Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời Chúa ước hẹn
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
00:19 08/05/2020
Chúa Nhật V Phục Sinh A
“Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Khi thốt lên những lời như thế ngay trước lúc lìa xa môn đệ, Chúa Giêsu như muốn diễn tả tất cả nỗi lòng của Người. Đó là thứ tình cảm da diết, luyến nhớ, yêu thương… Một tình cảm rất con người.
Chúa Giêsu sắp từ giã các môn đệ để đi về cùng Cha. Các môn đệ phải ở lại. Họ phải lìa xa Chúa cách hữu hình. Họ phải gánh trách nhiệm và cơ đồ mà Chúa trao. Sự lưu luyến làm cho mọi người trong cuộc đau lòng.
Vì thế, Chúa bọc lộ ước hẹn của Chúa: sẽ có ngày gặp lại. Đó là ngày Chúa trở lại để đoàn môn đệ được mang đến nơi tốt đẹp mà Chúa dọn sẵn và chờ đợi. Ước hẹn trở lại có sức xoa dịu niềm đau bằng viễn ảnh hạnh phúc ngày gặp lại. Họ cần được hứa hẹn điều tốt đẹp ngày Thầy trò đoàn tụ.
Ước hẹn trở lại là diễn tả nỗi lòng gắn bó, nhung nhớ, yêu thương… Chúa ước hẹn tha thiết, như gởi gắm sự hiện diện của người đi cho người ở.
Qua ước hẹn đó, Chúa tiếp tục củng cố sức mạnh để đoàn môn đệ có thể vượt qua mọi khó khăn, mọi thác ghềnh khi không còn Thầy bên cạnh.
Ước hẹn cũng là cách Chúa an ủi đoàn môn đệ để họ không quá u buồn, chán nản mà buông xuôi những trách nhiệm cần phải thực hiện, nhất là họ cần can đảm để xông vào công cuộc truyền giáo còn dang dở.
Lời ước hẹn ngay trước khi thật sự giã từ nhau là lời làm người ta khó quên nhất. Chắc chắn sẽ ghi khắc trong tim cả người đi lẫn người ở, để đau đáu nhớ về nhau, sống cạnh lòng nhau, dù thực tế xa cách ngàn trùng.
Đó cũng là lời động viên giúp đoàn môn đệ thêm nghị lực vượt qua tình cảm chia cắt mà bước tiếp con đường Thầy đã hướng dẫn. Đó cũng là lời giải thích lý do và ý nghĩa của việc Chúa rời xa các môn đệ.
Chúa biết, một khi lãnh nhận sứ mạng rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa, các tông đồ và toàn Hội Thánh, không thể tránh khỏi những khó khăn xảy đến trong cuộc sống.
Lời ước hẹn đó cũng dành cho mỗi chúng ta là những môn đệ trong thời đại mới. Ngày nay, chúng ta bằng lòng với sự hiện diện thiêng liêng của Chúa, nhất là sự hiện diện của Chúa nơi Thánh Thể, một sự hiện diện không thể kiểm chứng bằng giác quan, nhưng bằng lòng tin.
Câu chuyện tử đạo của thánh Giám mục Pôlycapô như tấm gương cho ta vững tin, giúp vượt qua mọi khó khăn, quyết đi đến cùng trong sự trung thành với ước hẹn của Chúa: mai này sẽ đến nơi mà Chúa đã chuẩn bị.
Năm 165 (sau Chúa Giáng Sinh) là thời gian đế quốc Rôma bách hại các Kitô hữu dữ dội. Thánh Giám mục Pôlycapô là đồ đệ của các tông đồ, nhất định không lẫn trốn, nhưng ở lại Rôma để an ủi các tín hữu.
Giám mục Pôlycapô bị bắt, nhiều lần bị buộc phải thề trung thành với hoàng đế Xêsarê và nói lời xúc phạm chối Chúa Kitô để được tha.
Đức Cha Pôlycapô khẳng khái trả lời: "Tôi đã theo phục vụ Chúa từ bao năm nay, Chúa đã không làm gì hại tôi, làm sao tôi có thể nói lời xúc phạm đến Ngài là Vua và là Chúa của tôi được".
Hiều lần hăm dọa bằng tra tấn, không thể khuất phục thánh nhân chối bỏ Chúa, kẻ hành quyền ra lệnh thiêu sống thánh Pôlycapô.
Không run sợ, ngài dõng dạc nói: "Lửa trần gian này có thể đốt tôi trong vòng một giờ rồi tắt, nhưng lửa thiêu đốt những lời nói xúc phạm đến Thiên Chúa thì sẽ không bao giờ tắt. Tôi không sợ và không chối bỏ Chúa".
Thật lạ lùng. Lửa không đốt ngài mà lại cuộn thành hình vòng cung bao bọc thánh nhân. Cuối cùng một người lính cầm gươm đâm thẳng vào ngực thánh Pôlycapô. Thánh nhân chết để làm chứng cho Chúa.
Chúng ta, đoàn môn đệ của Chúa Kitô hôm nay cũng đang trong thời gian lữ hành tiến về nơi mà Chúa “đã dọn sẵn”. Như các môn đệ xưa, như thánh Pôlycapô, chúng ta đặt hết niềm tin vào Chúa để luôn sống trong hy vọng về ngày hạnh phúc được Chúa cho ở cùng.
Dù cuộc lữ hành có khó khăn thế nào, ta vẫn không đầu hàng, nhưng luôn hướng tương lai để sống tích cực, sống thánh thiện. Chính niềm tin vào Chúa soi sáng cho ta biết phương cách vượt qua mọi nỗi cheo leo trong đời.
Trong cơn đại họa, hãy vững tin vào Chúa
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:49 08/05/2020
Trong cơn đại họa, hãy vững tin vào Chúa
Suy niệm Chúa Nhật V hục Sinh năm – A
( Ga 14, 1-12 )
" Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " (Ga 14, 1). Lời Chúa hôm nay như một tiếng chuông vang thức tỉnh niềm tin của cả nhân loại và trấn an thế giới đang sống trong hoảng sợ kinh hoàng do sự lây lan với tốc độ chóng mặt của virus Vũ Hán.
Hỏi : ai không hoảng sợ trước sự lây lan của virus corona và sự giết chóc của nó? Trong cơn lo âu, sợ hãi dịch bệnh nguy hiểm này, nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi “có Thiên Chúa không?” Nếu có thì tại sao Ngài lại để cơn dịch bệnh hoành hành tàn sát nhân loại? Nếu có thì tại sao con người tin tưởng, nài van, tha thiết khẩn cầu ngày đêm trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng mà Chúa không can thiệp gì? Lòng người xao xuyến, đức tin bị thử thách. Giống như các môn đệ, chúng ta thấy đức tin của mình bị lung lay vì chẳng những cá nhân mình mà cả thế giới đều lo âu, sợ hãi. Sợ đói khổ, sợ chết. Lo cho bản thân, lo gia đình, người thân, ông bà cha mẹ và con cái.
Quả thật, cơn đại dịch xảy ra. Từ Trung quốc tới Mỹ, từ Ý tới Iran, từ Pháp tới Tây Ban Nha, từ Nga tới các nước khác... Hơn 200 quốc gia vất vả, lao đao chống chọi. Nỗi sợ hãi bao trùm thế giới. Người người đều bó buộc phải ở nhà, không ra đường; các công ty, xí nghiệp, hàng quán, hiệu buôn đóng cửa, trừ những gì thiết yếu cho đời sống. Xe cộ, máy bay, tàu lửa hầu như ngừng chạy… Điều đặc biệt nhất là nhiều nhà thờ không có thánh lễ, các chùa chiền không có những buổi tụ họp thuyết pháp, tụng kinh. Cơn đại dịch đã làm đảo lộn hoàn toàn đời sống xã hội, kinh tế và cả đời sống đạo.
Trong mấy tháng qua, cả thế giới đã, đang và vẫn còn kinh hồn bạt vía, trước cảnh vỡ trận của ngành y tế tại một số nơi trên thế giới, bệnh viện không còn chỗ, y bác sĩ phải chọn người mà chữa, kẻ chết ít người chôn…do đại dịch Covid-19. Sự kinh hoàng do lây nhiễm lan nhanh cộng thêm cú sốc bởi sự khởi phát đột ngột của nó. Nguồn gốc từ đâu chưa ai biết. Nguyên nhân lây nhiễm có lúc thấy lúc không, F1, F2, F3 thì biết, nhưng F0 lại chẳng hay, dẫn đến tình trạng hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, buồn bã, bối rối và tuyệt vọng.
Lời Chúa hôm nay như một liều thuốc thần tiên giúp chúng ta bớt sợ hãi, an tâm, tin tưởng, phó thác và cậy trông vào Chúa. Lời ấy đã từng vang vọng bên tai các tông đồ khi tình thầy trò chuẩn bị đôi ngả đôi nơi. Từ giã Thầy yêu quí, tâm trạng các môn đệ không khỏi " xuyến xao", vì họ hiểu rằng con đường Thầy đi qua sẽ là cái chết; họ lo cho sự sống của chính mình, Thầy chết thì trò chắc gì sống. Thấu hiểu lòng trò, Thầy trấn an : " Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " (Ga 14, 1). Khi nói thế, Chúa Giêsu không chỉ quả quyết rằng cái chết không thể cầm giữ được Người nữa, Người còn cho các môn đệ biết Người sẽ làm một cuộc xuất hành với các ông để mở lối đi cho dân mới của Thiên Chúa.
Trước sự tấn công của virus Vũ Hán hung bạo, gây ra bao lo âu và sợ hãi. Tâm trạng con người hôm nay giống y như các môn đệ xưa, lo âu sợ chết, lo cho sự sống của chính mình. Chúng ta lo nghĩ không biết rồi sẽ ra sao! Chúa Giêsu mời gọi chúng ta : " Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " (Ga 14, 1). Chúa là Thiên Chúa của Israel, Đấng đã cứu dân Ngài vượt qua Biển Đỏ, nay hãy tin vào Người, Người cũng sẽ cứu chúng ta vượt qua dòng nước của sự chết. Chúa : " là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống " (Ga 14, 6). Ai bước đi trên đường Giêsu, thì sẽ được về cùng Chúa Cha, vì Người chính là đường đi. Không có con đường nào khác để về cùng Chúa Cha, để đạt tới mục cùng đích của kiếp người, ngoài con đường Giêsu, như Chúa Giêsu tuyên bố : " Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy " (Ga 14, 6).
Chúa Giêsu là Sự Thật, là Chân Lý; Nhờ Chúa Giêsu chúng ta biết rõ Thiên Chúa đích thực là ai và con người là ai, sinh ra ở trần gian để làm gì và chết rồi sẽ đi đâu. Người mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là Tình Yêu, ai yêu thương thì sẽ giống như Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là Sự Sống; Người đến thế gian trao ban sự sống cho con người, để con người được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Người là Đấng cứu tinh, Người đến giải thoát chúng ta khỏi mọi lỗi âu lo, khỏi sự dữ, khỏi tội lỗi, nhất là khỏi chết đời đời.
" Thầy đi để dọn chỗ cho các con " (Ga 14, 2). Người đi chuẩn bị cho mỗi người một chỗ, đích thân Người sẽ trở lại đón chúng ta đi. Chúa Giêsu đến thế gian ấp ủ trong lòng sự khắc khoải là một ngày nào đó đón được chúng ta về nhà " Cha của Người và cũng là Cha chúng ta, Thiên Chúa của Người cũng là Thiên Chúa của chúng ta " (Ga 20, 17) để chia sẻ sự sống thần linh với Thiên Chúa và sẽ sống với Chúa Giêsu Ktiô trong cung lòng Chúa Cha.
Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con. Xin cứu chữa và giải thoát chúng con khỏi xuyến xao, lo âu, sợ hãi và cái chết trong cơn đại dịch này.
Lạy Mẹ Maria, giữa bao nghịch cảnh của cuộc đời, xin giúp chúng con vững tin vào Chúa như Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật V hục Sinh năm – A
( Ga 14, 1-12 )
" Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " (Ga 14, 1). Lời Chúa hôm nay như một tiếng chuông vang thức tỉnh niềm tin của cả nhân loại và trấn an thế giới đang sống trong hoảng sợ kinh hoàng do sự lây lan với tốc độ chóng mặt của virus Vũ Hán.
Hỏi : ai không hoảng sợ trước sự lây lan của virus corona và sự giết chóc của nó? Trong cơn lo âu, sợ hãi dịch bệnh nguy hiểm này, nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi “có Thiên Chúa không?” Nếu có thì tại sao Ngài lại để cơn dịch bệnh hoành hành tàn sát nhân loại? Nếu có thì tại sao con người tin tưởng, nài van, tha thiết khẩn cầu ngày đêm trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng mà Chúa không can thiệp gì? Lòng người xao xuyến, đức tin bị thử thách. Giống như các môn đệ, chúng ta thấy đức tin của mình bị lung lay vì chẳng những cá nhân mình mà cả thế giới đều lo âu, sợ hãi. Sợ đói khổ, sợ chết. Lo cho bản thân, lo gia đình, người thân, ông bà cha mẹ và con cái.
Quả thật, cơn đại dịch xảy ra. Từ Trung quốc tới Mỹ, từ Ý tới Iran, từ Pháp tới Tây Ban Nha, từ Nga tới các nước khác... Hơn 200 quốc gia vất vả, lao đao chống chọi. Nỗi sợ hãi bao trùm thế giới. Người người đều bó buộc phải ở nhà, không ra đường; các công ty, xí nghiệp, hàng quán, hiệu buôn đóng cửa, trừ những gì thiết yếu cho đời sống. Xe cộ, máy bay, tàu lửa hầu như ngừng chạy… Điều đặc biệt nhất là nhiều nhà thờ không có thánh lễ, các chùa chiền không có những buổi tụ họp thuyết pháp, tụng kinh. Cơn đại dịch đã làm đảo lộn hoàn toàn đời sống xã hội, kinh tế và cả đời sống đạo.
Trong mấy tháng qua, cả thế giới đã, đang và vẫn còn kinh hồn bạt vía, trước cảnh vỡ trận của ngành y tế tại một số nơi trên thế giới, bệnh viện không còn chỗ, y bác sĩ phải chọn người mà chữa, kẻ chết ít người chôn…do đại dịch Covid-19. Sự kinh hoàng do lây nhiễm lan nhanh cộng thêm cú sốc bởi sự khởi phát đột ngột của nó. Nguồn gốc từ đâu chưa ai biết. Nguyên nhân lây nhiễm có lúc thấy lúc không, F1, F2, F3 thì biết, nhưng F0 lại chẳng hay, dẫn đến tình trạng hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, buồn bã, bối rối và tuyệt vọng.
Lời Chúa hôm nay như một liều thuốc thần tiên giúp chúng ta bớt sợ hãi, an tâm, tin tưởng, phó thác và cậy trông vào Chúa. Lời ấy đã từng vang vọng bên tai các tông đồ khi tình thầy trò chuẩn bị đôi ngả đôi nơi. Từ giã Thầy yêu quí, tâm trạng các môn đệ không khỏi " xuyến xao", vì họ hiểu rằng con đường Thầy đi qua sẽ là cái chết; họ lo cho sự sống của chính mình, Thầy chết thì trò chắc gì sống. Thấu hiểu lòng trò, Thầy trấn an : " Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " (Ga 14, 1). Khi nói thế, Chúa Giêsu không chỉ quả quyết rằng cái chết không thể cầm giữ được Người nữa, Người còn cho các môn đệ biết Người sẽ làm một cuộc xuất hành với các ông để mở lối đi cho dân mới của Thiên Chúa.
Trước sự tấn công của virus Vũ Hán hung bạo, gây ra bao lo âu và sợ hãi. Tâm trạng con người hôm nay giống y như các môn đệ xưa, lo âu sợ chết, lo cho sự sống của chính mình. Chúng ta lo nghĩ không biết rồi sẽ ra sao! Chúa Giêsu mời gọi chúng ta : " Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " (Ga 14, 1). Chúa là Thiên Chúa của Israel, Đấng đã cứu dân Ngài vượt qua Biển Đỏ, nay hãy tin vào Người, Người cũng sẽ cứu chúng ta vượt qua dòng nước của sự chết. Chúa : " là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống " (Ga 14, 6). Ai bước đi trên đường Giêsu, thì sẽ được về cùng Chúa Cha, vì Người chính là đường đi. Không có con đường nào khác để về cùng Chúa Cha, để đạt tới mục cùng đích của kiếp người, ngoài con đường Giêsu, như Chúa Giêsu tuyên bố : " Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy " (Ga 14, 6).
Chúa Giêsu là Sự Thật, là Chân Lý; Nhờ Chúa Giêsu chúng ta biết rõ Thiên Chúa đích thực là ai và con người là ai, sinh ra ở trần gian để làm gì và chết rồi sẽ đi đâu. Người mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là Tình Yêu, ai yêu thương thì sẽ giống như Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là Sự Sống; Người đến thế gian trao ban sự sống cho con người, để con người được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Người là Đấng cứu tinh, Người đến giải thoát chúng ta khỏi mọi lỗi âu lo, khỏi sự dữ, khỏi tội lỗi, nhất là khỏi chết đời đời.
" Thầy đi để dọn chỗ cho các con " (Ga 14, 2). Người đi chuẩn bị cho mỗi người một chỗ, đích thân Người sẽ trở lại đón chúng ta đi. Chúa Giêsu đến thế gian ấp ủ trong lòng sự khắc khoải là một ngày nào đó đón được chúng ta về nhà " Cha của Người và cũng là Cha chúng ta, Thiên Chúa của Người cũng là Thiên Chúa của chúng ta " (Ga 20, 17) để chia sẻ sự sống thần linh với Thiên Chúa và sẽ sống với Chúa Giêsu Ktiô trong cung lòng Chúa Cha.
Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con. Xin cứu chữa và giải thoát chúng con khỏi xuyến xao, lo âu, sợ hãi và cái chết trong cơn đại dịch này.
Lạy Mẹ Maria, giữa bao nghịch cảnh của cuộc đời, xin giúp chúng con vững tin vào Chúa như Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Sứ mạng Đấng Cứu Thế
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
17:03 08/05/2020
Chúa Nhật V Phục Sinh
Cv 6,1-7; 1 Pr 2,4-9; Ga 14,1-12
Bài Tin Mừng hôm nay được trích từ Tin Mừng Gioan chương 14,1-12, trong đó, có những mạc khải rất quan trọng mà Chúa Giêsu gửi đến các môn đệ ngày xưa và qua các ông Người cũng gửi tới mỗi người chúng ta hôm nay.
Chúng ta tập trung suy niệm bốn mạc khải quan trọng trong thánh lễ này. Đó là:
1) “Thầy đi dọn chỗ cho anh em;”
2) “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy;”
3) “Ai xem thấy Thầy là xem thấy Chúa Cha;”
4) “Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa.” Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng Lời một của Chúa Giêsu.
1- “Thầy đi dọn chỗ cho anh em”
Trước hết, Chúa Giêsu nói với các môn đệ lời này trong bối cảnh trước khi Chúa Giêsu bước vào cuộc khổ nạn. Nghĩa là Chúa chấp nhận đi vào con đường khổ nạn và chịu chết trên thập giá. Điều này đã làm cho các môn đệ hết sức lo lắng và xao xuyến. Bởi vì đối với con người, đối diện với cái chết là đối diện với một thách đố lớn nhất. Cái chết làm cho con người xa lìa nhau vĩnh viễn, và không bao giờ sẽ gặp lại nhau nữa. Nên cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất của con người, khiến ai cũng phải sợ chết. Nhưng đối với Chúa Giêsu, giờ phút đi vào cuộc khổ nạn là giờ của Chúa, giờ quan trọng phải thực hiện theo thánh ý Chúa Cha. Giờ thập giá là giờ cứu độ và là giờ vinh quang. Vì thế, Người phải ra đi thì có lợi cho con người. Đối với Người, sự sống này không quan trọng cho bằng sự sống đời sau.
Chúa Giêsu chấp nhận lìa bỏ thế gian, chia tay các môn đệ để ra đi dọn chỗ cho các môn đệ bằng cái chết trên thập giá, và Người được mai táng trong mồ, sau ba ngày nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa Cha đã làm cho Đức Giêsu chỗi dậy từ cõi chết; Người được siêu tôn là Đức Chúa và là Đấng Cứu Độ trần gian. Đấng Phục Sinh là người đầu tiên đã đi vào sự sống đó. Người khai mở một đời sống mới cho chúng ta. Đó là sự sống phục sinh, sự sống hoàn toàn mới mẻ và hoàn toàn khác biệt với sự sống tự nhiên. Người là Đấng Hằng Sống. Như thế, cái chết là cửa để đưa Người vào một thế giới mới, và nhờ đó Người được hoàn toàn hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha. Người về với Chúa Cha và để dọn đường cho chúng ta mai sau cũng sẽ được chia sẻ sự sống đó với Người.
Đọc những lời trên dưới ánh sáng phục sinh, chúng ta mới hiểu ý nghĩa của Lời Chúa nói: “Thầy đi thì có lợi cho anh em.” Hay “Thầy đi để dọn chỗ cho anh em.” Và Người hứa là Người sẽ trở lại với các môn đệ. Người đã thực hiện lời hứa đó, sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã xuất hiện với các môn đệ. Người hiện ra nhiều lần với các ông để củng cố niềm tin cho các ông và để minh chứng rằng những gì Người nói đã được ứng nghiệm.
2- “Chính Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”
Trước hết, Đức Giêsu tự xưng mình là đường. Dĩ nhiên, Chúa Giêsu không phải là đường bộ, đường rừng, đường thủy hay đường không... Nhưng Người là người mở đường và là chính con đường nối Thiên Chúa với con người qua mầu nhiệm nhập thể. Người là người mở ra một con đường dẫn tới hạnh phúc đích thực, đó là con đường Thánh Giá mà Người đã đi qua nhờ mầu nhiệm tử nạn. Con đường đó là con đường hẹp, nhưng là con đường dẫn con người tới ơn cứu độ và hạnh phúc đích thực. Con đường rộng thênh thang chỉ dẫn tới sự diệt vong. Người đã mở ra một con đường để nối kết con người với Thiên Chúa, hiện tại với vĩnh cửu, nhờ mầu nhiệm phục sinh của Người. Những người sáng lập các tôn giáo khác chỉ là những người dẫn đường. Còn Đức Giêsu hơn hẳn họ bởi vì Người vừa là người dẫn đường vừa là con đường. Chỉ qua Người chúng ta mới có ơn cứu độ. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói rằng: “Có nhiều con đường để đến với Thiên Chúa, nhưng chung quy lại, chỉ có một con đường duy nhất, đó là Đức Giêsu Kitô.”
Đức Giêsu là chân lý. Người chính là mạc khải của Thiên Chúa Cha. Người mang đến cho chúng sự thật về Thiên Chúa, về con người và thế giới. Sự thật mà Đức Giêsu mang đến giải thoát con người khỏi mọi sự gian dối, nô lệ và bất công. Nếu chúng ta bước theo Đức Kitô, chúng ta có sự thật và ơn giải thoái. Đúng như có lần Chúa nói: “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (x. Ga 8,32).
Đức Giêsu chính là sự sống. Quả thế, Đấng Phục Sinh là Đấng Hằng Sống, là nguồn sự sống và là Đấng ban sự sống mới cho chúng ta. Bởi vì, trong lịch sử loài người, chưa có ai có thể đi vào sự sống mới của Thiên Chúa. Người đã chiến thắng sự chết và bẻ gãy xiềng xích tội lỗi và sự dữ vốn kìm hãm con người trong âm phủ, và ban cho con người sự sống vĩnh cửu, để con người được sống và sống dồi dào.
Như thế, Đức Giêsu là đường dẫn chúng ta tới Thiên Chúa Chúa, là sự thật soi sáng cho chúng ta và là sự sống đời đời của mỗi người chúng ta.
3- “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”
Chúng ta chuyển sang mạc khải thứ ba. Chúa Giêsu mạc khải cho các môn đệ biết tương quan giữa Người với Chúa Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9b). Đây là một lời mạc khải rất mới mẻ.
Cựu Ước cho thấy Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn thánh thiện, vô hình, và bất khả thấu, nghĩa là con người không thể nhìn thấy, tiếp cận và đối diện với Người. Chưa ai đã nhìn thấy Thiên Chúa bao giờ. Thiên Chúa vô hình, nên dầu Người hiện ra ở Sinai, thì Môsê chỉ nhìn thấy Thiên Chúa qua hình ảnh ngọn lửa cháy nơi bụi gai. Kinh Thánh cho biết: Dẫu được trực tiếp nói chuyện với Thiên Chúa, nhưng ông chỉ nhìn thấy cái lưng của Thiên Chúa, chứ không thể diện đối diện hoặc thấy Người.
Nhưng vì Thiên Chúa là tình yêu, nên Người đã để cho con người đến gặp Người. Điều mới mẻ đã xảy ra trong Tân Ước, với mầu nhiệm nhập thể, Thiên Chúa có một khuôn mặt cụ thể, gần gũi và dịu dàng hơn lúc nào hết qua khuôn mặt của Đức Giêsu. Người đã để cho chúng ta có thể gặp gỡ và đụng chạm tới Người. Đức Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa, hay nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giêsu chính là “dung mạo của lòng thương xót Thiên Chúa.”
Đức Giêsu chính là sứ giả được Chúa Cha sai đến để thi hành sứ vụ cứu độ trần gian. Vì thế, mọi lời nói và việc làm Người thực hiện nhân danh Chúa Cha. Điều mới mẻ trong sứ điệp này là Thiên Chúa là Cha của Người. Người ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Người. Người là hình ảnh của Chúa Cha, nên “ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy.”
Mọi người chúng ta phải đụng chạm và gặp gỡ một cách cá nhân lòng thương xót của Thiên Chúa, một tình yêu thật ân cần và gần gũi với mỗi người chúng ta.
Vậy làm sao chúng ta có thể thấy được Chúa Kitô? Người đã về trời cách đây 2000 năm. Các ảnh tượng của Người có giúp chúng ta thấy Người được không? Ngày hôm nay, chúng ta không có may mắn để nhìn thấy trực tiếp Chúa Giêsu như các Tông Đồ, nhưng Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện với chúng ta qua bí tích Thánh Thể. Nơi đó, Người trở thành của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta. Đấng Phục Sinh và Đức Giêsu Thánh Thể là một. Người hiện diện với chúng ta dưới hình bánh và rượu để trở nên của nuôi sống linh hồn chúng ta. Bởi thế, chúng ta được mời gọi hãy đến với thánh lễ để gặp gỡ Đức Giêsu Phục Sinh và đón nhận Người. Thánh Thể phải là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu, bởi lẽ, nơi Thánh Thể, Thiên Chúa gần gũi, ân cần và yêu thương mỗi người chúng ta hơn hết. Ước gì mỗi lần đến tham dự thánh lễ, chúng ta có những điều kiện cần thiết như sạch tội và có lòng sốt sắng để đến với Chúa Giêsu Thánh Thể.
4- “Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa.”
Bài đọc I hôm nay minh chứng điều đó. Tin vào Chúa Giêsu không chỉ sẽ được phần rỗi đời đời, nhưng còn làm những việc lớn lao hơn thế nữa. Sách Công Vụ Tông Đồ kể lại: Sau khi Chúa Phục Sinh, các Tông Đồ được đầy ơn Thánh Thần, đã hăng hái đi khắp mọi nơi loan báo Tin Mừng phục sinh. Có rất nhiều người đã theo đạo. Các Tông Đồ không những rao giảng nhưng còn làm việc bác ái cho các tín hữu. Nhưng số tín đồ trở nên đông đúc, họ không thể lo nổi nhiều trách vụ, nên họ đã chọn thêm các phó tế để lo phục vụ và phân phát lương thực cho các bà góa trong cộng đoàn. Thánh Phêrô trong một bài giảng sau lễ Hiện Xuống, đã làm cho khoảng 3000 người theo đạo. Đây là những điều kỳ diệu và những thành quả mà các Tông Đồ làm xem ra còn vĩ đại hơn và lớn lao hơn nhiều so với con số mà Chúa Giêsu có được trong cuộc đời rao giảng của Người. Chúa Giêsu xem ra có vẻ lép vế so với con số này, trong suốt ba năm rao giảng, Chúa Giêsu chỉ chiêu mộ được một nhóm nhỏ là các Tông Đồ, 72 môn đệ khác và một người khác, nhưng khi Chúa chết, họ đã bỏ đi gần hết, có nhiều người còn phản bội Chúa nữa.
Ai tin vào Thầy, người đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa. Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội không ngừng lớn mạnh, Tin Mừng không ngừng được loan báo khắp nơi trên thế giới. Sau hơn hai mươi thế kỷ, Giáo Hội có đông đảo thành viên theo đạo. Hiện nay, có biết bao trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội do các thành viên trong Giáo Hội thành lập để phục vụ con người. Đó là những việc làm lớn lao mà những người tin vào Chúa Kitô đã thực hiện được.
