Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Phục sinh cho những người đau yếu
Lm. Đinh Trọng Chính
07:18 13/05/2017
Ba trong một : Đường, sự Thật, sự Sống
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
10:11 13/05/2017
Ba trong một : Đường, sự Thật, sự Sống
Từ Saigon về Nhatrang đây, có đường bay, đường thủy, đường sắt, đường bộ… Đường bộ là một con lộ rõ ràng, đường sắt là hai thanh ray song song. Còn đường thuỷ, đường hàng không thì không thấy rõ. Nhưng người ta vẫn gọi là đường. Vì thế đường không nhất thiết là con lộ hay thanh ray, mà quan trọng : đường là hướng. Hướng tới. Một con đường không có hướng tới là đường cụt. Nhà văn Nguyễn Công Hoan mô tả cuộc sống không hướng tiến trong tiểu thuyết mang tên Ngõ Cụt.
Vậy khi Đức Giêsu tự xưng mình là Đường, tuyên bố này có ý nghĩa gì ? Và trong bài Tin Mừng hôm nay Ngài chẳng những nói mình là Đường mà còn nói thêm Ngài là sự Thật và là sự Sống nữa. Bộ ba đó liên hệ với nhau ra sao ? Ta được gì khi tin vào lời nói này của Chúa ?
1. Chúa Giêsu là Đường, nghĩa là gì ?
Ngài là Đường tức là lối mở: Ngài mở ra cho chúng ta một lối thoát. Và hơn cả lối thoát, Ngài là đường, hướng chúng ta tới Chúa Cha. Nói đổi lời: Đường là trung gian, qua trung gian, ta sẽ gặp Chúa Cha. Ngôn ngữ Việt Nam có kiểu nói rất đẹp: nói đi đường nhưng cũng nói “đi” Đạo, tức theo Đạo: Đạo là đường, và Đạo Kitô tức là Đường Kitô, hay nói đổi lời Đức Kitô là Đường. Đức Phật chỉ dám nhận mình là người chỉ đường, như ngón tay chỉ mặt trời, chứ không dám tuyên bố mình là đường như Đức Giêsu. Đức Giêsu tuyên bố mình là Đường –và Ngài còn thêm là sự Thật và là sự Sống.
Đi riêng từng điểm : Đường – sự Thật – sự Sống, có lẽ ai cũng hiểu. Nhưng ba điểm đó gắn bó với nhau làm sao thì có lẽ đối với nhiều người chúng ta, không dễ trả lời. Và cũng có lẽ mỗi người trả lời một kiểu. Tôi tìm được lối trả lời khá mạch lạc hợp lý sau đây, xin chia sẻ:
Ba điểm này Chúa nói liền nhau, nên chắc phải tương quan với nhau chứ, và đây là mối tương quan : Chữ xuyên suốt cả ba là Đường. Đức Giêsu là Đường tức là hướng đi ; là sự Thật tức là luật lệ : luật đi đường (đi đúng đường, đi đúng luật) ; là sự Sống tức sức lực của chúng ta : sức đi đường. Một chiếc xe hơi, không có xăng (sự sống) thì không lăn bánh được, không có đường thì cũng chẳng có hướng đi, và đi mà không theo theo luật (sự thật) thì dễ sa xuống hố. Cho dù là đi bằng đường bộ hay đường hàng không thì đường nào cũng có luật lệ của đường đó. Ngay cả hàng không, bay trên trời có vẻ tự do đó, nhưng cũng phải có những hành lang bay theo qui định của nhân viên không lưu. Khi đi không trúng luật sẽ dễ dẫn tới hoạ tai. Hai xe tránh nhau, mà không không theo luật tránh bên phải của Việt Nam mà ở Việt Nam cứ tránh nhau bên trái theo Nhật, Hôngkong là tông ngay lập tức !
Một chỗ khác, Đức Giêsu nói : Ai đi trong sự thật thì sẽ thấy ánh sáng. Ta có thể chuyển : Ai đi đường trúng luật thì sẽ trúng nơi, đi sai hướng sẽ lạc đường. ..
Mấy tuần trước có cuộc đua xe đạp cúp Truyền hình có chạy qua Nhatrang :
Có cuộc đua, đường đua nào có không đích tới đâu = đường.
Có đường đua nào mà không có luật lệ tổ chức = sự thật.
Có đường đua nào mà không có hỗ trợ tiếp sức = sự sống.
Đức Giêsu là cả ba, ba trong một, (3 in 1) trong quãng đường chúng ta về với Chúa Cha. Nghĩa là Đức Giêsu là Đường đi, là lối dẫn (sự Thật) và bổ sức (sự Sống). Vì thế tin vào Ngài và đi trong đường lối này là chúng ta an tâm.
2. Được biết Đức Kitô, chúng ta hơn rất nhiều người. Hơn ở chỗ nào ?
-Sách Tư tưởng của Babylon có ghi câu này : “Con người sinh ra là bước trên một con đường. Đường dài hay ngắn khác nhau tùy người, nhưng cuối cùng vẫn là cái chết chờ đợi mỗi người và mọi người”. Cũng đi trên đường, nhưng đường dẫn tới cái chết là con đường cụt, ngõ cụt. Chúng ta có Đức Kitô, chúng ta không đi vào ngõ cụt. Hơn ở chỗ đó : Lòng các con đừng xao xuyến…
-Rồi chúng ta còn hơn ở chỗ là chúng ta biết rõ ai là vị Cứu Thế, không phải chờ đợi nữa. Một chàng trai Do thái giáo đến dự một buổi lễ của Công Giáo. Anh nghe giảng về lời dạy của Đức Kitô, tức Mesia, “Đấng Được Xức Dầu”. Khi đi về, anh hỏi vị giáo trưởng Do-thái của anh : Thưa thày, người Công Giáo nói Đức Mesia đã đến thế gian rồi, còn chúng ta thì nói chưa đến, chúng ta còn chờ đợi Ngài đến”. –Đúng vậy con ạ, vị giáo trưởng trả lời. Chúng ta đang chờ Đức Mêsia đến trần gian”. Chàng Do Thái hỏi thêm: “Sau này Đức Mêsia của chúng ta đến, ngài sẽ có gì giống với Đức Kitô của người Công Giáo không ?
Chúng ta không biết vị giáo trưởng sẽ trả lời làm sao, nhưng chúng ta biết một điều là chúng ta, người Công Giáo không khắc khoải xao xuyến chờ đợi nữa. Đó là điều hơn của chúng ta khi tin vào Chúa Giêsu là Đường, Sự thật và sự Sống.
Có một bà già khi đau biết gần chết cho mời linh mục đến giúp đỡ. Để thử lòng tin của bà, linh mục hỏi : Bà sẽ làm gì nếu sau khi Chúa làm mọi sự cho bà, cuối cùng Chúa để bà hư mất…. Bà trả lời : Thưa cha, Chúa làm gì tùy Chúa muốn, nhưng nếu Chúa để con hư mất thì Chúa bị thiệt nhiều hơn con. Con chỉ mất một linh hồn, còn Chúa sẽ mất danh dự vì Lời của Chúa đã không thực hiện.
Lời của Chúa thì nhiều, nhưng lời : Ta là Đường, là sự Thật là sự Sống . phải là một lời chúng ta bám vào để về với Chúa Cha. Thánh Phaolô một người Do-thái gốc khi đã nhận biết Chúa Kitô (chứ không như những người Do-thái hiện nay đang chờ một Kitô nào khác) đã nói : “Tôi coi mọi sự là thua lỗ, bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô Chúa tôi, vì Người tôi sẵn sàng mất tất cả.” Và chúng ta nói thêm với Phaolô : vì chính Ngài là đường, dẫn ta đi đúng lối (sự thật) và nuôi dưỡng chúng ta trên đường đi (sự sống). đi đến cái đích mà mọi người chờ mong : Nhà Cha : nơi còn nhiều chỗ.
Ước chi Đức Kitô là Đường đi, và Luật đi đường là Luật Yêu Thương của Phúc Âm (tức là sự Thật), và của ăn đi đường là Mình Thánh Chúa (là sự Sống) mà chúng ta sẽ lãnh nhận trong thánh lễ, bộ ba đó làm chúng ta an tâm : vì chúng ta vững tin vào Ngài.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Từ Saigon về Nhatrang đây, có đường bay, đường thủy, đường sắt, đường bộ… Đường bộ là một con lộ rõ ràng, đường sắt là hai thanh ray song song. Còn đường thuỷ, đường hàng không thì không thấy rõ. Nhưng người ta vẫn gọi là đường. Vì thế đường không nhất thiết là con lộ hay thanh ray, mà quan trọng : đường là hướng. Hướng tới. Một con đường không có hướng tới là đường cụt. Nhà văn Nguyễn Công Hoan mô tả cuộc sống không hướng tiến trong tiểu thuyết mang tên Ngõ Cụt.
Vậy khi Đức Giêsu tự xưng mình là Đường, tuyên bố này có ý nghĩa gì ? Và trong bài Tin Mừng hôm nay Ngài chẳng những nói mình là Đường mà còn nói thêm Ngài là sự Thật và là sự Sống nữa. Bộ ba đó liên hệ với nhau ra sao ? Ta được gì khi tin vào lời nói này của Chúa ?
1. Chúa Giêsu là Đường, nghĩa là gì ?
Ngài là Đường tức là lối mở: Ngài mở ra cho chúng ta một lối thoát. Và hơn cả lối thoát, Ngài là đường, hướng chúng ta tới Chúa Cha. Nói đổi lời: Đường là trung gian, qua trung gian, ta sẽ gặp Chúa Cha. Ngôn ngữ Việt Nam có kiểu nói rất đẹp: nói đi đường nhưng cũng nói “đi” Đạo, tức theo Đạo: Đạo là đường, và Đạo Kitô tức là Đường Kitô, hay nói đổi lời Đức Kitô là Đường. Đức Phật chỉ dám nhận mình là người chỉ đường, như ngón tay chỉ mặt trời, chứ không dám tuyên bố mình là đường như Đức Giêsu. Đức Giêsu tuyên bố mình là Đường –và Ngài còn thêm là sự Thật và là sự Sống.
Đi riêng từng điểm : Đường – sự Thật – sự Sống, có lẽ ai cũng hiểu. Nhưng ba điểm đó gắn bó với nhau làm sao thì có lẽ đối với nhiều người chúng ta, không dễ trả lời. Và cũng có lẽ mỗi người trả lời một kiểu. Tôi tìm được lối trả lời khá mạch lạc hợp lý sau đây, xin chia sẻ:
Ba điểm này Chúa nói liền nhau, nên chắc phải tương quan với nhau chứ, và đây là mối tương quan : Chữ xuyên suốt cả ba là Đường. Đức Giêsu là Đường tức là hướng đi ; là sự Thật tức là luật lệ : luật đi đường (đi đúng đường, đi đúng luật) ; là sự Sống tức sức lực của chúng ta : sức đi đường. Một chiếc xe hơi, không có xăng (sự sống) thì không lăn bánh được, không có đường thì cũng chẳng có hướng đi, và đi mà không theo theo luật (sự thật) thì dễ sa xuống hố. Cho dù là đi bằng đường bộ hay đường hàng không thì đường nào cũng có luật lệ của đường đó. Ngay cả hàng không, bay trên trời có vẻ tự do đó, nhưng cũng phải có những hành lang bay theo qui định của nhân viên không lưu. Khi đi không trúng luật sẽ dễ dẫn tới hoạ tai. Hai xe tránh nhau, mà không không theo luật tránh bên phải của Việt Nam mà ở Việt Nam cứ tránh nhau bên trái theo Nhật, Hôngkong là tông ngay lập tức !
Một chỗ khác, Đức Giêsu nói : Ai đi trong sự thật thì sẽ thấy ánh sáng. Ta có thể chuyển : Ai đi đường trúng luật thì sẽ trúng nơi, đi sai hướng sẽ lạc đường. ..
Mấy tuần trước có cuộc đua xe đạp cúp Truyền hình có chạy qua Nhatrang :
Có cuộc đua, đường đua nào có không đích tới đâu = đường.
Có đường đua nào mà không có luật lệ tổ chức = sự thật.
Có đường đua nào mà không có hỗ trợ tiếp sức = sự sống.
Đức Giêsu là cả ba, ba trong một, (3 in 1) trong quãng đường chúng ta về với Chúa Cha. Nghĩa là Đức Giêsu là Đường đi, là lối dẫn (sự Thật) và bổ sức (sự Sống). Vì thế tin vào Ngài và đi trong đường lối này là chúng ta an tâm.
2. Được biết Đức Kitô, chúng ta hơn rất nhiều người. Hơn ở chỗ nào ?
-Sách Tư tưởng của Babylon có ghi câu này : “Con người sinh ra là bước trên một con đường. Đường dài hay ngắn khác nhau tùy người, nhưng cuối cùng vẫn là cái chết chờ đợi mỗi người và mọi người”. Cũng đi trên đường, nhưng đường dẫn tới cái chết là con đường cụt, ngõ cụt. Chúng ta có Đức Kitô, chúng ta không đi vào ngõ cụt. Hơn ở chỗ đó : Lòng các con đừng xao xuyến…
-Rồi chúng ta còn hơn ở chỗ là chúng ta biết rõ ai là vị Cứu Thế, không phải chờ đợi nữa. Một chàng trai Do thái giáo đến dự một buổi lễ của Công Giáo. Anh nghe giảng về lời dạy của Đức Kitô, tức Mesia, “Đấng Được Xức Dầu”. Khi đi về, anh hỏi vị giáo trưởng Do-thái của anh : Thưa thày, người Công Giáo nói Đức Mesia đã đến thế gian rồi, còn chúng ta thì nói chưa đến, chúng ta còn chờ đợi Ngài đến”. –Đúng vậy con ạ, vị giáo trưởng trả lời. Chúng ta đang chờ Đức Mêsia đến trần gian”. Chàng Do Thái hỏi thêm: “Sau này Đức Mêsia của chúng ta đến, ngài sẽ có gì giống với Đức Kitô của người Công Giáo không ?
Chúng ta không biết vị giáo trưởng sẽ trả lời làm sao, nhưng chúng ta biết một điều là chúng ta, người Công Giáo không khắc khoải xao xuyến chờ đợi nữa. Đó là điều hơn của chúng ta khi tin vào Chúa Giêsu là Đường, Sự thật và sự Sống.
Có một bà già khi đau biết gần chết cho mời linh mục đến giúp đỡ. Để thử lòng tin của bà, linh mục hỏi : Bà sẽ làm gì nếu sau khi Chúa làm mọi sự cho bà, cuối cùng Chúa để bà hư mất…. Bà trả lời : Thưa cha, Chúa làm gì tùy Chúa muốn, nhưng nếu Chúa để con hư mất thì Chúa bị thiệt nhiều hơn con. Con chỉ mất một linh hồn, còn Chúa sẽ mất danh dự vì Lời của Chúa đã không thực hiện.
Lời của Chúa thì nhiều, nhưng lời : Ta là Đường, là sự Thật là sự Sống . phải là một lời chúng ta bám vào để về với Chúa Cha. Thánh Phaolô một người Do-thái gốc khi đã nhận biết Chúa Kitô (chứ không như những người Do-thái hiện nay đang chờ một Kitô nào khác) đã nói : “Tôi coi mọi sự là thua lỗ, bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô Chúa tôi, vì Người tôi sẵn sàng mất tất cả.” Và chúng ta nói thêm với Phaolô : vì chính Ngài là đường, dẫn ta đi đúng lối (sự thật) và nuôi dưỡng chúng ta trên đường đi (sự sống). đi đến cái đích mà mọi người chờ mong : Nhà Cha : nơi còn nhiều chỗ.
Ước chi Đức Kitô là Đường đi, và Luật đi đường là Luật Yêu Thương của Phúc Âm (tức là sự Thật), và của ăn đi đường là Mình Thánh Chúa (là sự Sống) mà chúng ta sẽ lãnh nhận trong thánh lễ, bộ ba đó làm chúng ta an tâm : vì chúng ta vững tin vào Ngài.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Đường Giêsu – Đường Về Nhà Cha
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
21:27 13/05/2017
Chúa Nhật 5 Phục Sinh A
Đường Giêsu – Đường Về Nhà Cha
Trong ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhiều lần trả lời cho người Do thái, đặc biệt là cho các môn đệ ba câu hỏi hết sức quan trọng: (1) đâu là nguồn cội của Ngài, tức là nơi mà Ngài phát xuất, (2) đâu là ý nghĩa cuộc sống trần gian của Ngài, và (3) đâu là cùng đích mà Ngài sẽ đến!
Nguồn cội của Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa Cha, ý nghĩa của đời Ngài là thi hành thánh ý Chúa Cha (thực hiện công trình cứu độ nhân loại), và cùng đích đời Ngài là trở về cùng Chúa Cha.
Bởi đó, sau khi hoàn tất sứ mệnh nơi trần gian, Chúa Giêsu sẽ ra đi để trở về cùng Thiên Chúa Cha. Và Chúa Giêsu đoan hứa rằng Ngài ra đi là để “dọn chỗ” cho các môn đệ và cho mỗi người chúng ta. Chỗ mà Chúa Giêsu sẽ dọn cho chúng ta là ở đâu? Chỗ mà Chúa Giêsu sẽ dọn, sẽ “book” trước cho chúng ta là “ở trong” nhà Cha của Ngài, tức là trong Nước Hằng sống của Ngài. Chúa Giêsu dọn chỗ cho chúng ta bằng chính cuộc Thương khó và Phục sinh của Ngài.
Thật hạnh phúc biết bao vì chúng ta biết rằng chúng ta có một người Cha trên trời và người Cha ấy lại là một Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng yêu thương. Hạnh phúc hơn nữa khi chúng ta biết rằng trong nhà Cha trên trời, mỗi người chúng ta đều có “chỗ”, chỗ mà ta sẽ nương thân đời đời bên Chúa!
Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để có thể đến được nhà Cha, hay nói cách khác, đường nào mà ta sẽ đi để có thể đến được nhà Cha chúng ta trên trời. Lên cung trăng, lên sao kim sao hỏa còn có phi thuyền, có tàu vũ trụ; lên Thiên đàng, lên nhà Cha chúng ta, đi bằng phương tiện nào đây, và đi đường nào đây? Đây cũng là băn khoăn của ông Tôma và của các Tông đồ ngày xưa.
Chúa Giêsu đã quả quyết với ông Tôma chính Ngài là đường, là “đạo”, đưa chúng ta đi. Ngài là “đạo”, là đường duy nhất dẫn nhân loại đến cùng Chúa Cha. Và tất nhiên một khi có Chúa Giêsu là đường thì chắc chắn ta sẽ an toàn “đi đến nơi về đến chốn”, không sợ dở sợ dang, không sợ lầm sợ lạc.
Vừa rồi chú em tôi có dịp sang Singapor, chú ấy kể rằng khi vừa bước xuống phi trường, cảm giác đầu tiên là bị choáng ngợp vì phi trường quá lớn, lớn gấp 3, gấp 4 lần phi trường Tân Sơn Nhất. Chỗ máy bay hạ cánh lại rất xa nhà ga, mà không thấy chiếc xe trung chuyển nào đưa rước cả; vả lại có rất nhiều cổng, nhiều lối vào nhà ga, không biết đâu mà lần. Nhưng rồi ngay sau khách được trấn an khi thấy có các con đường cuốn, giống như những thang cuốn trong các siêu thị. Hành khách xác định cổng ga của mình và chỉ việc bước lên con đường cuốn đó, và cứ thế đường cuốn này sẽ đưa mình đến nơi mình muốn đến. Rất tiện lợi, rất gọn gàng!
Con đường mang tên Giêsu cũng có thể ví như là con đường cuốn. Để về trời, về nhà Cha, chúng ta chỉ việc bước vào con “đường cuốn” đó, tức con đường Giêsu, bằng cách “tin” vào Ngài, và ký thác đời mình cho Ngài.
Qua Bí tích rửa tội, mỗi người chúng ta đã được thuộc về Chúa Kitô, và có Chúa Kitô, “Kitô hữu”; chúng ta cũng được thuộc về Giáo Hội. Vì thế hành trình cuộc đời của ta không còn vô định, nhưng có đích đến rõ ràng là Nước Trời, cũng gọi là nhà Chúa Cha, là Vương quốc của sự sống sung mãn, vương quốc của tình yêu và hạnh phúc đầy tràn. Hơn nữa, chúng ta không hành trình lẻ loi lạc lỏng, nhưng có Chúa Giêsu là Đường đưa chúng ta đi. Ngài cũng là Thiên Chúa Ngôi Hai Toàn Năng và hằng hữu với Chúa Cha.
Chớ gì chúng ta luôn giữ vững niềm tin của mình mà tiến bước trên con đường Giêsu, hầu đạt đến hạnh phúc Nước trời mai sau. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Đường Giêsu – Đường Về Nhà Cha
Trong ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhiều lần trả lời cho người Do thái, đặc biệt là cho các môn đệ ba câu hỏi hết sức quan trọng: (1) đâu là nguồn cội của Ngài, tức là nơi mà Ngài phát xuất, (2) đâu là ý nghĩa cuộc sống trần gian của Ngài, và (3) đâu là cùng đích mà Ngài sẽ đến!
Nguồn cội của Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa Cha, ý nghĩa của đời Ngài là thi hành thánh ý Chúa Cha (thực hiện công trình cứu độ nhân loại), và cùng đích đời Ngài là trở về cùng Chúa Cha.
Bởi đó, sau khi hoàn tất sứ mệnh nơi trần gian, Chúa Giêsu sẽ ra đi để trở về cùng Thiên Chúa Cha. Và Chúa Giêsu đoan hứa rằng Ngài ra đi là để “dọn chỗ” cho các môn đệ và cho mỗi người chúng ta. Chỗ mà Chúa Giêsu sẽ dọn cho chúng ta là ở đâu? Chỗ mà Chúa Giêsu sẽ dọn, sẽ “book” trước cho chúng ta là “ở trong” nhà Cha của Ngài, tức là trong Nước Hằng sống của Ngài. Chúa Giêsu dọn chỗ cho chúng ta bằng chính cuộc Thương khó và Phục sinh của Ngài.
Thật hạnh phúc biết bao vì chúng ta biết rằng chúng ta có một người Cha trên trời và người Cha ấy lại là một Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng yêu thương. Hạnh phúc hơn nữa khi chúng ta biết rằng trong nhà Cha trên trời, mỗi người chúng ta đều có “chỗ”, chỗ mà ta sẽ nương thân đời đời bên Chúa!
Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để có thể đến được nhà Cha, hay nói cách khác, đường nào mà ta sẽ đi để có thể đến được nhà Cha chúng ta trên trời. Lên cung trăng, lên sao kim sao hỏa còn có phi thuyền, có tàu vũ trụ; lên Thiên đàng, lên nhà Cha chúng ta, đi bằng phương tiện nào đây, và đi đường nào đây? Đây cũng là băn khoăn của ông Tôma và của các Tông đồ ngày xưa.
Chúa Giêsu đã quả quyết với ông Tôma chính Ngài là đường, là “đạo”, đưa chúng ta đi. Ngài là “đạo”, là đường duy nhất dẫn nhân loại đến cùng Chúa Cha. Và tất nhiên một khi có Chúa Giêsu là đường thì chắc chắn ta sẽ an toàn “đi đến nơi về đến chốn”, không sợ dở sợ dang, không sợ lầm sợ lạc.
Vừa rồi chú em tôi có dịp sang Singapor, chú ấy kể rằng khi vừa bước xuống phi trường, cảm giác đầu tiên là bị choáng ngợp vì phi trường quá lớn, lớn gấp 3, gấp 4 lần phi trường Tân Sơn Nhất. Chỗ máy bay hạ cánh lại rất xa nhà ga, mà không thấy chiếc xe trung chuyển nào đưa rước cả; vả lại có rất nhiều cổng, nhiều lối vào nhà ga, không biết đâu mà lần. Nhưng rồi ngay sau khách được trấn an khi thấy có các con đường cuốn, giống như những thang cuốn trong các siêu thị. Hành khách xác định cổng ga của mình và chỉ việc bước lên con đường cuốn đó, và cứ thế đường cuốn này sẽ đưa mình đến nơi mình muốn đến. Rất tiện lợi, rất gọn gàng!
Con đường mang tên Giêsu cũng có thể ví như là con đường cuốn. Để về trời, về nhà Cha, chúng ta chỉ việc bước vào con “đường cuốn” đó, tức con đường Giêsu, bằng cách “tin” vào Ngài, và ký thác đời mình cho Ngài.
Qua Bí tích rửa tội, mỗi người chúng ta đã được thuộc về Chúa Kitô, và có Chúa Kitô, “Kitô hữu”; chúng ta cũng được thuộc về Giáo Hội. Vì thế hành trình cuộc đời của ta không còn vô định, nhưng có đích đến rõ ràng là Nước Trời, cũng gọi là nhà Chúa Cha, là Vương quốc của sự sống sung mãn, vương quốc của tình yêu và hạnh phúc đầy tràn. Hơn nữa, chúng ta không hành trình lẻ loi lạc lỏng, nhưng có Chúa Giêsu là Đường đưa chúng ta đi. Ngài cũng là Thiên Chúa Ngôi Hai Toàn Năng và hằng hữu với Chúa Cha.
Chớ gì chúng ta luôn giữ vững niềm tin của mình mà tiến bước trên con đường Giêsu, hầu đạt đến hạnh phúc Nước trời mai sau. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyến Tông Du Của ĐTC tại Fatima ngày 12/05/2017
VietCatholic Network
00:53 13/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em.
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về chuyến tông du của ĐTC Phanxicô tại Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Như chúng tôi đã tường trình, lúc 2 giờ chiều thứ Sáu 12 tháng 5, ĐTC đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma. Ngài đã đến sân bay quân sự Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha
vào lúc 4g:20 phút chiều.
Sau nghi thức đón tiếp chính thức, ĐTC đã có cuộc họp với tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa của Bồ Đào Nha tại căn cứ không quân Monte Real.
Sau buổi tiếp kiến này, ĐTC đã đi thăm nhà nguyện của căn cứ không quân Monte Real; và vào lúc 5g:15’ chiều, ngài đã di chuyển bằng trực thăng tới sân vận động Fatima.
Sau 20 phút bay, ĐTC đã đến sân vận động Fatima và di chuyển bằng xe đến đền thánh. Lúc 6g:15’ chiều, ĐTC đã thăm và cầu nguyện tại nguyện đường nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra với các trẻ mục đồng.
Lúc 9g:30’ tối, ĐTC làm phép các ngọn nến tại nhà nguyện. Sau một bài suy niệm ngắn, ĐTC đã đọc kinh Mân Côi cùng anh chị em tín hữu hành hương.
Hình thức đọc Kinh Mân Côi bao gồm một đoạn Kinh Thánh, một bài suy niệm ngắn, Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh. Sau đó là các lời nguyện cho Hội Thánh, cho các tín hữu và cho những nhu cầu khác nhau của nhân loại.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chính ngày này, cách đây tròn 100 năm, ngày 13 tháng 05 năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima với Lucia, Giaxinta và Phanxicô. Trong những lẫn hiện ra tại đó, Đức Mẹ đã nói với ba trẻ rất nhiều điều.
Lần hiện ra thứ nhất, ngày 13 tháng 05 năm 1917, Đức Mẹ nhắn nhủ: “Chúng con hãy lần hạt Mân Côi hàng ngày, để cầu cho thế giới được chóng hòa bình và chiến tranh sớm chấm dứt”.
Vào ngày 13 tháng 6 năm 1917, Đức Mẹ căn dặn rằng: “Các con hãy lần hạt và sau mỗi chục thì đọc: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa Hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Mẹ muốn các con đi học để biết đọc, biết viết, rồi Mẹ sẽ cho các con biết thêm những gì Mẹ muốn”.
Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ mời gọi ba trẻ dâng hy sinh để cầu cho kẻ có tội, Mẹ nói: “Các con hãy dâng những hy sinh để đền thay cho những người tội lỗi. Khi làm việc hy sinh, các con hãy thưa với Chúa những lời này: Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng việc hy sinh này vì lòng mến Chúa. Xin cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại và đền bù về những tội lỗi người ta đã xúc phạm đến Trái Tim vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria”.
Sau khi cho ba trẻ thấy hỏa ngục, Đức Mẹ nói: “Chúng con vừa xem thấy hỏa ngục nơi giam cầm những kẻ có tội. Để khỏi rơi vào tai họa này, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ trên khắp thế giới. Nếu người ta thực hiện những điều Mẹ nói, thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình, chiến tranh sẽ chấm dứt. Nhưng nếu nhân loại không ngừng xúc phạm tới Thiên Chúa, thì chiến tranh sẽ bùng nổ dữ dội và khủng khiếp hơn. Khi nào các con nhìn thấy ánh sáng xuất hiện khác thường, thì các con nhớ rằng đó là dấu hiệu Chúa báo cho các con hay, Thiên Chúa sắp dùng chiến tranh, đói khát, bắt bớ Giáo Hội và ĐTC, hầu giáng phạt thế gian.
Để ngăn ngừa những sự ấy, Mẹ nài xin người ta dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và rước lễ đền tạ trong các ngày thứ Bảy đầu tháng. Nếu nhân loại đáp ứng lời kêu gọi của Mẹ, nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ truyền bá những thuyết sai lầm trên toàn thế giới, sẽ gây ra nhiều cuộc chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Kẻ lành sẽ chịu tử đạo, ĐTC sẽ chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Nhưng sau cùng Trái tim Mẹ sẽ toàn thắng. ĐTC sẽ dâng nước Nga cho Mẹ. Nước Nga sẽ trở lại và nhân loại sẽ được Chúa ban cho một thời hòa bình. Tại Bồ Đào Nha sẽ giữ được đức tin”.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 1917, Đức Mẹ nói với Lucia: “Con hãy nói với mọi người tiếp tục lần hạt mỗi ngày để xin cho chiến tranh chóng chấm dứt”.
Vào ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ nói rằng: “Mẹ muốn xây một nhà thờ ở đây để tôn kính Mẹ. Mẹ là Mẹ Mân Côi. Mẹ muốn các con tiếp tục lần hạt mỗi ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh lính sắp được trở về với gia đình”.
Tất cả những sứ điệp của Đức Mẹ qua những lần hiện ra trên đây được tóm lại trong ba mệnh lệnh, được coi như những phương thế tối hảo để cứu vãn hoà bình thế giới, đó là: Hãy cải thiện đời sống; Hãy lần hạt Mân Côi; Hãy tôn sùng Trái tim Mẹ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Biến cố kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima được coi là một trong những biến cố trọng đại nhất trong năm 2017 này. Vì thế, ĐTC Phanxicô đã truyền ban ơn Đại Xá trong suốt năm mừng kỷ niệm 100 năm này, kể từ ngày 27-11-2016 đến ngày 26-11-2017.
Theo Giáo Luật khoản 992 hay theo Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 1471, Ân Xá được định nghĩa: “Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn được hưởng nhờ Ân Xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh.
Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là “Tiểu Xá hay Đại Xá.”
Tất cả các tín hữu muốn được hưởng Ân Toàn Xá trong năm kỷ niệm 100 năm biến cố lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, thì:
Trước hết, nhất thiết phải chu toàn các điều kiện thông thường, đó là: Xưng tội, rước lễ và cầu nguyện chỉ theo ý ĐTC.
Tiếp đến, phải thực hiện một trong ba hình thức tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima sau đây:
1) Hình thức thứ nhất: “Các tín hữu đích thân đi hành hương Linh địa Fatima ở Bồ Đào Nha và tham dự Thánh Lễ hay một trong những giờ cầu nguyện trọng thể và công khai nhằm tôn kính Đức Trinh Nữ Maria.” Ngoài ra, các tín hữu còn phải đọc kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính cũng như lời khẩn nguyện dâng lên Mẹ Thiên Chúa.
3) Hình thức thứ hai: Người tín hữu phải kính viếng và tham dự Thánh Lễ, Giờ Chầu hay một buổi cầu nguyện công khai và trọng thể trước một bức tượng hay một bức ảnh Đức Mẹ Fatima ở bất cứ một nhà thờ, nhà nguyện hay ở một nơi tôn nghiêm nào đó trong các ngày Đức Mẹ hiện ra trong Năm Kỷ Niệm này, (tức vào các ngày 13 hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017) để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria. Trong trường hợp này, người ta cũng phải đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính cũng như kêu cầu Đức Mẹ Fatima.
3) Hình thức thứ ba: Các tín hữu vì do già yếu, bệnh tật hay vì một lý do quan trọng bất khả kháng nào đó mà không thể đích thân tham dự vào cuộc hành hương Linh địa Fatima hay vào Thánh Lễ, Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện công khai và trọng thể với các tín hữu khác trước các tượng ảnh Đức Mẹ Fatima để tỏ lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, thì họ cũng có thể cầu nguyện trước một bức tượng hay ảnh Đức Mẹ Fatima và phải hợp ý tham dự cách thiêng liêng với các tín hữu khác trong các Thánh Lễ, các Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện trong các ngày Đức Mẹ hiện ra, (tức vào các ngày 13 hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017. Và tất nhiên, trong những trường hợp này, người tín hữu cần phải “hết lòng tin tưởng phó thác vào sự chuyển cầu của Mẹ Maria mà dâng lên Thiên Chúa từ nhân các kinh nguyện, các khổ đau và các hy sinh đời mình làm hy lễ đẹp lòng Người.”
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là đoàn rước vĩ đại với muôn ngàn ánh nến lung linh sáng rực quảng trường trước Đền Thờ Fatima do ĐHY Pietro Parolin, là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dẫn đầu.
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô lần hạt Mân Côi cùng hàng triệu tín hữu tại Fatima
VietCatholic Network
04:35 13/05/2017
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Lúc 2h chiều thứ Sáu 12 tháng 5, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma. Ngài đã đến sân bay quân sự Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha vào lúc 16:20.
Sau nghi thức đón tiếp chính thức, Đức Thánh Cha đã có cuộc họp với tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa của Bồ Đào Nha tại căn cứ không quân Monte Real.
Sau buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã đi thăm nhà nguyện của căn cứ không quân Monte Real; và vào lúc 17:15, ngài đã di chuyển bằng trực thăng tới sân vận động Fatima.
Sau 20 phút bay, Đức Thánh Cha đã đến sân vận động Fatima và di chuyển bằng xe đến ngôi đền.
Lúc 18:15, Đức Thánh Cha đã thăm và cầu nguyện tại nguyện đường nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra với các trẻ mục đồng.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi đọc kinh Mân Côi cùng một con số đông đảo hàng trăm ngàn tín hữu hành hương, được bắt đầu vào lúc 21:30.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau lời chào Phụng Vụ, Đức Thánh Cha đã làm phép các ngọn nến tại nhà nguyện nơi Đức Mẹ đã hiện ra với các trẻ mục đồng Lúcia Santos, Jacinta và Francisco Marto. Hai trẻ Jacinta và Francisco Marto sẽ được tuyên thánh trong thánh lễ sáng thứ Bẩy 13 tháng 5.
Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Chúa,
Chúa là Đấng sáng tạo nên ánh sáng
Và nơi Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã ban cho chúng con ân sủng để vượt qua bóng tối của tội lỗi.
Lạy Chúa toàn năng, xin thánh hóa những ngọn nến này, mà chúng con thắp nên để ngợi khen Chúa, và nhờ sự cầu bầu của Đức Nữ Đồng Trinh, là Đấng đã được mặc lấy ánh sáng của Chúa.
Xin cho chúng con được bền đỗ trong đức tin, cho đến ngày Chúa lại đến, để chúng con có thể xum họp với Ngài, và với tất cả các Thánh, trong Nước Trời.
Nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ca đoàn đang hát bài Lumen Christi, nghĩa là Ánh Sáng Chúa Kitô.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã và đọc kinh Mân Côi Năm Sự Vui cùng anh chị em tín hữu hành hương.
Hình thức đọc Kinh Mân Côi bao gồm một đoạn Kinh Thánh, một bài suy niệm ngắn, Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh. Sau đó là các lời nguyện cho Hội Thánh, cho các tín hữu và cho những nhu cầu khác nhau của nhân loại.
Thứ nhất: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (1, 30-32.38)
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người.”
Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Sau đó, cộng đoàn cùng đọc một kinh mà chính Đức Mẹ đã dạy tại Fatima.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Thứ hai: Đức Bà đi viếng Bà thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (1, 39-42.45)
Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Thứ ba: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (2, 10-12.16)
Sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.”
Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Thứ tư: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (2, 28-33)
Được Thần Khí thúc đẩy, ông Simêôn lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
“Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài.”
Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêôn vừa nói về Người.
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Thứ năm: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (2, 46-51)
Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! “Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? “Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau 50 Kinh Mân Côi năm sự Vui, giờ đây chúng tôi thấy Đức Hồng Y Pietro Parolin, là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đang dẫn đầu một đoàn rước vĩ đại với muôn ngàn ánh nến lung linh sáng rực quảng trường trước Đền Thờ Fatima.
Lúc 2h chiều thứ Sáu 12 tháng 5, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma. Ngài đã đến sân bay quân sự Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha vào lúc 16:20.
Sau nghi thức đón tiếp chính thức, Đức Thánh Cha đã có cuộc họp với tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa của Bồ Đào Nha tại căn cứ không quân Monte Real.
Sau buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã đi thăm nhà nguyện của căn cứ không quân Monte Real; và vào lúc 17:15, ngài đã di chuyển bằng trực thăng tới sân vận động Fatima.
Sau 20 phút bay, Đức Thánh Cha đã đến sân vận động Fatima và di chuyển bằng xe đến ngôi đền.
Lúc 18:15, Đức Thánh Cha đã thăm và cầu nguyện tại nguyện đường nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra với các trẻ mục đồng.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi đọc kinh Mân Côi cùng một con số đông đảo hàng trăm ngàn tín hữu hành hương, được bắt đầu vào lúc 21:30.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau lời chào Phụng Vụ, Đức Thánh Cha đã làm phép các ngọn nến tại nhà nguyện nơi Đức Mẹ đã hiện ra với các trẻ mục đồng Lúcia Santos, Jacinta và Francisco Marto. Hai trẻ Jacinta và Francisco Marto sẽ được tuyên thánh trong thánh lễ sáng thứ Bẩy 13 tháng 5.
Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Chúa,
Chúa là Đấng sáng tạo nên ánh sáng
Và nơi Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã ban cho chúng con ân sủng để vượt qua bóng tối của tội lỗi.
Lạy Chúa toàn năng, xin thánh hóa những ngọn nến này, mà chúng con thắp nên để ngợi khen Chúa, và nhờ sự cầu bầu của Đức Nữ Đồng Trinh, là Đấng đã được mặc lấy ánh sáng của Chúa.
Xin cho chúng con được bền đỗ trong đức tin, cho đến ngày Chúa lại đến, để chúng con có thể xum họp với Ngài, và với tất cả các Thánh, trong Nước Trời.
Nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ca đoàn đang hát bài Lumen Christi, nghĩa là Ánh Sáng Chúa Kitô.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã và đọc kinh Mân Côi Năm Sự Vui cùng anh chị em tín hữu hành hương.
Hình thức đọc Kinh Mân Côi bao gồm một đoạn Kinh Thánh, một bài suy niệm ngắn, Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh. Sau đó là các lời nguyện cho Hội Thánh, cho các tín hữu và cho những nhu cầu khác nhau của nhân loại.
Thứ nhất: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (1, 30-32.38)
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người.”
Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Sau đó, cộng đoàn cùng đọc một kinh mà chính Đức Mẹ đã dạy tại Fatima.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Thứ hai: Đức Bà đi viếng Bà thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (1, 39-42.45)
Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Thứ ba: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (2, 10-12.16)
Sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.”
Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Thứ tư: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (2, 28-33)
Được Thần Khí thúc đẩy, ông Simêôn lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
“Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài.”
Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêôn vừa nói về Người.
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Thứ năm: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
Tin Mừng Chúa Kitô theo Thánh Luca (2, 46-51)
Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! “Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? “Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.
Lạy Cha..
Kính Mừng..
Sáng Danh
Lạy Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy nơi Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau 50 Kinh Mân Côi năm sự Vui, giờ đây chúng tôi thấy Đức Hồng Y Pietro Parolin, là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đang dẫn đầu một đoàn rước vĩ đại với muôn ngàn ánh nến lung linh sáng rực quảng trường trước Đền Thờ Fatima.
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong lễ tuyên thánh cho Jacinta và Francisco Marto
J.B. Đặng Minh An dịch
07:38 13/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời.” Đó là những gì thị nhân trên đảo Patmos cho chúng ta biết trong Sách Khải huyền (12: 1), và thêm rằng bà sắp sinh một con trai. Sau đó, trong Tin Mừng, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói với môn đệ mình, “Này là mẹ con” (Ga 19:27). Chúng ta có một bà Mẹ! “Bà thật xinh đẹp”, như các thị nhân tại Fatima đã bảo nhau trên đường trở về nhà vào ngày hồng phúc 13 tháng 5 cách đây đúng một trăm năm. Tối hôm đó, Jacinta không thể kiềm chế được bản thân và cô đã nói với mẹ mình: “Hôm nay con đã gặp Đức Mẹ”. Họ đã nhìn thấy Mẹ Thiên Đàng. Nhiều người khác cũng đã tìm cách để được nhìn thấy như thế, nhưng. .. họ không thấy Đức Mẹ. Mẹ Đồng Trinh đã không đến đây để chúng ta có thể nhìn thấy Mẹ. Chúng ta sẽ được mãi mãi nhìn thấy Mẹ, tất nhiên là nếu chúng ta được lên trời.
Đức Mẹ báo trước, và cảnh cáo chúng ta về một lối sống vô thần và thực sự xúc phạm đến Thiên Chúa nơi những tạo vật của Người. Cuộc sống như vậy - thường được người ta đề xuất và áp đặt – có nguy cơ dẫn con người đến cửa hỏa ngục. Đức Mẹ đã đến để nhắc nhở chúng ta rằng ánh sáng của Chúa ngự trong chúng ta và bảo vệ chúng ta, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất “Con bà được đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người.” (Kh 12,5). Trong tường thuật của Lucia, ba đứa trẻ được chọn đã được bao quanh bởi ánh sáng của Thiên Chúa khi ánh sáng ấy tỏa chiếu từ Đức Mẹ. Mẹ bao bọc họ trong lớp áo ánh sáng mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Theo niềm tin và kinh nghiệm của đông đảo người hành hương, nếu không muốn nói là tất cả, Fatima là lớp áo ánh sáng bảo vệ chúng ta, cảm nghiệm ấy hầu như hơn hẳn bất cứ nơi nào khác trên trái đất này. Chúng ta cần nơi ẩn náu dưới sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ Maria và xin Mẹ, “hãy chỉ Chúa Giêsu cho chúng con” như kinh Lạy Nữ Vương dạy.
Anh chị em tín hữu hành hương thân mến, chúng ta có một người Mẹ. Khi bám lấy Mẹ như con trẻ, chúng ta sống trong niềm hy vọng dựa trên Chúa Giêsu. Như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ hai, “những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị”(Rom 5:17). Khi Chúa Giêsu về Trời, Người đã mang đến trước Chúa Cha trên trời nhân tính của chúng ta, mà Người đã mặc lấy trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và sẽ không bao giờ từ bỏ. Chúng ta hãy đặt để hy vọng nơi nhân tính này, đang ngồi bên hữu Chúa Cha (Êphêsô 2: 6). Xin cho niềm hy vọng này hướng dẫn cuộc sống của chúng ta! Đó là một niềm hy vọng nâng đỡ chúng ta luôn mãi, tới tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời.
Được củng cố với niềm hy vọng này, chúng ta đã tập trung ở đây để cảm tạ vô số ơn thánh được ban cho chúng ta trong một trăm năm qua. Tất cả đều được ban dưới lớp áo ánh sáng mà Đức Mẹ đã loan truyền tới tận cùng bờ cõi trái đất, bắt đầu với vùng đất Bồ Đào Nha này, nơi phong phú những hy vọng. Chúng ta có thể noi gương hai Thánh Francisco và Jacinta, là những vị đã được Đức Trinh Nữ Maria đưa vào đại dương bao la của ánh sáng Thiên Chúa và dạy họ thờ lạy Người. Đó là nguồn sức mạnh của họ để vượt qua những chống đối và đau khổ. Sự hiện diện của Thiên Chúa đã trở nên thường hằng trong cuộc sống của họ, như được thấy rõ qua lời cầu nguyện liên lỉ của họ cho các tội nhân và ước muốn của họ được hầu cận trước “Chúa Giêsu náu mình” trong đền tạm.
Trong Hồi ức của bà (III, 6), Sơ Lucia trích dẫn Jacinta, người vừa được ban cho một thị kiến: “Chị không nhìn thấy tất cả những con phố, những con đường và những cánh đồng đầy những người đang kêu khóc vì đói, nhưng không có gì để ăn đó sao? Và Đức Thánh Cha trong nhà thờ, đang cầu nguyện trước Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Maria? Và tất cả những người đang cùng cầu nguyện với ngài?”
Cảm ơn anh chị em vì đã hiện diện nơi đây với tôi! Tôi không thể không đến đây để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và phó thác cho Mẹ tất cả các con trai và con gái của Mẹ. Dưới lớp áo choàng của Mẹ, họ không bị lạc mất; từ vòng tay Mẹ nảy sinh hy vọng và bình an mà họ kêu cầu, và tôi cầu xin Mẹ cho tất cả anh chị em của tôi trong phép rửa và trong gia đình nhân loại này của chúng ta, đặc biệt là những bệnh nhân và những người tàn tật, những tù nhân và những người thất nghiệp, người nghèo và người bị bỏ rơi.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cùng Thiên Chúa với hy vọng rằng những người khác sẽ lắng nghe chúng ta; và chúng ta hãy nói với những người khác một cách xác tín rằng Chúa sẽ giúp chúng ta.
Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo thành chúng ta để trở nên nguồn hy vọng cho người khác, một niềm hy vọng thực sự và có thể đạt được, phù hợp với tình trạng của mỗi người. Khi “yêu cầu” và “đòi buộc” mỗi người chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đấng bậc (Thư của Lucia, ngày 28 tháng 2 năm 1943), Thiên Chúa tổng động viên chúng ta chống lại sự thờ ơ làm băng giá con tim và làm tầm nhìn thiển cận của chúng ta trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta không muốn trở thành một thứ hy vọng chết yểu! Cuộc sống chỉ có thể tồn tại được nhờ vào sự hào phóng của những cuộc sống khác “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12:24). Chúa, Đấng luôn đi trước chúng ta, đã nói điều này và làm điều này. Bất cứ khi nào chúng ta thấy mình đang vác thập giá, thì Ngài đã từng vác thập giá trước chúng ta. Chúng ta không vác thập giá để tìm Chúa Giêsu. Thay vào đó, chính Người là Đấng đã tự hạ mình xuống, đến độ chấp nhận thánh giá, để tìm kiếm chúng ta, xua tan bóng tối của cái ác bên trong chúng ta, và đưa chúng ta trở lại với ánh sáng.
Với sự bảo vệ của Đức Maria, cầu xin cho chúng ta có thể là những tuần canh của thế giới, trong khi chiêm ngắm khuôn mặt đích thật của Đức Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ, sáng láng trong Lễ phục sinh. Cầu xin cho chúng ta có thể tái khám phá ra khuôn mặt trẻ trung và tươi đẹp của Giáo Hội, rực sáng khi Giáo Hội là truyền giáo, chào đón, nhưng không, trung tín, khó nghèo phương tiện, nhưng giàu có tình yêu.
Thánh địa Fatima, Bồ Đào Nha ngày Thứ Sáu 12/05/2017
Dominique David Trần
09:29 13/05/2017
Thánh địa Fatima, Bồ Đào Nha ngày Thứ Sáu 12/05/2017
FATIMA, Bồ Đào Nha: Đức Thánh Cha Phanxico tông du đến Thánh địa Fatima, Bồ Đào Nha để hành hương và cử hành Đại Lễ tuyên phong hiển thánh cho Hai trẻ em được diễm phúc thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra cách nay 100 năm.
Hai thị nhân sẽ được tuyên phong hiển thánh là anh trai Francisco 9 tuổi và em gái Jacinta Marto 7 tuổi khi hai em đang chăm sóc đàn cừu ăn cỏ và các em đã có diễm phúc được trông thấy Đức Trinh Nữ Maria lần đầu tiên hiện ra với họ (trong tất cả là 6 lần nhìn thấy, tiếng Anh ghi chú động từ gọi là Thị kiến saw, và danh từ Thị nhân là the Seers)
Xem Hình
Đức Thánh Cha Phanxico cùng các tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đang lũ lượt đến thánh địa Fatima ở Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha Phanxico sẽ tuyên phong hiển thánh vào ngày thứ Bảy tuần này 13 tháng 5 năm 2017 cho hai trẻ em chăn cừu tuy thuộc thành phần nghèo khó và không được đến trường (nguyên văn tiếng Anh two poor, illiterate shepherd children) nhưng đã có diễm phúc thị kiến tức là được diễm phúc trông thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với họ cách nay đúng 100 Năm – diễm phúc thị kiến này đã được ghi dấu là một trong những biến cố quan trọng nhất trong thế kỷ 20 của Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ (visions of the Virgin Mary 100 years ago marked one of the most important events of the 20th-century Catholic Church.)
Đức Thánh Cha Phanxico rời phi trường Leonardo da Vinci, thủ đô Rôma Ý, vào trưa ngày thứ Sáu 12/5 đến Fatima để long trọng cử hành Đại Lễ kỷ niệm 100 Năm Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Đền Thánh Fatima và tuyên phong hiển thánh cho hai Chân phước Francisco và Jacinta Marto. Đức Thánh Cha Phanxico hy vọng rằng Thông điệp Hoà bình Fatima do 2 Thị nhân Chân phước đã tường trình vào 100 năm trước đây khi Âu Châu đang ở trong những cơn đau đớn khốn khổ nhất của gần cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ 1 – và dư âm Sứ điệp Hoà Bình Fatima cùng những nỗi đau đớn khủng khiếp của Thế Chiến lần đó sẽ còn vang vọng trong lòng trí các tín hữu Công Giáo cho đến tận ngày hôm nay.
Hàng mấy chục ngàn tín hữu hành hương (xem hình Fatima 2017 đính kèm) từ những quốc gia xa xôi như Venezuela, Á Căn Đình (quê hương của Đức Thánh Cha Phanxico), và từ Cuba mặc cho những cơn mưa rét mướt lạnh giá nhưng vẫn bền gan vẫy cờ chờ chào đón ĐTC Phanxico. Nhiều người đã nghỉ qua đêm ngoài trời để đoan chắc rằng họ sẽ giữ được chỗ tốt nhất.
Trong mấy ngày vừa qua, các nhóm tổ chức theo từng cộng đoàn giáo xứ, hội đoàn, gia đình và cá nhân tín hữu đã lên đường hành hương đến Thánh địa Fatima, nằm cách thủ đô Lisbon 150 cây số về phía Bắc, một số những người trong các nhóm hành hương này hiện đang hoàn thành chặng cuối hành hương theo cách thức vừa đi qùy bằng đầu gối vừa nguyện Kinh Mân Côi.
Có những tín hữu và người tham gia hành hương khác lại ném những cây nến đã thắp sáng vào lò hương nến cầu nguyện ở Đền Thánh để xin lành bệnh. Có những người khác đem nến, chuỗi tràng hạt Mân Côi và những đoá hoa hồng đến kính dâng vào Đền Thánh Đức Mẹ Fatima. Có những người khác lại tung những bộ phận giả cơ thể con người - làm bằng nến sáp như tai, tim, chân tay – vào đống lửa to để cầu xin khỏi bệnh tật.
Bà Elisabete Fradique Conceicao, một người đi hành hương phát biểu giữa những cơn mưa rào trong chiều thứ Sáu 12/5 này; “ Với riêng tôi đây là lần thứ 2 đi hành hương đến Fatima cùng ngày với Đức Thánh Cha, lần đầu tiên là với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ Nhị; và lần này là Đức Thánh Cha Phanxico. Cả Hai Đức Giáo Hoàng đều là Các Đấng đơn sơ và giản dị, và chính sự đơn giản này lại rất có ý nghĩa khi chúng ta nghĩ về những gì đã xảy ra tại Fatima đây vào đúng 100 năm trước!”
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1917 trong khi đang chăm sóc cho đàn cừu ăn cỏ, lần đầu tiên trong tổng số 6 lần thị kiến, các em nhỏ đã có phước được trông thấy Đức Mẹ Maria hiện ra với các em. Các em thuật lại rằng
Đức Trinh Nữ Maria đã mặc khải cho các em được biết Ba “Bí mật” –
Các Sứ điệp về ngày tận thế bao trùm theo sau bóng đen của Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hoả ngục, Sự vươn lên và suy tàn của Chủ nghĩa Cộng sản và Cái chết của một vị Giáo Hoàng- đồng thời Đức Trinh Nữ Maria khuyến nhủ các em siêng năng lần hạt Mân Côi, cầu nguyện cho Hoà bình và ăn năn tránh xa mọi tội lỗi.
