Giáo Hội và mọi Kitô hữu về với Ngài ngay khi nhân loại còn đang sống trong hiện tại. Chúa về trời nhưng Ngài vẫn đang sống với Hội Thánh, với con người ngay ở dưới thế này. Đây là một mầu nhiệm bởi vì Giáo Hội lữ hành đang gắn bó với trái đất nhưng không ngừng lên trời với Chúa phục sinh, về cùng Chúa Cha của Chúa sống lại nhưng cũng là Cha của mỗi người.
Lễ Thăng Thiên là một lễ lớn trong phụng vụ. Chính vì thế, lễ này là một thông điệp cho toàn Giáo Hội hãy ra khơi, hãy thả lưới. Thế giới còn gần 80% những người chưa được loan báo Tin Mừng, chưa được nghe Danh Đức Kitô. Chúa về trời nhưng Chúa vẫn hiện diện sống động giữa con người, giữa mọi người, giữa cuộc sống của Hội Thánh. Người môn đệ Chúa hãy làm cho bộ mặt phục sinh của Chúa rõ nét trong cuộc sống, nhờ thế, nhiều người sẽ biết và nhận ra Chúa. Chúng ta hãy tưởng tượng Lễ Thăng Thiên giống như ngọn lửa thế vận được chuyền từ tay vận động viên này tới vận động viên khác, cho tới khi ngọn lửa được châm bùng lên để rồi nó sẽ sáng mãi cho tới ngày chấm dứt thế vận hội. Hãy làm chứng cho Chúa phục sinh bằng chính đời sống thánh thiện, đạo đức của mình.
“Các con là muối ướp cho mọi người, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì làm cho nó mặn lại được, nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là ánh sáng cho toàn thế giới ……Ánh sáng chúng con phải sáng lên trước mặt thiên hạ để họ nhìn xem những việc thiện các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời “(Mt 5,13-16 ).
Lạy Chúa phục sinh, chúng con tin Chúa luôn hiện diện với chúng con trong cuộc lữ hành trần thế tiến về Quê Trời. Amen.
Nhớ về lời của Mẹ
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
12:59 08/05/2010
Nhớ về lời của Mẹ
Ngày nào Mẹ luôn căn dặn các con của Mẹ phải sống làm sao cho có tình nghĩa con người từ trong gia đình ra tới ngoài cộng đồng xã hội.
Mẹ còn căn dặn các con Mẹ sống làm sao cho tâm hồn có bình an. Một trong những điều Mẹ nói, mà con còn nhớ mãi lời nhắn nhủ: Đừng hoảng sợ!
Vâng, trong đời sống con người chúng ta trẻ hay gìa đều có những lúc hoảng sợ. Muốn hay không muốn tình trạng hay cơn hoảng sợ cứ ập đến. Mà khi đã lâm vào hoảng sợ, tâm hồn xao xuyến, nhịp đập của trái tim tăng mạnh dồn dập, mặt mũi ngơ ngác bơ phờ. Đó là dấu hiệu lo lắng mất bình an.
Lớn lên sống đi vào trường đời, con càng ngày càng cảm nghiệm ra nhiều hơn, cùng nhận dạng tên tuổi của hỏang sợ nơi những giai đoạn đời sống con người.
Và theo ánh sáng đức tin cùng suy luận hiểu biết của tâm trí giới hạn, con dần nhận ra chút ý nghĩa thế nào là lời đừng hoảng sợ nói với con người.
Sứ điệp ngày Chúa sống lại từ nấm mồ sự chết bắt đầu bằng lời: Đừng hoảng sợ! của Thiên Thần ngồi canh mồ nói cùng các phụ nữ đến thăm viếng mộ nơi chôn táng Chúa Giêsu.
Đừng hoảng sợ! cũng là lời nói với chúng ta còn đang mải mê đi tìm hình ảnh Chúa Giêsu trong những hình tượng cũ xưa, nơi những khuôn mẫu trí vẽ tưởng tượng đã thuộc về thời qúa khứ, hay trong những điều đã học được nghe nói về Chúa Giêsu. Những khuôn thước mẫu mực về Chúa Giêsu có thể đã chôn vùi sâu mà vẫn còn sống động trong tâm khảm ta.
Đừng hoảng sợ! là lời mời kêu gọi những người phụ nữ hãy bước vào trong mồ và học cùng hiểu từ trong đó, sự sống lại xảy ra thế nào. Điều gì hoàn toàn mới đã nảy sinh. Điều gì lạ lùng phi thường đã xảy ra, mà tâm trí con người không sao hiểu nổi. Nấm mồ chôn vùi thân xác người đã qua đời nay đã trở thành nơi chốn của sự sống mới. Chúa Giêsu người đã chết chôn vùi trong đó nay đã sống lại.
Các chị em phụ nữ được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho một khả năng trực giác nhạy bén tinh tế rất đặc biệt: khả năng sinh con và nuôi dậy con!
Cung lòng các chị em phụ nữ là khu vườn đất mẹ cho mầm sự sống con người phát triển lớn lên.
Tâm hồn các chị em phụ nữ là bến bờ cảng tình yêu thương cho con cái tiếp nhận lương thực thức ăn dầu xăng thể xác lẫn tinh thần.
Đôi bàn tay các chị em phụ nữ là chiếc nôi ban tặng con cháu sự vỗ về âu yếm cùng bình an hạnh phúc, cho dù con cái đã khôn lớn thành người trưởng thành.
Chị em phụ nữ, nhất là người người mẹ trong gia đình là cột thu lôi, là trung tâm tình yêu thương cho con cháu hướng về.
Chị em hãy nhìn cùng tìm học hỏi từ nơi chính bản thân mình, các chị em sẽ tìm ra cánh cửa dẫn đến sự sống nguyên thủy ẩn chứa nơi chính bản thân mình!
Đừng hoảng sợ! nói với các Trẻ thơ: Các con được Trời cao phú bẩm cho tính hồn nhiên, lòng phấn khởi vui tươi đang trên đà sống vươn lên. Sức sống còn non trẻ đang lớn mạnh chảy cuộn trào trong con người. Các con biết đấy, ngày xưa, Chúa Giêsu, người đã chết đã bị chôn trong nấm mồ và nay đã sống lại, đã bế đem một em bé ra giữa mọi người. Rồi ngài nói cho mọi người hãy lấy tâm hồn cuộc sống đơn sơ chân thành của em bé làm khuôn mẫu thước đo cho đời sống, để biết thế nào là một đời sống hồn nhiên trong sạch vô tội.
Nhìn vào bản thân các trẻ em, người lớn tìm thấy cửa ngõ đời sống mới đang rộng mở!
Đừng hoảng sợ! Hỡi các bạn Trẻ thanh thiếu niên, có nhiều hình ảnh về đời sống xưa nay các bạn đã được nghe biết chỉ dậy, hầu như đã thành thói quen ăn nếp sâu trong con người các Bạn. Nhưng nó đang dần bị đặt thành câu hỏi, vì như không còn hợp thời, hợp tâm trí đang lớn mạnh trong suy nghĩ cảm nhận của các Bạn nữa. Sức sống tuổi trẻ đang cuộn chảy trong con người các Bạn. Khả năng trí óc sáng tạo đang sống lại bừng lên như ngọn gío thổi, như sóng nước dâng, như ngọn lửa cháy.
Nhưng cũng có nhiều lúc tuổi thanh thiếu niên các Bạn rơi vào khủng hoảng, tưởng chừng như đến tận cùng rồi. Không đâu các Bạn. Đường đời sống còn dài. Tuổi đời các Bạn đang trên con đường đi tới hướng về ngày mai. Đường đời sống không chỉ có hôm qua, hôm nay đâu, mà còn có ngày mai nữa.
Chúa Giêsu, người đã chết đã bị chôn vùi trong mồ dưới lòng đất sâu kín, nhưng Ngài đã chỗi dậy từ cõi chết và sống lại. Các Bạn hãy nhìn hướng về Chúa Giêsu, về đàng trước ngày mai, sẽ tìm thấy cửa ngõ dẫn đền sáng tạo sự sống mới!
Đừng hoảng sợ! Hỡi các người đàn ông. Nhìn vào đời sống trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và cả Giáo Hội nữa, nhiều khi qúy Vị thấy như bế tắc, khủng hoảng cứng nhắc trì trệ, hầu như lúc nào cũng vẫn bản cũ xào nấu lại, không có gì biểu hiệu sức sống mới!
Nhưng không như thế đâu. Qúy Vị biết truyện thần thoại con Phinx có hình đầu mình người, có hai cánh và chân của con chim bên xứ Ai Cập, hay con Chim Lửa Việt Nam chui trồi lên sống lại từ đống tro tàn. Cũng thế cánh cửa sự sống không đóng khép lại vĩnh viễn đâu. Trái lại sự sống luôn đổi mới, luôn bùng lên sức sống mới. Cánh cửa mở sang sự sống mới là sự sáng tạo mới, mối quan hệ tương quan tình người mới, là cung cách lối sống mới.
Chúa Giêsu, người đã chết chôn táng sâu kín nơi nấm mồ, trong tương quan với Đức Chúa Cha, đã được Thiên Chúa cho chỗi dậy sống lại, một sáng tạo mới. Đó là nền tảng cho đức tin của chúng ta.
Trong gia đình, là người cha người trưởng gia đình, qúy vị là đầu tầu, là động cơ cho đời sống gia đình, nhất là cho con cháu phát triển vươn lên. Trách nhiệm lo cho gia đình trong đời sống của qúy vị là cánh cửa mở ra đi vào đời sống mới.
*********************
Con biết những lời Mẹ căn dặn dậy bảo không bao nhiêu chỉ ít thôi. Nhưng lại thiết thực cho đời sống. Con dù có suy gẫm học mãi cũng không sao nhớ hết, không sao suy luận cho thấu đáo lời Mẹ đã nói với chúng con.
Con dù biết rằng Mẹ bây giờ không còn nói gì với chúng con nữa, một là các con Mẹ đã khôn lớn sống tản mát khắp nơi ở những chốn chân trời xa xôi, hay Mẹ đã nằm yên nghỉ trong lòng đất. Nhưng những Lời mẹ đã nói với chúng con vẫn hằng văng vẳng trong trí khôn tâm hồn.
Con dù nhiều khi lơ đãng quên lời Mẹ dậy bảo, nhưng âm thanh tiếng Mẹ như vang vọng nhắc con nhớ đến lời nói mẹ khi xưa. Nhờ đó con tìm lại bình an cho đời sống: Đừng hoảng sợ!
Ngày nhớ ơn Mẹ, 09.05.2010
Ngày nào Mẹ luôn căn dặn các con của Mẹ phải sống làm sao cho có tình nghĩa con người từ trong gia đình ra tới ngoài cộng đồng xã hội.
Mẹ còn căn dặn các con Mẹ sống làm sao cho tâm hồn có bình an. Một trong những điều Mẹ nói, mà con còn nhớ mãi lời nhắn nhủ: Đừng hoảng sợ!
Vâng, trong đời sống con người chúng ta trẻ hay gìa đều có những lúc hoảng sợ. Muốn hay không muốn tình trạng hay cơn hoảng sợ cứ ập đến. Mà khi đã lâm vào hoảng sợ, tâm hồn xao xuyến, nhịp đập của trái tim tăng mạnh dồn dập, mặt mũi ngơ ngác bơ phờ. Đó là dấu hiệu lo lắng mất bình an.
Lớn lên sống đi vào trường đời, con càng ngày càng cảm nghiệm ra nhiều hơn, cùng nhận dạng tên tuổi của hỏang sợ nơi những giai đoạn đời sống con người.
Và theo ánh sáng đức tin cùng suy luận hiểu biết của tâm trí giới hạn, con dần nhận ra chút ý nghĩa thế nào là lời đừng hoảng sợ nói với con người.
Sứ điệp ngày Chúa sống lại từ nấm mồ sự chết bắt đầu bằng lời: Đừng hoảng sợ! của Thiên Thần ngồi canh mồ nói cùng các phụ nữ đến thăm viếng mộ nơi chôn táng Chúa Giêsu.
Đừng hoảng sợ! cũng là lời nói với chúng ta còn đang mải mê đi tìm hình ảnh Chúa Giêsu trong những hình tượng cũ xưa, nơi những khuôn mẫu trí vẽ tưởng tượng đã thuộc về thời qúa khứ, hay trong những điều đã học được nghe nói về Chúa Giêsu. Những khuôn thước mẫu mực về Chúa Giêsu có thể đã chôn vùi sâu mà vẫn còn sống động trong tâm khảm ta.
Đừng hoảng sợ! là lời mời kêu gọi những người phụ nữ hãy bước vào trong mồ và học cùng hiểu từ trong đó, sự sống lại xảy ra thế nào. Điều gì hoàn toàn mới đã nảy sinh. Điều gì lạ lùng phi thường đã xảy ra, mà tâm trí con người không sao hiểu nổi. Nấm mồ chôn vùi thân xác người đã qua đời nay đã trở thành nơi chốn của sự sống mới. Chúa Giêsu người đã chết chôn vùi trong đó nay đã sống lại.
Các chị em phụ nữ được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho một khả năng trực giác nhạy bén tinh tế rất đặc biệt: khả năng sinh con và nuôi dậy con!
Cung lòng các chị em phụ nữ là khu vườn đất mẹ cho mầm sự sống con người phát triển lớn lên.
Tâm hồn các chị em phụ nữ là bến bờ cảng tình yêu thương cho con cái tiếp nhận lương thực thức ăn dầu xăng thể xác lẫn tinh thần.
Đôi bàn tay các chị em phụ nữ là chiếc nôi ban tặng con cháu sự vỗ về âu yếm cùng bình an hạnh phúc, cho dù con cái đã khôn lớn thành người trưởng thành.
Chị em phụ nữ, nhất là người người mẹ trong gia đình là cột thu lôi, là trung tâm tình yêu thương cho con cháu hướng về.
Chị em hãy nhìn cùng tìm học hỏi từ nơi chính bản thân mình, các chị em sẽ tìm ra cánh cửa dẫn đến sự sống nguyên thủy ẩn chứa nơi chính bản thân mình!
Đừng hoảng sợ! nói với các Trẻ thơ: Các con được Trời cao phú bẩm cho tính hồn nhiên, lòng phấn khởi vui tươi đang trên đà sống vươn lên. Sức sống còn non trẻ đang lớn mạnh chảy cuộn trào trong con người. Các con biết đấy, ngày xưa, Chúa Giêsu, người đã chết đã bị chôn trong nấm mồ và nay đã sống lại, đã bế đem một em bé ra giữa mọi người. Rồi ngài nói cho mọi người hãy lấy tâm hồn cuộc sống đơn sơ chân thành của em bé làm khuôn mẫu thước đo cho đời sống, để biết thế nào là một đời sống hồn nhiên trong sạch vô tội.
Nhìn vào bản thân các trẻ em, người lớn tìm thấy cửa ngõ đời sống mới đang rộng mở!
Đừng hoảng sợ! Hỡi các bạn Trẻ thanh thiếu niên, có nhiều hình ảnh về đời sống xưa nay các bạn đã được nghe biết chỉ dậy, hầu như đã thành thói quen ăn nếp sâu trong con người các Bạn. Nhưng nó đang dần bị đặt thành câu hỏi, vì như không còn hợp thời, hợp tâm trí đang lớn mạnh trong suy nghĩ cảm nhận của các Bạn nữa. Sức sống tuổi trẻ đang cuộn chảy trong con người các Bạn. Khả năng trí óc sáng tạo đang sống lại bừng lên như ngọn gío thổi, như sóng nước dâng, như ngọn lửa cháy.
Nhưng cũng có nhiều lúc tuổi thanh thiếu niên các Bạn rơi vào khủng hoảng, tưởng chừng như đến tận cùng rồi. Không đâu các Bạn. Đường đời sống còn dài. Tuổi đời các Bạn đang trên con đường đi tới hướng về ngày mai. Đường đời sống không chỉ có hôm qua, hôm nay đâu, mà còn có ngày mai nữa.
Chúa Giêsu, người đã chết đã bị chôn vùi trong mồ dưới lòng đất sâu kín, nhưng Ngài đã chỗi dậy từ cõi chết và sống lại. Các Bạn hãy nhìn hướng về Chúa Giêsu, về đàng trước ngày mai, sẽ tìm thấy cửa ngõ dẫn đền sáng tạo sự sống mới!
Đừng hoảng sợ! Hỡi các người đàn ông. Nhìn vào đời sống trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và cả Giáo Hội nữa, nhiều khi qúy Vị thấy như bế tắc, khủng hoảng cứng nhắc trì trệ, hầu như lúc nào cũng vẫn bản cũ xào nấu lại, không có gì biểu hiệu sức sống mới!
Nhưng không như thế đâu. Qúy Vị biết truyện thần thoại con Phinx có hình đầu mình người, có hai cánh và chân của con chim bên xứ Ai Cập, hay con Chim Lửa Việt Nam chui trồi lên sống lại từ đống tro tàn. Cũng thế cánh cửa sự sống không đóng khép lại vĩnh viễn đâu. Trái lại sự sống luôn đổi mới, luôn bùng lên sức sống mới. Cánh cửa mở sang sự sống mới là sự sáng tạo mới, mối quan hệ tương quan tình người mới, là cung cách lối sống mới.
Chúa Giêsu, người đã chết chôn táng sâu kín nơi nấm mồ, trong tương quan với Đức Chúa Cha, đã được Thiên Chúa cho chỗi dậy sống lại, một sáng tạo mới. Đó là nền tảng cho đức tin của chúng ta.
Trong gia đình, là người cha người trưởng gia đình, qúy vị là đầu tầu, là động cơ cho đời sống gia đình, nhất là cho con cháu phát triển vươn lên. Trách nhiệm lo cho gia đình trong đời sống của qúy vị là cánh cửa mở ra đi vào đời sống mới.
*********************
Con biết những lời Mẹ căn dặn dậy bảo không bao nhiêu chỉ ít thôi. Nhưng lại thiết thực cho đời sống. Con dù có suy gẫm học mãi cũng không sao nhớ hết, không sao suy luận cho thấu đáo lời Mẹ đã nói với chúng con.
Con dù biết rằng Mẹ bây giờ không còn nói gì với chúng con nữa, một là các con Mẹ đã khôn lớn sống tản mát khắp nơi ở những chốn chân trời xa xôi, hay Mẹ đã nằm yên nghỉ trong lòng đất. Nhưng những Lời mẹ đã nói với chúng con vẫn hằng văng vẳng trong trí khôn tâm hồn.
Con dù nhiều khi lơ đãng quên lời Mẹ dậy bảo, nhưng âm thanh tiếng Mẹ như vang vọng nhắc con nhớ đến lời nói mẹ khi xưa. Nhờ đó con tìm lại bình an cho đời sống: Đừng hoảng sợ!
Ngày nhớ ơn Mẹ, 09.05.2010
Mẹ Của Tất Cả Các Con
Tuyết Mai
13:15 08/05/2010
Mẹ Của Tất Cả Các Con
Mẹ Maria của toàn thể nhân loại chúng con ơi!
Mỗi một năm ngày Hiền Mẫu lại trở về, con đọc được biết bao nhiêu bài viết, bài thơ, bài hát, nói về tình mẹ, tình mẫu tử, nhưng trong con, trong tận tâm can và cõi lòng của con, con tìm mãi mà không cảm được tình mẹ bao la như biển thái bình là sao!? Vì con có mẹ nhưng chỉ là cái bóng cái hình, có hiện hữu, nhưng rất xa lạ!? Cảm giác này con cảm thấy tê tái làm sao thưa Mẹ!
Tôi hy vọng đừng ai cười tôi bởi tình cảm giữa tôi và mẹ như một khoảng trống của lòng mình, và ngược lại tôi nghĩ mẹ tôi cũng nghĩ về tôi như vậy!? Bởi chẳng phải có mẹ có cha mà chúng ta có được tình cảm muôn vàn đâu thưa anh chị em! Hằng ngày trong thời buổi của duy vật này! Chúng ta có phải hầu hết ai cũng có con cái đấy chứ!? Nhưng nào mấy ai đã biết thật sự sống lo cho con cái của mình tuyệt đối và là trên hết đâu!? Quả sự thật thì vẫn là sự thật mà thôi!? Tôi không phủ nhận là có thật nhiều bố mẹ ngoài kia đã lo cho con cái của mình thật chu đáo và dành tình thương yêu cho con cái của mình còn hơn cả mạng sống của mình nữa kia! Vâng, tôi hiểu thật nhiều về điều đó vì tôi cũng đang được diễm phúc làm mẹ đây! Nên tôi đã hiểu được thiên chức của mình thật cao cả và thật quan trọng thay! Bởi trong chúng ta ai ai khi đã lập gia đình cũng đều cầu nguyện để được Thiên Chúa ban cho có con cái vì chúng là sự móc nối quan hệ thiêng liêng giữa tình cảm của cả hai bậc cha lẫn mẹ, và là một gia đình Thánh Gia thật hạnh phúc. Nói nào ngay, vì những gì gọi là thiếu xót cho tôi, cũng là bài học thật sâu xa dậy cho chính tôi, biết sống sao cho đúng với thiên chức của mình khi được Chúa ban phép lành, là Ngài ban cho tôi được 3 cháu để dậy dỗ, thương yêu, và bảo bọc chúng.
Nhờ vào sự mất mát của tôi mà tôi hiểu được rằng tình yêu thương gia đình như thế nào!? Chúa trao ban cho chúng ta con cái là trao ban cho chúng ta hạnh phúc. Để có được hạnh phúc đích thực mà Chúa trao ban cho chúng ta thì thưa có phải chúng ta phải lo tròn bổn phận thứ bậc của mình!? Chúng là tương lai tươi sáng, là những bước đường trở thành những con người có hữu ích và là hữu dụng cho một xã hội!? Xã hội tốt đẹp và sáng tươi có phải là nhờ ở những bậc làm cha làm mẹ? Xã hội có lắm linh mục, tu sĩ nam nữ, là nhờ ở tất cả các bậc cha mẹ sống một cuộc đời biết hy sinh cho con cái của mình!? Các bậc làm cha làm mẹ có phải ngoài sự hy sinh trên nhưng phải luôn được Ơn Chúa là học bài học quý giá và rất đạo hạnh từ nơi gia đình Thánh Gia là luôn sống một cuộc sống có đức hạnh, bác ái, khiêm nhường, thanh bần, yêu thương, và luôn kính thờ Ba Ngôi Thiên Chúa?
Trong ngày Lễ Hiền Mẫu hôm nay, xin tất cả những bậc làm cha mẹ, hôm nay nhận hoa và quà cáp của các con, nếu đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, thì cảm tạ Chúa muôn vàn đã cho chúng ta thành quả được gặt hái trong ngày hôm nay. Vâng, không gì quý giá và hạnh phúc cho bằng tình gia đình, và hôm nay là ngày mà quý ông quý bà nên tận hưởng những gì mình gặt hái. Từ những lá thư, lời chân tình các con đọc cho cha mẹ nghe, và đầy ắp tình yêu thương, bên cạnh con cái, cháu chắt, và cả chít nữa cơ! Vâng, ngày vui vẻ của các bậc cha mẹ hôm nay, có được rộn rã tiếng nói tiếng cười, và có thể cả nước mắt hạnh phúc chan hoà nữa đó thưa quý ông bà!
Còn những cha mẹ cũng được nhận những cánh thiệp từ phương xa của con cái gửi về, hoa, và quà cáp, nhưng cảm thấy tình không ấm, tim không nồng, và mọi thứ như có vẻ không trung thực, và khách sáo bề ngoài, thì cũng xin quý ông bà đừng buồn, và cũng cảm tạ Thiên Chúa muôn vàn, vì các con còn nghĩ đến cha mẹ, và đã làm hòa cùng Thiên Chúa, để được trái tim biết thông cảm biết ơn nghĩa sinh thành, vì hiểu được rằng cuộc đời và hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Mọi quá khứ được thứ tha và bỏ qua, để tình gia đình còn được có hòa khí và tình yêu thương, vì có Thiên Chúa ở cùng. Cuộc đời không ai là hoàn hảo, không ai là không có những thiếu xót, và những bất toàn.
Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho tất cả chúng ta là những bậc làm cha mẹ và là con cái, bởi thiếu tình gia đình, và tình yêu Thiên Chúa là chúng ta thiếu tất cả!!!
Lậy Mẹ Maria, Mẹ nhân ái của toàn thể nhân loại chúng con!
Hết thảy chúng con xin chúc Mẹ Maria ngày Hiền Mẫu luôn tuyệt vời trong tình yêu hải hà của Ba Ngôi Thiên Chúa. Xin Mẹ luôn dõi thương chúng con từ trong cho đến ngoài nước. Hiện diện với chúng con trong trái tim rách rưới và nghèo nàn này! Bởi chúng con luôn cần đến Mẹ, Mẹ ơi! Nhất là xin Mẹ ban bình an và sức khoẻ đến hai ngài ĐTGM Kiệt và TGM Phó Nhơn, để hai ngài luôn sáng suốt dẫn dắt đoàn chiên đông đảo của Chúa cùng đến Bến Bờ của Hạnh phúc là Nước Trời, là Đồng Cỏ xanh tươi với bóng mát, suối mát, muôn đời phước hạnh bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Mẹ Maria của toàn thể nhân loại chúng con ơi!
Mỗi một năm ngày Hiền Mẫu lại trở về, con đọc được biết bao nhiêu bài viết, bài thơ, bài hát, nói về tình mẹ, tình mẫu tử, nhưng trong con, trong tận tâm can và cõi lòng của con, con tìm mãi mà không cảm được tình mẹ bao la như biển thái bình là sao!? Vì con có mẹ nhưng chỉ là cái bóng cái hình, có hiện hữu, nhưng rất xa lạ!? Cảm giác này con cảm thấy tê tái làm sao thưa Mẹ!
Tôi hy vọng đừng ai cười tôi bởi tình cảm giữa tôi và mẹ như một khoảng trống của lòng mình, và ngược lại tôi nghĩ mẹ tôi cũng nghĩ về tôi như vậy!? Bởi chẳng phải có mẹ có cha mà chúng ta có được tình cảm muôn vàn đâu thưa anh chị em! Hằng ngày trong thời buổi của duy vật này! Chúng ta có phải hầu hết ai cũng có con cái đấy chứ!? Nhưng nào mấy ai đã biết thật sự sống lo cho con cái của mình tuyệt đối và là trên hết đâu!? Quả sự thật thì vẫn là sự thật mà thôi!? Tôi không phủ nhận là có thật nhiều bố mẹ ngoài kia đã lo cho con cái của mình thật chu đáo và dành tình thương yêu cho con cái của mình còn hơn cả mạng sống của mình nữa kia! Vâng, tôi hiểu thật nhiều về điều đó vì tôi cũng đang được diễm phúc làm mẹ đây! Nên tôi đã hiểu được thiên chức của mình thật cao cả và thật quan trọng thay! Bởi trong chúng ta ai ai khi đã lập gia đình cũng đều cầu nguyện để được Thiên Chúa ban cho có con cái vì chúng là sự móc nối quan hệ thiêng liêng giữa tình cảm của cả hai bậc cha lẫn mẹ, và là một gia đình Thánh Gia thật hạnh phúc. Nói nào ngay, vì những gì gọi là thiếu xót cho tôi, cũng là bài học thật sâu xa dậy cho chính tôi, biết sống sao cho đúng với thiên chức của mình khi được Chúa ban phép lành, là Ngài ban cho tôi được 3 cháu để dậy dỗ, thương yêu, và bảo bọc chúng.
Nhờ vào sự mất mát của tôi mà tôi hiểu được rằng tình yêu thương gia đình như thế nào!? Chúa trao ban cho chúng ta con cái là trao ban cho chúng ta hạnh phúc. Để có được hạnh phúc đích thực mà Chúa trao ban cho chúng ta thì thưa có phải chúng ta phải lo tròn bổn phận thứ bậc của mình!? Chúng là tương lai tươi sáng, là những bước đường trở thành những con người có hữu ích và là hữu dụng cho một xã hội!? Xã hội tốt đẹp và sáng tươi có phải là nhờ ở những bậc làm cha làm mẹ? Xã hội có lắm linh mục, tu sĩ nam nữ, là nhờ ở tất cả các bậc cha mẹ sống một cuộc đời biết hy sinh cho con cái của mình!? Các bậc làm cha làm mẹ có phải ngoài sự hy sinh trên nhưng phải luôn được Ơn Chúa là học bài học quý giá và rất đạo hạnh từ nơi gia đình Thánh Gia là luôn sống một cuộc sống có đức hạnh, bác ái, khiêm nhường, thanh bần, yêu thương, và luôn kính thờ Ba Ngôi Thiên Chúa?
Trong ngày Lễ Hiền Mẫu hôm nay, xin tất cả những bậc làm cha mẹ, hôm nay nhận hoa và quà cáp của các con, nếu đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, thì cảm tạ Chúa muôn vàn đã cho chúng ta thành quả được gặt hái trong ngày hôm nay. Vâng, không gì quý giá và hạnh phúc cho bằng tình gia đình, và hôm nay là ngày mà quý ông quý bà nên tận hưởng những gì mình gặt hái. Từ những lá thư, lời chân tình các con đọc cho cha mẹ nghe, và đầy ắp tình yêu thương, bên cạnh con cái, cháu chắt, và cả chít nữa cơ! Vâng, ngày vui vẻ của các bậc cha mẹ hôm nay, có được rộn rã tiếng nói tiếng cười, và có thể cả nước mắt hạnh phúc chan hoà nữa đó thưa quý ông bà!
Còn những cha mẹ cũng được nhận những cánh thiệp từ phương xa của con cái gửi về, hoa, và quà cáp, nhưng cảm thấy tình không ấm, tim không nồng, và mọi thứ như có vẻ không trung thực, và khách sáo bề ngoài, thì cũng xin quý ông bà đừng buồn, và cũng cảm tạ Thiên Chúa muôn vàn, vì các con còn nghĩ đến cha mẹ, và đã làm hòa cùng Thiên Chúa, để được trái tim biết thông cảm biết ơn nghĩa sinh thành, vì hiểu được rằng cuộc đời và hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Mọi quá khứ được thứ tha và bỏ qua, để tình gia đình còn được có hòa khí và tình yêu thương, vì có Thiên Chúa ở cùng. Cuộc đời không ai là hoàn hảo, không ai là không có những thiếu xót, và những bất toàn.
Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho tất cả chúng ta là những bậc làm cha mẹ và là con cái, bởi thiếu tình gia đình, và tình yêu Thiên Chúa là chúng ta thiếu tất cả!!!
Lậy Mẹ Maria, Mẹ nhân ái của toàn thể nhân loại chúng con!
Hết thảy chúng con xin chúc Mẹ Maria ngày Hiền Mẫu luôn tuyệt vời trong tình yêu hải hà của Ba Ngôi Thiên Chúa. Xin Mẹ luôn dõi thương chúng con từ trong cho đến ngoài nước. Hiện diện với chúng con trong trái tim rách rưới và nghèo nàn này! Bởi chúng con luôn cần đến Mẹ, Mẹ ơi! Nhất là xin Mẹ ban bình an và sức khoẻ đến hai ngài ĐTGM Kiệt và TGM Phó Nhơn, để hai ngài luôn sáng suốt dẫn dắt đoàn chiên đông đảo của Chúa cùng đến Bến Bờ của Hạnh phúc là Nước Trời, là Đồng Cỏ xanh tươi với bóng mát, suối mát, muôn đời phước hạnh bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:51 08/05/2010
MA ĐĂNG
Một hôm hòa thượng A-Nan cầm cái bát muốn đi lấy nước, trên đường đi thì gặp Ma Đăng nữ, Ma Đăng nữ rất thích A- Nan, về nhà thì nói vợ mẹ:
- “Ngoài A-Nan ra, thì con không gã cho ai cả”.
Mẹ của Ma Đăng nữ bèn làm tiệc thết đãi A-Nan, và nói với ông ta tâm ý của cô con gái của mình, A-Nan nói:
- “Tôi đã thọ giới, không thể lấy vợ”. Nói xong thì từ giả ra về.
Mẹ của Ma Đăng chỉ còn cách là dùng phát thuật để mê hoặc A-Nan, đang khi A-Nan sắp rơi vào cám dỗ thì Phật Đà kịp thời xuất hiện cứu được A-Nan. Ngày hôm sau, Ma Đăng nữ lại quấy rầy A-Nan, Phật Đà bèn thuyết pháp cho cô ta do đó mà Ma Đăng nữ hối cải giác ngộ, cố gắng tu tập Phật pháp, cuối cùng thì cũng tu thành chánh quả.
(Ma Đăng nữ kinh)
Suy tư:
Cám dỗ không phải là tội, nhưng nếu chúng ta quyết tâm chống trả thì công lao không phải là nhỏ, bởi vì có cám dỗ mới biết được ai là người công chính và ai là người gian dối, ai là người kiên vững với đức tin và ai là người mượn gió bẻ măng.
Ma Đăng nữ là hình ảnh của cám dỗ về sắc dục, mà bất kể là ai cũng đều bị cám dỗ, bởi vì sắc dục không những là tên ngoại công ở bên ngoài đánh vào, nhưng nó còn là tên nội công từ bên trong bản thân mình đánh ra, cho nên khó mà lường trước được, chỉ có kềm chế ngũ quan, tiết chế ăn uống, hạn chế vui chơi và nhất là phải cầu nguyện luôn thì mới có thể chiến thắng được nó.
Có những người chiến thắng dễ dàng với tiền tài, nhưng không qua nổi cơn cám dỗ về sắc dục, có những người trở thành anh hùng vì đã chiến thắng được dục tình trong cuộc sống của mình.
Cơn cám dỗ về sắc dục khi tấn công thì rất mạnh mẻ, nhưng chỉ có một vài giây mà thôi, nếu làm ngơ bỏ đi không màng đến nó thì chắc chắn là thắng nó, bởi vì cơn cám dỗ nào cũng sợ hãi người can trường biết phớt lờ chúng nó.
Ai hiểu thì hiểu.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một hôm hòa thượng A-Nan cầm cái bát muốn đi lấy nước, trên đường đi thì gặp Ma Đăng nữ, Ma Đăng nữ rất thích A- Nan, về nhà thì nói vợ mẹ:
- “Ngoài A-Nan ra, thì con không gã cho ai cả”.
Mẹ của Ma Đăng nữ bèn làm tiệc thết đãi A-Nan, và nói với ông ta tâm ý của cô con gái của mình, A-Nan nói:
- “Tôi đã thọ giới, không thể lấy vợ”. Nói xong thì từ giả ra về.
Mẹ của Ma Đăng chỉ còn cách là dùng phát thuật để mê hoặc A-Nan, đang khi A-Nan sắp rơi vào cám dỗ thì Phật Đà kịp thời xuất hiện cứu được A-Nan. Ngày hôm sau, Ma Đăng nữ lại quấy rầy A-Nan, Phật Đà bèn thuyết pháp cho cô ta do đó mà Ma Đăng nữ hối cải giác ngộ, cố gắng tu tập Phật pháp, cuối cùng thì cũng tu thành chánh quả.
(Ma Đăng nữ kinh)
Suy tư:
Cám dỗ không phải là tội, nhưng nếu chúng ta quyết tâm chống trả thì công lao không phải là nhỏ, bởi vì có cám dỗ mới biết được ai là người công chính và ai là người gian dối, ai là người kiên vững với đức tin và ai là người mượn gió bẻ măng.
Ma Đăng nữ là hình ảnh của cám dỗ về sắc dục, mà bất kể là ai cũng đều bị cám dỗ, bởi vì sắc dục không những là tên ngoại công ở bên ngoài đánh vào, nhưng nó còn là tên nội công từ bên trong bản thân mình đánh ra, cho nên khó mà lường trước được, chỉ có kềm chế ngũ quan, tiết chế ăn uống, hạn chế vui chơi và nhất là phải cầu nguyện luôn thì mới có thể chiến thắng được nó.
Có những người chiến thắng dễ dàng với tiền tài, nhưng không qua nổi cơn cám dỗ về sắc dục, có những người trở thành anh hùng vì đã chiến thắng được dục tình trong cuộc sống của mình.
Cơn cám dỗ về sắc dục khi tấn công thì rất mạnh mẻ, nhưng chỉ có một vài giây mà thôi, nếu làm ngơ bỏ đi không màng đến nó thì chắc chắn là thắng nó, bởi vì cơn cám dỗ nào cũng sợ hãi người can trường biết phớt lờ chúng nó.
Ai hiểu thì hiểu.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:52 08/05/2010
N2T |
49. Vui vẻ của chúng ta là do nơi Thánh Giá, Chúa chúng ta cũng chỉ muốn nhờ con đường khổ nạn để tiến vào vinh quang. Ngài hướng dẫn đường con đi, cũng là đường đi của các thánh.
(Thánh Vincent de Paul)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:53 08/05/2010
N2T |
435. Tôn trọng mình, bao dung người khác.
Một khi thiên đàng, hỏa ngục cũng như nhau !
Lm. Jos. Trương Đình Hiền
20:48 08/05/2010
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH (2010)
Một khi thiên đàng, hỏa ngục cũng như nhau !
Kính thưa cộng đoàn,
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: ngày kia, người ta thấy có một thiên thần rảo qua các con đường trong một thành phố nọ, một tay cầm ngọn đuốc, một tay xách thùng nước. Người ta mới hỏi thiên thần ngọn đuốc và thùng nước đó để làm gì ? Thiên thần liền trả lời: "Ta dùng ngọn đuốc để đốt hết các toà nhà, các công trình đẹp đẽ trên thiên đàng để thiên đàng chỉ còn hoang vu tro bụi. Còn thùng nước để dập tắt hết mọi ngọn lửa đang bừng cháy trong hoả ngục để hoả ngục cũng chỉ là một cõi hoang vu như thiên đàng." Người ta mới hởi làm như thế để làm gì ? Thiên thần vội trả lời: "Để một khi thiên đàng hỏa ngục cũng như nhau, Thiên Chúa sẽ nhận rõ ai là người giữ đạo vì yêu mến Ngài thật sự, chứ không phải người ta giữ đạo để được lên thiên đàng hay vì sợ hoả ngục."
Câu chuyện ngụ ngôn đó muốn nhắc nhở chúng ta chính lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay: “Ai yêu mến ta thì hãy giữ lời ta”.
Một mệnh đề chỉ võn vẹn có 9 chữ đó nhưng lại bao gồm tất cả nội dung của đức tin và việc thực hành đức tin.
“Yêu mến ta”: Trọng tâm và tiêu đích của niềm tin kitô giáo đọng lại nơi một Ngôi Vị, một con người, Đức Giêsu-Kitô. Và qua Đức Kitô, chúng ta đến với Chúa Cha và thuộc về Chúa Thánh Thần. Hành trình đến và gặp gỡ Thiên Chúa là hành trình của tình yêu, từ trái tim đến với trái tim. Thiên Chúa không phải là một vị thần xa lạ để chúng ta chỉ biết “kính nhi viễn chi”, đứng xa xa mà chiêm ngắm trong một mối tương quan xa lạ, cách biệt. Thứ tôn giáo đó, niềm tin vào một Thượng Đế lạnh lùng xa cách đó thế nào cũng sẽ dẫn tới hoặc là một thái độ lãnh đạm, thờ ơ để rồi đi tới chỗ vô tín, vô thần. Hoặc là một thái độ cực đoan sẵn sàng nhân danh thượng Đế để thoả mãn mọi khát vọng trần tục của chính mình bằng đủ thứ hành động gian ác.
Để trắc nghiệm lòng đạo và niềm tin của Phêrô sau biến cố chối thầy 3 lần trong đêm Ngài bị nộp, thì sau khi sống lại, Chúa Giêsu chỉ hỏi Phêrô võn vẹn một câu cho 3 lần: “Con có yêu mến thầy không ?”.
Ngày hôm nay, câu hỏi đó cũng được dành cho mỗi người chúng ta: “Con có yêu mến ta không?”.
