Ngày 09-05-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:11 09/05/2018
69. HẾT SỨC TẺ NHẠT

Giữa năm Chánh Thống, có một thị lang (phó quan ở lục bộ) và một đô ngự sứ (quan giám sát) cùng nhau uống rượu, lúc ấy thấy một con chó chạy lui chạy tới quanh bàn ăn, tên đầy tớ luôn miệng chửi nó.
Thị lang nói:
- “Đừng chửi, nó (ý nói là quan giám sát) đi tuần giữ an ninh ở đây.”
Quan ngự sứ trả lời:
- “Ngài nhìn coi nó là chó hay là lang sói (ý nói là thị lang).”
(Tân thoại chích tuý)

Suy tư 69:
Đúng là tẻ nhạt thật nếu cứ ngồi uống rượu và tìm cách “chơi xỏ” nhau như thế.
Không gì tẻ nhạt cho bằng cứ lấy hết chuyện này của anh của em, móc chuyện kia của người khác để nói xấu lẫn nhau. Cuộc sống của con người còn có cái to lớn hơn để làm, đó là tìm những người đau buồn để an ủi, tìm những trẻ em bất hạnh không được tới trường để giúp đỡ, tìm những người nghèo khổ để chia sẻ với họ những cái mình có...
Đó là những việc nên làm mà không sợ cuộc sống tẻ nhạt, không sợ buồn chán.
Có những bà giàu có tiền bạc không biết để đâu cho hết, ăn không ngồi rồi thì cảm thấy tẻ nhạt nên sinh chuyện bài bạc, ngồi không nói xấu người khác, và có khi ngồi so sánh chồng mình với chồng bạn bè, để rồi một lúc nào đó đòi “ăn chả ăn nem.”
Thiên Chúa tạo dựng nên một vũ trụ rất đẹp và sinh động chứ không phải tẻ nhạt, nhưng cái làm cho con người ra tẻ nhạt chính là không nhận biết Thiên Chúa đang ở trong vũ trụ; cái mà làm cho con người ra tẻ nhạt buồn chán chính là con người quá thoả mãn trong cuộc sống hưởng thụ của mình, mà không nhìn đến những người khác đang chờ đợi mình thay mặt Chúa giúp đỡ cho họ.
Cứ thử đưa tay ra nắm lấy tay người nghèo, bạn sẽ thấy đời không tẻ nhạt và buồn chán như bạn tưởng, trái lại bạn sẽ thấy đời sao đẹp thế !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:13 09/05/2018

18. Bước đầu của thánh đức là: luôn nghĩ mình là một người cuối hết nên ở dưới mọi người.

(Thánh Teresa of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Thăng Thiên B
Lm. Jude Siciliano, OP
23:17 09/05/2018
TDCV 1: 1-11;; Tvịnh 46; Êphêsô 1: 17-23;(Ep 4: 1-13); Máccô 16: 15-20

Sách Công Vụ Tông Đồ bắt đầu với sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh và bảo các Tông Đồ chờ đợi. Tôi tự hỏi liệu các người hoạt động trong cộng đòan tiên khởi đó có nóng lòng với lời loan báo Đức Kito phục sinh. Chúng ta thấy rằng họ đã sẵn sàng để ra đi thực hiện lời Chúa truyền - và họ sẽ hiểu sai mục đích của công việc. Qua nội dung câu hỏi của họ với Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy sẽ khôi phục vương quốc Israel?" Tất nhiên, họ chỉ nghĩ là một vương quốc hoàn toàn trần thế với hệ thống chính trị và quân sự thống trị của Israel. Không, họ sẽ phải chờ đợi nhận phép rữa trong Chúa Thánh Thần, nhờ đó họ sẽ biết làm thế nào và ở đâu để làm chứng nhân cho Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu muốn các môn đệ thoát khỏi tầm nhìn thiển cận của họ, những y kiến đời thường và khuynh hướng hiểu sai ý nghĩa cuộc sống của Ngài. Điều Chúa muốn là họ sẽ làm nhân chứng cho Ngài vượt qua biên giới của Israel. Ngài nói, "Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, khắp vùng Giudê và Samaria cho đến đến tận cùng trái đất". Vì thế họ cần được giúp đỡ, để làm được tất cả việc đó, nên họ phải chờ đợi Thiên Chúa tuôn đổ hồng ân xuống cho họ.

Chúng ta không giỏi chờ đợi. Chúng ta sẽ mệt mỏi, chán nản nếu không gặt hái được thành quả nhanh chóng. Như chờ đợi đèn tín hiệu xanhtrên đường giao thông, chờ con đi khiêu vũ về, cùng với cha mẹ già chờ bác sĩ khám bệnh, v.v... Những ngày này chúng ta đặc biệt thất vọng và mệt mỏi chờ đợi hòa bình sẽ có được ở Iraq, Afghanistan, Trung Đông và vô số nơi xung đột trong thế giới của chúng ta. Sự chờ đợi làm chúng ta thất vọng. Tại sao chờ đợi quá bực mình? Bởi ý nghỉ là có người khác hoặc một quyền lực khác đang điều khiển mọi sự. Và ngoài tầm kiểm soát và chịu các lực lượng khác nhắc chúng ta về sự hữu hạn và yếu thế của chúng ta.

Chúa Giêsu bảo các môn đệ hãy "chờ đợi điều Đức Chúa Cha đã hứa". Họ không thể ra đi loan báo tin mừng về sự Phục Sinh của Ngài. Họ là một cộng đòan nhỏ, luôn sợ hãi không có sức tự lực. Như Tin Mừng cho thấy, các ông thường hiểu lầm những điều Chúa Giê-su nói và sai đi. Hơn nữa, họ lại bỏ trốn khi mọi việc trở nên khó khăn. Vì thế các ông sẽ bị lạc hướng, và có thể làm những việc không xuất phát từ Chúa Giêsu. Chúng ta có phải là những Kitô hữu đã từng phạm một số sai lầm khá lớn về tin mừng và phương cách của Chúa dạy? Trong lịch sử của chúng ta có những câu chuyện phát triển Kitô giáo bằng cách rửa tội cưỡng bức và bằng cách chà đạp trên phẩm giá và văn hóa của toàn bộ nền văn minh bản xứ. Chúng ta cũng có những người hèn nhát khi tuyên xưng đức tin giống như các môn đệ nguyên thủy.

Vì vậy, các môn đệ và chúng ta phải "tự kiềm chế", tự kiểm bản thân và chờ đợi lời Chúa được thực hiện. Hơn nữa, việc thực hiện sẽ đến theo thánh ý của Đức Chúa, chứ không theo ý của chính chúng ta. Có phải chúng ta là người thích hoạt động phải không? Chúng ta có các dự án và kế hoạch của mình để thực hiện, chúng ta muốn tiếp tục với hình thức. Ngay cả khi kế hoạch và ý định của chúng ta là cao quý và phục vụ một mục đích tốt, chúng ta nghỉ Đức Chúa sẽ quan tâm? Chúng ta có biết được không? Chúng ta đã hỏi? Chúng ta chờ đợi một câu trả lời, một số gợi ý? Có lẽ chúng ta phải "nhanh lên và chờ đợi." "Đừng làm cho có!" Rồi chờ đợi Chúa Thánh Linh thành toàn là một sự đảo ngược với sự thích hoạt động của chúng ta.

Ngay cả khi Chúa Kitô nói chuyện với các môn đồ về sứ mệnh của họ là rao giảng tới “tận cùng trái đất”, thánh sử Luca muốn nói rõ rằng chúng ta không nên quên những gì đã xảy ra ở Giê-ru-sa-lem. Chúng ta nhớ lại câu chuyện trên đường Emmaus và những hy vọng và thất vọng của hai môn đệ nói với người lạ mặt: “Phần chúng tôi, Chúng tôi đã hy vọng". Những gì họ hy vọng là ý tưởng vinh quang trong chiến thắng và thành công của Chúa Giêsu - và bản thân họ. Nhưng Chúa Giêsu phải nhắc nhở họ, bằng cách giải thích kinh thánh "bắt đầu từ ông Môi-se và tất cả các tiên tri," sự đau khổ đó là một phần của cuộc đời và sứ vụ của Ngài. Ở đây, trong sách Tông Đồ Công vụ ngày hôm nay, Thánh Luca nhắc nhở chúng ta một lần nữa về sứ vụ của Chúa Giêsu và sự đau khổ có liên hệ với nhau. Nên Ngài "đã minh chứng các vết tích trên thân thể Ngài lúc chịu thương khó" khi sống lại. Ngài mời gọi các môn đệ, không thể tránh khỏi sự thương khổ khi ra đi làm chứng và rao gỉảng tin mừng. Ngay cả có sự hiện diện của Chúa Phục Sinh tại đó, các ông không tránh khỏi thực tại của đau khổ. Vì vậy, đối với các môn đệ là những người sẽ phải sống để loan báo Tin Mừng, sự đau khổ sẽ là hiện thực mà họ sẽ nhận lãnh; cũng như chúng ta; là giá phải trả cho niềm tin và sứ vụ của mình.

Chúng ta cần phải chờ đợi ơn Chúa Thánh Linh, Đấng sẽ gìn giữ chúng ta khi gặp đau khổ trên hành trình rao giảng. Chúng ta sẽ là nhân chứng cho Chúa Giêsu qua đời sống trung thực của chúng ta và sự dấn thân tiến bước theo đường lối của Ngài. Nếu chúng ta trung tín với Thần khí của Ngài dạy chúng ta tại nơi làm việc, trong gia đình, trong trường học và trong đấu trường chính trị, v.v..., sẽ có đau khổ. Hoặc, có thể tệ hơn, là chúng ta sẽ bị bỏ rơi, được coi như là người không thực tế và bị bác bỏ như những nhà lý tưởng hảo huyền. Chúng ta sẽ cần ân sũng của Chúa Thánh Linh và chờ đợi sự tác động của Ngài.

Nhà thuyết giảng Thomas Troeger, của giáo hội Presbyterian, trong một bài giảng vào Ngày lễ Thăng Thiên, ông nhắc lại sự thất vọng của các môn đệ trong giáo hội tiên khởi trong lúc chờ đợi thực hiện triều đại của Thiên Chúa. Ông nói chúng ta vậy. Sau khi đã dâng hiến cuộc sống của chúng ta cho Chúa Giê Su Kitô, chúng ta không thấy chiến thắng nào cả, mà là một hỗn hợp của chiến thắng và thất bại. Vậy có gì thay đổi đâu? Đức tin của chúng ta có gì khác biệt? Ông Troeger tự hỏi: "Khi nào mọi sự sẽ kết hợp với nhau nên trọn vẹn và bền vững?". Và sau đó Ông trích dẫn lời của thi hào Yeats để mô tả thế giới của chúng ta như sau:

Mọi thứ sụp đổ; chủ tâm không bền chắc;
Tình trạng hỗn loạn luôn xảy ra trên thế giới,
Thủy triều máu loan đi khắp nơi
Sự ngây thơ trong sáng bị chìm đắm;
Lòng tin bị biến mất, đam mê dục vọng tràn đầy. (trích từ, "Ngài lại đến")

Chúng ta đang mệt mỏi vì chờ đợi. Cùng với thi hào Yeats, chúng ta nói lên sự khao khát của mình, "Chắc chắn sự mặc khải sẽ thể hiện; và sự trở lại lần thứ hai sẽ đến". Đó là một lời than vãn, một lời cầu nguyện xin ơn giúp đỡ. Chúng ta cần sự giúp đỡ mà chúng tôi không thể tự lo được. Troeger mời chúng ta nghe lại một lần nữa những gì Giáo Hội tiên khởi cảm nhận trong nỗi đau khổ và lo âu, "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn mà Đức Chúa Cha đã thiết lập". Thật là khó cho chúng ta khi nghe những đó trong lúc này; bao quanh chúng ta là những sự kiện mà chúng ta nghe thấy trên tin tức buổi tối - hình ảnh và âm thanh của hàng chục ngàn người tị nạn di tản bởi chiến tranh và khủng bố. Theo Troeger nhắc nhở, những gì chúng ta có là tin rằng Chúa Kitô ngự giữa chúng ta và sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến giúp chúng ta cách sống. Chúng ta không thể ép buộc Chúa Thánh Linh, vì đó là một hồng ân của Ngài đến với chúng ta. Và đòi buộc phải chờ đợi.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


HE ASCENSION OF THE LORD (B)
Acts 1: 1-11; Psalm 47; Ephesians 1: 17-23 (Eph 4: 1-13); Mark 16:15-20


The Acts of the Apostles starts with an injunction by the risen Christ to wait. I wonder if the activists in that early community weren’t frustrated by his directive. You can see that they were ready to get on with things – and they would have gotten it all wrong. It’s their question that reveals their mis-direction, "Lord are you at this time going to restore the kingdom of Israel?" Of course, they mean a purely external, politically and militarily dominant kingdom of Israel. No, they will have to wait for the baptism with the Holy Spirit, then they will know how and where to be Jesus’ witnesses.

He wants them to break free of their limited view, their biases and tendency to misinterpret the meaning of his life. What he also wants is that they witness to him far beyond the boundaries of Israel. They will, he says, have to be, "my witnessers in Jerusalem, throughout Judea and Samaria and to the ends of the earth." For all this they will need help, so they must acknowledge their dependence on God and wait for God’s pleasure to pour that help out on them.

We are not good at waiting. We tire out if we do not get quick results. Waiting on lines, for lights, for our children to come home from the dance, with our aging parents at the doctor’s office, etc. These days we are particularly frustrated and tired of waiting for peace to break out in Iraq, Afghanistan, the Middle East and innumerable places of conflict in our world. Waiting is not what we do well. Why is waiting so frustrating? Because it means someone else or some other power is in charge, not us. And being out of control and subject to other forces reminds us of our finiteness, and vulnerability.

Jesus tells the disciples to "wait for the promise of the Father." They cannot go off spreading the news of his resurrection yet. They are a small, fearful community that has no power on its own. As the Gospels showed, they have a tendency to get Jesus’ message all wrong. What’s more, they flee when things get tough. On their own they will be misguided, perhaps engage in ways that are not of Jesus. Haven’t we Christians made some pretty big mistakes about his message and ways? In our history are tales of promoting our religion by forced baptisms and by trampling over the dignity and cultures of whole civilizations. We also have, like the original disciples, been cowardly when courage was required.

So the disciples and we must "hold our horses," restrain ourselves and wait for God’s promise to be fulfilled. What’s more, the fulfillment will come at God’s timing, not our own. We are action-oriented aren’t we? We have our projects and plans, we want to get on with things. Even when our plans and intentions are noble and serve a good purpose, how does God figure into them? Do we know? Have we asked? Do we wait for an answer, some direction? Maybe we have to "hurry up and wait." "Don’t just do something, stand there!" Waiting on the Spirit is a reversal of our usual mode of operating.

Even as Christ talks to the disciples about their mission to the "ends of the earth," Luke is making sure that we do not forget what had happened in Jerusalem. We recall the Emmaus story and the failed and frustrated hopes of the disciples on the road. "We had hoped," they tell the Stranger. What they had hoped for was their version of triumph and success for Jesus —and themselves. But Jesus had to remind them, by interpreting the scriptures "beginning with Moses and all the prophets," that suffering was to be part of his life and mission. Here, in today’s section of Acts, Luke reminds us again of that link between Jesus’ mission and suffering, when he says that Christ "presented himself alive to them by many proofs AFTER he had suffered." Jesus and now the disciples, cannot escape the suffering that comes with fidelity to the message. Even in the presence of the risen Lord they are not far from the reality of suffering . So, for the disciples who will have to live out and proclaim the Good News, suffering will be the price they and we pay for our belief and for the mission.

We need to wait for the gift of the Spirit who sustains us when the going gets rough. We will be witnesses to Jesus by the integrity of our lives and the commitment to his ways. If we are faithful to what his Spirit teaches us at work, and with our families, in school and in the political arena, etc., there will be suffering. Or, maybe worse, we will just be ignored, discounted as unrealistic and dismissed as impossible idealists. We will need the gift of the Spirit and the wait is worth it.

Thomas Troeger, the Presbyterian preacher and homiletician, in a sermon preached on Ascension Day, recalls the frustration of the disciples and the early church in their waiting and longing for the fulfillment of the reign of God. He says we too know that frustration. After having given our lives over to Jesus Christ, we experience not triumph, but a mixture of triumph and defeat. Has anything really changed? What difference does our faith make? "When will things come together in some whole and enduring pattern?" he wonders. And then Troeger quotes Yeats’ lines to describe our world:

Things fall apart; the center cannot hold;
Mere anarchy is loosed upon the world,
the blood dimmed tide is loosed, and everywhere
the ceremony of innocence is drowned;
the best lack all conviction, while the worst
are full of passionate intensity. (from, "The Second Coming")

We are wearied by our waiting. With Yeats we voice our longing, "Surely some revelation is at hand; Surely the Second Coming is at hand." It’s a lament, a prayer of need and dependence. We need help that we cannot provide for ourselves. Troeger invites us to hear again what the early church heard in its anguish and yearning, "It is not for you to know the times or seasons that the Father has established by [God’s] own authority." How difficult it is for us to hear these words surrounded, as we are, by the kind of events we see and hear on the evening news-- pictures and sounds of tens of thousands of refugees displaced by war and terrorism. What we have, Troeger reminds us, is the belief that Christ reigns and will send the Holy Spirit to help us live as we must. We cannot force the hand of this Spirit, it is a gift constantly coming upon us. And one that still requires waiting.
 
Chúa Nhật VII Phục Sinh – B
Lm. Jude Siciliano, OP
23:24 09/05/2018
TĐCV 1: 15-17, 20a, 20c-26; T.vịnh 46; 1 Gioan 4: 11-16; Gioan 17: 11b-19

Tôi đã đến một giáo xứ đang mừng lễ kỷ niệm 60 năm thành lập. Các giáo dân thường sống ở đó, nhưng cũng có những người đã dọn đi nơi khác, và họ trở về mừng lễ của giáo xứ. Một số giáo dân cũ đã ở trong giáo xứ kể từ ngày mới thành lập! Nhưng có những người khác là những người mới đến từ những nơi khác trong nước và từ khắp nơi trên thế giới. Sự đa dạng như vậy lúc ban đầu đã dậy nên những ý kiến khác biệt giữa một số giáo dân, nhưng bây giờ tất cả đã có "nhiệt huyết" cùng nhau mừng lễ giáo xứ của họ.

Cộng đòan đã cùng nhau cầu nguyện và được nuôi dưỡng trong đức tin với nhau qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của họ - phép rữa tội, hôn phối, mừng sinh nhật hay các kỷ niệm và tang lễ. Họ đã có sức mạnh vượt qua những lúc bị căng thẳng, khi họ cùng với con cháu cầu nguyện cho cuộc sống của họ. Các vấn đề nan giải của thế giới rộng lớn cũng thường được nhắc đến qua các bài giảng và lời cầu nguyện như: những nạn nhân lũ lụt vừa qua, những người di cư tị nạn, những người nghiện ma túy, những người đau ốm, người hấp hối, những quân nhân tại ngũ v.v... Giáo dân có thể nói rằng "Chúng tôi cảm thấy ở đây như một nhà".

Nhà thờ giáo xứ thường cho chúng ta một cộng đòan để cùng chia xẻ cho nhau những niềm vui, cũng như an ủi chúng ta khi cần. Chúng ta sống với nhau như một đại gia đình không có quan hệ huyết thống, màu da, ngôn ngữ hay nguồn gốc xuất thân. Ở đây, vào những thời điểm đặc biệt, và ngay cả những lúc bình thường, chúng ta cảm thấy như chúng ta được sống trong mầu nhiệm hiệp nhất của Thiên Chúa.

Có điều khác nữa là: Trong khi chúng ta được vững lòng và được an ủi trong cộng đòan phụng vụ của chúng ta và được ơn trợ giúp để chiến đấu với cuộc sống “đời thường". Dù vậy, giáo xứ cũng là nơi mà chúng ta dễ bị gặp khó khăn và không thoải mái - nếu phúc âm là trọng tâm của lời rao giảng và sức sống phụng vụ của chúng ta.

Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ là những người mà Ngài gởi lại thế gian trước khi Ngài đi về cùng Chúa Cha. Ngài cũng cầu nguyện cho cả chúng ta nữa: "Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ". Trong khi Lời của Thiên Chúa là ân sũng của Chúa Kitô ban cho chúng ta, có thể bảo an cho chúng ta, Lời đó cũng có thể khiến chúng ta khó chịu, vì nó đặt vấn nạn cho cuộc sống của chúng ta, nêu lên giá trị của chúng ta và thách thức chúng ta đối xử với nhau như thế nào. Chúng ta không tránh khỏi được điều đó! Ở đây, trong lúc chúng ta họp nhau hằng tuần để lắng nghe lời của Chúa Kitô, chúng ta nhận thức được rằng chúng ta chưa xứng đáng trở nên là môn đệ Chúa Giêsu vì chúng ta: chưa biết tha thứ, yêu thương nhau thật.