Chuyện kể tiếp rằng; “ ngay sau lần Thị kiến đầu tiên Giáo quyền địa phương và ngay cả chính cha mẹ các em đã nghi ngờ về sự kiện này. Tuy nhiên cuối cùng những thị kiến được kể lại đã có nhiều tín hữu tin là thật và sau cùng vào năm 1930 Giáo quyền địa phương đã chấp thuận và công nhận các thị kiến Đức Mẹ Maria hiện ra tại Fatima là sự thật và có thật (authentic apparition).
Và hôm nay các trẻ em là hai anh em Thị nhân Chân phước sẽ được tuyên phong hiển thánh là Francisco 9 tuổi và em gái Jacinta Marto lên 7 tuổi trong thời các lần Đức Mẹ Maria hiện ra tại Fatima năm 1917, đã chết vì bệnh cúm trong đại dịch bệnh xảy ra sau đó 2 năm.
Lucia dos Santos, người Thị nhân chị họ của hai trẻ em Thị nhân Chân phước, người đứng đầu cả nhóm chăn cừu lúc ấy lên 10 tuổi, người cách đây 100 năm đã thay các em thuật lại các lần thị kiến rất tài tình và chân thực cho mọi người nghe và sau này trở thành Nữ Tu sĩ. Nữ Tu sĩ Thị nhân Lucia hiện đang ở trong tiến trình của dự án Chân phước, bước thứ nhất trong cả tiến trình án tuyên phong hiển thánh. Dự án tuyên thánh cho Thị nhân nữ Tu sỹ Lucia chỉ có thể bắt đầu sau khi Nữ Tu sỹ Lucia qua đời vào năm 2005, hưởng thọ 98 tuổi (1907-2005)
Vị Phụ tá của Đức Thánh Cha Phanxico là Đức Hồng Y Pietro Carolin, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Vatican (nguyên trước đây là Đức Ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Toà Thánh đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu của Toà Thánh sang làm việc trong các Nhóm Công Tác với Việt Nam trước đây) đã tuyên bố rằng tầm quan trọng của Fatima rất đặc biệt là vì hai Thị nhân Chân phước đây là những trẻ em gia đình nghèo và không được đi học-
lại không phải là những con nhà giàu sang, trí thức hoặc được cho ăn học hẳn hòi (the importance of Fatima lies specifically in the fact that poor, illiterate children — not the wealthy, learned or intellectuals — were able to convey a powerful message of love and forgiveness) - thế nhưng các vị ấy có thể truyền đạt một Sứ điệp đầy uy lực nói về Tình Yêu và Sự Tha thứ ở trong thời kỳ Thế chiến lần thứ 1; vào lúc mà “ mọi lời nói là đến từ sự ganh ghét, hận thù, gây chiến và trả thù.
Thánh địa Fatima đã được kết hiệp với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lồ đệ Nhị từ lâu rồi, đó là sự kiện vị Giáo Hoàng sinh ra ở nước Ba Lan đã long trọng tuyên bố tạ ơn Đức Trinh Nữ Maria đã cứu ngài thoát chết vào năm 1981 khi một sát thủ đã bắn vào ngài ngay trong ngày Lễ kỷ niệm kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Fatima- ngày 13 tháng 5 – tại ngay chính Đại Công trường Thánh Phê rô. (Vietcatholic và Dominic David Trần đã tường trình sự kiện này kèm hình về chuyến tông du hành hương của Đức Giáo Hòang Benedicto XIV đến Fatima năm 2010.)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lồ 2 ngày ấy đã thực hiện 3 chuyến tông du hành hương kính viếng thánh địa Fatima vào tháng Năm năm sau đó, và một đầu đạn trong những viên đạn đã bắn vào ngài đã được long trọng cung tiến và gắn vào vương miện của Đức Trinh Nữ Maria ở Đền Thánh Fatima (xem hình).
Cũng một lòng một ý như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ 2, Đức Thánh Cha Phanxicô sinh ở đất nước Á Căn Đình cũng có lòng tận hiến cho Đức Mẹ Maria đến mức tột bậc, và lòng sùng kính cao độ này có ân nghĩa bởi từ việc tận hiến cho Đức Mẹ Maria đã có vị thế vững mạnh trong lòng đạo đức bình dân nhiệt thành của Người Công Giáo Châu Mỹ La Tinh.
Bao giờ cũng vậy, trước mỗi chuyến tông du, Đức Thánh Cha Phanxico luôn đến cầu nguyện và dâng kính một bó hoa lên thánh tượng Đức Bà Maria tại Đại Vương Cung Thánh Đường được thánh hiến cho danh Đức Mẹ, Đại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Giáo đô La Mã (Rome Basilica of St. Mary Major.)
Trong chuyến tông du đầu tiên với ngai vị Giáo Hoàng đến nước Brazil, Đức Thánh Cha Phanxico đã đến cầu nguyện với Đền thánh Đức Bà Maria Hiện ra tại Aparecida. Cũng vậy trong các chuyến tông du đến nước Mễ Tây Cơ, Đức Thánh Cha đã đến kính viếng và cầu nguyện tại Các Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe, Đền Thánh Đức Mẹ Caacupe của nước Paraguay, Đền Đức Bà Mỏ Đồng ở Cuba.
Một đền thánh rất lớn ở Mễ du, nước Bosnia-Herzegovina (Medjugorje) nơi được 6 thanh niên trình báo là họ thường xuyên được trông thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện đi hiện lại với họ bắt đầu từ năm 1981 (nguyên văn: in Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, where six youngsters reported having had regular, repeated visions of the Virgin starting in 1981.) Đức Thánh Cha Phanxico chưa từng đến nơi này. Toà Thánh Vatican đã bổ nhiệm một Uỷ Ban Nghiên cứu về Tín Lý các sự kiện Mễ Du cách đây ít năm nhưng bản báo cáo của Uỷ Ban đặc nhiệm này chưa được công bố (doctrinal commission).
Tuy nhiên Đức Thánh Cha Phanxico đã từng thận trọng lưu ý Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ về những câu chuyện đại thể như các thị kiến thường xuyên như vậy. Đức Thánh Cha Phanxico tuyên bố rằng việc tận hiến cho Đức Mẹ Maria “…Phải là tận hiến cho Đức Bà Maria thật. Không phải là một Đức Bà Maria trông thấy giống… như một vị Giám Đốc Sở Bưu Điện cứ mỗi ngày gởi một lá thư khác nhau nói rằng; “ Các con ơi, hôm nay hãy làm điều này và ngày mai làm việc nọ.” (nguyên văn tiếng Anh; He has cautioned against such tales of regular visions, however, and has said Marian devotion must be to “the real Madonna. Not the Madonna who’s like the head of a post office who every day sends a different letter saying ‘My children, do this and then the next day says do that.’”)
Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ tuyên bố rõ ràng rằng Sự kiện Fatima là hoàn toàn khác biệt với chuyện ở Mễ Du và những nơi khác. Trong một thông điệp qua ghi hình video ngày trước khi lên đường đến Fatima, ĐTC Phanxico thúc giục tất cả các tín hữu hãy cùng hành hương trực tiếp đến Fatima với ngài hoặc hành hương thông công thiêng liêng cùng với ngài nếu họ không đến tại Fatima được. Đúc Thánh Cha Phanxico nói
“Khi tất cả mọi người chúng kết hợp thành một Lòng một Trí, Cha sẽ dâng lời Tín Thác Phó dâng Tất cả Chúng Ta cho Đức Mẹ Maria, chúng ta lại khẩn cầu Đức Mẹ nhắn nhủ với từng mỗi người trong chúng ta rằng: “ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ sẽ là Nơi chúng con nương tựa ẩn náu và cũng chính là Con Đường dẫn chúng con đến với Thiên Chúa”
FATIMA, Bồ Đào Nha: Đức Thánh Cha Phanxico tông du đến Thánh địa Fatima, Bồ Đào Nha để hành hương và cử hành Đại Lễ tuyên phong hiển thánh cho Hai trẻ em được diễm phúc thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra cách nay 100 năm.
Hai thị nhân sẽ được tuyên phong hiển thánh là anh trai Francisco 9 tuổi và em gái Jacinta Marto 7 tuổi khi hai em đang chăm sóc đàn cừu ăn cỏ và các em đã có diễm phúc được trông thấy Đức Trinh Nữ Maria lần đầu tiên hiện ra với họ (trong tất cả là 6 lần nhìn thấy, tiếng Anh ghi chú động từ gọi là Thị kiến saw, và danh từ Thị nhân là the Seers)
Xem Hình
Đức Thánh Cha Phanxico cùng các tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đang lũ lượt đến thánh địa Fatima ở Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha Phanxico sẽ tuyên phong hiển thánh vào ngày thứ Bảy tuần này 13 tháng 5 năm 2017 cho hai trẻ em chăn cừu tuy thuộc thành phần nghèo khó và không được đến trường (nguyên văn tiếng Anh two poor, illiterate shepherd children) nhưng đã có diễm phúc thị kiến tức là được diễm phúc trông thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với họ cách nay đúng 100 Năm – diễm phúc thị kiến này đã được ghi dấu là một trong những biến cố quan trọng nhất trong thế kỷ 20 của Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ (visions of the Virgin Mary 100 years ago marked one of the most important events of the 20th-century Catholic Church.)
Đức Thánh Cha Phanxico rời phi trường Leonardo da Vinci, thủ đô Rôma Ý, vào trưa ngày thứ Sáu 12/5 đến Fatima để long trọng cử hành Đại Lễ kỷ niệm 100 Năm Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Đền Thánh Fatima và tuyên phong hiển thánh cho hai Chân phước Francisco và Jacinta Marto. Đức Thánh Cha Phanxico hy vọng rằng Thông điệp Hoà bình Fatima do 2 Thị nhân Chân phước đã tường trình vào 100 năm trước đây khi Âu Châu đang ở trong những cơn đau đớn khốn khổ nhất của gần cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ 1 – và dư âm Sứ điệp Hoà Bình Fatima cùng những nỗi đau đớn khủng khiếp của Thế Chiến lần đó sẽ còn vang vọng trong lòng trí các tín hữu Công Giáo cho đến tận ngày hôm nay.
Hàng mấy chục ngàn tín hữu hành hương (xem hình Fatima 2017 đính kèm) từ những quốc gia xa xôi như Venezuela, Á Căn Đình (quê hương của Đức Thánh Cha Phanxico), và từ Cuba mặc cho những cơn mưa rét mướt lạnh giá nhưng vẫn bền gan vẫy cờ chờ chào đón ĐTC Phanxico. Nhiều người đã nghỉ qua đêm ngoài trời để đoan chắc rằng họ sẽ giữ được chỗ tốt nhất.
Trong mấy ngày vừa qua, các nhóm tổ chức theo từng cộng đoàn giáo xứ, hội đoàn, gia đình và cá nhân tín hữu đã lên đường hành hương đến Thánh địa Fatima, nằm cách thủ đô Lisbon 150 cây số về phía Bắc, một số những người trong các nhóm hành hương này hiện đang hoàn thành chặng cuối hành hương theo cách thức vừa đi qùy bằng đầu gối vừa nguyện Kinh Mân Côi.
Có những tín hữu và người tham gia hành hương khác lại ném những cây nến đã thắp sáng vào lò hương nến cầu nguyện ở Đền Thánh để xin lành bệnh. Có những người khác đem nến, chuỗi tràng hạt Mân Côi và những đoá hoa hồng đến kính dâng vào Đền Thánh Đức Mẹ Fatima. Có những người khác lại tung những bộ phận giả cơ thể con người - làm bằng nến sáp như tai, tim, chân tay – vào đống lửa to để cầu xin khỏi bệnh tật.
Bà Elisabete Fradique Conceicao, một người đi hành hương phát biểu giữa những cơn mưa rào trong chiều thứ Sáu 12/5 này; “ Với riêng tôi đây là lần thứ 2 đi hành hương đến Fatima cùng ngày với Đức Thánh Cha, lần đầu tiên là với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ Nhị; và lần này là Đức Thánh Cha Phanxico. Cả Hai Đức Giáo Hoàng đều là Các Đấng đơn sơ và giản dị, và chính sự đơn giản này lại rất có ý nghĩa khi chúng ta nghĩ về những gì đã xảy ra tại Fatima đây vào đúng 100 năm trước!”
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1917 trong khi đang chăm sóc cho đàn cừu ăn cỏ, lần đầu tiên trong tổng số 6 lần thị kiến, các em nhỏ đã có phước được trông thấy Đức Mẹ Maria hiện ra với các em. Các em thuật lại rằng
Đức Trinh Nữ Maria đã mặc khải cho các em được biết Ba “Bí mật” –
Các Sứ điệp về ngày tận thế bao trùm theo sau bóng đen của Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hoả ngục, Sự vươn lên và suy tàn của Chủ nghĩa Cộng sản và Cái chết của một vị Giáo Hoàng- đồng thời Đức Trinh Nữ Maria khuyến nhủ các em siêng năng lần hạt Mân Côi, cầu nguyện cho Hoà bình và ăn năn tránh xa mọi tội lỗi.
Chuyện kể tiếp rằng; “ ngay sau lần Thị kiến đầu tiên Giáo quyền địa phương và ngay cả chính cha mẹ các em đã nghi ngờ về sự kiện này. Tuy nhiên cuối cùng những thị kiến được kể lại đã có nhiều tín hữu tin là thật và sau cùng vào năm 1930 Giáo quyền địa phương đã chấp thuận và công nhận các thị kiến Đức Mẹ Maria hiện ra tại Fatima là sự thật và có thật (authentic apparition).
Và hôm nay các trẻ em là hai anh em Thị nhân Chân phước sẽ được tuyên phong hiển thánh là Francisco 9 tuổi và em gái Jacinta Marto lên 7 tuổi trong thời các lần Đức Mẹ Maria hiện ra tại Fatima năm 1917, đã chết vì bệnh cúm trong đại dịch bệnh xảy ra sau đó 2 năm.
Lucia dos Santos, người Thị nhân chị họ của hai trẻ em Thị nhân Chân phước, người đứng đầu cả nhóm chăn cừu lúc ấy lên 10 tuổi, người cách đây 100 năm đã thay các em thuật lại các lần thị kiến rất tài tình và chân thực cho mọi người nghe và sau này trở thành Nữ Tu sĩ. Nữ Tu sĩ Thị nhân Lucia hiện đang ở trong tiến trình của dự án Chân phước, bước thứ nhất trong cả tiến trình án tuyên phong hiển thánh. Dự án tuyên thánh cho Thị nhân nữ Tu sỹ Lucia chỉ có thể bắt đầu sau khi Nữ Tu sỹ Lucia qua đời vào năm 2005, hưởng thọ 98 tuổi (1907-2005)
Vị Phụ tá của Đức Thánh Cha Phanxico là Đức Hồng Y Pietro Carolin, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Vatican (nguyên trước đây là Đức Ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Toà Thánh đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu của Toà Thánh sang làm việc trong các Nhóm Công Tác với Việt Nam trước đây) đã tuyên bố rằng tầm quan trọng của Fatima rất đặc biệt là vì hai Thị nhân Chân phước đây là những trẻ em gia đình nghèo và không được đi học-
lại không phải là những con nhà giàu sang, trí thức hoặc được cho ăn học hẳn hòi (the importance of Fatima lies specifically in the fact that poor, illiterate children — not the wealthy, learned or intellectuals — were able to convey a powerful message of love and forgiveness) - thế nhưng các vị ấy có thể truyền đạt một Sứ điệp đầy uy lực nói về Tình Yêu và Sự Tha thứ ở trong thời kỳ Thế chiến lần thứ 1; vào lúc mà “ mọi lời nói là đến từ sự ganh ghét, hận thù, gây chiến và trả thù.
Thánh địa Fatima đã được kết hiệp với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lồ đệ Nhị từ lâu rồi, đó là sự kiện vị Giáo Hoàng sinh ra ở nước Ba Lan đã long trọng tuyên bố tạ ơn Đức Trinh Nữ Maria đã cứu ngài thoát chết vào năm 1981 khi một sát thủ đã bắn vào ngài ngay trong ngày Lễ kỷ niệm kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Fatima- ngày 13 tháng 5 – tại ngay chính Đại Công trường Thánh Phê rô. (Vietcatholic và Dominic David Trần đã tường trình sự kiện này kèm hình về chuyến tông du hành hương của Đức Giáo Hòang Benedicto XIV đến Fatima năm 2010.)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lồ 2 ngày ấy đã thực hiện 3 chuyến tông du hành hương kính viếng thánh địa Fatima vào tháng Năm năm sau đó, và một đầu đạn trong những viên đạn đã bắn vào ngài đã được long trọng cung tiến và gắn vào vương miện của Đức Trinh Nữ Maria ở Đền Thánh Fatima (xem hình).
Cũng một lòng một ý như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ 2, Đức Thánh Cha Phanxicô sinh ở đất nước Á Căn Đình cũng có lòng tận hiến cho Đức Mẹ Maria đến mức tột bậc, và lòng sùng kính cao độ này có ân nghĩa bởi từ việc tận hiến cho Đức Mẹ Maria đã có vị thế vững mạnh trong lòng đạo đức bình dân nhiệt thành của Người Công Giáo Châu Mỹ La Tinh.
Bao giờ cũng vậy, trước mỗi chuyến tông du, Đức Thánh Cha Phanxico luôn đến cầu nguyện và dâng kính một bó hoa lên thánh tượng Đức Bà Maria tại Đại Vương Cung Thánh Đường được thánh hiến cho danh Đức Mẹ, Đại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Giáo đô La Mã (Rome Basilica of St. Mary Major.)
Trong chuyến tông du đầu tiên với ngai vị Giáo Hoàng đến nước Brazil, Đức Thánh Cha Phanxico đã đến cầu nguyện với Đền thánh Đức Bà Maria Hiện ra tại Aparecida. Cũng vậy trong các chuyến tông du đến nước Mễ Tây Cơ, Đức Thánh Cha đã đến kính viếng và cầu nguyện tại Các Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe, Đền Thánh Đức Mẹ Caacupe của nước Paraguay, Đền Đức Bà Mỏ Đồng ở Cuba.
Một đền thánh rất lớn ở Mễ du, nước Bosnia-Herzegovina (Medjugorje) nơi được 6 thanh niên trình báo là họ thường xuyên được trông thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện đi hiện lại với họ bắt đầu từ năm 1981 (nguyên văn: in Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, where six youngsters reported having had regular, repeated visions of the Virgin starting in 1981.) Đức Thánh Cha Phanxico chưa từng đến nơi này. Toà Thánh Vatican đã bổ nhiệm một Uỷ Ban Nghiên cứu về Tín Lý các sự kiện Mễ Du cách đây ít năm nhưng bản báo cáo của Uỷ Ban đặc nhiệm này chưa được công bố (doctrinal commission).
Tuy nhiên Đức Thánh Cha Phanxico đã từng thận trọng lưu ý Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ về những câu chuyện đại thể như các thị kiến thường xuyên như vậy. Đức Thánh Cha Phanxico tuyên bố rằng việc tận hiến cho Đức Mẹ Maria “…Phải là tận hiến cho Đức Bà Maria thật. Không phải là một Đức Bà Maria trông thấy giống… như một vị Giám Đốc Sở Bưu Điện cứ mỗi ngày gởi một lá thư khác nhau nói rằng; “ Các con ơi, hôm nay hãy làm điều này và ngày mai làm việc nọ.” (nguyên văn tiếng Anh; He has cautioned against such tales of regular visions, however, and has said Marian devotion must be to “the real Madonna. Not the Madonna who’s like the head of a post office who every day sends a different letter saying ‘My children, do this and then the next day says do that.’”)
Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ tuyên bố rõ ràng rằng Sự kiện Fatima là hoàn toàn khác biệt với chuyện ở Mễ Du và những nơi khác. Trong một thông điệp qua ghi hình video ngày trước khi lên đường đến Fatima, ĐTC Phanxico thúc giục tất cả các tín hữu hãy cùng hành hương trực tiếp đến Fatima với ngài hoặc hành hương thông công thiêng liêng cùng với ngài nếu họ không đến tại Fatima được. Đúc Thánh Cha Phanxico nói
“Khi tất cả mọi người chúng kết hợp thành một Lòng một Trí, Cha sẽ dâng lời Tín Thác Phó dâng Tất cả Chúng Ta cho Đức Mẹ Maria, chúng ta lại khẩn cầu Đức Mẹ nhắn nhủ với từng mỗi người trong chúng ta rằng: “ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ sẽ là Nơi chúng con nương tựa ẩn náu và cũng chính là Con Đường dẫn chúng con đến với Thiên Chúa”
Đức Phanxicô từ giã Fatima và họp báo trên không
Vũ Văn An
23:41 13/05/2017
Theo tin A.P. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sau khi ăn trưa với các giám mục Bồ Đào Nha, đã lên đường trở lại Rôma vào xế chiều ngày 13 tháng Bẩy, sau non 24 tiếng đồng hồ ở Fatima. Vào buổi sáng, ngài tiếp kiến riêng Thủ Tướng Bồ Đào Nha, Antonio Costa, trong khi dân chúng đọc kinh Mân Côi chờ ngài đến cử hành Thánh Lễ phong hiển thánh cho hai chân phúc anh em ruột là Francisco và Jacinta Marto. Lúc qua đời vì dịch cúm khoảng năm 1919, Francisco 9 tuổi, còn Jacinta mới 7 tuổi.
Dù tiên đóan là có mưa, nhưng bầu trời hôm nay nắng ráo. Nhiều người qua đêm ngay tại quảng trường đền thờ, quấn mình bằng giấy trang kim hay chăn, chống cái lạnh về đêm.
Khoảng gần 10 giờ sáng, Đức Phanxicô đến kính viếng mộ hai chân phúc anh em ruột Francisco và Jacinta Marto trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi, hai vị mà ngài sắp sửa ghi danh vào sổ các hiển thánh của Giáo Hội.
Trong khi ấy, một đám đông vĩ đại đã tụ tập bên ngoài quảng trường, nơi thánh tượng Trinh Nữ Maria đã được long trọng cung nghinh, dưới ánh sáng mặt trời reo vui và những cánh hoa do con cái ngài tung lên. Các viên chức ước lượng số người tham dự có thể là 1 triệu.
Hơn 10 giờ sáng, Đức Phanxicô từ trong Vương Thánh Đường buớc xuống các bực thềm dẫn tới khán đài cử hành Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ, ngài đã phong hiển thánh cho hai chân phúc Francisco và Jacinta, những vị đã được thị kiến Trinh Nữ Maria và đã thực tâm và hết lòng thực hành các điều ngài yêu cầu. Các tín hữu hoan hô vang dội sau khi Đức Giáo Hoàng tuyên thánh cho hai vị.
Tin tức sau buổi trưa cho thấy: Vatican cho biết khoảng nửa triệu người đã tham dự Thánh Lễ ngoài trời phong hiển thánh cho Francisco và Jacinta Marto. Trong số này có bé trai người Ba Tây tên Lucas Baptista; năm 2013, bị chấn thương ở đầu, nặng đến nỗi không ai mong sống thoát, nhưng nhờ lời chuyển cầu của hai chân phúc Francisco và Jacinta Marto, em đã khỏi bệnh cách lạ lùng. Trong Thánh Lễ, Đức Phanxicô và em đã ôm nhau thắm thiết.
Hơn 4 giờ chiều, ngài đã rời thị trấn Fatima bằng giáo hoàng xa. Ra khỏi thị trấn, ngài đã đổi qua một xe thường để tới phi trường quân sự, nơi ngài được Tổng Thống Bồ Đào Nha, Marcelo Rebelo de Sousa, đưa tiễn. Ngài lên đường trở lại Rôma, trễ hơn dự định một tiếng.
Họp báo trên không
Rồi cũng như thường lệ, trên chuyến máy bay từ Bồ Đào Nha trở lại Rôma, Đức Phanxicô đã dành cho các nhà báo một cuộc phỏng vấn về đủ mọi vấn đề thời sự. Theo Elise Harris của CNA, khi được hỏi về việc Đức Mẹ hiện ra ở Medjugorje, ngài nói rằng những cuộc hiện ra lúc ban đầu cách nay hơn 3 thập niên thì đáng được nghiên cứu thêm, nhưng những thị kiến sau đó thì rất đáng hồ nghi. Theo ngài, căn cứ vào bản tường trình của ủy ban điều tra do Đức Bênêđíctô XVI thiết lập, được đệ nạp cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thì ta cần phân biết hai loại hiện ra.
Chỉ là ý kiến riêng về Medjugorje
“Đối với các cuộc hiện ra thứ nhất, với các trẻ em, bản tường trình ít nhiều cho rằng loại này cần được tiếp tục nghiên cứu” nhưng còn đối với “những cuộc hiện ra giả dụ vẫn đang tiếp diễn, thì bản tường trình tỏ ý hồ nghi”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng: “bản thân tôi còn hồ nghi hơn thế, tôi thích coi Đức Mẹ là Mẹ, Mẹ của chúng ta, hơn là một phụ nữ đứng đầu một văn phòng ngày nào cũng gửi đi một tin nhắn vào một giờ nhất định. Đó không phải là Mẹ Chúa Giêsu. Những cuộc được giả dụ là hiện ra như thế vô giá trị”.
Ngài minh xác rằng đây chỉ là “ý kiến riêng” của ngài, nhưng nói thêm rằng Đức Bà không hề hành động bằng cách nói rằng “ngày mai vào giờ này, con hãy đến và ta sẽ trao tin nhắn cho những người ấy”.
Dị biệt hoá giữa các thứ hiện ra ấy với các cuộc hiện ra thứ nhất là điều chủ yếu, ngài nói vậy.
Giám mục mặc áo trắng và sứ điệp hòa bình
Một ký giả hỏi ngài về sứ điệp hòa bình, ngài cho hay: Fatima chắc chắn có một sứ điệp hòa bình và ngài hân hoan được đến đây để phong thánh cho Francisco và Jacinta, một việc chỉ mới được lên kế hoạch gần đây thôi khi “bỗng nhiên” có cơ hội. Hân hoan vì thế giới vốn đang mong ước hòa bình và hòa bình là điều ngài sẽ luôn nói với bất cứ ai. Ngài có ý ám chỉ Ông Trump, người mà ngài sẽ gặp vào ngày 24 tháng này và được chính ký giả này hỏi nhưng ngài không trả lời trực tiếp.
Nhân dịp này, ngài nhắc lại một sự kiện mới xẩy ra tại Castel Gandolfo, nơi ngài tiếp kiến các khoa học gia thế giới tụ tập nhau tại Đài Thiên Văn Vatican: một nhà khoa học vô thần xin ngài nói với các Kitô hữu rằng “họ nên yêu mến sứ điệp hòa bình của họ hơn nữa”.
Trả lời một ký giả khác hỏi về việc ngài tự mô tả mình như “giám mục mặc áo trắng”, ngài cho rằng trắng nói lên khát vọng hòa bình. Ngài bảo: “tôi không viết câu ấy… đền thánh viết nó ra… Quả có một nối kết ở đây với mầu trắng. Giám mục áo trắng, Đức Mẹ áo trắng, mầu trắng sáng ngời của tuổi thơ trong trắng sau khi chịu Phép Rửa… có sự nối kết với mầu trắng trong lời cầu nguyện ấy. Tôi tin, vì tôi không viết ra nó, nhưng tôi tin rằng với mầu trắng họ thực sự muốn nói lên khát vọng trong trắng, khát vọng hòa bình… không làm tổn thương người khác… không tạo ra tranh chấp…”. Chứ ngài không muốn ví mình như vị giám mục áo trắng của bí mật Fatima thứ ba.
Ông Trump và cánh cửa hé mở
Vì câu ngài khuyên tín hữu đạp đổ các bức tường, ngược với chủ trương của Tổng Thống Trump, người mà ngài sắp sửa gặp mặt, một ký giả hỏi ngài mong gì ở cuộc gặp gỡ sắp tới, ngài cho biết: “tôi không bao giờ phán đoán ai mà không lắng nghe họ. Tôi tin tôi không nên làm như vậy. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, sự việc sẽ diễn ra, tôi sẽ nói điều tôi nghĩ, ông ấy sẽ nói điều ông ấy nghĩ, nhưng tôi không bao giờ, không bao giờ muốn phán đoán ai mà chưa nghe họ nói”.
Còn về câu hỏi ngài mong gì từ một quốc trưởng luôn nghĩ trái ngược với ngài, Đức Phanxicô cho rằng: “Luôn có những cánh cửa không đóng. Hãy tìm cho ra các cánh cửa chỉ hé mở một chút, hãy bước vào và nói về những điều chung rồi ra đi.Từng bước một. Hoà bình là thuật thủ công. Nó được làm hàng ngày. Cũng thế, tình thân hữu giữa con người, việc biết nhau, qúy mến nhau, cũng là thuật thủ công. Nó được làm hàng ngày. Hãy tôn trọng người khác, hãy nói điều mình nghĩ, nhưng với lòng tôn trọng, tuy nhiên, hãy cùng bước với nhau… người ta nghĩ cách này hay cách khác, nhưng hãy nói điều đó… Hãy thành thật với điều mình nghĩ, đúng không?”.
Có hy vọng gì làm dịu các quyết định của Trump? Ngài trả lời: “Đây là một bài toán chính trị mà ngài không tự cho phép mình làm”.
Hai mươi lăm năm giám mục
Được hỏi về sự trùng hợp giữa ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu ở Fatima, 13 tháng 5 năm 1917 và ngày 13 tháng 5 cách nay 25 năm, lúc ngài được sứ thần Tòa Thánh thông báo sẽ nhận chức vụ giám mục phụ tá của Buenos Aires, Đức Phanxicô cho hay: ngài chỉ nghĩ đến sự trùng hợp này khi đứng cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ tại Fatima. Ngài có thưa chuyện này với Đức Mẹ và xin Đức Mẹ tha thứ mọi lỗi lầm.
Huynh Đệ Thánh Piô X
Đối với câu hỏi về Hội Huynh Đệ Thánh Piô X, Đức Phanxicô cho biết: Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đang nghiên cứu các tài liệu về vấn đề này. Trong khi ấy, liên hệ đôi bên hiện rất huynh đệ. Năm ngoái, ngài cho phép các linh mục của Hội được quyền giải tội. Hội cũng đệ lên Tòa Thánh giải quyết nhiều vụ: một số vụ về hôn nhân, các vụ lạm dụng tình dục, việc hoàn tục các linh mục. Đức Cha Fellay duy trì mối liên hệ tốt, được ngài nói chuyện nhiều lần…Nhưng ngài không vội vàng, cứ từ từ mà bước. Đây không phải là việc người thắng kẻ thua, mà là việc anh em cần bước đi với nhau, tìm ra một công thức nhằm thúc đẩy sự việc tiến triển.
Phong Trào Cải Cách
Đối với Phong Trào Cải Cách, “đã có những bước tiến vĩ đại… chúng ta nghĩ tới tuyên bố đầu tiên về công chính hóa, từ đó, cuộc hành trình chưa bị đình trệ… cuộc tông du Thụy Điển rất có ý nghĩa… cả lễ kỷ niệm ở Thụy Điền nữa… lại còn ý nghĩa của đại kết đồng hành… nghĩa là đi với nhau, trong cầu nguyện, trong tử đạo, trong các công trình bác ái, các công trình thương xót. Và ở phương diện này, Cơ Quan Caritas của Giáo Hội Luthêrô và cơ quan Caritas của Giáo Hội Công Giáo đã thỏa thuận làm việc chung với nhau. Đây là một bước vĩ đại. Nhưng bước đi luôn cần được chờ đợi. Chúng ta biết: Thiên Chúa luôn là Thiên Chúa của bất ngờ. Nhưng ta không bao giờ được dừng lại. Phải luôn tiếp tục tiến bước. Cầu nguyện với nhau, làm chứng với nhau và làm các việc thương người với nhau, những việc này công bố tình thương của Chúa Giêsu Kitô, công bố rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Đấng Cứu Độ độc nhất, và ơn thánh chỉ từ Người mới có. Và trên đường đi này, các nhà thần học sẽ tiếp tục nghiên cứu, nhưng đường đi thì lúc nào cũng phải đi tới. Còn lòng ta thì mở ra chào đón các ngạc nhiên”.
Đức Phanxicô còn trả lời hai câu hỏi nữa về các lời tố cáo của Bà Marie Collins khi bà này từ chức khỏi ủy ban giáo hoàng về lạm dụng tình dục trẻ em, và về sự băng hoại trong xã hội Bồ Đào Nha. Về câu hỏi đầu, ngài cho Bà Collins có lý một phần. Chung quy là do hồ sơ ứ đọng, ít nhân viên. Tòa Thánh đang cố gắng tăng thêm nhân viên cho lãnh vực này. Về câu hỏi sau, ngài bảo có hai khía cạnh: chính trị và đào tạo lương tâm. Điều sau thuộc trách nhiệm của Giáo Hội.
Dù tiên đóan là có mưa, nhưng bầu trời hôm nay nắng ráo. Nhiều người qua đêm ngay tại quảng trường đền thờ, quấn mình bằng giấy trang kim hay chăn, chống cái lạnh về đêm.
Khoảng gần 10 giờ sáng, Đức Phanxicô đến kính viếng mộ hai chân phúc anh em ruột Francisco và Jacinta Marto trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi, hai vị mà ngài sắp sửa ghi danh vào sổ các hiển thánh của Giáo Hội.
Trong khi ấy, một đám đông vĩ đại đã tụ tập bên ngoài quảng trường, nơi thánh tượng Trinh Nữ Maria đã được long trọng cung nghinh, dưới ánh sáng mặt trời reo vui và những cánh hoa do con cái ngài tung lên. Các viên chức ước lượng số người tham dự có thể là 1 triệu.
Hơn 10 giờ sáng, Đức Phanxicô từ trong Vương Thánh Đường buớc xuống các bực thềm dẫn tới khán đài cử hành Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ, ngài đã phong hiển thánh cho hai chân phúc Francisco và Jacinta, những vị đã được thị kiến Trinh Nữ Maria và đã thực tâm và hết lòng thực hành các điều ngài yêu cầu. Các tín hữu hoan hô vang dội sau khi Đức Giáo Hoàng tuyên thánh cho hai vị.
Tin tức sau buổi trưa cho thấy: Vatican cho biết khoảng nửa triệu người đã tham dự Thánh Lễ ngoài trời phong hiển thánh cho Francisco và Jacinta Marto. Trong số này có bé trai người Ba Tây tên Lucas Baptista; năm 2013, bị chấn thương ở đầu, nặng đến nỗi không ai mong sống thoát, nhưng nhờ lời chuyển cầu của hai chân phúc Francisco và Jacinta Marto, em đã khỏi bệnh cách lạ lùng. Trong Thánh Lễ, Đức Phanxicô và em đã ôm nhau thắm thiết.
Hơn 4 giờ chiều, ngài đã rời thị trấn Fatima bằng giáo hoàng xa. Ra khỏi thị trấn, ngài đã đổi qua một xe thường để tới phi trường quân sự, nơi ngài được Tổng Thống Bồ Đào Nha, Marcelo Rebelo de Sousa, đưa tiễn. Ngài lên đường trở lại Rôma, trễ hơn dự định một tiếng.
Họp báo trên không
Rồi cũng như thường lệ, trên chuyến máy bay từ Bồ Đào Nha trở lại Rôma, Đức Phanxicô đã dành cho các nhà báo một cuộc phỏng vấn về đủ mọi vấn đề thời sự. Theo Elise Harris của CNA, khi được hỏi về việc Đức Mẹ hiện ra ở Medjugorje, ngài nói rằng những cuộc hiện ra lúc ban đầu cách nay hơn 3 thập niên thì đáng được nghiên cứu thêm, nhưng những thị kiến sau đó thì rất đáng hồ nghi. Theo ngài, căn cứ vào bản tường trình của ủy ban điều tra do Đức Bênêđíctô XVI thiết lập, được đệ nạp cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thì ta cần phân biết hai loại hiện ra.
Chỉ là ý kiến riêng về Medjugorje
“Đối với các cuộc hiện ra thứ nhất, với các trẻ em, bản tường trình ít nhiều cho rằng loại này cần được tiếp tục nghiên cứu” nhưng còn đối với “những cuộc hiện ra giả dụ vẫn đang tiếp diễn, thì bản tường trình tỏ ý hồ nghi”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng: “bản thân tôi còn hồ nghi hơn thế, tôi thích coi Đức Mẹ là Mẹ, Mẹ của chúng ta, hơn là một phụ nữ đứng đầu một văn phòng ngày nào cũng gửi đi một tin nhắn vào một giờ nhất định. Đó không phải là Mẹ Chúa Giêsu. Những cuộc được giả dụ là hiện ra như thế vô giá trị”.
Ngài minh xác rằng đây chỉ là “ý kiến riêng” của ngài, nhưng nói thêm rằng Đức Bà không hề hành động bằng cách nói rằng “ngày mai vào giờ này, con hãy đến và ta sẽ trao tin nhắn cho những người ấy”.
Dị biệt hoá giữa các thứ hiện ra ấy với các cuộc hiện ra thứ nhất là điều chủ yếu, ngài nói vậy.
Giám mục mặc áo trắng và sứ điệp hòa bình
Một ký giả hỏi ngài về sứ điệp hòa bình, ngài cho hay: Fatima chắc chắn có một sứ điệp hòa bình và ngài hân hoan được đến đây để phong thánh cho Francisco và Jacinta, một việc chỉ mới được lên kế hoạch gần đây thôi khi “bỗng nhiên” có cơ hội. Hân hoan vì thế giới vốn đang mong ước hòa bình và hòa bình là điều ngài sẽ luôn nói với bất cứ ai. Ngài có ý ám chỉ Ông Trump, người mà ngài sẽ gặp vào ngày 24 tháng này và được chính ký giả này hỏi nhưng ngài không trả lời trực tiếp.
Nhân dịp này, ngài nhắc lại một sự kiện mới xẩy ra tại Castel Gandolfo, nơi ngài tiếp kiến các khoa học gia thế giới tụ tập nhau tại Đài Thiên Văn Vatican: một nhà khoa học vô thần xin ngài nói với các Kitô hữu rằng “họ nên yêu mến sứ điệp hòa bình của họ hơn nữa”.
Trả lời một ký giả khác hỏi về việc ngài tự mô tả mình như “giám mục mặc áo trắng”, ngài cho rằng trắng nói lên khát vọng hòa bình. Ngài bảo: “tôi không viết câu ấy… đền thánh viết nó ra… Quả có một nối kết ở đây với mầu trắng. Giám mục áo trắng, Đức Mẹ áo trắng, mầu trắng sáng ngời của tuổi thơ trong trắng sau khi chịu Phép Rửa… có sự nối kết với mầu trắng trong lời cầu nguyện ấy. Tôi tin, vì tôi không viết ra nó, nhưng tôi tin rằng với mầu trắng họ thực sự muốn nói lên khát vọng trong trắng, khát vọng hòa bình… không làm tổn thương người khác… không tạo ra tranh chấp…”. Chứ ngài không muốn ví mình như vị giám mục áo trắng của bí mật Fatima thứ ba.
Ông Trump và cánh cửa hé mở
Vì câu ngài khuyên tín hữu đạp đổ các bức tường, ngược với chủ trương của Tổng Thống Trump, người mà ngài sắp sửa gặp mặt, một ký giả hỏi ngài mong gì ở cuộc gặp gỡ sắp tới, ngài cho biết: “tôi không bao giờ phán đoán ai mà không lắng nghe họ. Tôi tin tôi không nên làm như vậy. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, sự việc sẽ diễn ra, tôi sẽ nói điều tôi nghĩ, ông ấy sẽ nói điều ông ấy nghĩ, nhưng tôi không bao giờ, không bao giờ muốn phán đoán ai mà chưa nghe họ nói”.
Còn về câu hỏi ngài mong gì từ một quốc trưởng luôn nghĩ trái ngược với ngài, Đức Phanxicô cho rằng: “Luôn có những cánh cửa không đóng. Hãy tìm cho ra các cánh cửa chỉ hé mở một chút, hãy bước vào và nói về những điều chung rồi ra đi.Từng bước một. Hoà bình là thuật thủ công. Nó được làm hàng ngày. Cũng thế, tình thân hữu giữa con người, việc biết nhau, qúy mến nhau, cũng là thuật thủ công. Nó được làm hàng ngày. Hãy tôn trọng người khác, hãy nói điều mình nghĩ, nhưng với lòng tôn trọng, tuy nhiên, hãy cùng bước với nhau… người ta nghĩ cách này hay cách khác, nhưng hãy nói điều đó… Hãy thành thật với điều mình nghĩ, đúng không?”.
Có hy vọng gì làm dịu các quyết định của Trump? Ngài trả lời: “Đây là một bài toán chính trị mà ngài không tự cho phép mình làm”.
Hai mươi lăm năm giám mục
Được hỏi về sự trùng hợp giữa ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu ở Fatima, 13 tháng 5 năm 1917 và ngày 13 tháng 5 cách nay 25 năm, lúc ngài được sứ thần Tòa Thánh thông báo sẽ nhận chức vụ giám mục phụ tá của Buenos Aires, Đức Phanxicô cho hay: ngài chỉ nghĩ đến sự trùng hợp này khi đứng cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ tại Fatima. Ngài có thưa chuyện này với Đức Mẹ và xin Đức Mẹ tha thứ mọi lỗi lầm.
Huynh Đệ Thánh Piô X
Đối với câu hỏi về Hội Huynh Đệ Thánh Piô X, Đức Phanxicô cho biết: Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đang nghiên cứu các tài liệu về vấn đề này. Trong khi ấy, liên hệ đôi bên hiện rất huynh đệ. Năm ngoái, ngài cho phép các linh mục của Hội được quyền giải tội. Hội cũng đệ lên Tòa Thánh giải quyết nhiều vụ: một số vụ về hôn nhân, các vụ lạm dụng tình dục, việc hoàn tục các linh mục. Đức Cha Fellay duy trì mối liên hệ tốt, được ngài nói chuyện nhiều lần…Nhưng ngài không vội vàng, cứ từ từ mà bước. Đây không phải là việc người thắng kẻ thua, mà là việc anh em cần bước đi với nhau, tìm ra một công thức nhằm thúc đẩy sự việc tiến triển.
Phong Trào Cải Cách
Đối với Phong Trào Cải Cách, “đã có những bước tiến vĩ đại… chúng ta nghĩ tới tuyên bố đầu tiên về công chính hóa, từ đó, cuộc hành trình chưa bị đình trệ… cuộc tông du Thụy Điển rất có ý nghĩa… cả lễ kỷ niệm ở Thụy Điền nữa… lại còn ý nghĩa của đại kết đồng hành… nghĩa là đi với nhau, trong cầu nguyện, trong tử đạo, trong các công trình bác ái, các công trình thương xót. Và ở phương diện này, Cơ Quan Caritas của Giáo Hội Luthêrô và cơ quan Caritas của Giáo Hội Công Giáo đã thỏa thuận làm việc chung với nhau. Đây là một bước vĩ đại. Nhưng bước đi luôn cần được chờ đợi. Chúng ta biết: Thiên Chúa luôn là Thiên Chúa của bất ngờ. Nhưng ta không bao giờ được dừng lại. Phải luôn tiếp tục tiến bước. Cầu nguyện với nhau, làm chứng với nhau và làm các việc thương người với nhau, những việc này công bố tình thương của Chúa Giêsu Kitô, công bố rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Đấng Cứu Độ độc nhất, và ơn thánh chỉ từ Người mới có. Và trên đường đi này, các nhà thần học sẽ tiếp tục nghiên cứu, nhưng đường đi thì lúc nào cũng phải đi tới. Còn lòng ta thì mở ra chào đón các ngạc nhiên”.
Đức Phanxicô còn trả lời hai câu hỏi nữa về các lời tố cáo của Bà Marie Collins khi bà này từ chức khỏi ủy ban giáo hoàng về lạm dụng tình dục trẻ em, và về sự băng hoại trong xã hội Bồ Đào Nha. Về câu hỏi đầu, ngài cho Bà Collins có lý một phần. Chung quy là do hồ sơ ứ đọng, ít nhân viên. Tòa Thánh đang cố gắng tăng thêm nhân viên cho lãnh vực này. Về câu hỏi sau, ngài bảo có hai khía cạnh: chính trị và đào tạo lương tâm. Điều sau thuộc trách nhiệm của Giáo Hội.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đầu tiên trên nước Úc.
Lm. Đinh Trọng Chính
07:16 13/05/2017
PHỎNG VẤN SƠ TÊRÊSA TRẦN KIM DUNG
“HẠNH PHÚC KHI MÌNH LÀ MỘT NỮ TU”
Trọng Chính thực hiện
Thứ sáu ngày 12 tháng 5 năm 2017, nữ tu Têrêsa Trần Kim Dung tuyên hứa vĩnh viễn, để trở nên thành viên chính thức của Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đầu tiên trên nước Úc.
Cuộc đời và ơn gọi của Sơ gắn liền với những biến cố rất đặc biệt: Sơ sinh năm 1942 và bắt đầu vào tu trong Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm năm 14 tuổi. Năm 21 tuổi tuyên khấn đơn và năm 31 tuổi khấn trọn đời. Rồi, 44 năm sau, khi bước vào tuổi 74, một lần nữa Sơ lại tuyên khấn trọn đời trong Hội Dòng nầy, nhưng không phải trên quê hương Việt Nam mà là trên đất nước của những chú Kangaru. Tại sao một nữ tu mà lại có hai lần khấn trọn đời, trên hai đất nước khác nhau mà lại vẫn là nữ tu của một Hội Dòng? Để tìm được câu trả lời này, cộng tác viên trang Vietcatholic.org đã có buổi phỏng vấn Sơ Kim Dung.
Trọng Chính: Xin chào Sơ và cám ơn Sơ đã cho con có buổi phỏng vấn hôm nay, mặc dù trước ngày khấn của mình, Sơ rất bận rộn.
Sơ Kim Dung: Dạ, không có chi. Xin chào quý vị độc giả của Vietcatholic.
Trọng Chính: Xin Sơ cho biết Sơ qua bên Úc năm nào?
Sơ Kim Dung: Năm 1981 tôi vượt biên và may mắn đến được nước Úc.
Trọng Chính: Tại sao Sơ đã khấn trọn đời trong Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm rồi, mà Sơ còn vượt biên?
Sơ Kim Dung: Sau năm 1975, trường học của các Sơ bị nhà nước tiếp quản và thay thế Sơ hiệu trưởng bằng một cô giáo cán bộ nhà nước. Tuy tôi vẫn dạy học nhưng chúng tôi hầu như không có quyền gì trên ngôi trường của mình. Sau đó, nhà cầm quyền mượn dãy Nhà Tập làm nơi sinh hoạt cho Hội Phụ nữ, nên không đủ chỗ cho chị em sinh hoạt, bên cạnh đó có rất nhiều khó khăn về vật chất lẫn tinh thần. Vì thế Sơ Bề trên khuyên các chị em còn cha mẹ, tạm thời về nhà một thời gian, rồi sau khi ổn định, Hội Dòng sẽ gọi lại. Trong thời gian sống tại gia đình, cảm nghiệm được sự thiếu thốn vật chất và nhất là sợ hải tinh thần của những người thân, chúng tôi không thấy đâu là tương lai. Do đó, tôi quyết tìm cách vượt biên để mong có được sự tự do chính đáng của một con người.
Trọng Chính: Và chuyến đi có suôn sẻ không?
Sơ Kim Dung: Khi ra khỏi hải phận Việt Nam, tàu chúng tôi bị chết máy, hai tuần liền chúng tôi lênh đênh trên biển khơi. Mỗi ngày, hai người chia nhau một muỗng cà phê nước uống và vài hạt cơm nguội cầm hơi. Khi tàu trôi dạt vào một hòn đảo hoang, chúng tôi phải tìm bất cứ thứ gì có thể ăn được để sinh tồn. Sau khoảng một tuần, chúng tôi gặp một tàu cá của người bản xứ ghé vào, họ bảo chúng tôi viết thư thỉnh nguyện lên chính quyền Malaysia, họ sẽ chuyển thư cho. Chúng tôi rất mừng tưởng là mình sẽ được cứu. Thế nhưng, khi tàu vừa rời đảo, họ liền đưa cao lá thư và xé trước mắt chúng tôi...!
Trọng Chính: Lúc đó Sơ có tuyệt vọng không?
Sơ Kim Dung: Không, chúng tôi lại kiên tâm cầu nguyện. Sau hơn một tuần, một tàu cá của ngư dân khác lại đến đảo và giúp chúng tôi gửi thư lên chính quyền. Lần nầy, thật may mắn, thư chúng tôi đã được gởi và chúng tôi được tàu của Cao ủy Liên Hiệp quốc ra cứu và đưa tới trại tị nạn Paulo Pidong.
Trọng Chính: Thế tại sao Sơ lại tới Perth?
Sơ Kim Dung: Ở Pidong chừng 1 tháng, tôi được gọi lên phỏng vấn. Ngày xưa học địa lý, có nghe nói tới nước Úc với thành phố Sydney, thế là tôi chọn Sydney. Sau một thời gian, một người bạn rủ tôi sang Perth chơi. Sự tĩnh lặng và cảnh thiên nhiên, dân dã của thành phố nầy đã thu hút tôi ngay lập tức và tôi quyết chọn nơi đây làm quê hương thứ hai của mình.
Trọng Chính: Thế Sơ tiếp tục ơn gọi tu trì của mình như thế nào?
Sơ Kim Dung: Ở bên này không có cộng đoàn, tôi tìm đến dòng Our Lady of Mission (Dòng Đức Bà truyền giáo) nhưng bị từ chối vì cuộc sống của tôi chưa ổn định. Sau đó tôi liên lạc được với Hội Dòng tại Việt Nam và xin Hội Dòng cho tôi được tu tại gia ở bên này.
Trọng Chính: Vậy tại sao bây giờ Sơ lại có lần khấn trọn đời thứ hai?
Sơ Kim Dung: Trong thời gian tu tại gia, sau khi mẹ tôi qua đời, tôi lo cho cậu em lập gia đình. Khi mọi sự đã ổn định, tôi muốn quay về với ơn gọi ban đầu của mình, điều mà tôi hằng khao khát...
Trọng Chính: Và Sơ trở lại nhà Dòng?
Sơ Kim Dung: Đúng vậy, khi mỗi lần về thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, lòng tôi vẫn luôn thấy bồi hồi, ấm áp như đứa con gặp lại người mẹ của mình... Lòng khao khát được thuộc về Hội Dòng, được cùng chị em sống ơn gọi ban đầu vẫn âm ỷ trong tôi...
Trọng Chính: Nhưng nếu nhà Dòng ở Việt Nam không đón nhận Sơ lại thì sao?
Sơ Kim Dung: Nếu Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm không đón nhận tôi, tôi chỉ xin Hội Dòng một đặc ân duy nhất là: Được mặc chiếc áo dòng khi tôi lìa đời.
Trọng Chính: Và nhà Dòng đã đón nhận Sơ như thế nào?
Sơ Kim Dung: Tôi được Hội Dòng và chị em đón nhận tôi một cách nồng ấm. Sau một thời gian thực hiện những điều kiện của Luật Dòng, tôi được tuyên khấn vào năm 2012 và năm nay tôi khấn trọn đời khi bước vào tuổi 74.
Trọng Chính: Sau 44 năm sóng gió trong cuộc đời tận hiến, điều gì làm cho Sơ quyết định khấn trọn đời một lần nữa?
Sơ Kim Dung: Năm 2012, khi được khấn trong Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, trái tim tôi tràn ngập yêu thương và trân quý ơn gọi hơn bao giờ hết. Tôi cảm nghiệm thật sâu xa về ý nghĩa của đời sống Dâng hiến và tình huynh đệ trong Cộng đoàn, biểu lộ qua tình thương mà Hội Dòng và Chị em đã dành cho tôi, tôi xác tín đó chính là ơn gọi mà Thiên Chúa muốn tôi chu toàn.
Trọng Chính: Nếu sau khi khấn trọn đời, Sơ Bề trên muốn Sơ trở về Việt Nam, Sơ có về không? Vì sao?
Sơ Kim Dung: Tôi ở đâu cũng được, miễn là một nữ tu của Hội Dòng. Nếu về Việt Nam, tôi sẽ rất hạnh phúc vì được sống trong tình thương của nhà Mẹ. Tôi cũng có nhiều cơ hội để chia sẻ ơn gọi và hạnh phúc đời tu của tôi cho các em trẻ. Còn ở Úc, tôi vui mừng vì mình được sử dụng như chiếc cầu nối giữa Việt Nam và Úc. Tôi có thể giúp cho các chị em thế hệ sau sang đây học hỏi, mở rộng tầm nhìn và trở về phục vụ Giáo Hội Việt Nam và Hội Dòng.
Trọng Chính: Thật là một quãng đường dài đầy thăng trầm, thay đổi và đáng ghi nhớ. Bây giờ, con xin được hỏi sứ vụ chính của Sơ ở bên Perth này là gì?
