Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa nhật IV Phục Sinh : Mục Tử Tốt Lành Hiến Mạng Vì Chiên
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:59 08/05/2019
Suy niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh – C
(Ga 10, 27-30)
Bước vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, chúng ta có dịp đọc lại dụ ngôn “Vị Mục Tử nhân lành”. Phụng vụ mỗi năm trình bày cho chúng ta một khía cạnh. Năm nay, với vỏn vẹn 4 câu (Ga 10, 27-30), cũng đủ làm nổi bật Chúa Giêsu là Mục Tử tốt lành, thí mạng sống mình vì đàn chiên, Người đến để cho chiên được sống dồi dào (c.28), qui tụ tất cả về một đàn chiên duy nhất, Người là Con Thiên Chúa, và cũng chính là Thiên Chúa (c.30).
Chúa là Mục Tử
“Mục tử” là hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của dân du mục vùng Trung Đông, được Chúa Giêsu dùng để diễn tả tương quan “dễ thương” giữa Người và chúng ta. Dân Cựu Ước thường gọi Chúa là mục tử của mình (St 49, 24 – 31 ; Gr 31, 10 ; Mk 7,14 v.v ...), vì khởi đầu lịch sử thánh, dân được chọn là dân du mục trên hành trình về Đất Hứa, trước tiên là Abraham từ Ur đến Canđê, thứ đến là Môsê, kẻ chăn cừu, cho tới Đavít cậu bé chăn cừu ở Belem.
Chúa là mục tử đích thực của dân Israel kể từ khi Chúa chọn họ làm dân riêng và hứa không để dân bị phân tán như đàn chiên không người chăn dắt. Chính Chúa chăn dắt dân Chúa: “Này đây Ta chăm sóc chiên Ta” (x. Ed 34). Trách nhiệm mục tử này được trao cho các vị lãnh đạo dân Chúa.
Xem và nghe bài giảng
Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên
Chúa Giêsu tự xưng “là mục tử tốt lành” (Ga 10, 11). Trong hang toại đạo, người ta tìm thấy hình ảnh Chúa Giêsu với vẻ dịu dàng, trìu mến của người chăn chiên, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, đưa chiên về với đàn của chúng để cùng chia sẻ một đồng cỏ xanh tươi. Khi lấy lại hình ảnh người mục tử và tự ví mình như thế, chứng tỏ Thiên Chúa không chỉ là Đấng dẫn dắt dân, hơn thế nữa còn sẵn sàng, “thí mạng sống vì chiên” (Ga 10, 11). Chúa biết chiên, nên hy sinh mạng sống :“Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta” (Ga 10, 27 - 28).
Trong lời nguyện hiến tế, Chúa Giêsu nguyện rằng : “Vì chúng, Con xin hiến thánh mình Con, ngõ hầu chúng được tác thánh cách chân thật” (Ga 17, 19). Khi tự do vâng phục ý muốn Chúa Cha, tự hiến tế mình trên Thập Giá, Người trở thành “Mục tử nhân lành hiến mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11). Đúng là Chiên con cứu chuộc đàn chiên mẹ (x. Ca tiếp liên lễ PS). Bằng tình yêu trao ban, hy sinh và tận hiến, Người hiến tế chính mình làm của ăn của uống cho chúng ta. Đó là lý do hôm nay chúng ta mừng kính Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành vào Chúa Nhật thứ IV sau Đại lễ Phục Sinh, nên Chúa Nhật này được gọi là Chúa Nhật Chúa chiên lành.
Mục tử tốt lành vác chiên trên vai, ôm chúng vào lòng như người mẹ bồng ẵm con thơ. Chúa Giêsu cũng làm như thế : hàng ngày, Người nuôi dưỡng chúng ta bằng những Lời Hằng Sống và các bí tích của Hội Thánh, giang cánh ta trên thập giá để thâu họp “con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một” (Ga 11,52), đón nhận chúng ta vào lòng nhân ái của Người. Thật là hình ảnh tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có phải là chiên của Chúa không? Nếu phải thì tôi có nghe tiếng Chúa không ? Chúa nói : “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta” (Ga 10, 27). Tiếng ở đây chính là Lời Chúa. Tiếng để chúng ta nhận biết Chúa, như Maria Mađalêna đã nhận ra Chúa khi đi viếng mộ Chúa.
Chúng ta có biết Chúa không và nếu biết thì biết thế nào ? “Biết” ở đây, không có nghĩa là “biết” nhờ đức tin, nhưng là “biết” nhờ đức mến. “Biết” được diễn tả qua việc làm, như thánh Gioan viết : “Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối” (1 Ga 2, 4).
Vậy ai nghe, biết và chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với các công dân Nước Trời.
Cầu cho ơn kêu gọi
Trong Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn gọi 2019, Đức Phanxicô viết : “Can đảm liều với lời hứa của Thiên”. Theo Đức Thánh Cha, “ơn gọi là sáng kiến yêu thương của Thiên Chúa, nên theo Chúa phải chấp nhận liều, cần liều với bản thân, nghĩa là để đón nhận tiếng Chúa gọi, cần liều chính bản thân, chấp nhận đương đầu với một thách đố mới; cần từ bỏ tất cả những gì cột chúng ta vào một con thuyền nhỏ, cản ngăn không để chúng ta thực hiện một sự chọn lựa chung kết; chúng ta được yêu cầu có thái độ táo bạo thúc đẩy chúng ta mạnh mẽ khám phá dự phóng của Thiên Chúa dành cho cuộc đời chúng ta” (x.Sứ điệp cầu cho ơn gọi 2019).
Ngài mời gọi các bạn trẻ đáp lại ơn Chúa gọi khi nói : “Không có niềm vui nào lớn hơn là chấp nhận liều mạng vì Chúa! Đặc biệt với các bạn là những người trẻ, tôi muốn nói: các bạn đừng điếc đối với tiếng Chúa gọi! Nếu Chúa gọi các bạn đi theo con đường này, các bạn đừng rút mái chèo lên thuyền, những hãy tín thác vào Chúa. Các bạn đừng để mình bị lây sự sợ hãi làm các bạn tê liệt đứng trước những đỉnh cao mà Chúa đề nghị với các bạn. Hãy luôn nhớ rằng, với những người bỏ lưới, bỏ thuyền để theo Chúa, Ngài hứa cho họ niềm vui của một cuộc sống mới, làm cho tâm hồn được đầy tràn và Chúa linh hoạt hành trình của họ” (Đức Phanxicô 8-3-2019).
Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo hội có thêm nhiều người trẻ đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các mục tử thân yêu của chúng ta : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài !
Lạy Mẹ Maria, mẫu gương ơn gọi của chúng con, Mẹ đã không sợ hãi khi thưa tiếng “xin vâng” trước lời mời gọi của Thiên Chúa, xin dạy chúng con bước theo Con Mẹ. Amen.
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 10, 27-30)
Bước vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, chúng ta có dịp đọc lại dụ ngôn “Vị Mục Tử nhân lành”. Phụng vụ mỗi năm trình bày cho chúng ta một khía cạnh. Năm nay, với vỏn vẹn 4 câu (Ga 10, 27-30), cũng đủ làm nổi bật Chúa Giêsu là Mục Tử tốt lành, thí mạng sống mình vì đàn chiên, Người đến để cho chiên được sống dồi dào (c.28), qui tụ tất cả về một đàn chiên duy nhất, Người là Con Thiên Chúa, và cũng chính là Thiên Chúa (c.30).
Chúa là Mục Tử
“Mục tử” là hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của dân du mục vùng Trung Đông, được Chúa Giêsu dùng để diễn tả tương quan “dễ thương” giữa Người và chúng ta. Dân Cựu Ước thường gọi Chúa là mục tử của mình (St 49, 24 – 31 ; Gr 31, 10 ; Mk 7,14 v.v ...), vì khởi đầu lịch sử thánh, dân được chọn là dân du mục trên hành trình về Đất Hứa, trước tiên là Abraham từ Ur đến Canđê, thứ đến là Môsê, kẻ chăn cừu, cho tới Đavít cậu bé chăn cừu ở Belem.
Chúa là mục tử đích thực của dân Israel kể từ khi Chúa chọn họ làm dân riêng và hứa không để dân bị phân tán như đàn chiên không người chăn dắt. Chính Chúa chăn dắt dân Chúa: “Này đây Ta chăm sóc chiên Ta” (x. Ed 34). Trách nhiệm mục tử này được trao cho các vị lãnh đạo dân Chúa.
Xem và nghe bài giảng
Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên
Chúa Giêsu tự xưng “là mục tử tốt lành” (Ga 10, 11). Trong hang toại đạo, người ta tìm thấy hình ảnh Chúa Giêsu với vẻ dịu dàng, trìu mến của người chăn chiên, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, đưa chiên về với đàn của chúng để cùng chia sẻ một đồng cỏ xanh tươi. Khi lấy lại hình ảnh người mục tử và tự ví mình như thế, chứng tỏ Thiên Chúa không chỉ là Đấng dẫn dắt dân, hơn thế nữa còn sẵn sàng, “thí mạng sống vì chiên” (Ga 10, 11). Chúa biết chiên, nên hy sinh mạng sống :“Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta” (Ga 10, 27 - 28).
Trong lời nguyện hiến tế, Chúa Giêsu nguyện rằng : “Vì chúng, Con xin hiến thánh mình Con, ngõ hầu chúng được tác thánh cách chân thật” (Ga 17, 19). Khi tự do vâng phục ý muốn Chúa Cha, tự hiến tế mình trên Thập Giá, Người trở thành “Mục tử nhân lành hiến mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11). Đúng là Chiên con cứu chuộc đàn chiên mẹ (x. Ca tiếp liên lễ PS). Bằng tình yêu trao ban, hy sinh và tận hiến, Người hiến tế chính mình làm của ăn của uống cho chúng ta. Đó là lý do hôm nay chúng ta mừng kính Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành vào Chúa Nhật thứ IV sau Đại lễ Phục Sinh, nên Chúa Nhật này được gọi là Chúa Nhật Chúa chiên lành.
Mục tử tốt lành vác chiên trên vai, ôm chúng vào lòng như người mẹ bồng ẵm con thơ. Chúa Giêsu cũng làm như thế : hàng ngày, Người nuôi dưỡng chúng ta bằng những Lời Hằng Sống và các bí tích của Hội Thánh, giang cánh ta trên thập giá để thâu họp “con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một” (Ga 11,52), đón nhận chúng ta vào lòng nhân ái của Người. Thật là hình ảnh tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có phải là chiên của Chúa không? Nếu phải thì tôi có nghe tiếng Chúa không ? Chúa nói : “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta” (Ga 10, 27). Tiếng ở đây chính là Lời Chúa. Tiếng để chúng ta nhận biết Chúa, như Maria Mađalêna đã nhận ra Chúa khi đi viếng mộ Chúa.
Chúng ta có biết Chúa không và nếu biết thì biết thế nào ? “Biết” ở đây, không có nghĩa là “biết” nhờ đức tin, nhưng là “biết” nhờ đức mến. “Biết” được diễn tả qua việc làm, như thánh Gioan viết : “Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối” (1 Ga 2, 4).
Vậy ai nghe, biết và chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với các công dân Nước Trời.
Cầu cho ơn kêu gọi
Trong Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn gọi 2019, Đức Phanxicô viết : “Can đảm liều với lời hứa của Thiên”. Theo Đức Thánh Cha, “ơn gọi là sáng kiến yêu thương của Thiên Chúa, nên theo Chúa phải chấp nhận liều, cần liều với bản thân, nghĩa là để đón nhận tiếng Chúa gọi, cần liều chính bản thân, chấp nhận đương đầu với một thách đố mới; cần từ bỏ tất cả những gì cột chúng ta vào một con thuyền nhỏ, cản ngăn không để chúng ta thực hiện một sự chọn lựa chung kết; chúng ta được yêu cầu có thái độ táo bạo thúc đẩy chúng ta mạnh mẽ khám phá dự phóng của Thiên Chúa dành cho cuộc đời chúng ta” (x.Sứ điệp cầu cho ơn gọi 2019).
Ngài mời gọi các bạn trẻ đáp lại ơn Chúa gọi khi nói : “Không có niềm vui nào lớn hơn là chấp nhận liều mạng vì Chúa! Đặc biệt với các bạn là những người trẻ, tôi muốn nói: các bạn đừng điếc đối với tiếng Chúa gọi! Nếu Chúa gọi các bạn đi theo con đường này, các bạn đừng rút mái chèo lên thuyền, những hãy tín thác vào Chúa. Các bạn đừng để mình bị lây sự sợ hãi làm các bạn tê liệt đứng trước những đỉnh cao mà Chúa đề nghị với các bạn. Hãy luôn nhớ rằng, với những người bỏ lưới, bỏ thuyền để theo Chúa, Ngài hứa cho họ niềm vui của một cuộc sống mới, làm cho tâm hồn được đầy tràn và Chúa linh hoạt hành trình của họ” (Đức Phanxicô 8-3-2019).
Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo hội có thêm nhiều người trẻ đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các mục tử thân yêu của chúng ta : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài !
Lạy Mẹ Maria, mẫu gương ơn gọi của chúng con, Mẹ đã không sợ hãi khi thưa tiếng “xin vâng” trước lời mời gọi của Thiên Chúa, xin dạy chúng con bước theo Con Mẹ. Amen.
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật IV Phục Sinh - C
Lm Jude Siciliano, OP
22:35 08/05/2019
TĐCV 13: 42-52, 40-41; Tvịnh.99; Kh 7:9,14-17; Gioan 10: 27-30
Chắc các bạn biết là trong lao tù có người đọc sách Kinh Thánh. Và cũng có những nhóm người học Kinh Thánh, do những người tình nguyện từ bên ngoài vào và cũng có người tình nguyện trong lao tù giúp đở. Có người tình nguyện và có các cộng đoàn tín hữu tặng sách Kinh Thánh cho các tù nhân. Các tù nhân không có gì được ban giám đốc nhà lao tặng cả. Họ cũng không được bớt thì giờ làm việc ở trong khám nếu họ thuộc một nhóm học Kinh Thánh. Vì họ sống trong hoàn cảnh khó khăn cùa nhà tù, Lời của Chúa mang đến cho họ niềm an ủi và hy vọng khi không có gì có thể giúp đở họ.
Cũng như các bạn tôi đã tình nguyện vào giúp tù nhân trong một nhà lao gần chỗ tôi ở. Nếu có ai hỏi tôi "sách nào trong bộ Kinh Thánh là sách các tù nhân thích nhất?". Tôi không biết chắc sách nào họ thường đọc, nhưng theo điều tra của tôi thì sách Khải Huyền là sách họ thích nhất. Tôi phải công nhận là tôi không dành nhiều thì giờ để đọc sách Khải Huyền. Tôi cũng không nhớ lần nào là lần cuối tôi đã giảng về sách Khải Huyền. Vì thế tôi tự thách thức bản thân và các bạn thuyết giảng nên cố gắng giảng về sách Khải Huyền, ít nhất một lần trong mùa Phục Sinh. Tôi cũng khuyến khích các bạn sẽ đến dự thánh lễ trong những tuần này hãy đọc sách Khải Huyền, vi đó thật là một sách khó hiểu.
Trước hết, hãy xem một số nền tảng: Các bài đọc trong Phụng vụ trích trong sách Khải Huyền được chọn trong các ngày Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh. Chúng ta nên biết chút ít về tác giả của sách Khải Huyền và về hoàn cảnh các cộng đoàn Kitô hữu đang sống trong thời gian đó. Các bài đọc của sách Khải Huyền bắt đầu với sự miêu tả của thánh Gioan, là tác giả: "Tôi là Gioan, một người của anh em. Tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giêsu. Lúc ấy tôi đang ở đảo gọi là Pát mô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu" (Kh 1: 1-9 – Chúa Nhật 2 Phục sinh).
Ý chính là ở đó: cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đang bị gian truân, như hoàn cảnh thường xãy ra trong Giáo hội cho đến bây giờ. Vì lý do gì? Thánh Gioan nói rõ "Tôi rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu" Nhân chứng trung thành của Chúa Giêsu Kitô đã bị gian truân ngay từ lúc bắt đầu của Giáo hội.
Thính giả của bài văn về thời cùng tận là những tín hữu phải chịu cực khổ dưới thời bắt bớ của Hoàng đế Domitian là người tự xưng mình là "Chúa và Thiên Chúa". Hoàng đế bắt buộc tất cả công dân trong đế quốc La-Mã phải tôn thờ ông ta. Ai chọn hoàng đế Domitian là "Chúa và Thiên Chúa" của họ thì họ sẽ được sống, còn những ai từ chối thì bị tra tấn và giết chết. Rõ ràng là các bài Kinh Thánh được đọc trong mùa Phục Sinh được trích trong sách Khải Huyền đã thu hút các tù nhân đang bị gian truân, vì sách Khải Huyền được viết để bừng lên hy vọng cho những người gặp đau khổ.
Trong thị kiến, thánh Gioan trông thấy một đoàn người thật đông "thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước, và mọi ngôn ngữ”, đứng trước ngai Thiên Chúa và Con Chiên. Họ đã "trải qua cơn thử thách lớn lao". Con Chiên là hình ảnh Con Chiên trong lễ Vượt Qua và việc Thiên Chúa cứu thoát dân Israel ra khỏi chốn lưu đày ở Ai Cập (Xh 12). Và cũng là hình ảnh con chiên miêu tả trong sách ngôn sứ Isaia: "Như chiên bị đem đi làm thịt" (Is 53: 7). Sách Khải Huyền trích Kinh Thánh Do Thái để giúp giải thích sự chết và sự cứu chuộc của Chúa Giêsu. Các Kitô hữu bị bắt bớ đã được thanh tẩy bởi cái chết của Chúa Kitô là máu cứu chuộc của Con Chiên.
Hãy tưởng tượng những người tôi tớ khi bị đau khổ triền miên lại được lãnh nhận tin của thánh Gioan sẽ được an ủi biết chừng nào. Sự đau khổ của họ là một chứng nhân cho thế giới biết được đức tin của họ vào Chúa Kitô. Vì hy lễ của Con Chiên những đau khổ của họ sẽ kết thúc, và họ sẽ vui vẻ mừng lễ tiệc trên thiên đàng. Hãy nghe lời hứa: Rồi "họ sẽ không còn bị đói khát nữa. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt cho họ".