“Hãy giữ lời ta”: Nhưng điều gì để chứng tỏ lòng yêu mến Chúa ? Có phải thường xuyên kinh nguyện, dâng lễ rước lễ hằng ngày, bố thí cho người nghèo liên tục, đọc thuộc từng câu từng đoạn trong sách Phúc âm…Dĩ nhiên làm được như thế thì còn gì bằng. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chẳng khác nào câu chuyện chàng thanh niên giàu có đến chất vấn Chúa Giêsu để Ngài chỉ cho con đường nên trọn lành: “Tôi đã giữ trọn tất cả những điều đó ngay từ thuở nhỏ”. Nhưng khi được Đức Kitô đề nghị “hãy về bán hết của cải, bố thí cho người nghèo, rồi hãy đến theo ta”. Anh ta đã xịu mặt bỏ đi vì anh có nhiều của cải. Anh muốn được lên thiên đàng cùng với tất cả của cải của anh để hưởng thụ chứ không phải vì yêu mến Thiên Chúa, yêu mến Đức Kitô để sẵn sàng thực thi lời mời gọi của Ngài.
Hình như trong cuộc sống đời thường của chúng ta hôm nay còn có quá nhiều lần chúng ta đã ứng xử như thế đối với Thiên Chúa. Chúng ta giữ đạo, giữ luật, không phải vì động lực của tình yêu mà chỉ vì muốn chiếm một chỗ trên thiên đàng để an dưỡng, hoặc ít ra khỏi phải nếm trãi cực hình nơi hoả ngục.
Chính vì thế, bên trong cánh cửa của cổng nhà thờ là một cộng đoàn nghiêm trang, lễ nghi sốt sắng, kinh nguyện rập ràng…Nhưng bên ngoài cánh cổng đó, là một cuộc chụp giựt, tranh dành, mạnh được yếu thua, may nhờ rủi chịu. Người ta sẵn sàng đâm chém nhau, loại trừ nhau, chỉ vì một miếng cơm, một manh áo…
Phải chăng Đức Kitô, vì sợ cái tôn giáo mà Ngài muốn canh tân và thiết lập đặt trên nền tảng của tình yêu sẽ bị biến chất trở thành một thứ tôn giáo của lề luật vụ hình thức mà trước khi về với Chúa Cha để "bàn giao" sứ mệnh loan truyền ơn cứu độ cho Hội Thánh, cho các Tông Đồ, Đức Kitô muốn nhấn mạnh cái cốt lõi của niềm tin Ngài muốn kiện toàn; đó chính là cuộc trở về hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ Lời Thầy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”.
Và để xác quyết việc thể hiện niềm tin như thế là khả thi, không phải tự sức con người, nhưng nhờ sức mạnh đến từ Thiên Chúa, Ngài đã mặc khải về Chúa Thánh Thần:
“Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy dỗ anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”.
Giáo Hội ngay từ buổi sơ khai đã nhất loạt làm chứng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Sách TĐCV trong BĐ 1 hôm nay đã nêu bật vai trò của Chúa Thánh Thần trong các hướng dẫn của các Tông Đồ về việc định hướng mục vụ cho cộng đoàn tiên khởi: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định…”
Trong một thế giới mà chiều kích trần tục đang muốn chiếm lĩnh mọi cơ cấu xã hội, kể cả cơ cấu phẩm trật của Hội Thánh, thì niềm tin của người Kitô hữu phải luôn được thanh lọc để hết sức tỉnh táo mà nhận ra sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa và sức tác động của Chúa Thánh Thần.
Như thế, cuộc họp mừng hôm nay chính là cơ hội để chúng ta được Thiên Chúa viếng thăm và ban sức mạnh của Thánh Thần, là nguồn mạch của sự bình an đích thực. Chúng ta làm nên một cộng đoàn hiệp thông trong Chúa Ba Ngôi, qui tụ chung quanh Đức Kitô, để thể hiện tình yêu dành cho Thiên Chúa qua sức tác động của Chúa Thánh Thần. Để rồi từ đây, chúng ta ra đi, làm chứng về một Giáo Hội mà mọi thành phần đều “yêu mến Chúa Kitô và giữ Lời Ngài”, một Giáo Hội luôn mặc lấy sự bình an của yêu thương và hiệp nhất, một Giáo Hội đang cưu mang niềm hy vọng mãnh liệt về một ngày mai tươi sáng mà sách Khải huyền trong BĐ 2 hôm nay đã diễn tả như một “Giêrusalem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa…”. Amen.
Một khi thiên đàng, hỏa ngục cũng như nhau !
Kính thưa cộng đoàn,
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: ngày kia, người ta thấy có một thiên thần rảo qua các con đường trong một thành phố nọ, một tay cầm ngọn đuốc, một tay xách thùng nước. Người ta mới hỏi thiên thần ngọn đuốc và thùng nước đó để làm gì ? Thiên thần liền trả lời: "Ta dùng ngọn đuốc để đốt hết các toà nhà, các công trình đẹp đẽ trên thiên đàng để thiên đàng chỉ còn hoang vu tro bụi. Còn thùng nước để dập tắt hết mọi ngọn lửa đang bừng cháy trong hoả ngục để hoả ngục cũng chỉ là một cõi hoang vu như thiên đàng." Người ta mới hởi làm như thế để làm gì ? Thiên thần vội trả lời: "Để một khi thiên đàng hỏa ngục cũng như nhau, Thiên Chúa sẽ nhận rõ ai là người giữ đạo vì yêu mến Ngài thật sự, chứ không phải người ta giữ đạo để được lên thiên đàng hay vì sợ hoả ngục."
Câu chuyện ngụ ngôn đó muốn nhắc nhở chúng ta chính lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay: “Ai yêu mến ta thì hãy giữ lời ta”.
Một mệnh đề chỉ võn vẹn có 9 chữ đó nhưng lại bao gồm tất cả nội dung của đức tin và việc thực hành đức tin.
“Yêu mến ta”: Trọng tâm và tiêu đích của niềm tin kitô giáo đọng lại nơi một Ngôi Vị, một con người, Đức Giêsu-Kitô. Và qua Đức Kitô, chúng ta đến với Chúa Cha và thuộc về Chúa Thánh Thần. Hành trình đến và gặp gỡ Thiên Chúa là hành trình của tình yêu, từ trái tim đến với trái tim. Thiên Chúa không phải là một vị thần xa lạ để chúng ta chỉ biết “kính nhi viễn chi”, đứng xa xa mà chiêm ngắm trong một mối tương quan xa lạ, cách biệt. Thứ tôn giáo đó, niềm tin vào một Thượng Đế lạnh lùng xa cách đó thế nào cũng sẽ dẫn tới hoặc là một thái độ lãnh đạm, thờ ơ để rồi đi tới chỗ vô tín, vô thần. Hoặc là một thái độ cực đoan sẵn sàng nhân danh thượng Đế để thoả mãn mọi khát vọng trần tục của chính mình bằng đủ thứ hành động gian ác.
Để trắc nghiệm lòng đạo và niềm tin của Phêrô sau biến cố chối thầy 3 lần trong đêm Ngài bị nộp, thì sau khi sống lại, Chúa Giêsu chỉ hỏi Phêrô võn vẹn một câu cho 3 lần: “Con có yêu mến thầy không ?”.
Ngày hôm nay, câu hỏi đó cũng được dành cho mỗi người chúng ta: “Con có yêu mến ta không?”.
“Hãy giữ lời ta”: Nhưng điều gì để chứng tỏ lòng yêu mến Chúa ? Có phải thường xuyên kinh nguyện, dâng lễ rước lễ hằng ngày, bố thí cho người nghèo liên tục, đọc thuộc từng câu từng đoạn trong sách Phúc âm…Dĩ nhiên làm được như thế thì còn gì bằng. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chẳng khác nào câu chuyện chàng thanh niên giàu có đến chất vấn Chúa Giêsu để Ngài chỉ cho con đường nên trọn lành: “Tôi đã giữ trọn tất cả những điều đó ngay từ thuở nhỏ”. Nhưng khi được Đức Kitô đề nghị “hãy về bán hết của cải, bố thí cho người nghèo, rồi hãy đến theo ta”. Anh ta đã xịu mặt bỏ đi vì anh có nhiều của cải. Anh muốn được lên thiên đàng cùng với tất cả của cải của anh để hưởng thụ chứ không phải vì yêu mến Thiên Chúa, yêu mến Đức Kitô để sẵn sàng thực thi lời mời gọi của Ngài.
Hình như trong cuộc sống đời thường của chúng ta hôm nay còn có quá nhiều lần chúng ta đã ứng xử như thế đối với Thiên Chúa. Chúng ta giữ đạo, giữ luật, không phải vì động lực của tình yêu mà chỉ vì muốn chiếm một chỗ trên thiên đàng để an dưỡng, hoặc ít ra khỏi phải nếm trãi cực hình nơi hoả ngục.
Chính vì thế, bên trong cánh cửa của cổng nhà thờ là một cộng đoàn nghiêm trang, lễ nghi sốt sắng, kinh nguyện rập ràng…Nhưng bên ngoài cánh cổng đó, là một cuộc chụp giựt, tranh dành, mạnh được yếu thua, may nhờ rủi chịu. Người ta sẵn sàng đâm chém nhau, loại trừ nhau, chỉ vì một miếng cơm, một manh áo…
Phải chăng Đức Kitô, vì sợ cái tôn giáo mà Ngài muốn canh tân và thiết lập đặt trên nền tảng của tình yêu sẽ bị biến chất trở thành một thứ tôn giáo của lề luật vụ hình thức mà trước khi về với Chúa Cha để "bàn giao" sứ mệnh loan truyền ơn cứu độ cho Hội Thánh, cho các Tông Đồ, Đức Kitô muốn nhấn mạnh cái cốt lõi của niềm tin Ngài muốn kiện toàn; đó chính là cuộc trở về hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ Lời Thầy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”.
Và để xác quyết việc thể hiện niềm tin như thế là khả thi, không phải tự sức con người, nhưng nhờ sức mạnh đến từ Thiên Chúa, Ngài đã mặc khải về Chúa Thánh Thần:
“Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy dỗ anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”.
Giáo Hội ngay từ buổi sơ khai đã nhất loạt làm chứng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Sách TĐCV trong BĐ 1 hôm nay đã nêu bật vai trò của Chúa Thánh Thần trong các hướng dẫn của các Tông Đồ về việc định hướng mục vụ cho cộng đoàn tiên khởi: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định…”
Trong một thế giới mà chiều kích trần tục đang muốn chiếm lĩnh mọi cơ cấu xã hội, kể cả cơ cấu phẩm trật của Hội Thánh, thì niềm tin của người Kitô hữu phải luôn được thanh lọc để hết sức tỉnh táo mà nhận ra sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa và sức tác động của Chúa Thánh Thần.
Như thế, cuộc họp mừng hôm nay chính là cơ hội để chúng ta được Thiên Chúa viếng thăm và ban sức mạnh của Thánh Thần, là nguồn mạch của sự bình an đích thực. Chúng ta làm nên một cộng đoàn hiệp thông trong Chúa Ba Ngôi, qui tụ chung quanh Đức Kitô, để thể hiện tình yêu dành cho Thiên Chúa qua sức tác động của Chúa Thánh Thần. Để rồi từ đây, chúng ta ra đi, làm chứng về một Giáo Hội mà mọi thành phần đều “yêu mến Chúa Kitô và giữ Lời Ngài”, một Giáo Hội luôn mặc lấy sự bình an của yêu thương và hiệp nhất, một Giáo Hội đang cưu mang niềm hy vọng mãnh liệt về một ngày mai tươi sáng mà sách Khải huyền trong BĐ 2 hôm nay đã diễn tả như một “Giêrusalem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa…”. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giải phóng nữ giới là khước từ việc phá thai
Linh Tiến Khải
01:52 08/05/2010
Phỏng vấn bà Monica Lopez Barahona, giáo sư sản khoa
Ngày 25-2-2010 thủ tướng José Luis Zapatero đã ký nhận luật mới về phá thai do Quốc Hội Tây Ban Nha thông qua với 132 phiếu thuận, 126 phiếu chống và 1 phiếu trắng.
Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy các phản kháng của dân chúng, cũng như các chống đối bên trong Đảng Xã Hội và các phản đối của các Giám Mục Tây Ban Nha, chính quyền của thủ tướng Zapatero đã nhất quyết đưa ra luật mới nói trên. Ngày 17-10-2009 đã có 2 triệu người tham gia cuộc biểu tình trong thủ đô Madrid để phản đối luật này. Cuộc biểu tình đã do 42 phong trào bảo vệ sự sống tổ chức, khởi hành từ Puerta del Sol tới Puerta d'Alcalà. Đáp lại lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục và Đảng Nhân Dân, là Đảng đối lập chính tại Tây Ban Nha, các đoàn người biểu tình đã từ khắp nơi trong nước Tây Ban Nha đi máy bay, xe lửa và 700 chuyến xe bus tuốn về thủ đô Madrid. Họ mang theo nhiều biểu ngữ viết ”Mọi sự sống đều quan trọng”, ”Quyền sống”, ”Các bác sĩ của sự sống” vv...
Luật mới cho phép phụ nữ được tự do phá thai cho tới tuần thứ 14 và các nhà thương sẽ bảo đảm việc này cho họ. Luật mới cũng cho phép các thiếu nữ vị thành niên tuổi từ 16 tới 18 phá thai mà không cần có sự đồng ý của cha mẹ. Các người trẻ này có thể phá thai miễn phí và bí mật. Ngoài ra luật mới cũng cho phép bán viên thuốc ”ngày hôm sau” mà không cần phải có giấy của bác sĩ. Tuy bị các phong trào bảo vệ sự sống mạnh mẽ chống đối, nhưng luật mới do thủ tướng ký sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng 4 tháng nữa.
Luật phá thai cũ ban hành năm 1985 chỉ cho phép phá thai với ý kiến của bác sĩ trong 3 trường hợp: thứ nhất là khi bị hãm hiếp được phá thai tới tuần thứ 12; thứ hai, trong trường hợp thai nhi bị tàn tật được phá thai tới tuần thứ 22; và thứ ba trong trường hợp thai nhi nguy hại cho sức khỏe tâm thể lý của người mẹ thì được phá thai không hạn định. Trên thực tế lý do thứ ba này thường được viện dẫn trong 90% các trường hợp phá thai. Trong một vài nhà thương tư đã có các lạm dụng, vì người ta giết các bào thai cả khi chúng được 7-8 tháng.
Trong các ngày qua giới chức chính quyền tự trị Navarra cho biết sẽ kiện luật phá thai mới này lên Tòa Bảo Hiến, để ngăn chặn không cho nó có hiệu lực trong vòng 4 tháng nữa, vì nó phản Hiến Pháp và đã xâm lấn lãnh vực chuyên môn của Y khoa vùng miền. Luật mới cho phép phụ nữ phá thai trên toàn lãnh thổ Tây Ban Nha, nhưng trong vùng Navarra không thể phá thai trong các nhà thương công cũng như trong các nhà thương tư. Vì lý do lương tâm, các bác sĩ vùng Navarra sẽ không để cho luật này được áp dụng tại đây. Trong khi đó đảng Nhân Dân là đấng đối lập đang chuẩn bị kiện luật mới của chính quyền vì tính cách bất hợp hiến của nó trong thời gian trước ngày mùng 4 tháng 6 tới này. Các giới chức vùng Navarra viện dẫn hai lý do: thứ nhất là phán quyết của Tòa Bảo Hiến năm 1985 bảo đảm bảo vệ trẻ em chưa sinh ra. Thứ hai là việc vi phạm quyền bính của quốc gia, vì cho phép thiếu nữ vị thành niên 16 tuổi phá thai mà không cần sự chấp thuận của cha mẹ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Monica Lopez Barahona, giáo sư sản khoa, về việc giải phóng nữ giới. Bà Barahona cũng là Phó chủ tịch diễn đàn Công Dân, và nhân danh việc bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên, bà đã thu thập 300 chữ ký của các nhà trí thức Tây Ban Nha nhằm chống việc cải tổ luật phá thai do thủ tướng Zapatero ký nhận hồi tháng 2 năm nay 2010.
Hỏi: Thưa giáo sư Barahona, giáo sư nghĩ gì về các chống đối luật mới về phá thai đã được Quốc Hội Tây Ban Nha thông qua và được thủ tướng Zapatero ký nhận hồi tháng 2 vừa qua?
Đáp: Chính quyền Tây Ban Nha muốn biến một tội phạm trở thành một quyền, nhưng rất may là xã hội Tây Ban Nha chưa hoàn toàn bị tê liệt. Các cuộc xuống đường biểu tình chống phá thai và các tài liệu chống lại việc cải tổ luật phá thai mang chữ ký của hàng ngàn nhà khoa học và luật gia, chứng minh cho thấy một phần lớn người dân Tây Ban Nha từ chối luật mới do nhà nước và thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero đưa ra. Chính quyền đã không lắng nghe các lời yêu cầu tha thiết của giới khoa học khẳng định rằng sự sống con người bắt đầu với việc thụ thai, cũng như ý kiến của Tòa Bảo Hiến, của Ủy ban sinh học và Hội đồng nhà nước.
Hỏi: Sau nhiều năm thinh lặng liên quan tới vấn đề phá thai, một phần của xã hội Tây Ban Nha đang tỉnh dậy và lên tiếng. Giới trí thức nắm giữ vai trò nào thưa giáo sư?
Đáp: Đó là một vai trò định đoạt trên bình diện khoa học, luật pháp, triết lý và nhân chủng. Trong lãnh vực sức khỏe sinh sản không bao giờ được loại trừ tiếng nói của khoa học. Là các nhà khoa học và giáo sư đại học chúng tôi là tiếng nói có thẩm quyền đề cập tới vấn đề này. Không thể biến một tội phạm thành một quyền lợi được.
Hỏi: Diễn đàn Công Dân là gì thưa giáo sư?
Đáp: Đó là một hiệp hội gồm 300 chuyên viên cùng chia sẻ các lo lắng khoa học như nhau. Để ngăn chặn luật mới nói trên, chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng giúp đảng phái đối lập chính, kiện luật mới này vì tính cách bất hợp hiến của nó. Thật thế, vì luật mới này không tuân hành các nguyên tắc Hiến Pháp của chúng tôi.
Hỏi: Theo giáo sư, đâu là các lý do đích thật của luật phá thai này?
Đáp: Khó mà tìm ra một lý do cho một cái gì vô nghĩa. Nhưng chúng tôi phải nhắc lại rằng luật này đã do một ủy ban là Bộ đặc trách về sự Bình đẳng soạn thảo, trong khi phá thai luôn luôn là một đề tài riêng của Bộ Y Tế. Yêu sách của nó là biến một tội phạm thành một quyền. Không có gì khiến cho một phụ nữ trở thành nô lệ hơn là giết chết con mình. Trái lại, không có gì khiến cho phụ nữ tự do hơn là làm tất cả những gì cần thiết để tiếp tục mang thai con và cho con chào đời. Có lẽ chúng ta có thể đề cập tới một việc biểu dương ý thức hệ của chủng loại, một khuynh hướng nữ quyền triệt để bị giải thích dở. Xem ra mang thai là một căn bệnh không bằng...
Hỏi: Thưa giáo sư Barahona, đâu là các mục đích chính trị của một luật phá thai như luật mới được chính quyền Tây Ban Nha chấp thuận, khiến cho xã hội bị chia thành hai phe phò chống?
Đáp: Có một khía cạnh của luật mà chúng ta không được phép quên: đó là văn bản đề cập tới việc giáo dục tính dục. Chính quyền tuyên bố mình cấp tiến, nhưng lại hành động một cách bệnh hoạn, vì sử dụng các giới chuyên môn hoàn toàn xa lạ với vấn đề. Như thế thì họ có quyền gì để giáo dục người trẻ về đề tài tính dục? Họ tuyên bố là mình cấp tiến, nhưng lại hành xử như một Nhà Nước độc tài.
Hỏi: Đây không phải là luật đầu tiên gây chia rẽ trong xã hội Tây Ban Nha liên quan tới các đề tài luân lý đạo đức. Với luật cho phép các thử nghiệm trên phôi thai người chính quyền đã gây ra chia rẽ trong xã hội y như thế, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Cả trong trường hợp này nữa luật đó đã được giới thiệu như là một luật cấp tiến. Trong phần dẫn nhập người ta nói rằng việc nghiên cứu trên các phôi thai người ngày nay là điều không thể bỏ qua mà không chấp nhận. Nhưng đó là điều sai lầm. Lý do vì không có các bài khảo luận nào liên quan tới vấn đề này, trong khi có tới 2889 bài khảo luận liên quan tới các tế bào gốc trưởng thành. Điều này có nghĩa là người ta ý thức hệ hóa khoa học. Ngoài ra nó cũng là một sự ngu dốt khoa học nữa: vì chính bà bộ trưởng Bộ Bình Đẳng đã nói rằng bào thai là một sinh vật, chứ không phải là một người...
Hỏi: Như thế có nghĩa đây là một chủ thuyết cấp tiến giả, có phải thế không thưa giáo sư?
Đáp: Một xã hội hủy hoại các bào thai thì không phải là một xã hội cấp tiến. Không phải là chủ nghĩa cấp tiến, nếu cho phép phụ nữ hoàn toàn tự do lấy mất đi sự sống của đứa con. Trái lại cấp tiến là trợ giúp phụ nữ trên bình diện kinh tế, hay tạo điều kiện dễ dãi cho việc nhận con nuôi. Chỉ cần nghĩ rằng với các vụ phá thai xảy ra tại Tây Ban Nha trong vòng 15 ngày, người ta có thể lấp đầy danh sách những người chờ đợi được nhận con nuôi trên toàn thế giới trong một năm.
(Avvenire 22-4-2010)
Ngày 25-2-2010 thủ tướng José Luis Zapatero đã ký nhận luật mới về phá thai do Quốc Hội Tây Ban Nha thông qua với 132 phiếu thuận, 126 phiếu chống và 1 phiếu trắng.
Luật mới cho phép phụ nữ được tự do phá thai cho tới tuần thứ 14 và các nhà thương sẽ bảo đảm việc này cho họ. Luật mới cũng cho phép các thiếu nữ vị thành niên tuổi từ 16 tới 18 phá thai mà không cần có sự đồng ý của cha mẹ. Các người trẻ này có thể phá thai miễn phí và bí mật. Ngoài ra luật mới cũng cho phép bán viên thuốc ”ngày hôm sau” mà không cần phải có giấy của bác sĩ. Tuy bị các phong trào bảo vệ sự sống mạnh mẽ chống đối, nhưng luật mới do thủ tướng ký sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng 4 tháng nữa.
Luật phá thai cũ ban hành năm 1985 chỉ cho phép phá thai với ý kiến của bác sĩ trong 3 trường hợp: thứ nhất là khi bị hãm hiếp được phá thai tới tuần thứ 12; thứ hai, trong trường hợp thai nhi bị tàn tật được phá thai tới tuần thứ 22; và thứ ba trong trường hợp thai nhi nguy hại cho sức khỏe tâm thể lý của người mẹ thì được phá thai không hạn định. Trên thực tế lý do thứ ba này thường được viện dẫn trong 90% các trường hợp phá thai. Trong một vài nhà thương tư đã có các lạm dụng, vì người ta giết các bào thai cả khi chúng được 7-8 tháng.
Trong các ngày qua giới chức chính quyền tự trị Navarra cho biết sẽ kiện luật phá thai mới này lên Tòa Bảo Hiến, để ngăn chặn không cho nó có hiệu lực trong vòng 4 tháng nữa, vì nó phản Hiến Pháp và đã xâm lấn lãnh vực chuyên môn của Y khoa vùng miền. Luật mới cho phép phụ nữ phá thai trên toàn lãnh thổ Tây Ban Nha, nhưng trong vùng Navarra không thể phá thai trong các nhà thương công cũng như trong các nhà thương tư. Vì lý do lương tâm, các bác sĩ vùng Navarra sẽ không để cho luật này được áp dụng tại đây. Trong khi đó đảng Nhân Dân là đấng đối lập đang chuẩn bị kiện luật mới của chính quyền vì tính cách bất hợp hiến của nó trong thời gian trước ngày mùng 4 tháng 6 tới này. Các giới chức vùng Navarra viện dẫn hai lý do: thứ nhất là phán quyết của Tòa Bảo Hiến năm 1985 bảo đảm bảo vệ trẻ em chưa sinh ra. Thứ hai là việc vi phạm quyền bính của quốc gia, vì cho phép thiếu nữ vị thành niên 16 tuổi phá thai mà không cần sự chấp thuận của cha mẹ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Monica Lopez Barahona, giáo sư sản khoa, về việc giải phóng nữ giới. Bà Barahona cũng là Phó chủ tịch diễn đàn Công Dân, và nhân danh việc bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên, bà đã thu thập 300 chữ ký của các nhà trí thức Tây Ban Nha nhằm chống việc cải tổ luật phá thai do thủ tướng Zapatero ký nhận hồi tháng 2 năm nay 2010.
Hỏi: Thưa giáo sư Barahona, giáo sư nghĩ gì về các chống đối luật mới về phá thai đã được Quốc Hội Tây Ban Nha thông qua và được thủ tướng Zapatero ký nhận hồi tháng 2 vừa qua?
Đáp: Chính quyền Tây Ban Nha muốn biến một tội phạm trở thành một quyền, nhưng rất may là xã hội Tây Ban Nha chưa hoàn toàn bị tê liệt. Các cuộc xuống đường biểu tình chống phá thai và các tài liệu chống lại việc cải tổ luật phá thai mang chữ ký của hàng ngàn nhà khoa học và luật gia, chứng minh cho thấy một phần lớn người dân Tây Ban Nha từ chối luật mới do nhà nước và thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero đưa ra. Chính quyền đã không lắng nghe các lời yêu cầu tha thiết của giới khoa học khẳng định rằng sự sống con người bắt đầu với việc thụ thai, cũng như ý kiến của Tòa Bảo Hiến, của Ủy ban sinh học và Hội đồng nhà nước.
Hỏi: Sau nhiều năm thinh lặng liên quan tới vấn đề phá thai, một phần của xã hội Tây Ban Nha đang tỉnh dậy và lên tiếng. Giới trí thức nắm giữ vai trò nào thưa giáo sư?
Đáp: Đó là một vai trò định đoạt trên bình diện khoa học, luật pháp, triết lý và nhân chủng. Trong lãnh vực sức khỏe sinh sản không bao giờ được loại trừ tiếng nói của khoa học. Là các nhà khoa học và giáo sư đại học chúng tôi là tiếng nói có thẩm quyền đề cập tới vấn đề này. Không thể biến một tội phạm thành một quyền lợi được.
Hỏi: Diễn đàn Công Dân là gì thưa giáo sư?
Đáp: Đó là một hiệp hội gồm 300 chuyên viên cùng chia sẻ các lo lắng khoa học như nhau. Để ngăn chặn luật mới nói trên, chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng giúp đảng phái đối lập chính, kiện luật mới này vì tính cách bất hợp hiến của nó. Thật thế, vì luật mới này không tuân hành các nguyên tắc Hiến Pháp của chúng tôi.
Hỏi: Theo giáo sư, đâu là các lý do đích thật của luật phá thai này?
Đáp: Khó mà tìm ra một lý do cho một cái gì vô nghĩa. Nhưng chúng tôi phải nhắc lại rằng luật này đã do một ủy ban là Bộ đặc trách về sự Bình đẳng soạn thảo, trong khi phá thai luôn luôn là một đề tài riêng của Bộ Y Tế. Yêu sách của nó là biến một tội phạm thành một quyền. Không có gì khiến cho một phụ nữ trở thành nô lệ hơn là giết chết con mình. Trái lại, không có gì khiến cho phụ nữ tự do hơn là làm tất cả những gì cần thiết để tiếp tục mang thai con và cho con chào đời. Có lẽ chúng ta có thể đề cập tới một việc biểu dương ý thức hệ của chủng loại, một khuynh hướng nữ quyền triệt để bị giải thích dở. Xem ra mang thai là một căn bệnh không bằng...
Hỏi: Thưa giáo sư Barahona, đâu là các mục đích chính trị của một luật phá thai như luật mới được chính quyền Tây Ban Nha chấp thuận, khiến cho xã hội bị chia thành hai phe phò chống?
Đáp: Có một khía cạnh của luật mà chúng ta không được phép quên: đó là văn bản đề cập tới việc giáo dục tính dục. Chính quyền tuyên bố mình cấp tiến, nhưng lại hành động một cách bệnh hoạn, vì sử dụng các giới chuyên môn hoàn toàn xa lạ với vấn đề. Như thế thì họ có quyền gì để giáo dục người trẻ về đề tài tính dục? Họ tuyên bố là mình cấp tiến, nhưng lại hành xử như một Nhà Nước độc tài.
Hỏi: Đây không phải là luật đầu tiên gây chia rẽ trong xã hội Tây Ban Nha liên quan tới các đề tài luân lý đạo đức. Với luật cho phép các thử nghiệm trên phôi thai người chính quyền đã gây ra chia rẽ trong xã hội y như thế, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Cả trong trường hợp này nữa luật đó đã được giới thiệu như là một luật cấp tiến. Trong phần dẫn nhập người ta nói rằng việc nghiên cứu trên các phôi thai người ngày nay là điều không thể bỏ qua mà không chấp nhận. Nhưng đó là điều sai lầm. Lý do vì không có các bài khảo luận nào liên quan tới vấn đề này, trong khi có tới 2889 bài khảo luận liên quan tới các tế bào gốc trưởng thành. Điều này có nghĩa là người ta ý thức hệ hóa khoa học. Ngoài ra nó cũng là một sự ngu dốt khoa học nữa: vì chính bà bộ trưởng Bộ Bình Đẳng đã nói rằng bào thai là một sinh vật, chứ không phải là một người...
Hỏi: Như thế có nghĩa đây là một chủ thuyết cấp tiến giả, có phải thế không thưa giáo sư?
Đáp: Một xã hội hủy hoại các bào thai thì không phải là một xã hội cấp tiến. Không phải là chủ nghĩa cấp tiến, nếu cho phép phụ nữ hoàn toàn tự do lấy mất đi sự sống của đứa con. Trái lại cấp tiến là trợ giúp phụ nữ trên bình diện kinh tế, hay tạo điều kiện dễ dãi cho việc nhận con nuôi. Chỉ cần nghĩ rằng với các vụ phá thai xảy ra tại Tây Ban Nha trong vòng 15 ngày, người ta có thể lấp đầy danh sách những người chờ đợi được nhận con nuôi trên toàn thế giới trong một năm.
(Avvenire 22-4-2010)
Ngày Văn Hóa và Tinh Thần Nga sẽ diễn ra tại Vatican
Nguyễn Hoàng Thương
05:15 08/05/2010
Ngày Văn Hóa và Tinh Thần Nga sẽ diễn ra tại Vatican
Vatican (VIS) – Vào trưa ngày 07/05, tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, đã trình bày hai sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 19 và 20 tháng Năm: "Ngày Văn Hóa và Tinh Thần Nga tại Vatican", và buổi hòa nhạc ca ngợi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Các sự kiện đang được xúc tiến bởi Tòa Thượng phụ của Mạc Tư Khoa, Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Đức Tổng Giám mục Ravasi giải thích rằng trong thời gian từ ngày 14 đến 20 tháng Năm, Đức Tổng Giám mục Hilarion của Volokolamsk, Trưởng Bộ Phận Quan hệ ngoài Giáo Hội của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, sẽ dẫn đầu một phái đoàn trong chuyến viếng thăm nhiều thành phố của nước Ý: Ravenna, Milan, Turin, Bologna và Rôma.
Tại Rôma, vào tối 19/05, Đức Tổng Giám mục Hilarion sẽ khai mạc một triển lãm ảnh của Valdimir Chodakov về Giáo hội Chính thống Nga ngày nay. Ngài cũng sẽ tham dự một hội nghị chuyên đề về chủ đề: "Chính Thống Giáo và Công Giáo ở Âu Châu ngày nay. Cội rễ Kitô giáo và chia sẻ di sản văn hóa của Đông và Tây". Đức Hồng y Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, và Đức Tổng Giám mục Ravasi cũng tham dự hội nghị chuyên đề này.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 20/05, Đức Tổng Giám mục Hilarion sẽ chủ tế phụng vụ thánh ở Nhà thờ Thánh Catherine Tử Đạo của Chính Thống Giáo Nga ở Rôma. Lúc 18g tối hôm đó, Dàn nhạc quốc gia Nga và dàn hợp xướng Synodal Choir của Moscow sẽ trình diễn buổi hòa nhạc để ca ngợi Đức Giáo Hoàng. Các buổi hòa nhạc, được cổ vũ bởi Đức Kirill I, Thượng Phụ của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, sẽ được tổ chức tại Đại Thính Đường Phaolô VI, Vatican.
Vatican (VIS) – Vào trưa ngày 07/05, tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, đã trình bày hai sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 19 và 20 tháng Năm: "Ngày Văn Hóa và Tinh Thần Nga tại Vatican", và buổi hòa nhạc ca ngợi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Các sự kiện đang được xúc tiến bởi Tòa Thượng phụ của Mạc Tư Khoa, Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Đức Tổng Giám mục Ravasi giải thích rằng trong thời gian từ ngày 14 đến 20 tháng Năm, Đức Tổng Giám mục Hilarion của Volokolamsk, Trưởng Bộ Phận Quan hệ ngoài Giáo Hội của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, sẽ dẫn đầu một phái đoàn trong chuyến viếng thăm nhiều thành phố của nước Ý: Ravenna, Milan, Turin, Bologna và Rôma.
Tại Rôma, vào tối 19/05, Đức Tổng Giám mục Hilarion sẽ khai mạc một triển lãm ảnh của Valdimir Chodakov về Giáo hội Chính thống Nga ngày nay. Ngài cũng sẽ tham dự một hội nghị chuyên đề về chủ đề: "Chính Thống Giáo và Công Giáo ở Âu Châu ngày nay. Cội rễ Kitô giáo và chia sẻ di sản văn hóa của Đông và Tây". Đức Hồng y Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, và Đức Tổng Giám mục Ravasi cũng tham dự hội nghị chuyên đề này.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 20/05, Đức Tổng Giám mục Hilarion sẽ chủ tế phụng vụ thánh ở Nhà thờ Thánh Catherine Tử Đạo của Chính Thống Giáo Nga ở Rôma. Lúc 18g tối hôm đó, Dàn nhạc quốc gia Nga và dàn hợp xướng Synodal Choir của Moscow sẽ trình diễn buổi hòa nhạc để ca ngợi Đức Giáo Hoàng. Các buổi hòa nhạc, được cổ vũ bởi Đức Kirill I, Thượng Phụ của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, sẽ được tổ chức tại Đại Thính Đường Phaolô VI, Vatican.
Đức Hồng Y Vingt-Trois mời người trẻ tự đặt câu hỏi về ơn gọi
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
06:12 08/05/2010
Đức Hồng Y Vingt-Trois mời người trẻ tự đặt câu hỏi về ơn gọi
Vào Chúa Nhật ngày 2 tháng Năm vừa qua, tại nhà thờ chính tòa thánh Phêrô giáo phận Beauvais, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, đương kim Chủ Tịch HĐGM Pháp, Tổng Giám Mục Paris, đã chủ sự thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức Cha Jacques Benoit-Gonnin, cùng với hai vị phụ phong là Đức Cha Thierry Jordan, Tổng Giám Mục Reims và Đức Cha Jean-Paul James, Giám Mục giáo phận Nantes. Đặc biệt, trong thánh lễ còn có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Luigi Ventura, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Pháp. Trước đó, Tân Giám Mục giáo phận Beauvais, Noyon và Senlis đã từng là linh mục quản xứ Chúa Ba Ngôi thuộc Tổng Giáo Phận Paris.
Nhân sự kiện mang tính trọng đại này, Đức Hồng Y Chủ Tịch HĐGM Pháp trong bài giảng của mình đã cổ võ cho ơn gọi, đặc biệt là ơn gọi linh mục và phó tế vĩnh viễn. Theo ngài, sứ vụ đầu tiên của Giáo Hội là « mở rộng cánh cửa đức tin của mình để cùng lúc loan báo Tin Mừng của Đức Kitô ». Để chu toàn nhiệm vụ này, Giáo Hội cần đến nhiều người thợ mới chung vai sát cánh với những ai đã đến trước đó cùng nhau thu hoạch mùa màng trên cánh đồng của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris cũng kêu gọi tất cả những ai vẫn còn trong độ tuổi hoạt động, đặc biệt là người trẻ hãy lắng nghe tiếng gọi của Đức Kitô để trở thành những linh mục và phó tế trong Giáo Hội của Người, bằng cách thân thưa với Chúa rằng: « Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ? » hoặc là « con muốn được theo Ngài ».
Tiếp theo, ngài đề nghị tất cả các bạn trẻ gồm những ai đã đặt hay cả những ai chưa đặt câu hỏi trên đây cho mình tiếp tục tự vấn lương tâm: « Tôi có muốn theo Đức Kitô để nên người phục vụ cho Tin Mừng của Người đến độ dám từ bỏ tất cả chỉ vì tình yêu đối với anh em đồng loại không ? ».
Sau cùng Đức Hồng Y Vingt-Trois cho rằng câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc nơi các Kitô hữu. Chính qua sự quý mến, niềm hy vọng và thiện chí cộng tác của họ dành cho các linh mục mà các bí tích của Hội Thánh có thể bao trùm lên những con đường hoán cải của nhiều người nam và nữ có khát vọng. Ngài cũng ví Giáo Hội như con thuyền với sự lèo lái của Chúa Thánh Thần luôn hướng thẳng về phía trước để hoàn thành sứ mạng của mình: « Hãy chèo ra chỗ nước sâu ».
Vào Chúa Nhật ngày 2 tháng Năm vừa qua, tại nhà thờ chính tòa thánh Phêrô giáo phận Beauvais, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, đương kim Chủ Tịch HĐGM Pháp, Tổng Giám Mục Paris, đã chủ sự thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức Cha Jacques Benoit-Gonnin, cùng với hai vị phụ phong là Đức Cha Thierry Jordan, Tổng Giám Mục Reims và Đức Cha Jean-Paul James, Giám Mục giáo phận Nantes. Đặc biệt, trong thánh lễ còn có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Luigi Ventura, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Pháp. Trước đó, Tân Giám Mục giáo phận Beauvais, Noyon và Senlis đã từng là linh mục quản xứ Chúa Ba Ngôi thuộc Tổng Giáo Phận Paris.
Nhân sự kiện mang tính trọng đại này, Đức Hồng Y Chủ Tịch HĐGM Pháp trong bài giảng của mình đã cổ võ cho ơn gọi, đặc biệt là ơn gọi linh mục và phó tế vĩnh viễn. Theo ngài, sứ vụ đầu tiên của Giáo Hội là « mở rộng cánh cửa đức tin của mình để cùng lúc loan báo Tin Mừng của Đức Kitô ». Để chu toàn nhiệm vụ này, Giáo Hội cần đến nhiều người thợ mới chung vai sát cánh với những ai đã đến trước đó cùng nhau thu hoạch mùa màng trên cánh đồng của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris cũng kêu gọi tất cả những ai vẫn còn trong độ tuổi hoạt động, đặc biệt là người trẻ hãy lắng nghe tiếng gọi của Đức Kitô để trở thành những linh mục và phó tế trong Giáo Hội của Người, bằng cách thân thưa với Chúa rằng: « Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ? » hoặc là « con muốn được theo Ngài ».
Tiếp theo, ngài đề nghị tất cả các bạn trẻ gồm những ai đã đặt hay cả những ai chưa đặt câu hỏi trên đây cho mình tiếp tục tự vấn lương tâm: « Tôi có muốn theo Đức Kitô để nên người phục vụ cho Tin Mừng của Người đến độ dám từ bỏ tất cả chỉ vì tình yêu đối với anh em đồng loại không ? ».