Sơ Kim Dung: Tôi với một Sơ nữa đang làm mục vụ (Pastoral Care) cho viện dưỡng lão Italian Aged Care. Chúng tôi phụ trách nhà nguyện của viện này, đưa đón các cụ đến tham dự Thánh lễ. Ngoài ra, chúng tôi còn thăm hỏi và cùng nguyện kinh Mân Côi với các cụ vào buổi chiều. Chúng tôi luôn túc trực ở đây để an ủi các cụ lúc đau ốm, kịp thời chăm lo phần hồn lúc hấp hối, và giúp mục vụ Thánh Lễ an táng khi có ai qua đời.
Trọng Chính: Công việc có quá tải đối với các Sơ không?
Sơ Kim Dung: Ngày trước có sáu Sơ dòng Phansinh phụ trách, nay chúng tôi chỉ có hai chị em. Tôi hy vọng trong tương lai có thêm được ít là hai Sơ nữa để cùng đảm nhận công việc này với chúng tôi vì đây cũng là sứ vụ của Hội Dòng chúng tôi.
Trọng Chính: Trong dịp lễ khấn trọn đời này, Sơ biết ơn ai nhất?
Sơ Kim Dung: Trước tiên là tôi luôn phải cám ơn Chúa, Đấng đã quan phòng và dìu dắt tôi vượt qua bao khó khăn... mà vẫn luôn trung thành với Người. Kế đến, tôi rất biết ơn Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và chị em đã tin tưởng, thương đón nhận tôi trở lại Hội Dòng và trao cho tôi một đời sống mới, đời sống đích thực của tôi. Nhân dịp này, tôi cũng muốn nói lời cám ơn của tôi đối với Liên tu sĩ Perth, với tất cả Anh Chị em mà tôi quen biết, cách riêng với Cha Giuse Đồng Văn Vinh là người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi có được cộng đoàn Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hiện diện ở tiểu bang Tây Úc, và đặc biệt đã giúp tôi tổ chức ngày Lễ Khấn Trọn hôm nay.
Trọng Chính: Câu hỏi cuối cùng: Sơ có điều gì muốn nhắn nhủ với những chị em thế hệ sau không?
Sơ Kim Dung: Tôi muốn nhắn nhủ với các em rằng: Ơn gọi thật là cao quý mà cũng thật là mầu nhiệm. Nên một khi đã nhận ra và đáp lại tình yêu của Chúa, thì chúng ta phải trung thành với Người như người yêu duy nhất của mình. Mặc dù cuộc sống không tránh khỏi những khó khăn, nhưng một khi Thiên Chúa đã kêu gọi, Người không bao giờ đổi ý. Và như thế khi phục vụ cho hạnh phúc của mọi người, chúng ta mới cảm nghiệm được ý nghĩa và niềm vui trong đời dâng hiến.
Trọng Chính: Xin cảm ơn Sơ về những chia sẻ thú vị trong ơn gọi và sứ vụ. Nguyện xin Chúa luôn đồng hành với Sơ trong mọi hoàn cảnh, để Sơ luôn mãi là một nữ tu của Chúa, một thành phần trung kiên của Giáo Hội, và là một người bạn chân thành cho những ai Sơ gặp gỡ.
Sơ Kim Dung: Xin cảm ơn và kính chúc quý độc giả Vietcatholic luôn an vui trong tình yêu Chúa.
“HẠNH PHÚC KHI MÌNH LÀ MỘT NỮ TU”
Trọng Chính thực hiện
Cuộc đời và ơn gọi của Sơ gắn liền với những biến cố rất đặc biệt: Sơ sinh năm 1942 và bắt đầu vào tu trong Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm năm 14 tuổi. Năm 21 tuổi tuyên khấn đơn và năm 31 tuổi khấn trọn đời. Rồi, 44 năm sau, khi bước vào tuổi 74, một lần nữa Sơ lại tuyên khấn trọn đời trong Hội Dòng nầy, nhưng không phải trên quê hương Việt Nam mà là trên đất nước của những chú Kangaru. Tại sao một nữ tu mà lại có hai lần khấn trọn đời, trên hai đất nước khác nhau mà lại vẫn là nữ tu của một Hội Dòng? Để tìm được câu trả lời này, cộng tác viên trang Vietcatholic.org đã có buổi phỏng vấn Sơ Kim Dung.
Trọng Chính: Xin chào Sơ và cám ơn Sơ đã cho con có buổi phỏng vấn hôm nay, mặc dù trước ngày khấn của mình, Sơ rất bận rộn.
Sơ Kim Dung: Dạ, không có chi. Xin chào quý vị độc giả của Vietcatholic.
Trọng Chính: Xin Sơ cho biết Sơ qua bên Úc năm nào?
Sơ Kim Dung: Năm 1981 tôi vượt biên và may mắn đến được nước Úc.
Trọng Chính: Tại sao Sơ đã khấn trọn đời trong Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm rồi, mà Sơ còn vượt biên?
Sơ Kim Dung: Sau năm 1975, trường học của các Sơ bị nhà nước tiếp quản và thay thế Sơ hiệu trưởng bằng một cô giáo cán bộ nhà nước. Tuy tôi vẫn dạy học nhưng chúng tôi hầu như không có quyền gì trên ngôi trường của mình. Sau đó, nhà cầm quyền mượn dãy Nhà Tập làm nơi sinh hoạt cho Hội Phụ nữ, nên không đủ chỗ cho chị em sinh hoạt, bên cạnh đó có rất nhiều khó khăn về vật chất lẫn tinh thần. Vì thế Sơ Bề trên khuyên các chị em còn cha mẹ, tạm thời về nhà một thời gian, rồi sau khi ổn định, Hội Dòng sẽ gọi lại. Trong thời gian sống tại gia đình, cảm nghiệm được sự thiếu thốn vật chất và nhất là sợ hải tinh thần của những người thân, chúng tôi không thấy đâu là tương lai. Do đó, tôi quyết tìm cách vượt biên để mong có được sự tự do chính đáng của một con người.
Trọng Chính: Và chuyến đi có suôn sẻ không?
Sơ Kim Dung: Khi ra khỏi hải phận Việt Nam, tàu chúng tôi bị chết máy, hai tuần liền chúng tôi lênh đênh trên biển khơi. Mỗi ngày, hai người chia nhau một muỗng cà phê nước uống và vài hạt cơm nguội cầm hơi. Khi tàu trôi dạt vào một hòn đảo hoang, chúng tôi phải tìm bất cứ thứ gì có thể ăn được để sinh tồn. Sau khoảng một tuần, chúng tôi gặp một tàu cá của người bản xứ ghé vào, họ bảo chúng tôi viết thư thỉnh nguyện lên chính quyền Malaysia, họ sẽ chuyển thư cho. Chúng tôi rất mừng tưởng là mình sẽ được cứu. Thế nhưng, khi tàu vừa rời đảo, họ liền đưa cao lá thư và xé trước mắt chúng tôi...!
Trọng Chính: Lúc đó Sơ có tuyệt vọng không?
Sơ Kim Dung: Không, chúng tôi lại kiên tâm cầu nguyện. Sau hơn một tuần, một tàu cá của ngư dân khác lại đến đảo và giúp chúng tôi gửi thư lên chính quyền. Lần nầy, thật may mắn, thư chúng tôi đã được gởi và chúng tôi được tàu của Cao ủy Liên Hiệp quốc ra cứu và đưa tới trại tị nạn Paulo Pidong.
Trọng Chính: Thế tại sao Sơ lại tới Perth?
Sơ Kim Dung: Ở Pidong chừng 1 tháng, tôi được gọi lên phỏng vấn. Ngày xưa học địa lý, có nghe nói tới nước Úc với thành phố Sydney, thế là tôi chọn Sydney. Sau một thời gian, một người bạn rủ tôi sang Perth chơi. Sự tĩnh lặng và cảnh thiên nhiên, dân dã của thành phố nầy đã thu hút tôi ngay lập tức và tôi quyết chọn nơi đây làm quê hương thứ hai của mình.
Trọng Chính: Thế Sơ tiếp tục ơn gọi tu trì của mình như thế nào?
Sơ Kim Dung: Ở bên này không có cộng đoàn, tôi tìm đến dòng Our Lady of Mission (Dòng Đức Bà truyền giáo) nhưng bị từ chối vì cuộc sống của tôi chưa ổn định. Sau đó tôi liên lạc được với Hội Dòng tại Việt Nam và xin Hội Dòng cho tôi được tu tại gia ở bên này.
Trọng Chính: Vậy tại sao bây giờ Sơ lại có lần khấn trọn đời thứ hai?
Sơ Kim Dung: Trong thời gian tu tại gia, sau khi mẹ tôi qua đời, tôi lo cho cậu em lập gia đình. Khi mọi sự đã ổn định, tôi muốn quay về với ơn gọi ban đầu của mình, điều mà tôi hằng khao khát...
Trọng Chính: Và Sơ trở lại nhà Dòng?
Sơ Kim Dung: Đúng vậy, khi mỗi lần về thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, lòng tôi vẫn luôn thấy bồi hồi, ấm áp như đứa con gặp lại người mẹ của mình... Lòng khao khát được thuộc về Hội Dòng, được cùng chị em sống ơn gọi ban đầu vẫn âm ỷ trong tôi...
Trọng Chính: Nhưng nếu nhà Dòng ở Việt Nam không đón nhận Sơ lại thì sao?
Sơ Kim Dung: Nếu Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm không đón nhận tôi, tôi chỉ xin Hội Dòng một đặc ân duy nhất là: Được mặc chiếc áo dòng khi tôi lìa đời.
Trọng Chính: Và nhà Dòng đã đón nhận Sơ như thế nào?
Sơ Kim Dung: Tôi được Hội Dòng và chị em đón nhận tôi một cách nồng ấm. Sau một thời gian thực hiện những điều kiện của Luật Dòng, tôi được tuyên khấn vào năm 2012 và năm nay tôi khấn trọn đời khi bước vào tuổi 74.
Trọng Chính: Sau 44 năm sóng gió trong cuộc đời tận hiến, điều gì làm cho Sơ quyết định khấn trọn đời một lần nữa?
Sơ Kim Dung: Năm 2012, khi được khấn trong Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, trái tim tôi tràn ngập yêu thương và trân quý ơn gọi hơn bao giờ hết. Tôi cảm nghiệm thật sâu xa về ý nghĩa của đời sống Dâng hiến và tình huynh đệ trong Cộng đoàn, biểu lộ qua tình thương mà Hội Dòng và Chị em đã dành cho tôi, tôi xác tín đó chính là ơn gọi mà Thiên Chúa muốn tôi chu toàn.
Trọng Chính: Nếu sau khi khấn trọn đời, Sơ Bề trên muốn Sơ trở về Việt Nam, Sơ có về không? Vì sao?
Sơ Kim Dung: Tôi ở đâu cũng được, miễn là một nữ tu của Hội Dòng. Nếu về Việt Nam, tôi sẽ rất hạnh phúc vì được sống trong tình thương của nhà Mẹ. Tôi cũng có nhiều cơ hội để chia sẻ ơn gọi và hạnh phúc đời tu của tôi cho các em trẻ. Còn ở Úc, tôi vui mừng vì mình được sử dụng như chiếc cầu nối giữa Việt Nam và Úc. Tôi có thể giúp cho các chị em thế hệ sau sang đây học hỏi, mở rộng tầm nhìn và trở về phục vụ Giáo Hội Việt Nam và Hội Dòng.
Trọng Chính: Thật là một quãng đường dài đầy thăng trầm, thay đổi và đáng ghi nhớ. Bây giờ, con xin được hỏi sứ vụ chính của Sơ ở bên Perth này là gì?
Sơ Kim Dung: Tôi với một Sơ nữa đang làm mục vụ (Pastoral Care) cho viện dưỡng lão Italian Aged Care. Chúng tôi phụ trách nhà nguyện của viện này, đưa đón các cụ đến tham dự Thánh lễ. Ngoài ra, chúng tôi còn thăm hỏi và cùng nguyện kinh Mân Côi với các cụ vào buổi chiều. Chúng tôi luôn túc trực ở đây để an ủi các cụ lúc đau ốm, kịp thời chăm lo phần hồn lúc hấp hối, và giúp mục vụ Thánh Lễ an táng khi có ai qua đời.
Trọng Chính: Công việc có quá tải đối với các Sơ không?
Sơ Kim Dung: Ngày trước có sáu Sơ dòng Phansinh phụ trách, nay chúng tôi chỉ có hai chị em. Tôi hy vọng trong tương lai có thêm được ít là hai Sơ nữa để cùng đảm nhận công việc này với chúng tôi vì đây cũng là sứ vụ của Hội Dòng chúng tôi.
Trọng Chính: Trong dịp lễ khấn trọn đời này, Sơ biết ơn ai nhất?
Sơ Kim Dung: Trước tiên là tôi luôn phải cám ơn Chúa, Đấng đã quan phòng và dìu dắt tôi vượt qua bao khó khăn... mà vẫn luôn trung thành với Người. Kế đến, tôi rất biết ơn Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và chị em đã tin tưởng, thương đón nhận tôi trở lại Hội Dòng và trao cho tôi một đời sống mới, đời sống đích thực của tôi. Nhân dịp này, tôi cũng muốn nói lời cám ơn của tôi đối với Liên tu sĩ Perth, với tất cả Anh Chị em mà tôi quen biết, cách riêng với Cha Giuse Đồng Văn Vinh là người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi có được cộng đoàn Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hiện diện ở tiểu bang Tây Úc, và đặc biệt đã giúp tôi tổ chức ngày Lễ Khấn Trọn hôm nay.
Trọng Chính: Câu hỏi cuối cùng: Sơ có điều gì muốn nhắn nhủ với những chị em thế hệ sau không?
Sơ Kim Dung: Tôi muốn nhắn nhủ với các em rằng: Ơn gọi thật là cao quý mà cũng thật là mầu nhiệm. Nên một khi đã nhận ra và đáp lại tình yêu của Chúa, thì chúng ta phải trung thành với Người như người yêu duy nhất của mình. Mặc dù cuộc sống không tránh khỏi những khó khăn, nhưng một khi Thiên Chúa đã kêu gọi, Người không bao giờ đổi ý. Và như thế khi phục vụ cho hạnh phúc của mọi người, chúng ta mới cảm nghiệm được ý nghĩa và niềm vui trong đời dâng hiến.
Trọng Chính: Xin cảm ơn Sơ về những chia sẻ thú vị trong ơn gọi và sứ vụ. Nguyện xin Chúa luôn đồng hành với Sơ trong mọi hoàn cảnh, để Sơ luôn mãi là một nữ tu của Chúa, một thành phần trung kiên của Giáo Hội, và là một người bạn chân thành cho những ai Sơ gặp gỡ.
Sơ Kim Dung: Xin cảm ơn và kính chúc quý độc giả Vietcatholic luôn an vui trong tình yêu Chúa.
Hồi ức về vị linh mục tân tòng của bệnh nhân cùi, sida
Thiên ân
09:17 13/05/2017
Hồi ức về vị linh mục tân tòng của bệnh nhân cùi, sida
Thật không thể tin vào tai mình khi nghe cha Phao Lô Nguyễn Kim Sơn báo tin Chúa đã gọi Bác sỹ, Linh mục Augustino Nguyễn Viết Chung, tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn, Nazarit (Vincent De Paul), một linh mục của người nghèo, bệnh nhân sida, và bệnh nhân phong cùi. Tin đến như sét đánh, làm cho tim này nhói đau, lòng hụt hẫng, sau vài phút mọi sự mới hoàn hồn và như cuộn film tua lại những ký ức về cuộc đời một vị thánh sống. Một Phật Tử đã và tin theo Chúa Giêsu, cống hiến cả sự nghiệp bác sỹ đầy danh vọng quyền quý, hy sinh cả cuộc đời sống với và cho các anh em dân tộc nghèo khó.
Khó có thể kể hết nhân đức anh hùng mà vị linh mục sida. Mọi người gọi cha với cái tên nghe lạ tai mà rất thân thương. Cũng chẳng có gì lạ với cái tên yêu này, bởi vì cả cuộc đời bác sỹ, cha chỉ phục vụ một đối tượng với nhiều loại người: cùi, sida, bệnh nhân nghèo.
Cuộc đời cha với nhiều giai thoại của người tôi tớ phục vụ quên thân mà làm cho nhiều người thương mến, nhiều người trách. Thương vì cách cha làm, trách vì sợ cha phục vụ người nghèo quên ăn, uống, và sờ cha lây bệnh chết sớm.
Khi còn là sinh viên y khoa, mỗi ngày anh sinh viên Nguyễn Viết Chung phải đạp xích lô rong ruổi trên các con phố của Sài thành kiếm tiền ăn học. Một buổi sáng đẹp trời, anh đạp xích lô ra khỏi nhà và may mắn có một vị khách trung niên bắt xích lô đi. Sau khi chở vị khách đến nơi, thì cả buổi sáng hôm đó không có một khách nào bắt xích lô nữa. Anh sinh viên y buồn bã mong ngóng vớt vát một khách nào rồi về lên học đường. Lán thêm mà cũng chẳng có ai. Chán nản, anh cầm tờ báo mà vị khách hồi sáng bỏ lại trên xich lô. Anh say mê một bài báo viết về Cha Jean Cassaigne, người Pháp sang Việt Nam truyền giáo, ngài được phong làm Giám mục giám quản địa phận Sài Gòn dến năm 60 tuổi ngài xin về hưu sống ở trại cùi và phục vụ bệnh nhân cùi tại Di Linh. Ngẫm nghĩ về một ông tây bỏ quê hương xứ sở, gia đình đi phục vụ người cùi tại Việt Nam và anh thầm mong ước: học xong bác sỹ sẽ lên Trại Cùi Di Linh phục vụ anh em cùi. Giữ lời hứa với lòng, anh cầm cả quyết định phân về làm bác sỹ tại bệnh viện Bình Dân, một bệnh viện lớn tại Sài Gòn. Ban Giám đốc Trại cùi Di Linh họp và quyết định từ chối, không nhận Bác sỹ trẻ này với ly do khá ngộ nghĩnh: Bác sỹ này giỏi và có việc làm ở bệnh viện có tiếng nên để bác sỹ ở Thành phố để phục vụ bà con.
Buồn bã lê bước trở về thành phố với tấm lòng đầy thất vọng, đau buồn làm cho bác sỹ ít nói. Ở đây, chăm sóc chữa trị bệnh nhân với tấm lòng từ mẫu. Cũng như bao vị bác sỹ khác, bác sỹ Chung cũng mở cửa một phòng khám tư tại Tân Bình, từ 1600-2100 mỗi ngày. Bệnh nhân sắp hàng rồng rắn làm bác sỹ khám đến 2 giờ sáng. Nhiều người thắc mắc cứ đúng 21 giờ đóng cửa, ai khám mai đến. Bác sỹ nhẹ nhàng nói thương người ta từ xa, mãi miền Tây đến để về thì tội, nên anh khám cho họ. Bác sỹ cho biết, anh mua 1 viên Panadol 300 đồng, anh cũng lấy của bệnh nhân 300 đồng. Nhiều nhiều bệnh nhân nghèo kéo đến với phòng khám của bác sỹ Chung làm cho các phòng khám quanh đấy vắng khách. Chính vì lẽ đó mà bác sỹ bị kiện, tố cáo vì ghen tỵ. Cũng vì lý do sức khoẻ, không đủ sở hội trả tiền thuê nhà và nhường bộ để các bác sỹ khác và bác sỹ đã đóng cửa phòng khám này. Nói thế khôg có nghĩa phòng khám của anh chỉ có bệnh nhân nghèo. Anh vẫn thương hay nhắc đến một doanh nhân giàu có nức tiêng Sài Gòn, Tăng Minh Phụng. Anh cho biết, trong mắt anh, Tăng Minh Phụng đẹp lắm. Những chuyện gì anh Phụng phạm anh không quan tâm. Nhưng khi đến khám bệnh thì anh vẫn thu tiền bằng với các bệnh nhân khác. Biết vậy nên mỗi lần truyền nước Minh Phụng hay mua 10 chai và 9 chai tặng người nghèo. Sau khi đóng cửa, anh chỉ thao thức với cái ước mơ ngày nào đi phục những bệnh nhân cùi làm cho anh không còn tâm trí làm trong bệnh viện lớn mà bao sinh viên y khoa khát khao. Anh kể, một em bệnh nhân người Hoa tại Chợ Lớn, tại thời điểm đó thuốc men thiếu, lại thêm kiến thức y khoa mình chưa đủ để cứu em đó. Chính vì lý do đó mà anh cứ dằn vặt lòng mình mãi. Và anh quyết tâm đóng góp cuộc đời cho những bệnh nhận ít người chăm sóc. Dù bận rộn với công việc của một trưởng khoa, ấy thế mà, cứ mỗi chiều tan ca, anh lại chạy thẳng về trại Phong Bến sắn Binh Dương (Sông Bé) để chăm sóc bệnh nhân phong cùi.
Anh cứ miệt mài chiều đi Bến Sắn, sáng về Bình Dân. Thấy anh không còn thời gian và chỉ sợ anh đổ bệnh mà khuyên anh bỏ Bến Sắn. Anh nhẹ nhàng nói anh có kế hoạch rồi. Bẵng đi thời gian anh khoác trên vai chiếc áo thâm chùng của Dòng thánh Vinh Sơn sống khó nghèo. Anh kể, cái ngày anh chăm sóc bệnh nhân phong tại Bến Sắn khi Dì Hai nằm hấp hối thì anh ghé thăm. Anh cứ cố gắng cấp cứu cho Sơ, dù biết không thể. Sơ nói với anh: Bác sỹ cứ đi còn nhiều người đang đợi. Khi anh vừa xách túi nghề y đứng lên thì Sơ nghẻo đầu chết ngay.
Cả ngày đó, cứ lảng vảng trong đầu anh câu "còn những người khác đang đợi" là ai? Và anh quyết định đi tu. Rất ngây thơ, anh khăng khăng anh đi tu trước khi theo đạo. Thật là con người đơn sơ, chất phát. Đúng là anh quyết định đi tu trước khi được các cha Dòng tên dạy giáo lý tân tòng. Anh gia nhập đệ tử làm tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Binh Sơn và làm linh mục.
Những ngày ở nhà Nguyễn Kiệm, thứ 2 nào, cha cũng tự đi xe máy 45km đến trại Sida Mai Hoà ở Củ Chi phục vụ những bệnh nhân giai đoạn chót. Thấy cha chăm sóc các bệnh nhân dễ lây nhiễm mà có thể lấy đi mạnh sống cha mà lòng ích kỷ đã ngăn cản cha. Cha chỉ chia sẻ, anh biết cách để tự bảo vệ. Nói hay lắm! Ai có dịp chứng kiến cha khám chữa bệnh cho tại Mai Hoà hoắc nhà thờ Phú Trung thì càng lo sợ cho Cha vì cha gần gũi với từng bệnh nhân lở loét làm cho không còn khoảng cách. Tức rất dễ lây! Nhưng cha chỉ nói, anh sống là để phục vụ trong danh Đức Kitô. Trong trại sida Mai Hoà có 8 cháu nhỏ đi học về giẫm kim tiêm lây sida. Cứ thấy cha là 8 em nhỏ, chạy ùa đến ôm trầm lấy cha. Cha cho biết, các em không có cha mẹ bên cạnh nên chạy đến với anh. Nhưng cha sẽ bị lây bệnh và chết sớm thì ai lo các các bệnh nhân khác, vì còn nhiều người đang chờ cha, mà. Thú thật với em, từ ngày anh chọn theo Đức Ktiô thì anh sống là chết với Đức Kitô. Lạ lắm! Cha có khuân mặt rất kham khổ và không có nụ cười, nhưng khi tiếp xúc với các bệnh nhân sida thì khuân mặt anh tươi sáng rạng ngời. Các cha hay đùa, ai cho cha Chung một bệnh nhân cùi thì cha Chung cho 500 ngàn. Không, không, anh không có tiền. Ai cho anh thì anh cám ơn thôi, cha Chung nhanh nhẩu phân trần. Một lần tại nhà thờ Phú Trung, cha bắt nữ bệnh nhân viết cam kết không được lây bệnh cho người khác vì chúng tôi tình nguyện đến đây chữa cho cô thì không sớm thì muộn chúng tôi cũng lây nhưng nhiều người khác còn gia đình và Cô nhận thuốc và đi về. Cha tâm sự, cô này cứ khoẻ là đi lây bệnh cho người khác. Cha nói, anh bắt viết để nhắc cô thôi, chứ cô khoẻ lên lại đi lây hết người này người kya để trả thù. Vài bữa lại quay về xin viết cam kết và cha lại chữa. Sự thánh thiện là vậy.
Cả cuộc đời cha chỉ nghĩ đến những bệnh nhân nghèo. Mà đối tượng sida và cùi là nguy cơ lây lan rất lớn làm cho bao người ngăn cản cha. Mọi người chỉ sợ cha lây bệnh và chết sớm rồi không còn ai chăm lo cho biết bao bệnh nhân nghèo đang rất cần cha. Chứ mấy loại sida, chết sớm cho rồi. Không em! Họ cũng là con người. Anh biết anh không chữa sida được nhưng anh muốn cho họ cái chết lành. Là sao? Anh chỉ chữa bệnh xã hội để giảm bớt đau khổ phần xác và an ủi họ để họ có thể nhắm mắt ra đi mà không uất hận đời. Và có rất nhiều em, anh đã rửa tội gia nhập đạo.
Anh kể về một cô gái người Việt bị bán sang nhà chứa Campuchia. Cô bị lây bệnh sida và ước nguyện được chôn cất tại Việt Nam. Cha cứ thường đến bên hài cốt cô thầm đọc kinh cầu nguyện cho cô bé vô tội được hưởng nước trời. Những ngày phục vụ tại trại Sida Mai Hoà, cha không cho tiếp xúc với bệnh nhân vì cha giải thich sẽ có ngày bị lây. Cha cũng thế? Nhưng cha chỉ mỉm cười. Nhớ mỗi lần đi Mai Hoà cha đều ghé quán bún bò rất ngon gần Củ Chi nhưng không bao giờ ăn mà nói sáng anh ăn ở nhà Dòng rồi. Thực ra cha chỉ ăn chén cơm nguội thôi.
Những ngày cha làm bề trên nhà Nguyễn Kiệm, cha luôn quan tâm lo lắng từng anh em nhưng không bao giờ bỏ rơi các bệnh nhân nghèo. Một ngày đến giờ ăn trưa, cha không ăn và mặt mày buồn buồn, đi qua đi lại suy nghĩ gì. Bỗng cha lấy xe đi và 45 phút quay về với khuân mặt vui tươi, rạng ngời. Cha cho biết, sáng có Việt Kiều cho 5,000USD. Anh suy nghĩ xem cho ai và anh đem cho một em bé đang cần mổ tim và 2 bệnh nhân nữa. Tưởng gì. Chỉ suy nghĩ bệnh nhân nào đang cần tiền mà mất ăn mất ngủ.
Khi cha làm bề trên nhà Thánh Tâm Đà Lạt, dâng lên xong cha gọi một em đệ tử lên gặp. Nghe cha gọi em lo lắng, suy nghĩ việc gì? Cha đưa em cái áo lạnh của Cha và nói: em lấy áo lạnh của anh mặc cho ấm và đưa áo của em cho anh. Vì áo của anh dày hơn áo em. Thế là ngày nào cha cũng mặc chiếc áo gió mỏng tanh.
Khi mục vục trên Tây Nguyên đường xá đi lại khó khăn và xa xôi, cha bề trên mua lại chiếc xe hơi với giá khoảng 60 triệu. Chắc xe tàn lắm rồi. Cha Chung chửi cho một trận. Giận dỗi thế nhưng khi đi mục vụ, đi lên toà Giám mục hợp cha vẫn vui vẻ leo lên xe hơi đó. Thánh là vậy! Chửi nhưng không giận. Ngày cuối năm cha bề trên giết mấy con gà ăn chia tay các thầy về quê. Cha cũng mắng: Các em sống trong Dòng khó nghèo, các em không được sống hơn người nghèo. Ôi mấy con gà là gì. Nhưng cha chỉ thể hiện cuộc sống vì người nghèo mà làm cho anh em buồn bực. Ấy thế mà chẳng ai ghét cha.
Lạ lắm, cha làm bề trên nhà nào thì luôn có thầy xin về không đi tu nữa. Đó là điều làm cha luôn đấm ngực dằn vặt bản thân. Cha không hiểu tại sao cứ nghĩ tại mình. Mọi người giải thích có lẽ sự thật thà, ngay thẳng của cha làm cho anh em can đảm nhìn nhận ra ơn gọi của họ.
Khi cha được chuyển về Kon Tum, cha bôn ba khắp nơi phục vụ người dân tộc nghèo. Cha cho họ bò nuôi đẻ ra con cha cho họ giữ con nuôi. Cha bắt bò mẹ cho nhà lhasc nuôi lấy bò con. Có gia đình nó bán luôn bò mẹ, làm cha buồn lắm. Cha kể có anh chị ở Sài Gòn làm thợ xây giúp cha cả 20 con bò để cho các gia dinh dân tộc. Khi anh mất, cha lặn lội về dâng lễ tiễn anh ấy. Qua đó chúng ta thấy cha không bao giờ quên ơn những vị ân nhân. Cha kể, ngày cha từ Sài Gòn lên giúp trại cùi ở tây nguyên thì bị chính quyền cản trở. Anh buồn bã lắm làm đơn từ giải trình và cuối cùng anh lên ngọn núi xung quanh bảo vệ rất kỹ. Cha hỏi quý ông bà, anh chị có biết Chúa không? Họ nói Chúa là ai? Chúng tôi chưa nghe bao giờ. Thế Giàng của ông bà anh chị là ai? Tất cả họ đồng thanh trả lời bác Hồ. Từ đó cha tìm cách đến với họ nhiều hơn để nói cho họ về Chúa.
Đúng là cuộc đời cha nhiều câu chuyện lý thú nhưng không ít những sầu não. Cha đi tu, Ông Cố Cha không vui nên thường hay đến nhà Dòng Nguyễn Kiệm chửi vì bao nhiêu bác sỹ bạn cha giờ nhà lầu xe hơi còn cha cứ chiếc xe đạp cũ hoặc chiếc xe máy 82. Có vài lần, cha đạp xe đi mua thuốc, mải mê mua thuốc quay ra xe biến mất. Lủi thủi đi bộ về. Rất nhiều lần cha đi xe máy hết xăng và cầm chứng minh vì trong túi không còn xu nào. Có một anh ba gác lỡ bán xe giờ không còn gì làm nuôi vợ con đến xin cha 300 ngàn mua xe ba gác. Anh ta còn dắt đến nơi mua. Cha cẩn thận nhờ một thầy đi mua và trả tiền chứ không đưa tiền mặt. Ngày mai hắn bán luôn xe. Gặp hắn ngoài đường cha chửi quân lừa đảo. Thế mà vẫn tìm công ăn việc làm cho hắn để nuôi vợ con.
Cha luôn yêu thương chăm lo cho người nghèo, bệnh nhân. Vất vả đem họ đi chữa trị tại các bệnh viện Sài Gòn dù trong cha cũng đang bệnh cần nghỉ ngơi. Nhưng cha làm việc đên khi không còn sức thì mới đành chịu. Những ngày bệnh tật, cha âm thầm đi chữa không muốn phiền ai. Anh em trong Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn ai cũng thương mến cha, luôn tạo điều kiện để cha tự do làm việc tông đồ bác ái theo ơn đoàn sủng của cha. Chắc chắn cũng có những khó chịu với cha vì cha hay nhường phần mình cho người khác. Cũng như người ta thấy cha mặc áo may ô vị rách thì mua cho cha mấy áo thun đẹp. Nhưng ngày mai cha cho các thầy hết. Cha cứ nói anh mặc thế này là đẹp lắm rồi. Các thầy cần mặc đẹp để đi học.
Đúng là con người cha luôn sống như lời cha nói: mình sống hơn người nghèo, mimhf xấu hổ lắm. Nay chắc chắn cha được dự phần thưởng nước trời dành cho những người Chúa chọn, người mà Chúa đã nói trong hiến chương nước trời: Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ. Chỉ cần có tinh thần thôi thì nước trời đã là của họ. Như vậy với cha sống nghèo hèn thì chắc chắn phần thưởng nước trời là của cha.
Xin cha cầu cho chúng con là những người khi sống cha luôn yêu thương, quan tâm để chúng con can đảm sống chứng nhân cho Chúa nơi anh em ngoại đạo.
Thiên Ân
Khó có thể kể hết nhân đức anh hùng mà vị linh mục sida. Mọi người gọi cha với cái tên nghe lạ tai mà rất thân thương. Cũng chẳng có gì lạ với cái tên yêu này, bởi vì cả cuộc đời bác sỹ, cha chỉ phục vụ một đối tượng với nhiều loại người: cùi, sida, bệnh nhân nghèo.
Cuộc đời cha với nhiều giai thoại của người tôi tớ phục vụ quên thân mà làm cho nhiều người thương mến, nhiều người trách. Thương vì cách cha làm, trách vì sợ cha phục vụ người nghèo quên ăn, uống, và sờ cha lây bệnh chết sớm.
Khi còn là sinh viên y khoa, mỗi ngày anh sinh viên Nguyễn Viết Chung phải đạp xích lô rong ruổi trên các con phố của Sài thành kiếm tiền ăn học. Một buổi sáng đẹp trời, anh đạp xích lô ra khỏi nhà và may mắn có một vị khách trung niên bắt xích lô đi. Sau khi chở vị khách đến nơi, thì cả buổi sáng hôm đó không có một khách nào bắt xích lô nữa. Anh sinh viên y buồn bã mong ngóng vớt vát một khách nào rồi về lên học đường. Lán thêm mà cũng chẳng có ai. Chán nản, anh cầm tờ báo mà vị khách hồi sáng bỏ lại trên xich lô. Anh say mê một bài báo viết về Cha Jean Cassaigne, người Pháp sang Việt Nam truyền giáo, ngài được phong làm Giám mục giám quản địa phận Sài Gòn dến năm 60 tuổi ngài xin về hưu sống ở trại cùi và phục vụ bệnh nhân cùi tại Di Linh. Ngẫm nghĩ về một ông tây bỏ quê hương xứ sở, gia đình đi phục vụ người cùi tại Việt Nam và anh thầm mong ước: học xong bác sỹ sẽ lên Trại Cùi Di Linh phục vụ anh em cùi. Giữ lời hứa với lòng, anh cầm cả quyết định phân về làm bác sỹ tại bệnh viện Bình Dân, một bệnh viện lớn tại Sài Gòn. Ban Giám đốc Trại cùi Di Linh họp và quyết định từ chối, không nhận Bác sỹ trẻ này với ly do khá ngộ nghĩnh: Bác sỹ này giỏi và có việc làm ở bệnh viện có tiếng nên để bác sỹ ở Thành phố để phục vụ bà con.
Anh cứ miệt mài chiều đi Bến Sắn, sáng về Bình Dân. Thấy anh không còn thời gian và chỉ sợ anh đổ bệnh mà khuyên anh bỏ Bến Sắn. Anh nhẹ nhàng nói anh có kế hoạch rồi. Bẵng đi thời gian anh khoác trên vai chiếc áo thâm chùng của Dòng thánh Vinh Sơn sống khó nghèo. Anh kể, cái ngày anh chăm sóc bệnh nhân phong tại Bến Sắn khi Dì Hai nằm hấp hối thì anh ghé thăm. Anh cứ cố gắng cấp cứu cho Sơ, dù biết không thể. Sơ nói với anh: Bác sỹ cứ đi còn nhiều người đang đợi. Khi anh vừa xách túi nghề y đứng lên thì Sơ nghẻo đầu chết ngay.
Cả ngày đó, cứ lảng vảng trong đầu anh câu "còn những người khác đang đợi" là ai? Và anh quyết định đi tu. Rất ngây thơ, anh khăng khăng anh đi tu trước khi theo đạo. Thật là con người đơn sơ, chất phát. Đúng là anh quyết định đi tu trước khi được các cha Dòng tên dạy giáo lý tân tòng. Anh gia nhập đệ tử làm tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Binh Sơn và làm linh mục.
Những ngày ở nhà Nguyễn Kiệm, thứ 2 nào, cha cũng tự đi xe máy 45km đến trại Sida Mai Hoà ở Củ Chi phục vụ những bệnh nhân giai đoạn chót. Thấy cha chăm sóc các bệnh nhân dễ lây nhiễm mà có thể lấy đi mạnh sống cha mà lòng ích kỷ đã ngăn cản cha. Cha chỉ chia sẻ, anh biết cách để tự bảo vệ. Nói hay lắm! Ai có dịp chứng kiến cha khám chữa bệnh cho tại Mai Hoà hoắc nhà thờ Phú Trung thì càng lo sợ cho Cha vì cha gần gũi với từng bệnh nhân lở loét làm cho không còn khoảng cách. Tức rất dễ lây! Nhưng cha chỉ nói, anh sống là để phục vụ trong danh Đức Kitô. Trong trại sida Mai Hoà có 8 cháu nhỏ đi học về giẫm kim tiêm lây sida. Cứ thấy cha là 8 em nhỏ, chạy ùa đến ôm trầm lấy cha. Cha cho biết, các em không có cha mẹ bên cạnh nên chạy đến với anh. Nhưng cha sẽ bị lây bệnh và chết sớm thì ai lo các các bệnh nhân khác, vì còn nhiều người đang chờ cha, mà. Thú thật với em, từ ngày anh chọn theo Đức Ktiô thì anh sống là chết với Đức Kitô. Lạ lắm! Cha có khuân mặt rất kham khổ và không có nụ cười, nhưng khi tiếp xúc với các bệnh nhân sida thì khuân mặt anh tươi sáng rạng ngời. Các cha hay đùa, ai cho cha Chung một bệnh nhân cùi thì cha Chung cho 500 ngàn. Không, không, anh không có tiền. Ai cho anh thì anh cám ơn thôi, cha Chung nhanh nhẩu phân trần. Một lần tại nhà thờ Phú Trung, cha bắt nữ bệnh nhân viết cam kết không được lây bệnh cho người khác vì chúng tôi tình nguyện đến đây chữa cho cô thì không sớm thì muộn chúng tôi cũng lây nhưng nhiều người khác còn gia đình và Cô nhận thuốc và đi về. Cha tâm sự, cô này cứ khoẻ là đi lây bệnh cho người khác. Cha nói, anh bắt viết để nhắc cô thôi, chứ cô khoẻ lên lại đi lây hết người này người kya để trả thù. Vài bữa lại quay về xin viết cam kết và cha lại chữa. Sự thánh thiện là vậy.
Anh kể về một cô gái người Việt bị bán sang nhà chứa Campuchia. Cô bị lây bệnh sida và ước nguyện được chôn cất tại Việt Nam. Cha cứ thường đến bên hài cốt cô thầm đọc kinh cầu nguyện cho cô bé vô tội được hưởng nước trời. Những ngày phục vụ tại trại Sida Mai Hoà, cha không cho tiếp xúc với bệnh nhân vì cha giải thich sẽ có ngày bị lây. Cha cũng thế? Nhưng cha chỉ mỉm cười. Nhớ mỗi lần đi Mai Hoà cha đều ghé quán bún bò rất ngon gần Củ Chi nhưng không bao giờ ăn mà nói sáng anh ăn ở nhà Dòng rồi. Thực ra cha chỉ ăn chén cơm nguội thôi.
Những ngày cha làm bề trên nhà Nguyễn Kiệm, cha luôn quan tâm lo lắng từng anh em nhưng không bao giờ bỏ rơi các bệnh nhân nghèo. Một ngày đến giờ ăn trưa, cha không ăn và mặt mày buồn buồn, đi qua đi lại suy nghĩ gì. Bỗng cha lấy xe đi và 45 phút quay về với khuân mặt vui tươi, rạng ngời. Cha cho biết, sáng có Việt Kiều cho 5,000USD. Anh suy nghĩ xem cho ai và anh đem cho một em bé đang cần mổ tim và 2 bệnh nhân nữa. Tưởng gì. Chỉ suy nghĩ bệnh nhân nào đang cần tiền mà mất ăn mất ngủ.
Khi cha làm bề trên nhà Thánh Tâm Đà Lạt, dâng lên xong cha gọi một em đệ tử lên gặp. Nghe cha gọi em lo lắng, suy nghĩ việc gì? Cha đưa em cái áo lạnh của Cha và nói: em lấy áo lạnh của anh mặc cho ấm và đưa áo của em cho anh. Vì áo của anh dày hơn áo em. Thế là ngày nào cha cũng mặc chiếc áo gió mỏng tanh.
Khi mục vục trên Tây Nguyên đường xá đi lại khó khăn và xa xôi, cha bề trên mua lại chiếc xe hơi với giá khoảng 60 triệu. Chắc xe tàn lắm rồi. Cha Chung chửi cho một trận. Giận dỗi thế nhưng khi đi mục vụ, đi lên toà Giám mục hợp cha vẫn vui vẻ leo lên xe hơi đó. Thánh là vậy! Chửi nhưng không giận. Ngày cuối năm cha bề trên giết mấy con gà ăn chia tay các thầy về quê. Cha cũng mắng: Các em sống trong Dòng khó nghèo, các em không được sống hơn người nghèo. Ôi mấy con gà là gì. Nhưng cha chỉ thể hiện cuộc sống vì người nghèo mà làm cho anh em buồn bực. Ấy thế mà chẳng ai ghét cha.
Lạ lắm, cha làm bề trên nhà nào thì luôn có thầy xin về không đi tu nữa. Đó là điều làm cha luôn đấm ngực dằn vặt bản thân. Cha không hiểu tại sao cứ nghĩ tại mình. Mọi người giải thích có lẽ sự thật thà, ngay thẳng của cha làm cho anh em can đảm nhìn nhận ra ơn gọi của họ.
Khi cha được chuyển về Kon Tum, cha bôn ba khắp nơi phục vụ người dân tộc nghèo. Cha cho họ bò nuôi đẻ ra con cha cho họ giữ con nuôi. Cha bắt bò mẹ cho nhà lhasc nuôi lấy bò con. Có gia đình nó bán luôn bò mẹ, làm cha buồn lắm. Cha kể có anh chị ở Sài Gòn làm thợ xây giúp cha cả 20 con bò để cho các gia dinh dân tộc. Khi anh mất, cha lặn lội về dâng lễ tiễn anh ấy. Qua đó chúng ta thấy cha không bao giờ quên ơn những vị ân nhân. Cha kể, ngày cha từ Sài Gòn lên giúp trại cùi ở tây nguyên thì bị chính quyền cản trở. Anh buồn bã lắm làm đơn từ giải trình và cuối cùng anh lên ngọn núi xung quanh bảo vệ rất kỹ. Cha hỏi quý ông bà, anh chị có biết Chúa không? Họ nói Chúa là ai? Chúng tôi chưa nghe bao giờ. Thế Giàng của ông bà anh chị là ai? Tất cả họ đồng thanh trả lời bác Hồ. Từ đó cha tìm cách đến với họ nhiều hơn để nói cho họ về Chúa.
Đúng là cuộc đời cha nhiều câu chuyện lý thú nhưng không ít những sầu não. Cha đi tu, Ông Cố Cha không vui nên thường hay đến nhà Dòng Nguyễn Kiệm chửi vì bao nhiêu bác sỹ bạn cha giờ nhà lầu xe hơi còn cha cứ chiếc xe đạp cũ hoặc chiếc xe máy 82. Có vài lần, cha đạp xe đi mua thuốc, mải mê mua thuốc quay ra xe biến mất. Lủi thủi đi bộ về. Rất nhiều lần cha đi xe máy hết xăng và cầm chứng minh vì trong túi không còn xu nào. Có một anh ba gác lỡ bán xe giờ không còn gì làm nuôi vợ con đến xin cha 300 ngàn mua xe ba gác. Anh ta còn dắt đến nơi mua. Cha cẩn thận nhờ một thầy đi mua và trả tiền chứ không đưa tiền mặt. Ngày mai hắn bán luôn xe. Gặp hắn ngoài đường cha chửi quân lừa đảo. Thế mà vẫn tìm công ăn việc làm cho hắn để nuôi vợ con.
Cha luôn yêu thương chăm lo cho người nghèo, bệnh nhân. Vất vả đem họ đi chữa trị tại các bệnh viện Sài Gòn dù trong cha cũng đang bệnh cần nghỉ ngơi. Nhưng cha làm việc đên khi không còn sức thì mới đành chịu. Những ngày bệnh tật, cha âm thầm đi chữa không muốn phiền ai. Anh em trong Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn ai cũng thương mến cha, luôn tạo điều kiện để cha tự do làm việc tông đồ bác ái theo ơn đoàn sủng của cha. Chắc chắn cũng có những khó chịu với cha vì cha hay nhường phần mình cho người khác. Cũng như người ta thấy cha mặc áo may ô vị rách thì mua cho cha mấy áo thun đẹp. Nhưng ngày mai cha cho các thầy hết. Cha cứ nói anh mặc thế này là đẹp lắm rồi. Các thầy cần mặc đẹp để đi học.
Đúng là con người cha luôn sống như lời cha nói: mình sống hơn người nghèo, mimhf xấu hổ lắm. Nay chắc chắn cha được dự phần thưởng nước trời dành cho những người Chúa chọn, người mà Chúa đã nói trong hiến chương nước trời: Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ. Chỉ cần có tinh thần thôi thì nước trời đã là của họ. Như vậy với cha sống nghèo hèn thì chắc chắn phần thưởng nước trời là của cha.
Xin cha cầu cho chúng con là những người khi sống cha luôn yêu thương, quan tâm để chúng con can đảm sống chứng nhân cho Chúa nơi anh em ngoại đạo.
Thiên Ân
Hành Hương Đức Mẹ Tàpao Tháng Năm.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
09:50 13/05/2017
Hành Hương Đức Mẹ Tàpao Tháng Năm.
Hành hương Đức Mẹ Tàpao Tháng Năm năm nay, cộng đoàn phụng vụ chung lời tạ ơn với hai sự kiện đặc biệt: kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và mừng Ngân Khánh Giám Mục của Đức Cha Tôma Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết.
Xem Hình
Từ chiều 12 đến sáng 13, hàng chục ngàn khách hành hương về bên Mẹ Tàpao. Những cơn mưa đầu mùa tắm gội cây cỏ núi rừng. Đại ngàn ngát một màu xanh dịu mát. Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện sự kiện Fatima. Các Nữ Tu MTG Phan Thiết đang tổng dợt chương trình. Từng đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên linh đài Mẹ. Các tòa giải tội đều đông người đến lãnh nhận bí tích hòa giải.
Tối 12.5
Cung nghinh Mẹ
Hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm cùng đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái hòa chung lời ca: “Đoàn chúng con nay về bên Mẹ, giữa núi rừng bao la hùng vĩ”.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.
Diễn nguyện
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết trình bày sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima với ba trẻ mục đồng qua những bài ca kịch, điệu múa giúp cộng đoàn sống tâm tình sốt mến.
Đức Cha Phêrô đặt Mình Thánh Chúa, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ. Sau phép lành Thánh Thể, khách hành hương thay phiên nhau cầu nguyện và thờ lạy Thánh Thể.
Sáng ngày 13.5
- 6 giờ 30 : Giờ khấn Đức Mẹ.
Cùng với hàng chục ngàn ý nguyện, cộng đoàn sốt sắng dâng lên Mẹ từ ái. Ai cũng có những tâm tư những thao thức, về bên Mẹ và tiến dântg với cả lòng thành kính. Xin Mẹ chúc lành và nhậm lời.
Ngày mười ba của tháng Năm,
Là ngày Mẹ đến viếng thăm trao tình.
Hành hương tiếng khấn lời kinh,
Tà-pao in đậm bóng hình Mẹ yêu.( Đức Cha Giuse)
-7giờ 00: Thánh Lễ
Sáng nay trời thật tuyệt. Mây nhẹ, nắng trong. Hàng chục ngàn khách hành hương nô nức đến với Mẹ TàPao. Xe chở khách phải đậu những bãi xa. Ai cũng phải đi bộ một quảng rất dài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.
Trời dịu mát, những hạt mưa bay nhẹ có vẻ như là thân thiện với mọi người. Đúng 7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Đức Cha Tôma Nguyễn văn Trâm, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ – nguyên Giám mục Phú cường, Cha Tổng Đại diện Giáo phận Phan thiết, Đan Viện Phụ Châu thủy và hơn 120 linh mục từ nhiều miền đất nước.
Khởi đầu thánh lễ, Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu -Tổng Đại Diện, dâng lời tri ân Đức Cha Tôma.
Kính thưa Đức Cha Tôma Giám quản Giáo phận Phan Thiết kính yêu,
Mẹ Maria đã đến cách đây 100 năm tại Fatima trong lúc thế giới trào dâng khát vọng hòa bình.
Cách đây hơn một tháng, Đức Cha đã đến với giáo phận chúng con đang bơ vơ. Và hôm nay, Đức Cha đã chọn ngày hành hương kỷ niệm Mẹ Fatima tại trung tâm Thánh Mẫu Tapao để mừng Ngân khánh Giám mục của Đức Cha. Toàn thể linh mục đoàn, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo dân Giáo Phận Phan Thiết cùng với quý khách hành hương có mặt hôm nay, chúng con xin hiệp ý với Đức Cha, trước hết tạ ơn Mẹ Fatima, đồng thời chúc mừng hồng ân Ngân khánh Giám mục của Đức Cha.
Trước hết chúng con kính mừng Mẹ Maria.
Vào năm 1917, khi khát vọng hòa bình thế giới cháy bỏng, Mẹ đã dạy chúng con đến với Chúa qua việc ăn năn đền tội, yêu mến Mẹ và cùng với Mẹ mà đến với Chúa trong việc lần chuỗi Mân Côi, và nhờ kinh Mân Côi mà lời cầu nguyện sớm tối của toàn thể dân Chúa được dâng lên, hòa bình thế giới được mọi người trân trọng, giữ gìn. Cùng với Mẹ Maria Nữ Vương Hòa Bình, cùng với Đức Cha chúng con ngợi khen Chúa.
Thứ đến kính mừng hồng ân 25 năm Giám mục của Đức Cha.
Kính thưa Đức Cha, giáo phận Bà Rịa đã long trọng tạ ơn mừng ngân khánh giám mục của Đức Cha và qua đó chúng con thấy được đỉnh cao của sứ vụ giám mục mà Chúa đã thực hiện ở nơi Đức Cha suốt bề dày 25 năm phục vụ tại giáo phận Xuân Lộc và Bà Rịa. Chúng con thật hạnh phúc được ở với Đức Cha trong thời điểm tuyệt vời này. Có thể nói đây là biến cố lớn làm nức lòng giáo dân Giáo phận Phan Thiết chúng con, vì Đức Cha đã được Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức giám mục Chính tòa Giáo phận Bà Rịa, để dành trọn cho Giáo phận Phan Thiết chúng con.
Niềm vui của Giáo phận Bà Rịa thật lớn vì những thành quả Chúa ban cho Đức Cha, nhưng niềm vui của Giáo phận Phan Thiết chúng con lại càng lớn hơn gấp bội vì từ nay Đức Cha đã thuộc về chúng con.
Kính thưa Đức Cha kính yêu.
Như Mẹ Maria đã đến để dạy cho thế giới phương thế gìn giữ hòa bình, hôm nay Đức Cha cũng hiện diện với giáo phận chúng con trong dáng dấp người mục tử hiền và lành khiêm nhường, để đoàn chiên Phan Thiết chúng con tiếp tục được no thỏa trong đồng cỏ xanh tươi, bên dòng suối mát. Đức Cha đã chọn thời điểm tuyệt vời để tạ ơn Chúa dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, vì Mẹ là lời ngợi khen tốt đẹp nhất, cùng với Mẹ Maria, cùng với Đức Cha chúng con lên tiếng ngợi khen Chúa, kính chúc Đức Cha dồi dào sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt chúng con.
Cùng với lẵng hoa là tất cả tâm tình quý mến chúng con kính dâng lên Đức Cha trong giây phút hồng ân này. Và chúng con cũng bày tỏ lòng quý mến Đức Cha Phêrô, nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường.
Những bông hoa tươi thắm dâng kính 2 Đức Cha với cả tình con thảo.
Sau đó cộng đoàn an tọa.
Đức Cha Tôma đáp từ.
Kính thưa cha Tổng đại diện, các cha quản hạt, các cha và các phó tế, các tu sĩ nam nữ các chủng sinh và tất cả anh chị em đang hiện diện trong giáo phận và ngoài giáo phận.
Trước tiên, tôi cùng với Đức Cha Phêrô, nguyên giám mục Phú Cường xin gửi lời chào đến tất cả và từng người anh chị em.
Xin chân thành cám ơn những lời chúc mừng của Cha Tổng Đại Diện thay mặt cho mọi thành phần dân Chúa giáo phận Phan Thiết để mừng kỷ niệm 25 năm giám mục của tôi. Chắc chắn những lời chúc mừng của Cha Tổng Đại Diện sẽ làm khơi nguồn ân sủng của Thiên Chúa qua lời chuyển cầu Đức Mẹ Tapao sẽ ban cho tôi và sứ vụ mục tử của tôi tại giáo phận Phan Thiết này.
