Ngày 13-05-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:22 13/05/2019
9. Thiên Chúa không muốn chúng ta hoàn thiện vào ngày mai hoặc tương lai, nhưng muốn chúng ta hoàn thiện ngay từ bây giờ. (Thánh Speratus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-------------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:25 13/05/2019
11. BỐN MÙA LƯỜI HỌC

Ngày xưa, có người nọ làm một bài vè chế giễu người lười học, không ngờ bài vè ấy lại được lưu truyền ra và lưu truyền cho đến ngày nay.

Bài vè như sau:

“Du xuân không phải mùa đọc sách,

Ngày hè nóng đốt cả con mắt,

Thu đến thê lương không hứng thú,

Chi bằng cười cợt qua năm mới...”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 11:

“Nắng mưa là chuyện của trời, cúp cua là chuyện của đời học sinh”, câu thơ lục bát này đúng là lột tả được tâm trạng phong lưu của học sinh lười.

Thời nay có học trò nam “phong lưu” quá đến nổi hai năm học một lớp, có học trò nữ “phong lưu” quá cứ cúp cua bỏ học cho đến khi bỏ học luôn vì. ..mang bầu, đó là những cái “phong lưu” hại thân hại nhà và mang nhục vào thân...

Đời học sinh cũng có những lúc cúp cua vì ham vui đó là chuyện thật, nhưng nếu không cố gắng học hành thì cúp cua sẽ trở thành cái bệnh –bệnh cúp cua, bệnh này sẽ làm cho đời học sinh mất hết ý nghĩa, và dần dần sẽ trở nên mối nguy hiểm cho xã hội và Giáo Hội.

Bốn mùa cúp cua thì chẳng nên đi học, vì như thế sẽ trở thành người vô giáo dục, trở thành học trò mất dạy và trở thành đứa con bất hiếu, và điểm hẹn cuối cùng của họ là nhà tù vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

-------------------------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhận xét: Chúng ta đã quá hiểu nhầm những người Pharisêu
Đặng Tự Do
22:55 13/05/2019
Người Pharisêu, hay còn gọi là người Biệt Phái, là những người đương thời với Chúa Giêsu, tự cho mình là tách biệt với dân vì họ giữ đạo nghiêm nhặt hơn. Có nhiều người thực sự giữ đạo nghiêm nhặt, nhưng nhiều người theo não trạng vụ luật, không chú ý đến tinh thần cốt yếu bên trong các lề luật, lại hay kiêu ngạo nên thường bị Chúa Giêsu phê phán.

Hôm 9 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các giáo sư và sinh viên của Học viện Giáo hoàng về Kinh thánh đang tham gia hội nghị “Chúa Giêsu và người Pharisêu: Một sự đánh giá lại của nhiều ngành học thuật” do cha Michael Kolarcik, Dòng Tên, là Hiệu trưởng học viện chủ tọa. Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã nhận xét rằng “Chúa Giêsu và người Pharisêu có nhiều điểm chung.” Nhận xét này nên được hiểu trong toàn bộ bối cảnh bài nói chuyện của ngài. Vì thế, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã ra một thông báo. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:

Vào lúc 9h30 sáng 9 tháng Năm, tại Hội trường Clementine của điện Tông Tòa Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các giáo sư và sinh viên của Học viện Giáo hoàng về Kinh thánh, gọi tắt là Biblicum, đang tham gia hội nghị “Chúa Giêsu và người Pharisêu: Một sự đánh giá lại của nhiều ngành học thuật” nhân kỷ niệm 110 năm thành lập Viện.

Sau đây là diễn từ của Đức Thánh Cha trong dịp này, mà ngài đã trao cho những người có mặt tại buổi tiếp kiến, và thêm một vài lời nhận xét ứng khẩu, trong đó Đức Thánh Cha khẳng định ngài muốn chào hỏi từng người tham gia.


Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Nhân dịp Học viện Giáo hoàng về Kinh thánh kỷ niệm 110 năm thành lập, tôi chào đón nồng nhiệt anh chị em. Tôi cảm ơn cha Hiệu trưởng vì những lời tốt đẹp của ngài. Khi người tiền nhiệm của tôi là Thánh Giáo Hoàng Piô X thành lập Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng vào năm 1909, ngài giao phó cho viện này sứ mệnh trở thành “một trung tâm nghiên cứu chuyên ngành về Kinh Thánh tại Rôma, nhằm thúc đẩy thật hiệu quả việc giảng dạy Kinh Thánh và các nghiên cứu có liên quan, phù hợp với tinh thần của Giáo Hội Công Giáo” (Tông Thư Vinea Electa, 07 tháng 5 năm 1909: AAS 1 [1909], 447-448).

Trong những năm này, Biblicum đã nỗ lực để trung thành với sứ mệnh của mình, ngay cả trong thời kỳ thử thách và đã đóng góp nhiều trong việc thúc đẩy các nghiên cứu và giảng dạy học thuật về Kinh Thánh cũng như các lĩnh vực liên quan cho các sinh viên và giáo sư tương lai, đến từ bảy mươi quốc gia khác nhau. Đức Hồng Y Augustin Bea, là Hiệu trưởng Biblicum từ lâu trước khi được nâng lên Hồng Y, là động lực đằng sau Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công Đồng, đã đặt lại quan hệ liên tôn, và đặc biệt là quan hệ Công Giáo-Do Thái, trên một bước tiến mới. Trong những năm gần đây, Viện đã tăng cường mối quan hệ với các học giả Do Thái và Tin lành.

Tôi cũng chào đón những người tham gia hội nghị “Chúa Giêsu và người Pharisêu: Một sự đánh giá lại của nhiều ngành học thuật”, trong đó đề cập đến một vấn đề cụ thể quan trọng đối với thời đại chúng ta, và là kết quả trực tiếp của Nostra Aetate. Hội nghị tìm cách hiểu về những trường hợp đối xử có tính cách phê phán người Pharisêu trong Tân Ước và trong các nguồn cổ xưa khác. Ngoài ra, hội nghị cũng xem xét lịch sử của những diễn giải học thuật và bình dân giữa người Do Thái và các Kitô hữu. Trong phạm vi các Kitô hữu và trong xã hội thế tục, cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ “Pharisêu” thường có nghĩa là “một con người tự mãn hay đạo đức giả”. Tuy nhiên, đối với nhiều người Do Thái, người Pharisêu là những người sáng lập ra Do Thái giáo chính mạch và do đó là tổ tiên tâm linh của chính họ. [Do Thái giáo chính mạch: Rabbinic Judaism, tiếng Hêbrơ: יהדות רבנית Yahadut Rabanit, là dòng chính mạch của Do Thái Giáo từ thế kỷ thứ 6 trước Chúa Giáng Sinh, được xây dựng trên niềm tin rằng ở núi Sinai, ông Môisê nhận được 10 điều răn Đức Chúa Trời được khắc trên hai bia đá (Written Torah). Bên cạnh đó, ông còn nhận được lời giải thích của Thiên Chúa (Oral Torah), và được truyền khẩu lại cho dân. Những người Sađốc, Karaite và Samaritanô không tin vào những lệnh được truyền khẩu này - chú thích của người dịch].

Theo dòng thời gian, giải thích này đã nuôi dưỡng một hình ảnh tiêu cực về người Pharisêu, mà thường không có cơ sở cụ thể trong các trình thuật Tin Mừng. Thông thường, theo thời gian, hình ảnh đó đã được các Kitô hữu gán cho người Do Thái một cách đại trà. Trong thế giới của chúng ta, thật đáng buồn, những thành kiến tiêu cực như vậy đã trở nên khá phổ biến. Một trong những định kiến cổ xưa nhất và gây tác hại trầm trọng nhất là thành kiến về “người Pharisêu”, đặc biệt là khi thành kiến ấy được sử dụng để mô tả người Do Thái theo một nghĩa tiêu cực.

Các học giả gần đây đã nhận ra rằng chúng ta biết về người Pharisêu ít hơn các thế hệ trước đây. Chúng ta ít hiểu biết chắc chắn về nguồn gốc của họ cũng như các giáo lý và thực hành của họ. Cuộc hội thảo của các bạn về nghiên cứu liên ngành đối với các vấn đề văn học và lịch sử liên quan đến người Pharisêu sẽ góp phần vào một cái nhìn chính xác hơn về nhóm tôn giáo này, đồng thời giúp chống lại chủ nghĩa bài Do Thái.

Nếu chúng ta nhìn vào Tân Ước, chúng ta thấy rằng Thánh Phaolô, trước cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Giêsu, cho rằng mình có một lý do để tự hào vì ngài “theo Luật định, là một người Pharisêu” (Phil 3: 5-8).

Chúa Giêsu đã có nhiều cuộc thảo luận với người Pharisêu về những mối quan tâm chung. Ngài chia sẻ với họ một niềm tin vào sự phục sinh (Mc 12: 18-27) và Ngài chấp nhận các khía cạnh khác trong cách giải thích của họ về Torah. Chúa Giêsu và người Pharisêu phải có nhiều điểm chung, vì sách Tông đồ Công vụ cho chúng ta biết rằng một số người Pharisêu đã trở thành các môn đệ của Chúa Giêsu tại Giêrusalem (15: 5). Sách Tông đồ Công vụ cũng trình bày Gamaliel, một nhà lãnh đạo của những người Pharisêu, như một người đã bảo vệ hai Thánh Phêrô và Gioan (xem 5: 34-39).

Trong số những khoảnh khắc quan trọng hơn trong Tin Mừng Gioan, chúng ta thấy cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với một người Pharisêu tên là Nicôđêmô, một trong những nhà lãnh đạo của người Do Thái (xem 3: 1). Chúa Giêsu giải thích với ông Nicôđêmô rằng, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để ai tin vào Con của Người thì không bị hư mất nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Nicôđêmô sau đó đã bảo vệ Chúa Giêsu trước Thượng Hội Đồng (7: 50-52) và có mặt khi táng xác Chúa Giêsu (19:39). Dù quan điểm của ta về ông Nicôđêmô ra sao, thì rõ ràng là những định kiến khác nhau về “người Pharisiêu” không đúng trong trường hợp của ông, và những thành kiến ấy cũng không được xác nhận ở những nơi khác trong Tin Mừng Gioan.

Một cuộc gặp gỡ khác giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời đại của Ngài được tường thuật theo những cách khác nhau trong Tin mừng Nhất lãm. Điều đó liên quan đến câu hỏi điều gì là “trọng nhất” hay là “điều răn thứ nhất”. Trong Tin Mừng theo Thánh Máccô (12: 28-34), câu hỏi được đặt ra bởi một kinh sư, không nêu rõ tên tuổi, là người khởi xướng một cuộc trao đổi với Chúa Giêsu trong niềm tôn trọng đối với một bậc Thầy [Thấy Đức Giêsu đối đáp hay trong cuộc tranh luận với những người thuộc bè Xa-đốc, ông đến gần Người và hỏi: Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào trọng nhất?] Trong Tin Mừng Matthêu, người luật sĩ là một người Pharisêu đang cố gắng thử thách Chúa Giêsu (22: 34-35). Trong trình thuật của Máccô, Chúa Giêsu kết luận rằng “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!” (12:34), qua đó cho thấy Chúa Giêsu đã có sự kính trọng nhất định dành cho những nhà lãnh đạo tôn giáo đã thực sự “gần đến Nước Thiên Chúa”.

Rabbi Aqiba, một trong những giáo sĩ Do Thái nổi tiếng nhất của thế kỷ thứ hai và một người thừa kế truyền thống Pharisêu, [1] chỉ vào dòng chữ “yêu người thân cận như chính mình vậy” (Lv 19,18) như là một nguyên tắc quan trọng của Torah. [2 ] Theo truyền thống, ông đã chết như một vị tử đạo với lời cầu nguyện Shema trên môi, trong đó bao gồm giới răn yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực của một người (x. Dt 6: 4-5). [3] Theo những gì chúng ta có thể biết, thì về cơ bản, ông đã đồng ý với Chúa Giêsu và người kinh sư hoặc người Pharisêu đối thoại với Ngài. Tương tự như vậy, điều gọi là Luật Vàng, mặc dù trong các công thức khác nhau, không chỉ được gán cho Chúa Giêsu mà còn cho ông già Hillel là người đương thời với Chúa Giêsu, và thường được coi là một trong những người Pharisêu hàng đầu vào thời của ông. Quy tắc này đã được trình bày trong cuốn sách đệ nhị lục Tobia (4:15 [16]). [Kinh Thánh Công Giáo gồm 73 cuốn mà Giáo Hội công nhận là được Thiên Chúa linh hứng mạc khải. Con số này trải qua hai giai đoạn mới có được. Giai đoạn một là một bản danh sách gọi là đệ nhất lục – protocanonicol books, tức là các sách Giáo Hội công nhận ngay từ đầu không có nghi vấn. Danh sách trong giai đoạn hai được gọi là đệ nhị lục - deuterocanonicol books, là những sách có những tranh luận trước khi được Giáo Hội công nhận, bao gồm 7 cuốn: Tôbia, Giuđitha, Khôn ngoan, Macabê 1, Macabê 2, Sirác, Barúc, 7 chương cuối sách Étte cùng ba đoạn trong sách Đanien - chú thích của người dịch]

Yêu người thân cận, như thế, tiêu biểu cho một chỉ dấu quan trọng để nhận ra mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và người đối thoại Pharisêu của Ngài. Nó chắc chắn tạo thành một cơ sở quan trọng cho bất kỳ cuộc đối thoại, đặc biệt là giữa người Do Thái và các Kitô hữu, ngay cả ngày nay.