Các Kitô hữu chịu đau khổ vì đức tin được hứa hưởng một tương lai sáng chói. Hãy tưởng tượng những gì một tù nhân trong nhà tù đầy bạo lực của đất nước chúng ta. Họ phải cố gắng chịu đựng những đau khổ triền miên để sống đức tin của họ. Đến mùa Phục Sinh những người trở lại đạo được chịu phép rửa tội trong nhà nguyện trong nhà tù, và trong những nhà tù ở khắp cả nước. Chúng ta cầu nguyện với họ, và với những người khác trên khắp thế giới đang bị đau khổ vì đức tin.
Trong thị kiến, thánh Gioan trông thấy một số đông người thờ lạy trong sân thiên đàng. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên. Thánh Gioan dựa vào lời hứa của Thiên Chúa cho ông Abraham là con cháu dòng dõi ông ta và bà Sarah sẽ đông đúc như "bụi trên mặt đất". Không phải các con số đông đầy ấn tượng và đáng kinh ngạc, Nhưng là sự đa dạng chủng tộc thuộc "mọi dân tộc, mọi sắc tộc, mọi quốc gia và mọi ngôn ngữ". Thị kiến của thánh Gioan thách thức quan niệm hẹp hòi về những người được Thiên Chúa mến yêu. Tình yêu thương của Thiên Chúa bao trùm vũ trụ. Điều gì hòa hợp những người đó trên thiên đàng không nói đến quốc tịch hay chủng tộc, nhưng do việc họ cùng nhau thờ phượng Con Chiên.
Người ta thường nói, sáng Chúa Nhật là thời gian mọi người sống riêng tư và tách biệt hơn với những ngày khác trong tuần. Những thị kiến của thánh Gioan nới về sự an ủi trong tương lai của những người bị đau khổ về đức tin, và đó cũng là một thách thức cho chúng ta hiện nay. Thánh Gioan trông thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm được đứng trước ngai. Còn cộng đoàn phụng vụ của chúng ta thì sao? Có chào đón những người thiểu số, những người mới định cư, những người bị rối về tinh thần và thể xác, người già nua, người trẻ tuổi không? Việc cử hành phụng vụ của chúng ta có bao gồm tất cả hay không? Trong khi chúng ta thờ phượng trước bàn thờ, có phụ nữ, có người da màu, người vừa tạm cư để giúp trên cung thánh hay không?
Con Chiên "ngự trên ngai", và cùng lúc đó chăn dắt đàn chiên là các tín hữu đến "nguồn nước trường sinh". Cả hai hình ảnh Con Chiên và người Mục Tử chăm sóc là một sự an ủi cho cộng đoàn đang đau khổ của chúng ta và cho các tú nhân đang bị cô lập trong những phòng giam khi họ nghe đọc bài sách này.
Con Chiên là hình ảnh nhắc chúng ta về Chúa Kitô đau khổ. Chúng ta cũng lưu ý rằng; Chúa Giêsu, vị Mục Tử ủy thác sự chăm sóc cộng đoàn cho anh chị em chúng ta. Chúng ta hãy thực hiện ngay từ bây giờ. Đó là lời nhắc của Thánh Gioan để một ngày nào đó chúng ta sẽ trở nên một cộng đoàn lớn lao cùng nhau thờ phượng trước ngai Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
4th SD OF EASTER - C-
Acts 13: 43-52; Psalm 100; Rev. 7: 9, 14-17; John 10: 27-30
You know, don’t you, there are Bible readers in prison? There are also scripture study groups led by volunteers from the outside and some by the prisoners themselves. Volunteers and religious communities also donate Bibles for the women and men inmates. These prisoners don’t get extra benefits from the prison administration; nor do they get time reduced from their sentences if they belong to a scripture group. As they live under the harsh prison conditions the word of God provides consolation and hope when none seem possible.
Like some of you I have been a volunteer at the prisons near where I have lived. If I were asked, "Which book of the Bible is the most popular among prisoners?" – I am not sure about the most popular; but a favorite, from my informal survey, is the Book of Revelation. I have to admit I don’t spend a lot of time reading Revelation. I can’t remember the last time I preached from it. So, I challenge myself and you preachers to attempt a preaching from Revelation, at least once, this Easter season. I also encourage you who will be attending Mass these weeks to jump into Revelation – which can be quite a bracing swim.
First, some background. The liturgical readings from Revelation selected for these post-Easter Sundays give a clue about the person writing and the conditions the Christian community was experiencing. The weekly sequence of Revelation readings began with John’s self description:
"I John, your brother, who shares with you the distress, the Kingdom and the endurance we have in Jesus, found myself on the island called Patmos because I proclaimed God’s word and gave testimony to Jesus". - (Rev 9:9 – 2nd Sunday of Easter)
The clues are there: the early Christian community was under stress; as it always has been, right up to the present. For what particular reason? John spells it out, "I proclaimed God’s word and gave testimony to Jesus." Faithful witnesses to Jesus Christ have suffered since the very beginning of the church.
The immediate audience for this apocalyptic writing were believers who suffered under the persecution of the emperor Domitian, who claimed the title, "Lord and God." He demanded worship from all people in the Roman empire. Those who chose Domitian as their "Lord and God" survived; those who refused were tortured and killed. It is clear from these Easter season readings why inmates in prison and Christians under stress, would be drawn to Revelation – it was written to stir hope for people suffering.
John, the visionary, describes huge crowds, "from every nation, race, people and tongue" before the throne of God and the Lamb." They have "survived the time of great distress." The lamb image recalls the Passover lamb and God’s deliverance of the Israelites from Egyptian slavery (Ex 12) – and also the lamb the prophet Isaiah describes: "like a lamb that is led to the slaughter" (Is. 53:2). Revelation draws from the Hebrew texts to help us interpret Jesus’ saving death. Christians who suffer persecution have been purified by Christ death, the Lamb’s saving blood.
Imagine how those suffering servants who received the John’s message were comforted. Their sufferings were a witness to the world of their faith in Christ. Because of the Lamb’s sacrifice their trials will come to an end and they will celebrate the heavenly feast. Hear the promise: Then "they will not go hungry or thirst anymore… God will wipe away every tear from their eyes."
Christians suffering for their faith are promised a glorious future. Imagine what an inmate in one of our violent prisons (and most are!) must endure trying to practice their faith. At Easter time converts to the faith were baptized in prison chapels throughout the country. We pray with them and others throughout the world suffering for their beliefs.
In his vision John saw a vast multitude worshiping in the heavenly court, standing before the throne and the Lamb. He’s drawing on God’s promise to Abraham that his and Sarah’s descendants will be as numerous as "the dust of the earth" (Gen 13:16). It is not just a matter of impressive numbers, but the diversity of peoples from every "nation, race, people and tongue." John’s vision challenges our narrow and exclusive notions of those who are favored by God. God’s embrace is wide. What unites those people in the heavenly court has nothing to do with nationality or race, but their common worship of the Lamb.
It has been said Sunday morning is the most segregated time of the week. John’s vision may be about the future consolation of those who suffer for their faith, but it is also a challenge to us now. He saw a vast and diverse multitude before the throne. How inclusive and welcoming are our worshiping communities to minorities, newcomers, physically and mentally challenged, the elderly and the young. How inclusive are our liturgical celebrations? As we worship before the altar are there women, people of color, recent immigrants ministering in the sanctuary?
The Lamb "sits at the center of the throne" and, at the same time, shepherds the faithful to "springs of life-giving waters." The dual images of both the Lamb and nurturing shepherd are a comfort to those in the congregation currently suffering and to the prisoner isolated in his/her cell reading this passage.
The Lamb is an image that reminds us of Christ suffering for us. We also note Jesus, the shepherd’s, mandate to care for the least of his brothers and sisters. We do this now, reminded by John, the visionary, that one day we will be a vast and diverse community, before the throne worshiping our saving God together.
Chắc các bạn biết là trong lao tù có người đọc sách Kinh Thánh. Và cũng có những nhóm người học Kinh Thánh, do những người tình nguyện từ bên ngoài vào và cũng có người tình nguyện trong lao tù giúp đở. Có người tình nguyện và có các cộng đoàn tín hữu tặng sách Kinh Thánh cho các tù nhân. Các tù nhân không có gì được ban giám đốc nhà lao tặng cả. Họ cũng không được bớt thì giờ làm việc ở trong khám nếu họ thuộc một nhóm học Kinh Thánh. Vì họ sống trong hoàn cảnh khó khăn cùa nhà tù, Lời của Chúa mang đến cho họ niềm an ủi và hy vọng khi không có gì có thể giúp đở họ.
Cũng như các bạn tôi đã tình nguyện vào giúp tù nhân trong một nhà lao gần chỗ tôi ở. Nếu có ai hỏi tôi "sách nào trong bộ Kinh Thánh là sách các tù nhân thích nhất?". Tôi không biết chắc sách nào họ thường đọc, nhưng theo điều tra của tôi thì sách Khải Huyền là sách họ thích nhất. Tôi phải công nhận là tôi không dành nhiều thì giờ để đọc sách Khải Huyền. Tôi cũng không nhớ lần nào là lần cuối tôi đã giảng về sách Khải Huyền. Vì thế tôi tự thách thức bản thân và các bạn thuyết giảng nên cố gắng giảng về sách Khải Huyền, ít nhất một lần trong mùa Phục Sinh. Tôi cũng khuyến khích các bạn sẽ đến dự thánh lễ trong những tuần này hãy đọc sách Khải Huyền, vi đó thật là một sách khó hiểu.
Trước hết, hãy xem một số nền tảng: Các bài đọc trong Phụng vụ trích trong sách Khải Huyền được chọn trong các ngày Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh. Chúng ta nên biết chút ít về tác giả của sách Khải Huyền và về hoàn cảnh các cộng đoàn Kitô hữu đang sống trong thời gian đó. Các bài đọc của sách Khải Huyền bắt đầu với sự miêu tả của thánh Gioan, là tác giả: "Tôi là Gioan, một người của anh em. Tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giêsu. Lúc ấy tôi đang ở đảo gọi là Pát mô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu" (Kh 1: 1-9 – Chúa Nhật 2 Phục sinh).
Ý chính là ở đó: cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đang bị gian truân, như hoàn cảnh thường xãy ra trong Giáo hội cho đến bây giờ. Vì lý do gì? Thánh Gioan nói rõ "Tôi rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu" Nhân chứng trung thành của Chúa Giêsu Kitô đã bị gian truân ngay từ lúc bắt đầu của Giáo hội.
Thính giả của bài văn về thời cùng tận là những tín hữu phải chịu cực khổ dưới thời bắt bớ của Hoàng đế Domitian là người tự xưng mình là "Chúa và Thiên Chúa". Hoàng đế bắt buộc tất cả công dân trong đế quốc La-Mã phải tôn thờ ông ta. Ai chọn hoàng đế Domitian là "Chúa và Thiên Chúa" của họ thì họ sẽ được sống, còn những ai từ chối thì bị tra tấn và giết chết. Rõ ràng là các bài Kinh Thánh được đọc trong mùa Phục Sinh được trích trong sách Khải Huyền đã thu hút các tù nhân đang bị gian truân, vì sách Khải Huyền được viết để bừng lên hy vọng cho những người gặp đau khổ.
Trong thị kiến, thánh Gioan trông thấy một đoàn người thật đông "thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước, và mọi ngôn ngữ”, đứng trước ngai Thiên Chúa và Con Chiên. Họ đã "trải qua cơn thử thách lớn lao". Con Chiên là hình ảnh Con Chiên trong lễ Vượt Qua và việc Thiên Chúa cứu thoát dân Israel ra khỏi chốn lưu đày ở Ai Cập (Xh 12). Và cũng là hình ảnh con chiên miêu tả trong sách ngôn sứ Isaia: "Như chiên bị đem đi làm thịt" (Is 53: 7). Sách Khải Huyền trích Kinh Thánh Do Thái để giúp giải thích sự chết và sự cứu chuộc của Chúa Giêsu. Các Kitô hữu bị bắt bớ đã được thanh tẩy bởi cái chết của Chúa Kitô là máu cứu chuộc của Con Chiên.
Hãy tưởng tượng những người tôi tớ khi bị đau khổ triền miên lại được lãnh nhận tin của thánh Gioan sẽ được an ủi biết chừng nào. Sự đau khổ của họ là một chứng nhân cho thế giới biết được đức tin của họ vào Chúa Kitô. Vì hy lễ của Con Chiên những đau khổ của họ sẽ kết thúc, và họ sẽ vui vẻ mừng lễ tiệc trên thiên đàng. Hãy nghe lời hứa: Rồi "họ sẽ không còn bị đói khát nữa. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt cho họ".
Các Kitô hữu chịu đau khổ vì đức tin được hứa hưởng một tương lai sáng chói. Hãy tưởng tượng những gì một tù nhân trong nhà tù đầy bạo lực của đất nước chúng ta. Họ phải cố gắng chịu đựng những đau khổ triền miên để sống đức tin của họ. Đến mùa Phục Sinh những người trở lại đạo được chịu phép rửa tội trong nhà nguyện trong nhà tù, và trong những nhà tù ở khắp cả nước. Chúng ta cầu nguyện với họ, và với những người khác trên khắp thế giới đang bị đau khổ vì đức tin.
Trong thị kiến, thánh Gioan trông thấy một số đông người thờ lạy trong sân thiên đàng. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên. Thánh Gioan dựa vào lời hứa của Thiên Chúa cho ông Abraham là con cháu dòng dõi ông ta và bà Sarah sẽ đông đúc như "bụi trên mặt đất". Không phải các con số đông đầy ấn tượng và đáng kinh ngạc, Nhưng là sự đa dạng chủng tộc thuộc "mọi dân tộc, mọi sắc tộc, mọi quốc gia và mọi ngôn ngữ". Thị kiến của thánh Gioan thách thức quan niệm hẹp hòi về những người được Thiên Chúa mến yêu. Tình yêu thương của Thiên Chúa bao trùm vũ trụ. Điều gì hòa hợp những người đó trên thiên đàng không nói đến quốc tịch hay chủng tộc, nhưng do việc họ cùng nhau thờ phượng Con Chiên.
Người ta thường nói, sáng Chúa Nhật là thời gian mọi người sống riêng tư và tách biệt hơn với những ngày khác trong tuần. Những thị kiến của thánh Gioan nới về sự an ủi trong tương lai của những người bị đau khổ về đức tin, và đó cũng là một thách thức cho chúng ta hiện nay. Thánh Gioan trông thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm được đứng trước ngai. Còn cộng đoàn phụng vụ của chúng ta thì sao? Có chào đón những người thiểu số, những người mới định cư, những người bị rối về tinh thần và thể xác, người già nua, người trẻ tuổi không? Việc cử hành phụng vụ của chúng ta có bao gồm tất cả hay không? Trong khi chúng ta thờ phượng trước bàn thờ, có phụ nữ, có người da màu, người vừa tạm cư để giúp trên cung thánh hay không?
Con Chiên "ngự trên ngai", và cùng lúc đó chăn dắt đàn chiên là các tín hữu đến "nguồn nước trường sinh". Cả hai hình ảnh Con Chiên và người Mục Tử chăm sóc là một sự an ủi cho cộng đoàn đang đau khổ của chúng ta và cho các tú nhân đang bị cô lập trong những phòng giam khi họ nghe đọc bài sách này.
Con Chiên là hình ảnh nhắc chúng ta về Chúa Kitô đau khổ. Chúng ta cũng lưu ý rằng; Chúa Giêsu, vị Mục Tử ủy thác sự chăm sóc cộng đoàn cho anh chị em chúng ta. Chúng ta hãy thực hiện ngay từ bây giờ. Đó là lời nhắc của Thánh Gioan để một ngày nào đó chúng ta sẽ trở nên một cộng đoàn lớn lao cùng nhau thờ phượng trước ngai Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
4th SD OF EASTER - C-
Acts 13: 43-52; Psalm 100; Rev. 7: 9, 14-17; John 10: 27-30
You know, don’t you, there are Bible readers in prison? There are also scripture study groups led by volunteers from the outside and some by the prisoners themselves. Volunteers and religious communities also donate Bibles for the women and men inmates. These prisoners don’t get extra benefits from the prison administration; nor do they get time reduced from their sentences if they belong to a scripture group. As they live under the harsh prison conditions the word of God provides consolation and hope when none seem possible.
Like some of you I have been a volunteer at the prisons near where I have lived. If I were asked, "Which book of the Bible is the most popular among prisoners?" – I am not sure about the most popular; but a favorite, from my informal survey, is the Book of Revelation. I have to admit I don’t spend a lot of time reading Revelation. I can’t remember the last time I preached from it. So, I challenge myself and you preachers to attempt a preaching from Revelation, at least once, this Easter season. I also encourage you who will be attending Mass these weeks to jump into Revelation – which can be quite a bracing swim.
First, some background. The liturgical readings from Revelation selected for these post-Easter Sundays give a clue about the person writing and the conditions the Christian community was experiencing. The weekly sequence of Revelation readings began with John’s self description:
"I John, your brother, who shares with you the distress, the Kingdom and the endurance we have in Jesus, found myself on the island called Patmos because I proclaimed God’s word and gave testimony to Jesus". - (Rev 9:9 – 2nd Sunday of Easter)
The clues are there: the early Christian community was under stress; as it always has been, right up to the present. For what particular reason? John spells it out, "I proclaimed God’s word and gave testimony to Jesus." Faithful witnesses to Jesus Christ have suffered since the very beginning of the church.
The immediate audience for this apocalyptic writing were believers who suffered under the persecution of the emperor Domitian, who claimed the title, "Lord and God." He demanded worship from all people in the Roman empire. Those who chose Domitian as their "Lord and God" survived; those who refused were tortured and killed. It is clear from these Easter season readings why inmates in prison and Christians under stress, would be drawn to Revelation – it was written to stir hope for people suffering.
John, the visionary, describes huge crowds, "from every nation, race, people and tongue" before the throne of God and the Lamb." They have "survived the time of great distress." The lamb image recalls the Passover lamb and God’s deliverance of the Israelites from Egyptian slavery (Ex 12) – and also the lamb the prophet Isaiah describes: "like a lamb that is led to the slaughter" (Is. 53:2). Revelation draws from the Hebrew texts to help us interpret Jesus’ saving death. Christians who suffer persecution have been purified by Christ death, the Lamb’s saving blood.
