Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:20 09/05/2009
TIỀN VỐN VẪN CÒN
Có người nọ, đang ở trong sòng bài ở Las Vegas thì nhìn thấy một người liền biết đó là người giàu có, bèn đưa tay ra và nói với ông ta:
- “Thưa ngài, có thể cho tôi hai mươi lăm đồng không ? Đã hai ngày nay tôi không ăn không uống gì cả, cũng không rời chân khỏi chỗ này.”
- “Làm sao tôi biết được ông lại không đem tiền đi đánh bạc ?”
- “Không thể được”. người ấy biện luận: “Tiền vốn (đánh bạc) thì tôi đã chuẩn bị từ trước rồi.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Thử đi vào những sòng đánh bạc chuyên nghiệp thì sẽ thấy có đầy đủ những thứ cần dùng để phục vụ những con bạc, từ những viên kẹo, thuốc lá, đồ ăn thức uống, nơi cho cầm đồ đạc, và thậm chí có cả nhu cầu bán dâm để gọi là xả xui và để có tiền mà tiếp tục đánh bạc.v.v...
Có những người đánh bạc quên cả ăn uống, đến khi thua hết tiền thì mới cảm thấy đói bụng; có những người đánh bạc quên cả giờ làm việc, đến khi bị mất việc mới chợt tỉnh; có những người tiền lương vừa lãnh ra là nướng sạch vào sòng bài; có những người đánh bạc thua hết tiền về nhà sợ chồng đánh đập la mắng, nên trở thành gái bán dâm bấc đắc dĩ...
Tiền vốn của người Ki-tô hữu là đức tin, dù mất tất cả vì thời cuộc, dù thua tất cả vì những giây phút lỡ lầm sống trong tội, nhưng đức tin vẫn cứ còn đó, bởi vì khi đức tin còn thì vẫn còn có thể nhìn thấy thánh ý của Chúa trong mọi hoàn cảnh, khi đức tin còn thì chắc chắn Chúa sẽ dùng mọi cách để thức tỉnh chúng ta trở về với Ngài.
Mất đức tin là mất tất cả, người Ki-tô hữu hiểu rất rõ điều này, kẻ thù là ma quỷ và các đệ tử của nó cũng hiểu rất rõ điều này, nên càng ra sức cám dỗ hành hạ để người Ki-tô hữu mất đức tin...
N2T |
Có người nọ, đang ở trong sòng bài ở Las Vegas thì nhìn thấy một người liền biết đó là người giàu có, bèn đưa tay ra và nói với ông ta:
- “Thưa ngài, có thể cho tôi hai mươi lăm đồng không ? Đã hai ngày nay tôi không ăn không uống gì cả, cũng không rời chân khỏi chỗ này.”
- “Làm sao tôi biết được ông lại không đem tiền đi đánh bạc ?”
- “Không thể được”. người ấy biện luận: “Tiền vốn (đánh bạc) thì tôi đã chuẩn bị từ trước rồi.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Thử đi vào những sòng đánh bạc chuyên nghiệp thì sẽ thấy có đầy đủ những thứ cần dùng để phục vụ những con bạc, từ những viên kẹo, thuốc lá, đồ ăn thức uống, nơi cho cầm đồ đạc, và thậm chí có cả nhu cầu bán dâm để gọi là xả xui và để có tiền mà tiếp tục đánh bạc.v.v...
Có những người đánh bạc quên cả ăn uống, đến khi thua hết tiền thì mới cảm thấy đói bụng; có những người đánh bạc quên cả giờ làm việc, đến khi bị mất việc mới chợt tỉnh; có những người tiền lương vừa lãnh ra là nướng sạch vào sòng bài; có những người đánh bạc thua hết tiền về nhà sợ chồng đánh đập la mắng, nên trở thành gái bán dâm bấc đắc dĩ...
Tiền vốn của người Ki-tô hữu là đức tin, dù mất tất cả vì thời cuộc, dù thua tất cả vì những giây phút lỡ lầm sống trong tội, nhưng đức tin vẫn cứ còn đó, bởi vì khi đức tin còn thì vẫn còn có thể nhìn thấy thánh ý của Chúa trong mọi hoàn cảnh, khi đức tin còn thì chắc chắn Chúa sẽ dùng mọi cách để thức tỉnh chúng ta trở về với Ngài.
Mất đức tin là mất tất cả, người Ki-tô hữu hiểu rất rõ điều này, kẻ thù là ma quỷ và các đệ tử của nó cũng hiểu rất rõ điều này, nên càng ra sức cám dỗ hành hạ để người Ki-tô hữu mất đức tin...
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:26 09/05/2009
CHỦ NHẬT 5 PHỤC SINH (B)
Tin Mừng: Ga 15, 1-8.
“Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái.”
Bạn thân mến,
Bạn có thấy Chúa Giê-su rất bình dân không, Ngài bình dân ngay cả trong cách giảng dạy, đó là Ngài dùng những hình ảnh cụ thể, sống động và quen thuộc với dân chúng để giảng dạy họ về Ngài và về Nước Trời, hình ảnh đó chính là vườn nho với người trồng nho, cây nho và cành nho. Với hình ảnh cây nho này người nghe rất dễ hiểu về ý nghĩa giảng dạy của Ngài.
Giáo Hội là vườn nho, người trồng nho chính là Chúa Cha, cây nho chính là Chúa Giê-su, các công nhân làm vườn nho là các giám mục và linh mục, và các cành nho là những người Ki-tô hữu chúng ta. Hình ảnh cây nho rất rõ ràng để cho bạn và tôi nhìn thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa Chúa Giê-su và Giáo Hội, giữa các công nhân và từng cây nho cho đến từng cành nho, chính hình ảnh rất dễ thương và ý nghĩa này của cây nho mà bạn và tôi –trong cuộc sống của mình- luôn biểu hiện sự hiệp nhất với Giáo Hội của Chúa qua cách sống đoàn kết, hiệp nhất và yêu thương của mình trong cộng đoàn giáo xứ...
Chúa Giê-su là thân cây nho, bạn và tôi là những cành nho, những cành nho nhứt định phải dính liền với cây nho để sinh hoa kết quả, bằng không thì sẽ khô héo khi rời khỏi cây nho.
Đã có rất nhiều lần bạn và tôi hãnh diện vì được làm người Công Giáo, tức là người Ki-tô hữu, chính vì sự hãnh diện này mà bạn và tôi ỷ lại vào tình thương của Thiên Chúa mà không sinh hoa kết trái trong cuộc sống của mình. Chúng ta ỷ lại đã có bí tích Giải Tội tha thứ tội mình phạm, nên vẫn cứ sống trong những đam mê chết người của mình; chúng ta ỷ lại có bí tích Thánh Thể là bí tích yêu thương, nên Chúa không thể phạt chúng ta khi chúng ta đang sống trong tội lỗi; chúng ta ỷ lại mình là con của Chúa nên coi thường những lời góp ý của những người bạn không cùng tôn giáo với chúng ta.
Bạn thân mến,
Mỗi lần ăn trái nho bạn cảm thấy ngọt ngào và phấn chấn, và biết chắc rằng, trái nho này được sản sinh bởi những cây nho tốt tươi dưới sự chăm sóc chu đáo của người làm vườn, và quả thật là như vậy.
Bạn và tôi là những cành nho trong thân cây nho là Chúa Giê-su, nhưng tha nhân chưa được ăn trái nho ngọt ngào nơi chúng ta, bởi vì bạn và tôi tuy là người Ki-tô hữu –là cành nho- nhưng không tích cực đón nhận nhựa sống của cây nho, tức là những bí tích và nhửng ơn sủng của Chúa ban cho qua Giáo Hội, cho nên tâm hồn chúng ta còm cõi, không thể sinh hoa trái thánh thiện, yêu thương, khiêm tốn và bình an...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------------
http://360.yahoo.com/jmtaiby
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Ga 15, 1-8.
“Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái.”
Bạn thân mến,
Bạn có thấy Chúa Giê-su rất bình dân không, Ngài bình dân ngay cả trong cách giảng dạy, đó là Ngài dùng những hình ảnh cụ thể, sống động và quen thuộc với dân chúng để giảng dạy họ về Ngài và về Nước Trời, hình ảnh đó chính là vườn nho với người trồng nho, cây nho và cành nho. Với hình ảnh cây nho này người nghe rất dễ hiểu về ý nghĩa giảng dạy của Ngài.
Giáo Hội là vườn nho, người trồng nho chính là Chúa Cha, cây nho chính là Chúa Giê-su, các công nhân làm vườn nho là các giám mục và linh mục, và các cành nho là những người Ki-tô hữu chúng ta. Hình ảnh cây nho rất rõ ràng để cho bạn và tôi nhìn thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa Chúa Giê-su và Giáo Hội, giữa các công nhân và từng cây nho cho đến từng cành nho, chính hình ảnh rất dễ thương và ý nghĩa này của cây nho mà bạn và tôi –trong cuộc sống của mình- luôn biểu hiện sự hiệp nhất với Giáo Hội của Chúa qua cách sống đoàn kết, hiệp nhất và yêu thương của mình trong cộng đoàn giáo xứ...
Chúa Giê-su là thân cây nho, bạn và tôi là những cành nho, những cành nho nhứt định phải dính liền với cây nho để sinh hoa kết quả, bằng không thì sẽ khô héo khi rời khỏi cây nho.
Đã có rất nhiều lần bạn và tôi hãnh diện vì được làm người Công Giáo, tức là người Ki-tô hữu, chính vì sự hãnh diện này mà bạn và tôi ỷ lại vào tình thương của Thiên Chúa mà không sinh hoa kết trái trong cuộc sống của mình. Chúng ta ỷ lại đã có bí tích Giải Tội tha thứ tội mình phạm, nên vẫn cứ sống trong những đam mê chết người của mình; chúng ta ỷ lại có bí tích Thánh Thể là bí tích yêu thương, nên Chúa không thể phạt chúng ta khi chúng ta đang sống trong tội lỗi; chúng ta ỷ lại mình là con của Chúa nên coi thường những lời góp ý của những người bạn không cùng tôn giáo với chúng ta.
Bạn thân mến,
Mỗi lần ăn trái nho bạn cảm thấy ngọt ngào và phấn chấn, và biết chắc rằng, trái nho này được sản sinh bởi những cây nho tốt tươi dưới sự chăm sóc chu đáo của người làm vườn, và quả thật là như vậy.
Bạn và tôi là những cành nho trong thân cây nho là Chúa Giê-su, nhưng tha nhân chưa được ăn trái nho ngọt ngào nơi chúng ta, bởi vì bạn và tôi tuy là người Ki-tô hữu –là cành nho- nhưng không tích cực đón nhận nhựa sống của cây nho, tức là những bí tích và nhửng ơn sủng của Chúa ban cho qua Giáo Hội, cho nên tâm hồn chúng ta còm cõi, không thể sinh hoa trái thánh thiện, yêu thương, khiêm tốn và bình an...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------------
http://360.yahoo.com/jmtaiby
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:28 09/05/2009
N2T |
110. Thượng đế ban cho chúng ta tính cách yếu đuối, nhưng đồng thời Ngài cũng cho chúng ta cơ hội học tập dũng khí.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 09/05/2009
N2T |
9. Thiên Chúa không muốn chúng ta hoàn thiện vào ngày mai hoặc tương lai, nhưng muốn chúng ta hoàn thiện ngay từ bây giờ.
(Thánh Speratus)Cắt và Xén
Lm Vũđình Tường
04:14 09/05/2009
Thầy là cây nho và Cha Thầy là người trồng nho.
Cắt đứt hay xén tỉa. Con người thích cắt đứt, chặt bỏ. Thiên Chúa không cắt nhưng xén tỉa, làm đẹp. Khó biết cắt đứt đau hơn hay xén tỉa đau hơn. Cả hai đều làm cho nhựa chảy lã chã. Sáp đóng đen ngòm. Cắt đứt hay xén tỉa đều đau đớn. Cả hai cùng đau nhưng kết quả khác nhau. Cắt đứt là chia lìa, phá huỷ, làm chết đi. Trái lại, xén tỉa mang lại sự sống dồi dào. Xén tỉa làm cho sinh hoa nhiều hơn và trái cũng tốt hơn.
Thực tế cho thấy không phải mọi đau đớn đều có lợi, đều là ý Chúa. Đau đớn gây nên bởi chia rẽ, phá huỷ, hận thù, bất công, gây nên do lòng ích kỉ, bè phái, chủ thuyết hay do bất cẩn. Đau khổ trên không phải ý Chúa. Giết chết và phá huỷ là sáng kiến của con người. Trái lại, đau đớn mang lại sự sống trường sinh, dẫn ta về với Chúa. Đau đớn sinh bởi hy sinh vì tình yêu, vì nước trời vì Phúc Âm. Đau đớn sinh hoa trái tốt, kiến tạo là sáng tạo của Thiên Chúa.
Đối nghịch
Con người sáng chế phương cách tàn bạo, vô nhân đạo, gây đau khổ, tàn nhẫn giết hại nhau. Hành động bất nhân, thất đức gieo đau thương sầu khổ cho nạn nhân, đồng thời để lại tang thương, tàn phá khốc liệt từ đời con lê dài sang đời cháu, gia đình thân nhân, thân hữu nạn nhân. Hành động như thế dù nguỵ biện hợp lí cách nào đi nữa cũng làm mất lòng Chúa.
Thiên Chúa là Đấng đầy yêu thương sáng tạo ơn sống lại, tái tạo hạnh phúc thật, ban bình an tâm hồn và thưởng cuộc sống trường sinh cho những ai lưu lại trong Ngài. Điều này vượt quá trí hiểu và trí tưởng tượng của con người. Vì không thể hiểu nên từ chối chấp nhận lời Chúa hứa ban. Thật là nghịch lí, con người mong trường thọ. Chúa ban ơn sống trường sinh, kẻ từ chối, kẻ coi thường, kẻ đón nhận.
Những ai đặt trọn niềm tin vào Chúa hưởng ơn lộc ngay cuộc đời này. Dù sống nơi có chiến tranh; tâm hồn họ vẫn bình an. Dù bị ngược đãi, đối xử bất công; lòng họ vẫn thư thái. Dẫu có bị tù; họ vẫn hưởng tự do và gần kề cái chết; họ vẫn nhận được sự sống trường sinh.
Tin trước hiểu sau
Hiểu trước tin sau là điều không thể thực hiện. Tin trước hiểu sau là điều có thể xảy ra. Đòi hỏi hiểu rồi mới tin không phải là đức tin. Niềm tin đó không cần thiết vì không dẫn đến ơn cứu độ. Đức tin thuộc thế giới tâm linh, không thể cân đo, không thay hình đổi dạng, bất biến với thời gian. Ánh sáng bộ óc, ánh sáng khoa học soi sáng những gì thuộc về vật thể hữu hình, thuộc về khoa học. Ánh sáng tâm linh soi sáng những gì thuộc về tâm linh. Để có được ánh sáng tâm linh bước đầu tiên cần có là đức tin. Vì thế đức tin được coi là nền tảng cần thiết giúp học hỏi, khám phá tình yêu Chúa. Điều này thực hiện được vì những ai tin vào Thiên Chúa được Thần Khí Chúa hướng dẫn, soi sáng chỉ cho biết Thiên Chúa. Người có đức tin không cậy vào trí khôn, thông minh cá nhân nhưng dựa vào hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa. Mà Thánh Thần Chúa chỉ hoạt động trong những tâm hồn có đức tin.
Làm sao trí óc nhỏ nhoi con người hiểu thấu mầu nhiệm tình yêu. Nhờ đức tin hướng dẫn, giúp ta nhận ra tình yêu Chúa. Đây là bước khởi đầu dẫn vào đời sống tâm linh. Đức tin không đòi hỏi chúng ta hiểu nhưng đòi chúng ta yêu. Càng yêu mến nhiều càng hiểu nhiều. Càng lí luận nhiều càng gặp bế tắc. Tình yêu chân chính ẩn hình khi có cãi lí, tranh biện. Trái lại tình yêu chân chính xuất hiện nơi đâu có hy sinh và phục vụ không vị lợi.
Tình yêu Chúa vừa soi sáng vừa thanh tẩy làm trong sáng tâm trí nhận biết sự thật. Từ chối tình yêu Chúa là từ chối ơn thanh tẩy giúp tâm trí trong sáng. Vì thiếu ánh sáng nên tâm hồn sống trong tối tăm. Sống trong tối tăm vì từ chối chấp nhận ánh sáng chân lí là sự thật. Từ chối sự thật sẽ không biết sự thật. Vắng bóng sự thật sao có đời sống công chính? Muốn sống công chính cần nhận ơn Chúa. Muốn nhận ơn Chúa cần phải gắn bó mật thiết với Chúa, như cành nho dính liền thân nho.
Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sanh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. câu 5.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Cắt đứt hay xén tỉa. Con người thích cắt đứt, chặt bỏ. Thiên Chúa không cắt nhưng xén tỉa, làm đẹp. Khó biết cắt đứt đau hơn hay xén tỉa đau hơn. Cả hai đều làm cho nhựa chảy lã chã. Sáp đóng đen ngòm. Cắt đứt hay xén tỉa đều đau đớn. Cả hai cùng đau nhưng kết quả khác nhau. Cắt đứt là chia lìa, phá huỷ, làm chết đi. Trái lại, xén tỉa mang lại sự sống dồi dào. Xén tỉa làm cho sinh hoa nhiều hơn và trái cũng tốt hơn.
Thực tế cho thấy không phải mọi đau đớn đều có lợi, đều là ý Chúa. Đau đớn gây nên bởi chia rẽ, phá huỷ, hận thù, bất công, gây nên do lòng ích kỉ, bè phái, chủ thuyết hay do bất cẩn. Đau khổ trên không phải ý Chúa. Giết chết và phá huỷ là sáng kiến của con người. Trái lại, đau đớn mang lại sự sống trường sinh, dẫn ta về với Chúa. Đau đớn sinh bởi hy sinh vì tình yêu, vì nước trời vì Phúc Âm. Đau đớn sinh hoa trái tốt, kiến tạo là sáng tạo của Thiên Chúa.
Đối nghịch
Con người sáng chế phương cách tàn bạo, vô nhân đạo, gây đau khổ, tàn nhẫn giết hại nhau. Hành động bất nhân, thất đức gieo đau thương sầu khổ cho nạn nhân, đồng thời để lại tang thương, tàn phá khốc liệt từ đời con lê dài sang đời cháu, gia đình thân nhân, thân hữu nạn nhân. Hành động như thế dù nguỵ biện hợp lí cách nào đi nữa cũng làm mất lòng Chúa.
Thiên Chúa là Đấng đầy yêu thương sáng tạo ơn sống lại, tái tạo hạnh phúc thật, ban bình an tâm hồn và thưởng cuộc sống trường sinh cho những ai lưu lại trong Ngài. Điều này vượt quá trí hiểu và trí tưởng tượng của con người. Vì không thể hiểu nên từ chối chấp nhận lời Chúa hứa ban. Thật là nghịch lí, con người mong trường thọ. Chúa ban ơn sống trường sinh, kẻ từ chối, kẻ coi thường, kẻ đón nhận.
Những ai đặt trọn niềm tin vào Chúa hưởng ơn lộc ngay cuộc đời này. Dù sống nơi có chiến tranh; tâm hồn họ vẫn bình an. Dù bị ngược đãi, đối xử bất công; lòng họ vẫn thư thái. Dẫu có bị tù; họ vẫn hưởng tự do và gần kề cái chết; họ vẫn nhận được sự sống trường sinh.
Tin trước hiểu sau
Hiểu trước tin sau là điều không thể thực hiện. Tin trước hiểu sau là điều có thể xảy ra. Đòi hỏi hiểu rồi mới tin không phải là đức tin. Niềm tin đó không cần thiết vì không dẫn đến ơn cứu độ. Đức tin thuộc thế giới tâm linh, không thể cân đo, không thay hình đổi dạng, bất biến với thời gian. Ánh sáng bộ óc, ánh sáng khoa học soi sáng những gì thuộc về vật thể hữu hình, thuộc về khoa học. Ánh sáng tâm linh soi sáng những gì thuộc về tâm linh. Để có được ánh sáng tâm linh bước đầu tiên cần có là đức tin. Vì thế đức tin được coi là nền tảng cần thiết giúp học hỏi, khám phá tình yêu Chúa. Điều này thực hiện được vì những ai tin vào Thiên Chúa được Thần Khí Chúa hướng dẫn, soi sáng chỉ cho biết Thiên Chúa. Người có đức tin không cậy vào trí khôn, thông minh cá nhân nhưng dựa vào hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa. Mà Thánh Thần Chúa chỉ hoạt động trong những tâm hồn có đức tin.
Làm sao trí óc nhỏ nhoi con người hiểu thấu mầu nhiệm tình yêu. Nhờ đức tin hướng dẫn, giúp ta nhận ra tình yêu Chúa. Đây là bước khởi đầu dẫn vào đời sống tâm linh. Đức tin không đòi hỏi chúng ta hiểu nhưng đòi chúng ta yêu. Càng yêu mến nhiều càng hiểu nhiều. Càng lí luận nhiều càng gặp bế tắc. Tình yêu chân chính ẩn hình khi có cãi lí, tranh biện. Trái lại tình yêu chân chính xuất hiện nơi đâu có hy sinh và phục vụ không vị lợi.
Tình yêu Chúa vừa soi sáng vừa thanh tẩy làm trong sáng tâm trí nhận biết sự thật. Từ chối tình yêu Chúa là từ chối ơn thanh tẩy giúp tâm trí trong sáng. Vì thiếu ánh sáng nên tâm hồn sống trong tối tăm. Sống trong tối tăm vì từ chối chấp nhận ánh sáng chân lí là sự thật. Từ chối sự thật sẽ không biết sự thật. Vắng bóng sự thật sao có đời sống công chính? Muốn sống công chính cần nhận ơn Chúa. Muốn nhận ơn Chúa cần phải gắn bó mật thiết với Chúa, như cành nho dính liền thân nho.
Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sanh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. câu 5.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Một chủ chăn chiên duy nhất là ai?
Linh mục Fx Nguyễn hùng Oánh
08:12 09/05/2009
Chúa Giêsu Kitô nói: Ta là Người chăn chiên hiền lành (Mục tử nhân lành)... Chỉ có một đoàn chiên và một Chủ Chăn chiên” (Ego sum bonus Pastor... Fiet unum ovile et unus pastor. Je suis le Bon Pasreur… il y aura un seul troupeau, un seul pasteur. I am the good shepherd... there will be one flock, one shepherd, Gioan 10,11 và16). Như vậy, Chúa Kitô xác nhận đoàn chiên của Ngài chỉ có một đoàn duy nhất và một chủ chăn chiên duy nhất. Chủ chăn chiên đó là chính Ngài.
Có ai chiếm quyền của Ngài không?
Ngài đã thành lập Hội Thánh và Ngài quả quyết Ngài ở với Hội Thánh của Ngài cho đến tận thế (xem Mt 28, 20).
Ngài đã nói với Thánh Phêrô: “Simon, con ông Baryôna, anh có phúc: vì không phải xác thịt, máu huyết, mà chính Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, đã mạc khải cho anh. Còn Thầy, Thầy bảo anh: anh là Đá (Phêrô) và trên đá nầy Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy và cửa âm phủ sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời và điều gì anh cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc và điều gì anh tháo cởi dưới đất thì trên trời cũng tháo cởi” (Mt 16,17-19).
Và khi thánh Phêrô nên cớ vấp phạm cho Chúa Kitô (can Chúa Kitô đừng chịu chết)(Mt 16,22), Chúa tỏ ra lo lắng cho Phêrô, Ngài nói trước đến tội Phêrô sẽ phạm (Mt 26, 69-72), dạy Phêrô thống hối và giúp anh em giữ vững niềm tin: “ Simon, Simon, satan đã xin được quày cho anh em một trận như sàng lúa, nhưng Thầy đã cầu xin cho anh để lòng tin của không bị mất. Phần anh, khi đã trở lại, thì lo cho anh em được vững mạnh (Luca 22, 31-32). Điều nầy cho biết Chúa vẫn giữ vững “lập trường” của mình là tín nhiệm Phêrô. Đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan nói rõ điều nầy khi Chúa sống lại, hiện ra với các tông đồ trên bờ biển Tiberia: “Simon, con ông Baryona, anh có yêu mến Thầy hơn các người nầy không?... Hãy chăn chiên của Thầy”(xem Gioan 21,15-17).
Chính thống giáo chưa thông hiệp hoàn toàn với Hội Thánh công giáo không xem lời nói “Hãy chăn chiên của Thầy” là dành riêng cho Thánh Phêrô quyền tối cao chăn chiên mà Hội Thánh công giáo đã sống từ thời các Thánh Tông đồ đến ngày nay và mãi mãi cho đến tận thế.
Chú giải của TOP bản dịch năm 1988 về “hãy chăn chiên của Thầy”có những khác biệt với Công giáo nhưng cũng nên đọc: “Jésus est à la fois l’ envoyé du Père et l’unique pasteur (cf 10,14-18; Lc 12, 32 note). Sur la base de l’ amour confessé et vécu par Pierre, il lui confie la tâche pastorale envers son troupeau (cf 10,1-16). Comme la mission apostolique ne prend son sens qu’ en se rattachant à la mission du Fils incarné (17,17-; 20,21), ainsi la fonction pastorale se relie à la sienne (Mt 10,16; Ac 20,28-29; I P 5,1-4); un amour sans réserve pour le Christ apparait ici comme la condition d’ une telle tâche, et il en sera l’ âme. La tradition catholique a peu a peu élaboré, à partir notamment de ce texte, la doctrine de la fonction du collège apostolique et du pape qui le préside (cf Mt 16,17-19; Lc, 22,-32) (Đức Kitô vừa là sứ giả của Chúa Cha sai đến vừa là Đấng chăn chiên duy nhất. Căn cứ vào tình yêu Phêrô đã tuyên xưng và đã sống, Chúa Kitô đã ủy thác cho Phêrô chức vụ mục tử đối với đoàn chiên của Chúa. Bởi vì sứ mệnh tông đồ chỉ đúng nghĩa khi gắn chặt với sứ mạng Chúa Con nhập thể, do đó, chức vụ mục tử gắn liền chức vụ của Ngài; một tình yêu vô điều kiện cả hồn cả xác dành cho Đức Kitô biểu lộ ra ở đây như là điều kiện cho một chức vụ như thế. Truyền thống công giáo dần dần hình thành nhất là từ bản văn nầy, học thuyết về chưc vụ đoàn tông đồ và giáo hoàng nhận Giáo hoàng là trưởng đoàn (cf Mt 16,17-19; Lc 22,32).
Thật ra Kinh Thánh đã mạc khải Chúa Kitô là Người chăn chiên hiền lành và là Thủ lãnh những người chăn chiên (bonus Pastor Principeque pastorum, LG 6 (Gioan 10,11; I Phêrô 5,4), và đã thiết lập Hội Thánh của Ngài đặt trên nền tảng các Tông đồ và thánh Phêrô là người đứng đầu đã được các Tông đồ rao giảng, viết thành Kinh Thánh và Hội Thánh tiên khởi đã sống và truyền lại trong Kinh Thánh và Thánh Truyền… Công đồng Vatican II tuyên bố: “Bước theo dấu vết của Công đồng Vatican 1, Thánh Công đồng nầy cũng giảng dạy và công bố rằng:Chúa Giêsu Kitô, Mục tử vĩnh cửu đã thiết lập Hội Thánh… (LG 18:Haec Sacrosancta Synodus, Concillii Vaticani primi vestigia premens, cum eo docet et declarat Iesum Christum Pastorem aeternum sanctam aedificasse Ecclesiam). Còn Đức Giáo hoàng là Đại diện Chúa Kitô ờ trần gian, và là Thủ lãnh Hội Thánh hữu hình (Christi Vicario ac totius Ecclesiae visibili Capite).
Sách Giáo lý của Hội Thánh công giao năm 1992 dạy: Chúa Kitô đã đặt Thánh Phêrô làm nền tảng hữu hình Hội Thánh của Ngài. Ngài đã trao quyền chìa khóa cho thánh nhân. Giám muc giáo phận Roma, kế quyền Thánh Phêrô, là Thủ trưởng Giám mục đoàn, Đại diện Chúa Kitô và là Mục tử toàn thể Hội Thánh trên mặt đất nầy (Le Seigneur a fait de S. Pierre le fondement visible de son Eglise. Il lui en a remis les clefs. L’ évêque de Rome, successeur de S. Pierre, et “le chef du Collège des évêques, Vicaire du Christ et Pasteur de L’ Eglise tout entière sur cette terre “, số 936). Còn Đức Giám mục địa phận là nguyên lý và là nền tảng hiệp nhất trong địa phận của mình, thi hành quyền mục tử phần Dân Chúa đã được trao phó (số 886). Giáo luật năm 1983 quy định: Linh mục chánh xứ là mục tử riêng của giáo xứ có bổn phận chăm sóc chăn chiên dưới quyền của Đức Giám mục địa phận (cura pastoralis, sub auctoritate Episcopi dioecesani, committitur porocho, qua proprio eiusdem pastori, điểm I, điêu 515).
Trong gia đình công giáo, gia đình là Hội Thánh tại gia (Ecclesia domestica) (LG số 11). Phụ quyền thần linh (quyền của Chúa Cha) là nguồn suối của phụ quyền nhân loại (quyền của cha me), là nền xây vinh dự quyền của cha mẹ (la parenté divine est la source de la parenté humaine, c’ est elle qui fonde l’ honneur des parents) (Sách Giáo lý số 2214), thay mặt Chúa dạy dỗ,chăm sóc con cái.
Tóm lại, Chúa Kitô là Mục tử nhân lành, người chăn chiên hiền lành duy nhất (chỉ có mọt) và vĩnh cửu (đời không thay đổi). Đức Giáo hoàng là dụng cụ của Chúa Kitô để thực hiện bổn phận mục tử trên toàn thể Hội Thánh, Giám muc là dụng cụ của Chúa Kitô để thi hành bổn phận mục tử trên Giáo hội địa phương, linh mục là dụng cụ của Chúa Kitô để thi hành bổn phận mục tử trong giáo xứ của mình, cha mẹ trong gia đinh cũng là dụng cụ của Chúa Kitô để thi hành bổn phận mục tử trong gia đinh của mình.
Ai là kẻ làm thuê??? Ai là mục tử bất trung??? - Kẻ làm cho đoàn chiên tan nát, để sói phá đàn chiên v.v… (Gioan 10, 13). Là hạng tiên tri Samaria, Ta đã thấy cái vô vị: chúng hứng theo Baal, tuyên sấm mà làm cho dân Ta lầm lạc (Gieremia 23,13), là hạng Tiên tri Giêrusalem, Ta đã thấy sự quái đản, chúng “ngoại tình”và đi theo dối trá, chúng củng cố tay lũ ác ôn, khiến không ai bỏ đường tà ma trở lại. (sđd 23, 14). Là những mục tư chăn nuôi lấy mình: sữa các ngươi uống, len, các ngươi mặc, những con béo tốt các ngươi làm thịt, con ốm các ngươi không bổ sức, con bệnh các ngươi không chạy chữa… (Ezékiel 34, 3-4).
Yếu tố mục tử trung thành là hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên như Chúa Kitô đã thực hiện, canh giữ, chống lại sói để bảo vệ đoàn chiên. Mối nguy hiểm nhất là chiếm đoạt quyền sở hữu đoàn chiên của Chúa Kitô. Đã có thời, một số dụng cụ thi hành tác vụ mục tử của Chúa ủy thác như “vị toàn quyền”, và tệ hơn nữa như là Chúa vậy. Cứ đọc lịch sử của Ngôi Giáo hoàng sẽ biết người ta tranh giành ngôi thánh nầy như một ngôi báu trần gian và theo dòng thời gian, ngôi thánh nầy vẫn nhuốm sự sang trọng của trần thế. Từ đó, các chức thánh khác cũng có mùi trần. Hình ảnh chúa chiên hiền lành, hy sinh mạng sống vì đoàn chiên bị mờ đi.
Cám ơn Chúa đã hướng dẫn Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II nói về quyền tối thượng mà ngài đang thi hành và nhận thấy ước nguyện hợp lý của người khác mong ước tìm ra một phương thức về quyền tối thượng:’ ut aliquam inveniamus forma primus exercitii,quae, nihil essentiae suae deponens, in novam tamen condicionem pateat……Nos Ipso agnoscimus, veluti Romanum Episcopum, ad ministerium exercendum vocari… Spiritus Sanctus sua luce nos profundat atque omnes pastores theogosque Nostrarum Ellesiarum illuminet, ut, una simul, ut patet, illas formas perquiramus, in quibus hoc ministerium obire possit amoris opus, quod ab utrisque agnoscatur “. (tìm một phương thức thi hành quyền tối thượng cho hoàn cảnh mới mà không bỏ yếu tính của quyên nầy... Là Giám muc Roma, chúng tôi nhận thức mình được gọi để thực thi nhiệm vụ nầy… Xin Chúa Thánh Thần đổ tràn ánh sáng của Người và soi sáng cho tất cả các mục tử và các thần học gia của các Giáo hội Chúng ta cùng nhau tìm ra những hình thức nhờ đó thừa tác vụ nầy đươc thực thi đầy đủ như là một công trình tình thương mà cà đôi bên đều công nhận)(xem Thông đệp Ut unum sint số 95).
Nếu đạt được như vậy sẽ có những đổi mới trong các Giáo hội nhất là Roma sẽ quét sạch được bóng dáng vương triều trở thành mục tử “chân đất” của Chúa Kitô để đi khắp mọi nơi. Còn nhớ trong bài diễn văn khai mạc Công đồng Vatican II, Đức Giáo hoàng Gioan 23 cũng đã nói: “Theologi, servatis propiis scientiae theologicae metodis et exigentiis invitantur ut aptionem modum doctrinam cum huminibus sui temporis communicandi semper inquiran, quia aliud est ipsum depositrum Fidei seu veritatis, aliud modus secundum quem enuntiatur, eodem tamen sensu eademque sententia (khi trung thành vơi những phương pháp và đòi hỏi riêng của khoa thần học, các nhà thần học được mời gọi luôn luôn tìm kiếm một phương thức thích ứng hơn để truyền thông giáo lý cho người đương thời; vì một đàng là kho tàng Đức Tin các chân lý, một đàng là phương thức diễn đạt kho tàng đó miễn sao giữ đúng ý nghĩa và nội dung). Rất mong các nhà thẩn học làm việc vì lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng, bây giờ là lời kêu gọi của Chân phước Giáo hoàng vì chúng con đang dạy Giáo lý với cách ăn nói của kinh viện, ngay cả của thánh Tôma Aquino cho người đương thời, nhất là giới trẻ, họ khó chấp nhân cách ăn nói nầy.
Có ai chiếm quyền của Ngài không?
Ngài đã thành lập Hội Thánh và Ngài quả quyết Ngài ở với Hội Thánh của Ngài cho đến tận thế (xem Mt 28, 20).
Ngài đã nói với Thánh Phêrô: “Simon, con ông Baryôna, anh có phúc: vì không phải xác thịt, máu huyết, mà chính Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, đã mạc khải cho anh. Còn Thầy, Thầy bảo anh: anh là Đá (Phêrô) và trên đá nầy Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy và cửa âm phủ sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời và điều gì anh cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc và điều gì anh tháo cởi dưới đất thì trên trời cũng tháo cởi” (Mt 16,17-19).
Và khi thánh Phêrô nên cớ vấp phạm cho Chúa Kitô (can Chúa Kitô đừng chịu chết)(Mt 16,22), Chúa tỏ ra lo lắng cho Phêrô, Ngài nói trước đến tội Phêrô sẽ phạm (Mt 26, 69-72), dạy Phêrô thống hối và giúp anh em giữ vững niềm tin: “ Simon, Simon, satan đã xin được quày cho anh em một trận như sàng lúa, nhưng Thầy đã cầu xin cho anh để lòng tin của không bị mất. Phần anh, khi đã trở lại, thì lo cho anh em được vững mạnh (Luca 22, 31-32). Điều nầy cho biết Chúa vẫn giữ vững “lập trường” của mình là tín nhiệm Phêrô. Đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan nói rõ điều nầy khi Chúa sống lại, hiện ra với các tông đồ trên bờ biển Tiberia: “Simon, con ông Baryona, anh có yêu mến Thầy hơn các người nầy không?... Hãy chăn chiên của Thầy”(xem Gioan 21,15-17).
Chính thống giáo chưa thông hiệp hoàn toàn với Hội Thánh công giáo không xem lời nói “Hãy chăn chiên của Thầy” là dành riêng cho Thánh Phêrô quyền tối cao chăn chiên mà Hội Thánh công giáo đã sống từ thời các Thánh Tông đồ đến ngày nay và mãi mãi cho đến tận thế.
Chú giải của TOP bản dịch năm 1988 về “hãy chăn chiên của Thầy”có những khác biệt với Công giáo nhưng cũng nên đọc: “Jésus est à la fois l’ envoyé du Père et l’unique pasteur (cf 10,14-18; Lc 12, 32 note). Sur la base de l’ amour confessé et vécu par Pierre, il lui confie la tâche pastorale envers son troupeau (cf 10,1-16). Comme la mission apostolique ne prend son sens qu’ en se rattachant à la mission du Fils incarné (17,17-; 20,21), ainsi la fonction pastorale se relie à la sienne (Mt 10,16; Ac 20,28-29; I P 5,1-4); un amour sans réserve pour le Christ apparait ici comme la condition d’ une telle tâche, et il en sera l’ âme. La tradition catholique a peu a peu élaboré, à partir notamment de ce texte, la doctrine de la fonction du collège apostolique et du pape qui le préside (cf Mt 16,17-19; Lc, 22,-32) (Đức Kitô vừa là sứ giả của Chúa Cha sai đến vừa là Đấng chăn chiên duy nhất. Căn cứ vào tình yêu Phêrô đã tuyên xưng và đã sống, Chúa Kitô đã ủy thác cho Phêrô chức vụ mục tử đối với đoàn chiên của Chúa. Bởi vì sứ mệnh tông đồ chỉ đúng nghĩa khi gắn chặt với sứ mạng Chúa Con nhập thể, do đó, chức vụ mục tử gắn liền chức vụ của Ngài; một tình yêu vô điều kiện cả hồn cả xác dành cho Đức Kitô biểu lộ ra ở đây như là điều kiện cho một chức vụ như thế. Truyền thống công giáo dần dần hình thành nhất là từ bản văn nầy, học thuyết về chưc vụ đoàn tông đồ và giáo hoàng nhận Giáo hoàng là trưởng đoàn (cf Mt 16,17-19; Lc 22,32).
Thật ra Kinh Thánh đã mạc khải Chúa Kitô là Người chăn chiên hiền lành và là Thủ lãnh những người chăn chiên (bonus Pastor Principeque pastorum, LG 6 (Gioan 10,11; I Phêrô 5,4), và đã thiết lập Hội Thánh của Ngài đặt trên nền tảng các Tông đồ và thánh Phêrô là người đứng đầu đã được các Tông đồ rao giảng, viết thành Kinh Thánh và Hội Thánh tiên khởi đã sống và truyền lại trong Kinh Thánh và Thánh Truyền… Công đồng Vatican II tuyên bố: “Bước theo dấu vết của Công đồng Vatican 1, Thánh Công đồng nầy cũng giảng dạy và công bố rằng:Chúa Giêsu Kitô, Mục tử vĩnh cửu đã thiết lập Hội Thánh… (LG 18:Haec Sacrosancta Synodus, Concillii Vaticani primi vestigia premens, cum eo docet et declarat Iesum Christum Pastorem aeternum sanctam aedificasse Ecclesiam). Còn Đức Giáo hoàng là Đại diện Chúa Kitô ờ trần gian, và là Thủ lãnh Hội Thánh hữu hình (Christi Vicario ac totius Ecclesiae visibili Capite).
Sách Giáo lý của Hội Thánh công giao năm 1992 dạy: Chúa Kitô đã đặt Thánh Phêrô làm nền tảng hữu hình Hội Thánh của Ngài. Ngài đã trao quyền chìa khóa cho thánh nhân. Giám muc giáo phận Roma, kế quyền Thánh Phêrô, là Thủ trưởng Giám mục đoàn, Đại diện Chúa Kitô và là Mục tử toàn thể Hội Thánh trên mặt đất nầy (Le Seigneur a fait de S. Pierre le fondement visible de son Eglise. Il lui en a remis les clefs. L’ évêque de Rome, successeur de S. Pierre, et “le chef du Collège des évêques, Vicaire du Christ et Pasteur de L’ Eglise tout entière sur cette terre “, số 936). Còn Đức Giám mục địa phận là nguyên lý và là nền tảng hiệp nhất trong địa phận của mình, thi hành quyền mục tử phần Dân Chúa đã được trao phó (số 886). Giáo luật năm 1983 quy định: Linh mục chánh xứ là mục tử riêng của giáo xứ có bổn phận chăm sóc chăn chiên dưới quyền của Đức Giám mục địa phận (cura pastoralis, sub auctoritate Episcopi dioecesani, committitur porocho, qua proprio eiusdem pastori, điểm I, điêu 515).
Trong gia đình công giáo, gia đình là Hội Thánh tại gia (Ecclesia domestica) (LG số 11). Phụ quyền thần linh (quyền của Chúa Cha) là nguồn suối của phụ quyền nhân loại (quyền của cha me), là nền xây vinh dự quyền của cha mẹ (la parenté divine est la source de la parenté humaine, c’ est elle qui fonde l’ honneur des parents) (Sách Giáo lý số 2214), thay mặt Chúa dạy dỗ,chăm sóc con cái.
Tóm lại, Chúa Kitô là Mục tử nhân lành, người chăn chiên hiền lành duy nhất (chỉ có mọt) và vĩnh cửu (đời không thay đổi). Đức Giáo hoàng là dụng cụ của Chúa Kitô để thực hiện bổn phận mục tử trên toàn thể Hội Thánh, Giám muc là dụng cụ của Chúa Kitô để thi hành bổn phận mục tử trên Giáo hội địa phương, linh mục là dụng cụ của Chúa Kitô để thi hành bổn phận mục tử trong giáo xứ của mình, cha mẹ trong gia đinh cũng là dụng cụ của Chúa Kitô để thi hành bổn phận mục tử trong gia đinh của mình.
Ai là kẻ làm thuê??? Ai là mục tử bất trung??? - Kẻ làm cho đoàn chiên tan nát, để sói phá đàn chiên v.v… (Gioan 10, 13). Là hạng tiên tri Samaria, Ta đã thấy cái vô vị: chúng hứng theo Baal, tuyên sấm mà làm cho dân Ta lầm lạc (Gieremia 23,13), là hạng Tiên tri Giêrusalem, Ta đã thấy sự quái đản, chúng “ngoại tình”và đi theo dối trá, chúng củng cố tay lũ ác ôn, khiến không ai bỏ đường tà ma trở lại. (sđd 23, 14). Là những mục tư chăn nuôi lấy mình: sữa các ngươi uống, len, các ngươi mặc, những con béo tốt các ngươi làm thịt, con ốm các ngươi không bổ sức, con bệnh các ngươi không chạy chữa… (Ezékiel 34, 3-4).
Yếu tố mục tử trung thành là hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên như Chúa Kitô đã thực hiện, canh giữ, chống lại sói để bảo vệ đoàn chiên. Mối nguy hiểm nhất là chiếm đoạt quyền sở hữu đoàn chiên của Chúa Kitô. Đã có thời, một số dụng cụ thi hành tác vụ mục tử của Chúa ủy thác như “vị toàn quyền”, và tệ hơn nữa như là Chúa vậy. Cứ đọc lịch sử của Ngôi Giáo hoàng sẽ biết người ta tranh giành ngôi thánh nầy như một ngôi báu trần gian và theo dòng thời gian, ngôi thánh nầy vẫn nhuốm sự sang trọng của trần thế. Từ đó, các chức thánh khác cũng có mùi trần. Hình ảnh chúa chiên hiền lành, hy sinh mạng sống vì đoàn chiên bị mờ đi.
Cám ơn Chúa đã hướng dẫn Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II nói về quyền tối thượng mà ngài đang thi hành và nhận thấy ước nguyện hợp lý của người khác mong ước tìm ra một phương thức về quyền tối thượng:’ ut aliquam inveniamus forma primus exercitii,quae, nihil essentiae suae deponens, in novam tamen condicionem pateat……Nos Ipso agnoscimus, veluti Romanum Episcopum, ad ministerium exercendum vocari… Spiritus Sanctus sua luce nos profundat atque omnes pastores theogosque Nostrarum Ellesiarum illuminet, ut, una simul, ut patet, illas formas perquiramus, in quibus hoc ministerium obire possit amoris opus, quod ab utrisque agnoscatur “. (tìm một phương thức thi hành quyền tối thượng cho hoàn cảnh mới mà không bỏ yếu tính của quyên nầy... Là Giám muc Roma, chúng tôi nhận thức mình được gọi để thực thi nhiệm vụ nầy… Xin Chúa Thánh Thần đổ tràn ánh sáng của Người và soi sáng cho tất cả các mục tử và các thần học gia của các Giáo hội Chúng ta cùng nhau tìm ra những hình thức nhờ đó thừa tác vụ nầy đươc thực thi đầy đủ như là một công trình tình thương mà cà đôi bên đều công nhận)(xem Thông đệp Ut unum sint số 95).
Nếu đạt được như vậy sẽ có những đổi mới trong các Giáo hội nhất là Roma sẽ quét sạch được bóng dáng vương triều trở thành mục tử “chân đất” của Chúa Kitô để đi khắp mọi nơi. Còn nhớ trong bài diễn văn khai mạc Công đồng Vatican II, Đức Giáo hoàng Gioan 23 cũng đã nói: “Theologi, servatis propiis scientiae theologicae metodis et exigentiis invitantur ut aptionem modum doctrinam cum huminibus sui temporis communicandi semper inquiran, quia aliud est ipsum depositrum Fidei seu veritatis, aliud modus secundum quem enuntiatur, eodem tamen sensu eademque sententia (khi trung thành vơi những phương pháp và đòi hỏi riêng của khoa thần học, các nhà thần học được mời gọi luôn luôn tìm kiếm một phương thức thích ứng hơn để truyền thông giáo lý cho người đương thời; vì một đàng là kho tàng Đức Tin các chân lý, một đàng là phương thức diễn đạt kho tàng đó miễn sao giữ đúng ý nghĩa và nội dung). Rất mong các nhà thẩn học làm việc vì lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng, bây giờ là lời kêu gọi của Chân phước Giáo hoàng vì chúng con đang dạy Giáo lý với cách ăn nói của kinh viện, ngay cả của thánh Tôma Aquino cho người đương thời, nhất là giới trẻ, họ khó chấp nhân cách ăn nói nầy.
Định danh Kitô hữu
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
14:29 09/05/2009
Chúa Nhật V Phục Sinh
Một hình ảnh rất đẹp khác mà Chúa Giêsu đã sử dụng để nói lên tương quan sống còn và tương quan triển nở giữa các môn đệ của Ngài với Ngài là hình ảnh cành nho với thân nho. Muốn sinh nhiều hoa trái thiêng liêng, người Kitô hữu cần phải kết hợp mật thiết với Chúa Kitô là nguồn sống, tức là phải ở lại trong tình yêu của Ngài. Ở lại qua việc tuân giữ lời Ngài. Đồng thời phải chấp nhận để cho Thiên Chúa cắt tỉa, thanh luyện, nghĩa là phải chấp nhận hy sinh thử thách và gian khổ. Dĩ nhiên cắt tỉa là phải đau đớn. Có khi bị rướm máu.
Nhìn lại thực trạng sống đạo hôm nay, chúng ta dễ dàng thấy có 3 hạng Kitô hữu:
- Hữu danh vô thần:
Họ là những người mang danh là Kitô hữu, xưng mình là đạo gốc đạo dòng, là “cành nho” chính thống, nhưng đã tách lìa Đức Kitô và xa lìa Giáo hội. Họ sống như những người vô thần không hơn không kém. Họ không giữ đạo và cũng không sống đạo.
Đây là hạng người đáng sợ nhất vì họ rất dễ rơi vào nguy cơ tháp nối với cây tiền tài, cây danh vọng, cây quyền lực, cây sắc dục…. Và chắc chắn cành nho đời họ sẽ sinh trái nho hoang nho dại, thậm chí là nho độc nho hại nữa.
- Hữu danh vô thực:
Là những người mang danh có đạo, có khi giữ đạo tốt, nhưng không sống đạo hay sống đạo kiểu cầm chừng, đủ rỗi linh hồn là được. Có đạo nhưng không thực hành đạo vì ngại bị cắt tỉa, ngại dấn thân, sợ thua thiệt.
Số phận của những người hữu danh vô thực thì sao ? Có thể nói được rằng số phận của họ thật đáng buồn vì họ như những “cành nho vô tích sự” không sinh được hoa trái thiêng liêng nào, nên chỉ còn có việc chặt làm củi.
- Hữu danh hữu thực:
Đây là những Kitô hữu sống đạo thực sự. Họ sẵn lòng chấp nhận mọi hy sinh sinh, mọi cắt tỉa mỗi ngày để hoa trái được phong nhiêu: “Hạt 30, hạt 60, hạt 100”. Đối với họ, Lời Chúa luôn là nhựa sống đem lại sự sống cho cành nho đời họ. Lời Chúa còn là phương thế cắt tỉa, thanh luyện để họ có thể sinh hoa trái dồi dào hơn: hoa trái bác ái yêu thương, hoa trái công bình chính trực, hoa trái hiệp nhất bình an….
Tôi đang thuộc hạng người nào trên đây ? Phúc cho tôi nếu tôi có tên trong danh sách những người thuộc hạng thứ 3, “hữu danh hữu thực”. Ngược lại, thật bất hạnh cho tôi nếu tôi bị liệt vào hàng ngũ những người thuộc diện “hữu danh vô thực”, hay “hữu danh vô thần”, là những hạng Kitô hữu sẽ bị phán xét công thẳng trước toà phán xét của Thiên Chúa sau này.
Một hình ảnh rất đẹp khác mà Chúa Giêsu đã sử dụng để nói lên tương quan sống còn và tương quan triển nở giữa các môn đệ của Ngài với Ngài là hình ảnh cành nho với thân nho. Muốn sinh nhiều hoa trái thiêng liêng, người Kitô hữu cần phải kết hợp mật thiết với Chúa Kitô là nguồn sống, tức là phải ở lại trong tình yêu của Ngài. Ở lại qua việc tuân giữ lời Ngài. Đồng thời phải chấp nhận để cho Thiên Chúa cắt tỉa, thanh luyện, nghĩa là phải chấp nhận hy sinh thử thách và gian khổ. Dĩ nhiên cắt tỉa là phải đau đớn. Có khi bị rướm máu.
Nhìn lại thực trạng sống đạo hôm nay, chúng ta dễ dàng thấy có 3 hạng Kitô hữu:
- Hữu danh vô thần:
Họ là những người mang danh là Kitô hữu, xưng mình là đạo gốc đạo dòng, là “cành nho” chính thống, nhưng đã tách lìa Đức Kitô và xa lìa Giáo hội. Họ sống như những người vô thần không hơn không kém. Họ không giữ đạo và cũng không sống đạo.
Đây là hạng người đáng sợ nhất vì họ rất dễ rơi vào nguy cơ tháp nối với cây tiền tài, cây danh vọng, cây quyền lực, cây sắc dục…. Và chắc chắn cành nho đời họ sẽ sinh trái nho hoang nho dại, thậm chí là nho độc nho hại nữa.
- Hữu danh vô thực:
Là những người mang danh có đạo, có khi giữ đạo tốt, nhưng không sống đạo hay sống đạo kiểu cầm chừng, đủ rỗi linh hồn là được. Có đạo nhưng không thực hành đạo vì ngại bị cắt tỉa, ngại dấn thân, sợ thua thiệt.
Số phận của những người hữu danh vô thực thì sao ? Có thể nói được rằng số phận của họ thật đáng buồn vì họ như những “cành nho vô tích sự” không sinh được hoa trái thiêng liêng nào, nên chỉ còn có việc chặt làm củi.
- Hữu danh hữu thực:
Đây là những Kitô hữu sống đạo thực sự. Họ sẵn lòng chấp nhận mọi hy sinh sinh, mọi cắt tỉa mỗi ngày để hoa trái được phong nhiêu: “Hạt 30, hạt 60, hạt 100”. Đối với họ, Lời Chúa luôn là nhựa sống đem lại sự sống cho cành nho đời họ. Lời Chúa còn là phương thế cắt tỉa, thanh luyện để họ có thể sinh hoa trái dồi dào hơn: hoa trái bác ái yêu thương, hoa trái công bình chính trực, hoa trái hiệp nhất bình an….
Tôi đang thuộc hạng người nào trên đây ? Phúc cho tôi nếu tôi có tên trong danh sách những người thuộc hạng thứ 3, “hữu danh hữu thực”. Ngược lại, thật bất hạnh cho tôi nếu tôi bị liệt vào hàng ngũ những người thuộc diện “hữu danh vô thực”, hay “hữu danh vô thần”, là những hạng Kitô hữu sẽ bị phán xét công thẳng trước toà phán xét của Thiên Chúa sau này.
Tình Chúa, Tình Mẫu Tử
Anmai, CSsR
14:33 09/05/2009
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH B (Cv 9, 26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15, 1-8)
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”
Không phải ngẫu nhiên mà Y Vân đã diễn tả lòng mẹ như vậy.
Thật ra cái biển Thái Bình cũng chỉ là cách diễn tả, cách nói vậy thôi chứ làm sao mà diễn tả hết được tình mẹ dành cho con. Đã có những người mẹ dám chết, dám đánh mất phận mình để cho con được sống. Tình mẹ bao la đến độ chẳng có sách vở, chẳng có giấy bút nào mà viết hết, tả hết được tình mẹ bao la ấy.
Hôm nay, về mặt xã hội, mọi người mừng ngày người mẹ. Ai sinh ra đời là không cha không mẹ, một ngày mừng mẹ chẳng thấm gì với công ơn to lớn của mẹ. Dừng lại một chút trong ngày hôm nay để thấy, để ghi ơn, để tạ ơn vì biết bao nhiêu ơn lành mà mẹ đã cưu mang, sinh thành và dưỡng dục ta. Có ca tụng, có đáp đền cách nào đi chăng nữa cũng chẳng đủ một chút cho tình mẹ.
Nhắc đến tình mẹ, kitô hữu lại có một người không phải là mẹ nhưng lại lạ mẹ. Không phải là mẹ nhưng là mẹ mới là điều quan trọng, điều đáng nói. Mẹ này hơn các mẹ khác, mẹ này đã đổ máu mình ra để cứu chuộc con người. Mẹ này đã “ấp ủ các con của mình như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh, Chúa nâng niu, ấp ủ con đêm ngày” như chúng ta vẫn thường hát.
