Phụng Vụ - Mục Vụ
Các con là chứng nhân
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
05:43 10/05/2013
LỄ THĂNG THIÊN C
CÁC CON LÀ CHỨNG NHÂN
A. DẪN NHẬP
Hôm nay lễ Chúa Giêsu lên trời kết thúc cuộc đời ở trần gian theo như những gì Kinh Thánh đã tiên báo. Theo cái nhìn của thánh Luca, thì “Thời kỳ Israel” đã nhường chỗ cho “Thời kỳ Đức Kitô”. Giờ đây, “Thời kỳ của Đức Kitô” lại nhường chỗ cho “Thời kỳ của Giáo hội”.
Bài đọc Tin mừng trích trong chương cuối của Tin mừng Luca, chứa đựng trình thuật đầu tiên của Luca về biến cố lên trời. Ở đây Thăng thiên được trình bầy như được xẩy ra vào Chúa nhật Phục sinh. Đức Chúa Phục sinh cho các Tông đồ thấy Kinh thánh đã tiên báo về Đức Kitô phải chịu đau khổ và sống lại như thế nào (Lc 24,48).
Khi hiện ra với các Tông đồ, Đức Giêsu đã trao cho các ông sứ vụ rao giảng Tin mừng bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất (Lc 24,47) và phải làm chứng cho Ngài nơi muôn dân nước (Lc 24,48). Đồng thời Ngài cũng hứa sẽ ban Chúa Thánh Thần đến cùng họ (Lc 24,49). Sau khi đã căn dặn các môn đệ nhiều điều, Đức Giêsu lên trời trước mặt các ông. Họ vui mừng trở về Giêrusalem để chờ đợi Chúa Thánh Thần.
Lễ Thăng thiên được xem như đỉnh điểm của đời sống Đức Giêsu và là khởi điểm sứ vụ của Giáo hội. Do đó, mọi thành viên trong Giáo hội phải tích cực thi hành sứ vụ này bằng đời sống chứng nhân trước mặt mọi người.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 1,1-11
Khởi đầu sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta biết : sau khi sống lại Đức Giêsu tiếp tục hiện ra với các môn đệ trong 40 ngày và trước khi về trời, Ngài còn ban cho các ông những lời dạy cuối cùng.
- Đức Giêsu dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các môn đệ biết rằng sau khi đã chịu nạn chịu chết, Ngài vẫn còn sống.
- Ngài khuyên các ông hãy chờ đợi Chúa Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã hứa ban cho.
- Ngài còn trao cho các ông sứ mạng rao giảng Tin mừng để làm chứng cho Ngài trên khắp cùng thế giới.
+ Bài đọc 2 : Ep 1,17-23
Trong thư gửi cho tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô chúc cho các tín hữu được ơn khôn ngoan để lòng trí mở ra mà hiểu rõ đâu là niềm hy vọng mà họ đã nhận được.
Ngài còn cho biết : Chính Chúa Cha đã cho Đức Giêsu sống lại; chính Chúa Cha đã tôn vinh Đức Giêsu; cũng vẫn Chúa Cha đã đặt Đức Giêsu làm Chúa tể muôn loài, làm đầu Hội thánh. Chúng ta có thể đặt trọn niềm tin cậy ở Ngài.
+ Bài Tin mừng : Lc 24,46-53
Trong sách Công vụ Tông đồ, thánh Phaolô đã nói và trong Tin mừng hôm nay còn nói lại :
- Những lời căn dặn cuối cùng : theo Sách Thánh, Đức Kitô phải qua chịu nạn rồi mới tới Phục sinh. Các môn đệ phải rao giảng và làm chứng cho Đức Giêsu dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần mà Ngài sẽ ban cho.
- Đức Giêsu về trời : Luca đã dùng cách viết của loài người để tạm diễn tả việc Đức Giêsu thăng thiên. Ngài về trời có nghĩa là Ngài rời bỏ tình trạng hèn hạ của loài người mà trở về tình trạng vinh quang của một vị Thiên Chúa, nghĩa là Ngài chỉ thay đổi cách hiện diện.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chứng nhân của Đức Kitô
I. ĐỨC GIÊSU VỀ CÕI TRỜI
1. Theo sách Tin mừng và Công vụ Tông đồ
Thánh Luca là tác giả sách Tin mừng và Công vụ Tông đồ. Theo sách Công vụ Tông đồ, chúng ta đọc thấy biến cố lên trời xẩy ra vào ngày thứ 40 sau Phục sinh. Trái lại, trong sách Tin mừng, Luca lại đặt biến cố này vào ngay chiều ngày Phục sinh. Thực ra, sách Tin mừng có ý viết về sứ mạng của Đức Giêsu bắt đầu từ Galilê đến Giêrusalem, và sách Công vụ Tông đồ viết về sứ mạng của Giáo hội bắt đầu từ Giêrusalem đến toàn thế giới. Việc Đức Giêsu lên trời là cái bản lề giữa hai sứ mạng đó; hay nói cách khác, lúc Đức Giêsu lên trời là lúc Đức Giêsu bàn giao sứ mạng lại cho Giáo hội để tiếp tục công trình của Ngài.
2. Ý nghĩa việc lên trời.
Việc lên trời của Đức Giêsu có hai ý nghĩa, đó là giai đoạn rao giảng của Đức Giêsu đã qua, đã chấm dứt và mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo hội.
a) Một giai đoạn đã qua
Ý nghĩa trọng đại của việc Đức Giêsu lên trời là sự cứu chuộc mà Ngài đã thực hiện cho loài người qua cái chết đền tội và sống lại của Ngài đã hoàn thành và viên mãn cho đến đời đời.
Đức Giêsu đã làm xong công việc cứu chuộc, đã hoàn thành sứ mạng Cha Ngài đã trao phó là cứu chuộc nhân loại tội lỗi, bằng chính cái chết đền tội trên thập giá và đã sống lại để cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài được sự sống đời đời. Sự cứu chuộc ấy đã hoàn toàn đầy đủ cho đến muôn đời. Và như vậy, đã chấm dứt thời kỳ mà niềm tin của các môn đệ đặt vào một Thầy bằng xương bằng thịt, vào sự hiện diện của thân thể Thầy. Từ nay, các môn đệ sẽ liên kết với một Đấng Thầy đời đời vượt thời gian và không gian.
b) Khởi đầu một kỷ nguyên mới
Kế hoạch của Thiên Chúa được ghi trong Sách Thánh không chấm hết cùng với cái chết, phục sinh và lên trời vinh hiển của Đức Giêsu, mà còn tiếp tục trong Hội thánh. Sứ điệp Tin mừng được hoạch định”cho muôn dân”, được rao giảng bắt đầu từ Giêrusalem.
Một giai đoạn lịch sử cứu độ được hoàn tất. Mới kỷ nguyên mới được chuẩn bị, kỷ nguyên đi gieo rắc Tin mừng bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất.
Thật là nghịch lý ! Đức Giêsu rời khỏi họ, thế mà họ không buồn phiền. Các môn đệ ra về trong sự vui mừng chứ không phải tấm lòng sầu muộn vì họ biết rằng từ nay không có gì có thể ngăn cách mình với người Thầy của mình. Thánh Phaolô đã phát biểu :”Ai có thể phân cách chúng ta với tình yêu thương của Chúa Cứu thế” ? Và Ngài khẳng định :”Tôi biết chắc chắn rằng bất kỳ sự sống, sự chết… chẳng có thể phân rẽ chúng ta ra khỏi sự yêu thương mà Thiên Chúa đã thể hiện nơi Đức Giêsu, Chúa chúng ta”(Rm 8,35-38).
II. TRAO SỨ MẠNG RAO GIẢNG TIN MỪNG
1. Sứ vụ rao giảng Tin mừng
Đức Giêsu về trời vẫn giao sứ mạng cho các môn đệ và Giáo hội phải rao giang Tin mừng :”Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đức Messia phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba sẽ từ cõi chết chỗi dậy. Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân bắt đầu từ Giêrusalem”(Lc 24,46-47).
Khi Chúa về trời thì cũng là lúc các Tông đồ phải ra đi. Các ngài đi tuyên xưng niềm tin, tin vào Đấng đã chết nhưng nay đã phục sinh, đã chiến thắng tử thần và nay đang được tôn vinh. Người từ Cha mà đến và lại trở về với Cha.
Khi Chúa về trời thì cũng là lúc các Tông đồ phải xuống núi. Đi xây dựng một thế giới đầy tình yêu thương, huynh đệ, công bằng, văn minh; xứng với trời mới dất mới mà Chúa Con đã cứu chuộc để hiến dâng lên Cha.
Thật là vinh dự cho chúng ta được tiếp nối các Tông đồ đi rao giảng Lời Chúa, và làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng đó cũng là một thách đố nặng nề, vì còn 80% cư dân trên hành tinh này chưa đón nhận Tin mừng.
Truyện : Hoàn thành tác phẩm
Nhạc sư sáng tác người Ý, Giacomo Puccini, để lại cho đời một số những tác phẩm ca nhạc kịch – opera – rất nổi tiếng, chẳng hạn như La Bohême và Madame Butterfly. Năm 1922, lúc 64 tuổi, ông bị ung thư ác tính. Mặc dù cơn bệnh hành hạ thân thể, Puccini vẫn nhất định phải hoàn tất vở ca kịch Turandot mà bây giờ nhiều người đánh giá là vở ca kịch hay nhất của ông.
Ông làm việc ngày đêm. Nhiều người khuyên can ông phải nghỉ ngơi vì nghĩ rằng ông không thể nào hoàn tất vở ca kịch này được. Khi con bệnh trở nên trầm trọng, Puccini đã viết cho học trò của mình :”Nếu thầy không hoàn tất vở ca kịch Turandot được, thầy muốn các con tiếp tục công việc ấy cho thầy”.
Năm 1924, ngày số phận đã tới, khi Puccini sang Bỉ giải phẫu, ông qua đời hai ngày sau đó. Trở về Ý, các học trò của ông qui tụ nhau lại, mỗi người một tài năng khác nhau tiếp tục sáng tác vở ca kịch Turandot của thầy để lại. Sau khi nghiên cứu và làm việc với tất cả tâm hồn, họ đã hoàn tất vở ca kịch này.
Năm 1926, lần đầu tiên trên thế giới, vở ca kịch đã được trình diễn tại nhà hát ca kịch La Scala ở Milan. Vở này đã được điều khiển bởi người nhạc trưởng môn sinh rất được Puccini ưa thích, Arturo Toscanini. Tất cả mọi sự diễn tiến tốt đẹp cho đến khi dàn hòa tấu trình diễn tới khúc nhạc mà Puccini đã sáng tác dang dở. Những giọt nước mắt đã rơi xuống trên khuôn mặt của người điều khiển. Ông ngưng dàn nhạc lại, buông cây đũa điều khiển xuống, quay ra khán giả và nói lớn :”Nhạc sư đã viết đến đây, rồi ông qua đời”. Cả nhà hát im lặng một hồi lâu. Không ai nhúc nhích ! Không một tiếng động ! Hoàn toàn thinh lặng !
Sau vài phút, người nhạc trưởng cầm cây đũa điều khiển lên, quay ra khán giả, mỉm cười qua những giọt lệ rơi và nói lớn :”Nhưng các môn sinh của ông đã hoàn tất tác phẩm này”. Khi vở ca kịch Turandot kết thúc, cả nhà hát bùng lên tràng pháo tay như sấm nổ vang trời. Trong rạp hát không còn một con mắt nào khô ráo. Ai cũng rơi lệ và không ai có thể quên được giây phút ấy (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 190).
Rao giảng Tin mừng là sứ vụ Đức Giêsu đã trăn trối lại cho các môn đệ Ngài, cho Giáo hội nói chung và cho mỗi người chúng ta nói riêng. Trước khi xa cách con cái, Ngài đã để lại cho mỗi người chúng ta lời di chúc qua các Tông đồ :”Vậy các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”.
Qua các thời đại, Giáo hội đã, đang và luôn mãi hăng hái, trung kiên thi hành sứ mạng đó. Mặc dầu Giáo hội luôn phải trải qua những giai đoạn khó khăn, bách hại, cấm cách, nhưng dân Chúa vẫn hiên ngang rao giảng và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Tin mừng. Lòng can đảm, chí trung kiên đó đã cho chúng ta nhận ra rằng chúng ta không phải đơn phương chiến đấu, nhưng Chúa luôn đồng hành với mọi người như lời Ngài đã phán :”Thầy ở cùng các con mọi ngày đến tận thế”.
2. Rao giảng bằng cuộc sống.
Có nhiều cách rao giảng Tin mừng, có người phải từ bỏ gia đình đi đến những miền xa, phải trèo non lặn suối, có khi phải liều mạng để rao giảng Tin mừng. Đây là những người có ơn kêu gọi đặc biệt, còn phần đông chúng ta chỉ có thể rao giảng trong môi trường cụ thể của mình, đó là rao giảng bằng đời sống. Đó chính là sống Lời Chúa Giêsu truyền dạy trong chính cuộc sống riêng của mỗi ngưởi. Để rao giảng Đức Giêsu cho thế gian, chúng ta phải bắt đầu bằng cách tự rao giảng Ngài cho chính chúng ta trước. Có câu ngạn ngữ Trung hoa như sau :
“Tiên chánh kỳ tâm hậu tu kỳ thân,
Tiên tu kỳ thân hậu tề kỳ gia,
Tiên tề kỳ gia hậu trị kỳ quốc
Tiên trị kỳ quốc hậu bình thiên hạ”.
Tâm hồn có chân chính thì bản thân mới tốt đẹp,
Bản thân có tốt đẹp thì gia đình mới thuận hòa,
Gia đình có thuận hòa thì quốc gia mới thịnh trị,
Quốc gia có thịnh trị thì thế giới mới hòa bình.
Cũng thế, muốn rao giảng Đức Giêsu cho thế gian, chúng ta phải đưa Ngài vào chính cuộc sống chúng ta trước, sau đó lời rao giảng về Ngài mới tỏa lan khắp cùng thế giới. Nếu có đủ số người Kitô hữu biết đưa Đức Giêsu vào cuộc đời mình thì gợn sóng ấy sẽ biến thành cơn sóng thủy triều, rồi cơn thủy triều sẽ thay đổi bộ mặt trái đất thành tuyệt vời đến mức chúng ta chưa bao giờ dám mơ ước.
III. SỨ MẠNG LÀM CHỨNG CHO CHÚA.
Đức Giêsu nói với các môn đệ :”Các con làm chứng về những điều ấy”(Lc 24,48) tức là làm chứng cho chính Thầy.
Vậy làm chứng là gì ? Làm chứng là nhận thức một sự kiện mà chính mình đã kinh nghiệm. Nói rõ hơn, làm chứng là chứng nhận bằng lời nói hay bằng hành động một sự việc đã xẩy ra, một sự kiện có thật mà mình đã thấy, đã trải qua.
Còn chứng nhân hay người làm chứng, là kẻ nghe gì thì nói lại y như vậy, thấy sao thì thuật lại như vậy, rất đúng, rất trung thực. Ngược lại thì người ta gọi là phản chứng. Ở tòa án, chứng nhân hay nhân chứng là người nói sự thật những điều tai nghe mắt thấy. Trong đời sống hằng ngày, chứng nhân là người sinh sống và hành động như mình biết, tin tưởng và xác tín.
Triết học dạy rằng : “Nhất chứng phi chứng, nhị chứng chứng quả”.
Tất cả những điều kể trên đã có quá hai người làm chứng, cách riêng là mười một môn đệ, cách chung là toàn dân đồng thời với Chúa, sau đó là chúng ta qua các môn đệ Ngài.
Hiểu như vậy, các Tông đồ là những chứng nhân đầu tiên về cuộc đời của Đức Giêsu, bởi vì các ngài đã đi theo Chúa, sống với Chúa gần ba năm trời, nhất là các ngài là những nhân chứng thấy tận mắt và sờ tận tay cái chết đau thương và sự phục sinh tỏ tường của Chúa.
Vì thế, Chúa muốn các ngài làm chứng cho Chúa. Bởi vì tất cả mọi mầu nhiệm, mọi tín lý, mọi chứng cớ về Đức Giêsu đếu bắt đầu và kết thúc ở mầu nhiệm Phục sinh: phục sinh của Chúa Kitô và phục sinh của nhân loại. Hai việc phục sinh ấy liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vì có Phục sinh tức là có sự tồn tại của con người và sự sống vĩnh cửu. Tất cả những điều đó chỉ có thực khi việc phục sinh của Chúa có thực. Do đó, làm chứng về sự sống lại của Chúa có nghĩa là làm chứng cho sự chiến thắng và vinh quang của Chúa. Cũng thế, làm chứng về sự sống lại của loài người có nghĩa là làm chứng về ơn cứu độ, sự sống vĩnh cửu và hạnh phúc trường sinh của loài người.
Đến lượt chúng ta hôm nay, mỗi người chúng ta cũng phải là một chứng nhân. Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nói :”Mỗi ngưởi giáo dân, trong bản chất, là một chứng nhân”. Bởi vì khi chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội, nhất là phép Thêm sức, là chúng ta đã được Chúa Kitô trao sứ mệnh làm chứng cho Ngài. Và tất cả chúng ta đã biết : cách thức làm chứng tốt nhất là đời sống tốt đẹp của chúng ta.
Truyện : Những gì tôi biết về Chúa Kitô.
Sau đây là một cuộc đối thoại độc đáo giữa một người tân tòng Công giáo và một người vô thần :
- Anh đã theo đạo Công giáo rồi sao ?
- Vâng, nói đúng và rõ hơn, tôi đã xin theo Đức Kitô.
- Thế thì chắc anh biết rất nhiều về ông ta, vậy anh hãy nói cho tôi biết ông ta sinh ra trong quốc gia nào ?
- Rất tiếc là tôi đã có học những chi tiết này trong một khóa giáo lý, nhưng tôi lại quên mất.
- Thế khi chết, ông ta được bao nhiêu tuổi ?
- Tôi không nhớ rõ lắm nên cũng không dám nói.
- Vậy anh có biết ông ta đã thuyết giảng bao nhiêu bài, có bao nhiêu tác phẩm ông ta để lại, nói chung, về cuộc đời sự nghiệp của ông ta ?
- Như vậy, anh biết quá ít, quá mơ hồ để có thể quả quyết là anh đã thực sự đi theo ông Kitô.
- Anh nói đúng một phần. Tôi rất hổ thẹn vì mình đã biết qúa ít về Đức Kitô. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này : ba năm trước, tôi là một tên nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ lút đầu lút cổ. Gia đình tôi xuống dốc một cách kinh khủng. Mỗi tối khi trở về nhà, vợ và các con tôi đều tức giận và buồn tủi. Thế mà, bây giờ thì tôi đã dứt khoát bỏ rượu và đã cố gắng trả được hết nợ nần, gia đình tôi đã tìm lại được hạnh phúc, các con tôi ngong ngóng chờ đợi tôi về nhà mỗi tối sau giờ làm ca. Tất cả những điều này, không ai khác hơn, chính Đức Kitô đã làm cho tôi. Và đó là tất cả những gì tôi biết về Ngài… (Theo Parole de vie).
Trong tông huấn Evangelii nuntiandi, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nói lên vai trò của chứng nhân trong cuộc sống như sau :”Do đó, chính với phẩm cách và đời sống mình, mà Giáo hội sẽ phúc âm hóa thế giới; nói cách khác, bằng sự “chứng tá” sống động về lòng trung thành của mình với Chúa Giêsu – chứng tá về sự khó nghèo và siêu thoát, về sự tự do khi đối đầu với các quyền lực trần gian – nói tóm lại, là chứng tá của sự thánh thiện” (Evangelii nuntiandi, đoạn 41),
IV. HÃY THEO CHÚA VỀ TRỜI
1. Quê hương chúng ta ở trên trời
Trước khi ra đi vào cuộc khổ nạn, Đức Giêsu đã khích lệ các Tông đồ :”Lòng các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với các con rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho các con. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con, thì Thầy lại đến, và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó”(Ga 14, 1-3).
Tin tưởng như thế, thánh Phaolô cũng nói rằng :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trờ đến cứu chúng ta”(Pl 3,20).
Nếu chúng ta biết Đức Giêsu của chúng ta đang ở trên trời thì lòng chúng ta phải hướng về đó. Không có nơi nào đáng yêu bằng nơi đó. Đó là nơi mà các bậc thánh đã yêu mến một quê hương tốt hơn – quê hương ở trần gian – mà các ngài gọi là quê hương trên trời.
Nhưng nhìn vào thực tế, chúng ta phải nhìn nhận rằng : chúng ta đã quá bén rễ sâu vào cuộc sống trần gian, đã quá quyến luyến những thực tại chóng qua. Chúng ta đã chọn trái đất này làm quê hương vĩnh cửu và sẵn sàng bán rẻ linh hồn mình lấy một nắm tro bụi. Dân Do thái ngày xưa đã thờ lạy con bò vàng thế nào thì hôm nay con người cũng đang đi vào con đường ấy.
2. Điều kiện để về trời
Đức Giêsu phán :”Không phải những ai cứ kêu Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! mà được vào Nước Trời, mà chỉ những ai làm theo thánh ý của Cha Ta”(Mt 7,21-23; Lc 6,46; 13,26-27).
Nước Trời hay thiên đàng là phần thưởng cho những ai đã cố gắng thi hành theo thánh ý Chúa. Như thế, Chúa không cho phép chúng ta tự rút mình ra khỏi các công tác, các hoạt động thuộc về đời này, chẳng làm gì ngoài việc chiêm ngắm cõi đời mà thôi !
Thánh Phaolô đã vạch ra một loạt các nguyên tắc để giúp người Kitô hữu tiếp tục công việc ở đời này và duy trì một mối liên hệ bình thường với thế gian này. Nhưng phải có chỗ khác biệt là từ nay trở đi, Kitô hữu phải nhìn nhận mọi sự trong ánh sáng, trong bối cảnh là cõi đời đời. Nghĩa là người ấy sẽ không sống dường như đời này là tất cả những gì mình quan tâm, nhưng phải đặt thế gian này trong bối cảnh của cõi sống đời đời.
Vậy những ai xác tín rằng quê hương đích thực của đời mình là ở trên trời cao thì trước hết và trên hết hãy qui hướng tất cả mọi sự trong cuộc sống, vận dụng mọi hoàn cảnh về nơi đó để cố gắng chiếm đoạt cho bằng được dù phải trả bất cứ giá nào. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là phải chạy trốn khỏi cuộc sống khốn khổ này, trái lại phải vui tươi, can đảm chu toàn mọi trách nhiệm, bổn phận mà Chúa đã giao phó cho mỗi ngưởi với điều kiện đừng để cho bản thân, gia đình, của cải, danh lợi làm chủ, điều khiển đến độ quên hết đời sau.
Chúng ta hãy bắt chước các Tông đồ khi chia ly với Thầy mình thay vì buồn sầu, chán nản, các ngài hớn hở vào đời làm nhiệm vụ được giao phó vì các ngài thâm tín rằng phải sống ở trần gian một ít lâu, nhưng hy vọng chắc chắn đợi ngày tái ngộ với Thầy mình trên quê trời.
CÁC CON LÀ CHỨNG NHÂN
A. DẪN NHẬP
Hôm nay lễ Chúa Giêsu lên trời kết thúc cuộc đời ở trần gian theo như những gì Kinh Thánh đã tiên báo. Theo cái nhìn của thánh Luca, thì “Thời kỳ Israel” đã nhường chỗ cho “Thời kỳ Đức Kitô”. Giờ đây, “Thời kỳ của Đức Kitô” lại nhường chỗ cho “Thời kỳ của Giáo hội”.
Bài đọc Tin mừng trích trong chương cuối của Tin mừng Luca, chứa đựng trình thuật đầu tiên của Luca về biến cố lên trời. Ở đây Thăng thiên được trình bầy như được xẩy ra vào Chúa nhật Phục sinh. Đức Chúa Phục sinh cho các Tông đồ thấy Kinh thánh đã tiên báo về Đức Kitô phải chịu đau khổ và sống lại như thế nào (Lc 24,48).
Khi hiện ra với các Tông đồ, Đức Giêsu đã trao cho các ông sứ vụ rao giảng Tin mừng bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất (Lc 24,47) và phải làm chứng cho Ngài nơi muôn dân nước (Lc 24,48). Đồng thời Ngài cũng hứa sẽ ban Chúa Thánh Thần đến cùng họ (Lc 24,49). Sau khi đã căn dặn các môn đệ nhiều điều, Đức Giêsu lên trời trước mặt các ông. Họ vui mừng trở về Giêrusalem để chờ đợi Chúa Thánh Thần.
Lễ Thăng thiên được xem như đỉnh điểm của đời sống Đức Giêsu và là khởi điểm sứ vụ của Giáo hội. Do đó, mọi thành viên trong Giáo hội phải tích cực thi hành sứ vụ này bằng đời sống chứng nhân trước mặt mọi người.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 1,1-11
Khởi đầu sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta biết : sau khi sống lại Đức Giêsu tiếp tục hiện ra với các môn đệ trong 40 ngày và trước khi về trời, Ngài còn ban cho các ông những lời dạy cuối cùng.
