Ngày 13-05-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tác động của Chúa Thánh Thần trong mỗi tín hữu hôm nay
Lm. Đan Vinh
09:05 13/05/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG

Cv 2,1-11 ; 1 Cr 12,3b-7.12-13 ; Ga 20,19-23

TÁC ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN TRONG MỖI TÍN HỮU HÔM NAY

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Ga 20,19-23

(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.

2. Ý CHÍNH: CHÚA PHỤC SINH TRAO BAN THẦN KHÍ

Chúa Kitô Phục Sinh đã hiện đến mang lại cho các môn đệ sự bình an (c.19) và niềm vui (c.20). Sau đó Người sai các ông đi (c.21a), cũng như chính Người đã được Chúa Cha sai (c.21b). Cuối cùng, để giúp các ông chu toàn sứ vụ, Người đã thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông (c.22). Từ đây các ông được hiệp thông quyền năng gây sự sống của Thánh Thần để tha tội hay cầm giữ tội của người ta tùy theo họ tin hay không tin vào lời rao giảng của các ông (c.23).

3. CHÚ THÍCH:

- C 19-20: +Vào chiều ngày ấy, ngày thứ Nhất trong tuần: Theo sách Sáng thế, ngày thứ Nhất là ngày sau Sa-bát. Đây chính là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Từ đây, các Kitô hữu sẽ luôn họp nhau vào các ngày thứ nhất trong tuần và gọi là Chúa nhật nghĩa là “Ngày của Chúa”. +Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái: Lý do nhà các môn đệ phải cửa đóng then cài, là vì tinh thần các ông đang hoang mang giao động. Các ông sợ người Do thái sẽ đến bắt các ông như họ đã làm đối với Thầy Giêsu. + Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông: Điều này cho thấy thân xác Chúa Phục Sinh không còn bị không gian và thời gian giới hạn như khi Người còn sống. +“Bình an cho anh em!”: Trong bữa Tiệc ly trước khi nộp mình chịu chết, Đức Giêsu đã hứa ban bình an cho môn đệ (x. Ga 14,27), và động viên các ông can đảm đương đầu với những thử thách sắp đến (x. Ga 16,33). Giờ đây sau khi sống lại, Người đã thực hiện lời hứa ấy bằng việc hai lần chúc ban bình an cho các ông (x. Ga 20,19.21). +Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Chúa Giêsu cho môn đệ xem các dấu đinh bị đóng nơi hai bàn tay (x. Ga 19,23) và vết thương bị lưỡi đòng đâm thâu nơi cạnh sườn (x. Ga 19,34). Điều này chứng tỏ thân xác Chúa Phục Sinh cũng chính là thân xác đã từng trải qua cuộc khổ nạn trước đó.

- C 21-23: +Như Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em: Việc hiện ra và sai các môn đệ sau khi sống lại, cho thấy mầu nhiệm Phục Sinh là nền tảng của ơn gọi và sứ vụ loan Tin mừng của Hội thánh. Như Chúa Giêsu đã được Chúa Cha sai xuống trần gian, thì giờ đây, sau khi phục sinh được siêu tôn làm “Chúa” (x. Pl 2,11) và được trao toàn quyền trên trời dưới đất (x. Mt 28,18), Người lại sai các môn đệ ra đi để làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người (x. Mt 28,19), và trở thành chứng nhân của Người (x. Cv 1,8). +Người thở hơi vào các ông +và nói: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần: Xưa khi sáng tạo lòai người, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào hình nhân bằng đất sét, để trở thành một người sống động là ông A-dam (x. St 2,7). Thì nay, Chúa Phục Sinh cũng thổi Thần Khí để biến đổi các môn đệ nên con người mới, đầy ân sủng sự sống của Thánh Thần. Tuy nhiên ngay lúc này các ông chưa đón nhận được ơn Thánh Thần ban, vì còn thiếu đức tin. Vì thế Chúa Phục Sinh đã hiện ra nhiều lần và dùng nhiều cách để tăng cường đức tin cho các ông. Đến ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần được Chúa Phục Sinh ban đã phát huy tác động trên các ông (x. Cv 2,1-4). +Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ: Đức Giêsu đã được Gioan Tẩy giả giới thiệu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Sứ vụ của Người là tẩy xóa tội lỗi loài người bằng việc tha thứ cho những tội nhân thực lòng sám hối và đã đặt trọn niềm tin nơi Người (x. Lc 23,40-43). Giờ đây các môn đệ cũng được Người trao quyền tha tội với quyền năng Thánh Thần.

4.CÂU HỎI:

1) Sau khi sống lại, tại sao Chúa Giêsu lại cho môn đệ xem tay và cạnh sườn ? 2) Người đã sai các ông đi rao giảng Tin mừng khi nào ? 3) Đức Giêsu đã làm gì để ban Thánh Thần cho các ông ? 4) Các ông chỉ thực sự được ơn Thánh Thần tác động lúc nào ? Tại sao ? 5) Chúa Phục Sinh đã ban quyền tha tội cầm buộc cho các ông qua câu nói nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).

2. CÂU CHUYỆN:

1) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG TRONG CUỘC ĐỜI MẸ TÊRÊSA CANQUÝTTA.

Trên một toa tàu chợ phát xuất từ thành phố Can-quýt-ta Ấn Độ, giữa đám hành khách nghèo khổ đang ngồi la liệt trên sàn tàu, có một phụ nữ tay cầm tràng hạt, mắt nhắm lại và miệng đang lẩm bẩm đọc kinh. Người phụ nữ đó không ai khác hơn là bà Têrêsa. Về sau người đời đã gọi bà bằng một cái tên thân thương: “Mẹ Têrêsa thành Can-quýt-ta”. Bà là người đã sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, với sứ mệnh chuyên lo tìm kiếm những bệnh nhân nghèo khổ đang bị bỏ rơi và bị hấp hối trên các hè phố tại thành phố Can-quýt-ta. Họ thuộc giai cấp cùng đinh trong xã hội nước Ấn. Sứ vụ của chị em nữ tu này là mang những người đó về tu viện chăm sóc và giúp họ chết trong bình an. Về sau mẹ Têrêsa đã kể lại ơn gọi ấy như sau: “Khi nhìn thấy đám người nghèo khổ kia đang nằm ngồi ngổn ngang trên sàn tàu, đột nhiên có một sức mạnh đã đổ ập xuống trên tôi, làm cho tôi tự nhiên cảm thấy họ chính là những Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi. Tôi sẽ phải làm gì để giúp đỡ họ đây?”. Sau đó bà đã quyết định lập một dòng nữ với sứ vụ chuyên lo phục vụ những người nghèo khổ này. Rồi bà bắt tay vào công việc đầu tiên là đi tìm mướn nhà để có nơi phục vụ họ, đang khi trong túi chỉ còn đúng ba đồng bạc Ấn! Nhưng nhờ ơn Chúa giúp mà ngày nay dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa Canquýtta đã lan đi khắp thế giới. Quả thực, Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và họat động nơi mọi thành phần dân Chúa trong Hội thánh.

2) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG TRONG MỘT CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ:

Tại một giáo xứ ở miền Sicilia, thuộc miền Nam nước Ý, có một tập tục khá ngộ nghĩnh và lý thú. Mỗi năm vào dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sau bài Tin Mừng, cha xứ ra lệnh thả ra trong nhà thờ một con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Khi con chim câu nầy đậu xuống trên vai hay đầu ai thì người ấy không được tránh né hoặc đuổi đi, vì đó là dấu chỉ được Chúa Thánh Thần tác động và phải quyết tâm thực hiện một công tác cụ thể, to hoặc nhỏ tùy theo khả năng, để chứng tỏ đã làm theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.

Lịch sử giáo xứ ấy có ghi lại một số sự kiện điển hình như sau:

- Một lần chim câu đã đậu xuống trên vai ông hiệu trưởng. Kết quả là ông đã quyết tâm thực hiện được một cuốn sách giáo khoa rất có giá trị dành cho học sinh.

- Lần khác, chim câu đáp xuống trên đầu một vị công tước trong vùng, khiến ông mở lòng xây dựng một hệ thống dẫn nước phục vụ công cộng gọi là “hệ thống dẫn nước Chúa Thánh Thần”.

- Có một linh mục trẻ được sai đến làm chính xứ thay thế cha xứ già về hưu. Dù không tán thành nhưng cũng chưa dứt khoát bỏ tập tục đã thành truyền thống kia. Vào dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đầu tiên của ngài ở xứ mới, vị linh mục trẻ vẫn cho giữ thông lệ thả chim câu, nhưng ra lệnh mở hết tất cả các cửa chính và cửa sổ với hy vọng là chú chim câu sẽ bay ra ngoài để tung cánh vào bầu trời cao rộng. Trớ trêu thay, sau khi bay lượn vài vòng từ đầu này đến đầu kia của nhà thờ, chim câu đã đáp xuống vai phải của cha xứ mới trong tiếng vỗ tay vang dội của giáo dân. Phải hứa làm gì cụ thể bây giờ đây? Sau khi suy nghĩ, cha xứ mới đã tuyên bố sẽ đầu tư mọi khả năng và thời giờ của mình để phục vụ giáo xứ. Và sau đó ngài đã giữ đúng lời đã hứa.

3. THẢO LUẬN:

1) Phân biệt Thánh Thần và thiên thần giống và khác nhau thế nào ? 2) Ngày nay các tín hữu nhận được ơn Thánh Thần khi nào ? 3) Mỗi tín hữu chúng ta phải làm gì để được Thánh Thần tác động noi gương các Tông đồ trong lễ Ngũ Tuần ?

4. SUY NIỆM:

1) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC GIÊSU ?:

Về việc đầu thai của Đức Giêsu, Hội thánh đã tuyên xưng đức tin như sau: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh” (x. Lc 1,35). Nghĩa là chính nhờ quyền năng Thánh Thần, Đức Maria đã thụ thai Hài Nhi Giêsu mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn. Rồi khi Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Người đã đến xin Gioan làm phép rửa bằng nước tại sông Giođan. Vừa chịu phép Rửa xong, Thánh Thần như chim bồ câu từ trời ngự xuống và lưu lại trên Người (x. Mt 3,16b). Sau đó, Thánh Thần đã hướng dẫn Người vào sa mạc ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày và chịu ma quỉ thử thách cám dỗ. Chính nhờ sức mạnh của Thánh Thần mà Đức Giêsu đã chiến thắng ba cơn cám dỗ của ma quỷ (x. Mt 4,1-10). Rồi trong quyền năng của Thánh Thần, Người đi rao giảng Tin mừng Nước Trời bắt đầu từ Galilê (x. Lc 4,14-15). Cũng nhờ Thánh Thần mà Người đã xua trừ ma quỷ (x. Mt 12,28) và chữa lành các bệnh họan tật nguyền trong dân (x. Mt 4,23). Khi được Thánh Thần tác động, Ngừơi đã hớn hở vui mừng thốt lên lời ngợi khen Chúa Cha (x. Lc 10,21). Rồi sau khi phục sinh và được đầy Thánh Thần, Người đã hiện ra chúc bình an (x. Ga 20,19), rồi sai các ông đi rao giảng Tin mừng (x. Ga 20,21), tiếp tục sứ vụ của Ngừơi (x. Mt 28,19-20). Người thổi hơi ban Thánh Thần để giúp các ông chu toàn sứ vụ ấy (x. Ga 20,22). Cuối cùng, Người còn ban cho các ông quyền tha tội hay cầm buộc tội người ta nữa (x. Ga 20,23).

2) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO TRONG HỘI THÁNH ? :

Thời Hội thánh sơ khai, Thánh Thần đã tác động biến đổi các Tông đồ (x. 1 Cr 12,4-11): Từ tình trạng nhút nhát sợ hãi trở nên can đảm công khai làm chứng cho Chúa Giêsu trước mặt đám đông (x. Cv 2,14-36); Từ tình trạng kém hiểu biết Lời Chúa, trở nên khôn ngoan, hiểu thấu mọi điều Chúa đã dạy trước đó (x. Ga 16,12-13); Từ tình trạng buồn chán thất vọng muốn thối lui, trở nên nhiệt thành yêu mến Chúa, tràn đầy niềm vui và hy vọng (x. Lc 24,32-35). Nhờ Thánh Thần mà các Tông đồ đã thâu nạp được nhiều người có lòng sám hối đến xin chịu phép Rửa nhân danh Đức Giêsu (x. Cv 2,41). Cũng nhờ ơn Thánh Thần mà cộng đoàn tín hữu đầu tiên luôn sống hiệp thông, siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Nhờ đó số tín hữu gia nhập Hội thánh ngày một gia tăng (x. Cv 2,42-47).

Ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục giúp Hội thánh chu toàn sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu. Đặc biệt Thánh thần soi sáng cho các vị chủ chăn để có khả năng chu toàn ba sứ vụ do Đức Giêsu trao: Một là sứ vụ Ngôn sứ để công bố Tin mừng Nước Trời. Hai là sứ vụ Tư tế để thánh hóa các tín hữu bằng các phép bí tích do Chúa Giêsu thiết lập. Ba là sứ vụ Vương đế để chăn dắt và phục vụ đòan chiên Hội thánh. Do đó, khi Đức Giáo hòang triệu tập Công Đồng mà công bố điều gì về đức tin và luân lý thì sẽ được ơn bất khả ngộ không thể sai lầm, vì ngài luôn được Thánh Thần soi sáng, như Công đồng Giêrusalem vào năm 49 đã ra quyết nghị với câu mở đầu khẳng định như sau: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” (Cv 15,28).

3) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO NƠI CÁC TÍN HỮU HÔM NAY ? :

Khi lãnh nhận phép Rửa Tội, và nhất là khi chịu phép Thêm Sức, Chúa Thánh Thần sẽ tác động nơi các tín hữu như sau.

+ Thánh Thần ban 7 ơn để soi sáng, hướng dẫn và giúp các tín hữu nên tốt lành thánh thiện giống như Chúa Giêsu. Thánh Phaolô đã kể ra bảy ơn Thánh Thần ban như sau : khôn ngoan, hiểu biết, thông minh, biết lo liệu, sức mạnh, đạo đức và kính sợ Thiên Chúa (x. 1 Cr 12,8-11).

+ Thánh Thần sẽ ban sự sống của Thiên Chúa, biến các tín hữu nên trưởng thành về đức tin, thể hiện qua việc kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và can đảm làm chứng cho Người (x Ga 6,63). Thực vậy, nhờ ơn Thánh Thần, các tín hữu chúng ta sẽ có thể hiểu biết đầy đủ về đức tin và thực hành theo lời Chúa Giêsu day, như Người đã hứa với các môn đệ: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,25).

+ Thánh Thần sẽ cho các tín hữu chúng ta tham phần vào ba sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu là ngôn sứ, tư tế và vương đế để rao giảng Tin Mừng, thánh hóa và phục vụ dân Chúa. Chúng ta sẽ được tham phần vào sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô bằng lời nói việc làm và bằng lối sống bác ái quên mình, quảng đại chia sẻ cụ thể và khiêm nhường phục vụ tha nhân vô vụ lợi… nhờ những việc lành đó, anh em lương dân sẽ dễ dàng nhận biết, tin thờ Thiên Chúa như lời Đức Giêsu đã dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

4) CẦN PHẢI CỘNG TÁC VỚI ƠN THÁNH THẦN:

Sở dĩ nhiều tín hữu tuy đã chịu phép rửa tội và thêm sức, nhưng vẫn sống theo tính xác thịt là do họ mới chỉ chịu phép rửa bằng nước mà chưa được ơn tái sinh bời Thánh Thần. Điều chúng ta cần phải làm là tránh xúc phạn đến Thánh Thần và biết mở lòng để Ngài tác động thánh hóa:

+ Tránh tội xúc phạm đến Thánh Thần: Cần tránh thói kiêu ngạo cứng lòng tin như các kinh sư Do thái xưa (x Mc 3,30). Đó cũng là tội của ma quỷ muốn chống lại ơn cứu độ của Thiên Chúa như lời Đức Giêsu đã quở trách dân Do thái như sau: "Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành" (Mt 13,14-15; Is 6,9-10). Do cố tình từ chối ơn cứu độ của Thiên Chúa ban qua Chúa Giêsu, nên họ đã xúc phạm đến Thánh Thần và sẽ không bao giờ được tha (x Mc 3,29).

+ Các hành động thuộc về xác thịt đối nghịch Thánh Thần và hoa trái của Thần Khí: Ngày nay khi chịu phép rửa tội, các tín hữu đã nhận được sự sống của Chúa Giêsu. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn bị tội lỗi ngăn cản chúng ta đón nhận ơn Thánh Thần do các dục vọng, đam mê xác thịt, tham vọng cá nhân, tinh thần thế tục… Chúng giống như những con vi trùng len lỏi vào linh hồn làm mất dần sự sống thần linh trong chúng ta. Khi ấy, linh hồn chúng ta trở nên suy nhược, không còn sức chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ, không còn tha thiết làm các việc tốt lành. Thánh Phaolô đã liệt kê 14 hành động xấu làm băng hoại con người chúng ta như sau: "Dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ say sưa" (Gl 5,19-21). Mỗi người chúng ta cần phải xin ơn Thánh Thần, giúp chúng ta loại bỏ lối sống tội lỗi theo xác thịt, lối suy nghĩ ích kỷ tự mãn thuộc về thế gian, để có thể sống hy sinh quên mình, nhiệt thành dấn thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Thánh Phaolô đã gọi những điều này là “hoa trái của Thần Khí” và được liệt kê như sau: "Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ" (Gl 5,22-23).

+ Mở lòng đón nhận ơn Thánh Thần: không ai có thể nắm bắt được Thần Khí, cũng không ai có thể mua chuộc được Thánh Thần. Tin Mừng Gioan viết “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu tới và thổi đi đâu” (Ga 3,8). Muốn nhận được ơn Thánh Thần, mỗi tín hữu chúng ta cần noi gương các Tông đồ khi xưa: tĩnh tâm cầu nguyện kết hiệp với Đức Maria như sau: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14). Mỗi ngày hãy năng cầu xin Thánh Thần mau ngự đến thánh hóa chúng ta như sau: “Lạy Chúa Thánh Thần. Xin hãy ngự đến canh tân lòng trí chúng con”.

+ Xin được ơn đổi mới trong Chúa Thánh Thần: Từ khi đón nhận được Chúa Thánh Thần trong lễ Ngũ Tuần, các tông đồ đã được ơn đổi mới: Trước đó các ông còn nhút nhát sợ hãi, thì nay đã nên mạnh dạn hăng hái. Trước kia các ông ít học, u mê vì không hiểu rõ Lời Chúa dạy, thì nay các ông đã được hiểu rõ ý nghĩa của Lời Chúa và nhiệt tình loan báo Tin Mừng cho tha nhân thuộc mọi thành phần, dân tộc với ngôn ngữ khác biệt… đang tề tựu tại Thủ đô Giêrusalem. Trước kia lòng các ông còn chứa đầy thói ích kỷ tự ái cao, “tham lam, sân giận, mê si”, hay tranh giành địa vị cao thấp… thì nay các ông chỉ nghĩ đến việc rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, sẵn sàng hy sinh cả mạng sống để làm chứng cho Chúa “tại Giêrusalem, trong toàn cõi Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất”. Chính nhờ ơn Thánh Thần mà các ông đã được đổi mới để chỉ sống vì Chúa và cho Chúa mà thôi. Mỗi người chúng ta cũng hãy xin Chúa Thánh Thần đến canh tân lòng trí chúng ta, để giúp chúng ta nên chứng nhân của Người, chu toàn được sứ vụ mà Người đã trao cho Hội thánh trước khi lên trời: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20).

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊSU. Nhiều khi chúng con cảm thấy Thánh Thần xa lạ, đang khi Ngài thật là Bạn, là Thầy của chúng con. Ngài luôn ở bên và ở trong chúng con. Ngài cần cho đức tin của chúng con, giống như hơi thở cần cho sự sống. Chúng con chỉ có thể gọi Thiên Chúa: “Áp-ba! Ba ơi!” nhờ Thánh Thần, Đấng làm cho chúng con trở nên nghĩa tử (x. Rm 8,15). Chúng con chỉ có thể gọi Đức Giêsu là “Chúa” khi chúng con ở trong Thánh Thần (x. 1 Cr 12,3). Chính nhờ có Thánh Thần hướng dẫn, chúng con mới dám cầu nguyện và mới cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa. Cũng chính nhờ Thánh Thần mà Hội thánh không ngừng canh tân đổi mới.

- LẠY CHÚA GIÊSU PHỤC SINH. Xin ban Thánh Thần như cơn gió mạnh, thổi đi mọi nỗi lo âu sợ hãi cùng những rụt rè khép kín trong tâm hồn chúng con. Xin thắp sáng ngọn lửa tin yêu của Thánh Thần trong lòng chúng con, để chúng con có thể chu toàn sứ vụ được sai đi, với một trái tim bừng cháy lửa mến yêu. Xin ban cho chúng con sự sống của Thánh Thần để chúng con luôn mến Chúa và yêu tha nhân. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở thành khí cụ bình an của Chúa và tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin mừng cứu độ của Hội Thánh.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA. - Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH- HHTM
 
Biểu lộ
Lm Vũđình Tường
21:09 13/05/2016
Thiên Chúa mặc khải cho nhân loại nhận biết Ngài là Thiên Chúa hằng sống. Thiên Chúa biểu lộ thân mình qua Đức Kitô giúp chúng ta nhận biết chân diện thực của Thiên Chúa. Đức Kitô không phải chỉ cho nhân loại biết Chúa Cha mà còn là Đường là sự Thật và là sự Sống dẫn chúng ta đến cùng Chúa. Trong phần Kinh Thống Hối đầu thánh lễ chúng ta xưng tụng và ca ngợi vì Chúa nhân từ, giầu lòng xót thương.

Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan và ghi dấu ấn đó trong tâm hồn chúng ta.

Đức Kitô chỉ dẫn cho chúng ta con đường đến với Chúa Cha.

Chúa ban Thần Khí sự thật cho dân Chúa.

Từ những ca ngợi trên chúng ta biết Thánh Thần Chúa hướng dẫn chúng ta từng bước trên đường tin theo Đức Kitô. Thánh Thần Chúa cũng mặc khải giúp chúng ta nhận biết Thiên Chúa. Mặc khải riêng cho từng cá nhân và mặc khải chung cho cộng đoàn khi họ tụ tập nhân Danh Chúa để cầu xin. Mặc khải riêng cho từng cá nhân lại được chia thành mặc khải tổng quát và mặc khải đặc thù, kêu gọi chính danh. Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Chúa vì thế trong mỗi chúng ta đều có phẩm chất tuyệt hảo trong tâm mình. Phẩm chất tuyệt hảo đó giúp chúng ta chọn lựa yêu thương và điều tốt lành thay vì thù hận và sự dữ; chọn biết thứ tha và xót thương thay vì thù hận và ruồng rẫy. Khi chọn những điều tuyệt hảo, lành thánh chúng ta đáp trả tiếng réo gọi của con tim yêu mến. Chọn sống xa đoạ, thù hận, sự dữ là chiều theo đòi hỏi của xác thịt, nhục dục ích kỉ cá nhân. Mặc khải cá nhân giúp chúng ta nhận biết Thiên Chúa dựng nên ta và ban ơn tha thứ, cứu độ khi chúng ta lầm lỡ sa ngã trong khi làm chứng nhân cho Đức Kitô nơi trần thế. Mặc khải đặc thù là tiếng gọi đáp trả làm chứng nhân trong những hoàn cảnh đặc biệt. Đức trinh nữ Maria và thánh Giuse được mời gọi làm cha mẹ Đức Kitô nơi trần thế. Thánh Gioan Tẩy Giả được mời gọi đi trước mở đường cho Đấng Cứu Thế. Đức Kitô mời gọi 12 tông đồ làm môn đệ. Thánh Phêrô gọi làm đá tảng cho Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Thánh Phaolô được mời gọi làm tông đồ cho dân ngoại, trong đó có chúng ta.