Tình mẹ ấy đã được Chúa Giêsu nói cho các môn đệ mà chúng ta vừa nghe Thánh Gioan Tông đồ thuật lại đấy:
"Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy”. (Ga 15, 1-5a)
Hình ảnh “cây nho” quá quen thuộc ở Cựu Ước (Hs 10,1; Gr 2,21; Tv 80,9-12). Ở Gr 2,21, chính Thiên Chúa sánh mình với người trồng nho như ở Ga 15,1. Cũng vậy, ở Tv 80,9-12, tác giả sánh Israel với cây nho và dân Israel với cành nho.
Gốc nho này, Chúa bứng từ Ai-cập,
Đuổi chư dân, lấy chỗ mà trồng
. .. Chồi mọc xa tận miền Sông Cả (Tv 80 / 79,9-12).
Khi sánh Thiên Chúa với người trồng nho và Israel với cây nho, Cựu Ước muốn nói lên rằng Thiên Chúa đã yêu thương và tuyển chọn Israel. Đã được Thiên Chúa trồng và giữ, thì Israel phải sinh hoa trái công chính, thánh thiện và, nếu không, sẽ bị tiêu diệt ngày phán xét chung.
Trong Tân Ước, cây nho đích thực chính là Đức Giê-su. Người mới là Israel đích thực.
(cây nho và) người trồng nho
Ga 15,1-2 và Ga 15,5-6 là hai ẩn dụ. Ga 15,5-6 nói về mối tương quan giữa cây nho và cành nho; nhưng Ga 15,1-2 nói về mối tương quan giữa cây nho và người trồng nho, mô tả cách người trồng nho hành động đối với cây nho và cành nho, nghĩa là mô tả thái độ của Thiên Chúa đối với các môn đệ của Đức Giê-su.
(cây nho và) cành nho
Nếu Ga 15,1 nói về mối tương quan giữa cây nho và người trồng nho, thì Ga 15,5 nói về mối tương quan giữa cây nho và cành nho. Theo nghĩa bóng, đó là mối tương quan giữa Đức Giê-su và các môn đệ. Ga 15,1 không nói nhờ đâu mà cành sinh hoa trái; trái lại, Ga 15,5 nói: muốn sinh hoa trái, thì phải ở trong cây, nghĩa là ở trong Đức Giê-su.
“Ở trong” Đức Giê-su nghĩa là gì ? chủ từ của động từ “ở trong” có thể là Thiên Chúa, mà cũng có thể là các môn đệ. Khi nói về các môn đệ, động từ ấy có nghĩa là hiểu biết và gắn bó. Đó là nghĩa của cách nói “ở trong” khi thánh Gio-an nói các môn đệ “ở trong lời” (8,31), “ở trong tình thương” (15,9-10), “ở trong ánh sáng” (1 Ga 2,10), “ở trong Thiên Chúa” (1 Ga 4,13-16):
“Thiên Chúa là tình yêu,
Ai ở trong (mênon ên) tình yêu
Là ở trong (mênêi ên) Thiên Chúa” (1 Ga 4,16).
Còn khi nói về Thiên Chúa hoặc Đức Giê-su, thì động từ “ở trong” có nghĩa là yêu thương và liên tục ban ơn cứu độ cho những ai tin (1 Ga 2,27; 3,9.15; 4,12-15).
Như thế, các môn đệ “ở trong” Thiên Chúa và do đó, Thiên Chúa “ở trong các môn đệ”, có nghĩa là: khi con người chung thủy gắn bó với Đức Giê-su và tuân giữ lời Người (15,8-12; 1 Ga 2,3-6; 3,22-24), thì Thiên Chúa sẽ yêu thương và luôn luôn ban phát muôn ơn, trong đó có ơn cứu độ.
Với người quen thuộc Thánh kinh, hình ảnh “Cây nho” ám chỉ mối tương quan và, đồng thời, tấm bi kịch giữa Thiên Chúa và Israel. Thay vì sinh hoa trái, dân Israel đã bất tuân Lời Thiên Chúa và phản bội với sứ mạng làm “nhân chứng” của Thiên Chúa giữa chư dân (Hs 10,1; Is 5,1-7; Gr 2,21; Ed 19,10-14).
Với Tân Ước, Đức Giê-su thay thế Israel:
Người là cây nho mà Chúa Cha là người trồng nho. Các môn đệ phải kết hiệp với Đức Giê-su. Không liên kết với Người, họ sẽ bị Chúa Cha loại ra ngoài. Còn liên kết, họ sẽ được Chúa Cha chăm sóc, để họ biết ăn ở công chính và bác ái với anh em.
Đức Giêsu là cây nho và các môn đệ là cành. Người môn đệ phải kết hiệp với Đức Giê-su. Kết hiệp với Đức Giêsu, người môn đệ sẽ được như ý mỗi khi xin và, đồng thời, cũng làm cho Chúa Cha được vẻ vang, vì họ kính thờ Chúa Cha như Đức Giê-su dạy và vì, sau hết, họ là môn đệ của Đức Giêsu, Người Con của Thiên Chúa và là Đấng Thiên Chúa sai phái xuống trần gian.
Quả thật Chúa Giêsu là một nhà tâm lý đại tài, Ngài ví tình tình yêu của Ngài với những người theo Ngài như cây với cành. Chẳng cần phải học cao hiểu rộng, ai ai cũng biết rằng cành làm sao sống khi đã lìa cây.
Chỉ những ai tin và cảm nghiệm tình yêu thật với Chúa Giêsu thì mới thấy lời của Chúa Giêsu nói đúng và hay như thế nào.
Thánh Gioan Tông đồ không phải là vô cớ khi nói: Thiên Chúa là Tình Yêu. Qủa thật, Tình Yêu Thiên Chúa lớn hơn tình yêu của con người. Con người có thể yêu nhau theo kiểu tình yêu của đồng loại, tình yêu bằng hữu nhưng Thiên Chúa yêu con người với tình yêu như tình yêu của người mẹ.
Nhìn lại cuộc đời của mỗi người chúng ta, chắc có lẽ không cần nói nhiều, ai ai cũng cảm nhận được tình mẹ bao la, to lớn là gì. Tình mẹ bao la cũng vượt quá trí hiểu của con người. Mẹ có thể hy sinh cả một đời cho con chứ con chẳng bao giờ hy sinh một đời cho mẹ.
Người ta vẫn thường nói “một mẹ nuôi mười con chứ mười con không nuôi được một mẹ !” để thấy tình mẹ lớn là dường nào. Tình mẹ lớn, tình mẹ rộng, tình mẹ bao la đến độ khi mất mẹ là mất tất cả, nữ tu Trầm Hương, FMSR đã bày tỏ tình yêu ấy như sau:
“Ngày không còn mẹ con mới hiểu lòng mẹ bao la
Vầng trăng khuất đi con mới hiểu thế nào là đêm tối
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả vầng trăng mất cả đại dương
Ngày không còn mẹ con mới hiểu ngọt ngào lời ru
Đời bao lắng lo con thấy cần những bàn tay nâng đỡ
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả lời ru mất cả tuổi thơ
Mẹ về quê hương chốn xa vời
tình mẹ thênh thang như mây trời
xuống hồn con như vòng tay tìm con thơ bé
Mẹ về quê hương chốn xa vời
Tình mẹ thương con không đổi dời
Thầm nhắc nhở con hãy sống thanh cao hỡi con yêu của mẹ.
Ngày không còn mẹ con mới hiểu mẹ là dòng sông
Chờ bao ước mong mong tới ngày đưa thuyền con tới bến
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả dòng sông mất cả đại dương
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả vầng trăng mất cả đại dương
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả lời ru mất cả tuổi thơ”.
Thật ra tình mẹ tình Chúa thì ai cũng thấy nhưng để sống cái tình Chúa, tình mẹ với ta hơi khó. Khó vì ta không ra khỏi cái con người nhỏ bé ích kỷ của ta. Chúa và mẹ, ai cũng thương ta hết nhưng ta vẫn sống ngỗ nghịch trước tình yêu ấy.
Hôm nay, ngày của Mẹ, với trang Tin mừng đậm chất “Mẹ” của Thầy Chí Thánh Giêsu, mỗi người chúng ta có cơ hội nhìn lại bản thân mình:
Với “Mẹ Giêsu” chúng ta sống như thế nào ? Chúng ta có gắn kết như cây nho gắn liền cành nho hay không ? Hay là chúng ta tách lìa khỏi cành ?
Với Mẹ của mỗi người chúng ta, tình cảm của chúng ta dành cho Mẹ còn được bao nhiêu ?
Hãy đến với “Mẹ Giêsu” và nói với Mẹ rằng: “Không có Thầy chúng con không làm được gì !”. Xin Thầy ở lại mãi với chúng con để chúng con luôn được sống và sống dồi dào.
Hãy chạy đến với Mẹ và hôn lên mái tóc bạc của Mẹ và nói khẽ bên tai Mẹ là: “Mẹ ơi ! Con yêu Mẹ nhiều lắm !”.
Nguyện xin Cây Nho Thật thương ban thêm ơn cho mỗi người chúng ta để chúng ta luôn bám vào Cây Nho Thật và luôn bám vào Mẹ hiền yêu dấu của mỗi người chúng ta.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”
Không phải ngẫu nhiên mà Y Vân đã diễn tả lòng mẹ như vậy.
Thật ra cái biển Thái Bình cũng chỉ là cách diễn tả, cách nói vậy thôi chứ làm sao mà diễn tả hết được tình mẹ dành cho con. Đã có những người mẹ dám chết, dám đánh mất phận mình để cho con được sống. Tình mẹ bao la đến độ chẳng có sách vở, chẳng có giấy bút nào mà viết hết, tả hết được tình mẹ bao la ấy.
Hôm nay, về mặt xã hội, mọi người mừng ngày người mẹ. Ai sinh ra đời là không cha không mẹ, một ngày mừng mẹ chẳng thấm gì với công ơn to lớn của mẹ. Dừng lại một chút trong ngày hôm nay để thấy, để ghi ơn, để tạ ơn vì biết bao nhiêu ơn lành mà mẹ đã cưu mang, sinh thành và dưỡng dục ta. Có ca tụng, có đáp đền cách nào đi chăng nữa cũng chẳng đủ một chút cho tình mẹ.
Nhắc đến tình mẹ, kitô hữu lại có một người không phải là mẹ nhưng lại lạ mẹ. Không phải là mẹ nhưng là mẹ mới là điều quan trọng, điều đáng nói. Mẹ này hơn các mẹ khác, mẹ này đã đổ máu mình ra để cứu chuộc con người. Mẹ này đã “ấp ủ các con của mình như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh, Chúa nâng niu, ấp ủ con đêm ngày” như chúng ta vẫn thường hát.
Tình mẹ ấy đã được Chúa Giêsu nói cho các môn đệ mà chúng ta vừa nghe Thánh Gioan Tông đồ thuật lại đấy:
"Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy”. (Ga 15, 1-5a)
Hình ảnh “cây nho” quá quen thuộc ở Cựu Ước (Hs 10,1; Gr 2,21; Tv 80,9-12). Ở Gr 2,21, chính Thiên Chúa sánh mình với người trồng nho như ở Ga 15,1. Cũng vậy, ở Tv 80,9-12, tác giả sánh Israel với cây nho và dân Israel với cành nho.
Gốc nho này, Chúa bứng từ Ai-cập,
Đuổi chư dân, lấy chỗ mà trồng
. .. Chồi mọc xa tận miền Sông Cả (Tv 80 / 79,9-12).
Khi sánh Thiên Chúa với người trồng nho và Israel với cây nho, Cựu Ước muốn nói lên rằng Thiên Chúa đã yêu thương và tuyển chọn Israel. Đã được Thiên Chúa trồng và giữ, thì Israel phải sinh hoa trái công chính, thánh thiện và, nếu không, sẽ bị tiêu diệt ngày phán xét chung.
Trong Tân Ước, cây nho đích thực chính là Đức Giê-su. Người mới là Israel đích thực.
(cây nho và) người trồng nho
Ga 15,1-2 và Ga 15,5-6 là hai ẩn dụ. Ga 15,5-6 nói về mối tương quan giữa cây nho và cành nho; nhưng Ga 15,1-2 nói về mối tương quan giữa cây nho và người trồng nho, mô tả cách người trồng nho hành động đối với cây nho và cành nho, nghĩa là mô tả thái độ của Thiên Chúa đối với các môn đệ của Đức Giê-su.
(cây nho và) cành nho
Nếu Ga 15,1 nói về mối tương quan giữa cây nho và người trồng nho, thì Ga 15,5 nói về mối tương quan giữa cây nho và cành nho. Theo nghĩa bóng, đó là mối tương quan giữa Đức Giê-su và các môn đệ. Ga 15,1 không nói nhờ đâu mà cành sinh hoa trái; trái lại, Ga 15,5 nói: muốn sinh hoa trái, thì phải ở trong cây, nghĩa là ở trong Đức Giê-su.
“Ở trong” Đức Giê-su nghĩa là gì ? chủ từ của động từ “ở trong” có thể là Thiên Chúa, mà cũng có thể là các môn đệ. Khi nói về các môn đệ, động từ ấy có nghĩa là hiểu biết và gắn bó. Đó là nghĩa của cách nói “ở trong” khi thánh Gio-an nói các môn đệ “ở trong lời” (8,31), “ở trong tình thương” (15,9-10), “ở trong ánh sáng” (1 Ga 2,10), “ở trong Thiên Chúa” (1 Ga 4,13-16):
“Thiên Chúa là tình yêu,
Ai ở trong (mênon ên) tình yêu
Là ở trong (mênêi ên) Thiên Chúa” (1 Ga 4,16).
Còn khi nói về Thiên Chúa hoặc Đức Giê-su, thì động từ “ở trong” có nghĩa là yêu thương và liên tục ban ơn cứu độ cho những ai tin (1 Ga 2,27; 3,9.15; 4,12-15).
Như thế, các môn đệ “ở trong” Thiên Chúa và do đó, Thiên Chúa “ở trong các môn đệ”, có nghĩa là: khi con người chung thủy gắn bó với Đức Giê-su và tuân giữ lời Người (15,8-12; 1 Ga 2,3-6; 3,22-24), thì Thiên Chúa sẽ yêu thương và luôn luôn ban phát muôn ơn, trong đó có ơn cứu độ.
Với người quen thuộc Thánh kinh, hình ảnh “Cây nho” ám chỉ mối tương quan và, đồng thời, tấm bi kịch giữa Thiên Chúa và Israel. Thay vì sinh hoa trái, dân Israel đã bất tuân Lời Thiên Chúa và phản bội với sứ mạng làm “nhân chứng” của Thiên Chúa giữa chư dân (Hs 10,1; Is 5,1-7; Gr 2,21; Ed 19,10-14).
Với Tân Ước, Đức Giê-su thay thế Israel:
Người là cây nho mà Chúa Cha là người trồng nho. Các môn đệ phải kết hiệp với Đức Giê-su. Không liên kết với Người, họ sẽ bị Chúa Cha loại ra ngoài. Còn liên kết, họ sẽ được Chúa Cha chăm sóc, để họ biết ăn ở công chính và bác ái với anh em.
Đức Giêsu là cây nho và các môn đệ là cành. Người môn đệ phải kết hiệp với Đức Giê-su. Kết hiệp với Đức Giêsu, người môn đệ sẽ được như ý mỗi khi xin và, đồng thời, cũng làm cho Chúa Cha được vẻ vang, vì họ kính thờ Chúa Cha như Đức Giê-su dạy và vì, sau hết, họ là môn đệ của Đức Giêsu, Người Con của Thiên Chúa và là Đấng Thiên Chúa sai phái xuống trần gian.
Quả thật Chúa Giêsu là một nhà tâm lý đại tài, Ngài ví tình tình yêu của Ngài với những người theo Ngài như cây với cành. Chẳng cần phải học cao hiểu rộng, ai ai cũng biết rằng cành làm sao sống khi đã lìa cây.
Chỉ những ai tin và cảm nghiệm tình yêu thật với Chúa Giêsu thì mới thấy lời của Chúa Giêsu nói đúng và hay như thế nào.
Thánh Gioan Tông đồ không phải là vô cớ khi nói: Thiên Chúa là Tình Yêu. Qủa thật, Tình Yêu Thiên Chúa lớn hơn tình yêu của con người. Con người có thể yêu nhau theo kiểu tình yêu của đồng loại, tình yêu bằng hữu nhưng Thiên Chúa yêu con người với tình yêu như tình yêu của người mẹ.
Nhìn lại cuộc đời của mỗi người chúng ta, chắc có lẽ không cần nói nhiều, ai ai cũng cảm nhận được tình mẹ bao la, to lớn là gì. Tình mẹ bao la cũng vượt quá trí hiểu của con người. Mẹ có thể hy sinh cả một đời cho con chứ con chẳng bao giờ hy sinh một đời cho mẹ.
Người ta vẫn thường nói “một mẹ nuôi mười con chứ mười con không nuôi được một mẹ !” để thấy tình mẹ lớn là dường nào. Tình mẹ lớn, tình mẹ rộng, tình mẹ bao la đến độ khi mất mẹ là mất tất cả, nữ tu Trầm Hương, FMSR đã bày tỏ tình yêu ấy như sau:
“Ngày không còn mẹ con mới hiểu lòng mẹ bao la
Vầng trăng khuất đi con mới hiểu thế nào là đêm tối
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả vầng trăng mất cả đại dương
Ngày không còn mẹ con mới hiểu ngọt ngào lời ru
Đời bao lắng lo con thấy cần những bàn tay nâng đỡ
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả lời ru mất cả tuổi thơ
Mẹ về quê hương chốn xa vời
tình mẹ thênh thang như mây trời
xuống hồn con như vòng tay tìm con thơ bé
Mẹ về quê hương chốn xa vời
Tình mẹ thương con không đổi dời
Thầm nhắc nhở con hãy sống thanh cao hỡi con yêu của mẹ.
Ngày không còn mẹ con mới hiểu mẹ là dòng sông
Chờ bao ước mong mong tới ngày đưa thuyền con tới bến
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả dòng sông mất cả đại dương
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả vầng trăng mất cả đại dương
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả lời ru mất cả tuổi thơ”.
Thật ra tình mẹ tình Chúa thì ai cũng thấy nhưng để sống cái tình Chúa, tình mẹ với ta hơi khó. Khó vì ta không ra khỏi cái con người nhỏ bé ích kỷ của ta. Chúa và mẹ, ai cũng thương ta hết nhưng ta vẫn sống ngỗ nghịch trước tình yêu ấy.
Hôm nay, ngày của Mẹ, với trang Tin mừng đậm chất “Mẹ” của Thầy Chí Thánh Giêsu, mỗi người chúng ta có cơ hội nhìn lại bản thân mình:
Với “Mẹ Giêsu” chúng ta sống như thế nào ? Chúng ta có gắn kết như cây nho gắn liền cành nho hay không ? Hay là chúng ta tách lìa khỏi cành ?
Với Mẹ của mỗi người chúng ta, tình cảm của chúng ta dành cho Mẹ còn được bao nhiêu ?
Hãy đến với “Mẹ Giêsu” và nói với Mẹ rằng: “Không có Thầy chúng con không làm được gì !”. Xin Thầy ở lại mãi với chúng con để chúng con luôn được sống và sống dồi dào.
Hãy chạy đến với Mẹ và hôn lên mái tóc bạc của Mẹ và nói khẽ bên tai Mẹ là: “Mẹ ơi ! Con yêu Mẹ nhiều lắm !”.
Nguyện xin Cây Nho Thật thương ban thêm ơn cho mỗi người chúng ta để chúng ta luôn bám vào Cây Nho Thật và luôn bám vào Mẹ hiền yêu dấu của mỗi người chúng ta.
Mother's Day - Mẹ - Người Thầy Cao Cả!
LM Martino Nguyễn Bá Thông
14:37 09/05/2009
Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Phục Sinh cũng là ngày hiền mẫu, cho nên có thể bài giảng sẽ dài hơn thường lệ một chút. Tháng năm cũng là Tháng Hoa, tháng nhắc nhở chúng ta về mẹ Maria, và chúng ta đang sống trong xã hội Hoa Kỳ, hôm nay cũng là ngày Hiền Mẫu, để chúng ta ghi nhớ công ơn của các bà mẹ, người đã gieo vào lòng chúng ta hạt giống đầu tiên của của niềm tin Kitô Giáo. Trong ý hướng về quê trời vĩnh cửu là nơi Đức Kitô, người thầy của chúng ta, đã Phục Sinh và Vinh Thắng sự chết, chúng ta là những người, như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, gọi là "người lữ hành", đang hành trình về nơi đó, và cũng là ngày các bà mẹ nên con xin chia xẻ một chút ý niệm về Mẹ trong mối tương quan với Chúa Giêsu, với chủ đề "Mẹ Người Thầy Cao Cả."
Qúy ông bà và anh chị em thân mến, bởi nét dịu hiền ngọt ngào của người nữ nên trong văn hoá Việt Nam chúng ta người mẹ được ví với những thức ăn đậm đà hương thơm vị ngọt:
Mẹ già như chuối ba hương - Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Hay bởi vì cưu mang và dinh dưỡng là hai đặc tính thiên phú của người nữ nên đôi khi các nhà thơ lại cần tô đậm nét quê hương nơi chôn rau cắt rốn qua hình ảnh của người mẹ như:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Hay như người một bài thơ mà người bạn của con vừa gởi cho con nói lên trọn vẹn cuộc đời của người mẹ qua cuộc sống, cách cư xử và qua trọng hơn hết là suy nghĩ của những đứa con:
Thưa Mẹ,
Chúng con là người Việt Nam lưu lạc
Ngày ra đi không hẹn buổi quay về
Chẳng phải là sương mù sao khóc lúc đêm khuya
Chẳng phải gió sao đời là giông bão
Chẳng phải mây sao miệt mài trôi nổi
Chẳng phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu.
Mười tám năm
Chúng con sống trong âm thầm và chết giữa hoang vu
Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẵm
Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm
Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau.
Mười tám năm trời nuôi lớn một niềm đau
Mang một vết thương vẫn còn đang mưng mủ
Khi ngoảnh mặt trông về chốn cũ
Lòng chưa kịp buồn, nước mắt nhỏ trên tay.
Dải đất Việt Nam
Nằm co ro như một kẻ ăn mày
Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố
Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ
Như chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả trời thương.
Chúng con đã hơn một lần có được quê hương
Bãi mía, hàng tre, bờ dâu, ruộng lúa
Bài ca dao ngọt ngào như giọt sữa
Chảy vào hồn theo tiếng Mẹ à ơi
Những cánh diều xưa dây đứt rớt vào đời
Bay lạc lõng bốn phương trời vô định
Chúng con cũng đã bao lần suy niệm
Bốn ngàn năm lịch sử của ông cha
Thuở Hùng Vương
Đi chân đất dựng sơn hà
Bao nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống
Khi Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát
Chỉ mong giữ tròn trinh tiết với giang san
Trần Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam
Cũng chỉ vì tấm lòng tha thiết
Mẹ ơi, trăng còn có khi tròn, khi khuyết
Nhưng tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.
Đó là cảm tình của người con Việt Nam, còn chúng ta đang sống ở Mỹ và ăn mừng theo phong tục của người Mỹ, con nghĩ chúng ta cũng nên dành một chút thời gian để tìm hiể về lịch sử của ngày này.
Sáng kiến dành ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm làm ngày của Mẹ được gán cho một thiếu nữ người Hoa Kỳ tên là Anna M. Jarvis qua đời khoảng năm 1948. Mẹ của cô qua đời vào tháng năm năm 1905. Trong những năm kế tiếp, cô thường tổ chức giỗ mẹ một cách trọng thể như mời bạn bè đến cầu nguyện tại gia đình. Cô viết thư gởi tới các nhân vật quan trọng trong nước Mỹ để xin lập một ngày tưởng nhớ các bà MẸ. Tiểu bang nơi cô đang sống đã chấp nhận đề nghị năm 1913. Và ngày 10 tháng 5 ấy, quốc hội Hoa Kỳ cũng thông qua đề nghị nhận ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng Năm như một ngày để ghi ơn các bà MẸ. Tổng Thống Wilson của Hoa Kỳ đã công bố quyết định này ngày 9/5/1914. Tục lệ này đã lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới... Trong ngày nhớ MẸ, người con thường cài trên áo một bông hoa cẩm chướng, hoặc hoa hồng màu trắng nếu MẸ đã quá cố và màu hồng dành cho những ai còn MẸ.
Qúy ông bà và anh chị em thân mến, ai trong chúng ta cũng có mẹ, vì không ai trong chúng ta tự dưới đất mà chui lên hay tự mình mà có. Không ít thì nhiều đời sống chúng ta cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi người mẹ. Nếu con đứng ở đây để kể ra những công lao của các bà mẹ thì có lẽ cũng chỉ là những hạt muối đem bỏ và biển cả. Nhưng con xin mượn một hình ảnh có thật, hy vọng là một phần nào đó làm nổi bật lên tầm quan trọng của người mẹ trong đời sống của mỗi người chúng ta, nhất là trong đời sống Đức Tin.
Sáng hôm qua, tại Giáo Xứ đây có thánh lễ đặc biệt cho hơn 80 em rước lễ lần đầu. Ai ai cũng vui, khi nhìn thấy các em trong các bộ trang phục đẹp đẽ và vẻ mặt vui tươi. Riêng có một em như đang trầm mình vào trong cái dòng vui tươi đó với vẻ mặt u sầu. Vì biết hoàn cảnh của gia đình em, cả bố mẹ em đều là bác sĩ phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ, mẹ em mới bị thương bên Irag và được đưa về chữa trị tại Augusta, còn bố em thì vẫn còn bên Irag để lo cho những người lính khác, nên con đến ôm em và hỏi: "How is your mom? Mẹ con hôm nay sao rồi?" Em bé gái 7 tuổi đó ôm chặt con và nước mắt bắt đầu rơi, và em không nói gì cả. Những giọt nước mắt của em rơi thấm ướt trên cái áo lễ con đang mặc. Con ghì chặt em vào lòng và thế là nước mắt con cũng bắt đầu rơi. Con hỏi em: "Hôm nay con rước lễ lần đầu con cầu nguyện cho ai?" Em nhỏ thưa: "Thưa cha con cầu nguyện cho bố mẹ con." Và em hỏi con "cha có biết hôm nay là ngày gì không" và không để cho con trả lời, em nói tiếp: "It is mother's day! Và con thì không có mẹ ở đây với con!"
Em bé đó có thể không khôn ngoan, không giỏi, không giàu sang như mỗi người chúng ta, nhưng em đã cho chúng ta hiểu được chỉ có tình yêu và sự hiện diện là món quà không thể thiếu trong ngày Hiền Mẫu này. Nguyện chúc qúy ông bà và anh chị em, đặc biệt là các bà mẹ, một ngày Hiền Mẫu an lành và ân sủng, và mong những người con luôn dâng một lời kinh cầu nguyện cho mẹ mình dù Mẹ còn sống hay đã qua đời!
Qúy ông bà và anh chị em thân mến, bởi nét dịu hiền ngọt ngào của người nữ nên trong văn hoá Việt Nam chúng ta người mẹ được ví với những thức ăn đậm đà hương thơm vị ngọt:
Mẹ già như chuối ba hương - Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Hay bởi vì cưu mang và dinh dưỡng là hai đặc tính thiên phú của người nữ nên đôi khi các nhà thơ lại cần tô đậm nét quê hương nơi chôn rau cắt rốn qua hình ảnh của người mẹ như:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Hay như người một bài thơ mà người bạn của con vừa gởi cho con nói lên trọn vẹn cuộc đời của người mẹ qua cuộc sống, cách cư xử và qua trọng hơn hết là suy nghĩ của những đứa con:
Thưa Mẹ,
Chúng con là người Việt Nam lưu lạc
Ngày ra đi không hẹn buổi quay về
Chẳng phải là sương mù sao khóc lúc đêm khuya
Chẳng phải gió sao đời là giông bão
Chẳng phải mây sao miệt mài trôi nổi
Chẳng phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu.
Mười tám năm
Chúng con sống trong âm thầm và chết giữa hoang vu
Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẵm
Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm
Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau.
Mười tám năm trời nuôi lớn một niềm đau
Mang một vết thương vẫn còn đang mưng mủ
Khi ngoảnh mặt trông về chốn cũ
Lòng chưa kịp buồn, nước mắt nhỏ trên tay.
Dải đất Việt Nam
Nằm co ro như một kẻ ăn mày
Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố
Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ
Như chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả trời thương.
Chúng con đã hơn một lần có được quê hương
Bãi mía, hàng tre, bờ dâu, ruộng lúa
Bài ca dao ngọt ngào như giọt sữa
Chảy vào hồn theo tiếng Mẹ à ơi
Những cánh diều xưa dây đứt rớt vào đời
Bay lạc lõng bốn phương trời vô định
Chúng con cũng đã bao lần suy niệm
Bốn ngàn năm lịch sử của ông cha
Thuở Hùng Vương
Đi chân đất dựng sơn hà
Bao nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống
Khi Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát
Chỉ mong giữ tròn trinh tiết với giang san
Trần Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam
Cũng chỉ vì tấm lòng tha thiết
Mẹ ơi, trăng còn có khi tròn, khi khuyết
Nhưng tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.
Đó là cảm tình của người con Việt Nam, còn chúng ta đang sống ở Mỹ và ăn mừng theo phong tục của người Mỹ, con nghĩ chúng ta cũng nên dành một chút thời gian để tìm hiể về lịch sử của ngày này.
Sáng kiến dành ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm làm ngày của Mẹ được gán cho một thiếu nữ người Hoa Kỳ tên là Anna M. Jarvis qua đời khoảng năm 1948. Mẹ của cô qua đời vào tháng năm năm 1905. Trong những năm kế tiếp, cô thường tổ chức giỗ mẹ một cách trọng thể như mời bạn bè đến cầu nguyện tại gia đình. Cô viết thư gởi tới các nhân vật quan trọng trong nước Mỹ để xin lập một ngày tưởng nhớ các bà MẸ. Tiểu bang nơi cô đang sống đã chấp nhận đề nghị năm 1913. Và ngày 10 tháng 5 ấy, quốc hội Hoa Kỳ cũng thông qua đề nghị nhận ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng Năm như một ngày để ghi ơn các bà MẸ. Tổng Thống Wilson của Hoa Kỳ đã công bố quyết định này ngày 9/5/1914. Tục lệ này đã lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới... Trong ngày nhớ MẸ, người con thường cài trên áo một bông hoa cẩm chướng, hoặc hoa hồng màu trắng nếu MẸ đã quá cố và màu hồng dành cho những ai còn MẸ.
Qúy ông bà và anh chị em thân mến, ai trong chúng ta cũng có mẹ, vì không ai trong chúng ta tự dưới đất mà chui lên hay tự mình mà có. Không ít thì nhiều đời sống chúng ta cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi người mẹ. Nếu con đứng ở đây để kể ra những công lao của các bà mẹ thì có lẽ cũng chỉ là những hạt muối đem bỏ và biển cả. Nhưng con xin mượn một hình ảnh có thật, hy vọng là một phần nào đó làm nổi bật lên tầm quan trọng của người mẹ trong đời sống của mỗi người chúng ta, nhất là trong đời sống Đức Tin.
Sáng hôm qua, tại Giáo Xứ đây có thánh lễ đặc biệt cho hơn 80 em rước lễ lần đầu. Ai ai cũng vui, khi nhìn thấy các em trong các bộ trang phục đẹp đẽ và vẻ mặt vui tươi. Riêng có một em như đang trầm mình vào trong cái dòng vui tươi đó với vẻ mặt u sầu. Vì biết hoàn cảnh của gia đình em, cả bố mẹ em đều là bác sĩ phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ, mẹ em mới bị thương bên Irag và được đưa về chữa trị tại Augusta, còn bố em thì vẫn còn bên Irag để lo cho những người lính khác, nên con đến ôm em và hỏi: "How is your mom? Mẹ con hôm nay sao rồi?" Em bé gái 7 tuổi đó ôm chặt con và nước mắt bắt đầu rơi, và em không nói gì cả. Những giọt nước mắt của em rơi thấm ướt trên cái áo lễ con đang mặc. Con ghì chặt em vào lòng và thế là nước mắt con cũng bắt đầu rơi. Con hỏi em: "Hôm nay con rước lễ lần đầu con cầu nguyện cho ai?" Em nhỏ thưa: "Thưa cha con cầu nguyện cho bố mẹ con." Và em hỏi con "cha có biết hôm nay là ngày gì không" và không để cho con trả lời, em nói tiếp: "It is mother's day! Và con thì không có mẹ ở đây với con!"
Em bé đó có thể không khôn ngoan, không giỏi, không giàu sang như mỗi người chúng ta, nhưng em đã cho chúng ta hiểu được chỉ có tình yêu và sự hiện diện là món quà không thể thiếu trong ngày Hiền Mẫu này. Nguyện chúc qúy ông bà và anh chị em, đặc biệt là các bà mẹ, một ngày Hiền Mẫu an lành và ân sủng, và mong những người con luôn dâng một lời kinh cầu nguyện cho mẹ mình dù Mẹ còn sống hay đã qua đời!
Ngày của Mẹ
Lm Giacobe Tạ Chúc
14:38 09/05/2009
Mother’s Day hằng năm lại về, bóng hình người mẹ lặn lội vất vả nuôi con một lần nữa lại lóe sáng lên trong thi ca và trong cuộc đời. Học giả Lê Văn Siêu trong sách văn minh Việt Nam đã dùng hình ảnh con cò để diễn tả về người mẹ:” Cò bao giờ cũng có một màu trắng tóat, thuần nhất, không nhuộm đốm và cũng khẳng khiu da bọc xương, lom khom bên bờ ruộng kiếm mồi cho con”. Đó là bà mẹ Việt Nam tiêu biểu mà Tú Xương đã viết:
“Quanh năm buôn bán ở ven sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Mẹ! tiếng bập bẹ của tuổi thơ khi chập chững bước vào đời. Mẹ! một bể rộng tình thương cho con hai buổi đến trường. Mẹ! rất đỗi bình thường khi dạy con đọc kinh làm dấu Thánh Giá, Mẹ! với con là tất cả hòai bão và những ước mơ. Mẹ! tiếng gọi của trẻ thơ mỗi lần trở trời trái gió. Mẹ! có đó trong cuộc đời như một huyền nhiệm của Đấng Chí tôn. Mẹ! những khát vọng của tuổi thơ luôn ôm ấp trong lòng. Mẹ! một tác phẩm tuyệt vời của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Mẹ! có viết hòai cũng không bao giờ cạn con chữ, Mẹ! trong thẳm sâu và nhiệm mầu, con người chỉ biết cúi đầu cảm tạ Đấng hóa công đã ban cho ta có mẹ trên đời. Nhạc sỹ Y Vân sau một ngày làm việc về, trời khuya sương lạnh, thấy mẹ vẫn ngồi lặng lẽ giặt áo cho con. Cảm động quá ông đã viết nên ca khúc bất hủ về mẹ:” Lòng mẹ bao la như biển thái bình…”. Lòng mẹ có lẻ không một ngôn từ nào cho đầy đủ ý nghĩa để mà diễn tả về tình mẫu tử. Người ta kể rằng,khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã dùng hết chất liệu và không còn gì nữa, và để tạo thành người phụ nữ Ngài đã làm như sau:” Ngài dùng sự mảnh khảnh của cung trăng để tạo nên vóc dáng người mẹ, Ngài pha vào một ít sức hút của lòai hoa dại, sự rung động của cành lá, nét thanh tao của những lòai cây, màu sắc của những bông hoa, ánh mắt âu yếm của con nai vàng. Sức nóng bỏng của mặt trời, sự e ấp thẹn thùng của chim cu. Nét kiêu hãnh của những con công, sự mềm mại của bộ lông con thiên nga, màu sắc bén của hạt kim cương, sự dịu dàng của chim câu, nồng ấm như những ngọn lửa, cái lạnh lùng của băng tuyết”. Tất cả những chất liệu đó, Thiên Chúa dùng chúng và pha trộn lại để làm nên người phụ nữ, những người mẹ trên trần gian này.
Để đưa ra một công thức, hay một mẫu số chung của các bà mẹ, có lẽ không hình ảnh nào đẹp cho bằng Mẹ Maria, nơi Mẹ có tất cả các đức tính:”Tam, tòng, tứ đức, công, dung. Ngôn. hạnh”. Nhân dịp ngày của Mẹ, mỗi người dù mẹ còn hay mất, chúng ta hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa lòng để cầu nguyện cho tất cả các người phụ nữ nói chung và những người làm mẹ nói riêng trên trái đất này.
“Quanh năm buôn bán ở ven sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Mẹ! tiếng bập bẹ của tuổi thơ khi chập chững bước vào đời. Mẹ! một bể rộng tình thương cho con hai buổi đến trường. Mẹ! rất đỗi bình thường khi dạy con đọc kinh làm dấu Thánh Giá, Mẹ! với con là tất cả hòai bão và những ước mơ. Mẹ! tiếng gọi của trẻ thơ mỗi lần trở trời trái gió. Mẹ! có đó trong cuộc đời như một huyền nhiệm của Đấng Chí tôn. Mẹ! những khát vọng của tuổi thơ luôn ôm ấp trong lòng. Mẹ! một tác phẩm tuyệt vời của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Mẹ! có viết hòai cũng không bao giờ cạn con chữ, Mẹ! trong thẳm sâu và nhiệm mầu, con người chỉ biết cúi đầu cảm tạ Đấng hóa công đã ban cho ta có mẹ trên đời. Nhạc sỹ Y Vân sau một ngày làm việc về, trời khuya sương lạnh, thấy mẹ vẫn ngồi lặng lẽ giặt áo cho con. Cảm động quá ông đã viết nên ca khúc bất hủ về mẹ:” Lòng mẹ bao la như biển thái bình…”. Lòng mẹ có lẻ không một ngôn từ nào cho đầy đủ ý nghĩa để mà diễn tả về tình mẫu tử. Người ta kể rằng,khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã dùng hết chất liệu và không còn gì nữa, và để tạo thành người phụ nữ Ngài đã làm như sau:” Ngài dùng sự mảnh khảnh của cung trăng để tạo nên vóc dáng người mẹ, Ngài pha vào một ít sức hút của lòai hoa dại, sự rung động của cành lá, nét thanh tao của những lòai cây, màu sắc của những bông hoa, ánh mắt âu yếm của con nai vàng. Sức nóng bỏng của mặt trời, sự e ấp thẹn thùng của chim cu. Nét kiêu hãnh của những con công, sự mềm mại của bộ lông con thiên nga, màu sắc bén của hạt kim cương, sự dịu dàng của chim câu, nồng ấm như những ngọn lửa, cái lạnh lùng của băng tuyết”. Tất cả những chất liệu đó, Thiên Chúa dùng chúng và pha trộn lại để làm nên người phụ nữ, những người mẹ trên trần gian này.
Để đưa ra một công thức, hay một mẫu số chung của các bà mẹ, có lẽ không hình ảnh nào đẹp cho bằng Mẹ Maria, nơi Mẹ có tất cả các đức tính:”Tam, tòng, tứ đức, công, dung. Ngôn. hạnh”. Nhân dịp ngày của Mẹ, mỗi người dù mẹ còn hay mất, chúng ta hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa lòng để cầu nguyện cho tất cả các người phụ nữ nói chung và những người làm mẹ nói riêng trên trái đất này.
Cành sinh hoa trái
Tuyết Mai
14:40 09/05/2009
"Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy". (Ga 15, 1-8).
Nhà tôi ông mới đem về nhà một cây nho tìm mua ở một tiệm bán cây của Mỹ. Cây nho này còn bé lắm! Tôi không biết thật sự ông mua về là để trồng cho vui hay chờ có trái mà ăn!?? Nhà tôi ông không rành mấy về vấn đề trồng trọt nhưng lại rất thích trồng bất cứ một loại cây gì, từ cây hoa, cây kiểng, cho đến cây ăn trái. Từ trước đến nay ông chỉ thử trồng cà chua (đủ loại), nhưng cũng không mấy thành công. Trồng ớt thì được một mùa có trái mà ăn. Trồng rau thơm thì cũng tạm gọi là được. Nhưng đến khi thử trồng cây thanh long, thì đã đến năm thứ năm rồi mà tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của một cái hoa trên nó thì mong gì nó cho trái để mà ăn. Trong khi nhìn cái giàn thanh long của nhà bên cạnh, ui chao sao thấy mà đẹp quá! Rồi thì khi hoa tàn trên giàn của họ lại thấy những trái thanh long đỏ lú nhú đầy trên giàn thấy mà ham. Cứ mỗi lần như thế thì tôi lại càm ràm ông xã nhà tôi, đã tốn biết bao nhiêu công sức, tự tay đóng giàn cho nó, mà cớ vì sao cây lại không cho hoa và trái??? Rồi bây giờ ông lại đem về nhà cây nho, không biết đến bao giờ nó mới cho trái đây, và buồn cười nhất là ông không biết một tí ti gì về cách trồng nho cả! Nhưng thôi cái thú điền viên của ông cũng thật lành mạnh cho cả về phần xác lẫn phần hồn, thì không có cớ gì mà cấm cản ông cả! Cho dù tôi không thích trồng trọt, nhưng lại thích ngắm chúng, mà không để cho ông trồng thì lấy gì mà ngắm, thưa có đúng không?
Dụ ngôn của Chúa thỉnh thoảng đối với chúng ta cũng thật khó hiểu nếu chúng ta không rành lắm về vườn tược, ruộng nương, đồng áng, và lưới cá, nhưng nếu Chúa Giêsu ví Ngài như là thân cây nho, Cha Ngài là Người trồng cây, và các tông đồ của Ngài là cành, thì không mấy ai lại không hiểu được ý Chúa chứ!? Như mới vừa sáng nay thôi khi con gái lớn của tôi đã 20 tuổi đầu rồi, mà còn cậy dựa vào mẹ rất là nhiều, từ cái ăn, cái mặc, cho đến mọi thứ! Không phải là cháu không biết làm, nhưng vì cháu làm thì không vừa ý của tôi, nên sự lo lắng cho cháu nó đã trở thành thói quen cho đến bây giờ. Tôi bảo với cháu con biết không, con cái nào biết thương cha thương mẹ là đứa con rất khôn ngoan, bởi mọi thứ đều được cha mẹ chăm sóc và lo lắng cho tất cả, không thiếu một thứ gì! Quả thật gia đình tôi thì thuộc loại không được khá giả, nhưng cảm tạ Thiên Chúa ban cho thì gia đình của chúng tôi cũng giống y như cây nho vậy! Có nghĩa vợ chồng chúng tôi là cành nho, con cái chúng tôi là những trái nho ngon ngọt rất tốt tươi. Thân cây nho đây là Tình Yêu của Chúa Giêsu mà nhựa sống của Ngài đã nuôi dưỡng chúng tôi đêm ngày. Có những lúc gia đình chúng tôi cũng phải gặp những ngày giông gió nhưng không lay nổi chúng tôi, vì chúng tôi biết bám chặt vào Thân Cây của Ngài để được Ngài luôn chở che. Vì có phải Người trồng nho rất thương yêu cây nho của Ngài nên biết trước đã bao phủ cây nho thật kỹ càng để có thể thoát qua khỏi được những ngày có giông gió? Vâng, cũng có những lúc cành vợ chồng của chúng tôi không hiệp nhất với nhau, vì những bất đồng trong chung quanh vấn đề xoay sở tiền nong, chi tiêu cho riêng mình, chi tiêu cho gia đình hai bên của mình, chi tiêu cho chuyện riêng mà gây cho người kia sự thắc mắc nhưng vì tế nhị không ai hỏi ai? Có phải đây là những lúc cành vợ chồng của chúng tôi có những lá bị sâu ăn, nhưng kịp thời được Chúa Thánh Thần Ngài biết nên đã cắt tỉa những loài sâu bọ nguy hiểm naỳ và đã cho chúng tôi được biết, để phòng ngừa và tu chỉnh hơn lên?
Quả Người trồng nho này thương yêu cây Nho của Người biết bao, vợ chồng chúng tôi biết rất rõ, vì Người chẳng những chăm lo cho cây nên tươi tốt hằng ngày bằng cách thỉnh thoảng chúng tôi có nghe Ngài nói chuyện cùng cây. Rồi tấm tắc khen rằng Cây tốt lắm! Và cũng khuyên vợ chồng cành chúng tôi rằng haỹ luôn liên kết cùng cây để luôn được sống vững mạnh mà sinh thật nhiều trái ngon trái ngọt cho Người ăn. Chúng tôi được thấy Người mỗi ngày từ buổi sáng sớm, Người đã thức dậy, và đã tắm gội cho chúng tôi bằng những dòng nước thật mát, bắt sâu bắt bọ, cắt tỉa những cành lá dư thừa không cần thiết, để cành có thể có nhiều năng lượng mà sinh trái cho thật nhiều, thật to, và thật ngọt. Thì có phải tất cả chúng tôi, vợ chồng, con cái, cùng phải hiệp nhất với nhau, để liên kết với thân Cây là Chúa Giêsu, là nguồn mạch thiết yêú và thiết thực cho cuộc sống hằng ngày của chúng tôi hay không? Và có phải như vậy là điều khôn ngoan mà Ngươì trồng nho đều mong mỏi nơi chúng tôi? Cũng có phải nhờ thế mà chúng tôi có thể sinh được thật nhiều trái để làm của Lễ tiến dâng cho Người trồng Cây?
Cảm tạ Thiên Chúa, nhờ vào Tình Yêu vô biên của Ngài mà chúng ta được sống trên trần gian này một cách sung mãn, hân hoan, hạnh phúc, và luôn chúc tụng Thiên Chúa là Đấng tối cao duy nhất để toàn thể nhân loại chúng ta tôn thờ Ngài không những chẳng là bây giờ mà là cho đến mãi mãi mai sau trên Nước Thiên Đàng. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta là cành nho luôn biết kết hiệp với Thân Cây Nho để chúng ta không sinh những trái nho chua vô dụng hay những trái nho lép có hình dạng xấu xí, mà chỉ đáng cho Người trồng nho nguyền rủa và cắt tất cả chúng, từ cành cho đến trái, vào lửa đời đời, vì chúng không biết sống kết hợp với Thân Cây để được nuôi dưỡng trong nguồn sống lành mạnh và tràn đầy, vì Nhựa của Cây thì luôn sung mãn bởi Người trồng ban cho, là nước, là phân, là chăm sóc tận tình, và là Người luôn thương yêu Cây Nho của Người. Amen.
Nhà tôi ông mới đem về nhà một cây nho tìm mua ở một tiệm bán cây của Mỹ. Cây nho này còn bé lắm! Tôi không biết thật sự ông mua về là để trồng cho vui hay chờ có trái mà ăn!?? Nhà tôi ông không rành mấy về vấn đề trồng trọt nhưng lại rất thích trồng bất cứ một loại cây gì, từ cây hoa, cây kiểng, cho đến cây ăn trái. Từ trước đến nay ông chỉ thử trồng cà chua (đủ loại), nhưng cũng không mấy thành công. Trồng ớt thì được một mùa có trái mà ăn. Trồng rau thơm thì cũng tạm gọi là được. Nhưng đến khi thử trồng cây thanh long, thì đã đến năm thứ năm rồi mà tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của một cái hoa trên nó thì mong gì nó cho trái để mà ăn. Trong khi nhìn cái giàn thanh long của nhà bên cạnh, ui chao sao thấy mà đẹp quá! Rồi thì khi hoa tàn trên giàn của họ lại thấy những trái thanh long đỏ lú nhú đầy trên giàn thấy mà ham. Cứ mỗi lần như thế thì tôi lại càm ràm ông xã nhà tôi, đã tốn biết bao nhiêu công sức, tự tay đóng giàn cho nó, mà cớ vì sao cây lại không cho hoa và trái??? Rồi bây giờ ông lại đem về nhà cây nho, không biết đến bao giờ nó mới cho trái đây, và buồn cười nhất là ông không biết một tí ti gì về cách trồng nho cả! Nhưng thôi cái thú điền viên của ông cũng thật lành mạnh cho cả về phần xác lẫn phần hồn, thì không có cớ gì mà cấm cản ông cả! Cho dù tôi không thích trồng trọt, nhưng lại thích ngắm chúng, mà không để cho ông trồng thì lấy gì mà ngắm, thưa có đúng không?
Dụ ngôn của Chúa thỉnh thoảng đối với chúng ta cũng thật khó hiểu nếu chúng ta không rành lắm về vườn tược, ruộng nương, đồng áng, và lưới cá, nhưng nếu Chúa Giêsu ví Ngài như là thân cây nho, Cha Ngài là Người trồng cây, và các tông đồ của Ngài là cành, thì không mấy ai lại không hiểu được ý Chúa chứ!? Như mới vừa sáng nay thôi khi con gái lớn của tôi đã 20 tuổi đầu rồi, mà còn cậy dựa vào mẹ rất là nhiều, từ cái ăn, cái mặc, cho đến mọi thứ! Không phải là cháu không biết làm, nhưng vì cháu làm thì không vừa ý của tôi, nên sự lo lắng cho cháu nó đã trở thành thói quen cho đến bây giờ. Tôi bảo với cháu con biết không, con cái nào biết thương cha thương mẹ là đứa con rất khôn ngoan, bởi mọi thứ đều được cha mẹ chăm sóc và lo lắng cho tất cả, không thiếu một thứ gì! Quả thật gia đình tôi thì thuộc loại không được khá giả, nhưng cảm tạ Thiên Chúa ban cho thì gia đình của chúng tôi cũng giống y như cây nho vậy! Có nghĩa vợ chồng chúng tôi là cành nho, con cái chúng tôi là những trái nho ngon ngọt rất tốt tươi. Thân cây nho đây là Tình Yêu của Chúa Giêsu mà nhựa sống của Ngài đã nuôi dưỡng chúng tôi đêm ngày. Có những lúc gia đình chúng tôi cũng phải gặp những ngày giông gió nhưng không lay nổi chúng tôi, vì chúng tôi biết bám chặt vào Thân Cây của Ngài để được Ngài luôn chở che. Vì có phải Người trồng nho rất thương yêu cây nho của Ngài nên biết trước đã bao phủ cây nho thật kỹ càng để có thể thoát qua khỏi được những ngày có giông gió? Vâng, cũng có những lúc cành vợ chồng của chúng tôi không hiệp nhất với nhau, vì những bất đồng trong chung quanh vấn đề xoay sở tiền nong, chi tiêu cho riêng mình, chi tiêu cho gia đình hai bên của mình, chi tiêu cho chuyện riêng mà gây cho người kia sự thắc mắc nhưng vì tế nhị không ai hỏi ai? Có phải đây là những lúc cành vợ chồng của chúng tôi có những lá bị sâu ăn, nhưng kịp thời được Chúa Thánh Thần Ngài biết nên đã cắt tỉa những loài sâu bọ nguy hiểm naỳ và đã cho chúng tôi được biết, để phòng ngừa và tu chỉnh hơn lên?
Quả Người trồng nho này thương yêu cây Nho của Người biết bao, vợ chồng chúng tôi biết rất rõ, vì Người chẳng những chăm lo cho cây nên tươi tốt hằng ngày bằng cách thỉnh thoảng chúng tôi có nghe Ngài nói chuyện cùng cây. Rồi tấm tắc khen rằng Cây tốt lắm! Và cũng khuyên vợ chồng cành chúng tôi rằng haỹ luôn liên kết cùng cây để luôn được sống vững mạnh mà sinh thật nhiều trái ngon trái ngọt cho Người ăn. Chúng tôi được thấy Người mỗi ngày từ buổi sáng sớm, Người đã thức dậy, và đã tắm gội cho chúng tôi bằng những dòng nước thật mát, bắt sâu bắt bọ, cắt tỉa những cành lá dư thừa không cần thiết, để cành có thể có nhiều năng lượng mà sinh trái cho thật nhiều, thật to, và thật ngọt. Thì có phải tất cả chúng tôi, vợ chồng, con cái, cùng phải hiệp nhất với nhau, để liên kết với thân Cây là Chúa Giêsu, là nguồn mạch thiết yêú và thiết thực cho cuộc sống hằng ngày của chúng tôi hay không? Và có phải như vậy là điều khôn ngoan mà Ngươì trồng nho đều mong mỏi nơi chúng tôi? Cũng có phải nhờ thế mà chúng tôi có thể sinh được thật nhiều trái để làm của Lễ tiến dâng cho Người trồng Cây?
Cảm tạ Thiên Chúa, nhờ vào Tình Yêu vô biên của Ngài mà chúng ta được sống trên trần gian này một cách sung mãn, hân hoan, hạnh phúc, và luôn chúc tụng Thiên Chúa là Đấng tối cao duy nhất để toàn thể nhân loại chúng ta tôn thờ Ngài không những chẳng là bây giờ mà là cho đến mãi mãi mai sau trên Nước Thiên Đàng. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta là cành nho luôn biết kết hiệp với Thân Cây Nho để chúng ta không sinh những trái nho chua vô dụng hay những trái nho lép có hình dạng xấu xí, mà chỉ đáng cho Người trồng nho nguyền rủa và cắt tất cả chúng, từ cành cho đến trái, vào lửa đời đời, vì chúng không biết sống kết hợp với Thân Cây để được nuôi dưỡng trong nguồn sống lành mạnh và tràn đầy, vì Nhựa của Cây thì luôn sung mãn bởi Người trồng ban cho, là nước, là phân, là chăm sóc tận tình, và là Người luôn thương yêu Cây Nho của Người. Amen.
Vị Thiên thần Bản mệnh của con tên là Mẹ
LM. Nguyễn Hữu Thy
15:36 09/05/2009
Vị Thiên thần Bản mệnh của con tên là Mẹ
Ngày Chúa Nhật 10.05.2009 - Ngày Các Bà Mẹ - một ngày được cả thế giới chọn làm ngày để mọi người con có dịp bày tỏ lòng thương yêu, kính trọng và biết ơn một cách đặc biệt đối với hiền mẫu của mình. Vì đã làm người và được sinh ra trên cõi đời này, ai mà lại không có một người mẹ, một vị hiền mẫu đã từng chín tháng mười ngày cưu mang, đẻ đau, ấp ủ, nương niu và chở che mình trong mọi hoàn cảnh của cả chuỗi ngày thơ ấu dài dằng dặc ? Công ơn trời biển và tình mẹ tươi mát ngọt ngào như dòng nước bất tận trong nguồn chảy ra đó, mỗi người chúng ta phải ra sức đền bù cho phải đạo làm con và cho lòng mẹ được vui.
Câu chuyện sau đây là một gợi ý cho mỗi người trong chúng ta nhớ lại « lòng mẹ bao la như biển thái bình », để biết ơn và yêu mến mẹ hơn.