“Tất cả là hồng ân”. Nếu 25 năm qua, tôi đã sống và thi hành tác vụ giám mục; trước tiên giám mục phụ tá tại giáo phận Xuân Lộc và 12 năm nay giám mục tiên khởi của giáo phận mới Bà Rịa, tôi luôn cảm nghiệm ơn Chúa không thiếu cho tôi. Và hôm nay, tôi ở giữa anh chị em, tôi luôn khẩn cầu Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, xin ban cho tôi được nhiều hồng ân hơn nữa để tôi trở nên người phục vụ giáo phận Phan Thiết này. Chắc chắn trong tác vụ Mục Tử mà tôi đang thực hiện ở giữa anh chị em sẽ còn nhiều khuyết điểm, nhiều thiếu sót, nhưng chắc chắn Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ ân sủng của Đức Giêsu Kitô vị mục tử nhân lành ban cho, ơn thông hiệp với Chúa Thánh Thần, tất cả mọi người chúng ta sẽ sống trong ân sủng, tình yêu, hiệp nhất và yêu thương.
Anh chị em thân mến,
Cộng đoàn phụng vụ chúng ta vừa giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em tín hữu trong và ngoài giáo phận đã họp tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tapao đây, để cùng nhau chúc tụng tôn vinh Mẹ Maria nhân kỷ niệm lần thứ 100, ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima với 3 trẻ mục đồng Lucia, Phanxicô và Jacinta. Sứ điệp Fatima là lời dạy của Mẹ Maria Chí Thánh về việc hy sinh hãm mình, siêng năng lần hạt mân côi và cầu nguyện cho nền hòa bình thế giới. Lời sứ điệp này luôn là lời mời gọi cấp thiết của Mẹ Maria để như các tín hữu Fatima hôm nay, thông qua và đúng với mọi tín hữu hôm nay và cả mai sau trên toàn thế giới, vì thế giới luôn cần ơn hòa bình và mỗi người chúng ta luôn cần sự hoán cải.
Chúng ta cùng nhìn ngắm Đức Thánh Cha Phanxicô hôm nay hành hương đến Fatima, lời cầu nguyện và lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô luôn mới mẻ nói lên khát vọng của loài người trong thời đại hôm nay vẫn còn nhiều chiến tranh, khủng bố, bạo lực, bạo tàn không những ở trên phương diện hòa bình thế giới mà cả ở phương diện hòa bình cho mỗi người, mỗi gia đình và mỗi giáo xứ, mỗi giáo phận và Giáo Hội.
Chúng ta đáp lại lời mời gọi một lần nữa tiếp nối lời mời gọi của Đức Maria tại Fatima: hãy siêng năng lần Hạt Mân Côi, hy sinh hãm mình, đó là ân sủng để cầu cho ơn hoán cải và biến đổi mỗi người chúng ta cũng như cầu nguyện cho ơn hòa bình thế giới.
Hôm nay, tôi dâng ngày kỷ niệm ngân khánh giám mục của tôi cho tình yêu lòng thương xót của Chúa, nhờ tình yêu lòng thương xót của Mẹ Maria đối với tôi.
Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria ban thật nhiều ân sủng, niềm vui, hạnh phúc, bình an và sự hiệp nhất yêu thương cho tôi và cho mọi thành phần dân Chúa của giáo phận Phan Thiết thân yêu này. Xin cho chúng ta ơn hiệp nhất và yêu thương. Chính trong ý nghĩa này mà chúng ta cùng nhau hiệp dâng thánh lễ chúc tụng tôn vinh Đức Maria và cầu xin ơn hiệp nhất và bình an cho chúng ta.
Sau đó ngài làm dấu thánh giá khởi sự thánh lễ kính Mẹ Fatima.
Đức Cha Phêrô giảng lễ, suy niệm sứ điệp Fatima.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta quy tụ lại đây để mừng kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lân đâu tại Fatima. Trong 6 ngày 13 liên tiêp, từ tháng 5 tới tháng 10, năm 1917, đang lúc đệ nhất thế chiến lan rộng và tới lúc quyết liệt, thì Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ đang chăn chiên ngoài đồng tại làng Cova da Iria, gần Fatima, nước Bồ Đào Nha. Đức Mẹ kêu gọi ba trẻ và tất cả mọi người hãy ăn năn sám hối, siêng năng cầu nguyện, hãm mình hy sinh và tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ, để cầu cho kẻ tội lỗi ăn năn trở lại và cho hòa bình thế giới.
Trong lần hiện ra vào ngày 13 tháng 7, Đức Mẹ đã tỏ cho 3 trẻ những thị kiến, gồm 3 phần khác nhau, mà người ta thường gọi là bí mật Fatima. Những bí mật này đã được giữ kín trong một thời gian theo lời chỉ bảo của Đức Mẹ. Hai phần đầu đã được chị Lucia ghi lại thành những nhật ký vào năm 1941 theo lệnh truyền của Đức Giám Mục giáo phận Leiria, và đã được công bố cho mọi người biết.
Bí mật thứ nhất là thị kiến về hỏa ngục. Đức Mẹ đã cho ba trẻ nhìn thấy hỏa ngục như một biển lửa rực cháy, khói bốc lên tận trời, trong đó ma quỷ và linh hồn những kẻ tội lỗi bị lửa tung lên đấy xuống, đang kêu la rên xiết, làm cho các em hết sức khiếp sợ. Chị Lucia viết, nếu lần hiện ra đầu tiên Đức Mẹ đã không hứa cho các em được lên thiên đàng, thì các em đã chết vì khiếp sợ. Sau khi cho các em thấy cảnh tượng này, Đức Mẹ đã nhắn nhủ các em hãy cầu nguyện, dâng hy sinh để cầu cho kẻ tội lỗi biết ăn năn hối cải để họ được tha thứ và không phải sa vào chốn này. Đức Mẹ cũng dạy các em đọc kinh sau đây sau mỗi chục hạt khi đọc kinh Mân Côi. “Lạy Chúa Giêsu xin tha tội chúng con, gìn giữ chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn”.
Trong phần thứ hai, Đức Mẹ cho biết đệ nhất thế chiến sẽ sớm chấm dứt, nhưng đồng thời cũng cảnh cáo là nếu người ta không thôi xúc phạm đến Chúa, không hối cải ăn năn, thì một cuộc chiến khác tàn khốc hơn sẽ xảy đến dưới triều Đức Piô XI {nên nhớ lúc đó là năm 1917, và 5 năm sau, mới tới triều đại của Đức Piô XI từ năm 1922- 1939. Thế chiến II bắt đầu từ 1938-1945). Đức Mẹ cũng xin dâng Nước Nga cho Trái Tim Đức Mẹ, nếu không, sẽ có chiến ữanh loạn lạc khắp thế giới, những người thiện chí sẽ bị giết, chủ nghĩa vô thần sẽ lan tràn khắp noi, đem lại chết chóc, khổ đau, làm cho nhiều nước phải tiêu vong. Hội Thánh sẽ bị bắt bớ, nhiều người lương thiện sẽ bị tàn sát, Đức Giáo Hoàng sẽ phải đau khố nhiều. Tuy nhiên Đức Mẹ quả quyết: “Cuối cùng, Trái Tim Mẹ sẽ thắng”
Chị Lucia đa không ghi lại phần bí mật thứ ba cho mãi tới năm 1944 khi Đức Giám Mục giáo phận Leiria truyền chị phải làm. Hồi ký tường trình của chị được bỏ vào một phong thư gián kin, giữ tại Tòa Giám mục Leiria mãi tới năm 1957 mới trao lại cho Thánh Bộ giáo lý Đức Tin. Năm 1959 Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và năm 1965 Đức Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã đọc nhưng chưa cho công bố.
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sau khi bị ám sát hụt tại công trường thánh Phêrô ở Rôma, vào ngày 13 tháng 5 năm 1981 đã đọc bí mật này và đã cho công bố ngày 13 tháng 5 năm 2000 nhân dịp phong chân phước cho 2 trẻ Phanxicô và Jacinta.
Phần ba của bí mật là thị kiến một thiên thần tay cầm gươm lửa đang vung lên phát ra những tia lửa như muốn thiêu hủy toàn thể trái đất. Nhưng tia lửa ấy đã lụi đi ngay dưới ánh sáng từ tay Đức Mẹ phát ra, bấy giờ thiên thần chỉ tay xuống đất và hô: “Hãy đền tội, hãy đền tội, Hãy đền tội”. Sau đó chị thấy một Giám mục mặc áo trắng (mà chị hiểu là Đức Thánh Cha) cùng đi với những giám mục, linh mục và nhiều người nam nữ khác trèo lên một núi cao, trên đỉnh có dựng cây thánh giá lớn. Khi đi qua một thành phố bị tàn phá dở dang, có nhiều xác chết nằm la liệt. Đức Thánh Cha vừa đi vừa cầu nguyện cho linh hồn những xác chết còn nằm đó. Lên tới đỉnh núi, đang khi quỳ cầu nguyện trước Thánh giá thì ngài bị một toán lính bắn đạn, phóng tên giết chết. Các Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo dân khác cũng bị giết. Bấy giờ chị thấy hai thiên thần lấy máu của các vị tử đạo đựng vào hai bình thủy tinh và rảy trên các linh hồn đang bay lên cùng Chúa.
Anh chị em thân mến,
Đọc lại những sự kiện này, chúng ta thấy lời nhắn nhủ của Đức Mẹ chưa được nhiều người tin nhận và đem ra thực hành, nên trên thế giới trong vòng 100 năm qua đã xảy ra bao tai ương chết chóc, thế chiến thứ nhất rồi thế chiến thứ hai đã giết hại cả trăm triệu sinh linh. Những cuộc chiến tranh khác ở Siria, Trung Đông và nhiều nơi trên thế giói đang gây ra cảnh đói rách, khiến nhiều người phải bỏ quê hương đi tìm đất sống, nhưng rồi lại bị người ta xua đuối. Tình hình nóng bỏng ở Nam Bắc Triều Tiên, rồi Biến Đồng đang đe dọa một cuộc chiến hạch nhân. Nếu xảy ra, cuộc chiến này chắc chắn sẽ tiêu diệt nhiều dân nước như lời Đức Mẹ cảnh cáo.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ, như Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI, khi còn là Hồng Y Tổng trưởng Thánh Bộ Đức Tin, khi chú giải về điều bí mật này đã nêu rõ là những điều Đức Mẹ cảnh cáo không phải là những gì chắc chắn phải xảy đến. Chúng có xảy đến hay không còn tùy vào người ta có lắng nghe và thực hành sứ điệp của Đức Mẹ hay không. Chiến tranh, chết chóc sẽ không xảy đến, nếu chúng ta tin theo và thực hành những gì Đức Mẹ nhắn gởi. Nhưng nếu nhân lọai không tin và thực hành sứ điệp Fatima, thì những gì Đức Mẹ báo trước, chắc chắn sẽ đến.
Vậy sứ điệp chính yếu mà Chúa và Đức Mẹ muốn nhắn gởi nhân loại qua biến cố tại Fatima là gì?
Sứ điệp ấy là “Hãy ăn năn đền tội và trở về với Thiên Chúa; siêng năng cầu nguyện và đọc kinh Mân Côi đê tôn sừng Trái Tim Đức Mẹ; Rước lễ ngày Thứ bảy đầu tháng liên tiếp đế đền tạ Trái Tim Đức Mẹ”. Đức Mẹ hứa, nếu chúng ta thực hành những việc đó, thì thế giới sẽ được hòa bình, nhiều người sẽ được on cứu độ.
Để mọi người ý thức sự quan trọng của sứ điệp Fatima, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra sắc lệnh cho mở Năm Thánh đế kính nhớ biến cố trọng đại này. Chính Ngài cũng đến Fatima để chủ sự thánh lễ vào ngày 13 tháng 5 năm 2017, để phong thánh cho 2 trong ba trẻ đã được Đức Mẹ hiện ra là Phanxicô và Jacinta. Nhân dịp này Ngài cũng ban ơn toàn xá cho những ai đến viếng Đức Mẹ Fatima, tại Bồ Đào Nha, hay những nơi có đặt tượng Đức Mẹ Fatima cho mọi người kính viếng, với những điều kiện thông thường.
Hãy lắng nghe lời Chúa Giêsu và Đức Mẹ nhắn nhủ chúng ta khi hiện ra với chị Lucia ngày 25 tháng 12 năm 1925. Chúa Hài Nhi xin Lucia hãy cảm thông với Trái tim từ mẫu của Đức Mẹ, đang bị gai nhọn là tội lỗi của nhân loại đâm thâu vì những vô ơn bạc nghĩa của loài người. Sau đó Đức Mẹ đã hứa với Lucia là sẽ ban ơn cần thiết giúp bảo đảm phần rỗi cho tất cả những ai trong 5 ngày Thứ bảy đầu tháng liên tiếp có xưng tội, rước lễ và lần chuỗi năm chục cũng như dành 15 phút để suy gẫm những mầu nhiệm chứa đựng trong kinh Mân Côi có ý để đền tạ Trái Tim Đức Mẹ.
Vì thế sứ điệp chính yếu của Fatima là chúng ta phải tôn sùng và đền tạ Trái Tim Đức Mẹ và hãy vững lòng tin tưởng rằng: dù khó khăn và trở ngại tới đâu, cuối cùng Trái Tim Mẹ sẽ thắng.
Xin Đức Mẹ giúp chúng ta ý thức và thực hành những gì Đức Mẹ tha thiết nhắn gỏi mọi người chúng ta, đặc biệt trong dịp này. Amen.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha GB Trần Văn Thuyết - Hạt Trưởng Hạt Đức Tánh dâng lời cám ơn quý Đức Cha và cộng đoàn hành hương, cám ơn Chị Tổng Phụ Trách và Quý Nữ Tu Dòng MTG Phan thiết đã giúp thực hiện đêm diễn nguyện và hát lễ, cám ơn đội kèn Quần Cống. Ngài cũng thông báo chương trình đại hội dành cho người khuyết tật tại Tàpao vào Chúa Nhật ngày 21.5 sắp đến và ngày hành hương tháng sáu tới đây dành cho Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Phan Thiết.
Cuối thánh lễ, sau khi cộng đoàn đọc kinh lạy cha, kinh tin kính và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, hai Đức Cha ban phép lành Toà Thánh với Ơn Toàn Xá. Đức Cha Tôma làm phép nước, ảnh tượng và chuỗi hạt Mân côi. Mọi người tiếp tục lên núi kính viếng thánh tượng Đức Mẹ Tàpao.
Lạy Mẹ Maria, tháng Hoa dâng kính Mẹ, chúng con hành hương về bên Mẹ tiến dâng những đoá hoa lòng đơn sơ, chân thành nhưng đượm tình yêu mến, xin Mẹ thương nhận lấy và chúc lành cho chúng con. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Hành hương Đức Mẹ Tàpao Tháng Năm năm nay, cộng đoàn phụng vụ chung lời tạ ơn với hai sự kiện đặc biệt: kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và mừng Ngân Khánh Giám Mục của Đức Cha Tôma Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết.
Xem Hình
Từ chiều 12 đến sáng 13, hàng chục ngàn khách hành hương về bên Mẹ Tàpao. Những cơn mưa đầu mùa tắm gội cây cỏ núi rừng. Đại ngàn ngát một màu xanh dịu mát. Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện sự kiện Fatima. Các Nữ Tu MTG Phan Thiết đang tổng dợt chương trình. Từng đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên linh đài Mẹ. Các tòa giải tội đều đông người đến lãnh nhận bí tích hòa giải.
Tối 12.5
Cung nghinh Mẹ
Hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm cùng đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái hòa chung lời ca: “Đoàn chúng con nay về bên Mẹ, giữa núi rừng bao la hùng vĩ”.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.
Diễn nguyện
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết trình bày sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima với ba trẻ mục đồng qua những bài ca kịch, điệu múa giúp cộng đoàn sống tâm tình sốt mến.
Đức Cha Phêrô đặt Mình Thánh Chúa, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ. Sau phép lành Thánh Thể, khách hành hương thay phiên nhau cầu nguyện và thờ lạy Thánh Thể.
Sáng ngày 13.5
- 6 giờ 30 : Giờ khấn Đức Mẹ.
Cùng với hàng chục ngàn ý nguyện, cộng đoàn sốt sắng dâng lên Mẹ từ ái. Ai cũng có những tâm tư những thao thức, về bên Mẹ và tiến dântg với cả lòng thành kính. Xin Mẹ chúc lành và nhậm lời.
Ngày mười ba của tháng Năm,
Là ngày Mẹ đến viếng thăm trao tình.
Hành hương tiếng khấn lời kinh,
Tà-pao in đậm bóng hình Mẹ yêu.( Đức Cha Giuse)
-7giờ 00: Thánh Lễ
Sáng nay trời thật tuyệt. Mây nhẹ, nắng trong. Hàng chục ngàn khách hành hương nô nức đến với Mẹ TàPao. Xe chở khách phải đậu những bãi xa. Ai cũng phải đi bộ một quảng rất dài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.
Trời dịu mát, những hạt mưa bay nhẹ có vẻ như là thân thiện với mọi người. Đúng 7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Đức Cha Tôma Nguyễn văn Trâm, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ – nguyên Giám mục Phú cường, Cha Tổng Đại diện Giáo phận Phan thiết, Đan Viện Phụ Châu thủy và hơn 120 linh mục từ nhiều miền đất nước.
Khởi đầu thánh lễ, Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu -Tổng Đại Diện, dâng lời tri ân Đức Cha Tôma.
Kính thưa Đức Cha Tôma Giám quản Giáo phận Phan Thiết kính yêu,
Mẹ Maria đã đến cách đây 100 năm tại Fatima trong lúc thế giới trào dâng khát vọng hòa bình.
Cách đây hơn một tháng, Đức Cha đã đến với giáo phận chúng con đang bơ vơ. Và hôm nay, Đức Cha đã chọn ngày hành hương kỷ niệm Mẹ Fatima tại trung tâm Thánh Mẫu Tapao để mừng Ngân khánh Giám mục của Đức Cha. Toàn thể linh mục đoàn, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo dân Giáo Phận Phan Thiết cùng với quý khách hành hương có mặt hôm nay, chúng con xin hiệp ý với Đức Cha, trước hết tạ ơn Mẹ Fatima, đồng thời chúc mừng hồng ân Ngân khánh Giám mục của Đức Cha.
Trước hết chúng con kính mừng Mẹ Maria.
Vào năm 1917, khi khát vọng hòa bình thế giới cháy bỏng, Mẹ đã dạy chúng con đến với Chúa qua việc ăn năn đền tội, yêu mến Mẹ và cùng với Mẹ mà đến với Chúa trong việc lần chuỗi Mân Côi, và nhờ kinh Mân Côi mà lời cầu nguyện sớm tối của toàn thể dân Chúa được dâng lên, hòa bình thế giới được mọi người trân trọng, giữ gìn. Cùng với Mẹ Maria Nữ Vương Hòa Bình, cùng với Đức Cha chúng con ngợi khen Chúa.
Thứ đến kính mừng hồng ân 25 năm Giám mục của Đức Cha.
Kính thưa Đức Cha, giáo phận Bà Rịa đã long trọng tạ ơn mừng ngân khánh giám mục của Đức Cha và qua đó chúng con thấy được đỉnh cao của sứ vụ giám mục mà Chúa đã thực hiện ở nơi Đức Cha suốt bề dày 25 năm phục vụ tại giáo phận Xuân Lộc và Bà Rịa. Chúng con thật hạnh phúc được ở với Đức Cha trong thời điểm tuyệt vời này. Có thể nói đây là biến cố lớn làm nức lòng giáo dân Giáo phận Phan Thiết chúng con, vì Đức Cha đã được Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức giám mục Chính tòa Giáo phận Bà Rịa, để dành trọn cho Giáo phận Phan Thiết chúng con.
Niềm vui của Giáo phận Bà Rịa thật lớn vì những thành quả Chúa ban cho Đức Cha, nhưng niềm vui của Giáo phận Phan Thiết chúng con lại càng lớn hơn gấp bội vì từ nay Đức Cha đã thuộc về chúng con.
Kính thưa Đức Cha kính yêu.
Như Mẹ Maria đã đến để dạy cho thế giới phương thế gìn giữ hòa bình, hôm nay Đức Cha cũng hiện diện với giáo phận chúng con trong dáng dấp người mục tử hiền và lành khiêm nhường, để đoàn chiên Phan Thiết chúng con tiếp tục được no thỏa trong đồng cỏ xanh tươi, bên dòng suối mát. Đức Cha đã chọn thời điểm tuyệt vời để tạ ơn Chúa dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, vì Mẹ là lời ngợi khen tốt đẹp nhất, cùng với Mẹ Maria, cùng với Đức Cha chúng con lên tiếng ngợi khen Chúa, kính chúc Đức Cha dồi dào sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt chúng con.
Cùng với lẵng hoa là tất cả tâm tình quý mến chúng con kính dâng lên Đức Cha trong giây phút hồng ân này. Và chúng con cũng bày tỏ lòng quý mến Đức Cha Phêrô, nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường.
Những bông hoa tươi thắm dâng kính 2 Đức Cha với cả tình con thảo.
Sau đó cộng đoàn an tọa.
Đức Cha Tôma đáp từ.
Kính thưa cha Tổng đại diện, các cha quản hạt, các cha và các phó tế, các tu sĩ nam nữ các chủng sinh và tất cả anh chị em đang hiện diện trong giáo phận và ngoài giáo phận.
Trước tiên, tôi cùng với Đức Cha Phêrô, nguyên giám mục Phú Cường xin gửi lời chào đến tất cả và từng người anh chị em.
Xin chân thành cám ơn những lời chúc mừng của Cha Tổng Đại Diện thay mặt cho mọi thành phần dân Chúa giáo phận Phan Thiết để mừng kỷ niệm 25 năm giám mục của tôi. Chắc chắn những lời chúc mừng của Cha Tổng Đại Diện sẽ làm khơi nguồn ân sủng của Thiên Chúa qua lời chuyển cầu Đức Mẹ Tapao sẽ ban cho tôi và sứ vụ mục tử của tôi tại giáo phận Phan Thiết này.
“Tất cả là hồng ân”. Nếu 25 năm qua, tôi đã sống và thi hành tác vụ giám mục; trước tiên giám mục phụ tá tại giáo phận Xuân Lộc và 12 năm nay giám mục tiên khởi của giáo phận mới Bà Rịa, tôi luôn cảm nghiệm ơn Chúa không thiếu cho tôi. Và hôm nay, tôi ở giữa anh chị em, tôi luôn khẩn cầu Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, xin ban cho tôi được nhiều hồng ân hơn nữa để tôi trở nên người phục vụ giáo phận Phan Thiết này. Chắc chắn trong tác vụ Mục Tử mà tôi đang thực hiện ở giữa anh chị em sẽ còn nhiều khuyết điểm, nhiều thiếu sót, nhưng chắc chắn Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ ân sủng của Đức Giêsu Kitô vị mục tử nhân lành ban cho, ơn thông hiệp với Chúa Thánh Thần, tất cả mọi người chúng ta sẽ sống trong ân sủng, tình yêu, hiệp nhất và yêu thương.
Anh chị em thân mến,
Cộng đoàn phụng vụ chúng ta vừa giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em tín hữu trong và ngoài giáo phận đã họp tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tapao đây, để cùng nhau chúc tụng tôn vinh Mẹ Maria nhân kỷ niệm lần thứ 100, ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima với 3 trẻ mục đồng Lucia, Phanxicô và Jacinta. Sứ điệp Fatima là lời dạy của Mẹ Maria Chí Thánh về việc hy sinh hãm mình, siêng năng lần hạt mân côi và cầu nguyện cho nền hòa bình thế giới. Lời sứ điệp này luôn là lời mời gọi cấp thiết của Mẹ Maria để như các tín hữu Fatima hôm nay, thông qua và đúng với mọi tín hữu hôm nay và cả mai sau trên toàn thế giới, vì thế giới luôn cần ơn hòa bình và mỗi người chúng ta luôn cần sự hoán cải.
Chúng ta cùng nhìn ngắm Đức Thánh Cha Phanxicô hôm nay hành hương đến Fatima, lời cầu nguyện và lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô luôn mới mẻ nói lên khát vọng của loài người trong thời đại hôm nay vẫn còn nhiều chiến tranh, khủng bố, bạo lực, bạo tàn không những ở trên phương diện hòa bình thế giới mà cả ở phương diện hòa bình cho mỗi người, mỗi gia đình và mỗi giáo xứ, mỗi giáo phận và Giáo Hội.
Chúng ta đáp lại lời mời gọi một lần nữa tiếp nối lời mời gọi của Đức Maria tại Fatima: hãy siêng năng lần Hạt Mân Côi, hy sinh hãm mình, đó là ân sủng để cầu cho ơn hoán cải và biến đổi mỗi người chúng ta cũng như cầu nguyện cho ơn hòa bình thế giới.
Hôm nay, tôi dâng ngày kỷ niệm ngân khánh giám mục của tôi cho tình yêu lòng thương xót của Chúa, nhờ tình yêu lòng thương xót của Mẹ Maria đối với tôi.
Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria ban thật nhiều ân sủng, niềm vui, hạnh phúc, bình an và sự hiệp nhất yêu thương cho tôi và cho mọi thành phần dân Chúa của giáo phận Phan Thiết thân yêu này. Xin cho chúng ta ơn hiệp nhất và yêu thương. Chính trong ý nghĩa này mà chúng ta cùng nhau hiệp dâng thánh lễ chúc tụng tôn vinh Đức Maria và cầu xin ơn hiệp nhất và bình an cho chúng ta.
Sau đó ngài làm dấu thánh giá khởi sự thánh lễ kính Mẹ Fatima.
Đức Cha Phêrô giảng lễ, suy niệm sứ điệp Fatima.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta quy tụ lại đây để mừng kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lân đâu tại Fatima. Trong 6 ngày 13 liên tiêp, từ tháng 5 tới tháng 10, năm 1917, đang lúc đệ nhất thế chiến lan rộng và tới lúc quyết liệt, thì Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ đang chăn chiên ngoài đồng tại làng Cova da Iria, gần Fatima, nước Bồ Đào Nha. Đức Mẹ kêu gọi ba trẻ và tất cả mọi người hãy ăn năn sám hối, siêng năng cầu nguyện, hãm mình hy sinh và tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ, để cầu cho kẻ tội lỗi ăn năn trở lại và cho hòa bình thế giới.
Trong lần hiện ra vào ngày 13 tháng 7, Đức Mẹ đã tỏ cho 3 trẻ những thị kiến, gồm 3 phần khác nhau, mà người ta thường gọi là bí mật Fatima. Những bí mật này đã được giữ kín trong một thời gian theo lời chỉ bảo của Đức Mẹ. Hai phần đầu đã được chị Lucia ghi lại thành những nhật ký vào năm 1941 theo lệnh truyền của Đức Giám Mục giáo phận Leiria, và đã được công bố cho mọi người biết.
Bí mật thứ nhất là thị kiến về hỏa ngục. Đức Mẹ đã cho ba trẻ nhìn thấy hỏa ngục như một biển lửa rực cháy, khói bốc lên tận trời, trong đó ma quỷ và linh hồn những kẻ tội lỗi bị lửa tung lên đấy xuống, đang kêu la rên xiết, làm cho các em hết sức khiếp sợ. Chị Lucia viết, nếu lần hiện ra đầu tiên Đức Mẹ đã không hứa cho các em được lên thiên đàng, thì các em đã chết vì khiếp sợ. Sau khi cho các em thấy cảnh tượng này, Đức Mẹ đã nhắn nhủ các em hãy cầu nguyện, dâng hy sinh để cầu cho kẻ tội lỗi biết ăn năn hối cải để họ được tha thứ và không phải sa vào chốn này. Đức Mẹ cũng dạy các em đọc kinh sau đây sau mỗi chục hạt khi đọc kinh Mân Côi. “Lạy Chúa Giêsu xin tha tội chúng con, gìn giữ chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn”.
Trong phần thứ hai, Đức Mẹ cho biết đệ nhất thế chiến sẽ sớm chấm dứt, nhưng đồng thời cũng cảnh cáo là nếu người ta không thôi xúc phạm đến Chúa, không hối cải ăn năn, thì một cuộc chiến khác tàn khốc hơn sẽ xảy đến dưới triều Đức Piô XI {nên nhớ lúc đó là năm 1917, và 5 năm sau, mới tới triều đại của Đức Piô XI từ năm 1922- 1939. Thế chiến II bắt đầu từ 1938-1945). Đức Mẹ cũng xin dâng Nước Nga cho Trái Tim Đức Mẹ, nếu không, sẽ có chiến ữanh loạn lạc khắp thế giới, những người thiện chí sẽ bị giết, chủ nghĩa vô thần sẽ lan tràn khắp noi, đem lại chết chóc, khổ đau, làm cho nhiều nước phải tiêu vong. Hội Thánh sẽ bị bắt bớ, nhiều người lương thiện sẽ bị tàn sát, Đức Giáo Hoàng sẽ phải đau khố nhiều. Tuy nhiên Đức Mẹ quả quyết: “Cuối cùng, Trái Tim Mẹ sẽ thắng”
Chị Lucia đa không ghi lại phần bí mật thứ ba cho mãi tới năm 1944 khi Đức Giám Mục giáo phận Leiria truyền chị phải làm. Hồi ký tường trình của chị được bỏ vào một phong thư gián kin, giữ tại Tòa Giám mục Leiria mãi tới năm 1957 mới trao lại cho Thánh Bộ giáo lý Đức Tin. Năm 1959 Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và năm 1965 Đức Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã đọc nhưng chưa cho công bố.
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sau khi bị ám sát hụt tại công trường thánh Phêrô ở Rôma, vào ngày 13 tháng 5 năm 1981 đã đọc bí mật này và đã cho công bố ngày 13 tháng 5 năm 2000 nhân dịp phong chân phước cho 2 trẻ Phanxicô và Jacinta.
Phần ba của bí mật là thị kiến một thiên thần tay cầm gươm lửa đang vung lên phát ra những tia lửa như muốn thiêu hủy toàn thể trái đất. Nhưng tia lửa ấy đã lụi đi ngay dưới ánh sáng từ tay Đức Mẹ phát ra, bấy giờ thiên thần chỉ tay xuống đất và hô: “Hãy đền tội, hãy đền tội, Hãy đền tội”. Sau đó chị thấy một Giám mục mặc áo trắng (mà chị hiểu là Đức Thánh Cha) cùng đi với những giám mục, linh mục và nhiều người nam nữ khác trèo lên một núi cao, trên đỉnh có dựng cây thánh giá lớn. Khi đi qua một thành phố bị tàn phá dở dang, có nhiều xác chết nằm la liệt. Đức Thánh Cha vừa đi vừa cầu nguyện cho linh hồn những xác chết còn nằm đó. Lên tới đỉnh núi, đang khi quỳ cầu nguyện trước Thánh giá thì ngài bị một toán lính bắn đạn, phóng tên giết chết. Các Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo dân khác cũng bị giết. Bấy giờ chị thấy hai thiên thần lấy máu của các vị tử đạo đựng vào hai bình thủy tinh và rảy trên các linh hồn đang bay lên cùng Chúa.
Anh chị em thân mến,
Đọc lại những sự kiện này, chúng ta thấy lời nhắn nhủ của Đức Mẹ chưa được nhiều người tin nhận và đem ra thực hành, nên trên thế giới trong vòng 100 năm qua đã xảy ra bao tai ương chết chóc, thế chiến thứ nhất rồi thế chiến thứ hai đã giết hại cả trăm triệu sinh linh. Những cuộc chiến tranh khác ở Siria, Trung Đông và nhiều nơi trên thế giói đang gây ra cảnh đói rách, khiến nhiều người phải bỏ quê hương đi tìm đất sống, nhưng rồi lại bị người ta xua đuối. Tình hình nóng bỏng ở Nam Bắc Triều Tiên, rồi Biến Đồng đang đe dọa một cuộc chiến hạch nhân. Nếu xảy ra, cuộc chiến này chắc chắn sẽ tiêu diệt nhiều dân nước như lời Đức Mẹ cảnh cáo.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ, như Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI, khi còn là Hồng Y Tổng trưởng Thánh Bộ Đức Tin, khi chú giải về điều bí mật này đã nêu rõ là những điều Đức Mẹ cảnh cáo không phải là những gì chắc chắn phải xảy đến. Chúng có xảy đến hay không còn tùy vào người ta có lắng nghe và thực hành sứ điệp của Đức Mẹ hay không. Chiến tranh, chết chóc sẽ không xảy đến, nếu chúng ta tin theo và thực hành những gì Đức Mẹ nhắn gởi. Nhưng nếu nhân lọai không tin và thực hành sứ điệp Fatima, thì những gì Đức Mẹ báo trước, chắc chắn sẽ đến.
Vậy sứ điệp chính yếu mà Chúa và Đức Mẹ muốn nhắn gởi nhân loại qua biến cố tại Fatima là gì?
Sứ điệp ấy là “Hãy ăn năn đền tội và trở về với Thiên Chúa; siêng năng cầu nguyện và đọc kinh Mân Côi đê tôn sừng Trái Tim Đức Mẹ; Rước lễ ngày Thứ bảy đầu tháng liên tiếp đế đền tạ Trái Tim Đức Mẹ”. Đức Mẹ hứa, nếu chúng ta thực hành những việc đó, thì thế giới sẽ được hòa bình, nhiều người sẽ được on cứu độ.
Để mọi người ý thức sự quan trọng của sứ điệp Fatima, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra sắc lệnh cho mở Năm Thánh đế kính nhớ biến cố trọng đại này. Chính Ngài cũng đến Fatima để chủ sự thánh lễ vào ngày 13 tháng 5 năm 2017, để phong thánh cho 2 trong ba trẻ đã được Đức Mẹ hiện ra là Phanxicô và Jacinta. Nhân dịp này Ngài cũng ban ơn toàn xá cho những ai đến viếng Đức Mẹ Fatima, tại Bồ Đào Nha, hay những nơi có đặt tượng Đức Mẹ Fatima cho mọi người kính viếng, với những điều kiện thông thường.
Hãy lắng nghe lời Chúa Giêsu và Đức Mẹ nhắn nhủ chúng ta khi hiện ra với chị Lucia ngày 25 tháng 12 năm 1925. Chúa Hài Nhi xin Lucia hãy cảm thông với Trái tim từ mẫu của Đức Mẹ, đang bị gai nhọn là tội lỗi của nhân loại đâm thâu vì những vô ơn bạc nghĩa của loài người. Sau đó Đức Mẹ đã hứa với Lucia là sẽ ban ơn cần thiết giúp bảo đảm phần rỗi cho tất cả những ai trong 5 ngày Thứ bảy đầu tháng liên tiếp có xưng tội, rước lễ và lần chuỗi năm chục cũng như dành 15 phút để suy gẫm những mầu nhiệm chứa đựng trong kinh Mân Côi có ý để đền tạ Trái Tim Đức Mẹ.
Vì thế sứ điệp chính yếu của Fatima là chúng ta phải tôn sùng và đền tạ Trái Tim Đức Mẹ và hãy vững lòng tin tưởng rằng: dù khó khăn và trở ngại tới đâu, cuối cùng Trái Tim Mẹ sẽ thắng.
Xin Đức Mẹ giúp chúng ta ý thức và thực hành những gì Đức Mẹ tha thiết nhắn gỏi mọi người chúng ta, đặc biệt trong dịp này. Amen.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha GB Trần Văn Thuyết - Hạt Trưởng Hạt Đức Tánh dâng lời cám ơn quý Đức Cha và cộng đoàn hành hương, cám ơn Chị Tổng Phụ Trách và Quý Nữ Tu Dòng MTG Phan thiết đã giúp thực hiện đêm diễn nguyện và hát lễ, cám ơn đội kèn Quần Cống. Ngài cũng thông báo chương trình đại hội dành cho người khuyết tật tại Tàpao vào Chúa Nhật ngày 21.5 sắp đến và ngày hành hương tháng sáu tới đây dành cho Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Phan Thiết.
Cuối thánh lễ, sau khi cộng đoàn đọc kinh lạy cha, kinh tin kính và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, hai Đức Cha ban phép lành Toà Thánh với Ơn Toàn Xá. Đức Cha Tôma làm phép nước, ảnh tượng và chuỗi hạt Mân côi. Mọi người tiếp tục lên núi kính viếng thánh tượng Đức Mẹ Tàpao.
Lạy Mẹ Maria, tháng Hoa dâng kính Mẹ, chúng con hành hương về bên Mẹ tiến dâng những đoá hoa lòng đơn sơ, chân thành nhưng đượm tình yêu mến, xin Mẹ thương nhận lấy và chúc lành cho chúng con. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Lễ nhận nhiệm sở mới của cha Gioan Baotixita Vũ Văn Trung tại giáo xứ Thánh Linh
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
10:08 13/05/2017
THÁNH LỄ NHẬM NHIỆM SỞ MỚI CỦA CHA GIOAN BAOTIXITA VŨ VĂN TRUNG TẠI GIÁO XỨ THÁNH LINH
Sáng thứ Tư ngày 11.5.2017, Giáo xứ Thánh Linh vinh dự hân hoan chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, về thăm giáo xứ và chủ tế Thánh lễ tạ ơn với nghi thức nhậm nhiệm sở mới của cha Gioan B. Vũ Văn Trung. Đồng tế với Đức Cha Giuse, ngoài cha Võ Hoàn Sinh - Hạt trưởng Tây Ninh (cũng là nguyên chánh xứ Thánh Linh trước đây), còn có quý cha trong và ngoài Giáo hạt Tây Ninh.
Xem hình
Đông đảo giáo dân Giáo xứ Thánh Linh, các ban ngành đoàn thể với đồng phục trang trọng để chào đón Đức Cha, quý cha, quý khách và nhất là để đón nhận cha sở mới của giáo xứ. Trong Thánh lễ này, Giáo xứ Thánh Linh cũng rất vui mừng chào đón bà con giáo dân Giáo xứ Minh Lập, là nơi mà Cha Gioan B. Vũ Văn Trung vừa mới kết thúc sứ mạng chánh xứ.
Đúng 9g30, đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ với lời ca của cộng đoàn cùng tiếng kèn của đội kèn giáo xứ.
Sau khi Đức Cha Giuse giới thiệu cha tân chánh xứ với cộng đoàn, mọi người hân hoan chào cha sở mới với tiếng vỗ tay giòn giã, cha tân chánh xứ trình thư bổ nhiệm của Đức Giám Mục cho cha Quản hạt Gioan Võ Hoàn Sinh để ngài đại diện Đức Giám Mục đọc thư bổ nhiệm; tiếp đến, cha tân chánh xứ tuyên xưng đức tin; sau đó, Đức Cha trao dây Stola và trao chìa khóa nhà tạm cho cha tân chánh xứ. Các hành vi này là dấu chỉ cho thấy cha tân chánh xứ từ nay sẽ chính thức cộng tác, chia sẻ tác vụ linh mục với Đức Giám Mục giáo phận trong việc thi hành ba tác vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế tại Giáo xứ Thánh Linh này.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse liên hệ từ Lời Chúa đến việc cha tân chánh xứ về nhận xứ Thánh Linh và ngài cũng mời gọi mọi người trong giáo xứ phải hiệp nhất cùng với cha tân chánh xứ để xây dựng giáo xứ trong ơn Chúa Thánh Thần.
Thánh lễ nhậm chức diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Đúng 11g00, Thánh lễ kết thúc trong niềm vui hân hoan của mọi người. Cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo xứ Thánh Linh có cha tân chánh xứ.
Sau lời nguyện hiệp lễ, đại diện Ban Hội đồng Mục vụ có đôi lời cám ơn Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và quý khách. Cha sở mới cũng có lời cám ơn Đức Cha, quý cha và vắn tắt ngỏ lời với cộng đoàn.
Nhân dịp này, Đức Cha Giuse cũng nhắc tới công lao của các cha tiền nhiệm, như là cha Giuse Trương Công Thành, ngài có công thành lập Giáo xứ Thánh Linh và đã từng phục vụ giáo xứ trong thời gian từ khi còn là một giáo họ thuộc Giáo xứ Thánh Mẫu; rồi kế đến là cha Gioan Võ Hoàn Sinh, cha đã xây dựng và phát triển giáo xứ trong suốt thời gian dài; và gần đây nhất là Cha Gioan B. Bùi Ngọc Điệp. Các ngài đã làm tất cả vì lòng yêu mến Chúa và các linh hồn. Giáo xứ hãy luôn nhớ tới công ơn các ngài đã phục vụ trong giáo xứ, và hãy cầu nguyện nhiều cho các ngài trong xứ vụ.
Đức Cha cũng kêu gọi bà con giáo dân Thánh Linh hãy tiếp tục cộng tác tốt với cha tân chánh xứ và hy vọng giáo xứ sẽ mở ra một giai đoạn sống đạo mới. Đây cũng là tâm tình và mong muốn của cha tân chánh xứ.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc - Truyền Thông Giáo phận
Sáng thứ Tư ngày 11.5.2017, Giáo xứ Thánh Linh vinh dự hân hoan chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, về thăm giáo xứ và chủ tế Thánh lễ tạ ơn với nghi thức nhậm nhiệm sở mới của cha Gioan B. Vũ Văn Trung. Đồng tế với Đức Cha Giuse, ngoài cha Võ Hoàn Sinh - Hạt trưởng Tây Ninh (cũng là nguyên chánh xứ Thánh Linh trước đây), còn có quý cha trong và ngoài Giáo hạt Tây Ninh.
Xem hình
Đông đảo giáo dân Giáo xứ Thánh Linh, các ban ngành đoàn thể với đồng phục trang trọng để chào đón Đức Cha, quý cha, quý khách và nhất là để đón nhận cha sở mới của giáo xứ. Trong Thánh lễ này, Giáo xứ Thánh Linh cũng rất vui mừng chào đón bà con giáo dân Giáo xứ Minh Lập, là nơi mà Cha Gioan B. Vũ Văn Trung vừa mới kết thúc sứ mạng chánh xứ.
Đúng 9g30, đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ với lời ca của cộng đoàn cùng tiếng kèn của đội kèn giáo xứ.
Sau khi Đức Cha Giuse giới thiệu cha tân chánh xứ với cộng đoàn, mọi người hân hoan chào cha sở mới với tiếng vỗ tay giòn giã, cha tân chánh xứ trình thư bổ nhiệm của Đức Giám Mục cho cha Quản hạt Gioan Võ Hoàn Sinh để ngài đại diện Đức Giám Mục đọc thư bổ nhiệm; tiếp đến, cha tân chánh xứ tuyên xưng đức tin; sau đó, Đức Cha trao dây Stola và trao chìa khóa nhà tạm cho cha tân chánh xứ. Các hành vi này là dấu chỉ cho thấy cha tân chánh xứ từ nay sẽ chính thức cộng tác, chia sẻ tác vụ linh mục với Đức Giám Mục giáo phận trong việc thi hành ba tác vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế tại Giáo xứ Thánh Linh này.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse liên hệ từ Lời Chúa đến việc cha tân chánh xứ về nhận xứ Thánh Linh và ngài cũng mời gọi mọi người trong giáo xứ phải hiệp nhất cùng với cha tân chánh xứ để xây dựng giáo xứ trong ơn Chúa Thánh Thần.
Thánh lễ nhậm chức diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Đúng 11g00, Thánh lễ kết thúc trong niềm vui hân hoan của mọi người. Cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo xứ Thánh Linh có cha tân chánh xứ.
Sau lời nguyện hiệp lễ, đại diện Ban Hội đồng Mục vụ có đôi lời cám ơn Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và quý khách. Cha sở mới cũng có lời cám ơn Đức Cha, quý cha và vắn tắt ngỏ lời với cộng đoàn.
Nhân dịp này, Đức Cha Giuse cũng nhắc tới công lao của các cha tiền nhiệm, như là cha Giuse Trương Công Thành, ngài có công thành lập Giáo xứ Thánh Linh và đã từng phục vụ giáo xứ trong thời gian từ khi còn là một giáo họ thuộc Giáo xứ Thánh Mẫu; rồi kế đến là cha Gioan Võ Hoàn Sinh, cha đã xây dựng và phát triển giáo xứ trong suốt thời gian dài; và gần đây nhất là Cha Gioan B. Bùi Ngọc Điệp. Các ngài đã làm tất cả vì lòng yêu mến Chúa và các linh hồn. Giáo xứ hãy luôn nhớ tới công ơn các ngài đã phục vụ trong giáo xứ, và hãy cầu nguyện nhiều cho các ngài trong xứ vụ.
Đức Cha cũng kêu gọi bà con giáo dân Thánh Linh hãy tiếp tục cộng tác tốt với cha tân chánh xứ và hy vọng giáo xứ sẽ mở ra một giai đoạn sống đạo mới. Đây cũng là tâm tình và mong muốn của cha tân chánh xứ.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc - Truyền Thông Giáo phận
Giáo xứ Vĩnh Hòa Sàigòn: Mừng lễ Đức Mẹ Fatima
Văn Minh
18:31 13/05/2017
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ Đức Mẹ Fatima
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định ban Ơn Toàn xá trong suốt một năm từ ngày 27.11.2016 đến ngày 26.11.2017.
Vào lúc 12g00 trưa thứ Bảy, ngày 13.05.2017, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha Gioakim Lê Hậu Hán, cùng đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ quy tụ về ngôi nhà thờ Đá Vĩnh Hòa hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, cộng đoàn đã cùng nhau đọc và suy ngẫm năm chục kinh Mân Côi “Năm Sự Mừng” hướng mỗi người chuẩn bị tâm hồn hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ: Theo quan niệm văn hóa của người Á Đông, trong gia đình khi có được một người con thành đạt trong một lĩnh vực nào đó, thì người mẹ cảm thấy tự hào và hạnh phúc, vì người con là do công sinh thành dưỡng dục từ nơi cha mẹ. Đối với người Kitô giáo, thì đó lại là một ân huệ của Thiên Chúa thương ban cho ai biết lắng nghe và thực thi Lời của Ngài. Thật vậy, Đức Maria đã hiện ra với em Lucia, Giaxinta, và phanxicô, tại một vùng thôn quê đơn sơ, mộc mạc, ở Fatima. Cũng từ đó, cuộc đời các em đã bước sang một trang sử mới, đi theo ơn gọi của mình và thực thi những điều của Mẹ đã truyền dạy, đó là: thay đổi cách sống, siêng năng lần hạt Mân Côi, và tôn sùng trái tim Mẹ.
Cha Gioakim diễn giảng, mừng lễ kính Đức Mẹ Fatima hôm nay; mỗi người chúng ta cũng hãy thay đổi đời sống thiêng liêng của mình, để ngày một trở nên thánh thiện và tốt lành hơn, siêng năng suy niệm mầu nhiệm kinh Mân Côi, và đem ánh sáng Tin Mừng đến cho môi trường xung quanh. Đặc biệt, là cho những ai còn đang chìm ngập trong say sưa, rượu chè, và những người còn chưa nhận biết Chúa.
Sau phần hiệp lễ, cha Gioakim chủ sự nghi thức làm phép lá sồi ngay trên cung thánh. Được biết, những nhành lá sồi trên được ngài thỉnh về từ chuyến đi hành hương Đức Mẹ La Vang vào tháng 03.2017 vừa qua.
Thánh lễ kết thúc lúc 13g15, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận Ơn Toàn xá từ cha chủ tế. Trước khi ra về, cha xứ trao cho mỗi người đi tham dự Thánh lễ một nhành lá sồi mang theo bên mình và thầm cầu nguyện cùng Đức Mẹ cho bản thân và gia đình luôn được bình an.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định ban Ơn Toàn xá trong suốt một năm từ ngày 27.11.2016 đến ngày 26.11.2017.
Vào lúc 12g00 trưa thứ Bảy, ngày 13.05.2017, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha Gioakim Lê Hậu Hán, cùng đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ quy tụ về ngôi nhà thờ Đá Vĩnh Hòa hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, cộng đoàn đã cùng nhau đọc và suy ngẫm năm chục kinh Mân Côi “Năm Sự Mừng” hướng mỗi người chuẩn bị tâm hồn hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ: Theo quan niệm văn hóa của người Á Đông, trong gia đình khi có được một người con thành đạt trong một lĩnh vực nào đó, thì người mẹ cảm thấy tự hào và hạnh phúc, vì người con là do công sinh thành dưỡng dục từ nơi cha mẹ. Đối với người Kitô giáo, thì đó lại là một ân huệ của Thiên Chúa thương ban cho ai biết lắng nghe và thực thi Lời của Ngài. Thật vậy, Đức Maria đã hiện ra với em Lucia, Giaxinta, và phanxicô, tại một vùng thôn quê đơn sơ, mộc mạc, ở Fatima. Cũng từ đó, cuộc đời các em đã bước sang một trang sử mới, đi theo ơn gọi của mình và thực thi những điều của Mẹ đã truyền dạy, đó là: thay đổi cách sống, siêng năng lần hạt Mân Côi, và tôn sùng trái tim Mẹ.
Cha Gioakim diễn giảng, mừng lễ kính Đức Mẹ Fatima hôm nay; mỗi người chúng ta cũng hãy thay đổi đời sống thiêng liêng của mình, để ngày một trở nên thánh thiện và tốt lành hơn, siêng năng suy niệm mầu nhiệm kinh Mân Côi, và đem ánh sáng Tin Mừng đến cho môi trường xung quanh. Đặc biệt, là cho những ai còn đang chìm ngập trong say sưa, rượu chè, và những người còn chưa nhận biết Chúa.
Sau phần hiệp lễ, cha Gioakim chủ sự nghi thức làm phép lá sồi ngay trên cung thánh. Được biết, những nhành lá sồi trên được ngài thỉnh về từ chuyến đi hành hương Đức Mẹ La Vang vào tháng 03.2017 vừa qua.
Thánh lễ kết thúc lúc 13g15, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận Ơn Toàn xá từ cha chủ tế. Trước khi ra về, cha xứ trao cho mỗi người đi tham dự Thánh lễ một nhành lá sồi mang theo bên mình và thầm cầu nguyện cùng Đức Mẹ cho bản thân và gia đình luôn được bình an.
Mừng Ngày Thánh Mẫu tại Sydney Kỷ Niệm 100 Năm Đức Mẹ Fatima.
Diệp Hải Dung
18:37 13/05/2017
Mừng Ngày Thánh Mẫu tại Sydney Kỷ Niệm 100 Năm Đức Mẹ Fatima.
Chiều Thứ Bảy 13/05/2017 hơn 4000 người đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự ngày Thánh Mẫu nhân dịp 100 năm mừng kính Đức Mẹ hiện ra tại Fatima Bổ Đào Nha cùng với chủ đề Sống Sứ Điệp Fatima và cũng là ngày đánh dấu Giáo Hội Phong Thánh cho 2 trẻ Phanxicô và Jancita.
Xem Hình
Đúng 2.30pm qúy Cha và mọi người đều tập trung trên tượng đài Đức Mẹ và làm việc đền tạ dâng kính Đức Mẹ do Cha Paul Văn Chi điều hợp và Cha Nguyễn Văn Tuyết dâng lời nguyện lên Đức Mẹ. Sau đó là 3 hồi chiêng trống kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ Fatima về Lễ đài. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm các Giáo Đoàn, Đoàn Thể Hội Đoàn và Giáo Dân tham dự cuộc rước kiệu rất sốt sắng với chuỗi kinh Mùa Mừng dâng lên Mẹ để nguyện cầu cho Thế giới Giáo Hội và quê hương Việt Nam được hòa bình.
Khi kiệu Thánh tượng về đến Lẽ đài và an vị. Các em thiếu nhi trong đội Thánh Vũ Dâng Hoa thuộc Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall dâng lên Mẹ 5 sắc Hoa cuộc đời và Tràng Hoa Mân Côi Dâng Mẹ rất ý nghĩa và ngoạn mục. Kế tiếp Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên Úy ngỏ lời chào mừng đến tất cả mọi người đã đến Trung Tâm tham dự ngày Thánh Mẫu mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra và Cha giới thiệu quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Việt, Cha Nguyễn Như Thành, Cha Trần Bạch Hổ và Cha Trần Kim Phú cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về sứ diệp Fatima mà Mẹ đã công bố. Mẹ hiện ra tại Fatima vào năm 1917, cũng vào tháng 10 năm 1917, Cộng Sản cướp chính quyền tại Nga, gây bao tang tóc đau thương cho nhân loại. Vào ngày 13/05/1917 tại Fatima, Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất với 3 trẻ chăn chiên và ngày 13/07 những ngày mà những dòng máu đầu tiên của hàng ngàn người dân vô tội đã đổ ra tại thành phố Petersburg do Cộng Sản gây nên, thì tại Fatima, trong 6 lần hiện ra, Mẹ đã công bố Sứ Điệp Fatima gồm 3 mệnh lệnh “Ăn năn Cải Thiện đời sống, Lần Hạt Mân Côi, Tôn sùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ." Mẹ cũng quả quyết rằng Nếu nhân loại biết nghe theo Sứ Điệp Fatima của Mẹ. Nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ có hòa bình...” Sau khi dâng hiến thế giới và nước Nga cho Mẹ, khối Cộng Sản Đông Âu cùng nước Nga đã trở lại. Trái Tim Mẹ đã thắng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Nguyễn Ngọc Khiếm Phó Chủ tịch CĐCDVN Sydney ngỏ lời cám ơn qúy Cha, qúy Sơ và tất cả mọi người đặc biệt anh cũng chúc mừng ngày Mother’s Day đến với những người mẹ.
