Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý
Jos. Nguyễn Ngọc Biên
16:40 13/05/2013
Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý
(Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)
Jos.Vinc. Ngọc Biển
Trong lịch sử cứu độ của Dân Chúa, Chúa Thánh Thần đóng vai trò rất quan trọng trong nhiệm cục cứu độ từ khi sáng tạo cho đến ngày tận cùng của nhân loại. Chúa Thánh Thần chính là linh hồn của Giáo Hội. Người chính là Sinh Khí trong thân xác. Sự sống thiêng liêng của con người không thể sống nếu thiếu Sinh Khí là Chúa Thánh Thần.
Khi xuống trần gian, Chúa Giêsu đã mặc khải cách tiệm tiến về Chúa Thánh Thần. Cuối cùng, Ngài đã trao ban Chúa Thánh Thần cho nhân loại thông qua việc thổi hơi trên các Tông đồ. Khi Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các ông, Người đã biến đổi các ông. Ngài ban cho các ông sức mạnh, lòng cam đảm và sự trung thành để làm chứng cho Chân Lý là chính Đức Kitô.
1. Chúa Giêsu trao ban Chúa Thánh Thần để biến đổi các Tông đồ
Khi các Tông đồ phải đối diện với cái chết của Chúa Giêsu, các ông hoang mang, sợ hãi và tìm mọi cách để chạy trốn thoát thân. Hình ảnh Phêrô, một Phêrô chối Chúa, cho chúng ta thấy sự yếu đuối của con người đứng trước những thử thách. Rồi sau khi Chúa Giêsu chết, tất cả các ông đều sợ hãi, vì thế, họ đã đóng kín cửa. Các ông sợ vì Thầy mình mà họ ghét mình; họ đã giết Thầy thì họ cũng sẽ tìm cách giết môn đệ của Thầy để dẹp luôn những tư tưởng của Thầy đã gieo vào trong lòng của các ông. Nhưng điều quan trọng là các ông có thể cũng đang hoang mang về chính ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đã rao giảng. Các ông cũng như những người đương thời, họ cho rằng Chúa Giêsu chết là hết. Thất vọng, chán trường và sợ hãi là tâm trạng của người thất bại. Đang lúc đó, Chúa Giêsu hiện đến, thổi hơi vào các ông và phán: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần". Chúa biết rõ các ông đang trong tình trạng tâm lý xáo trộn và bất ổn… Chúa trao ban bình an tức là trao ban chính Chúa. Những ngày các ông sống với Chúa lúc Ngài chưa chịu chết, các ông cảm thấy hạnh phúc như thế nào thì giờ đây, cũng chính Chúa Giêsu đó đem lại cho các ông sự bình an sau những ngày trốn chạy. Ngài trấn an các ông bằng chính sự hiện diện cụ thể của Ngài, qua đó, Ngài xoá đi mọi nỗi sợ sệt nơi các ông. Rồi ngay sau đó, Ngài đã trao phó sứ mạng loan báo Tin Mừng cho các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. Hãy đi rao giảng, thì cũng sẽ chết như Thầy. Chết như Thầy thì mới được Phục sinh như Thầy. Qua đó, Ngài dạy cho các ông một quy luật tất yếu là: muốn vào vinh quang thì phải qua đau khổ, phải chịu chết thì mới có sự sống viên mãn. Nhưng để làm được điều đó quả thật không dễ chút nào. Chính vì vậy, Ngài đã ban Chúa Thánh Thần đến trên các ông, để Người đổi mới tinh thần, trái tim và ở cùng các ông cũng như những người đón nhận lời rao giảng của các ông mọi ngày cho đến tận thế. Người chính là Đấng làm cho các ông nhớ lại những lời Chúa Giêsu đã rao giảng và giúp các ông can đảm làm chứng về những điều mắt thấy tai nghe.
2. Chúa Giêsu trao ban cho các Tông đồ Thần Chân Lý
Chúa Thánh Thần, Người chính là Thần Chân Lý: “Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi: đó là Thần Khí sự thật”. Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý, Ngài sẽ giúp cho các môn đệ hiểu được những lời Chúa Giêsu đã rao giảng. Ngài sẽ bào chữa cho các ông khi phải ra trước mặt quan toà để làm chứng cho sự thật: "Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói" (Lc 12,11-12). Thật thế, nếu xét trên bình diện con người, các ông làm sao có thể thi hành một sứ mệnh cao cả và quan trọng đến như vậy. Bởi vì các môn đệ là những người rất bình thường trong những người bình thường nhất. Họ là những người quanh năm suốt tháng chỉ biết sống với nghề chài lưới, vật lộn với sóng nước biển khơi, học vấn thì kém cỏi, khả năng diễn thuyết trước công chúng thì quá xa vời đối với các ông. Thế nhưng, sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các ông đã hân hoan lên đường để làm chứng cho Chúa Giêsu, một Chúa Giêsu đã chết và sống lại. Quả thật, ngay sau Lễ Ngũ Tuần, Phêrô đã có bài giảng đầu tiên và ngay ngày hôm ấy, đã có khoảng 3.000 người tin theo (x. Cv 2,41). Như vậy, Chúa Thánh Thần chính là Đấng Bào Chữa, Đấng ban sức mạnh để các Tông đồ ra đi làm chứng cho sự thật. Một sự thật mang tính siêu việt để cứu độ qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
3. Chúa Thánh Thần và đời sống chứng nhân của người Kitô hữu
Ngày xưa, khi các Tông đồ chưa nhận được ơn Chúa Thánh Thần thì họ lo lắng, sợ hãi, thiếu tự tin… Nhưng khi các ông đã nhận được Chúa Thánh Thần, các ông đã hân hoan lên đường để trao truyền chân lý. Các ngài đã coi đó như là mối lợi tuyết đối mà Chúa dành cho mình. Còn chúng ta ngày nay thì sao?
Trước tiên, cần phải xác định thật rõ: rao giảng chân lý là rao giảng về một chân lý tuyệt đối, bởi vì không có chuyện nước đôi hay nửa vời. Đã tôn thờ Thiên Chúa thì chỉ tôn thờ mình Ngài mà thôi. “Phải tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, ngoài Người ra, không được có thần nào khác” (x. Đnl 6,4-7). Là người Công Giáo, được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, là chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách dồi dào. Chúng ta có trách nhiệm loan truyền Chúa Kitô và làm chứng về Ngài trong gia đình, làng xóm, xứ đạo và thế giới hôm nay bằng đời sống tôn thờ Thiên Chúa duy nhất và sống những giá trị Tin Mừng đòi hỏi.
Thế nhưng, thực tế thì khác nhiều lắm! Nếu được hỏi: “Ông bà, cô bác… có tin Chúa không?”, ngay lập tức ta sẽ nhận được câu trả lời là “có”, thậm chí còn bị mắng vốn là “hỏi thế mà cũng hỏi”; “hỏi ấm ớ…”. Nhưng thực tế, thử hỏi trong đời sống đức tin, chúng ta sống đạo hay chỉ giữ đạo? Hẳn nhiều người cũng đã chứng kiến những cảnh cãi vã nhau gay cấn ngay khi vừa ra khỏi nhà thờ sau thánh lễ và không nhân nhượng khi tuyên bố: “Tao mà không Rước lễ trong lễ vừa rồi thì hôm nay tao sẽ xé xác mày”; rồi những lần đi lễ “ôm”, những cảnh “đạo gốc” (đi lễ nhưng ngồi ở những gốc cây quanh nhà thờ). Khi buôn bán: 1kg ăn 800gr; bơm nhồi hoá chất độc hại vào những rau, củ, quả… mà mình sẽ bán, và còn biết bao nhiêu cách làm lợi bất chính khác nữa… Như vậy, trên lý thuyết: tin thì vẫn cứ tin, ít ai có khái niệm bỏ đạo, nhưng cách sống thì cứ bon chen quỷ quyệt… vẫn cứ ung dung hàng hai ta đi, không thiếu gì những khối “ung nhọt” nằm trong thân xác tráng kiện bên ngoài với cái mác hai chữ Công Giáo. Lại nữa, chúng ta cũng thấy không ít người Công Giáo sống đạo theo kiểu “lâm thời”. Khi gian nan thử thách đến là sẵn sàng khấn “ông nọ” vái “bà kia” thay Chúa ngay lập tức. Đây phải chăng là những căn bệnh trầm kha trong cách sống đạo của nhiều người Công Giáo hiện nay.
Như vậy, qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã trao ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ, đồng thời Ngài cũng trao phó sứ vụ loan báo Tin Mừng đến tận cùng trái đất cho những người kế vị các ông. Chúa Thánh Thần chính là Thần Chân Lý, Ngài được trao ban cho các Tông đồ để các ông nhớ lại những điều Chúa Giêsu loan báo. Ngài còn là Đấng Bào Chữa, Đấng An Ủi. Ngài đến để tăng sức mạnh cho các ông, khiến các ông sẵn sàng ra đi làm chứng cho Đức Kitô, làm chứng cho chân lý. Rồi đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải lên đường, bởi vì là người Công Giáo, sứ mạng loan báo Tin Mừng thuộc về chúng ta. Chúng ta phải đảm nhận trách nhiệm đó như là cứu cánh của mình. Có nhiều cách loan báo Tin Mừng như: rao giảng; gương sáng; thật thà; vui tươi… Dẫu có gặp phải gian nan thử thách, ngay cả tù tội và chết chóc, chúng ta vẫn cứ lên đường vì biết rằng: sau cơn mưa trời lại sáng. Mây đen không thể che mãi được mặt trời, sự giả dối hay tội lỗi không thể nào phủ lấp được chân lý.
Chỉ có chân lý mới giải thoát chúng ta cách toàn diện (x. Ga 8,32). Chỉ có chân lý mới dẫn đưa ta đến sự sống đời đời, bởi vì cuộc đời con người không chỉ có ở đời này mà còn cuộc sống mai hậu nữa.
Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta cũng cầu xin Chúa cho các chứng nhân đang xả thân trên cánh đồng truyền giáo, luôn được ơn Chúa phù trợ, để kiên định trong đức tin, bền lòng trong đức cậy và nhiệt thành trong đức mến, để không ai và không có gì tách các ngài ra khỏi tình yêu Đức Kitô.
Để kết thúc, xin mượn lời của Thánh Amrôsiô khi nói về sứ mạng của người Kitô hữu khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần như sau: “Hãy nhớ, bạn đã lãnh nhận ấn tín thiêng liêng của Chúa Thánh Thần là Thần Trí khôn ngoan và thông hiểu, Thần Trí lo liệu và sức mạnh, Thần Trí suy biết và đạo đức, Thần Trí dạy cho biết kính sợ Thiên Chúa. Hãy gìn giữ những gì bạn đã lãnh nhận. Chúa Cha đã ghi ấn tín của Người nơi bạn. Chúa Kitô đã tăng sức cho bạn và đặt trong bạn bảo chứng của Chúa Thánh Thần”.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến để Người đổi mới mặt địa cầu; để Người dẫn chúng con đến sự thật toàn vẹn và xin ban sức mạnh; lòng cam đảm để chúng con sẵn sàng ra đi làm chứng cho sự thật là chính Đức Kitô và luôn sống những giá trị Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày. Amen.
(Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)
Jos.Vinc. Ngọc Biển
Trong lịch sử cứu độ của Dân Chúa, Chúa Thánh Thần đóng vai trò rất quan trọng trong nhiệm cục cứu độ từ khi sáng tạo cho đến ngày tận cùng của nhân loại. Chúa Thánh Thần chính là linh hồn của Giáo Hội. Người chính là Sinh Khí trong thân xác. Sự sống thiêng liêng của con người không thể sống nếu thiếu Sinh Khí là Chúa Thánh Thần.
Khi xuống trần gian, Chúa Giêsu đã mặc khải cách tiệm tiến về Chúa Thánh Thần. Cuối cùng, Ngài đã trao ban Chúa Thánh Thần cho nhân loại thông qua việc thổi hơi trên các Tông đồ. Khi Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các ông, Người đã biến đổi các ông. Ngài ban cho các ông sức mạnh, lòng cam đảm và sự trung thành để làm chứng cho Chân Lý là chính Đức Kitô.
1. Chúa Giêsu trao ban Chúa Thánh Thần để biến đổi các Tông đồ
Khi các Tông đồ phải đối diện với cái chết của Chúa Giêsu, các ông hoang mang, sợ hãi và tìm mọi cách để chạy trốn thoát thân. Hình ảnh Phêrô, một Phêrô chối Chúa, cho chúng ta thấy sự yếu đuối của con người đứng trước những thử thách. Rồi sau khi Chúa Giêsu chết, tất cả các ông đều sợ hãi, vì thế, họ đã đóng kín cửa. Các ông sợ vì Thầy mình mà họ ghét mình; họ đã giết Thầy thì họ cũng sẽ tìm cách giết môn đệ của Thầy để dẹp luôn những tư tưởng của Thầy đã gieo vào trong lòng của các ông. Nhưng điều quan trọng là các ông có thể cũng đang hoang mang về chính ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đã rao giảng. Các ông cũng như những người đương thời, họ cho rằng Chúa Giêsu chết là hết. Thất vọng, chán trường và sợ hãi là tâm trạng của người thất bại. Đang lúc đó, Chúa Giêsu hiện đến, thổi hơi vào các ông và phán: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần". Chúa biết rõ các ông đang trong tình trạng tâm lý xáo trộn và bất ổn… Chúa trao ban bình an tức là trao ban chính Chúa. Những ngày các ông sống với Chúa lúc Ngài chưa chịu chết, các ông cảm thấy hạnh phúc như thế nào thì giờ đây, cũng chính Chúa Giêsu đó đem lại cho các ông sự bình an sau những ngày trốn chạy. Ngài trấn an các ông bằng chính sự hiện diện cụ thể của Ngài, qua đó, Ngài xoá đi mọi nỗi sợ sệt nơi các ông. Rồi ngay sau đó, Ngài đã trao phó sứ mạng loan báo Tin Mừng cho các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. Hãy đi rao giảng, thì cũng sẽ chết như Thầy. Chết như Thầy thì mới được Phục sinh như Thầy. Qua đó, Ngài dạy cho các ông một quy luật tất yếu là: muốn vào vinh quang thì phải qua đau khổ, phải chịu chết thì mới có sự sống viên mãn. Nhưng để làm được điều đó quả thật không dễ chút nào. Chính vì vậy, Ngài đã ban Chúa Thánh Thần đến trên các ông, để Người đổi mới tinh thần, trái tim và ở cùng các ông cũng như những người đón nhận lời rao giảng của các ông mọi ngày cho đến tận thế. Người chính là Đấng làm cho các ông nhớ lại những lời Chúa Giêsu đã rao giảng và giúp các ông can đảm làm chứng về những điều mắt thấy tai nghe.
2. Chúa Giêsu trao ban cho các Tông đồ Thần Chân Lý
Chúa Thánh Thần, Người chính là Thần Chân Lý: “Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi: đó là Thần Khí sự thật”. Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý, Ngài sẽ giúp cho các môn đệ hiểu được những lời Chúa Giêsu đã rao giảng. Ngài sẽ bào chữa cho các ông khi phải ra trước mặt quan toà để làm chứng cho sự thật: "Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói" (Lc 12,11-12). Thật thế, nếu xét trên bình diện con người, các ông làm sao có thể thi hành một sứ mệnh cao cả và quan trọng đến như vậy. Bởi vì các môn đệ là những người rất bình thường trong những người bình thường nhất. Họ là những người quanh năm suốt tháng chỉ biết sống với nghề chài lưới, vật lộn với sóng nước biển khơi, học vấn thì kém cỏi, khả năng diễn thuyết trước công chúng thì quá xa vời đối với các ông. Thế nhưng, sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các ông đã hân hoan lên đường để làm chứng cho Chúa Giêsu, một Chúa Giêsu đã chết và sống lại. Quả thật, ngay sau Lễ Ngũ Tuần, Phêrô đã có bài giảng đầu tiên và ngay ngày hôm ấy, đã có khoảng 3.000 người tin theo (x. Cv 2,41). Như vậy, Chúa Thánh Thần chính là Đấng Bào Chữa, Đấng ban sức mạnh để các Tông đồ ra đi làm chứng cho sự thật. Một sự thật mang tính siêu việt để cứu độ qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
3. Chúa Thánh Thần và đời sống chứng nhân của người Kitô hữu
Ngày xưa, khi các Tông đồ chưa nhận được ơn Chúa Thánh Thần thì họ lo lắng, sợ hãi, thiếu tự tin… Nhưng khi các ông đã nhận được Chúa Thánh Thần, các ông đã hân hoan lên đường để trao truyền chân lý. Các ngài đã coi đó như là mối lợi tuyết đối mà Chúa dành cho mình. Còn chúng ta ngày nay thì sao?
Trước tiên, cần phải xác định thật rõ: rao giảng chân lý là rao giảng về một chân lý tuyệt đối, bởi vì không có chuyện nước đôi hay nửa vời. Đã tôn thờ Thiên Chúa thì chỉ tôn thờ mình Ngài mà thôi. “Phải tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, ngoài Người ra, không được có thần nào khác” (x. Đnl 6,4-7). Là người Công Giáo, được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, là chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách dồi dào. Chúng ta có trách nhiệm loan truyền Chúa Kitô và làm chứng về Ngài trong gia đình, làng xóm, xứ đạo và thế giới hôm nay bằng đời sống tôn thờ Thiên Chúa duy nhất và sống những giá trị Tin Mừng đòi hỏi.