Mặc khải đầu tiên mang tính cộng đoàn, cộng đồng khi các tông đồ họp lại cầu nguyện chọn Matthias thay thế ghế trống tông đồ. Mặc khải cộng đoàn phổ quát nhất là khi cộng đoàn họp lại cùng nhau cầu nguyện xin ơn soi sáng cho biết việc phải làm. Cộng đoàn ở đây có thể là một nhóm nhỏ vài ba người vì chính Đức Kitô xác định, nơi đâu có hai ba người họp lại Nhân Danh Đức Kitô cầu nguyện thì Thánh Thần Chúa sẽ ở giữa họ. Mặc khải cộng đoàn là tìm kiếm điều thiện hảo từ Thánh Thần Chúa liên quan đến đời sống tâm linh chung cho cộng đoàn và mỗi thành viên đều được hưởng nhờ ơn thánh đó.

Thánh Thần Chúa ban cho chúng ta và giúp chúng ta tái sinh trong Chúa qua nguồn nước thanh tẩy để chúng ta trở thành con cái Chúa. Cá nhân luôn nhận được mặc khải khi cá nhân siêng năng tìm kiếm nguồn ơn Thánh Thần bởi Thánh Thần Chúa hướng dẫn, soi sáng giúp Kitô hữu nhận biết, hiểu thêm về giáo huấn của Đức Kitô. Những ai chân thành đón nhận lời Chúa sẽ được tiếp tục linh ứng để sống gần Chúa và tích cực việc tông đồ hơn. Tâm hồn từ chối lắng nghe tiếng nói sâu thẳm trong tâm hồn sẽ luôn phải chiến đấu với tiếng nói nội tâm, kêu gọi thống hối trở về, vì thế những tâm hồn đó không được hưởng bình an thực sự Đức Kitô Phục Sinh hứa ban cho những tâm hồn thống hối, ăn năn.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Loạn Tôn Giáo: Chiếm đất Nhà thờ để xây Chùa
Thanh Quảng sdb
06:28 13/05/2016
Loạn Tôn Giáo: Chiếm đất Nhà thờ để xây Chùa
Thanh Quảng sdb

Theo tin của Thông tấn xã Fides loan đi từ Thủ đô Yangon, nước Myanmar hôm thứ Sáu ngày 13/5 thì nhà sư Myaing Kyee Ngu Sayadaw đã khích động những người theo ông đi phá các nhà thờ và thay thế bằng các chùa đền Phật giáo. Theo thông tin được gửi đến cho Thông tấn xã Fides, thì một Thiền sư Phật giáo 73 tuổi đã hô hào kéo theo hàng chục người đàn ông vào khuôn viên của nhà thờ Anh giáo tên là Nhà thờ Thánh Máccô ở Hlaingbwe, thuộc tiểu bang Kayin, nằm ở trung tâm miền nam nước Myanmar. Những người này chở theo gạch và xi măng, và bắt đầu xây một ngôi chùa ngay trước nhà thờ thánh Máccô và việc xây dựng này được tiếp diễn trong nhiều ngày sau đó.
Đức Giám Mục Anh Giáo, người đứng đầu Giáo phận là Đức Cha Saw Stylo, đã không trực tiếp trả lời báo chí, nhưng Ngài gửi văn thư tới cho các cơ quan chính phủ để nói lên lập trường rằng "Chúng tôi không muốn gây hận thù và chia rẽ giữa các cộng đồng tôn giáo, chúng tôi mong muốn sống trong hòa bình, hòa hợp". Trong một bản báo cáo về vụ việc , bà Aung Ko Thura, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo của Chính phủ mới của Myanmar đã xin lỗi các Kitô hữu ở tiểu bang Kayin, bà hứa sẽ thảo luận và chấp hành điều động một chương trình nhằm đưa ra một giải pháp hòa bình và hòa giải cho mọi người.
 
Lịch Sinh hoạt của Đức Thánh Cha trong tháng Sáu tới tháng Chín
Thanh Quảng sdb
17:44 13/05/2016
Lịch Sinh hoạt của Đức Thánh Cha trong tháng Sáu tới tháng Chín
Thanh Quảng sdb

Tin Vatican cho hay hai nghi thức Phong thánh trong đó có Mẹ Teresa thành Calcutta và hai lần thăm viếng hải ngoại là các sự kiện nổi bật nhất của ĐTC.

Văn phòng Phụng tự của Tòa thánh hôm 13/5/2016 đã loan tải:
- Vào ngày 5/6, Đức Thánh Cha sẽ tuyên thánh cho linh mục người Ba Lan là cha Stanislaus Chúa Giêsu-Maria và nữ tu người Thụy Điển Sơ Maria Elizabeth Hesselblad;
- Và ngày 4/9, Ngài sẽ phong thánh cho Mẹ Teresa.
Cả hai buổi lễ đều được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Roma.
Ngoài ra Đức Thánh Cha còn có hai chuyến thăm viếng hải ngoại đó là thăm Armenia, ngày 24-26/6 và Ba Lan những ngày 27-31/7, để chủ sự Ngày Đại Hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 31 ở Krakow.
Trong tháng 6, ĐTC còn cử hành hai đại lễ cho Năm thánh Ngoại thường của Lòng Chúa Thương Xót đó là lễ cho các linh mục vào ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu mùng 3/6, và lễ cho những bệnh nhân và khuyết tật vào ngày 12/6.
Ngày 29/6, lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, ĐTC sẽ trao giây pallium cho các tân Tổng giám mục của các Giáo phận lớn. Vào ngày phong thánh cho Mẹ Teresa ngày 4/9, Đức Thánh Cha cũng cử hành lễ Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót Chúa cho những người lao động và tình nguyện viên của lòng Chúa thương xót.
 
Cha Lombardi làm sáng tỏ bài phát biểu của Đức Thánh Cha về Nữ Phó tế
Thanh Quảng sdb
18:31 13/05/2016
Cha Lombardi làm sáng tỏ bài phát biểu của Đức Thánh Cha về Nữ Phó tế
Thanh Quảng sdb

Đài Phát thanh Vatican ngày 13/5/2016 loan đi những lời giải thích của cha Lombardi, Giám đốc văn phòng báo của Tòa Thánh, rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không nói trong bài phát biểu của mình trước các sơ Tổng quyền của các Dòng và Tu hội nữ rằng Ngài có dự định sẽ khởi sự việc truyền chức phó tế cho nữ giới và cự tuyệt là truyền chức linh mục cho nữ giới. Những lời giải nghĩa của Cha Lombardi theo sau những quảng diễn rộng rãi cho rằng Đức Thánh Cha muốn thành lập một Ủy ban để nghiên cứu về vấn đề Nữ Phó tế, khi Ngài trả lời một trong những câu hỏi trong cuộc triều yết ngày thứ năm 12/5 vừa qua cho khoảng 900 người đứng đầu các dòng tu nữ và Hội Dồng Quốc tế của các Bề Trên Tổng Quyền.

Buổi triều yết kéo dài hơn một tiếng rưỡi đồng hồ về sứ mệnh và mục vụ của nữ giới trong đời sống tôn giáo, Đức Thánh Cha trả lời một số câu hỏi tế nhị, trong đó có điểm được hỏi những gì ngăn cản Giáo Hội từ bao năm qua trước việc có nữ phó tế vĩnh viễn, giống như trong thời gian sơ khai của Giáo Hội! Trong câu trả lời của mình, Đức Thánh Cha nói sự hiểu biết về vai trò nữ phó tế trong Giáo Hội vẫn chưa rõ ràng và nhất thống, nên thật hữu ích để thiết lập một Ủy ban để nghiên cứu về vấn đề này.

Cha Lombardi mô tả cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và các nữ tu là một "cuộc trao đổi rất tốt đẹp và khích lệ" về vai trò phụ nữ, đặc biệt đời của các sơ tận hiến trong Giáo Hội, trong đó họ đóng những vai trò và các vị trí quan trọng trong các lãnh vực không thuộc về chức thánh.

Đề cập đến việc cứu xét thiết lập một Ủy ban để nghiên cứu về vấn đề Nữ Phó tế của Đức Thánh Cha, Cha Lombardi cho biết đây là một vấn đề đã và đang được thảo luận trong Giáo Hội hầu có thêm nhiều phụ nữ tham dự vào nhiều trách vụ trong cộng đoàn Kitô giáo.

Cha Lombardi nói "chúng ta cần phải trung thực" khi nhìn vào những nhận xét của ĐTC về việc sẵn sàng để thiết lập một Ủy ban nghiên cứu vấn đề này cho được sáng tỏ hơn.

Đức Thánh Cha không nói Ngài dự định sẽ giới thiệu việc phong chức phó tế cho nữ giới và nhất là việc truyền chức linh mục cho nữ giới! Trong thực tế, Đức Thánh Cha nói rõ ràng trong bài giảng của Ngài trong Thánh lễ là Ngài không có ý định gì trong việc này cả.

Cha Lombardi cho biết thật là sai lầm khi quảng diễn nhiều điều một cách rộng rãi qua những chia sẻ của ĐTC trong buổi triều yết này với các Bề trên tổng quyền của các Dòng và Tu hội nữ giới này.
 
Top Stories
Combien de catholiques en Chine ? Environ 1 % et des vocations en déclin
Eglises d'Asie
09:54 13/05/2016
Le suivi statistique de l’Eglise catholique en Chine n’est pas aisé. L’Eglise y est divisée en communautés « officielles » et « clandestines », le régime communiste a une conception plus politique que scientifique des statistiques qu’il produit et l’absence de réelle liberté religieuse dans ce pays empêche de mener
des études indépendantes et rigoureuses sur le sujet. Malgré tout, des données existent et les plus récentes indiquent une certaine difficulté pour les catholiques à se maintenir autour de 1 % de la population du pays ainsi qu’un déclin notable des vocations sacerdotales et religieuses.

Anthony Lam Sui-ki est chercheur au Centre d’études du Saint-Esprit, le centre de recherches sur la Chine du diocèse de Hongkong. Depuis de longues années, il compile les données et les études sur le sujet; il livre ses conclusions dans un article de la dernière livraison de la revue Tripod. Selon lui, la tendance qui émerge de ces dernières dix années est celle d’une stagnation du nombre des catholiques, stagnation qui se traduit par ricochet par une baisse du nombre des vocations sacerdotales et religieuses.

A peine 1% de catholiques parmi 1,3 milliard d’habitants

Concernant le nombre des catholiques en Chine, la fourchette la plus plausible oscille entre 9 et 12 millions de fidèles. Une étude de l’Académie chinoise des sciences sociales d’août 2010 donnait le chiffre de 5,7 millions de catholiques, ce qui ne refléterait que la partie « officielle » du catholicisme chinois. Selon Anthony Lam, le chiffre le plus crédible, toutes communautés confondues, serait plus proche des 10,5 millions de fidèles, soit un petit 1 % de la population du pays (0,77 % très précisément). Ce qui confirme une réalité bien connue: le catholicisme est très minoritaire en Chine populaire, et les choses accusent ici une certaine stabilité: en 1949, date de la prise du pouvoir par Mao Zedong, les catholiques étaient 3 millions pour une population totale de 500 millions, soit une proportion de 0,60 %.