Nếu mỗi người chúng ta cũng thế, nếu chúng ta có đức tin chỉ bằng hạt cải thôi, chúng ta cũng có thể chuyển núi dời non, như Chúa đã nói. Xin cho mỗi người chúng ta có một đức tin mạnh mẽ và cá vị vào Chúa Giêsu, ngõ hầu chúng ta có sức mạnh thực hiện những điều lớn lao cho Chúa và cho tha nhân trong đời sống mỗi người chúng ta. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa là Đường hướng về Nhà Cha
Lm. Nguyễn Xuân Trường
21:06 08/05/2020
Phúc Âm tuần này nhắc đến 2 thứ rất quen thuộc trong đời sống: con đường và mái nhà. Qua hình ảnh con đường và mái nhà vật chất, Chúa muốn nói với chúng ta về những con đường và mái nhà tinh thần.
Các con đường giao thông dù có khác nhau về chất liệu và cách thức vận chuyển, thì vẫn đều giống nhau ở mục đích là dẫn người ta đến NƠI mình muốn tới, kết nối con người và nơi chốn với nhau. Cũng vậy, những con đường tinh thần dẫn người ta đến ĐÍCH mình nhắm tới trong đời như đường công danh, đường tình duyên, đường tu trì… Để tiến bước trên những con đường đời ấy, người ta phải có những đường hướng, đường lối, đường đi nước bước.
Thế nên, khi Chúa Giêsu công bố: Thầy là đường, thì đường này đã trở thành Đạo, thành một lối sống. Chúa Giêsu là đường yêu thương, sự thật và sự sống, để kết nối con người với nhau và với Chúa, để dẫn con người đến nơi, đến đích cuối cùng của phận người là Nhà Cha chan hòa hạnh phúc. Nơi Nhà Cha, Ba Ngôi Thiên Chúa yêu thương, gắn bó mật thiết với nhau đến nỗi: “Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy.”
Tình yêu luôn muốn chia sẻ. Thế nên, Chúa Giêsu từ Nhà Cha tràn đầy tình yêu đã bước xuống thế giới này để rao giảng mời gọi cả nhân loại sống chung một mái nhà yêu thương có Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau.
Tình yêu cũng luôn muốn ở gần. Thế nên, khi Chúa Giêsu cứu độ nhân loại bằng cái chết và sự phục sinh, thì Chúa đã vạch ra một con đường của yêu thương, sự thật và sự sống, để dẫn muôn loài bước đi trên con đường ấy về Nhà Cha hưởng phúc vĩnh cửu ngàn đời. Amen.
Đường Về Cùng Cha
Nt. Maria Diệu Hiến
21:11 08/05/2020
Gợi ý suy niệm sứ điệp Tin Mừng CN 5 PS - Ga 14,1-12
Sau bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-su với các môn đệ, Ngài nói với các ông về cuộc ra đi của Ngài. Nói đến cuộc ra đi là nói đến giã từ, là ly biệt, là xa cách, là âu lo xao xuyến, như lời thơ mang tính “định nghĩa” của một thi sĩ người Pháp: “Partir, c’est mourir un peu”.
Nếu “đường đời có trăm vạn nẻo”, thì cuộc sống cũng lắm kiểu “ra đi”. Không thiếu những cuộc chia tay đầy niềm vui, nhưng cũng đủ những cuộc chia tay đầy nước mắt. Nhưng cuộc “ra đi” hay “chia tay” của Chúa Giê-su có cái gì khác lạ qua Lời Ngài nói với các môn đệ: “Lòng anh em đừng xao xuyến và đừng sợ hãi ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”.
Nếu mọi cuộc chia tay khác của con người gợi lên một sự cách biệt thì lời giã từ của cuộc chia tay hôm nay dường như lại là một lời mời thiết lập một mối tương quan hơn là lời ly biệt vì lời mời gọi “Tin” là lời mời gọi đi vào một tương quan sống động với Đấng Vô Hình “Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”.
Chúng ta hãy thử phân tích cuộc đối thoại giữa Chúa Giê-su và các môn đệ và thử đặt mình vào trong bối cảnh của cuộc chia tay này để cảm nghiệm sâu xa hơn đâu là sứ điệp của Chúa Giê-su để lại cho chúng ta.
Trong cuộc chia tay giữa Chúa Giê-su và các môn đệ, có ba câu hỏi của ba người môn đệ đặt ra đáng để chúng ta lưu tâm:
- Ga 13,36: Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?”
- Ga 14,5: Ông Tôma thưa : “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?”
- Ga 14,8: Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha, và như thế là đủ cho chúng con”.
Câu hỏi của Phê-rô và của Tô-ma xoay quanh vấn đề “đâu” là nơi Chúa Giê-su sẽ đến. Thắc mắc của các ông cũng không có gì là lạ, vì Đức Giê-su giã từ các ông nơi này nghĩa là Ngài sẽ đến ở một nơi khác. Mà Ngài hứa sẽ mang các ông theo nên tốt hơn là hỏi trước đâu là nơi mà các ông sẽ được Ngài mang theo. Hỏi cho chắc.
Đáp lại câu hỏi của Phê-rô “Thưa Thầy, Thầy đi đâu?”, Chúa Giê-su chỉ nói : “Con sẽ đi theo Thầy sau này”. Và đáp lại câu hỏi của Tô-ma Chúa Giê-su chỉ trả lời “Thầy là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”.
Trước những câu trả lời của Chúa Giê-su, các môn đệ như đang đứng trước một cuộc mạo hiểm. Mạo hiểm không phải chỉ vì các ông phải xa cách Thầy, mà mạo hiểm còn bởi vì phần các ông, các ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. Đi đến nơi mình không biết quả là một cuộc phiêu lưu, là một sự từ bỏ tuyệt đối.
Abraham, Tổ phụ chúng ta cũng đã bao lần đứng trước cuộc phiêu lưu khi tự nguyện đi vào cuộc Giao ước thánh thiêng với Thiên Chúa, khi được Thiên Chúa mời gọi từ bỏ “quê cha đất tổ”, để “ra đi” mà không biết mình đi đâu.
“Tôi sẽ được Bề trên sai đến đâu?”. Đó cũng là câu hỏi mà người tu sĩ cũng hơn một lần đặt ra trong khi hồi hộp đợi chờ sứ vụ mới.
Các tông đồ hôm nay cũng đang ở trong giai đoạn cuối cùng được Chúa Giê-su ở cùng và được Ngài huấn luyện, giờ đây các ông cảm thấy xao xuyến âu lo vì không biết Đức Giê-su sẽ đi đâu và tương lai các ông thế nào.
Thế nhưng khi Chúa Giê-su nói với Tô-ma : “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. Chúa không trả lời cho Tô-ma phải “đi đâu”, nhưng là “đi như thế nào”, nghĩa là đi trong Ngài và nhờ Ngài, vì Ngài là “đường đi” dẫn đến Chúa Cha. Làm người môn đệ Chúa chẳng phải là đi theo một học thuyết, nhưng là đi theo một NGÔI VỊ. Nỗi bận tâm của người môn đệ chẳng phải là “tôi sẽ đi đâu” nhưng là “tôi có ở trong Chúa Giê-su không?” vì Ngài “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”.
Câu trả lời của Chúa Giê-su cho ta hiểu rằng đích điểm mà Chúa Giê-su muốn dẫn các ông đến chẳng phải là một không gian địa lý mà là một NGÔI VỊ, là chính CHÚA CHA “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”. Con đường để đến với Chúa Cha cũng không thể đo được bằng kilômet, vì con đường ấy cũng chính là một NGÔI VỊ, là chính Chúa Giê-su.
Đi theo con đường của Chúa Giê-su là bắc nhịp cầu tương quan với Chúa Cha nhờ trung gian là Chúa Giê-su. Khao khát nối nhịp tương quan với Đấng tuyệt đối là tiến bước trong hành trình của cuộc sống nội tâm. Hành trình ấy không chỉ tùy thuộc vào những nỗ lực của cuộc sống cá nhân chúng ta mà còn là một ân sủng: đó là ân huệ của Thiên Chúa.
Còn nỗi bận tâm của Philiphê không phải là “đi đâu”, nhưng là “Chúa Cha là ai?”, vì Ngài chính là “đích điểm sẽ đến”: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha, và như thế là đủ cho chúng con” (Ga 14,8). Và Chúa Giê-su nói:
“Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”.
“Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy”.
“Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy”.
Như thế hành trình gặp gỡ Chúa Cha không phải chỉ là chuyện mai sau. Con người không chỉ có được niềm hạnh phúc gặp gỡ Chúa Cha trong nước trời vĩnh cửu, mà ngay cả trong hiện tại vì Chúa Giê-su chính là hiện thân của Cha, là Thiên Chúa hằng sống ở cùng nhân loại.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Con sợ thưa xin vâng với Chúa,
Vì con không biết Chúa sẽ dẫn con đi đâu.
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Con sợ đi theo Chúa là con phải ký vào trang giấy trắng
Để Chúa viết vào đó
chương trình của Chúa
ý định của Chúa
Những nơi Chúa sẽ dẫn con đến
Những người Chúa muốn con ở cùng.
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Con sợ theo Ngài con sẽ mất tất cả
Nhưng đâu có ngờ Ngài đã cho con tất cả
Vì đến được với Chúa Cha là con được tất cả.
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Nhưng xin Chúa cứ huấn luyện con
Để tiếng thưa vâng của con
mỗi ngày mỗi mới
mỗi ngày mỗi thắm đượm tình yêu
Vì con biết, chỉ qua Ngài
Con mới gặp được Cha của con.
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Nhưng Chúa là « Đường » đi
Khi thực sự theo Ngài con sẽ không còn âu lo mình phải « đi đâu? »
Vì con sẽ luôn được ở trong SỰ HIỆN DIỆN của Ngài.
Maria Diệu Hiền (Nt. Dòng MTG – Qui Nhơn)
Sau bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-su với các môn đệ, Ngài nói với các ông về cuộc ra đi của Ngài. Nói đến cuộc ra đi là nói đến giã từ, là ly biệt, là xa cách, là âu lo xao xuyến, như lời thơ mang tính “định nghĩa” của một thi sĩ người Pháp: “Partir, c’est mourir un peu”.
Nếu “đường đời có trăm vạn nẻo”, thì cuộc sống cũng lắm kiểu “ra đi”. Không thiếu những cuộc chia tay đầy niềm vui, nhưng cũng đủ những cuộc chia tay đầy nước mắt. Nhưng cuộc “ra đi” hay “chia tay” của Chúa Giê-su có cái gì khác lạ qua Lời Ngài nói với các môn đệ: “Lòng anh em đừng xao xuyến và đừng sợ hãi ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”.
Nếu mọi cuộc chia tay khác của con người gợi lên một sự cách biệt thì lời giã từ của cuộc chia tay hôm nay dường như lại là một lời mời thiết lập một mối tương quan hơn là lời ly biệt vì lời mời gọi “Tin” là lời mời gọi đi vào một tương quan sống động với Đấng Vô Hình “Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”.
Chúng ta hãy thử phân tích cuộc đối thoại giữa Chúa Giê-su và các môn đệ và thử đặt mình vào trong bối cảnh của cuộc chia tay này để cảm nghiệm sâu xa hơn đâu là sứ điệp của Chúa Giê-su để lại cho chúng ta.
Trong cuộc chia tay giữa Chúa Giê-su và các môn đệ, có ba câu hỏi của ba người môn đệ đặt ra đáng để chúng ta lưu tâm:
- Ga 13,36: Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?”
- Ga 14,5: Ông Tôma thưa : “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?”
- Ga 14,8: Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha, và như thế là đủ cho chúng con”.
Câu hỏi của Phê-rô và của Tô-ma xoay quanh vấn đề “đâu” là nơi Chúa Giê-su sẽ đến. Thắc mắc của các ông cũng không có gì là lạ, vì Đức Giê-su giã từ các ông nơi này nghĩa là Ngài sẽ đến ở một nơi khác. Mà Ngài hứa sẽ mang các ông theo nên tốt hơn là hỏi trước đâu là nơi mà các ông sẽ được Ngài mang theo. Hỏi cho chắc.
Đáp lại câu hỏi của Phê-rô “Thưa Thầy, Thầy đi đâu?”, Chúa Giê-su chỉ nói : “Con sẽ đi theo Thầy sau này”. Và đáp lại câu hỏi của Tô-ma Chúa Giê-su chỉ trả lời “Thầy là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”.
Trước những câu trả lời của Chúa Giê-su, các môn đệ như đang đứng trước một cuộc mạo hiểm. Mạo hiểm không phải chỉ vì các ông phải xa cách Thầy, mà mạo hiểm còn bởi vì phần các ông, các ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. Đi đến nơi mình không biết quả là một cuộc phiêu lưu, là một sự từ bỏ tuyệt đối.
Abraham, Tổ phụ chúng ta cũng đã bao lần đứng trước cuộc phiêu lưu khi tự nguyện đi vào cuộc Giao ước thánh thiêng với Thiên Chúa, khi được Thiên Chúa mời gọi từ bỏ “quê cha đất tổ”, để “ra đi” mà không biết mình đi đâu.
“Tôi sẽ được Bề trên sai đến đâu?”. Đó cũng là câu hỏi mà người tu sĩ cũng hơn một lần đặt ra trong khi hồi hộp đợi chờ sứ vụ mới.
Các tông đồ hôm nay cũng đang ở trong giai đoạn cuối cùng được Chúa Giê-su ở cùng và được Ngài huấn luyện, giờ đây các ông cảm thấy xao xuyến âu lo vì không biết Đức Giê-su sẽ đi đâu và tương lai các ông thế nào.
Thế nhưng khi Chúa Giê-su nói với Tô-ma : “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. Chúa không trả lời cho Tô-ma phải “đi đâu”, nhưng là “đi như thế nào”, nghĩa là đi trong Ngài và nhờ Ngài, vì Ngài là “đường đi” dẫn đến Chúa Cha. Làm người môn đệ Chúa chẳng phải là đi theo một học thuyết, nhưng là đi theo một NGÔI VỊ. Nỗi bận tâm của người môn đệ chẳng phải là “tôi sẽ đi đâu” nhưng là “tôi có ở trong Chúa Giê-su không?” vì Ngài “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”.
Câu trả lời của Chúa Giê-su cho ta hiểu rằng đích điểm mà Chúa Giê-su muốn dẫn các ông đến chẳng phải là một không gian địa lý mà là một NGÔI VỊ, là chính CHÚA CHA “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”. Con đường để đến với Chúa Cha cũng không thể đo được bằng kilômet, vì con đường ấy cũng chính là một NGÔI VỊ, là chính Chúa Giê-su.
Đi theo con đường của Chúa Giê-su là bắc nhịp cầu tương quan với Chúa Cha nhờ trung gian là Chúa Giê-su. Khao khát nối nhịp tương quan với Đấng tuyệt đối là tiến bước trong hành trình của cuộc sống nội tâm. Hành trình ấy không chỉ tùy thuộc vào những nỗ lực của cuộc sống cá nhân chúng ta mà còn là một ân sủng: đó là ân huệ của Thiên Chúa.
Còn nỗi bận tâm của Philiphê không phải là “đi đâu”, nhưng là “Chúa Cha là ai?”, vì Ngài chính là “đích điểm sẽ đến”: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha, và như thế là đủ cho chúng con” (Ga 14,8). Và Chúa Giê-su nói:
“Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”.
“Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy”.
“Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy”.
Như thế hành trình gặp gỡ Chúa Cha không phải chỉ là chuyện mai sau. Con người không chỉ có được niềm hạnh phúc gặp gỡ Chúa Cha trong nước trời vĩnh cửu, mà ngay cả trong hiện tại vì Chúa Giê-su chính là hiện thân của Cha, là Thiên Chúa hằng sống ở cùng nhân loại.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Con sợ thưa xin vâng với Chúa,
Vì con không biết Chúa sẽ dẫn con đi đâu.
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Con sợ đi theo Chúa là con phải ký vào trang giấy trắng
Để Chúa viết vào đó
chương trình của Chúa
ý định của Chúa
Những nơi Chúa sẽ dẫn con đến
Những người Chúa muốn con ở cùng.
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Con sợ theo Ngài con sẽ mất tất cả
Nhưng đâu có ngờ Ngài đã cho con tất cả
Vì đến được với Chúa Cha là con được tất cả.
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Nhưng xin Chúa cứ huấn luyện con
Để tiếng thưa vâng của con
mỗi ngày mỗi mới
mỗi ngày mỗi thắm đượm tình yêu
Vì con biết, chỉ qua Ngài
Con mới gặp được Cha của con.
Lạy Chúa, đôi lần con sợ
Nhưng Chúa là « Đường » đi
Khi thực sự theo Ngài con sẽ không còn âu lo mình phải « đi đâu? »
Vì con sẽ luôn được ở trong SỰ HIỆN DIỆN của Ngài.
Maria Diệu Hiền (Nt. Dòng MTG – Qui Nhơn)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trước đại dịch Covid-19: LHQ kêu gọi hãy đoàn kết mừng đại lễ Ngày đản sinh của Đức Phật
Thanh Quảng sdb
00:46 08/05/2020
Trước đại dịch Covid-19: LHQ kêu gọi hãy đoàn kết mừng đại lễ Ngày đản sinh của Đức Phật
Nhân Ngày đản sinh của Đức Phật, ông Tổng thư ký của Liên Hợp Quốc đã gửi một thông điệp, nhấn mạnh đến tình đoàn kết nhân dịp mừng đại lễ này. Được biết Tòa thánh Vatican trước đó cũng đã gửi một văn thư chúc mừng lễ này.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Các tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới hôm nay ngày 7 tháng 5, mừng ngày Đản sanh của Đức Phật, hay được gọi nôm na là "Ngày sinh của Đức Phật", ‘Vesakh’ nghĩa là sự tưởng niệm, sự ra đời, giác ngộ và cái chết của Đức Phật Gautama, mà thường được tổ chức những ngày khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia…
Đoàn kết mừng lễ
Trong văn thư Ngày đản sinh của Đức Phật, ông Antonio Guterres kêu gọi mọi người hãy đoàn kết và mừng lễ trong bối cảnh của cơn đại dịch Covid-19. Ông Tổng thư ký cho hay: Khi chúng ta mừng ngày ra đời, giác ngộ và ngày qua đời của Đức Phật, tất cả chúng ta nhớ lại lời Đức Phật dạy...
Và khi chúng ta và gia đình chúng ta đang bị cơn đại dịch COVID-19 hoành hành, chúng ta hãy nhớ tới lời kinh Đức Phật dậy: ‘Bởi vì tất cả chúng sinh đều bị đau, tôi cũng muốn thông phần...’
Thông điệp về tình đoàn kết và mừng lễ này vượt qua không thời gian của mọi người; nhưng như ông Guterres nhấn mạnh, có một điều khác biệt là tất cả chúng ta đồng tâm nhất trí ngăn chặn sự lây lan của con vi khuẩn độc ác này, để vãn hồi lại cuộc sống...
Cho nên, ông Tổng thư ký LHQ đã mời tất cả mọi người mừng lễ, hãy nhớ lời vàng ngọc của Đức Phật Phật ‘hãy sống cho tha nhân’ ‘hãy xả hỷ từ bi và đoàn kết’ vì người khác để xây dựng một thế giới hòa bình.
Văn thư mừng lễ của Tòa Thánh Vatican
Trước đó, vào ngày 2 tháng 4, Vatican cũng đã gửi một thông điệp chúc mừng Ngày Đản sinh Đức Phật cho các Phật tử. Văn thư mang tiêu đề: Phật tử và Kitô hữu: Hãy cùng xây dựng văn hóa từ bi xả kỷ và tình huynh đệ, thông điệp của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn (PCID) khuyến khích các tín đồ của hai tôn giáo hãy cùng nhau phục vụ một thế giới nhiều thương đau. Thông điệp nhấn mạnh tới các giá trị được cả hai tôn giáo chú tập vào là lòng bác ái vị tha và tình huynh đệ.
Về vấn đề này, Tòa Thánh Vatican đã nhắc lại những tâm tình mà Đức Phanxicô đã chia sẻ với Đức Đại Lão Tăng Nhất Thống Phật giáo Thái Lan tại Bangkok vào ngày 21 tháng 11 năm 2019.
Đại Lễ Phật Đản (Vesakh): Một cơ hội thể hiện lòng trắc ẩn và tình huynh đệ
Đức Thánh Cha nói: Chúng ta có thể phát triển và sống chung với nhau như những 'người hàng xóm' tốt bụng, vì thế chúng ta thúc giục các tín đồ của tôn giáo chúng ta, hãy dấn thân vào các dự án từ thiện mới, có khả năng tạo ra và nới rộng đến các sáng kiến phục vụ tình huynh đệ...
Đức Thánh Cha nêu ra nhiều điểm tương đồng mà Đức Phật Gautama và Thánh Phanxicô Assisi, đã sống và truyền đạt nguồn cảm hứng cho một nền văn hóa từ bi bác ái và tình huynh đệ hầu làm vơi đi những khổ đau của con người và vũ hoàn...
Tòa thánh Vatican đặc biệt mời các tín đồ Phật tử hãy tham gia vào sự phát triển "Tái tạo lại nền giáo dục toàn cầu", một Đại hội mà Vatican dự kiến tổ chức vào tháng 10 tới tại Roma do Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập.
Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn kết thúc văn thư của mình với tâm tình cầu nguyện cho các nạn nhân Covid-19 và những người đang dấn thân chăm sóc của họ.
Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn (PCID) đã không ngừng gửi văn thư mừng lễ Phật Đản trong suốt hai mươi bốn năm qua. Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn (PCID) cũng gửi văn thư cho hai dịp lễ hội: Ánh sáng của Ấn giáo (Diwali) và Tháng Chay Tịnh (Ramadan) của Hồi giáo.
Nhân Ngày đản sinh của Đức Phật, ông Tổng thư ký của Liên Hợp Quốc đã gửi một thông điệp, nhấn mạnh đến tình đoàn kết nhân dịp mừng đại lễ này. Được biết Tòa thánh Vatican trước đó cũng đã gửi một văn thư chúc mừng lễ này.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Các tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới hôm nay ngày 7 tháng 5, mừng ngày Đản sanh của Đức Phật, hay được gọi nôm na là "Ngày sinh của Đức Phật", ‘Vesakh’ nghĩa là sự tưởng niệm, sự ra đời, giác ngộ và cái chết của Đức Phật Gautama, mà thường được tổ chức những ngày khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia…
Đoàn kết mừng lễ
Trong văn thư Ngày đản sinh của Đức Phật, ông Antonio Guterres kêu gọi mọi người hãy đoàn kết và mừng lễ trong bối cảnh của cơn đại dịch Covid-19. Ông Tổng thư ký cho hay: Khi chúng ta mừng ngày ra đời, giác ngộ và ngày qua đời của Đức Phật, tất cả chúng ta nhớ lại lời Đức Phật dạy...
Và khi chúng ta và gia đình chúng ta đang bị cơn đại dịch COVID-19 hoành hành, chúng ta hãy nhớ tới lời kinh Đức Phật dậy: ‘Bởi vì tất cả chúng sinh đều bị đau, tôi cũng muốn thông phần...’
Thông điệp về tình đoàn kết và mừng lễ này vượt qua không thời gian của mọi người; nhưng như ông Guterres nhấn mạnh, có một điều khác biệt là tất cả chúng ta đồng tâm nhất trí ngăn chặn sự lây lan của con vi khuẩn độc ác này, để vãn hồi lại cuộc sống...
Cho nên, ông Tổng thư ký LHQ đã mời tất cả mọi người mừng lễ, hãy nhớ lời vàng ngọc của Đức Phật Phật ‘hãy sống cho tha nhân’ ‘hãy xả hỷ từ bi và đoàn kết’ vì người khác để xây dựng một thế giới hòa bình.
Văn thư mừng lễ của Tòa Thánh Vatican
Trước đó, vào ngày 2 tháng 4, Vatican cũng đã gửi một thông điệp chúc mừng Ngày Đản sinh Đức Phật cho các Phật tử. Văn thư mang tiêu đề: Phật tử và Kitô hữu: Hãy cùng xây dựng văn hóa từ bi xả kỷ và tình huynh đệ, thông điệp của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn (PCID) khuyến khích các tín đồ của hai tôn giáo hãy cùng nhau phục vụ một thế giới nhiều thương đau. Thông điệp nhấn mạnh tới các giá trị được cả hai tôn giáo chú tập vào là lòng bác ái vị tha và tình huynh đệ.
Về vấn đề này, Tòa Thánh Vatican đã nhắc lại những tâm tình mà Đức Phanxicô đã chia sẻ với Đức Đại Lão Tăng Nhất Thống Phật giáo Thái Lan tại Bangkok vào ngày 21 tháng 11 năm 2019.
Đại Lễ Phật Đản (Vesakh): Một cơ hội thể hiện lòng trắc ẩn và tình huynh đệ
Đức Thánh Cha nói: Chúng ta có thể phát triển và sống chung với nhau như những 'người hàng xóm' tốt bụng, vì thế chúng ta thúc giục các tín đồ của tôn giáo chúng ta, hãy dấn thân vào các dự án từ thiện mới, có khả năng tạo ra và nới rộng đến các sáng kiến phục vụ tình huynh đệ...
Đức Thánh Cha nêu ra nhiều điểm tương đồng mà Đức Phật Gautama và Thánh Phanxicô Assisi, đã sống và truyền đạt nguồn cảm hứng cho một nền văn hóa từ bi bác ái và tình huynh đệ hầu làm vơi đi những khổ đau của con người và vũ hoàn...
Tòa thánh Vatican đặc biệt mời các tín đồ Phật tử hãy tham gia vào sự phát triển "Tái tạo lại nền giáo dục toàn cầu", một Đại hội mà Vatican dự kiến tổ chức vào tháng 10 tới tại Roma do Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập.
Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn kết thúc văn thư của mình với tâm tình cầu nguyện cho các nạn nhân Covid-19 và những người đang dấn thân chăm sóc của họ.
Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn (PCID) đã không ngừng gửi văn thư mừng lễ Phật Đản trong suốt hai mươi bốn năm qua. Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn (PCID) cũng gửi văn thư cho hai dịp lễ hội: Ánh sáng của Ấn giáo (Diwali) và Tháng Chay Tịnh (Ramadan) của Hồi giáo.
Thánh lễ tại Santa Marta 8/5/2020: Chúng ta cần học cách nhận thức ra sự an ủi thực sự của Chúa.
Đặng Tự Do
00:51 08/05/2020
Lúc 7 sáng thứ Sáu 8 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Hôm nay tại Ý, người Công Giáo cử hành ngày lễ “Supplica alla Madonna di Pompei”, ngày “Khẩn Cầu cùng Đức Bà Pompei”. Ngày lễ này được cử hành hàng năm vào ngày 8 tháng Năm là ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Pompei vào năm 1876. Ngày Khẩn Cầu cùng Đức Bà Pompei cũng được tổ chức vào đúng 12 giờ trưa trước ảnh Đức Bà Pompei vào ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng 10.
Hôm nay cũng là ngày Hồng Thập Tự thế giới. Vì thế, trong thánh lễ, Đức Thánh Cha cầu nguyện xin Đức Bà Pompei cầu bầu cho những người làm việc trong Hội Hồng Thập Tự
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là Ngày Hồng Thập Tự thế giới và cũng là ngày Trăng Lưỡi Liềm Đỏ. Chúng ta cầu nguyện xin Đức Bà Pompei cầu bầu cho những người làm việc trong các tổ chức xứng đáng này. Xin Chúa ban phép lành cho công việc của họ đang làm với rất nhiều thành quả tốt đẹp.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan trong đó Chúa Giêsu an ủi các môn đệ Ngài: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”.
Phúc Âm: Ga 14, 1-6
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi”. Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con”. Cuộc trò chuyện giữa Chúa Giêsu và các môn đệ diễn ra trong Bữa Tiệc Ly. Chúa Giêsu buồn và mọi người đều buồn. Chúa Giêsu nói Người sẽ bị một trong số họ phản bội nhưng đồng thời Người lại bắt đầu an ủi các môn đệ mình. Chúa an ủi các môn đệ Người và ở đây chúng ta thấy cách Chúa Giêsu an ủi.
Chúng ta có nhiều cách an ủi, từ cách xác thực nhất, từ cách gần gũi nhất đến cách nặng về hình thức nhất, như những bức điện chia buồn: ‘Đau buồn sâu sắc vì..” Nó không an ủi ai cả, nó là đồ giả, đó là kiểu an ủi của các nghi thức.
Nhưng chính Chúa an ủi chúng ta như thế nào? Biết rõ điều này là rất quan trọng, bởi vì trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ phải trải qua những khoảnh khắc đau buồn – chắc chắn rồi – cho nên chúng ta phải học cách nhận thức ra sự an ủi thực sự của Chúa.