Thế nhưng, thực tế thì khác nhiều lắm! Nếu được hỏi: “Ông bà, cô bác… có tin Chúa không?”, ngay lập tức ta sẽ nhận được câu trả lời là “có”, thậm chí còn bị mắng vốn là “hỏi thế mà cũng hỏi”; “hỏi ấm ớ…”. Nhưng thực tế, thử hỏi trong đời sống đức tin, chúng ta sống đạo hay chỉ giữ đạo? Hẳn nhiều người cũng đã chứng kiến những cảnh cãi vã nhau gay cấn ngay khi vừa ra khỏi nhà thờ sau thánh lễ và không nhân nhượng khi tuyên bố: “Tao mà không Rước lễ trong lễ vừa rồi thì hôm nay tao sẽ xé xác mày”; rồi những lần đi lễ “ôm”, những cảnh “đạo gốc” (đi lễ nhưng ngồi ở những gốc cây quanh nhà thờ). Khi buôn bán: 1kg ăn 800gr; bơm nhồi hoá chất độc hại vào những rau, củ, quả… mà mình sẽ bán, và còn biết bao nhiêu cách làm lợi bất chính khác nữa… Như vậy, trên lý thuyết: tin thì vẫn cứ tin, ít ai có khái niệm bỏ đạo, nhưng cách sống thì cứ bon chen quỷ quyệt… vẫn cứ ung dung hàng hai ta đi, không thiếu gì những khối “ung nhọt” nằm trong thân xác tráng kiện bên ngoài với cái mác hai chữ Công Giáo. Lại nữa, chúng ta cũng thấy không ít người Công Giáo sống đạo theo kiểu “lâm thời”. Khi gian nan thử thách đến là sẵn sàng khấn “ông nọ” vái “bà kia” thay Chúa ngay lập tức. Đây phải chăng là những căn bệnh trầm kha trong cách sống đạo của nhiều người Công Giáo hiện nay.
Như vậy, qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã trao ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ, đồng thời Ngài cũng trao phó sứ vụ loan báo Tin Mừng đến tận cùng trái đất cho những người kế vị các ông. Chúa Thánh Thần chính là Thần Chân Lý, Ngài được trao ban cho các Tông đồ để các ông nhớ lại những điều Chúa Giêsu loan báo. Ngài còn là Đấng Bào Chữa, Đấng An Ủi. Ngài đến để tăng sức mạnh cho các ông, khiến các ông sẵn sàng ra đi làm chứng cho Đức Kitô, làm chứng cho chân lý. Rồi đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải lên đường, bởi vì là người Công Giáo, sứ mạng loan báo Tin Mừng thuộc về chúng ta. Chúng ta phải đảm nhận trách nhiệm đó như là cứu cánh của mình. Có nhiều cách loan báo Tin Mừng như: rao giảng; gương sáng; thật thà; vui tươi… Dẫu có gặp phải gian nan thử thách, ngay cả tù tội và chết chóc, chúng ta vẫn cứ lên đường vì biết rằng: sau cơn mưa trời lại sáng. Mây đen không thể che mãi được mặt trời, sự giả dối hay tội lỗi không thể nào phủ lấp được chân lý.
Chỉ có chân lý mới giải thoát chúng ta cách toàn diện (x. Ga 8,32). Chỉ có chân lý mới dẫn đưa ta đến sự sống đời đời, bởi vì cuộc đời con người không chỉ có ở đời này mà còn cuộc sống mai hậu nữa.
Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta cũng cầu xin Chúa cho các chứng nhân đang xả thân trên cánh đồng truyền giáo, luôn được ơn Chúa phù trợ, để kiên định trong đức tin, bền lòng trong đức cậy và nhiệt thành trong đức mến, để không ai và không có gì tách các ngài ra khỏi tình yêu Đức Kitô.
Để kết thúc, xin mượn lời của Thánh Amrôsiô khi nói về sứ mạng của người Kitô hữu khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần như sau: “Hãy nhớ, bạn đã lãnh nhận ấn tín thiêng liêng của Chúa Thánh Thần là Thần Trí khôn ngoan và thông hiểu, Thần Trí lo liệu và sức mạnh, Thần Trí suy biết và đạo đức, Thần Trí dạy cho biết kính sợ Thiên Chúa. Hãy gìn giữ những gì bạn đã lãnh nhận. Chúa Cha đã ghi ấn tín của Người nơi bạn. Chúa Kitô đã tăng sức cho bạn và đặt trong bạn bảo chứng của Chúa Thánh Thần”.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến để Người đổi mới mặt địa cầu; để Người dẫn chúng con đến sự thật toàn vẹn và xin ban sức mạnh; lòng cam đảm để chúng con sẵn sàng ra đi làm chứng cho sự thật là chính Đức Kitô và luôn sống những giá trị Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:23 13/05/2013
HẰNG NGA LÊN TRỜI
Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời thì bị Thiên đế trừng phạt vĩnh viễn không được trở về thiên đình. Vợ của ông ta là thiên thần Hằng Nga cũng bị biên chế thành người phàm, lại còn phải chấp nhận đau khổ của nhân gian là sinh lão bệnh tử, do đó mà Hằng Nga thường báo oán Hậu Nghệ là người quá ngu xuẩn.
Một hôm, Hằng Nga nói với Hậu Nghệ:
- “Vị thần kỳ dị Tây Vương mẫu trên núi Côn Lôn có giấu một thứ linh dược trường sinh bất tử, ông mau đi đến đó lấy về !”
Quả thật, vì để lấy lòng vợ mà Hậu Nghệ đi lên núi Côn Lốn gặp dị thần Tây Vương mẫu có khuôn mặt rất gớm ghiếc, nhưng lòng yêu vợ của Hậu Nghệ đã làm cảm động Tây Vương mẫu, nên ông ta rất dễ dàng lấy được linh dược đem về.
Hằng Nga được biết linh dược này nếu một người uống vào thì được bay lên trời thành thần tiên, bèn lén uống hết, nhưng bà ta bay lên nơi nguyệt cung lạnh lẽo chứ không phải là thiên đình, Hằng Nga hối hận không nguôi, bởi vì bà ta lần nầy hết mong rời khỏi nguyệt cung.
(Đông Hán, Trương Hoành “Linh Huệ”)
Suy tư:
Chuyện uống thuốc thần thì bay lên trời thành tiên thì chỉ có trong những câu chuyện thần thoại của một số dân tộc trên thế giới mà thôi, chứ làm gì có chuyện uống thuốc tiên rồi bay lên trời !
Trong lịch sử loài người từ thuở tạo thiên lập địa đến nay và cho đến ngày tận thế, chỉ có một người lên trời trước mặt đông người chứng kiến đó là Đức Chúa Giê-su, thánh Lu-ca thánh sử ghi lại rất rõ ràng trong sách Công Vụ Tông Đồ như sau: ”Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy người, khiến các ông không còn thấy Người nữa...”
Đức Chúa Giê-su lên trời không phải vì uống thuốc thần, cũng không phải là chuyện thần thoại, nhưng chuyện có thật trong lịch sự nhân loại, và vì Ngài là Thiên Chúa, Đấng từ trời xuống thế, bây giờ lại lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, đó chính là đức tin của người Ki-tô hữu trên khắp thế giới.
Mỗi người Ki-tô hữu chúng ta cũng được Đức Chúa Giê-su mời gọi lên trời để Ngài ở đâu thì những kẻ tin vào Ngài cũng sẽ ở đó.
Hằng Nga lên trời là chuyện thần thoại không có thật, nhưng Đức Chúa Giê-su lên trời là chuyện có thật và hơn hai ngàn năm qua đã có vô số người tin vào Ngài và được ơn cứu độ, trong đó có tôi và có các bạn...
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời thì bị Thiên đế trừng phạt vĩnh viễn không được trở về thiên đình. Vợ của ông ta là thiên thần Hằng Nga cũng bị biên chế thành người phàm, lại còn phải chấp nhận đau khổ của nhân gian là sinh lão bệnh tử, do đó mà Hằng Nga thường báo oán Hậu Nghệ là người quá ngu xuẩn.
Một hôm, Hằng Nga nói với Hậu Nghệ:
- “Vị thần kỳ dị Tây Vương mẫu trên núi Côn Lôn có giấu một thứ linh dược trường sinh bất tử, ông mau đi đến đó lấy về !”
Quả thật, vì để lấy lòng vợ mà Hậu Nghệ đi lên núi Côn Lốn gặp dị thần Tây Vương mẫu có khuôn mặt rất gớm ghiếc, nhưng lòng yêu vợ của Hậu Nghệ đã làm cảm động Tây Vương mẫu, nên ông ta rất dễ dàng lấy được linh dược đem về.
Hằng Nga được biết linh dược này nếu một người uống vào thì được bay lên trời thành thần tiên, bèn lén uống hết, nhưng bà ta bay lên nơi nguyệt cung lạnh lẽo chứ không phải là thiên đình, Hằng Nga hối hận không nguôi, bởi vì bà ta lần nầy hết mong rời khỏi nguyệt cung.
(Đông Hán, Trương Hoành “Linh Huệ”)
Suy tư:
Chuyện uống thuốc thần thì bay lên trời thành tiên thì chỉ có trong những câu chuyện thần thoại của một số dân tộc trên thế giới mà thôi, chứ làm gì có chuyện uống thuốc tiên rồi bay lên trời !
Trong lịch sử loài người từ thuở tạo thiên lập địa đến nay và cho đến ngày tận thế, chỉ có một người lên trời trước mặt đông người chứng kiến đó là Đức Chúa Giê-su, thánh Lu-ca thánh sử ghi lại rất rõ ràng trong sách Công Vụ Tông Đồ như sau: ”Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy người, khiến các ông không còn thấy Người nữa...”
Đức Chúa Giê-su lên trời không phải vì uống thuốc thần, cũng không phải là chuyện thần thoại, nhưng chuyện có thật trong lịch sự nhân loại, và vì Ngài là Thiên Chúa, Đấng từ trời xuống thế, bây giờ lại lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, đó chính là đức tin của người Ki-tô hữu trên khắp thế giới.
Mỗi người Ki-tô hữu chúng ta cũng được Đức Chúa Giê-su mời gọi lên trời để Ngài ở đâu thì những kẻ tin vào Ngài cũng sẽ ở đó.
Hằng Nga lên trời là chuyện thần thoại không có thật, nhưng Đức Chúa Giê-su lên trời là chuyện có thật và hơn hai ngàn năm qua đã có vô số người tin vào Ngài và được ơn cứu độ, trong đó có tôi và có các bạn...
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:25 13/05/2013
N2T |
50. Giao tình tư dục là hạt giống của bất hòa, kéo theo tâm con người ghen ghét nghi ngờ.
(Thánh Bernad)----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha thể hiện linh đạo Dòng Tên, loại bỏ mọi thứ vật chất
Lã Thụ Nhân
06:49 13/05/2013
Việc bầu chọn Đức Phanxicô trở thành Giáo hoàng gây bất ngờ cho nhiều người, trong đó có các linh mục dòng Tên trên khắp thế giới. Không ai nghĩ rằng các vị Hồng Y sẽ chọn một giáo sĩ dòng Tên trở thành Giáo hoàng. Đối với vị Bề trên Tổng quyền Dòng Tên thì Đức Giáo Hoàng là một tu sĩ Dòng Tên 100%, và phong cách của ngài bộc lộ điều đó.
Cha Adolfo Nicolas, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên cho biết: "Tôi nghĩ chúng ta đã nhận thấy những biểu hiện của ngài. Chẳng hạn, chúng ta thấy ngài bộc lộ một số điểm trong quá trình khẳng định mình là một Giáo hoàng. Vào Thứ Năm Tuần Thánh, ngài nói với các linh mục rằng người mục tử cần phải ngửi thấy mùi chiên. Đó là một hình ảnh tuyệt vời thể hiện sứ vụ của giáo sĩ, dù là giám mục hay linh mục".
Cha Bề trên cho rằng việc bầu chọn một giáo sĩ Dòng Tên trở thành Đức Giáo Hoàng không có bất kỳ tác động nào đối với các thành viên của Dòng. Cha cho biết: "Một điều rất rõ ràng đối với chúng tôi là không có gì thay đổi, thực sự chẳng có gì. Đức Giáo Hoàng là người mà các vị Hồng Y đã chọn trong số họ vì họ nghĩ rằng ngài có thể dẫn dắt Giáo Hội. Vì vậy, chúng tôi vâng phục và làm việc với ngài theo cách mà chúng tôi đã từng làm với các vị Giáo hoàng khác".
Mặc dù lời khấn khó nghèo luôn là phương châm cơ bản cho các tu sĩ dòng Tên, nhưng cha Adolfo Nicolás cho rằng quan niệm này trở nên quan trọng đối với Giáo Hội ở thời điểm hiện nay.
Cha Bề trên Dòng Tên nhận định: "Đức Hồng Y Hummes cũng nhắc Đức Thánh Cha như thế đừng bao giờ quên người nghèo là một phần của Giáo Hội. Và đó là điều tốt đẹp. Nó tốt đẹp bởi vì Thánh Phaolô đề cập trong những lá thư của ngài rằng: thật là tốt đẹp, chúng ta hoạt động trong sự tự do, bởi vì Chúa Kitô ban cho chúng ta tự do, nhưng chúng ta đừng bao giờ quên người nghèo. Ngài nói rằng đây là một trong những dấu chỉ nhận biết người Kitô hữu".
Kể từ khi bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã có nhiều câu hỏi về những thay đổi có thể xảy ra bên trong Tòa Thánh. Nhưng cha Bề trên giải thích rằng linh đạo của Thánh Inhaxiô có thể dẫn dắt họ theo một đường hướng khác: "Nếu con người không thay đổi thì cho dù cơ chế điều hành có thay đổi thế nào đi nữa cũng chẳng đi đến đâu. Chúng ta vẫn phải đối mặt với bất công, áp bức, bạo lực, và tất cả những vấn đề mà chúng ta từng thấy cho đến ngày hôm nay. Kinh nghiệm từ thế kỷ 20 cho thấy rõ điều này. Nói cách khác, các chế độ đã thay đổi, chúng ta đã có các chế độ mới thay thế, nhưng chúng ta vẫn không giảm bớt được bất công và bạo lực. Ngược lại, có vẻ như chúng ngày càng gia tăng".
Việc bầu Đức Phanxicô vào ngôi Giáo Hoàng đưa Dòng Tên vào địa hạt mới trong lịch sử 500 năm thành lập dòng. Nhưng việc bầu chọn này cũng làm cho phong cách nguyên thủy của Dòng Tên được nhiều người biết đến.
Cha Adolfo Nicolas, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên |
Cha Bề trên cho rằng việc bầu chọn một giáo sĩ Dòng Tên trở thành Đức Giáo Hoàng không có bất kỳ tác động nào đối với các thành viên của Dòng. Cha cho biết: "Một điều rất rõ ràng đối với chúng tôi là không có gì thay đổi, thực sự chẳng có gì. Đức Giáo Hoàng là người mà các vị Hồng Y đã chọn trong số họ vì họ nghĩ rằng ngài có thể dẫn dắt Giáo Hội. Vì vậy, chúng tôi vâng phục và làm việc với ngài theo cách mà chúng tôi đã từng làm với các vị Giáo hoàng khác".
Mặc dù lời khấn khó nghèo luôn là phương châm cơ bản cho các tu sĩ dòng Tên, nhưng cha Adolfo Nicolás cho rằng quan niệm này trở nên quan trọng đối với Giáo Hội ở thời điểm hiện nay.
Cha Bề trên Dòng Tên nhận định: "Đức Hồng Y Hummes cũng nhắc Đức Thánh Cha như thế đừng bao giờ quên người nghèo là một phần của Giáo Hội. Và đó là điều tốt đẹp. Nó tốt đẹp bởi vì Thánh Phaolô đề cập trong những lá thư của ngài rằng: thật là tốt đẹp, chúng ta hoạt động trong sự tự do, bởi vì Chúa Kitô ban cho chúng ta tự do, nhưng chúng ta đừng bao giờ quên người nghèo. Ngài nói rằng đây là một trong những dấu chỉ nhận biết người Kitô hữu".
Kể từ khi bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã có nhiều câu hỏi về những thay đổi có thể xảy ra bên trong Tòa Thánh. Nhưng cha Bề trên giải thích rằng linh đạo của Thánh Inhaxiô có thể dẫn dắt họ theo một đường hướng khác: "Nếu con người không thay đổi thì cho dù cơ chế điều hành có thay đổi thế nào đi nữa cũng chẳng đi đến đâu. Chúng ta vẫn phải đối mặt với bất công, áp bức, bạo lực, và tất cả những vấn đề mà chúng ta từng thấy cho đến ngày hôm nay. Kinh nghiệm từ thế kỷ 20 cho thấy rõ điều này. Nói cách khác, các chế độ đã thay đổi, chúng ta đã có các chế độ mới thay thế, nhưng chúng ta vẫn không giảm bớt được bất công và bạo lực. Ngược lại, có vẻ như chúng ngày càng gia tăng".
Việc bầu Đức Phanxicô vào ngôi Giáo Hoàng đưa Dòng Tên vào địa hạt mới trong lịch sử 500 năm thành lập dòng. Nhưng việc bầu chọn này cũng làm cho phong cách nguyên thủy của Dòng Tên được nhiều người biết đến.
Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa của niềm vui đích thực
Lã Thụ Nhân
07:04 13/05/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đặt ra các câu hỏi và giải thích: "Niềm vui này là gì? Phải chăng là có được hạnh phúc? Không, chẳng phải như vậy. Có được hạnh phúc là điều tốt đẹp, nhưng niềm vui thì hơn thế nữa. Đó là một phạm trù khác. Nó không phụ thuộc vào tác động bên ngoài, hoặc những chuyện đang diễn ra: nó sâu sắc hơn. Đó là một hồng ân. Để có được "hạnh phúc" trong mọi lúc bằng mọi giá, người ta có thể trở thành hời hợt và nông cạn. Điều này làm cho chúng ta không còn sự khôn ngoan Kitô giáo, làm cho chúng ta ngu ngốc, ngây thơ, phải vậy chăng? Tất cả đều là niềm vui... Không phải vậy. Niềm vui thì khác, đó là ân sủng của Chúa". Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng niềm vui phải được tìm kiếm và sẻ chia liên lỉ. Đó là thứ không hề tĩnh lặng, nhưng luôn "biến chuyển không ngừng".
Tham dự Thánh lễ sáng thứ Sáu có sự hiện diện của phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi và các viên chức từ Đài phát thanh Vatican.
Có một số đông người nam theo đuổi ơn gọi làm linh mục trễ
Bùi Hữu Thư
07:24 13/05/2013
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Thầy phó tế Michael Fragoso nói: Theo dụ ngôn vườn nho trong Phúc Âm Thánh Mát Thêu “tôi là người thợ được chủ muớn lúc 3 giờ chiều.” Vốn là một bác sĩ chuyên khoa về nhi đồng trong 24 năm tại miền trung tiểu bang New Jersey, ông đã bỏ nghề thầy thuốc để gia nhập chủng viện Chân Phước Gioan 23 (Blessed John XXIII National Seminary) tại Weston, tiểu bang Massachusset, và thụ huấn để trở nên một linh mục của giáo phận Metuchen, New Jersey.