Lời của Thiên Chúa gây nên sự biến chuyển trong tâm hồn chúng ta, bởi vì lời đó chia sẻ một thị kiến xa vời với sinh hoạt của thế giới thực tại của chúng ta. Khi chúng ta lắng nghe kinh thánh và lời giảng mỗi tuần, chúng ta cảm nhận được một viễn cảnh mà trong đó: Mọi người đều được đối xử bình đẳng; không ai bị bỏ rơi và người ngoài cuộc được đón chào niềm nở; người thấp cổ bé miệng được tôn trọng; phụ nữ được bình đẵng; tình yêu và sự cảm thông được trao cho những người ngoại cuộc và lưu cư và chúng ta nghe thấy một giọng nói thay cho những người vô vọng. Chúa Giêsu loan báo một triều đại như thị kiến của Thiên Chúa cho chúng ta. Khi chúng ta tụ họp với nhau để cầu nguyện cho "Nước Cha trị đến". Nói cách khác, "Hãy để nơi này như Thiên Chúa muốn". Và "Hãy để chúng con trở thành một thành phần để thực hiện thị kiến của Thiên Chúa".

Hôm nay Chúa Giêsu cầu nguyện: "Con đã truyền ban cho họ lời của Cha". Họ không thuộc về Thế gian là để chỉ chúng ta có thể "lên thiên đường" trong đời sau, nhưng ngôn từ mà Ngài ban cho chúng ta bây giờ, trong cuộc sống này. Là ngôn từ của sức mạnh và sự hoàn hảo mà chúng ta cần có. Đây cũng là một ngôn từ của sự khó khăn, để soi mở chúng ta tiến tới những gì chưa thực hiện được trong thế giới của chúng ta và cần sự quan tâm của chúng ta.

Chúa Giêsu cầu nguyện với Đức Chúa Cha về chúng ta: "Con đã ban cho họ lời của Cha và thế gian ghét họ, bởi vì họ không thuộc về thế gian này cũng như con đây không thuộc về thế gian". Chúa Giêsu lặp lại một lần nữa, "Họ không thuộc về thế gian này cũng như con đây không thuộc về thế gian" Có phải thế gian không phải là nơi tốt đẹp mà Thiên Chúa đã tạo dựng chăng. Đã có sai lầm gì trong thế gian? Hay đó chỉ là phản ánh sự chăm sóc và yêu thương của Đấng Tạo Hóa?

Đó không phải là thế gian mà Chúa Giêsu đang nói đến. "Thế gian" trong phúc âm của Thánh Gioan có ý nghĩa đặc biệt. Ông không nói về những con người trần mà Thiên Chúa đã dựng nên, cũng không phải nói đến thiên nhiên mà Thiên Chúa cho là “tốt đẹp” trong sách Sáng thế Ký. Chúa Giêsu có ý riêng nói về "thế giam" trong tâm trí của con người: đó là thế gian từ chối các giá trị của lời Chúa Giêsu dạy; những người áp bức, hành hạ, ruồng bỏ người nghèo, lợi dụng sự yếu đuối của người khác, hiếp đáp người vô tội và không tôn trọng quyền lợi của người khác. Nói cách khác, đó là thế gian đã dày xéo Chúa Giêsu và cố gắng xóa tin mừng của Ngài đưa đến.

Đó là thế gian mà các môn đệ của Chúa Giêsu phải ở lại sau khi Ngài về với Chúa Cha. Đó là nơi chúng ta phải sống thật như Chúa Giêsu đã sống, một thế gian cố gắng vượt qua chúng ta và vượt qua những gì chúng ta tin. Nó có sức mạnh to lớn và quyết tâm đè bẹp chúng ta. Tự chúng ta không thể nào chống lại được. Nhưng chúng ta không cô độc, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho chúng ta và đã ban cho chúng ta Thần khí của Ngài, để thúc đẩy và cứu giúp chúng ta để có thể đối mặt với thế gian chối bỏ Ngài.

Chúa Giêsu cũng ban cho chúng ta sự hiện diện của Ngài trong Lời loan báo về Mình và Máu thánh của Ngài, trong bí tích Thánh Thể, để an ủi và củng cố chúng ta, nhằm giúp thực hiện những công việc Ngài đã trao ban. Trong một thế giới từ chối sự tốt lành, sự công chính và tình yêu thương. Bí tích Thánh Thể cũng là "lương thực bức xúc". Vì Thánh Thể thúc đẩy chúng ta, không được hài lòng về thế gian của chúng ta. Nhưng chúng ta cứ hãy bắt tay vào làm dù chỉ là những việc bé mọn hay đôi khi lớn, để thay đổi mọi sự... theo đường lối mà Thiên Chúa muốn cho trần gian.


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



7th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 1: 15-17, 20a, 20c-26; Psalm 47; 1 John 4: 11-16; John 17: 11b-19

I was at a parish recently that was celebrating its 60th anniversary. The regular parishioners were there, but also those who had moved away, and came back for the festival. Some of the regulars, the "old timers," were in the parish since its beginning! Others were recent arrivals from other places in the country and from around the world. Such diversity had initially stirred resentment among some of the parishioners, but now they celebrated the "new blood" in their parish.

The community had prayed and been nourished together in their faith at various stages of their lives – baptisms, weddings, anniversaries and funerals. They had found strength when they were under stress, when they prayed for themselves, their children and grandchildren. The wider world’s problems were also frequently mentioned in the homilies and prayers – recent flood victims, fleeing refugees, those addicted to opioids, the sick and dying, members who were in the military, etc. The parishioners could say, "We feel right at home here."

Our parish church has often provided us with a community to celebrate our joys, as well as offer us solace and comfort when we needed it. It has introduced us to a big family that has nothing to do with blood lines, skin color, language, or place of origin. Here, at very special moments, and even ordinary ones, we felt we could almost touch the mystery of God.

There is something else: While we have been strengthened and comforted in our worshiping community and enabled to return to face our lives "out there," still, it should also have been a place where we were made restless and uncomfortable – if the gospel was the focus of preaching and our worship.

In today’s gospel, Jesus is praying for his disciples, whom he is about to leave behind. He is praying for us as well. "I gave them your word, and the world hated them." While the Word of God, Christ’s gift to us, can reassure us and give us comfort, it also should make us uncomfortable, for it questions our lives, probes our values and challenges how we treat one another. No escape here! In this place, as we gather week after week and listen to Christ’s words, we are made aware that we are not yet fully the disciples Jesus calls us to be: not yet, forgiving, compassionate, loving and just.

God’s Word should stir up a discomfit and restlessness in us, because it shares a vision that is far from fulfilled in our world. As we listen to the scriptures proclaimed to us each week, we hear a vision in which: all people are treated equally; the forgotten and outsiders are welcomed and valued; respect is shown the least; women are considered equals; love and comfort is given to the castoffs and exiles and we hear a voice speaking on behalf of the voiceless. Jesus’ proclaims a reign that reflects God’s vision for us. When we gather we pray, "Thy kingdom come." In other words, "Let it be here as you want it to be." And, "Let us be part of fulfilling your vision."

Jesus prays today: "I have given them your word." It is not just so we can "get to heaven" in the next life, but the word he gives us is for now, in this life. It is a word of strength and comfort, if we need it. It is also a word of discomfort, to open our eyes to what is not yet in our world and needs our attention.

Jesus prays to his Father about us: "I gave them your word and the world hated them, because they do not belong to the world any more than I belong to the world." He repeats himself, "They do not belong to the world any more than I belong to the world." Why, what’s wrong with the world? Isn’t it a lovely place, created by God that reflects the care and love of the Creator?

That’s not the world Jesus is speaking about. The "world" in St. John’s gospel has special meaning. He is not speaking of the people God has created, nor the natural world God declared "good" in Genesis. Jesus has a specific "world" in mind: it is the world that rejects Jesus’ values; those who oppress, torture, ignore the poor, take advantage of the frail, violate innocence and deprive people of their rights. In other words, it is the world that crushed Jesus and attempted to wipe out his message.

That’s the world Jesus was leaving his disciples in. It is where we have to live his truth, that strives to overcome us and what we believe. It has great power and is determined to harm us. On our own, we don’t stand a chance. But we are not on our own, he has prayed for us and has given us his Spirit, to fire us up and enable us to face the world that rejects him.

Jesus also gives us his presence in the Word proclaimed and his body and blood, at this celebration, to comfort and strengthen us for the task he has commissioned us. In a world that rejects goodness, justice and love, the Eucharist is also the "food of discontent." The Eucharist stirs us up, not to be satisfied with our world as it is, but to do something small and sometimes large, to change the way things are... to the way God wants them to be.



 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại buổi tiếp kiến chung: Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ con cái của Người.
Giuse Thẩm Nguyễn
13:29 09/05/2018
(Vatican News) Trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hàng tuần, ngày 9 tháng Năm, một ngày thiếu nắng nhiều mây phủ kín Quảng Trường Thánh Phê-rô, nơi đông đảo các khách hành hương tập trung về, ĐGH Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Bí Tích Rửa Tội. Ngài nói rằng Bí Tích Rửa Tội cho chúng ta dìm mình vào trong mầu nhiệm sự chết của Chúa Kitô và sống lại một đời sống mới.

ĐGH Phanxicô đã nói với khách hành hương rằng “Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ con cái của Người. Thiên Chúa yêu chúng ta rất nhiều – giống như một người cha – và không bao giờ bỏ chúng ta một mình.”

ĐGH giải thích rằng mối liên hệ ấy là hiển nhiên và nhờ vào nghi thức Rửa Tội nó được niêm phong bằng một dấu ấn không thể phai nhòa trong linh hồn: “một dấu ấn thần linh không thể xóa nhòa dù cho bất cứ tội lỗi như thế nào.”

ĐGH nhắc lại rằng dấu ấn của Phép Rửa Tội không bao giờ mất nơi tâm hồn “dù rằng người ấy có là tội phạm giết người, tội phạm áp bức bất công,” thì dấu ấn ấy cũng không thể xóa bỏ. Nhưng ngài cảnh báo rằng “tội lỗi ngăn cản Bí Tích Rửa Tội sinh hoa kết trái ơn cứu rỗi.”

Sống một đời theo Chúa Giê-su.

ĐGH nói rằng ngay cả khi một người “không còn biết tội là gì” liều mình phạm những tội trọng và “chống lại Thiên Chúa” thì người ấy vẫn là con của Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ con của Người.

Tuy nhiên, là chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô, chúng ta phải dứt khoát tránh xa tội lỗi và sống theo gương Chúa Kitô bằng đời sống chứng nhân đức tin và tình yêu của chúng ta.

Sau khi chúng ta đã được tái sinh nhờ nước của Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được sức dầu thánh với ơn thiêng của Chúa Thánh Thần, như một dấu chỉ cùng chia sẻ ngôi vị tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa và chúng ta là thành viên của đoàn dân Thánh Chúa, được mời gọi để bắt chước Người trong yêu thương phục vụ anh chị em của chúng ta.

Bí Tích Rửa Tội mở cánh cửa vào một cuộc sống phục sinh.

Qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta cùng được chôn cất với Chúa Giê-su trong sự chết của Ngài để “như Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết thế nào thì chúng ta cũng được bước đi trong đời sống mới như vậy.”

ĐGH kết luận rằng “Phép Rửa Tội mở cho chúng ta cánh cửa vào cuộc sống phục sinh, chứ không phải cuộc sống thế gian này. Một cuộc sống theo Chúa Giê-su.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Hôm nay 10/5/2018 Đức Thánh Cha sẽ ghé thăm hai địa danh: Nomadelfia và Loppiano
Thanh Quảng sdb
17:55 09/05/2018
Hôm nay 10/5/2018 Đức Thánh Cha sẽ ghé thăm hai địa danh: Nomadelfia và Loppiano

Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm hai thị trấn Nomadelfia và Loppiano ở vùng Tuscany miền Trung Ý, nơi phát sinh ra các phong trào Công Giáo Tiến hành.
Trung tâm Cộng đoàn Nomadelfia
Tại Nomadelfia
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến viếng thăm mục vụ thứ 22 tại Ý của ngài vào ngày hôm nay 10/5. Sáng nay ngài đáp máy bay trực thăng tới Nomadelfia, một địa danh được gọi theo tên của một gia đình Công Giáo hiến tặng và thành lập một trung tâm dành cho những người chưa lập gia đình muốn trải nghiệm một lối sống của tình huynh đệ như các Kitô hữu đầu tiên trong sách Tông đồ Công vụ.
Trong Cộng đoàn Nomadelfia tất cả mọi sự đều được chia sẻ, không ai giữ tài sản cho riêng mình. Nhiều thành viên trong cộng đoàn này là những người mồ côi bị gia đình bỏ rơi…
Khi tới Nomadelfia, Đức Thánh Cha tới viếng mộ của linh mục Zeno Saltini, người đã khai sáng cộng đoàn này vào năm 1948.
ĐTC cũng sẽ thăm hỏi một số nhóm hay các tổ gia đình trong Cộng đoàn, gặp gỡ các thành viên của cộng đoàn trong nhà thờ và cùng hòa niềm vui với những người trẻ trong cuộc họp này và chia sẻ bài nói chuyện với họ.
Có hơn 4.000 người đang đợi chờ chuyến thăm này của Đức Thánh Cha sắp diễn ra trong vài giờ nữa.
Trước đây Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm Nomadelfia vào ngày 21 tháng 5 năm 1989.

Thánh đường Maria Mẹ Thiên Chúa, nôi của Phong trào Focolare
Tại Loppiano
Từ Nomadelfia, Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay trực thăng tới Loppiano, gần thủ phủ Florence thuộc vùng Tuscany, nơi đây là cái nôi trung tâm quốc tế đầu tiên của Phong trào Focolare được thành lập vào năm 1964.
Focolare là một phong trào quốc tế có trụ sở tại Ý, nhằm hun đúc lý tưởng tạo sự đoàn kết và tình huynh đệ phổ quát cho mọi người. Phong trào được thành lập vào năm 1943 tại thành phố Trent, miền bắc nước Ý do chị Chiara Lubich, một phụ nữ Công Giáo đầy uy tín. Phong trào Focolare ngày nay đang trải rộn các hoạt động của mình tại 194 quốc gia.
Qua Focolari (những cộng đồng nhỏ của những tình nguyện viên) đã góp phần kiến tạo sự hiệp nhất trong Giáo Hội Công Giáo và phát động một công việc quan yếu là hiệp nhất Kitô giáo qua các cuộc đối thoại giữa người với người xuyên qua các nền văn hóa đương đại.
Phong trào có khoảng 120.000 thành viên được ghi danh và một triệu rưỡi người sống theo tinh thần của Phong trào. Trong số các thành viên có nhiều người không có tôn giáo rõ rệt.
Đây là lần đầu tiên một vị giáo hoàng đến thăm Loppiano, một cuộc thăm viếng thu hút hơn 6000 người từ khắp nước Ý về tham dự và hàng ngàn người khác theo dõi trực tiếp trên các phương tiện truyền thông.
Khi tới Loppiano, Đức Thánh Cha Phanxicô ghé vào Thánh đường Maria, Mẹ Thiên Chúa (Maria Theotokos), trung tâm của Phong trào Focolare để tham dự giờ cầu nguyện...
 
Bài viết chưa từng được công bố của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
20:51 09/05/2018
Như đã loan tin, cuốn sách mới của Đức Bênêđíctô XVI sẽ được nhà xuất bản Cantagalli, Siena, phát hành vào ngày 10 tháng 5 này. Với tựa đề "Liberare la libertà. Fede e politica nel terzo millennio” (Giải Phóng Tự Do. Đức Tin và Chính Trị trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba), cuốn sách được Pierluca Azzaro và Carlos Granados hiệu đính, Đức Phanxicô viết lời tựa.



Trong cuốn này, có bài mang tên tác giả Joseph Ratzinger, viết ngày 29 tháng 9 năm 2014, cho đến nay, chưa được công bố, nói về nền tảng nhân quyền mà theo ngài một là đặt cơ sở trên đức tin vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng, hai là không hề hiện hữu.

Bản văn hết sức sáng sủa, được ngài viết lúc hưu trí tại Vatican, một năm rưỡi sau khi từ nhiệm, để nhận định về một cuốn sách xuất bản năm 2015 dưới tựa đề sau cùng là "Diritti umani e cristianesimo. La Chiesa alla prova delle modernità" (Nhân Quyền và Kitô Giáo. Giáo Hội Dưới Chứng Nghiệm Hiện Đại) của Marcello Pera, bạn ngài và là một nhà triết học thuộc trường phái cấp tiến và là cựu chủ tịch Thượng Viện Ý.

Trong phần nhận định, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí phân tích việc phát triển rầm rộ các nhân quyền trong tư duy thế tục và Kitô Giáo của hậu bán thế kỷ 20, như là một phương thức thay thế cho các nền độc tài đủ loại, bất chấp là vô thần hay Hồi Giáo. Và ngài giải thích tại sao “trong các bài giảng và giáo huấn của tôi, tôi luôn khẳng định tính trung tâm của các câu hỏi về Thiên Chúa”.

Lý do là muốn bảo đảm, các nhân quyền phải đặt nền tảng trên sự thật; không có sự thật, các nhân quyền có thể tăng lên nhưng cũng tự hủy và con người kết cục ở chỗ tự bác bỏ chính mình.

Sau đây là nguyên văn bài viết theo bản dịch tiếng Anh của Matthew Sherry, Ballwin, Missouri, U.S.A. do Sandro Magister phổ biến:

Nếu Thiên Chúa Không Hiện Hữu, Các Nhân Quyền Sẽ Sụp Đổ, Các Yếu Tố để Thảo Luận về Cuốn Sách của Marcello Pera "Giáo Hội, Các Nhân Quyền, và Việc Xa Lìa Thiên Chúa”

Cuốn sách chắc chắn nói lên một thách thức lớn lao cho tư duy hiện thời, và, cách riêng, cho cả Giáo Hội và thần học nữa. Sự bất liên tục giữa các tuyên bố của các vị giáo hoàng thế kỷ 19 và viễn kiến mới bắt đầu với "Pacem in Terris" khá hiển nhiên và đã có nhiều tranh luận về nó. Nó cũng nằm tại tâm điểm cuộc chống đối của Lefèbvre và các người theo vị này chống lại Công Đồng. Tôi cảm thấy không đủ khả năng đưa ra câu trả lời rõ ràng cho các vấn đề trong cuốn sách của ông; tôi chỉ có thể trình bầy một vài nhận xét mà, theo tôi, có thể quan trọng để thảo luận xa hơn.

1.Chỉ nhờ cuốn sách của Ông, tôi mới được rõ Pacem in Terris đã mở đường ra đến đâu. Tôi vốn biết thông điệp này đã tạo nên hiệu quả mạnh mẽ ra sao đối với nền chính trị Ý: nó đem lại một thúc đẩy có tính quyết định đối với việc mở đường cho Dân Chủ Kitô Giáo nghiêng về phía tả. Tuy nhiên, tôi không được biết đâu là khởi đầu mới được việc này nói lên trong tương quan với nền tảng lý thuyết của đảng này. Và tuy thế, như tôi còn nhớ, vấn đề nhân quyền thực sự chỉ đã chiếm được một vị trí có tầm quan trọng lớn lao trong Huấn Quyền và trong thần học hậu công đồng từ thời Đức Gioan Phaolô II.

Tôi có cảm tưởng này là nơi vị Thánh Giáo Hoàng, đó không hẳn là kết quả của suy tư (dù suy tư không thiếu nơi ngài) cho bằng là hậu quả của kinh nghiệm thực tế. Chống lại chủ trương toàn trị của Nhà Nước Mácxít và ý thức hệ trên đó nhà nước này dựa vào, ngài thấy trong ý niệm nhân quyền một vũ khí cụ thể có khả năng hạn chế được đặc tính toàn trị của Nhà Nước, nhờ thế dành chỗ cho tự do, cần thiết không những để nghĩ tới con người cụ thể, mà còn, và trên hết, cần thiết cho đức tin của các Kitô Hữu và cho quyền lợi Giáo Hội nữa. Theo một công thức dành cho chúng năm 1948, hình ảnh thế tục về nhân quyền, đối với ngài hiển nhiên là một sức mạnh hợp lý tương phản với mọi giả định tổng quát, cả ý thức hệ lẫn thực hành, của nhà nước được xây dựng trên chủ nghĩa Mácxít. Và do đó, trong tư cách giáo hoàng, ngài khẳng định việc nhìn nhận nhân quyền như là một sức mạnh được thừa nhận khắp thế giới bởi lý trí phổ quát chống lại các nền độc tài bất cứ thuộc loại nào.

Hiện nay, sự khẳng định trên không những liên quan đến các chế độ độc tài vô thần, mà còn cả các quốc gia được xây dựng trên căn bản biện minh tôn giáo, mà chúng ta thấy trước hết nơi thế giới Hồi Giáo. Sự hỗn hợp chính trị và tôn giáo trong Hồi giáo, một sự hỗn hợp nhất thiết hạn chế sự tự do của các tôn giáo khác, và do đó cũng hạn chế sự tự do của các Kitô hữu, đi ngược lại tự do tín ngưỡng, một tự do, đến một mức độ nào đó, cũng coi nhà nước thế tục là hình thức đúng đắn của nhà nước, trong đó quyền tự do tín ngưỡng mà các Kitô hữu yêu cầu ngay từ đầu đã tìm được chỗ đứng. Trong vấn đề này, Đức Gioan Phaolô II biết rằng ngài đang ở trong một sự liên tục sâu sắc với Giáo Hội tiên khởi. Giáo Hội này vốn phải đối đầu với một nhà nước tuy biết khoan dung tôn giáo, tất nhiên, nhưng lại khẳng định sự đồng nhất tối hậu giữa nhà nước và thẩm quyền thần linh, một điều các Kitô hữu không thể nào đồng thuận. Đức tin Kitô giáo, vốn công bố một tôn giáo phổ quát cho mọi người, nhất thiết bao gồm việc hạn chế từ nền tảng thẩm quyền của nhà nước vì các quyền lợi và nghĩa vụ của lương tâm cá nhân.