Trong đoạn Tin Mừng này chúng ta thấy rằng Chúa luôn luôn an ủi trong sự gần gũi, với sự thật và hy vọng. Đây là ba đặc điểm trong cách Chúa an ủi chúng ta. Ngài cận kề thân mật, không bao giờ xa cách. “Thầy ở cùng các con” là câu rất đẹp Chúa Giêsu thường nói với chúng ta. Nhiều lần Chúa hiện diện trong im lặng nhưng chúng ta biết rằng Ngài ở đó. Ngài luôn ở đó. Sự gần gũi là phong cách của Thiên Chúa, chính vì thế Ngài đã nhập thể, để đến gần chúng ta. Chúa an ủi chúng ta trong sự gần gũi với chúng ta. Và Ngài không sử dụng những từ trống rỗng, ngược lại: Ngài thích im lặng. Sức mạnh của sự gần gũi, của sự hiện diện. Và Ngài nói rất ít. Nhưng đầy thân mật, cận kề.
Một đặc điểm thứ hai trong cách Chúa Giêsu an ủi chúng ta là sự thật: Chúa Giêsu là sự thật. Người không nói những điều nặng phần nghi thức nhưng dối trá: “Không, đừng lo, không sao đâu, mọi thứ sẽ ổn thôi, sẽ không có gì xảy ra, mọi cái sẽ qua đi, yên tâm đi, mọi thứ sẽ qua” Ngài nói lên sự thật. Ngài không che giấu sự thật. Bởi vì ngay trong đoạn văn này, chính Người đã nói: “Thầy là sự thật”. Và sự thật là: “Thầy sẽ ra đi”, nghĩa là: “Thầy sẽ chết”. Chúng ta đang đối mặt với cái chết. Đó là sự thật. Và Ngài nói điều đó đơn giản, nhẹ nhàng, không làm tổn thương ai: chúng ta đang đối mặt với cái chết. Ngài không che giấu sự thật.
Đặc điểm thứ ba trong sự an ủi của Chúa Giêsu dành cho chúng ta là hy vọng. Ngài nói, vâng, đó là một thời gian tồi tệ. Nhưng đừng để trái tim các con xao xuyến: hãy có niềm tin vào Thầy, bởi vì trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Chúa trở lại mỗi khi có ai đó trong chúng ta trên đường rời khỏi thế giới này. “Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy”: đó là hy vọng. Người sẽ đến và đưa tay ra cho chúng ta và mang chúng ta đi. Người chẳng bao giờ nói: “Không, anh em sẽ không đau khổ, không có gì đâu”. Ngài nói sự thật: “Thầy ở cùng anh em,” đây là sự thật: đó là một khoảnh khắc tồi tệ, nguy hiểm, và cái chết. Nhưng đừng để trái tim anh em xao xuyến, hãy bình yên. Sự bình yên là cơ sở của mọi sự an ủi, bởi vì Thầy sẽ đến và chìa tay ra cho con và đưa con đến nơi Thầy sẽ đến.
Thật không dễ dàng gì để nhận thức ra chúng ta đang được Chúa an ủi. Nhiều lần, trong những lúc khốn cùng, chúng ta tức giận với Chúa và không để Ngài đến và nói với chúng ta với sự ngọt ngào này, với sự gần gũi này, với sự hiền lành này, với sự thật này và với hy vọng này.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin cho chúng ta ân sủng biết học cách để mình được Chúa ủi an. Sự an ủi của Chúa là trung thực, không lừa dối. Đó không phải là gây mê, không phải. Nhưng là sự gần gũi, là sự thật và nó mở ra những cánh cửa hy vọng cho chúng ta.
Source:Vatican News
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 4
Vũ Văn An
04:22 08/05/2020
e) Các trục của nhiệm cục bí tích
41. Hệ thống hóa các kết quả chính của cuộc hành trình của chúng ta, chúng ta có thể thiết lập được các điểm căn bản sau đây:
a) Nhiệm cục Ba Ngôi thần linh, vì có tính nhập thể, nên có tính bí tích. Vì nhiệm cục có tính bí tích trong bản chất, nên bảy bí tích do Chúa Kitô thiết lập, được Giáo hội bảo vệ và cử hành, có tầm quan trọng hết sức trong Giáo hội.
b) Tính bí tích của nhiệm cục thần linh qui chiếu vào đức tin. Chính nhờ đức tin mà tính bí tích này được nắm vững và mang ra sống. Việc tri nhận tính bí tích thông qua đức tin này được liên kết chặt chẽ với: việc Nhập thể, qua đó kế hoạch thần linh được hiển thị một cách lịch sử và hữu hình; Chúa Thánh Thần, Đấng tiếp nối mãi các hồng phúc của Chúa Kitô bằng cách thông truyền ơn thánh cứu rỗi qua các biểu tượng bí tích; Giáo hội, một định chế có tính lịch sử và hữu hình, một định chế sau khi nhận lãnh các hồng phúc bí tích, tiếp tục cử hành chúng để nuôi dưỡng và củng cố đức tin của các tín hữu.
c) Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập các bí tích và trao chúng cho Giáo hội của Người để các mầu nhiệm của đức tin sẽ được biểu hiện một cách hữu hình. Tín hữu nào tham dự vào những mầu nhiệm này đều nhận được những hồng phúc vốn được biểu hiện trong đó. Do đó, việc thông truyền đức tin bao hàm không những việc truyền đạt nội dung tín lý có đặc tính tri thức, mà, cùng với chúng, còn là việc được lồng, về phương diện hiện sinh, vào khuôn khổ của nhiệm cục bí tích, mà thông điệp Lumen fidei đã mô tả một cách nhuần nhuyễn:
“Nhưng điều được thông truyền trong Giáo hội, điều được lưu truyền trong Truyền thống sống động của Giáo Hội, là ánh sáng mới phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, một ánh sáng chạm tới chúng ta ở cốt lõi hữu thể và gắn kết tâm trí, ý chí và cảm xúc của chúng ta, mở ra cho chúng ta các mối tương quan sống trong hiệp thông với Thiên Chúa và với những người khác. Có một phương thế đặc biệt để truyền lại sự viên mãn này, một phương thế có khả năng gắn kết toàn bộ con người, thể xác và tinh thần, đời sống nội tâm và mối tương quan với người khác. Đó là các bí tích, được cử hành trong phụng vụ Giáo Hội. Chúng thông truyền một ký ức nhập thể, liên kết với thời gian và không gian của đời sống ta, liên kết với mọi giác quan của chúng ta; trong chúng, toàn bộ con người được gắn kết như một thành phần của một chủ thể sống động và là một phần của mạng lưới tương quan cộng đoàn. Dù các bí tích quả là bí tích đức tin [x. SC 59], ta có thể nói rằng chính đức tin cũng sở hữu một cấu trúc bí tích. Việc khêu dậy đức tin được liên kết với việc khởi đầu một cảm thức bí tích mới về cuộc sống của con người và sự hiện hữu Kitô giáo, trong đó thể hữu hình và thể vật chất mở lòng đón nhận mầu nhiệm vĩnh cửu” [46].
d) Việc lên cấu trúc cho nhiệm cục bí tích có tính đối thoại. Đức tin đại diện cho khoảnh khắc đáp trả đầy ơn thánh của con người đối với hồng phúc của Thiên Chúa. Có một sự hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và tính bí tích, xét một cách tổng quát, và giữa đức tin và các bí tích, xét một cách chuyên biệt.
e) Bản chất đối thoại (đức tin) của nhiệm cục giả thiết sẽ sản sinh một loạt các hậu quả quan trọng khi đụng tới việc hiểu về thần học và cung ứng về mục vụ mỗi một bí tích khác nhau. Từ những phát biểu trước đây, ta có thể lập luận có nền tảng rằng các bí tích hữu hiệu mà không có đức tin giả thiết phải có một cơ chế nhân quả đơn thuần. Không có đức tin, nó giả thiết phải có một điều gì đó xa lạ với lãnh vực các mối tương quan giữa Thiên Chúa Ba Ngôi và con người, những tương quan vốn có bản chất đối thoại và liên bản vị. Các bí tích hữu hiệu mà không có đức tin cũng giả thiết phải có một hành động thuộc loại ma thuật, xa lạ với đức tin Kitô giáo và với luận lý học bí tích của nhiệm cục; nó cũng giả thiết phải có một quan niệm về Thiên Chúa, không phù hợp với tín lý Công Giáo, không tính đến việc cùng một hồng phúc thần linh ấy chứa đựng ơn thánh vốn cho phép tạo vật được thuận tình và hợp tác với hành động thần linh trong mức độ thích hợp với thân phận tạo vật. Nói cách khác: vì nhiệm cục Ba Ngôi, với đặc tính bí tích, là nhiệm cục đối thoại, nên không thể có việc hành động ơn thánh được trao ban trong chúng lại có mô hình của một thứ thuyết tự động bí tích (sacramental automatism).
41. Hệ thống hóa các kết quả chính của cuộc hành trình của chúng ta, chúng ta có thể thiết lập được các điểm căn bản sau đây:
a) Nhiệm cục Ba Ngôi thần linh, vì có tính nhập thể, nên có tính bí tích. Vì nhiệm cục có tính bí tích trong bản chất, nên bảy bí tích do Chúa Kitô thiết lập, được Giáo hội bảo vệ và cử hành, có tầm quan trọng hết sức trong Giáo hội.
b) Tính bí tích của nhiệm cục thần linh qui chiếu vào đức tin. Chính nhờ đức tin mà tính bí tích này được nắm vững và mang ra sống. Việc tri nhận tính bí tích thông qua đức tin này được liên kết chặt chẽ với: việc Nhập thể, qua đó kế hoạch thần linh được hiển thị một cách lịch sử và hữu hình; Chúa Thánh Thần, Đấng tiếp nối mãi các hồng phúc của Chúa Kitô bằng cách thông truyền ơn thánh cứu rỗi qua các biểu tượng bí tích; Giáo hội, một định chế có tính lịch sử và hữu hình, một định chế sau khi nhận lãnh các hồng phúc bí tích, tiếp tục cử hành chúng để nuôi dưỡng và củng cố đức tin của các tín hữu.
c) Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập các bí tích và trao chúng cho Giáo hội của Người để các mầu nhiệm của đức tin sẽ được biểu hiện một cách hữu hình. Tín hữu nào tham dự vào những mầu nhiệm này đều nhận được những hồng phúc vốn được biểu hiện trong đó. Do đó, việc thông truyền đức tin bao hàm không những việc truyền đạt nội dung tín lý có đặc tính tri thức, mà, cùng với chúng, còn là việc được lồng, về phương diện hiện sinh, vào khuôn khổ của nhiệm cục bí tích, mà thông điệp Lumen fidei đã mô tả một cách nhuần nhuyễn:
“Nhưng điều được thông truyền trong Giáo hội, điều được lưu truyền trong Truyền thống sống động của Giáo Hội, là ánh sáng mới phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, một ánh sáng chạm tới chúng ta ở cốt lõi hữu thể và gắn kết tâm trí, ý chí và cảm xúc của chúng ta, mở ra cho chúng ta các mối tương quan sống trong hiệp thông với Thiên Chúa và với những người khác. Có một phương thế đặc biệt để truyền lại sự viên mãn này, một phương thế có khả năng gắn kết toàn bộ con người, thể xác và tinh thần, đời sống nội tâm và mối tương quan với người khác. Đó là các bí tích, được cử hành trong phụng vụ Giáo Hội. Chúng thông truyền một ký ức nhập thể, liên kết với thời gian và không gian của đời sống ta, liên kết với mọi giác quan của chúng ta; trong chúng, toàn bộ con người được gắn kết như một thành phần của một chủ thể sống động và là một phần của mạng lưới tương quan cộng đoàn. Dù các bí tích quả là bí tích đức tin [x. SC 59], ta có thể nói rằng chính đức tin cũng sở hữu một cấu trúc bí tích. Việc khêu dậy đức tin được liên kết với việc khởi đầu một cảm thức bí tích mới về cuộc sống của con người và sự hiện hữu Kitô giáo, trong đó thể hữu hình và thể vật chất mở lòng đón nhận mầu nhiệm vĩnh cửu” [46].
d) Việc lên cấu trúc cho nhiệm cục bí tích có tính đối thoại. Đức tin đại diện cho khoảnh khắc đáp trả đầy ơn thánh của con người đối với hồng phúc của Thiên Chúa. Có một sự hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và tính bí tích, xét một cách tổng quát, và giữa đức tin và các bí tích, xét một cách chuyên biệt.
e) Bản chất đối thoại (đức tin) của nhiệm cục giả thiết sẽ sản sinh một loạt các hậu quả quan trọng khi đụng tới việc hiểu về thần học và cung ứng về mục vụ mỗi một bí tích khác nhau. Từ những phát biểu trước đây, ta có thể lập luận có nền tảng rằng các bí tích hữu hiệu mà không có đức tin giả thiết phải có một cơ chế nhân quả đơn thuần. Không có đức tin, nó giả thiết phải có một điều gì đó xa lạ với lãnh vực các mối tương quan giữa Thiên Chúa Ba Ngôi và con người, những tương quan vốn có bản chất đối thoại và liên bản vị. Các bí tích hữu hiệu mà không có đức tin cũng giả thiết phải có một hành động thuộc loại ma thuật, xa lạ với đức tin Kitô giáo và với luận lý học bí tích của nhiệm cục; nó cũng giả thiết phải có một quan niệm về Thiên Chúa, không phù hợp với tín lý Công Giáo, không tính đến việc cùng một hồng phúc thần linh ấy chứa đựng ơn thánh vốn cho phép tạo vật được thuận tình và hợp tác với hành động thần linh trong mức độ thích hợp với thân phận tạo vật. Nói cách khác: vì nhiệm cục Ba Ngôi, với đặc tính bí tích, là nhiệm cục đối thoại, nên không thể có việc hành động ơn thánh được trao ban trong chúng lại có mô hình của một thứ thuyết tự động bí tích (sacramental automatism).
Lợi dụng COVID-19 Tổng thống Á Căn Đình mưu toan hợp pháp hóa việc phá thai
Đặng Tự Do
14:55 08/05/2020
Tổng thống Á Căn Đình Alberto Fernandez cho biết ông vẫn “cam kết như trong giây phút đầu tiên” là sẽ hợp pháp hóa phá thai. Alberto tuyên bố như trên khi đất nước trải qua ngày thứ 50 bị cô lập vì coronavirus.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, Alberto cho biết dự luật đề nghị hợp pháp hóa phá thai tại quê hương Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã “sẵn sàng” nhưng ông vẫn chưa trình bày được tại trong Quốc hội vì có những công việc “khẩn cấp” khác phải giải quyết trong bối cảnh đại dịch.
Quốc hội Á Căn Đình - dẫn đầu bởi phó tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner, từng là tổng thống nước này - đã ngừng hoạt động kể từ khi Alberto ban bố tình trạng khẩn cấp vì coronavirus vào giữa tháng ba. Một nỗ lực để có một phiên họp trực tuyến nhằm thông qua dự luật cho phép phá thai đã không thực hiện được vào thứ Hai 4 tháng 5.
Phản ứng trước diễn biến này Đức cha Alberto Bochatey, Giám Mục Phụ Tá của La Plata và là chủ tịch ủy ban y tế của Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình nói:
“Nếu chúng ta bảo vệ cuộc sống hiện tại chống lại virus, chúng ta phải bảo vệ nó chống lại bất kỳ vấn đề nào khác. Nếu chúng ta đang nỗ lực rất lớn để người dân không bị ốm và do đó không phải mất mạng, thì tại sao chúng ta có thể tiếp tục với một dự án nhằm hợp pháp hóa phá thai hoặc chết êm dịu?”
Trong một cuộc tranh luận để hợp pháp hóa việc phá thai được tổ chức vào năm 2018, các giám mục kêu gọi giáo dân đi đầu trong trận chiến, và các tín hữu đã trả lời, với hàng triệu người xuất hiện trên đường phố để biểu tình chống lại việc thay đổi luật lệ của đất nước.
Cách thức đó hiện nay thất bại vì chính quyền cấm các cuộc tụ họp công cộng trên 3 người.
Các nguồn tin Giáo Hội tại Á Căn Đình nhận định rằng Alberto đang toan tính lợi dụng COVID-19 để hợp pháp hóa phá thai.
Trong một diễn biến có liên quan, 10 vị đã bị giam giữ ở miền bắc Á Căn Đình vào hôm Chúa Nhật vừa qua vì tham dự thánh lễ, vi phạm quy tắc cách ly bắt buộc trên toàn quốc được áp đặt để làm chậm sự lây lan của coronavirus. Vụ bắt giữ này được nhiều người xem là để dằn mặt bất cứ cuộc tụ họp nào của người Công Giáo.
Các vị bị bắt đã bị chuyển đến một đồn cảnh sát địa phương và có thể bị phạt từ sáu tháng đến hai năm tù. Người ta đi lễ thôi, có đáng để phạt nặng như thế không?
Do đại dịch COVD-19, quê hương của Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị cách ly kể từ thứ Sáu, 21 tháng Ba. Các nhà thờ Công Giáo đã bị đóng cửa kể từ ngày đó.
Thánh lễ do Cha Jose Mendiano, 79 tuổi, cử hành đã diễn ra tại giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức. Tính luôn cả vị linh mục và những vị giúp lễ mới đến 10 người trong nhà thờ, bao gồm hai cựu sĩ quan cảnh sát, là hai ông Alejandro Sánchez và Enrique Miranda.
Ông Miranda hiện nay là một luật sư. Ông nói với các phóng viên sau khi bị bắt giữ: “Cần phải nói một lần cho tất cả: dẹp ngay cái trò xiếc này đi. Chẳng có đại dịch gì ở đây hết cả.” Trong tổng số 500,000 dân trong tiểu bang San Luis chỉ có 10 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
“Chúng tôi cầu nguyện cho những người đã chết vì coronavirus và cho sức khỏe của những người bị nhiễm bệnh,” vị luật sư nói khi ông bị đẩy lên một chiếc xe cảnh sát. Theo ông Miranda, việc cô lập toàn xã hội như thế này là một phản ứng thái quá: “Tất cả trò này là một lời nói dối kinh khủng, một trò hề. Đây là một nhà tù được chính quyền khu vực và chính quyền quốc gia áp đặt lên người dân San Luis.”
Ông cũng nói rằng “luật pháp có thể đưa ra bất cứ điều gì nó muốn, nhưng trong vấn đề đức tin thì đó hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo.”
Ông cảnh báo các cơ quan chức năng: “Chính phủ quốc gia này sai lầm nếu họ nghĩ rằng chúng tôi sẽ quỳ xuống trước mặt họ.”
Source:CruxArgentine president vows to legalize abortion, despite pandemic shutdown
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, Alberto cho biết dự luật đề nghị hợp pháp hóa phá thai tại quê hương Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã “sẵn sàng” nhưng ông vẫn chưa trình bày được tại trong Quốc hội vì có những công việc “khẩn cấp” khác phải giải quyết trong bối cảnh đại dịch.
Quốc hội Á Căn Đình - dẫn đầu bởi phó tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner, từng là tổng thống nước này - đã ngừng hoạt động kể từ khi Alberto ban bố tình trạng khẩn cấp vì coronavirus vào giữa tháng ba. Một nỗ lực để có một phiên họp trực tuyến nhằm thông qua dự luật cho phép phá thai đã không thực hiện được vào thứ Hai 4 tháng 5.
Phản ứng trước diễn biến này Đức cha Alberto Bochatey, Giám Mục Phụ Tá của La Plata và là chủ tịch ủy ban y tế của Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình nói:
“Nếu chúng ta bảo vệ cuộc sống hiện tại chống lại virus, chúng ta phải bảo vệ nó chống lại bất kỳ vấn đề nào khác. Nếu chúng ta đang nỗ lực rất lớn để người dân không bị ốm và do đó không phải mất mạng, thì tại sao chúng ta có thể tiếp tục với một dự án nhằm hợp pháp hóa phá thai hoặc chết êm dịu?”
Trong một cuộc tranh luận để hợp pháp hóa việc phá thai được tổ chức vào năm 2018, các giám mục kêu gọi giáo dân đi đầu trong trận chiến, và các tín hữu đã trả lời, với hàng triệu người xuất hiện trên đường phố để biểu tình chống lại việc thay đổi luật lệ của đất nước.
Cách thức đó hiện nay thất bại vì chính quyền cấm các cuộc tụ họp công cộng trên 3 người.
Các nguồn tin Giáo Hội tại Á Căn Đình nhận định rằng Alberto đang toan tính lợi dụng COVID-19 để hợp pháp hóa phá thai.
Trong một diễn biến có liên quan, 10 vị đã bị giam giữ ở miền bắc Á Căn Đình vào hôm Chúa Nhật vừa qua vì tham dự thánh lễ, vi phạm quy tắc cách ly bắt buộc trên toàn quốc được áp đặt để làm chậm sự lây lan của coronavirus. Vụ bắt giữ này được nhiều người xem là để dằn mặt bất cứ cuộc tụ họp nào của người Công Giáo.
Các vị bị bắt đã bị chuyển đến một đồn cảnh sát địa phương và có thể bị phạt từ sáu tháng đến hai năm tù. Người ta đi lễ thôi, có đáng để phạt nặng như thế không?
Do đại dịch COVD-19, quê hương của Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị cách ly kể từ thứ Sáu, 21 tháng Ba. Các nhà thờ Công Giáo đã bị đóng cửa kể từ ngày đó.
Thánh lễ do Cha Jose Mendiano, 79 tuổi, cử hành đã diễn ra tại giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức. Tính luôn cả vị linh mục và những vị giúp lễ mới đến 10 người trong nhà thờ, bao gồm hai cựu sĩ quan cảnh sát, là hai ông Alejandro Sánchez và Enrique Miranda.
Ông Miranda hiện nay là một luật sư. Ông nói với các phóng viên sau khi bị bắt giữ: “Cần phải nói một lần cho tất cả: dẹp ngay cái trò xiếc này đi. Chẳng có đại dịch gì ở đây hết cả.” Trong tổng số 500,000 dân trong tiểu bang San Luis chỉ có 10 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
“Chúng tôi cầu nguyện cho những người đã chết vì coronavirus và cho sức khỏe của những người bị nhiễm bệnh,” vị luật sư nói khi ông bị đẩy lên một chiếc xe cảnh sát. Theo ông Miranda, việc cô lập toàn xã hội như thế này là một phản ứng thái quá: “Tất cả trò này là một lời nói dối kinh khủng, một trò hề. Đây là một nhà tù được chính quyền khu vực và chính quyền quốc gia áp đặt lên người dân San Luis.”
Ông cũng nói rằng “luật pháp có thể đưa ra bất cứ điều gì nó muốn, nhưng trong vấn đề đức tin thì đó hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo.”
Ông cảnh báo các cơ quan chức năng: “Chính phủ quốc gia này sai lầm nếu họ nghĩ rằng chúng tôi sẽ quỳ xuống trước mặt họ.”
Source:Crux
Myanmar - Ngày 14/5 Ngày cầu xin Thương Đế giúp chấm dứt cơn đại dịch và chiến tranh
Thanh Quảng sdb
19:52 08/05/2020
Myanmar - Ngày 14/5 Ngày cầu xin Thương Đế giúp chấm dứt cơn đại dịch và chiến tranh
Yangoon (Thông tấn xã Fides) – cho hay toàn Châu Á dành ra một Ngày cầu nguyện, xin Thương Đế thương giúp thế giới chấm dứt được cơn đại dịch và chiến tranh: Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar công bố tham gia vào "Ngày cầu nguyện, ăn chay và từ thiện", được Ủy ban cổ súy tình huynh đệ thế giới kêu gọi, cầu xin Thượng Đế cứu giúp nhân loại vượt qua cơn đại dịch. Lời kêu gọi đã được Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Giáo Trưởng Imam Sheikh Ahmed al Tayyeb của Al Azhar kêu gọi.
Vài ngày trước đây, Nai Tun, một thường dân 37 tuổi, bị thương nặng ở chân, vì bị mìn nổ ở làng Han Gan, thuộc thị trấn Ye của bang Mon, phía đông nam Myanmar, nói lên cuộc chiến tương tàn vẫn tiếp diễn tại Myanmar. Mặc dù chiến trường chính đang bùng nổ ở các tỉnh Rakhine và Chin, nhưng những tác động tàn phá của cuộc chiến có âm hưởng ở khắp mọi nơi. Cùng ngày 3 tháng 5, ba tổ chức ly khai công bố chống lại chính quyền trung ương Yangoon, như Quân đội Arakan – vẫn được nằm trong danh sách các nhóm khủng bố - nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn, được công bố vào đầu tháng Tư, như một "thỏa thuận đơn phương", cho biết trong một tuyên bố sẽ không buộc phải tuân thủ nếu bị tấn công.
Tình hình trở nên căng thẳng, đặc biệt là ở các vùng Mon và Rakhine - nơi quân đội từ chối những thỏa thuận ngừng bắn - gây nên những cái chết dân sự do những cuộc đụng độ giữa phiến quân và binh lính chính phủ.
Vào ngày 20 tháng 4, một tài xế của Tổ chức Y tế Thế giới đã thiệt mạng trong khi vận chuyển các vật tư y tế. Và trong những ngày gần đây, một đoàn xe cứu trợ của Chương trình Lương thực Thế giới, chuyên chở gạo và các thực phẩm cơ bản khác, đã bị Quân đội tấn công giữa các thành phố Samee và Paletwa (Chin), làm một tài xế bị thương.
Chiến tranh và các cáo buộc lẫn nhau đã gây nhiều khó khăn cho việc tiếp tế nhân đạo đến được các khu vực khủng hoảng, nơi mà bệnh dịch Covid-19 hoàng hành gây ra những thiếu hụt lương thực trầm trọng...
Đặc biệt ảnh hưởng tới việc gieo trồng và cấy lúa cho các vụ mùa mà sản lượng thực phẩm của các vụ mùa này cung cấp 80% sản lượng lương thực cho nhân dân Miến Điện – Các vụ mùa thường bắt đầu vào cuối tháng 4 hầu có thể thu hoạch vào tháng 9 và tháng 10, nhưng do các cuộc chiến, nên việc chính phủ và các tổ chức tài chính bị trì trệ trong việc cho nông dân vay vốn, nên nhiều nông dân không có lúa giống cần thiết cho các vụ mùa...
Sau các cuộc tấn công vào các đoàn xe của Liên Hợp Quốc, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và một số tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Myanmar đã yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở khu vực phía tây của đất nước này… Nhưng chính phủ tiểu bang Rakhine đã trả lời lại bằng cách cấm các nhóm nhân đạo tạo vào giúp các trại tỵ nạn trong nước (IDP ) nếu không được sự chấp thuận của Nhà nước khiến cho ít nhất 160.000 người di tản gặp nhiều khó khăn, vì các cuộc chiến giữa quân đội và Quân đội Arakan.
Vào ngày 27 tháng Tư, Liên Hội đồng Giám mục Á Châu đã hoan nghênh lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc và của Đức Thánh Cha Phanxicô về một thỏa thuận ngưng bắn toàn cầu trước nguy cơ của cơn đại dịch. Một vài ngày sau đó, một văn thư đồng thuận đã được ký bởi một số đại sứ quán nước ngoài tại thủ đô Yangoon. (MG-PA) (Agenzia Fides, 8/5/2020)
Yangoon (Thông tấn xã Fides) – cho hay toàn Châu Á dành ra một Ngày cầu nguyện, xin Thương Đế thương giúp thế giới chấm dứt được cơn đại dịch và chiến tranh: Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar công bố tham gia vào "Ngày cầu nguyện, ăn chay và từ thiện", được Ủy ban cổ súy tình huynh đệ thế giới kêu gọi, cầu xin Thượng Đế cứu giúp nhân loại vượt qua cơn đại dịch. Lời kêu gọi đã được Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Giáo Trưởng Imam Sheikh Ahmed al Tayyeb của Al Azhar kêu gọi.
Vài ngày trước đây, Nai Tun, một thường dân 37 tuổi, bị thương nặng ở chân, vì bị mìn nổ ở làng Han Gan, thuộc thị trấn Ye của bang Mon, phía đông nam Myanmar, nói lên cuộc chiến tương tàn vẫn tiếp diễn tại Myanmar. Mặc dù chiến trường chính đang bùng nổ ở các tỉnh Rakhine và Chin, nhưng những tác động tàn phá của cuộc chiến có âm hưởng ở khắp mọi nơi. Cùng ngày 3 tháng 5, ba tổ chức ly khai công bố chống lại chính quyền trung ương Yangoon, như Quân đội Arakan – vẫn được nằm trong danh sách các nhóm khủng bố - nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn, được công bố vào đầu tháng Tư, như một "thỏa thuận đơn phương", cho biết trong một tuyên bố sẽ không buộc phải tuân thủ nếu bị tấn công.
Tình hình trở nên căng thẳng, đặc biệt là ở các vùng Mon và Rakhine - nơi quân đội từ chối những thỏa thuận ngừng bắn - gây nên những cái chết dân sự do những cuộc đụng độ giữa phiến quân và binh lính chính phủ.