Thật vậy, để yêu người thân cận tốt hơn, chúng ta cần biết họ, và để biết họ là ai, chúng ta thường phải tìm cách vượt qua những định kiến cổ xưa. Vì lý do này, hội nghị của anh chị em, bao gồm các niềm tin và ngành học trong nỗ lực đạt được sự hiểu biết đầy đủ và chính xác hơn về những người Pharisêu, sẽ giúp trình bày họ một cách thích hợp hơn trong việc giảng dạy và thuyết giảng. Tôi chắc chắn rằng những nghiên cứu này, và những con đường mới mà chúng mở ra, sẽ đóng góp tích cực cho mối quan hệ giữa người Do Thái và các Kitô hữu, theo quan điểm đối thoại sâu sắc và huynh đệ hơn bao giờ hết. Cầu mong cho hội nghị của anh chị em tìm thấy tiếng vang lớn trong và ngoài Giáo Hội Công Giáo, và xin cho công việc của anh chị em nhận được phước lành dồi dào từ Đấng Tối Cao hoặc, như nhiều anh chị em Do Thái của chúng ta thường nói, là từ Hashem. Cảm ơn anh chị em.

[1] S. EUSEBII HIERONYMI, Commentarii ở Isaiam, III, 8: PL 24, 119.

[2] Sifra Leviticus 19:18; Genesis Rabbah 24: 7, Sáng thế en 5: 1.

[3] Babylon Talmud, Tractate Berakhot 61b. Văn bản gốc với bản dịch tiếng Ý: Talmud Babilonese, Trattato Berakhòt, Tomo II, do DG Di Segni, Giuntina, Firenze 2017 biên soạn, trang 326-327.


Source:Holy See Press Office
 
ĐHY Cupich xin lỗi vì một linh mục mời đạo sĩ Hồi Giáo nói trong nhà thờ, phỉ báng người Do Thái là Satan
Đặng Tự Do
00:14 13/05/2019
Một diễn biến rất đáng buồn được nhiều người mô tả là một sự phạm thánh trầm trọng đã diễn ra tại một nhà thờ ở Chicago, Hoa Kỳ hôm thứ Năm mùng 9 tháng Năm vừa qua.

Đức Hồng Y Blase Cupich của tổng giáo phận Chicago đã bày tỏ sự thất vọng của ngài trước quyết định của một linh mục mời một nhà lãnh đạo Hồi Giáo gây nhiều tranh cãi là Louis Farrakhan đến nói chuyện tại giáo xứ của mình. Đức Hồng Y nói rằng ngài không hề được hỏi ý kiến trước buổi nói chuyện của Farrakhan. Ngài thành thật xin lỗi vì Farrakhan đã được cho cơ hội để phỉ báng người Do Thái là “Satan” ngay trong một nhà thờ Công Giáo.

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu, 10 tháng Năm, tức là một ngày sau biến cố này, Đức Hồng Y cho biết:

“Luận điệu bài Do Thái – xúi giục phân biệt đối xử dưới mọi hình thức - không có chỗ trong cuộc sống công cộng của người Mỹ, chứ đừng nói đến có chỗ trong một nhà thờ Công Giáo.”

Farrakhan, 86 tuổi, là người sáng lập ra nhóm Quốc gia Hồi giáo có trụ sở tại Chicago và có một lịch sử lâu đời về những lời rao giảng bài Do Thái. Ngày 2 tháng Năm vừa qua, mạng xã hội Facebook đã ra quyết định cấm Farrakhan khỏi các diễn đàn của mình và xóa bỏ account của ông ta vì những phát ngôn thù hận người Do Thái.

Cha Michael Pfleger, chánh xứ Nhà thờ Thánh Sabina của tổng giáo phận Chicago đã mời Farrakhan đến nói chuyện tại giáo xứ của ngài để đáp lại quyết định của Facebook. Giáo xứ Thánh Sabina ở phía Nam của Chicago là một giáo xứ lớn có đông các tín hữu Công Giáo người da đen.

Các phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên án quyết định này của cha Pfleger. Cố nhiên, những phương tiện truyền thông có khuynh hướng chống Công Giáo đã không bỏ lỡ cơ hội này để tấn Công Giáo Hội. Dưới đây là phản ứng tương đối ôn tồn của FoxNews vì cả hai người xướng ngôn viên Laura Ingraham và Raymond Arroyo đều là người Công Giáo.

Laura Ingraham là nữ xướng ngôn viên của FoxNews. Raymond Arroyo là người điều khiển chương trình của đài truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN và là tác giả của nhiều sách nổi tiếng về lịch sử Giáo Hội và học thuyết xã hội Công Giáo.

Laura Ingraham: Bây giờ là tối thứ Sáu và là lúc để nói về một linh mục cực đoan cố gắng đánh bóng lại Farrakhan một thành viên của đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử năm 2020 và là một người ít ai muốn gặp. Tham gia với chúng tôi ngay bây giờ với tất cả các chi tiết là Raymond Arroyo, một cộng tác viên của Fox News. Thưa tác giả Raymond, tôi nghĩ sau khi Farrakhan bị cấm khỏi Facebook, tôi không chắc lắm, nhưng nghĩ rằng những ngày của ông ta dưới ánh đèn sân khấu có thể sắp kết thúc, nhưng bây giờ một linh mục Công Giáo đang cố gắng hồi sinh anh ta.

Raymond Arroyo: Laura, thật tình không thể tin được, một linh mục Chicago, cha Michael Pfleger, một nhà hoạt động cánh tả sẽ gặp rắc rối to. Đúng thế, ngài đã mời nhà lãnh đạo gây nhiều tranh cãi của tổ chức Quốc gia Hồi giáo đến phát biểu tại giáo xứ Chicago của mình ngày hôm qua. Lý do là ngài muốn Farrakhan được trở lại trên Facebook.

Cha Michael Pfleger: Ngài Farrakhan là một tiếng nói mạnh bạo chống lại bất công đối với người da đen ở đất nước này. Tiếng nói của ngài xứng đáng và cần được lắng nghe.

Raymond Arroyo: Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng chuyến viếng thăm của Farrakhan tại giáo xứ của cha Michael Pfleger được phát trực tiếp trên Facebook bất kể các cấm đoán của họ, bất kể Farrakhan đã bị cấm khỏi mạng trang truyền thông xã hội này một phần vì các bài phát biểu được cho là bài Do Thái của ông ta.

Farrakhan: Với những người da trắng nghĩ rằng tôi là một người thù ghét, bạn không biết tôi là ai. Có ai đó đã khiến bạn ghét tôi. Đây chỉ là khởi đầu khi cấm tôi khỏi một mạng xã hội. Tôi đã sử dụng diễn đàn đó với sự tôn trọng và tôi ở đây để phân biệt những người Do Thái tốt và những người Do Thái Satan.

Raymond Arroyo: Laura, người đàn ông này ngụy biện. Cha Pfleger đã nghĩ rằng điều này là phù hợp hoặc cách nào đó đem lại công bằng xã hội khi đưa một người đàn ông như thế này đến một nhà thờ Công Giáo để tuôn ra những lời hận thù và bài Do Thái. Thật là quá đáng. Và thẳng thắn mà nói tôi tin rằng tổng giáo phận Chicago lẽ ra phải can thiệp.

Laura Ingraham: Cha Pfleger đã làm những điều vớ vẩn này trong nhiều năm và Vatican lại ngó lơ, không có bình luận nào. Thẳng thắn mà nói, kiểu cách của cha là một cơn ác mộng đối với nhiều người Công Giáo ở Chicago, và thật ra trên khắp đất nước này trong một thời gian dài.

Raymond Arroyo: Viện Bảo Tàng và Trung Tâm Giáo Dục Holaucaust ở Illinois đã công bố nhận xét của Fritzie Fritzshall là người sống sót sau vụ diệt chủng người Do Thái. Fritzie viết:

“Tôi không hiểu nổi cha Pfleger bởi vì tôi luôn nghĩ ngài là một người vì hòa bình. Những gì ngài làm hôm nay và những gì ngài đang làm với Farrakhan là mang đến cho ông một ta một diễn đàn cho lòng thù hận mà ông đã nói trong rất, rất nhiều năm.”

Nhận định về bài nói chuyện của Farrakhan tại nhà thờ Thánh Sabina, Đức Hồng Y Cupich nói:

“Lẽ ra ông Farrakhan phải tận dụng cơ hội này để đưa ra một thông điệp hiệp nhất về tình yêu mà Thiên Chúa dành cho tất cả các con cái của mình. Thay vào đó, ông liên tục bôi nhọ người Do Thái, tung ra những luận điệu kết hợp những lời lẽ phân biệt đối xử thẳng thừng với một sự vu khống hoàn toàn.”

“Ông ta gọi người Do Thái là ‘Satan’, và khẳng định rằng mình đã được Chúa sai đi để tách biệt ‘người Do Thái tốt’ với ‘người Do Thái Satan’.

Những lời tuyên bố như vậy gây sốc cho lương tâm. Những người có đức tin được kêu gọi sống như một dấu chỉ của tình yêu của Thiên Chúa đối với cả gia đình nhân loại, không thể phỉ báng bất kỳ thành viên nào là ma quỷ. Tôi xin lỗi các anh chị em Do Thái của tôi, những người mà tôi rất trân quý tình huynh đệ, những người mà nơi họ tôi đã học được rất nhiều, những người mà giao ước với Thiên Chúa vẫn tồn tại vĩnh cửu.”

Cho đến nay, tổng giáo phận Chicago chưa đưa ra thông báo nào về các hình thức kỷ luật đối với cha Pfleger. Đức Hồng Y Cupich chỉ cho biết rằng Viện Bảo tàng và Trung tâm Giáo dục Holocaust ở Illinois đã thông báo gửi thư mời cha Pfleger đến gặp gỡ và đối thoại với những người sống sót sau cuộc diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã. Ngài nói cha Pfleger phải chấp nhận lời mời này.

Đây là lần đầu tiên cha Plfeger mời Farrakhan đến nói chuyện tại giáo xứ của mình, nhưng đây không phải là lần đầu tiên tổng giáo phận phải khốn đốn vì những lời bình luận, cũng như những hành động gây tranh cãi của vị linh mục này. Năm 2008, Đức Hồng Y quá cố Francis George đã phải trả lời công khai cho những bình luận mà cha Pfleger đưa ra khi chế giễu Thượng nghị sĩ Dân chủ Hillary Clinton nhằm ủng hộ cho ứng cử viên Barack Obama, lúc ấy là Thượng nghị sĩ bang Illinois.

Đức Hồng Y Francis George đã từng treo chén cha Pfleger vào năm 2011 và cấm ngài cử hành các bí tích vì những tuyên bố vớ vẩn mà cha Pfleger đã đưa ra. Tờ Chicago Sun Times tường thuật rằng Đức Hồng Y Francis George đã rút lại quyết định của mình sau khi cha Pfleger đe dọa sẽ rời khỏi chức tư tế.

Phản ứng lại trước những chỉ trích của Đức Hồng Y Cupich và các phương tiện truyền thông, cha Pfleger nói:

“Tôi đang làm những gì tôi tin rằng Tin Mừng kêu gọi tôi làm và tiếp tục cố gắng mang mọi người lại với nhau và cố gắng nói lên sự thật.”

Thông tấn xã CNN tường thuật rằng: Cha Pfleger cho biết ngài đã quen với thầy giảng kinh Koran Farrakhan trong 30 năm qua và ôm hôn ông ta sau cuộc nói chuyện.


Source:Catholic News Agency
 
Công bố quyết định mới nhất của Đức Thánh Cha về Medjugorje
Phương Thảo
07:47 13/05/2019
Hôm Chúa Nhật 12 tháng 5, Đức Thánh Cha đã chính thức cho phép tổ chức các phái đoàn hành hương về Medjugorje, hay còn gọi là Mễ Du.

Thông báo này được Đức Tổng Giám Mục Luigi Pezzuto, Sứ thần Tòa Thánh tại Bosnia-Herzegovina và Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, là Đặc sứ của Đức Thánh Cha được sai đến đây để tìm hiểu các nhu cầu mục vụ, công bố hôm Chúa Nhật 12 tháng Năm trong Thánh lễ, tại đền thờ giáo xứ nơi đã chứng kiến hàng triệu người hành hương.

Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay: “Việc cho phép này nhằm giúp cho các chuyến hành hương về Trung tâm Mễ du đạt được nhiều thành quả và ân thánh Chúa” chứ không có nghĩa là Tòa thánh đã xác nhận các tường thuật rằng Đức Mẹ hiện ra tại đây, cũng như các tuyên bố của các thị nhân là “xác thực”. Giáo hội vẫn tiếp tục nghiên cứu và điều tra!

Với quyết định này của Đức Thánh Cha các cuộc hành hương về Medjugorje của các giáo phận, giáo xứ sẽ có thể hành hương về đây một cách chính thức chứ không tư riêng như trước đây.

Quyết định của Đức Thánh Cha được công bố sau một năm, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2018 khi Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Hoser của Tổng giáo phận Warszawa-Prague Ba Lan, làm Đặc sứ của ngài để quan sát và thẩm tra về các nhu cầu mục vụ ở Medjugorje.