Imagine how those suffering servants who received the John’s message were comforted. Their sufferings were a witness to the world of their faith in Christ. Because of the Lamb’s sacrifice their trials will come to an end and they will celebrate the heavenly feast. Hear the promise: Then "they will not go hungry or thirst anymore… God will wipe away every tear from their eyes."
Christians suffering for their faith are promised a glorious future. Imagine what an inmate in one of our violent prisons (and most are!) must endure trying to practice their faith. At Easter time converts to the faith were baptized in prison chapels throughout the country. We pray with them and others throughout the world suffering for their beliefs.
In his vision John saw a vast multitude worshiping in the heavenly court, standing before the throne and the Lamb. He’s drawing on God’s promise to Abraham that his and Sarah’s descendants will be as numerous as "the dust of the earth" (Gen 13:16). It is not just a matter of impressive numbers, but the diversity of peoples from every "nation, race, people and tongue." John’s vision challenges our narrow and exclusive notions of those who are favored by God. God’s embrace is wide. What unites those people in the heavenly court has nothing to do with nationality or race, but their common worship of the Lamb.
It has been said Sunday morning is the most segregated time of the week. John’s vision may be about the future consolation of those who suffer for their faith, but it is also a challenge to us now. He saw a vast and diverse multitude before the throne. How inclusive and welcoming are our worshiping communities to minorities, newcomers, physically and mentally challenged, the elderly and the young. How inclusive are our liturgical celebrations? As we worship before the altar are there women, people of color, recent immigrants ministering in the sanctuary?
The Lamb "sits at the center of the throne" and, at the same time, shepherds the faithful to "springs of life-giving waters." The dual images of both the Lamb and nurturing shepherd are a comfort to those in the congregation currently suffering and to the prisoner isolated in his/her cell reading this passage.
The Lamb is an image that reminds us of Christ suffering for us. We also note Jesus, the shepherd’s, mandate to care for the least of his brothers and sisters. We do this now, reminded by John, the visionary, that one day we will be a vast and diverse community, before the throne worshiping our saving God together.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
23:59 08/05/2019
4. Coi nhẹ mình là đường tắt để tu sửa đức hoàn thiện, là căn do bình an của nội tâm. (Thánh John Berchmens)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Jean Vanier, Người sáng lập ra Tổ chức Cầu Vồng “Trung tâm nuôi dưỡng người Khuyết tật” đã qua đời ở tuổi 90
Thanh Quảng sdb
06:13 08/05/2019
Jean Vanier, Người sáng lập ra Tổ chức Cầu Vồng “Trung tâm nuôi dưỡng người Khuyết tật” (L’ Arche) đã qua đời ở tuổi 90
Ông Jean vanier đã dành trọn cuộc đời để nhóm lên niềm hy vọng cho những người đau khổ theo "Sứ điệp của Tin Mừng”, mà theo ông tất cả chúng ta được mời gọi sống lòng thương xót! Bởi vì nếu chúng ta sống lòng từ bi, là chúng ta nên giống Chúa Giêsu ".
Jean Vanier, người sáng lập ra Tổ chức “Cầu Vồng” L'rche vào năm 1964, là một tổ chức nâng đỡ những người khuyết tật, ông đã qua đời trong đêm 6/5/2019, hưởng thọ 90 tuổi. Tổ chức của ông hoạt động trên khắp thế giới, có khoảng 150 trung tâm. Ông đã bị ung thư và được chữa trị tại một cơ sở của Tổ chức tại Paris.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được thông báo về cái chết của ông và vị giám đốc của Văn phòng Báo chí Vatican là ông Alessandro Gisotti cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô đã "cầu nguyện cho ông và toàn thể tổ chức của ông". Ông Jean Vanier đã được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 21 tháng 3 năm 2014, và được Đức Thánh Cha tặng cho một tước hiệu là “một người đàn ông có nụ cười tươi”.
Ông Jean vanier được sinh ra tại Geneva vào ngày 10 tháng 9 năm 1928; là một cựu sĩ quan Hải quân Canada, và là đồng sáng lập viên của phong trào "Niềm Tin và Ánh sáng” - “Foi et Lumiere" (Faith and Light) vào năm 1971. Ông là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân và năm 2015 ông đã được một giải thưởng cao quí tên là “Templeton”, một trong những giải thưởng cao quí nhất trong lãnh vực tôn giáo được trao tặng hàng năm cho các nhân vật sáng giá đã xả thân làm việc từ thiện.
Danh ngôn của Jean Vanier: “Người khuyết tật là chứng nhân vĩ đại của Thiên Chúa”
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh Vatican, ông đã phát biểu: "Nhiệm vụ của chúng ta (xem video của Vatican News) – đang đối diện với một thế giới cực kỳ bi thương của nghèo đói và đau khổ, của những con người bị bỏ rơi... nên chúng ta bất luận thuộc về tôn giáo hay văn hóa khác biệt đều có thể gặp gỡ nhau, trở thành những thiện nguyện viên giúp xoa dịu bớt đi những thương đau và làm thay đổi cuộc sống đáng thương cho những người khuyết tật, đem lại cho họ chút hạnh phúc! Chúng ta phải ước muốn trở thành một dấu chỉ của hy vọng và chuyển nhượng đến cho họ một sứ điệp của Thiên Chúa rằng họ đều là con cái đáng yêu của Thiên Chúa.
Những người khuyết tật dẫn chúng ta đến gần Thiên Chúa
Nhân dịp lãnh Giải thưởng Templeton, một lần nữa Đài phát thanh Vatican lại phỏng vấn ông và được ông cho hay: "Giải thưởng này thu hút sự chú tâm của thế giới về người khuyết tật, và điều này rất quan trọng, vì như chủ trương của phong trào “Đức tin và Ánh sáng” cho thấy những người khuyết tật thật là những con người siêu phàm!
Bất cứ ai có lòng trắc ẩn đối với người khác thì giống Chúa Giêsu
Jean Vanier nhắc cho chúng ta về cái tầm quan trọng của việc cùng nhau chung sống như sau: "Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng ngày nay cần phải có những cộng đồng sống theo các giá trị Tin Mừng: đó là cùng nhau chung sống, theo tinh thần Phúc âm và khám phá ra rằng cuộc sống của các Mối Phúc Thật, một cuộc sống theo Tin Mừng Phúc âm có thể được thực hiện một cách rất đơn giản là cùng nhau chung sống.... Sứ điệp của Tin Mừng mời gọi chúng ta hãy có lòng từ bi; nếu bạn là một người có lòng từ bi thương xót thì bạn sống giống như Chúa Giêsu.
Phúc âm của niềm vui
Trong một cuộc phỏng vấn khác, Jean Vanier nhấn mạnh tới tầm quan trọng của niềm vui Tin mừng: "Truyền giáo là sống niềm vui, bởi vì chúng ta là những người đã lãnh nhận Tin mừng! Thế giới không thể chỉ là một thế giới của bạo lực, mà là thế giới của tình yêu do Đấng đã từ trời xuống thế làm người mang đến, Chúa đến để mặc khải cho chúng ta về một Thiên Chúa yêu thương nhân loại... Điều này không có nghĩa là không còn cái ác nữa! Thế giới này vẫn còn có bất công và bạo lực, chúng hiện hữu ngay trong con người chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu thì mạnh mẽ hơn, Ngài đem lại cho chúng ta hy vọng và Ngài trợ lực chúng ta...
Jean Vanier gặp gỡ ĐTC Phanxicô |
Ông Jean vanier đã dành trọn cuộc đời để nhóm lên niềm hy vọng cho những người đau khổ theo "Sứ điệp của Tin Mừng”, mà theo ông tất cả chúng ta được mời gọi sống lòng thương xót! Bởi vì nếu chúng ta sống lòng từ bi, là chúng ta nên giống Chúa Giêsu ".
Jean Vanier, người sáng lập ra Tổ chức “Cầu Vồng” L'rche vào năm 1964, là một tổ chức nâng đỡ những người khuyết tật, ông đã qua đời trong đêm 6/5/2019, hưởng thọ 90 tuổi. Tổ chức của ông hoạt động trên khắp thế giới, có khoảng 150 trung tâm. Ông đã bị ung thư và được chữa trị tại một cơ sở của Tổ chức tại Paris.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được thông báo về cái chết của ông và vị giám đốc của Văn phòng Báo chí Vatican là ông Alessandro Gisotti cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô đã "cầu nguyện cho ông và toàn thể tổ chức của ông". Ông Jean Vanier đã được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 21 tháng 3 năm 2014, và được Đức Thánh Cha tặng cho một tước hiệu là “một người đàn ông có nụ cười tươi”.
Ông Jean vanier được sinh ra tại Geneva vào ngày 10 tháng 9 năm 1928; là một cựu sĩ quan Hải quân Canada, và là đồng sáng lập viên của phong trào "Niềm Tin và Ánh sáng” - “Foi et Lumiere" (Faith and Light) vào năm 1971. Ông là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân và năm 2015 ông đã được một giải thưởng cao quí tên là “Templeton”, một trong những giải thưởng cao quí nhất trong lãnh vực tôn giáo được trao tặng hàng năm cho các nhân vật sáng giá đã xả thân làm việc từ thiện.
Danh ngôn của Jean Vanier: “Người khuyết tật là chứng nhân vĩ đại của Thiên Chúa”
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh Vatican, ông đã phát biểu: "Nhiệm vụ của chúng ta (xem video của Vatican News) – đang đối diện với một thế giới cực kỳ bi thương của nghèo đói và đau khổ, của những con người bị bỏ rơi... nên chúng ta bất luận thuộc về tôn giáo hay văn hóa khác biệt đều có thể gặp gỡ nhau, trở thành những thiện nguyện viên giúp xoa dịu bớt đi những thương đau và làm thay đổi cuộc sống đáng thương cho những người khuyết tật, đem lại cho họ chút hạnh phúc! Chúng ta phải ước muốn trở thành một dấu chỉ của hy vọng và chuyển nhượng đến cho họ một sứ điệp của Thiên Chúa rằng họ đều là con cái đáng yêu của Thiên Chúa.
Những người khuyết tật dẫn chúng ta đến gần Thiên Chúa
Nhân dịp lãnh Giải thưởng Templeton, một lần nữa Đài phát thanh Vatican lại phỏng vấn ông và được ông cho hay: "Giải thưởng này thu hút sự chú tâm của thế giới về người khuyết tật, và điều này rất quan trọng, vì như chủ trương của phong trào “Đức tin và Ánh sáng” cho thấy những người khuyết tật thật là những con người siêu phàm!
Jean Vanier gặp gỡ Thánh Giáo Hoàng John Paul II |
Bất cứ ai có lòng trắc ẩn đối với người khác thì giống Chúa Giêsu
Jean Vanier nhắc cho chúng ta về cái tầm quan trọng của việc cùng nhau chung sống như sau: "Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng ngày nay cần phải có những cộng đồng sống theo các giá trị Tin Mừng: đó là cùng nhau chung sống, theo tinh thần Phúc âm và khám phá ra rằng cuộc sống của các Mối Phúc Thật, một cuộc sống theo Tin Mừng Phúc âm có thể được thực hiện một cách rất đơn giản là cùng nhau chung sống.... Sứ điệp của Tin Mừng mời gọi chúng ta hãy có lòng từ bi; nếu bạn là một người có lòng từ bi thương xót thì bạn sống giống như Chúa Giêsu.
Phúc âm của niềm vui
Trong một cuộc phỏng vấn khác, Jean Vanier nhấn mạnh tới tầm quan trọng của niềm vui Tin mừng: "Truyền giáo là sống niềm vui, bởi vì chúng ta là những người đã lãnh nhận Tin mừng! Thế giới không thể chỉ là một thế giới của bạo lực, mà là thế giới của tình yêu do Đấng đã từ trời xuống thế làm người mang đến, Chúa đến để mặc khải cho chúng ta về một Thiên Chúa yêu thương nhân loại... Điều này không có nghĩa là không còn cái ác nữa! Thế giới này vẫn còn có bất công và bạo lực, chúng hiện hữu ngay trong con người chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu thì mạnh mẽ hơn, Ngài đem lại cho chúng ta hy vọng và Ngài trợ lực chúng ta...
Nữ tử tù Công Giáo bị kết án treo cổ, thoát chết vào giờ thứ 25, đã rời khỏi Pakistan.
Đặng Tự Do
09:07 08/05/2019
Asia Bibi, người mẹ Công Giáo của năm người con đã bị kết án tử hình vì tội báng bổ vào năm 2010 và bị biệt giam trong tám năm, nay đã an toàn rời khỏi Pakistan và đoàn tụ với gia đình tại Canada.
Mặc dù chính quyền Pakistan từ chối xác nhận sự ra đi hay điểm đến của cô, luật sư của Bibi, Saif ul Malook, đã xác nhận với BBC rằng cô đã đến Canada.
Trong một bản án mang tính bước ngoặt, Tòa án Tối cao Pakistan đã đưa ra phán quyết cô vô tội vào cuối tháng 10 năm ngoái và ra lệnh phóng thích cô khỏi nhà tù ngay lập tức.
Tuy nhiên, phán quyết này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình bạo lực trên toàn quốc của các thành phần Hồi Giáo cực đoan. Bạo lực chỉ chấm dứt sau khi chính phủ đồng ý ngăn Bibi xuất cảnh cho đến khi một phiên tòa xử lại vụ án của cô diễn ra.
Vài ngày sau phán quyết của tòa án hồi cuối tháng Mười, cô đã được đưa từ một nhà tù ở Multan tới thủ đô Islamabad, nơi cô được tường thuật là sống trong một ngôi nhà an toàn được canh phòng cẩn mật trong khi chờ đoàn tụ với gia đình đang sống ở một địa điểm không được tiết lộ ở Canada.
Tối Cao Pháp Viện Pakistan, trong phiên xử lại, đã giữ nguyên phán quyết tha bổng Bibi vào ngày 29 tháng Giêng, và cho phép cô rời khỏi Pakistan.
BBC dẫn lời luật sư của cô nói rằng cô đã được đưa đến nơi an toàn ở Canada.
Source:Catholic HeraldAsia Bibi leaves Pakistan
Mặc dù chính quyền Pakistan từ chối xác nhận sự ra đi hay điểm đến của cô, luật sư của Bibi, Saif ul Malook, đã xác nhận với BBC rằng cô đã đến Canada.
Trong một bản án mang tính bước ngoặt, Tòa án Tối cao Pakistan đã đưa ra phán quyết cô vô tội vào cuối tháng 10 năm ngoái và ra lệnh phóng thích cô khỏi nhà tù ngay lập tức.
Tuy nhiên, phán quyết này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình bạo lực trên toàn quốc của các thành phần Hồi Giáo cực đoan. Bạo lực chỉ chấm dứt sau khi chính phủ đồng ý ngăn Bibi xuất cảnh cho đến khi một phiên tòa xử lại vụ án của cô diễn ra.
Vài ngày sau phán quyết của tòa án hồi cuối tháng Mười, cô đã được đưa từ một nhà tù ở Multan tới thủ đô Islamabad, nơi cô được tường thuật là sống trong một ngôi nhà an toàn được canh phòng cẩn mật trong khi chờ đoàn tụ với gia đình đang sống ở một địa điểm không được tiết lộ ở Canada.
Tối Cao Pháp Viện Pakistan, trong phiên xử lại, đã giữ nguyên phán quyết tha bổng Bibi vào ngày 29 tháng Giêng, và cho phép cô rời khỏi Pakistan.
BBC dẫn lời luật sư của cô nói rằng cô đã được đưa đến nơi an toàn ở Canada.
Source:Catholic Herald
Trên đường từ Bắc Macedonia trở về Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô xác nhận: Ủy Ban về Nữ Phó Tế không đạt được nhất trí
Vũ Văn An
19:04 08/05/2019
Theo ký giả Gerard O’Connell của Tạp chí America, số ngày 7 tháng 5, trong chuyến bay từ Skopje, Bắc Macedonia, trở về Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết Ủy Ban về Nữ Phó Tế mà ngài thiết lập 2 năm trước đã không đạt được sự nhất trí về vấn đề nữ phó tế trong Giáo Hội sơ khai.
Ngài nói thêm: các thành viên của Ủy Ban có những lập trường rất khác nhau, và sau 2 năm làm việc, đã ngưng hoạt động. Ngài cho biết vấn đề cần được nghiên cứu thêm nhưng không nói rõ ai sẽ phụ trách việc nghiên cứu thêm này.
Trong cuộc họp báo trên chuyến bay, Đức Giáo Hoàng đã dành khoảng 27 phút để trả lời 4 câu hỏi. Hai câu đầu liên quan đến chuyến thăm Bảo Gia Lợi (Bulgaria) và Bắc Macedonia. Câu hỏi thứ ba về các chia rẽ giữa các vị thượng phụ của Chính Thống Giáo và điều gì đang diễn ra liên quan đến diễn trình phong thánh cho Đức Hồng Y Stepinac vì có sự phản đối của Chính Thống Giáo.
Về vấn đề nữ phó tế, người hỏi cho rằng Giáo Hội Chính Thống Bảo Gia Lợi hiện có các nữ phó tế để công bố Tin Mừng. Đức Giáo Hoàng được nhắc nhở rằng nay mai ngài sẽ gặp Liên Hiệp Quốc Tế Các Bề Trên Cả (tổ chức đã nêu vấn đề cách nay 3 năm), và người hỏi hỏi Đức Giáo Hoàng rằng ngài đã học được gì từ phúc trình của Ủy Ban về thừa tác vụ của phụ nữ trong Giáo Hội sơ khai và liệu ngài đã có quyết định nào về chức nữ phó tế hay không.
Theo O’Connell, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả sự không nhất trí của Ủy Ban như “các con cóc từ các đáy giếng khác nhau”.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng cho rằng “về vấn đề hàng nữ phó tế, có một cách quan niệm không y như viễn kiến về hàng nam phó tế. Thí dụ, các công thức tấn phong [nữ] phó tế được tìm thấy cho đến nay không y hệt như việc tấn phong nam phó tế. Đúng hơn, chúng giống như điều ngày nay là việc chúc lành cho các đan viện mẫu (abbess)”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “Ngay từ đầu, trong Giáo Hội đã có các nữ phó tế, nhưng vấn đề là tư cách phó tế của họ có phải là một cuộc tấn phong bí tích hay không? Thí dụ, họ có phụ giúp trong phụng vụ phép rửa, mà hồi ấy thường là dìm xuống nước, và do đó, khi một phụ nữ chịu phép rửa, thì nữ phó tế phụ giúp... Cũng thế khi xức dầu thân thể”.