Vào ngày 20 tháng 4, một tài xế của Tổ chức Y tế Thế giới đã thiệt mạng trong khi vận chuyển các vật tư y tế. Và trong những ngày gần đây, một đoàn xe cứu trợ của Chương trình Lương thực Thế giới, chuyên chở gạo và các thực phẩm cơ bản khác, đã bị Quân đội tấn công giữa các thành phố Samee và Paletwa (Chin), làm một tài xế bị thương.
Chiến tranh và các cáo buộc lẫn nhau đã gây nhiều khó khăn cho việc tiếp tế nhân đạo đến được các khu vực khủng hoảng, nơi mà bệnh dịch Covid-19 hoàng hành gây ra những thiếu hụt lương thực trầm trọng...
Đặc biệt ảnh hưởng tới việc gieo trồng và cấy lúa cho các vụ mùa mà sản lượng thực phẩm của các vụ mùa này cung cấp 80% sản lượng lương thực cho nhân dân Miến Điện – Các vụ mùa thường bắt đầu vào cuối tháng 4 hầu có thể thu hoạch vào tháng 9 và tháng 10, nhưng do các cuộc chiến, nên việc chính phủ và các tổ chức tài chính bị trì trệ trong việc cho nông dân vay vốn, nên nhiều nông dân không có lúa giống cần thiết cho các vụ mùa...
Sau các cuộc tấn công vào các đoàn xe của Liên Hợp Quốc, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và một số tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Myanmar đã yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở khu vực phía tây của đất nước này… Nhưng chính phủ tiểu bang Rakhine đã trả lời lại bằng cách cấm các nhóm nhân đạo tạo vào giúp các trại tỵ nạn trong nước (IDP ) nếu không được sự chấp thuận của Nhà nước khiến cho ít nhất 160.000 người di tản gặp nhiều khó khăn, vì các cuộc chiến giữa quân đội và Quân đội Arakan.
Vào ngày 27 tháng Tư, Liên Hội đồng Giám mục Á Châu đã hoan nghênh lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc và của Đức Thánh Cha Phanxicô về một thỏa thuận ngưng bắn toàn cầu trước nguy cơ của cơn đại dịch. Một vài ngày sau đó, một văn thư đồng thuận đã được ký bởi một số đại sứ quán nước ngoài tại thủ đô Yangoon. (MG-PA) (Agenzia Fides, 8/5/2020)
Tổng Giáo Phận Krakow chính thức mở án tuyên thánh cho song thân Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đặng Tự Do
20:15 08/05/2020
Hôm 7 tháng Năm, một buổi lễ chính thức mở án tuyên thánh cho Karol Wojtyla và Emilia, song thân của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Dâng Con Vào Đền Thánh của thành phố Wadowice, nơi sinh của Đức Gioan Phaolô 2.
Tại buổi lễ, Tổng Giáo Phận Krakow chính thức thành lập tòa án để tìm kiếm bằng chứng cho thấy cha mẹ vị Giáo Hoàng Ba Lan đã sống một cuộc sống với các nhân đức anh hùng, và có một danh tiếng về sự thánh thiện.
Sau phiên họp đầu tiên của tòa án Krakow, Đức Tổng Giám Mục Marek Jędraszewski đã chủ sự một Thánh Lễ, được phát sóng qua livestream vì tình trạng cô lập vì coronavirus tại Ba Lan.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, người từng là thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô 2, đã tham dự buổi lễ.
Ngài nói: “Tôi muốn làm chứng ở đây, vào thời điểm này, trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục và các linh mục, trong tư cách là thư ký riêng lâu năm của Đức Hồng Y Karol Wojtyla và sau đó là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, tôi đã nghe từ ngài nhiều lần rằng ngài có các bậc sinh thành thánh thiện”
Cha Paweł Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ba Lan, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA: “Quá trình tuyên thánh cho Karol Wojtyla và Emilia trên hết chứng minh cho thấy ảnh hưởng của sự thánh thiện của gia đình và vai trò tuyệt vời của nó trong việc định hình các nhân đức vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan.”
Cha Sławomir Oder, cáo thỉnh viên, trong vụ án tuyên thánh này cũng từng là cáo thỉnh viên trong án tuyên thánh cho Đức Gioan Phaolô 2, nói với Vatican News rằng buổi lễ là dịp để vui mừng tại Ba Lan.
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Dâng Con Vào Đền Thánh của thành phố Wadowice, nơi mà án tuyên thánh cho hai ông bà Wojtyia được mở chính là nơi Thánh Đức Gioan Phaolô 2 đã được rửa tội vào ngày 20 tháng Sáu, năm 1920. Nhà thờ nằm phía bên kia đường đối diện với căn nhà của gia đình Wojtyla, mà bây giờ là một bảo tàng viện của thành phố Wadowice.
Ông Karol là một trung úy quân đội Ba Lan, và bà Emilia là một giáo viên. Hai người đã kết hôn ở Krakow ngày 10 tháng 2 năm 1906. Cặp vợ chồng Công Giáo đã sinh hạ ba người con: Edmund năm 1906; Olga, người đã chết ngay sau khi sinh; và Karol Junior, tức là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào năm 1920.
Song thân ngài là những người Công Giáo trung thành và thẳng thừng bác bỏ chủ nghĩa bài Do Thái ngày càng gia tăng vào thời điểm đó.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nhấn mạnh rằng:
“Hương thơm thánh thiện của song thân ngài đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm linh và trí tuệ của vị Giáo hoàng tương lai.”
Emilia đã nhận được một nền giáo dục tôn giáo nhiệt thành. Trước khi qua đời vì một cơn đau tim và suy gan vào năm 1929, bà là tấm gương sáng về đức tin Công Giáo trong gia đình. Bà qua đời khi Đức Karol Wojtyla chỉ mới mừng sinh nhật chín tuổi được một tháng.
Tuyên bố cho biết thêm: “Emilia Wojtyła tốt nghiệp từ một trường dòng do các Nữ tu Tình yêu Chúa giảng dạy và điều hành. Với tình yêu và sự cống hiến trọn vẹn, bà chăm sóc gia đình và hai con trai Edmund và Karol.”
Ông Karol đã một mình nuôi hai con trai cho đến khi ông qua đời 12 năm sau đó. Theo Catholic Online, ông Karol là một người chuyên chăm cầu nguyện và thúc đẩy Karol Jr. chăm chỉ làm việc, học hành và cầu nguyện. Người cha cũng đảm nhận những công việc gia đình như may vá quần áo cho hai con trai.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nhận xét rằng:
“Ông Karol Wojtyła là một người cha là một người có đức tin sâu sắc, chăm chỉ và có lương tâm. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần đề cập rằng ngài đã thấy cha mình quỳ gối và cầu nguyện nhiều giờ vào ban đêm. Chính cha ngài là người đã dạy ngài cầu nguyện với Chúa Thánh Thần và đã đồng hành với ngài đến cuối đời”.
Gia đình Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sinh sống tại Wadowice, một thành phố cách Krakow chừng 50 km.
Người anh cả của ngài, Edmund Wojtyła, bác sĩ, qua đời năm 1932, khi mới được 26 tuổi, và thân sinh của ngài, qua đời vào năm 1941, khi ngài được 21 tuổi và đang làm việc trong một hầm mỏ và sau đó trong một nhà máy hóa chất.
Một năm sau khi cha qua đời, năm 1942, ngài cảm nhận được tiếng Chúa gọi làm linh mục, nên bắt đầu theo học tại Đại Chủng Viện Krakow dưới sự hướng dẫn của chính Đức Hồng Y Adam Stefan Sapieha lúc ấy là Tổng Giám Mục của tổng giáo phận này.
Tưởng cũng nên biết: Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.
Source:Catholic News AgencySt. John Paul II’s parents’ sainthood cause has officially opened
Tại buổi lễ, Tổng Giáo Phận Krakow chính thức thành lập tòa án để tìm kiếm bằng chứng cho thấy cha mẹ vị Giáo Hoàng Ba Lan đã sống một cuộc sống với các nhân đức anh hùng, và có một danh tiếng về sự thánh thiện.
Sau phiên họp đầu tiên của tòa án Krakow, Đức Tổng Giám Mục Marek Jędraszewski đã chủ sự một Thánh Lễ, được phát sóng qua livestream vì tình trạng cô lập vì coronavirus tại Ba Lan.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, người từng là thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô 2, đã tham dự buổi lễ.
Ngài nói: “Tôi muốn làm chứng ở đây, vào thời điểm này, trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục và các linh mục, trong tư cách là thư ký riêng lâu năm của Đức Hồng Y Karol Wojtyla và sau đó là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, tôi đã nghe từ ngài nhiều lần rằng ngài có các bậc sinh thành thánh thiện”
Cha Paweł Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ba Lan, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA: “Quá trình tuyên thánh cho Karol Wojtyla và Emilia trên hết chứng minh cho thấy ảnh hưởng của sự thánh thiện của gia đình và vai trò tuyệt vời của nó trong việc định hình các nhân đức vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan.”
Cha Sławomir Oder, cáo thỉnh viên, trong vụ án tuyên thánh này cũng từng là cáo thỉnh viên trong án tuyên thánh cho Đức Gioan Phaolô 2, nói với Vatican News rằng buổi lễ là dịp để vui mừng tại Ba Lan.
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Dâng Con Vào Đền Thánh của thành phố Wadowice, nơi mà án tuyên thánh cho hai ông bà Wojtyia được mở chính là nơi Thánh Đức Gioan Phaolô 2 đã được rửa tội vào ngày 20 tháng Sáu, năm 1920. Nhà thờ nằm phía bên kia đường đối diện với căn nhà của gia đình Wojtyla, mà bây giờ là một bảo tàng viện của thành phố Wadowice.
Ông Karol là một trung úy quân đội Ba Lan, và bà Emilia là một giáo viên. Hai người đã kết hôn ở Krakow ngày 10 tháng 2 năm 1906. Cặp vợ chồng Công Giáo đã sinh hạ ba người con: Edmund năm 1906; Olga, người đã chết ngay sau khi sinh; và Karol Junior, tức là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào năm 1920.
Song thân ngài là những người Công Giáo trung thành và thẳng thừng bác bỏ chủ nghĩa bài Do Thái ngày càng gia tăng vào thời điểm đó.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nhấn mạnh rằng:
“Hương thơm thánh thiện của song thân ngài đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm linh và trí tuệ của vị Giáo hoàng tương lai.”
Emilia đã nhận được một nền giáo dục tôn giáo nhiệt thành. Trước khi qua đời vì một cơn đau tim và suy gan vào năm 1929, bà là tấm gương sáng về đức tin Công Giáo trong gia đình. Bà qua đời khi Đức Karol Wojtyla chỉ mới mừng sinh nhật chín tuổi được một tháng.
Tuyên bố cho biết thêm: “Emilia Wojtyła tốt nghiệp từ một trường dòng do các Nữ tu Tình yêu Chúa giảng dạy và điều hành. Với tình yêu và sự cống hiến trọn vẹn, bà chăm sóc gia đình và hai con trai Edmund và Karol.”
Ông Karol đã một mình nuôi hai con trai cho đến khi ông qua đời 12 năm sau đó. Theo Catholic Online, ông Karol là một người chuyên chăm cầu nguyện và thúc đẩy Karol Jr. chăm chỉ làm việc, học hành và cầu nguyện. Người cha cũng đảm nhận những công việc gia đình như may vá quần áo cho hai con trai.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nhận xét rằng:
“Ông Karol Wojtyła là một người cha là một người có đức tin sâu sắc, chăm chỉ và có lương tâm. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần đề cập rằng ngài đã thấy cha mình quỳ gối và cầu nguyện nhiều giờ vào ban đêm. Chính cha ngài là người đã dạy ngài cầu nguyện với Chúa Thánh Thần và đã đồng hành với ngài đến cuối đời”.
Gia đình Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sinh sống tại Wadowice, một thành phố cách Krakow chừng 50 km.
Người anh cả của ngài, Edmund Wojtyła, bác sĩ, qua đời năm 1932, khi mới được 26 tuổi, và thân sinh của ngài, qua đời vào năm 1941, khi ngài được 21 tuổi và đang làm việc trong một hầm mỏ và sau đó trong một nhà máy hóa chất.
Một năm sau khi cha qua đời, năm 1942, ngài cảm nhận được tiếng Chúa gọi làm linh mục, nên bắt đầu theo học tại Đại Chủng Viện Krakow dưới sự hướng dẫn của chính Đức Hồng Y Adam Stefan Sapieha lúc ấy là Tổng Giám Mục của tổng giáo phận này.
Tưởng cũng nên biết: Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.
Source:Catholic News Agency
Từ Việt Nam tới Hoa Kỳ, các Giáo Hội đang mở lại các thánh lễ công cộng
Vũ Văn An
22:37 08/05/2020
Các chính phủ khắp thế giới, kể cả ở các nước con số tử vong vì Covid-19 vẫn còn rất cao như Hoa Kỳ và Anh, đang nới lỏng hoặc ít nhất đang hoạch định nới lỏng các hạn chế gần như tuyệt đối đối với một số quyền tự do rất căn bản của người dân dưới điều người bình thường cho là lý do, nhưng không thiếu người cho là “chiêu bài” cứu mạng sống, mà thực ra là âm mưu muốn tước đoạt quyền tự do của người dân.
Một trong số những người mặc nhiên cho là chiêu bài nói trên chính là Tổng Giám Mục Viganò, người có lúc đã kêu gọi Đức Phanxicô từ chức, trong lời kêu gọi gần đây gửi người Công Giáo và người thiện chí khắp thế giới về đại nạn Covid-19. Lời kêu gọi do ngài khởi xướng và được một số giáo phẩm, giáo sĩ và nhân vật Công Giáo có tiếng ký vào, được dư luận thế giới chú ý nhờ sự kiện Đức Hồng Y Sarah thuận tình ký thự nhưng sau đó lại “tweet” rằng mình đã không ký.
Các chính phủ và nói chung các giới hữu trách chính trị chắc chắn không quan tâm đến kiểu buộc tội oan uổng này. Nhưng họ không thể làm ngơ trước một sự kiện được CBS News phần nào mô tả qua bài báo hôm nay: “Coronavirus pandemic may lead to 75,000 ‘deaths of despair’ from suicide, drug and alcohol abuse” (Đại dịch Coronavirus có thể dẫn tới 75,000 cái 'chết vì thất vọng’ do tự tử, lạm dụng ma túy và rượu chè).
Con số trên không do CBS suy đoán mà là kết quả của một nghiên cứu gần đây do Benjamin Miller, trưởng chuyên gia chiến lược của Well Being Trust ở Oakland, California, hướng dẫn.
Trở lại cuộc sống bình thường là giải pháp tốt nhất ngăn cản viễn tượng trên. Chính vì thế, các chính phủ từ từ buộc phải để người dân được nhiều tự do hơn, kể cả trong phạm vi thờ phượng.
Hôm nay, Thứ Bẩy tuần IV mùa Phục sinh, trong thánh lễ trực tuyến, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế, cho hay lệnh gián cách xã hội đã được nới lỏng và Thánh Lễ ngày mai, Chúa Nhật thứ V mùa Phục Sinh, sẽ là thánh lễ trực tuyến cuối cùng. Nhân dịp này, ngài cho hay các tín hữu sẽ không thể lấy thánh lễ trực tuyến thay thế Thánh Lễ thật sự được, ngoại trừ những người đau yếu không thể đến nhà thờ. Ngài cũng cho hay các qui định mới sẽ được Tòa Tổng Giám Mục công bố hôm nay.
Chưa biết Tổng giáo phận Saigòn có được hưởng cùng một điều kiện như Tổng giáo phận Huế hay không, vì theo bản đồ của Dân Trí thì Sài Gòn thuộc Nhóm Nguy Cơ giống Hà Nội, trong khi Huế thuộc Nhóm Nguy Cơ Thấp.
Ở Hoa Kỳ, vấn đề thờ phượng dường như không thuộc thẩm quyền chính phủ liên bang mà thuộc thẩm quyền tiểu bang, nên cũng không thấy một cố gắng chung nào của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về phương diện này.
Tuy nhiên, theo CNA, Tòa Bạch Ốc cũng đã hội ý ít nhất với 4 Giám Mục khi họ mốn đưa ra các hướng dẫn chung về việc mở cửa lại các nhà thờ. Cả bốn vị Giám Mục này đều là những vị đã chính thức cho mở lại các nhà thờ với những hạn chế hiện hành.
Các cuộc tham khảo này được sự phối hợp của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ theo lời yêu cầu của Tòa Bạch Ốc, nhưng Hội Đồng không đóng vai trò tích cực trong các cuộc thảo luận.
Dù các viên chức Tòa Bạch Ốc sẵn sàng hỗ trợ các cộng đồng tôn giáo có được “các hướng dẫn nhậy cảm và đầy tôn trọng”, nhưng các Giám Mục vẫn lưu ý họ 2 điều: ước muốn của các ngài tuân theo các quy định y tế của chính quyền tiểu bang đồng thời nhất quyết đáp ứng nhu cầu thiêng liêng của người Công Giáo địa phương.
Điều đáng lưu ý là trong cuộc thảo luận lần này, các viên chức Tòa Bạch Ốc cho biết họ sẽ thông tri để các tiểu bang và các nhà lãnh đạo địa phương hiểu rõ bản chất “chủ yếu” (essential) của thực hành tôn giáo. Họ cũng muốn cổ vũ “tầm quan trọng cực kỳ” (critical importance) của đức tin và thực hành tôn giáo trong đời sống hàng ngày.
Nhưng nước được người ta chú ý hơn cả là Ý, vì nước này vốn được coi là điển hình của việc phòng chống coronavirus và ở đấy, dường như chính phủ của Ông Conte được sự hậu thuẫn mặc nhiên của Đức Phanxicô trong phạm vi các giới hạn đối với việc thờ phượng của người Công Giáo.
Theo John Allen, đúng 70 ngày sau thánh lễ công cộng cuối cùng được cử hành, hôm thứ Năm vừa qua, các Giám Mục Ý loan báo một thỏa thuận với chính phủ để tái tục phụng vụ vào hôm thứ Hai, ngày 18 tháng Năm. Như thế, Thánh Lễ Chúa Nhật đầu tiên sẽ là thánh lễ Chúa Lên Trời vào ngày 24 tháng Năm!
Thỏa thuận trên đã được ký giữa Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý và Thủ Tướng Giuseppe Conte. Thoả thuận này cũng bao gồm việc tái tục bí tích hòa giải ở những nơi rộng rãi thoáng khí, trong đó, linh mục và hối nhân phải mang khẩn trang và giữ gián cách xã hội.
Dĩ nhiên các thánh lễ công cộng phải tuân theo 26 điều kiện, và 3 “gợi ý”:
Giữ gián cách xã hội; tuy số người tham dự là tùy quyết định của các vị mục tử, nhưng các người này phải giữ khoảng cách ít nhất một mét rưỡi từ tứ phía; được đệm đàn, nhưng không có ca đoàn. Nhân viên và thiện nguyện viên giáo xứ phải điều hành việc ra vào nhà thờ. Nếu số người tham dự vượt quá số tối đa, giáo xứ được khuyến cáo tổ chức thêm các buổi phụng vụ. Thuốc sát trùng tay phải có ở lối ra vào nhà thờ.
Phải đeo khẩu trang mới được vào nhà thờ, và ai nhiệt độ lên tới 99.5 độ của máy rò, có triệu chứng giống như cúm hay từng giao tiếp với người mắc coronavirus không được tham dự. Tuy nhiên, các giáo xứ không buộc phải đặt máy nội soi (scanner) và tiến hành việc xét nhiệt độ. Nhà thờ cũng như các vật dụng dùng trong Thánh Lễ phải được làm sạch cả trước lẫn sau khi cử hành phụng vụ.
Dấu bình an tiếp tục bị hủy bỏ, không có nước thánh ở lối ra vào nhà thờ, cũng không có việc quyên tiền trong thánh lễ, dù giáo xứ được đặt thùng dâng cúng ở lối ra vào nhà thờ hay ở chỗ khác thuận tiện.
Về việc cho rước lễ, linh mục hay thừa tác viên Thánh Thể phải sát trùng tay, rồi đeo khẩu trang và bao tay, chỉ trao Mình Thánh trên tay mà không tiếp xúc thể lý với người lãnh nhận.
Mỗi nhà thờ đều có bảng yết thị nói rõ số tối đa người tham dự, cấm những người bị sốt hay từng tiếp xúc với người lây nhiễm coronavirus được vào, và bổn phận phải đeo khẩu trang, sử dụng thuốc sát trùng tay và giữ gián cách xã hội.
Ba gợi ý là Giám Mục có thể cho phép các thánh lễ ngoài trời nếu nhà thờ nào đó không đủ điều kiện tuân giữ các điều khoản vệ sinh cần thiết; điều quan trọng là nhắc nhở tín hữu rằng bổn phận tham dự thánh lễ có thể được miễn vì lý do tuổi tác và sức khỏe; và điều cũng quan trọng là duy trì giải pháp trực tuyến cho những ai không có khả năng thể lý tham dự thánh lễ.
Đức Hồng Y Bassetti ca ngợi thỏa thuận “Chiêu thức này là thành quả của một sự hợp tác và hợp động sâu xa giữa chính phủ, ủy ban khoa học – kỹ thuật, và Hội Đồng Giám Mục Ý, trong đó, mọi phía đều thực hiện phần của mình một cách có trách nhiệm”.
Thủ tướng Conte cũng ca ngợi thỏa thuận: “Các biện pháp an toàn phác thảo trong bản văn nói lên nội dung và phương thức tốt đẹp nhất đã được chấp thuận để bảo đảm việc tái tục các cử hành phụng vụ có giáo dân tham dự diễn ra một cách an oàn nhất. Tôi cám ơn các Giám Mục Ý vì sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất mà các ngài đã dành cho cả quốc gia trong giờ phút khó khăn này”.
Một trong số những người mặc nhiên cho là chiêu bài nói trên chính là Tổng Giám Mục Viganò, người có lúc đã kêu gọi Đức Phanxicô từ chức, trong lời kêu gọi gần đây gửi người Công Giáo và người thiện chí khắp thế giới về đại nạn Covid-19. Lời kêu gọi do ngài khởi xướng và được một số giáo phẩm, giáo sĩ và nhân vật Công Giáo có tiếng ký vào, được dư luận thế giới chú ý nhờ sự kiện Đức Hồng Y Sarah thuận tình ký thự nhưng sau đó lại “tweet” rằng mình đã không ký.
Các chính phủ và nói chung các giới hữu trách chính trị chắc chắn không quan tâm đến kiểu buộc tội oan uổng này. Nhưng họ không thể làm ngơ trước một sự kiện được CBS News phần nào mô tả qua bài báo hôm nay: “Coronavirus pandemic may lead to 75,000 ‘deaths of despair’ from suicide, drug and alcohol abuse” (Đại dịch Coronavirus có thể dẫn tới 75,000 cái 'chết vì thất vọng’ do tự tử, lạm dụng ma túy và rượu chè).
Con số trên không do CBS suy đoán mà là kết quả của một nghiên cứu gần đây do Benjamin Miller, trưởng chuyên gia chiến lược của Well Being Trust ở Oakland, California, hướng dẫn.
Trở lại cuộc sống bình thường là giải pháp tốt nhất ngăn cản viễn tượng trên. Chính vì thế, các chính phủ từ từ buộc phải để người dân được nhiều tự do hơn, kể cả trong phạm vi thờ phượng.
Hôm nay, Thứ Bẩy tuần IV mùa Phục sinh, trong thánh lễ trực tuyến, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế, cho hay lệnh gián cách xã hội đã được nới lỏng và Thánh Lễ ngày mai, Chúa Nhật thứ V mùa Phục Sinh, sẽ là thánh lễ trực tuyến cuối cùng. Nhân dịp này, ngài cho hay các tín hữu sẽ không thể lấy thánh lễ trực tuyến thay thế Thánh Lễ thật sự được, ngoại trừ những người đau yếu không thể đến nhà thờ. Ngài cũng cho hay các qui định mới sẽ được Tòa Tổng Giám Mục công bố hôm nay.
Chưa biết Tổng giáo phận Saigòn có được hưởng cùng một điều kiện như Tổng giáo phận Huế hay không, vì theo bản đồ của Dân Trí thì Sài Gòn thuộc Nhóm Nguy Cơ giống Hà Nội, trong khi Huế thuộc Nhóm Nguy Cơ Thấp.
Ở Hoa Kỳ, vấn đề thờ phượng dường như không thuộc thẩm quyền chính phủ liên bang mà thuộc thẩm quyền tiểu bang, nên cũng không thấy một cố gắng chung nào của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về phương diện này.
Tuy nhiên, theo CNA, Tòa Bạch Ốc cũng đã hội ý ít nhất với 4 Giám Mục khi họ mốn đưa ra các hướng dẫn chung về việc mở cửa lại các nhà thờ. Cả bốn vị Giám Mục này đều là những vị đã chính thức cho mở lại các nhà thờ với những hạn chế hiện hành.
Các cuộc tham khảo này được sự phối hợp của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ theo lời yêu cầu của Tòa Bạch Ốc, nhưng Hội Đồng không đóng vai trò tích cực trong các cuộc thảo luận.
Dù các viên chức Tòa Bạch Ốc sẵn sàng hỗ trợ các cộng đồng tôn giáo có được “các hướng dẫn nhậy cảm và đầy tôn trọng”, nhưng các Giám Mục vẫn lưu ý họ 2 điều: ước muốn của các ngài tuân theo các quy định y tế của chính quyền tiểu bang đồng thời nhất quyết đáp ứng nhu cầu thiêng liêng của người Công Giáo địa phương.
Điều đáng lưu ý là trong cuộc thảo luận lần này, các viên chức Tòa Bạch Ốc cho biết họ sẽ thông tri để các tiểu bang và các nhà lãnh đạo địa phương hiểu rõ bản chất “chủ yếu” (essential) của thực hành tôn giáo. Họ cũng muốn cổ vũ “tầm quan trọng cực kỳ” (critical importance) của đức tin và thực hành tôn giáo trong đời sống hàng ngày.
Nhưng nước được người ta chú ý hơn cả là Ý, vì nước này vốn được coi là điển hình của việc phòng chống coronavirus và ở đấy, dường như chính phủ của Ông Conte được sự hậu thuẫn mặc nhiên của Đức Phanxicô trong phạm vi các giới hạn đối với việc thờ phượng của người Công Giáo.
Theo John Allen, đúng 70 ngày sau thánh lễ công cộng cuối cùng được cử hành, hôm thứ Năm vừa qua, các Giám Mục Ý loan báo một thỏa thuận với chính phủ để tái tục phụng vụ vào hôm thứ Hai, ngày 18 tháng Năm. Như thế, Thánh Lễ Chúa Nhật đầu tiên sẽ là thánh lễ Chúa Lên Trời vào ngày 24 tháng Năm!
Thỏa thuận trên đã được ký giữa Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý và Thủ Tướng Giuseppe Conte. Thoả thuận này cũng bao gồm việc tái tục bí tích hòa giải ở những nơi rộng rãi thoáng khí, trong đó, linh mục và hối nhân phải mang khẩn trang và giữ gián cách xã hội.
Dĩ nhiên các thánh lễ công cộng phải tuân theo 26 điều kiện, và 3 “gợi ý”:
Giữ gián cách xã hội; tuy số người tham dự là tùy quyết định của các vị mục tử, nhưng các người này phải giữ khoảng cách ít nhất một mét rưỡi từ tứ phía; được đệm đàn, nhưng không có ca đoàn. Nhân viên và thiện nguyện viên giáo xứ phải điều hành việc ra vào nhà thờ. Nếu số người tham dự vượt quá số tối đa, giáo xứ được khuyến cáo tổ chức thêm các buổi phụng vụ. Thuốc sát trùng tay phải có ở lối ra vào nhà thờ.
Phải đeo khẩu trang mới được vào nhà thờ, và ai nhiệt độ lên tới 99.5 độ của máy rò, có triệu chứng giống như cúm hay từng giao tiếp với người mắc coronavirus không được tham dự. Tuy nhiên, các giáo xứ không buộc phải đặt máy nội soi (scanner) và tiến hành việc xét nhiệt độ. Nhà thờ cũng như các vật dụng dùng trong Thánh Lễ phải được làm sạch cả trước lẫn sau khi cử hành phụng vụ.
Dấu bình an tiếp tục bị hủy bỏ, không có nước thánh ở lối ra vào nhà thờ, cũng không có việc quyên tiền trong thánh lễ, dù giáo xứ được đặt thùng dâng cúng ở lối ra vào nhà thờ hay ở chỗ khác thuận tiện.
Về việc cho rước lễ, linh mục hay thừa tác viên Thánh Thể phải sát trùng tay, rồi đeo khẩu trang và bao tay, chỉ trao Mình Thánh trên tay mà không tiếp xúc thể lý với người lãnh nhận.