Trong số sáu người nhận mình đã được thị kiến thấy Đức Mẹ lúc còn trẻ thì ba người quả quyết rằng họ vẫn tiếp xúc với Mẹ Maria “Nữ hoàng hòa bình” hàng ngày vào mỗi buổi chiều, bất kể họ đang ở đâu: Đó là Vicka (sống ở Medjugorje), Marija (sống ở Monza) và Ivan (sống ở Hoa Kỳ, nhưng anh thường về Medjugorje).

Một người thứ tư là Mirjana cho hay cô thường được Đức Mẹ hiện ra vào ngày thứ hai hàng tháng, nhưng bây giờ thì cô chỉ được thấy Đức Mẹ mỗi năm một lần.

Sau 15 tháng sống tại đây, Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser cho biết:

“Medjugorje là dấu chỉ của một Giáo hội sống động”. Ngài từng được bổ nhiệm tại Phi châu, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến Medjugorje, một giáo xứ trong vùng Balkan được toàn thế giới biết đến sau các báo cáo cho rằng Đức Mẹ đã hiện ra bắt đầu từ ngày 26 tháng 6 năm 1981.

Trên chuyến máy bay từ Bồ Đào Nha trở lại Vatican hôm 13 tháng 5, 2017 Đức Phanxicô đã dành cho các nhà báo một cuộc phỏng vấn về đủ mọi vấn đề thời sự. Khi được hỏi về việc Đức Mẹ hiện ra ở Medjugorje, ngài nói rằng những cuộc hiện ra lúc ban đầu cách nay hơn 3 thập niên thì đáng được nghiên cứu thêm, nhưng những thị kiến sau đó thì rất đáng hồ nghi. Theo ngài, căn cứ vào bản tường trình của ủy ban điều tra do Đức Bênêđíctô XVI thiết lập, được đệ nạp cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thì ta cần phân biệt hai loại hiện ra.

“Đối với các cuộc hiện ra thứ nhất, với các trẻ em, bản tường trình ít nhiều cho rằng loại này cần được tiếp tục nghiên cứu” nhưng còn đối với “những cuộc hiện ra được giả định là vẫn đang tiếp diễn, thì bản tường trình tỏ ý hồ nghi”.

Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng: “bản thân tôi còn hồ nghi hơn thế, tôi thích coi Đức Mẹ là Mẹ, Mẹ của chúng ta, hơn là một phụ nữ đứng đầu một văn phòng ngày nào cũng gửi đi một tin nhắn vào một giờ nhất định. Đó không phải là Mẹ Chúa Giêsu. Những cuộc hiện ra như thế vô giá trị”.

Ngài minh xác rằng đây chỉ là “ý kiến riêng” của ngài, nhưng nói thêm rằng Đức Bà không hề hành động bằng cách nói rằng “ngày mai vào giờ này, con hãy đến và ta sẽ trao tin nhắn cho những người ấy”.


Source:Vatican News
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ truyền chức linh mục cho 19 tiến chức
J.B. Đặng Minh An dịch
07:56 13/05/2019
Hôm Chúa Nhật 12 tháng 5 năm 2019, Chúa Nhật thứ Tư Mùa Phục sinh và cũng là Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 56, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô để truyền chức linh mục cho 19 phó tế. Trong số 19 tiến chức có 1 vị thuộc Đại chủng viện giáo phận Rôma, 8 tiến chức thuộc Con đường Tân Dự Tòng, 8 tiến chức thuộc huynh đoàn linh mục “Nam tử Thánh Giá”, và hai tiến chức từ các học viện khác ở Rôma.

Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo phận Rôma; Đức Hồng Y Abril y Castell Santos, nguyên Giám quản Đền Thờ Đức Bà Cả, các Giám Mục Phụ Tá Rôma; Bề trên các chủng viện và khoảng 150 linh mục Rôma đã đồng tế với Đức Thánh Cha.

Bài giảng của Đức Thánh Cha về cơ bản, là bài giảng trong Nghi thức Truyền chức linh mục. Tuy nhiên, ngài đã thêm vào một số điều cần cân nhắc.

Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến,

Những người con trai đây của chúng ta đã được gọi đến với chức linh mục. Thật là tốt khi chúng ta suy ngẫm cẩn thận về chức vụ mà họ sẽ được nâng lên trong Giáo hội. Như anh em biết, Chúa Giêsu là Thượng Tế duy nhất của Tân Ước nhưng, trong Ngài, tất cả Dân thánh của Thiên Chúa tạo thành một dân tộc tư tế. Tuy nhiên, trong số tất cả các môn đệ của Ngài, Chúa Giêsu muốn chọn một số người đặc biệt, để nhân danh Ngài, họ thi hành công khai trong Giáo hội chức vụ linh mục hầu mang lại ơn ích cho tất cả mọi người. Như thế, họ tiếp tục sứ mạng của Chúa như Thầy dậy, tư tế và mục tử. Như đã được Chúa Cha sai đi vì sứ vụ này, Chúa Giêsu cũng sai đi trong trần gian, trước tiên là các Tông đồ và sau đó là các Giám mục và những người kế tục các vị ấy, và cuối cùng là các linh mục như các cộng sự viên của các Giám Mục, hợp nhất với các Giám Mục trong chức tư tế, được mời gọi để phục vụ dân Chúa.

Sau nhiều năm suy tư - suy tư của chính họ, của các Bề trên, của những người đồng hành cùng họ trên hành trình này, họ được ra mắt hôm nay để tôi trao cho họ chức Linh mục. Thật vậy, họ sẽ được đồng hình dạng với Chúa Kitô, vị Thượng tế đời đời, nghĩa là họ sẽ được thánh hiến như những linh mục đích thực của Tân Ước, và với danh nghĩa ấy, họ được liên kết trong chức linh mục với Giám Mục của họ, họ sẽ là những người rao giảng Tin Mừng, những mục tử của dân Chúa, và sẽ chủ sự các buổi phụng tự, nhất là cử hành hy tế của Chúa, là bí tích Thánh Thể.

Các anh em và các con, những người sắp được nâng lên hàng linh mục, thân mến. Hãy nhớ rằng khi thi hành sứ vụ giảng dạy Đạo Lý Thánh, các con sẽ tham gia vào sứ mạng của Chúa Kitô, là Thầy Duy Nhất. Đây không phải là một hiệp hội văn hóa; cũng không phải là một nghiệp đoàn. Các con sẽ là những tham dự viên trong sứ vụ của Chúa Kitô. Hãy phân phát cho mọi người Lời Chúa mà chính các con đã vui mừng lãnh nhận. Và để đạt được mục tiêu này, các con hãy siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa để tin những điều các con đã đọc, dạy những điều các con đã học trong đức tin, và sống những điều các con rao giảng. Đừng bao giờ soạn một bài giảng, mà không cầu nguyện thật nhiều, với Kinh Thánh trên tay. Xin đừng quên điều ấy.

Cầu xin cho đạo lý của các con trở thành lương thực cho dân Chúa; khi nó đi thẳng vào tâm hồn và được nảy sinh từ lời cầu nguyện, nó sẽ sinh nhiều hoa trái. Cầu xin cho niềm vui và sự nâng đỡ của các tín hữu trở thành hương thơm cuộc sống của các con như những con người cầu nguyện, hy sinh, vì với Lời Chúa và gương sáng, các con xây dựng nhà Chúa là Giáo Hội. Như thế, các con tiếp tục công trình thánh hóa của Chúa Kitô. Nhờ sứ vụ của các con, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được trở nên hoàn hảo, vì nó được hiệp nhất với hy tế của Chúa Kitô, mà qua tay các con nhân danh toàn thể Giáo Hội, được dâng hiến một cách không đổ máu trên bàn thờ trong khi cử hành các Mầu Nhiệm Thánh. Hãy chú tâm trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể. Và do đó, nhận rõ những gì các con làm. Hãy bắt chước những gì các con cử hành vì khi tham gia vào mầu nhiệm cái Chết và Phục sinh của Chúa, các con mang cái chết của Chúa Kitô trong các thành viên của mình và bước đi với Ngài trong sự sống mới. Chúa muốn chúng ta trao đi cách nhưng không. Chính Ngài đã từng nói với chúng ta: “Hãy cho đi nhưng không những gì anh em đã nhận được một cách nhưng không.” Việc cử hành Thánh Thể là đỉnh cao sự nhưng không của Chúa. Xin vui lòng, đừng xói mòn nó với những lợi ích hẹp hòi.

Với bí tích rửa tội, các con đưa thêm các tín hữu mới vào cộng đoàn dân Chúa. Với bí tích hòa giải các con tha thứ tội lỗi nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội. Và ở đây, tôi xin anh em đừng mệt mỏi thương xót. Hãy thương xót như Chúa Cha, như Chúa Giêsu đã thương xót chúng ta, tất cả chúng ta. Với dầu thánh, các con xoa dịu các bệnh nhân. Hãy dành thời gian đến thăm người đau yếu và bệnh tật. Khi cử hành các nghi thức thánh và dâng lên kinh nguyện chúc tụng và khẩn cầu trong những giờ khác nhau trong ngày, các con trở thành tiếng nói của dân Chúa và của toàn thể nhân loại.

Hãy ý thức mình được chọn giữa loài người và được thiết lập để mưu ích cho họ, để họ gắn bó với những sự thuộc về Thiên Chúa. Các con hãy thi hành hoạt động tư tế của Chúa Kitô trong hân hoan và với lòng bác ái chân thành, với ý nguyện duy nhất là làm vui lòng Chúa chứ không phải là làm hài lòng chính mình. Niềm vui linh mục chỉ có thể được tìm thấy bằng cách này, đó là tìm cách làm vui lòng Chúa, Đấng đã chọn chúng ta. Sau cùng, khi tham gia vào sứ mạng của Chúa Kitô, Đấng là Đầu và là Mục Tử, trong niềm hiệp thông con thảo với Giám Mục của các con, các con hãy dấn thân hiệp nhất các tín hữu trong một gia đình duy nhất. Đây là sự gần gũi thích hợp của linh mục: gần gũi với Chúa trong lời cầu nguyện; gần với Giám Mục là người Cha của anh em, gần linh mục đoàn, gần các linh mục khác, như anh em, đừng nói xấu lẫn nhau, và gần gũi với dân Thiên Chúa. Hãy luôn nhìn lên tấm gương của Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ; để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã bị hư mất.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dạ Tiệc Nhớ Ơn Mẹ tại Sydney
Diệp Hải Dung.
08:40 13/05/2019
Tối Chúa Nhật 12/05/2019 Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Tổng Giáo Phận Sydney đã tổ chức đêm dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ nhân dịp ngày Mother’s Day với chủ đề Mẹ Là Ánh Sáng Đời Con tại nhà hàng Crysrtal Palace vùng Canley Heighrs, mục đích nhắc nhở các bạn trẻ về lòng hiếu thảo biết ơn và vinh danh những người mẹ đồng thời cũng để gây quỹ giúp những việc bác ái từ thiện. Khai mạc chương trình với màn hợp ca Nhớ Mẹ nhạc phẩm của Tướng VNCH Lê Minh Đảo và sau đó 2 Mc Bích Ngọc và Vũ Nhuận giới thiệu Cha GB. Lê Hồng Mạnh Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo TGP Sydney lên ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự buổi dạ tiệc nhân ngày Mother’s Day và cha long trọng tuyên bố khai mạc buổi dạ tiệc đồng thời cũng làm phép của ăn chúc lành cho mọi người.

Xem Hình

Chương trình văn nghệ với những tiết mục Ca, Vũ, Nhạc Cảnh nói về người Mẹ, do các các bạn Thanh Niên Công Giáo trình diễn rất đặc sắc và ngoạn mục ngoài ra còn có tiết mục đấu giá và xổ sổ gây quỹ giúp cho Liên đoàn rất là hào hứng vui nhộn.

Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney tổ chức buổi dạ tiệc đầy ý nghĩa nhân ngày Mother’s Day.

Trước khi kết thúc buổi dạ tiệc. Chị Kimberley Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn qúy Cha, qúy Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến tham dự buổi Dạ Tiệc Mẹ Là Niềm Hy Vọng để giúp cho Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney. Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria từ mẫu chúc lành cho tất cả mọi người.

Đêm dạ tiệc kết thúc với những người mẹ cùng con lên sân khấu lãnh nhận qùa tặng ngày Mother’s Day và buổi Dạ Tiệc tổ chức rất thành công tốt đẹp

Diệp Hải Dung
 
Giáo phận Xuân Lộc: “Ngày của Mẹ”
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
08:45 13/05/2019
Khi mà khắp nơi trên thế giới đang chúc mừng, ca ngợi và tôn vinh những người mẹ trong Chúa Nhật tuần 2 của thạng, thì tại Giáo phận Xuân Lộc, gần 2000 bà cố của các cha, tu sĩ nam nữ, chủng sinh trong Giáo phận đã có mặt tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc để tham dự “Ngày Của Mẹ” dành cho các Bà Cố do Giáo phận tổ chức vào sáng Chúa Nhật 12/5/2019.