Ngài cho hay “đã kiếm được tài liệu cho thấy các nữ phó tế được Đức Giám Mục mời đến khi có cuộc tranh chấp hôn nhân để giải tiêu cuộc hôn nhân này. Các nữ phó tế được phái đi để xem xét các vết bầm tím trên thân thể người phụ nữ bị chồng đánh. Và họ đứng ra làm chứng trước quan tòa”. Nhưng Đức Giáo Hoàng nói “không có chi chắc chắn là việc phong chức của họ dùng cùng một công thức và có cùng một mục đích như việc phong chức cho nam phó tế”.
Ngài cho biết “một số người nói có sự hồ nghi. Ta hãy nghiên cứu thêm. Tôi không sợ nghiên cứu. Nhưng cho đến nay, điều này chưa xẩy ra”.
Hơn nữa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho hay “có điều lạ là nơi có các nữ phó tế thì luôn diễn ra ở một vùng địa dư, phần lớn ở Syria”.
Ngài nói rằng “Tôi tiếp thu tất cả các điều trên từ Ủy Ban. Ủy Ban đã làm một việc tốt và ta có thể dùng việc này để tiến thêm và đem lại một giải đáp dứt khoát, có hoặc không” về điều liệu việc tấn phong họ có y hệt như việc tấn phong nam phó tế hay không.
O’Connell cho hay: trong cuộc gặp gỡ Liên Hiệp Quốc Tế Các Bề Trên Cả Dòng Nữ, một trong các vị này đã hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng “điều gì ngăn cản Giáo Hội bao gồm phụ nữ vào chức phó tế vĩnh viễn, như trong Giáo Hội sơ khai? Tại sao không thiết lập một ủy ban chính thức để nghiên cứu vấn đề?”
Lúc ấy, Đức Giáo Hoàng đã nói với các vị nữ tu rằng ngài hiểu các phụ nữ được mô tả là phó tế trong Tân Ước không được tấn phong như các nam phó tế, tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng vẫn giữ lời hứa sẽ thiết lập một ủy ban nghiên cứu vấn đề.
Hai trong số thành viên của ủy ban này, hồi tháng Giêng vừa qua, cho hay họ đã hoàn tất công việc của họ.
Các thành viên trên đã nói chuyện với tạp chí America cùng tháng. Phyllis Zagano, một tác giả và là giáo sư tôn giáo tại Đại Học Hofstra, và Bernard Pottier, Dòng Tên, một giáo sư tại Học Viện Nghiên Cứu Thần Học (Institut D’Études Théologiques) ở Brussels, nói rằng họ sẽ không nhận định về các khám phá của Ủy Ban. Nhưng họ tường trình rằng theo các tìm tòi của họ, các phụ nữ từng đã làm phó tế tại Âu Châu cả hàng ngìn năm trong các vai trò thừa tác và bí tích khác nhau. Bà Zagano cho hay: “Họ xức dầu các nữ bệnh nhân; họ đem mình thánh tới các nữ bệnh nhân”.
Họ cũng dự vào phép rửa, làm thủ qũy, và ít nhất một trường hợp, dự vào việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Bà Zagano cho biết “Có việc tấn phong... Và chứng cớ đáng lưu ý nhất là sự kiện nghi thức tấn phong đối với các nữ phó tế [được chúng tôi khám phá] y hệt như nghi thức tấn phong nam phó tế”.
Cha Pottier lúc ấy cho biết cha có thể tìm được những bằng chứng mạnh mẽ về các nữ phó tế trong các ghi chép và lịch sử Giáo Hội nhưng “không phải khắp nơi và không luôn luôn có vì đây cũng là quyết định của vị giám mục [địa phương]”.
Đức Giáo Hoàng không cho các ký giả hay bước kế tiếp nào sẽ được đưa ra về vấn đề nữ phó tế.
Ngài nói với các ký giả: “ngày nay, không ai nói thế, nhưng 30 năm trước, một số nhà thần học nói rằng không hề có các nữ phó tế vì phụ nữ thuộc hàng hai trong Giáo Hội và không phải chỉ trong Giáo Hội mà thôi”. Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói “điều lạ là thời đó có rất nhiều nữ tư tế ngoại giáo; chức nữ tư tế trong các tín ngưỡng ngoại giáo là việc thông thường”.
Ngài kết luận: “chúng ta đang ở điểm này, và mỗi thành viên vẫn đang nghiên cứu chủ đề riêng của mình”. Quả là “một đa dạng thích thú” (varietas delecta).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Marek Zalewski gặp Caritas Xuân Lộc và dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân.
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
07:41 08/05/2019
Sáng Chúa Nhật III Phục Sinh (5/5/2019), Đức TGM Marek Zalewski đã đáp lại lời mời của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận, để đến gặp gỡ anh chị em Ban BAXH -Caritas Xuân Lộc và dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân tại Giáo xứ Lai Ổn, Hạt Hòa Thanh. Cùng đi với Đức TGM và Đức Cha Chánh Giuse còn có Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận.
Sau phần chào mừng Đức TGM và quý Đức Cha Giáo phận, Cha Giuse Nguyễn Văn Uy, Giám đốc Caritas Xuân Lộc đã giới thiệu với Đức TGM đôi nét về tổ chức và hoạt động của Caritas Giáo phận Xuân Lộc, cũng như công việc đã làm được từ khi thành lập Ban Caritas (2012) cho đến nay.
Xem Hình
Trước khi chia sẻ, trao ban huấn từ với anh chị em Caritas Xuân Lộc và các bệnh nhân, Đức TGM đã cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận vì lời mời chân thành và tốt lành của ngài để có được nhiều cuộc thăm viếng ở nhiều nơi, gặp gỡ được nhiều thành phần trong Giáo phận, những người đang phục vụ vì tình yêu.. đặc biệt gặp gỡ những bệnh nhân, người nghèo, trẻ mồ côi, người khuyết tật tại nơi đây, là những thành phần luôn được Cha trên trời xót thương. Trong vai trò đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô, ngay trong những lời mở đầu, Đức TGM đã gửi lời chào thăm của Đức Thánh Cha và “Đức Thánh Cha biết rất nhiều về Việt Nam, luôn dõi theo Giáo Hội Việt Nam, luôn cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và mọi tín hữu Công Giáo Việt Nam.
“Lòng thương xót của Thiên Chúa và cách thể hiện lòng thương xót Chúa cho người khác” là nội dung chính trong những lời huấn từ của Đức TGM với cộng đoàn hiện diện. “Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người, cho những người đau yếu bệnh tật, bất hạnh, đau khổ được thể hiện qua việc Chúa chịu chết và sống lại.” Ngài nhấn mạnh rằng “chúng ta rất cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình”. Không chỉ là đón nhận, nhưng còn là phải trao ban lòng thương xót của Thiên Chúa cho tha nhân. Vì thế, những cách thức thể hiện lòng thương xót Chúa như thăm viếng, chăm sóc người đau bệnh, tình nguyện làm những công việc bác ái, nói chuyện, chia sẻ, cảm thông nỗi đau khổ, khốn khó của người khác, giúp họ dâng những đau khổ của họ lên Thiên Chúa, cũng như cầu nguyện cho họ…. Với những người đau bệnh, già yếu, khuyết tật, hay trong tình cảnh mồ côi... hãy mang trong mình niềm hy vọng như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói “người đau bệnh cần biết mình đang được nhiều người yêu thương và quan tâm”.
Kết thúc phần gặp gỡ, Đức TGM đã trao quà - do Ban Caritas Xuân Lộc chuẩn bị - đến những bệnh nhân, khuyết tật, người nghèo, những cụ già, các em mồ côi. Dù món quà không mang nặng giá trị vật chất, nhưng cách thức mà Đức TGM gửi trao tận tay mỗi người phần quà, như là biểu tượng của tình yêu, là hình ảnh của lòng thương xót của Thiên Chúa đang dành cho những người đau khổ, khiến họ cảm được mình đang được nhiều người quan tâm và yêu thương.
Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân được cử hành ngay sau phần gặp gỡ, huấn từ. Cùng đồng tế với Đức TGM Marek Zalewskim là quý Đức Cha và quý Cha, cùng với sự tham dự Thánh Lễ trong sốt sắng của cộng đoàn tham dự.
Dựa vào bài Tin Mừng Chúa Nhật III Phục Sinh, Đức TGM đã mời gọi cộng đoàn sùng suy niệm những ý tưởng dựa vào Tin Mừng vừa công bố. Hình ảnh mẻ cá mà Phêrô và các tông đồ thả lưới và bắt được rất nhiều cá nhưng chiếc lưới không hề bị rách. Điều này muốn nói lên rằng, Giáo Hội tựa như chiếc lưới bao bọc rất nhiều thành phần, rất đông con cái nhưng chiếc lưới Giáo Hội vẫn toàn vẹn, không hề bị rách chính là nhờ ân sủng của Chúa Kitô, một Giáo Hội hoàn hảo sau khi Chúa sống lại. Ý tưởng tiếp theo trong bài giảng được đề cập đến sứ mạng Chúa trao cho Phêrô được đặt trên tình yêu mà Phêrô xác tín dành cho Ngài. Và đó cũng là điều mà mỗi một Ki tô hữu cũng sẽ được Đức Giêsu Kitô Phục Sinh hỏi chúng ta “Con có yêu mến Thầy không?” Từ sứ mạng của Thánh Phê rô, Đức TGM đã liên ý đến Đức Thánh Cha Phanxicô và nói với cộng đoàn về trách vụ, sứ mạng chăm sóc đoàn chiên, Giáo Hội mà Chúa Giêsu Kitô trao cho Đức Thánh Cha. Vì thế, Đức TGM mời gọi cộng đoàn hãy yêu mến Đức Thánh Cha và cầu nguyện cho Đấng Kế vị Thánh Phêrô, để Đức Thánh Cha tiếp tục thả lưới, đưa nhiều người về với Chúa, xây dựng và phát triển Giáo Hội của Chúa đã trao ban.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, một lần nữa, Đức TGM đã cám ơn Đức Cha Chánh Giuse, Đức Cha Phụ tá Gioan, Cha Giám Đốc và Cha phó Giám đốc Caritas Giáo phận, quý cha, quý nữ tu, quý ban phục vụ của Giáo xứ Lai Ổn, quý bà con giáo dân, đặc biệt những bệnh nhân, người khuyết tật, già yếu đã đến để cùng hiệp dâng Thánh Lễ và cầu nguyện chung, Ngài cũng nhớ đến và cám ơn anh chị em thành viên Caritas đang tham gia công việc bác ái để làm cho tình yêu của Thiên Chúa được lan tỏa, để rồi “ở bất cứ nơi đâu có những công việc bác ái của tình yêu, ở nơi đó, Thiên Chúa đang hiện diện.”
Chuyến viếng thăm mục vụ, gặp gỡ Ban BAXH- Caritas Xuân Lộc cũng như dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân, người nghèo, khuyết tật, già nua của Đức TGM Marek Zalewskim- đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô - đã kết thúc trong lời tạ ơn Thiên Chúa.
Tin và hình ảnh: Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Sau phần chào mừng Đức TGM và quý Đức Cha Giáo phận, Cha Giuse Nguyễn Văn Uy, Giám đốc Caritas Xuân Lộc đã giới thiệu với Đức TGM đôi nét về tổ chức và hoạt động của Caritas Giáo phận Xuân Lộc, cũng như công việc đã làm được từ khi thành lập Ban Caritas (2012) cho đến nay.
Xem Hình
Trước khi chia sẻ, trao ban huấn từ với anh chị em Caritas Xuân Lộc và các bệnh nhân, Đức TGM đã cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận vì lời mời chân thành và tốt lành của ngài để có được nhiều cuộc thăm viếng ở nhiều nơi, gặp gỡ được nhiều thành phần trong Giáo phận, những người đang phục vụ vì tình yêu.. đặc biệt gặp gỡ những bệnh nhân, người nghèo, trẻ mồ côi, người khuyết tật tại nơi đây, là những thành phần luôn được Cha trên trời xót thương. Trong vai trò đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô, ngay trong những lời mở đầu, Đức TGM đã gửi lời chào thăm của Đức Thánh Cha và “Đức Thánh Cha biết rất nhiều về Việt Nam, luôn dõi theo Giáo Hội Việt Nam, luôn cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và mọi tín hữu Công Giáo Việt Nam.
Kết thúc phần gặp gỡ, Đức TGM đã trao quà - do Ban Caritas Xuân Lộc chuẩn bị - đến những bệnh nhân, khuyết tật, người nghèo, những cụ già, các em mồ côi. Dù món quà không mang nặng giá trị vật chất, nhưng cách thức mà Đức TGM gửi trao tận tay mỗi người phần quà, như là biểu tượng của tình yêu, là hình ảnh của lòng thương xót của Thiên Chúa đang dành cho những người đau khổ, khiến họ cảm được mình đang được nhiều người quan tâm và yêu thương.
Dựa vào bài Tin Mừng Chúa Nhật III Phục Sinh, Đức TGM đã mời gọi cộng đoàn sùng suy niệm những ý tưởng dựa vào Tin Mừng vừa công bố. Hình ảnh mẻ cá mà Phêrô và các tông đồ thả lưới và bắt được rất nhiều cá nhưng chiếc lưới không hề bị rách. Điều này muốn nói lên rằng, Giáo Hội tựa như chiếc lưới bao bọc rất nhiều thành phần, rất đông con cái nhưng chiếc lưới Giáo Hội vẫn toàn vẹn, không hề bị rách chính là nhờ ân sủng của Chúa Kitô, một Giáo Hội hoàn hảo sau khi Chúa sống lại. Ý tưởng tiếp theo trong bài giảng được đề cập đến sứ mạng Chúa trao cho Phêrô được đặt trên tình yêu mà Phêrô xác tín dành cho Ngài. Và đó cũng là điều mà mỗi một Ki tô hữu cũng sẽ được Đức Giêsu Kitô Phục Sinh hỏi chúng ta “Con có yêu mến Thầy không?” Từ sứ mạng của Thánh Phê rô, Đức TGM đã liên ý đến Đức Thánh Cha Phanxicô và nói với cộng đoàn về trách vụ, sứ mạng chăm sóc đoàn chiên, Giáo Hội mà Chúa Giêsu Kitô trao cho Đức Thánh Cha. Vì thế, Đức TGM mời gọi cộng đoàn hãy yêu mến Đức Thánh Cha và cầu nguyện cho Đấng Kế vị Thánh Phêrô, để Đức Thánh Cha tiếp tục thả lưới, đưa nhiều người về với Chúa, xây dựng và phát triển Giáo Hội của Chúa đã trao ban.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, một lần nữa, Đức TGM đã cám ơn Đức Cha Chánh Giuse, Đức Cha Phụ tá Gioan, Cha Giám Đốc và Cha phó Giám đốc Caritas Giáo phận, quý cha, quý nữ tu, quý ban phục vụ của Giáo xứ Lai Ổn, quý bà con giáo dân, đặc biệt những bệnh nhân, người khuyết tật, già yếu đã đến để cùng hiệp dâng Thánh Lễ và cầu nguyện chung, Ngài cũng nhớ đến và cám ơn anh chị em thành viên Caritas đang tham gia công việc bác ái để làm cho tình yêu của Thiên Chúa được lan tỏa, để rồi “ở bất cứ nơi đâu có những công việc bác ái của tình yêu, ở nơi đó, Thiên Chúa đang hiện diện.”
Chuyến viếng thăm mục vụ, gặp gỡ Ban BAXH- Caritas Xuân Lộc cũng như dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân, người nghèo, khuyết tật, già nua của Đức TGM Marek Zalewskim- đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô - đã kết thúc trong lời tạ ơn Thiên Chúa.
Tin và hình ảnh: Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Nhà thờ Bùi Chu và đóng góp của Công Giáo cho xã hội VN
TS Đoàn Xuân Lộc /BBC
08:29 08/05/2019
Báo chí chính thống, mạng xã hội và dư luận Việt Nam nói chung đang quan tâm rất nhiều đến Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Bùi Chu ở Nam Định.
Một bản tin ngày 17/4 trên trang web của Giáo phận cho biết ngôi thánh đường 134 tuổi sẽ phải hạ giải vào ngày 13/05 này. Như bản tin này viết, quyết định hạ giải nhà thờ là một chuyện không dễ dàng đối với Giáo phận Bùi Chu vì "nhà thờ Chính Toà cổ kính, gắn chặt với những thăng trầm của đời sống đức tin giáo phận suốt trên 100 năm."
Trả lời Báo Tiền Phong hôm 4/5, Đức Giám Mục Giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Ðình Hiệu cho biết "nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng".
Ngài cũng nhấn mạnh: "Việc tụ họp hàng nghìn giáo dân để dâng lễ trong khi đó nguy cơ sụp đổ, mất an toàn rất dễ xảy ra. Chính vì thế việc chúng tôi đưa lên hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn tiếp đó là mục đích thờ phượng, sau đó mới tính đến các giá trị khác như kiến trúc, di sản."
'Nhà thờ Bùi Chu: Công trình đặc sắc'
Nhưng vì coi đó là một công trình kiến trúc đặc sắc, là một di sản văn hóa, tinh thần quý, đáng trân trọng, nên được bảo tồn, trong mấy ngày qua nhiều nhân sỹ, trí thức đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, Tòa thánh Vatican hay Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xin can thiệp để duy trì, bảo tồn nó.
Chẳng hạn, một số kiến trúc sư, nhà bảo tồn di sản đã gửi đơn tới Thủ tướng, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) và Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, đề nghị xem xét can thiệp giữ lại ngôi thánh đường. Đơn thư ấy viết ngôi nhà thờ được xây dựng từ năm 1885 "là di sản kiến trúc nghệ thuật và văn hóa, được cha ông từ đời trước dày công tạo dựng một tác phẩm kiến trúc độc đáo không nơi nào ở Việt Nam có được, thuộc hàng di sản văn hóa quốc gia".
Nhóm Bảo vệ di sản Việt Nam (Save Heritage VietNam) cũng gửi thỉnh nguyện thư đến Đức Giáo Hoàng Francis, xin ngài giải cứu nhà thờ. Trong thư, nhóm cho rằng "không thể mô tả toàn diện vẻ đẹp với lối kiến trúc pha trộn Đông Dương bản địa và Ba Rốc (Tây Ban Nha) và trên hết là các giá trị phi vật thể trong lịch sử của ngôi thánh đường này".