Sau cùng Đức Hồng Y Vingt-Trois cho rằng câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc nơi các Kitô hữu. Chính qua sự quý mến, niềm hy vọng và thiện chí cộng tác của họ dành cho các linh mục mà các bí tích của Hội Thánh có thể bao trùm lên những con đường hoán cải của nhiều người nam và nữ có khát vọng. Ngài cũng ví Giáo Hội như con thuyền với sự lèo lái của Chúa Thánh Thần luôn hướng thẳng về phía trước để hoàn thành sứ mạng của mình: « Hãy chèo ra chỗ nước sâu ».
Ý nghĩa chuyến viếng thăm Bồ Đào Nha của ĐTC Bênêđíctô XVI
Chu Văn
06:58 08/05/2010
Thứ Ba 11 tháng 5 năm 2010, Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ lên đường viếng thăm Bồ Ðào Nha.
Như cha Federico Lombardi đã giới thiệu trong cuộc họp báo hôm thứ Hai mùng 3 tháng 5 năm 2010, cao điểm của chuyến viếng thăm Bồ Ðào Nha của Ðức Thánh Cha chính là cuộc hành hương đến Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm 4 ngày này sẽ là cơ hội để Ðức Thánh Cha nói đến những vấn đề thiêng liêng, chính trị và kinh tế được xem là tối quan trọng đối với Bồ đào nha cũng như Âu Châu.
Trước tiên, chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha thiết yếu là một cuộc hành hương đến Fatima, nơi Ðức Mẹ đã hiện ra cho ba trẻ em mục đồng hồi năm 1917. Trong cái nhìn của Ðức Thánh Cha, những cuộc hiện ra của Ðức Mẹ trong lịch sử nhân loại là một dấu chỉ quan trọng cho Giáo hội và thế giới, vốn luôn được mời gọi hoán cãi.
Về phương diện chính trị, chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha diễn ra vào giữa lúc những thay đổi văn hóa đòi hỏi nước này phải củng cố bản sắc công giáo của mình. Chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha lại diễn ra vào giữa lúc nước này đang chuẩn bị ban hành luật mới nhìn nhận hôn phối của những người đồng tính. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhứt. Các vị lãnh đạo Giáo hội tại nước này hiện đang quan ngại về sự xói mòn những giá trị luân lý truyền thống, nhứt là nơi giới trẻ.
Cuối cùng, chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha lại xảy ra vào lúc nền kinh tế Bồ Ðào Nha đang xuống dốc thê thảm khiến người ta nghĩ rằng nước này sẽ là nước thứ hai trong Liên Âu sau Hy lạp gặp rơi vào khủng hoảng. Ðây là cơ hội để Ðức Thánh Cha ôn lại một trong những chủ đề tâm đắc của ngài là: sự thống nhứt Âu Châu, nếu chỉ xây dựng trên kinh tế và tài chính, sẽ sụp đổ.
4 ngày viếng thăm là một chương trình khá nặng đối với một vị Giáo hoàng 83 tuổi. Tổng cộng có tất cả 17 cuộc gặp gỡ chính và ít nhứt 11 bài diễn văn mà Ðức Thánh Cha sẽ đọc. Ngày bận nhứt của Ðức Thánh Cha sẽ là ngày 12 tháng 5 năm 2010: ngài sẽ gặp gỡ với thủ tướng Bồ Ðào Nha, ông Jose Socrates và các nhà lãnh đạo văn hóa. Sau đó, ngài sẽ đi bằng trực thăng đến Fatima để chủ sự các cuộc lễ kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra.
Ngày 13 tháng 5 năm 2010, Lễ Ðức Mẹ Fatima, Ðức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ bên ngoài Ðền Thánh và sau đó đi viếng mộ của ba trẻ em mục đồng được Ðức Mẹ hiện ra. Ðặc biệt năm 2010 là năm kỷ niệm 10 năm hai trẻ em mục đồng là Francisco và Jacinta Marto được tôn phong chân phước.
Có nhiều nguồn tin đồn đoán rằng trong chuyến hành hương Fatima, Ðức Thánh Cha sẽ loan báo việc tôn phong Chân phước cho nữ tu dòng kín Lucia Dos Santos, một trong ba trẻ em mục đồng. Nữ tu Lucia qua đời hồi năm 2005. Chỉ hai năm sau, Ðức Thánh Cha đã chuẩn y việc mở hồ sơ xin phong Chân phước cho nữ tu.
Lúc còn đứng đầu Bộ Giáo Lý Ðức Tin, Ðức Thánh Cha thường tỏ ra rất cẩn trọng đối với điều được gọi là các cuộc hiện ra và các sứ điệp siêu nhiên. Tuy nhiên, năm 2000, ngài đã đóng một vai trò quan trọng khi Tòa Thánh cho công bố điều được gọi là bí mật thứ ba của Fatima. Lúc bấy giờ, Ðức hồng y Ratzinger nói rằng bí mật, được nữ tu Lucia viết ra sau khi được Ðức Mẹ hiện ra, là một lời tiên báo có tính cách tượng trưng về những cuộc chiến đấu của Giáo hội chống lại các chế độ chính trị độc ác trong thế kỷ 20.
Lúc đó, vị giáo hoàng tương lai mô tả những cuộc hiện ra như thế là "những thị kiến" có thật phản ảnh vài trò liên tục của Ðức Mẹ trong Giáo hội là can thiệp để nâng đỡ công cuộc cứu độ của Con Mẹ. Ðức hồng y Ratzinger nói rằng những người được Ðức Mẹ hiện ra là những người nghèo hèn, dựa trên sức mạnh của ngôn ngữ và hình ảnh tượng trưng hơn là những bài diễn văn dài dòng.
Tại Fatima, người ta chờ đợi Ðức Thánh Cha sẽ nói về ý nghĩa của những thị kiến như thế trong thế giới hiện đại. Ngài cũng sẽ cầu nguyện cho người tiền nhiệm của ngài là Ðức Gioan Phaolô II, người luôn tin rằng mình đã được Ðức Mẹ che chở một cách đặc biệt trong cuộc mưu sát tại quảng trường thánh Phêrô ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Trong chuyến viếng thăm, Ðức Thánh Cha sẽ có một cuộc gặp gỡ quan trọng với tổng thống Bồ Ðào Nha, ông Anibal Cavaco Silva. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2010, ông Silva phải quyết định có nên phủ quyết hay không luật nhìn nhận hôn phối của những người đồng tính đã được quốc hội nước này thông qua dạo tháng 2 năm 2010.
Ðức Thánh Cha đã từng tuyên bố rõ ràng rằng một luật như thế là một hành động lệch lạc về luân lý của Âu Châu và là một tấn công vào trật tự tự nhiên. Trong bài diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh dạo tháng Giêng năm2 010, Ðức Thánh Cha đã tố cáo "những luật pháp hay dự luật nào, nhân danh cuộc chiến chống lại kỳ thị, đi ngược lại chính nền tảng sinh lý của sự khác biệt giữa hai phái tính".
Ðảng Dân Chủ Xã hội, do thủ tướng Socrates lãnh đạo, nói rằng họ có đủ phiếu để đảo lộn phủ quyết của tổng thống về luật nhìn nhận hôn phối đồng tính.
Khoảng 90 phần trăm dân số Bồ Ðào Nha theo Công giáo, nhưng ảnh hưởng của Giáo hội trong cuộc sống công cộng đã suy giảm kể từ năm 2007, khi nước này hợp pháp hóa hành động phá thai. Các vị lãnh đạo Giáo hội rất quan ngại về sinh xuất tại nước này, được xem là một trong những tỷ lệ thấp nhứt trên thế giới.
Các Ðức giám mục Bồ Ðào Nha hy vọng rằng với chuyến viếng thăm sắp tới của Ðức Thánh Cha, Giáo hội tại nước này sẽ lấy lại chỗ đứng trong cuộc sống công cộng và động viên các nhân viên Giáo hội.
Như cha Federico Lombardi đã giới thiệu trong cuộc họp báo hôm thứ Hai mùng 3 tháng 5 năm 2010, cao điểm của chuyến viếng thăm Bồ Ðào Nha của Ðức Thánh Cha chính là cuộc hành hương đến Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm 4 ngày này sẽ là cơ hội để Ðức Thánh Cha nói đến những vấn đề thiêng liêng, chính trị và kinh tế được xem là tối quan trọng đối với Bồ đào nha cũng như Âu Châu.
Về phương diện chính trị, chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha diễn ra vào giữa lúc những thay đổi văn hóa đòi hỏi nước này phải củng cố bản sắc công giáo của mình. Chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha lại diễn ra vào giữa lúc nước này đang chuẩn bị ban hành luật mới nhìn nhận hôn phối của những người đồng tính. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhứt. Các vị lãnh đạo Giáo hội tại nước này hiện đang quan ngại về sự xói mòn những giá trị luân lý truyền thống, nhứt là nơi giới trẻ.
Cuối cùng, chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha lại xảy ra vào lúc nền kinh tế Bồ Ðào Nha đang xuống dốc thê thảm khiến người ta nghĩ rằng nước này sẽ là nước thứ hai trong Liên Âu sau Hy lạp gặp rơi vào khủng hoảng. Ðây là cơ hội để Ðức Thánh Cha ôn lại một trong những chủ đề tâm đắc của ngài là: sự thống nhứt Âu Châu, nếu chỉ xây dựng trên kinh tế và tài chính, sẽ sụp đổ.
4 ngày viếng thăm là một chương trình khá nặng đối với một vị Giáo hoàng 83 tuổi. Tổng cộng có tất cả 17 cuộc gặp gỡ chính và ít nhứt 11 bài diễn văn mà Ðức Thánh Cha sẽ đọc. Ngày bận nhứt của Ðức Thánh Cha sẽ là ngày 12 tháng 5 năm 2010: ngài sẽ gặp gỡ với thủ tướng Bồ Ðào Nha, ông Jose Socrates và các nhà lãnh đạo văn hóa. Sau đó, ngài sẽ đi bằng trực thăng đến Fatima để chủ sự các cuộc lễ kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra.
Ngày 13 tháng 5 năm 2010, Lễ Ðức Mẹ Fatima, Ðức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ bên ngoài Ðền Thánh và sau đó đi viếng mộ của ba trẻ em mục đồng được Ðức Mẹ hiện ra. Ðặc biệt năm 2010 là năm kỷ niệm 10 năm hai trẻ em mục đồng là Francisco và Jacinta Marto được tôn phong chân phước.
Có nhiều nguồn tin đồn đoán rằng trong chuyến hành hương Fatima, Ðức Thánh Cha sẽ loan báo việc tôn phong Chân phước cho nữ tu dòng kín Lucia Dos Santos, một trong ba trẻ em mục đồng. Nữ tu Lucia qua đời hồi năm 2005. Chỉ hai năm sau, Ðức Thánh Cha đã chuẩn y việc mở hồ sơ xin phong Chân phước cho nữ tu.
Lúc còn đứng đầu Bộ Giáo Lý Ðức Tin, Ðức Thánh Cha thường tỏ ra rất cẩn trọng đối với điều được gọi là các cuộc hiện ra và các sứ điệp siêu nhiên. Tuy nhiên, năm 2000, ngài đã đóng một vai trò quan trọng khi Tòa Thánh cho công bố điều được gọi là bí mật thứ ba của Fatima. Lúc bấy giờ, Ðức hồng y Ratzinger nói rằng bí mật, được nữ tu Lucia viết ra sau khi được Ðức Mẹ hiện ra, là một lời tiên báo có tính cách tượng trưng về những cuộc chiến đấu của Giáo hội chống lại các chế độ chính trị độc ác trong thế kỷ 20.
Lúc đó, vị giáo hoàng tương lai mô tả những cuộc hiện ra như thế là "những thị kiến" có thật phản ảnh vài trò liên tục của Ðức Mẹ trong Giáo hội là can thiệp để nâng đỡ công cuộc cứu độ của Con Mẹ. Ðức hồng y Ratzinger nói rằng những người được Ðức Mẹ hiện ra là những người nghèo hèn, dựa trên sức mạnh của ngôn ngữ và hình ảnh tượng trưng hơn là những bài diễn văn dài dòng.
Tại Fatima, người ta chờ đợi Ðức Thánh Cha sẽ nói về ý nghĩa của những thị kiến như thế trong thế giới hiện đại. Ngài cũng sẽ cầu nguyện cho người tiền nhiệm của ngài là Ðức Gioan Phaolô II, người luôn tin rằng mình đã được Ðức Mẹ che chở một cách đặc biệt trong cuộc mưu sát tại quảng trường thánh Phêrô ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Trong chuyến viếng thăm, Ðức Thánh Cha sẽ có một cuộc gặp gỡ quan trọng với tổng thống Bồ Ðào Nha, ông Anibal Cavaco Silva. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2010, ông Silva phải quyết định có nên phủ quyết hay không luật nhìn nhận hôn phối của những người đồng tính đã được quốc hội nước này thông qua dạo tháng 2 năm 2010.
Ðức Thánh Cha đã từng tuyên bố rõ ràng rằng một luật như thế là một hành động lệch lạc về luân lý của Âu Châu và là một tấn công vào trật tự tự nhiên. Trong bài diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh dạo tháng Giêng năm2 010, Ðức Thánh Cha đã tố cáo "những luật pháp hay dự luật nào, nhân danh cuộc chiến chống lại kỳ thị, đi ngược lại chính nền tảng sinh lý của sự khác biệt giữa hai phái tính".
Ðảng Dân Chủ Xã hội, do thủ tướng Socrates lãnh đạo, nói rằng họ có đủ phiếu để đảo lộn phủ quyết của tổng thống về luật nhìn nhận hôn phối đồng tính.
Khoảng 90 phần trăm dân số Bồ Ðào Nha theo Công giáo, nhưng ảnh hưởng của Giáo hội trong cuộc sống công cộng đã suy giảm kể từ năm 2007, khi nước này hợp pháp hóa hành động phá thai. Các vị lãnh đạo Giáo hội rất quan ngại về sinh xuất tại nước này, được xem là một trong những tỷ lệ thấp nhứt trên thế giới.
Các Ðức giám mục Bồ Ðào Nha hy vọng rằng với chuyến viếng thăm sắp tới của Ðức Thánh Cha, Giáo hội tại nước này sẽ lấy lại chỗ đứng trong cuộc sống công cộng và động viên các nhân viên Giáo hội.
Đức Thánh Cha khuyên Vệ Binh Thụy Sĩ sống đức bác ái hoàn vũ
Bùi Hữu Thư
07:47 08/05/2010
Ngài tiếp kiến các tân vệ binh
VATICAN, ngày 7 tháng 5, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên các thành viên mới tuyển của Đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ của Giáo Hoàng, được tuyên thệ ngày Thứ Năm, thi hành nhiệm vụ với lòng bác ái hoàn vũ.
Đức Thánh Cha tiếp kiến các tân vệ binh và gia đình của họ tại Sảnh Đường Clementina, cùng với các vệ binh Thuỵ Sĩ khác. Ngài nói với cử tọa bằng tiếng Đức, Ý và Pháp, là 3 ngôn ngữ của nước Thụy Sĩ.
Đức Thánh Cha nói, "Các bạn có thể có lý do để hãnh diện, vì sau khi đã tuyên thệ, các bạn đã gia nhập một Đoàn Vệ Binh đã từng có một lịch sử lâu dài. Ngay khi các bạn mặc quân phục vệ binh quen thuộc các bạn được tất cả mọi người nhận biết ngay các bạn là một Vệ Binh Thụy Sĩ, và khi được nhận biết như vậy, các bạn được mọi người kính trọng.”
Ngài tiếp: "Người kế vị Thánh Phêrô nhìn nhận nơi các bạn là những người yểm trợ chân chính và tin cậy nơi các bạn để bảo vệ cho mình. Ước muốn chân thành của tôi là qua việc các bạn phục vụ trong đoàn Vệ Binh, các bạn sẽ duy trì di sản tiếp nhận được từ các tiền nhân trong đoàn và điều này giúp cho các bạn trở nên những con người trưởng thành và những Kitô hữu.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc Đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ là các vệ binh của Giáo Hoàng có liên quan đến “việc phục vụ cho Thánh Phêrô và Giáo Hội.” Ngài khuyên: “Kể từ hôm nay, trong khi suy niệm Lời Chúa, tôi mời gọi các bạn chú ý nhiều đến Thánh Tông Đồ Phêrô sau khi Chúa Kitô Phục Sinh, cam kết hoàn tất nhiệm vụ Chúa Giêsu trao cho ngài.”
Ngài tiếp: "Với người kế vị Thánh Phêrô, đức ái làm cho linh hồn của các bạn sống động cách hoàn vũ. Trái tim các bạn được mời gọi để mở rộng ra. Việc phục vụ của các bạn khuyến khích các bạn khám phá nơi gương mặt của mọi khách hành hương, là trong hành trình của họ, họ hy vọng được thấy một gương mặt khác, qua đó họ thấy được một dấu chỉ sống động của Chúa Kitô, Đấng làm chủ tất cả sự sống và tất cả mọi ân sủng.”
Đức Thánh Cha nói là khi phục vụ như một vệ binh Thụy Sĩ, người trẻ được ban cho “một cảm nhận sống động hơn về đạo Thiên Chúa, cùng với một ý thức sâu xa hơn về phẩm giá của những con người đi ngang qua các bạn và đang tìm kiếm nơi đáy lòng của họ con đường của sự sống vĩnh cửu.”
Ngài tiếp: "Hãy sống với ý thức chuyên môn và một cảm nhận siêu nhiên. Bổn phận của các bạn sẽ chuẩn bị các bạn cho các cam kết các nhân và công cộng khác trong tương lai khi các bạn rời Đoàn Vệ Binh. Điều này sẽ giúp các bạn thi hành các nhiệm vụ này như những môn đệ chân chính của Chuá Kitô.”
VATICAN, ngày 7 tháng 5, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên các thành viên mới tuyển của Đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ của Giáo Hoàng, được tuyên thệ ngày Thứ Năm, thi hành nhiệm vụ với lòng bác ái hoàn vũ.
Đức Thánh Cha tiếp kiến các tân vệ binh và gia đình của họ tại Sảnh Đường Clementina, cùng với các vệ binh Thuỵ Sĩ khác. Ngài nói với cử tọa bằng tiếng Đức, Ý và Pháp, là 3 ngôn ngữ của nước Thụy Sĩ.
Đức Thánh Cha nói, "Các bạn có thể có lý do để hãnh diện, vì sau khi đã tuyên thệ, các bạn đã gia nhập một Đoàn Vệ Binh đã từng có một lịch sử lâu dài. Ngay khi các bạn mặc quân phục vệ binh quen thuộc các bạn được tất cả mọi người nhận biết ngay các bạn là một Vệ Binh Thụy Sĩ, và khi được nhận biết như vậy, các bạn được mọi người kính trọng.”
Ngài tiếp: "Người kế vị Thánh Phêrô nhìn nhận nơi các bạn là những người yểm trợ chân chính và tin cậy nơi các bạn để bảo vệ cho mình. Ước muốn chân thành của tôi là qua việc các bạn phục vụ trong đoàn Vệ Binh, các bạn sẽ duy trì di sản tiếp nhận được từ các tiền nhân trong đoàn và điều này giúp cho các bạn trở nên những con người trưởng thành và những Kitô hữu.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc Đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ là các vệ binh của Giáo Hoàng có liên quan đến “việc phục vụ cho Thánh Phêrô và Giáo Hội.” Ngài khuyên: “Kể từ hôm nay, trong khi suy niệm Lời Chúa, tôi mời gọi các bạn chú ý nhiều đến Thánh Tông Đồ Phêrô sau khi Chúa Kitô Phục Sinh, cam kết hoàn tất nhiệm vụ Chúa Giêsu trao cho ngài.”
Ngài tiếp: "Với người kế vị Thánh Phêrô, đức ái làm cho linh hồn của các bạn sống động cách hoàn vũ. Trái tim các bạn được mời gọi để mở rộng ra. Việc phục vụ của các bạn khuyến khích các bạn khám phá nơi gương mặt của mọi khách hành hương, là trong hành trình của họ, họ hy vọng được thấy một gương mặt khác, qua đó họ thấy được một dấu chỉ sống động của Chúa Kitô, Đấng làm chủ tất cả sự sống và tất cả mọi ân sủng.”
Đức Thánh Cha nói là khi phục vụ như một vệ binh Thụy Sĩ, người trẻ được ban cho “một cảm nhận sống động hơn về đạo Thiên Chúa, cùng với một ý thức sâu xa hơn về phẩm giá của những con người đi ngang qua các bạn và đang tìm kiếm nơi đáy lòng của họ con đường của sự sống vĩnh cửu.”
Ngài tiếp: "Hãy sống với ý thức chuyên môn và một cảm nhận siêu nhiên. Bổn phận của các bạn sẽ chuẩn bị các bạn cho các cam kết các nhân và công cộng khác trong tương lai khi các bạn rời Đoàn Vệ Binh. Điều này sẽ giúp các bạn thi hành các nhiệm vụ này như những môn đệ chân chính của Chuá Kitô.”
Top Stories
New coadjutor bishop of Hanoi installed amid some protests
Asia-News
05:41 08/05/2010
Thousands attended the mass, several hundred protested outside, fearing that Mgr. Kiet will be removed, in compliance with the harsh demands of the government. The vice-president of the Episcopal conference stresses unity and common love for the Church.
Hanoi (AsiaNews) - Thousands of Catholics took part yesterday morning at the installation ceremony of the new coadjutor bishop of Hanoi, Mgr. Peter Nguyen Van Nhon in the Cathedral of St. Joseph. Bishop Van Nhon, 72, is assistant to Mgr. Joseph Ngo Quang Kiet, 58, ill for many years. The ceremony took place in a calm atmosphere, despite fears of protests.
Many Catholics in Hanoi are concerned that the Vatican has gone along with government demands [to remove the archbishop] and hasten the arrival of assistant on the removal of Msgr. Kiet. Some think that the change of leadership in the diocese of Hanoi is a condition placed by the government after the resumption of diplomatic relations between the Holy See and Vietnam, an aim that the Vatican has pursued for years through informal dialogues.
Yesterday morning, hundreds of people remained outside the cathedral with placards and banners to express their appreciation for Mgr. Ngo Quang Kiet, asking that he not be removed from the diocese (see photo). Inside the cathedral, in his speech, Archbishop Kiet acknowledged the fears of the faithful concerning the appointment of Mgr. Van Nhon. "In the past - he said - the Church of the North has suffered greatly. The Archdiocese of Hanoi has lived miserable time. From the psychological point of view, having suffered so much in our lives, it is natural and even necessary to be alert. "
But he also assured the faithful that Mgr. Peter Nguyen Van Nhon will love and take care of the diocese and of his flock: "your happiness - said Mgr. Kiet - will be his joy, your sadness will be his bitterness, and your aspirations will be his wishes. He will live and die with you".
Bishop Joseph Nguyen Chi Linh, vice President of the Vietnamese Episcopal conference, congratulated Mgr. Kiet for receiving Mgr. Van Nhon as coadjutor.
He also admitted that the appointment has inflamed disputes between Vietnamese Catholics. "Some pessimists - he explained - have defined it a big mistake of the Vatican, a sign of division among the bishops and bishops' conference, a sign of manipulation and as a sad chapter in the history of the Church of Vietnam and Hanoi in particular". The prelate stressed, however, some positive signs. First, that "the bishops of the nation had the opportunity to listen to the faithful from various situations of life" and second, "despite the various differences of opinion on the appointment, they show a common point, which is the love of all faithful of the Church”.
He also has invited Catholics to pray for the Church in Vietnam.
Many Catholics in Hanoi are concerned that the Vatican has gone along with government demands [to remove the archbishop] and hasten the arrival of assistant on the removal of Msgr. Kiet. Some think that the change of leadership in the diocese of Hanoi is a condition placed by the government after the resumption of diplomatic relations between the Holy See and Vietnam, an aim that the Vatican has pursued for years through informal dialogues.
Yesterday morning, hundreds of people remained outside the cathedral with placards and banners to express their appreciation for Mgr. Ngo Quang Kiet, asking that he not be removed from the diocese (see photo). Inside the cathedral, in his speech, Archbishop Kiet acknowledged the fears of the faithful concerning the appointment of Mgr. Van Nhon. "In the past - he said - the Church of the North has suffered greatly. The Archdiocese of Hanoi has lived miserable time. From the psychological point of view, having suffered so much in our lives, it is natural and even necessary to be alert. "
But he also assured the faithful that Mgr. Peter Nguyen Van Nhon will love and take care of the diocese and of his flock: "your happiness - said Mgr. Kiet - will be his joy, your sadness will be his bitterness, and your aspirations will be his wishes. He will live and die with you".
Bishop Joseph Nguyen Chi Linh, vice President of the Vietnamese Episcopal conference, congratulated Mgr. Kiet for receiving Mgr. Van Nhon as coadjutor.
He also admitted that the appointment has inflamed disputes between Vietnamese Catholics. "Some pessimists - he explained - have defined it a big mistake of the Vatican, a sign of division among the bishops and bishops' conference, a sign of manipulation and as a sad chapter in the history of the Church of Vietnam and Hanoi in particular". The prelate stressed, however, some positive signs. First, that "the bishops of the nation had the opportunity to listen to the faithful from various situations of life" and second, "despite the various differences of opinion on the appointment, they show a common point, which is the love of all faithful of the Church”.
He also has invited Catholics to pray for the Church in Vietnam.
Installato il nuovo vescovo coadiutore di Hanoi. Qualche protesta
Asia-News
05:43 08/05/2010
Migliaia hanno partecipato alla messa; qualche centinaio ha protestato all’esterno, nel timore che mons. Kiet venga rimosso, secondo le dure richieste del governo. Il vice-presidente della Conferenza episcopale sottolinea l’unità e il comune amore alla Chiesa.
Hanoi (AsiaNews) – Migliaia di cattolici hanno partecipato ieri mattina alla cerimonia di installazione del nuovo vescovo coadiutore di Hanoi, mons. Peter Nguyen Van Nhon nella cattedrale di S. Giuseppe. Mons. Van Nhon, 72 anni, è coadiutore di mons. Joseph Ngo Quang Kiet, 58 anni, da diversi anni malato. La cerimonia si è svolta in modo tranquillo, pur fra i timori di proteste.
Molti cattolici di Hanoi temono che il Vaticano abbia assecondato le pretese del governo [di rimuovere l’arcivescovo] e che l’arrivo del coadiutore affretti il momento del ritiro di mons. Kiet. Alcuni pensano che il cambio di leadership nella diocesi di Hanoi sia una condizione previa posta dal governo per la ripresa dei rapporti diplomatici fra Santa Sede e Vietnam, uno scopo che il Vaticano persegue da anni attraverso dialoghi informali.
Ieri mattina, centinaia di persone sono rimaste fuori dalla cattedrale con striscioni e cartelli per esprimere la loro ammirazione verso mons. Ngo Quang Kiet, domandando che egli non venga rimosso dalla diocesi (v. foto). All’interno della cattedrale, nel suo discorso, l’arcivescovo Kiet ha riconosciuto i timori dei fedeli riguardo alla nomina di mons. Van Nhon. “In passato – ha detto – la Chiesa del nord ha sofferto molto. L’arcidiocesi di Hanoi ha vissuto tempi miseri. Dal punto di vista psicologico, avendo sofferto così tanto nella nostra vita, è naturale e anche necessario stare in allerta”.
Ma egli ha pure assicurato i fedeli che mons. Peter Nguyen Van Nhon amerà e avrà cura della diocesi e del suo gregge: “la vostra felicità – ha detto mons. Kiet - sarà la sua gioia; la vostra tristezza sarà la sua amarezza; le vostre aspirazioni saranno i suoi desideri. Egli vivrà e morirà con voi”.
Mons. Joseph Nguyen Chi Linh, vice-presidente della conferenza episcopale vietnamita, si è congratulato con mons. Kiet per aver ricevuto mon. Van Nhon come coadiutore.
Anch’egli ha ammesso che la nomina ha infiammato dispute fra i cattolici vietnamiti. “Alcuni pessimisti - ha spiegato – lo hanno definito un grande errore del Vaticano, un segno di divisione fra i vescovi e nella conferenza episcopale, un segno di manipolazione subita e perfino un capitolo triste nella storia della Chiesa del Vietnam e di Hanoi in particolare”.
Il prelato ha però sottolineato alcuni segni positivi. Anzitutto, il fatto che “i vescovi della nazione hanno avuto la possibilità di ascoltare i fedeli da diverse situazioni di vita” e secondo, “nonostante le diverse differenze di opinione sulla nomina, essi mostrano un punto comune, che è l’amore di tutti i fedeli alla Chiesa”.
Egli ha poi invitato i cattolici ha pregare per la Chiesa in Vietnam.
Hanoi (AsiaNews) – Migliaia di cattolici hanno partecipato ieri mattina alla cerimonia di installazione del nuovo vescovo coadiutore di Hanoi, mons. Peter Nguyen Van Nhon nella cattedrale di S. Giuseppe. Mons. Van Nhon, 72 anni, è coadiutore di mons. Joseph Ngo Quang Kiet, 58 anni, da diversi anni malato. La cerimonia si è svolta in modo tranquillo, pur fra i timori di proteste.
Molti cattolici di Hanoi temono che il Vaticano abbia assecondato le pretese del governo [di rimuovere l’arcivescovo] e che l’arrivo del coadiutore affretti il momento del ritiro di mons. Kiet. Alcuni pensano che il cambio di leadership nella diocesi di Hanoi sia una condizione previa posta dal governo per la ripresa dei rapporti diplomatici fra Santa Sede e Vietnam, uno scopo che il Vaticano persegue da anni attraverso dialoghi informali.
Ieri mattina, centinaia di persone sono rimaste fuori dalla cattedrale con striscioni e cartelli per esprimere la loro ammirazione verso mons. Ngo Quang Kiet, domandando che egli non venga rimosso dalla diocesi (v. foto). All’interno della cattedrale, nel suo discorso, l’arcivescovo Kiet ha riconosciuto i timori dei fedeli riguardo alla nomina di mons. Van Nhon. “In passato – ha detto – la Chiesa del nord ha sofferto molto. L’arcidiocesi di Hanoi ha vissuto tempi miseri. Dal punto di vista psicologico, avendo sofferto così tanto nella nostra vita, è naturale e anche necessario stare in allerta”.
Ma egli ha pure assicurato i fedeli che mons. Peter Nguyen Van Nhon amerà e avrà cura della diocesi e del suo gregge: “la vostra felicità – ha detto mons. Kiet - sarà la sua gioia; la vostra tristezza sarà la sua amarezza; le vostre aspirazioni saranno i suoi desideri. Egli vivrà e morirà con voi”.
Mons. Joseph Nguyen Chi Linh, vice-presidente della conferenza episcopale vietnamita, si è congratulato con mons. Kiet per aver ricevuto mon. Van Nhon come coadiutore.
Anch’egli ha ammesso che la nomina ha infiammato dispute fra i cattolici vietnamiti. “Alcuni pessimisti - ha spiegato – lo hanno definito un grande errore del Vaticano, un segno di divisione fra i vescovi e nella conferenza episcopale, un segno di manipolazione subita e perfino un capitolo triste nella storia della Chiesa del Vietnam e di Hanoi in particolare”.
Il prelato ha però sottolineato alcuni segni positivi. Anzitutto, il fatto che “i vescovi della nazione hanno avuto la possibilità di ascoltare i fedeli da diverse situazioni di vita” e secondo, “nonostante le diverse differenze di opinione sulla nomina, essi mostrano un punto comune, che è l’amore di tutti i fedeli alla Chiesa”.
Egli ha poi invitato i cattolici ha pregare per la Chiesa in Vietnam.
Medvedev attacks Stalin and Soviet Union over human rights
Andrew Osborn, Daily Telegraph
15:00 08/05/2010
Russian President Dmitry Medvedev said Friday that the Soviet Union was a totalitarian state that crushed individual liberties.
His comments on the U.S.S.R., the most outspoken by a recent Russian leader, will be seen as an attempt to distance himself from the prime minister, Vladimir Putin, who has adopted a more ambiguous stance on Russian history.
Medvedev's comments included stinging criticism of Josef Stalin. The dictator's crimes against his own people could not be justified, he declared.
"Despite the fact that he worked a lot, and despite the fact that under his leadership the country recorded many successes, what was done to his own people cannot be forgiven," Medvedev said in an interview. He also spoke out strongly against any attempts to rehabilitate Stalin and sought to distance the Kremlin from a series of recent moves to rekindle his memory.
"This is not happening and it will not happen," he said. "It is absolutely out of the question. It is not right to talk about Stalinism returning to our everyday lives."
His comments on the U.S.S.R., the most outspoken by a recent Russian leader, will be seen as an attempt to distance himself from the prime minister, Vladimir Putin, who has adopted a more ambiguous stance on Russian history.
Medvedev's comments included stinging criticism of Josef Stalin. The dictator's crimes against his own people could not be justified, he declared.
"Despite the fact that he worked a lot, and despite the fact that under his leadership the country recorded many successes, what was done to his own people cannot be forgiven," Medvedev said in an interview. He also spoke out strongly against any attempts to rehabilitate Stalin and sought to distance the Kremlin from a series of recent moves to rekindle his memory.
"This is not happening and it will not happen," he said. "It is absolutely out of the question. It is not right to talk about Stalinism returning to our everyday lives."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Võ Đắt mừng 50 năm thành lập
Sr. Hồng Hương
05:43 08/05/2010
GIÁO XỨ VÕ ĐẮT MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP
Sáng ngày 6.5.2010, nhà thờ Giáo xứ Võ Đắt tưng bừng với sắc hoa màu áo rực rỡ đón mừng Đức Cha Giuse, Đức Cha Phaolô, 66 linh mục, gần 100 tu sĩ, hàng trăm ân thân nhân và quan khách xa gần về hiệp dâng lời tạ ơn và chung chia với cộng đoàn Giáo xứ nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập.
Võ Đắt qua nửa thế kỉ ân tình
Chương trình Mừng Kim Khánh thành lập Giáo xứ chính thức bắt đầu từ chiều ngày 5.5.2010 với Đêm diễn nguyện Cảm tạ Hồng Ân. Chặng đường 50, chặng đường đầy gian nan với biết bao biến cố vui buồn song hành cùng những mốc lịch sử đổi thay của đất Việt ngày ấy và bây giờ. Những cụ già run run xúc động hồi tưởng lại quá khứ đã qua bên cạnh lớp trẻ thích thú chăm chú theo dõi câu chuyện 50 tuổi của giáo xứ mình.
Xem hình giáo xứ Võ Đắt mừng 50 năm thành lập
Năm1959, giáo dân thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình di cư vào Nam lập nghiệp. Năm 1960, Đức Cha Marcenlô Piquet Lợi thành lập Giáo xứ Võ Đắt thuộc hạt Phan Thiết, Giáo phận Nha Trang với số giáo dân khoảng chừng 2000 ngưòi và Thánh Giuse làm Bổn Mạng. Từ cha xứ tiên khởi là Cha Giuse Nguyễn Quốc Công (1960 – 1968) với Ngôi Nhà thờ tạm đầu năm 1960 lợp bằng lá. Sau đó là nhà thờ vách đúc bê tông, lợp tôn dài với các cha Bênêdictô Nguyễn Công Phú, cha Phêrô Bùi Minh Huy.
Đầu năm 1975, cuộc chiến xảy ra khốc liệt, các Cha và giáo dân phải đi tránh bom đạn. Ngày 30/ 01/ 1975, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thiết lập Giáo Phận Phan Thiết. Từ đó Giáo Xứ Võ Đắt thuộc Giáo hạt Bình Tuy, Giáo phận Phan thiết. Bao biến cố đau thương khi chủ chiên và đàn chiên bị chia cắt. Gần cuối năm 1975, cha Clemente Trần Thế Minh ra tù và được bổ nhiệm làm Chánh xứ. Thời cuộc khó khăn, cha xứ và các nữ tu dòng Mến Thánh Giá đã hy sinh nhiều trong công việc mục vụ Giáo xXứ. Từ năm 1980, một số giáo dân từ các giáo phận Bùi Chu, Thanh Hoá, Vinh, Huế đến sinh sống ở Đakai, thành lập một cộng đoàn mới. Cũng từ năm 1980, một số giáo dân từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và các nơi khác đến lập nghiệp trong các giáo họ và các cộng đoàn nâng tổng số giáo dân lên đến 7000 ngưòi năm 1990.
Tháng 3.1990, Đức Giám Mục bổ nhiệm Cha Fx. Phạm Quyền làm Chánh xứ kiêm hạt trưỏng hạt Đức Tánh. Với tất cả nhiệt huyết, ngài đã vực dậy và làm bình thưòng hoá các sinh hoạt tôn giáo trong Giáo xứ, các cộng đoàn cũng như trong Giáo hạt. Năm 1992, cha xứ phát động khởi công xây dựng Nhà thờ mới với diện tích 1400m2. Gần 2 năm, nhà thờ được khánh thành và Cung hiến đáp ứng nhu cầu mục vụ và thực hiện mơ ước tốt đẹp của toàn thể giáo dân trong Giáo xứ. Đầu năm 2001, số giáo dân lên tới 14.428 người, với 16 Giáo Họ. Cuối năm 2006, Giáo xứ tách thêm 2 Giáo Xứ mới là Giáo Xứ Võ Xu và Giáo Xứ Hà văn.
Tháng 2. 2008, Cha Fx. Phạm Quyền về nhận Chánh xứ Chính Toà kiêm Hạt trưỏng Hạt Phan Thiết. Cha GB. Trần Văn Thuyết, cha xứ đương nhiệm về nhận Chánh xứ Giáo Xứ Võ Đắt, kiêm Hạt trưỏng Hạt Đức Tánh. Cha tiếp tục xây dựng và khánh thành Nhà thờ Đakai cho hoàn vào ngày 27.5.2009. Cha đã cho tu sửa lại Cung Thánh Nhà thờ để phù hợp với Ngôi nhà thờ lớn đồng thời tiếp tục duy trì phát triển các sinh hoạt đoàn thể. Hiện nay số giáo dân là 8197 người chia làm 8 giáo họ. Giáo xứ đóng góp cho Giáo Hội 4 Linh mục, 3 Đại Chủng sinh, 3 nam tu và 44 nữ tu.
Câu chuyện trở về theo từng diễn cảnh đi cùng với các tiết mục diễn nguyện của giáo dân Giáo xứ Võ Đắt và 9 giáo xứ trong hạt Đức Tánh. Mỗi tiết mục là một tâm tình tri ân Thiên Chúa như: Tình thương Chúa (Gx. Chính Tâm), Bao la tình Chúa (Giáo xứ Hà Văn), Vũ khúc Tạ ơn (Giáo xứ Võ Xu), 50 Năm Hồng Ân (Gx. Võ Đắt), Dâng lời cảm tạ (Gx Vô Nhiễm), Ca khúc yêu Thương (Gx Vũ Hòa), Vui ngày tạ ơn (Gx Đức Tân). v.v.