Mỗi nhà thờ đều có bảng yết thị nói rõ số tối đa người tham dự, cấm những người bị sốt hay từng tiếp xúc với người lây nhiễm coronavirus được vào, và bổn phận phải đeo khẩu trang, sử dụng thuốc sát trùng tay và giữ gián cách xã hội.
Ba gợi ý là Giám Mục có thể cho phép các thánh lễ ngoài trời nếu nhà thờ nào đó không đủ điều kiện tuân giữ các điều khoản vệ sinh cần thiết; điều quan trọng là nhắc nhở tín hữu rằng bổn phận tham dự thánh lễ có thể được miễn vì lý do tuổi tác và sức khỏe; và điều cũng quan trọng là duy trì giải pháp trực tuyến cho những ai không có khả năng thể lý tham dự thánh lễ.
Đức Hồng Y Bassetti ca ngợi thỏa thuận “Chiêu thức này là thành quả của một sự hợp tác và hợp động sâu xa giữa chính phủ, ủy ban khoa học – kỹ thuật, và Hội Đồng Giám Mục Ý, trong đó, mọi phía đều thực hiện phần của mình một cách có trách nhiệm”.
Thủ tướng Conte cũng ca ngợi thỏa thuận: “Các biện pháp an toàn phác thảo trong bản văn nói lên nội dung và phương thức tốt đẹp nhất đã được chấp thuận để bảo đảm việc tái tục các cử hành phụng vụ có giáo dân tham dự diễn ra một cách an oàn nhất. Tôi cám ơn các Giám Mục Ý vì sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất mà các ngài đã dành cho cả quốc gia trong giờ phút khó khăn này”.
Dự án giáo dục mang tên ‘Một Thế Giới’ - ‘ONEWORLD’
Thanh Quảng sdb
22:46 08/05/2020
Dự án giáo dục mang tên ‘Một Thế Giới’ - ‘ONEWORLD’
Theo một mạng lưới Salesian (ANS) ở Paris – thì các tu sĩ Salesian tại Pháp đang phát động một dự án ‘nhận thức giáo dục’ mang tên “Một Thế Giới” - ‘ONEWORLD’ ra đời từ cơn đại dịch chưa từng có trên thế giới mà chúng ta đang phải đối diện hôm nay. Covid-19 là một sự kiện hiếm hoi ảnh hưởng đến 7,7 tỷ người dân sống trên hành tinh trái đất này không ngoại trừ một ai!
Tất nhiên, với thời gian mọi sự rồi sẽ được ổn định...
Đây không phải là một niềm tin điên khùng! Chúng ta biết mọi sự sẽ không thay đổi đột ngột, nền văn minh của chúng ta không bị sụp đổ, toàn cầu hóa không chết và chúng ta đang bước vào một thế giới hoàn toàn mới! Chắc chắn đây cũng không phải là một nan đề bị choáng ngợp bởi những chết chót hoặc những hoang tưởng liều lĩnh!
Điều chúng ta cần làm là tự hỏi mình:
- Những gì chúng ta đang trải qua, có dạy chúng ta điều gì không?
- Làm thế nào chúng ta có thể vượt thắng được thảm trạng này?
- Làm thế nào chúng ta lấy lại được niềm đam mê của mình cho cuộc sống và điều quan trọng là chúng ta cùng nhau vui sống?
Chúng ta biết rõ mọi sự không thể thay đổi một cách đột ngột được như các cơ quan quốc tế và quốc gia cho hay.
Tuy nhiên, trung thành với phương pháp sư phạm của Cha thánh Gioan Bosco, chúng ta cần thực hiện từng bước nhỏ một.
Đại dịch Covid-19 đã dậy chúng ta nhận thức được rằng một thế giới khác cũng có thể xảy ra! Ngoài bản thân của chính mình, chúng ta có thể ghi nhận nhiều cống hiến phi thường của rất nhiều người đang phục vụ dấn thân cho những người yếu đuối mỏng dòn… Qua đó chúng ta kín múc cho mình sự can đảm, lòng gan dạ và trung kiên của con người... để chăm sóc cho nhau và phát sinh ra các sáng kiến và hình thức nối kết mới.
Tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của nhân loại và sự hỗ tương cần thiết cho nhau, chúng ta cần tái khám phá ra địa vị của chính mình là một thành viên trong 'ngôi nhà chung' mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới trong Tông huấn “Laudatio Sì” của Ngài, khi ĐTC đề cập tới những hậu quả tồi tệ mà sự thay đổi khí hậu toàn cầu, đại dịch, v.v. ảnh hưởng trên con người! Nhưng ĐTC cũng đề cập tới những điều tuyệt vời mang lại lợi ích cho nhân loại như: tình đoàn kết, sự đối thoại, những khám phá mới của Y khoa và Khoa học v.v.
Kinh nghiệm chia sẻ những bi thảm chưa từng có do cơn đại dịch Covid-19 mang đến, giúp chúng ta giác ngộ, nó mời gọi chúng ta hãy xắn tay áo lên và cùng nhau làm việc – dù rằng chúng ta đang sống ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào đi nữa, với những ai và với phương tiện gì… để xây dựng tương lai. Hãy tham dự “Dự Án Một Thế Giới” - ‘ONEWORLD qua trang mạng: https://dbima.eu/video-quiz/
Đây là một tổ chức Vô vị lợi (NGO) trực tuyến của Ủy ban Truyền thông và Giới trẻ Salesian Pháp (FRB) tổ chức nhằm vào hai khía cạnh:
1. Nhóm DBIEM đã sản xuất một bộ phim ngắn 7 phút (tiếng Pháp và tiếng Anh) để nêu lên các vấn đề thiết yếu như nguyên nhân và hậu quả cơn đại dịch.
2. Chương trình mời gọi thanh thiếu niên và người lớn tham dự vào một bài khảo cứu trực tuyến ở cuối phim. Bài kiểm tra này có hai phần:
a. Để thêm sự hiểu biết, nhận thức và sự đồng cảm (Đây là phần trả lời trắc nghiệm bằng những lựa chọn khác nhau từ: dễ, bình thường và thử thách).
b. Quyết định và Dấn thân của bạn (Hỏi và trả lời).
Cuối cùng, trọng tâm của cả hai khía cạnh trên nhằm hỗ trợ và thúc đẩy cá nhân tham gia vào các nhóm nhỏ hầu đưa ra những chương trình hành động…
Theo một mạng lưới Salesian (ANS) ở Paris – thì các tu sĩ Salesian tại Pháp đang phát động một dự án ‘nhận thức giáo dục’ mang tên “Một Thế Giới” - ‘ONEWORLD’ ra đời từ cơn đại dịch chưa từng có trên thế giới mà chúng ta đang phải đối diện hôm nay. Covid-19 là một sự kiện hiếm hoi ảnh hưởng đến 7,7 tỷ người dân sống trên hành tinh trái đất này không ngoại trừ một ai!
Tất nhiên, với thời gian mọi sự rồi sẽ được ổn định...
Đây không phải là một niềm tin điên khùng! Chúng ta biết mọi sự sẽ không thay đổi đột ngột, nền văn minh của chúng ta không bị sụp đổ, toàn cầu hóa không chết và chúng ta đang bước vào một thế giới hoàn toàn mới! Chắc chắn đây cũng không phải là một nan đề bị choáng ngợp bởi những chết chót hoặc những hoang tưởng liều lĩnh!
Điều chúng ta cần làm là tự hỏi mình:
- Những gì chúng ta đang trải qua, có dạy chúng ta điều gì không?
- Làm thế nào chúng ta có thể vượt thắng được thảm trạng này?
- Làm thế nào chúng ta lấy lại được niềm đam mê của mình cho cuộc sống và điều quan trọng là chúng ta cùng nhau vui sống?
Chúng ta biết rõ mọi sự không thể thay đổi một cách đột ngột được như các cơ quan quốc tế và quốc gia cho hay.
Tuy nhiên, trung thành với phương pháp sư phạm của Cha thánh Gioan Bosco, chúng ta cần thực hiện từng bước nhỏ một.
Đại dịch Covid-19 đã dậy chúng ta nhận thức được rằng một thế giới khác cũng có thể xảy ra! Ngoài bản thân của chính mình, chúng ta có thể ghi nhận nhiều cống hiến phi thường của rất nhiều người đang phục vụ dấn thân cho những người yếu đuối mỏng dòn… Qua đó chúng ta kín múc cho mình sự can đảm, lòng gan dạ và trung kiên của con người... để chăm sóc cho nhau và phát sinh ra các sáng kiến và hình thức nối kết mới.
Tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của nhân loại và sự hỗ tương cần thiết cho nhau, chúng ta cần tái khám phá ra địa vị của chính mình là một thành viên trong 'ngôi nhà chung' mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới trong Tông huấn “Laudatio Sì” của Ngài, khi ĐTC đề cập tới những hậu quả tồi tệ mà sự thay đổi khí hậu toàn cầu, đại dịch, v.v. ảnh hưởng trên con người! Nhưng ĐTC cũng đề cập tới những điều tuyệt vời mang lại lợi ích cho nhân loại như: tình đoàn kết, sự đối thoại, những khám phá mới của Y khoa và Khoa học v.v.
Kinh nghiệm chia sẻ những bi thảm chưa từng có do cơn đại dịch Covid-19 mang đến, giúp chúng ta giác ngộ, nó mời gọi chúng ta hãy xắn tay áo lên và cùng nhau làm việc – dù rằng chúng ta đang sống ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào đi nữa, với những ai và với phương tiện gì… để xây dựng tương lai. Hãy tham dự “Dự Án Một Thế Giới” - ‘ONEWORLD qua trang mạng: https://dbima.eu/video-quiz/
Đây là một tổ chức Vô vị lợi (NGO) trực tuyến của Ủy ban Truyền thông và Giới trẻ Salesian Pháp (FRB) tổ chức nhằm vào hai khía cạnh:
1. Nhóm DBIEM đã sản xuất một bộ phim ngắn 7 phút (tiếng Pháp và tiếng Anh) để nêu lên các vấn đề thiết yếu như nguyên nhân và hậu quả cơn đại dịch.
2. Chương trình mời gọi thanh thiếu niên và người lớn tham dự vào một bài khảo cứu trực tuyến ở cuối phim. Bài kiểm tra này có hai phần:
a. Để thêm sự hiểu biết, nhận thức và sự đồng cảm (Đây là phần trả lời trắc nghiệm bằng những lựa chọn khác nhau từ: dễ, bình thường và thử thách).
b. Quyết định và Dấn thân của bạn (Hỏi và trả lời).
Cuối cùng, trọng tâm của cả hai khía cạnh trên nhằm hỗ trợ và thúc đẩy cá nhân tham gia vào các nhóm nhỏ hầu đưa ra những chương trình hành động…
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Thánh Tâm Huế tổ chức trợ giúp những người gặp khó khăn trong cơn dich cúm
Trương Trí
21:19 08/05/2020
Không riêng gì tại Việt Nam, mà toàn thế giới đang gánh chịu hậu quả nặng nề của Đại dịch Covid 19. Chính phủ các nước và cả Việt Nam đều ra lệnh cách ly toàn xã hội để tránh sự lây lan tàn khốc của đại dịch này. Chính sự cách ly này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của mọi người, những con người tàn tật đã khó khăn lại càng khổ cực hơn.
Xem Hình
Trăn trở trước những nổi đau thương của những người khuyết tật, linh mục Giuse Phan Tấn Hồ, Bề trên Nhà Mẹ Dòng Thánh Tâm Huế đã mời gọi những ân nhân xa gần, mỗi người mỗi tay chung sức đóng góp để có được 16 tấn gạo và một số khẩu trang, mũ len. Tuy nhiên do tình hình giãn cách xa hội, cấm việc tập trung đông người nên mãi đến hôm nay, ngày 8 và 9 tháng 5, linh mục Giuse Phan Tấn Hồ mới tổ chức được đi trao tặng quà cho những người khuyết tật tại Hội Người mù thị xã Hương Trà, Hội Người mù huyện Phong Điền, Hội Người mù huyện Hải Lăng-Quảng Trị, Hội Người mù huyện Quảng Điền, Hội Người mù huyện Phú Vang, Hội Người mù thị xã Hương Thủy và Hội Người mù thành phố Huế.
Giữa tiết trời nắng nóng của đầu mùa Hè, cảm thông sự vất vả của những phận người nghèo khổ tật nguyền, nhờ sự giúp sức của các thầy Dòng Thánh Tâm và của các anh chị Tình nguyện viên của Ban Bảo về Sự sống thuộc Caritas Tổng Giáo phận Huế. Những phần quà được nhanh chóng trao đến tận tay từng người để họ nhanh chóng ra về. Số lượng mũ len hạn chế nên chỉ được trao ưu tiên cho những người già yếu.
Dù mệt nhọc, vất vả suốt một ngày nắng nóng, đoàn thiện nguyện ra về vẫn cảm thấy ấm lòng trước những khó khăn của những con người bất hạnh.
Trương Trí
Xem Hình
Trăn trở trước những nổi đau thương của những người khuyết tật, linh mục Giuse Phan Tấn Hồ, Bề trên Nhà Mẹ Dòng Thánh Tâm Huế đã mời gọi những ân nhân xa gần, mỗi người mỗi tay chung sức đóng góp để có được 16 tấn gạo và một số khẩu trang, mũ len. Tuy nhiên do tình hình giãn cách xa hội, cấm việc tập trung đông người nên mãi đến hôm nay, ngày 8 và 9 tháng 5, linh mục Giuse Phan Tấn Hồ mới tổ chức được đi trao tặng quà cho những người khuyết tật tại Hội Người mù thị xã Hương Trà, Hội Người mù huyện Phong Điền, Hội Người mù huyện Hải Lăng-Quảng Trị, Hội Người mù huyện Quảng Điền, Hội Người mù huyện Phú Vang, Hội Người mù thị xã Hương Thủy và Hội Người mù thành phố Huế.
Giữa tiết trời nắng nóng của đầu mùa Hè, cảm thông sự vất vả của những phận người nghèo khổ tật nguyền, nhờ sự giúp sức của các thầy Dòng Thánh Tâm và của các anh chị Tình nguyện viên của Ban Bảo về Sự sống thuộc Caritas Tổng Giáo phận Huế. Những phần quà được nhanh chóng trao đến tận tay từng người để họ nhanh chóng ra về. Số lượng mũ len hạn chế nên chỉ được trao ưu tiên cho những người già yếu.
Dù mệt nhọc, vất vả suốt một ngày nắng nóng, đoàn thiện nguyện ra về vẫn cảm thấy ấm lòng trước những khó khăn của những con người bất hạnh.
Trương Trí
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hoa Kỳ Tái Vũ Trang Để Vô Hiệu Hóa Ưu Thế Hoả Tiễn Của Trung Quốc
Emily Nguyễn
20:34 08/05/2020
David Lague
HỒNG KÔNG (Reuters) - Khi Washington và Bắc Kinh chỉ trích lẫn nhau về đại dịch coronavirus, cuộc vật lộn trường kỳ giữa hai cường quốc Thái Bình Dương đang ở một bước ngoặt, khi Hoa Kỳ tung ra những vũ khí mới và một chiến lược mới nhằm thu nhỏ khoảng cách khá xa về hoả tiễn với Trung Quốc.
Hoa Kỳ trong những thập niên gần đây chỉ đứng bên lề trong khi Trung Quốc lại gia tăng đáng kể hỏa lực quân sự của họ. Giờ đây, khi đã trút bỏ những ràng buộc của hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến Tranh Lạnh, chính quyền Trump đang đưa ra kế hoạch điều động các hoả tiễn tầm xa, hoả tiễn hành trình phóng từ mặt đất (*) đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngũ Giác Đài dự tính sẽ trang bị cho Thủy quân Lục chiến của mình nhiều loại khác nhau của hoả tiễn Tomahawk hiện được chuyên chở trên các tàu chiến Hoa Kỳ, căn cứ theo những yêu cầu ngân sách của Toà Bạch Ốc cho năm 2021 và lời khai của các chỉ huy quân sự cao cấp Hoa Kỳ tại Quốc hội vào tháng 3 vừa qua. (Hoa Kỳ) cũng gia tăng việc chuyến giao các hoả tiễn tầm xa chống chiến hạm lần đầu tiên trong nhiều thập niên.
Trong một tuyên bố với Reuters về những nước cờ mới nhất của Hoa Kỳ, Bắc Kinh thúc giục Washington hãy “thận trọng trong lời nói và hành động”, hãy “ngưng ngay việc di chuyển những quân cờ quanh” khu vực, và hãy “ngưng phô trương sức mạnh quân sự quanh lãnh thổ Trung Quốc”.
Những hoạt động của Hoa Kỳ nhằm chống lại lợi thế lớn lao của Trung Quốc nằm ở các hoả tiễn đạn đạo và hoả tiễn hành trình trên đất liền. Ngũ Giác Đài cũng dự định hạ bệ vị trí dẫn đầu của Trung Quốc trong cái các chiến lược gia gọi là “cuộc chiến tầm xa”. Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA), tức quân đội Trung Quốc, đã xây dựng một lực lượng hoả tiễn khổng lồ mà phần lớn đã vượt xa Mỹ và các đồng minh của họ trong khu vực, theo lời những chỉ huy cao cấp và cố vấn chiến lược của Hoa Kỳ thuộc Ngũ Giác Đài là những người đã cảnh báo rằng Trung Quốc hiện nắm giữ lợi thế rõ rệt bằng những vũ khí này.
Và, trong một thay đổi căn bản về chiến thuật, Thủy quân Lục chiến sẽ hợp tác với Hải quân Hoa Kỳ để tấn công tàu chiến của địch thủ. Các đơn vị nhỏ và di động của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ được trang bị hoả tiễn chống hạm sẽ trở thành sát thủ chiến hạm.
Trong cuộc xung đột, những đơn vị này sẽ được phân tán tại các yếu điểm trên Tây Thái Bình Dương và dọc theo cái gọi là dãy đảo đầu tiên, những vị chỉ huy cho biết như vậy. Dãy đảo đầu tiên là chuỗi các hòn đảo chạy từ quần đảo thuộc Nhật Bản, qua Đài Loan, sang Phi Luật Tân, đến tận Borneo, vây quanh các vùng biển thuộc Trung Quốc.
Những chỉ huy quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ đã giải thích về những chiến thuật mới này cho Quốc hội vào tháng 3 trong một loạt các phiên điều trần về ngân sách. Chỉ huy trưởng của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ là tướng David Berger đã nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào ngày 5 tháng 3 rằng các đơn vị nhỏ của Thủy quân lục chiến được trang bị hoả tiễn với độ chính xác, có thể hỗ trợ Hải quân Hoa Kỳ giành quyền kiểm soát trên biển, đặc biệt là ở Tây Thái Bình Dương. Ông nói: “Hoả tiễn Tomahawk là một trong những công cụ sẽ cho phép chúng ta làm điều đó”.
Hoả tiễn Tomahawk - lần đầu có tiếng tăm khi được tung ra trong các cuộc đình công tập thể vào thời Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991- đã được mang theo trên các tàu chiến của Hoa Kỳ và được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ trong những thập niên gần đây. Thủy quân lục chiến sẽ bắn thử hoả tiễn hành trình cho đến năm 2022 với mục đích đưa chúng vào hoạt động vào năm sau đó, những chỉ huy cao cấp nhất của Ngũ Giác Đài đã cung khai như thế.
Ban đầu, một số lượng nhỏ những hoả tiễn hành trình trên đất liền sẽ không thay đổi được cán cân quyền lực. Nhưng một sự thay đổi như vậy sẽ gởi đi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ rằng Washington đang chuẩn bị cạnh tranh với kho vũ khí khổng lồ của Trung Quốc, theo các chiến lược gia cao cấp của Hoa Kỳ và của các nước phương Tây. Họ nói rằng, về lâu về dài, khi số lượng lớn hơn của các loại vũ khí này kết hợp với hoả tiễn tương tự của Nhật Bản và Đài Loan sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các lực lượng Trung Quốc. Mối đe dọa lớn nhất trước mắt đối với PLA là các hoả tiễn chống hạm tầm xa mới hiện được đem ra phục vụ cùng với máy bay tấn công của Hải và Không quân Hoa Kỳ.
“Người Mỹ đang quay trở lại một cách hùng mạnh”, theo lời Ross Babbage, cựu viên chức quốc phòng cao cấp của chính phủ Úc và hiện là thành viên không thường trú tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách có trụ sở tại Washington, là một nhóm nghiên cứu về an ninh. “Đến năm 2024 hoặc 2025, có một nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng đối với PLA đến độ sự phát triển quân sự của họ sẽ trở thành lỗi thời.”
Phát ngôn viên quân sự Trung Quốc, Đại tá Ngô Càn (吴谦), đã cảnh báo vào tháng 10 năm ngoái rằng Bắc Kinh sẽ “không đứng yên”nếu Washington điều động các hoả tiễn tầm xa trên đất liền ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ cứ gắn bó mãi “với tâm lý chiến tranh lạnh của họ” và “không ngừng gia tăng dàn trận quân sự”trong khu vực.
Họ nói trong một tuyên bố với Reúter: “Gần đây, Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn, đẩy mạnh việc theo đuổi cái gọi là 'chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương' nhằm tìm cách điều động vũ khí mới, gồm các loại hoả tiễn tầm trung phóng từ mặt đất đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương,Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó.”
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Trung tá Dave Eastburn cho biết, ông sẽ không bình luận về các tuyên bố của chính phủ Trung Quốc hoặc PLA.
Quân Đội Hoa Kỳ Cởi Gông Xiềng
Trong khi đại dịch coronavirus đang hoành hành, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự đối với Đài Loan và thực hành tập trận ở Biển Đông. Để phô diễn sức mạnh, vào ngày 11 tháng 4, tàu sân bay Liễu Ninh của Trung Quốc đã dẫn một đội tàu chiến gồm năm chiếc vào vùng Tây Thái Bình Dương qua eo biển Miyako đến phía đông bắc Đài Loan, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan. Vào ngày 12 tháng 4, các tàu chiến Trung Quốc đã tập trận ở vùng biển phía đông và phía nam Đài Loan, Bộ (Quốc Phòng Đài Loan) cho biết.
Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ đã buộc phải trói chân chiếc hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt tại đảo Guam khi nó phải vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus trong hàng ngũ phi hành đoàn của chiếc chiến hạm khổng lồ này. Tuy nhiên, Hải quân Hoa Kỳ đã cố gắng duy trì sự hiện diện của họ một cách hùng hồn ngoài khơi Trung Quốc. Tàu khu trục hoả tiễn có điều khiển USS Barry đã đi ngang eo biển Đài Loan hai lần vào tháng Tư. Và tàu tấn công đổ bộ USS America hồi tháng trước cũng đã tập trận ở Biển Đông Hoa và Biển Nam Hoa, Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết.
Trong loạt bài năm ngoái, Reuters đã tường thuật rằng trong khi Mỹ bị chia trí gần hai thập niên vào chiến tranh ở Trung Đông và Afghanistan, PLA đã xây dựng một lượng hoả tiễn được thiết kế cho mục đích tấn công các hàng không mẫu hạm, các tàu chiến mặt nước khác và mạng lưới căn cứ hình thành xương sống quyền lực Mỹ ở châu Á. Trong suốt thời gian đó, các xưởng đóng tàu của Trung Quốc đã tạo dựng được lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, có khả năng thống trị vùng ven biển của quốc gia này và kềm chế được lực lượng của Hoa Kỳ.
Loạt bài cũng tiết lộ rằng trong hầu hết các thể loại, hoả tiễn của Trung Quốc hiện ngang ngửa hoặc còn vượt trội hơn các đối phương trong những kho vũ khí của đồng minh Hoa Kỳ.
Để đọc loạt bài này, xin bấm vào đây
Trung Quốc có được lợi thế vì không tham gia hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh - Hiệp ước Lực lượng Hạt Nhân Tầm Trung (INF)- đã cấm Mỹ và Nga sở hữu hoả tiễn đạn đạo và hoả tiễn hành trình phóng từ mặt đất có tầm phóng từ 500 km đến 5,500 km. Vì không bị ràng buộc bởi hiệp ước INF, Trung Quốc đã điều động khoảng 2,000 vũ khí này, theo ước tính của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.
Trong khi xây dựng lực lượng hoả tiễn trên đất liền, PLA còn trang bị hoả tiễn chống hạm tầm xa hùng mạnh cho tàu chiến và máy bay tấn công của mình.
Hỏa lực được tích lũy này đã làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Hoa Kỳ, bấy lâu là cường quốc quân sự thống trị ở châu Á, giờ không còn có thể tự tin sẽ chiến thắng trong một cuộc đụng độ quân sự ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc nữa, theo lời các sĩ quan quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu.
Nhưng quyết định của Tổng thống Donald Trump năm ngoái về việc ra khỏi hiệp ước INF đã khiến các nhà hoạch định quân sự Mỹ có thêm thời cơ. Gần như ngay sau khi rút khỏi hiệp ước này vào ngày 2 tháng 8, chính quyền (Trump) đã báo hiệu sẽ đối phó với sức mạnh hoả tiễn của Trung Quốc. Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết ông muốn thấy các hoả tiễn mặt đất được đềiu động đến châu Á trong vòng vài tháng, nhưng ông thừa nhận sẽ mất nhiều thời gian hơn thế.
Cuối tháng đó, Ngũ Giác Đài đã cho thử hoả tiễn hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất. Vào tháng 12, họ lại thử thêm một hoả tiễn đạn đạo phóng từ mặt đất. Hiệp ước INF cấm không cho sử dụng các vũ khí phóng từ mặt đất như thế, do đó cả hai cuộc thử nghiệm lẽ ra đã bị cấm.
Một chỉ huy cao cấp của Thủy quân lục chiến, Trung tướng Eric Smith nói với Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện vào ngày 11 tháng 3 rằng giới lãnh đạo Ngũ Giác Đài đã chỉ thị cho Thủy Quân Lục Chiến hạ thổ một hoả tiễn hành trình phóng từ mặt đất “thật nhanh chóng”.
Các tài liệu về ngân sách cho thấy Thủy Quân Lục Chiến đã yêu cầu được cung cấp 125 triệu đô la để mua 48 hoả tiễn Tomahawk từ năm tới trở đi. Tomahawk có tầm bắn 1,600km, theo nhà sản xuất của nó, Công ty Raytheon.
Tướng Smith cho biết hoả tiễn hành trình có thể cuối cùng rồi cũng không chứng tỏ được là vũ khí phù hợp nhất với Thủy Quân Lục Chiến. “Nó có thể hơi nặng nề đối với chúng tôi”, ông nói với Ủy Ban Quân Vụ Thượng viện như thế, nhưng kinh nghiệm thu được từ những cuộc thử nghiệm có thể được chuyển sang cho quân đội.
Tướng Smith cũng cho biết Thủy Quân Lục Chiến đã thử nghiệm thành công vũ khí chống hạm tầm ngắn mới, Hoả Tiễn Tấn Công của Hải quân, từ một bệ phóng trên mặt đất và họ sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm khác vào tháng 6. Ông nói nếu cuộc thử nghiệm đó thành công, Thủy Quân Lục Chiến dự tính đặt mua 36 hoả tiễn này vào năm 2022. Quân đội Hoa Kỳ cũng đang thử nghiệm một hoả tiễn tầm xa trên đất liền mới, có thể nhắm vào tàu chiến. Hoả tiễn này lẽ ra đã bị cấm bởi hiệp ước INF.
Thủy Quân Lục Chiến cũng cho biết trong một tuyên bố rằng họ đang thẩm định khả năng của Hoả Tiễn Tấn Công thuộc Hải quân để nhắm vào các tàu, và Tomahawk để tấn công các mục tiêu trên bộ. Cuối cùng, Thủy Quân Lục Chiến nhắm tới mục đích hạ thổ một hệ thống “có thể tham gia vào các mục tiêu di chuyển tầm xa cả trên đất liền lẫn dưới biển”, bản tuyên bố nói.
Bộ Quốc phòng cũng đang nghiên cứu về các vũ khí tấn công tầm xa mới, với yêu cầu cho một ngân sách là 3.2 tỷ USD cho công nghệ siêu âm, chủ yếu là cho hoả tiễn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã vẽ ra sự khác biệt giữa kho vũ khí hoả tiễn của PLA và kế hoạch dàn trận của Hoa Kỳ. Họ nói rằng các hoả tiễn của Trung Quốc “nằm trong lãnh thổ của họ, đặc biệt là các hoả tiễn tầm ngắn và tầm trung, không thể đến được lục địa Hoa Kỳ. Điều này về cơ bản khác với Hoa Kỳ, là nước đang tiếp tục đẩy mạnh việc dàn trận.”
Kềm Chế Hải Quân Trung Quốc
Các chiến lược gia quân sự James Holmes và Toshi Yoshihara đã đề nghị từ gần một thập niên trước rằng chuỗi đảo đầu tiên luôn là một rào cản tự nhiên có thể được quân đội Mỹ khai thác để chống lại sự xây dựng của hải quân Trung Quốc. Hoả tiễn chống hạm trên mặt đất có thể làm chủ tình hình các cửa ngõ quan trọng xuyên qua chuỗi đảo vào Tây Thái Bình Dương như một phần của chiến lược để giữ cho việc phát triển của hải quân Trung Quốc bị kềm giữ, họ đề nghị như thế.