Người ta kể rằng: Số là ngày kia có một được đứa bé sắp được Thiên Chúa cho sinh ra làm người trên cõi đời gian trần. Nhưng trước khi sắp được sinh ra trên đời thì đứa bé lòng đầy băn khoăn lo lắng chạy đến quỳ gối trước mặt Thiên Chúa và thưa:
Lạy Chúa, con đã được người ta cho hay rằng mai mốt đây, con sẽ được sinh ra trên trần gian hạ giới. Nhưng thân con bé nhỏ mỏng dòn thế này thì làm sao con có thể sống được ở thế gian với bao bon chen cực khổ như thế được.
Bấy giờ Thiên Chúa nói: Con cứ yên tâm, trong số muôn vàn Thiên thần của Ta, Ta đã chọn riêng cho con một vị hiểu con, hợp với con và đầy lòng thương yêu con, để ngày đêm săn sóc lo lắng cho con trong mọi sự.
Nghe thế đứa bé bèn thưa với Thiên Chúa: Thế thì con còn phải làm gì khác ngoài việc cứ tiếp tục ca hát và vui sống hạnh phúc như trên Thiên đàng không ?
Thiên Chúa nói: Chính vị Thiên thần sẽ hát cho con nghe. Ngài sẽ mĩm cười mỗi ngày với con. Con sẽ nhận thấy được ngài rất thương con và rồi con sẽ cảm thấy mình thật hạnh phúc.
Ðứa bé lại thắc mắc hỏi Thiên Chúa: Nhưng thưa Chúa, sống ở thế gian, loài người có tiếng nói khác với ngôn ngữ Thiên đàng của chúng ta, thì làm sao con hiểu được ?
Thiên Chúa trả lời đứa bé: Con cứ an tâm, vị Thiên thần của con sẽ dạy cho con ngôn ngữ của loài người. Ngài luôn kiên nhẫn và đầy âu yếm dạy cho con từng tiếng, từng vần đơn sơ, mãi cho tới khi con làm chủ được thứ ngôn ngữ êm đẹp đó.
Ðứa bé lại thưa: Nhưng con nghe người ta bảo là ở chốn gian trần có rất nhiều kẻ gian ác hung dữ và các hiểm nguy hằng đe dọa khắp nơi. Vậy làm sao con sống ở đó đươc ?
Thiên Chúa quả quyết: Con đừng lo, vị Thiên thần của con luôn quả cảm. Ngài sẽ bênh vực, che chở con, dù ngài có phải nguy hiểm cả đến tính mạng mình.
Ðứa bé lại thưa tiếp với Thiên Chúa: Như vậy, một khi được sinh ra trên cõi đời, con sẽ phải xa cách Chúa. Chắc con buồn lắm !
Thiên Chúa bèn âu yếm ôm đứa bé vào lòng và an ủi: Thiên thần của con sẽ nói và nhắc nhủ con nhớ đến Ta; ngài sẽ chỉ cho con cách thức đến cùng Ta. Con hãy luôn nhớ rằng Ta luôn gần kề bên con trong mỗi giây phút cuộc đời con, dù rằng con không nhìn thấy Ta.
Giữa giây phút dạt dào an vui và hạnh phúc chốn Thiên đàng như thế, người ta vẫn nghe được tiếng kêu gọi từ cõi thế vang thấu lên.
Bấy giờ đứa bé thưa lần cuối với Thiên Chúa: Lạy Chúa, chắc đã đến giờ con phải ra đi xuống cõi thế. Vậy, xin Chúa cho con biết tên vị Thiên thần Bản mệnh đáng kính và đầy lòng thương con như thế.
Thiên Chúa bèn trả lời đứa bé: Thực ra tên của vị Thiên thần Bản mệnh của con không quan trọng. Nhưng nếu con muốn, thì con cứ gọi ngài là Mẹ ! »
Mẹ Maria -Tam Tòng Tứ Đức
Anthony Nguyên Khoa
16:18 09/05/2009
MẸ MARIA – TAM TÒNG TỨ ĐỨC
- (Mừng Ngày Hiền Mẫu. Mẹ Maria - Hiền Mẫu trên các Hiền Mẫu)
Chúc tụng tôn vinh Mẹ tuyệt vời,
Nhân đức rạng ngàn hoa thắm tươi.
Ngắm nhìn nhan Mẹ con say đắm,
Khúc hát ca khen Mẹ Chúa Trời.
Mẹ đẹp tuyệt vời nét Á – Đông,
Lung linh trong sáng cả vườn hồng.
Tứ đức Tam tòng luôn hoàn hảo,
Hương trinh thơm mát tỏa mênh mông.
Tại gia tòng phụ, đức vâng lời,
Ngoan hiền con thảo tuổi thơ chơi.
Gioakim thân phụ - Anna thân mẫu,
Tuổi hồng vui khúc hát xuân tươi.
Ba tuổi dâng mình trong Thánh Cung,
Chỉ mong tình Chúa được ờ cùng.
Tùng phục Nghĩa phụ là Tư tế,
Hôn nhân ấn định phận tôi trung.
Xuất giá tòng phu trọn nghĩa tình,
Có chồng vẫn giữ trọn chữ Trinh.
Vâng lời Thiên Sứ vui hôn ước,
Giuse kết bạn duyên thắm xinh.
Một lòng tuân phục Đấng phu quân,
Ai Cập đường xa chẳng ngại ngần.
Sẵn lòng trở về quê yêu dấu,
Cùng chàng xây dựng phúc gia ân.
Thân phận nữ nhi trọn chữ tòng,
Phu tử tòng tử thật sáng trong.
Trên đường rao giảng Mẹ dõi bước,
Vạn nẻo đường dài dẫu long đong.
Trên đường thập giá kiếp phong sương,
Lặng lẽ hiệp thông nỗi đoạn trường.
Theo con từng bước chiều xưa ấy,
Can – Vê điểm hẹn Lễ Tình Thương.
Tứ đức tuyệt vời phận nữ nhi,
Công – Dung – Ngôn - Hạnh ai sánh bì.
Vun xén vuông tròn nơi Thánh thất,
Mái ấm chan hòa khúc tình si.
May vá thêu thùa đẹp chữ Công,
Từng bữa cơm ngon phục vụ chồng.
Chiếc áo Mẹ đan cho quý tử,
Quân lính không đành xé uổng công.
Mẹ chẳng tô son chẳng phấn hồng,
Chữ Dung Mẹ tựa ánh trăng trong.
Rực rỡ như mặt trời hừng sáng,
Tháp ngà cổ Mẹ tuyết mùa đông.
Ngọc thốt dịu dàng đẹp chữ Ngôn,
Lắng nghe Ý Chúa rọi tâm hồn.
Chỉ luôn ca tụng, ngợi khen Chúa,
Vui – buồn, sướng – khổ cũng suy tôn.
Chữ Hạnh sáng ngời thật đáng yêu,
Chúa Cha tuyển chọn Mẹ diễm kiều.
Sứ Thần chào Mẹ “Đầy ơn phúc”,
Thánh Tử Ngôi Lời gọi Mẹ yêu.
Hôm nay con cũng gọi Mẹ yêu,
Thủ thỉ dâng trao Mẹ bao điều.
Chỉ có một điều con nguyện ước,
Mẹ mãi mỉm cười gọi con yêu.
- (Mừng Ngày Hiền Mẫu. Mẹ Maria - Hiền Mẫu trên các Hiền Mẫu)
Chúc tụng tôn vinh Mẹ tuyệt vời,
Nhân đức rạng ngàn hoa thắm tươi.
Ngắm nhìn nhan Mẹ con say đắm,
Khúc hát ca khen Mẹ Chúa Trời.
Mẹ đẹp tuyệt vời nét Á – Đông,
Lung linh trong sáng cả vườn hồng.
Tứ đức Tam tòng luôn hoàn hảo,
Hương trinh thơm mát tỏa mênh mông.
Tại gia tòng phụ, đức vâng lời,
Ngoan hiền con thảo tuổi thơ chơi.
Gioakim thân phụ - Anna thân mẫu,
Tuổi hồng vui khúc hát xuân tươi.
Ba tuổi dâng mình trong Thánh Cung,
Chỉ mong tình Chúa được ờ cùng.
Tùng phục Nghĩa phụ là Tư tế,
Hôn nhân ấn định phận tôi trung.
Xuất giá tòng phu trọn nghĩa tình,
Có chồng vẫn giữ trọn chữ Trinh.
Vâng lời Thiên Sứ vui hôn ước,
Giuse kết bạn duyên thắm xinh.
Một lòng tuân phục Đấng phu quân,
Ai Cập đường xa chẳng ngại ngần.
Sẵn lòng trở về quê yêu dấu,
Cùng chàng xây dựng phúc gia ân.
Thân phận nữ nhi trọn chữ tòng,
Phu tử tòng tử thật sáng trong.
Trên đường rao giảng Mẹ dõi bước,
Vạn nẻo đường dài dẫu long đong.
Trên đường thập giá kiếp phong sương,
Lặng lẽ hiệp thông nỗi đoạn trường.
Theo con từng bước chiều xưa ấy,
Can – Vê điểm hẹn Lễ Tình Thương.
Tứ đức tuyệt vời phận nữ nhi,
Công – Dung – Ngôn - Hạnh ai sánh bì.
Vun xén vuông tròn nơi Thánh thất,
Mái ấm chan hòa khúc tình si.
May vá thêu thùa đẹp chữ Công,
Từng bữa cơm ngon phục vụ chồng.
Chiếc áo Mẹ đan cho quý tử,
Quân lính không đành xé uổng công.
Mẹ chẳng tô son chẳng phấn hồng,
Chữ Dung Mẹ tựa ánh trăng trong.
Rực rỡ như mặt trời hừng sáng,
Tháp ngà cổ Mẹ tuyết mùa đông.
Ngọc thốt dịu dàng đẹp chữ Ngôn,
Lắng nghe Ý Chúa rọi tâm hồn.
Chỉ luôn ca tụng, ngợi khen Chúa,
Vui – buồn, sướng – khổ cũng suy tôn.
Chữ Hạnh sáng ngời thật đáng yêu,
Chúa Cha tuyển chọn Mẹ diễm kiều.
Sứ Thần chào Mẹ “Đầy ơn phúc”,
Thánh Tử Ngôi Lời gọi Mẹ yêu.
Hôm nay con cũng gọi Mẹ yêu,
Thủ thỉ dâng trao Mẹ bao điều.
Chỉ có một điều con nguyện ước,
Mẹ mãi mỉm cười gọi con yêu.
Phá thai: Một tội ác
LM Phêrô Hồng Phúc
16:29 09/05/2009
PHÁ THAI – MỘT TỘI ÁC
Tôi bị đánh động qua đề tài “ Bảo vệ sự sống” do cha Nguyễn Hồng Phước DCCT thuyết trình trong ngày gặp mặt đồng hương Phát Diệm – Thanh Hóa 01 / 05 / 2009 tại nhà thờ Phát Diệm – Phú Nhuận, Sài Gòn.
Những hình ảnh, những con số khoảng hai triệu ca phái thai trong một năm tại Việt Nam như ám ảnh, day dứt trong tôi. Đi giữa Tp Hồ Chí Minh, nơi thu hút sức trẻ của cả nước, một nhịp sống công nghiệp mạnh mẽ, sôi động, tiềm năng nhưng cũng đang ẩn chứa trong mình bóng tối ngày càng dày của tội ác phá thai là một tội ác được cha thuyết trình sánh ví là tương đương với tội diệt chủng vì tính chất dã man và có hệ thống của nó, hy vọng và thất vọng xen lẫn trong tôi.
Bị kẹt giữa dòng người từ Đà Lạt đổ về thành phố, hầu hết là các học sinh, sinh viên, công nhân, các đôi nam nữ trên xe máy, các gia đình trẻ đi trên ôtô đủ các loại, tôi bỗng rùng mình nghĩ đến lời cha Hồng Phước thuyết trình: “Kinh nghiệm cho thấy, cứ sau dịp 30 / 04 đi chơi về thì ngày 19 / 05 sẽ là tăng vọt những con số phá thai…” Biết mình đang bị ám ảnh, tôi tìm đến thánh Phaolô để bám víu: “ Ở đâu tội lỗi tràn đầy thì ở đó ân sủng càng chan chứa” ( Rm 5, 20) Trong trí tôi bỗng sáng lên hình ảnh về GÓC LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA mà cha thuyết trình đã minh họa bằng hình ảnh được chụp tại Tu viện DCCT Sài Gòn, tôi quyết định tới viếng thăm Tu viện.
Cha Giám tỉnh đón tiếp chúng tôi cách ân cần, nồng hậu. Phong cách của ngài khiêm tốn, giản dị, nhưng kiến thức trao đổi lại rất chuyên sâu thể hiện một nền học vấn uyên bác. Ngài dẫn tôi đi xem một công trình xây dựng đang đi vào giai đoạn hoàn thiện. Đúng ra, đây là một tổng thể công trình kiến trúc do chính ngài định hướng thiết kế. Từ tầng hầm để xe sẽ được quản lý bằng một hệ thống camera điều khiển bằng kỹ thuật vi tính hiện đại nhất thành phố, đến các tầng dành làm lớp học, làm dịch vụ, các hội trường tầm trung tới hội trường lớn hàng ngàn người có thể tham dự. Tất cả vì mục đích truyền giáo và đáp ứng nhu cầu mục vụ, nhất là mục vụ di dân của thành phố.
Còn đang đi trong thán phục thì tôi gặp lại được cha Hồng Phước, ngài vui vẻ sẵn sàng dẫn tôi tới GÓC LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA hiện đặt tạm tại một góc hành lang tầng hai của Tu viện.
Những tấm đá nhỏ ghi tên thánh và tên của bào thai bị phá, gắn đầy lên tường. Chính giữa là ảnh lòng thương xót Chúa. Dưới chân ảnh là một bàn nhỏ trên đặt lư hương, khói tỏa nghi ngút giữa hai cây nến cháy. Sát góc tường là một bình sứ to, lót sẵn túi nilon màu đen. Theo cha Hồng Phước, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1000 bào thai bị phá. Nhóm tình nguyện của DCCT gom về đây được khoảng vài trăm. Những bào thai này được đem hỏa thiêu, than được dồn vào 2 lỗ gạch thông rồi vít hai đầu gạch lại. Dự định sắp tới, số gạch này sẽ xây thành một lăng lớn. Đây thật là một sáng kiến mà Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cho là có một không hai trên thế giới, nó vừa là cách an táng các bào thai vô tội, vừa là một thông điệp mời gọi các bà mẹ tương lai suy tư: hãy tôn trọng và bảo vệ sự sống !
Cha Hồng Phước chia sẻ câu chuyện khó mà tin lại trở thành khó mà phải tin: Ban đầu có người khắc tên thánh và tên gọi cho bào thai bị phá, nói rằng cháu thúc giục phải làm như vậy và đưa đến xin đặt tại Tu viện. Cha Quang Uy không tin nên bảo họ muốn đặt đâu thì đặt. Họ đem đến đặt ở góc nhỏ này. Rồi những viên đá khắc tên mỗi ngày một nhiều thêm. Nhiều người phá thai đều kể lại bị thúc giục như thế, và khi họ đã đặt viên đá ở góc lòng thương xót ra về thì họ được bình an.
Một bà mẹ đã từng tới đây cầu nguyện trong u sầu, bà đã nghe lời bác sĩ chẩn đoán là thai nhi đã chết trong lòng mẹ, cần được phá để cứu mẹ. Đau đớn thay đó là một chẩn đoán sai lầm. Thai nhi còn sống và khi bị phá đã ngáp hồi lâu trước khi chết hẳn. Từ đó mỗi năm tới ngày phá thai, hình ảnh đứa bé lại xuất hiện khiến người mẹ vốn đã đau đớn vì sau khi phá thai bị vô sinh, nay lại chứng kiến cảnh đứa bé xuất hiện.
Cũng tại GÓC LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA này, tôi may mắn được gặp chị Trần Thị Liễu, trưởng nhóm tình nguyện “Bảo vệ sự sống”của DCCT. Chính chị đã chia sẻ từng thấy như người níu kéo bên hông khi chị đi xe và đeo trên lưng các bào thai bị phá. Chị đến đây cùng với một vài cặp gia đình để cảm hóa họ không phá thai nữa và bình tâm cầu nguyện trước GÓC LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA.
Cha Hồng Phước có lý khi nhận định rằng giới trẻ 8x, 9x là thế hệ hưởng thụ, không phải trải nghiệm chiến tranh, họ bị ảnh hưởng nền văn hóa Tây phương lao vào sống gấp, sống hưởng thụ. Họ lầm lẫn giữa tình yêu và tình dục nên lấy tình dục để thử tình yêu. Một số lấy cớ là thuê nhà chung, góp gạo thổi cơm chung để giảm chi phí tiền nghìn, nhưng hậu quả dẫn đến phá thai, phản bội, lừa đảo là thiệt hại tiền triệu và thiệt hại cả đời.
Chưa nói đến niềm tin vào sự sống đời đời, chỉ chung quanh vấn đề phá thai đã làm nên một học thuyết xã hội học. Một nền giáo dục nhân bản đang ở vào tình trạng báo động: phá thai, bạo lực học đường, đã bắt đầu như hệ quả tất yếu của nhận thức xã hội thời đại mới.
Thiết nghĩ, cuộc gặp mặt đồng hương Phát Diệm – Thanh Hóa đã thành công khi đề cập đến vấn đề yêu hay sống thử, nạn phá thai. Đó là một trong những motifs giáo dục cần được quan tâm và phát triển. Những băng hình “Bảo vệ sự sống” tố cáo sự tàn bạo của việc phá thai cần được phổ biến tới giới trẻ. Tuy nhiên những hình thức hoạt động trên mới chỉ là khởi điểm và mang tính địa phương. Năm “ Chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình Kitô giáo” cần có một suy tư thực tế, mạnh mẽ, phổ cập để có thể giáo dục sâu rộng hơn tới từng bạn trẻ.
Là
Tôi bị đánh động qua đề tài “ Bảo vệ sự sống” do cha Nguyễn Hồng Phước DCCT thuyết trình trong ngày gặp mặt đồng hương Phát Diệm – Thanh Hóa 01 / 05 / 2009 tại nhà thờ Phát Diệm – Phú Nhuận, Sài Gòn.
Những hình ảnh, những con số khoảng hai triệu ca phái thai trong một năm tại Việt Nam như ám ảnh, day dứt trong tôi. Đi giữa Tp Hồ Chí Minh, nơi thu hút sức trẻ của cả nước, một nhịp sống công nghiệp mạnh mẽ, sôi động, tiềm năng nhưng cũng đang ẩn chứa trong mình bóng tối ngày càng dày của tội ác phá thai là một tội ác được cha thuyết trình sánh ví là tương đương với tội diệt chủng vì tính chất dã man và có hệ thống của nó, hy vọng và thất vọng xen lẫn trong tôi.
Bị kẹt giữa dòng người từ Đà Lạt đổ về thành phố, hầu hết là các học sinh, sinh viên, công nhân, các đôi nam nữ trên xe máy, các gia đình trẻ đi trên ôtô đủ các loại, tôi bỗng rùng mình nghĩ đến lời cha Hồng Phước thuyết trình: “Kinh nghiệm cho thấy, cứ sau dịp 30 / 04 đi chơi về thì ngày 19 / 05 sẽ là tăng vọt những con số phá thai…” Biết mình đang bị ám ảnh, tôi tìm đến thánh Phaolô để bám víu: “ Ở đâu tội lỗi tràn đầy thì ở đó ân sủng càng chan chứa” ( Rm 5, 20) Trong trí tôi bỗng sáng lên hình ảnh về GÓC LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA mà cha thuyết trình đã minh họa bằng hình ảnh được chụp tại Tu viện DCCT Sài Gòn, tôi quyết định tới viếng thăm Tu viện.
Cha Giám tỉnh đón tiếp chúng tôi cách ân cần, nồng hậu. Phong cách của ngài khiêm tốn, giản dị, nhưng kiến thức trao đổi lại rất chuyên sâu thể hiện một nền học vấn uyên bác. Ngài dẫn tôi đi xem một công trình xây dựng đang đi vào giai đoạn hoàn thiện. Đúng ra, đây là một tổng thể công trình kiến trúc do chính ngài định hướng thiết kế. Từ tầng hầm để xe sẽ được quản lý bằng một hệ thống camera điều khiển bằng kỹ thuật vi tính hiện đại nhất thành phố, đến các tầng dành làm lớp học, làm dịch vụ, các hội trường tầm trung tới hội trường lớn hàng ngàn người có thể tham dự. Tất cả vì mục đích truyền giáo và đáp ứng nhu cầu mục vụ, nhất là mục vụ di dân của thành phố.
Còn đang đi trong thán phục thì tôi gặp lại được cha Hồng Phước, ngài vui vẻ sẵn sàng dẫn tôi tới GÓC LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA hiện đặt tạm tại một góc hành lang tầng hai của Tu viện.
Những tấm đá nhỏ ghi tên thánh và tên của bào thai bị phá, gắn đầy lên tường. Chính giữa là ảnh lòng thương xót Chúa. Dưới chân ảnh là một bàn nhỏ trên đặt lư hương, khói tỏa nghi ngút giữa hai cây nến cháy. Sát góc tường là một bình sứ to, lót sẵn túi nilon màu đen. Theo cha Hồng Phước, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1000 bào thai bị phá. Nhóm tình nguyện của DCCT gom về đây được khoảng vài trăm. Những bào thai này được đem hỏa thiêu, than được dồn vào 2 lỗ gạch thông rồi vít hai đầu gạch lại. Dự định sắp tới, số gạch này sẽ xây thành một lăng lớn. Đây thật là một sáng kiến mà Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cho là có một không hai trên thế giới, nó vừa là cách an táng các bào thai vô tội, vừa là một thông điệp mời gọi các bà mẹ tương lai suy tư: hãy tôn trọng và bảo vệ sự sống !
Cha Hồng Phước chia sẻ câu chuyện khó mà tin lại trở thành khó mà phải tin: Ban đầu có người khắc tên thánh và tên gọi cho bào thai bị phá, nói rằng cháu thúc giục phải làm như vậy và đưa đến xin đặt tại Tu viện. Cha Quang Uy không tin nên bảo họ muốn đặt đâu thì đặt. Họ đem đến đặt ở góc nhỏ này. Rồi những viên đá khắc tên mỗi ngày một nhiều thêm. Nhiều người phá thai đều kể lại bị thúc giục như thế, và khi họ đã đặt viên đá ở góc lòng thương xót ra về thì họ được bình an.
Một bà mẹ đã từng tới đây cầu nguyện trong u sầu, bà đã nghe lời bác sĩ chẩn đoán là thai nhi đã chết trong lòng mẹ, cần được phá để cứu mẹ. Đau đớn thay đó là một chẩn đoán sai lầm. Thai nhi còn sống và khi bị phá đã ngáp hồi lâu trước khi chết hẳn. Từ đó mỗi năm tới ngày phá thai, hình ảnh đứa bé lại xuất hiện khiến người mẹ vốn đã đau đớn vì sau khi phá thai bị vô sinh, nay lại chứng kiến cảnh đứa bé xuất hiện.
Cũng tại GÓC LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA này, tôi may mắn được gặp chị Trần Thị Liễu, trưởng nhóm tình nguyện “Bảo vệ sự sống”của DCCT. Chính chị đã chia sẻ từng thấy như người níu kéo bên hông khi chị đi xe và đeo trên lưng các bào thai bị phá. Chị đến đây cùng với một vài cặp gia đình để cảm hóa họ không phá thai nữa và bình tâm cầu nguyện trước GÓC LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA.
Cha Hồng Phước có lý khi nhận định rằng giới trẻ 8x, 9x là thế hệ hưởng thụ, không phải trải nghiệm chiến tranh, họ bị ảnh hưởng nền văn hóa Tây phương lao vào sống gấp, sống hưởng thụ. Họ lầm lẫn giữa tình yêu và tình dục nên lấy tình dục để thử tình yêu. Một số lấy cớ là thuê nhà chung, góp gạo thổi cơm chung để giảm chi phí tiền nghìn, nhưng hậu quả dẫn đến phá thai, phản bội, lừa đảo là thiệt hại tiền triệu và thiệt hại cả đời.
Chưa nói đến niềm tin vào sự sống đời đời, chỉ chung quanh vấn đề phá thai đã làm nên một học thuyết xã hội học. Một nền giáo dục nhân bản đang ở vào tình trạng báo động: phá thai, bạo lực học đường, đã bắt đầu như hệ quả tất yếu của nhận thức xã hội thời đại mới.
Thiết nghĩ, cuộc gặp mặt đồng hương Phát Diệm – Thanh Hóa đã thành công khi đề cập đến vấn đề yêu hay sống thử, nạn phá thai. Đó là một trong những motifs giáo dục cần được quan tâm và phát triển. Những băng hình “Bảo vệ sự sống” tố cáo sự tàn bạo của việc phá thai cần được phổ biến tới giới trẻ. Tuy nhiên những hình thức hoạt động trên mới chỉ là khởi điểm và mang tính địa phương. Năm “ Chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình Kitô giáo” cần có một suy tư thực tế, mạnh mẽ, phổ cập để có thể giáo dục sâu rộng hơn tới từng bạn trẻ.
Là
Mộc mạc như một cây nho
LM. Giuse Trương Đình Hiền
18:40 09/05/2009
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH (B)
Bằng ngôn ngữ và ảnh hình rất đời thường dân giả vay mượn từ cuộc sống nông nghiệp, 600 năm trước Chúa Giêsu, sứ ngôn I-sa-ia đã từng ví von dân được chọn Ít-ra-en như một “Vườn Nho hoang phế, một Cây Nho điêu tàn” vì không trung thành với giao ước và không tuân giữ lề luật của Gia-vê:
“Tôi xin hát tặng bạn thân tôi, bài ca của bạn tôi về vườn nho của mình.
Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi màu mỡ. Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho. Anh những mong nó sanh trái tốt, nó lại sinh nho dại… Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là Ít-ra-en đó; cây nho Chúa mến yêu quý chuộng, ấy chính là người xứ Giu-đa. Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than” (Is 5,1-7)
Và Cây nho Ít-ra-en đã đến lúc hoàn thành giai đoạn “chuẩn bị-dọn đường” để nhường chỗ cho “Cây Nho Thật” là chính Con một Thiên Chúa nhập thể làm người như chính Đức Kitô đã khẳng định trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy là Cây Nho Thật và Cha Thầy là người trồng nho”.
Qua ý nghĩa đó chúng ta cảm nhận rằng: Đức Kitô Phục Sinh của chúng ta nào có chi xa lạ, nhiệm mầu để ta phải sợ sệt “kính nhi viễn chi” nhưng rất gần gũi thân thương, như cách trình bày của Lời Chúa: chân chất như người chăn chiên, mộc mạc như một cây nho.
1. Đức Kitô: Cây Nho Thật do Thiên Chúa trồng:
Kể từ khi “Cây Nho Thật” nầy bị các tư tế Do Thái và quân binh của Philatô “đốn ngã” trên đồi Can-Vê vào một “chiều thứ Sáu” loang máu cách đây gần 2000 năm, cứ tưởng mọi “dây mơ rễ má” có liên hệ đến Giêsu Na-da-rét đã bị dọn sạch, những “hạt mầm gọi là Tin Mừng nước Thiên Chúa” của Thầy Giêsu chắc chắn đã bị dập vùi dưới lớp bụi thời gian để rồi sẽ không còn chút hy vọng cho một ngày mai sinh hoa kết trái.
Thế nhưng “Thiên Chúa là người trồng nho”. Điều mà con người tưởng bị vứt đi, con người mà nhân loại tưởng chừng đã bị loại bỏ, tiêu tán, thì Thiên Chúa lại biến nên điều kỳ diệu phi thường. Hội Thánh đã hát lên như một điệp khúc trong những ngày Phục sinh: “Phiến đã mà những người thợ xây loại bỏ đã trở nên viên đá góc tường. Việc đó thật kỳ diệu trước mắt chúng ta”.
Vâng, Lời Chúa hôm nay khơi lên niềm tin căn cốt nầy của muôn thế hệ Kitô hữu: Chúa Giêsu Na-da-rét chính là Thiên Chúa thật; và Hội Thánh do Ngài thiết lập cũng phát sinh từ ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa (Xem L.G.). Chính vì thế, cho dẫu suốt cuộc hành trình gieo trồng, bảo vệ và phát triển niềm tin, “Cây nho Thật” có phải đối diện với bao chối từ và phủ nhận, cấm cách và bách hại, loại trừ và lên án…vẫn sum sê cành lá, vẫn tỏa ngát hương thơm, vẫn bóng rợp mây trời. Những “cành nho của Cây Nho Thật” là những anh dân chài Ga-li-lê như Phêrô, Giacôbê, Gioan, Philipphê, Anrê…bị đánh te tua, bị đe dọa ngăn cấm, bị tróc nả tội tù, bị đóng đinh trên thánh giá hay bị chém, bị đâm…cứ tưởng rồi cũng sẽ bị “đốn ngã giữa pháp trường nhân loại, để rồi bị đẩy vào lãng quên như như họ đã ứng xử với Thầy Chí Thánh. Nhưng, không phải chỉ “Một cộng đoàn đơn lẻ”, một nhóm nhỏ “Mười Hai”, mà cả một “Rừng Nho” lan tràn mặt đất, một “Đoàn Dân mới” hiện diện khắp muôn phương. Và Hội Thánh của Chúa Kitô đã lớn lên, đã phát triển, đã vươn dậy bề thế từ “Cây nho Thật” đã chết và đã phục sinh, đã trở nên Hy tế và trở thành mạch suối cứu độ.
Kể từ khi những đồng tiền mua chuộc bọn lính canh của các tư tế Do Thái được tung ra, đã có không biết bao nhiêu những luận điệu, lý thuyết, tác phẩm văn chương, hội họa…nhằm bôi nhọ đức tin của người Kitô hữu, hạ bệ phẩm tính đích thật của Chúa Giêsu và đánh sập đền thờ chân lý của Giáo hội.
Thế nhưng, Hội Thánh nầy, đàn chiên nầy, Cây nho nầy không phải là sản phẩm của con người để có thể lụi tàn theo năm tháng, hay đổ sập trước những bảo táp của cuộc đời; mà mãi mãi “kết trái đơm hoa”, mãi mãi vươn cao rợp bóng mây trời để muôn cánh chim nhân loại đổ về ngơi nghỉ ! Và hôm nay, một lần nữa chúng ta tuyên xưng cùng Hội Thánh: “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho”.
2. Trong Cây Nho Thật KITÔ, mọi sự được dồi dào sức sống:
Và nhân loại đã tìm được gì từ Đức Kitô, Đấng đã từng khẳng định: “Ta đến để chiên được sống và sống dồi dào”, và hôm nay cũng chính Ngài tuyên bố: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” !
Trước khi nói chuyện “kết trái đơm hoa” của Hội Thánh, của chúng ta, của những kẻ đang tháp nhập với chính Ngài là “Cây Nho thật”, chúng ta cùng trở lại với các câu chuyện của Tin Mừng để cảm nhận thế nào là “sức sống dồi dào, là sinh hoa kết trái” nơi những con người đã từng chạm đến Đức Kitô trong thuở Ngài lang thang rao giảng tin Mừng nước Thiên Chúa: những kẻ mù què điếc câm, những người thu thuế bị kết án khinh khi, những cô gái điếm sống vật vờ vất vưởng bên lề đời, những người phung cùi bất hạnh trong hoang mạc cách ly…tất cả đã được “Ngài kéo lên với Ngài” để mĩm cười sung sướng vì được chữa lành, vì được yêu thương, vì được hoán cải, đổi đời. “Kết trái đơm hoa trong cây nho Kitô” phải chăng đó là những mảnh đời tưởng đâu đã chôn sâu trong lòng đất lạnh như con trai của bà góa ở Naim, như chàng thanh niên Lagiarô ở Bêtania…đã ngẩng mặt lên rạng rỡ với bình minh cuộc sống…Trong Cây nho Thật là Đức Kitô, mọi hành vi tưởng chừng vụn vặt, tầm thường như Giakê thập thò trèo lên cây sung đón đợi đã trở thành cơ duyên gặp gỡ, việc xức dầu của Maria ở Bêtania đã trở thành dấu chỉ của tình yêu, những đồng xu bé nhỏ của một bà góa nghèo đã trở nên kho tàng vô giá, và những trẻ em bé bỏng dại khờ đã trở nên những “khách quí danh dự và xứng đáng đầu tiên trong bàn tiệc Nước trời”.
Vì là Cây nho Thật, cũng là “Đường, Sự Thật, Sự Sống”, quả thật Đức Kitô đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời: Kẻ nghèo hèn không phải bị bỏ đi mà là “được chúc phúc”, nước mắt khóc than không còn là bất hạnh phải tránh né mà là dấu chỉ để được phúc ủi an”…Cuộc sống lam lủ khó nghèo không còn là kiếp đọa đầy ô nhục mà đã trở thành “bài trường ca của khiêm hạ yêu thương trên giai điệu của mái nghèo thánh gia Nadarét”.
Vì được tiếp cận với Cây nho Thật, nên cuộc hành trình buồn thảm về Emmaus của hai môn đệ năm nào trở nên cuộc hội ngộ đầy tin yêu hy vọng, quán trọ Emmaus tưởng chừng vắng lạnh với hoàng hôn ly biệt đã bừng lên như bữa tiệc hoan vui, và bữa điểm tâm giản đơn trên bờ hồ Tibêriát thuở nào đã trở thành “lễ hội Phục sinh” để những môn sinh của Ngài tìm được sức trẻ để ra đi buông lưới.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng nói với chúng ta rằng: trong Đức Kitô phục sinh, mọi sự đã được phục hồi, cho dù đó là một “mặt trái” với đầy oái ăm bi đát. Bi đát như cuộc thương khó thập Giá của Ngài đã trở thành hy lễ tình yêu và phương thế cứu chuộc; bi đát như cuộc đời đáng tủi hổ của Maria Mađalêna đã trở nên người mang tin Phục sinh đầu tiên cho thế giới; bi đát như đoạn kết cuộc đời của các tông đồ Phêrô, Batôlômêô, Giacôbê…lại đã trở thành những viên dsa tảng xây nên tòa nhà Giáo Hội vĩ dại hôm nay… và đặc biệt bi đát như cuộc đời của thánh Phaolô, người “tông đồ của giờ thứ 25”, một tên ghét cay ghét đắng Kitô giáo … đã được Đức Kitô đánh ngã trên đường Damas, đã được cộng đoàn Hội Thánh đón nhận như anh em và đã trở nên nhân chứng của Tin mừng (như được tường thuật hôm nay trong BĐ 1). Vâng, trong Cây Nho Thật, mọi cành nho sẽ được thông phần nhựa sống để kết trái đơm hoa là như thế !
3. Hãy liên kết với thân nho và để cành nho bị cắt tỉa:
Liên kết với Thân Nho Kitô, chúng ta sẽ sum sê hoa trái. Đó lại chính là điều tôn vinh Chúa Cha như chính Đức Kitô khẳng quyết: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: anh em sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ của Thầy” (Ga 15,8)
Như thế, chúng ta cũng có thể nói ngược lại rằng: thất bại của Thiên Chúa là sự cằn cỗi của con người. Sự cằn cỗi, nghèo nàn muôn nơi và muôn thuở của con người chính là sự cắt đứt mối hiệp thông với Thiên Chúa. Đã biết bao nhiêu lần trong lịch sử nhân loại, và thuộc nhiều nơi trên thế giới, chính thái độ “cắt đứt” nầy đã dẫn nhân loại tới những cuộc chiến tranh đẩm máu, những cuộc huynh đệ tương tàn, những bóc lột, tàn sát và khủng dã man chẳng khác nào sói với sói. Những lò hơi ngạt thời đệ nhị thế chiến, những cuộc lưu đầy tàn nhẫn ở Sibêria, những cánh đồng chết ở Campuchia, những mồ chôn tập thể ở cố đô Huế trong dịp Tết mậu Thân năm nào…, phải chăng đó là kết quả tất yếu của một nền chính trị loại bỏ Thiên Chúa, cắt đứt những mối tương quan Chúa-người, để ảo tượng dựng xây một thế gới đại đồng trên nền tảng ý thức hệ vô thần duy vật.
Cách riêng đối với chúng ta, những người Kitô hữu, sự cằn cối thiếu vắng hoa trái tốt lành thánh thiện đó chính là vì chúng ta chưa để mình “bị cắt tỉa”, chưa để Lời Chúa thanh luyện, chưa để ngọn lửa của Thánh Thần Chúa thiêu đốt. “Ở lại trong Chúa” không phải là lối nói văn chương ngoài đầu môi chót lưỡi, nhưng luôn cần được thể hiện bằng chính cuộc đời chấp nhận trả giá. Bởi vì, muốn được hưởng nguồn sống phục sinh của “Cây Nho Thật”, chúng ta phải chia sẻ nổi đau từ “Cây Thập Giá” của chính Ngài.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những biếng lười, ích kỷ, nhỏ nhen.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những lọc lừa gian dối, những tham lam đố kỵ giận hờn, ghanh ghét.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những mối tình vụng trộm lỗi phạm bí tích hôn Phối, những ma mánh gian xảo trong bán buôn, những hẹp hòi bất khoan dung trong đạo cha con, trong nghĩa vợ chống,
Phải để mình bị cắt tỉa đi những thói hư tật xấu bài bạc, say xỉn, nói hành nói xấu anh chị em, phê bình chỉ trích vô trách nhiệm, hà tiện bũn xỉn trong chia sẻ bác ái, gây chia rẽ bất đồng trong công việc chung…
Có như thế, chúng ta mới đón lấy dòng nhựa nguyên tươi mát là chính sự sống của Chúa phục sinh và sẽ đóng góp những hoa trái tốt lành cho nhân loại, để nhân loại nhận ra Cây nho Thật là Đức Kitô và Người Trồng Nho chính là Thiên Chúa. (Phỏng ý Manna 108)
Mộc mạc như một cây nho
Bằng ngôn ngữ và ảnh hình rất đời thường dân giả vay mượn từ cuộc sống nông nghiệp, 600 năm trước Chúa Giêsu, sứ ngôn I-sa-ia đã từng ví von dân được chọn Ít-ra-en như một “Vườn Nho hoang phế, một Cây Nho điêu tàn” vì không trung thành với giao ước và không tuân giữ lề luật của Gia-vê:
“Tôi xin hát tặng bạn thân tôi, bài ca của bạn tôi về vườn nho của mình.
Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi màu mỡ. Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho. Anh những mong nó sanh trái tốt, nó lại sinh nho dại… Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là Ít-ra-en đó; cây nho Chúa mến yêu quý chuộng, ấy chính là người xứ Giu-đa. Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than” (Is 5,1-7)
Và Cây nho Ít-ra-en đã đến lúc hoàn thành giai đoạn “chuẩn bị-dọn đường” để nhường chỗ cho “Cây Nho Thật” là chính Con một Thiên Chúa nhập thể làm người như chính Đức Kitô đã khẳng định trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy là Cây Nho Thật và Cha Thầy là người trồng nho”.
Qua ý nghĩa đó chúng ta cảm nhận rằng: Đức Kitô Phục Sinh của chúng ta nào có chi xa lạ, nhiệm mầu để ta phải sợ sệt “kính nhi viễn chi” nhưng rất gần gũi thân thương, như cách trình bày của Lời Chúa: chân chất như người chăn chiên, mộc mạc như một cây nho.
1. Đức Kitô: Cây Nho Thật do Thiên Chúa trồng:
Kể từ khi “Cây Nho Thật” nầy bị các tư tế Do Thái và quân binh của Philatô “đốn ngã” trên đồi Can-Vê vào một “chiều thứ Sáu” loang máu cách đây gần 2000 năm, cứ tưởng mọi “dây mơ rễ má” có liên hệ đến Giêsu Na-da-rét đã bị dọn sạch, những “hạt mầm gọi là Tin Mừng nước Thiên Chúa” của Thầy Giêsu chắc chắn đã bị dập vùi dưới lớp bụi thời gian để rồi sẽ không còn chút hy vọng cho một ngày mai sinh hoa kết trái.
Thế nhưng “Thiên Chúa là người trồng nho”. Điều mà con người tưởng bị vứt đi, con người mà nhân loại tưởng chừng đã bị loại bỏ, tiêu tán, thì Thiên Chúa lại biến nên điều kỳ diệu phi thường. Hội Thánh đã hát lên như một điệp khúc trong những ngày Phục sinh: “Phiến đã mà những người thợ xây loại bỏ đã trở nên viên đá góc tường. Việc đó thật kỳ diệu trước mắt chúng ta”.
Vâng, Lời Chúa hôm nay khơi lên niềm tin căn cốt nầy của muôn thế hệ Kitô hữu: Chúa Giêsu Na-da-rét chính là Thiên Chúa thật; và Hội Thánh do Ngài thiết lập cũng phát sinh từ ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa (Xem L.G.). Chính vì thế, cho dẫu suốt cuộc hành trình gieo trồng, bảo vệ và phát triển niềm tin, “Cây nho Thật” có phải đối diện với bao chối từ và phủ nhận, cấm cách và bách hại, loại trừ và lên án…vẫn sum sê cành lá, vẫn tỏa ngát hương thơm, vẫn bóng rợp mây trời. Những “cành nho của Cây Nho Thật” là những anh dân chài Ga-li-lê như Phêrô, Giacôbê, Gioan, Philipphê, Anrê…bị đánh te tua, bị đe dọa ngăn cấm, bị tróc nả tội tù, bị đóng đinh trên thánh giá hay bị chém, bị đâm…cứ tưởng rồi cũng sẽ bị “đốn ngã giữa pháp trường nhân loại, để rồi bị đẩy vào lãng quên như như họ đã ứng xử với Thầy Chí Thánh. Nhưng, không phải chỉ “Một cộng đoàn đơn lẻ”, một nhóm nhỏ “Mười Hai”, mà cả một “Rừng Nho” lan tràn mặt đất, một “Đoàn Dân mới” hiện diện khắp muôn phương. Và Hội Thánh của Chúa Kitô đã lớn lên, đã phát triển, đã vươn dậy bề thế từ “Cây nho Thật” đã chết và đã phục sinh, đã trở nên Hy tế và trở thành mạch suối cứu độ.
Kể từ khi những đồng tiền mua chuộc bọn lính canh của các tư tế Do Thái được tung ra, đã có không biết bao nhiêu những luận điệu, lý thuyết, tác phẩm văn chương, hội họa…nhằm bôi nhọ đức tin của người Kitô hữu, hạ bệ phẩm tính đích thật của Chúa Giêsu và đánh sập đền thờ chân lý của Giáo hội.
Thế nhưng, Hội Thánh nầy, đàn chiên nầy, Cây nho nầy không phải là sản phẩm của con người để có thể lụi tàn theo năm tháng, hay đổ sập trước những bảo táp của cuộc đời; mà mãi mãi “kết trái đơm hoa”, mãi mãi vươn cao rợp bóng mây trời để muôn cánh chim nhân loại đổ về ngơi nghỉ ! Và hôm nay, một lần nữa chúng ta tuyên xưng cùng Hội Thánh: “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho”.
2. Trong Cây Nho Thật KITÔ, mọi sự được dồi dào sức sống:
Và nhân loại đã tìm được gì từ Đức Kitô, Đấng đã từng khẳng định: “Ta đến để chiên được sống và sống dồi dào”, và hôm nay cũng chính Ngài tuyên bố: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” !
Trước khi nói chuyện “kết trái đơm hoa” của Hội Thánh, của chúng ta, của những kẻ đang tháp nhập với chính Ngài là “Cây Nho thật”, chúng ta cùng trở lại với các câu chuyện của Tin Mừng để cảm nhận thế nào là “sức sống dồi dào, là sinh hoa kết trái” nơi những con người đã từng chạm đến Đức Kitô trong thuở Ngài lang thang rao giảng tin Mừng nước Thiên Chúa: những kẻ mù què điếc câm, những người thu thuế bị kết án khinh khi, những cô gái điếm sống vật vờ vất vưởng bên lề đời, những người phung cùi bất hạnh trong hoang mạc cách ly…tất cả đã được “Ngài kéo lên với Ngài” để mĩm cười sung sướng vì được chữa lành, vì được yêu thương, vì được hoán cải, đổi đời. “Kết trái đơm hoa trong cây nho Kitô” phải chăng đó là những mảnh đời tưởng đâu đã chôn sâu trong lòng đất lạnh như con trai của bà góa ở Naim, như chàng thanh niên Lagiarô ở Bêtania…đã ngẩng mặt lên rạng rỡ với bình minh cuộc sống…Trong Cây nho Thật là Đức Kitô, mọi hành vi tưởng chừng vụn vặt, tầm thường như Giakê thập thò trèo lên cây sung đón đợi đã trở thành cơ duyên gặp gỡ, việc xức dầu của Maria ở Bêtania đã trở thành dấu chỉ của tình yêu, những đồng xu bé nhỏ của một bà góa nghèo đã trở nên kho tàng vô giá, và những trẻ em bé bỏng dại khờ đã trở nên những “khách quí danh dự và xứng đáng đầu tiên trong bàn tiệc Nước trời”.
Vì là Cây nho Thật, cũng là “Đường, Sự Thật, Sự Sống”, quả thật Đức Kitô đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời: Kẻ nghèo hèn không phải bị bỏ đi mà là “được chúc phúc”, nước mắt khóc than không còn là bất hạnh phải tránh né mà là dấu chỉ để được phúc ủi an”…Cuộc sống lam lủ khó nghèo không còn là kiếp đọa đầy ô nhục mà đã trở thành “bài trường ca của khiêm hạ yêu thương trên giai điệu của mái nghèo thánh gia Nadarét”.
Vì được tiếp cận với Cây nho Thật, nên cuộc hành trình buồn thảm về Emmaus của hai môn đệ năm nào trở nên cuộc hội ngộ đầy tin yêu hy vọng, quán trọ Emmaus tưởng chừng vắng lạnh với hoàng hôn ly biệt đã bừng lên như bữa tiệc hoan vui, và bữa điểm tâm giản đơn trên bờ hồ Tibêriát thuở nào đã trở thành “lễ hội Phục sinh” để những môn sinh của Ngài tìm được sức trẻ để ra đi buông lưới.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng nói với chúng ta rằng: trong Đức Kitô phục sinh, mọi sự đã được phục hồi, cho dù đó là một “mặt trái” với đầy oái ăm bi đát. Bi đát như cuộc thương khó thập Giá của Ngài đã trở thành hy lễ tình yêu và phương thế cứu chuộc; bi đát như cuộc đời đáng tủi hổ của Maria Mađalêna đã trở nên người mang tin Phục sinh đầu tiên cho thế giới; bi đát như đoạn kết cuộc đời của các tông đồ Phêrô, Batôlômêô, Giacôbê…lại đã trở thành những viên dsa tảng xây nên tòa nhà Giáo Hội vĩ dại hôm nay… và đặc biệt bi đát như cuộc đời của thánh Phaolô, người “tông đồ của giờ thứ 25”, một tên ghét cay ghét đắng Kitô giáo … đã được Đức Kitô đánh ngã trên đường Damas, đã được cộng đoàn Hội Thánh đón nhận như anh em và đã trở nên nhân chứng của Tin mừng (như được tường thuật hôm nay trong BĐ 1). Vâng, trong Cây Nho Thật, mọi cành nho sẽ được thông phần nhựa sống để kết trái đơm hoa là như thế !
3. Hãy liên kết với thân nho và để cành nho bị cắt tỉa:
Liên kết với Thân Nho Kitô, chúng ta sẽ sum sê hoa trái. Đó lại chính là điều tôn vinh Chúa Cha như chính Đức Kitô khẳng quyết: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: anh em sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ của Thầy” (Ga 15,8)
Như thế, chúng ta cũng có thể nói ngược lại rằng: thất bại của Thiên Chúa là sự cằn cỗi của con người. Sự cằn cỗi, nghèo nàn muôn nơi và muôn thuở của con người chính là sự cắt đứt mối hiệp thông với Thiên Chúa. Đã biết bao nhiêu lần trong lịch sử nhân loại, và thuộc nhiều nơi trên thế giới, chính thái độ “cắt đứt” nầy đã dẫn nhân loại tới những cuộc chiến tranh đẩm máu, những cuộc huynh đệ tương tàn, những bóc lột, tàn sát và khủng dã man chẳng khác nào sói với sói. Những lò hơi ngạt thời đệ nhị thế chiến, những cuộc lưu đầy tàn nhẫn ở Sibêria, những cánh đồng chết ở Campuchia, những mồ chôn tập thể ở cố đô Huế trong dịp Tết mậu Thân năm nào…, phải chăng đó là kết quả tất yếu của một nền chính trị loại bỏ Thiên Chúa, cắt đứt những mối tương quan Chúa-người, để ảo tượng dựng xây một thế gới đại đồng trên nền tảng ý thức hệ vô thần duy vật.
Cách riêng đối với chúng ta, những người Kitô hữu, sự cằn cối thiếu vắng hoa trái tốt lành thánh thiện đó chính là vì chúng ta chưa để mình “bị cắt tỉa”, chưa để Lời Chúa thanh luyện, chưa để ngọn lửa của Thánh Thần Chúa thiêu đốt. “Ở lại trong Chúa” không phải là lối nói văn chương ngoài đầu môi chót lưỡi, nhưng luôn cần được thể hiện bằng chính cuộc đời chấp nhận trả giá. Bởi vì, muốn được hưởng nguồn sống phục sinh của “Cây Nho Thật”, chúng ta phải chia sẻ nổi đau từ “Cây Thập Giá” của chính Ngài.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những biếng lười, ích kỷ, nhỏ nhen.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những lọc lừa gian dối, những tham lam đố kỵ giận hờn, ghanh ghét.
Phải để mình bị cắt tỉa đi những mối tình vụng trộm lỗi phạm bí tích hôn Phối, những ma mánh gian xảo trong bán buôn, những hẹp hòi bất khoan dung trong đạo cha con, trong nghĩa vợ chống,
Phải để mình bị cắt tỉa đi những thói hư tật xấu bài bạc, say xỉn, nói hành nói xấu anh chị em, phê bình chỉ trích vô trách nhiệm, hà tiện bũn xỉn trong chia sẻ bác ái, gây chia rẽ bất đồng trong công việc chung…
Có như thế, chúng ta mới đón lấy dòng nhựa nguyên tươi mát là chính sự sống của Chúa phục sinh và sẽ đóng góp những hoa trái tốt lành cho nhân loại, để nhân loại nhận ra Cây nho Thật là Đức Kitô và Người Trồng Nho chính là Thiên Chúa. (Phỏng ý Manna 108)
Người mẹ trong công trình sáng tạo
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
20:59 09/05/2009
Sau khi đã hoàn tất sáng tạo mọi công trình trong vũ trụ trời đất, vào ngày cuối cùng, ngày thứ sáu công trình sáng tạo, Thiên Chúa tạo dựng con người có nam cùng có nữ, giống hình ảnh mình. Ngài trao cho họ được làm chủ các tạo vật do Ngài đã dựng nên, làm của ăn nuôi sống, và chúc lành cho họ (St 1,26-31).
Nơi khác, sách thuật lại chi tiết việc Thiên Chúa tạo dựng nên mọi loài có sự sống trong vũ trụ từ bụi đất. Nhưng tạo dựng bà Evà, người phụ nữ đầu tiên làm mẹ chúng sinh, lại khác: Thiên Chúa rút một rẻ xương từ xương sườn của ông Adong, người đàn ông đầu tiên, làm thành thân thể người phụ nữ đầu tiên. (St 2,21-25).
Sách Sáng Thế chỉ thuật lại chi tiết đơn giản như thế. Nhưng trong đời sống, khi quan sát khả năng nơi người phụ nữ, đúng hơn của một người mẹ, chúng ta thấy có sức năng động linh hoạt đầy tràn sáng tạo.
Vậy phải chăng Thiên Chúa, lúc tạo dựng nên người phụ nữ để làm mẹ chúng sinh, đã vẽ ấn định một công thức có bài bản cho công trình này rồi?
Điều này chắc chắn là có rồi. Chả thế mà từ nghìn triệu năm nay, thân thể cùng khả năng trí tuệ, tầng thần kinh, cảm giác, cung lòng khả năng sinh sản nuôi dậy con cái…nơi bất cứ người phụ nữ nào cũng đều có căn bản như vậy.
Và công trình sáng tạo này vẫn luôn luôn là bản chính (original) nơi mỗi người phụ nữ. Không ai giống ai, cho dù họ có cùng một căn bản thể loại khung sườn nữ tính như nhau.
Đó là nét đẹp đặc trưng cao qúy tuyệt vời của công trình sáng tạo, mà không ai là con người xưa nay có thể bắt chước đúc nặn làm nên được.
Dựng nên người đàn ông với bắp thịt gân guốc tay chân rắn chắc, nước da nâu ngăm đen hay đỏ, tâm tính hướng về suy nghĩ nhiều hơn, Thiên Chúa đơn giản dùng đất nặn nên hình hài, rồi thổi hà hơi vào, thế là ông thành người có sức sống hoạt động.
Nhưng tạo dựng nên người phụ nữ với những chi tiết như Thiên Chúa đã dự định phác họa, chắc chắn là lâu hơn, chi tiết tỉ mỉ tinh tế hơn.
Thiên Thần là loài Thiên Chúa dựng nên sống trực tiếp cùng là sứ gỉa luôn ở ngay bên cạnh Ngài, họ quan sát ngắm nhìn thấy Thiên Chúa lúc tạo dựng người phụ nữ, như mải miết loay hoay tô điểm thêm nhiều chi tiết đặc biệt khác lạ.
Đánh bạo một Thiên Thần nhỏ tươi cười đến hỏi Thiên Chúa: “ Sao Chúa mất nhiều thời giờ công lao để tạo thành người phụ nữ vậy?”
Nghe thế Thiên Chúa mỉm cười, nhưng mắt luôn chăm chú vào tác phẩm công trình sáng tạo còn đang dang dở, giải thích: “ Này con, Ta muốn tạo nên người phụ nữ không chỉ có chân tay, da dẻ mềm mại, mái tóc óng mượt dài thôi đâu.
Chị ta cần phải có trực gía bén nhậy cùng tâm tính mềm dẻo thích nghi, nhưng không co giãn như đồ nhựa plastic hay cao su.
Thân thể cơ quan người chị ta phải có mầm mống khả năng sinh sản. Cung lòng chị ta phải như một dòng sông chuyên chở nước cho thai nhi bơi lội lúc đang thành hình trong cung lòng chị. Rồi khi người con mở mắt chào đời, chị phải có dòng nước sữa mẹ trong lành bổ dưỡng nuôi sống con mình.