Thánh Lễ Mừng Kim Khánh Giáo Xứ
Sáng ngày 6.5.2010, ngày trọng thể mừng Kỉ Niệm 50 Năm Thành Lập giáo xứ. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, ĐGM Giáo phận chủ tế thánh lễ trong bầu khí trang trọng và linh thiêng. Trước khi bắt đầu Thánh lễ, vị đại diện đọc lược sử 50 năm thành lập Giáo xứ. Tiếp đến, Đức Cha mời gọi cộng đoàn chung lời tạ ơn và hiệp thông chung chia niềm vui với giáo xứ trong ngày đặc biệt này. Ngài cũng gởi đến cha Chánh xứ, cha Phụ tá và cộng đoàn dân Chúa Võ Đắt những lời chúc tốt đẹp. Sau phần hiệp lễ, đại diện Giáo xứ Võ Đắt đã dâng lời tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý tu sĩ và quý khách cùng cộng đoàn hiện diện mừng lễ với Giáo xứ. Đặc biệt Giáo xứ kính trao quà đến Quý cha Cựu Chánh – Phó xứ Võ Đắt. Cuối thánh lễ, Đức Cha trao bằng tri ân của Giáo xứ cho đại diện HĐMV và đại diện các tất cả các giới, các đoàn thể và tổ phụ trách đã góp công xây dựng giáo xứ và ngày đại lễ mừng Kim Khánh. Quý Đức Cha và cộng đoàn sau đó cùng chung vui với Giáo xứ Võ Đắt trong tiệc mừng.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, Mừng 50 Thành Lập Giáo xứ là dịp để con chiên có thể gặp lại những vị chủ chăn đã từng một thời gắn bó với mình. Là dịp để anh chị em linh mục, tu sĩ trong Giáo xứ được trở về gặp gỡ nhau sau thời gian xa cách. Là dịp để những đứa con đi xa của giáo xứ trở về chung vui với giáo xứ của mình. Và nhất là dịp để dừng chân nhìn lại và dâng lời tạ ơn những Hồng Ân Chúa ban cho giáo xứ, cách riêng cho từng người trong giáo xứ. Để từ tâm tình tạ ơn đó, tất cả mọi người có quyết tâm mới cho những kế hoạch đã và đang xây dựng với nhiệt tâm mở mang nước Chúa, góp phần xây dựng Giáo hội Việt Nam và phát triển Giáo Xứ Võ đắt thân yêu.
Sáng ngày 6.5.2010, nhà thờ Giáo xứ Võ Đắt tưng bừng với sắc hoa màu áo rực rỡ đón mừng Đức Cha Giuse, Đức Cha Phaolô, 66 linh mục, gần 100 tu sĩ, hàng trăm ân thân nhân và quan khách xa gần về hiệp dâng lời tạ ơn và chung chia với cộng đoàn Giáo xứ nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập.
Võ Đắt qua nửa thế kỉ ân tình
Chương trình Mừng Kim Khánh thành lập Giáo xứ chính thức bắt đầu từ chiều ngày 5.5.2010 với Đêm diễn nguyện Cảm tạ Hồng Ân. Chặng đường 50, chặng đường đầy gian nan với biết bao biến cố vui buồn song hành cùng những mốc lịch sử đổi thay của đất Việt ngày ấy và bây giờ. Những cụ già run run xúc động hồi tưởng lại quá khứ đã qua bên cạnh lớp trẻ thích thú chăm chú theo dõi câu chuyện 50 tuổi của giáo xứ mình.
Xem hình giáo xứ Võ Đắt mừng 50 năm thành lập
Năm1959, giáo dân thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình di cư vào Nam lập nghiệp. Năm 1960, Đức Cha Marcenlô Piquet Lợi thành lập Giáo xứ Võ Đắt thuộc hạt Phan Thiết, Giáo phận Nha Trang với số giáo dân khoảng chừng 2000 ngưòi và Thánh Giuse làm Bổn Mạng. Từ cha xứ tiên khởi là Cha Giuse Nguyễn Quốc Công (1960 – 1968) với Ngôi Nhà thờ tạm đầu năm 1960 lợp bằng lá. Sau đó là nhà thờ vách đúc bê tông, lợp tôn dài với các cha Bênêdictô Nguyễn Công Phú, cha Phêrô Bùi Minh Huy.
Đầu năm 1975, cuộc chiến xảy ra khốc liệt, các Cha và giáo dân phải đi tránh bom đạn. Ngày 30/ 01/ 1975, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thiết lập Giáo Phận Phan Thiết. Từ đó Giáo Xứ Võ Đắt thuộc Giáo hạt Bình Tuy, Giáo phận Phan thiết. Bao biến cố đau thương khi chủ chiên và đàn chiên bị chia cắt. Gần cuối năm 1975, cha Clemente Trần Thế Minh ra tù và được bổ nhiệm làm Chánh xứ. Thời cuộc khó khăn, cha xứ và các nữ tu dòng Mến Thánh Giá đã hy sinh nhiều trong công việc mục vụ Giáo xXứ. Từ năm 1980, một số giáo dân từ các giáo phận Bùi Chu, Thanh Hoá, Vinh, Huế đến sinh sống ở Đakai, thành lập một cộng đoàn mới. Cũng từ năm 1980, một số giáo dân từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và các nơi khác đến lập nghiệp trong các giáo họ và các cộng đoàn nâng tổng số giáo dân lên đến 7000 ngưòi năm 1990.
Tháng 3.1990, Đức Giám Mục bổ nhiệm Cha Fx. Phạm Quyền làm Chánh xứ kiêm hạt trưỏng hạt Đức Tánh. Với tất cả nhiệt huyết, ngài đã vực dậy và làm bình thưòng hoá các sinh hoạt tôn giáo trong Giáo xứ, các cộng đoàn cũng như trong Giáo hạt. Năm 1992, cha xứ phát động khởi công xây dựng Nhà thờ mới với diện tích 1400m2. Gần 2 năm, nhà thờ được khánh thành và Cung hiến đáp ứng nhu cầu mục vụ và thực hiện mơ ước tốt đẹp của toàn thể giáo dân trong Giáo xứ. Đầu năm 2001, số giáo dân lên tới 14.428 người, với 16 Giáo Họ. Cuối năm 2006, Giáo xứ tách thêm 2 Giáo Xứ mới là Giáo Xứ Võ Xu và Giáo Xứ Hà văn.
Tháng 2. 2008, Cha Fx. Phạm Quyền về nhận Chánh xứ Chính Toà kiêm Hạt trưỏng Hạt Phan Thiết. Cha GB. Trần Văn Thuyết, cha xứ đương nhiệm về nhận Chánh xứ Giáo Xứ Võ Đắt, kiêm Hạt trưỏng Hạt Đức Tánh. Cha tiếp tục xây dựng và khánh thành Nhà thờ Đakai cho hoàn vào ngày 27.5.2009. Cha đã cho tu sửa lại Cung Thánh Nhà thờ để phù hợp với Ngôi nhà thờ lớn đồng thời tiếp tục duy trì phát triển các sinh hoạt đoàn thể. Hiện nay số giáo dân là 8197 người chia làm 8 giáo họ. Giáo xứ đóng góp cho Giáo Hội 4 Linh mục, 3 Đại Chủng sinh, 3 nam tu và 44 nữ tu.
Câu chuyện trở về theo từng diễn cảnh đi cùng với các tiết mục diễn nguyện của giáo dân Giáo xứ Võ Đắt và 9 giáo xứ trong hạt Đức Tánh. Mỗi tiết mục là một tâm tình tri ân Thiên Chúa như: Tình thương Chúa (Gx. Chính Tâm), Bao la tình Chúa (Giáo xứ Hà Văn), Vũ khúc Tạ ơn (Giáo xứ Võ Xu), 50 Năm Hồng Ân (Gx. Võ Đắt), Dâng lời cảm tạ (Gx Vô Nhiễm), Ca khúc yêu Thương (Gx Vũ Hòa), Vui ngày tạ ơn (Gx Đức Tân). v.v.
Thánh Lễ Mừng Kim Khánh Giáo Xứ
Sáng ngày 6.5.2010, ngày trọng thể mừng Kỉ Niệm 50 Năm Thành Lập giáo xứ. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, ĐGM Giáo phận chủ tế thánh lễ trong bầu khí trang trọng và linh thiêng. Trước khi bắt đầu Thánh lễ, vị đại diện đọc lược sử 50 năm thành lập Giáo xứ. Tiếp đến, Đức Cha mời gọi cộng đoàn chung lời tạ ơn và hiệp thông chung chia niềm vui với giáo xứ trong ngày đặc biệt này. Ngài cũng gởi đến cha Chánh xứ, cha Phụ tá và cộng đoàn dân Chúa Võ Đắt những lời chúc tốt đẹp. Sau phần hiệp lễ, đại diện Giáo xứ Võ Đắt đã dâng lời tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý tu sĩ và quý khách cùng cộng đoàn hiện diện mừng lễ với Giáo xứ. Đặc biệt Giáo xứ kính trao quà đến Quý cha Cựu Chánh – Phó xứ Võ Đắt. Cuối thánh lễ, Đức Cha trao bằng tri ân của Giáo xứ cho đại diện HĐMV và đại diện các tất cả các giới, các đoàn thể và tổ phụ trách đã góp công xây dựng giáo xứ và ngày đại lễ mừng Kim Khánh. Quý Đức Cha và cộng đoàn sau đó cùng chung vui với Giáo xứ Võ Đắt trong tiệc mừng.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, Mừng 50 Thành Lập Giáo xứ là dịp để con chiên có thể gặp lại những vị chủ chăn đã từng một thời gắn bó với mình. Là dịp để anh chị em linh mục, tu sĩ trong Giáo xứ được trở về gặp gỡ nhau sau thời gian xa cách. Là dịp để những đứa con đi xa của giáo xứ trở về chung vui với giáo xứ của mình. Và nhất là dịp để dừng chân nhìn lại và dâng lời tạ ơn những Hồng Ân Chúa ban cho giáo xứ, cách riêng cho từng người trong giáo xứ. Để từ tâm tình tạ ơn đó, tất cả mọi người có quyết tâm mới cho những kế hoạch đã và đang xây dựng với nhiệt tâm mở mang nước Chúa, góp phần xây dựng Giáo hội Việt Nam và phát triển Giáo Xứ Võ đắt thân yêu.
Bài Đáp Từ Của Đức TGM Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
+ ĐTGM Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
06:30 08/05/2010
Thưa Đức Tổng Giuse kính mến,
Thưa Đức Cha Phụ Tá,
Thưa Anh em Linh mục, Anh Chị em Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh
và Anh Chị Em Giáo dân thân mến,
Trong niềm vui của Chúa Kitô Phục Sinh, tôi kính chào Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá và các Đại diện của mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội thân yêu. Xin cầu chúc Quý Đức Cha và Anh Chị Em được ơn Bình An và sức mạnh của Chúa Kitô Phục Sinh
Trong lần tiếp xúc đầu tiên này với Tổng Giáo Phận Hà Nội, tôi xin được nói lên đôi lời tâm tình chân thành, đơn sơ.
1. Tôi đến đây vì vâng lời Chúa và vâng lời Đức Thánh Cha. Tôi xác tín rằng: đối với đời sống và công việc của Hội Thánh, chúng ta phải dựa vào đức Tin, đức Cậy, đức Mến và Ơn Chúa Thánh Thần, nhất là chúng ta đặt tin tưởng vào ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần Mà ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần và của Chúa Kitô thì gắn liền với mầu nhiệm Thánh Giá. Trong dòng lịch sử trải dài hai nghìn năm, Hội Thánh đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin “giữa những cơn bách hại do thế gian gây ra, và những ơn an ủi do Thiên Chúa ban tặng” – lời Thánh Augustinô, được Công Đồng Vaticanô II nhắc lại trong Hiến Chế tín lý về Giáo Hội (x. GH số 8d). Lịch sử Giáo Hội tại Việt nam cũng diễn ra theo quy luật đó.
2. Mỗi khi đọc kinh “Lạy Cha”, chúng ta vẫn xin Cha “cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”. Nhưng khi phải đối diện với những đau khổ và thử thách chúng ta gặp trong cuộc sống, Chúa Giêsu lại dạy chúng ta cầu xin: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chính Chúa Giêsu đã trải qua nhiều đau khổ để học được thế nào là vâng phục (x. Dt 5,8), qua đó Người nêu lên cho chúng ta một guơng mẫu hoàn hảo. Phần tôi, tôi cũng đang cồ gắng học hỏi kinh nghiệm của Đức Cố Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII, đã nên thánh bằng cách thực hiện châm ngôn ngài chọn cho mình khi được bổ nhiệm làm Giám mục: “Vâng Lời và Bình An” (“Obedientia et Pax”), nghĩa là vâng lời thì được bình an. Xin Quý Đức Cha và Anh Chị Em cầu nguyện cho tôi được Chúa ban cho ơn bình an khi dùng hết năng lực của mình để vâng lời Chúa và Hội Thánh.
3. Từ Giáo Phận Đàlạt non trẻ gia nhập vào Tổng Giáo Phận Hà Nội với bề dày lịch sử cổ kính, tôi cảm nhận hồng ân được Chúa sai đến một vùng đất thấm đẫm máu đào của biết bao thế hệ Anh Hùng Chứng Nhân Đức Tin. Tiêu biểu là giáo xứ Sở Kiện, nơi đã diễn ra lễ Khai Mạc Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam vào ngày lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009. Tất cả chúng ta còn nhớ rõ bầu khí trang trọng, sốt sắng và thánh thiện của sự kiện lịch sử đó. Trong sứ điệp gửi cho chúng ta vào dịp trọng đại ấy, Đức Thánh Cha đã nói lên ước nguyện: “Chớ gì địa điểm rất thân thương này trở thành trung tâm điểm của một công cuộc Phúc Âm hoá có chiều sâu…”. Chính Đức Tổng Giuse vừa mang về cho chúng ta một tin vui từ Rôma: Toà Thánh có ý định nâng Nhà Thờ Sở Kiện lên bậc “Vương Cung Thánh Đường”, như một dấu chỉ trân trọng giá trị lịch sử của giáo xử cổ kính này. Ngoài ra, Tổng Giáo Phận Hà Nội cũng như cả Giáo Hội tại Việt Nam, đã được Chúa ban cho nhiều Vị Mục Tử đáng kinh và đáng mến, như trong bài huấn từ ngỏ với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 27-06-2009 tại Rôma, Đức Thánh Cha ưu tiên nêu đích danh Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng như một tấm gương về “lòng nhiệt thành mục tử, mà ngài đã thể hiện cách khiêm nhường, với tình hiền phụ sâu xa đối với đoàn dân của ngài và tình huynh đệ lớn lao đối với các linh mục”.
4. Tôi tha thiết cầu chúc ơn Bình An cho Đức Tổng Giuse, Đức Cha Phụ Tá Lôrensô, và mọi thành phần Dân Chúa của Tổng Giáo Phận Hà Nội thân yêu. Tất cả chúng ta cần ơn Bình An đó, để đến lượt chúng ta trở thành “khí cụ bình an của Chúa”, bằng cách “biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người”, như chúng ta vẫn luôn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Hoà Bình.
Xin Quý Đức Cha và Anh Chị Em cầu nguyện cho tôi.
Hà Nội, ngày 07-05-2010
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Tổng Giám Mục Phó Hà Nội
Thưa Đức Cha Phụ Tá,
Thưa Anh em Linh mục, Anh Chị em Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh
và Anh Chị Em Giáo dân thân mến,
Trong niềm vui của Chúa Kitô Phục Sinh, tôi kính chào Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá và các Đại diện của mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội thân yêu. Xin cầu chúc Quý Đức Cha và Anh Chị Em được ơn Bình An và sức mạnh của Chúa Kitô Phục Sinh
Trong lần tiếp xúc đầu tiên này với Tổng Giáo Phận Hà Nội, tôi xin được nói lên đôi lời tâm tình chân thành, đơn sơ.
1. Tôi đến đây vì vâng lời Chúa và vâng lời Đức Thánh Cha. Tôi xác tín rằng: đối với đời sống và công việc của Hội Thánh, chúng ta phải dựa vào đức Tin, đức Cậy, đức Mến và Ơn Chúa Thánh Thần, nhất là chúng ta đặt tin tưởng vào ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần Mà ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần và của Chúa Kitô thì gắn liền với mầu nhiệm Thánh Giá. Trong dòng lịch sử trải dài hai nghìn năm, Hội Thánh đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin “giữa những cơn bách hại do thế gian gây ra, và những ơn an ủi do Thiên Chúa ban tặng” – lời Thánh Augustinô, được Công Đồng Vaticanô II nhắc lại trong Hiến Chế tín lý về Giáo Hội (x. GH số 8d). Lịch sử Giáo Hội tại Việt nam cũng diễn ra theo quy luật đó.
2. Mỗi khi đọc kinh “Lạy Cha”, chúng ta vẫn xin Cha “cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”. Nhưng khi phải đối diện với những đau khổ và thử thách chúng ta gặp trong cuộc sống, Chúa Giêsu lại dạy chúng ta cầu xin: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chính Chúa Giêsu đã trải qua nhiều đau khổ để học được thế nào là vâng phục (x. Dt 5,8), qua đó Người nêu lên cho chúng ta một guơng mẫu hoàn hảo. Phần tôi, tôi cũng đang cồ gắng học hỏi kinh nghiệm của Đức Cố Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII, đã nên thánh bằng cách thực hiện châm ngôn ngài chọn cho mình khi được bổ nhiệm làm Giám mục: “Vâng Lời và Bình An” (“Obedientia et Pax”), nghĩa là vâng lời thì được bình an. Xin Quý Đức Cha và Anh Chị Em cầu nguyện cho tôi được Chúa ban cho ơn bình an khi dùng hết năng lực của mình để vâng lời Chúa và Hội Thánh.
3. Từ Giáo Phận Đàlạt non trẻ gia nhập vào Tổng Giáo Phận Hà Nội với bề dày lịch sử cổ kính, tôi cảm nhận hồng ân được Chúa sai đến một vùng đất thấm đẫm máu đào của biết bao thế hệ Anh Hùng Chứng Nhân Đức Tin. Tiêu biểu là giáo xứ Sở Kiện, nơi đã diễn ra lễ Khai Mạc Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam vào ngày lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009. Tất cả chúng ta còn nhớ rõ bầu khí trang trọng, sốt sắng và thánh thiện của sự kiện lịch sử đó. Trong sứ điệp gửi cho chúng ta vào dịp trọng đại ấy, Đức Thánh Cha đã nói lên ước nguyện: “Chớ gì địa điểm rất thân thương này trở thành trung tâm điểm của một công cuộc Phúc Âm hoá có chiều sâu…”. Chính Đức Tổng Giuse vừa mang về cho chúng ta một tin vui từ Rôma: Toà Thánh có ý định nâng Nhà Thờ Sở Kiện lên bậc “Vương Cung Thánh Đường”, như một dấu chỉ trân trọng giá trị lịch sử của giáo xử cổ kính này. Ngoài ra, Tổng Giáo Phận Hà Nội cũng như cả Giáo Hội tại Việt Nam, đã được Chúa ban cho nhiều Vị Mục Tử đáng kinh và đáng mến, như trong bài huấn từ ngỏ với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 27-06-2009 tại Rôma, Đức Thánh Cha ưu tiên nêu đích danh Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng như một tấm gương về “lòng nhiệt thành mục tử, mà ngài đã thể hiện cách khiêm nhường, với tình hiền phụ sâu xa đối với đoàn dân của ngài và tình huynh đệ lớn lao đối với các linh mục”.
4. Tôi tha thiết cầu chúc ơn Bình An cho Đức Tổng Giuse, Đức Cha Phụ Tá Lôrensô, và mọi thành phần Dân Chúa của Tổng Giáo Phận Hà Nội thân yêu. Tất cả chúng ta cần ơn Bình An đó, để đến lượt chúng ta trở thành “khí cụ bình an của Chúa”, bằng cách “biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người”, như chúng ta vẫn luôn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Hoà Bình.
Xin Quý Đức Cha và Anh Chị Em cầu nguyện cho tôi.
Hà Nội, ngày 07-05-2010
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Tổng Giám Mục Phó Hà Nội
Bài Chia Sẻ Tin Mừng Của ĐTGM Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ngày 7/5/2010
+ ĐTGM Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
07:02 08/05/2010
Anh chị em thân mến, tôi quả thực rất băn khoăn không biết phải nói gì, nói như thế nào với anh chị em trong giây phút đặc biệt này. Và tôi cũng đoán chắc anh chị em cũng rất chờ đợi ở những lời đầu tiên của tôi, trong tư cách là người cộng tác với Đức Tổng Giám Mục Giuse trong trách vụ mục tử.
Thế nhưng Lời Chúa hôm nay trích từ sách Công Vụ và Tin Mừng Gioan mà chúng ta vừa nghe quả là lời giải đáp cho tất cả chúng ta. Thật vậy, Lời Chúa vừa giúp tôi biết phải nói gì với anh chị em, vừa có thể giúp anh chị em hiểu cách sâu xa nhất tâm tình của tôi lúc này.
Trước hết, sách Công Vụ kể cho chúng ta về một tình thế khó khăn, căng thẳng trong Giáo Hội sơ khai, xoay quanh việc có nên cắt bì hay không cho những người gốc dân ngoại trở lại. Thực tế đó là cuộc khủng hoảng trầm trọng đe dọa đến sự hiệp nhất của Hội Thánh, nhưng đàng khác có thể nói là một cơ may để Giáo Hội minh định rõ hơn niềm tin của mình, ngay cả với Do Thái Giáo. Dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần, Hội Thánh thời bấy giờ đã mạnh dạn công bố: Ơn cứu độ hệ tại ở niềm tin vào Đức Kitô chứ không hệ tại ở việc cắt bì hay không cắt bì. Và để thông truyền sứ điệp Tin Mừng đó mà các Tông Đồ, các kỳ mục cùng với toàn thể Hội Thánh lúc bấy giờ đã quyết định chọn Phaolô và Barnaba, Giuđa và Xila đi Antiokia.
Như anh chị em thấy, khi được Thánh Thần và Giáo Hội cắt đặt, Phaolô và Barnaba đã vui mừng đi đến Antiokia và thực hiện những gì được ủy thác. Hành trang của các ngài là sứ điệp Tin Mừng và Tin Mừng đó không loại trừ một ai, dù là Do Thái hay Hy Lạp, cắt bì hay không cắt bì, dù là nô lệ hay tự do. Nói khác đi, Tin Mừng các Tông Đồ mang theo là Tin Mừng có sức giải thoát, đồng thời góp phần xây dựng sự hiệp nhất trong lòng Hội Thánh.
Hơn nữa, Phaolô và Barnaba được giới thiệu không phải bằng một danh hiệu hay điều gì khác hơn là “những người đã cống hiến cuộc đời vì Danh Đức Giêsu”. Và như chúng ta đều biết, sau này trong các lá thư của Ngài, thánh Phaolô cho thấy đối với Ngài, không có danh hiệu nào cao cả hơn, đáng quí hơn là danh hiệu “tôi tớ của Đức Kitô”. Được biết đức Kitô, được phục vụ cho Đức Kitô, được chia sẻ đau khổ của Đức Kitô nơi tất cả chi thể của Người thì hơn tất cả.
Chúng ta có thể tự hỏi: Tại sao danh hiệu “tôi tớ của Đức Kitô” là cao cả, đáng quí đến mức như thế ? Tại sao thánh Phêrô, thánh Phaolô cũng như các Tông Đồ khác đều coi việc phục vụ cho Đức Kitô như là điều đáng kể nhất đối với cuộc đời mình, trong khi các Ngài có đủ lý do để hãnh diện, để xưng mình bằng nhiều danh hiệu cao trọng hơn ?
Thánh Gioan, trong đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, cho chúng ta câu trả lời rất đơn giản mà vô cùng thấm thía: “Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em…Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ mà là bạn hữu”. Tôi nghĩ, danh hiệu “tôi tớ của Đức Kitô” thực ra mang nặng kinh nghiệm của các Tông Đồ về lòng mến của Đức Giêsu dành cho các ngài. Thật vậy, các Tông Đồ như Phêrô, như Phaolô là những người hiểu rõ hơn ai hết sự bất xứng của mình, và cũng nhờ kinh nghiệm về sự bất xứng đó mà các Ngài thấm thía thế nào là Tình Yêu của Thiên Chúa, thế nào là niềm hạnh phúc được trở nên bạn hữu của Chúa và đâu là sứ mạng mà Chúa muốn họ thực hiện. “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy… (và) Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau”. Như thế, sứ mạng của các Tông Đồ và cũng là kỳ vọng sâu xa nhất của Chúa đặt nơi họ, đó là rao truyền tình yêu của Thiên Chúa qua chính đời sống yêu thương, hiệp nhất với nhau. “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau”.
Anh chị em rất thân mến, tôi đến với anh chị em không mang theo tâm tình hay hành trang nào khác ngoài sứ điệp của Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, và điều tôi mong muốn được phục vụ anh chị em cũng không gì khác hơn là điều mà Phaolô và Barnaba đem lại cho các Kitô hữu ở Antiôkia, theo sự ủy thác của “Thánh Thần và Hội Thánh”, đó là Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa dành cho mọi con người, một tình yêu phá bỏ mọi khoảng cách và tạo nên sự hiệp nhất trong Hội Thánh cũng như trong cộng đồng nhân loại.
Cho dù Hội Thánh có nhiều chức vụ khác nhau, nhiều đặc sủng khác nhau, nhiều hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều là để phục vụ cho Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Ước gì tất cả chúng ta trong Tổng Giáo Phận Hà Nội thân yêu này dám tin rằng, chỉ có Tình Yêu là đáng kể, và chớ gì sự hiệp nhất của tất cả chúng ta, các kitô hữu, sẽ là dấu chỉ khả tín cho Tin Mừng Cứu Độ của Đức Giêsu Kitô trong cuộc sống hôm nay.
Trước hết, sách Công Vụ kể cho chúng ta về một tình thế khó khăn, căng thẳng trong Giáo Hội sơ khai, xoay quanh việc có nên cắt bì hay không cho những người gốc dân ngoại trở lại. Thực tế đó là cuộc khủng hoảng trầm trọng đe dọa đến sự hiệp nhất của Hội Thánh, nhưng đàng khác có thể nói là một cơ may để Giáo Hội minh định rõ hơn niềm tin của mình, ngay cả với Do Thái Giáo. Dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần, Hội Thánh thời bấy giờ đã mạnh dạn công bố: Ơn cứu độ hệ tại ở niềm tin vào Đức Kitô chứ không hệ tại ở việc cắt bì hay không cắt bì. Và để thông truyền sứ điệp Tin Mừng đó mà các Tông Đồ, các kỳ mục cùng với toàn thể Hội Thánh lúc bấy giờ đã quyết định chọn Phaolô và Barnaba, Giuđa và Xila đi Antiokia.
Như anh chị em thấy, khi được Thánh Thần và Giáo Hội cắt đặt, Phaolô và Barnaba đã vui mừng đi đến Antiokia và thực hiện những gì được ủy thác. Hành trang của các ngài là sứ điệp Tin Mừng và Tin Mừng đó không loại trừ một ai, dù là Do Thái hay Hy Lạp, cắt bì hay không cắt bì, dù là nô lệ hay tự do. Nói khác đi, Tin Mừng các Tông Đồ mang theo là Tin Mừng có sức giải thoát, đồng thời góp phần xây dựng sự hiệp nhất trong lòng Hội Thánh.
Hơn nữa, Phaolô và Barnaba được giới thiệu không phải bằng một danh hiệu hay điều gì khác hơn là “những người đã cống hiến cuộc đời vì Danh Đức Giêsu”. Và như chúng ta đều biết, sau này trong các lá thư của Ngài, thánh Phaolô cho thấy đối với Ngài, không có danh hiệu nào cao cả hơn, đáng quí hơn là danh hiệu “tôi tớ của Đức Kitô”. Được biết đức Kitô, được phục vụ cho Đức Kitô, được chia sẻ đau khổ của Đức Kitô nơi tất cả chi thể của Người thì hơn tất cả.
Chúng ta có thể tự hỏi: Tại sao danh hiệu “tôi tớ của Đức Kitô” là cao cả, đáng quí đến mức như thế ? Tại sao thánh Phêrô, thánh Phaolô cũng như các Tông Đồ khác đều coi việc phục vụ cho Đức Kitô như là điều đáng kể nhất đối với cuộc đời mình, trong khi các Ngài có đủ lý do để hãnh diện, để xưng mình bằng nhiều danh hiệu cao trọng hơn ?
Thánh Gioan, trong đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, cho chúng ta câu trả lời rất đơn giản mà vô cùng thấm thía: “Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em…Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ mà là bạn hữu”. Tôi nghĩ, danh hiệu “tôi tớ của Đức Kitô” thực ra mang nặng kinh nghiệm của các Tông Đồ về lòng mến của Đức Giêsu dành cho các ngài. Thật vậy, các Tông Đồ như Phêrô, như Phaolô là những người hiểu rõ hơn ai hết sự bất xứng của mình, và cũng nhờ kinh nghiệm về sự bất xứng đó mà các Ngài thấm thía thế nào là Tình Yêu của Thiên Chúa, thế nào là niềm hạnh phúc được trở nên bạn hữu của Chúa và đâu là sứ mạng mà Chúa muốn họ thực hiện. “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy… (và) Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau”. Như thế, sứ mạng của các Tông Đồ và cũng là kỳ vọng sâu xa nhất của Chúa đặt nơi họ, đó là rao truyền tình yêu của Thiên Chúa qua chính đời sống yêu thương, hiệp nhất với nhau. “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau”.
Anh chị em rất thân mến, tôi đến với anh chị em không mang theo tâm tình hay hành trang nào khác ngoài sứ điệp của Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, và điều tôi mong muốn được phục vụ anh chị em cũng không gì khác hơn là điều mà Phaolô và Barnaba đem lại cho các Kitô hữu ở Antiôkia, theo sự ủy thác của “Thánh Thần và Hội Thánh”, đó là Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa dành cho mọi con người, một tình yêu phá bỏ mọi khoảng cách và tạo nên sự hiệp nhất trong Hội Thánh cũng như trong cộng đồng nhân loại.
Cho dù Hội Thánh có nhiều chức vụ khác nhau, nhiều đặc sủng khác nhau, nhiều hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều là để phục vụ cho Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Ước gì tất cả chúng ta trong Tổng Giáo Phận Hà Nội thân yêu này dám tin rằng, chỉ có Tình Yêu là đáng kể, và chớ gì sự hiệp nhất của tất cả chúng ta, các kitô hữu, sẽ là dấu chỉ khả tín cho Tin Mừng Cứu Độ của Đức Giêsu Kitô trong cuộc sống hôm nay.
Hành trình thăm viếng 3 đảo: Maui, Kauai, và Big Island
LM Trần Công Nghị
22:37 08/05/2010
1. THĂM ĐẢO MAUI
Thăm thành phố Lahaina và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở đảo Maui
Xem hình ảnh thăm đảoMaui
Tầu du lịch vừa cập bến Lahaina, chúng tôi được ông chủ tịch Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Lahaina (miền Tây đảo Maui) là Nguyễn văn Vượng, và ông chủ tịch đại diện (miền Đông đảo Maui) là Ông bà Nguyễn Đức, cùng bà Nguyễn thị Dung đón tiếp và trao vòng hoa chào mừng theo tục lệ Hawaii.
Chúng tôi chụp bức hình kỉ niệm ngay tại trung tâm đón tiếp gần bến tầu có cây đa (Bayan) thời danh to lớn nhất thế giới. Cây đa này là quà tặng của người Ấn độ bản xứ 150 năm về trước. Nhớ lại hồi chúng tôi thăm Maui 20 năm trước, cây đa này đứng trơ trọi giữa khu đất trống đơn độc, không được trang trí hay xây cất thành công viên đẹp đẽ như ngày nay. Bây giờ nhìn chung quanh là những cửa hàng buôn bán tấp nập, đài kỉ niệm và bến xe taxi đang chờ khách. Anh Vượng chỉ tay về phía đó nói: “Đó toàn là anh em Việt Nam mình lái taxi, nhìn kia là 3 anh em người Công giáo mình đó, thưa Cha”. Thế mới biết chỉ vài chục năm mà mọi sự đã thay đổi và phát triển quá nhanh!
Anh chị em đưa chúng tôi về giáo xứ St. Anthony ở Laheina để gặp và chào thăm Cha Hoàng Trung, hiện đang làm phó xứ ở đây. Từ 4 năm nay khi có Cha Trung về đây, anh chị em Việt Nam được Cha cử hành thánh lễ bằng tiếng Việt 1 tháng 1 lần, còn trước đây Cha Kiên hàng tháng phải từ Honolulu tới đây dâng thánh lễ tiếng Việt cho anh chị em.
Nhà thờ thánh Anthony rất đẹp, cao ráo và rộng rãi, ngay phía trước nhà thờ có tượng Đức Mẹ Lộ Đức nổi bật, và vừa bước qua cửa nhà thờ có hai tượng Thiên Thần đón chào rất trang trọng, phía trên tường là những cửa kính mầu trang trí nổi bật, đặc biệt có bức tranh ceramic mầu chân dung Cha thánh Damien, tông đồ các người cùi đã phục vụ trên đảo Molokai về phía Bắc đảo Maui.
Vừa thưởng thức những tách café chính hiệu Mona do chính cha xứ pha, vừa được anh chị em kể cho nghe về tình hình định cư và những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại đây, tôi mới thấy được ý Chúa thật nhiệm mầu. 20 năm trước tôi đến thăm nơi đây, hình như chỉ có 1 gia đình Việt nam Công giáo duy nhất, nhưng nay số người Công giáo đã lên tới trên 100 người ở tại Lahaina về phía Tây và khu vịnh Kalapua về phía Đông. Anh chị em cho biết gia đình Công giáo tiên khởi đó nay đã thành triệu phú, lúc đầu khi mới tới đây gia đình đó bắt đầu bằng nghề xe manapur bán thức ăn và nước uống. Thế mới biết “có công mài sắt có ngày nên kim”.
Tuy không ai biết con số chính xác tổng số người Việt Nam sống trên đảo, nhưng anh em cho biết có quãng độ trên 500 người. Vì đây là thành phố du lịch -- gặp nghề gặp vận – nên từ trước đến nay đa số anh em làm nghề lái xe taxi. Chính anh chị Vượng cũng làm chủ một hãng taxi. Trước đây nghề này rất thoải mái và phát đạt nhanh, nhưng từ mấy năm nay, chính phủ cho phép mở các đường xe autobus, nên công việc có hơi khó khăn một chút, nhưng đa số anh chị em Việt Nam vẫn còn sống được với nghề này.
Nghề thứ hai là những xe manapur xe hàng bán đồ ăn và nước uống, đi bán rảo khắp nơi cho dân chúng, nghề này vẫn còn sức lôi cuốn.
Các nghề nghiệp khác là làm phục vụ trong các dịch vụ du lịch như nhà hàng, tiệm ăn, bán đồ kỉ niệm, và cũng có một ít gia đình trồng trọt hoặc kinh doanh địa ốc.
Vỉ sống xa nhau và bận công ăn việc làm, nên người Việt ít có thì giờ sinh hoạt chung với nhau, tuy nhiên mỗi năm vào dịp Lễ Chúa Giáng Sinh thì tất cả người Việt dù Công giáo hay Phật giáo cũng tụ họp lại mừng Lễ Chúa Giáng Sinh tại nhà thờ Công giáo, rồi Tết đến thì mọi người tụ họp tại Chùa của các Ni cô để mừng Năm Mới. Hiện có một ngôi Chùa Phật giáo có hai Ni Cô trụ trì.
Giáo dân Công giáo có những sinh hoạt tôn giáo như các khu xóm đọc kinh tôn vinh Chúa và Đức Mẹ, thánh lễ ngày Chúa Nhật, và mỗi tháng có lễ Việt Nam một lần. Rồi thỉnh thoảng các gia đình gần nhau cũng hội họp thăm viếng nhau.
Sau khi trao đổi xong những câu chuyện về sinh hoạt của người Việt ở trên đảo Maui, Cha Trung và anh chị em đưa chúng tôi đi một vòng thăm phố xá, rồi đi tới vùng nghỉ mát Kaanapali nơi có những khách sạn sang trọng những khu nhà mới xây và những sân golf tươi mát bên những bãi biển cát trắng.
Anh Vượng dẫn chúng tôi tới thăm một khu rừng già nhiệt đới nguyên thủy ở Haleakala. Vào trong rừng rợp bóng mát với những cây cao ngút, nhìn lên trên thấy như chạm tới trời, nhìn những tàng lá vươn tỏa rợp một vùng, lơ lững giữa những tùm lá có rất nhiều loại cây tầm gửi chen nhau bám sống, bên dưới là những đàn gà rừng chạy tung tăng cất tiếng gáy inh ỏi.
Các anh chị cho biết trên đảo này gà rừng hoang dại rất nhiều, chúng sinh sản rất nhanh, gà không những “đi bộ” mà còn “chạy bộ” cũng rất nhanh, nếu có ai nhanh tay bắt được đưa về nhà “thịt” thì cũng được phép, miễn là đừng bắn nó chết kẻo mang tội “đã man với thú vật”.
Thăm viếng thắng cảnh xong, Anh chị Đức mời chúng tôi về nhà anh chị nghỉ ngơi. Nhà nằm trên ngọn đồi nhìn xuống vùng Vịnh đang phát triển mạnh và những ngôi nhà trông đẹp mắt. Nhìn cảnh này tự nhiên cũng thấy tâm hồn cũng nhẹ nhõm như những cơn gío mát từ biển thoáng đưa lại. Bữa cơm trưa anh chị đãi khách thật thịnh soạn với đủ các món ăn thuần tuý quê hương.
Đang khi ăn trưa, có thêm chị Như và chị Sa tới thăm và hàn huyên tâm sự. Chị Như kề cho nghe về gia đình chị đến đây lập nghiệp và các con cháu lớn lên ra sao.
Sau đó chúng tôi lại lên đường đi thăm Công viên quốc gia nằm trong vùng thung lũng Waikapu và bên những dẫy núi Wailuku.
Cảnh thiên nhiên lôi cuốn nhất là Iao Needle (ngọn núi Iao nhọn như kim châm). Chính nơi đây đã xẩy ra trận chiến đẫm máu năm 1790 khi vua Kamehamela I đánh chiếm đảo Maui, chiến binh Maui đi vào thung lũng và là đường cùng không lối ra, nên bị tàn sát.
Thăm công viên và ngắm cảnh núi rừng, suối nước, hưởng không khí trong lành xong, Chị Sa mời chúng tôi về nhà chị nghỉ ngơi. Nhà chị Sa ở gần thung lũng này và nằm trong khu vực gần Vịnh Kamului trên một thửa đất rộng 2.5 mẫu tây, nhìn xuống dưới là thấy biển. Thửa đất quanh nhà, trong 3 năm qua, chị Sa đã biến đổi thành khu vườn trồng cây trái Việt Nam đủ loại như: mít, xoài, chuối, nhãn, bòng, khóm, khoai lang,... và có chuồng nuôi thỏ, nuôi chim, gà, vịt, v.v... Đúng là lý tưởng cho một tương lai hưu dưỡng lý tưởng. Chị đã hái những trái bưởi bòng thật to, khóm và chuối... để đãi khách. Những hoa quả vừa hái tận ngọn, ngon thơm và mát lòng.
Cuộc thăm viếng đảo Maui để lại những dấu khó quên, không những vì cảnh đẹp, nhưng tình nghĩa đồng đạo và tình người Việt Nam gắn bó khó quên. Một lời cám ơn chân thành tới Cha Trung và toàn thể anh chị em.
Vài nét sơ lược về đảo Maui:
Hawaii gồm 132 đảo trải dài trên diện tích 1500 miles, chiều dài bằng từ San Francisco tới New Orleans. Đảo Maui là đảo lớn thứ hai trong các đảo thuộc Hawaii, rộng 1883 km vuông với dân số hiện nay chừng 120.000 người. Thành phố Kahului lớn nhất với dân số trên 20.000 người, quận đặt tại thành phố Wailuku, còn thành phố Lahaina là nguyên thủ đô của vương quốc Hawaii. Các thành phố khác là Hana, Kaanapali và Kapalua. Kula... Vua Kamehamela của đảo Hawaii chiến thắng các bộ lạc ở đây và xâm chiếm Maui và năm 1790 trong trận chiến Kepaniwai.
Maui được gọi là “đảo thung lũng” với cảnh sắc thay đổi từ đồng bằng với nhiều đồn điền trước kia trồng khóm và mía, tới các rừng gìa với những cây cổ thụ cả mấy trăm năm, cho tới thung lũng núi đồi đẹp như mơ, chẳng hạn thung lũng Iao, nơi có ngọn núi bút tháp thời danh với các dẫy núi cao ngất như tranh Tầu. Trong vùng Haleakala có khu rừng mưa nhiệt đới và đi ra phía biển là vùng vịnh là nơi lý tưởng để lặn xem cá biển muôn mầu.