Trước sự quan tâm của dư luận nói chung và của các kiến trúc sư, nhà bảo tồn văn hóa, Bộ VH-TT-DL cũng đã vào cuộc. Hôm 7/5, một thứ trưởng của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cũng đã dẫn đầu đoàn công tác của bộ này đi khảo sát thực tế tại nhà thờ Bùi Chu và làm việc với chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Từ trước tới giờ ở Việt Nam hiếm khi, nếu không muốn nói là chưa bao giờ, có một sự quan tâm, phản ứng tích cực, rộng rãi như vậy về một công trình kiến trúc - hay một hoạt động, đóng góp nào đó - của Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam.
Vì không phải là lĩnh vực chuyên môn, tôi không dám bàn đến chuyện nên hạ giải để xây dựng lại Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu hay đại trùng tu để bảo tồn ngôi thánh đường cổ kính này.
Nhưng là một người Công Giáo, tôi vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy vui vui về phản ứng đó vì xem ra những đóng góp của Giáo hội - ít nhất về kiến trúc - đối với đất nước Việt Nam đang được ghi nhận, coi trọng.
Ngoài việc mang đức tin hay một nền văn minh (tình thương) đến Việt Nam, Kitô giáo cũng đem đến cho đất nước này nhiều thứ giá trị khác.
Những kiến trúc độc đáo
Nhà thơ Bùi Chu được bắt đầu xây dựng năm 1884 dưới thời Đức Giám Mục Wenceslao Onate Thuận, một người Tây Ban Nha.
Ngoài Nhà thờ Bùi Chu, còn có nhiều công trình kiến trúc Công Giáo có giá trị khác được khởi công xây dựng vào khoảng thời gian đó - như Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (năm 1887) và Nhà thờ Chính tòa (hay còn gọi là nhà thờ đá) Phát Diệm ở Ninh Bình (năm 1892).
Dù ít được biết đến, ở Yên Thành, Nghệ An có nhà thờ đá Bảo Nham. Nhà thờ đá duy nhất ở Nghệ An và cũng là một công trình kiến trúc kiểu Gothic độc đáo này được cha Adolphe Klinglé, một linh mục người Pháp, còn được biết với cái tên Cố Thông, khởi công xây dựng năm 1888.
Nhưng những nhà thờ cổ kính - hay các công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách châu Âu hay kết hợp văn hóa Đông Tây rất có giá trị - chỉ là bề nổi và một phần nhỏ mà Kitô giáo đã và đang mang đến cho Việt Nam.
Ngôn ngữ
Một đóng góp rất ý nghĩa, to lớn khác của người Công Giáo - mà đến giờ nhiều người ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ vẫn không biết - là chữ quốc ngữ.
Nếu không có cha Alexandre de Rhodes và các giáo sỹ phương Tây khác, chắc nhiều người Việt đã, đang và sẽ phải mù chữ vì chữ Hán hay chữ Nôm rất khó học. Và nếu không có Tiếng Việt, một ngôn ngữ riêng cho chính mình, chắc chắn Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc và như vậy vấn đề thoát Trung đối với Việt Nam đã khó lại càng khó.
Nhưng, phần lớn vì hiềm khích hay nghi kỵ, vai trò, đóng góp của Giáo hội tại Việt Nam thường bị xem nhẹ, lãng quên.
Có những giai đoạn, đạo Công Giáo bị coi là đạo của người Tây, là tà giáo, tả đạo và tất cả những gì liên quan đến Giáo hội đều bị coi là ngoại lai và bị khinh bỉ, loại bỏ.
Trong ba thế kỷ (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX), đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Ðức (1848-1883), nhiều người Công Giáo đã bị bắt bớ, giam cầm, giết hại tàn nhẫn.
Năm 1988, Đức Giáo Hoàng - và nay là Thánh - John Paul II, phong Thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam, trong đó có 96 vị là người Việt Nam, 10 vị thuộc Hội Thừa sai Paris, Pháp và 11 vị thuộc dòng Ða minh Tây Ban Nha. Trong số 96 người Việt, có đến 32 vị thuộc tỉnh Nam Định.
Dù giờ không còn bị bắt bớ, bách hại như trước, người Công Giáo và những cống hiến của họ cũng chưa được hoàn toàn ghi nhận, coi trọng.
Tại một buổi tọa đàm ở Hà Nội Đầu tháng Tư vừa rồi, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, đại học Liège, Vương quốc Bỉ, đã đưa ra một số đề xuất nhằm vinh danh linh mục Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ - như chọn ngày 5/11 (ngày mất của cha Alexandre de Rhodes) làm ngày "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" hay xây dựng một không gian để bảo tồn chữ quốc ngữ.
Không biết những đề xuất, ý nguyện ấy có được lắng nghe, thực hiện hay không. Nhưng đáng lẽ ra những việc làm như vậy phải được Chính phủ hay cơ quan, tổ chức nhà nước của Việt Nam tiến hành từ lâu. Nhưng vì nghi kỵ, những đóng góp to lớn của cha Alexandre de Rhodes vẫn chưa được công nhận.
Giáo dục
Một thế mạnh, ưu tiên và cũng là lĩnh vực khác Giáo hội được mời gọi dấn thân là giáo dục - không chỉ về đức tin, nhân bản, luân lý mà còn về nhiều lĩnh vực khác nhằm thăng tiến con người, phát triển xã hội, đất nước.
Cũng vì vậy, trước đây ở Việt Nam, ngoài các nhà trẻ, có đến cả ngàn trường Công Giáo đủ mọi cấp (từ tiểu học đến đại học), thuộc đủ loại, đủ ngành (như từ trường y, trường dạy nghề đến trường dành cho người khiếm thị khiếm thính, trường miễn phí cho sinh viên, học sinh nghèo), và tiếp nhận học sinh, sinh viên từ mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt tôn giáo.
Chẳng hạn, một tổng kết về tình hình Giáo hội Việt Nam năm 1962-1963 cho thấy lúc đó Giáo hội có đến 93 trường trung học (với hơn 60 ngàn học sinh) và 1122 trường tiểu học (với gần 235 ngàn học sinh).
Theo một thống kê khác, trước 1975 ở miền Nam có đến 145 trường trung học và 1060 trường tiểu học Công Giáo. Ngoài ra, còn có những đại học Công Giáo, như Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Đại học Thành Nhân và Đại học La San ở Sài Gòn.
Nhưng sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam các trường Công Giáo lần lượt đều phải đóng cửa. Hầu hết trường học, cơ sở giáo dục bị tịch thu và Giáo hội không còn được tham gia vào lĩnh vực giáo dục.
Thậm chí, sau này, khi chính quyền Việt Nam không còn 'độc quyền' giáo dục và 'xã hội hóa' lĩnh vực này, cho phép 'tư nhân, thậm chí người nước ngoài, có quyền mở trường tư thục' - như Thư Chung về Giáo dục Kitô Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam năm 2007 nêu - Giáo Hội Công Giáo vẫn phải 'đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xã hội Việt Nam'.
Mãi tới năm 2016, một Học viện Công Giáo mới được chính thức mở cửa. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975, một trường Công Giáo ở cấp trung học hay đại học được thành lập và công khai hoạt động.
Vì luôn muốn thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục, không ngạc nhiên tại những quốc gia tự do, dân chủ, Giáo Hội Công Giáo luôn tham gia rất tích cực vào lĩnh vực này.
Các nước châu Á - như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Philippines - đều có nhiều trường đại học Công Giáo. Nhiều trường - như Catholic University of Korea ở Nam Hàn, Fu Jen Catholic University ở Đài Loan hay De la Salle University ở Philippines - được xếp hạng cao tại những quốc gia đó.
Nếu Giáo hội được tự do tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ở miền Bắc sau năm 1954 hay ở miền Nam sau 1975, chắc chắn giờ ở Việt Nam cũng có một số đại học Công Giáo có uy tín như tại những quốc gia châu Á trên.
Với việc dư luận nói chung và các kiến trúc sư, nhà bảo tồn văn hóa đánh giá cao Nhà thờ Bùi Chu, lên tiếng xin cứu giải, bảo tồn nó và cũng vì vậy, chính quyền Việt Nam đã vào cuộc và tới xem xét, khảo sát, đánh giá, hy vọng rằng xã hội, chính quyền Việt Nam sẽ có một cái nhìn khác và tích cực hơn về Giáo Hội Công Giáo, về những đóng góp, vai trò của Giáo hội trong đời sống xã hội, trong việc phát triển đất nước.
TS Đoàn Xuân Lộc
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một cây bút người Công Giáo hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh Quốc.
Một bản tin ngày 17/4 trên trang web của Giáo phận cho biết ngôi thánh đường 134 tuổi sẽ phải hạ giải vào ngày 13/05 này. Như bản tin này viết, quyết định hạ giải nhà thờ là một chuyện không dễ dàng đối với Giáo phận Bùi Chu vì "nhà thờ Chính Toà cổ kính, gắn chặt với những thăng trầm của đời sống đức tin giáo phận suốt trên 100 năm."
Trả lời Báo Tiền Phong hôm 4/5, Đức Giám Mục Giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Ðình Hiệu cho biết "nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng".
Ngài cũng nhấn mạnh: "Việc tụ họp hàng nghìn giáo dân để dâng lễ trong khi đó nguy cơ sụp đổ, mất an toàn rất dễ xảy ra. Chính vì thế việc chúng tôi đưa lên hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn tiếp đó là mục đích thờ phượng, sau đó mới tính đến các giá trị khác như kiến trúc, di sản."
'Nhà thờ Bùi Chu: Công trình đặc sắc'
Chẳng hạn, một số kiến trúc sư, nhà bảo tồn di sản đã gửi đơn tới Thủ tướng, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) và Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, đề nghị xem xét can thiệp giữ lại ngôi thánh đường. Đơn thư ấy viết ngôi nhà thờ được xây dựng từ năm 1885 "là di sản kiến trúc nghệ thuật và văn hóa, được cha ông từ đời trước dày công tạo dựng một tác phẩm kiến trúc độc đáo không nơi nào ở Việt Nam có được, thuộc hàng di sản văn hóa quốc gia".
Nhóm Bảo vệ di sản Việt Nam (Save Heritage VietNam) cũng gửi thỉnh nguyện thư đến Đức Giáo Hoàng Francis, xin ngài giải cứu nhà thờ. Trong thư, nhóm cho rằng "không thể mô tả toàn diện vẻ đẹp với lối kiến trúc pha trộn Đông Dương bản địa và Ba Rốc (Tây Ban Nha) và trên hết là các giá trị phi vật thể trong lịch sử của ngôi thánh đường này".
Trước sự quan tâm của dư luận nói chung và của các kiến trúc sư, nhà bảo tồn văn hóa, Bộ VH-TT-DL cũng đã vào cuộc. Hôm 7/5, một thứ trưởng của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cũng đã dẫn đầu đoàn công tác của bộ này đi khảo sát thực tế tại nhà thờ Bùi Chu và làm việc với chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Từ trước tới giờ ở Việt Nam hiếm khi, nếu không muốn nói là chưa bao giờ, có một sự quan tâm, phản ứng tích cực, rộng rãi như vậy về một công trình kiến trúc - hay một hoạt động, đóng góp nào đó - của Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam.
Vì không phải là lĩnh vực chuyên môn, tôi không dám bàn đến chuyện nên hạ giải để xây dựng lại Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu hay đại trùng tu để bảo tồn ngôi thánh đường cổ kính này.
Nhưng là một người Công Giáo, tôi vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy vui vui về phản ứng đó vì xem ra những đóng góp của Giáo hội - ít nhất về kiến trúc - đối với đất nước Việt Nam đang được ghi nhận, coi trọng.
Ngoài việc mang đức tin hay một nền văn minh (tình thương) đến Việt Nam, Kitô giáo cũng đem đến cho đất nước này nhiều thứ giá trị khác.
Những kiến trúc độc đáo
Nhà thơ Bùi Chu được bắt đầu xây dựng năm 1884 dưới thời Đức Giám Mục Wenceslao Onate Thuận, một người Tây Ban Nha.
Ngoài Nhà thờ Bùi Chu, còn có nhiều công trình kiến trúc Công Giáo có giá trị khác được khởi công xây dựng vào khoảng thời gian đó - như Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (năm 1887) và Nhà thờ Chính tòa (hay còn gọi là nhà thờ đá) Phát Diệm ở Ninh Bình (năm 1892).
Dù ít được biết đến, ở Yên Thành, Nghệ An có nhà thờ đá Bảo Nham. Nhà thờ đá duy nhất ở Nghệ An và cũng là một công trình kiến trúc kiểu Gothic độc đáo này được cha Adolphe Klinglé, một linh mục người Pháp, còn được biết với cái tên Cố Thông, khởi công xây dựng năm 1888.
Nhưng những nhà thờ cổ kính - hay các công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách châu Âu hay kết hợp văn hóa Đông Tây rất có giá trị - chỉ là bề nổi và một phần nhỏ mà Kitô giáo đã và đang mang đến cho Việt Nam.
Ngôn ngữ
Một đóng góp rất ý nghĩa, to lớn khác của người Công Giáo - mà đến giờ nhiều người ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ vẫn không biết - là chữ quốc ngữ.
Nếu không có cha Alexandre de Rhodes và các giáo sỹ phương Tây khác, chắc nhiều người Việt đã, đang và sẽ phải mù chữ vì chữ Hán hay chữ Nôm rất khó học. Và nếu không có Tiếng Việt, một ngôn ngữ riêng cho chính mình, chắc chắn Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc và như vậy vấn đề thoát Trung đối với Việt Nam đã khó lại càng khó.
Nhưng, phần lớn vì hiềm khích hay nghi kỵ, vai trò, đóng góp của Giáo hội tại Việt Nam thường bị xem nhẹ, lãng quên.
Có những giai đoạn, đạo Công Giáo bị coi là đạo của người Tây, là tà giáo, tả đạo và tất cả những gì liên quan đến Giáo hội đều bị coi là ngoại lai và bị khinh bỉ, loại bỏ.
Trong ba thế kỷ (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX), đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Ðức (1848-1883), nhiều người Công Giáo đã bị bắt bớ, giam cầm, giết hại tàn nhẫn.
Năm 1988, Đức Giáo Hoàng - và nay là Thánh - John Paul II, phong Thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam, trong đó có 96 vị là người Việt Nam, 10 vị thuộc Hội Thừa sai Paris, Pháp và 11 vị thuộc dòng Ða minh Tây Ban Nha. Trong số 96 người Việt, có đến 32 vị thuộc tỉnh Nam Định.
Dù giờ không còn bị bắt bớ, bách hại như trước, người Công Giáo và những cống hiến của họ cũng chưa được hoàn toàn ghi nhận, coi trọng.
Tại một buổi tọa đàm ở Hà Nội Đầu tháng Tư vừa rồi, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, đại học Liège, Vương quốc Bỉ, đã đưa ra một số đề xuất nhằm vinh danh linh mục Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ - như chọn ngày 5/11 (ngày mất của cha Alexandre de Rhodes) làm ngày "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" hay xây dựng một không gian để bảo tồn chữ quốc ngữ.
Không biết những đề xuất, ý nguyện ấy có được lắng nghe, thực hiện hay không. Nhưng đáng lẽ ra những việc làm như vậy phải được Chính phủ hay cơ quan, tổ chức nhà nước của Việt Nam tiến hành từ lâu. Nhưng vì nghi kỵ, những đóng góp to lớn của cha Alexandre de Rhodes vẫn chưa được công nhận.
Giáo dục
Một thế mạnh, ưu tiên và cũng là lĩnh vực khác Giáo hội được mời gọi dấn thân là giáo dục - không chỉ về đức tin, nhân bản, luân lý mà còn về nhiều lĩnh vực khác nhằm thăng tiến con người, phát triển xã hội, đất nước.
Cũng vì vậy, trước đây ở Việt Nam, ngoài các nhà trẻ, có đến cả ngàn trường Công Giáo đủ mọi cấp (từ tiểu học đến đại học), thuộc đủ loại, đủ ngành (như từ trường y, trường dạy nghề đến trường dành cho người khiếm thị khiếm thính, trường miễn phí cho sinh viên, học sinh nghèo), và tiếp nhận học sinh, sinh viên từ mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt tôn giáo.
Chẳng hạn, một tổng kết về tình hình Giáo hội Việt Nam năm 1962-1963 cho thấy lúc đó Giáo hội có đến 93 trường trung học (với hơn 60 ngàn học sinh) và 1122 trường tiểu học (với gần 235 ngàn học sinh).
Theo một thống kê khác, trước 1975 ở miền Nam có đến 145 trường trung học và 1060 trường tiểu học Công Giáo. Ngoài ra, còn có những đại học Công Giáo, như Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Đại học Thành Nhân và Đại học La San ở Sài Gòn.
Nhưng sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam các trường Công Giáo lần lượt đều phải đóng cửa. Hầu hết trường học, cơ sở giáo dục bị tịch thu và Giáo hội không còn được tham gia vào lĩnh vực giáo dục.
Thậm chí, sau này, khi chính quyền Việt Nam không còn 'độc quyền' giáo dục và 'xã hội hóa' lĩnh vực này, cho phép 'tư nhân, thậm chí người nước ngoài, có quyền mở trường tư thục' - như Thư Chung về Giáo dục Kitô Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam năm 2007 nêu - Giáo Hội Công Giáo vẫn phải 'đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xã hội Việt Nam'.
Mãi tới năm 2016, một Học viện Công Giáo mới được chính thức mở cửa. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975, một trường Công Giáo ở cấp trung học hay đại học được thành lập và công khai hoạt động.
Vì luôn muốn thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục, không ngạc nhiên tại những quốc gia tự do, dân chủ, Giáo Hội Công Giáo luôn tham gia rất tích cực vào lĩnh vực này.
Các nước châu Á - như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Philippines - đều có nhiều trường đại học Công Giáo. Nhiều trường - như Catholic University of Korea ở Nam Hàn, Fu Jen Catholic University ở Đài Loan hay De la Salle University ở Philippines - được xếp hạng cao tại những quốc gia đó.
Nếu Giáo hội được tự do tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ở miền Bắc sau năm 1954 hay ở miền Nam sau 1975, chắc chắn giờ ở Việt Nam cũng có một số đại học Công Giáo có uy tín như tại những quốc gia châu Á trên.
