Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:58 12/05/2015
CŨNG LÀ ĐÀO BINH.
Hai bên kẻ thù lâm trận, trống xung trận liên hồi, bắt đầu giao phong đánh loạn.
Không bao lâu, một bên quăng mũ bỏ giáp quay đầu bỏ chạy, có binh sĩ chạy được trăm bước thi dừng lại, có binh sĩ chạy được năm mươi bước thì dừng.
Binh sĩ chạy được năm mươi bước lớn tiếng cười nhạo binh sĩ chạy được một trăm bước:
- “Hê hê! Sợ quái gì mà chạy nhanh hơn cả thỏ !”
( Mạnh tử )
Suy tư:
Đánh trận thua “chạy làng” là chuyện thường tình, bởi vì con người ai cũng sợ chết, đã gọi là “chạy làng” thì chạy nhanh hay chạy chậm, chạy gần hay chạy xa, hoặc ngồi máy bay mà “ chạy” qua Mỹ hay “chạy” ở lại quê hương, thì cũng gọi là “chạy làng”, là thua trận, không có gì phải cười nhạo nhau.
Chuyện đáng trách chính là mình thua và bỏ cuộc trong đời sống tâm linh cũng như trong cuộc sống đời thường. Chúng ta đã thua cơn cám dỗ, chúng ta đã chạy làng và bỏ cuộc không còn đứng trên trận điạ của đời sống thiêng liêng. Hôm nay tôi được trang bị vũ khí tối tân bằng Thánh Thể, bằng kinh nguyện, băng chuỗi mân côi, nhưng tôi vẫn “chạy làng” vì tinh thần tôi yếu đuối và hoang mang. Ngày mai tôi lại được tái trang bị vũ khí và tinh thần là bí tích Giải Tội và rước Thánh Thể mỗi ngày, nhưng rồi cũng có lúc tôi bỏ cuộc, sa ngã và “ chạy làng”.
Người chị em anh em của tôi cũng thế, họ cũng là những con người, cũng có những lúc yếu đuối như tôi, nên cũng có lúc họ vấp ngã và “chạy làng” như tôi, vậy thì hà cớ gì mà tôi cười nhạo họ chứ ? Hôm nay họ sa ngã, thì ngày mai có lẽ tôi còn ngã nặng hơn họ; hôm nay họ ngã mười lần, thì biết đâu ngày mai tôi lại ngã trăm lần, gấp họ mười lần thì sao! Câu triết lý bình dân của ông cha ta thật nhẹ nhàng nhưng rất đau: “cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước, hôm sau người cười”, đúng là một câu ca dao có tính giáo dục cao.
Nhìn sự sa ngã của anh em chị em để cầu nguyện cho họ và cũng để răn đe mình, đó chính là người biết lo xa vậy.
Tất cả chúng ta đều là những tội nhân, là những kẻ “đào binh”, hà cớ gì mà cười nhạo người khác chứ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Hai bên kẻ thù lâm trận, trống xung trận liên hồi, bắt đầu giao phong đánh loạn.
Không bao lâu, một bên quăng mũ bỏ giáp quay đầu bỏ chạy, có binh sĩ chạy được trăm bước thi dừng lại, có binh sĩ chạy được năm mươi bước thì dừng.
Binh sĩ chạy được năm mươi bước lớn tiếng cười nhạo binh sĩ chạy được một trăm bước:
- “Hê hê! Sợ quái gì mà chạy nhanh hơn cả thỏ !”
( Mạnh tử )
Suy tư:
Đánh trận thua “chạy làng” là chuyện thường tình, bởi vì con người ai cũng sợ chết, đã gọi là “chạy làng” thì chạy nhanh hay chạy chậm, chạy gần hay chạy xa, hoặc ngồi máy bay mà “ chạy” qua Mỹ hay “chạy” ở lại quê hương, thì cũng gọi là “chạy làng”, là thua trận, không có gì phải cười nhạo nhau.
Chuyện đáng trách chính là mình thua và bỏ cuộc trong đời sống tâm linh cũng như trong cuộc sống đời thường. Chúng ta đã thua cơn cám dỗ, chúng ta đã chạy làng và bỏ cuộc không còn đứng trên trận điạ của đời sống thiêng liêng. Hôm nay tôi được trang bị vũ khí tối tân bằng Thánh Thể, bằng kinh nguyện, băng chuỗi mân côi, nhưng tôi vẫn “chạy làng” vì tinh thần tôi yếu đuối và hoang mang. Ngày mai tôi lại được tái trang bị vũ khí và tinh thần là bí tích Giải Tội và rước Thánh Thể mỗi ngày, nhưng rồi cũng có lúc tôi bỏ cuộc, sa ngã và “ chạy làng”.
Người chị em anh em của tôi cũng thế, họ cũng là những con người, cũng có những lúc yếu đuối như tôi, nên cũng có lúc họ vấp ngã và “chạy làng” như tôi, vậy thì hà cớ gì mà tôi cười nhạo họ chứ ? Hôm nay họ sa ngã, thì ngày mai có lẽ tôi còn ngã nặng hơn họ; hôm nay họ ngã mười lần, thì biết đâu ngày mai tôi lại ngã trăm lần, gấp họ mười lần thì sao! Câu triết lý bình dân của ông cha ta thật nhẹ nhàng nhưng rất đau: “cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước, hôm sau người cười”, đúng là một câu ca dao có tính giáo dục cao.
Nhìn sự sa ngã của anh em chị em để cầu nguyện cho họ và cũng để răn đe mình, đó chính là người biết lo xa vậy.
Tất cả chúng ta đều là những tội nhân, là những kẻ “đào binh”, hà cớ gì mà cười nhạo người khác chứ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:05 12/05/2015
N2T |
23. Bản thân của tình yêu không thể không có hành động.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Radio Vatican lên tiếng ca ngợi việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney vào Bộ Giáo Lý Đức Tin
Nguyễn Việt Nam
17:55 12/05/2015
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, Úc Đại Lợi, người vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, không né tránh các vấn đề gây tranh cãi thần học. Radio Vatican đã lên tiếng ca ngợi quyết định bổ nhiệm này và đưa ra nhận định như trên về vị Tổng Giám Mục dòng Đa Minh, là người thay thế Đức Hồng Y George Pell cai quản tổng giáo phận Sydney.
Nói về các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về hôn nhân và gia đình, Đức Tổng Giám Mục Fisher đã đưa ra một câu hỏi rất hùng hồn: “Chẳng lẽ toàn bộ ý tưởng về hôn nhân là một cái gì đó có thể tháo thứ đến vô hạn? Hay thực ra là có một ý nghĩa nội tại về hôn nhân, hay một cái gì đó về nhân chủng học con người và cách chúng liên quan với nhau một cách đúng đắn khiến chúng ta phải đặt ra một giới hạn về những gì chúng ta có thể đề cập đến khi nói về hôn nhân?”
Đức Tổng Giám Mục Fisher, có bằng tiến sĩ đạo đức sinh học tại Đại Học Oxford, cho biết những vấn nạn đầy thách đố về đạo đức trong lĩnh vực này phát sinh “hằng tháng, hằng năm”, và Giáo Hội phải được chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả.
Đức Tổng Giám Mục Fisher đã được bổ nhiệm là một thành viên mới của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trong cùng một sắc lệnh với Đức Tổng Giám mục Ronald Minnerath của giáo phận Dijon, bên Pháp.
Nói về các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về hôn nhân và gia đình, Đức Tổng Giám Mục Fisher đã đưa ra một câu hỏi rất hùng hồn: “Chẳng lẽ toàn bộ ý tưởng về hôn nhân là một cái gì đó có thể tháo thứ đến vô hạn? Hay thực ra là có một ý nghĩa nội tại về hôn nhân, hay một cái gì đó về nhân chủng học con người và cách chúng liên quan với nhau một cách đúng đắn khiến chúng ta phải đặt ra một giới hạn về những gì chúng ta có thể đề cập đến khi nói về hôn nhân?”
Đức Tổng Giám Mục Fisher, có bằng tiến sĩ đạo đức sinh học tại Đại Học Oxford, cho biết những vấn nạn đầy thách đố về đạo đức trong lĩnh vực này phát sinh “hằng tháng, hằng năm”, và Giáo Hội phải được chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả.
Đức Tổng Giám Mục Fisher đã được bổ nhiệm là một thành viên mới của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trong cùng một sắc lệnh với Đức Tổng Giám mục Ronald Minnerath của giáo phận Dijon, bên Pháp.
Bài giảng tại Santa Marta: Sẽ đến giờ những kẻ giết anh em lại tưởng mình đang phụng thờ Thiên Chúa
Đặng Tự Do
13:09 12/05/2015
Trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Hai 11 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mặc dù các Kitô hữu vẫn còn bị bách hại và giết chết nhân danh Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh ban cho họ sức mạnh để đối mặt với tử đạo khi họ làm chứng cho đức tin của mình.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài dựa trên bài Tin Mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng sẽ làm chứng cho Thầy” (Ga 15: 26-27)
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa đang nói về tương lai, về Thập Giá đang chờ đợi chúng ta, và về Thánh Thần, Đấng sẽ giúp chúng ta hiên ngang làm chứng như một Kitô hữu. Ngài cũng nói về "tai tiếng bách hại", "tai tiếng của Thập Giá".
Đức Thánh Cha chỉ ra rằng cuộc sống của Giáo Hội là một cuộc hành trình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, là Đấng luôn nhắc nhở chúng ta những lời của Chúa Giêsu và “dạy chúng ta điều mà Chúa Giêsu chưa thể nói với chúng ta”.
Chúa Thánh Thần là bạn đồng hành của chúng ta trong cuộc hành trình này và bảo vệ chúng ta khỏi “tai tiếng của Thập Giá”.
Tại sao lại là “tai tiếng của Thập Giá”? Đức Thánh Cha chỉ ra rằng thập giá là một tai tiếng đối với những người Do Thái, là những người luôn “đòi những dấu lạ”. Thập giá cũng là một điều điên rồ đối với những người Hy Lạp – với dân ngoại – là những người luôn “đòi hỏi kiến thức và những ý tưởng mới”.
Kitô hữu, ngược lại, rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh. Do đó, Chúa Giêsu phải chuẩn bị tinh thần cho các môn đệ Ngài: “Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ những kẻ giết anh em lại tưởng mình đang phụng thờ Thiên Chúa.”
“Hôm nay chúng ta đang nhìn thấy những kẻ giết các Kitô hữu nhân danh Thiên Chúa, vì họ nghĩ rằng các tín hữu Kitô này là quân vô đạo. Đây là Thập Giá của Chúa Kitô: ‘Họ sẽ làm như thế bởi vì họ chẳng biết Cha và cũng chẳng biết Thầy’. ‘Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước’. Những điều họ đã làm cho Thầy, họ cũng làm cho anh em, đó là bách hại, là gian truân - nhưng anh em đừng hoang mang: Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta và giúp chúng ta thấu hiểu”.
Đức Thánh Cha sau đó nhắc lại cuộc trò chuyện qua điện thoại hôm Chúa Nhật với Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Coptic Tawadros Đệ Nhị nhân dịp “Ngày của tình hữu nghị giữa Giáo Hội Chính Thống Coptic và Giáo Hội Công Giáo”.
“Tôi đang nhớ về các tín hữu của Giáo Hội ngài, là những người đã bị giết chết trên bãi biển Lybia chỉ vì họ là Kitô hữu. Nhờ sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho họ, họ đã không khủng hoảng. Họ đã chết với danh cực trọng của Chúa Giêsu trên môi họ. Đây là sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là chứng tá. Tử đạo là chứng tá tối cao”.
Nhưng, cả chúng ta cũng phải là những chứng nhân với những chứng tá chúng ta đưa ra mỗi ngày, trong đó chúng ta tái hiện thông điệp Phục Sinh trao ban sự sống là điều hướng dẫn chúng ta đến với sự thật và nhắc nhở chúng ta về những lời của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
“Một Kitô hữu không nghiêm túc chấp nhận chiều kích tử đạo trong cuộc sống không hiểu nổi con đường mà Chúa Giêsu đã chỉ ra là con đường mời gọi chúng ta làm chứng mỗi ngày. Đó là hãy bảo vệ quyền lợi của người khác; bảo vệ trẻ em; các bà mẹ và ông bố đang bảo vệ gia đình của họ; và cơ man những người bệnh làm chứng và chịu đau khổ vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta đều có khả năng thăng tiến thông điệp Phục Sinh mang lại sự sống này, làm chứng, và không để mình bị hoang mang”
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện sau: “Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn sủng đón nhận Chúa Thánh Thần, là Đấng sẽ nhắc nhở chúng ta những lời của Chúa Giêsu, là Đấng sẽ hướng dẫn chúng ta trong sự thật suốt cuộc đời của chúng ta và chuẩn bị cho chúng ta có thể làm chứng trong cuộc sống của mình, với những hy sinh nho nhỏ mỗi ngày, hoặc với một giá tử đạo tuyệt vời, tùy theo thánh ý Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài dựa trên bài Tin Mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng sẽ làm chứng cho Thầy” (Ga 15: 26-27)
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa đang nói về tương lai, về Thập Giá đang chờ đợi chúng ta, và về Thánh Thần, Đấng sẽ giúp chúng ta hiên ngang làm chứng như một Kitô hữu. Ngài cũng nói về "tai tiếng bách hại", "tai tiếng của Thập Giá".
Đức Thánh Cha chỉ ra rằng cuộc sống của Giáo Hội là một cuộc hành trình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, là Đấng luôn nhắc nhở chúng ta những lời của Chúa Giêsu và “dạy chúng ta điều mà Chúa Giêsu chưa thể nói với chúng ta”.
Chúa Thánh Thần là bạn đồng hành của chúng ta trong cuộc hành trình này và bảo vệ chúng ta khỏi “tai tiếng của Thập Giá”.
Tại sao lại là “tai tiếng của Thập Giá”? Đức Thánh Cha chỉ ra rằng thập giá là một tai tiếng đối với những người Do Thái, là những người luôn “đòi những dấu lạ”. Thập giá cũng là một điều điên rồ đối với những người Hy Lạp – với dân ngoại – là những người luôn “đòi hỏi kiến thức và những ý tưởng mới”.
Kitô hữu, ngược lại, rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh. Do đó, Chúa Giêsu phải chuẩn bị tinh thần cho các môn đệ Ngài: “Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ những kẻ giết anh em lại tưởng mình đang phụng thờ Thiên Chúa.”
“Hôm nay chúng ta đang nhìn thấy những kẻ giết các Kitô hữu nhân danh Thiên Chúa, vì họ nghĩ rằng các tín hữu Kitô này là quân vô đạo. Đây là Thập Giá của Chúa Kitô: ‘Họ sẽ làm như thế bởi vì họ chẳng biết Cha và cũng chẳng biết Thầy’. ‘Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước’. Những điều họ đã làm cho Thầy, họ cũng làm cho anh em, đó là bách hại, là gian truân - nhưng anh em đừng hoang mang: Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta và giúp chúng ta thấu hiểu”.
Đức Thánh Cha sau đó nhắc lại cuộc trò chuyện qua điện thoại hôm Chúa Nhật với Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Coptic Tawadros Đệ Nhị nhân dịp “Ngày của tình hữu nghị giữa Giáo Hội Chính Thống Coptic và Giáo Hội Công Giáo”.
“Tôi đang nhớ về các tín hữu của Giáo Hội ngài, là những người đã bị giết chết trên bãi biển Lybia chỉ vì họ là Kitô hữu. Nhờ sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho họ, họ đã không khủng hoảng. Họ đã chết với danh cực trọng của Chúa Giêsu trên môi họ. Đây là sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là chứng tá. Tử đạo là chứng tá tối cao”.
Nhưng, cả chúng ta cũng phải là những chứng nhân với những chứng tá chúng ta đưa ra mỗi ngày, trong đó chúng ta tái hiện thông điệp Phục Sinh trao ban sự sống là điều hướng dẫn chúng ta đến với sự thật và nhắc nhở chúng ta về những lời của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
“Một Kitô hữu không nghiêm túc chấp nhận chiều kích tử đạo trong cuộc sống không hiểu nổi con đường mà Chúa Giêsu đã chỉ ra là con đường mời gọi chúng ta làm chứng mỗi ngày. Đó là hãy bảo vệ quyền lợi của người khác; bảo vệ trẻ em; các bà mẹ và ông bố đang bảo vệ gia đình của họ; và cơ man những người bệnh làm chứng và chịu đau khổ vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta đều có khả năng thăng tiến thông điệp Phục Sinh mang lại sự sống này, làm chứng, và không để mình bị hoang mang”
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện sau: “Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn sủng đón nhận Chúa Thánh Thần, là Đấng sẽ nhắc nhở chúng ta những lời của Chúa Giêsu, là Đấng sẽ hướng dẫn chúng ta trong sự thật suốt cuộc đời của chúng ta và chuẩn bị cho chúng ta có thể làm chứng trong cuộc sống của mình, với những hy sinh nho nhỏ mỗi ngày, hoặc với một giá tử đạo tuyệt vời, tùy theo thánh ý Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha gặp gỡ 7 ngàn thiếu nhi xây dựng hòa bình
LM Trần Đức Anh OP
09:34 12/05/2015
VATICAN. Trong cuộc gặp gỡ 7 ngàn thiếu nhi và thiếu niên Italia sáng ngày 11-5-2015, ĐTC nhắn nhủ các em kiên trì kiến tạo hòa bình chung quanh mình trong ý hướng góp phần xây dựng nền hòa bình trên thế giới.
Các em học sinh tham gia sáng kiến gọi là ”Công xưởng hòa bình” (Fabrica della pace), một dự án giáo dục do các giáo chức, gia đình, Bộ giáo dục và HĐGM Italia đề ra. Các em đã tụ tập tại Đại thính đường Phaolô 6 từ lúc qua 9 giờ để sinh hoạt, trong khi chờ đợi ĐTC đến vào lúc 12 giờ trưa.
Bài huấn dụ
Trong bài huấn dụ cho cuộc gặp gỡ, ĐTC ca ngợi sáng kiến ”Công xưởng hòa bình!” và gọi đây là một nơi sinh hoạt và làm việc tốt, nhắm kiến tạo một xã hội không còn bất công và bạo lực, trong đó mỗi trẻ em có thể được đón nhận và tăng trưởng trong tình yêu. Ngài nói: ”Những công xưởng hòa bình là điều rất cần thiết, vì đáng tiếc thay, những công xưởng chiến tranh không thiếu! Chiến tranh là kết quả của oán thù, ích kỷ, ước muốn ngày càng sở hữu nhiều hơn và lướt thắng người khác. Các con muốn chống lại chiến tranh bằng cách dấn thân phổ biến nền văn hóa qui tụ mọi người, nền văn hóa hòa giải và gặp gỡ”.