Trước đây Maui thời danh vì là trung tâm để quan sát các đàn cá voi, vì mùa đông cá voi thường tụ tập về vịnh Auau và quanh đảo Maui.
Maui ngày nay trờ thành đảo du lịch với nhiều khách sạn hạng sang, có khu chơi golf, khu giải trí, nhà nghỉ thiên nhiên, với các bãi biển cát trắng và xa xa là các thềm san hô có đủ loại cá và rùa, nhất là cá dolphin và cá voi.
Hai koại kinh tế quan trọng ở Maui là canh nông và du lịch
Cây cafê, macadamia, đu đủ, hoa nhiệt đới, mía làm đường và khóm là những loại xuất cảng ăn khách nhất.
Hiện nay còn chừng 150 km vuông (40.000 ha) trồng mía nên vẫn là vườn mía lớn nhất tại Hawaii.
Maui còn đặc biệt vì có đài quan sát thiên văn ở Haleakala nằm trên đỉnh ngọn núi phun lửa đã ngủ yên, vì lợi thế độ cao, khô ráo quanh năm, và vùng khí quyển không bị nhiễm uế khí.
Các địa điểm du lịch thời danh nằm trên xa tốc Hana, công viên quốc gia Halekala và thành phố Lahaina, nơi có bến tầu, và cây đa banyan là một trong những cây đa to lớn nhất thế giới.
Nếu đảo Oahu có đông khách du lịch Á châu nhất là Người Nhật, thì đảo Maui đa số du khách là người Mỹ từ lục địa và người đến từ Canada. Có đến trên 3 triệu khách du lịch tới đâythăm viếng hằng năm.
2. THĂM BIG ISLAND HAWAII
Thành phố Hilo và người Việt Nam sinh sống trên đảo Big Island
Xem hình ảnh thăm đảo Big Island
Anh Đoàn Hiệp đến đón chúng tôi ở bến tầu Hilo, bến tầu nằm gần ngay phi trường quốc tế Hilo.
Anh Hiệp có lẽ là người đầu tiên đến lập cư và sinh sống tại Big Island trên 20 năm về trước. Khi anh rời bỏ vùng lạnh Alaska mạo hiểm đến đây lúc đó mới có chỉ 26 tuổi. Được người thân chỉ cho cách trồng trọt gừng, anh đã đi ngay vào việc canh tác nông sản, nhất là sản xuất trồng gừng.
Nhờ canh tác anh đã thành đạt và thành công trong xã hội. Anh có một gia đình đầm ấm, vơ anh làm y tá trưởng, các con của anh còn đang đi học, có con vào đại học, có con còn ở trung học. Anh trở thành thương gia có địa vị vững chãi và cuộc sống thảnh thơi. Anh cho biết: “Anh và gia đình vui sống và hạnh phúc với công ăn việc làm của mình và nhìn về tương lai của con cái”.
Anh Hiệp cho biết: Có chừng dăm bảy gia đình người Công giáo Việt Nam hiện sống trên đảo, và đa số cũng canh tác khai thác nông trại và đồn điền, nên ít khi gặp nhau.
Tổng số người gốc Việt Nam trên đảo quãng chừng trên 100 người. Họ cũng làm các ngành nghề khác nhau. Cũng có một vị bác sĩ gốc Việt tới hành nghề ở đây, còn ngoài ra làm nghề trồng trọt, nhà hàng và trồng cây ăn trái.
Thành phố Hilo bị sóng thần tàn phá và được tái thiết:
Thành phố Hilo nổi danh với viện bảo tàng Tsunami, nơi lưu trữ những dấu tích, kỉ vật, truyện kể về biến cố sóng thần năm 1960 đã chôn vùi khu Shinmachi của thành phố Hilo. Rất nhiều người chết bị chết vì sóng thần, và thành phố mới được tái xây dựng trên vùng cao hơn.
Hilo cũng có công viên Liliuokalani rộng rãi, ngoài ra còn có bảo tàng viện Lyman Museum & Mission House là quan trọng vì năm 1839 nhà truyền giáo David Lyman đã đến phục vụ cho dân làm đồn điền mía và thủ thủy đánh cá voi. Ngôi nhà bằng gỗ của ông xây năm 1839 là ngôi nhà gỗ cổ nhất trên đảo này. Bào tàng viện lưu trữ nghệ thuật văn hóa người bản xứ và những gì liên quan tới các núi phun lửa trên đảo. Ngôi chợ bán nông sản cũng là điểm du lịch đáng chú ý.
Thăm Thăm núi lửa còn đang sôi động
Anh Hiệp chở tôi đi thăm ngọn núi lửa. Vừa đi được một khoảng đường thì trời bắt đầu đổ mưa. Tôi nói với anh Hiệp: “Đi thăm núi lửa mà trời mưa hay là thôi không đi nữa”? Anh Hiệp nói: “Có thể ở dưới này mưa mà trên đó nắng. nên cứ đi thôi”. Khi xe gần tới lưng chừng đỉnh núi thì quả thật nắng ấm trời thanh.
Đảo Lớn cũng đặc biệt vì có 2 mùa khí hậu đặc biệt: mưa rừng và sa mạc núi lửa, từ miền mưa ướt quanh năm cho tới những ngọn núi phủ tuyết trắng, và các núi phun lửa trơ trụi như sa mạc.
Khi bắt đầu tới lưng chừng núi thì khí hậu và cảnh sắc thay đồi, cây cối khô chồi thêm, khí hậu khô ráo. Chúng tôi tới tận vành núi phun lửa, chung quanh có những lỗ hay hầm nhỏ từ đó thấy khói bay lên, tiếng chuyên môn gọi các lỗ hở nhỏ, vết nứt là “volcano fan”, từ đó khói núi lửa bốc lên, khét và có mùi hôi thủm từ chất sul-pha núi lửa nồng nực khó chịu tỏa ra.
Từ miệng núi lửa một vầng khói to vẫn tiếp tục bốc lên như đám mây lớn. Từ chỗ hàng rào an toàn, du khách có thể chụp hình, ngắm cảnh và đọc sơ đồ giải thích về nguồn gốc và lịch sử của núi phun lửa.
Cách miệng núi phun lửa này chừng 20 cây số còn có miệng núi phun lửa khác vẫn còn sôi động, và từ 14 năm qua vẫn còn oẹ ra những phún thạch lava đỏ, ban đêm nhìn thấy rõ hơn. Nhưng hôm nay con đường đi xuống tham quan ở đó đã bị vít lại.
Bên cạnh miệng núi lửa có bảo tàng viện giải thích về lịch sử, nguồn gốc, và tiến trình hình thành núi lửa ra sao. Có những video chiếu về các cuộc phun lửa thời cận đại, và gian phòng bán đồ kỉ niệm.
Bởi vì hai ngọn lúi lửa Mauna Loa và Kīlauea còn đang sôi động nên đảo này còn đang rộng thêm: từ năm 1983 tới 2002, chất lava phun ra tạo thêm 543 mẫu tây thêm cho bề mặt của Đảo Lớn.
Những núi ờ Big Island là những núi cao, nên đảo này cũng thời danh với các ống kính viễn vọng ngắm sao trời và đài thiên văn trên đỉnh núi Mauna Kea. Ở gần các núi lửa lại có loài hoa đặc biệt chỉ có ở đây mà thôi đó là hoa Lehua mà tiếng bản xứ gọi là ʻōhiʻa lehua’ hoa như những tia hồng tỏa ra mầu đỏ thắm.
Trên đường về, chúng tôi ghé thăm một trung tâm trồng hoa lan. Vào gian hàng trưng bầy các loại hoa lan muôn mầu muôn sắc, nhỉn thật thú vị. Khách du lịch có thể mua hoa lan ở đây và sẽ đưọc gửi về tận nhà của mình.
Vài nét sơ lược về Big Island Hawaii
Gọi là Đảo Lớn vì đảo này rộng nhất (10,432 km vuông) trong các đảo của Hawaii và nơi có nhiều ngọn núi lửa còn đang sôi động như Kilauea và núi Mauna Kea cũng là ngọn núi cao nhất thế giới (cao hơn cả Everest) nếu tính từ đáy thềm lục địa biển, và ngọn núi Maunlea rộng nhất thế giới.
Theo thống kê năm 2008, dân số trên đảo là 175.784 người, trong đó 31.55% là người gốc da trắng, 26.70% gốc Á châu, 11.25% gốc Thái bình dương, 9.49% gốc Latinô, và 0.50% gốc Phi châu, 0.45% gốc người Maoli. Tuổi bình quân trung bình người ở đảo là 39 tuổi, số người nam ngang bằng nữ giới.
Nghề nông là kinh tế chính ở Đảo Lớn, và nghề trống mía có từ hơn 100 năm nay, nhưng từ năm 1996 trồng mía xuống giá và vì thế không còn độc chiếm, ngày nay nhiều loại nông nghiệp khác được khai thác ở đây, như nghề trồng khoai lang đỏ, gừng, cây chôm chôm, đu đủ, macadamia, café, các loại hoa nhiệt đối, hoa lan, và các thứ rau…
Đặc biệt chỉ café trồng tại quận Kona trên đảo này mới được gọi là Kona Cofee mà thôi. Nghề trồng hoa lan mới đây cũng phát triển mạnh và lớn nhất tiểu bang Hawaii, vì thế Đảo Lớn đôi khi còn được gọi là “Đảo Hoa Lan”. Điểm đặc biệt khác là ở đây có trại chăn nuôi bò lớn nhất Hoa Kỳ, đó là Parker Ranch rộng 708 km vuông ở Waimea.
3. THĂM ĐẢO KAUAI
Vài nét chính về Đảo Kauai
Xem hình ảnh thăm đảo Kaui
Hành trình đi thăm các đảo ở Thái Bình Dương kết thúc bằng cuộc thăm viếng Đảo Kauai một trong những đảo quan trọng của tiểu bang Hawaii.
Kauai là đảo có cư dân cư ngụ lâu đời nhất trong các đảo và là đảo lớn thứ 4 ở Hawaii. Đảo này còn có tên là Đảo Công Viên với dân số chừng 60.000 người. Chúng tôi có dò hỏi nhưng không ai biết chắc hiện nay có người Việt Nam cư ngụ trên đảo này hay không.
Giá nhà trên đảo rất đắt đỏ. Vào thời điểm năm 2004 giá nhà trung bình ở đây là 500.000 mỷ kim, giá tăng trên 40% so với năm 2003, vì nơi đây lôi cuốn những người giầu có đến cư ngụ, nhưng nay thì nhà đã xuống giá, và nhà để trống cũng nhiều.
Đây là đảo mang nét hoang sơ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi chập trùng, một nét đẹp ly kì lôi cuốn khó diễn tả.
Ngành du lịch là nền kính tế mạnh nhất ở đây, ngoài ra vì phong cảnh đẹp và hùng vĩ nên cũng là bối cảnh cho nhiều phim thời tiền sử hay mạo hiểm thời danh được thu hình ở đây.
Trong quá khứ nghề trồng mía là chính, nhưng nay đa số các đồn điền đã biến thành nông trại chăn nuôi. Đất ở Kauai mầu mỡ nên trồng được nhiều loại cây ăn trái và nhiều mùa gặt hái.
Thung lũng Hanalei nằm phía Đông Bắc của Kauai có sông Hanalei chạy qua, và hầu như 60% loại khoai toro của Hawaii được canh tác tại thung lung này.
Nếu bạn đi vào các cánh đồng và rừng hoang ở Kauai thế nào củng nghe được tiếng gà gáy và thấy nhữngđàn gà đang tìm mồi khắp nơi, vì ở đảo có hàng ngàn loại gà rừng khác nhau, và lại không có các con thú bắt gà, nên càng ngày càng sinh sản nhiều. Nếu nhanh tay nhanh chân mà bắt được gà đem về nhà làm thịt ăn cũng được phép.
Công viên quốc gia Bờ Biển và núi đồi Napali bao gồm khu đất rộng 6.175 ha vào khoàng độ 20 km vuông nằm ở phía Đông Bắc của Kauai là một trong những kì quan thiên nhiên đẹp mắt.
Kauai là phim trường Hollywood ở ở Thái Bình Dương
Đảo Kauai là bối cảnh cho trên 70 phim thời danh và các chương trình TV của Hoa Kỳ. Những phim thời danh có thể kể như phim nhạc cảnh South Pacific được quay tại vùng Hanalei, phim Donovan’s Reef năm 1963, phim Jurassic Park năm 1993 được quay ở vùng núi Waimea Canyon, phim Six Days Deven Nights, phim King Kong mới năm 2005, Một phần của phim Raiders of the Lost Ark, và những phim hay mới đây gồm có Tropic Thunder và Soul Surfer.
Bối cảnh cho các chương trình truyền hình như phim hoạt họa của Disney năm 2002 và các chương trình TV: television series Lilo & Stitch, Lilo & Stitch 2: m Stitch Has a Glitch, Stitch! The Movie, và Lilo & Stitch: The Series.
Vài cảm tưởng về cuộc Hành trình xuyên Thái Bình Dương
Qua cuộc hành trình xuyên Thái Bình Dương kéo dài gần 1 tháng trời bao gồm một khoảng đường biển dài trên gần 10.000 miles, thật là một hành trình mạo hiểm đầy hứng thú và nhiều bất ngờ thú vị.
Tôi đã có cơ hội đi thăm lại thành phố Sydney của Úc châu, rồi lên tầu du lịch Volendam của hãng Holland America Cruise tiến vào vùng Nam Thái Bình Dương.
Lần đầu tiên có cơ hội thăm 4 đảo quốc là: New Caledonia, Vanuatu, Fiji Samoa. Tôi cũng ghé thăm 2 hòn đảo nhỏ nằm giữa Thái bình dương, và cuối cùng thăm thăm viếng 4 đảo của Hawaii.
Tất cả đã để lại trong tôi những dấu ấn không bao giờ phai nhòa và những kỉ niệm đáng nhớ, gặp biết bao nhiêu người, tham quan nhiều di tích lịch sử. Cuộc cuộc du hành với đầy đủ tiện nghi và rất thoải mái, tôi vừa là vị Tuyên úy của người Công giáo trên chiếu du thuyền Cruise Volendam và vừa là du khách, khi không ghé thăm các hải đảo thì bồng bềnh trên biển khơi mênh mông, nhìn trời mây và ngắm sao đêm trong sáng trên hành trình dài đến 10.000 dặm.
Cảm nghiệm đầu tiên là tôi thấy mình bé nhỏ trước trời đất mênh mông, mạng sống con người mỏng dòn nếu gặp phải phong ba thì làm sao chống chọi. Ấy thế mà trong gần 300 năm qua đã có biết bao nhiêu vị truyền giáo vì Tin Mừng đã can đảm vượt trùng dương – đi không trở về -- để truyền giáo cho những sắc dân xa xôi, lạ lẫm, chưa từng quen biết. Nhưng thành quả của họ ngày này còn hiển hiện qua các thánh đường, các trường học, và nhất là ngững ngưòi bản xứ được khai hóa, nhận biết và tin vào Tin Mừng Cứu Độ của Đức Giêsu. Gặp họ, tôi đã gặp không những gia đình nhân loại mà còn gặp những thành phần đại gia đình Công giáo mà qua bí tích Thánh Lễ tôi và họ chia sẻ cùng tấm bánh cùng niềm tin.
Tôi cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì qua những công trình sáng tạo mà tôi được thưởng thức không biết bao nhiêu vẻ đẹp thiên nhiên huyền điệu. Những thắng cảnh và những công trình thiên nhiên mà tôi thăm viếng, những lịch sử của các dân tộc mà tôi chưa bao giờ từng đọc… Tất cả nói lên vẻ huy hoàng của Thiên Chúa. Lời Thánh Vịnh lại rộn ràng lên trong tôi: “Hỡi tầng trời bao la, hỡi tinh tú, biển khơi, hỡi muôn loài chim muông, dã thú… hãy ca tụng Chúa”.
Huyền diệu và kì công nhất là hình ảnh con người với nhiều sắc thái và ngôn ngữ khác nhau, tất cả đều là còn cái Thiên Chúa, nhưng họ có những nét đẹp đặc biệt của những tâm hồn đơn sơ, lối sống tự nhiên, hòa mình trong thiên nhiên… Nhìn tới thì họ vẫn còn đang phải vật lộn với những khó khăn vật chất trong cuộc sống nhân sinh. Còn tôi một người đến từ xa xôi, nhưng đã nhận được biết bao nhiêu ơn huệ từ Thiên Chúa trong cuộc sống tinh thần và xã hội.
Tôi cảm phục đời sống dấn thân can trường của các vị truyền giáo đã hy sinh cả cuộc đời loan truyền Tin Mừng của Chúa, không chỉ người ngoại quốc, mà chính là hình ảnh hai linh mục Việt Nam tiên phong Cha Vịnh và Cha Tôn đã cho cuộc đời mình cho anh chị em Việt Nam ở New Caledonia và Vanuatu. Thăm lại mộ của Cha Vịnh trào lên trong tôi niềm xúc động mãnh liệt. Đi thăm các Cộng đoàn Việt Nam ở các hải đảo và nghe những câu chuyện về cuộc đời của gia đình họ đã hy sinh bảo tồn niềm tin ra sao làm tôi thổn thức cảm phục tinh thần đạo giáo kiên trì mà thế hệ cha ông đã truyền lại cho con cháu đời sau. Một di dản văn hóa và đức tin mà người Việt Nam nào cũng cần ghi sâu trong tâm hồn.
Thấy được sự thành đạt của những người Việt Nam dù bất cứ sống ở phương trời nào, tôi cảm nhận ra rằng sự thành công vật chất không phải là do tài cán cá nhân, nhưng là nhờ vào lòng tự tin, kiên trì, chịu khó và ý chí muốn tạo dựng cho con cháu một tương lai tươi đẹp, nên các bậc cha mẹ đã quyết tâm không ngại khó mà quên mình làm việc để có có được sự thành đạt ngày hôm nay. Sự thành đạt đó cũng là công khó của sự đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau từ gia đình, cho đến cộng đoàn giáo xứ. Đức tin có được phát triển bền lâu là nhờ vào tình nghĩa cộng đoàn gắn bó, và có người dám hy sinh gánh vác việc chung, và nhất là có điểm tựa là các linh mục như linh hồn của Cộng đoàn dân Chúa.
Còn rất nhiều điều thú vị và tích cực mà tôi muốn chia sẻ qua chuyến hành trình xuyên Thái Bình Dương, tôi hy vọng tương lai có thì giờ tôi sẽ ghi lại kinh nghiệm này cho chính mình và chia sẻ với anh chị em.
Lời cám ơn
Nhân đây tôi cũng nói lên tâm tình biết ơn đến TGP Los Angeles đã tạo cơ hội cho tôi được đi nghĩ trong chương trình bồi dưỡng Sabbatical kéo dài hơn 3 tháng vừa qua. Cám ơn tất cả những người đã tiếp đón, đã chia sẻ kinh nghiệm của họ với tôi và tạo điều kiện để chuyến du hành của tôi rất ý nghĩa và tốt đẹp.
Tôi cũng đặc biệt cám ơn đặc biệt tới qúi Cha Bùi Thượng Lưu, Nguyễn Hữu Quảng, Cha Văn Chi, và qúi anh: Đặng Minh An, Nguyễn Long Thao, Nguyễn Qúy Thái, và toàn thể qúi anh chị em trong Ban Biên Tập của VietCatholic. Trong thời gian tôi đi vắng, có qúi Cha làm cố vấn, qúi anh An, Thao và Thái đã điều hành khéo léo và tốt đẹp trang VietCatholic – dù trong thời gian này đã có những biến cố dồn dập xẩy ra trong Giáo hội -- nhưng qúi Cha và qúi Anh đã tận tâm, khôn ngoan và đưa những bài hướng dẫn xây dựng, giúp hình thành một đường hướng tốt đẹp cho sự hiểu biết về Giáo hội trước những thông tin đa chiều.
Thăm thành phố Lahaina và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở đảo Maui
Xem hình ảnh thăm đảoMaui
Tầu du lịch vừa cập bến Lahaina, chúng tôi được ông chủ tịch Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Lahaina (miền Tây đảo Maui) là Nguyễn văn Vượng, và ông chủ tịch đại diện (miền Đông đảo Maui) là Ông bà Nguyễn Đức, cùng bà Nguyễn thị Dung đón tiếp và trao vòng hoa chào mừng theo tục lệ Hawaii.
Chúng tôi chụp bức hình kỉ niệm ngay tại trung tâm đón tiếp gần bến tầu có cây đa (Bayan) thời danh to lớn nhất thế giới. Cây đa này là quà tặng của người Ấn độ bản xứ 150 năm về trước. Nhớ lại hồi chúng tôi thăm Maui 20 năm trước, cây đa này đứng trơ trọi giữa khu đất trống đơn độc, không được trang trí hay xây cất thành công viên đẹp đẽ như ngày nay. Bây giờ nhìn chung quanh là những cửa hàng buôn bán tấp nập, đài kỉ niệm và bến xe taxi đang chờ khách. Anh Vượng chỉ tay về phía đó nói: “Đó toàn là anh em Việt Nam mình lái taxi, nhìn kia là 3 anh em người Công giáo mình đó, thưa Cha”. Thế mới biết chỉ vài chục năm mà mọi sự đã thay đổi và phát triển quá nhanh!
Anh chị em đưa chúng tôi về giáo xứ St. Anthony ở Laheina để gặp và chào thăm Cha Hoàng Trung, hiện đang làm phó xứ ở đây. Từ 4 năm nay khi có Cha Trung về đây, anh chị em Việt Nam được Cha cử hành thánh lễ bằng tiếng Việt 1 tháng 1 lần, còn trước đây Cha Kiên hàng tháng phải từ Honolulu tới đây dâng thánh lễ tiếng Việt cho anh chị em.
Nhà thờ thánh Anthony rất đẹp, cao ráo và rộng rãi, ngay phía trước nhà thờ có tượng Đức Mẹ Lộ Đức nổi bật, và vừa bước qua cửa nhà thờ có hai tượng Thiên Thần đón chào rất trang trọng, phía trên tường là những cửa kính mầu trang trí nổi bật, đặc biệt có bức tranh ceramic mầu chân dung Cha thánh Damien, tông đồ các người cùi đã phục vụ trên đảo Molokai về phía Bắc đảo Maui.
Vừa thưởng thức những tách café chính hiệu Mona do chính cha xứ pha, vừa được anh chị em kể cho nghe về tình hình định cư và những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại đây, tôi mới thấy được ý Chúa thật nhiệm mầu. 20 năm trước tôi đến thăm nơi đây, hình như chỉ có 1 gia đình Việt nam Công giáo duy nhất, nhưng nay số người Công giáo đã lên tới trên 100 người ở tại Lahaina về phía Tây và khu vịnh Kalapua về phía Đông. Anh chị em cho biết gia đình Công giáo tiên khởi đó nay đã thành triệu phú, lúc đầu khi mới tới đây gia đình đó bắt đầu bằng nghề xe manapur bán thức ăn và nước uống. Thế mới biết “có công mài sắt có ngày nên kim”.
Tuy không ai biết con số chính xác tổng số người Việt Nam sống trên đảo, nhưng anh em cho biết có quãng độ trên 500 người. Vì đây là thành phố du lịch -- gặp nghề gặp vận – nên từ trước đến nay đa số anh em làm nghề lái xe taxi. Chính anh chị Vượng cũng làm chủ một hãng taxi. Trước đây nghề này rất thoải mái và phát đạt nhanh, nhưng từ mấy năm nay, chính phủ cho phép mở các đường xe autobus, nên công việc có hơi khó khăn một chút, nhưng đa số anh chị em Việt Nam vẫn còn sống được với nghề này.
Nghề thứ hai là những xe manapur xe hàng bán đồ ăn và nước uống, đi bán rảo khắp nơi cho dân chúng, nghề này vẫn còn sức lôi cuốn.
Các nghề nghiệp khác là làm phục vụ trong các dịch vụ du lịch như nhà hàng, tiệm ăn, bán đồ kỉ niệm, và cũng có một ít gia đình trồng trọt hoặc kinh doanh địa ốc.
Vỉ sống xa nhau và bận công ăn việc làm, nên người Việt ít có thì giờ sinh hoạt chung với nhau, tuy nhiên mỗi năm vào dịp Lễ Chúa Giáng Sinh thì tất cả người Việt dù Công giáo hay Phật giáo cũng tụ họp lại mừng Lễ Chúa Giáng Sinh tại nhà thờ Công giáo, rồi Tết đến thì mọi người tụ họp tại Chùa của các Ni cô để mừng Năm Mới. Hiện có một ngôi Chùa Phật giáo có hai Ni Cô trụ trì.
Giáo dân Công giáo có những sinh hoạt tôn giáo như các khu xóm đọc kinh tôn vinh Chúa và Đức Mẹ, thánh lễ ngày Chúa Nhật, và mỗi tháng có lễ Việt Nam một lần. Rồi thỉnh thoảng các gia đình gần nhau cũng hội họp thăm viếng nhau.
Sau khi trao đổi xong những câu chuyện về sinh hoạt của người Việt ở trên đảo Maui, Cha Trung và anh chị em đưa chúng tôi đi một vòng thăm phố xá, rồi đi tới vùng nghỉ mát Kaanapali nơi có những khách sạn sang trọng những khu nhà mới xây và những sân golf tươi mát bên những bãi biển cát trắng.
Anh Vượng dẫn chúng tôi tới thăm một khu rừng già nhiệt đới nguyên thủy ở Haleakala. Vào trong rừng rợp bóng mát với những cây cao ngút, nhìn lên trên thấy như chạm tới trời, nhìn những tàng lá vươn tỏa rợp một vùng, lơ lững giữa những tùm lá có rất nhiều loại cây tầm gửi chen nhau bám sống, bên dưới là những đàn gà rừng chạy tung tăng cất tiếng gáy inh ỏi.
Các anh chị cho biết trên đảo này gà rừng hoang dại rất nhiều, chúng sinh sản rất nhanh, gà không những “đi bộ” mà còn “chạy bộ” cũng rất nhanh, nếu có ai nhanh tay bắt được đưa về nhà “thịt” thì cũng được phép, miễn là đừng bắn nó chết kẻo mang tội “đã man với thú vật”.
Thăm viếng thắng cảnh xong, Anh chị Đức mời chúng tôi về nhà anh chị nghỉ ngơi. Nhà nằm trên ngọn đồi nhìn xuống vùng Vịnh đang phát triển mạnh và những ngôi nhà trông đẹp mắt. Nhìn cảnh này tự nhiên cũng thấy tâm hồn cũng nhẹ nhõm như những cơn gío mát từ biển thoáng đưa lại. Bữa cơm trưa anh chị đãi khách thật thịnh soạn với đủ các món ăn thuần tuý quê hương.
Đang khi ăn trưa, có thêm chị Như và chị Sa tới thăm và hàn huyên tâm sự. Chị Như kề cho nghe về gia đình chị đến đây lập nghiệp và các con cháu lớn lên ra sao.
Sau đó chúng tôi lại lên đường đi thăm Công viên quốc gia nằm trong vùng thung lũng Waikapu và bên những dẫy núi Wailuku.
Cảnh thiên nhiên lôi cuốn nhất là Iao Needle (ngọn núi Iao nhọn như kim châm). Chính nơi đây đã xẩy ra trận chiến đẫm máu năm 1790 khi vua Kamehamela I đánh chiếm đảo Maui, chiến binh Maui đi vào thung lũng và là đường cùng không lối ra, nên bị tàn sát.
Thăm công viên và ngắm cảnh núi rừng, suối nước, hưởng không khí trong lành xong, Chị Sa mời chúng tôi về nhà chị nghỉ ngơi. Nhà chị Sa ở gần thung lũng này và nằm trong khu vực gần Vịnh Kamului trên một thửa đất rộng 2.5 mẫu tây, nhìn xuống dưới là thấy biển. Thửa đất quanh nhà, trong 3 năm qua, chị Sa đã biến đổi thành khu vườn trồng cây trái Việt Nam đủ loại như: mít, xoài, chuối, nhãn, bòng, khóm, khoai lang,... và có chuồng nuôi thỏ, nuôi chim, gà, vịt, v.v... Đúng là lý tưởng cho một tương lai hưu dưỡng lý tưởng. Chị đã hái những trái bưởi bòng thật to, khóm và chuối... để đãi khách. Những hoa quả vừa hái tận ngọn, ngon thơm và mát lòng.
Cuộc thăm viếng đảo Maui để lại những dấu khó quên, không những vì cảnh đẹp, nhưng tình nghĩa đồng đạo và tình người Việt Nam gắn bó khó quên. Một lời cám ơn chân thành tới Cha Trung và toàn thể anh chị em.
Vài nét sơ lược về đảo Maui:
Hawaii gồm 132 đảo trải dài trên diện tích 1500 miles, chiều dài bằng từ San Francisco tới New Orleans. Đảo Maui là đảo lớn thứ hai trong các đảo thuộc Hawaii, rộng 1883 km vuông với dân số hiện nay chừng 120.000 người. Thành phố Kahului lớn nhất với dân số trên 20.000 người, quận đặt tại thành phố Wailuku, còn thành phố Lahaina là nguyên thủ đô của vương quốc Hawaii. Các thành phố khác là Hana, Kaanapali và Kapalua. Kula... Vua Kamehamela của đảo Hawaii chiến thắng các bộ lạc ở đây và xâm chiếm Maui và năm 1790 trong trận chiến Kepaniwai.
Maui được gọi là “đảo thung lũng” với cảnh sắc thay đổi từ đồng bằng với nhiều đồn điền trước kia trồng khóm và mía, tới các rừng gìa với những cây cổ thụ cả mấy trăm năm, cho tới thung lũng núi đồi đẹp như mơ, chẳng hạn thung lũng Iao, nơi có ngọn núi bút tháp thời danh với các dẫy núi cao ngất như tranh Tầu. Trong vùng Haleakala có khu rừng mưa nhiệt đới và đi ra phía biển là vùng vịnh là nơi lý tưởng để lặn xem cá biển muôn mầu.
Trước đây Maui thời danh vì là trung tâm để quan sát các đàn cá voi, vì mùa đông cá voi thường tụ tập về vịnh Auau và quanh đảo Maui.
Maui ngày nay trờ thành đảo du lịch với nhiều khách sạn hạng sang, có khu chơi golf, khu giải trí, nhà nghỉ thiên nhiên, với các bãi biển cát trắng và xa xa là các thềm san hô có đủ loại cá và rùa, nhất là cá dolphin và cá voi.
Hai koại kinh tế quan trọng ở Maui là canh nông và du lịch
Cây cafê, macadamia, đu đủ, hoa nhiệt đới, mía làm đường và khóm là những loại xuất cảng ăn khách nhất.
Hiện nay còn chừng 150 km vuông (40.000 ha) trồng mía nên vẫn là vườn mía lớn nhất tại Hawaii.
Maui còn đặc biệt vì có đài quan sát thiên văn ở Haleakala nằm trên đỉnh ngọn núi phun lửa đã ngủ yên, vì lợi thế độ cao, khô ráo quanh năm, và vùng khí quyển không bị nhiễm uế khí.
Các địa điểm du lịch thời danh nằm trên xa tốc Hana, công viên quốc gia Halekala và thành phố Lahaina, nơi có bến tầu, và cây đa banyan là một trong những cây đa to lớn nhất thế giới.
Nếu đảo Oahu có đông khách du lịch Á châu nhất là Người Nhật, thì đảo Maui đa số du khách là người Mỹ từ lục địa và người đến từ Canada. Có đến trên 3 triệu khách du lịch tới đâythăm viếng hằng năm.
2. THĂM BIG ISLAND HAWAII
Thành phố Hilo và người Việt Nam sinh sống trên đảo Big Island
Xem hình ảnh thăm đảo Big Island
Anh Đoàn Hiệp đến đón chúng tôi ở bến tầu Hilo, bến tầu nằm gần ngay phi trường quốc tế Hilo.
Anh Hiệp có lẽ là người đầu tiên đến lập cư và sinh sống tại Big Island trên 20 năm về trước. Khi anh rời bỏ vùng lạnh Alaska mạo hiểm đến đây lúc đó mới có chỉ 26 tuổi. Được người thân chỉ cho cách trồng trọt gừng, anh đã đi ngay vào việc canh tác nông sản, nhất là sản xuất trồng gừng.
Nhờ canh tác anh đã thành đạt và thành công trong xã hội. Anh có một gia đình đầm ấm, vơ anh làm y tá trưởng, các con của anh còn đang đi học, có con vào đại học, có con còn ở trung học. Anh trở thành thương gia có địa vị vững chãi và cuộc sống thảnh thơi. Anh cho biết: “Anh và gia đình vui sống và hạnh phúc với công ăn việc làm của mình và nhìn về tương lai của con cái”.
Anh Hiệp cho biết: Có chừng dăm bảy gia đình người Công giáo Việt Nam hiện sống trên đảo, và đa số cũng canh tác khai thác nông trại và đồn điền, nên ít khi gặp nhau.
Tổng số người gốc Việt Nam trên đảo quãng chừng trên 100 người. Họ cũng làm các ngành nghề khác nhau. Cũng có một vị bác sĩ gốc Việt tới hành nghề ở đây, còn ngoài ra làm nghề trồng trọt, nhà hàng và trồng cây ăn trái.
Thành phố Hilo bị sóng thần tàn phá và được tái thiết:
Thành phố Hilo nổi danh với viện bảo tàng Tsunami, nơi lưu trữ những dấu tích, kỉ vật, truyện kể về biến cố sóng thần năm 1960 đã chôn vùi khu Shinmachi của thành phố Hilo. Rất nhiều người chết bị chết vì sóng thần, và thành phố mới được tái xây dựng trên vùng cao hơn.
Hilo cũng có công viên Liliuokalani rộng rãi, ngoài ra còn có bảo tàng viện Lyman Museum & Mission House là quan trọng vì năm 1839 nhà truyền giáo David Lyman đã đến phục vụ cho dân làm đồn điền mía và thủ thủy đánh cá voi. Ngôi nhà bằng gỗ của ông xây năm 1839 là ngôi nhà gỗ cổ nhất trên đảo này. Bào tàng viện lưu trữ nghệ thuật văn hóa người bản xứ và những gì liên quan tới các núi phun lửa trên đảo. Ngôi chợ bán nông sản cũng là điểm du lịch đáng chú ý.
Thăm Thăm núi lửa còn đang sôi động
Anh Hiệp chở tôi đi thăm ngọn núi lửa. Vừa đi được một khoảng đường thì trời bắt đầu đổ mưa. Tôi nói với anh Hiệp: “Đi thăm núi lửa mà trời mưa hay là thôi không đi nữa”? Anh Hiệp nói: “Có thể ở dưới này mưa mà trên đó nắng. nên cứ đi thôi”. Khi xe gần tới lưng chừng đỉnh núi thì quả thật nắng ấm trời thanh.
Đảo Lớn cũng đặc biệt vì có 2 mùa khí hậu đặc biệt: mưa rừng và sa mạc núi lửa, từ miền mưa ướt quanh năm cho tới những ngọn núi phủ tuyết trắng, và các núi phun lửa trơ trụi như sa mạc.
Khi bắt đầu tới lưng chừng núi thì khí hậu và cảnh sắc thay đồi, cây cối khô chồi thêm, khí hậu khô ráo. Chúng tôi tới tận vành núi phun lửa, chung quanh có những lỗ hay hầm nhỏ từ đó thấy khói bay lên, tiếng chuyên môn gọi các lỗ hở nhỏ, vết nứt là “volcano fan”, từ đó khói núi lửa bốc lên, khét và có mùi hôi thủm từ chất sul-pha núi lửa nồng nực khó chịu tỏa ra.
Từ miệng núi lửa một vầng khói to vẫn tiếp tục bốc lên như đám mây lớn. Từ chỗ hàng rào an toàn, du khách có thể chụp hình, ngắm cảnh và đọc sơ đồ giải thích về nguồn gốc và lịch sử của núi phun lửa.
Cách miệng núi phun lửa này chừng 20 cây số còn có miệng núi phun lửa khác vẫn còn sôi động, và từ 14 năm qua vẫn còn oẹ ra những phún thạch lava đỏ, ban đêm nhìn thấy rõ hơn. Nhưng hôm nay con đường đi xuống tham quan ở đó đã bị vít lại.
Bên cạnh miệng núi lửa có bảo tàng viện giải thích về lịch sử, nguồn gốc, và tiến trình hình thành núi lửa ra sao. Có những video chiếu về các cuộc phun lửa thời cận đại, và gian phòng bán đồ kỉ niệm.
Bởi vì hai ngọn lúi lửa Mauna Loa và Kīlauea còn đang sôi động nên đảo này còn đang rộng thêm: từ năm 1983 tới 2002, chất lava phun ra tạo thêm 543 mẫu tây thêm cho bề mặt của Đảo Lớn.
Những núi ờ Big Island là những núi cao, nên đảo này cũng thời danh với các ống kính viễn vọng ngắm sao trời và đài thiên văn trên đỉnh núi Mauna Kea. Ở gần các núi lửa lại có loài hoa đặc biệt chỉ có ở đây mà thôi đó là hoa Lehua mà tiếng bản xứ gọi là ʻōhiʻa lehua’ hoa như những tia hồng tỏa ra mầu đỏ thắm.
Trên đường về, chúng tôi ghé thăm một trung tâm trồng hoa lan. Vào gian hàng trưng bầy các loại hoa lan muôn mầu muôn sắc, nhỉn thật thú vị. Khách du lịch có thể mua hoa lan ở đây và sẽ đưọc gửi về tận nhà của mình.
Vài nét sơ lược về Big Island Hawaii
Gọi là Đảo Lớn vì đảo này rộng nhất (10,432 km vuông) trong các đảo của Hawaii và nơi có nhiều ngọn núi lửa còn đang sôi động như Kilauea và núi Mauna Kea cũng là ngọn núi cao nhất thế giới (cao hơn cả Everest) nếu tính từ đáy thềm lục địa biển, và ngọn núi Maunlea rộng nhất thế giới.
Theo thống kê năm 2008, dân số trên đảo là 175.784 người, trong đó 31.55% là người gốc da trắng, 26.70% gốc Á châu, 11.25% gốc Thái bình dương, 9.49% gốc Latinô, và 0.50% gốc Phi châu, 0.45% gốc người Maoli. Tuổi bình quân trung bình người ở đảo là 39 tuổi, số người nam ngang bằng nữ giới.
Nghề nông là kinh tế chính ở Đảo Lớn, và nghề trống mía có từ hơn 100 năm nay, nhưng từ năm 1996 trồng mía xuống giá và vì thế không còn độc chiếm, ngày nay nhiều loại nông nghiệp khác được khai thác ở đây, như nghề trồng khoai lang đỏ, gừng, cây chôm chôm, đu đủ, macadamia, café, các loại hoa nhiệt đối, hoa lan, và các thứ rau…
Đặc biệt chỉ café trồng tại quận Kona trên đảo này mới được gọi là Kona Cofee mà thôi. Nghề trồng hoa lan mới đây cũng phát triển mạnh và lớn nhất tiểu bang Hawaii, vì thế Đảo Lớn đôi khi còn được gọi là “Đảo Hoa Lan”. Điểm đặc biệt khác là ở đây có trại chăn nuôi bò lớn nhất Hoa Kỳ, đó là Parker Ranch rộng 708 km vuông ở Waimea.
3. THĂM ĐẢO KAUAI
Vài nét chính về Đảo Kauai
Xem hình ảnh thăm đảo Kaui
Hành trình đi thăm các đảo ở Thái Bình Dương kết thúc bằng cuộc thăm viếng Đảo Kauai một trong những đảo quan trọng của tiểu bang Hawaii.