Ý niệm nhân quyền đã không được diễn tả theo cách đó. Đúng hơn, nó đặt việc vâng lời của con người đối với Thiên Chúa làm một giới hạn cho việc vâng lời nhà nước. Tuy nhiên, đối với tôi, xem ra không chính đáng khi định nghĩa bổn phận vâng lời của con người đối với Thiên Chúa như một quyền đối với nhà nước. Và về phương diện này, điều hoàn toàn hợp luận lý, trong việc tương đối hóa nhà nước để có lợi cho quyền tự do được vâng phục Thiên Chúa, là Đức Gioan Phaolô II cho rằng nên coi nhân quyền có trước bất cứ thẩm quyền nhà nước nào. Tôi tin rằng trong chiều hướng này, Đức Giáo Hoàng chắc chắn đã khẳng định một sự liên tục sâu sắc giữa ý niệm căn bản nhân quyền và truyền thống Kitô giáo, dĩ nhiên, ngay cả khi các công cụ tương ứng, cả ngôn ngữ học lẫn khái niệm, thực ra rất xa cách nhau.

2. Theo ý kiến của tôi, trong tín lý con người như được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa, trong căn bản, có chứa điều được Kant khẳng định khi ông định nghĩa con người như một cùng đích chứ không phải là một phương tiện. Cũng có thể nói rằng nó chứa đựng ý tưởng con người là một chủ thể chứ không phải chỉ là một đối tượng của quyền lợi. Yếu tố cấu thành ý niệm nhân quyền này được phát biểu rõ ràng, đối với tôi, trong Sáng Thế: “Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình. Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa.”(Xh 9: 5tt). Việc được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa bao gồm sự kiện này là sự sống con người được đặt dưới sự che chở đặc biệt của Thiên Chúa, sự kiện này nữa: con người, trong tương quan với luật lệ nhân bản, là chủ nhân của quyền lợi do chính Thiên Chúa thiết lập .

Khái niệm này có tầm quan trọng căn bản vào đầu thời hiện đại với việc khám phá ra Mỹ Châu. Mọi dân tộc mới mà chúng ta gặp gỡ đều không được rửa tội, thành thử có câu hỏi được đặt ra là họ có quyền lợi hay không. Theo quan điểm trổi vượt, họ chỉ trở thành các chủ thể chính đáng của quyền lợi nhờ phép rửa tội mà thôi. Việc nhìn nhận rằng họ giống hình ảnh của Thiên Chúa nhờ sự sáng thế - và họ vẫn còn như vậy cả sau tội nguyên tổ - có nghĩa là trước cả phép rửa tội, họ đã là chủ thể của quyền lợi rồi và do đó có quyền đòi người ta phải tôn trọng nhân tính của họ. Với tôi, dường như đây là một sự nhìn nhận "nhân quyền" có trước việc chấp nhận đức tin Kitô giáo và bất cứ quyền lực nhà nước nào, bất kể bản chất cụ thể của nó là gì.

Nếu tôi không lầm, Đức Gioan Phaolô II hiểu rõ nỗ lực của ngài dành cho nhân quyền liên tục với thái độ mà Giáo Hội cổ thời vốn có đối với nhà nước Rôma. Thực thế, lệnh truyền của Chúa phải làm cho mọi dân tộc trở thành các môn đệ đã tạo ra một tình thế mới trong mối liên hệ giữa tôn giáo và nhà nước. Cho đến lúc đó, không có tôn giáo nào cho rằng mình phổ quát. Tôn giáo là một phần thiết yếu của bản sắc mỗi xã hội. Lệnh truyền của Chúa Giêsu không có nghĩa là ngay lập tức đòi một sự thay đổi trong cơ cấu các xã hội cá thể. Ấy thế nhưng, nó đòi mọi xã hội được trao cho khả thể chào đón sứ điệp của Người và sống phù hợp với nó.

Điều tiếp theo điều trên, trước nhất, là một định nghĩa mới, trên hết, về bản chất của tôn giáo: đây không phải là một nghi thức và tuân giữ tối hậu nhằm đảm bảo danh tính của nhà nước. Thay vào đó, nó là việc công nhận (đức tin), và, chính xác hơn, là việc công nhận sự thật. Vì tinh thần con người đã được tạo dựng cho sự thật, rõ ràng là sự thật có tính ràng buộc, không theo nghĩa đạo đức học duy nghiệm (positivistic) về bổn phận, mà đúng hơn, dựa trên bản chất của chính chân lý, là điều chính bằng cách này, đã làm cho con người thành tự do. Mối liên kết giữa tôn giáo và chân lý này bao gồm quyền được tự do, một điều được phép coi là liên tục một cách sâu sắc với cốt lõi chân chính của học lý về nhân quyền, như Đức Gioan Phaolô II rõ ràng đã chủ trương.

3. Ông đã rất đúng khi coi ý tưởng của Thánh Augustinô về nhà nước và lịch sử là nền tảng, đặt nó làm căn bản cho viễn kiến của ông đối với học thuyết Kitô giáo về nhà nước. Thế nhưng, quan điểm của Aristốt có thể đáng được xem xét nhiều hơn. Theo như tôi có thể đánh giá, nó ít quan trọng trong truyền thống của Giáo Hội Trung Cổ, càng ít quan trọng hơn nữa, sau khi nó được Marsilius thành Padua sử dụng để chống lại huấn quyền của Giáo Hội. Sau đó, mỗi ngày nó mỗi được sử dụng nhiều hơn, bắt đầu từ thế kỷ XIX khi học thuyết xã hội của Giáo Hội đang được phát triển. Lúc ấy, người ta khởi đầu từ một trật tự hai mặt, "trật tự tự nhiên (ordo naturalis)” và "trật tự siêu nhiên (ordo supernaturalis)", nhưng trong đó, “trật tự tự nhiên” được xem là hoàn chỉnh ngay trong chính nó. Người ta minh nhiên nhấn mạnh rằng "trật tự siêu nhiên" là một bổ sung nhưng không (free addition), nghĩa là một ơn thánh đơn thuần không thể dựa vào “trật tự tự nhiên” để mà đòi hỏi.

Với việc xây dựng một "trật tự tự nhiên" có thể nắm bắt một cách hoàn toàn thuần lý, một mưu toan đã được đưa ra nhằm có được một cơ sở luận lý nhờ đó Giáo hội có thể khẳng định chủ trương đạo đức học của mình trong cuộc tranh luận chính trị chỉ cần dựa vào tính thuần lý (rationality) hoàn toàn. Đúng, trong quan điểm này, có sự kiện là: ngay cả sau tội nguyên tổ, mặc dù bị thương tích, trật tự sáng thế đã không bị phá hủy hoàn toàn. Khẳng định rằng chỉ dựa vào yếu tố đích thực nhân bản mà thôi, ta không thể quả quyết được chủ trương đức tin của ta, tự nó, là một khẳng định chính xác. Nó tương ứng với tính tự lập của lĩnh vực sáng thế và sự tự do chủ yếu của đức tin. Theo chiều hướng này, tầm nhìn sâu sắc theo quan điểm của nền thần học về sáng thế, về "trật tự tự nhiên" trong tương quan với học thuyết Aristốt về nhà nước được biện minh, thậm chí còn thực sự cần thiết nữa. Nhưng cũng có những nguy hiểm:

a) Rất dễ quên thực tại của tội nguyên tổ và tiến đến những hình thức lạc quan ngây thơ không phù hợp với thực tại chút nào.

b) Nếu "trật tự tự nhiên" được coi như một tòan bộ (totality) hoàn chỉnh ngay trong chính nó và nó không cần tới Tin Mừng, thì có sự nguy hiểm này là những gì là Kitô Giáo chân chính xem ra chỉ là cấu trúc thượng tầng, cuối cùng sẽ trở thành dư thừa, áp đặt lên điều nhân bản theo tự nhiên. Thực vậy, tôi nhớ rằng có lần người ta trình bày với tôi bản thảo một văn kiện trong đó, cuối cùng, một số công thức rất đạo đức đã được phát biểu, ấy thế nhưng suốt trong toàn bộ diễn trình lập luận, không những Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người không được nhắc đến, mà ngay cả Thiên Chúa cũng không và do đó dường như các Vị đã trở thành dư thừa. Hiển nhiên, ta vẫn tin rằng có thể xây dựng một trật tự hoàn toàn thuần lý về tự nhiên; tuy nhiên, trật tự này không thuần lý theo nghĩa hẹp và mặt khác, liều mình sẽ đẩy những điều đúng là Kitô Giáo xuống lĩnh vực hoàn toàn có tính xúc cảm. Ở đây, ta thấy xuất hiện rõ ràng một cố gắng nhằm hạn chế mưu toan tạo ra một "trật tự tự nhiên” tự cung tự cấp. Cha de Lubac, trong "Surnaturel" (Siêu Nhiên) của ngài, đã cố gắng chứng minh rằng Thánh Tôma Aquinô - người cũng được nhắc đến trong việc bồi đắp mưu toan này - đã không thực sự có ý định làm như thế.

c) Một vấn đề căn bản trong mưu toan trên nằm ở sự kiện này: khi quên học lý về tội nguyên tổ, người ta đặt một sự tin tưởng ngây thơ vào lý trí mà không nhận thức được tính phức tạp thực sự của nhận thức thuần lý trong lĩnh vực đạo đức học. Cuộc tranh luận đầy bi kịch về luật tự nhiên cho thấy rõ ràng rằng tính hợp lý siêu hình, điều mà trong bối cảnh này vốn được giả định, không phải là điều hiển nhiên ngay lập tức. Với tôi, dường như cuối cùng Kelsen đã đúng khi ông nói rằng dẫn khởi một bổn phận từ hiện hữu chỉ hợp lý khi Một Vị nào đó đặt bổn phận ấy trong hiện hữu. Tuy nhiên, đối với ông, luận đề này không đáng để thảo luận. Do đó, với tôi, dường như cuối cùng mọi sự đều phải dựa trên khái niệm Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa hiện hữu, nếu có một Đấng Tạo Dựng, thì hiện hữu cũng có thể nói về Người và chỉ ra một bổn phận cho con người. Nếu không, thì triết lý hành động (ethos) cuối cùng bị giản lược vào chủ nghĩa thực dụng (pragmatism). Đây là lý do tại sao trong sự rao giảng của tôi và trong các trước tác của tôi, tôi luôn khẳng định tính trung tâm của vấn đề Thiên Chúa. Với tôi, dường như đây là điểm trong đó viễn kiến cuốn sách của ông và suy nghĩ của tôi trong căn bản đã gặp nhau. Ý niệm nhân quyền cuối cùng chỉ giữ được tính vững chắc của nó khi đặt cơ sở trên niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng. Chính từ đó, nó nhận được câu định nghĩa cho giới hạn của nó và đồng thời câu biện minh cho nó.

4. Tôi có cảm tượng rằng trong cuốn sách trước đây của ông, tức cuốn "Tại Sao Chúng Ta Phải Tự Gọi Là Kitô Hữu", ông đánh giá ý niệm của những nhà cấp tiến vĩ đại về Thiên Chúa một cách khác với cách ông đánh giá trong tác phẩm mới của ông. Trong cuốn sau, xem ra nó là một bước tiến tới việc đánh mất đức tin vào Thiên Chúa. Ngược lại, theo ý kiến tôi, trong cuốn sách đầu tiên của ông, ông đã chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng nếu không có ý niệm Thiên Chúa, chủ nghĩa cấp tiến Âu Châu sẽ không thể hiểu được và phi luận lý. Đối với các ông tổ của chủ nghĩa cấp tiến, Thiên Chúa vẫn còn là nền tảng cho viễn kiến của họ về thế giới và con người, đến nỗi, trong cuốn sách đó, luận lý học của chủ nghĩa cấp tiến làm cho việc tuyên xưng Thiên Chúa của đức tin Kitô giáo trở thành cần thiết. Tôi hiểu rằng cả hai việc đánh giá đều được biện minh: một đàng, trong chủ nghĩa cấp tiến, ý niệm Thiên Chúa tự tách mình ra khỏi các nền tảng Thánh Kinh của nó, do đó, dần dần mất đi sức mạnh cụ thể của nó; đàng khác, đối với những nhà cấp tiến vĩ đại, Thiên Chúa là và vẫn là Đấng không thể thiếu được. Có thể nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh kia của diễn trình. Tôi tin rằng cần phải nhắc đến cả hai. Nhưng viễn kiến trong cuốn sách đầu tiên của ông vẫn không thể thiếu đối với tôi: tôi muốn nói rằng chủ nghĩa cấp tiến, nếu nó loại trừ Thiên Chúa, sẽ mất hết nền tảng riêng của nó.

5. Ý niệm Thiên Chúa bao gồm khái niệm căn bản về con người, coi họ như chủ thể của lề luật và do đó biện minh và đồng thời thiết lập ra các giới hạn cho việc quan niệm các nhân quyền. Trong cuốn sách của ông, ông đã chứng tỏ một cách thuyết phục và thúc đẩy điều sẽ xảy ra khi khái niệm nhân quyền bị tách biệt khỏi ý niệm Thiên Chúa. Sự nhân thừa các nhân quyền cuối cùng sẽ dẫn đến sự hủy diệt ý niệm quyền lợi và nhất thiết dẫn đến "quyền" hư vô hóa (nihilistic) của con người nhằm phủ nhận chính bản thân họ: phá thai, tự tử, việc sản xuất ra con người như một đồ vật trở thành quyền của con người mà quyền này cùng một lúc sẽ phủ nhận chính họ. Vì vậy, trong cuốn sách của ông, điều xuất hiện một cách đầy thuyết phục là ý niệm nhân quyền, khi bị tách ra khỏi ý niệm Thiên Chúa, cuối cùng không những dẫn đến việc đẩy Kitô giáo ra bên lề mà còn cả sự phủ nhận chính nó nữa. Điều này, một điều, với tôi, dường như là mục đích thực sự của cuốn sách của ông, có một ý nghĩa lớn lao trước sự phát triển tâm linh hiện nay tại Phương Tây, một phát triển ngày càng phủ nhận nền tảng Kitô giáo của mình và quay mặt chống lại chúng.

Joseph Ratzinger
 
Giáo hội và luật pháp: Chống nạn cảnh sát sách nhiễu, các giáo xứ Texas phát thẻ giáo dân cho người nhập cư.
Trần Mạnh Trác
21:58 09/05/2018
Dallas, Texas ( CNA / EWTN News ngày 8 tháng 5, 2018 ) . – Đối với những người nhập cư không hoặc chưa có giấy tờ ở Texas, thì một điều đơn giản như là tình cờ gặp một anh cảnh sát giao thông cũng có nghĩa là họ có thể bị bắt giữ và bị trục xuất.

Kể từ muà Xuân sau khi đạo luật chống chứa chấp (anti-sanctuary law) được ban hành thì các cảnh sát ở Texas được phép hỏi bất kỳ ai về tình trạng nhập cư của họ, kể cả trong những vụ việc giao thông bình thường, và phải tuân thủ nguyên tắc cuả liên bang là bắt giữ các nghi phạm ngay để trục xuất.

Dù cho có những lời hứa rằng đạo luật sẽ không dẫn đến việc phân biệt chủng tộc và những vụ bắt giữ không cần thiết, nhưng cách thực hành của nó đã khiến nhiều người nhập cư cảm thấy bất an.

Cha Michael Forge, một linh mục Công Giáo ở Farmers Branch, Texas, nói với Dallas News rằng vì luật chống chứa chấp đã được thông qua, một số giáo dân không có giấy tờ đã nói với ông rằng họ cảm thấy không an toàn khi đi nhà thờ hoặc đưa con đến trường.

Đó là lý do tại sao cha Forge và một số nhà thờ Công Giáo ở địa phương đã phát hành thẻ căn cước ID của Giáo hội. Không giống như thẻ cuả tiểu bang, nó không có tư cách pháp lý nào, nhưng chiếc thẻ có ghi tên và địa chỉ, giúp cho người trong thẻ đỡ sợ sẽ bị bắt giữ vì các việc kiểm soát thường lệ khác.

Đức Giám Mục Phụ Tá Greg Kelly của Dallas , là người đã giúp khởi động sáng kiến với nhóm Dallas Interfaith, nói rằng chiếc thẻ cung cấp cho người nhập cư cảm giác an toàn, và cảm giác họ là thành viên cuả một cộng đồng.

"Nó chỉ là một cách để chứng minh tình trạng trong nhà thờ," DGM Kelly nói với CNA. "Đó là một cách để nói rằng họ thuộc về chúng tôi, họ là một phần của gia đình giáo xứ của chúng tôi."

Những người xin thẻ cuả nhà thờ phải cung cấp một hình thức nhận dạng, chẳng hạn như một bằng lái xe đã hết hạn hoặc một thẻ hộ chiếu từ nước xuất xứ hoặc một bản khai có thị thực để xác nhận danh tính của họ.

Một số giáo xứ còn đòi hỏi người xin thẻ phải là một thành viên tích cực trong giáo xứ , ít ra là một vài tháng trước khi nộp đơn, tuy nhiên đó không phải là điều kiện cuả mọi giáo xứ..

"Bạn không cần phải là người Công Giáo để xin thẻ", DGM Forge nói với Dallas News. "Chúng tôi chỉ muốn giúp những người nhập cư, hợp pháp hay không cũng vậy, có được một tâm trạng an bình."

DGM Kelly cho biết chiếc thẻ là một phương cách để cung cấp tình đoàn kết và sự an tâm cho các anh chị em Kitô hữu.

"Họ là anh chị em của chúng tôi nhưng đôi khi họ phải sống trong bóng tối, chịu những sự bất công, bị ăn quịt tiền lương, người ta có thể thuê họ rồi quịt không trả tiền cho họ," ngài nói.

Cảnh sát ở các thành phố Dallas, Carrollton và Farmers Branch đã thông báo rằng họ được phép chấp nhận thẻ cuả nhà thờ như là một hình thức nhận dạng. Thẻ ID cuả nhà thờ có ghi tên, địa chỉ và giáo xứ của một người. Họ cũng có thể dùng thẻ đó để ghi danh vào các lớp học Anh ngữ hoặc các lớp học thi quốc tịch.

"Cho đến nay nhiều người cho biết họ có một cảm giác nhẹ nhõm và vui mừng vì họ có một cái gì đó nói rằng họ thuộc về giáo xứ này," DGM Kelly nói thêm.

“Họ biết rõ rằng đó không là một cái thẻ ID chính thức cuả nhà Nước, họ biết thế, nhưng đó là một cách để biết: 'chúng ta được thừa nhận ở nơi đây.'”
 
Top Stories
Vietnam lashes out vicious attacks against a Korean cult.
J.B. An Dang
00:08 09/05/2018
In an abnormal development, Vietnamese govenment has lashed out a nationwide crackdown and multifaceted propaganda campaign against the World Mission Society Church of God (WMSCOG, for short), a “church” originating in Korea.

Within a couple of days, properties of the WMSCOG in Hà Nội, Sàigòn, and all provinces have been seized. Police have arrested and interrogated hundreds of its members.

State-run media outlets, the Committee for Religious Affairs, the Ministry of Education, and a large number of organizations affiliated with the communist party have poured out numerous of stories about victims of the “cult” who believed with complete conviction that the end of the world was imminent. Members who are students are told to drop out of school; and those, who are working, are expected to quit their jobs to be missionaries to recruit new members for the faction.

The sect has been accused of isolating its members from their families and friends and using brainwashing techniques.

In a report published on May 8, 2018, Pháp Luật, a state-owned newspaper, citing the National Committee for Religious Affairs said that the cult was first introduced into Vietnam in 2001. In 2005, it formed the first group in Sàigòn, and so far, has 600 followers.

In the North, the activities of this organization seemed to start in 2013 and began to flourish in 2016 in the provinces of Thái Nguyên, Bắc Kan and Hà Nội.

The Committee alleges church leaders tried micromanaging the life of its members demanding they spend hours in services or studying the Bible, inciting extreme behaviors such as disrespect for their parents, alienation of relatives, destruction of the family's ancestral altar or defamation of beliefs or religions of their relatives.

On May 7, 2018, Đời Sống Pháp Luật, another state media newspaper, went as far as reporting that police discover the cult demands its members to drink a “sacred liquid” to damage their mental ability, causing them to believe whatever they are told. This has been seen by many as a false accusation in a tactic frequently used by Vietnamese security forces.

Fr. Le Ngoc Thanh, a Redemptorist in Sàigòn, expresses his concern that the propaganda campaign against the WMSCOG was designed to create tensions between religious and non-religious. This may serve as a “preparation for public opinion” before the government seizes more religious facilities in “golden lands”.