ĐTC phân tích thành ngữ ”công xưởng hòa bình”, từ “công xưởng” (fabrica) nói với chúng ta rằng hòa bình là một cái gì đó cần được kiến tạo, kiến tạo một cách khôn ngoan và kiên trì. Nhưng để xây dựng một thế giới hòa bình, thì cần phải bắt đầu từ ”thế giới của chúng ta” nghĩa là những môi trường chúng ta sinh sống thường nhật: gia đình, học đường, sân chơi, nơi tập thể thao, v.v. Điều quan trọng là làm việc chung với những người sống cạnh chúng ta: các bạn bè, các bạn học cùng trường, cha mẹ và các giáo chức..
ĐTC nhắc nhở các em rằng ”Mỗi hành động, mỗi cử chỉ của các con đối với tha nhân đều có thể kiến tạo hòa bình. Chẳng hạn nếu các con có điều gì cãi lộn với người khác thì hãy làm hòa ngay, hoặc hãy xin lỗi cha mẹ và cac bạn hữu, khi có điều gì xúc phạm đến họ. Người xây dựng hòa bình đích thực là người đi bước đầu đến với tha nhân. Cử chỉ này không phải là yếu đuối, nhưng là sức mạnh, là sức mạnh hòa bình”.
Một khẩu hiệu khác rất đẹp của Công xưởng hòa bình là công xưởng này không có biên giới: trong đó người ta thở hít bầu không khí hiếu khách và gặp gỡ không biên giới và không loại trừ.
ĐTC viết: ”Đứng trước những người đến từ các nước và chủng tộc khác, với những truyền thống và tôn giáo khác, thái độ của các con là tìm hiểu và đối thoại, để bao gồm mọi người, trong sự tôn trọng luật pháp quốc gia. Và các con đã hiểu rằng để kiến tạo một thế giới hòa bình, điều không thể thiếu được là quan tâm đến những nhu cầu của những người nghèo khổ nhất, bị bỏ rơi nhất, cả những người xa xăm. Cha nghĩ đến bao nhiêu các bạn đồng lứa tuổi với các con đã bị trục xuất khỏi gia cư, đất nước của họ và một số người đã bị giết chỉ vì họ cầm trên tay cuốn Kinh Thánh! Công việc của công xưởng các con là thực sự trở thành một công trình tình thương. Yêu mến tha nhân, nhất là những người bị thiệt thòi, có nghĩa là làm chứng rằng mỗi người là một hồng ân của Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC không quên nhắn nhủ các em hãy cầu nguyện cho hòa bình và hòa bình trước tiên là một hồng ân của Thiên Chúa.
Trả lời các câu hỏi
Ngoài bài huấn dụ trên đây, ĐTC còn ứng khẩu trả lời nhiều câu hỏi do các em nêu lên.
Một em bé tàn tật ngồi trên xe lăn nói với ngài là tháng 9 tới đây sẽ được đi hành hương Lộ Đức nhờ sự giúp đỡ của tổ chức Unitalsi, em hỏi ngài tại sao các trẻ em phải chịu đau khổ; một thiếu niên hỏi thay cho bạn em đang bị giam trong nhà tù thiếu niên Casal del Marmo và hỏi ngài nhà tù thiếu niên có phải là giải pháp không, v.v.
ĐTC nói rằng ngài không có câu trả lời cho vấn nạn tại sao các trẻ em phải chịu đau khổ, nhưng phải có một câu trả lời, đó là xã hội phải làm tất cả những gì có thể để săn sóc, chữa trị và giúp các em phục hồi, hội nhập vào đời sống xã hội.
ĐTC cho biết ngài không thích từ ”tàn tật, khuyết tật” disabile. Không phải vậy một trẻ em disabile là một trẻ em có một khả năng (abilità) khác, chứ không phải em không có khả năng. Tất cả chúng ta đeều có khả năng làm một cái gì đó.
Một em bé gái có thân phụ đang bị tù và thiếu niên có bạn đang bị giam trong nhà tù thiếu niên, ĐTC cam kết rằng Thiên Chúa tha thứ tất cả, chỉ ”chúng ta là không biết tha thứ”. Ngài cũng lấy làm tiếc vì ngày nay dễ làm đầy nhà tù hơn là giúp người lầm lạc trong cuộc đời tiếp tục tiến bước; nhiều khi người ta kết án tù chung thân cho một tội nhân, điều này kễ hơn là giúp họ trỗi dậy và tái hội nhập vào xã hội bằng giáo dục, tình thương và sự gần gũi. ”Giải pháp nhà tù là điều dễ dàng nhất để quên lãng những người đang chịu đau khổ!”
Một em bé đơn sơ hỏi ĐTC: tôn giáo có thể giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống?
Ngài đáp: ”tôn giáo giúp chúng ta vì làm cho chúng ta tiến bước trong sự hiện diện của Chúa; tôn giáo giúp chúng ta vì cho chúng ta các giới răn, các mối phúc thật, nhất là giúp chúng ta yêu mến tha nhân - tất cả các tôn giáo, vì tất cả có một giới răn chung như thế. Và giới răn yêu tha nhân giúp tất cả chúng ta xây dựng hòa bình, tiến bước trong hòa bình”. (SD 11-5-2015)
Các em học sinh tham gia sáng kiến gọi là ”Công xưởng hòa bình” (Fabrica della pace), một dự án giáo dục do các giáo chức, gia đình, Bộ giáo dục và HĐGM Italia đề ra. Các em đã tụ tập tại Đại thính đường Phaolô 6 từ lúc qua 9 giờ để sinh hoạt, trong khi chờ đợi ĐTC đến vào lúc 12 giờ trưa.
Bài huấn dụ
Trong bài huấn dụ cho cuộc gặp gỡ, ĐTC ca ngợi sáng kiến ”Công xưởng hòa bình!” và gọi đây là một nơi sinh hoạt và làm việc tốt, nhắm kiến tạo một xã hội không còn bất công và bạo lực, trong đó mỗi trẻ em có thể được đón nhận và tăng trưởng trong tình yêu. Ngài nói: ”Những công xưởng hòa bình là điều rất cần thiết, vì đáng tiếc thay, những công xưởng chiến tranh không thiếu! Chiến tranh là kết quả của oán thù, ích kỷ, ước muốn ngày càng sở hữu nhiều hơn và lướt thắng người khác. Các con muốn chống lại chiến tranh bằng cách dấn thân phổ biến nền văn hóa qui tụ mọi người, nền văn hóa hòa giải và gặp gỡ”.
ĐTC phân tích thành ngữ ”công xưởng hòa bình”, từ “công xưởng” (fabrica) nói với chúng ta rằng hòa bình là một cái gì đó cần được kiến tạo, kiến tạo một cách khôn ngoan và kiên trì. Nhưng để xây dựng một thế giới hòa bình, thì cần phải bắt đầu từ ”thế giới của chúng ta” nghĩa là những môi trường chúng ta sinh sống thường nhật: gia đình, học đường, sân chơi, nơi tập thể thao, v.v. Điều quan trọng là làm việc chung với những người sống cạnh chúng ta: các bạn bè, các bạn học cùng trường, cha mẹ và các giáo chức..
ĐTC nhắc nhở các em rằng ”Mỗi hành động, mỗi cử chỉ của các con đối với tha nhân đều có thể kiến tạo hòa bình. Chẳng hạn nếu các con có điều gì cãi lộn với người khác thì hãy làm hòa ngay, hoặc hãy xin lỗi cha mẹ và cac bạn hữu, khi có điều gì xúc phạm đến họ. Người xây dựng hòa bình đích thực là người đi bước đầu đến với tha nhân. Cử chỉ này không phải là yếu đuối, nhưng là sức mạnh, là sức mạnh hòa bình”.
Một khẩu hiệu khác rất đẹp của Công xưởng hòa bình là công xưởng này không có biên giới: trong đó người ta thở hít bầu không khí hiếu khách và gặp gỡ không biên giới và không loại trừ.
ĐTC viết: ”Đứng trước những người đến từ các nước và chủng tộc khác, với những truyền thống và tôn giáo khác, thái độ của các con là tìm hiểu và đối thoại, để bao gồm mọi người, trong sự tôn trọng luật pháp quốc gia. Và các con đã hiểu rằng để kiến tạo một thế giới hòa bình, điều không thể thiếu được là quan tâm đến những nhu cầu của những người nghèo khổ nhất, bị bỏ rơi nhất, cả những người xa xăm. Cha nghĩ đến bao nhiêu các bạn đồng lứa tuổi với các con đã bị trục xuất khỏi gia cư, đất nước của họ và một số người đã bị giết chỉ vì họ cầm trên tay cuốn Kinh Thánh! Công việc của công xưởng các con là thực sự trở thành một công trình tình thương. Yêu mến tha nhân, nhất là những người bị thiệt thòi, có nghĩa là làm chứng rằng mỗi người là một hồng ân của Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC không quên nhắn nhủ các em hãy cầu nguyện cho hòa bình và hòa bình trước tiên là một hồng ân của Thiên Chúa.
Trả lời các câu hỏi
Ngoài bài huấn dụ trên đây, ĐTC còn ứng khẩu trả lời nhiều câu hỏi do các em nêu lên.
Một em bé tàn tật ngồi trên xe lăn nói với ngài là tháng 9 tới đây sẽ được đi hành hương Lộ Đức nhờ sự giúp đỡ của tổ chức Unitalsi, em hỏi ngài tại sao các trẻ em phải chịu đau khổ; một thiếu niên hỏi thay cho bạn em đang bị giam trong nhà tù thiếu niên Casal del Marmo và hỏi ngài nhà tù thiếu niên có phải là giải pháp không, v.v.
ĐTC nói rằng ngài không có câu trả lời cho vấn nạn tại sao các trẻ em phải chịu đau khổ, nhưng phải có một câu trả lời, đó là xã hội phải làm tất cả những gì có thể để săn sóc, chữa trị và giúp các em phục hồi, hội nhập vào đời sống xã hội.
ĐTC cho biết ngài không thích từ ”tàn tật, khuyết tật” disabile. Không phải vậy một trẻ em disabile là một trẻ em có một khả năng (abilità) khác, chứ không phải em không có khả năng. Tất cả chúng ta đeều có khả năng làm một cái gì đó.
Một em bé gái có thân phụ đang bị tù và thiếu niên có bạn đang bị giam trong nhà tù thiếu niên, ĐTC cam kết rằng Thiên Chúa tha thứ tất cả, chỉ ”chúng ta là không biết tha thứ”. Ngài cũng lấy làm tiếc vì ngày nay dễ làm đầy nhà tù hơn là giúp người lầm lạc trong cuộc đời tiếp tục tiến bước; nhiều khi người ta kết án tù chung thân cho một tội nhân, điều này kễ hơn là giúp họ trỗi dậy và tái hội nhập vào xã hội bằng giáo dục, tình thương và sự gần gũi. ”Giải pháp nhà tù là điều dễ dàng nhất để quên lãng những người đang chịu đau khổ!”
Một em bé đơn sơ hỏi ĐTC: tôn giáo có thể giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống?
Ngài đáp: ”tôn giáo giúp chúng ta vì làm cho chúng ta tiến bước trong sự hiện diện của Chúa; tôn giáo giúp chúng ta vì cho chúng ta các giới răn, các mối phúc thật, nhất là giúp chúng ta yêu mến tha nhân - tất cả các tôn giáo, vì tất cả có một giới răn chung như thế. Và giới răn yêu tha nhân giúp tất cả chúng ta xây dựng hòa bình, tiến bước trong hòa bình”. (SD 11-5-2015)
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ khai mạc Đại Hội Đồng thứ 20 của Caritas Thế Giới
J.B. Đặng Minh An dịch
15:06 12/05/2015
Lúc 5:30 chiều thứ Ba 12 tháng 5 tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ khai mạc Đại Hội Đồng lần thứ 20 của Caritas Thế Giới.
Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ toàn bộ bài giảng của ngài trong thánh lễ.
Bài đọc từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 16: 22-34) mà chúng ta vừa nghe trình bày cho chúng ta một nhân vật khá đặc biệt. Đó là viên cai ngục của nhà tù ở Philippê, nơi hai tông đồ Phaolô và Silô bị giam giữ sau cuộc nổi loạn của đám đông dân chúng chống lại họ. Các quan tòa trước hết đã cho đánh đập Phaolô và Silô và sau đó tống ngục hai ông, ra lệnh cho viên cai ngục phải canh chừng nghiêm ngặt. Vì thế, trong đêm, khi viên cai ngục thấy động đất và cửa nhà tù mở toang, anh ta đầy tuyệt vọng và toan tính tự tử. Nhưng Thánh Phaolô trấn an anh ta. Run rẩy và đầy kinh ngạc, người cai tù quỳ mọp xuống và cầu xin ơn cứu rỗi.
Câu chuyện này nói với chúng ta rằng người cai ngục ấy đã ngay lập tức tiến hành những bước cần thiết trên con đường hướng tới đức tin và ơn cứu độ: Cùng với gia đình mình, ông lắng nghe Lời Chúa; rửa sạch các vết thương của Phaolô và Silô; đón nhận Phép Rửa với toàn bộ gia đình mình; và cuối cùng, tràn đầy niềm vui, anh ta đón Phaolô và Silô về nhà mình, dọn bàn và thết đãi họ.
Tin Mừng, như được loan báo và tin tưởng, thúc giục chúng ta rửa chân và các vết thương của những ai đau khổ và dọn bàn ăn cho họ. Ý nghĩa đơn sơ của các cử chỉ, nơi mà việc đón nhận Lời Chúa và bí tích Rửa Tội được đi kèm với sự đón tiếp anh chị em mình, là việc đón nhận Chúa và đón nhận tha nhân thực ra chỉ là một; đó là đón nhận tha nhân với ân sủng Thiên Chúa; là đón nhận Thiên Chúa và thể hiện hành động này trong sự phục vụ anh chị em mình. Lời Chúa, các phép bí tích và sự phục vụ liên hệ với nhau và nuôi dưỡng nhau như đã từng thấy trong những chứng tá của Giáo Hội sơ khai.
Chúng ta có thể nhìn thấy trong cử chỉ này, toàn bộ ơn gọi của Caritas. Caritas hiện nay là một Liên Đoàn lớn, được công nhận rộng rãi khắp thế giới vì công việc và những thành tựu của mình. Caritas là một thực tại của Giáo Hội ở nhiều nơi trên thế giới và vẫn phải tìm kiếm sự mở rộng lớn hơn trong các giáo xứ và cộng đồng khác, để canh tân những gì đã diễn ra trong những ngày đầu của Giáo Hội. Trong thực tế, nguồn mạch tất cả sứ vụ của anh chị em là việc đơn sơ và ngoan ngoãn chào đón Thiên Chúa và người lân cận mình. Đây là nguồn mạch; nếu anh chị em từ bỏ nguồn mạch này Caritas sẽ chết. Sự chào đón này trước hết phải được anh chị em cảm nghiệm một cách cá vị, trước khi anh chị em bước ra thế giới bên ngoài, và tại đó, phục vụ những người khác nhân danh Đức Kitô, Đấng mà anh chị em đã gặp gỡ và sẽ tiếp tục gặp gỡ nơi mỗi người mà anh chị em sẽ tiếp cận như người lân cận của mình. Như thế, anh chị em sẽ thực sự tránh được nguy cơ bị giản lược thành một tổ chức nhân đạo đơn thuần.
Không có "Caritas" lớn hay nhỏ, tất cả đều là như nhau. Chúng ta hãy xin Chúa ban ân sủng để hiểu được những chiều kích thực sự của "Caritas" là gì; xin Chúa ban ân sủng để không rơi vào cạm bẫy tin tưởng rằng con đường phải theo là một cấu trúc tập trung được tổ chức cho tốt; xin Chúa ban ân sủng để hiểu rằng "Caritas" luôn luôn có thể tìm thấy ở những vùng ngoại vi, trong mỗi Giáo Hội cụ thể; xin Chúa ban ân sủng để tin rằng các "Caritas" trung ương chỉ là sự hỗ trợ, phục vụ và kinh nghiệm chung chứ không phải là người đứng đầu của tất cả.
Bất cứ ai sống sứ vụ của Caritas đều không phải là nhân viên từ thiện đơn thuần, nhưng là một chứng nhân đích thực của Chúa Kitô. Người ấy tìm kiếm Chúa Kitô và để cho Chúa Kitô tìm kiếm mình; người ấy yêu mến với tinh thần của Đức Kitô, một tinh thần cho đi nhưng không. Tất cả các chiến lược và kế hoạch của chúng ta là hư không trừ khi chúng ta mang theo trong chúng ta tình yêu này. Không phải là tình yêu của chúng ta, nhưng là tình yêu của Ngài. Hay đúng hơn là tình yêu của chúng ta đã được thanh tẩy và củng cố bởi tình yêu của Ngài.
Như thế, chúng ta có thể phục vụ tất cả mọi người và dọn bàn cho tất cả. Đây là một hình ảnh đẹp mà Lời Chúa ban cho chúng ta hôm nay, đó là dọn bàn. Ngay cả lúc này đây, Chúa đang dọn bàn tiệc Thánh Thể. Caritas dọn nhiều bàn cho người đói. Trong những tháng gần đây anh chị em tung ra một chiến dịch lớn "Một gia đình nhân loại, lương thực cho tất cả". Hiện vẫn còn rất nhiều người ngày nay không có đủ thực phẩm. Hành tinh này có đủ lương thực cho tất cả mọi người, nhưng có vẻ như vẫn còn thiếu ý thức sẵn sàng chia sẻ cơm bánh với tất cả mọi người. Chúng ta phải dọn bàn cho tất cả, và yêu cầu rằng phải có bàn ăn cho tất cả mọi người. Chúng ta phải làm những gì có thể để mọi người có một cái gì đó mà ăn, nhưng chúng ta cũng phải nhắc nhở mạnh mẽ những kẻ có quyền có thế trên trái đất này rằng Thiên Chúa sẽ gọi họ ra trước tòa phán xét một ngày nào đó và lúc đó sẽ lộ ra là họ thực sự đã cho Ngài ăn hay không nơi mỗi con người (cf. Mt 25: 35) và họ đã làm những gì có thể hay không để bảo vệ môi trường hầu nó có thể sản xuất ra thực phẩm này.