Xem Hình

Đây là dịp để Giáo phận tri ân quý Bà Cố vì đã quảng đại dâng con cái mình cho Thiên Chúa trong ơn gọi thánh hiến, tu trì như Đức Cha Chánh Giáo phận đã nói lời cám ơn với các bà cố trong phần chia sẻ của ngài. “Xin thay mặt cho những người con, là các cha, tu sĩ nam nữ, chủng sinh trong Giáo phận cám ơn quý bà cố, cám ơn tất cả những người mẹ đã, đang vất vả, khổ cực vì con, vì cháu, nhất là những bà mẹ đang cố gắng vì con cái dù rất đau khổ.” Và đặc biệt, “xin cám ơn quý bà cố vì đã quảng đại trao dâng con cái mình cho Thiên Chúa trong ơn gọi tu trì. Nhờ đó, con cái quý bà cố truyền đạt tình yêu của Thiên Chúa đến cho nhiều người, và thực thi lòng thương xót của Chúa trong ơn gọi, sứ vụ lãnh nhận.”

Vì thế, buổi gặp gỡ họp mặt “Ngày của Mẹ” dành cho quý Bà Cố diễn ra nhiều năm gần đây mang đậm ý nghĩa và niềm vui đối với quý bà cố. Do vậy, dù gặp khó khăn đi lại, cần đến chiếc xe lăn, cây gậy, hay bước chậm chạp, lưng còng…hay bận rộn vì nhiều công việc cho kinh tế…nhưng các bà cố đã cố gắng để trở về Tòa Giám Mục - “Nhà Tổ” của Giáo Phận – như Đức Cha Giuse đã gọi - để họp mặt, chia sẻ niềm vui, hạnh phúc của những người mẹ có con sống đời thánh hiến, ơn gọi tu trì

8g00: Đó là giờ phút gặp gỡ, rộn ràng câu chuyện, tay bắt mặt mừng của quý bà cố. Để rồi sau đó, chương trình bắt đầu với phần ổn định, tạo bầu khí với những bài hát ngắn, trò chơi nhỏ. Dù già hay trẻ, dù chưa từng tham gia những trò chơi sinh hoạt tập thể, nhưng nhìn những cánh tay bao đời vất vả nuôi con, da nhăn đen sạm…vẫn giơ lên, hạ xuống, một cách đơn sơ, ngoan ngoãn.. thật dễ thương và đáng yêu biết chừng nào.

9g00: Sau những tiếng vỗ tay chào mừng đón chào Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận của quý Bà Cố cũng như lời giới thiệu và chào mừng thay cho cộng đoàn của Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thành- Đặc trách Giới Hiền Mẫu Giáo phận- Đức Cha Giáo Phận đã chia sẻ những tâm tình và trao ban huấn từ đến quý bà cố. Sau những lời tri ân dành đến quý bà cố, Đức Cha Giuse tha thiết trao cho các bà cố sứ mạng “đồng hành trong ơn gọi và sứ vụ của con mình”. Trưng dẫn mẫu gương của Đức Maria, Người Mẹ đã đồng hành trong âm thầm nhưng thật mạnh mẽ từ lúc khởi đầu cho đến dưới chân Thập Giá của Con Mẹ, trong sứ vụ cứu chuộc nhân loại. Đồng thời, các bà cố cũng được Đức Cha Giáo phận mời gọi, hãy “lan tỏa tình yêu của Chúa không chỉ trong gia đình, nhưng còn nơi những gia đình khác, nhất là những gia đình đang đau khổ, để gieo cho họ niềm hy vọng gặp Chúa,”, mà chính họ đã trải nghiệm “dù đau khổ vẫn hạnh phúc, bình an vì có Chúa”.

Chương trình “Ngày của Mẹ” của quý bà cố còn có sự hiện diện của Đức Cha Phụ Tá Gioan Đỗ Văn Ngân trong phần chia sẻ và cùng đồng tế Thánh Lễ với Đức Cha Giáo phận. Trong bài chia sẻ, dựa vào những ý tưởng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô VI, Đức Cha Phụ tá đã nói với các bà cố ba ý tưởng: Người mẹ, là người hiện diện trong mầu nhiệm sự sống bắt đầu; Người mẹ, là người giáo dục đầu tiên trong nhân loại; Những gì người mẹ giáo dục cho con sẽ lưu giữ trong con. Hướng từ người mẹ bình thường đến một người mẹ tuyệt vời nhất là Đức Maria, trong tháng Mân Côi, Đức Cha chia sẻ rằng: Đức Maria, Đấng được Giáo Hội rất tôn kính vì Mẹ cũng như bao phụ nữ khác -vì Mẹ cũng trải nghiệm những gian nan, vất vả, hay khổ đau; vì Mẹ đem ơn cứu độ đến cho nhân loại vì đã đón nhận thánh ý Thiên Chúa để cưu mang, sinh hạ, dưỡng nuôi Con Mẹ- Chúa Giêsu; vì Mẹ là người giáo dục đầu tiên của Con Mẹ, của Giáo Hội trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội. Và trải qua chiều dài lịch sử, Giáo Hội dần nhận ra và tuyên tín về các đặc ân mà Đức Maria: Mẹ, là Mẹ Thiên Chúa; Mẹ, Đấng Vô nhiễm Nguyên tội; Mẹ, Đấng trọn đời đồng trinh; Mẹ, Hồn xác lên trời. Kết thúc những lời chia sẻ, Đức Cha Phụ tá đã chia vui và chúc mừng quý bà cố vì những ân huệ mà họ có như thiên chức làm mẹ, vì có con cái đang sống đời tu trì, đã là các linh mục, đã tuyên khấn, sắp tuyên khấn, sắp lãnh nhận chức linh mục.

10g30, Thánh Lễ cầu nguyện cho quý bà cố, cho các bà mẹ nhân Ngày của Mẹ được Đức Cha Giuse chủ tế, và Đức Cha Phụ Tá Gioan, quý Cha cùng đồng tế với Ngài. Với Thánh Lễ Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Đức Cha Chủ Tế đã mời gọi cộng đoàn hãy đi từ cảm nghiệm tình mẫu tử thế gian để khám phá ra tình mẫu tử, phụ tử của Thiên Chúa. Vì cũng là ngày cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, nên Đức Cha Chánh Giuse cũng mời gọi hãy cầu nguyện cho các bạn trẻ có được sự nhạy bén trong việc nhận ra tiếng Chúa mời gọi, và quảng đại đáp lại tiếng Chúa để sống ơn gọi tu trì, thánh hiến. Bên cạnh đó, Thánh Lễ được cử hành cùng với ý cầu nguyện cho các bà cố, các bà mẹ đang gặp những khó khăn, bị thử thách, phải đối diện với đau khổ.

Với sự sốt mến vốn có, quý bà cố đã tham dự Thánh Lễ cách sốt sắng như lời Đức Cha Giáo Phận đã nhận xét là “hết sức tâm tình, hết sức đạo đức” như lời Đức Cha ngỏ với cộng đoàn trong huấn từ trước khi kết thúc Thánh Lễ.

Ngỏ lời mong ước cuối cùng trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha Giáo phận đã tha thiết xin quý bà cố cũng sẽ quảng đại để cùng với mọi thành phần trong Giáo phận biến “Giáo phận thành thánh địa của Lòng Thương Xót” bằng cách” mỗi người khám phá ra và tin tưởng lòng Chúa thương xót mình, cho dù chúng ta có tội lỗi, nghèo hèn…và chắc chắn mọi người được Chúa thương xót. Để từ đó, chúng ta được Chúa thương xót thúc đẩy, đi tới việc thương xót lẫn nhau. Và đó là hình ảnh ‘thánh địa của lòng Chúa thương xót’. Đó cũng là khao khát của tôi đã được bày tỏ ngay từ khi tôi lãnh nhận sứ vụ mục tử của Giáo phận….và tôi hằng nhắc lại khao khát này trong mỗi lần gặp gỡ anh chị em. Và hôm nay, tôi tưởng chừng như sự khao khát đó của tôi đã là của toàn giáo phận…của quý bà cố…Xin được gửi vào tay quý bà cố các linh mục, chủng sinh, tu sĩ của Giáo phận.” Và, “xin quý bà cố, mỗi ngày, hãy nhỏ vào mảnh đất của gia đình mình một giọt nước của lòng thương xót qua việc tha thứ, nhẫn nại, chịu đựng, chấp nhận đau khổ thiệt thòi cho chồng, cho con. Chỉ cần mỗi ngày một giọt của lòng thương xót, mảnh đất đó sẽ trở nên trù phú, nhú lên những mầm non của lòng thương xót là chồng, là con của mình. Để rồi, toàn gia đình sẽ ra đi, nhỏ một giọt nước lòng thương xót khác đến các gia đình lân cận, đến những nơi làm việc, trong giáo xứ, trong giáo phận…và như vậy, Giáo phận chúng ta sớm muộn cũng sẽ trở thành thánh địa của lòng thương xót Chúa”.

Và Đức Cha đã không quên cám ơn Cha Đặc Trách Gioan Baotixita, Cha Phó Đặc Trách Gioakim Phan Công Chính, Ban Trị Sự Giới Hiền Mẫu Giáo phận, Giáo Hạt đã tổ chức “Ngày của Mẹ” dành cho quý bà cố. Đồng thời, Đức Cha cũng khích lệ và mong ước ngày truyền thống tốt đẹp này của Giáo Phận sẽ mãi được duy trì, tổ chức hằng năm.

Chương trình mừng “Ngày của Mẹ” dành cho quý Bà Cố của Giáo phận Xuân Lộc kết thúc sau bữa tiệc trưa, và mở ra với niềm vui và hy vọng rằng, nhờ ơn huệ của Thiên Chúa, “Ngày của Mẹ” trong năm tới sẽ có thêm nhiều bà mẹ được gọi là bà cố trong Giáo phận Xuân Lộc này.

Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
 
Ngày hành hương Đức Mẹ Banneux
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:55 13/05/2019


Hằng năm, vào ngày chúa nhật trong Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria - Ở nhiều nước bên Âu châu ngày chúa nhật thứ hai tháng Năm cũng là ngày hiền mẫu nhớ ơn người mẹ sinh thành con người theo phong tục văn hóa xã hội - các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở các nước vùng trung Âu châu kéo về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux bên vương quốc Bỉ.

Dòng suối nước Banneux

Năm nay vào ngày chúa nhật 12.05.2019 từ 10.00 giờ hàng ngàn người từ khắp các nước Bỉ, Đức, Hòalan, Anh quốc, Lụcxâmbảo, Pháp đã về bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux.

Khi hiện ra năm 1933, Đức Mẹ dẫn Mariette Beco từ vườn sau nhà đi đến dòng nước bảo nhúng tay vào đó sẽ được chữa lành. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette Beco và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.



Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giêsu là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều hiết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa nữa.

Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức mẹ truyền bảo Mariette Beco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.“.

Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người. Đức Giê-su nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)

Ngày hành hương

Ngày hành hương như từ 9 năm qua ( 2010-2019), khởi đầu bằng cuộc rước Đức Mẹ Banneux và di tích xương thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam đi vòng xuyên qua khu rừng có 15 chặng đàng Thánh gía tiến vào nhà thờ lớn tước hiệu Đức Mẹ của người nghèo.

11.00 giờ đoàn rước bắt đầu theo con đường đi rong khu rừng tiến vào thánh đường. Ngôi nhà thờ lớn này có đủ chỗ ghế ngồi cho 5.000 người.

Đoàn rước kiệu cung nghinh dừng nơi suối nưpớc Đức Mẹ Banneux dâng những lời nguyện ca ngợi đọc kinh khấn Đức Mẹ Banneux.

Trạm dừng thứ hai cung nghinh các Thánh Tử đạo Việt Nam. Cùng đọc kinh ca tụng cầu xin các Thánh tử đạo Việt Nam cầu thay phù giúp cho quê hương đất nước, cho Giáo hội Chúa ở trần gian.

Sau phần rước kiệu tôn kính Đức Mẹ và di tích xương các Thánh tử đạo Việt Nam ngoài trời trong khu rừng là phần thánh lễ Misa lúc 12.00 giờ như cao điểm của ngày hành hương tại ngôi nhà thờ lớn này.

Mọi người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cùng cầu Thiên Chúa và Đức Mẹ chúc phúc lành phù hộ cho bản thân mỗi người, cho Giáo Hội, cho quê hương đất nước dân tộc Việt Nam, cho các gia đình, cho con em bạn trẻ, và cho các người thân yêu đã đi về cùng Chúa.

Sau phần thánh lễ là giờ mọi người gặp gỡ nhau khoảng 14.30 giờ trong bữa ăn trưa tự túc mang theo. Đây có thể nói được là một kiểu „ picnic“ tự động, mọi gia đình, mọi nhóm đứng ngồi nơi các gốc cây, chỗ có ghế ngồi, chỗ tảng đá...cùng chia sẻ với nhau bữa ăn huynh đệ tình người. Thật là một cảnh nhộn nhịp mầu sắc, mang sâu đậm hương vị ấm cúng giữa con người với nhau quanh bữa ăn dã chiến giữa trời thinh không bên bóng che chở của Đức Mẹ.

Đến 15.30 giờ đi viếng chặng đường thánh giá Chúa Giêsu trong khu rừng. Và ngày hành hương kết thúc lúc 16.30 giờ trong nhà thờ lớn Đức Mẹ của người nghèo với buổi Chầu Thánh Thể cầu nguyện cho gia đình và tôn kính Xương các Thánh tử đạo Việt Nam.

Ngày hành hương Đức Mẹ Banneux từ 10.00 giờ sáng tới 17.30 chiều ngắn gọn đơn giản. Nhưng diễn ra trong không khí đạo đức truyền thống long trọng sầm uất cùng chan chứa tình tự con người với Thiên Chúa, với Đức Mẹ và với nhau.

Năm 1933 Đức Mẹ Maria đã hiện ra và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường nảy Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.

Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu tượng Đức mẹ Banneux mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu. Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.



Như mọi năm, hơn 5.000 người tín hữu Chúa Kitô từ khắp các nước trong Âu Châu gồm đủ mọi thành phần dân Chúa, 21 linh mục, và đông đảo các Tu sỹ nam nữ, người lớn tuổi, bậc trung niên, bạn trẻ, thanh thiếu niên, thiếu nhi, người khoẻ mạnh, người đau yếu, và có cả những người không Công giáo cũng đi hành hương với.

Thật là cảnh tượng của một buổi lễ hùng vĩ tráng lệ đạo đức, cùng uy nghi cảm động. Đây là một bài giảng sâu sắc hùng hồn sống động của hàng ngàn trái tim tâm hồn con người hôm nay đã cùng rao giảng diễn tả tình yêu lòng thương xót cao cả của Thiên Chúa và của Đức Mẹ, Đấng là Mẹ Thiên Chúa và con người rồi.

Bài giảng này là một bài giảng thoát ra từ tâm hồn lòng yêu mến, lòng cung kính và nguyện cầu của con người. Như thế còn gì thần học đạo đức thân thiết với đời sống bằng, còn gì văn chương cao đẹp hơn cùng thời sự sống động sâu sắc hay hơn nữa.

Tấm chân tình

Xin ca ngợi cảm phục tấm lòng đạo đức của mọi người đã về cùng hành hương kính Đức Mẹ Banneux hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Xin nói lên lời hoan hô cùng cám ơn tinh thần nét sống trẻ trung phấn khởi của các em thiếu nhi đội Dâng Hoa, các em hội Giúp Lễ, các bạn Trẻ đã cùng tham dự ca hát, diễn xuất làm cho buổi lễ hành hương có mầu sắc trăm hoa đua nở sống động. Đây có thể nói được là một bài giảng sống động khởi sắc, mà các con em bạn trẻ chúng ta đã cùng rao giảng làm chứng cho vẻ đẹp xuân xanh tươi tốt trong khu vườn của Thiên Chúa ở trần gian.

Hằng năm mọi người về hàng hương thánh địa Đức Mẹ Banneux với tâm hồn sùng kính cùng vui mừng cầu khẩn, họ mang theo thực phẩm nước uống không chỉ cho mình, cho gia đình mà còn có tấm lòng hiếu khách mời người khác cùng ăn uống nữa. Thật là một không khí thấm đậm tình người.

Và đặc biệt hơn nữa ai nấy đều tự trọng không xả vứt rác trên bãi cỏ, trên đường đi… Nhưng họ ý thức thu gom tất cả hoặc đem vứt thùng rác công cộng hoặc đem về nhà. Đây là nét sống văn hóa vệ sinh tốt đẹp. Nó vừa bảo vệ giữ cho môi trường công trình thiên nhiên được sạch sẽ, vừa tạo nên khung cảnh thẩm mỹ cho thánh địa linh thiêng Banneux.

Xin cám ơn sự hy sinh dấn thân của các Linh mục, các anh chị trong Ban tổ chức đã nỗ lực quảng đại cho việc chung, việc đạo đức kính thờ Thiên Chúa, mừng kính Đức Mẹ Maria cùng tôn vinh các Thánh Tử đạo Việt Nam của chúng ta.

Trước hết và sau hết xin cúi đầu chắp đôi tay nguyện cầu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cùng cám ơn Đức Mẹ đã ban ân đức chúc phúc lành cho ngày thánh mẫu hành hương Đức Mẹ Banneux được diễn ra tốt đẹp, như lòng mong ước của chúng ta.

Năm tới, chúng ta cũng cùng hẹn nhau vào lại trẩy về dòng suối Banneux hành hương kính Đức Mẹ Banneux lần thứ XI.:

„Là người Mẹ, tôi biết con tôi đang tìm sự an ủi chở che, nên ngồi sát nép vào lòng tôi tìm sự an ủi giúp đỡ để con tôi làm trọn hảo ý Thiên Chúa muốn. Và tôi chấp nhận vâng theo ý Thiên Chúa bằng lòng để con tôi hy sinh cho công cuộc cứu rỗi loài người khỏi vòng tội lỗi. Tôi đã nói lời xin vâng theo ý Thiên Chúa ngay từ giây phút Thiên Thần đến truyền tin cho tôi. Điều này tôi không bao giờ rút lại.

Như Chúa Giêsu, con tôi, nép sát mình bên tôi khi sợ hãi lúng túng nhìn thấy cây thập gía, con người các Bạn trong cơn khốn khó đau khổ, cũng được phép chạy đến tìm sự an ủi giúp đỡ. Tôi là người mẹ luôn sẵn sàng phù hộ giúp đỡ cho những người cần đến kêu cầu tôi.

Và trong dòng thời gian do lòng kính mến cùng biết ơn, người ta ca tụng tặng tôi danh hiệu: Đức Bà phù hộ các giáo hữu! Đức Bà an ủi kẻ âu lo! Đức Mẹ của lòng thương xót.

Tôi vui mừng được làm công việc của một người mẹ bây giờ ở trên trời chuyển lời cầu xin của người tín hữu Chúa tới nhan Thiên Chúa, Đấng là kho tàng mọi ân đức phúc lộc, là lòng thương xót cho con người.

Là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu khi xưa, tôi xin gửi tâm tình lời thăm hỏi chúc lành tới các người mẹ sinh con, nuôi dưỡng giáo dục dậy bảo con cái ở nơi thung lũng nước mắt trần gian.„( Tâm tình của Đức Mẹ Maria từ bức ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp)


Thánh địa Banneux, ngày 12.05.2019

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Note: Nhóm phóng viên VietCatholic đã có mặt trong cuộc hành hương và đã thu rất nhiều hình ảnh sống động cuả biến cố, xin quí độc giả đón xem phóng sự và hình ảnh cuả Trần Mạnh Trác và Đào Sỹ sẽ được phát hành trong vài ngày tới. Xin bấm vào đây
 
Tháng 5 hành hương Đức Mẹ Tàpao : Ngày hành hương dành cho giới Hiền Mẫu.
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
18:31 13/05/2019
Tháng năm về, một tháng trong năm với tên gọi thật thơ mộng, thật tươi vui: Tháng Hoa. Mỗi độ tháng Hoa về, các nhà thờ rộn rã mùa dâng hoa kính Đức Mẹ. Phụng vụ Mùa Hoa tưng bừng nhộn nhịp với nhiều thể loại phong phú Rước hoa và Dâng hoa tuỳ mỗi tập quán mỗi đặc trưng văn hoá địa phương.

Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Hoa muôn màu muôn sắc, hoa tươi xinh, hoa thơm ngào ngạt. Hoa tô thắm vũ trụ nên xinh tươi. Hoa mời gọi ong bướm đến hút mật. Hoa khoe sắc thắm, nhoẻn cười với con người. Lời của hoa thật dịu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

Xem Hình

Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi. Hoa mơn man lòng người đau khổ. Hoa khích lệ những ai thất bại. Hoa chúc mừng những ai chiến thắng. Hoa ca vang kỳ công kiệt tác của Thiên Chúa. Đôi khi chỉ một cánh hoa đủ trào dâng lòng mến của Thánh Têrêsa Hài Đồng. Nhiều lần một dàn hoa làm tâm hồn Thánh Phanxicô ngây ngất tình Chúa.

Lắng nghe tiếng nói huyền diệu của hoa, Thánh Bênađô biết được tâm trạng của hoa. Chẳng hạn, Hoa Hồng giàu lòng yêu mến. Hoa Huệ biểu tượng đức Khiết trinh, Hoa Tím là duyên đức đoan trang khiêm tốn. Thánh nhân ca ngợi các nhân đức Đức Mẹ qua ý nghĩa các loài hoa. Hoa Hồng đức mến, Hoa Huệ đức Khiết trinh, Hoa Tím đức Khiêm nhường. Đức Mẹ là Hoa Huệ khiết trinh. Đức Mẹ là Hoa Hồng Yêu mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.

Trong niềm hân hoan hành hương dịp Tháng Hoa, hơn 5.000 hội viên Hội Bà Mẹ Công Giáo Phan thiết và hàng chục ngàn khách hành hương nô nức đến với Đức Mẹ TàPao.

Tối 12.5

Cung nghinh Mẹ

Những cơn mưa ban chiều làm dịu mát đại ngàn Tàpao sau những ngày nắng nóng.

Ban tối, khí trời mát mẻ. Hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái hòa chung lời ca kinh Mân côi năm sự Mừng. Sau mỗi chục kinh, cộng đoàn ngân nga bài ca dâng kính Mẹ. Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.

Diễn nguyện

Khi kiệu Đức Mẹ đã đặt trên lễ đài, giới Hiền mẫu Hạt Đức tánh diễn nguyện nhạc cảnh mầu nhiệm năm sự Vui, giúp cộng đoàn sống tâm tình sốt mến.

Sau đó Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Tổng đại diện, hướng dẫn bài giáo lý số 5: “Đức Maria Là Mẹ Thiên Chúa”.

Tiếp theo, Cha Augustinô Nguyễn Văn Lạc, đặc trách Giới Hiền Mẫu Giáo phận đặt Mình Thánh Chúa, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ.

Sau phép lành Thánh Thể, khách hành hương lên núi cầu nguyện bên thánh tượng Mẹ Tàpao. Quý cha thuộc Đan viện Châu thủy và quý cha dòng Đồng Công giúp giải tội. Nhiều toà giải tội, đông đảo người xưng tội. Mãi tới đêm khuya các cha mới về nghĩ. Khách hành hương canh thức suốt đêm, kinh hạt thành kính dâng Mẹ.

Sáng ngày 13.5

- 6 giờ 30: Giờ khấn Đức Mẹ.

Cùng với hàng chục ngàn ý nguyện, cộng đoàn sốt sắng dâng lên Mẹ từ ái. Ai cũng có những tâm tư những thao thức, về bên Mẹ và tiến dântg với cả lòng thành kính. Xin Mẹ chúc lành và nhậm lời.

Ngày mười ba của tháng Năm,

Là ngày Mẹ đến viếng thăm trao tình.

Hành hương tiếng khấn lời kinh,

Tà-pao in đậm bóng hình Mẹ yêu.( Đức Cha Giuse)

-7giờ 00: Thánh Lễ

Sáng nay trời thật tuyệt. Mây nhẹ, nắng trong. Hàng chục ngàn khách hành hương nô nức đến với Mẹ TàPao. Xe chở khách phải đậu những bãi xa. Ai cũng phải đi bộ một quảng rất dài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.

Trời dịu mát, những hạt mưa bay nhẹ có vẻ như là thân thiện với mọi người. Đúng 7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Đức cha Tôma Nguyễn văn Trâm chủ tế và giảng lễ. Có khoảng 100 linh mục đồng tế đến từ nhiều miền đất nước.

Hàng ngàn bà mẹ trong trang phục áo trắng, vui tươi tiến về hướng lễ đài. Xe cộ đậu kín hết mọi con đường. Rừng ngát xanh làm giảm nhiệt sức nóng mặt trời đang gay gắt. Trên triền núi, người dự lễ đứng khắp mọi lối. Rừng cây toả bóng mát bao bọc mọi người.

Đức Cha Tôma chủ tế.

Lời đầu lễ, ngài nhắc đến 3 sự kiện. Ngày kỷ niệm lần thứ 102 ngày Đức Maria hiện ra lần đầu tiên tại Fatima với 3 trẻ Lucia, Phanxicô, Giancita. Ngày các Bà Mẹ Công Giáo Giáo Phận Phan Thiết hành hương về Trung tâm Thánh Mẫu Tapao để cùng suy niệm và học hỏi nơi Mẹ Maria gương mẫu sống đức tin đức ái và nhất là gương mẫu sống đời sống gia đình. “Ngày của mẹ”, ngày các người mẹ được tôn vinh và ca ngợi trong vai trò người mẹ người vợ trong gia đình. Chính trong ý nghĩa này, cộng đoàn phụng vụ dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu thiết tha, xin Chúa, nhờ Đức Maria ban cho chúng ta những ơn cần thiết, xin Chúa ban cho các bà mẹ được ơn can đảm trung thành chung thủy và sống đời sống hôn nhân với niềm tín thác vào Chúa và cậy nhờ sự hướng dẫn của Mẹ Maria.

Đức cha giảng lễ.

Anh chị em thân mến.

Chúa Nhật thứ hai tháng năm là ngày được dành riêng cho các người mẹ, ngày tôn vinh mẹ, ngày mà con cái hoặc là mang đến tặng mẹ một cành hoa hồng đỏ để nói với mẹ ‘con yêu mẹ’, hoặc là đặt trên huyệt mộ một cành hoa hồng trắng để nói với mẹ ‘con nhớ mẹ’. Tình mẹ thật sâu sắc và trầm lắng, dạt dào và sôi động. Tình mẹ dạt dào như đại dương sóng vỗ, bao la như biển trời vô tận. Không ai không biết ơn mẹ, không yêu mẹ, không nhớ mẹ vì công ơn sinh thành dưỡng dục. Xin dâng mẹ những cánh hoa lòng, những người mẹ của tình huyết nhục.