The sect, whose headquarters are in Bundang, Sungnam City, Kyunggi Province, Korea, believes that Jang Gil-ja, a Korean woman is God the Mother, a female image of God. It also believes in Ahn Sahng-hong as Jesus Christ who already came the second time.

In a statement released on July 8, 2005, The National Council of Churches in Korea condemned the deification of Ahn Sahng-hong and Zahng Gil-jah and called WMSCOG a blasphemous, heretical cult.

Currently, the cult is reported to possess 450 churches in South Korea, and 6,000 churches abroad.
 
Sisters in Hanoi and Saigon protest illegal construction on their land
J.B. An Dang
22:57 09/05/2018
The multifaceted propaganda campaign against the World Mission Society Church of God (WMSCOG, for short), a cult originating in Korea, has revealed its hidden goal: to create an anti-religion atmosphere for the expropriation of religious properties. Simultaneously, Catholic nuns in two monasteries in “golden lands” of the two largest cities of the country have been forced to give up their legitimate ownership for local authorities to build commercial complexes.

On Wednesday May 09, 2018, dozens of sisters of Saint Paul marched through downtown Hà Nội before staging a protest for hours in front of the office of Hoàn Kiếm District’s People’s Committee to denounce the illegal construction of a commercial complex in their monastery.

A day before, the construction at the site has been resumed after a stalemate for quite some time due to the protest of Cardinal Peter Nguyễn Văn Nhơn, archbishop of Hà Nội. In an attempt to prevent the resumption of construction works, a sister tried to block the entrance of the monastery. But she was beaten unconscious by a group of gang members sent to the site to support the workers.

Founded in 1883, the Congregation of Vietnamese Sisters of Saint Paul has its headquarters in downtown Hanoi. The building was confiscated almost in its entirety by the Communist government in 1954, a small portion was returned to the nuns over time in which they opened a dispensary for the poor, a residence for orphaned children and provided shelter for girls. Now the government has approved and hastily begun demolition, to construct a five-story building.

Since 2011, the Archdiocese of Hanoi, legitimate owner of the structure, on the top of which a cross is still visible, has repeatedly voiced its protest the violation of the legitimate rights of Catholics. The construction at the site came to a halt. But now, after a vicious against the Korean cult, at times, extended to all religions to promote the hate between religious and non-religious, the city authorities feel that it’s the right time to resume their construction project.

Down to the South, in Ho Chi Minh City (formerly known Saigon), communist authorities are once again demand the Congregation of the Lovers of the Holy Cross in Thủ Thiêm District to move out of their monastery to clear way for the building of new urban area projects.

The nuns have been in Vietnam since their foundation in 1840. After the fall of the former Saigon, with the unification of the country and the seizure of power by the Communists in the North, the sisters gave – in a signed accord dating to December 5, 1975 - the use of primary schools for the benefit of the Department of Education of Ho Chi Minh City.

The document clearly states that the archdiocese of Saigon grants the government the use of the premises for the 1975-76 school year for educational purposes only, while the property remains in the hands of the Catholic Church. When being used for purposes other than this, the agreement also states, “both sides must make clear their consent.”

Since September 5, 2011 the schools have been closed and in one of these (the elementary school Thủ Thiêm in District 2) local authorities allocated government offices and a local police station. They also started the paperwork for the transfer of ownership which amounts to expropriation of structures from the religious.

During the last 12 years, local authorities have repeatedly put pressures on the nuns to move out of their historical convent, the oldest monastery in Saigon, to clear way for the building of new urban area projects. This week, the pressure reaches its peak in an anti-religion atmosphere caused by state-run media.

Currently, in the Thủ Thiêm monastery, there are 610 sisters consist of 381 nuns with perpetual vows, 98 nuns with temporary vows, 33 novices, and about 100 postulants.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Ngộ Truyền Thông Giáo Tỉnh Huế tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Nha Trang ngày 08 / 5 / 2018
Tôma Trương văn Ân
15:16 09/05/2018
Nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 52 được cử hành vào Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên 13-5 năm nay, Bổn mạng Giới Truyền thông, với chủ đề: ”Sự thật sẽ giải thoát các con. Tin giả và phương thức báo chí hòa bình”. Lúc 8 giờ ngày 08 / 5 / 2018 tại Trung Tâm Mục vụ Giáo phận Nha Trang tổ chức Ngày Hội Ngộ Truyền Thông Giáo Tỉnh Huế.

Xem Hình

Hơn 40 Tham dự viên của các Ban Truyền Thông Giáo phận: Huế, Đà Nẵng, KonTum, Ban-Mê-Thuộc và Nha Trang, cùng nhau học hỏi “ Sứ Điệp Truyền Thông của Đức Thánh Cha Ngày Thế Giới Truyền Thông 2018” do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh- Giám mục Giáo phận Nha Trang giảng thuyết. Đức Cha đã cho Tham dự viện cảm nghiệm rõ hơn từng phần trong Sứ Điệp. Đức Thánh Cha phân tích, tố cáo hiện tượng Tin giả trên các trang mạng, mạng xã hội, các trang tin, phương tiện truyền thông…. Nhằm lôi kéo lèo lái dư luận theo ý đồ không trung thực, nhằm thủ đắc có lợi cho một nhóm đối tượng về kinh tế, chính trị …. Làm thiệt hại cho người khác. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: ” sự thật sẻ giải thoát chúng ta”.

Các Tham dự viên được Đức Cha Giuse cho thấy tầm quan trong của Truyền thông tác động trực tiếp đến đời sống của con người, chính trị và xã hội. Ngài huấn giáo: ”vai trò Truyền thông trong Giáo Hội lớn lao vô cùng…Truyền thông là phương tiện loan báo Tin Mừng, là kết nối tình bằng hữu, phải nhớ đến sự hiện diện của Thiên Chúa… Truyền thông là một phần kế hoạch của Thiên Chúa, đem đến tình thương và Ơn Cứu độ”. Đức Cha lưu ý truyền thông thế gian chuộng tính thế tục, Truyền thông Giáo Hội sức mạnh là Thánh Giá Chúa, qui tụ và đón nhận mọi người. Ngài vui mừng chia sẻ 3 Tông Huấn gần đây của Đức Thánh Cha: Niềm Vui Tin Mừng; Niềm Vui Tình Yêu và Niềm Vui Hoan Hỷ.

Sau bài giảng của Đức Cha Giuse, các Tham dự viên còn chia sẻ học hỏi những kinh nghiệm về đào tạo nhân sự cộng tác truyền thông, về kỹ thuật, chuyên môn, kỹ năng viết tin- bài ( phóng sự, tin nóng, tin nguội, tin tham khảo, thông tin …), các chương trình công nghệ truyền thông áp dụng vào việc dạy và học Giáo lý, dự phóng giáo dục truyền thông và truyền thông giáo dục, ứng dụng các lợi thế của Facebook và Facebooker, Facebook của các Hội đoàn Công Giáo và các Facebooker Công Giáo, các thiết bị công nghệ hỗ trợ, xu hướng phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ vào đời sống. Các Tham dự viên cũng chia sẻ thao thức ưu tư dùng truyền thông giúp thăng tiến con người, nhất là giới trẻ biết chọn lọc những tin và trang tin tốt, những tin giả lệch chuẩn sẻ kéo theo nhiều hệ lụy.

Thánh lễ đồng tế lúc 15 giờ 30 tại nhà thờ Chính Tòa Nha Trang do Đức Ông ( Monseigneur) Giuse Lê Văn Sỹ - Quản xứ Chính Tòa – Quản Hạt Nha Trang- Tổng Đại diện Giáo phận Nha Trang Chủ tế với các Cha Trưởng và Phó Ban Truyền Thông các Giáo phận trong Giáo Tỉnh Huế. Cùng với Cha Chủ tế, nhờ vào ơn Chúa Thánh Thần, các Thành viên dâng lên Thiên Chúa lòng tri ân và cảm tạ, ưu tư và nhiệt huyết dấn thân dùng truyền thông kiến tạo sự hiệp thông, liên đới, đem hòa bình, tin vui mừng, chân lý của Thiên Chúa đến cho mọi người.

Sau Thánh lễ, các Tham dự viên được Ban Truyền Thông Giáo phận Nha Trang đưa đến tham quan Đại Chủng Viện Sao Biển, nơi đào tạo những Linh Mục như lòng Chúa mong ước cho Giáo Hội.

Chúng con xin cám ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Cha Giuse - Giám mục Giáo phận và Cha Phê-rô Nguyễn Đại – Trưởng Ban Truyền thông Giáo phận Nha Trang, quý Cha Trưởng và Phó Ban Truyền Thông các Giáo phận trong Giáo Tỉnh Huế cho chúng con được học hỏi chia sẻ. Xin cho chúng con, mỗi Facebooker, mỗi Thông tín viên biết dùng truyền thông kiến tạo hòa bình, hiệp nhất yêu thương, đem lại sự minh bạch, sự thật và chân lý và đem Lời Chúa đến cho mọi người.

Toma Trương Văn Ân
 
Phỏng Vấn Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Tân Giám Mục Thanh Hóa
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
21:57 09/05/2018
Trọng kính Đức Cha,

Cha Giám Đốc, Ban Biên Tập, Cộng tác viên và toàn thể khán giả, thính giả và độc giả Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin kính chúc mừng Đức Cha và cùng tạ ơn Chúa với Đức Cha trong sứ vụ mới của Đức Cha. Nhân dịp này, xin Đức Cha vui lòng chia sẻ cho chúng con một ít tâm tình mục tử.

PV: Kính thưa Đức Cha, chúng con nghĩ rằng Đức Cha có nhiều ưu tư trước trách nhiệm cao cả và nặng nề mà Thiên Chúa và Giáo Hội trao phó cho Đức Cha, xin Đức Cha chia sẻ cho dân Chúa các tâm tình ấy.

Đức Cha Giuse: Xin cảm ơn Cha Giám Đốc, Ban Biên Tập và quý Cộng tác viên của Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic.

Sau ngày Tòa Thánh công bố tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm tôi làm giám mục Giáo Phận Thanh Hóa, tôi đã dành thời giờ để đọc các bản văn của Hội Thánh về sứ vụ giám mục. Càng đọc tôi càng hiểu và cảm nghiệm hơn về trách nhiệm cao cả và nặng nề của sứ vụ giám mục. Tôi xin phép trích ra một đoạn ngắn như sau: “ Bí tích Truyền chức đưa ngài vào Giám mục đoàn và trở thành thủ lãnh hữu hình của Giáo hội địa phương được ủy thác cho ngài. Với tư cách là người kế nhiệm các Tông đồ và là thành viên của Giám mục đoàn, các Giám mục tham dự vào trách nhiệm tông đồ và sứ vụ của toàn thể Hội Thánh, dưới quyền Đức Giáo Hoàng, Đấng kế nhiệm Thánh Phêrô”(GLHTCG 1594). Do đó, từ ngày được bổ nhiệm đến nay, tôi luôn có những cảm xúc, những tâm tình sau đây:

- Ngạc nhiên: Mọi người đều được Chúa gọi vào làm vườn nho của Ngài, mọi công việc trong vườn nho đều quan trọng và cao cả. Tuy nhiên, với vai trò “thủ lãnh”, sứ vụ Giám mục mang tính đặc biệt hơn. Do đó, tôi luôn ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao Chúa lại chọn tôi?

- Tạ ơn: Càng suy nghĩ, càng thấy đây là mầu nhiệm của ơn gọi, mầu nhiệm của tình yêu, nên tôi chỉ biết dâng lời tạ ơn Chúa.

- Lo âu: Không ai biết rõ tôi hơn chính tôi: tôi là một người còn mang nhiều yếu đuối, khuyết điểm và có rất nhiều giới hạn. Do đó, lúc này tôi không khỏi lo âu tự hỏi: liệu mình có thể chu toàn sứ vụ cao cả và nặng nề này không?

- Tin tưởng: Nhớ lại lời Chúa đã nói với Thánh Phaolô: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”(2Cr 12,9), nên tôi tin tưởng và phó thác tất cả cho Chúa.

- Hy vọng: Tôi hy vọng mọi người trong Giáo Phận Thanh Hóa, nơi tôi được sai đến, sẽ luôn cộng tác, giúp đỡ và cầu nguyện cho tôi.

PV: Chúng con biết Đức Cha thuộc giáo phận Đà lạt nhưng cũng xuất thân từ Giáo phận Thanh Hóa, cho nên Đức Cha ra đi mà cũng là trở về. Đối với Đức Cha thì điều này có ý nghĩa như thế nào ạ?

Đức Cha Giuse: Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi được sống và làm việc tại Giáo Phận Đà Lạt vì đây là quê hương của tôi, nơi tôi đã được sống, được nuôi dưỡng, được giáo dục, được lớn lên và được làm việc mục vụ. Thanh Hóa cũng là quê hương của tôi vì là nơi tôi được sinh ra, được “chôn nhau cắt rốn”. Do đó, tôi tiên cảm rằng chắc chắn mình cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được trở về sống và làm việc mục vụ nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi mà tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình đã sinh sống. Anh nói đúng “ra đi mà cũng là trở về”.

PV: Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận Thanh Hóa, đặc biệt những ưu tư và ưu tiên mục vụ của Đức Cha trong thời gian sắp đến ạ?

Đức Cha Giuse: Giáo Phận Thanh Hóa nằm trong tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa được đón nhận Phúc Âm từ thế kỷ XVII khi cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) và cha Pêdrô Marquez đặt chân lên đầu tiên vào lễ thánh Giuse 19/3/1627, cách đây 391 năm tại giáo xứ Ba Làng, gần Cửa Bạng, vốn là địa danh nổi tiếng trong lịch sử truyền giáo. Giáo Phận Thanh Hóa đã được Tòa Thánh thiết lập vào ngày 07-5-1932. Qua 85 năm được thành lập, Giáo Phận đã có 4 đời Giám mục và 4 đời Giám quản. Theo tôi biết, hiện nay, Giáo Phận Thanh Hóa có 134 linh mục, 6 Phó tế, 128 chủng sinh, 64 ứng sinh, 307 nữ tu (gồm 288 nữ tu thuộc Hội Dòng MTG Thanh Hóa và 18 nữ tu thuộc Dòng Thánh Phaolô), 149.084 giáo dân - 7 giáo hạt, 72 giáo xứ, 359 giáo họ.

Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng số dân của tỉnh Thanh Hóa thì số người Công Giáo chỉ hơn 3% dân số (Tỉnh Thanh Hóa có 3.528.300 người – Số liệu của Tổng Cục Thống Kê năm 2016).

Qua con số này, chắc chắn mọi người đã thấy công việc ưu tiên mà Giáo Phận Thanh Hóa phải làm là gì rồi, là “Rao Giảng Phúc Âm”. Trong năm 2017 vừa qua, nhân ngày kỷ niệm 85 năm thành lập Giáo Phận, Giáo Phận Thanh Hóa đã chọn khẩu hiệu: “DUC IN ALTUM: Hãy ra chỗ nước sâu (mà thả lưới)” (Lc 5,4), để nói lên quyết tâm rao giảng Phúc Âm của mình.

Việc rao giảng Phúc Âm là công việc của mọi Kitô hữu, nhưng phải làm gì để việc rao giảng Phúc Âm đạt được kết quả, đó là ưu tư của mọi thành phần trong Giáo Phận, trong đó có tôi. Nói đúng hơn, đó là ưu tư của Giáo Phận từ khi được thành lập đến nay. Tùy theo hoàn cảnh của từng thời kỳ, chắc chắn các Đức Cha, các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã có nhiều sáng kiến, nhiều nỗ lực để rao giảng Phúc Âm hầu mới có được kết quả như ngày nay. Bổn phận của chúng tôi hôm nay là phải học hỏi kinh nghiệm của các vị đi trước và thích ứng với hoàn cảnh mới.

PV: Kính thưa Đức Cha, Đức Cha đã từng đảm nhận nhiều trọng trách trong giáo phận Đà lạt và trong Ủy Ban Giáo lý Đức Tin của HĐGMVN. Xin Đức Cha cho chúng con biết những suy tư của Đức Cha về vai trò của Giáo lý trong hoàn cảnh Giáo Hội Việt Nam hiện nay?

Đức Cha Giuse: Khuynh hướng thế tục hóa hiện nay đang gây nhiều khó khăn cho đời sống đức tin của các tín hữu, đặc biệt đối với giới trẻ và với công việc rao giảng Phúc Âm. Trong bối cảnh này, mục vụ giáo lý có vai trò rất quan trọng. Thật vậy, nếu đối tượng đức tin của chúng ta là Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, thì giáo lý là một trong các phương tiện tuyệt hảo để giúp chúng ta nhận biết, tin tưởng và kết hợp thân tình với Ngài (x. THDGL 5, HDTQVDGL 80). Và nếu rao giảng Phúc Âm là rao giảng Chúa Giêsu Kitô cho người khác, thì giáo lý vừa có vai trò đào tạo Kitô hữu, vừa có vai trò đào tạo người truyền giáo.

Tuy nhiên để mục vụ giáo lý đạt được kết quả tốt, chúng ta cần trình bày giáo lý phù hợp với hoàn cảnh, môi trường, lứa tuổi…Vậy hoàn cảnh của Giáo hội Việt Nam hôm nay là gì? Cần phải trình bày giáo lý như thế nào? Đây chính là ưu tư của những người phụ trách mục vụ giáo lý tại Việt Nam hôm nay.

Ban Giáo Lý Toàn Quốc đã cần đến một Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc năm 2014 tại Trung tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế và ba năm làm việc để tìm ra những cách thế hầu việc dạy và học giáo lý mang lại hiệu quả tốt nhất trong hoàn cảnh hiện nay. Kết quả của công việc này là cuốn “Hướng Dẫn Tổng Quát Việc Dạy Giáo Lý tại Việt Nam” đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho thử nghiệm từ năm 2017. Xin trích vài ý như sau:

- Trước hiện tượng “não trạng thế tục đang len lỏi vào đời sống đức tin của các tín hữu, muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống cá nhân, gia đình và xã hội”, thì việc dạy giáo lý tại Việt Nam cần “chuyển trọng tâm từ việc huấn luyện duy kiến thức sang việc xây dựng mối tương quan thân tình với Thiên Chúa và tha nhân” (HDTQVDGLTVN 18).

- Với chủ trương tương đối hóa tôn giáo hiện nay, đặc biệt nơi người trẻ, do ảnh hưởng của những trào lưu duy vật và hưởng thụ, thì “việc dạy giáo lý phải giúp các tín hữu đào sâu đức tin và phải có tính cách thường xuyên, để giúp họ tăng trưởng đức tin qua mọi lứa tuổi, hướng tới một đức tin trưởng thành trên bình diện cá nhân cũng như cộng đoàn”(sđd 20).

- Đất nước chúng ta có nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa, nhiều tôn giáo, thì “việc dạy giáo lý cần chú tâm tới việc đối thoại với người nghèo, với các nền văn hóa, với các tôn giáo và với cả những người vô thần” (sđd 22).

Ngoài ra, để việc dạy giáo lý đạt được nhiều kết quả, theo kinh nghiệm cá nhân, luôn cần tới một phương pháp giảng dạy tốt, vì thế, phải lo tổ chức các khóa đào tạo giáo lý viên, cần sự quan tâm tới việc dạy và học giáo lý của các Cha xứ, lưu tâm cho con cái đi học giáo lý của phụ huynh và sự chung tay của cả cộng đoàn giáo xứ.

PV: Kính thưa Đức Cha, Đức Cha đã từng giữ chức Phó Giám đốc Chủng viện. Xin Đức Cha cho chúng con biết một số thao thức của Đức Cha về ơn gọi trong thời đại này?

Đức Cha Giuse: Trước khi nói lên một vài thao thức về ơn gọi trong thời đại hôm nay, tôi xin kể hai câu truyện có thật sau đây:

- Câu truyện thứ nhất: Khi tôi hỏi một em bé 12 tuổi: “Sau này, khi lớn lên, con có thích đi tu làm linh mục không?” Em bé trả lời: “ Đi tu có tiền không?”.

- Câu truyện thứ hai: Một bà mẹ trẻ kể về đứa con 12 tuổi, học lớp sáu như sau: “ Một hôm, sau khi đi học về, đứa con trai của con nói với con rằng: “Má ơi, hôm nay bạn gái cùng lớp với con nói với con rằng: mình thích bạn từ khi còn học lớp ba, nay, chúng mình đã lớn, học lớp sáu rồi, bạn có muốn mối quan hệ của chúng mình tiến xa hơn không?”.

Từ hai câu truyện này, tôi có hai thao thức và một vài suy nghĩ về giải pháp cho các thao thức này như sau:

a.Về ơn gọi:

- Hiện trạng: ngay từ khi con bé, các em đã bị ảnh hưởng của các khuynh hướng thế tục hóa và hưởng thụ. Vậy liệu còn có người đi tu không? Hiện nay, so với các nước khác, ơn gọi đi tu ở nước ta tuy còn nhiều, nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Hầu như tại các thành phố lớn không còn hoặc còn rất ít các bạn trẻ xin đi tu. Đa số các ơn gọi đến từ các giáo xứ vùng quê.