- Đức Giêsu dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các môn đệ biết rằng sau khi đã chịu nạn chịu chết, Ngài vẫn còn sống.
- Ngài khuyên các ông hãy chờ đợi Chúa Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã hứa ban cho.
- Ngài còn trao cho các ông sứ mạng rao giảng Tin mừng để làm chứng cho Ngài trên khắp cùng thế giới.
+ Bài đọc 2 : Ep 1,17-23
Trong thư gửi cho tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô chúc cho các tín hữu được ơn khôn ngoan để lòng trí mở ra mà hiểu rõ đâu là niềm hy vọng mà họ đã nhận được.
Ngài còn cho biết : Chính Chúa Cha đã cho Đức Giêsu sống lại; chính Chúa Cha đã tôn vinh Đức Giêsu; cũng vẫn Chúa Cha đã đặt Đức Giêsu làm Chúa tể muôn loài, làm đầu Hội thánh. Chúng ta có thể đặt trọn niềm tin cậy ở Ngài.
+ Bài Tin mừng : Lc 24,46-53
Trong sách Công vụ Tông đồ, thánh Phaolô đã nói và trong Tin mừng hôm nay còn nói lại :
- Những lời căn dặn cuối cùng : theo Sách Thánh, Đức Kitô phải qua chịu nạn rồi mới tới Phục sinh. Các môn đệ phải rao giảng và làm chứng cho Đức Giêsu dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần mà Ngài sẽ ban cho.
- Đức Giêsu về trời : Luca đã dùng cách viết của loài người để tạm diễn tả việc Đức Giêsu thăng thiên. Ngài về trời có nghĩa là Ngài rời bỏ tình trạng hèn hạ của loài người mà trở về tình trạng vinh quang của một vị Thiên Chúa, nghĩa là Ngài chỉ thay đổi cách hiện diện.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chứng nhân của Đức Kitô
I. ĐỨC GIÊSU VỀ CÕI TRỜI
1. Theo sách Tin mừng và Công vụ Tông đồ
Thánh Luca là tác giả sách Tin mừng và Công vụ Tông đồ. Theo sách Công vụ Tông đồ, chúng ta đọc thấy biến cố lên trời xẩy ra vào ngày thứ 40 sau Phục sinh. Trái lại, trong sách Tin mừng, Luca lại đặt biến cố này vào ngay chiều ngày Phục sinh. Thực ra, sách Tin mừng có ý viết về sứ mạng của Đức Giêsu bắt đầu từ Galilê đến Giêrusalem, và sách Công vụ Tông đồ viết về sứ mạng của Giáo hội bắt đầu từ Giêrusalem đến toàn thế giới. Việc Đức Giêsu lên trời là cái bản lề giữa hai sứ mạng đó; hay nói cách khác, lúc Đức Giêsu lên trời là lúc Đức Giêsu bàn giao sứ mạng lại cho Giáo hội để tiếp tục công trình của Ngài.
2. Ý nghĩa việc lên trời.
Việc lên trời của Đức Giêsu có hai ý nghĩa, đó là giai đoạn rao giảng của Đức Giêsu đã qua, đã chấm dứt và mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo hội.
a) Một giai đoạn đã qua
Ý nghĩa trọng đại của việc Đức Giêsu lên trời là sự cứu chuộc mà Ngài đã thực hiện cho loài người qua cái chết đền tội và sống lại của Ngài đã hoàn thành và viên mãn cho đến đời đời.
Đức Giêsu đã làm xong công việc cứu chuộc, đã hoàn thành sứ mạng Cha Ngài đã trao phó là cứu chuộc nhân loại tội lỗi, bằng chính cái chết đền tội trên thập giá và đã sống lại để cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài được sự sống đời đời. Sự cứu chuộc ấy đã hoàn toàn đầy đủ cho đến muôn đời. Và như vậy, đã chấm dứt thời kỳ mà niềm tin của các môn đệ đặt vào một Thầy bằng xương bằng thịt, vào sự hiện diện của thân thể Thầy. Từ nay, các môn đệ sẽ liên kết với một Đấng Thầy đời đời vượt thời gian và không gian.
b) Khởi đầu một kỷ nguyên mới
Kế hoạch của Thiên Chúa được ghi trong Sách Thánh không chấm hết cùng với cái chết, phục sinh và lên trời vinh hiển của Đức Giêsu, mà còn tiếp tục trong Hội thánh. Sứ điệp Tin mừng được hoạch định”cho muôn dân”, được rao giảng bắt đầu từ Giêrusalem.
Một giai đoạn lịch sử cứu độ được hoàn tất. Mới kỷ nguyên mới được chuẩn bị, kỷ nguyên đi gieo rắc Tin mừng bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất.
Thật là nghịch lý ! Đức Giêsu rời khỏi họ, thế mà họ không buồn phiền. Các môn đệ ra về trong sự vui mừng chứ không phải tấm lòng sầu muộn vì họ biết rằng từ nay không có gì có thể ngăn cách mình với người Thầy của mình. Thánh Phaolô đã phát biểu :”Ai có thể phân cách chúng ta với tình yêu thương của Chúa Cứu thế” ? Và Ngài khẳng định :”Tôi biết chắc chắn rằng bất kỳ sự sống, sự chết… chẳng có thể phân rẽ chúng ta ra khỏi sự yêu thương mà Thiên Chúa đã thể hiện nơi Đức Giêsu, Chúa chúng ta”(Rm 8,35-38).
II. TRAO SỨ MẠNG RAO GIẢNG TIN MỪNG
1. Sứ vụ rao giảng Tin mừng
Đức Giêsu về trời vẫn giao sứ mạng cho các môn đệ và Giáo hội phải rao giang Tin mừng :”Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đức Messia phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba sẽ từ cõi chết chỗi dậy. Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân bắt đầu từ Giêrusalem”(Lc 24,46-47).
Khi Chúa về trời thì cũng là lúc các Tông đồ phải ra đi. Các ngài đi tuyên xưng niềm tin, tin vào Đấng đã chết nhưng nay đã phục sinh, đã chiến thắng tử thần và nay đang được tôn vinh. Người từ Cha mà đến và lại trở về với Cha.
Khi Chúa về trời thì cũng là lúc các Tông đồ phải xuống núi. Đi xây dựng một thế giới đầy tình yêu thương, huynh đệ, công bằng, văn minh; xứng với trời mới dất mới mà Chúa Con đã cứu chuộc để hiến dâng lên Cha.
Thật là vinh dự cho chúng ta được tiếp nối các Tông đồ đi rao giảng Lời Chúa, và làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng đó cũng là một thách đố nặng nề, vì còn 80% cư dân trên hành tinh này chưa đón nhận Tin mừng.
Truyện : Hoàn thành tác phẩm
Nhạc sư sáng tác người Ý, Giacomo Puccini, để lại cho đời một số những tác phẩm ca nhạc kịch – opera – rất nổi tiếng, chẳng hạn như La Bohême và Madame Butterfly. Năm 1922, lúc 64 tuổi, ông bị ung thư ác tính. Mặc dù cơn bệnh hành hạ thân thể, Puccini vẫn nhất định phải hoàn tất vở ca kịch Turandot mà bây giờ nhiều người đánh giá là vở ca kịch hay nhất của ông.
Ông làm việc ngày đêm. Nhiều người khuyên can ông phải nghỉ ngơi vì nghĩ rằng ông không thể nào hoàn tất vở ca kịch này được. Khi con bệnh trở nên trầm trọng, Puccini đã viết cho học trò của mình :”Nếu thầy không hoàn tất vở ca kịch Turandot được, thầy muốn các con tiếp tục công việc ấy cho thầy”.
Năm 1924, ngày số phận đã tới, khi Puccini sang Bỉ giải phẫu, ông qua đời hai ngày sau đó. Trở về Ý, các học trò của ông qui tụ nhau lại, mỗi người một tài năng khác nhau tiếp tục sáng tác vở ca kịch Turandot của thầy để lại. Sau khi nghiên cứu và làm việc với tất cả tâm hồn, họ đã hoàn tất vở ca kịch này.
Năm 1926, lần đầu tiên trên thế giới, vở ca kịch đã được trình diễn tại nhà hát ca kịch La Scala ở Milan. Vở này đã được điều khiển bởi người nhạc trưởng môn sinh rất được Puccini ưa thích, Arturo Toscanini. Tất cả mọi sự diễn tiến tốt đẹp cho đến khi dàn hòa tấu trình diễn tới khúc nhạc mà Puccini đã sáng tác dang dở. Những giọt nước mắt đã rơi xuống trên khuôn mặt của người điều khiển. Ông ngưng dàn nhạc lại, buông cây đũa điều khiển xuống, quay ra khán giả và nói lớn :”Nhạc sư đã viết đến đây, rồi ông qua đời”. Cả nhà hát im lặng một hồi lâu. Không ai nhúc nhích ! Không một tiếng động ! Hoàn toàn thinh lặng !
Sau vài phút, người nhạc trưởng cầm cây đũa điều khiển lên, quay ra khán giả, mỉm cười qua những giọt lệ rơi và nói lớn :”Nhưng các môn sinh của ông đã hoàn tất tác phẩm này”. Khi vở ca kịch Turandot kết thúc, cả nhà hát bùng lên tràng pháo tay như sấm nổ vang trời. Trong rạp hát không còn một con mắt nào khô ráo. Ai cũng rơi lệ và không ai có thể quên được giây phút ấy (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 190).
Rao giảng Tin mừng là sứ vụ Đức Giêsu đã trăn trối lại cho các môn đệ Ngài, cho Giáo hội nói chung và cho mỗi người chúng ta nói riêng. Trước khi xa cách con cái, Ngài đã để lại cho mỗi người chúng ta lời di chúc qua các Tông đồ :”Vậy các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”.
Qua các thời đại, Giáo hội đã, đang và luôn mãi hăng hái, trung kiên thi hành sứ mạng đó. Mặc dầu Giáo hội luôn phải trải qua những giai đoạn khó khăn, bách hại, cấm cách, nhưng dân Chúa vẫn hiên ngang rao giảng và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Tin mừng. Lòng can đảm, chí trung kiên đó đã cho chúng ta nhận ra rằng chúng ta không phải đơn phương chiến đấu, nhưng Chúa luôn đồng hành với mọi người như lời Ngài đã phán :”Thầy ở cùng các con mọi ngày đến tận thế”.
2. Rao giảng bằng cuộc sống.
Có nhiều cách rao giảng Tin mừng, có người phải từ bỏ gia đình đi đến những miền xa, phải trèo non lặn suối, có khi phải liều mạng để rao giảng Tin mừng. Đây là những người có ơn kêu gọi đặc biệt, còn phần đông chúng ta chỉ có thể rao giảng trong môi trường cụ thể của mình, đó là rao giảng bằng đời sống. Đó chính là sống Lời Chúa Giêsu truyền dạy trong chính cuộc sống riêng của mỗi ngưởi. Để rao giảng Đức Giêsu cho thế gian, chúng ta phải bắt đầu bằng cách tự rao giảng Ngài cho chính chúng ta trước. Có câu ngạn ngữ Trung hoa như sau :
“Tiên chánh kỳ tâm hậu tu kỳ thân,
Tiên tu kỳ thân hậu tề kỳ gia,
Tiên tề kỳ gia hậu trị kỳ quốc
Tiên trị kỳ quốc hậu bình thiên hạ”.
Tâm hồn có chân chính thì bản thân mới tốt đẹp,
Bản thân có tốt đẹp thì gia đình mới thuận hòa,
Gia đình có thuận hòa thì quốc gia mới thịnh trị,
Quốc gia có thịnh trị thì thế giới mới hòa bình.
Cũng thế, muốn rao giảng Đức Giêsu cho thế gian, chúng ta phải đưa Ngài vào chính cuộc sống chúng ta trước, sau đó lời rao giảng về Ngài mới tỏa lan khắp cùng thế giới. Nếu có đủ số người Kitô hữu biết đưa Đức Giêsu vào cuộc đời mình thì gợn sóng ấy sẽ biến thành cơn sóng thủy triều, rồi cơn thủy triều sẽ thay đổi bộ mặt trái đất thành tuyệt vời đến mức chúng ta chưa bao giờ dám mơ ước.
III. SỨ MẠNG LÀM CHỨNG CHO CHÚA.
Đức Giêsu nói với các môn đệ :”Các con làm chứng về những điều ấy”(Lc 24,48) tức là làm chứng cho chính Thầy.
Vậy làm chứng là gì ? Làm chứng là nhận thức một sự kiện mà chính mình đã kinh nghiệm. Nói rõ hơn, làm chứng là chứng nhận bằng lời nói hay bằng hành động một sự việc đã xẩy ra, một sự kiện có thật mà mình đã thấy, đã trải qua.
Còn chứng nhân hay người làm chứng, là kẻ nghe gì thì nói lại y như vậy, thấy sao thì thuật lại như vậy, rất đúng, rất trung thực. Ngược lại thì người ta gọi là phản chứng. Ở tòa án, chứng nhân hay nhân chứng là người nói sự thật những điều tai nghe mắt thấy. Trong đời sống hằng ngày, chứng nhân là người sinh sống và hành động như mình biết, tin tưởng và xác tín.
Triết học dạy rằng : “Nhất chứng phi chứng, nhị chứng chứng quả”.
Tất cả những điều kể trên đã có quá hai người làm chứng, cách riêng là mười một môn đệ, cách chung là toàn dân đồng thời với Chúa, sau đó là chúng ta qua các môn đệ Ngài.
Hiểu như vậy, các Tông đồ là những chứng nhân đầu tiên về cuộc đời của Đức Giêsu, bởi vì các ngài đã đi theo Chúa, sống với Chúa gần ba năm trời, nhất là các ngài là những nhân chứng thấy tận mắt và sờ tận tay cái chết đau thương và sự phục sinh tỏ tường của Chúa.
Vì thế, Chúa muốn các ngài làm chứng cho Chúa. Bởi vì tất cả mọi mầu nhiệm, mọi tín lý, mọi chứng cớ về Đức Giêsu đếu bắt đầu và kết thúc ở mầu nhiệm Phục sinh: phục sinh của Chúa Kitô và phục sinh của nhân loại. Hai việc phục sinh ấy liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vì có Phục sinh tức là có sự tồn tại của con người và sự sống vĩnh cửu. Tất cả những điều đó chỉ có thực khi việc phục sinh của Chúa có thực. Do đó, làm chứng về sự sống lại của Chúa có nghĩa là làm chứng cho sự chiến thắng và vinh quang của Chúa. Cũng thế, làm chứng về sự sống lại của loài người có nghĩa là làm chứng về ơn cứu độ, sự sống vĩnh cửu và hạnh phúc trường sinh của loài người.
Đến lượt chúng ta hôm nay, mỗi người chúng ta cũng phải là một chứng nhân. Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nói :”Mỗi ngưởi giáo dân, trong bản chất, là một chứng nhân”. Bởi vì khi chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội, nhất là phép Thêm sức, là chúng ta đã được Chúa Kitô trao sứ mệnh làm chứng cho Ngài. Và tất cả chúng ta đã biết : cách thức làm chứng tốt nhất là đời sống tốt đẹp của chúng ta.
Truyện : Những gì tôi biết về Chúa Kitô.
Sau đây là một cuộc đối thoại độc đáo giữa một người tân tòng Công giáo và một người vô thần :
- Anh đã theo đạo Công giáo rồi sao ?
- Vâng, nói đúng và rõ hơn, tôi đã xin theo Đức Kitô.
- Thế thì chắc anh biết rất nhiều về ông ta, vậy anh hãy nói cho tôi biết ông ta sinh ra trong quốc gia nào ?
- Rất tiếc là tôi đã có học những chi tiết này trong một khóa giáo lý, nhưng tôi lại quên mất.
- Thế khi chết, ông ta được bao nhiêu tuổi ?
- Tôi không nhớ rõ lắm nên cũng không dám nói.
- Vậy anh có biết ông ta đã thuyết giảng bao nhiêu bài, có bao nhiêu tác phẩm ông ta để lại, nói chung, về cuộc đời sự nghiệp của ông ta ?
- Như vậy, anh biết quá ít, quá mơ hồ để có thể quả quyết là anh đã thực sự đi theo ông Kitô.
- Anh nói đúng một phần. Tôi rất hổ thẹn vì mình đã biết qúa ít về Đức Kitô. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này : ba năm trước, tôi là một tên nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ lút đầu lút cổ. Gia đình tôi xuống dốc một cách kinh khủng. Mỗi tối khi trở về nhà, vợ và các con tôi đều tức giận và buồn tủi. Thế mà, bây giờ thì tôi đã dứt khoát bỏ rượu và đã cố gắng trả được hết nợ nần, gia đình tôi đã tìm lại được hạnh phúc, các con tôi ngong ngóng chờ đợi tôi về nhà mỗi tối sau giờ làm ca. Tất cả những điều này, không ai khác hơn, chính Đức Kitô đã làm cho tôi. Và đó là tất cả những gì tôi biết về Ngài… (Theo Parole de vie).
Trong tông huấn Evangelii nuntiandi, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nói lên vai trò của chứng nhân trong cuộc sống như sau :”Do đó, chính với phẩm cách và đời sống mình, mà Giáo hội sẽ phúc âm hóa thế giới; nói cách khác, bằng sự “chứng tá” sống động về lòng trung thành của mình với Chúa Giêsu – chứng tá về sự khó nghèo và siêu thoát, về sự tự do khi đối đầu với các quyền lực trần gian – nói tóm lại, là chứng tá của sự thánh thiện” (Evangelii nuntiandi, đoạn 41),
IV. HÃY THEO CHÚA VỀ TRỜI
1. Quê hương chúng ta ở trên trời
Trước khi ra đi vào cuộc khổ nạn, Đức Giêsu đã khích lệ các Tông đồ :”Lòng các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với các con rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho các con. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con, thì Thầy lại đến, và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó”(Ga 14, 1-3).
Tin tưởng như thế, thánh Phaolô cũng nói rằng :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trờ đến cứu chúng ta”(Pl 3,20).
Nếu chúng ta biết Đức Giêsu của chúng ta đang ở trên trời thì lòng chúng ta phải hướng về đó. Không có nơi nào đáng yêu bằng nơi đó. Đó là nơi mà các bậc thánh đã yêu mến một quê hương tốt hơn – quê hương ở trần gian – mà các ngài gọi là quê hương trên trời.
Nhưng nhìn vào thực tế, chúng ta phải nhìn nhận rằng : chúng ta đã quá bén rễ sâu vào cuộc sống trần gian, đã quá quyến luyến những thực tại chóng qua. Chúng ta đã chọn trái đất này làm quê hương vĩnh cửu và sẵn sàng bán rẻ linh hồn mình lấy một nắm tro bụi. Dân Do thái ngày xưa đã thờ lạy con bò vàng thế nào thì hôm nay con người cũng đang đi vào con đường ấy.
2. Điều kiện để về trời
Đức Giêsu phán :”Không phải những ai cứ kêu Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! mà được vào Nước Trời, mà chỉ những ai làm theo thánh ý của Cha Ta”(Mt 7,21-23; Lc 6,46; 13,26-27).
Nước Trời hay thiên đàng là phần thưởng cho những ai đã cố gắng thi hành theo thánh ý Chúa. Như thế, Chúa không cho phép chúng ta tự rút mình ra khỏi các công tác, các hoạt động thuộc về đời này, chẳng làm gì ngoài việc chiêm ngắm cõi đời mà thôi !
Thánh Phaolô đã vạch ra một loạt các nguyên tắc để giúp người Kitô hữu tiếp tục công việc ở đời này và duy trì một mối liên hệ bình thường với thế gian này. Nhưng phải có chỗ khác biệt là từ nay trở đi, Kitô hữu phải nhìn nhận mọi sự trong ánh sáng, trong bối cảnh là cõi đời đời. Nghĩa là người ấy sẽ không sống dường như đời này là tất cả những gì mình quan tâm, nhưng phải đặt thế gian này trong bối cảnh của cõi sống đời đời.
Vậy những ai xác tín rằng quê hương đích thực của đời mình là ở trên trời cao thì trước hết và trên hết hãy qui hướng tất cả mọi sự trong cuộc sống, vận dụng mọi hoàn cảnh về nơi đó để cố gắng chiếm đoạt cho bằng được dù phải trả bất cứ giá nào. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là phải chạy trốn khỏi cuộc sống khốn khổ này, trái lại phải vui tươi, can đảm chu toàn mọi trách nhiệm, bổn phận mà Chúa đã giao phó cho mỗi ngưởi với điều kiện đừng để cho bản thân, gia đình, của cải, danh lợi làm chủ, điều khiển đến độ quên hết đời sau.
Chúng ta hãy bắt chước các Tông đồ khi chia ly với Thầy mình thay vì buồn sầu, chán nản, các ngài hớn hở vào đời làm nhiệm vụ được giao phó vì các ngài thâm tín rằng phải sống ở trần gian một ít lâu, nhưng hy vọng chắc chắn đợi ngày tái ngộ với Thầy mình trên quê trời.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:47 10/05/2013
NỮ OA VÁ TRỜI
Thiên thần Nữ Oa không muốn nhìn thấy nhân loại do bà ta sáng tạo chịu đau khổ, thế là bà ta đi tìm rất nhiều loại đá ngũ sắc, dùng lửa rất nóng luyện thành thạch tương rồi vá lỗ hổng rất lớn trên trời; sau đó dùng thạch tro vá chỗ nứt rất lớn trên mặt đất, khiến cho nước lụt trở nên phẳng lặng; tiếp theo bà Nữ Oa chặt chân con rùa lớn dựng ngay trên mặt đất của bốn hướng để làm cột chống trời, cuối cùng trời đất hồi phục bình tịnh lại.
Nhưng, qua cuộc biến động này thì trời đất đều xiêu vẹo. Mặt trời, mặt trăng và các tinh tú thì trượt về phía tây bắc, do đó mà xuất hiện bốn mùa và ngày đêm; trên mặt đất phía tây bắc thì cao và phía đông nam thì thấp, tất cả các sông hồ đều chảy về phía đông nam. Nhưng con người thì trong họa có phúc, bắt đầu sinh hoạt có quy luật: làm việc ban ngày và nghỉ ngơi ban đêm.
(Tây Hán, Lưu An “Chuẩn Nam tử”)
Suy tư:
Theo sách Sáng thế ký trong Kinh Thánh thì Thiên Chúa tạo dựng bầu trời và nước biển như thế này:
- “Thiên Chúa phán: phải có một cái vòm ở giữa hố nước, để phân rẽ nước với nước. Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi vòm đó là trời. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.
- Thiên Chúa phán: Nước dưới trời phại tụ lại một nơi để chỗ cạn lộ ra. Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là đất, khối nước tụ lại là biển. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp...” (Stk 1, 2-10)
Trời đất và biển cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, đây không phải là chuyện thần thoại như truyện bà Nữ Oa vá trời, bởi vì những gì Thiên Chúa tạo dựng đều tốt đẹp và Ngài không bao giờ phá hủy công trình sáng tạo của Ngài.
Nhân loại trong cái họa có cái phúc, cái họa là nguyên tổ chúng ta phạm tội để con cháu phải trở thành nô lệ cho tội lỗi, cho ma quỷ; cái phúc là bởi Thiên Chúa là tình yêu, chính Ngài đã không hủy diệt nhân loại khi con người phạm tội, nhưng Ngài đã tìm cách để cứu con người khỏi tội và được sông hạnh phúc với Ngài, thế là “sáng kiến vĩ đại và khôn ngoan” của Thiên Chúa thành hình: Đức Chúa Giê-su -Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người- chia sẻ thân phận con người với nhân loại, để nhờ cái chết và phục sinh của mình và đưa con người lên với Đức Chúa Cha.
Thiên Chúa không vá trời để cứu nhân loại, nhưng hy sinh Con Một của mình để cứu nhân loại khỏi ách tử thần và tội lỗi...
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thiên thần Nữ Oa không muốn nhìn thấy nhân loại do bà ta sáng tạo chịu đau khổ, thế là bà ta đi tìm rất nhiều loại đá ngũ sắc, dùng lửa rất nóng luyện thành thạch tương rồi vá lỗ hổng rất lớn trên trời; sau đó dùng thạch tro vá chỗ nứt rất lớn trên mặt đất, khiến cho nước lụt trở nên phẳng lặng; tiếp theo bà Nữ Oa chặt chân con rùa lớn dựng ngay trên mặt đất của bốn hướng để làm cột chống trời, cuối cùng trời đất hồi phục bình tịnh lại.
Nhưng, qua cuộc biến động này thì trời đất đều xiêu vẹo. Mặt trời, mặt trăng và các tinh tú thì trượt về phía tây bắc, do đó mà xuất hiện bốn mùa và ngày đêm; trên mặt đất phía tây bắc thì cao và phía đông nam thì thấp, tất cả các sông hồ đều chảy về phía đông nam. Nhưng con người thì trong họa có phúc, bắt đầu sinh hoạt có quy luật: làm việc ban ngày và nghỉ ngơi ban đêm.