Khi nuôi dậy con, chị phải có khả năng kiên nhẫn yêu thương bao bọc, uốn nắn con mình, cùng không ngại sợ dơ bẩn thu dọn tắm rửa cho con cái. Chị phải can đảm nếm đồ ăn nước uống biết độ nóng lạnh, trước khi cho con ăn. Chị cũng phải sẵn sàng ăn chén cơm thừa, miếng bánh dư của con cái để lại. Phần Chân người phụ nữ là chiếc ghế ngồi cho con
Tiếng cười nụ hôn của chị trên gò má, trên tay chân con cái mình có sức chữa lành xóa tan sự buồn phiền sợ hãi của người con. Nói tắt chị phải có trực giác nhậy cảm với con mình khi chúng đau chân nhức đầu, đau bụng và cả khi chúng kêu khóc vì cảm thấy buồn bực bị bỏ rơi. Đời sống thiên nhiên của người phụ nữ là như thế.
Lẽ dĩ nhiên, Ta tạo dựng nên người phụ nữ cũng như người đàn ông đều có hai tay hai chân. Nhưng nơi người mẹ Ta ước sao chị có sáu bàn tay!”
Thiên Thần nhỏ trừng đôi mắt ngây ngô hỏi chen vào: “ Làm sao chị ta lại cần tới sáu tay vậy?”
Thiên Chúa vẫn chăm chú vào công trình tạo thành người phụ nữ giải thích tiếp: “ Một người mẹ mà cần có sáu đôi tay, Ta không ngạc nhiên cùng cho đó là khó đâu. Nhưng làm sao tạo thành cho chị sáu con mắt mới là vấn đề Ta đang suy nghĩ. Vì chị cần như thế và cũng khó tạo thành!”
Thiên Thần nhỏ càng thắc mắc hơn nữa: “ Như thế có phải Thiên Chúa lấy đó làm kiểu mẫu căn bẳn cho người phụ nữ chăng?”
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, lộ nét tươi cười trên khuôn mặt và đồng ý gật đầu với câu hổi tò mò của Thiên Thần. Sau một phút thinh lặng, Thiên Chúa giải thích tiếp: “ Một người mẹ cần ba đôi con mắt. Một đôi con mắt để nhìn quan sát xuyên qua cánh cửa phòng con mình xem sự gì đang xảy ra trong đó, dù chị biết chúng đang học bài hay chơi đùa với nhau. Chị để tâm nói vọng vào: các con đang làm gì vậy?
Đó là tình yêu lòng quan tâm của người mẹ hằng hướng về con cái mình.
Một đôi con mắt hướng ra phía đàng sau, để nhìn quan sát những gì có thể xảy ra mà chị không nhìn thấy, nhưng chị cần phải biết.
Đó là trực gíac linh tính bén nhậy của chị, hay nói theo kiểu phân tích tâm lý là giác quan thứ sáu.
Và tất nhiên một đôi con mắt phía trước để nhìn cho rõ tận tường con cái chị đang làm gì, đang nói gì. Khi thấy con mình nói hay làm gì không đúng, chị nghiêm nghị đưa đôi mắt nhìn chúng, khiến chúng bẽn lẽn xấu hổ nói với chị: “ Con biết rồi, mẹ không thích chúng con như vậy. Mặc dù mẹ không nói lời gì, nhưng ánh mắt mẹ tỏa ra đã đủ để chúng con hiểu mẹ muốn nói gì rồi!”
Đó là sự giáo dục đào tạo mà người mẹ muốn uốn nắn con cái mình từ khi chúng còn thơ bé.
Thiên Thần nhỏ càng trố mắt rụt rè hai bàn tay xoa vào nhau nói nhỏ nhẹ: “Ôi Thiên Chúa, qủa là công trình tuyệt diệu, chi tiết tỉ mỉ không ai là loài Thiên Thần chúng con có thể tưởng tượng ra nổi! Nhưng con nghĩ, chiều đang dần tàn, bây giờ đi ngủ. Ngày mai thức dậy làm tiếp công trình cũng còn kịp!”
Thiên Chúa tình yêu nói ngay: “ Không được đâu con. Công trình tạo dựng Ta đang thực hiện còn dở dang.Ta muốn hoàn thành công trình tạo thành nơi người phụ nữ một vài điều nữa, mà Ta đã phác họa ra. Ta muốn sao người mẹ, khi bị đau bệnh cũng có khả năng tự chữa lấy mình được. Vì gia đình con cái đang trông chờ người mẹ khoẻ mạnh trở lại còn nấu ăn, dù chỉ với một ít gạo, nước mắm, muối và vài mớ rau hay cùng lắm nửa kí thịt heo. Và người mẹ phải có sức để thúc giục các con học bài, làm bài cùng tắm rửa sạch sẽ, đi ngủ sớm để sáng hôm sau thức dậy đúng giờ đi học. “
Thiên Thần nhỏ mạnh dạn tiến đến gần lấy bàn tay vuốt ve sờ vào công trình người phụ nữ, mà Thiên Chúa tạo thành đang đứng trước mặt, kêu lên: “ Sao mềm mại qúa vậy!”
Thiên Chúa trả lời ngay: “ Nhưng có sức dẻo dai chịu đựng lắm đấy! Con không biết rằng một người mẹ có thể làm được mọi sự cùng nhẫn nại chịu đựng dẻo dai được sao! ”
Thiên Thần tò mò hỏi tiếp: “ Thế chị ta có thể suy nghĩ được không?”
Đấng Tạo Hóa: “ Không chỉ suy nghĩ. Nhưng còn có khả năng bình luận xét đoán bằng trực gíac nhạy bén, cùng đề nghị giải pháp dung hòa êm đẹp nữa đấy, nhất là trong việc mua bán nấu nướng làm bếp, việc nuôi dưỡng dậy bảo con cái!”
Sau cùng Thiên Thần nhỏ cúi mình bái phục bức tượng công trình người phụ nữ vừa được Thiên Chúa hoàn thành sáng tạo nên, cùng đưa ngón tay quệt lên má chị ta nói: “ Sao vệt này giống như một vết đốm lõm vậy!”
Thiên Chúa nói: “ Ta đã bảo, chúng con tò mò qúa, cùng thích quay quyện đụng chạm sờ mó vào bức công trình này qúa vậy! Đó không phải là vết đốm lõm in hằn sâu trên má chị ta đâu. Đó là dòng nước mắt lăn chảy trên gò má chị ta đấy!”
Thiên Thần nhỏ tò mò hơn: “Để làm gì vậy?”
Đấng Tạo Hóa: “ Dòng nước mắt niềm vui mừng hạnh phúc; dòng nước mắt đau khổ buồn phiền; dòng nước mắt niềm thất vọng tủi hổ; dòng nước mắt đau đớn quằn quại; dòng nước mắt bị bỏ rơi và dòng nước mắt niềm tự hào hãnh diện”
Thiên Thần nhỏ cúi đầu nói nhỏ nhẹ: “ Ngài thật là đấng quyền năng tuyệt hảo diệu vợi!”
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, quay đi lộ nét suy tư buồn bã nói như vào không gian: “ Dòng nước mắt ư! Nhưng không phải do Ta làm ra!”
Tháng Hoa kính Đức Mẹ Maria, 10.05.2009
Tặng các người Mẹ trần gian- ngày nhớ ơn Mẹ.
Nơi khác, sách thuật lại chi tiết việc Thiên Chúa tạo dựng nên mọi loài có sự sống trong vũ trụ từ bụi đất. Nhưng tạo dựng bà Evà, người phụ nữ đầu tiên làm mẹ chúng sinh, lại khác: Thiên Chúa rút một rẻ xương từ xương sườn của ông Adong, người đàn ông đầu tiên, làm thành thân thể người phụ nữ đầu tiên. (St 2,21-25).
Sách Sáng Thế chỉ thuật lại chi tiết đơn giản như thế. Nhưng trong đời sống, khi quan sát khả năng nơi người phụ nữ, đúng hơn của một người mẹ, chúng ta thấy có sức năng động linh hoạt đầy tràn sáng tạo.
Vậy phải chăng Thiên Chúa, lúc tạo dựng nên người phụ nữ để làm mẹ chúng sinh, đã vẽ ấn định một công thức có bài bản cho công trình này rồi?
Điều này chắc chắn là có rồi. Chả thế mà từ nghìn triệu năm nay, thân thể cùng khả năng trí tuệ, tầng thần kinh, cảm giác, cung lòng khả năng sinh sản nuôi dậy con cái…nơi bất cứ người phụ nữ nào cũng đều có căn bản như vậy.
Và công trình sáng tạo này vẫn luôn luôn là bản chính (original) nơi mỗi người phụ nữ. Không ai giống ai, cho dù họ có cùng một căn bản thể loại khung sườn nữ tính như nhau.
Đó là nét đẹp đặc trưng cao qúy tuyệt vời của công trình sáng tạo, mà không ai là con người xưa nay có thể bắt chước đúc nặn làm nên được.
Dựng nên người đàn ông với bắp thịt gân guốc tay chân rắn chắc, nước da nâu ngăm đen hay đỏ, tâm tính hướng về suy nghĩ nhiều hơn, Thiên Chúa đơn giản dùng đất nặn nên hình hài, rồi thổi hà hơi vào, thế là ông thành người có sức sống hoạt động.
Nhưng tạo dựng nên người phụ nữ với những chi tiết như Thiên Chúa đã dự định phác họa, chắc chắn là lâu hơn, chi tiết tỉ mỉ tinh tế hơn.
Thiên Thần là loài Thiên Chúa dựng nên sống trực tiếp cùng là sứ gỉa luôn ở ngay bên cạnh Ngài, họ quan sát ngắm nhìn thấy Thiên Chúa lúc tạo dựng người phụ nữ, như mải miết loay hoay tô điểm thêm nhiều chi tiết đặc biệt khác lạ.
Đánh bạo một Thiên Thần nhỏ tươi cười đến hỏi Thiên Chúa: “ Sao Chúa mất nhiều thời giờ công lao để tạo thành người phụ nữ vậy?”
Nghe thế Thiên Chúa mỉm cười, nhưng mắt luôn chăm chú vào tác phẩm công trình sáng tạo còn đang dang dở, giải thích: “ Này con, Ta muốn tạo nên người phụ nữ không chỉ có chân tay, da dẻ mềm mại, mái tóc óng mượt dài thôi đâu.
Chị ta cần phải có trực gía bén nhậy cùng tâm tính mềm dẻo thích nghi, nhưng không co giãn như đồ nhựa plastic hay cao su.
Thân thể cơ quan người chị ta phải có mầm mống khả năng sinh sản. Cung lòng chị ta phải như một dòng sông chuyên chở nước cho thai nhi bơi lội lúc đang thành hình trong cung lòng chị. Rồi khi người con mở mắt chào đời, chị phải có dòng nước sữa mẹ trong lành bổ dưỡng nuôi sống con mình.
Khi nuôi dậy con, chị phải có khả năng kiên nhẫn yêu thương bao bọc, uốn nắn con mình, cùng không ngại sợ dơ bẩn thu dọn tắm rửa cho con cái. Chị phải can đảm nếm đồ ăn nước uống biết độ nóng lạnh, trước khi cho con ăn. Chị cũng phải sẵn sàng ăn chén cơm thừa, miếng bánh dư của con cái để lại. Phần Chân người phụ nữ là chiếc ghế ngồi cho con
Tiếng cười nụ hôn của chị trên gò má, trên tay chân con cái mình có sức chữa lành xóa tan sự buồn phiền sợ hãi của người con. Nói tắt chị phải có trực giác nhậy cảm với con mình khi chúng đau chân nhức đầu, đau bụng và cả khi chúng kêu khóc vì cảm thấy buồn bực bị bỏ rơi. Đời sống thiên nhiên của người phụ nữ là như thế.
Lẽ dĩ nhiên, Ta tạo dựng nên người phụ nữ cũng như người đàn ông đều có hai tay hai chân. Nhưng nơi người mẹ Ta ước sao chị có sáu bàn tay!”
Thiên Thần nhỏ trừng đôi mắt ngây ngô hỏi chen vào: “ Làm sao chị ta lại cần tới sáu tay vậy?”
Thiên Chúa vẫn chăm chú vào công trình tạo thành người phụ nữ giải thích tiếp: “ Một người mẹ mà cần có sáu đôi tay, Ta không ngạc nhiên cùng cho đó là khó đâu. Nhưng làm sao tạo thành cho chị sáu con mắt mới là vấn đề Ta đang suy nghĩ. Vì chị cần như thế và cũng khó tạo thành!”
Thiên Thần nhỏ càng thắc mắc hơn nữa: “ Như thế có phải Thiên Chúa lấy đó làm kiểu mẫu căn bẳn cho người phụ nữ chăng?”
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, lộ nét tươi cười trên khuôn mặt và đồng ý gật đầu với câu hổi tò mò của Thiên Thần. Sau một phút thinh lặng, Thiên Chúa giải thích tiếp: “ Một người mẹ cần ba đôi con mắt. Một đôi con mắt để nhìn quan sát xuyên qua cánh cửa phòng con mình xem sự gì đang xảy ra trong đó, dù chị biết chúng đang học bài hay chơi đùa với nhau. Chị để tâm nói vọng vào: các con đang làm gì vậy?
Đó là tình yêu lòng quan tâm của người mẹ hằng hướng về con cái mình.
Một đôi con mắt hướng ra phía đàng sau, để nhìn quan sát những gì có thể xảy ra mà chị không nhìn thấy, nhưng chị cần phải biết.
Đó là trực gíac linh tính bén nhậy của chị, hay nói theo kiểu phân tích tâm lý là giác quan thứ sáu.
Và tất nhiên một đôi con mắt phía trước để nhìn cho rõ tận tường con cái chị đang làm gì, đang nói gì. Khi thấy con mình nói hay làm gì không đúng, chị nghiêm nghị đưa đôi mắt nhìn chúng, khiến chúng bẽn lẽn xấu hổ nói với chị: “ Con biết rồi, mẹ không thích chúng con như vậy. Mặc dù mẹ không nói lời gì, nhưng ánh mắt mẹ tỏa ra đã đủ để chúng con hiểu mẹ muốn nói gì rồi!”
Đó là sự giáo dục đào tạo mà người mẹ muốn uốn nắn con cái mình từ khi chúng còn thơ bé.
Thiên Thần nhỏ càng trố mắt rụt rè hai bàn tay xoa vào nhau nói nhỏ nhẹ: “Ôi Thiên Chúa, qủa là công trình tuyệt diệu, chi tiết tỉ mỉ không ai là loài Thiên Thần chúng con có thể tưởng tượng ra nổi! Nhưng con nghĩ, chiều đang dần tàn, bây giờ đi ngủ. Ngày mai thức dậy làm tiếp công trình cũng còn kịp!”
Thiên Chúa tình yêu nói ngay: “ Không được đâu con. Công trình tạo dựng Ta đang thực hiện còn dở dang.Ta muốn hoàn thành công trình tạo thành nơi người phụ nữ một vài điều nữa, mà Ta đã phác họa ra. Ta muốn sao người mẹ, khi bị đau bệnh cũng có khả năng tự chữa lấy mình được. Vì gia đình con cái đang trông chờ người mẹ khoẻ mạnh trở lại còn nấu ăn, dù chỉ với một ít gạo, nước mắm, muối và vài mớ rau hay cùng lắm nửa kí thịt heo. Và người mẹ phải có sức để thúc giục các con học bài, làm bài cùng tắm rửa sạch sẽ, đi ngủ sớm để sáng hôm sau thức dậy đúng giờ đi học. “
Thiên Thần nhỏ mạnh dạn tiến đến gần lấy bàn tay vuốt ve sờ vào công trình người phụ nữ, mà Thiên Chúa tạo thành đang đứng trước mặt, kêu lên: “ Sao mềm mại qúa vậy!”
Thiên Chúa trả lời ngay: “ Nhưng có sức dẻo dai chịu đựng lắm đấy! Con không biết rằng một người mẹ có thể làm được mọi sự cùng nhẫn nại chịu đựng dẻo dai được sao! ”
Thiên Thần tò mò hỏi tiếp: “ Thế chị ta có thể suy nghĩ được không?”
Đấng Tạo Hóa: “ Không chỉ suy nghĩ. Nhưng còn có khả năng bình luận xét đoán bằng trực gíac nhạy bén, cùng đề nghị giải pháp dung hòa êm đẹp nữa đấy, nhất là trong việc mua bán nấu nướng làm bếp, việc nuôi dưỡng dậy bảo con cái!”
Sau cùng Thiên Thần nhỏ cúi mình bái phục bức tượng công trình người phụ nữ vừa được Thiên Chúa hoàn thành sáng tạo nên, cùng đưa ngón tay quệt lên má chị ta nói: “ Sao vệt này giống như một vết đốm lõm vậy!”
Thiên Chúa nói: “ Ta đã bảo, chúng con tò mò qúa, cùng thích quay quyện đụng chạm sờ mó vào bức công trình này qúa vậy! Đó không phải là vết đốm lõm in hằn sâu trên má chị ta đâu. Đó là dòng nước mắt lăn chảy trên gò má chị ta đấy!”
Thiên Thần nhỏ tò mò hơn: “Để làm gì vậy?”
Đấng Tạo Hóa: “ Dòng nước mắt niềm vui mừng hạnh phúc; dòng nước mắt đau khổ buồn phiền; dòng nước mắt niềm thất vọng tủi hổ; dòng nước mắt đau đớn quằn quại; dòng nước mắt bị bỏ rơi và dòng nước mắt niềm tự hào hãnh diện”
Thiên Thần nhỏ cúi đầu nói nhỏ nhẹ: “ Ngài thật là đấng quyền năng tuyệt hảo diệu vợi!”
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, quay đi lộ nét suy tư buồn bã nói như vào không gian: “ Dòng nước mắt ư! Nhưng không phải do Ta làm ra!”
Tháng Hoa kính Đức Mẹ Maria, 10.05.2009
Tặng các người Mẹ trần gian- ngày nhớ ơn Mẹ.
Mẹ Maria muôn đời của chúng con
Tuyết Mai
21:01 09/05/2009
Hôm nay là ngày Lễ Mother's Day, hầu hết thiên hạ mọi người, ai ai cũng xôn xao, hồ hởi, quà cáp, bánh trái, hẹn hò nhau, cùng nhau để được đem mẹ ruột của mình, hay tất cả những ai mang thiên chức làm mẹ, đến nhà hàng để chúc mừng người mẹ của mình đã cưu mang, lo lắng cho mình, bao nhiêu lâu nay! Vâng, chắc hẳn phải vui lắm Mẹ Maria nhỉ! Nhưng sao con còn ngồi đây để tâm tình với Mẹ!? Mẹ ơi! Ngày Lễ này được bao nhiêu người là nhớ đến Mẹ!? Chắc cũng nhiều lắm Mẹ nhỉ!? Con thiết nghĩ phận làm con, ai lại không nhớ đến Mẹ!? Vì chúng con chẳng những nhớ đến Mẹ ngày hôm nay mà Mẹ là Mẹ của toàn thể nhân loại của chúng con nữa kìa! Sự gì chúng con cũng chạy đến Mẹ để nguyện xin, để than thở, để được Mẹ ủi an, phải không thưa Mẹ!? Nhưng cũng có một số anh chị em của chúng con cũng sống còn xa Mẹ nhiều lắm! Họ chỉ chạy đến Mẹ khi họ hết tiền, hết tình, hết nhựa sống, hết hy vọng, và đang là tận cùng của cuộc đời họ, nhưng dù anh chị em của chúng con có tệ bạc hay vô tình như thế nào đi chăng nữa! Nhưng Mẹ vẫn là Mẹ muôn đời của chúng con. Vì thế cho nên Mẹ vẫn hằng khóc mãi, khóc hoài, vì đàn con tội lỗi của Mẹ!? Nhưng tình yêu hải hà độ lượng vô bờ bến ấy! Thì không bao giờ là tận cùng, thì không bao giờ là cạn kiệt, là hao mòn, phải không thưa Mẹ?
Con cũng có nỗi buồn riêng thầm kín tận trong lòng của con vào những ngày Lễ Mother's Day, nhưng thôi, chỉ có Mẹ là thấu hiểu cho lòng con. Quả quá khứ của một con người, có nhiều chuyện không bao giờ tỏ lộ được cho ai, có nhiều điều chỉ có thể chạy đến mà than thở cùng Mẹ, để xin Mẹ hiểu mà tha thứ những lỗi lầm. Có những lỗi lầm sau một thời gian dài đằng đẵng vẫn được giấu kín mà chúng con thường đỗ lỗi cho vận mạng chăng!?? Có những lỗi lầm mà chúng con đỗ lỗi cho hoàn cảnh!?? Có những lỗi lầm chúng con đổ lỗi cho là vì còn non dại chưa được trưởng thành trong tư tưởng, lẫn hành động, và việc làm của mình. Có những việc làm chúng con đổ lỗi cho thời đại của con ngươì, đã sống quá văn minh, đã quá theo thời, nên không còn việc gì mà chúng con còn biết là Tội nữa cả! Ngay cả những việc mà thường xẩy ra từ bao nhiêu ngàn năm nay là chìu theo thân xác tội lỗi hay chết naỳ cuả chúng con. Vâng, nếu chúng con tu được cho cái thân xác này được chết đi thì cũng vơi đi được biết bao nhiêu tội lỗi mà từ thế hệ này tiếp theo thế hệ kia, là giết chết bao nhiêu mạng con ngươì từ lúc phôi thai, Mẹ nhỉ!? Ấy chỉ là một phần tội lớn nhất của con cái Mẹ! Nhưng còn lại bao nhiêu những tội lỗi ngập tràn khác nữa là tội tham lam, kiêu ngạo, bạo chúa và bạo quyền, quá cậy dựa vào quyền thế của mình, mà làm biết bao nhiêu nhân mạng con ngươì ta phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Vì cậy dựa vào thế lực của cha ông mình, mà làm hại cho bao nhiêu người mất việc, mất danh dự, mất trinh khiết, mất gia phong, mất đi bản chất tốt đẹp của cả một dân tộc, đã được gầy dựng biết bao nhiêu đời.
Mẹ Maria yêu dấu của chúng con ơi!
Nhưng dẫu sao đi chăng nữa chúng con cũng cảm tạ Mẹ thật là nhiều, vì Mẹ là gương soi cho tất cả toàn thể con cái của Mẹ trên toàn cầu. Vì Mẹ là Mẹ Chúa Trời, ai còn hơn được Mẹ nữa Mẹ ơi! Vì Mẹ là Mẹ ngoan hiền, là aí nữ của Chúa Cha, ai xin Mẹ bất kể là điều gì mà đẹp lòng Chúa, Mẹ xin cho, và không điều gì Mẹ xin cùng Chúa, mà Thiên Chúa nỡ từ chối Mẹ cả! Nên Mẹ ơi! Chúng con vô cùng đội ơn Mẹ. Chúng con trên khắp địa cầu rất hãnh diện, hoan lạc, hạnh phúc, khi có được Mẹ là Mẹ của tất cả chúng con. Mẹ có nghe chúng con dâng lên Mẹ muôn triệu triệu cành hoa Mân Côi đủ muôn sắc mầu, trong tháng 5 này không thưa Mẹ!?
Xin Mẹ thương yêu chúng con, không những chỉ ngày Lễ Mother's Day không thôi! Mà còn tất cả những ngày còn lại trong năm nữa! Vì có phải thiên chức làm Mẹ thì luôn khổ sở, chăn dắt, hướng dẫn cho đàn con của mình, không xa tầm mắt của mình không thưa Mẹ!? Bởi vì con cũng được phước hạnh làm mẹ của ba đứa con. Con học cùng Mẹ những đức tánh tuyệt vời của Mẹ, nên các con của con chúng cũng được lắm Mẹ à! Hy vọng rằng tất cả con caí của Mẹ trên toàn cầu biết chạy đến tâm sự cùng Mẹ, vì Mẹ không cần quà cáp chúng con dâng, vì Mẹ không cần tiền chúng con biếu, vì Mẹ không cần được mời đến những nhà hàng sang trọng, vì Mẹ không đòi hỏi các con hơn những gì chúng con có, mà Mẹ chỉ muốn chúng con một lòng thờ phượng Thiên Chúa, yêu thương anh chị em như chính mình, và vì Mẹ chẳng phải là mẹ thường của trần gian. Đồng thời xin Mẹ chúc lành cho tất cả những bà mẹ nơi trần gian này, ngày càng học nơi Mẹ những đức tánh tốt mà hướng dẫn đàn con của mình, trở nên những con ngươì tốt cho chính mình, gia đình, xã hội, và tổ quốc của mình. Nhất là biết nguồn cội, gốc gác, ông bà tổ tiên của mình, xuất thân từ đâu????
Happy Mother's Day Mẹ yêu dấu của toàn thể nhân loại chúng con.
Chúng con cùng bái quỳ trước toà Mẹ.
Con cũng có nỗi buồn riêng thầm kín tận trong lòng của con vào những ngày Lễ Mother's Day, nhưng thôi, chỉ có Mẹ là thấu hiểu cho lòng con. Quả quá khứ của một con người, có nhiều chuyện không bao giờ tỏ lộ được cho ai, có nhiều điều chỉ có thể chạy đến mà than thở cùng Mẹ, để xin Mẹ hiểu mà tha thứ những lỗi lầm. Có những lỗi lầm sau một thời gian dài đằng đẵng vẫn được giấu kín mà chúng con thường đỗ lỗi cho vận mạng chăng!?? Có những lỗi lầm mà chúng con đỗ lỗi cho hoàn cảnh!?? Có những lỗi lầm chúng con đổ lỗi cho là vì còn non dại chưa được trưởng thành trong tư tưởng, lẫn hành động, và việc làm của mình. Có những việc làm chúng con đổ lỗi cho thời đại của con ngươì, đã sống quá văn minh, đã quá theo thời, nên không còn việc gì mà chúng con còn biết là Tội nữa cả! Ngay cả những việc mà thường xẩy ra từ bao nhiêu ngàn năm nay là chìu theo thân xác tội lỗi hay chết naỳ cuả chúng con. Vâng, nếu chúng con tu được cho cái thân xác này được chết đi thì cũng vơi đi được biết bao nhiêu tội lỗi mà từ thế hệ này tiếp theo thế hệ kia, là giết chết bao nhiêu mạng con ngươì từ lúc phôi thai, Mẹ nhỉ!? Ấy chỉ là một phần tội lớn nhất của con cái Mẹ! Nhưng còn lại bao nhiêu những tội lỗi ngập tràn khác nữa là tội tham lam, kiêu ngạo, bạo chúa và bạo quyền, quá cậy dựa vào quyền thế của mình, mà làm biết bao nhiêu nhân mạng con ngươì ta phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Vì cậy dựa vào thế lực của cha ông mình, mà làm hại cho bao nhiêu người mất việc, mất danh dự, mất trinh khiết, mất gia phong, mất đi bản chất tốt đẹp của cả một dân tộc, đã được gầy dựng biết bao nhiêu đời.
Mẹ Maria yêu dấu của chúng con ơi!
Nhưng dẫu sao đi chăng nữa chúng con cũng cảm tạ Mẹ thật là nhiều, vì Mẹ là gương soi cho tất cả toàn thể con cái của Mẹ trên toàn cầu. Vì Mẹ là Mẹ Chúa Trời, ai còn hơn được Mẹ nữa Mẹ ơi! Vì Mẹ là Mẹ ngoan hiền, là aí nữ của Chúa Cha, ai xin Mẹ bất kể là điều gì mà đẹp lòng Chúa, Mẹ xin cho, và không điều gì Mẹ xin cùng Chúa, mà Thiên Chúa nỡ từ chối Mẹ cả! Nên Mẹ ơi! Chúng con vô cùng đội ơn Mẹ. Chúng con trên khắp địa cầu rất hãnh diện, hoan lạc, hạnh phúc, khi có được Mẹ là Mẹ của tất cả chúng con. Mẹ có nghe chúng con dâng lên Mẹ muôn triệu triệu cành hoa Mân Côi đủ muôn sắc mầu, trong tháng 5 này không thưa Mẹ!?
Xin Mẹ thương yêu chúng con, không những chỉ ngày Lễ Mother's Day không thôi! Mà còn tất cả những ngày còn lại trong năm nữa! Vì có phải thiên chức làm Mẹ thì luôn khổ sở, chăn dắt, hướng dẫn cho đàn con của mình, không xa tầm mắt của mình không thưa Mẹ!? Bởi vì con cũng được phước hạnh làm mẹ của ba đứa con. Con học cùng Mẹ những đức tánh tuyệt vời của Mẹ, nên các con của con chúng cũng được lắm Mẹ à! Hy vọng rằng tất cả con caí của Mẹ trên toàn cầu biết chạy đến tâm sự cùng Mẹ, vì Mẹ không cần quà cáp chúng con dâng, vì Mẹ không cần tiền chúng con biếu, vì Mẹ không cần được mời đến những nhà hàng sang trọng, vì Mẹ không đòi hỏi các con hơn những gì chúng con có, mà Mẹ chỉ muốn chúng con một lòng thờ phượng Thiên Chúa, yêu thương anh chị em như chính mình, và vì Mẹ chẳng phải là mẹ thường của trần gian. Đồng thời xin Mẹ chúc lành cho tất cả những bà mẹ nơi trần gian này, ngày càng học nơi Mẹ những đức tánh tốt mà hướng dẫn đàn con của mình, trở nên những con ngươì tốt cho chính mình, gia đình, xã hội, và tổ quốc của mình. Nhất là biết nguồn cội, gốc gác, ông bà tổ tiên của mình, xuất thân từ đâu????
Happy Mother's Day Mẹ yêu dấu của toàn thể nhân loại chúng con.
Chúng con cùng bái quỳ trước toà Mẹ.
Nguồn nước sự sống
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
21:42 09/05/2009
Nguồn nước sự sống
Cách đây không lâu, gía xăng dầu lên gía mỗi ngày, có những lúc từng giờ. Lúc đó khắp nơi xôn xao bàn luận tưởng chừng như nguồn nước dầu thô trong thiên nhiên, huyết mạch cho xe hơi, cho nhà máy chạy, đến lúc sắp cạn hết. Và như thế nền tài chính kinh tế lâm vào khủng hoảng xuống dốc.
Rồi nước uống, nước rửa hằng ngày trong gia đình cũng càng ngày mắc thêm, và có đề nghị sống tiết kiệm nước.
Điều này gây nên tâm trạng suy nghĩ, phải chăng nguồn nước thiên nhiên cũng sắp khô cạn hết?
Cơn sốt hay cơn báo động về nguồn dầu thô, về nguồn nước gây nên những suy nghĩ về nhu cầu đời sống, cùng về gía trị nguồn thiên nhiên ẩn chứa trong lòng đất, nơi lòng biển khơi, trong cát đá.
Càng ngày cùng với đà phát triển khoa học kỹ thuật, con người càng có nhiều suy nghĩ về thiên nhiên, nơi là kho nguồn cho sự sống tồn tại cùng phát triển. Đó là dấu hiệu lòng khao khát quy hướng về sự sống.
1.Nguồn nước sự sống
Trong đời sống con người không chỉ cần nguồn nước cho sự sống thân xác. Nhưng còn cần nguồn nước cho sự sống tinh thần, đạo giáo niềm tin nữa.
Nguồn nước cho sự sống tinh thần đức tin không chảy phun lên từ dưới tầng đất cát, hay ngoài biển khơi. Nhưng chẩy từ trên trời cao xuống trái tim tâm hồn con người.
Nguồn nước tinh thần đó không cần kỹ thuật cao khoan đào hay kín múc bằng máy bơm lên. Nhưng kín múc bằng trái tim tình yêu mến.
Nguồn nước tinh thần đó không là món hàng phải mua trả bằng tiền bạc. Nhưng nguồn trao tặng ban cho những ai cần đến mà không phải trả gía hay đầu tư tiền bạc mua bán.
Nguồn nước tinh thần đó không nhìn thấy bằng con mắt thường. Nhưng lại cảm nghiệm được hương vị bình an làm tràn đầy tận trong tâm hồn cuộc sống.
Nguồn nước tinh thần này không làm máy nổ, xe chạy. Nhưng thúc đẩy bộ máy cơ quan thân xác cũng như tâm hồn con người phấn khởi vươn lên. Và từ đó trí óc sáng tạo triển nở.
Nguồn nước tinh thần này không là chất lỏng hay khô dẻo đông đặc có thể đo lường bằng lít hay thước tấc phân khối. Nhưng vô hình thể chảy xuyên suốt như làn gió tươi mát thấm nhập vào tận thẳm sâu tâm hồn con người.
Nguồn nước thiêng liêng này không là toa thuốc chữa khỏi đau bụng, đau mắt, nhức đầu. Nhưng có sức chữa trị mang lại cho tâm hồn sự an ủi tha thứ thoát khỏi vòng đau khổ bối rối đè nặng tâm trí.
2. Nguồn nước ân đức các Bí tích
Các Bí Tích, trong đời sống đức tin của Giáo Hội, là nguồn nước thiên nhiên cho tinh thần đời sống đức tin. Mỗi khi tiếp nhận nguồn nước thiêng liêng qua các Bí tích là gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, được cùng sống trong Chúa, nhận lãnh ơn đức chữa lành khỏi bối rối từ nơi ngài.
Làn nước Bí tích rửa tội là làn nước đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn nước đời sống, cho tâm hồn em bé, cho người lãnh nhận bí tích.
Ân đức tha thứ làm hòa của bí tích giải tội là dòng nước ban bình an cho tâm hồn con người có sức tươi mát phấn khởi trở lại.
Tấm Bánh Thánh Thể tình yêu Chúa Giêsu Kitô hòa lẫn trong dòng máu thánh Chúa Giêsu mang lại sự no đủ và tương quan liên kết trong dòng nguồn nước cứu độ của Chúa cho tâm hồn con người.
Bẩy ân đức Chúa Thánh Thần trong bí tích Thêm sức là nguồn nước ân đức sự sống củng cố cùng đổi mới tâm hồn người tín hữu Chúa Kitô.
Lời giao kết nhận nhau làm vợ chồng trong suốt đời sống cùng chiếc nhẫn tình yêu hai người nam nữ trao cho nhau không chỉ là dấu chỉ bên ngoài của Bí tích hôn nhân, nhưng hòa lẫn trong nguồn nước ân phúc của Thiên Chúa, Đấng là đời sống và tình yêu của họ.
Lời cầu nguyện và nghi lễ đặt tay truyền chức cho ứng sinh trở thành Linh mục của Chúa và Giáo Hội không dừng lại nơi đó, nhưng vị linh mục được trao phó đặt cử đến kín múc nước trong nguồn dòng nước ân đức Chúa Giêsu mà phân phát tiếp qua việc cử hành các Bí tích của Chúa cho con người.
Dầu Thánh xức trên tay chân người đau bệnh cùng lời cầu nguyện không đơn giản là một nghi lễ của Bí tích xức đầu bệnh nhân hay như một hành động chữa bệnh tâm lý vừa cho người đau yếu lẫn thân nhân người bệnh. Không, không như vậy. Dầu Thánh và lời cầu nguyện của linh mục mang lại cho tâm hồn người đau bệnh ân đức tha thứ tội lỗi,và củng cố tâm hồn đức tin cho họ sống trong dòng nguồn nước đức tin của Thiên Chúa.
Đó là nếp sống đức tin của người Công giáo trong dòng nguồn nước ân đức cho tâm hồn con người. Ngoài ra còn có nếp sống đạo đức khác cũng dẫn đưa đến nguồn suối nước ân đức Thiên Chúa nữa.
Nếp sống lòng sùng kính Đức Mẹ Maria.
3. Đức Mẹ nguồn suối nước trong
Nếp sống đức tin sùng kính Đức Mẹ Maria được phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội Công Giáo từ xưa nay, nhất là vào hai tháng Năm và tháng Mười hằng năm, đã ăn rễ sâu đậm trong tâm hồn người tín hữu Chúa Giêsu.
Tâm tình nếp sống đạo đức này có từ lâu đời xa xưa, nhưng lại sống động luôn tươi trẻ hòa nhịp trong dòng đời sống con người vào mọi thời đại.
Có nhiều ca ví so sánh đời sống nhân đức tinh thần của Đức mẹ bằng nhiều hình ảnh văn thơ cũng như suy tư văn chương thần học.
Một trong những ca ví đó là diễn tả Đức Mẹ như dòng suối nước trong. Nhưng Đức Mẹ không phải là nguồn nước. Nguồn nước ân đức thiêng liêng bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.
Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ cưu mang sinh hạ nuôi dưỡng Chúa Giêsu, Đấng là nguồn nước ân đức thiêng liêng từ trời cao xuống cho con người trên trần gian.
Đức Mẹ Maria, như bao người mẹ khác, là người mẹ lo lắng quan tâm đến sự khao khát nước uống cho sự sống con người. Đức mẹ khi đi dự tiệc cưới thành Cana đã bầu cử cùng Chúa Giêsu, Đấng là nguồn nước, làm phép lạ cứu giúp sự sống niềm vui mừng hạnh phúc con người, đang khi giữa tiệc họ lâm cơn buồn phiền lo âu vì thiếu hết rượu.
Trong sách Diễm Ca có đoạn diễn tả Đức Mẹ Maria như hình ảnh dòng suối nước thiên nhiên trong lành: „Là giếng nước giữa hoa viên,
là hồ chứa nước nguồn từ dãy núi Li-băng chảy xuống“. ( Diễm Ca 4,15)
Khi hiện ra với chị Thánh Bernadette bên Lourdes năm1858, hiện ra với cô bé Mariette Beco bên Banneux năm 1933. Đức Mẹ đã chỉ đường đến múc nước ở nguồn suối nơi đó mà lãnh nhận ân đức thiêng liêng cho cơn khát nước tâm hồn.
“Tối ngày 19.01.1933, trời rất xấu. Mariette ra con đường cũ, thì lại gặp Bà. Em hỏi Bà là ai? Bà lạ đáp: Ta là Mẹ của những người nghèo. Rồi Bà lại dẫn em đến suối nước, và bảo em thọc tay vào nước như lần trước.
Sự lạ xảy ra 8 lần trong nhiều tháng. Nội dung tương tự như nhau. Nhiều người tới đó, cầu nguyện và thọc tay xuống suối nước. Họ đã được nhiều ơn khấn xin.
Năm 1942, sau điều tra cẩn thận, Đức Giám Mục giáo phận đã công nhận việc tôn sùng Đức mẹ Maria là Mẹ của người nghèo.
Năm 1949, ngài công nhận chính thức tám sự kiện hiện ra là có thực.
Chính Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị đã tới Banneux ngày 21.05.1985. Ngài đã đi theo con đường Mariette đã đi để đến suối. Ngài cũng đã thọc tay vào dòng suối….
“Bản cắt nghĩa chính thức về sự Đức Mẹ hiện ra với Mariette ở Banneux đã nêu lên mấy điểm sau:
1. Đức Mẹ đến thăm một gia đình người nghèo và khô khan để mời gọi. Mục đích để mọi người nghèo đều tìm được hy vọng nơi Mẹ.
2.Lần nào Đức Mẹ cũng dẫn Mariette đến suối, ám chỉ Chúa Giêsu.
3. Trên đường đến suối. Mariette té ngã nhiều lần. Nhưng Đức Mẹ bảo em hãy cầu nguyện, rồi Mẹ đỡ em dậy. Và cùng em lại bước đi.
Sự kiện này có ý dạy: Trên đường đến với Chúa, có thể người ta sẽ vấp ngã. Nhưng đừng ngã lòng. Hãy can đảm đứng lên và tiếp tục dấn thân. Mẹ sẽ đỡ nâng và đồng hành. Hãy cầu nguyện nhiều.” (Đức Giám mục + Bùi Tuần)
Hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux 10.05.2009
Cách đây không lâu, gía xăng dầu lên gía mỗi ngày, có những lúc từng giờ. Lúc đó khắp nơi xôn xao bàn luận tưởng chừng như nguồn nước dầu thô trong thiên nhiên, huyết mạch cho xe hơi, cho nhà máy chạy, đến lúc sắp cạn hết. Và như thế nền tài chính kinh tế lâm vào khủng hoảng xuống dốc.
Rồi nước uống, nước rửa hằng ngày trong gia đình cũng càng ngày mắc thêm, và có đề nghị sống tiết kiệm nước.
Điều này gây nên tâm trạng suy nghĩ, phải chăng nguồn nước thiên nhiên cũng sắp khô cạn hết?
Cơn sốt hay cơn báo động về nguồn dầu thô, về nguồn nước gây nên những suy nghĩ về nhu cầu đời sống, cùng về gía trị nguồn thiên nhiên ẩn chứa trong lòng đất, nơi lòng biển khơi, trong cát đá.
Càng ngày cùng với đà phát triển khoa học kỹ thuật, con người càng có nhiều suy nghĩ về thiên nhiên, nơi là kho nguồn cho sự sống tồn tại cùng phát triển. Đó là dấu hiệu lòng khao khát quy hướng về sự sống.
1.Nguồn nước sự sống
Trong đời sống con người không chỉ cần nguồn nước cho sự sống thân xác. Nhưng còn cần nguồn nước cho sự sống tinh thần, đạo giáo niềm tin nữa.
Nguồn nước cho sự sống tinh thần đức tin không chảy phun lên từ dưới tầng đất cát, hay ngoài biển khơi. Nhưng chẩy từ trên trời cao xuống trái tim tâm hồn con người.
Nguồn nước tinh thần đó không cần kỹ thuật cao khoan đào hay kín múc bằng máy bơm lên. Nhưng kín múc bằng trái tim tình yêu mến.
Nguồn nước tinh thần đó không là món hàng phải mua trả bằng tiền bạc. Nhưng nguồn trao tặng ban cho những ai cần đến mà không phải trả gía hay đầu tư tiền bạc mua bán.
Nguồn nước tinh thần đó không nhìn thấy bằng con mắt thường. Nhưng lại cảm nghiệm được hương vị bình an làm tràn đầy tận trong tâm hồn cuộc sống.
Nguồn nước tinh thần này không làm máy nổ, xe chạy. Nhưng thúc đẩy bộ máy cơ quan thân xác cũng như tâm hồn con người phấn khởi vươn lên. Và từ đó trí óc sáng tạo triển nở.
Nguồn nước tinh thần này không là chất lỏng hay khô dẻo đông đặc có thể đo lường bằng lít hay thước tấc phân khối. Nhưng vô hình thể chảy xuyên suốt như làn gió tươi mát thấm nhập vào tận thẳm sâu tâm hồn con người.
Nguồn nước thiêng liêng này không là toa thuốc chữa khỏi đau bụng, đau mắt, nhức đầu. Nhưng có sức chữa trị mang lại cho tâm hồn sự an ủi tha thứ thoát khỏi vòng đau khổ bối rối đè nặng tâm trí.
2. Nguồn nước ân đức các Bí tích
Các Bí Tích, trong đời sống đức tin của Giáo Hội, là nguồn nước thiên nhiên cho tinh thần đời sống đức tin. Mỗi khi tiếp nhận nguồn nước thiêng liêng qua các Bí tích là gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, được cùng sống trong Chúa, nhận lãnh ơn đức chữa lành khỏi bối rối từ nơi ngài.
Làn nước Bí tích rửa tội là làn nước đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn nước đời sống, cho tâm hồn em bé, cho người lãnh nhận bí tích.
Ân đức tha thứ làm hòa của bí tích giải tội là dòng nước ban bình an cho tâm hồn con người có sức tươi mát phấn khởi trở lại.
Tấm Bánh Thánh Thể tình yêu Chúa Giêsu Kitô hòa lẫn trong dòng máu thánh Chúa Giêsu mang lại sự no đủ và tương quan liên kết trong dòng nguồn nước cứu độ của Chúa cho tâm hồn con người.
Bẩy ân đức Chúa Thánh Thần trong bí tích Thêm sức là nguồn nước ân đức sự sống củng cố cùng đổi mới tâm hồn người tín hữu Chúa Kitô.
Lời giao kết nhận nhau làm vợ chồng trong suốt đời sống cùng chiếc nhẫn tình yêu hai người nam nữ trao cho nhau không chỉ là dấu chỉ bên ngoài của Bí tích hôn nhân, nhưng hòa lẫn trong nguồn nước ân phúc của Thiên Chúa, Đấng là đời sống và tình yêu của họ.
Lời cầu nguyện và nghi lễ đặt tay truyền chức cho ứng sinh trở thành Linh mục của Chúa và Giáo Hội không dừng lại nơi đó, nhưng vị linh mục được trao phó đặt cử đến kín múc nước trong nguồn dòng nước ân đức Chúa Giêsu mà phân phát tiếp qua việc cử hành các Bí tích của Chúa cho con người.
Dầu Thánh xức trên tay chân người đau bệnh cùng lời cầu nguyện không đơn giản là một nghi lễ của Bí tích xức đầu bệnh nhân hay như một hành động chữa bệnh tâm lý vừa cho người đau yếu lẫn thân nhân người bệnh. Không, không như vậy. Dầu Thánh và lời cầu nguyện của linh mục mang lại cho tâm hồn người đau bệnh ân đức tha thứ tội lỗi,và củng cố tâm hồn đức tin cho họ sống trong dòng nguồn nước đức tin của Thiên Chúa.
Đó là nếp sống đức tin của người Công giáo trong dòng nguồn nước ân đức cho tâm hồn con người. Ngoài ra còn có nếp sống đạo đức khác cũng dẫn đưa đến nguồn suối nước ân đức Thiên Chúa nữa.
Nếp sống lòng sùng kính Đức Mẹ Maria.
3. Đức Mẹ nguồn suối nước trong
Nếp sống đức tin sùng kính Đức Mẹ Maria được phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội Công Giáo từ xưa nay, nhất là vào hai tháng Năm và tháng Mười hằng năm, đã ăn rễ sâu đậm trong tâm hồn người tín hữu Chúa Giêsu.
Tâm tình nếp sống đạo đức này có từ lâu đời xa xưa, nhưng lại sống động luôn tươi trẻ hòa nhịp trong dòng đời sống con người vào mọi thời đại.
Có nhiều ca ví so sánh đời sống nhân đức tinh thần của Đức mẹ bằng nhiều hình ảnh văn thơ cũng như suy tư văn chương thần học.
Một trong những ca ví đó là diễn tả Đức Mẹ như dòng suối nước trong. Nhưng Đức Mẹ không phải là nguồn nước. Nguồn nước ân đức thiêng liêng bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.
Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ cưu mang sinh hạ nuôi dưỡng Chúa Giêsu, Đấng là nguồn nước ân đức thiêng liêng từ trời cao xuống cho con người trên trần gian.
Đức Mẹ Maria, như bao người mẹ khác, là người mẹ lo lắng quan tâm đến sự khao khát nước uống cho sự sống con người. Đức mẹ khi đi dự tiệc cưới thành Cana đã bầu cử cùng Chúa Giêsu, Đấng là nguồn nước, làm phép lạ cứu giúp sự sống niềm vui mừng hạnh phúc con người, đang khi giữa tiệc họ lâm cơn buồn phiền lo âu vì thiếu hết rượu.
Trong sách Diễm Ca có đoạn diễn tả Đức Mẹ Maria như hình ảnh dòng suối nước thiên nhiên trong lành: „Là giếng nước giữa hoa viên,
là hồ chứa nước nguồn từ dãy núi Li-băng chảy xuống“. ( Diễm Ca 4,15)
Khi hiện ra với chị Thánh Bernadette bên Lourdes năm1858, hiện ra với cô bé Mariette Beco bên Banneux năm 1933. Đức Mẹ đã chỉ đường đến múc nước ở nguồn suối nơi đó mà lãnh nhận ân đức thiêng liêng cho cơn khát nước tâm hồn.
“Tối ngày 19.01.1933, trời rất xấu. Mariette ra con đường cũ, thì lại gặp Bà. Em hỏi Bà là ai? Bà lạ đáp: Ta là Mẹ của những người nghèo. Rồi Bà lại dẫn em đến suối nước, và bảo em thọc tay vào nước như lần trước.
Sự lạ xảy ra 8 lần trong nhiều tháng. Nội dung tương tự như nhau. Nhiều người tới đó, cầu nguyện và thọc tay xuống suối nước. Họ đã được nhiều ơn khấn xin.
Năm 1942, sau điều tra cẩn thận, Đức Giám Mục giáo phận đã công nhận việc tôn sùng Đức mẹ Maria là Mẹ của người nghèo.
Năm 1949, ngài công nhận chính thức tám sự kiện hiện ra là có thực.
Chính Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị đã tới Banneux ngày 21.05.1985. Ngài đã đi theo con đường Mariette đã đi để đến suối. Ngài cũng đã thọc tay vào dòng suối….
“Bản cắt nghĩa chính thức về sự Đức Mẹ hiện ra với Mariette ở Banneux đã nêu lên mấy điểm sau:
1. Đức Mẹ đến thăm một gia đình người nghèo và khô khan để mời gọi. Mục đích để mọi người nghèo đều tìm được hy vọng nơi Mẹ.
2.Lần nào Đức Mẹ cũng dẫn Mariette đến suối, ám chỉ Chúa Giêsu.
3. Trên đường đến suối. Mariette té ngã nhiều lần. Nhưng Đức Mẹ bảo em hãy cầu nguyện, rồi Mẹ đỡ em dậy. Và cùng em lại bước đi.
Sự kiện này có ý dạy: Trên đường đến với Chúa, có thể người ta sẽ vấp ngã. Nhưng đừng ngã lòng. Hãy can đảm đứng lên và tiếp tục dấn thân. Mẹ sẽ đỡ nâng và đồng hành. Hãy cầu nguyện nhiều.” (Đức Giám mục + Bùi Tuần)
Hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux 10.05.2009
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc tông du tới Đất Thánh (5)
Vũ Văn An
02:43 09/05/2009
Tầm quan trọng lịch sử của chuyến tông du Đất Thánh
Karna Swanson của hãng tin Zenit đã đến phỏng vấn Linh Mục David Neuhaus về chuyến tông du bắt đầu hôm nay của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tại Đất Thánh. Cha David Neuhaus là một linh mục Dòng Tên, hiện là đại diện cho các người Công Giáo nói tiếng Hybálai của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem. Trong cuộc phỏng vấn này, cha Neuhaus đề cập tới việc Do Thái chuẩn bị nghênh đón Đức Giáo Hoàng, các thách đố chính của chuyến đi và tầm quan trọng lịch sử của chuyến tông du này.
Hỏi: Do Thái đang chuẩn bị ra sao cho cuộc viếng thăm của Đức Bênêđíctô XVI? Đặc biệt là người Công Giáo nói tiếng Hybálai tại Do Thái, họ đang chuẩn bị ra sao?
Cha Neuhaus: Như một quốc gia, Do Thái đang chuẩn bị để nghênh đón một vị khách hết sức nổi bật. Cờ Vatican đang tung bay trên các đường phố Đức Thánh Cha sẽ đi qua. An ninh và các biện pháp khác đã thấy hiển hiện tại các nơi ngài sẽ đến viếng. Báo chí đầy những truyện kể về Đức GH Bênêđíctô, về lịch trình thăm viếng của ngài, về các khía cạnh sinh hoạt của Giáo Hội, và có lẽ có ý nghĩa nhất là về Giáo Hội địa phương, là giáo hội hiện ít được ai chú ý vì (hiện diện) trong một xứ sở mà Kitô hữu chỉ chiếm từ 2 tới 3% dân số.
Tuy nhiên, cộng đồng Công Giáo nói tiếng Hybálai, cũng như cộng đồng Công Giáo nói tiếng Ả Rập, đang ráo riết chuẩn bị để nghênh đón vị mục tử của chúng ta, trong niềm vui và phấn khích. Chúng tôi chuẩn bị lắng nghe và quan sát, học hỏi và mở rộng cõi lòng mình ra. Chúng tôi rất hy vọng được Đức Giáo Hoàng khích lệ và giúp đỡ để hiểu rõ sâu sắc hơn bao giờ hết ơn gọi làm “số sót nhỏ bé” tại vùng đất này, một vùng đất thường vẫn được đánh dấu bằng tranh chấp. Chúng tôi hãnh diện khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nhấn mạnh rằng ngài tới đây trước hết và đầu hết để thăm chúng tôi và hiện diện với chúng tôi.
Câu hỏi: Đức Thánh Cha nhiều lần xin mọi người cầu nguyện cho cuộc hành hương này và phát ngôn viên của ngài gọi nó là một chuyến đi “nhất định là can đảm”. Cha nghĩ liệu có những nguy cơ đặc thù nào xẩy ra cho chuyến đi tới Đất Thánh vào lúc này hay không?
Cha Neuhaus: Đây quả là chuyến đi can đảm vì quả có nhiều rủi ro. Chúng tôi đang sống trong một tranh chấp có tính chính trị khắp nước. Mọi phía đều cố gắng khai thác chuyến thăm của Đức Thánh Cha để thăng tiến quyền lợi của riêng họ. Đức Thánh Cha không những gặp gỡ thực tại tôn giáo trong sinh hoạt Đất Thánh mà ngài còn phải thăm viếng các đại diện chính thức của cả Do Thái lẫn Thẩm Quyền Palestine.
Ngài sẽ phải nghe hai câu truyện quốc gia ở những nơi bi thảm nhất của họ, lúc tới thăm Yad Vashem (tưởng niệm các nạn nhân Diệt Chủng) và Trại Aida (trại tị nạn Palestine từ cuộc chiến năm 1948). Rủi ro rất rõ, vì Đức Giáo Hoàng cố gắng tới đây như một người hành hương để cầu nguyện cho hòa bình và hợp nhất. Nhiều người đang chờ ngài lên tiếng ủng hộ chính nghĩa của họ. Đức Giáo Hoàng cố gắng tới đây như một mục tử. Nhưng nhiều người sẵn sàng mổ xẻ từng lời ngài nói và mọi động thái ngài làm để rút ra một kết luận chính trị.
Chuyến viếng thăm sẽ phải được biên đạo một cách tuyệt đối khéo léo sao cho chủ đích của Đức Thánh Cha được bảo toàn, trong một bối cảnh bị nhiều người mưu toan kéo ngài vào vũng lầy tranh chấp và quyền lợi nhỏ nhen. Đức Giáo Hoàng cần một lòng can đảm của các tiên tri xưa khi giáp mặt với các thế lực, ngõ hầu có thể nói lên tiếng nói chân lý và hoàn tất được hành động viếng thăm mảnh đất này trong tư cách người hành hương hoà bình, hợp nhất và yêu thương. Ước chi lời cầu xin của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tăng sức cho Đức GH Bênêđíctô để ngài tiến bước trên con đường của vị tiền nhiệm. Ước mong cuộc hành hương này bồi đắp và thăng tiến hơn nữa cuộc hành hương tuyệt vời của vị tiền nhiệm ấy.
Câu hỏi: Đức hồng y Leonardo Sandri vào tuần này vừa tiết lộ rằng chuyến đi Đất Thánh là chuyến đi được Đức Giáo Hoàng dự tính thực hiện ngay từ đầu triều đại giáo hoàng. Tại sao chuyến đi này lại quan trọng đến thế?