Plus intéressant est le fait que la croissance de la communauté catholique, qui était manifeste dans les années 1990 et début 2000, semble avoir atteint un plateau. Anthony Lam étaye ainsi sa démonstration: en prenant comme base une communauté de 12 millions de fidèles, dont l’espérance de vie serait semblable à celle de l’ensemble de la population (75,6 ans), et en présumant que l’âge moyen au baptême est de 18 ans, chaque année, l’Eglise devrait enregistrer 210 000 nouveaux baptisés pour ne serait-ce que compenser les décès naturels. Et ceci sans prendre en compte d’éventuelles « pertes en ligne », que représenteraient le départ de catholiques vers d’autres Eglises, religions ou la non-croyance.

Selon les données de la partie « officielle » de l’Eglise, entre 2004 et 2010, le nombre annuel moyen de baptêmes a oscillé entre 90 000 et 100 000. Si l’on ajoute à ce chiffre celui des baptêmes des communautés « clandestines », on peut penser que le chiffre des 210 000 nouveaux baptisés nécessaires au maintien du nombre des catholiques en Chine était peu ou prou atteint. Or, depuis 2010, le déclin est patent: entre 2011 et 2015, le nombre moyen des baptêmes célébrés lors de la Vigile pascale a été de 21 500. Si on y ajoute les baptêmes célébrés à d’autres moments de l’année, on arrive à 30 000 - 35 000 baptêmes/an au sein des communautés « officielles ». Même en y ajoutant les baptêmes des communautés « clandestines », on n’atteint pas – et de loin, semble-t-il – les 210 000 baptêmes nécessaires. Conclusion du chercheur hongkongais: « Il paraît évident que le nombre des catholiques va en diminuant. »

Net déclin des vocations sacerdotales et religieuses

Après une phase de croissance très nette, dans les années 1980, 1990 et début 2000, la population catholique aurait donc atteint un plateau, voire aurait commencé à décliner. « Ce retournement va entraîner une baisse du nombre des vocations, même si ce dernier phénomène prendra quelques années à se concrétiser pleinement », explique encore Anthony Lam. En 2000, toutes communautés confondues, on a compté 134 ordinations sacerdotales, le chiffre est monté à 171 en 2002 et n’a jamais été dépassé depuis. Entre 2005 et 2011, le déclin est quasi continu, jusqu’à seulement 46 ordinations en cette année 2011. Le léger mieux des années 2012 à 2014 (74 ordinations en moyenne pour ces trois années) ne semble devoir être que passager, étant donné que les entrées dans les grands séminaires, « clandestins » comme « officiels », sont sur la même tendance descendante. On comptait ainsi 550 séminaristes « clandestins » en 2010 mais seulement 300 en 2014; pour les « officiels », les chiffres sont respectivement de 630 et 560 pour 2010 et 2014.

Chez les religieuses, les courbes sont encore plus impressionnantes: 2 500 novices étaient en formation en 2000; elles ne sont plus que 156 en 2014 (toutes communautés confondues, les « clandestines » se portant un peu mieux que les « officielles »). Ainsi que le note Anthony Lam, les années 2000, une époque où personne ne parlait de crise des vocations mais où, au contraire, on construisait des séminaires et des noviciats toujours plus grands, semblent bien révolues.

Le chercheur n’élabore pas sur les raisons de ce plateau pour le nombre des fidèles et de ce déclin pour le nombre des vocations. Il écrit seulement que les raisons, « y compris politiques », en sont « multiples ». Il souligne l’urgence à s’occuper de la formation continue des jeunes prêtres, formés dans des séminaires où l’important était de donner une formation de base, formation qu’il est nécessaire d’approfondir aujourd’hui. Il estime urgent d’améliorer la formation dispensée aux laïcs, qui devront prendre leur part au sein de communautés où les prêtres seront moins nombreux. Il appelle enfin à encourager les vocations tardives. « A mesure que le pays bascule vers une société de classes moyennes, un nombre grandissant de personnes actives et bien formées réexaminent leur vie et certains peuvent penser à changer de voie. Il est important de penser à éveiller chez elles la possibilité d’une vocation. L’Eglise se doit de les soutenir dans leur recherche spirituelle et leur discernement vocationnel », conclut Anthony Lam.


Statistiques (au 31 décembre 2015)

Catholiques: 9 à 10,5 millions

Diocèses: 138 (116 actifs et 22 inactifs)
97 (selon les autorités chinoises)

Evêques: 112 (dont 99 en ministère, répartis en 70 « officiels » et 29 « clandestins »)
Prêtres: 2 500 pour les « officiels »
1 300 pour les « clandestins »

Grands séminaires: 9 (avec 425 séminaristes)
Petits séminaires: 20 (avec 300 séminaristes)
Séminaires « clandestins »: 10 (avec 200 séminaristes)

Religieuses « officielles »: 3 170 (au sein de 87 communautés)
Religieuses « clandestines »: 1 400 (au sein de 37 communautés)

(Source: Eglises d'Asie, le 13 mai 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre hành hương 13 tháng 5
Người Giồng Trôm
10:44 13/05/2016
TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA MÃ HÀNH HƯƠNG 13 THÁNG 5

Tưởng chừng ngày Đại Lễ vừa mới qua, con cái của Mẹ sẽ ít ghé La Mã nhưng rồi con cái của Mẹ từ nhiều nơi cứ dắt díu nhau về La Mã. Chắc có lẽ La Mã là nơi hội tụ của tình Mẹ - con và con - Mẹ để rồi ngày nào không ít thì nhiều đoàn này đoàn kia đến với Mẹ.

Xem Hình

Mới 8 giờ sáng, đoàn con của Mẹ đến từ mảnh đất Bình Dương thân thương. .. rồi con của Mẹ đến từ mảnh đất Vĩnh Kim quê hương của những trái vú sữa thơm con. .. Đang Thánh Lễ thì đoàn con của Mẹ được quý cha Dòng Thánh Thể và Đaminh đến kính viếng Mẹ.

Chưa đến 9 giờ, Cha quản nhiệm Đaminh ngồi tòa Hòa Giải để chờ đón đoàn con của Mẹ lãnh nhận ơn giao hòa với Chúa và tha nhân.

9 giờ 30, nhu cầu hòa giải vẫn còn nhiều nên Cha tiếp tục ngồi tòa.

10 giờ 00, giờ hành hương kính Mẹ bắt đầu.

Hôm nay, cha dẫn hành hương mời gọi cộng đoàn cùng chiêm ngắm Mẹ trong mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống mà nay mai cộng đoàn cùng Mẹ đón nhận ơn Chúa Thánh Thần.

Cha dẫn mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại ơn của Chúa Thánh Thần đến với Mẹ trong ngày truyền tin và ơn Chúa Thánh Thần theo Đức Mẹ mãi trong cuộc đời trần gian. Đặc biệt trong những ngày Chúa Giêsu rời bỏ các môn đệ mà về cùng Chúa Cha. Mẹ Maria đã cùng với các môn đệ quy tụ tại nhà tiệc ly để chờ tin Chúa sống lại và rồi nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu đã hứa ban. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, các môn đệ không còn nhát đảm nữa mà hăng hái lên đường loan báo Tin Mừng. Cha mời gọi cộng đoàn cùng tín thác cuộc đời của mỗi người trong ân sủng của Chúa Thánh Thần như Mẹ Maria xưa kia.

Trước khi đọc kinh Tuần Cửu Nhật cộng đoàn cùng hiệp với 42 người tạ ơn Đức Mẹ vì những ơn lành nhận được trong tuần qua. Kèm theo đó, rất nhiều lời xin ơn như ơn bình an, ơn chữa lành, ơn xin cho công ăn việc làm tốt đẹp, học hành tấn tới cũng được cộng đoàn dâng lên Mẹ cùng với lời xin ơn của mỗi người và của cộng đoàn

10 g 25, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ ngày 13 tháng 5 kỷ niệm Mẹ hiện ra tại Fatima xưa.

Mở đầu Thánh Lễ, Cha Đaminh – quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre – gợi lại hình ảnh của 3 trẻ bé xưa kia ở Fatima. .. Cha mời gọi cộng đoàn cùng xin Chúa tha thứ tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh.

Trong bài chia sẻ, Cha Đaminh gợi lại hình ảnh của ngày này này năm 1917. Đang khi người ta dùng mọi thụ đoạn để giết nhau thì tại nơi đồng quê Fatima có 3 đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo chăn chiên chăn cừu. Ngày nào cũng vậy, các trẻ đem chiên cừu ra chăn trên đồng cỏ thì bắt đầu từ 13 tháng 5, một trong 3 em nhìn thấy điều lạ, lần 4, 5 thấy Đức Mẹ. 13 tháng 10 đã làm 1 dấu lạ cho người ta thấy. .. Lòng tin đó rất quan trọng mà đoạn Tin Mừng hôm nay nói tới: Này anh Phêrô anh có yêu mến Thầy không (mời cộng đoàn xem video giảng https://youtu.be/ssDGtzB5Qew). . Và rồi Cha kể lại hình ảnh Mẹ Maria La Mã Bến Tre lộ hình nơi đây để bày tỏ vinh quang cũng như ban ơn cho những ai đến với La Mã. Cha mời gọi mỗi người thay đổi cuộc đời của mình và đem lại hạnh phúc cho những người kế bên là chúng ta là dấu chỉ tình yêu của Chúa đang hiện diện giữa chúng ta. Qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, chúng ta tin tưởng Chúa sẽ nhận lời chúng ta.

Lễ xong, cộng đoàn lại tiếp tục cùng hiệp dâng Thánh Lễ đồng tế với 2 cha đến từ Dòng Thánh Thể và dòng Đaminh.

Mọi người lại trở về với gia đình và tin rằng Mẹ La Mã Bến Tre không bao giờ để cho ai phải trờ về tay không. Hãy tin tưởng và trao phó cuộc đời trong sự quan phòng, chở che của Mẹ La Mã Bến Tre.

Người La Mã
 
Hành Hương Đức Mẹ Tàpao Tháng Năm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:58 13/05/2016
Tháng Năm tươi thắm muôn hoa,
Vàng hồng trắng đỏ, đậm đà sắc hương.
Lòng thành, tin cậy mến thương,
Trước nhan thánh Mẹ, khiêm nhường tiến dâng.


Hình ảnh

Mỗi dịp tháng năm về, các Nhà thờ rộn rã mùa dâng hoa kính Đức Mẹ. Phụng vụ Mùa Hoa tưng bừng nhộn nhịp với nhiều thể loại phong phú Rước hoa và Dâng hoa tuỳ mỗi tập quán mỗi đặc trưng văn hoá địa phương.

Từ chiều 12 Tháng Hoa năm nay, hàng chục ngàn khách hành hương về bên Mẹ Tàpao. Những cơn mưa đầu mùa tắm gội cây cỏ núi rừng. Đại ngàn ngát một màu xanh dịu mát. Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện chuỗi Mân Côi “Năm Sự Mừng”. Các Nữ Tu MTG Phan Thiết đang tổng dợt chương trình. Từng đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên linh đài Mẹ. Các tòa giải tội đều đông người đến lãnh nhận bí tích hòa giải.

Cung nghinh Mẹ

Hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái hòa chung lời ca: “Đoàn chúng con nay về bên Mẹ, giữa núi rừng bao la hùng vĩ”.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.

Diễn nguyện “Năm Sự Mừng”

Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết giúp cộng đoàn cầu nguyện qua lời kinh Mân Côi “Năm Sự Mừng” với những suy niệm và phần diễn nguyện dụ ngôn người gieo giống qua những bài ca điệu múa tâm tình sốt mến.