Và khi nghĩ về bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta không thể quên anh chị em Kitô hữu của chúng ta đang bị tước đoạt đi lương thực phần hồn và phần xác: họ bị đuổi khỏi nhà cửa và nhà thờ của mình – những ngôi nhà này đôi khi còn bị phá hủy. Tôi lặp lại lời kêu gọi chúng ta đừng quên những anh chị em này và những ai đang gánh chịu những bất công không thể chấp nhận được.
Do đó, cùng với nhiều tổ chức bác ái khác của Giáo Hội, Caritas tỏ cho thấy sức mạnh của tình yêu Kitô giáo và mong muốn của Giáo Hội để gặp gỡ Chúa Giêsu nơi tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và những ai đau khổ. Đây là con đường phía trước chúng ta. Với ý hướng ấy, tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ thực hiện được công việc của mình trong suốt khóa họp này. Chúng ta phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã biến việc chào đón Thiên Chúa và tha nhân thành các tiêu chí cơ bản của cuộc sống mình. Thực ra, ngày mai chúng ta sẽ mừng lễ Đức Mẹ Fatima, Đấng đã xuất hiện để loan báo chiến thắng trên sự ác. Với sự hỗ trợ lớn như vậy, chúng ta không ngại tiếp tục sứ mệnh của chúng ta. Amen.
Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ toàn bộ bài giảng của ngài trong thánh lễ.
Bài đọc từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 16: 22-34) mà chúng ta vừa nghe trình bày cho chúng ta một nhân vật khá đặc biệt. Đó là viên cai ngục của nhà tù ở Philippê, nơi hai tông đồ Phaolô và Silô bị giam giữ sau cuộc nổi loạn của đám đông dân chúng chống lại họ. Các quan tòa trước hết đã cho đánh đập Phaolô và Silô và sau đó tống ngục hai ông, ra lệnh cho viên cai ngục phải canh chừng nghiêm ngặt. Vì thế, trong đêm, khi viên cai ngục thấy động đất và cửa nhà tù mở toang, anh ta đầy tuyệt vọng và toan tính tự tử. Nhưng Thánh Phaolô trấn an anh ta. Run rẩy và đầy kinh ngạc, người cai tù quỳ mọp xuống và cầu xin ơn cứu rỗi.
Câu chuyện này nói với chúng ta rằng người cai ngục ấy đã ngay lập tức tiến hành những bước cần thiết trên con đường hướng tới đức tin và ơn cứu độ: Cùng với gia đình mình, ông lắng nghe Lời Chúa; rửa sạch các vết thương của Phaolô và Silô; đón nhận Phép Rửa với toàn bộ gia đình mình; và cuối cùng, tràn đầy niềm vui, anh ta đón Phaolô và Silô về nhà mình, dọn bàn và thết đãi họ.
Tin Mừng, như được loan báo và tin tưởng, thúc giục chúng ta rửa chân và các vết thương của những ai đau khổ và dọn bàn ăn cho họ. Ý nghĩa đơn sơ của các cử chỉ, nơi mà việc đón nhận Lời Chúa và bí tích Rửa Tội được đi kèm với sự đón tiếp anh chị em mình, là việc đón nhận Chúa và đón nhận tha nhân thực ra chỉ là một; đó là đón nhận tha nhân với ân sủng Thiên Chúa; là đón nhận Thiên Chúa và thể hiện hành động này trong sự phục vụ anh chị em mình. Lời Chúa, các phép bí tích và sự phục vụ liên hệ với nhau và nuôi dưỡng nhau như đã từng thấy trong những chứng tá của Giáo Hội sơ khai.
Chúng ta có thể nhìn thấy trong cử chỉ này, toàn bộ ơn gọi của Caritas. Caritas hiện nay là một Liên Đoàn lớn, được công nhận rộng rãi khắp thế giới vì công việc và những thành tựu của mình. Caritas là một thực tại của Giáo Hội ở nhiều nơi trên thế giới và vẫn phải tìm kiếm sự mở rộng lớn hơn trong các giáo xứ và cộng đồng khác, để canh tân những gì đã diễn ra trong những ngày đầu của Giáo Hội. Trong thực tế, nguồn mạch tất cả sứ vụ của anh chị em là việc đơn sơ và ngoan ngoãn chào đón Thiên Chúa và người lân cận mình. Đây là nguồn mạch; nếu anh chị em từ bỏ nguồn mạch này Caritas sẽ chết. Sự chào đón này trước hết phải được anh chị em cảm nghiệm một cách cá vị, trước khi anh chị em bước ra thế giới bên ngoài, và tại đó, phục vụ những người khác nhân danh Đức Kitô, Đấng mà anh chị em đã gặp gỡ và sẽ tiếp tục gặp gỡ nơi mỗi người mà anh chị em sẽ tiếp cận như người lân cận của mình. Như thế, anh chị em sẽ thực sự tránh được nguy cơ bị giản lược thành một tổ chức nhân đạo đơn thuần.
Không có "Caritas" lớn hay nhỏ, tất cả đều là như nhau. Chúng ta hãy xin Chúa ban ân sủng để hiểu được những chiều kích thực sự của "Caritas" là gì; xin Chúa ban ân sủng để không rơi vào cạm bẫy tin tưởng rằng con đường phải theo là một cấu trúc tập trung được tổ chức cho tốt; xin Chúa ban ân sủng để hiểu rằng "Caritas" luôn luôn có thể tìm thấy ở những vùng ngoại vi, trong mỗi Giáo Hội cụ thể; xin Chúa ban ân sủng để tin rằng các "Caritas" trung ương chỉ là sự hỗ trợ, phục vụ và kinh nghiệm chung chứ không phải là người đứng đầu của tất cả.
Bất cứ ai sống sứ vụ của Caritas đều không phải là nhân viên từ thiện đơn thuần, nhưng là một chứng nhân đích thực của Chúa Kitô. Người ấy tìm kiếm Chúa Kitô và để cho Chúa Kitô tìm kiếm mình; người ấy yêu mến với tinh thần của Đức Kitô, một tinh thần cho đi nhưng không. Tất cả các chiến lược và kế hoạch của chúng ta là hư không trừ khi chúng ta mang theo trong chúng ta tình yêu này. Không phải là tình yêu của chúng ta, nhưng là tình yêu của Ngài. Hay đúng hơn là tình yêu của chúng ta đã được thanh tẩy và củng cố bởi tình yêu của Ngài.
Như thế, chúng ta có thể phục vụ tất cả mọi người và dọn bàn cho tất cả. Đây là một hình ảnh đẹp mà Lời Chúa ban cho chúng ta hôm nay, đó là dọn bàn. Ngay cả lúc này đây, Chúa đang dọn bàn tiệc Thánh Thể. Caritas dọn nhiều bàn cho người đói. Trong những tháng gần đây anh chị em tung ra một chiến dịch lớn "Một gia đình nhân loại, lương thực cho tất cả". Hiện vẫn còn rất nhiều người ngày nay không có đủ thực phẩm. Hành tinh này có đủ lương thực cho tất cả mọi người, nhưng có vẻ như vẫn còn thiếu ý thức sẵn sàng chia sẻ cơm bánh với tất cả mọi người. Chúng ta phải dọn bàn cho tất cả, và yêu cầu rằng phải có bàn ăn cho tất cả mọi người. Chúng ta phải làm những gì có thể để mọi người có một cái gì đó mà ăn, nhưng chúng ta cũng phải nhắc nhở mạnh mẽ những kẻ có quyền có thế trên trái đất này rằng Thiên Chúa sẽ gọi họ ra trước tòa phán xét một ngày nào đó và lúc đó sẽ lộ ra là họ thực sự đã cho Ngài ăn hay không nơi mỗi con người (cf. Mt 25: 35) và họ đã làm những gì có thể hay không để bảo vệ môi trường hầu nó có thể sản xuất ra thực phẩm này.
Và khi nghĩ về bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta không thể quên anh chị em Kitô hữu của chúng ta đang bị tước đoạt đi lương thực phần hồn và phần xác: họ bị đuổi khỏi nhà cửa và nhà thờ của mình – những ngôi nhà này đôi khi còn bị phá hủy. Tôi lặp lại lời kêu gọi chúng ta đừng quên những anh chị em này và những ai đang gánh chịu những bất công không thể chấp nhận được.
Do đó, cùng với nhiều tổ chức bác ái khác của Giáo Hội, Caritas tỏ cho thấy sức mạnh của tình yêu Kitô giáo và mong muốn của Giáo Hội để gặp gỡ Chúa Giêsu nơi tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và những ai đau khổ. Đây là con đường phía trước chúng ta. Với ý hướng ấy, tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ thực hiện được công việc của mình trong suốt khóa họp này. Chúng ta phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã biến việc chào đón Thiên Chúa và tha nhân thành các tiêu chí cơ bản của cuộc sống mình. Thực ra, ngày mai chúng ta sẽ mừng lễ Đức Mẹ Fatima, Đấng đã xuất hiện để loan báo chiến thắng trên sự ác. Với sự hỗ trợ lớn như vậy, chúng ta không ngại tiếp tục sứ mệnh của chúng ta. Amen.
Khai mạc Đại Hội Đồng Caritas Thế Giới lần thứ 20
Đặng Tự Do
19:29 12/05/2015
Đại Hội Đồng Caritas Thế Giới lần thứ 20 đã được khai mạc với thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 5:30 chiều thứ Ba 12 tháng Năm. Đại Hội Đồng Caritas lần này diễn ra trong bối cảnh các cơ quan bác ái Công Giáo đang phải vất vả đối phó với làn sóng những người tị nạn phải bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo và ngày càng gia tăng con số những người phải được cứu trợ cấp thời vì những thiên tai gây ra do tình trạng khai thác thiên niên bừa bãi trên thế giới. Do đó, chủ đề của Đại Hội Đồng lần này là “Một gia đình nhân loại, chăm sóc cho Sáng Tạo”.
Trước thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, một cuộc họp báo đã diễn ra tại phòng báo chí Tòa Thánh với sự hiện diện của Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, chủ tịch, và ông Michel Roy, tổng thư ký Caritas thế giới.
Trong năm ngày từ 12 đến 17 tháng 5, hơn 300 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới sẽ thảo luận về kế hoạch cho bốn năm tới, nhắm vào việc cải thiện cuộc sống của những người đang sống trong nghèo đói và đau khổ.
Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga cho biết:
“Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu chúng tôi phải đi đến những vùng 'ngoại vi' để giúp đỡ những người có nhu cầu. Tại Đại Hội Đồng Caritas Internationalis này, những người ‘ngoại vi’ sẽ đến Rôma để tìm những phương cách tốt hơn nhằm cải thiện dịch vụ của chúng tôi cho những người dễ bị tổn thương nhất.”
Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga sẽ chính thức khai mạc phiên khoáng đại vào ngày 13 tháng Năm tại nhà khách Domus Mariae.
Trong số những diễn giả có Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình; một linh mục dòng Đa Minh và cũng là một thần học gia là cha Gustavo Gutierrez; Giáo sư kinh tế Jeffrey Sachs, Tiến sĩ Jacques Diouf, đặc phái viên Caritas tại vùng sa mạc Sahara và vùng Sừng châu Phi; và ông Beverly Haddad thuộc Đại học Kwazulu-Natal.
Khoảng năm mươi người trẻ, gồm các tình nguyện viên, đại diện các cộng đoàn cơ sở và các nhà tranh đấu chống đói trên thế giới cũng sẽ có mặt.
Ông Michel Roy, Tổng thư ký Caritas Internationalis cho biết:
“Tình trạng bất bình đẳng, di dân, thay đổi khí hậu, những cuộc xung đột, và nạn đói đầy tai tiếng là những thách thức Caritas phải đối mặt và nhiệm vụ của chúng tôi là thúc đẩy sự phát triển và công lý. Có những cơ hội lớn trong tương lai để hoạt động cho mục tiêu này, chẳng hạn như một thông điệp của Đức Giáo Hoàng sắp được công bố về hệ sinh thái của nhân loại, việc đề ra các mục tiêu phát triển lâu dài và hội nghị khí hậu COP 21 tại Paris.”
Đại Hội Đồng lần thứ 20 sẽ bầu ra một vị chủ tịch mới vì Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga sẽ thoái vị sau sau tám năm giữ chức chủ tịch. Hiến chương của Caritas quy định một người chỉ có thể giữ chức chủ tịch Caritas tối đa là hai nhiệm kỳ. Các ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này là Đức Tổng Giám mục Youssef Soueif, là chủ tịch Caritas đảo Síp và Đức Hồng Y Luis Tagle, là Tổng Giám Mục Manila. Các cuộc bầu cử lãnh đạo sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm 14 tháng Năm.
Sau Đại hội, các đại biểu Caritas sẽ đến EXPO 2015 tại Milan để tham dự ngày khai mạc chính thức của EXPO Caritas, là ngày 19 tháng Năm. Sự kiện này cũng là một phần trong chiến dịch của Caritas “Một gia đình nhân loại, lương thực cho mọi người” nhằm chấm dứt nạn đói vào năm 2025.
Trong cuộc họp báo ông Michel Roy cũng mô tả Đại Hội Đồng như là một thời điểm độc đáo để “cử mừng chúng ta là ai và những gì chúng ta đang làm”. Ông Roy nói rằng Caritas đã chuẩn bị một khuôn khổ chiến lược gồm năm điểm sẽ được thảo luận trong các phiên khoáng đại.
Trước thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, một cuộc họp báo đã diễn ra tại phòng báo chí Tòa Thánh với sự hiện diện của Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, chủ tịch, và ông Michel Roy, tổng thư ký Caritas thế giới.
Trong năm ngày từ 12 đến 17 tháng 5, hơn 300 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới sẽ thảo luận về kế hoạch cho bốn năm tới, nhắm vào việc cải thiện cuộc sống của những người đang sống trong nghèo đói và đau khổ.
Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga cho biết:
“Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu chúng tôi phải đi đến những vùng 'ngoại vi' để giúp đỡ những người có nhu cầu. Tại Đại Hội Đồng Caritas Internationalis này, những người ‘ngoại vi’ sẽ đến Rôma để tìm những phương cách tốt hơn nhằm cải thiện dịch vụ của chúng tôi cho những người dễ bị tổn thương nhất.”
Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga sẽ chính thức khai mạc phiên khoáng đại vào ngày 13 tháng Năm tại nhà khách Domus Mariae.
Trong số những diễn giả có Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình; một linh mục dòng Đa Minh và cũng là một thần học gia là cha Gustavo Gutierrez; Giáo sư kinh tế Jeffrey Sachs, Tiến sĩ Jacques Diouf, đặc phái viên Caritas tại vùng sa mạc Sahara và vùng Sừng châu Phi; và ông Beverly Haddad thuộc Đại học Kwazulu-Natal.
Khoảng năm mươi người trẻ, gồm các tình nguyện viên, đại diện các cộng đoàn cơ sở và các nhà tranh đấu chống đói trên thế giới cũng sẽ có mặt.
Ông Michel Roy, Tổng thư ký Caritas Internationalis cho biết:
“Tình trạng bất bình đẳng, di dân, thay đổi khí hậu, những cuộc xung đột, và nạn đói đầy tai tiếng là những thách thức Caritas phải đối mặt và nhiệm vụ của chúng tôi là thúc đẩy sự phát triển và công lý. Có những cơ hội lớn trong tương lai để hoạt động cho mục tiêu này, chẳng hạn như một thông điệp của Đức Giáo Hoàng sắp được công bố về hệ sinh thái của nhân loại, việc đề ra các mục tiêu phát triển lâu dài và hội nghị khí hậu COP 21 tại Paris.”
Đại Hội Đồng lần thứ 20 sẽ bầu ra một vị chủ tịch mới vì Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga sẽ thoái vị sau sau tám năm giữ chức chủ tịch. Hiến chương của Caritas quy định một người chỉ có thể giữ chức chủ tịch Caritas tối đa là hai nhiệm kỳ. Các ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này là Đức Tổng Giám mục Youssef Soueif, là chủ tịch Caritas đảo Síp và Đức Hồng Y Luis Tagle, là Tổng Giám Mục Manila. Các cuộc bầu cử lãnh đạo sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm 14 tháng Năm.
Sau Đại hội, các đại biểu Caritas sẽ đến EXPO 2015 tại Milan để tham dự ngày khai mạc chính thức của EXPO Caritas, là ngày 19 tháng Năm. Sự kiện này cũng là một phần trong chiến dịch của Caritas “Một gia đình nhân loại, lương thực cho mọi người” nhằm chấm dứt nạn đói vào năm 2025.
Trong cuộc họp báo ông Michel Roy cũng mô tả Đại Hội Đồng như là một thời điểm độc đáo để “cử mừng chúng ta là ai và những gì chúng ta đang làm”. Ông Roy nói rằng Caritas đã chuẩn bị một khuôn khổ chiến lược gồm năm điểm sẽ được thảo luận trong các phiên khoáng đại.
Nepal bị động đất lần thứ hai, trực thăng cứu trợ của Hoa Kỳ mất tích
Nguyễn Việt Nam
20:22 12/05/2015
Tâm chấn động nằm cách thủ đô Kathmandu 76km trong vùng hoang vu gần biên giới với Trung quốc. Trận động đất thứ hai có cường độ nhẹ hơn là 7.3 độ Richter so với 7.8 độ Richter của trận động đất lần thứ nhất diễn ra hôm 26 tháng Tư.
Tuy nhiên, chấn động có thể cảm thấy rất mạnh ở Ấn Độ, Bangladesh và Tây Tạng. Bộ Nội Vụ Ấn cho biết 17 người Ấn tại bang Bihar bị thiệt mạng và một người nữa tại bang Uttar Pradesh. Trung quốc cho biết có một người bị thiệt mạng tại Tây Tạng.
Nhiều nhà cửa tại Kathmandu sụp đổ trong khi dân chúng tràn ra đường kêu la thất thanh.
Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc là Trung Tá Steve Warren cho biết một chiếc trực thăng UH1 của Hoa Kỳ chở 6 quân nhân thủy quân lục chiến Mỹ và hai người Nepal được ghi nhận là mất tích.
Phát ngôn viên chính phủ Nepal là ông Minendra Rijal cho biết là 32 trong tổng số 75 quận của Nepal bị thiệt hại, 1261 người Nepal được ghi nhận là bị thương cùng với ít nhất là 50 người bị thiệt mạng trong trận động đất hôm thứ Ba.