Cha Neuhaus: Chuyến đi quan trọng vì nhiều bình diện khác nhau. Thứ nhất, Đức Thánh Cha tới một lãnh thổ vốn là hiện trường lịch sử cứu rỗi của chúng ta, lãnh thổ của các tổ phụ, tiên tri và hiền nhân Cựu Ước, lãnh thổ của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, của các môn đệ và tông đồ Tân Ước. Ngài tới để nhắc chúng ta nhớ tới tầm quan trọng của những địa điểm thánh thiêng này đối với bản sắc Kitô Giáo của chúng ta vì chúng chính là những nhắc nhớ trường cửu lòng trung tín của Thiên Chúa đối với chúng ta.
Thứ hai, ngài tới để khuyến khích và hỗ trợ Giáo Hội mẹ Giêrusalem. Trong các tuần lễ này, từ Lễ Phục Sinh tới Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta vốn đọc Công Vụ Tông Đồ trong đó Giêrusalem và Giáo Hội thành này là những điểm quy chiếu khôn nguôi. Chúng ta phải tăng sức cho Giáo Hội Giêrusalem như là điểm quy chiếu tìm về nguồn cội, và vì việc làm chứng cho Chúa Giêsu là một việc chủ yếu tại mảnh đất Người từng sinh sống.
Thứ ba, Đức Giáo Hoàng tới chính trái tim của một khu vực bất ổn để trình bày khuôn mặt của Giáo Hội như là người cổ vũ công lý, hòa bình và quan trọng hơn cả là tha thứ và cảm thương. Chúng ta cần chuyến tông du này một cách đặc biệt để cổ vũ sự tha thứ, hiện hết sức vắng bóng trong ngôn từ bình thường về cuộc tranh chấp ở đây.
Thứ bốn, Đức Giáo Hoàng tới để cổ vũ đối thoại với cả người Do Thái Giáo lẫn người Hồi Giáo.
Câu hỏi: Chuyến đi này sẽ là cơ hội gặp gỡ giữa người Công Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Đức Giáo Hoàng có thể làm gì để tránh hiểu lầm với Do Thái Giáo và Hồi Giáo như đã xẩy ra vào đầu năm nay liên quan tới vụ tha vạ tuyệt thông cho giám mục Richard Williamson, và bài diễn văn Regensburg lúc khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài, một bài diễn văn làm một số người Hồi Giáo bất bình?
Cha Neuhaus: Các cuộc gặp gỡ với các thẩm quyền Do Thái Giáo và Hồi Giáo là yếu tố quan trọng trong chuyến viếng thăm này. Cũng thế, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm một vài địa điểm quan trọng của hai truyền thống tôn giáo này, tức Đền Haram al-Sharif (của Hồi Giáo, nơi ngài sẽ viếng Vòm Nhà Đá [Dome of the Rock]) và Bức Tường Phía Tây (của Do Thái Giáo). Trước hai cuộc viếng thăm này, là cuộc gặp mặt liên tín ngưỡng trong đó, Đức Giáo Hoàng sẽ nói truyện với hàng trăm người Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo đang đảm nhiệm các công tác đối thoại liên tôn, giáo dục, phúc lợi xã hội, nhân quyền, dân chủ, khoan dung, những người đang hoạt động trong tư cách kiến tạo hòa bình và cổ vũ cho công lý và hòa giải.
Cả người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo đều đang mong chờ các ngôn từ và hành vi hòa giải đối với các căng thẳng trước đây. Những giây phút quan trọng đối với việc này không những sẽ là các cuộc viếng thăm các thẩm quyền tôn giáo và những địa điểm thánh thiêng đối với các truyền thống Do Thái Giáo và Hồi Giáo, mà còn là tại những nơi Đức Giáo Hoàng sẽ chứng kiến nỗi đau đớn của nhân dân trong vùng. Những cuộc gặp gỡ này tự chúng đều là những cơ hội để Đức Thánh Cha tỏ cho anh chị em Hồi Giáo và Do Thái Giáo khuôn mặt của một người anh em khi nói tới những lời khôn ngoan và yêu thương và đặt để được việc khởi động các hành vi tôn trọng và cảm thương nhau.
Câu hỏi: Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài tới Đất Thánh như một “Người Hành Hương Hòa Bình”. Làm thế nào vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo có thể là một sức mạnh hòa bình tại vùng đất này?
Cha Neuhaus: Đây là một thách đố rất lớn trong một vùng xem ra thường là không muốn lên đường tìm kiếm hòa bình. Đức Giáo Hoàng tới không với tư cách một nhà lãnh đạo chính trị, nhưng trong tư cách một nhà lãnh đạo tinh thần và tôn giáo đi hành hương. Điều ấy có nghĩa ngài có được sự tự do của Chúa Thánh Thần và ngài có thể tìm cách biến đổi trí tưởng tượng của mọi người trong vùng vốn chỉ nhìn thấy tranh chấp và thách thức.
Có lẽ Đức Thánh Cha không có công thức chính trị mới mẻ nào để đề nghị với các nhà lãnh đạo ở đây, nhưng tôi chắc chắn ngài sẽ nhấn mạnh tới các yếu tố chủ chốt cho việc kiến tạo hòa bình, những yếu tố rất hiếm khi được nhắc tới trong ngôn từ chính trị đang thịnh hành tại vùng này. Tha thứ và cảm thương là hai trong các yếu tố chắc chắn Đức Giáo Hoàng sẽ nhấn mạnh trong các cuộc gặp gỡ với người Do Thái và Palestine.
Đức Giáo Hoàng tới không như một vị vua, mà như một tiên tri, một hiền nhân. Điều ấy giúp ngài thoát khỏi phần nào các thúc bách của quyền lực và quyền lợi chính trị để ngài có thể đề cập tới hoàn cảnh đáng buồn của chúng ta bằng ngôn từ của sự thật và yêu thương. Chỉ cần mở được trí tưởng tượng để chúng ta nhìn thấy điều chúng ta không thể tự mình nhìn thấy, như người khác chính là anh em chứ không phải thù địch của ta, là ngài đã có thể giúp ta trừ khử được con qủy sợ hãi, ngờ vực và hận thù vốn thuộc địa hóa tâm trí chúng ta từ trước đến nay.
Câu hỏi: Đối với những người theo dõi chuyến đi của Đức Giáo Hoàng từ ngoại quốc, đâu là một vài yếu tố văn hóa cần ghi nhận?
Cha Neuhaus: Có lẽ đơn giản hơn hết, những người theo dõi như thế cần hiểu rằng Đức Giáo Hoàng tới những quốc gia không phải là Công Giáo, mà đúng hơn là những quốc gia được xác định bằng truyền thống, lịch sử và căn tính Do Thái (Israel), cũng như truyền thống, lịch sử và căn tính Hồi Giáo (Giođăng và Thẩm Quyền Palestine). Đối với phần lớn các dân tộc này, Đức Giáo Hoàng không phải là vị mục tử qúy yêu, mà chỉ là một vị vọng ngoại quốc vốn bị coi như đại biểu cho cái đau và cái phiền phức vốn lên sắc diện cho các liên hệ giữa người Do Thái Giáo và người Công Giáo một đàng, và đàng kia giữa người Hồi Giáo và người Công Giáo.
Nên tất cả chúng ta phải cầu nguyện để cuộc viếng thăm này trở thành một giờ khắc biến đổi quan trọng trong đó, người Do Thái và người Palestine, người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo, biết nhìn ra khuôn mặt của Chúa Giêsu Kitô, một người khiêm hạ, biết cảm thương và là đầy tớ của anh chị em mình, nơi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Tựu chung, đó là thách đố quan trọng nhất của cuộc tông du lần này.
--- --- ---
Xem trang mạng của VP đại diện người Công Giáo nói tiếng Hybálai tại Do Thái: www.catholic.co.il
Karna Swanson của hãng tin Zenit đã đến phỏng vấn Linh Mục David Neuhaus về chuyến tông du bắt đầu hôm nay của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tại Đất Thánh. Cha David Neuhaus là một linh mục Dòng Tên, hiện là đại diện cho các người Công Giáo nói tiếng Hybálai của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem. Trong cuộc phỏng vấn này, cha Neuhaus đề cập tới việc Do Thái chuẩn bị nghênh đón Đức Giáo Hoàng, các thách đố chính của chuyến đi và tầm quan trọng lịch sử của chuyến tông du này.
Hỏi: Do Thái đang chuẩn bị ra sao cho cuộc viếng thăm của Đức Bênêđíctô XVI? Đặc biệt là người Công Giáo nói tiếng Hybálai tại Do Thái, họ đang chuẩn bị ra sao?
Cha Neuhaus: Như một quốc gia, Do Thái đang chuẩn bị để nghênh đón một vị khách hết sức nổi bật. Cờ Vatican đang tung bay trên các đường phố Đức Thánh Cha sẽ đi qua. An ninh và các biện pháp khác đã thấy hiển hiện tại các nơi ngài sẽ đến viếng. Báo chí đầy những truyện kể về Đức GH Bênêđíctô, về lịch trình thăm viếng của ngài, về các khía cạnh sinh hoạt của Giáo Hội, và có lẽ có ý nghĩa nhất là về Giáo Hội địa phương, là giáo hội hiện ít được ai chú ý vì (hiện diện) trong một xứ sở mà Kitô hữu chỉ chiếm từ 2 tới 3% dân số.
Tuy nhiên, cộng đồng Công Giáo nói tiếng Hybálai, cũng như cộng đồng Công Giáo nói tiếng Ả Rập, đang ráo riết chuẩn bị để nghênh đón vị mục tử của chúng ta, trong niềm vui và phấn khích. Chúng tôi chuẩn bị lắng nghe và quan sát, học hỏi và mở rộng cõi lòng mình ra. Chúng tôi rất hy vọng được Đức Giáo Hoàng khích lệ và giúp đỡ để hiểu rõ sâu sắc hơn bao giờ hết ơn gọi làm “số sót nhỏ bé” tại vùng đất này, một vùng đất thường vẫn được đánh dấu bằng tranh chấp. Chúng tôi hãnh diện khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nhấn mạnh rằng ngài tới đây trước hết và đầu hết để thăm chúng tôi và hiện diện với chúng tôi.
Câu hỏi: Đức Thánh Cha nhiều lần xin mọi người cầu nguyện cho cuộc hành hương này và phát ngôn viên của ngài gọi nó là một chuyến đi “nhất định là can đảm”. Cha nghĩ liệu có những nguy cơ đặc thù nào xẩy ra cho chuyến đi tới Đất Thánh vào lúc này hay không?
Cha Neuhaus: Đây quả là chuyến đi can đảm vì quả có nhiều rủi ro. Chúng tôi đang sống trong một tranh chấp có tính chính trị khắp nước. Mọi phía đều cố gắng khai thác chuyến thăm của Đức Thánh Cha để thăng tiến quyền lợi của riêng họ. Đức Thánh Cha không những gặp gỡ thực tại tôn giáo trong sinh hoạt Đất Thánh mà ngài còn phải thăm viếng các đại diện chính thức của cả Do Thái lẫn Thẩm Quyền Palestine.
Ngài sẽ phải nghe hai câu truyện quốc gia ở những nơi bi thảm nhất của họ, lúc tới thăm Yad Vashem (tưởng niệm các nạn nhân Diệt Chủng) và Trại Aida (trại tị nạn Palestine từ cuộc chiến năm 1948). Rủi ro rất rõ, vì Đức Giáo Hoàng cố gắng tới đây như một người hành hương để cầu nguyện cho hòa bình và hợp nhất. Nhiều người đang chờ ngài lên tiếng ủng hộ chính nghĩa của họ. Đức Giáo Hoàng cố gắng tới đây như một mục tử. Nhưng nhiều người sẵn sàng mổ xẻ từng lời ngài nói và mọi động thái ngài làm để rút ra một kết luận chính trị.
Chuyến viếng thăm sẽ phải được biên đạo một cách tuyệt đối khéo léo sao cho chủ đích của Đức Thánh Cha được bảo toàn, trong một bối cảnh bị nhiều người mưu toan kéo ngài vào vũng lầy tranh chấp và quyền lợi nhỏ nhen. Đức Giáo Hoàng cần một lòng can đảm của các tiên tri xưa khi giáp mặt với các thế lực, ngõ hầu có thể nói lên tiếng nói chân lý và hoàn tất được hành động viếng thăm mảnh đất này trong tư cách người hành hương hoà bình, hợp nhất và yêu thương. Ước chi lời cầu xin của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tăng sức cho Đức GH Bênêđíctô để ngài tiến bước trên con đường của vị tiền nhiệm. Ước mong cuộc hành hương này bồi đắp và thăng tiến hơn nữa cuộc hành hương tuyệt vời của vị tiền nhiệm ấy.
Câu hỏi: Đức hồng y Leonardo Sandri vào tuần này vừa tiết lộ rằng chuyến đi Đất Thánh là chuyến đi được Đức Giáo Hoàng dự tính thực hiện ngay từ đầu triều đại giáo hoàng. Tại sao chuyến đi này lại quan trọng đến thế?
Cha Neuhaus: Chuyến đi quan trọng vì nhiều bình diện khác nhau. Thứ nhất, Đức Thánh Cha tới một lãnh thổ vốn là hiện trường lịch sử cứu rỗi của chúng ta, lãnh thổ của các tổ phụ, tiên tri và hiền nhân Cựu Ước, lãnh thổ của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, của các môn đệ và tông đồ Tân Ước. Ngài tới để nhắc chúng ta nhớ tới tầm quan trọng của những địa điểm thánh thiêng này đối với bản sắc Kitô Giáo của chúng ta vì chúng chính là những nhắc nhớ trường cửu lòng trung tín của Thiên Chúa đối với chúng ta.
Thứ hai, ngài tới để khuyến khích và hỗ trợ Giáo Hội mẹ Giêrusalem. Trong các tuần lễ này, từ Lễ Phục Sinh tới Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta vốn đọc Công Vụ Tông Đồ trong đó Giêrusalem và Giáo Hội thành này là những điểm quy chiếu khôn nguôi. Chúng ta phải tăng sức cho Giáo Hội Giêrusalem như là điểm quy chiếu tìm về nguồn cội, và vì việc làm chứng cho Chúa Giêsu là một việc chủ yếu tại mảnh đất Người từng sinh sống.
Thứ ba, Đức Giáo Hoàng tới chính trái tim của một khu vực bất ổn để trình bày khuôn mặt của Giáo Hội như là người cổ vũ công lý, hòa bình và quan trọng hơn cả là tha thứ và cảm thương. Chúng ta cần chuyến tông du này một cách đặc biệt để cổ vũ sự tha thứ, hiện hết sức vắng bóng trong ngôn từ bình thường về cuộc tranh chấp ở đây.
Thứ bốn, Đức Giáo Hoàng tới để cổ vũ đối thoại với cả người Do Thái Giáo lẫn người Hồi Giáo.
Câu hỏi: Chuyến đi này sẽ là cơ hội gặp gỡ giữa người Công Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Đức Giáo Hoàng có thể làm gì để tránh hiểu lầm với Do Thái Giáo và Hồi Giáo như đã xẩy ra vào đầu năm nay liên quan tới vụ tha vạ tuyệt thông cho giám mục Richard Williamson, và bài diễn văn Regensburg lúc khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài, một bài diễn văn làm một số người Hồi Giáo bất bình?
Cha Neuhaus: Các cuộc gặp gỡ với các thẩm quyền Do Thái Giáo và Hồi Giáo là yếu tố quan trọng trong chuyến viếng thăm này. Cũng thế, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm một vài địa điểm quan trọng của hai truyền thống tôn giáo này, tức Đền Haram al-Sharif (của Hồi Giáo, nơi ngài sẽ viếng Vòm Nhà Đá [Dome of the Rock]) và Bức Tường Phía Tây (của Do Thái Giáo). Trước hai cuộc viếng thăm này, là cuộc gặp mặt liên tín ngưỡng trong đó, Đức Giáo Hoàng sẽ nói truyện với hàng trăm người Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo đang đảm nhiệm các công tác đối thoại liên tôn, giáo dục, phúc lợi xã hội, nhân quyền, dân chủ, khoan dung, những người đang hoạt động trong tư cách kiến tạo hòa bình và cổ vũ cho công lý và hòa giải.
Cả người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo đều đang mong chờ các ngôn từ và hành vi hòa giải đối với các căng thẳng trước đây. Những giây phút quan trọng đối với việc này không những sẽ là các cuộc viếng thăm các thẩm quyền tôn giáo và những địa điểm thánh thiêng đối với các truyền thống Do Thái Giáo và Hồi Giáo, mà còn là tại những nơi Đức Giáo Hoàng sẽ chứng kiến nỗi đau đớn của nhân dân trong vùng. Những cuộc gặp gỡ này tự chúng đều là những cơ hội để Đức Thánh Cha tỏ cho anh chị em Hồi Giáo và Do Thái Giáo khuôn mặt của một người anh em khi nói tới những lời khôn ngoan và yêu thương và đặt để được việc khởi động các hành vi tôn trọng và cảm thương nhau.
Câu hỏi: Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài tới Đất Thánh như một “Người Hành Hương Hòa Bình”. Làm thế nào vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo có thể là một sức mạnh hòa bình tại vùng đất này?
Cha Neuhaus: Đây là một thách đố rất lớn trong một vùng xem ra thường là không muốn lên đường tìm kiếm hòa bình. Đức Giáo Hoàng tới không với tư cách một nhà lãnh đạo chính trị, nhưng trong tư cách một nhà lãnh đạo tinh thần và tôn giáo đi hành hương. Điều ấy có nghĩa ngài có được sự tự do của Chúa Thánh Thần và ngài có thể tìm cách biến đổi trí tưởng tượng của mọi người trong vùng vốn chỉ nhìn thấy tranh chấp và thách thức.
Có lẽ Đức Thánh Cha không có công thức chính trị mới mẻ nào để đề nghị với các nhà lãnh đạo ở đây, nhưng tôi chắc chắn ngài sẽ nhấn mạnh tới các yếu tố chủ chốt cho việc kiến tạo hòa bình, những yếu tố rất hiếm khi được nhắc tới trong ngôn từ chính trị đang thịnh hành tại vùng này. Tha thứ và cảm thương là hai trong các yếu tố chắc chắn Đức Giáo Hoàng sẽ nhấn mạnh trong các cuộc gặp gỡ với người Do Thái và Palestine.
Đức Giáo Hoàng tới không như một vị vua, mà như một tiên tri, một hiền nhân. Điều ấy giúp ngài thoát khỏi phần nào các thúc bách của quyền lực và quyền lợi chính trị để ngài có thể đề cập tới hoàn cảnh đáng buồn của chúng ta bằng ngôn từ của sự thật và yêu thương. Chỉ cần mở được trí tưởng tượng để chúng ta nhìn thấy điều chúng ta không thể tự mình nhìn thấy, như người khác chính là anh em chứ không phải thù địch của ta, là ngài đã có thể giúp ta trừ khử được con qủy sợ hãi, ngờ vực và hận thù vốn thuộc địa hóa tâm trí chúng ta từ trước đến nay.
Câu hỏi: Đối với những người theo dõi chuyến đi của Đức Giáo Hoàng từ ngoại quốc, đâu là một vài yếu tố văn hóa cần ghi nhận?
Cha Neuhaus: Có lẽ đơn giản hơn hết, những người theo dõi như thế cần hiểu rằng Đức Giáo Hoàng tới những quốc gia không phải là Công Giáo, mà đúng hơn là những quốc gia được xác định bằng truyền thống, lịch sử và căn tính Do Thái (Israel), cũng như truyền thống, lịch sử và căn tính Hồi Giáo (Giođăng và Thẩm Quyền Palestine). Đối với phần lớn các dân tộc này, Đức Giáo Hoàng không phải là vị mục tử qúy yêu, mà chỉ là một vị vọng ngoại quốc vốn bị coi như đại biểu cho cái đau và cái phiền phức vốn lên sắc diện cho các liên hệ giữa người Do Thái Giáo và người Công Giáo một đàng, và đàng kia giữa người Hồi Giáo và người Công Giáo.
Nên tất cả chúng ta phải cầu nguyện để cuộc viếng thăm này trở thành một giờ khắc biến đổi quan trọng trong đó, người Do Thái và người Palestine, người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo, biết nhìn ra khuôn mặt của Chúa Giêsu Kitô, một người khiêm hạ, biết cảm thương và là đầy tớ của anh chị em mình, nơi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Tựu chung, đó là thách đố quan trọng nhất của cuộc tông du lần này.
--- --- ---
Xem trang mạng của VP đại diện người Công Giáo nói tiếng Hybálai tại Do Thái: www.catholic.co.il
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm Núi Nêbô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
13:26 09/05/2009
Amman, Jordan, ngày 9 tháng 5 năm 2009 (CNA) – Sáng nay ĐTC đã lên núi Nêbô là nơi mà Ông Môsê đã lên để nhìn thấy Đất Hứa trước khi từ trần như được diễn tả trong Chương 34 của Sách Đệ Nhị Luật. Đây là nơi cầu nguyện và là nơi bắt đầu cuộc hành hương Đất Thánh của ĐTC Bênêđictô.
Đứng trên núi Nêbô ĐTC đã nói, “Việc cuộc hành hương của tôi phải bắt đầu từ núi này là điều thật thích hợp.” Ngài nói rằng nơi thánh này nhắc nhở tất cả mọi tín hữu “phải thực hiện một cuộc xuất hành mỗi ngày từ tội lỗi và nô lệ sang sự sống và tự do.”
Có khoảng chừng 50 viên chức, các tu sĩ nam nữ dòng Phanxicô và một số giám mục tụ họp tại di tích của một thánh đường được xây vào thế kỷ thứ 3 để tham dự cuộc lễ do ĐTC chủ toạ.
Khi nói với họ, ĐTC đã ghi nhận sự thích đáng của việc bắt đầu cuộc hành hương ở “nơi mà ông Môsê đã chiêm ngắm Đất Hứa từ xa.” Ngài nói: “Khung cảnh hùng vĩ mở ra từ khoảng đất của đền thờ này mời gọi chúng ta suy nghĩ về việc làm thế nào mà nhãn quan tiên tri này đã bí nhiệm ôm ấp chương trinh cứu độ vĩ đại mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho dân Người.”
“Như ông Môsê, chúng ta cũng được Thiên Chúa gọi đích danh, đã mời chúng ta thực hiện một cuộc xuất hành hằng ngày từ tội lỗi và nô lệ sang sự sống và tự do, và ban cho chúng ta một lời hứa bất di bất dịch để hướng dẫn cuộc hành trình của chúng ta. Trong nước Rửa Tội, chúng ta đã đi từ việc nô lệ tội lỗi sang đời sống mới và hy vọng.”
ĐTC cũng đã nhấn mạnh rằng các Kitô hữu được mời gọi để đón chào Vương Quốc của Đức Kitô đang đến bằng cách “lam những việc bé nhỏ của chúng ta, qua việc trung thành với ơn gọi mà mỗi người chúng ta đã lãnh nhận …”
Trong một ngày đẹp trời người ta có thể nhìn thấy Giêrusalem từ núi Nêbô, và có lẽ khi nghĩ đến cuộc hành trình của ngài đến đó vào thứ hai, ĐTC đã nói rằng “Truyền thống cổ của việc hành hương các nơi thánh cũng nhắc cho chúng ta nhớ đến một mối dây liên kết không thể phân ly giữa Hội Thánh và dân Do Thái.”
Ghi nhận rằng Hội Thánh “từ lâu đã kính nhớ” các tổ phụ và các ngôn sứ, ĐTC đã cầu nguyện để “cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay sẽ lằm khơi dậy trong chúng ta một tình yêu đổi mới đối với Thánh Kinh và một ước vọng thắng vượt mọi trở ngại trong việc giao hoà giữa các Kitô hữu và người Do Thái trong sự tương kính và hợp tác để phục vụ hoà bình là điều mà Lời Chúa mời gọi chúng ta!”
Tiếp theo bài diễn từ, các tín hữu đã đọc “Kinh Lạy Cha” và nhận phép lành từ ĐTC Bênêđictô XVI.
Trước khi rời núi, ĐTC đã đi bộ đến một vách núi nhìn qua thung lũng Giôđăng và hướng mắt về phía Giêrusalem vài phút. Rồi ngài rời đó để đến Đại Học Công Giáo Madaba là nơi ngài sẽ chúc lành cho viên đá góc.
Đứng trên núi Nêbô ĐTC đã nói, “Việc cuộc hành hương của tôi phải bắt đầu từ núi này là điều thật thích hợp.” Ngài nói rằng nơi thánh này nhắc nhở tất cả mọi tín hữu “phải thực hiện một cuộc xuất hành mỗi ngày từ tội lỗi và nô lệ sang sự sống và tự do.”
Có khoảng chừng 50 viên chức, các tu sĩ nam nữ dòng Phanxicô và một số giám mục tụ họp tại di tích của một thánh đường được xây vào thế kỷ thứ 3 để tham dự cuộc lễ do ĐTC chủ toạ.
Khi nói với họ, ĐTC đã ghi nhận sự thích đáng của việc bắt đầu cuộc hành hương ở “nơi mà ông Môsê đã chiêm ngắm Đất Hứa từ xa.” Ngài nói: “Khung cảnh hùng vĩ mở ra từ khoảng đất của đền thờ này mời gọi chúng ta suy nghĩ về việc làm thế nào mà nhãn quan tiên tri này đã bí nhiệm ôm ấp chương trinh cứu độ vĩ đại mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho dân Người.”
“Như ông Môsê, chúng ta cũng được Thiên Chúa gọi đích danh, đã mời chúng ta thực hiện một cuộc xuất hành hằng ngày từ tội lỗi và nô lệ sang sự sống và tự do, và ban cho chúng ta một lời hứa bất di bất dịch để hướng dẫn cuộc hành trình của chúng ta. Trong nước Rửa Tội, chúng ta đã đi từ việc nô lệ tội lỗi sang đời sống mới và hy vọng.”
ĐTC cũng đã nhấn mạnh rằng các Kitô hữu được mời gọi để đón chào Vương Quốc của Đức Kitô đang đến bằng cách “lam những việc bé nhỏ của chúng ta, qua việc trung thành với ơn gọi mà mỗi người chúng ta đã lãnh nhận …”
Trong một ngày đẹp trời người ta có thể nhìn thấy Giêrusalem từ núi Nêbô, và có lẽ khi nghĩ đến cuộc hành trình của ngài đến đó vào thứ hai, ĐTC đã nói rằng “Truyền thống cổ của việc hành hương các nơi thánh cũng nhắc cho chúng ta nhớ đến một mối dây liên kết không thể phân ly giữa Hội Thánh và dân Do Thái.”
Ghi nhận rằng Hội Thánh “từ lâu đã kính nhớ” các tổ phụ và các ngôn sứ, ĐTC đã cầu nguyện để “cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay sẽ lằm khơi dậy trong chúng ta một tình yêu đổi mới đối với Thánh Kinh và một ước vọng thắng vượt mọi trở ngại trong việc giao hoà giữa các Kitô hữu và người Do Thái trong sự tương kính và hợp tác để phục vụ hoà bình là điều mà Lời Chúa mời gọi chúng ta!”
Tiếp theo bài diễn từ, các tín hữu đã đọc “Kinh Lạy Cha” và nhận phép lành từ ĐTC Bênêđictô XVI.
Trước khi rời núi, ĐTC đã đi bộ đến một vách núi nhìn qua thung lũng Giôđăng và hướng mắt về phía Giêrusalem vài phút. Rồi ngài rời đó để đến Đại Học Công Giáo Madaba là nơi ngài sẽ chúc lành cho viên đá góc.
Tại Jordan, ĐTC sẽ cho 40 em nhỏ Iraq rước lễ lần đầu
Peter Nguyễn Minh Trung
14:49 09/05/2009
JORDAN (CNA) - Đức ông Raymond Moussalli, thư ký giáo phận Chaldean (Jordan) cho biết trong Thánh lễ Giáo hoàng cử hành vào ngày mai, Chúa nhật 10-05, ĐTC Benedict XVI sẽ cho 40 em nhỏ người Iraq được Rước Lễ Lần Đầu.
Theo thông tấn xã SIR, Đức ông Moussalli đã tiếp đón những người tị nạn Iraq đến Amman, trong đó có những người trẻ và trẻ em. Đức ông nói: "Khao khát của họ là được cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng cho sự hòa giải và hòa bình ở Iraq. Đó là thời khắc quan trọng cho tất cả những Kitô hữu chúng ta, không chỉ ở Jordan mà còn ở Iraq."
"Mọi người đều tin tưởng vào những lời lời an ủi và động viên của Đức Thánh Cha," Đức ông nói tiếp: "Và ao ước của họ là được nhìn thấy Đức Thánh Cha đến Iraq, nhưng tôi không biết tới khi nào mới có một chuyến viếng thăm như thế."
Đức ông giải thích: "Đây là một hy vọng lớn lao cho những người tị nạn Iraq ở Jordan. Bên cạnh đó, một nhóm học giả Kitô giáo và Hồi giáo từ Iraq hiện đang sống ở Jordan đã viết một lá thư gửi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI xin ngài quan tâm đến những khổ đau của dân chúng và Giáo hội tại Iraq để từ đó làm những điều có thể hầu ngăn chặn những dòng tín hữu Kitô phải bỏ quốc gia mà đi. Lá thư đó đã được gửi đến Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Jordan."
Theo thông tấn xã SIR, Đức ông Moussalli đã tiếp đón những người tị nạn Iraq đến Amman, trong đó có những người trẻ và trẻ em. Đức ông nói: "Khao khát của họ là được cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng cho sự hòa giải và hòa bình ở Iraq. Đó là thời khắc quan trọng cho tất cả những Kitô hữu chúng ta, không chỉ ở Jordan mà còn ở Iraq."
"Mọi người đều tin tưởng vào những lời lời an ủi và động viên của Đức Thánh Cha," Đức ông nói tiếp: "Và ao ước của họ là được nhìn thấy Đức Thánh Cha đến Iraq, nhưng tôi không biết tới khi nào mới có một chuyến viếng thăm như thế."
Đức ông giải thích: "Đây là một hy vọng lớn lao cho những người tị nạn Iraq ở Jordan. Bên cạnh đó, một nhóm học giả Kitô giáo và Hồi giáo từ Iraq hiện đang sống ở Jordan đã viết một lá thư gửi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI xin ngài quan tâm đến những khổ đau của dân chúng và Giáo hội tại Iraq để từ đó làm những điều có thể hầu ngăn chặn những dòng tín hữu Kitô phải bỏ quốc gia mà đi. Lá thư đó đã được gửi đến Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Jordan."
Tiếp theo Twitter, hãy dõi theo nhịp bước Đức Giáo Hoàng trên điện thoại di động
Peter Nguyễn Minh Trung
14:55 09/05/2009
CNA - Sau khi "những bước chân Giáo hoàng" đã cùng hòa mạng Twitter.com (tại: http://twitter.com/cnalive) thì nay, tiếp tục trên chiếc điện thoại di động, chúng ta có thể dõi theo từng bước đi của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô Tông Đồ.
Hãy cùng đồng hành với Đức Giáo Hoàng trên điện thoại di động của bạn bằng cách nhận những tin nhắn SMS miễn phí cập nhật những tin tức mới nhất của ĐTC Benedict XVI đến tông du miền Thánh Địa. Dịch vụ SMS miễn phí này chỉ dành cho những vùng lãnh thổ sau: Hoa Kỳ, Canada, Lục địa Mỹ Latinh và Tây Ban Nha.
Ở những quốc gia này, để nhận tin tức cập nhật miễn phí về chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng, các bạn chỉ cần vào đường link sau đây:
http://www.catholicnewsagency.com/holyland09/smsalerts.php
Sau đó, ở phần Name hãy nhập tên của bạn vào. Làm tương tự với phần Email. Cuối cùng là nhập vào ô Cellphone Number số điện thoại di động của bạn, ở phần này hãy nhớ là không nhập dấu cộng (+) vì dấu này đã có sẵn trước, chỉ nhập mã quốc gia (không bắt đầu bằng chữ số không [0], ví dụ: mã quốc gia của Hoa Kỳ là 01, bạn chỉ nhập 1), mã tiểu bang (thành phố) và cuối cùng là số di động của bạn sở hữu muốn nhận tin nhắn miễn phí.
Xem hình minh họa bên dưới:
Hãy cùng đồng hành với Đức Giáo Hoàng trên điện thoại di động của bạn bằng cách nhận những tin nhắn SMS miễn phí cập nhật những tin tức mới nhất của ĐTC Benedict XVI đến tông du miền Thánh Địa. Dịch vụ SMS miễn phí này chỉ dành cho những vùng lãnh thổ sau: Hoa Kỳ, Canada, Lục địa Mỹ Latinh và Tây Ban Nha.
Ở những quốc gia này, để nhận tin tức cập nhật miễn phí về chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng, các bạn chỉ cần vào đường link sau đây:
http://www.catholicnewsagency.com/holyland09/smsalerts.php
Sau đó, ở phần Name hãy nhập tên của bạn vào. Làm tương tự với phần Email. Cuối cùng là nhập vào ô Cellphone Number số điện thoại di động của bạn, ở phần này hãy nhớ là không nhập dấu cộng (+) vì dấu này đã có sẵn trước, chỉ nhập mã quốc gia (không bắt đầu bằng chữ số không [0], ví dụ: mã quốc gia của Hoa Kỳ là 01, bạn chỉ nhập 1), mã tiểu bang (thành phố) và cuối cùng là số di động của bạn sở hữu muốn nhận tin nhắn miễn phí.
Xem hình minh họa bên dưới:
Ngày Thứ Nhất của chuyến hành hương Đức Thánh Cha được coi như thành công
Bùi Hữu Thư
15:55 09/05/2009
Ngày Thứ Nhất của chuyến hành hương Đức Thánh Cha được coi như thành công
AMMAN, Jordan, ngày 8 tháng, 2009 (Zenit.org).- Một phụ tá của Đức Thánh Cha Benedict XVI tháp tùng ngài cho hay Đức Thánh Cha đến Đất Thánh như một “khách hành hương cho hòa bình”, nhưng ngài hy vọng đem lại cho miền đất này nhiều hơn là một sự chấm dứt các tranh chấp.
Linh mục Caesar Atuire, đại diện giám quản Opera Romana Pellegrinaggi, nói với ZENIT về chuyến đi của Đức Thánh Cha, bắt đầu ngày hôm nay tại Jordan.
Opera Romana Pellegrinaggi là một tổ chức của Vatican có sứ mệng truyền giáo qua mục vu du lich và hành hương.
Cha Atuire nói, “chuyến đi này quan trọng vì ngài đến vào thời điểm miền đất này đang tìm cách sống chung hòa bình giữa các dân tộc và Đức Thánh Cha thực sự đến như một khách hành hương cho hòa bình."
Cha nói, "Ngài đến để kêu gọi tất cả mọi dân tộc đã tin nơi một Thiên Chúa về ơn gọi Chúa muốn ban cho con người, để chúng ta có thể tìm kiếm hoà bình trong Chúa và kính trọng lẫn nhau.”
"Tiên tri Isaiah trình bầy Đấng Xức Dầu như “Hoàng Tử Hòa Bình”. Và đây chính là điều ngài thực sự mong ước: hoà bình. Hòa bình chúng ta tìm kiếm là ‘Shalom’ trong Kinh Thánh – không chỉ là vấn đề bỏ qua một bên sự tranh chấp dưới hình thức chiến tranh. Chúng ta tìm kiếm một hòa bình sâu xa hơn, có nghiã là sống hòa điệu với Thiên Chúa, với chính mình và với kẻ khác. Đay là một qùa tặng của Thiên Chúa và phải càu xin để được Chúa ban cho. Chúng ta không thể chỉ thương thuyết chính trị mà đạt được."
Cha Atuire khẳng định: "Chuyến đi này đã bắt đầu rất khả quan với nhiều sự êm dịu – vì cũng như mọi khi, trước các chuyến đi của Đức Thánh Cha, có rất nhiều lo ngại về có nhiều sự xung đột người ta có thể tạo ra. Nhưng chúng ta có thể thấy là Đức Thánh Cha thực sự đến như một sứ giả hòa bình.
"Ngài đã được đón chào bởi dân chúng, bỏi người Hồi Giáo, bởi vị vua Hồi Giáo, và gia đình của vua. Và ngài cũng muốn bắt đầu bằng việc thăm người nghèo, những người sống bên lề xã hội, và tôi nghĩ đây là bước đầu rất khả quan cho chuyến đi.”
Thông tấn xã Al Jazeera viết: Đức giáo hoàng bày tỏ “niềm tôn kính” Hồi giáo
Phụng Nghi
20:05 09/05/2009
Trung Đông (Al Jazeera) - Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã đề cập đến “lòng tôn kính sâu xa” đối với Hồi giáo khi mới đặt chân đến Trung Đông trong cuộc tông du của ngài.
Sau khi tới Amman vào hôm qua Thứ Sáu, ngài nói rằng ngài đến thủ đô nước Jordan trong cương vị một “người hành hương đến kính viếng những địa điểm thánh thiêng đã đóng một vai trò quan trọng trong một số những biến cố chính yếu của lịch sử Kinh Thánh.”
Cuộc tông du kéo dài một tuần lễ của ngài được coi là nỗ lực nhằm sửa chữa những mối liên hệ căng thẳng với người Hồi giáo cũng như Do thái giáo, và yểm trợ cho thiểu số người theo Kitô giáo trong khu vực này.
Đức giáo hoàng nói rằng cuộc viếng thăm này cho ngài “cơ hội được nói lên lòng tôn kính sâu xa đối với cộng đồng Hồi giáo.”
Ngài nói: “Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người, và hy vọng tha thiết cũng như lời nguyện cầu của tôi là sự tôn trọng những quyền bất khả nhượng và phẩm giá của mỗi người nam nữ sẽ ngày càng được khẳng định và bảo vệ, không những chỉ toàn vùng Trung Đông, mà còn mọi nơi trên thế giới.”
Chuyến đi “thử thách”
Chuyến đi đầu tiên của ngài tới Trung Đông trong cương vị giáo hoàng, sẽ gồm cả cuộc viếng thăm Israel và vùng Tây Ngạn đang bị Do thái chiếm đóng.
Tòa thánh Vatican nói rằng cuộc hành hương của Đức giáo hoàng là “chuyến đi được trông chờ nhất và có lẽ thách đố nhất từ trước đến nay” của triều đại giáo hoàng Bênêđictô.
Tòa thánh cũng nói nguyên sự kiện chuyến đi thực hiện được đã là “một dấu chỉ hy vọng” rằng Đức giáo hoàng có thể đóng góp vào việc hòa giải tại Trung Đông.
Thông tín viên Barbara Serra thuộc hãng tin Al Jazeera, tường trình từ Amman, nói rằng giai đoạn thử thách nhất trong chuyến đi của Đức giáo hoàng sẽ là tại Israel và vùng Tây Ngạn
Bà nói: “Vatican thật khôn khéo muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là chuyến đi về chính trị… nhưng tôi nghĩ rằng thật là một điều ngây thơ khờ khạo nếu không nghĩ là mỗi lời Đức giáo hoàng thốt ra trong ít ngày sắp tới đây sẽ được một số người xét đoán qua lăng kính chính trị.”
“Đây quả thực là một thời gian nhạy cảm khó mà tin được, cho bất cứ vị giáo hoàng nào, nhất là chỉ ít tháng sau cuộc chiến tranh của Israel tại Dải Gaza.”
Đức giáo hoàng Bênêđictô đã viếng thăm trung tâm Regina Pacis tại Amman dành cho người tàng tật hôm qua thứ Sáu trước khi hội kiến với gia đình hoàng gia nước Jordan.
Theo tin, ngài cũng sẽ viếng thăm các địa điểm ghi trong Kinh Thánh, như Núi Nebo, - nơi từ xa, Moisê đứng nhìn Vùng Đất Hứa -, và cử hành thánh lễ tại Amman với ước chừng 30 ngàn người tham dự.
Cuộc thăm viếng bị chỉ trích
Yousef Al-Sharif, Bộ trưởng thông tin nước Jordan đã hoan nghênh cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng, ông nói: “Chúng tôi thật vui mừng vì ngài đã bắt đầu cuộc hành hương khởi điểm từ Jordan.”
Nhưng tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Jordan đã chỉ trích cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng vì bài diễn văn gây tranh cãi ngài đọc hồi năm 2006.
Vị giáo hoàng này đã làm nhiều người Hồi giáo tức giận khi trưng dẫn một văn bản hồi thời Trung cổ đã gán cho một số giáo huấn của Tiên tri Muhammed là “xấu xa và vô nhân.”
Sau này Đức giáo hoàng có nói rằng ngài “ân hận sâu xa” về phản ứng mà bài diễn từ gây ra, và giải thích rằng văn bản ngài trưng dẫn đã không phản ảnh những quan điểm của chính ngài.
Tổ chức Huynh đệ kêu gọi phải có một lời xin lỗi những người Hồi giáo trên cả thế giới, nói rằng lời tuyên bố hối tíếc của Đức giáo hoàng là “không đủ.”
Mặt trận Hành động Hồi giáo, một đảng đối lập tại Jordan, cũng đã kêu gọi Đức giáo hoàng xin lỗi về bài diễn từ đó, họ nói là nó nhắm mục tiêu vào Hồi giáo.
Zaki Bani Rsheid, chủ tịch đảng nói trên nói với thông tấn xã AFP: “Điều chúng tôi đòi hỏi là một sự thay đổi trong các chính sách của ngài, để cho phù hợp với những lời giảng huấn của Đức Giêsu về lòng yêu thương, hòa bình, công lý, bình đẳng, và những lời kết án tội ác cũng như chủ nghĩa khủng bố của người Do thái.”
Nền hòa bình “bị xáo trộn”
Đức giáo hoàng đã nói ngài tới thăm viếng vùng Trung Đông như “một người hành hương cổ võ hòa bình” trong một miền đất tràn lan tai họa vì bạo lực, bất công, ngờ vực và khiếp đảm.
Nhưng hồi tháng giêng ngài đã làm nhiều người Do thái tức giận khi cất vạ tuyệt thông cho Richard Williamson, một giám mục cực kỳ bảo thủ người nước Anh đã chối bỏ không có việc dùng những phòng giết người bằng hơi ngạt trong cuộc diệt chủng Do thái.
Liên quan đến bước đi đó, Bênêđictô đã thú nhận là Vatican đã phạm phải lầm lỗi, nhưng ngài kêu gọi người Công giáo ngưng đấu tranh nội bộ về vụ việc này.
Trong một lá thư gửi cho các giám mục Công giáo trên toàn thế giới hồi tháng 3 vừa qua, ngài viết: “Sự kiện hai tiến trình chồng chéo và trái ngược đã xảy ra và tức thời xáo trộn sự an bình giữa các Kitô hữu và người theo Do Thái Giáo, cũng như bình an trong nội bộ Giáo Hội, là điều tôi không biết nói gì hơn là hối tiếc sâu xa.”
Sau khi tới Amman vào hôm qua Thứ Sáu, ngài nói rằng ngài đến thủ đô nước Jordan trong cương vị một “người hành hương đến kính viếng những địa điểm thánh thiêng đã đóng một vai trò quan trọng trong một số những biến cố chính yếu của lịch sử Kinh Thánh.”
Cuộc tông du kéo dài một tuần lễ của ngài được coi là nỗ lực nhằm sửa chữa những mối liên hệ căng thẳng với người Hồi giáo cũng như Do thái giáo, và yểm trợ cho thiểu số người theo Kitô giáo trong khu vực này.
Đức giáo hoàng nói rằng cuộc viếng thăm này cho ngài “cơ hội được nói lên lòng tôn kính sâu xa đối với cộng đồng Hồi giáo.”
Ngài nói: “Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người, và hy vọng tha thiết cũng như lời nguyện cầu của tôi là sự tôn trọng những quyền bất khả nhượng và phẩm giá của mỗi người nam nữ sẽ ngày càng được khẳng định và bảo vệ, không những chỉ toàn vùng Trung Đông, mà còn mọi nơi trên thế giới.”
Chuyến đi “thử thách”
Chuyến đi đầu tiên của ngài tới Trung Đông trong cương vị giáo hoàng, sẽ gồm cả cuộc viếng thăm Israel và vùng Tây Ngạn đang bị Do thái chiếm đóng.
Tòa thánh Vatican nói rằng cuộc hành hương của Đức giáo hoàng là “chuyến đi được trông chờ nhất và có lẽ thách đố nhất từ trước đến nay” của triều đại giáo hoàng Bênêđictô.
Tòa thánh cũng nói nguyên sự kiện chuyến đi thực hiện được đã là “một dấu chỉ hy vọng” rằng Đức giáo hoàng có thể đóng góp vào việc hòa giải tại Trung Đông.
Thông tín viên Barbara Serra thuộc hãng tin Al Jazeera, tường trình từ Amman, nói rằng giai đoạn thử thách nhất trong chuyến đi của Đức giáo hoàng sẽ là tại Israel và vùng Tây Ngạn
Bà nói: “Vatican thật khôn khéo muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là chuyến đi về chính trị… nhưng tôi nghĩ rằng thật là một điều ngây thơ khờ khạo nếu không nghĩ là mỗi lời Đức giáo hoàng thốt ra trong ít ngày sắp tới đây sẽ được một số người xét đoán qua lăng kính chính trị.”
“Đây quả thực là một thời gian nhạy cảm khó mà tin được, cho bất cứ vị giáo hoàng nào, nhất là chỉ ít tháng sau cuộc chiến tranh của Israel tại Dải Gaza.”
Đức giáo hoàng Bênêđictô đã viếng thăm trung tâm Regina Pacis tại Amman dành cho người tàng tật hôm qua thứ Sáu trước khi hội kiến với gia đình hoàng gia nước Jordan.
Theo tin, ngài cũng sẽ viếng thăm các địa điểm ghi trong Kinh Thánh, như Núi Nebo, - nơi từ xa, Moisê đứng nhìn Vùng Đất Hứa -, và cử hành thánh lễ tại Amman với ước chừng 30 ngàn người tham dự.
Cuộc thăm viếng bị chỉ trích
Yousef Al-Sharif, Bộ trưởng thông tin nước Jordan đã hoan nghênh cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng, ông nói: “Chúng tôi thật vui mừng vì ngài đã bắt đầu cuộc hành hương khởi điểm từ Jordan.”
Nhưng tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Jordan đã chỉ trích cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng vì bài diễn văn gây tranh cãi ngài đọc hồi năm 2006.
Vị giáo hoàng này đã làm nhiều người Hồi giáo tức giận khi trưng dẫn một văn bản hồi thời Trung cổ đã gán cho một số giáo huấn của Tiên tri Muhammed là “xấu xa và vô nhân.”
Sau này Đức giáo hoàng có nói rằng ngài “ân hận sâu xa” về phản ứng mà bài diễn từ gây ra, và giải thích rằng văn bản ngài trưng dẫn đã không phản ảnh những quan điểm của chính ngài.
Tổ chức Huynh đệ kêu gọi phải có một lời xin lỗi những người Hồi giáo trên cả thế giới, nói rằng lời tuyên bố hối tíếc của Đức giáo hoàng là “không đủ.”
Mặt trận Hành động Hồi giáo, một đảng đối lập tại Jordan, cũng đã kêu gọi Đức giáo hoàng xin lỗi về bài diễn từ đó, họ nói là nó nhắm mục tiêu vào Hồi giáo.
Zaki Bani Rsheid, chủ tịch đảng nói trên nói với thông tấn xã AFP: “Điều chúng tôi đòi hỏi là một sự thay đổi trong các chính sách của ngài, để cho phù hợp với những lời giảng huấn của Đức Giêsu về lòng yêu thương, hòa bình, công lý, bình đẳng, và những lời kết án tội ác cũng như chủ nghĩa khủng bố của người Do thái.”
Nền hòa bình “bị xáo trộn”
Đức giáo hoàng đã nói ngài tới thăm viếng vùng Trung Đông như “một người hành hương cổ võ hòa bình” trong một miền đất tràn lan tai họa vì bạo lực, bất công, ngờ vực và khiếp đảm.
Nhưng hồi tháng giêng ngài đã làm nhiều người Do thái tức giận khi cất vạ tuyệt thông cho Richard Williamson, một giám mục cực kỳ bảo thủ người nước Anh đã chối bỏ không có việc dùng những phòng giết người bằng hơi ngạt trong cuộc diệt chủng Do thái.
Liên quan đến bước đi đó, Bênêđictô đã thú nhận là Vatican đã phạm phải lầm lỗi, nhưng ngài kêu gọi người Công giáo ngưng đấu tranh nội bộ về vụ việc này.
Trong một lá thư gửi cho các giám mục Công giáo trên toàn thế giới hồi tháng 3 vừa qua, ngài viết: “Sự kiện hai tiến trình chồng chéo và trái ngược đã xảy ra và tức thời xáo trộn sự an bình giữa các Kitô hữu và người theo Do Thái Giáo, cũng như bình an trong nội bộ Giáo Hội, là điều tôi không biết nói gì hơn là hối tiếc sâu xa.”
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo
Nguyễn Việt Nam
23:02 09/05/2009
Hôm thứ Bẩy Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, hiệu trưởng các trường đại học Hồi Giáo và các nhà ngoại giao tại Jordan tại đền Hồi Giáo Vua Hussein Bin Talal ở thủ đô Amman của Jordani.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nói rằng người Hồi Giáo và chác tín hữu Kitô chính vì gánh nặng của lịch sử chung được đánh dấu bởi quá nhiều hiểu lầm, cho nên chúng ta phải làm sao để thế giới biết đến chúng ta như những người thờ phượng Thiên Chúa, chuyên tâm cầu nguyện, lắng nghe, tuân giữ, và sống theo các lệnh truyền của Đấng Toàn Năng, lân tuất; và kiên trì làm chứng cho những gì là đúng và chân thật.
Đức Thánh Cha nhận định rằng sự hợp tác của người Hồi Giáo và Kitô Giáo tại Jordani nêu lên một tấm gương đáng khích lệ và thuyết phục cho vùng này, và cố nhiên cho thế giới, cho sự đóng góp tích cực và sáng tạo cho xã hội hiện đại.
Trong khi bày tỏ lòng kính trọng đối với thế giới Hồi Giáo, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng quá thường khi “có sự lèo lái tôn giáo theo ý thức hệ, thông thường cho các mục tiêu chính trị, tạo ra thảm họa thực sự dẫn đến căng thẳng và chia rẽ” giữa các tôn giáo.
Đức Thánh Cha đề cập cụ thể đến trường hợp các tín hữu Kitô Iraq và kêu gọi cộng đồng thế giới “làm mọi điều có thể để bảo đảm cộng đoàn Kitô cổ kính của miền đất đáng kính có quyền căn bản là được cùng tồn tại trong hòa bình với các công dân khác”.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nói rằng người Hồi Giáo và chác tín hữu Kitô chính vì gánh nặng của lịch sử chung được đánh dấu bởi quá nhiều hiểu lầm, cho nên chúng ta phải làm sao để thế giới biết đến chúng ta như những người thờ phượng Thiên Chúa, chuyên tâm cầu nguyện, lắng nghe, tuân giữ, và sống theo các lệnh truyền của Đấng Toàn Năng, lân tuất; và kiên trì làm chứng cho những gì là đúng và chân thật.
Đức Thánh Cha nhận định rằng sự hợp tác của người Hồi Giáo và Kitô Giáo tại Jordani nêu lên một tấm gương đáng khích lệ và thuyết phục cho vùng này, và cố nhiên cho thế giới, cho sự đóng góp tích cực và sáng tạo cho xã hội hiện đại.
Trong khi bày tỏ lòng kính trọng đối với thế giới Hồi Giáo, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng quá thường khi “có sự lèo lái tôn giáo theo ý thức hệ, thông thường cho các mục tiêu chính trị, tạo ra thảm họa thực sự dẫn đến căng thẳng và chia rẽ” giữa các tôn giáo.
Đức Thánh Cha đề cập cụ thể đến trường hợp các tín hữu Kitô Iraq và kêu gọi cộng đồng thế giới “làm mọi điều có thể để bảo đảm cộng đoàn Kitô cổ kính của miền đất đáng kính có quyền căn bản là được cùng tồn tại trong hòa bình với các công dân khác”.
Top Stories
Pope in Jordan presses inter-faith reconciliation
Ahmad Khatib Ahmad Khatib/ AFP
15:22 09/05/2009
AMMAN (AFP) – Pope Benedict XVI called on Saturday for reconciliation between Christians and Jews, a day after stressing his "deep respect" for Islam on his first trip to the Holy Land as pontiff.
"The ancient tradition of pilgrimage to the holy places also reminds us of the inseparable bond between the Church and the Jewish people," Benedict said at Mount Nebo, where the Bible says God showed the Promised Land to Moses.
"May our encounter today inspire in us a renewed love for the canon of sacred scripture and a desire to overcome all obstacles to the reconciliation of Christians and Jews in mutual respect and cooperation," the pontiff added on the slopes of the windswept mountain.
The 840-metre (2,800-feet) peak of Mount Nebo, some 40 kilometres (24 miles) southwest of the Jordanian capital Amman, is holy to all three religions due to the tradition of Moses.
The 82-year-old head of the world's 1.1 billion Catholics was later Saturday to meet Muslim leaders in Amman as he presses inter-faith fence-mending on his first visit to an Arab country.
On arrival in the kingdom on Friday, the pontiff said he came "as a pilgrim, to venerate holy places that have played such an important part in some of the key events of Biblical history."
But he also told journalists that inter-faith dialogue was "very important for peace," adding: The Church "is not a political force but a spiritual force which can contribute to the progress of the peace process" in the Middle East.
As he began his tour the pope said it gave him "a welcome opportunity to speak of my deep respect for the Muslim community," and he also called religious freedom "a fundamental human right."
The palace said that at a meeting at the royal offices the king and pope "stressed the need to continue and deepen Muslim-Christian dialogue and coexistence."
Christian-Islamic ties were strained worldwide after the pope in 2006 quoted a mediaeval Christian emperor who criticised some teachings of the Prophet Mohammed as "evil and inhuman."
The pontiff apologised later for the "unfortunate misunderstanding."
Ahead of his visit, Jordan's opposition Islamic Action Front (IAF) said the pope was not welcome unless he apologised for his remarks, which it says targeted Islam.
King Abdullah on Friday stressed the "importance of co-existence and harmony between Muslim and Christian," and warned that "voices of provocation, ambitious ideologies of division, threaten unspeakable suffering."
"We welcome your commitment to dispel the misconceptions and divisions that have harmed relations between Christians and Muslims... It is my hope that together we can expand the dialogue we have opened," he told the pope.
Christians in Jordan number around 200,000 in a total population of about six million.
On Monday, the pope will begin the second stage of his trip by flying to Israel where he is also expected to engage in building bridges between the faiths.
In recent months, Israel and the Vatican have clashed over the papal decision to lift the excommunication of a Holocaust-denying bishop, Richard Williamson of Britain, and over moves to beatify Pope Pius XII.
Israel reviles Pius for what it perceives as his passive stance during the Holocaust in World War II.