Và truyền thống đạo đức bình dân từ rất xa xưa tại Việt Nam đã dành riêng tháng năm gọi là tháng hoa, tháng mà các tín hữu đi hái những đóa hoa vừa nở rộ nhờ những trận mưa đầu mùa dâng lên Mẹ Maria, người Mẹ thiêng liêng của các tín hữu, với những điệu múa lời ca, gọi là dâng hoa. Tình mẹ thiêng liêng này được chúc tụng ngợi ca trong hết mùa hoa tháng năm. Truyền thống của Giáo hội đã dành riêng tháng năm để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria. Người là bông hoa xinh đẹp nhất trong các thụ tạo, là cánh hồng xuất hiện vào thời sung mãn. Khi Thiên Chúa sai Con của Ngài đến trần gian thực hiện chương trình cứu độ loài người, Ngài đã ban cho thời sung mãn nầy một mùa xuân mới. Và cùng với Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ, Đức Maria là người đồng hành âm thầm và khiêm tốn của Hội Thánh tiên khởi: Mẹ là trái tim thiêng liêng của cộng đoàn, bởi vì sự hiện diện của Mẹ ở giữa các môn đệ là ký ức sống động về Chúa Giêsu và bảo chứng hồng ân của Chúa Thánh Thần. Các tín hữu Công Giáo đặc biệt tôn sùng và yêu mến Mẹ Maria, chạy đến cầu xin ơn Mẹ phù trì và noi gương Mẹ sống hết đời chứng nhân.

Đặc biệt, hôm nay phụng vụ cử hành lễ Đức Mẹ Fatima. Năm 2002, chính thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công bố ngày 13.5 hằng năm sẽ trở thành ngày lễ kính Đức Mẹ Fatima. Lễ kính Đức Mẹ Fatima có một tương quan mật thiết với ĐTC Gioan Phaolô II. Đó là ngày ĐTC bị mưu sát. Giữa 75.000 người tín hữu ở quảng trường Thánh Phêrô Rôma và hơn 11 triệu người đang xem trực tiếp truyền hình cuộc tiếp kiến hằng tuần ĐTC dành cho các tín hữu, đã xảy ra là một người Hồi giáo cuồng tín đã bắn bốn phát đạn vào ĐTC. Hai viên đạn trúng thẳng vào người ĐTC, một viên tiến thẳng vào ổ bụng, nằm sát cạnh động mạch chủ. Đây là vết thương nguy hiểm, có thể dẫn đến cái chết. ĐTC bị thương nặng và ngã gục xuống giữa cả một rừng người đang được ngài tiếp kiến. Nhưng ngài không tử thương. Sự kiện lạ lùng này đã xảy ra đúng ngày 13.5. 1981 kính nhớ Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với ba trẻ Lucia, Giacinta và Phanxicô ở Fatima, và ĐTC nghĩ đến người Mẹ trên trời đã che chở cho mình. ĐTC tuyên xưng cách xác tín: “Một người bắn, nhưng một người khác hướng dẫn đường đạn”. “ Đức Mẹ Maria đã cứu sống tôi”. Để biểu lộ lòng biết ơn Đức Mẹ Fatima, ĐTC Gioan Phaolô II đã có nhiều nghĩa cử thánh thiện nhằm tôn vinh và tạ ơn Đức Mẹ. Ngày 13.5.1982, tròn một năm sau ngày bị mưu sát, Đức Thánh Cha đã hành hương Fatima và đặt lên chiếc triều thiên của tượng Đức Mẹ tại đền thánh Fatima viên đạn lấy ra từ thân thể ngài, như một lời khẳng định với thế giới rằng Đức Mẹ đã che chở cho ngài.

Trong những ngày 11 đến 14.5.2010, ĐTC Bênêđictô XVI đã đi hành hương Fatima, nơi cách đây 102 năm, Mẹ Maria đã hiện ra với ba trẻ chăn cừu Lucia, Giacinta và Phanxicô và ban sứ điệp ăn chay hãm mình, hy sinh đền tội và siêng năng lần hạt Mân Côi, cầu xin ơn bình an cho nhân loại đang sống trong một thế kỷ đầy những sóng gió, đó là thế chiến thứ nhất 1917 và thế chiến thứ hai 1939-1945. Sức điệp Fatima cũng cấp những phương cách thiêng liêng giúp các tín hữu vượt qua những đau khổ, thử thách và lòng kiên trì trong thời kỳ chiến tranh, thời tử đạo mới, các khủng hoảng và các phong trào khích bác thời hiện đại. Giáo hội và chính Đức Thánh Cha đã và đang tham dự trực tiếp vào những đau khổ và khao khát ơn cứu rỗi cho toàn thể nhân loại. ĐTC khẳng định ngài đến “hành hương kính Đức Mẹ Fatima với nhiệm vụ do Đấng Tối Cao giao phó là củng cố anh em mình đang tiến bước trong cuộc hành hương về trời của họ”. Khi đáp từ lời chào của Tổng Thống Bồ Đào Nha tại phi trường Lisboa, ĐTC Bênêđictô đã nói đến việc Đức Mẹ hiện ra như “ Một cánh cửa hy vọng Thiên Chúa đã mở ra vào lúc con người đóng cửa không tiếp nhận Thiên Chúa”. Đức Thánh Cha nói tiếp: “Thông điệp mời gọi thiết lập, giữa lòng gia đình nhân loại, các sợi dây ràng buộc của tình liên đới huynh đệ đặt nền tảng trên sự cùng nhìn nhận một Cha duy nhất, đó chính là kế đồ yêu thương của Thiên Chúa”. Đức Nữ Trình Maria hiện ra tại Fatima đã dạy chúng ta về những giá trị thiêng liêng đã bị quên lãng vì chủ nghĩa vô thần, duy vật chất, và về tương lai của nhân loại luôn hy vọng được cứu độ trong tình yêu cứu độ của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô.

Trong những ngày tháng năm nầy, chúng ta đến kính viếng Đức Mẹ nơi Trung Tâm Thánh Mẫu Tapao hay ở bất cứ nơi đâu, chúng ta không đi tìm một Đức Mẹ hay làm phép lạ hoặc là một Đức Mẹ hay biến hình. Nhưng đi tìm Đức Maria là gương mẫu sống đức tin đức ái qua việc suy niệm và sống mầu nhiệm Mân Côi. Nơi mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta nhận diện rất rõ Đức Maria khiêm nhường và yêu người, Đức Maria vui sống cảnh ngheo trong vâng lời và luôn đi tìm thánh ý. Đức Maria ngắm nhìn Con Thiên Chúa thánh thiện tinh tuyền đang cúi mình xin Gioan làm phép rửa, Đức Maria đang hiểu rõ những ưu tư hay bối rối của đôi tân hôn Cana. Đức Maria đang cùng đoàn người khẩn cầu lòng thương xót Chúa và xin ơn giao hòa, Đức Maria đang dang rộng vòng tay đón nhận ân sủng Thánh Thần khi chiêm ngưỡng Chúa biến hình trên nơi cao, Đức Maria sốt sắng tham dự bí tích Thánh Thể và rước lấy Thánh Thể. Đức Maria rất nhạy cảm khi thấy Con mồ hôi đẵm máu, khi Con bị đánh đòn và bị sỉ vả không ngơi. Hơn nữa Mẹ đang cùng Con vác thập giá tội lỗi trên con đường hẹp tiến về đỉnh cao núi Sọ, bị đinh và lưỡi đòng đâm xuyên tay chân và cạnh sườn. Mẹ khóc thương con như mọi người mẹ và Mẹ góp phần đau khổ của mình vào sự thương khó của Con để hoàn thành cuộc thương khó của Chúa Giêsu, đền thay tội lụy và ban ơn cứu độ. Và Đức Maria vui mừng vì Con đã phục sinh từ cõi chết để mọi người được sống lại về phần linh hồn, được hướng tâm về cõi trời vinh phúc như ơn sủng Chúa Thánh Thần, nhờ đó mà được vinh thăng và ân thưởng cõi trời như Mẹ được vinh thăng và ân thưởng sau cuộc lữ hành đức tin nơi trần thế.

Trong Thư Chung Năm Thánh kỷ niệm 60 năm khánh thành tượng đài Đức Mẹ núi Tapao, tôi đã ghi rõ: “Giáo hội luôn cổ vũ lòng sùng kính và yêu mến Đức Mẹ vì xác tín rằng chính việc đạo đức này giúp các tín hữu nhận biết, yêu mến và làm vinh danh Chúa Giêsu hơn (x. LG. 66)”, “qua Mẹ Maria, Thiên Chúa Cha đã ban Con Một của Ngài, Đức Giêsu Kitô cho nhân loại. Đến với Mẹ Maria, Đấng đầy ân sủng, chúng ta sẽ gặp Chúa vì Chúa luôn ở cùng Mẹ (x. Lc 1, 28)”. Trong thư thông báo việc cử hành Năm Thánh, chúng ta tôn vinh vai trò của Mẹ Maria như sau: “ Năm Thánh Tapao được khai mở nhằm mời gọi mỗi người chúng ta chạy đến cùng Mẹ Maria và nhờ Mẹ, chúng ta tiến đến với Chúa: Qua Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu. Chính Mẹ Maria dẫn đưa và giúp chúng ta sống đức tin và đức ái khi chúng ta biết noi gương sống của Mẹ. Năm Thánh Tapao được khai mở như một cơ hội thuận tiện và thuận lợi giúp chúng ta tôn sùng cùng yêu mến Mẹ Maria và hưởng nhiều ơn ích thiêng liêng hơn”.

Anh chị em thân mến,

Khắp nơi nơi, trong tháng hoa dâng kính Mẹ Maria, các tín hữu biểu lộ lòng tôn kính mến yêu đối với Mẹ qua việc dâng hoa, suy niệm và lần hạt Mân Côi, hy sinh hãm mình, cải thiện đời sống; đồng thời chúng ta noi gương Mẹ lắng nghe, học hỏi và sống vâng theo Lời Chúa, Lời Tin Mừng Sự Sống. Amen.

Cuối thánh lễ, Cha Augustinô Lạc dâng lời tri ân Đức cha, quý cha và cộng đoàn, hôm nay dịp mừng 25 năm ngày thành lập Giới Hiền mẫu Giáo phận Phan thiết, xin hiệp thông tạ ơn Chúa và cám ơn Mẹ Maria.

Mọi người cùng đọc kinh Đức Mẹ Tàpao, ĐGM ban phép lành Toà Thánh với Ơn Toàn Xá. Từng đoàn hành hương lần lượt ra về mang theo bao ơn lành của Đức Mẹ ban tặng.

***

Mỗi dịp tháng Năm về, mỗi lần thưởng thức hương hoa, chúng con hướng theo nhân Đức Mẹ, xin Mẹ tỏa hương thiên đàng của người, ấp ủ biến chúng con thành những đóa hoa tươi thắm của Mẹ. Mỗi khi hái hoa dâng tiến Đức Mẹ, chúng con mượn hương sắc và lời huyền diệu của hoa để ca tụng và cầu xin. Dâng Hoa Hồng, xin Mẹ cho chúng con được yêu mến Mẹ nhiều hơn. Dâng Hoa Huệ, chúng con ca ngợi đức khiết trinh của Mẹ. Xin Mẹ lấy hương huệ trinh nguyên của hồn Mẹ ướp hồn chúng con nên trong trắng.

Những ngày tháng năm này, nếu thiếu những bông hoa hữu hình, chúng con hái hoa hồng thiêng là kinh Mân Côi để dâng lên Mẹ. Nhưng thế nào đi nữa, nguyện ước trái tim chúng con sẽ thành một dàn hoa kết đủ những hương hoa thơm ngát nhân đức dâng kính Mẹ.

Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng con tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở, yêu thương nâng đỡ. Chúng con nhìn lên Mẹ như mẫu gương của bậc thầy lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Luôn vững lòng cậy trông với niềm tin yêu. Đức Mẹ TàPao hằng yêu thương phù trợ mỗi người chúng con.

Xin dâng lên Mẹ những sắc hoa của cuộc đời chúng con. Ước gì cuộc đời chúng con luôn là những bông hoa tươi thắm dâng tặng cho đời xuân sắc, lan toả hương thơm bác ái trong môi trường sống của chúng con. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Bênêđíctô XVI và cuộc tranh luận hào hứng quanh các giải thích về tính bất khả thu hồi của Giao Ước Cũ
Vũ Văn An
17:47 13/05/2019


Trong thời gian Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ý thức rất rõ mối liên kết giữa “giáo huấn có tính khinh miệt” của Kitô Giáo và phong trào bài Do Thái về phương diện chủng tộc, nên đã nhờ Đức Hồng Y Augustin Bea, Dòng Tên, hướng dẫn việc soạn thảo một sơ đồ về người Do Thái để Công Đồng thảo luận. Nhưng tới cuối Công Đồng này với sự khuyến khích của một vị Giáo Hoàng mới (Phaolô VI), cách tiếp cận của Giáo Hội đối với Do Thái Giáo đã thay đổi, do đó từ sơ đồ De Judaeis (Về Người Do Thái) của Đức Hồng Y Bea, Vatican II đã chấp nhận một sơ đồ khác cuối cùng trở thành Tuyên bố De Ecclesiae Habitudine ad Religiones non-Christianas (Về Các Tôn Giáo Không Phải Là Kitô Giáo”, được biết đến nhiều hơn dưới tên Tuyên Bố Nostra Aetate, vốn là hai chữ đầu tiên của Tuyên bố.