Top Stories
Vietnam: Décès de Mgr Nicolas Huynh Van Nghi, évêque émérite de Phan Thiêt, ancien administrateur apostolique de Saigon
Eglises d'Asie
08:12 12/05/2015
Le 6 mai 2015, Mgr Nicolas Huynh Van Nghi, évêque émérite de Phan Thiêt, s’est éteint paisiblement, à 88 ans, dans les locaux de l’évêché du diocèse dont il avait été le premier évêque. Comme cela a été écrit tout de suite après sa mort, il laisse à tous le souvenir et le modèle d’un évêque d’une absolue fidélité à son Eglise, une fidélité qu’il a maintenue malgré de grandes adversités et les tentations auxquelles l’histoire du Vietnam l’a confronté.
Les catholiques retiendront aussi de son action pastorale que seules des solutions simples, limpides, conviennent aux situations historiques les plus complexes. Son tempérament et ses goûts le faisaient reconnaître comme un homme du Sud, plus particulièrement de Saigon, où il est né, a été formé et a entamé son ministère épiscopal, et de Phan Thiêt, un diocèse issu de la division du diocèse de Nha Trang dont il a été le premier pasteur. Deux épisodes de sa vie en chacune de ces deux régions, à Phan Thiêt et à Saigon, permettent de découvrir l’esprit de cette personnalité sans faille.
Le premier épisode coïncide avec son arrivée à Phan Thiêt, à la mi-avril 1975. Les troupes du Nord sont déjà en possession d’une bonne partie de ce qu’on appelait alors le « Sud-Vietnam ». Mgr Nghi, lui, est à Saigon, où, l’année précédente, il a été nommé évêque auxiliaire par le Saint-Siège. Sa carrière est déjà longue. Né en 1927 dans une paroisse de Saigon, il a été formé dès son plus jeune âge au petit et au grand séminaire de cette ville. En 1950, il est envoyé en France, au grand séminaire d’Issy-les-Moulineaux pour y achever sa formation théologique. Puis, en 1953, après avoir été ordonné prêtre en la cathédrale Notre-Dame de Paris, il est revenu au pays où il est successivement nommé professeur au grand séminaire, puis curé des deux plus grandes paroisses de la ville. En juillet 1974, il est nommé évêque auxiliaire de la capitale du Sud-Vietnam. Peu de temps après, alors que la débâcle du Sud-Vietnam a déjà commencé, le 19 mars 1975, il est nommé administrateur apostolique du nouveau diocèse de Phan Thiêt.
Le 17 avril suivant, alors que le diocèse voisin de Da Lat est déjà entre les mains des forces communistes depuis le début du mois, Phan Thiêt est encore une zone de combats. Mgr Nghi qui veut être présent sur place avant l’arrivée des forces du Nord s’embarque alors pour son futur diocèse, sur un avion d’Air Vietnam, en compagnie de l’archevêque de Saigon et d’une petite délégation de prêtres. A peine l’avion a-t-il déposé ses passagers sur l’aéroport qu’il reprend aussitôt les airs pour Saigon, au milieu des détonations des fusils et des explosions des bombes. Après une courte cérémonie d’installation dans la cathédrale de Phan Thiêt, les accompagnateurs de Mgr Nghi repartent aussi vers Saigon grâce à un hélicoptère de l’armée du Sud, laissant le nouvel évêque seul avec la lourde tâche de mettre en route une nouvelle circonscription ecclésiastique.
Le second épisode d’un lieu en 1993. La santé de l’archevêque de Saigon, Mgr Nguyên Van Binh, s’est brusquement détériorée. L’archevêque coadjuteur en titre, Mgr François-Xavier Nguyên Van Thuân, est dans l’impossibilité de remplir sa charge à cause des interdits gouvernementaux. Le Saint-Siège nomme alors Mgr Nghi administrateur apostolique de l’archidiocèse de Saigon, en attendant de trouver une solution définitive. Mais la nomination déplaît fortement aux autorités qui y voient une manœuvre du Vatican pour imposer à Saigon la présence de Mgr François-Xavier Nguyên Van Thuân.
Dès sa première venue à Saigon, le nouvel administrateur est l’objet des attaques virulentes du groupe des prêtres du Comité d’union et de leur organe de presse Le catholicisme et la nation. A leur suite, la télévision nationale, la presse officielle s’acharnent contre la décision du Saint-Siège et contre son représentant à Saigon, l’évêque de Phan Thiêt. La fidélité de l’évêque à l’Eglise catholique et au Saint-Siège reste sans faille. Il tiendra bon, sans éclats de voix, discrètement. C’est également avec discrétion qu’il rentrera dans son diocèse de Phan Thiêt, lorsque Mgr Pham Minh Mân sera nommé archevêque de Saigon en avril 1998. Il restera évêque de Phan Thiêt jusqu’à sa retraite en 2005. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 12 mai 2015)
Les catholiques retiendront aussi de son action pastorale que seules des solutions simples, limpides, conviennent aux situations historiques les plus complexes. Son tempérament et ses goûts le faisaient reconnaître comme un homme du Sud, plus particulièrement de Saigon, où il est né, a été formé et a entamé son ministère épiscopal, et de Phan Thiêt, un diocèse issu de la division du diocèse de Nha Trang dont il a été le premier pasteur. Deux épisodes de sa vie en chacune de ces deux régions, à Phan Thiêt et à Saigon, permettent de découvrir l’esprit de cette personnalité sans faille.
Le premier épisode coïncide avec son arrivée à Phan Thiêt, à la mi-avril 1975. Les troupes du Nord sont déjà en possession d’une bonne partie de ce qu’on appelait alors le « Sud-Vietnam ». Mgr Nghi, lui, est à Saigon, où, l’année précédente, il a été nommé évêque auxiliaire par le Saint-Siège. Sa carrière est déjà longue. Né en 1927 dans une paroisse de Saigon, il a été formé dès son plus jeune âge au petit et au grand séminaire de cette ville. En 1950, il est envoyé en France, au grand séminaire d’Issy-les-Moulineaux pour y achever sa formation théologique. Puis, en 1953, après avoir été ordonné prêtre en la cathédrale Notre-Dame de Paris, il est revenu au pays où il est successivement nommé professeur au grand séminaire, puis curé des deux plus grandes paroisses de la ville. En juillet 1974, il est nommé évêque auxiliaire de la capitale du Sud-Vietnam. Peu de temps après, alors que la débâcle du Sud-Vietnam a déjà commencé, le 19 mars 1975, il est nommé administrateur apostolique du nouveau diocèse de Phan Thiêt.
Le 17 avril suivant, alors que le diocèse voisin de Da Lat est déjà entre les mains des forces communistes depuis le début du mois, Phan Thiêt est encore une zone de combats. Mgr Nghi qui veut être présent sur place avant l’arrivée des forces du Nord s’embarque alors pour son futur diocèse, sur un avion d’Air Vietnam, en compagnie de l’archevêque de Saigon et d’une petite délégation de prêtres. A peine l’avion a-t-il déposé ses passagers sur l’aéroport qu’il reprend aussitôt les airs pour Saigon, au milieu des détonations des fusils et des explosions des bombes. Après une courte cérémonie d’installation dans la cathédrale de Phan Thiêt, les accompagnateurs de Mgr Nghi repartent aussi vers Saigon grâce à un hélicoptère de l’armée du Sud, laissant le nouvel évêque seul avec la lourde tâche de mettre en route une nouvelle circonscription ecclésiastique.
Le second épisode d’un lieu en 1993. La santé de l’archevêque de Saigon, Mgr Nguyên Van Binh, s’est brusquement détériorée. L’archevêque coadjuteur en titre, Mgr François-Xavier Nguyên Van Thuân, est dans l’impossibilité de remplir sa charge à cause des interdits gouvernementaux. Le Saint-Siège nomme alors Mgr Nghi administrateur apostolique de l’archidiocèse de Saigon, en attendant de trouver une solution définitive. Mais la nomination déplaît fortement aux autorités qui y voient une manœuvre du Vatican pour imposer à Saigon la présence de Mgr François-Xavier Nguyên Van Thuân.
Dès sa première venue à Saigon, le nouvel administrateur est l’objet des attaques virulentes du groupe des prêtres du Comité d’union et de leur organe de presse Le catholicisme et la nation. A leur suite, la télévision nationale, la presse officielle s’acharnent contre la décision du Saint-Siège et contre son représentant à Saigon, l’évêque de Phan Thiêt. La fidélité de l’évêque à l’Eglise catholique et au Saint-Siège reste sans faille. Il tiendra bon, sans éclats de voix, discrètement. C’est également avec discrétion qu’il rentrera dans son diocèse de Phan Thiêt, lorsque Mgr Pham Minh Mân sera nommé archevêque de Saigon en avril 1998. Il restera évêque de Phan Thiêt jusqu’à sa retraite en 2005. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 12 mai 2015)
Pope Francis greets children of the ''Peace Factory''
Vatican Radio
09:42 12/05/2015
(Vatican 2015-05-11) Pope Francis met a group of some 7 thousand children on Monday, in the Paul VI Hall at the Vatican. The focus of the special audience was peace: how to build it, and how to keep it. Sponsored by the Fabbrica della pace – or, “Peace Factory” – an interdisciplinary, non-governmental organization that promotes an integration, multiethnic and cross-cultural understanding through education, starting in the years of primary school.
During the course of the gathering, Pope Francis fielded questions from his young guests on a range of subjects, from how he got along with his siblings growing up, to why the powerful so often fail to care for the needs of the poor and suffering – especially as far as education is concerned – to what to do when one of our fellows refuses to make peace with us, despite our efforts.
The Holy Father concluded his session with the children with a call for conversion, which he placed as a request that each and every one of those present – young and old, himself included – make some small change for the better in attitude or behavior. “Whenever we do something together,” said Pope Francis, “something good, something beautiful, everyone changes – all of us change in some way – and this does us good,” he said. “All of us today should leave this encounter changed in some small way: but for the worse, or for the better?” he asked.
“For the better! For the better!” they cried, and Pope Francis agreed. He thanked them and blessed them, and sent them on their way.
During the course of the gathering, Pope Francis fielded questions from his young guests on a range of subjects, from how he got along with his siblings growing up, to why the powerful so often fail to care for the needs of the poor and suffering – especially as far as education is concerned – to what to do when one of our fellows refuses to make peace with us, despite our efforts.
The Holy Father concluded his session with the children with a call for conversion, which he placed as a request that each and every one of those present – young and old, himself included – make some small change for the better in attitude or behavior. “Whenever we do something together,” said Pope Francis, “something good, something beautiful, everyone changes – all of us change in some way – and this does us good,” he said. “All of us today should leave this encounter changed in some small way: but for the worse, or for the better?” he asked.
“For the better! For the better!” they cried, and Pope Francis agreed. He thanked them and blessed them, and sent them on their way.
Caritas Internationalis briefs journalists on General Assembly
Vatican Radio
09:43 12/05/2015
The theme for the event is ‘One Human Family, Caring for Creation’ and it brings together over 300 delegates from around the world who will discuss plans for the next 4 years that will entail helping the most vulnerable.
Attending the briefing on Tuesday was the President of Caritas Internationalis, Cardinal Oscar Rodríguez Maradiaga, Michel Roy, the organistion’s Secretary General, Teologian, Fr. Gustavo Gutiérrez, O.P., and Haridas Varikottil, an expert in Agriculture from Caritas India.
During his intervention to journalists, Michel Roy described the Assembly as a unique moment to “celebrate who we are and what we do.” Mr Roy said that Caritas had prepared a 5 point strategic framework that would be discussed over the course of the meeting. The 5 strategic orientations he spoke of are:
“ To help the Church to be a poor Church for the poor.”
The work of Caritas will continue to respond to major emergencies.
Promoting integral human development.
To strengthen global solidarity.
To strengthen and developed the capacity of the weakest or more vulnerable members of the Caritas Internationalis network.
Over the course of the Assembly there will be a number of guest speakers including Cardinal Peter Turkson, President of the Pontifical Council for Justice and Peace, who will speak on the subject of climate change.
Michel Roy also explained that there will be a “new governance coming out of this Assembly” A new President of Caritas Internationalis will be elected as Cardinal Maradiaga will have completed the maximum two terms at the helm of the organization.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Kim Khánh Linh mục Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng /Khổng Hữu Nguồn
09:05 12/05/2015
HỐ NAI - Lúc 10 giờ sáng ngày 10/05/2015, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường đã chủ tế Thánh lễ Tạ Ơn “50 năm Hồng ân Kim khánh Linh mục” tại Giáo xứ Hà Nội, Hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc. Cùng đồng tế với Ngài còn có Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, nhiều quý Đức Cha thuộc các giáo phận, quý Đức ông, quý Cha Bề trên thuộc các Hội dòng, quý Cha giáo linh hướng, quý Cha quản hạt, quý Cha đồng tế, nhiều Tu sĩ nam nữ, ân nhân, gia đình linh tông huyết tộc, và nhiều quý khách gần xa cũng về tham dự Thánh lễ hôm nay.
Hình ảnh
Nhân dịp Hồng ân Kim khánh Linh mục của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ. Trước khi bước vào Thánh lễ, Cha Giuse Nguyễn Văn Thịnh thay mặt quý Cha đọc tâm thư chúc mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các dân tộc.
Tiếp theo sau lời chúc mừng, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Chánh xứ Hà Nội cũng thay mặt cho cộng đoàn dân Chúa giáo xứ hân hoan chúc mừng Đức Cha Phêrô, và cùng với gia đình linh tông huyết tộc dâng những lời tri ân đến Đức Cha Phêrô bằng những bó hoa tươi thắm nhân dịp Kim khánh linh mục của Ngài.
Giảng trong Thánh lễ, Cha Giuse Hoàng Văn Quảng, linh mục đồng hương giáo xứ Hà Nội đã làm nổi bật lên ý nghĩa tình yêu và nhấn mạnh đến tình yêu Chúa đã ban cho Đức Cha Phêrô qua khẩu hiệu đời linh mục “Mến Chúa hết lòng”và giám mục “Yêu rồi làm” của Ngài. Quả vậy, với lòng trung tín suốt 50 năm linh mục và những năm tháng đời Giám mục đã qua, Ngài đã yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Ngài luôn làm việc bằng cả trái tim người mục tử trong một tình yêu hy sinh quên mình. Ngài nhận ra rằng: khi đã yêu rồi người ta sẽ biết phải làm gì cho người mình yêu, và khi đã yêu rồi người ta sẽ dám chết cho người mình yêu. Sau cùng để kết thúc bài giảng, Cha Giuse đã đọc tặng cho Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ một bài văn thơ sử dụng toàn chữ “T” để ca ngợi tình yêu trung tín của Ngài.
Kết lễ, Đức Cha Phêrô bày tỏ tâm tình tri ân đến các quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý khách, ân nhân, và thân bằng quyến thuộc gần xa đã đến hiệp dâng chung lời cầu nguyện và chúc mừng Ngài nhân dịp kim khánh 50 năm linh mục. Đây chính là tình quý mến mà hồng ân Chúa đã ban cho Đức Cha trong suốt 78 năm cuộc đời và 50 năm thiên chức linh mục. (29/04/1965 – 29/04/2015).
Sau thánh lễ, Đức Cha Phêrô cùng chụp hình lưu niệm với quý Đức Cha và dùng tiệc liên hoan văn nghệ cây nhà lá vườn trong bầu khí đầm ấm yêu thương.
Sau đây là sơ lược tiểu sử vài vài mốc thời gian
mà Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đã phục vụ tại giáo phận Phú Cường:
- Ngài sinh ngày 2.3.1937 tại Thuần Túy, tỉnh Thái Bình.
- 1948 – 1954: Học tại Tiểu chủng viện Mỹ Đức, Thái Bình.
- 1954 – 1955: Học tại Tiểu chủng viện Phan Rang, Tấn Tài.
- 1955 – 1958: Học triết học tại học viện Albertô, Hồng Kông.
- 1958 – 1961: Giúp xứ, dạy học tại trường Nguyễn duy Khang, Sài Gòn.
- 1961 – 1965: Học Thần học tại Đại Chủng viện thánh Giuse, Sài Gòn.
- Ngày 29.4.1965: Thụ phong linh mục do Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện, Giám mục Mỹ Tho.
Trong suốt 50 năm làm linh mục, Đức Cha Phêrô đã lần lượt phục vụ các nơi với các chức vụ như:
- 1965: Phó xứ Lễ Trang, hạt Phú Giáo, giáo phận Phú Cường.
- 1965 – 1968: Phó xứ Chánh Tòa Phú Cường.
- 1968 – 1973: Du học tại Rôma với hai học vị: Tiến sĩ Giáo luật và Cử nhân Phụng vụ.
- 1973 – 1975: Phó Giám đốc Tiểu Chủng viện thánh Giuse Phú Cường.
- 1975 – 1988: Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Phú Cường.
- 1987 – 1998: Cha sở nhà thờ Chánh tòa Phú Cường; Quản hạt giáo hạt Phú Cường; Chánh án Tòa án hôn phối giáo phận Phú Cường.
- 1985 – 1998: Giáo sư hai môn Phụng vụ và Luân lý tại Đại Chủng viện Sài Gòn.
- 1985 – 1991: Tổng Thư ký Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- 5.11.1998: Được bổ nhiệm làm Giám mục Chánh tòa giáo phận Phú Cường.
- 6.1.1999: Được thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Giám mục tại đền thờ thánh Phêrô, Vatiacan. Khẩu hiệu Giám mục: “Yêu rồi làm”.
- 26.1.1999: Nhậm chức Giám mục Chánh tòa giáo phận Phú Cường.
- 2000: Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam.
- 2001: Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- 2002: Đại biểu Giáo Hội Việt Nam tại các Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
- 2004- 2010: Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật thánh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- 2007: Thành viên Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Đối thoại liên tôn.
- 13.6.2009: Khởi công xây dựng nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường.
- 25.8.2012: Được Đức Bênêđictô XVI chấp nhận đơn nghỉ hưu.
Tuy nhiên, Đức Cha Phêrô vẫn tiếp tục trọng trách xây dựng nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường cho đến ngày hoàn tất. Ngài đã trao lại cho giáo phận mọi danh dự, đồng thời hết sức âm thầm và khiêm nhường lui vào sự thinh lặng của vị Mục Tử suốt đời hiến dâng sống trọn tinh thần Hiền Phụ đối với giáo phận. Ngài có mặt trong lễ khánh thành nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường, nhưng lặng lẽ. Cuối thánh lễ, ngài chỉ phát biểu đúng một lời ngắn gọn, theo tinh thần của Tin Mừng Chúa Kitô: “Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng” (Lc 17, 10).
Hiện nay, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ vẫn là:
- Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam.
- Thành viên Hội đồng Giáo hoàng đặc trách đối thoại liên tôn.