Thầy Fragoso nói với phóng viên Catholic News Service: "Lời hứa hôn nhân kết thúc khi vợ tôi qua đời,” Thầy giải thích là sau 31 năm hôn phối, thầy lại độc thân, điều này cho phép thầy nhận định “một ơn gọi trễ muộn” về đời linh mục.
Thầy phó tế Fragoso, di cư từ Cuba sang Hoa Kỳ khi còn bé, là một trong bốn thầy phó tế chuyển tiếp đã tiếp chuyện với Cathloic News Service trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại.
Cả bốn thầy sẽ được truyền chức linh mục vào mùa hè năm nay. Ơn gọi của họ cho thấy số tuổi của những người được mời gọi làm linh mục dần dần gia tăng, như được phúc trình trong một nghiên cứu được Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm về Việc Tông Đồ tại Đại Học Georgtown, Hoa Thịnh Đốn (Center for Applied Research in the Apostolate at Georgetown University in Washington).
Niên Giám Tòa Thánh 2013
Đặng Tự Do
08:26 13/05/2013
Sáng thứ Hai 13 tháng 5, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh đã trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô Niên Giám Tòa Thánh 2013 và Thống Kê Giáo Hội Thường Niên (Annuarium Statisticum Ecclesiae) năm 2011.
Cả hai cuốn đều đã được soạn thảo bởi Đức Ông Vittorio Formenti, phụ trách Văn phòng thống kê Trung ương của Giáo Hội, Giáo sư Enrico Nenna và cộng tác viên khác. Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những đóng góp của các vị biên soạn.
Thống kê của Tòa Thánh cho thấy số người Công Giáo trên toàn cầu nhìn chung vẫn ở mức 1.214 tỷ, tăng chỉ cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu trong giai đoạn 2010/2011.
Số linh mục dòng và triều đã gia tăng, chủ yếu là do sự gia tăng ơn gọi ở châu Á và châu Phi đã giúp cân bằng xu hướng tiếp tục suy giảm ở châu Âu (-9% trong thập kỷ qua).
Tuy nhiên, tình trạng không được lạc quan mấy đối với số lượng nữ tu đã giảm đến 10% trong thập kỷ qua.
Số liệu thống kê đáng ngạc nhiên nhất được nêu trong Niên Giám Tòa Thánh năm 2013 là sự bùng nổ trong ơn gọi phó tế vĩnh viễn, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, nơi số phó tế đã tăng hơn 40% trong thập kỷ qua.
Niên Giám Tòa Thánh 2013 đã ghi lại các dữ liệu chính trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, trong năm 2012, cho đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng vừa qua. Trong thời gian này Giáo Hội có thêm 11 Tòa Giám Mục, 2 giáo hạt Tòng Nhân, 1 hạt đại diện tông tòa và 1 miền phủ doãn tông tòa.
Bên cạnh đó một miền phủ doãn tông tòa đã được nâng lên bậc giáo phận và 2 miền phũ doãn dành cho các tín hữu theo nghi lễ Đông Phương được nâng lên hàng giáo phận.
Số người Công Giáo trên toàn thế giới đã tăng từ 1.196 tỷ trong năm 2010 đến 1.214 tỷ trong năm 2011, tức tăng 1.5%. Sự tăng trưởng này là chỉ cao hơn một chút so với sự tăng trưởng dân số của thế giới là 1.23%. Sự hiện diện của người Công Giáo trên thế giới chủ yếu vẫn không thay đổi, tức là vẫn ở mức 17.5%.
Số người Công Giáo Phi Châu tăng 4.3%. Châu Á tăng 2.3%. Sự tăng trưởng về số lượng người Công Giáo ở Mỹ và châu Âu vẫn ổn định, phù hợp với tăng trưởng dân số là 0.3%.
Trong năm 2011, tổng số người Công Giáo được rửa tội phân phối trên các lục địa là: 16.0% ở châu Phi, 48.8% ở châu Mỹ, 10.9% ở châu Á, 23.5% ở châu Âu và 0.8% ở Châu Đại Dương.
Số lượng các Giám Mục trên thế giới tăng từ 5104 đến 5132. Sự gia tăng đặc biệt có liên quan đến Châu Đại Dương (4.6%) và châu Phi (1.0%). Số các Giám Mục ở Mỹ và Châu Âu không thay đổi bao nhiêu và vẫn chiếm 70% số Giám Mục trên toàn thế giới.
Tính chung các linh mục triều và dòng, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 405,067 linh mục; một thập niên sau, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011, Giáo Hội có 413,418 linh mục.
Số phó tế vĩnh viễn đang bùng nổ trên toàn cầu. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 29,000 phó tế. Một thập niên sau, Giáo Hội có 41,000 phó tế.
Các phó tế ở châu Âu tăng từ 9,000 trong năm 2001, đến 14,000 trong năm 2011, tức là tăng hơn 43%.
Ở Mỹ số lượng phó tế tăng từ 19,100 phó tế năm 2001 lên hơn 26,000 trong năm 2011.
Như vậy, số phó tế ở châu Âu và châu Mỹ chiếm 97.4% tổng số phó tế toàn cầu.
Số nữ tu đã giảm từ 792,000 trong năm 2001 còn 713,000 vào năm 2011.
Các chủng sinh trên toàn cầu tăng từ 112, 244 vào năm 2001 lên 120,616 vào năm 2011, tức tăng 7.5%. Sự phát triển rất khác nhau trong các châu lục. Trong khi châu Phi tăng 30.9% và châu Á tăng 29.4%, châu Âu sụt 21.7% và châu Mỹ đã sụt 1.9%.
Thống kê của Tòa Thánh cho thấy số người Công Giáo trên toàn cầu nhìn chung vẫn ở mức 1.214 tỷ, tăng chỉ cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu trong giai đoạn 2010/2011.
Số linh mục dòng và triều đã gia tăng, chủ yếu là do sự gia tăng ơn gọi ở châu Á và châu Phi đã giúp cân bằng xu hướng tiếp tục suy giảm ở châu Âu (-9% trong thập kỷ qua).
Tuy nhiên, tình trạng không được lạc quan mấy đối với số lượng nữ tu đã giảm đến 10% trong thập kỷ qua.
Số liệu thống kê đáng ngạc nhiên nhất được nêu trong Niên Giám Tòa Thánh năm 2013 là sự bùng nổ trong ơn gọi phó tế vĩnh viễn, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, nơi số phó tế đã tăng hơn 40% trong thập kỷ qua.
Niên Giám Tòa Thánh 2013 đã ghi lại các dữ liệu chính trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, trong năm 2012, cho đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng vừa qua. Trong thời gian này Giáo Hội có thêm 11 Tòa Giám Mục, 2 giáo hạt Tòng Nhân, 1 hạt đại diện tông tòa và 1 miền phủ doãn tông tòa.
Bên cạnh đó một miền phủ doãn tông tòa đã được nâng lên bậc giáo phận và 2 miền phũ doãn dành cho các tín hữu theo nghi lễ Đông Phương được nâng lên hàng giáo phận.
Số người Công Giáo trên toàn thế giới đã tăng từ 1.196 tỷ trong năm 2010 đến 1.214 tỷ trong năm 2011, tức tăng 1.5%. Sự tăng trưởng này là chỉ cao hơn một chút so với sự tăng trưởng dân số của thế giới là 1.23%. Sự hiện diện của người Công Giáo trên thế giới chủ yếu vẫn không thay đổi, tức là vẫn ở mức 17.5%.
Số người Công Giáo Phi Châu tăng 4.3%. Châu Á tăng 2.3%. Sự tăng trưởng về số lượng người Công Giáo ở Mỹ và châu Âu vẫn ổn định, phù hợp với tăng trưởng dân số là 0.3%.
Trong năm 2011, tổng số người Công Giáo được rửa tội phân phối trên các lục địa là: 16.0% ở châu Phi, 48.8% ở châu Mỹ, 10.9% ở châu Á, 23.5% ở châu Âu và 0.8% ở Châu Đại Dương.
Số lượng các Giám Mục trên thế giới tăng từ 5104 đến 5132. Sự gia tăng đặc biệt có liên quan đến Châu Đại Dương (4.6%) và châu Phi (1.0%). Số các Giám Mục ở Mỹ và Châu Âu không thay đổi bao nhiêu và vẫn chiếm 70% số Giám Mục trên toàn thế giới.
Tính chung các linh mục triều và dòng, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 405,067 linh mục; một thập niên sau, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011, Giáo Hội có 413,418 linh mục.
Số phó tế vĩnh viễn đang bùng nổ trên toàn cầu. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 29,000 phó tế. Một thập niên sau, Giáo Hội có 41,000 phó tế.
Các phó tế ở châu Âu tăng từ 9,000 trong năm 2001, đến 14,000 trong năm 2011, tức là tăng hơn 43%.
Ở Mỹ số lượng phó tế tăng từ 19,100 phó tế năm 2001 lên hơn 26,000 trong năm 2011.
Như vậy, số phó tế ở châu Âu và châu Mỹ chiếm 97.4% tổng số phó tế toàn cầu.
Số nữ tu đã giảm từ 792,000 trong năm 2001 còn 713,000 vào năm 2011.
Các chủng sinh trên toàn cầu tăng từ 112, 244 vào năm 2001 lên 120,616 vào năm 2011, tức tăng 7.5%. Sự phát triển rất khác nhau trong các châu lục. Trong khi châu Phi tăng 30.9% và châu Á tăng 29.4%, châu Âu sụt 21.7% và châu Mỹ đã sụt 1.9%.
Đức Thánh Cha tiếp Tổng Thống Colombia: cần tiếp tục tiến trình đàm phán hòa bình
Lã Thụ Nhân
17:05 13/05/2013
Trong buổi hội đàm thân mật, câu chuyện về Mẹ Laura Montoya Upegui đã được thảo luận. Mẹ là vị thánh tiên khởi của Colombia và là người biểu đạt hoa trái của một đất nước bén rễ Kitô giáo, Mẹ được phong thánh một ngày trước tại Quảng trường Thánh Phêrô. Nghị trình thảo luận cũng bao gồm đóng góp của Giáo Hội nhằm thăng tiến nền văn hóa giao tiếp và sứ vụ của Giáo Hội trong việc phát triển nhân bản và tâm linh của đất nước, nhất là nơi những người cũng quẫn và giới trẻ.
Những thách đố mà đất nước này phải đối mặt cũng được được xem xét, nhất là những vấn nạn liên quan đến sự bất bình đẳng xã hội. Tiến trình hòa bình và tình trạng các nạn nhân của cuộc xung đột không được trợ giúp cũng được đề cập đến, với mong muốn các bên liên quan tiếp tục đàm phán, trong sự tìm kiếm chân thành sự hòa giải và lợi ích chung của đất nước. Cuối cùng, sự dấn thân của Giáo Hội nhằm bên vực sự sống và gia đình cũng được nhấn mạnh.
Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội chú trọng đến các mạng xã hội
Lã Thụ Nhân
16:35 13/05/2013
Trong sứ điệp, Đức Giáo Hoàng Danh Dự, người đã mở tài khoản Twitter Giáo hoàng đầu tiên vào cuối năm ngoái, đã mời gọi mọi người công nhận tiềm năng của các mạng truyền thông xã hội và thúc giục các tín hữu trong Năm Đức Tin này, cân nhắc xem làm thế nào để sự hiện diện của mình trên các mạng có thể giúp truyền bá thông điệp Tin Mừng của tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Hồi tháng Giêng, sau khi công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 47, Philippa Hitchen đã có cuộc trò chuyện với Đức Cha Paul Tighe, Thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội.
Ông Philippa Hitchen nói: "Trong 4-5 năm qua, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra rất nhiều tài liệu suy tư về các phương tiện truyền thông mới khi chúng xuất hiện… đó là một thực tại thay đổi… và tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha lưu tâm đến điều đó, vì vậy năm nay ngài chuyển sang đề tài tương đối mới, các mạng xã hội, vốn trở thành nét đặc trưng phân biệt cách thức thông truyền xảy ra…
Đây có phải là nguyên nhân nảy sinh việc mở tài khoản Twitter của ngài không? Tôi nghĩ điều này đưa ra một lý giải triết học hay thần học cho lý do tại sao đó không phải là một sự kiện xảy ra một lần rồi thôi, nhưng đó là một tuyên bố rất quan trọng … về tầm quan trọng mà ngài gán cho phương tiện truyền thông mới…
Đức Thánh Cha đang đặt ra hai vấn đề cơ bản … Thứ nhất, làm thế nào phương tiện truyền thông mới có thể đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại. Thứ hai, Kitô hữu chúng ta có thể làm gì trong lĩnh vực đó để giúp đỡ và hỗ trợ sự phát triển của các mạng xã hội theo chiều hướng tích cực... Người ta thường nói 'người sử dụng tạo ra nội dung' nhưng tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đang hướng dẫn chúng ta hướng đến 'người sử dụng tạo ra văn hóa'... Chúng ta cần đặt câu hỏi xem làm thế nào chúng ta có thể giúp thăng tiến sự hiểu biết lẫn nhauvà tình liên đới... nếu những nơi này trở thành các mạng xã hội, sẽ không có chỗ cho sự chống đối xã hội, cho sự quấy nhiễu hay bắt nạt người khác... không phải cứ lớn tiếng, cứ ào ào là được... nhưng căn bản là phải tôn trọng khi dự phần và đối xử với tha nhân.
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos nói về cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
17:06 13/05/2013
Sau khi cử hành lễ phong thánh đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos hôm thứ Hai 13 tháng Năm.
Sau khi chụp hình lưu niệm, Đức Thánh Cha và Tổng Thống đã đàm đạo với nhau về nhiều đề tài liên quan đến xã hội Colombia và sứ vụ của Giáo Hội Công Giáo tại đây. Tổng Thống Juan Manuel Santos đã giới thiệu các thành viên trong đoàn đại biểu Colombia sang Rôma để dự lễ phong thánh cho vị thánh tiên khởi của quốc gia này.
"Đây là thị trưởng thành phố Medellin", Tổng Thống giới thiệu.
"Tôi đã gặp anh trước đây," Đức Thánh Cha nhớ ra ngay.
Viên thị trưởng đã xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho một bức ảnh:
"Xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho con?"
Tổng Thống Juan Manuel Santos đã tặng Đức Thánh Cha cuốn sách "Trăm năm cô đơn” của văn hào Gabriel García Márquez, người đã từng đoạt giải Nobel và một bức tượng thủ công Đức Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu.
Tổng Thống nói:
"Thưa Đức Thánh Cha, đây là cuốn sách của García Márquez. Đây là cuốn sách duy nhất có hình minh họa nghệ thuật độc đáo này. "
Đức Giáo Hoàng đã tặng Tổng Thống ba huy chương triều đại Giáo Hoàng của ngài khắc hình Vatican.
Sau cuộc họp với Đức Thánh Cha, Tổng thống Colombia đã gặp gỡ giới báo chí trên đường phố Via della Conciliazione gần đó. Khách bộ hành đã dừng lại xem. Ông nói rằng hai vị đã nói chuyện về cách cả hai quốc gia đang làm việc để đạt được hòa bình ở Colombia.
Tổng thống Colombia nói:
"Chúng tôi đã nói chuyện về hòa bình. Về sự cần thiết phải theo đuổi hòa bình bằng mọi giá. Đức Thánh Cha nói với tôi 'Chỉ có người dũng cảm mới kiên quyết rằng rằng mục tiêu này là khả thi. Cam go lắm mới có được, nhưng đó là điều đáng làm. "
Tổng thống cũng đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Colombia. Nhưng Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng ít nhất là trong năm nay, ngài chỉ hy vọng thăm được Brazil trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Tổng thống Juan Manuel Santos nói:
"Đức Giáo Hoàng phải chọn những quốc gia ông đến thăm rất cẩn thận. Là người ở châu Mỹ La tinh, tôi nghĩ ngài có khuynh hướng ghé thăm phần này của thế giới, là điều tôi hoàn toàn hiểu được. Ngài cũng nói với tôi rằng ngài thích đi đây đó. Nhưng ít nhất là lúc này, chuyến đi của ngài tại Mỹ Châu La Tinh được ấn định chỉ giới hạn tại Brazil mà thôi. "
Đức Giáo Hoàng là một người hâm mộ bóng đá, cả hai nhà lãnh đạo đã nói về đội San Lorenzo của Argentina.
Tổng thống Colombia nói:
"Ngài nhắc nhở tôi rằng ngài là một ủng hộ viên của đội San Lorenzo. Tôi nói với ngài về hai ngôi sao Colombia, Córdoba và 'Cayman' Sanchez là cầu thủ San Lorenzo. Cuộc trò chuyện rất thú vị. "
Vào cuối cuộc họp của họ, Đức Giáo Hoàng khuyến khích Tổng Thống thúc đẩy tinh thần hòa bình và thống nhất tại Colombia.
Sau khi chụp hình lưu niệm, Đức Thánh Cha và Tổng Thống đã đàm đạo với nhau về nhiều đề tài liên quan đến xã hội Colombia và sứ vụ của Giáo Hội Công Giáo tại đây. Tổng Thống Juan Manuel Santos đã giới thiệu các thành viên trong đoàn đại biểu Colombia sang Rôma để dự lễ phong thánh cho vị thánh tiên khởi của quốc gia này.
Tổng Thống Juan Manuel Santos trong lễ Phong Thánh hôm Chúa Nhật 12/05/2013 |
"Tôi đã gặp anh trước đây," Đức Thánh Cha nhớ ra ngay.
Viên thị trưởng đã xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho một bức ảnh:
"Xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho con?"
Tổng Thống Juan Manuel Santos đã tặng Đức Thánh Cha cuốn sách "Trăm năm cô đơn” của văn hào Gabriel García Márquez, người đã từng đoạt giải Nobel và một bức tượng thủ công Đức Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu.
Tổng Thống nói:
"Thưa Đức Thánh Cha, đây là cuốn sách của García Márquez. Đây là cuốn sách duy nhất có hình minh họa nghệ thuật độc đáo này. "
Đức Giáo Hoàng đã tặng Tổng Thống ba huy chương triều đại Giáo Hoàng của ngài khắc hình Vatican.