Với việc dư luận nói chung và các kiến trúc sư, nhà bảo tồn văn hóa đánh giá cao Nhà thờ Bùi Chu, lên tiếng xin cứu giải, bảo tồn nó và cũng vì vậy, chính quyền Việt Nam đã vào cuộc và tới xem xét, khảo sát, đánh giá, hy vọng rằng xã hội, chính quyền Việt Nam sẽ có một cái nhìn khác và tích cực hơn về Giáo Hội Công Giáo, về những đóng góp, vai trò của Giáo hội trong đời sống xã hội, trong việc phát triển đất nước.
TS Đoàn Xuân Lộc
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một cây bút người Công Giáo hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh Quốc.
Một bó hoa dâng Mẹ nhân cuộc hành hương lần X sắp tới tại thánh điạ Đức Mẹ Banneux ở Châu Âu.
Trần Mạnh Trác
12:28 08/05/2019
(Note: Xin được cáo lỗi với quí độc giả VietCatholic vì đang đi du hành cho nên không có đủ phương tiện phát hình kèm theo bài viết)
Những loài hoa cuả Đức Mẹ:
Hoa ở Việt Nam:
Ngày xưa lúc còn sống trong một xứ đạo ‘di cư’ ở Việt Nam, tôi đã có lần được nghe tiếng ru em ‘à ơi’ phát ra từ một mái nhà tôn không xa nhà thờ bao nhiêu như sau:
Một năm hai tháng Đức Bà…(à ơi)
Một là Hoa Phượng,.(à ơi)…hai là (, là) Mân Côi.
(Mân Côi nghiã là hoa hồng theo chữ Hán Việt, tháng Mân Côi là tháng 10, còn hoa phượng thì nở vào muà các em gái Dâng Hoa, tức là tháng 5).
Không biết tác giả cuả câu vè trên là ai, nhưng nội dung hợp tình hợp cảnh ở Việt Nam hé mở cho thấy một điều quan trọng, đó là ngươì Việt mình gắn bó sâu đậm với Đức Mẹ, cho nên dù cho những lúc phải sống tha hương, thì ở đâu cũng thế, lòng sùng kính Đức Mẹ vẫn không hề phai mờ. Những đại hội về Mẹ đã qui tụ những đoàn con đông đảo như Ngày Thánh Mẫu ở Missouri, Ngày Thánh Mẫu ở Oregon, và bên Trời Âu ngày nay thì có Ngày Thánh Mẫu ở Banneux.
Xin sẽ có vài hàng về Banneux sau này, bây giờ xin được trở lại chủ đề về hoa.
Riêng tôi thì giọng ru em trong trẻo cuả cô gái đó đã khắc ghi hai loại hoa phượng và hoa hồng vào tâm trí tôi cho mãi đến bây giờ, và gắn liền hai loại hoa thơ mộng này vào hình ảnh cuả Đức Hiền Mẫu, không thể tách rời ra được nữa.
Hoa bên Mỹ:
Cho nên khi phài tị nạn sang Hoa Kỳ, khi mà hoa phượng nở vào tháng 5 là hoàn toàn không thể có ở Texas, thì tôi vẫn tự hỏi liệu các loại hoa tím và trắng nở tràn lan là Blue Bonnet và Larkspur (Phi Yến) có thể thay thế hoa Phượng được chăng?
Mỗi năm cây hoa dại tầm thường gọi là hoa Phi Yến nở rộ khắp nơi, dù cho người ta nhổ chúng vất đi, thì năm sau vẫn mọc lại. Đây là những bông hoa có màu xanh và trắng giống như màu cờ cuả Mẹ, và khá bền có thể trưng được nhiều ngày, cho nên chúng tôi dưỡng chúng trong vườn để mà trong suốt tháng 5, không một ngày nào mà thiếu hoa dâng Mẹ.
Một năm hai tháng Đức Bà
Một là Phi Yến, hai là Mân Côi.
Hoa ở trời Âu:
Năm nay có nhiều điều dun dủi đã đưa chúng tôi qua Âu Châu vào tháng 5, và mỗi khi chợt nghĩ tới sự thiếu sót cắt hoa dâng Mẹ ở nhà, thì một câu hỏi cũng chợt hiện ra, đó là, ở đây người Việt mình lấy hoa gì để tưởng nhớ tới Mẹ nhỉ?
Dọc chuyến du hành từ Bắc Âu sang Đông Âu, đâu đâu tôi cũng thấy một loại hoa vàng. Hoa lác đác nở trên bờ đường thì khá nhiều, nhưng hoa nở rộ trên cả cánh đồng thì còn nhiều hơn nữa, hàng hàng lớp lớp, và phong cảnh đẹp đến nỗi khi gửi hình về Mỹ, một người bạn đã thốt lên: Chúc mừng anh chị đã tìm được một động hoa vàng…
Ở Hung Gia Lợi (Hungary), có cảnh rừng cây xen lẫn với đồng ruộng, tôi còn thấy nhiều chú nai vàng tung tăng nhẩy nhót trên một cánh đồng đầy hoa vàng óng…
Vậy thì, dù không có sẵn hoa Phượng hoặc hoa Phi Yến, tôi sẽ mượn nhửng đoá hoa vàng này làm thành những bó hoa đem dâng lên Mẹ trong dịp tháng Đức Bà này.
Sự lựa chọn là chỉnh đấy, tôi tự nghĩ như thế. Đây là một giống rau cải gọi là Rapeseed, bên Mỹ thì gọi là Canola (tức là Rapeseed có cấp số “00”). Tôi không tìm được tên dịch ra tiếng Việt, nhưng có lẽ nên gọi là “Cải Dầu” vì Rapeseed thuộc gia đình họ Cải (Cabbage). Tới muà gặt, người ta ép hạt lấy dầu ăn, dùng bã và rơm làm thực phẩm gia súc, không có gì phải bỏ đi cả. Thật không có gì có thể diễn tả Đức Mẹ đầy đủ cho bằng loại cây hữu ích này: rất bình dân khiêm nhượng, chẳng chút kiêu sa, có tính ‘dưởng đất’ giúp cho những loại ngũ cốc khác mọc lên tươi tốt hơn, mà lại đội trên đầu một chiếc mũ triều thiên dệt bằng hoa có màu sắc rất vương giả làm sáng rực cả trời lẫn đất.
Vậy thì, trước khi đi hành hương Đức Mẹ Banneux ở nước Bỉ (Belgium) vào ngày 12 tháng 5 này, tôi xin có một bài hát vè rất mộc mạc như sau:
Một năm hai tháng Đức Bà,
Một là Hoa Cải, hai là Mân Côi.
Cuộc hành hương Thánh Mẫu Đức Mẹ Banneux lần thứ 10 ngày 12 tháng 5 tới đây:
Ngay trước khi khởi hành qua Châu Âu, chúng tôi một nhóm 11 người nhận được thông cáo cuả quí cha Lm. Fx. Nguyễn Xuyên, Vương quốc Bỉ, Lm. Phaolo Phạm đình Hiện, Hòalan, Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long, Đức quốc sẽ tổ chức Ngày Thánh Mẫu lần thứ X tại Banneux.
Trong cuộc hành trình đã chuẩn bị từ 6 tháng trước, thì để tham gia một biến cố mới đặc biệt như thế đòi hỏi chúng tôi phải đồng thuận hy sinh bỏ mất 2 ngày đi tour và đóng góp thêm chi phí cho cuộc hành hương đến Banneux, và thêm một đói hỏi thứ hai là làm sao có thể liên lạc được với quí cha để mà ghi danh tham dự trong một điều kiện đang trên đường đi tour không có điện thoại và thời giờ liên lạc.
Nhưng dường như có một phép màu, tất cả chúng tôi ai cũng ham hở muốn tham dự cuộc hành hương, với một lý do rất đơn giản là được dịp gần gũi với hàng ngàn người đồng hương bên Âu Châu này, mà có lẽ nếu không đi thì chúng tôi, đều ở quanh số tuổi ‘thất thập cổ lai hi’, sẽ không còn có dịp nào nữa cả.
Nhưng phép màu thứ hai là chúng tôi đã đưọc ‘quới nhơn phù trợ’, đó là hai anh chị Tuấn và Thu ở Korn, Đức Quốc, đã bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian để lo vé xe và chỗ tạm trú khi chúng tôi trở về từ chuyến đi tour, và đã liên lạc được với Cha tuyên úy Nguyễn Ngọc Long để ghi danh.
Và cũng xin đợi ơn Cha Nguyễn Ngọc Long không ít, Ngài không chỉ cho chúng tôi ghi danh muộn mà thôi, mà còn ân cần tìm được 11 chỗ xe buýt cho chúng tôi đi chung với cộng đoàn cuả Ngài.
Thế là, dù không dự định trước, nhưng nhờ Đức Mẹ ‘dun dủi,’ 11 người từ xứ nóng Texas sẽ có dịp góp mặt với bà con xa gần ở Banneux mà cùng ca ngợi Mẹ.
Riêng tôi, tôi dự định sẽ mang về nhiều hình ảnh sinh hoạt cuả Ngày Thánh Mẫu Banneux này. Và nếu trong điều kiện khi đi du hành như bây giờ tôi không có đủ phương tiện để phát hình và tham khảo nguồn tin, nhưng ngay sau ngày Thánh Mẫu Banneux 12 tháng 5, chúng tôi sẽ xin tiếp tục với một loạt bài nói về Đức Mẹ Banneux để cống hiến cho quí độc giả xa gần cuả VietCatholic.
(Viết trên xe Bus trên đường đi tới Budapest, Hungary)
Những loài hoa cuả Đức Mẹ:
Hoa ở Việt Nam:
Ngày xưa lúc còn sống trong một xứ đạo ‘di cư’ ở Việt Nam, tôi đã có lần được nghe tiếng ru em ‘à ơi’ phát ra từ một mái nhà tôn không xa nhà thờ bao nhiêu như sau:
Một năm hai tháng Đức Bà…(à ơi)
Một là Hoa Phượng,.(à ơi)…hai là (, là) Mân Côi.
(Mân Côi nghiã là hoa hồng theo chữ Hán Việt, tháng Mân Côi là tháng 10, còn hoa phượng thì nở vào muà các em gái Dâng Hoa, tức là tháng 5).
Không biết tác giả cuả câu vè trên là ai, nhưng nội dung hợp tình hợp cảnh ở Việt Nam hé mở cho thấy một điều quan trọng, đó là ngươì Việt mình gắn bó sâu đậm với Đức Mẹ, cho nên dù cho những lúc phải sống tha hương, thì ở đâu cũng thế, lòng sùng kính Đức Mẹ vẫn không hề phai mờ. Những đại hội về Mẹ đã qui tụ những đoàn con đông đảo như Ngày Thánh Mẫu ở Missouri, Ngày Thánh Mẫu ở Oregon, và bên Trời Âu ngày nay thì có Ngày Thánh Mẫu ở Banneux.
Xin sẽ có vài hàng về Banneux sau này, bây giờ xin được trở lại chủ đề về hoa.
Riêng tôi thì giọng ru em trong trẻo cuả cô gái đó đã khắc ghi hai loại hoa phượng và hoa hồng vào tâm trí tôi cho mãi đến bây giờ, và gắn liền hai loại hoa thơ mộng này vào hình ảnh cuả Đức Hiền Mẫu, không thể tách rời ra được nữa.
Hoa bên Mỹ:
Cho nên khi phài tị nạn sang Hoa Kỳ, khi mà hoa phượng nở vào tháng 5 là hoàn toàn không thể có ở Texas, thì tôi vẫn tự hỏi liệu các loại hoa tím và trắng nở tràn lan là Blue Bonnet và Larkspur (Phi Yến) có thể thay thế hoa Phượng được chăng?
Một năm hai tháng Đức Bà
Một là Phi Yến, hai là Mân Côi.
Hoa ở trời Âu:
Năm nay có nhiều điều dun dủi đã đưa chúng tôi qua Âu Châu vào tháng 5, và mỗi khi chợt nghĩ tới sự thiếu sót cắt hoa dâng Mẹ ở nhà, thì một câu hỏi cũng chợt hiện ra, đó là, ở đây người Việt mình lấy hoa gì để tưởng nhớ tới Mẹ nhỉ?
Dọc chuyến du hành từ Bắc Âu sang Đông Âu, đâu đâu tôi cũng thấy một loại hoa vàng. Hoa lác đác nở trên bờ đường thì khá nhiều, nhưng hoa nở rộ trên cả cánh đồng thì còn nhiều hơn nữa, hàng hàng lớp lớp, và phong cảnh đẹp đến nỗi khi gửi hình về Mỹ, một người bạn đã thốt lên: Chúc mừng anh chị đã tìm được một động hoa vàng…
Ở Hung Gia Lợi (Hungary), có cảnh rừng cây xen lẫn với đồng ruộng, tôi còn thấy nhiều chú nai vàng tung tăng nhẩy nhót trên một cánh đồng đầy hoa vàng óng…
Vậy thì, dù không có sẵn hoa Phượng hoặc hoa Phi Yến, tôi sẽ mượn nhửng đoá hoa vàng này làm thành những bó hoa đem dâng lên Mẹ trong dịp tháng Đức Bà này.
Sự lựa chọn là chỉnh đấy, tôi tự nghĩ như thế. Đây là một giống rau cải gọi là Rapeseed, bên Mỹ thì gọi là Canola (tức là Rapeseed có cấp số “00”). Tôi không tìm được tên dịch ra tiếng Việt, nhưng có lẽ nên gọi là “Cải Dầu” vì Rapeseed thuộc gia đình họ Cải (Cabbage). Tới muà gặt, người ta ép hạt lấy dầu ăn, dùng bã và rơm làm thực phẩm gia súc, không có gì phải bỏ đi cả. Thật không có gì có thể diễn tả Đức Mẹ đầy đủ cho bằng loại cây hữu ích này: rất bình dân khiêm nhượng, chẳng chút kiêu sa, có tính ‘dưởng đất’ giúp cho những loại ngũ cốc khác mọc lên tươi tốt hơn, mà lại đội trên đầu một chiếc mũ triều thiên dệt bằng hoa có màu sắc rất vương giả làm sáng rực cả trời lẫn đất.
Vậy thì, trước khi đi hành hương Đức Mẹ Banneux ở nước Bỉ (Belgium) vào ngày 12 tháng 5 này, tôi xin có một bài hát vè rất mộc mạc như sau:
Một năm hai tháng Đức Bà,
Một là Hoa Cải, hai là Mân Côi.
Cuộc hành hương Thánh Mẫu Đức Mẹ Banneux lần thứ 10 ngày 12 tháng 5 tới đây:
Ngay trước khi khởi hành qua Châu Âu, chúng tôi một nhóm 11 người nhận được thông cáo cuả quí cha Lm. Fx. Nguyễn Xuyên, Vương quốc Bỉ, Lm. Phaolo Phạm đình Hiện, Hòalan, Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long, Đức quốc sẽ tổ chức Ngày Thánh Mẫu lần thứ X tại Banneux.
Trong cuộc hành trình đã chuẩn bị từ 6 tháng trước, thì để tham gia một biến cố mới đặc biệt như thế đòi hỏi chúng tôi phải đồng thuận hy sinh bỏ mất 2 ngày đi tour và đóng góp thêm chi phí cho cuộc hành hương đến Banneux, và thêm một đói hỏi thứ hai là làm sao có thể liên lạc được với quí cha để mà ghi danh tham dự trong một điều kiện đang trên đường đi tour không có điện thoại và thời giờ liên lạc.
Nhưng dường như có một phép màu, tất cả chúng tôi ai cũng ham hở muốn tham dự cuộc hành hương, với một lý do rất đơn giản là được dịp gần gũi với hàng ngàn người đồng hương bên Âu Châu này, mà có lẽ nếu không đi thì chúng tôi, đều ở quanh số tuổi ‘thất thập cổ lai hi’, sẽ không còn có dịp nào nữa cả.
Nhưng phép màu thứ hai là chúng tôi đã đưọc ‘quới nhơn phù trợ’, đó là hai anh chị Tuấn và Thu ở Korn, Đức Quốc, đã bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian để lo vé xe và chỗ tạm trú khi chúng tôi trở về từ chuyến đi tour, và đã liên lạc được với Cha tuyên úy Nguyễn Ngọc Long để ghi danh.
Và cũng xin đợi ơn Cha Nguyễn Ngọc Long không ít, Ngài không chỉ cho chúng tôi ghi danh muộn mà thôi, mà còn ân cần tìm được 11 chỗ xe buýt cho chúng tôi đi chung với cộng đoàn cuả Ngài.
Thế là, dù không dự định trước, nhưng nhờ Đức Mẹ ‘dun dủi,’ 11 người từ xứ nóng Texas sẽ có dịp góp mặt với bà con xa gần ở Banneux mà cùng ca ngợi Mẹ.
Riêng tôi, tôi dự định sẽ mang về nhiều hình ảnh sinh hoạt cuả Ngày Thánh Mẫu Banneux này. Và nếu trong điều kiện khi đi du hành như bây giờ tôi không có đủ phương tiện để phát hình và tham khảo nguồn tin, nhưng ngay sau ngày Thánh Mẫu Banneux 12 tháng 5, chúng tôi sẽ xin tiếp tục với một loạt bài nói về Đức Mẹ Banneux để cống hiến cho quí độc giả xa gần cuả VietCatholic.
(Viết trên xe Bus trên đường đi tới Budapest, Hungary)
Phỏng vấn Lm Tôma Vũ Quang Trung, Dòng Tên – Đại Diện Giám Mục Đặc Trách Tu Sĩ TGP Sài Gòn
Sr. Minh Du, OP
12:45 08/05/2019
Kính thưa quý vị độc giả, cha Tôma Vũ Quang Trung, SJ đang giữ trách vụ Đại diện Giám mục Đặc trách Tu sĩ Tổng Giáo phận Sài Gòn. Nhân ngày lễ cầu nguyện cho Ơn thiên triệu, linh mục, tu sĩ, VietCatholic đã được cha dành cho cuộc phỏng vấn.
Sr. Minh Du: Thưa cha hiện nay TGP. Sài Gòn hiện nay có bao nhiêu dòng tu và tổng số tu sĩ hiện nay là bao nhiêu?
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Xin chào Sr. Minh Du và quý vị độc giả! Theo thống kê đầu năm 2019, hiện nay TGP Sài Gòn có tất cả 262 đơn vị sống đời thánh hiến, bao gồm các dòng tu, tu đoàn, tu hội và hiệp hội với tổng số là 8.804 tu sĩ, gồm 1.782 nam tu và 7.022 nữ tu, trong đó có 602 linh mục dòng.