Để thực hiện chiến lược này, Washington đang toan tính sử dụng ngay các chiến thuật của Trung Quốc để quật ngược lại PLA. Các chỉ huy cấp cao của Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng các hoả tiễn đạn đạo và hành trình trên đất liền của Trung Quốc sẽ gây khó khăn cho hải quân Hoa Kỳ và đồng minh khi hoạt động gần vùng biển ven bờ Trung Quốc.
Nhưng việc dàn trận các hoả tiễn trên mặt đất của Hoa Kỳ và đồng minh trong chuỗi đảo sẽ gây ra mối đe dọa tương tự cho các tàu chiến Trung Quốc- cho các tàu hoạt động ở Biển Đông, Biển Đông Hoa và Biển Nam Hoa, và Biển Hoàng Hải, hoặc các tàu cố gắng đột nhập vào Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản và Đài Loan đã điều động hoả tiễn chống hạm mặt đất cho mục đích này.
Giáo sư Holmes thuộc Đại học Hải Chiến Hoa Kỳ, cho biết: “Chúng ta cần có khả năng ngăn chận các eo biển. Chúng ta có thể hỏi một cách có hiệu lực họ xem họ có quá ham muốn Đài Loan hay Sensaku đến nỗi phải thấy kinh tế và lực lượng vũ trang của họ bị tách ra khỏi Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hay không? Rất có thể câu trả lời sẽ là không.”
Giáo sư Holmes đang đề cập đến nhóm đảo không có người ở Biển Đông Hoa -được gọi là quần đảo Senkaku ở Nhật Bản và quần đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc - mà cả Tokyo lẫn Bắc Kinh đều tuyên bố có chủ quyền.
Hoa Kỳ phải đối mặt với những thách thức trong việc chận nút chuỗi đảo đầu tiên. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte quyết định tránh xa Hoa Kỳ và củng cố quan hệ thân mật với Trung Quốc là một trở ngại tiềm năng cho các kế hoạch của Mỹ. Các lực lượng Hoa Kỳ có thể phải đối mặt với các rào cản để hoạt động từ các hòn đảo chiến lược quan trọng trong quần đảo Philippines sau khi Duterte hồi tháng Hai đã hủy bỏ một thỏa thuận an ninh quan trọng với Washington.
Và nếu các lực lượng Hoa Kỳ được điều động đến chuỗi đảo đầu tiên và đem theo hoả tiễn chống hạm, một số chiến lược gia của Hoa Kỳ tin rằng điều này không hẳn sẽ xảy ra, vì Thủy Quân Lục Chiến sẽ dễ bị quân đội Trung Quốc tấn công.
Hoa Kỳ có các đối trọng khác. Hỏa lực của máy bay ném bom tầm xa của Không Quân Hoa Kỳ có thể gây ra mối đe dọa còn lớn các lực lượng Trung Quốc hơn là với Thủy Quân Lục Chiến, các chiến lược gia cho biết. Họ nói rằng, đặc biệt hiệu quả có thể là máy bay ném bom B-21 tàng hình, đã bắt đầu hoạt động vào giữa thập niên này và được trang bị bằng hỏa tiễn tầm xa.
Ngũ Giác Đài đã tăng cường hỏa lực số máy bay tấn công của họ hiện có ở châu Á. Theo các tài liệu yêu cầu ngân sách, các máy bay phản lực Super Hornet và máy bay ném bom B-1 của Không Quân Hoa Kỳ hiện đang được trang bị bằng những đợt Hoả Tiễn Chống Hạm Tầm Xa kiểu mới của hãng Lockheed Martin. Những hoả tiễn kiểu mới đang được điều động để đáp ứng “nhu cầu hoạt động khẩn cấp” cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tài liệu này giải thích như thế.
Hoả tiễn loại mới mang đầu đạn nặng 450 kg, có khả năng nhắm mục tiêu một cách “bán tự động”, mang lại khả năng tự điều khiển, theo mô tả trong bản yêu cầu ngân sách. Chi tiết về tầm bắn của hoả tiễn hành trình tàng hình được phân loại. Nhưng Hoa Kỳ và giới chức quân sự phương Tây ước tính nó có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách ngoài 800 km.
Các tài liệu về ngân sách cho thấy Ngũ Giác Đài đang cần có 224 triệu đô la để đặt mua 53 hoả tiễn khác vào năm 2021. Hải và Không quân Hoa Kỳ dự kiến sẽ có hơn 400 hoả tiễn hoạt động vào năm 2025, theo đơn đặt hàng dự kiến trong các tài liệu cho thấy.
Hoả tiễn chống hạm mới mẻ này có nguồn gốc từ một vũ khí tấn công tầm xa trên mặt đất hiện có của Lockheed, hoả tiễn không- đối- đất. Ngũ Giác Đài đang xin cung cấp 577 triệu đô la vào năm tới để có thể đặt mua thêm 400 loại hoả tiễn tấn công trên mặt đất này.
Ông Robert Haddick, cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến và hiện là một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Hàng Không Vũ Trụ Mitchell có trụ sở tại Arlington, Virginia cho biết: “Mỹ và đồng minh tập trung vào hoả tiễn hành trình tấn công mặt đất và chống hạm tầm xa là cách nhanh nhất để tái tạo hỏa lực tầm xa theo quy ước trong khu vực Tây Thái Bình Dương”.
Đối với Hải quân Hoa Kỳ ở châu Á, các phản lực cơ Super Hornet hiện đang hoạt động từ các hàng không mẫu hạm và được trang bị hoả tiễn chống hạm loại mới sẽ mang lại một sức đẩy mạnh về hỏa lực trong khi cho phép các tàu chiến đắt tiền hoạt động cách xa những mối đe dọa tiềm tàng, các giới chức quân sự Hoa Kỳ và phương Tây cho biết như thế.
Các sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ tại chức và nghỉ hưu vẫn đang hối thúc Ngũ Giác Đài trang bị cho các chiến hạm Mỹ những hoả tiễn chống hạm tầm xa, cho phép chúng cạnh tranh với các tàu tuần dương, khu trục hạm mới nhất và trang bị tận răng của Trung Quốc. Hãng Lockheed cho biết họ đã bắn thử thành công một trong những hoả tiễn chống hạm tầm xa mới từ loại bệ phóng được sử dụng trên các tàu chiến của Mỹ và đồng minh.
Ông Haddick, một trong những người đầu tiên kêu gọi sự chú ý đến lợi thế về hỏa lực của Trung Quốc trong cuốn sách ông viết năm 2014 với tựa đề “Lửa Trên Mặt Nước”, cho biết mối đe dọa từ hoả tiễn Trung Quốc đã làm cho Ngũ Giác Đài bị kích động bởi tư duy chiến lược mới và ngân sách hiện đang hướng tới việc chuẩn bị cho cuộc xung đột về kỹ thuật cấp cao với các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc.
Ông Haddick cũng cho biết các hoả tiễn loại mới rất quan trọng đối với các kế hoạch phòng thủ của Mỹ và các đồng minh ở Tây Thái Bình Dương. Khoảng cách sẽ không khép lại ngay lập tức được, nhưng hỏa lực sẽ dần được cải thiện, ông Haddick nói. “Điều này đặc biệt là có thật trong nửa thập niên sắp tới và sau đó nữa, khi các kiểu mẫu vũ khí siêu âm đã được phân loại và thay thế hoàn tất các giai đoạn dài trong việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất và điều động “ ông nói.
(David Lague tường trình, Peter Hirschberg biên tập )
(*) Có báo còn gọi ballistic missile là phi tiễn bình phi hay phi tiễn hành trình để phân biệt với rocket)
Source:ReutersSpecial Report: U.S. rearms to nullify China's missile supremacy
HỒNG KÔNG (Reuters) - Khi Washington và Bắc Kinh chỉ trích lẫn nhau về đại dịch coronavirus, cuộc vật lộn trường kỳ giữa hai cường quốc Thái Bình Dương đang ở một bước ngoặt, khi Hoa Kỳ tung ra những vũ khí mới và một chiến lược mới nhằm thu nhỏ khoảng cách khá xa về hoả tiễn với Trung Quốc.
Hoa Kỳ trong những thập niên gần đây chỉ đứng bên lề trong khi Trung Quốc lại gia tăng đáng kể hỏa lực quân sự của họ. Giờ đây, khi đã trút bỏ những ràng buộc của hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến Tranh Lạnh, chính quyền Trump đang đưa ra kế hoạch điều động các hoả tiễn tầm xa, hoả tiễn hành trình phóng từ mặt đất (*) đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngũ Giác Đài dự tính sẽ trang bị cho Thủy quân Lục chiến của mình nhiều loại khác nhau của hoả tiễn Tomahawk hiện được chuyên chở trên các tàu chiến Hoa Kỳ, căn cứ theo những yêu cầu ngân sách của Toà Bạch Ốc cho năm 2021 và lời khai của các chỉ huy quân sự cao cấp Hoa Kỳ tại Quốc hội vào tháng 3 vừa qua. (Hoa Kỳ) cũng gia tăng việc chuyến giao các hoả tiễn tầm xa chống chiến hạm lần đầu tiên trong nhiều thập niên.
Trong một tuyên bố với Reuters về những nước cờ mới nhất của Hoa Kỳ, Bắc Kinh thúc giục Washington hãy “thận trọng trong lời nói và hành động”, hãy “ngưng ngay việc di chuyển những quân cờ quanh” khu vực, và hãy “ngưng phô trương sức mạnh quân sự quanh lãnh thổ Trung Quốc”.
Những hoạt động của Hoa Kỳ nhằm chống lại lợi thế lớn lao của Trung Quốc nằm ở các hoả tiễn đạn đạo và hoả tiễn hành trình trên đất liền. Ngũ Giác Đài cũng dự định hạ bệ vị trí dẫn đầu của Trung Quốc trong cái các chiến lược gia gọi là “cuộc chiến tầm xa”. Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA), tức quân đội Trung Quốc, đã xây dựng một lực lượng hoả tiễn khổng lồ mà phần lớn đã vượt xa Mỹ và các đồng minh của họ trong khu vực, theo lời những chỉ huy cao cấp và cố vấn chiến lược của Hoa Kỳ thuộc Ngũ Giác Đài là những người đã cảnh báo rằng Trung Quốc hiện nắm giữ lợi thế rõ rệt bằng những vũ khí này.
Và, trong một thay đổi căn bản về chiến thuật, Thủy quân Lục chiến sẽ hợp tác với Hải quân Hoa Kỳ để tấn công tàu chiến của địch thủ. Các đơn vị nhỏ và di động của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ được trang bị hoả tiễn chống hạm sẽ trở thành sát thủ chiến hạm.
Trong cuộc xung đột, những đơn vị này sẽ được phân tán tại các yếu điểm trên Tây Thái Bình Dương và dọc theo cái gọi là dãy đảo đầu tiên, những vị chỉ huy cho biết như vậy. Dãy đảo đầu tiên là chuỗi các hòn đảo chạy từ quần đảo thuộc Nhật Bản, qua Đài Loan, sang Phi Luật Tân, đến tận Borneo, vây quanh các vùng biển thuộc Trung Quốc.
Những chỉ huy quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ đã giải thích về những chiến thuật mới này cho Quốc hội vào tháng 3 trong một loạt các phiên điều trần về ngân sách. Chỉ huy trưởng của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ là tướng David Berger đã nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào ngày 5 tháng 3 rằng các đơn vị nhỏ của Thủy quân lục chiến được trang bị hoả tiễn với độ chính xác, có thể hỗ trợ Hải quân Hoa Kỳ giành quyền kiểm soát trên biển, đặc biệt là ở Tây Thái Bình Dương. Ông nói: “Hoả tiễn Tomahawk là một trong những công cụ sẽ cho phép chúng ta làm điều đó”.
Hoả tiễn Tomahawk - lần đầu có tiếng tăm khi được tung ra trong các cuộc đình công tập thể vào thời Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991- đã được mang theo trên các tàu chiến của Hoa Kỳ và được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ trong những thập niên gần đây. Thủy quân lục chiến sẽ bắn thử hoả tiễn hành trình cho đến năm 2022 với mục đích đưa chúng vào hoạt động vào năm sau đó, những chỉ huy cao cấp nhất của Ngũ Giác Đài đã cung khai như thế.
Ban đầu, một số lượng nhỏ những hoả tiễn hành trình trên đất liền sẽ không thay đổi được cán cân quyền lực. Nhưng một sự thay đổi như vậy sẽ gởi đi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ rằng Washington đang chuẩn bị cạnh tranh với kho vũ khí khổng lồ của Trung Quốc, theo các chiến lược gia cao cấp của Hoa Kỳ và của các nước phương Tây. Họ nói rằng, về lâu về dài, khi số lượng lớn hơn của các loại vũ khí này kết hợp với hoả tiễn tương tự của Nhật Bản và Đài Loan sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các lực lượng Trung Quốc. Mối đe dọa lớn nhất trước mắt đối với PLA là các hoả tiễn chống hạm tầm xa mới hiện được đem ra phục vụ cùng với máy bay tấn công của Hải và Không quân Hoa Kỳ.
“Người Mỹ đang quay trở lại một cách hùng mạnh”, theo lời Ross Babbage, cựu viên chức quốc phòng cao cấp của chính phủ Úc và hiện là thành viên không thường trú tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách có trụ sở tại Washington, là một nhóm nghiên cứu về an ninh. “Đến năm 2024 hoặc 2025, có một nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng đối với PLA đến độ sự phát triển quân sự của họ sẽ trở thành lỗi thời.”
Phát ngôn viên quân sự Trung Quốc, Đại tá Ngô Càn (吴谦), đã cảnh báo vào tháng 10 năm ngoái rằng Bắc Kinh sẽ “không đứng yên”nếu Washington điều động các hoả tiễn tầm xa trên đất liền ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ cứ gắn bó mãi “với tâm lý chiến tranh lạnh của họ” và “không ngừng gia tăng dàn trận quân sự”trong khu vực.
Họ nói trong một tuyên bố với Reúter: “Gần đây, Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn, đẩy mạnh việc theo đuổi cái gọi là 'chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương' nhằm tìm cách điều động vũ khí mới, gồm các loại hoả tiễn tầm trung phóng từ mặt đất đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương,Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó.”
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Trung tá Dave Eastburn cho biết, ông sẽ không bình luận về các tuyên bố của chính phủ Trung Quốc hoặc PLA.
Quân Đội Hoa Kỳ Cởi Gông Xiềng
Trong khi đại dịch coronavirus đang hoành hành, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự đối với Đài Loan và thực hành tập trận ở Biển Đông. Để phô diễn sức mạnh, vào ngày 11 tháng 4, tàu sân bay Liễu Ninh của Trung Quốc đã dẫn một đội tàu chiến gồm năm chiếc vào vùng Tây Thái Bình Dương qua eo biển Miyako đến phía đông bắc Đài Loan, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan. Vào ngày 12 tháng 4, các tàu chiến Trung Quốc đã tập trận ở vùng biển phía đông và phía nam Đài Loan, Bộ (Quốc Phòng Đài Loan) cho biết.
Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ đã buộc phải trói chân chiếc hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt tại đảo Guam khi nó phải vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus trong hàng ngũ phi hành đoàn của chiếc chiến hạm khổng lồ này. Tuy nhiên, Hải quân Hoa Kỳ đã cố gắng duy trì sự hiện diện của họ một cách hùng hồn ngoài khơi Trung Quốc. Tàu khu trục hoả tiễn có điều khiển USS Barry đã đi ngang eo biển Đài Loan hai lần vào tháng Tư. Và tàu tấn công đổ bộ USS America hồi tháng trước cũng đã tập trận ở Biển Đông Hoa và Biển Nam Hoa, Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết.
Trong loạt bài năm ngoái, Reuters đã tường thuật rằng trong khi Mỹ bị chia trí gần hai thập niên vào chiến tranh ở Trung Đông và Afghanistan, PLA đã xây dựng một lượng hoả tiễn được thiết kế cho mục đích tấn công các hàng không mẫu hạm, các tàu chiến mặt nước khác và mạng lưới căn cứ hình thành xương sống quyền lực Mỹ ở châu Á. Trong suốt thời gian đó, các xưởng đóng tàu của Trung Quốc đã tạo dựng được lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, có khả năng thống trị vùng ven biển của quốc gia này và kềm chế được lực lượng của Hoa Kỳ.
Loạt bài cũng tiết lộ rằng trong hầu hết các thể loại, hoả tiễn của Trung Quốc hiện ngang ngửa hoặc còn vượt trội hơn các đối phương trong những kho vũ khí của đồng minh Hoa Kỳ.
Để đọc loạt bài này, xin bấm vào đây
Trung Quốc có được lợi thế vì không tham gia hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh - Hiệp ước Lực lượng Hạt Nhân Tầm Trung (INF)- đã cấm Mỹ và Nga sở hữu hoả tiễn đạn đạo và hoả tiễn hành trình phóng từ mặt đất có tầm phóng từ 500 km đến 5,500 km. Vì không bị ràng buộc bởi hiệp ước INF, Trung Quốc đã điều động khoảng 2,000 vũ khí này, theo ước tính của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.
Trong khi xây dựng lực lượng hoả tiễn trên đất liền, PLA còn trang bị hoả tiễn chống hạm tầm xa hùng mạnh cho tàu chiến và máy bay tấn công của mình.
Hỏa lực được tích lũy này đã làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Hoa Kỳ, bấy lâu là cường quốc quân sự thống trị ở châu Á, giờ không còn có thể tự tin sẽ chiến thắng trong một cuộc đụng độ quân sự ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc nữa, theo lời các sĩ quan quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu.
Nhưng quyết định của Tổng thống Donald Trump năm ngoái về việc ra khỏi hiệp ước INF đã khiến các nhà hoạch định quân sự Mỹ có thêm thời cơ. Gần như ngay sau khi rút khỏi hiệp ước này vào ngày 2 tháng 8, chính quyền (Trump) đã báo hiệu sẽ đối phó với sức mạnh hoả tiễn của Trung Quốc. Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết ông muốn thấy các hoả tiễn mặt đất được đềiu động đến châu Á trong vòng vài tháng, nhưng ông thừa nhận sẽ mất nhiều thời gian hơn thế.
Cuối tháng đó, Ngũ Giác Đài đã cho thử hoả tiễn hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất. Vào tháng 12, họ lại thử thêm một hoả tiễn đạn đạo phóng từ mặt đất. Hiệp ước INF cấm không cho sử dụng các vũ khí phóng từ mặt đất như thế, do đó cả hai cuộc thử nghiệm lẽ ra đã bị cấm.
Một chỉ huy cao cấp của Thủy quân lục chiến, Trung tướng Eric Smith nói với Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện vào ngày 11 tháng 3 rằng giới lãnh đạo Ngũ Giác Đài đã chỉ thị cho Thủy Quân Lục Chiến hạ thổ một hoả tiễn hành trình phóng từ mặt đất “thật nhanh chóng”.
Các tài liệu về ngân sách cho thấy Thủy Quân Lục Chiến đã yêu cầu được cung cấp 125 triệu đô la để mua 48 hoả tiễn Tomahawk từ năm tới trở đi. Tomahawk có tầm bắn 1,600km, theo nhà sản xuất của nó, Công ty Raytheon.
Tướng Smith cho biết hoả tiễn hành trình có thể cuối cùng rồi cũng không chứng tỏ được là vũ khí phù hợp nhất với Thủy Quân Lục Chiến. “Nó có thể hơi nặng nề đối với chúng tôi”, ông nói với Ủy Ban Quân Vụ Thượng viện như thế, nhưng kinh nghiệm thu được từ những cuộc thử nghiệm có thể được chuyển sang cho quân đội.
Tướng Smith cũng cho biết Thủy Quân Lục Chiến đã thử nghiệm thành công vũ khí chống hạm tầm ngắn mới, Hoả Tiễn Tấn Công của Hải quân, từ một bệ phóng trên mặt đất và họ sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm khác vào tháng 6. Ông nói nếu cuộc thử nghiệm đó thành công, Thủy Quân Lục Chiến dự tính đặt mua 36 hoả tiễn này vào năm 2022. Quân đội Hoa Kỳ cũng đang thử nghiệm một hoả tiễn tầm xa trên đất liền mới, có thể nhắm vào tàu chiến. Hoả tiễn này lẽ ra đã bị cấm bởi hiệp ước INF.
Thủy Quân Lục Chiến cũng cho biết trong một tuyên bố rằng họ đang thẩm định khả năng của Hoả Tiễn Tấn Công thuộc Hải quân để nhắm vào các tàu, và Tomahawk để tấn công các mục tiêu trên bộ. Cuối cùng, Thủy Quân Lục Chiến nhắm tới mục đích hạ thổ một hệ thống “có thể tham gia vào các mục tiêu di chuyển tầm xa cả trên đất liền lẫn dưới biển”, bản tuyên bố nói.
Bộ Quốc phòng cũng đang nghiên cứu về các vũ khí tấn công tầm xa mới, với yêu cầu cho một ngân sách là 3.2 tỷ USD cho công nghệ siêu âm, chủ yếu là cho hoả tiễn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã vẽ ra sự khác biệt giữa kho vũ khí hoả tiễn của PLA và kế hoạch dàn trận của Hoa Kỳ. Họ nói rằng các hoả tiễn của Trung Quốc “nằm trong lãnh thổ của họ, đặc biệt là các hoả tiễn tầm ngắn và tầm trung, không thể đến được lục địa Hoa Kỳ. Điều này về cơ bản khác với Hoa Kỳ, là nước đang tiếp tục đẩy mạnh việc dàn trận.”
Kềm Chế Hải Quân Trung Quốc
Các chiến lược gia quân sự James Holmes và Toshi Yoshihara đã đề nghị từ gần một thập niên trước rằng chuỗi đảo đầu tiên luôn là một rào cản tự nhiên có thể được quân đội Mỹ khai thác để chống lại sự xây dựng của hải quân Trung Quốc. Hoả tiễn chống hạm trên mặt đất có thể làm chủ tình hình các cửa ngõ quan trọng xuyên qua chuỗi đảo vào Tây Thái Bình Dương như một phần của chiến lược để giữ cho việc phát triển của hải quân Trung Quốc bị kềm giữ, họ đề nghị như thế.
Để thực hiện chiến lược này, Washington đang toan tính sử dụng ngay các chiến thuật của Trung Quốc để quật ngược lại PLA. Các chỉ huy cấp cao của Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng các hoả tiễn đạn đạo và hành trình trên đất liền của Trung Quốc sẽ gây khó khăn cho hải quân Hoa Kỳ và đồng minh khi hoạt động gần vùng biển ven bờ Trung Quốc.
Nhưng việc dàn trận các hoả tiễn trên mặt đất của Hoa Kỳ và đồng minh trong chuỗi đảo sẽ gây ra mối đe dọa tương tự cho các tàu chiến Trung Quốc- cho các tàu hoạt động ở Biển Đông, Biển Đông Hoa và Biển Nam Hoa, và Biển Hoàng Hải, hoặc các tàu cố gắng đột nhập vào Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản và Đài Loan đã điều động hoả tiễn chống hạm mặt đất cho mục đích này.
Giáo sư Holmes thuộc Đại học Hải Chiến Hoa Kỳ, cho biết: “Chúng ta cần có khả năng ngăn chận các eo biển. Chúng ta có thể hỏi một cách có hiệu lực họ xem họ có quá ham muốn Đài Loan hay Sensaku đến nỗi phải thấy kinh tế và lực lượng vũ trang của họ bị tách ra khỏi Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hay không? Rất có thể câu trả lời sẽ là không.”
Giáo sư Holmes đang đề cập đến nhóm đảo không có người ở Biển Đông Hoa -được gọi là quần đảo Senkaku ở Nhật Bản và quần đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc - mà cả Tokyo lẫn Bắc Kinh đều tuyên bố có chủ quyền.
Hoa Kỳ phải đối mặt với những thách thức trong việc chận nút chuỗi đảo đầu tiên. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte quyết định tránh xa Hoa Kỳ và củng cố quan hệ thân mật với Trung Quốc là một trở ngại tiềm năng cho các kế hoạch của Mỹ. Các lực lượng Hoa Kỳ có thể phải đối mặt với các rào cản để hoạt động từ các hòn đảo chiến lược quan trọng trong quần đảo Philippines sau khi Duterte hồi tháng Hai đã hủy bỏ một thỏa thuận an ninh quan trọng với Washington.
Và nếu các lực lượng Hoa Kỳ được điều động đến chuỗi đảo đầu tiên và đem theo hoả tiễn chống hạm, một số chiến lược gia của Hoa Kỳ tin rằng điều này không hẳn sẽ xảy ra, vì Thủy Quân Lục Chiến sẽ dễ bị quân đội Trung Quốc tấn công.
Hoa Kỳ có các đối trọng khác. Hỏa lực của máy bay ném bom tầm xa của Không Quân Hoa Kỳ có thể gây ra mối đe dọa còn lớn các lực lượng Trung Quốc hơn là với Thủy Quân Lục Chiến, các chiến lược gia cho biết. Họ nói rằng, đặc biệt hiệu quả có thể là máy bay ném bom B-21 tàng hình, đã bắt đầu hoạt động vào giữa thập niên này và được trang bị bằng hỏa tiễn tầm xa.
Ngũ Giác Đài đã tăng cường hỏa lực số máy bay tấn công của họ hiện có ở châu Á. Theo các tài liệu yêu cầu ngân sách, các máy bay phản lực Super Hornet và máy bay ném bom B-1 của Không Quân Hoa Kỳ hiện đang được trang bị bằng những đợt Hoả Tiễn Chống Hạm Tầm Xa kiểu mới của hãng Lockheed Martin. Những hoả tiễn kiểu mới đang được điều động để đáp ứng “nhu cầu hoạt động khẩn cấp” cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tài liệu này giải thích như thế.
Hoả tiễn loại mới mang đầu đạn nặng 450 kg, có khả năng nhắm mục tiêu một cách “bán tự động”, mang lại khả năng tự điều khiển, theo mô tả trong bản yêu cầu ngân sách. Chi tiết về tầm bắn của hoả tiễn hành trình tàng hình được phân loại. Nhưng Hoa Kỳ và giới chức quân sự phương Tây ước tính nó có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách ngoài 800 km.
Các tài liệu về ngân sách cho thấy Ngũ Giác Đài đang cần có 224 triệu đô la để đặt mua 53 hoả tiễn khác vào năm 2021. Hải và Không quân Hoa Kỳ dự kiến sẽ có hơn 400 hoả tiễn hoạt động vào năm 2025, theo đơn đặt hàng dự kiến trong các tài liệu cho thấy.
Hoả tiễn chống hạm mới mẻ này có nguồn gốc từ một vũ khí tấn công tầm xa trên mặt đất hiện có của Lockheed, hoả tiễn không- đối- đất. Ngũ Giác Đài đang xin cung cấp 577 triệu đô la vào năm tới để có thể đặt mua thêm 400 loại hoả tiễn tấn công trên mặt đất này.
Ông Robert Haddick, cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến và hiện là một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Hàng Không Vũ Trụ Mitchell có trụ sở tại Arlington, Virginia cho biết: “Mỹ và đồng minh tập trung vào hoả tiễn hành trình tấn công mặt đất và chống hạm tầm xa là cách nhanh nhất để tái tạo hỏa lực tầm xa theo quy ước trong khu vực Tây Thái Bình Dương”.
Đối với Hải quân Hoa Kỳ ở châu Á, các phản lực cơ Super Hornet hiện đang hoạt động từ các hàng không mẫu hạm và được trang bị hoả tiễn chống hạm loại mới sẽ mang lại một sức đẩy mạnh về hỏa lực trong khi cho phép các tàu chiến đắt tiền hoạt động cách xa những mối đe dọa tiềm tàng, các giới chức quân sự Hoa Kỳ và phương Tây cho biết như thế.
Các sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ tại chức và nghỉ hưu vẫn đang hối thúc Ngũ Giác Đài trang bị cho các chiến hạm Mỹ những hoả tiễn chống hạm tầm xa, cho phép chúng cạnh tranh với các tàu tuần dương, khu trục hạm mới nhất và trang bị tận răng của Trung Quốc. Hãng Lockheed cho biết họ đã bắn thử thành công một trong những hoả tiễn chống hạm tầm xa mới từ loại bệ phóng được sử dụng trên các tàu chiến của Mỹ và đồng minh.
Ông Haddick, một trong những người đầu tiên kêu gọi sự chú ý đến lợi thế về hỏa lực của Trung Quốc trong cuốn sách ông viết năm 2014 với tựa đề “Lửa Trên Mặt Nước”, cho biết mối đe dọa từ hoả tiễn Trung Quốc đã làm cho Ngũ Giác Đài bị kích động bởi tư duy chiến lược mới và ngân sách hiện đang hướng tới việc chuẩn bị cho cuộc xung đột về kỹ thuật cấp cao với các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc.