(Tây Hán, Lưu An “Chuẩn Nam tử”)
Suy tư:
Theo sách Sáng thế ký trong Kinh Thánh thì Thiên Chúa tạo dựng bầu trời và nước biển như thế này:
- “Thiên Chúa phán: phải có một cái vòm ở giữa hố nước, để phân rẽ nước với nước. Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi vòm đó là trời. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.
- Thiên Chúa phán: Nước dưới trời phại tụ lại một nơi để chỗ cạn lộ ra. Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là đất, khối nước tụ lại là biển. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp...” (Stk 1, 2-10)
Trời đất và biển cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, đây không phải là chuyện thần thoại như truyện bà Nữ Oa vá trời, bởi vì những gì Thiên Chúa tạo dựng đều tốt đẹp và Ngài không bao giờ phá hủy công trình sáng tạo của Ngài.
Nhân loại trong cái họa có cái phúc, cái họa là nguyên tổ chúng ta phạm tội để con cháu phải trở thành nô lệ cho tội lỗi, cho ma quỷ; cái phúc là bởi Thiên Chúa là tình yêu, chính Ngài đã không hủy diệt nhân loại khi con người phạm tội, nhưng Ngài đã tìm cách để cứu con người khỏi tội và được sông hạnh phúc với Ngài, thế là “sáng kiến vĩ đại và khôn ngoan” của Thiên Chúa thành hình: Đức Chúa Giê-su -Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người- chia sẻ thân phận con người với nhân loại, để nhờ cái chết và phục sinh của mình và đưa con người lên với Đức Chúa Cha.
Thiên Chúa không vá trời để cứu nhân loại, nhưng hy sinh Con Một của mình để cứu nhân loại khỏi ách tử thần và tội lỗi...
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:50 10/05/2013
N2T |
48. Con người ta càng chết cho mình thì càng có thể bắt đầu cuộc sống với Thiên Chúa.
(sách Gương Chúa Giê-su)--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Xin hãy giúp con biết tha thứ
Lm Jude Siciliano OP
06:14 10/05/2013
CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH-C
CVTĐ 7: 55-60; Tv. 97; Khải.huyền 21: 22: 12-14, 16-17; Gioan 17: 20-26
XIN HÃY GIÚP CON BIẾT THA THỨ
Những ngày Chúa Nhật sau Phục Sinh, các bài đọc I được trích từ sách Công vụ Tông đồ, và bài đọc II lấy từ sách Khải Huyền. Chúng ta không mấy khi nghe giảng về những cuốn sách này (thú thực tôi hiếm khi giảng về sách này), vì thế, những tuần qua tôi có dịp suy ngẫm về sách Khải Huyền. Hơn nữa, đây là Chúa nhật cuối cùng chúng ta nghe sách Công vụ Tông đồ, tôi nghĩ đây là thời rất thích hợp để tập trung về quyển sách này. Vì vậy, tôi quyết định sẽ giảng về sách Công vụ Tông đồ vào ngày Chúa Nhật này và cũng khuyến khích những vị khác cũng giảng như thế.
Trong bài đọc sách Công vụ Tông đồ hôm nay, có hai nhân vật nổi bật là ông Stêphanô – vị tử đạo tiên khởi và “một thanh niên tên là Saolô”. Quả là rất ngạc nhiên khi chúng ta nhận thấy rằng vị tông đồ vĩ đại Phaolô lại đồng lõa trong cái chết của Stêphanô. Giữa đám đông, ông Saolô không chỉ đồng tình ném đá Stêphanô, mà các chứng nhân còn “trải áo mình dưới chân” ông. Thánh Luca tiếp tục nói với chúng ta về ông Saolô như một kẻ bách hại những Kitô hữu, “Ông Saolô vẫn còn hằm hằm đe dọa giết các môn đệ Chúa” (x. Cv 9,1-2).
Dường như thánh Luca, tác giả sách Công vụ Tông đồ, đang chuẩn bị một tình huống cho sự hoán cải đặc biệt của ông Saolô bằng cách nhấn mạnh sự thay đổi đó quan trọng như thế nào, đó là từ việc rất mực đồng tình lên án ông Stêphanô, rồi sau đó lại trở thành một người bảo hộ sáng giá và là người khởi xướng đức tin cho dân ngoại. Thật là một sự diễu cợt đầy mỉa mai trong lời tường thuật ngắn gọn về ông Saolô. Bởi vì, những đọc giả Kitô hữu rất đỗi ngạc nhiên về ân sủng mà ông Saolô nhận được. Chính ân sủng đó đã đưa ông Saolô tới một đức tin mãnh liệt đến nỗi sẵn sàng chết cho niềm tin ấy, và ân sủng đó thể hiện rõ nét nhất nơi ông Stêphanô, bởi lẽ ông là một vị anh hùng tử đạo đầu tiên trong số những vị tử đạo.
Luôn có đó một ân sủng làm biến đổi như thế dành cho mỗi chúng ta. Dù chúng ta đang ở đâu, ân sủng ấy cũng giải phóng và làm đổi hướng cuộc đời của ta, như chính Phaolô đã trải qua. Thánh Luca cho thấy ân sủng mãnh liệt của Thiên Chúa không loại trừ bất kỳ ai; không người nào cứ bị mắc kẹt hoài trong lỗi lầm như thế, hoặc tự hủy hoại chính lối sống của mình, mà ân sủng lại không vực họ dậy và đặt họ trên lối đi vững chắc của đời sống mới trong Đức Kitô.
Bài Tin Mừng của chúng ta ngày hôm nay tiếp tục với diễn từ ly biệt của Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly. Thánh Gioan diễn tả một trình thuật được xây dựng cẩn thận và thấu đáo về những lời sau cùng của Đức Giêsu. Trong Công vụ Tông đồ, chúng ta cũng có một loạt về “diễn từ sau cùng”, đó là khi chúng ta nghe lời cầu nguyện của Stêphanô lúc ngài hấp hối: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con”. Theo cách thức Thầy của mình, vị Thầy mà từ trên thập giá đã cầu xin cho những người hành hình mình, ông Stêphanô đã cầu xin cho những người ném đá mình: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” – sau đó ông tắt thở. Hoặc có thể nói là, “ông an nghỉ”, nghĩa là ông Stêphanô không chết vĩnh viễn mà sẽ chỗi dậy, như những chứng nhân trung thành làm chứng cho Chúa.
Điều gì đã khiến ông Stêphanô phải nhận một kết cục chết người như thế? Sách Công vụ Tông đồ cho ta biết về cuộc đời gương mẫu của thánh Stêphanô. Stêphanô là “một người được đầy ân sủng, quyền năng và đầy Thánh Thần” (x.Cv 6,5.8), ông là một người can đảm rao giảng Tin Mừng. Hơn nữa, khi đứng trước các nhà cầm quyền, ông không hề nín lặng. Thậm chí họ còn lôi ông ra trước Thượng Hội Đồng Dothái, nhưng ông vẫn không ngừng nói về Chúa Kitô. Khi phát biểu trước hội đồng, ông Stêphanô tóm lược lịch sử của Israel và cáo buộc họ vì đã từ chối các sứ giả của Thiên Chúa. Ông kết luận rằng, từ đây trở đi, những người thờ phượng đích thực sẽ lắng nghe sứ giả của Thiên Chúa bên ngoài Đền thờ.
Làm sao Thượng Hội Đồng Dothái không tức điên trước lời chỉ trích của ông Stêphanô nhằm vào đức tin của họ, và việc ông không nhận Đền thờ như một trung tâm thờ phượng duy nhất? Họ buộc ông tội nói phạm thượng và kết án ném đá ông cho đến chết. Sự kiện đó nằm trong câu chuyện của bài đọc hôm nay, trích từ trình thuật trong sách Công vụ Tông đồ. Nếu chúng ta ở cạnh bên thánh Stêphanô sắp bị xử tử, cũng như Chúa Giêsu bị xét xử ở ngoài thành. Những gì Đức Giêsu đã cảnh về các môn đệ của Người sẽ bị phân tán vì đã làm chứng cho Người và sẽ bị bách hại cũng như bị giết chết vì đức tin của mình, nay đã được ứng nghiệm nơi lòng trung tín của ông Stêphanô. Qua Đức Giêsu, ông Stêphanô và Phaolô, chúng ta có được một lời chứng hùng hồn cho Giáo hội, một Giáo hội đã khởi sự và phát triển như ngày nay nhờ máu của các thánh tử đạo.
Lời tuyên tín của ông Stêphanô vào Chúa Giêsu vẫn còn tiếp diễn vì ông đã làm chứng về thị kiến thấy Đức Giêsu được tôn vinh là Chúa và Người ngự bên hữu Thiên Chúa. Nói cách khác, ông muốn nói rằng hãy vâng phục Chúa Giêsu như vâng phục Thiên Chúa Cha vậy. Khi thực hiện điều đó trước Thượng Hội Đồng Dothái, ông Stêphanô một lần nữa lại tuyên bố việc tuân theo luật Môisê đã qua rồi, đồng thời xác quyết rằng Chúa Giêsu đã ban cho ta một giao ước mới và giao ước đó trường tồn. Những điều đó đã khiến cho người nghe không thể chấp nhận được và vì thế đã ném đá ông cho đến chết.
Trong khi kể cho chúng ta về cái chết và những lời trăng trối của ông Stêphanô, thánh Luca cũng muốn biến chúng ta thành những nhân chứng. Thánh sử không chỉ trình bày cho chúng ta về mẫu gương của vị tử đạo tiên khởi, mà còn cho đưa ra một thách đố nữa. Liệu Chúng ta có phải là một trong những nhân chứng đang bịt tai, che mắt trước những điều ông Stêphanô đang nói và đang làm không? Hay là chúng ta sẽ nói những lời dễ nghe và bắt chước tinh thần tha thứ của ông Stêphanô? Ông Stêphanô thực hiện cách cụ thể và rõ ràng lời dạy quan trọng của Chúa Giêsu về sự tha thứ, trong những hoàn cảnh bi đát nhất của cuộc đời.
Vâng theo lời dạy của Chúa Giêsu và noi theo tấm gương của vị tử đạo tiên khởi, liệu chúng ta có sửa mình để thực sự tha thứ trong những việc lớn nhỏ hằng ngày không? Chúng ta liệu có cầu nguyện cho chính người đã làm tổn thương ta hay không? Hay chúng ta tiếp tục cố chấp và tiếp tục hận thù, oán giận và bực bội? Chúng ta không chỉ thực thi lòng tha thứ ở mức độ cá nhân, nhưng cả Giáo hội và mọi Kitô hữu đều phải làm như thế, chẳng hạn như: thực hành tha thứ giữa những tín hữu của các giáo hội Kitô anh em, mà chúng ta còn phải hướng đến những người Hồi Giáo, Dothái giáo, Ấn giáo, v.v…
Sức mạnh của việc tha thứ đích thực nằm ngoài khả năng của chúng ta, nhưng tất nhiên không hoàn toàn có thể với Chúa Kitô, Đấng ban cho chúng ta ân sủng như một món quà của việc tha thứ cách vô điều kiện, vì ông Stêphanô đã làm chứng cho chúng ta. Hôm nay, chúng ta cùng dâng lên lời cầu nguyện của thánh Gioan trong lời kết của sách Khải Huyền. Thánh sử kết thúc sách thị kiến của mình bằng lời hứa và lời cầu nguyện. Đức Giêsu hứa: “Chẳng bao lâu nữa ta sẽ đến” và ông Gioan bày tỏ lời cầu nguyện sau cùng của chúng ta: “Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến, xin hãy thay đổi trái tim con và làm cho trái tim con đầy sức mạnh của sự tha thứ. Xin hãy giúp con thực hành điều tha thứ đó trong việc lớn nhỏ hằng ngày - ở nhà, nơi làm việc, lúc nghỉ ngơi – cũng như trong tình cảm và suy nghĩ. Xin hãy giúp con tha thứ vô điều kiện như Ngài đã tha thứ cho con. Những gì con không thể làm được thì xin Ngài hãy làm cho con. Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài ngự đến!”
Chuyển ngữ :Anh em HV Đaminh Vò Vấp
7th SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 7: 55-60; Psalm 97; Revelation 22: 12-14, 16-17; John 17: 20-26
On the Sundays after Easter our first readings have been from the Acts of the Apostles, and the second readings from the Book of Revelation. We don’t usually hear preaching from these books (I confess I seldom preach from them), so I have reflected these past weeks on the Book of Revelation. Since this is the last Sunday we will hear from Acts, I thought it high time that we focus on it. I hereby promise to accept my own implied challenge and preach from Acts on this Sunday. I encourage other preaches to do the same.
There are two Christian luminaries in today’s reading from Acts: Stephen, the first martyr and "a young man named Saul." What a surprise to find the great apostle Paul concurring in Stephen’s death. Not only is he among the crowd that stones Stephen, but the witnesses "laid down their cloaks" at Saul’s feet. Luke will go on to tell us that Saul would be a persecutor of Christians who, "breathed murderous threats against the disciples" (9:1-2).
It is as if Luke, the author of Acts, is preparing his case for Saul’s remarkable conversion by underlining how remarkable Saul’s change was: from the extreme of approving of Stephen’s execution, to becoming the brilliant defender and promoter of the faith to the Gentiles. What an irony lies in this brief mention of Saul, because Christian readers can’t help but marvel at the grace that he would receive. It was a grace which moved him to a faith so powerful, that he would die for that faith and be counted, with Stephen, among the heroic earliest martyrs.
That same transforming grace is also available to us. No matter where it finds us, it can free and redirect us – as it did Paul. Saint Luke seems to be implying that no one is beyond the powerful grace of God; no one is mired in such false, or self-defeating ways of life, that grace can’t raise them up and place them on the sure footing of new life in Christ.
Our gospel today continues with Jesus’ farewell discourse at the Last Supper. John presents a masterful and carefully constructed narrative of Jesus’ last words. In Acts we also have a "last discourse" of sorts, as we hear Stephen’s prayer as he is dying, "Lord Jesus, receive my spirit." In the manner of his master, who prayed for his executioners from the cross, Stephen also prays for those pitching stones at him, "Lord, do not hold this sin against them" – then he dies. Or rather, "he fell asleep," suggesting Stephen’s death is not permanent and that he will awake, as those who are also faithful witnesses to the Lord.
What brought Stephen to this fatal ending? Acts has previously told us of Stephen’s exemplary life. He was "a man filled with grace, power and the Holy Spirit" (6:5,8), who was a fearless preacher of the gospel. What’s more, when confronted by the authorities, Stephen could not be silenced. They even dragged him before the Sanhedrin; still he would not stop speaking of Christ. In his speech before the assembly Stephen recapitulated the history of Israel, and accused his listeners of rejecting God’s messengers. He concluded that, from now on, true worshipers would do so outside the Temple.
How could the Sanhedrin not be infuriated at Stephen’s attack on their faith and his dismissal of the Temple as the unique center of worship? They accused him of blaspheming and sentenced him to death by stoning. That’s where today’s story from Acts takes up the narrative. We are at the site with Stephen will be executed, just as Jesus was, outside the city. What Jesus warned, about his followers causing division by their testimony to him and being persecuted and killed for their faith, was being fulfilled in Stephen’s fidelity. In Jesus, Stephen and Paul we have a powerful witness to how our church began and grew – through the blood of the martyrs.
Stephen’s proclamation of faith in Jesus continued as he gave witness to the vision he had of Jesus exalted as Lord and standing at God’s right-hand. In other words, he implied that Jesus is to be obeyed just as one would obey God. As he did before the Sanhedrin, Stephen is again professing that the observance of the Mosaic law has passed and that Jesus has given us a new and everlasting covenant. That was too much for his hearers to accept and so they stone him to death.
In telling us about Stephen’s death and his final words, Luke makes us witnesses too and, not only presents us with an example of the protomartyr’s death, but also offers us a challenge. Will we be one of those witnesses who cover our ears and eyes to what Stephen is saying and doing? Or, will we take his words to heart and imitate his spirit of forgiveness? Stephen is putting Jesus’ central teaching about forgiveness into visible and concrete practice, under the most dire circumstances.
Following Jesus’ teaching and the example of our first martyr, will we commit ourselves to practice forgiveness in big and small ways each day? Will we pray for the very ones who have hurt us; or will we continue to clutch and refuse to let go of grudges, offenses and resentments? Not only must we practice forgiveness on a personal level, but our Church and all Christians must do the same: practicing forgiveness among different Christian sects, but also towards Muslims, Jews, Hindus, etc.
The power of true forgiveness is beyond our capability, but certainly not inaccessible to Christ, who would freely grace us with the gift of forgiveness – as Stephen witnesses for us. We could take up John’s prayer today from the Book of Revelation’s closing words. He ends his book of visions with a promise and a prayer. Christ promises, "Yes, I am coming soon," and John voices our final prayer, "Amen! Come, Lord Jesus, change my heart and fill it with the power of forgiveness. Help me to practice that forgiveness in big ways and small – at home, work, recreation – but also in my feelings and thoughts. Help me to give forgiveness as freely as you have forgiven me. What I can’t do on my own, O Lord, do within me. Amen, Come Lord Jesus!"
CVTĐ 7: 55-60; Tv. 97; Khải.huyền 21: 22: 12-14, 16-17; Gioan 17: 20-26
XIN HÃY GIÚP CON BIẾT THA THỨ
Những ngày Chúa Nhật sau Phục Sinh, các bài đọc I được trích từ sách Công vụ Tông đồ, và bài đọc II lấy từ sách Khải Huyền. Chúng ta không mấy khi nghe giảng về những cuốn sách này (thú thực tôi hiếm khi giảng về sách này), vì thế, những tuần qua tôi có dịp suy ngẫm về sách Khải Huyền. Hơn nữa, đây là Chúa nhật cuối cùng chúng ta nghe sách Công vụ Tông đồ, tôi nghĩ đây là thời rất thích hợp để tập trung về quyển sách này. Vì vậy, tôi quyết định sẽ giảng về sách Công vụ Tông đồ vào ngày Chúa Nhật này và cũng khuyến khích những vị khác cũng giảng như thế.
Trong bài đọc sách Công vụ Tông đồ hôm nay, có hai nhân vật nổi bật là ông Stêphanô – vị tử đạo tiên khởi và “một thanh niên tên là Saolô”. Quả là rất ngạc nhiên khi chúng ta nhận thấy rằng vị tông đồ vĩ đại Phaolô lại đồng lõa trong cái chết của Stêphanô. Giữa đám đông, ông Saolô không chỉ đồng tình ném đá Stêphanô, mà các chứng nhân còn “trải áo mình dưới chân” ông. Thánh Luca tiếp tục nói với chúng ta về ông Saolô như một kẻ bách hại những Kitô hữu, “Ông Saolô vẫn còn hằm hằm đe dọa giết các môn đệ Chúa” (x. Cv 9,1-2).
Dường như thánh Luca, tác giả sách Công vụ Tông đồ, đang chuẩn bị một tình huống cho sự hoán cải đặc biệt của ông Saolô bằng cách nhấn mạnh sự thay đổi đó quan trọng như thế nào, đó là từ việc rất mực đồng tình lên án ông Stêphanô, rồi sau đó lại trở thành một người bảo hộ sáng giá và là người khởi xướng đức tin cho dân ngoại. Thật là một sự diễu cợt đầy mỉa mai trong lời tường thuật ngắn gọn về ông Saolô. Bởi vì, những đọc giả Kitô hữu rất đỗi ngạc nhiên về ân sủng mà ông Saolô nhận được. Chính ân sủng đó đã đưa ông Saolô tới một đức tin mãnh liệt đến nỗi sẵn sàng chết cho niềm tin ấy, và ân sủng đó thể hiện rõ nét nhất nơi ông Stêphanô, bởi lẽ ông là một vị anh hùng tử đạo đầu tiên trong số những vị tử đạo.
Luôn có đó một ân sủng làm biến đổi như thế dành cho mỗi chúng ta. Dù chúng ta đang ở đâu, ân sủng ấy cũng giải phóng và làm đổi hướng cuộc đời của ta, như chính Phaolô đã trải qua. Thánh Luca cho thấy ân sủng mãnh liệt của Thiên Chúa không loại trừ bất kỳ ai; không người nào cứ bị mắc kẹt hoài trong lỗi lầm như thế, hoặc tự hủy hoại chính lối sống của mình, mà ân sủng lại không vực họ dậy và đặt họ trên lối đi vững chắc của đời sống mới trong Đức Kitô.
Bài Tin Mừng của chúng ta ngày hôm nay tiếp tục với diễn từ ly biệt của Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly. Thánh Gioan diễn tả một trình thuật được xây dựng cẩn thận và thấu đáo về những lời sau cùng của Đức Giêsu. Trong Công vụ Tông đồ, chúng ta cũng có một loạt về “diễn từ sau cùng”, đó là khi chúng ta nghe lời cầu nguyện của Stêphanô lúc ngài hấp hối: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con”. Theo cách thức Thầy của mình, vị Thầy mà từ trên thập giá đã cầu xin cho những người hành hình mình, ông Stêphanô đã cầu xin cho những người ném đá mình: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” – sau đó ông tắt thở. Hoặc có thể nói là, “ông an nghỉ”, nghĩa là ông Stêphanô không chết vĩnh viễn mà sẽ chỗi dậy, như những chứng nhân trung thành làm chứng cho Chúa.
Điều gì đã khiến ông Stêphanô phải nhận một kết cục chết người như thế? Sách Công vụ Tông đồ cho ta biết về cuộc đời gương mẫu của thánh Stêphanô. Stêphanô là “một người được đầy ân sủng, quyền năng và đầy Thánh Thần” (x.Cv 6,5.8), ông là một người can đảm rao giảng Tin Mừng. Hơn nữa, khi đứng trước các nhà cầm quyền, ông không hề nín lặng. Thậm chí họ còn lôi ông ra trước Thượng Hội Đồng Dothái, nhưng ông vẫn không ngừng nói về Chúa Kitô. Khi phát biểu trước hội đồng, ông Stêphanô tóm lược lịch sử của Israel và cáo buộc họ vì đã từ chối các sứ giả của Thiên Chúa. Ông kết luận rằng, từ đây trở đi, những người thờ phượng đích thực sẽ lắng nghe sứ giả của Thiên Chúa bên ngoài Đền thờ.
Làm sao Thượng Hội Đồng Dothái không tức điên trước lời chỉ trích của ông Stêphanô nhằm vào đức tin của họ, và việc ông không nhận Đền thờ như một trung tâm thờ phượng duy nhất? Họ buộc ông tội nói phạm thượng và kết án ném đá ông cho đến chết. Sự kiện đó nằm trong câu chuyện của bài đọc hôm nay, trích từ trình thuật trong sách Công vụ Tông đồ. Nếu chúng ta ở cạnh bên thánh Stêphanô sắp bị xử tử, cũng như Chúa Giêsu bị xét xử ở ngoài thành. Những gì Đức Giêsu đã cảnh về các môn đệ của Người sẽ bị phân tán vì đã làm chứng cho Người và sẽ bị bách hại cũng như bị giết chết vì đức tin của mình, nay đã được ứng nghiệm nơi lòng trung tín của ông Stêphanô. Qua Đức Giêsu, ông Stêphanô và Phaolô, chúng ta có được một lời chứng hùng hồn cho Giáo hội, một Giáo hội đã khởi sự và phát triển như ngày nay nhờ máu của các thánh tử đạo.
Lời tuyên tín của ông Stêphanô vào Chúa Giêsu vẫn còn tiếp diễn vì ông đã làm chứng về thị kiến thấy Đức Giêsu được tôn vinh là Chúa và Người ngự bên hữu Thiên Chúa. Nói cách khác, ông muốn nói rằng hãy vâng phục Chúa Giêsu như vâng phục Thiên Chúa Cha vậy. Khi thực hiện điều đó trước Thượng Hội Đồng Dothái, ông Stêphanô một lần nữa lại tuyên bố việc tuân theo luật Môisê đã qua rồi, đồng thời xác quyết rằng Chúa Giêsu đã ban cho ta một giao ước mới và giao ước đó trường tồn. Những điều đó đã khiến cho người nghe không thể chấp nhận được và vì thế đã ném đá ông cho đến chết.
Trong khi kể cho chúng ta về cái chết và những lời trăng trối của ông Stêphanô, thánh Luca cũng muốn biến chúng ta thành những nhân chứng. Thánh sử không chỉ trình bày cho chúng ta về mẫu gương của vị tử đạo tiên khởi, mà còn cho đưa ra một thách đố nữa. Liệu Chúng ta có phải là một trong những nhân chứng đang bịt tai, che mắt trước những điều ông Stêphanô đang nói và đang làm không? Hay là chúng ta sẽ nói những lời dễ nghe và bắt chước tinh thần tha thứ của ông Stêphanô? Ông Stêphanô thực hiện cách cụ thể và rõ ràng lời dạy quan trọng của Chúa Giêsu về sự tha thứ, trong những hoàn cảnh bi đát nhất của cuộc đời.