Kauai là đảo có cư dân cư ngụ lâu đời nhất trong các đảo và là đảo lớn thứ 4 ở Hawaii. Đảo này còn có tên là Đảo Công Viên với dân số chừng 60.000 người. Chúng tôi có dò hỏi nhưng không ai biết chắc hiện nay có người Việt Nam cư ngụ trên đảo này hay không.
Giá nhà trên đảo rất đắt đỏ. Vào thời điểm năm 2004 giá nhà trung bình ở đây là 500.000 mỷ kim, giá tăng trên 40% so với năm 2003, vì nơi đây lôi cuốn những người giầu có đến cư ngụ, nhưng nay thì nhà đã xuống giá, và nhà để trống cũng nhiều.
Đây là đảo mang nét hoang sơ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi chập trùng, một nét đẹp ly kì lôi cuốn khó diễn tả.
Ngành du lịch là nền kính tế mạnh nhất ở đây, ngoài ra vì phong cảnh đẹp và hùng vĩ nên cũng là bối cảnh cho nhiều phim thời tiền sử hay mạo hiểm thời danh được thu hình ở đây.
Trong quá khứ nghề trồng mía là chính, nhưng nay đa số các đồn điền đã biến thành nông trại chăn nuôi. Đất ở Kauai mầu mỡ nên trồng được nhiều loại cây ăn trái và nhiều mùa gặt hái.
Thung lũng Hanalei nằm phía Đông Bắc của Kauai có sông Hanalei chạy qua, và hầu như 60% loại khoai toro của Hawaii được canh tác tại thung lung này.
Nếu bạn đi vào các cánh đồng và rừng hoang ở Kauai thế nào củng nghe được tiếng gà gáy và thấy nhữngđàn gà đang tìm mồi khắp nơi, vì ở đảo có hàng ngàn loại gà rừng khác nhau, và lại không có các con thú bắt gà, nên càng ngày càng sinh sản nhiều. Nếu nhanh tay nhanh chân mà bắt được gà đem về nhà làm thịt ăn cũng được phép.
Công viên quốc gia Bờ Biển và núi đồi Napali bao gồm khu đất rộng 6.175 ha vào khoàng độ 20 km vuông nằm ở phía Đông Bắc của Kauai là một trong những kì quan thiên nhiên đẹp mắt.
Kauai là phim trường Hollywood ở ở Thái Bình Dương
Đảo Kauai là bối cảnh cho trên 70 phim thời danh và các chương trình TV của Hoa Kỳ. Những phim thời danh có thể kể như phim nhạc cảnh South Pacific được quay tại vùng Hanalei, phim Donovan’s Reef năm 1963, phim Jurassic Park năm 1993 được quay ở vùng núi Waimea Canyon, phim Six Days Deven Nights, phim King Kong mới năm 2005, Một phần của phim Raiders of the Lost Ark, và những phim hay mới đây gồm có Tropic Thunder và Soul Surfer.
Bối cảnh cho các chương trình truyền hình như phim hoạt họa của Disney năm 2002 và các chương trình TV: television series Lilo & Stitch, Lilo & Stitch 2: m Stitch Has a Glitch, Stitch! The Movie, và Lilo & Stitch: The Series.
Vài cảm tưởng về cuộc Hành trình xuyên Thái Bình Dương
Qua cuộc hành trình xuyên Thái Bình Dương kéo dài gần 1 tháng trời bao gồm một khoảng đường biển dài trên gần 10.000 miles, thật là một hành trình mạo hiểm đầy hứng thú và nhiều bất ngờ thú vị.
Tôi đã có cơ hội đi thăm lại thành phố Sydney của Úc châu, rồi lên tầu du lịch Volendam của hãng Holland America Cruise tiến vào vùng Nam Thái Bình Dương.
Lần đầu tiên có cơ hội thăm 4 đảo quốc là: New Caledonia, Vanuatu, Fiji Samoa. Tôi cũng ghé thăm 2 hòn đảo nhỏ nằm giữa Thái bình dương, và cuối cùng thăm thăm viếng 4 đảo của Hawaii.
Tất cả đã để lại trong tôi những dấu ấn không bao giờ phai nhòa và những kỉ niệm đáng nhớ, gặp biết bao nhiêu người, tham quan nhiều di tích lịch sử. Cuộc cuộc du hành với đầy đủ tiện nghi và rất thoải mái, tôi vừa là vị Tuyên úy của người Công giáo trên chiếu du thuyền Cruise Volendam và vừa là du khách, khi không ghé thăm các hải đảo thì bồng bềnh trên biển khơi mênh mông, nhìn trời mây và ngắm sao đêm trong sáng trên hành trình dài đến 10.000 dặm.
Cảm nghiệm đầu tiên là tôi thấy mình bé nhỏ trước trời đất mênh mông, mạng sống con người mỏng dòn nếu gặp phải phong ba thì làm sao chống chọi. Ấy thế mà trong gần 300 năm qua đã có biết bao nhiêu vị truyền giáo vì Tin Mừng đã can đảm vượt trùng dương – đi không trở về -- để truyền giáo cho những sắc dân xa xôi, lạ lẫm, chưa từng quen biết. Nhưng thành quả của họ ngày này còn hiển hiện qua các thánh đường, các trường học, và nhất là ngững ngưòi bản xứ được khai hóa, nhận biết và tin vào Tin Mừng Cứu Độ của Đức Giêsu. Gặp họ, tôi đã gặp không những gia đình nhân loại mà còn gặp những thành phần đại gia đình Công giáo mà qua bí tích Thánh Lễ tôi và họ chia sẻ cùng tấm bánh cùng niềm tin.
Tôi cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì qua những công trình sáng tạo mà tôi được thưởng thức không biết bao nhiêu vẻ đẹp thiên nhiên huyền điệu. Những thắng cảnh và những công trình thiên nhiên mà tôi thăm viếng, những lịch sử của các dân tộc mà tôi chưa bao giờ từng đọc… Tất cả nói lên vẻ huy hoàng của Thiên Chúa. Lời Thánh Vịnh lại rộn ràng lên trong tôi: “Hỡi tầng trời bao la, hỡi tinh tú, biển khơi, hỡi muôn loài chim muông, dã thú… hãy ca tụng Chúa”.
Huyền diệu và kì công nhất là hình ảnh con người với nhiều sắc thái và ngôn ngữ khác nhau, tất cả đều là còn cái Thiên Chúa, nhưng họ có những nét đẹp đặc biệt của những tâm hồn đơn sơ, lối sống tự nhiên, hòa mình trong thiên nhiên… Nhìn tới thì họ vẫn còn đang phải vật lộn với những khó khăn vật chất trong cuộc sống nhân sinh. Còn tôi một người đến từ xa xôi, nhưng đã nhận được biết bao nhiêu ơn huệ từ Thiên Chúa trong cuộc sống tinh thần và xã hội.
Tôi cảm phục đời sống dấn thân can trường của các vị truyền giáo đã hy sinh cả cuộc đời loan truyền Tin Mừng của Chúa, không chỉ người ngoại quốc, mà chính là hình ảnh hai linh mục Việt Nam tiên phong Cha Vịnh và Cha Tôn đã cho cuộc đời mình cho anh chị em Việt Nam ở New Caledonia và Vanuatu. Thăm lại mộ của Cha Vịnh trào lên trong tôi niềm xúc động mãnh liệt. Đi thăm các Cộng đoàn Việt Nam ở các hải đảo và nghe những câu chuyện về cuộc đời của gia đình họ đã hy sinh bảo tồn niềm tin ra sao làm tôi thổn thức cảm phục tinh thần đạo giáo kiên trì mà thế hệ cha ông đã truyền lại cho con cháu đời sau. Một di dản văn hóa và đức tin mà người Việt Nam nào cũng cần ghi sâu trong tâm hồn.
Thấy được sự thành đạt của những người Việt Nam dù bất cứ sống ở phương trời nào, tôi cảm nhận ra rằng sự thành công vật chất không phải là do tài cán cá nhân, nhưng là nhờ vào lòng tự tin, kiên trì, chịu khó và ý chí muốn tạo dựng cho con cháu một tương lai tươi đẹp, nên các bậc cha mẹ đã quyết tâm không ngại khó mà quên mình làm việc để có có được sự thành đạt ngày hôm nay. Sự thành đạt đó cũng là công khó của sự đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau từ gia đình, cho đến cộng đoàn giáo xứ. Đức tin có được phát triển bền lâu là nhờ vào tình nghĩa cộng đoàn gắn bó, và có người dám hy sinh gánh vác việc chung, và nhất là có điểm tựa là các linh mục như linh hồn của Cộng đoàn dân Chúa.
Còn rất nhiều điều thú vị và tích cực mà tôi muốn chia sẻ qua chuyến hành trình xuyên Thái Bình Dương, tôi hy vọng tương lai có thì giờ tôi sẽ ghi lại kinh nghiệm này cho chính mình và chia sẻ với anh chị em.
Lời cám ơn
Nhân đây tôi cũng nói lên tâm tình biết ơn đến TGP Los Angeles đã tạo cơ hội cho tôi được đi nghĩ trong chương trình bồi dưỡng Sabbatical kéo dài hơn 3 tháng vừa qua. Cám ơn tất cả những người đã tiếp đón, đã chia sẻ kinh nghiệm của họ với tôi và tạo điều kiện để chuyến du hành của tôi rất ý nghĩa và tốt đẹp.
Tôi cũng đặc biệt cám ơn đặc biệt tới qúi Cha Bùi Thượng Lưu, Nguyễn Hữu Quảng, Cha Văn Chi, và qúi anh: Đặng Minh An, Nguyễn Long Thao, Nguyễn Qúy Thái, và toàn thể qúi anh chị em trong Ban Biên Tập của VietCatholic. Trong thời gian tôi đi vắng, có qúi Cha làm cố vấn, qúi anh An, Thao và Thái đã điều hành khéo léo và tốt đẹp trang VietCatholic – dù trong thời gian này đã có những biến cố dồn dập xẩy ra trong Giáo hội -- nhưng qúi Cha và qúi Anh đã tận tâm, khôn ngoan và đưa những bài hướng dẫn xây dựng, giúp hình thành một đường hướng tốt đẹp cho sự hiểu biết về Giáo hội trước những thông tin đa chiều.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiệp Thông
Vũ Văn An
00:46 08/05/2010
Nói đến hiệp thông, không thể không nhắc đến Linh Mục Nguyễn Quang Thạnh, hiện phục vụ tại Tổng Giáo Phận Sydney, Úc. Trước đây, lúc còn là Tuyên Úy cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney, nhân những năm sa-ba-ti-cô (nghỉ theo giáo luật), ngài có qua Rôma du học tại Đại Học Thánh Giá (Pontificium Athenaeum Sanctae Crucis) và đậu tiến sĩ thần học tại đó với luận án “La Communion Ecclésiale, Une Clé De Lecture Du Catéchisme de L’Église Catholic” viết bằng tiếng Pháp và sau đó, được chính ngài chuyển sang tiếng Anh “The Ecclesial Communion, A Key Concept For A Fruitful Reading Of The Catechism Of The Catholic Church” và tiếng Việt “Hiệp Thông, Ý Niệm Then Chốt Giúp Hiểu Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo”. Cả ba cuốn được xuất bản tại Sydney năm 2003, đến nay đã 7 năm. Trong bầu không khí sôi động hiện nay, giới thiệu tác phẩm này hẳn không phải là thừa.
Ngoài lời Nhập Đề Tổng Quát (tr.1-6), sách chia làm 5 Chương. Chương I nói tới Vài Điểm Cần Lưu Ý Trước Về Ý Niệm Hiệp Thông (Koinonia) Và Chủ Thể Hiệp Thông (tr.7-41). Chương II nói tới Công Trình Sáng Tạo: Lời Mời Gọi Hiệp Thông Thiên Chúa Ngỏ Với Con Người Khi Ngài Mặc Khải Chính Mình (tr.45-99). Chương III nói tới Giáo Hội: Mầu Nhiệm Và Bí Tích Hiệp Thông Giữa Con Người Với Thiên Chúa Và Giữa Con Người Với Nhau (tr. 101-140). Chương IV nói tới Giáo Hội: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (tr.143-199). Chương V nói tới Thánh Thể: Bí Tích Hiệp Thông Tuyệt Hảo (tr.201-252). Và sau hết là phần Kết Luận Tổng Quát (tr.253-259).
Chúng tôi không có tham vọng trình bày chi tiết trọn luận án của Cha Nguyễn Quang Thạnh, chỉ dám đề cập tới một nội dung nhỏ là Giáo Hội: bí tích của hiệp thông (Phần II, Chương III) và Giáo Hội như Dân Thiên Chúa (phần đầu Chương IV).
Trong lời Nhập Đề Tổng Quát, Cha Nguyễn Quang Thạnh cho rằng Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo trình bày các nội dung cốt yếu và căn bản của đạo lý Công Giáo, “dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II…”. Đối với Công Đồng này, “ý tưởng trọng tâm và căn bản chính là học thuyết của Giáo Hội về hiệp thông”. Nên muốn nắm vững đạo lý Công Giáo, người ta bắt buộc phải nắm vững ý niệm hiệp thông.
Theo Cha, ý niệm này là “cái hồn khiến cho mọi mầu nhiệm Kitô Giáo thống nhất lại thành một tổng hợp có hệ thống”. Cha cũng nhấn mạnh hiệp thông là “một ý niệm về đời sống Giáo Hội. Chủ thể cuối cùng của hiệp thông là chính con người chứ không phải là một cơ chế hay một xã hội nào”.
Định Nghĩa Hiệp Thông
Trong Chương I, trước khi đi vào ý nghĩa của ý niệm hiệp thông, Cha Nguyễn Quang Thạnh quả quyết rằng: “Đây không phải là ý niệm do một nhà thần học nào đó bày vẽ ra, nhưng phát xuất từ chính đời sống của các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên và của Giáo Hội. Đây là một ý niệm của Thánh Kinh và của các Giáo Phụ. Mọi nỗ lực minh định ý niệm này, dù lớn hay nhỏ, đều phải được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền” (tr.13). Cha chứng minh rằng hạn từ “hiệp thông” đã có từ những ngày đầu của Giáo Hội (Cv 2:42; 1Cor 1:9).
Cha trích lời Đức Phaolô VI để định nghĩa hiệp thông là “tham gia một cách sống động vào hai điều: một là tháp nhập vào sự sống Chúa Kitô, hai là đức ái lưu chuyển trong cộng đoàn các tín hữu ở trần thế này và ở thế giới bên kia (Allocution du 8-6-1966). Còn Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chú ý tới cả hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn, nên đã định nghĩa hiệp thông là “mầu nhiệm kết hợp mỗi cá nhân với Thiên Chúa Ba Ngôi và với người khác; sự kết hợp này bắt đầu bằng đức tin của mỗi người và hướng đến ngày viên mãn trong Giáo Hội Thiên Quốc, nhưng hiện nay là một thực tại đang nẩy mầm trong Giáo Hội trần gian [xem Pl 3:20-21] (Lettre aux évêques de l’Église catholique sur certains aspects de l’Église comprise comme communion, 28-5-1992). Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến chiều kích Lời Chúa và bí tích, nên đã định nghĩa hiệp thông là “sự kết hợp với Thiên Chúa qua trung gian Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần. Ta có được sự hiệp thông này là nhờ Lời Chúa và các bí tích” (Christifideles Laici, 30-08-1988). Ngài nói thêm: “Sự hiệp thông với Chúa Giêsu là nguồn phát sinh hiệp thông giữa các tín hữu với nhau” (cùng tông huấn). Hiệp thông, vì thế, luôn có hai chiều: chiều dọc, hiệp thông với Thiên Chúa; chiều ngang, hiệp thông với anh em, như nhận định của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (tài liệu đã dẫn). Thánh Bộ cũng nhấn mạnh tới tính hữu hình và vô hình của hiệp thông: “ý niệm hiệp thông phải có khả năng diễn tả bản chất bí tích của Giáo Hội… và diễn tả sự hiệp nhất cá biệt khiến các Kitô hữu thành chi thể trong cùng một thân thể, là Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô, thành cộng đoàn có tổ chức, thành một dân tộc được qui tụ trong sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, và hơn nữa được ban cho những phương tiện để kết thành một xã hội hữu hình”.
Nói đến hữu hình, là nói tới Giáo Hội hoàn vũ và các giáo hội địa phương. Mối tương quan giữa hai thực thể này không luôn luôn dễ hiểu. Đã có những định nghĩa như sau: “Giáo Hội phổ quát là thân thể của các giáo hội địa phương” hay “Giáo Hội phổ quát là sự hiệp thông giữa các giáo hội địa phương”. Muốn hiểu đúng đắn hai câu định nghĩa này, phải theo con đường phủ định của Đức Gioan Phaolô II: “Giáo Hội địa phương không phải là kết quả của sự phân mảnh của Giáo Hội phổ quát” (Christifideles Laici) và “không thể hiểu Giáo Hội phổ quát là tổng số các giáo hội địa phương hay một liên hiệp các giáo hội địa phương” (Diễn từ cho các giám mục Hoa Kỳ, 16-09-1987) vì một lẽ giản dị là Giáo Hội phổ quát có trước các giáo hội địa phương. Tác giả luận án sau đó quay qua con đường khẳng định của Công Đồng Vatican II để thêm rằng: “Giáo Hội phổ quát hiện diện trong và từ các Giáo Hội địa phương (Ecclesia in et ex Ecclesiis) và các Giáo Hội địa phương hiện diện trong và từ Giáo Hội phổ quát (Ecclesiae in et ex Ecclesia)”. Nghe như có vẻ hoà vốn và có khi còn làm cho con đường phủ định của Đức Gioan Phaolô II thành khó hiểu. Nhưng nếu hiểu chữ từ (“ex”) không theo nghĩa nguyên lai, nhưng theo nghĩa “tương tác từ bên trong” khiến Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương là hai thực tại bất khả phân (tr.34) thì dễ hiểu hơn.
Từ khía cạnh phổ quát và địa phương của hiệp thông, tác giả luận án đưa người đọc tới một khía cạnh khác qua câu hỏi “ai là chủ thể của hiệp thông? Cộng đồng hay cá nhân?”. Tác giả cho rằng: dù phần lớn các văn kiện của Công Đồng, khi bàn đến hiệp thông, đều ngầm cho thấy chủ thể hiệp thông ở số nhiều “chúng tôi”, “người ta”, “các Kitô hữu”… nhưng “khía cạnh cá nhân không bao giờ bị quên lãng. Cần phải hiểu sự hiệp thông tự bản chất là sự kết hợp bằng tình yêu, bằng nhận thức, và bằng sự chia sẻ thiện ích chung giữa các nhân vị tự do”. Chính phẩm giá con người trong tư cách nhân vị tự do này đã được Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng dùng phần 2 chương I (các số 11 tới 22) bàn đến: “Khía cạnh cao cả nhất của phẩm giá con người là việc con người được mời gọi kết hiệp với Thiên Chúa. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, con người đã được mời gọi đối thoại với Thiên Chúa” (Gaudium et Spes, 19). Dĩ nhiên con người không đóng kín trong chính mình, nhưng mở rộng hướng đến tha nhân. Tuy nhiên, thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin gửi các giám mục thế giới đã nhắc ở trên là văn kiện đề cập nhiều nhất tới khía cạnh cá nhân của hiệp thông: “Sự hiệp thông của Giáo Hội là … sự hiệp thông của mỗi người với Chúa Cha, nhờ Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, và với tất cả mọi người, là những người cùng tham dự vào bản tính Thiên Chúa” (số 4). Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cũng cùng một đường hướng như thế khi nhấn mạnh rằng chủ thể hiệp thông chính là những con người riêng biệt trong hai chiều kích: chiều dọc (với Thiên Chúa) và chiều ngang (với tha nhân). “Thiên Chúa và tha nhân là những nhân tố chính yếu để Kitô hữu sống hiệp thông với Giáo Hội. Vả lại, Giáo Hội là phương tiện và khí cụ hiệp nhất của nhân loại. Với tư cách là chủ thể của hiệp thông, con người sống những tương quan đa dạng ấy mọi nơi: trong Giáo Hội, trong các xã hội và với toàn thể nhân loại” (tr.39-40). Tác giả cũng nhấn mạnh rằng đặc tính cộng đồng của hiệp thông ở đây “không đồng nghĩa với chủ nghĩa tập thể. Trong cộng đồng hiệp thông, không có sự loại trừ cũng không phải sự cộng sinh của các cá nhân. Nói cách khác, trong Hội Thánh chẳng có nhân vị nào bị cô lập hay không cần tới người khác” (tr.41).
Giáo Hội, mầu nhiệm và bí tích của hiệp thông
Như trên đã thưa, bài này chỉ có tham vọng giới thiệu một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu của Cha Nguyễn Quang Thạnh, đó là Phần II, Chương III đề cập tới chủ đề Giáo Hội là mầu nhiệm và bí tích hiệp thông. Tác giả cho biết chủ đề này không có y nguyên như trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, nội dung của những thành ngữ ấy chắc chắn có trong Thánh Kinh và các Giáo Phụ.
Thực vậy, từ musterion trong tiếng Hy Lạp thường được dịch bằng hai hạn từ Latinh là mysterium (mầu nhiệm) và sacramentum (bí tích). Tuy nhiên, hạn từ bí tích nói lên dấu hiệu hữu hình của thực tại bí ẩn của ơn cứu độ nhiều hơn là hạn từ mầu nhiệm. “Nói các khác, bí tích được coi là sự mạc khải, sự biểu lộ, sự hiện tại hóa của mầu nhiệm, của ý định và của sự sống Thiên Chúa”. Ở đây ta thấy ba đoạn Thánh Kinh có liên quan tới điều vừa nói:
• Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu (sacramentum), thiên ý này là kế hoạch yêu thương của Người đã định từ trước trong chính Người (Ep. 1:9);
• Thiên Chúa đã thực hiện mầu nhiệm (sacramentum) đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Người là Đấng tạo thành vạn vật (Ep.3:9);
• Thiên Chúa đã muốn tỏ cho biết sự phong phú và vinh quang của mầu nhiệm (sacramentum) ấy như thế nào giữa các dân ngoại (Cl 1:9).
Và nếu bí tích là việc thực hiện ý định (mầu nhiệm) của Thiên Chúa, thì Đức Kitô chính là bí tích duy nhất của Thiên Chúa. Đó là nghĩa đầu tiên của bí tích được áp dụng vào Chúa Kitô. Dần dần, ý định dấu ẩn của Thiên Chúa ít được nhấn mạnh hơn việc thực hiện hữu hình nơi Đức Kitô. Tác giả cho rằng “Vì thế, cuối cùng, từ ‘bí tích’ không chỉ diễn tả các biến cố lịch sử hay các mầu nhiệm về đời sống của Chúa Giêsu, mà còn dùng để chỉ một cách rộng rãi hơn những lời Kinh Thánh, những yếu tố phụng tự để biểu lộ hành động cứu độ mà Chúa Giêsu thực hiện” (tr. 128). Và đến thế kỷ thứ 3, Tertulianô sử dụng từ ‘bí tích’ để chỉ các nghi thức tôn giáo và các dấu chỉ ân sủng để gia nhập Giáo Hội là Phép Rửa Tội, Phép Thêm Sức và Phép Thánh Thể. Qua thế kỷ thứ 4, hai từ musterion của Hy lạp và từ sacramentum của La Tinh trở thành đồng nghĩa để chỉ ý định của Thiên Chúa, các lời ngôn sứ của Cựu Ước và các bí tích Kitô Giáo. Đối với Thánh Augustinô, hai từ mysterium và sacramentum hoàn toàn đồng nghĩa. Nhưng từ mysterium ít được dùng chỉ nghi thức mà được dùng nhiều hơn để chỉ mầu nhiệm. Từ thời Trung Cổ, hai từ ấy mới được phân biệt và sacramentum chuyên chỉ các bí tích.
Cha Nguyễn Quang Thạnh, dựa vào Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, trình bày bốn điểm về mầu nhiệm Giáo Hội:
a. Giáo Hội là mầu nhiệm vì được khai sinh từ sự sống nhiệm mầu của Ba Ngôi Chí Thánh và là công trình chung của Ba Ngôi Thiên Chúa.
b. Giáo Hội là mầu nhiệm vì bao gồm hai yếu tố hữu hình và thiêng liêng. Chỉ với con mắt đức tin, người ta mới thấy cả hai yếu tố đó, tức vừa ở trong lịch sử vừa vượt trên lịch sử.
c. Giáo Hội là mầu nhiệm vì vừa thánh thiện vừa hàm chứa các tội nhân trong lòng mình. Đây là khía cạnh khó hiểu nhất. Nên người Do Thái vẫn không thấy hài lòng với lời xin lỗi của Đức Gioan Phaolô II: chỉ nhìn nhận tội lỗi của con cái Giáo Hội, chứ không nhìn nhận tội lỗi của chính Giáo Hội, Giáo Hội “per se”.
d. Giáo Hội là mầu nhiệm vì hiện diện ở trần gian nhưng được tô điểm bằng những ân sủng trên trời, nghĩa là được cấu tạo bởi hai yếu tố nhân loại và thần linh.
Nói tóm lại, “được khai sinh từ ý định nhân lành của Thiên Chúa, Giáo Hội được thiết lập để toàn thể nhân loại có thể chia sẻ sự sống của Thiên Chúa… Giáo Hội luôn luôn thông ban sự sống thần linh cho mọi người trong mọi thời. Chính vì thế, Giáo Hội được gọi là mầu nhiệm và là bí tích của sự hiệp thông phổ quát giữa con người và Thiên Chúa và giữa con người với nhau” (tr.117). Và đã là một mầu nhiệm, “người ta không bao giờ có thể giải thích cặn kẽ được và cũng không thể hiểu thấu đáo được”.
Còn từ bí tích, theo Cha Nguyễn Quang Thạnh, từ này đã âm thầm đi vào Giáo Hội lúc nào không biết. Nhưng Thánh Cyprianô (qua đời năm 258) từng nói rằng “Giáo Hội là bí tích của hiệp nhất”. Ở đây, ta thấy có hai khía cạnh:
a. Giáo Hội là bí tích hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa. Như trên đã nói, Chúa Kitô là bí tích duy nhất của Thiên Chúa và của ơn cứu độ. Thánh Irênê dạy rằng: “Chúa Kitô đã trải qua tất cả tuổi đời để nhờ đó trả lại cho tất cả mọi người sự hiệp thông với Thiên Chúa”. Giáo Hội thông ban ân sủng của Chúa Kitô vì nắm giữ các bí tích do Người thiết lập. Nên Giáo Hội là bí tích của sự hiệp thông ấy.
b. Giáo Hội là bí tích hiệp thông giữa con người với con người. Bởi “xét từ nguồn gốc, nhân loại vốn hiệp nhất, ‘vì Thiên Chúa đã làm phát sinh ra toàn thể con người từ một gốc duy nhất’ (Cv 17:26). Chính trong Giáo Hội mà sự hiệp nhất ấy khởi đầu, bởi vì Giáo Hội qui tụ mọi người ‘từ mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ’ (Kh 7:9)” (tr.125). Giáo Hội còn là dấu chỉ, là dụng cụ có khả năng thực hiện sự hiệp nhất kia, là phương án hữu hình của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Người muốn rằng toàn thể nhân loại hợp thành Dân duy nhất của Người, qui tụ trong Thân Thể duy nhất của Chúa Kitô (Xem Ad Gentes 7; Lumen Gentium 17).
Không lời nào diễn tả ngắn gọn tính mầu nhiệm và tính bí tích hiệp thông của Giáo Hội bằng công thức của Kinh Tin Kính Các Tông Đồ (khoảng thế kỷ thứ 4): “tôi tin các thánh thông công”. Thánh Tôma Tiến Sĩ, khi giải thích điều này, đã viết rằng: “Bởi vì tất cả các tín hữu hiệp thành một thân thể duy nhất, cho nên sự thiện của người này được thông ban cho người kia… Như vậy, phải tin có sự hiệp thông các thiện hảo trong Giáo Hội” (Expositio in Symbolum apostolicum, 10). Công thức này, theo thư ngày 28-05-1992 gửi các giám mục thế giới của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, có hai ý nghĩa gắn liền với nhau: sự cùng thông phần một cách hữu hình vào các thiện ích của ơn cứu độ (tức các sự thánh, sancta) và sự hiệp thông vô hình giữa những người thông phần (các vị thánh, sancti), bởi thế có công thức sancta sanctis (các sự thnáh cho các vị thánh). Nói đến ‘các thánh còn ở dưới thế’ là chúng ta đây, tác giả luận án trình bày 5 hình thức hiệp thông:
a. Hiệp thông trong đức tin. Đó là đức tin mà Giáo Hội đã lãnh nhận từ các Tông Đồ. Nó thật sự là kho tàng sự sống và kho tàng này ngày càng phong phú hơn nhờ được chia sẻ. Sự hiệp thông này không dựa trên cảm tính mà dựa vào sự chấp nhận sống chia sẻ trong chân lý.
b. Hiệp thông các bí tích. Mọi hoa trái của sự cứu chuộc thì thuộc về mọi người bởi vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người theo ý định nhân từ và phổ quát của Chúa Cha. Những hoa trái ấy được chuyển ban cho mọi tín hữu qua các bí tích của Giáo Hội. Không hình ảnh nào nói lên sự chia sẻ hiệp thông này bằng nghi thức bẻ bánh hay phụng vụ Thánh Thể mà Chúa Kitô đã thiết lập.
c. Hiệp thông các đặc sủng. Để xây dựng Giáo Hội, Chúa Thánh Thần ban phát các ân sủng đặc biệt cho các tín hữu theo bậc sống của họ. Các đặc sủng này lớn bé khác nhau nhưng tất cả vì thiện ích chung, nghĩa là, gián tiếp hay trực tiếp, chúng được nhắm vào việc xây dựng Giáo Hội, mưu ích cho con người và đáp lại các nhu cầu của thế giới.
d. Hiệp thông của cải trần gian. Điều này thoạt nghe có vẻ lạ. Nhưng các tín hữu tiên khởi từng làm việc này (Cv 4:32). Mặt khác, tài sản trong vũ trụ là dành cho tất cả loài người. Nên tất cả những gì người Kitô hữu có, họ phải coi đó như của chung cho họ và mọi người. Và do đó, họ phải sẵn sàng và mau mắn phân phối, chia sẻ cho người túng thiếu, bất hạnh. Dù sao, họ cũng chỉ là người quản lý các tài sản của Chúa.
e. Hiệp thông đức ái. Học thuyết của Thánh Phaolô về Nhiệm Thể Chúa Kitô sáng ngời lên tại đây. Chúng ta hết thẩy là chi thể, có một tình liên đới căn bản, khi sống cũng như khi chết: “Trong anh em, không ai sống cho chính mình, và cũng không ai chết cho chính mình” (Rm 14:7). Những hành vi dù nhỏ, nếu làm vì đức ái, đều ảnh hưởng đến lợi ích của mọi người. Trái lại, bất cứ hành vi tồi tệ của người này cũng ảnh hưởng trên người kia.
Trong phần kết luận của Chương này, Cha Nguyễn Quang Thạnh đề cập tới giáo hội học của Vatican II, một giáo hội học không còn nhấn mạnh tới mô hình phẩm trật kiểu kim tự tháp nữa, trong đó nổi bật quyền hành và vâng phục. Trái lại, giáo hội học này nhấn mạnh tới ý niệm mầu nhiệm và bí tích hiệp thông. Mà mầu nhiệm thì cần được mạc khải. Việc mạc khải này dĩ nhiên chúng ta ai cũng có phần trách nhiệm phải chu toàn.
Giáo Hội, Dân Thiên Chúa
Đã gọi là mầu nhiệm, thì ngoài ngôn ngữ ý niệm, người ta phải dùng hình ảnh mà giải thích. Đó chính là chủ đích của Chương IV trong luận án tiến sĩ của Cha Nguyễn Quang Thạnh. Chương này bàn đến nhiều hình ảnh vì tựa của nó là “Giáo Hội: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần”, chúng tôi chỉ xin trình bày hình ảnh đầu tiên, Giáo Hội: Dân Thiên Chúa.
Tuy là một hình ảnh Thánh Kinh, nhưng Giáo Hội như Dân Thiên Chúa chỉ mới được nhấn mạnh kể từ Công Đồng Vatican II. Muốn hiểu tính thời sự của hình ảnh này, tưởng nên lược qua lịch sử hình thành của nó tại Công Đồng Vatican II. Về bản chất Giáo Hội, Công Đồng đưa ra ba lược đồ. Lược đồ đầu tiên năm 1962 bắt đầu bằng chương nói về “bản chất của Giáo Hội chiến đấu”, sau đó mới nói đến “các chi thể của Giáo Hội chiến đấu, quyền bính và sự vâng phục, những tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước…” đủ nói lên khuynh hướng duy hữu hình của phe chống cải cách. Lược đồ thứ hai năm 1963 trình bày phẩm trật trước khi nói tới Dân Thiên Chúa, cũng bị các nghị phụ bác bỏ, dẫn tới lược đồ thứ ba có tên là “Lumen Gentium” đề cập tới mầu nhiệm Giáo Hội, Dân Thiên Chúa trước khi nói tới cơ chế phẩm trật.
Theo Cha Nguyễn Quang Thạnh, trong Cựu Ước, thường có thuật ngữ “Dân của Giavê” hay “Dân của Elohim” để chỉ dân Do Thái. Trong Tân Ước, Thánh Phêrô là người duy nhất sử dụng thuật ngữ Dân để chỉ Giáo Hội: “Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là Dân của Thiên Chúa” (1Pr 2:10). Công Đồng Vatican II khẳng định dứt khoát Giáo Hội là “Dân mới của Thiên Chúa” (Lumen Gentium, số 9). Dân này có ba đặc trưng cốt yếu: đó là một Dân Tộc gồm những người được kêu gọi, những người được cứu chuộc, và luôn luôn lữ hành tiến về Vương Quốc của mình.
a. Dân tộc gồm những người được Thiên Chúa kêu gọi. Người tuyển chọn và kêu gọi những ai Người muốn, cách nhưng không, hoàn toàn dựa vào tình yêu của Người, không lệ thuộc bất cứ yếu tố dân số hay xã hội nào (Xem Đnl 7:7-8). Người kêu gọi cả những ai mà người ta cho là yếu đuối và ngu xuẩn (xem 1Cor 1:25). Lời kêu gọi này hoàn toàn là một hồng ân. Nhưng hồng ân ấy không bao giờ là một ưu đãi, mà là dành cho một công việc, một sứ mạng nào đó. Israel được kêu gọi để tôn xưng Giavê là duy nhất và phụng thờ Người cho xứng đáng. Giáo Hội là dấu hiệu và dụng cụ cho sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa và giữa họ với nhau.
b. Dân tộc gồm những người được cứu chuộc. Thiên Chúa kêu gọi Dân của Người là để cứu thoát họ. Người kêu gọi Israel để giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập và kẻ thù bên trong là khuynh hướng thờ ngẫu thần, gây bất công, thiếu lòng tin, thiếu lòng can đảm của họ. Sự giải phóng của Người luôn gồm hai phần: phần giải phóng (khỏi Ai Cập và nội thù) và phần ban sự sống (Đất Hứa, đầy hy vọng và sức sống, tràn sữa và mật ong). Dân Mới cũng thế: sự cứu độ luôn bao gồm sự giải phóng khỏi tội lỗi và sự hiệp thông cùng đời sống thần linh. Một điểm nữa cũng được luận án đề cập: ơn cứu độ trong Cựu Ước và trong Tân Ước luôn luôn được ban cho một dân tộc như Vatican II từng nhấn mạnh (tr.152).
c. Dân tộc luôn luôn lữ hành, tiến về cánh chung là Vương Quốc Thiên Chúa, hay sự sống bí nhiệm trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngay từ đầu, cộng đoàn Kitô Giáo đã ý thức được bản chất năng động của mình là luôn lữ hành: “Ở trần gian này, chúng ta không có thành đô nào trường cửu cho mình cả, mà chúng ta đang tìm kiếm thành đô tương lai” (Dt 13:14). Và câu của Thánh Phêrô nói lên khía cạnh cánh chung nhiều nhất: “Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền các kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, mà đưa vào nơi đầy áng sáng huyền diệu” (1Pr 2:9).
Luận án nói tới thời kỳ chuyển tiếp, trong đó, Giáo Hội “chờ đợi đầy hy vọng vượt qua bóng tối gồm những yếu hèn và lầm lạc của mình” (tr.155). Lúc này hơn bao giờ hết người ta thấy rõ điều ấy. Chưa bao giờ Giáo Hội đã cố gắng “vượt qua bóng tối” bằng lúc này, bóng tối do mình tạo ra cũng có mà bóng tối do chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối tạo ra cũng có. Giống Dân Do Thái xưa, trải hết lầm lẫn này đến lầm lẫn khác, họ vẫn đã tiến vào Đất Hứa để rồi sau đó, lại rơi hết vào sa đọa này đến sa đọa họ, nhưng Thiên Chúa vẫn ở với họ và tiếp tục cứu vớt họ, không phải vì họ là một dân tộc lớn, hoàn hảo hơn các dân tộc khác, mà chỉ vì họ là Dân Chúa chọn cho một sứ mệnh. Giáo Hội cũng thế, cũng có những yếu hèn và lầm lạc, nhưng nhất định sẽ tới cánh chung của mình là Vương Quốc Thiên Chúa, chỉ vì đã được Thiên Chúa tuyển chọn và kêu gọi.
Kết luận cho phần này, luận án cho rằng: hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa nói lên được “chiều kích lịch sử và tính lữ hành của Giáo Hội, ơn gọi chung của các Kitô hữu, vị thế riêng biệt của những tác vụ trong nội bộ nhằm phục vụ Dân Chúa, sự hiệp thông giữa Giáo Hội phổ quát và các giáo hội địa phương vốn rất đa dạng, quan hệ giữa cộng đoàn Công Giáo với các Kitô hữu khác và với toàn thể nhân loại, mệnh lệnh truyền giáo cho các môn đệ Chúa Kitô”.
Thiển nghĩ đây là một luận án rất thích hợp để nghiên cứu học hỏi trong Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, một Năm Thánh được tổ chức vừa để mừng một biến cố lịch sử đã xẩy ra cách nay 350 năm đó là việc thiết lập hai tông tòa đầu tiên cho Đàng Trong và Đàng Ngoài, vừa để cùng nhau học tập hướng tới tương lai nhằm “vượt qua bóng tối gồm những yếu hèn và lầm lạc của mình” mà “vào nơi đầy ánh sáng huyền diệu” như lời Thánh Phêrô. Muốn được như thế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chọn chủ đề hiệp thông làm kim chỉ nam. Thiết nghĩ không còn chủ đề nào thích hợp trong lúc này bằng chủ đề này. Vì, như luận án của Cha Nguyễn Quang Thạnh từng nhân mạnh ở phần kết luận chung, hiệp thông “là ý niệm trọng yếu và là mục đích của Sáng Tạo, của Mạc Khải, của Cứu Chuộc và Thánh Hóa. Nó là nguồn gốc, lý do, mục đích toàn bộ công trình của Thiên Chúa. Nói cách khác, ý định tốt lành của Thiên Chúa, được xét trong chính Thiên Chúa hay được thực hiện trong lịch sử chính là sự hiệp thông: hiệp thông giữa các ngôi vị trong Ba Ngôi, hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa Ba Ngôi và hiệp thông giữa con người với con người” (tr.255).
Đức Cha Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Thanh Hóa và là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong lời chúc mừng Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Hà Nội, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, cũng đã nhấn mạnh tới chủ đề hiệp thông này và cho rằng bài học tích cực của cuộc tranh luận chung quanh việc bổ nhiệm Đức Cha Nhơn "là dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc biệt hơn: chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội".