Ông Haddick cũng cho biết các hoả tiễn loại mới rất quan trọng đối với các kế hoạch phòng thủ của Mỹ và các đồng minh ở Tây Thái Bình Dương. Khoảng cách sẽ không khép lại ngay lập tức được, nhưng hỏa lực sẽ dần được cải thiện, ông Haddick nói. “Điều này đặc biệt là có thật trong nửa thập niên sắp tới và sau đó nữa, khi các kiểu mẫu vũ khí siêu âm đã được phân loại và thay thế hoàn tất các giai đoạn dài trong việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất và điều động “ ông nói.
(David Lague tường trình, Peter Hirschberg biên tập )
(*) Có báo còn gọi ballistic missile là phi tiễn bình phi hay phi tiễn hành trình để phân biệt với rocket)
Source:Reuters
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:51 08/05/2020
Trong nếp sống phụng vụ Giáo Hội Công Giáo, Chúa Giêsu Kitô là hình ảnh trung tâm cùng cao trọng của đời sống đức tin. Và sau Chúa Giêsu, hình ảnh Đức Mẹ Maria cũng được sùng kính cách đặc biệt. Vì thế, Giáo hội dành tháng Năm hằng năm cho việc sùng kính Đức Mẹ Maria.
Người tín hữu Chúa Kitô tin rằng Đức Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu khi xưa ở trần gian. Nên Đức Mẹ Maria gần gũi cùng hiểu biết đời sống con người nhiều.
Và cũng tin rằng Đức Mẹ Maria khi xưa đã cùng với Chúa Giêsu, con mình, sống trải qua không chỉ những giai đoạn đời sống vui mừng thành công, mà còn nhiều hơn con đường gian nan đau khổ nữa. Nên Đức Mẹ Maria đã cùng chia sẻ thân phận nếp sống đó với con người trần gian.
Và bây giờ Đức Mẹ Maria trên trời là người chuyển lời cầu xin của con người trên trần gian đến trước tòa Thiên Chúa, trước Chúa Giêsu, con của mẹ. Và Đức Mẹ cũng là người bầu cử cho nữa.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria có từ thời xưa. Ngay từ thế kỷ 01. sau Chúa giáng sinh những tín hữu chịu ảnh hưởng văn hóa Hylạp đã khơi lên phong trào lòng sùng kính Đức Mẹ Maria thay vì sống theo văn hóa Hylạp có tập tục đạo đức tôn sùng kính các vị nữ thần. Như thế các tín hữu này ngay vào thời Giáo Hội sơ khai đã „ rửa tội“ thành Kitô giáo hóa tập tục thờ kính vị nữ thần của dân ngoại thành phụng vụ văn hóa Công Giáo hun đúc lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa.
Hình ảnh tượng về Đức Mẹ Maria cổ xưa nhất, và có gía trị cao nhất là hình ảnh tượng Đức Mẹ Maria được vẽ khắc mầu đen. Như hình ảnh tượng Đức Mẹ Maria đen sùng kính ở trung tâm hành hương Tschenstochau bên Polen, trung tâm hành hương Đức Mẹ Altoettingen bên Đức, trung tâm hành hương Loreto bên Ý, có nguồn gốc từ những nền văn hóa phát triển cao ở bên Aicập, ở vùng miền Mesopotamien bên Trung Đông.
Ở những nơi đó những hình tượng những vị nữ thần mầu đen, tượng trưng cho những người mẹ có năng sức sinh sản con cái nhiều, luôn là trung tâm của lòng tin như tâm tình lòng tôn thờ nơi tôn giáo thờ kính Isis.
Trong tất cả mọi tôn giáo tôn kính thờ nữ thần, phương diện tình cảm cùng cảm thông đồng hành của vị nữ thần luôn được nhấn mạnh trình bày ưu tiên rõ nét.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria cũng mang sắc thái nữ tính trong bản tính Thiên Chúa, nói lên sự yêu thương săn sóc, tình liên đới và sự thông hiểu.
Công đồng Epheso năm 431 sau Chúa giáng sinh đã đề cao vị trí đặc biệt của Đức Mẹ Maria. Theo Công đồng, Đức Mẹ Maria được tôn kính là người mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria không chỉ là người mẹ đã sinh thành Chúa Giêsu, nhưng là người mẹ của Thiên Chúa.
Sự sùng kính Đức Mẹ Maria lan rộng khắp nơi vượt mọi biên giới. Trong năm phụng vụ, Giáo Hội Công Giáo có tới 30 ngày lễ kính và ngày lễ nhớ sùng kính Đức Mẹ Maria. Rồi ngoài ra còn dành riêng tháng Năm cho việc sùng kính, Đức Mẹ Maria. Và từ thế kỷ 19. còn có thêm tháng Mười hằng năm nữa cho việc lần hạt đọc kinh Mân côi tôn sùng Đức Mẹ Maria.
Trong mọi hoàn cảnh đời sống, xưa nay người tín hữu Chúa Giêsu Kitô đều hướng tâm hồn, chạy đến cầu khấn xin Đức Mẹ Maria phù giúp nguyện cầu cho, nhất là những khi gặp phải hoàn cảnh bị thiên tai, bị bệnh dịch đe dọa, bị bệnh nạn, những bước đường gian nan khốn khó.
Đó đây khắp nơi ở những trung tâm hành hương kính Đức Mẹ maria như bên Lourdes, bên Fatima, ở Tschenstochau bên Polen, bên Loreto ở Ý, thánh địa Lavang bên Việt Nam, thánh địa Banneux bên Bỉ, trung tâm hành hương Keverlae, Altoettingen bên Đức, trung tâm Lazarette bên Pháp…đều có những tấm bia ghi lại lời tạ ơn treo gắn nơi những bức tường chung quanh đền thờ. Những bức bia tạ ơn này là tâm tình của những người đã nhận được ơn Đức Mẹ Maria phù hộ và được Thiên Chúa ban ơn chữa lành.
Mùa đại dịch Corona 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã kêu gọi mọi tín hữu trên khắp hoàn cầu trong tháng Năm sùng kính Đức Mẹ lần hạt Mân côi xin Đức Mẹ Maria cầu bầu cùng Chúa ban ơn chữa lành cho nhân loại mau thoát cơn đại dịch lây lan nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống con người trong mọi lãnh vực đời sống.
Từ năm 2006, hằng năm vào Chúa Nhật thứ hai trong thánh Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria, người tín hữu Công Giáo Việt Nam ở những quốc gia đất nước vùng Trung u Châu kéo về thánh địa Đức Mẹ Banneux hành hương cầu xin khấn nguyện.
Đoàn giáo dân rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ Banneux đến cầu khấn nơi dòng suối nước, nơi ngày xưa vào năm 1933 Đức Mẹ đã hiện ra dẫn cô Mariette Becco đến đây bảo “ Con hãy nhúng tay vào dòng suối nước này dành cho mọi dân tộc!”.
Rồi rước kiệu đi vào ngôi thánh đường Đức Mẹ của người nghèo bên thánh địa Banneux, dâng thánh lễ Misa mừng kính Đức Mẹ. mẹ Chuá trời
Thật là một bầu khí đạo đức thánh thiêng cùng rất cảm động trong vui mừng hân hoan. Năm nay Chúa Nhật ngày 10.05.2020 không thể diễn ra quang cảnh hành hương của người Công Giáo Vịệt Năm như những năm trước được. Từ những ngày tháng qua bệnh đại dịch Corona truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ sự sống con người trên toàn thế giới. Vì thế cuộc hành hương không thể thực hiện được như dự định mong muốn.
Năm nay không thể sang thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ Maria theo như tập tục có xưa nay. Nhưng người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không vì thế mà giảm sút lòng yêu mến sùng kính Đức Mẹ Maria.
Trái lại càng ý thức hiểu rõ hơn sự nghèo nàn giới hạn đời sống con người. Và vì thế, họ với tâm tình lòng yêu mến kêu xin Đức Mẹ Banneux, Đức Mẹ của người nghèo, phù hộ cùng Thiên Chúa ban ơn cứu giúp cho được bằng an mạnh khoẻ, cùng với ý chí kiên nhẫn chịu đựng những thử thách nghịch cảnh trong đời sống, và mau được thoát khỏi cơn bệnh đại dịch đe dọa lúc này.
Như Đức Giáo Hoàng Phaxixicô có lời kinh tâm tình cầu khấn cùng Đức Mẹ:
„Lạy Mẹ rất yêu dấu, xin làm cho mọi người trên thế giới được gia tăng cảm thức mình cùng thuộc về một đại gia đình duy nhất, ý thức về mối liên hệ nối kết tất cả mọi người, để với tinh thần huynh đệ và liên đới, chúng con trợ giúp bao nhiêu người đang sống trong nghèo đói và lầm than. Xin khuyến khích sự kiên vững trong đức tin, bền chí trong phục vụ và liên lỉ trong cầu nguyện.
Lạy Mẹ Maria, Đấng An ủi những người đau khổ, xin ôm lấy các con cái đang gặp hoạn nạn của Mẹ và xin Chúa can thiệp bằng bàn tay quyền năng của Người để giải thoát chúng con khỏi đại dịch khủng khiếp này, để đời sống bình thường có thể trở lại trong thanh bình.
Chúng con phó thác cho Mẹ, Đấng chiếu sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và hy vọng, ôi khoan thay, ôi nhân thay, ôi Đức Trinh Nữ Maria dịu hiền. Amen.“ ( Đức Giáo Hoàng Phanxicô)
Hướng về Đức Mẹ Banneux
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người tín hữu Chúa Kitô tin rằng Đức Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu khi xưa ở trần gian. Nên Đức Mẹ Maria gần gũi cùng hiểu biết đời sống con người nhiều.
Và cũng tin rằng Đức Mẹ Maria khi xưa đã cùng với Chúa Giêsu, con mình, sống trải qua không chỉ những giai đoạn đời sống vui mừng thành công, mà còn nhiều hơn con đường gian nan đau khổ nữa. Nên Đức Mẹ Maria đã cùng chia sẻ thân phận nếp sống đó với con người trần gian.
Và bây giờ Đức Mẹ Maria trên trời là người chuyển lời cầu xin của con người trên trần gian đến trước tòa Thiên Chúa, trước Chúa Giêsu, con của mẹ. Và Đức Mẹ cũng là người bầu cử cho nữa.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria có từ thời xưa. Ngay từ thế kỷ 01. sau Chúa giáng sinh những tín hữu chịu ảnh hưởng văn hóa Hylạp đã khơi lên phong trào lòng sùng kính Đức Mẹ Maria thay vì sống theo văn hóa Hylạp có tập tục đạo đức tôn sùng kính các vị nữ thần. Như thế các tín hữu này ngay vào thời Giáo Hội sơ khai đã „ rửa tội“ thành Kitô giáo hóa tập tục thờ kính vị nữ thần của dân ngoại thành phụng vụ văn hóa Công Giáo hun đúc lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa.
Hình ảnh tượng về Đức Mẹ Maria cổ xưa nhất, và có gía trị cao nhất là hình ảnh tượng Đức Mẹ Maria được vẽ khắc mầu đen. Như hình ảnh tượng Đức Mẹ Maria đen sùng kính ở trung tâm hành hương Tschenstochau bên Polen, trung tâm hành hương Đức Mẹ Altoettingen bên Đức, trung tâm hành hương Loreto bên Ý, có nguồn gốc từ những nền văn hóa phát triển cao ở bên Aicập, ở vùng miền Mesopotamien bên Trung Đông.
Ở những nơi đó những hình tượng những vị nữ thần mầu đen, tượng trưng cho những người mẹ có năng sức sinh sản con cái nhiều, luôn là trung tâm của lòng tin như tâm tình lòng tôn thờ nơi tôn giáo thờ kính Isis.
Trong tất cả mọi tôn giáo tôn kính thờ nữ thần, phương diện tình cảm cùng cảm thông đồng hành của vị nữ thần luôn được nhấn mạnh trình bày ưu tiên rõ nét.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria cũng mang sắc thái nữ tính trong bản tính Thiên Chúa, nói lên sự yêu thương săn sóc, tình liên đới và sự thông hiểu.
Công đồng Epheso năm 431 sau Chúa giáng sinh đã đề cao vị trí đặc biệt của Đức Mẹ Maria. Theo Công đồng, Đức Mẹ Maria được tôn kính là người mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria không chỉ là người mẹ đã sinh thành Chúa Giêsu, nhưng là người mẹ của Thiên Chúa.
Sự sùng kính Đức Mẹ Maria lan rộng khắp nơi vượt mọi biên giới. Trong năm phụng vụ, Giáo Hội Công Giáo có tới 30 ngày lễ kính và ngày lễ nhớ sùng kính Đức Mẹ Maria. Rồi ngoài ra còn dành riêng tháng Năm cho việc sùng kính, Đức Mẹ Maria. Và từ thế kỷ 19. còn có thêm tháng Mười hằng năm nữa cho việc lần hạt đọc kinh Mân côi tôn sùng Đức Mẹ Maria.
Trong mọi hoàn cảnh đời sống, xưa nay người tín hữu Chúa Giêsu Kitô đều hướng tâm hồn, chạy đến cầu khấn xin Đức Mẹ Maria phù giúp nguyện cầu cho, nhất là những khi gặp phải hoàn cảnh bị thiên tai, bị bệnh dịch đe dọa, bị bệnh nạn, những bước đường gian nan khốn khó.
Đó đây khắp nơi ở những trung tâm hành hương kính Đức Mẹ maria như bên Lourdes, bên Fatima, ở Tschenstochau bên Polen, bên Loreto ở Ý, thánh địa Lavang bên Việt Nam, thánh địa Banneux bên Bỉ, trung tâm hành hương Keverlae, Altoettingen bên Đức, trung tâm Lazarette bên Pháp…đều có những tấm bia ghi lại lời tạ ơn treo gắn nơi những bức tường chung quanh đền thờ. Những bức bia tạ ơn này là tâm tình của những người đã nhận được ơn Đức Mẹ Maria phù hộ và được Thiên Chúa ban ơn chữa lành.
Mùa đại dịch Corona 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã kêu gọi mọi tín hữu trên khắp hoàn cầu trong tháng Năm sùng kính Đức Mẹ lần hạt Mân côi xin Đức Mẹ Maria cầu bầu cùng Chúa ban ơn chữa lành cho nhân loại mau thoát cơn đại dịch lây lan nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống con người trong mọi lãnh vực đời sống.
Từ năm 2006, hằng năm vào Chúa Nhật thứ hai trong thánh Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria, người tín hữu Công Giáo Việt Nam ở những quốc gia đất nước vùng Trung u Châu kéo về thánh địa Đức Mẹ Banneux hành hương cầu xin khấn nguyện.
Đoàn giáo dân rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ Banneux đến cầu khấn nơi dòng suối nước, nơi ngày xưa vào năm 1933 Đức Mẹ đã hiện ra dẫn cô Mariette Becco đến đây bảo “ Con hãy nhúng tay vào dòng suối nước này dành cho mọi dân tộc!”.
Rồi rước kiệu đi vào ngôi thánh đường Đức Mẹ của người nghèo bên thánh địa Banneux, dâng thánh lễ Misa mừng kính Đức Mẹ. mẹ Chuá trời
Thật là một bầu khí đạo đức thánh thiêng cùng rất cảm động trong vui mừng hân hoan. Năm nay Chúa Nhật ngày 10.05.2020 không thể diễn ra quang cảnh hành hương của người Công Giáo Vịệt Năm như những năm trước được. Từ những ngày tháng qua bệnh đại dịch Corona truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ sự sống con người trên toàn thế giới. Vì thế cuộc hành hương không thể thực hiện được như dự định mong muốn.
Năm nay không thể sang thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ Maria theo như tập tục có xưa nay. Nhưng người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không vì thế mà giảm sút lòng yêu mến sùng kính Đức Mẹ Maria.
Trái lại càng ý thức hiểu rõ hơn sự nghèo nàn giới hạn đời sống con người. Và vì thế, họ với tâm tình lòng yêu mến kêu xin Đức Mẹ Banneux, Đức Mẹ của người nghèo, phù hộ cùng Thiên Chúa ban ơn cứu giúp cho được bằng an mạnh khoẻ, cùng với ý chí kiên nhẫn chịu đựng những thử thách nghịch cảnh trong đời sống, và mau được thoát khỏi cơn bệnh đại dịch đe dọa lúc này.
Như Đức Giáo Hoàng Phaxixicô có lời kinh tâm tình cầu khấn cùng Đức Mẹ:
„Lạy Mẹ rất yêu dấu, xin làm cho mọi người trên thế giới được gia tăng cảm thức mình cùng thuộc về một đại gia đình duy nhất, ý thức về mối liên hệ nối kết tất cả mọi người, để với tinh thần huynh đệ và liên đới, chúng con trợ giúp bao nhiêu người đang sống trong nghèo đói và lầm than. Xin khuyến khích sự kiên vững trong đức tin, bền chí trong phục vụ và liên lỉ trong cầu nguyện.
Lạy Mẹ Maria, Đấng An ủi những người đau khổ, xin ôm lấy các con cái đang gặp hoạn nạn của Mẹ và xin Chúa can thiệp bằng bàn tay quyền năng của Người để giải thoát chúng con khỏi đại dịch khủng khiếp này, để đời sống bình thường có thể trở lại trong thanh bình.
Chúng con phó thác cho Mẹ, Đấng chiếu sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và hy vọng, ôi khoan thay, ôi nhân thay, ôi Đức Trinh Nữ Maria dịu hiền. Amen.“ ( Đức Giáo Hoàng Phanxicô)
Hướng về Đức Mẹ Banneux
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cộng Sản : Nói láo mà chơi, Nghe láo chơi!
Nguyễn Văn Nghệ
08:55 08/05/2020
Cộng Sản : Nói láo mà chơi, Nghe láo chơi!
Những người cộng sản theo chủ nghĩa duy vật, cho nên họ tự nhận mình là người vô thần. Trong phần lý lịch khai về tôn giáo, họ ghi là: Không. Trong hành động, nếp suy nghĩ của họ, họ nói, họ hành động và suy nghĩ theo duy vật biện chứng. Trong thâm tâm những người cộng sản thì không biết như thế nào chứ ngoài miệng họ bảo rằng trên thế gian này không có Trời, Chúa, Thần Thánh gì cả, cho nên: “Thằng Trời đứng lại một bên/Để cho nông hội đứng lên làm Trời”. Do đó những gì thuộc về tôn giáo đều là mê tín cần phải loại bỏ.
Tuy chủ trương như vậy, nhưng những người cộng sản lại thích nói đến “huyền thoại”. Trên phim ảnh, sách báo… thường ca ngợi nhân vật A, nhân vật B… là “con người huyền thoại”; cuộc chiến này, cuộc chiến nọ là “cuộc chiến huyền thoại”; đường sá cũng nâng lên thành “con đường huyền thoại”.
Huyền thoại là gì mà những người cộng sản lại thích sử dụng như thế? Nguyễn Lân giải thích từ Huyền thoại :“ Câu chuyện lạ lùng người ta bịa đặt ra”. Ông dẫn chứng câu nói của Tố Hữu: “Chiến công vĩ đại ấy đã đánh tan cái huyền thoại về uy lực ghê gớm của đế quốc Mỹ”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích Huyền thoại: “Câu chuyện hoặc hình tượng huyễn hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng”. Lần sang từ Huyễn hoặc cũng của cuốn từ điển ấy đã giải thích: “Làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn,tin vào những điều không có thật hoặc có tính chất mê tín”.
Tôi đã đọc đâu đó một bài viết giải thích thêm về từ Huyền thoại: Huyền thoại được dịch sang tiếng Anh: Myth hay Legend. Legend là từ đề cập đến một người hay thành tựu mang tính vĩnh cửu được cường điệu hóa bởi giới truyền thông (tuyên truyền) hơn là bởi truyền thống hay sự thật. Khi đề cập đến một Legendary politician (chính khách huyền thoại) thì người ta hiểu đó là một sự thổi phồng một sản phẩm của sự cường điệu của giới truyền thông.
Vậy những nhân vật, những sự kiện được gọi là “huyền thoại” được giới truyền thông quảng bá lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng qua là “cô vọng ngôn chi, cô thính chi” (nói láo mà chơi, nghe láo chơi)! (Liêu trai đề từ của Vương Sĩ Trinh, Tản Đà dịch)
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Những người cộng sản theo chủ nghĩa duy vật, cho nên họ tự nhận mình là người vô thần. Trong phần lý lịch khai về tôn giáo, họ ghi là: Không. Trong hành động, nếp suy nghĩ của họ, họ nói, họ hành động và suy nghĩ theo duy vật biện chứng. Trong thâm tâm những người cộng sản thì không biết như thế nào chứ ngoài miệng họ bảo rằng trên thế gian này không có Trời, Chúa, Thần Thánh gì cả, cho nên: “Thằng Trời đứng lại một bên/Để cho nông hội đứng lên làm Trời”. Do đó những gì thuộc về tôn giáo đều là mê tín cần phải loại bỏ.
Tuy chủ trương như vậy, nhưng những người cộng sản lại thích nói đến “huyền thoại”. Trên phim ảnh, sách báo… thường ca ngợi nhân vật A, nhân vật B… là “con người huyền thoại”; cuộc chiến này, cuộc chiến nọ là “cuộc chiến huyền thoại”; đường sá cũng nâng lên thành “con đường huyền thoại”.
Huyền thoại là gì mà những người cộng sản lại thích sử dụng như thế? Nguyễn Lân giải thích từ Huyền thoại :“ Câu chuyện lạ lùng người ta bịa đặt ra”. Ông dẫn chứng câu nói của Tố Hữu: “Chiến công vĩ đại ấy đã đánh tan cái huyền thoại về uy lực ghê gớm của đế quốc Mỹ”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích Huyền thoại: “Câu chuyện hoặc hình tượng huyễn hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng”. Lần sang từ Huyễn hoặc cũng của cuốn từ điển ấy đã giải thích: “Làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn,tin vào những điều không có thật hoặc có tính chất mê tín”.
Tôi đã đọc đâu đó một bài viết giải thích thêm về từ Huyền thoại: Huyền thoại được dịch sang tiếng Anh: Myth hay Legend. Legend là từ đề cập đến một người hay thành tựu mang tính vĩnh cửu được cường điệu hóa bởi giới truyền thông (tuyên truyền) hơn là bởi truyền thống hay sự thật. Khi đề cập đến một Legendary politician (chính khách huyền thoại) thì người ta hiểu đó là một sự thổi phồng một sản phẩm của sự cường điệu của giới truyền thông.
Vậy những nhân vật, những sự kiện được gọi là “huyền thoại” được giới truyền thông quảng bá lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng qua là “cô vọng ngôn chi, cô thính chi” (nói láo mà chơi, nghe láo chơi)! (Liêu trai đề từ của Vương Sĩ Trinh, Tản Đà dịch)
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Văn Hóa
Tháng Hoa Dâng Mẹ
Lm. P. Nguyễn Quang Vinh
21:06 08/05/2020
Cùng nhau ta đi hái hoa tươi.
Tháng Năm kính Mẹ đến rồi,
Ta hân hoan đón, vang lời ngợi ca
Vừng kim ô xa xa ló dạng
Trời trong xanh ngời sáng núi đồi
Ta vui, ta hát khắp nơi
Rộn ràng ta hái hoa tươi đầy tràn.
Này hoa cúc, ánh vàng chói lọi,
Kính dâng lên như chuỗi mùa Vui:
Mừng Con Thiên Chúa Ngôi Hai,
Kính chào Mẹ Thánh, trọn đời đồng trinh.
Nầy ánh nến sáng ngời nhân trần
Đức Kitô rao giảng hồng ân,
Đường ta đi có Chúa luôn,
Tâm hồn trong sáng, một đời bình an
Kìa hồng thắm như tình con thảo,
Nhớ xưa kia sầu não lòng ai.
Con yêu đầu đội mão gai,
Hy sinh mạng sống trên cây khổ hình.
Dâng huệ trắng khiết trinh thơm ngát,
Cùng nhau ca tiếng hát khải hoàn.
Mẹ về trên chốn hỉ hoan
Nữ Vương ngự trị thiên đàng hiển vinh.
Kính lạy Mẹ đồng trinh từ ái,
Đoàn con côi cút thơ ngây,
Khấn thương tình mãi mãi ngự đây.
Nguyện cầu Mẹ hãy tháng ngày chở che.
Lm. P. Nguyễn Quang Vinh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Của Con
Dominic Đức Nguyễn
22:57 08/05/2020
MẸ CỦA CON
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Dù con đếm được cát sông
Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu
Dù con đo được sớm chiều
Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền
(KD)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Dù con đếm được cát sông
Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu
Dù con đo được sớm chiều
Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền
(KD)
VietCatholic TV
Tin vui lớn giữa thời dịch bệnh: Giáo Hội có thêm 5 Bậc Đáng Kính. Nhận ra Chúa đang an ủi chúng ta
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:58 08/05/2020
Các sắc lệnh nhìn nhận nhân đức anh hùng. Gương sáng của thiếu niên Matteo Farina
Các sắc lệnh nhìn nhận nhân đức anh hùng
Hôm thứ Tư 5 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh một cuộc tiếp kiến, và đã ủy quyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Sắc lệnh sau:
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Francesco Caruso, Linh mục của Tổng giáo phận Catanzaro-Squillace; sinh tại Gasperina, Ý, vào ngày 7 tháng 12 năm 1879 và qua đời tại đó vào ngày 18 tháng 10 năm 1951;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Carmelo De Palma, Linh mục của Tổng giáo phận Bari-Bitonto; sinh tại Bari, Ý, vào ngày 27 tháng Giêng năm 1876 và qua đời tại đó vào ngày 24 tháng 8 năm 1961;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Phanxicô Barrecheguren Montagut, Linh mục đã khấn trọn trong Tu hội Đấng Cứu chuộc Cực Thánh; sinh tại Lérida, Tây Ban Nha vào ngày 21 tháng 8 năm 1881 và qua đời tại Granada, Tây Ban Nha, vào ngày 7 tháng 10 năm 1957;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Maria de la Concepción Barrecheguren y García, một nữ giáo dân; sinh tại Granada, Tây Ban Nha, vào ngày 27 tháng 11 năm 1905 và qua đời tại đó vào ngày 13 tháng 5 năm 1927;
- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Matteo Farina, một giáo dân; sinh tại Avellino, Ý, vào ngày 19 tháng 9 năm 1990 và qua đời tại Brindisi, Ý, vào ngày 24 tháng 4 năm 2009.
Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.
Như thế, trước khi có các sắc lệnh này, 5 vị được nêu trên là các Tôi tớ Chúa. Sau 5 sắc lệnh này các vị được chính thức gọi là Bậc Đáng Kính.
Trước khi trở thành linh mục, cha Barrecheguren Montagut, được nêu trong sắc lệnh thứ Ba, đã kết hôn và có một cô con gái, là Maria de la Concepción Barrecheguren García sinh năm 1905 và qua đời năm 1927, là người cũng được Đức Thánh Cha tuyên bố là Bậc Đáng Kính trong sắc lệnh thứ Tư. Sau khi vợ và con gái qua đời, cha Barrecheguren Montagut đã trở thành một linh mục.
Gương sáng của thiếu niên Matteo Farina
Sắc lệnh thứ Năm liên quan đến thiếu niên người Ý Matteo Farina, sinh năm 1990 và qua đời năm 2009.
Farina lớn lên trong một gia đình Công Giáo thuần thành tại thị trấn Brindisi miền nam nước Ý.
Giáo xứ nơi cậu lãnh nhận các bí tích được chăm sóc bởi các tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin, từ đó ngài có được lòng sùng kính đặc biệt đối với Thánh Phanxicô thành Assisi và Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh.
Vị Cáo Thỉnh Viên án tuyên thánh cho Farina nói rằng từ khi còn nhỏ Farina có khát khao học hỏi những điều mới mẻ, luôn thực hiện các hoạt động của mình với sự cần mẫn, cho dù đó là trường học hay thể thao hay niềm đam mê âm nhạc.
Bắt đầu từ tám tuổi, cậu thường xuyên lãnh nhận bí tích hòa giải. Cậu cũng rất siêng năng đọc Lời Chúa. Năm chín tuổi, cậu đọc toàn bộ Phúc Âm Thánh Matthêu như một thực hành trong Mùa Chay. Farina cũng cầu nguyện với tràng chuỗi Mân Côi mỗi ngày.
Khi lên chín tuổi, cậu đã có một giấc mơ, trong đó cậu nghe Thánh Piô Năm Dấu Thánh nói với cậu rằng nếu cậu hiểu rằng “người không vướng mắc tội lỗi hạnh phúc dường nào” thì cậu cần phải giúp đỡ người khác nhận ra điều này, “để chúng ta tất cả có thể cùng nhau tiến đến hạnh phúc, tiến đến nước thiên đàng.”