Vâng theo lời dạy của Chúa Giêsu và noi theo tấm gương của vị tử đạo tiên khởi, liệu chúng ta có sửa mình để thực sự tha thứ trong những việc lớn nhỏ hằng ngày không? Chúng ta liệu có cầu nguyện cho chính người đã làm tổn thương ta hay không? Hay chúng ta tiếp tục cố chấp và tiếp tục hận thù, oán giận và bực bội? Chúng ta không chỉ thực thi lòng tha thứ ở mức độ cá nhân, nhưng cả Giáo hội và mọi Kitô hữu đều phải làm như thế, chẳng hạn như: thực hành tha thứ giữa những tín hữu của các giáo hội Kitô anh em, mà chúng ta còn phải hướng đến những người Hồi Giáo, Dothái giáo, Ấn giáo, v.v…
Sức mạnh của việc tha thứ đích thực nằm ngoài khả năng của chúng ta, nhưng tất nhiên không hoàn toàn có thể với Chúa Kitô, Đấng ban cho chúng ta ân sủng như một món quà của việc tha thứ cách vô điều kiện, vì ông Stêphanô đã làm chứng cho chúng ta. Hôm nay, chúng ta cùng dâng lên lời cầu nguyện của thánh Gioan trong lời kết của sách Khải Huyền. Thánh sử kết thúc sách thị kiến của mình bằng lời hứa và lời cầu nguyện. Đức Giêsu hứa: “Chẳng bao lâu nữa ta sẽ đến” và ông Gioan bày tỏ lời cầu nguyện sau cùng của chúng ta: “Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến, xin hãy thay đổi trái tim con và làm cho trái tim con đầy sức mạnh của sự tha thứ. Xin hãy giúp con thực hành điều tha thứ đó trong việc lớn nhỏ hằng ngày - ở nhà, nơi làm việc, lúc nghỉ ngơi – cũng như trong tình cảm và suy nghĩ. Xin hãy giúp con tha thứ vô điều kiện như Ngài đã tha thứ cho con. Những gì con không thể làm được thì xin Ngài hãy làm cho con. Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài ngự đến!”
Chuyển ngữ :Anh em HV Đaminh Vò Vấp
7th SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 7: 55-60; Psalm 97; Revelation 22: 12-14, 16-17; John 17: 20-26
On the Sundays after Easter our first readings have been from the Acts of the Apostles, and the second readings from the Book of Revelation. We don’t usually hear preaching from these books (I confess I seldom preach from them), so I have reflected these past weeks on the Book of Revelation. Since this is the last Sunday we will hear from Acts, I thought it high time that we focus on it. I hereby promise to accept my own implied challenge and preach from Acts on this Sunday. I encourage other preaches to do the same.
There are two Christian luminaries in today’s reading from Acts: Stephen, the first martyr and "a young man named Saul." What a surprise to find the great apostle Paul concurring in Stephen’s death. Not only is he among the crowd that stones Stephen, but the witnesses "laid down their cloaks" at Saul’s feet. Luke will go on to tell us that Saul would be a persecutor of Christians who, "breathed murderous threats against the disciples" (9:1-2).
It is as if Luke, the author of Acts, is preparing his case for Saul’s remarkable conversion by underlining how remarkable Saul’s change was: from the extreme of approving of Stephen’s execution, to becoming the brilliant defender and promoter of the faith to the Gentiles. What an irony lies in this brief mention of Saul, because Christian readers can’t help but marvel at the grace that he would receive. It was a grace which moved him to a faith so powerful, that he would die for that faith and be counted, with Stephen, among the heroic earliest martyrs.
That same transforming grace is also available to us. No matter where it finds us, it can free and redirect us – as it did Paul. Saint Luke seems to be implying that no one is beyond the powerful grace of God; no one is mired in such false, or self-defeating ways of life, that grace can’t raise them up and place them on the sure footing of new life in Christ.
Our gospel today continues with Jesus’ farewell discourse at the Last Supper. John presents a masterful and carefully constructed narrative of Jesus’ last words. In Acts we also have a "last discourse" of sorts, as we hear Stephen’s prayer as he is dying, "Lord Jesus, receive my spirit." In the manner of his master, who prayed for his executioners from the cross, Stephen also prays for those pitching stones at him, "Lord, do not hold this sin against them" – then he dies. Or rather, "he fell asleep," suggesting Stephen’s death is not permanent and that he will awake, as those who are also faithful witnesses to the Lord.
What brought Stephen to this fatal ending? Acts has previously told us of Stephen’s exemplary life. He was "a man filled with grace, power and the Holy Spirit" (6:5,8), who was a fearless preacher of the gospel. What’s more, when confronted by the authorities, Stephen could not be silenced. They even dragged him before the Sanhedrin; still he would not stop speaking of Christ. In his speech before the assembly Stephen recapitulated the history of Israel, and accused his listeners of rejecting God’s messengers. He concluded that, from now on, true worshipers would do so outside the Temple.
How could the Sanhedrin not be infuriated at Stephen’s attack on their faith and his dismissal of the Temple as the unique center of worship? They accused him of blaspheming and sentenced him to death by stoning. That’s where today’s story from Acts takes up the narrative. We are at the site with Stephen will be executed, just as Jesus was, outside the city. What Jesus warned, about his followers causing division by their testimony to him and being persecuted and killed for their faith, was being fulfilled in Stephen’s fidelity. In Jesus, Stephen and Paul we have a powerful witness to how our church began and grew – through the blood of the martyrs.
Stephen’s proclamation of faith in Jesus continued as he gave witness to the vision he had of Jesus exalted as Lord and standing at God’s right-hand. In other words, he implied that Jesus is to be obeyed just as one would obey God. As he did before the Sanhedrin, Stephen is again professing that the observance of the Mosaic law has passed and that Jesus has given us a new and everlasting covenant. That was too much for his hearers to accept and so they stone him to death.
In telling us about Stephen’s death and his final words, Luke makes us witnesses too and, not only presents us with an example of the protomartyr’s death, but also offers us a challenge. Will we be one of those witnesses who cover our ears and eyes to what Stephen is saying and doing? Or, will we take his words to heart and imitate his spirit of forgiveness? Stephen is putting Jesus’ central teaching about forgiveness into visible and concrete practice, under the most dire circumstances.
Following Jesus’ teaching and the example of our first martyr, will we commit ourselves to practice forgiveness in big and small ways each day? Will we pray for the very ones who have hurt us; or will we continue to clutch and refuse to let go of grudges, offenses and resentments? Not only must we practice forgiveness on a personal level, but our Church and all Christians must do the same: practicing forgiveness among different Christian sects, but also towards Muslims, Jews, Hindus, etc.
The power of true forgiveness is beyond our capability, but certainly not inaccessible to Christ, who would freely grace us with the gift of forgiveness – as Stephen witnesses for us. We could take up John’s prayer today from the Book of Revelation’s closing words. He ends his book of visions with a promise and a prayer. Christ promises, "Yes, I am coming soon," and John voices our final prayer, "Amen! Come, Lord Jesus, change my heart and fill it with the power of forgiveness. Help me to practice that forgiveness in big ways and small – at home, work, recreation – but also in my feelings and thoughts. Help me to give forgiveness as freely as you have forgiven me. What I can’t do on my own, O Lord, do within me. Amen, Come Lord Jesus!"
Xây dựng nước trời nơi trần thế
LM. JB Nguyễn Minh Hùng
08:08 10/05/2013
XÂY DỰNG NƯỚC TRỜI NƠI TRẦN THẾ
Mừng lễ Chúa về trời, người Kitô hữu như mừng chính tương lai của mình. Họ biết rằng, Chúa về trời là hình ảnh báo trước vinh quang của họ. Họ sẽ được ở bên Chúa, sẽ được Chia sẻ chính sự sống của Chúa. Họ tin rằng, nơi Thiên Chúa ngự chính là quê hương của họ, là chốn họ quay về, là cùng đích tối hậu, là phần thưởng lớn lao sau cuộc đời trần thế, mà Chúa dành cho những người tin tưởng và sống theo chân lý của Chúa vạch ra.
Với niềm tin sâu xa, mạnh mẽ và tha thiết ấy, dù ở nơi trần thế, người Kitô hữu luôn luôn hướng về trời. Nhưng hướng về trời không có nghĩa là đứng nhìn lên trời, nhưng là nỗ lực xây dựng trần thế. Chúng ta, những Kitô hữu cần ý thức từng ngày: Hiện tại mình còn ở trên mặt đất. Cuộc lữ hành còn đang ở trước mắt. Chính vì thế, ta ra sức làm việc, tìm nguồn bình an cho thế giới, tìm mưu ích chung cho mọi người.
Người Kitô hữu đi tìm Nước Trời không phải bằng mơ tưởng viễn vông, nhưng bằng nỗ lực hiến dâng mình xây dựng cuộc sống của mình, của mọi người, của thế giới đi lên tốt đẹp. Họ chấp nhận hiến thân như Thầy Chí Thánh của họ là Chúa Kitô, để trở nên lý tưởng sống, lý tưởng yêu, lý tưởng hy vọng, lý tưởng hạnh phúc, lý tưởng bình an… cho thế giới và cho từng con người.
Trong vòng sáu ngày từ 15-20.4.2008, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm nước Mỹ. Cuộc viếng thăm đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng người dân Mỹ. Vì Sao? Vì cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới này, một xã hội tại Mỹ, một Giáo Hội tại Mỹ, dù có văn mình, có giàu mạnh đến đâu, vẫn là một xã hội, một Giáo Hội khao khát vươn lên. Trong sự khao khát của mình, người Mỹ thấy được nơi con người của Đức Thánh Cha một sức sống tinh thần mãnh liệt, một sức sống có Chúa Kitô và Thánh Thần của Người linh hoạt và có sức làm lan tỏa nơi mọi lòng người. Chính sự khao khát và tin tưởng đó, đã khiến cả nước Mỹ đón tiếp Đức Thánh Cha nồng nhiệt đến nỗi không ai ngờ. Và bởi Đức Thánh Cha như là sứ giã của bình an, đại diện Chúa Kitô, lãnh nhận sứ mạng tình yêu của Thiên Chúa để đến với con người, vì thế, sự đón tiếp đó, không phải mang lại cho Đức Thánh Cha điều gì, nhưng ngược lại, sự đón tiếp nồng hậu ấy đã nâng Giáo Hội Mỹ lên, đã làm cho tất cả Giáo Hội vui tươi và phấn khởi…
Là người đứng đầu khối Kitô giáo lớn, Đức Thánh Cha đã không chỉ loan báo đức tin của mình vào Chúa Kitô tại giáo đô Vatican mà thôi, nhưng ngài đã muốn rao giảng về Chúa Kitô bằng sự thông chia với hoàn cảnh của con người, của từng quốc gia, và của cả thế giới. Đức Thánh Cha ý thức rằng, ngày nào ngài còn lãnh đạo Giáo Hội, ngày nào ngài còn là vị đại diện của Chúa Kitô nơi trần gian, ngài sẽ còn hiến dâng chính mình xây dựng trần thế, làm cho trần thế ngày càng giàu ý nghĩa của sự sống, giàu ý nghĩa phục vụ, giàu ý nghĩa của tình yêu, giàu ý nghĩa của công lý và chân lý…
Sống hết mình cho trần thế, để xây dựng thiên đàng của mình nơi trần thế, là chúng ta đang sống giống Chúa Kitô. Chúa Kitô đã không ở trên trời để cứu chuộc con người. Nhưng Chúa đã bỏ trời đến chia sẻ phận người với chúng ta. Chúa đã yêu trần thế, nhập cuộc với trần thế, sống hết mình, chấp nhận chết và đã sống lại…, tất cả là vì trần thế, cho trần thế. Chúa chỉ có thể về trời sau khi đã hoàn tất sứ mạng làm đẹp, làm lợi cho trần thế mà thôi.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã noi gương Chúa Kitô, đã sống và hành động như Chúa Kitô: ngài đã nỗ lực xây dựng trần thế trong trách vụ và khả năng của mình. Không chỉ tại Mỹ, nhưng là khắp mọi nơi trên thế giới, Đức Thánh Cha đã chứng tỏ mình là người của mọi người, sống và làm việc vì ích lợi chung. Ngài hiến mình cho sự sống, sự tồn tại, sự bình an của cả thế giới này…
Tất cả chúng ta cũng đều được mời gọi xây dựng trần thế quanh mình như thế. Trong khi luôn ý thức mình thuộc về Thiên Chúa, thuộc về trời cao, và đến một ngày sẽ thăng thiên cùng Chúa của mình, chúng ta không bao giờ bỏ sót bổn phận hôm nay. Chính bổn phận hiện tại mà chúng ta thực hiện nơi cuộc sống này, sẽ giúp chúng ta làm vinh danh Chúa Kitô, làm sáng lên ơn cứu độ của Chúa, và là hành động tốt để làm chứng nhân cho Chúa Kitô và mời gọi anh chị em của mình nhìn nhận Chúa Kitô là Đấng cứu chuộc duy nhất của trần gian mà mọi người phải tin nhận.
Lạy Chúa Kitô, Chúa yêu thương trần thế chúng con. Chúa đã sống trọn phận người nơi trần thế này cùng với chúng con như chúng con là người. Chúa đã hiểu rõ nỗi đau đớn, hay niềm hạnh phúc của loài người. Chúa cũng thấu biết nỗi bi thương và sự cao cả của kiếp người chúng con. Vì chúng con, vì thế giới này, Chúa chấp nhận hiến dâng chính mình để chúng con sống dồi dào, sống chan chứa nghĩa yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa, mai này, khi chúng con đi qua cuộc đời này, xin đón nhận chúng con vào chốn trời cao, nơi Chúa đang ngự bên hữu Chúa Cha. Ước gì sau một đời chúng con đã nên giống Chúa trong mọi lao tác xây dựng trần thế, thì xin cho chúng con được yên nghĩ bên Chúa muôn đời. Chúng con ước mong được vào nghỉ yên trong nhà Chúa, nơi bình yên vĩnh cửu hằng ngự trị. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Mừng lễ Chúa về trời, người Kitô hữu như mừng chính tương lai của mình. Họ biết rằng, Chúa về trời là hình ảnh báo trước vinh quang của họ. Họ sẽ được ở bên Chúa, sẽ được Chia sẻ chính sự sống của Chúa. Họ tin rằng, nơi Thiên Chúa ngự chính là quê hương của họ, là chốn họ quay về, là cùng đích tối hậu, là phần thưởng lớn lao sau cuộc đời trần thế, mà Chúa dành cho những người tin tưởng và sống theo chân lý của Chúa vạch ra.
Với niềm tin sâu xa, mạnh mẽ và tha thiết ấy, dù ở nơi trần thế, người Kitô hữu luôn luôn hướng về trời. Nhưng hướng về trời không có nghĩa là đứng nhìn lên trời, nhưng là nỗ lực xây dựng trần thế. Chúng ta, những Kitô hữu cần ý thức từng ngày: Hiện tại mình còn ở trên mặt đất. Cuộc lữ hành còn đang ở trước mắt. Chính vì thế, ta ra sức làm việc, tìm nguồn bình an cho thế giới, tìm mưu ích chung cho mọi người.
Người Kitô hữu đi tìm Nước Trời không phải bằng mơ tưởng viễn vông, nhưng bằng nỗ lực hiến dâng mình xây dựng cuộc sống của mình, của mọi người, của thế giới đi lên tốt đẹp. Họ chấp nhận hiến thân như Thầy Chí Thánh của họ là Chúa Kitô, để trở nên lý tưởng sống, lý tưởng yêu, lý tưởng hy vọng, lý tưởng hạnh phúc, lý tưởng bình an… cho thế giới và cho từng con người.
Trong vòng sáu ngày từ 15-20.4.2008, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm nước Mỹ. Cuộc viếng thăm đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng người dân Mỹ. Vì Sao? Vì cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới này, một xã hội tại Mỹ, một Giáo Hội tại Mỹ, dù có văn mình, có giàu mạnh đến đâu, vẫn là một xã hội, một Giáo Hội khao khát vươn lên. Trong sự khao khát của mình, người Mỹ thấy được nơi con người của Đức Thánh Cha một sức sống tinh thần mãnh liệt, một sức sống có Chúa Kitô và Thánh Thần của Người linh hoạt và có sức làm lan tỏa nơi mọi lòng người. Chính sự khao khát và tin tưởng đó, đã khiến cả nước Mỹ đón tiếp Đức Thánh Cha nồng nhiệt đến nỗi không ai ngờ. Và bởi Đức Thánh Cha như là sứ giã của bình an, đại diện Chúa Kitô, lãnh nhận sứ mạng tình yêu của Thiên Chúa để đến với con người, vì thế, sự đón tiếp đó, không phải mang lại cho Đức Thánh Cha điều gì, nhưng ngược lại, sự đón tiếp nồng hậu ấy đã nâng Giáo Hội Mỹ lên, đã làm cho tất cả Giáo Hội vui tươi và phấn khởi…
Là người đứng đầu khối Kitô giáo lớn, Đức Thánh Cha đã không chỉ loan báo đức tin của mình vào Chúa Kitô tại giáo đô Vatican mà thôi, nhưng ngài đã muốn rao giảng về Chúa Kitô bằng sự thông chia với hoàn cảnh của con người, của từng quốc gia, và của cả thế giới. Đức Thánh Cha ý thức rằng, ngày nào ngài còn lãnh đạo Giáo Hội, ngày nào ngài còn là vị đại diện của Chúa Kitô nơi trần gian, ngài sẽ còn hiến dâng chính mình xây dựng trần thế, làm cho trần thế ngày càng giàu ý nghĩa của sự sống, giàu ý nghĩa phục vụ, giàu ý nghĩa của tình yêu, giàu ý nghĩa của công lý và chân lý…
Sống hết mình cho trần thế, để xây dựng thiên đàng của mình nơi trần thế, là chúng ta đang sống giống Chúa Kitô. Chúa Kitô đã không ở trên trời để cứu chuộc con người. Nhưng Chúa đã bỏ trời đến chia sẻ phận người với chúng ta. Chúa đã yêu trần thế, nhập cuộc với trần thế, sống hết mình, chấp nhận chết và đã sống lại…, tất cả là vì trần thế, cho trần thế. Chúa chỉ có thể về trời sau khi đã hoàn tất sứ mạng làm đẹp, làm lợi cho trần thế mà thôi.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã noi gương Chúa Kitô, đã sống và hành động như Chúa Kitô: ngài đã nỗ lực xây dựng trần thế trong trách vụ và khả năng của mình. Không chỉ tại Mỹ, nhưng là khắp mọi nơi trên thế giới, Đức Thánh Cha đã chứng tỏ mình là người của mọi người, sống và làm việc vì ích lợi chung. Ngài hiến mình cho sự sống, sự tồn tại, sự bình an của cả thế giới này…
Tất cả chúng ta cũng đều được mời gọi xây dựng trần thế quanh mình như thế. Trong khi luôn ý thức mình thuộc về Thiên Chúa, thuộc về trời cao, và đến một ngày sẽ thăng thiên cùng Chúa của mình, chúng ta không bao giờ bỏ sót bổn phận hôm nay. Chính bổn phận hiện tại mà chúng ta thực hiện nơi cuộc sống này, sẽ giúp chúng ta làm vinh danh Chúa Kitô, làm sáng lên ơn cứu độ của Chúa, và là hành động tốt để làm chứng nhân cho Chúa Kitô và mời gọi anh chị em của mình nhìn nhận Chúa Kitô là Đấng cứu chuộc duy nhất của trần gian mà mọi người phải tin nhận.
Lạy Chúa Kitô, Chúa yêu thương trần thế chúng con. Chúa đã sống trọn phận người nơi trần thế này cùng với chúng con như chúng con là người. Chúa đã hiểu rõ nỗi đau đớn, hay niềm hạnh phúc của loài người. Chúa cũng thấu biết nỗi bi thương và sự cao cả của kiếp người chúng con. Vì chúng con, vì thế giới này, Chúa chấp nhận hiến dâng chính mình để chúng con sống dồi dào, sống chan chứa nghĩa yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa, mai này, khi chúng con đi qua cuộc đời này, xin đón nhận chúng con vào chốn trời cao, nơi Chúa đang ngự bên hữu Chúa Cha. Ước gì sau một đời chúng con đã nên giống Chúa trong mọi lao tác xây dựng trần thế, thì xin cho chúng con được yên nghĩ bên Chúa muôn đời. Chúng con ước mong được vào nghỉ yên trong nhà Chúa, nơi bình yên vĩnh cửu hằng ngự trị. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Thánh Thần tuôn tràn trên mọi người
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
18:39 10/05/2013
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, năm C
Ga 20, 19-23
CHÚA THÁNH THẦN TUÔN TRÀN TRÊN MỌI NGƯỜI
Khi mừng lễ Ngũ Tuần, chắc chắn mỗi Kitô hữu đều có những cảm nghiệm khác nhau về Chúa Thánh Thần.Thực tế, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, nhưng nhiều khi Ngài bị lãng quên.Dù rằng, chính Ngài đã được Thiên Chúa Cha sai đến trần gian sau khi Chúa phục sinh về Trời. Bởi vì theo Đức Thánh Cha Phanxicô nói :” Mùa Phục Sinh mà chúng ta đang sống với niềm vui, được hướng dẫn bởi phụng vụ của Hội Thánh, là thời gian tuyệt vời của Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu, chịu đóng đinh và phục sinh, ban cho chúng ta” một cách vô hạn “ ( Ga 3, 34).Thời gian ân sủng này được kết thúc bằng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, khi Hội Thánh sống lại sự tuôn đổ Thánh Thần trên Đức Mẹ Maria và các Tông Đồ đang tụ họp trong cầu nguyện nơi nhà Tiệc Ly.
Chúa Phục Sinh đã ở với các Tông Đồ bốn mươi ngày, bốn mươi đêm để củng có niềm tin cho các Ngài. Chúa sống lại đã dặn dò, nhắn nhủ, động viên, khích lệ các Tông Đồ. Tuy nhiên, các Ngài vẫn không hiểu gì về lời của Thầy mình. Nói một cách khác, các Tông Đồ chưa được ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần. Do đó, các Ngài còn u tối chưa nhận ra những điều Chúa Giêsu đã nói và những việc sắp xẩy ra.Tuy nhiên, chỉ sau đó mười ngày khi Chúa về Trời, Chúa Thánh Thần đã đến khi Mẹ Maria và các Tông Đồ đang cầu nguyện trong nhà Tiệc Ly để đón chờ Chúa Thánh Thần như lời Chúa Phục Sinh đã hứa. Chúa Thánh Thần đã xuống. Và lời Chúa Phục Sinh đã thành hiện thực. “ Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em “. Chúa sống lại đã thổi hơi vào các Tông Đồ và nói :” Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần “ ( Ga 20, 21-22 ). Các Tông Đồ đã nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các Ngài đã hoàn toàn được thay đổi. Đây là cuộc đổi đời hoàn toàn.Các Ngài đang là những con người nhát đảm, ham sống, sợ chết thì hôm nay các Ngài đã trở thành những người hiên ngang. Trước kia, các Ngài ở trong phòng đóng kín cửa vì sợ người Do Thái, nay các Ngài mở toang cửa không sợ sệt bất cứ ai. Xưa kia, các Ngài chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ, nay các Ngài biết nói rất nhiều thứ tiếng, ai nghe các Ngài nói cũng hiểu được ngôn ngữ của mình.Thánh Phêrô trước đây, sợ đến nỗi chối Thầy khi đứa tớ gái nhận ra Ngài, nay Phêrô đã can đảm đứng giảng trước mặt những người đã giết Thầy mình và đã thu hút hơn 3.000 người trở lại theo Chúa, lãnh nhận phép rửa.
Tất cả các Tông Đồ đều hiên ngang, không sợ bất cứ thế lực nào, các Ngài đã dám hy sinh cả mạng sống để làm chứng cho Chúa Phục Sinh. Chúa Thánh Thần xuống đã hoàn toàn đổi mới các Tông Đồ. Người ta tưởng các Ngài say rượu, thực tế các Ngài đang say Chúa. Người ta tưởng các Ngài điên rồ, lãng trí, thực ra các Ngài đang đầy tràn Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha Phanxicô nói :” Chúa Giêsu đã hứa với người phụ nữ Samaria rằng Người sẽ luôn luôn ban một “ nước hằng sống” cách dồi dào cho tất cả những ai nhìn nhận Người là Chúa Con được Chúa Cha sai đến để cứu chúng ta ( Ga 4, 5-26; 3, 17 ).Chúa Giêsu đến để ban cho chúng ta “ nước hằng sống” này là Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của chúng ta được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, được sinh động hóa bởi Thiên Chúa và được nuôi dưỡng bởi Thiên Chúa.Đó là điều chúng ta muốn nói khi nói rằng một Kitô hữu là một con người tinh thần : một Kitô hữu là một người suy nghĩ và hành động theo Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần. Nhưng tôi xin đưa ra một câu hỏi : còn chúng ta, chúng ta có nghĩ theo Thiên Chúa không ? Chúng ta hành động theo Thiên Chúa không ? Hoặc chúng ta để cho mình bị hướng dẫn bởi rất nhiều những điều khác mà không thực sự là Thiên Chúa ? Mỗi người chúng ta phải trả lời câu hỏi này trong tận đáy lòng mình “.