Sau cùng Cha Paul Văn Chi đại diện Ban Tuyên Úy Phát Động chương trình TRIỆU KINH DÂNG MẸ từ ngày 13.5.2017 đến ngày 13.10.2017 trong toàn thể Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam. Khoảng 1500 Thẻ Kinh Mân Côi đã được phổ biến cho mọi người ngay sau Thánh Lễ, và sẽ phổ biến tiếp tục trong các Giáo Đoàn, các Phong Trào Đoàn Thể...Với 6000 Thẻ Kinh Dâng Mẹ trong Chuỗi Mân Côi Sống, sau 5 tháng Lần Hạt Mân Côi, Cộng Đồng dâng hiến Mẹ triệu triệu lời kinh, để cầu nguyện cho thế giới hòa bình và đặc biệt cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam sớm được hưởng hòa bình và tự do thật sự.
Thánh lễ kết thúc với Phép Lành Ơn Toàn Xá, mọi người ra về trong tình đoàn kết yêu thương của Chúa KiTô và Mẹ Fatima từ ái.
Diệp Hải Dung
Chiều Thứ Bảy 13/05/2017 hơn 4000 người đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự ngày Thánh Mẫu nhân dịp 100 năm mừng kính Đức Mẹ hiện ra tại Fatima Bổ Đào Nha cùng với chủ đề Sống Sứ Điệp Fatima và cũng là ngày đánh dấu Giáo Hội Phong Thánh cho 2 trẻ Phanxicô và Jancita.
Xem Hình
Đúng 2.30pm qúy Cha và mọi người đều tập trung trên tượng đài Đức Mẹ và làm việc đền tạ dâng kính Đức Mẹ do Cha Paul Văn Chi điều hợp và Cha Nguyễn Văn Tuyết dâng lời nguyện lên Đức Mẹ. Sau đó là 3 hồi chiêng trống kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ Fatima về Lễ đài. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm các Giáo Đoàn, Đoàn Thể Hội Đoàn và Giáo Dân tham dự cuộc rước kiệu rất sốt sắng với chuỗi kinh Mùa Mừng dâng lên Mẹ để nguyện cầu cho Thế giới Giáo Hội và quê hương Việt Nam được hòa bình.
Khi kiệu Thánh tượng về đến Lẽ đài và an vị. Các em thiếu nhi trong đội Thánh Vũ Dâng Hoa thuộc Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall dâng lên Mẹ 5 sắc Hoa cuộc đời và Tràng Hoa Mân Côi Dâng Mẹ rất ý nghĩa và ngoạn mục. Kế tiếp Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên Úy ngỏ lời chào mừng đến tất cả mọi người đã đến Trung Tâm tham dự ngày Thánh Mẫu mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra và Cha giới thiệu quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Việt, Cha Nguyễn Như Thành, Cha Trần Bạch Hổ và Cha Trần Kim Phú cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về sứ diệp Fatima mà Mẹ đã công bố. Mẹ hiện ra tại Fatima vào năm 1917, cũng vào tháng 10 năm 1917, Cộng Sản cướp chính quyền tại Nga, gây bao tang tóc đau thương cho nhân loại. Vào ngày 13/05/1917 tại Fatima, Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất với 3 trẻ chăn chiên và ngày 13/07 những ngày mà những dòng máu đầu tiên của hàng ngàn người dân vô tội đã đổ ra tại thành phố Petersburg do Cộng Sản gây nên, thì tại Fatima, trong 6 lần hiện ra, Mẹ đã công bố Sứ Điệp Fatima gồm 3 mệnh lệnh “Ăn năn Cải Thiện đời sống, Lần Hạt Mân Côi, Tôn sùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ." Mẹ cũng quả quyết rằng Nếu nhân loại biết nghe theo Sứ Điệp Fatima của Mẹ. Nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ có hòa bình...” Sau khi dâng hiến thế giới và nước Nga cho Mẹ, khối Cộng Sản Đông Âu cùng nước Nga đã trở lại. Trái Tim Mẹ đã thắng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Nguyễn Ngọc Khiếm Phó Chủ tịch CĐCDVN Sydney ngỏ lời cám ơn qúy Cha, qúy Sơ và tất cả mọi người đặc biệt anh cũng chúc mừng ngày Mother’s Day đến với những người mẹ.
Sau cùng Cha Paul Văn Chi đại diện Ban Tuyên Úy Phát Động chương trình TRIỆU KINH DÂNG MẸ từ ngày 13.5.2017 đến ngày 13.10.2017 trong toàn thể Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam. Khoảng 1500 Thẻ Kinh Mân Côi đã được phổ biến cho mọi người ngay sau Thánh Lễ, và sẽ phổ biến tiếp tục trong các Giáo Đoàn, các Phong Trào Đoàn Thể...Với 6000 Thẻ Kinh Dâng Mẹ trong Chuỗi Mân Côi Sống, sau 5 tháng Lần Hạt Mân Côi, Cộng Đồng dâng hiến Mẹ triệu triệu lời kinh, để cầu nguyện cho thế giới hòa bình và đặc biệt cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam sớm được hưởng hòa bình và tự do thật sự.
Thánh lễ kết thúc với Phép Lành Ơn Toàn Xá, mọi người ra về trong tình đoàn kết yêu thương của Chúa KiTô và Mẹ Fatima từ ái.
Diệp Hải Dung
Một Vài Suy Tư Về “Linh Đạo Thiêng Liêng” Của Cha Bác Sĩ Augustino Nguyễn Viết Chung, Cm.
Lm JB Đặng kim Đoài. CM
21:34 13/05/2017
Một Vài Suy Tư Về “Linh Đạo Thiêng Liêng” Của Cha Bác Sĩ Augustino Nguyễn Viết Chung, Cm.
Thật bàng hoàng và sững sốt khi nhận được tin nhắn của một người anh em là cha Augustino Nguyễn Viết Chung đã ra đi. Vừa ngậm ngùi vừa thương nhớ, một người anh, người bạn, người thầy và người đồng môn hơn 20 năm quen biết. Xin được chia sẻ một vài suy tư về Cha Augustino mà tôi cảm nhận.
Cha Augustino là một người Anh và người Bạn “Nghèo”: Chữ Nghèo ở đây theo nghĩa là ngài sống một nếp sống nghèo, chứ không phải là người anh, người bạn không tốt. Chữ Nghèo dường như bám lấy Cha Chung trong suốt cuộc đời, đặc biệt là khi quyết tâm dâng hiến tất cả cho Thiên Chúa để phục vụ trong Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn. Có có người đã nói, “Cha Chung bị con vi trùng của người nghèo đeo bám và ngài đang bị sói mòn và đang chết dần vì con vi trùng Nghèo này.” Rõ ràng, tới giờ phút này thì con vi trùng của Người Nghèo đã vắt cạn sức lực của Cha.
Cha chung vào nhà dòng trước tôi (1994), lúc đó tôi chỉ là một chú sinh viên đại học. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên gặp ngài tại nhà mẹ 40 Trần Phú, Đà Lạt, ngài đã để lại nơi tôi một ấn tượng sâu xa, lúc nào cũng một anh, hai anh. Chính ấn tượng lần đầu đó đã ghi vào trong tâm trí tôi hình ảnh của một người anh rất khiêm tốn và dịu hiền trong lời ăn tiếng nói và trong cách cư xử. Rõ ràng, nhân cách đó được thấy rõ hơn khi tôi được ở và làm việc chung với ngài trong những năm sau đó. Ngài luôn nâng đỡ và tạo mọi điều kiện khi thấy những người em có những tài năng để phát triển; ngài cũng luôn là người tiên phong chỉ ra cho đàn em những điều mà đàn em không thấy.
Mặc dù ngài lớn tuổi hơn tôi nhiều, nhưng trong cách hành xử và trong tình huynh đệ, ngài lại chia sẻ với tôi như là một người bạn của ngài. Ngài chia sẻ với tôi những khó khăn trong đời mục vụ và trong đời sống cộng đoàn. Thậm chí ngài là bề trên của tôi, nhưng ngài đối xử với tôi như một người bạn, người anh qua cách góp ý chân tình và xây dựng trong tình bác ái. Nói như thế để cho thấy từ một người anh và người bạn nghèo giờ đây lại trở thành một người anh và người bạn giàu. Giàu tình cảm, giàu tình anh em, giàu tình bằng hữu, giàu tình huynh đệ, giàu tình Chúa và giàu lòng chia sẻ.
Tại sao ngài lại giàu như thế? Xin được chia sẻ một vài điều mà ít người biết về ngài. Điều này chắc chắn chỉ có anh em Vinh Sơn mới biết.
Cha Augustino là một người say mê/nghiện Kinh Thánh: Có lẽ tôi chưa bao giờ thấy một cuốn Kinh Thánh “lem luốc” như cuốn Kinh Thánh của cha Chung. Là một người trở lại đạo rất muộn lúc ngài đã gần 40 tuổi, nhưng lòng say mê học hỏi và tìm hiểu Kinh Thánh thì thật là đáng khâm phục. Lúc tôi ở với ngài, thì dường như lúc nào rãnh rỗi là ngài mở Kinh Thánh ra đọc. Ngài không chỉ đọc, nhưng còn ghi chú và chú giải những câu quan trọng bên lề. Do đó cuốn Kinh Thánh của ngài có nhiều trang, nhiều đoạn đã đọc không biết bao nhiêu lần. Khi suy nghĩ tới về điều này, tôi thấy ngài có một nét giống với Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, Ngài cũng có một cuốn Kinh Thánh xấu xí và ghi chú nhiều trong đó.
Lúc tôi khởi sự học thần học, tôi hỏi ngài đâu là cuốn sách mà các sinh viên thần học nên đọc để hiểu. Ngài đã không ngần ngại trả lời là cuốn Kinh Thánh. Ngài bảo, “Đây là cuốn thần học căn bản nhất và cũng là cuốn thần học cao sâu nhất.” Ngài có chia sẻ với tôi, lúc đi học thần học các bạn học của ngài đọc nhiều sách thần học hơn ngài, nhưng ngài lại bảo, anh chỉ đọc Kinh Thánh. Thế mà bài làm của anh vẫn đạt điểm tốt.
Rõ ràng, cha Chung đã thấm nhiễm Lời Chúa một cách rất say mê. Ngài say mê đọc Kinh Thánh như người khác say mê đọc tiểu thuyết. Chính Lời Chúa là điểm tựa cho đời sống đức tin của Ngài. Chính Lời Chúa là động lực cho ngài dấn thân. Tôi không nhớ rõ, câu châm ngôn đời linh mục của ngài là gì, nhưng câu diễn tả đủ tâm tình của ngài có thể là câu Thánh Vịnh 119, 105, “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho đi.” Vâng cha Chung làm được những việc phi thường như thế, không phải vì ngài tài giỏi, nhưng là vì ngài yêu, ngài say mê lý tưởng, vì ngài nặng mùi chiên, vì ngài chọn đúng lý tưởng đời mình, và động lực ngài có không gì khác hơn là Lời Chúa. Đức Kito cuốn hút ngài một cách mãnh liệt. Ngài say mê “người tình” Giê-su.
Cuốn sách tiêp theo là sách các giờ kinh phụng vụ. Sách kinh phụng vụ của ngài trở thành như một cuốn sổ ghi nhớ tất cả những ngày tháng vui buồn lẫn lộn của những ân nhân và thân nhân. Có lần tôi hỏi, tại sao anh ghi trong sách kinh vậy, ngài trả lời, “Anh ghi để mỗi lần đọc kinh tới đó để cầu nguyện cho họ.” Điều đó cho thấy, ngài là một người liên kết với các ân nhân sâu xa. Đặc biệt là trong lời kinh nguyện thường ngày. Có lần có người hỏi ngài là làm sao tránh được cám dỗ trong đời tu. Ngài đã trả lời một cách không ngần ngại, “Siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa và chu toàn các giờ kinh nguyện và thánh lễ.” Ngài say mê các bài đọc của các Giáo Phụ trong các giờ Kinh Sách, giờ kinh mà các Phó Tế và Linh Mục đọc thường ngày.
Tóm lại, cha Augustino đã chọn đúng cuốn kim chỉ nam cho đời mục tử của ngài là cuốn Kinh Thánh. Đó là sức mạnh mà ngài có và đó cũng là động lực chính thôi thúc ngài say mê; cuộc sống ngài đã thấm mùi chiên và hành động mục tử của ngài là một chuỗi đời rao giảng Lời Chúa bằng chính đời sống.
Cha Augustino là bạn của người nghèo: Có lẽ đây là một điều mà ai cũng biết về cha Augustino Chung. Chỉ cần gõ tên Linh Mục Augustino Nguyễn Viết Chung, CM., trên internet là chúng ta có vô số bài viết cũng như những hình ảnh nói về cha Augustino lo cho người nghèo. Ngài chăm lo cho người nghèo đến nỗi quên cả bản thân mình. Có nhiều bạn bè và ân nhân của ngài ở ngoại quốc muốn mời ngài đi tham quan và chia sẻ, nhưng ngài luôn giữ một lập trường là sống chết với người nghèo. Ngài thường nói, “Ai cho tôi thì tôi giúp cho người nghèo; có bao nhiêu, tôi giúp bấy nhiêu; tôi là chiếc máng xối để chuyển cho người khác…” Do đó, ngài nhất quyết từ chối đi xuất ngoại. Ngài thường nói, “Thay vì tiền mua vé máy bay, tiền bảo lãnh tôi đi chơi, hay đi chữa bệnh thì cho tôi số tiền đó để giúp cho người nghèo.”
Mặc dù trong lúc lo cho người nghèo, ngài cũng bị hiểu lầm, bị dèm pha, và bị chỉ trích. Nhưng như đã nói trước đây rằng con virus của người nghèo đã làm ngài say mê người tình Giê-su. Không làm cho người nghèo là không chịu được. Ngài say mê người nghèo đến nỗi quên cả bản thân. Có lần ngài đi công tác mục vụ ở Kontum về, ngài gọi xe ôm từ bến xe vào nhà cộng đoàn mà không có một đồng xu dính túi để trả. Khi tới cổng nhà dòng ngài gọi cha quản lý ra trả tiền xe ôm cho ngài vì ngài đã cho người nghèo hết. Hay lần kia, ngài phải xin tiền để đổ xăng vì trong túi không còn một đồng xu dính túi. Và còn biết bao nhiêu câu chuyện trong đời của ngài mà chắc chỉ có những ai ở với ngài mới hiểu và biết rõ.
Suy nghĩ về hình ảnh của một người anh em ra đi về với Chúa mà lòng tôi trịu nặng, nước mắt giọt ngắn, giọt dài, tâm thần xao xuyến và thương tiếc vì không được ở gần để tham dự thánh lễ tiễn anh lần cuối. Lại một lần nữa lỗi hẹn với anh, người đã ảnh hưởng nhiều đến sứ vụ Linh Mục của tôi. Hy vọng rằng, những công việc mà cha Augustino làm cho người nghèo tiếp tục được anh em Vinh Sơn chúng tôi tiếp bước. Mặc dù phía trước còn nhiều khó khăn vì chúng tôi không có ai được như cha Augustino, nhưng là người con của cha Thánh Vinh Sơn, tôi xác tín rằng Chúa sẽ gởi tới những ân nhân để tiếp tục những gì mà anh em Vinh Sơn đang xả thân cho người nghèo ở Việt Nam.
Xin vĩnh biệt anh và xin cám ơn anh đã cho em sống với anh trong những năm tháng học viện; cám ơn những lời chỉ dạy và những chia sẻ của anh thật đượm tình anh em và chan chứa tình bạn hữu. Xin cám ơn “Linh Đạo” Vinh Sơn của anh như là ngọn hải đăng cho đàn em tiến bước. Xin cám ơn anh đã dám chấp nhận chọn Vinh Sơn là gia đình thiêng liêng của anh hơn 1/3 đời người. Chắc chắn sự ra đi của anh để lại muôn vàn thương tiếc và hụt hẫng cho nhiều người, đặc biệt là những người nghèo, những người mà sống dựa vào lòng quảng đại của anh. Anh hãy ra đi bình an. Hẹn ngày tái ngộ trên nước trời. Xin anh cầu nguyện cho chúng em, những người ở lại biết tiếp tục sứ vụ và biết giữ gia sản Vinh Sơn của mình như cha Thánh Vinh Sơn đã dạy, “Phục vụ người nghèo là phục vụ Đức Ki-tô; Người nghèo là chủ và là Chúa của chúng ta.”
JB Đặng Kim Đoài,CM.
Thật bàng hoàng và sững sốt khi nhận được tin nhắn của một người anh em là cha Augustino Nguyễn Viết Chung đã ra đi. Vừa ngậm ngùi vừa thương nhớ, một người anh, người bạn, người thầy và người đồng môn hơn 20 năm quen biết. Xin được chia sẻ một vài suy tư về Cha Augustino mà tôi cảm nhận.
Cha Augustino là một người Anh và người Bạn “Nghèo”: Chữ Nghèo ở đây theo nghĩa là ngài sống một nếp sống nghèo, chứ không phải là người anh, người bạn không tốt. Chữ Nghèo dường như bám lấy Cha Chung trong suốt cuộc đời, đặc biệt là khi quyết tâm dâng hiến tất cả cho Thiên Chúa để phục vụ trong Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn. Có có người đã nói, “Cha Chung bị con vi trùng của người nghèo đeo bám và ngài đang bị sói mòn và đang chết dần vì con vi trùng Nghèo này.” Rõ ràng, tới giờ phút này thì con vi trùng của Người Nghèo đã vắt cạn sức lực của Cha.
Cha chung vào nhà dòng trước tôi (1994), lúc đó tôi chỉ là một chú sinh viên đại học. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên gặp ngài tại nhà mẹ 40 Trần Phú, Đà Lạt, ngài đã để lại nơi tôi một ấn tượng sâu xa, lúc nào cũng một anh, hai anh. Chính ấn tượng lần đầu đó đã ghi vào trong tâm trí tôi hình ảnh của một người anh rất khiêm tốn và dịu hiền trong lời ăn tiếng nói và trong cách cư xử. Rõ ràng, nhân cách đó được thấy rõ hơn khi tôi được ở và làm việc chung với ngài trong những năm sau đó. Ngài luôn nâng đỡ và tạo mọi điều kiện khi thấy những người em có những tài năng để phát triển; ngài cũng luôn là người tiên phong chỉ ra cho đàn em những điều mà đàn em không thấy.
Mặc dù ngài lớn tuổi hơn tôi nhiều, nhưng trong cách hành xử và trong tình huynh đệ, ngài lại chia sẻ với tôi như là một người bạn của ngài. Ngài chia sẻ với tôi những khó khăn trong đời mục vụ và trong đời sống cộng đoàn. Thậm chí ngài là bề trên của tôi, nhưng ngài đối xử với tôi như một người bạn, người anh qua cách góp ý chân tình và xây dựng trong tình bác ái. Nói như thế để cho thấy từ một người anh và người bạn nghèo giờ đây lại trở thành một người anh và người bạn giàu. Giàu tình cảm, giàu tình anh em, giàu tình bằng hữu, giàu tình huynh đệ, giàu tình Chúa và giàu lòng chia sẻ.
Tại sao ngài lại giàu như thế? Xin được chia sẻ một vài điều mà ít người biết về ngài. Điều này chắc chắn chỉ có anh em Vinh Sơn mới biết.
Cha Augustino là một người say mê/nghiện Kinh Thánh: Có lẽ tôi chưa bao giờ thấy một cuốn Kinh Thánh “lem luốc” như cuốn Kinh Thánh của cha Chung. Là một người trở lại đạo rất muộn lúc ngài đã gần 40 tuổi, nhưng lòng say mê học hỏi và tìm hiểu Kinh Thánh thì thật là đáng khâm phục. Lúc tôi ở với ngài, thì dường như lúc nào rãnh rỗi là ngài mở Kinh Thánh ra đọc. Ngài không chỉ đọc, nhưng còn ghi chú và chú giải những câu quan trọng bên lề. Do đó cuốn Kinh Thánh của ngài có nhiều trang, nhiều đoạn đã đọc không biết bao nhiêu lần. Khi suy nghĩ tới về điều này, tôi thấy ngài có một nét giống với Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, Ngài cũng có một cuốn Kinh Thánh xấu xí và ghi chú nhiều trong đó.
Lúc tôi khởi sự học thần học, tôi hỏi ngài đâu là cuốn sách mà các sinh viên thần học nên đọc để hiểu. Ngài đã không ngần ngại trả lời là cuốn Kinh Thánh. Ngài bảo, “Đây là cuốn thần học căn bản nhất và cũng là cuốn thần học cao sâu nhất.” Ngài có chia sẻ với tôi, lúc đi học thần học các bạn học của ngài đọc nhiều sách thần học hơn ngài, nhưng ngài lại bảo, anh chỉ đọc Kinh Thánh. Thế mà bài làm của anh vẫn đạt điểm tốt.
Rõ ràng, cha Chung đã thấm nhiễm Lời Chúa một cách rất say mê. Ngài say mê đọc Kinh Thánh như người khác say mê đọc tiểu thuyết. Chính Lời Chúa là điểm tựa cho đời sống đức tin của Ngài. Chính Lời Chúa là động lực cho ngài dấn thân. Tôi không nhớ rõ, câu châm ngôn đời linh mục của ngài là gì, nhưng câu diễn tả đủ tâm tình của ngài có thể là câu Thánh Vịnh 119, 105, “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho đi.” Vâng cha Chung làm được những việc phi thường như thế, không phải vì ngài tài giỏi, nhưng là vì ngài yêu, ngài say mê lý tưởng, vì ngài nặng mùi chiên, vì ngài chọn đúng lý tưởng đời mình, và động lực ngài có không gì khác hơn là Lời Chúa. Đức Kito cuốn hút ngài một cách mãnh liệt. Ngài say mê “người tình” Giê-su.
Cuốn sách tiêp theo là sách các giờ kinh phụng vụ. Sách kinh phụng vụ của ngài trở thành như một cuốn sổ ghi nhớ tất cả những ngày tháng vui buồn lẫn lộn của những ân nhân và thân nhân. Có lần tôi hỏi, tại sao anh ghi trong sách kinh vậy, ngài trả lời, “Anh ghi để mỗi lần đọc kinh tới đó để cầu nguyện cho họ.” Điều đó cho thấy, ngài là một người liên kết với các ân nhân sâu xa. Đặc biệt là trong lời kinh nguyện thường ngày. Có lần có người hỏi ngài là làm sao tránh được cám dỗ trong đời tu. Ngài đã trả lời một cách không ngần ngại, “Siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa và chu toàn các giờ kinh nguyện và thánh lễ.” Ngài say mê các bài đọc của các Giáo Phụ trong các giờ Kinh Sách, giờ kinh mà các Phó Tế và Linh Mục đọc thường ngày.
Tóm lại, cha Augustino đã chọn đúng cuốn kim chỉ nam cho đời mục tử của ngài là cuốn Kinh Thánh. Đó là sức mạnh mà ngài có và đó cũng là động lực chính thôi thúc ngài say mê; cuộc sống ngài đã thấm mùi chiên và hành động mục tử của ngài là một chuỗi đời rao giảng Lời Chúa bằng chính đời sống.
Cha Augustino là bạn của người nghèo: Có lẽ đây là một điều mà ai cũng biết về cha Augustino Chung. Chỉ cần gõ tên Linh Mục Augustino Nguyễn Viết Chung, CM., trên internet là chúng ta có vô số bài viết cũng như những hình ảnh nói về cha Augustino lo cho người nghèo. Ngài chăm lo cho người nghèo đến nỗi quên cả bản thân mình. Có nhiều bạn bè và ân nhân của ngài ở ngoại quốc muốn mời ngài đi tham quan và chia sẻ, nhưng ngài luôn giữ một lập trường là sống chết với người nghèo. Ngài thường nói, “Ai cho tôi thì tôi giúp cho người nghèo; có bao nhiêu, tôi giúp bấy nhiêu; tôi là chiếc máng xối để chuyển cho người khác…” Do đó, ngài nhất quyết từ chối đi xuất ngoại. Ngài thường nói, “Thay vì tiền mua vé máy bay, tiền bảo lãnh tôi đi chơi, hay đi chữa bệnh thì cho tôi số tiền đó để giúp cho người nghèo.”
Mặc dù trong lúc lo cho người nghèo, ngài cũng bị hiểu lầm, bị dèm pha, và bị chỉ trích. Nhưng như đã nói trước đây rằng con virus của người nghèo đã làm ngài say mê người tình Giê-su. Không làm cho người nghèo là không chịu được. Ngài say mê người nghèo đến nỗi quên cả bản thân. Có lần ngài đi công tác mục vụ ở Kontum về, ngài gọi xe ôm từ bến xe vào nhà cộng đoàn mà không có một đồng xu dính túi để trả. Khi tới cổng nhà dòng ngài gọi cha quản lý ra trả tiền xe ôm cho ngài vì ngài đã cho người nghèo hết. Hay lần kia, ngài phải xin tiền để đổ xăng vì trong túi không còn một đồng xu dính túi. Và còn biết bao nhiêu câu chuyện trong đời của ngài mà chắc chỉ có những ai ở với ngài mới hiểu và biết rõ.
Suy nghĩ về hình ảnh của một người anh em ra đi về với Chúa mà lòng tôi trịu nặng, nước mắt giọt ngắn, giọt dài, tâm thần xao xuyến và thương tiếc vì không được ở gần để tham dự thánh lễ tiễn anh lần cuối. Lại một lần nữa lỗi hẹn với anh, người đã ảnh hưởng nhiều đến sứ vụ Linh Mục của tôi. Hy vọng rằng, những công việc mà cha Augustino làm cho người nghèo tiếp tục được anh em Vinh Sơn chúng tôi tiếp bước. Mặc dù phía trước còn nhiều khó khăn vì chúng tôi không có ai được như cha Augustino, nhưng là người con của cha Thánh Vinh Sơn, tôi xác tín rằng Chúa sẽ gởi tới những ân nhân để tiếp tục những gì mà anh em Vinh Sơn đang xả thân cho người nghèo ở Việt Nam.
Xin vĩnh biệt anh và xin cám ơn anh đã cho em sống với anh trong những năm tháng học viện; cám ơn những lời chỉ dạy và những chia sẻ của anh thật đượm tình anh em và chan chứa tình bạn hữu. Xin cám ơn “Linh Đạo” Vinh Sơn của anh như là ngọn hải đăng cho đàn em tiến bước. Xin cám ơn anh đã dám chấp nhận chọn Vinh Sơn là gia đình thiêng liêng của anh hơn 1/3 đời người. Chắc chắn sự ra đi của anh để lại muôn vàn thương tiếc và hụt hẫng cho nhiều người, đặc biệt là những người nghèo, những người mà sống dựa vào lòng quảng đại của anh. Anh hãy ra đi bình an. Hẹn ngày tái ngộ trên nước trời. Xin anh cầu nguyện cho chúng em, những người ở lại biết tiếp tục sứ vụ và biết giữ gia sản Vinh Sơn của mình như cha Thánh Vinh Sơn đã dạy, “Phục vụ người nghèo là phục vụ Đức Ki-tô; Người nghèo là chủ và là Chúa của chúng ta.”
JB Đặng Kim Đoài,CM.
Giáo xứ Tân Trang Phú Thọ : Mừng lễ Đức Mẹ Fatima
Martinô Lê Hoàng Vũ
21:31 13/05/2017
Giáo xứ Tân Trang Phú Thọ : Mừng lễ Đức Mẹ Fatima
Sáng nay, thứ bảy 13.5.2017, Giáo Hội trên toàn thế giới mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima Bồ Đào Nha.
Trong ngày này, cộng đoàn Giáo xứ Tân Trang, hạt Phú Thọ, Giáo phận Sài gòn đã quy tụ bên trong khuôn viên Tượng Đài Đức Mẹ Fatima của Giáo xứ để dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện và tôn vinh Mẹ Maria, lắng nghe những lời Mẹ Maria nhắn nhủ từ Fatima để thực thi trong đời sống.
Xem hình
Lúc 10 g 30,cộng đoàn đã cùng nhau đọc kinh Mân Côi.Sau đó, lúc 11g cha chánh xứ Tân Trang Giuse Đinh Văn Thọ đã chủ tế Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima.Cha mời gọi cộng đoàn đầu lễ như sau :“Trong lúc giữa trưa nóng bức mọi người đã hy sinh thay vì ngồi nhà với máy lạnh quạt máy, chúng ta dâng những hy sinh nóng bức cho Chúa, đến đây sốt sốt sắng cử hành phụng vụ.”
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, cha chánh xứ nói đến bối cảnh thế giới trong cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima Bồ Đào Nha năm 1917, với 6 lần hiện ra từ ngày 13.5 đến ngày 13.10, Đức Mẹ đã hiện ra ba thiếu niên là Lucia,Francisco và Jacinta. Lúc đó chiến tranh thế giới lần thứ nhất đang xảy ra tàn khốc làm cho biết bao triệu người thiệt mạng.Đức Mẹ nói qua các em :Hãy ăn năn cải thiện đời sống,xỏa bỏ lòng hận thù, chia rẽ xem mình là nhất, từ đó không chấp nhận ai hơn mình.
Điều thứ hai Mẹ nói với các em :Hãy siêng năng lần hạt Mân Côi.Nhiều khi chúng ta nghĩ mình bận rộn không có giờ lần hạt đọc kinh, hay việc lần hạt chỉ dành cho những người đau bệnh liệt giường liệt chiếu, cho các cụ cao tuổi có thời giờ hơn. Đức Mẹ muốn chúng ta học theo mẫu gương khiêm nhường phục vụ yêu thương mọi người như Mẹ, đó là tôn sùng trái tim Mẹ.
Chúng ta hãy đón nhận những đau khổ để đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá.Đức Mẹ nói với chúng ta:các con sẽ chịu nhiều đau khổ nhưng Thiên Chúa nhân lành sẽ ở cùng các con.Đó là hạnh phúc của người Kitô hữu, ở đâu có Thiên Chúa ở đó là thiên đàng.
Đức Mẹ muốn chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình thế giới.Theo cái nhìn của sứ điệp Hòa Bình của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2017,thế giới đang đối diện với cuộc chiến tranh khác, nguy hiểm hơn và ảnh hưởng sâu rộng hơn, có những cuộc chiến tranh do bạo lực, khủng bố, kỷ thị, xúc phạm nhân phẩm con người, hạ giá những gì thánh thiêng và loại trừ Thiên Chúa, tình trạng đói nghèo, văn hóa sự chết, bạo lực, vô cảm.Bạo lực ngay từ trong lòng dạ con người.Niềm vui Tin Yêu phải bắt đầu từ nơi gia đình, xây dựng bằng đối thoại, lắng nghe, tha thứ và thương xót, mọi người phải vun đắp xây dựng tình yêu trong gia đình mình, giữa các thành viên trong gia đình.
Đức Mẹ đến với nhân loại chúng ta để chỉ dạy chúng ta cầu nguyện, đó là cầu xin sự nâng đỡ phù trợ từ sức mạnh của Thiên Chúa, bởi tự sức mình yếu đuối mỏng dòn con người dễ nghiêng chiều về sự dữ.
Thánh lễ kết thúc trong tâm tình của những người con yêu mến Đức Mẹ, luôn lắng nghe và thực hành Lời Mẹ nhắn nhủ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Sáng nay, thứ bảy 13.5.2017, Giáo Hội trên toàn thế giới mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima Bồ Đào Nha.
Trong ngày này, cộng đoàn Giáo xứ Tân Trang, hạt Phú Thọ, Giáo phận Sài gòn đã quy tụ bên trong khuôn viên Tượng Đài Đức Mẹ Fatima của Giáo xứ để dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện và tôn vinh Mẹ Maria, lắng nghe những lời Mẹ Maria nhắn nhủ từ Fatima để thực thi trong đời sống.
Xem hình
Lúc 10 g 30,cộng đoàn đã cùng nhau đọc kinh Mân Côi.Sau đó, lúc 11g cha chánh xứ Tân Trang Giuse Đinh Văn Thọ đã chủ tế Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima.Cha mời gọi cộng đoàn đầu lễ như sau :“Trong lúc giữa trưa nóng bức mọi người đã hy sinh thay vì ngồi nhà với máy lạnh quạt máy, chúng ta dâng những hy sinh nóng bức cho Chúa, đến đây sốt sốt sắng cử hành phụng vụ.”
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, cha chánh xứ nói đến bối cảnh thế giới trong cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima Bồ Đào Nha năm 1917, với 6 lần hiện ra từ ngày 13.5 đến ngày 13.10, Đức Mẹ đã hiện ra ba thiếu niên là Lucia,Francisco và Jacinta. Lúc đó chiến tranh thế giới lần thứ nhất đang xảy ra tàn khốc làm cho biết bao triệu người thiệt mạng.Đức Mẹ nói qua các em :Hãy ăn năn cải thiện đời sống,xỏa bỏ lòng hận thù, chia rẽ xem mình là nhất, từ đó không chấp nhận ai hơn mình.
Điều thứ hai Mẹ nói với các em :Hãy siêng năng lần hạt Mân Côi.Nhiều khi chúng ta nghĩ mình bận rộn không có giờ lần hạt đọc kinh, hay việc lần hạt chỉ dành cho những người đau bệnh liệt giường liệt chiếu, cho các cụ cao tuổi có thời giờ hơn. Đức Mẹ muốn chúng ta học theo mẫu gương khiêm nhường phục vụ yêu thương mọi người như Mẹ, đó là tôn sùng trái tim Mẹ.
Chúng ta hãy đón nhận những đau khổ để đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá.Đức Mẹ nói với chúng ta:các con sẽ chịu nhiều đau khổ nhưng Thiên Chúa nhân lành sẽ ở cùng các con.Đó là hạnh phúc của người Kitô hữu, ở đâu có Thiên Chúa ở đó là thiên đàng.
Đức Mẹ muốn chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình thế giới.Theo cái nhìn của sứ điệp Hòa Bình của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2017,thế giới đang đối diện với cuộc chiến tranh khác, nguy hiểm hơn và ảnh hưởng sâu rộng hơn, có những cuộc chiến tranh do bạo lực, khủng bố, kỷ thị, xúc phạm nhân phẩm con người, hạ giá những gì thánh thiêng và loại trừ Thiên Chúa, tình trạng đói nghèo, văn hóa sự chết, bạo lực, vô cảm.Bạo lực ngay từ trong lòng dạ con người.Niềm vui Tin Yêu phải bắt đầu từ nơi gia đình, xây dựng bằng đối thoại, lắng nghe, tha thứ và thương xót, mọi người phải vun đắp xây dựng tình yêu trong gia đình mình, giữa các thành viên trong gia đình.
Đức Mẹ đến với nhân loại chúng ta để chỉ dạy chúng ta cầu nguyện, đó là cầu xin sự nâng đỡ phù trợ từ sức mạnh của Thiên Chúa, bởi tự sức mình yếu đuối mỏng dòn con người dễ nghiêng chiều về sự dữ.
Thánh lễ kết thúc trong tâm tình của những người con yêu mến Đức Mẹ, luôn lắng nghe và thực hành Lời Mẹ nhắn nhủ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Đức cha Vincent Long chủ tế Đại lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Trần Văn Minh hình Lê Hải
21:56 13/05/2017
Melbourne, sau nhiều ngày chuẩn bị. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, đã hân hoan khai mạc đại lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima 13/5/1917 – 13/5/2017 vào lúc 9 giờ sáng Ngày 13/5/2017 tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Hoan Thiện, số 225 Hutton Rd. Keysborough, Victoria.
Hình rước kiệu và khai mạc
Hình Sinh hoạt và giảng thuyết
Hình Thánh lễ đồng tế bế mạc
Thắp nến cầu nguyện và dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Fatima
Hình của Lê Hải
Với một ngày tràn đầy hồng ân của Đức Mẹ ban cho con cái Mẹ, bằng một thời tiết tuyệt vời sau những ngày mưa gió, lạnh lẽo. Đại lễ được sự ưu ái của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục chánh tòa Giáo phận Paramatta Sydney chủ sự. Và đại lễ được tổ chức nguyên một ngày, để con cái của Mẹ từ khắp mọi nơi trong tiểu bang Victoria về dự.
Từ sáng sớm, đoàn con cái Mẹ từ khắp mọi vùng, mọi cộng đoàn trong Tổng Giáo phận nô nức trên các xe lớn, xe nhỏ, xe riêng và cả nhiều chiếc xe Bus kéo về Trung Tâm Hoan Thiện cho kịp giờ, lúc 9.30 với chương trình dâng hoa rước kiệu, từ đài Đức Mẹ La Vang trước cổng Trung tâm Hoan Thiện, với cờ xí bay trong làn gió nhẹ và nắng hồng tươi. Sau phần dâng hoa của các em thiếu nhi.
Đoàn rước bắt đầu tiến bước trong lời kinh Mân côi và tiếng hát của bài ca “Lậy Mẹ Fatima” quen thuộc trong toàn thể con cái của Mẹ. Dẫn đầu với cờ tổ quốc Úc Việt, cờ của các cộng đoàn trong cộng đồng. Các đoàn thể trong đoàn phục Đa Minh, Phan Sinh, Legio, Liên Minh Thánh Tâm, Mân Côi, Lòng Chúa Thương Xót, Thăng tiến hôn nhân, Thanh niên Công Giáo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Giới trẻ Don Bosco vv. Tất cả đều tiến bước theo đoàn kỳ, với một đoàn rất dài. Đức Cha Vincent và quý cha tiến bước đi sau kiệu tượng Đức Mẹ Fatima.
Khi đoàn rước về đến trước lễ đài, Kiệu Đức Mẹ được an vị. Đức Cha Vincent xông hương trước tượng Mẹ. Tấm bảng ghi: 100 năm Fatima, cùng Mẹ tạ ơn Chúa đã được Đức Cha Vincent, quý cha và đại diện các ban ngành đoàn thể và giáo dân đại diện lên cài 100 bông hồng đỏ thắm, tượng trưng cho một trăm năm Đức Mẹ hiện ra và kết thành trái tim, biểu tượng của Mẫu Tâm Mẹ.
10.20 khai mạc đại lễ. Đội trống đã dùng tiếng trống để chào mừng và khai mạc Đại lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima nhân kỷ niệm 100 năm và để khai mạc những sinh hoạt qua các đoàn thể như: Thiếu Nhi Thánh Thể, Cursillo, Legio, Đoàn dâng hoa cộng đồng, và không quên kể đến những MC duyên dáng đóng góp vào sự thành công của buổi đại lễ. Mỗi đoàn thể một sắc thái, vui nhộn như thiếu nhi Thánh Thể và quý cha giúp cho mọi người cảm thấy thư thái hân hoan, khỏe khắn để ngồi nghe giảng của quý cha Nguyễn Hữu Quảng, Trần Ngọc Tân và Vũ Nhật Thăng, và đặc biệt các phần diễn nguyện thật xuất sắc. Và nhất là phần suy niệm và lần chuỗi Mân côi dâng lên Đức Mẹ và cầu cho các linh hồn.
Đội dâng hoa cộng đồng đã kết thúc phần sinh hoạt với màn dâng hoa thật đặc biệt, sinh động và đẹp mắt. Đức Cha và quý cha cùng cộng đồng Dân Chúa đã vui mừng thả những chiếc bóng bay hai mầu xanh trắng. Cùng với một tràng chuỗi Mân côi cũng được kết bằng những chiếc bóng bay rất đẹp và mang nhiều ý nghĩa, nhất là tràng chuỗi còn chuyên chở những lời nguyện xin của các con cái của Mẹ bay lên trời cao, để xin Mẹ đoái thương nhân lời cầu xin của con cái Mẹ.
Thánh lễ đại trào kết thúc ngày đại lễ được Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long chủ tế cùng với quý cha trong ban tuyên úy cộng đồng, quý cha trong Tổng Giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và hằng ngàn con cái của Đức Mẹ từ khắp nơi trong Tổng Giáo phận Melbourne, với đủ mọi thành phần Dân Chúa, từ quý cụ cao niên, cho tới các em thiếu nhi theo cha mẹ về hiệp dâng thánh lễ. Và đặc biệt có sự tham dự đông đảo các ca viên trong Liên Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của cộng đồng, phụng vụ thánh ca thật đặc sắc. Lời ca ý nhạc được các anh chị chuyển tải rất điêu luyện, được sự đóng góp và điều khiển âm thanh chuyên nghiệp của UB (Bằng Uyên) làm cho buổi lễ thật long trọng và sốt sắng.
Sau phần cảm ơn của quý ông Trương Phát, Trưởng ban tổ chức, và ông Nguyễn Ngọc Trúc chủ tịch cộng đồng. Với những lời ngắn gọn xúc tích và đầy đủ, ngoài lời cám ơn đến Đức Cha Vincent, người luôn đồng hành với Cộng đồng Công Giáo Tổng Giáo phận Melbourne. Mặc dù, bận rộn với công việc mục vụ tại giáo phận, nhưng Ngài cũng không từ chối về cùng cộng đồng trong ngày trọng đại. Quý cha, quý tu sĩ nam nữ, và toàn thể cộng đồng đã đến dâng lễ để cùng Mẹ cảm tạ Chúa. Và rất nhiều ân nhân đã bằng cách đóng góp công sức, tiền bạc, bảo trợ. Các thiện nguyện viên đã giúp đỡ trang hoàng lễ đài. Ban tổ chức, ban trật tự, ban truyền thông, ban ẩm thực, ban vệ sinh và rất nhiều những người âm thầm đã giúp ngày lễ thành công để dâng lên Mẹ.
Cuối cùng, để nhớ về quê hương, một buổi thắp nến cầu nguyện cùng Mẹ Fatima xin đoái thương đến đoàn con cái Mẹ nơi quê nhà được hưởng tự do, nhân quyền được tôn trọng, và hạnh phúc. Liên Ca đoàn đã cất vang lời bài hát “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam và Kinh Hòa bình qua lời hướng dẫn của Linh mục tuyên úy cộng đồng Hoàng Kim Huy.
Trước khi ra về, Đức Cha cũng nhắc nhở mọi người ra về, vì đường xa nên lái xe cẩn thận để tránh gây tai nạn, và cũng để đại lễ được an bình như ý của Đức Mẹ.
Hình rước kiệu và khai mạc
Hình Sinh hoạt và giảng thuyết
Hình Thánh lễ đồng tế bế mạc
Thắp nến cầu nguyện và dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Fatima
Hình của Lê Hải
Với một ngày tràn đầy hồng ân của Đức Mẹ ban cho con cái Mẹ, bằng một thời tiết tuyệt vời sau những ngày mưa gió, lạnh lẽo. Đại lễ được sự ưu ái của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục chánh tòa Giáo phận Paramatta Sydney chủ sự. Và đại lễ được tổ chức nguyên một ngày, để con cái của Mẹ từ khắp mọi nơi trong tiểu bang Victoria về dự.
Từ sáng sớm, đoàn con cái Mẹ từ khắp mọi vùng, mọi cộng đoàn trong Tổng Giáo phận nô nức trên các xe lớn, xe nhỏ, xe riêng và cả nhiều chiếc xe Bus kéo về Trung Tâm Hoan Thiện cho kịp giờ, lúc 9.30 với chương trình dâng hoa rước kiệu, từ đài Đức Mẹ La Vang trước cổng Trung tâm Hoan Thiện, với cờ xí bay trong làn gió nhẹ và nắng hồng tươi. Sau phần dâng hoa của các em thiếu nhi.
Đoàn rước bắt đầu tiến bước trong lời kinh Mân côi và tiếng hát của bài ca “Lậy Mẹ Fatima” quen thuộc trong toàn thể con cái của Mẹ. Dẫn đầu với cờ tổ quốc Úc Việt, cờ của các cộng đoàn trong cộng đồng. Các đoàn thể trong đoàn phục Đa Minh, Phan Sinh, Legio, Liên Minh Thánh Tâm, Mân Côi, Lòng Chúa Thương Xót, Thăng tiến hôn nhân, Thanh niên Công Giáo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Giới trẻ Don Bosco vv. Tất cả đều tiến bước theo đoàn kỳ, với một đoàn rất dài. Đức Cha Vincent và quý cha tiến bước đi sau kiệu tượng Đức Mẹ Fatima.
Khi đoàn rước về đến trước lễ đài, Kiệu Đức Mẹ được an vị. Đức Cha Vincent xông hương trước tượng Mẹ. Tấm bảng ghi: 100 năm Fatima, cùng Mẹ tạ ơn Chúa đã được Đức Cha Vincent, quý cha và đại diện các ban ngành đoàn thể và giáo dân đại diện lên cài 100 bông hồng đỏ thắm, tượng trưng cho một trăm năm Đức Mẹ hiện ra và kết thành trái tim, biểu tượng của Mẫu Tâm Mẹ.
10.20 khai mạc đại lễ. Đội trống đã dùng tiếng trống để chào mừng và khai mạc Đại lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima nhân kỷ niệm 100 năm và để khai mạc những sinh hoạt qua các đoàn thể như: Thiếu Nhi Thánh Thể, Cursillo, Legio, Đoàn dâng hoa cộng đồng, và không quên kể đến những MC duyên dáng đóng góp vào sự thành công của buổi đại lễ. Mỗi đoàn thể một sắc thái, vui nhộn như thiếu nhi Thánh Thể và quý cha giúp cho mọi người cảm thấy thư thái hân hoan, khỏe khắn để ngồi nghe giảng của quý cha Nguyễn Hữu Quảng, Trần Ngọc Tân và Vũ Nhật Thăng, và đặc biệt các phần diễn nguyện thật xuất sắc. Và nhất là phần suy niệm và lần chuỗi Mân côi dâng lên Đức Mẹ và cầu cho các linh hồn.
Đội dâng hoa cộng đồng đã kết thúc phần sinh hoạt với màn dâng hoa thật đặc biệt, sinh động và đẹp mắt. Đức Cha và quý cha cùng cộng đồng Dân Chúa đã vui mừng thả những chiếc bóng bay hai mầu xanh trắng. Cùng với một tràng chuỗi Mân côi cũng được kết bằng những chiếc bóng bay rất đẹp và mang nhiều ý nghĩa, nhất là tràng chuỗi còn chuyên chở những lời nguyện xin của các con cái của Mẹ bay lên trời cao, để xin Mẹ đoái thương nhân lời cầu xin của con cái Mẹ.
Thánh lễ đại trào kết thúc ngày đại lễ được Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long chủ tế cùng với quý cha trong ban tuyên úy cộng đồng, quý cha trong Tổng Giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và hằng ngàn con cái của Đức Mẹ từ khắp nơi trong Tổng Giáo phận Melbourne, với đủ mọi thành phần Dân Chúa, từ quý cụ cao niên, cho tới các em thiếu nhi theo cha mẹ về hiệp dâng thánh lễ. Và đặc biệt có sự tham dự đông đảo các ca viên trong Liên Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của cộng đồng, phụng vụ thánh ca thật đặc sắc. Lời ca ý nhạc được các anh chị chuyển tải rất điêu luyện, được sự đóng góp và điều khiển âm thanh chuyên nghiệp của UB (Bằng Uyên) làm cho buổi lễ thật long trọng và sốt sắng.
Sau phần cảm ơn của quý ông Trương Phát, Trưởng ban tổ chức, và ông Nguyễn Ngọc Trúc chủ tịch cộng đồng. Với những lời ngắn gọn xúc tích và đầy đủ, ngoài lời cám ơn đến Đức Cha Vincent, người luôn đồng hành với Cộng đồng Công Giáo Tổng Giáo phận Melbourne. Mặc dù, bận rộn với công việc mục vụ tại giáo phận, nhưng Ngài cũng không từ chối về cùng cộng đồng trong ngày trọng đại. Quý cha, quý tu sĩ nam nữ, và toàn thể cộng đồng đã đến dâng lễ để cùng Mẹ cảm tạ Chúa. Và rất nhiều ân nhân đã bằng cách đóng góp công sức, tiền bạc, bảo trợ. Các thiện nguyện viên đã giúp đỡ trang hoàng lễ đài. Ban tổ chức, ban trật tự, ban truyền thông, ban ẩm thực, ban vệ sinh và rất nhiều những người âm thầm đã giúp ngày lễ thành công để dâng lên Mẹ.
Cuối cùng, để nhớ về quê hương, một buổi thắp nến cầu nguyện cùng Mẹ Fatima xin đoái thương đến đoàn con cái Mẹ nơi quê nhà được hưởng tự do, nhân quyền được tôn trọng, và hạnh phúc. Liên Ca đoàn đã cất vang lời bài hát “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam và Kinh Hòa bình qua lời hướng dẫn của Linh mục tuyên úy cộng đồng Hoàng Kim Huy.
Trước khi ra về, Đức Cha cũng nhắc nhở mọi người ra về, vì đường xa nên lái xe cẩn thận để tránh gây tai nạn, và cũng để đại lễ được an bình như ý của Đức Mẹ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Điều gì đã xảy ra tại Fatima 100 năm về trước?
Lm. Nguyễn Hữu Thy
14:11 13/05/2017
Điều gì đã xảy ra tại Fatima 100 năm về trước?
Một sự kiện vĩ đại và kỳ bí, nghe ra tưởng chừng như một câu chuyện huyền thoại, được thêu dệt nên bởi một bộ óc giàu tưởng tượng. Tuy nhiên đó lại là một sự kiện lịch sử đã thực sự xảy ra cách đây đúng 100 năm về trước – từ ngày 13.5. đến ngày 13.10.1917 – tại Fatima, một làng quê hẻo lánh ở nước Bồ Đào Nha.
Đúng vào lúc cả thế giới đang chìm ngập trong máu lửa của cuộc thế giới chiến thứ nhất và tại Nga Sô phong trào cộng sản vô thần do Lê-nin cầm đầu đã nổi dậy cướp được chính quyền và đang gây ra bao nỗi tang tóc kinh hoàng cho dân tộc đáng thương này, thì một vị Thiên Nữ vô cùng xinh đẹp và hiền từ, tay mang tràng hạt Mân Côi, đã hiện ra với ba trẻ chăn chiên đơn sơ, để qua ba em Bà muốn gửi đến cho toàn thể nhân loại một Sứ Điệp quan trọng và khẩn cấp.
Đó là Sứ Điệp: Muốn hòa bình được vãn hồi và để ngăn chặn nước Nga không gieo rắc tà thuyết của mình ra khắp thế giới, nhân loại phải cải thiện cuộc sống và chuyên cần cầu nguyện.
Lần hiện ra đầu tiên
Vào giữa trưa ngày 13.5.1917, các em Lucia Dos Santos (10 tuổi), Phanxicô Marto (9 tuổi) và Gia-xin-ta Marto (7 tuổi), em gái của Phanxicô, đang cho đoàn chiên của gia đình mình đứng gặm cỏ chung tại cánh đồng trên ngọn đồi Cova da Iria thuộc gia đình Dos Santos ở làng quê hẻo lánh Fatima nằm giữa trung tâm nước Bồ Đào Nha, bỗng nhiên các em trông thấy trên bầu trời trong vắt một tia chớp cực sáng xuất hiện và trên một cây sồi ở lưng chừng ngọn đồi các em trông thấy một vị „Thiên Nữ xinh đẹp tuyệt vời“, được bao phủ bởi một vòng ánh sáng sáng. Vị Thiên Nữ nhìn các em với đôi mắt vô cùng hiền từ và dịu dàng bảo các em:
- „Các con đừng sợ, Bà không làm hại các con đâu.“
Lucia đã can đảm hỏi vị Thiên Nữ:
- „Thưa Bà, Bà từ đâu tới?“
- „Bà đến từ trời“, vị thiên Nữ trả lời.
- „Bà muốn gì nơi chúng con?“ Lucia hỏi.
- „Bà đến đây là để xin các con hãy tiếp tục đến chỗ này sáu lần nữa, vào cùng giờ các ngày 13 trong mỗi tháng, rồi Bà sẽ nói cho các con hay Bà là ai và Bà muốn gì nơi các con“, vị Thiên Nữ trả lời.
Sau cùng, vị „Thiên Nữ xinh đẹp“ xin các em hãy sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày, dâng mọi khó khăn và đau đớn hằng ngày cho Thiên Chúa để cầu nguyện cho các kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại và để cầu cho thế giới được hòa bình.
Khi về đến nhà, các em đã xúc động kể lại cho mọi người nghe tất cả những gì đã xảy ra tại ngọn đồi Cova da Iria. Nhưng không một ai trong gia đình tin lời các em cả, vì họ sợ rằng rồi từ đây gia đình họ sẽ phải đương đầu với những dèm pha, chê cười cũng như những đe dọa của mọi người.
Các lần hiện ra tiếp theo
Vị Thiên Nữ giữ đúng lời hứa và liên tiếp hiện ra với ba trẻ chăn chiên năm lần nữa.