Chầu Thánh Thể và hôn kính Bửu Huyết Thánh Gioan Phaolô II.

Đức Cha Giuse đặt Mình Thánh Chúa, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ. Sau phép lành Thánh Thể, lần lượt từ Giám mục đến các linh mục tu sĩ và giáo dân hôn kính Bửu Huyết Thánh Gioan Phaolô II.

Hành hương Đức Mẹ Tàpao tháng Hoa năm nay có sự kiện đặc biệt, đó là lần đầu tiên tại Việt Nam có trưng bày và hôn kính máu thánh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Truyền thống đạo đức lâu đời trong Hội Thánh, vào những dịp đặc biệt có trưng bày thánh tích các vị thánh để các tín hữu kính viếng, cầu nguyện, khấn xin trong khi chiêm ngắm mẫu gương đời sống tốt lành của các ngài. Thánh Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng rất yêu mến và sùng kính Đức Mẹ: nhiều lần hành hương đến những trung tâm Thánh Mẫu như Fatima, Lộ Đức… thêm vào Năm Sự Sáng cho Kinh Mân Côi…

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, vị Giám Mục Việt Nam đầu tiên được nhận khăn vải thấm máu ĐTC Gioan Phaolô II khi ngài bị bắn vào ngày 13.05.1981, nên dịp này kỷ niệm 35 năm biến cố Đức Mẹ gìn giữ ĐTC, Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao vinh dự trở thành nơi chúng ta có thể hôn kính thánh tích của vị Giáo Hoàng được gọi là “Người con của Đức Mẹ”, để “Một sợi dây con thảo, đặt chúng ta hồ nhịp với Đức Maria, nữ tì của Cha (Lc 1,38) v nhất l, với chính Đức Kitô, Đấng, dầu là Thiên Chúa, đ mặc lấy thn nơ lệ vì yu thương chúng ta (Pl 2,7).” (Thánh Gioan Phaolô II, Tông thư Kinh Mân Côi-số 36).

Máu Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Ngày 13/5/1981, tại Quảng Trường thánh Phêrô, Rôma, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát. Một viên đạn ghim vào ổ bụng khiến ngài mất nhiều máu và bất tỉnh. Được cấp cứu tại bệnh viện Gemelli, bốn ngày sau ngài tỉnh dậy và cho biết Đức Mẹ đã cứu giúp mình: “Viên đạn là của một người, nhưng đường đi của viên đạn lại thuộc về một người khác”. Đúng vậy, viên đạn là của tên giết mướn Mehmet Ali Agca, còn đường đi của viên đạn lại thuộc về Mẹ Maria, Đấng mà ngài suốt đời mến yêu và tận hiến.

Một năm sau biến cố trên, năm 1982, Đức Thánh Cha đích thân tới Fatima để tỏ lòng tôn vinh cảm tạ và ngài cho gắn viên đạn gắp ra từ ổ bụng mình lên triều thiên Đức Mẹ Fatima như chứng tích của tình yêu mến, đúng với khẩu hiệu đời Giáo Hoàng của ngài: Totus tuus, Mọi sự của con đều thuộc về Mẹ.

Qua mối quen biết với Hội Dòng đã cấp cứu Đức Gioan Phaolô II năm xưa, dịp tết Bính Thân vừa qua, chúng tôi được tặng món quà lưu niệm là một chút vải thấm máu của thánh Giáo Hoàng. Vì thế, ngày 13/5/2016 tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, dịp kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tại Fatima, cũng là dịp kỷ niệm đúng 35 năm biến cố “Đức Giáo Hoàng bị ám sát”, xin trưng bày để cộng đoàn hành hương có dịp chiêm ngưỡng, cầu nguyện và hôn kính.

Sáng ngày 13.5

- 6 giờ 30: Giờ khấn Đức Mẹ.

Cùng với hàng chục ngàn ý nguyện, cộng đoàn sốt sắng dâng lên Mẹ từ ái. Ai cũng có những tâm tư những thao thức, về bên Mẹ và tiến dântg với cả lòng thành kính. Xin Mẹ chúc lành và nhậm lời. Cha chủ sự đọc và suy niệm Tin Mừng, cộng đoàn cùng ngắm lần hạt “thứ ba Mùa Mừng”.

Ngày mười ba của tháng Năm,
Là ngày Mẹ đến viếng thăm trao tình.
Hành hương tiếng khấn lời kinh,
Tà-pao in đậm bóng hình Mẹ yêu
.( Đức Cha Giuse)

-7giờ 00: Thánh Lễ

Hàng chục ngàn khách hành hương từ khắp phương về tham dự thánh lễ tại quảng trường Trung tâm Thánh Mẫu.

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ sự thánh lễ và giảng lễ. Cùng với ngài có khoảng 80 linh mục dòng triều liên giáo phận hiệp dâng thánh lễ.

Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, Đức Cha nhắc nhớ cộng đoàn hướng về ngày kỷ niệm 99 năm Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima (13/5/1917 – 13/5/2016). Ngài đặc biệt mời cộng đoàn sống theo tinh thần Tin Mừng hôm nay, hãy mang tâm tình hân hoan đón mừng “Ngày của Mẹ” - người “Mẹ của lòng tin” là Đức Maria với ba mục đích và ý nghĩa sau đây:

- Hiệp lòng ghi nhớ công ơn sinh thành trong Đức tin của Mẹ, giữa lòng Tháng hoa chúng ta hãy dâng lên Mẹ trái tim và tấm lòng để Mẹ dẫn đường, chỉ lối.
- Hiệp lời với Đức Mẹ ngợi khen Thiên Chúa qua bài ca kiểu mẫu của lời tạ ơn Magnificat mà Mẹ đã hát khi gặp bà Elisabeth.
- Và cụ thể nhớ về biến cố xảy ra 99 năm trước Đức Mẹ hiện ra lần đầu với ba trẻ tại Fatima, Mẹ dạy rằng: hãy năng lần hạt, hy sinh chịu khó và trở lại điểm hẹn gặp Mẹ.

Tóm kết bài giảng, Đức Cha mời gọi cộng đoàn hành hương hãy cùng gắn bó với Đức Trinh Nữ Maria, vì dẫu cho có phải đối diện với mọi khó khăn của cuộc sống vẫn có thể vượt qua khi được Mẹ luôn che chở, phù trì.

Dù tiết trời oi bức, nóng nực, thánh lễ vẫn diễn ra trong trang nghiêm, sốt sắng.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha đã làm phép nước và ảnh tượng rồi cùng cộng đoàn đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính để nhận phép lành lãnh ơn Toàn Xá của Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Sau Thánh Lễ, quý Thầy phó tế tiếp tục cung nghinh Máu Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho quý khách hành hương hôn kính.

Lạy Mẹ Maria, tháng Hoa dâng kính Mẹ, chúng con hành hương về bên Mẹ tiến dâng những đoá hoa lòng đơn sơ, chân thành nhưng đượm tình yêu mến, xin Mẹ thương nhận lấy và chúc lành cho chúng con. Amen.
 
Giáo phận Vĩnh Long: Trung tâm hành hương Fatima mừng kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra
Người Giồng Trôm
10:51 13/05/2016
GIÁO PHẬN VĨNH LONG: TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG FATIMA MỪNG KỶ NIỆM MẸ HIỆN RA

Ngoài Trung Tâm Hành Hương Đình Khao tại huyện Long Hồ, Trung Tâm Hành Hương Ðức Mẹ La Mã, Bến Tre, giáo phận Vĩnh Long còn “sở hữu” một trung tâm hành hương nữa đó là Trung Tâm Hành Hương Fatima.

Xem Hình

Trung Tâm Hành Hương Fatima hiện diện tại xã Tân Ngãi, Thị xã Vĩnh Long. Đức Giám Mục Antôn Nguyễn Văn Thiện thành lập năm 1965 để giáo dân xa gần hành hương, cầu nguyện và học hỏi về Ðức Mẹ vào 2 ngày 13-5 và 13-10 hằng năm, nhằm kính nhớ ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima (Bồ Ðào Nha) năm 1917.

Đến hẹn lại lên, để nhớ ngày kỷ niệm Mẹ hiện ra tại Fatima, cộng đoàn dân Chúa trên khắp giáo phận cũng như cộng đoàn dân Chúa ngoài giáo phận trở về Fatima để hành hương kính Mẹ.

Chương trình hành hương Fatima được bắt đầu từ 11 giờ trưa 12 tháng 5 với việc lần chuỗi Mân Côi có hướng dẫn của quý Cha. Kết thúc phần khai mạc bằng giờ Chầu Thánh Thể. Kế đến là giới thiệu và nói lên chủ đề của Thánh Lễ.

17 giờ 00, cộng đoàn cùng tham dự Thánh Lễ khai mạc do Đức Ông Baranabê chủ tế và các linh mục trong Giáo Phận (Bài chia sẻ của Đức Ông Baranabê https://youtu.be/Ud5rxO0uJlI).

19 g 00: Diễn nguyện canh thức do Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum phụ trách (https://youtu.be/lJR2ZH2Sq9g)

Sau đó là Cha Bùi Văn Đảm chia sẻ.

21 g 30: Diễn nguyện canh thức do Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn phụ trách (https://youtu.be/LjtGv1J4gsY)

24 g 00: Thánh Lễ nửa đêm

Ngày hôm sau 13 tháng 5, ngày chính Lễ, bắt đầu bằng giờ kinh sáng và Thánh Lễ lúc 6 giờ.

7 g 30 cộng đoàn cùng cầu nguyện và 9 giờ bắt đầu Thánh Lễ.

Thánh Lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima sáng hôm nay được Đức Giám Mục giáo phận Vĩnh Long Phêrô Huỳnh Văn Hai chủ tế. Hẳn nhiên cùng đồng tế với Đức Cha Phêrô có quý Cha trong giáo phận và cả ngoài giáo phận nữa.

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn: Hôm nay dưới chân Mẹ Maria, chúng ta dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa. Nhờ Mẹ Maria chúng ta đến với Chúa Giêsu, nhờ Mẹ Maria chúng ta hiểu lòng thương xót. Không ai thấu hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa làm người bằng Mẹ Maria. Mẹ Maria được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Maria bảo tồn lòng thương xót. Mẹ Maria dưới chân thập giá đã nghe lời Chúa thốt ra từ miệng con của mình: Xin Chúa tha tội cho những người đóng đinh con của mình. Qua lời này, ta thấy lòng thương xót của Thiên Chúa vô biên dành cho mọi người. Chúng ta hãy chạy đến với Mẹ Maria để hiểu lòng thương xót Chúa.

Hôm nay, chúng ta nhớ đến Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, Ngài qua đời cách đây 4 năm. Ngài có công rất nhiều với giáo phận chúng ta. Ngài cai quản giáo phận từ năm 1960 đến 1968. Chính Ngài đã cho thành lập trung tâm Fatima này. Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa chúc lành cho Ngài. Giờ đây chúng ta nhìn nhận tội lỗi chúng ta để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh.

Trong bài chia sẻ (xin mời xem https://youtu.be/e8jCNiKrxL8), Đức Cha Phêrô triển khai chủ đề Mẹ Maria là Nữ Vương và là Mẹ của lòng thương xót. Chúng ta chia sẻ 1 điểm trong Kinh Tiền Tụng chúng ta đọc trong Lễ kính Mẹ Maria. Mẹ là Nữ Vương nhân từ có kinh nghiệm lòng thương xót Chúa nên hằng tiếp đón mọi kẻ chạy đến với Người và lắng nghe mọi kẻ kêu cầu. Kinh nghiệm lòng thương xót Chúa nơi Mẹ, trong kinh ngợi ca chúng ta thấy kinh nghiệm lòng thương xót của Chúa nơi Mẹ Maria.