Vâng, Chúa Thánh Thần đến không chỉ là ngày khai sinh Giáo Hội, nhưng lễ Hiện Xuống vẫn còn tiếp diễn, nghĩa là Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động trong Giáo Hội. Chẳng hạn, Công Đồng Vaticanô II do Chân Phước Gioan XXIII triệu tập là ngày lễ Ngũ Tuần mới. Công Đồng Vaticanô II vẫn đang tiếp tục thổi một luồng gió mới trong Giáo Hội. Và thực tế, Giáo Hội đang tiếp tục sứ mạng truyền giáo của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh.Chúa Thánh Thần luôn là tác nhân chính yếu trong công cuộc truyền giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô nói :” Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu “.
Cách đây 2.013 năm, Thánh Thần của Chúa Phục Sinh đã ngự vào tâm hồn các Tông Đồ một cách đầy quyền năng. Ngày nay, chúng ta đang mừng lễ Hiện Xuống như thời các Tông Đồ. Xin được mượn lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô để kết luận bài chia sẻ này : ” …Hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, hãy để cho Ngài nói với tâm hồn chúng ta và cho chúng ta biết điều này : Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta, Thiên Chúa là Cha. Ngài yêu thương chúng ta như một người Cha thật, Ngài thật sự yêu thương chúng ta và chỉ một mình Chúa Thánh Thần nói điều này với tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy nghe Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần, và chúng ta tiến bước trên con đường này của tình yêu, lòng thương xót và tha thứ “.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Thánh Thần là ai ?
2.Trước khi Chúa Thánh Thần xuống, các Tông Đồ là những người thế nào ?
3.Lễ Hiện Xuống là gì ?
4.Tại sao Công Đồng Vaticanô II được gọi là lễ Hiện Xuống mới ?
5.Chúa Thánh Thần đã làm gì khi đến với các Tông Đồ ngày lễ Ngũ Tuần?
Ga 20, 19-23
CHÚA THÁNH THẦN TUÔN TRÀN TRÊN MỌI NGƯỜI
Khi mừng lễ Ngũ Tuần, chắc chắn mỗi Kitô hữu đều có những cảm nghiệm khác nhau về Chúa Thánh Thần.Thực tế, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, nhưng nhiều khi Ngài bị lãng quên.Dù rằng, chính Ngài đã được Thiên Chúa Cha sai đến trần gian sau khi Chúa phục sinh về Trời. Bởi vì theo Đức Thánh Cha Phanxicô nói :” Mùa Phục Sinh mà chúng ta đang sống với niềm vui, được hướng dẫn bởi phụng vụ của Hội Thánh, là thời gian tuyệt vời của Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu, chịu đóng đinh và phục sinh, ban cho chúng ta” một cách vô hạn “ ( Ga 3, 34).Thời gian ân sủng này được kết thúc bằng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, khi Hội Thánh sống lại sự tuôn đổ Thánh Thần trên Đức Mẹ Maria và các Tông Đồ đang tụ họp trong cầu nguyện nơi nhà Tiệc Ly.
Chúa Phục Sinh đã ở với các Tông Đồ bốn mươi ngày, bốn mươi đêm để củng có niềm tin cho các Ngài. Chúa sống lại đã dặn dò, nhắn nhủ, động viên, khích lệ các Tông Đồ. Tuy nhiên, các Ngài vẫn không hiểu gì về lời của Thầy mình. Nói một cách khác, các Tông Đồ chưa được ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần. Do đó, các Ngài còn u tối chưa nhận ra những điều Chúa Giêsu đã nói và những việc sắp xẩy ra.Tuy nhiên, chỉ sau đó mười ngày khi Chúa về Trời, Chúa Thánh Thần đã đến khi Mẹ Maria và các Tông Đồ đang cầu nguyện trong nhà Tiệc Ly để đón chờ Chúa Thánh Thần như lời Chúa Phục Sinh đã hứa. Chúa Thánh Thần đã xuống. Và lời Chúa Phục Sinh đã thành hiện thực. “ Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em “. Chúa sống lại đã thổi hơi vào các Tông Đồ và nói :” Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần “ ( Ga 20, 21-22 ). Các Tông Đồ đã nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các Ngài đã hoàn toàn được thay đổi. Đây là cuộc đổi đời hoàn toàn.Các Ngài đang là những con người nhát đảm, ham sống, sợ chết thì hôm nay các Ngài đã trở thành những người hiên ngang. Trước kia, các Ngài ở trong phòng đóng kín cửa vì sợ người Do Thái, nay các Ngài mở toang cửa không sợ sệt bất cứ ai. Xưa kia, các Ngài chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ, nay các Ngài biết nói rất nhiều thứ tiếng, ai nghe các Ngài nói cũng hiểu được ngôn ngữ của mình.Thánh Phêrô trước đây, sợ đến nỗi chối Thầy khi đứa tớ gái nhận ra Ngài, nay Phêrô đã can đảm đứng giảng trước mặt những người đã giết Thầy mình và đã thu hút hơn 3.000 người trở lại theo Chúa, lãnh nhận phép rửa.
Tất cả các Tông Đồ đều hiên ngang, không sợ bất cứ thế lực nào, các Ngài đã dám hy sinh cả mạng sống để làm chứng cho Chúa Phục Sinh. Chúa Thánh Thần xuống đã hoàn toàn đổi mới các Tông Đồ. Người ta tưởng các Ngài say rượu, thực tế các Ngài đang say Chúa. Người ta tưởng các Ngài điên rồ, lãng trí, thực ra các Ngài đang đầy tràn Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha Phanxicô nói :” Chúa Giêsu đã hứa với người phụ nữ Samaria rằng Người sẽ luôn luôn ban một “ nước hằng sống” cách dồi dào cho tất cả những ai nhìn nhận Người là Chúa Con được Chúa Cha sai đến để cứu chúng ta ( Ga 4, 5-26; 3, 17 ).Chúa Giêsu đến để ban cho chúng ta “ nước hằng sống” này là Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của chúng ta được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, được sinh động hóa bởi Thiên Chúa và được nuôi dưỡng bởi Thiên Chúa.Đó là điều chúng ta muốn nói khi nói rằng một Kitô hữu là một con người tinh thần : một Kitô hữu là một người suy nghĩ và hành động theo Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần. Nhưng tôi xin đưa ra một câu hỏi : còn chúng ta, chúng ta có nghĩ theo Thiên Chúa không ? Chúng ta hành động theo Thiên Chúa không ? Hoặc chúng ta để cho mình bị hướng dẫn bởi rất nhiều những điều khác mà không thực sự là Thiên Chúa ? Mỗi người chúng ta phải trả lời câu hỏi này trong tận đáy lòng mình “.
Vâng, Chúa Thánh Thần đến không chỉ là ngày khai sinh Giáo Hội, nhưng lễ Hiện Xuống vẫn còn tiếp diễn, nghĩa là Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động trong Giáo Hội. Chẳng hạn, Công Đồng Vaticanô II do Chân Phước Gioan XXIII triệu tập là ngày lễ Ngũ Tuần mới. Công Đồng Vaticanô II vẫn đang tiếp tục thổi một luồng gió mới trong Giáo Hội. Và thực tế, Giáo Hội đang tiếp tục sứ mạng truyền giáo của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh.Chúa Thánh Thần luôn là tác nhân chính yếu trong công cuộc truyền giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô nói :” Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu “.
Cách đây 2.013 năm, Thánh Thần của Chúa Phục Sinh đã ngự vào tâm hồn các Tông Đồ một cách đầy quyền năng. Ngày nay, chúng ta đang mừng lễ Hiện Xuống như thời các Tông Đồ. Xin được mượn lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô để kết luận bài chia sẻ này : ” …Hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, hãy để cho Ngài nói với tâm hồn chúng ta và cho chúng ta biết điều này : Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta, Thiên Chúa là Cha. Ngài yêu thương chúng ta như một người Cha thật, Ngài thật sự yêu thương chúng ta và chỉ một mình Chúa Thánh Thần nói điều này với tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy nghe Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần, và chúng ta tiến bước trên con đường này của tình yêu, lòng thương xót và tha thứ “.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Thánh Thần là ai ?
2.Trước khi Chúa Thánh Thần xuống, các Tông Đồ là những người thế nào ?
3.Lễ Hiện Xuống là gì ?
4.Tại sao Công Đồng Vaticanô II được gọi là lễ Hiện Xuống mới ?
5.Chúa Thánh Thần đã làm gì khi đến với các Tông Đồ ngày lễ Ngũ Tuần?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Giáo Chủ Coptic Ai Cập Tawadros II
Trần Mạnh Trác
13:06 10/05/2013
Các Giáo hội Công giáo và Coptic đã phân rẽ trong thế kỷ thứ năm vì các quan điểm thần học bất đồng về bản tính của Chuá Giêsu.
Cả hai giáo hội, tuy nhiên, đang trở thành nạn nhân cuả nạn phân biệt đối xử sau khi Hosni Mubarak bị lật đổ, đặc biệt là với sự nổi lên của phong trào Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập.
Chuyến thăm Vatican của vị giáo chủ Chính thống giáo Ai Cập là quan trọng bởi vì ngài là vị lãnh đạo cuả một Giáo Hội Kitô giáo lớn nhất ở Ai Cập với mười triệu giáo dân (10 phần trăm dân số Ai Cập), so với Công Giaó chỉ có 165.000, và về mặt lịch sử thì đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Rome sau 40 năm.
Vị tiền nhiệm cuả đức Tawadros II, cố giáo chủ Shenouda III, đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vào tháng 5 năm 1973 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đáp trả bằng một cuộc viếng thăm Ai Cập hồi năm 2000.
Giáo chủ Tawadros được bầu kế vị cố Giáo Chủ Shenouda III hồi tháng 11 năm 2012.
Từ khi lên ngôi Giáo chủ, đức Tawadros đã tỏ ra có nhiều dấu hiệu muốn tái lập quan hệ với Vatican. Tháng trước Ngài đã đến tham dự lễ nhậm chức của đức Thượng Phụ Công giáo mới, GM Ibrahim Sidrak, là một cử chỉ chưa từng có.
Chuyến viếng thăm này cũng là dấu hiệu mới nhất của cuộc đối thoại đại kết ngày càng gia tăng sau khi thượng phụ của Constantinople, Bartholomew, là nhà lãnh đạo tinh thần chính thống đầu tiên đến tham dự lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng vào tháng Ba.
Trong lời phát biểu đến Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Chủ Tawadros cho biết "Mục tiêu quan trọng nhất cho cả Giáo Hội Công Giáo và Coptic là thúc đẩy đối thoại đại kết để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là sự Hiệp Nhất".
Ngài mong muốn "các mối quan hệ giữa Giáo Hội Chính Thống Coptic và Công giáo đã từng rất tốt thì nay có thể trở nên mạnh mẽ hơn và thịnh vượng hơn."
Giáo chủ Tawadros cũng mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Ai Cập và đề nghị rằng từ nay hai giáo hội nên ghi nhớ ngày 10 tháng 5 là "một dịp lễ mừng của tình huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Coptic."
Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cam đoan dâng lời cầu nguyện cho vị Giáo Chủ và dâng lời khẩn cầu lên hai thánh tông đồ Phêrô và Mác Cô, là hai vị đã thành lập ra hai giáo hội.
"Nếu một thành viên bị đau, thì tất cả đều đau cùng nhau, nếu một thành viên được tôn vinh, thì tất cả cùng được hoan lạc," Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại một câu trong thánh thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi các tín hữu thành Côrintô.
"Hãy cho tôi đảm bảo với Ngài rằng những nỗ lực của Ngài nhằm xây dựng sự hiệp thông giữa các tín hữu trong Chúa Kitô, và sự quan tâm sống động của ngài cho tương lai của đất nước và cho vai trò của cộng đồng Kitô hữu trong xã hội Ai Cập, là một tiếng vang đánh động sâu xa trái tim của người Kế Vị Thánh Phêrô và của cộng đồng Công Giáo toàn cầu, " ĐGH nói.
"Từ những đau khổ được chia sẻ, có thể nở ra sự tha thứ và hòa giải, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa," Ngài cho biết.
Trước cuộc họp, phái đoàn Giáo Hội Coptic Ai Cập đã đến thăm Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo và các sở khác cuả giáo triều Rôma.
Văn phòng báo chí cuả Giáo Hội Coptic cũng phân phát cho báo chí lời tuyên bố cuả Giáo Chủ Tawadros như sau, "Chúng ta phải chuẩn bị giáo dân cuả chúng ta cho việc đoàn kết mà chúng ta đã biết là cần thiết và đã sống cách rất thiết thực này, chúng ta phải làm việc nhanh chóng và nghiêm túc."
Cha Rafic Greiche, giám đốc báo chí Công giáo tại Ai Cập cũng hợp ý với lời tuyên bố trên cuả Giáo Chủ Tawadros II, ngài nói "Sự gia tăng của các đảng chính trị Hồi giáo ở các nước Ai Cập và Syria đã loại các Kitô hữu ra khỏi xã hội và dồn họ trở thành những công dân hạng thứ hai hoặc thứ ba."
"Kitô hữu chúng tôi ở Ai Cập mong mỏi các anh em từ tất cả các nhà thờ trên thế giới giúp đỡ chúng tôi, cầu nguyện cho chúng tôi và là những anh em thực sự trong Chúa Giêsu Kitô".
Cha Greiche lưu ý rằng kể từ sau cuộc lật đổ Hosni Mubarak, "vẫn không có gì thay đổi tốt hơn cho các Kitô hữu và cho những người Hồi giáo bình thường."
"Mọi người đang trở nên nghèo hơn, tầng lớp trung lưu ngày càng nghèo đi và trở thành vô gia cư, công việc thì không có và ngành du lịch đã biến mất", Cha Greiche cho biết.
"Vì vậy, chúng tôi hy vọng những anh em của chúng tôi sẽ giúp đỡ chúng tôi, không phải bằng tiền, nhưng bằng tinh thần đoàn kết và chứng tỏ cho các chính phủ của họ biết rằng tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới là một khối hiệp nhất trong một trái tim", ngài nói thêm.
Tổ chức giúp đỡ bệnh nhân hành hương của Ý mời ĐTC Phanxicô đến Lộ Đức
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:16 10/05/2013
VATICAN - Một thông cáo được phát đi từ hãng tin SIR của Hội Đồng Giám Mục Italia vào ngày hôm qua, Thứ Năm, 09/05/2013, cho hay Liên Hiệp Quốc Gia Italia chuyên chở Bệnh nhân Hành Hương Lộ Đức và các Linh địa Quốc tế viết tắt là Unitalsi đã thu hút sự chú ý của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với thế giới bệnh nhân và người tàn tật.
Được biết, trong buổi tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng tại quảng trường thánh Phêrô ở Rôma hôm Thứ Tư 08/05 vừa qua tổ chức này đã mời Đức Thánh Cha cùng đi hành hương Đức Mẹ Lộ Đức.
Kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu làm giáo hoàng cho đến nay, Unitalsi đã đảm nhiệm việc tiếp đón và hỗ trợ dành cho những bệnh nhân, người tàn tật và những người cao tuổi trong các buổi đọc Kinh Truyền Tin hay tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha. Như đã thấy, vào mỗi buổi sáng Thứ Tư tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã sẵn sàng dừng lại bên những người tàn tật, thậm chí ngài xuống xe để ôm hôn và chúc lành cho họ.
Theo Alessandro Pinna, chủ tịch đặc trách vùng Rôma « ngay từ những buổi gặp gỡ đầu tiên với các tín hữu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thể hiện một sự chú ý rất lớn cũng như sự gần gũi của ngài với giới bệnh nhân và tàn tật. Do đó chúng tôi đã đề nghị họ gặp gỡ ngài để cám ơn và cũng để làm chứng về sự gần gũi của chúng tôi ».
Về phần mình, Dante D‘Elpidio Chủ Tịch Unitalsi mong muốn « Đức Thánh Cha Phanxicô đến hành hương Lộ Đức bao nhiêu có thể, ở đó Unitalsi dấn thân suốt ngày bên cạnh những người đau khổ mà họ đang sống kinh nghiệm về bệnh tật ».
Được biết, trong buổi tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng tại quảng trường thánh Phêrô ở Rôma hôm Thứ Tư 08/05 vừa qua tổ chức này đã mời Đức Thánh Cha cùng đi hành hương Đức Mẹ Lộ Đức.
Kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu làm giáo hoàng cho đến nay, Unitalsi đã đảm nhiệm việc tiếp đón và hỗ trợ dành cho những bệnh nhân, người tàn tật và những người cao tuổi trong các buổi đọc Kinh Truyền Tin hay tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha. Như đã thấy, vào mỗi buổi sáng Thứ Tư tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã sẵn sàng dừng lại bên những người tàn tật, thậm chí ngài xuống xe để ôm hôn và chúc lành cho họ.
Theo Alessandro Pinna, chủ tịch đặc trách vùng Rôma « ngay từ những buổi gặp gỡ đầu tiên với các tín hữu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thể hiện một sự chú ý rất lớn cũng như sự gần gũi của ngài với giới bệnh nhân và tàn tật. Do đó chúng tôi đã đề nghị họ gặp gỡ ngài để cám ơn và cũng để làm chứng về sự gần gũi của chúng tôi ».
Về phần mình, Dante D‘Elpidio Chủ Tịch Unitalsi mong muốn « Đức Thánh Cha Phanxicô đến hành hương Lộ Đức bao nhiêu có thể, ở đó Unitalsi dấn thân suốt ngày bên cạnh những người đau khổ mà họ đang sống kinh nghiệm về bệnh tật ».
Niềm vui buổi giao thời
Vũ Văn An
22:50 10/05/2013
Trên bản tin Zenit ngày 6 tháng 5, linh mục Thomas Rosica, CSB, thuật lại những giây phút nghiêm trọng nhưng đầy hân hoan của buổi giao thời giữa triều đại Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô.
Theo ngài, ngày 11 tháng 2 năm 2013 không những di chuyển các địa tầng (plates) trái đất đối với Giáo Hội, mà còn đánh dấu sự thay đổi đầy chấn động đối với đời ngài. Vì buổi sáng hôm đó, tại Rôma, đức giáo hoàng từ chức, làm cả thế giới và giáo hội sững sờ. Khi đồng nghiệp và bạn thân của ngài là linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, điện thoại mời ngài mau chóng tới Rôma phụ giúp, thì ngài hiểu ngay vụ từ chức đột ngột này đã tạo nên cả một cơn sóng thần truyền thông.
Từng điều hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Canada năm 2002, thành lập và điều khiển Hệ Thống Truyền Hình Công Giáo Muối và Ánh Sáng tại Canada từ năm 2003, và phục vụ trong tư cách tùy viên truyền thông do Vatican cử nhiệm tại hai Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới trong các năm 2008 và 2012, Cha Rosica hiểu rõ việc làm của truyền thông đối với Giáo Hội. Tuy nhiên, không điều gì so sánh được với kinh nghiệm đáng sợ của vai trò phát ngôn viên Tòa Thánh vào Mùa Chay 2013. Vì vai trò này bao dàn một cuộc từ nhiệm giáo hoàng, một cuộc trống ngôi giáo hoàng, một cơ mật viện bầu giáo hoàng trong bầu khí không có an táng giáo hoàng, và biến cố bất ngờ bầu vị giáo hoàng đầu tiên từ Mỹ Châu, không phải là bất cứ vị giáo hoàng nào, mà là một giáo hoàng Dòng Tên, vị giáo hoàng hiện đại đầu tiên được thụ phong linh mục sau Công Đồng Vatican II.
Trong tháng kế tiếp, Cha Rosica cảm nhận được không chỉ một trận lụt mà cả một trận sóng thần gồm đủ hình ảnh, trình thuật, gặp gỡ, người và cơ hội sẽ thay đổi cả sinh hoạt và hướng đi của Giáo Hội. May mắn, ngài được Sebastian Gomes, một nhà sản xuất trẻ người Canada cùng đi. Họ đã cùng làm việc với nhau cả ngày lẫn đêm.
Từ chức
Việc Đức Bênêđíctô XVI từ chức có thể làm nhiều người trong Giáo Hội và trên thế giới ngỡ ngàng, nhưng không làm Cha Rosica ngạc nhiên. Vì Đức Giáo Hoàng từng xa gần nói tới việc có thể từ chức từ mấy năm trước rồi. Với việc công bố từ chức này, nhà thần học và thầy dạy sáng chói, người từng là quán quân bênh vực truyền thống và từng được gán cho danh hiệu “bảo thủ” này đã tạm biệt ta bằng một cử chỉ hết sức tiến bộ mà chưa vị giáo hoàng nào làm được. Nhìn nhận điều ngài gọi là “không còn khả năng chu toàn thoả đáng thừa tác vụ đã được trao phó cho tôi”, con người hết sứ e thẹn vốn nổi tiếng về lòng từ tâm, đức ái, sự lịch thiệp và đức khiêm nhường cao độ này đã cho ta một giây phút dạy dỗ có tính kích thích làm cả thế giới rúng động. Ta không được Đức Celestinô V để lại bất cứ kịch bản hay ghi chú nào về việc ngài từ chức sau 5 tháng làm giáo hoàng vào năm 1294, vì cảm thấy bị tràn ngập bởi các đòi hỏi của chức vụ.
Nếu Chân Phúc Gioan Phaolô II dạy ta bài học đau khổ và chết xứng đáng, thì Đức Joseph Ratzinger dạy ta ý nghĩa của việc từ bỏ êm ái, không bám vào quyền hành, ngôi báu, danh giá, truyền thống và đặc ân của chức vụ. Ngài quả là người anh em của ta, như Giuse xưa, người mà nhiều người không muốn nhìn nhận lúc đầu, nhưng cuối cùng đã được thừa nhận và ôm lấy như người anh em thân yêu.
Một trong những giây phút cảm động nhất trong thời gian phục vụ tại Rôma lần này của Cha Rosica diễn ra ngày 28 tháng 2, ngày cuối cùng của triều giáo hoàng Bênêđíctô. Việc ngài rời bỏ Tông Cung (Apostolic Palace) và Vatican làm cả tâm trí thế giới chú ý. Lời từ giã các cộng sự viên vào buổi chiều hôm ấy, đường bay ngắn ngủi của trược thăng tới Castel Gandolfo, những lời sau cùng trong tư cách giáo hoàng để nói với ta rằng ngài sẽ trở thành “một khách hành hương” trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời khiến ai trong ta cũng mủi lòng. Đêm ấy, ở Rôma, dường như không con mắt nào khô cả. Cuộc từ giã của Đức Bênêđíctô khiến mọi người nhớ tới giây phút cảm động khi Thánh Phaolô từ biệt các trưởng lão Êphêsô (Công Vụ 20).
Trống tòa
Với triều giáo hoàng kết thúc, công việc của Phòng Báo Chí Tòa Thánh tăng lên gấp bội. Các Cha Lombardi, Gil Tamayo (từ Tây Ban Nha) và Rosica phải gặp gỡ hàng trăm nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới trong các buổi họp báo hàng ngày. Một ký giả đùa gọi các ngài là “Ba Ngôi”. Hơn 6 ngàn nhà báo tụ về Rôma, và nhà báo nào cũng thèm tin tức cả. Các cha bắt buộc phải chọn lựa: một là cứ để mặc cái khoảng chân không của báo chí ấy cho đủ thứ tạp nham có hại, hai là cung cấp những bữa ăn “no bụng” (buffet) đầy tin tức để giới truyền thông thuật lại cho thế giới nghe câu truyện vĩ đại đang diễn ra trước mắt chúng ta.
Chiến thuật của Vatican nhằm “trải bàn” bắt đầu đem lại kết quả. Trong khi các hồng y tụ về Rôma và gặp nhau trong các buổi họp kín để lượng định tình thế của Giáo Hội và đưa ra dung mạo cho vị giáo hoàng kế tiếp, thì hàng ngày, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phải giải đáp không biết bao nhiêu trăm câu hỏi của báo chí. Cha Rosica được chỉ định xử lý các câu hỏi bằng tiếng Anh và do đó, đã phải làm việc 18 tiếng một ngày với giới truyền thông trong các ngành truyền hình, in ấn và truyền thanh khắp thế giới. Nhiều đến nỗi sau 165 cuộc phỏng vấn truyền thanh và truyền hình ngài hết còn đếm được nữa.
Các câu hỏi nêu lên trong các buổi họp báo cho thấy một lưu tâm lớn lao đối với các sự việc của Giáo Hội. Từ mầu giầy của vị giáo hoàng về hưu, việc niêm ấn các căn phòng của giáo hoàng, việc hủy nhẫn ngư phủ cũng như con dấu giáo hoàng, các qui định sửa đổi và chi tiết về cơ mật viện bầu giáo hoàng, cho tới những hóa chất dùng để tạo mầu cho khói, cả thế giới đều muốn nhìn và muốn nghe. Cha Rosica chặc lưỡi nhiều lần vì nghĩ rằng trong nhiều năm qua, Giáo Hội đã có nhiều cố gắng trong lãnh vực truyền thông xã hội, vậy mà đối với một biến cố chính như mật viện bầu giáo hoàng, ta vẫn phải dựa vào mầu khói làm dấu hiệu.