Vào lần hiện ra thứ hai vào ngày 13.6.1917, các em đã được vị Thiên Nữ cho hay là Phanxicô và Gia-xin-ta chẳng bao lâu nữa sẽ chết và được rước về Thiên Đàng. Trong khi đó, Lucia còn phải sống thêm một thời gian nữa, vì theo lời vị Thiên Nữ thì „Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho nhiều người biết đến Bà và yêu mến Bà.“
Trong lần hiện ra thứ ba vào ngày 13.7.1917, đã có trên 3.000 người tò mò, gồm người lớn và trẻ con, đã tuôn đến đồi Cova da Iria. Nhưng ngoài ba trẻ ra, không một ai nhìn thấy vị Thiên Nữ cả. Mọi người chỉ thấy một tia chớp sáng và một đám mây trắng bao phủ lấy ba trẻ chăn chiên. Còn vị Thiên Nữ thì nhắc lại cho ba em lời yêu cầu của Bà là các em hãy sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Đồng thời vị Thiên Nữ cũng đã hứa là vào lần hiện ra trong tháng 10 tới, Bà sẽ làm một phép lạ cả thể để mọi người tin.
Ba bí mật Fatima
Trong lần hiện ra vào tháng 7, vị Thiên Nữ đã trao phó cho các em ba điều bí mật.
Điều bí mật thứ nhất là cho ba em nhìn thấy hỏa ngục. Nhưng theo lời các em kể lại thì mặc dầu thị kiến này chỉ xảy ra trong một chốc lát ngắn ngủi, nhưng đã có thể làm các em chết khiếp được, nếu như trước đó vị Thiên Nữ đã không hứa sẽ cho các em được về Thiên Đàng.
Bí mật thứ hai là một lời kêu gọi đầy cảnh báo. Vị Thiên Nữ nói: „Các con đã nhìn thấy hỏa ngục và nhiều kẻ có tội đã bị sa vào đó. Để cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập sự tôn sùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Bà trên khắp thế giới. Nếu người ta thực thi những điều Bà nói với các con đây, thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi, nhân loại sẽ được hòa bình. Chiến tranh (thế giới chiến I) sẽ chấm dứt; nhưng nếu nhân loại không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, thì một cuộc chiến tranh khác còn khủng khiếp hơn nữa sẽ xảy ra. Nếu các con nhìn thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng kỳ lạ, thì các con hãy biết rằng đó là dấu chỉ vĩ đại mà Thiên Chúa muốn cho các con hay rằng đã đến lúc Người trừng phạt những hành động xấu xa tội lỗi của thế giới bằng chiến tranh, đói kém và sự bắt bớ, đàn áp Giáo Hội và Đức Thánh Cha. Để ngăn cản không để cho những tai họa ấy xảy ra, Bà sẽ đến và xin dâng hiến nước Nga cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Bà và việc rước lễ mỗi ngày thứ bảy đầu tháng để đền bù phạt ta. Nếu người ta thực thi lời yêu cầu của Bà, thì nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ được hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ gieo rắc các tà thuyết của mình ra khắp thế giới, sẽ làm bùng nổ các cuộc chiến tranh và những cuộc đàn áp Giáo Hội, nhiều kẻ lành sẽ bị giết chết và Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Nhưng cuối cùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Bà sẽ toàn thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến nước Nga cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Bà, nước Nga sẽ ăn năn trở lại và thế giới sẽ được hòa bình trong một thời gian.“
Tiếp đến là bí mật thứ ba, vốn được Giáo Hội giữ kín, không cho công bố trong nhiều thập niên, nên đã khiến cho cả thế giới không ngừng phỏng đoán và suy diễn hết sức ngoạn mục theo trí tưởng tượng phong phú của họ, mãi cho tới năm 2000, khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố cho toàn thế giới thì các suy diễn đầy tính chất tưởng tượng ấy mới chấm dứt.
Theo bản văn Hồi Ký của Sơ Lucia, người ta đọc thấy như sau: „Sau hai phần trước mà tôi đã trình bày, chúng tôi đã nhìn thấy phía bên trái Đức Mẹ một vị Thiên Thần tay trái cầm thanh gươm bằng lửa và từ thanh gươm có lửa bốc ra như thể muốn đốt cháy cả thế giới. Nhưng khi ngọn lửa chạm phải ánh hào quang từ tay Đức Mẹ chiếu ra trên vị Thiên Thần, thì ngọn lửa bị dập tắt. Còn vị Thiên Thần thì giơ tay phải chỉ vào mặt đất và hô to: „Hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội!“ và chúng tôi đã thấy một ánh sáng kỳ lạ, đó chính là Thiên Chúa: „một cái gì đó“ xem như thể những con người trong một tấm gương, khi họ đã đi qua tấm gương rồi, thì chúng tôi thấy một vị Giám Mục mặc áo trắng, và chúng tôi biết ngay đó là Đức Thánh Cha. Nhiều vị Giám Mục, Linh Mục và Tu Sĩ nam nữ khác trèo lên một ngọn núi dốc, trên đỉnh núi có dựng một tượng Thánh Giá được làm bằng gỗ thô, hình như bằng gỗ cây sồi còn để cả vỏ nữa. Trước khi Đức Thánh Cha đến chỗ đó, ngài đi qua một thành phố lớn, mà một nửa đã bị phá hủy, còn một nửa cũng sắp bị sụp đổ, với những bước đi run rẫy do bị đau đớn và lo lắng, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những xác chết ngài gặp trên đường đi. Khi đến được ngọn núi, ngài quỳ xuống dưới chân tượng Thánh Giá khổng lồ. Ở đó ngài bị đám lính giết chết. Họ bắn súng và mũi tên vào ngài. Sau đó các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ nam nữ và nhiều người khác, cả đàn ông lẫn đàn bà thuộc mọi giai cấp và địa vị, cũng bị giết một cách tương tự như thế. Dưới hai cánh Thánh Giá có hai vị Thiên Thần, mỗi vị cầm một chiếc bình bằng thủy tinh trên tay. Các vị hứng máu các vị Tử Đạo vào trong chiếc bình và đưa cho các linh hồn ở gần đó uống.“
Vào cuối lần hiện ra này, vị Thiên Nữ đã dạy cho các em một lời kinh mà các em phải đọc thêm vào sau mỗi chục hạt Kinh Mân Côi: „Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng hết thảy, nhất là những linh hồn phải cần đến lòng thương xót Chúa hơn.“
Ba trẻ bị cầm tù
Những sự kiện xảy ra tại Fatima đã được lan truyền một cách mau chóng ra khắp mọi nơi. Các nhà chức trách trong vùng, mà đa số là vô thần, cho rằng đứng sau các sự kiện xảy ra tại Fatima có sự lèo lái của các Giáo Sĩ. Vì thế, ngay trước lần hiện ra thứ bốn của vị Thiên Nữ vào ngày 13.8.1917, các nhà chức trách đã ra lệnh bắt giam ba trẻ vào tù. Trong khi đó, ở ngọn đồi Cova da Iria đã có khoảng 20.000 người từ khắp nơi tập trung về và đã vô vọng chờ đợi các em tới.
Để tìm cách ép buộc các em phủ nhận các lần hiện ra của vị Thiên Nữ, các nhà chức trách vào lúc bấy giờ, vốn có khuynh hướng chống Giáo Hội, đã tra hỏi các em một cách nghiêm khắc và đe dọa sẽ giết các em bằng một cái chết cực kỳ đau đớn. Nhưng cả ba em chăn chiên đã tỏ ra vô cùng can đảm khi trả lời các nhà chức trách là các em thà chết còn hơn là „phản bội lại Bà đẹp“.
Vì thế, sau hai ngày bị giam giữ, các em lại được thả ra và cho về nhà. Các nhà chức trách đã hoàn toàn thất bại trong việc tìm cách doạ nạt để bắt các em phủ nhận sự thật là vị Thiên Nữ đã hiện ra với mình. Cũng vì các em bị giam giữ, nên vị Thiên Nữ đã hiện ra với các em lần thứ bốn này vào ngày 19.8.1917. Và trong lần hiện ra này, vị Thiên Nữ lại một lần nữa xin các em hãy cầu nguyện và hy sinh cho các kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại. Khi Lucia xin vị Thiên Nữ làm một phép lạ để người ta tin đây là một sự thật chứ không do các em bịa đặt ra, thì vị Thiên Nữ đã trả lời: „Vâng, vào ngày 13 tháng 10 tới Bà sẽ làm một phép lạ để tất cả mọi người tin vào sự hiện ra của Bà (…), các con sẽ nhìn thấy Thánh Cả Giuse và Chúa Hài Đồng Giêsu đang ban cho thế giới ơn hòa bình. Các con sẽ nhìn thấy Chúa ban phép lành cho thế giới. Các con cũng sẽ nhìn thấy Đức Bà Rất Thánh Mân Côi và Đức Bà Bảy Sự thương Khó.“
Và cả trong lần hiện ra thứ năm vào ngày 13.9.1917, vị Thiên Nữ cũng xin các em hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội và cho hòa bình thế giới.
Phép lạ mặt trời quay
Người ta khắp nơi đã nóng lòng chờ đợi phép lạ sẽ xảy ra trong lần hiện ra thứ sáu và cũng là lần hiện ra cuối cùng vào ngày 13.10.1917 như lời vị Thiên Nữ đã hứa. Tuy hôm đó, ngay từ sáng sớm trời đã đổ mưa như trút, đã có khoảng trên 70.000 người kéo nhau về tại hiện trường, nơi xảy ra biến cố, để muốn chứng kiến tận mắt các sự lạ. Trong đám quần chúng vô cùng đông đảo đang ồn ào chen lấn tại ngọn đồi Cova da Iria, gồm đủ mọi thành phần và giai cấp xã hội: Các tín hữu, các người vô thần, các người tò mò, giới báo chí và công an cảnh sát.
Vào giữa trưa vị Thiên Nữ hiện đến và trong lần hiện ra này, vị Thiên Nữ đã nói cho các em biết Ngài là ai và Bà muốn gì. Vị thiên Nữ nó với các em: „Bà là Đức Bà Rất Thánh Mân Côi. Bà ao ước người ta xây dựng nơi đây cho Bà một ngôi Nhà Nguyện.“
Và kết thúc những lần hiện ra của Mẹ, Đức Bà Rất Thánh Mân Côi, Mẹ Maria đã tóm tắt lại lý do Mẹ đã hiện ra với ba em tại Fatima như sau: „Bà đã hiện ra là vì Bà muốn nhắc nhủ nhân loại phải biết cải thiện bản thân hơn. Nhân loại đừng tiếp tục xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, Người đã bị xúc phạm quá nhiều rồi.“
Tiếp đến ba trẻ nhìn thấy Thánh Gia Thất. Đứng ở phía bên phải, gần mặt trời đang chiếu sáng bình thường là Đức Bà Rất Thánh Mân Côi, mặc áo trắng và khoác bên ngoài chiếc áo choàng màu xanh da trời. Đứng phía trái là Thánh Cả Giuse, mặc áo đỏ, trên tay bồng Chúa Hài Đồng đang giơ tay chúc lành cho thế giới.
Cuối cùng, Chúa Giêsu, trong tuổi trưởng thành, đang âu yếm ban phép lành cho thế giới và Đức Bà Bảy Sự Thương Khó và sau hết là Đức Bà Núi Các-Men cầm trong tay chiếc khăn choàng vai.
Bỗng nhiên Lucia kêu to: „Kìa, nhìn xem mặt trời!“
Và khi cả đám đông đưa mắt nhìn lên bầu trời, họ đã chứng kiến một sự kiện ngoại thường, không thể tin được. Lập tức mưa ngừng rơi. Các đám mây biến tan hết và mặt trời trở nên như một cái đĩa khổng lồ và người ta có thể nhìn thấy được. Thế rồi mặt trời quay tròn cực kỳ nhanh như một vòng lửa vĩ đại, làm bắn ra các tia lửa đủ màu sắc: vàng, xanh lá cây, đỏ, xanh dương và tím. Mặt trời lại tiếp tục nhảy múa cho tới khi nó bỗng nhiên bay bổng lên không trung và rồi như thể rơi xuống trên đám đông, đến nỗi đã khiến cho đám người đông đảo trên 70.000 sinh mạng một phen khiếp đảm và kêu thét lên „Lạy Chúa tôi, xin cứu con,…con chết mất!“
Sau khi sự kiện qua đi và mọi sự lại trở lại bình thường. Áo quần của mọi người vốn đã bị ướt đẫm nước mưa, bỗng chốc khô ráo bình thường.
Trước cảnh tượng lạ lùng đó, mọi người bất kể lương giáo, kẻ có đạo hay vô thần, v.v… đều quỳ gối và cầu nguyện lớn tiếng. Và sự kiện lạ lùng này xảy ra trong khoảng 10 phút và thường được gọi là „phép lạ mặt trời quay Fatima“ đã đi vào lịch sử Giáo Hội Công Giáo nói chung và của dân tộc Bồ Đào Nha nói riêng.
Và không chỉ khoảng 70.000 người có mặt tại Fatima lúc bấy giờ đã chứng kiến được biến cố huyền bí lạ lùng đó, mà cả các dân cư ở những vùng kế cận cũng đã nhìn thấy được sự lạ đó nữa. Còn các giới báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, vốn đa số vô thần, đã đến Fatima trong lần hiện ra cuối cùng này, chỉ với mục đích là sẽ cho xuất hiện trong các tờ báo ngày mai của họ những bài viết đầy mỉa mai, phỉ báng và nhạo cười „sự bịa đặt trắng trợn và ô nhục Fatima“, thì sau khi chứng kiến những sự kiện lạ lụng „mặt trời quay“ này, đã phải đấm ngực ăn năn xưng thú sự ngạo mạn chủ quan của mình. Kết quả là trên các tờ báo lớn nhỏ xuất hiện trong sáng hôm sau ở trên khắp nước Bồ Đào Nha, người ta đã đọc thấy những bài tường trình hoàn toàn trung thực về biến cố Fatima
Mười ba năm sau đó, sau khi đã cân nhắc và tra cứu kỹ càng và hoàn toàn khách quan, Giáo Hội Công Giáo đã công khai nhìn nhận sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, từ ngày 13.5. đến 13.10.1917, là có thật và khuyên mọi con cái mình cố gắng lắng nghe và thực thi Sứ Điệp đầy yêu thương, mà Mẹ Maria đã thừa lệnh Trời Cao mang đến cho toàn thể nhân loại, để họ thực sự được sống trong hạnh phúc và an bình với Thiên Chúa cũng như với mọi anh chị em đồng loại của mình.
Lạy Mẹ Fatima, xin cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen
Một sự kiện vĩ đại và kỳ bí, nghe ra tưởng chừng như một câu chuyện huyền thoại, được thêu dệt nên bởi một bộ óc giàu tưởng tượng. Tuy nhiên đó lại là một sự kiện lịch sử đã thực sự xảy ra cách đây đúng 100 năm về trước – từ ngày 13.5. đến ngày 13.10.1917 – tại Fatima, một làng quê hẻo lánh ở nước Bồ Đào Nha.
Đúng vào lúc cả thế giới đang chìm ngập trong máu lửa của cuộc thế giới chiến thứ nhất và tại Nga Sô phong trào cộng sản vô thần do Lê-nin cầm đầu đã nổi dậy cướp được chính quyền và đang gây ra bao nỗi tang tóc kinh hoàng cho dân tộc đáng thương này, thì một vị Thiên Nữ vô cùng xinh đẹp và hiền từ, tay mang tràng hạt Mân Côi, đã hiện ra với ba trẻ chăn chiên đơn sơ, để qua ba em Bà muốn gửi đến cho toàn thể nhân loại một Sứ Điệp quan trọng và khẩn cấp.
Đó là Sứ Điệp: Muốn hòa bình được vãn hồi và để ngăn chặn nước Nga không gieo rắc tà thuyết của mình ra khắp thế giới, nhân loại phải cải thiện cuộc sống và chuyên cần cầu nguyện.
Lần hiện ra đầu tiên
Vào giữa trưa ngày 13.5.1917, các em Lucia Dos Santos (10 tuổi), Phanxicô Marto (9 tuổi) và Gia-xin-ta Marto (7 tuổi), em gái của Phanxicô, đang cho đoàn chiên của gia đình mình đứng gặm cỏ chung tại cánh đồng trên ngọn đồi Cova da Iria thuộc gia đình Dos Santos ở làng quê hẻo lánh Fatima nằm giữa trung tâm nước Bồ Đào Nha, bỗng nhiên các em trông thấy trên bầu trời trong vắt một tia chớp cực sáng xuất hiện và trên một cây sồi ở lưng chừng ngọn đồi các em trông thấy một vị „Thiên Nữ xinh đẹp tuyệt vời“, được bao phủ bởi một vòng ánh sáng sáng. Vị Thiên Nữ nhìn các em với đôi mắt vô cùng hiền từ và dịu dàng bảo các em:
- „Các con đừng sợ, Bà không làm hại các con đâu.“
Lucia đã can đảm hỏi vị Thiên Nữ:
- „Thưa Bà, Bà từ đâu tới?“
- „Bà đến từ trời“, vị thiên Nữ trả lời.
- „Bà muốn gì nơi chúng con?“ Lucia hỏi.
- „Bà đến đây là để xin các con hãy tiếp tục đến chỗ này sáu lần nữa, vào cùng giờ các ngày 13 trong mỗi tháng, rồi Bà sẽ nói cho các con hay Bà là ai và Bà muốn gì nơi các con“, vị Thiên Nữ trả lời.
Sau cùng, vị „Thiên Nữ xinh đẹp“ xin các em hãy sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày, dâng mọi khó khăn và đau đớn hằng ngày cho Thiên Chúa để cầu nguyện cho các kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại và để cầu cho thế giới được hòa bình.
Khi về đến nhà, các em đã xúc động kể lại cho mọi người nghe tất cả những gì đã xảy ra tại ngọn đồi Cova da Iria. Nhưng không một ai trong gia đình tin lời các em cả, vì họ sợ rằng rồi từ đây gia đình họ sẽ phải đương đầu với những dèm pha, chê cười cũng như những đe dọa của mọi người.
Các lần hiện ra tiếp theo
Vị Thiên Nữ giữ đúng lời hứa và liên tiếp hiện ra với ba trẻ chăn chiên năm lần nữa.
Vào lần hiện ra thứ hai vào ngày 13.6.1917, các em đã được vị Thiên Nữ cho hay là Phanxicô và Gia-xin-ta chẳng bao lâu nữa sẽ chết và được rước về Thiên Đàng. Trong khi đó, Lucia còn phải sống thêm một thời gian nữa, vì theo lời vị Thiên Nữ thì „Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho nhiều người biết đến Bà và yêu mến Bà.“
Trong lần hiện ra thứ ba vào ngày 13.7.1917, đã có trên 3.000 người tò mò, gồm người lớn và trẻ con, đã tuôn đến đồi Cova da Iria. Nhưng ngoài ba trẻ ra, không một ai nhìn thấy vị Thiên Nữ cả. Mọi người chỉ thấy một tia chớp sáng và một đám mây trắng bao phủ lấy ba trẻ chăn chiên. Còn vị Thiên Nữ thì nhắc lại cho ba em lời yêu cầu của Bà là các em hãy sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Đồng thời vị Thiên Nữ cũng đã hứa là vào lần hiện ra trong tháng 10 tới, Bà sẽ làm một phép lạ cả thể để mọi người tin.
Ba bí mật Fatima
Trong lần hiện ra vào tháng 7, vị Thiên Nữ đã trao phó cho các em ba điều bí mật.
Điều bí mật thứ nhất là cho ba em nhìn thấy hỏa ngục. Nhưng theo lời các em kể lại thì mặc dầu thị kiến này chỉ xảy ra trong một chốc lát ngắn ngủi, nhưng đã có thể làm các em chết khiếp được, nếu như trước đó vị Thiên Nữ đã không hứa sẽ cho các em được về Thiên Đàng.
Bí mật thứ hai là một lời kêu gọi đầy cảnh báo. Vị Thiên Nữ nói: „Các con đã nhìn thấy hỏa ngục và nhiều kẻ có tội đã bị sa vào đó. Để cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập sự tôn sùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Bà trên khắp thế giới. Nếu người ta thực thi những điều Bà nói với các con đây, thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi, nhân loại sẽ được hòa bình. Chiến tranh (thế giới chiến I) sẽ chấm dứt; nhưng nếu nhân loại không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, thì một cuộc chiến tranh khác còn khủng khiếp hơn nữa sẽ xảy ra. Nếu các con nhìn thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng kỳ lạ, thì các con hãy biết rằng đó là dấu chỉ vĩ đại mà Thiên Chúa muốn cho các con hay rằng đã đến lúc Người trừng phạt những hành động xấu xa tội lỗi của thế giới bằng chiến tranh, đói kém và sự bắt bớ, đàn áp Giáo Hội và Đức Thánh Cha. Để ngăn cản không để cho những tai họa ấy xảy ra, Bà sẽ đến và xin dâng hiến nước Nga cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Bà và việc rước lễ mỗi ngày thứ bảy đầu tháng để đền bù phạt ta. Nếu người ta thực thi lời yêu cầu của Bà, thì nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ được hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ gieo rắc các tà thuyết của mình ra khắp thế giới, sẽ làm bùng nổ các cuộc chiến tranh và những cuộc đàn áp Giáo Hội, nhiều kẻ lành sẽ bị giết chết và Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Nhưng cuối cùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Bà sẽ toàn thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến nước Nga cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Bà, nước Nga sẽ ăn năn trở lại và thế giới sẽ được hòa bình trong một thời gian.“
Tiếp đến là bí mật thứ ba, vốn được Giáo Hội giữ kín, không cho công bố trong nhiều thập niên, nên đã khiến cho cả thế giới không ngừng phỏng đoán và suy diễn hết sức ngoạn mục theo trí tưởng tượng phong phú của họ, mãi cho tới năm 2000, khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố cho toàn thế giới thì các suy diễn đầy tính chất tưởng tượng ấy mới chấm dứt.
Theo bản văn Hồi Ký của Sơ Lucia, người ta đọc thấy như sau: „Sau hai phần trước mà tôi đã trình bày, chúng tôi đã nhìn thấy phía bên trái Đức Mẹ một vị Thiên Thần tay trái cầm thanh gươm bằng lửa và từ thanh gươm có lửa bốc ra như thể muốn đốt cháy cả thế giới. Nhưng khi ngọn lửa chạm phải ánh hào quang từ tay Đức Mẹ chiếu ra trên vị Thiên Thần, thì ngọn lửa bị dập tắt. Còn vị Thiên Thần thì giơ tay phải chỉ vào mặt đất và hô to: „Hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội!“ và chúng tôi đã thấy một ánh sáng kỳ lạ, đó chính là Thiên Chúa: „một cái gì đó“ xem như thể những con người trong một tấm gương, khi họ đã đi qua tấm gương rồi, thì chúng tôi thấy một vị Giám Mục mặc áo trắng, và chúng tôi biết ngay đó là Đức Thánh Cha. Nhiều vị Giám Mục, Linh Mục và Tu Sĩ nam nữ khác trèo lên một ngọn núi dốc, trên đỉnh núi có dựng một tượng Thánh Giá được làm bằng gỗ thô, hình như bằng gỗ cây sồi còn để cả vỏ nữa. Trước khi Đức Thánh Cha đến chỗ đó, ngài đi qua một thành phố lớn, mà một nửa đã bị phá hủy, còn một nửa cũng sắp bị sụp đổ, với những bước đi run rẫy do bị đau đớn và lo lắng, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những xác chết ngài gặp trên đường đi. Khi đến được ngọn núi, ngài quỳ xuống dưới chân tượng Thánh Giá khổng lồ. Ở đó ngài bị đám lính giết chết. Họ bắn súng và mũi tên vào ngài. Sau đó các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ nam nữ và nhiều người khác, cả đàn ông lẫn đàn bà thuộc mọi giai cấp và địa vị, cũng bị giết một cách tương tự như thế. Dưới hai cánh Thánh Giá có hai vị Thiên Thần, mỗi vị cầm một chiếc bình bằng thủy tinh trên tay. Các vị hứng máu các vị Tử Đạo vào trong chiếc bình và đưa cho các linh hồn ở gần đó uống.“
Vào cuối lần hiện ra này, vị Thiên Nữ đã dạy cho các em một lời kinh mà các em phải đọc thêm vào sau mỗi chục hạt Kinh Mân Côi: „Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng hết thảy, nhất là những linh hồn phải cần đến lòng thương xót Chúa hơn.“
Ba trẻ bị cầm tù
Những sự kiện xảy ra tại Fatima đã được lan truyền một cách mau chóng ra khắp mọi nơi. Các nhà chức trách trong vùng, mà đa số là vô thần, cho rằng đứng sau các sự kiện xảy ra tại Fatima có sự lèo lái của các Giáo Sĩ. Vì thế, ngay trước lần hiện ra thứ bốn của vị Thiên Nữ vào ngày 13.8.1917, các nhà chức trách đã ra lệnh bắt giam ba trẻ vào tù. Trong khi đó, ở ngọn đồi Cova da Iria đã có khoảng 20.000 người từ khắp nơi tập trung về và đã vô vọng chờ đợi các em tới.
Để tìm cách ép buộc các em phủ nhận các lần hiện ra của vị Thiên Nữ, các nhà chức trách vào lúc bấy giờ, vốn có khuynh hướng chống Giáo Hội, đã tra hỏi các em một cách nghiêm khắc và đe dọa sẽ giết các em bằng một cái chết cực kỳ đau đớn. Nhưng cả ba em chăn chiên đã tỏ ra vô cùng can đảm khi trả lời các nhà chức trách là các em thà chết còn hơn là „phản bội lại Bà đẹp“.
Vì thế, sau hai ngày bị giam giữ, các em lại được thả ra và cho về nhà. Các nhà chức trách đã hoàn toàn thất bại trong việc tìm cách doạ nạt để bắt các em phủ nhận sự thật là vị Thiên Nữ đã hiện ra với mình. Cũng vì các em bị giam giữ, nên vị Thiên Nữ đã hiện ra với các em lần thứ bốn này vào ngày 19.8.1917. Và trong lần hiện ra này, vị Thiên Nữ lại một lần nữa xin các em hãy cầu nguyện và hy sinh cho các kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại. Khi Lucia xin vị Thiên Nữ làm một phép lạ để người ta tin đây là một sự thật chứ không do các em bịa đặt ra, thì vị Thiên Nữ đã trả lời: „Vâng, vào ngày 13 tháng 10 tới Bà sẽ làm một phép lạ để tất cả mọi người tin vào sự hiện ra của Bà (…), các con sẽ nhìn thấy Thánh Cả Giuse và Chúa Hài Đồng Giêsu đang ban cho thế giới ơn hòa bình. Các con sẽ nhìn thấy Chúa ban phép lành cho thế giới. Các con cũng sẽ nhìn thấy Đức Bà Rất Thánh Mân Côi và Đức Bà Bảy Sự thương Khó.“
Và cả trong lần hiện ra thứ năm vào ngày 13.9.1917, vị Thiên Nữ cũng xin các em hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội và cho hòa bình thế giới.
Phép lạ mặt trời quay
Người ta khắp nơi đã nóng lòng chờ đợi phép lạ sẽ xảy ra trong lần hiện ra thứ sáu và cũng là lần hiện ra cuối cùng vào ngày 13.10.1917 như lời vị Thiên Nữ đã hứa. Tuy hôm đó, ngay từ sáng sớm trời đã đổ mưa như trút, đã có khoảng trên 70.000 người kéo nhau về tại hiện trường, nơi xảy ra biến cố, để muốn chứng kiến tận mắt các sự lạ. Trong đám quần chúng vô cùng đông đảo đang ồn ào chen lấn tại ngọn đồi Cova da Iria, gồm đủ mọi thành phần và giai cấp xã hội: Các tín hữu, các người vô thần, các người tò mò, giới báo chí và công an cảnh sát.
Vào giữa trưa vị Thiên Nữ hiện đến và trong lần hiện ra này, vị Thiên Nữ đã nói cho các em biết Ngài là ai và Bà muốn gì. Vị thiên Nữ nó với các em: „Bà là Đức Bà Rất Thánh Mân Côi. Bà ao ước người ta xây dựng nơi đây cho Bà một ngôi Nhà Nguyện.“
Và kết thúc những lần hiện ra của Mẹ, Đức Bà Rất Thánh Mân Côi, Mẹ Maria đã tóm tắt lại lý do Mẹ đã hiện ra với ba em tại Fatima như sau: „Bà đã hiện ra là vì Bà muốn nhắc nhủ nhân loại phải biết cải thiện bản thân hơn. Nhân loại đừng tiếp tục xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, Người đã bị xúc phạm quá nhiều rồi.“
Tiếp đến ba trẻ nhìn thấy Thánh Gia Thất. Đứng ở phía bên phải, gần mặt trời đang chiếu sáng bình thường là Đức Bà Rất Thánh Mân Côi, mặc áo trắng và khoác bên ngoài chiếc áo choàng màu xanh da trời. Đứng phía trái là Thánh Cả Giuse, mặc áo đỏ, trên tay bồng Chúa Hài Đồng đang giơ tay chúc lành cho thế giới.
Cuối cùng, Chúa Giêsu, trong tuổi trưởng thành, đang âu yếm ban phép lành cho thế giới và Đức Bà Bảy Sự Thương Khó và sau hết là Đức Bà Núi Các-Men cầm trong tay chiếc khăn choàng vai.
Bỗng nhiên Lucia kêu to: „Kìa, nhìn xem mặt trời!“
Và khi cả đám đông đưa mắt nhìn lên bầu trời, họ đã chứng kiến một sự kiện ngoại thường, không thể tin được. Lập tức mưa ngừng rơi. Các đám mây biến tan hết và mặt trời trở nên như một cái đĩa khổng lồ và người ta có thể nhìn thấy được. Thế rồi mặt trời quay tròn cực kỳ nhanh như một vòng lửa vĩ đại, làm bắn ra các tia lửa đủ màu sắc: vàng, xanh lá cây, đỏ, xanh dương và tím. Mặt trời lại tiếp tục nhảy múa cho tới khi nó bỗng nhiên bay bổng lên không trung và rồi như thể rơi xuống trên đám đông, đến nỗi đã khiến cho đám người đông đảo trên 70.000 sinh mạng một phen khiếp đảm và kêu thét lên „Lạy Chúa tôi, xin cứu con,…con chết mất!“
Sau khi sự kiện qua đi và mọi sự lại trở lại bình thường. Áo quần của mọi người vốn đã bị ướt đẫm nước mưa, bỗng chốc khô ráo bình thường.
Trước cảnh tượng lạ lùng đó, mọi người bất kể lương giáo, kẻ có đạo hay vô thần, v.v… đều quỳ gối và cầu nguyện lớn tiếng. Và sự kiện lạ lùng này xảy ra trong khoảng 10 phút và thường được gọi là „phép lạ mặt trời quay Fatima“ đã đi vào lịch sử Giáo Hội Công Giáo nói chung và của dân tộc Bồ Đào Nha nói riêng.
Và không chỉ khoảng 70.000 người có mặt tại Fatima lúc bấy giờ đã chứng kiến được biến cố huyền bí lạ lùng đó, mà cả các dân cư ở những vùng kế cận cũng đã nhìn thấy được sự lạ đó nữa. Còn các giới báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, vốn đa số vô thần, đã đến Fatima trong lần hiện ra cuối cùng này, chỉ với mục đích là sẽ cho xuất hiện trong các tờ báo ngày mai của họ những bài viết đầy mỉa mai, phỉ báng và nhạo cười „sự bịa đặt trắng trợn và ô nhục Fatima“, thì sau khi chứng kiến những sự kiện lạ lụng „mặt trời quay“ này, đã phải đấm ngực ăn năn xưng thú sự ngạo mạn chủ quan của mình. Kết quả là trên các tờ báo lớn nhỏ xuất hiện trong sáng hôm sau ở trên khắp nước Bồ Đào Nha, người ta đã đọc thấy những bài tường trình hoàn toàn trung thực về biến cố Fatima
Mười ba năm sau đó, sau khi đã cân nhắc và tra cứu kỹ càng và hoàn toàn khách quan, Giáo Hội Công Giáo đã công khai nhìn nhận sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, từ ngày 13.5. đến 13.10.1917, là có thật và khuyên mọi con cái mình cố gắng lắng nghe và thực thi Sứ Điệp đầy yêu thương, mà Mẹ Maria đã thừa lệnh Trời Cao mang đến cho toàn thể nhân loại, để họ thực sự được sống trong hạnh phúc và an bình với Thiên Chúa cũng như với mọi anh chị em đồng loại của mình.
Lạy Mẹ Fatima, xin cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen
Hành hương Đức Mẹ Banneux :„Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn“
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:23 13/05/2017
Hành hương Đức Mẹ Banneux :„Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn“
Con người ai cũng muốn được sống khoẻ mạnh. Nhưng nào đã có ai chưa một lần nào không có đau bệnh nặng hay nhẹ. Và khi đau bệnh ai cũng mong muốn sao cho mau được lành bệnh khoẻ mạnh trở lại.
Lẽ dĩ nhiên, khi có đau bệnh dùng thuốc uống, đến bác sĩ nhà thương để được chữa trị. Nhưng không chỉ đau bệnh về thân thể, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần nữa. Bệnh về lãnh vực tinh thần đâu có thuốc chữa trị. Niềm tin là phương thuốc chữa trị hiệu nghiệm kết qủa tốt chữa lành đau bệnh tinh thần.
Chính vì thế, xưa nay con người một mặt dùng thuốc, một mặt vẫn hằng cầu khấn kêu xin ơn Trên chữa lành cho khỏi đau bệnh, nhất là cơn đau bệnh nặng trầm trọng.
Người Công Giáo tin vào Thiên Chúa là nguồn ơn chữa lành bệnh tinh thần cũng như thể xác cho con người. Vì Ngài là Đấng dựng nên con người, nuôi dưỡng con người, thương yêu con người.
Và họ cũng tin rằng lời cầu xin ơn chữa lành bệnh , nếu được Đức mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa chuyển cầu phù hộ, được Thiên Chúa dễ nhậm lời hơn. Vì thế, chúng ta thường hay chạy đến kêu xin Đức mẹ phù hộ cho, như lòng tin tường: Đức bà cứu kẻ liệt, kẻ khốn!
Đến với Đức mẹ Maria trong tâm hồn, nơi bàn thờ ở nhà tư, ở thánh đường và nơi trung tâm hành hương kính Đức Mẹ khắp nơi trên thế giới.
Ở Âu châu có nhiều trung tâm hành hương kính viếng Đức Mẹ Maria, như Lourdes ở Pháp, Fatima ở Bồ đào nha, Loreto bên Ý, Đức Mẹ đen Tschenstochau, ibên Balan...
Bên vương quốc Bỉ có thánh địa Banneux, nơi là trung tâm hành hương kính viếng Đức mẹ Maria. So với các thánh địa trung tâm khác ở Âu châu, thánh địa Banneux còn trẻ mới có từ năm 1933. Trung tâm hành hương kính Đức mẹ Banneux này có biệt hiệu „ Đức mẹ của người nghèo“.. Nghèo không chỉ về của cải vật chất, nhưng còn nghèo về tinh thần, nhất là nghèo vì đời sống yếu đuối hay đau bệnh moing cần được xoa dịu chữa trị.
1. Lịch sử địa lý
Về địa dư, Banneux là một làng nhỏ miền thôn quê cách thành phố lớn Liege 20 cây số, thuộc về vùng cao nguyên Ardene. Thành phố Liege là trung tâm văn hóa của miền Wallonien vương quốc Bỉ nói tiếng Pháp, nơi đây có tòa Giám mục, có trường đại học, có kỹ nghệ nặng, có sân bay, có đường xe lửa nối liền sang các nước lân bang...
Vào năm 1933 làng Banneux có hơn 300 người dân cư. Những người dân sinh sống nơi đây làm nghề nông nghiệp. Họ có đời sống yên tĩnh thanh bình nhưng nghèo. Vì là một làng nhỏ, nên Banneux không là một xứ đạo Công gíao riêng, nhưng là một họ lẻ có cha phó lo việc mục vụ thôi.
Dẫu vậy, Bannuex lại trở thành trung tâm điểm thu hút mọi người không chỉ ở nước Bỉ, mà ngày nay còn trên khắp thế giới nữa. Banneux trở nên nổi danh là nhờ có Đức Mẹ Maria hiện ra với cô bé Mariette Beco năm 1933.
2. Lịch sử Đức Mẹ Banneux.
Gia đình Beco là một gia đình nghèo sống ở ven bờ khu rừng trong làng Banneux.
2.1. Hiện ra lần thứ nhất
Ngày 15.01.1933 từ cửa sổ nhà Mariette Beco, lúc đó cô lên 11 tuổi, vào lúc tối trời nhìn thấy một người phụ nữ tỏa ánh sáng lung linh ở ngoài vườn. Hồi hộp Mariette gọi mẹ mình và nói reo lên: „Con thấy một Bà trong vườn nhà mình kìa.“ Mẹ Mariette Beco cũng nhìn thấy thế, nhưng cho là „một mụ phù thủy“ , rồi làm ngơ thúc dục con vào giường đi ngủ. Bà đóng cửa sổ lại. Mariette bắt đầu đọc kinh cầu nguyện và rồi trở lại nơi cửa sổ. Nhưng ánh sáng Bà lạ đã biến mất. Đó là lần thứ nhất Đức Mẹ hiện ra trong khu vườn nhà Beco.
Mariette Beco là con gái lớn trong gia đình. Từ ba tháng trước đó Mariette, theo lời mẹ của Mariette kể lại, không đi tham dự thánh lễ ở thờ, không đi học Giáo lý xưng tội rước lễ lần đầu, và cũng chẳng đọc kinh cầu nguyện nữa. Mariette là một đứa trẻ có đời sống tâm linh không sốt sắng đạo đức.
Nhưng qua biến cố nhìn thấy Bà lạ với ánh sáng trong vườn, Mariette đã thay đổi đời sống ngược hẳn lại. Lúc 07.30 giờ ngày hôm sau Mariette thức dậy đi đến nhà thờ tham dự Thánh lễ Misa và đi học giáo lý với cha phó Jamin. Cha phó thấy Mariette đến, ông rất đỗi kinh ngạc.
Cha phó ngạc nhiên, vì nghĩ rằng Marette không học giáo lý xưng tội lần đầu nữa. Mariette chỉ đến học thời gian trước đây rất bất thường họa hiếm. Việc Mariette bê trễ như thế có lý do, vì cô là con gái lớn trong gia đình có bảy người con. Nên cô phải lo phụ giúp mẹ việc trong nhà, mà mẹ cô lại hay đau yếu không được khoẻ. Còn cha Mariette là người dửng dưng đã quyết định con gái mình không bắt buộc phải tiếp nhận Bí Tích Rước Lễ lần đầu.
Cha phó Jamin ngạc nhiên, vì trước đây nửa tháng trước đó ngài đã tới Beauraing trong nước Bỉ, nơi Đức Mẹ cũng đã hiện ra trong khoảng từ ngày 29.11.1932 đến 03.01.1033 với năm trẻ em. Nơi đó cha phó Jamin cùng nhóm hành hương đã làm tuần chín ngày cầu nguyện xin cho đời sống đức tin trong xứ đạo Banneux được đổi mới sốt sắng việc đạo đức kính mến thờ phượng Chúa. Nhưng ngài đâu có nghĩ tới việc ăn năn trở lại của một người trong xứ có đời sống đạo nguội lạnh thờ ơ với đạo nghĩa nhà thờ đâu.
2. 2. Lần hiện ra thứ hai
Ngày 18.01.1933 lúc 19.00 giờ Mariette ra ngoài vườn qùy gối hai tay chắp lại. Cha cô thấy thế chạy lại gần đánh thức cô cho khỏi cơn mê ngất trí cùng làm cho cô bớt sợ hãi. Nhưng Mariette không màng chi tới hành động của cha mình lúc đó. Ông chạy đi báo cho cha phó Jamin, nhưng không gặp được cha phó.
Mariette đứng dậy đi ra khỏi vườn theo chân Bà lạ gọi dẫn đường. Hai lần Mariette té qùy xuống nền đường tuyết phủ đóng cứng. Lần ngã qùy thứ ba bên vệ đường nơi có vũng nước chảy ra từ một nguồn nước ngầm.
Bà lạ nói với Mariette:“ Con hãy nhúng đôi tay con vào nước này „. Mariette ngoan ngoãn làm theo lời chỉ dạy nhúng hai tay vào vũng nước lạnh buốt xuống tận đáy sâu. Và khi làm như thế Mariette để rơi cỗ tràng hạt, nhưng ngày hôm sau tìm lại được. Mariette nhắc lại lời Bà lạ đã nói với mình:“ Dòng nước này dành cho con. Chúc con một buổi chiều tối an bình. Tạm biệt con.“
Ngay buổi chiều hôm đó cha phó Jamin được nói cho biết sự thể đã diễn biến xảy ra với Mariette. Ông đã tới nhà Beco thăm gia đình. Cha của Mariette nói với cha phó:“ ngày mai con sẽ đi xưng tội và rước lễ.“ Đây là việc ăn năn trở lại thứ hai.
2. 3. Lần hiện ra thứ ba.
Thứ năm ngày 19.01.1933 thời tiết ngoài trời rất xấu. Mariette ra qùy gối trên một lối đi nhỏ hẹp trong vườn. Lúc đó vào khoảng 19.00 giờ và có 06 người cùng theo Mariette.
Bà lạ xuất hiện, Mariette hỏi: „ Thưa Bà đẹp, bà là ai vậy?“ „ Ta là người mẹ của người nghèo“. Mariette nhắc lạ: „ O, Bà là người mẹ của người nghèo.“
Đức Mẹ Maria dẫn Mariette đi tới dòng nước. Mariette hỏi tiếp: „ Thưa Bà đẹp, ngày hôm qua bà nói với con: Dòng nước này dành cho con. Tại sao lại cho con?“. Vừa nói cô vừa chỉ vào thân mình có ý muốn nói, dòng nước này cho riêng mình. Đức mẹ mỉm cười trả lời: „ Dòng nước này cho mọi dân tộc“ Mariette nhắc lại“ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật. Cám ơn Bà.“.
Đức mẹ Maria nói thêm vào:“ Mẹ sẽ cầu nguyện cho con. Tạm biệt con.“
Mariette nhắc lại lời „ Dân tộc“, cô không hiểu chữ đó mang ý nghĩa gì và đi trở về nhà. Đến nhà nhìn thấy cha mình, cô chạy đến ôm cha.
2. 4. Lần hiện ra thứ tư .
Thứ sáu ngày 20.01.1933, Mariett cả ngày nằm trong giường để nghỉ cho đỡ mệt. Vì đêm qua cô trải qua cơn khó ngủ. Lúc 18.454 giờ cô chỗi dậy ra khỏi giường mặc quần áo và đi ra ngoài, cho dù bị ngăn cản. Cô mời những người lớn cùng đi với mình. Trên đường đi cô qùy gối đọc kinh cầu nguyện ít lâu.
Khi Đức mẹ hiện đến, Mariette kêu lên:“ O, kìa Bà đến rồi.“ Rồi cô nói chuyện với Đức Mẹ:“ Thưa Bà đẹp, Bà muốn điều gì?“.
Đức Mẹ mỉm cười nói:“ Mẹ muốn có một ngôi nhà nguyện nhỏ.“ Rồi Đức mẹ giơ tay ra và lấy tay phải chúc lành cho cô. Mariette ngất xỉu ngả qụy nằm xuống mặt đất. Người ta xúm, lại khiêng cô về nhà, sau đó cô tỉnh lại.
Liền ba tuần sau đó từ ngày 21. 01. đến 11. 02. Đức mẹ không hiện ra. Mọi sự trở lại yên tĩnh. Những người tò mò không còn đến xem đông nữa. Riêng Mariette vẫn trung thành hằng ngày vào lúc 19.00 giờ cô ra ngoài vườn qùy cầu nguyện cho dù trời lạnh mùa Đông. Cô đọc kinh lần chuỗi bốn, năm , sáu , bảy tràng hạt. Đôi khi cô đọc kinh một mình không biết mệt mỏi.
2. 5. Lần hiện ra thứ năm
Lần hiện ra này xảy ra hôm 11.02.1933. Như những lần trước Mariette đi trên đường ra chỗ dòng nước qùy gối xuống hai lần và nhúng đôi tay vào dòng nước cùng làm dấu thánh gía trên mình. Bỗng chốc cô đứng dậy chạy nhanh về nhà và khóc. Cô hỏi cha mình về ý nghĩa „ xoa dịu“, mà cô không hiểu lời Đức Mẹ nói với cô: „ Mẹ đến đây xoa dịu nỗi đau khổ“
Lẽ ra đến tháng Năm Mariette mới được rước lễ lần đầu, nhưng ngày hôm sau Cô được lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể lần đầu.
2. 6. Hiện ra làn thứ sáu.
Ba ngày qua đi và người tò mò đến xem cũng giảm bớt đi. Ngày 15.02.1933 vào buổi chiều Mariette chỉ có ba người đồng hành được chứng kiến lần hiện ra thứ sáu của Đức Mẹ. Mariette nói với Đức mẹ thắc mắc của cha phó Jamin:“ Thưa Mẹ rất thánh, cha phó yêu cầu con nói với Mẹ xin một dấu chỉ.“ Đức mẹ Maria trả lời: „ Hãy tin tưởng vào Mẹ. Mẹ sẽ tin tưởng các con.“ Rồi Đức Mẹ nói thêm vào: „ Hãy cầu nguyện nhiều. Tạm biệt con.“. Mariette cầu nguyện, xấp mặt xuống đất, cô khóc vì Đức mẹ biến đi mất. Đức mẹ Maria đã tin tưởng trao mầu nhiệm cho đứa con nhỏ Mariette.
2. 7. Lần hiện ra thứ bảy.
Ngày 20.02.1933 Mariette qùy gối giữa trời tuyết đổ gía rét. Cô đọc kinh lần chuỗi mân côi có 8 người cùng đồng hành bên cạnh. Bất ngờ cô đọc kinh to tiếng và nhanh hẳn lên. Cô đứng dậy đi ra khỏi vườn, qùy xuống hai lần trên mặt đường và lần thứ ba nơi dòng nước hôm trước. Nơi dòng suối nước cô cầu nguyện và khóc. Đức mẹ Maria nói với cô:“ Con yêu qúi, hãy cầu nguyện nhiều.“
Theo lời Đức mẹ nhắn bảo, Mariette đã làm theo, đêm hôm đó vào khoảng 22.00 giờ cha cô đã thấy con gái mình qùy bên giường dựa vào một chiếc ghế, tay lần hạt đọc kinh.
2. 8. Mariette phải chờ đợi tám ngày trước khi Đức mẹ hiện ra lần thứ tám và cũng là lần sau chót ở Banneux với Mariette .
Thứ năm ngày 02.03.1933 lúc 15.00 giờ trời mưa như trút nước. Vào khỏang 19.00 giờ Mariette che dù đi ra ngoài, đang khi lần hạt đến chục thứ ba, trời tạnh ngừng mưa. Mariette giữ thinh lặng, giang tay ra, đứng dậy đi thêm một bước và qùy xuống. Cô chống khủy tay xuống khóc nức nở. Thấy vậy cha cô đến đỡ cô dậy. Trời lại đổ mưa tiếp. Về nhà cô thuật lại trong dòng nước mắt sứ điệp Đức mẹ nói với cô:“ Ta là mẹ Đấng cứu chuộc, Mẹ Thiên Chúa. Con hãy cầu nguyện nhiều.“ . Đức Mẹ chắp đôi tay lại và nói:“ Tạm biệt con.“. Mariette nói“ Đức Mẹ nói với tôi chào tạm biệt, Tôi sẽ không nhìn gặp lại Đức Mẹ. Sau này Mariette nói:“ Đức Mẹ chỉ nói một chữ tạm biệt.“
Như thế Đức mẹ hiện ra với Mariette Beco tất cả tám lần ở Banneux với bốn lần ra dòng suối nước, và bốn lần khác ở trong vườn hay ngoài đường.
Và từ ngày đó dòng suối nước Đức Mẹ Banneux như lời Đức Mẹ nói với Beco „ dòng suối nước dành cho mọi dân tộc“ đã trở nên dòng suối nước linh thiêng thu hút hàng trăm ngàn người đến cầu nguyện kính viếng Đức Mẹ nơi thánh địa Banneux.
3. Thánh địa Banneux.
Sự kiện Đức mẹ Maria hiện ra với Mariette Beco đã được Giáo quyền địa phương chú ý theo dõi kiểm tra, Đức Giám Mục giáo phận Liege từ năm 1942 đến 1947 đã chính thức công nhận việc sùng kính Đức mẹ Maria là mẹ của người nghèo. Ngày 22.08.1949 sự kiện Đức mẹ hiện ra tám lần ở Banneux được công nhận là đúng cùng chân thật.
Từ đó những khách hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux hoặc cá nhân riêng lẻ hay đoàn từng đoàn thể hằng kéo đến đông đảo, nhất là vào thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười hằng năm. Họ đến nhúng đôi tay vào dòng suối nước ban ơn lành, họ đến đọc kinh cầu nguyện cho những ý chỉ ước nguyện riêng tư, họ đến để kín múc nguồn ơn cho nhu cầu chữa lành, an ủi bệnh tật thể xác cũng như tâm hồn.
Ngày 21. 05.1985 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đệ nhị, bây giờ là Hiển Thánh trong Giáo Hội, đã hành hương đến Banneux nơi dòng suối nước này, và Ngài đã nhúng đôi tay vào dòng nước đó đang khi cầu nguyện. Dịp này có 100.000 người cùng đến hành hương chung với ngài.
Và hằng năm có tổng số khoảng hơn kém bốn trăm ngàn người đến dòng suối nước Banneux hành hương kính viếng Đức Mẹ, chủ yếu vào thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười.
Ngày nay nơi thánh địa Banneux ngôi nhà của gia đình Beco còn được gìn giữ bảo trì, khu vườn sau nhà bây giờ là sân đốt nến cầu nguyện có một ngôi nhà nguyện nhỏ được xây dựng như ý Đức Mẹ mong muốn. Ngôi nhà nguyện được xây dựng khánh thành ngày 15.08.1933.
Trong nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra nơi Đức Mẹ đứng lúc hiện ra có lát đá hình kiểu Mosaic với dòng chữ „ HUC Velens, VoLUIt MatrIsr eCLUDere peCtus“ - Khi Đức mẹ hiện đến nơi đây, Đức mẹ muốn mở trái tim người mẹ ra.“.
Trên con đường đi đến dòng suối nước, Mariette đã ngã qùy xuống ba lần. Nơi những chỗ này còn ghi dấu lại với Logo có dòng nước và ngôi sao năm cánh của khắc ghi trên đó.
Ngôi nhà thờ lớn dâng kính Đức Mẹ của người nghèo với hơn 5.000 chỗ cho khách hành hương được xây dựng năm 1984. Ngôi thánh đường này được xây dựng nhìn bên ngoài như một chiếc lều, mà trong Kinh thánh Cựu diễn tả chiếc lều đựng Hòm Bia lề luật Thiên Chúa nơi gặp gỡi Thiên Chúa với dân của Ngài đang trên đường di chuyển lữ hành từ Ai Cập trở về quê hương Chúa hứa.
Ngoài ra còn có hai nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra và nhà nguyện Thánh Phanxico nằm song song hai bên công trường Esplana, mỗi nhà nguyện có hơn 400 chỗ ngồi.
Dòng suối nước là trạm cuối cùng nơi Đức Mẹ hiện ra dẫn Mariette Beco và mọi người đến đó. Bể chứa đựng nước chảy ra từ nguồn vách đá như hiện nay được xây dựng làm năm 1985 có khắc ghi dòng chữ „ Fons UnUS ChrIstUS JesUs hUnC aLMa reCLUDit - Chúa Giêsu Kit là nguồn dòng nước duy nhất, mà Đức mẹ dẫn chúng ta đến, luôn hằng rộng mở cho mọi người.“. Bên trên tường dòng suối nước tượng Đức Mẹ Banneux hai tay chắp trước ngực, đầu hơi nghiêng cúi xuống mắt hướng nhìn đoàn con bên dưới đang nhúng tay cầu khẩn xin ban ơn phù giúp.
Trong khu rừng thông thánh địa là con đường với 15 chặng đàng thánh gía. Rải rác bên vệ đường trong thánh địa có những ngôi nhà nguyện nhỏ, những trạm bàn thờ kính Đức Mẹ, kính vị Thánh của những dân tộc đã đến đây hành hương. Đó là ước nguyện mong muốn của trung tâm hành hương Banneux như một dấu tích kỷ niệm để lại nơi đây.
Những con đường trong khu rừng thánh địa nơi đây tỏa chiếu không khí linh thiêng rất thích hợp cho những nhóm đoàn thể tổ chức rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ từ quảng trường Esplana theo con đường đi qua dòng suối nước xuyên qua khu rừng có bóng râm mát tiến về nhà thờ dâng thánh lễ. Khu vực như thế này không có ở thánh địa bên Lourdes cũng như ở bên Fatima.