- Giải pháp: Cần tới sự trợ giúp của giáo xứ và các gia đình. Ở giáo xứ, cần phải tổ chức các lớp giáo lý thường xuyên, những thánh lễ riêng cho các em, những sinh hoạt chung cho các em. Ở gia đình, cần tới một bầu khí đạo đức, duy trì việc đọc kinh cầu nguyện chung với nhau, nhất là vào buổi tối, cần quan tâm tới việc tham dự thánh lễ, học giáo lý thường xuyên của con cái.

b.Về việc đào tạo:

- Hiện trạng: Càng lớn, ảnh hưởng của các khuynh hướng tục hóa, hưởng thụ càng mạnh và nhất là chúng đã ăn sâu vào tâm thức các em. Vì thế, có lẽ việc khó khăn nhất trong việc đào tạo linh mục tu sĩ là thanh luyện về động cơ theo đuổi ơn gọi và về những ảnh hưởng của trào lưu tục hóa.

- Giải pháp:

+ Theo sát Ratio, nghĩa là bản văn “Hướng dẫn việc đào tạo linh mục”. Hiện đã có hai bản văn hướng dẫn việc đào tạo linh mục: một của Tòa Thánh và một của Hội Đồng Giám mục Việt Nam.Các bản hướng dẫn này đề ra chương trình và nội dung đào tạo như sau:

* Thời gian đào tạo: ngoài những năm chuẩn bị, ngắn dài tùy mỗi Giáo phận, thường là 2 năm, dành cho những em sắp vào chủng viện, thời gian đào tạo chính thức tại chủng viện là 9 năm gồm: 1 năm Tu đức, hai năm Triết học, 1 năm đi thử, bốn năm Thần học và 1 năm Mục vụ.

* Nội dung đào tạo: Gồm bốn chiều kích: đào tạo nhân bản, đào tạo thiêng liêng, đào tạo trí thức và đào tạo mục vụ.

+ Nhấn mạnh tới việc huấn luyện “tinh thần khó nghèo”, để Giáo Hội có những linh mục dám từ bỏ mình, chỉ sống cho Chúa và cho người khác.

+ Cần có những nhà đào tạo, những vị đồng hành có uy tín và kinh nghiệm.

+ Giáo hội địa phương, với mọi thành phần dân Chúa, lãnh trách nhiệm đào tạo linh mục.

Tuy nhiên, việc đào tạo là công trình của Chúa, chúng ta hãy đặt toàn bộ công cuộc đào tạo linh mục trên lời hứa của Thiên Chúa: “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng Ta mong ước”(Gr 3,15) [x.TH Pastores dabo vobis, số 82]. Bổn phận của chúng ta là hãy năng cầu nguyện cho công cuộc đào tạo linh mục để nhân loại luôn có những mục tử như lòng mong ước.

PV: Xin Đức Cha cho chúng con biết ý nghĩa của huy hiệu và khẩu hiệu Giám mục mà Đức Cha đã chọn.

Đức Cha Giuse: Đây là huy hiệu và khẩu hiệu Giám mục của tôi: (hình huy hiệu)

a. Diễn tả huy hiệu và khẩu hiệu

- Nền của huy hiệu diễn tả địa lý của Thanh Hóa: núi đồi, sông biển,đồng bằng.

- Khẩu hiệu: DUC ALTUM, nghĩa là “Hãy ra chỗ nước sâu (mà thả lưới)”

- Nổi bật ở giữa huy hiệu là con thuyền đang hướng ra chỗ nước sâu.

b. Nội dung của huy hiệu và khẩu hiệu:

Huy hiệu này diễn tả câu truyện trong Phúc Âm theo Thánh Luca như sau: Chúa Giêsu đã nói với ông Simon Phêrô: “Hãy ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”. Ông trả lời với Chúa như sau: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Kết quả là ông đã bắt được rất nhiều cá đến nỗi ông phải nhờ các bạn đánh cá khác kéo lưới giúp (x. Lc 5,4-7).

c. Ý nghĩa của huy hiệu và khẩu hiệu:

- Với tôi, Giáo Phận Thanh Hóa là chỗ nước sâu mà Chúa sai tôi tới: “Hãy ra chỗ nước sâu mà thả lưới”. Khẩu hiệu này nhắc nhở tôi rằng, Chúa chọn tôi và sai tôi đi không phải vì tài năng hay công lao của tôi, nhưng hoàn toàn là do tình yêu nhưng không của Ngài.

- “Nước sâu” chỉ hết mọi người sống ở Giáo Phận Thanh Hóa, nhất là những người túng thiếu, nghèo khổ, bệnh tật và bị bỏ rơi. Khẩu hiệu này nhắc nhở tôi rằng, Chúa chọn tôi là cho người khác, là để sai tôi đến với mọi người, nhất là những người túng thiếu, nghèo khổ, bệnh tật và bị bỏ rơi, chứ không phải cho bản thân mình.

- Huy hiệu và khẩu hiệu này nói lên thái độ đáp trả của Thánh Phêrô trước lời chỉ dạy của Chúa: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được con cá nào. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”(Lc 5,5) và kết quả của sự vâng lời Chúa: “bắt được rất nhiều cá”(Lc 5,6). Huy hiệu và khẩu hiệu này sẽ nhắc tôi rằng: mình có rất nhiều giới hạn, và để có kết quả, tôi phải liên kết chặt chẽ với Chúa Giêsu, gần gũi Ngài,yêu mến Ngài và làm theo lời Ngài dạy.

- Huy hiệu và khẩu hiệu này nói tới việc các bạn chài đến giúp kéo cá lên (x.Lc 5,7). Điều này nhắc nhở tôi phải biết cộng tác với người khác: các linh mục, tu sĩ và giáo dân.trong việc rao giảng Phúc Âm.

d. Lý do chọn khẩu hiệu và huy hiệu này

- Rao giảng Tin Mừng là bản chất của Giáo Hội, là bổn phận của mỗi tín hữu mà tôi cũng là một tín hữu, hơn nữa là người kế vị các Tông đồ, nên đây là bổn phận ưu tiên của tôi.

- Khẩu hiệu này là chủ đề của Giáo Phận Thanh Hóa đã chọn vào năm 2017, năm kỷ niệm 85 năm thành lập Giáo Phận (1932-2017). Hình con thuyền và mầu sắc trên huy hiệu của tôi chính là hình ảnh, mầu sắc của con thuyền trong khẩu hiệu của Giáo Phận Thanh Hóa. Tôi nghĩ đây là quyết tâm mục vụ của các vị tiền nhiệm và của Giáo Phận và tôi là người kế nhiệm có nhiệm vụ tiếp tục quyết tâm này. Thêm vào đó, trong Thánh Lễ “cầu cho ơn gọi” của Giáo Phận Đà Lạt, được cử hành sau khi nghe công bố việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm Giám mục Thanh Hóa, Đức Cha Antôn, Giám mục Giáo Phận Đà Lạt đã nói: “Năm 2017 là Năm Thánh kỷ niệm 85 năm thành lập Giáo Phận Thanh Hóa với chủ đề “Hãy ra chỗ nước sâu” (Lc 5,4) như một định hướng mục vụ, nhằm mở ra những cơ hội để con cái trong giáo phận nghĩ đến trách nhiệm đem Chúa đến cho những người sống chung quanh mình...”. Và tôi xác tín rằng đây là ý Chúa nên đã quyết định chọn chủ đề này làm khẩu hiệu giám mục của mình.

Tóm lại, khẩu hiệu và huy hiệu này sẽ là định hướng của sứ vụ giám mục của tôi và luôn nhắc nhở tôi lo chu toàn sứ vụ giám mục của mình theo đúng ý Chúa.

PV: Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha và hiệp ý cầu xin Chúa ban thêm sức mạnh và những ơn lành khác để Đức Cha chu toàn sứ vụ của mình.

Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
 
Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm: Hình Thành Và Phát Triển
GNsP
22:01 09/05/2018
1. Lược sử hình thành :

Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hiện diện và phát triển trên mảnh đất Thủ Thiêm hơn 178 năm, từ năm 1840 đến nay, một trang sử dài gắn liền với sự hình thành của Thành Phố này trải qua bao thăng trầm và biến động xã hội.

Khởi đầu là một số nữ tu trốn cơn bách hại thời vua Minh mạng, chạy từ Nha Trang, Tân Triều và Lái Thiêu về Bến Thành và dừng chân tại Thủ Thiêm. Lúc ấy, Thủ Thiêm là một khu rừng hoang vắng, ven sông rải rác vài ba mái nhà lụp xụp,… Nhà ở ban đầu của các chị em chỉ là chòi lá dựng gần gốc me. Nay gốc me vẫn con xanh tươi như minh chứng cho sự lâu đời của Nhà Dòng trên mảnh đất Thủ Thiêm cũng là tên gọi gắn liền với Hội Dòng

2. Thực thi sứ mạng người nữ tu Mến Thánh Giá :

Trung thành với Đặc sủng Mến Thánh Giá, các nữ tu thực thi sứ vụ tông đồ thừa sai và phục vụ Giáo hội địa phương trong các lãnh vực : Đức tin, giáo dục, y tế, luân lý và xã hội. Với những công việc cụ thể như : dạy Giáo lý, hướng dẫn các hội đoàn, phụ trách ca đoàn, phục vụ phòng thánh, dạy học, phục vụ bệnh nhân,…. Làm công tác xã hội dưới hình thức : phát thuốc chữa bệnh, lớp học tình thương, quỹ tín dụng, trợ giúp học bổng, nhà trọ di dân, nhà dưỡng lão chăm sóc các cụ bà neo đơn,…
Bên cạnh đó, Hội dòng tập trung đào tạo và huấn luyện ơn gọi ; đào tạo nhân sự cho cánh đồng truyền giáo ; tạo điều kiện cho chị em đi học trong và ngoài nước,… hầu có khả năng thích nghi và đáp ứng nhu cầu phục vụ trong một xã hội luôn biến chuyển và đổi thay.

3. Những khó khăn của Hội dòng :

* Đất đai của Hội dòng

Nhà ở ban đầu của các nữ tu chỉ là một chòi lá đơn sơ, nhưng theo thời gian, bằng chính sức lao động, mồ hôi nước mắt của các nữ tu, cơ sở của Hội dòng đã được nới rộng và phát triển. Đất đai của Hội dòng không chỉ có 3,5 ha đất trụ sở chính, mà còn có trên 119 ha đất xung quanh nhà dòng. Đến năm 1975, đất ngoài khu vực nhà dòng đã bị mất tất cả, do người dân chiếm dụng hoặc bị nhà nước trưng thu không qua bồi thường. Đây là những thiệt hại mất mát vô cùng to lớn của Hội dòng.

* Các cơ sở giáo dục Hội dòng

Cũng năm 1975, theo yêu cầu của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, Hội dòng đã giao các trường học của mình (với tổng diện tích » 4.000m2) cho nhà nước sử dụng với mục đích giáo dục. Đến cuối năm 2011, các trường học này không còn dạy học nữa vì dự án đô thị mới Thủ Thiêm. Kể từ năm 2012, nhà dòng đã nhiều lần viết đơn xin nhà nước trả lại các trường học này vì không còn sử dụng đúng mục đích giáo dục nữa, nhưng họ đã không hoàn trả và cũng không đền bù. Tháng 11/2012, họ đã đưa thiết bị cơ giới vào cào bằng một trường bên cạnh nhà thờ (Trường Nữ), các nữ tu không kịp ngăn cản. Tiếp đến tháng 10/2015, họ cho xe cần cẩu vào tháo dỡ tiếp một trường học trước cổng nhà dòng, nhưng các nữ tu đã kịp thời ngăn cản.
Hội dòng đã nhiều lần gởi đơn lên UBND Tp. HCM và UBND Quận 2 đề nghị « đền bù thỏa đáng đối với các trường học của Hội dòng ». Và Hội dòng vẫn kiền trì chờ đợi nhà nước sớm có hướng giải quyết.

Trụ sở chính của Hội dòng

Mười hai năm trở lại đây, nhà nước triển khai thực hiện dự án « Khu đô thị mới Thủ Thiêm ». Khu vực Thủ Thiêm nằm trong quy hoạch giải tỏa, tất cả dân cư khu vực này đã phải di dời đi nơi khác, chỉ còn lại Nhà Dòng và Giáo xứ Thủ Thiêm. Thời gian gần đây, nhiều lần chính quyền nhà nước mời Nhà Dòng đến hiệp thương về vấn đề di dời giải tỏa Nhà Dòng, nhưng các nữ tu đã nhất trí quyết tâm : « Không di dời». Nhà nước vẫn không ngừng thúc ép và dùng đủ mọi cách như muốn buộc nhà dòng phải di dời.

4. Nguyện vọng của các nữ tu :

Được biết nhân sự của Hội dòng tính cho đến thời điểm ngày (13/5/2018) gồm có: Khấn trọn 381 ; khấn tạm 98 ; Tập sinh 33 và gần 100 em Tiền Tập viện, Thanh tuyển và dự tu. Hơn 610 nữ tu đang tha thiết xin mọi người quan tâm để lên tiếng bênh vực và bảo vệ Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm để :

A. Hội dòng mãi mãi hiện diện và phát triển trên mảnh đất Thủ Thiêm.
B. Yêu cầu Nhà nước bồi thường thỏa đáng đối với 3 trường học của Hội dòng.

Nếu Nhà Dòng không còn hiện diện trên mảnh đất Thủ Thiêm đều đó đồng nghĩa với việc tên gọi “Dòng Mến Thánh Giả Thủ Thiêm” cũng sẽ không còn. Hơn lúc nào hết, Nhà Dòng rất mong cộng đồng trong cũng như ngoài nước hãy cùng lên tiếng bảo vệ cho sự tồn vong của một cơ sở tôn giáo đã hiện diện hơn 178 năm qua.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hội Nghị 7- Suy Thoái-Xuống Cấp Dài Dài
Phạm Trần
20:47 09/05/2018
Không ít cán bộ, viên chức Cộng sản Việt Nam đã không chỉ suy thoái phẩm chất và đạo đức mà còn tìm mọi cơ hội để bảo vệ quyền lợi cá nhân, gia đình và dòng họ nhiều hơn thời gian phục vụ người dân và đất nước.

Đó là nội dung đã được Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và một số Bộ trưởng và Đại biểu Quốc hội nêu ra trong kỳ họp 7 của Ủy ban Trung ương đảng XII từ ngày 07/05 đến 12/05/2018 tại Hà Nội.

Ông Trọng nói trong Diễn văn khai mạc:”Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao…”

“…Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém….Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ; thiếu gương mẫu, chưa thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân; vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu ý chí tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội, ... chậm được ngăn chặn và đẩy lùi.”

Đó là lý do tại sao Hội nghị Trung ương 7 đã tập trung thảo luận 3 vấn đề :

1)Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;

2) Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp;

3) Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; và một số vấn đề quan trọng khác.

Nhưng trước hết, hãy gác ra ngoài những khuyết tật kinh niên của cán bộ, đảng viên như quốc nạn tham nhũng, lãng phí, kém tài, bất lực, bè nhóm v.v…đã được nhiều đời Tổng Bí thư nói đi nói lại mà vẫn còn nguyên kể từ Khóa đảng VI thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1986.

“CHẠY” ĐỜI NÀY QUA ĐỜI KHÁC

Riêng 8 loại “chạy” của các viên chức mà ông Trọng nói vẫn còn “chậm được ngăn chặn và đẩy lùi” , tuy đã biến dạng theo thời gian, thì cũng đã từng được khóa đảng IX, thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư, báo cáo tại Đại hội đảng kỳ X (từ 18/04 đến 25/04/2006).

Hồi đó, Báo cáo về Công tác xây dựng Đảng đã viết:”Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng; vẫn còn tình trạng "chạy chức", "chạy quyền", "chạy tội", "chạy bằng cấp". Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Ðảng. Ðó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Ðảng, của chế độ.”

Nên nhớ khi Báo cáo viết 4 chữ “vẫn còn tình trạng…” có nghĩa những loại “chạy” này đã có từ các khóa Đảng trước để lại. Nhưng sau 10 năm cầm quyền hai khóa IX và X (2001-2011), ông Mạnh cũng không làm nên cơm cháo gì. Ông ta lại rất tự nhiên để tiếp tục báo cáo tại Đại hội đảng kỳ XI (từ 12/01 đến 19/01/2011), trước khi trao quyền lại cho ông Nguyễn Phú Trọng.

Ban Chấp hành khóa X viết:”Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước…”

“…Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục. Công tác cán bộ thiếu tầm nhìn xa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thấp. Môi trường làm việc, chính sách cán bộ chưa tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ; chưa cổ vũ ý chí phấn đấu vươn lên, sự gắn bó, tận tụy của cán bộ đối với công việc….”

Như vậy, sau 5 năm làm Tổng Bí thư khóa XI (2011-2016), ông Nguyễn Phú Trọng đã múa may quay cuồng ra sao với các thứ “chạy” này ?

Chẳng khá được bao nhiêu, bởi vì trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đảng XII ( từ ngày 21/01 -- 28/1/2016), ông vẫn khơi khơi “tự nhiên như người Hà Nội” để tường trình:” Trong tự phê bình và phê bình, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến, một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao phụ trách. Trên một số vấn đề, qua kiểm điểm của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp từ Trung ương đến cơ sở vẫn chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình, xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm, như tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng chạy chức, chạy tội, tham nhũng, lợi ích nhóm,... Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân chưa thực hiện được. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước.”

Bây giờ, nhiệm kỳ khóa đảng XII cũng đã đi được ½ đường mà 8 loại “chạy” vẫn còn “chậm được ngăn chặn và đẩy lùi” thì Trọng đã bị dồn vào chân tường rồi.

Vì vậy ông Trọng đã lúng túng và muốn tìm lối thoát cho uy tín bản thân trước khi mãn nhiệm vào tháng 1/2021. Nhưng mấy ai trong số ngót 200 Ủy viên Trung ương, chính thức và dự khuyết, có sáng kiến và quyết tâm giúp đảng, luôn tiện giúp luôn ông Trọng, diệt được các thứ “chạy” đang ngổn ngang trong đảng ?

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị 7, ông Trọng đã gợi mở ý kiến kêu gọi toàn đảng hãy lựa chọn giúp mình. Ông hỏi mọi người :”Khắc phục tình trạng "chạy chức, chạy quyền" hay "thân quen, cánh hẩu"? Chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai? Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp? Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào? Cơ chế giám sát quyền lực đã đủ chưa? Chính sách tạo ra động lực để cán bộ tâm huyết gắn bó với sự nghiệp là gì?...”

Hỏi như thế, nhưng ngay bản thân ông, người có quyền cao nhất nước, chưa chắc đã tìm được giải pháp cho những căn bệnh đã ăn sâu bám rễ trong cơ thể đảng viên từ mấy chục năm rồi.

Cũng khó khăn và phức tạp cho ông Trọng và cả đảng CSVN là những chuyện tham nhũng, quan liêu, lãng phi, cửa quyền và các thứ “chạy” của cán bộ đảng viên đã “sống lâu lên lão làng” trong máu đảng viên từ đời này qua đời khác từ lâu lắm rồi. Những chứng hư tật xấu đang đe dọa sống còn của đảng qua nhiều nhiệm kỳ Tổng Bí thư, vẫn tiếp tục sinh sôi nẩy nở không khoan nhượng.

Đó cũng là lý do tại sao, trong Diễn văn khai mạc Hội nghị 7, ông Trọng đã thách đố các Ủy viên Trung ương hãy tập trung suy nghĩ để :”Trả lời cho được câu hỏi vì sao 20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây mặc dù Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp? Nguyên nhân từ đâu, ở khâu nào, cấp nào? “

Hỏi thế đấy nhưng ông Trọng cũng dư biết chả ai dám trả lời, dù có biết, vì những anh đã “nhúng chàm” có rất nhiều chước qủy ma loài và kinh nghiệm để bịt miệng kẻ khác.

THỰC TRẠNG CÁN BỘ

Tình trạng đảng đang “nuôi ong tay áo” còn được Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói thẳng:” Có một số cán bộ đang biến quyền lực của nhà nước, thực chất là quyền lực của nhân dân, thành quyền lực cá nhân, lạm dụng để ban phát cho người này, người kia, trong khi trước những vấn đề mới của đất nước lại bảo thủ, trì trệ.” (Theo VNNET, ngày 09/05/018)

Trả lời báo chí về việc xây dựng cán bộ, ông Dũng không ngần ngại nói thẳng, như tường thuật của VNNET:”Bộ trưởng KH-ĐT nêu thực tế đang tồn tại luồng tư tưởng khi được giao một việc gì đó, nhưng điều đầu tiên mà không ít cán bộ nghĩ tới là “ta có được lợi gì trong đó, có kiếm chác được gì không, người nhà của mình, lợi ích nhóm thân quen của mình có lợi gì trong đó và làm thế nào để làm được việc đó". Ít ai nghĩ rằng việc này có nên ủng hộ hay không, có làm được hay không, muốn làm được thì phải làm thế nào.

“Thậm chí nhiều lãnh đạo tỉnh có cả Doanh Nghiệp sân sau đặt trụ sở ngay tại nhà mình, không nghĩ phát triển cho tỉnh mà chỉ nghĩ đi xin Trung ương, được dự án nào thì nghĩ cách tạo lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm, ủng hộ tùy tiện nhà thầu này, nhà thầu kia...”,

Ông Bộ trưởng Dũng cũng nhìn nhận:”Hiện nay, chúng ta có tình trạng 'lên rồi không xuống' hoặc đi ngang, có chỗ rồi cứ ngồi đó, bản thân cán bộ đó không có động lực để tiến bộ và thế hệ kế cận cũng không có cơ hội. Không răn đe thì khó chọn người tốt, tâm huyết trách nhiệm.”