Sau đó Đức Cha chia sẻ 3 kinh nghiệm lòng thương xót của Chúa nơi Mẹ Maria:

- Thiên Chúa đã đoán thương phận hèn của chính Mẹ.

- Chúa đến cứu người nghèo, những người đặt niềm tin vào Chúa.

- Thiên Chúa thực hiện những lời hứa của mình với Abraham và con cháu của ông. Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Abraham và cho con cháu đến muôn đời. Thiên Chúa không quên lời hứa của mình.

Mẹ ca tụng lòng thương xót của Chúa đối với dân tộc Mẹ.

Mẹ đã phục vụ công trình cứu độ, Thiên Chúa chọn Mẹ để cho thế giới biết lòng thương xót đó thể hiện nơi Chúa Giêsu. .. Lòng thương xót đó qua lời của Chúa Giêsu, qua việc làm của Chúa Giêsu. Chúa chữa lành bệnh tật, yêu thương và tha thứ. .. Lòng thương xót này dành cho những con người tội lỗi. Trái tim của Chúa luôn luôn đốt cháy lửa tình yêu. Không có cái gì ngăn cản tình yêu của Chúa và đặc biệt dành cho người tội lỗi. Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn năn trở lại. ..

Để kết thúc, Đức Cha mời gọi cộng đoàn ước gì mỗi người chúng ta là con cái bất toàn, hãy chạy đến với Mẹ, vì Mẹ luôn luôn lắng nghe lời mọi kẻ đau khổ kêu cầu Mẹ trong đó có chúng ta.

Với Thánh Lễ hôm nay, cộng đoàn dân Chúa tham dự được lãnh ơn Toàn Xá trong dịp hành hương Năm Thánh.

Thánh Lễ kết thúc, mọi người nghỉ ngơi dùng bữa trưa với nhau.

16 g 00, Thánh lễ bế mạc kết thúc và mọi người lại trở về với nơi cư ngụ, trở về với công ăn việc làm thường nhật với niềm hân hoan và tín thác vào lòng thương xót của Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Tin tưởng vào lời chuyển cầu của Mẹ Fatima, Chủ chăn cũng như các mục tử và cộng đoàn dân Chúa vùng sông nước Vĩnh Long lại tiếp tục cuộc hành trình đời thường của mình trong sự chở che của Mẹ lòng thương xót.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện xảy ra ngày xuống đường 08/05/2016
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản, CSsR.
18:11 13/05/2016
Gửi tới quý vị và các bạn bài viết tôi ghi lại những gì xảy ra, mà tôi là người chứng kiến, là nạn nhân. Cũng xin lỗi vì có nhiều việc phải làm nên bài viết hơi muộn.

Thành phố yên bình

Khoảng 9 giờ 10 phút, tôi có mặt tại phố Tràng Tiền, nơi đây an ninh mặc sắc phục đã được bố trí dày đặc. Cảnh sát giao thông, cơ động, dân phòng, xe chở an ninh, xe bus, xe bán tải... chờ sẵn để hốt người. An ninh chìm còn nhiều hơn! Đâu cũng có những ánh mắt dò xét người qua lại. Từng cử chỉ, hành động nhỏ của người dân đều được họ chú ý, soi mói.

Trên phố Trang Tiền, từ phía Hồ Hoàn Kiếm tiến hướng Nhà Hát Lớn, từng nhóm người bước đi, có nhóm đứng lại. Có người đi tưởng như vô định, không mục đích. Tôi cảm nhận được không khí ngột ngạt! Điều gì đó sắp xảy ra!

Vài phút sau, một người đàn ông tuổi trung niên bị 4 đến 5 an ninh mặc thường phục khống chế đưa lên xe. Vụ việc diễn ra trước cửa tòa nhà Plaza Tràng Tiền. Từ phía đối diện đường, tôi lấy điện thoại ra quay, vừa giơ máy lên đã có hai an ninh chìm sát lại. Mặt họ đằm đằm sát khí muốn cướp điện thoại: mày quay gì? mày quay gì? Những câu chất vấn của an ninh chìm! Rất nhanh, người đàn ông bị đẩy vào xe ô 7 chỗ kín bưng. Xe lăn bánh lao đi đâu không rõ!

Hà Nội được mệnh danh là thành phố vì hòa bình cơ đấy! Hôm nay thì vẫn hòa bình, nhưng quá ngột ngạt. Hòa bình đầy chết chóc!

Tần sóng của khát vọng

Khoảng 9 giờ 15, cạnh bờ Hồ Hoàn Kiếm, gần khu vực đối diện với tòa nhà Bưu Điện Hà Nội, người dân đang quy tụ thành một nhóm. Không nhiều, nhưng cũng đã dần thành đoàn người biểu tình.

An ninh thường phục trà trộn vào đoàn người. An ninh mặc sắc phục, cảnh sát giao thông phía dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng dày đặc.

Cái loa sắt từ mui chiếc xe tải nhỏ của công an quận Hoàn Kiếm bắt đầu kêu cái nội dung quen thuộc: “Đề nghị bà con không tụ tập, gây mất trật tự. Những ngày vừa qua, xảy ra tiện tượng cá tại biển các tỉnh Miền Trung chết.....Các cơ quan chức năng đang khẩn trương tìm rõ nguyên nhân....Đề nghị bà con không để các phần tử xấu, các thế lực thù địch xúi dục, kích động...”

Tôi nhận ra một số người quen, tiến tới bắt tay chào và cùng đi với họ. Dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm, mọi người vừa đi vừa nói chuyện: chuyện cá chết, chuyện xuống đường, chuyện an ninh chặn bắt...Không một băng rôn nào được giơ lên, vì ai cũng biết, giơ lên sẽ bị bắt liền. Tôi cũng có một tờ giấy A4 với dòng chữ:"Rừng Đã Hết và Biển Thì Đang Chết" (thơ - Trần Thị Lam). Tờ giấy gấp cẩn thận bỏ trong túi nhưng không có dịp dùng.

Không hô hào, không băng rôn, chỉ bách bộ nhưng ai nấy vẫn vui. Tôi còn nhớ, nghệ sĩ Kim Chi khi đó có trong nhóm, bà nói với mọi người: “mình cứ đi, như thế này cũng thành công rồi!” Ai đó còn bảo đi chậm lại, vì nhiều người muốn nhập đoàn.

Dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng đều có cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, an ninh sắc phục và thường phục đang trực sẵn. Riêng an ninh thường phục đi theo chúng tôi dần đông hơn, khi chúng tôi tiến về phía Tháp Bút.

Đoàn người gần tới Tháp Bút, một nhóm an ninh thường phục ào ào nhảy xuống từ một chiếc xe tải. Họ lao tới phía trước chúng tôi và dàn thành hàng ngang. Những bộ mặt vô hồn, làm theo sự chỉ đạo. Không cho bất cứ người nào đi qua.

Chẳng cãi lộn, không đôi co. Có người lớn tiếng: “Chúng ta quay lại!” Vậy là có đến gần trăm người quay trở lại đoạn đường vừa đi. Vẫn vui và không chút lo lắng. Vài chiếc điện thoại vẫn giơ lên ghi lại diễn tiến xảy ra (trong đó có tôi). Dưới lòng đường, an ninh đang tụ tập, gây rối trật tự công cộng bằng những chiếc loa phóng thanh và các loại xe chạy ngổn ngang không theo trật tự gì cả.

Chúng tôi trở lại được một đoạn ngắn, nhóm vài chục an ninh mặc thường phục từ một xe tải khác ào nhảy bổ xuống đường. Họ chạy tới, chặn mặt không cho chúng tôi đi tiếp.

Từ trong nhóm, ai đó hô lên: “Họ không cho đi, quay lại cũng không cho, vậy chúng ta ngồi xuống.” Lần lượt mấy chục người ngồi xuống vỉa hè, tay giơ lên trời hình chữ X. Đó là hình thức tọa kháng. An ninh đứng vây quanh. Một số người dân, khách du lịch cũng đứng lại coi.

Tôi không ngồi tọa kháng với mọi người, nhưng đứng cầm điện thoại smartphone ghi lại hình ảnh đang xảy ra. Tôi muốn ghi lại từng diễn biến, nhất là cách lực lượng an ninh đầy sát khí đối xử với nhóm người xuống đường ôn hòa hôm nay như thế nào.

Mọi người tọa kháng, chiếc loa sắt rè vẫn tiếp tục phát những nội dung quen thuộc. An ninh sắc phục và thường phục mỗi lúc một đông hơn. Họ vây quanh những người tọa kháng. Vô số ống kính camera, chụp hình của an ninh đang ghi lại từng khôn mặt người tọa kháng và những người trong nhóm đang ghi hình như tôi.

Khoảng 10 phút sau. Chiếc loa sắt thông báo: "khách du lịch và những ai không liên quan giải tán". Chiếc xe tải của cảnh sát cơ động tiến đến bên nhóm người tọa kháng. Họ sắp ra tay bắt bớ! Có thể chiếc xe này làm nhiệm vụ che chắn, không cho người đi trên đường Đinh Tiên Hoàng nhìn thấy nhóm người tọa kháng mà họ sắp ra tay đàn áp. Một xe, rồi hai xe chờ tới.

Lệnh ban ra và tôi bị bắt

An ninh thường phục nhảy sổ vào nhóm người đang tọa kháng và những ai họ đã nhắm trước để khống chế cho lên xe đem đi.

Lúc này tôi không còn quan sát được gì nữa. Tôi bị hai viên an ninh thường phục bổ nhào tới khóa hai tay. Mỗi người một bên. Hai viên an ninh khác từ phía sau đẩy đi. Một viên an ninh mặc thường phục đứng gần đó chỉ đạo việc bắt tôi. Tay an ninh này quát lớn: "Bắt nó lên xe! Lấy điện thoại của nó! Thằng đó quay rất nhiều! Lấy điện thoại của nó!" Ông ta lặp đi lặp lại việc phải lấy điện thoại của tôi vì tôi quay nhiều.

Biết không thể làm gì, nên tôi không chống cự. Nhưng những tên an ninh theo thói quen thích dùng bạo lực vẫn cứ đẩy, lôi tôi đi. Hậu quả là kính mắt bị rơi ra và chiếc đồng hồ đeo tay bị đứt quai. Tất nhiên là họ đã cướp chiếc điện toại trong tay tôi.

Họ đưa tôi lên một chiếc xe bán tải nhỏ, phía sau có hai hàng ghế. Lát sau thấy họ cũng đưa hai - ba người khác lên. Tôi đã phản đối hành vi bắt người và cướp điện thoại. Tôi yêu cầu họ trả lại điện thoại cho tôi. Lúc này tôi thấy tên an ninh chỉ đạo bắt tôi ngồi trên cabin, cạnh người lái. Ông quay lại phái sau và đưa tay chỉ chỉ vào tôi với bộ mặt hung dữ.

Được khoảng 5 phút, họ quyết định chuyển chúng tôi qua chiếc xe bus cùng với những người bị bắt khác. Tôi thấy anh Dũng (FB Lã Việt Dũng) có mặt trên xe. Tôi nói với Dũng: “Dũng chụp cho mình tấm ảnh và thông báo mình bị bắt.” Dũng lấy điện thoại chụp hình tôi và tôi thấy anh lên facebook.

Quan sát thấy bà con chẳng ai tỏ vẻ lo sợ. Bản thân tôi cũng rất bình an và cảm thấy vui 'vì cùng thuyền với bà con'. Chưa đứng yên chỗ, đã có ba đến bốn tay an ninh nhảy lên xe, họ kéo tôi xuống. Vài người phía sau hô lên: Đề nghị các ông lịch sự cho, đây là linh mục (cám ơn anh chị em).