Dù đã về hưu từ năm 2013, Đức Bênêđíctô XVI luôn suy tư về văn kiện này và trên tạp chí Communio, một tạp chí do chính ngài đồng sáng lập, số 45 Mùa Xuân 2018, ngài đã viết một tiểu luận khá chi tiết về tiền thân của nó là khảo luận De Judaeis của Đức Hồng Y Bea. Khác với văn kiện ““Khi Thiên Chúa Đã Ban Ơn Và Kêu Gọi, Thì Người Không Hề Đổi Ý” (Rm 11:29) hay “Một Suy Tư về Các Vấn Đề Thần Học Liên Quan Đến Các Mối Liên Hệ Công Giáo-Do Thái Giáo Nhân Dịp Kỷ Niệm Năm Thứ 50 Tuyên Ngôn ‘Nostra Aetate’” của Ủy Ban Liên Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái của Tòa Thánh, tiểu luận của Đức Bênêđíctô XVI đã gây nên một cuộc tranh luận hào hứng giữa ngài và một số thần học gia Công Giáo và một số giáo sĩ cao cấp của Do Thái Giáo. Qua cuộc thảo luận này, người đọc sẽ thấy nét sắc sảo, trung thực và trong sáng của một nhà thần học, người vẫn duy trì được các nét nổi bật này dù đã 91 tuổi, lúc viết tiểu luận này.

Trước nhất, chúng tôi xin chuyển đến qúy độc giả chính tiểu luận của Đức Bênêđíctô XVI, dựa vào bản tiếng Anh của Nicholas J. Healy Jr. Sau đó, sẽ xin phổ biến các trao đổi giữa tác giả và một số thần học gia, trong đó, nổi bật nhất là Trưởng Giáo Sĩ Do Thái Giáo của Vienna, Arie Folger. Cuối cùng, là phần nhận định của Đức Hồng Y Koch, Chủ Tịch Ủy Ban Liên Hệ Tôn Giáo với Người Do Thái, người đã quyết định cho công bố tiểu luận vốn khởi đầu chỉ nhằm sử dụng trong nội bộ.

I. Ơn Thánh và Ơn Gọi không Hối Hận: Nhận định về khảo luận “De Judaeis” (Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI)

“Giao ước giữa Thiên Chúa và Israel không thể hủy tiêu vì liên tục tính trong lựa chọn của Thiên Chúa. Nhưng cùng một lúc, nó vẫn cùng được xác định bởi toàn bộ bi kịch sai lầm nhân bản... Cuộc hành trình của Thiên Chúa với Dân của Người cuối cùng đã tìm thấy bản tóm lược và khuôn mạo tối hậu trong Bữa Ăn Sau Cùng của Chúa Giêsu Kitô, một bữa tiệc dự ứng và mang theo trong nó Thập Giá và Phục Sinh”.

1.Ý NGHĨA THẦN HỌC CỦA CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA NGƯỜI DO THÁI GIÁO VÀ NGƯỜI KITÔ GIÁO

Kể từ Auschwitz, rõ ràng Giáo hội cần suy nghĩ lại vấn đề bản chất của Do Thái giáo. Với tuyên bố Nostra aetate, Công đồng Vatican II đã cung cấp những chỉ dẫn căn bản đầu tiên. Để chắc chắn, trước tiên chúng ta phải xác định khảo luận về người Do Thái [De Iudaeis] muốn nói gì. Cuốn sách được ca ngợi một cách xác đáng của Franz Mußner về chủ đề này, trong yếu tính, là một cuốn sách nói về ý nghĩa tích cực lâu dài của Cựu Ước. Điều này chắc chắn rất quan trọng, nhưng nó không tương ứng với chủ đề De Iudaeis. Vì “Do Thái giáo”, theo nghĩa hẹp, không hẳn là Cựu Ước, một di sản, trong yếu tính, vốn là của chung của cả người Do Thái lẫn Kitô hữu. Thực thế, có hai đáp ứng trong lịch sử đối với việc phá hủy đền thờ và cuộc lưu đày triệt để mới của Israel: Do Thái giáo và Kitô giáo. Đúng là Israel đã nhiều lần trải nghiệm tình huống đền thờ bị phá hủy và dân tan tác. Tuy nhiên, lần nào họ cũng đều được phép hy vọng sẽ xây lại đền thờ và trở lại vùng đất hứa. Sau khi đền thờ bị phá hủy vào năm 70 sau Công nguyên, và dứt khoát sau thất bại của cuộc nổi dậy Bar Kokhba, tình hình cụ thể đã ra khác. Trong tình hình này, sự phá hủy đền thờ và sự phân tán dân Israel phải được coi là kéo dài ít nhất một thời gian rất lâu. Cuối cùng, điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong diễn trình phát triển là đền thờ với việc thờ phượng của nó sẽ không được khôi phục, cả khi tình hình chính trị cho phép việc này. Nhưng đối với người Do Thái, có một phản ứng khác đối với sự hủy diệt và phân tán, một phản ứng, ngay từ đầu, đã đoán trước các biến cố này có tính dứt khoát và đã giả định rằng tình huống do đó mà có là một diễn trình đã được đức tin của chính Israel dự ứng. Đây là phản ứng của các Kitô hữu, những người không hoàn toàn tách rời khỏi Do Thái giáo lúc ban đầu, nhưng chủ trương sẽ duy trì liên tục tính Israel trong đức tin của họ. Như chúng ta biết, chỉ một phần nhỏ của Israel có khả năng chấp nhận phản ứng này, trong khi phần lớn hơn chống lại nó và tìm kiếm một giải pháp khác. Tất nhiên, ngay từ đầu, hai cách này không hề tách biệt rõ ràng với nhau, và do đó, mỗi bên đã liên tục phát triển trong khi tranh luận với nhau.

Như sách Công vụ Tông đồ cho thấy, cộng đồng phát sinh từ sứ điệp, đời sống, sự đau khổ và Thánh giá của Chúa Giêsu thành Nadarét lúc đầu hoàn toàn đã sinh hoạt từ bên trong Israel. Tuy nhiên, nó dần dần mở rộng việc công bố của nó vào các lãnh thổ Hy Lạp và do đó rõ ràng đã tiến tới chỗ xung đột với Israel. Kết thúc của sách Công vụ rất có ý nghĩa đối với diễn trình này. Ở Rôma, Thánh Phaolô một lần nữa đã bắt đầu với người Do Thái, cố gắng thuyết phục họ giải thích Kinh thánh dưới ánh sáng biến cố Chúa Giêsu, nhưng ngài đã gặp phải sự bác bỏ, một sự bác bỏ đã được tiên báo trong Isaia 6: 9-10. Nếu ở đây, sự tách biệt của hai cộng đồng xem ra đã hoàn tất, thì diễn trình chắc chắn vẫn còn kéo dài hơn ở nơi khác, đến nỗi cuộc đối thoại vẫn tiếp tục trong khi cả hai bên xung đột với nhau.

Cộng đồng Kitô giáo đã phát biểu bản sắc của mình trong các trước tác Tân Ước, một việc, xét về yếu tính, vốn đã bắt đầu có từ hậu bán thế kỷ thứ nhất. Tuy nhiên, phải mất một thời gian nữa trước khi các trước tác này kết hợp thành qui điển (canon), có nghĩa một văn kiện có thẩm quyền đối với bản sắc Kitô giáo. Tuy nhiên, những trước tác này không tự đứng một mình mà liên tục tham chiếu “Cựu Ước”, tức Kinh Thánh của Israel. Mục đích của chúng là để chứng minh sự giải thích chân chính của các sách Cựu Ước về các biến cố liên quan tới Chúa Giêsu Kitô. Qui điển Kitô giáo, vì thế, trong bản chất, gồm hai phần: Cựu Ước, tức Kinh thánh của Israel và giờ đây là Do Thái giáo, và Tân Ước, là bộ sách soi sáng một cách chân chính lối giải thích Cựu ước dưới ánh sáng Chúa Giêsu. Do đó, các “sách Cựu Ước” vẫn chung cho cả hai cộng đồng, mặc dù chúng được giải thích cách khác nhau. Ngoài ra, nơi các Kitô hữu, bản dịch tiếng Hy Lạp của các sách Cựu Ước có từ khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, gọi là Bản Bẩy Mươi (Septuagint), trên thực tế, đã được công nhận là qui điển cùng với Kinh thánh Do Thái. Về mặt này, kinh điển Kitô giáo đã mở rộng hơn so với người Do Thái. Ngoài ra, có một số khác biệt không đáng kể giữa bản Bẩy Mươi và bản văn tiếng Do Thái. Trong thời gian dần dần loại trừ lẫn nhau này, Do Thái giáo đã đưa bản văn Do Thái tới hình thức sau cùng của nó. Hơn nữa, trong những thế kỷ đầu tiên sau Chúa Kitô, trong Mishna và Talmud, cách đọc kinh thánh của họ đã được hình thành một cách dứt khoát. Tất cả điều này không thay đổi sự kiện cả hai bên cùng chia sẻ một sách thánh.

Trong hậu bán thế kỷ thứ hai, Marcion và phong trào của ông đã cố gắng phá vỡ sự hợp nhất này, đến nỗi Do Thái giáo và Kitô giáo trở thành hai tôn giáo đối lập nhau. Với mục đích này trong tâm trí, Marcion đã tạo ra một qui điển cho Tân Ước, hoàn toàn trái ngược với Kinh Thánh của Israel. Thiên Chúa của Israel (Cựu Ước) và Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô (Tân Ước) được quan niệm như hai vị thiên chúa khác nhau và đối nghịch nhau. Đối với Marcion, Thiên Chúa của Cựu Ước là một vị Thiên Chúa của công lý tàn nhẫn; Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa của lòng thương xót và tình yêu. Do đó, ông đã thành lập một qui điển Tân Ước chỉ gồm Tin Mừng Luca và mười thư của Thánh Phaolô, tất nhiên các thư này phải được chỉnh sửa để phục vụ mục đích của ông. Sau một thời gian hoạt động ngắn, Marcion đã bị Giáo hội Rôma phạt tuyệt thông, và tôn giáo của ông bị loại trừ, coi như không thuộc Kitô giáo nữa. Tất nhiên, cơn cám dỗ kiểu Marcion vẫn tồn tại và xuất hiện trở lại trong một số tình huống nhất định trong lịch sử Giáo hội.

Ở giao điểm này, chúng ta nên lưu ý Do Thái giáo và Kitô giáo đã phát triển theo những con đường khác nhau qua một diễn trình khó khăn và do đó tự hình thành hai cộng đồng riêng biệt. Tuy nhiên, bất chấp các trước tác có thẩm quyền nhờ đó cả hai bản sắc riêng của họ được phát biểu, họ vẫn liên kết với nhau qua nền tảng chung là “Cựu Ước” như Kinh Thánh chung của họ.

Ở thời điểm này, câu hỏi đặt ra là hai cộng đồng riêng biệt, vốn hợp nhất nhờ một Kinh thánh chung, đã phán xử nhau ra sao. Ở đây, chúng ta gặp khảo luận De Iudaeis (về người Do Thái), thường được gọi là Adversus Judaeos (chống người Do Thái) và được thai nghén trong bối cảnh bút chiến. Những phán kết tiêu cực về người Do Thái, vốn cũng phản ánh các vấn đề chính trị và xã hội của việc sống chung, đã được nhiều người biết đến và liên tiếp dẫn đến các sai phạm bài Do Thái. Mặt khác, như đã thấy trên đây, Giáo hội Rôma với việc bác bỏ Marcion trong thế kỷ thứ hai cho thấy rõ các Kitô hữu và người Do Thái giáo tôn thờ cùng một Thiên Chúa. Sách thánh của Israel cũng là sách thánh của thế giới Kitô Giáo. Đức tin của Ápraham cũng là đức tin của các Kitô hữu; Ápraham cũng là “cha trong đức tin” của họ.

Tất nhiên, điểm chung căn bản này bao gồm các cách giải thích tương phản nhau:

1) Đối với người Do Thái, rõ ràng Chúa Giêsu không phải là Đấng Mêsia và do đó, các Kitô hữu đã sai khi viện dẫn Kinh thánh của họ, tức “Cựu Ước”. Luận điểm căn bản của họ là và phát biểu như sau: Đấng Mêsia mang lại hòa bình; Chúa Kitô đã không mang hòa bình vào thế giới.

2) Kitô hữu đáp lại điều trên như sau: sau khi đền thờ bị phá hủy vào năm 70 sau Công nguyên và vì tình trạng tứ tán (diaspora) (trước mắt không có kết thúc) của dân Israel, Kinh thánh, tức “Cựu Ước”, phải được giải thích cách mới mẻ; dưới hình thức trước đó, nó không thể mang ra sống và hiểu được nữa. Trong câu nói của Người về việc đền thờ bị phá hủy và xây dựng lại trong ba ngày, Chúa Giêsu đã lường trước biến cố phá hủy đền thờ và tuyên bố một hình thức thờ phượng mới, mà trung điểm sẽ là việc hiến tế thân xác Người, nhờ đó giao ước Sinai sẽ được mang đến hình thức dứt khoát của nó, trở thành giao ước mới. Đồng thời, giao ước sẽ được mở rộng cho tất cả các tín hữu, do đó đem lại cho lời hứa về lãnh thổ ý nghĩa sau cùng của nó.

Do đó, với các Kitô hữu, điều rõ ràng là thông điệp của Chúa Giêsu Kitô, cái chết và sự Phục sinh của Người đã biểu thị bước ngoặt thời gian do Thiên Chúa ấn định. Và việc giải thích các sách thánh thiêng dưới ánh sáng Chúa Giêsu Kitô là, như nó đã là, một sự giải thích được Thiên Chúa hợp pháp hóa.