Các vấn đề được các hồng y bàn bạc trong các cuộc họp gay cấn trước cơ mật viện có tính khá bao trùm: từ tình thế Giáo Hội nói chung, tới các thách thức chính của tân phúc âm hóa, các mối liên hệ của Giáo Triều với các giáo hội địa phương; từ các vụ rò rỉ (Vatileaks) từng làm phiền triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô tới hậu quả của các vụ tai tiếng xách nhiễu tình dục khắp nơi trên thế giới và các thách thức hành chánh và truyền thông xẩy ra ở cấp cao nhất trong Giáo Hội, tất cả đều là đề tài thảo luận trong buổi giao thời (interregnum). Và câu hỏi chủ chốt được nêu ra trong những ngày này là “Ai là người có khả năng xử lý chúng?”
Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng
Ngày 12 tháng 3, khi hồng y đoàn bước vào cơ mật viện, thì phấn khích và hy vọng là điều ai cũng thấy. Cha Rosica được mời vào bên trong Nhà Nguyện Sistine tham dự nghi lễ khai mạc cơ mật viện, với đủ diễn hành uy nghi, nghi thức long trọng, cầu nguyện và tuyên thệ của các hồng y. Vào trong đó, Cha bị choáng ngợp bởi nhiều chi tiết của căn phòng đã hóa thánh đó. Lúc còn nhỏ, Cha được coi những cuốn phim trên truyền hình về những gì diễn ra ở đây rồi. Nhưng hôm đó, ngắm các hồng y diễn hành chầm chậm tiến theo con đường dốc được dựng lên cách đặc biệt, Cha hiểu rằng đây không phải là một cuốn phim hay một chiến dịch chính trị, mà là một cảm nghiệm thiêng liêng hết sức xúc động. Cha cảm thấy ớn xương sống khi nghe Ca Đoàn Sistine hát Kinh Cầu Các Thánh và kinh “Veni Creator” (Kinh Chúa Thánh Thần).
Cha ngắm khuôn mặt long trọng của các hồng y, mà nhiều vị chính cha quen biết, và không chỉ thấy các người mặc phẩm phục đỏ mà thấy cả quê hương của các ngài nữa; cha tưởng tượng giờ này đây hẳn dân chúng tại quê hương đang cầu nguyện cho các ngài. Cha nghe thấy tiếng các ngài nổi lên khi mỗi hồng y đặt tay trên Sách Tin Mừng và tuyên đọc lời thề bằng một thứ Latin “có giọng”, trước bức bích họa cứu chuộc và dưới bức tạo dựng trên trần Nhà Nguyện Sistine của Michelangelo. Đời một trong các vị này sẽ thay đổi tận căn gốc ngay tại căn phòng này. Rồi tiếng hô “Extra omnes” (mọi người ra ngoài) có tác dụng trực tiếp với Cha Rosica vì ngài là người cuối cùng bị buộc ra khỏi Nhà Nguyện Sistine trước khi việc bỏ phiếu bắt đầu.
Một Lễ Phục Sinh sớm
Trong buổi giao thời này, nếu chỉ dựa vào tường trình của truyền thông Ý, người ta dễ cho rằng chúng ta đang tham dự một cuộc đua ngựa. Nước Ý càng cố gắng khống chế toàn bộ diễn trình và hân hoan trước những rò rỉ bao nhiêu, thì họ càng làm cho diễn trình ra sai lạc bấy nhiêu, trong khi nhiều người khác khắp nơi trên thế giới trố mắt nhìn làn khói trắng được phun ra từ ống khói mong chờ.
Cha Rosica cho hay: ngài không bao giờ quên được cảm nghiệm của buổi tối thứ Tư hôm đó khi làn khói trắng xuất hiện. Đó là buổi tối lạnh lẽo, mưa gió, nhưng hàng ngàn người tụ về Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Dù đang là Mùa Chay, nhưng tối hôm ấy giống như một Thứ Bẩy Tuần Thánh, vì ai nấy đều như đang mong chờ một điều gì đó thật bất ngờ và mới lạ. Tiếp theo câu tuyên bố “Habemus Papam” (chúng ta đã có giáo hoàng), là một cái tên lạ hoắc, một người ở bên ngoài, nhưng người này lập tức chiếm được lòng quần chúng tụ tập ở quảng trường và khắp thế giới bằng những lời này “Fratelli e Sorelle, buona sera! (Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!)”. Ai có thể tin được rằng một triều giáo hoàng đã bắt đầu bằng những lời lẽ hết sức đơn giản và thông thường đến thế.
Và trong trí tưởng tượng hết sức phong phú của mình, chưa bao giờ Cha Rosica lại nghĩ có vị giáo hoàng nào lấy hiệu là Phanxicô! Ngài cũng khó mà hiểu được khung cảnh hàng mấy trăm con người đang hò la hân hoan bỗng im bặt như tờ khi “Papa Francesco” cúi đầu và xin người ta cầu nguyện cho mình. Đó là khoảnh khắc xúc động nhất mà Cha Rosica đã cảm nhận được xưa nay trong các cử hành tại Vatican. Lời yêu cầu “anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi” của Đức Phanxicô cứ vang dội mãi trong Cha. Đó là những lời Đức Hồng Y Bergoglio từng nói với Cha Rosica hai lần trong thời gian tiền cơ mật viện khi hai vị gặp nhau tại đường phố Rôma.
Ngay từ những giây phút đầu tiên, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh tới vai trò của ngài dưới danh hiệu cổ xưa là “Giám Mục Rôma”, người chủ trì trong bác ái, theo kiểu nói thời danh của Thánh Inhaxiô thành Antôkia. Ta không thể coi nhẹ việc ngài liên tiếp lặp lại danh hiệu này, một danh hiệu có tầm quan trọng rất lớn không những cho việc tiếp diễn cuộc đối thoại đại kết, trước hết với các giáo hội Chính Thống, mà còn cho cả nội bộ Giáo Hội Công Giáo nữa.
Nếu Chân Phúc Gioan Phaolô II là giáo hoàng hành hương và Đức Bênêđíctô XVI là giáo hoàng vĩ đại, trí thức, thì Đức Phanxicô là giáo hoàng mục vụ, rất gần gũi dân, và là một mục tử không loại bỏ ai, nhưng nhấn mạnh và yêu thương những gì chính Chúa Kitô nhấn mạnh và yêu thương, đó là người nghèo, người bệnh, người ở bên lề. Tiếp nối với các vị tiền nhiệm và bằng những cử chỉ và lời lẽ đơn giản, Đức Phanxicô dạy ta cách phát biểu và thông truyền ra sao niềm vui được làm con người nhân bản. Ngài kêu gọi các linh mục đem sức mạnh chữa lành của ơn Chúa đến cho những ai thiếu thốn, sống gần gũi những ai bị đẩy ra bên lề và trở thành “những mục tử nặc mùi chiên”.
Cử chỉ và lời lẽ đơn giản của ngài phát xuất từ huy hiệu giám mục và nay là huy hiệu giáo hoàng của ngài: miserando et eligendo. Cái nhìn đầy tình trìu mến nhân hậu (miserando) của Chúa Giêsu nói lên sự nhẫn nại của Thiên Chúa, một sự nhẫn nại vốn được nhiều người cho là cách Thiên Chúa đáp trả sự yếu đuối của con người. Trích từ lời bình luận của Thánh Bede về việc kêu gọi Thánh Mátthêu, những chữ này nói lên toàn bộ cách tiếp cận người ta của Chúa Giêsu: tỏ lòng nhân hậu và mời gọi (eligendo) họ bước chân theo Người. Đó chính là các yếu tố chủ yếu của đức tin Kitô Giáo.
Nhớ lại Mùa Chay 2013
Nhiều bạn thân, đồng nghiệp và đồng tu thắc mắc về những ngày Mùa Chay sống tại Rôma kỳ vừa qua: “Làm sao cha sống nổi giữa cái hỗn mang như thế tại Vatican, nào là một giáo hoàng từ chức, nào là toan tính của các hồng y, nào là tai tiếng và những trò ma giáo hậu trường?”. Cha Rosica chỉ mỉm cười vì ngài không có một cảm nghiệm nào về những điều ấy cả. Thay vào đó, ngài gặp được sự tiếp đãi ân cần của Giáo Triều, sự lưu tâm lớn lao của hơn 6,000 nhà báo thế giới đối với mọi vụ việc của Giáo Hội. Ngài cử hành thánh lễ mỗi sáng hoặc tại Nhà Mẹ của Dòng Tên trên đường Borgo Santo Spirito, hoặc tại bàn thờ ở Nhà Thờ Thánh Phêrô hoặc tại hầm Nhà Thờ này. Sau đó tới chỗ làm việc.
Trong suốt bốn tuần lễ của Mùa Chay này, ngài có dịp ngàn năm một thuở được dạy dỗ, được giảng giáo lý và tin mừng cho các dân tộc và đem Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa mùa thu trước vào thực hành. Nhờ kinh nghiệm quí giá này, ngài có được một cảm thức đổi mới đầy ngạc nhiên và kính sợ, đầy biết ơn và hân hoan sâu xa. Thực tại được ta gọi là Đạo Công Giáo này từng kinh qua nhiều sóng to gió cả và sống thoát nhiều tấn kích của cửa hỏa ngục. Đó là câu truyện của những con người thực, của những việc thực và những thay đổi lớn lao từng xẩy ra với họ. Những con người thực này đánh cá cuộc đời họ, và tiếp tục đánh cá như thế, không phải trên những ngụ ngôn hay những câu truyện hoang tưởng, mà trên những điều họ hiểu là chân lý, là nền tảng cho các mục tử như Angelo Roncalli, Giovanni Battista Montini, Albino Luciani, Karol Wojtyla, Joseph Ratzinger và Jorge Mario Bergoglio, những vị giáo hoàng thời Cha Rosica, những vị mà cuộc đời và tên tuổi hoàn toàn được biến đổi tại Nhà Nguyện Sistine. Cha và các đồng nghiệp cũng đã cố gắng phục vụ cùng những chân lý ấy trong những ngày Mùa Chay đáng ghi nhớ vừa qua, khi thuật lại cho thế giới câu truyện xưa cũ nhưng đôi lúc khó tin mà vẫn tiếp tục phấn khích và lôi cuốn toàn thế giới này.
Theo ngài, ngày 11 tháng 2 năm 2013 không những di chuyển các địa tầng (plates) trái đất đối với Giáo Hội, mà còn đánh dấu sự thay đổi đầy chấn động đối với đời ngài. Vì buổi sáng hôm đó, tại Rôma, đức giáo hoàng từ chức, làm cả thế giới và giáo hội sững sờ. Khi đồng nghiệp và bạn thân của ngài là linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, điện thoại mời ngài mau chóng tới Rôma phụ giúp, thì ngài hiểu ngay vụ từ chức đột ngột này đã tạo nên cả một cơn sóng thần truyền thông.
Từng điều hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Canada năm 2002, thành lập và điều khiển Hệ Thống Truyền Hình Công Giáo Muối và Ánh Sáng tại Canada từ năm 2003, và phục vụ trong tư cách tùy viên truyền thông do Vatican cử nhiệm tại hai Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới trong các năm 2008 và 2012, Cha Rosica hiểu rõ việc làm của truyền thông đối với Giáo Hội. Tuy nhiên, không điều gì so sánh được với kinh nghiệm đáng sợ của vai trò phát ngôn viên Tòa Thánh vào Mùa Chay 2013. Vì vai trò này bao dàn một cuộc từ nhiệm giáo hoàng, một cuộc trống ngôi giáo hoàng, một cơ mật viện bầu giáo hoàng trong bầu khí không có an táng giáo hoàng, và biến cố bất ngờ bầu vị giáo hoàng đầu tiên từ Mỹ Châu, không phải là bất cứ vị giáo hoàng nào, mà là một giáo hoàng Dòng Tên, vị giáo hoàng hiện đại đầu tiên được thụ phong linh mục sau Công Đồng Vatican II.
Trong tháng kế tiếp, Cha Rosica cảm nhận được không chỉ một trận lụt mà cả một trận sóng thần gồm đủ hình ảnh, trình thuật, gặp gỡ, người và cơ hội sẽ thay đổi cả sinh hoạt và hướng đi của Giáo Hội. May mắn, ngài được Sebastian Gomes, một nhà sản xuất trẻ người Canada cùng đi. Họ đã cùng làm việc với nhau cả ngày lẫn đêm.
Từ chức
Việc Đức Bênêđíctô XVI từ chức có thể làm nhiều người trong Giáo Hội và trên thế giới ngỡ ngàng, nhưng không làm Cha Rosica ngạc nhiên. Vì Đức Giáo Hoàng từng xa gần nói tới việc có thể từ chức từ mấy năm trước rồi. Với việc công bố từ chức này, nhà thần học và thầy dạy sáng chói, người từng là quán quân bênh vực truyền thống và từng được gán cho danh hiệu “bảo thủ” này đã tạm biệt ta bằng một cử chỉ hết sức tiến bộ mà chưa vị giáo hoàng nào làm được. Nhìn nhận điều ngài gọi là “không còn khả năng chu toàn thoả đáng thừa tác vụ đã được trao phó cho tôi”, con người hết sứ e thẹn vốn nổi tiếng về lòng từ tâm, đức ái, sự lịch thiệp và đức khiêm nhường cao độ này đã cho ta một giây phút dạy dỗ có tính kích thích làm cả thế giới rúng động. Ta không được Đức Celestinô V để lại bất cứ kịch bản hay ghi chú nào về việc ngài từ chức sau 5 tháng làm giáo hoàng vào năm 1294, vì cảm thấy bị tràn ngập bởi các đòi hỏi của chức vụ.
Nếu Chân Phúc Gioan Phaolô II dạy ta bài học đau khổ và chết xứng đáng, thì Đức Joseph Ratzinger dạy ta ý nghĩa của việc từ bỏ êm ái, không bám vào quyền hành, ngôi báu, danh giá, truyền thống và đặc ân của chức vụ. Ngài quả là người anh em của ta, như Giuse xưa, người mà nhiều người không muốn nhìn nhận lúc đầu, nhưng cuối cùng đã được thừa nhận và ôm lấy như người anh em thân yêu.
Một trong những giây phút cảm động nhất trong thời gian phục vụ tại Rôma lần này của Cha Rosica diễn ra ngày 28 tháng 2, ngày cuối cùng của triều giáo hoàng Bênêđíctô. Việc ngài rời bỏ Tông Cung (Apostolic Palace) và Vatican làm cả tâm trí thế giới chú ý. Lời từ giã các cộng sự viên vào buổi chiều hôm ấy, đường bay ngắn ngủi của trược thăng tới Castel Gandolfo, những lời sau cùng trong tư cách giáo hoàng để nói với ta rằng ngài sẽ trở thành “một khách hành hương” trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời khiến ai trong ta cũng mủi lòng. Đêm ấy, ở Rôma, dường như không con mắt nào khô cả. Cuộc từ giã của Đức Bênêđíctô khiến mọi người nhớ tới giây phút cảm động khi Thánh Phaolô từ biệt các trưởng lão Êphêsô (Công Vụ 20).
Trống tòa
Với triều giáo hoàng kết thúc, công việc của Phòng Báo Chí Tòa Thánh tăng lên gấp bội. Các Cha Lombardi, Gil Tamayo (từ Tây Ban Nha) và Rosica phải gặp gỡ hàng trăm nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới trong các buổi họp báo hàng ngày. Một ký giả đùa gọi các ngài là “Ba Ngôi”. Hơn 6 ngàn nhà báo tụ về Rôma, và nhà báo nào cũng thèm tin tức cả. Các cha bắt buộc phải chọn lựa: một là cứ để mặc cái khoảng chân không của báo chí ấy cho đủ thứ tạp nham có hại, hai là cung cấp những bữa ăn “no bụng” (buffet) đầy tin tức để giới truyền thông thuật lại cho thế giới nghe câu truyện vĩ đại đang diễn ra trước mắt chúng ta.
Chiến thuật của Vatican nhằm “trải bàn” bắt đầu đem lại kết quả. Trong khi các hồng y tụ về Rôma và gặp nhau trong các buổi họp kín để lượng định tình thế của Giáo Hội và đưa ra dung mạo cho vị giáo hoàng kế tiếp, thì hàng ngày, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phải giải đáp không biết bao nhiêu trăm câu hỏi của báo chí. Cha Rosica được chỉ định xử lý các câu hỏi bằng tiếng Anh và do đó, đã phải làm việc 18 tiếng một ngày với giới truyền thông trong các ngành truyền hình, in ấn và truyền thanh khắp thế giới. Nhiều đến nỗi sau 165 cuộc phỏng vấn truyền thanh và truyền hình ngài hết còn đếm được nữa.
Các câu hỏi nêu lên trong các buổi họp báo cho thấy một lưu tâm lớn lao đối với các sự việc của Giáo Hội. Từ mầu giầy của vị giáo hoàng về hưu, việc niêm ấn các căn phòng của giáo hoàng, việc hủy nhẫn ngư phủ cũng như con dấu giáo hoàng, các qui định sửa đổi và chi tiết về cơ mật viện bầu giáo hoàng, cho tới những hóa chất dùng để tạo mầu cho khói, cả thế giới đều muốn nhìn và muốn nghe. Cha Rosica chặc lưỡi nhiều lần vì nghĩ rằng trong nhiều năm qua, Giáo Hội đã có nhiều cố gắng trong lãnh vực truyền thông xã hội, vậy mà đối với một biến cố chính như mật viện bầu giáo hoàng, ta vẫn phải dựa vào mầu khói làm dấu hiệu.
Các vấn đề được các hồng y bàn bạc trong các cuộc họp gay cấn trước cơ mật viện có tính khá bao trùm: từ tình thế Giáo Hội nói chung, tới các thách thức chính của tân phúc âm hóa, các mối liên hệ của Giáo Triều với các giáo hội địa phương; từ các vụ rò rỉ (Vatileaks) từng làm phiền triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô tới hậu quả của các vụ tai tiếng xách nhiễu tình dục khắp nơi trên thế giới và các thách thức hành chánh và truyền thông xẩy ra ở cấp cao nhất trong Giáo Hội, tất cả đều là đề tài thảo luận trong buổi giao thời (interregnum). Và câu hỏi chủ chốt được nêu ra trong những ngày này là “Ai là người có khả năng xử lý chúng?”
Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng
Ngày 12 tháng 3, khi hồng y đoàn bước vào cơ mật viện, thì phấn khích và hy vọng là điều ai cũng thấy. Cha Rosica được mời vào bên trong Nhà Nguyện Sistine tham dự nghi lễ khai mạc cơ mật viện, với đủ diễn hành uy nghi, nghi thức long trọng, cầu nguyện và tuyên thệ của các hồng y. Vào trong đó, Cha bị choáng ngợp bởi nhiều chi tiết của căn phòng đã hóa thánh đó. Lúc còn nhỏ, Cha được coi những cuốn phim trên truyền hình về những gì diễn ra ở đây rồi. Nhưng hôm đó, ngắm các hồng y diễn hành chầm chậm tiến theo con đường dốc được dựng lên cách đặc biệt, Cha hiểu rằng đây không phải là một cuốn phim hay một chiến dịch chính trị, mà là một cảm nghiệm thiêng liêng hết sức xúc động. Cha cảm thấy ớn xương sống khi nghe Ca Đoàn Sistine hát Kinh Cầu Các Thánh và kinh “Veni Creator” (Kinh Chúa Thánh Thần).
Cha ngắm khuôn mặt long trọng của các hồng y, mà nhiều vị chính cha quen biết, và không chỉ thấy các người mặc phẩm phục đỏ mà thấy cả quê hương của các ngài nữa; cha tưởng tượng giờ này đây hẳn dân chúng tại quê hương đang cầu nguyện cho các ngài. Cha nghe thấy tiếng các ngài nổi lên khi mỗi hồng y đặt tay trên Sách Tin Mừng và tuyên đọc lời thề bằng một thứ Latin “có giọng”, trước bức bích họa cứu chuộc và dưới bức tạo dựng trên trần Nhà Nguyện Sistine của Michelangelo. Đời một trong các vị này sẽ thay đổi tận căn gốc ngay tại căn phòng này. Rồi tiếng hô “Extra omnes” (mọi người ra ngoài) có tác dụng trực tiếp với Cha Rosica vì ngài là người cuối cùng bị buộc ra khỏi Nhà Nguyện Sistine trước khi việc bỏ phiếu bắt đầu.
Một Lễ Phục Sinh sớm
Trong buổi giao thời này, nếu chỉ dựa vào tường trình của truyền thông Ý, người ta dễ cho rằng chúng ta đang tham dự một cuộc đua ngựa. Nước Ý càng cố gắng khống chế toàn bộ diễn trình và hân hoan trước những rò rỉ bao nhiêu, thì họ càng làm cho diễn trình ra sai lạc bấy nhiêu, trong khi nhiều người khác khắp nơi trên thế giới trố mắt nhìn làn khói trắng được phun ra từ ống khói mong chờ.
Cha Rosica cho hay: ngài không bao giờ quên được cảm nghiệm của buổi tối thứ Tư hôm đó khi làn khói trắng xuất hiện. Đó là buổi tối lạnh lẽo, mưa gió, nhưng hàng ngàn người tụ về Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Dù đang là Mùa Chay, nhưng tối hôm ấy giống như một Thứ Bẩy Tuần Thánh, vì ai nấy đều như đang mong chờ một điều gì đó thật bất ngờ và mới lạ. Tiếp theo câu tuyên bố “Habemus Papam” (chúng ta đã có giáo hoàng), là một cái tên lạ hoắc, một người ở bên ngoài, nhưng người này lập tức chiếm được lòng quần chúng tụ tập ở quảng trường và khắp thế giới bằng những lời này “Fratelli e Sorelle, buona sera! (Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!)”. Ai có thể tin được rằng một triều giáo hoàng đã bắt đầu bằng những lời lẽ hết sức đơn giản và thông thường đến thế.
Và trong trí tưởng tượng hết sức phong phú của mình, chưa bao giờ Cha Rosica lại nghĩ có vị giáo hoàng nào lấy hiệu là Phanxicô! Ngài cũng khó mà hiểu được khung cảnh hàng mấy trăm con người đang hò la hân hoan bỗng im bặt như tờ khi “Papa Francesco” cúi đầu và xin người ta cầu nguyện cho mình. Đó là khoảnh khắc xúc động nhất mà Cha Rosica đã cảm nhận được xưa nay trong các cử hành tại Vatican. Lời yêu cầu “anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi” của Đức Phanxicô cứ vang dội mãi trong Cha. Đó là những lời Đức Hồng Y Bergoglio từng nói với Cha Rosica hai lần trong thời gian tiền cơ mật viện khi hai vị gặp nhau tại đường phố Rôma.
Ngay từ những giây phút đầu tiên, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh tới vai trò của ngài dưới danh hiệu cổ xưa là “Giám Mục Rôma”, người chủ trì trong bác ái, theo kiểu nói thời danh của Thánh Inhaxiô thành Antôkia. Ta không thể coi nhẹ việc ngài liên tiếp lặp lại danh hiệu này, một danh hiệu có tầm quan trọng rất lớn không những cho việc tiếp diễn cuộc đối thoại đại kết, trước hết với các giáo hội Chính Thống, mà còn cho cả nội bộ Giáo Hội Công Giáo nữa.
Nếu Chân Phúc Gioan Phaolô II là giáo hoàng hành hương và Đức Bênêđíctô XVI là giáo hoàng vĩ đại, trí thức, thì Đức Phanxicô là giáo hoàng mục vụ, rất gần gũi dân, và là một mục tử không loại bỏ ai, nhưng nhấn mạnh và yêu thương những gì chính Chúa Kitô nhấn mạnh và yêu thương, đó là người nghèo, người bệnh, người ở bên lề. Tiếp nối với các vị tiền nhiệm và bằng những cử chỉ và lời lẽ đơn giản, Đức Phanxicô dạy ta cách phát biểu và thông truyền ra sao niềm vui được làm con người nhân bản. Ngài kêu gọi các linh mục đem sức mạnh chữa lành của ơn Chúa đến cho những ai thiếu thốn, sống gần gũi những ai bị đẩy ra bên lề và trở thành “những mục tử nặc mùi chiên”.
Cử chỉ và lời lẽ đơn giản của ngài phát xuất từ huy hiệu giám mục và nay là huy hiệu giáo hoàng của ngài: miserando et eligendo. Cái nhìn đầy tình trìu mến nhân hậu (miserando) của Chúa Giêsu nói lên sự nhẫn nại của Thiên Chúa, một sự nhẫn nại vốn được nhiều người cho là cách Thiên Chúa đáp trả sự yếu đuối của con người. Trích từ lời bình luận của Thánh Bede về việc kêu gọi Thánh Mátthêu, những chữ này nói lên toàn bộ cách tiếp cận người ta của Chúa Giêsu: tỏ lòng nhân hậu và mời gọi (eligendo) họ bước chân theo Người. Đó chính là các yếu tố chủ yếu của đức tin Kitô Giáo.