Bốn tên an ninh mặc thường phục đưa tôi qua đường. Tên an ninh chỉ đạo bắt tôi đi bên cạnh, miệng lặp đi lặp lại: “Đây là linh mục, ưu tiên, ưu tiên!” Cái gọi là ‘ưu tiên’, nghĩa là tách tôi ra, không cho tôi tới địa điểm mà bà con sẽ được đưa tới. Tên an ninh này chỉ đạo đưa tôi lên chiếc xe bán tải nhỏ như chiếc xe ban đầu. Tôi ngồi trong cùng, hai tên an ninh ngồi phía ngoài. Dãy ghế đối diện là hai tay an ninh khác. (Khi xe bắt đầu chạy, họ đưa một cậu khoảng 23-24 tuổi lên xe. Cậu này luôn miệng kêu bị bắt oan).

Xe chạy. Tôi quan sát một lượt rồi nhắm mắt lại. Lòng cảm thấy thật bình thản!

Phải bảo vệ chế độ

Xe chở tôi đến trụ sở công an phường Trần Hưng Đạo (43 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm). Lúc này khoảng 9 giờ 45 gì đó. Tên an ninh chỉ đạo bắt tôi mời tôi vào phòng phía trong vì "ưu tiên linh mục".

Cuộc trao đổi bắt đầu:

- Ông là linh mục, được ăn học mà chẳng gương mẫu gì cả (đầu liên lục lắc). Tôi biết ông là linh mục Nguyễn Văn Toản ở Thái Hà. Ông phụ trách truyền thông.

- Xin ông cho biết tên và chức vụ?

- Tôi là Lê Hữu Cường, phó công an quận Đống Đa.

- Thưa ông Cường, vì tôi là linh mục, vì tôi được ăn học nên tôi hiểu chuyện và vì vậy tôi mới bày tỏ chính kiến ôn hòa của mình.

- Linh mục chẳng hiểu gì cả, ông đang bị lợi dụng. Ý định của những người xuống đường là họ muốn lật đổ chế độ. Những thế lực thù địch đứng đằng sau. Họ muốn lật đổ chế độ này. Họ muốn làm cuộc cách mạnh như Mùa Xuân Ả Rập.

- Tôi thấy tất cả người dân xuống đường là vì vấn đề môi trường, vì tương lai của đất nước này. Một thể chế chính trị không vì dân sẽ bị sụp đổ, sẽ qua đi. Ông nhắc tới Mùa Xuân Ả Rập, tôi cho rằng, chính quyền đó đã không vì dân, nên người dân lật đổ. Chính quyền mới lên nắm quyền, nếu không vì dân cũng sẽ bị dân lật đổ. Nhìn vào lịch sử dân tộc, ông thấy, thời nào chính quyền vì dân, ông vua nào vì dân, vì lợi ích của dân sẽ tồn tại, không thì cũng sụp đổ và qua đi.

- Tôi phải bảo vệ thể chế này. Tôi năm nay đã 35 tuổi đảng và tôi phải bảo vệ đảng. Tôi ăn lương nên tôi phải bảo vệ.

- Đó là quan điểm của ông. Đối với tôi, tất cả chúng ta phải vì dân, vì tương lai dân tộc. Tôi nói thật với ông, các ông lãnh đạo đất nước, các ông phải vì quyền lợi của dân. Các ông phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân và có như vậy thì các ông chẳng phải sợ gì cả.

- Linh mục với tôi không cùng quan điểm với nhau nên không ai thuyết phục được ai.

- Tôi đồng ý, chúng ta không cùng quan điểm nên dừng ở đây. Ông trả lại điện thoại để tôi về.

- Linh mục còn phải ở lại làm việc tiếp. Chưa thể về được!

Công an luôn luôn đúng?

Ông Cường dẫn tôi lên tầng 3 (vẫn vì ưu tiên linh mục). Căn phòng rộng khoảng 40m2, có một chiếc bàn lớn và khoảng 20 chiếc ghế. Tôi đoán căn phòng dùng để họp. Trong căn phòng đã có sẵn một ông dân oan Hà Nam cùng xuống đường hôm nay (tôi biết ông, nhưng không rõ tên).

Lúc này ông cường giới thiệu ông Kiều Đình Vinh (số nghành 112-954), cảnh sát điều tra quận Hoàn Kiếm.

- Tôi không làm việc gì hết, tôi không phải là tội phạm. Ông trả lại điện thoại để tôi về.

- Linh mục chưa thể về được. Linh mục phải làm việc xong đã. Đây là địa bàn quận Hoàn Kiếm nên đồng chí Vinh sẽ làm việc với linh mục.

- Tôi không làm việc. Ông trả điện thoại cho tôi để tôi về

Ông Cường nổi nóng và chỉ vào mặt tôi. Đây là lần thứ hai ông có thái độ kiểu côn đồ. Ngay từ đâu tôi luôn giữ thái độ bình tĩnh cách lịch sự nên tôi không phản ứng lại.

Ông Cường bỏ ra ngoài. Lúc này trong căn phòng có tôi, ông Vinh, ông dân oan và khoảng 8 viên an ninh mặc thường phục. Ông Vinh chỉ đạo nhóm an ninh thường phục đưa ông dân oan ra khỏi phòng.

Ông Vinh: Linh mục giới thiệu tên tuổi

- Tôi không giới thiệu gì cả. Ông làm công việc thừa thãi. Các ông biết rõ tôi rồi còn gì

- Đây là thủ tục

- Các ông làm gì thì làm, tôi không làm

- Linh mục cho biết địa chỉ

- Ông đừng làm công việc thừa thãi như thế, tôi không nói.

- Tuần trước, ngày 01 tháng 5 ông có xuống đường không

- Tôi có. Các ông biết rồi còn hỏi làm gì.

Ông Vinh lấy điện thoại, mở mấy tấm ảnh có tôi trong cuộc xuống đường lần trước. Tôi xác nhận đó là tôi. Ông Vinh hỏi nội dung tờ giấy tôi cầm trên tay. Ông nói ông không biết tiếng Anh. Ông hỏi nhưng tôi không nói. Ông gọi tay an ninh khác tới con nhưng tay này cũng nói là không rõ. Tôi thấy mất giờ, và cũng muốn khẳng định rằng tôi đã bày tỏ quan điểm của mình nên tôi nói với ông Vinh: "Dừng Fomosa, cứu cá, cứu biển và cứu cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống của ông và tôi đó!" (tôi nghĩ bị lừa chỗ này hahaha).

Ồng Vinh tiếp tục hỏi tôi:

- Mục đích linh mục quay phim để làm gì?

- Quay phim là quyền của tôi. Không có lệnh cấm. Tôi quay đó là quyền của tôi.

Ông Vinh còn hỏi vài câu hỏi nữa nhưng tôi không trả lời. Những gì tôi nói, ông Vinh ghi lại và cuối cùng ông đọc cho tôi nghe.

Ông Vinh dừng đọc, tôi hỏi:

- Ông Vinh đọc xong chưa, ông nói xong chưa?

- Xong rồi

- Giờ đến lượt tôi nói, tôi phản đối những điểm ông đưa ra.

- Ông không được phản đối

- Tôi vừa hỏi, ông đọc xong chưa, nói xong chưa, ông nói là xong rồi. Giờ đến lượt tôi. Ông không được cắt ngang lời của tôi, như tôi đã không cắt lời ông. Ông phải giữ chút lịch sự tối thiểu đó.

- (Ông Vinh vinh lớn tiếng) Ở đây chúng tôi có quyền hỏi và linh mục phải trả lời

- Tôi không phải là tội phạm

- Tôi không nói linh mục là tội phạm

- Tôi không có tội gì cả. Đã trao đổi thì phải có qua lại, ông nói, tôi nói.

- Linh mục không có quyền phản đối. Chúng tôi làm việc luôn đúng.

- Tôi phản đối. Ông đưa ra một mệnh đề sai lầm.Ông nói các ông luôn đúng. Đó là sự sai lầm. Các ông luôn sai lầm. Ông để tôi nói tiếp.

Thứ nhất, các ông không mời tôi về đây mà các ông bắt tôi. Các ông lấy điện thoại của tôi rồi bắt tôi về đây, chứ không mời.

Thứ hai, tôi không gây rối trận tự. Tôi cũng làm chứng, người dân không gây rối trật tự. Chúng tôi đi trên vỉa hè. Các ông mới là những người gây rối trật tự công cộng. An ninh các ông chạy dưới lòng đường. Xe của các ông ngổn ngan dưới lòng đường.

Thứ ba, quan trọng hơn, xuống đường bầy tỏ quan điểm cách ôn hòa là quyền của người dân. Việc bày tỏ quan điểm là quyền được Hiến Pháp quy định. Chúng tôi không có gì sai ở đây cả.

- Mời linh mục ký vào đây

- Tôi không ký gì cả. Tôi không ký

Ông Vinh xuống tầng dưới. Trong phòng còn tôi và một nhóm 5 đến 6 viên an ninh. Tôi ngồi đọc kinh và thời gian trôi đi. Khoảng 30 phút sau, tôi nói với một anh an ninh trẻ gọi ông Cường và ông Vinh cho tôi.

Ông Vinh lên, ông lặp lại những câu hỏi như cũ. Tôi nói tôi không trả lời đâu, ông đừng làm việc vô ích nữa. Các ông trả điện thoại để tôi về. Quá giờ cơm rồi.

Bọn em nên bỏ nghành công an

Ông Vinh đi xuống. Tôi nói chuyện với nhóm an ninh mặc thường phục. Tôi hỏi tên hai viên an ninh, nhưng một tên mặt cúi xuống, tay bấm điện thoại còn vên an ninh kia nói tên Tiến, quê ở Hà Nam. Tôi nói với họ về đề tài dân chủ, giáo dục, vấn đề Việt Nam tụt hậu sao với các nước...Cuối cùng tôi khuyên họ bỏ ngành công an.

Tôi nói cách nghiêm túc, nhưng thân thiện: “Bọn em bỏ nghành công an đi. Làm công an như các em nhiều lúc các ông bên trên ra lệnh làm những điều trái với lương tâm, những điều ác. Tiền thì cần thật, nhưng làm gì cho lương tâm mình được bình an. Tương lai gì đình, con cái của mình nữa.” Trong nhóm an ninh, duy nhất có viên an ninh tên Tiến đáp lại những gì tôi nói và tỏ ra thân thiện.

Tôi còn nói với họ nhiều điều khác. Cách riêng tôi nói với họ phải biết vì lợi ích của người dân, tôn trọng người dân. Nói những điều đó, vì tôi nghĩ là cơ hội cho họ biết, đánh động lương tâm của họ.

Không cam kết, không trình báo và quyết lấy lại điện thoại

Khoảng 12 giờ 45, ông Vinh lên gặp tôi. Ông mang theo vài tấm ảnh.

- Trong ảnh có phải là linh mục không?

- Đúng. Tôi đi cùng với mọi người trên vỉa hè hôm nay đó.

- Bây giờ linh mục viết cam kết rồi có thể về.

- Tôi không phải cam kết gì cả. Tôi là một công dân, cũng như ông là một công dân và chúng ta sống theo luật, sống theo hiến pháp nên chẳng có gì phải cam kết.

- Giờ linh mục có thể về. Linh mục làm chứng, linh mục vào đây chúng tôi không hành hung, không đánh linh mục nha (ông Vinh nói câu này ít nhất đến 3 lần trong suốt thời gian làm việc)

- Các ông trả lại điện thoại cho tôi rồi tôi về. Không thì tôi chưa về.

- Linh mục thấy, từ lúc vào đây, chúng tôi không lấy gì của linh mục, chúng tôi không lấy điện thoại của linh mục.