Sr Minh Du: Xin Cha cho chúng con biết 5 Hội Dòng hàng đầu hiện nay có số lượng tu sĩ nhiều nhất?
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Năm hội dòng có nhà Mẹ trong Tổng giáo phận có số tu sĩ đông nhất lần lượt là: (1) Dòng MTG Gò Vấp - 667 nữ tu (2) Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc - 504 nam tu (3) Dòng MTG Thủ Thiêm – 497 nữ tu (4) Dòng Đức Mẹ Thừa Sai Trinh Vương – 489 nữ tu (5) Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn – 360 nữ tu
Sr. Minh Du: Theo cái nhìn của Cha thì ơn gọi của TGP. Sài Gòn còn nhiều không ạ?
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Hiện nay, nếu xét các ơn gọi đến từ các giáo xứ trong TGP Sài Gòn thì không còn nhiều. Tuy nhiên, các dòng tu trong TGP Sài Gòn vẫn còn nhiều ơn gọi từ các bạn trẻ đến từ miền Bắc và miền Trung về thành phố này học tập rồi xin vào các dòng tu tại đây.
Sr. Minh Du: 8.804 tu sĩ của TGP. Saigon như cha vừa cho biết, con số đó mang ý nghĩa gì thưa cha? ( Ví dụ so với 5 năm trước thì tăng hay giảm và số lượng tu sĩ như vậy cần thiết thế nào cho mục vụ trong giáo phận?).
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất nước nên hầu hết các bạn trẻ từ các tỉnh thành trong cả nước đều đổ về đây để học tập rồi tìm kiếm việc làm và nhiều bạn trẻ định cư sinh sống luôn tại đây. Vì vậy, thành phố hiện có 13 triệu dân thì số di dân chiếm đến 5 triệu. Thành phố này cũng là cánh cửa mở ra với thế giới bên ngoài nên đủ mọi tổ chức kinh tế, xã hội, y tế và giáo dục từ các nước cũng về lập cơ sở tại đây. Nhiều dòng tu từ nước ngoài cũng về lập cộng đoàn để hoạt động phục vụ và tìm kiếm ơn gọi mới. So với 5 năm trước đây, con số các hội dòng tại TGP Sài Gòn tăng từ 193 lên đến 262 hội dòng, nghĩa là tăng thêm 69 hội dòng mới. Số tu sĩ tăng từ 6.304 lên đến 8.804, trong đó, số linh mục dòng tăng từ 463 lên đến 602 vị. Các tu sĩ có đặc sủng và linh đạo riêng theo các vị sáng lập nên có rất nhiểu hoạt động tông đồ đa dạng. Phần nhiều các hội dòng mới là các dòng có linh đạo truyền giáo ngang qua các hoạt động phục vụ xã hội, y tế và giáo dục, chăm lo cho người nghèo, khuyết tật, bệnh nhân, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, phụ nữ lỡ lầm, người già neo đơn, người nhiễm HIV-AIDS…Ngoài ra, nhiều dòng tu hiện nay đang gởi tu sĩ đi truyền giáo nước ngoài khá nhiều.
Sr. Minh Du: Các Dòng tu từ ngoại quốc hiện diện khá đông? Cha có thể cho chúng con biết bắt đầu từ khi nào các Dòng ấy đến Việt Nam tìm ơn gọi và vì sao ạ?
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Khoảng 15 năm nay, nhiều dòng tu từ nước ngoài tìm đến Việt Nam. Tp. Hồ Chí Minh hầu như là nơi các hội dòng đặt chân đến đầu tiên. Có nhiều lý do để các dòng tu chọn đến thành phố này. Trước hết, đây là trung tâm lớn nhất so với cả nước về kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa và là nơi tập trung đủ mọi loại hình hoạt động và phục vụ đa dạng nhất nước. Đây cũng là nơi có nhiều hoạt động mang tính quốc tế nên có bầu khí cởi mở và đối thoại, gặp gỡ giao lưu với nhiều nền văn hóa khác trên thế giới. Tương quan giữa Giáo hội địa phương và chính quyền thành phố cũng diễn ra trong bầu khí hiểu biết, tôn trọng đối thoại và cộng tác lẫn nhau nên các hội dòng mới đến cũng được chính quyền dễ dàng đón nhận và cho phép hoạt động. Bên cạnh đó, với số anh chị em Công Giáo từ các giáo phận khác trong cả nước đến đây học tập, làm việc, sinh sống ước tính khoảng 300.000 người nên các sinh hoạt mục vụ tại các giáo xứ cũng rất khởi sắc vì đa phần là các bạn trẻ sinh viên và công nhân. Từ đó, các dòng mới đến cũng dễ dàng tiếp cận các ơn gọi mới.
Sr. Minh Du: Theo Cha, các Dòng tu nên làm gì để “quyến rũ" và mời gọi đặc biệt là khơi lên trong lòng bạn trẻ ước muốn dấn thân trở thành một “người thợ gặt" trong ơn gọi tu trì ạ?
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Ơn gọi là một hồng ân Chúa ban và là tiếng gọi từ trên cao gởi đến những ai Chúa muốn. Ơn gọi không phải là kết quả của một chiến dịch quảng cáo rầm rộ bên ngoài. Dòng tu nào càng sống triệt để đặc sủng và linh đạo của Đấng sáng lập thì sức hấp dẫn và sự cuốn hút các bạn trẻ đến với nhà dòng càng cao. Sức hấp dẫn ấy không đến từ bản thân người sống đời thánh hiến nhưng do chính sự hoạt động mạnh mẽ và sâu lắng của Chúa Thánh Thần nơi cuộc sống thánh hiến và phục vụ của các tu sĩ ấy. Vì vậy, một tu sĩ càng trung thành sống theo sự dẫn dắt và tác động của Chúa Thánh Thần theo đặc sủng và linh đạo của hội dòng thì càng có sức lôi cuốn ơn gọi tìm đến với nhà dòng mình.
Sr. Minh Du: Trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, xin Cha chia sẻ tâm tình với tu sĩ chúng con.
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Chúa Giêsu là vị Mục tử nhân lành, đầy lòng thương xót đoàn chiên đến độ hy sinh chính sự sống cao quý của mình cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Ngày nay, việc đào tạo tu sĩ trẻ phải đối diện với thật nhiều thách đố và gian nan. Đào tạo một tu sĩ học cao hiểu rộng thì dễ, nhưng để đào tạo ra một tu sĩ có trái tim mục tử hiền hậu và khiêm nhường như Chúa thì hết sức khó khăn và lắm nhiêu khê. Xin cầu chúc cho tất cả anh chị em đang sống đời thánh hiến và các bạn trẻ đang khao khát theo đuổi ơn gọi sống đời thánh hiến được nghe thấy tiếng Chúa Giêsu kêu gọi đến gặp gỡ và gắn kết với Ngài thật sâu xa để trở nên một Giêsu khác cho thế giới chúng ta hôm nay với một trái tim dịu dàng, hiền lành và khiêm nhường như Ngài vậy. Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau được Chúa Thánh Thần biến đổi dần dần mỗi ngày để trở nên giống Ngài như vậy nhé!
Sr. Minh Du: Con cám ơn Cha đã dành cho chúng con cuộc phỏng vấn này. Nguyện xin Chúa Giêsu qua lời chuyển cầu của thánh I-Nhã giúp cha chu toàn trách vụ như một chàng hiệp sĩ luôn chiến đấu ngoan cường anh dũng dưới ngọn cờ Giêsu.
Nữ Tu Minh Du, OP.
Sr. Minh Du: Thưa cha hiện nay TGP. Sài Gòn hiện nay có bao nhiêu dòng tu và tổng số tu sĩ hiện nay là bao nhiêu?
Sr Minh Du: Xin Cha cho chúng con biết 5 Hội Dòng hàng đầu hiện nay có số lượng tu sĩ nhiều nhất?
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Năm hội dòng có nhà Mẹ trong Tổng giáo phận có số tu sĩ đông nhất lần lượt là: (1) Dòng MTG Gò Vấp - 667 nữ tu (2) Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc - 504 nam tu (3) Dòng MTG Thủ Thiêm – 497 nữ tu (4) Dòng Đức Mẹ Thừa Sai Trinh Vương – 489 nữ tu (5) Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn – 360 nữ tu
Sr. Minh Du: Theo cái nhìn của Cha thì ơn gọi của TGP. Sài Gòn còn nhiều không ạ?
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Hiện nay, nếu xét các ơn gọi đến từ các giáo xứ trong TGP Sài Gòn thì không còn nhiều. Tuy nhiên, các dòng tu trong TGP Sài Gòn vẫn còn nhiều ơn gọi từ các bạn trẻ đến từ miền Bắc và miền Trung về thành phố này học tập rồi xin vào các dòng tu tại đây.
Sr. Minh Du: 8.804 tu sĩ của TGP. Saigon như cha vừa cho biết, con số đó mang ý nghĩa gì thưa cha? ( Ví dụ so với 5 năm trước thì tăng hay giảm và số lượng tu sĩ như vậy cần thiết thế nào cho mục vụ trong giáo phận?).
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất nước nên hầu hết các bạn trẻ từ các tỉnh thành trong cả nước đều đổ về đây để học tập rồi tìm kiếm việc làm và nhiều bạn trẻ định cư sinh sống luôn tại đây. Vì vậy, thành phố hiện có 13 triệu dân thì số di dân chiếm đến 5 triệu. Thành phố này cũng là cánh cửa mở ra với thế giới bên ngoài nên đủ mọi tổ chức kinh tế, xã hội, y tế và giáo dục từ các nước cũng về lập cơ sở tại đây. Nhiều dòng tu từ nước ngoài cũng về lập cộng đoàn để hoạt động phục vụ và tìm kiếm ơn gọi mới. So với 5 năm trước đây, con số các hội dòng tại TGP Sài Gòn tăng từ 193 lên đến 262 hội dòng, nghĩa là tăng thêm 69 hội dòng mới. Số tu sĩ tăng từ 6.304 lên đến 8.804, trong đó, số linh mục dòng tăng từ 463 lên đến 602 vị. Các tu sĩ có đặc sủng và linh đạo riêng theo các vị sáng lập nên có rất nhiểu hoạt động tông đồ đa dạng. Phần nhiều các hội dòng mới là các dòng có linh đạo truyền giáo ngang qua các hoạt động phục vụ xã hội, y tế và giáo dục, chăm lo cho người nghèo, khuyết tật, bệnh nhân, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, phụ nữ lỡ lầm, người già neo đơn, người nhiễm HIV-AIDS…Ngoài ra, nhiều dòng tu hiện nay đang gởi tu sĩ đi truyền giáo nước ngoài khá nhiều.
Sr. Minh Du: Các Dòng tu từ ngoại quốc hiện diện khá đông? Cha có thể cho chúng con biết bắt đầu từ khi nào các Dòng ấy đến Việt Nam tìm ơn gọi và vì sao ạ?
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Khoảng 15 năm nay, nhiều dòng tu từ nước ngoài tìm đến Việt Nam. Tp. Hồ Chí Minh hầu như là nơi các hội dòng đặt chân đến đầu tiên. Có nhiều lý do để các dòng tu chọn đến thành phố này. Trước hết, đây là trung tâm lớn nhất so với cả nước về kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa và là nơi tập trung đủ mọi loại hình hoạt động và phục vụ đa dạng nhất nước. Đây cũng là nơi có nhiều hoạt động mang tính quốc tế nên có bầu khí cởi mở và đối thoại, gặp gỡ giao lưu với nhiều nền văn hóa khác trên thế giới. Tương quan giữa Giáo hội địa phương và chính quyền thành phố cũng diễn ra trong bầu khí hiểu biết, tôn trọng đối thoại và cộng tác lẫn nhau nên các hội dòng mới đến cũng được chính quyền dễ dàng đón nhận và cho phép hoạt động. Bên cạnh đó, với số anh chị em Công Giáo từ các giáo phận khác trong cả nước đến đây học tập, làm việc, sinh sống ước tính khoảng 300.000 người nên các sinh hoạt mục vụ tại các giáo xứ cũng rất khởi sắc vì đa phần là các bạn trẻ sinh viên và công nhân. Từ đó, các dòng mới đến cũng dễ dàng tiếp cận các ơn gọi mới.
Sr. Minh Du: Theo Cha, các Dòng tu nên làm gì để “quyến rũ" và mời gọi đặc biệt là khơi lên trong lòng bạn trẻ ước muốn dấn thân trở thành một “người thợ gặt" trong ơn gọi tu trì ạ?
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Ơn gọi là một hồng ân Chúa ban và là tiếng gọi từ trên cao gởi đến những ai Chúa muốn. Ơn gọi không phải là kết quả của một chiến dịch quảng cáo rầm rộ bên ngoài. Dòng tu nào càng sống triệt để đặc sủng và linh đạo của Đấng sáng lập thì sức hấp dẫn và sự cuốn hút các bạn trẻ đến với nhà dòng càng cao. Sức hấp dẫn ấy không đến từ bản thân người sống đời thánh hiến nhưng do chính sự hoạt động mạnh mẽ và sâu lắng của Chúa Thánh Thần nơi cuộc sống thánh hiến và phục vụ của các tu sĩ ấy. Vì vậy, một tu sĩ càng trung thành sống theo sự dẫn dắt và tác động của Chúa Thánh Thần theo đặc sủng và linh đạo của hội dòng thì càng có sức lôi cuốn ơn gọi tìm đến với nhà dòng mình.
Sr. Minh Du: Trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, xin Cha chia sẻ tâm tình với tu sĩ chúng con.
Cha Tôma Vũ Quang Trung: Chúa Giêsu là vị Mục tử nhân lành, đầy lòng thương xót đoàn chiên đến độ hy sinh chính sự sống cao quý của mình cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Ngày nay, việc đào tạo tu sĩ trẻ phải đối diện với thật nhiều thách đố và gian nan. Đào tạo một tu sĩ học cao hiểu rộng thì dễ, nhưng để đào tạo ra một tu sĩ có trái tim mục tử hiền hậu và khiêm nhường như Chúa thì hết sức khó khăn và lắm nhiêu khê. Xin cầu chúc cho tất cả anh chị em đang sống đời thánh hiến và các bạn trẻ đang khao khát theo đuổi ơn gọi sống đời thánh hiến được nghe thấy tiếng Chúa Giêsu kêu gọi đến gặp gỡ và gắn kết với Ngài thật sâu xa để trở nên một Giêsu khác cho thế giới chúng ta hôm nay với một trái tim dịu dàng, hiền lành và khiêm nhường như Ngài vậy. Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau được Chúa Thánh Thần biến đổi dần dần mỗi ngày để trở nên giống Ngài như vậy nhé!
Sr. Minh Du: Con cám ơn Cha đã dành cho chúng con cuộc phỏng vấn này. Nguyện xin Chúa Giêsu qua lời chuyển cầu của thánh I-Nhã giúp cha chu toàn trách vụ như một chàng hiệp sĩ luôn chiến đấu ngoan cường anh dũng dưới ngọn cờ Giêsu.
Nữ Tu Minh Du, OP.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bữa Ngon
Lê Trị
08:13 08/05/2019
BỮA NGON
Ảnh của Lê Trị
Chúa ban tôm cá đầy hồ
Chim muông chăm chỉ chẳng hề thiếu ăn
(bt)
Ảnh của Lê Trị
Chúa ban tôm cá đầy hồ
Chim muông chăm chỉ chẳng hề thiếu ăn
(bt)
VietCatholic TV
Đầy màu sắc trong khung cảnh đón Đức Thánh Cha đến Macedonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:44 08/05/2019
Sáng thứ Ba, 7 tháng 5 năm 2019, Ðức Thánh Cha đã giã từ phi trường thủ đô Sofia lúc 8 giờ 20 để bay đến phi trường quốc tế Skopje của Cộng hòa Bắc Macedonia.
Skopje cách Sofia 174 km theo đường chim bay, và trễ hơn Sofia một giờ nên Đức Thánh Cha đã đến nơi vào lúc 8g15 giờ địa phương.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là lễ nghi đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Skopje.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Bắc Macedonia, tên chính thức là Cộng hòa Bắc Macedonia, là một quốc gia thuộc khu vực đông nam Âu châu, giáp với Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo về phía bắc, giáp với Albania về phía tây, giáp với Hy Lạp về phía nam và giáp với Bảo Gia Lợi về phía đông.
Tổng diện tích là 25,713km2 với dân số là 2,119,00 người.
Nước Cộng hòa này có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của quốc gia vì Macedonia lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử cũng như văn hóa gắn liền Hy Lạp. Năm 1991, quốc gia này tách ra khỏi Liên bang Nam Tư lấy quốc hiệu là Cộng hòa Macedonia thì liền có những tranh cãi với Hy Lạp. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, hai chính phủ Macedonia và Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ chấm dứt tranh chấp kéo dài 27 năm, trong đó Cộng hòa Macedonia được đổi thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Ngày 12 tháng Hai năm nay, hai quốc gia tuyên bố rằng thỏa thuận đổi tên chính thức của Cộng hòa Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia bắt đầu có hiệu lực.
Bắc Macedonia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo gia nhập Liên minh Âu châu và NATO.
Vùng đất này liên tục bị đổi chủ đặc biệt là sau cuộc thế chiến vào thế kỷ vừa qua. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lãnh tụ cộng sản Tito thành lập ra Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư và Macedonia bị sát nhập thành một trong sáu nước thành viên của Liên bang.
Ngày 8 tháng 9 năm 1991, Macedonia ly khai ra khỏi Liên bang Nam Tư một cách hòa bình và lấy ngày này là ngày quốc khánh.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Giờ đây, Đức Thánh Cha dùng xe để di chuyển đến dinh tổng thống nơi sẽ có các lễ nghi đón tiếp chính thức vào lúc 9g.
Skopje cách Sofia 174 km theo đường chim bay, và trễ hơn Sofia một giờ nên Đức Thánh Cha đã đến nơi vào lúc 8g15 giờ địa phương.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là lễ nghi đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Skopje.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Bắc Macedonia, tên chính thức là Cộng hòa Bắc Macedonia, là một quốc gia thuộc khu vực đông nam Âu châu, giáp với Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo về phía bắc, giáp với Albania về phía tây, giáp với Hy Lạp về phía nam và giáp với Bảo Gia Lợi về phía đông.