Sau cuộc họp với Đức Thánh Cha, Tổng thống Colombia đã gặp gỡ giới báo chí trên đường phố Via della Conciliazione gần đó. Khách bộ hành đã dừng lại xem. Ông nói rằng hai vị đã nói chuyện về cách cả hai quốc gia đang làm việc để đạt được hòa bình ở Colombia.
Tổng thống Colombia nói:
"Chúng tôi đã nói chuyện về hòa bình. Về sự cần thiết phải theo đuổi hòa bình bằng mọi giá. Đức Thánh Cha nói với tôi 'Chỉ có người dũng cảm mới kiên quyết rằng rằng mục tiêu này là khả thi. Cam go lắm mới có được, nhưng đó là điều đáng làm. "
Tổng thống cũng đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Colombia. Nhưng Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng ít nhất là trong năm nay, ngài chỉ hy vọng thăm được Brazil trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Tổng thống Juan Manuel Santos nói:
"Đức Giáo Hoàng phải chọn những quốc gia ông đến thăm rất cẩn thận. Là người ở châu Mỹ La tinh, tôi nghĩ ngài có khuynh hướng ghé thăm phần này của thế giới, là điều tôi hoàn toàn hiểu được. Ngài cũng nói với tôi rằng ngài thích đi đây đó. Nhưng ít nhất là lúc này, chuyến đi của ngài tại Mỹ Châu La Tinh được ấn định chỉ giới hạn tại Brazil mà thôi. "
Đức Giáo Hoàng là một người hâm mộ bóng đá, cả hai nhà lãnh đạo đã nói về đội San Lorenzo của Argentina.
Tổng thống Colombia nói:
"Ngài nhắc nhở tôi rằng ngài là một ủng hộ viên của đội San Lorenzo. Tôi nói với ngài về hai ngôi sao Colombia, Córdoba và 'Cayman' Sanchez là cầu thủ San Lorenzo. Cuộc trò chuyện rất thú vị. "
Vào cuối cuộc họp của họ, Đức Giáo Hoàng khuyến khích Tổng Thống thúc đẩy tinh thần hòa bình và thống nhất tại Colombia.
40,000 người diễn hành cho sự sống tại Rôma
Vũ Văn An
19:22 13/05/2013
Người ta ước lượng có khoảng 40,000 người đã tụ tập ở Rôma vào Chúa Nhật qua để tham dự cuộc diễn hành cho sự sống, trong đó, có nhiều nhân vật tên tuổi thuộc phong trào phò sự sống của Mỹ.
Cuộc diễn hành bắt đầu vào sáng Chúa Nhật tại Colosseum và kết thúc tại Castel San Angelo. Nhiều người tiếp tục diễn hành tới Quảng Trường Nha Thờ Thánh Phêrô để nhận phép lành của Đức Giáo Hoàng Phanxicô lúc đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng. Trong bài nói chuyện của ngài, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến những người tham dự cuộc diễn hành này. Ngài nói: “Tôi chào mừng các tham dự viên ‘cuộc Diễn Hành Cho Sự Sống’ diễn ra vào sáng nay tại Rôma và tôi mời gọi mọi người tiếp tục chú tâm tới vấn đề rất quan trọng đối với việc tôn trọng sự sống con người từ lúc được thụ thai này”.
Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người tham gia một kiến nghị của cả Âu Châu nhằm chấm dứt việc phá thai, có tên là sáng kiến “Một Trong Chúng Ta”. Ngài cũng kêu gọi mọi người tham dự Ngày “Tin Mừng Sự Sống” vào tháng sau, vì đây sẽ là “giây phút đặc biệt đối với những ai coi trọng việc bảo vệ tính thánh thiêng của sự sống con người”. Ngày “Tin Mừng Sự Sống” là một trong các biến cố của Năm Đức Tin sẽ diễn ra vào ngày 15-16 tháng Sáu tại Rôma.
Sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha dùng giáo hoàng xa ra ngoài chào mừng các người diễn hành đang tụ tập ở bên ngoài Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Đây là cuộc diễn hành cho sự sống lần thứ ba được tổ chức tại Ý, và là cuộc diễn hành thứ hai tại Rôma. Ban tổ chức nhận định rằng cuộc diễn hành này mô phỏng theo cuộc diễn hành cho sự sống từng diễn ra tại Hoa Thịnh Đốn cả hàng chục năm nay.
Virginia Coda Nunziante, phát ngôn viên của cuộc diễn hành, cho hay: so sánh với cuộc diễn hành năm ngoái, là cuộc diễn hành có khoảng 15,000 người tham dự, thì cuộc diễn hành năm nay có “nhiều hứng khởi và nhiều phái đoàn ngoại quốc tham dự hơn”. Cô cho hay: “Cuộc diễn hành tại Rôma đang trở thành một cuộc diễn hành quốc tế chính thức, với sự tham dự của khắp thế giới”.
Nunziante không phải là người duy nhất ghi nhận tính cách quốc tế của cuộc diễn hành. Joseph Meaney, giám đốc điều hợp quốc tế của Human Life International đặt trụ sở tại Rôma, đồng bảo trợ trong ban tổ chức cuộc diễn hành, cho hay: “một trong những điều tôi cho có tính lôi cuốn nhất trong cuộc diễn hành này là phái đoàn Ba Lan”. Nhất là nhóm đến từ miền tây Ba Lan, “họ không làm gì cả mà chỉ diễn hành suốt năm vì sự sống. Họ có tấm biểu ngữ vĩ đại viết chữ Sự Sống Con Người bằng tiếng Ba Lan mang theo. Quả là đáng lưu ý khi những người Ba Lan tuyệt vời này đến đây hỗ trợ người Ý, làm cho cuộc diễn hành này trở thành một biến cố Âu Châu thực sự”.
Khắp thế giới
Lila Rose, sáng lập viên và giám đốc của Live Action đặt trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, là một trong các diễn giả chủ chốt lúc khai mạc cuộc diễn hành. Đây cuộc diễn hành lần đầu của cô tại Rôma. Theo cô “nghị lực và phấn khởi của người ta ở đây nhằm hủy bỏ phá thai tại Ý và biến Ý thành một nước chịu bảo vệ mọi nhân quyền là một điều rất thích thú được nhìn thấy: không phải chỉ là người ở đây ở Ý này, ở Rôma này, không phải chỉ là người Ý hay người Âu Châu: mà là người khắp thế giới. Chúng tôi diễn hành với nhau trong liên đới để bảo vệ những người yếu đuối nhất”.
Rose tiếp tục cho hay: “Các nhân quyền là điều Thiên Chúa ban cho chúng ta. Người là Đấng điều khiển cuộc đấu tranh này vì Người yêu hết mọi người. Là người Mỹ, người Ý hay người Âu Châu, điều này không quan trọng: tất cả chúng ta đều phải phục hồi các nhân quyền căn bản nhất của những người yếu đuối nhất”.
Cùng tham dự biến cố này còn có Elizabeth Hickson Frappier, một người Mỹ từng là người tổ chức chính của cuộc diễn hành vì sự sống tại Brussels, Bỉ. Cô cho biết cảm tưởng về cuộc diễn hành tại Rôma như sau: “Cuộc diễn hành này đầy hứa hẹn vì càng ngày bạn càng thấy nhiều hân hoan, say mê và thực tại hơn đến nỗi ta bắt đầu tin rằng rồi ra ta sẽ chấm dứt được sự vi phạm nhân quyền này, cũng như mọi vi phạm nhân quyền khủng khiếp khác”.
Chữa lành và hy vọng
Frappier nói tiếp: “được thấy người Âu Châu tụ tập lại với nhau là điều thật phấn khích”. Tuy nhiên, cô cho hay: dù được thấy niềm vui nơi phong trào phò sự sống của Ý là điều phấn khích thật đấy, nhưng điều quan trọng là ta đừng quên rằng “vấn đề thực sự ở đây là ta gặp một xã hội chỉ biết đề xuất cho người đàn bà một quyết định bạo hành chứ không phải một quyết định hòa bình, trong những giây phút khó khăn. Bất cứ xã hội nào chỉ biết làm thế đều là một xã hội hạ giá người đàn bà. Đó là một xã hội không biết gì tới trái tim, linh hồn và phẩm giá một người phụ nữ. Họ không hiểu rằng mỗi người đàn bà chúng ta đều có đủ yêu thương để yêu đứa nhỏ này, để sinh hạ đứa con này.
“Ở Âu Châu, điều ta cần là những nơi các phụ nữ có thể tới để được chữa lành và có hy vọng, những nơi họ không cảm thấy bị kết án. Ta cần họ được chữa lành. Ta muốn họ được lành mạnh để họ có thể tham gia cuộc đấu tranh này. Họ là tiếng nói muốn nói rằng: chúng tôi đã im lặng và một điều gì đó trong chúng tôi đã gẫy đổ, điều này cần được chấm dứt. Phá thai là điều làm tổn thương phụ nữ, và tổn thương trẻ em”.
Cuộc diễn hành bắt đầu vào sáng Chúa Nhật tại Colosseum và kết thúc tại Castel San Angelo. Nhiều người tiếp tục diễn hành tới Quảng Trường Nha Thờ Thánh Phêrô để nhận phép lành của Đức Giáo Hoàng Phanxicô lúc đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng. Trong bài nói chuyện của ngài, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến những người tham dự cuộc diễn hành này. Ngài nói: “Tôi chào mừng các tham dự viên ‘cuộc Diễn Hành Cho Sự Sống’ diễn ra vào sáng nay tại Rôma và tôi mời gọi mọi người tiếp tục chú tâm tới vấn đề rất quan trọng đối với việc tôn trọng sự sống con người từ lúc được thụ thai này”.
Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người tham gia một kiến nghị của cả Âu Châu nhằm chấm dứt việc phá thai, có tên là sáng kiến “Một Trong Chúng Ta”. Ngài cũng kêu gọi mọi người tham dự Ngày “Tin Mừng Sự Sống” vào tháng sau, vì đây sẽ là “giây phút đặc biệt đối với những ai coi trọng việc bảo vệ tính thánh thiêng của sự sống con người”. Ngày “Tin Mừng Sự Sống” là một trong các biến cố của Năm Đức Tin sẽ diễn ra vào ngày 15-16 tháng Sáu tại Rôma.
Sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha dùng giáo hoàng xa ra ngoài chào mừng các người diễn hành đang tụ tập ở bên ngoài Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Đây là cuộc diễn hành cho sự sống lần thứ ba được tổ chức tại Ý, và là cuộc diễn hành thứ hai tại Rôma. Ban tổ chức nhận định rằng cuộc diễn hành này mô phỏng theo cuộc diễn hành cho sự sống từng diễn ra tại Hoa Thịnh Đốn cả hàng chục năm nay.
Virginia Coda Nunziante, phát ngôn viên của cuộc diễn hành, cho hay: so sánh với cuộc diễn hành năm ngoái, là cuộc diễn hành có khoảng 15,000 người tham dự, thì cuộc diễn hành năm nay có “nhiều hứng khởi và nhiều phái đoàn ngoại quốc tham dự hơn”. Cô cho hay: “Cuộc diễn hành tại Rôma đang trở thành một cuộc diễn hành quốc tế chính thức, với sự tham dự của khắp thế giới”.
Nunziante không phải là người duy nhất ghi nhận tính cách quốc tế của cuộc diễn hành. Joseph Meaney, giám đốc điều hợp quốc tế của Human Life International đặt trụ sở tại Rôma, đồng bảo trợ trong ban tổ chức cuộc diễn hành, cho hay: “một trong những điều tôi cho có tính lôi cuốn nhất trong cuộc diễn hành này là phái đoàn Ba Lan”. Nhất là nhóm đến từ miền tây Ba Lan, “họ không làm gì cả mà chỉ diễn hành suốt năm vì sự sống. Họ có tấm biểu ngữ vĩ đại viết chữ Sự Sống Con Người bằng tiếng Ba Lan mang theo. Quả là đáng lưu ý khi những người Ba Lan tuyệt vời này đến đây hỗ trợ người Ý, làm cho cuộc diễn hành này trở thành một biến cố Âu Châu thực sự”.
Khắp thế giới
Lila Rose, sáng lập viên và giám đốc của Live Action đặt trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, là một trong các diễn giả chủ chốt lúc khai mạc cuộc diễn hành. Đây cuộc diễn hành lần đầu của cô tại Rôma. Theo cô “nghị lực và phấn khởi của người ta ở đây nhằm hủy bỏ phá thai tại Ý và biến Ý thành một nước chịu bảo vệ mọi nhân quyền là một điều rất thích thú được nhìn thấy: không phải chỉ là người ở đây ở Ý này, ở Rôma này, không phải chỉ là người Ý hay người Âu Châu: mà là người khắp thế giới. Chúng tôi diễn hành với nhau trong liên đới để bảo vệ những người yếu đuối nhất”.
Rose tiếp tục cho hay: “Các nhân quyền là điều Thiên Chúa ban cho chúng ta. Người là Đấng điều khiển cuộc đấu tranh này vì Người yêu hết mọi người. Là người Mỹ, người Ý hay người Âu Châu, điều này không quan trọng: tất cả chúng ta đều phải phục hồi các nhân quyền căn bản nhất của những người yếu đuối nhất”.
Cùng tham dự biến cố này còn có Elizabeth Hickson Frappier, một người Mỹ từng là người tổ chức chính của cuộc diễn hành vì sự sống tại Brussels, Bỉ. Cô cho biết cảm tưởng về cuộc diễn hành tại Rôma như sau: “Cuộc diễn hành này đầy hứa hẹn vì càng ngày bạn càng thấy nhiều hân hoan, say mê và thực tại hơn đến nỗi ta bắt đầu tin rằng rồi ra ta sẽ chấm dứt được sự vi phạm nhân quyền này, cũng như mọi vi phạm nhân quyền khủng khiếp khác”.
Chữa lành và hy vọng
Frappier nói tiếp: “được thấy người Âu Châu tụ tập lại với nhau là điều thật phấn khích”. Tuy nhiên, cô cho hay: dù được thấy niềm vui nơi phong trào phò sự sống của Ý là điều phấn khích thật đấy, nhưng điều quan trọng là ta đừng quên rằng “vấn đề thực sự ở đây là ta gặp một xã hội chỉ biết đề xuất cho người đàn bà một quyết định bạo hành chứ không phải một quyết định hòa bình, trong những giây phút khó khăn. Bất cứ xã hội nào chỉ biết làm thế đều là một xã hội hạ giá người đàn bà. Đó là một xã hội không biết gì tới trái tim, linh hồn và phẩm giá một người phụ nữ. Họ không hiểu rằng mỗi người đàn bà chúng ta đều có đủ yêu thương để yêu đứa nhỏ này, để sinh hạ đứa con này.
“Ở Âu Châu, điều ta cần là những nơi các phụ nữ có thể tới để được chữa lành và có hy vọng, những nơi họ không cảm thấy bị kết án. Ta cần họ được chữa lành. Ta muốn họ được lành mạnh để họ có thể tham gia cuộc đấu tranh này. Họ là tiếng nói muốn nói rằng: chúng tôi đã im lặng và một điều gì đó trong chúng tôi đã gẫy đổ, điều này cần được chấm dứt. Phá thai là điều làm tổn thương phụ nữ, và tổn thương trẻ em”.
Top Stories
Pope at Mass: The Holy Spirit and historical memory
Vatican Radio
10:07 13/05/2013
The Holy Spirit helps Christians remember the history of our faith and the gifts we have received from God. Without this grace, we risk slipping into idolatry. That was Pope Francis’ message at morning Mass on Monday.
Monday’s first reading from the answer that Acts of the Apostles described Paul’s exchange with a group of disciples in and their surprising statement: “We have never even heard that there is a Holy Spirit.” Pope Francis began his homily commenting on these words and the amazement they produced by in Paul.
But he noted, with a certain realism, that the lack of awareness manifested by the Christians two thousand years ago was something confined to the first ages of the faith. “The Holy Spirit,” he said, “is always somewhat ‘the unknown’ of the faith.”
“Even now, many Christians do not know who the Holy Spirit is, what the Holy Spirit is. And you sometimes hear: ‘But I get on well enough with the Father and with Son, because I pray the Our Father to the Father, I have communion with the Son, but I do not know what to do with the Holy Spirit. . .' Or people say, ‘The Holy Spirit is the dove, the one that gives us the seven gifts.’ But in this way the poor Holy Spirit always comes last and finds no place in our lives.”
Pope Francis said that the Holy Spirit is “God active in us”, “God who helps us remember,” who “awakens our memory.” Jesus himself explains this to the Apostles before Pentecost: the Spirit that God will send in my name, “will remind you of everything I have said.”
The opposite, he said, would lead the Christian down a dangerous path:
"A Christian without memory is not a true Christian: he or she is a prisoner of circumstance, of the moment, a man or woman who has no history. He or she does have a history, but does not how to enter into history. It is the Spirit that teaches us how to enter into history. Historical memory ... When in the Letter to the Hebrews, the author says: ‘Remember your fathers in the faith’ – memory; ‘remember the early days of your faith, how you were courageous’ - memory. A memory of our life, of our history, a memory of the moment when we had the grace of meeting Jesus, the memory of all that Jesus has told us.”
“That memory that comes from the heart, that is a grace of the Holy Spirit,” Pope Francis vigorously repeated. He said remembering, “also means remembering one’s own misery, that which makes us slaves, and together with them, the grace of God that redeems us from our miseries”:
“And when a little vanity creeps in, when someone believes themselves to be a winner of the ‘Nobel Prize for Holiness,” then memory is also good for us: ‘But ... remember where I took you from, the very least of the flock. You were behind, in the flock.’ Memory is a great grace, and when a Christian has no memory – this is a hard thing, but it's true - he is not a Christian, he is an idolater. Because he is before a God that has no road, that does not know how to move forward on the road. Our God is moving forward on the road with us, He is among us, He walks with us. He saves us. He makes history with us. Be mindful of all that, and life becomes more fruitful, with the grace of memory.”
Pope Francis concluded with an invitation to Christians to ask the grace of memory, so that they will never be a people that forgets the paths that have been taken, “that they will not forget the graces of their lives; that they will not forget the forgiveness of their sins; that they will not forget that they were slaves and the Lord has saved them.”