The Coalition for Jerusalem, an alliance of Palestinian advocacy groups, on Thursday urged the pope in an open letter to denounce what they called "yet another wave of Israel's ethnic cleansing crimes" against their people.
But the pope is unlikely to want to further strain relations with Israel and his comments at Mount Nebo on Saturday indicate he intends to put the focus firmly on building bridges during his Holy Land tour.
Pope Benedict XVI and Jordan's King Abdullah II |
"May our encounter today inspire in us a renewed love for the canon of sacred scripture and a desire to overcome all obstacles to the reconciliation of Christians and Jews in mutual respect and cooperation," the pontiff added on the slopes of the windswept mountain.
The 840-metre (2,800-feet) peak of Mount Nebo, some 40 kilometres (24 miles) southwest of the Jordanian capital Amman, is holy to all three religions due to the tradition of Moses.
The 82-year-old head of the world's 1.1 billion Catholics was later Saturday to meet Muslim leaders in Amman as he presses inter-faith fence-mending on his first visit to an Arab country.
On arrival in the kingdom on Friday, the pontiff said he came "as a pilgrim, to venerate holy places that have played such an important part in some of the key events of Biblical history."
But he also told journalists that inter-faith dialogue was "very important for peace," adding: The Church "is not a political force but a spiritual force which can contribute to the progress of the peace process" in the Middle East.
As he began his tour the pope said it gave him "a welcome opportunity to speak of my deep respect for the Muslim community," and he also called religious freedom "a fundamental human right."
The palace said that at a meeting at the royal offices the king and pope "stressed the need to continue and deepen Muslim-Christian dialogue and coexistence."
Christian-Islamic ties were strained worldwide after the pope in 2006 quoted a mediaeval Christian emperor who criticised some teachings of the Prophet Mohammed as "evil and inhuman."
The pontiff apologised later for the "unfortunate misunderstanding."
Ahead of his visit, Jordan's opposition Islamic Action Front (IAF) said the pope was not welcome unless he apologised for his remarks, which it says targeted Islam.
King Abdullah on Friday stressed the "importance of co-existence and harmony between Muslim and Christian," and warned that "voices of provocation, ambitious ideologies of division, threaten unspeakable suffering."
"We welcome your commitment to dispel the misconceptions and divisions that have harmed relations between Christians and Muslims... It is my hope that together we can expand the dialogue we have opened," he told the pope.
Christians in Jordan number around 200,000 in a total population of about six million.
On Monday, the pope will begin the second stage of his trip by flying to Israel where he is also expected to engage in building bridges between the faiths.
In recent months, Israel and the Vatican have clashed over the papal decision to lift the excommunication of a Holocaust-denying bishop, Richard Williamson of Britain, and over moves to beatify Pope Pius XII.
Israel reviles Pius for what it perceives as his passive stance during the Holocaust in World War II.
The Coalition for Jerusalem, an alliance of Palestinian advocacy groups, on Thursday urged the pope in an open letter to denounce what they called "yet another wave of Israel's ethnic cleansing crimes" against their people.
But the pope is unlikely to want to further strain relations with Israel and his comments at Mount Nebo on Saturday indicate he intends to put the focus firmly on building bridges during his Holy Land tour.
On continual harassments against the lawyer representing Thai Ha Catholic defendants
VietCatholic Network
22:02 09/05/2009
Dear brother and sister Christians, journalists and all those of good will
Sydney- May 7, 2000 – The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media strongly denounces the continual harassments against the lawyer representing Thai Ha Catholic defendants who were charged and tried last December for participating in a protest against the illegal requisition of their parish’s property by the local government.
Dear friends,
Le Tran Luat, an experienced and devoted attorney who was committed to defending the 8 Thai Ha defendants against the governmental charges of “damaging state property and disturbing public order” has become well-known and admired among Vietnamese people at home and overseas. However, the more fame and admiration he received from the Vietnamese Catholics and Non Catholics alike for his devotion and expertise, the more scrutiny his personal and professional life had been put under because what his clients and he himself were aiming for was in conflict with the interest of the dictatorial government. Luat has been repeatedly harassed by police after his decision to represent the Catholics at the court of appeal on March 27 of this year in Hanoi.
The level of harassment became more severe just before the appellate court hearing on March 27. Luat was repeatedly told by police that he had not understood the state policies and guidelines on religious freedom promulgated by the government of Socialist Republic of Vietnam. They then asked him to deny his own viewpoints and admit that the arguments he gave in the previous trial and in press interviews were shallow and hotheaded. His refusal to comply with government's coercion has resulted in a series of harsh treatments and eventually his house arrest as reported on May 1 of this year.
His movement has since been severely restricted and constantly monitored by the police. On March 12 while trying to board a flight to Hanoi for trial preparation, Luat was apprehended and detained at the police station for questioning. On March 15, he was arrested again and had to keep coming to the so-called "working sessions" by police's order. The ordeal did not end there for him and those who were related to him both personally and professionally. His entire staff has been harassed to this date, his personal equipments seized, his reputation distorted and tarnished by state media, his family as well as Luat himself received threatening phone calls, and his clients have been contacted and coerced to either cancel their contracts with his law firm or given false, distorted information about his personal and professional conducts so that they felt pressured to change their mind about detaining him.
Dear friends,
His arrest on April 29 was followed a long smear campaign against him by state-run media. Luat was reportedly released the next day after a 17 hour police interrogation. Ms. Ta Phong Tan, his assistant, shared the same fate.
While the lawyer was being interrogated at the police headquarter, his house was raided from 6 PM - pass midnight April 30. Documents relating to Lake Ba Giang, the plot of land which is still in dispute between Hanoi Redemptorist Monastery and the local government of Dong Da district were confiscated.
Taken away by police, along with Ba Giang documents and his lap-top and desk-top computers, were legal documents he has been diligently compiling for the law suits related to well-known dissidents such as Pham Thanh Nghien, Truong Minh Duc, Pham Ba Hai, and Prof. Tran Khue, also his proposal for establishing a website and an online forum for lawyers.
Dear friends,
His legal assistant Ta Phong Tan has released appeals to the public, calling the government tactics as "evil" and “gross violation of human rights in Vietnam". She is calling for international media and human rights organizations” to help expose “the truth the Vietnamese tyrannical regime is trying to hide".
As detailed in the latest report from the USCIRF, Le Tran Luat and his staff have been a casualty of a faulty, murky state's land and property policy that had caused so much pain and outrage among millions of Vietnamese citizens. This policy at its core seems to be creating deep social rifts among the rich and the poor, and people's mistrust toward the government, thus resulting in countless number of lawsuits and protests such as the ones from Thai Ha. Even the Vietnam Conference of Catholic Bishops in its 2008 statement had to cry out: “the land laws though modified numerous times yet still outdated and inconsistent, thus unable to catch up with the speed of social transformation process, especially the right to own private property has not been taken into consideration. Furthermore, the national corruption and bribery calamities have worsened the situation".
Dear friends,
As an integral part of Vietnamese Catholic community which has been defended by Le Tran Luat, the Federation of Vietnamese Mass Media definitely owe heroes like himself a chance to tell his side of the story and report of the abuse against his family, his law firm and his business since many of more than 600 state owned media outlets are working feverishly to tarnish his reputation, destroying his peace of mind as punishment for defending clients whose interest is conflicting with that of the government.
We once again are asking you to help us conveying this urgent message to readers of the international community, those with the same interest as attorney Luat's: to be able to live in freedom and be protected by the law and constitution in a place we call home country.
Sydney- May 7, 2000 – The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media strongly denounces the continual harassments against the lawyer representing Thai Ha Catholic defendants who were charged and tried last December for participating in a protest against the illegal requisition of their parish’s property by the local government.
Dear friends,
Le Tran Luat, an experienced and devoted attorney who was committed to defending the 8 Thai Ha defendants against the governmental charges of “damaging state property and disturbing public order” has become well-known and admired among Vietnamese people at home and overseas. However, the more fame and admiration he received from the Vietnamese Catholics and Non Catholics alike for his devotion and expertise, the more scrutiny his personal and professional life had been put under because what his clients and he himself were aiming for was in conflict with the interest of the dictatorial government. Luat has been repeatedly harassed by police after his decision to represent the Catholics at the court of appeal on March 27 of this year in Hanoi.
The level of harassment became more severe just before the appellate court hearing on March 27. Luat was repeatedly told by police that he had not understood the state policies and guidelines on religious freedom promulgated by the government of Socialist Republic of Vietnam. They then asked him to deny his own viewpoints and admit that the arguments he gave in the previous trial and in press interviews were shallow and hotheaded. His refusal to comply with government's coercion has resulted in a series of harsh treatments and eventually his house arrest as reported on May 1 of this year.
His movement has since been severely restricted and constantly monitored by the police. On March 12 while trying to board a flight to Hanoi for trial preparation, Luat was apprehended and detained at the police station for questioning. On March 15, he was arrested again and had to keep coming to the so-called "working sessions" by police's order. The ordeal did not end there for him and those who were related to him both personally and professionally. His entire staff has been harassed to this date, his personal equipments seized, his reputation distorted and tarnished by state media, his family as well as Luat himself received threatening phone calls, and his clients have been contacted and coerced to either cancel their contracts with his law firm or given false, distorted information about his personal and professional conducts so that they felt pressured to change their mind about detaining him.
Dear friends,
His arrest on April 29 was followed a long smear campaign against him by state-run media. Luat was reportedly released the next day after a 17 hour police interrogation. Ms. Ta Phong Tan, his assistant, shared the same fate.
While the lawyer was being interrogated at the police headquarter, his house was raided from 6 PM - pass midnight April 30. Documents relating to Lake Ba Giang, the plot of land which is still in dispute between Hanoi Redemptorist Monastery and the local government of Dong Da district were confiscated.
Taken away by police, along with Ba Giang documents and his lap-top and desk-top computers, were legal documents he has been diligently compiling for the law suits related to well-known dissidents such as Pham Thanh Nghien, Truong Minh Duc, Pham Ba Hai, and Prof. Tran Khue, also his proposal for establishing a website and an online forum for lawyers.
Dear friends,
His legal assistant Ta Phong Tan has released appeals to the public, calling the government tactics as "evil" and “gross violation of human rights in Vietnam". She is calling for international media and human rights organizations” to help expose “the truth the Vietnamese tyrannical regime is trying to hide".
As detailed in the latest report from the USCIRF, Le Tran Luat and his staff have been a casualty of a faulty, murky state's land and property policy that had caused so much pain and outrage among millions of Vietnamese citizens. This policy at its core seems to be creating deep social rifts among the rich and the poor, and people's mistrust toward the government, thus resulting in countless number of lawsuits and protests such as the ones from Thai Ha. Even the Vietnam Conference of Catholic Bishops in its 2008 statement had to cry out: “the land laws though modified numerous times yet still outdated and inconsistent, thus unable to catch up with the speed of social transformation process, especially the right to own private property has not been taken into consideration. Furthermore, the national corruption and bribery calamities have worsened the situation".
Dear friends,
As an integral part of Vietnamese Catholic community which has been defended by Le Tran Luat, the Federation of Vietnamese Mass Media definitely owe heroes like himself a chance to tell his side of the story and report of the abuse against his family, his law firm and his business since many of more than 600 state owned media outlets are working feverishly to tarnish his reputation, destroying his peace of mind as punishment for defending clients whose interest is conflicting with that of the government.
We once again are asking you to help us conveying this urgent message to readers of the international community, those with the same interest as attorney Luat's: to be able to live in freedom and be protected by the law and constitution in a place we call home country.
VIETNAM Bishop strongly condemns police action against pilgrims
UCANews
23:24 09/05/2009
HA NOI (UCAN) -- A bishop of a northern diocese has strongly condemned recent police action against local pilgrims.
Bishop Francis Xavier Nguyen Van Sang of Thai Binh has sent a letter to the government Committee for Religious Affairs and authorities of the provinces of Thai Binh and Hung Yen. In the letter dated May 2, he complained that officials had threatened Catholics who were making a pilgrimage.
On May 2, thousands of Catholics from his diocese and Ha Noi archdiocese made a pilgrimage to the Our Lady of Perpetual Help shrine at Redemptorist-run Thai Ha church in Ha Noi.
Bishop Sang, joined by a dozen priests, presided over a special Mass at the site.
In his letter, Bishop Sang accused local security officials of using various means that "violated religious freedom of local people, especially women and children," in trying to dissuade them from making the pilgrimage.
He noted that although security officials had said there would be a huge demonstration at the shrine, the only public events were the Mass and his own preaching about ways of Marian devotion.
The bishop accused security officials from the districts of Kien Xuong,Tien Hai and Vu Thu of visiting local Catholic families and threatening them.
Police "also threatened and confiscated the driving licenses of drivers who drove pilgrims to the shrine," he said. He added that they had set up checkpoints on roads leading to the capital and asked Catholics, including women and children, to get out of buses at remote locations.
According to media reports, some had to walk up to 30 kilometers to the shrine.
After the pilgrimage, many local Catholics were questioned by the police, the bishop continued, asserting such actions "constitute religious discrimination."
He said he had "encouraged, not forced," Catholics to make Marian pilgrimages to Thai Ha church to obtain a plenary indulgence during the jubilee year marking the 80th anniversary of local Redemptorists.
"We ask authorities to stop causing problems for local Catholics," Bishop Sang said.
The letter, which was also signed by Thai Binh Vicar General Father Dominic Dang Van Cau, six priests of the diocesan advisory council and five priests heading deaneries, was also sent to Bishop Pierre Nguyen Van Nhon, head of the Vietnam Bishops' Conference, and Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Ha Noi.
After the May 2 Mass, pilgrims offered incense and flowers and prayed in front of the Marian statue in the compound of the Thai Ha church. They also marched in procession to a nearby plot of land, formerly owned by the Church but now the site of a government housing project, and prayed for the government to stop its construction work there.
In March, eight Catholics lost an appeal against convictions for causing social disturbance and damaging public property in protests against another project built on another a plot of land also owned by local Redemptorists. Government authorities built a public flower garden on the plot of land last year.
Seven of those charged were given suspended jail sentences ranging from 12 to 17 months. The eighth was let off with a warning.
Catholics from many parts of the country, some from ethnic minority groups, have been making pilgrimages to Our Lady of Perpetual Help at the Thai Ha church since Archbishop Kiet and local priests concelebrated a Mass on Jan. 31 to launch the jubilee year celebrations, which will end on May 7, 2010.
Bishop Francis Xavier Nguyen Van Sang of Thai Binh has sent a letter to the government Committee for Religious Affairs and authorities of the provinces of Thai Binh and Hung Yen. In the letter dated May 2, he complained that officials had threatened Catholics who were making a pilgrimage.
On May 2, thousands of Catholics from his diocese and Ha Noi archdiocese made a pilgrimage to the Our Lady of Perpetual Help shrine at Redemptorist-run Thai Ha church in Ha Noi.
Bishop Sang, joined by a dozen priests, presided over a special Mass at the site.
In his letter, Bishop Sang accused local security officials of using various means that "violated religious freedom of local people, especially women and children," in trying to dissuade them from making the pilgrimage.
He noted that although security officials had said there would be a huge demonstration at the shrine, the only public events were the Mass and his own preaching about ways of Marian devotion.
The bishop accused security officials from the districts of Kien Xuong,Tien Hai and Vu Thu of visiting local Catholic families and threatening them.
Police "also threatened and confiscated the driving licenses of drivers who drove pilgrims to the shrine," he said. He added that they had set up checkpoints on roads leading to the capital and asked Catholics, including women and children, to get out of buses at remote locations.
According to media reports, some had to walk up to 30 kilometers to the shrine.
After the pilgrimage, many local Catholics were questioned by the police, the bishop continued, asserting such actions "constitute religious discrimination."
He said he had "encouraged, not forced," Catholics to make Marian pilgrimages to Thai Ha church to obtain a plenary indulgence during the jubilee year marking the 80th anniversary of local Redemptorists.
"We ask authorities to stop causing problems for local Catholics," Bishop Sang said.
The letter, which was also signed by Thai Binh Vicar General Father Dominic Dang Van Cau, six priests of the diocesan advisory council and five priests heading deaneries, was also sent to Bishop Pierre Nguyen Van Nhon, head of the Vietnam Bishops' Conference, and Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Ha Noi.
After the May 2 Mass, pilgrims offered incense and flowers and prayed in front of the Marian statue in the compound of the Thai Ha church. They also marched in procession to a nearby plot of land, formerly owned by the Church but now the site of a government housing project, and prayed for the government to stop its construction work there.
In March, eight Catholics lost an appeal against convictions for causing social disturbance and damaging public property in protests against another project built on another a plot of land also owned by local Redemptorists. Government authorities built a public flower garden on the plot of land last year.
Seven of those charged were given suspended jail sentences ranging from 12 to 17 months. The eighth was let off with a warning.
Catholics from many parts of the country, some from ethnic minority groups, have been making pilgrimages to Our Lady of Perpetual Help at the Thai Ha church since Archbishop Kiet and local priests concelebrated a Mass on Jan. 31 to launch the jubilee year celebrations, which will end on May 7, 2010.
Thai Binh Bishop speaks out against local government's effort to prevent the faithful from going to Hanoi for a pilgrimage
Emily Nguyen
23:30 09/05/2009
In an open letter to various government's officials and to the Catholic Church leaders, Bishop F.X. Nguyen Van Sang of Thai Binh diocese, North Vietnam, has criticized Thai Binh government 's attempt to sabotage a pilgrimage he and other clergymen have been trying to organize for months at Thai Ha parish.
In his letter, bishop F.X. Nguyen Van Sang has reportedly been collaborating with the archbishop of Hanoi and the Redemptorists at Thai Ha to let Catholics from other diocese to come for the Golden Jubilee celebrations of the 80th anniversary of the establishment of Redemptorist Monastery in Hanoi on May 2, 2009. Together the bishops had asked and were granted the Holy See's approval for the celebration since the Lunar New Year festival. Upon receiving the blessing from the Vatican, he called on his flock and the faithful from neighboring Hung Yen province to join him and others in Hanoi for a celebration and obtaining an indulgence. However from the local police's harsh treatment toward those pilgrims in Thai Binh as (the faithful) were trying to leave their homes the night before the May 2 event, the bishop feels that his good intention for a totally religious event has been misinterpreted by the government as a call for a social gathering for the purpose of protesting against the government therefore various measures had been applied to block the pilgrims from making their trip to Hanoi possible.
He raised concerns about whether the (Vietnam ) government was going against their religious policy in this letter " As we're living in a country in which many have been so proud of their freedom and stability, where people can be successful in every fields, and at their liberty to organize events protected by the constitutions. The small-scaled pilgrimage of Thai Binh parishioners on the other hand has been publicly announced and all were asked to join us at their liberty "
The bishop has put in details the police's tactics to deter Catholics from leaving hometown, by setting up check points along highway 1A and highway 5, ordering passengers who identified themselves as Catholics to get off the vehicle while letting others go on with their trip. On the other hand, security personnel's from Tien Hai district, Vu Thu, Kien Xuong, Vu Thu...had come to people's homes to threaten them with consequences if they keep on "participating in a huge protest at the shrine of Lady of Perpetual Help at Thai Ha". For those who made it to Hanoi and were discovered by the police, if they insisted on going to the pilgrimage site, their driver would be ordered to unload them miles from Hanoi city, and the pilgrims -many of them women and children- would have to continue their journey on foot.
Describing on how much freedom the pilgrims enjoyed at the site, bishop F.X Sang wrote: "As the celebration nearing an end, many of those who I thought to be participants turned out to be undercover policemen started to emerge and harassed the "real" participants
Bishop F.X. Sang reasserts the legitimacy of this event from both secular and religious aspects. He calls for the government to halt all actions of harassing nature upon the pilgrims since "they were just simply responding to their shepherd's call to come for what they always look forward to: an indulgence being offered at the pilgrimage site"
On behalf of a dozen of clergymen from Thai Binh diocese who also signed their name at the bottom of the letter, bishop F.X. Sang urged the Thai Binh officials to educate their subordinates on how to respect people's right to practice religion since what they just did to his faithful during last incident "did not bring about any common good to the society and to the country, only creating a rift among the (Vietnamese) people as a whole, also between religious and non religious people" which he predicts will cause egregious harm to "the national unity and causing unnecessary pain among those who still believe in the state's policy on religion.
In his letter, bishop F.X. Nguyen Van Sang has reportedly been collaborating with the archbishop of Hanoi and the Redemptorists at Thai Ha to let Catholics from other diocese to come for the Golden Jubilee celebrations of the 80th anniversary of the establishment of Redemptorist Monastery in Hanoi on May 2, 2009. Together the bishops had asked and were granted the Holy See's approval for the celebration since the Lunar New Year festival. Upon receiving the blessing from the Vatican, he called on his flock and the faithful from neighboring Hung Yen province to join him and others in Hanoi for a celebration and obtaining an indulgence. However from the local police's harsh treatment toward those pilgrims in Thai Binh as (the faithful) were trying to leave their homes the night before the May 2 event, the bishop feels that his good intention for a totally religious event has been misinterpreted by the government as a call for a social gathering for the purpose of protesting against the government therefore various measures had been applied to block the pilgrims from making their trip to Hanoi possible.
He raised concerns about whether the (Vietnam ) government was going against their religious policy in this letter " As we're living in a country in which many have been so proud of their freedom and stability, where people can be successful in every fields, and at their liberty to organize events protected by the constitutions. The small-scaled pilgrimage of Thai Binh parishioners on the other hand has been publicly announced and all were asked to join us at their liberty "
The bishop has put in details the police's tactics to deter Catholics from leaving hometown, by setting up check points along highway 1A and highway 5, ordering passengers who identified themselves as Catholics to get off the vehicle while letting others go on with their trip. On the other hand, security personnel's from Tien Hai district, Vu Thu, Kien Xuong, Vu Thu...had come to people's homes to threaten them with consequences if they keep on "participating in a huge protest at the shrine of Lady of Perpetual Help at Thai Ha". For those who made it to Hanoi and were discovered by the police, if they insisted on going to the pilgrimage site, their driver would be ordered to unload them miles from Hanoi city, and the pilgrims -many of them women and children- would have to continue their journey on foot.
Describing on how much freedom the pilgrims enjoyed at the site, bishop F.X Sang wrote: "As the celebration nearing an end, many of those who I thought to be participants turned out to be undercover policemen started to emerge and harassed the "real" participants
Bishop F.X. Sang reasserts the legitimacy of this event from both secular and religious aspects. He calls for the government to halt all actions of harassing nature upon the pilgrims since "they were just simply responding to their shepherd's call to come for what they always look forward to: an indulgence being offered at the pilgrimage site"
On behalf of a dozen of clergymen from Thai Binh diocese who also signed their name at the bottom of the letter, bishop F.X. Sang urged the Thai Binh officials to educate their subordinates on how to respect people's right to practice religion since what they just did to his faithful during last incident "did not bring about any common good to the society and to the country, only creating a rift among the (Vietnamese) people as a whole, also between religious and non religious people" which he predicts will cause egregious harm to "the national unity and causing unnecessary pain among those who still believe in the state's policy on religion.
Analysis: Pope's message to Muslims might prove risky
John L. Allen Jr.
23:47 09/05/2009
AMMAN, Jordan (CNN) -- For more than 20 years, Cardinal Joseph Ratzinger, then the Vatican's top doctrinal czar, was the intellectual architect of the papacy of John Paul II.
Pope Benedict XVI and Jordanian Prince Ghazi Bin Talal leave the King Hussein mosque in Amman on Saturday.
1 of 2 Thus, when Ratzinger was elected to succeed John Paul as Pope Benedict XVI in April 2005, it was widely seen as a vote for continuity with the late pontiff's policies.
Four years later, there's only one strong substantive difference between the two popes, and it's on display this week as Benedict XVI visits Jordan, Israel and the Palestinian territories: their approaches to Islam.
With 1.1 billion Roman Catholics and 1.6 billion Muslims in the world, representing about 40 percent of the world's population, it's a difference that matters.
While John Paul II was a bridge-builder, Benedict is determined to walk across those bridges, pushing Islam toward a rejection of extremism and an acceptance of religious freedom -- toward an integration of reason and faith.
It's an approach that puts its finger on critically important concerns, but one also fraught with potential for conflict.
In general, John Paul II was a great pioneer of Catholic-Muslim relations. He met with Muslims more than 60 times over the course of his almost 27-year pontificate, and in 2001 he became the first pope ever to enter an Islamic mosque: the Grand Umayyad Mosque in Damascus, Syria.
John Paul's opposition to the two U.S.-led Gulf Wars and his broad sympathy for the Palestinians was also appreciated by many Muslims.
Like John Paul, Benedict XVI sees himself as a friend of Islam. Friday in Amman, Jordan, on the first day of his weeklong swing through the Middle East, Benedict reaffirmed his "deep respect for Muslims."
His broad vision is what he calls growing "intercultural dialogue" between Muslims and Christians, which implies an alliance against forms of secularism in the West that the pope regards as hostile to religion.
The fact that Benedict XVI has chosen to begin his tour by spending three days in Jordan, which the Vatican has long regarded as a model of Muslim-Christian co-existence, suggests the emphasis he places on Islam. When John Paul came in 2000, he spent just 24 hours here. Watch a walk through Amman for everday Jordanians' reactions to the visit »
Among other things, Benedict hopes Christians and Muslims will join forces in defense of shared values such as the sanctity of human life and the family, which can translate into political efforts in opposition to abortion and homosexuality.
The precedent was set in the mid-1990s, when the Vatican and a bloc of Muslim nations resisted efforts at U.N.-sponsored conferences in Beijing and Cairo to recognize a right to abortion as part of international law.
Yet the price of admission to that partnership, Benedict XVI believes, is a reform within Islam that would move it in the direction of a greater capacity for pluralism, including the rights of religious minorities, especially Christians, within Islamic societies.
Saturday, for example, Benedict visited the King Hussein mosque in Amman, telling his Muslim hosts that religious freedom "includes the right, especially of minorities, to fair access to the employment market and other spheres of civic life."
Benedict also argued that much tension between Christians and Muslims is the result of "ideological manipulation of religion, sometimes for political ends," and pointed to what he called "the fundamental contradiction of resorting to violence or exclusion in the name of God."
To date, Benedict XVI's efforts to convince Muslims that he's advancing these arguments as a friend, from a shared space of common religious concern, have brought mixed results.
His famous September 2006 speech in Regensburg, Germany, in which he cited a Byzantine emperor linking Islam to violence, set off wide protests across the Islamic world.
Here in Jordan, some leaders of the Muslim Brotherhood have turned a cold shoulder to the pope's visit, insisting that he must apologize anew for the Regensburg address.
In effect, one core aim of Benedict XVI's journey this week is to re-introduce himself to the Muslim world, clearing away the debris from what he conceded this morning is "the burden of our common history."
The drama is whether this 82-year-old pontiff, who has sometimes had his problems with public relations, is able to pull it off.
(Source: http://www.cnn.com/2009/WORLD/meast/05/09/pope.allen.commentary/index.html?section=cnn_latest)
Pope Benedict XVI and Jordanian Prince Ghazi Bin Talal leave the King Hussein mosque in Amman on Saturday.
1 of 2 Thus, when Ratzinger was elected to succeed John Paul as Pope Benedict XVI in April 2005, it was widely seen as a vote for continuity with the late pontiff's policies.
Four years later, there's only one strong substantive difference between the two popes, and it's on display this week as Benedict XVI visits Jordan, Israel and the Palestinian territories: their approaches to Islam.
With 1.1 billion Roman Catholics and 1.6 billion Muslims in the world, representing about 40 percent of the world's population, it's a difference that matters.
While John Paul II was a bridge-builder, Benedict is determined to walk across those bridges, pushing Islam toward a rejection of extremism and an acceptance of religious freedom -- toward an integration of reason and faith.
It's an approach that puts its finger on critically important concerns, but one also fraught with potential for conflict.
In general, John Paul II was a great pioneer of Catholic-Muslim relations. He met with Muslims more than 60 times over the course of his almost 27-year pontificate, and in 2001 he became the first pope ever to enter an Islamic mosque: the Grand Umayyad Mosque in Damascus, Syria.
John Paul's opposition to the two U.S.-led Gulf Wars and his broad sympathy for the Palestinians was also appreciated by many Muslims.
Like John Paul, Benedict XVI sees himself as a friend of Islam. Friday in Amman, Jordan, on the first day of his weeklong swing through the Middle East, Benedict reaffirmed his "deep respect for Muslims."
His broad vision is what he calls growing "intercultural dialogue" between Muslims and Christians, which implies an alliance against forms of secularism in the West that the pope regards as hostile to religion.
The fact that Benedict XVI has chosen to begin his tour by spending three days in Jordan, which the Vatican has long regarded as a model of Muslim-Christian co-existence, suggests the emphasis he places on Islam. When John Paul came in 2000, he spent just 24 hours here. Watch a walk through Amman for everday Jordanians' reactions to the visit »
Among other things, Benedict hopes Christians and Muslims will join forces in defense of shared values such as the sanctity of human life and the family, which can translate into political efforts in opposition to abortion and homosexuality.
The precedent was set in the mid-1990s, when the Vatican and a bloc of Muslim nations resisted efforts at U.N.-sponsored conferences in Beijing and Cairo to recognize a right to abortion as part of international law.
Yet the price of admission to that partnership, Benedict XVI believes, is a reform within Islam that would move it in the direction of a greater capacity for pluralism, including the rights of religious minorities, especially Christians, within Islamic societies.
Saturday, for example, Benedict visited the King Hussein mosque in Amman, telling his Muslim hosts that religious freedom "includes the right, especially of minorities, to fair access to the employment market and other spheres of civic life."
Benedict also argued that much tension between Christians and Muslims is the result of "ideological manipulation of religion, sometimes for political ends," and pointed to what he called "the fundamental contradiction of resorting to violence or exclusion in the name of God."
To date, Benedict XVI's efforts to convince Muslims that he's advancing these arguments as a friend, from a shared space of common religious concern, have brought mixed results.
His famous September 2006 speech in Regensburg, Germany, in which he cited a Byzantine emperor linking Islam to violence, set off wide protests across the Islamic world.
Here in Jordan, some leaders of the Muslim Brotherhood have turned a cold shoulder to the pope's visit, insisting that he must apologize anew for the Regensburg address.
In effect, one core aim of Benedict XVI's journey this week is to re-introduce himself to the Muslim world, clearing away the debris from what he conceded this morning is "the burden of our common history."
The drama is whether this 82-year-old pontiff, who has sometimes had his problems with public relations, is able to pull it off.
(Source: http://www.cnn.com/2009/WORLD/meast/05/09/pope.allen.commentary/index.html?section=cnn_latest)
Pope Follows Moses' Footsteps, Shares His Mission
Mercedes de la Torre
23:54 09/05/2009
AMMAN, Jordan, MAY 9, 2009 (Zenit.org).- Popes share the same mission that Moses had: to lead people toward God, reflected a Vatican aide today as he commented on Benedict XVI's first full day in the Holy Land.
Father Caesar Atuire, the delegate administrator of Opera Romana Pellegrinaggi, spoke with ZENIT about the Pope's trip, under way in Jordan. The Holy Father made his first stop at a biblical site this morning, visiting the Basilica of the Moses Memorial on Mount Nebo. Tradition holds that at this spot, God showed Moses the Promised Land.
Father Atuire, who is accompanying the Pontiff during his weeklong pilgrimage to Jordan, Israel and the Palestinian Territories, reflected on why Benedict XVI chose to start his pilgrimage on this mountain, which rises some 800 meters (2,625 feet) above sea level and offers a view of the Jordan Valley, Jericho, and on days clearer than today, Jerusalem.
"Each pope is like a Moses who goes leading the people toward the encounter with God," he said, recalling that the ultimate goal of every pilgrimage is to meet God. In the case of the Bishop of Rome, he added, the entire Christian people journeys beside him, as do the members of the press following him from stop to stop.
The place where Moses died is the privileged gate to the Holy Land, Father Atuire contended. "Every pilgrim that sets off toward Jerusalem, following the footsteps of the people of Israel who walked in the desert for 40 years, in beginning with Mount Nebo, completes the same itinerary in search of the city of God and the land that God has promised."
Mosque visit
In the light of the visit to Mount Nebo, Father Atuire reflected on another of Benedict XVI's stops today: the King Hussein bin Talal Mosque. This is the second mosque the Pope has visited in his four plus years as Pontiff. The first was during his 2006 trip to Turkey.
With this gesture, the priest suggested, the Pope "highlights a reality that is common to every religion. We as believers in some way have a challenge facing each one of us: We live in a world that is ever more secularized."
The Holy Father's visit to the mosque, Father Atuire added, also manifests again his openness to followers of other religions.
"The Pope," he said, "is a man who is open to an encounter with others, without fears, without prejudices, so that together we can do something to improve this world."
Father Caesar Atuire, the delegate administrator of Opera Romana Pellegrinaggi, spoke with ZENIT about the Pope's trip, under way in Jordan. The Holy Father made his first stop at a biblical site this morning, visiting the Basilica of the Moses Memorial on Mount Nebo. Tradition holds that at this spot, God showed Moses the Promised Land.
Father Atuire, who is accompanying the Pontiff during his weeklong pilgrimage to Jordan, Israel and the Palestinian Territories, reflected on why Benedict XVI chose to start his pilgrimage on this mountain, which rises some 800 meters (2,625 feet) above sea level and offers a view of the Jordan Valley, Jericho, and on days clearer than today, Jerusalem.
"Each pope is like a Moses who goes leading the people toward the encounter with God," he said, recalling that the ultimate goal of every pilgrimage is to meet God. In the case of the Bishop of Rome, he added, the entire Christian people journeys beside him, as do the members of the press following him from stop to stop.
The place where Moses died is the privileged gate to the Holy Land, Father Atuire contended. "Every pilgrim that sets off toward Jerusalem, following the footsteps of the people of Israel who walked in the desert for 40 years, in beginning with Mount Nebo, completes the same itinerary in search of the city of God and the land that God has promised."
Mosque visit
In the light of the visit to Mount Nebo, Father Atuire reflected on another of Benedict XVI's stops today: the King Hussein bin Talal Mosque. This is the second mosque the Pope has visited in his four plus years as Pontiff. The first was during his 2006 trip to Turkey.
With this gesture, the priest suggested, the Pope "highlights a reality that is common to every religion. We as believers in some way have a challenge facing each one of us: We live in a world that is ever more secularized."
The Holy Father's visit to the mosque, Father Atuire added, also manifests again his openness to followers of other religions.
"The Pope," he said, "is a man who is open to an encounter with others, without fears, without prejudices, so that together we can do something to improve this world."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh dạ tiệc hỗ trợ Truyền Thông Công Giáo Việt Nam tại giáo xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu
Nguyễn Việt Cường
14:05 09/05/2009
Đã vào ngày cuối thu, trời bắt đầu trở lạnh, nhưng ngay từ sớm đã có rất đông quý vị trong cộng đoàn giáo xứ đến để tham dự dạ tiệc hỗ trợ truyền thông Công Giáo Việt Nam.
Đúng 7 giờ tối, người điều hợp chương trình, Nguyễn Việt Cường, tiến lên sân khấu chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quan khách, sau đó lược qua chương trình buổi dạ tiệc hỗ trợ truyền thông Công Giáo Việt Nam.
Tiếp theo, anh Vũ Viết Hoàng, với tư cách trưởng ban tổ chức đã ngỏ lời tri ân tới cha xứ Lm Vũđình Tường đã khuyến khích và hỗ trợ các anh chị em trong ban tổ chức, cám ơn quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân, và tất cả quý vị trong cộng đoàn hiện diện trong buổi dạ tiệc.
Sau đó cha xứ Vũđình Tường cũng ngỏ lời cám ơn đến tất cả quý vị có mặt và hết sức cổ võ tinh thần làm việc của các cộng sự viên từ các bác lớn tuổi đến các em trong đoàn thanh niên. Cha cũng nhắn nhở đến sự cần thiết của truyền thông Công Giáo trong thế giới hôm nay.
Sau lời nguyện chúc lành của Lm Võ Văn Hiền, buổi dạ tiệc đã được bắt đầu với những món ăn rất khoái khẩu và một chương trình karaoke tuyệt vời do các ca sĩ cây nhà lá vườn của giáo xứ đóng góp.
Ngoài ra, cũng phải kể đến chương trình xổ số “mì ăn liền” do anh Cường và chị Hương điều hợp đã tạo cho bầu không khí buổi dạ tiệc thật vui nhộn.
Trời đã khuya nhưng sự hưng phấn của buổi dạ tiệc đã níu kéo mọi người ngồi lại đến giây phút cuối cùng … Xin được một lần nữa cám ơn quý cha, quý sơ, quý quan khách, các anh chị trong ban tổ chức và các em trẻ trong đoàn thanh niên đã nhiệt tình phục vụ. Hẹn gặp lại tất cả trong một dịp khác vậy.
Đúng 7 giờ tối, người điều hợp chương trình, Nguyễn Việt Cường, tiến lên sân khấu chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quan khách, sau đó lược qua chương trình buổi dạ tiệc hỗ trợ truyền thông Công Giáo Việt Nam.
Tiếp theo, anh Vũ Viết Hoàng, với tư cách trưởng ban tổ chức đã ngỏ lời tri ân tới cha xứ Lm Vũđình Tường đã khuyến khích và hỗ trợ các anh chị em trong ban tổ chức, cám ơn quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân, và tất cả quý vị trong cộng đoàn hiện diện trong buổi dạ tiệc.
Sau đó cha xứ Vũđình Tường cũng ngỏ lời cám ơn đến tất cả quý vị có mặt và hết sức cổ võ tinh thần làm việc của các cộng sự viên từ các bác lớn tuổi đến các em trong đoàn thanh niên. Cha cũng nhắn nhở đến sự cần thiết của truyền thông Công Giáo trong thế giới hôm nay.
Sau lời nguyện chúc lành của Lm Võ Văn Hiền, buổi dạ tiệc đã được bắt đầu với những món ăn rất khoái khẩu và một chương trình karaoke tuyệt vời do các ca sĩ cây nhà lá vườn của giáo xứ đóng góp.
Ngoài ra, cũng phải kể đến chương trình xổ số “mì ăn liền” do anh Cường và chị Hương điều hợp đã tạo cho bầu không khí buổi dạ tiệc thật vui nhộn.
Trời đã khuya nhưng sự hưng phấn của buổi dạ tiệc đã níu kéo mọi người ngồi lại đến giây phút cuối cùng … Xin được một lần nữa cám ơn quý cha, quý sơ, quý quan khách, các anh chị trong ban tổ chức và các em trẻ trong đoàn thanh niên đã nhiệt tình phục vụ. Hẹn gặp lại tất cả trong một dịp khác vậy.
Hồng phúc 50 năm linh mục
Anmai, CSsR
14:45 09/05/2009
“Sao Chúa lại gọi con làm nhân chứng cho Ngài trong cuộc đời này
Sao Chúa lại gọi con đem Tin mừng cho Ngài mọi nơi
Vì đời con có gì đâu có đáng gì đâu để đem Tin mừng
Biết rằng con nhỏ bé mà thôi
nhưng vững tin nơi Ngài xin vững bước theo Ngài.
Này đàn lòng con vang lên vang lên rộn rã
Ánh sáng soi dẫn con lên đường
Ý Chúa con dám đâu coi thường
Nguyện một đời luôn trung kiên
Tâm tư ủ ấp bao tình mến
Ra đi minh chứng cho lời Chúa
Để muôn nơi tin nhận Nước Trời ...”
Tâm tình ấy phải chăng là tâm tình của Cha Giuse Trần Ngọc Thao cách đây 50 năm nhân ngày Thiên Chúa mời gọi Cha bước lên bàn Thánh, bước theo con đường loan báo Tin mừng của Thầy Chí Thánh Giêsu. 50 năm đã qua đi như vụt bóng câu. 50 năm qua đi với biết bao nhiêu hồng phúc.
Những ngày hồng phúc này, Cha Giuse dừng lại một chút để nhìn lại chặng đường 50 năm với bao hồng ân mà Thiên Chúa đã trao ban cho Cha.
Với tâm tình dừng lại một chút ấy, Cha Giuse đã chọn thăm một số gia đình nghèo ở giáo điểm truyền giáo An Thới Đông, cách riêng là trường Khuyết Tật Thanh Tâm và nhà mở của giáo điểm An Thới Đông do anh em thuộc thế hệ trẻ trong Dòng đang phụ trách để cùng tạ ơn Chúa, cùng chia sẻ niềm vui với những trẻ em kém may mắn ở cái vùng đất nghèo này. Tâm tình ấy thật phù hợp với tính cách nhỏ bé, khiêm hạ với tất cả những ai đã một lần được gặp gỡ, tiếp xúc với Cha giáo Giuse.
Một chút nhìn lại cuộc đời của Cha giáo Giuse, ai cũng ngạc nhiên tại sao Chúa lại chọn Cha giáo trong sứ vụ linh mục ở độ tuổi 24. 24 tuổi, phải nói là chưa đủ “kinh nghiệm” để hoàn thành sứ vụ lớn lao mà Thiên Chúa trao ban. Thế nhưng, dưới con mắt người đời thì khác và trong con mắt Thiên Chúa lại là khác. Thiên Chúa vẫn làm những việc mà con người không thể nào hiểu được.
Nếu chịu khó lật lại lịch sử của Nhà Dòng, làm sao có thể xóa nhòa được hình ảnh của một vị Giám Tỉnh phải gánh vác “giang sơn” của Nhà Dòng suốt những năm tháng dài khó khăn. Thật sự, đó cũng là điều mà nhiều người không hiểu nổi nhưng với Thiên Chúa, đó là Thánh ý của Ngài.
Những lúc khó khăn ấy, Ngài còn phải chèn vai gánh cái gánh của Học Viện. Thời của Ngài đâu có giản đơn như thời bây giờ, ấy vậy mà mọi chuyện cũng qua đi. Chuyện qua đi không phải là thời gian ngắn nhưng dài dăng dẵng suốt 31 năm cộng thêm 6 tháng ! Ở cái cương vị Giám Đốc học Viện trong thời gian dài như thế thì chỉ có Thiên Chúa mới hiểu chứ làm gì con người có thể hiểu. Quả là một dấu ấn lịch sử mà Thiên Chúa đã vẽ trên cuộc đời khiêm hạ của Cha giáo Giuse.
Đã có lúc người ta tưởng chừng Cha giáo Giuse được mời gọi lên sứ vụ “cao hơn” hơn nhưng Thiên Chúa thì khác. Thiên Chúa vốn dĩ biết Ngài sống trong âm thầm khiêm hạ nên Thiên Chúa vẫn tiếp tục dùng Ngài trong sứ vụ khiêm hạ trong Dòng Thánh.
Sau những ngày làm việc mệt nhọc, lẽ ra Cha giáo nghỉ ngơi để hưởng những ngày tuổi già thư thái nhưng không, Cha giáo vẫn dành thời gian, sức khỏe, trí óc mà Thiên Chúa trao ban để giúp cho Nhà Dòng, giúp cho Giáo Hội với hết khả năng còn lại của mình.
Hàng tuần, Cha giáo vẫn tề tựu với nhóm Phiên Dịch các giờ Kinh ở đường Phạm Ngọc Thạch.
Hàng tuần, Cha giáo vẫn dành giờ để truyền “lửa” cho thế hệ trẻ với môn Nhập Môn Thánh Kinh, Tin mừng theo Thánh Máccô.
Hàng tuần, Cha giáo vẫn thu xếp giờ để hiện diện trong giờ Suy Tôn Lời Chúa trước Thánh Thể ở Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Đôi chân có mệt đi một tí, đôi mắt có mỏi đi một tí nhưng Cha giáo Giuse vẫn dong duỗi trên con đường “làm chứng cho Ngài trong cuộc đời này”.
Trong 50 sứ vụ linh mục, ắt hẳn Cha giáo cũng đã có những lúc chưa tròn sứ vụ như lòng Chúa cũng như lòng người mong muốn do giới hạn của con người. Làm sao mà làm vừa lòng hết được bấy nhiêu con người mình cùng chung sống. Biết mình mong manh, nhỏ bé nên ngay cái cách sống của Ngài đã thể hiện rõ nét tâm tình ấy của Ngài.
Thời chập chững bước vào nhà dòng để tìm hiểu ơn gọi, lúc ấy làm gì biết Cha giám đốc Giuse là ai ? Ngộ một cái là đi đối diện với Ngài thì Ngài đều nép mình qua một bên để nhường cho người đối diện cho dẫu đó là một chú tiểu mới vào Dòng. Ngạc nhiên ấy đã gây thắc mắc cho bao nhiêu người trong đó có kẻ mọn này, tìm hiểu mới biết được tính cách “cụ” là như vậy. Cụ luôn sống tế nhị và nhẹ nhàng hết sức có thể.
Lần nọ, cụ bị đau khá nặng, mỗi lần ho, cụ không dám ho lớn tiếng sợ làm phiền cha ở phòng cạnh bên đến độ vị Bề trên Cộng đoàn nói với kẻ hèn mọn này: “Sao mà cụ tế nhị quá !” Thế đấy ! Cha giáo đáng kính xưa tế nhị thế nào thì nay cũng tế nhị như vậy.
Ai nào đó đã nhờ Cha giáo Giuse hướng dẫn Luận Văn Tốt Nghiệp sẽ cảm nhận được tình thương của một người cha, một người thầy hơn là người hướng dẫn thường tình. Ban đầu, thụ nhân có vẻ hơi khó chịu nơi cách chỉnh sửa của Cha giáo nhưng dần dần sẽ nhận ra tấm lòng nhân hậu nơi Cha giáo.
Một lần nọ, được Ngài mời chia sẻ lời Chúa trong Thánh Lễ Ngài dâng, biết Ngài cẩn thận từng chữ, từng lời nên kẻ hèn mọn này đưa bài cho Ngài duyệt trước. Khi nhận lại bài giảng, nhìn trang giấy chữ đen nay được đồ lên nhiều chữ đỏ ! Đọc đi đọc lại sẽ thấy được sự tỉ mỉ, tính cẩn thận nơi cụ già thân yêu.
Lần nọ, cũng thắc mắc với những “dư luận” này nọ nhưng thắc mắc ấy kẻ mọn này thanh thản khi nhận được câu trả lời tự thâm tâm của Cha: “Cha nói với Th. Ai nghĩ gì nghĩ, ai nói gì nói, miễn sao Cha làm đúng với lương tâm của Cha thôi”.
Thế đấy ! Làm sao mà hoàn hảo được ? Làm sao mà vừa lòng được tất cả mọi người ? Có những lúc này lúc kia sóng gió của cuộc đời nhưng Cha giáo Giuse vẫn giữ cho lòng mình được thanh thản, chẳng bao giờ thấy Ngài nói xấu và dèm pha chỉ trích ai.
Dù được ăn học tử tế, dù được đào tạo một cách khoa bảng và phải nói là có “thế giá” trong Dòng Thánh nhưng Cha giáo Giuse vẫn mặc lấy tâm tình khiêm hạ. Hình như chưa bao giờ thấy Ngài nặng lời với một ai.
Nếu chỉ nhìn phớt qua chắc có lẽ ít ai biết được con người nhỏ bé ấy đã một thời chèo chống Tỉnh Dòng qua những phong ba bão táp của cuộc đời. Nếu chỉ nhìn phớt qua sẽ không nhận ra tấm lòng nhỏ bé khiêm hạ ấy đã dành ra gần ba mươi sáu năm trời để đóng góp vào công cuộc đào tạo thế hệ trẻ.
Ngay cái bữa tiệc trưa hôm nay mừng Cha giáo ở giáo điểm nhỏ bé này cũng thể hiện được tấm lòng khiêm hạ của Ngài. Hiện diện với Ngài hôm nay chỉ với một nữ tu con thiêng liêng cùng với vài người con thiêng liêng của Ngài. Ngài không muốn làm hoành tráng, Ngài không muốn làm đình đám dẫu rằng con cái đều mong muốn như vậy.
Với sứ vụ đồng hành với sinh viên Học Viện suốt hơn ba chục năm trường, Cha giáo Giuse đã gợi lên cho anh em con đường đến với người nghèo như Thầy Chí Thánh Giêsu. Hơn ba chục năm, Cha là người vạch đường còn hôm nay Cha là người “xuống đường”. Cha đã rời cái đô thị phồn hoa tráng lệ để đến với người nghèo vùng biển mặn này. Không phải chỉ mới hôm nay Cha Giuse mới xuống nhưng mới đây, Ngài cũng đã cùng với Loan và con cái Ngài chia sẻ hơn chục chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo giáo điểm Đồng Hòa (Cần Giờ). Chắc có lẽ càng về già, tình thương của Ngài lại càng tuôn đổ về vùng đất nghèo ngập mặn này.
“Đẹp thay bước chân sứ giả loan báo Tin Mừng !”
Vâng ! 50 năm hồng phúc đã tuôn đổ xuống trên Cha giáo đáng kính Giuse. Cha Giáo đã không khư khư giữ hồng phúc ấy cho riêng mình mà Cha giáo đã san sẻ cho những người thấp kém một cách hết sức hiện thực như buổi gặp gỡ, chia sẻ cho các em khuyết tật ở mái ấm Thanh Tâm này.
Chắc Thiên Chúa – vị Cha giàu lòng thương xót – hiểu tâm tình của Cha giáo Giuse hơn ai hết và ắt hẳn Thiên Chúa vẫn tiếp tục ủ ấp Cha giáo trong vòng tay yêu thương của Ngài. Và qua tấm lòng yêu thương của Cha giáo Giuse, nhiều và nhiều người được cảm nếm tình thương bao la nơi vị Thiên Chúa giàu lòng từ bi và nhân hậu gửi đến cho mình.
Xin Chúa tiếp tục gìn giữ Cha giáo Giuse trong chặng đường còn lại của cuộc lữ hành trần gian để Ngài tiếp tục “loan tin mừng cho người mọi nơi” như Chúa đã mời gọi Cha giáo từ thuở ban đầu.
Sao Chúa lại gọi con đem Tin mừng cho Ngài mọi nơi
Vì đời con có gì đâu có đáng gì đâu để đem Tin mừng
Biết rằng con nhỏ bé mà thôi
nhưng vững tin nơi Ngài xin vững bước theo Ngài.
Này đàn lòng con vang lên vang lên rộn rã
Ánh sáng soi dẫn con lên đường
Ý Chúa con dám đâu coi thường
Nguyện một đời luôn trung kiên
Tâm tư ủ ấp bao tình mến
Ra đi minh chứng cho lời Chúa
Để muôn nơi tin nhận Nước Trời ...”
Tâm tình ấy phải chăng là tâm tình của Cha Giuse Trần Ngọc Thao cách đây 50 năm nhân ngày Thiên Chúa mời gọi Cha bước lên bàn Thánh, bước theo con đường loan báo Tin mừng của Thầy Chí Thánh Giêsu. 50 năm đã qua đi như vụt bóng câu. 50 năm qua đi với biết bao nhiêu hồng phúc.
Những ngày hồng phúc này, Cha Giuse dừng lại một chút để nhìn lại chặng đường 50 năm với bao hồng ân mà Thiên Chúa đã trao ban cho Cha.
Với tâm tình dừng lại một chút ấy, Cha Giuse đã chọn thăm một số gia đình nghèo ở giáo điểm truyền giáo An Thới Đông, cách riêng là trường Khuyết Tật Thanh Tâm và nhà mở của giáo điểm An Thới Đông do anh em thuộc thế hệ trẻ trong Dòng đang phụ trách để cùng tạ ơn Chúa, cùng chia sẻ niềm vui với những trẻ em kém may mắn ở cái vùng đất nghèo này. Tâm tình ấy thật phù hợp với tính cách nhỏ bé, khiêm hạ với tất cả những ai đã một lần được gặp gỡ, tiếp xúc với Cha giáo Giuse.
Một chút nhìn lại cuộc đời của Cha giáo Giuse, ai cũng ngạc nhiên tại sao Chúa lại chọn Cha giáo trong sứ vụ linh mục ở độ tuổi 24. 24 tuổi, phải nói là chưa đủ “kinh nghiệm” để hoàn thành sứ vụ lớn lao mà Thiên Chúa trao ban. Thế nhưng, dưới con mắt người đời thì khác và trong con mắt Thiên Chúa lại là khác. Thiên Chúa vẫn làm những việc mà con người không thể nào hiểu được.
Nếu chịu khó lật lại lịch sử của Nhà Dòng, làm sao có thể xóa nhòa được hình ảnh của một vị Giám Tỉnh phải gánh vác “giang sơn” của Nhà Dòng suốt những năm tháng dài khó khăn. Thật sự, đó cũng là điều mà nhiều người không hiểu nổi nhưng với Thiên Chúa, đó là Thánh ý của Ngài.
Những lúc khó khăn ấy, Ngài còn phải chèn vai gánh cái gánh của Học Viện. Thời của Ngài đâu có giản đơn như thời bây giờ, ấy vậy mà mọi chuyện cũng qua đi. Chuyện qua đi không phải là thời gian ngắn nhưng dài dăng dẵng suốt 31 năm cộng thêm 6 tháng ! Ở cái cương vị Giám Đốc học Viện trong thời gian dài như thế thì chỉ có Thiên Chúa mới hiểu chứ làm gì con người có thể hiểu. Quả là một dấu ấn lịch sử mà Thiên Chúa đã vẽ trên cuộc đời khiêm hạ của Cha giáo Giuse.
Đã có lúc người ta tưởng chừng Cha giáo Giuse được mời gọi lên sứ vụ “cao hơn” hơn nhưng Thiên Chúa thì khác. Thiên Chúa vốn dĩ biết Ngài sống trong âm thầm khiêm hạ nên Thiên Chúa vẫn tiếp tục dùng Ngài trong sứ vụ khiêm hạ trong Dòng Thánh.
Sau những ngày làm việc mệt nhọc, lẽ ra Cha giáo nghỉ ngơi để hưởng những ngày tuổi già thư thái nhưng không, Cha giáo vẫn dành thời gian, sức khỏe, trí óc mà Thiên Chúa trao ban để giúp cho Nhà Dòng, giúp cho Giáo Hội với hết khả năng còn lại của mình.
Hàng tuần, Cha giáo vẫn tề tựu với nhóm Phiên Dịch các giờ Kinh ở đường Phạm Ngọc Thạch.
Hàng tuần, Cha giáo vẫn dành giờ để truyền “lửa” cho thế hệ trẻ với môn Nhập Môn Thánh Kinh, Tin mừng theo Thánh Máccô.
Hàng tuần, Cha giáo vẫn thu xếp giờ để hiện diện trong giờ Suy Tôn Lời Chúa trước Thánh Thể ở Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Đôi chân có mệt đi một tí, đôi mắt có mỏi đi một tí nhưng Cha giáo Giuse vẫn dong duỗi trên con đường “làm chứng cho Ngài trong cuộc đời này”.