Ông Dũng nói:” Thực tế chưa có đơn vị nào thay thế cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, do còn nể nang, né tránh trách nhiệm, khi bình bầu, lấy ý kiến trong quá trình bổ nhiệm lại thì qua loa, dễ dãi.”

Trong khi đó, theo lời ông Dũng :” Cán bộ hiện nay tồn tại rất nhiều hạn chế như ít đọc, nghiên cứu tài liệu, không chịu lắng nghe, nghĩ không thấu đáo, viết lách thiếu sáng tạo, nói không thuyết phục...;một số cán bộ chỉ nói hay nhưng khi viết, tư duy, suy nghĩ thì không đạt yêu cầu.”

VẪN CỨ TRƠ RA

Mặt khác, trong cuộc phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhữơng (Tỉnh Bến Tre) đã nói:"Có cán bộ vi phạm, nhưng thiếu liêm sỉ, không thấy xấu hổ. Thậm chí một số người dân còn nói rằng, có cán bộ sai phạm nhưng vẫn cứ trơ trơ ra". (báo GDVN, ngày 08/05/018)

Sở dĩ có tình trạng chai lỳ này vì, theo lời ông Nhưỡng :” “Từ trước đến nay, thói quen của cán bộ là chỉ có “lên” (thăng tiến) mà ít có “xuống” (giáng chức).

Ông nhận xét:”Việc xuống chức đối với cán bộ có vẻ rất khó khăn và thực tế đã chứng minh, ở nước ta có rất ít cán bộ xin từ chức.

Việc từ chức không có trào lưu cũng không trở thành một thứ văn hóa đã định sẵn trong đời sống chính trị. Cho nên người ta (cán bộ vi phạm) nghĩ rằng, việc từ chức đối họ là hơi... khác người….Phải nói rằng, chúng ta hiện nay đang thiếu kẻ sĩ, bởi chỉ có kẻ sĩ thì mới có liêm sỉ.”

CHUYỆN CŨ-CHUYỆN MỚI

Sở dĩ Việt Nam ngày nay hiếm kẻ sỹ vì điều gọi là “chiến lược cán bộ” thi hành trong suốt 20 năm đã không thành công. Chủ trương quy hoạch này, thành hình từ khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bằng Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18-6-1997 về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Theo bài viết của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thì:” Chiến lược cán bộ đã xác định quan điểm, phương hướng cơ bản, các chính sách và giải pháp lớn để xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020” (theo báo điện tử đảng CSVN, ngày 06/05/018)

Nhưng bây giờ nhìn lại 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ, với 142 văn bản quy định các giải pháp qua các khóa đảng VIII, IX, X, XI, XII, ông Phạm Minh Chính nhìn nhận:”Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đông nhưng không mạnh. Nếu năm 1997 có hơn 1,35 triệu cán bộ, công chức, viên chức thì năm 2017, số cán bộ, công chức, viên chức đã tăng gấp đôi với hơn 2,72 triệu người. “

Tuy nhiên, vẫn theo ông Chính:”Chất lượng đội ngũ cán bộ không đồng đều, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ còn xảy ra ở nhiều nơi. Không ít cán bộ, kể cả cán bộ cấp chiến lược chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Trình độ tư duy và khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của một bộ phận cán bộ còn chậm; năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện còn hạn chế. Không ít cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa gương mẫu, ngại việc khó, thích nhận việc dễ, có nhiều lợi ích. Một bộ phận không nhỏ cán bộ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chỉ tính trong 10 năm gần đây, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã phát hiện hơn 7.000 vụ vi phạm, trong đó có 280 vụ phải xử lý hình sự, hơn 1.700 cán bộ, đảng viên phải xử lý kỷ luật Đảng và 181 người phải xử lý bằng pháp luật.” (theo báo điện tử đảng CSVN, ngày 06/05/018)

Đưa ra những “con số xấu” là điều đáng khích lệ, nhưng ông Chính lại quên đã có lần, vào ngày 26/01/2013, khi còn giữ chức Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc (bây giờ là Thủ tướng) đã nói:”Chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về". (theo báo Lao Động, 26/01/2013)

Phát biểu tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức chiều 25/1, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng :” Chế độ công chức hiện vẫn nặng tính bao cấp, chưa phát huy được trí tuệ của cán bộ. Ông đặt câu hỏi liệu 2,8 triệu công chức hiện nay có cống hiến hết mình hay không?”

THAM VỌNG VÀ THỰC TẾ

Câu hỏi của ông Phúc năm 2013 có lẽ sẽ ám ảnh vào đề án “xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” vừa được đồng tình ủng hộ tại Hội nghị Trung ương 7, theo tường thuật của Thông tấn xã VN (TTXVN).

TTXVN còn phác ra các chặng đường phải đạt mục tiêu, theo đó:

1) Đến năm 2020, thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết thành các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ theo kế hoạch, phù hợp với tình hình thực tế; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; triệt để chống chạy chức, chạy quyền và chặn đứng tình trạng suy thoái; cơ bản thực hiện việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; hoàn thành việc rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

2) Đến năm 2025, tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hóa, đồng bộ các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; phấn đấu hoàn thành việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương, khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác; đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

3) Đến năm 2030, xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ cán bộ một cách vững vàng; cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ.

Vẫn theo TTXVN, đề án xác định 2 trọng tâm và 5 đột phá để thực hiện đồng bộ 8 nhiệm vụ, giải pháp.

Hai trọng tâm là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ; chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo cơ chế, môi trường, điều kiện để khuyến khích đổi mới, sáng tạo phục vụ phát triển và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cấp đi đôi với phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực.“

Năm đột phá là: 1) Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời; 2) Chấm dứt tình trạng chạy chức chạy quyền. 3) Thực hiện nhất quán chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương. 4) Cải cách chính sách tiền lương và nhà ở để tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc; có cơ chế, chính sách để tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm. 5) Hoàn thiện cơ chế để cán bộ, đảng viên thật sự gắn bó máu thịt, mật thiết với nhân dân và thông qua đó nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ.

Đọc qua những câu chữ chứa nhiều tham vọng và hứa hẹn của Trung ương 7, ai cũng thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã đề ra mục tiêu chính trị cho hai năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ hai, kết thúc vào tháng 01 năm 2021.

Đó là, song song với chiến dịch “đốt lò chống tham nhũng” đang đem lại những kết quả nhất định nổi lên ở cấp cao, trong đó có vụ bắt giữ và xét xử cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, ông Trọng còn muốn lưu lại những kết qủa ban đầu của dự án tìm kiếm 600 “cán bộ cấp chiến lược” cho khóa đảng XIII (2021-2026).

Trao đổi với báo VietNamNet (06/05/2018), ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ 4 (Theo dõi các cơ quan TƯ) của Ban Tổ chức TƯ cho biết:” 600 cán bộ cấp chiến lược gồm các cán bộ trong Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các bộ trưởng, trưởng các ngành, thứ trưởng, phó trưởng các ngành, bí thư và phó bí tỉnh uỷ, chủ tịch UBND và HĐND tỉnh.”

TIÊU CHUẨN

Nhưng điều quan trọng nhất, theo Quy định 90 ngày 22/08/2017 của Bộ Chính trị thì những người này phải :

1.1- Về chính trị tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.

1.2- Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ trong công tác cán bộ.

1.3- Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.

1.4- Về năng lực và uy tín: Có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận; có khả năng phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, vận hội, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

1.5- Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Với 5 Điều kiện nêu trên, liệu có gì bảo đảm 600 “cán bộ cấp chiến lược” của khóa đảng XIII sẽ mãi mãi là “hạt giống đỏ”, hay đội ngũ “then chốt của then chốt” như mong muốn của ông Nguyễn Phú Trọng ?

Hay những kẻ được xây dựng làm kẻ “kế thừa” của đội ngũ đã bị ông Trọng lên án chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội sẽ khá hơn cha anh để không bị nhân dân nguyền rủa là nhân nào qủa ấy ? -/-

Phạm Trần

(05/018)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tại sao các trường Công Giáo Mỹ không còn khuyến khích học sinh xử dụng màn hình nữa.
Trần Mạnh Trác
16:19 09/05/2018
(Theo Mary Rezac, CNA / EWTN News Ngày 9 tháng 5, 2018 ) . Mới đây không lâu, người ta cố gắng đưa thêm công nghệ vào lớp học, đến nỗi khuyến khích cả các em nhỏ mới học lớp 3 chơi 15 phút một trò chơi điện tử như trò Oregon Trail trong giờ giải lao.

Gần đây hơn vào khoảng năm 2012, sau sự xuất hiện của điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác, thì nhiều trường học đã khuyến khích mỗi em nên có một iPad và mang máy vi tính xách tay vào lớp.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã bắt đầu báo động về những bất lợi khi các em dành quá nhiều giờ vào màn hình, đặc biệt là báo động về những tác động tiêu cực cho sự phát triển não bộ và cho việc giáo dục. Ngay cả những hãng khổng lồ trong ngành công nghệ cũng bắt đầu nói một cách công khai về những nguy hiểm khi bị nghiện internet và việc cần thiết phải theo dõi số thời gian sử dụng màn hình của trẻ em.

Riêng đối với các trường Công Giáo ở Mỹ, theo lời một số vị hiệu trưởng, thì đây là một vấn đề cấp bách, bởi vì trường Công Giáo quan tâm đến sự giáo dục nhân bản và tinh thần của học sinh.

Ông Michael Edghill, hiệu trưởng trường Công Giáo Notre Dame ở Wichita Falls, Texas, nói rằng mối quan tâm lớn nhất của ông là xu hướng công nghệ đang trở thành động lực chính cho nền giáo dục, chứ không phải chỉ là một công cụ hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

"Đối với một trường Công Giáo, đó là một mô hình xấu bởi vì việc giáo dục một đứa trẻ đòi hỏi phải có một nhà giáo được đào tạo đúng đắn, và đó là nhiệm vụ của nền giáo dục Công Giáo," ông nói. "Không có máy móc hoặc công cụ công nghệ nào có thể gọi là đủ cho sự hình thành một linh hồn."

Bà Jean Twenge, một nhà nghiên cứu tâm lý học và là tác giả của tác phẩm “iGen: Tại sao những đứa trẻ ‘siêu kết nối với màn hình’ ít nổi loạn hơn, âm thầm hơn, ít hạnh phúc hơn - và hoàn toàn không sẵn sàng để trưởng thành”.

Bà Twenge nói rằng nghiên cứu của bà tìm thấy một "điểm ngọt" cho việc sử dụng màn hình cuả thanh thiếu niên là khoảng 2 giờ mỗi ngày, số thời gian đó "thì vẫn tốt cho tâm thần, hạnh phúc và ngủ được. Ngoài ra, rủi ro tăng lên, càng cao thì càng rủi ro cao.”

Điều đáng quan tâm, nhưng không đáng ngạc nhiên, là hầu hết thanh thiếu niên Mỹ báo cáo rằng số thời gian sử dụng màn hình trung bình hàng ngày là cao hơn hai giờ nói trên nhiều lắm.

Vào năm 2015, nhóm nghiên cứu Common Sense Media báo cáo rằng hơn một nửa số thanh thiếu niên Mỹ đã dành ít nhất là bốn giờ mỗi ngày trên màn hình, trong đó thì có tới 25% thanh thiếu niên báo cáo việc sử dụng cao hơn - hơn 8 giờ mỗi ngày - là số giờ có nhiều khả năng gây ra tổn thương (detriment).

"Ví dụ, thanh thiếu niên sử dụng thiết bị điện tử từ 5 giờ trở lên mỗi ngày có khả năng tự tử cao, 71% hơn so với những đứa sử dụng dưới một giờ mỗi ngày", bà Twenge nói. “51% bọn chúng cũng không ngủ đủ. Những đứa lên trực tuyến 5 giờ mỗi ngày có khả năng bất mãn nhiều gấp hai so với những đứa dùng ít hơn một giờ. ”

Tác động vào giáo dục, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng cái điện thoại thông minh làm cho một người lười suy nghĩ khi có nó ở gần, ngay cả khi chúng đã bị tắt . Một nghiên cứu khác cho thấy rằng các sinh viên được dạy trong các lớp dùng ít máy tính thì khi đi thi được thành công hơn là các đứa trẻ học trong lớp học có iPad và máy tính.

Những quan tâm về nhân bản, quan hệ và giáo dục là lý do tại sao một số trường Công Giáo đang cố gắng hạn chế, nếu không hoàn toàn cấm, việc sử dụng điện thoại thông minh và iPad trong lớp học.

Trường Tiểu học St. Benedict ở Natick, Mass. Là một trường đã áp dụng phương pháp không sử dụng công nghệ điện tử trong lớp học, ngoại trừ cho phép một cách rất hạn chế ở các lớp cao.

Ông Jay Boren, hiệu trưởng trường St. Benedict, nói rằng họ áp dụng phương pháp cổ điển như thế bởi vì các bậc phụ huynh ở đây mong muốn rằng trường của họ khá hơn các nơi khác.

“Có những nghiên cứu cho thấy rằng bộ nhớ cuả não bộ trở thành tốt hơn khi người ta viết bằng tay thay vì gõ vào máy. Ngoài ra còn có một lợi ích nữa là các em học được cách viết chữ đẹp, ” ông Boren nói.

“Ngoài ra, một môi trường không bị tràn ngập với công nghệ và nhịp độ nhanh ... cho phép học sinh trau dồi khả năng chú ý, phát triển sự tập trung tư tưởng và hiểu rõ giá trị cuả sự im lặng, đó là những điều cần thiết để suy ngẫm về những điều Chân Thiện Mỹ. Chúng tôi cảm thấy rằng những kỹ năng tinh thần đó thì quan trọng hơn ở độ tuổi này, hơn là việc làm chủ một màn hình mà các em chắc chắn có thể học vào những lúc khác trong suốt một cuộc đời của chúng. ”

Tuy nhiên ở một nơi khác, Cha Nicholas Rokitka, dòng Phan Sinh, dạy trường Archbishop Curley High School ở Buffalo, New York, thì áp dụng một chương trình dùng iPad cho mỗi sinh viên từ bốn năm trước.

"Mối quan tâm lớn của tôi khi cho phép công nghệ vào trong lớp học là việc học sinh có thể không tập trung vào chủ đề và lắng nghe giáo viên," Cha Rokitka nói. "Nó chắc chắn thay đổi cách tương tác giữa giáo viên và học sinh."

Cha Rokitka cho biết các trò giải trí trong các máy vi tính luôn luôn là một tiềm năng gây ra sự phân tâm cho các em. Cho nên Cha đã thiết kế phòng học làm sao để ngài có thể theo dõi chặt chẽ việc sử dụng iPad của học sinh, việc theo dõi như vậy “chiếm rất nhiều năng lượng của tôi”.

Nhưng đã có một số điều tích cực xảy ra, Cha Rokitka cho biết – như là việc nhà trường tiết kiệm rất nhiều giấy khi cho các em những bài tập về nhà và khi tổ chức thi cử và chấm bài bằng kỹ thuật vi tính, và mức độ tiến triển cuả các em có thể nhanh chóng và dễ dàng được nhận ra và giải quyết.

Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng nếu không có một ý định rõ ràng đằng sau việc sử dụng công nghệ , thì nó sẽ đem đến nhiều tiêu cực cho việc các sinh viên liên hệ với nhau và với thế giới.

“Điều rất cơ bản là, công nghệ thay đổi cách thức mà mọi người tương tác với nhau. Nếu công nghệ được chấp nhận cách không đắn đo gì cả và không có chủ đích nào, thì nó sẽ làm hại nhiều hơn lợi. Khi kỹ thuật truyền thông xã hội thay thế sự tương tác mặt đối mặt, thì các sinh viên mất đi khả năng giao tiếp, ”ngài nói. “Vấn đề này là một vấn đề lớn hơn là trường học, nhưng cuối cùng thì giáo viên và trường học vẫn có thể ghi vào một dấu ấn về cách trẻ em học và sử dụng công nghệ”.

Trở lại với bà Twenge, bà đề nghị các trường nên cấm sử dụng điện thoại di động không chỉ trong các lớp học, mà còn trong cả giờ nghỉ trưa nữa, để cho các học sinh có cơ hội tương tác với nhau mà không cần màn hình.

Trên báo New York Daily News bà Twenge viết rằng trong lúc phỏng vấn với các sinh viên cho việc nghiên cứu của mình, bà đã phát hiện ra nhiều sinh viên trong những giờ nghỉ trưa, đã bị rơi vào một tình trạng chán nản và cảm thấy bị bỏ rơi vì bạn bè cuả chúng làm ngơ để ưu tiên vào chiếc điện thoại.

“Quy tắc không dùng điện thoại ở trường sẽ giúp thanh thiếu niên phát triển các kỹ năng xã hội vô giá. Có nhiều giám đốc hãng xưởng đã nói với tôi rằng những người trẻ đi xin việc đã không giám nhìn thẳng vào mắt họ và dường như không thoải mái khi nói chuyện trực tiếp với một người khác. Nếu sinh viên của chúng ta muốn thành công tại nơi làm việc, họ cần thực hành cách giao tiếp trực tiếp nhiều hơn,” bà viết.

"Chúng có thể học được điều đó ngay tại trường học- nếu chúng không liên tục dùng chiếc điện thoại của chúng."

Trở lại với ông Edghill ở Texas, ông nói rằng đó chính xác là cái lý do tại sao nhà trường cấm sử dụng điện thoại di động trong ngày học.

"Đó là một quyết định có chủ ý dựa trên một thực tế là có rất ít hoặc không có lợi ích nào cả mà còn mang lại một loạt các vấn đề khó khăn thực sự", ông nói.

“Một hiệu ứng phụ bất ngờ là ngày nay trước giờ học vào mỗi buổi sáng, các học sinh đã thực sự nói chuyện với nhau thay vì chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình cá nhân của họ.”

Là một người cha có bốn đứa trẻ từ 3 đến 14 tuổi, ông Edghill lưu ý rằng ông và bà vợ đã cố gắng thực hiện cách thức đó ở nhà, là đề ra các giới hạn cho việc sử dụng công nghệ, làm sao cho phù hợp với họ, mặc dù ông cũng thừa nhận đã phải tập tành nhiều rồi mới quen.

“Tôi nghĩ rằng người ta càng xem màn hình nhiều hơn thì họ càng kém sáng tạo và ít tò mò hơn. Nhưng đây là một trận chiến kéo dài. Nó có thể là một thứ cải cách văn hóa mà chúng ta có thể làm cho con cái của chúng ta, ”ông nói. "Nếu không nói đó là một điều gì đó cuả một người Công Giáo."

Cũng cần lưu ý rằng công nghệ đơn giản là một công cụ, nó "không phải là một điều ác", ông nói.

“Đức Giáo Hoàng đang rất năng động trên truyền thông xã hội. Đức Giám Mục của tôi cũng đang viết trên Twitter. Nhưng đó là vì lợi ích lớn hơn, là sự tiếp cận với mọi người để tạo ra một cơ hội cho cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa Kitô, ”ông nói.

“Nếu công nghệ thay thế con người thay vì được sử dụng như một công cụ để giúp con người, thì đó là vấn đề… Nếu chúng ta bỏ qua yếu tố con người của giáo viên, là đối thoại và tranh luận giữa người và người, thì chúng ta đã không làm phận sự cuả mình trong việc hình thành con người cuả các em. ”
 
Thông Báo
Chương Trình Cầu Nguyện và An Táng - Đức Cố TGM Leonard Faulkner – Nam Úc
Vietcatholic-Adelaide
03:43 09/05/2018
CẦU NGUYỆN:
1. Chúa Nhật ngày 13 tháng 5 năm 2018:
Lúc 7:30 chiều, tại nhà thờ Chánh Toà St Francis Xavier,
17 Wakefield Street, Adelaide, SA 5000
Nhà thờ sẽ vẫn mở cửa cầu nguyện đến 10 giờ tối cùng ngày.
THÁNh LỄ AN TÁNG:
2. Thứ Hai, ngày 14 tháng 5 năm 2018:
Lúc 11 giờ sáng tại nhà thờ Chánh Toà St Francis Xavier
Sau Thánh Lễ, nghi thức an táng sẽ được cử hành tại nghĩa trang Công Giáo West Terrace Adelaide
XIN LƯU Ý:
- Car Park nhà thờ chính toà không có chỗ đậu xe trong ngày cử hành Tang Lễ.
- Xin miễn phúng điếu hay đặt vòng hoa.
* Dâng cúng xin gởi về quỹ từ thiện Công Giáo của giáo phận. WEB SITE
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lòng Mẹ
Lê Trị
07:52 09/05/2018
LÒNG MẸ
Ảnh của Lê Trị
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 10/5/2018: HĐGM Việt Nam loan báo Năm Thánh: Mừng 30 năm tuyên thánh cho 117 vị tử đạo.
VietCatholic Network
16:41 09/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 9/5/2018.

2- Đức Thánh Cha nói: ‘Cái lưỡi là đá thử vàng tình yêu của chúng ta’.