- Đại biểu Giáo Hội Việt Nam tại Ủy ban Giáo hoàng đặc trách các Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
Nhìn qua tiểu sử và hoạt động của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, chúng ta dễ dàng nhận thấy, suốt nửa thế kỷ làm linh mục, và một phần ba (1/3) trong thời gian nửa thế kỷ ấy làm Giám mục, Đức Cha đã cống hiến tất cả khả năng, sự sống, tình yêu, tinh thần phục vụ, linh hồn và thân xác cho giáo phận Phú Cường. Giáo phận Phú Cường là trái tim, là quà tặng Chúa ban cho Đức Cha phêrô Trần Đình Tứ.
Hình ảnh
Nhân dịp Hồng ân Kim khánh Linh mục của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ. Trước khi bước vào Thánh lễ, Cha Giuse Nguyễn Văn Thịnh thay mặt quý Cha đọc tâm thư chúc mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các dân tộc.
Tiếp theo sau lời chúc mừng, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Chánh xứ Hà Nội cũng thay mặt cho cộng đoàn dân Chúa giáo xứ hân hoan chúc mừng Đức Cha Phêrô, và cùng với gia đình linh tông huyết tộc dâng những lời tri ân đến Đức Cha Phêrô bằng những bó hoa tươi thắm nhân dịp Kim khánh linh mục của Ngài.
Giảng trong Thánh lễ, Cha Giuse Hoàng Văn Quảng, linh mục đồng hương giáo xứ Hà Nội đã làm nổi bật lên ý nghĩa tình yêu và nhấn mạnh đến tình yêu Chúa đã ban cho Đức Cha Phêrô qua khẩu hiệu đời linh mục “Mến Chúa hết lòng”và giám mục “Yêu rồi làm” của Ngài. Quả vậy, với lòng trung tín suốt 50 năm linh mục và những năm tháng đời Giám mục đã qua, Ngài đã yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Ngài luôn làm việc bằng cả trái tim người mục tử trong một tình yêu hy sinh quên mình. Ngài nhận ra rằng: khi đã yêu rồi người ta sẽ biết phải làm gì cho người mình yêu, và khi đã yêu rồi người ta sẽ dám chết cho người mình yêu. Sau cùng để kết thúc bài giảng, Cha Giuse đã đọc tặng cho Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ một bài văn thơ sử dụng toàn chữ “T” để ca ngợi tình yêu trung tín của Ngài.
Kết lễ, Đức Cha Phêrô bày tỏ tâm tình tri ân đến các quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý khách, ân nhân, và thân bằng quyến thuộc gần xa đã đến hiệp dâng chung lời cầu nguyện và chúc mừng Ngài nhân dịp kim khánh 50 năm linh mục. Đây chính là tình quý mến mà hồng ân Chúa đã ban cho Đức Cha trong suốt 78 năm cuộc đời và 50 năm thiên chức linh mục. (29/04/1965 – 29/04/2015).
Sau thánh lễ, Đức Cha Phêrô cùng chụp hình lưu niệm với quý Đức Cha và dùng tiệc liên hoan văn nghệ cây nhà lá vườn trong bầu khí đầm ấm yêu thương.
Sau đây là sơ lược tiểu sử vài vài mốc thời gian
mà Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đã phục vụ tại giáo phận Phú Cường:
- Ngài sinh ngày 2.3.1937 tại Thuần Túy, tỉnh Thái Bình.
- 1948 – 1954: Học tại Tiểu chủng viện Mỹ Đức, Thái Bình.
- 1954 – 1955: Học tại Tiểu chủng viện Phan Rang, Tấn Tài.
- 1955 – 1958: Học triết học tại học viện Albertô, Hồng Kông.
- 1958 – 1961: Giúp xứ, dạy học tại trường Nguyễn duy Khang, Sài Gòn.
- 1961 – 1965: Học Thần học tại Đại Chủng viện thánh Giuse, Sài Gòn.
- Ngày 29.4.1965: Thụ phong linh mục do Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện, Giám mục Mỹ Tho.
Trong suốt 50 năm làm linh mục, Đức Cha Phêrô đã lần lượt phục vụ các nơi với các chức vụ như:
- 1965: Phó xứ Lễ Trang, hạt Phú Giáo, giáo phận Phú Cường.
- 1965 – 1968: Phó xứ Chánh Tòa Phú Cường.
- 1968 – 1973: Du học tại Rôma với hai học vị: Tiến sĩ Giáo luật và Cử nhân Phụng vụ.
- 1973 – 1975: Phó Giám đốc Tiểu Chủng viện thánh Giuse Phú Cường.
- 1975 – 1988: Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Phú Cường.
- 1987 – 1998: Cha sở nhà thờ Chánh tòa Phú Cường; Quản hạt giáo hạt Phú Cường; Chánh án Tòa án hôn phối giáo phận Phú Cường.
- 1985 – 1998: Giáo sư hai môn Phụng vụ và Luân lý tại Đại Chủng viện Sài Gòn.
- 1985 – 1991: Tổng Thư ký Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- 5.11.1998: Được bổ nhiệm làm Giám mục Chánh tòa giáo phận Phú Cường.
- 6.1.1999: Được thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Giám mục tại đền thờ thánh Phêrô, Vatiacan. Khẩu hiệu Giám mục: “Yêu rồi làm”.
- 26.1.1999: Nhậm chức Giám mục Chánh tòa giáo phận Phú Cường.
- 2000: Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam.
- 2001: Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- 2002: Đại biểu Giáo Hội Việt Nam tại các Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
- 2004- 2010: Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật thánh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- 2007: Thành viên Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Đối thoại liên tôn.
- 13.6.2009: Khởi công xây dựng nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường.
- 25.8.2012: Được Đức Bênêđictô XVI chấp nhận đơn nghỉ hưu.
Tuy nhiên, Đức Cha Phêrô vẫn tiếp tục trọng trách xây dựng nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường cho đến ngày hoàn tất. Ngài đã trao lại cho giáo phận mọi danh dự, đồng thời hết sức âm thầm và khiêm nhường lui vào sự thinh lặng của vị Mục Tử suốt đời hiến dâng sống trọn tinh thần Hiền Phụ đối với giáo phận. Ngài có mặt trong lễ khánh thành nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường, nhưng lặng lẽ. Cuối thánh lễ, ngài chỉ phát biểu đúng một lời ngắn gọn, theo tinh thần của Tin Mừng Chúa Kitô: “Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng” (Lc 17, 10).
Hiện nay, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ vẫn là:
- Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam.
- Thành viên Hội đồng Giáo hoàng đặc trách đối thoại liên tôn.
- Đại biểu Giáo Hội Việt Nam tại Ủy ban Giáo hoàng đặc trách các Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
Nhìn qua tiểu sử và hoạt động của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, chúng ta dễ dàng nhận thấy, suốt nửa thế kỷ làm linh mục, và một phần ba (1/3) trong thời gian nửa thế kỷ ấy làm Giám mục, Đức Cha đã cống hiến tất cả khả năng, sự sống, tình yêu, tinh thần phục vụ, linh hồn và thân xác cho giáo phận Phú Cường. Giáo phận Phú Cường là trái tim, là quà tặng Chúa ban cho Đức Cha phêrô Trần Đình Tứ.
Mái Ấm Tình Thương: Niềm vui tháng Năm - Hoa lòng dâng Mẹ
MTG Nha Trang
08:52 12/05/2015
Có lẽ công việc phát quà cho 200 - 300 phần quà cho người khuyết tật, nghèo khổ đối với Mái Ấm Tình Thương, cộng đoàn Thánh Giêrađô, thuộc Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, là một công việc hết sức quen thuộc, gần gũi và thân thương. Bởi lẽ, hầu như mỗi tháng trong năm ít là một hai lần, chị em Nữ tu Mái Ấm lại bon bon chiếc xe máy, lăn tròn trên các loại ngả đường: đường trát nhựa hay rắc gieo sỏi đá, len lỏi các ngỏ ngách hay êm ả trên mặt đường quốc lộ … để vào từng chòi lá hay mái nhà dựng tạm … mong được thăm viếng những đối tượng tàn tật, già cà neo đơn, và trao tận tay những phiếu mời, đến Cơ sở Mái Ấm nhận quà tình thương. !!!
Hình ảnh
Một tuần dành cho khâu chuẩn bị phát quà đã phải nhường chỗ cho một ngày mới đầy Niềm Vui và An Bình, của ngày mồng 10 tháng 5 - tháng hoa dâng kính Mẹ chuỗi Vui - Thương - Mừng và bừng Sáng Hy Vọng !!!
Thật thế, giấy mời ghi rõ mồn một: lúc 9g30’ ngày 10 tháng 5 năm 2015, đến nhận quà tình thương !!! Thế mà khi Chị em Mái Ấm tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật ở Giáo Xứ về lúc 6g15’ thì gần 70 người già cả, mù lòa, tay gậy, tay xách ngồi kín đường vào cổng Mái Ấm Tình Thương rồi !!! Không chừng họ đến nhận quà từ lúc trời còn chưa sáng rõ, cũng trùng giờ của Bà Maria xưa, từ sáng tinh sương đi đến mồ Chúa để xức dầu thơm cho Người vậy !!!
Thú thực, Tin Mừng đang sống động khắp muôn mọi biến cố, toả lan mọi hiện tượng giữa đời thường !!! Nhất là lúc những người nghèo Công Giáo vui sướng nhận cỗ tràng hạt Mân Côi được chị em nữ tu Mái Ấm trao tặng, hiệp thông với Mẹ Maria trong chuỗi hoa tháng năm dâng Mẹ.
Phần chính của buổi phát quà từ thiện, do Nhóm Sư Cô An Lạc và Quý Phật Tử Quận II Sài Gòn giúp cho 340 phần quà, mỗi phần gồm 10kg gạo, 30 gói mì tôm, 01 gói đường, xì dầu và 1 phong bì 100.000$. Trong Cơ Duyên tiền định, Nhóm Sư cô đã đồng hành cùng chị em Mái Ấm đến phát quà nhiều lần. Riêng tại Cơ sở mới nầy, đây là lần thứ 2, tuy ngày tết đã qua rồi, sư cô An Lạc vẫn nhớ Lìxì lộc mùa xuân An Bình cho Quý chị em nữ tu Mái Ấm, diễn tả tình cảm thật đáng trân trọng.
Niềm hạnh phúc lộ rõ trên mọi khuôn mặt, từ người được chia sẽ lẫn người được nhận quà, từ những người bất hạnh đến quý chị em nữ tu Mái Ấm !!! Sao lúc nầy tình cảm người tàn tật, già cả neo đơn, bất hạnh khổ đau, lẫn Quý nữ tu Mái Ấm và những Phật Tử chia sẻ những món quà …. như đan quyện vào nhau, cùng nhau chuyền hơi ấm cúng, thắm thiết ân tình chi lạ !!! Tất cả tuy có khác nhau về tôn giáo, về hoàn cảnh sống, … nhưng đều giống nhau trong tình người, với tất cả sự trân trọng !!!
Nguyện xin Mẹ Maria, tháng hoa rực tỏa hương thơm hiệp thông và nguyện cầu, xin cho chúng con sống Tin Mừng giữa đời thường, trong việc chia sẽ niềm vui cho người bất hạnh, hiệp thông với mọi người không cùng tôn giáo nhưng hy vọng sẽ chung nhau một niềm tin. Đây, niềm vui tháng năm - Hoa Lòng Mẹ, chúng con xin kính dâng.
Hình ảnh
Một tuần dành cho khâu chuẩn bị phát quà đã phải nhường chỗ cho một ngày mới đầy Niềm Vui và An Bình, của ngày mồng 10 tháng 5 - tháng hoa dâng kính Mẹ chuỗi Vui - Thương - Mừng và bừng Sáng Hy Vọng !!!
Thật thế, giấy mời ghi rõ mồn một: lúc 9g30’ ngày 10 tháng 5 năm 2015, đến nhận quà tình thương !!! Thế mà khi Chị em Mái Ấm tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật ở Giáo Xứ về lúc 6g15’ thì gần 70 người già cả, mù lòa, tay gậy, tay xách ngồi kín đường vào cổng Mái Ấm Tình Thương rồi !!! Không chừng họ đến nhận quà từ lúc trời còn chưa sáng rõ, cũng trùng giờ của Bà Maria xưa, từ sáng tinh sương đi đến mồ Chúa để xức dầu thơm cho Người vậy !!!
Thú thực, Tin Mừng đang sống động khắp muôn mọi biến cố, toả lan mọi hiện tượng giữa đời thường !!! Nhất là lúc những người nghèo Công Giáo vui sướng nhận cỗ tràng hạt Mân Côi được chị em nữ tu Mái Ấm trao tặng, hiệp thông với Mẹ Maria trong chuỗi hoa tháng năm dâng Mẹ.
Phần chính của buổi phát quà từ thiện, do Nhóm Sư Cô An Lạc và Quý Phật Tử Quận II Sài Gòn giúp cho 340 phần quà, mỗi phần gồm 10kg gạo, 30 gói mì tôm, 01 gói đường, xì dầu và 1 phong bì 100.000$. Trong Cơ Duyên tiền định, Nhóm Sư cô đã đồng hành cùng chị em Mái Ấm đến phát quà nhiều lần. Riêng tại Cơ sở mới nầy, đây là lần thứ 2, tuy ngày tết đã qua rồi, sư cô An Lạc vẫn nhớ Lìxì lộc mùa xuân An Bình cho Quý chị em nữ tu Mái Ấm, diễn tả tình cảm thật đáng trân trọng.
Niềm hạnh phúc lộ rõ trên mọi khuôn mặt, từ người được chia sẽ lẫn người được nhận quà, từ những người bất hạnh đến quý chị em nữ tu Mái Ấm !!! Sao lúc nầy tình cảm người tàn tật, già cả neo đơn, bất hạnh khổ đau, lẫn Quý nữ tu Mái Ấm và những Phật Tử chia sẻ những món quà …. như đan quyện vào nhau, cùng nhau chuyền hơi ấm cúng, thắm thiết ân tình chi lạ !!! Tất cả tuy có khác nhau về tôn giáo, về hoàn cảnh sống, … nhưng đều giống nhau trong tình người, với tất cả sự trân trọng !!!
Nguyện xin Mẹ Maria, tháng hoa rực tỏa hương thơm hiệp thông và nguyện cầu, xin cho chúng con sống Tin Mừng giữa đời thường, trong việc chia sẽ niềm vui cho người bất hạnh, hiệp thông với mọi người không cùng tôn giáo nhưng hy vọng sẽ chung nhau một niềm tin. Đây, niềm vui tháng năm - Hoa Lòng Mẹ, chúng con xin kính dâng.
Ngày thánh mẫu hành hương Đức Mẹ Banneux 2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:52 12/05/2015
Ngày thánh mẫu hành hương Đức Mẹ Banneux 2015
Tập tục hành hương kính viếng nơi thánh địa có từ thời xa xưa trong các Tôn giáo. Người theo đạo Do Thái, như Kinh Thánh thuật lại, hằng năm phải đi hành hương kính thờ Thiên Chúa Giavê lên đền thờ Giêrusalem.
Tập tục đi hành hương kính viếng thánh địa trong đạo Công Giáo ngay từ lúc đầu thời Trung cổ và trong thời Trung cổ mang mầu sắc đền tội thống hối nhiều hơn.
Dần dần trong dòng thời gian, hành hương đến kính viếng những nơi thánh trở thành lễ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa được nhấn mạnh nhiều hơn. Đây là cơ hội hâm nóng làm sống động đời sống đức tin vào Thiên Chúa.
Ngày nay, những trung tâm hành hương là điểm hội tụ người giáo hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên và cùng để xin ân đức phù giúp qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.
Bên dòng suối nước Banneux
Hằng năm, từ sáu năm qua 2010- 2015, vào ngày Chúa Nhật thứ hai trong Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria - Ở nhiều nước bên Âu châu ngày Chúa Nhật thứ hai tháng Năm cũng là ngày hiền mẫu nhớ ơn mẹ theo phong tục văn hóa xã hội - các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở các nước vùng trung Âu châu kéo về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux bên Bỉ.
Năm nay vào ngày Chúa Nhật 10.05.2015 từ 10.30 giờ hàng ngàn người tứ khắp các nước Bỉ, Đức, Hòalan, Anh quốc, Lụcxâmbảo, Pháp đã về bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux hành hương.
Khi hiện ra năm 1933, Đức Mẹ dẫn Mariette Beco từ vườn sau nhà đi đến dòng nước bảo nhúng tay vào đó, rồi Đức Mẹ biến đi. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette Beco và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.
Từ ngày đó hằng năm hàng trăm ngàn người lũ lượt hành hương đến cúi mình nhúng đôi tay vào dòng suối nước này cầu nguyện xin ơn chúc lành phù hộ của Đức Mẹ. Và nhiều người đã được ban ơn như lòng tin tưởng cầu xin.
Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giêsu là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều hiết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa nữa.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức mẹ truyền bảo Mariette Beco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.“.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người.
Đức Giê-su nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát.14 Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)
Ngày hành hương tôn vinh đức mẹ Banneux
Ngày hành hương như từ 5 năm qua, khởi đầu bằng cuộc rước Đức Mẹ Banneux và di tích xương thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam đi vòng xuyên qua khu rừng có 15 chặng đàng Thánh gía tiến vào nhà thờ lớn tước hiệu Đức Mẹ của người nghèo lúc 11.30 giờ . Ngôi nhà thờ lớn này có đủ chỗ ghế ngồi cho 5.000 người. Sau phần rước kiệu tôn kính Đức Mẹ ngoài trời trong khu rừng là phần thánh lễ Misa lúc 12.30 giờ như cao điểm của ngày hành hương tại ngôi nhà thờ lớn này.
Sau phần thánh lễ là giờ mọi người gặp gỡ nhau khoảng 14.30 giờ trong bữa ăn trưa tự túc mang theo. Đây có thể nói được là một kiểu „ picnic“ tự động, mọi gia đình, mọi nhóm đứng ngồi nơi các gốc cây, chỗ có ghế ngồi, chỗ tảng đá…cùng chia sẻ với nhau bữa ăn huynh đệ tình người. Thật là một cảnh nhộn nhịp mầu sắc, mang sâu đậm hương vị ấm cúng giữa con người với nhau quanh bữa ăn dã chiến giữa trời thinh không bên bóng che chở của Đức Mẹ.
Đến 15.30 giờ là giờ đi viếng chặng đường thánh giá Chúa Giêsu trong khu rừng. Và ngày hành hương kết thúc lúc 16.30 giờ trong nhà thờ lớn Đức Mẹ của người nghèo với buổi Chầu Thánh Thể và hôm tôn kính Xương các Thánh tử đạo Việt Nam.