Mass was attended by Vatican Radio technicians and staff and employees from the Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants, led by head of the Congregation, Cardinal Antonio Maria Vegliò, with the secretary Msgr. Joseph Kalathiparambil, and the Undersecretary Father Gabriel Bentoglio, who concelebrated with the Pope.
After the Mass, Pope Francis wished Msgr Peter Wells, an Assessor for General Affairs at the Secretariat of State, a happy birthday thanking him for the all the good he has done in the service of the Church.
Monday’s first reading from the answer that Acts of the Apostles described Paul’s exchange with a group of disciples in and their surprising statement: “We have never even heard that there is a Holy Spirit.” Pope Francis began his homily commenting on these words and the amazement they produced by in Paul.
But he noted, with a certain realism, that the lack of awareness manifested by the Christians two thousand years ago was something confined to the first ages of the faith. “The Holy Spirit,” he said, “is always somewhat ‘the unknown’ of the faith.”
“Even now, many Christians do not know who the Holy Spirit is, what the Holy Spirit is. And you sometimes hear: ‘But I get on well enough with the Father and with Son, because I pray the Our Father to the Father, I have communion with the Son, but I do not know what to do with the Holy Spirit. . .' Or people say, ‘The Holy Spirit is the dove, the one that gives us the seven gifts.’ But in this way the poor Holy Spirit always comes last and finds no place in our lives.”
Pope Francis said that the Holy Spirit is “God active in us”, “God who helps us remember,” who “awakens our memory.” Jesus himself explains this to the Apostles before Pentecost: the Spirit that God will send in my name, “will remind you of everything I have said.”
The opposite, he said, would lead the Christian down a dangerous path:
"A Christian without memory is not a true Christian: he or she is a prisoner of circumstance, of the moment, a man or woman who has no history. He or she does have a history, but does not how to enter into history. It is the Spirit that teaches us how to enter into history. Historical memory ... When in the Letter to the Hebrews, the author says: ‘Remember your fathers in the faith’ – memory; ‘remember the early days of your faith, how you were courageous’ - memory. A memory of our life, of our history, a memory of the moment when we had the grace of meeting Jesus, the memory of all that Jesus has told us.”
“That memory that comes from the heart, that is a grace of the Holy Spirit,” Pope Francis vigorously repeated. He said remembering, “also means remembering one’s own misery, that which makes us slaves, and together with them, the grace of God that redeems us from our miseries”:
“And when a little vanity creeps in, when someone believes themselves to be a winner of the ‘Nobel Prize for Holiness,” then memory is also good for us: ‘But ... remember where I took you from, the very least of the flock. You were behind, in the flock.’ Memory is a great grace, and when a Christian has no memory – this is a hard thing, but it's true - he is not a Christian, he is an idolater. Because he is before a God that has no road, that does not know how to move forward on the road. Our God is moving forward on the road with us, He is among us, He walks with us. He saves us. He makes history with us. Be mindful of all that, and life becomes more fruitful, with the grace of memory.”
Pope Francis concluded with an invitation to Christians to ask the grace of memory, so that they will never be a people that forgets the paths that have been taken, “that they will not forget the graces of their lives; that they will not forget the forgiveness of their sins; that they will not forget that they were slaves and the Lord has saved them.”
Mass was attended by Vatican Radio technicians and staff and employees from the Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants, led by head of the Congregation, Cardinal Antonio Maria Vegliò, with the secretary Msgr. Joseph Kalathiparambil, and the Undersecretary Father Gabriel Bentoglio, who concelebrated with the Pope.
After the Mass, Pope Francis wished Msgr Peter Wells, an Assessor for General Affairs at the Secretariat of State, a happy birthday thanking him for the all the good he has done in the service of the Church.
2013 Pontifical Yearbook: Permanent diaconate booms in Europe, U.S.
Vatican Radio
10:08 13/05/2013
The number of Catholics globally remains largely unchanged at 1214 million, rising only slightly higher than global population growth for the 2010/2011 period. The number of priests (religious and diocesan) has grown, largely thanks to a rise in vocations in Asia and Africa which has helped balance the continued decline in Europe (-9% in the last decade).
The same cannot be said for the number of professed women religious with a downward trend registering a drop of 10% over the past decade. But, perhaps the most surprising statistic revealed in the 2013 Pontifical Yearbook Monday was the boom in vocations to the permanent diaconate, particularly in Europe and the US where numbers have increased by over 40% in the past decade.
The 2013 Pontifical Yearbook was presented to the Holy Father Monday morning by Vatican Secretary of State Cardinal Tarcisio Bertone and the Substitute for General Affairs Archbishop Angelo Becciu. The preparation of the new Yearbook was edited by Monsignor Vittorio Formenti, in charge of the Central Bureau of Statistics of the Church, by Prof. Enrico Nenna and other collaborators.
At the same time the Annuarium Statisticum Ecclesiae, 2011, edited by the same office was also presented. Both volumes will soon be on sale in bookshops.
The Holy Father expressed his gratitude for the tribute, showing a keen interest in the figures illustrated therein and expressing deep gratitude to all those who have contributed to the new edition of the two yearbooks.
The data recorded revels new statistics relating to the life of the Catholic Church in the world, in the course of 2012 and until the election of Pope Francis.
During this period 11 new Episcopal Sees, 2 Personal Ordinariates, 1 Apostolic Vicariate and 1 Apostolic Prefecture were erected; 1 Territorial Prelature was elevated to the rank of Diocese and 2 Apostolic Exarchates to Eparchies.
The statistical data from the Annuarium Statisticum, (statistical Yearbook relevant to 2011) referring to the year 2011 highlights aspects of the presence and ministry of the Catholic Church in 2979 ecclesiastical jurisdictions around the world.
The number of Catholics worldwide rose from 1196 in 2010 to 1214 million in 2011, an increase of 1.5% and since this growth is only slightly higher than that of the Earth's population (1.23%), the presence of Catholics in the world remains essentially unchanged (17.5%). Territorial analysis of changes in this period, show an increase of 4.3% of Catholics in Africa, which instead saw a population increase of 2.3%. Asia also registered an increase in the number of Catholics that was higher than that of the population (2.0% versus 1.2%). The growth in the number of Catholics in America and Europe remained stable, in line with population growth (0.3%). In 2011, the total number of baptized Catholics distributed across the continents is: 16.0% in Africa, 48.8% in the Americas, 10.9% in Asia, 23.5% in Europe and 0.8% in Oceania.
The number of bishops in the world increased, from 2010 to 2011, from 5,104 to 5,132, with a relative increase of 0.55%. The increase particularly involved, Oceania (4.6%) and Africa (+1.0%), while Asia and Europe are slightly above the global average. America did not register any changes. Given these different dynamics, however, the distribution of Bishops across the various continents remained largely stable over the last two year period under consideration, with America and Europe alone, continuing to represent nearly 70 percent of the total.
Globally, the presence of the diocesan and religious priests has increased over time, growing in the last decade from 405,067 units as of December 31, 2001, to 413,418 as of December 31, 2011 (+2.1%). This evolution was not, however, uniform in different geographical areas. The dynamics of the number of priests in Africa and Asia is somewhat comforting, with a +39.5% and +32.0% respectively (and with an increase of over 3,000 units, for the two continents, in 2011 alone), while America remains stationary around an average of 122 thousand units. Europe, in contrast to the global average, has seen a decrease of more than 9% in the past decade.
Permanent deacons are booming both globally and in individual continents, passing from a total of more than 29,000 in 2001 to about 41,000 units a decade later, with a variation of more than 40%. Europe and America registered both the most numerically significant and vibrant trend. In fact, the European deacons, little more than 9,000 units in 2001, were almost 14,000 in 2011, an increase of over 43%. In America the number grew from 19,100 units in 2001 to more than 26,000 in 2011. These two continents, alone, account for 97.4% of the global total, with the remaining 2.6% split between Africa, Asia and Oceania.
The group of professed religious who are not priests has continued to firmly establish itself over the last decade, registering just over 55,000 units in 2011. In Africa and Asia there are variations of +18.5% and +44.9%, respectively. In 2011 these two continents together counted for over 36% of the total (compared to less than 28% in 2001). In contrast, the numbers registered in Europe (-18%), America (-3.6%) and Oceania (-21.9%) dropped by almost 8 percentage points over the last decade.
A strong downward trend was observed in data for the professed [women] religious, with a decrease of 10% from 2001 to 2011. The total number of professed religious, that counted than 792 thousand units in 2001 is now at just over 713 thousand 10 years later. The decline particularly affects three continents (Europe, America and Oceania), with significant variations (-22% in Europe, -21% in Oceania and -17% in America). In Africa and Asia, however, there has been a sustained increase, more than 28% in the first continent and 18% in the second. Consequently, the fraction of professed religious in Africa and Asia out of the global total increased from 24.4% to about 33%, at the expense of Europe and America, whose dropped respectively by a total of 74% to 66%.
Candidates for diocesan and religious priesthood globally went from 112,244 in 2001 to 120,616 in 2011, an increase of 7.5%. The evolution was very different in the various continents. While, Africa (+30.9%) and Asia (+29.4%) showed a lively growth, Europe and America recorded a decline of 21.7% and of 1.9%; respectively. As a result, we observe a reduction in the contribution of the European continent to the growth potential of the renewal of priestly life, with a quota that has passed from 23.1% to 16.8%, compared with an expansion of the African and Asian continents.
The same cannot be said for the number of professed women religious with a downward trend registering a drop of 10% over the past decade. But, perhaps the most surprising statistic revealed in the 2013 Pontifical Yearbook Monday was the boom in vocations to the permanent diaconate, particularly in Europe and the US where numbers have increased by over 40% in the past decade.
The 2013 Pontifical Yearbook was presented to the Holy Father Monday morning by Vatican Secretary of State Cardinal Tarcisio Bertone and the Substitute for General Affairs Archbishop Angelo Becciu. The preparation of the new Yearbook was edited by Monsignor Vittorio Formenti, in charge of the Central Bureau of Statistics of the Church, by Prof. Enrico Nenna and other collaborators.
At the same time the Annuarium Statisticum Ecclesiae, 2011, edited by the same office was also presented. Both volumes will soon be on sale in bookshops.
The Holy Father expressed his gratitude for the tribute, showing a keen interest in the figures illustrated therein and expressing deep gratitude to all those who have contributed to the new edition of the two yearbooks.
The data recorded revels new statistics relating to the life of the Catholic Church in the world, in the course of 2012 and until the election of Pope Francis.
During this period 11 new Episcopal Sees, 2 Personal Ordinariates, 1 Apostolic Vicariate and 1 Apostolic Prefecture were erected; 1 Territorial Prelature was elevated to the rank of Diocese and 2 Apostolic Exarchates to Eparchies.
The statistical data from the Annuarium Statisticum, (statistical Yearbook relevant to 2011) referring to the year 2011 highlights aspects of the presence and ministry of the Catholic Church in 2979 ecclesiastical jurisdictions around the world.
The number of Catholics worldwide rose from 1196 in 2010 to 1214 million in 2011, an increase of 1.5% and since this growth is only slightly higher than that of the Earth's population (1.23%), the presence of Catholics in the world remains essentially unchanged (17.5%). Territorial analysis of changes in this period, show an increase of 4.3% of Catholics in Africa, which instead saw a population increase of 2.3%. Asia also registered an increase in the number of Catholics that was higher than that of the population (2.0% versus 1.2%). The growth in the number of Catholics in America and Europe remained stable, in line with population growth (0.3%). In 2011, the total number of baptized Catholics distributed across the continents is: 16.0% in Africa, 48.8% in the Americas, 10.9% in Asia, 23.5% in Europe and 0.8% in Oceania.
The number of bishops in the world increased, from 2010 to 2011, from 5,104 to 5,132, with a relative increase of 0.55%. The increase particularly involved, Oceania (4.6%) and Africa (+1.0%), while Asia and Europe are slightly above the global average. America did not register any changes. Given these different dynamics, however, the distribution of Bishops across the various continents remained largely stable over the last two year period under consideration, with America and Europe alone, continuing to represent nearly 70 percent of the total.
Globally, the presence of the diocesan and religious priests has increased over time, growing in the last decade from 405,067 units as of December 31, 2001, to 413,418 as of December 31, 2011 (+2.1%). This evolution was not, however, uniform in different geographical areas. The dynamics of the number of priests in Africa and Asia is somewhat comforting, with a +39.5% and +32.0% respectively (and with an increase of over 3,000 units, for the two continents, in 2011 alone), while America remains stationary around an average of 122 thousand units. Europe, in contrast to the global average, has seen a decrease of more than 9% in the past decade.
Permanent deacons are booming both globally and in individual continents, passing from a total of more than 29,000 in 2001 to about 41,000 units a decade later, with a variation of more than 40%. Europe and America registered both the most numerically significant and vibrant trend. In fact, the European deacons, little more than 9,000 units in 2001, were almost 14,000 in 2011, an increase of over 43%. In America the number grew from 19,100 units in 2001 to more than 26,000 in 2011. These two continents, alone, account for 97.4% of the global total, with the remaining 2.6% split between Africa, Asia and Oceania.
The group of professed religious who are not priests has continued to firmly establish itself over the last decade, registering just over 55,000 units in 2011. In Africa and Asia there are variations of +18.5% and +44.9%, respectively. In 2011 these two continents together counted for over 36% of the total (compared to less than 28% in 2001). In contrast, the numbers registered in Europe (-18%), America (-3.6%) and Oceania (-21.9%) dropped by almost 8 percentage points over the last decade.
A strong downward trend was observed in data for the professed [women] religious, with a decrease of 10% from 2001 to 2011. The total number of professed religious, that counted than 792 thousand units in 2001 is now at just over 713 thousand 10 years later. The decline particularly affects three continents (Europe, America and Oceania), with significant variations (-22% in Europe, -21% in Oceania and -17% in America). In Africa and Asia, however, there has been a sustained increase, more than 28% in the first continent and 18% in the second. Consequently, the fraction of professed religious in Africa and Asia out of the global total increased from 24.4% to about 33%, at the expense of Europe and America, whose dropped respectively by a total of 74% to 66%.
Candidates for diocesan and religious priesthood globally went from 112,244 in 2001 to 120,616 in 2011, an increase of 7.5%. The evolution was very different in the various continents. While, Africa (+30.9%) and Asia (+29.4%) showed a lively growth, Europe and America recorded a decline of 21.7% and of 1.9%; respectively. As a result, we observe a reduction in the contribution of the European continent to the growth potential of the renewal of priestly life, with a quota that has passed from 23.1% to 16.8%, compared with an expansion of the African and Asian continents.
Justice and Peace Council: 'Banking on the Common Good'
Vatican Radio
16:26 13/05/2013
A international colloquium on the theme ‘Banking on the Common Good’ is taking place in the Vatican on Monday, with discussions focused on how to bring ethical values to bear on the world’s financial and monetary systems.
Jointly sponsored by the Pontifical Justice and Peace Council and several institutes supporting a values based economy, the colloquium took as its starting point a recent document from the Council which explores the roots of the global financial crisis.In a key note speech, the president of the Pontifical Council, Cardinal Peter Turkson from Ghana, said the past five years of economic crisis have shown there is an urgent need to restore public trust in the banks and other financial institutions. This can only be done, he said, if their activities are more focused on the common good and if there is some form of effective governance to make sure this goal is achieved.
During a break in the meeting, Philippa Hitchen spoke with Cardinal Turkson about the Council’s vision for a more regulated and equitable global financial system:Listen:
Cardinal Turkson highlights the imbalance between a rapid globalisation of the world's economic system and the lack of a corrsponding political authority to monitor this global phenomenon....
He says initiatlly there was a bit of concern, since some thought the Council's document was proposing a form of government, but he says "We never used that word. We're talking about authority and that can be regional, or it can be a series of authorities within, for example, the banking sector, the insurance sector, all meant to ensure that the Common Good is not left out..."There is a need to work for profit, the Cardinal insists, but also a big need to work for values. "Values must increasingly be seen as a gain and that's what we're pushing for."
Jointly sponsored by the Pontifical Justice and Peace Council and several institutes supporting a values based economy, the colloquium took as its starting point a recent document from the Council which explores the roots of the global financial crisis.In a key note speech, the president of the Pontifical Council, Cardinal Peter Turkson from Ghana, said the past five years of economic crisis have shown there is an urgent need to restore public trust in the banks and other financial institutions. This can only be done, he said, if their activities are more focused on the common good and if there is some form of effective governance to make sure this goal is achieved.
During a break in the meeting, Philippa Hitchen spoke with Cardinal Turkson about the Council’s vision for a more regulated and equitable global financial system:Listen:
Cardinal Turkson highlights the imbalance between a rapid globalisation of the world's economic system and the lack of a corrsponding political authority to monitor this global phenomenon....
He says initiatlly there was a bit of concern, since some thought the Council's document was proposing a form of government, but he says "We never used that word. We're talking about authority and that can be regional, or it can be a series of authorities within, for example, the banking sector, the insurance sector, all meant to ensure that the Common Good is not left out..."There is a need to work for profit, the Cardinal insists, but also a big need to work for values. "Values must increasingly be seen as a gain and that's what we're pushing for."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bến Hải Sàigòn kỷ niệm 96 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Hà Tiến Đạt
08:57 13/05/2013
Bến Hải, thánh lễ kỷ niệm 96 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra lần thứ nhất tại Fatima, Bồ Đào Nha (1917-2013)
Sài Gòn, Bến Hải: 12g00 thứ hai 13/5/2011, sau khi cộng đoàn cùng lần hạt chuỗi mân côi và đọc kinh truyền tin, mỗi người một nhành hoa dâng lên Mẹ tỏ lòng cảm tạ và tri ân Mẹ trong tháng hoa kính Đức Mẹ và cũng là ngày truyền thống hằng năm giáo xứ Bến Hải đã tổ chức kỷ niệm Đức Mẹ Fatima hiện ra lần: lần thứ nhất và lần cuối vào 12 giờ trưa của ngày 13/5 và 13/10. Hôm nay cũng là năm đầu tiên giáo xứ mừng kỷ niệm 96 năm Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima, và hai ngày này đã đi vào truyền thống của giáo xứ, kỷ niệm sự kiện Đức Mẹ hiện ra vào năm 1917 lần đầu và lần cuối với ba em nhỏ Lucia, Jacinta và Phanxicô tại làng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha.