Từ thời điểm đó trở đi, Farina cảm thấy một khát vọng truyền giáo mạnh mẽ, đặc biệt là trong số các bạn bè của mình, nhưng cậu đã làm điều đó một cách lịch sự và không thành kiến.
Cậu đã từng viết về mong muốn này: “Tôi hy vọng sẽ thành công trong sứ mệnh truyền giáo của tôi để ‘thâm nhập’ vào giới trẻ, nói với họ về Thiên Chúa (là ánh sáng bởi ánh sáng); Tôi quan sát những người xung quanh, để bước vào họ trong im lặng như một con virus và lây nhiễm cho họ một căn bệnh nan y là tình yêu!”.
Tháng 9 năm 2003, một tháng trước sinh nhật thứ 13 của mình, Farina bắt đầu có các triệu chứng về những gì sau này được các bác sĩ chẩn đoán là một khối u não. Khi đang trải qua các xét nghiệm y tế, cậu bắt đầu viết nhật ký. Cậu gọi kinh nghiệm của những cơn đau đầu dữ dội và các đau đớn “là một trong những cuộc phiêu lưu thay đổi cuộc sống của bạn và của người khác. Nó giúp bạn mạnh mẽ hơn và phát triển hơn đặc biệt là về phương diện đức tin.”
Trong sáu năm sau đó, Farina trải qua một số lần phẫu thuật não bộ và trải qua những lần hóa trị liệu và các phương pháp điều trị khối u khác.
Tình yêu của cậu dành cho Đức Maria được củng cố trong thời gian này và cậu đã tận hiến mình cho Trái Tim Vô nhiễm của Đức Maria.
Giữa những lần phải vào bệnh viện, cậu tiếp tục sống cuộc sống bình thường của một thiếu niên: đi học, đi chơi với bạn bè, thành lập một ban nhạc và yêu một cô gái.
Sau này, cậu gọi mối quan hệ trong trắng với cô Serena trong hai năm cuối đời của cuộc sống “là món quà đẹp nhất” Chúa ban cho mình.
Ở tuổi 15, cậu đã viết những dòng sau khi suy tư về tình bạn: “Tôi muốn có thể hòa nhập với các bạn của tôi mà không bị buộc phải bắt chước những sai lầm của họ. Tôi muốn cảm thấy được tham gia nhiều hơn vào nhóm, mà không phải từ bỏ các nguyên tắc Kitô của mình. Thật khó. Khó đấy nhưng không phải là không thể.”
Cuối cùng, tình trạng của cậu trở nên tồi tệ hơn và sau cuộc phẫu thuật thứ ba, cậu bị liệt ở tay và chân trái. Cậu thường lặp lại rằng “Chúng ta phải sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, nhưng không phải trong nỗi buồn của cái chết, mà là trong niềm vui được sẵn sàng gặp Chúa!”
Farina chết được bao quanh bởi bạn bè và gia đình của mình vào ngày 24 tháng Tư năm 2009.
Francesca Consolini, cáo thỉnh viên án tuyên thánh cho Farina, đã viết trên một trang web dành riêng cho Bậc Đáng Kính còn rất trẻ này là trong cậu nổi lên “một cam kết nội tại sâu thẳm hướng đến sự thanh sạch con tim khỏi mọi tội lỗi” và cậu đã cảm nghiệm linh đạo này “không phải với sự nặng nề, cam go hay bi quan. Trên thực tế, từ lời nói của cậu ta thấy sự tin tưởng liên tục vào Thiên Chúa, một sự bền đỗ, quyết tâm và cái nhìn thanh thản hướng về tương lai”
Farina thường nghĩ về đức tin và sự “khó khăn trong việc đi ngược dòng”. Xuất phát từ mối ưu tư về việc thiếu giáo dục đức tin tốt cho những người trẻ tuổi, cậu đã thực hiện nhiệm vụ này giữa các bạn bè mình.
Cậu đã từng viết trong nhật ký của mình: “Khi bạn cảm thấy rằng bạn không thể làm điều đó, khi thế giới đè nặng lên bạn, khi mọi lựa chọn đều là một quyết định quan trọng, khi mọi hành động đều là một sự thất bại... và bạn muốn ném tất cả mọi thứ đi, khi công việc căng thẳng đẩy bạn đến tận cùng giới hạn sức mạnh của mình... hãy dành thời gian để chăm sóc tâm hồn của bạn, yêu mến Chúa với toàn bộ con người bạn và phản ánh tình yêu của Người dành cho người khác.”
Các lễ tuyên Chân Phước phải hoãn lại
Thông cáo của Bộ Tuyên Thánh cũng cho biết thêm:
Do các biện pháp cần thiết được thực hiện để ứng phó với tình trạng khẩn cấp vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, và theo yêu cầu của các giám mục liên hệ, năm buổi lễ tuyên Chân Phước cho các Bậc Đáng Kính sau đây đã bị hoãn lại:
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Lucia dell'Immacolata, nhũ danh Maria Ripamonti, dự kiến vào ngày 9 tháng 5.
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Marie Louise của Bí tích Thánh Thể, dự kiến vào ngày 16 tháng 5.
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Cayetano Giménez Martìn và 15 bạn tử đạo, dự kiến vào ngày 23 tháng 5
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, dự kiến vào ngày 7 tháng 6.
Lễ tuyên Chân Phước cho Bậc Đáng Kính Sandra Sabattini, dự kiến vào ngày 14 tháng 6
Những ngày mới cho các lễ tuyên Chân Phước vẫn chưa được thiết lập.
Source:Vatican News
Source:Catholic News Agency
Thánh lễ tại Santa Marta 8/5/2020: Chúng ta cần học cách nhận thức ra sự an ủi thực sự của Chúa.
Lúc 7 sáng thứ Sáu 8 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Hôm nay tại Ý, người Công Giáo cử hành ngày lễ “Supplica alla Madonna di Pompei”, ngày “Khẩn Cầu cùng Đức Bà Pompei”. Ngày lễ này được cử hành hàng năm vào ngày 8 tháng Năm là ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Pompei vào năm 1876. Ngày Khẩn Cầu cùng Đức Bà Pompei cũng được tổ chức vào đúng 12 giờ trưa trước ảnh Đức Bà Pompei vào ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng 10.
Hôm nay cũng là ngày Hồng Thập Tự thế giới. Vì thế, trong thánh lễ, Đức Thánh Cha cầu nguyện xin Đức Bà Pompei cầu bầu cho những người làm việc trong Hội Hồng Thập Tự
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là Ngày Hồng Thập Tự thế giới và cũng là ngày Trăng Lưỡi Liềm Đỏ. Chúng ta cầu nguyện xin Đức Bà Pompei cầu bầu cho những người làm việc trong các tổ chức xứng đáng này. Xin Chúa ban phép lành cho công việc của họ đang làm với rất nhiều thành quả tốt đẹp.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan trong đó Chúa Giêsu an ủi các môn đệ Ngài: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”.
Phúc Âm: Ga 14, 1-6
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi”. Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con”. Cuộc trò chuyện giữa Chúa Giêsu và các môn đệ diễn ra trong Bữa Tiệc Ly. Chúa Giêsu buồn và mọi người đều buồn. Chúa Giêsu nói Người sẽ bị một trong số họ phản bội nhưng đồng thời Người lại bắt đầu an ủi các môn đệ mình. Chúa an ủi các môn đệ Người và ở đây chúng ta thấy cách Chúa Giêsu an ủi.
Chúng ta có nhiều cách an ủi, từ cách xác thực nhất, từ cách gần gũi nhất đến cách nặng về hình thức nhất, như những bức điện chia buồn: ‘Đau buồn sâu sắc vì..” Nó không an ủi ai cả, nó là đồ giả, đó là kiểu an ủi của các nghi thức.
Nhưng chính Chúa an ủi chúng ta như thế nào? Biết rõ điều này là rất quan trọng, bởi vì trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ phải trải qua những khoảnh khắc đau buồn – chắc chắn rồi – cho nên chúng ta phải học cách nhận thức ra sự an ủi thực sự của Chúa.
Trong đoạn Tin Mừng này chúng ta thấy rằng Chúa luôn luôn an ủi trong sự gần gũi, với sự thật và hy vọng. Đây là ba đặc điểm trong cách Chúa an ủi chúng ta. Ngài cận kề thân mật, không bao giờ xa cách. “Thầy ở cùng các con” là câu rất đẹp Chúa Giêsu thường nói với chúng ta. Nhiều lần Chúa hiện diện trong im lặng nhưng chúng ta biết rằng Ngài ở đó. Ngài luôn ở đó. Sự gần gũi là phong cách của Thiên Chúa, chính vì thế Ngài đã nhập thể, để đến gần chúng ta. Chúa an ủi chúng ta trong sự gần gũi với chúng ta. Và Ngài không sử dụng những từ trống rỗng, ngược lại: Ngài thích im lặng. Sức mạnh của sự gần gũi, của sự hiện diện. Và Ngài nói rất ít. Nhưng đầy thân mật, cận kề.
Một đặc điểm thứ hai trong cách Chúa Giêsu an ủi chúng ta là sự thật: Chúa Giêsu là sự thật. Người không nói những điều nặng phần nghi thức nhưng dối trá: “Không, đừng lo, không sao đâu, mọi thứ sẽ ổn thôi, sẽ không có gì xảy ra, mọi cái sẽ qua đi, yên tâm đi, mọi thứ sẽ qua” Ngài nói lên sự thật. Ngài không che giấu sự thật. Bởi vì ngay trong đoạn văn này, chính Người đã nói: “Thầy là sự thật”. Và sự thật là: “Thầy sẽ ra đi”, nghĩa là: “Thầy sẽ chết”. Chúng ta đang đối mặt với cái chết. Đó là sự thật. Và Ngài nói điều đó đơn giản, nhẹ nhàng, không làm tổn thương ai: chúng ta đang đối mặt với cái chết. Ngài không che giấu sự thật.
Đặc điểm thứ ba trong sự an ủi của Chúa Giêsu dành cho chúng ta là hy vọng. Ngài nói, vâng, đó là một thời gian tồi tệ. Nhưng đừng để trái tim các con xao xuyến: hãy có niềm tin vào Thầy, bởi vì trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Chúa trở lại mỗi khi có ai đó trong chúng ta trên đường rời khỏi thế giới này. “Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy”: đó là hy vọng. Người sẽ đến và đưa tay ra cho chúng ta và mang chúng ta đi. Người chẳng bao giờ nói: “Không, anh em sẽ không đau khổ, không có gì đâu”. Ngài nói sự thật: “Thầy ở cùng anh em,” đây là sự thật: đó là một khoảnh khắc tồi tệ, nguy hiểm, và cái chết. Nhưng đừng để trái tim anh em xao xuyến, hãy bình yên. Sự bình yên là cơ sở của mọi sự an ủi, bởi vì Thầy sẽ đến và chìa tay ra cho con và đưa con đến nơi Thầy sẽ đến.
Thật không dễ dàng gì để nhận thức ra chúng ta đang được Chúa an ủi. Nhiều lần, trong những lúc khốn cùng, chúng ta tức giận với Chúa và không để Ngài đến và nói với chúng ta với sự ngọt ngào này, với sự gần gũi này, với sự hiền lành này, với sự thật này và với hy vọng này.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin cho chúng ta ân sủng biết học cách để mình được Chúa ủi an. Sự an ủi của Chúa là trung thực, không lừa dối. Đó không phải là gây mê, không phải. Nhưng là sự gần gũi, là sự thật và nó mở ra những cánh cửa hy vọng cho chúng ta.
Source:Vatican News
Đau lòng: Lần đầu tiên từ 103 năm qua, cuộc rước trọng thể Đức Mẹ Fatima không có tín hữu tham dự
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:18 08/05/2020
1. Mười vị bị bắt vì tham dự thánh lễ tại quê hương Đức Giáo Hoàng
Mười vị đã bị giam giữ ở miền bắc Á Căn Đình vào hôm Chúa Nhật vừa qua vì tham dự thánh lễ, vi phạm quy tắc cách ly bắt buộc trên toàn quốc được áp đặt để làm chậm sự lây lan của coronavirus.
Đức Giám Mục địa phương đã cố gắng hạ thấp cuộc tranh cãi bằng cách tuyên bố rằng đó chỉ là một sự kiện đơn lẻ, và hầu hết các linh mục địa phương đang tuân thủ các quy tắc cách ly.
Do đại dịch COVD-19, quê hương của Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị cách ly kể từ thứ Sáu, 21 tháng Ba. Các nhà thờ Công Giáo đã bị đóng cửa kể từ ngày đó. Mặc dù ban đầu, một linh mục ở Mendoza đã nhận được một cảnh cáo về việc đưa ra khuyên bảo mục vụ cho một người trong khi cả hai đang ở trong cùng một xe hơi. Vụ bắt giữ hôm Chúa Nhật vừa qua được xem là là trường hợp đầu tiên tại Á Căn Đình liên quan đến việc vi phạm các quy tắc cách ly.
Đức Cha Pedro Martinez, Giám Mục giáo phận San Luis nhận định:
“Một điều không may đã xảy ra. Không ai muốn bị lôi kéo ra khỏi một nhà thờ, chính quyền chắc không muốn buộc họ phải rời khỏi một nơi thờ phượng.”
“Tôi ngạc nhiên trước sự kiện này vì trong lá thư mục vụ, tôi đã yêu cầu các linh mục cử hành Thánh Lễ nhưng không có sự hiện diện của các tín hữu. Tôi không thể giải thích làm sao điều này lại xảy ra, vì rõ ràng là các khuyến nghị của giáo phận đã bị bỏ qua”.
Tổng thống Alberto Fernandez đã xác nhận rằng việc cách ly sẽ tiếp tục cho đến ngày 11 tháng 5. Hiện nay, thứ virus độc địa này tiếp tục lây lan ở một số khu dân cư nghèo nhất thủ đô, cho nên có tin đồn rằng ông dự định gia hạn các biện pháp cô lập xã hội cho đến ngày 25 tháng 5.
Đức Cha Pedro Martinez nói ngài đã nói chuyện không chỉ với vị linh mục cử hành Thánh lễ nhưng cả với các tín hữu bị bắt.
“Các vị ấy có một ý định tốt là duy trì khoảng cách xã hội và chăm sóc cho bản thân, nhưng họ đã phá vỡ một quy định khách quan. Chúng ta đều phải nỗ lực, người Công Giáo và không Công Giáo phải tôn trọng lẫn nhau, ngài nói với tờ báo địa phương La República.
Thánh lễ do Cha Jose Mendiano, 79 tuổi, cử hành đã diễn ra tại giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức. Tính luôn cả vị linh mục và những vị giúp lễ mới đến 10 người trong nhà thờ, bao gồm hai cựu sĩ quan cảnh sát, là hai ông Alejandro Sánchez và Enrique Miranda.
Ông Miranda hiện nay là một luật sư. Ông nói với các phóng viên sau khi bị bắt giữ: “Cần phải nói một lần cho tất cả: dẹp ngay cái trò xiếc này đi. Chẳng có đại dịch gì ở đây hết cả.” Trong tổng số 500,000 dân trong tiểu bang San Luis chỉ có 10 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
“Chúng tôi cầu nguyện cho những người đã chết vì coronavirus và cho sức khỏe của những người bị nhiễm bệnh,” vị luật sư nói khi ông bị đẩy lên một chiếc xe cảnh sát. Theo ông Miranda, việc cô lập toàn xã hội như thế này là một phản ứng thái quá: “Tất cả trò này là một lời nói dối kinh khủng, một trò hề. Đây là một nhà tù được chính quyền khu vực và chính quyền quốc gia áp đặt lên người dân San Luis.”
Ông cũng nói rằng “luật pháp có thể đưa ra bất cứ điều gì nó muốn, nhưng trong vấn đề đức tin thì đó hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo.”
Ông cảnh báo các cơ quan chức năng: “Chính phủ quốc gia này sai lầm nếu họ nghĩ rằng chúng tôi sẽ quỳ xuống trước mặt họ.”
Những người khiếu nại báo cho cảnh sát dẫn đến vụ bắt giữ này là những người sống bên cạnh nhà thờ.
Cha Jose Mendiano bị điếc, tiểu đường và có vấn đề với huyết áp của mình nên không bị bắt nhưng những người khác bị chuyển đến một đồn cảnh sát địa phương và có thể bị phạt từ sáu tháng đến hai năm tù.
Source:Crux
2. Đau lòng: Lần đầu tiên từ 103 năm qua, cuộc rước trọng thể Đức Mẹ Fatima chỉ thực hiện trực tuyến
“Đây là một khoảnh khắc thật đau lòng: Thánh địa tồn tại để chào đón khách hành hương mà “lực bất tòng tâm” chúng tôi không thể thực hiện được điều đó, càng thêm đau lòng xót dạ.
Cha giám đốc Đền thánh Fatima cho biết như trên và kêu gọi khách hành hương đừng tụ họp về đền thánh vào ngày 12 và 13.05 này, nhưng hãy hiệp thông hành hương tại gia trong bầu khí cầu nguyện.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hơn trăm năm nay, Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima sẽ cử hành những ngày hành hương 12 và 13.05, kỷ niệm 103 năm lần đầu tiên Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ mục đồng tại Cova da Ira, mà không có sự hiện diện của hàng trăm ngàn khách hành hương như mọi năm, thể theo những quyết định bảo vệ sức khỏe cho công chúng, tránh lây lan thời đại dịch Vũ Hán theo yêu cầu của chính quyền Bồ Đào Nha.
Trong một thông báo chính thức gửi đến tất cả các khách hành hương trong nước và toàn thế giới vào ngày thứ hai mùng 04 tháng Năm, Linh mục Carlos Cabecinhas, giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima viết:
“Đây là một khoảnh khắc thật đau lòng: Thánh địa tồn tại để chào đón khách hành hương mà lực bất tòng tâm chúng tôi không thể thực hiện được điều đó, càng thêm đau lòng xót dạ. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng đây là một quyết định trong tinh thần trách nhiệm vì lợi ích cho khách hành hương, bảo đảm an toàn sức khỏe và tránh lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm.
Thông báo tiếp: Chúng tôi bắt buộc phải đưa ra quyết định đau lòng này trong tình cảnh đại dịch nguy hiểm hiện nay hầu tạo điều kiện thuận lợi ngõ hầu chúng ta có thể trở lại hành hương trong một tương lai gần, càng sớm càng tốt, tại Trung Tâm Thánh Mẫu này.
Cha giám đốc Carlos Cabecinhas còn kêu mời tất cả các khách hành hương đã từng viếng thăm đền thánh Đức Mẹ Fatima năm này qua năm khác hay những khách hành hương lần đầu tiên muốn đến Fatima như sau :
“Tháng Hoa năm nay, chúng tôi khẩn khoản xin các bạn đừng kéo về hành hương Fatima vào ngày 12 và 13 tháng năm theo truyền thống như mọi năm, nhưng chúng ta cùng hành hương bằng con tim và cùng hiệp thông hành hương qua buổi lễ cử hành nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, qua các trang mạng và các đài phát thanh.”
Vì các quy định tránh lây lan của chính quyền trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay và áp dụng đúng các hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, nên các lễ nghi tôn giáo với sự hiện diện đông đảo của giáo dân không thể tổ chức được, ngay cả các buổi lễ cử ngoài trời trong quảng trường rộng lớn Fatima. Để bù đắp cho những mất mát của những người hành hương không thể đến Cova da Iria, Cha giám đốc Đền Thánh tha thiết kêu mời họ thực hiện một hành trình tâm linh dựa trên một lời cầu nguyện cụ thể cho mỗi ngày, có thể tìm thấy trên trang mạng của Đền Thánh và trên các mạng xã hội của Trung Tâm Thánh Mẫu, bắt đầu từ chiều thứ Hai 4 tháng Năm và hàng ngày cho đến ngày 13 tháng Năm.
“Quả vậy, dù chúng tôi không được nhìn thấy các bạn ngay trước mặt nhãn đối nhãn, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng các bạn cùng hiện diện hiệp thông với chúng tôi. Bởi vì người ta không chỉ hành hương bằng đôi chân, mà còn bằng trái tim, chính vì lý do đó, chúng tôi đề nghị bạn thực hiện một cuộc hành hương qua trái tim: một cuộc hành hương trong các giai đoạn, từ ngày 4 đến ngày 13; một cuộc hành hương không phải bằng sự hiện diện thể lý, mà là nội tâm.”
Linh mục giám đốc Carlos Cabecinhas, mời gọi những người hành hương cùng thắp sáng một ngọn nến, một trong những hành động tiêu biểu nhất của Fatima, trong cửa sổ của họ mỗi ngày. “Mỗi tháng sẽ có một khoảnh khắc suy tư và cầu nguyện, theo những đề tài mà chúng tôi sẽ đưa ra; và hy vọng rằng, mỗi đêm, các bạn sẽ thắp một ngọn nến ở cửa sổ, cho đến cuộc rước nến vào chiều tối ngày 12 tháng Năm tới. Nhờ đó, chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một cuộc rước nến tuyệt đẹp, một cuộc rước nến lan rộng khắp mọi nơi bạn sống và giao tiếp.”
Trong thông báo này, Linh mục giám đốc cũng gửi lời chào thân ái đến tất cả các nhóm khách hành hương khác nhau đã phải hủy chuyến hành hương đến Fatima vào tháng Năm này, khoảng ba trăm năm chục nhóm, từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm nhiều người Bồ Đào Nha vẫn đi bộ hành hương và năm nay không thể thực hiện ước nguyện này được. “Tôi muốn chào thăm tất cả những người có thói quen hành hương đến Fatima từ năm này qua năm khác: chúng tôi nhớ các bạn! Nhưng chúng ta sẽ được hiệp nhất trong lời cầu nguyện chung. Tôi cũng gửi lời chào thăm tất cả những người muốn đến hành hương ở đây trong năm nay tại Đền Thánh: chúng tôi sẽ cầu nguyện cho tất cả các bạn!”
Thông báo kết thúc bằng một lời kêu gọi: “Chúng ta cùng nguyện xin Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ - Đức Mẹ Mân Côi Fatima - cũng xin các Thánh Mục Đồng chuyển cầu, để chúng ta sớm gặp lại nhau, cùng nhau vui mừng cử hành các buổi lễ trong đức tin và để cùng nhau cầu nguyện, tại Trung Tâm Thánh Mẫu này, cho chúng ta và cho toànn thể nhân loại.”
Áp dụng đúng theo các biện pháp hiện hành trong thời đại dịch: Các buổi lễ tôn giáo với sự hiện diện thể lý của những người hành hương ở đồi Cova da Iria, và trong tất cả các nhà thờ Bồ Đào Nha, sẽ chỉ tiếp tục trở lại vào ngày 30 tháng Năm sắp tới. Cho đến lúc đó, Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima sẽ tiếp tục hoạt động.
Vào thứ Hai 11 tháng Năm này, chúng tôi sẽ mở cửa lại các nơi thờ phượng, để viếng thăm và cầu nguyện, nhưng sẽ không cử hành các buổi cử hành phụng vụ chung cho cộng đồng và cũng không có sự hiện diện của người hành hương. Mặt khác, cũng nên cẩn trọng, tránh tập trung đông khách hành hương trong cùng một không gian. Các văn phòng hành hương của Đền Thánh cũng sẽ hoạt động trở lại vào thời gian thông lệ, đồng thời với các cửa hàng ảnh tượng khác cũng sẽ bắt đầu mở cửa lại. Riêng Phòng Triển Lãm của Đền Thánh sẽ mở cửa lại cho công chúng kể từ ngày 19 tháng Năm. Để giúp cho khách hành hương có thể tiếp cận được với các đền thánh của Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima một cách an toàn, một loạt các biện pháp phòng ngừa và chống lại nguy cơ lây nhiễm được áp dụng, cho cả nhân viên lẫn khách hành hương, mọi người đều phải tuân thủ đầy đủ, như đeo khẩu trang y tế trong không gian kín, rửa tay thường xuyên, duy trì khoảng cách vật lý và giám sát khách hành hương ra vào thăm viếng các nguyện đường của Trung Tâm Thánh Mẫu, ngay cả các Vương Cung Thánh Đường và các gian hàng bán ảnh tượng. Kể từ sau trưa ngày 12 tháng Năm, buổi chiều và sáng ngày 13, sẽ không khách hành hương nào được phép đến bất cứ một nơi nào trong Đền Thánh Fatima.
Source:Fatima Sanctuary
3. Người dân Rôma xúc động khi được tận mắt chứng kiến nghi thức ban phép lành cho thành phố tại Đền Thờ Đức Bà Cả
Phép lành Thánh Thể cho thành phố Rôma đã được thực hiện mỗi ngày từ trước cửa ngôi nhà thờ lớn nhất Rôma, trong bối cảnh các biện pháp hạn chế công chúng tham dự Thánh lễ để ngăn chặn sự lây lan coronavirus.
Kiệu Thánh Thể và phép lành hàng ngày diễn ra tại Đền Thờ Đức Bà Cả ngay sau Thánh lễ được phát trực tiếp lúc 11 giờ sáng giờ địa phương từ nhà nguyện có ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma.
Tuy nhiên, tất cả các cử hành phụng vụ này chỉ được truyền qua Internet và các đài truyền hình, không có công chúng tham dự.
“Đức Hồng Y Giám Quản Đền Thờ, tất cả các kinh sĩ, linh mục và tu sĩ của Đền Thờ Đức Bà này muốn làm chứng cho sự hiện diện thực sự của Chúa chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, là Bác sĩ và là Phương dược cho nhân loại đang bị thử thách bởi đại dịch này,” một video Chầu Thánh Thể vào ngày 21 tháng Ba đã cho biết như trên.
Khi Rôma bước vào giai đoạn hai các hạn chế để ngăn chặn sự lây lan coronavirus trong tuần này, nhiều người đã có thể đích thân chứng kiến buổi rước kiệu và ban phép lành. Trong giai đoạn thứ hai này, bắt đầu từ ngày 4 tháng 5, cư dân được phép tập thể dục và đi dạo trong thành phố với các khẩu trang y tế.
Vào ngày đầu tiên khi những hạn chế được nới lỏng, một hướng dẫn viên du lịch ở Rôma đã tình cờ thấy cuộc rước Thánh Thể ở Đền Thờ Đức Bà Cả.
“Tôi thấy các tòa giải tội đang hoạt động và các cử hành phụng vụ đang được diễn ra. Sau khi Chầu Thánh Thể, các linh mục đã kiệu Thánh Thể từ nhà thờ ra quảng trường để ban phép lành cho thành phố. Sau đó, các vị tiến ra đến cửa sau và ra quảng trường đối diện ban phép lành một lần nữa,” hướng dẫn viên du lịch Butorac nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
“Đây là một trong những trải nghiệm đầu tiên của tôi ở nhà thờ trong gần hai tháng qua. Điều đó đã khiến tôi rớt nước mắt và tim tôi ấm lên những hy vọng”, anh nói.
Các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự sẽ có thể tiếp tục tại Giáo phận Rôma và khắp nước Ý bắt đầu vào ngày 18 tháng Năm, tức là 70 ngày sau khi các Thánh lễ có công chúng tham dự bị đình chỉ.
Trong thời gian các Thánh lễ bị đình chỉ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện cho thành phố và thế giới.
Lúc hơn 4 giờ chiều, Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, Salus Populi Romani, Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma, nơi bức ảnh của Mẹ được trưng bày và tôn kính.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã đi bộ dọc theo Via del Corso - như thể đang thực hiện một cuộc hành hương – ngài đã đến thăm nhà thờ San Marcello trên đường Corso, nơi đặt một cây thánh giá đã từng xảy ra nhiều phép lạ. Vào năm 1522, dân chúng đã rước thánh giá này đi khắp các vùng lân cận của thành phố cầu xin cho trận dịch hạch kinh hoàng chấm dứt ở Rôma.
Dưới chân thánh giá này, Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện cầu xin sớm chấm dứt đại dịch đã và đang xảy ra ở Ý và trên thế giới. Ngài cũng cầu khẩn sự chữa lành cho con số đông đảo các bệnh nhân, và nhớ đến vô số các nạn nhân trong những ngày qua, và cầu xin cho gia đình, thân quyến và bạn bè của họ có thể tìm thấy sự an ủi và chữa lành. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và tất cả những người đang làm việc cật lực trong những ngày này để bảo đảm sự hoạt động điều hòa của xã hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính đặc biệt đối với bức ảnh nổi tiếng Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma. Ngài thường đến thăm và cầu nguyện trước bức ảnh này vào những ngày lễ lớn của Đức Mẹ, và dừng lại để cầu nguyện trước và sau các chuyến tông du quốc tế.
Năm 593, Thánh Giáo Hoàng Grêgoriô Cả đã giơ cao bức ảnh này trong đám rước để ngăn chặn một bệnh dịch. Và vào năm 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI cũng đã kêu cầu Đức Mẹ cho dịch tả chấm dứt.
Source:Catholic News Agency