Theo truyền thống, Cựu Ước được chia thành ba loại sách: Torah (Luật pháp), Nebiim (Tiên tri) và Ketubim (các sách Khôn ngoan và Thánh vịnh). Trong Do Thái giáo, người ta chỉ nhấn mạnh hoàn toàn vào Torah; và trên thực tế, những cuốn sách khác (ngoại trừ các Thánh vịnh), đặc biệt là những các sách tiên tri, chỉ có sức nặng thứ yếu. Nơi các Kitô hữu, viễn ảnh đã thay đổi. Toàn bộ Cựu Ước bây giờ được hiểu là lời tiên tri, như một bí tích chỉ tương lai (sacramentum futuri). Ngay năm cuốn sách của Môsê, trong yếu tính, cũng là lời tiên tri. Điều này ngụ hàm một cách tiếp cận năng động đối với Cựu Ước, những bản văn của chúng không được đọc một cách tĩnh tụ mà phải được hiểu hoàn toàn như một chuyển động hướng về Chúa Kitô. Trong triết lý hành động (Praxis) của Giáo Hội, điều này đã dẫn đến một sự phân phối lại một cách cụ thể các nhấn mạnh: các sách Khôn ngoan là nền tảng của giáo huấn luân lý cho các dự tòng và cho đời sống Kitô hữu nói chung. Bộ Torah và các sách tiên tri được coi như Kitô học dự ứng. Các Thánh vịnh trở thành sách cầu nguyện vĩ đại của Giáo hội. Theo truyền thống, Vua Đavid được coi là tác giả của chúng. Tuy nhiên, đối với các Kitô hữu, tác giả là Chúa Giêsu Kitô đầu tiên, Đấng là Đavid thực sự và do đó là người cầu nguyện các Thánh vịnh. Các Thánh vịnh được đọc từ Người và với Người.

Do đó, ý nghĩa lịch sử thuở đầu của các bản văn không bị bác bỏ, nhưng phải được vượt quá. Hai dòng đầu tiên của câu đối (Distychon) nổi tiếng về bốn ý nghĩa của Kinh thánh đã nói rõ chuyển động này: Littera facta docet. Quid credas allegoria. Moralis quid agas. Quo tendas anagogia (nghĩa đen dạy sự kiện. Phúng dụ đạy điều bạn tin. Luân lý dạy điều bạn hành động. Thần bí dạy số phận bạn [nguyên tác không phiên dịch 2 câu thơ này]).

Tuy nhiên, đến thời Thánh Grêgôriô Cả, có một sự thay đổi đối với sự nhấn mạnh các ý nghĩa này: “Phúng dụ”, tức lối đọc Kitô học toàn bộ Kinh thánh, mất đi một phần tầm quan trọng của nó, và ý nghĩa luân lý ngày càng trở nên quan trọng hơn. Với Thánh Tôma Aquinô và quan điểm mới về thần học của ngài, phúng dụ bị mất giá từ căn bản (chỉ có nghĩa đen mới được sử dụng trong các luận điểm). Thực thế, Đạo đức học Nicomachean của Aristốt trở thành nền tảng cho nền luân lý Kitô giáo. Ở đây nguy cơ toàn bộ Cựu Ước mất ý nghĩa là điều hiển nhiên.

Kỳ tới: 2. QUAN ĐIỂM MỚI CỦA VATICAN II VỀ VẤN ĐỀ
 
Văn Hóa
Dâng Hoa Tháng Năm
Lê Đình Thông
08:22 13/05/2019
Mẹ yêu dấu tháng hoa dào dạt
Khắp muôn nơi thơm ngát hoa hồng
Con dâng lên Mẹ tấc lòng
Tâm tình hiếu thảo trinh trong sớm chiều.

Bông cẩm chướng yêu kiều sắc thắm
Từng cánh hoa lấm tấm sương mai
‘‘Ave Maris Stella’’
Biển đời sóng gió, hải hà chở che.

Mẫu đơn nở sắt se lòng mẹ
Là Mẫu Thân Cứu Thế (1) rạng ngời
Mẹ thương nước Việt rối bời
Thoát cơn nguy biến, biển khơi yên bình.

Hoa lan thắm tinh tuyền vô nhiễm (2)
Dòng suối thiêng huyền nhiệm vô biên
Mẹ là Thánh Mẫu dịu hiền
Dẫn đưa con cái đoàn viên nước trời.

Con dâng Mẹ rạng ngời bông huệ
Cánh hoa thơm thiên tuế tỏa lan
Chở che Hội Thánh vững vàng (3)
Vượt qua thử thách lan tràn thế gian

Hoa sen trắng vô vàn thương mến
Từng cánh hoa thánh hiến tâm hồn
Hoa sen cùng với hoa hồng
Bà con nước Việt một lòng thủy chung.

Hoa muôn sắc trùng phùng ý tứ
Cùng ca đoàn nam nữ hát vang :
Tháng năm tiếng hát cung đàn
Kính dâng lên Mẹ ngập tràn ý thơ.

Vào tháng năm thơm tho tươi mát
Cả cộng đoàn dào dạt ơn thiêng
Nữ vương Tử đạo (4) máu chiên
Đoái thương nước Việt triền miên khốn cùng.

Lê Đình Thông
---
(1) Mater Salvatoris
(2) Conceptionis Immaculatae
(3) Mater Ecclesiae
(4) Regina Martyrum

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giá Trong TrờI Xuân
Đặng Đức Cương
08:22 13/05/2019
THÁNH GIÁ TRONG TRỜI XUÂN
Ảnh của Đặng Đức Cương

Hãy nhìn lên đỉnh tháp giáo đường,
Thánh Giá vươn cao giữa trời trong,
Tiếng chuông vang dội đang mời gọi,
Hồn ta lắng dịu khỏi sầu vương.
(Trích thơ của Đinh Văn Tiến Hùng)
 
VietCatholic TV
Lời khuyên của Đức Thánh Cha cho các linh mục: Hãy sống những điều anh em rao giảng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:57 13/05/2019
Hôm Chúa Nhật 12 tháng 5 năm 2019, Chúa Nhật thứ Tư Mùa Phục sinh và cũng là Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 56, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô để truyền chức linh mục cho 19 phó tế. Trong số 19 tiến chức có 1 vị thuộc Đại chủng viện giáo phận Rôma, 8 tiến chức thuộc Con đường Tân Dự Tòng, 8 tiến chức thuộc huynh đoàn linh mục “Nam tử Thánh Giá”, và hai tiến chức từ các học viện khác ở Rôma.

Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo phận Rôma; Đức Hồng Y Abril y Castell Santos, nguyên Giám quản Đền Thờ Đức Bà Cả, các Giám Mục Phụ Tá Rôma; Bề trên các chủng viện và khoảng 150 linh mục Rôma đã đồng tế với Đức Thánh Cha.

Bài giảng của Đức Thánh Cha về cơ bản, là bài giảng trong Nghi thức Truyền chức linh mục. Tuy nhiên, ngài đã thêm vào một số điều cần cân nhắc.

Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến,

Những người con trai đây của chúng ta đã được gọi đến với chức linh mục. Thật là tốt khi chúng ta suy ngẫm cẩn thận về chức vụ mà họ sẽ được nâng lên trong Giáo hội. Như anh em biết, Chúa Giêsu là Thượng Tế duy nhất của Tân Ước nhưng, trong Ngài, tất cả Dân thánh của Thiên Chúa tạo thành một dân tộc tư tế. Tuy nhiên, trong số tất cả các môn đệ của Ngài, Chúa Giêsu muốn chọn một số người đặc biệt, để nhân danh Ngài, họ thi hành công khai trong Giáo hội chức vụ linh mục hầu mang lại ơn ích cho tất cả mọi người. Như thế, họ tiếp tục sứ mạng của Chúa như Thầy dậy, tư tế và mục tử. Như đã được Chúa Cha sai đi vì sứ vụ này, Chúa Giêsu cũng sai đi trong trần gian, trước tiên là các Tông đồ và sau đó là các Giám mục và những người kế tục các vị ấy, và cuối cùng là các linh mục như các cộng sự viên của các Giám Mục, hợp nhất với các Giám Mục trong chức tư tế, được mời gọi để phục vụ dân Chúa.

Sau nhiều năm suy tư - suy tư của chính họ, của các Bề trên, của những người đồng hành cùng họ trên hành trình này, họ được ra mắt hôm nay để tôi trao cho họ chức Linh mục. Thật vậy, họ sẽ được đồng hình dạng với Chúa Kitô, vị Thượng tế đời đời, nghĩa là họ sẽ được thánh hiến như những linh mục đích thực của Tân Ước, và với danh nghĩa ấy, họ được liên kết trong chức linh mục với Giám Mục của họ, họ sẽ là những người rao giảng Tin Mừng, những mục tử của dân Chúa, và sẽ chủ sự các buổi phụng tự, nhất là cử hành hy tế của Chúa, là bí tích Thánh Thể.

Các anh em và các con, những người sắp được nâng lên hàng linh mục, thân mến. Hãy nhớ rằng khi thi hành sứ vụ giảng dạy Đạo Lý Thánh, các con sẽ tham gia vào sứ mạng của Chúa Kitô, là Thầy Duy Nhất. Đây không phải là một hiệp hội văn hóa; cũng không phải là một nghiệp đoàn. Các con sẽ là những tham dự viên trong sứ vụ của Chúa Kitô. Hãy phân phát cho mọi người Lời Chúa mà chính các con đã vui mừng lãnh nhận. Và để đạt được mục tiêu này, các con hãy siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa để tin những điều các con đã đọc, dạy những điều các con đã học trong đức tin, và sống những điều các con rao giảng. Đừng bao giờ soạn một bài giảng, mà không cầu nguyện thật nhiều, với Kinh Thánh trên tay. Xin đừng quên điều ấy.

Cầu xin cho đạo lý của các con trở thành lương thực cho dân Chúa; khi nó đi thẳng vào tâm hồn và được nảy sinh từ lời cầu nguyện, nó sẽ sinh nhiều hoa trái. Cầu xin cho niềm vui và sự nâng đỡ của các tín hữu trở thành hương thơm cuộc sống của các con như những con người cầu nguyện, hy sinh, vì với Lời Chúa và gương sáng, các con xây dựng nhà Chúa là Giáo Hội. Như thế, các con tiếp tục công trình thánh hóa của Chúa Kitô. Nhờ sứ vụ của các con, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được trở nên hoàn hảo, vì nó được hiệp nhất với hy tế của Chúa Kitô, mà qua tay các con nhân danh toàn thể Giáo Hội, được dâng hiến một cách không đổ máu trên bàn thờ trong khi cử hành các Mầu Nhiệm Thánh. Hãy chú tâm trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể. Và do đó, nhận rõ những gì các con làm. Hãy bắt chước những gì các con cử hành vì khi tham gia vào mầu nhiệm cái Chết và Phục sinh của Chúa, các con mang cái chết của Chúa Kitô trong các thành viên của mình và bước đi với Ngài trong sự sống mới. Chúa muốn chúng ta trao đi cách nhưng không. Chính Ngài đã từng nói với chúng ta: “Hãy cho đi nhưng không những gì anh em đã nhận được một cách nhưng không.” Việc cử hành Thánh Thể là đỉnh cao sự nhưng không của Chúa. Xin vui lòng, đừng xói mòn nó với những lợi ích hẹp hòi.

Với bí tích rửa tội, các con đưa thêm các tín hữu mới vào cộng đoàn dân Chúa. Với bí tích hòa giải các con tha thứ tội lỗi nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội. Và ở đây, tôi xin anh em đừng mệt mỏi thương xót. Hãy thương xót như Chúa Cha, như Chúa Giêsu đã thương xót chúng ta, tất cả chúng ta. Với dầu thánh, các con xoa dịu các bệnh nhân. Hãy dành thời gian đến thăm người đau yếu và bệnh tật. Khi cử hành các nghi thức thánh và dâng lên kinh nguyện chúc tụng và khẩn cầu trong những giờ khác nhau trong ngày, các con trở thành tiếng nói của dân Chúa và của toàn thể nhân loại.

Hãy ý thức mình được chọn giữa loài người và được thiết lập để mưu ích cho họ, để họ gắn bó với những sự thuộc về Thiên Chúa. Các con hãy thi hành hoạt động tư tế của Chúa Kitô trong hân hoan và với lòng bác ái chân thành, với ý nguyện duy nhất là làm vui lòng Chúa chứ không phải là làm hài lòng chính mình. Niềm vui linh mục chỉ có thể được tìm thấy bằng cách này, đó là tìm cách làm vui lòng Chúa, Đấng đã chọn chúng ta. Sau cùng, khi tham gia vào sứ mạng của Chúa Kitô, Đấng là Đầu và là Mục Tử, trong niềm hiệp thông con thảo với Giám Mục của các con, các con hãy dấn thân hiệp nhất các tín hữu trong một gia đình duy nhất. Đây là sự gần gũi thích hợp của linh mục: gần gũi với Chúa trong lời cầu nguyện; gần với Giám Mục là người Cha của anh em, gần linh mục đoàn, gần các linh mục khác, như anh em, đừng nói xấu lẫn nhau, và gần gũi với dân Thiên Chúa. Hãy luôn nhìn lên tấm gương của Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ; để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã bị hư mất.


Source:Libreria Editrice Vaticana