- Các ông nói như trẻ con vậy. Ông Cường chỉ đạo lấy điện thoại của tôi, bắt tôi vào đây, giờ các ông bảo không lấy. Các ông làm việc với nhau. Giờ các ông chối quanh co. Các ông phải cư xử như những người lớn. Phải có trách nhiệm.

- Linh mục làm giấy tường trình mất điện thoại để tôi báo cáo.

- Tôi không mất điện thoại. Tôi khẳng định là không mất, mà các ông lấy điện thoại của tôi. Các ông cho người khống chế lấy của tôi, nên tôi không phải tường trình gì cả. Các ông lấy thì các ông phải trả tôi.

Ông Vinh đi xuống. (Lúc này tôi quyết lấy lại điện thoại, bởi tôi nghĩ: chính quyền này đã lấy đất của Giáo Hội, đã lấy đất, lấy nhà của Nhà Dòng, nên quyết không để họ lấy dù chỉ là cái điện thoại của mình.)

An ninh mặc thường phục rút dần. Có lúc tôi ngồi trong phòng một mình, có lúc có 2 đến 3 viên an ninh ngồi canh tôi. Khoảng 14 giờ kém, một viên an ninh mời tôi ăn bánh mì, nhưng tôi cám ơn từ chối. Tôi ngồi đọc kinh, ngồi nghĩ về lịch sử Giáo Hội với những cuộc bách hại. Nghĩ tới các bậc tiền bối trong Dòng, nghĩ tới Đức Hồng Y Phanxicô Thận...Tôi nghĩ tới quý cha quý thầy, nghĩ tới người bạn đang quan tâm đến mình.

Nhiều lần tôi cho người gọi ông Vinh lên gặp. Ông lên nhưng nói là đang tìm điện thoại, xin chờ.

Khoảng 15 giờ 30, ông Vinh lên gặp tôi và mời tôi đến phường Lý Thái Tổ để xác minh điện thoại. Tôi nói với ông Vinh, các ông lấy điện thoại của tôi thì trả lại cho tôi sao còn phải đi đâu nữa. Ông nói là tất cả đồ đạc của người dân thất lạc đều để ở đó.

Ông Vinh gọi xe của công an phường Trần Hưng Đạo đưa tôi tới phường Lý Thái Tổ. Tại đây tôi đã lấy lại chiếc điện thoại của mình. Tuy nhiên, điện thoại đã bị reset. Không còn tài liệu gì, ngoài số điện thoại trong sim. Viên công an phường Lý Thái Tổ nói là điện thoại của tôi do một người dân ở Thái Bình nhặt được và giao nộp lại. Tôi cười trừ rồi ra về.

Ngày lễ Đức Mẹ Fatima

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2016
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Chúa Thánh Thần và Giáo Hội Chúa Kitô
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:07 13/05/2016
Đức Chúa Thánh Thần và Giáo Hội Chúa Kitô

Hằng năm kết thúc mùa mừng lễ Chúa Giêsu phục sinh, Giáo Hội mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Theo tiếng Hy Lạp cổ πεντηκοστή ἡμέρα pentēkostē hēméra , 50 ngày, lễ Ngũ tuần. Theo truyền thống Kitô Giáo lễ Ngũ tuần là lễ trọng của Kitô giáo mừng vào ngày thứ 50. sau Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu Phục sinh. Trong ngày lễ mừng này Giáo Hội và toàn thể tín hữu Chúa Kitô đón mừng Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Kinh Thánh tân ước nơi sách Tông Đồ công vụ thuật lại, Đức Chúa Thánh Thần từ trời cao hiện ra ngự xuống trên Đức Mẹ

Maria và các Môn đệ Chúa Giêsu ở Gierusalem trùng hợp vào lễ Schawuot của Do Thái giáo cũng là ngày lễ Ngũ tuần. (CV 2,1-41).

Lễ Schawuot của người Do Thái mừng vào ngày thứ 50. sau bảy tuần lễ mừng lễ Passachfest- Lễ Vượt Qua - Lễ Schawuot cũng lễ tạ ơn cầu mùa, sau khi họ đã mừng lễ Passachfest ,và bắt đầu đến mùa thu hoạch hoa qủa.

Và Ngày lễ Ngũ tuần truyền thống Do Thái từ đó trở thành lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống theo truyền thống Kitô giáo. Và lần đầu tiên năm 130 sử sách đã chọn nói đến lễ Đức Chúa Thánh Thánh Thần hiện xuống. Và cũng theo truyền thống lễ đức Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa ở Giêrusalem cũng được hiểu là ngày khai sinh Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian.

Trong dòng lịch sử thời gian, những đặc tính của Giáo Hội Chúa Giêsu càng hiện ra rõ nét hơn:

Gíao Hội Chúa là Cộng đoàn, như Cộng đoàn ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, tụ tập chăm lo việc cầu nguyện. Mọi người đồng tâm nhất trí với nhau trong đức tin vào Chúa. (Cv 4,32).

Giáo Hội Chúa , như trong kinh Tin Kính xưng tụng là thánh thiện, không phải vì công lao của Giáo Hội, nhưng vì Đức Chúa Thánh Thần là linh hồn sự sống của Giáo Hội. Đức Chúa Thánh Thần chỉ đường Giáo Hội hướng về Chúa Giêsu, Đấng là tình yêu.

Gíao hội Chúa là Công Giáo, vì Phúc âm của Chúa cho mọi dân tộc trên hoàn cầu. Và vì căn nguyên đó, Giáo Hội để Đức Chúa Thánh Thần ngay từ lúc khởi đầu cho nói tất cả các ngôn ngữu mà mọi người đều hiểu.

Giáo Hội Chúa là tông truyền, vì Giáo Hội được thành lập trên nền tảng các Tông Đồ môn đệ do Chúa Giêsu kêu gọi tuyển chọn, và những giáo huấn của Giáo Hội như những khâu mắt zích của sợi dây xích amók gắn nối liền với nhau không đứt đoạn được gìn giữ chăm sóc cùng phát triển thích nghi do sự liên tục của các vị Giáo Hoàng, Giám mục do Giáo Hội cắt cử phong chức.

Ngoài ra Giáo Hội Chúa Giêsu còn mang sứ mạng truyền giáo là đặc tính căn bản mình nữa. Từ ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống năm xưa ở Gierusalem, Đức Chúa Thánh Thần hằng như động cơ của cỗ máy, không ngừng nghỉ trúc đẩy hướng dẫn Giáo Hội đứng dậy lên đường đi đến tận cùng mọi biên giới hình thế địa lý, thời gian thế kỷ, năm tháng, tâm lý nếp sống văn hóa, hoàn cảnh tâm tính đời sống con người thuộc mọi thời đại của mọi dân tộc đất nước trên vũ trụ. Như Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ: „ Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.“ ( Cv 1, 8).

Chính vì thế Phúc âm của Chúa đã được loan truyền khắp nơi. Đời sống Giáo Hội Chúa lan truyền từ Giêrusalem sang Roma, sang các vùng lục địa đất nước bên Âu châu, Á châu, bên Phi châu, bên Mỹ châu, bên Úc châu.

Giai đoạn thời đại nào cũng có những khiếm khuyết bóng tối lỗi lầm ngay trong lòng Giáo Hội.

Nhưng không vì thế mà Giáo Hội bị tan rã sụp đổ. Trái lại, Đức Chúa Thánh Thần hằng gìn giữ hướng dẫn Giáo Hội xét mình quay trở lại làm mới xây dựng lại đời sống Giáo Hội như Chúa muốn.

Và luôn hằng có những phê bình chỉ trích Giáo Hội Chúa ở trần gian hầu như về mọi khía cạnh. Đó cũng là điều tự nhiên nơi con người, cùng cũng có khía cạnh tốt tích cực cần thiết.

Nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội bị vướng vào lâm nguy, bị chèn ép đẩy sang một góc sống trong lung lạc lo sợ hoài nghi về bản chất của chính mình, hay vội vàng chạy thay đổi theo thời đại…

Trái lại, đây là dịp tốt cho Gíao hội (khiêm nhường) nhìn lại chính mình mà sửa sai, cậy nhờ vào ơn Đức Chúa Thánh Thần soi sáng. Và như thế có đà sức phấn khởi phát triển tiến lên cho tốt đẹp, cho đúng ý Chúa muốn cùng giữ vững căn tính là nhân chứng cho Chúa giữa lòng xã hội, và là lương tâm khía cạnh luân lý cho con người.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 15.05.2016

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Chúa Thánh Thần : Nguồn ân sủng tình yêu
Đinh Văn Tiến Hùng
22:23 13/05/2016
CHÚA THÁNH THẦN : Nguồn Ân Sủng Tình Yêu

“ Ta cầu xin Đức Chúa Cha, Người sẽ ban Đấng khác từ trời xuống với các con và ở cùng các con luôn, vì đó là Đấng Thánh Linh “ ( Yn.14: 16 )

Ôi ! Tình yêu Chúa vô cùng cao cả,
Về trời không để con lại bơ vơ,
Còn nhắn nhủ yêu thương qua các môn đồ,
Thày sẽ xin Chúa Thánh Thần ngự xuống.

Nhìn Hội Thánh trải qua bao tình huống,
Chúa Thánh Linh luôn nâng đỡ ủi an,
Ban sức mạnh Giáo Hội vượt nguy nan,
Để hoàn tất bao công trình Chúa định.

Elizabeth tuổi già đáng kính,
Vững lòng tin nên được Chúa yêu thương,
Sinh Gioan Đấng Tiền Hô mở đường,
Từ lòng mẹ đã tràn đầy Thần Khí.

Thánh Giuse luôn tuân hành Thánh ý,
Trong chiêm bao được Thiên Sứ báo tin,
Bạn đính hôn Maria dịu hiền,
Đang mang thai bởi Thánh Linh quyền phép.

Này đây nơi làng nhỏ Nazareth,
Maria vâng phục lời Chúa truyền,
Sẽ sinh Ngôi Hai giáng thế cứu người,
Do quyền năng Chúa Thánh Thần mầu nhiệm.

Trên sông Jordan Bồ Câu xuất hiện,
Khi Chúa nhận phép rửa từ Gioan,
Cửa trời mở tiếng vọng từ Thiên đàng :
‘Đây Con Chí ái ! Người Ta yêu mến !’

Bốn mươi ngày cầu nguyện trong sa mạc,
Ba lần bị cám dỗ bởi Sa-tan,
Chúa đã khuất phục dục vọng gian tham,
Vì Thần Khí ở cùng Ngài chiến thắng.

Đức tin phải chứng minh bằng hành động ,
‘Các con hãy đi rao giảng khắp nơi,
Dạy mọi điều ta đã truyền các con,
Để nhận lấy ơn Thánh Thần thanh tẩy.’

‘Nếu ngày nào các con bị tù tội,
Đừng lo ấu trước phải nói những gì,
Đừng thất vọng và khắc khoải nghĩ suy,
Thần Khí sẽ thay các con mọi việc.’

Trong phòng kín các môn đồ xao xuyến,
Chúa hiện đến giơ tay chúc bình an,
‘Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần !’
Lửa bừng cháy trong tâm hồn từ đấy.

Phúc cho kẻ vững tin dù không thấy,
Tội lỗi con người sẽ được thứ tha,
‘Hãy ghi nhớ phải tuân giữ lới Ta :
Chẳng được tha, lộng ngôn phạm Thần Khí !’

Cảm tạ Tình Chúa yêu thương tuyệt mỹ,
Con quyết tâm vâng giữ lời Chúa truyền,
Xin Chúa Thánh Linh đổ xuống ơn thiêng,
Và hướng dẫn cuộc đời con mãi mãi.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau
Tấn Đạt
18:06 13/05/2016
BÊN NHAU
Ảnh của Tấn Đạt
Ta vẫn bên nhau những tháng ngày
Những chiều nắng Hạ mộng mơ say..
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)