Nhớ lại Mùa Chay 2013
Nhiều bạn thân, đồng nghiệp và đồng tu thắc mắc về những ngày Mùa Chay sống tại Rôma kỳ vừa qua: “Làm sao cha sống nổi giữa cái hỗn mang như thế tại Vatican, nào là một giáo hoàng từ chức, nào là toan tính của các hồng y, nào là tai tiếng và những trò ma giáo hậu trường?”. Cha Rosica chỉ mỉm cười vì ngài không có một cảm nghiệm nào về những điều ấy cả. Thay vào đó, ngài gặp được sự tiếp đãi ân cần của Giáo Triều, sự lưu tâm lớn lao của hơn 6,000 nhà báo thế giới đối với mọi vụ việc của Giáo Hội. Ngài cử hành thánh lễ mỗi sáng hoặc tại Nhà Mẹ của Dòng Tên trên đường Borgo Santo Spirito, hoặc tại bàn thờ ở Nhà Thờ Thánh Phêrô hoặc tại hầm Nhà Thờ này. Sau đó tới chỗ làm việc.
Trong suốt bốn tuần lễ của Mùa Chay này, ngài có dịp ngàn năm một thuở được dạy dỗ, được giảng giáo lý và tin mừng cho các dân tộc và đem Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa mùa thu trước vào thực hành. Nhờ kinh nghiệm quí giá này, ngài có được một cảm thức đổi mới đầy ngạc nhiên và kính sợ, đầy biết ơn và hân hoan sâu xa. Thực tại được ta gọi là Đạo Công Giáo này từng kinh qua nhiều sóng to gió cả và sống thoát nhiều tấn kích của cửa hỏa ngục. Đó là câu truyện của những con người thực, của những việc thực và những thay đổi lớn lao từng xẩy ra với họ. Những con người thực này đánh cá cuộc đời họ, và tiếp tục đánh cá như thế, không phải trên những ngụ ngôn hay những câu truyện hoang tưởng, mà trên những điều họ hiểu là chân lý, là nền tảng cho các mục tử như Angelo Roncalli, Giovanni Battista Montini, Albino Luciani, Karol Wojtyla, Joseph Ratzinger và Jorge Mario Bergoglio, những vị giáo hoàng thời Cha Rosica, những vị mà cuộc đời và tên tuổi hoàn toàn được biến đổi tại Nhà Nguyện Sistine. Cha và các đồng nghiệp cũng đã cố gắng phục vụ cùng những chân lý ấy trong những ngày Mùa Chay đáng ghi nhớ vừa qua, khi thuật lại cho thế giới câu truyện xưa cũ nhưng đôi lúc khó tin mà vẫn tiếp tục phấn khích và lôi cuốn toàn thế giới này.
Top Stories
Historic meeting between Pope Francis and Pope Tawadros II, head of Coptic Orthodox Church of Egypt
VIS
07:02 10/05/2013
Vatican City, 10 May 2013 (VIS) – The visit of Tawadros II, Pope of Alexandria and Patriarch of the See of St. Mark, “strengthens the bonds of friendship and brotherhood that already exist between the See of Peter and the See of Mark, heir to an inestimable heritage of martyrs, theologians, holy monks, and faithful disciples of Christ, who have borne witness to the Gospel from generation to generation, often in situations of great adversity,” said Pope Francis on receiving the head of the Coptic Orthodox Church of Egypt this morning. The pontiff remarked on the memorable meeting that took place, 40 years ago, between the predecessors of both, Pope Paul VI and Pope Shenouda III, which united them “in an embrace of peace and fraternity, after centuries of mutual distance.”
The Joint Declaration that was signed then by those two Popes represented “a milestone on the ecumenical journey” and helped institute a joint commission of theological dialogue between the two Churches, which “has yielded good results and has prepared the ground for a broader dialogue between the Catholic Church and the entire family of Oriental Orthodox Churches, a dialogue that continues to bear fruit to this day. In that solemn Declaration,” Francis emphasized, “our Churches acknowledged that, in line with the apostolic traditions, they profess “one faith in the One Triune God” and 'the divinity of the Only-begotten Son of God ... perfect God with respect to his divinity, perfect man with respect to his humanity'. They acknowledged that divine life is given to us and nourished through the seven sacraments and they recognized a mutual bond in their common devotion to the Mother of God.”
The Bishop of Rome expressed his joy at being able to recognize one another as “united by one Baptism, of which our common prayer is a special expression that looks forward to the day when, in fulfilment of the Lord’s desire, we will be able to drink together from the one cup.” Aware that the path to be traversed is still long, the Holy Father noted some of its milestones, such as Pope Shenouda's meeting in Cairo with Blessed John Paul II in February of 2000. John Paul II, who was on pilgrimage to the places where our faith originated, expressed his conviction that “—with the guidance of the Holy Spirit—our persevering prayer, our dialogue and the will to build communion day by day in mutual love will allow us to take important further steps towards full unity.”
The Pope also thanked the Patriarch for his care toward the Coptic Catholic Church that has been expressed, among other things, in the establishment of a “National Council of Christian Churches”. This undertaking “represents an important sign of the will of all believers in Christ to develop relations in daily life that are increasingly fraternal and to put themselves at the service of the whole of Egyptian society, of which they form an integral part. Let me assure Your Holiness,” Pope Francis added, “that your efforts to build communion among believers in Christ, and your lively interest in the future of your country and the role of the Christian communities within Egyptian society find a deep echo in the heart of the Successor of Peter and of the entire Catholic community.”
“'If one member suffers, all suffer together; if one member is honoured, all rejoice together'. This is a law of Christian life, and in this sense we can say that there is also an ecumenism of suffering: just as the blood of the martyrs was a seed of strength and fertility for the Church, so too the sharing of daily sufferings can become an effective instrument of unity. This also applies, in a certain sense, to the broader context of society and relations between Christians and non-Christians: from shared suffering can blossom forth—with God’s help—forgiveness, reconciliation, and peace.”
The Joint Declaration that was signed then by those two Popes represented “a milestone on the ecumenical journey” and helped institute a joint commission of theological dialogue between the two Churches, which “has yielded good results and has prepared the ground for a broader dialogue between the Catholic Church and the entire family of Oriental Orthodox Churches, a dialogue that continues to bear fruit to this day. In that solemn Declaration,” Francis emphasized, “our Churches acknowledged that, in line with the apostolic traditions, they profess “one faith in the One Triune God” and 'the divinity of the Only-begotten Son of God ... perfect God with respect to his divinity, perfect man with respect to his humanity'. They acknowledged that divine life is given to us and nourished through the seven sacraments and they recognized a mutual bond in their common devotion to the Mother of God.”
The Bishop of Rome expressed his joy at being able to recognize one another as “united by one Baptism, of which our common prayer is a special expression that looks forward to the day when, in fulfilment of the Lord’s desire, we will be able to drink together from the one cup.” Aware that the path to be traversed is still long, the Holy Father noted some of its milestones, such as Pope Shenouda's meeting in Cairo with Blessed John Paul II in February of 2000. John Paul II, who was on pilgrimage to the places where our faith originated, expressed his conviction that “—with the guidance of the Holy Spirit—our persevering prayer, our dialogue and the will to build communion day by day in mutual love will allow us to take important further steps towards full unity.”
The Pope also thanked the Patriarch for his care toward the Coptic Catholic Church that has been expressed, among other things, in the establishment of a “National Council of Christian Churches”. This undertaking “represents an important sign of the will of all believers in Christ to develop relations in daily life that are increasingly fraternal and to put themselves at the service of the whole of Egyptian society, of which they form an integral part. Let me assure Your Holiness,” Pope Francis added, “that your efforts to build communion among believers in Christ, and your lively interest in the future of your country and the role of the Christian communities within Egyptian society find a deep echo in the heart of the Successor of Peter and of the entire Catholic community.”
“'If one member suffers, all suffer together; if one member is honoured, all rejoice together'. This is a law of Christian life, and in this sense we can say that there is also an ecumenism of suffering: just as the blood of the martyrs was a seed of strength and fertility for the Church, so too the sharing of daily sufferings can become an effective instrument of unity. This also applies, in a certain sense, to the broader context of society and relations between Christians and non-Christians: from shared suffering can blossom forth—with God’s help—forgiveness, reconciliation, and peace.”
Văn Hóa
Danh Ngôn Mừng Ngày Hiền Mẫu
Duy Hân
05:34 10/05/2013
Những lời hay ý đẹp cho Mẹ: Duy Hân sưu tầm và thực hiện
Mẹ
Anmai, CSsR
08:12 10/05/2013
MẸ !
Mẹ ! Tiếng kêu sao mà thương quá !
Mỗi người, Chúa ban cho một người Mẹ. Mẹ tảo tần nuôi con khôn lớn, gánh gồng nặng trĩu đôi vai để lo cho con nên người. Tình Mẹ bao la quá, chẳng có giấy bút nào tả hết cho tình Mẹ, chẳng có ca từ nào để gợi lên tấm lòng của Mẹ.
Kém may mắn hơn nhiều người bởi lẽ Mẹ tôi khuất sớm.
Tình Mẹ bao la lại tràn về khi những dịp thăm viếng.
Mẹ của một cha kia không còn trẻ nữa, năm nay bà đã ngoài chín chục, con của bà cũng khá lớn nhưng mỗi lần về nhà thì mẹ con lại quấn quýt nhau thật dễ thương. Mẹ và con lại gửi cho nhau những câu chuyện, những thông tin trong gia đình ... Vì công việc và trọng trách, con ở chơi với mẹ một tí và lại phải ra đi. Giờ đây Mẹ không còn đủ sức để đứng dậy ôm con như ngày nào thì con lại cúi đầu xuống để Mẹ lại ôm hôn con như những ngày con còn trẻ và Mẹ xin con chúc lành cho mẹ trước lúc ra đi ... Ôm xong, hôn xong Mẹ còn mân mê và hôn lấy hôn để bàn tay được thánh hiến của con Mẹ.
Nhìn hình ảnh hai mẹ con mà lòng nhoi nhói một tí bởi lẽ mình không còn mẹ như cha kia.
Mới đây vài hôm, lâu quá không có dịp nên cha quen nhờ tôi chở về thăm bà. Tiềm thức trong lòng Mẹ nổi lên để cứ hỏi thăm hai cha rằng "cha của con có khỏe không ?". Chuyện quan trọng lo lắng không phải là chuyện hai cha có khỏe không nhưng là "con của con".
Lần nào cũng thế, ghé thăm bà xong và ra về. Trước lúc ra về thì y như rằng bà sẽ dặn một cái câu muôn thuở : "Con gửi gắm cha của con cho cha nhé ! Có gì lo cho con cha của con nhé !".
Bà ơi ! Con của bà lớn và khôn lắm rồi ! Bản thân con còn phải học khôn từ con của bà nhiều lắm chứ con không dám lo đâu ! Trong lòng tôi tự nhủ như thế khi nghe bà gửi gắp "cha của con" cho tôi.
Tình Mẹ là như thế đó ! Dù con có lớn khôn cỡ nào đi chăng nữa nhưng cứ phải lo cho con. Ngồi trên xe lăn và lê bước nặng nề chậm chạp nhưng cứ mãi lo cho con.
Nhớ lại bà cố Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng khi còn sinh thời cũng thế. Ai đến thăm bà thì bà cũng chỉ nhắc nhở có một câu : "Con gửi gắm con của con cho cha, có gì cha chỉ bảo cho con của con với !".
Cha Matthêu là một cha giáo uyên thâm và thanh thoát, ấy vậy mà cứ phải gửi gấm "con của con" cho cha nghĩa là sao ? Nói cho đúng hơn là chúng tôi được học nhiều từ nơi ngài cha Matthêu thì có bởi cái biệt tài "mọt sách" cũng như nhìn xa trông rộng nữa.
Lòng Mẹ là như thế. Con lớn lắm rồi nhưng cứ ngỡ con mình còn bé bỏng để vội lo.
Mẹ già kia nữa cũng không khác gì bà mẹ kia. Mỗi khi có dịp về nhà, bà rộn ràng đủ thứ để lo cho "cha con". Bà minh mẫn ngoại trừ đôi tai hơi bị lãng. Nói rất tốt, nhớ rất nhiều nhưng khi muốn bà nghe thì chịu khó để tai lại gần. Gần chín mươi nhưng bà vẫn còn đi lại thoải mái, có lúc thích nấu ăn bà cũng tự nấu để cảm thấy mình còn "hữu dụng". Hình như bà chẳng chịu ngồi một chỗ, bà thích đi đi lại lại lo toan mọi việc trong nhà. Vẫn còn có phúc hơn nhiều người trong tuổi già vẫn còn khỏe mạnh như bà.
Vừa qua, bà bị con mèo cắn gót chân khi vô tình dẫm lên nó nên chân của bà bị thương tổn. Cả nhà lo lắng cho bà, mua cho bà cái nẹp chân nhưng vì khó chịu bà chẳng chịu mang. Cứ thói quen đi lại để rồi vết thương khó lành nhưng bà chẳng nghe ai. Tuổi già là như thế nên con cháu và cha con cũng phải chiều ý bà. Thương Mẹ lắm để rồi cứ phải lo cho Mẹ trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Mỗi khi có dịp thăm bà, bà lại cứ hỏi thăm về gia đình, về cha của của tôi ... Bà lại gợi lại hình ảnh thân thương ngày trước giữa tôi với gia đình bà bởi lẽ cha con của bà là cha giáo của tôi. Bà nhắc những kỷ niệm xưa khi chúng tôi còn ở đệ tử và hay lui tới gia đình. Nhắc như thế và bà cũng có vẻ trách móc khi chúng tôi thưa dần việc thăm viếng dẫu biết rằng chúng tôi bận bịu với những việc mục vụ.
Một tác giả khuyết danh nào đó đã bộc bạch :
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha
Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con
Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghen con”.
Mẹ là thế đó ! Cả cuộc đời dài vẫn che chở và lắng lo cho con để cả biển nước mên mông cũng chẳng thể nào đong đầy tình của Mẹ.
Mẹ tôi cũng như bao bà mẹ khác, cũng như mẹ của các cha kia. Mẹ không hề quản ngại và chẳng bao giờ thốt lên tiếng kêu than khi lo cho con.
Nhìn các cha hạnh phúc khi còn Mẹ cũng hạnh phúc lây với các cha, chỉ tiếc thay mình kém may mắn hơn các đấng bởi lẽ đi gần về xa chẳng còn bóng Mẹ nữa. Dù thế nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng trên mọi bước đường đời trong cuộc sống, tôi luôn có Mẹ đồng hành. Mẹ vẫn chở che tôi bằng cách này hay cách trong từng chặng khó khăn của cuộc đời bởi lẽ Mẹ mãi mãi vẫn thương tôi.
Ngày của Mẹ 2013
Anmai, CSsR
Mẹ ! Tiếng kêu sao mà thương quá !
Mỗi người, Chúa ban cho một người Mẹ. Mẹ tảo tần nuôi con khôn lớn, gánh gồng nặng trĩu đôi vai để lo cho con nên người. Tình Mẹ bao la quá, chẳng có giấy bút nào tả hết cho tình Mẹ, chẳng có ca từ nào để gợi lên tấm lòng của Mẹ.
Kém may mắn hơn nhiều người bởi lẽ Mẹ tôi khuất sớm.
Tình Mẹ bao la lại tràn về khi những dịp thăm viếng.
Mẹ của một cha kia không còn trẻ nữa, năm nay bà đã ngoài chín chục, con của bà cũng khá lớn nhưng mỗi lần về nhà thì mẹ con lại quấn quýt nhau thật dễ thương. Mẹ và con lại gửi cho nhau những câu chuyện, những thông tin trong gia đình ... Vì công việc và trọng trách, con ở chơi với mẹ một tí và lại phải ra đi. Giờ đây Mẹ không còn đủ sức để đứng dậy ôm con như ngày nào thì con lại cúi đầu xuống để Mẹ lại ôm hôn con như những ngày con còn trẻ và Mẹ xin con chúc lành cho mẹ trước lúc ra đi ... Ôm xong, hôn xong Mẹ còn mân mê và hôn lấy hôn để bàn tay được thánh hiến của con Mẹ.
Nhìn hình ảnh hai mẹ con mà lòng nhoi nhói một tí bởi lẽ mình không còn mẹ như cha kia.
Mới đây vài hôm, lâu quá không có dịp nên cha quen nhờ tôi chở về thăm bà. Tiềm thức trong lòng Mẹ nổi lên để cứ hỏi thăm hai cha rằng "cha của con có khỏe không ?". Chuyện quan trọng lo lắng không phải là chuyện hai cha có khỏe không nhưng là "con của con".
Lần nào cũng thế, ghé thăm bà xong và ra về. Trước lúc ra về thì y như rằng bà sẽ dặn một cái câu muôn thuở : "Con gửi gắm cha của con cho cha nhé ! Có gì lo cho con cha của con nhé !".
Bà ơi ! Con của bà lớn và khôn lắm rồi ! Bản thân con còn phải học khôn từ con của bà nhiều lắm chứ con không dám lo đâu ! Trong lòng tôi tự nhủ như thế khi nghe bà gửi gắp "cha của con" cho tôi.
Tình Mẹ là như thế đó ! Dù con có lớn khôn cỡ nào đi chăng nữa nhưng cứ phải lo cho con. Ngồi trên xe lăn và lê bước nặng nề chậm chạp nhưng cứ mãi lo cho con.
Nhớ lại bà cố Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng khi còn sinh thời cũng thế. Ai đến thăm bà thì bà cũng chỉ nhắc nhở có một câu : "Con gửi gắm con của con cho cha, có gì cha chỉ bảo cho con của con với !".
Cha Matthêu là một cha giáo uyên thâm và thanh thoát, ấy vậy mà cứ phải gửi gấm "con của con" cho cha nghĩa là sao ? Nói cho đúng hơn là chúng tôi được học nhiều từ nơi ngài cha Matthêu thì có bởi cái biệt tài "mọt sách" cũng như nhìn xa trông rộng nữa.
Lòng Mẹ là như thế. Con lớn lắm rồi nhưng cứ ngỡ con mình còn bé bỏng để vội lo.
Mẹ già kia nữa cũng không khác gì bà mẹ kia. Mỗi khi có dịp về nhà, bà rộn ràng đủ thứ để lo cho "cha con". Bà minh mẫn ngoại trừ đôi tai hơi bị lãng. Nói rất tốt, nhớ rất nhiều nhưng khi muốn bà nghe thì chịu khó để tai lại gần. Gần chín mươi nhưng bà vẫn còn đi lại thoải mái, có lúc thích nấu ăn bà cũng tự nấu để cảm thấy mình còn "hữu dụng". Hình như bà chẳng chịu ngồi một chỗ, bà thích đi đi lại lại lo toan mọi việc trong nhà. Vẫn còn có phúc hơn nhiều người trong tuổi già vẫn còn khỏe mạnh như bà.
Vừa qua, bà bị con mèo cắn gót chân khi vô tình dẫm lên nó nên chân của bà bị thương tổn. Cả nhà lo lắng cho bà, mua cho bà cái nẹp chân nhưng vì khó chịu bà chẳng chịu mang. Cứ thói quen đi lại để rồi vết thương khó lành nhưng bà chẳng nghe ai. Tuổi già là như thế nên con cháu và cha con cũng phải chiều ý bà. Thương Mẹ lắm để rồi cứ phải lo cho Mẹ trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Mỗi khi có dịp thăm bà, bà lại cứ hỏi thăm về gia đình, về cha của của tôi ... Bà lại gợi lại hình ảnh thân thương ngày trước giữa tôi với gia đình bà bởi lẽ cha con của bà là cha giáo của tôi. Bà nhắc những kỷ niệm xưa khi chúng tôi còn ở đệ tử và hay lui tới gia đình. Nhắc như thế và bà cũng có vẻ trách móc khi chúng tôi thưa dần việc thăm viếng dẫu biết rằng chúng tôi bận bịu với những việc mục vụ.
Một tác giả khuyết danh nào đó đã bộc bạch :
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha
Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con
Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghen con”.
Mẹ là thế đó ! Cả cuộc đời dài vẫn che chở và lắng lo cho con để cả biển nước mên mông cũng chẳng thể nào đong đầy tình của Mẹ.
Mẹ tôi cũng như bao bà mẹ khác, cũng như mẹ của các cha kia. Mẹ không hề quản ngại và chẳng bao giờ thốt lên tiếng kêu than khi lo cho con.
Nhìn các cha hạnh phúc khi còn Mẹ cũng hạnh phúc lây với các cha, chỉ tiếc thay mình kém may mắn hơn các đấng bởi lẽ đi gần về xa chẳng còn bóng Mẹ nữa. Dù thế nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng trên mọi bước đường đời trong cuộc sống, tôi luôn có Mẹ đồng hành. Mẹ vẫn chở che tôi bằng cách này hay cách trong từng chặng khó khăn của cuộc đời bởi lẽ Mẹ mãi mãi vẫn thương tôi.
Ngày của Mẹ 2013
Anmai, CSsR
Tình Mẹ Tây Nguyên
Phạm Trung
11:55 10/05/2013
Tình Mẹ Tây Nguyên: Phạm Trung với tiếng hát Bích Hiền
Thư Của Con Viết Cho Mẹ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:46 10/05/2013
Thư cho mẹ
Hằng năm theo tập tục văn hóa xã hội, người ta dành riêng một ngày trong năm để ca ngợi nhớ đến ơn mẹ. Là con trai, hơn nữa đã có gia đình và có con đang lớn, nên con ngại nói lời cám ơn mẹ, không như trẻ con và những người phụ nữ.
Dẫu vậy, thanh niên đàn ông chúng con vẫn nhớ mẹ và yêu mến mẹ, có khi còn nhiều hơn nữa đấy!
Ngày nhớ ơn mẹ, kính chúc mẹ khoẻ mạnh cùng được mọi sự may lành tốt đẹp, đời sống luôn có niềm vui ư ! Con thấy như chưa đủ so với những gì mẹ đã làm trao tặng cho đời con. Nên con ngồi viết thư này cho mẹ.
Cũng không dễ mà nhớ hết, để cám ơn tất cả những gì mẹ đã làm cho con, mà xưa nay vẫn được hiểu, được đón nhận là điều hiển nhiên tất yếu.
Con không chỉ nghĩ đến những bữa ăn, mà mẹ đã nấu cho con ăn, đã mang lại niềm vui cho con.
Con không chỉ nghĩ đến quần áo, mẹ đã mua sắm, đã giặt ủi sạch sẽ cho con mặc.
Con không chỉ nghĩ đến những thói quen trong đời sống, đào tạo giáo dục, mà mẹ đã chỉ bảo huấn luyện cho con.
Con không chỉ nghĩ đến những khó chịu, mà mẹ đã kiên nhẫn chịu đựng vì con trong những lúc thời kỳ ương ngạnh ngang bướng, không nghe lời, cùng cãi lại mẹ.
Nhưng con nghĩ đến điều gì thiêng liêng cao qúi hơn. Mẹ là người chấp nhận con, dù con thế nào đi chăng nữa. Với lòng kiên nhẫn mẹ đã chỉ cho con đường sống cần phải noi theo.
Ngày nay, có con và trách nhiệm phải dậy bảo con cái, con hiểu ra sâu xa hơn nữa sự quan trọng cần thiết những gì mẹ đã làm, đã nói cho con, và sự lo lắng cùng căng thẳng tinh thần như thế nào trong vai trò là cha mẹ nuôi dậy con cái.
Qua những lần nói chuyện với các bạn bè về gia đình, con thấy đôi khi họ có sự khó khăn trong mối tương quan của họ với cha mẹ, nhất là với người mẹ. Bên cạnh lòng biết ơn cũng còn có những căng thẳng, những điều không và chưa được giải tỏa giữa hai mẹ con, và còn những điều mới thêm vào nữa, mà vẫn còn ấm ức không nói ra được với nhau...
Vì thế, theo suy nghĩ tin tưởng của con, Mẹ là người chỉ dạy hướng dẫn cho con cái cách đi tìm con đường đời sống.
Mẹ là người nói đi nói lại với con cái những điều mẹ đã nói ngày hôm trước, tuần trước, tháng trước.
Mẹ là người chúng ta, là con cái, hằng ngày không chỉ cần đến tình thương yêu giúp đỡ, mà còn phải đối diện trả lời với mẹ, đôi khi phải nghe những lời khiển trách to tiếng nặng lời; và chúng ta, những người con, đôi khi cũng có những lời không mấy tốt đẹp nói lại với mẹ mình, nhiều hơn với người cha.
Trong phúc âm Chúa Giêsu cũng đã có thái độ cùng lới nói làm đau lòng mẹ của người, Đức Mẹ Maria, không nhẹ đâu: Sao cha mẹ tìm con làm gì?Ai là mẹ là anh em của tôi? Với Chúa Giêsu, công việc của Chúa Cha trên trời quan trọng hơn cả.
Qua đấy cho thấy, lòng từ tâm sự nhẫn nại của mẹ Maria với Chúa Giêsu, con mình như thế nào, người đã nói những lời lạnh lùng xa lạ với mẹ mình.