Ngày hành hương Đức Mẹ Banneux từ 10.00 giờ sáng tới 17.30 chiều ngắn đơn giản không có thuyết trình giảng thuyết đặc biệt. Nhưng diễn ra trong không khí đạo đức truyền thống long trọng sầm uất cùng chan chứa tình tự con người với Thiên Chúa, với Đức Mẹ và với nhau.
Năm 1933 Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Mariette Beco khởi đầu trong khu vườn sau nhà và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường nảy Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.
Những người đến nơi này kính viếng luôn được Đức Mẹ ngó xuống nhìn cùng lắng nghe chúng ta tâm sự. Nơi dòng suối nước ban ơn lành, hai tay nhúng vào dòng nước xin ơn và mắt ngước lên tượng Đức Mẹ Banneux trên bờ tường cũng đang nhìn ta bên dưới.
Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu Đức mẹ Banneux đi đầu mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu.
Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.
Năm nay hơn 5.000 người tín hữu Chúa Kitô từ khắp các nước trong Âu Châu gồm đủ mọi thành phần dân Chúa, linh mục tu sỹ nam nữ, người lớn tuổi, bậc trung niên, bạn trẻ, thanh thiếu niên, thiếu nhi, người khoẻ mạnh, người đau yếu, và có cả những người không Công Giáo cũng đi hành hương với. Họ cùng đi rước kiệu kính Đức Mẹ, các Thánh tử đạo Việt Nam, đọc kinh, hát thánh ca thứ tự trang nghiêm cung kính, rồi cùng dâng thánh lễ tạ ơn ở nhà thờ lớn, đi suy ngắm chặng đàng thánh gía chung, chầu Mình Thánh Chúa và sau cùng ca tụng hôn kính Xương các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Thật là cảnh tượng của một buổi lễ hùng vĩ tráng lệ đạo đức, cùng uy nghi cảm động. Đây là một bài giảng sâu sắc hùng hồn sống động của hàng ngàn trái tim tâm hồn con người hôm nay đã cùng rao giảng diễn tả tình yêu cao cả của Thiên Chúa và của Đức Mẹ, Đấng là Mẹ Thiên Chúa và con người rồi.
Bài giảng này là một bài giảng thoát ra từ tâm hồn lòng yêu mến, lòng cung kính và nguyện cầu của con người. Như thế còn gì thần học đạo đức thân thiết với đời sống bằng, còn gì văn chương cao đẹp hơn cùng thời sự sống động sâu sắc hay hơn nữa.
Tấm chân tình
Xin ca ngợi cảm phục tấm lòng đạo đức của mọi người đã về cùng hành hương kính Đức Mẹ Banneux hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Xin nói lên lới hoan hô cùng cám ơn tinh thần nét sống trẻ trung phấn khởi của các em thiếu nhi đội Dâng Hoa, các Bạn Trẻ đội Trắc, các em hội Giúp Lễ, các bạn Trẻ ca đoàn trẻ Ánh sáng hy vọng đã cùng tham dự ca hát, diễn xuất làm cho buổi lễ hành hương có mầu sắc trăm hoa đua nở sống động thêm lên.
Đây cũng có thể nói được là một bài giảng sống động khởi sắc, mà các con em bạn trẻ chúng ta đã cùng rao giảng làm chứng cho vẻ đẹp xuân xanh tươi tốt trong khu vườn của Thiên Chúa ở trần gian.
Xin cám ơn sự hy sinh dấn thân của các Linh mục, các anh chị trong Ban tổ chức đã nỗ lực quảng đại cho việc chung, việc đạo đức kính thờ Thiên Chúa, mừng kính Đức Mẹ Maria cùng tôn vinh các Thánh Tử đạo Việt Nam của chúng ta..
Trước hết và sau hết xin cúi đầu chắp đôi tay nguyện cầu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cùng cám ơn Đức Mẹ đã ban ân đức chúc phúc lành cho ngày thánh mẫu hành hương Đức Mẹ Banneux được diễn ra tốt đẹp, như lòng mong ước của chúng ta.
Năm tới, chúng ta cũng cùng hẹn nhau vào ngày Chúa Nhật 08.05.2016 lại trẩy về thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ Banneux lần thứ VII.
„ Mùa hoa về rồi muôn hoa xinh con hái dâng Mẹ
Mùa hoa về rồi muôn hương thơm bay trước nhan Mẹ
Hoa hồng rực rỡ bao ý thơ
Hoa vàng nhẹ rung dưới ánh trăng
Nghe hồn trào dâng chứa tran bao nhiêu ân tình
Ave Maria kính tiến muôn màu hoa
Ave Maria kính tiến muôn màu hoa „ ( Sr. Trầm Hương)
Banneux, ngày 10.05.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tập tục hành hương kính viếng nơi thánh địa có từ thời xa xưa trong các Tôn giáo. Người theo đạo Do Thái, như Kinh Thánh thuật lại, hằng năm phải đi hành hương kính thờ Thiên Chúa Giavê lên đền thờ Giêrusalem.
Tập tục đi hành hương kính viếng thánh địa trong đạo Công Giáo ngay từ lúc đầu thời Trung cổ và trong thời Trung cổ mang mầu sắc đền tội thống hối nhiều hơn.
Dần dần trong dòng thời gian, hành hương đến kính viếng những nơi thánh trở thành lễ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa được nhấn mạnh nhiều hơn. Đây là cơ hội hâm nóng làm sống động đời sống đức tin vào Thiên Chúa.
Ngày nay, những trung tâm hành hương là điểm hội tụ người giáo hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên và cùng để xin ân đức phù giúp qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.
Bên dòng suối nước Banneux
Hằng năm, từ sáu năm qua 2010- 2015, vào ngày Chúa Nhật thứ hai trong Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria - Ở nhiều nước bên Âu châu ngày Chúa Nhật thứ hai tháng Năm cũng là ngày hiền mẫu nhớ ơn mẹ theo phong tục văn hóa xã hội - các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở các nước vùng trung Âu châu kéo về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux bên Bỉ.
Năm nay vào ngày Chúa Nhật 10.05.2015 từ 10.30 giờ hàng ngàn người tứ khắp các nước Bỉ, Đức, Hòalan, Anh quốc, Lụcxâmbảo, Pháp đã về bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux hành hương.
Khi hiện ra năm 1933, Đức Mẹ dẫn Mariette Beco từ vườn sau nhà đi đến dòng nước bảo nhúng tay vào đó, rồi Đức Mẹ biến đi. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette Beco và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.
Từ ngày đó hằng năm hàng trăm ngàn người lũ lượt hành hương đến cúi mình nhúng đôi tay vào dòng suối nước này cầu nguyện xin ơn chúc lành phù hộ của Đức Mẹ. Và nhiều người đã được ban ơn như lòng tin tưởng cầu xin.
Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giêsu là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều hiết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa nữa.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức mẹ truyền bảo Mariette Beco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.“.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người.
Đức Giê-su nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát.14 Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)
Ngày hành hương tôn vinh đức mẹ Banneux
Ngày hành hương như từ 5 năm qua, khởi đầu bằng cuộc rước Đức Mẹ Banneux và di tích xương thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam đi vòng xuyên qua khu rừng có 15 chặng đàng Thánh gía tiến vào nhà thờ lớn tước hiệu Đức Mẹ của người nghèo lúc 11.30 giờ . Ngôi nhà thờ lớn này có đủ chỗ ghế ngồi cho 5.000 người. Sau phần rước kiệu tôn kính Đức Mẹ ngoài trời trong khu rừng là phần thánh lễ Misa lúc 12.30 giờ như cao điểm của ngày hành hương tại ngôi nhà thờ lớn này.
Sau phần thánh lễ là giờ mọi người gặp gỡ nhau khoảng 14.30 giờ trong bữa ăn trưa tự túc mang theo. Đây có thể nói được là một kiểu „ picnic“ tự động, mọi gia đình, mọi nhóm đứng ngồi nơi các gốc cây, chỗ có ghế ngồi, chỗ tảng đá…cùng chia sẻ với nhau bữa ăn huynh đệ tình người. Thật là một cảnh nhộn nhịp mầu sắc, mang sâu đậm hương vị ấm cúng giữa con người với nhau quanh bữa ăn dã chiến giữa trời thinh không bên bóng che chở của Đức Mẹ.
Đến 15.30 giờ là giờ đi viếng chặng đường thánh giá Chúa Giêsu trong khu rừng. Và ngày hành hương kết thúc lúc 16.30 giờ trong nhà thờ lớn Đức Mẹ của người nghèo với buổi Chầu Thánh Thể và hôm tôn kính Xương các Thánh tử đạo Việt Nam.
Ngày hành hương Đức Mẹ Banneux từ 10.00 giờ sáng tới 17.30 chiều ngắn đơn giản không có thuyết trình giảng thuyết đặc biệt. Nhưng diễn ra trong không khí đạo đức truyền thống long trọng sầm uất cùng chan chứa tình tự con người với Thiên Chúa, với Đức Mẹ và với nhau.
Năm 1933 Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Mariette Beco khởi đầu trong khu vườn sau nhà và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường nảy Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.
Những người đến nơi này kính viếng luôn được Đức Mẹ ngó xuống nhìn cùng lắng nghe chúng ta tâm sự. Nơi dòng suối nước ban ơn lành, hai tay nhúng vào dòng nước xin ơn và mắt ngước lên tượng Đức Mẹ Banneux trên bờ tường cũng đang nhìn ta bên dưới.
Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu Đức mẹ Banneux đi đầu mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu.
Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.
Năm nay hơn 5.000 người tín hữu Chúa Kitô từ khắp các nước trong Âu Châu gồm đủ mọi thành phần dân Chúa, linh mục tu sỹ nam nữ, người lớn tuổi, bậc trung niên, bạn trẻ, thanh thiếu niên, thiếu nhi, người khoẻ mạnh, người đau yếu, và có cả những người không Công Giáo cũng đi hành hương với. Họ cùng đi rước kiệu kính Đức Mẹ, các Thánh tử đạo Việt Nam, đọc kinh, hát thánh ca thứ tự trang nghiêm cung kính, rồi cùng dâng thánh lễ tạ ơn ở nhà thờ lớn, đi suy ngắm chặng đàng thánh gía chung, chầu Mình Thánh Chúa và sau cùng ca tụng hôn kính Xương các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Thật là cảnh tượng của một buổi lễ hùng vĩ tráng lệ đạo đức, cùng uy nghi cảm động. Đây là một bài giảng sâu sắc hùng hồn sống động của hàng ngàn trái tim tâm hồn con người hôm nay đã cùng rao giảng diễn tả tình yêu cao cả của Thiên Chúa và của Đức Mẹ, Đấng là Mẹ Thiên Chúa và con người rồi.
Bài giảng này là một bài giảng thoát ra từ tâm hồn lòng yêu mến, lòng cung kính và nguyện cầu của con người. Như thế còn gì thần học đạo đức thân thiết với đời sống bằng, còn gì văn chương cao đẹp hơn cùng thời sự sống động sâu sắc hay hơn nữa.
Tấm chân tình
Xin ca ngợi cảm phục tấm lòng đạo đức của mọi người đã về cùng hành hương kính Đức Mẹ Banneux hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Xin nói lên lới hoan hô cùng cám ơn tinh thần nét sống trẻ trung phấn khởi của các em thiếu nhi đội Dâng Hoa, các Bạn Trẻ đội Trắc, các em hội Giúp Lễ, các bạn Trẻ ca đoàn trẻ Ánh sáng hy vọng đã cùng tham dự ca hát, diễn xuất làm cho buổi lễ hành hương có mầu sắc trăm hoa đua nở sống động thêm lên.
Đây cũng có thể nói được là một bài giảng sống động khởi sắc, mà các con em bạn trẻ chúng ta đã cùng rao giảng làm chứng cho vẻ đẹp xuân xanh tươi tốt trong khu vườn của Thiên Chúa ở trần gian.
Xin cám ơn sự hy sinh dấn thân của các Linh mục, các anh chị trong Ban tổ chức đã nỗ lực quảng đại cho việc chung, việc đạo đức kính thờ Thiên Chúa, mừng kính Đức Mẹ Maria cùng tôn vinh các Thánh Tử đạo Việt Nam của chúng ta..
Trước hết và sau hết xin cúi đầu chắp đôi tay nguyện cầu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cùng cám ơn Đức Mẹ đã ban ân đức chúc phúc lành cho ngày thánh mẫu hành hương Đức Mẹ Banneux được diễn ra tốt đẹp, như lòng mong ước của chúng ta.
Năm tới, chúng ta cũng cùng hẹn nhau vào ngày Chúa Nhật 08.05.2016 lại trẩy về thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ Banneux lần thứ VII.
„ Mùa hoa về rồi muôn hoa xinh con hái dâng Mẹ
Mùa hoa về rồi muôn hương thơm bay trước nhan Mẹ
Hoa hồng rực rỡ bao ý thơ
Hoa vàng nhẹ rung dưới ánh trăng
Nghe hồn trào dâng chứa tran bao nhiêu ân tình
Ave Maria kính tiến muôn màu hoa
Ave Maria kính tiến muôn màu hoa „ ( Sr. Trầm Hương)
Banneux, ngày 10.05.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Dâng hoa cộng đồng tại giáo họ Sơn Mãn giáo xứ Lào Cai
Lào Cai
15:33 12/05/2015
Lạy Mẹ Maria, chúng con dâng lên Mẹ những đóa hoa tươi thắm, là những tấm lòng thành của chúng con, là những hy sinh của chúng con. Sắc vàng, hoa trắng, tím xanh... chúng con mang về dâng lên Mẹ. Xin Mẹ nhận lấy. ..
Hình ảnh
Đến lượt Sơn Mãn "đăng cai" dâng hoa cộng đồng, Chúa Nhật thứ 2 trong tháng năm, tháng dâng hoa kính Mẹ, 7 đội hoa của 4 giáo họ trong khu vực thành phố thuộc giáo xứ Lào Cai quy tụ về nhà thờ Sơn Mãn, cùng chung nhịp bước, cùng chung hương sắc kính dâng lên Mẹ.
Hình ảnh
Đến lượt Sơn Mãn "đăng cai" dâng hoa cộng đồng, Chúa Nhật thứ 2 trong tháng năm, tháng dâng hoa kính Mẹ, 7 đội hoa của 4 giáo họ trong khu vực thành phố thuộc giáo xứ Lào Cai quy tụ về nhà thờ Sơn Mãn, cùng chung nhịp bước, cùng chung hương sắc kính dâng lên Mẹ.
Đoàn đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ thăm giáo xứ Lào Cai
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
15:38 12/05/2015
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao, qua tỉnh Lào Cai, Đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ, đứng đầu là ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, sẽ đến thực hiện hoạt động bên lề của vòng 19 Đối thoại Nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ tại tỉnh Lào Cai, từ ngày 09 -11.5.2015. Nhân dịp này, Đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ thăm một số cơ sở tôn giáo bao gồm Công Giáo, Tin Lành và Phật Giáo.
Hình ảnh
Về phần Công Giáo, Đoàn tới thăm giáo xứ Lào Cai và Sapa. Các linh mục và Ban hành giáo 2 giáo xứ đã tiếp đón Đoàn cách lịch thiệp. Các thành viên Đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ gồm có:
1. Ông Tom Malinowski: Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, trưởng đoàn đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ;
2. Ông Ted Osius: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam;
3. Ông David Saperstein: Đại sứ lưu động tự do tôn giáo quốc tế;
4. Bà Sarah Fox: Đại diện đặc biệt về các vấn đề lao động quốc tế;
5. Ông Tim Wedding: Trợ lý văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ;
6. Bà Susan O’Sullivan: Trưởng phòng Đông Á và Thái Bình Dương, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
7. Bà Sarah Morgan: Cán bộ ngoại vụ, phòng Lao động quốc tế, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
8. Ông Sean Greenley: Thư ký đặc biệt cho trợ lý Ngoại trưởng, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
9. Bà Jillian Bonnardeaux: Thư ký phòng Đông Nam Á đại lục, cục Đông Á và Thái Bình Dương;
10. Ông Ryan Fioresi: Cán bộ ngoại vụ, phòng Đông Á và Thái Bình Dương, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
11. Bà Victoria Thoman: Cá bộ ngoại vụ, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
12. Bà Jenifer Neidhart: Cán bộ Nhân quyền, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội;
13. Bà Kristine D’Alesandro: Chuyên gia phân tích, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội;
14. Ông Steve Kaiser: Nhân viên an ninh đại sứ quán Hoa Kỳ;
15. Ông Vũ Tú Mạnh: Phiên dịch đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Theo chương trình, Đoàn sẽ tới thăm giáo xứ Lào Cai lúc 15g00 thứ Bảy 9.5.2015 nhưng vì lí do khách quan Đoàn lại đổi lịch sang sáng thứ Hai 11.5.2015. Tuy nhiên, lịch gặp gỡ các linh mục và một số đại diện các hệ phái Tin Lành vẫn được giữ tối 9 tại nhà hàng Dao Đỏ Sapa. Buổi gặp gỡ với bữa ăn tối diễn ra vui vẻ và thân thiện. Ngày Chúa Nhật 10.5, Đoàn dùng cả một ngày để nghỉ ngơi, thư giãn và leo núi.
Đúng 8g00, ngày 11.5.2015, Đoàn tới thăm giáo xứ Lào Cai, thành phố Lào Cai. Tiếp đoàn có linh mục quản xứ Giuse Nguyễn Văn Thành, linh mục phó xứ Phêrô Nguyễn Đình Thái và Ban hành giáo. Trước tiên, quí cha đã dẫn vào nhà thờ đọc kinh cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho Đoàn, cho giáo xứ Lào Cai và cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đoàn cũng xin quí cha chúc lành cho từng thành viên có mặt.
Tiếp đến, quí cha dẫn Đoàn đến các bảng tin để giới thiệu về mục vụ của giáo xứ nơi chốn biên cương. Đặc biệt, quí cha cũng giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Lào Cai và nhà thờ Cốc Lếu.
Sau đó, quí cha mời Đoàn vào nhà khách uống nước và nói chuyện. Ông David Saperstein, Đại sứ lưu động về tôn giáo quốc tế, kể những câu chuyện khá dí dỏm về công việc đi nơi này nơi khác trên thế giới và làm cố vấn về nhân quyền cũng như tôn giáo cho tổng thống Obama. Cha Giuse cũng thay mặt cho các linh mục, tu sỹ và giáo dân giáo xứ Lào Cai, cám ơn Đoàn đã thăm giáo xứ.