Tổng diện tích là 25,713km2 với dân số là 2,119,00 người.
Nước Cộng hòa này có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của quốc gia vì Macedonia lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử cũng như văn hóa gắn liền Hy Lạp. Năm 1991, quốc gia này tách ra khỏi Liên bang Nam Tư lấy quốc hiệu là Cộng hòa Macedonia thì liền có những tranh cãi với Hy Lạp. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, hai chính phủ Macedonia và Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ chấm dứt tranh chấp kéo dài 27 năm, trong đó Cộng hòa Macedonia được đổi thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Ngày 12 tháng Hai năm nay, hai quốc gia tuyên bố rằng thỏa thuận đổi tên chính thức của Cộng hòa Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia bắt đầu có hiệu lực.
Bắc Macedonia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo gia nhập Liên minh Âu châu và NATO.
Vùng đất này liên tục bị đổi chủ đặc biệt là sau cuộc thế chiến vào thế kỷ vừa qua. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lãnh tụ cộng sản Tito thành lập ra Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư và Macedonia bị sát nhập thành một trong sáu nước thành viên của Liên bang.
Ngày 8 tháng 9 năm 1991, Macedonia ly khai ra khỏi Liên bang Nam Tư một cách hòa bình và lấy ngày này là ngày quốc khánh.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Giờ đây, Đức Thánh Cha dùng xe để di chuyển đến dinh tổng thống nơi sẽ có các lễ nghi đón tiếp chính thức vào lúc 9g.
Bảo Gia Lợi lưu luyến tiễn Đức Thánh Cha sang thăm Bắc Macedonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:45 08/05/2019
Sáng thứ Ba, 7 tháng 5 năm 2019, Ðức Thánh Cha đã giã từ phi trường thủ đô Sofia lúc 8 giờ 20 để bay đến phi trường quốc tế Skopje của Cộng hòa Bắc Macedonia.
Thủ tướng Boiko Borissov đã tiễn Đức Thánh Cha ra tận chân thang máy bay sau khi hai vị đàm đạo trong phòng khánh tiết của sân bay quốc tế Sofia.
Thủ tướng Boiko Borissov đã tiễn Đức Thánh Cha ra tận chân thang máy bay sau khi hai vị đàm đạo trong phòng khánh tiết của sân bay quốc tế Sofia.
Ngoạn mục và long trọng – Lễ nghi đón Đức Thánh Cha tại dinh tổng thống Bắc Macedonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:46 08/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tưởng cũng nên nhắc lại để chúng ta có khái niệm về trình tự của các biến cố. Như chúng tôi đã loan tin, sáng thứ Ba, 7 tháng 5 năm 2019, Ðức Thánh Cha đã giã từ phi trường thủ đô Sofia của Bảo Gia Lợi để bay đến phi trường quốc tế Skopje của Cộng hòa Bắc Macedonia.
Sau lễ nghi đón tiếp chính thức Đức Thánh Cha và Tổng thống Gjorge Ivanov đã hội kiến riêng tại dinh tổng thống. Kế đó, vào lúc 9g30, Đức Thánh Cha đã gặp Thủ tướng Zoran Zaev.
Đức Thánh Cha: Mẹ Têrêxa là tiếng khóc đầy cầu nguyện của người nghèo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:21 08/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Khi Mẹ Teresa sinh ra, thành phố Skopje là một phần của Kosovo Vilayet thuộc Đế quốc Ottoman. Ngày nay, nó là thủ đô của Bắc Macedonia. Năm 1963, một trận động đất đã phá hủy nhà thờ Thánh Tâm nơi mẹ được rửa tội. Nhưng năm 2009, một cấu trúc kiểu hướng về tương lai có tên là Nhà tưởng niệm Mẹ Teresa đã được dựng lên tại đây.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm Nhà tưởng niệm ngay sau khi đến Bắc Macedonia vào sáng thứ Ba. Trước khi chào hỏi một số người nghèo được Dòng Truyền giáo Bác ái của Mẹ giúp đỡ, Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện trước thánh tích của vị Thánh trong nhà nguyện.
Ngài cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta đời sống và đặc sủng của Mẹ Thánh Teresa, là người đã làm chứng cho tình yêu của Chúa giữa những người nghèo nhất trong những người nghèo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng Mẹ Têrêxa “đã trở thành tiếng khóc đầy cầu nguyện của người nghèo và của tất cả những người đói khát công lý”.
Đức Thánh Cha nói: (Bản dịch của Vũ Văn An)
Lạy Thiên Chúa, Cha của lòng thương xót và mọi sự tốt lành, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con đời sống và đặc sủng của Mẹ Thánh Teresa. Trong sự quan phòng vô biên của Chúa, Chúa đã kêu gọi mẹ làm chứng cho tình yêu của Chúa giữa những người nghèo nhất trong những người nghèo ở Ấn Độ và khắp thế giới. Mẹ đã có thể làm nhiều điều tốt lành cho những người túng thiếu nhất, vì mẹ thấy nơi mỗi người đàn ông và đàn bà khuôn mặt của Con Chúa. Ngoan ngoãn vâng theo Thánh Thần của Chúa, mẹ đã trở thành tiếng khóc đầy cầu nguyện của người nghèo và của tất cả những người đói khát công lý. Tiếp nhận lời Chúa Giêsu thốt ra trên thập giá: “Ta khát” (Ga 19:28), Mẹ Teresa làm đã cơn khát của Chúa bị đóng đinh bằng cách thực hành công việc của tình yêu thương xót.
Lạy Mẹ Thánh Teresa, mẹ của người nghèo, chúng con xin mẹ cầu bầu và giúp đỡ đặc biệt, ngay tại đây, tại thành phố này nơi mẹ sinh ra, nơi mẹ có tổ ấm. Tại đây, Mẹ đã nhận được hồng phúc tái sinh trong các bí tích khai tâm Kitô giáo. Tại đây, mẹ đã nghe những lời lẽ đầu tiên của đức tin trong gia đình mẹ và trong cộng đồng tín hữu. Tại đây mẹ bắt đầu nhìn thấy và gặp người túng thiếu, người nghèo và người không nơi nương tựa. Tại đây mẹ được cha mẹ của mẹ dạy dỗ yêu thương những người túng thiếu nhất và giúp đỡ họ. Tại đây, trong sự im lặng của nhà thờ, mẹ đã nghe thấy tiếng gọi của Chúa Giêsu đi theo Người làm một tu sĩ tại các xứ truyền giáo.
Tại đây, tại nơi này, chúng con xin mẹ cầu bầu với Chúa Giêsu, để cả chúng con cũng được ơn biết cảnh giác và lưu ý đến tiếng khóc của người nghèo, người bị tước quyền, bệnh tật, bị ruồng bỏ và người bé nhỏ nhất trong các anh chị em của chúng con. Xin Người ban cho chúng con nhìn thấy Người trong đôi mắt của tất cả những ai tìm đến chúng con trong lúc họ thiếu thốn. Xin Người ban cho chúng con một trái tim có khả năng yêu mến Thiên Chúa hiện diện nơi mọi người nam nữ, một trái tim có khả năng nhận ra Người nơi những người đang kinh qua đau khổ và bất công. Xin Người ban cho chúng con ơn trở thành dấu chỉ tình yêu và hy vọng trong thời đại của chúng con, khi rất nhiều người lâm cảnh nghèo, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề và phải di cư. Xin Người ban ơn để tình yêu của chúng con không chỉ ở trên môi miệng, mà phải hữu hiệu và chân thực, để chúng con làm chứng một cách khả tín cho Giáo Hội có nhiệm vụ công bố Tin Mừng cho người nghèo, trả tự do cho tù nhân, mang niềm vui cho người sầu khổ và ơn cứu rỗi cho mọi người.
Lạy Mẹ Thánh Têrêxa, xin mẹ cầu nguyện cho thành phố này, cho dân tộc này, cho Giáo hội của nó và cho tất cả những ai muốn theo chân Chúa Kitô, vị Mục tử nhân lành, làm môn đệ của Người, bằng cách thực hành các việc công lý, yêu thương, thương xót, hòa bình và phục vụ. Theo chân Người, Đấng đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ và hiến mạng sống mình cho nhiều người: Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Amen.
Thế giới đang đói khát tình huynh đệ và sự dịu dàng - ĐTC cảnh báo trong thánh lễ tại Bắc Macedonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:47 08/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 10g20, Ðức Thánh Cha đã viếng đài kỷ niệm Mẹ Têrêsa Calcutta cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo địa phương, và gặp gỡ những người nghèo.
Diễn biến quan trọng tiếp theo là thánh lễ tại Quảng trường Macedonia cho các tín hữu Công Giáo vào lúc 11g30.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
64.8% người dân Bắc Macedonia theo Chính Thống Giáo. 33.3% theo Hồi Giáo. Người Công Giáo chiếm chưa đầy 0.4%.
Giáo Hội Công Giáo tại Bắc Macedonia gồm một Miền Phủ Doãn Tông Tòa dành cho các tín hữu Công Giáo nghi lễ Đông phương, với 11,400 anh chị em sinh hoạt trong 8 giáo xứ. Miền Phủ Doãn Tông Tòa Đông phương này, do Đức Cha Kiro Stojanov, 60 tuổi coi sóc, có 15 linh mục triều, một linh mục dòng, 18 nữ tu và một nam tu sĩ không có chức linh mục.
Ngoài ra còn có giáo phận Skopje dành cho anh chị em Công Giáo nghi lễ Latinh, cũng do Đức Cha Kiro Stojanov coi sóc.
Giáo phận Skopje được thành lập từ thế kỷ thứ Tư với danh xưng tổng giáo phận Dardania. Đến năm 1656, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Thất đặt tên lại là tổng giáo phận Skopje. Đến thế kỷ thứ 18 chỉ còn gọi là giáo phận Skopje.
Giáo phận Skopje hiện có 3,670 tín hữu sinh hoạt trong 2 giáo xứ, dưới sự chăm sóc của 7 linh mục triều và 13 nữ tu.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta, không hề phải đói; ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6:35). Chúng ta vừa nghe Chúa nói những lời này.
Bài Tin Mừng thuật lại với chúng ta rằng một đám đông đã tụ tập quanh Chúa Giêsu. Họ vừa chứng kiến Chúa hóa bánh ra nhiều; đó là một trong những sự kiện vẫn còn khắc sâu trong tâm trí và trái tim của cộng đoàn các môn đệ đầu tiên. Đã có một bữa tiệc: một bữa tiệc thể hiện sự hào phóng và quan tâm siêu phàm của Chúa đối với con cái Ngài, là những người đã trở thành anh chị em với nhau trong việc chia sẻ những miếng bánh. Chúng ta hãy tưởng tượng một lúc về đám đông này. Một cái gì đó đã thay đổi. Đã có những khoảnh khắc, những người khát khao và lặng lẽ theo Chúa Giêsu để lắng nghe lời Ngài đã có thể chạm vào bằng tay họ và cảm nhận trong cơ thể họ phép lạ của một tình huynh đệ có khả năng thỏa mãn một cách siêu phàm.
Chúa đến để ban sự sống cho thế giới. Ngài luôn làm như vậy bất chấp sự hẹp hòi trong tính toán của chúng ta, sự tầm thường trong những kỳ vọng của chúng ta và sự hời hợt trong những suy nghĩ duy lý của chúng ta. Đường lối của Chúa là cách thế chất vấn quan điểm và sự chắc chắn của chúng ta, trong khi mời chúng ta di chuyển đến một chân trời mới cho phép chúng ta nhìn thực tế theo một cách khác. Ngài là Bánh hằng sống từ trời xuống, là Đấng phán cùng chúng ta: “Ai đến với Ta, không hề phải đói; ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ!”.
Tất cả những người trong đám đông này phát hiện ra rằng đói cơm bánh cũng có những tên khác: đó là đói Thiên Chúa, đói tình huynh đệ, đói sự gặp gỡ và một bữa tiệc chung.
Chúng ta đã quen với việc phải ăn bánh mì cũ là những thông tin sai lạc và cuối cùng là tù nhân của sự bất lương, chụp mũ và sự đê tiện. Chúng ta nghĩ rằng a dua theo số đông sẽ thỏa mãn cơn khát của chúng ta, nhưng cuối cùng chúng ta chỉ uống toàn sự thờ ơ và vô cảm. Chúng ta nuôi mình bằng những giấc mơ về sự huy hoàng và vĩ đại, và cuối cùng chỉ nếm được sự mất tập trung, tầm thường và cô độc. Chúng ta gầm gừ trên mạng, và mất đi hương vị của tình huynh đệ. Chúng ta tìm kiếm kết quả nhanh chóng và an toàn, chỉ để thấy mình bị choáng ngợp bởi sự thiếu kiên nhẫn và lo lắng. Là những tù nhân của một thực tại ảo, chúng ta đã đánh mất mùi vị và hương vị của thực tế thực sự.
Chúng ta đừng sợ nói rõ ràng: Lạy Chúa, chúng con đang đói. Lạy Chúa, chúng con đang đói bánh là lời Chúa, có thể mở tung sự tầm thường và sự cô độc của chúng con. Lạy Chúa, chúng con đang đói khát một kinh nghiệm về tình huynh đệ, trong đó sự thờ ơ, thiếu trung thực và đê tiện sẽ không lấp đầy bàn của chúng con hoặc chiếm chỗ nhất trong nhà của chúng con. Lạy Chúa, chúng con đang đói khát những cuộc gặp gỡ nơi lời Chúa có thể nâng cao hy vọng, đánh thức sự dịu dàng và cảm hóa trái tim bằng cách mở ra những con đường biến đổi và hoán cải.
Lạy Chúa, chúng con đói khát, như đám đông đó, sự nhân lên của lòng thương xót Chúa, có thể phá vỡ định kiến của chúng con và thông truyền lòng trắc ẩn của Cha cho mỗi người, đặc biệt là những người không được ai quan tâm: những người bị lãng quên hay coi thường. Chúng ta đừng ngại nói rõ ràng: Lạy Chúa, chúng con đói khát bánh, bánh của lời Chúa, bánh của tình huynh đệ.
Một lúc nữa đây, chúng ta sẽ tiến lên bàn thờ, để được dưỡng nuôi bởi Bánh Sự sống. Chúng ta làm như thế là vâng phục lệnh truyền của Chúa: “Ai đến với Ta, không hề phải đói; ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6:35). Tất cả những gì Chúa yêu cầu chúng ta là chúng ta hãy đến. Ngài mời chúng ta lên đường, tiếp tục di chuyển, tiến bước. Ngài thúc giục chúng ta đến gần Ngài và trở thành người chia sẻ trong cuộc sống và sứ mệnh của Người. “Hãy đến”, Chúa nói. Đối với Chúa, điều đó không có nghĩa đơn giản là di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thay vào đó, nó có nghĩa là để cho chúng ta bị cảm động và biến đổi bởi lời nói của Người, trong lựa chọn của chúng ta, cảm xúc và ưu tiên của chúng ta, trong khi bạo dạn áp dụng cách hành động và nói năng của chính Ngài. Vì đường lối Ngài là “ngôn ngữ của bánh nói lên sự dịu dàng, đồng hành, vào hào phóng cống hiến cho người khác” (Corpus Christi Bài giảng, Buenos Aires, 1995), ngôn ngữ của một tình yêu cụ thể và hữu hình, bởi vì nó là hàng ngày và thực tế.
Trong mỗi Thánh Lễ, Chúa bẻ ra và chia sẻ chính mình. Ngài mời gọi chúng ta bẻ ra và chia sẻ bản thân mình với Ngài, và là một phần của sự nhân lên kỳ diệu đó trong mong muốn tiếp cận và chạm vào, với sự dịu dàng và lòng trắc ẩn, mọi góc của thành phố này, đất nước này và vùng đất này.
Đói khát cơm bánh, đói khát tình huynh đệ, đói khát Thiên Chúa. Mẹ Teresa biết rõ tất cả những điều này như thế nào và mong muốn xây dựng cuộc sống của mình trên hai trụ cột là Chúa Giêsu nhập thể trong Bí tích Thánh Thể và Chúa Giêsu hoá thân trong những người nghèo! Tình yêu nhận được và tình yêu trao đi. Hai trụ cột không thể tách rời đã đánh dấu hành trình của mẹ và giữ cho mẹ tiến bước, cũng háo hức muốn làm dịu cơn đói khát của chính mẹ. Mẹ đã đến với Chúa đúng như mẹ đã đến với những ai bị khinh miệt, không được yêu thương, cô đơn và bị lãng quên. Khi xích lại gần anh chị em của mình, mẹ tìm thấy thiên nhan Chúa, vì mẹ biết rằng “tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân trở thành một: trong những người anh em rốt nhất chúng ta thấy Chúa Giêsu, và trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy Thiên Chúa” (Deus Caritas Est, 15). Và chỉ duy tình yêu đó thôi đã có khả năng thỏa mãn cơn đói của mẹ.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Phục sinh tiếp tục bước đi giữa chúng ta, giữa cuộc sống và kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta. Ngài biết cái đói của chúng ta và tiếp tục nói với chúng ta rằng: “Ai đến với Ta, không hề phải đói; ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6:35). Chúng ta hãy khuyến khích nhau đứng dậy và trải nghiệm sự phong phú của tình yêu Người. Chúng ta hãy để cho Người thỏa mãn cơn đói khát của chúng ta: trong bí tích nơi bàn thánh và trong bí tích nơi anh chị em chúng ta.
Phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi kết thúc Thánh lễ tại Skopje
Anh chị em thân mến,
Trước khi ban phép lành kết lễ, tôi cảm thấy bị ràng buộc phải bày tỏ lòng biết ơn của mình với tất cả anh chị em. Tôi cảm ơn Đức Giám Mục Skopje vì những lời tốt đẹp của ngài và đặc biệt là vì những nỗ lực tuyệt vời để chuẩn bị cho ngày hôm nay. Cùng với ngài, tôi cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ cách này cách khác, các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Lời cám ơn sâu sắc xin được gửi đến tất cả mọi người!
Một lần nữa, tôi bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với chính quyền dân sự của đất nước, các lực lượng trật tự và các tình nguyện viên. Chúa chắc chắn sẽ trả công cho các bạn vì Ngài biết rõ nhất. Về phần tôi, tôi nhớ đến các bạn trong những lời cầu nguyện của tôi và tôi yêu cầu các bạn, xin vui lòng cầu nguyện cho tôi.
Source:Libreria Editrice Vaticana