Đức Mẹ Maria phải là người rất đặc biệt đã sớm hiểu con mình, theo khía cạnh nhân loại đã đem lại mối đau lòng cho cuộc đời đức mẹ Maria. Nhưng Đức mẹ Maria dù có đau khổ trong lòng, cũng không bao giờ giận cùng cản bước đường con mình. Trái lại, Đức Mẹ đã luôn cùng đồng hành với con mình trong mọi bước đường.
Con biết, ngày nhớ ơn mẹ là do con người lập ra mới đây thôi, cùng có nguồn gốc từ bên Hoa kỳ, và dần dần theo hướng thương mại tiêu thụ bán bông hoa, bánh trái, bữa ăn thịnh soạn...nhiều hơn. Vì lẽ đó, nhiều người không thích ngày này.
Không phải vì có ngày này, mới nhớ đến mẹ. Con nghĩ, mọi người con đều hằng ngày trong đời sống nhớ ơn mẹ mình. Dẫu vậy, ngày này giúp nhắc con nhớ đến những điều trong đời sống không phải lả tự nhiên mà có.
Ngày này cũng giống như bao ngày khác trong năm, trong tháng, có 24 tiếng đồng hồ. Nhưng cũng nhắc con nghĩ nhớ đến những điều đã in khắc trong đời sống của con, mà con không biết cùng không để ý tới.
Những hành trang đó giúp con lớn lên, vững chãi trên đường sống. Những hành trang đó mẹ đã cho con.
Con nhớ đến mẹ với lòng kính yêu cùng biết ơn sâu thẳm tình yêu, công ơn sinh thành dưỡng dục mẹ đã làm trao tặng cho con.
Con của mẹ.
Ngày nhớ ơn mẹ, 12.05.2013
Tặng các người mẹ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long viết theo lời kể của một người cha gia đình.
Hằng năm theo tập tục văn hóa xã hội, người ta dành riêng một ngày trong năm để ca ngợi nhớ đến ơn mẹ. Là con trai, hơn nữa đã có gia đình và có con đang lớn, nên con ngại nói lời cám ơn mẹ, không như trẻ con và những người phụ nữ.
Dẫu vậy, thanh niên đàn ông chúng con vẫn nhớ mẹ và yêu mến mẹ, có khi còn nhiều hơn nữa đấy!
Ngày nhớ ơn mẹ, kính chúc mẹ khoẻ mạnh cùng được mọi sự may lành tốt đẹp, đời sống luôn có niềm vui ư ! Con thấy như chưa đủ so với những gì mẹ đã làm trao tặng cho đời con. Nên con ngồi viết thư này cho mẹ.
Cũng không dễ mà nhớ hết, để cám ơn tất cả những gì mẹ đã làm cho con, mà xưa nay vẫn được hiểu, được đón nhận là điều hiển nhiên tất yếu.
Con không chỉ nghĩ đến những bữa ăn, mà mẹ đã nấu cho con ăn, đã mang lại niềm vui cho con.
Con không chỉ nghĩ đến quần áo, mẹ đã mua sắm, đã giặt ủi sạch sẽ cho con mặc.
Con không chỉ nghĩ đến những thói quen trong đời sống, đào tạo giáo dục, mà mẹ đã chỉ bảo huấn luyện cho con.
Con không chỉ nghĩ đến những khó chịu, mà mẹ đã kiên nhẫn chịu đựng vì con trong những lúc thời kỳ ương ngạnh ngang bướng, không nghe lời, cùng cãi lại mẹ.
Nhưng con nghĩ đến điều gì thiêng liêng cao qúi hơn. Mẹ là người chấp nhận con, dù con thế nào đi chăng nữa. Với lòng kiên nhẫn mẹ đã chỉ cho con đường sống cần phải noi theo.
Ngày nay, có con và trách nhiệm phải dậy bảo con cái, con hiểu ra sâu xa hơn nữa sự quan trọng cần thiết những gì mẹ đã làm, đã nói cho con, và sự lo lắng cùng căng thẳng tinh thần như thế nào trong vai trò là cha mẹ nuôi dậy con cái.
Qua những lần nói chuyện với các bạn bè về gia đình, con thấy đôi khi họ có sự khó khăn trong mối tương quan của họ với cha mẹ, nhất là với người mẹ. Bên cạnh lòng biết ơn cũng còn có những căng thẳng, những điều không và chưa được giải tỏa giữa hai mẹ con, và còn những điều mới thêm vào nữa, mà vẫn còn ấm ức không nói ra được với nhau...
Vì thế, theo suy nghĩ tin tưởng của con, Mẹ là người chỉ dạy hướng dẫn cho con cái cách đi tìm con đường đời sống.
Mẹ là người nói đi nói lại với con cái những điều mẹ đã nói ngày hôm trước, tuần trước, tháng trước.
Mẹ là người chúng ta, là con cái, hằng ngày không chỉ cần đến tình thương yêu giúp đỡ, mà còn phải đối diện trả lời với mẹ, đôi khi phải nghe những lời khiển trách to tiếng nặng lời; và chúng ta, những người con, đôi khi cũng có những lời không mấy tốt đẹp nói lại với mẹ mình, nhiều hơn với người cha.
Trong phúc âm Chúa Giêsu cũng đã có thái độ cùng lới nói làm đau lòng mẹ của người, Đức Mẹ Maria, không nhẹ đâu: Sao cha mẹ tìm con làm gì?Ai là mẹ là anh em của tôi? Với Chúa Giêsu, công việc của Chúa Cha trên trời quan trọng hơn cả.
Qua đấy cho thấy, lòng từ tâm sự nhẫn nại của mẹ Maria với Chúa Giêsu, con mình như thế nào, người đã nói những lời lạnh lùng xa lạ với mẹ mình.
Đức Mẹ Maria phải là người rất đặc biệt đã sớm hiểu con mình, theo khía cạnh nhân loại đã đem lại mối đau lòng cho cuộc đời đức mẹ Maria. Nhưng Đức mẹ Maria dù có đau khổ trong lòng, cũng không bao giờ giận cùng cản bước đường con mình. Trái lại, Đức Mẹ đã luôn cùng đồng hành với con mình trong mọi bước đường.
Con biết, ngày nhớ ơn mẹ là do con người lập ra mới đây thôi, cùng có nguồn gốc từ bên Hoa kỳ, và dần dần theo hướng thương mại tiêu thụ bán bông hoa, bánh trái, bữa ăn thịnh soạn...nhiều hơn. Vì lẽ đó, nhiều người không thích ngày này.
Không phải vì có ngày này, mới nhớ đến mẹ. Con nghĩ, mọi người con đều hằng ngày trong đời sống nhớ ơn mẹ mình. Dẫu vậy, ngày này giúp nhắc con nhớ đến những điều trong đời sống không phải lả tự nhiên mà có.
Ngày này cũng giống như bao ngày khác trong năm, trong tháng, có 24 tiếng đồng hồ. Nhưng cũng nhắc con nghĩ nhớ đến những điều đã in khắc trong đời sống của con, mà con không biết cùng không để ý tới.
Những hành trang đó giúp con lớn lên, vững chãi trên đường sống. Những hành trang đó mẹ đã cho con.
Con nhớ đến mẹ với lòng kính yêu cùng biết ơn sâu thẳm tình yêu, công ơn sinh thành dưỡng dục mẹ đã làm trao tặng cho con.
Con của mẹ.
Ngày nhớ ơn mẹ, 12.05.2013
Tặng các người mẹ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long viết theo lời kể của một người cha gia đình.
Thư Gửi Mẹ Yêu Kính
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:43 10/05/2013
Thư Gửi Mẹ Yêu Kính
Mẹ yêu qúy của con,
Bây giờ trời đã tối, con đã thúc dục các cháu của mẹ lên giường đi ngủ. Nhìn các cháu ngủ, con chợt nhớ đến mẹ yêu kính của con.
Vâng con nhớ đến mẹ hằng ngày, nhưng hôm nay con nhớ đến mẹ nhiều hơn. Vì còn ít ngày nữa, theo tập tục nếp sống văn hóa xã hội, tới „Ngày của mẹ“, nhưng gọi là „Ngày nhớ ơn mẹ“ hay „ngày hiền mẫu“ thì đúng cùng hay hơn.
Các cháu của mẹ đã đang bắt đầu chìm sâu trong giấc ngủ ban đêm. Chúng vui mừng ít ngày nữa sẽ được gặp lại mẹ, như con cũng vậy. Chúng ta ở xa nhau, nên những khi gặp lại nhau là dịp rất qúi báu chan chứa niềm vui mừng cho con, cho các cháu và cả cho mẹ nữa.
Và ngược lại, khi mẹ đến thăm chúng con, gia đình chúng con còn vui mừng hơn nữa. Mẹ là món qùa tặng qúi báu vô gía.
Con nhớ lại, khi xưa lúc còn nhỏ như các con của con lúc này, mẹ là tất cả, là bầu trời thế giới riêng của con. Mẹ bồng ẵm con trên tay mẹ, hát cho con nghe, mẹ cầm tay con vẽ những hình ảnh con thú vật, cái nhà, đường đi, cây bông hoa... bằng những đường nét đơn sơ nghuệch ngoạch. Thật là một thời gian êm đềm tốt đẹp đã sống trải qua tuổi thơ bé bên mẹ.
Con bây giờ những khi làm điều gì cho con của con, con nhớ mãi kỷ niệm lúc còn nhỏ tuổi thơ bên mẹ khi xưa, như mỗi tối mẹ ngồi bên giường nói chuyện với con, cùng con tập làm dấu thánh gía, đọc kinh Kính mừng, đọc sách cho con nghe, rồi mơ màng thiếp ngủ đi lúc nào không hay nữa. Và cả những lúc con đau bệnh, mẹ đến ngồi bên giường lau mặt thay quần áo cho con, cầm ly nước dỗ dành con uống thuốc, săn sóc cho con.
Con nhớ lại tất cả những gì mẹ đã dành thì giờ làm cho chúng con, để anh chị em chúng con quây quần bên mẹ.
Con chắc mẹ không sao hiểu biết được thế nào, cùng mức độ tình yêu thương mà chúng con nhờ mẹ mà có được, cùng học hỏi được.
Mẹ là điều gì cao qúi vô gía cho đời chúng con!
Mẹ đã khám phá ra, học hiểu được tình yêu thương trải qua những năm tháng, phải, suốt cả cuộc đời lo lắng nuôi dậy chúng con. Và chúng con học hỏi được tình yêu qua nhờ mẹ. Mẹ đã chỉ dẫn cho chúng con cách thức sống như thế nào để cho đời sống được tốt đẹp.
Con không biết con phải làm sao có thể cám ơn mẹ, vì mẹ đã dành cho con thời giờ qúa qúi báu.
Con nghẹn ngào không biết dùng ngôn ngữ lời lẽ nào để diễn tả tấm lòng của mẹ sâu thẳm, mà lại trong sáng cùng cao quí cho đời của con!
Bây giờ các con nhỏ của con vui chơi quấn quýt nói chuyện líu lo với mẹ, mỗi khi bà cháu gặp nhau. Con chắc mẹ cũng nhớ đến thời xa xưa lúc con còn nhỏ, mẹ cũng đã vui chơi nói chuyện nâng niu ôm ấp con vào lòng.
Những câu chuyện nghe mẹ kể cho các con của con, con cũng cảm thấy mình bé nhỏ như một cô bé nhỏ tuổi ngày nào vậy. Thời ngày xưa con còn bé giờ đây sống trở lại với những kỷ niệm bên mẹ ngày nào.
Con cám ơn mẹ Mẹ đã hằng đồng hành săn sóc tuổi thơ bé của con. Điều này thật chất phác đơn thành. Nhưng lại thật là một bầu trời tràn đầy hạnh phúc!
Ngày nhớ ơn mẹ, một bó bông hoa tươi xinh, con không muốn trao tặng mẹ. Vì bông hoa rồi sẽ héo tàn.
Nhớ đến công lao mẹ, một tấm phòng bì với chút ít tiền, con cũng không muốn. Vì tiền bạc chẳng bao giờ có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ cao qúi vô gía hơn mọi thứ vật chất cộng chung lại.
Một tấm ảnh kỷ niệm chụp mẹ con ta, chụp mẹ và các cháu, con muốn tặng mẹ. Tấm ảnh tuy nhỏ và chỉ ghi chụp lại có một khoảnh khắc mẹ và chúng con, nhưng lại nói lên cùng gợi nhớ đến rất nhiều những kỷ niệm chúng ta đã cùng nhau sống trải qua, và tấm ảnh kỷ niệm luôn thời sự cho mẹ và cho con.
Theo đức tin giáo lý đạo Công giáo, sự sống con người được Thiên Chúa tạo dựng. Nhưng Mẹ đã nhào nặn thân hình con, cho con bơi lội trong cung lòng mẹ, và trong suốt đời tuổi thơ cũng như tuổi trẻ của con trên cánh tay, trong lòng, trên đầu gối mẹ. Mẹ đã cưu mang con trong cung lòng mẹ nằm kề sát ngay bên dưới trái tim của mẹ.
Thân xác con người không chỉ là một hỗn hợp sinh lý hóa của hai yếu tố âm dương phát triển thành. Không, không phải chỉ như thế đâu. Đấng Tạo Hóa đã nắn đúc tạo thành hình thân xác con người có sự sống phát triển. Dẫu vậy, một phần thân thể, một phần trái tim con là do từ dòng máu thân thể và trái tim của mẹ. Đó là ý muốn của Đấng Tạo Hóa khiến làm ra như vậy.
Mẹ là người đầu tiên chứng kiến, khi con mở môi miệng nói tiếng e a đầu đời, khi con khệnh khạng lảo đảo bước đi bước thứ nhất đời con.
Ngôn ngữ, giọng nói, tiếng cười, cùng dáng đi đứng của con phần lớn là những nề nếp thói quen con chịu ảnh hưởng hay đã được học nơi mẹ.
Đó là những điều, mà không bao giờ có thể dùng tiền bạc mua được. Con cám ơn mẹ, vì mẹ đã luôn có mặt gần kề bên con ngay từ những giây phút khởi đầu đời con.
Như lời cám ơn, con viết những dòng chữ này, để nói lên tâm tình con luôn luôn nhớ đến mẹ, con hằng yêu mến mẹ.
Như lời cám ơn thời giờ và tình yêu thương mẹ đã tặng cho con, và con muốn tiếp tục trao tặng cho các cháu của mẹ món qùa tặng quí báu vô gía này.
Con muốn sống như mẹ, vững mạnh cùng can đảm! Vì nhờ mẹ mà con có được kinh nghiệm cùng học hỏi được thế nào là tình yêu thương.
Tình yêu thương này con muốn tiếp tục trao tặng cho các con của con. Cầu mong cho chúng cũng có được hạnh phúc như con.
Con chỉ có thể trao tặng chúng tình yêu thương. Vì mẹ đã trao tặng con tình yêu thương với tấm lòng bao la sâu thẳm của một người mẹ.
Mỗi khi nhớ đến mẹ, con cảm nghiệm ra tình mẹ hiện thực trong đời sống con người. Nhưng lại thiêng liêng không có hình hài cùng mầu sắc.
Mỗi khi nghĩ đến bổn phận là mẹ, con hiểu ra rằng, lòng mẹ như đóng khung trong thân thể người mẹ. Nhưng lại bao la sâu thẳm, không sao đo lường được.
Mỗi khi trong niềm vui mừng hòa lẫn trong dòng nước mắt nhớ nhung dâng lời kinh cầu khấn cho mẹ, con cảm nghiệm được hương vị tình mẹ êm thắm nhẹ nhàng. Nhưng lại rộn ràng trào dâng, phát đi tín hiệu bừng lên sức phấn khởi cho con.
Bây giờ cũng đã khuya. Các cháu của mẹ đang say ngon giấc ngủ. Con cũng đã mệt cùng buồn ngủ. Con hẹn gặp lại mẹ ngày nhớ ơn mẹ sắp tới.
Con của mẹ.
Ngày nhớ ơn mẹ, 12.05.2013 - Tặng các người mẹ trần gian.
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long viết phỏng theo tâm sự của người mẹ kể lại.
Mẹ yêu qúy của con,
Bây giờ trời đã tối, con đã thúc dục các cháu của mẹ lên giường đi ngủ. Nhìn các cháu ngủ, con chợt nhớ đến mẹ yêu kính của con.
Vâng con nhớ đến mẹ hằng ngày, nhưng hôm nay con nhớ đến mẹ nhiều hơn. Vì còn ít ngày nữa, theo tập tục nếp sống văn hóa xã hội, tới „Ngày của mẹ“, nhưng gọi là „Ngày nhớ ơn mẹ“ hay „ngày hiền mẫu“ thì đúng cùng hay hơn.
Các cháu của mẹ đã đang bắt đầu chìm sâu trong giấc ngủ ban đêm. Chúng vui mừng ít ngày nữa sẽ được gặp lại mẹ, như con cũng vậy. Chúng ta ở xa nhau, nên những khi gặp lại nhau là dịp rất qúi báu chan chứa niềm vui mừng cho con, cho các cháu và cả cho mẹ nữa.
Và ngược lại, khi mẹ đến thăm chúng con, gia đình chúng con còn vui mừng hơn nữa. Mẹ là món qùa tặng qúi báu vô gía.
Con nhớ lại, khi xưa lúc còn nhỏ như các con của con lúc này, mẹ là tất cả, là bầu trời thế giới riêng của con. Mẹ bồng ẵm con trên tay mẹ, hát cho con nghe, mẹ cầm tay con vẽ những hình ảnh con thú vật, cái nhà, đường đi, cây bông hoa... bằng những đường nét đơn sơ nghuệch ngoạch. Thật là một thời gian êm đềm tốt đẹp đã sống trải qua tuổi thơ bé bên mẹ.
Con bây giờ những khi làm điều gì cho con của con, con nhớ mãi kỷ niệm lúc còn nhỏ tuổi thơ bên mẹ khi xưa, như mỗi tối mẹ ngồi bên giường nói chuyện với con, cùng con tập làm dấu thánh gía, đọc kinh Kính mừng, đọc sách cho con nghe, rồi mơ màng thiếp ngủ đi lúc nào không hay nữa. Và cả những lúc con đau bệnh, mẹ đến ngồi bên giường lau mặt thay quần áo cho con, cầm ly nước dỗ dành con uống thuốc, săn sóc cho con.
Con nhớ lại tất cả những gì mẹ đã dành thì giờ làm cho chúng con, để anh chị em chúng con quây quần bên mẹ.
Con chắc mẹ không sao hiểu biết được thế nào, cùng mức độ tình yêu thương mà chúng con nhờ mẹ mà có được, cùng học hỏi được.
Mẹ là điều gì cao qúi vô gía cho đời chúng con!
Mẹ đã khám phá ra, học hiểu được tình yêu thương trải qua những năm tháng, phải, suốt cả cuộc đời lo lắng nuôi dậy chúng con. Và chúng con học hỏi được tình yêu qua nhờ mẹ. Mẹ đã chỉ dẫn cho chúng con cách thức sống như thế nào để cho đời sống được tốt đẹp.
Con không biết con phải làm sao có thể cám ơn mẹ, vì mẹ đã dành cho con thời giờ qúa qúi báu.
Con nghẹn ngào không biết dùng ngôn ngữ lời lẽ nào để diễn tả tấm lòng của mẹ sâu thẳm, mà lại trong sáng cùng cao quí cho đời của con!
Bây giờ các con nhỏ của con vui chơi quấn quýt nói chuyện líu lo với mẹ, mỗi khi bà cháu gặp nhau. Con chắc mẹ cũng nhớ đến thời xa xưa lúc con còn nhỏ, mẹ cũng đã vui chơi nói chuyện nâng niu ôm ấp con vào lòng.
Những câu chuyện nghe mẹ kể cho các con của con, con cũng cảm thấy mình bé nhỏ như một cô bé nhỏ tuổi ngày nào vậy. Thời ngày xưa con còn bé giờ đây sống trở lại với những kỷ niệm bên mẹ ngày nào.
Con cám ơn mẹ Mẹ đã hằng đồng hành săn sóc tuổi thơ bé của con. Điều này thật chất phác đơn thành. Nhưng lại thật là một bầu trời tràn đầy hạnh phúc!
Ngày nhớ ơn mẹ, một bó bông hoa tươi xinh, con không muốn trao tặng mẹ. Vì bông hoa rồi sẽ héo tàn.
Nhớ đến công lao mẹ, một tấm phòng bì với chút ít tiền, con cũng không muốn. Vì tiền bạc chẳng bao giờ có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ cao qúi vô gía hơn mọi thứ vật chất cộng chung lại.
Một tấm ảnh kỷ niệm chụp mẹ con ta, chụp mẹ và các cháu, con muốn tặng mẹ. Tấm ảnh tuy nhỏ và chỉ ghi chụp lại có một khoảnh khắc mẹ và chúng con, nhưng lại nói lên cùng gợi nhớ đến rất nhiều những kỷ niệm chúng ta đã cùng nhau sống trải qua, và tấm ảnh kỷ niệm luôn thời sự cho mẹ và cho con.
Theo đức tin giáo lý đạo Công giáo, sự sống con người được Thiên Chúa tạo dựng. Nhưng Mẹ đã nhào nặn thân hình con, cho con bơi lội trong cung lòng mẹ, và trong suốt đời tuổi thơ cũng như tuổi trẻ của con trên cánh tay, trong lòng, trên đầu gối mẹ. Mẹ đã cưu mang con trong cung lòng mẹ nằm kề sát ngay bên dưới trái tim của mẹ.
Thân xác con người không chỉ là một hỗn hợp sinh lý hóa của hai yếu tố âm dương phát triển thành. Không, không phải chỉ như thế đâu. Đấng Tạo Hóa đã nắn đúc tạo thành hình thân xác con người có sự sống phát triển. Dẫu vậy, một phần thân thể, một phần trái tim con là do từ dòng máu thân thể và trái tim của mẹ. Đó là ý muốn của Đấng Tạo Hóa khiến làm ra như vậy.
Mẹ là người đầu tiên chứng kiến, khi con mở môi miệng nói tiếng e a đầu đời, khi con khệnh khạng lảo đảo bước đi bước thứ nhất đời con.
Ngôn ngữ, giọng nói, tiếng cười, cùng dáng đi đứng của con phần lớn là những nề nếp thói quen con chịu ảnh hưởng hay đã được học nơi mẹ.
Đó là những điều, mà không bao giờ có thể dùng tiền bạc mua được. Con cám ơn mẹ, vì mẹ đã luôn có mặt gần kề bên con ngay từ những giây phút khởi đầu đời con.
Như lời cám ơn, con viết những dòng chữ này, để nói lên tâm tình con luôn luôn nhớ đến mẹ, con hằng yêu mến mẹ.
Như lời cám ơn thời giờ và tình yêu thương mẹ đã tặng cho con, và con muốn tiếp tục trao tặng cho các cháu của mẹ món qùa tặng quí báu vô gía này.
Con muốn sống như mẹ, vững mạnh cùng can đảm! Vì nhờ mẹ mà con có được kinh nghiệm cùng học hỏi được thế nào là tình yêu thương.
Tình yêu thương này con muốn tiếp tục trao tặng cho các con của con. Cầu mong cho chúng cũng có được hạnh phúc như con.
Con chỉ có thể trao tặng chúng tình yêu thương. Vì mẹ đã trao tặng con tình yêu thương với tấm lòng bao la sâu thẳm của một người mẹ.
Mỗi khi nhớ đến mẹ, con cảm nghiệm ra tình mẹ hiện thực trong đời sống con người. Nhưng lại thiêng liêng không có hình hài cùng mầu sắc.
Mỗi khi nghĩ đến bổn phận là mẹ, con hiểu ra rằng, lòng mẹ như đóng khung trong thân thể người mẹ. Nhưng lại bao la sâu thẳm, không sao đo lường được.
Mỗi khi trong niềm vui mừng hòa lẫn trong dòng nước mắt nhớ nhung dâng lời kinh cầu khấn cho mẹ, con cảm nghiệm được hương vị tình mẹ êm thắm nhẹ nhàng. Nhưng lại rộn ràng trào dâng, phát đi tín hiệu bừng lên sức phấn khởi cho con.
Bây giờ cũng đã khuya. Các cháu của mẹ đang say ngon giấc ngủ. Con cũng đã mệt cùng buồn ngủ. Con hẹn gặp lại mẹ ngày nhớ ơn mẹ sắp tới.
Con của mẹ.
Ngày nhớ ơn mẹ, 12.05.2013 - Tặng các người mẹ trần gian.
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long viết phỏng theo tâm sự của người mẹ kể lại.
Nhạc phẩm ''Mẹ Nguồn Hạnh Phúc''
Hạ Thu Thủy
17:32 10/05/2013
Nhạc phẩm "Mẹ Nguồn Hạnh Phúc" sáng tác của Hạ Thu Thủy. Ca đoàn Thiên Thanh trình bầy. Duy Hân thực hiện
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lòng Mẹ
Nguyễn Đức Cung
21:19 10/05/2013
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn…
(Trích nhạc của Y Vân)