Nhân dịp này, cha cũng tặng ông trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam một bức ảnh rất đẹp và ý nghĩa do chính tay cha chụp khi đi làm mục vụ tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Hơn nữa, cha cũng tặng mỗi thành viên trong Đoàn một chiếc khăn thổ cẩm do người dân tộc Lào Cai thêu dệt. Cuộc gặp gỡ diễn ra rất thân thiện, cởi mở và đậm chất nhân văn.
Đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ chào tạm biệt giáo xứ Lào Cai với nụ cười tươi và khuôn mặt rạng rỡ. Đoàn trở về Hà Nội và kết thúc chuyến công tác tại Lào Cai.
Hình ảnh
Về phần Công Giáo, Đoàn tới thăm giáo xứ Lào Cai và Sapa. Các linh mục và Ban hành giáo 2 giáo xứ đã tiếp đón Đoàn cách lịch thiệp. Các thành viên Đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ gồm có:
1. Ông Tom Malinowski: Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, trưởng đoàn đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ;
2. Ông Ted Osius: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam;
3. Ông David Saperstein: Đại sứ lưu động tự do tôn giáo quốc tế;
4. Bà Sarah Fox: Đại diện đặc biệt về các vấn đề lao động quốc tế;
5. Ông Tim Wedding: Trợ lý văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ;
6. Bà Susan O’Sullivan: Trưởng phòng Đông Á và Thái Bình Dương, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
7. Bà Sarah Morgan: Cán bộ ngoại vụ, phòng Lao động quốc tế, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
8. Ông Sean Greenley: Thư ký đặc biệt cho trợ lý Ngoại trưởng, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
9. Bà Jillian Bonnardeaux: Thư ký phòng Đông Nam Á đại lục, cục Đông Á và Thái Bình Dương;
10. Ông Ryan Fioresi: Cán bộ ngoại vụ, phòng Đông Á và Thái Bình Dương, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
11. Bà Victoria Thoman: Cá bộ ngoại vụ, cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động;
12. Bà Jenifer Neidhart: Cán bộ Nhân quyền, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội;
13. Bà Kristine D’Alesandro: Chuyên gia phân tích, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội;
14. Ông Steve Kaiser: Nhân viên an ninh đại sứ quán Hoa Kỳ;
15. Ông Vũ Tú Mạnh: Phiên dịch đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Theo chương trình, Đoàn sẽ tới thăm giáo xứ Lào Cai lúc 15g00 thứ Bảy 9.5.2015 nhưng vì lí do khách quan Đoàn lại đổi lịch sang sáng thứ Hai 11.5.2015. Tuy nhiên, lịch gặp gỡ các linh mục và một số đại diện các hệ phái Tin Lành vẫn được giữ tối 9 tại nhà hàng Dao Đỏ Sapa. Buổi gặp gỡ với bữa ăn tối diễn ra vui vẻ và thân thiện. Ngày Chúa Nhật 10.5, Đoàn dùng cả một ngày để nghỉ ngơi, thư giãn và leo núi.
Đúng 8g00, ngày 11.5.2015, Đoàn tới thăm giáo xứ Lào Cai, thành phố Lào Cai. Tiếp đoàn có linh mục quản xứ Giuse Nguyễn Văn Thành, linh mục phó xứ Phêrô Nguyễn Đình Thái và Ban hành giáo. Trước tiên, quí cha đã dẫn vào nhà thờ đọc kinh cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho Đoàn, cho giáo xứ Lào Cai và cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đoàn cũng xin quí cha chúc lành cho từng thành viên có mặt.
Tiếp đến, quí cha dẫn Đoàn đến các bảng tin để giới thiệu về mục vụ của giáo xứ nơi chốn biên cương. Đặc biệt, quí cha cũng giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Lào Cai và nhà thờ Cốc Lếu.
Sau đó, quí cha mời Đoàn vào nhà khách uống nước và nói chuyện. Ông David Saperstein, Đại sứ lưu động về tôn giáo quốc tế, kể những câu chuyện khá dí dỏm về công việc đi nơi này nơi khác trên thế giới và làm cố vấn về nhân quyền cũng như tôn giáo cho tổng thống Obama. Cha Giuse cũng thay mặt cho các linh mục, tu sỹ và giáo dân giáo xứ Lào Cai, cám ơn Đoàn đã thăm giáo xứ.
Nhân dịp này, cha cũng tặng ông trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam một bức ảnh rất đẹp và ý nghĩa do chính tay cha chụp khi đi làm mục vụ tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Hơn nữa, cha cũng tặng mỗi thành viên trong Đoàn một chiếc khăn thổ cẩm do người dân tộc Lào Cai thêu dệt. Cuộc gặp gỡ diễn ra rất thân thiện, cởi mở và đậm chất nhân văn.
Đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ chào tạm biệt giáo xứ Lào Cai với nụ cười tươi và khuôn mặt rạng rỡ. Đoàn trở về Hà Nội và kết thúc chuyến công tác tại Lào Cai.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục nâng Bánh thánh và Chén thánh bằng cả hai tay
Nguyễn Trọng Đa
09:01 12/05/2015
Giải đáp phụng vụ: Linh mục nâng Bánh thánh và Chén thánh bằng cả hai tay
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Sau khi truyền phép bánh trong Thánh lễ, liệu linh mục phải nâng bánh đã truyền phép bằng hai tay không? Trong nhà thờ của chúng con, linh mục chỉ nâng bánh đã truyền phép bằng một tay, một cách khá đơn giản. Điều này làm cho con gần như khóc, vì con không thể không suy nghĩ rằng điều này đưa một sứ điệp bất kính cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ. Thưa cha, con rất muốn biết ý kiến của cha về vấn đề này. - K. S., Frankfurt, Đức
Đáp: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không đưa ra một mô tả chi tiết của nghi thức này. Các qui tắc phụng vụ và chữ đỏ xung quanh việc truyền phép trong sách lễ xác định cách minh nhiên rằng linh mục nâng bánh đã truyền phép và chén thánh bằng hai tay. Các chữ đỏ này là như sau:
"1. Trong những công thức sau đây, các lời của Chúa phải được đọc rõ ràng và lớn tiếng. "2. Chủ tế cầm lấy bánh, nâng lên một chút và đọc tiếp:
"3 Hơi cúi mình:
[và nói: "Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…]
"4. Chủ tế cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên đĩa bánh, cúi mình thờ lạy.
"5. Rồi đọc tiếp: [Cùng một thể thức ấy]
"6. Chủ tế cầm chén thánh nâng lên cao một chút và đọc tiếp:
"7. Hơi cúi mình [Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống…]
"8. Chủ tế nâng chén lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên khăn thánh, cúi mình thờ lạy (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Nếu chúng ta phải giới hạn mình vào một sự giải thích tối giản của các chữ đỏ, chúng ta phải nói rằng không có qui định pháp lý chặt chẽ để nâng bánh truyền phép bằng hai tay.
Tuy nhiên, các qui tắc phụng vụ của nghi thức thông thường, mặc dù không còn mô tả từng cử chỉ trong chi tiết, có xu hướng cho rằng cần tiếp tục duy trì một tập tục lâu đời. Như vậy, có mọi lý do để cho rằng khi nói đơn giản rằng linh mục "cầm lấy bánh", nhà soạn luật cho rằng linh mục sẽ nâng bánh truyền phép bằng hai tay, như là bắt buộc trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma.
Điều này chắc chắn là sự thực hành tự nhiên nhất và nó được tuân giữ bởi tuyệt đại đa số các linh mục trên toàn thế giới. Việc nâng bánh đã truyền phép và chén thánh bằng cả hai tay cho phép sự dừng lại lâu hơn, sự tôn kính và sự điềm tĩnh trong việc thực hiện nghi thức này. Như bạn đọc của chúng tôi nêu ra, việc nâng bánh đã truyền phép bằng một tay có thể gợi lên một ấn tượng của sự lãnh đạm về phần của linh mục đối với phép Thánh thể.
Mặt khác, sự thực hành một tay có thể được biện minh cách trọn vẹn, khi linh mục bị ngăn trở về thể lý, như trường hợp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì ngài nâng bánh truyền phép bằng một tay khi ngài không thể kiểm soát hai tay cùng lúc. Trong một trường hợp như vậy, sự thiếu thẩm mỹ được bù lại bằng sự sốt mến của linh mục cho thừa tác vụ gây dựng và nuôi dưỡng các tín hữu của ngài.
Cuối cùng, điều quan trọng là hãy nhớ rằng chúng ta đang ở trước một trình thuật truyền phép của các sự kiện cứu độ, chứ không trước một kịch câm trình thuật lịch sử. Do đó, thật là không đúng theo phụng vụ khi linh mục đưa thêm các cử chỉ kịch nghệ, vốn không được mô tả trong chữ đỏ, và không có cơ sở trong sự thực hành truyền thống của Giáo Hội.
Một số thực hành này, vốn đã len lỏi vào phụng vụ, chẳng hạn như việc bẻ bánh trong khi thuật lại hành động bẻ bánh của Thiên Chúa chúng ta, đã bị cấm một cách minh nhiên trong huấn thị "Redemptionis Sacramentum."
Các thực hành khác, trong khi không được đề cập cụ thể, cũng rơi vào loại luận lý này, vốn tác động lệnh cấm trên. Thí dụ, một số linh mục có thói quen làm một cử chỉ đưa bánh thánh và chén thánh về phía các tín hữu, khi đọc câu “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…” Việc đưa thêm một cử chỉ kịch nghệ như thế là không chính đáng, từ quan điểm của chữ đỏ. và có xu hướng gây lo ra cho tín hữu.
Tuy nhiên, trên hết, hành động này có xu hướng làm dời chỗ hành động bốn lần của Bữa Tiệc Ly, mà Giáo Hội đã đặt ra cho các khoảnh khắc khác nhau của Thánh lễ. Bốn khoảnh khắc này được mô tả ngắn gọn bởi (nay là Giám mục) Peter J. Elliott trong cuốn "Ceremonies of the Modern Roman Rite”(Các cử hành nghi thức Thánh Lễ mới), chú thích 59:
"(1) Chuẩn bị lễ vật (linh mục cầm), (2) Kinh nguyện Thánh Thể (ngài làm phép hoặc tạ ơn), và sau đó (3) bẻ bánh (ngài bẻ bánh), và cuối cùng (4) hiệp lễ (ngài trao cho)".
Vì lý do này, tôi tin rằng chúng ta có thể khẳng định rằng sự điềm tĩnh đặc biệt của nghi lễ Rôma và sự thiếu vẻ kịch nghệ là có căn cứ tốt trong cả thần học và cảm thức mục vụ.
Sau khi tôi đã trả lời như trên, một bạn đọc khác viết: "Cảm ơn cha đã nêu quan điểm rất rõ ràng vể việc nâng bánh thánh bằng cả hai tay, và nêu ra các điểm thích hợp khác. Chúng là rất quan trọng và [...] đưa ra một sự đúng mực cho mầu nhiệm đang được cử hành..
"Có thể có một trường hợp cho việc sử dụng một tay, khi tay kia cầm đĩa thánh dưới bánh thánh được nâng lên, như tôi thường làm. Nói cách khác, lúc truyền phép, đĩa thánh thường là to và dẹt, được nâng lên một chút, và sau khi truyền phép bánh thánh lớn được nâng lên trên đĩa thánh cho mọi người nhìn thấy. Khi ấy, tay trái của linh mục cầm đĩa thánh và tay phải cầm bánh thánh lớn nâng lên”.
Tôi đồng ý với độc giả của chúng ta rằng hình thức đặc biệt này sẽ không thiếu sự tôn kính và đàng hoàng.
Sự cảnh báo duy nhất của tôi là rằng việc nâng đĩa thánh không được tiên liệu cho thời điểm này. Chữ đỏ, khi bảo linh mục cầm lấy bánh ("accipit panem") và đặt bánh thánh trên đĩa thánh sau khi nâng cho tín hữu thấy, dường như giả định rằng ngài phải cầm bánh thánh, chứ không cầm đĩa thánh. Đây là sự liên tục với truyền thống Rôma, như được minh họa trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Roma.
Tương tự như vậy, việc nâng đĩa thánh trong khi nâng bánh thánh, trong khi không bị cấm, không được nhắc đến vào thời điểm này, trong khi chữ đỏ chỉ định hai thời điểm khác để cho đĩa thánh có thể được nâng lên.
Mặc dầu việc nâng bánh thánh và chén thánh sau truyền phép là các thời khắc trung tâm của Kinh nguyện Thánh Thể, nói theo phụng vụ, việc nâng đĩa thánh và chén thánh trong bài Vinh tụng ca kết luận, cho đến khi tín hữu thưa xong chữ Amen cuối, là quan trọng hơn. Điều này là bởi vì nó làm cho rõ ràng toàn bộ mầu nhiệm của sự vinh quang của hy lễ thánh dâng lên Chúa Cha, qua Chúa Con trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, trong khi biểu tượng đàng sau việc nâng lên sau truyền phép nhấn mạnh toàn bộ mầu nhiệm của sự biến thể.
Việc nâng đĩa thánh lúc truyền phép có thể gây khó khăn hơn để dạy giáo lý cho các tín hữu về ý nghĩa đầy đủ của thời điểm này của Thánh Lễ.
Thời điểm khác khi đĩa thánh được nâng lên là trong câu “Đây Chiên Thiên Chúa”. Tại thời điểm này, chủ tế có một sự lựa chọn, cho tín hữu thấy các phần còn lại của bánh thánh lớn đặt trên đĩa thánh nâng lên, hoặc trên chén thánh nâng lên. Trong trường hợp này, linh mục không bao giờ cho tín hữu thấy bánh thánh mà không có đĩa thánh hoặc chén thánh, như thường được làm khi truyền phép.
Một số độc giả khác đã chỉ ra rằng sự tôn kính của chủ tế, hoặc sự thiếu tôn kính, đối với Phép Thánh Thể trong Thánh lễ là rất thường được phản ánh trong các hành vi của các thừa tác viên khác hoặc của một số tín hữu. Trên tất cả, họ nêu ra các ảnh hưởng về huấn luyện phụng vụ và thiêng liêng cho trẻ em. (Zenit.org 30-9-2008 và 14-10-2008)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Sau khi truyền phép bánh trong Thánh lễ, liệu linh mục phải nâng bánh đã truyền phép bằng hai tay không? Trong nhà thờ của chúng con, linh mục chỉ nâng bánh đã truyền phép bằng một tay, một cách khá đơn giản. Điều này làm cho con gần như khóc, vì con không thể không suy nghĩ rằng điều này đưa một sứ điệp bất kính cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ. Thưa cha, con rất muốn biết ý kiến của cha về vấn đề này. - K. S., Frankfurt, Đức
Đáp: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không đưa ra một mô tả chi tiết của nghi thức này. Các qui tắc phụng vụ và chữ đỏ xung quanh việc truyền phép trong sách lễ xác định cách minh nhiên rằng linh mục nâng bánh đã truyền phép và chén thánh bằng hai tay. Các chữ đỏ này là như sau:
"1. Trong những công thức sau đây, các lời của Chúa phải được đọc rõ ràng và lớn tiếng. "2. Chủ tế cầm lấy bánh, nâng lên một chút và đọc tiếp:
"3 Hơi cúi mình:
[và nói: "Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…]
"4. Chủ tế cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên đĩa bánh, cúi mình thờ lạy.
"5. Rồi đọc tiếp: [Cùng một thể thức ấy]
"6. Chủ tế cầm chén thánh nâng lên cao một chút và đọc tiếp:
"7. Hơi cúi mình [Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống…]
"8. Chủ tế nâng chén lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên khăn thánh, cúi mình thờ lạy (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Nếu chúng ta phải giới hạn mình vào một sự giải thích tối giản của các chữ đỏ, chúng ta phải nói rằng không có qui định pháp lý chặt chẽ để nâng bánh truyền phép bằng hai tay.
Tuy nhiên, các qui tắc phụng vụ của nghi thức thông thường, mặc dù không còn mô tả từng cử chỉ trong chi tiết, có xu hướng cho rằng cần tiếp tục duy trì một tập tục lâu đời. Như vậy, có mọi lý do để cho rằng khi nói đơn giản rằng linh mục "cầm lấy bánh", nhà soạn luật cho rằng linh mục sẽ nâng bánh truyền phép bằng hai tay, như là bắt buộc trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma.
Điều này chắc chắn là sự thực hành tự nhiên nhất và nó được tuân giữ bởi tuyệt đại đa số các linh mục trên toàn thế giới. Việc nâng bánh đã truyền phép và chén thánh bằng cả hai tay cho phép sự dừng lại lâu hơn, sự tôn kính và sự điềm tĩnh trong việc thực hiện nghi thức này. Như bạn đọc của chúng tôi nêu ra, việc nâng bánh đã truyền phép bằng một tay có thể gợi lên một ấn tượng của sự lãnh đạm về phần của linh mục đối với phép Thánh thể.
Mặt khác, sự thực hành một tay có thể được biện minh cách trọn vẹn, khi linh mục bị ngăn trở về thể lý, như trường hợp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì ngài nâng bánh truyền phép bằng một tay khi ngài không thể kiểm soát hai tay cùng lúc. Trong một trường hợp như vậy, sự thiếu thẩm mỹ được bù lại bằng sự sốt mến của linh mục cho thừa tác vụ gây dựng và nuôi dưỡng các tín hữu của ngài.
Cuối cùng, điều quan trọng là hãy nhớ rằng chúng ta đang ở trước một trình thuật truyền phép của các sự kiện cứu độ, chứ không trước một kịch câm trình thuật lịch sử. Do đó, thật là không đúng theo phụng vụ khi linh mục đưa thêm các cử chỉ kịch nghệ, vốn không được mô tả trong chữ đỏ, và không có cơ sở trong sự thực hành truyền thống của Giáo Hội.
Một số thực hành này, vốn đã len lỏi vào phụng vụ, chẳng hạn như việc bẻ bánh trong khi thuật lại hành động bẻ bánh của Thiên Chúa chúng ta, đã bị cấm một cách minh nhiên trong huấn thị "Redemptionis Sacramentum."
Các thực hành khác, trong khi không được đề cập cụ thể, cũng rơi vào loại luận lý này, vốn tác động lệnh cấm trên. Thí dụ, một số linh mục có thói quen làm một cử chỉ đưa bánh thánh và chén thánh về phía các tín hữu, khi đọc câu “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…” Việc đưa thêm một cử chỉ kịch nghệ như thế là không chính đáng, từ quan điểm của chữ đỏ. và có xu hướng gây lo ra cho tín hữu.