Trong 50 sứ vụ linh mục, ắt hẳn Cha giáo cũng đã có những lúc chưa tròn sứ vụ như lòng Chúa cũng như lòng người mong muốn do giới hạn của con người. Làm sao mà làm vừa lòng hết được bấy nhiêu con người mình cùng chung sống. Biết mình mong manh, nhỏ bé nên ngay cái cách sống của Ngài đã thể hiện rõ nét tâm tình ấy của Ngài.
Thời chập chững bước vào nhà dòng để tìm hiểu ơn gọi, lúc ấy làm gì biết Cha giám đốc Giuse là ai ? Ngộ một cái là đi đối diện với Ngài thì Ngài đều nép mình qua một bên để nhường cho người đối diện cho dẫu đó là một chú tiểu mới vào Dòng. Ngạc nhiên ấy đã gây thắc mắc cho bao nhiêu người trong đó có kẻ mọn này, tìm hiểu mới biết được tính cách “cụ” là như vậy. Cụ luôn sống tế nhị và nhẹ nhàng hết sức có thể.
Lần nọ, cụ bị đau khá nặng, mỗi lần ho, cụ không dám ho lớn tiếng sợ làm phiền cha ở phòng cạnh bên đến độ vị Bề trên Cộng đoàn nói với kẻ hèn mọn này: “Sao mà cụ tế nhị quá !” Thế đấy ! Cha giáo đáng kính xưa tế nhị thế nào thì nay cũng tế nhị như vậy.
Ai nào đó đã nhờ Cha giáo Giuse hướng dẫn Luận Văn Tốt Nghiệp sẽ cảm nhận được tình thương của một người cha, một người thầy hơn là người hướng dẫn thường tình. Ban đầu, thụ nhân có vẻ hơi khó chịu nơi cách chỉnh sửa của Cha giáo nhưng dần dần sẽ nhận ra tấm lòng nhân hậu nơi Cha giáo.
Một lần nọ, được Ngài mời chia sẻ lời Chúa trong Thánh Lễ Ngài dâng, biết Ngài cẩn thận từng chữ, từng lời nên kẻ hèn mọn này đưa bài cho Ngài duyệt trước. Khi nhận lại bài giảng, nhìn trang giấy chữ đen nay được đồ lên nhiều chữ đỏ ! Đọc đi đọc lại sẽ thấy được sự tỉ mỉ, tính cẩn thận nơi cụ già thân yêu.
Lần nọ, cũng thắc mắc với những “dư luận” này nọ nhưng thắc mắc ấy kẻ mọn này thanh thản khi nhận được câu trả lời tự thâm tâm của Cha: “Cha nói với Th. Ai nghĩ gì nghĩ, ai nói gì nói, miễn sao Cha làm đúng với lương tâm của Cha thôi”.
Thế đấy ! Làm sao mà hoàn hảo được ? Làm sao mà vừa lòng được tất cả mọi người ? Có những lúc này lúc kia sóng gió của cuộc đời nhưng Cha giáo Giuse vẫn giữ cho lòng mình được thanh thản, chẳng bao giờ thấy Ngài nói xấu và dèm pha chỉ trích ai.
Dù được ăn học tử tế, dù được đào tạo một cách khoa bảng và phải nói là có “thế giá” trong Dòng Thánh nhưng Cha giáo Giuse vẫn mặc lấy tâm tình khiêm hạ. Hình như chưa bao giờ thấy Ngài nặng lời với một ai.
Nếu chỉ nhìn phớt qua chắc có lẽ ít ai biết được con người nhỏ bé ấy đã một thời chèo chống Tỉnh Dòng qua những phong ba bão táp của cuộc đời. Nếu chỉ nhìn phớt qua sẽ không nhận ra tấm lòng nhỏ bé khiêm hạ ấy đã dành ra gần ba mươi sáu năm trời để đóng góp vào công cuộc đào tạo thế hệ trẻ.
Ngay cái bữa tiệc trưa hôm nay mừng Cha giáo ở giáo điểm nhỏ bé này cũng thể hiện được tấm lòng khiêm hạ của Ngài. Hiện diện với Ngài hôm nay chỉ với một nữ tu con thiêng liêng cùng với vài người con thiêng liêng của Ngài. Ngài không muốn làm hoành tráng, Ngài không muốn làm đình đám dẫu rằng con cái đều mong muốn như vậy.
Với sứ vụ đồng hành với sinh viên Học Viện suốt hơn ba chục năm trường, Cha giáo Giuse đã gợi lên cho anh em con đường đến với người nghèo như Thầy Chí Thánh Giêsu. Hơn ba chục năm, Cha là người vạch đường còn hôm nay Cha là người “xuống đường”. Cha đã rời cái đô thị phồn hoa tráng lệ để đến với người nghèo vùng biển mặn này. Không phải chỉ mới hôm nay Cha Giuse mới xuống nhưng mới đây, Ngài cũng đã cùng với Loan và con cái Ngài chia sẻ hơn chục chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo giáo điểm Đồng Hòa (Cần Giờ). Chắc có lẽ càng về già, tình thương của Ngài lại càng tuôn đổ về vùng đất nghèo ngập mặn này.
“Đẹp thay bước chân sứ giả loan báo Tin Mừng !”
Vâng ! 50 năm hồng phúc đã tuôn đổ xuống trên Cha giáo đáng kính Giuse. Cha Giáo đã không khư khư giữ hồng phúc ấy cho riêng mình mà Cha giáo đã san sẻ cho những người thấp kém một cách hết sức hiện thực như buổi gặp gỡ, chia sẻ cho các em khuyết tật ở mái ấm Thanh Tâm này.
Chắc Thiên Chúa – vị Cha giàu lòng thương xót – hiểu tâm tình của Cha giáo Giuse hơn ai hết và ắt hẳn Thiên Chúa vẫn tiếp tục ủ ấp Cha giáo trong vòng tay yêu thương của Ngài. Và qua tấm lòng yêu thương của Cha giáo Giuse, nhiều và nhiều người được cảm nếm tình thương bao la nơi vị Thiên Chúa giàu lòng từ bi và nhân hậu gửi đến cho mình.
Xin Chúa tiếp tục gìn giữ Cha giáo Giuse trong chặng đường còn lại của cuộc lữ hành trần gian để Ngài tiếp tục “loan tin mừng cho người mọi nơi” như Chúa đã mời gọi Cha giáo từ thuở ban đầu.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bauxite là chủ trương lớn của Đảng?
Trần Công Luận
04:04 09/05/2009
Câu hỏi đặt ra là: tại sao Chính quyền cộng sản Việt Nam khăng khăng cho rằng khai thác bauxite ở Tây nguyên là chủ trương lớn của đảng, của nhà nước, mặc dù đã có nhiều kiến nghị không khai thác quặng này từ phía các nhà khoa học và nhân dân, kể cả Tướng Giáp? Và đây là những lý do để giải thích cho câu hỏi này:
1. Duy trì chế độ.
Như đã biết, chế độ hiện nay có một bộ máy chính quyền rất cồng kềnh, chân rết của nó bám sâu vào mọi tổ chức đoàn thể quần chúng, cùng với đội ngũ cảnh sát quân đội khổng lồ (chỉ một vụ án xử 8 người dân Thái Hà hiền lành thôi mà chính quyền đã huy động hằng trăm CSCĐ cùng với chó nghiệp vụ và vô vàn các thiết bị an ninh khác). Để duy trì được chế độ này thì cần một lượng kinh tế rất lớn. Thêm vào nữa, đây là một bộ máy gồm những “quan tham” rất “béo” do tham nhũng, mánh lới và cướp bóc. Vì thế, nguồn tiền đổ vào để nuôi bộ máy này cần rất nhiều. Lấy tiền đâu ra mà nuôi?
a. Tiền thuế
Tiền thuế là một khoản thu lớn nhất của Chính quyền. Tuy nhiên với một chính quyền yếu kém về năng lực, bảo thủ trong tư duy, suy đồi về đạo đức và tham nhũng trong mọi tình huống thì một lượng lớn tiền thuế đã bị thất thoát.
Báo chí do nhà nước kiểm soát hằng ngày đưa tin về việc buôn lậu diễn ra ở Việt Nam là chuyện cơm bữa. Bất cứ mặt hàng nào cũng đều được người ta buôn lậu. Hàng buôn lậu ở Việt Nam được thực hiện bằng mọi hình thức, được vận chuyển bằng mọi con đường: đường bộ, đường sắt, đường biển và kể cả đường hàng không. Những kẻ buôn lậu thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, kể cả quan chức cao cấp ngoại giao của chính phủ (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081120_rhino_update.shtml), và kể cả phi hành đoàn của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090124_vietnam_airlines.shtml).
Các công ty trong nước thi nhau lập hóa đơn khống tìm đủ mọi cách trốn/gian lận thuế. Thử hỏi bất cứ một công ty nào xem họ có trung thực thuế 100% không thì không có một công ty nào trả lời là trung thực cả. Bất cứ một công ty nào đều có hai hệ thống kế toán: hệ thống kế toán báo cáo thuế (để gian lận và trốn thuế) và hệ thống kế toán nội bộ công ty (kinh doanh thực tế của công ty).
Ngoài ra cán bộ thuế/kiểm toán còn móc ngoặc với các công ty để ăn chia v.v. Đây là một thực tai ai cũng biết. Với khoản thất thu như vậy, tiền thuế thu được sẽ không đủ để duy trì bộ máy khổng lồ của chính quyền vốn đã yếu kém mà lại tham lam. Như vậy, CSVN phải đi tìm thêm một nguồn tiền nào khác để bù đắp vào khoản thất thu này. Bauxite Tây Nguyên há không phải là một nguồn kinh tế lớn trước mắt sao!?
b. Tiền bán tài nguyên của cha ông
Việt nam có rừng vàng biển bạc, nhưng đó là quá khứ. Hiện nay rừng bị khai thác bừa bãi, thiếu khoa học, khai thác quá mức dẫn đến rừng bị kiệt quệ. Nhiều mảnh rừng xưa là mái nhà của muông thú, thực vật, nay trở lên hoang tàn và bạc màu. Nguồn thủy sản cũng vậy, với cách khai thác cá “triệt để” bằng các biện pháp khai thác “vô tội vạ” như “tát cạn bắt sạch” không con nào sống sót. Môi trường ô nhiễm trầm trọng, các sinh vật lần lượt bị chết và tiệt chủng. Diễn ra tình trạng này là do sự quản lý yếu kém, quan lieu, tham ô của chính quyền và do sự nghèo đói, thất học của người nhân trong 70 năm qua.
Cha ông để lại không chỉ rừng vàng biển bạc mà còn để lại trong lòng tất cả một kho tàng. Những kho tàng này chỉ mình chính phủ mới được đặc quyền đặc lợi khai thác. Tuy nhiên với cách khai thác tài nguyên lên mà “chén” thì đến ngày tài nguyên cũng cạn kiệt. Dầu khí – vàng đen với trữ lượng khoảng 2,7 tỷ thùng hiện nay đang là “nồi cơm nóng” của chính phú. Tuy nhiên nồi cơm này đang mỗi ngày một vơi đi: “Trong thực tế sản lượng dầu ở VN đã bắt đầu giảm: năm 2005, sản lượng dầu thô của VN bình quân khoảng 370.000 thùng/ngày, thấp hơn so với năm 2004 (vốn là 403.000 thùng/ngày) gần 10%” (http://www.qdnd.vn/qdnd/qdndcuoituan.kinhte-xahoi.2242.qdnd.). Việt nam cũng có một nguồn than khổng lồ. Nhưng với cách khai thác và quản lý yếu kém, hầu như năm nào ngành than cũng báo cáo “lỗ”!?
Trước tình trạng nguồn tài nguyên bị cạn kiệt như vậy, các “nồi cơm” đang mỗi ngày vơi đi, thì 5,4 tỷ tấn bauxite (http://www.baovietnam.vn/kinh-te/167011/11/Cong-bo-quy-hoach-du-an-bauxite-Tay-Nguyen) sẽ là một “củ khoai” lớn cho chính quyền bám vào trong lúc sắp chết đói.
c. Tiền viện trợ
Chế độ công sản thường rêu rao rằng: Chế độ tư bản đang “giãy chết”, đang tự đào mồ chôn mình. Tuy nhiên chế độ tư bản hiện này không thấy vay tiền của chế độ XHCN để kéo dài sự sống mà ngược lại. Dưới sự lãnh đạo “tài tình” của Đảng và nhà nước, chính phủ VN có thể đi vay tiền của bọn “đang giãy chết” về xây dựng “thiên đường” XHCN.
Tuy nhiên tuy đang “giãy chết” nhưng các nhà tư bản cho vay đều kèm theo những điều kiện. Mà điều kiện này thì luôn bất lợi cho bên vay, vì người đi vay, đi xin không được ra điều kiện, “đã ăn mày rồi còn đòi xôi gấc) (http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=14&id=227). Nên nhớ rằng các nhà tư bản không phải là những nhà làm từ thiện. Họ đã đi trước các “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại” hàng thế kỷ về khoa học, kỹ thuật, kinh tế cũng như cách làm ăn kinh kế. Vốn ODA là vốn vay kiểu Cha vay Con Cháu Chắt phải trả. ODA là hình thức xuất khẩu “tư bản”. Nếu nhà Tư bản cho ta vay 100 đồng (100%) thì chính lúc cho vay họ đã lấy lại được 30 đồng (30%), nhưng thực tế chúng ta vẫn nợ họ 100 đồng bằng cách: phía vay phải chấp nhận Nhà thầu và Tư vấn của họ và kể cả công nghệ phải mua của họ. Tư vấn nước ngoài chúng ta phải chấp nhận trả một giá rất cao từ 20 nghìn USD đến 50 nghìn USD/tháng tương đương với từ 300-700 lao động có thu nhập trung bình của Việt Nam. Nhà thầu của họ, nên họ bỏ giá rất cao.
Ngoài ra ODA còn là một hình thức xuất khẩu văn hóa và bành chướng của Tư Bản. VD người Nhật Bản coi rằng: ở đâu có hàng hóa của Nhật, ở đâu có người Nhật là đất nước Nhật ở đó. Ngày xưa người ta mang súng đạn đi xâm chiếm các nước khác, ngày nay người ta mang tiền đi xâm chiếm, khai thác tài nguyên, bóc lột nhân dân lao động của quốc gia bản địa mà quốc gia này vẫn phải cảm ơn. Trên trường quốc tế thì phải luôn ủng những kẻ cho vay. Càng vay nhiều thì càng lệ thuộc nhiều.
CSVN hiểu hơn ai hết khoản vay ODA không phải là nguồn tài chính có mãi mà nó chỉ là khoản vay “nóng”. Đặc biệt là khi CSVN chần chừ trong vụ PCI, Nhật Bản bất ngờ tuyên bố tạm dừng cho vay đến khi nào Việt Nam có biện pháp hữu hiệu giảm trừ tệ nạn tham nhũng, lúc đó một loạt các dự án đang thực hiện và các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi đều phải dừng lại. Hơn nữa, đã vay là phải trả, mà khi trả thì phải trả gốc lẫn lãi, và cũng đã đến lúc phải trả. Như vậy CSVN phải đi tìm một nguồn kinh tế khác, an toàn hơn, dễ xơi hơn. Bauxite Tây nguyên không phải là đáp án sao!?
2. Sự tồn tại của chế động không còn được lâu nữa
Chế độ này đã được hình thành và nuôi dưỡng bằng chính xương máu của nhân dân, Nhưng khi nó trưởng thành nó trở lại đè đầu đè cổ áp bức và cướp bóc của nhân nhân.
Từ ngày chế độ này nó còn là trứng nước, nó đã được các địa chủ bỏ tiền ra nuôi nó. Đến khi nó đã trưởng thành nó quay lại hạ sát giới địa chủ. Thủ đoạn này không khác gì Hitle. Nhờ một khoản tiền khổng lồ do những người Do Thái đóng góp, Hitle đã thành công trên con đường chính trị của mình. Nhưng khi thành công, vì không muốn mang nợ người Do Thái, Hitle đã tìm các lý do để giết người Do Thái. Kết quả là hơn sáu triệu người Do Thái vô tội đã chết dưới tay kẻ mà mình đã nuôi dưỡng.
Cộng sản cũng vậy, sau khi cướp được chính quyền, dưới chiêu bài cải cách ruộng đất đã giết bao nhiêu người vô tội. “Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây một không khí kinh hoàng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, và tác hại mạnh đến sự đoàn kết dân tộc và nhiều thế hệ người Việt”. Với số người bị giết hại “trong chương trình Cái cách Rộng đất là không thể thống kê chính xác và còn gây tranh cãi. Nhưng theo chủ trương ở một số địa phương phải tìm cho ra tỷ lệ 5% địa chủ, "Việt gian" để mang ra đấu tố thì con số sẽ không ít”. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con số người chết vô tội trong cái được gọi là “cải cách ruộng đất” lên tới 500.000 người (http://vi.wikipedia.org/wiki).
Với chiêu bài độc lập dân tộc, nó đã đưa cả dân tộc VN vào cuộc chiến tương tàn. Hàng triệu triệu con người đã ngã xuống. Khi quyền lực đã hoàn toàn nắm trong tay, chúng tìm mọi thủ đoạn để tiêu diệt, bỏ tù những người không cùng chiến tuyến với mình. Chúng thực hiện chính sách ngu dân (diệt trí thức) và bần cùng hóa nhân dân (tập thể hóa, đánh tư sản) để dễ bề thống trị. Dưới ánh sáng mặt trời, lịch sử đã, đang và sẽ phơi bày mọi tội ác của chúng.
Những tội ác chúng đã làm và đang làm đã gây ra “một xã hội thật đang thối nát quá mức rồi. Nếu không tỉnh táo sửa đổi thì tôi tin rằng những nhà chính trị gia bất chấp nhân tâm này, đang đẩy nhân dân đến con đường bần cùng hóa quá mức. Đồng thời còn triệt hạ con cháu chúng ta nữa.” (Dân Quyền).
Chế độ CSVN chính bản thân mình đã hiểu hơn ai hết rằng nhân dân Việt Nam đã căm ghét cái chế độ độc tài toàn trị này. Nó không còn tự tung tự đắc nữa ngay cả khi nó dùng các thủ đoạn kinh tởm sau:
1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.
2. Phải giữ cho cái gọi là 'phong trào dân chủ đối lập' không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.
3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để 'dân trí cao' không đồng nghĩa với 'ý thức dân chủ cao'.
4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là 'co-optation')…
thì chúng cũng chỉ dám hy vọng rằng “Chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.” (Nguyễn Tâm Bảo, VietCatholic News (Thứ Năm 11/09/2008 15:16)).
Đấy là nếu thực hiện được các thủ đoạn nói trên thì chúng mới hy vọng sống thêm 20 năm nữa. Nhưng thực tế cho thấy: “Đa số Đảng viên và quan chức hiện nay đều hèn nhát như tôi vậy, những người dũng cảm có tư cách thì rất ít, những người này đều không lên cao được. Những kẻ chức vụ càng cao thì không những hèn mà còn nhát, thượng đội hạ đạp. Bản chất bọn chúng là những kẻ sợ sệt đủ thứ, chúng chỉ hung hăng khi nắm quyền lực trong tay và đối xử thô bạo với kẻ dưới hoặc những người không có chút quyền gì. Tôi đảm bảo rằng, khi có một sự thay đổi bọn người này là những kẻ trốn chạy đầu tiên hoặc quay ngoắc tức thì theo lực lượng mới. Bọn chúng đa số (tôi là thiểu số) đều là những kẻ giàu có, giờ thì lắm tiền nhiều của, sợ chết và sẵn sàng trở thành kẻ phản bội cho người khác sai bảo nếu được đảm bảo rằng không làm gì bọn chúng.
Sự sụp đổ và thay đổi là chắc chắc và không thể tránh khỏi, nhiều người bảo rằng sẽ rất nhanh, nhưng cũng có người bảo rằng sẽ chưa thể trong một hai năm nữa.” (VietCatholic News (02 May 2009 19:16)).
CSVN biết rằng mình không còn sống được bao nhiêu nữa, “lo sợ giờ G đang đến gần” (Alfonso Hoàng Gia Bảo), nên trước khi chết nó muốn khai thác tất cả những nguồn tài nguyên nào còn lại để chia chác cho nhau, sợ rằng nếu không khai thác thì sau này sẽ rơi vào chính quyền mới mà không phải là nó.
3. Được chia phần
Những vụ án như PMU.18 và PCI, cho thấy các quan chức được chia phần rất lớn. Kẻ trực tiếp tham nhũng chỉ là những con tốt cùng lắm là “sỹ” để tế thần mà thôi. Mà thực ra không có áp lực của dư luận hay của Nhật bản (nhà tài trợ) thì những con tốt này vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Khi có áp lực thì những con tốt con sỹ này bị bắt đưa vào nhà tù “năm sao”, khi dư luận lắng xuống thì những con tốt này mặc com-lê bước ra khỏi nhà tù lên xe BMW về nhà (trường hợp Nguyễn Việt Tiến).
Những vụ án tham nhũng bị phanh phui chẳng qua là chính quyền không thể che đậy được nữa đành phải đưa ra ánh sáng. Nếu không có vụ cá độ bóng đá triệu đô, thì đâu có biết Bùi Tiến Dũng tham những như thế nào, Nguyễn Việt Tiến ra sao, vì “trước khi chưa bị bắt các đồng chí vẫn là những đảng viên tốt” theo như một quan chức BGTVT đã nói. Nếu không có vụ hiếp dâm tuổi vị thành niên thì, Lương Quốc Dũng đâu phải “ngồi tù năm sao”. Nếu không có áp lực/dừng viện trợ đột ngột của Nhật Bản thì làm gì có vụ PCI.
Hãy lắng nghe một đảng viên viết trong bài “lời bộc bạch của một đảng viên”: “Lê Thanh Hải đã chi ra cả trăm tỷ đồng để hối lộ cho những vị ủy viên Bộ Chính Trị vào TpHCM để xem xét việc cách chức ông ta vì dính đến vụ PCI. Giờ ông ta tuyên bố với đám đàn em kinh tài là vững như bàn thạch vì không những thế, Thủ Tướng còn nhận của ông ta mấy triệu đô la nữa. Giờ là lúc ông ta ra sức vơ vét và tạo điều kiện cho các đàn em kinh tài vơ vét để bù lại những gì đã phải chi ra để chạy cho ông ấy. Những chuyện này giờ đây tồn tại như một sự tất yếu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên.”
Những dự án vay tiền của nước ngoài, tiền thuế của nhân dân chúng còn ăn chia, thì một dự án bauxite khổng lồ như thế này, với toàn quyền lực trong tay sẽ là một sự ăn chia lớn, một miếng mồi béo bở mà không sợ bị phanh phui.
4. Đã trót bán cho Trung Quốc
Theo “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh » từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 2001, ngoài khuôn khổ chung về hợp tác hợp tác kinh tế, thương mại,khoa học kĩ thuật và các lĩnh vực khác thì hai bên đã “nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông” và “Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông” ( http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20011203000335).
Đây là những lời hoa mỹ có tính ngoại giao và công khai cho mọi người. Nhưng thực tế Nông Đức Manh đã đi đêm với Hồ Cẩm Đào. “Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bàn việc riêng với nhân viên đối nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những lần đến thăm Bắc Kinh và Đảo Hải Nam. Các điều khoản thỏa thuận và thi hành hoàn toàn được giữ bí mật, vả người ta chỉ được biết quyết định giữa hai Đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam được xúc tiến từ 2006” (http://www.vietcatholic.org/News800/ReadArticle.aspx?ID=66925).
Trước đây Phạm Văn Đồng dâng đảo, dâng biển cho Trung Quốc, Lê Khả Phiêu dâng đất liền cho Trung Quốc, thì việc Nông Đức Mạnh hiện nay bán hay hiến Tây Nguyên cho Trung Quốc cũng không có gì lạ lắm.
Hơn nữa chính quyền Hà Nội hiện nay là một chính quyền bạc nhược. Trong nước thì hà hiếp cướp bóc của dân, trắng trợn gần đây nhất là vụ cướp đất Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, quốc tế thì theo như ông Ngô Dân Dụng nhận xét “thái độ của chính quyền cộng sản Việt Nam quá rụt rè, có thể nói là nhu nhược” trước vấn đề Trung Quốc cướp thêm biển thêm đảo. Trong khi nó đến cướp đất, cướp đảo và cướp biển còn không dám mở mồm, còn cấm những người yêu nước lên tiếng thì một khi đã trót hứa dâng-bán Tây Nguyên cho Trung Quốc rồi thì với bản chất nhu nhược như vậy đâu dám “đòi lại”.
Lời kết
Tóm lại, việc khai thác bauxite để “duy trì chế độ, lo sợ giờ G sắp đến, được ăn chia và đã trót bán cho Quan thầy Trung Quốc rồi” thì không phải là một “chủ chương lớn của đảng và nhà nước sao?”
1. Duy trì chế độ.
Như đã biết, chế độ hiện nay có một bộ máy chính quyền rất cồng kềnh, chân rết của nó bám sâu vào mọi tổ chức đoàn thể quần chúng, cùng với đội ngũ cảnh sát quân đội khổng lồ (chỉ một vụ án xử 8 người dân Thái Hà hiền lành thôi mà chính quyền đã huy động hằng trăm CSCĐ cùng với chó nghiệp vụ và vô vàn các thiết bị an ninh khác). Để duy trì được chế độ này thì cần một lượng kinh tế rất lớn. Thêm vào nữa, đây là một bộ máy gồm những “quan tham” rất “béo” do tham nhũng, mánh lới và cướp bóc. Vì thế, nguồn tiền đổ vào để nuôi bộ máy này cần rất nhiều. Lấy tiền đâu ra mà nuôi?
a. Tiền thuế
Tiền thuế là một khoản thu lớn nhất của Chính quyền. Tuy nhiên với một chính quyền yếu kém về năng lực, bảo thủ trong tư duy, suy đồi về đạo đức và tham nhũng trong mọi tình huống thì một lượng lớn tiền thuế đã bị thất thoát.
Báo chí do nhà nước kiểm soát hằng ngày đưa tin về việc buôn lậu diễn ra ở Việt Nam là chuyện cơm bữa. Bất cứ mặt hàng nào cũng đều được người ta buôn lậu. Hàng buôn lậu ở Việt Nam được thực hiện bằng mọi hình thức, được vận chuyển bằng mọi con đường: đường bộ, đường sắt, đường biển và kể cả đường hàng không. Những kẻ buôn lậu thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, kể cả quan chức cao cấp ngoại giao của chính phủ (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081120_rhino_update.shtml), và kể cả phi hành đoàn của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090124_vietnam_airlines.shtml).
Các công ty trong nước thi nhau lập hóa đơn khống tìm đủ mọi cách trốn/gian lận thuế. Thử hỏi bất cứ một công ty nào xem họ có trung thực thuế 100% không thì không có một công ty nào trả lời là trung thực cả. Bất cứ một công ty nào đều có hai hệ thống kế toán: hệ thống kế toán báo cáo thuế (để gian lận và trốn thuế) và hệ thống kế toán nội bộ công ty (kinh doanh thực tế của công ty).
Ngoài ra cán bộ thuế/kiểm toán còn móc ngoặc với các công ty để ăn chia v.v. Đây là một thực tai ai cũng biết. Với khoản thất thu như vậy, tiền thuế thu được sẽ không đủ để duy trì bộ máy khổng lồ của chính quyền vốn đã yếu kém mà lại tham lam. Như vậy, CSVN phải đi tìm thêm một nguồn tiền nào khác để bù đắp vào khoản thất thu này. Bauxite Tây Nguyên há không phải là một nguồn kinh tế lớn trước mắt sao!?
b. Tiền bán tài nguyên của cha ông
Việt nam có rừng vàng biển bạc, nhưng đó là quá khứ. Hiện nay rừng bị khai thác bừa bãi, thiếu khoa học, khai thác quá mức dẫn đến rừng bị kiệt quệ. Nhiều mảnh rừng xưa là mái nhà của muông thú, thực vật, nay trở lên hoang tàn và bạc màu. Nguồn thủy sản cũng vậy, với cách khai thác cá “triệt để” bằng các biện pháp khai thác “vô tội vạ” như “tát cạn bắt sạch” không con nào sống sót. Môi trường ô nhiễm trầm trọng, các sinh vật lần lượt bị chết và tiệt chủng. Diễn ra tình trạng này là do sự quản lý yếu kém, quan lieu, tham ô của chính quyền và do sự nghèo đói, thất học của người nhân trong 70 năm qua.
Cha ông để lại không chỉ rừng vàng biển bạc mà còn để lại trong lòng tất cả một kho tàng. Những kho tàng này chỉ mình chính phủ mới được đặc quyền đặc lợi khai thác. Tuy nhiên với cách khai thác tài nguyên lên mà “chén” thì đến ngày tài nguyên cũng cạn kiệt. Dầu khí – vàng đen với trữ lượng khoảng 2,7 tỷ thùng hiện nay đang là “nồi cơm nóng” của chính phú. Tuy nhiên nồi cơm này đang mỗi ngày một vơi đi: “Trong thực tế sản lượng dầu ở VN đã bắt đầu giảm: năm 2005, sản lượng dầu thô của VN bình quân khoảng 370.000 thùng/ngày, thấp hơn so với năm 2004 (vốn là 403.000 thùng/ngày) gần 10%” (http://www.qdnd.vn/qdnd/qdndcuoituan.kinhte-xahoi.2242.qdnd.). Việt nam cũng có một nguồn than khổng lồ. Nhưng với cách khai thác và quản lý yếu kém, hầu như năm nào ngành than cũng báo cáo “lỗ”!?
Trước tình trạng nguồn tài nguyên bị cạn kiệt như vậy, các “nồi cơm” đang mỗi ngày vơi đi, thì 5,4 tỷ tấn bauxite (http://www.baovietnam.vn/kinh-te/167011/11/Cong-bo-quy-hoach-du-an-bauxite-Tay-Nguyen) sẽ là một “củ khoai” lớn cho chính quyền bám vào trong lúc sắp chết đói.
c. Tiền viện trợ
Chế độ công sản thường rêu rao rằng: Chế độ tư bản đang “giãy chết”, đang tự đào mồ chôn mình. Tuy nhiên chế độ tư bản hiện này không thấy vay tiền của chế độ XHCN để kéo dài sự sống mà ngược lại. Dưới sự lãnh đạo “tài tình” của Đảng và nhà nước, chính phủ VN có thể đi vay tiền của bọn “đang giãy chết” về xây dựng “thiên đường” XHCN.
Tuy nhiên tuy đang “giãy chết” nhưng các nhà tư bản cho vay đều kèm theo những điều kiện. Mà điều kiện này thì luôn bất lợi cho bên vay, vì người đi vay, đi xin không được ra điều kiện, “đã ăn mày rồi còn đòi xôi gấc) (http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=14&id=227). Nên nhớ rằng các nhà tư bản không phải là những nhà làm từ thiện. Họ đã đi trước các “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại” hàng thế kỷ về khoa học, kỹ thuật, kinh tế cũng như cách làm ăn kinh kế. Vốn ODA là vốn vay kiểu Cha vay Con Cháu Chắt phải trả. ODA là hình thức xuất khẩu “tư bản”. Nếu nhà Tư bản cho ta vay 100 đồng (100%) thì chính lúc cho vay họ đã lấy lại được 30 đồng (30%), nhưng thực tế chúng ta vẫn nợ họ 100 đồng bằng cách: phía vay phải chấp nhận Nhà thầu và Tư vấn của họ và kể cả công nghệ phải mua của họ. Tư vấn nước ngoài chúng ta phải chấp nhận trả một giá rất cao từ 20 nghìn USD đến 50 nghìn USD/tháng tương đương với từ 300-700 lao động có thu nhập trung bình của Việt Nam. Nhà thầu của họ, nên họ bỏ giá rất cao.
Ngoài ra ODA còn là một hình thức xuất khẩu văn hóa và bành chướng của Tư Bản. VD người Nhật Bản coi rằng: ở đâu có hàng hóa của Nhật, ở đâu có người Nhật là đất nước Nhật ở đó. Ngày xưa người ta mang súng đạn đi xâm chiếm các nước khác, ngày nay người ta mang tiền đi xâm chiếm, khai thác tài nguyên, bóc lột nhân dân lao động của quốc gia bản địa mà quốc gia này vẫn phải cảm ơn. Trên trường quốc tế thì phải luôn ủng những kẻ cho vay. Càng vay nhiều thì càng lệ thuộc nhiều.
CSVN hiểu hơn ai hết khoản vay ODA không phải là nguồn tài chính có mãi mà nó chỉ là khoản vay “nóng”. Đặc biệt là khi CSVN chần chừ trong vụ PCI, Nhật Bản bất ngờ tuyên bố tạm dừng cho vay đến khi nào Việt Nam có biện pháp hữu hiệu giảm trừ tệ nạn tham nhũng, lúc đó một loạt các dự án đang thực hiện và các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi đều phải dừng lại. Hơn nữa, đã vay là phải trả, mà khi trả thì phải trả gốc lẫn lãi, và cũng đã đến lúc phải trả. Như vậy CSVN phải đi tìm một nguồn kinh tế khác, an toàn hơn, dễ xơi hơn. Bauxite Tây nguyên không phải là đáp án sao!?
2. Sự tồn tại của chế động không còn được lâu nữa
Chế độ này đã được hình thành và nuôi dưỡng bằng chính xương máu của nhân dân, Nhưng khi nó trưởng thành nó trở lại đè đầu đè cổ áp bức và cướp bóc của nhân nhân.
Từ ngày chế độ này nó còn là trứng nước, nó đã được các địa chủ bỏ tiền ra nuôi nó. Đến khi nó đã trưởng thành nó quay lại hạ sát giới địa chủ. Thủ đoạn này không khác gì Hitle. Nhờ một khoản tiền khổng lồ do những người Do Thái đóng góp, Hitle đã thành công trên con đường chính trị của mình. Nhưng khi thành công, vì không muốn mang nợ người Do Thái, Hitle đã tìm các lý do để giết người Do Thái. Kết quả là hơn sáu triệu người Do Thái vô tội đã chết dưới tay kẻ mà mình đã nuôi dưỡng.
Cộng sản cũng vậy, sau khi cướp được chính quyền, dưới chiêu bài cải cách ruộng đất đã giết bao nhiêu người vô tội. “Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây một không khí kinh hoàng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, và tác hại mạnh đến sự đoàn kết dân tộc và nhiều thế hệ người Việt”. Với số người bị giết hại “trong chương trình Cái cách Rộng đất là không thể thống kê chính xác và còn gây tranh cãi. Nhưng theo chủ trương ở một số địa phương phải tìm cho ra tỷ lệ 5% địa chủ, "Việt gian" để mang ra đấu tố thì con số sẽ không ít”. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con số người chết vô tội trong cái được gọi là “cải cách ruộng đất” lên tới 500.000 người (http://vi.wikipedia.org/wiki).
Với chiêu bài độc lập dân tộc, nó đã đưa cả dân tộc VN vào cuộc chiến tương tàn. Hàng triệu triệu con người đã ngã xuống. Khi quyền lực đã hoàn toàn nắm trong tay, chúng tìm mọi thủ đoạn để tiêu diệt, bỏ tù những người không cùng chiến tuyến với mình. Chúng thực hiện chính sách ngu dân (diệt trí thức) và bần cùng hóa nhân dân (tập thể hóa, đánh tư sản) để dễ bề thống trị. Dưới ánh sáng mặt trời, lịch sử đã, đang và sẽ phơi bày mọi tội ác của chúng.
Những tội ác chúng đã làm và đang làm đã gây ra “một xã hội thật đang thối nát quá mức rồi. Nếu không tỉnh táo sửa đổi thì tôi tin rằng những nhà chính trị gia bất chấp nhân tâm này, đang đẩy nhân dân đến con đường bần cùng hóa quá mức. Đồng thời còn triệt hạ con cháu chúng ta nữa.” (Dân Quyền).
Chế độ CSVN chính bản thân mình đã hiểu hơn ai hết rằng nhân dân Việt Nam đã căm ghét cái chế độ độc tài toàn trị này. Nó không còn tự tung tự đắc nữa ngay cả khi nó dùng các thủ đoạn kinh tởm sau:
1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.
2. Phải giữ cho cái gọi là 'phong trào dân chủ đối lập' không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.
3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để 'dân trí cao' không đồng nghĩa với 'ý thức dân chủ cao'.
4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là 'co-optation')…
thì chúng cũng chỉ dám hy vọng rằng “Chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.” (Nguyễn Tâm Bảo, VietCatholic News (Thứ Năm 11/09/2008 15:16)).
Đấy là nếu thực hiện được các thủ đoạn nói trên thì chúng mới hy vọng sống thêm 20 năm nữa. Nhưng thực tế cho thấy: “Đa số Đảng viên và quan chức hiện nay đều hèn nhát như tôi vậy, những người dũng cảm có tư cách thì rất ít, những người này đều không lên cao được. Những kẻ chức vụ càng cao thì không những hèn mà còn nhát, thượng đội hạ đạp. Bản chất bọn chúng là những kẻ sợ sệt đủ thứ, chúng chỉ hung hăng khi nắm quyền lực trong tay và đối xử thô bạo với kẻ dưới hoặc những người không có chút quyền gì. Tôi đảm bảo rằng, khi có một sự thay đổi bọn người này là những kẻ trốn chạy đầu tiên hoặc quay ngoắc tức thì theo lực lượng mới. Bọn chúng đa số (tôi là thiểu số) đều là những kẻ giàu có, giờ thì lắm tiền nhiều của, sợ chết và sẵn sàng trở thành kẻ phản bội cho người khác sai bảo nếu được đảm bảo rằng không làm gì bọn chúng.
Sự sụp đổ và thay đổi là chắc chắc và không thể tránh khỏi, nhiều người bảo rằng sẽ rất nhanh, nhưng cũng có người bảo rằng sẽ chưa thể trong một hai năm nữa.” (VietCatholic News (02 May 2009 19:16)).
CSVN biết rằng mình không còn sống được bao nhiêu nữa, “lo sợ giờ G đang đến gần” (Alfonso Hoàng Gia Bảo), nên trước khi chết nó muốn khai thác tất cả những nguồn tài nguyên nào còn lại để chia chác cho nhau, sợ rằng nếu không khai thác thì sau này sẽ rơi vào chính quyền mới mà không phải là nó.
3. Được chia phần
Những vụ án như PMU.18 và PCI, cho thấy các quan chức được chia phần rất lớn. Kẻ trực tiếp tham nhũng chỉ là những con tốt cùng lắm là “sỹ” để tế thần mà thôi. Mà thực ra không có áp lực của dư luận hay của Nhật bản (nhà tài trợ) thì những con tốt này vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Khi có áp lực thì những con tốt con sỹ này bị bắt đưa vào nhà tù “năm sao”, khi dư luận lắng xuống thì những con tốt này mặc com-lê bước ra khỏi nhà tù lên xe BMW về nhà (trường hợp Nguyễn Việt Tiến).
Những vụ án tham nhũng bị phanh phui chẳng qua là chính quyền không thể che đậy được nữa đành phải đưa ra ánh sáng. Nếu không có vụ cá độ bóng đá triệu đô, thì đâu có biết Bùi Tiến Dũng tham những như thế nào, Nguyễn Việt Tiến ra sao, vì “trước khi chưa bị bắt các đồng chí vẫn là những đảng viên tốt” theo như một quan chức BGTVT đã nói. Nếu không có vụ hiếp dâm tuổi vị thành niên thì, Lương Quốc Dũng đâu phải “ngồi tù năm sao”. Nếu không có áp lực/dừng viện trợ đột ngột của Nhật Bản thì làm gì có vụ PCI.
Hãy lắng nghe một đảng viên viết trong bài “lời bộc bạch của một đảng viên”: “Lê Thanh Hải đã chi ra cả trăm tỷ đồng để hối lộ cho những vị ủy viên Bộ Chính Trị vào TpHCM để xem xét việc cách chức ông ta vì dính đến vụ PCI. Giờ ông ta tuyên bố với đám đàn em kinh tài là vững như bàn thạch vì không những thế, Thủ Tướng còn nhận của ông ta mấy triệu đô la nữa. Giờ là lúc ông ta ra sức vơ vét và tạo điều kiện cho các đàn em kinh tài vơ vét để bù lại những gì đã phải chi ra để chạy cho ông ấy. Những chuyện này giờ đây tồn tại như một sự tất yếu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên.”
Những dự án vay tiền của nước ngoài, tiền thuế của nhân dân chúng còn ăn chia, thì một dự án bauxite khổng lồ như thế này, với toàn quyền lực trong tay sẽ là một sự ăn chia lớn, một miếng mồi béo bở mà không sợ bị phanh phui.
4. Đã trót bán cho Trung Quốc
Theo “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh » từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 2001, ngoài khuôn khổ chung về hợp tác hợp tác kinh tế, thương mại,khoa học kĩ thuật và các lĩnh vực khác thì hai bên đã “nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông” và “Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông” ( http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20011203000335).
Đây là những lời hoa mỹ có tính ngoại giao và công khai cho mọi người. Nhưng thực tế Nông Đức Manh đã đi đêm với Hồ Cẩm Đào. “Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bàn việc riêng với nhân viên đối nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những lần đến thăm Bắc Kinh và Đảo Hải Nam. Các điều khoản thỏa thuận và thi hành hoàn toàn được giữ bí mật, vả người ta chỉ được biết quyết định giữa hai Đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam được xúc tiến từ 2006” (http://www.vietcatholic.org/News800/ReadArticle.aspx?ID=66925).
Trước đây Phạm Văn Đồng dâng đảo, dâng biển cho Trung Quốc, Lê Khả Phiêu dâng đất liền cho Trung Quốc, thì việc Nông Đức Mạnh hiện nay bán hay hiến Tây Nguyên cho Trung Quốc cũng không có gì lạ lắm.
Hơn nữa chính quyền Hà Nội hiện nay là một chính quyền bạc nhược. Trong nước thì hà hiếp cướp bóc của dân, trắng trợn gần đây nhất là vụ cướp đất Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, quốc tế thì theo như ông Ngô Dân Dụng nhận xét “thái độ của chính quyền cộng sản Việt Nam quá rụt rè, có thể nói là nhu nhược” trước vấn đề Trung Quốc cướp thêm biển thêm đảo. Trong khi nó đến cướp đất, cướp đảo và cướp biển còn không dám mở mồm, còn cấm những người yêu nước lên tiếng thì một khi đã trót hứa dâng-bán Tây Nguyên cho Trung Quốc rồi thì với bản chất nhu nhược như vậy đâu dám “đòi lại”.
Lời kết
Tóm lại, việc khai thác bauxite để “duy trì chế độ, lo sợ giờ G sắp đến, được ăn chia và đã trót bán cho Quan thầy Trung Quốc rồi” thì không phải là một “chủ chương lớn của đảng và nhà nước sao?”
Say đắm với cồng chiêng Tây Nguyên ở Thái Hà
Teresa Nguyễn
04:23 09/05/2009
THÁI HÀ - Đêm 7/5/2009 thực sự là một đêm rực lửa ở Đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp. Đêm nay, lửa không được thắp nên bởi nến như mọi lần mà bằng nhiệt huyết trong trái tim, trong huyết quản của mỗi con người hiện diện nơi đây. Lửa được thắp lên bởi tiếng trống, tiếng chiêng, bởi giọng hát của các anh chị em về từ núi rừng Tây Nguyên.
Như thường lệ, sau Thánh lễ tối, các linh mục, tu sĩ và giáo dân lại quây tụ bên Đức Nữ vương Công lý và Hòa bình để dâng lên Mẹ những lời nguyện thiết tha, sốt sắng… Nhưng, còn một điều đặc biệt nữa được chờ đợi trong đêm nay, dù trời lất phất mưa, có lúc nặng hạt, níu chân người ở lại và gọi mời thêm con dân Chúa ở các xứ lân cận đổ về -đêm của anh chị em cộng đoàn Tây Nguyên, đêm của cồng chiêng và của những người đến từ vùng đất đang được đốt nóng lên bởi bô-xít.
Sau buổi cầu nguyện, những giọt mưa cũng thôi rơi. Cha con cùng quây quần quanh sân trước tượng Nữ vương Công lý và Hòa Bình. Chiêng trống cùng áo chàm tiến ra “sân khấu” trong tiếng chào đón bằng pháo tay vang dội.
Ngàn lời ca, ngàn đóa hoa dâng lên Mẹ đêm nay như có cả hơi thở của núi rừng, có tiếng reo của con suối, có tiếng gió chảy qua đại ngàn, tiếng chim chóc líu lo ríu rít, nhưng trên hết là tiếng lòng của những người con nơi xa xôi tụ về.
Tiếng cồng chiêng hút hồn người. Điệu múa Jrai kéo người ta đứng dậy. Như nam châm hút người ta xoáy vào vòng tròn yêu thương Mẹ vừa mới tạo ra ngay trước mắt. Như bắt nhịp cho ai vỗ tay không dứt.
Người già lưu luyến ở lại đến những phút cuối cùng, người trẻ cuồng nhiệt tham gia, trẻ em cũng cầm tay nhau hòa vào điệu xoang quyến rũ. Những áo chàm Jrai lẫn với áo trắng người Mường, với xanh đỏ tím vàng… của người Kinh nhưng tất cả nên một trong tình yêu mà Chúa trao ban cho con Người.
Bước chân uyển chuyển mà khỏe khoắn quen thuộc với điệu nhảy từ thuở chập chững xen những bước chân vụng về của “nghệ sĩ một đêm”. Bước chân lập cập của một người già bên bước chân tấp tểnh của một anh trung niên. Một chị dìu anh chàng khuyết tật cả 2 chân nhún nhảy cuồng nhiệt… Tất cả phá vỡ chuẩn mực điệu múa truyền thống, nhưng người ta đắm say trong tiếng trống tiếng chiêng, tiếng đàn T’rưng. Tình yêu chan chứa trên những gương mặt rạng ngời, yêu thương và hiệp nhất.
Tiếng hát của người con cao nguyên vút cao, như không bận tâm bởi những nhà cao tầng, những chật hẹp, bon chen của cuộc sống đô thị. Tiếng gió ngàn, thác đổ, tiếng chim chóc theo họ từ đại ngàn về Thái Hà hòa nhịp cùng “ca khen Mẹ”.
Mong sao mảnh đất Tây Nguyên mãi mãi xanh tươi. Mong sao tiếng cồng chiêng mãi vang xa trên cao nguyên bao la…
Như thường lệ, sau Thánh lễ tối, các linh mục, tu sĩ và giáo dân lại quây tụ bên Đức Nữ vương Công lý và Hòa bình để dâng lên Mẹ những lời nguyện thiết tha, sốt sắng… Nhưng, còn một điều đặc biệt nữa được chờ đợi trong đêm nay, dù trời lất phất mưa, có lúc nặng hạt, níu chân người ở lại và gọi mời thêm con dân Chúa ở các xứ lân cận đổ về -đêm của anh chị em cộng đoàn Tây Nguyên, đêm của cồng chiêng và của những người đến từ vùng đất đang được đốt nóng lên bởi bô-xít.
Sau buổi cầu nguyện, những giọt mưa cũng thôi rơi. Cha con cùng quây quần quanh sân trước tượng Nữ vương Công lý và Hòa Bình. Chiêng trống cùng áo chàm tiến ra “sân khấu” trong tiếng chào đón bằng pháo tay vang dội.
Ngàn lời ca, ngàn đóa hoa dâng lên Mẹ đêm nay như có cả hơi thở của núi rừng, có tiếng reo của con suối, có tiếng gió chảy qua đại ngàn, tiếng chim chóc líu lo ríu rít, nhưng trên hết là tiếng lòng của những người con nơi xa xôi tụ về.
Tiếng cồng chiêng hút hồn người. Điệu múa Jrai kéo người ta đứng dậy. Như nam châm hút người ta xoáy vào vòng tròn yêu thương Mẹ vừa mới tạo ra ngay trước mắt. Như bắt nhịp cho ai vỗ tay không dứt.
Người già lưu luyến ở lại đến những phút cuối cùng, người trẻ cuồng nhiệt tham gia, trẻ em cũng cầm tay nhau hòa vào điệu xoang quyến rũ. Những áo chàm Jrai lẫn với áo trắng người Mường, với xanh đỏ tím vàng… của người Kinh nhưng tất cả nên một trong tình yêu mà Chúa trao ban cho con Người.
Bước chân uyển chuyển mà khỏe khoắn quen thuộc với điệu nhảy từ thuở chập chững xen những bước chân vụng về của “nghệ sĩ một đêm”. Bước chân lập cập của một người già bên bước chân tấp tểnh của một anh trung niên. Một chị dìu anh chàng khuyết tật cả 2 chân nhún nhảy cuồng nhiệt… Tất cả phá vỡ chuẩn mực điệu múa truyền thống, nhưng người ta đắm say trong tiếng trống tiếng chiêng, tiếng đàn T’rưng. Tình yêu chan chứa trên những gương mặt rạng ngời, yêu thương và hiệp nhất.
Tiếng hát của người con cao nguyên vút cao, như không bận tâm bởi những nhà cao tầng, những chật hẹp, bon chen của cuộc sống đô thị. Tiếng gió ngàn, thác đổ, tiếng chim chóc theo họ từ đại ngàn về Thái Hà hòa nhịp cùng “ca khen Mẹ”.
Mong sao mảnh đất Tây Nguyên mãi mãi xanh tươi. Mong sao tiếng cồng chiêng mãi vang xa trên cao nguyên bao la…
Hội đồng Nhân Quyền LHQ đánh giá báo cáo nhân quyền của CSVN
VOA
14:18 09/05/2009
Hàng trăm người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, đã tiến hành một cuộc biểu tình ở Geneve, Thụy Sĩ vào ngày thứ Sáu 08-05 trong lúc Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đánh giá báo cáo về nhân quyền tại Việt Nam của nhà nước đương nhiệm.
Đại diện Liên đoàn Khmer Krom, ông Mannrinh Trần, cũng cho hay có khoảng 400 đến 500 người Khmer đến từ Canada, Hoa Kỳ, Ý, Thuỵ Sĩ, Pháp và các nước lân cận đã tham gia biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva.
Ông Mannrinh Trần cho biết về ý nguyện của những người biểu tình như sau: “Hôm nay chúng tôi đồng bào Khmer Krom đến đây tại Geneva, Thụy Sĩ biểu tình để đòi chính quyền Việt Nam trả lại đất đai cho đồng bào, đất đai này là của cha truyền con nối từ ngàn năm nay chứ không phải của nhà nước. Chúng tôi yêu cầu nhà nước làm lại luật để trả lại đất đai cho đồng bào.
Thứ nhì là vấn đề tôn giáo, Khmer Krom có khoảng 500 ngôi chùa, 20,000 nhà sư mà không có giáo hội thống nhất. Chúng tôi cũng yêu cầu nhà nước trả lại cho người Khmer Krom quyền được thành lập giáo hội riêng biệt không nằm dưới sự kiểm soát của cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc."
Ông Mannrinh cũng cho hay cộng đồng người Khmer Krom yêu cầu Liên Hiệp Quốc gây áp lực để nhà nước CSVN phải tôn trọng nhân quyền cho người Khmer Krom nói riêng và cho đồng bào Việt Nam nói chung.
Trong khi đó, theo bản tin hôm thứ Sáu của Reuters thì những cộng đồng ngưòi Việt hải ngoại với sự hỗ trợ của một tổ chức nhân quyền quốc tế đã trình một báo cáo lên Liên Hiệp Quốc cáo buộc nhà nước CSVN đàn áp những người bất đồng chính kiến và người dân tộc thiểu số, trấn áp tự do báo chí, hạn chế việc truy cập internet.
Trong báo cáo được trình lên Hội đồng Nhân quyền, họ đã yêu cầu CSVN trả tự do cho các tù nhân chính trị bị giam giữ theo những điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia của luật pháp Việt Nam.
Theo báo cáo của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam và Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền thì những vụ quản thúc hành chính, trấn áp tôn giáo, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, bóp nghẹt tự do báo chí cũng như việc sử dụng tràn lan án tử hình là những vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Bản báo cáo cũng nói rằng giới hữu trách Cộng sản Việt Nam thường xuyên sử dụng tội danh làm gián điệp để bắt giam những người bày tỏ chính kiến bất đồng trên mạng lưới Internet.
Bà Penelope Faulkner, (tức chị Ỷ Lan) thư ký điều hành của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam nói với hãng tin Reuters rằng có hàng ngàn tù nhân chính trị trên khắp nước và họ bị giam giữ dưới đủ mọi hình thức trong đó có cả quản thúc tại gia.
Trước đó đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva là Vũ Dũng đã bác bỏ những chỉ trích về thành tích nhân quyền ở Việt Nam và gọi những chỉ trích này là 'vu khống và bóp méo sự thật'. Vũ Dũng cũng nói rằng những nhà hoạt động người Việt hải ngoại không nên được phép thuyết trình tại cơ quan Liên Hiệp Quốc, và nhấn mạnh rằng Hà Nội thường xuyên tiến hành các cuộc thảo luận về nhân quyền với Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nước khác.
Khi được hỏi về sự phản đối của Vũ Dũng, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, nói rằng các tổ chức phi chính phủ của người Việt Nam ở hải ngoại phải có quyền lên tiếng trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong cuộc thẩm định về nhân quyền định kỳ ( UPR) vì các tổ chức thuộc xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay đều nằm dưới sự khống chế của đảng CSVN
Được biết các quốc gia chủ toạ buổi báo cáo về nhân quyền của CSVN là Nhật bản, Canada và Burkina Faso, nên trước đó Uỷ Ban Thụy Sĩ Việt Nam cùng với Đảng Việt Tân đã ra một lá thư kêu gọi các dân biểu và các đảng phái chính trị tại Geneva hỗ trợ cũng như áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, đồng thời đã gửi 3 lá thư đến các quốc gia chủ tọa Nhật Bản, Canada và Burkina Faso.
Cũng nên nhắc lại, trong mục đích kêu gọi các quốc gia chủ toạ lên tiếng về nhân quyền bị đàn áp trầm trọng tại Việt Nam, ngày 5 tháng 5 một phái đoàn của Đảng Việt Tân đã đến thủ đô Ottawa để tiếp xúc với các nhân vật hành pháp và lập pháp của chính phủ Canada trình bày về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi Canada áp lực lên nhà cầm quyền CSVN trong buổi điều trần về nhân quyền tại LHQ vào ngày 8-5.
Ông Hoàng Tứ Duy, Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân, và ông Nguyễn Thành Danh, đại diện Việt Tân tại Ottawa, đã đến gặp gỡ với các viên chức của Bộ Ngoại Giao Canada. Ông Daniel Ulmer, Senior Policy Officer thuộc Human Rights Policy Division, cho biết văn phòng của ông đang soạn bản thông cáo cùng với các khuyến nghị mà chính phủ Canada sẽ trình bày trong buổi phúc trình tại Geneva ngày 8 tháng 5. Ông Ulmer đã vấn ý của phái đoàn Việt Tân để có thêm dữ liệu. Phái đoàn đã đề nghị Canada cần xoáy vào 3 điểm:
1- Quyền tự do lập hội, tụ họp của người Việt Nam. Trong thời gian qua, nhà nước CSVN đã bắt bớ hàng loạt nhà dân chủ vì cho là họ tổ chức biểu tình bất hợp pháp. Thế thì làm sao tổ chức biểu tình một cách “hợp pháp” tại Việt Nam?