Ở thánh địa Banneux có nhà dành riêng để tiếp đón những người bệnh đến hành hương kính viếng Đức Mẹ. Trong thời gian hành hương từ tháng Năm tới tháng Mười, hằng ngày đều có giờ Chầu Thánh Thể và chúc lành cho bệnh nhân.
Từ 10 năm nay, các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở nước Đức, rồi từ các nước Âu Châu như Bỉ, Hòalan, Pháp, Anh, Lục xâm bảo đến đây hành hương cung nghinh rước Đức Mẹ Banneux chung trong khu thánh địa vào ngày Chúa Nhật thứ hai tháng Năm hằng năm, ngày này theo phong tục nấp sống văn hóa Âu châu cũng là ngày nhớ ơn mẹ. Số người đi hành hương ngày càng đông lên tới hàng ngàn người.
Thánh địa Banneux không rộng lớn về diện tích cùng bề dày lịch sử so với Lourdes, và Fatima. Nhưng địa điểm Banneux thuận tiện đường giao thông đi lại gần cho người Công Giáo Việt Nam sống ở chung quanh các nước vùng Trung Âu châu, Bỉ, Đức, Pháp, Hòalan,Luc-xam-bảo, Anh quốc. Và nhất là thánh địa Banneux có chỗ lý tưởng cho việc rước kiệu, vốn dĩ là phong tục nếp sống đạo của người Công Giáo Việt Nam có từ thời các Vị Thừa Sai người tây phương sang truyền giáo cách đây gần bốn trăm năm.
4. Mariette Beco, người thị kiến Đức Mẹ hiện ra là ai?
Những người được Đức Mẹ hiện ra ở Lourdes và Fatima là những người không lập gia đình vào sống trong tu viện trở thành nữ tu sau đó. Và sau khi qua đời đã được phong Á Thánh hay Hiển Thánh trong Giáo Hội.
Nhưng trường hợp Mariette Beco ở Banneux thì không như vậy. Mariette Beco vẫn là một giáo dân Công Giáo sống đời sống hôn nhân gia đình giữa lòng xã hội trần thế cho tới khi qua đời.
Mariette Beco là con gái lớn đầu lòng của gia đình đông con. Nên Mariette bận phải lo phụ giúp mẹ việc trong nhà nhiều hơn.
Mariette trước khi được Đức Mẹ hiện ra, không là người sùng đạo, bỏ đi lễ nhà thờ, bỏ học giáo lý xưng tội rước lễ lần đầu thường xuyên. Sau khi được Đức Mẹ hiện ra khuyên bảo hãy cầu nguyện nhiều, Mariette mới quay trở lại chăm chỉ cầu nguyện nhiều, nhưng như cô nói: Không muốn nói hay tỏ hiện ra bên ngoài cho ai thấy.
Năm 1942 Mariette Beco lập gia đình và có ba người con, người con thứ ba qua đời lúc còn thơ bé sau khi mở mắt chào đời.
Đời sống hôn nhân của Mariette Beco gặp khủng hoảng, vợ chồng chia tay sống ly thân. Mariette Beco sống yên lặng lui vào ẩn dật không tiếp xúc công cộng cũng chẳng bao giờ cho phỏng vấn chụp hình hay nói về biến cố thêm bớt cùng rút lại những gì ngày xưa đã được Đức Mẹ hiện ra tám lần với mình.
Năm 1985 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đệ nhị tới thánh địa Banneux hành hương kính viếng Đức Mẹ, Mariette Beco bằng lòng đến gặp Đức Thánh Cha trong phòng áo nhà nguyện. Trong cuộc gặp gỡ này, Mariette Beco đã nói với Đức Thánh Cha: „ Con chỉ là người đưa thư sứ điệp của Đức Mẹ thôi.“
Đời sống của Mariette Beco có nhiều đau khổ về tinh thần vì hoàn cảnh gia đình chia ly, cô đơn, con mất sớm, lại thêm bệnh tật đau yếu, chân đau mắt càng nhìn yếu kém gần như mù lòa lúc tuổi đời càng cao. Lúc tuổi gìa yếu Bà Mariette Beco vào sống trong nhà hưu dưỡng bên Banneux. Và ngày 02.12.2011 Bà Mariette Beco đã qua đời thọ 90 tuổi.
Mariette Beco đã được Đức Mẹ hiện ra và đã thuật lại những gì đã thấy đã nghe về biến cố phép lạ này. Mariette Beco sau biến cố phép lạ được Đức mẹ hiện ra bị nhiều người coi khinh có cả bị nhạo báng, bị hồ nghi và cho là cô đã phản bội.
Nhưng cho tới khi qua đời, Mariette Beco đã không bao giờ phản bội sứ điệp Đức Mẹ Banneux, và cũng chẳng bao giờ rút lại, cũng chẳng thêu dệt thêm bớt gì nữa. Mariette Beco trước sau vẫn trung thành giữ vững vị thế lập trường của mình. Cô thường nói: „ Tôi đã nói tất cả những gì tôi phải nói. Tôi không có một lời nào nữa thêm vào hay rút lại.“
Khi hiện ra lần thứ năm hôm 11.02.1933 , Đức mẹ đã nói với Mariette Beco „ Mẹ đến đây xoa dịu nỗi đau khổ“, nhưng cuộc đời Mariette Beco cho tới khi qua đời lại gặp, theo con mắt nhìn suy hiểu của con người phàm trần, qúa nhiều sự đau khổ.
Vậy đâu là ý nghĩa đạo đức thần học ẩn chứa qua biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Banneux?
5. Những dấu chỉ đạo đức thần học.
5.1 Đức Mẹ Banneux đi lùi hướng mắt về đàng sau
Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Mariette Beco khởi đầu trong khu vườn sau nhà và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường nảy Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.
Những người đến nơi này kính viếng luôn được Đức Mẹ ngó xuống nhìn cùng lắng nghe chúng ta tâm sự. Nơi dòng suối nước ban ơn lành, hai tay nhúng vào dòng nước xin ơn và mắt ngước lên tượng Đức Mẹ Banneux trên bờ tường cũng đang nhìn ta bên dưới.
Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu Đức mẹ Banneux đi đầu mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu.
Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.
5. 2. Mẹ của người nghèo
Lần hiện ra thứ ba với Mariette Beco, Đức mẹ đã trả lời thắc mắc của Mariette: „ Ta là mẹ của người nghèo“. Với lời tự nhận đó, Đức Mẹ muốn mình ở giữa những người nghèo không chỉ về vật chất của cải tiền bạc, nhưng còn nghèo về đời sống tinh thần tâm linh nữa.
Chúa Giêsu trong bài giảng tám mối phúc thật đã ca tụng „những người có tâm hồn nghèo khó, vì nước trời là của họ.“ (Mt 3,1). Họ nghèo về vật chất, nhưng lại giầu có tinh thần, vì tin tưởng vào Chúa.
5.3. Dòng suối nước cho mọi người
Đức Mẹ dẫn Mariette từ vườn sau nhà đi đến dòng nước rồi chỉ cho nhúng tay vào đó, rồi Đức Mẹ biến đi. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.
Từ ngày đó biết bao nhiêu ngàn người lũ lượt hành hương đến cúi mình nhúng đôi tay vào dòng suối nước này cầu nguyện xin ơn chúc lành phù hộ của Đức Mẹ. Và nhiều người đã được ban ơn như lòng tin tưởng cầu xin.
Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giêsu là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều hiết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa nữa.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức mẹ truyền bảo Mariette Beco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.“.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người. Đức Giê-su nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát.14 Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)
5.4. Những lần té ngã trên đường đi
Trên đường từ nhà được Đức mẹ dẫn đến dòng suối nước, Mariette Beco đã ngã té xuống đất ba lần. Những chỗ đó được ghi lại với hình ngôi sao khắc trên mặt đường.
Đức Mẹ hiện ra đã dẫn Mariette ra đến dòng suối nước bốn lần nói lên: Trong đời sống con người chúng ta hầu như hằng ngày đều đi trên cùng một con đường. Rồi bước đi tới cũng như trở lại trên con đường hằng ngày là hình ảnh nói lên sự chuyển động, làm lại đổi mới đời sống
Những lần Mariette ngả té qùy gối xuống nền đường là hình ảnh những yếu đuối, những đau khổ thất vọng, những thử thách trải qua, những khiếm khuyết lỗi làm tinh thần chùng xuống, khiến ngã qụy trên đường đến nguồn nước ân đức Chúa Giêsu Kito.
Nhưng Đức mẹ Banneux lúc nào cũng nhìn Mariette cùng đoàn người đi theo với nụ cười trên môi. Như thế, Đức mẹ muốn nhắn gửi đi sứ điệp: Không có bình luận phê phán, chê trách lên án cùng đe doạ. Đức Mẹ Banneux luôn khuyến khích hãy can đảm lên và luôn vực nâng đứng dậy khi té ngã.
Đến thánh địa Banneux hành hương người ta sẽ không tìm thấy nơi đây những gì mang dấu vết văn hóa nghệ thuật thời xưa cũng như hiện đại. Không, đây là vùng thôn quê hẻo lánh, nên không có những điều đó.
Đến thánh địa Banneux người ta cũng không tìm thấy những vết tích của sự kiện lạ lùng hấp dẫn. Nhưng là để cầu nguyện xin ơn phù hộ an ủi từ nơi Đức mẹ Maria theo ý nguyện riêng tư.
Đến thánh địa Banneux người ta cũng không sống trải qua cảnh ồn ào nhộn nhịp của từng đoàn người hành hương nối dài đi ra, đi vào nơi này. Nhưng có được bầu không khí bình lặng thiêng liêng nơi đây của những người hành hương thanh thản đến cúi mình nhúng đôi tay vào dòng suối nước Đức mẹ, âm thầm đọc kinh hoặc nói lời tâm sự với Đức Mẹ, rồi họ lại thinh lặng ra đi vào khu rừng đọc kinh suy niệm đàng thánh gía, hay vào những nhà nguyện đốt thắp nến đọc kinh xem lễ.
Đến hành hương Đức mẹ Banneux xin sự bình an chữa lành cho đời sống.
Tháng Hoa kính Đức Mẹ Maria.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Con người ai cũng muốn được sống khoẻ mạnh. Nhưng nào đã có ai chưa một lần nào không có đau bệnh nặng hay nhẹ. Và khi đau bệnh ai cũng mong muốn sao cho mau được lành bệnh khoẻ mạnh trở lại.
Lẽ dĩ nhiên, khi có đau bệnh dùng thuốc uống, đến bác sĩ nhà thương để được chữa trị. Nhưng không chỉ đau bệnh về thân thể, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần nữa. Bệnh về lãnh vực tinh thần đâu có thuốc chữa trị. Niềm tin là phương thuốc chữa trị hiệu nghiệm kết qủa tốt chữa lành đau bệnh tinh thần.
Chính vì thế, xưa nay con người một mặt dùng thuốc, một mặt vẫn hằng cầu khấn kêu xin ơn Trên chữa lành cho khỏi đau bệnh, nhất là cơn đau bệnh nặng trầm trọng.
Người Công Giáo tin vào Thiên Chúa là nguồn ơn chữa lành bệnh tinh thần cũng như thể xác cho con người. Vì Ngài là Đấng dựng nên con người, nuôi dưỡng con người, thương yêu con người.
Và họ cũng tin rằng lời cầu xin ơn chữa lành bệnh , nếu được Đức mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa chuyển cầu phù hộ, được Thiên Chúa dễ nhậm lời hơn. Vì thế, chúng ta thường hay chạy đến kêu xin Đức mẹ phù hộ cho, như lòng tin tường: Đức bà cứu kẻ liệt, kẻ khốn!
Đến với Đức mẹ Maria trong tâm hồn, nơi bàn thờ ở nhà tư, ở thánh đường và nơi trung tâm hành hương kính Đức Mẹ khắp nơi trên thế giới.
Ở Âu châu có nhiều trung tâm hành hương kính viếng Đức Mẹ Maria, như Lourdes ở Pháp, Fatima ở Bồ đào nha, Loreto bên Ý, Đức Mẹ đen Tschenstochau, ibên Balan...
Bên vương quốc Bỉ có thánh địa Banneux, nơi là trung tâm hành hương kính viếng Đức mẹ Maria. So với các thánh địa trung tâm khác ở Âu châu, thánh địa Banneux còn trẻ mới có từ năm 1933. Trung tâm hành hương kính Đức mẹ Banneux này có biệt hiệu „ Đức mẹ của người nghèo“.. Nghèo không chỉ về của cải vật chất, nhưng còn nghèo về tinh thần, nhất là nghèo vì đời sống yếu đuối hay đau bệnh moing cần được xoa dịu chữa trị.
1. Lịch sử địa lý
Về địa dư, Banneux là một làng nhỏ miền thôn quê cách thành phố lớn Liege 20 cây số, thuộc về vùng cao nguyên Ardene. Thành phố Liege là trung tâm văn hóa của miền Wallonien vương quốc Bỉ nói tiếng Pháp, nơi đây có tòa Giám mục, có trường đại học, có kỹ nghệ nặng, có sân bay, có đường xe lửa nối liền sang các nước lân bang...
Vào năm 1933 làng Banneux có hơn 300 người dân cư. Những người dân sinh sống nơi đây làm nghề nông nghiệp. Họ có đời sống yên tĩnh thanh bình nhưng nghèo. Vì là một làng nhỏ, nên Banneux không là một xứ đạo Công gíao riêng, nhưng là một họ lẻ có cha phó lo việc mục vụ thôi.
Dẫu vậy, Bannuex lại trở thành trung tâm điểm thu hút mọi người không chỉ ở nước Bỉ, mà ngày nay còn trên khắp thế giới nữa. Banneux trở nên nổi danh là nhờ có Đức Mẹ Maria hiện ra với cô bé Mariette Beco năm 1933.
2. Lịch sử Đức Mẹ Banneux.
Gia đình Beco là một gia đình nghèo sống ở ven bờ khu rừng trong làng Banneux.
2.1. Hiện ra lần thứ nhất
Ngày 15.01.1933 từ cửa sổ nhà Mariette Beco, lúc đó cô lên 11 tuổi, vào lúc tối trời nhìn thấy một người phụ nữ tỏa ánh sáng lung linh ở ngoài vườn. Hồi hộp Mariette gọi mẹ mình và nói reo lên: „Con thấy một Bà trong vườn nhà mình kìa.“ Mẹ Mariette Beco cũng nhìn thấy thế, nhưng cho là „một mụ phù thủy“ , rồi làm ngơ thúc dục con vào giường đi ngủ. Bà đóng cửa sổ lại. Mariette bắt đầu đọc kinh cầu nguyện và rồi trở lại nơi cửa sổ. Nhưng ánh sáng Bà lạ đã biến mất. Đó là lần thứ nhất Đức Mẹ hiện ra trong khu vườn nhà Beco.
Mariette Beco là con gái lớn trong gia đình. Từ ba tháng trước đó Mariette, theo lời mẹ của Mariette kể lại, không đi tham dự thánh lễ ở thờ, không đi học Giáo lý xưng tội rước lễ lần đầu, và cũng chẳng đọc kinh cầu nguyện nữa. Mariette là một đứa trẻ có đời sống tâm linh không sốt sắng đạo đức.
Nhưng qua biến cố nhìn thấy Bà lạ với ánh sáng trong vườn, Mariette đã thay đổi đời sống ngược hẳn lại. Lúc 07.30 giờ ngày hôm sau Mariette thức dậy đi đến nhà thờ tham dự Thánh lễ Misa và đi học giáo lý với cha phó Jamin. Cha phó thấy Mariette đến, ông rất đỗi kinh ngạc.
Cha phó ngạc nhiên, vì nghĩ rằng Marette không học giáo lý xưng tội lần đầu nữa. Mariette chỉ đến học thời gian trước đây rất bất thường họa hiếm. Việc Mariette bê trễ như thế có lý do, vì cô là con gái lớn trong gia đình có bảy người con. Nên cô phải lo phụ giúp mẹ việc trong nhà, mà mẹ cô lại hay đau yếu không được khoẻ. Còn cha Mariette là người dửng dưng đã quyết định con gái mình không bắt buộc phải tiếp nhận Bí Tích Rước Lễ lần đầu.
Cha phó Jamin ngạc nhiên, vì trước đây nửa tháng trước đó ngài đã tới Beauraing trong nước Bỉ, nơi Đức Mẹ cũng đã hiện ra trong khoảng từ ngày 29.11.1932 đến 03.01.1033 với năm trẻ em. Nơi đó cha phó Jamin cùng nhóm hành hương đã làm tuần chín ngày cầu nguyện xin cho đời sống đức tin trong xứ đạo Banneux được đổi mới sốt sắng việc đạo đức kính mến thờ phượng Chúa. Nhưng ngài đâu có nghĩ tới việc ăn năn trở lại của một người trong xứ có đời sống đạo nguội lạnh thờ ơ với đạo nghĩa nhà thờ đâu.
2. 2. Lần hiện ra thứ hai
Ngày 18.01.1933 lúc 19.00 giờ Mariette ra ngoài vườn qùy gối hai tay chắp lại. Cha cô thấy thế chạy lại gần đánh thức cô cho khỏi cơn mê ngất trí cùng làm cho cô bớt sợ hãi. Nhưng Mariette không màng chi tới hành động của cha mình lúc đó. Ông chạy đi báo cho cha phó Jamin, nhưng không gặp được cha phó.
Mariette đứng dậy đi ra khỏi vườn theo chân Bà lạ gọi dẫn đường. Hai lần Mariette té qùy xuống nền đường tuyết phủ đóng cứng. Lần ngã qùy thứ ba bên vệ đường nơi có vũng nước chảy ra từ một nguồn nước ngầm.
Bà lạ nói với Mariette:“ Con hãy nhúng đôi tay con vào nước này „. Mariette ngoan ngoãn làm theo lời chỉ dạy nhúng hai tay vào vũng nước lạnh buốt xuống tận đáy sâu. Và khi làm như thế Mariette để rơi cỗ tràng hạt, nhưng ngày hôm sau tìm lại được. Mariette nhắc lại lời Bà lạ đã nói với mình:“ Dòng nước này dành cho con. Chúc con một buổi chiều tối an bình. Tạm biệt con.“
Ngay buổi chiều hôm đó cha phó Jamin được nói cho biết sự thể đã diễn biến xảy ra với Mariette. Ông đã tới nhà Beco thăm gia đình. Cha của Mariette nói với cha phó:“ ngày mai con sẽ đi xưng tội và rước lễ.“ Đây là việc ăn năn trở lại thứ hai.
2. 3. Lần hiện ra thứ ba.
Thứ năm ngày 19.01.1933 thời tiết ngoài trời rất xấu. Mariette ra qùy gối trên một lối đi nhỏ hẹp trong vườn. Lúc đó vào khoảng 19.00 giờ và có 06 người cùng theo Mariette.
Bà lạ xuất hiện, Mariette hỏi: „ Thưa Bà đẹp, bà là ai vậy?“ „ Ta là người mẹ của người nghèo“. Mariette nhắc lạ: „ O, Bà là người mẹ của người nghèo.“
Đức Mẹ Maria dẫn Mariette đi tới dòng nước. Mariette hỏi tiếp: „ Thưa Bà đẹp, ngày hôm qua bà nói với con: Dòng nước này dành cho con. Tại sao lại cho con?“. Vừa nói cô vừa chỉ vào thân mình có ý muốn nói, dòng nước này cho riêng mình. Đức mẹ mỉm cười trả lời: „ Dòng nước này cho mọi dân tộc“ Mariette nhắc lại“ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật. Cám ơn Bà.“.
Đức mẹ Maria nói thêm vào:“ Mẹ sẽ cầu nguyện cho con. Tạm biệt con.“
Mariette nhắc lại lời „ Dân tộc“, cô không hiểu chữ đó mang ý nghĩa gì và đi trở về nhà. Đến nhà nhìn thấy cha mình, cô chạy đến ôm cha.
2. 4. Lần hiện ra thứ tư .
Thứ sáu ngày 20.01.1933, Mariett cả ngày nằm trong giường để nghỉ cho đỡ mệt. Vì đêm qua cô trải qua cơn khó ngủ. Lúc 18.454 giờ cô chỗi dậy ra khỏi giường mặc quần áo và đi ra ngoài, cho dù bị ngăn cản. Cô mời những người lớn cùng đi với mình. Trên đường đi cô qùy gối đọc kinh cầu nguyện ít lâu.
Khi Đức mẹ hiện đến, Mariette kêu lên:“ O, kìa Bà đến rồi.“ Rồi cô nói chuyện với Đức Mẹ:“ Thưa Bà đẹp, Bà muốn điều gì?“.
Đức Mẹ mỉm cười nói:“ Mẹ muốn có một ngôi nhà nguyện nhỏ.“ Rồi Đức mẹ giơ tay ra và lấy tay phải chúc lành cho cô. Mariette ngất xỉu ngả qụy nằm xuống mặt đất. Người ta xúm, lại khiêng cô về nhà, sau đó cô tỉnh lại.
Liền ba tuần sau đó từ ngày 21. 01. đến 11. 02. Đức mẹ không hiện ra. Mọi sự trở lại yên tĩnh. Những người tò mò không còn đến xem đông nữa. Riêng Mariette vẫn trung thành hằng ngày vào lúc 19.00 giờ cô ra ngoài vườn qùy cầu nguyện cho dù trời lạnh mùa Đông. Cô đọc kinh lần chuỗi bốn, năm , sáu , bảy tràng hạt. Đôi khi cô đọc kinh một mình không biết mệt mỏi.
2. 5. Lần hiện ra thứ năm
Lần hiện ra này xảy ra hôm 11.02.1933. Như những lần trước Mariette đi trên đường ra chỗ dòng nước qùy gối xuống hai lần và nhúng đôi tay vào dòng nước cùng làm dấu thánh gía trên mình. Bỗng chốc cô đứng dậy chạy nhanh về nhà và khóc. Cô hỏi cha mình về ý nghĩa „ xoa dịu“, mà cô không hiểu lời Đức Mẹ nói với cô: „ Mẹ đến đây xoa dịu nỗi đau khổ“
Lẽ ra đến tháng Năm Mariette mới được rước lễ lần đầu, nhưng ngày hôm sau Cô được lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể lần đầu.
2. 6. Hiện ra làn thứ sáu.
Ba ngày qua đi và người tò mò đến xem cũng giảm bớt đi. Ngày 15.02.1933 vào buổi chiều Mariette chỉ có ba người đồng hành được chứng kiến lần hiện ra thứ sáu của Đức Mẹ. Mariette nói với Đức mẹ thắc mắc của cha phó Jamin:“ Thưa Mẹ rất thánh, cha phó yêu cầu con nói với Mẹ xin một dấu chỉ.“ Đức mẹ Maria trả lời: „ Hãy tin tưởng vào Mẹ. Mẹ sẽ tin tưởng các con.“ Rồi Đức Mẹ nói thêm vào: „ Hãy cầu nguyện nhiều. Tạm biệt con.“. Mariette cầu nguyện, xấp mặt xuống đất, cô khóc vì Đức mẹ biến đi mất. Đức mẹ Maria đã tin tưởng trao mầu nhiệm cho đứa con nhỏ Mariette.
2. 7. Lần hiện ra thứ bảy.
Ngày 20.02.1933 Mariette qùy gối giữa trời tuyết đổ gía rét. Cô đọc kinh lần chuỗi mân côi có 8 người cùng đồng hành bên cạnh. Bất ngờ cô đọc kinh to tiếng và nhanh hẳn lên. Cô đứng dậy đi ra khỏi vườn, qùy xuống hai lần trên mặt đường và lần thứ ba nơi dòng nước hôm trước. Nơi dòng suối nước cô cầu nguyện và khóc. Đức mẹ Maria nói với cô:“ Con yêu qúi, hãy cầu nguyện nhiều.“
Theo lời Đức mẹ nhắn bảo, Mariette đã làm theo, đêm hôm đó vào khoảng 22.00 giờ cha cô đã thấy con gái mình qùy bên giường dựa vào một chiếc ghế, tay lần hạt đọc kinh.
2. 8. Mariette phải chờ đợi tám ngày trước khi Đức mẹ hiện ra lần thứ tám và cũng là lần sau chót ở Banneux với Mariette .
Thứ năm ngày 02.03.1933 lúc 15.00 giờ trời mưa như trút nước. Vào khỏang 19.00 giờ Mariette che dù đi ra ngoài, đang khi lần hạt đến chục thứ ba, trời tạnh ngừng mưa. Mariette giữ thinh lặng, giang tay ra, đứng dậy đi thêm một bước và qùy xuống. Cô chống khủy tay xuống khóc nức nở. Thấy vậy cha cô đến đỡ cô dậy. Trời lại đổ mưa tiếp. Về nhà cô thuật lại trong dòng nước mắt sứ điệp Đức mẹ nói với cô:“ Ta là mẹ Đấng cứu chuộc, Mẹ Thiên Chúa. Con hãy cầu nguyện nhiều.“ . Đức Mẹ chắp đôi tay lại và nói:“ Tạm biệt con.“. Mariette nói“ Đức Mẹ nói với tôi chào tạm biệt, Tôi sẽ không nhìn gặp lại Đức Mẹ. Sau này Mariette nói:“ Đức Mẹ chỉ nói một chữ tạm biệt.“
Như thế Đức mẹ hiện ra với Mariette Beco tất cả tám lần ở Banneux với bốn lần ra dòng suối nước, và bốn lần khác ở trong vườn hay ngoài đường.
Và từ ngày đó dòng suối nước Đức Mẹ Banneux như lời Đức Mẹ nói với Beco „ dòng suối nước dành cho mọi dân tộc“ đã trở nên dòng suối nước linh thiêng thu hút hàng trăm ngàn người đến cầu nguyện kính viếng Đức Mẹ nơi thánh địa Banneux.
3. Thánh địa Banneux.
Sự kiện Đức mẹ Maria hiện ra với Mariette Beco đã được Giáo quyền địa phương chú ý theo dõi kiểm tra, Đức Giám Mục giáo phận Liege từ năm 1942 đến 1947 đã chính thức công nhận việc sùng kính Đức mẹ Maria là mẹ của người nghèo. Ngày 22.08.1949 sự kiện Đức mẹ hiện ra tám lần ở Banneux được công nhận là đúng cùng chân thật.
Từ đó những khách hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux hoặc cá nhân riêng lẻ hay đoàn từng đoàn thể hằng kéo đến đông đảo, nhất là vào thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười hằng năm. Họ đến nhúng đôi tay vào dòng suối nước ban ơn lành, họ đến đọc kinh cầu nguyện cho những ý chỉ ước nguyện riêng tư, họ đến để kín múc nguồn ơn cho nhu cầu chữa lành, an ủi bệnh tật thể xác cũng như tâm hồn.
Ngày 21. 05.1985 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đệ nhị, bây giờ là Hiển Thánh trong Giáo Hội, đã hành hương đến Banneux nơi dòng suối nước này, và Ngài đã nhúng đôi tay vào dòng nước đó đang khi cầu nguyện. Dịp này có 100.000 người cùng đến hành hương chung với ngài.
Và hằng năm có tổng số khoảng hơn kém bốn trăm ngàn người đến dòng suối nước Banneux hành hương kính viếng Đức Mẹ, chủ yếu vào thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười.
Ngày nay nơi thánh địa Banneux ngôi nhà của gia đình Beco còn được gìn giữ bảo trì, khu vườn sau nhà bây giờ là sân đốt nến cầu nguyện có một ngôi nhà nguyện nhỏ được xây dựng như ý Đức Mẹ mong muốn. Ngôi nhà nguyện được xây dựng khánh thành ngày 15.08.1933.
Trong nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra nơi Đức Mẹ đứng lúc hiện ra có lát đá hình kiểu Mosaic với dòng chữ „ HUC Velens, VoLUIt MatrIsr eCLUDere peCtus“ - Khi Đức mẹ hiện đến nơi đây, Đức mẹ muốn mở trái tim người mẹ ra.“.
Trên con đường đi đến dòng suối nước, Mariette đã ngã qùy xuống ba lần. Nơi những chỗ này còn ghi dấu lại với Logo có dòng nước và ngôi sao năm cánh của khắc ghi trên đó.
Ngôi nhà thờ lớn dâng kính Đức Mẹ của người nghèo với hơn 5.000 chỗ cho khách hành hương được xây dựng năm 1984. Ngôi thánh đường này được xây dựng nhìn bên ngoài như một chiếc lều, mà trong Kinh thánh Cựu diễn tả chiếc lều đựng Hòm Bia lề luật Thiên Chúa nơi gặp gỡi Thiên Chúa với dân của Ngài đang trên đường di chuyển lữ hành từ Ai Cập trở về quê hương Chúa hứa.
Ngoài ra còn có hai nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra và nhà nguyện Thánh Phanxico nằm song song hai bên công trường Esplana, mỗi nhà nguyện có hơn 400 chỗ ngồi.
Dòng suối nước là trạm cuối cùng nơi Đức Mẹ hiện ra dẫn Mariette Beco và mọi người đến đó. Bể chứa đựng nước chảy ra từ nguồn vách đá như hiện nay được xây dựng làm năm 1985 có khắc ghi dòng chữ „ Fons UnUS ChrIstUS JesUs hUnC aLMa reCLUDit - Chúa Giêsu Kit là nguồn dòng nước duy nhất, mà Đức mẹ dẫn chúng ta đến, luôn hằng rộng mở cho mọi người.“. Bên trên tường dòng suối nước tượng Đức Mẹ Banneux hai tay chắp trước ngực, đầu hơi nghiêng cúi xuống mắt hướng nhìn đoàn con bên dưới đang nhúng tay cầu khẩn xin ban ơn phù giúp.
Trong khu rừng thông thánh địa là con đường với 15 chặng đàng thánh gía. Rải rác bên vệ đường trong thánh địa có những ngôi nhà nguyện nhỏ, những trạm bàn thờ kính Đức Mẹ, kính vị Thánh của những dân tộc đã đến đây hành hương. Đó là ước nguyện mong muốn của trung tâm hành hương Banneux như một dấu tích kỷ niệm để lại nơi đây.
Những con đường trong khu rừng thánh địa nơi đây tỏa chiếu không khí linh thiêng rất thích hợp cho những nhóm đoàn thể tổ chức rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ từ quảng trường Esplana theo con đường đi qua dòng suối nước xuyên qua khu rừng có bóng râm mát tiến về nhà thờ dâng thánh lễ. Khu vực như thế này không có ở thánh địa bên Lourdes cũng như ở bên Fatima.
Ở thánh địa Banneux có nhà dành riêng để tiếp đón những người bệnh đến hành hương kính viếng Đức Mẹ. Trong thời gian hành hương từ tháng Năm tới tháng Mười, hằng ngày đều có giờ Chầu Thánh Thể và chúc lành cho bệnh nhân.
Từ 10 năm nay, các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở nước Đức, rồi từ các nước Âu Châu như Bỉ, Hòalan, Pháp, Anh, Lục xâm bảo đến đây hành hương cung nghinh rước Đức Mẹ Banneux chung trong khu thánh địa vào ngày Chúa Nhật thứ hai tháng Năm hằng năm, ngày này theo phong tục nấp sống văn hóa Âu châu cũng là ngày nhớ ơn mẹ. Số người đi hành hương ngày càng đông lên tới hàng ngàn người.
Thánh địa Banneux không rộng lớn về diện tích cùng bề dày lịch sử so với Lourdes, và Fatima. Nhưng địa điểm Banneux thuận tiện đường giao thông đi lại gần cho người Công Giáo Việt Nam sống ở chung quanh các nước vùng Trung Âu châu, Bỉ, Đức, Pháp, Hòalan,Luc-xam-bảo, Anh quốc. Và nhất là thánh địa Banneux có chỗ lý tưởng cho việc rước kiệu, vốn dĩ là phong tục nếp sống đạo của người Công Giáo Việt Nam có từ thời các Vị Thừa Sai người tây phương sang truyền giáo cách đây gần bốn trăm năm.
4. Mariette Beco, người thị kiến Đức Mẹ hiện ra là ai?
Những người được Đức Mẹ hiện ra ở Lourdes và Fatima là những người không lập gia đình vào sống trong tu viện trở thành nữ tu sau đó. Và sau khi qua đời đã được phong Á Thánh hay Hiển Thánh trong Giáo Hội.
Nhưng trường hợp Mariette Beco ở Banneux thì không như vậy. Mariette Beco vẫn là một giáo dân Công Giáo sống đời sống hôn nhân gia đình giữa lòng xã hội trần thế cho tới khi qua đời.
Mariette Beco là con gái lớn đầu lòng của gia đình đông con. Nên Mariette bận phải lo phụ giúp mẹ việc trong nhà nhiều hơn.
Mariette trước khi được Đức Mẹ hiện ra, không là người sùng đạo, bỏ đi lễ nhà thờ, bỏ học giáo lý xưng tội rước lễ lần đầu thường xuyên. Sau khi được Đức Mẹ hiện ra khuyên bảo hãy cầu nguyện nhiều, Mariette mới quay trở lại chăm chỉ cầu nguyện nhiều, nhưng như cô nói: Không muốn nói hay tỏ hiện ra bên ngoài cho ai thấy.
Năm 1942 Mariette Beco lập gia đình và có ba người con, người con thứ ba qua đời lúc còn thơ bé sau khi mở mắt chào đời.
Đời sống hôn nhân của Mariette Beco gặp khủng hoảng, vợ chồng chia tay sống ly thân. Mariette Beco sống yên lặng lui vào ẩn dật không tiếp xúc công cộng cũng chẳng bao giờ cho phỏng vấn chụp hình hay nói về biến cố thêm bớt cùng rút lại những gì ngày xưa đã được Đức Mẹ hiện ra tám lần với mình.
Năm 1985 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đệ nhị tới thánh địa Banneux hành hương kính viếng Đức Mẹ, Mariette Beco bằng lòng đến gặp Đức Thánh Cha trong phòng áo nhà nguyện. Trong cuộc gặp gỡ này, Mariette Beco đã nói với Đức Thánh Cha: „ Con chỉ là người đưa thư sứ điệp của Đức Mẹ thôi.“
Đời sống của Mariette Beco có nhiều đau khổ về tinh thần vì hoàn cảnh gia đình chia ly, cô đơn, con mất sớm, lại thêm bệnh tật đau yếu, chân đau mắt càng nhìn yếu kém gần như mù lòa lúc tuổi đời càng cao. Lúc tuổi gìa yếu Bà Mariette Beco vào sống trong nhà hưu dưỡng bên Banneux. Và ngày 02.12.2011 Bà Mariette Beco đã qua đời thọ 90 tuổi.
Mariette Beco đã được Đức Mẹ hiện ra và đã thuật lại những gì đã thấy đã nghe về biến cố phép lạ này. Mariette Beco sau biến cố phép lạ được Đức mẹ hiện ra bị nhiều người coi khinh có cả bị nhạo báng, bị hồ nghi và cho là cô đã phản bội.
Nhưng cho tới khi qua đời, Mariette Beco đã không bao giờ phản bội sứ điệp Đức Mẹ Banneux, và cũng chẳng bao giờ rút lại, cũng chẳng thêu dệt thêm bớt gì nữa. Mariette Beco trước sau vẫn trung thành giữ vững vị thế lập trường của mình. Cô thường nói: „ Tôi đã nói tất cả những gì tôi phải nói. Tôi không có một lời nào nữa thêm vào hay rút lại.“
Khi hiện ra lần thứ năm hôm 11.02.1933 , Đức mẹ đã nói với Mariette Beco „ Mẹ đến đây xoa dịu nỗi đau khổ“, nhưng cuộc đời Mariette Beco cho tới khi qua đời lại gặp, theo con mắt nhìn suy hiểu của con người phàm trần, qúa nhiều sự đau khổ.
Vậy đâu là ý nghĩa đạo đức thần học ẩn chứa qua biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Banneux?
5. Những dấu chỉ đạo đức thần học.
5.1 Đức Mẹ Banneux đi lùi hướng mắt về đàng sau
Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Mariette Beco khởi đầu trong khu vườn sau nhà và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường nảy Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.
Những người đến nơi này kính viếng luôn được Đức Mẹ ngó xuống nhìn cùng lắng nghe chúng ta tâm sự. Nơi dòng suối nước ban ơn lành, hai tay nhúng vào dòng nước xin ơn và mắt ngước lên tượng Đức Mẹ Banneux trên bờ tường cũng đang nhìn ta bên dưới.
Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu Đức mẹ Banneux đi đầu mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu.
Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.
5. 2. Mẹ của người nghèo
Lần hiện ra thứ ba với Mariette Beco, Đức mẹ đã trả lời thắc mắc của Mariette: „ Ta là mẹ của người nghèo“. Với lời tự nhận đó, Đức Mẹ muốn mình ở giữa những người nghèo không chỉ về vật chất của cải tiền bạc, nhưng còn nghèo về đời sống tinh thần tâm linh nữa.
Chúa Giêsu trong bài giảng tám mối phúc thật đã ca tụng „những người có tâm hồn nghèo khó, vì nước trời là của họ.“ (Mt 3,1). Họ nghèo về vật chất, nhưng lại giầu có tinh thần, vì tin tưởng vào Chúa.
5.3. Dòng suối nước cho mọi người
Đức Mẹ dẫn Mariette từ vườn sau nhà đi đến dòng nước rồi chỉ cho nhúng tay vào đó, rồi Đức Mẹ biến đi. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.
Từ ngày đó biết bao nhiêu ngàn người lũ lượt hành hương đến cúi mình nhúng đôi tay vào dòng suối nước này cầu nguyện xin ơn chúc lành phù hộ của Đức Mẹ. Và nhiều người đã được ban ơn như lòng tin tưởng cầu xin.
Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giêsu là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều hiết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa nữa.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức mẹ truyền bảo Mariette Beco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.“.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người. Đức Giê-su nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát.14 Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)
5.4. Những lần té ngã trên đường đi
Trên đường từ nhà được Đức mẹ dẫn đến dòng suối nước, Mariette Beco đã ngã té xuống đất ba lần. Những chỗ đó được ghi lại với hình ngôi sao khắc trên mặt đường.
Đức Mẹ hiện ra đã dẫn Mariette ra đến dòng suối nước bốn lần nói lên: Trong đời sống con người chúng ta hầu như hằng ngày đều đi trên cùng một con đường. Rồi bước đi tới cũng như trở lại trên con đường hằng ngày là hình ảnh nói lên sự chuyển động, làm lại đổi mới đời sống
Những lần Mariette ngả té qùy gối xuống nền đường là hình ảnh những yếu đuối, những đau khổ thất vọng, những thử thách trải qua, những khiếm khuyết lỗi làm tinh thần chùng xuống, khiến ngã qụy trên đường đến nguồn nước ân đức Chúa Giêsu Kito.
Nhưng Đức mẹ Banneux lúc nào cũng nhìn Mariette cùng đoàn người đi theo với nụ cười trên môi. Như thế, Đức mẹ muốn nhắn gửi đi sứ điệp: Không có bình luận phê phán, chê trách lên án cùng đe doạ. Đức Mẹ Banneux luôn khuyến khích hãy can đảm lên và luôn vực nâng đứng dậy khi té ngã.
Đến thánh địa Banneux hành hương người ta sẽ không tìm thấy nơi đây những gì mang dấu vết văn hóa nghệ thuật thời xưa cũng như hiện đại. Không, đây là vùng thôn quê hẻo lánh, nên không có những điều đó.
Đến thánh địa Banneux người ta cũng không tìm thấy những vết tích của sự kiện lạ lùng hấp dẫn. Nhưng là để cầu nguyện xin ơn phù hộ an ủi từ nơi Đức mẹ Maria theo ý nguyện riêng tư.
Đến thánh địa Banneux người ta cũng không sống trải qua cảnh ồn ào nhộn nhịp của từng đoàn người hành hương nối dài đi ra, đi vào nơi này. Nhưng có được bầu không khí bình lặng thiêng liêng nơi đây của những người hành hương thanh thản đến cúi mình nhúng đôi tay vào dòng suối nước Đức mẹ, âm thầm đọc kinh hoặc nói lời tâm sự với Đức Mẹ, rồi họ lại thinh lặng ra đi vào khu rừng đọc kinh suy niệm đàng thánh gía, hay vào những nhà nguyện đốt thắp nến đọc kinh xem lễ.
Đến hành hương Đức mẹ Banneux xin sự bình an chữa lành cho đời sống.
Tháng Hoa kính Đức Mẹ Maria.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đức trinh vương Fatima : Kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Mân côi
Trầm Hương Thơ
09:57 13/05/2017
ĐỨC TRINH VƯƠNG FATIMA: KỶ NIỆM 100 NĂM ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Đức Mẹ Fatima là một trong số nhiều tước hiệu mà Giáo Hội dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Tước hiệu này phát xuất từ việc Đức Mẹ hiện ra 6 lần với 3 em bé chăn cừu làng Fatima (Bồ Đào nha) là Lucia dos Santos , Francisco Marto và Jacinta Marto từ ngày 13.05 tới ngày 13.10.1917.
Tước hiệu Đức Bà Mân Côi cũng được dùng để chỉ Đức Trinh Vương Maria đã hiện ra này. Ba em bé kể rằng, bà đẹp đã đích thân xưng mình là "Đức Mẹ Mân Côi". Từ hai tước hiệu trên gộp lại thành: "Đức Mẹ Mân Côi Fatima"
Bối cảnh lịch sử
Năm 1917, Fatima là 1 giáo xứ nông thôn gồm khoảng 2.500 người cư ngụ rải rác trong khoảng 40 thôn xóm. Mọi người đều lao động trên các đồng ruộng. Các trẻ em cũng phải giúp đỡ cha mẹ những việc nhẹ như chăn dắt bò, dê, cừu vv...Phần lớn dân cư đều mù chữ, chỉ có khoảng 10% phụ nữ biết đọc, biết viết.
Các gia đình Dos Santos và Marto cư ngụ trong thôn Aljustrel. Gia đình Dos Santos có 1 bé gái là Lucia, sinh ngày 22.3.1907. Gia đình người em họ Marto có 1 con trai là Francisco Marto, sinh ngày 11.6.1908 và 1 con gái là Jacinta Marto, sinh 11.3.1910. Ba em bé này thường chăn dắt đàn cừu tại bãi cỏ ở triền đồi gọi là «Cova de iria», cách thôn chừng 2 km.
Trong năm 1915, Lúcia, Francisco và Jacinta đã gặp thiên thần hiện ra với chúng ở bãi này. Khi về nhà thuật lại với cha mẹ, chúng bị cha mẹ mắng, cho là đặt chuyện nói láo. Mùa xuân và mùa hè năm 1916, thiên thần lại hiện ra với các em và dạy các em cầu nguyện như sau :
« Lạy Chúa !
Con tin, con thờ lạy
Con trông cậy và con yêu mến Chúa.
Con xin Chúa tha thứ cho những ai không tin, không thờ lạy,không trông cậy,và không yêu mến Chúa. »
Đức Mẹ hiện ra lần đầu
Ngày 13.5.1917, vào lúc trưa, 1 bà mặc áo trắng toát hiện ra với 3 em bé chăn cừu, nói với các em là hãy lần chuỗi, đọc kinh Mân Côi hàng ngày để cầu nguyện cho thế giới chấm dứt chiến tranh, được hòa bình. Trước khi biến đi, Bà bảo 3 em hãy trở lại nơi đây đúng giờ trưa ngày 13 tháng sau.
Jacinta còn qúa nhỏ mới có hơn 6 tuổi nên quên giữ kín , về nhà thuật lại sự việc cho cha mẹ nghe. Tin này loan truyền nhanh khắp làng. Mọi người tỏ ra không tin. Vị linh mục chính xứ hỏi Lúcia, nhưng cũng không tin. Trong báo cáo gửi lên giám mục cai quản giáo phận Leiria, vị linh mục quản xứ viết : «cần phải xa lánh chuyện này».
Đức Mẹ hiện ra lần thứ hai
Ngày 13 tháng 6, đúng giờ trưa, 3 em lại tới nơi hẹn, theo sau có khoảng vài chục người tò mò đến xem sự thể ra sao. Mọi người lần chuỗi đọc kinh mân côi thì Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, và nhắc lại với Lúcia về tầm quan trọng của việc đọc kinh Mân Côi. Hãy câu nguyện dâng kính «trái tim vô nhiễm Maria», đồng thời Đức Mẹ cũng báo trước cái chết của 2 anh em Francisco và Jacinta : «Mẹ sẽ sớm đưa Francisco và Jacinta về trời, còn con, con sẽ ở lại thế gian một thời gian nữa. Chúa Giêsu muốn dùng con để loan truyền cho mọi người biết ta và yêu mến ta». Đức Mẹ cũng yêu cầu Lucia đi học chữ để dễ loan báo lời Đức Mẹ cho các người khác.
Các người đi theo không nhìn và nghe thấy gì. Họ chỉ nhìn thấy cành cây nhỏ (mà Đức Mẹ đứng) trĩu xuống dưới 1 sức nặng, rồi đột nhiên bật lên (khi Đức Mẹ biến đi)
Đức Mẹ hiện ra lần thứ ba
Ngày thứ Sáu 13.7.1917, «bà mặc áo trắng» lại hiện ra với 3 em - có khoảng 4.000 người theo sau. Đức Mẹ vẫn nhắc Lucia việc đọc kinh Mân Côi mọi ngày, để chiến tranh chóng chấm dứt. Lần này Đức Mẹ tiết lộ cho 3 em "bí mật" gọi là "bí mật Fatima". (Năm 1942, 2 bí mật đầu đã được công bố, còn bí mật thứ 3 thì mãi tới năm 2000, Giáo Hội mới công bố).
Đức Mẹ hiện ra lần thứ tư
Ngày 10.8.1917, viên chánh tổng - 1 người chống đối hàng giáo sĩ - đòi 3 em Lucia, Francisco và Jacinta tới để tra hỏi, nhưng không có kết quả, nên ông rất bực bội.
Ngày 13.8, có khoảng 18.000 người tới nơi Đức Mẹ hiện ra chờ xem sự lạ. Ông ta nhốt 3 em vì làm rối loạn trật tự công cộng và tiếp tục tra hỏi, nhưng vẫn hoài công. Rốt cuộc cho đến ngày 15.8, ông ta phải thả 3 em ra.
Chúa Nhật 19.8, khi 3 em dẫn đàn cừu tới thả ở bãi Cova de iria, Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, yêu cầu các em nói với mọi người cầu nguyện cho các người tội lỗi mau thống hối và hứa sẽ làm 1 phép lạ cho mọi người tin.
Đức Mẹ hiện ra lần thứ năm
Ngày 13.9, có khoảng 30.000 người tụ họp tại bãi Cova de iria, cầu nguyện cùng với 3 em. Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em và cho biết tháng sau, sẽ có Chúa, Đức Mẹ núi Carmêlô, thánh Giuse và Chúa Hài đồng Giêsu sẽ cùng tới.
Đức Mẹ hiện ra lần thứ sáu
Ngày 13.10.1917, mưa như trút nước trên bãi cỏ Cova da Iria. Một đám đông khoảng 70.000 người - kể cả nhiều phóng viên chụp hình và các ký giả tụ tập tại đây lần chuỗi, đọc kinh cầu nguyện. Lúc giữa trưa, Đức Mẹ hiện ra với 3 em và yêu cầu cho xây 1 nguyện đường tại đây để vinh danh Đức Trinh Vương Maria. Đức Mẹ cũng loan báo thế chiến thứ nhất sẽ sớm chấm dứt và yêu cầu những kẻ có tội hãy mau sám hối.
Khi Đức Mẹ biến về trời thì mưa ngưng rơi, mặt trời xuất hiện trên bầu trời xanh biếc. Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào mặt trời và thấy mặt trời nhảy múa, tung ra các chùm tia sáng nhiều màu. Mặt trời từ trên cao lao xuống thấp gần trái đất, khiến đám đông sợ hãi la lên và qùy xuống cầu nguyện. Việc lạ xẩy ra trong khoảng 10 phút, sau đó mọi sự trở lại bình thường. Những người lúc trước quần áo dầm mưa ướt đẫm sau khi mặt trời sa xuống đều khô ráo cả. Hiện tượng này được hầu hết đám đông chứng kiến, và một số người ở cách đó mấy dặm cũng nhìn thấy.
(Trong thời gian này, các nhà khoa học trên thế giới không hề ghi nhận 1 hiện tượng khác thường nào của mặt trời).
Trong khi đó, riêng 3 em nhìn thấy Thánh Gia, rồi Đức Mẹ Sầu Bị, Chúa Hài Đồng Giêsu và sau chót là Đức Mẹ núi Carmêlô lần lượt xuất hiện như đã hứa trước với 3 em.
Số phận 3 em chăn cừu
Francisco và Jacinta qua đời sớm trong đợt dịch cúm Tây Ban Nha Francisco mất năm 1919, một năm sau Jacinta mất năm 1920. Cả 2 em đã được ĐGH. Gioan Phaolô II nâng lên hàng đáng tôn kính (venerable) ngày 13.5.1989 và được phong chân phước ngày 13.5.2000. Mộ của 2 em hiện nằm trong lòng Vương cung thánh đường Fatima.
Còn Lucia ngày 24.10.1925 vào tu viện dòng Dorothea ở Pontevedra (Galicia, ở Tây Ban Nha). Năm 1928 khấn lần đầu ở Tuy (Tây ban nha).
Năm 1925 và 1929, Lucia lại được Đức Mẹ hiện ra với mình. Tháng 10.1934, Lucia vĩnh khấn và lấy tên thánh Đức Mẹ Maria Sầu Bi.
Sau nhiều năm điều tra, Đức Giám Mục da Silva, giáo phận Leiria, trong thư mục vụ ngày 13.10.1930 đã công nhận sự kiện Đức Mẹ hiện ra với 3 em nói trên ở Fatima và chính thức cho phép việc tôn sùng Đức Mẹ Fatima.
Lucia được lẽnh đã viết các hồi ký về sự kiện trên gồm 4 bản (versions) :
1 bản năm 1935, 1 năm 1937, 1 năm 1941 và 1 đầu năm 1942.
Năm 1946, nhân kỷ niệm 300 năm ngày dâng nước Bồ Đào Nha cho Đức Trinh Nữ Maria, sứ thần tòa thánh là Đức Hồng Y Masella đã đội (vương miện) triều thiên lên tượng Đức Mẹ Fatima, với sự tham dự chứng kiến của khoảng 600.000 tín hữu hành hương. Vương miện này do các phụ nữ Bồ Đào Nha cung hiến để cảm tạ Đức Mẹ đã gìn giữ Bồ Đào Nha trong cuộc thế chiến thứ nhất.
Từ năm 1948, Lúcia vào tu trong đan viện dòng kín Carmêlô ở Coimbra (Bồ Đào Nha), dưới tên nữ tu Lucia Trái Tim Vô nhiễm nguyên tội.
Lucia từ trần ngày 14.2.2005 ở tuổi 97.
Đúng như lời Đức Mẹ nói với Lucia là:
con còn phải ở lại và nói với mọi người là hãy:
"Hãy Ăn Năn Đền Tội"
"HãyTôn Sùng Mẫu Tâm Mẹ"
"Hãy Năng Lần Hạt Mân Côi"
Rồi đây nước Nga sẽ được thoát ách cộng sản vô thần, và chính Chị và chúng ta đã được chứng kiến những điều này như lời Đức Mẹ hứa.
Trầm Hương Thơ 13.10.2017
Kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima tìm hiều và tóm lược.
Đức Mẹ Fatima là một trong số nhiều tước hiệu mà Giáo Hội dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Tước hiệu này phát xuất từ việc Đức Mẹ hiện ra 6 lần với 3 em bé chăn cừu làng Fatima (Bồ Đào nha) là Lucia dos Santos , Francisco Marto và Jacinta Marto từ ngày 13.05 tới ngày 13.10.1917.
Tước hiệu Đức Bà Mân Côi cũng được dùng để chỉ Đức Trinh Vương Maria đã hiện ra này. Ba em bé kể rằng, bà đẹp đã đích thân xưng mình là "Đức Mẹ Mân Côi". Từ hai tước hiệu trên gộp lại thành: "Đức Mẹ Mân Côi Fatima"
Bối cảnh lịch sử
Năm 1917, Fatima là 1 giáo xứ nông thôn gồm khoảng 2.500 người cư ngụ rải rác trong khoảng 40 thôn xóm. Mọi người đều lao động trên các đồng ruộng. Các trẻ em cũng phải giúp đỡ cha mẹ những việc nhẹ như chăn dắt bò, dê, cừu vv...Phần lớn dân cư đều mù chữ, chỉ có khoảng 10% phụ nữ biết đọc, biết viết.
Các gia đình Dos Santos và Marto cư ngụ trong thôn Aljustrel. Gia đình Dos Santos có 1 bé gái là Lucia, sinh ngày 22.3.1907. Gia đình người em họ Marto có 1 con trai là Francisco Marto, sinh ngày 11.6.1908 và 1 con gái là Jacinta Marto, sinh 11.3.1910. Ba em bé này thường chăn dắt đàn cừu tại bãi cỏ ở triền đồi gọi là «Cova de iria», cách thôn chừng 2 km.