Xem Hình
Sau phần tiến hoa của cộng đoàn, Thánh lễ trọng thể do cha chánh xứ chủ tế trong âm thanh hòa điệu với bài ca ngợi mời gọi cộng đoàn đưa tâm hồn mọi người sốt sắng cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng Đức Mẹ:
Năm xưa trên cây sồi,
làng Fatima xa xôi,
có Đức Mẹ chúa Trời hiện ra uy nghi sang chói…
Trong bài giảng, cha chủ tế tóm lược lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cùng với 3 mệnh lệnh ngắn gọn của Mẹ: “Hãy cải thiện đời sống - Hãy tôn sùng Mẫu Tâm - Hãy năng lần hạt Mân Côi”. Ngài diễn giải nhiều lý do tại sao mỗi người phải thực hiện sứ điệp Fatima chứ không riêng gì cho Bồ Đào Nha vì: “Loài người hôm nay đang sa lầy trong tội lỗi, bị cuốn hút vào những đam mê xác thịt thế gian, đến nỗi Mẹ không ngăn cản nổi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”. Ngài nhấn mạnh rằng với sứ điệp Fatima, Mẹ Maria muốn nói lên một sự thật: con người đang chìm sâu trong tội lỗi, thế giới đang dần xa Thiên Chúa, chỉ có thể được cứu vãn bằng những phương thế mà Mẹ đã dạy. Cha cũng vinh danh việc đọc kinh Mân côi lần lượt tại các gia đình trong giáo xứ và mời gọi mỗi người hãy cố gắng siêng năng và hy sinh hơn nữa trong việc đến đọc kinh tối và lần hạt Mân côi tại mỗi gia đình
Ngài nhắc lại lời Đức Mẹ phán: "Các con hãy hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho kẻ có tội”. Nếu chúng ta biết dâng những hy sinh hãm mình để đáp lại tình yêu Chúa, để cầu nguyện cho kẻ có tội được ăn năn trở lại thì “Mọi người sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” ( Lc 15,10 ).
Thánh lễ kết thúc quá trưa nhưng mỗi người ra về trong hân hoan và tiếng reo vui “xin vâng” lời Đức Mẹ truyền qua sứ điệp Fatima: “Cầu nguyện - Lần hạt Mân Côi - Sám hối ăn năn”.
Sài Gòn, Bến Hải: 12g00 thứ hai 13/5/2011, sau khi cộng đoàn cùng lần hạt chuỗi mân côi và đọc kinh truyền tin, mỗi người một nhành hoa dâng lên Mẹ tỏ lòng cảm tạ và tri ân Mẹ trong tháng hoa kính Đức Mẹ và cũng là ngày truyền thống hằng năm giáo xứ Bến Hải đã tổ chức kỷ niệm Đức Mẹ Fatima hiện ra lần: lần thứ nhất và lần cuối vào 12 giờ trưa của ngày 13/5 và 13/10. Hôm nay cũng là năm đầu tiên giáo xứ mừng kỷ niệm 96 năm Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima, và hai ngày này đã đi vào truyền thống của giáo xứ, kỷ niệm sự kiện Đức Mẹ hiện ra vào năm 1917 lần đầu và lần cuối với ba em nhỏ Lucia, Jacinta và Phanxicô tại làng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha.
Xem Hình
Sau phần tiến hoa của cộng đoàn, Thánh lễ trọng thể do cha chánh xứ chủ tế trong âm thanh hòa điệu với bài ca ngợi mời gọi cộng đoàn đưa tâm hồn mọi người sốt sắng cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng Đức Mẹ:
Năm xưa trên cây sồi,
làng Fatima xa xôi,
có Đức Mẹ chúa Trời hiện ra uy nghi sang chói…
Trong bài giảng, cha chủ tế tóm lược lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cùng với 3 mệnh lệnh ngắn gọn của Mẹ: “Hãy cải thiện đời sống - Hãy tôn sùng Mẫu Tâm - Hãy năng lần hạt Mân Côi”. Ngài diễn giải nhiều lý do tại sao mỗi người phải thực hiện sứ điệp Fatima chứ không riêng gì cho Bồ Đào Nha vì: “Loài người hôm nay đang sa lầy trong tội lỗi, bị cuốn hút vào những đam mê xác thịt thế gian, đến nỗi Mẹ không ngăn cản nổi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”. Ngài nhấn mạnh rằng với sứ điệp Fatima, Mẹ Maria muốn nói lên một sự thật: con người đang chìm sâu trong tội lỗi, thế giới đang dần xa Thiên Chúa, chỉ có thể được cứu vãn bằng những phương thế mà Mẹ đã dạy. Cha cũng vinh danh việc đọc kinh Mân côi lần lượt tại các gia đình trong giáo xứ và mời gọi mỗi người hãy cố gắng siêng năng và hy sinh hơn nữa trong việc đến đọc kinh tối và lần hạt Mân côi tại mỗi gia đình
Ngài nhắc lại lời Đức Mẹ phán: "Các con hãy hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho kẻ có tội”. Nếu chúng ta biết dâng những hy sinh hãm mình để đáp lại tình yêu Chúa, để cầu nguyện cho kẻ có tội được ăn năn trở lại thì “Mọi người sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” ( Lc 15,10 ).
Thánh lễ kết thúc quá trưa nhưng mỗi người ra về trong hân hoan và tiếng reo vui “xin vâng” lời Đức Mẹ truyền qua sứ điệp Fatima: “Cầu nguyện - Lần hạt Mân Côi - Sám hối ăn năn”.
Âu Châu hành hương Đức Mẹ Banneux ngày Hiền Mẫu
Trầm Hương Thơ
08:42 13/05/2013
Suối Ơn Lành thánh hiến tại Banneux
Dưới áo Mẹ ngày đại hội Âu Châu
Ngày Hiền Mẫu nhiệm mầu tình thương mến.
Lòng nao nức mong ngày này mau đến, ngày họp mặt dưới áo Mẹ từ bi Banneux, vì mỗi lần về đây, được chúc phúc nên đợi chờ, niềm vui đó hôm nay cùng gặp lại.
Tôi dậy sớm cùng gia đình khởi hành lái xe vượt 300 cây số từ Tây Bắc Đức sang Vương Quốc Bỉ nơi điểm hẹn linh địa Banneux, ngày "Hiền Mẫu Đại Hội Hành Hương Âu Châu". Tới đây lúc mới hơn 9 giờ sáng. Đầu tiên là tới dưới chân Mẹ nhúng hai bàn tay vào suối nước xin ăn năn rũ sạch bụi trần, xin Đức Mẹ chúc phúc lành và dâng tất cả những lời nhắn gởi lên cho Mẹ, xin Mẹ ban cho đừng mưa sa bão táp khi đi rước kiệu vì từ nhà chạy xe tới đây là mưa mù mịt như không muốn tạnh, và thấy nơi đây bầu trời hiện tại cũng rất là âm u. Sau đó đảo một vòng chào ban tổ chức và xin phụ giúp làm thợ vịn. Nhìn quanh nơi linh địa thấy có vẻ ít hơn năm trước nhiều vì hôm nay trời xấu.
11giờ30 qúy linh mục chủ sự cuộc rước kiệu Đức Mẹ và xương các thánh tử vì đạo Việt Nam bắt đầu, bỗng đưng tôi thấy hàng hàng lớp lớp người từ đâu xuất hiện mà càng đi lại càng đông đoàn kiệu kéo dài như bất tận. Đoàn con hân hoan hát lên những bản nhạc về Đức Mẹ thân yêu, về các thánh Tử vì đạo xen kẽ giữa những mầu nhiệm mân côi hòa quyện vào nhau thật nhiệm mầu và tươi đẹp vang lừng cả linh địa
Banneux. Sau một giờ đồng hồ rước kiệu tung hô Đức Mẹ và các thánh Tử Vì Đạo Việt Nam điểm đến là đại thánh đường và dâng thánh lễ trõng thể. Một điểm đặc biệt trong suốt buổi rước kiệu và đầu thánh lễ đó là các em thiếu nhi và thiếu niên của đội trắc, và đội dâng hoa. Mọi người cám ơn các em và những người hướng dẫn tập và trang phục cho các em rất nhiều. Đức Mẹ cũng rất vui khi các em dâng hoa, vì tháng năm là tháng hoa Giáo Hội dành kính Đức Mẹ. Hôm nay cũng là ngày hiền mẫu chắc chắn các hiền mẫu cũng vui và hãnh diện vì các em.
Đầu thánh lễ linh mục PX. nguyễn Xuyên đại diện ban tổ chức chào mừng tất cả các tham dự viên đến từ nhiều quốc gia trong Âu Châu, Đặc biệt là 4 nước tham dự đông nhất hôm nay là Anh , Hòa Lan, Bỉ và Đức. Những tràng pháo tay vang lên đón chào tất cả.
Hôm nay có sáu linh mục Việt Nam đồng tế. Cha Hưng trong ban tổ chức đến từ Hòa Lan chủ tế. Sau phần Lời Chúa cha Nguyễn Ngọc Long trong ban tổ chức chia sẻ Lời Chúa đại ý như sau: Con người chúng ta sinh ra ai cũng cần có một tấm áo. Tấm áo che thân, tấm áo rửa tội, tấm áo đẹp làm ấm thân ta. Nhưng chúng cần nhất một tấm áo che chở đời ta đó là tấm áo Mẹ Maria.
Tà áo Mẹ sẽ che chở ta khỏi nguy hiểm hồn xác nếu chúng ta biết tín thác vào Mẹ và biết dâng cho Mẹ tất cả thì chúng ta sẽ được Mẹ che chở và phù trợ chúng ta cho đến giờ lâm tử và cả đời sau nữa.
Những lời nguyện giáo dân dâng lên Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Banneux chắc chắn Chúa sẽ thương và nhận lời cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam thoát khỏi xích siềng của sự dữ, và chắc chắn rằng Giáo Hội và quê hương Việt Nam sẽ ngày một tươi sáng lên.
Thánh lễ hôm nay rất trang nghiêm, sốt sắng và sống động cũng là nhờ sự đóng góp của tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là hai ca đoàn. Ca đoàn tổng hợp hát đã hay mà ca đoàn trẻ còn đặc biệt hơn. Bản nhạc các em hát sau rước lễ đã thu hút sự chú ý của cả thánh đường hơn sáu ngàn người. Tôi thấy hình như tất cả những cặp mắt đều đổ dồn về phía ca đoàn trẻ và sau bản nhạc bỗng dưng vang lên một tràng pháo tay dài để hoan nghênh và cám ơn các em. Chắc chắn Chúa và Đức Mẹ cũng vui lắm!
Sau phép lành kết lễ là giờ ăn trưa và thong dong mua sắm tượng ảnh hay lấy nước Đức Mẹ.
15giờ 30 cuộc ngắm đường Thánh Giá bắt đầu, thấy bầu trời âm u tôi lại nghĩ chắc không đông lắm. Ai ngờ đâu lại qúa đông người tham dự.
Thánh giá đi đầu cùng cha Hưng hướng dẫn đã đến chặng thứ tám mà cuối đoàn còn ở chặng thứ nhất.
Nhìn tấm hình chặng đường thánh gia này chúng ta cũng không quên cám ơn các em trong đội giúp lễ. Các em đã đóng góp phần mình rất xuất sắc. Ngày Hiền Mẫu hôm nay hãnh diện vị sự đóng góp của các em.
Cuối chặng đường Thánh Giá là giờ chầu trong thánh đường lớn do linh mục Nguyễn Xuyên trong ban tổ chức hướng dẫn rất súc tích và đầy tâm tình yêu quê hương, yêu Giáo Hội mẹ Việt Nam trước Thánh Thể. Sau khi nhận phèp lành Thánh Thể trọng đại bế mạc ngày đại hội hành hương ngày hiền mẫu, cha đại diện ban tổ chức cám ơn từng người, từng ban ngành, từng bàn tay đóng góp cho ngày đại hội được tốt đẹp và hẹn năm sau vào ngày hiền mẫu 11.05.2014
tại linh địa Đức Mẹ Banneux này.
Mọi người xắp hàng lên hôn xương thánh tử vì đạo Việt Nam để tỏ lòng tôn kính và tuyên xưng đức tin của mình và chính thức kết thúc ngày đại hội hành hương hôm nay.
Đây là xương 3 vị thánh tử vì đạo Gioan Đạt, Phaolô Khoan và Annê Thành tượng trưng cho hàng trăm ngàn tiền nhân đã hy sinh tử vi đạo tuyên xưng đức tin để truyền đạt đạo ngay cho chúng ta hôm nay.
Tôi ra chào từ giã Đức Mẹ Banneux và cảm tạ Mẹ đã ban cho chúng con một ngày Hiền Mẫu thật ý nghĩa và tốt đẹp hơn con tưởng (khi sáng này nhìn thấy mưa gió) nhiều. Tôi chào bạn bè thân quen để lên đường trở về nhà mà lòng thầm cảm tạ ơn Chúa đã ban cho mỗi người chúng con có những người mẹ thật là dễ thương. Chúc qúy chị em nhân ngày hiền mẫu luôn can đảm là chứng tá cho Đức Mẹ và sống vui vẻ làm gương cho con em chúng ta.
Xin Chúa ban nhiều ơn lành và sức khỏe bình an cho ban tổ chức. Tôi lái xe về đến nhà là 22giờ đêm rồi mà cũng cố gắng viết lại bài này để tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Xin được kết thúc bằng mấy câu thơ.
Tôi mừng vui hồn đầy cả hoan lạc
Tạ ơn Trời phó thác đầy cậy trông
Xuân đã đến xua tan cả mùa đông
Trong xuân ấm cành hồng vui đơm nụ
Trầm Hương Thơ
Tin Giáo Hội Việt Nam 5/5 - 12/5/2013
VietCatholic Network
08:53 13/05/2013
Rước kiệu và dâng hoa kính Mẹ tại Giáo Họ Yên Lưu, GP Vinh
Pv Thuận Nghĩa
10:16 13/05/2013
GP VINH - Hằng năm, khi tháng Hoa về, giáo họ Yên lưu lại tổ chức rước kiệu và dâng hoa kính Mẹ. Năm nay, cuộc rước kiệu và dâng hoa kính Mẹ được tổ chức vào tối ngày 12 tháng 05, trước ngày mừng lễ Đức Mẹ Fatima.
Xem hình ảnh
Các đoàn kèn, đoàn trống, đoàn trắc, các đội dâng hoa… đều được ôn tập một cách chu đáo từ hơn một tuần nay. Mọi người, mọi nhà đều nô nức và ao ước trông mong, chờ đợi ngày trọng đại này để bày tỏ sâu sắc hơn lòng tôn sùng yêu mến Mẹ.
Từ 19g, các đoàn thể, giáo dân và cả lương dân tập trung đông đủ trước tiền sảnh nhà thờ Giáo họ, ước tính khoảng trên 10 ngàn người. Kiệu Mẹ khởi đi từ đó, vòng quanh làng khoảng 2,5km. Hai bên đường những nơi Mẹ đi qua đều được trang hoàng đẹp đẽ, những giàn điện nháy lung linh huyền ảo. Trên đường rước, có 5 bàn thờ được chuẩn bị công phu để dâng kính Mẹ. Tất cả nói lên tấm lòng Yêu Mến Tôn Sùng Đức Mẹ của giáo dân họ đạo nơi đây.
Sau khi kiệu Mẹ đi một vòng xung quanh giáo họ, đoàn rước trở về lại thánh đường. Những tâm tư tình cảm của đoàn con cái được gửi gắm vào những bài ca tiếng hát và nơi những bó hoa tươi thắm muôn màu muôn sắc mà đoàn dâng hoa lần lượt dâng lên bàn thờ Mẹ.
Cha quản xứ tri ân tất cả mọi người tham gia cuộc rước và dâng hoa hôm nay, nhất là những người đã có công chuẩn bị cho cuộc rước và dâng hoa thành công tốt đẹp. Ngài cũng kêu mời mọi người tiếp tục thể hiện lòng yêu mến tôn sùng Mẹ bằng cách thực hiện các mệnh lệnh Mẹ truyền: Cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng Trái Tim Mẹ.
Cuộc rước kiệu và dâng hoa kết thúc, mọi người ra về lòng tràn đầy hân hoan vì tình Mẹ - tình Con đang hòa quyện với nhau. Mọi người tin rằng Mẹ sẽ đi cùng họ vào cuộc sống, để họ tiếp tục sống bác ái, hy sinh quên mình như tâm tình diễn tả qua vần thơ của bút xuân Trần Đình Ngọc:
“Mẹ ơi Mẹ! Giúp chúng con mạnh dạn
Tiến trên đường Bác Ái với Hi sinh
Vì niềm vui - Mẹ dạy: Hãy quên mình
Sống xứng đáng đoàn con yêu của Mẹ!”
Giáo họ Yên Lưu có 2722 giáo dân, thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa, Giáo Phận Vinh, hiện tại do linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính coi sóc.
Xem hình ảnh
Các đoàn kèn, đoàn trống, đoàn trắc, các đội dâng hoa… đều được ôn tập một cách chu đáo từ hơn một tuần nay. Mọi người, mọi nhà đều nô nức và ao ước trông mong, chờ đợi ngày trọng đại này để bày tỏ sâu sắc hơn lòng tôn sùng yêu mến Mẹ.
Từ 19g, các đoàn thể, giáo dân và cả lương dân tập trung đông đủ trước tiền sảnh nhà thờ Giáo họ, ước tính khoảng trên 10 ngàn người. Kiệu Mẹ khởi đi từ đó, vòng quanh làng khoảng 2,5km. Hai bên đường những nơi Mẹ đi qua đều được trang hoàng đẹp đẽ, những giàn điện nháy lung linh huyền ảo. Trên đường rước, có 5 bàn thờ được chuẩn bị công phu để dâng kính Mẹ. Tất cả nói lên tấm lòng Yêu Mến Tôn Sùng Đức Mẹ của giáo dân họ đạo nơi đây.