3- Nhận định của ĐHY Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về cuộc đối thoại với Trung Quốc.

4- Đức Thánh Cha nói về cách chiến thắng sự quyến rũ của ma quỷ.

5- Đức Thánh Cha muốn thăm hai thành phố bị bom nguyên tử ở Nhật bản.

6- Lễ tuyên thệ đầy mầu sắc của 33 tân Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ tại Tòa Thánh.

7- Chuyện lạ các thánh: 2000 năm sau, xương thánh Clementê được tìm thấy trong đống rác tại Anh Quốc.

8- Tín hữu Australia sẽ cùng nhau đọc kinh Mân Côi tại nhiều nơi vào ngày 13 tháng Năm.

9- Saudi Arabia chấp thuận để Tòa Thánh Vatican xây nhà thờ ở vương quốc Hồi Giáo này.

10- Hồi Giáo tấn công vào nhà thờ ngay tại thủ đô Bangui giết chết một linh mục đang cử hành thánh lễ.

11- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam loan báo Năm Thánh: Mừng 30 năm tuyên thánh cho 117 vị tử đạo.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Lời Mẹ Nhắn Nhủ.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/05/2018: Đáng kinh ngạc: 6 đền kính Tổng lãnh Thiên thần Micae nằm khít trên một đường thẳng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:20 09/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Phát hiện đáng kính ngạc của các nhà địa lý: Bẩy đền thánh cổ kính tại Âu Châu và Trung Đông nằm trên một đường thẳng

Các nhà địa lý Italia vừa công bố một khám phá rất đáng kính ngạc: Bẩy đền thánh cổ kính của Châu Âu và Trung Đông nằm hoàn toàn khít trên một đường thẳng dù ở cách nhau rất xa. Toán học gọi là co-linear (đồng tuyến tính).

Hãng tin Aleteia của Italia nói đường thẳng này, theo truyền thuyết, có thể là đường lưỡi gươm của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae chém ma qủy, đưa chúng xuống địa ngục.

Thật đáng ngạc nhiên hơn nữa là 6 trong số 7 đền thánh này là các đền kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Hơn thế nữa, ba đền thánh quan trọng nhất trong số này là Đền Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Pháp; Đền Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Val de Susa; và Đền Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Gargano cách nhau cùng một khoảng cách. Toán học gọi là equi-distant.

Một số người nói đường thẳng này là một lời nhắc nhở từ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae rằng các tín hữu được trông đợi là người công chính, không hành xử quanh co nhưng đi theo một con đường thẳng.

2. Bẩy đền thánh cổ kính tại Âu Châu và Trung Đông nằm trên một đường thẳng

Các nhà địa lý nói rằng nếu hiện tượng bẩy đền thánh cổ kính này nằm khít trên một đường thẳng chưa đủ gây ngạc nhiên, thì có thêm một chi tiết thú vị nữa. Vào ngày hạ chí (Summer Solispice) của Bắc bán cầu (thường là vào ngày 21 tháng Sáu), bẩy ngôi đền thánh này nằm thẳng tắp trên đường hoàng hôn!

Đường thẳng nói trên bắt đầu ở đền thánh Skellig Michael kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trên đảo Michael’s Rock của Ái Nhĩ Lan. Tương truyền đây là nơi Tổng lãnh thiên thần Michael đã hiện ra với Thánh Patrick, để giúp ngài giải phóng đất nước đó khỏi tay quỷ dữ.

Sau đó, con đường nghiêng về phía nam đến đền kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trên đảo Cornish của Anh. Nói là đảo, nhưng khi thủy triều xuống, miền đất này được nối liền với đất liền. Tương truyền đây là nơi Tổng lãnh thiên thần Michael đã hiện ra với một nhóm ngư dân.

Con đường kỳ diệu này, sau đó, đi đến Pháp, nơi có đền thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Mont Saint-Michel, cũng là một trong những nơi mà Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đã hiện ra với các tín hữu Công Giáo Pháp. Đền thánh này, nằm ngoài khơi bờ biển Normandy, rất đẹp khiến cho khu vực này trở thành một trong những địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Pháp, và đã được UNESCO công nhận là di sản Thế giới từ năm 1979. Năm 709, Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đã hiện ra với Thánh Aubert, thúc giục ngài xây dựng một nhà thờ trên các tảng đá. Công việc được bắt đầu ngay lập tức, nhưng mãi đến năm 900 mới hoàn thành được.

Cách đó khoảng 1000 km, tại Val de Susa, là đền thánh thứ tư: Sacra di San Michele, cũng là một đền thánh kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Việc xây dựng đền thánh được bắt đầu vào khoảng năm 1000 và, trong suốt nhiều thế kỷ, các cấu trúc mới đã được thêm vào tòa nhà ban đầu. Các tu sĩ Bênêđíctô cũng đã xây thêm một nhà trọ, bởi vì đền thánh này nằm trên con đường Via Francigena là con đường những người hành hương đi qua để sang Rôma.

3. Bẩy đền thánh cổ kính tại Âu Châu và Trung Đông nằm trên một đường thẳng

Cách đó một ngàn cây số khác trên đường thẳng kỳ diệu này, là đền thánh kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại Gargano, Italia được xây dựng từ năm 490, khi Tổng Lãnh Thiên Thần Micae hiện ra với Thánh Lorenzo Maiorano.

Từ Ý, dấu chân của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đưa ta đến đền thánh thứ sáu. Đền thánh này trên đảo Symi của Hy Lạp. Đền thánh này có một bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cao ba mét, là một trong những bức tượng lớn nhất thế giới.

Con đường kết thúc tại Israel, với đền thánh Mount Carmel, ở Haifa. Nơi đã được xây dựng từ thời cổ đại, với các thánh đường Công Giáo và Chính Thống Giáo có niên đại từ thế kỷ 12.

4. Nigeria: Nổ bom tự sát tại đền thờ Hồi Giáo giết chết 89 người

Trong một diễn biến bi đát, bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã nổ bom tự sát tại một đền thờ Hồi Giáo Shiite giết chết 89 người và làm bị thương 58 người khác.

Phát ngôn viên cảnh sát tại Mubi, một thị trấn khoảng 120 dặm về phía bắc của Yola, thủ phủ của bang Adamawa ở miền Đông Bắc Nigeria cho biết:

“Hai vụ đánh bom diễn ra khoảng 1 giờ chiều, hôm thứ Ba 1 tháng Năm. Những kẻ đánh bom tự sát gồm có hai thanh niên. Tên thứ nhất cho nổ một quả bom đầu tiên sau khi những lời cầu nguyện bắt đầu. Tên thứ hai, đứng sẵn bên ngoài, đã cho nổ một quả bom thứ hai khi mọi người ra bên ngoài”

Yemi Osinbajo, phó tổng thống Nigeria, cho biết trong một tuyên bố rằng chính phủ đã “bị sốc và cảm thấy bị xúc phạm” bởi các vụ đánh bom.

Osinbajo cho biết: “Việc xúc phạm đến một nơi thờ phượng bởi những tên tội phạm là bi thảm và phải bị kết án với những lời lẽ mạnh nhất”

Diễn biến mới nhất này cho thấy chính quyền của tổng thống Muhammadu Buhari đã không kiểm soát được tình hình đất nước.

Trước đó vài ngày, hôm 28 tháng Tư, các Giám mục Nigeria đã kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức sau vụ tấn công vào một nhà thờ Công Giáo vào hôm thứ Ba 24 tháng Tư và các cuộc tấn công tiếp theo vào các cộng đồng Kitô hữu gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani.

Ít nhất 19 người trong đó có hai linh mục đã bị giết khi nhóm cực đoan Hồi Giáo Fulani xả súng vào một nhà thờ tại Ayar Mbalom trong bang Benue, Nigeria.

Các Giám Mục Nigeria đang ở Rôma tham dự ad limina đã ra một thông cáo kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức. Ông Muhammadu Buhari, một người Hồi Giáo, đã nhậm chức tổng thống từ ngày 29 tháng 5 năm 2015. Sau một thời gian chiến tranh dai dẳng với bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram, với khát vọng hòa bình, dân chúng đã chọn ông làm tổng thống vì ông từng là một vị tướng trong quân đội Nigeria. Tuy nhiên, lựa chọn này có lẽ là một sai lầm tai hại. Tổng thống Muhammadu Buhari tỏ ra bất lực không thể dẹp tan được Boko Haram. Đồng thời, quốc gia này lại còn gánh chịu thêm nhiều tang tóc gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani. Tình hình tại Nigeria xấu đi một cách nhanh chóng.

5. Sứ thần Tòa Thánh tại Áo cảm thấy ‘nhục nhã’ vì các giáo sĩ Đức chống báng việc chính phủ bang Bavaria treo thánh giá

Sứ thần Tòa Thánh tại Áo đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các linh mục và giám mục Đức phản đối chính phủ miền Bavaria treo thánh giá tại các công thự của chính phủ.

Trong một bài giảng tại Tu viện Heiligenkreuz, Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen, người Thụy Sĩ, là Sứ thần Tòa Thánh tại Áo, cho biết phản ứng của một số giáo sĩ đối với quyết định của chính phủ miền Bavaria là “không thể chấp nhận được”

“Là Sứ Thần Tòa Thánh và đại diện của Đức Thánh Cha, tôi cảm thấy buồn và hổ thẹn khi khi thấy thánh giá được dựng lên ở một nước láng giềng mà chính các giám mục và linh mục lại đi chỉ trích một quyết định như thế. Thật đáng xấu hổ làm sao! Không thể chấp nhận được.”

Tuy không nêu rõ đích danh ai, rõ ràng những lời của Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen đã nhắm đến Đức Hồng Y Reinhard Marx.

Đức Hồng Y Marx, Tổng Giám mục Munich và Freising, cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã chỉ trích quyết định của bang Bavaria treo thánh giá trong các tòa nhà chính phủ vì cho rằng quyết định này sẽ gây ra “chia rẽ” và “đấu tranh chống lại nhau”.

“Nếu thánh giá chỉ được xem như một biểu tượng văn hóa, thì người ta chưa hiểu được thánh giá”, ngài nói. Theo Đức Hồng Y, thánh giá là “một dấu chỉ phản đối bạo lực, bất công, tội lỗi và cái chết, chứ không phải là một dấu chỉ [loại trừ] chống lại người khác.”

Tuy nhiên, Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg không đồng ý với những ý kiến của Đức Hồng Y Marx. Ngài đã lên tiếng hoan nghênh quyết định này của bang Bavaria. Đức Cha nói: “Thánh giá là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa phương Tây. Đó là biểu hiện của một nền văn hóa tình yêu, bác ái và sự khẳng định cuộc sống. Thánh giá là một trong những nền tảng của châu Âu.”

Đức Cha Rudolf Voderholzer nói thêm, đó là lý do tại sao, người dân miền Bavaria có truyền thống đặt thánh giá chứ không phải là các biểu tượng khác ở các đỉnh núi của họ. “Không phải lá cờ quốc gia hay các biểu tượng khác của quyền bính con người, như những người khác có thể thích hơn ở những nơi khác, nhưng là thánh giá. Thánh giá nên được nhìn thấy mọi nơi,vì thánh giá là dấu chỉ của ơn cứu rỗi và cuộc sống trong đó Chúa Kitô giao hòa giữa trời và đất, Thiên Chúa và hòa giải con người, nạn nhân và thủ phạm.”

Thủ tướng Bavus Markus Söder của bang Bavaria đã công bố chính sách này vào tuần trước, nói rằng việc treo thánh giá sẽ phản ánh “bản sắc văn hóa và ảnh hưởng của phương Tây-Kitô giáo” trên miền này.

6. Công nghị Hồng Y tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero

Trong thông cáo đưa ra hôm thứ Năm 3 tháng 5, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết một công nghị Hồng Y sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 5 để định ngày tuyên thánh cho Đức Thánh Cha Phaolô VI, Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero và bốn vị khác.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã dọn đường cho việc tuyên thánh cho các vị vào đầu năm nay với việc công bố các nghị định công nhận các phép lạ do sự can thiệp của sáu vị Chân Phước.

Vatican cho biết ngày 3 tháng 5 rằng một “công nghị bình thường” - một cuộc họp của Đức Giáo Hoàng với các Hồng Y cư trú tại Rome và các giám mục và các chức sắc khác - sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 5 để hoàn tất việc phê chuẩn sáu án tuyên thánh. Cuộc họp này của các Hồng Y và các vị cáo thỉnh viên chính thức chấm dứt tiến trình phê chuẩn án tuyên thánh một vị thánh mới.

Ngày và địa điểm cho các buổi lễ tuyên thánh sẽ được công bố ngay sau khi kết thúc công nghị Hồng Y này.

Trước đó, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, dự đoán rằng lễ tuyên thánh cho Đức Thánh Cha Phaolô VI sẽ diễn ra vào cuối Hội đồng Giám mục về thanh niên và sự phân định ơn gọi, diễn ra từ ngày 3 đến ngày 28 tháng 10.

Các vị khác sẽ được tuyên thánh gồm có: Cha Francesco Spinelli người Ý, đấng sáng lập ra dòng các Nữ Tu Tôn Sùng Bí Tích Thánh Thể; Cha Vincenzo Romano, linh mục của người nghèo ở Naples, Italia, cho đến khi ngài qua đời vào năm 1831; Mẹ Catherine Kasper, đấng sáng lập ra dòng Nữ tì khó nghèo của Chúa Giêsu Kitô; và Mẹ Nazaria Ignacia March Mesa, người Tây Ban Nha, đấng sáng lập dòng Thập Tự Quân Truyền Giáo.

7. Hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre được bầu làm Hiệp Sĩ Tối Cao của Dòng Hiệp Sĩ Malta

Hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre đã được bầu làm Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 của Dòng Hiệp sĩ Malta vào ngày thứ Tư 2 tháng 5 và hứa sẽ tiếp tục công cuộc cải cách Dòng này bắt đầu năm ngoái khi ông được bầu làm nhà lãnh đạo tạm thời.

Trong một đám rước long trọng sau Thánh lễ buổi sáng, Dalla Torre 73 tuổi và 53 nhà lãnh đạo khác của Dòng Hiệp sĩ Malta - bao gồm, lần đầu tiên, hai người phụ nữ - đã bước vào biệt thự của dòng trên Đồi Aventine của Rome để bắt đầu cuộc bỏ phiếu bầu một lãnh đạo mới.

Các cử tri, hình thành nên Hội đồng Đại nghị của quốc gia Malta, đã hoàn thành việc bỏ phiếu vào buổi sáng. Họ đã chọn Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 trong số 12 hiệp sĩ đủ điều kiện, tức là những người đã thực hiện những lời thề long trọng về sự thanh bần, khiết tịnh và vâng phục. Thay vì bầu Hiệp Sĩ Tối Cao, các vị cử tri cũng có thể bầu một vị lãnh đạo tạm thời để giám sát công việc của dòng trong một năm nữa. Tuy nhiên, các cử tri cảm thấy đã có đủ những dữ kiện cho họ có thể chọn một vị lãnh đạo chính thức.

Dalla Torre đã phục vụ trong năm qua với tư cách là nhà lãnh đạo tạm thời với nhiệm vụ là sửa đổi hiến pháp của dòng sau nhiều tháng bất ổn và khủng hoảng.

Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Jerusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798). Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Roma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.

Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.

Ngày 22 tháng 12 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Thủ tướng.

Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, là Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của dòng, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.

Dalla Torre sinh tại Rome vào ngày 9 tháng 12 năm 1944, và theo học khoa khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật của Kitô giáo tại Đại học Rome. Ông dạy tiếng Hy Lạp cổ điển tại Đại học Giáo Hoàng Urbanô của Rôma và là giám đốc thư viện và văn khố của trường đại học.

Ông đã là một thành viên Dòng Hiệp sĩ Malta từ năm 1985 và đã thực hiện những lời thề long trọng vào năm 1993.

8. Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng gởi những người mẹ mất con trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu tại Á Căn Đình

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp nhân kỷ niệm lần thứ 41 phong trào “Madres de Plaza de Mayo” (Các bà mẹ của quảng trường Mayo). Đây là một phong trào của những người phản đối chính quyền quân phiệt Á Căn Đình vì con cái của họ biến mất trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu kéo dài từ 1976 đến 1983. Từ năm 1977 cho đến ngày tàn của chế độ quân phiệt Á Căn Đình, quảng trường Mayo ở thủ đô Buenos Aires đã là nơi tụ tập phản đối của các bà mẹ có con bị bắt đưa đi mất tích.

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đã được gửi đến Ana María Careaga, con gái của người sáng lập ra phong trào này, là bà Esther Ballestrino de Careaga, một người Uruguay lớn lên tại Paraguay. Bà đã bị cảnh sát bắt cóc tại Á Căn Đình vào ngày 17 hay 18 tháng 12, 1977 và vĩnh viễn biến mất.

Esther, một nhà hóa sinh, phụ trách phòng thí nghiệm nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng làm việc khi còn là một thanh niên.

Ngày 30 tháng Tư năm 1977, Esther đã lãnh đạo các bà mẹ có con bị bắt đưa đi mất tích biểu tình phản đối tại Buenos Aires. Họ đã diễn hành đến quảng trường Mayo nên phong trào các bà mẹ này có tên gọi là “Madres de Plaza de Mayo”

Sứ điệp của Đức Thánh Cha được phát sóng vào tối thứ Hai, ngày 1 tháng Năm, trong chương trình, “Ahora y Siempre” (Bây giờ và Mãi mãi) mà Ana Maria Careaga phụ trách trên Đài phát thanh Caput ở Buenos Aires.

Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha nói:

Kính gửi Ana Maria,

Những ngày này khi ta nhớ đến ngày 30 tháng 4 năm 1977, kỷ niệm ngày thành lập phong trào các “Bà mẹ” [của Plaza de Mayo], được chính các bà mẹ tổ chức, tôi rất nhớ mẹ của cô.

Bà làm việc chăm chỉ, và là một người tranh đấu; và cùng với nhiều phụ nữ đã chiến đấu vì công lý, bởi vì họ đã mất con hoặc chỉ đơn giản là vì những bà mẹ này đã nhìn thấy thảm cảnh của rất nhiều những bà mẹ khác có con mất tích. Họ đã đến với nhau để chiến đấu cho điều này.

Tôi chắc chắn rằng, ngoài sự công nhận phổ quát của thế giới, Thiên Chúa giữ họ trong trái tim Ngài. Họ là những chiến binh, họ chiến đấu vì công lý và họ đã dạy chúng ta con đường tiến lên phía trước.

Tôi vui mừng vì cô đang theo bước chân của mẹ mình và làm cho nhiều người biết đến câu chuyện này trong các chương trình phát thanh của cô. Do đó hôm nay, một cách đặc biệt, tôi cầu nguyện cho các bà mẹ, tôi cầu nguyện cho cô, tôi cầu nguyện cho mẹ Esther và tôi cầu nguyện cho tất cả những người nam nữ thiện chí, những người cùng nhau muốn tiến hành một kế hoạch công lý và tình huynh đệ.

9. Hơn 30,000 người Công Giáo Anh lần chuỗi Mân Côi dọc theo bờ biển

Hơn 30,000 người Công Giáo Anh đã cầu nguyện với kinh Mân Côi trên khắp nước Anh vào ngày Chúa Nhật 29 tháng Tư. Sự kiện này là cuộc tập hợp lớn nhất của người Công Giáo kể từ sau chuyến viếng thăm nước Anh của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2010. Hơn 400 nhóm đã cầu nguyện tại các địa điểm dọc theo bờ biển Anh, và cả tại một vài nước lân cận.

Donna Cooper, người đã tham gia buổi họp mặt tại Exmouth, nói với tờ Catholic Herald: “Nếu giới trẻ ngày nay là hy vọng cho tương lai của Giáo Hội, thì sự hiện diện của giới trẻ tụ tập tại bãi biển Exmouth để lần chuỗi Mân Côi là rất đáng khích lệ. Các linh mục và cộng đoàn vùng Exeter được khích lệ với sự tham gia của đông đảo các người trẻ rất nhiệt tình”.

“Chúng tôi chắc chắn điều này đã gây ấn tượng mạnh với những người đi bộ buổi chiều Chúa Nhật, đặc biệt là khi chúng tôi kết thúc thời gian cầu nguyện của chúng tôi với kinh Lạy Cha”.

Cha Ross Crichton, người lãnh đạo nhóm trên Đảo Eriskay ở Outer Hebrides, mô tả ngày cầu nguyện này thật là “vinh quang”. Nhóm này, ngài nói, cầu nguyện bằng cả tiếng Anh và Gaelic.

Trong khi đó, Cha Tom Grufferty dẫn đầu một nhóm ở Gosport, Hampshire. “Ngay khi chúng tôi bắt đầu lời cầu nguyện cổ kính của kinh Mân Côi, chúng tôi thực sự cảm nhận được một tinh thần cộng đồng trong đó tất cả mọi người nâng cao tâm trí và trái tim mình lên cùng Thiên Chúa trong lời cầu nguyện”

Cha nói thêm: “Cá nhân tôi đã có thể nhìn thấy những mầu nhiệm sự sáng với một ý nghĩa mới khi chúng tôi nhìn từ Solent hướng sang Đảo Wright. Mặc dù thời tiết có mây với một làn gió rất lạnh, chúng tôi đã xác định một cách dễ dàng với tất cả những người khác tụ tập quanh bờ biển nước Anh.”