Trong năm 1915, Lúcia, Francisco và Jacinta đã gặp thiên thần hiện ra với chúng ở bãi này. Khi về nhà thuật lại với cha mẹ, chúng bị cha mẹ mắng, cho là đặt chuyện nói láo. Mùa xuân và mùa hè năm 1916, thiên thần lại hiện ra với các em và dạy các em cầu nguyện như sau :
« Lạy Chúa !
Con tin, con thờ lạy
Con trông cậy và con yêu mến Chúa.
Con xin Chúa tha thứ cho những ai không tin, không thờ lạy,không trông cậy,và không yêu mến Chúa. »
Đức Mẹ hiện ra lần đầu
Ngày 13.5.1917, vào lúc trưa, 1 bà mặc áo trắng toát hiện ra với 3 em bé chăn cừu, nói với các em là hãy lần chuỗi, đọc kinh Mân Côi hàng ngày để cầu nguyện cho thế giới chấm dứt chiến tranh, được hòa bình. Trước khi biến đi, Bà bảo 3 em hãy trở lại nơi đây đúng giờ trưa ngày 13 tháng sau.
Jacinta còn qúa nhỏ mới có hơn 6 tuổi nên quên giữ kín , về nhà thuật lại sự việc cho cha mẹ nghe. Tin này loan truyền nhanh khắp làng. Mọi người tỏ ra không tin. Vị linh mục chính xứ hỏi Lúcia, nhưng cũng không tin. Trong báo cáo gửi lên giám mục cai quản giáo phận Leiria, vị linh mục quản xứ viết : «cần phải xa lánh chuyện này».
Đức Mẹ hiện ra lần thứ hai
Ngày 13 tháng 6, đúng giờ trưa, 3 em lại tới nơi hẹn, theo sau có khoảng vài chục người tò mò đến xem sự thể ra sao. Mọi người lần chuỗi đọc kinh mân côi thì Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, và nhắc lại với Lúcia về tầm quan trọng của việc đọc kinh Mân Côi. Hãy câu nguyện dâng kính «trái tim vô nhiễm Maria», đồng thời Đức Mẹ cũng báo trước cái chết của 2 anh em Francisco và Jacinta : «Mẹ sẽ sớm đưa Francisco và Jacinta về trời, còn con, con sẽ ở lại thế gian một thời gian nữa. Chúa Giêsu muốn dùng con để loan truyền cho mọi người biết ta và yêu mến ta». Đức Mẹ cũng yêu cầu Lucia đi học chữ để dễ loan báo lời Đức Mẹ cho các người khác.
Các người đi theo không nhìn và nghe thấy gì. Họ chỉ nhìn thấy cành cây nhỏ (mà Đức Mẹ đứng) trĩu xuống dưới 1 sức nặng, rồi đột nhiên bật lên (khi Đức Mẹ biến đi)
Đức Mẹ hiện ra lần thứ ba
Ngày thứ Sáu 13.7.1917, «bà mặc áo trắng» lại hiện ra với 3 em - có khoảng 4.000 người theo sau. Đức Mẹ vẫn nhắc Lucia việc đọc kinh Mân Côi mọi ngày, để chiến tranh chóng chấm dứt. Lần này Đức Mẹ tiết lộ cho 3 em "bí mật" gọi là "bí mật Fatima". (Năm 1942, 2 bí mật đầu đã được công bố, còn bí mật thứ 3 thì mãi tới năm 2000, Giáo Hội mới công bố).
Đức Mẹ hiện ra lần thứ tư
Ngày 10.8.1917, viên chánh tổng - 1 người chống đối hàng giáo sĩ - đòi 3 em Lucia, Francisco và Jacinta tới để tra hỏi, nhưng không có kết quả, nên ông rất bực bội.
Ngày 13.8, có khoảng 18.000 người tới nơi Đức Mẹ hiện ra chờ xem sự lạ. Ông ta nhốt 3 em vì làm rối loạn trật tự công cộng và tiếp tục tra hỏi, nhưng vẫn hoài công. Rốt cuộc cho đến ngày 15.8, ông ta phải thả 3 em ra.
Chúa Nhật 19.8, khi 3 em dẫn đàn cừu tới thả ở bãi Cova de iria, Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, yêu cầu các em nói với mọi người cầu nguyện cho các người tội lỗi mau thống hối và hứa sẽ làm 1 phép lạ cho mọi người tin.
Đức Mẹ hiện ra lần thứ năm
Ngày 13.9, có khoảng 30.000 người tụ họp tại bãi Cova de iria, cầu nguyện cùng với 3 em. Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em và cho biết tháng sau, sẽ có Chúa, Đức Mẹ núi Carmêlô, thánh Giuse và Chúa Hài đồng Giêsu sẽ cùng tới.
Đức Mẹ hiện ra lần thứ sáu
Ngày 13.10.1917, mưa như trút nước trên bãi cỏ Cova da Iria. Một đám đông khoảng 70.000 người - kể cả nhiều phóng viên chụp hình và các ký giả tụ tập tại đây lần chuỗi, đọc kinh cầu nguyện. Lúc giữa trưa, Đức Mẹ hiện ra với 3 em và yêu cầu cho xây 1 nguyện đường tại đây để vinh danh Đức Trinh Vương Maria. Đức Mẹ cũng loan báo thế chiến thứ nhất sẽ sớm chấm dứt và yêu cầu những kẻ có tội hãy mau sám hối.
Khi Đức Mẹ biến về trời thì mưa ngưng rơi, mặt trời xuất hiện trên bầu trời xanh biếc. Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào mặt trời và thấy mặt trời nhảy múa, tung ra các chùm tia sáng nhiều màu. Mặt trời từ trên cao lao xuống thấp gần trái đất, khiến đám đông sợ hãi la lên và qùy xuống cầu nguyện. Việc lạ xẩy ra trong khoảng 10 phút, sau đó mọi sự trở lại bình thường. Những người lúc trước quần áo dầm mưa ướt đẫm sau khi mặt trời sa xuống đều khô ráo cả. Hiện tượng này được hầu hết đám đông chứng kiến, và một số người ở cách đó mấy dặm cũng nhìn thấy.
(Trong thời gian này, các nhà khoa học trên thế giới không hề ghi nhận 1 hiện tượng khác thường nào của mặt trời).
Trong khi đó, riêng 3 em nhìn thấy Thánh Gia, rồi Đức Mẹ Sầu Bị, Chúa Hài Đồng Giêsu và sau chót là Đức Mẹ núi Carmêlô lần lượt xuất hiện như đã hứa trước với 3 em.
Số phận 3 em chăn cừu
Francisco và Jacinta qua đời sớm trong đợt dịch cúm Tây Ban Nha Francisco mất năm 1919, một năm sau Jacinta mất năm 1920. Cả 2 em đã được ĐGH. Gioan Phaolô II nâng lên hàng đáng tôn kính (venerable) ngày 13.5.1989 và được phong chân phước ngày 13.5.2000. Mộ của 2 em hiện nằm trong lòng Vương cung thánh đường Fatima.
Còn Lucia ngày 24.10.1925 vào tu viện dòng Dorothea ở Pontevedra (Galicia, ở Tây Ban Nha). Năm 1928 khấn lần đầu ở Tuy (Tây ban nha).
Năm 1925 và 1929, Lucia lại được Đức Mẹ hiện ra với mình. Tháng 10.1934, Lucia vĩnh khấn và lấy tên thánh Đức Mẹ Maria Sầu Bi.
Sau nhiều năm điều tra, Đức Giám Mục da Silva, giáo phận Leiria, trong thư mục vụ ngày 13.10.1930 đã công nhận sự kiện Đức Mẹ hiện ra với 3 em nói trên ở Fatima và chính thức cho phép việc tôn sùng Đức Mẹ Fatima.
Lucia được lẽnh đã viết các hồi ký về sự kiện trên gồm 4 bản (versions) :
1 bản năm 1935, 1 năm 1937, 1 năm 1941 và 1 đầu năm 1942.
Năm 1946, nhân kỷ niệm 300 năm ngày dâng nước Bồ Đào Nha cho Đức Trinh Nữ Maria, sứ thần tòa thánh là Đức Hồng Y Masella đã đội (vương miện) triều thiên lên tượng Đức Mẹ Fatima, với sự tham dự chứng kiến của khoảng 600.000 tín hữu hành hương. Vương miện này do các phụ nữ Bồ Đào Nha cung hiến để cảm tạ Đức Mẹ đã gìn giữ Bồ Đào Nha trong cuộc thế chiến thứ nhất.
Từ năm 1948, Lúcia vào tu trong đan viện dòng kín Carmêlô ở Coimbra (Bồ Đào Nha), dưới tên nữ tu Lucia Trái Tim Vô nhiễm nguyên tội.
Lucia từ trần ngày 14.2.2005 ở tuổi 97.
Đúng như lời Đức Mẹ nói với Lucia là:
con còn phải ở lại và nói với mọi người là hãy:
"Hãy Ăn Năn Đền Tội"
"HãyTôn Sùng Mẫu Tâm Mẹ"
"Hãy Năng Lần Hạt Mân Côi"
Rồi đây nước Nga sẽ được thoát ách cộng sản vô thần, và chính Chị và chúng ta đã được chứng kiến những điều này như lời Đức Mẹ hứa.
Trầm Hương Thơ 13.10.2017
Kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima tìm hiều và tóm lược.
Hai thánh thiếu nhi Phanxicô & Giaxinta và sứ điệp Fatima
Đinh Văn Tiến Hùng
12:42 13/05/2017
Hai Thánh Thiếu Nhi PHANXICÔ & GIAXINTA Và SỨ ĐIỆP FATIMA
( Ngày Kỷ niệm 100 năm 1017-2017 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Đức Thánh Cha Phanxicô phong Hiển Thánh cho hai thiếu nhi Phanxicô và Giaxinta tại Linh địa Fatima vào ngày 13/5/17- Chúng ta cùng Hiệp thông với ĐTC qua Thông Điệp Ngài chuyển cầu : Với Mẹ Maria, cha đến với tư cách là người lữ khách hành hương trong niềm hy vọng của Tin Mừng và trong ước vọng Hòa bình )
FATIMA ! FATIMA ! Hôm nay dâng tràn sức sống,
Triệu con tim muôn ngả nô nức đổ về đây,
Lòng ngây ngất mến yêu Hai Thánh Trẻ dâng đầy,
Xin chuyển cầu ban Hòa Bình, Mẹ xưa đã hứa.
Hiện tượng Fatima là một dấu chỉ thời đại, chúng ta đã được nghe nói đến rất nhiều qua truyền thông báo chí và các nhân chứng. Đặc biệt là 3 em được Đức Mẹ hiện ra và truyền những Sứ Điệp cho nhân loại gồm :
-Lucia dos Santos, 10 tuổi
-và hai em họ Phanxicô Marto, 9 tuổi cùng em gái Giaxinta 7 tuổi.
Các em thuộc những gia đình nghèo, đạo đức, chăn chiên trên đồi núi quanh làng, lúc rảnh 3 em tụ tập đọc kinh lần chuỗi Mân Côi. Mẹ hiện ra với 3 em trên đồi Cova da Iria thuộc thành phố Faima, Bồ Đầo Nha, dưới hình Thiếu Nữ đẹp lộng lẫy trong ánh hào quang rực rỡ trên cây sồi và truyền nhiều Mệnh Lệnh cho các em chuyển đến cho nhân loại.
Đầu tiên, sự kiện Đức Mẹ hiện ra người ta không tin và cho là các em phao đồn nhảm. Nên chính quyền địa phương ngăn cấm các em không được lui tới đồi Cova. Nhưng sau với những hiện thượng lạ nhiều người đã chứng kiến, Giáo quyền địa phương là Giám Mục Leira đã công nhận cho phép hành hương.
Đức Mẹ hiện ra với các em 6 lần liên tiếp vào ngày 13 mỗi tháng từ 13/5/1917 đến 13/10/1917 với những điểm tóm lược sau :
-Lần 1 : 13/5/17.
Đức Mẹ thông báo sẽ gặp các em vào ngày 13 mỗi tháng sau đó. Mẹ dăn các em phải siêng năng lần hạt Mân Côi cầu cho thế giới hòa bình cùng hứa các em sẽ được hưởng phúc Thiên đàng.
-Lần 2 : 13/6/17.
Lần này có khoảng 50 người đi theo các em vì tò mò, chưa tin sự thật. Mẹ khuyên các em đi học để ghi lại những điều Mẹ dạy. Bảo 2 em Phanxicô và Giaxinta sẽ được về trời sớm, còn Lucia phải sống một thời gian nữa vì Chúa muốn dùng em làm Sứ giả cho mọi người biết đến Mẹ ( việc Đức Mẹ báo trước đã ứng nghiệm khi Phanxicô chết lúc 11 tuổi và Giaxinta chết lúc 9 tuổi vì bệnh dịch, còn Lucia qua đời
97 tuổi ). Các em cũng thấy trong bàn tay Mẹ có trái tim nhiều gai nhọn đâm vào Trái Tim Mẹ.
-Lần 3 : 13/7/17.
Chừng 4000 người đổ về Fatima mong được chứng kiến sự lạ đang đồn thổi quanh vùng. Đức Mẹ cho biết chiến tranh sắp chấm dứt (14-18), nhưng nếu loài người không ăn năn trở lại sẽ bùng nổ một trận chiến khốc liệt hơn (39-45) và tháng 10 sẽ cho biết Mẹ là ai.
Đặc biệt các em được thị kiến kinh hoàng về Hỏa ngục và để cứu linh hồn những người còn sống Thiên Chúa muốn lập phong trào Tôn kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ.
-Lần 4 : 13/8/17.
20.000 người khắp nơi đổ về cầu nguyện, lần hạt và chờ đợi Đức Mẹ hiện ra. Nhưng lần này các em không đến được vì bị chính quyền địa phương giữ lại để điều tra. Dân chúng không trông thấy Đức Mẹ, chỉ thấy đám mây từ trời sa xuống bọc quanh cây sồi một lúc rồi bay lên không trung.
-Lần 5 : 13/9/17.
Hơn 20.000 người hiện diện cùng lần chuỗi Mân côi với các em. Đức Mẹ báo trước tháng 10 tới sẽ đến cùng Chúa Giêsu và Thánh Giuse và cho phép dùng nửa số tiền dâng cúng để xây cất đền thờ kính Mẹ.
-Lần 6 : 13/10/17.
Hơn 60.000 người tràn ngập thung lũng Cova da Iria gồm nhiều tầng lớp : tín hữu, truyền thông, báo chí,
Khoa học, chính quyền, vô thần, nghịch đạo…Tiếng cầu kinh, hát Ca vịnh, lần hạt Mân Côi vang động thung lũng. Đến 12 giờ trưa trời đang mưa bỗng ngưng và quang đãng. Mọi người đã chứng kiến tận mắt mặt trời quay tròn như bánh xe lửa, tung ra những ánh sáng rực rỡ muôn màu, làm cây cối, núi đồi,
mặt đất sáng rực một cách kỳ lạ. Mặt trời nhảy múa như tách rời vũ trụ nhào xuống trái đất thiêu đốt tất cả. Mọi người kinh sợ, quì gối, ăn năn xám hối…tưởng ngày tận thế đã đến. Khi mặt trời trở lại bình thường, trên mây trời xuất hiện Thánh Gia Thất : Đức Mẹ mặc áo trắng , khoác áo choàng xanh đứng bên phải, bên trái Mẹ là Thánh Giuse bồng Chúa Hài Đồng giơ tay chúc lành cho hoàn cầu.
Trong lần hiện ra sau cùng này Mẹ xưng là Đức Mẹ Mân Côi và muốn xây thánh đường nơi đây tôn kính Mẹ.
*Mệnh lệnh Fatima.
Khi hiện ra, Đức Mẹ dùng các em như các Sứ Giả truyền cho nhân loại 3 Mệnh lệnh để cứu thế giới tránh khỏi sự trừng phạt của Thiên Chúa :
-Cải thiện đời sống.
-Lần hạt Mân Côi.
-Tôn sùng Trái Tim Mẹ.
*Bí mật Fatima.
Khi Đức Mẹ hiện ra với 3 em tại Fatima, có những điều bí mật Giáo Hội chưa công bố ngay vì nhiều lý do
đặc biệt. Chính chị Lucia đã thông báo những bí mật cho các Đức Giáo Hoàng Piô 12 và Gioan 23, nhưng các Ngài không phổ biến vì sợ gây kinh hoàng hoảng loạn. Mãi đến năm 1942 hai bí mật đầu mới được công bố và năm 2000 Giáo Hoàng Gioan Phao-lô 2 đã công bố bí mật phần thứ 3.
Theo chị Lucia Ba bí mật Fatima gồm có 3 phần :
-Phần 1 : Thị kiến kinh hoàng Hỏa Ngục.
-Phần 2 : Tuyên báo Thế chiến thứ nhất sắp chấm dứt (14-18) và Thế chiến thứ hai (39-45) sẽ xảy ra.
-Phần 3 : Cái chết của vị Giáo Hoàng và các nhân vật khác-với thị kiến về Vị Giám Mục áo trắng- Ngọn núi và Thánh Giá (được giải thich tường tận trong Hồi kỳ ‘Sự lạ Fatima’ của chị Lucia)
Những phép lạ Fatima, 2 em đã được thị kiến rất ảnh hưởng đến đời sống đạo đức mà chị họ Lucia đã mô tả rõ rệt trong Hồi ký :
-Thị kiến về hỏa ngục kinh hoàng khiến Giaxinta rất xúc động thương xót luôn cầu nguyện cho các linh hồn khỏi sa hỏa ngục :”Ôi ! Hỏa ngục! Hỏa ngục! Tôi thương các linh hồn phải sa hỏa ngục biết bao !
Những người ở đó đang bị thiêu sống như khúc củi trong lò lửa.”
-Còn Phanxicô muốn an ủi Chúa nhiều hơn :”Em thích an ủi Chúa hơn ! Chị không nhận thấy sao? Tháng trước đây, Đức Mẹ buồn khi nói người ta không đươc xúc phạm đến Chúa nữa, vì Người đã bị xúc phạm nhiều rồi. Em thích an ủi Chúa, rồi sau mới cầu cho các tội nhân hối cải để đừng xúc phạm đến Chúa.”
Với gương sáng thánh thiện, tâm hồn thanh khiết và lòng tôn sùng Đức Mẹ Mân Côi, dù 2 em Phanxicô và Giaxinta qua đời rất sớm sau một thời gian hy sinh chịu đau đớn vì bệnh tật được Giáo Hoàng Phao-lô 2 đại diện Giáo Hội tôn vinh :
-Nâng lên bậc Tôn Kính ngày 13/5/1989.
-Tuyên phong Chân Phước 13/5/2000.
-Và ngày 13/5/2017 nhân kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra với 3 em, Đức Thánh Cha Phanxicô nâng lên
Hiển Thánh cho Phanxicô và Giaxinta tại Fatima ( sau khi Hai Em đã làm phép lạ chữa cho 1 em người Ý
được khỏi bệnh nhờ lời cầu xin )
Hiện nay mộ Hai Thánh Trẻ được đặt trong Vương Cung Thánh Đường Fatima.
Nơi đây trước kia chỉ là một làng quê nhỏ bé nghèo nàn, ngày nay đã thành địa điểm hành hưởng nổi tiếng như Lộ Đức, Guadalupe, La Salette…với Thánh Đường rộng lớn gồm 15 bàn thờ kính 15 Mầu Nhiệm Mân Côi, chứa được 300.000 người, thu hút hàng năm khoảng 4 triệu khách hành hương đến kính viếng và xin ơn lành.
Qua Sứ điệp một phần bí mật Fatima đã được ứng nghiệm như việc nước Nga trở lại- Vị Giáo Hoàng áo trắng (ám chỉ GH Gioan Phaolô 2 bị mưu sát)- Thế chiến 1 chấm dứt và Thế chiên thứ 2 đã bùng nổ…nên nhiều người cho rằng thế giới đã được hòa bình.
Nhưng thực sự nhìn vào lối sống sa đọa của con người hiện nay còn nguy hiểm hơn nhiều như ly dị, phá thai, đồng tính, hủy hoại môi sinh, khoa học diệt chủng, Hồi giáo quá khích…với lý do ngụy tạo bảo vệ nhân quyền hay mạo danh tôn giáo. Lối sống này đã bị 3 Vị Giáo Hoàng lên tiếng cảnh báo .
-GH Piô 12 : “ Tội lớn nhất của con người thời đại là đánh mất ý thức tội lỗi “
-GH Gioan Phaolô 2 : “Con người đang đi theo nền Văn hóa Sự chết. “
-GH Bênêdictô 16 : “ Con người đuổi theo Triết lý Sống tương đối. “
Cũng chính chị Lucia đã nói với Linh mục Augustin khi đến thăm chị tại Dóng Kín :
“Cha ơi ! Đức Mẹ rất buồn vì hầu như không ai lưu tâm đến lời Mẹ truyền dạy năm 1917. Những người tốt phải đi vào con đường hẹp. Những người xấu đi vào con đường rộng dẫn đến diệt vong. Xin cha tin con, sự trừng phạt sẽ sớm đến, có nhiều linh hồn sẽ hư mất và nhiều nước sẽ biến khỏi mặt đất. Nhưng
dù vậy, nếu loài người biết hồi tâm cầu nguyện và làm việc lành, thì thế giới có thể được cứu vãn. Còn ngược lại, nếu họ cứ ở trong tình trạng tội lỗi thì thế giới sẽ hư mất vĩnh viễn. “
Tuân theo lời Kinh Đức Mẹ truyền dạy cho 3 em tại Fatima, để cứu nhân loại nhân và chính mỗi người chúng ta khỏi bị Thiên Chúa trừng phạt, hàng ngày chúng ta hãy sốt sáng đọc kinh nguyện sau :
“ Lạy Chúa ! Xin tha tội lỗi chúng con.
Xin cứu chúng con cho khỏi lửa hỏa ngục.
Xin đưa các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là các linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn- Amen.”
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*) Ghi chú : Bài viết chỉ trình bày tổng lược về Sự kiên FATIMA, nhân kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ huện ra và phong Hiển Thánh cho hai thiếu nhi, nếu Quí vị cần tìm hiểu thêm xin tham khảo :
-Hồi ký ‘ Sự lạ Fatima ‘ của chị Lucia.
-Hay tài liệu trong tuần san ‘L’osservatore Romano phát hành ngày 28/6/2000 của Thánh bộ Tín Lý Đức Tin bằng
7 thứ tiếng.
( Ngày Kỷ niệm 100 năm 1017-2017 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Đức Thánh Cha Phanxicô phong Hiển Thánh cho hai thiếu nhi Phanxicô và Giaxinta tại Linh địa Fatima vào ngày 13/5/17- Chúng ta cùng Hiệp thông với ĐTC qua Thông Điệp Ngài chuyển cầu : Với Mẹ Maria, cha đến với tư cách là người lữ khách hành hương trong niềm hy vọng của Tin Mừng và trong ước vọng Hòa bình )
FATIMA ! FATIMA ! Hôm nay dâng tràn sức sống,
Triệu con tim muôn ngả nô nức đổ về đây,
Lòng ngây ngất mến yêu Hai Thánh Trẻ dâng đầy,
Xin chuyển cầu ban Hòa Bình, Mẹ xưa đã hứa.
Hiện tượng Fatima là một dấu chỉ thời đại, chúng ta đã được nghe nói đến rất nhiều qua truyền thông báo chí và các nhân chứng. Đặc biệt là 3 em được Đức Mẹ hiện ra và truyền những Sứ Điệp cho nhân loại gồm :
-Lucia dos Santos, 10 tuổi
-và hai em họ Phanxicô Marto, 9 tuổi cùng em gái Giaxinta 7 tuổi.
Các em thuộc những gia đình nghèo, đạo đức, chăn chiên trên đồi núi quanh làng, lúc rảnh 3 em tụ tập đọc kinh lần chuỗi Mân Côi. Mẹ hiện ra với 3 em trên đồi Cova da Iria thuộc thành phố Faima, Bồ Đầo Nha, dưới hình Thiếu Nữ đẹp lộng lẫy trong ánh hào quang rực rỡ trên cây sồi và truyền nhiều Mệnh Lệnh cho các em chuyển đến cho nhân loại.
Đầu tiên, sự kiện Đức Mẹ hiện ra người ta không tin và cho là các em phao đồn nhảm. Nên chính quyền địa phương ngăn cấm các em không được lui tới đồi Cova. Nhưng sau với những hiện thượng lạ nhiều người đã chứng kiến, Giáo quyền địa phương là Giám Mục Leira đã công nhận cho phép hành hương.
Đức Mẹ hiện ra với các em 6 lần liên tiếp vào ngày 13 mỗi tháng từ 13/5/1917 đến 13/10/1917 với những điểm tóm lược sau :
-Lần 1 : 13/5/17.
Đức Mẹ thông báo sẽ gặp các em vào ngày 13 mỗi tháng sau đó. Mẹ dăn các em phải siêng năng lần hạt Mân Côi cầu cho thế giới hòa bình cùng hứa các em sẽ được hưởng phúc Thiên đàng.
-Lần 2 : 13/6/17.
Lần này có khoảng 50 người đi theo các em vì tò mò, chưa tin sự thật. Mẹ khuyên các em đi học để ghi lại những điều Mẹ dạy. Bảo 2 em Phanxicô và Giaxinta sẽ được về trời sớm, còn Lucia phải sống một thời gian nữa vì Chúa muốn dùng em làm Sứ giả cho mọi người biết đến Mẹ ( việc Đức Mẹ báo trước đã ứng nghiệm khi Phanxicô chết lúc 11 tuổi và Giaxinta chết lúc 9 tuổi vì bệnh dịch, còn Lucia qua đời
97 tuổi ). Các em cũng thấy trong bàn tay Mẹ có trái tim nhiều gai nhọn đâm vào Trái Tim Mẹ.
-Lần 3 : 13/7/17.
Chừng 4000 người đổ về Fatima mong được chứng kiến sự lạ đang đồn thổi quanh vùng. Đức Mẹ cho biết chiến tranh sắp chấm dứt (14-18), nhưng nếu loài người không ăn năn trở lại sẽ bùng nổ một trận chiến khốc liệt hơn (39-45) và tháng 10 sẽ cho biết Mẹ là ai.
Đặc biệt các em được thị kiến kinh hoàng về Hỏa ngục và để cứu linh hồn những người còn sống Thiên Chúa muốn lập phong trào Tôn kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ.
-Lần 4 : 13/8/17.
20.000 người khắp nơi đổ về cầu nguyện, lần hạt và chờ đợi Đức Mẹ hiện ra. Nhưng lần này các em không đến được vì bị chính quyền địa phương giữ lại để điều tra. Dân chúng không trông thấy Đức Mẹ, chỉ thấy đám mây từ trời sa xuống bọc quanh cây sồi một lúc rồi bay lên không trung.
-Lần 5 : 13/9/17.
Hơn 20.000 người hiện diện cùng lần chuỗi Mân côi với các em. Đức Mẹ báo trước tháng 10 tới sẽ đến cùng Chúa Giêsu và Thánh Giuse và cho phép dùng nửa số tiền dâng cúng để xây cất đền thờ kính Mẹ.
-Lần 6 : 13/10/17.
Hơn 60.000 người tràn ngập thung lũng Cova da Iria gồm nhiều tầng lớp : tín hữu, truyền thông, báo chí,
Khoa học, chính quyền, vô thần, nghịch đạo…Tiếng cầu kinh, hát Ca vịnh, lần hạt Mân Côi vang động thung lũng. Đến 12 giờ trưa trời đang mưa bỗng ngưng và quang đãng. Mọi người đã chứng kiến tận mắt mặt trời quay tròn như bánh xe lửa, tung ra những ánh sáng rực rỡ muôn màu, làm cây cối, núi đồi,
mặt đất sáng rực một cách kỳ lạ. Mặt trời nhảy múa như tách rời vũ trụ nhào xuống trái đất thiêu đốt tất cả. Mọi người kinh sợ, quì gối, ăn năn xám hối…tưởng ngày tận thế đã đến. Khi mặt trời trở lại bình thường, trên mây trời xuất hiện Thánh Gia Thất : Đức Mẹ mặc áo trắng , khoác áo choàng xanh đứng bên phải, bên trái Mẹ là Thánh Giuse bồng Chúa Hài Đồng giơ tay chúc lành cho hoàn cầu.
Trong lần hiện ra sau cùng này Mẹ xưng là Đức Mẹ Mân Côi và muốn xây thánh đường nơi đây tôn kính Mẹ.
*Mệnh lệnh Fatima.
Khi hiện ra, Đức Mẹ dùng các em như các Sứ Giả truyền cho nhân loại 3 Mệnh lệnh để cứu thế giới tránh khỏi sự trừng phạt của Thiên Chúa :
-Cải thiện đời sống.
-Lần hạt Mân Côi.
-Tôn sùng Trái Tim Mẹ.
*Bí mật Fatima.
Khi Đức Mẹ hiện ra với 3 em tại Fatima, có những điều bí mật Giáo Hội chưa công bố ngay vì nhiều lý do
đặc biệt. Chính chị Lucia đã thông báo những bí mật cho các Đức Giáo Hoàng Piô 12 và Gioan 23, nhưng các Ngài không phổ biến vì sợ gây kinh hoàng hoảng loạn. Mãi đến năm 1942 hai bí mật đầu mới được công bố và năm 2000 Giáo Hoàng Gioan Phao-lô 2 đã công bố bí mật phần thứ 3.
Theo chị Lucia Ba bí mật Fatima gồm có 3 phần :
-Phần 1 : Thị kiến kinh hoàng Hỏa Ngục.
-Phần 2 : Tuyên báo Thế chiến thứ nhất sắp chấm dứt (14-18) và Thế chiến thứ hai (39-45) sẽ xảy ra.
-Phần 3 : Cái chết của vị Giáo Hoàng và các nhân vật khác-với thị kiến về Vị Giám Mục áo trắng- Ngọn núi và Thánh Giá (được giải thich tường tận trong Hồi kỳ ‘Sự lạ Fatima’ của chị Lucia)
Những phép lạ Fatima, 2 em đã được thị kiến rất ảnh hưởng đến đời sống đạo đức mà chị họ Lucia đã mô tả rõ rệt trong Hồi ký :
-Thị kiến về hỏa ngục kinh hoàng khiến Giaxinta rất xúc động thương xót luôn cầu nguyện cho các linh hồn khỏi sa hỏa ngục :”Ôi ! Hỏa ngục! Hỏa ngục! Tôi thương các linh hồn phải sa hỏa ngục biết bao !
Những người ở đó đang bị thiêu sống như khúc củi trong lò lửa.”
-Còn Phanxicô muốn an ủi Chúa nhiều hơn :”Em thích an ủi Chúa hơn ! Chị không nhận thấy sao? Tháng trước đây, Đức Mẹ buồn khi nói người ta không đươc xúc phạm đến Chúa nữa, vì Người đã bị xúc phạm nhiều rồi. Em thích an ủi Chúa, rồi sau mới cầu cho các tội nhân hối cải để đừng xúc phạm đến Chúa.”
Với gương sáng thánh thiện, tâm hồn thanh khiết và lòng tôn sùng Đức Mẹ Mân Côi, dù 2 em Phanxicô và Giaxinta qua đời rất sớm sau một thời gian hy sinh chịu đau đớn vì bệnh tật được Giáo Hoàng Phao-lô 2 đại diện Giáo Hội tôn vinh :
-Nâng lên bậc Tôn Kính ngày 13/5/1989.
-Tuyên phong Chân Phước 13/5/2000.
-Và ngày 13/5/2017 nhân kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra với 3 em, Đức Thánh Cha Phanxicô nâng lên
Hiển Thánh cho Phanxicô và Giaxinta tại Fatima ( sau khi Hai Em đã làm phép lạ chữa cho 1 em người Ý
được khỏi bệnh nhờ lời cầu xin )
Hiện nay mộ Hai Thánh Trẻ được đặt trong Vương Cung Thánh Đường Fatima.
Nơi đây trước kia chỉ là một làng quê nhỏ bé nghèo nàn, ngày nay đã thành địa điểm hành hưởng nổi tiếng như Lộ Đức, Guadalupe, La Salette…với Thánh Đường rộng lớn gồm 15 bàn thờ kính 15 Mầu Nhiệm Mân Côi, chứa được 300.000 người, thu hút hàng năm khoảng 4 triệu khách hành hương đến kính viếng và xin ơn lành.
Qua Sứ điệp một phần bí mật Fatima đã được ứng nghiệm như việc nước Nga trở lại- Vị Giáo Hoàng áo trắng (ám chỉ GH Gioan Phaolô 2 bị mưu sát)- Thế chiến 1 chấm dứt và Thế chiên thứ 2 đã bùng nổ…nên nhiều người cho rằng thế giới đã được hòa bình.
Nhưng thực sự nhìn vào lối sống sa đọa của con người hiện nay còn nguy hiểm hơn nhiều như ly dị, phá thai, đồng tính, hủy hoại môi sinh, khoa học diệt chủng, Hồi giáo quá khích…với lý do ngụy tạo bảo vệ nhân quyền hay mạo danh tôn giáo. Lối sống này đã bị 3 Vị Giáo Hoàng lên tiếng cảnh báo .
-GH Piô 12 : “ Tội lớn nhất của con người thời đại là đánh mất ý thức tội lỗi “
-GH Gioan Phaolô 2 : “Con người đang đi theo nền Văn hóa Sự chết. “
-GH Bênêdictô 16 : “ Con người đuổi theo Triết lý Sống tương đối. “
Cũng chính chị Lucia đã nói với Linh mục Augustin khi đến thăm chị tại Dóng Kín :
“Cha ơi ! Đức Mẹ rất buồn vì hầu như không ai lưu tâm đến lời Mẹ truyền dạy năm 1917. Những người tốt phải đi vào con đường hẹp. Những người xấu đi vào con đường rộng dẫn đến diệt vong. Xin cha tin con, sự trừng phạt sẽ sớm đến, có nhiều linh hồn sẽ hư mất và nhiều nước sẽ biến khỏi mặt đất. Nhưng
dù vậy, nếu loài người biết hồi tâm cầu nguyện và làm việc lành, thì thế giới có thể được cứu vãn. Còn ngược lại, nếu họ cứ ở trong tình trạng tội lỗi thì thế giới sẽ hư mất vĩnh viễn. “
Tuân theo lời Kinh Đức Mẹ truyền dạy cho 3 em tại Fatima, để cứu nhân loại nhân và chính mỗi người chúng ta khỏi bị Thiên Chúa trừng phạt, hàng ngày chúng ta hãy sốt sáng đọc kinh nguyện sau :
“ Lạy Chúa ! Xin tha tội lỗi chúng con.
Xin cứu chúng con cho khỏi lửa hỏa ngục.
Xin đưa các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là các linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn- Amen.”
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*) Ghi chú : Bài viết chỉ trình bày tổng lược về Sự kiên FATIMA, nhân kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ huện ra và phong Hiển Thánh cho hai thiếu nhi, nếu Quí vị cần tìm hiểu thêm xin tham khảo :
-Hồi ký ‘ Sự lạ Fatima ‘ của chị Lucia.
-Hay tài liệu trong tuần san ‘L’osservatore Romano phát hành ngày 28/6/2000 của Thánh bộ Tín Lý Đức Tin bằng
7 thứ tiếng.
Văn Hóa
Phải chăng cũng một chữ ''Vì''
Sơn Ca Linh
21:21 13/05/2017
(Thầy là đường – Ga 14,5)
Vì Ngài là đường,
Nên cô Maria đã khước từ nguyện ước riêng,
Để một đời hụt hơi với con đường “xin vâng” thánh ý.
Chàng thợ mộc Giuse lại cũng y như thế,
lầm lũi cả một đời im lặng quên mình.
Vì Ngài là đường,
Nên các nhà đạo sĩ trèo non lặn suối hy sinh,
Bất kể gian nan, dặm dài, quyết noi theo sao lạ.
Rồi ba mươi năm sau,
Có vị tiên tri lừng danh Tẩy Giả,
Xung phong dọn đường cho Ngài ngự giá thân chinh.
Cũng bởi chọn đường nầy mà chấp nhận hy sinh,
Thân tội tù và kết cục : chiếc đầu trên đĩa !
Vì Ngài là đường,
Nên đám vạn chài Ga-li-lê lưới thuyền gác lại,
Chấp nhận một cuộc đời “xất bất xang bang”.
Lê-vi bỏ nghề “hái ra tiền” rủng rỉnh giàu sang,
Chọn sống lang thang không cửa nhà, không “viên đá gối” !
Vì Ngài là đường,
Nên biết bao những kẻ mù câm tăm tối,
Dắt díu nhau gặp cho được, tìm cho ra.
Những anh chị em cùi hủi bệnh tật xót xa,
Đường Giêsu đã đóng lại cả một đời tăm tối.
Vì Ngài là đường,
Mà người thiếu phụ bán hoa tội lỗi,
Quyết trở về để nhỏ những giọt nước mắt ăn năn.
Chàng thu thuế Gia-kê giàu sụ lăng xăng,
Một lần gặp để bắt đầu đi theo con đường mới.
Vì Ngài là đường,
Mà ánh mắt của tên tử tù giữa cơn hấp hối,
Đã thấy rực lên niềm hy vọng Nước Chúa cận kề.
Đã gọi tên “Maria” về giữa cơn mê,
Và gieo nắng phục sinh trên hoang tàn mộ trống !
Vì Ngài là đường,
Nên lối Em-mau từ đây thôi hoang vắng,
Tấm lưới trống thâu đêm giờ cá đã ắp đầy.
Và trên muôn vạn nẻo đường thế giới hôm nay,
Ngài chính là Mục tử,
Đang dẫn chiên lên đường về đồng xanh suối ngọt !
Sơn Ca Linh (Phục Sinh 2017)
VietCatholic TV
Chuyến Tông Du Của ĐTC tại Fatima ngày 12/05/2017
VietCatholic Network
00:56 13/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em.
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về chuyến tông du của ĐTC Phanxicô tại Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Như chúng tôi đã tường trình, lúc 2 giờ chiều thứ Sáu 12 tháng 5, ĐTC đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma. Ngài đã đến sân bay quân sự Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha
vào lúc 4g:20 phút chiều.
Sau nghi thức đón tiếp chính thức, ĐTC đã có cuộc họp với tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa của Bồ Đào Nha tại căn cứ không quân Monte Real.
Sau buổi tiếp kiến này, ĐTC đã đi thăm nhà nguyện của căn cứ không quân Monte Real; và vào lúc 5g:15’ chiều, ngài đã di chuyển bằng trực thăng tới sân vận động Fatima.
Sau 20 phút bay, ĐTC đã đến sân vận động Fatima và di chuyển bằng xe đến đền thánh. Lúc 6g:15’ chiều, ĐTC đã thăm và cầu nguyện tại nguyện đường nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra với các trẻ mục đồng.
Lúc 9g:30’ tối, ĐTC làm phép các ngọn nến tại nhà nguyện. Sau một bài suy niệm ngắn, ĐTC đã đọc kinh Mân Côi cùng anh chị em tín hữu hành hương.
Hình thức đọc Kinh Mân Côi bao gồm một đoạn Kinh Thánh, một bài suy niệm ngắn, Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh. Sau đó là các lời nguyện cho Hội Thánh, cho các tín hữu và cho những nhu cầu khác nhau của nhân loại.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chính ngày này, cách đây tròn 100 năm, ngày 13 tháng 05 năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima với Lucia, Giaxinta và Phanxicô. Trong những lẫn hiện ra tại đó, Đức Mẹ đã nói với ba trẻ rất nhiều điều.
Lần hiện ra thứ nhất, ngày 13 tháng 05 năm 1917, Đức Mẹ nhắn nhủ: “Chúng con hãy lần hạt Mân Côi hàng ngày, để cầu cho thế giới được chóng hòa bình và chiến tranh sớm chấm dứt”.
Vào ngày 13 tháng 6 năm 1917, Đức Mẹ căn dặn rằng: “Các con hãy lần hạt và sau mỗi chục thì đọc: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa Hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Mẹ muốn các con đi học để biết đọc, biết viết, rồi Mẹ sẽ cho các con biết thêm những gì Mẹ muốn”.
Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ mời gọi ba trẻ dâng hy sinh để cầu cho kẻ có tội, Mẹ nói: “Các con hãy dâng những hy sinh để đền thay cho những người tội lỗi. Khi làm việc hy sinh, các con hãy thưa với Chúa những lời này: Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng việc hy sinh này vì lòng mến Chúa. Xin cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại và đền bù về những tội lỗi người ta đã xúc phạm đến Trái Tim vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria”.
Sau khi cho ba trẻ thấy hỏa ngục, Đức Mẹ nói: “Chúng con vừa xem thấy hỏa ngục nơi giam cầm những kẻ có tội. Để khỏi rơi vào tai họa này, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ trên khắp thế giới. Nếu người ta thực hiện những điều Mẹ nói, thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình, chiến tranh sẽ chấm dứt. Nhưng nếu nhân loại không ngừng xúc phạm tới Thiên Chúa, thì chiến tranh sẽ bùng nổ dữ dội và khủng khiếp hơn. Khi nào các con nhìn thấy ánh sáng xuất hiện khác thường, thì các con nhớ rằng đó là dấu hiệu Chúa báo cho các con hay, Thiên Chúa sắp dùng chiến tranh, đói khát, bắt bớ Giáo Hội và ĐTC, hầu giáng phạt thế gian.
Để ngăn ngừa những sự ấy, Mẹ nài xin người ta dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và rước lễ đền tạ trong các ngày thứ Bảy đầu tháng. Nếu nhân loại đáp ứng lời kêu gọi của Mẹ, nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ truyền bá những thuyết sai lầm trên toàn thế giới, sẽ gây ra nhiều cuộc chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Kẻ lành sẽ chịu tử đạo, ĐTC sẽ chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Nhưng sau cùng Trái tim Mẹ sẽ toàn thắng. ĐTC sẽ dâng nước Nga cho Mẹ. Nước Nga sẽ trở lại và nhân loại sẽ được Chúa ban cho một thời hòa bình. Tại Bồ Đào Nha sẽ giữ được đức tin”.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 1917, Đức Mẹ nói với Lucia: “Con hãy nói với mọi người tiếp tục lần hạt mỗi ngày để xin cho chiến tranh chóng chấm dứt”.
Vào ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ nói rằng: “Mẹ muốn xây một nhà thờ ở đây để tôn kính Mẹ. Mẹ là Mẹ Mân Côi. Mẹ muốn các con tiếp tục lần hạt mỗi ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh lính sắp được trở về với gia đình”.
Tất cả những sứ điệp của Đức Mẹ qua những lần hiện ra trên đây được tóm lại trong ba mệnh lệnh, được coi như những phương thế tối hảo để cứu vãn hoà bình thế giới, đó là: Hãy cải thiện đời sống; Hãy lần hạt Mân Côi; Hãy tôn sùng Trái tim Mẹ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Biến cố kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima được coi là một trong những biến cố trọng đại nhất trong năm 2017 này. Vì thế, ĐTC Phanxicô đã truyền ban ơn Đại Xá trong suốt năm mừng kỷ niệm 100 năm này, kể từ ngày 27-11-2016 đến ngày 26-11-2017.
Theo Giáo Luật khoản 992 hay theo Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 1471, Ân Xá được định nghĩa: “Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn được hưởng nhờ Ân Xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh.
Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là “Tiểu Xá hay Đại Xá.”
Tất cả các tín hữu muốn được hưởng Ân Toàn Xá trong năm kỷ niệm 100 năm biến cố lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, thì:
Trước hết, nhất thiết phải chu toàn các điều kiện thông thường, đó là: Xưng tội, rước lễ và cầu nguyện chỉ theo ý ĐTC.
Tiếp đến, phải thực hiện một trong ba hình thức tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima sau đây:
1) Hình thức thứ nhất: “Các tín hữu đích thân đi hành hương Linh địa Fatima ở Bồ Đào Nha và tham dự Thánh Lễ hay một trong những giờ cầu nguyện trọng thể và công khai nhằm tôn kính Đức Trinh Nữ Maria.” Ngoài ra, các tín hữu còn phải đọc kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính cũng như lời khẩn nguyện dâng lên Mẹ Thiên Chúa.
3) Hình thức thứ hai: Người tín hữu phải kính viếng và tham dự Thánh Lễ, Giờ Chầu hay một buổi cầu nguyện công khai và trọng thể trước một bức tượng hay một bức ảnh Đức Mẹ Fatima ở bất cứ một nhà thờ, nhà nguyện hay ở một nơi tôn nghiêm nào đó trong các ngày Đức Mẹ hiện ra trong Năm Kỷ Niệm này, (tức vào các ngày 13 hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017) để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria. Trong trường hợp này, người ta cũng phải đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính cũng như kêu cầu Đức Mẹ Fatima.
3) Hình thức thứ ba: Các tín hữu vì do già yếu, bệnh tật hay vì một lý do quan trọng bất khả kháng nào đó mà không thể đích thân tham dự vào cuộc hành hương Linh địa Fatima hay vào Thánh Lễ, Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện công khai và trọng thể với các tín hữu khác trước các tượng ảnh Đức Mẹ Fatima để tỏ lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, thì họ cũng có thể cầu nguyện trước một bức tượng hay ảnh Đức Mẹ Fatima và phải hợp ý tham dự cách thiêng liêng với các tín hữu khác trong các Thánh Lễ, các Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện trong các ngày Đức Mẹ hiện ra, (tức vào các ngày 13 hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017. Và tất nhiên, trong những trường hợp này, người tín hữu cần phải “hết lòng tin tưởng phó thác vào sự chuyển cầu của Mẹ Maria mà dâng lên Thiên Chúa từ nhân các kinh nguyện, các khổ đau và các hy sinh đời mình làm hy lễ đẹp lòng Người.”
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là đoàn rước vĩ đại với muôn ngàn ánh nến lung linh sáng rực quảng trường trước Đền Thờ Fatima do ĐHY Pietro Parolin, là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dẫn đầu.
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Thánh lễ tuyên thánh cho Jacinta và Francisco Marto – Bài giảng của Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:35 13/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời.” Đó là những gì thị nhân trên đảo Patmos cho chúng ta biết trong Sách Khải huyền (12: 1), và thêm rằng bà sắp sinh một con trai. Sau đó, trong Tin Mừng, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói với môn đệ mình, “Này là mẹ con” (Ga 19:27). Chúng ta có một bà Mẹ! “Bà thật xinh đẹp”, như các thị nhân tại Fatima đã bảo nhau trên đường trở về nhà vào ngày hồng phúc 13 tháng 5 cách đây đúng một trăm năm. Tối hôm đó, Jacinta không thể kiềm chế được bản thân và cô đã nói với mẹ mình: “Hôm nay con đã gặp Đức Mẹ”. Họ đã nhìn thấy Mẹ Thiên Đàng. Nhiều người khác cũng đã tìm cách để được nhìn thấy như thế, nhưng ... họ không thấy Đức Mẹ. Mẹ Đồng Trinh đã không đến đây để chúng ta có thể nhìn thấy Mẹ. Chúng ta sẽ được mãi mãi nhìn thấy Mẹ, tất nhiên là nếu chúng ta được lên trời.
Đức Mẹ báo trước, và cảnh cáo chúng ta về một lối sống vô thần và thực sự xúc phạm đến Thiên Chúa nơi những tạo vật của Người. Cuộc sống như vậy - thường được người ta đề xuất và áp đặt – có nguy cơ dẫn con người đến cửa hỏa ngục. Đức Mẹ đã đến để nhắc nhở chúng ta rằng ánh sáng của Chúa ngự trong chúng ta và bảo vệ chúng ta, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất “Con bà được đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người.” (Kh 12,5). Trong tường thuật của Lucia, ba đứa trẻ được chọn đã được bao quanh bởi ánh sáng của Thiên Chúa khi ánh sáng ấy tỏa chiếu từ Đức Mẹ. Mẹ bao bọc họ trong lớp áo ánh sáng mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Theo niềm tin và kinh nghiệm của đông đảo người hành hương, nếu không muốn nói là tất cả, Fatima là lớp áo ánh sáng bảo vệ chúng ta, cảm nghiệm ấy hầu như hơn hẳn bất cứ nơi nào khác trên trái đất này. Chúng ta cần nơi ẩn náu dưới sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ Maria và xin Mẹ, “hãy chỉ Chúa Giêsu cho chúng con” như kinh Lạy Nữ Vương dạy.
Anh chị em tín hữu hành hương thân mến, chúng ta có một người Mẹ. Khi bám lấy Mẹ như con trẻ, chúng ta sống trong niềm hy vọng dựa trên Chúa Giêsu. Như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ hai, “những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị”(Rom 5:17). Khi Chúa Giêsu về Trời, Người đã mang đến trước Chúa Cha trên trời nhân tính của chúng ta, mà Người đã mặc lấy trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và sẽ không bao giờ từ bỏ. Chúng ta hãy đặt để hy vọng nơi nhân tính này, đang ngồi bên hữu Chúa Cha (Êphêsô 2: 6). Xin cho niềm hy vọng này hướng dẫn cuộc sống của chúng ta! Đó là một niềm hy vọng nâng đỡ chúng ta luôn mãi, tới tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời.
Được củng cố với niềm hy vọng này, chúng ta đã tập trung ở đây để cảm tạ vô số ơn thánh được ban cho chúng ta trong một trăm năm qua. Tất cả đều được ban dưới lớp áo ánh sáng mà Đức Mẹ đã loan truyền tới tận cùng bờ cõi trái đất, bắt đầu với vùng đất Bồ Đào Nha này, nơi phong phú những hy vọng. Chúng ta có thể noi gương hai Thánh Francisco và Jacinta, là những vị đã được Đức Trinh Nữ Maria đưa vào đại dương bao la của ánh sáng Thiên Chúa và dạy họ thờ lạy Người. Đó là nguồn sức mạnh của họ để vượt qua những chống đối và đau khổ. Sự hiện diện của Thiên Chúa đã trở nên thường hằng trong cuộc sống của họ, như được thấy rõ qua lời cầu nguyện liên lỉ của họ cho các tội nhân và ước muốn của họ được hầu cận trước “Chúa Giêsu náu mình” trong đền tạm.
Trong Hồi ức của bà (III, 6), Sơ Lucia trích dẫn Jacinta, người vừa được ban cho một thị kiến: “Chị không nhìn thấy tất cả những con phố, những con đường và những cánh đồng đầy những người đang kêu khóc vì đói, nhưng không có gì để ăn đó sao? Và Đức Thánh Cha trong nhà thờ, đang cầu nguyện trước Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Maria? Và tất cả những người đang cùng cầu nguyện với ngài?”
Cảm ơn anh chị em vì đã hiện diện nơi đây với tôi! Tôi không thể không đến đây để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và phó thác cho Mẹ tất cả các con trai và con gái của Mẹ. Dưới lớp áo choàng của Mẹ, họ không bị lạc mất; từ vòng tay Mẹ nảy sinh hy vọng và bình an mà họ kêu cầu, và tôi cầu xin Mẹ cho tất cả anh chị em của tôi trong phép rửa và trong gia đình nhân loại này của chúng ta, đặc biệt là những bệnh nhân và những người tàn tật, những tù nhân và những người thất nghiệp, người nghèo và người bị bỏ rơi.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cùng Thiên Chúa với hy vọng rằng những người khác sẽ lắng nghe chúng ta; và chúng ta hãy nói với những người khác một cách xác tín rằng Chúa sẽ giúp chúng ta.
Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo thành chúng ta để trở nên nguồn hy vọng cho người khác, một niềm hy vọng thực sự và có thể đạt được, phù hợp với tình trạng của mỗi người. Khi “yêu cầu” và “đòi buộc” mỗi người chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đấng bậc (Thư của Lucia, ngày 28 tháng 2 năm 1943), Thiên Chúa tổng động viên chúng ta chống lại sự thờ ơ làm băng giá con tim và làm tầm nhìn thiển cận của chúng ta trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta không muốn trở thành một thứ hy vọng chết yểu! Cuộc sống chỉ có thể tồn tại được nhờ vào sự hào phóng của những cuộc sống khác “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12:24). Chúa, Đấng luôn đi trước chúng ta, đã nói điều này và làm điều này. Bất cứ khi nào chúng ta thấy mình đang vác thập giá, thì Ngài đã từng vác thập giá trước chúng ta. Chúng ta không vác thập giá để tìm Chúa Giêsu. Thay vào đó, chính Người là Đấng đã tự hạ mình xuống, đến độ chấp nhận thánh giá, để tìm kiếm chúng ta, xua tan bóng tối của cái ác bên trong chúng ta, và đưa chúng ta trở lại với ánh sáng.
Với sự bảo vệ của Đức Maria, cầu xin cho chúng ta có thể là những tuần canh của thế giới, trong khi chiêm ngắm khuôn mặt đích thật của Đức Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ, sáng láng trong Lễ phục sinh. Cầu xin cho chúng ta có thể tái khám phá ra khuôn mặt trẻ trung và tươi đẹp của Giáo Hội, rực sáng khi Giáo Hội là truyền giáo, chào đón, nhưng không, trung tín, khó nghèo phương tiện, nhưng giàu có tình yêu.