Sau khi kiệu Mẹ đi một vòng xung quanh giáo họ, đoàn rước trở về lại thánh đường. Những tâm tư tình cảm của đoàn con cái được gửi gắm vào những bài ca tiếng hát và nơi những bó hoa tươi thắm muôn màu muôn sắc mà đoàn dâng hoa lần lượt dâng lên bàn thờ Mẹ.
Cha quản xứ tri ân tất cả mọi người tham gia cuộc rước và dâng hoa hôm nay, nhất là những người đã có công chuẩn bị cho cuộc rước và dâng hoa thành công tốt đẹp. Ngài cũng kêu mời mọi người tiếp tục thể hiện lòng yêu mến tôn sùng Mẹ bằng cách thực hiện các mệnh lệnh Mẹ truyền: Cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng Trái Tim Mẹ.
Cuộc rước kiệu và dâng hoa kết thúc, mọi người ra về lòng tràn đầy hân hoan vì tình Mẹ - tình Con đang hòa quyện với nhau. Mọi người tin rằng Mẹ sẽ đi cùng họ vào cuộc sống, để họ tiếp tục sống bác ái, hy sinh quên mình như tâm tình diễn tả qua vần thơ của bút xuân Trần Đình Ngọc:
“Mẹ ơi Mẹ! Giúp chúng con mạnh dạn
Tiến trên đường Bác Ái với Hi sinh
Vì niềm vui - Mẹ dạy: Hãy quên mình
Sống xứng đáng đoàn con yêu của Mẹ!”
Giáo họ Yên Lưu có 2722 giáo dân, thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa, Giáo Phận Vinh, hiện tại do linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính coi sóc.
Giáo dân nhà thờ Huyện Sĩ hành hương Đức Mẹ Tàpao
Thục Oanh
10:44 13/05/2013
Nơi nào có bóng dáng của Mẹ là con đều đến thăm, như thường lệ hằng năm, sáng nay ngày 11-5 cộng đoàn Đức Mẹ Mễ Du tập trung từ mờ sáng tại sân nhà thờ Huyện Sĩ để hành trình về với Mẹ TaPao.
Xem hình ảnh
Với gần 800 người trong tâm tình sốt mến, ai ai cũng hớn hở mong cho mau đến giờ khởi hành để đến dâng cho Mẹ niềm tin và lời ngỏ của mình với Mẹ. Khi xe rời bánh cũng là lúc từng câu chuyện về ơn lành mà Mẹ đã ban và những dấu lạ mà Mẹ đã cho mình thấy được dịp chia sẻ.
Bác Nguyễn Ngọc Ngà, năm nay tròn 70 là một tân tòng, Bác thoáng buồn vì bản thân mình đến với Chúa muộn quá, nhưng nỗi buồn mau chóng qua đi để lại trên môi nụ cười và những tràng cười sảng khoái ‘’ Từ ngày tôi đến với Chúa tự nhiên tâm hồn trở nên sáng suốt, đầu óc minh mẫn, tôi khỏe một cách lạ thường và trong một ngày tôi đọc khoảng 200 lần kinh Kính Mừng’’.
Chị Trần Kim Nương, nhà ở tận đảo Phú Quốc xa xôi, để đến được với Mẹ chị đã phải lặn lội tàu xe đến nhà thờ Huyện Sĩ để cùng chờ đoàn đi chung mất hết ba ngày. Chị chia sẻ, việc đi nhà thờ và những cuộc hành hương viếng Mẹ là việc không thể thiếu trong cuộc đời chị vì Mẹ đã soi sáng, chỉ dẫn chị nhiều trong những lúc cuộc sống rơi vào gian nan , bế tắc và Mẹ đã tỏa sáng nhiều lần trong chính ngôi nhà chị đang sinh sống.
Tiếp đến không thể nhắc đến chị Huỳnh Kim Phụng, một doanh nhân với bao bề bộn thời gian vì công việc nhưng luôn luôn có mặt, cùng đồng hành chung với cộng đoàn trên mọi nẻo đường và chị cũng là một mạnh thường quân rất hảo tâm, luôn chung tay góp sức một phần nho nhỏ vật chất của mình cho những chuyến đi như thế này hoặc những gx còn khó khăn. Khi được cảm ơn chị Phụng trả lời rất giản dị nhưng đầy ý nghĩa “Những ơn lớn, ơn nhỏ mà Chúa ban cho chị thì chị phải chia sẻ ra bớt, chị đang thực thi lời của Chúa thôi mà’’.
11 giờ trưa.Tiếng cười nói đã bớt phần rôm rả, mọi người đã thấm mệt cũng là lúc đoàn dừng chân nghỉ ngơi tại thánh đường gx Mẹ Fatima. Đoàn con cúi lạy Mẹ Fatima, là suối nguồn mát cho tâm hồn và vào nhà thờ Chầu Mình Thánh Chúa. Mọi người ai cũng tách mình ra khỏi cuộc những mệt nhọc trên một chặng đường dài để cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
Cha chánh xứ Fx. Hồ Xuân Hùng đón đoàn hành hương với bao cảm xúc thân thương ngập tràn và quà cho từng người là món “cây nhà lá vườn’’ mỗi người một hộp cơm, chai nước, củ khoai lang...và Ngài tạm chia tay lo soạn bài giảng chu đáo để nuôi dưỡng giáo dân trên vùng đất khô cằn này bằng Bánh hằng sống của mình vào giờ lễ chiều.
Sau khi được nghỉ ngơi ở Mẹ Fatima, đoàn hành hương tiếp tục cuộc hành trình cùng với những bài hát, lời kinh, tâm tình...rộn rã.
7 giờ tối dưới chân núi Đức Mẹ Tàpao bắt đầu nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu bằng 14 chặng đàng Thánh Giá. Trên kia, Mẹ đang yêu thương nhìn xuống đàn con, đàn con nhìn mẹ với lời chào Mẹ, xin Mẹ giúp cho lời ngỏ của chúng con.
Chủ tế Thánh lễ Đức Mẹ Tàpao hôm nay là Lm. Andre Nguyễn Ngọc Dũng (Dòng Chúa Cứu Thế) cùng đồng tế với Ngài có Lm Đaminh Nguyễn Quốc Dũng (Dòng Thánh Thể) Lm Bênêđictô Phạm Tuấn (gx Hói Dừa) Lm Fx. Hồ Xuân Hùng ( gx Mẹ Fatima)...
Dưới linh đài Đức Mẹ, Cha Andre Nguyễn Ngọc Dũng vào buổi lễ bằng những câu chào hỏi đầy hóm hỉnh làm xua đi những giọt mồ hôi lăn dài sau khi những chặng lên núi. Qua bài giảng hôm nay, Cha nhấn mạnh qua Mẹ Tàpao, chúng ta cùng Mẹ mượn mầu nhiệm Chúa Thăng Thiên để mở ra cho nhân loại một niềm tin, một niềm vui, một niềm hy vọng đang diễn ra giữa lòng nhân loại. Chúa về trời, chấm dứt công trình cứu độ để mở ra cho nhân loại thiên đường vĩnh cửu. Chúa về trời, không phải để chúng ta chăm chăm đứng nhìn theo lên trời mà chúng ta phải trở về với cuộc sống thực tại để thực thi, làm chứng từ sống động của Chúa. Nên chi, mỗi người trong chúng ta cần điều chỉnh cuộc sống mỗi ngày mới có cơ hội về thiên đàng mai sau.
Đêm nay, giữa núi rừng linh thánh, dưới chân Mẹ Tàpao, đoàn con vượt đường xa xin Mẹ hun đúc lại tâm hồn. Có những tâm tư mà tự sức mình không giải quyết được, chúng con dâng tất cả những nỗi niềm ưu tư nhờ Mẹ bằng quyền năng của mình mà dang tay giúp đỡ. Có được tình thương của Mẹ chúng con sẽ vững bước hơn, qua hình ảnh của Mẹ noi gương Chúa sống nhẫn nại, phó thác để những thập giá cuộc đời mà chúng con đang vác luôn luôn nở hoa.
Sau khi lần hạt và đọc kinh Mân Côi là đêm canh thức vượt qua, đoàn con ở lại bên Mẹ trong ánh sáng của niềm vui, những lẵng hoa muôn màu đặt dưới chân Mẹ cũng bừng lên trong ánh sáng thiêng liêng đêm canh thức này.
8 giờ sáng hôm sau đoàn con chào Mẹ ra về. Những gì cần ngỏ với Mẹ đều đã thầm thì xong cả nhưng sao không khí trên đoạn đường trầm buồn đầy quyến luyến...Một khoảng lặng để tất cả mọi người tự hỏi và chắc chắn chỉ có bản thân mình là trả lời được “Lạy Chúa, Lạy Mẹ, con đang ở đâu trong mối tương quan với Người ?”.
Xem hình ảnh
Với gần 800 người trong tâm tình sốt mến, ai ai cũng hớn hở mong cho mau đến giờ khởi hành để đến dâng cho Mẹ niềm tin và lời ngỏ của mình với Mẹ. Khi xe rời bánh cũng là lúc từng câu chuyện về ơn lành mà Mẹ đã ban và những dấu lạ mà Mẹ đã cho mình thấy được dịp chia sẻ.
Bác Nguyễn Ngọc Ngà, năm nay tròn 70 là một tân tòng, Bác thoáng buồn vì bản thân mình đến với Chúa muộn quá, nhưng nỗi buồn mau chóng qua đi để lại trên môi nụ cười và những tràng cười sảng khoái ‘’ Từ ngày tôi đến với Chúa tự nhiên tâm hồn trở nên sáng suốt, đầu óc minh mẫn, tôi khỏe một cách lạ thường và trong một ngày tôi đọc khoảng 200 lần kinh Kính Mừng’’.
Chị Trần Kim Nương, nhà ở tận đảo Phú Quốc xa xôi, để đến được với Mẹ chị đã phải lặn lội tàu xe đến nhà thờ Huyện Sĩ để cùng chờ đoàn đi chung mất hết ba ngày. Chị chia sẻ, việc đi nhà thờ và những cuộc hành hương viếng Mẹ là việc không thể thiếu trong cuộc đời chị vì Mẹ đã soi sáng, chỉ dẫn chị nhiều trong những lúc cuộc sống rơi vào gian nan , bế tắc và Mẹ đã tỏa sáng nhiều lần trong chính ngôi nhà chị đang sinh sống.
Tiếp đến không thể nhắc đến chị Huỳnh Kim Phụng, một doanh nhân với bao bề bộn thời gian vì công việc nhưng luôn luôn có mặt, cùng đồng hành chung với cộng đoàn trên mọi nẻo đường và chị cũng là một mạnh thường quân rất hảo tâm, luôn chung tay góp sức một phần nho nhỏ vật chất của mình cho những chuyến đi như thế này hoặc những gx còn khó khăn. Khi được cảm ơn chị Phụng trả lời rất giản dị nhưng đầy ý nghĩa “Những ơn lớn, ơn nhỏ mà Chúa ban cho chị thì chị phải chia sẻ ra bớt, chị đang thực thi lời của Chúa thôi mà’’.
11 giờ trưa.Tiếng cười nói đã bớt phần rôm rả, mọi người đã thấm mệt cũng là lúc đoàn dừng chân nghỉ ngơi tại thánh đường gx Mẹ Fatima. Đoàn con cúi lạy Mẹ Fatima, là suối nguồn mát cho tâm hồn và vào nhà thờ Chầu Mình Thánh Chúa. Mọi người ai cũng tách mình ra khỏi cuộc những mệt nhọc trên một chặng đường dài để cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
Cha chánh xứ Fx. Hồ Xuân Hùng đón đoàn hành hương với bao cảm xúc thân thương ngập tràn và quà cho từng người là món “cây nhà lá vườn’’ mỗi người một hộp cơm, chai nước, củ khoai lang...và Ngài tạm chia tay lo soạn bài giảng chu đáo để nuôi dưỡng giáo dân trên vùng đất khô cằn này bằng Bánh hằng sống của mình vào giờ lễ chiều.
Sau khi được nghỉ ngơi ở Mẹ Fatima, đoàn hành hương tiếp tục cuộc hành trình cùng với những bài hát, lời kinh, tâm tình...rộn rã.
7 giờ tối dưới chân núi Đức Mẹ Tàpao bắt đầu nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu bằng 14 chặng đàng Thánh Giá. Trên kia, Mẹ đang yêu thương nhìn xuống đàn con, đàn con nhìn mẹ với lời chào Mẹ, xin Mẹ giúp cho lời ngỏ của chúng con.
Chủ tế Thánh lễ Đức Mẹ Tàpao hôm nay là Lm. Andre Nguyễn Ngọc Dũng (Dòng Chúa Cứu Thế) cùng đồng tế với Ngài có Lm Đaminh Nguyễn Quốc Dũng (Dòng Thánh Thể) Lm Bênêđictô Phạm Tuấn (gx Hói Dừa) Lm Fx. Hồ Xuân Hùng ( gx Mẹ Fatima)...
Dưới linh đài Đức Mẹ, Cha Andre Nguyễn Ngọc Dũng vào buổi lễ bằng những câu chào hỏi đầy hóm hỉnh làm xua đi những giọt mồ hôi lăn dài sau khi những chặng lên núi. Qua bài giảng hôm nay, Cha nhấn mạnh qua Mẹ Tàpao, chúng ta cùng Mẹ mượn mầu nhiệm Chúa Thăng Thiên để mở ra cho nhân loại một niềm tin, một niềm vui, một niềm hy vọng đang diễn ra giữa lòng nhân loại. Chúa về trời, chấm dứt công trình cứu độ để mở ra cho nhân loại thiên đường vĩnh cửu. Chúa về trời, không phải để chúng ta chăm chăm đứng nhìn theo lên trời mà chúng ta phải trở về với cuộc sống thực tại để thực thi, làm chứng từ sống động của Chúa. Nên chi, mỗi người trong chúng ta cần điều chỉnh cuộc sống mỗi ngày mới có cơ hội về thiên đàng mai sau.
Đêm nay, giữa núi rừng linh thánh, dưới chân Mẹ Tàpao, đoàn con vượt đường xa xin Mẹ hun đúc lại tâm hồn. Có những tâm tư mà tự sức mình không giải quyết được, chúng con dâng tất cả những nỗi niềm ưu tư nhờ Mẹ bằng quyền năng của mình mà dang tay giúp đỡ. Có được tình thương của Mẹ chúng con sẽ vững bước hơn, qua hình ảnh của Mẹ noi gương Chúa sống nhẫn nại, phó thác để những thập giá cuộc đời mà chúng con đang vác luôn luôn nở hoa.
Sau khi lần hạt và đọc kinh Mân Côi là đêm canh thức vượt qua, đoàn con ở lại bên Mẹ trong ánh sáng của niềm vui, những lẵng hoa muôn màu đặt dưới chân Mẹ cũng bừng lên trong ánh sáng thiêng liêng đêm canh thức này.
8 giờ sáng hôm sau đoàn con chào Mẹ ra về. Những gì cần ngỏ với Mẹ đều đã thầm thì xong cả nhưng sao không khí trên đoạn đường trầm buồn đầy quyến luyến...Một khoảng lặng để tất cả mọi người tự hỏi và chắc chắn chỉ có bản thân mình là trả lời được “Lạy Chúa, Lạy Mẹ, con đang ở đâu trong mối tương quan với Người ?”.
Giới trẻ Gx Bắc Hải mừng Ngày của Mẹ
Giuse Khổng Hữu Nguồn
21:21 13/05/2013
HỐI NAI - Chúa Nhật 12/5/2013 - “Mẹ yêu” đó là chủ đề chính mà Giới Trẻ Giáo Xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Giáo Phận Xuân Lộc tổ chức để nói lên lòng hiếu thảo và tri ân của chúng con đối với công sinh dưỡng của Cha Mẹ.
Xem hình ảnh
Tối Chúa Nhật 12 tháng Năm, tại khuôn viên Thánh Đường giáo xứ Bắc Hải, chương trình văn nghệ và ẩm thực do giới trẻ giáo xứ đảm trách phục vụ quý Mẹ trong tâm tình hiếu kính thật đầm ấm, cảm động, tràn ngập niềm vui.
Trước đó là thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Cha Mẹ, nhất là những người Mẹ khả kính của chúng con còn sống cũng như đã yên nghỉ trong Chúa.
Nhờ có những hạt mưa nhè nhẹ mấy ngày trước nên chiều nay bầu khí trong lành mát mẻ, giúp bạn trẻ đến tham dự thánh lễ rất đông. Trước lễ, các cổng chính phụ của nhà thờ, các bạn trẻ đứng chào đón, tặng hoa hồng tươi thắm quý Mẹ, các bạn nữ với y phục áo dài đủ mọi sắc mầu xinh đẹp, các bạn trai đồng phuc áo sơmi trắng thắt caravat, trông hiền hòa dễ thương, tất cả các bạn niềm nở tươi vui đón chào Quý Mẹ về tham dự thánh lễ.
Bằng chất giọng huế, cha phó Đaminh Đoàn Giang Sơn chia sẻ với cộng đoàn về công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ cũng như bổn phận của người con đối với Cha Mẹ của mình trong gia đình. Lời giảng của Cha phó êm đềm truyền cảm, nhẹ nhàng, sâu lắng nghĩa tình, giúp mọi người thấu hiếu được thế nào là công ơn trời biển của Cha Mẹ, và bổn phận người con sống sao xứng đáng là người có nhân có nghĩa, sống hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.
Các bạn trẻ trong ca đoàn hôm nay hát rất hay, âm vang lời ca thảo hiếu với Cha Mẹ, chất giọng mạnh mẽ, tươi vui, diễn tả bằng cả tâm hồn kính yêu của những người con dành cho Cha Mẹ, nhất là ngày “Mẹ Yêu” của chúng con hôm nay.
Bạn Vang chia sẻ “nhờ có Ngày của Mẹ hôm nay, con mới hiểu được thế nào là công ơn Cha Mẹ”.
Một bạn trai tên Vương chia sẻ “con chẳng biết tặng hoa hồng cho Mẹ bao giờ, nhưng hôm nay con được cầm hoa hồng tươi tặng các Mẹ, con cảm thấy sung sướng và hạnh phục quá!”
Vâng! Mẹ là kỳ quan sừng sững của nhân loại. Mẹ đã cho chúng con một hành trang vững chãi vào đời. Đó là tình yêu thương của Mẹ. Chính Mẹ là người đã cho chúng con một trái tim từ ái. Ánh mắt Mẹ mang đến cho chúng con sự bình an. Bàn tay Mẹ là nơi an trú tâm hồn chúng con…
“Vũ trụ không có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là Trái Tim Người Mẹ”. (Bernard Shaw).