Ngoài lời Nhập Đề Tổng Quát (tr.1-6), sách chia làm 5 Chương. Chương I nói tới Vài Điểm Cần Lưu Ý Trước Về Ý Niệm Hiệp Thông (Koinonia) Và Chủ Thể Hiệp Thông (tr.7-41). Chương II nói tới Công Trình Sáng Tạo: Lời Mời Gọi Hiệp Thông Thiên Chúa Ngỏ Với Con Người Khi Ngài Mặc Khải Chính Mình (tr.45-99). Chương III nói tới Giáo Hội: Mầu Nhiệm Và Bí Tích Hiệp Thông Giữa Con Người Với Thiên Chúa Và Giữa Con Người Với Nhau (tr. 101-140). Chương IV nói tới Giáo Hội: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (tr.143-199). Chương V nói tới Thánh Thể: Bí Tích Hiệp Thông Tuyệt Hảo (tr.201-252). Và sau hết là phần Kết Luận Tổng Quát (tr.253-259).
Chúng tôi không có tham vọng trình bày chi tiết trọn luận án của Cha Nguyễn Quang Thạnh, chỉ dám đề cập tới một nội dung nhỏ là Giáo Hội: bí tích của hiệp thông (Phần II, Chương III) và Giáo Hội như Dân Thiên Chúa (phần đầu Chương IV).
Trong lời Nhập Đề Tổng Quát, Cha Nguyễn Quang Thạnh cho rằng Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo trình bày các nội dung cốt yếu và căn bản của đạo lý Công Giáo, “dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II…”. Đối với Công Đồng này, “ý tưởng trọng tâm và căn bản chính là học thuyết của Giáo Hội về hiệp thông”. Nên muốn nắm vững đạo lý Công Giáo, người ta bắt buộc phải nắm vững ý niệm hiệp thông.
Theo Cha, ý niệm này là “cái hồn khiến cho mọi mầu nhiệm Kitô Giáo thống nhất lại thành một tổng hợp có hệ thống”. Cha cũng nhấn mạnh hiệp thông là “một ý niệm về đời sống Giáo Hội. Chủ thể cuối cùng của hiệp thông là chính con người chứ không phải là một cơ chế hay một xã hội nào”.
Định Nghĩa Hiệp Thông
Trong Chương I, trước khi đi vào ý nghĩa của ý niệm hiệp thông, Cha Nguyễn Quang Thạnh quả quyết rằng: “Đây không phải là ý niệm do một nhà thần học nào đó bày vẽ ra, nhưng phát xuất từ chính đời sống của các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên và của Giáo Hội. Đây là một ý niệm của Thánh Kinh và của các Giáo Phụ. Mọi nỗ lực minh định ý niệm này, dù lớn hay nhỏ, đều phải được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền” (tr.13). Cha chứng minh rằng hạn từ “hiệp thông” đã có từ những ngày đầu của Giáo Hội (Cv 2:42; 1Cor 1:9).
Cha trích lời Đức Phaolô VI để định nghĩa hiệp thông là “tham gia một cách sống động vào hai điều: một là tháp nhập vào sự sống Chúa Kitô, hai là đức ái lưu chuyển trong cộng đoàn các tín hữu ở trần thế này và ở thế giới bên kia (Allocution du 8-6-1966). Còn Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chú ý tới cả hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn, nên đã định nghĩa hiệp thông là “mầu nhiệm kết hợp mỗi cá nhân với Thiên Chúa Ba Ngôi và với người khác; sự kết hợp này bắt đầu bằng đức tin của mỗi người và hướng đến ngày viên mãn trong Giáo Hội Thiên Quốc, nhưng hiện nay là một thực tại đang nẩy mầm trong Giáo Hội trần gian [xem Pl 3:20-21] (Lettre aux évêques de l’Église catholique sur certains aspects de l’Église comprise comme communion, 28-5-1992). Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến chiều kích Lời Chúa và bí tích, nên đã định nghĩa hiệp thông là “sự kết hợp với Thiên Chúa qua trung gian Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần. Ta có được sự hiệp thông này là nhờ Lời Chúa và các bí tích” (Christifideles Laici, 30-08-1988). Ngài nói thêm: “Sự hiệp thông với Chúa Giêsu là nguồn phát sinh hiệp thông giữa các tín hữu với nhau” (cùng tông huấn). Hiệp thông, vì thế, luôn có hai chiều: chiều dọc, hiệp thông với Thiên Chúa; chiều ngang, hiệp thông với anh em, như nhận định của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (tài liệu đã dẫn). Thánh Bộ cũng nhấn mạnh tới tính hữu hình và vô hình của hiệp thông: “ý niệm hiệp thông phải có khả năng diễn tả bản chất bí tích của Giáo Hội… và diễn tả sự hiệp nhất cá biệt khiến các Kitô hữu thành chi thể trong cùng một thân thể, là Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô, thành cộng đoàn có tổ chức, thành một dân tộc được qui tụ trong sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, và hơn nữa được ban cho những phương tiện để kết thành một xã hội hữu hình”.
Nói đến hữu hình, là nói tới Giáo Hội hoàn vũ và các giáo hội địa phương. Mối tương quan giữa hai thực thể này không luôn luôn dễ hiểu. Đã có những định nghĩa như sau: “Giáo Hội phổ quát là thân thể của các giáo hội địa phương” hay “Giáo Hội phổ quát là sự hiệp thông giữa các giáo hội địa phương”. Muốn hiểu đúng đắn hai câu định nghĩa này, phải theo con đường phủ định của Đức Gioan Phaolô II: “Giáo Hội địa phương không phải là kết quả của sự phân mảnh của Giáo Hội phổ quát” (Christifideles Laici) và “không thể hiểu Giáo Hội phổ quát là tổng số các giáo hội địa phương hay một liên hiệp các giáo hội địa phương” (Diễn từ cho các giám mục Hoa Kỳ, 16-09-1987) vì một lẽ giản dị là Giáo Hội phổ quát có trước các giáo hội địa phương. Tác giả luận án sau đó quay qua con đường khẳng định của Công Đồng Vatican II để thêm rằng: “Giáo Hội phổ quát hiện diện trong và từ các Giáo Hội địa phương (Ecclesia in et ex Ecclesiis) và các Giáo Hội địa phương hiện diện trong và từ Giáo Hội phổ quát (Ecclesiae in et ex Ecclesia)”. Nghe như có vẻ hoà vốn và có khi còn làm cho con đường phủ định của Đức Gioan Phaolô II thành khó hiểu. Nhưng nếu hiểu chữ từ (“ex”) không theo nghĩa nguyên lai, nhưng theo nghĩa “tương tác từ bên trong” khiến Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương là hai thực tại bất khả phân (tr.34) thì dễ hiểu hơn.
Từ khía cạnh phổ quát và địa phương của hiệp thông, tác giả luận án đưa người đọc tới một khía cạnh khác qua câu hỏi “ai là chủ thể của hiệp thông? Cộng đồng hay cá nhân?”. Tác giả cho rằng: dù phần lớn các văn kiện của Công Đồng, khi bàn đến hiệp thông, đều ngầm cho thấy chủ thể hiệp thông ở số nhiều “chúng tôi”, “người ta”, “các Kitô hữu”… nhưng “khía cạnh cá nhân không bao giờ bị quên lãng. Cần phải hiểu sự hiệp thông tự bản chất là sự kết hợp bằng tình yêu, bằng nhận thức, và bằng sự chia sẻ thiện ích chung giữa các nhân vị tự do”. Chính phẩm giá con người trong tư cách nhân vị tự do này đã được Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng dùng phần 2 chương I (các số 11 tới 22) bàn đến: “Khía cạnh cao cả nhất của phẩm giá con người là việc con người được mời gọi kết hiệp với Thiên Chúa. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, con người đã được mời gọi đối thoại với Thiên Chúa” (Gaudium et Spes, 19). Dĩ nhiên con người không đóng kín trong chính mình, nhưng mở rộng hướng đến tha nhân. Tuy nhiên, thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin gửi các giám mục thế giới đã nhắc ở trên là văn kiện đề cập nhiều nhất tới khía cạnh cá nhân của hiệp thông: “Sự hiệp thông của Giáo Hội là … sự hiệp thông của mỗi người với Chúa Cha, nhờ Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, và với tất cả mọi người, là những người cùng tham dự vào bản tính Thiên Chúa” (số 4). Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cũng cùng một đường hướng như thế khi nhấn mạnh rằng chủ thể hiệp thông chính là những con người riêng biệt trong hai chiều kích: chiều dọc (với Thiên Chúa) và chiều ngang (với tha nhân). “Thiên Chúa và tha nhân là những nhân tố chính yếu để Kitô hữu sống hiệp thông với Giáo Hội. Vả lại, Giáo Hội là phương tiện và khí cụ hiệp nhất của nhân loại. Với tư cách là chủ thể của hiệp thông, con người sống những tương quan đa dạng ấy mọi nơi: trong Giáo Hội, trong các xã hội và với toàn thể nhân loại” (tr.39-40). Tác giả cũng nhấn mạnh rằng đặc tính cộng đồng của hiệp thông ở đây “không đồng nghĩa với chủ nghĩa tập thể. Trong cộng đồng hiệp thông, không có sự loại trừ cũng không phải sự cộng sinh của các cá nhân. Nói cách khác, trong Hội Thánh chẳng có nhân vị nào bị cô lập hay không cần tới người khác” (tr.41).
Giáo Hội, mầu nhiệm và bí tích của hiệp thông
Như trên đã thưa, bài này chỉ có tham vọng giới thiệu một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu của Cha Nguyễn Quang Thạnh, đó là Phần II, Chương III đề cập tới chủ đề Giáo Hội là mầu nhiệm và bí tích hiệp thông. Tác giả cho biết chủ đề này không có y nguyên như trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, nội dung của những thành ngữ ấy chắc chắn có trong Thánh Kinh và các Giáo Phụ.
Thực vậy, từ musterion trong tiếng Hy Lạp thường được dịch bằng hai hạn từ Latinh là mysterium (mầu nhiệm) và sacramentum (bí tích). Tuy nhiên, hạn từ bí tích nói lên dấu hiệu hữu hình của thực tại bí ẩn của ơn cứu độ nhiều hơn là hạn từ mầu nhiệm. “Nói các khác, bí tích được coi là sự mạc khải, sự biểu lộ, sự hiện tại hóa của mầu nhiệm, của ý định và của sự sống Thiên Chúa”. Ở đây ta thấy ba đoạn Thánh Kinh có liên quan tới điều vừa nói:
• Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu (sacramentum), thiên ý này là kế hoạch yêu thương của Người đã định từ trước trong chính Người (Ep. 1:9);
• Thiên Chúa đã thực hiện mầu nhiệm (sacramentum) đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Người là Đấng tạo thành vạn vật (Ep.3:9);
• Thiên Chúa đã muốn tỏ cho biết sự phong phú và vinh quang của mầu nhiệm (sacramentum) ấy như thế nào giữa các dân ngoại (Cl 1:9).
Và nếu bí tích là việc thực hiện ý định (mầu nhiệm) của Thiên Chúa, thì Đức Kitô chính là bí tích duy nhất của Thiên Chúa. Đó là nghĩa đầu tiên của bí tích được áp dụng vào Chúa Kitô. Dần dần, ý định dấu ẩn của Thiên Chúa ít được nhấn mạnh hơn việc thực hiện hữu hình nơi Đức Kitô. Tác giả cho rằng “Vì thế, cuối cùng, từ ‘bí tích’ không chỉ diễn tả các biến cố lịch sử hay các mầu nhiệm về đời sống của Chúa Giêsu, mà còn dùng để chỉ một cách rộng rãi hơn những lời Kinh Thánh, những yếu tố phụng tự để biểu lộ hành động cứu độ mà Chúa Giêsu thực hiện” (tr. 128). Và đến thế kỷ thứ 3, Tertulianô sử dụng từ ‘bí tích’ để chỉ các nghi thức tôn giáo và các dấu chỉ ân sủng để gia nhập Giáo Hội là Phép Rửa Tội, Phép Thêm Sức và Phép Thánh Thể. Qua thế kỷ thứ 4, hai từ musterion của Hy lạp và từ sacramentum của La Tinh trở thành đồng nghĩa để chỉ ý định của Thiên Chúa, các lời ngôn sứ của Cựu Ước và các bí tích Kitô Giáo. Đối với Thánh Augustinô, hai từ mysterium và sacramentum hoàn toàn đồng nghĩa. Nhưng từ mysterium ít được dùng chỉ nghi thức mà được dùng nhiều hơn để chỉ mầu nhiệm. Từ thời Trung Cổ, hai từ ấy mới được phân biệt và sacramentum chuyên chỉ các bí tích.
Cha Nguyễn Quang Thạnh, dựa vào Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, trình bày bốn điểm về mầu nhiệm Giáo Hội:
a. Giáo Hội là mầu nhiệm vì được khai sinh từ sự sống nhiệm mầu của Ba Ngôi Chí Thánh và là công trình chung của Ba Ngôi Thiên Chúa.
b. Giáo Hội là mầu nhiệm vì bao gồm hai yếu tố hữu hình và thiêng liêng. Chỉ với con mắt đức tin, người ta mới thấy cả hai yếu tố đó, tức vừa ở trong lịch sử vừa vượt trên lịch sử.
c. Giáo Hội là mầu nhiệm vì vừa thánh thiện vừa hàm chứa các tội nhân trong lòng mình. Đây là khía cạnh khó hiểu nhất. Nên người Do Thái vẫn không thấy hài lòng với lời xin lỗi của Đức Gioan Phaolô II: chỉ nhìn nhận tội lỗi của con cái Giáo Hội, chứ không nhìn nhận tội lỗi của chính Giáo Hội, Giáo Hội “per se”.
d. Giáo Hội là mầu nhiệm vì hiện diện ở trần gian nhưng được tô điểm bằng những ân sủng trên trời, nghĩa là được cấu tạo bởi hai yếu tố nhân loại và thần linh.
Nói tóm lại, “được khai sinh từ ý định nhân lành của Thiên Chúa, Giáo Hội được thiết lập để toàn thể nhân loại có thể chia sẻ sự sống của Thiên Chúa… Giáo Hội luôn luôn thông ban sự sống thần linh cho mọi người trong mọi thời. Chính vì thế, Giáo Hội được gọi là mầu nhiệm và là bí tích của sự hiệp thông phổ quát giữa con người và Thiên Chúa và giữa con người với nhau” (tr.117). Và đã là một mầu nhiệm, “người ta không bao giờ có thể giải thích cặn kẽ được và cũng không thể hiểu thấu đáo được”.
Còn từ bí tích, theo Cha Nguyễn Quang Thạnh, từ này đã âm thầm đi vào Giáo Hội lúc nào không biết. Nhưng Thánh Cyprianô (qua đời năm 258) từng nói rằng “Giáo Hội là bí tích của hiệp nhất”. Ở đây, ta thấy có hai khía cạnh:
a. Giáo Hội là bí tích hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa. Như trên đã nói, Chúa Kitô là bí tích duy nhất của Thiên Chúa và của ơn cứu độ. Thánh Irênê dạy rằng: “Chúa Kitô đã trải qua tất cả tuổi đời để nhờ đó trả lại cho tất cả mọi người sự hiệp thông với Thiên Chúa”. Giáo Hội thông ban ân sủng của Chúa Kitô vì nắm giữ các bí tích do Người thiết lập. Nên Giáo Hội là bí tích của sự hiệp thông ấy.
b. Giáo Hội là bí tích hiệp thông giữa con người với con người. Bởi “xét từ nguồn gốc, nhân loại vốn hiệp nhất, ‘vì Thiên Chúa đã làm phát sinh ra toàn thể con người từ một gốc duy nhất’ (Cv 17:26). Chính trong Giáo Hội mà sự hiệp nhất ấy khởi đầu, bởi vì Giáo Hội qui tụ mọi người ‘từ mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ’ (Kh 7:9)” (tr.125). Giáo Hội còn là dấu chỉ, là dụng cụ có khả năng thực hiện sự hiệp nhất kia, là phương án hữu hình của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Người muốn rằng toàn thể nhân loại hợp thành Dân duy nhất của Người, qui tụ trong Thân Thể duy nhất của Chúa Kitô (Xem Ad Gentes 7; Lumen Gentium 17).
Không lời nào diễn tả ngắn gọn tính mầu nhiệm và tính bí tích hiệp thông của Giáo Hội bằng công thức của Kinh Tin Kính Các Tông Đồ (khoảng thế kỷ thứ 4): “tôi tin các thánh thông công”. Thánh Tôma Tiến Sĩ, khi giải thích điều này, đã viết rằng: “Bởi vì tất cả các tín hữu hiệp thành một thân thể duy nhất, cho nên sự thiện của người này được thông ban cho người kia… Như vậy, phải tin có sự hiệp thông các thiện hảo trong Giáo Hội” (Expositio in Symbolum apostolicum, 10). Công thức này, theo thư ngày 28-05-1992 gửi các giám mục thế giới của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, có hai ý nghĩa gắn liền với nhau: sự cùng thông phần một cách hữu hình vào các thiện ích của ơn cứu độ (tức các sự thánh, sancta) và sự hiệp thông vô hình giữa những người thông phần (các vị thánh, sancti), bởi thế có công thức sancta sanctis (các sự thnáh cho các vị thánh). Nói đến ‘các thánh còn ở dưới thế’ là chúng ta đây, tác giả luận án trình bày 5 hình thức hiệp thông:
a. Hiệp thông trong đức tin. Đó là đức tin mà Giáo Hội đã lãnh nhận từ các Tông Đồ. Nó thật sự là kho tàng sự sống và kho tàng này ngày càng phong phú hơn nhờ được chia sẻ. Sự hiệp thông này không dựa trên cảm tính mà dựa vào sự chấp nhận sống chia sẻ trong chân lý.
b. Hiệp thông các bí tích. Mọi hoa trái của sự cứu chuộc thì thuộc về mọi người bởi vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người theo ý định nhân từ và phổ quát của Chúa Cha. Những hoa trái ấy được chuyển ban cho mọi tín hữu qua các bí tích của Giáo Hội. Không hình ảnh nào nói lên sự chia sẻ hiệp thông này bằng nghi thức bẻ bánh hay phụng vụ Thánh Thể mà Chúa Kitô đã thiết lập.
c. Hiệp thông các đặc sủng. Để xây dựng Giáo Hội, Chúa Thánh Thần ban phát các ân sủng đặc biệt cho các tín hữu theo bậc sống của họ. Các đặc sủng này lớn bé khác nhau nhưng tất cả vì thiện ích chung, nghĩa là, gián tiếp hay trực tiếp, chúng được nhắm vào việc xây dựng Giáo Hội, mưu ích cho con người và đáp lại các nhu cầu của thế giới.
d. Hiệp thông của cải trần gian. Điều này thoạt nghe có vẻ lạ. Nhưng các tín hữu tiên khởi từng làm việc này (Cv 4:32). Mặt khác, tài sản trong vũ trụ là dành cho tất cả loài người. Nên tất cả những gì người Kitô hữu có, họ phải coi đó như của chung cho họ và mọi người. Và do đó, họ phải sẵn sàng và mau mắn phân phối, chia sẻ cho người túng thiếu, bất hạnh. Dù sao, họ cũng chỉ là người quản lý các tài sản của Chúa.
e. Hiệp thông đức ái. Học thuyết của Thánh Phaolô về Nhiệm Thể Chúa Kitô sáng ngời lên tại đây. Chúng ta hết thẩy là chi thể, có một tình liên đới căn bản, khi sống cũng như khi chết: “Trong anh em, không ai sống cho chính mình, và cũng không ai chết cho chính mình” (Rm 14:7). Những hành vi dù nhỏ, nếu làm vì đức ái, đều ảnh hưởng đến lợi ích của mọi người. Trái lại, bất cứ hành vi tồi tệ của người này cũng ảnh hưởng trên người kia.
Trong phần kết luận của Chương này, Cha Nguyễn Quang Thạnh đề cập tới giáo hội học của Vatican II, một giáo hội học không còn nhấn mạnh tới mô hình phẩm trật kiểu kim tự tháp nữa, trong đó nổi bật quyền hành và vâng phục. Trái lại, giáo hội học này nhấn mạnh tới ý niệm mầu nhiệm và bí tích hiệp thông. Mà mầu nhiệm thì cần được mạc khải. Việc mạc khải này dĩ nhiên chúng ta ai cũng có phần trách nhiệm phải chu toàn.
Giáo Hội, Dân Thiên Chúa
Đã gọi là mầu nhiệm, thì ngoài ngôn ngữ ý niệm, người ta phải dùng hình ảnh mà giải thích. Đó chính là chủ đích của Chương IV trong luận án tiến sĩ của Cha Nguyễn Quang Thạnh. Chương này bàn đến nhiều hình ảnh vì tựa của nó là “Giáo Hội: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần”, chúng tôi chỉ xin trình bày hình ảnh đầu tiên, Giáo Hội: Dân Thiên Chúa.
Tuy là một hình ảnh Thánh Kinh, nhưng Giáo Hội như Dân Thiên Chúa chỉ mới được nhấn mạnh kể từ Công Đồng Vatican II. Muốn hiểu tính thời sự của hình ảnh này, tưởng nên lược qua lịch sử hình thành của nó tại Công Đồng Vatican II. Về bản chất Giáo Hội, Công Đồng đưa ra ba lược đồ. Lược đồ đầu tiên năm 1962 bắt đầu bằng chương nói về “bản chất của Giáo Hội chiến đấu”, sau đó mới nói đến “các chi thể của Giáo Hội chiến đấu, quyền bính và sự vâng phục, những tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước…” đủ nói lên khuynh hướng duy hữu hình của phe chống cải cách. Lược đồ thứ hai năm 1963 trình bày phẩm trật trước khi nói tới Dân Thiên Chúa, cũng bị các nghị phụ bác bỏ, dẫn tới lược đồ thứ ba có tên là “Lumen Gentium” đề cập tới mầu nhiệm Giáo Hội, Dân Thiên Chúa trước khi nói tới cơ chế phẩm trật.
Theo Cha Nguyễn Quang Thạnh, trong Cựu Ước, thường có thuật ngữ “Dân của Giavê” hay “Dân của Elohim” để chỉ dân Do Thái. Trong Tân Ước, Thánh Phêrô là người duy nhất sử dụng thuật ngữ Dân để chỉ Giáo Hội: “Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là Dân của Thiên Chúa” (1Pr 2:10). Công Đồng Vatican II khẳng định dứt khoát Giáo Hội là “Dân mới của Thiên Chúa” (Lumen Gentium, số 9). Dân này có ba đặc trưng cốt yếu: đó là một Dân Tộc gồm những người được kêu gọi, những người được cứu chuộc, và luôn luôn lữ hành tiến về Vương Quốc của mình.
a. Dân tộc gồm những người được Thiên Chúa kêu gọi. Người tuyển chọn và kêu gọi những ai Người muốn, cách nhưng không, hoàn toàn dựa vào tình yêu của Người, không lệ thuộc bất cứ yếu tố dân số hay xã hội nào (Xem Đnl 7:7-8). Người kêu gọi cả những ai mà người ta cho là yếu đuối và ngu xuẩn (xem 1Cor 1:25). Lời kêu gọi này hoàn toàn là một hồng ân. Nhưng hồng ân ấy không bao giờ là một ưu đãi, mà là dành cho một công việc, một sứ mạng nào đó. Israel được kêu gọi để tôn xưng Giavê là duy nhất và phụng thờ Người cho xứng đáng. Giáo Hội là dấu hiệu và dụng cụ cho sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa và giữa họ với nhau.
b. Dân tộc gồm những người được cứu chuộc. Thiên Chúa kêu gọi Dân của Người là để cứu thoát họ. Người kêu gọi Israel để giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập và kẻ thù bên trong là khuynh hướng thờ ngẫu thần, gây bất công, thiếu lòng tin, thiếu lòng can đảm của họ. Sự giải phóng của Người luôn gồm hai phần: phần giải phóng (khỏi Ai Cập và nội thù) và phần ban sự sống (Đất Hứa, đầy hy vọng và sức sống, tràn sữa và mật ong). Dân Mới cũng thế: sự cứu độ luôn bao gồm sự giải phóng khỏi tội lỗi và sự hiệp thông cùng đời sống thần linh. Một điểm nữa cũng được luận án đề cập: ơn cứu độ trong Cựu Ước và trong Tân Ước luôn luôn được ban cho một dân tộc như Vatican II từng nhấn mạnh (tr.152).
c. Dân tộc luôn luôn lữ hành, tiến về cánh chung là Vương Quốc Thiên Chúa, hay sự sống bí nhiệm trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngay từ đầu, cộng đoàn Kitô Giáo đã ý thức được bản chất năng động của mình là luôn lữ hành: “Ở trần gian này, chúng ta không có thành đô nào trường cửu cho mình cả, mà chúng ta đang tìm kiếm thành đô tương lai” (Dt 13:14). Và câu của Thánh Phêrô nói lên khía cạnh cánh chung nhiều nhất: “Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền các kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, mà đưa vào nơi đầy áng sáng huyền diệu” (1Pr 2:9).
Luận án nói tới thời kỳ chuyển tiếp, trong đó, Giáo Hội “chờ đợi đầy hy vọng vượt qua bóng tối gồm những yếu hèn và lầm lạc của mình” (tr.155). Lúc này hơn bao giờ hết người ta thấy rõ điều ấy. Chưa bao giờ Giáo Hội đã cố gắng “vượt qua bóng tối” bằng lúc này, bóng tối do mình tạo ra cũng có mà bóng tối do chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối tạo ra cũng có. Giống Dân Do Thái xưa, trải hết lầm lẫn này đến lầm lẫn khác, họ vẫn đã tiến vào Đất Hứa để rồi sau đó, lại rơi hết vào sa đọa này đến sa đọa họ, nhưng Thiên Chúa vẫn ở với họ và tiếp tục cứu vớt họ, không phải vì họ là một dân tộc lớn, hoàn hảo hơn các dân tộc khác, mà chỉ vì họ là Dân Chúa chọn cho một sứ mệnh. Giáo Hội cũng thế, cũng có những yếu hèn và lầm lạc, nhưng nhất định sẽ tới cánh chung của mình là Vương Quốc Thiên Chúa, chỉ vì đã được Thiên Chúa tuyển chọn và kêu gọi.
Kết luận cho phần này, luận án cho rằng: hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa nói lên được “chiều kích lịch sử và tính lữ hành của Giáo Hội, ơn gọi chung của các Kitô hữu, vị thế riêng biệt của những tác vụ trong nội bộ nhằm phục vụ Dân Chúa, sự hiệp thông giữa Giáo Hội phổ quát và các giáo hội địa phương vốn rất đa dạng, quan hệ giữa cộng đoàn Công Giáo với các Kitô hữu khác và với toàn thể nhân loại, mệnh lệnh truyền giáo cho các môn đệ Chúa Kitô”.
Thiển nghĩ đây là một luận án rất thích hợp để nghiên cứu học hỏi trong Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, một Năm Thánh được tổ chức vừa để mừng một biến cố lịch sử đã xẩy ra cách nay 350 năm đó là việc thiết lập hai tông tòa đầu tiên cho Đàng Trong và Đàng Ngoài, vừa để cùng nhau học tập hướng tới tương lai nhằm “vượt qua bóng tối gồm những yếu hèn và lầm lạc của mình” mà “vào nơi đầy ánh sáng huyền diệu” như lời Thánh Phêrô. Muốn được như thế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chọn chủ đề hiệp thông làm kim chỉ nam. Thiết nghĩ không còn chủ đề nào thích hợp trong lúc này bằng chủ đề này. Vì, như luận án của Cha Nguyễn Quang Thạnh từng nhân mạnh ở phần kết luận chung, hiệp thông “là ý niệm trọng yếu và là mục đích của Sáng Tạo, của Mạc Khải, của Cứu Chuộc và Thánh Hóa. Nó là nguồn gốc, lý do, mục đích toàn bộ công trình của Thiên Chúa. Nói cách khác, ý định tốt lành của Thiên Chúa, được xét trong chính Thiên Chúa hay được thực hiện trong lịch sử chính là sự hiệp thông: hiệp thông giữa các ngôi vị trong Ba Ngôi, hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa Ba Ngôi và hiệp thông giữa con người với con người” (tr.255).
Đức Cha Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Thanh Hóa và là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong lời chúc mừng Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Hà Nội, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, cũng đã nhấn mạnh tới chủ đề hiệp thông này và cho rằng bài học tích cực của cuộc tranh luận chung quanh việc bổ nhiệm Đức Cha Nhơn "là dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc biệt hơn: chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội".
Xin Cha Hãy Ở Lại
Một Dòng Sông
05:12 08/05/2010
XIN CHA HÃY Ở LẠI
Thiên hạ đồn rằng cha sắp ra đi
Giữa tháng năm trời phượng đỏ chia ly
Tháng những cổng trường uy nghiêm đóng lại
Lứa tuổi học trò hát khúc biệt ly
Nhưng cổng trường đóng chỉ mùa hè thôi
Còn nếu cha đi là mãi người ơi
Đành lòng sao cha quay lưng để mặc
Những cánh đồng khô lúa cháy bời bời
Đành lòng quên sao ngày xưa thân ái
Bóng dáng cha trên những dặm đường dài
Nhớ mùa đông nào trong cơn mưa lũ
Liêu xiêu người đi chống gậy thăm ai
Sẽ nhớ mãi thôi giọng nói yêu thương
Cha cùng chúng con hát giữa phố phường
Lời kinh hòa bình soi miền tăm tối
Nguyện chân lý này gieo khắp muôn phương
Nếu phải ra đi xin cha đừng chọn
Mùa hè là mùa nắng cháy chói chang
Đừng chọn mùa thu mây trời giăng tím
Cũng chớ mùa đông lạnh lẽo đoàn con
Đừng chọn năm dần rừng sâu cọp hú
Đồng sanh đồng tử cha đi thì sao
Nhưng nếu vẫn đi: năm rồng cha nhé
Hay là cha ơi … thôi cha đừng đi
Vẫn biết biệt ly làm hồn cha đau
Nhưng chúng con đây cũng bao la sầu
Còn đau hơn cả niềm đau cha nữa
Mà cha biết đâu ! cha có biết đâu !
… Hỡi mùa hè với bài ca kỷ niệm
Màu hoa tươi thắm như máu con tim
Xin đừng làm tim cha tôi rướm máu
Mà hãy cứ làm rướm máu tim tôi …
Thiên hạ đồn rằng cha sắp ra đi
Giữa tháng năm trời phượng đỏ chia ly
Tháng những cổng trường uy nghiêm đóng lại
Lứa tuổi học trò hát khúc biệt ly
Nhưng cổng trường đóng chỉ mùa hè thôi
Còn nếu cha đi là mãi người ơi
Đành lòng sao cha quay lưng để mặc
Những cánh đồng khô lúa cháy bời bời
Đành lòng quên sao ngày xưa thân ái
Bóng dáng cha trên những dặm đường dài
Nhớ mùa đông nào trong cơn mưa lũ
Liêu xiêu người đi chống gậy thăm ai
Sẽ nhớ mãi thôi giọng nói yêu thương
Cha cùng chúng con hát giữa phố phường
Lời kinh hòa bình soi miền tăm tối
Nguyện chân lý này gieo khắp muôn phương
Nếu phải ra đi xin cha đừng chọn
Mùa hè là mùa nắng cháy chói chang
Đừng chọn mùa thu mây trời giăng tím
Cũng chớ mùa đông lạnh lẽo đoàn con
Đừng chọn năm dần rừng sâu cọp hú
Đồng sanh đồng tử cha đi thì sao
Nhưng nếu vẫn đi: năm rồng cha nhé
Hay là cha ơi … thôi cha đừng đi
Vẫn biết biệt ly làm hồn cha đau
Nhưng chúng con đây cũng bao la sầu
Còn đau hơn cả niềm đau cha nữa
Mà cha biết đâu ! cha có biết đâu !
… Hỡi mùa hè với bài ca kỷ niệm
Màu hoa tươi thắm như máu con tim
Xin đừng làm tim cha tôi rướm máu
Mà hãy cứ làm rướm máu tim tôi …
Hình ảnh bên lề cuộc lễ
Dcctvn.net
05:20 08/05/2010
Ngậm ngùi nhưng hy vọng
LM. Đinh Công Phúc
05:45 08/05/2010
Ngậm ngùi nhưng hy vọng
Ngậm ngùi, một tâm trạng man mác buồn, sợ sệt, trống rỗng và thất vọng. Ngay cả những người hiện diện cũng không sao diễn tả hết được tâm trạng. Vài dòng giới thiệu và những chú thích mà ai đọc cũng cảm thấy bùi ngùi: “Buồn. Căng thẳng. Bức xúc. Ngậm ngùi” (Dcct.net: Bên lề…08/05/2010). Đây là những gì mà độc giả đồng cảm cùng những người con thân yêu của TGP Hà nội. Phải chăng đây là một bước ngoặt lịch sử của Giáo hội Công giáo tại Hà nội, và tại Việt nam? Chúng ta có thể thấy gì qua sự kiện này? Có chăng một hy vọng thực sự đang le lói đàng sau những bối rối và sự tuyệt vọng này của Dân Chúa?
Không ai có thể đoán trước được tương lai của mình. Điều này càng đúng hơn đối với tương lai của một tập thể, một Giáo hội. Tương lai của Giáo hội là một sự cố gắng không chỉ của nhân loại, mà là còn của chính Thiên Chúa. Vì thế, tôi không có tham vọng mở ra một cánh cửa hy vọng cho những người anh em đang thất vọng. Tôi cũng không có tham vọng mở ra một con đường mà trong đó có thể giúp chúng ta tìm thấy ánh sáng. Một cách khiêm tốn, tôi chỉ muốn nhìn thẳng vào những gì chúng ta có thể thấy, có thể nghe, có thể cảm nhận được – để rồi từ chính những cảm nghiệm này – hy vọng rằng chúng ta có thể thốt lên Chúa đấy (Dominus est)! Có thể đây là chính hy vọng của những con người đang tìm kiếm Thiên Chúa, tìm kiếm sự bình an, tìm kiếm Chân Lý, Sự Thật và Công bình.
Ngay sau khi mở đầu những lời diễn từ chúc mừng Đức TGM và Đức TGM phó, Đức cha phó chủ tịch HDGM Việt nam đã can đảm nói lên rằng: “Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội.” Ngài thật có lý khi nói rằng chúng ta không thể phủ nhận – vì đó là sự thật. Sự thật này đã buộc chúng ta phải nhìn lại chính mình để tìm ra một cánh cửa hy vọng, một con đường mà ánh sáng của Sự Thật, của ơn cứu độ sẽ chiếu soi trên chúng ta. Đây chính là hy vọng của Giáo hội. Đây cũng chính là hy vọng của HDGM. Thiết nghĩ rằng đó cũng chính là hy vọng của những người con của Giáo hội – điều mà Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh nhấn mạnh rằng: “Chắc chắn là ai trong chúng ta cũng đều muốn sự tốt đẹp cho Giáo Hội.” Và cho dù những sự hiểu lầm và sự khác biệt giữa chúng ta có thực sự hiện diện đi chăng nữa thì: “tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội.” Đây là hy vọng thực sự của Giáo hội Việt nam. Đây là hy vọng của tất cả mọi người tín hữu Công giáo Việt nam.
Điểm hy vọng thứ hai mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đó là sau mưa giông bão tố, trời lại sáng. Ánh sáng của sự thật của yêu thương sẽ lại chiếu tỏa: “Mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành”; và “Các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn.” Đây thực sự là một hy vọng cho Giáo hội. Đây là một trong những mơ ước mãnh liệt của Giáo hội Việt nam trong Năm Thánh này, đó là: Sự hòa giải, sự hiểu biết lẫn nhau – để dẫn đến một sự hiệp nhất thực sự trong Giáo hội, giữa Giáo hội với dân tộc Việt nam, sâu xa hơn giữa Thiên Chúa và toàn thể dân Ngài.
Điểm hy vọng thứ ba, và nó sẽ định hình cho tương lai của TGP Hà nội cũng như cho Giáo hội Việt nam đó là sự dấn thân thực sự của các Mục Tử và sự dấn thân của Dân Chúa trong yêu thương. Chính trong niềm hy vọng này, mà Đức TGM Giuse có thể nói rằng: “Khi cử Đức cha Chủ tịch HĐGM đến, Tòa Thánh đã có ý trân trọng Tổng Giáo phận Hà Nội.” Và từ nay “vị giám mục phải suốt đời gắn bó yêu thương giáo phận đó”; “TGP Hà nội trở thành quê hương của ngài. Anh chị em trở thành gia đình của ngài. Vui buồn của anh chị em là vui buồn của ngài. Nguyện vọng của anh chị em là nguyện vọng của ngài. Từ nay ngài không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em nhưng sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em, với giáo phận.” Những gì mà chúng ta có thể cảm thấy được trong lời xác quyết của Đức TGM Giuse là sự yêu mến, sự can đảm, và sự dấn thân của một vị mục tử cho chiên của mình. Những thao thức, những ưu tư, những ước vọng, và kể cả mạng sống của Dân Chúa giờ đây được ôm ấp bởi trái tim yêu thương của vị mục tử chân chính: Ngài sẽ đồng sinh, đồng tử với anh em. Đây là hy vọng cho TGP Hà nội nói riêng, và cũng là hy vọng cho Giáo hội Việt nam nói chung – vì chúng ta được khuyến khích nói lên những ước mơ, những âu lo và những hy sinh của mình – để cùng với những vị Mục Tử của chúng ta – chúng ta sẽ xây dựng một Giáo hội Việt nam thực sự hiệp nhất trong tình yêu của Thiên Chúa.
Ngậm ngùi, nhưng hy vọng! Chúng ta có quyền hy vọng bởi trong chính những ưu tư, lo lắng của chúng ta, chúng ta vẫn nhìn thấy ánh sáng. Chúng ta phải hy vọng, ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy hy vọng và ánh sáng, vì lẽ chúng ta tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúng ta tin tưởng chính rằng chính Ngài đang dìu dắt, hướng dẫn Giáo hội. Chúng cũng tin tưởng vào cái Thiện mà chính Thiên Chúa đã phú bẩm nơi sâu thẳm trong mỗi tâm hồn của chúng ta. Chính vì thế, ngậm ngùi mà hy vọng. Hy vọng ngay cả khi không còn hy vọng, vì chúng ta tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa. Có thể một ánh sáng nào đó sẽ đưa đến cho chúng ta một bất ngờ thực sự “Chúa đấy” – Dominus est! Đây sẽ không đơn thuần là sự thay đổi của những hoàn cảnh, mà là sự thay đổi sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi người chúng ta – một sự hiệp nhất thực sự trong Tình Yêu.
Ngậm ngùi, một tâm trạng man mác buồn, sợ sệt, trống rỗng và thất vọng. Ngay cả những người hiện diện cũng không sao diễn tả hết được tâm trạng. Vài dòng giới thiệu và những chú thích mà ai đọc cũng cảm thấy bùi ngùi: “Buồn. Căng thẳng. Bức xúc. Ngậm ngùi” (Dcct.net: Bên lề…08/05/2010). Đây là những gì mà độc giả đồng cảm cùng những người con thân yêu của TGP Hà nội. Phải chăng đây là một bước ngoặt lịch sử của Giáo hội Công giáo tại Hà nội, và tại Việt nam? Chúng ta có thể thấy gì qua sự kiện này? Có chăng một hy vọng thực sự đang le lói đàng sau những bối rối và sự tuyệt vọng này của Dân Chúa?
Không ai có thể đoán trước được tương lai của mình. Điều này càng đúng hơn đối với tương lai của một tập thể, một Giáo hội. Tương lai của Giáo hội là một sự cố gắng không chỉ của nhân loại, mà là còn của chính Thiên Chúa. Vì thế, tôi không có tham vọng mở ra một cánh cửa hy vọng cho những người anh em đang thất vọng. Tôi cũng không có tham vọng mở ra một con đường mà trong đó có thể giúp chúng ta tìm thấy ánh sáng. Một cách khiêm tốn, tôi chỉ muốn nhìn thẳng vào những gì chúng ta có thể thấy, có thể nghe, có thể cảm nhận được – để rồi từ chính những cảm nghiệm này – hy vọng rằng chúng ta có thể thốt lên Chúa đấy (Dominus est)! Có thể đây là chính hy vọng của những con người đang tìm kiếm Thiên Chúa, tìm kiếm sự bình an, tìm kiếm Chân Lý, Sự Thật và Công bình.