Tuy nhiên, trên hết, hành động này có xu hướng làm dời chỗ hành động bốn lần của Bữa Tiệc Ly, mà Giáo Hội đã đặt ra cho các khoảnh khắc khác nhau của Thánh lễ. Bốn khoảnh khắc này được mô tả ngắn gọn bởi (nay là Giám mục) Peter J. Elliott trong cuốn "Ceremonies of the Modern Roman Rite”(Các cử hành nghi thức Thánh Lễ mới), chú thích 59:
"(1) Chuẩn bị lễ vật (linh mục cầm), (2) Kinh nguyện Thánh Thể (ngài làm phép hoặc tạ ơn), và sau đó (3) bẻ bánh (ngài bẻ bánh), và cuối cùng (4) hiệp lễ (ngài trao cho)".
Vì lý do này, tôi tin rằng chúng ta có thể khẳng định rằng sự điềm tĩnh đặc biệt của nghi lễ Rôma và sự thiếu vẻ kịch nghệ là có căn cứ tốt trong cả thần học và cảm thức mục vụ.
Sau khi tôi đã trả lời như trên, một bạn đọc khác viết: "Cảm ơn cha đã nêu quan điểm rất rõ ràng vể việc nâng bánh thánh bằng cả hai tay, và nêu ra các điểm thích hợp khác. Chúng là rất quan trọng và [...] đưa ra một sự đúng mực cho mầu nhiệm đang được cử hành..
"Có thể có một trường hợp cho việc sử dụng một tay, khi tay kia cầm đĩa thánh dưới bánh thánh được nâng lên, như tôi thường làm. Nói cách khác, lúc truyền phép, đĩa thánh thường là to và dẹt, được nâng lên một chút, và sau khi truyền phép bánh thánh lớn được nâng lên trên đĩa thánh cho mọi người nhìn thấy. Khi ấy, tay trái của linh mục cầm đĩa thánh và tay phải cầm bánh thánh lớn nâng lên”.
Tôi đồng ý với độc giả của chúng ta rằng hình thức đặc biệt này sẽ không thiếu sự tôn kính và đàng hoàng.
Sự cảnh báo duy nhất của tôi là rằng việc nâng đĩa thánh không được tiên liệu cho thời điểm này. Chữ đỏ, khi bảo linh mục cầm lấy bánh ("accipit panem") và đặt bánh thánh trên đĩa thánh sau khi nâng cho tín hữu thấy, dường như giả định rằng ngài phải cầm bánh thánh, chứ không cầm đĩa thánh. Đây là sự liên tục với truyền thống Rôma, như được minh họa trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Roma.
Tương tự như vậy, việc nâng đĩa thánh trong khi nâng bánh thánh, trong khi không bị cấm, không được nhắc đến vào thời điểm này, trong khi chữ đỏ chỉ định hai thời điểm khác để cho đĩa thánh có thể được nâng lên.
Mặc dầu việc nâng bánh thánh và chén thánh sau truyền phép là các thời khắc trung tâm của Kinh nguyện Thánh Thể, nói theo phụng vụ, việc nâng đĩa thánh và chén thánh trong bài Vinh tụng ca kết luận, cho đến khi tín hữu thưa xong chữ Amen cuối, là quan trọng hơn. Điều này là bởi vì nó làm cho rõ ràng toàn bộ mầu nhiệm của sự vinh quang của hy lễ thánh dâng lên Chúa Cha, qua Chúa Con trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, trong khi biểu tượng đàng sau việc nâng lên sau truyền phép nhấn mạnh toàn bộ mầu nhiệm của sự biến thể.
Việc nâng đĩa thánh lúc truyền phép có thể gây khó khăn hơn để dạy giáo lý cho các tín hữu về ý nghĩa đầy đủ của thời điểm này của Thánh Lễ.
Thời điểm khác khi đĩa thánh được nâng lên là trong câu “Đây Chiên Thiên Chúa”. Tại thời điểm này, chủ tế có một sự lựa chọn, cho tín hữu thấy các phần còn lại của bánh thánh lớn đặt trên đĩa thánh nâng lên, hoặc trên chén thánh nâng lên. Trong trường hợp này, linh mục không bao giờ cho tín hữu thấy bánh thánh mà không có đĩa thánh hoặc chén thánh, như thường được làm khi truyền phép.
Một số độc giả khác đã chỉ ra rằng sự tôn kính của chủ tế, hoặc sự thiếu tôn kính, đối với Phép Thánh Thể trong Thánh lễ là rất thường được phản ánh trong các hành vi của các thừa tác viên khác hoặc của một số tín hữu. Trên tất cả, họ nêu ra các ảnh hưởng về huấn luyện phụng vụ và thiêng liêng cho trẻ em. (Zenit.org 30-9-2008 và 14-10-2008)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Tình yêu sẽ biến đổi phận người
Micae Bùi Thanh Châu
08:50 12/05/2015
TÌNH YÊU SẼ BIẾN ĐỔI PHẬN NGƯỜI
Khá lâu, bạn bè mới có dịp gặp lại.
Điểm hẹn là tại nhà anh bạn làm ăn thành đạt. Đến bữa ăn, ai ai cũng tấm tắc khen thực đơn bữa ăn hôm nay thật ngon. Nhiều người nghĩ rằng chỉ có nhà hàng mới nấu ngon cũng như bài trí, sắp xếp bữa ăn một cách bài bản như thế này.
Hỏi ra, gia chủ nói chính là do bà xã của anh nấu. Anh cũng không ngần ngại kể về "tài" của vợ vì anh em chơi thân với nhau đều biết vợ anh xuất phát từ một cô gái thôn quê. Anh gặp lại vợ là cô bạn cùng quê từ thuở nhỏ và anh chị nên duyên vợ chồng. Có điều khác biệt là từ nhỏ anh lên Sài Thành làm ăn, còn cô vẫn ở nhà quê chân chất. Vì tình yêu, vợ đã về làm dâu nhà anh. Từ một cô gái nhà quê không quanh quẩn ngoài vườn trái cây thậm chí không biết nấu ăn nhưng từ ngày làm vợ anh cô đã đi học nấu ăn cũng như chịu khó tìm tòi để làm sao có những bữa cơm gia đình thật ngon.
Mọi người cùng nâng ly chúc mừng cho tình yêu của đôi bạn và nhất là chúc mừng sự nổ lực cố gắng của vợ bạn.
Mọi người lại tiếp tục nâng ly để chúc mừng một anh bạn thân trong nhóm. Chuyện là ai ai cũng biết anh là người bê bối, nát rượu nhưng khi anh lập gia đình rồi thì anh đã thay đổi hoàn toàn. Con người của anh đã thay da đổi thịt từ ngày lấy vợ. Ý thức được phải lo cho gia đình cũng như tình yêu anh dành cho vợ và rồi anh thay đổi hoàn toàn cuộc đời của anh. Không ai ngờ anh của ngày hôm nay khác với ngày hôm qua quá !
Tiệc tàn, anh em ra bàn ngoài phòng khách uống trà.
Chủ đề của bàn trà tối nay cũng là chủ đề về tình yêu đã thay đổi con người ta như thế nào tiếp nối với những câu chuyện ở bàn cơm.
Anh bạn kia đang luyên thuyên nói chuyện đời bỗng nhiên chuyển sang đạo ! Anh dẫn chứng một hình ảnh hết sức sống động về tình yêu đó chính là Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Vì yêu Chúa, yêu Giáo Hội một cách thật sự để rồi Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi con người của Ngài một cách thật sự. Giữa một xã hội mà người ta đi tìm danh vọng, địa vị và sự hưởng thụ thì Đức Thánh Cha đã đi ngược lại. Đức Thánh Cha đã can đảm chấp nhận những búa rìu của dư luận về cách sống nghèo của mình và nghèo của Giáo Hội.
Anh bạn kia tiếp nối câu chuyện của Đức Thánh Cha Phanxicô về tình yêu mà Đức Thánh Cha đang sống về Năm Thánh Lòng Thương Xót mà Đức Thánh Cha đề nghị mở ra vào tháng 12 năm nay. Anh nói rằng quả thật Đức Thánh Cha đã sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến của mình vì tình yêu và cho tình yêu với Thiên Chúa.
Tôi ngồi im nghe những câu chuyện, những mẫu chuyện tiếp tiếp theo của các bạn nói về tình yêu biến đổi con người ta như thế nào.
Ngồi nghe anh em nói mà không tham gia thì cũng kỳ. Tôi bèn gửi đến các bạn một thông điệp hết sức dễ thương từ vị tổng thống Cuba, Raul Castro.
Báo chí đưa tin rằng tổng thống Cuba, Raul Castro nói : Nếu Đức Giáo Hoàng giữ vững đường lối này tôi sẽ theo đạo Công Giáo.
Tuyệt vời ! Chính lối sống, cách hành xử của Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm đánh động lòng của một con người, cách riêng nơi vị tổng thống. Tình yêu mà Đức Thánh Cha dành cho Thiên Chúa, dành cho Giáo Hội, cách riêng những người nghèo, những con người bị đẩy ra bên lề xã hội ít ra cũng đã làm lay động, làm biến đổi một tâm hồn.
Thật vậy, tình yêu như một phép mầu trong cuộc sống. Khi yêu thật sự, người ta sẽ biến đổi, sẽ thay đổi cuộc đời, thay đổi cách sống của mình.
Tiệc tàn, mọi người chia tay nhau vui vẻ trong bầu khí yêu thương và hẹn gặp lại nhau để hàn huyên tâm sự cũng như chia sẻ vui buồn trong cuộc sống.
Trên con đường về nhà, dòng tư tưởng, dòng chia sẻ về tình yêu đã thay đổi cuộc đời, thay đổi phận người làm tôi miên man suy nghĩ thêm nhiều điều về hiện trạng của xã hội, cách riêng Giáo Hội ngày hôm nay.
Ngày hôm nay, không phủ nhận được rằng Giáo Hội có nhiều ơn gọi hơn ngày xưa nhiều. Ngày nay cũng có nhiều dòng tu nhập vào Việt Nam cũng như các dòng tu có từ lâu cũng sinh sôi nảy nở trên khắp mọi miền của đất nước. Ngày nay nhiều nhà thờ, nhiều linh mục ra trường hơn những năm trước.
Nhìn như thế, lòng cũng vui đó nhưng cũng đượm buồn. Buồn bởi lẽ vẫn còn đó những cung cách sống của quan chức, của hưởng thụ hơn là cung cách sống của một người phục vụ Tin Mừng, một người theo sát Chúa Kitô, một người rập mình theo khuôn mẫu mầu nhiệm Thánh Giá Chúa khi các vị linh mục hứa khi lãnh sứ vụ linh mục.
Nếu như các linh mục nhìn và học và nhất là yêu như Chúa Giêsu đã sống, đã yêu hay là như Đức Thánh Cha đang sống thì Giáo Hội sẽ là một Giáo Hội yêu thương, Giáo Hội của người nghèo thật sự. Nếu như các vị mục tử yêu Chúa hết mình, hết lòng, hết sức thì các ngài sẽ biến đổi cuộc đời của mình và biến đổi cuộc đời của anh chị em đồng loại như tổng thống Cuba phát biểu cảm nghĩ của ông khi gặp Đức Thánh Cha Phanxicô.
Lại là điều trăn trở, lại là lời cầu nguyện để cho ngày mỗi ngày Giáo Hội có nhiều mục tử sống, noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu đã sống, hay là như cung cách sống nghèo, sống yêu thương, sống phục vụ như Đức Thánh Cha Phanxicô đang sống.
Mic Thành Châu
Khá lâu, bạn bè mới có dịp gặp lại.
Điểm hẹn là tại nhà anh bạn làm ăn thành đạt. Đến bữa ăn, ai ai cũng tấm tắc khen thực đơn bữa ăn hôm nay thật ngon. Nhiều người nghĩ rằng chỉ có nhà hàng mới nấu ngon cũng như bài trí, sắp xếp bữa ăn một cách bài bản như thế này.
Hỏi ra, gia chủ nói chính là do bà xã của anh nấu. Anh cũng không ngần ngại kể về "tài" của vợ vì anh em chơi thân với nhau đều biết vợ anh xuất phát từ một cô gái thôn quê. Anh gặp lại vợ là cô bạn cùng quê từ thuở nhỏ và anh chị nên duyên vợ chồng. Có điều khác biệt là từ nhỏ anh lên Sài Thành làm ăn, còn cô vẫn ở nhà quê chân chất. Vì tình yêu, vợ đã về làm dâu nhà anh. Từ một cô gái nhà quê không quanh quẩn ngoài vườn trái cây thậm chí không biết nấu ăn nhưng từ ngày làm vợ anh cô đã đi học nấu ăn cũng như chịu khó tìm tòi để làm sao có những bữa cơm gia đình thật ngon.
Mọi người cùng nâng ly chúc mừng cho tình yêu của đôi bạn và nhất là chúc mừng sự nổ lực cố gắng của vợ bạn.
Mọi người lại tiếp tục nâng ly để chúc mừng một anh bạn thân trong nhóm. Chuyện là ai ai cũng biết anh là người bê bối, nát rượu nhưng khi anh lập gia đình rồi thì anh đã thay đổi hoàn toàn. Con người của anh đã thay da đổi thịt từ ngày lấy vợ. Ý thức được phải lo cho gia đình cũng như tình yêu anh dành cho vợ và rồi anh thay đổi hoàn toàn cuộc đời của anh. Không ai ngờ anh của ngày hôm nay khác với ngày hôm qua quá !
Tiệc tàn, anh em ra bàn ngoài phòng khách uống trà.
Chủ đề của bàn trà tối nay cũng là chủ đề về tình yêu đã thay đổi con người ta như thế nào tiếp nối với những câu chuyện ở bàn cơm.
Anh bạn kia đang luyên thuyên nói chuyện đời bỗng nhiên chuyển sang đạo ! Anh dẫn chứng một hình ảnh hết sức sống động về tình yêu đó chính là Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Vì yêu Chúa, yêu Giáo Hội một cách thật sự để rồi Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi con người của Ngài một cách thật sự. Giữa một xã hội mà người ta đi tìm danh vọng, địa vị và sự hưởng thụ thì Đức Thánh Cha đã đi ngược lại. Đức Thánh Cha đã can đảm chấp nhận những búa rìu của dư luận về cách sống nghèo của mình và nghèo của Giáo Hội.
Anh bạn kia tiếp nối câu chuyện của Đức Thánh Cha Phanxicô về tình yêu mà Đức Thánh Cha đang sống về Năm Thánh Lòng Thương Xót mà Đức Thánh Cha đề nghị mở ra vào tháng 12 năm nay. Anh nói rằng quả thật Đức Thánh Cha đã sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến của mình vì tình yêu và cho tình yêu với Thiên Chúa.
Tôi ngồi im nghe những câu chuyện, những mẫu chuyện tiếp tiếp theo của các bạn nói về tình yêu biến đổi con người ta như thế nào.
Ngồi nghe anh em nói mà không tham gia thì cũng kỳ. Tôi bèn gửi đến các bạn một thông điệp hết sức dễ thương từ vị tổng thống Cuba, Raul Castro.
Báo chí đưa tin rằng tổng thống Cuba, Raul Castro nói : Nếu Đức Giáo Hoàng giữ vững đường lối này tôi sẽ theo đạo Công Giáo.
Tuyệt vời ! Chính lối sống, cách hành xử của Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm đánh động lòng của một con người, cách riêng nơi vị tổng thống. Tình yêu mà Đức Thánh Cha dành cho Thiên Chúa, dành cho Giáo Hội, cách riêng những người nghèo, những con người bị đẩy ra bên lề xã hội ít ra cũng đã làm lay động, làm biến đổi một tâm hồn.
Thật vậy, tình yêu như một phép mầu trong cuộc sống. Khi yêu thật sự, người ta sẽ biến đổi, sẽ thay đổi cuộc đời, thay đổi cách sống của mình.
Tiệc tàn, mọi người chia tay nhau vui vẻ trong bầu khí yêu thương và hẹn gặp lại nhau để hàn huyên tâm sự cũng như chia sẻ vui buồn trong cuộc sống.
Trên con đường về nhà, dòng tư tưởng, dòng chia sẻ về tình yêu đã thay đổi cuộc đời, thay đổi phận người làm tôi miên man suy nghĩ thêm nhiều điều về hiện trạng của xã hội, cách riêng Giáo Hội ngày hôm nay.
Ngày hôm nay, không phủ nhận được rằng Giáo Hội có nhiều ơn gọi hơn ngày xưa nhiều. Ngày nay cũng có nhiều dòng tu nhập vào Việt Nam cũng như các dòng tu có từ lâu cũng sinh sôi nảy nở trên khắp mọi miền của đất nước. Ngày nay nhiều nhà thờ, nhiều linh mục ra trường hơn những năm trước.
Nhìn như thế, lòng cũng vui đó nhưng cũng đượm buồn. Buồn bởi lẽ vẫn còn đó những cung cách sống của quan chức, của hưởng thụ hơn là cung cách sống của một người phục vụ Tin Mừng, một người theo sát Chúa Kitô, một người rập mình theo khuôn mẫu mầu nhiệm Thánh Giá Chúa khi các vị linh mục hứa khi lãnh sứ vụ linh mục.
Nếu như các linh mục nhìn và học và nhất là yêu như Chúa Giêsu đã sống, đã yêu hay là như Đức Thánh Cha đang sống thì Giáo Hội sẽ là một Giáo Hội yêu thương, Giáo Hội của người nghèo thật sự. Nếu như các vị mục tử yêu Chúa hết mình, hết lòng, hết sức thì các ngài sẽ biến đổi cuộc đời của mình và biến đổi cuộc đời của anh chị em đồng loại như tổng thống Cuba phát biểu cảm nghĩ của ông khi gặp Đức Thánh Cha Phanxicô.
Lại là điều trăn trở, lại là lời cầu nguyện để cho ngày mỗi ngày Giáo Hội có nhiều mục tử sống, noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu đã sống, hay là như cung cách sống nghèo, sống yêu thương, sống phục vụ như Đức Thánh Cha Phanxicô đang sống.
Mic Thành Châu
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Hoa Tím
Joseph Ngọc Phạm
21:24 12/05/2015
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Bông súng mọc dưới thềm đìa,
Chim chi hút nhụy bỏ chìa bơ vơ,
Không đặng chàng ước chàng mơ,
Đặng rồi chàng bỏ bơ vơ một mình.
(Ca dao)