Xin kính chúc sức khỏe và bằng an đến tất cả các Qúy Mẹ. Chúng con xin dâng tặng Quý Mẹ những đóa hoa hồng tươi thắm như biểu tượng của tình yêu, lòng hiếu thảo và tri ân của chúng con đối với công sinh dưỡng của Cha Mẹ.
Xem hình ảnh
Tối Chúa Nhật 12 tháng Năm, tại khuôn viên Thánh Đường giáo xứ Bắc Hải, chương trình văn nghệ và ẩm thực do giới trẻ giáo xứ đảm trách phục vụ quý Mẹ trong tâm tình hiếu kính thật đầm ấm, cảm động, tràn ngập niềm vui.
Trước đó là thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Cha Mẹ, nhất là những người Mẹ khả kính của chúng con còn sống cũng như đã yên nghỉ trong Chúa.
Nhờ có những hạt mưa nhè nhẹ mấy ngày trước nên chiều nay bầu khí trong lành mát mẻ, giúp bạn trẻ đến tham dự thánh lễ rất đông. Trước lễ, các cổng chính phụ của nhà thờ, các bạn trẻ đứng chào đón, tặng hoa hồng tươi thắm quý Mẹ, các bạn nữ với y phục áo dài đủ mọi sắc mầu xinh đẹp, các bạn trai đồng phuc áo sơmi trắng thắt caravat, trông hiền hòa dễ thương, tất cả các bạn niềm nở tươi vui đón chào Quý Mẹ về tham dự thánh lễ.
Bằng chất giọng huế, cha phó Đaminh Đoàn Giang Sơn chia sẻ với cộng đoàn về công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ cũng như bổn phận của người con đối với Cha Mẹ của mình trong gia đình. Lời giảng của Cha phó êm đềm truyền cảm, nhẹ nhàng, sâu lắng nghĩa tình, giúp mọi người thấu hiếu được thế nào là công ơn trời biển của Cha Mẹ, và bổn phận người con sống sao xứng đáng là người có nhân có nghĩa, sống hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.
Các bạn trẻ trong ca đoàn hôm nay hát rất hay, âm vang lời ca thảo hiếu với Cha Mẹ, chất giọng mạnh mẽ, tươi vui, diễn tả bằng cả tâm hồn kính yêu của những người con dành cho Cha Mẹ, nhất là ngày “Mẹ Yêu” của chúng con hôm nay.
Bạn Vang chia sẻ “nhờ có Ngày của Mẹ hôm nay, con mới hiểu được thế nào là công ơn Cha Mẹ”.
Một bạn trai tên Vương chia sẻ “con chẳng biết tặng hoa hồng cho Mẹ bao giờ, nhưng hôm nay con được cầm hoa hồng tươi tặng các Mẹ, con cảm thấy sung sướng và hạnh phục quá!”
Vâng! Mẹ là kỳ quan sừng sững của nhân loại. Mẹ đã cho chúng con một hành trang vững chãi vào đời. Đó là tình yêu thương của Mẹ. Chính Mẹ là người đã cho chúng con một trái tim từ ái. Ánh mắt Mẹ mang đến cho chúng con sự bình an. Bàn tay Mẹ là nơi an trú tâm hồn chúng con…
“Vũ trụ không có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là Trái Tim Người Mẹ”. (Bernard Shaw).
Xin kính chúc sức khỏe và bằng an đến tất cả các Qúy Mẹ. Chúng con xin dâng tặng Quý Mẹ những đóa hoa hồng tươi thắm như biểu tượng của tình yêu, lòng hiếu thảo và tri ân của chúng con đối với công sinh dưỡng của Cha Mẹ.
Văn Hóa
Tháng Năm
Trầm Thiên Thu
08:10 13/05/2013
Mưa về gội tháng Năm
Tươi sắc hoa, màu lá
Nghe cõi lòng rất lạ
Xôn xao những tứ thơ
Chuông giáo đường ngân xa
Thiết tha như kinh nguyện
Sáng lung linh ánh nến
Sưởi ấm ḷng mến tin
Chân thành hướng tâm lên
Đoá VUI, SÁNG dâng Mẹ
Bên đoá THƯƠNG nhiệm lạ
Có đoá MỪNG nở ra
Lòng con tựa đoá hoa
Khi tươi lại khi úa
Tháng Năm về êm ả
Dịu mát lòng nhân sinh
Chiều tháng Năm mông mênh
Tâm hồn chợt lắng đọng
Biển đời còn gợn sóng
Thuyền bồng bềnh lãng du.
THÀNH TÂM
Xin đừng nỡ bỏ mặc con
Giữa bước đường đời muôn ngả
Mắt sầu nhạt nhòa dòng lệ
Bơ vơ ngày tháng cô liêu
Trái tim khát vọng thương yêu
Trọn vẹn cả đời và đạo
Hình như đã hóa khờ khạo
Ngu ngơ những bước lãng du
Xin giúp con sống chan hòa
Kính Chúa, yêu người sớm tối
Dẫu đời con nhiều yếu đuối
Vẫn luôn mong sống thành tâm.
Thiên Thần tên gì?
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:29 13/05/2013
Một ngày trước khi sinh
Cậu bé tự hỏi mình:
“Biết làm gì khi lớn
Để cho đời đẹp xinh?».
Một tâm tình dịu ngọt
Khẽ thẽ thọt bên tai:
“Một thiên thần suốt đời
Được gửi ngay cho bạn”.
“Làm sao biết giọng này?”,
Cậu bé liền hỏi ngay.
“Thiên thần này sẽ dậy
Gìn giữ bạn điều may”,
Tâm tình lời đáp thế.
Vẫn thắc mắc ngất cao
“Tên thiên thần gọi sao?»,
Cậu bé còn vặn hỏi.
«Tên tuổi quan trọng chi
Thôi thế thì bạn gọi»
Tâm tình đáp lời vội,
«Bạn sẽ gọi bằng Mẹ!”.
Ngày của Mẹ 12.05.2013
Cậu bé tự hỏi mình:
“Biết làm gì khi lớn
Để cho đời đẹp xinh?».
Khẽ thẽ thọt bên tai:
“Một thiên thần suốt đời
Được gửi ngay cho bạn”.
“Làm sao biết giọng này?”,
Cậu bé liền hỏi ngay.
“Thiên thần này sẽ dậy
Gìn giữ bạn điều may”,
Tâm tình lời đáp thế.
Vẫn thắc mắc ngất cao
“Tên thiên thần gọi sao?»,
Cậu bé còn vặn hỏi.
«Tên tuổi quan trọng chi
Thôi thế thì bạn gọi»
Tâm tình đáp lời vội,
«Bạn sẽ gọi bằng Mẹ!”.
Ngày của Mẹ 12.05.2013
Sau ngày lễ Mẹ
Tuyết Mai
18:19 13/05/2013
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho toàn thế giới có được ngày “Lễ Mẹ” để dù cuộc đời sống ngày qua ngày của tất cả chúng ta có bôn ba bộn bề thì con cái cùng nghĩ đến người mẹ của mình đã trọn đời sống hy sinh vì yêu thương con cái của mẹ. Vâng, dù là người mẹ ấy, giầu có, trung lưu, hay nghèo khổ. Ngay cả những bà mẹ khuyết tật hay bị điên, cũng lo cho con mình và dành tất cả tình yêu để cố gắng cho con mình được no đủ. Người mẹ thì luôn giỏi nhường nhịn để cho các con của mình, đủ ăn, đủ mặc, nhịn chịu đựng dù cuộc đời có gặp trăm nghìn đắng cay, khổ sở, và cực nhọc nhưng trong trái tim của người mẹ thì con cái luôn là tất cả và là hạnh phúc của đời mẹ.
Phận làm con thì không ai dám vỗ ngực và có thể dùng đồng tiền để có thể trả hiếu cho mẹ mình được, vì con thì không bao giờ yêu mẹ bằng tình mẹ dành cho con cái của mẹ và đây là điều mà không ai có thể chối cãi cho được. Vả ai cũng biết câu “Một mẹ thì lo được cho 10 con, nhưng 10 con thì không nuôi nổi 1 mẹ” và đó là sự thật rất đau lòng. Mẹ đã sống cho con cái thế nào thì suốt thời gian con cái lớn khôn chúng đã dần cảm nhận được tình mẹ là tuyệt vời và là nơi cho các con nguồn bình an và hạnh phúc bởi các con luôn có mẹ gần bên.
Có rất nhiều khi các con có thể đã rất vô tình lỡ buông những lời làm cho mẹ thật đau lòng và buồn tủi, làm cho trái tim mẹ như se thắt và như muốn nghẹt thở, không muốn sống nữa vì những lời nói bạc tình bạc nghĩa ấy!. Nhưng rồi nếu sau đó con cái chúng biết suy nghĩ lại mà xin lỗi cùng tỏ sự ăn năn hối lỗi thì mẹ sẵn sàng tha thứ và vui vẻ hơn. Ấy mẹ là vậy đấy!. Mẹ là bóng che mát của cuộc đời các con như ai đấy từng thấy cảnh gà mẹ bao che cho đàn con của mình như thế nào khi bóng sói dữ xuất hiện. Gà mẹ đã không ngần ngại hay sợ chết mà gà mẹ đã nhanh chóng tỏ lộ sự dũng cảm, dơ móng nhọn để sẵn sàng đối đầu với răng nanh của sói dữ và để con cái mẹ được an toàn tánh mạng rồi sau đó sự thể có ra sao thì ra.
Tình mẹ thì như thế đó! Cảm tạ Thiên Chúa vì thế giới vẫn còn rất rất nhiều những người mẹ tốt lành như thế!. Con cái có thành nhân, thành tài, hay thành công cũng là nhờ công lao dưỡng nuôi và dậy dỗ vì mẹ thì luôn có đó. Sở dĩ chúng ta có nhiều thánh sống là nhờ gương lành của các bà mẹ. Sống làm gương cho các con chúng noi theo, học theo, và bắt chước theo. Vâng, trong suốt cả năm dài thì ngày Lễ Mẹ luôn làm cho những bà mẹ vui nhất vì cảnh mẹ nhỏ đi thăm mẹ lớn, rồi mẹ lớn đi thăm mẹ lớn hơn nữa. Có nhà còn có được đến 4 thế hệ mẹ lận đấy! Quả là hạnh phúc Chúa ban!.
Ngày Lễ Mẹ đã qua nhưng ao ước rằng các con luôn nhớ đến mẹ của mình, hằng ngày chịu khó dành chút thời giờ từ mươi phút cho đến 1 giờ đồng hồ hỏi thăm sức khỏe của mẹ, bởi …. vì ai mà tóc trên đầu của mẹ bây giờ chỉ còn mầu muối, đã còng cả lưng, răng thì chỉ còn 2,3 cái, da dẻ đã quá nhăn nheo với thời gian vì cực khổ và biết bao hy sinh mẹ đã sống vì các con. Nay đi đâu mẹ cũng cần phải có gậy chống, ngồi trên xe lăn, hoặc phải nằm một chỗ và phải nhờ đến các con chăm sóc. “Có con mới hiểu được lòng của cha mẹ” đó là câu nói mà không ai trong dân gian lại không biết và không cảm nhận.
Thật phải khi bậc làm mẹ cũng cảm ơn các con của mẹ nhiều lắm lắm vì các con là quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho các bà mẹ. Cực nhưng vui trong cái vui mà không bà mẹ nào có thể cắt nghĩa hay diễn tả cho đúng với sự hiện diện của các con trong đời sống ngày qua ngày của mẹ, trong mái nhà của gia đình yêu thương. Chứng kiến và thương lắm thay từ lúc từng đứa con lần lượt chào đời, được bú sữa mẹ, được mẹ ôm ấp bồng ẵm, cho đến khi các con tập sống xa mẹ là ngày mà các con được cho đến trường ngày đầu tiên. Rồi thì hạnh phúc thay là được nhìn các con Ra Trường. Ra Trường Tiểu Học, Trung Học, rồi Đại Học.
Hạnh phúc lần lượt đến trong đời của mẹ là được chứng kiến và chung vui trong ngày Lễ Thành Hôn của các con. Ngày vui nhất phải nói là cái ngày mà đi dự Lễ Thành Hôn của đứa con út. Đó cũng là ngày người mẹ cảm thấy khỏe khoắn nhất vì bổn phận và trách nhiệm đã được chu toàn vì các con ai nấy đều có tổ ấm riêng. Cũng đồng thời là lúc mà mẹ cảm thấy nỗi buồn được đong đầy và căn nhà trở nên trống vắng chi lạ vì các con đã lần lượt bỏ mẹ đi hết cả rồi. Nhìn lại thì người mẹ cũng chợt giật mình vì nhận ra rằng Đời Mẹ cũng sắp chấm dứt.
Phận làm con thì không ai dám vỗ ngực và có thể dùng đồng tiền để có thể trả hiếu cho mẹ mình được, vì con thì không bao giờ yêu mẹ bằng tình mẹ dành cho con cái của mẹ và đây là điều mà không ai có thể chối cãi cho được. Vả ai cũng biết câu “Một mẹ thì lo được cho 10 con, nhưng 10 con thì không nuôi nổi 1 mẹ” và đó là sự thật rất đau lòng. Mẹ đã sống cho con cái thế nào thì suốt thời gian con cái lớn khôn chúng đã dần cảm nhận được tình mẹ là tuyệt vời và là nơi cho các con nguồn bình an và hạnh phúc bởi các con luôn có mẹ gần bên.
Có rất nhiều khi các con có thể đã rất vô tình lỡ buông những lời làm cho mẹ thật đau lòng và buồn tủi, làm cho trái tim mẹ như se thắt và như muốn nghẹt thở, không muốn sống nữa vì những lời nói bạc tình bạc nghĩa ấy!. Nhưng rồi nếu sau đó con cái chúng biết suy nghĩ lại mà xin lỗi cùng tỏ sự ăn năn hối lỗi thì mẹ sẵn sàng tha thứ và vui vẻ hơn. Ấy mẹ là vậy đấy!. Mẹ là bóng che mát của cuộc đời các con như ai đấy từng thấy cảnh gà mẹ bao che cho đàn con của mình như thế nào khi bóng sói dữ xuất hiện. Gà mẹ đã không ngần ngại hay sợ chết mà gà mẹ đã nhanh chóng tỏ lộ sự dũng cảm, dơ móng nhọn để sẵn sàng đối đầu với răng nanh của sói dữ và để con cái mẹ được an toàn tánh mạng rồi sau đó sự thể có ra sao thì ra.
Tình mẹ thì như thế đó! Cảm tạ Thiên Chúa vì thế giới vẫn còn rất rất nhiều những người mẹ tốt lành như thế!. Con cái có thành nhân, thành tài, hay thành công cũng là nhờ công lao dưỡng nuôi và dậy dỗ vì mẹ thì luôn có đó. Sở dĩ chúng ta có nhiều thánh sống là nhờ gương lành của các bà mẹ. Sống làm gương cho các con chúng noi theo, học theo, và bắt chước theo. Vâng, trong suốt cả năm dài thì ngày Lễ Mẹ luôn làm cho những bà mẹ vui nhất vì cảnh mẹ nhỏ đi thăm mẹ lớn, rồi mẹ lớn đi thăm mẹ lớn hơn nữa. Có nhà còn có được đến 4 thế hệ mẹ lận đấy! Quả là hạnh phúc Chúa ban!.
Ngày Lễ Mẹ đã qua nhưng ao ước rằng các con luôn nhớ đến mẹ của mình, hằng ngày chịu khó dành chút thời giờ từ mươi phút cho đến 1 giờ đồng hồ hỏi thăm sức khỏe của mẹ, bởi …. vì ai mà tóc trên đầu của mẹ bây giờ chỉ còn mầu muối, đã còng cả lưng, răng thì chỉ còn 2,3 cái, da dẻ đã quá nhăn nheo với thời gian vì cực khổ và biết bao hy sinh mẹ đã sống vì các con. Nay đi đâu mẹ cũng cần phải có gậy chống, ngồi trên xe lăn, hoặc phải nằm một chỗ và phải nhờ đến các con chăm sóc. “Có con mới hiểu được lòng của cha mẹ” đó là câu nói mà không ai trong dân gian lại không biết và không cảm nhận.
Thật phải khi bậc làm mẹ cũng cảm ơn các con của mẹ nhiều lắm lắm vì các con là quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho các bà mẹ. Cực nhưng vui trong cái vui mà không bà mẹ nào có thể cắt nghĩa hay diễn tả cho đúng với sự hiện diện của các con trong đời sống ngày qua ngày của mẹ, trong mái nhà của gia đình yêu thương. Chứng kiến và thương lắm thay từ lúc từng đứa con lần lượt chào đời, được bú sữa mẹ, được mẹ ôm ấp bồng ẵm, cho đến khi các con tập sống xa mẹ là ngày mà các con được cho đến trường ngày đầu tiên. Rồi thì hạnh phúc thay là được nhìn các con Ra Trường. Ra Trường Tiểu Học, Trung Học, rồi Đại Học.
Hạnh phúc lần lượt đến trong đời của mẹ là được chứng kiến và chung vui trong ngày Lễ Thành Hôn của các con. Ngày vui nhất phải nói là cái ngày mà đi dự Lễ Thành Hôn của đứa con út. Đó cũng là ngày người mẹ cảm thấy khỏe khoắn nhất vì bổn phận và trách nhiệm đã được chu toàn vì các con ai nấy đều có tổ ấm riêng. Cũng đồng thời là lúc mà mẹ cảm thấy nỗi buồn được đong đầy và căn nhà trở nên trống vắng chi lạ vì các con đã lần lượt bỏ mẹ đi hết cả rồi. Nhìn lại thì người mẹ cũng chợt giật mình vì nhận ra rằng Đời Mẹ cũng sắp chấm dứt.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhà Nguyện Trên Ngàn
Lê Trị
21:36 13/05/2013
Ảnh của Lê Trị
Ngước nhìn thăm thẳm trời cao
Con thao thức với muôn sao đêm trường
Mơ về hạnh phúc Thiên đường.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)