Ngay sau khi mở đầu những lời diễn từ chúc mừng Đức TGM và Đức TGM phó, Đức cha phó chủ tịch HDGM Việt nam đã can đảm nói lên rằng: “Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội.” Ngài thật có lý khi nói rằng chúng ta không thể phủ nhận – vì đó là sự thật. Sự thật này đã buộc chúng ta phải nhìn lại chính mình để tìm ra một cánh cửa hy vọng, một con đường mà ánh sáng của Sự Thật, của ơn cứu độ sẽ chiếu soi trên chúng ta. Đây chính là hy vọng của Giáo hội. Đây cũng chính là hy vọng của HDGM. Thiết nghĩ rằng đó cũng chính là hy vọng của những người con của Giáo hội – điều mà Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh nhấn mạnh rằng: “Chắc chắn là ai trong chúng ta cũng đều muốn sự tốt đẹp cho Giáo Hội.” Và cho dù những sự hiểu lầm và sự khác biệt giữa chúng ta có thực sự hiện diện đi chăng nữa thì: “tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội.” Đây là hy vọng thực sự của Giáo hội Việt nam. Đây là hy vọng của tất cả mọi người tín hữu Công giáo Việt nam.
Điểm hy vọng thứ hai mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đó là sau mưa giông bão tố, trời lại sáng. Ánh sáng của sự thật của yêu thương sẽ lại chiếu tỏa: “Mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành”; và “Các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn.” Đây thực sự là một hy vọng cho Giáo hội. Đây là một trong những mơ ước mãnh liệt của Giáo hội Việt nam trong Năm Thánh này, đó là: Sự hòa giải, sự hiểu biết lẫn nhau – để dẫn đến một sự hiệp nhất thực sự trong Giáo hội, giữa Giáo hội với dân tộc Việt nam, sâu xa hơn giữa Thiên Chúa và toàn thể dân Ngài.
Điểm hy vọng thứ ba, và nó sẽ định hình cho tương lai của TGP Hà nội cũng như cho Giáo hội Việt nam đó là sự dấn thân thực sự của các Mục Tử và sự dấn thân của Dân Chúa trong yêu thương. Chính trong niềm hy vọng này, mà Đức TGM Giuse có thể nói rằng: “Khi cử Đức cha Chủ tịch HĐGM đến, Tòa Thánh đã có ý trân trọng Tổng Giáo phận Hà Nội.” Và từ nay “vị giám mục phải suốt đời gắn bó yêu thương giáo phận đó”; “TGP Hà nội trở thành quê hương của ngài. Anh chị em trở thành gia đình của ngài. Vui buồn của anh chị em là vui buồn của ngài. Nguyện vọng của anh chị em là nguyện vọng của ngài. Từ nay ngài không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em nhưng sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em, với giáo phận.” Những gì mà chúng ta có thể cảm thấy được trong lời xác quyết của Đức TGM Giuse là sự yêu mến, sự can đảm, và sự dấn thân của một vị mục tử cho chiên của mình. Những thao thức, những ưu tư, những ước vọng, và kể cả mạng sống của Dân Chúa giờ đây được ôm ấp bởi trái tim yêu thương của vị mục tử chân chính: Ngài sẽ đồng sinh, đồng tử với anh em. Đây là hy vọng cho TGP Hà nội nói riêng, và cũng là hy vọng cho Giáo hội Việt nam nói chung – vì chúng ta được khuyến khích nói lên những ước mơ, những âu lo và những hy sinh của mình – để cùng với những vị Mục Tử của chúng ta – chúng ta sẽ xây dựng một Giáo hội Việt nam thực sự hiệp nhất trong tình yêu của Thiên Chúa.
Ngậm ngùi, nhưng hy vọng! Chúng ta có quyền hy vọng bởi trong chính những ưu tư, lo lắng của chúng ta, chúng ta vẫn nhìn thấy ánh sáng. Chúng ta phải hy vọng, ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy hy vọng và ánh sáng, vì lẽ chúng ta tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúng ta tin tưởng chính rằng chính Ngài đang dìu dắt, hướng dẫn Giáo hội. Chúng cũng tin tưởng vào cái Thiện mà chính Thiên Chúa đã phú bẩm nơi sâu thẳm trong mỗi tâm hồn của chúng ta. Chính vì thế, ngậm ngùi mà hy vọng. Hy vọng ngay cả khi không còn hy vọng, vì chúng ta tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa. Có thể một ánh sáng nào đó sẽ đưa đến cho chúng ta một bất ngờ thực sự “Chúa đấy” – Dominus est! Đây sẽ không đơn thuần là sự thay đổi của những hoàn cảnh, mà là sự thay đổi sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi người chúng ta – một sự hiệp nhất thực sự trong Tình Yêu.
Một vài suy nghĩ qua buổi lễ nhậm chức TGM Phó Hà Nội
Lại Thế Lãng
09:44 08/05/2010
Một vài suy nghĩ qua buổi lễ nhậm chức TGM Phó Hà Nội
Như bất cứ ai từng quan tâm đến vận mạng của Giáo hội ở quê nhà, tôi thật sự băn khoăn về những diễn biến trong những ngày qua, kể từ khi Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Đà Lạt và là đương kim chủ tịch HĐGMVN vào chức vụ TGM Phó Hà Nội với quyền kế vị. Tin tức và những bình luận dồn dập trên nhiều mạng lưới điện toán chung quanh sự việc này qủa thực có lúc đã làm cho tôi ngờ vực và hầu như mất hết cả phương hướng.
Thế rồi ngày nhậm chức của vị TGM Phó với quyền kế vị được chính thức loan báo. Bản thông báo của tòa TGM Hà Nội mời gọi giáo dân tham dự thánh lễ Tạ ơn và chào đón Đức TGM Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn càng làm cho tôi thêm lo ngại vì một đoạn trong bản thông báo viết “Để thánh lễ được trang nghiêm, trật tự và sốt sáng, xin anh chị em không mang những gì không cần thiết cho thánh lễ và tránh mọi thái độ, cử chỉ, hay lời nói có thể ảnh hưởng đến bầu khí thánh thiêng của phụng vụ”. Đọc những hàng chữ này tôi hiểu rằng Tòa TGM Hà Nội, hơn ai hết, biết rõ tâm tư của giáo dân cũng như những phản ứng có thể có của giáo dân khi họ đến tham dự buổi lễ nhậm chức của Đức TGM Phó Nguyễn Văn Nhơn.
Nhưng rồi tạ ơn Chúa, mọi sự đã diễn ra xuông xẻ trong buổi lễ mặc dầu tin tức cho biết nhiều giáo dân khi đến nhà thờ đã không theo đúng như qui định của bản thông báo. Tuy nhiên họ cũng chỉ làm điều nên làm chứ không làm điều gì sai trái hay có hại. Họ đã đem theo và giơ cao những biểu ngữ và những tấm hình được phóng to chỉ để bày tỏ tâm tình của họ đối với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, vị chủ chăn đáng kính của họ.
Trước thánh lễ, trong phần giới thiệu Đức TGM Phó Nguyễn Văn Nhơn với giáo dân của Tổng giáo phận, Đức Tổng Giuse nói với giáo dân “Khi nhận một giáo phận, vị giám mục phải suốt đời gắn bó yêu thương giáo phận đó. Vì thế, từ hôm nay, TGP Hà nội trở thành quê hương của ngài. Anh chị em trở thành gia đình của ngài. Vui buồn của anh chị em là vui buồn của ngài. Nguyện vọng của anh chị em là nguyện vọng của ngài. Từ nay ngài không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em nhưng sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em, với giáo phận.”
Đồng cảm, đồng hành, đồng sinh đồng tử với đoàn chiên của mình là làm đúng lương tâm và trách nhiệm của người chủ chăn, đòi buộc vị mục tử chân chính của Chúa Giêsu phải thực hiện.
Khi nói những lời này để trấn an giáo dân Hà Nội đang ở trong tâm trạng hoang mang, tôi có cảm tưởng như Đức Tổng Giuse cũng có điều gì muốn gửi gấm đến vị TGM Phó được bổ nhiệm trong thánh lễ hôm nay. Phải chăng Đức Tổng muốn nói với Đức TGM Phó rằng: Đức cha nay đã thuộc về TGP Hà Nội. Giáo dân có bổn phận vâng phục Đức cha nhưng Đức cha cũng có nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ đoàn chiên, đừng để sa sẩy dù chỉ một con chiên trong đoàn chiên của TGP Hà Nội.
Nhắc đến nhiệm vụ đồng cảm, đồng hành, đồng sanh đồng tử của chủ chăn đối với đoàn chiên có lẽ cũng làm cho nhiều người phải suy nghĩ khi nhìn vào thực trạng của Giáo hội Việt Nam hôm nay. Có thể nói không ít chủ chăn đã đồng hành và đồng cảm với giáo dân. Các vị luôn được kính trọng khi ở giữa giáo dân. Các vị cũng cảm thấy đau xót trước cảnh con chiên của mình bị hành hạ, bị ngược đãi. Nhưng những chủ chăn dám sống chết với đoàn chiên thì phải thành thật ma nói rằng có nhưng không nhiều. Mong sao ngày càng có thêm những chủ chăn xứng đáng là mục tử của Chúa Giêsu trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của mình.
Ở cuối thánh lễ, bài phát biểu của Đức cha Nguyễn Chí Linh đại diện HĐGM chúc mừng Đức Tổng Giuse và Đức TGM Phó Phêrô rất đáng chú ý. Can đảm chấp nhận mọi luồng dư luận do từ quyết định bổ nhiệm của Tòa Thánh, Đức cha Phó chủ tịch HĐGMVN cho rằng “mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành” để từ đó “các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn”
Không tránh né hay che đậy những tiêu cực trong Giáo hội, Đức cha Phó chủ tịch chủ trương “chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn”.
Ở cuối bài phát biểu, khi nhìn nhận “Quyết định của Đức Thánh Cha có thể không đáp ứng được sự chờ đợi nhân loại của một số con cái” Đức cha Nguyễn Chí Linh nhận định rằng “Tòa Thánh chỉ là Tòa Thánh” cho nên “đòi buộc chúng ta phải hiến tế quan điểm riêng của mình để đón nhận và tuân phục Thánh Ý đấng thay mặt Chúa Giêsu, Đấng thiết lập Giáo Hội”. Bài phát biểu có lẽ đã làm cho nhiều người hài lòng. Hoan nghênh Đức cha Phó chủ tịch HĐGMVN.
Sau cùng tin tức về buổi lễ nhậm chức cho biết các Giám mục thuộc giáo tỉnh Hà Nội có mặt đông đủ ngoại trừ Đức Gíam mục giáo phận Vinh. Các giám mục qui tụ về Hà Nội trong thánh lễ nhậm chức để chào đón Đức Tân TGM Phó nhưng chắc chắn cũng để bày tỏ tình hiệp thông và sát cánh như đã từng hiệp thông và sát cánh với Đức Tổng Giuse trong qúa khứ. Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt luôn được các Giám mục miền Bắc nâng đỡ và chia sẻ. Ngài chẳng bao giờ cô đơn.
Vermont 8/5/2010
Lại Thế Lãng
Như bất cứ ai từng quan tâm đến vận mạng của Giáo hội ở quê nhà, tôi thật sự băn khoăn về những diễn biến trong những ngày qua, kể từ khi Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Đà Lạt và là đương kim chủ tịch HĐGMVN vào chức vụ TGM Phó Hà Nội với quyền kế vị. Tin tức và những bình luận dồn dập trên nhiều mạng lưới điện toán chung quanh sự việc này qủa thực có lúc đã làm cho tôi ngờ vực và hầu như mất hết cả phương hướng.
Thế rồi ngày nhậm chức của vị TGM Phó với quyền kế vị được chính thức loan báo. Bản thông báo của tòa TGM Hà Nội mời gọi giáo dân tham dự thánh lễ Tạ ơn và chào đón Đức TGM Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn càng làm cho tôi thêm lo ngại vì một đoạn trong bản thông báo viết “Để thánh lễ được trang nghiêm, trật tự và sốt sáng, xin anh chị em không mang những gì không cần thiết cho thánh lễ và tránh mọi thái độ, cử chỉ, hay lời nói có thể ảnh hưởng đến bầu khí thánh thiêng của phụng vụ”. Đọc những hàng chữ này tôi hiểu rằng Tòa TGM Hà Nội, hơn ai hết, biết rõ tâm tư của giáo dân cũng như những phản ứng có thể có của giáo dân khi họ đến tham dự buổi lễ nhậm chức của Đức TGM Phó Nguyễn Văn Nhơn.
Nhưng rồi tạ ơn Chúa, mọi sự đã diễn ra xuông xẻ trong buổi lễ mặc dầu tin tức cho biết nhiều giáo dân khi đến nhà thờ đã không theo đúng như qui định của bản thông báo. Tuy nhiên họ cũng chỉ làm điều nên làm chứ không làm điều gì sai trái hay có hại. Họ đã đem theo và giơ cao những biểu ngữ và những tấm hình được phóng to chỉ để bày tỏ tâm tình của họ đối với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, vị chủ chăn đáng kính của họ.
Trước thánh lễ, trong phần giới thiệu Đức TGM Phó Nguyễn Văn Nhơn với giáo dân của Tổng giáo phận, Đức Tổng Giuse nói với giáo dân “Khi nhận một giáo phận, vị giám mục phải suốt đời gắn bó yêu thương giáo phận đó. Vì thế, từ hôm nay, TGP Hà nội trở thành quê hương của ngài. Anh chị em trở thành gia đình của ngài. Vui buồn của anh chị em là vui buồn của ngài. Nguyện vọng của anh chị em là nguyện vọng của ngài. Từ nay ngài không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em nhưng sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em, với giáo phận.”
Đồng cảm, đồng hành, đồng sinh đồng tử với đoàn chiên của mình là làm đúng lương tâm và trách nhiệm của người chủ chăn, đòi buộc vị mục tử chân chính của Chúa Giêsu phải thực hiện.
Khi nói những lời này để trấn an giáo dân Hà Nội đang ở trong tâm trạng hoang mang, tôi có cảm tưởng như Đức Tổng Giuse cũng có điều gì muốn gửi gấm đến vị TGM Phó được bổ nhiệm trong thánh lễ hôm nay. Phải chăng Đức Tổng muốn nói với Đức TGM Phó rằng: Đức cha nay đã thuộc về TGP Hà Nội. Giáo dân có bổn phận vâng phục Đức cha nhưng Đức cha cũng có nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ đoàn chiên, đừng để sa sẩy dù chỉ một con chiên trong đoàn chiên của TGP Hà Nội.
Nhắc đến nhiệm vụ đồng cảm, đồng hành, đồng sanh đồng tử của chủ chăn đối với đoàn chiên có lẽ cũng làm cho nhiều người phải suy nghĩ khi nhìn vào thực trạng của Giáo hội Việt Nam hôm nay. Có thể nói không ít chủ chăn đã đồng hành và đồng cảm với giáo dân. Các vị luôn được kính trọng khi ở giữa giáo dân. Các vị cũng cảm thấy đau xót trước cảnh con chiên của mình bị hành hạ, bị ngược đãi. Nhưng những chủ chăn dám sống chết với đoàn chiên thì phải thành thật ma nói rằng có nhưng không nhiều. Mong sao ngày càng có thêm những chủ chăn xứng đáng là mục tử của Chúa Giêsu trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của mình.
Ở cuối thánh lễ, bài phát biểu của Đức cha Nguyễn Chí Linh đại diện HĐGM chúc mừng Đức Tổng Giuse và Đức TGM Phó Phêrô rất đáng chú ý. Can đảm chấp nhận mọi luồng dư luận do từ quyết định bổ nhiệm của Tòa Thánh, Đức cha Phó chủ tịch HĐGMVN cho rằng “mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành” để từ đó “các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn”
Không tránh né hay che đậy những tiêu cực trong Giáo hội, Đức cha Phó chủ tịch chủ trương “chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn”.
Ở cuối bài phát biểu, khi nhìn nhận “Quyết định của Đức Thánh Cha có thể không đáp ứng được sự chờ đợi nhân loại của một số con cái” Đức cha Nguyễn Chí Linh nhận định rằng “Tòa Thánh chỉ là Tòa Thánh” cho nên “đòi buộc chúng ta phải hiến tế quan điểm riêng của mình để đón nhận và tuân phục Thánh Ý đấng thay mặt Chúa Giêsu, Đấng thiết lập Giáo Hội”. Bài phát biểu có lẽ đã làm cho nhiều người hài lòng. Hoan nghênh Đức cha Phó chủ tịch HĐGMVN.
Sau cùng tin tức về buổi lễ nhậm chức cho biết các Giám mục thuộc giáo tỉnh Hà Nội có mặt đông đủ ngoại trừ Đức Gíam mục giáo phận Vinh. Các giám mục qui tụ về Hà Nội trong thánh lễ nhậm chức để chào đón Đức Tân TGM Phó nhưng chắc chắn cũng để bày tỏ tình hiệp thông và sát cánh như đã từng hiệp thông và sát cánh với Đức Tổng Giuse trong qúa khứ. Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt luôn được các Giám mục miền Bắc nâng đỡ và chia sẻ. Ngài chẳng bao giờ cô đơn.
Vermont 8/5/2010
Lại Thế Lãng
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vạch ra tội ác của tên đồ tể Iosif Vissarionovich Stalin trước công luận thế giới
Hà Long
13:12 08/05/2010
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vạch ra tội ác của tên đồ tể Iosif Vissarionovich Stalin trước công luận thế giới
Tố Hữu được mệnh danh là thiên tài thơ phú và được đảng trọng dụng như một „văn nô“ bén nhạy trong công tác văn nghệ tuyên truyền. Đôi lúc trở thành thái quá vì tôn thờ những tên đồ tể thế kỷ như Stalin hoặc Mao Trạch Đông lên bậc cha mẹ. Một hiểu biết ngớ ngẩn hoặc ngu muội về sự sùng bái cá nhân? Hôm nay độc giả đọc lại các vần thơ của Tố Hữu qua bài „Đời đời nhớ ông" (Stalin) có thể uất hận và kinh khiếp về tội trạng của tên đồ tể giết người mà Tố Hữu đã tôn thờ hơn cha đẻ của mình.
Ngày 5 tháng 3 năm 1953 Iosif Vissarionovich Stalin qua đời và Tố Hữu vẽ ra một bộ mặt nhân hậu như một „tiên ông“ trên cõi thế như sau:
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười
Trên đồng xanh mênh mông
Ông đứng với em nhỏ
Cổ em quàng khăn đỏ
Hướng tương lai
Hai ông cháu cùng nhìn
Sta-lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!
Mồm con thơm sữa xinh xinh
Như con chim của hoà bình trắng trong
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao!
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi!
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không ?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu...
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có Người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai?
Ơn này, nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác, một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé, trọn đời nhớ Ông
Thương Ông, mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng yêu nước yêu chồng yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.
Đã bao nhiêu năm đảng csVN cúi đầu tôn thờ Iosif Vissarionovich Stalin (1879-1953), xem ông ta là một lẽ sống, một đỉnh điểm cho dân tộc Việt đạt đến. Trong giáo dục VN các học trò của nhiều thế hệ đã tốn bao nhiêu giấy bút để ca ngợi, bình phẩm, tôn vinh Stalin và phải nghĩ đến ông như „Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời“, chưa kể đến hàng triệu diễn văn nói tốt về ông từ cửa miệng những người csVN: ông vĩ đại, ông bao trùm nhân loại và ông chính là chúa của các nước chư hầu thời ấy.
Một nhà chính trị Phương Tây đã nói: „Người ta không thể xóa hẳn quá khứ của lịch sử.“ Có lẽ đúng như thế! Sau bức màn sắt của cs Đông Âu đã che dấu thật tài tình tất cả trại tù, thủ tiêu kẻ đối kháng, khủng bố, đày đọa hành hạ dân chúng, bóp chẹt tôn giáo, người dân nghèo đói, v.v… Những đảng cs Đông Âu đã hoàn thành quá xuất sắc việc che dấu này. Nếu không có biến cố giật sập bức tường Berlin và từ đó đánh sập toàn bộ cs Đông Âu cho đến tận bờ cõi Liên Xô thì các bí mật về tội ác cs vẫn còn bị che dấu và có thể tại VN vẫn còn phải gào to lên: „Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi! Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một thương Ông thương mười. Yêu con yêu nước yêu nòi. Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu...“
Ngày 09/5/2010 nước Nga tổ chức cuộc diễu hành đồng loạt trên toàn quốc để kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới II. Vào tháng 6/1941 Hitler ra lệnh xua quân tiến vào xâm chiếm nước Nga. Hậu quả của 4 năm chiến tranh đã làm ít nhất 27 triệu người Nga thiệt mạng, trong đó có 8,67 triệu lính Hồng quân. Ngày 9/5/1945 phát xít Đức ký văn bản đầu hàng vô điều kiện trước quân đội Đồng minh. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.
Dịp mừng 65 năm chiến thắng có sự tham dự lần đầu tiên của các nhà lãnh đạo Tây Phương như nữ thủ tướng Đức Angela Merkel. Đặc biệt, cuộc diễu hành có sự tham gia của quân đội từ Anh, Pháp, Mỹ và Ba Lan tại quảng trường Đỏ ở Matxcơva và theo dự kiến có khoảng 10.500 binh lính hiện diện. Toàn nước Nga có khoảng 70 thành phố cùng tổ chức duyệt binh mừng lễ chiến thắng.
Từ Việt Nam, chủ tịch Nguyễn Minh Triết tham dự lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng theo lời mời của tổng thống Dmitry Medvedev.
Vạch ra tội ác của tên đồ tể Iosif Vissarionovich Stalin trước công luận thế giới
Hai ngày trước dịp kỷ niệm 65 năm mừng chiến thắng phát xít Đức Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã lên án nhà độc tài Iosif Vissarionovich Stalin một cách bất ngờ và mạnh mẽ. Theo báo "Izvestia", ông Medvedev cho biết: „Liên Xô (lúc ấy) có một cấu trúc rất phức tạp. Người ta có thể miêu tả chính quyền Stalin như là một chế độ toàn trị. Các quyền cơ bản và quyền tự do đã bị đàn áp. Stalin đã giết dân mình hàng loạt, tội ác này không tha thứ được.“
Giới báo chí thật ngạc nhiên về lời tố cáo tội ác của Stalin từ tổng thống Dmitri Medvedev, ông ta hoàn toàn không bị sức ép công luận để phải nói ra lời khó nói này, hay nói đúng hơn là TT Medvedev đang nói sự thật về đồ tể Stalin.
Nhà độc tài Joseph Stalin là một tên "tội phạm với số lượng lớn" đã gây ra cho dân tộc Nga. Mặc dù đã có những thành công dưới sự cai trị của ông, nhưng "những gì đã hành hạ trên người dân của mình, không thể tha thứ được cho ông ta."
TT Medvedev cũng chỉ trích các tổ chức cộng sản vẫn còn tôn thờ Stalin muốn treo áp phích tại các thành phố khác nhau của Nga vào dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng. „Điện Kremlin sẽ không sử dụng các biểu tượng như vậy. Sự trở lại chủ nghĩa Stalin đã hoàn toàn bị loại trừ“, TT Medvedev nói.
"Cho lời tuyên bố này, chúng tôi đã phải chờ đợi quá lâu", nhà hoạt động nhân quyền, ông Lev Ponomarev phát biểu với báo chí. "Sau khi có nhiều tín hiệu trái ngược nhau, nhưng những từ ngữ tố cáo này chuyển tải một đường hướng rõ ràng về chiến lược." Nhà khoa học chính trị, ông Alexei Makarkin nói đến điều "rất rõ ràng" về lời phát biểu của ông chủ điện Kremlin: "Điều này có nghĩa rằng chính quyền Nga không cho phép phong thánh cho một kẻ đã giết người hàng loạt."
Đây là lần đầu tiên trong 2 năm cầm quyền mà tổng thống Medvedev đã tố cáo tội trạng rõ ràng nhất về khối Liên Bang Xô Viết ngày xưa dưới triều đại của Stalin. Người tiền nhiệm của Medvedev, hiện là thủ tướng và là cựu điệp viên KGB, ông Vladimir Putin đã cho biết vào năm 2005 trong một bài phát biểu quốc gia về sự sụp đổ của Liên Xô là một "thảm họa chính trị vĩ đại nhất" của Thế kỷ 20.
Việc đánh giá cũng như tố cáo tội ác tày trời của Stalin gây ra tranh cãi trong công chúng Nga. Vì, trong khi có một số nhìn thấy công lao của Stalin chiến thắng Đức Quốc xã, thì theo các sử gia và các tổ chức nhân quyền đưa ra những bằng chứng cho thấy sự tiêu diệt hàng triệu người Nga của hệ thống bá đạo Stalin trong 3 thập niên cầm quyền. Thông tin về những nỗi kinh hoàng của những trại tù được thiết lập bởi hệ thống khắc nghiệt Gulag, các cuộc trục xuất dân cư và nạn đói lớn 1932-1933 đã gây thiệt mạng cho 6 triệu người chết, điều này giới học sinh Nga biết rất ít. Cho đến nay không có đài tưởng niệm quốc gia cho các nạn nhân của khủng bố Stalin. Các sử gia và báo chí luôn gặp khó khăn để truy cập được kho lưu trữ tài liệu về tội ác Stalin.
Tuy nhiên, ngày càng có thêm những tài liệu được xuất bản tại Moscow để tố cáo tội ác của Stalin, như quyết định vừa qua của tổng thống Dmitri Medvedev cho mở tài liệu về cuộc tàn sát người Ba Lan tại Katyn. Mới nhất, thí dụ tờ báo "Novaya Gazeta" và các đài phát thanh Echo Moskvy đưa ra tài liệu về mật lệnh của Stalin, mà ngay cả trẻ em từ 12 tuổi có thể bị bắn tử hình. Ai cũng cho rằng đó là một đại ác của Stalin không thể tha thứ được.
Tổng thống Medvedev, một người chưa đầy 45 tuổi sống trong một thế hệ mới, mặc dù lúc còn trẻ còn được giáo dục theo cộng sản một chiều, nhưng chỉ sau 20 năm tiếp cận với thế giới Tây Phương ông đã ra nhìn được cái tổng thể tàn ác của Liên Bang Xô Viết ngày xưa dưới thời bạo chúa Stalin. Người Nga đang viết lại lịch sử với một nhãn quang rõ ràng và cùng xác nhận tội ác của Stalin đã làm cho dân Nga không thể tha thứ được.
Lời kết tội của Tổng thống Medvedev ngày 07/5/2010 cho Stalin chẳng khác gì công bố cho toàn thế giới biết rằng Stalin chính là tên tội đồ dân tộc, cho dù hắn ta đã chết từ năm 1953. Lịch sử Nga đang lần dỡ ra nhưng trang sử đen tối nhất của mình dưới thời Stalin.
Các tội ác của Stalin đã lan rộng trên thế giới từ những tên đồ tể khát máu khác như Nicolae Ceauşescu của Rumania, Erich Honnecker của Đông Đức, Enver Hoxha của Albania, Mátyás Rákosi (học trò của Stalin) của Ungaria, Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il của Bắc Hàn, Fidel Castro của Cuba, Mao Trạch Đông của Tàu, Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Ngoại trừ tội ác của Hitler thì trong thế kỷ vừa qua cũng như hiện tại toàn xuất hiện những tên đồ tể giết người đến từ các nước cộng sản đã kể trên.
Nếu nói đến Việt Nam chúng ta không thể nào quên được những tên tội đồ về cuộc dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm do Tố Hữu cầm đầu. Cải cách Ruộng Đất với tên đồ tể ác độc Trường Trinh. Thảm sát hàng ngàn người vô tội tại Huế dịp Tết Mậu Thân 1968 dưới sự cầm quyền của Hồ Chí Minh. Cải tạo và đày đọa sau 1975 hàng trăm ngàn quân nhân của VNCH trong ngục tù của Lê Duẫn. Dâng biển đảo cho giặc Phương Bắc của Phạm Văn Đồng, v.v…
Nước Nga đã phải chờ đến 65 năm mới có lời tố cáo mạnh mẽ về tội ác của Stalin, Ban Lan phải chờ đến 70 năm mới công khai biết rõ ai đã giết hơn 22 ngàn người ưu tú của họ tại Katyn, Việt Nam cần kiên nhẫn phải chờ thêm để biết sự thật về các tội ác của csVN với niềm hy vọng „người ta không thể xóa hẳn quá khứ của lịch sử.“
Cuối cùng lời thơ văn nô của Tố Hữu đang là lời phỉ báng đến dân tộc Nga, đến những ai yêu chuộng công lý và sự thật.
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười
Một lỗi lo xa, chỉ sợ chủ tịch Nguyễn Minh Triết chẳng biết gì lại buộc miệng hùa theo Tố Hữu hoan hô „Stalin muôn năm“ trong buổi lễ tại quảng trường Đỏ, thủ đô Matxcơva!
Tố Hữu được mệnh danh là thiên tài thơ phú và được đảng trọng dụng như một „văn nô“ bén nhạy trong công tác văn nghệ tuyên truyền. Đôi lúc trở thành thái quá vì tôn thờ những tên đồ tể thế kỷ như Stalin hoặc Mao Trạch Đông lên bậc cha mẹ. Một hiểu biết ngớ ngẩn hoặc ngu muội về sự sùng bái cá nhân? Hôm nay độc giả đọc lại các vần thơ của Tố Hữu qua bài „Đời đời nhớ ông" (Stalin) có thể uất hận và kinh khiếp về tội trạng của tên đồ tể giết người mà Tố Hữu đã tôn thờ hơn cha đẻ của mình.
Ngày 5 tháng 3 năm 1953 Iosif Vissarionovich Stalin qua đời và Tố Hữu vẽ ra một bộ mặt nhân hậu như một „tiên ông“ trên cõi thế như sau:
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười
Trên đồng xanh mênh mông
Ông đứng với em nhỏ
Cổ em quàng khăn đỏ
Hướng tương lai
Hai ông cháu cùng nhìn
Sta-lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!
Mồm con thơm sữa xinh xinh
Như con chim của hoà bình trắng trong
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao!
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi!
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không ?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu...
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có Người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai?
Ơn này, nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác, một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé, trọn đời nhớ Ông
Thương Ông, mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng yêu nước yêu chồng yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.
Một nhà chính trị Phương Tây đã nói: „Người ta không thể xóa hẳn quá khứ của lịch sử.“ Có lẽ đúng như thế! Sau bức màn sắt của cs Đông Âu đã che dấu thật tài tình tất cả trại tù, thủ tiêu kẻ đối kháng, khủng bố, đày đọa hành hạ dân chúng, bóp chẹt tôn giáo, người dân nghèo đói, v.v… Những đảng cs Đông Âu đã hoàn thành quá xuất sắc việc che dấu này. Nếu không có biến cố giật sập bức tường Berlin và từ đó đánh sập toàn bộ cs Đông Âu cho đến tận bờ cõi Liên Xô thì các bí mật về tội ác cs vẫn còn bị che dấu và có thể tại VN vẫn còn phải gào to lên: „Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi! Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một thương Ông thương mười. Yêu con yêu nước yêu nòi. Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu...“
Ngày 09/5/2010 nước Nga tổ chức cuộc diễu hành đồng loạt trên toàn quốc để kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới II. Vào tháng 6/1941 Hitler ra lệnh xua quân tiến vào xâm chiếm nước Nga. Hậu quả của 4 năm chiến tranh đã làm ít nhất 27 triệu người Nga thiệt mạng, trong đó có 8,67 triệu lính Hồng quân. Ngày 9/5/1945 phát xít Đức ký văn bản đầu hàng vô điều kiện trước quân đội Đồng minh. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.
Dịp mừng 65 năm chiến thắng có sự tham dự lần đầu tiên của các nhà lãnh đạo Tây Phương như nữ thủ tướng Đức Angela Merkel. Đặc biệt, cuộc diễu hành có sự tham gia của quân đội từ Anh, Pháp, Mỹ và Ba Lan tại quảng trường Đỏ ở Matxcơva và theo dự kiến có khoảng 10.500 binh lính hiện diện. Toàn nước Nga có khoảng 70 thành phố cùng tổ chức duyệt binh mừng lễ chiến thắng.
Từ Việt Nam, chủ tịch Nguyễn Minh Triết tham dự lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng theo lời mời của tổng thống Dmitry Medvedev.
Vạch ra tội ác của tên đồ tể Iosif Vissarionovich Stalin trước công luận thế giới
Hai ngày trước dịp kỷ niệm 65 năm mừng chiến thắng phát xít Đức Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã lên án nhà độc tài Iosif Vissarionovich Stalin một cách bất ngờ và mạnh mẽ. Theo báo "Izvestia", ông Medvedev cho biết: „Liên Xô (lúc ấy) có một cấu trúc rất phức tạp. Người ta có thể miêu tả chính quyền Stalin như là một chế độ toàn trị. Các quyền cơ bản và quyền tự do đã bị đàn áp. Stalin đã giết dân mình hàng loạt, tội ác này không tha thứ được.“
Giới báo chí thật ngạc nhiên về lời tố cáo tội ác của Stalin từ tổng thống Dmitri Medvedev, ông ta hoàn toàn không bị sức ép công luận để phải nói ra lời khó nói này, hay nói đúng hơn là TT Medvedev đang nói sự thật về đồ tể Stalin.
Nhà độc tài Joseph Stalin là một tên "tội phạm với số lượng lớn" đã gây ra cho dân tộc Nga. Mặc dù đã có những thành công dưới sự cai trị của ông, nhưng "những gì đã hành hạ trên người dân của mình, không thể tha thứ được cho ông ta."
TT Medvedev cũng chỉ trích các tổ chức cộng sản vẫn còn tôn thờ Stalin muốn treo áp phích tại các thành phố khác nhau của Nga vào dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng. „Điện Kremlin sẽ không sử dụng các biểu tượng như vậy. Sự trở lại chủ nghĩa Stalin đã hoàn toàn bị loại trừ“, TT Medvedev nói.
"Cho lời tuyên bố này, chúng tôi đã phải chờ đợi quá lâu", nhà hoạt động nhân quyền, ông Lev Ponomarev phát biểu với báo chí. "Sau khi có nhiều tín hiệu trái ngược nhau, nhưng những từ ngữ tố cáo này chuyển tải một đường hướng rõ ràng về chiến lược." Nhà khoa học chính trị, ông Alexei Makarkin nói đến điều "rất rõ ràng" về lời phát biểu của ông chủ điện Kremlin: "Điều này có nghĩa rằng chính quyền Nga không cho phép phong thánh cho một kẻ đã giết người hàng loạt."
Đây là lần đầu tiên trong 2 năm cầm quyền mà tổng thống Medvedev đã tố cáo tội trạng rõ ràng nhất về khối Liên Bang Xô Viết ngày xưa dưới triều đại của Stalin. Người tiền nhiệm của Medvedev, hiện là thủ tướng và là cựu điệp viên KGB, ông Vladimir Putin đã cho biết vào năm 2005 trong một bài phát biểu quốc gia về sự sụp đổ của Liên Xô là một "thảm họa chính trị vĩ đại nhất" của Thế kỷ 20.
Việc đánh giá cũng như tố cáo tội ác tày trời của Stalin gây ra tranh cãi trong công chúng Nga. Vì, trong khi có một số nhìn thấy công lao của Stalin chiến thắng Đức Quốc xã, thì theo các sử gia và các tổ chức nhân quyền đưa ra những bằng chứng cho thấy sự tiêu diệt hàng triệu người Nga của hệ thống bá đạo Stalin trong 3 thập niên cầm quyền. Thông tin về những nỗi kinh hoàng của những trại tù được thiết lập bởi hệ thống khắc nghiệt Gulag, các cuộc trục xuất dân cư và nạn đói lớn 1932-1933 đã gây thiệt mạng cho 6 triệu người chết, điều này giới học sinh Nga biết rất ít. Cho đến nay không có đài tưởng niệm quốc gia cho các nạn nhân của khủng bố Stalin. Các sử gia và báo chí luôn gặp khó khăn để truy cập được kho lưu trữ tài liệu về tội ác Stalin.
Tuy nhiên, ngày càng có thêm những tài liệu được xuất bản tại Moscow để tố cáo tội ác của Stalin, như quyết định vừa qua của tổng thống Dmitri Medvedev cho mở tài liệu về cuộc tàn sát người Ba Lan tại Katyn. Mới nhất, thí dụ tờ báo "Novaya Gazeta" và các đài phát thanh Echo Moskvy đưa ra tài liệu về mật lệnh của Stalin, mà ngay cả trẻ em từ 12 tuổi có thể bị bắn tử hình. Ai cũng cho rằng đó là một đại ác của Stalin không thể tha thứ được.
Tổng thống Medvedev, một người chưa đầy 45 tuổi sống trong một thế hệ mới, mặc dù lúc còn trẻ còn được giáo dục theo cộng sản một chiều, nhưng chỉ sau 20 năm tiếp cận với thế giới Tây Phương ông đã ra nhìn được cái tổng thể tàn ác của Liên Bang Xô Viết ngày xưa dưới thời bạo chúa Stalin. Người Nga đang viết lại lịch sử với một nhãn quang rõ ràng và cùng xác nhận tội ác của Stalin đã làm cho dân Nga không thể tha thứ được.
Lời kết tội của Tổng thống Medvedev ngày 07/5/2010 cho Stalin chẳng khác gì công bố cho toàn thế giới biết rằng Stalin chính là tên tội đồ dân tộc, cho dù hắn ta đã chết từ năm 1953. Lịch sử Nga đang lần dỡ ra nhưng trang sử đen tối nhất của mình dưới thời Stalin.
Các tội ác của Stalin đã lan rộng trên thế giới từ những tên đồ tể khát máu khác như Nicolae Ceauşescu của Rumania, Erich Honnecker của Đông Đức, Enver Hoxha của Albania, Mátyás Rákosi (học trò của Stalin) của Ungaria, Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il của Bắc Hàn, Fidel Castro của Cuba, Mao Trạch Đông của Tàu, Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Ngoại trừ tội ác của Hitler thì trong thế kỷ vừa qua cũng như hiện tại toàn xuất hiện những tên đồ tể giết người đến từ các nước cộng sản đã kể trên.
Nếu nói đến Việt Nam chúng ta không thể nào quên được những tên tội đồ về cuộc dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm do Tố Hữu cầm đầu. Cải cách Ruộng Đất với tên đồ tể ác độc Trường Trinh. Thảm sát hàng ngàn người vô tội tại Huế dịp Tết Mậu Thân 1968 dưới sự cầm quyền của Hồ Chí Minh. Cải tạo và đày đọa sau 1975 hàng trăm ngàn quân nhân của VNCH trong ngục tù của Lê Duẫn. Dâng biển đảo cho giặc Phương Bắc của Phạm Văn Đồng, v.v…
Nước Nga đã phải chờ đến 65 năm mới có lời tố cáo mạnh mẽ về tội ác của Stalin, Ban Lan phải chờ đến 70 năm mới công khai biết rõ ai đã giết hơn 22 ngàn người ưu tú của họ tại Katyn, Việt Nam cần kiên nhẫn phải chờ thêm để biết sự thật về các tội ác của csVN với niềm hy vọng „người ta không thể xóa hẳn quá khứ của lịch sử.“
Cuối cùng lời thơ văn nô của Tố Hữu đang là lời phỉ báng đến dân tộc Nga, đến những ai yêu chuộng công lý và sự thật.
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười
Một lỗi lo xa, chỉ sợ chủ tịch Nguyễn Minh Triết chẳng biết gì lại buộc miệng hùa theo Tố Hữu hoan hô „Stalin muôn năm“ trong buổi lễ tại quảng trường Đỏ, thủ đô Matxcơva!