Clare Short, người tham gia một nhóm ở Portsmouth, cho biết: “Khi cầu nguyện trên bãi biển ngày hôm nay, hiệp thông với hơn 30,000 người Công Giáo khác trên quần đảo Anh, tôi cảm thấy rằng chúng ta đã bắt đầu lấy lại được ý thức về bản sắc dân tộc.”

Tờ Catholic Herald thậm chí còn nhận được lời nhắn của một nhóm tập hợp ở tỉnh Tarragona, và ở Catalonia, Tây Ban Nha. Đặc biệt, Mục sư Anh Giáo Bernard Farrell-Roberts nói rằng ông, vợ ông và một linh mục người Tô Cách Lan đã cầu nguyện với một linh mục cho nước Anh từ bờ biển Địa Trung Hải.

10. Đức Thánh Cha nói với các ký giả báo Avvenire: “Tin Mừng phải là đường hướng biên tập”

Hôm thứ Ba 1 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với các nhân viên của tờ Avvenire (Tương Lai) và gia đình của họ. Avvenire là tờ báo hàng ngày của Hội Đồng Giám Mục Ý. Tờ báo được thành lập vào tháng 12 năm 1968 và hoạt động trên đất Ý liên tục từ đó cho đến nay.

Thánh Giuse, gương mẫu cho những người làm nghề truyền thông

Trong cuộc gặp gỡ mừng 50 năm hoạt động của báo Avvenire ở Ý, Đức Thánh Cha đưa ra nhận xét rằng Thánh Giuse là gương mẫu cho những người làm nghề truyền thông. Ngài thừa nhận rằng Tin Mừng không tường thuật một lời nào của Thánh Giuse. Do đó, Thánh Giuse có vẻ như là “tương phản với người làm nghề truyền thông”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến khả năng của Thánh Giuse trong việc lắng nghe, phó thác chính mình cho Lời Chúa nhận được trong giấc mơ, và bừng tĩnh giữa đêm đen để “nhận ra lời hứa của Thiên Chúa”.

Thánh Giuse: biểu tượng của những người thánh thiện

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Thánh Giuse có thể dạy chúng ta làm thế nào để lấy lại một “cảm thức từ tốn lành mạnh”, và “cởi mở với những lời nói và câu chuyện của người khác”. Thánh Giuse đã dùng cả trái tim và đôi chân của mình trong sự ngoan ngoãn đáp lại Lời Chúa được trao cho ngài qua giấc mơ. Vì vậy, ngài “là biểu tượng của những người thánh thiện trong chúng ta, những người nhận ra rằng điểm tham chiếu của họ là Thiên Chúa, Đấng bao trùm tất cả cuộc sống ta với một ý nghĩa thống nhất”.

Quá khứ của Avvenire

Đề cập đến sự xuất hiện của tờ báo 50 năm trước, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các nhân viên hiện tại của tờ báo rằng thật không phải dễ dàng để có được tờ báo này. “Bao nhiêu lúng túng và đề kháng, bao nhiêu sự khác biệt và những ý kiến trái ngược nhau tìm cách ngăn chặn ý chí của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục muốn cho ra đời của một tờ báo Công Giáo hàng ngày toàn quốc”.

Chuyển đổi của Avvenire

Đức Thánh Cha ghi nhận những chuyển đổi mà Avvenire đã và đang phải trải qua theo sau những thay đổi trong công nghệ truyền thông. Đó chính là lãnh vực mà “Giáo hội không muốn mình không có tiếng nói”. Trung thành với sứ mệnh của mình, Giáo Hội công bố Tin Mừng về Lòng Thương Xót; và các phương tiện truyền thông cung cấp một tiềm năng rất lớn để đóng góp cho nền văn hóa của cuộc gặp gỡ.

Những nhà truyền thông mà Giáo Hội cần

Đức Thánh Cha nhắc nhở cử tọa về những gì Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã nói về các nhà báo Công Giáo. Họ không được kêu gọi để tung ra các chuyện giật gân để thu hút độc giả, nhưng phải làm tốt công việc mình bằng cách lắng nghe và giáo dục độc giả suy nghĩ và đánh giá. Ngài khuyến khích cử tọa của mình đừng mệt mỏi trong việc tìm kiếm sự thật, bắt đầu với việc đọc sách Phúc âm như một thói quen. “Hãy để Phúc Âm là đường hướng biên tập ràng buộc sự liêm chính của anh chị em…. Khi đó anh chị em sẽ có ánh sáng để phân định, và những từ ngữ của sự thật để giải thích những gì đang xảy ra một cách đúng đắn”

Để kết luận, Đức Thánh Cha bày tỏ mong muốn của ngài rằng “cả anh chị em cũng thể hiện một Giáo Hội không nhìn vào thực tế từ bên ngoài, hoặc từ trên cao, mà đi vào bên trong, hòa nhập với Giáo Hội, sống với Giáo Hội và - qua dịch vụ mà anh chị em cung cấp— linh hứng và mở rộng hy vọng cho mọi người”.

11. Các tổ chức phò sinh hoan nghênh quyết định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bỏ quyền phá thai khỏi các nhân quyền

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã loại bỏ một phần nói về “quyền sinh sản” trong báo cáo nhân quyền thế giới hàng năm của mình và thay thế nó bằng các số liệu thống kê nói lên “sự ép buộc trong kiểm soát dân số”.

Báo cáo quốc gia năm 2017 về thực tiễn nhân quyền, được công bố tuần trước, đưa ra các thông tin về phá thai cưỡng bức, buộc triệt đường sinh sản và “các biện pháp kiểm soát dân số cưỡng chế khác”.

Mục này trước đây dưới thời Obama được gọi mục về “quyền sinh sản” mà trong thực chất là quyền phá thai, ngừa thai nhằm áp lực các quốc gia kém mở mang phải áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa trong sinh sản.

Ông Michael Kozak phát ngôn viên Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động cho biết sự thay đổi này là “không làm giảm các quyền của người phụ nữ” mà đúng hơn là “ngừng sử dụng một thuật ngữ có nhiều ý nghĩa khác nhau.”

Các nhóm phò sinh đã hoan nghênh sự thay đổi này. Lila Rose of Live Action cho biết: “Quyền sinh sản 'từ lâu đã là một thứ lộng ngôn xảo ngữ nhằm hủy hoại cuộc sống con người trong bụng mẹ.”

“Một cụm từ có vẻ như trao quyền cho người phụ nữ nhưng thực chất là buộc họ giết những đức con chưa chào đời.”

12. Tranh luận về vấn đề cho người Tin Lành rước lễ: Đức Thánh Cha khuyên các Giám Mục Đức tìm kiếm một sự đồng tâm nhất trí

Một nhóm các Giám mục Đức đã gặp nhau tại Vatican để có một cuộc thảo luận về đề xuất mục vụ liên quan đến việc cho phép người phối ngẫu Tin Lành của một người Công Giáo được Rước Lễ.

Trong cuộc họp diễn ra tại Vatican hôm thứ Năm 3 tháng 5, các quan chức cao cấp của Vatican và các thành viên của Hội Đồng Giám mục Đức đã tổ chức một cuộc thảo luận về một đề cương hướng dẫn mục vụ được Hội đồng Giám mục Đức công bố vào tháng Hai. Hội đồng Giám mục Đức vào thời điểm đó đã chuẩn y việc thảo ra các hướng dẫn, có khả năng mở rộng sự cho phép người phối ngẫu Tin Lành của một người Công Giáo được Rước Lễ.

Theo một tuyên bố từ Văn phòng báo chí Tòa Thánh, được phát hành sau khi cuộc gặp gỡ xảy ra, cuộc họp đã diễn ra trong một “bầu không khí thân ái và huynh đệ.”

Các Giám mục Đức đã được Đức Thánh Cha Phanxicô gọi đến Rôma sau khi “một số đáng kể” các Giám mục bày tỏ sự chống đối của họ đối với các hướng dẫn được đề xuất. Bảy Giám mục các giáo phận tại Đức đã lên tiếng kêu gọi Bộ Giáo lý Đức tin, Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo, và Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật làm sáng tỏ việc này.

Trong cuộc đối thoại, diễn ra bằng tiếng Đức, Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đánh giá cao sự dấn thân đại kết của các Giám mục Đức” và yêu cầu các ngài tìm kiếm “một dàn xếp có thể đồng tâm nhất trí với nhau được”.

Tuyên bố của phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng trong cuộc họp, nhiều quan điểm khác nhau đã được thảo luận, liên quan đến, chẳng hạn như, việc mở rộng sự cho phép Rước Lễ này liên quan thế nào đến Đức tin và việc chăm sóc mục vụ; sự liên quan đối với Giáo Hội phổ quát; và các khía cạnh pháp lý khác nhau của vấn đề. “Đức Tổng Giám Mục Ladaria sẽ thông báo cho Đức Thánh Cha về nội dung của buổi thảo luận”. Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói.

Cuộc họp hôm thứ Năm đã diễn ra tại trụ sở của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Các giám mục Đức sau đây đã có mặt trong cuộc thảo luận: Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich và Freising và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức; Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng giám mục Köln; Đức Giám Mục Felix Genn của Münster; Đức Giám Mục Karl Heinz Wiesemann, là Giám mục giáo phận Speyer và là chủ tịch ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Đức; Đức Giám Mục Rudolf Voderholzer, Giám mục Regensburg và là phó chủ tịch ủy ban giáo lý; Đức Giám Mục Gerhard Feige, Giám mục giáo phận Magdeburg và là chủ tịch Ủy ban Hội nghị đại kết Kitô Giáo; và Cha Hans Langendorfer, linh mục dòng Tên, thư ký Hội đồng Giám mục Đức.

Về phía Tòa Thánh, ngoài Đức Tổng Giám Mục Ladaria, còn có Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ vũ Hiệp Nhất Kitô Giáo; Đức cha Markus Graulich, Tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản lập pháp; và Cha Hermann Geissler, người đứng đầu văn phòng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

13. Hồi Giáo tấn công vào nhà thờ ngay tại thủ đô Bangui giết chết một linh mục đang cử hành thánh lễ

Một sự yên tĩnh giả tạo và buồn thảm chụp xuống Bangui, thủ đô của Cộng hòa Trung Phi, sau vụ thảm sát hôm 1 tháng Năm. Ít nhất 16 người chết, trong đó có một linh mục Công Giáo.

Cha Albert Toungoumale-Baba đã bị giết tại nhà thờ Notre Dame de Fatima, không xa quận PK5, nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi giáo.

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã liên lạc với Giáo hội địa phương và được cho biết rằng “tại thời điểm hiện nay tình hình lắng dịu ở Bangui, không có vụ nổ súng nào được báo cáo. Chúng tôi đang chờ tuyên bố của Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, Tổng giám mục Bangui. Ngài vừa trở về từ châu Âu”.

Sự việc đã xảy ra khi lực lượng an ninh ngăn chặn một chiếc xe chở Moussa Empereur, một thành viên của một lực lượng dân quân tự vệ của PK5. Moussa Empereur bỏ chạy và bị quân đội bắn bị thương.

Để trả thù, lực lượng dân quân tự vệ Hồi Giáo, đã tấn công lực lượng an ninh và cả các thường dân vô tội.

Một nhóm vũ trang Hồi Giáo đã tấn công vào giáo xứ Notre Dame de Fatima, trong khi Cha Albert Toungoumale-Baba và một số tín hữu đang cử hành Thánh Lễ kính Thánh Giuse Thợ. Ít nhất 16 tín hữu Công Giáo bị giết, trong đó có linh mục chủ tế.

Cha Albert Toungoumale-Baba không phải là linh mục tại Notre Dame of Fatima, mà thuộc giáo xứ Trung Phi (một trong những giáo xứ lâu đời nhất của giáo phận Bangui. Ngài là linh hướng của phong trào Lao Công Huynh Đệ Thánh Giuse đang tụ tập mừng lễ bổn mạng tại nhà thờ này.

Nhà thờ Notre Dame de Fatima đã từng là nơi diễn ra một cuộc tấn công đẫm máu vào ngày 28 tháng 5 năm 2014, trong đó 18 tín hữu Công Giáo đã bị thiệt mạng.

Theo báo chí địa phương, “một đám đông giận dữ đã đưa thể của vị linh mục bị giết đến dinh Tổng thống” và đã giải tán sau đó.

14. Các giám mục Miến Điện kêu gọi hòa bình và công lý tại bang Kachin điêu tàn vì chiến tranh

Năm tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm quốc gia này, các nhà lãnh đạo Công Giáo Miến Điện đang ở Rome để chia sẻ mối quan tâm của các ngài, trong việc tìm kiếm hòa bình và hoà giải giữa khối đa số Phật giáo Miến Điện và nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác nhau tại quốc gia này.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội từ bang Kachin miền bắc Myanmar đang kêu gọi công lý và hòa bình trong khu vực, sau một sự leo thang thù địch gay gắt giữa các lực lượng chính phủ và Quân đội Độc lập Kachin.

Liên Hiệp Quốc đưa tin tuần này rằng quân đội đã tiến hành các vụ không kích và bắn phá các ngôi làng gần biên giới với Trung Quốc. Phát ngôn viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Miến Điện cho biết hôm thứ Ba 1 tháng 5 rằng các thường dân đang bị “thảm sát và bị thương, và hàng trăm gia đình hiện đang chạy trốn vì mạng sống của họ bị đe dọa”.

Đức Giám Mục Francis Daw Tang đứng đầu giáo phận phía bắc Myitkyina cho biết ngài và các giám mục khác của Miến Điện đang ở Rome trong chương trình ad-limina và sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ Hai 7 tháng 5.

Ngài đã nói chuyện với Vatican News về những lo ngại của ngài, và về những nỗ lực không ngừng của các nhà lãnh đạo tôn giáo làm việc cho hòa bình và hòa giải trong khu vực điêu tàn vì chiến tranh này.

15. Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung kêu gọi người Công Giáo Nam Hàn tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình

Trong một cuộc phỏng vấn với Pyeonghwa Broadcasting Corporation (PBC), một cơ truyền hình và truyền thanh Công Giáo Nam Hàn, Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, tổng giám mục Hán Thành và đồng thời là Giám quản Tông tòa của Bình Nhưỡng, đã ca ngợi những kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh và kêu gọi các tín hữu tiếp tục cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì hòa bình giữa Bắc và Nam Triều Tiên.

Đức Hồng Y cho biết trong 23 năm qua, Tổng Giáo Phận Hán Thành đã cử hành Thánh Lễ vào thứ Ba hàng tuần lúc 7 giờ tối tại Nhà Thờ Chính Tòa Mân Đông để cầu nguyện cho hòa bình trên Bán Đảo Triều Tiên.

Giáo Hội tại Nam Hàn cũng đã khởi động phong trào cầu nguyện “Nhớ đến các giáo xứ của miền Bắc” để nhớ đến 57 giáo xứ và khoảng 5,200 người Công Giáo ở Bắc Triều Tiên.

Ngài nói: “Qua những lời cầu nguyện, chúng ta đặt Thiên Chúa vào giữa cuộc sống của chúng ta. Qua những lời cầu nguyện, chúng ta trở thành anh chị em với nhau. Tôi yêu cầu tất cả anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho Bắc Triều Tiên vì Chúa sẽ nhậm lời cầu nguyện của chúng ta.

Tôi tin rằng ngọn lửa của Chúa Thánh Thần vẫn đang cháy ở Bắc Triều Tiên. Có lẽ còn đang cháy mạnh hơn nữa trong những tình huống khó khăn như vậy. Tôi cầu nguyện một cách nhiệt thành rằng một ngày nào đó tôi sẽ gặp những người Công Giáo Bắc Triều Tiên để nói chuyện với họ và cùng nhau cử hành Thánh Lễ.”

Trong các điều khoản được nêu trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo cộng sản Kim Jong-un có việc “Tổ chức đoàn tụ cho các gia đình”.

Đức Hồng Y nói: “Tôi đặc biệt kêu gọi quyết định sắp xếp cuộc hội ngộ của các gia đình, đó sẽ là cơ hội để chữa lành vết thương của sự chia ly. Có khoảng 130,000 thành viên các gia đình bị tách biệt ngay sau chiến tranh, nhưng nhiều người đã qua đời và khoảng 57,000 người vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay. Vì phần lớn những người này ở độ tuổi 70 hoặc 90, tôi hy vọng cuộc hội ngộ sẽ sớm được diễn ra.”

16. Lễ tuyên thệ đầy mầu sắc của 33 tân ngự lâm quân Thụy Sĩ

Hôm Chúa Nhật 6 tháng 5, 33 tân ngự lâm quân Thụy Sĩ đã làm lễ tuyên thệ trong sân San Damaso thuộc Dinh Tông Tòa.

Hằng năm, vào ngày 06 tháng 05, đội ngự lâm quân Thụy Sĩ kỷ niệm việc 147 ngự lâm quân hy sinh tính mạng để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII trong vụ “cướp phá Rôma” vào năm 1527.

Để tưởng nhớ cái chết anh dũng của các ngự lâm quân, hàng năm việc tuyên thệ trọng thể của các tân binh được tổ chức đúng vào ngày này.

Từ năm 1970 các ngự lâm quân Thụy Sĩ đã đảm nhận tất cả các vai trò mang tính nghi lễ trong các biến cố và trong các buổi cử hành phụng vụ của Đức Giáo Hoàng và họ luôn được nhìn thấy trong trang phục nghi lễ đầy màu sắc với ngọn kích trên tay, sát cánh bên Đức Giáo Hoàng.

Tuy nhiên, vai trò của ngự lâm quân Thuỵ Sĩ trong lòng Giáo Hội Công Giáo vượt xa một đội nghi lễ với các trang phục lỗi thời. Họ là một lực lượng quân đội thực thụ, được đào tạo tinh nhuệ và được trang bị vũ khí hiện đại. Người ta có thể nhìn thấy họ trong trang phục thường nhật, khi họ bảo vệ Porta Santa Anna, cửa ngõ ra vào Quốc Gia Thành Vatican. Họ vừa là một quân đội, vừa là các vệ sĩ, vừa là lực lượng bảo vệ biên giới. Từ năm ngoái, các tân binh phải theo một chương trình mới trong đó họ được đào tạo tại trường võ bị Isone thuộc tổng Ticino bên Thụy Sĩ trước khi theo các khóa học tại Rôma.

Trước buổi lễ tuyên thệ này, hôm thứ Sáu 4 tháng 5, 33 tân ngự lâm quân, gia đình của họ và một phái đoàn của các cơ quan Thụy Sĩ đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến. Trong dịp này, ngài bày tỏ hy vọng rằng trong thời gian quân ngũ tại Vatican, các ngự lâm quân sẽ được tăng cường ý thức thuộc về cộng đồng giáo hội.

Đức Thánh Cha cảm ơn các ngự lâm quân về “kỷ luật, ý thức giáo hội, thận trọng, và sự chuyên nghiệp khắc khổ nhưng thanh thản” khi thực hiện các công việc mỗi ngày”

Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến lòng trung thành họ đối với các giám mục của Rôma và đó là lý do các lễ nhậm chức luôn diễn ra vào ngày 06 tháng 5 là ngày kỷ niệm 147 ngự lâm Thụy Sĩ đã tử trận khi anh dũng bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII trong cuộc tấn công vào Rôma năm 1527.

Đức Thánh Cha nói:

“Ký ức về cử chỉ anh hùng này là một lời mời gọi liên tục để ghi nhớ và nhận ra những phẩm chất đã là điển hình của đoàn ngự lâm quân: đó là sống một cách nhất quán đức tin Công Giáo, kiên trì trong tình bạn với Chúa Giêsu và tình yêu dành cho Giáo Hội, vui tươi và tạn tụy trong những công việc lớn nhỏ và khiêm nhường hàng ngày, thể hiện lòng can đảm và kiên nhẫn, quảng đại và liên đới”

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng đây là những đức tính theo đó “một ngự lâm quân Thụy Sĩ luôn là một ngự lâm quân, khi đang thi hành nhiệm vụ và cả trong lúc nghỉ ngơi!”

Để được nhận vào đoàn quân đầy màu sắc này, các tân binh phải là Thụy Sĩ, thực hành đạo, chưa lập gia đình, tuổi từ 19 đến 30 tuổi và cao ít nhất 1.74 mét!

Cũng trong ngày thứ Sáu 4 tháng 5, tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ông Cristoph Graf, chỉ huy đoàn ngự lâm quân Thụy Sĩ đã có một cuộc họp báo để giới thiệu chiếc nón mới của các ngự lâm quân.

Chiếc nón mới làm bằng nhựa và được làm bằng kỹ thuật in 3 chiều, nhẹ hơn, dễ đội hơn. Giá một chiếc nón như vậy là 740 EU, nghĩa là chỉ bằng nửa chiếc nón kim loại cũ.

Chiếc nón mới bằng nhựa PVC được đóng dấu với huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Giuliô II, là vị Giáo Hoàng đã thành lập đoàn ngự lâm quân Thụy Sĩ vào năm 1506.

Chiếc nón mới có khả năng chống tia cực tím là điều quan trọng vì các ngự lâm quân phải thi hành công việc của họ nhiều giờ dưới trời nắng.