2- Quyền sử dụng internet. Hà Nội gần đây ban hành nghị định giới hạn quyền sự dụng internet và quản lý mạng blog. Những giới hạn này đi ngược lại với các quy ước quốc tế bảo đảm tự do ngôn luận mà nhà nước CSVN đã ký kết.
3- Các nhà dân chủ và bloggers hiện đang bị giam giữ. Phái đoàn đã trao hồ sơ với hơn 40 trường hợp “tiếng nói lương tâm” Việt Nam đang bị bỏ tù hay quản thúc tại gia.
Ngoài Bộ Ngoại Giao, phái đoàn Việt Tân còn gặp gỡ các giới chức Bộ Đa Văn Hóa và Di Trú Canada. Bộ này có chức năng phản ảnh nguyện vọng của các cộng đồng sắc tộc trong chính sách của chính phủ Canada. Ông Tenzin Khangsar, chánh văn phòng Bộ Trưởng, đã tiếp phái đoàn. Là người gốc Tibet và nạn nhân của độc tài cộng sản, ông Khangsar có rất nhiều cảm tình cho trường hợp Việt Nam và hứa sẽ áp dụng các đề nghị của phái đoàn.
Đại diện Liên đoàn Khmer Krom, ông Mannrinh Trần, cũng cho hay có khoảng 400 đến 500 người Khmer đến từ Canada, Hoa Kỳ, Ý, Thuỵ Sĩ, Pháp và các nước lân cận đã tham gia biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva.
Ông Mannrinh Trần cho biết về ý nguyện của những người biểu tình như sau: “Hôm nay chúng tôi đồng bào Khmer Krom đến đây tại Geneva, Thụy Sĩ biểu tình để đòi chính quyền Việt Nam trả lại đất đai cho đồng bào, đất đai này là của cha truyền con nối từ ngàn năm nay chứ không phải của nhà nước. Chúng tôi yêu cầu nhà nước làm lại luật để trả lại đất đai cho đồng bào.
Thứ nhì là vấn đề tôn giáo, Khmer Krom có khoảng 500 ngôi chùa, 20,000 nhà sư mà không có giáo hội thống nhất. Chúng tôi cũng yêu cầu nhà nước trả lại cho người Khmer Krom quyền được thành lập giáo hội riêng biệt không nằm dưới sự kiểm soát của cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc."
Ông Mannrinh cũng cho hay cộng đồng người Khmer Krom yêu cầu Liên Hiệp Quốc gây áp lực để nhà nước CSVN phải tôn trọng nhân quyền cho người Khmer Krom nói riêng và cho đồng bào Việt Nam nói chung.
Trong khi đó, theo bản tin hôm thứ Sáu của Reuters thì những cộng đồng ngưòi Việt hải ngoại với sự hỗ trợ của một tổ chức nhân quyền quốc tế đã trình một báo cáo lên Liên Hiệp Quốc cáo buộc nhà nước CSVN đàn áp những người bất đồng chính kiến và người dân tộc thiểu số, trấn áp tự do báo chí, hạn chế việc truy cập internet.
Trong báo cáo được trình lên Hội đồng Nhân quyền, họ đã yêu cầu CSVN trả tự do cho các tù nhân chính trị bị giam giữ theo những điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia của luật pháp Việt Nam.
Theo báo cáo của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam và Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền thì những vụ quản thúc hành chính, trấn áp tôn giáo, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, bóp nghẹt tự do báo chí cũng như việc sử dụng tràn lan án tử hình là những vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Bản báo cáo cũng nói rằng giới hữu trách Cộng sản Việt Nam thường xuyên sử dụng tội danh làm gián điệp để bắt giam những người bày tỏ chính kiến bất đồng trên mạng lưới Internet.
Bà Penelope Faulkner, (tức chị Ỷ Lan) thư ký điều hành của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam nói với hãng tin Reuters rằng có hàng ngàn tù nhân chính trị trên khắp nước và họ bị giam giữ dưới đủ mọi hình thức trong đó có cả quản thúc tại gia.
Trước đó đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva là Vũ Dũng đã bác bỏ những chỉ trích về thành tích nhân quyền ở Việt Nam và gọi những chỉ trích này là 'vu khống và bóp méo sự thật'. Vũ Dũng cũng nói rằng những nhà hoạt động người Việt hải ngoại không nên được phép thuyết trình tại cơ quan Liên Hiệp Quốc, và nhấn mạnh rằng Hà Nội thường xuyên tiến hành các cuộc thảo luận về nhân quyền với Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nước khác.
Khi được hỏi về sự phản đối của Vũ Dũng, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, nói rằng các tổ chức phi chính phủ của người Việt Nam ở hải ngoại phải có quyền lên tiếng trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong cuộc thẩm định về nhân quyền định kỳ ( UPR) vì các tổ chức thuộc xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay đều nằm dưới sự khống chế của đảng CSVN
Được biết các quốc gia chủ toạ buổi báo cáo về nhân quyền của CSVN là Nhật bản, Canada và Burkina Faso, nên trước đó Uỷ Ban Thụy Sĩ Việt Nam cùng với Đảng Việt Tân đã ra một lá thư kêu gọi các dân biểu và các đảng phái chính trị tại Geneva hỗ trợ cũng như áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, đồng thời đã gửi 3 lá thư đến các quốc gia chủ tọa Nhật Bản, Canada và Burkina Faso.
Cũng nên nhắc lại, trong mục đích kêu gọi các quốc gia chủ toạ lên tiếng về nhân quyền bị đàn áp trầm trọng tại Việt Nam, ngày 5 tháng 5 một phái đoàn của Đảng Việt Tân đã đến thủ đô Ottawa để tiếp xúc với các nhân vật hành pháp và lập pháp của chính phủ Canada trình bày về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi Canada áp lực lên nhà cầm quyền CSVN trong buổi điều trần về nhân quyền tại LHQ vào ngày 8-5.
Ông Hoàng Tứ Duy, Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân, và ông Nguyễn Thành Danh, đại diện Việt Tân tại Ottawa, đã đến gặp gỡ với các viên chức của Bộ Ngoại Giao Canada. Ông Daniel Ulmer, Senior Policy Officer thuộc Human Rights Policy Division, cho biết văn phòng của ông đang soạn bản thông cáo cùng với các khuyến nghị mà chính phủ Canada sẽ trình bày trong buổi phúc trình tại Geneva ngày 8 tháng 5. Ông Ulmer đã vấn ý của phái đoàn Việt Tân để có thêm dữ liệu. Phái đoàn đã đề nghị Canada cần xoáy vào 3 điểm:
1- Quyền tự do lập hội, tụ họp của người Việt Nam. Trong thời gian qua, nhà nước CSVN đã bắt bớ hàng loạt nhà dân chủ vì cho là họ tổ chức biểu tình bất hợp pháp. Thế thì làm sao tổ chức biểu tình một cách “hợp pháp” tại Việt Nam?
2- Quyền sử dụng internet. Hà Nội gần đây ban hành nghị định giới hạn quyền sự dụng internet và quản lý mạng blog. Những giới hạn này đi ngược lại với các quy ước quốc tế bảo đảm tự do ngôn luận mà nhà nước CSVN đã ký kết.
3- Các nhà dân chủ và bloggers hiện đang bị giam giữ. Phái đoàn đã trao hồ sơ với hơn 40 trường hợp “tiếng nói lương tâm” Việt Nam đang bị bỏ tù hay quản thúc tại gia.
Ngoài Bộ Ngoại Giao, phái đoàn Việt Tân còn gặp gỡ các giới chức Bộ Đa Văn Hóa và Di Trú Canada. Bộ này có chức năng phản ảnh nguyện vọng của các cộng đồng sắc tộc trong chính sách của chính phủ Canada. Ông Tenzin Khangsar, chánh văn phòng Bộ Trưởng, đã tiếp phái đoàn. Là người gốc Tibet và nạn nhân của độc tài cộng sản, ông Khangsar có rất nhiều cảm tình cho trường hợp Việt Nam và hứa sẽ áp dụng các đề nghị của phái đoàn.
Bauxite sẽ được làm bằng mọi giá!
La Thành
19:21 09/05/2009
Bauxite sẽ được làm bằng mọi giá!
Dù lạc quan hay ngờ vực, có thể nói từ sau ngày mồng 9 tháng Tư, thời điểm diễn ra cuộc hội thảo một ngày ở Khách sạn Meliã, quả bóng bauxite Tây Nguyên phồng căng trong suốt mấy tháng trước đó đã xì hơi phần nào. Đối với không ít người, câu nói khi kết luận hội thảo của ông Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải - “Chúng ta sẽ không làm bauxite bằng mọi giá” - dường như đã làm dịu đi ít nhiều nhiệt độ của công luận, vào thời điểm thời tiết đang bước sang mùa hè. Bán nguyệt san Tổ quốc có lẽ đã thuộc về phe lạc quan khi viết trong “Thư Toà soạn” của số 62:
“Hội nghị về bauxite Tây Nguyên ngày 9-4 vừa qua tại Hà Nội là một bước tiến khiêm nhường nhưng đáng mừng theo chiều hướng của chọn lựa phải có, nghĩa là huỷ bỏ dự án này…”
Phe lạc quan có thể đã có thêm hi vọng khi Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản cho công bố (hôm 24 tháng Tư) Thông báo số 245/TB-TW về “Kết luận của Bộ Chính trị” đối với bản qui hoạch ngành công nghiệp bauxite giai đoạn 2007-2015, tầm nhìn 2025 của Chính phủ. Trong các “kết luận” (?) được thông báo, người ta đọc thấy chỉ thị:
“(…) Chính phủ chuẩn bị báo cáo vấn đề này với Ban Chấp hành Trung ương trong kì họp giữa năm 2009 và chỉ đạo việc chuẩn bị báo cáo Quốc hội trong phần báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2009.”
Tôi không thuộc phe lạc quan. Lâu nay, tôi thường xuyên phải trải nghiệm cảm giác thất vọng về bản tính dễ quên của người Việt. Niềm hi vọng vào việc các dự án thăm dò và khai thác bauxite đang triển khai có khả năng bị lật ngược, một lần nữa, lại là biểu hiện của hội chứng quên cố hữu khi người ta không nhớ rằng: các cuộc hội thảo, báo cáo, lấy ý kiến, xin tư vấn hay biểu quyết / bỏ phiếu v.v. do giới cầm quyền Việt Nam tổ chức luôn luôn là và chỉ là những thao diễn vẽ vời nhằm che đậy, củng cố hoặc hợp thức hoá các quyết định đã được lấy một cách dứt khoát và đầy quyết tâm. Màn hài kịch lấy ý kiến đóng góp cho bản Báo cáo chính trị Đại hội Mười của Đảng Cộng sản đã từng là một thí dụ. Việc đưa ra thảo luận và bỏ phiếu trước Quốc hội về đề án sáp nhập địa lí hành chính Hà Tây và Hà Nội có thể là thí dụ thứ hai… Xung quanh chủ đề qui hoạch bauxite, cuộc hội thảo hôm mồng 9 tháng Tư không hề là cái workshop đầu tiên: sáu tuần trước đây, hôm 20 tháng Hai, một cuộc “toạ đàm” tương tự do Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản chủ trì đã diễn ra rồi, cũng với những tham luận thuận/chống và sự vô tác dụng hoàn toàn tương tự trước một đại dự án đang được thực sự triển khai.
Một biểu hiện khác của tính hay quên của người Việt là phương pháp phản biện chính sách mà giới khoa học chính trị vẫn gọi bằng thuật ngữ “chủ nghĩa đối lập trung thành” (loyal oppositionism). Thí dụ gần đây nhất là những bức thư / bài viết của các cựu nhân của chế độ - những chính trị gia đã một thời vang bóng trên những đỉnh cao danh giá của quyền lực như danh tướng và cựu Phó thủ tướng Võ Nguyên Giáp, Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt… - gửi các chính khách đương quyền từ vị thế hưu trí của mình, phản biện những quyết định lớn (phá và xây mới Toà Quốc hội) hay kiến nghị những quốc sách quan trọng (hoà giải và hoà hợp dân tộc, chính sách đối với người nghèo, v.v.). Trong luồng ý kiến phản đối đại dự án bauxite Tây Nguyên diễn tiến nhiều tuần qua, bên cạnh hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một gửi đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một gửi các đại biểu tham dự cuộc hội thảo mồng 9 tháng Tư - có bức thư của nhà văn, nhà báo quân đội Phạm Đình Trọng, cũng gửi tới người đứng đầu Chính phủ.
Có một sự thật là phương pháp đối lập trung thành chưa bao giờ gặt hái thành công. Trong bức thư đề ngày mồng 9 tháng Tư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã công khai phàn nàn rằng lá thư ông gửi Thủ tướng Ba Dũng trước đó vẫn “chưa được trả lời”. Gác qua một bên vấn đề nghi lễ ứng xử, điều đáng lẽ phải được tôn trọng dù ở bất cứ cấp độ nào - giữa hai người đồng chí / hai đảng viên cộng sản, giữa một kẻ hậu bối với một tiền bối tầm khai quốc công thần hay trên hết, giữa một công chức nhà nước với một công dân -, việc ông Dũng không trả lời thư Tướng Giáp lần này hoàn toàn nhất quán với những lựa chọn ứng xử từ bấy lâu của giới chức toàn trị: mọi người đã từng thấy những bức thư trước đây của Cố thủ tướng Kiệt, của Đại tướng Giáp, của Cựu đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh, của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, v.v. được trả lời bao giờ chưa? Đẩy kí ức xa hơn về quá khứ, hẳn dư luận còn chưa quên việc Cố giáo sư Hoàng Minh Chính, rồi nhà hoạt động lão thành và cựu đảng viên của Đảng Cộng sản Nguyễn Hộ cùng nhóm Câu lạc bộ Những người kháng chiến cũ đã từng vì những biểu tỏ chính kiến một cách ôn hoà trong khuôn khổ chế độ - tức đối lập trung thành - mà bị đàn áp khốc liệt như thế nào. Từ những kinh nghiệm tương tự, có thể dự đoán trước rằng hoạt động trình thỉnh nguyện thư Kiến nghị về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên hôm 17 tháng Tư vừa rồi của nhóm trí thức do các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Thế Hùng, học giả Phạm Toàn và thi sĩ Dương Tường chủ trương, bên cạnh ý nghĩa khả dĩ thức tỉnh một xã hội dân sự còn yếu ớt, khó lòng đem lại kết quả như trông đợi. Tuy nhiên, tôi đi tới kết luận này còn vì - và chủ yếu vì - một lí do khác.
Như bức thư đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho hay, vào đầu thập kỉ 1980, sự trù mật quặng bauxite ở cao nguyên miền Trung đã từng được đưa ra mời mọc các đối tác COMECON như một món quà ra mắt đáng giá của tân binh Việt Nam vào thời điểm nó vừa mới gia nhập khối này, song lời mời đã được can ngăn - một sự can ngăn được cho là công tâm - bởi các chuyên gia Liên Xô. Hẳn rằng khi đóng lại hồ sơ dự án đầu tiên về bauxite Tây Nguyên, Phó thủ tướng Giáp đã không thể ngờ rằng nó sẽ được phục hồi và hơn nữa, được thực hiện một cách đầy quyết tâm bởi các hậu bối của ông sau đó gần ba thập niên, cũng dưới quan kiến của nước ngoài. Mặc dù sự khép lại dự án 30 năm về trước là một quyết định đúng đắn một cách may mắn, ít ai để ý rằng giữa hai quyết định trái ngược nhau vào hai thời điểm khác nhau kia tồn hữu một qui luật: trong khi khinh thị, bấp chấp và sẵn sàng đè bẹp mọi ý kiến khác biệt từ nội bộ, các chính quyền kế tiếp nhau của Đảng Cộng sản luôn luôn ngoan ngoãn phục tùng ý chỉ của các nước lớn có cùng ý thức hệ. Vì sao vậy? Câu trả lời đã có sẵn và hoàn toàn đơn giản: chính thể toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và luôn luôn được duy trì chủ yếu nhờ các thế lực bên ngoài. Từ sự thật mang tính nguyên lí này, sẽ không có khả năng đại dự án khai thác bauxite bị lật ngược. Chính phủ Việt Nam đang và sẽ “làm bauxite bằng mọi giá”!
Chủ nghĩa bán nước Việt Nam versus Tinh thần ái quốc Mĩ Latin
Ở một đơn vị lớn của quân đội đóng trên địa bàn Hà Nội, những cuộc họp chi bộ Đảng hằng tháng gần đây đã biến thành những xê-mi-na sôi nổi xung quanh chủ đề bauxite Tây Nguyên. Một vài sĩ quan đã không ngần ngại phát biểu công khai: “Chúng nó đang bán nước!” Thái độ khiếp nhược, nô lệ của giới cầm quyền trước nước lớn phương Bắc đã được đem ra mổ xẻ. Có ý kiến cho rằng sự thần phục và những nhượng bộ của giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc trong nhiều năm qua là bất khả kháng, thậm chí là lựa chọn khôn ngoan duy nhất của một nhược quốc không may có chung đường biên giới với Trung Quốc. Bác lại ý kiến này, nhiều người đã đưa ra những phản đề đầy sức thuyết phục. Một trong những phản thí dụ điển hình nhất là ứng xử đối với Trung Quốc và đối với các cường quốc nói chung của ban lãnh đạo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, quốc gia có vị thế địa chính trị và ý thức hệ tương đồng với Việt Nam. Có thể thấy rõ rằng trong suốt nửa thế kỉ tồn tại của chế độ cộng sản Bắc Hàn, các nhà độc tài Kim Il Sung và Kim Zhong Il ở đây - mặc dù khét tiếng về hạnh kiểm nhân quyền đối với nhân dân của họ - chưa bao giờ tự coi mình là những hầu tước của triều đình Bắc Kinh, bất chấp món nợ xương máu mà chế độ của họ từng mắc phải với Trung Quốc hồi thập niên 1950.
Ứng xử của lãnh tụ các lân bang nhỏ bé bên cạnh một siêu cường có bản chất đế quốc khác là Liên bang Nga cũng là những lệ cử xứng đáng về tinh thần độc lập và tự tôn dân tộc. Mặc dù có tổng diện tích chỉ bằng một nửa và tổng dân số chưa đầy một phần mười so với Việt Nam, ba cựu lãnh thổ cộng hoà vùng Baltic của Liên Xô cũ - Estonia, Latvia và Lithuania - luôn luôn có những nhà lãnh đạo quật cường. Mới đây, vào năm 2005, Tổng thống Arnold Rüütel của Estonia và Tổng thống Valdas Adamkus của Lithuania đã từng thẳng thừng khước từ lời mời tham dự đại lễ 60 năm Chiến thắng Đức Quốc-xã của Tổng thống Nga lúc đó là Vladimir Putin; còn nữ Tổng thống Vaira Vīķe-Freiberga của Latvia thì nhận lời Putin, nhưng kèm theo những ngôn luận chua cay:
” (…) Tham dự những sự kiện trọng thể ở Moskva, tôi sẽ chìa bàn tay hữu nghị ra với nước Nga. Latvia mời nước Nga cũng biểu tỏ thái độ hoà giải như vậy với Latvia, Estonia và Lithuania, và hãy lên án những tội ác trong Đệ nhị Thế chiến, bất luận chúng do ai phạm phải. Các nhà lãnh đạo của những quốc gia dân chủ hãy khuyến khích nước Nga tỏ bày sự hối lỗi về ách nô dịch mà họ đã đặt lên Đông và Trung Âu sau chiến tranh, một hậu quả trực tiếp của Hiệp ước Ribbentrop-Molotov. Bằng cách này, Nga sẽ đi theo cùng một con đường mà các láng giềng phía Tây của họ đã bước lên: con đường của tự do, dân chủ, pháp quyền và thượng tôn các quyền con người.” [Gerald Mercer, "The origins of World War II: Inviting Russia to examine its past", Social Action February 2005]
Từ sau ngày thoát khỏi ách thực dân xô-viết (năm 1990), ba nước Baltic đã mau chóng trở thành những quốc gia công nghiệp phát triển với thu nhập bình quân (năm 2008) xấp xỉ 20 nghìn đô-la trên mỗi đầu người, đồng thời gia nhập NATO (năm 2004) để được khối này bảo vệ vững chắc biên cương trước nanh vuốt của người láng giềng khổng lồ phía Đông.
Tôi còn muốn dẫn ra đây một biểu tượng lãnh đạo chính trị khác, từng là hiện thân của chủ nghĩa bất khuất nước nhỏ. Trước cuối thế kỉ XIX, quốc gia nhỏ bé ở Trung phần châu Mĩ là Panama vẫn còn là một bộ phận lãnh thổ của Colombia. Lịch sử hiện đại của miền đất này gắn liền với sự ra đời của Kênh đào Panama. Ý tưởng xây dựng con kênh liên đại dương này được đề xuất lần đầu bởi Kĩ sư Ferdinand de Lesseps, quốc tịch Pháp, người từng thực hiện việc tái kiến thiết Kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Hồng Hải. Tuy nhiên, vào cuối những năm 80 của thế kỉ XIX, sau nhiều trắc trở về kĩ thuật và tài chính, phía Pháp buộc phải từ bỏ dự án về con kênh xuyên qua eo đất mà ngày nay là Panama, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương này. Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của con kênh đào tương lai, vào năm 1903, Tổng thống Hoa Kì lúc đó là Theodore Roosevelt đã điều chiến hạm Nashville đến Trung Mĩ, cho quân đội đổ bộ lên Panama, giết chết thủ lĩnh phe chống đối bản địa rồi tuyên bố Panama là quốc gia độc lập, tách khỏi Colombia. Một chính phủ bù nhìn do Hoa Kì dựng lên đã hợp pháp hoá quyền kiểm soát của nước lớn này đối với Vùng Kênh Đào. Trong hơn nửa thế kỉ, cho đến trước năm 1968, nền chính trị của Cộng hoà Panama bị lũng đoạn bởi những gia đình oligarch thân Mĩ. Tháng Mười năm 1968, sau một cuộc đảo chính quân sự của những lực lượng có xu hướng dân tộc chủ nghĩa, một quân nhân Panama tên là Omar Torrijos đã lên cầm quyền. Sở hữu một hấp lực mãnh liệt bởi tính cách hoạt bát, lòng nhân ái dân tuý chủ nghĩa và viễn kiến chính trị, Omar Torrijos nuôi ước vọng giành lại chủ quyền đối với Kênh đào Panama từ tay Hoa Kì, song không phải bằng cách liên minh với những kẻ thù khu vực và quốc tế của Mĩ - vào thời gian đó, hiển nhiên, là Cuba, Liên Xô và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Để đạt được mục tiêu của mình, Tướng Torrijos đã lựa chọn một nước cờ độc đáo là bí mật liên kết với một trong số các tập đoàn tài phiệt Mĩ - công ty Chas. T. Main Incorporated - để, một mặt, nhận được hỗ trợ tài chính cho các chương trình kinh tế - xã hội của ông; mặt khác, đẩy lui dần ảnh hưởng của các thế lực Mĩ khác, có lợi ích gắn với quyền lực của Hoa Kì ở Vùng Kênh Đào.
Trong cuộc chiến chính trị - ngoại giao mà Torrijos phát động (vào đầu thập kỉ 1970) nhằm đòi lại chủ quyền của Panama đối với Vùng Kênh Đào, ông đã tỏ ra đầy mưu lược và dũng cảm. Torrijos đặt vấn đề như sau:
“Chúng tôi sẽ lấy lại Kênh Đào. Song như thế chưa đủ. Chúng tôi còn phải làm nên một mô hình. Chúng tôi phải chứng tỏ để không ai có thể nghi ngờ rằng chúng tôi đang trăn trở bởi người dân khốn khó của mình, rằng quyết tâm giành độc lập của chúng tôi không hề bị giật dây bởi Tô Nga, Trung Quốc hay Cuba. Chúng tôi phải chứng minh cho thế giới thấy Panama là một xứ sở chuộng lẽ phải, chúng tôi không chống lại Hợp chúng quốc Hoa Kì, chúng tôi chỉ đấu tranh cho quyền lợi của người nghèo.” [John Perkins, Confessions of an Economic Hit Man, ISBN 1-57675-301-8, p. 74.]
Bằng lối tiếp cận này, Torrijos đã vạch ra rằng việc Hoa Kì phải trả lại chủ quyền Vùng Kênh Đào cho Panama không đơn thuần chỉ là vấn đề pháp lí mà còn là vấn đề đạo lí, nhờ đó tranh thủ được dư luận có lương tri trên thế giới và ngay tại chính Hoa Kì. (Nhớ rằng vào đầu những năm 1970, trong khi Panama - cũng như hầu hết các quốc gia Mĩ Latin khác - đang đắm chìm trong đói nghèo, doanh thu hằng năm của Kênh Đào do Mĩ kiểm soát từ lệ phí quá cảnh hàng hải là hàng trăm triệu đô-la. Đây cũng là thời đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh trên bình diện quốc tế.) Theo một phóng sự của tạp chí Time, vào ngày khai mạc cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Panama đề nghị triệu tập, diễn ra tại Panama City hồi tháng Ba năm 1973, Torrijos đã cho dựng trước Cung Nghị viện Panama một tấm pa-nô cao ba tầng nhà, mang thông điệp sau đây bằng cả năm ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc: “Quí ngài có thể yên chí rằng trong những cuộc đàm phán của chúng tôi với Hợp Chúng Quốc, quí ngài sẽ luôn luôn thấy chúng tôi hoặc đứng trên hai chân hoặc chết. Không bao giờ quì gối. Không bao giờ! - Omar Torrijos.”
Sau nhiều vòng đàm phán, ngày mồng 7 tháng Chín năm 1977, Torrijos đã kí kết với người đối nhiệm của ông tại Washington D.C. (lúc đó là Jimmy Carter) bản Hiệp ước Torrijos-Carter, qui định rằng Panama sẽ tiếp quản toàn bộ trách nhiệm vận hành, cai quản và bảo vệ Vùng Kênh Đào kể từ 12 giờ trưa ngày 31 tháng Mười Hai năm 1999, sau hơn 96 năm vùng đất này là một bộ phận lãnh thổ của Hoa Kì. Là một tổng thống Mĩ tương đối biết lẽ phải, Jimmy Carter sau đó đã nỗ lực vận động để Thượng viện Hoa Kì phê chuẩn bản hiệp ước mới về Vùng Kênh Đào. Một ngày sau khi cơ quan lập pháp Mĩ thông qua bản thoả ước (tháng Tư 1978, với số phiếu thuận chỉ trội hơn số chống một phiếu), Torrijos tiết lộ với báo giới rằng ông đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch phá huỷ con kênh nếu việc phê chuẩn Hiệp ước thất bại.
Omar Torrijos đã vĩnh viễn đi vào lịch sử của quốc gia nhỏ bé Panama - có diện tích chưa bằng 1/4 và dân số chưa bằng 1/25 so với Việt Nam - và lịch sử thế giới như một chính trị gia đảm lược và quả cảm, một nhân cách có lí tưởng và ý thức sâu sắc về phẩm giá.
Nhận định về chủ nghĩa cộng sản, vào thời gian mà nó đang đầy hấp lực đối với thế giới thứ ba, Torrijos từng có câu nói nổi tiếng: “Tôi không khoái chủ nghĩa cộng sản: nó cho không sự giàu sang thông qua những cuốn sách được phân phối hạn chế.“
Hành trình từ kẻ thù thành đồng chí
Câu hỏi được đặt ra là vì sao ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam - dù đứng đầu một đảng có số đảng viên bằng dân số của Panama và một quốc gia lớn thứ 13 thế giới về kích thước dân số - lại tỏ ra thiếu can đảm trước chủ nghĩa sô-vanh của giới chức ở Trung Nam Hải đến vậy?
Nhớ lại hồi còn mồ ma Liên Xô, những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng có lúc tự phá thế trung lập giữa Moskva và Bắc Kinh, đứng hẳn vào hàng ngũ khối Xô-viết. Một chiến dịch truyền thông mang đầy tính sám hối về sự mù quáng một thời trước chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa bá quyền đại Hán tộc đã được phát động. Trên mặt báo Nhân Dân và trên sóng đài Tiếng nói Việt Nam, người ta từng được nghe những bài chính luận đanh thép, rằng “Việt Nam không phải là cái sân sau, và Biển Đông không phải là cái ao nhà của Trung Quốc.” Quân đội, công an và các lực lượng vũ trang khác được phổ biến học thuyết quân sự mới, xác định “đế quốc Mĩ là kẻ thù chiến lược lâu dài, còn bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp.” Sự thù địch với quốc gia phương Bắc thậm chí còn được ghi hẳn vào các lời nói đầu của bản Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1982. Trong các cơ quan công quyền, đơn vị lực lượng vũ trang và cơ sở kinh tế / văn hoá / khoa học, những cán bộ từng được đào tạo từ Trung Quốc về bị bất tín nhiệm, thất sủng và tuyệt đường thăng tiến. Ở Hà Nội, các khoa Trung văn của Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội), Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (nay là Trường Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia) và Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia) bị giải thể… Tôi còn nhớ về một người bạn học cùng lớp thời trung học, con gái một cán bộ cao cấp trong Tổng cục Chính trị của quân đội: khi cô này có tình yêu đầu với một thanh niên “Tàu Hàng Buồm”, cha mẹ cô đã phản đối quyết liệt và đe doạ từ mặt, nếu cô không chịu dứt tình với người bạn trai gốc Hoa; mối tình vì thế đã vô hậu.
Trong nhiều tài liệu, cuộc Chiến tranh Biên giới Việt-Trung được mô tả là mở màn ngày 17 tháng Hai năm 1979 và kết thúc ngày 18 tháng Ba cùng năm: cả hai mốc thời gian đều gắn với sự tấn công và rút lui của quân đội Trung Quốc trong chiến dịch đầu tiên của chúng. Trên thực tế, từ ngày 17 tháng Hai năm 1979, xung đột quân sự giữa hai bên đã liên tục tiếp diễn suốt mười một năm sau đó, cho đến tận giữa năm 1990 mới chấm dứt hẳn, với nguyên nhân thường xuyên là sự chủ động khiêu khích / gây hấn của Trung Quốc. Vào tháng Năm năm 1985, tôi đã từng có mặt trên một chốt giữ của Sư đoàn 313 bộ binh Quân khu 2 - điểm chốt nằm ở sườn Nam đồi 685, bên bờ Bắc suối Thanh Thuỷ (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) -, chứng kiến hàng ngày những trận pháo kích hằn học từ bên kia biên giới cùng những thương vong thảm khốc của các đồng ngũ. Sau này, khi đọc thiên hồi kí Hồi ức và Suy nghĩ của nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, tôi mới hiểu rằng ngay trong lúc máu của binh sĩ và thường dân Việt Nam còn đang đổ xuống đường biên, một số kẻ cầm quyền đã rắp tâm xúc tiến những hoạt động bán rẻ tổ quốc.
Nửa cuối thập kỉ 1980, khi Liên Xô và khối quốc gia cộng sản Đông Âu đang đi những bước chóng vánh ra khỏi các chế độ chuyên chế, Bộ chính trị Hà Nội đã hoảng hốt ngoảnh cổ trở lại hướng Bắc Kinh. Vào lúc mà các địa phương biên giới của Việt Nam đang phải hứng chịu hàng nghìn quả đạn pháo của Trung Quốc mỗi ngày, Nguyễn Văn Linh - cho đến ngày nay vẫn được truyền thông chính thống mệnh danh là “Tổng Bí thư Đổi Mới” - đã vội vã gác sang một bên mọi chủ đề an ninh phòng thủ, quốc kế dân sinh cấp bách cũng như những trách nhiệm quốc tế mà Việt Nam đang can dự (nổi cộm nhất lúc đó là “vấn đề Cam-pu-chia”), đặt việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc thành ưu tiên đối ngoại hàng đầu mà theo lời ông ta là để “[cùng Trung Quốc] bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống diễn biến hoà bình”, một sự thiển cận chính trị sặc mùi chủ nghĩa giáo điều. Trần Quang Cơ cho biết:
“… sang năm 1989, khi bắt đầu cuộc khủng hoảng trong phe xã hội chủ nghĩa, một số ngành trong Trung ương và ngay trong Bộ Chính trị lại xuất hiện những ý kiến khác nhau về đánh giá sự kiện Thiên An Môn cũng như đánh giá tình hình Liên Xô - Đông Âu. Lúc này luận điểm được ưa dùng lại là ‘dù bành trướng thế nào Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa’ (L.T. đánh đậm để nhấn mạnh).” [Trần Quang Cơ, Hồi ức và Suy nghĩ, Chương 4: "CP87 và ba tầng quan hệ của vấn đề Cam-pu-chia"]
“Tháng 6-1989 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu như Cộng hoà Dân chủ Đức, Ba Lan, Romania, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ. Đầu tháng 10-1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm quốc khánh Cộng hoà Dân chủ Đức, khi về đến Hà Nội thì Bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật. Lãnh tụ Romania Ceauşescu, người mà khi ở Berlin anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới đang lâm nguy, vừa chân ướt chân ráo về đến Bucharest thì bị truy bắt. Với “tư duy mới” của Gorbachëv, tình hình Liên Xô ngày càng trở nên lộn xộn. Trước tình hình ấy, trong nội bộ lãnh đạo ta đã nảy sinh những ý kiến khác biệt trong nhận định về sự kiện Thiên An Môn cũng như về những biến đổi dồn dập tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Nổi lên là ý kiến nhấn mạnh mặt xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, để chống Mỹ và các thế lực đế quốc khác. Chính điều đó đã tạo nên bước ngoặt khá đột ngột trong thái độ của ta đối với Trung Quốc.” [Tài liệu đã dẫn, Chương 9: "Đặng Tiểu Bình tiếp Kayson Phomvihan để nói với Việt Nam"]
“… Lê Đức Anh mở rộng thêm: ‘Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.’” [Tài liệu đã dẫn, Chương 14: "Thành Đô là thành công hay thất bại của ta?"]
Nỗi hoảng hốt trước các sự kiện ở Liên Xô - Đông Âu và tâm lí “mót” bình thường hoá quan hệ Việt-Trung của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ngày ấy - đứng đầu là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh - ngay lập tức đã được giới chức Bắc Kinh bắt mạch, và hành trình đi tìm lại đồng minh Trung Quốc của giới cầm quyền Việt Nam, như đã được nhà ngoại giao cộng sản kì cựu Trần Quang Cơ thuật lại, là một hành trình đầy phản trắc. Sự giáo điều ý thức hệ, nỗi lo sợ bị mất quyền lực toàn trị cộng với sự cả tín / mù quáng chính trị, ảo tưởng về tính chất “xã hội chủ nghĩa” của thể chế chính trị ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà bản chất là chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa vụ lợi đại Hán tộc luôn luôn nhất quán dưới vỏ bọc cộng sản, đã khiến nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lao như những con thiêu thân vào cái bẫy hiểm độc của Bắc Kinh. “Cuộc gặp cấp cao Việt-Trung” ở Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc) tháng Chín năm 1990 đã trở thành cái cột mốc bẽ bàng đầu tiên trên con đường ô nhục bán rẻ chủ quyền và danh dự của tổ quốc, bán rẻ đồng minh quốc tế, bán rẻ sự nghiệp chính trị của chính Đảng Cộng sản Việt Nam và của bản thân giới cầm quyền.
Tháng Sáu năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam nhóm họp Đại hội Toàn quốc lần thứ VII. Tự cảm thấy ngày càng bất lực và bị cô lập trước thế lực của phe nhóm Đỗ Mười - Lê Đức Anh, trước Đại hội Nguyễn Văn Linh đã một mực rút lui khỏi danh sách đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương khoá mới. Sau Đại hội, Đỗ Mười vào vai Tổng Bí thư Đảng, Lê Đức Anh trở thành Uỷ viên Thường trực Bộ Chính trị phụ trách cả ba khối ngành Quốc phòng - An ninh - Ngoại giao đồng thời lên chức Chủ tịch Nước. Từ đây, hành trình bình thường hoá quan hệ Việt-Trung - hành trình đổi kẻ thù thành đồng chí - “như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định.” [Tài liệu đã dẫn, Chương 18]
Tháng Mười Một 1991, Đỗ Mười lên đường đi Hoa Lục trong một lịch trình thăm thú dông dài. Ở Bắc Kinh, mặc dù được tiếp đón không mấy vồn vã, Mười vẫn lao đến ôm hôn Giang Trạch Dân, không một chút tự trọng. Khi những cuộn băng hình ghi lại chuyến đi được phát trên ti-vi Hà Nội, nhiều người đã không khỏi sượng sùng trước cảnh Tổng Bí thư Việt Nam lăn xả vào vòng tay của ngay cả một viên bí thư huyện uỷ của Trung Quốc, đến nỗi một quan chức tháp tùng phải níu tay kéo lại…
Đó là hành xử của những kẻ bất tài và nô lệ. Bất tài nên chỉ biết nệ giáo điều, không có khả năng vượt thoát những tư duy xơ cứng của một ý thức hệ lỗi thời và lầm lạc để tranh thủ một vận hội lớn lao đã từng gõ cửa đất nước và dân tộc. Nô lệ nên phải có chủ để dựa dẫm, để được giúp lựa chọn các quyết định và để được thực thi các mệnh lệnh trong khi hoàn toàn vô ý thức về phẩm giá.
Hãy nói qua một chút về sự xuất hiện của những kẻ bất tài và nô lệ ở địa vị cầm quyền. Trong một tiểu luận, nhà sử học Nga Sergey Kirilov đã nhận định:
“(…) chế độ Xô-viết là chế độ được xây dựng trên nguyên tắc phản-chọn-lọc. Nó không chỉ tiêu diệt những người ưu tú nhất, mà (điều này quan trọng hơn) còn liên tục cất nhắc những kẻ tồi tệ nhất. Quá trình chọn lựa kéo dài hơn một nửa thế kỉ những kẻ xấu xa nhất đã dẫn đến kết quả là không những nhóm lãnh đạo chính trị chóp bu mà cả ở những nấc thang thấp hơn của kim tự tháp quyền lực đều chỉ là những kẻ chẳng ra gì.” [Sergey Kirilov, "Về giới trí thức Nga", bản dịch tiếng Việt của Phạm Minh Ngọc]
Nhận định trên đây hoàn toàn có thể áp dụng cho chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam, một nhà nước toàn trị rập khuôn theo mô hình Xô-viết.
Phép thử phản xạ tự vệ của dân tộc và quốc gia Việt
Cần phải thấy rằng sự trở lại bình thường của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hồi thập niên 1990 là một thắng lợi của Trung Quốc, chứ không phải của Việt Nam. Trước đó, vị thế quốc tế của Trung Quốc đang hết sức khó khăn: trong “vấn đề Cam-pu-chia”, họ đang bị cộng đồng quốc tế cô lập vì đã hậu thuẫn những tội ác diệt chủng của nhóm Pol Pot, và đang đứng trước khả năng bị mất vai trò trong việc giải quyết vấn đề Cam-pu-chia. Việc Liên Xô - Đông Âu tan rã và ban lãnh đạo Việt Nam cuống cuồng cầu thân trở lại với Trung Quốc đã trở thành một cống vật bất ngờ đối với Bắc Kinh. Từ đấy, tiến trình giải quyết vấn đề Cam-pu-chia đã diễn ra theo những điều kiện của Trung Quốc, bởi lẽ sự hoàn tất tiến trình này là giá của món quà “quan hệ bình thường” mà Trung Quốc đã giành được quyền trao cho ban lãnh đạo Việt Nam.
Từ khi quan hệ Việt-Trung được tái bình thường hoá, sau các hiệp định bất bình đẳng về hoạch định biên giới trên bộ và trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam mà nước lớn hơn là kẻ thủ lợi, bauxite Tây Nguyên chỉ là nước ăn quân tiếp theo của tay cờ Bắc Kinh trên bàn cờ thế Trung-Việt mà lợi thế áp đảo luôn luôn nghiêng về Trung Quốc. Nói đúng hơn thì phía Việt Nam đã và luôn luôn chủ động “thí quân” một cách ô nhục. Biểu hiện điển hình nhất là lâu nay, trước những hoạt động của Trung Quốc gặm nhấm và/hoặc hợp pháp hoá sự cưỡng chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa, giới chức Việt Nam tỏ ra buông xuôi rõ rệt, không hề làm gì tích cực hơn những tuyên bố môi mép sáo rỗng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao (đã từ rất lâu rồi người ta không thấy một phản đối nào được đưa ra ở tầm Chính phủ!), trong khi đáng lẽ cần phải mạnh mẽ đầu tư thu thập chứng lí và khởi kiện Trung Quốc ra một toà án quốc tế để ít nhất, quốc tế hoá vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa. Một nỗi nhục khó quên khác là hồi đầu 2005, trước việc một nhóm ngư dân Việt Nam đang hành nghề trên vùng biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá bị hải quân Trung Quốc vô cớ bắn giết, bắt giữ trái phép và vu cáo một cách đê tiện, nhà đương cục Việt Nam đã chỉ ươn hèn câm lặng đồng thời ép buộc các nạn nhân phải câm lặng… Những động thái vừa nêu hoàn toàn tương phản với sự tận tuỵ mẫn cán mà giới chức các cấp đang thể hiện trong việc triển khai và bảo vệ các dự án khai thác bauxite phục vụ cho nhu cầu của Trung Quốc.
Vì sao lại như vậy? Vào lúc này, sau hai thập kỉ kể từ các sự biến Liên Xô - Đông Âu, nỗi lo mất chế độ của giới cầm quyền Việt Nam đang tạm thời giảm tính nguy cấp. Mặt khác, mặc dù đã tự đặt mình vào vị thế hèn đớn để luôn luôn bị Trung Quốc chèn ép, giới chức Việt Nam chưa phải đã không còn gì để mặc cả: đằng sau họ là cả một dân tộc mà hàng nghìn năm nay Trung Quốc chưa khuất phục thành công, là một quốc gia có toạ độ địa chính trị và địa vị quốc tế không đến nỗi tầm thường; ngoài ra, chuyến thăm Việt Nam mới đây của Thượng nghị sĩ Hoa Kì John McCain được biết là đã mang theo những gợi ý có sức nặng nếu được chấp thuận… Trong những điều kiện như vậy, sự nhũn nhượng khó coi của tập đoàn cầm quyền ở Việt Nam trước Trung Quốc chỉ có thể được giải thích bởi một sự thật: ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng tất cả các thuộc cấp gắn bó với nó về lợi ích, đã hoàn toàn bị nước lớn kia mua chuộc. Không còn gì phải nghi ngờ, bauxite Tây Nguyên là một qui hoạch tuyệt đối vô giá trị về kinh tế đối với đất nước, song những kẻ bày ra và theo đuổi qui hoạch này sẽ không bao giờ thua lỗ: họ đã được giới tài phiệt đỏ Trung Hoa bảo đảm quyền lợi.
Hôm mồng 4 tháng Năm, trong các cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội theo thông lệ trù bị cho kì họp Quốc hội sắp tái nhóm, trước đòi hỏi của nhiều cử tri “Quốc hội phải đứng ra giám sát các dự án bauxite”, ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã viện lí: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào qui mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, qui mô mỗi dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đô-la.” Nhớ rằng trước đó, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản mà ông Trọng là thành viên đã huấn thị: “(…) Chính phủ chuẩn bị báo cáo vấn đề này với Ban Chấp hành Trung ương trong kì họp giữa năm 2009 và chỉ đạo việc chuẩn bị báo cáo Quốc hội trong phần báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2009.” Giở lí như trên với các cử tri, có lẽ ông Trọng đã cố tình quên rằng Quốc hội, do chính ông đứng đầu, với tư cách cơ quan lập pháp và “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” trên giấy trắng mực đen của Hiến pháp, là nơi làm ra và có thể thay đổi các qui tắc loại như ông đã viện dẫn. Đến lượt mình, quyền lực của Quốc hội - theo những lí luận mà ông Trọng rành hơn ai hết - có nguồn gốc từ các cử tri đã bầu ra nó. Đấy là chưa kể, vẫn theo Thông báo ngày 24 tháng Tư của Bộ Chính trị, “Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài,” tức là quá đủ để Quốc hội phải để mắt đến mọi dự án [có yếu tố nước ngoài] đang được triển khai trên đó.
Thực ra, người Việt Nam đã thừa thãi kinh nghiệm về hoạt động của các thiết chế nhà nước dưới một chính thể đảng-cộng-sản-trị. Tôi không có lí do nào để lạc quan rằng trong [những] kì họp tới đây, Quốc hội có thể bác được đại qui hoạch bauxite, nếu giả sử Chính phủ Ba Dũng quyết định trình bản qui hoạch ra nghị trường, và giả sử nó làm thất vọng đa số các đại biểu. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chưa từng tích luỹ được một kinh-nghiệm-thành-công nào trong việc phủ quyết những dự án đã thành “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước” (lưu ý rằng ở Việt Nam, “Nhà nước” chỉ là một bí danh của Đảng!): việc [buộc phải] thông qua các đề án sáp nhập địa hành chính Hà Nội - Hà Tây và đề án tái thiết Toà Quốc hội là những kinh-nghiệm-thất-bại gần đây nhất của “cơ quan quyền lực nhà nước tối cao” này.
*
Trên quảng trường Ba Đình, chạy dài suốt một bên khán đài lăng Hồ Chí Minh là câu khẩu hiệu: “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM!” Đây cũng là một trong những câu khẩu hiệu thông dụng nhất, được các diễn giả hô lên khi kết thúc diễn từ vào những ngày lễ trọng của chế độ, và là câu khẩu hiệu phổ biến trên các khán đài hoặc trong những hội trường ở khắp nơi. Về phương diện lịch sử, cảnh tượng này chỉ là sự nhân bản những cảnh quan nghi lễ ở Liên Xô cũ, nơi mà một thời, câu khẩu hiệu đỏ rực “DA ZDRAVSTVUET NASHA VELIKAYA RODINA - SOVETSKIY SOYUZ!” (= “Liên bang Xô-viết - Tổ quốc vĩ đại của chúng ta muôn năm!”) được căng và tung hô trên khắp lãnh thổ rộng mênh mông của “thành trì chủ nghĩa xã hội”.
Trong tiếng Việt, “muôn năm” có nghĩa đen là “một vạn năm”, nghĩa ẩn dụ là “một khoảng thời gian không giới hạn, lâu tuỳ ý”. Còn trong tiếng Nga, “da zdravstvuet” là “[hãy] sống khoẻ / sống sung sướng / sống lâu”. Ấy vậy mà thời gian sống của Liên bang Xô-viết - quốc gia cộng sản đầu tiên và lớn nhất - đã không vượt qua nổi giới hạn một đời người!
Một trong những người thầy Nga của tôi, một nữ giáo sư ngôn ngữ học, khi được tôi hỏi “theo bà, đâu là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự tan rã của Liên Xô?”, đã viết trong thư trả lời tôi như sau:
“Sự suy đồi đạo đức, có lẽ vậy. Y như thời kì cuối của Đế quốc La-mã, nếu anh từng quan tâm đến. Vào thời gian cuối của Liên Xô, xã hội xô-viết giống như một cái thùng sắt tây rỗng tuếch. Quân đội thì vẫn còn một chút nanh vuốt nào đấy, nhưng mọi thứ khác đều đã thành vô dụng và nhạt thếch. Nạn nhũng lạm lây lan như dịch hạch, trở thành nguồn sống và môi trường sống cho mọi người. Trọn một thế hệ đã sinh ra, được dưỡng dục và trưởng thành trong đó. Cuối cùng thì điều không tránh khỏi là chỉ cần một cú chọc bất kể theo hướng nào cũng sẽ khiến cái vỏ rỗng kia bẹp dúm vào trong. Không ai biết chắc sai hỏng bắt đầu từ đâu. Có thể là từ những năm tháng sơ khởi đẫm máu của chế độ: thói độc đoán và lạm dụng bạo lực đã in hằn vào dân chúng tình cảm bất tín và căm ghét chính quyền…”
Ngay từ năm 1970, Andrei Amalrik, một tị dân xô-viết đã tiên đoán - trong một chuyên luận mỏng nhan đề Will the Soviet Union Survive until 1984? (= Liệu Liên Xô có tồn tại được đến năm 1984?, lấy tứ từ tên tác phẩm 1984 của George Orwell) - rằng xã hội toàn trị xô-viết phát triển theo xu thế tích tụ chóng vánh các mâu thuẫn bất khả giải:
“Có một nhân tố mạnh mẽ sẽ cản phá mọi cơ hội cải tổ [xã hội xô-viết] một cách hoà bình, một nhân tố sẽ tác động tiêu cực đến mọi tầm mức của xã hội, đó là việc chế độ tự đặt bản thân nó và xã hội vào một sự cô lập cùng cực. Sự cô lập này không chỉ chia rẽ chế độ với xã hội hay chia rẽ mọi bộ phận của xã hội với nhau, mà còn đặt đất nước vào tình thế bị cô lập tột độ khỏi phần còn lại của thế giới. Sự cô lập này bao trùm lên tất cả: từ đám quan chức danh lưu cho đến những giai tầng thấp nhất của xã hội - một bức tranh siêu thực quái dị về xã hội xô-viết, về vị trí của nó và các bộ phận của nó trong thế giới. Tình trạng này càng kéo dài, sự tan rã bất khả cưỡng sẽ đến càng chóng vánh một khi [chế độ] phải đương đầu với hiện thực.
Bất cứ một nhà nước nào tập trung một cách khiên cưỡng quá nhiều sức lực vào việc kiểm soát các công dân của nó về cả thể xác lẫn tinh thần sẽ không thể tồn tại lâu dài.” [Andrei Amalrik, Will the Soviet Union Survive until 1984?, Harper & Row 1970]
Khi tôi đưa cho một đồng nghiệp xem những trích đoạn này, anh đã phát biểu không một chút do dự: “Ở Việt Nam điều này không còn là tiên tri nữa, mà là thực tế: chế độ cộng sản đang vô cùng cô độc. Việc nó ngã vào vòng tay Trung Quốc là hậu quả tất yếu của sự cô độc đó.” Tôi xin thêm vào nhận xét của anh: đất nước cũng đang bị cách li với thế giới bởi hàng loạt tiêu chí giá trị, nổi cộm là các giá trị đạo đức. Bản Thông cáo Báo chí của Bộ Công thương hôm 27 tháng Tư, từ góc nhìn khái quát, chỉ là một trong những biểu hiện cụ thể của sự suy đồi đạo đức.
Trong tiểu luận của mình, Amalrik đưa ra dự báo rằng chế độ xô-viết sẽ sụp đổ vào thập niên 1980 (!). Tiếc rằng ông đã tử nạn vào ngày 12 tháng Mười Một năm 1980, trong một tai nạn giao thông được cho là do KGB thu xếp, để không thể chứng kiến những sự kiện lịch sử chấn động mà ông từng tiên liệu, diễn ra chỉ mười năm sau đó.
Vậy cỗ máy Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - đang ở tuổi thứ 64 và hội đầy đủ các “tố chất” chết chóc của mồ ma Xô-viết mà những người Nga có lương tri đã thấu giải - sẽ dời chỗ vào kho đồ cũ của lịch sử trong bao lâu nữa?
Tôi e rằng so với Liên Xô cũ, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn nguy khốn hơn nhiều. Liên Xô đã sụp đổ chỉ như một thiết chế nhà nước, còn các bản thể quốc gia - dân tộc của thiết chế này - Liên bang Nga và những nền độc lập mới tách ra từ nó - vẫn nguyên vẹn, trong đó nước Nga từ nhiều thế kỉ nay đã vươn lên thành một sức mạnh toàn cầu. Việt Nam, trái lại, trong 150 năm qua hết là thuộc địa lại bị chia cắt bởi các trung tâm quyền lực quốc tế. Ba mươi tư năm sau thời khắc loé sáng 1975 - hãy cứ cho là như vậy -, quốc gia nghìn năm sử của người Việt chẳng những vẫn chưa được thái an, mà còn đang đứng trước hoạ bị tận diệt. Đây không hề là sự kích động.
Bauxite Tây Nguyên hoàn toàn có thể là điểm khởi đầu cho một sự tan rã, không chỉ ở mức thể chế chính trị mà ở tầm quốc gia - dân tộc.
Hoặc nó đang là phép thử đối với phản xạ tự vệ của dân tộc và quốc gia Việt.
Văn Hóa
Nhớ Lời Mẹ Ru
Vọng Sinh
15:26 09/05/2009
Nhớ Lời Mẹ Ru
- Mẹ ơi! Mẹ ở mãi nơi xa
- Bên kia bờ rộng biển bao la
- Dạt dào...dạt dào...lời thì thào của sóng
- Ngọt ngào...ngọt ngào...như tiếng Mẹ ru ca !
- Ầu ơ...! Ầu ơ...! Ấy lời ca...
- Con ơi con ngủ cho ngoan à...!
- Lời ru Mẹ hát sao êm qúa !
- Đưa con vào tận giấc nồng xa
- Trong mơ con thấy Mẹ hiện ra
- Mẹ là Tiên Mẫu đẹp kiêu sa.
- Bàn tay từ ái ôm con mãi
- Hôn một hơi dài... mái tóc thơ ngây...
- Con sung sướng ôm chặt vòng tay
- Bàn tay Mẹ mãi êm đềm thay
- Luôn bao bọc chở che con đấy
- Dắt con đi qua tuổi mộng tháng ngày.
- Hồi tưởng lại những ngày thơ mộng ấy
- Chợt nghe như mặn ứ môi cay
- Mẹ nay đã qúa tám mươi mấy...!
- Đâu còn hơi ầu ơ nữa đây !
- Bàn tay Mẹ bao dịu êm thuở ấy
- Nay nhăn nheo gầy guộc tuổi đầy
- Tay Mẹ rung...rung từng phút giây đấy !
- Mẹ làm sao vuốt tóc con nữa đây...?
- Con muốn về ngay bên Mẹ chiều nay
- Ôm lấy Mẹ...từng hơi thở không đầy
- Níu kéo lại... cánh tay gầy run rẩy...
- Cho một ngày...còn có Mẹ. ..trong tay.
Vọng-Sinh: Nhớ Mẹ gìa ở mãi chốn quê xa.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giống Mẹ - Just Like Mommy!
Nguyễn Đức Cung
06:09 09/05/2009
GIỐNG ME - Just Like Mommy!
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Dậy con tập nói tập cười
Tập đi tập đứng, dậy đời gian nan.
Mong con đời mãi bình an
Hôm nay Ngày Mẹ, muôn vàn bâng khuâng.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền