Phụng Vụ - Mục Vụ
Xin Chúa mở lòng người chăn vhiên
Tuyết Mai
08:10 11/05/2011
Chúa Nhật IV Phục Sinh
Chúa Giêsu nói: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ta là cửa chuồng chiên. Tất cả những kẻ đã đến trước đều là trộm cướp, và chiên đã không nghe chúng. Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân. Kẻ trộm có đến thì chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá huỷ. Còn Ta, Ta đến để cho chúng được sống và được sống dồi dào". (Ga 10, 1-10).
Điều Chúa dậy chúng ta thật là phải vì Chúa Giêsu bảo Ngài là Cửa chuồng chiên, ai vào Cửa ấy thì sẽ được cứu rỗi và sẽ tìm thấy của nuôi thân. Nhưng thường con người ta sống trên cõi trần không thích vào cửa ấy! Tuy tìm thấy của nuôi thân nhưng cảm thấy chật vật và vất vả lắm! Ai lại đi thẳng vào cửa chuồng chiên bao giờ, mà không đợi đến tối mà trèo hay leo vào hàng rào có hay hơn không?. Chẳng hiểu sao con người trần gian lại thích sống trong bóng tối như thế!?. Chắc hẳn vì cái tánh làm biếng của con người chúng ta thì phải? Chăn chiên thì cực và khổ. Ăn trộm thì nhẹ nhàng hơn nhiều, chỉ cần bóng tối bao phủ là dễ dàng để vào mà ăn trộm chiên. Trộm được nhiều thì một phần lấy thịt mà ăn còn một phần thì đi bán để kiếm tiền nuôi thân?.
Người chăn chiên đòi hỏi thật nhiều thời gian để chọn cho mình một cuộc sống cực khổ và có lòng thương yêu đàn chiên của mình. Có thể cần phải nhiều lần đối diện với cái chết để cứu lấy chiên của mình không rơi vào nanh vuốt của thú dữ. Tuy cuộc sống có vẻ đôi khi cảm thấy chán chường, bình an, không chút gợn sóng, vì ngày nào cũng có bấy nhiêu chiên để chăm sóc, nhưng cũng lắm khi phải vật vã cả mồ hôi vì không tìm thấy con chiên đi lạc mà chiều thì cũng sắp tàn. Nhưng có phải người chăn chiên ấy thứ nhất phải đòi hỏi phải có trách nhiệm, tấm lòng độ lượng, sống chết với đàn chiên. Thứ hai phải có tánh nhẫn nại và chịu đựng vô cùng. Thứ ba là phải có tánh thành thật để được sự tin tưởng của đàn chiên; cả chiên ngoan lẫn chiên hư hỏng. Tạo được lòng tin của đàn chiên cũng không phải dễ. Cần phải đòi hỏi một thời gian ngắn thực tập để khi đàn chiên từng con một nghe quen tiếng của người và ngược lại người chăn chiên cũng phải quen tên của từng con chiên một. Tạo được lòng tin của cả hai phía mới dễ bề để cho người chăn chiên và chiên có sự thông cảm và thương yêu nhau một cách tự nhiên. Cởi mở hơn trong một tâm tình chân thật vừa phải; để chiên có thể tin tưởng mà thổ lộ tâm tình của mình và mong sự thông cảm giúp đỡ.
Chẳng phải người chăn chiên luôn là người thật thà cả đâu!. Sói đội lốt người thỉnh thoảng vẫn có trà trộn, nhưng đàn chiên tuy khù khờ ngu dại, nhưng chúng cũng có tài đánh hơi được những gì không ổn nơi người chăn chiên ấy!. Thật phải khi những người chăn chiên tốt lành họ tìm việc và làm việc vì sở thích thì nhiều, họ cảm thấy thích hợp với cái nghề chăn chiên ấy vì họ thật tình yêu chiên và muốn cả cuộc đời họ được sống với chiên, hơn là vì đồng lương họ tìm để nuôi tấm thân họ. Nếu vì đồng lương để con người tìm đến công việc làm “chăn chiên” hèn mọn ấy, nếu không thì bị đói, tôi thiết nghĩ họ đã chọn đi sai đường và sai nghề rồi!.
Những người chăn chiên này là hạng người mà chỉ muốn núp bóng, sống tạm cho qua ngày, chờ thời cơ là họ sẽ lộ diện mà đánh tan tác cả đàn chiên, hoặc đem cả đàn chiên đi bán để lấy tiền. Những con người này họ sống rất chểnh mảng, thờ ơ, không màng và thương yêu đàn chiên gì cả!. Con nào đi hoang hay bị thương cũng kệ chúng, miễn thân mình được no nê là đủ??. Con nào gặp thú dữ cũng mặc kệ??. Gặp những người chăn chiên như thế chúng ta là chiên thử hỏi biết làm được gì??? Hay chỉ biết kêu ca và than vãn???.
Ôi lậy Chúa Giêsu nhân hiền của chúng con! Ngài là Cửa chuồng chiên, chúng con là những con chiên khờ dại ngu ngơ, chỉ mong Ngài mở Cửa Lòng của những người chăn chiên, được trở nên trung tín và trung thành với trách nhiệm và công việc làm của mình. Để chúng con là những đàn chiên sớm tối được những người chăn chiên có tấm lòng độ lượng, biết thương yêu chúng con, chăm sóc, và quyết tâm sống chết với chúng con. Để cùng với người chăn chiên ấy, chúng con từng con một sẽ được vào Cửa Chuồng Chiên Thiên Đàng, chung hưởng hạnh phúc muôn đời bên Ba Ngôi Thiên Chúa cùng Mẹ Hiền Mẫu Maria muôn đời của chúng con. Amen.
Chúa Giêsu nói: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ta là cửa chuồng chiên. Tất cả những kẻ đã đến trước đều là trộm cướp, và chiên đã không nghe chúng. Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân. Kẻ trộm có đến thì chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá huỷ. Còn Ta, Ta đến để cho chúng được sống và được sống dồi dào". (Ga 10, 1-10).
Điều Chúa dậy chúng ta thật là phải vì Chúa Giêsu bảo Ngài là Cửa chuồng chiên, ai vào Cửa ấy thì sẽ được cứu rỗi và sẽ tìm thấy của nuôi thân. Nhưng thường con người ta sống trên cõi trần không thích vào cửa ấy! Tuy tìm thấy của nuôi thân nhưng cảm thấy chật vật và vất vả lắm! Ai lại đi thẳng vào cửa chuồng chiên bao giờ, mà không đợi đến tối mà trèo hay leo vào hàng rào có hay hơn không?. Chẳng hiểu sao con người trần gian lại thích sống trong bóng tối như thế!?. Chắc hẳn vì cái tánh làm biếng của con người chúng ta thì phải? Chăn chiên thì cực và khổ. Ăn trộm thì nhẹ nhàng hơn nhiều, chỉ cần bóng tối bao phủ là dễ dàng để vào mà ăn trộm chiên. Trộm được nhiều thì một phần lấy thịt mà ăn còn một phần thì đi bán để kiếm tiền nuôi thân?.
Người chăn chiên đòi hỏi thật nhiều thời gian để chọn cho mình một cuộc sống cực khổ và có lòng thương yêu đàn chiên của mình. Có thể cần phải nhiều lần đối diện với cái chết để cứu lấy chiên của mình không rơi vào nanh vuốt của thú dữ. Tuy cuộc sống có vẻ đôi khi cảm thấy chán chường, bình an, không chút gợn sóng, vì ngày nào cũng có bấy nhiêu chiên để chăm sóc, nhưng cũng lắm khi phải vật vã cả mồ hôi vì không tìm thấy con chiên đi lạc mà chiều thì cũng sắp tàn. Nhưng có phải người chăn chiên ấy thứ nhất phải đòi hỏi phải có trách nhiệm, tấm lòng độ lượng, sống chết với đàn chiên. Thứ hai phải có tánh nhẫn nại và chịu đựng vô cùng. Thứ ba là phải có tánh thành thật để được sự tin tưởng của đàn chiên; cả chiên ngoan lẫn chiên hư hỏng. Tạo được lòng tin của đàn chiên cũng không phải dễ. Cần phải đòi hỏi một thời gian ngắn thực tập để khi đàn chiên từng con một nghe quen tiếng của người và ngược lại người chăn chiên cũng phải quen tên của từng con chiên một. Tạo được lòng tin của cả hai phía mới dễ bề để cho người chăn chiên và chiên có sự thông cảm và thương yêu nhau một cách tự nhiên. Cởi mở hơn trong một tâm tình chân thật vừa phải; để chiên có thể tin tưởng mà thổ lộ tâm tình của mình và mong sự thông cảm giúp đỡ.
Chẳng phải người chăn chiên luôn là người thật thà cả đâu!. Sói đội lốt người thỉnh thoảng vẫn có trà trộn, nhưng đàn chiên tuy khù khờ ngu dại, nhưng chúng cũng có tài đánh hơi được những gì không ổn nơi người chăn chiên ấy!. Thật phải khi những người chăn chiên tốt lành họ tìm việc và làm việc vì sở thích thì nhiều, họ cảm thấy thích hợp với cái nghề chăn chiên ấy vì họ thật tình yêu chiên và muốn cả cuộc đời họ được sống với chiên, hơn là vì đồng lương họ tìm để nuôi tấm thân họ. Nếu vì đồng lương để con người tìm đến công việc làm “chăn chiên” hèn mọn ấy, nếu không thì bị đói, tôi thiết nghĩ họ đã chọn đi sai đường và sai nghề rồi!.
Những người chăn chiên này là hạng người mà chỉ muốn núp bóng, sống tạm cho qua ngày, chờ thời cơ là họ sẽ lộ diện mà đánh tan tác cả đàn chiên, hoặc đem cả đàn chiên đi bán để lấy tiền. Những con người này họ sống rất chểnh mảng, thờ ơ, không màng và thương yêu đàn chiên gì cả!. Con nào đi hoang hay bị thương cũng kệ chúng, miễn thân mình được no nê là đủ??. Con nào gặp thú dữ cũng mặc kệ??. Gặp những người chăn chiên như thế chúng ta là chiên thử hỏi biết làm được gì??? Hay chỉ biết kêu ca và than vãn???.
Ôi lậy Chúa Giêsu nhân hiền của chúng con! Ngài là Cửa chuồng chiên, chúng con là những con chiên khờ dại ngu ngơ, chỉ mong Ngài mở Cửa Lòng của những người chăn chiên, được trở nên trung tín và trung thành với trách nhiệm và công việc làm của mình. Để chúng con là những đàn chiên sớm tối được những người chăn chiên có tấm lòng độ lượng, biết thương yêu chúng con, chăm sóc, và quyết tâm sống chết với chúng con. Để cùng với người chăn chiên ấy, chúng con từng con một sẽ được vào Cửa Chuồng Chiên Thiên Đàng, chung hưởng hạnh phúc muôn đời bên Ba Ngôi Thiên Chúa cùng Mẹ Hiền Mẫu Maria muôn đời của chúng con. Amen.
Các Bài Hát trong Thánh Lễ Đại Trào ngày Thứ Bẩy 18/6/2011 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa Thịnh Đốn
Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ
08:27 11/05/2011
Kính gửi các ca đoàn trên toàn quốc sẽ về tham dự Hành Hương Mẹ La Vang tại Hoa Thịnh Đốn năm 2011, kỷ niệm 5 năm thành lập Nguyện Đường Mẹ La Vang. Xin tập hát trước để gia nhập Ca Đoàn Tổng Hợp.
Bộ Lễ Seraphim
Chúc Tụng Mẹ La Vang
Great Amen & Mầu Nhiệm Đức Tin>
Kìa Bà Nào
Linh Hồn Tôi
Muôn Đời Tạ Ơn
Nữ Vương Hòa Bình
Rủ Nhau Lên Đền Thánh
Tôi Theo Một Người
Từ Núi Sọ Kia
Bộ Lễ Seraphim
Chúc Tụng Mẹ La Vang
Great Amen & Mầu Nhiệm Đức Tin>
Kìa Bà Nào
Linh Hồn Tôi
Muôn Đời Tạ Ơn
Nữ Vương Hòa Bình
Rủ Nhau Lên Đền Thánh
Tôi Theo Một Người
Từ Núi Sọ Kia
Biện chứng Mục Tử - Chiên
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:01 11/05/2011
( Chúa Nhật Thứ IV Mùa Phục Sinh, Năm A )
Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Qua các con số thống kê, chúng ta nhận ra đây là một nhu cầu vừa chính đáng và hợp lý lại vừa mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, dù có cấp thiết đến mấy thì Hội Thánh vẫn kiên trì chủ trương rằng cần “chất hơn là lượng”. Chính vì thế mà không thể vì lý do thiếu hụt linh mục hay tu sĩ mà hạ thấp tiêu chí cũng như các yêu cầu của việc đào tạo. Xin được góp một vài suy nghĩ về vấn đề này dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh. Cụ thể, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.
Nói đến biện chứng là nói đến một trong những “học thuyết mang tính triết học về các mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, hay là khoa học về các quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy” (Tự Điển Bách Khoa Việt Nam-1995). Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.
1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:
Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Thánh Tông đồ cả kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).
Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).
2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:
Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là con chiên vượt qua của giao ước mới. Trong khi đó vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy sự sống của chiên làm nguồn sống của mình.
Vài tâm tình hướng đến các mục tử (giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ):
Diễn ý câu nói của Thánh Giáo phụ Âugustinô: Cho anh em, tôi là mục tử (giám mục). Cùng với anh em, tôi là con chiên (tín hữu). Để các ngài, các vị chu toàn bổn phận mục tử Chúa giao phó thì ta hãy cầu xin cho các vị, các ngài trước hết biết sống vuông tròn vị thế con chiên:
- Hiền lành: Trưởng thành nhân cách, vững vàng các nhân đức nhân bản. Điều này không phải được ngay một sớm một chiều hay nhờ lãnh nhận chức này, vụ kia. Nhưng cần phải trau dồi, luyện tập liên lĩ. Học xong một giáo trình các nhân đức nhân bản với điểm số tối đa mà vẫn là người thiếu nhân bản là chuyện rất bình thường.
- Vô tì tích: Dĩ nhiên, ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa giữ gìn thì phận người khó tránh lỗi lầm. Để ngày càng thêm thanh sạch, vô tì tích, thì không gì hơn “hãy đem những cái bên trong ra mà phân phát (lòng quảng đại)” (x.Lc 11,41).
- Ngoan ngoãn: biết luôn vâng theo ý Chúa. Để sống và hành động theo thánh ý Chúa thì tiên vàn cần có một đời sống cầu nguyện chuyên chăm và một tâm hồn “dễ bảo” dưới tác động của Thánh Thần.
Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ :
Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. “Con đi tu để làm gì?” Một câu hỏi thường gặp nhằm lượng giá ý hướng các ứng viên. Các vị hữu trách thường dễ hài lòng trước các câu trả lời mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những câu trả lời hàm chứa sự vị kỷ cho dù đó là lợi ích cá nhân rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:
- Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).
- Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm.
- Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, đồng loại và nhất là với những người nghèo, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).
Có thể nói rằng hơn bao giờ hết, nhân loại chúng ta hiện nay đang vào giai đoạn thích hưởng thụ và tìm đủ cách đủ kiểu để hưởng thụ. Chính vì thế, đời sống cống hiến dường như đang vắng bóng dần. Một điều chắc chắn là nhân loại, xã hội mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng cống hiến, những cuộc đời biết hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép dừng lại ở thái độ thầm thỉ, chấp tay hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.
Ban Mê Thuột
Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Qua các con số thống kê, chúng ta nhận ra đây là một nhu cầu vừa chính đáng và hợp lý lại vừa mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, dù có cấp thiết đến mấy thì Hội Thánh vẫn kiên trì chủ trương rằng cần “chất hơn là lượng”. Chính vì thế mà không thể vì lý do thiếu hụt linh mục hay tu sĩ mà hạ thấp tiêu chí cũng như các yêu cầu của việc đào tạo. Xin được góp một vài suy nghĩ về vấn đề này dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh. Cụ thể, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.
Nói đến biện chứng là nói đến một trong những “học thuyết mang tính triết học về các mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, hay là khoa học về các quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy” (Tự Điển Bách Khoa Việt Nam-1995). Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.
1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:
Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Thánh Tông đồ cả kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).
Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).
2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:
Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là con chiên vượt qua của giao ước mới. Trong khi đó vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy sự sống của chiên làm nguồn sống của mình.
Vài tâm tình hướng đến các mục tử (giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ):
Diễn ý câu nói của Thánh Giáo phụ Âugustinô: Cho anh em, tôi là mục tử (giám mục). Cùng với anh em, tôi là con chiên (tín hữu). Để các ngài, các vị chu toàn bổn phận mục tử Chúa giao phó thì ta hãy cầu xin cho các vị, các ngài trước hết biết sống vuông tròn vị thế con chiên:
- Hiền lành: Trưởng thành nhân cách, vững vàng các nhân đức nhân bản. Điều này không phải được ngay một sớm một chiều hay nhờ lãnh nhận chức này, vụ kia. Nhưng cần phải trau dồi, luyện tập liên lĩ. Học xong một giáo trình các nhân đức nhân bản với điểm số tối đa mà vẫn là người thiếu nhân bản là chuyện rất bình thường.
- Vô tì tích: Dĩ nhiên, ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa giữ gìn thì phận người khó tránh lỗi lầm. Để ngày càng thêm thanh sạch, vô tì tích, thì không gì hơn “hãy đem những cái bên trong ra mà phân phát (lòng quảng đại)” (x.Lc 11,41).
- Ngoan ngoãn: biết luôn vâng theo ý Chúa. Để sống và hành động theo thánh ý Chúa thì tiên vàn cần có một đời sống cầu nguyện chuyên chăm và một tâm hồn “dễ bảo” dưới tác động của Thánh Thần.
Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ :
Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. “Con đi tu để làm gì?” Một câu hỏi thường gặp nhằm lượng giá ý hướng các ứng viên. Các vị hữu trách thường dễ hài lòng trước các câu trả lời mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những câu trả lời hàm chứa sự vị kỷ cho dù đó là lợi ích cá nhân rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:
- Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).
- Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm.
- Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, đồng loại và nhất là với những người nghèo, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).
Có thể nói rằng hơn bao giờ hết, nhân loại chúng ta hiện nay đang vào giai đoạn thích hưởng thụ và tìm đủ cách đủ kiểu để hưởng thụ. Chính vì thế, đời sống cống hiến dường như đang vắng bóng dần. Một điều chắc chắn là nhân loại, xã hội mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng cống hiến, những cuộc đời biết hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép dừng lại ở thái độ thầm thỉ, chấp tay hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.
Ban Mê Thuột
Nhận diện người chăn thuê
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:09 11/05/2011
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh), cả Giáo hội hướng đến việc cổ võ ơn thiên triệu trong bậc tu trì nói chung và cách riêng ơn gọi linh mục, những vị được mệnh danh là mục tử. Trên quê hương Việt Nam, đó đây đã từng xuất hiện các băng rôn với hàng chữ: “chúng con cần mục tử, không cần người chăn thuê”. Có thể luận suy rằng khi người ta yêu sách phẩm hạnh cần có của một bậc sống thì mặc nhiên người ta khẳng định sự cao quý và cần thiết của bậc sống ấy.
Một sự thật dễ thấy, đó là khi đề cập đến mặt tích cực và khi đó là một trong những nhân đức hay lý tưởng thì người ta dễ đón nhận và cũng dễ tự bằng lòng khi thấy mình chưa đạt đến. Một trong những luận lý để tự châm chước đó là phận người còn nhiều hạn chế, thiếu sót vì như lời người xưa: “nhân bất thập toàn”. Trái lại khi nói đến điều tiêu cực, hay mặt trái của vấn đề thì người ta khó đón nhận, vì ai ai cũng vấn vương chút sĩ diện, chút tự ái nào đó. Nói rằng bạn chưa hoàn hảo thì chúng ta dễ chấp nhận ngay nhưng nếu nói rằng bạn xấu xa thì xem ra dễ có phản ứng. Hoặc giả như cho rằng bạn nói chưa đúng thì dễ chấp nhận nhưng nếu ai đó cho rằng chúng ta nói sai thì vấn đề lại trở thành trầm trọng. Một cách nào đó để tăng phần hiệu ứng thì thay vì khắc họa chân dung người mục tử nhân lành, chúng ta thử định hình khuôn mặt của người chăn thuê.
Cần khẳng định chắc chắn rằng Thiên Chúa, Chúa Kitô chỉ muốn trao ban cho chiên trong lẫn ngoài đàn những vị mục tử chứ không phải những người chăn thuê. Do đó việc phân biệt người chăn thuê với mục tử là việc đáng làm và phải làm. Nói đến phân biệt thì cần phải trình bày những điểm giống nhau và khác nhau giữa những gì chúng ta muốn phân biệt.
Dù có thể còn phiếm diện, nhưng xin mạo muội đề ra bốn nét tương đồng và bốn điểm khác biệt giữa mục tử với người chăn thuê. Trước hết chúng ta cùng xem xét một vài nét xem ra tương đồng giữa người chăn thuê và vị mục tử:
1.Đi qua cửa chuồng chiên: Kẻ trộm thì thường leo rào mà vào, trái lại cả hai, mục tử và người chăn thuê đều đường đường chính chính đi qua cửa chuồng chiên. Chúa Kitô đã tự giới thiệu Người là cửa chuồng chiên (x.Ga 10,1-10). Như thế, nhiều người đã lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh thành sự, nói theo truyền thống là được truyền chức Phó tế, được thụ phong Linh mục hay được tấn phong Giám mục rất có thể chưa phải là những mục tử chính hiệu mà cách nào đó đang là những người chăn thuê.
2.Biết chiên: Dù rằng khó có thể có cái “biết” theo nghĩa Kinh Thánh đó là đồng thân, chung phận, nhưng người chăn thuê cũng biết con chiên một cách nào đó khả dĩ đáng gọi là biết theo nhãn quan nhân loại.
3.Chiên nghe tiếng và đi theo mục tử cũng như kẻ chăn thuê: Ít ai phản đối sự thật này, vì người chăn thuê không phải là người lạ hay là kẻ trộm (x.Ga 10,5;8).
4.Cũng như mục tử, người chăn thuê dẫn chiên đến đồng cỏ và suối nước: Rất có thể chiên không được hưởng dùng các loại cỏ xanh tươi hay dòng nước mát trong cách tốt nhất, nhưng người chăn thuê vẫn không quên bổn phận cung cấp thức ăn và nước uống cho đàn chiên.
Tiếp đến chúng ta cùng nhận diện những điểm khác biệt giữa người chăn thuê và vị mục tử. Đây là nội dung muốn chia sẻ. Hy vọng rằng khi trực kiến với hình ảnh mang tính phản diện thì chúng ta dễ giật mình hơn, không chỉ với những người đang trong phận vụ mục tử mà còn với cả những người trong danh phận con chiên.
1.Làm chỉ vì tiền: Mục đích nhắm của bất cứ người làm thuê nào, nếu thực sự là làm thuê, thì đều vì tiền công. Một số người chăn thuê cũng có thể có tấm lòng với đàn chiên cách nào đó, nhưng ưu tiên số một vẫn là tiền công, dù là công nhật, công tháng, công năm hay tiền công theo sản phẩm.
2.Làm hết giờ hơn là làm hết việc, nếu có làm hết việc nhưng khó hết tình: Trong thân phận người làm thuê thì người ta rất mong đến giờ tan sở. Giả như người làm thuê nếu có làm hết việc thì ít khi hết lòng. Nếu người làm thuê làm ăn lương theo sản phẩm thì có đó chuyện làm hết sức, nhưng làm cách công tâm và hết tình thì cần xét lại. Chuyện làm “hợp tác xã” trong nông nghiệp một thời ở xã hội Việt Nam như là một minh chứng. Khi người ta không thực sự thấy quyền làm chủ của mình trên mảnh đất cày cấy thì dù cán cuốc đang giơ lên mà trùng với tiếng kẻng báo hết giờ thì nó được nhẹ nhàng đặt trên vai chứ không cắm xuống đất để thêm một chút đất được tơi xốp.
3.Không quan tâm đến chiên ngoài đàn: Đây là một điều tất yếu đương nhiên. Đã là làm thuê thì ít có ai thích dài tay với những việc xem ra không quá đòi buộc phải làm hoặc có xao nhãng hay không làm cũng chẳng bị trừ lương.
4.Không bao giờ sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì chiên: Cần thú nhận rằng chẳng có ai dại gì tự nguyện bị thiệt thân vì những gì không thuộc về mình. Khi thấy sói đến người chăn thuê sẵn sàng bỏ chiên để giữ lấy mạng sống mình (x.Ga 10,12). Chuyện hiến dâng mạng sống vì chiên xem ra chẳng hề có trong tâm trí của người chăn thuê.
Hy vọng rằng qua một vài nét phác họa chân dung người chăn thuê, chúng ta thêm xác tín rằng ngoài việc cần thiết cầu nguyện liên lỉ cho các mục tử trong Giáo hội, thì còn đó nhiều việc đáng làm và nên làm. Cũng hy vọng rằng một số mục tử nào đó trong Giáo hội, dù chưa hẳn xứng danh mục tử tốt lành nhưng không phải là những người chăn thuê. Một chuyện xem ra quá lý tưởng đó là mong sao không hề có người chăn thuê trong đàn chiên của Thiên Chúa. Nếu chưa thể được thì ít là ngày càng bớt đi những kẻ chăn thuê đang mang danh mục tử. Chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ muốn đoàn chiên của Người sống và hành xử như “đoàn cừu của Panurge”, mà là như đoàn dân Thiên Chúa trưởng thành, đầy ý thức và tinh thần trách nhiệm, luôn tích cực cộng tác với ơn Chúa để dệt xây những mục tử tốt lành như lòng Chúa ước mong.
Ban Mê Thuột
Chúa Giêsu, Mục Tử nhân lành
Phanxicô Xaviê
11:13 11/05/2011
"Đức tin không thể nào bị bóp nghẹt bởi bất cứ quyền lực nào". Đó là lời tuyên bố của phó tổng thống Hoa Kỳ George Bush trong buổi tiễn biệt Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 19/9/1987 nhân dịp Ngài viếng thăm Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn từ giã Đức Thánh Cha, phó tổng thống Hoa Kỳ nói rằng : Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục làm việc tại Liên Xô sau hơn 60 năm họ cố gắng tuyên truyền chủ thuyết vô thần.
Ông George Bush kể lại cho Đức Thánh Cha nghe như sau : "Trong nghi lễ an táng tổng bí thư Breznev tại Mascơva, một lễ nghi với nhiều lính tráng và hoa tím, nhưng không có đức tin và Lời Chúa, tôi theo dõi bà quả phụ đang tiến đến quan tài để nói lời từ biệt... Và kìa, có Chúa làm chứng cho tôi, giữa sự lạnh lùng của một chế độ độc tài bà Breznev chăm chú nhìn người chồng, rồi cúi nhẹ xuống và làm dấu thánh giá trên ngực của người chết... "
Ông Bush cũng kể lại rằng ông đã gặp Mao Trạch Đông trước khi ông này qua đời. Chủ tịch họ Mao đã tâm sự với ông như sau :"Tôi sắp sửa về Trời, tôi đã nhận được lời mời gọi của Chúa".
Đưa ra hai sự kiện trên đây, ông Bush kết luận : Không có quyền lực nào, không có luật pháp nào có thể quét sạch những gì đã ăn rễ sâu trong lòng người...
Lời phát biểu trên đây của ông George Bush có lẽ phải làm cho chúng ta phấn khởi. Thiên Chúa vẫn luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta. Chính những nơi mà chúng ta tưởng Ngài đã bị gạt bỏ hoàn toàn, chính những lúc mà chúng ta tưởng như Ngài không có mặt. Ngài vẫn tiếp tục hoạt động. Chúng ta tiếp nhận sự sống từ chính Chúa, như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời. Thiếu ánh sáng mặt trời thì không thể có sự sống trên trái đất. Cũng vậy, không có Chúa thì không thể có sự sống. Thiên Chúa thông ban sự sống cho chúng ta, bởi vì Ngài yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những kẻ chối bỏ hoặc thù ghét Ngài.
Hai hình ảnh mà Chúa Giêsu đưa ra trong bài Tin Mừng (Ga 10, 1-10) Chúa nhật IV Phục sinh nói lên sứ mạng cao cả của Người đến yêu thương và chăm sóc cho nhân loại. Để hiểu đoạn văn này rõ ràng hơn, chúng ta cần đọc thêm các câu tiếp theo ở Ga 10, 11-18. Ở câu 1-5, Đức Giêsu kể dụ ngôn người mục tử ; ở câu 7-16 Người giải thích ý nghĩa.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh "mục tử" để nói về vai trò của Người nơi dân Do thái. Bởi vì, hình ảnh đàn chiên, mục tử là những hình ảnh rất quen thuộc và nhiều ý nghĩa với họ, là dân có nguồn gốc du mục. Họ đã nhìn thấy nơi những thực tại quen thuộc ấy một biểu tượng giá trị cho đời sống tâm linh : Mục tử là hình ảnh mô tả đúng tình yêu của Giavê Thiên Chúa dành cho họ và đàn chiên là hình ảnh rõ nét mối tương quan của họ đối với Ngài.
Chúa Giêsu còn khẳng định :"Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào". Người tự ví mình là cửa chuồng chiên, ai qua cửa mà vào thì được cứu rỗi. Những hình ảnh ẩn dụ này nhằm mạc khải sứ mạng của Người là đến để ban tặng sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc viên mãn cho nhân loại, đang lầm lũi bước đi trong bóng tối của tội lỗi và sự chết. Như vậy, ai muốn vào Nước Trời, muốn lãnh nhận ơn cứu độ bắt buộc phải đi qua Người ; muốn đến với Chúa Cha phải qua Chúa Giêsu như Người đã từng nói :"Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy." Chỉ có Chúa Giêsu, mục tử đích thực mới đưa nhân loại vào Nước Trời.
Từ dân Israel khi xưa cho đến xã hội hôm nay, luôn có những người tin theo Chúa Giêsu và những người không tin theo Người. Tin theo Chúa Giêsu là biết sống và thực thi lời Người : Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Chiên đi theo mục tử vì quen tiếng của mục tử. Kitô hữu đi theo Chúa Giêsu vì quen tiếng của Người, hiểu lời Người.
Chúa Giêsu chính là Mục Tử nhân lành đến dẫn đưa chiên của Người là chúng ta đi vào đồng cỏ xanh tươi là Nước Trời. Mục Tử Giêsu vẫn đang chăm sóc, nuôi dưỡng chiên của Người bằng chính máu thịt mình. Do đó tin và gắn bó với Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể, sống thực thi lời Người là những phương thế hữu hiệu và luôn có giá trị để đón nhận sự sống, hạnh phúc mà Người mang lại.
Xin Chúa cho mọi người luôn hăng say học hỏi và nhiệt thành sống lời Chúa để có thể đón nhận và trao ban tình yêu, sự sống của Chúa cho chính mình và cho tha nhân.
Ông George Bush kể lại cho Đức Thánh Cha nghe như sau : "Trong nghi lễ an táng tổng bí thư Breznev tại Mascơva, một lễ nghi với nhiều lính tráng và hoa tím, nhưng không có đức tin và Lời Chúa, tôi theo dõi bà quả phụ đang tiến đến quan tài để nói lời từ biệt... Và kìa, có Chúa làm chứng cho tôi, giữa sự lạnh lùng của một chế độ độc tài bà Breznev chăm chú nhìn người chồng, rồi cúi nhẹ xuống và làm dấu thánh giá trên ngực của người chết... "
Ông Bush cũng kể lại rằng ông đã gặp Mao Trạch Đông trước khi ông này qua đời. Chủ tịch họ Mao đã tâm sự với ông như sau :"Tôi sắp sửa về Trời, tôi đã nhận được lời mời gọi của Chúa".
Đưa ra hai sự kiện trên đây, ông Bush kết luận : Không có quyền lực nào, không có luật pháp nào có thể quét sạch những gì đã ăn rễ sâu trong lòng người...
Lời phát biểu trên đây của ông George Bush có lẽ phải làm cho chúng ta phấn khởi. Thiên Chúa vẫn luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta. Chính những nơi mà chúng ta tưởng Ngài đã bị gạt bỏ hoàn toàn, chính những lúc mà chúng ta tưởng như Ngài không có mặt. Ngài vẫn tiếp tục hoạt động. Chúng ta tiếp nhận sự sống từ chính Chúa, như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời. Thiếu ánh sáng mặt trời thì không thể có sự sống trên trái đất. Cũng vậy, không có Chúa thì không thể có sự sống. Thiên Chúa thông ban sự sống cho chúng ta, bởi vì Ngài yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những kẻ chối bỏ hoặc thù ghét Ngài.
Hai hình ảnh mà Chúa Giêsu đưa ra trong bài Tin Mừng (Ga 10, 1-10) Chúa nhật IV Phục sinh nói lên sứ mạng cao cả của Người đến yêu thương và chăm sóc cho nhân loại. Để hiểu đoạn văn này rõ ràng hơn, chúng ta cần đọc thêm các câu tiếp theo ở Ga 10, 11-18. Ở câu 1-5, Đức Giêsu kể dụ ngôn người mục tử ; ở câu 7-16 Người giải thích ý nghĩa.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh "mục tử" để nói về vai trò của Người nơi dân Do thái. Bởi vì, hình ảnh đàn chiên, mục tử là những hình ảnh rất quen thuộc và nhiều ý nghĩa với họ, là dân có nguồn gốc du mục. Họ đã nhìn thấy nơi những thực tại quen thuộc ấy một biểu tượng giá trị cho đời sống tâm linh : Mục tử là hình ảnh mô tả đúng tình yêu của Giavê Thiên Chúa dành cho họ và đàn chiên là hình ảnh rõ nét mối tương quan của họ đối với Ngài.
Chúa Giêsu còn khẳng định :"Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào". Người tự ví mình là cửa chuồng chiên, ai qua cửa mà vào thì được cứu rỗi. Những hình ảnh ẩn dụ này nhằm mạc khải sứ mạng của Người là đến để ban tặng sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc viên mãn cho nhân loại, đang lầm lũi bước đi trong bóng tối của tội lỗi và sự chết. Như vậy, ai muốn vào Nước Trời, muốn lãnh nhận ơn cứu độ bắt buộc phải đi qua Người ; muốn đến với Chúa Cha phải qua Chúa Giêsu như Người đã từng nói :"Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy." Chỉ có Chúa Giêsu, mục tử đích thực mới đưa nhân loại vào Nước Trời.
Từ dân Israel khi xưa cho đến xã hội hôm nay, luôn có những người tin theo Chúa Giêsu và những người không tin theo Người. Tin theo Chúa Giêsu là biết sống và thực thi lời Người : Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Chiên đi theo mục tử vì quen tiếng của mục tử. Kitô hữu đi theo Chúa Giêsu vì quen tiếng của Người, hiểu lời Người.
Chúa Giêsu chính là Mục Tử nhân lành đến dẫn đưa chiên của Người là chúng ta đi vào đồng cỏ xanh tươi là Nước Trời. Mục Tử Giêsu vẫn đang chăm sóc, nuôi dưỡng chiên của Người bằng chính máu thịt mình. Do đó tin và gắn bó với Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể, sống thực thi lời Người là những phương thế hữu hiệu và luôn có giá trị để đón nhận sự sống, hạnh phúc mà Người mang lại.
Xin Chúa cho mọi người luôn hăng say học hỏi và nhiệt thành sống lời Chúa để có thể đón nhận và trao ban tình yêu, sự sống của Chúa cho chính mình và cho tha nhân.
Thánh Thể
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:18 11/05/2011
Chúa Giêsu cử hành bữa Tiệc Ly với các tông đồ vào áp Lễ Vượt Qua của người Do-thái. Chúng ta cùng đọc các bản văn quan trọng liên quan đến bữa Tiệc Ly để có một cái nhìn chung. Thánh Matthêô, vị tông đồ Chúa đã chọn và đã dự bữa Tiệc Ly cùng với Chúa và các tông đồ khác, ông viết: Cũng trong bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội (Mt. 26, 26-28).
Thánh Marcô là người Do-thái, thuộc dòng họ Lêvi. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Marcô theo thánh Phêrô giảng đạo tại La-mã. Marcô là tác giả của Phúc Âm thứ hai đã ghi lại mạch lạc về cuộc đời Chúa Cứu Thế dựa theo lời giảng của thánh Phêro. Marcô đã ghi lại trong bữa tiệc Vượt Qua: Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người (Mc. 14,22-24).
Thánh Luca là một lương y và đồng thời là một văn sĩ. Luca viết Phúc Âm thứ ba, lời lẽ thật linh động và lưu loát. Ông là người ngoại trở lại tin theo Chúa Kitô. Luca là môn đệ và cùng đi loan truyền Tin Mừng với thánh Phaolô. Luca ghi chi tiết về bữa Tiệc ly: Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em (Lc. 22, 19-20).
Các bản văn của các thánh sử và thơ của thánh Phaolô tông đồ đã bổ túc cho nhau và nhất lãm giữa các bản văn tường thuật. Thánh Phaolô nhận lãnh Tin Mừng trực tiếp từ Chúa Kitô Phục Sinh. Trong thơ gởi cho tín hữu thành Corintô, thánh Phaolô đã viết: Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."(1Cor. 11,23-25).
Thánh Luca và thánh Phaolô đã ghi chú trong lời chúc tụng, tạ ơn: Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy. Theo truyền thống, các tín hữu thời sơ khởi đã tụ họp chia sẻ bữa tiệc bẻ bánh. Chữ Thánh Thể (Eucharist) còn có nghĩa là Tạ Ơn (gratitude, thankfulness, giving of thanks) đã được dùng rất sớm. Trong các Hang Toại Đạo vẫn còn dấu vết trên các bức tường vẽ hình bữa Tiệc Ly. Chính Chúa Giêsu đã lập lại nghi thức này khi Chúa ngồi ăn cùng các môn đệ đi về Emmaus. Thánh Thể trở nên trung tâm điểm của việc phụng vụ thờ phượng và tưởng nhớ đến Chúa Giêsu chịu chết và sống lại. Trong Đạo Công Giáo, Thánh Thể được gọi là Bí Tích. Bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa thực sự qua việc biến thể (Transubstantiation) khi linh mục lập lại lời truyền phép của Chúa Giêsu.
Bí Tích Thánh Thể là trung tâm của tất cả các việc cử hành phụng vụ trong Giáo Hội. Chúng ta gọi việc cử hành này là Thánh Lễ, Bữa Tiệc Ly và tiệc Thánh (Lc. 22,17-20). Từ tiếng Hy-Lạp, thánh lễ còn có nghĩa là lễ Tạ Ơn. Chúa đã dâng lời chúc tụng tạ ơn. Những tín hữu đầu tiên tham dự việc cử hành Bẻ Bánh đã được thiết lập bởi Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Vượt Qua vào đêm trước khi Chúa chịu chết. Sách Tông Đồ Công Vụ và thánh Phaolô cũng viết rằng các tín hữu đã tham dự việc phụng vụ thánh này như là bổn phận. Nói lên sự hiệp nhất trong một thân thể - Thân Thể của Chúa Kitô.
Giáo Hội sơ khai và thời các thánh Giáo Phụ thực hành những nghi thức này và chấp nhận những yếu tố của thánh thể là bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khái niệm về việc biến đổi bản thể bánh và rượu trở nên Mình Máu Chúa Kitô trong khi cử hành Phụng Vụ, Công Đồng Lateran V (1215) và thánh Thomas Aquinas đã dùng cách suy tư triết học vật lý của Aristote để giải thích hành động truyền phép của linh mục. Khi linh mục đọc lời truyền phép trên của lễ thì bản thể của bánh và rượu biến đổi thành Mình Máu Chúa (đây là sự biến đổi bản thể - essence) trong khi vẫn giữ hình thức phụ thuộc của bánh và rượu.
Vào cuối thời Trung Cổ, Bí Tích Thánh Thể được sùng kính, đặc biệt do các Nữ Tu sống chiêm niệm muốn bắt chước và chia sẻ sự đau khổ của Chúa. Họ muốn được kết hợp mật thiết với Chúa qua việc lãnh nhận Mình Thánh của Chúa. Năm 1264, Giáo Hội thiết lập Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Corpus Christi). Đối với Giáo Hội Công Giáo, Bí tích Thánh Thể là lễ Hy Sinh (sacrifice) không đổ máu, được gọi là Phụng Vụ Thánh Thể. Các tín hữu được rước Mình Thánh Chúa cách trọn vẹn cho dù chỉ dưới hình bánh. Sau Công Đồng Vatican II, các tín hữu có thể rước Mình và Máu Thánh Chúa qua hai hình bánh và rượu. Giáo Hội còn có lòng sùng kính Chúa Giêsu ngự trong Bí Tích Thánh Thể. Mình Thánh Chúa được cất giữ trong Nhà Tạm để dùng như của ăn đàng cho những người hấp hối và đặc biệt để mọi người đến thờ lạy và kính viếng Chúa trong Bí Tích Thánh Thể.
Giáo Hội đã mất nhiều thế kỷ để hoàn tất việc cử hành phụng vụ Bí tích Thánh Thể. Qua nhiều suy tư của các nhà thần học về phụng vụ và đã áp dụng cử hành thánh lễ trong Giáo Hội khắp hoàn vũ. Bí tích Thánh Thể luôn là trung tâm của tất cả mọi cử hành phụng vụ thánh. Chúng ta biết trong các nhà thờ công giáo, Nhà Tạm Thánh Thể được đặt ngay chính điện, dưới chân thập giá Chúa. Ngày nay có một vài khuynh hướng đổi mới ở một số thánh đường, Nhà Tạm Thánh Thể được đặt sang một bên và Thánh Kinh một bên. Có nơi Nhà Tạm Thánh Thể được đặt riêng một chỗ có đèn chầu, để giáo dân đến kính viếng và tôn thờ.
Về việc cử hành phụng vụ, các linh mục là những người được chọn, đại diện đoàn dân Chúa dâng lễ mỗi ngày trên bàn thờ để đền tội. Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội (Dt. 5,1). Linh mục cũng chỉ là con người yếu đuối và tội lỗi. Linh mục cần sự sám hối và đền tội chính mình mỗi ngày. Thơ gởi cho Do-thái viết rằng: Mà vì yếu đuối, nên người phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy (Dt. 5,3). Còn Chúa Kitô đã dâng hiến lễ hy sinh đền tội chỉ một lần là đủ để tha tội cho mọi người trong mọi thời. Đức Giê-su không như các vị thượng tế khác: mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân; phần Người, Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ (Dt. 7,27).
Hiến tế tinh tuyền của Chúa Kitô đã xóa tội trần gian. Chúa Giêsu đã dùng chính sự sống mình dâng lên Chúa Cha làm của lễ giao hòa. Chúa lấy thịt máu của mình làm của ăn, của uống nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Chúa còn muốn hiện diện với chúng ta qua Bí tích Thánh Thể. Sau khi đọc lời truyền phép trên bánh và rượu, linh mục đã công bố: Đây là mầu nhiệm đức tin. Mầu nhiệm đức tin vượt trên sự hiểu biết của trí khôn con người. Sự biến đổi lạ lùng qua lời khẩn cầu Chúa Thánh Thần và quyền năng của Chúa Kitô phục sinh. Mầu nhiệm này đòi hỏi một niềm tin tuyệt đối. Bản thể của bánh rượu đã biến đổi trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu. Mọi tín hữu phải hết sức cung kính và thờ lạy. Bánh rượu không còn là bánh rượu bình thường nữa. Mỗi khi lãnh nhận Mình Máu Thánh, chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn tinh sạch và xứng đáng để chính Chúa ngự vào hồn ta. Khi linh mục hay thừa tác viên trao Mình Máu Thánh đều nói: Mình Thánh Chúa Kitô và Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta đáp lại Amen. Amen có nghĩa là chúng ta tin nhận và ước muốn rước Chúa thật sự.
Trong Giáo Hội, những thánh lễ đại trào hoành tráng có cả mấy trăm ngàn tín hữu tham dự. Cũng có những thánh lễ âm thầm trong ngục tối đơn côi. Đức cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận kể lại, ngài dâng lễ hằng ngày với chỉ 3 giọt rượu, 1 giọt nước trong lòng bàn tay và một ít bánh nhỏ. Ngài cất giữ Mình Thánh Chúa trong những túi nhỏ và lưu truyền giữa các bạn tù để cùng thờ kính và lãnh nhận. Mình Máu Chúa hiện diện đã trở nên nguồn sinh lực dồi dào cho chính ngài và các anh em bạn tù. Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể. Chúa hiện diện mọi và đến với con cái của Ngài để ủi an và nâng đỡ,
Chúa Giêsu đâu muốn bị giam hãm trong Nhà Tạm. Chúa muốn gặp gỡ, tâm sự và ủi an mọi người khi sầu muộn. Có mấy khi chúng ta chạy đến với Chúa qua Bí tích Thánh Thể. Tự vấn lương tâm, chúng ta cảm thấy xấu hổ khi thân thưa với Chúa: Lạy Chúa, con yêu mến Chúa nhưng chưa bao giờ con quỳ lặng trước Thánh Thể Chúa tới 3 phút. Con bận rộn biết bao nhiêu công việc chồng chất hằng ngày. Con lo lắng cho gia đình, con khổ đau bệnh tật và con vất vả ngược xuôi. Con chưa có đủ giờ lo cho con và cho gia đình, làm sao con có giờ đến với Chúa được? Chúa thông cảm cho con.
Chúng ta hãy đáp lại lời Chúa mời gọi: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt. 11,28). Chúa Giêsu đã hứa ban thịt và máu của Ngài làm của nuôi linh hồn và còn cho chúng ta được chung hưởng hạnh phúc muôn đời. Chúa phán: Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy (Ga. 6,54-56).
Bronx, New York
Thánh Marcô là người Do-thái, thuộc dòng họ Lêvi. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Marcô theo thánh Phêrô giảng đạo tại La-mã. Marcô là tác giả của Phúc Âm thứ hai đã ghi lại mạch lạc về cuộc đời Chúa Cứu Thế dựa theo lời giảng của thánh Phêro. Marcô đã ghi lại trong bữa tiệc Vượt Qua: Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người (Mc. 14,22-24).
Thánh Luca là một lương y và đồng thời là một văn sĩ. Luca viết Phúc Âm thứ ba, lời lẽ thật linh động và lưu loát. Ông là người ngoại trở lại tin theo Chúa Kitô. Luca là môn đệ và cùng đi loan truyền Tin Mừng với thánh Phaolô. Luca ghi chi tiết về bữa Tiệc ly: Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em (Lc. 22, 19-20).
Các bản văn của các thánh sử và thơ của thánh Phaolô tông đồ đã bổ túc cho nhau và nhất lãm giữa các bản văn tường thuật. Thánh Phaolô nhận lãnh Tin Mừng trực tiếp từ Chúa Kitô Phục Sinh. Trong thơ gởi cho tín hữu thành Corintô, thánh Phaolô đã viết: Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."(1Cor. 11,23-25).
Thánh Luca và thánh Phaolô đã ghi chú trong lời chúc tụng, tạ ơn: Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy. Theo truyền thống, các tín hữu thời sơ khởi đã tụ họp chia sẻ bữa tiệc bẻ bánh. Chữ Thánh Thể (Eucharist) còn có nghĩa là Tạ Ơn (gratitude, thankfulness, giving of thanks) đã được dùng rất sớm. Trong các Hang Toại Đạo vẫn còn dấu vết trên các bức tường vẽ hình bữa Tiệc Ly. Chính Chúa Giêsu đã lập lại nghi thức này khi Chúa ngồi ăn cùng các môn đệ đi về Emmaus. Thánh Thể trở nên trung tâm điểm của việc phụng vụ thờ phượng và tưởng nhớ đến Chúa Giêsu chịu chết và sống lại. Trong Đạo Công Giáo, Thánh Thể được gọi là Bí Tích. Bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa thực sự qua việc biến thể (Transubstantiation) khi linh mục lập lại lời truyền phép của Chúa Giêsu.
Bí Tích Thánh Thể là trung tâm của tất cả các việc cử hành phụng vụ trong Giáo Hội. Chúng ta gọi việc cử hành này là Thánh Lễ, Bữa Tiệc Ly và tiệc Thánh (Lc. 22,17-20). Từ tiếng Hy-Lạp, thánh lễ còn có nghĩa là lễ Tạ Ơn. Chúa đã dâng lời chúc tụng tạ ơn. Những tín hữu đầu tiên tham dự việc cử hành Bẻ Bánh đã được thiết lập bởi Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Vượt Qua vào đêm trước khi Chúa chịu chết. Sách Tông Đồ Công Vụ và thánh Phaolô cũng viết rằng các tín hữu đã tham dự việc phụng vụ thánh này như là bổn phận. Nói lên sự hiệp nhất trong một thân thể - Thân Thể của Chúa Kitô.
Giáo Hội sơ khai và thời các thánh Giáo Phụ thực hành những nghi thức này và chấp nhận những yếu tố của thánh thể là bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khái niệm về việc biến đổi bản thể bánh và rượu trở nên Mình Máu Chúa Kitô trong khi cử hành Phụng Vụ, Công Đồng Lateran V (1215) và thánh Thomas Aquinas đã dùng cách suy tư triết học vật lý của Aristote để giải thích hành động truyền phép của linh mục. Khi linh mục đọc lời truyền phép trên của lễ thì bản thể của bánh và rượu biến đổi thành Mình Máu Chúa (đây là sự biến đổi bản thể - essence) trong khi vẫn giữ hình thức phụ thuộc của bánh và rượu.
Vào cuối thời Trung Cổ, Bí Tích Thánh Thể được sùng kính, đặc biệt do các Nữ Tu sống chiêm niệm muốn bắt chước và chia sẻ sự đau khổ của Chúa. Họ muốn được kết hợp mật thiết với Chúa qua việc lãnh nhận Mình Thánh của Chúa. Năm 1264, Giáo Hội thiết lập Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Corpus Christi). Đối với Giáo Hội Công Giáo, Bí tích Thánh Thể là lễ Hy Sinh (sacrifice) không đổ máu, được gọi là Phụng Vụ Thánh Thể. Các tín hữu được rước Mình Thánh Chúa cách trọn vẹn cho dù chỉ dưới hình bánh. Sau Công Đồng Vatican II, các tín hữu có thể rước Mình và Máu Thánh Chúa qua hai hình bánh và rượu. Giáo Hội còn có lòng sùng kính Chúa Giêsu ngự trong Bí Tích Thánh Thể. Mình Thánh Chúa được cất giữ trong Nhà Tạm để dùng như của ăn đàng cho những người hấp hối và đặc biệt để mọi người đến thờ lạy và kính viếng Chúa trong Bí Tích Thánh Thể.
Giáo Hội đã mất nhiều thế kỷ để hoàn tất việc cử hành phụng vụ Bí tích Thánh Thể. Qua nhiều suy tư của các nhà thần học về phụng vụ và đã áp dụng cử hành thánh lễ trong Giáo Hội khắp hoàn vũ. Bí tích Thánh Thể luôn là trung tâm của tất cả mọi cử hành phụng vụ thánh. Chúng ta biết trong các nhà thờ công giáo, Nhà Tạm Thánh Thể được đặt ngay chính điện, dưới chân thập giá Chúa. Ngày nay có một vài khuynh hướng đổi mới ở một số thánh đường, Nhà Tạm Thánh Thể được đặt sang một bên và Thánh Kinh một bên. Có nơi Nhà Tạm Thánh Thể được đặt riêng một chỗ có đèn chầu, để giáo dân đến kính viếng và tôn thờ.
Về việc cử hành phụng vụ, các linh mục là những người được chọn, đại diện đoàn dân Chúa dâng lễ mỗi ngày trên bàn thờ để đền tội. Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội (Dt. 5,1). Linh mục cũng chỉ là con người yếu đuối và tội lỗi. Linh mục cần sự sám hối và đền tội chính mình mỗi ngày. Thơ gởi cho Do-thái viết rằng: Mà vì yếu đuối, nên người phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy (Dt. 5,3). Còn Chúa Kitô đã dâng hiến lễ hy sinh đền tội chỉ một lần là đủ để tha tội cho mọi người trong mọi thời. Đức Giê-su không như các vị thượng tế khác: mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân; phần Người, Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ (Dt. 7,27).
Hiến tế tinh tuyền của Chúa Kitô đã xóa tội trần gian. Chúa Giêsu đã dùng chính sự sống mình dâng lên Chúa Cha làm của lễ giao hòa. Chúa lấy thịt máu của mình làm của ăn, của uống nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Chúa còn muốn hiện diện với chúng ta qua Bí tích Thánh Thể. Sau khi đọc lời truyền phép trên bánh và rượu, linh mục đã công bố: Đây là mầu nhiệm đức tin. Mầu nhiệm đức tin vượt trên sự hiểu biết của trí khôn con người. Sự biến đổi lạ lùng qua lời khẩn cầu Chúa Thánh Thần và quyền năng của Chúa Kitô phục sinh. Mầu nhiệm này đòi hỏi một niềm tin tuyệt đối. Bản thể của bánh rượu đã biến đổi trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu. Mọi tín hữu phải hết sức cung kính và thờ lạy. Bánh rượu không còn là bánh rượu bình thường nữa. Mỗi khi lãnh nhận Mình Máu Thánh, chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn tinh sạch và xứng đáng để chính Chúa ngự vào hồn ta. Khi linh mục hay thừa tác viên trao Mình Máu Thánh đều nói: Mình Thánh Chúa Kitô và Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta đáp lại Amen. Amen có nghĩa là chúng ta tin nhận và ước muốn rước Chúa thật sự.
Trong Giáo Hội, những thánh lễ đại trào hoành tráng có cả mấy trăm ngàn tín hữu tham dự. Cũng có những thánh lễ âm thầm trong ngục tối đơn côi. Đức cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận kể lại, ngài dâng lễ hằng ngày với chỉ 3 giọt rượu, 1 giọt nước trong lòng bàn tay và một ít bánh nhỏ. Ngài cất giữ Mình Thánh Chúa trong những túi nhỏ và lưu truyền giữa các bạn tù để cùng thờ kính và lãnh nhận. Mình Máu Chúa hiện diện đã trở nên nguồn sinh lực dồi dào cho chính ngài và các anh em bạn tù. Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể. Chúa hiện diện mọi và đến với con cái của Ngài để ủi an và nâng đỡ,
Chúa Giêsu đâu muốn bị giam hãm trong Nhà Tạm. Chúa muốn gặp gỡ, tâm sự và ủi an mọi người khi sầu muộn. Có mấy khi chúng ta chạy đến với Chúa qua Bí tích Thánh Thể. Tự vấn lương tâm, chúng ta cảm thấy xấu hổ khi thân thưa với Chúa: Lạy Chúa, con yêu mến Chúa nhưng chưa bao giờ con quỳ lặng trước Thánh Thể Chúa tới 3 phút. Con bận rộn biết bao nhiêu công việc chồng chất hằng ngày. Con lo lắng cho gia đình, con khổ đau bệnh tật và con vất vả ngược xuôi. Con chưa có đủ giờ lo cho con và cho gia đình, làm sao con có giờ đến với Chúa được? Chúa thông cảm cho con.
Chúng ta hãy đáp lại lời Chúa mời gọi: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt. 11,28). Chúa Giêsu đã hứa ban thịt và máu của Ngài làm của nuôi linh hồn và còn cho chúng ta được chung hưởng hạnh phúc muôn đời. Chúa phán: Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy (Ga. 6,54-56).
Bronx, New York
Giới trẻ Miền Bắc học hỏi về Công Đồng Vaticanô II
Lm. Giuse Phạm Thanh Quang CSsR (J) CSsR
11:31 11/05/2011
(Tiếp theo, số 9)
NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT ĐỂ CANH TÂN VÀ CỔ VŨ PHỤNG VỤ THÁNH
39. Thưa cha, việc huấn luyện nhằm giúp người tín hữu tham dự Phụng Vụ cách linh động như thế nào?
Mẹ Giáo Hội luôn ước mong mọi tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành Phụng Vụ cách trọn vẹn, ý thức và linh động. Bởi lẽ Phụng Vụ là nguồn mạch thiết yếu để các tín hữu múc lấy tinh thần Kitô giáo đích thực. Do đó, nếu các chủ chăn nhiệt tâm trong mọi hoạt động mục vụ để lo việc huấn luyện thích hợp, sẽ giúp người tín hữu gặt hái được kết quả to lớn khi tham dự Phụng Vụ.
Điều trước tiên, các chủ chăn phải thấm nhuần sâu rộng tinh thần và năng lực của Phụng Vụ, đồng thời có khả năng giảng dạy Phụng Vụ. Do đó, các vị chủ chăn và các nhà đào tạo cần huấn luyện cho hàng giáo sĩ về Phụng Vụ thánh cách chuyên sâu.
40. Vậy trước tiên phải đào luyện giáo sư Phụng Vụ chứ, thưa cha?
Đúng vậy. Ban đào tạo trong Giáo Hội phải lo liệu sao cho có những người được đào tạo đầy đủ về phận vụ của họ tại các trường chuyên môn đặc biệt về Phụng Vụ. Chính những người đó sau này đảm nhiệm giảng dạy Phụng Vụ thánh trong các Chủng Viện, các Học Viện Dòng Tu, các Phân Khoa Thần Học.
41. Việc giảng dạy Phụng Vụ sẽ như thế nào ạ?
Thực sự, môn Phụng Vụ thánh được đặt vào hàng các môn học cần thiết và quan trọng trong các Chủng Viện, Học Viện Dòng Tu. Còn trong các Phân Khoa Thần Học thì môn Phụng Vụ được xếp vào môn chính.
Phụng Vụ được giảng dạy dưới nhiều khía cạnh khác nhau: thần học, lịch sử, tu đức, mục vụ, luật pháp. Ngoài ra, các giáo sư của các môn khác khi giảng dạy thì cách này hay cách khác cũng đễ cập đến Phụng Vụ nhằm làm nổi bật mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm cứu rỗi.
Nhờ việc chú trọng đến vấn đề huấn luyện đào tạo Phụng Vụ như thế, Hội Thánh nhắm đến đào tạo những chủng sinh có được đời sống thiêng liêng sâu sắc hầu tham dự nghi lễ thánh với trọn tâm hồn. Sau này, khi đã ra trường, họ có khả năng chia sẻ và truyền đạt đời sống Phụng Vụ cho các tín hữu được ủy thác cho họ.
42. Thưa cha, công việc huấn luyện Phụng Vụ cho các tín hữu được tiến hành ra sao?
Các chủ chăn phải chú trọng và có trách nhiệm lớn duy trì việc huấn luyện Phụng Vụ cho các tín hữu. Các ngài phải dẫn dắt đoàn chiên mình bằng cả lời nói lẫn gương lành.
43. Vậy Hội Thánh có được phép sử dụng các phương tiện truyền thông trong Phụng Vụ thánh không ạ?
Thực sự việc sử dụng phương tiện truyền thông trong Phụng Vụ thánh, đặc biệt trong Thánh Lễ phải được thực hiện cách thận trọng, cách xứng đáng dưới sự chỉ dẫn và bảo lãnh của những người có khả năng do các Giám Mục ủy thác.
44. Con thiết nghĩ, việc canh tân Phụng Vụ thánh phải tuân theo một số quy tắc nào đó chứ, thưa cha?
Đúng vậy. Hội Thánh dựa trên những nguyên tắc sau đây:
44.1 Việc điều hành Phụng Vụ thuộc thẩm quyền hàng Giáo Phẩm. Nghĩa là việc điều hành Phụng Vụ thánh chỉ tùy thuộc thẩm quyền của Giáo Hội, cũng có nghĩa là thuộc quyền Tông Tòa và chiếu theo quy tắc luật pháp thì thuộc quyền Giám Mục. Điều này tùy thuộc các loại Hội Đồng Giám Mục khác nhau, được thiết định hợp pháp, có thẩm quyền trong từng địa phương.
Tuyệt đối không ai (ngay cả linh mục) được tự quyền thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong Phụng Vụ. Bởi lẽ chính là công cuộc của Chúa Kitô và Giáo Hội phổ quát, chứ không thuộc về một Giáo Hội địa phương hay đoàn thể đặc biệt nào. Do đó, tất cả mọi sự liên quan tới việc điều hành Phụng Vụ chỉ lệ thuộc thẩm quyền tối cao của Giáo Hội mà thôi. Các Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục nói chung chỉ có thẩm quyền do Giáo Hội ủy thác và trao việc thừa hành.
44.2 Phải tuân theo nguyên tắc truyền thống và tiến bộ. Nghĩa là việc canh tân không phá bỏ truyền thống, mang nét tiến bộ nhưng luôn nhắm đến lợi ích thiết thực và chắc chắn của Giáo Hội đòi hỏi. Việc canh tân cũng nên tránh tối đa những gì gây ra sự dị biệt về nghi lễ giữa các vùng xung quanh.
44.3 Thánh Kinh và Phụng Vụ luôn gắn kết với nhau cách chặt chẽ. Thánh Kinh luôn giữ vai trò quan trọng trong Phụng Vụ. Chẳng hạn khi cử hành các giờ Phụng Vụ, các bài đọc, dẫn giải trong bài giảng, lời kinh, lời nguyện, ca vịnh, bài hát,… đều khởi nguồn từ Thánh Kinh. Bởi vậy, để canh tân Phụng Vụ hiệu quả, Hội Thánh luôn dựa vào Thánh Kinh.
44.4 Việc tu chỉnh sách Phụng Vụ cần phải nhờ đến các chuyên viên và tham khảo ý kiến các Giám Mục mọi nơi để hiệu chỉnh sách Phụng Vụ cách nhanh chóng, kịp thời.
44.5 Xét về mặt phẩm trật và cộng đoàn thì dân thánh được quy tụ, tổ chức, cử hành cách cộng đồng, công khai đông đảo dưới quyền của các Giám Mục. Các bạn nên nhớ, Thánh Lễ là đỉnh cao và có giá trị đặc biệt, rồi đến giá trị của các Bí Tích.
44.6 Phải cử hành Phụng Vụ một cách nghiêm chỉnh, trang trọng, sốt sắng, linh động. Nói chung, khi cử hành Phụng Vụ thánh, ai lãnh phận vụ nào thì phải chu toàn xuất sắc trọn vẹn phận vụ ấy, từ thừa tác viên (Giám Mục, Linh Mục) đến Giáo Dân; từ những người đọc sách, dẫn giải, ca đoàn đến giúp lễ,… Tất cả phải thi hành với lòng đạo đức chân thành trong trật tự, nghiêm túc, nghiêm trang, đồng thời phải tuân theo luật “chữ đỏ” được hướng dẫn trong “Sách Lễ Roma”. Để chu toàn trọn vẹn, mọi người cần phải được học hỏi và thấm nhuần tinh thần của Phụng Vụ.
45. Con thấy trong khi cử hành Phụng Vụ, người tín hữu đóng vai trò không nhỏ, có đúng vậy không, thưa cha?
Bạn nói chính xác. Đoàn dân tín hữu đóng vai trò rất lớn trong việc cử hành Phụng Vụ. Vì vậy, trong Phụng Vụ, luôn luôn cần phải cổ vũ những lời tung hô, những lời đối đáp, những bài ca vịnh, tiến khúc, thánh ca, những động tác, cử chỉ,… của dân chúng.
46. Thưa cha, có một vấn đề hơi khó nói và tế nhị, trong khi cử hành Phụng Vụ thì có những người anh em lương dân hay những viên chức dân sự tham dự thì sao?
Thực sự, ngoài sự ưu đãi đặc biệt đối với phận sự Phụng Vụ và Chức Thánh, cũng như vinh dự dành cho các viên chức dân sự hợp theo quy luật Phụng Vụ, sẽ không có một thiên vị nào đối với các tư nhân hay địa vị. Nếu là lương dân, họ sẽ tham dự cách thụ động vì nơi họ chưa có niềm tin trong khi việc cử hành Phụng Vụ dành đặc biệt cho những người có niềm tin vào Chúa (chẳng hạn như phần rước lễ, anh em lương dân sẽ không được tham dự vào phần này).
NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT ĐỂ CANH TÂN VÀ CỔ VŨ PHỤNG VỤ THÁNH
39. Thưa cha, việc huấn luyện nhằm giúp người tín hữu tham dự Phụng Vụ cách linh động như thế nào?
Mẹ Giáo Hội luôn ước mong mọi tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành Phụng Vụ cách trọn vẹn, ý thức và linh động. Bởi lẽ Phụng Vụ là nguồn mạch thiết yếu để các tín hữu múc lấy tinh thần Kitô giáo đích thực. Do đó, nếu các chủ chăn nhiệt tâm trong mọi hoạt động mục vụ để lo việc huấn luyện thích hợp, sẽ giúp người tín hữu gặt hái được kết quả to lớn khi tham dự Phụng Vụ.
Điều trước tiên, các chủ chăn phải thấm nhuần sâu rộng tinh thần và năng lực của Phụng Vụ, đồng thời có khả năng giảng dạy Phụng Vụ. Do đó, các vị chủ chăn và các nhà đào tạo cần huấn luyện cho hàng giáo sĩ về Phụng Vụ thánh cách chuyên sâu.
40. Vậy trước tiên phải đào luyện giáo sư Phụng Vụ chứ, thưa cha?
Đúng vậy. Ban đào tạo trong Giáo Hội phải lo liệu sao cho có những người được đào tạo đầy đủ về phận vụ của họ tại các trường chuyên môn đặc biệt về Phụng Vụ. Chính những người đó sau này đảm nhiệm giảng dạy Phụng Vụ thánh trong các Chủng Viện, các Học Viện Dòng Tu, các Phân Khoa Thần Học.
41. Việc giảng dạy Phụng Vụ sẽ như thế nào ạ?
Thực sự, môn Phụng Vụ thánh được đặt vào hàng các môn học cần thiết và quan trọng trong các Chủng Viện, Học Viện Dòng Tu. Còn trong các Phân Khoa Thần Học thì môn Phụng Vụ được xếp vào môn chính.
Phụng Vụ được giảng dạy dưới nhiều khía cạnh khác nhau: thần học, lịch sử, tu đức, mục vụ, luật pháp. Ngoài ra, các giáo sư của các môn khác khi giảng dạy thì cách này hay cách khác cũng đễ cập đến Phụng Vụ nhằm làm nổi bật mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm cứu rỗi.
Nhờ việc chú trọng đến vấn đề huấn luyện đào tạo Phụng Vụ như thế, Hội Thánh nhắm đến đào tạo những chủng sinh có được đời sống thiêng liêng sâu sắc hầu tham dự nghi lễ thánh với trọn tâm hồn. Sau này, khi đã ra trường, họ có khả năng chia sẻ và truyền đạt đời sống Phụng Vụ cho các tín hữu được ủy thác cho họ.
42. Thưa cha, công việc huấn luyện Phụng Vụ cho các tín hữu được tiến hành ra sao?
Các chủ chăn phải chú trọng và có trách nhiệm lớn duy trì việc huấn luyện Phụng Vụ cho các tín hữu. Các ngài phải dẫn dắt đoàn chiên mình bằng cả lời nói lẫn gương lành.
43. Vậy Hội Thánh có được phép sử dụng các phương tiện truyền thông trong Phụng Vụ thánh không ạ?
Thực sự việc sử dụng phương tiện truyền thông trong Phụng Vụ thánh, đặc biệt trong Thánh Lễ phải được thực hiện cách thận trọng, cách xứng đáng dưới sự chỉ dẫn và bảo lãnh của những người có khả năng do các Giám Mục ủy thác.
44. Con thiết nghĩ, việc canh tân Phụng Vụ thánh phải tuân theo một số quy tắc nào đó chứ, thưa cha?
Đúng vậy. Hội Thánh dựa trên những nguyên tắc sau đây:
44.1 Việc điều hành Phụng Vụ thuộc thẩm quyền hàng Giáo Phẩm. Nghĩa là việc điều hành Phụng Vụ thánh chỉ tùy thuộc thẩm quyền của Giáo Hội, cũng có nghĩa là thuộc quyền Tông Tòa và chiếu theo quy tắc luật pháp thì thuộc quyền Giám Mục. Điều này tùy thuộc các loại Hội Đồng Giám Mục khác nhau, được thiết định hợp pháp, có thẩm quyền trong từng địa phương.
Tuyệt đối không ai (ngay cả linh mục) được tự quyền thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong Phụng Vụ. Bởi lẽ chính là công cuộc của Chúa Kitô và Giáo Hội phổ quát, chứ không thuộc về một Giáo Hội địa phương hay đoàn thể đặc biệt nào. Do đó, tất cả mọi sự liên quan tới việc điều hành Phụng Vụ chỉ lệ thuộc thẩm quyền tối cao của Giáo Hội mà thôi. Các Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục nói chung chỉ có thẩm quyền do Giáo Hội ủy thác và trao việc thừa hành.
44.2 Phải tuân theo nguyên tắc truyền thống và tiến bộ. Nghĩa là việc canh tân không phá bỏ truyền thống, mang nét tiến bộ nhưng luôn nhắm đến lợi ích thiết thực và chắc chắn của Giáo Hội đòi hỏi. Việc canh tân cũng nên tránh tối đa những gì gây ra sự dị biệt về nghi lễ giữa các vùng xung quanh.
44.3 Thánh Kinh và Phụng Vụ luôn gắn kết với nhau cách chặt chẽ. Thánh Kinh luôn giữ vai trò quan trọng trong Phụng Vụ. Chẳng hạn khi cử hành các giờ Phụng Vụ, các bài đọc, dẫn giải trong bài giảng, lời kinh, lời nguyện, ca vịnh, bài hát,… đều khởi nguồn từ Thánh Kinh. Bởi vậy, để canh tân Phụng Vụ hiệu quả, Hội Thánh luôn dựa vào Thánh Kinh.
44.4 Việc tu chỉnh sách Phụng Vụ cần phải nhờ đến các chuyên viên và tham khảo ý kiến các Giám Mục mọi nơi để hiệu chỉnh sách Phụng Vụ cách nhanh chóng, kịp thời.
44.5 Xét về mặt phẩm trật và cộng đoàn thì dân thánh được quy tụ, tổ chức, cử hành cách cộng đồng, công khai đông đảo dưới quyền của các Giám Mục. Các bạn nên nhớ, Thánh Lễ là đỉnh cao và có giá trị đặc biệt, rồi đến giá trị của các Bí Tích.
44.6 Phải cử hành Phụng Vụ một cách nghiêm chỉnh, trang trọng, sốt sắng, linh động. Nói chung, khi cử hành Phụng Vụ thánh, ai lãnh phận vụ nào thì phải chu toàn xuất sắc trọn vẹn phận vụ ấy, từ thừa tác viên (Giám Mục, Linh Mục) đến Giáo Dân; từ những người đọc sách, dẫn giải, ca đoàn đến giúp lễ,… Tất cả phải thi hành với lòng đạo đức chân thành trong trật tự, nghiêm túc, nghiêm trang, đồng thời phải tuân theo luật “chữ đỏ” được hướng dẫn trong “Sách Lễ Roma”. Để chu toàn trọn vẹn, mọi người cần phải được học hỏi và thấm nhuần tinh thần của Phụng Vụ.
45. Con thấy trong khi cử hành Phụng Vụ, người tín hữu đóng vai trò không nhỏ, có đúng vậy không, thưa cha?
Bạn nói chính xác. Đoàn dân tín hữu đóng vai trò rất lớn trong việc cử hành Phụng Vụ. Vì vậy, trong Phụng Vụ, luôn luôn cần phải cổ vũ những lời tung hô, những lời đối đáp, những bài ca vịnh, tiến khúc, thánh ca, những động tác, cử chỉ,… của dân chúng.
46. Thưa cha, có một vấn đề hơi khó nói và tế nhị, trong khi cử hành Phụng Vụ thì có những người anh em lương dân hay những viên chức dân sự tham dự thì sao?
Thực sự, ngoài sự ưu đãi đặc biệt đối với phận sự Phụng Vụ và Chức Thánh, cũng như vinh dự dành cho các viên chức dân sự hợp theo quy luật Phụng Vụ, sẽ không có một thiên vị nào đối với các tư nhân hay địa vị. Nếu là lương dân, họ sẽ tham dự cách thụ động vì nơi họ chưa có niềm tin trong khi việc cử hành Phụng Vụ dành đặc biệt cho những người có niềm tin vào Chúa (chẳng hạn như phần rước lễ, anh em lương dân sẽ không được tham dự vào phần này).
Phải hiểu thế nào về những tai họa như bão lụt, sóng thần gây đau khổ cho con người?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
11:37 11/05/2011
Hỏi : xin cha giải thích về ý kiến cho rằng những thiên tai như bảo lut, động đất, sóng thần xảy ra vì tội lỗi của con người. Điều này có đúng không ?
TRả lời,: Tôi đã có dịp giải thích sự dữ , sự ác, sự đau khổ, nói chung, là một bí nhiệm ( mystery ) mà không ai có thể giải thích thỏa đáng lý do được.Những sự dữ đó vẫn thường xảy ra cho con người ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, và người ta không có cách nào để ngăn ngừa, và tránh thiệt hại về nhân mạng và tài sản mỗi khi có thiên tai như bão lụt, động đất..xảy ra..
Thánh Augustinô( 454-430) cũng đã suy nghĩ nhiều về sự kiện này, nhưng cuối cùng ngài cũng phải thú nhân như sau : " Tôi cố tìm xem do đâu mà có sự ác. Và tôi đã không tìm được câu giải đáp." ( Confessions 7: 7,11)
Thánh Phaolô cũng nhìn nhận như sau : "thật vầy, mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành." ( 2 Tx 2: 7)
Đúng thế, sự dữ, sự ác, nghèo đói, bệnh tật và thiên tai như bão lụt, động đất ,sóng thần ( Tsunami) vẫn tiếp tục gây đau khổ cho con người ở khắp mọi nơi . Một thực tế trái ngược và khó hiểu nữa là những kẻ gian ác, giết người, cờ bạc, sống vô luân,vô đạo vẫn cử nhởn nhơ sung túc, trong khi biết bao người lành, người lương thiện lại gặp những đau khổ, như nghèo đói, bệnh tật,tai nạn xe cộ, thiên tai ,v.v. Cụ thể tháng 8 năm 2008, một xe buýt chở mấy chục người Công giáo ở Houston,Texas đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Dòng Đồng Công (Carthage,Misouri) đã gặp tai nạn kinh hoàng khiến hàng chục người chết và bị thương nặng !.
Tại sao họ đi làm việc đạo đức mà lại gặp tai nạn khủng khiếp như vậy, trong khi các xe buýt khác hàng ngày chở người đi đánh bạc ở Las Vegas, Lake Charles .. hoặc phi cơ chở người di du hí ở Cancun ( Mexico )và Jamaika...thì lại chưa lần nào gặp tai nạn tương tự ?
Lại nữa, phụ nữ sinh con thì đễ mắc bệnh ung thư ngực hay tử cung, nhưng các nữ tu sống độc thân thì có người cũng mắc chứng nan y này ! Người uống rượu và hút thuốc nhiều thì dễ bị ung thư phổi hay bệnh bao tử, Nhưng nhiều linh mục, tu sĩ không hút thuốc, không nghiện rượu vậy mà có người cũng bị ung thư phổi, bệnh bao tử !!
Thật là điều quá khó hiểu xét theo lý trí và khôn ngoan của con người.
Xưa kia, người Do Thái thường cho rằng những đau khổ như bệnh tật, nghèo đói, đui , mù, què v,v là hậu quả của tội con người đã phạm. Ví thế. khi thấy một anh mù từ khi mới sinh, các môn đệ Chúa Giêsu đã hỏi Chúa xem có phải vì tội của anh này hay tội của cha mẹ anh, Chúa đã trả lời như sau :" không phải anh ta, cũng không phải cha mẹ anh ta đã phạm tội.Nhưng chuyện đó xảy ra để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh." ( Ga 9: 3)
Việc của Thiên Chúa được tỏ hiện là Chúa đã cho anh mù được trông thấy để anh vui sướng đi ca tụng Chúa đã chữa cho anh khỏi mù lòa về thể lý, đồng thời cũng giúp mở mắt thiêng liêng cho anh được biết Chúa là Đấng Thiên Sai ( Messiah) khi anh trả lời Chúa Giêsu : " Thưa Ngài, tôi tin" ( Ga 9 :38) .
Như thế, đủ cho ta thấy rằng không thể cắt nghĩa những tai họa xẩy ra ở khắp nơi như động đát, bão lụt, sóng thần..v.v theo nhãn quan con người được.Nói rõ hơn, không thể suy đoán là Thiên Chúa đã phạt dân này, nước kia vì tội họ đã phạm mất lòng Chúa nên phải chịu những tai họa đó..
Cụ thể, cách nay 6 năm một cơn sống thần đột nhiên xẩy ra ở các bờ biển chạy dài từ Thái Lan đến Nam Dương quần đảo khiến cho hàng trăm ngàn người bị nước cuốn đi cùng với nhà cửa , tài sản vào lòng biển cả.. Mới nhất trong tháng 3 vừa qua, một trận động đất dữ dội cũng gây ra sống thần ở Nhật Bản khiến hàng chục ngàn người bị giết hay mất tích cùng với nhà cửa, tài sản của họ. .
Trước thảm họa nói trên,.có người đã vội kết luận là vì Nhật Bản gây nhiều tội ác với các dân Trung Hoa, Triều Tiên và cả ViệtNam trong thời kỳ đệ nhị thế chiến trước đây, nên bây giờ phải trả nợ máu !. Cũng chung một lập luân như vây, nên Vương quốc Ả Rập Saudite cách nay 6 năm đã từ chối không trợ giúp nạn nhân các nước Thái Lan, Nam Dương, Ấn Độ bị sống thần gây nhiều thiệt hại về nhân mang và tài sản, chỉ vì chọ cho rằng các vùng bải biển bị sóng thần cuốn đi là những nơi ăn chơi tội lỗi của dân địa phương và những du khách khắp nơi trên thế giới tìm đến để mua vui bất chính nên đáng bị phạt !
Chúng ta phải nghỉ thể nào suy luận đó?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần đọc lại một trình thuật trong Tin Mừng Thánh Luca nói về mấy người Ga-li-lê-a bị Tổng trấn Phila -Tô giết chết rồi lấy mấu hòa lẵn với máu tế vật, và mười tám người khác bị tháp Si-lô-a đổ xuống đè chết. Trước những thảm họa này, có mấy người đã đến hỏi Chúa Giêsu xem có phải vì tội của họ mà những nạn nhân trên phải đền phạt cách nhãn tiền hay không. Chúa đã trả lời như sau :
" Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối thì các ông cũng sẽ chết y như vậy. " ( Lc 13 : 5)
Câu trả lời trên của Chúa dạy chúng ta ta 2 điều quan trọng như sau:
1-Trước hết, không thể vội kết luận rằng những người gặp tai họa như động đật , bão lụt, sống thần v.v đều là những người tội lỗi hơn người khác và đáng bị Thiên Chúa phạt cách nhãn tiền.
Cứ nhìn vào thực trạng thế giới ngày nay cũng đủ cho thấy là suy nghĩ như trên không đúng.
Đây là thực tế : có biết bao nhà độc tài, chế độ cai trị hà khắc, làm khổ người dân chẳng may rơi vào ách thống trị độc ác của họ. Lại nữa, cũng đầy rẫy ở khắp nơi những kẻ đang làm những việc vô đạo như giết người, cướp của,dâm ô, khai thác kỹ nghệ mãi dâm, cờ bạc.. Dầu vậy, bọn người này và những nhà độc tài cùng với chế độ ác nghiệt của họ vẫn tồn tại đã bao nhiêu năm qua, và những kẻ làm điều gian ác, tội lỗi đó vẫn sống phây phây không biết đến bao giờ mới bị lật đổ và bị trừng trị .???
Sao Chúa chưa phạt nhãn tiền những kẻ gian ác này để giải phóng cho bao triệu dân lành vô tội phải chịu ách thống khổ triền miên như vậy ? Tại sao những kẻ làm những việc vô luân ,vô đạo, vẫn sống phây phây và sung túc để thách đố những người lương thiện lại gặp gian nan, nghèo đói, đau khổ ?
2-Dầu vậy, tội lỗi cũng có thể gây nên tai họa như lời Chúa nói trên đây : "nếu không sám hối thì sẽ chết". Như thế có nghĩa là dù Chúa biết và chê ghét tội lỗi của con người, nhưng còn khoan dung chờ kể gian ác , kẻ có tội, sám hối , cải tà qui chánh để khỏi phải chết không những về thể sác mà còn cả về mặt thiêng liêng , tức là phải vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa là Nguồn an vui , hạnh phúc bất diệt.
Tin Mừng Thánh Gioan cũng kể lại một bênh nhân kia đã được Chúa Giêsu chữa cho lành khỏi.Nhưng sau đó, khi Chúa gặp lại người này trong Đền Thờ, Chúa đã nói với anh ta như sau : " " Này, anh đã được khỏi bệnh . Đừng phạm tội nữa kẻo lại phải khốn khó hơn trước." ( Ga 5: 14). Như thế có nghĩa là tội lỗi có thể tức khắc gây ra hậu quả tai hại cho con người căn cứ theo lời Chúa nói trên đây.
Kinh nghiệm thực tế cũng chứng minh điều này : kẻ lưu manh đôt nhập vào tư gia để ăn cắp có thể bị chủ nhà bắn chết tại chỗ.. Gian dâm cũng có thể đưa đến án mạng cho dâm phụ hay dâm phụ và tan vỡ hạnh phúc gia đình vì nghen. Say mê tốc độ để lái xe quá nhanh có thể gây tai nạn tử vong cho chính mình và cho người khác..Đó là một vài thí dụ điển hình để minh chứng là tội lỗi có thể gây hậu quả tai hại tức khắc cho những ai liều mình làm những việc sai trái, tội lỗi.
Tuy nhiên, thường tình chúng ta thấy những kẻ làm điều gian ác độc dữ vẫn sống nhởn nhơ ở khắp mọi nơi như thách đố những người lành, người lương thiện đang bị nghèo đói, bệnh tật, bất công xã hội , tai nạn xe cộ . v. v.
Nhưng, có lẽ lý do vững chắc để giải thích vì sao những kể gian ác chưa bị trừng phạt nhãn tiền là vì Thiên Chúa còn khoan dung cho chúng cơ hội để ăn năn hối cải trước khi Người bất đắc dĩ phải đánh phạt họ như Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ Ê-dê-ki-en như sau :
" Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi thấy nó thay đổi
đường lối để được sống,. Hãy trở lại ,hãy từ bỏ đường lối xấu xa của các người mà trở lại ( Ed 33:11) .
Như thế, cho thấy rõ Thiên Chúa quả thực là người Cha nhân lành, đẫy lòng thương xót và mong muốn cho kẻ tội lỗi thống hối ăn năn để được tha thứ như Người đã nói thêm như sau:
" Hoặc giả Ta nói với kẻ gian ác " chắc chắn ngươi phải chết. Nhưng nếu nó từ bỏ tội lỗi mà trở lại, và thực hành điều công minh chính trực.... thì chắc chắn nó sẽ được sống và không phải chết." ( Ed 33: 14)
Nói khác đi, Thiên Chúa muốn kẻ có tội nhận biết tội mình đã phạm và còn tin tưởng nơi lòng thương xót vô biên của Người để xin tha thứ thì chắc chắn sẽ được thứ tha, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội chổi bỏ Thiên Chúa hoàn toàn, thì sẽ không được tha thứ mà thôi.( x.Mc 3: 28-29; Lc 12:10).
Tóm lại, không thể căn cứ vào tai họa của người khác mà kết luận họ là những kẻ tội lỗi đáng phải phạt.Cũng không thể nghĩ rằng những kẻ đang làm điều gian ác mà chưa bị phạt vì tội của họ không đáng phải phạt. Họ chưa bị phạt vì Thiên Chúa còn khoan dung chờ đợi họ sám hối để xin Người tha thứ và được sống.
Mặt khác, khi thấy những tai họa lớn lao như bão lụt, động đất, sóng thần, xảy ra ở đâu và cho ai, thì đó cũng là dịp thức tỉnh mọi người chúng ta về sự cần thiết phải chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng vì " " chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến." ( Lc 12: 40).
Sau hết, khi thấy người khác bị tai họa , không may thì đó cũng là dịp thích hợp cho ta thực hành đức bác ái Công giáo để tỏ tình thương,thông cảm và rộng tay cứu giúp những anh chi em chẳng may gặp hoạn nạn như chiến tranh, bão lụt, động đất và sóng thần .. không phân biệt mầu da, tiếng nói và tôn giáo.Chính Chúa Giêsu đang hiện diện nơi những nạn nhân đau khổ đó và Người mong đợi chúng ta mở lòng nhân ái cứu giúp họ để sau này xứng đáng được nghe lời Chúa phán như sau " Nào những kẻ Cha ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay tử thủa tạo thiên lập địa , vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn ; Ta khát các ngươi đã cho uống.. Ta đau yếu các ngươi đã thăm nom...." ( Mt 25: 34-35)
Ước mong giải đáp trên đây phần nào thỏa mãn câu hỏi được dặt ra.
TRả lời,: Tôi đã có dịp giải thích sự dữ , sự ác, sự đau khổ, nói chung, là một bí nhiệm ( mystery ) mà không ai có thể giải thích thỏa đáng lý do được.Những sự dữ đó vẫn thường xảy ra cho con người ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, và người ta không có cách nào để ngăn ngừa, và tránh thiệt hại về nhân mạng và tài sản mỗi khi có thiên tai như bão lụt, động đất..xảy ra..
Thánh Augustinô( 454-430) cũng đã suy nghĩ nhiều về sự kiện này, nhưng cuối cùng ngài cũng phải thú nhân như sau : " Tôi cố tìm xem do đâu mà có sự ác. Và tôi đã không tìm được câu giải đáp." ( Confessions 7: 7,11)
Thánh Phaolô cũng nhìn nhận như sau : "thật vầy, mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành." ( 2 Tx 2: 7)
Đúng thế, sự dữ, sự ác, nghèo đói, bệnh tật và thiên tai như bão lụt, động đất ,sóng thần ( Tsunami) vẫn tiếp tục gây đau khổ cho con người ở khắp mọi nơi . Một thực tế trái ngược và khó hiểu nữa là những kẻ gian ác, giết người, cờ bạc, sống vô luân,vô đạo vẫn cử nhởn nhơ sung túc, trong khi biết bao người lành, người lương thiện lại gặp những đau khổ, như nghèo đói, bệnh tật,tai nạn xe cộ, thiên tai ,v.v. Cụ thể tháng 8 năm 2008, một xe buýt chở mấy chục người Công giáo ở Houston,Texas đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Dòng Đồng Công (Carthage,Misouri) đã gặp tai nạn kinh hoàng khiến hàng chục người chết và bị thương nặng !.
Tại sao họ đi làm việc đạo đức mà lại gặp tai nạn khủng khiếp như vậy, trong khi các xe buýt khác hàng ngày chở người đi đánh bạc ở Las Vegas, Lake Charles .. hoặc phi cơ chở người di du hí ở Cancun ( Mexico )và Jamaika...thì lại chưa lần nào gặp tai nạn tương tự ?
Lại nữa, phụ nữ sinh con thì đễ mắc bệnh ung thư ngực hay tử cung, nhưng các nữ tu sống độc thân thì có người cũng mắc chứng nan y này ! Người uống rượu và hút thuốc nhiều thì dễ bị ung thư phổi hay bệnh bao tử, Nhưng nhiều linh mục, tu sĩ không hút thuốc, không nghiện rượu vậy mà có người cũng bị ung thư phổi, bệnh bao tử !!
Thật là điều quá khó hiểu xét theo lý trí và khôn ngoan của con người.
Xưa kia, người Do Thái thường cho rằng những đau khổ như bệnh tật, nghèo đói, đui , mù, què v,v là hậu quả của tội con người đã phạm. Ví thế. khi thấy một anh mù từ khi mới sinh, các môn đệ Chúa Giêsu đã hỏi Chúa xem có phải vì tội của anh này hay tội của cha mẹ anh, Chúa đã trả lời như sau :" không phải anh ta, cũng không phải cha mẹ anh ta đã phạm tội.Nhưng chuyện đó xảy ra để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh." ( Ga 9: 3)
Việc của Thiên Chúa được tỏ hiện là Chúa đã cho anh mù được trông thấy để anh vui sướng đi ca tụng Chúa đã chữa cho anh khỏi mù lòa về thể lý, đồng thời cũng giúp mở mắt thiêng liêng cho anh được biết Chúa là Đấng Thiên Sai ( Messiah) khi anh trả lời Chúa Giêsu : " Thưa Ngài, tôi tin" ( Ga 9 :38) .
Như thế, đủ cho ta thấy rằng không thể cắt nghĩa những tai họa xẩy ra ở khắp nơi như động đát, bão lụt, sóng thần..v.v theo nhãn quan con người được.Nói rõ hơn, không thể suy đoán là Thiên Chúa đã phạt dân này, nước kia vì tội họ đã phạm mất lòng Chúa nên phải chịu những tai họa đó..
Cụ thể, cách nay 6 năm một cơn sống thần đột nhiên xẩy ra ở các bờ biển chạy dài từ Thái Lan đến Nam Dương quần đảo khiến cho hàng trăm ngàn người bị nước cuốn đi cùng với nhà cửa , tài sản vào lòng biển cả.. Mới nhất trong tháng 3 vừa qua, một trận động đất dữ dội cũng gây ra sống thần ở Nhật Bản khiến hàng chục ngàn người bị giết hay mất tích cùng với nhà cửa, tài sản của họ. .
Trước thảm họa nói trên,.có người đã vội kết luận là vì Nhật Bản gây nhiều tội ác với các dân Trung Hoa, Triều Tiên và cả ViệtNam trong thời kỳ đệ nhị thế chiến trước đây, nên bây giờ phải trả nợ máu !. Cũng chung một lập luân như vây, nên Vương quốc Ả Rập Saudite cách nay 6 năm đã từ chối không trợ giúp nạn nhân các nước Thái Lan, Nam Dương, Ấn Độ bị sống thần gây nhiều thiệt hại về nhân mang và tài sản, chỉ vì chọ cho rằng các vùng bải biển bị sóng thần cuốn đi là những nơi ăn chơi tội lỗi của dân địa phương và những du khách khắp nơi trên thế giới tìm đến để mua vui bất chính nên đáng bị phạt !
Chúng ta phải nghỉ thể nào suy luận đó?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần đọc lại một trình thuật trong Tin Mừng Thánh Luca nói về mấy người Ga-li-lê-a bị Tổng trấn Phila -Tô giết chết rồi lấy mấu hòa lẵn với máu tế vật, và mười tám người khác bị tháp Si-lô-a đổ xuống đè chết. Trước những thảm họa này, có mấy người đã đến hỏi Chúa Giêsu xem có phải vì tội của họ mà những nạn nhân trên phải đền phạt cách nhãn tiền hay không. Chúa đã trả lời như sau :
" Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối thì các ông cũng sẽ chết y như vậy. " ( Lc 13 : 5)
Câu trả lời trên của Chúa dạy chúng ta ta 2 điều quan trọng như sau:
1-Trước hết, không thể vội kết luận rằng những người gặp tai họa như động đật , bão lụt, sống thần v.v đều là những người tội lỗi hơn người khác và đáng bị Thiên Chúa phạt cách nhãn tiền.
Cứ nhìn vào thực trạng thế giới ngày nay cũng đủ cho thấy là suy nghĩ như trên không đúng.
Đây là thực tế : có biết bao nhà độc tài, chế độ cai trị hà khắc, làm khổ người dân chẳng may rơi vào ách thống trị độc ác của họ. Lại nữa, cũng đầy rẫy ở khắp nơi những kẻ đang làm những việc vô đạo như giết người, cướp của,dâm ô, khai thác kỹ nghệ mãi dâm, cờ bạc.. Dầu vậy, bọn người này và những nhà độc tài cùng với chế độ ác nghiệt của họ vẫn tồn tại đã bao nhiêu năm qua, và những kẻ làm điều gian ác, tội lỗi đó vẫn sống phây phây không biết đến bao giờ mới bị lật đổ và bị trừng trị .???
Sao Chúa chưa phạt nhãn tiền những kẻ gian ác này để giải phóng cho bao triệu dân lành vô tội phải chịu ách thống khổ triền miên như vậy ? Tại sao những kẻ làm những việc vô luân ,vô đạo, vẫn sống phây phây và sung túc để thách đố những người lương thiện lại gặp gian nan, nghèo đói, đau khổ ?
2-Dầu vậy, tội lỗi cũng có thể gây nên tai họa như lời Chúa nói trên đây : "nếu không sám hối thì sẽ chết". Như thế có nghĩa là dù Chúa biết và chê ghét tội lỗi của con người, nhưng còn khoan dung chờ kể gian ác , kẻ có tội, sám hối , cải tà qui chánh để khỏi phải chết không những về thể sác mà còn cả về mặt thiêng liêng , tức là phải vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa là Nguồn an vui , hạnh phúc bất diệt.
Tin Mừng Thánh Gioan cũng kể lại một bênh nhân kia đã được Chúa Giêsu chữa cho lành khỏi.Nhưng sau đó, khi Chúa gặp lại người này trong Đền Thờ, Chúa đã nói với anh ta như sau : " " Này, anh đã được khỏi bệnh . Đừng phạm tội nữa kẻo lại phải khốn khó hơn trước." ( Ga 5: 14). Như thế có nghĩa là tội lỗi có thể tức khắc gây ra hậu quả tai hại cho con người căn cứ theo lời Chúa nói trên đây.
Kinh nghiệm thực tế cũng chứng minh điều này : kẻ lưu manh đôt nhập vào tư gia để ăn cắp có thể bị chủ nhà bắn chết tại chỗ.. Gian dâm cũng có thể đưa đến án mạng cho dâm phụ hay dâm phụ và tan vỡ hạnh phúc gia đình vì nghen. Say mê tốc độ để lái xe quá nhanh có thể gây tai nạn tử vong cho chính mình và cho người khác..Đó là một vài thí dụ điển hình để minh chứng là tội lỗi có thể gây hậu quả tai hại tức khắc cho những ai liều mình làm những việc sai trái, tội lỗi.
Tuy nhiên, thường tình chúng ta thấy những kẻ làm điều gian ác độc dữ vẫn sống nhởn nhơ ở khắp mọi nơi như thách đố những người lành, người lương thiện đang bị nghèo đói, bệnh tật, bất công xã hội , tai nạn xe cộ . v. v.
Nhưng, có lẽ lý do vững chắc để giải thích vì sao những kể gian ác chưa bị trừng phạt nhãn tiền là vì Thiên Chúa còn khoan dung cho chúng cơ hội để ăn năn hối cải trước khi Người bất đắc dĩ phải đánh phạt họ như Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ Ê-dê-ki-en như sau :
" Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi thấy nó thay đổi
đường lối để được sống,. Hãy trở lại ,hãy từ bỏ đường lối xấu xa của các người mà trở lại ( Ed 33:11) .
Như thế, cho thấy rõ Thiên Chúa quả thực là người Cha nhân lành, đẫy lòng thương xót và mong muốn cho kẻ tội lỗi thống hối ăn năn để được tha thứ như Người đã nói thêm như sau:
" Hoặc giả Ta nói với kẻ gian ác " chắc chắn ngươi phải chết. Nhưng nếu nó từ bỏ tội lỗi mà trở lại, và thực hành điều công minh chính trực.... thì chắc chắn nó sẽ được sống và không phải chết." ( Ed 33: 14)
Nói khác đi, Thiên Chúa muốn kẻ có tội nhận biết tội mình đã phạm và còn tin tưởng nơi lòng thương xót vô biên của Người để xin tha thứ thì chắc chắn sẽ được thứ tha, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội chổi bỏ Thiên Chúa hoàn toàn, thì sẽ không được tha thứ mà thôi.( x.Mc 3: 28-29; Lc 12:10).
Tóm lại, không thể căn cứ vào tai họa của người khác mà kết luận họ là những kẻ tội lỗi đáng phải phạt.Cũng không thể nghĩ rằng những kẻ đang làm điều gian ác mà chưa bị phạt vì tội của họ không đáng phải phạt. Họ chưa bị phạt vì Thiên Chúa còn khoan dung chờ đợi họ sám hối để xin Người tha thứ và được sống.
Mặt khác, khi thấy những tai họa lớn lao như bão lụt, động đất, sóng thần, xảy ra ở đâu và cho ai, thì đó cũng là dịp thức tỉnh mọi người chúng ta về sự cần thiết phải chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng vì " " chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến." ( Lc 12: 40).
Sau hết, khi thấy người khác bị tai họa , không may thì đó cũng là dịp thích hợp cho ta thực hành đức bác ái Công giáo để tỏ tình thương,thông cảm và rộng tay cứu giúp những anh chi em chẳng may gặp hoạn nạn như chiến tranh, bão lụt, động đất và sóng thần .. không phân biệt mầu da, tiếng nói và tôn giáo.Chính Chúa Giêsu đang hiện diện nơi những nạn nhân đau khổ đó và Người mong đợi chúng ta mở lòng nhân ái cứu giúp họ để sau này xứng đáng được nghe lời Chúa phán như sau " Nào những kẻ Cha ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay tử thủa tạo thiên lập địa , vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn ; Ta khát các ngươi đã cho uống.. Ta đau yếu các ngươi đã thăm nom...." ( Mt 25: 34-35)
Ước mong giải đáp trên đây phần nào thỏa mãn câu hỏi được dặt ra.
Cánh cửa của Đức Giêsu đang rộng mở đón chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
18:59 11/05/2011
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH A
Cv 2: 14a, 36-41; Tv 23; 1 Peter 2: 20b,-25; Ga 10: 1-10
Tôi thấy bài Tin mừng hôm nay thật phức tạp. Tôi muốn nói với Đức Giêsu: “Xin Ngài quyết định đi. Ngài là “người giữ cửa” hay là cánh cửa”? Hay có lẽ Ngài là “Mục Tử.” Ra như chỉ có mỗi hình ảnh mục tử mà chúng ta không nghe được trong đoạn văn hôm nay lại là hình ảnh chúng ta mong đợi, “Tôi là Mục Tử Nhân Lành.” Là một người giảng thuyết, hình ảnh này cứ khiến tôi phân vân: làm thế nào có thể tập trung vào thông điệp hôm nay đây?
Có lẽ tôi quá khắt khe. Tôi muốn mọi thứ ngăn nắp và trật tự. Thế nhưng những hình ảnh này lại lung tung và chồng chéo lên nhau. Tin mừng của Gioan không phải là kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”, hay cung cấp những hình tượng vừa khít như trên những hộp giày. Ngài là một thi sĩ và như một thi sĩ sử dụng hình ảnh, bẻ cong và gọt đẽo những hình ảnh cũng như ngôn từ sao cho có thể dẫn ta đi sâu hơn vào trong Tin mừng của ngài. Chắc chắn ngài cho chúng ta đủ những chọn lựa để có thể dễ dàng đi vào bên trong! Thế nên, đừng có mà cố gắng sắp xếp những hình ảnh của ngài cách cứng nhắc. Thay vì vậy, hãy tiếp cận những hình ảnh của ngài với cặp mắt và đôi tai rộng mở để thấy được đa tầng ý nghĩa mà ngài muốn gửi đến cho chúng ta.
Ngay phần trên của đoạn văn hôm nay, chúng ta được nghe Đức Giêsu nói đến các Pharisêu, những người đã phản đối Người vì đã chữa một người mù trong ngày Sabbat (Ga 9,40-41). Vì thế, trong đoạn Tin mừng hôm nay, có lẽ Người tiếp tục phê phán họ khi ám chỉ “kẻ trộn và kẻ cướp.” Những ngôn sứ như Ezekiel cũng rất hay sử dụng kiểu nói này; họ lên án những nhà lãnh đạo tôn giáo sai lầm và đồi bại (“các mục tử”) về việc đã không chăm lo chu đáo cho dân (những con chiên). Nhưng các người nghe thông điệp này cũng là các môn đệ của Người, đặc biệt là trong phần thứ hai của trình thuật hôm nay. Thánh Gioan là một tác giả tài năng nên những mơ hồ trong văn phong của ngài quả không phải là một sự ngẫu nhiên hay do kết quả của việc biên soạn cẩu thả.
Nếu như không thấy nói đến thính giả thì thông điệp của ngài chính là để mở ra cho giáo hội của ngài trong thế kỷ đầu của Hội thánh. Và cũng nói với cả chúng ta ngày nay nữa. Đức Giêsu không chỉ phê phán giới lãnh đão Pharisêu sai trái kia; nhưng còn nhắm đến tất cả mọi lãnh đạo giáo hội cách lầm lạc trong mọi thời. Nói ra thật buồn, nhưng mỗi thế hệ và triều đại của các nhà lãnh đạo Giáo hội đều có những sai lỗi và gây ra biết bao hậu quả tệ hại, cả cho cộng đoàn tín hữu của họ cũng như những người bên ngoài Giáo hội, những người biết về các nhà lãnh đạo bất tài này qua truyền thông cũng như qua các phương tiện thông tin khác.
Trong suốt Tin mừng của mình, thánh Gioan còn có một cách trộn lẫn những hình ảnh để mô tả Đức Giêsu: những kiểu khẳng định “Tôi là”. “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống,” “Tôi là sự sống lại,” “Tôi là nước hằng sống”… Thánh Gioan cho thấy rằng Đức Giêsu không muốn làm một cái thùng thư công cộng; như chúng ta thấy trong cuộc trao đổi sau khi chữa lành người mù (chương 9). Những người Pharisêu muốn những giải thích rõ ràng, nghiêm túc và tôn trọng lề luật cũng như truyền thống cách nghiêm ngặt. Tin mừng phong phú của thánh Gioan không chấp nhận hay tuân theo kiểu nghiêm khắc đó. Mầu nhiệm Thiên Chúa trong Đức Giêsu quá lớn nên không thể nào tóm kết trong một kiểu như thế. Mệnh đề “Tôi là” là một ví dụ rất hay về kiểu mở của Tin mừng Gioan giúp chúng ta diễn giải ý nghĩa của Đức Giêsu trong cuộc đời chúng ta.
Có một số lãnh đạo giáo hội và một số thành viên muốn thu hẹp và giản lược những thực hành cũng như niềm tin tôn giáo. Chẳng hạn như trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh vừa rồi, một số giáo phận cấm không cho phụ nữ được rửa chân trong nghi thức truyền thống. Nhưng những hạn chế như thế có vẻ như không giống như lối mở của Tin mừng Gioan và những cách thức ngài muốn nói cho mọi thế hệ - kiểu mà các môn đệ đầu tiên, trong đó có cả Gioan, có lẽ chẳng thể tưởng tượng ra. Vì thế, nếu thánh Gioan đã chủ ý để mở ngôn ngữ cũng như hình ảnh của ngài, thì chúng ta có thể tự do áp dụng trong thời gian và không gian của chúng ta.
Hôm nay, có một kiểu khẳng định khác của mệnh đề “Tôi là”. Đức Giêsu nói: “Tôi là cửa." Tôi gặp khó khăn, buồn nản, xáo trộn và đói khát tinh thần nơi đâu? Thánh Gioan giải thích rõ ràng: Người mời chúng ta lại chọn Đức Giêsu, để bước vào cánh của mang lại nguồn sống. Bước vào con đường hẹp, một cánh của, lúc đầu có vẻ như bị hạn chế. Nhưng không hạn chế chút nào nếu cánh của đó dẫn chúng ta đến một nơi an nghỉ và bước vào một nơi được no đủ. Một cánh cửa có thể khóa đoàn chiên trong đó. Nhưng, cánh cửa là Đức Giêsu thì mở cho đàn chiên đi vô và đi ra.
Tương quan của chúng ta với Đức Giêsu không phải kiểu chung chung. Chúng ta không đơn giản chỉ là những gương mặt trong đám đông. Người biết tên từng con chiên của mình và chúng ta biết tiếng của Người. Có khi chúng ta quên hay lờ đi không nghe tiếng Người và chúng ta bị lạc lối. Nhưng Người tìm kiếm chúng ta, rồi tìm cách kêu gọi chúng ta trở về: có thể qua lời khuyên của một người bạn, một đoạn trong quyển sách đang đọc dang dở, hay một lời trong bài giảng. Rồi, sau khi nghe được lời Người, chúng ta làm một bước ngoặt khác trong đời mình và quay đầu về phía cánh cửa của Đức Giêsu đang rộng mở đón chúng ta bước vào trong sự tha thứ, nghỉ ngơi và canh tân.
Quả là hôm nay Đức Giêsu sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau để tự mô tả chính mình cho chúng ta. Nhưng thông điệp được nhắc lại trong mỗi hình ảnh cho thấy Người quan tâm đến hạnh phúc của chúng ta. Người muốn chúng ta cẩn trọng với các mục tử dẫn chúng ta lạc lối và gây tổn hại cho đạo lý của chúng ta bằng gương mù gương xấu và khả năng lãnh đạo tồi của họ. Họ có thể đánh cắp cuộc đời chúng ta, Người nói cho chúng ta biết thế. Người hướng dẫn chúng ta quay về với Người, chúng ta biết tiếng của người và tin tưởng vào lời Người. Người muốn rằng chúng ta “được sống và sống dồi dào.”
Làm sao chúng ta có thể cảm nhận được sự chăm sóc độc nhất mà Đức Giêsu dành cho chúng ta? Hôm nay hãy biết ơn các ngôn sứ cũng như những người thánh thiện trong lịch sử Giáo hội đã gợi hứng cũng như nuôi dưỡng chúng ta. Làm sao chúng ta có thể kể ra được những ân nhân của mình; những người đã hướng dẫn chúng ta trong cuộc đời này? Chúng ta cũng biết ơn vì những lời mục tử mà chúng ta nghe được nơi các thành viên của gia đình, các thầy cô, nghệ sỹ, cha sở, các tác giả, người hướng dẫn tĩnh tâm, thầy giảng, giáo lý viên,… Qua những người này, Mục Tử nói với chúng ta và chúng ta biết ơn vì nhận ra tiếng của Người và đáp lại.
Thánh Phêrô nhận ra tiếng gọi của Mục Tử khi Đức Giêsu lần đầu tiên gọi ông khi ông đang trên thuyền. Ngài “bước vào cổng” và theo tiếng gọi của Mục Tử khi lắng nghe lời dạy của Đức Giêsu cũng như chứng kiến các hành động chữa lành của Người trên hành trình tiến về Giêrusalem. Dù Phêrô có quay lưng lại với vị Mục Tử và bỏ rơi Người khi Người cần đến, thì ngài vẫn nghe được lời tha thứ khi Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ đang sợ hãi trong căn phòng đóng kín và nói: “Bình an cho anh em.” Thánh Phêrô quay lại với thầy Giêsu, ngài bước vào cánh của tha thứ đang rộng mở.
Hôm nay, trong bài đọc một, chúng ta nghe một phần bài giảng của thánh Phêrô trong ngày Lễ Hiện Xuống. Ngài đề cập đến “toàn thể nhà Israel” (Cv 2,36). Nhân danh Đức Giêsu, giờ đây Phêrô là lời của Mục Tử kêu gọi đàn chiên của Người. người ta nghe thấy lời của Mục Tử trong bài giảng của Phêrô và đáp lại “Chúng tôi phải làm gì đây?” Liên quan đến bài Tin mừng hôm nay, Phêrô kêu gọi người ta quay trở lại và lãnh nhận phép rửa nhân danh Chúa Giêsu – để bước qua của vào chuồng chiên. Rất nhiều người đã thực hiện điều đó, 3000 người đã nghe lời Mục Tử và bước vào.
Bước vào “chuồng chiên” có thể giống như bước vào một thế giới khép kín và cô lập. “Hãy đến và gia nhập vào nhóm nhỏ và riêng tư của tôi”. Thật khó! Thánh Phêrô là một thí dụ của một người đã bước qua cửa vào chuồng chiên. Ngài nhận được ân sủng của Thánh Thần, là những gì mà ngài hứa các thính giả cũng sẽ nhận được và rồi ngài bước qua cánh cửa rồi tiến ra thế giới bên ngoài. Sau khi Đức Giêsu bị bắt, Phêrô đã từ chối Đức Giêsu. Giờ đây ngài xác nhận mối liên hệ giữa ngài với Đức Giêsu, liều lĩnh và công khai tuyên xưng niềm tin của mình vào Đức Giêsu là “Đức Chúa và là Đấng Kitô”.
Bài giảng của thánh Phêrô hôm nay chỉ là một phần của bài giảng trong ngày Lễ Hiện Xuống. Các bản văn Kinh thánh từ Phục sinh và trong tháng tới hướng chúng ta đến cử hành Lễ Hiện Xuống vào ngày 12 tháng 6. Chúng ta vẫn còn thời gian để lắng nghe và canh tân tiếng của Mục Tử Nhân Lành. Người sẽ lại quy tụ chiên của mình vào chuồng, làm chúng ta nên mới bằng Thánh Thần của Người và rồi Đấng tự nhận mình là “cửa” sẽ dẫn đưa chúng ta bước ra thế giới bên ngoài – như Người đã thực hiện nơi Phêrô và các Kitô hữu đầu tiên. Ở đó, chúng ta cũng sẽ can đảm làm chứng cho danh Đức Giêsu bằng lời nói và việc làm của chúng ta. Hy vọng rằng qua cuộc sống của chúng ta, người khác có thể nghe được tiếng của Mục Tử đang mời gọi họ bước qua cánh của rộng mở cho mọi người đi vào đời sống Đức Giêsu ban cho chúng ta.
Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp
4th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14a, 36-41; Psalm 23; 1 Peter 2: 20b,-25; John 10: 1-10
I find today’s gospel confusing. I want to say to Jesus, "Please make up your mind. Are you "the gatekeeper," or "the gate"? Or, maybe you are "the Shepherd." It seems the only pastoral image we don’t hear in today’s passage is the one we expected, "I am the Good Shepherd." As a preacher these images leave me wondering: how can I focus today’s message?
Maybe I’m too compulsive. I want order and neatness. But these images are scattered and overlapping. John’s gospel doesn’t yield to "one-size-fits-all," or provide symbols which fit neatly in a shoebox. He’s a poet and as a poet takes liberties with language, bending and shaping images and words to facilitate our deeper entry into the world of his gospel. He certainly gives us enough options to facilitate that entry! So, let’s not try to sort his images out to rigidly. Instead let’s approach his message with eyes and ears open to the multi-layered possibilities he offers us.
Just before today’s passage we are told that Jesus had been addressing the Pharisees, who had confronted him for curing the blind man on the sabbath (9:40-41). So, in today’s selection, he may be continuing his criticism of them when he alludes to "a thief and a robber." Prophets like Ezekiel used this theme frequently; they condemned false and corrupt religious leaders ("shepherds") for failing to care for their people ("the sheep"). But the audience in this passage could also be his own disciples, especially in the second part of today’s narrative. John is a skilled writer so his ambiguity may not be accidental, or the result of sloppy editing.
If no specific audience is spelled out, then his message is open to his first century church. But, it can also speak to us today. Jesus’ criticism isn’t just against the inadequate and flawed leadership of the Pharisees; but a critique of poor or corrupt church leaders in every age. It’s sad to say, but each generation and denomination of church leaders has had its bad apples with terrible consequences, both within their faith communities and to those outsiders who learn about them through the media or other means of communication.
Throughout John’s gospel there is another way he tumbles out multiple images to describe Jesus: the "I am" statements. "I am the way, the truth and the life," "I am the resurrection," "I am living water"etc. John shows that Jesus refused to be pigeonholed; as we saw in the exchange after the cure of the blind man (chapter 9). The Pharisees would want precision, strict interpretation and adherence to the laws and traditions. John’s richly layered gospel defies such strictures. The mystery of God in Jesus is just too rich a mystery to be summed up in one way. The "I am" statements are a good example of this openness as John’s helps us interpret the meaning of Jesus for our lives.
There are some church leaders and members who want to narrow and restrict religious practices and beliefs. This past Holy Thursday, for example, some dioceses forbade the presence of women having their feet washed in the traditional service. But that restriction hardly sounds like the openness of John’s gospel and the ways it can speak throughout the ages – which the original disciples, John included, would not have imagined. So, if John leaves his language and images deliberately open, we can be free to apply them to our own time and place.
Today another "I am" statement appears. Jesus says, "I am the gate."Where shall I turn in times of trouble, distress, confusion and spiritual hunger? John’s suggestion is clear: he invites us to again choose Jesus, to enter through the gate which offers life. Entering a narrow way, a gate, at first, may seem restrictive. But not if it leads us to a place of rest and then out to places of nourishment. A gate can keep sheep locked up. However the gate that is Jesus, is open to a coming in and going out.
Our relationship to Jesus is not generic. We are not mere faces in the crowd. He knows his sheep by name and we know his voice. Periodically we forget or ignore his voice and we become lost. But he seeks us out and finds ways to call us back: perhaps through a friend’s advice, a message in a book we are reading, or a preacher’s words. Then, after hearing his voice, we make another turn in our lives and head back to the open gate of Jesus’ which we enter for forgiveness, rest and renewal.
True, Jesus uses various images to describe himself to us today. But the repeated message in each is that he is concerned about our well-being. He wants us to be careful of those shepherds who would lead us astray and scandalize us by their poor example and faulty leadership. They would rob us of life, he tells us. He redirects us to turn to him, whose voice we know and can trust. He wants that we "might have life and have it more abundantly."
How have we experienced the unique care Jesus has for us? Let’s give thanks today for the prophetic and spiritual men and women in the history of our church who have inspired and fed us. Can we name our favorites; those who have been most instrumental in directing and redirecting our lives? We also give thanks for the shepherd’s voice we hear in the wisdom of caring parents and family members, teachers, artists, pastors, writers, retreat directors, preachers, catechists, etc. Through them the Shepherd spoke and thankfully we recognized his voice and responded.
Peter heard the Shepherd’s voice when Jesus first called him from his boat. He "entered through the gate" and followed the voice of the Shepherd as he listened to Jesus’ teaching and observed his healing actions on their way to Jerusalem. Even though Peter turned from his Shepherd and abandoned him in his need, he also heard his voice of forgiveness when Jesus appeared to the frightened disciples in the locked room and said, "Peace be to you." Peter returned to Jesus, he passed through the open gate of his forgiveness.
Today, in our first reading, we hear part of Peter’s Pentecost preaching. He addresses "the whole house of Israel" (Acts 2:36). In Jesus’ name, Peter is now the voice of the Shepherd calling out to his sheep. The people heard that voice in Peter’s preaching and responded, "What are we to do?" In terms of today’s gospel, Peter instructs them to turn from their ways and be baptized in Jesus’ name – to enter through the gate into the sheepfold. Many do, 3000 heard the Shepherd’s voice and entered.
Entering the "sheepfold" can sound like going into an enclosed, detached world. "Come join our little, private group." Hardly! Peter is an example of one who entered the sheepfold through the gate. He received the gift of the Holy Spirit, which he promises his hearers would also receive and then he went out through the gate to the world outside. After Jesus’ arrest Peter denied knowing Jesus. Now he claims his association with him and boldly and publicly professes his faith in Jesus as "Lord and Christ."
Peter’s speech today is part of his Pentecost sermon. Scripture texts since Easter and for the next month, are turning our focus towards our celebration of Pentecost (June 12). We still have time to hear the renewing voice of the Good Shepherd. He will gather his sheep once again into the sheepfold, renew us in his Spirit and then, the one who identifies himself as "the gate," will lead us out into the world – as he did Peter and the first Christians. There we too will make a bold witness to Jesus’ name by our words and actions. We hope that through our lives others will hear the Shepherd’s voice inviting them to also enter through the gate which opens us all to the life Christ offers us.
Cv 2: 14a, 36-41; Tv 23; 1 Peter 2: 20b,-25; Ga 10: 1-10
Tôi thấy bài Tin mừng hôm nay thật phức tạp. Tôi muốn nói với Đức Giêsu: “Xin Ngài quyết định đi. Ngài là “người giữ cửa” hay là cánh cửa”? Hay có lẽ Ngài là “Mục Tử.” Ra như chỉ có mỗi hình ảnh mục tử mà chúng ta không nghe được trong đoạn văn hôm nay lại là hình ảnh chúng ta mong đợi, “Tôi là Mục Tử Nhân Lành.” Là một người giảng thuyết, hình ảnh này cứ khiến tôi phân vân: làm thế nào có thể tập trung vào thông điệp hôm nay đây?
Có lẽ tôi quá khắt khe. Tôi muốn mọi thứ ngăn nắp và trật tự. Thế nhưng những hình ảnh này lại lung tung và chồng chéo lên nhau. Tin mừng của Gioan không phải là kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”, hay cung cấp những hình tượng vừa khít như trên những hộp giày. Ngài là một thi sĩ và như một thi sĩ sử dụng hình ảnh, bẻ cong và gọt đẽo những hình ảnh cũng như ngôn từ sao cho có thể dẫn ta đi sâu hơn vào trong Tin mừng của ngài. Chắc chắn ngài cho chúng ta đủ những chọn lựa để có thể dễ dàng đi vào bên trong! Thế nên, đừng có mà cố gắng sắp xếp những hình ảnh của ngài cách cứng nhắc. Thay vì vậy, hãy tiếp cận những hình ảnh của ngài với cặp mắt và đôi tai rộng mở để thấy được đa tầng ý nghĩa mà ngài muốn gửi đến cho chúng ta.
Ngay phần trên của đoạn văn hôm nay, chúng ta được nghe Đức Giêsu nói đến các Pharisêu, những người đã phản đối Người vì đã chữa một người mù trong ngày Sabbat (Ga 9,40-41). Vì thế, trong đoạn Tin mừng hôm nay, có lẽ Người tiếp tục phê phán họ khi ám chỉ “kẻ trộn và kẻ cướp.” Những ngôn sứ như Ezekiel cũng rất hay sử dụng kiểu nói này; họ lên án những nhà lãnh đạo tôn giáo sai lầm và đồi bại (“các mục tử”) về việc đã không chăm lo chu đáo cho dân (những con chiên). Nhưng các người nghe thông điệp này cũng là các môn đệ của Người, đặc biệt là trong phần thứ hai của trình thuật hôm nay. Thánh Gioan là một tác giả tài năng nên những mơ hồ trong văn phong của ngài quả không phải là một sự ngẫu nhiên hay do kết quả của việc biên soạn cẩu thả.
Nếu như không thấy nói đến thính giả thì thông điệp của ngài chính là để mở ra cho giáo hội của ngài trong thế kỷ đầu của Hội thánh. Và cũng nói với cả chúng ta ngày nay nữa. Đức Giêsu không chỉ phê phán giới lãnh đão Pharisêu sai trái kia; nhưng còn nhắm đến tất cả mọi lãnh đạo giáo hội cách lầm lạc trong mọi thời. Nói ra thật buồn, nhưng mỗi thế hệ và triều đại của các nhà lãnh đạo Giáo hội đều có những sai lỗi và gây ra biết bao hậu quả tệ hại, cả cho cộng đoàn tín hữu của họ cũng như những người bên ngoài Giáo hội, những người biết về các nhà lãnh đạo bất tài này qua truyền thông cũng như qua các phương tiện thông tin khác.
Trong suốt Tin mừng của mình, thánh Gioan còn có một cách trộn lẫn những hình ảnh để mô tả Đức Giêsu: những kiểu khẳng định “Tôi là”. “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống,” “Tôi là sự sống lại,” “Tôi là nước hằng sống”… Thánh Gioan cho thấy rằng Đức Giêsu không muốn làm một cái thùng thư công cộng; như chúng ta thấy trong cuộc trao đổi sau khi chữa lành người mù (chương 9). Những người Pharisêu muốn những giải thích rõ ràng, nghiêm túc và tôn trọng lề luật cũng như truyền thống cách nghiêm ngặt. Tin mừng phong phú của thánh Gioan không chấp nhận hay tuân theo kiểu nghiêm khắc đó. Mầu nhiệm Thiên Chúa trong Đức Giêsu quá lớn nên không thể nào tóm kết trong một kiểu như thế. Mệnh đề “Tôi là” là một ví dụ rất hay về kiểu mở của Tin mừng Gioan giúp chúng ta diễn giải ý nghĩa của Đức Giêsu trong cuộc đời chúng ta.
Có một số lãnh đạo giáo hội và một số thành viên muốn thu hẹp và giản lược những thực hành cũng như niềm tin tôn giáo. Chẳng hạn như trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh vừa rồi, một số giáo phận cấm không cho phụ nữ được rửa chân trong nghi thức truyền thống. Nhưng những hạn chế như thế có vẻ như không giống như lối mở của Tin mừng Gioan và những cách thức ngài muốn nói cho mọi thế hệ - kiểu mà các môn đệ đầu tiên, trong đó có cả Gioan, có lẽ chẳng thể tưởng tượng ra. Vì thế, nếu thánh Gioan đã chủ ý để mở ngôn ngữ cũng như hình ảnh của ngài, thì chúng ta có thể tự do áp dụng trong thời gian và không gian của chúng ta.
Hôm nay, có một kiểu khẳng định khác của mệnh đề “Tôi là”. Đức Giêsu nói: “Tôi là cửa." Tôi gặp khó khăn, buồn nản, xáo trộn và đói khát tinh thần nơi đâu? Thánh Gioan giải thích rõ ràng: Người mời chúng ta lại chọn Đức Giêsu, để bước vào cánh của mang lại nguồn sống. Bước vào con đường hẹp, một cánh của, lúc đầu có vẻ như bị hạn chế. Nhưng không hạn chế chút nào nếu cánh của đó dẫn chúng ta đến một nơi an nghỉ và bước vào một nơi được no đủ. Một cánh cửa có thể khóa đoàn chiên trong đó. Nhưng, cánh cửa là Đức Giêsu thì mở cho đàn chiên đi vô và đi ra.
Tương quan của chúng ta với Đức Giêsu không phải kiểu chung chung. Chúng ta không đơn giản chỉ là những gương mặt trong đám đông. Người biết tên từng con chiên của mình và chúng ta biết tiếng của Người. Có khi chúng ta quên hay lờ đi không nghe tiếng Người và chúng ta bị lạc lối. Nhưng Người tìm kiếm chúng ta, rồi tìm cách kêu gọi chúng ta trở về: có thể qua lời khuyên của một người bạn, một đoạn trong quyển sách đang đọc dang dở, hay một lời trong bài giảng. Rồi, sau khi nghe được lời Người, chúng ta làm một bước ngoặt khác trong đời mình và quay đầu về phía cánh cửa của Đức Giêsu đang rộng mở đón chúng ta bước vào trong sự tha thứ, nghỉ ngơi và canh tân.
Quả là hôm nay Đức Giêsu sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau để tự mô tả chính mình cho chúng ta. Nhưng thông điệp được nhắc lại trong mỗi hình ảnh cho thấy Người quan tâm đến hạnh phúc của chúng ta. Người muốn chúng ta cẩn trọng với các mục tử dẫn chúng ta lạc lối và gây tổn hại cho đạo lý của chúng ta bằng gương mù gương xấu và khả năng lãnh đạo tồi của họ. Họ có thể đánh cắp cuộc đời chúng ta, Người nói cho chúng ta biết thế. Người hướng dẫn chúng ta quay về với Người, chúng ta biết tiếng của người và tin tưởng vào lời Người. Người muốn rằng chúng ta “được sống và sống dồi dào.”
Làm sao chúng ta có thể cảm nhận được sự chăm sóc độc nhất mà Đức Giêsu dành cho chúng ta? Hôm nay hãy biết ơn các ngôn sứ cũng như những người thánh thiện trong lịch sử Giáo hội đã gợi hứng cũng như nuôi dưỡng chúng ta. Làm sao chúng ta có thể kể ra được những ân nhân của mình; những người đã hướng dẫn chúng ta trong cuộc đời này? Chúng ta cũng biết ơn vì những lời mục tử mà chúng ta nghe được nơi các thành viên của gia đình, các thầy cô, nghệ sỹ, cha sở, các tác giả, người hướng dẫn tĩnh tâm, thầy giảng, giáo lý viên,… Qua những người này, Mục Tử nói với chúng ta và chúng ta biết ơn vì nhận ra tiếng của Người và đáp lại.
Thánh Phêrô nhận ra tiếng gọi của Mục Tử khi Đức Giêsu lần đầu tiên gọi ông khi ông đang trên thuyền. Ngài “bước vào cổng” và theo tiếng gọi của Mục Tử khi lắng nghe lời dạy của Đức Giêsu cũng như chứng kiến các hành động chữa lành của Người trên hành trình tiến về Giêrusalem. Dù Phêrô có quay lưng lại với vị Mục Tử và bỏ rơi Người khi Người cần đến, thì ngài vẫn nghe được lời tha thứ khi Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ đang sợ hãi trong căn phòng đóng kín và nói: “Bình an cho anh em.” Thánh Phêrô quay lại với thầy Giêsu, ngài bước vào cánh của tha thứ đang rộng mở.
Hôm nay, trong bài đọc một, chúng ta nghe một phần bài giảng của thánh Phêrô trong ngày Lễ Hiện Xuống. Ngài đề cập đến “toàn thể nhà Israel” (Cv 2,36). Nhân danh Đức Giêsu, giờ đây Phêrô là lời của Mục Tử kêu gọi đàn chiên của Người. người ta nghe thấy lời của Mục Tử trong bài giảng của Phêrô và đáp lại “Chúng tôi phải làm gì đây?” Liên quan đến bài Tin mừng hôm nay, Phêrô kêu gọi người ta quay trở lại và lãnh nhận phép rửa nhân danh Chúa Giêsu – để bước qua của vào chuồng chiên. Rất nhiều người đã thực hiện điều đó, 3000 người đã nghe lời Mục Tử và bước vào.
Bước vào “chuồng chiên” có thể giống như bước vào một thế giới khép kín và cô lập. “Hãy đến và gia nhập vào nhóm nhỏ và riêng tư của tôi”. Thật khó! Thánh Phêrô là một thí dụ của một người đã bước qua cửa vào chuồng chiên. Ngài nhận được ân sủng của Thánh Thần, là những gì mà ngài hứa các thính giả cũng sẽ nhận được và rồi ngài bước qua cánh cửa rồi tiến ra thế giới bên ngoài. Sau khi Đức Giêsu bị bắt, Phêrô đã từ chối Đức Giêsu. Giờ đây ngài xác nhận mối liên hệ giữa ngài với Đức Giêsu, liều lĩnh và công khai tuyên xưng niềm tin của mình vào Đức Giêsu là “Đức Chúa và là Đấng Kitô”.
Bài giảng của thánh Phêrô hôm nay chỉ là một phần của bài giảng trong ngày Lễ Hiện Xuống. Các bản văn Kinh thánh từ Phục sinh và trong tháng tới hướng chúng ta đến cử hành Lễ Hiện Xuống vào ngày 12 tháng 6. Chúng ta vẫn còn thời gian để lắng nghe và canh tân tiếng của Mục Tử Nhân Lành. Người sẽ lại quy tụ chiên của mình vào chuồng, làm chúng ta nên mới bằng Thánh Thần của Người và rồi Đấng tự nhận mình là “cửa” sẽ dẫn đưa chúng ta bước ra thế giới bên ngoài – như Người đã thực hiện nơi Phêrô và các Kitô hữu đầu tiên. Ở đó, chúng ta cũng sẽ can đảm làm chứng cho danh Đức Giêsu bằng lời nói và việc làm của chúng ta. Hy vọng rằng qua cuộc sống của chúng ta, người khác có thể nghe được tiếng của Mục Tử đang mời gọi họ bước qua cánh của rộng mở cho mọi người đi vào đời sống Đức Giêsu ban cho chúng ta.
Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp
4th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14a, 36-41; Psalm 23; 1 Peter 2: 20b,-25; John 10: 1-10
I find today’s gospel confusing. I want to say to Jesus, "Please make up your mind. Are you "the gatekeeper," or "the gate"? Or, maybe you are "the Shepherd." It seems the only pastoral image we don’t hear in today’s passage is the one we expected, "I am the Good Shepherd." As a preacher these images leave me wondering: how can I focus today’s message?
Maybe I’m too compulsive. I want order and neatness. But these images are scattered and overlapping. John’s gospel doesn’t yield to "one-size-fits-all," or provide symbols which fit neatly in a shoebox. He’s a poet and as a poet takes liberties with language, bending and shaping images and words to facilitate our deeper entry into the world of his gospel. He certainly gives us enough options to facilitate that entry! So, let’s not try to sort his images out to rigidly. Instead let’s approach his message with eyes and ears open to the multi-layered possibilities he offers us.
Just before today’s passage we are told that Jesus had been addressing the Pharisees, who had confronted him for curing the blind man on the sabbath (9:40-41). So, in today’s selection, he may be continuing his criticism of them when he alludes to "a thief and a robber." Prophets like Ezekiel used this theme frequently; they condemned false and corrupt religious leaders ("shepherds") for failing to care for their people ("the sheep"). But the audience in this passage could also be his own disciples, especially in the second part of today’s narrative. John is a skilled writer so his ambiguity may not be accidental, or the result of sloppy editing.
If no specific audience is spelled out, then his message is open to his first century church. But, it can also speak to us today. Jesus’ criticism isn’t just against the inadequate and flawed leadership of the Pharisees; but a critique of poor or corrupt church leaders in every age. It’s sad to say, but each generation and denomination of church leaders has had its bad apples with terrible consequences, both within their faith communities and to those outsiders who learn about them through the media or other means of communication.
Throughout John’s gospel there is another way he tumbles out multiple images to describe Jesus: the "I am" statements. "I am the way, the truth and the life," "I am the resurrection," "I am living water"etc. John shows that Jesus refused to be pigeonholed; as we saw in the exchange after the cure of the blind man (chapter 9). The Pharisees would want precision, strict interpretation and adherence to the laws and traditions. John’s richly layered gospel defies such strictures. The mystery of God in Jesus is just too rich a mystery to be summed up in one way. The "I am" statements are a good example of this openness as John’s helps us interpret the meaning of Jesus for our lives.
There are some church leaders and members who want to narrow and restrict religious practices and beliefs. This past Holy Thursday, for example, some dioceses forbade the presence of women having their feet washed in the traditional service. But that restriction hardly sounds like the openness of John’s gospel and the ways it can speak throughout the ages – which the original disciples, John included, would not have imagined. So, if John leaves his language and images deliberately open, we can be free to apply them to our own time and place.
Today another "I am" statement appears. Jesus says, "I am the gate."Where shall I turn in times of trouble, distress, confusion and spiritual hunger? John’s suggestion is clear: he invites us to again choose Jesus, to enter through the gate which offers life. Entering a narrow way, a gate, at first, may seem restrictive. But not if it leads us to a place of rest and then out to places of nourishment. A gate can keep sheep locked up. However the gate that is Jesus, is open to a coming in and going out.
Our relationship to Jesus is not generic. We are not mere faces in the crowd. He knows his sheep by name and we know his voice. Periodically we forget or ignore his voice and we become lost. But he seeks us out and finds ways to call us back: perhaps through a friend’s advice, a message in a book we are reading, or a preacher’s words. Then, after hearing his voice, we make another turn in our lives and head back to the open gate of Jesus’ which we enter for forgiveness, rest and renewal.
True, Jesus uses various images to describe himself to us today. But the repeated message in each is that he is concerned about our well-being. He wants us to be careful of those shepherds who would lead us astray and scandalize us by their poor example and faulty leadership. They would rob us of life, he tells us. He redirects us to turn to him, whose voice we know and can trust. He wants that we "might have life and have it more abundantly."
How have we experienced the unique care Jesus has for us? Let’s give thanks today for the prophetic and spiritual men and women in the history of our church who have inspired and fed us. Can we name our favorites; those who have been most instrumental in directing and redirecting our lives? We also give thanks for the shepherd’s voice we hear in the wisdom of caring parents and family members, teachers, artists, pastors, writers, retreat directors, preachers, catechists, etc. Through them the Shepherd spoke and thankfully we recognized his voice and responded.
Peter heard the Shepherd’s voice when Jesus first called him from his boat. He "entered through the gate" and followed the voice of the Shepherd as he listened to Jesus’ teaching and observed his healing actions on their way to Jerusalem. Even though Peter turned from his Shepherd and abandoned him in his need, he also heard his voice of forgiveness when Jesus appeared to the frightened disciples in the locked room and said, "Peace be to you." Peter returned to Jesus, he passed through the open gate of his forgiveness.
Today, in our first reading, we hear part of Peter’s Pentecost preaching. He addresses "the whole house of Israel" (Acts 2:36). In Jesus’ name, Peter is now the voice of the Shepherd calling out to his sheep. The people heard that voice in Peter’s preaching and responded, "What are we to do?" In terms of today’s gospel, Peter instructs them to turn from their ways and be baptized in Jesus’ name – to enter through the gate into the sheepfold. Many do, 3000 heard the Shepherd’s voice and entered.
Entering the "sheepfold" can sound like going into an enclosed, detached world. "Come join our little, private group." Hardly! Peter is an example of one who entered the sheepfold through the gate. He received the gift of the Holy Spirit, which he promises his hearers would also receive and then he went out through the gate to the world outside. After Jesus’ arrest Peter denied knowing Jesus. Now he claims his association with him and boldly and publicly professes his faith in Jesus as "Lord and Christ."
Peter’s speech today is part of his Pentecost sermon. Scripture texts since Easter and for the next month, are turning our focus towards our celebration of Pentecost (June 12). We still have time to hear the renewing voice of the Good Shepherd. He will gather his sheep once again into the sheepfold, renew us in his Spirit and then, the one who identifies himself as "the gate," will lead us out into the world – as he did Peter and the first Christians. There we too will make a bold witness to Jesus’ name by our words and actions. We hope that through our lives others will hear the Shepherd’s voice inviting them to also enter through the gate which opens us all to the life Christ offers us.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:07 11/05/2011
DỜI NHÀ
Có một người mà hàng xóm phía bên trái là thợ đồng, hàng xóm bên phải là thợ sắt, ngày nào cả hai bên phải trái đều gỏ búa inh ỏi, nghe rất bực mình, thế là nhờ người đi nói với thợ đồng và thợ sắt rằng hy vọng họ dời nhà đi nơi khác.
Sau đó, người thợ đồng và thợ sắt đem thư đến cho anh ta, nói rằng họ chuẩn bị dời nhà.
Người ấy rất vui vẻ, bèn bày tiệc tiển đưa hai nhà hàng xóm, sau khi ăn uống xong, người ấy bèn hỏi hai người hàng xóm:
- “Các anh chuẩn bị dời nhà đi đến đâu ?”
Thợ đồng và thợ sắt cùng nhau nói:
- “Chúng tôi hai nhà đổi cho nhau”.
Suy tư:
Không có gì mệt và phiền não cho bằng dời nhà hoặc dọn nhà đi chỗ khác, bởi vì dời nhà thì vừa hao tiền vừa mệt trí vừa bực dọc. Người xưa nói “an cư lạc nghiệp” tức là có một chỗ ở ổn định thì lòng trí mới phấn khởi làm ăn, vui vẻ hưởng thụ cuộc sống đáng yêu này, cho nên khi con người ta có nơi ở đàng hoàng, có công việc làm ăn đàng hoàng mà bắt họ dời nhà với một lý do là ồn ào, thì dứt khoát là không ai dời nhà đi cả.
Người lành hay người dữ, người tốt hay người xấu đều có hai quê hương, một quê hương ở thế gian này, và một quê hương ở đời sau. Quê hương ở thế gian này là tạm thời, nhưng quê hương đời sau là vĩnh viễn đời đời.
Khi con người ta nhắm mắt tắt hơi lìa khỏi đời tạm thế gian này, là lúc họ dời nhà đến nơi quê hương thứ hai và ở đó vĩnh viễn không dời nhà nữa. Quê hương thứ hai vĩnh viễn này có hai nơi, đó là thiên đàng và hỏa ngục. Thiên đàng là nơi dành cho những người tin vào Chúa Giê-su và thực hành những lời dạy của Ngài khi họ sống ở trần gian này; hỏa ngục là nơi dành cho những người khi sống ở thế này mà làm điều ác đức: gian dâm, trộm cắp, vu khống cáo gian, làm chứng dối, kiêu ngạo, nhạo báng Thiên Chúa.v.v...
Dời nhà từ thế gian lên thiên đàng thì hạnh phúc vô cùng, nhưng dời nhà từ thế gian xuống hỏa ngục thì đau khổ vô cùng và đau khổ đời đời kiếp kiếp. Ai hiểu thì hiểu !
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người mà hàng xóm phía bên trái là thợ đồng, hàng xóm bên phải là thợ sắt, ngày nào cả hai bên phải trái đều gỏ búa inh ỏi, nghe rất bực mình, thế là nhờ người đi nói với thợ đồng và thợ sắt rằng hy vọng họ dời nhà đi nơi khác.
Sau đó, người thợ đồng và thợ sắt đem thư đến cho anh ta, nói rằng họ chuẩn bị dời nhà.
Người ấy rất vui vẻ, bèn bày tiệc tiển đưa hai nhà hàng xóm, sau khi ăn uống xong, người ấy bèn hỏi hai người hàng xóm:
- “Các anh chuẩn bị dời nhà đi đến đâu ?”
Thợ đồng và thợ sắt cùng nhau nói:
- “Chúng tôi hai nhà đổi cho nhau”.
Suy tư:
Không có gì mệt và phiền não cho bằng dời nhà hoặc dọn nhà đi chỗ khác, bởi vì dời nhà thì vừa hao tiền vừa mệt trí vừa bực dọc. Người xưa nói “an cư lạc nghiệp” tức là có một chỗ ở ổn định thì lòng trí mới phấn khởi làm ăn, vui vẻ hưởng thụ cuộc sống đáng yêu này, cho nên khi con người ta có nơi ở đàng hoàng, có công việc làm ăn đàng hoàng mà bắt họ dời nhà với một lý do là ồn ào, thì dứt khoát là không ai dời nhà đi cả.
Người lành hay người dữ, người tốt hay người xấu đều có hai quê hương, một quê hương ở thế gian này, và một quê hương ở đời sau. Quê hương ở thế gian này là tạm thời, nhưng quê hương đời sau là vĩnh viễn đời đời.
Khi con người ta nhắm mắt tắt hơi lìa khỏi đời tạm thế gian này, là lúc họ dời nhà đến nơi quê hương thứ hai và ở đó vĩnh viễn không dời nhà nữa. Quê hương thứ hai vĩnh viễn này có hai nơi, đó là thiên đàng và hỏa ngục. Thiên đàng là nơi dành cho những người tin vào Chúa Giê-su và thực hành những lời dạy của Ngài khi họ sống ở trần gian này; hỏa ngục là nơi dành cho những người khi sống ở thế này mà làm điều ác đức: gian dâm, trộm cắp, vu khống cáo gian, làm chứng dối, kiêu ngạo, nhạo báng Thiên Chúa.v.v...
Dời nhà từ thế gian lên thiên đàng thì hạnh phúc vô cùng, nhưng dời nhà từ thế gian xuống hỏa ngục thì đau khổ vô cùng và đau khổ đời đời kiếp kiếp. Ai hiểu thì hiểu !
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:10 11/05/2011
N2T |
52. Những người làm lớn thì phải biết, nếu các con phạm tội làm điều ác, thì những biểu hiện của tội ác để lại tai họa cho biết bao nhiêu người, thì nên chết bao nhiêu lần.
(Thánh Gregory)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bốn đe dọa tự do tôn giáo
Vũ Văn An
03:19 11/05/2011
Tuần lễ từ 29 tháng 4 tới 3 tháng 5 được dành cho Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Các Khoa Học Xã Hội tổ chức hội nghị toàn thể lần thứ 17. Hội nghị lần này có điều đặc biệt vì trùng với lễ phong chân phúc của vị sáng lập là Đức Gioan Phaolô II. Ngài lập ra Hàn Lâm Viện này năm 1994. Chủ đề của hội nghị là: “Các Quyền Phổ Quát Trong Một Thế Giới Đa Dạng - Trường Hợp Tự Do Tôn Giáo”.
Mary Ann Glendon, giáo sư luật của Đại Học Harvard và là chủ tịch của Hàn Lâm Viện này cho hay: trên thế giới hiện nay, đang có một thách thức nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo. Ngay ở các nước vốn có lịch sử lâu dài về tự do tôn giáo, một tự do đã có nền tảng ngay trong hiến pháp, người ta cũng đang nhìn các tín hữu các tôn giáo bằng con mắt nghi ngờ, những người vốn cho rằng họ biết sự thật về con người nhân bản. Những người này đang bị đẩy dần ra ngoài lề, thậm chí còn bị kỳ thị thẳng thừng nữa.
Vì thế, học giả này cho biết: các thành viên của hàn lâm viện đã xem sét chủ đề của hội nghị với “một niềm xác tín rằng tự do tôn giáo đụng tới tận tâm điểm điều được coi là nhân bản”. Họ đào sâu điều được bà gọi là “bốn lãnh vực rộng lớn đe dọa tự do tôn giáo”: lãnh vực thứ nhất là đe dọa đã thành tiêu chuẩn, tức việc nhà nước cưỡng chế và bách hại các tín hữu tôn giáo. Lãnh vực thứ hai: nhà nước hạn chế tự do tôn giáo của các nhóm tôn giáo thiểu số; lãnh vực thứ ba: áp lực xã hội đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, áp lực này có thể bị nhà nước chế tài hay không, tuy nhiên vẫn rút giảm tự do tôn giáo. Lãnh vực sau cùng: tại các xã hội Tây Phương, sự lớn mạnh của chủ nghĩa cực đoan thế tục đang coi các tín hữu tôn giáo như một đe dọa đối với nền chính trị dân chủ thế tục, phóng túng.
Theo bà Glendon, nhiều nghiên cứu cho thấy tự do tôn giáo bắt đầu sa sút từ năm 2005 sau khi lên cao vào năm 1998. Gần 70% dân số thế giới hiện đang sống trong các nước áp đặt “hạn chế cao” đối với tự do tôn giáo, trong đó, các nhóm tôn giáo thiểu số là nạn nhân tồi tệ hơn cả. Mà ngay tại các nước ít có hạn chế, người ta vẫn mô tả tôn giáo như là nguồn gây chia rẽ xã hội và coi tự do tôn giáo là quyền thứ yếu cần phải giảm thiểu bằng những chủ trương và quan tâm khác.
Tra vấn
Tuy vậy, theo vị chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng, khoa học xã hội ngày nay đang bắt đầu tra vấn niềm tin quen thuộc, gần như một tín điều, trong các giới thế tục, một niềm tin cho rằng tôn giáo, tự thân, là nguồn chia rẽ xã hội, cũng như quan điểm của nhiều chính phủ toàn trị cho rằng vì hoà bình xã hội, cần phải hạn chế tự do tôn giáo.
Các nhà khoa học xã hội đang xem sét lại khuynh hướng truyền thống nơi giới ưu tú chống lại tôn giáo. Họ cũng tra vấn giả thuyết cho rằng nhà nước tự do có thể dửng dưng hay thù nghịch đối với tôn giáo mà không hề hấn gì. Không một nhà tư tưởng nghiêm chỉnh nào tranh luận việc các xã hội tự do, muốn bảo tồn, phải lệ thuộc các công dân và chính khách có kỹ năng, kiến thức và đức tính thuộc tâm tánh. Nhưng không thiếu người chủ trương rằng xã hội tự do vẫn có thể tiến triển mà không cần có tôn giáo. Tôn giáo, vì thế, nên được giới hạn trong phạm vi cá nhân. Tuy nhiên, bà cho hay: niềm tin cho rằng nền dân chủ có khả năng sản sinh ra đức hạnh đang bị lung lay tiếp theo nhiều biến động xã hội và văn hóa cuối thế kỷ 20.
Phổ quát
Tuy không mô thức tự do tôn giáo nào có giá trị cho mọi quốc gia, nhưng giáo sư Glendon cho rằng: điều ấy không hàm nghĩa tự do tôn giáo không phải là một quyền phổ quát. Đúng hơn, người ta phải nhìn nhận rằng nên có một mức độ đa nguyên nào đó trong phương cách đem tự do tôn giáo và các nhân quyền căn bản khác vào cuộc sống dưới các hoàn cảnh khác nhau.
Mức độ đa nguyên ấy chính là việc các thành viên của Hàn Lâm Viện đang làm dù nhìn nhận rằng khó có thể xác định được đâu là điểm chủ nghĩa đa nguyên hợp pháp chấm dứt và đâu là điểm chủ nghĩa tương đối văn hóa nguyên chất bắt đầu. Các diễn giả trong hội nghị lần này xem sét vấn đề các giới hạn của khoan dung, quyền tự do của các định chế tôn giáo được tự quản lấy mình, vai trò của các quan điểm luân lý dựa trên tôn giáo trong các diễn đàn công cộng, và vai trò của luật tự nhiên…
Từ các cuộc thảo luận trên, một vài thế lưỡng nan đã xuất hiện. Một đàng, tự do tôn giáo càng được quan niệm một cách rộng rãi thì các căng thẳng càng xẩy ra giữa tự do tôn giáo cá nhân, quyền độc lập của các định chế tôn giáo, các quyền khác, và quyền lợi nhà nước. Ấy thế nhưng, một trong các cách tự do tôn giáo bị vi phạm là vì nó bị hiểu một cách chật hẹp đến nỗi bị đẩy vào lãnh vực tư. Glendon tóm tắt rằng: loại trừ tôn giáo ra khỏi khu vực công đâu có giải quyết được các tranh chấp, đối kháng, mà chỉ như phủ giấy che dấu các tranh chấp ấy mà thôi.
Thiên Chúa muốn con người tự do đáp lại lời mời gọi của Người
Ngày 29 tháng 4, Đức Bênêđíctô XVI gửi cho Hội Nghị trên một thông điệp, kêu gọi phải tìm ra những thông sáng mới về chủ đề tự do tôn giáo. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha nhắc qua tới khía cạnh lịch sử và triết học của chủ đề này. Theo ngài, ghi sâu trong bản nhiên con người là khát vọng sự thật, ý nghĩa và cởi mở đối với thể siêu việt. Trước đây nhiều thế kỷ, Tertullian từng nhấn mạnh rằng con người phải tự do thờ phượng Thiên Chúa và tự bản chất, tôn giáo không thể chấp nhận cưỡng chế. Vì con người có khả năng đích thân tự do chọn sự thật và vì Thiên Chúa mong muốn con người tự do đáp lại lời mời gọi của Người, nên quyền tự do tôn giáo phải được coi là bẩm sinh đối với phẩm giá căn bản của mỗi nhân vị, song song với việc cởi mở bẩm sinh trong tâm hồn con người đối với Thiên Chúa.
Đức Bênêđíctô nói tiếp: Công Đồng Vatican II đưa ra một nền tảng nhân học đổi mới cho tự do tôn giáo. Các nghị phụ khẳng định rằng mọi người “đều bị bản nhiên thúc đẩy và cũng bị bổn phận luân lý bắt buộc phải đi tìm sự thật, nhất là sự thật tôn giáo” (Dignitatis Humanae, 2). Sự thật giải thoát chúng ta (xem Ga 8:32), và con người phải đi tìm chính sự thật này và tự do tiếp nhận nó”. Công Đồng cũng thận trọng minh xác rằng tự do tôn giáo là một quyền mà mỗi con người đều thừa hưởng theo bản nhiên và do đó luật dân sự phải bảo vệ và phát huy quyền này.
Ngài cũng ghi nhận rằng nhiều quốc gia cho phép tự do tôn giáo rộng rãi, trong khi nhiều quốc gia khác tìm cách hạn chế nó vì nhiều lý do khác nhau, trong đó, có việc không tin tưởng chính tôn giáo. Cho nên, Tòa Thánh kêu gọi mọi quốc gia “tôn trọng, và nếu cần, bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo, là những nhóm, tuy có những niềm tin khác với đa số dân sống chung quanh, nhưng luôn mong được sống hoà bình với các đồng bào của mình và tham dự đầy đủ vào sinh hoạt dân sự và chính trị của quốc gia, mang lại lợi ích cho mọi người”.
Phúc trình về tự do tôn giáo
Điều đáng lưu ý là trước cuộc họp của Hàn Lâm Viện, ngày 28 tháng 4, Ủy Ban Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) đã cho công bố phúc trình năm 2011. Phúc trình này vừa thêm Ai Cập vào danh sách các quốc gia phải quan tâm đặc biệt (CPC=countries of particular concern). Đây là những quốc gia nổi bật về những vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống và trầm trọng. Phúc trình khuyến cáo Bộ Ngoại Giao liệt kê vào danh sách này các quốc gia sau đây: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Iraq, Nigeria, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.
Trường hợp Ai Cập, người đứng đầu bản phúc trình, Leonard Leo, cho hay: các vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo được chính phủ can dự vào hay làm ngơ đã gia tăng đáng kể từ ngày công bố bản phúc trình vào năm ngoái, đến độ bạo động, bao gồm cả sát nhân, leo thang chống lại Kitô hữu Coptic và các nhóm tôn giáo hiểu số khác. Việc bạo động này vẫn tiếp diễn sau khi Tổng Thống Mubarak từ chức hồi tháng 2.
Bản phúc trình viết tiếp: trong nhiều năm, chính phủ Ai Cập đã cho phép việc kỳ thị rộng rãi chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số. Những người chịu ảnh hưởng không phải chỉ là tín hữu Copts mà cả tín hữu Bahai và những người Hồi Giáo bất đồng. Ngoài ra, cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát cũng liên tục đăng tải những tín liệu phỉ báng người Do Thái Giáo.
Việc kỳ thị chống tín hữu Copt khá hiển nhiên nếu nhìn vào giới ưu tú đang cai trị. Trong quân đội chẳng hạn, rất ít Kitô hữu ở hàng ngũ sĩ quan cao cấp. Chỉ có một thống đốc Kitô Giáo trong số 28 vị, và chỉ có một dân biểu quốc hội trong số 454 vị. Không hề có một chủ tịch hay khoa trưởng đại học, và rất ít thẩm phán người Copt.
Tồi tệ nhất
Tuy nhiên, các vi phạm tồi tệ nhất do chính phủ Miến Điện chủ mưu. Các nhà cầm quyền nước này theo dõi mọi tổ chức tôn giáo và dùng vũ lực chống lại các nhà lãnh đạo và cộng đồng tôn giáo, nhất là tại các khu vực sắc tộc thiểu số. Các nhóm bị ảnh hưởng gồm từ Phật Giáo tới Hồi Giáo, các thiểu số sắc tộc và các cộng đoàn Thệ Phản hành lễ ở các tư gia.
Trong khi đó, phúc trình cũng tố cáo Trung Quốc đã giới hạn một cách nghiêm khắc các hoạt động của các nhóm tôn giáo không đăng ký với nhà nước hay những nhóm bị nhà cầm quyền coi là đe dọa tới an ninh quốc gia. Cách riêng, người Phật Giáo Tây Tạng và người Hồi Giáo Uighur bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ trong việc tuyển chọn giáo sĩ, hội họp tôn giáo và phân phối ấn phẩm tôn giáo. Có tới 500 tín hữu Thệ Phản không đăng ký bị cầm tù vào năm ngoái.
Người Công Giáo cũng là nạn nhân, với hàng tá giáo sĩ tiếp tục bị giam giữ hay quản thúc tại gia. Người ta cũng ước lượng có khoảng 40 giám mục Công Giáo đang bị nhà cầm quyền cầm tù, giam giữ hay mất tích. Phúc trình cũng đề cập đến việc chính phủ gia tăng việc kiểm soát đối với Giáo Hội Công Giáo vào năm rồi. Một trong các biện pháp là tấn phong giám mục mà không có sự chấp thuận của Vatican và việc bầu các giám mục không được Rôma chấp thuận vào các chức vụ lãnh đạo trong Giáo Hội Yêu Nước, do chính phủ kiểm soát. Bắc Kinh cũng tiếp tục ngăn cấm các giáo sĩ Công Giáo không được liên lạc với Vatican.
Riêng tại Việt Nam, phúc trình cho hay: chính phủ vẫn đang tiếp tục kiểm soát các cộng đồng tôn giáo, nghiêm nhặt hạn chế và trừng phạt việc thực hành tôn giáo độc lập, và dã man dẹp bỏ các cá nhân và các nhóm bị coi là thách thức nhà cầm quyền. Nhiều cá nhân tiếp tục bị cầm tù hay giam giữ vì các lý do liên quan tới hoạt động tôn giáo của họ hay cổ vũ tự do tôn giáo; cảnh sát và các viên chức chính phủ không chịu nhận trách nhiệm trọn vẹn đối với các lạm dụng; các hoạt động tôn giáo độc lập vẫn bị coi là bất hợp pháp; các bảo vệ về phương diện luật pháp đối với các tổ chức tôn giáo được chính phủ nhìn nhận vừa mơ hồ vừa lệ thuộc các giải thích võ đoán hay kỳ thị dựa trên các yếu tố chính trị. Chính vì lý do này, Ủy Ban khuyến cáo liệt Viêt Nam vào danh sách các nước CPC. Ủy Ban khuyến cáo việc này từ năm 2001. Chính phủ Mỹ liệt VN vào CPC trong 2 năm 2004 và 2005, nhưng lại bỏ VN ra khỏi CPC năm 2006, đến nay vẫn chưa chính thức liệt VN trở lại danh sách CPC, dù có những bằng chứng mới cho thấy những vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo, như cưỡng bức người ta từ bỏ niềm tin, bạo hành chống các cộng đồng tôn giáo và bắt giam các nhà lãnh đạo tôn giáo; các tranh chấp đất đai giữa Giáo Hội Công Giáo và chính phủ dẫn đến nhiều vụ sách nhiễu, hủy hoại tài sản, giam giữ và bạo hành.
Còn tại Trung Đông, Phúc Trình cho thấy nhiều nước có tên trên danh sách các nước đáng quan tâm. Iran chẳng hạn, vẫn tiếp tục vi phạm tự do tôn giáo, sử dụng các biện pháp cực đoan như tra tấn và xử tử. Trong năm qua, các điều kiện tự do tôn giáo xấu đi nhiều, nhất là đối với các nhóm tôn giáo thiểu số như Bahai, Kitô Giáo và Hồi Giáo Sufi. Người Do Thái Giáo cũng là nạn nhân: gia tăng không khí bài Do Thái cũng như bác bỏ không có nạn Diệt Chủng (Holocaust). Đối với Kitô hữu, họ bị làm khó dễ trong lúc cử hành phụng vụ, các nhà lãnh đạo của họ bị sách nhiễu. Từ tháng 6 năm ngoái, hơn 250 Kitô hữu đã bị bắt một cách vô tội vạ. Ở Iraq gần đó, bạo lực và đe dọa vẫn tiếp tục giáng xuống các nhóm tôn giáo thiểu số. Cuối năm 2010, lại có đợt tấn công Kitô hữu, gây nên đợt tị nạn mới cho họ. Người ta tin rằng: nửa số tín hữu hay hơn của cộng đồng Kitô hữu Iraq trước năm 2003 đã rời xứ sở. Năm 2003, người ta cho rằng có khoảng từ 800,000 tới 1.4 triệu tín hữu Công Giáo và Chính Thống. Hiện nay, con số ấy được ước lượng vào khoảng 500,000 người.
Saudi Arabia cũng vẫn tiếp tục tình trạng vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống vào năm qua. Mọi hình thức phát biểu về tôn giáo ở nơi công cộng khác với việc giải thích Hồi Giáo Sunni của chính phủ đều bị ngăn cấm. Không nơi thờ phượng nào nếu không phải là Hồi Giáo được phép ở nước này. Phúc trình cho rằng chính phủ nước này dùng án hình sự đối với việc bỏ đạo (Hồi) và phạm thượng để dẹp bỏ các cuộc thảo luận và tranh luận cũng như làm câm họng các người bất đồng. Tội phù thủy cũng được dùng chống lại các người Hồi Giáo nào không theo sự giải thích chính thức về Hồi Giáo của chính phủ. Các sách giáo khoa ở các trường học tiếp tục cổ vũ bất khoan dung và bạo lực.
Độc lập
Quay qua Sudan, phúc trình cho biết một chiến thắng, nhờ sự thành công trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào hồi tháng Giêng vừa qua cho phép Nam Sudan được độc lập. Điều này có nghĩa: người nam Sudan, mà đa số là Kitô hữu và những người tin vạn vật hữu linh (animists), sẽ được giải thoát khỏi mưu toan của chính phủ bắc Sudan nhằm áp đặt Hồi Giáo thành quốc giáo.
Một quốc gia đáng quan ngại khác thuộc Châu Phi là Nigeria. Theo bản phúc trình, từ năm 1999 khoảng 13,000 người Nigeria bị thảm sát vì cuộc bạo lực có tính tôn giáo giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo. Thêm vào đó, một số tiểu bang phiá bắc đã thêm luật Sharia (Hồi Giáo) vào bộ luật hình sự của quốc gia. Ngay trước khi đưa luật Sharia vào, Kitô hữu ở các tiểu bang phía bắc Nigeria từng khiếu nại vì bị các chính phủ tiểu bang theo Hồi Giáo kỳ thị. Đơn xin phép xây hay sửa nhà thờ bị bác. Không được đến trường và tại các trường công, không có việc giảng dạy về Kitô Giáo. Không có cả các chuơng trình về Kitô Giáo trên các phương tiện truyền thông do nhà nước điều hành, rất ít cơ hội có việc làm trong các cơ quan chính phủ.
Pakistan không thoát được sự chú ý của bản phúc trình, nhất là sau hai vụ ám sát đầy tai tiếng Ông Shahbaz Bhatti, một Kitô hữu, trong vai trò Bộ Trưởng Thiểu Số Sự Vụ của nước này và là nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo, và Ông Salman Taseer, Thống Đốc Punjab, người, dù là tín hữu Hồi Giáo, nhưng thường lên tiếng chỉ trích đạo luật phạm thượng của xứ sở. Cùng với những đạo luật khác, đạo luật này tạo ra một bầu không khí cực đoan đầy bạo lực. Bạo động do tôn giáo khơi nguồn là việc kinh niên ở đây, với nhà cầm quyền không chịu bảo vệ các nhóm thiểu số và không chịu đem những người vi phạm ra công lý.
Ngoài ra, bản phúc trình cũng cho biết các quốc gia sau đây bị Ủy Ban liệt kê là những quốc gia cần được quan sát (Watch List) về tự do tôn giáo: Afghanistan, Belarus, Cuba, India, Nam Dương, Lào, Nga, Somalia, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela.
Mary Ann Glendon, giáo sư luật của Đại Học Harvard và là chủ tịch của Hàn Lâm Viện này cho hay: trên thế giới hiện nay, đang có một thách thức nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo. Ngay ở các nước vốn có lịch sử lâu dài về tự do tôn giáo, một tự do đã có nền tảng ngay trong hiến pháp, người ta cũng đang nhìn các tín hữu các tôn giáo bằng con mắt nghi ngờ, những người vốn cho rằng họ biết sự thật về con người nhân bản. Những người này đang bị đẩy dần ra ngoài lề, thậm chí còn bị kỳ thị thẳng thừng nữa.
Vì thế, học giả này cho biết: các thành viên của hàn lâm viện đã xem sét chủ đề của hội nghị với “một niềm xác tín rằng tự do tôn giáo đụng tới tận tâm điểm điều được coi là nhân bản”. Họ đào sâu điều được bà gọi là “bốn lãnh vực rộng lớn đe dọa tự do tôn giáo”: lãnh vực thứ nhất là đe dọa đã thành tiêu chuẩn, tức việc nhà nước cưỡng chế và bách hại các tín hữu tôn giáo. Lãnh vực thứ hai: nhà nước hạn chế tự do tôn giáo của các nhóm tôn giáo thiểu số; lãnh vực thứ ba: áp lực xã hội đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, áp lực này có thể bị nhà nước chế tài hay không, tuy nhiên vẫn rút giảm tự do tôn giáo. Lãnh vực sau cùng: tại các xã hội Tây Phương, sự lớn mạnh của chủ nghĩa cực đoan thế tục đang coi các tín hữu tôn giáo như một đe dọa đối với nền chính trị dân chủ thế tục, phóng túng.
Theo bà Glendon, nhiều nghiên cứu cho thấy tự do tôn giáo bắt đầu sa sút từ năm 2005 sau khi lên cao vào năm 1998. Gần 70% dân số thế giới hiện đang sống trong các nước áp đặt “hạn chế cao” đối với tự do tôn giáo, trong đó, các nhóm tôn giáo thiểu số là nạn nhân tồi tệ hơn cả. Mà ngay tại các nước ít có hạn chế, người ta vẫn mô tả tôn giáo như là nguồn gây chia rẽ xã hội và coi tự do tôn giáo là quyền thứ yếu cần phải giảm thiểu bằng những chủ trương và quan tâm khác.
Tra vấn
Tuy vậy, theo vị chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng, khoa học xã hội ngày nay đang bắt đầu tra vấn niềm tin quen thuộc, gần như một tín điều, trong các giới thế tục, một niềm tin cho rằng tôn giáo, tự thân, là nguồn chia rẽ xã hội, cũng như quan điểm của nhiều chính phủ toàn trị cho rằng vì hoà bình xã hội, cần phải hạn chế tự do tôn giáo.
Các nhà khoa học xã hội đang xem sét lại khuynh hướng truyền thống nơi giới ưu tú chống lại tôn giáo. Họ cũng tra vấn giả thuyết cho rằng nhà nước tự do có thể dửng dưng hay thù nghịch đối với tôn giáo mà không hề hấn gì. Không một nhà tư tưởng nghiêm chỉnh nào tranh luận việc các xã hội tự do, muốn bảo tồn, phải lệ thuộc các công dân và chính khách có kỹ năng, kiến thức và đức tính thuộc tâm tánh. Nhưng không thiếu người chủ trương rằng xã hội tự do vẫn có thể tiến triển mà không cần có tôn giáo. Tôn giáo, vì thế, nên được giới hạn trong phạm vi cá nhân. Tuy nhiên, bà cho hay: niềm tin cho rằng nền dân chủ có khả năng sản sinh ra đức hạnh đang bị lung lay tiếp theo nhiều biến động xã hội và văn hóa cuối thế kỷ 20.
Phổ quát
Tuy không mô thức tự do tôn giáo nào có giá trị cho mọi quốc gia, nhưng giáo sư Glendon cho rằng: điều ấy không hàm nghĩa tự do tôn giáo không phải là một quyền phổ quát. Đúng hơn, người ta phải nhìn nhận rằng nên có một mức độ đa nguyên nào đó trong phương cách đem tự do tôn giáo và các nhân quyền căn bản khác vào cuộc sống dưới các hoàn cảnh khác nhau.
Mức độ đa nguyên ấy chính là việc các thành viên của Hàn Lâm Viện đang làm dù nhìn nhận rằng khó có thể xác định được đâu là điểm chủ nghĩa đa nguyên hợp pháp chấm dứt và đâu là điểm chủ nghĩa tương đối văn hóa nguyên chất bắt đầu. Các diễn giả trong hội nghị lần này xem sét vấn đề các giới hạn của khoan dung, quyền tự do của các định chế tôn giáo được tự quản lấy mình, vai trò của các quan điểm luân lý dựa trên tôn giáo trong các diễn đàn công cộng, và vai trò của luật tự nhiên…
Từ các cuộc thảo luận trên, một vài thế lưỡng nan đã xuất hiện. Một đàng, tự do tôn giáo càng được quan niệm một cách rộng rãi thì các căng thẳng càng xẩy ra giữa tự do tôn giáo cá nhân, quyền độc lập của các định chế tôn giáo, các quyền khác, và quyền lợi nhà nước. Ấy thế nhưng, một trong các cách tự do tôn giáo bị vi phạm là vì nó bị hiểu một cách chật hẹp đến nỗi bị đẩy vào lãnh vực tư. Glendon tóm tắt rằng: loại trừ tôn giáo ra khỏi khu vực công đâu có giải quyết được các tranh chấp, đối kháng, mà chỉ như phủ giấy che dấu các tranh chấp ấy mà thôi.
Thiên Chúa muốn con người tự do đáp lại lời mời gọi của Người
Ngày 29 tháng 4, Đức Bênêđíctô XVI gửi cho Hội Nghị trên một thông điệp, kêu gọi phải tìm ra những thông sáng mới về chủ đề tự do tôn giáo. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha nhắc qua tới khía cạnh lịch sử và triết học của chủ đề này. Theo ngài, ghi sâu trong bản nhiên con người là khát vọng sự thật, ý nghĩa và cởi mở đối với thể siêu việt. Trước đây nhiều thế kỷ, Tertullian từng nhấn mạnh rằng con người phải tự do thờ phượng Thiên Chúa và tự bản chất, tôn giáo không thể chấp nhận cưỡng chế. Vì con người có khả năng đích thân tự do chọn sự thật và vì Thiên Chúa mong muốn con người tự do đáp lại lời mời gọi của Người, nên quyền tự do tôn giáo phải được coi là bẩm sinh đối với phẩm giá căn bản của mỗi nhân vị, song song với việc cởi mở bẩm sinh trong tâm hồn con người đối với Thiên Chúa.
Đức Bênêđíctô nói tiếp: Công Đồng Vatican II đưa ra một nền tảng nhân học đổi mới cho tự do tôn giáo. Các nghị phụ khẳng định rằng mọi người “đều bị bản nhiên thúc đẩy và cũng bị bổn phận luân lý bắt buộc phải đi tìm sự thật, nhất là sự thật tôn giáo” (Dignitatis Humanae, 2). Sự thật giải thoát chúng ta (xem Ga 8:32), và con người phải đi tìm chính sự thật này và tự do tiếp nhận nó”. Công Đồng cũng thận trọng minh xác rằng tự do tôn giáo là một quyền mà mỗi con người đều thừa hưởng theo bản nhiên và do đó luật dân sự phải bảo vệ và phát huy quyền này.
Ngài cũng ghi nhận rằng nhiều quốc gia cho phép tự do tôn giáo rộng rãi, trong khi nhiều quốc gia khác tìm cách hạn chế nó vì nhiều lý do khác nhau, trong đó, có việc không tin tưởng chính tôn giáo. Cho nên, Tòa Thánh kêu gọi mọi quốc gia “tôn trọng, và nếu cần, bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo, là những nhóm, tuy có những niềm tin khác với đa số dân sống chung quanh, nhưng luôn mong được sống hoà bình với các đồng bào của mình và tham dự đầy đủ vào sinh hoạt dân sự và chính trị của quốc gia, mang lại lợi ích cho mọi người”.
Phúc trình về tự do tôn giáo
Điều đáng lưu ý là trước cuộc họp của Hàn Lâm Viện, ngày 28 tháng 4, Ủy Ban Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) đã cho công bố phúc trình năm 2011. Phúc trình này vừa thêm Ai Cập vào danh sách các quốc gia phải quan tâm đặc biệt (CPC=countries of particular concern). Đây là những quốc gia nổi bật về những vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống và trầm trọng. Phúc trình khuyến cáo Bộ Ngoại Giao liệt kê vào danh sách này các quốc gia sau đây: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Iraq, Nigeria, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.
Trường hợp Ai Cập, người đứng đầu bản phúc trình, Leonard Leo, cho hay: các vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo được chính phủ can dự vào hay làm ngơ đã gia tăng đáng kể từ ngày công bố bản phúc trình vào năm ngoái, đến độ bạo động, bao gồm cả sát nhân, leo thang chống lại Kitô hữu Coptic và các nhóm tôn giáo hiểu số khác. Việc bạo động này vẫn tiếp diễn sau khi Tổng Thống Mubarak từ chức hồi tháng 2.
Bản phúc trình viết tiếp: trong nhiều năm, chính phủ Ai Cập đã cho phép việc kỳ thị rộng rãi chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số. Những người chịu ảnh hưởng không phải chỉ là tín hữu Copts mà cả tín hữu Bahai và những người Hồi Giáo bất đồng. Ngoài ra, cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát cũng liên tục đăng tải những tín liệu phỉ báng người Do Thái Giáo.
Việc kỳ thị chống tín hữu Copt khá hiển nhiên nếu nhìn vào giới ưu tú đang cai trị. Trong quân đội chẳng hạn, rất ít Kitô hữu ở hàng ngũ sĩ quan cao cấp. Chỉ có một thống đốc Kitô Giáo trong số 28 vị, và chỉ có một dân biểu quốc hội trong số 454 vị. Không hề có một chủ tịch hay khoa trưởng đại học, và rất ít thẩm phán người Copt.
Tồi tệ nhất
Tuy nhiên, các vi phạm tồi tệ nhất do chính phủ Miến Điện chủ mưu. Các nhà cầm quyền nước này theo dõi mọi tổ chức tôn giáo và dùng vũ lực chống lại các nhà lãnh đạo và cộng đồng tôn giáo, nhất là tại các khu vực sắc tộc thiểu số. Các nhóm bị ảnh hưởng gồm từ Phật Giáo tới Hồi Giáo, các thiểu số sắc tộc và các cộng đoàn Thệ Phản hành lễ ở các tư gia.
Trong khi đó, phúc trình cũng tố cáo Trung Quốc đã giới hạn một cách nghiêm khắc các hoạt động của các nhóm tôn giáo không đăng ký với nhà nước hay những nhóm bị nhà cầm quyền coi là đe dọa tới an ninh quốc gia. Cách riêng, người Phật Giáo Tây Tạng và người Hồi Giáo Uighur bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ trong việc tuyển chọn giáo sĩ, hội họp tôn giáo và phân phối ấn phẩm tôn giáo. Có tới 500 tín hữu Thệ Phản không đăng ký bị cầm tù vào năm ngoái.
Người Công Giáo cũng là nạn nhân, với hàng tá giáo sĩ tiếp tục bị giam giữ hay quản thúc tại gia. Người ta cũng ước lượng có khoảng 40 giám mục Công Giáo đang bị nhà cầm quyền cầm tù, giam giữ hay mất tích. Phúc trình cũng đề cập đến việc chính phủ gia tăng việc kiểm soát đối với Giáo Hội Công Giáo vào năm rồi. Một trong các biện pháp là tấn phong giám mục mà không có sự chấp thuận của Vatican và việc bầu các giám mục không được Rôma chấp thuận vào các chức vụ lãnh đạo trong Giáo Hội Yêu Nước, do chính phủ kiểm soát. Bắc Kinh cũng tiếp tục ngăn cấm các giáo sĩ Công Giáo không được liên lạc với Vatican.
Riêng tại Việt Nam, phúc trình cho hay: chính phủ vẫn đang tiếp tục kiểm soát các cộng đồng tôn giáo, nghiêm nhặt hạn chế và trừng phạt việc thực hành tôn giáo độc lập, và dã man dẹp bỏ các cá nhân và các nhóm bị coi là thách thức nhà cầm quyền. Nhiều cá nhân tiếp tục bị cầm tù hay giam giữ vì các lý do liên quan tới hoạt động tôn giáo của họ hay cổ vũ tự do tôn giáo; cảnh sát và các viên chức chính phủ không chịu nhận trách nhiệm trọn vẹn đối với các lạm dụng; các hoạt động tôn giáo độc lập vẫn bị coi là bất hợp pháp; các bảo vệ về phương diện luật pháp đối với các tổ chức tôn giáo được chính phủ nhìn nhận vừa mơ hồ vừa lệ thuộc các giải thích võ đoán hay kỳ thị dựa trên các yếu tố chính trị. Chính vì lý do này, Ủy Ban khuyến cáo liệt Viêt Nam vào danh sách các nước CPC. Ủy Ban khuyến cáo việc này từ năm 2001. Chính phủ Mỹ liệt VN vào CPC trong 2 năm 2004 và 2005, nhưng lại bỏ VN ra khỏi CPC năm 2006, đến nay vẫn chưa chính thức liệt VN trở lại danh sách CPC, dù có những bằng chứng mới cho thấy những vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo, như cưỡng bức người ta từ bỏ niềm tin, bạo hành chống các cộng đồng tôn giáo và bắt giam các nhà lãnh đạo tôn giáo; các tranh chấp đất đai giữa Giáo Hội Công Giáo và chính phủ dẫn đến nhiều vụ sách nhiễu, hủy hoại tài sản, giam giữ và bạo hành.
Còn tại Trung Đông, Phúc Trình cho thấy nhiều nước có tên trên danh sách các nước đáng quan tâm. Iran chẳng hạn, vẫn tiếp tục vi phạm tự do tôn giáo, sử dụng các biện pháp cực đoan như tra tấn và xử tử. Trong năm qua, các điều kiện tự do tôn giáo xấu đi nhiều, nhất là đối với các nhóm tôn giáo thiểu số như Bahai, Kitô Giáo và Hồi Giáo Sufi. Người Do Thái Giáo cũng là nạn nhân: gia tăng không khí bài Do Thái cũng như bác bỏ không có nạn Diệt Chủng (Holocaust). Đối với Kitô hữu, họ bị làm khó dễ trong lúc cử hành phụng vụ, các nhà lãnh đạo của họ bị sách nhiễu. Từ tháng 6 năm ngoái, hơn 250 Kitô hữu đã bị bắt một cách vô tội vạ. Ở Iraq gần đó, bạo lực và đe dọa vẫn tiếp tục giáng xuống các nhóm tôn giáo thiểu số. Cuối năm 2010, lại có đợt tấn công Kitô hữu, gây nên đợt tị nạn mới cho họ. Người ta tin rằng: nửa số tín hữu hay hơn của cộng đồng Kitô hữu Iraq trước năm 2003 đã rời xứ sở. Năm 2003, người ta cho rằng có khoảng từ 800,000 tới 1.4 triệu tín hữu Công Giáo và Chính Thống. Hiện nay, con số ấy được ước lượng vào khoảng 500,000 người.
Saudi Arabia cũng vẫn tiếp tục tình trạng vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống vào năm qua. Mọi hình thức phát biểu về tôn giáo ở nơi công cộng khác với việc giải thích Hồi Giáo Sunni của chính phủ đều bị ngăn cấm. Không nơi thờ phượng nào nếu không phải là Hồi Giáo được phép ở nước này. Phúc trình cho rằng chính phủ nước này dùng án hình sự đối với việc bỏ đạo (Hồi) và phạm thượng để dẹp bỏ các cuộc thảo luận và tranh luận cũng như làm câm họng các người bất đồng. Tội phù thủy cũng được dùng chống lại các người Hồi Giáo nào không theo sự giải thích chính thức về Hồi Giáo của chính phủ. Các sách giáo khoa ở các trường học tiếp tục cổ vũ bất khoan dung và bạo lực.
Độc lập
Quay qua Sudan, phúc trình cho biết một chiến thắng, nhờ sự thành công trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào hồi tháng Giêng vừa qua cho phép Nam Sudan được độc lập. Điều này có nghĩa: người nam Sudan, mà đa số là Kitô hữu và những người tin vạn vật hữu linh (animists), sẽ được giải thoát khỏi mưu toan của chính phủ bắc Sudan nhằm áp đặt Hồi Giáo thành quốc giáo.
Một quốc gia đáng quan ngại khác thuộc Châu Phi là Nigeria. Theo bản phúc trình, từ năm 1999 khoảng 13,000 người Nigeria bị thảm sát vì cuộc bạo lực có tính tôn giáo giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo. Thêm vào đó, một số tiểu bang phiá bắc đã thêm luật Sharia (Hồi Giáo) vào bộ luật hình sự của quốc gia. Ngay trước khi đưa luật Sharia vào, Kitô hữu ở các tiểu bang phía bắc Nigeria từng khiếu nại vì bị các chính phủ tiểu bang theo Hồi Giáo kỳ thị. Đơn xin phép xây hay sửa nhà thờ bị bác. Không được đến trường và tại các trường công, không có việc giảng dạy về Kitô Giáo. Không có cả các chuơng trình về Kitô Giáo trên các phương tiện truyền thông do nhà nước điều hành, rất ít cơ hội có việc làm trong các cơ quan chính phủ.
Pakistan không thoát được sự chú ý của bản phúc trình, nhất là sau hai vụ ám sát đầy tai tiếng Ông Shahbaz Bhatti, một Kitô hữu, trong vai trò Bộ Trưởng Thiểu Số Sự Vụ của nước này và là nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo, và Ông Salman Taseer, Thống Đốc Punjab, người, dù là tín hữu Hồi Giáo, nhưng thường lên tiếng chỉ trích đạo luật phạm thượng của xứ sở. Cùng với những đạo luật khác, đạo luật này tạo ra một bầu không khí cực đoan đầy bạo lực. Bạo động do tôn giáo khơi nguồn là việc kinh niên ở đây, với nhà cầm quyền không chịu bảo vệ các nhóm thiểu số và không chịu đem những người vi phạm ra công lý.
Ngoài ra, bản phúc trình cũng cho biết các quốc gia sau đây bị Ủy Ban liệt kê là những quốc gia cần được quan sát (Watch List) về tự do tôn giáo: Afghanistan, Belarus, Cuba, India, Nam Dương, Lào, Nga, Somalia, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela.
Bồ Đào Nha: Linh mục phụ trách Fatima chuẩn bị mừng bách chu niên đền thánh
Phạm Kim An
08:16 11/05/2011
Bồ Đào Nha: Linh mục phụ trách Fatima chuẩn bị mừng bách chu niên đền thánh
Linh mục Carlos Cabecinhas tiếp tục các dự án cho năm 2017
ROMA – Cha Carlos Cabecinhas, linh mục phụ trách đền thánh Fatima mới được bổ nhiệm, thông báo rằng ngài sẽ đảm bảo tính liên tục của các dự án đang diễn ra, cho việc chuẩn bị mừng bách chu niên các lần Đức Mẹ hiện ra năm 1917 tại đây.
Cha Carlos Manuel Pedrosa Cabecinhas, được bổ nhiệm lảm tân phụ trách đền thánh, tại hội nghị toàn thể lần thứ 177 ở Fatima của Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha, là một linh mục của Giáo phận Leiria-Fatima. Ngài có bằng tiến sĩ phụng vụ tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Anselm ở Roma. Cho đến nay, cha là tuyên úy của đền thánh Fatima. Cha sẽ nhận chức vào ngày 11-6 tới.
Cha Cabecinhas đã gửi một thông cáo tới các khách hành hương, trong đó ngài nói: “Tôi muốn nói với rất nhiều người hành hương đến Fatima là họ sẽ tiếp tục tìm thấy Fatima, một nơi cầu nguyện và sự cảm nghiệm mạnh mẽ về Thiên Chúa, vốn có thể đem lại cho họ một ý nghĩa mới cho cuộc sống, và biến đổi họ. Đấy mới là điểm chính yếu, bởi vì chỉ thông qua cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa mà các cuộc đời đổi mới được sinh ra trong mọi chiều kích của chúng”.
Ngài tâm sự: “Tôi đón nhận sự bổ nhiệm này, với một sự pha trộn của nhận thức trách nhiệm nặng nề, và niềm tin tưởng vào Chúa, vì Chúa sẽ không ngừng giúp đỡ tôi và hướng dẫn tôi, và nơi những người cộng tác với tôi trong công việc của đền thánh”.
Cha giải thích: “Đây không phải là một nhiệm vụ có thể thực hiện được trong sự làm việc một mình tôi, nhưng cần cả một toán người, và chính trong toán người này mà tôi có thể phát triển nhiệm vụ mà Giáo hội giao phó cho tôi”. (Zenit 10-5-2011)
Phạm Kim An
Linh mục Carlos Cabecinhas tiếp tục các dự án cho năm 2017
ROMA – Cha Carlos Cabecinhas, linh mục phụ trách đền thánh Fatima mới được bổ nhiệm, thông báo rằng ngài sẽ đảm bảo tính liên tục của các dự án đang diễn ra, cho việc chuẩn bị mừng bách chu niên các lần Đức Mẹ hiện ra năm 1917 tại đây.
Cha Carlos Manuel Pedrosa Cabecinhas, được bổ nhiệm lảm tân phụ trách đền thánh, tại hội nghị toàn thể lần thứ 177 ở Fatima của Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha, là một linh mục của Giáo phận Leiria-Fatima. Ngài có bằng tiến sĩ phụng vụ tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Anselm ở Roma. Cho đến nay, cha là tuyên úy của đền thánh Fatima. Cha sẽ nhận chức vào ngày 11-6 tới.
Cha Cabecinhas đã gửi một thông cáo tới các khách hành hương, trong đó ngài nói: “Tôi muốn nói với rất nhiều người hành hương đến Fatima là họ sẽ tiếp tục tìm thấy Fatima, một nơi cầu nguyện và sự cảm nghiệm mạnh mẽ về Thiên Chúa, vốn có thể đem lại cho họ một ý nghĩa mới cho cuộc sống, và biến đổi họ. Đấy mới là điểm chính yếu, bởi vì chỉ thông qua cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa mà các cuộc đời đổi mới được sinh ra trong mọi chiều kích của chúng”.
Ngài tâm sự: “Tôi đón nhận sự bổ nhiệm này, với một sự pha trộn của nhận thức trách nhiệm nặng nề, và niềm tin tưởng vào Chúa, vì Chúa sẽ không ngừng giúp đỡ tôi và hướng dẫn tôi, và nơi những người cộng tác với tôi trong công việc của đền thánh”.
Cha giải thích: “Đây không phải là một nhiệm vụ có thể thực hiện được trong sự làm việc một mình tôi, nhưng cần cả một toán người, và chính trong toán người này mà tôi có thể phát triển nhiệm vụ mà Giáo hội giao phó cho tôi”. (Zenit 10-5-2011)
Phạm Kim An
Úc: Tổng giám mục Veglio bênh vực cho người nhập cư xin tị nạn
Nguyễn Trọng Đa
08:18 11/05/2011
Úc: Tổng giám mục Veglio bênh vực cho người nhập cư xin tị nạn
Nhằm “chia sẻ tài nguyên trong tình liên đới"
ROMA - Tại Úc, Đức Tổng Giám mục Veglio bênh vực cho người nhập cư xin tị nạn, theo một tuyên bố của văn phòng Vatican về di cư.
Ngày 10-5, Chủ tịch Ủy ban Tòa thánh Chăm Sóc Mục Vụ cho Người Di dân và Lữ hành, TGM Antonio Maria Veglio, đã nhắc lại một số yếu tố của của Huấn Quyền về việc di cư, trong Thánh lễ do Ngài chủ lễ tại nhà thờ chính tòa Đức Bà ở Sydney, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài.
Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng kêu gọi “sự chia sẻ tài nguyên trong tình liên đới”, để "tạo ra một điều kiện mới của cuộc sống trong sự hiệp thông".
TGM Veglio nhắc lại rằng ở khắp nơi Giáo Hội khuyến khích "đối thoại giữa các nền văn hóa”, cả trong các điều kiện của một “sự sống chung giản đơn được chấp nhận".
Ngài nhận xét rằng nước Úc là "đa sắc tộc và đa văn hoá", nhưng "sự dửng dưng, ích kỷ, tính ti tiện” luôn có thể rình rập, đối với người xin tị nạn ở một đất nước mới.
Ngài khẳng định: “Người khác không phải là một hữu thể trừu tượng, nhưng là một con người thực sự, nên cần được trao nguyên tắc nội tại của tự do, và người này khát vọng gặp gỡ các người khác”.
Đối với sự di dân, Ngài nói thêm rằng "mối quan hệ giữa con người với nhau có một giá trị rất quan trọng, bởi vì việc tôn trọng, thăng tiến và khẳng định tâm thức về tha nhân giả định một mối quan hệ công bằng liên nhân vị”.
Trích dẫn câu sách Khải huyền: "Này, tôi đứng ở cửa và gõ", TGM Veglio đã nói: “Ngưỡng cửa nhà đánh dấu ranh giới giữa những gì là công cộng và những gì được dành riêng cho gia đình sống ở đó, cuộc sống riêng tư của gia đình. Một ngưỡng cửa là một ngưỡng cửa, chứ không phải là một rào cản, nếu chúng ta làm cầu nối giữa hai bờ xa, một sự liên kết giữa hai thế giới xa xôi, nếu chúng ta hiểu theo ý nghĩa của một tương quan và tôn trọng các dị biệt".
Ngài giải thích: “Người nhập cư gõ cửa của một nước ngoài, chờ mong người nước này mở cửa cho mình, để cố gắng có được - cho bản thân và gia đình mình – các cơ hội mà người ấy không có được trên quê hương mình. Đâu là phản ứng của những người ở bên trong nhà, đang sống an ninh, với sự chắc chắn là hưởng tài sản và tài nguyện? Cánh cửa này có thể vẫn còn đóng, để bảo vệ các thói quen, truyền thống, não trạng, mà còn vì thành kiến và sợ hãi nữa. Nhưng nó cũng có thể là một cánh cửa mở để tiếp đón người khác với lòng hiếu khách, mà vẫn tôn trọng công lý và sự thật".
TGM Veglio nhấn mạnh rằng người ta có thể áp dụng điều này cho sự di dân, nhưng điều này không có nghĩa là "cổ vũ tính bất hợp pháp, nhưng là sự thăng tiến phẩm giá con người, với sự quan tâm đặc biệt đến việc tìm kiếm hợp pháp cho vấn đề an ninh và pháp lý”. (Zenit 10-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Nhằm “chia sẻ tài nguyên trong tình liên đới"
ROMA - Tại Úc, Đức Tổng Giám mục Veglio bênh vực cho người nhập cư xin tị nạn, theo một tuyên bố của văn phòng Vatican về di cư.
Ngày 10-5, Chủ tịch Ủy ban Tòa thánh Chăm Sóc Mục Vụ cho Người Di dân và Lữ hành, TGM Antonio Maria Veglio, đã nhắc lại một số yếu tố của của Huấn Quyền về việc di cư, trong Thánh lễ do Ngài chủ lễ tại nhà thờ chính tòa Đức Bà ở Sydney, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài.
Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng kêu gọi “sự chia sẻ tài nguyên trong tình liên đới”, để "tạo ra một điều kiện mới của cuộc sống trong sự hiệp thông".
TGM Veglio nhắc lại rằng ở khắp nơi Giáo Hội khuyến khích "đối thoại giữa các nền văn hóa”, cả trong các điều kiện của một “sự sống chung giản đơn được chấp nhận".
Ngài nhận xét rằng nước Úc là "đa sắc tộc và đa văn hoá", nhưng "sự dửng dưng, ích kỷ, tính ti tiện” luôn có thể rình rập, đối với người xin tị nạn ở một đất nước mới.
Ngài khẳng định: “Người khác không phải là một hữu thể trừu tượng, nhưng là một con người thực sự, nên cần được trao nguyên tắc nội tại của tự do, và người này khát vọng gặp gỡ các người khác”.
Đối với sự di dân, Ngài nói thêm rằng "mối quan hệ giữa con người với nhau có một giá trị rất quan trọng, bởi vì việc tôn trọng, thăng tiến và khẳng định tâm thức về tha nhân giả định một mối quan hệ công bằng liên nhân vị”.
Trích dẫn câu sách Khải huyền: "Này, tôi đứng ở cửa và gõ", TGM Veglio đã nói: “Ngưỡng cửa nhà đánh dấu ranh giới giữa những gì là công cộng và những gì được dành riêng cho gia đình sống ở đó, cuộc sống riêng tư của gia đình. Một ngưỡng cửa là một ngưỡng cửa, chứ không phải là một rào cản, nếu chúng ta làm cầu nối giữa hai bờ xa, một sự liên kết giữa hai thế giới xa xôi, nếu chúng ta hiểu theo ý nghĩa của một tương quan và tôn trọng các dị biệt".
Ngài giải thích: “Người nhập cư gõ cửa của một nước ngoài, chờ mong người nước này mở cửa cho mình, để cố gắng có được - cho bản thân và gia đình mình – các cơ hội mà người ấy không có được trên quê hương mình. Đâu là phản ứng của những người ở bên trong nhà, đang sống an ninh, với sự chắc chắn là hưởng tài sản và tài nguyện? Cánh cửa này có thể vẫn còn đóng, để bảo vệ các thói quen, truyền thống, não trạng, mà còn vì thành kiến và sợ hãi nữa. Nhưng nó cũng có thể là một cánh cửa mở để tiếp đón người khác với lòng hiếu khách, mà vẫn tôn trọng công lý và sự thật".
TGM Veglio nhấn mạnh rằng người ta có thể áp dụng điều này cho sự di dân, nhưng điều này không có nghĩa là "cổ vũ tính bất hợp pháp, nhưng là sự thăng tiến phẩm giá con người, với sự quan tâm đặc biệt đến việc tìm kiếm hợp pháp cho vấn đề an ninh và pháp lý”. (Zenit 10-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hồng y Antonelli yêu cầu xem xét ''quan điểm của con cái”
Phạm Kim An
08:20 11/05/2011
Hồng y Antonelli yêu cầu xem xét "quan điểm của con cái”
ROMA - Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về gia đình, yêu cầu xem xét gia đình dưới khía cạnh "quan điểm của con cái".
Theo hãng tin Công Giáo "SIR", Hồng y Antonelli đã gửi một sứ điệp nghe nhìn cho các tham dự viên của “Tuần lễ Luật gia đình", khai mạc ngày 9-5 tại Salerno, Ý, theo sáng kiến của "Dự án gia đình", một liên đoàn của các hiệp hội dành cho trẻ vị thành niên và gia đình.
Đức Hồng Y than phiền rằng người ta “quá thường” xem xét gia đình "theo quan điểm của người lớn, các mong muốn của họ lại hay thay đổi, và thường ích kỷ".
Ngài khuyến khích việc tạo ra một "não trạng mới" và "sự nhận thức" rằng "con cái và thanh thiếu niên cần hình ảnh người cha và hình ảnh người mẹ, một người cha và một người mẹ, khuyến khích lẫn nhau và cùng nhau yêu thương con cái mình", mà theo Ngài, tiếc thay “sự việc không được như vậy, vì rất nhiều lý do khác nhau”.
Đối với Đức Hồng y Antonelli, không chỉ là đón tiếp con cái, nhưng “cần giúp đỡ các cha mẹ tự nhiên phát triển, và luôn có khả năng thực thi nhiệm vụ của cha mẹ và người giáo dục".
Vì thế, Ngài kêu gọi "làm nhiều hơn nữa", cả trong việc mục vụ "để nâng cao nhận thức của cha mẹ về nhu cầu của trẻ em, về sự cao thượng, nhân phẩm, giá trị tiếp nhận, và cũng để ngăn chặn – trong mức độ có thể được – các tình huống đổ vỡ của gia đình: hỗ trợ các gia đình, giúp họ gặp gỡ nhau, để có thể thành công vượt qua các xung đột gia đình, nhằm ngăn chặn các tình huống đổ vỡ, vốn tạo ra vết thương, nhất là cho con cái".
Ngài nói: “Đối với các gia đình, sự tiếp nhận là một cơ hội, một dịp, một khả năng để phát triển và thực hiện ơn gọi của họ, chính xác nghĩa là tình yêu-quà tặng, từ thời điểm khi gia đình có ơn gọi bày tỏ tình yêu không chỉ như là “ái tình”, nhưng cũng như là “quà tặng” nữa.
Đức Hồng y Antonelli nhấn mạnh: “Trước hết là một quà tặng cho con cái, và cũng là quà tặng cho gia đình tự nhiên, để cho gia đình có thể tìm thấy tính xác thực và sự toàn vẹn của ơn gọi của mình".
Bởi vì món quà này là "một cử chỉ của tình yêu đặc trưng của gia đình, và là một dịch vụ đặc biệt mà các gia đình có thể trao cho xã hội." (Zenit 10-5-2011)
Phạm Kim An
ROMA - Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về gia đình, yêu cầu xem xét gia đình dưới khía cạnh "quan điểm của con cái".
Theo hãng tin Công Giáo "SIR", Hồng y Antonelli đã gửi một sứ điệp nghe nhìn cho các tham dự viên của “Tuần lễ Luật gia đình", khai mạc ngày 9-5 tại Salerno, Ý, theo sáng kiến của "Dự án gia đình", một liên đoàn của các hiệp hội dành cho trẻ vị thành niên và gia đình.
Đức Hồng Y than phiền rằng người ta “quá thường” xem xét gia đình "theo quan điểm của người lớn, các mong muốn của họ lại hay thay đổi, và thường ích kỷ".
Ngài khuyến khích việc tạo ra một "não trạng mới" và "sự nhận thức" rằng "con cái và thanh thiếu niên cần hình ảnh người cha và hình ảnh người mẹ, một người cha và một người mẹ, khuyến khích lẫn nhau và cùng nhau yêu thương con cái mình", mà theo Ngài, tiếc thay “sự việc không được như vậy, vì rất nhiều lý do khác nhau”.
Đối với Đức Hồng y Antonelli, không chỉ là đón tiếp con cái, nhưng “cần giúp đỡ các cha mẹ tự nhiên phát triển, và luôn có khả năng thực thi nhiệm vụ của cha mẹ và người giáo dục".
Vì thế, Ngài kêu gọi "làm nhiều hơn nữa", cả trong việc mục vụ "để nâng cao nhận thức của cha mẹ về nhu cầu của trẻ em, về sự cao thượng, nhân phẩm, giá trị tiếp nhận, và cũng để ngăn chặn – trong mức độ có thể được – các tình huống đổ vỡ của gia đình: hỗ trợ các gia đình, giúp họ gặp gỡ nhau, để có thể thành công vượt qua các xung đột gia đình, nhằm ngăn chặn các tình huống đổ vỡ, vốn tạo ra vết thương, nhất là cho con cái".
Ngài nói: “Đối với các gia đình, sự tiếp nhận là một cơ hội, một dịp, một khả năng để phát triển và thực hiện ơn gọi của họ, chính xác nghĩa là tình yêu-quà tặng, từ thời điểm khi gia đình có ơn gọi bày tỏ tình yêu không chỉ như là “ái tình”, nhưng cũng như là “quà tặng” nữa.
Đức Hồng y Antonelli nhấn mạnh: “Trước hết là một quà tặng cho con cái, và cũng là quà tặng cho gia đình tự nhiên, để cho gia đình có thể tìm thấy tính xác thực và sự toàn vẹn của ơn gọi của mình".
Bởi vì món quà này là "một cử chỉ của tình yêu đặc trưng của gia đình, và là một dịch vụ đặc biệt mà các gia đình có thể trao cho xã hội." (Zenit 10-5-2011)
Phạm Kim An
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Chính quyền Tây Ban Nha từ chối cấp visa cho giới trẻ Pakistan
Tiền Hô
10:50 11/05/2011
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Tây Ban Nha từ chối cấp visa cho giới trẻ Pakistan
Pakistan, 11 Tháng Năm 2011 - Hàng trăm người ở Pakistan dự định tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 (World Youth Day 2011) đã rất thất vọng bởi vì chính phủ Tây Ban Nha quyết định từ chối cấp visa (chiếu khán) cho họ.
Theo Tổng thư ký của Đại Hội, lệnh cấm này được áp dụng nhằm tránh khỏi vấn đề nhập cư bất hợp pháp. Ông nói, "ở các kỳ Đại Hội lần trước, nhiều người đến từ quốc gia này [Pakistan] đã cố tình ở lại Âu Châu tạo thành những người nhập cư bất hợp pháp, đó là lý do mà chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định đình chỉ việc cấp visa cho họ". Ông cho biết thêm rằng, ban tổ chức đang xem xét hoàn trả lại số tiền mà họ đã nộp cho chuyến đi này.
Azhar Sadiq, một thủ lãnh giới trẻ cho biết, 8 thành viên trong nhóm của anh đã ghi danh tham dự Đại Hội, mỗi người đã trả 17.000 rupee (khoảng 200 Mỹ Kim).
Giáo Hội Công Giáo hiện đang đàm phán với đại sứ quán của Tây Ban Nha để có thể cấp visa cho những ai "đáng tin cậy".
Cha Tổng Đại Diện của Tổng Giáo Phận Karachi nói rằng, ngài chịu chịu trách nhiệm trước các nhà thờ về việc đình chỉ visa cho người Pakistan. "Nhiều nhà thờ nhỏ đã chấp thuận cho những người Công giáo đang mong mỏi chuyến đi. Trong số ấy có nhiều nơi đã ghi danh trên ba mươi, thậm chí chưa tính gia đình của họ và các vị lãnh đạo Giáo hội", ngài nói.
Chính phủ Tây Ban Nha muốn có sự cam kết là tất cả các khách hành hương đều quay trở về nước, ngài nói thêm.
Pervez Roderick - thư ký Ủy Ban Giới Trẻ Công Giáo nói rằng, tình hình chính trị, thiếu việc làm và thu nhập thấp chính là nguyên nhân khiến cho nhiều bạn trẻ muốn rời khỏi đất nước. "Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo là một nhà bảo trợ đáng tin cậy cho việc gửi phái đoàn đại biểu Pakistan đến các sự kiện quốc tế. Hầu hết những người hành hương Đại hội Giới trẻ Thế giới mà chúng tôi có khuyến cáo thì đều đã trở về", ông nói.
Hơn 340,000 bạn trẻ đến từ hơn 170 quốc gia đã ghi danh tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới diễn ra từ ngày 16 đến 21 tháng 8 tại Madrid. Đến nay, Ủy Ban Giới Trẻ Công Giáo Pakistan đã xác nhận có 12 người Công giáo đến từ 6 giáo phận sẽ tham dự. (UCANews)
Tiền Hô
Pakistan, 11 Tháng Năm 2011 - Hàng trăm người ở Pakistan dự định tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 (World Youth Day 2011) đã rất thất vọng bởi vì chính phủ Tây Ban Nha quyết định từ chối cấp visa (chiếu khán) cho họ.
Theo Tổng thư ký của Đại Hội, lệnh cấm này được áp dụng nhằm tránh khỏi vấn đề nhập cư bất hợp pháp. Ông nói, "ở các kỳ Đại Hội lần trước, nhiều người đến từ quốc gia này [Pakistan] đã cố tình ở lại Âu Châu tạo thành những người nhập cư bất hợp pháp, đó là lý do mà chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định đình chỉ việc cấp visa cho họ". Ông cho biết thêm rằng, ban tổ chức đang xem xét hoàn trả lại số tiền mà họ đã nộp cho chuyến đi này.
Azhar Sadiq, một thủ lãnh giới trẻ cho biết, 8 thành viên trong nhóm của anh đã ghi danh tham dự Đại Hội, mỗi người đã trả 17.000 rupee (khoảng 200 Mỹ Kim).
Giáo Hội Công Giáo hiện đang đàm phán với đại sứ quán của Tây Ban Nha để có thể cấp visa cho những ai "đáng tin cậy".
Cha Tổng Đại Diện của Tổng Giáo Phận Karachi nói rằng, ngài chịu chịu trách nhiệm trước các nhà thờ về việc đình chỉ visa cho người Pakistan. "Nhiều nhà thờ nhỏ đã chấp thuận cho những người Công giáo đang mong mỏi chuyến đi. Trong số ấy có nhiều nơi đã ghi danh trên ba mươi, thậm chí chưa tính gia đình của họ và các vị lãnh đạo Giáo hội", ngài nói.
Chính phủ Tây Ban Nha muốn có sự cam kết là tất cả các khách hành hương đều quay trở về nước, ngài nói thêm.
Pervez Roderick - thư ký Ủy Ban Giới Trẻ Công Giáo nói rằng, tình hình chính trị, thiếu việc làm và thu nhập thấp chính là nguyên nhân khiến cho nhiều bạn trẻ muốn rời khỏi đất nước. "Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo là một nhà bảo trợ đáng tin cậy cho việc gửi phái đoàn đại biểu Pakistan đến các sự kiện quốc tế. Hầu hết những người hành hương Đại hội Giới trẻ Thế giới mà chúng tôi có khuyến cáo thì đều đã trở về", ông nói.
Hơn 340,000 bạn trẻ đến từ hơn 170 quốc gia đã ghi danh tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới diễn ra từ ngày 16 đến 21 tháng 8 tại Madrid. Đến nay, Ủy Ban Giới Trẻ Công Giáo Pakistan đã xác nhận có 12 người Công giáo đến từ 6 giáo phận sẽ tham dự. (UCANews)
Tiền Hô
Giáo Hội kêu gọi hành động để bảo vệ môi trường thiên nhiên
Trần Mạnh Trác
17:31 11/05/2011
Trên trang web Vatican, Đức Giáo hoàng Benedict XVI vừa thẳng thắn đưa ra lời "kêu gọi hành động" tới "tất cả mọi người trong mọi quốc gia."
"Chúng ta cần đảm bảo rằng tất cả các cư dân của hành tinh này có đủ bánh ăn hàng ngày, có không khí trong lành để thở và có nước sạch để uống, đồng thời chúng ta cần nhận thức rằng, nếu muốn có công lý và hòa bình, chúng ta phải bảo vệ môi trường đang duy trì cuộc sống hiện nay. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta những ước nguyện này."
Lời kêu gọi mạnh bạo này đã được đưa ra sau khi 'Giáo Hoàng Học Viện Khoa Học' (PAS) trình bày những bằng chứng mới nhất về biến đổi khí hậu.
Cũng được biết trong tuần tới 8 nước Bắc Cực sẽ có cuộc họp khẩn cấp bộ trưởng để bàn về nạn tan băng tại Bắc Cực.
Giáo Hoàng Học Viện Khoa Học PAS là một nhóm qui tụ 80 nhà khoa học ưu tú không phân biệt tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới.
"Những cách thức sinh họat bình thường hiện nay sẽ không thể kéo dài được vì chúng làm cạn kiệt tài nguyên và làm thiệt hại môi trường", nhóm cho biết trong một báo cáo công bố ngày 2 tháng 5.
Những chi phí để có thể làm giảm khí thải tạo ra hiệu ứng nhà kính, để làm tăng rừng cây, đễ cắt giảm ô nhiễm trong không khí và để giúp đỡ những nước nghèo thích ứng với những biến đổi khí hậu thì "không là bao so với cái giá mà thế giới sẽ phải trả nếu chúng ta hành động chậm trễ," bản báo cáo viết.
Bản báo cáo dài 15 trang bàn về tác động của con người đối với môi trường có tựa đề là "Số phận của các núi băng đá trong thời Anthropocene," ("Fate of Mountain Glaciers in the Anthropocene,") mang chữ ký của 23 nhà khoa học, thám hiểm núi cao và luật sư nổi tiếng của thế giới và cũng có chữ ký của vị viện trướng là đức Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo.
Anthropocene là tên khoa học được đặt ra để chỉ hiện tượng các chủng lọai bị tận diệt nhanh chóng vì hành động của con người hiện nay.
Các thành viên đã tham gia cuộc hội thảo kéo dài từ ngày 02 đến ngày 04 Tháng Tư tại Vatican để thảo luận về hiện tượng tan chảy của băng tuyết trên núi và đưa ra các khuyến nghị để đáp ứng với những rủi ro và các mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu.
Bản báo cáo cho biết biến đổi khí hậu đã và sẽ tác động tiêu cực trên sự sống con người. Thí dụ việc ô nhiễm không khí đã "dẫn đến hơn 2 triệu người chết yểu mỗi năm trên toàn thế giới và đe dọa nguồn nước và sự sản xuất lương thực."
Những con sông băng đá đang tan chảy làm mất đi nhiều nguồn nước uống và những biến đổi khí hậu đang đe dọa những người sống ven biển và những vùng có gió mùa.
"Khí carbon dioxide trong không khí hiện nay vượt quá mức cao nhất trong 800.000 năm qua," mà con người là thủ phạm chính bơm các các chất khí và ô nhiễm đó vào không khí.
PAS đã đưa ra các khuyến nghị sau đây
- Ngay lập tức làm giảm lượng khí thải carbon dioxide trên toàn thế giới bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, ngăn chặn nạn phá rừng, tăng cường trồng rừng và triển khai những công nghệ "làm giảm số carbon dioxide dư thừa trong khí quyển."
- Cắt bớt 50 phần trăm các chất ô nhiễm như khí mê-tan, bụi tro (bồ hóng) và các chất hydrofluorocarbons (sản phẩm dầu hỏa).
- Trợ giúp các nước để thực hiện việc đánh giá sự biến đổi khí hậu và thích ứng với môi trường và những tác động trên xã hội.
Ngòai việc trình bày quan điểm về các vấn nạn khoa học đương đại, PAS cũng tổ chức những tổ công tác và hôm thứ ba vừa qua đã có một cuộc họp trực tuyến với khoảng hai chục giám mục trên thế giới để "chuẩn bị" cho các ngài "làm thế nào để báo cáo" những kết quả thâu lượm được từ những áp dụng khuyến nghị của PAS.
"Chúng ta cần đảm bảo rằng tất cả các cư dân của hành tinh này có đủ bánh ăn hàng ngày, có không khí trong lành để thở và có nước sạch để uống, đồng thời chúng ta cần nhận thức rằng, nếu muốn có công lý và hòa bình, chúng ta phải bảo vệ môi trường đang duy trì cuộc sống hiện nay. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta những ước nguyện này."
Lời kêu gọi mạnh bạo này đã được đưa ra sau khi 'Giáo Hoàng Học Viện Khoa Học' (PAS) trình bày những bằng chứng mới nhất về biến đổi khí hậu.
Cũng được biết trong tuần tới 8 nước Bắc Cực sẽ có cuộc họp khẩn cấp bộ trưởng để bàn về nạn tan băng tại Bắc Cực.
Giáo Hoàng Học Viện Khoa Học PAS là một nhóm qui tụ 80 nhà khoa học ưu tú không phân biệt tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới.
"Những cách thức sinh họat bình thường hiện nay sẽ không thể kéo dài được vì chúng làm cạn kiệt tài nguyên và làm thiệt hại môi trường", nhóm cho biết trong một báo cáo công bố ngày 2 tháng 5.
Những chi phí để có thể làm giảm khí thải tạo ra hiệu ứng nhà kính, để làm tăng rừng cây, đễ cắt giảm ô nhiễm trong không khí và để giúp đỡ những nước nghèo thích ứng với những biến đổi khí hậu thì "không là bao so với cái giá mà thế giới sẽ phải trả nếu chúng ta hành động chậm trễ," bản báo cáo viết.
Bản báo cáo dài 15 trang bàn về tác động của con người đối với môi trường có tựa đề là "Số phận của các núi băng đá trong thời Anthropocene," ("Fate of Mountain Glaciers in the Anthropocene,") mang chữ ký của 23 nhà khoa học, thám hiểm núi cao và luật sư nổi tiếng của thế giới và cũng có chữ ký của vị viện trướng là đức Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo.
Anthropocene là tên khoa học được đặt ra để chỉ hiện tượng các chủng lọai bị tận diệt nhanh chóng vì hành động của con người hiện nay.
Các thành viên đã tham gia cuộc hội thảo kéo dài từ ngày 02 đến ngày 04 Tháng Tư tại Vatican để thảo luận về hiện tượng tan chảy của băng tuyết trên núi và đưa ra các khuyến nghị để đáp ứng với những rủi ro và các mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu.
Bản báo cáo cho biết biến đổi khí hậu đã và sẽ tác động tiêu cực trên sự sống con người. Thí dụ việc ô nhiễm không khí đã "dẫn đến hơn 2 triệu người chết yểu mỗi năm trên toàn thế giới và đe dọa nguồn nước và sự sản xuất lương thực."
Những con sông băng đá đang tan chảy làm mất đi nhiều nguồn nước uống và những biến đổi khí hậu đang đe dọa những người sống ven biển và những vùng có gió mùa.
"Khí carbon dioxide trong không khí hiện nay vượt quá mức cao nhất trong 800.000 năm qua," mà con người là thủ phạm chính bơm các các chất khí và ô nhiễm đó vào không khí.
PAS đã đưa ra các khuyến nghị sau đây
- Ngay lập tức làm giảm lượng khí thải carbon dioxide trên toàn thế giới bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, ngăn chặn nạn phá rừng, tăng cường trồng rừng và triển khai những công nghệ "làm giảm số carbon dioxide dư thừa trong khí quyển."
- Cắt bớt 50 phần trăm các chất ô nhiễm như khí mê-tan, bụi tro (bồ hóng) và các chất hydrofluorocarbons (sản phẩm dầu hỏa).
- Trợ giúp các nước để thực hiện việc đánh giá sự biến đổi khí hậu và thích ứng với môi trường và những tác động trên xã hội.
Ngòai việc trình bày quan điểm về các vấn nạn khoa học đương đại, PAS cũng tổ chức những tổ công tác và hôm thứ ba vừa qua đã có một cuộc họp trực tuyến với khoảng hai chục giám mục trên thế giới để "chuẩn bị" cho các ngài "làm thế nào để báo cáo" những kết quả thâu lượm được từ những áp dụng khuyến nghị của PAS.
Cuộc chiến tranh mới về văn hóa: dân chủ xã hội và tư bản dân chủ
Vũ Văn An
20:17 11/05/2011
Ký giả Russell Shaw của CNA có bài nhận định sau đây về cuộc chiến tranh mới về văn hoá. Russell Shaw là tác giả của hơn 20 cuốn sách, trong đó, có 3 cuốn tiểu thuyết và nhiều luận thuyết về đạo đức và thần học luân lý, hàng ngũ giáo dân Công Giáo, chủ nghĩa giáo sĩ trị, việc lạm dụng tính giữ mật trong Giáo Hội, và nhiều chủ đề khác. Ông cũng từng cho công bố hàng nghìn bài báo trên các tạp chí, trong đó có The Wall Street Journal, The Washington Times, L’Osservatore Romano, America, Crisis, Catholic World Report, The National Catholic Reporter, và nhiều tờ khác. Từ 1967 tới 1987, ông phục vụ trong tư cách giám đốc truyền thông của các giám mục Hoa Kỳ và từ 1987 tới 1997, là giam đốc thông tin của Hội Hiệp Sĩ Columbus. Ông hiện sống tại Washington, D.C.
Đã từ lâu, tôi vẫn cho rằng các vấn đề xã hội như phá thai, hôn nhân đồng tính, v.v… chính là chiến tuyến vĩ đại phân rẽ nền chính trị Hoa Kỳ, với việc sụp đổ của lối tư duy dựa vào luật tự nhiên ở gốc rễ vấn đề.
Dù tôi vẫn còn coi cuộc chiến tranh văn hóa phát sinh từ đường ranh kia là phần rất lớn tạo ra điều đang làm ta bệnh hoạn, nhưng tôi đã hiểu thêm rằng một điều gì đó cũng chịu phần trách nhiệm: đó là cuộc kình chống giữa hai lối nhìn khác nhau từ căn bản về vai trò của chính phủ trong việc tạo ra một xã hội tốt đẹp và công bình, và có lẽ cả điều xã hội nên trở thành nữa.
Trong khi mong muốn tỏ ra sòng phẳng đối với cả hai lối nhìn ấy, tôi lại ngần ngại không dám nêu tên cả hai. Nhưng vì phải nói về họ, nên tôi cần gọi họ bằng một cái tên nào đó. Tôi đành chọn hai tên: “dân chủ xã hội” và “tư bản dân chủ”.
Về căn bản, dân chủ xã hội coi chính phủ là người cung ứng, còn tư bản dân chủ coi chính phủ là người làm cho người khác có khả năng (enabler). Như chúng ta từng được nhắc nhở, phần lớn các tranh chấp lớn trong xã hội Mỹ hiện nay có nguồn gốc trong sự dị biệt này. Ta cần xét thêm vấn đề này.
Cách nay nhiều năm, George Santayana, triết gia trước đây của Harvard, người từng sống ở xứ này suốt gần 4 thập niên, từng cho rằng chủ nghĩa cá nhân và thiện chí cùng sống chung tại chính trung tâm của đặc điểm Mỹ.
Làm sao có chuyện đó được? Theo lời giải thích của Santayana, bản năng người Mỹ là “nghĩ tốt về người khác, và những mong muốn tốt cho mọi người, nhưng trong một tinh thần đồng chí khá xù xì thô ráp (rough)”. Ông bảo: “khi họ cho người hàng xóm một cơ hội, họ nghĩ họ đã làm đủ rồi… Chắc cần phải có nhiều nhát búa mới đẩy được một chủ nghĩa xã hội đầy chăm chút vào xã hội Mỹ”.
Chẳng bao lâu sau, những nhát búa ấy khởi đầu với vụ Đại Suy Thoái và “New Deal”. Phần lớn những điều xẩy ra từ lúc đó đã được dùng để tiếp tục những nhát búa này.
Chính phủ tại Mỹ đã đi quá việc chỉ đơn giản cung ứng một chiếc lưới an toàn, để thoả mãn hàng loạt rộng lớn các nhu cầu và ước muốn của nhân dân, từ việc chăm sóc ban ngày và toa thuốc tới việc tài trợ cho các nghệ sĩ và các hệ thống truyền thanh truyền hình công cộng.
Gọi nó là chăm chút như Santayana từng gọi hay gọi nó là chính sách xã hội thông sáng, đó chính là điểm chúng ta đang bàn. Nhưng hiện nay nữa, chúng ta cũng đang giáp mặt với một nền kinh tế tụt hậu cộng với một thâm thủng đang lên cao, với nhiều đe dọa về một phá sản quốc gia ẩn hiện phía sau.
Bởi thế, cuộc tranh luận sẽ nổi bật thời gian dẫn tới cuộc bầu cử năm tới, được điều hướng chủ yếu do hai lối nhìn kình chống nhau mà ở đây ta gọi là tư bản dân chủ và dân chủ xã hội.
Liệu học thuyết xã hội Công Giáo có gì để đóng góp cho cuộc tranh luận này hay không? Chắc chắn là có. Nhưng người ta còn phải xét xem liệu những người chính thức chịu trách nhiệm đối với việc đưa ra bộ giáo huấn đó có xuất hiện vào dịp này hay không. Một tuyên bố gần đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về chính sách ngân sách liên bang nhấn mạnh: phải lấy mối quan tâm đối với người nghèo làm tiêu chuẩn cho các quyết định ngân sách. Không có gì đúng hơn.
Nhưng các đại biểu chính thức của học thuyết xã hội Công Giáo cần phải đi thêm bước nữa để chỉ rõ rằng đối với nhiều người nghèo của Hoa Kỳ, cảnh nghèo không phải chỉ có các nguyên nhân kinh tế mà còn có cả nguyên nhân văn hóa nữa, nói cách khác, nguyên nhân tinh thần, những nguyên nhân mà quyền lợi (entitlements) không thôi chẳng giải quyết được gì.
Không chú trọng tới vai trò của những việc như tan vỡ gia đình, con hoang, ly dị không cần lỗi, cha mẹ đơn lẻ, gây độc nơi học đường, ma túy, và bỏ học sớm trong việc tạo ra nền văn hóa nghèo đói là đã quá đơn giản hóa vấn đề. Và nói như thế không phải là đổ lỗi cho người nghèo đã gây ra cảnh nghèo mà chỉ nhìn nhận các sự kiện chẳng mấy vừa lòng.
Đương đầu với các vấn đề xã hội không hề thay thế cho chính sách kinh tế, nhưng làm ngơ mối liên kết giữa hai lãnh vực cũng là một sai lầm. Giúp người để họ nhìn ra mối liên kết ấy và có thái độ thích ứng hẳn phải là đóng góp lớn nhất của học thuyết xã hội Công Giáo, để trám hố phân cách giữa dân chủ xã hội và tư bản dân chủ trong xã hội Mỹ hiện nay.
Đã từ lâu, tôi vẫn cho rằng các vấn đề xã hội như phá thai, hôn nhân đồng tính, v.v… chính là chiến tuyến vĩ đại phân rẽ nền chính trị Hoa Kỳ, với việc sụp đổ của lối tư duy dựa vào luật tự nhiên ở gốc rễ vấn đề.
Dù tôi vẫn còn coi cuộc chiến tranh văn hóa phát sinh từ đường ranh kia là phần rất lớn tạo ra điều đang làm ta bệnh hoạn, nhưng tôi đã hiểu thêm rằng một điều gì đó cũng chịu phần trách nhiệm: đó là cuộc kình chống giữa hai lối nhìn khác nhau từ căn bản về vai trò của chính phủ trong việc tạo ra một xã hội tốt đẹp và công bình, và có lẽ cả điều xã hội nên trở thành nữa.
Trong khi mong muốn tỏ ra sòng phẳng đối với cả hai lối nhìn ấy, tôi lại ngần ngại không dám nêu tên cả hai. Nhưng vì phải nói về họ, nên tôi cần gọi họ bằng một cái tên nào đó. Tôi đành chọn hai tên: “dân chủ xã hội” và “tư bản dân chủ”.
Về căn bản, dân chủ xã hội coi chính phủ là người cung ứng, còn tư bản dân chủ coi chính phủ là người làm cho người khác có khả năng (enabler). Như chúng ta từng được nhắc nhở, phần lớn các tranh chấp lớn trong xã hội Mỹ hiện nay có nguồn gốc trong sự dị biệt này. Ta cần xét thêm vấn đề này.
Cách nay nhiều năm, George Santayana, triết gia trước đây của Harvard, người từng sống ở xứ này suốt gần 4 thập niên, từng cho rằng chủ nghĩa cá nhân và thiện chí cùng sống chung tại chính trung tâm của đặc điểm Mỹ.
Làm sao có chuyện đó được? Theo lời giải thích của Santayana, bản năng người Mỹ là “nghĩ tốt về người khác, và những mong muốn tốt cho mọi người, nhưng trong một tinh thần đồng chí khá xù xì thô ráp (rough)”. Ông bảo: “khi họ cho người hàng xóm một cơ hội, họ nghĩ họ đã làm đủ rồi… Chắc cần phải có nhiều nhát búa mới đẩy được một chủ nghĩa xã hội đầy chăm chút vào xã hội Mỹ”.
Chẳng bao lâu sau, những nhát búa ấy khởi đầu với vụ Đại Suy Thoái và “New Deal”. Phần lớn những điều xẩy ra từ lúc đó đã được dùng để tiếp tục những nhát búa này.
Chính phủ tại Mỹ đã đi quá việc chỉ đơn giản cung ứng một chiếc lưới an toàn, để thoả mãn hàng loạt rộng lớn các nhu cầu và ước muốn của nhân dân, từ việc chăm sóc ban ngày và toa thuốc tới việc tài trợ cho các nghệ sĩ và các hệ thống truyền thanh truyền hình công cộng.
Gọi nó là chăm chút như Santayana từng gọi hay gọi nó là chính sách xã hội thông sáng, đó chính là điểm chúng ta đang bàn. Nhưng hiện nay nữa, chúng ta cũng đang giáp mặt với một nền kinh tế tụt hậu cộng với một thâm thủng đang lên cao, với nhiều đe dọa về một phá sản quốc gia ẩn hiện phía sau.
Bởi thế, cuộc tranh luận sẽ nổi bật thời gian dẫn tới cuộc bầu cử năm tới, được điều hướng chủ yếu do hai lối nhìn kình chống nhau mà ở đây ta gọi là tư bản dân chủ và dân chủ xã hội.
Liệu học thuyết xã hội Công Giáo có gì để đóng góp cho cuộc tranh luận này hay không? Chắc chắn là có. Nhưng người ta còn phải xét xem liệu những người chính thức chịu trách nhiệm đối với việc đưa ra bộ giáo huấn đó có xuất hiện vào dịp này hay không. Một tuyên bố gần đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về chính sách ngân sách liên bang nhấn mạnh: phải lấy mối quan tâm đối với người nghèo làm tiêu chuẩn cho các quyết định ngân sách. Không có gì đúng hơn.
Nhưng các đại biểu chính thức của học thuyết xã hội Công Giáo cần phải đi thêm bước nữa để chỉ rõ rằng đối với nhiều người nghèo của Hoa Kỳ, cảnh nghèo không phải chỉ có các nguyên nhân kinh tế mà còn có cả nguyên nhân văn hóa nữa, nói cách khác, nguyên nhân tinh thần, những nguyên nhân mà quyền lợi (entitlements) không thôi chẳng giải quyết được gì.
Không chú trọng tới vai trò của những việc như tan vỡ gia đình, con hoang, ly dị không cần lỗi, cha mẹ đơn lẻ, gây độc nơi học đường, ma túy, và bỏ học sớm trong việc tạo ra nền văn hóa nghèo đói là đã quá đơn giản hóa vấn đề. Và nói như thế không phải là đổ lỗi cho người nghèo đã gây ra cảnh nghèo mà chỉ nhìn nhận các sự kiện chẳng mấy vừa lòng.
Đương đầu với các vấn đề xã hội không hề thay thế cho chính sách kinh tế, nhưng làm ngơ mối liên kết giữa hai lãnh vực cũng là một sai lầm. Giúp người để họ nhìn ra mối liên kết ấy và có thái độ thích ứng hẳn phải là đóng góp lớn nhất của học thuyết xã hội Công Giáo, để trám hố phân cách giữa dân chủ xã hội và tư bản dân chủ trong xã hội Mỹ hiện nay.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ sắc tộc tại Sydney
Hoàng Việt Nam
08:06 11/05/2011
SYDNEY- Tối thứ Ba vào lúc 7.30 ngày 10 tháng 5 năm 2011, tại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary's Sydney, Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, đã cùng Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio, Tổng Trưởng Thánh Bộ Di Dân Tỵ Nạn từ Vatican thăm viếng Mục Vụ Giáo Hội Úc Đại Lợi, cùng với Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Giuseppe Lazzarotto, Đức Hồng Y Edward Cassidy, Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Đại Lợi.
Xem hình ảnh
Với khoảng trên 20 Giám Mục trong Hội Đồng Giám Mục cùng quý Linh Mục Tuyên Úy của tất cả các sắc dân tỵ nạn tại Úc Đại Lợi đã dâng Thánh Lễ trọng thể rất đặc biệt để cầu nguyện cho Mục Vụ Di Dân và Tỵ Nạn. Quý Cha Tuyên Úy Việt Nam Nguyễn Khoa ToànTuyên Úy Trưởng, Cha Đặng Đình Nên, Cha Dương Thanh Liêm, và Cha Văn Chi điều khiển Cộng Đoàn và Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, hướng dẫn phụng vụ Thánh Ca trong Thánh Lễ.
Khai mạc Thánh Lễ với đoàn phụng vụ và tất cả quốc kỳ các Quốc Gia nghiêm trang tiến lên, trong đó có Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa với Cờ Vàng thương mến do anh chị Trần Văn Hòa với y phục Cổ Truyền Việt Nam, long trọng tiến bước trong tiến hát City of God vang dội và uy nghiêm. Lời Nguyện Giáo Dân được đại diện các sắc dân cầu nguyện. Các sắc dân Di Dân và Tỵ Nạn ngồi trong Nhà Thờ Chính Tòa với những sắc phục truyền thống Dân Tộc. Chỗ này Dân Tộc Ba Lan, chỗ kia Dân Tộc Croatia với mầu sắc rựa rỡ, nơi Dân Tộc Tây Ban Nha, Dân Tộc Indonesia, Sri Lanka, Maltese, Korea, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Ý Đại Lợi, Tonga... Đặc biệt phần Cung Nghinh Lời Chúa do Đoàn Phụng Vụ Dân Tộc Tonga với nghi thức cổ truyền theo kiệu Đức Mẹ Maria, do một em gái nhỏ đóng vai Đức Mẹ, mang Lời Chúa tiến lên Cung Thánh. Phần dâng Lễ Vật rất đặc sắc do Đoàn Múa Phụng Vụ của Dân Tộc Sri Lanka dẫn đầu bằng Bài Ca "All Freedom of My Heart" với nhịp trống và nhạc Dân Tộc. Theo sau là lễ Vật các sắc Dân, trong đó, Mâm trái cây cổ truyền Việt Nam, được dâng tiến. Phần Rước Lễ, các sắc dân thay nhau hát những bài Thánh Ca Dân Tộc trang nghiêm và tràn đầy ý nghĩa.
Thánh Lễ Sắc Tộc kết thúc lúc 9 giờ tối. Quý Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục tiến ra phía cuối Nhà Thờ Chính Tòa. Phái đoàn Việt Nam Tỵ Nạn được cùng với Đức Hồng Y George Pell, Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio, chụp hình lưu niệm chung với Mầu Cờ Vàng Tổ Quốc trong niềm hân hoan hạnh phúc.
Xem hình ảnh
Với khoảng trên 20 Giám Mục trong Hội Đồng Giám Mục cùng quý Linh Mục Tuyên Úy của tất cả các sắc dân tỵ nạn tại Úc Đại Lợi đã dâng Thánh Lễ trọng thể rất đặc biệt để cầu nguyện cho Mục Vụ Di Dân và Tỵ Nạn. Quý Cha Tuyên Úy Việt Nam Nguyễn Khoa ToànTuyên Úy Trưởng, Cha Đặng Đình Nên, Cha Dương Thanh Liêm, và Cha Văn Chi điều khiển Cộng Đoàn và Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, hướng dẫn phụng vụ Thánh Ca trong Thánh Lễ.
Khai mạc Thánh Lễ với đoàn phụng vụ và tất cả quốc kỳ các Quốc Gia nghiêm trang tiến lên, trong đó có Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa với Cờ Vàng thương mến do anh chị Trần Văn Hòa với y phục Cổ Truyền Việt Nam, long trọng tiến bước trong tiến hát City of God vang dội và uy nghiêm. Lời Nguyện Giáo Dân được đại diện các sắc dân cầu nguyện. Các sắc dân Di Dân và Tỵ Nạn ngồi trong Nhà Thờ Chính Tòa với những sắc phục truyền thống Dân Tộc. Chỗ này Dân Tộc Ba Lan, chỗ kia Dân Tộc Croatia với mầu sắc rựa rỡ, nơi Dân Tộc Tây Ban Nha, Dân Tộc Indonesia, Sri Lanka, Maltese, Korea, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Ý Đại Lợi, Tonga... Đặc biệt phần Cung Nghinh Lời Chúa do Đoàn Phụng Vụ Dân Tộc Tonga với nghi thức cổ truyền theo kiệu Đức Mẹ Maria, do một em gái nhỏ đóng vai Đức Mẹ, mang Lời Chúa tiến lên Cung Thánh. Phần dâng Lễ Vật rất đặc sắc do Đoàn Múa Phụng Vụ của Dân Tộc Sri Lanka dẫn đầu bằng Bài Ca "All Freedom of My Heart" với nhịp trống và nhạc Dân Tộc. Theo sau là lễ Vật các sắc Dân, trong đó, Mâm trái cây cổ truyền Việt Nam, được dâng tiến. Phần Rước Lễ, các sắc dân thay nhau hát những bài Thánh Ca Dân Tộc trang nghiêm và tràn đầy ý nghĩa.
Thánh Lễ Sắc Tộc kết thúc lúc 9 giờ tối. Quý Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục tiến ra phía cuối Nhà Thờ Chính Tòa. Phái đoàn Việt Nam Tỵ Nạn được cùng với Đức Hồng Y George Pell, Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio, chụp hình lưu niệm chung với Mầu Cờ Vàng Tổ Quốc trong niềm hân hoan hạnh phúc.
'Người Hmong bị đàn áp rất tàn nhẫn'
Hà Giang/Người Việt
19:30 11/05/2011
Phỏng vấn giám đốc CPPA về vụ Mường Nhé
LTS: Trong thông cáo báo chí gửi đi ngày 9 tháng 5, 2011, Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (Center for Public Policy Analysis, viết tắt là CPPA) ở Hoa Thịnh Ðốn, cho biết nhà cầm quyền Việt Nam tăng phái một trung đoàn để đàn áp các người Hmong đứng lên đòi tự do tôn giáo, cải cách ruộng đất ở huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên cách đây hơn một tuần lễ. Theo cơ quan này, thêm 14 người Hmong thiệt mạng, nâng tổng số người biểu tình bị sát hại lên thành 63 người chưa kể hàng trăm người mất tích, hay bị bắt. CPPA khẳng định là đã dựa vào các nguồn tin từ tỉnh Ðiện Biên và cả từ tỉnh Phongsali của Lào để đưa ra những dữ kiện mà họ nói là “rất đáng tin cậy.”
Giám đốc điều hành của CPPA, cũng là cựu cố vấn cho An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, ông Philip Smith, dành cho ký giả Hà Giang của nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn về việc này.
-Hà Giang (NV): Xin ông vui lòng tóm tắt vài nét về “Center for Public Policy Analysis,” cũng như nguồn tài trợ cho tổ chức?
-Philip Smith: Vâng, được chứ. Ðược thành lập năm 1988, và hoạt động tại Washington, DC, Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (CPPA) là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, phi chính phủ, tập trung vào chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia, người tị nạn và các vấn đề nhân đạo quốc tế, và đóng vai trò cố vấn cho Quốc Hội Hoa Kỳ về các chính sách đối ngoại quan trọng. Ngân sách làm việc của chúng tôi hoàn toàn do cá nhân hay các tổ chức tư nhân đóng góp. Chúng tôi hoàn toàn không nhận được sự trợ giúp nào của chính phủ.
-NV: Ông có thể cho biết CPPA đã biết tin về những người Hmong tại Mường Nhé bị đàn áp bắt đầu từ bao giờ?
-Philip Smith: Chúng tôi có đại diện tại Bangkok, Thái Lan, Lào, Việt Nam và ngay ở tỉnh Ðiện Biên. Chúng tôi cũng làm việc với nhiều cộng đồng người Việt gốc Hmong ngay ở tại Hoa Kỳ, cũng như cộng đồng người Lào gốc Hmong, và nhiều tổ chức khác. Vì thế, khi sự kiện vừa xẩy ra là chúng tôi nhận được tin và có mặt tại chỗ và chứng kiến cảnh những người Hmong biểu tình một cách ôn hòa bị đàn áp rất thẳng cánh, rất tàn nhẫn. Dĩ nhiên chúng tôi nghiên cứu đời sống của người Hmong đã hơn 20 năm rồi, nên hiểu rõ cảnh sống của họ trước và sau khi nhà nước CSVN lên cầm quyền.
Ông Philip Smith (giữa) trong một buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ liên quan đến tình hình nhân quyền tại Lào vào tháng 4 vừa qua. (Hình: website www.kaydanes.wordpress.com)--->
-NV: Khoảng 5,000 người Hmong theo đạo Công Giáo, đạo Tin Lành và cả người thờ Thần Vật đã đứng lên đòi tự do tôn giáo và cải cách ruộng đất. Theo ông thì điều gì là chất xúc tác đã tạo nên một cuộc biểu tình lớn lao, với cả hàng ngàn người tham dự như vậy?
-Philip Smith: Ðể trả lời câu hỏi này một cách thấu đáo, tôi phải nói thẳng ra như thế này. Những cán bộ cao cấp trong Bộ Chính Trị đảng CSVN cũng như những tướng lãnh quân đội CSVN thành lập nhiều công ty thật ra thuộc sở hữu của họ. Họ tự tiện chặt cây đốn rừng, và đuổi người Hmong ra khỏi đất đai mà họ, và tổ tiên họ đã sinh sống, canh tác, từ đời này đến đời khác. Không những bị mất đất đai, mất phương tiện sinh sống, người Hmong còn tự nhiên bị bắt phải xin phép chính quyền mới được tự do thờ phượng, tự do hành đạo theo những tôn giáo mà họ đã có từ bao lâu nay.
Một điều nữa cần phải được nhắc lại là dù luôn phải đối diện với đời sống khó khăn, dân tộc Hmong rất yêu nước, rất nhiều người biểu tình có cha anh là cựu chiến binh của quân đội Nhân Dân Việt Nam, đã dùng đất đai, lúa gạo của họ để tham gia chiến đấu chống cuộc xâm lược của Trung Quốc vào năm 1979. Họ đứng lên vì họ là những nạn nhân bị dồn nén lâu ngày bởi những bất công của xã hội, và vì cảm thấy bị phản bội.
-NV: Ông đã giải thích rất rõ hoàn cảnh sống của người Hmong, nhưng vẫn chưa nói đến yếu tố đã châm ngòi cho cuộc biểu tình lớn lần này. Có phải là vì nghèo đói, không đủ ăn nên họ đã đứng lên?
-Philip Smith: Vâng, cám ơn câu hỏi rất xác đáng. Nghèo đói, hoàn cảnh túng quẫn chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến người Hmong bất mãn. Theo tin mà chúng tôi chưa tiết lộ với ai, thì những Hmong đã tụ tập một phần là vì họ muốn gặp nhau để ăn mừng dịp Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ đệ II được phong thánh, đó là lý do tại sao họ tụ tập vào hai ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5. Khi tưởng nhớ đến Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ đệ II thì họ cũng nhớ đến và được hứng khởi bởi lời nói của ngài: “Các con đừng sợ hãi.” Chúng tôi cho rằng họ cũng muốn được giống như người Ba Lan, đứng lên đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền và công bình trong việc đất đai. Rất tiếc là họ đã bị CSVN thẳng tay đàn áp, đã mang súng máy đến bắn chết.
-NV: Ông vừa cho biết là tổ chức CPPA cố vấn cho Quốc Hội Hoa Kỳ, như vậy thì chính phủ Hoa Kỳ đã phản ứng như thế nào trước hàng loạt thông cáo báo chí mà tổ chức của ông đã đưa ra về sự kiện này?
-Philip Smith: Chính quyền Hoa Kỳ đã có những phản ứng kịp thời. Thí dụ như tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngưng ngay việc bạo động, một yêu cầu mà tiếc thay nhà nước Hà Nội đã bỏ ngoài tai. Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ cũng cho hay họ đang điều tra về sự kiện sắc tộc Hmong đã bị CSVN điều động quân đội đến để đàn áp gây khiến nhiều người Hmong bị thiệt mạng. Trước phản ứng này của Hoa Kỳ, Hà Nội càng nhanh chóng tìm cách dẹp đoàn người biểu tình. Hiện giờ không những khu vực biểu tình đã bị phong tỏa, không một ký giả ngoại quốc hay độc lập nào được phép đặt chân đến để tìm hiểu sự thật, mà chúng tôi được biết rằng Hà Nội cũng dùng ảnh hưởng của mình để phong tỏa một khu vực của nước Lào, khiến không nhà báo nào có thể len lỏi từ Lào vào được Mường Nhé.
Hiện giờ thì hàng trăm người đã bị bắt ném lên các công xa đưa đi. Chúng tôi được biết xe đi về hướng Nam, nơi có những nhà tù bí mật của quân đội nhân dân VN. Sẽ không ai được biết là bao nhiêu người sẽ bị bí mật thủ tiêu hay giam cầm tại những nhà giam bí mật này.
-NV: Ông nghĩ gì về chuyến đi thăm Mường Nhé vừa qua của phó thủ tướng Việt Nam, ông Trương Vĩnh Trọng, và lời khiển trách của ông ta với chính quyền địa phương là “không nên để dân bị đói.”?
-Philip Smith: Ðó chỉ là một hành vi lừa đảo, một lời nói dối lớn trắng trợn, một cố gắng để đánh lạc dư luận thế giới. Người dân Hmong nghèo khổ là vì nhà nước Việt Nam làm cho họ nghèo, là vì lãnh đạo Việt Nam phung phí tài nguyên của quốc gia, tước đất tước nhà của người dân để làm giầu cho cá nhân, là vì họ lấy tiền thế giới giúp cho việc chống đói giảm nghèo bỏ vào túi riêng. Sở dĩ họ đàn áp những người Hmong này tàn ác như thế là vì họ sợ ảnh hưởng của cách mạng hoa nhài, họ sợ thế giới sẽ biết sự thật.
-NV: CPPA dự định sẽ làm gì trước tình thế này?
-Philip Smith: Chúng tôi sẽ tiếp tục mang vấn đề này ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Sẽ đặt vấn đề với Liên Hiệp Quốc để kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, và sẽ cố gắng tiếp tục đưa những tin tức này ra công luận để thế giới biết rõ số phận hẩm hiu của những người dân nghèo khổ ở Việt Nam.
-NV: Cảm ơn ông Philip Smith đã dành thì giờ cho chúng tôi về cuộc phỏng vấn này.
(Source: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=130954&z=196)
LTS: Trong thông cáo báo chí gửi đi ngày 9 tháng 5, 2011, Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (Center for Public Policy Analysis, viết tắt là CPPA) ở Hoa Thịnh Ðốn, cho biết nhà cầm quyền Việt Nam tăng phái một trung đoàn để đàn áp các người Hmong đứng lên đòi tự do tôn giáo, cải cách ruộng đất ở huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên cách đây hơn một tuần lễ. Theo cơ quan này, thêm 14 người Hmong thiệt mạng, nâng tổng số người biểu tình bị sát hại lên thành 63 người chưa kể hàng trăm người mất tích, hay bị bắt. CPPA khẳng định là đã dựa vào các nguồn tin từ tỉnh Ðiện Biên và cả từ tỉnh Phongsali của Lào để đưa ra những dữ kiện mà họ nói là “rất đáng tin cậy.”
Giám đốc điều hành của CPPA, cũng là cựu cố vấn cho An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, ông Philip Smith, dành cho ký giả Hà Giang của nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn về việc này.
-Hà Giang (NV): Xin ông vui lòng tóm tắt vài nét về “Center for Public Policy Analysis,” cũng như nguồn tài trợ cho tổ chức?
-Philip Smith: Vâng, được chứ. Ðược thành lập năm 1988, và hoạt động tại Washington, DC, Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (CPPA) là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, phi chính phủ, tập trung vào chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia, người tị nạn và các vấn đề nhân đạo quốc tế, và đóng vai trò cố vấn cho Quốc Hội Hoa Kỳ về các chính sách đối ngoại quan trọng. Ngân sách làm việc của chúng tôi hoàn toàn do cá nhân hay các tổ chức tư nhân đóng góp. Chúng tôi hoàn toàn không nhận được sự trợ giúp nào của chính phủ.
-NV: Ông có thể cho biết CPPA đã biết tin về những người Hmong tại Mường Nhé bị đàn áp bắt đầu từ bao giờ?
-Philip Smith: Chúng tôi có đại diện tại Bangkok, Thái Lan, Lào, Việt Nam và ngay ở tỉnh Ðiện Biên. Chúng tôi cũng làm việc với nhiều cộng đồng người Việt gốc Hmong ngay ở tại Hoa Kỳ, cũng như cộng đồng người Lào gốc Hmong, và nhiều tổ chức khác. Vì thế, khi sự kiện vừa xẩy ra là chúng tôi nhận được tin và có mặt tại chỗ và chứng kiến cảnh những người Hmong biểu tình một cách ôn hòa bị đàn áp rất thẳng cánh, rất tàn nhẫn. Dĩ nhiên chúng tôi nghiên cứu đời sống của người Hmong đã hơn 20 năm rồi, nên hiểu rõ cảnh sống của họ trước và sau khi nhà nước CSVN lên cầm quyền.
-NV: Khoảng 5,000 người Hmong theo đạo Công Giáo, đạo Tin Lành và cả người thờ Thần Vật đã đứng lên đòi tự do tôn giáo và cải cách ruộng đất. Theo ông thì điều gì là chất xúc tác đã tạo nên một cuộc biểu tình lớn lao, với cả hàng ngàn người tham dự như vậy?
-Philip Smith: Ðể trả lời câu hỏi này một cách thấu đáo, tôi phải nói thẳng ra như thế này. Những cán bộ cao cấp trong Bộ Chính Trị đảng CSVN cũng như những tướng lãnh quân đội CSVN thành lập nhiều công ty thật ra thuộc sở hữu của họ. Họ tự tiện chặt cây đốn rừng, và đuổi người Hmong ra khỏi đất đai mà họ, và tổ tiên họ đã sinh sống, canh tác, từ đời này đến đời khác. Không những bị mất đất đai, mất phương tiện sinh sống, người Hmong còn tự nhiên bị bắt phải xin phép chính quyền mới được tự do thờ phượng, tự do hành đạo theo những tôn giáo mà họ đã có từ bao lâu nay.
Một điều nữa cần phải được nhắc lại là dù luôn phải đối diện với đời sống khó khăn, dân tộc Hmong rất yêu nước, rất nhiều người biểu tình có cha anh là cựu chiến binh của quân đội Nhân Dân Việt Nam, đã dùng đất đai, lúa gạo của họ để tham gia chiến đấu chống cuộc xâm lược của Trung Quốc vào năm 1979. Họ đứng lên vì họ là những nạn nhân bị dồn nén lâu ngày bởi những bất công của xã hội, và vì cảm thấy bị phản bội.
-NV: Ông đã giải thích rất rõ hoàn cảnh sống của người Hmong, nhưng vẫn chưa nói đến yếu tố đã châm ngòi cho cuộc biểu tình lớn lần này. Có phải là vì nghèo đói, không đủ ăn nên họ đã đứng lên?
-Philip Smith: Vâng, cám ơn câu hỏi rất xác đáng. Nghèo đói, hoàn cảnh túng quẫn chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến người Hmong bất mãn. Theo tin mà chúng tôi chưa tiết lộ với ai, thì những Hmong đã tụ tập một phần là vì họ muốn gặp nhau để ăn mừng dịp Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ đệ II được phong thánh, đó là lý do tại sao họ tụ tập vào hai ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5. Khi tưởng nhớ đến Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ đệ II thì họ cũng nhớ đến và được hứng khởi bởi lời nói của ngài: “Các con đừng sợ hãi.” Chúng tôi cho rằng họ cũng muốn được giống như người Ba Lan, đứng lên đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền và công bình trong việc đất đai. Rất tiếc là họ đã bị CSVN thẳng tay đàn áp, đã mang súng máy đến bắn chết.
-NV: Ông vừa cho biết là tổ chức CPPA cố vấn cho Quốc Hội Hoa Kỳ, như vậy thì chính phủ Hoa Kỳ đã phản ứng như thế nào trước hàng loạt thông cáo báo chí mà tổ chức của ông đã đưa ra về sự kiện này?
-Philip Smith: Chính quyền Hoa Kỳ đã có những phản ứng kịp thời. Thí dụ như tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngưng ngay việc bạo động, một yêu cầu mà tiếc thay nhà nước Hà Nội đã bỏ ngoài tai. Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ cũng cho hay họ đang điều tra về sự kiện sắc tộc Hmong đã bị CSVN điều động quân đội đến để đàn áp gây khiến nhiều người Hmong bị thiệt mạng. Trước phản ứng này của Hoa Kỳ, Hà Nội càng nhanh chóng tìm cách dẹp đoàn người biểu tình. Hiện giờ không những khu vực biểu tình đã bị phong tỏa, không một ký giả ngoại quốc hay độc lập nào được phép đặt chân đến để tìm hiểu sự thật, mà chúng tôi được biết rằng Hà Nội cũng dùng ảnh hưởng của mình để phong tỏa một khu vực của nước Lào, khiến không nhà báo nào có thể len lỏi từ Lào vào được Mường Nhé.
Hiện giờ thì hàng trăm người đã bị bắt ném lên các công xa đưa đi. Chúng tôi được biết xe đi về hướng Nam, nơi có những nhà tù bí mật của quân đội nhân dân VN. Sẽ không ai được biết là bao nhiêu người sẽ bị bí mật thủ tiêu hay giam cầm tại những nhà giam bí mật này.
-NV: Ông nghĩ gì về chuyến đi thăm Mường Nhé vừa qua của phó thủ tướng Việt Nam, ông Trương Vĩnh Trọng, và lời khiển trách của ông ta với chính quyền địa phương là “không nên để dân bị đói.”?
-Philip Smith: Ðó chỉ là một hành vi lừa đảo, một lời nói dối lớn trắng trợn, một cố gắng để đánh lạc dư luận thế giới. Người dân Hmong nghèo khổ là vì nhà nước Việt Nam làm cho họ nghèo, là vì lãnh đạo Việt Nam phung phí tài nguyên của quốc gia, tước đất tước nhà của người dân để làm giầu cho cá nhân, là vì họ lấy tiền thế giới giúp cho việc chống đói giảm nghèo bỏ vào túi riêng. Sở dĩ họ đàn áp những người Hmong này tàn ác như thế là vì họ sợ ảnh hưởng của cách mạng hoa nhài, họ sợ thế giới sẽ biết sự thật.
-NV: CPPA dự định sẽ làm gì trước tình thế này?
-Philip Smith: Chúng tôi sẽ tiếp tục mang vấn đề này ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Sẽ đặt vấn đề với Liên Hiệp Quốc để kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, và sẽ cố gắng tiếp tục đưa những tin tức này ra công luận để thế giới biết rõ số phận hẩm hiu của những người dân nghèo khổ ở Việt Nam.
-NV: Cảm ơn ông Philip Smith đã dành thì giờ cho chúng tôi về cuộc phỏng vấn này.
(Source: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=130954&z=196)
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời 2
Trần Ngọc Mười Hai
08:10 11/05/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời: suy tư từ Lời Chúa xuyên thấu qua cuộc sống
“Trước ngôi cao, con nguyện cầu tha thiết”
Nỗi u hoài, Người có biết Chúa ơi,
siêng đọc kinh đi lễ… bởi một người,
Con trót dại đem hết lòng yêu mến.”
(Dẫn từ thơ Hoài Châu)
Ga 10: 1-10
Siêng đọc kinh đi lễ, sao lại bảo: chỉ bởi một người? Đem hết lòng yêu mến, sao gọi đó là trót dại? Của người con?
Trình thuật thánh Gioan, nay nói về Chúa Chiên Lành, Đấng hết lòng yêu mến, không chỉ mỗi chiên con đang đi lạc, mà cả bầy. Bởi, đó là tình thương yêu tha thiết của Chủ Chăn Tối Cao, Đấng biết rõ chiên con trong ràn, Ngài nuôi dưỡng.
Là chiên con cùng ràn, Hội thánh tuy xuất cùng một nguồn gốc, nhưng lại mang tính đa năng đa dạng buổi đầu đời. Của, thời tiên khởi. Vì đa dạng, nên các nhóm hội/đon thể của Hội thánh không tránh khỏi tính ganh đua, tị nạnh, rất quyết liệt. Về với lịch sử, Đạo Chúa mang nhiều hình thái khá khác biệt. Và, Chúa Chiên Hiền Từ cũng nhân lành để bao gộp tất cả mọi chiên con vào chung một ràn, có tình yêu Ngài chăm sóc.
Một trong các cuộc chiến do người Do thái nổi lên chống lại cường quyền La Mã, đã kéo dài chiến tranh suốt từ năm 66 đến 70 sau công nguyên, phá hủy thành thánh Giêrusalem và Đền Thờ của Chúa. Cho nên các Kitô hữu sống ở thành thánh, cũng thưa dần. Đến một lúc, bị biến mất chỉ để lại Galilê và Syria, dấu vết của tình tiết đấu tranh. Của, tranh giành vai vế, lẫn địa vị. Chỉ mỗi cộng đoàn Phaolô của kiều dân Do thái là còn sống sót. Và, ràn chiên Hội thánh hôm nay là hậu duệ của cộng đoàn này.
Chẳng mấy chốc, sau đó đã xảy đến với cộng đoàn một vấn đề rất mới, là: các thánh nay ngóng chờ Chúa sẽ lại quang lâm lần nữa, rất bất ngờ. Dù, việc này không xảy đến ngay tức khắc, nhưng các thánh cũng đã duy trì được căn tính của cộng đoàn, nhờ tái tạo nguồn nảy sinh tinh thần đoàn kết từ việc đọc Sách thánh viết bằng tiếng Do thái, và theo các giới lệnh, truyện kể có liên quan đến các anh hùng dân tộc. Và, nhờ cộng đoàn Phaolô vẫn nhớ đọc thư từ/bài viết do thánh nhân gửi các cộng đoàn, ở khắp nơi. Và, nảy sinh nhiều nhóm hội, trong đó, có nhiều vị thiên về nhóm theo Do thái. Có nhóm vẫn phụ trợ thánh Phaolô, rất mực. Nên, tính đa dạng càng phát triển mạnh nơi cộng đoàn tin Chúa Chiên Lành, là Đức Giêsu.
Suốt thế kỷ thứ II, kẻ tin vào Đức Kitô gần như biến dạng khỏi xã hội. Mãi cho đến đầu thế kỷ thứ ba, mới thấy một số tín đồ sở hữu đất đai, xây dựng các hang toại đạo để ẩn lánh, và cuối cùng dựng xây nhà thờ/đền thánh thiết lập chốn thánh thiêng cho cộng đoàn thờ tự. Xem như thế, ràn chiên Hội thánh mang tính cách hiệp nhất đích thực và chính tông của Đức Giêsu, đến rất chậm và khá trễ, lúc ấy lại thấy các giải thích về nhà Đạo, cũng đã khác.
Đến giữa thế kỷ thứ ba và đầu thế kỷ thứ tư, cũng lại thấy một vài cuộc bách hại quyết loại trừ các Kitô hữu khỏi hiện trường tín thác. Cho đến năm 313, khi hoàng đế Constantin ra tay nhân nhượng người tín hữu ở phương Đông lẫn phương Tây, cho phép mọi người được tự do lựa chọn tôn giáo nào mình tin tưởng. Từ đó, Kitô giáo đã trở thành một thực thể xã hội đối với quần chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong các cung cách dẫn giải niềm tin vào Đức Kitô được Constantin chấp nhận. Mọi qui cách khác đều đi vào chốn “thầm lặng”, rất bí mật. Và vì thế, phần đông đã mất dạng.
Thời kỳ hậu-Constantin, chỉ một đạo giáo mang tính nguyên thuỷ, rất chính cống. Và chỉ mỗi phái nhóm chính tông chính cống này khả dĩ triển khai lời dạy của công nhiên rằng Đức Giêsu Kitô vừa là Chúa, vừa là người. Và, Thiên Chúa rất Ba Ngôi cũng từ lúc đó, được quan niệm. Vào cuối thế kỷ thứ hai, duy chỉ mỗi Đạo nguyên thủy-chính tông mới tồn tại. Số còn lại, đều trở thành “lịch sử”, lùi vào quá khứ.
Người Công giáo, nay biết rất ít hoặc chẳng có ý niệm gì về quá trình lịch sử của Đạo mình. Có vị chỉ có ý tưởng khá mơ hồ về lịch sử, lại đã cho rằng: công cuộc Phục Hưng thời Trung cổ ã khiến Hội thánh thêm rạn nứt. Và, rồi nghĩ rằng: ta thừa hưởng được “lề phải” rất đúng đắn từ các tranh luận về ràn chiên, một Chúa Chiên. Còn mọi giáo phái khác, đều có sai sót. Và, họ cũng cho rằng, Chúa Chiên Lành, là Chủ Chăn, chỉ nhân hậu với đạo giáo rất chính tông là Công giáo mình, mà thôi. Điều này, tưởng cũng nên nghĩ lại.
Quả là, có khá nhiều khác biệt giữa các nhóm/phái giáo hội, ở khắp nơi. Có người tin tưởng là: những khác biệt này có thể được hoá giải. Và, mọi người đều ước ao, nguyện cầu cho tình hợp nhất, và ai cũng đợi chờ ngày ấy mau mau đến. Tuy nhiên, lại vẫn biết rằng mình chẳng biết cách nào để chiên con tản khỏi ràn, về với nhau. Trong khi đó, lại có người cứ coi qua khứ của Đạo mình như mớ bòng bong, luôn rối rắm nhiều phía, rất khó khăn. Điều này ảnh hưởng lên tâm tưởng của nhiều người vốn sẵn có trong đầu về Đức Giêsu. Ảnh hưởng lên cả những ý tưởng mình vẫn xác tín về Đức Chúa.
Trình thuật hôm nay, cố ý nhấn mạnh rằng: Đức Giêsu là Chúa Chiên Lành, Chủ Chăn của chiên con thuộc mọi ràn. Tất cả các chiên con/chiên mẹ đều tin tưởng vào Ngài. Và, Ngài tin vào mỗi người, cũng như mọi người, bất kể người ấy thuộc phái/nhóm nào từ đàn chiên. Vì thế nên, nếu ta yêu thương/tự hào vào truyền thống của ta, thì đó là chuyện đương nhiên thôi. Nhưng, cũng nên nhận thức rằng: mọi việc đều có quá trình tạo từ truyền thống rất đa dạng, của ràn chiên.
Ngày nay, có điều gì đó đang diễn tiến đến với ta. Người người chừng hư đang thay đổi tầm nhìn về “Đại kết”. Nói đến “đại kết”, ta thường tưởng tượng rằng: một ngày nào đó, các nhóm/phái “đã sai sót”, sẽ lại hồi hướng trở về với chiên ràn của chúng ta, tức ràn chiên duy nhất, rất đúng đắn. Và rồi, ta cứ thế giữ cao nhuệ khí và lập trường, rất đích thật. Đúng ra, ta nên biết là mọi sự không hẳn như thế. Và nhờ đó, ta học được tính khiêm hạ cần thiết, và biết Đạo mình cũng thu hẹp lại, nhỏ hơn trước. Và như thế, ta mới có cùng tầm nhìn và đánh giá mức độ quan trọng hoặc không quan yếu như phần đông các phái/nhóm “đối lập”, với ta.
Từ đó, ta nhận ra rằng: không chỉ trong quá khứ của riêng mình, mà cả cuộc sống hiện giờ, ta đã trở nên “một” trong mọi người. Ta bắt đầu hiểu ra rằng, ưu tiên cao nhất không phải là tranh giành để có mặt với “nhóm/phái” đạo giáo rất đúng đắn, chính tông. Mà là, sở hữu chỉ một Chúa Chiên Là, mà thôi. Để rồi kết quả, là: ta sẽ quan niệm lại vai trò được gọi làm Kitô hữu của chính ta, hôm nay.
Từ nay, ta nhận ra mình chỉ là nhóm Đạo thuộc thiểu số, rất bé nhỏ, có cuộc sống nội tâm quí báu, đã gây ảnh hưởng lên “thế giới mới” đang có quan niệm rất khác về Đạo của Chúa. Còn về những thái rất tục phàm, đang vây quanh, thì ta cũng biết rằng Đạo mình không là câu giải đáp độc nhất cho lời nguyện cầu của mọi người. Mà, ta chỉ muốn cầu nguyện để mọi người tìm ra câu giải đáp thích đáng cho lời cầu trung thực của họ.
Thành ra, có thể là tương lai mai ngày của thánh hội ràn chiên sẽ không như ta tưởng, hoặc mong muốn. Có thể, ta cũng chẳng có được thời vàng son qua đó đường lối và cung cách hành xử mà Đạo Công giáo ta chủ trương, không khác là mấy lối sối sống thực thụ thời hậu Công đồng Triđentinô. Cũng có thể, là: ta sẽ học được qui cách khác hẳn mà trở thành chiên con hiền từ, cho dù ta không thuộc cùng một ràn với chiên ấy, như vẫn thấy. Và tin rất vui hôm nay, là: Vị Chủ Chăn vẫn không khác. Vẫn cứ là Chúa Chiên rất Lành, y như trước.
Và, nếu mỗi người chúng ta cứ để chiên con bám trụ bằng bốn chân, mà tìm cách sống biệt lập chẳng cần ai, thì sẽ thấy khó mà chăm sóc. Nhưng nếu ẵm bế chiên con bé nhỏ vào lòng cho êm ấm, ta sẽ thấy chiên trở lại yên ổn, rất an bình. Và, từ đó có được nhiều lông chiên, mà xén cạo. Chúa Chiên Lành Hin Từ, cũng biết cách ẵm bế chiên con nào vẫn muốn chạy quanh đòi biệt lập. Biệt và lập, đến mức coi mình duy nhất chính tông, nguyên thuỷ, và ngoan hiền.
Trong tinh thần tự khiêm hạ, cũng nên ngâm tiếp lời thơ của nghệ sĩ còn để dở, mà rằng:
“Từ phương xa, Chúa ơi con tìm đến,
Rất đơn sơ, chỉ ước nguyện gặp Nàng.
Nhìn nụ cười, nhìn ánh mắt mênh mang,
mà yêu thương thêm muôn ngàn tha thiết.”
(Hoài Châu – Nguyện Cầu)
Bằng nguyện cầu, nhà thơ những muốn gặp nàng tiên của mình, để trao ban niềm yêu tha thiết. Nhưng, “nàng tiên” hôm nay, “chiên con” hiền lành, của đất trời ngoan hiền, đã ly biệt vì nhiều lẽ. Ly và biệt, vì đàn chiên nhỏ chỉ muốn sống biệt lập, rất cách ngăn. Ly và biệt, bởi chiên ràn vẫn mang nơi mình tinh thần khuynh loát, coi thường mọi chiên khác, nên khó tụ. Nhà thơ hay nhà Đạo, nay cũng nên xem lại mà qui tụ ràn mình về với Chúa Chiên rất Nhân Hiền, mà đại kết. Sẽ rất đẹp một kết cục, với mọi ràn chiên của Đức Kitô, luôn kêu gọi mọi người, ra như thế.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Trước ngôi cao, con nguyện cầu tha thiết”
Nỗi u hoài, Người có biết Chúa ơi,
siêng đọc kinh đi lễ… bởi một người,
Con trót dại đem hết lòng yêu mến.”
(Dẫn từ thơ Hoài Châu)
Ga 10: 1-10
Siêng đọc kinh đi lễ, sao lại bảo: chỉ bởi một người? Đem hết lòng yêu mến, sao gọi đó là trót dại? Của người con?
Trình thuật thánh Gioan, nay nói về Chúa Chiên Lành, Đấng hết lòng yêu mến, không chỉ mỗi chiên con đang đi lạc, mà cả bầy. Bởi, đó là tình thương yêu tha thiết của Chủ Chăn Tối Cao, Đấng biết rõ chiên con trong ràn, Ngài nuôi dưỡng.
Là chiên con cùng ràn, Hội thánh tuy xuất cùng một nguồn gốc, nhưng lại mang tính đa năng đa dạng buổi đầu đời. Của, thời tiên khởi. Vì đa dạng, nên các nhóm hội/đon thể của Hội thánh không tránh khỏi tính ganh đua, tị nạnh, rất quyết liệt. Về với lịch sử, Đạo Chúa mang nhiều hình thái khá khác biệt. Và, Chúa Chiên Hiền Từ cũng nhân lành để bao gộp tất cả mọi chiên con vào chung một ràn, có tình yêu Ngài chăm sóc.
Một trong các cuộc chiến do người Do thái nổi lên chống lại cường quyền La Mã, đã kéo dài chiến tranh suốt từ năm 66 đến 70 sau công nguyên, phá hủy thành thánh Giêrusalem và Đền Thờ của Chúa. Cho nên các Kitô hữu sống ở thành thánh, cũng thưa dần. Đến một lúc, bị biến mất chỉ để lại Galilê và Syria, dấu vết của tình tiết đấu tranh. Của, tranh giành vai vế, lẫn địa vị. Chỉ mỗi cộng đoàn Phaolô của kiều dân Do thái là còn sống sót. Và, ràn chiên Hội thánh hôm nay là hậu duệ của cộng đoàn này.
Chẳng mấy chốc, sau đó đã xảy đến với cộng đoàn một vấn đề rất mới, là: các thánh nay ngóng chờ Chúa sẽ lại quang lâm lần nữa, rất bất ngờ. Dù, việc này không xảy đến ngay tức khắc, nhưng các thánh cũng đã duy trì được căn tính của cộng đoàn, nhờ tái tạo nguồn nảy sinh tinh thần đoàn kết từ việc đọc Sách thánh viết bằng tiếng Do thái, và theo các giới lệnh, truyện kể có liên quan đến các anh hùng dân tộc. Và, nhờ cộng đoàn Phaolô vẫn nhớ đọc thư từ/bài viết do thánh nhân gửi các cộng đoàn, ở khắp nơi. Và, nảy sinh nhiều nhóm hội, trong đó, có nhiều vị thiên về nhóm theo Do thái. Có nhóm vẫn phụ trợ thánh Phaolô, rất mực. Nên, tính đa dạng càng phát triển mạnh nơi cộng đoàn tin Chúa Chiên Lành, là Đức Giêsu.
Suốt thế kỷ thứ II, kẻ tin vào Đức Kitô gần như biến dạng khỏi xã hội. Mãi cho đến đầu thế kỷ thứ ba, mới thấy một số tín đồ sở hữu đất đai, xây dựng các hang toại đạo để ẩn lánh, và cuối cùng dựng xây nhà thờ/đền thánh thiết lập chốn thánh thiêng cho cộng đoàn thờ tự. Xem như thế, ràn chiên Hội thánh mang tính cách hiệp nhất đích thực và chính tông của Đức Giêsu, đến rất chậm và khá trễ, lúc ấy lại thấy các giải thích về nhà Đạo, cũng đã khác.
Đến giữa thế kỷ thứ ba và đầu thế kỷ thứ tư, cũng lại thấy một vài cuộc bách hại quyết loại trừ các Kitô hữu khỏi hiện trường tín thác. Cho đến năm 313, khi hoàng đế Constantin ra tay nhân nhượng người tín hữu ở phương Đông lẫn phương Tây, cho phép mọi người được tự do lựa chọn tôn giáo nào mình tin tưởng. Từ đó, Kitô giáo đã trở thành một thực thể xã hội đối với quần chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong các cung cách dẫn giải niềm tin vào Đức Kitô được Constantin chấp nhận. Mọi qui cách khác đều đi vào chốn “thầm lặng”, rất bí mật. Và vì thế, phần đông đã mất dạng.
Thời kỳ hậu-Constantin, chỉ một đạo giáo mang tính nguyên thuỷ, rất chính cống. Và chỉ mỗi phái nhóm chính tông chính cống này khả dĩ triển khai lời dạy của công nhiên rằng Đức Giêsu Kitô vừa là Chúa, vừa là người. Và, Thiên Chúa rất Ba Ngôi cũng từ lúc đó, được quan niệm. Vào cuối thế kỷ thứ hai, duy chỉ mỗi Đạo nguyên thủy-chính tông mới tồn tại. Số còn lại, đều trở thành “lịch sử”, lùi vào quá khứ.
Người Công giáo, nay biết rất ít hoặc chẳng có ý niệm gì về quá trình lịch sử của Đạo mình. Có vị chỉ có ý tưởng khá mơ hồ về lịch sử, lại đã cho rằng: công cuộc Phục Hưng thời Trung cổ ã khiến Hội thánh thêm rạn nứt. Và, rồi nghĩ rằng: ta thừa hưởng được “lề phải” rất đúng đắn từ các tranh luận về ràn chiên, một Chúa Chiên. Còn mọi giáo phái khác, đều có sai sót. Và, họ cũng cho rằng, Chúa Chiên Lành, là Chủ Chăn, chỉ nhân hậu với đạo giáo rất chính tông là Công giáo mình, mà thôi. Điều này, tưởng cũng nên nghĩ lại.
Quả là, có khá nhiều khác biệt giữa các nhóm/phái giáo hội, ở khắp nơi. Có người tin tưởng là: những khác biệt này có thể được hoá giải. Và, mọi người đều ước ao, nguyện cầu cho tình hợp nhất, và ai cũng đợi chờ ngày ấy mau mau đến. Tuy nhiên, lại vẫn biết rằng mình chẳng biết cách nào để chiên con tản khỏi ràn, về với nhau. Trong khi đó, lại có người cứ coi qua khứ của Đạo mình như mớ bòng bong, luôn rối rắm nhiều phía, rất khó khăn. Điều này ảnh hưởng lên tâm tưởng của nhiều người vốn sẵn có trong đầu về Đức Giêsu. Ảnh hưởng lên cả những ý tưởng mình vẫn xác tín về Đức Chúa.
Trình thuật hôm nay, cố ý nhấn mạnh rằng: Đức Giêsu là Chúa Chiên Lành, Chủ Chăn của chiên con thuộc mọi ràn. Tất cả các chiên con/chiên mẹ đều tin tưởng vào Ngài. Và, Ngài tin vào mỗi người, cũng như mọi người, bất kể người ấy thuộc phái/nhóm nào từ đàn chiên. Vì thế nên, nếu ta yêu thương/tự hào vào truyền thống của ta, thì đó là chuyện đương nhiên thôi. Nhưng, cũng nên nhận thức rằng: mọi việc đều có quá trình tạo từ truyền thống rất đa dạng, của ràn chiên.
Ngày nay, có điều gì đó đang diễn tiến đến với ta. Người người chừng hư đang thay đổi tầm nhìn về “Đại kết”. Nói đến “đại kết”, ta thường tưởng tượng rằng: một ngày nào đó, các nhóm/phái “đã sai sót”, sẽ lại hồi hướng trở về với chiên ràn của chúng ta, tức ràn chiên duy nhất, rất đúng đắn. Và rồi, ta cứ thế giữ cao nhuệ khí và lập trường, rất đích thật. Đúng ra, ta nên biết là mọi sự không hẳn như thế. Và nhờ đó, ta học được tính khiêm hạ cần thiết, và biết Đạo mình cũng thu hẹp lại, nhỏ hơn trước. Và như thế, ta mới có cùng tầm nhìn và đánh giá mức độ quan trọng hoặc không quan yếu như phần đông các phái/nhóm “đối lập”, với ta.
Từ đó, ta nhận ra rằng: không chỉ trong quá khứ của riêng mình, mà cả cuộc sống hiện giờ, ta đã trở nên “một” trong mọi người. Ta bắt đầu hiểu ra rằng, ưu tiên cao nhất không phải là tranh giành để có mặt với “nhóm/phái” đạo giáo rất đúng đắn, chính tông. Mà là, sở hữu chỉ một Chúa Chiên Là, mà thôi. Để rồi kết quả, là: ta sẽ quan niệm lại vai trò được gọi làm Kitô hữu của chính ta, hôm nay.
Từ nay, ta nhận ra mình chỉ là nhóm Đạo thuộc thiểu số, rất bé nhỏ, có cuộc sống nội tâm quí báu, đã gây ảnh hưởng lên “thế giới mới” đang có quan niệm rất khác về Đạo của Chúa. Còn về những thái rất tục phàm, đang vây quanh, thì ta cũng biết rằng Đạo mình không là câu giải đáp độc nhất cho lời nguyện cầu của mọi người. Mà, ta chỉ muốn cầu nguyện để mọi người tìm ra câu giải đáp thích đáng cho lời cầu trung thực của họ.
Thành ra, có thể là tương lai mai ngày của thánh hội ràn chiên sẽ không như ta tưởng, hoặc mong muốn. Có thể, ta cũng chẳng có được thời vàng son qua đó đường lối và cung cách hành xử mà Đạo Công giáo ta chủ trương, không khác là mấy lối sối sống thực thụ thời hậu Công đồng Triđentinô. Cũng có thể, là: ta sẽ học được qui cách khác hẳn mà trở thành chiên con hiền từ, cho dù ta không thuộc cùng một ràn với chiên ấy, như vẫn thấy. Và tin rất vui hôm nay, là: Vị Chủ Chăn vẫn không khác. Vẫn cứ là Chúa Chiên rất Lành, y như trước.
Và, nếu mỗi người chúng ta cứ để chiên con bám trụ bằng bốn chân, mà tìm cách sống biệt lập chẳng cần ai, thì sẽ thấy khó mà chăm sóc. Nhưng nếu ẵm bế chiên con bé nhỏ vào lòng cho êm ấm, ta sẽ thấy chiên trở lại yên ổn, rất an bình. Và, từ đó có được nhiều lông chiên, mà xén cạo. Chúa Chiên Lành Hin Từ, cũng biết cách ẵm bế chiên con nào vẫn muốn chạy quanh đòi biệt lập. Biệt và lập, đến mức coi mình duy nhất chính tông, nguyên thuỷ, và ngoan hiền.
Trong tinh thần tự khiêm hạ, cũng nên ngâm tiếp lời thơ của nghệ sĩ còn để dở, mà rằng:
“Từ phương xa, Chúa ơi con tìm đến,
Rất đơn sơ, chỉ ước nguyện gặp Nàng.
Nhìn nụ cười, nhìn ánh mắt mênh mang,
mà yêu thương thêm muôn ngàn tha thiết.”
(Hoài Châu – Nguyện Cầu)
Bằng nguyện cầu, nhà thơ những muốn gặp nàng tiên của mình, để trao ban niềm yêu tha thiết. Nhưng, “nàng tiên” hôm nay, “chiên con” hiền lành, của đất trời ngoan hiền, đã ly biệt vì nhiều lẽ. Ly và biệt, vì đàn chiên nhỏ chỉ muốn sống biệt lập, rất cách ngăn. Ly và biệt, bởi chiên ràn vẫn mang nơi mình tinh thần khuynh loát, coi thường mọi chiên khác, nên khó tụ. Nhà thơ hay nhà Đạo, nay cũng nên xem lại mà qui tụ ràn mình về với Chúa Chiên rất Nhân Hiền, mà đại kết. Sẽ rất đẹp một kết cục, với mọi ràn chiên của Đức Kitô, luôn kêu gọi mọi người, ra như thế.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Mùa Xuân Hoang Địa
Nguyễn Trung Tây, SVD
20:40 11/05/2011
Mùa Xuân Hoang Địa
Chương Một: Năm Cái Bánh và Hai Con Cá
Đỏ đặc nơi đường chân trời xa xa, mặt trời phương Tây tô đậm những thân cây thầu dầu khỏe mạnh đang vươn cao tàn lá rậm rạp. Ngần ngừ nuối tiếc, hoàng hôn sa mạc điệu bộ ngập ngừng, dáng vẻ ngần ngại nửa ở nửa đi. Đức Giêsu đăm chiêu nhìn lên trời. Ngài nhận ra ngôi sao hôm sáng lấp lánh trên nền trời xanh biêng biếc. Ngài nhìn chung quanh, sa mạc đá sỏi về chiều nhấp nhô đầu người.
Hơn một tuần rồi, người ta vẫn tiếp tục trẩy hội mùa xuân về hoang địa. Trên những nẻo đường dẫn tới sa mạc, cát bụi bốc cao nhuộm đỏ bầu trời xanh lơ. Từng đoàn người nối tiếp từng đoàn người. Thanh niên nối tiếp trai tráng ồn ào vang vang trên khắp những nẻo đường dẫn về đất sỏi. Phụ nữ từng nhóm gót chân đỏ hồng, bước tới hăm hở tìm kiếm. Bà nội da mồi nắm tay, dẫn cháu lên mười, ánh mắt sáng ngời trông đợi. Cụ ông râu tóc bạc phơ, cõng chắt lên ba trên lưng, dõi mắt hướng nhìn xa xăm. Người phong cùi lần theo dấu chân người câm điếc. Người mù lòa bám vai người khuyết tật. Người bịnh thập tử nhất sinh nằm trên cáng, ánh mắt mở lớn hy vọng. Góa phụ nghèo nàn, dáng vẻ cô độc, lần bước một mình, ánh mắt đăm chiêu. Từ khắp mọi nẻo đường, khóa lại những cánh cửa, bỏ lại sau lưng những ngôi nhà, người người của đủ mọi thành phần trong xã hội tấp nập lên đường. Người người kéo về hoang mạc tìm kiếm hình ảnh của người ngôn sứ, nghe nói mới xuất hiện từ thị trấn Nazareth của phương Bắc Galilê.
Đức Giêsu tiếp tục nhìn quanh, Ngài nhận ra mặt trời đỏ ối đã buông rơi, rớt chìm gần một nửa thân mình vào sau rặng núi. Đức Giêsu nhíu mày, bởi Ngài nhận ra giờ đây trong sa mạc, giữa đá sỏi và xương rồng, giữa cây khô và cỏ cháy, giữa rắn hổ và bọ cạp, đầu người tiếp tục nhấp nhô như sóng nước Biển Hồ vào một ngày biển động. Ngài đăm chiêu lo lắng. Nếu để họ quay về, Ngài biết sẽ có nhiều người kiệt sức, ngã quỵ té gục trên đường đi. Quay sang những người môn đệ, Đức Giêsu cất tiếng,
— Mình, mình còn có nhiều lương thực hay không tụi con?
Hiểu ý sư phụ, Phêrô gắt gỏng trả lời,
— Ở đây chỉ có năm ổ bánh mì và hai con cá. Đâu còn đủ thức ăn cho Thầy và cho tụi con. Nói chi tới những người khác.
Những người môn đệ thân tín của Đức Giêsu liếc nhìn Giuđa. Người thủ quỹ nhìn vào giỏ tiền, lắc đầu nhè nhẹ, bộ mặt cương quyết. Không hẹn, những người môn đệ cùng nhau quay nhìn sư phụ, ánh mắt chờ đợi. Ngước mắt nhìn lên bầu trời không gợn một áng mây, Đức Giêsu biết rằng giờ này chỉ còn Thiên Chúa là nguồn trợ lực duy nhất mà Ngài có thể hướng tới. Và Ngài cầu nguyện.
Chỉ trong thoáng chốc, từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh thơm và cá nướng ngập tràn như manna tinh khiết dư thừa bám trắng đá sỏi hoang địa của một thời trong sa mạc. Năm ổ bánh mì và hai con cá cộng lại ra con số bẩy nhỏ bé. Số bẩy tí teo bỗng dưng chuyển động hóa ra con số của hằng ngàn. Mầu vàng của ngàn vạn bánh mì dòn tan và mầu vàng của cá nướng thơm lừng lấp lánh mầu vàng hoàng hôn và mầu vàng sa mạc. Bánh mì và cá nướng thơm hương nồng nàn, ngào ngạt cả một khoảng trời hoang địa bao la.
Nhìn cảnh dân chúng nhận lãnh bánh mì và cá nướng từ tay các môn đệ, Đức Giêsu thở phào nhẹ nhõm. Ngài cười tươi trong làn gió chiều. Gió hoang địa thổi nhè nhẹ. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán của Ngài loãng tan, chầm chậm biến mất. Gió hoang địa lay động những cánh hoa xương rồng. Hoa xương rồng tím thẫm giật mình tỉnh ngủ, ngơ ngác dụi mắt nhìn theo những bóng người dần dần khuất dạng nơi đường chân trời. Chim trời lao xuống, mỏ ngậm bánh mì. Đại bàng xòe cánh, vút bay lên cao, nuốt trôi cá nướng. Một vùng hoang địa chết chóc tiếp tục bừng lên sức sống mùa Xuân. Mùa Xuân nở hoa xương rồng đỏ đậm và cỏ dại xanh biếc dưới đôi chân Đức Giêsu. Đôi chân đó lại đang tiến bước vào trong sa mạc.
Nhìn theo bóng dáng của sư phụ, những người môn đệ biết Thầy của mình sẽ lại ở trong hoang địa một mình tối nay để cầu nguyện.
Chương Hai: Mùa Xuân Hoang Địa
Bước chậm rãi trên đất cát loang lổ đá sỏi, Đức Giêsu dừng lại một nhịp chân nhường bước cho chú rắn vằn khoang, sậm đỏ, sọc vàng, điểm đen. Chậm chạp uốn khúc, chú rắn nhẹ nhàng trườn mình, biến mất sau tảng đá. Đức Giêsu quỳ xuống bên cạnh tảng đá. Đôi tay chắp lại, Ngài hướng lên trời cao.
Đức Giêsu cầu nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục nâng đỡ những bước chân của Ngài trên con đường rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Ngài cầu nguyện cho những người môn đệ thân thương của Ngài, những người có một thời hành nghề ngư phủ, tiếng nói oang oang như chuông vỡ. Ngài nhớ tới Mátthêu, người thu thuế, bị đồng hương gọi là Do Thái gian, bởi quá khứ của một thời làm việc cho chính quyền bảo hộ La Mã. Sáng hôm đó, Ngài bước ngang qua trạm thuế. Nhìn thấy Mátthêu ngồi đếm tiền trong trạm, Đức Giêsu dừng lại. Miệng mỉm cười, Ngài cất giọng mời gọi, điệu bộ khuyến khích,
— Hãy đi theo ta.
Người thu thuế ngưng đếm những đồng tiền. Không gian bỗng dưng trở thành lặng câm. Những đồng tiền bằng bạc mang hình Cêsar Tiberius rớt xuống đất đen lăn lăn quay tròn. Người thu thuế nhìn Đức Giêsu, ánh mắt ngạc nhiên. Và anh ta quyết định đứng dậy.
Đức Giêsu cầu nguyện cho Simon, dân của thị trấn Cana, đảng viên của nhóm Nhiệt Thành, đang âm mưu lật đổ chính quyền bảo hộ La Mã. Ngài hình dung ra khuôn mặt của Tôma. Người môn đệ này nói năng liến thoắng, ruột để ngoài da, không thấy không tin. Ngài mỉm cười nhớ tới Phêrô, người thủ lãnh của nhóm Mười Hai yêu thì yêu rất nhiều nhưng cũng rất nóng tính, giận cũng lẹ mà cũng chóng tha.
Đức Giêsu tiếp tục cầu xin Thiên Chúa soi sáng và ban thêm nhiều ơn cho những người phụ nữ, những người môn đệ thân thương đã đi theo Ngài từ những ngày đầu tiên của hành trình đức tin.
Đức Giêsu tạ ơn Thiên Chúa đã lắng nghe lời cầu xin của Ngài qua phép lạ năm ổ bánh và hai con cá.
Đức Giêsu tiếp tục cầu nguyện. Sương đêm tiếp tục rơi xuống. Những hạt sương thiên đàng tô đậm khuôn mặt của trời cao.
Trời đã khuya. Đêm hoang địa bình thường hoang vắng giờ này tưng bừng hội chợ mùa xuân với những chú kiến đen bóng, cẳng chân khẳng khiu, nhe cặp càng bự, nhanh nhanh tha về tổ những miếng vụn dư thừa của bánh mì và cá nướng. Những cánh chim đêm của sa mạc tấp nập bay lên, rộn ràng đáp xuống. Tiếng dế tiếp tục ngân vang gõ nhịp điểm canh đêm khuya. Đêm nay đêm hoang địa. Bây giờ là mùa xuân, mùa xuân hoang địa.
Lời Nguyện
Lạy Chúa! Xin dạy con biết chia sẻ với anh chị em những điều con đã được Trời cao ban tặng. Xin dạy con biết làm tràn đầy những hạt gạo trắng ngọc trắng ngà của Ông Trời, để mọi người con của Chúa đều có cơm ăn, áo mặc. Xin dạy con biết cầu nguyện, biết tạ ơn cho những biến cố buồn vui đã xảy đến trong cuộc đời. Lạy Chúa! Dù buồn, dù vui, con vẫn tạ ơn Chúa, bởi vì con tin tưởng vào bàn tay quan phòng của một Thiên Chúa tràn đầy thương yêu.
Audio: www.nguyentrungtay.com
Chương Một: Năm Cái Bánh và Hai Con Cá
Đỏ đặc nơi đường chân trời xa xa, mặt trời phương Tây tô đậm những thân cây thầu dầu khỏe mạnh đang vươn cao tàn lá rậm rạp. Ngần ngừ nuối tiếc, hoàng hôn sa mạc điệu bộ ngập ngừng, dáng vẻ ngần ngại nửa ở nửa đi. Đức Giêsu đăm chiêu nhìn lên trời. Ngài nhận ra ngôi sao hôm sáng lấp lánh trên nền trời xanh biêng biếc. Ngài nhìn chung quanh, sa mạc đá sỏi về chiều nhấp nhô đầu người.
Hơn một tuần rồi, người ta vẫn tiếp tục trẩy hội mùa xuân về hoang địa. Trên những nẻo đường dẫn tới sa mạc, cát bụi bốc cao nhuộm đỏ bầu trời xanh lơ. Từng đoàn người nối tiếp từng đoàn người. Thanh niên nối tiếp trai tráng ồn ào vang vang trên khắp những nẻo đường dẫn về đất sỏi. Phụ nữ từng nhóm gót chân đỏ hồng, bước tới hăm hở tìm kiếm. Bà nội da mồi nắm tay, dẫn cháu lên mười, ánh mắt sáng ngời trông đợi. Cụ ông râu tóc bạc phơ, cõng chắt lên ba trên lưng, dõi mắt hướng nhìn xa xăm. Người phong cùi lần theo dấu chân người câm điếc. Người mù lòa bám vai người khuyết tật. Người bịnh thập tử nhất sinh nằm trên cáng, ánh mắt mở lớn hy vọng. Góa phụ nghèo nàn, dáng vẻ cô độc, lần bước một mình, ánh mắt đăm chiêu. Từ khắp mọi nẻo đường, khóa lại những cánh cửa, bỏ lại sau lưng những ngôi nhà, người người của đủ mọi thành phần trong xã hội tấp nập lên đường. Người người kéo về hoang mạc tìm kiếm hình ảnh của người ngôn sứ, nghe nói mới xuất hiện từ thị trấn Nazareth của phương Bắc Galilê.
Đức Giêsu tiếp tục nhìn quanh, Ngài nhận ra mặt trời đỏ ối đã buông rơi, rớt chìm gần một nửa thân mình vào sau rặng núi. Đức Giêsu nhíu mày, bởi Ngài nhận ra giờ đây trong sa mạc, giữa đá sỏi và xương rồng, giữa cây khô và cỏ cháy, giữa rắn hổ và bọ cạp, đầu người tiếp tục nhấp nhô như sóng nước Biển Hồ vào một ngày biển động. Ngài đăm chiêu lo lắng. Nếu để họ quay về, Ngài biết sẽ có nhiều người kiệt sức, ngã quỵ té gục trên đường đi. Quay sang những người môn đệ, Đức Giêsu cất tiếng,
— Mình, mình còn có nhiều lương thực hay không tụi con?
Hiểu ý sư phụ, Phêrô gắt gỏng trả lời,
— Ở đây chỉ có năm ổ bánh mì và hai con cá. Đâu còn đủ thức ăn cho Thầy và cho tụi con. Nói chi tới những người khác.
Những người môn đệ thân tín của Đức Giêsu liếc nhìn Giuđa. Người thủ quỹ nhìn vào giỏ tiền, lắc đầu nhè nhẹ, bộ mặt cương quyết. Không hẹn, những người môn đệ cùng nhau quay nhìn sư phụ, ánh mắt chờ đợi. Ngước mắt nhìn lên bầu trời không gợn một áng mây, Đức Giêsu biết rằng giờ này chỉ còn Thiên Chúa là nguồn trợ lực duy nhất mà Ngài có thể hướng tới. Và Ngài cầu nguyện.
Chỉ trong thoáng chốc, từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh thơm và cá nướng ngập tràn như manna tinh khiết dư thừa bám trắng đá sỏi hoang địa của một thời trong sa mạc. Năm ổ bánh mì và hai con cá cộng lại ra con số bẩy nhỏ bé. Số bẩy tí teo bỗng dưng chuyển động hóa ra con số của hằng ngàn. Mầu vàng của ngàn vạn bánh mì dòn tan và mầu vàng của cá nướng thơm lừng lấp lánh mầu vàng hoàng hôn và mầu vàng sa mạc. Bánh mì và cá nướng thơm hương nồng nàn, ngào ngạt cả một khoảng trời hoang địa bao la.
Nhìn cảnh dân chúng nhận lãnh bánh mì và cá nướng từ tay các môn đệ, Đức Giêsu thở phào nhẹ nhõm. Ngài cười tươi trong làn gió chiều. Gió hoang địa thổi nhè nhẹ. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán của Ngài loãng tan, chầm chậm biến mất. Gió hoang địa lay động những cánh hoa xương rồng. Hoa xương rồng tím thẫm giật mình tỉnh ngủ, ngơ ngác dụi mắt nhìn theo những bóng người dần dần khuất dạng nơi đường chân trời. Chim trời lao xuống, mỏ ngậm bánh mì. Đại bàng xòe cánh, vút bay lên cao, nuốt trôi cá nướng. Một vùng hoang địa chết chóc tiếp tục bừng lên sức sống mùa Xuân. Mùa Xuân nở hoa xương rồng đỏ đậm và cỏ dại xanh biếc dưới đôi chân Đức Giêsu. Đôi chân đó lại đang tiến bước vào trong sa mạc.
Nhìn theo bóng dáng của sư phụ, những người môn đệ biết Thầy của mình sẽ lại ở trong hoang địa một mình tối nay để cầu nguyện.
Chương Hai: Mùa Xuân Hoang Địa
Bước chậm rãi trên đất cát loang lổ đá sỏi, Đức Giêsu dừng lại một nhịp chân nhường bước cho chú rắn vằn khoang, sậm đỏ, sọc vàng, điểm đen. Chậm chạp uốn khúc, chú rắn nhẹ nhàng trườn mình, biến mất sau tảng đá. Đức Giêsu quỳ xuống bên cạnh tảng đá. Đôi tay chắp lại, Ngài hướng lên trời cao.
Đức Giêsu cầu nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục nâng đỡ những bước chân của Ngài trên con đường rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Ngài cầu nguyện cho những người môn đệ thân thương của Ngài, những người có một thời hành nghề ngư phủ, tiếng nói oang oang như chuông vỡ. Ngài nhớ tới Mátthêu, người thu thuế, bị đồng hương gọi là Do Thái gian, bởi quá khứ của một thời làm việc cho chính quyền bảo hộ La Mã. Sáng hôm đó, Ngài bước ngang qua trạm thuế. Nhìn thấy Mátthêu ngồi đếm tiền trong trạm, Đức Giêsu dừng lại. Miệng mỉm cười, Ngài cất giọng mời gọi, điệu bộ khuyến khích,
— Hãy đi theo ta.
Người thu thuế ngưng đếm những đồng tiền. Không gian bỗng dưng trở thành lặng câm. Những đồng tiền bằng bạc mang hình Cêsar Tiberius rớt xuống đất đen lăn lăn quay tròn. Người thu thuế nhìn Đức Giêsu, ánh mắt ngạc nhiên. Và anh ta quyết định đứng dậy.
Đức Giêsu cầu nguyện cho Simon, dân của thị trấn Cana, đảng viên của nhóm Nhiệt Thành, đang âm mưu lật đổ chính quyền bảo hộ La Mã. Ngài hình dung ra khuôn mặt của Tôma. Người môn đệ này nói năng liến thoắng, ruột để ngoài da, không thấy không tin. Ngài mỉm cười nhớ tới Phêrô, người thủ lãnh của nhóm Mười Hai yêu thì yêu rất nhiều nhưng cũng rất nóng tính, giận cũng lẹ mà cũng chóng tha.
Đức Giêsu tiếp tục cầu xin Thiên Chúa soi sáng và ban thêm nhiều ơn cho những người phụ nữ, những người môn đệ thân thương đã đi theo Ngài từ những ngày đầu tiên của hành trình đức tin.
Đức Giêsu tạ ơn Thiên Chúa đã lắng nghe lời cầu xin của Ngài qua phép lạ năm ổ bánh và hai con cá.
Đức Giêsu tiếp tục cầu nguyện. Sương đêm tiếp tục rơi xuống. Những hạt sương thiên đàng tô đậm khuôn mặt của trời cao.
Trời đã khuya. Đêm hoang địa bình thường hoang vắng giờ này tưng bừng hội chợ mùa xuân với những chú kiến đen bóng, cẳng chân khẳng khiu, nhe cặp càng bự, nhanh nhanh tha về tổ những miếng vụn dư thừa của bánh mì và cá nướng. Những cánh chim đêm của sa mạc tấp nập bay lên, rộn ràng đáp xuống. Tiếng dế tiếp tục ngân vang gõ nhịp điểm canh đêm khuya. Đêm nay đêm hoang địa. Bây giờ là mùa xuân, mùa xuân hoang địa.
Lời Nguyện
Lạy Chúa! Xin dạy con biết chia sẻ với anh chị em những điều con đã được Trời cao ban tặng. Xin dạy con biết làm tràn đầy những hạt gạo trắng ngọc trắng ngà của Ông Trời, để mọi người con của Chúa đều có cơm ăn, áo mặc. Xin dạy con biết cầu nguyện, biết tạ ơn cho những biến cố buồn vui đã xảy đến trong cuộc đời. Lạy Chúa! Dù buồn, dù vui, con vẫn tạ ơn Chúa, bởi vì con tin tưởng vào bàn tay quan phòng của một Thiên Chúa tràn đầy thương yêu.
Audio: www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Có Đôi
Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)
21:36 11/05/2011
CÓ ĐÔI
Ảnh của Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)
Đôi ta vẫn cứ đôi ta
Đừng thêm ai nữa mà ra ba người.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)
Đôi ta vẫn cứ đôi ta
Đừng thêm ai nữa mà ra ba người.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền