Ngày 14-05-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Thánh Thần là Linh Hồn của Giáo Hội
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:10 14/05/2018
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, năm B
Ga 20,19-23

Vào ngày lễ Hiện Xuống, Đức Giêsu Kitô Phục Sinh cư ngụ nơi tâm hồn các môn đệ bằng một phương cách mới đầy quyền năng.Lễ Hiện Xuống là ngày khai sinh Giáo Hội.Bởi vì, Chúa Thánh Thần là linh hồn, là hơi thở của Giáo Hội.Chúa Thánh Thần ban sự sống, hướng dẫn, kiến tạo, giúp Giáo Hội xây dựng sự hiệp nhất, duy nhất, yêu thương. Giáo Hội luôn có sự sống, sức mạnh để loan báo Tin Mừng và để làm chứng cho sự hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh…

Cách đây hơn 2.000 năm, khi Đức Giêsu Kitô bị bắt, bị giết treo trên Thập giá, người ta đặc biệt những người lãnh đạo tôn giáo lúc đó, những người không thiện cảm, ghen ghét Chúa Giêsu, cứ tưởng như thế là Chúa Giêsu đã chấm dứt. Ngay các môn đệ là những người đã đi theo Chúa, đã sống với Chúa, đã nghe lời giảng dạy, đã thấy các phép lạ Ngài làm, đã sống thật thân tình với Chúa, nhưng các Ngài lúc đó vẫn hoang mang, u sầu, thất vọng , tưởng rằng Thầy mình đã mất luôn, đã không còn tồn tại nữa. Họ sơ hãi co cụm trong phòng kín. Đức Kitô Phục Sinh đã nhiều lần hiện đến với các ông và nói “ Bình an cho các con “.Sau khi Chúa Sống Lại đã cho các môn đệ xem tay, chân và cạnh sườn mang thương tích của Ngài để củng cố niềm tin cho các môn đệ Chúa đã Phục Sinh thật. Chúa Phục Sinh lại tiếp tục ban bình an cho các môn đệ, trao sứ vụ và quyền bính cho các Ngài để các Ngài tiếp tục công trình cứu thế của Chúa Phục Sinh. Để củng cố sự can đảm, sức mạnh cho các môn đệ, Chúa Phục Sinh ban Thánh Thần cho các môn đệ, Ngài nói :” Các con hãy nhận lấy Thánh Thần “.

Chúa ban Thánh Thần và sự bình an cho các môn đệ để Chúa Thánh Thần chính là sự khôn ngoan hướng dẫn các môn đệ rao giảng, biết cách ứng xử ở đời nhờ đó các môn đệ sẽ trở nên những dũng sĩ can trường loan truyền Tin Mừng. Sự bình an Chúa ban là sức mạnh nội tâm giúp các môn đệ xưa và Giáo Hội ngày nay, can đảm đối diện với những thử thách, cam go, bách hại trong đời sống đức tin vv…

Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã biến đổi tất cả, đã đem lại cho mọi người sự sống, đặc biệt mang lại sự sống mới cho các môn đệ. Chính thánh Phêrô đã đứng lên rao giảng, các môn đệ khác cũng rao giảng, mọi người lúc đó thuộc nhiều miền, nhiều đất nước đã nghe được tiếng nói của mình.Thánh Phêrô đã rửa tội cho nhiều ngàn người. Giáo Hội đầu tiên đã được khai sinh, sức sống mới mãnh liệt bừng lên. Công đồng Vaticanô II, do Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 triệu tập đã là một ngày “ Lễ Hiện Xuống mới của Giáo Hội “. Công đồng Vaticanô II đã mang lại sức sống mới, sức sống mãnh liệt cho Giáo Hội.

Vào lễ Ngũ Tuần đầu tiên cách đây 2018 năm, Thần khí Đức Kitô Phục Sinh bắt đầu ngự trong tâm hồn các môn đệ một cách đầy quyền năng, sức mạnh. Ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, đầy sáng tạo, quyền năng, không ngừng trong Giáo Hội. Mừng lễ Chúa Thánh Thần chúng ta mừng ngày kỷ niệm trọng đại của Đạo Công Giáo được khai sinh, đồng thời chúng ta được mời gọi đón nhận những ơn ban của Chúa Thánh Thần.Nhờ ơn của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh và mỗi người chúng ta có đủ năng lực, sức mạnh, bình an để sống Phúc Âm và rao truyền Lời Chúa bởi vì “ Lúa chín đầy đồng…”, nào chúng ta ra đi gặt lúa…

Lạy Chúa Thánh Thần,xin hãy đến đổi mới tâm hồn chúng con và ban cho chúng con sức mạnh, lòng nhiệt thành để loan báo Tin Mừng.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Lễ Chúa Thánh Thần nói cho chúng ta những gì ?
2.Tại sao lại gọi ngày lễ Hiện Xuống là ngày lễ Ngũ Tuần ?
3.Chúa Thánh Thần đã lấy hình gì mà ngự xuống các môn đệ xưa ?
4.Tại sao lại nói Lễ Hiện Xuống khai sinh Giáo Hội ?
5.Tại sao Chúa lại ban bình an cho các môn đệ ?
 
Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Ngài Ngự Đến
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:29 14/05/2018
Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Ngài Ngự Đến

SUY NIỆM THÁNH LỄ VỌNG

(Ga 7,37-39)

Thánh lễ vọng chiều nay đưa chúng về với Chúa Giêsu và chiêm ngắm Người vào ngày cuối cùng và trọng đại của dịp lễ, nghe Chúa giảng : "Ai khát hãy đến cùng Ta và uống; ai tin nơi Ta, thì như lời Thánh Kinh dạy: từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra như dòng sông" (Ga 7, 37-38). Người muốn nói điều ấy về Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần là nguyên lý sự hiệp nhất

Nếu như tại Babel, sự ngạo mạn kiêu căng của con người nổi lên chống lại Thiên Chúa tự sức riêng của mình muốn "xây một thành với một cây tháp mà ngọn nó chạm tới trời" (x. St 11,4). Hậu quả của hành động đó là Thiên Chúa làm cho họ phân tán, bất đồng ngôn ngữ với nhau, khiến họ không thể hiểu nhau làm gì nữa. Thì Lễ Hiện Xuống, điều ngược lại đã xảy ra: nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ nói được ngôn ngữ mà tất cả mọi người thuộc các nền văn hóa nghe đều hiểu như tiếng thổ âm của mình (x. Cv 2,6). Mọi chia rẽ bất đồng được vượt thắng, không còn kiêu căng chống lại Thiên Chúa nữa, cũng không còn có sự khép kín đối với nhau, họ mở rộng lòng mình ra cho Thiên Chúa và tha nhân, giao thiệp với nhau bằng một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của tình yêu thương mà Thiên Chúa đã đổ vào lòng họ nhờ Chúa Thánh Thần (x. Rm 5,5). Chúa Thánh Thần thúc đẩy họ làm điều thiện, an ủi họ trong cảnh sầu khổ, hoán cải nội tâm và trao ban sức mạnh và khả năng mới, dẫn đưa họ tới chân lý vẹn toàn, yêu thương và hiệp nhất.

Chúa Thánh Thần là Đấng sáng tạo

Câu đầu tiên trong Thánh Thi Kinh Chiều của ngày lễ Ngũ Tuần có viết : "Xin hãy đến, Lạy Chúa Thánh Thần, Ðấng sáng tạo..." làm cho chúng ta nhớ lại công cuộc tạo dựng vũ trụ thủa ban đầu, Thánh Thần Chúa bay lượn trên mặt nước trong cảnh hỗn mang (x. St 1,2).

Phải khẳng định rằng, thế giới chúng ta đang sống là cộng cuộc của Chúa Thánh Thần, Ðấng sáng tạo, nên Lễ Ngũ Tuần không chỉ là nguồn gốc của Giáo hội, là lễ của Giáo hội, nhưng Lễ Ngũ Tuần còn là lễ của tạo vật. Thế giới không tự mình hiện hữu; nhưng đến từ Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa, đến từ Lời có sức sáng tạo của Thiên Chúa. Vì vậy, thế giới phản chiếu sự khôn ngoan của Thiên Chúa : "Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự việc tay Ngài làm" (Tv 19,2). Đức nguyên Giáo hoàng Benedicto nói : "Sự khôn ngoan này hé mở cho chúng ta thấy được điều gì đó về Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhìn tạo vật như là hồng ân được trao ban cho chúng ta, không phải để bị hủy diệt, nhưng để trở thành ngôi vườn của Thiên Chúa" (Trích bài giáo lý về Chúa Thánh Thần).

Ðứng trước những hình thức khác nhau của việc lạm dụng trái đất, "mọi tạo vật đang rên siết trong cơn đau đớn như lúc sinh nở. Nhưng không phải chỉ tạo vật mà thôi đâu, mà cả chúng ta nữa, tức là những kẻ đã được hưởng của đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi mong Thánh Thần nhận làm nghĩa tử, và cứu chuộc thân xác chúng ta". (Rm 8,22-24)

Chúng ta tự hỏi: Chúa Thánh Thần là ai hay là gì? Làm sao chúng ta có thể nhận ra Ngài? Bằng cách nào, chúng ta đến với Ngài và Ngài đến với chúng ta? Ngài tác động điều chi? Thưa, Chúa Thánh Thần là Ðấng Sáng Tạo, đến trợ giúp chúng ta. Ngài đã buớc vào trong lịch sử, và như thế, Ngài nói với chúng ta trong cách thức mới. Ngài đến gặp chúng ta qua tạo vật. Ngài là Tình Yêu, là sự hiệp nhất. Ngài mang đến cho chúng ta sự sống và sự tự do. Tất cả mọi tạo vật đều khao khát Chúa Thánh Thần.

Từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra

Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là một cuộc thần hiện trong đó gió và lửa nhắc nhở chúng ta về tính siêu việt của Thiên Chúa. Sau khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần, các môn đệ nói mà không sợ hãi. Chúa Thánh Thần được Chúa Giêsu xin Chúa Cha ban xuống cho Giáo hội như là "nước hằng sống chảy ra như giòng sông" (Ga 7,38) vì nước ấy ở trong cung lòng của Thiên Chúa, cùng một lúc, chúng ta khám phá ra rằng, cũng trong Giáo hội, Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống thật. Thường chúng ta đề cập đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong phương diện cá nhân, tuy nhiên, Lời Chúa hôm nay hiển nhiên cho thấy tác động Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn Kitô hữu: "Thánh Thần mà những kẻ tin Người sẽ lãnh lấy" (Ga 7,39). Thánh Thần duy nhất biến cộng đoàn thành một thân thể duy nhất, thân thể Chúa Kitô. Hơn nữa, Ngài là suối bẩy nguồn đa dạng về các ơn : ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết và ơn thông minh, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Chúa và tài năng như : tông đồ, làm tiên tri, nói tiếng mới lạ… làm cho mỗi người chúng ta trở nên phong phú và đa dạng.

Sự duy nhất là dấu chỉ rõ ràng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn tín hữu. Điều quan trọng nhất của Giáo hội chính là sự hiện diện của Chúa Thánh Thần Đấng ban sự sống. Với con mắt loài người nhìn vào Giáo hội, chúng ta không thể nhận ra sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Trong lời nguyện mở đầu của Thánh lễ vọng chiều nay, chúng ta cầu xin Chúa tuôn đổ Thánh Thần để "các dân tộc chia tuy ngôn ngữ bất đồng, được hiệp nhất cùng nhau mà tuyên xưng danh Chúa." (Lời nguyện nhập lễ)

"Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến! Xin hãy đổ tràn xuống tâm hồn các tín hữu, và đốt lên trong họ ngọn lửa Tình Yêu Chúa!" Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Lễ An Táng ĐTGM Leonard A. Faukner nguyên TGM giáo phận Adelaide Nam Úc
Vietcatholic-Adelaide
06:58 14/05/2018


Thánh lễ an táng ĐTGM Leonard Faulkner nguyên TGM giáo phận Adelaide tiểu bang Nam Úc được long trọng cử hành tại nhà thờ chính tòa Saint Francis Xavier vào lúc 11giờ 00 sáng, thứ Hai, ngày 14.5.2018 do ĐTGM Philip Wilson Tổng giáo phận Adelaide chủ tế.

Đoàn đồng tế trong lễ phục màu trắng ngoài Đức TGM Philip Wilson chủ tế, cùng đồng tế có 11 Giám Mục, các Đức Ông và gần 100 Linh mục, Phó tế thuộc TGP Adelaide và các giáo phận trong toàn Úc Châu.

Đến tham dự thánh lễ an táng của ĐTGM Leonard Faulkner ngoài thân quyến còn có rất đông nam nữ tu sĩ, tín hữu Kitô giáo và những người thuộc các tôn giáo khác. Đặc biệt có sự tham dự của Ông Lê Văn Hiếu toàn quyền tiểu bang Nam Úc, Thủ Hiến Steven Marshall và một số các vị chức sắc cao cấp trong chính quyền tiểu bang Nam Úc.

Thánh lễ được mở đầu bằng ca nhập lễ “All Creatures of Our God and King” như lời mời gọi mọi tạo vật cùng dâng lời chúc tụng Chúa. Sau lời chào mừng cùa ĐTGM chủ tế, thánh lễ đã tiến hành theo các nghi thức an táng, gồm:

- Rảy nước thánh quan tài

- Đặt các biểu tượng (symbols) trên quan tài gồm: Xâu chuỗi Mân Côi, Sách lễ, Chén Thánh, Khăn choàng (stola), Mũ và Gậy mục tử.

– Đọc tiểu sử ĐTGM Leonard Faulkner

– Đọc thư của Tòa Thánh gửi lời chia buồn của Đức Thánh Cha Phanxicô đến ĐTGM Tổng giáo phận Adelaide Philip Wilson cùng tang quyến của ĐTGM Leonard Faulkner và toàn thể các tìn hữu trong TGP Adelaide, cũng như Úc Châu.

Sau 2 bài đọc Thánh thư và Phúc Âm, ĐTGM Philip Wilson đã chia sẻ với cộng đoàn về cuộc đời mục tử nhân lành của ĐTGM Leonard Faulkner, vị chủ chăn đáng kính, thánh thiện, nhân đức với những đóng góp to lớn cho Giáo Hội Công Giáo và xã hội, không chỉ riêng ở Adelaide mà cho cả Úc Châu nữa.

Trong suốt thánh lễ an táng, rất nhiều bài thánh ca được ngân vang trong bầu khí trang nghiêm như những lời trìu mến tiễn biệt Đức Cố TGM.

Cuối thánh lễ, trước khi tiến hành nghi thức di quan, Cha Maurice Shinnick Trưởng Ban Nghi Lễ đã có bài tiễn biệt ĐTGM Leonard Faulkner, thật sâu sắc và cảm động.

XEM HÌNH

VIDEO 1

VIDEO 2

VIDEO 3

Sau thánh lễ, tất cả đoàn đồng tế và cộng đoàn đã xếp hàng phía ngoài nhà thờ trang nghiêm kính cẩn theo dõi di quan Đức TGM Leonard Faulkner đến nghĩa trang West Terrace, nơi phần mộ của Công Giáo.

Mãi đến 02 giờ 00 Nghi thức an táng và hạ huyệt mới bắt đầu do ĐTGM Philip Wilson chủ sự, có Đức Khâm Sứ Toà Thánh đứng cạnh phụ lễ. Ông Peter Faulkner em của Đức Tổng Leonard đọc thánh thư, SDoeur Meredith Evans RSM bề trên Dòng Mercy đọc các Lời Nguyện tiễn biệt.

Đức Cha Eugen Hurtly giám mục giáo phận Darwin được mời lên vảy nước thánh tiễn biệt và hạ huyệt

Đức Cố Tổng Giám Mục Leonard Faulkner được chôn cất cùng chung mộ huyệt với vị TGM tiền nhiệm của Ngài là Đức Cố TGM James Gleenson. Quan tài Ngài nằm trên quan tài của ĐTGM J. Gleenson. Phần mộ các vị Giám Mục của giáo phận đều được chôn cất trên một khu đất, nền cao hơn các phận mộ khác khoảng hơn 1 mét và có diện tích chừng 6 mét vuông. Đặc biệt khu chôn cất các vị Giám Mục được Nghĩa Trang dựng một tháp thánh giá to, cao khoảng 4 mét

Nghi thức an táng và hạ huyệt ĐTGM Leonard Faulkner rất đơn sơ và nhanh gọn. Có khoảng 200 người tham dự, kể các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.

ĐTGM Leonard được nằm trong một quan tài gỗ thô sơ và mộc mạc, thể hiện cuộc đời đơn sơ và khó nghèo của Đức Cha.

Cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng trả công bội hậu cho ĐTGM Leonard Faulkner và sớm đón nhận Ngài về hưởng phúc trên Thiên Đàng.
 
Thánh Lễ tại nhà nguyện Casa Santa Marta: “số phận” của chúng ta là sống trong tình bạn hữu với Chúa Giê-su.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:57 14/05/2018
(Vatican News) Trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ngày 14 tháng Năm, ĐGH Phanxiô đã kêu gọi các tín hữu sống ơn gọi của mình là sống tình bạn hữu với Chúa Giê-su, Đấng có tình yêu trung tín, dù ngay cả đối với kẻ phản bội Ngài.

Chúng ta nhận được tình bạn hữu với Chúa Giê-su qua trúng thăm, nghĩa là bởi số phận, chứ không phải bởi “cơ hội tình cờ” và ơn gọi của chúng ta đích thực là ở lại trong tình bạn hữu của Thiên Chúa.

ĐGH đã suy tư về chữ bốc thăm, một chữ đã được nhắc lại nhiều lần qua bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay và lời cầu nguyện Lễ Mừng Thánh Matthia, người đã được chọn bằng cách bốc thăm để thay thế chức vụ của Giu-da Is-ca-ri-ốt đã phản bội Chúa.

Số phận của chúng ta – tình bạn với Chúa Giê-su.

ĐGH nói rằng chúng ta đã nhận được quà tặng tình bạn hữu với Chúa Giê-su như là số phận của chúng ta, và ơn gọi của chúng ta là sống như bạn hữu của Người.

ĐGH nói rằng tất cả các Kitô hữu đều nhận được quà tặng bạn hữu này, mà các tông đồ đã nhận được với một mức độ “mạnh mẽ hơn”. Đây là một quà tặng mà Thiên Chúa luôn ôm ấp, trung thành với nó.

Tình bạn hữu của Chúa Giê-su với ngay cả những kẻ phản bội.

ĐGH giải thích rằng nhiều lần chúng ta không trung tín và tự tách xa Thiên Chúa với tỗi lỗi của chúng ta, với tánh khí bất thường của chúng ta, nhưng Chúa Giê-su thì luôn “trung tính với tình bạn hữu của Người.”

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su không còn gọi chúng ta là “tôi tớ” nữa, nhưng là “bạn hữu” và Chúa giữ lời cho đến tận cùng vì Chúa là Đấng trung tín. Lời cuối cùng Chúa Giê-su nói với Giu-da là “bạn” chứ không phải “xéo đi”.

ĐGH chỉ ra rằng, tuy vậy Giu-da đã tự do chọn lấy số phận của mình, tự tách mình ra khỏi Chúa Giê-su. ĐGH gọi đây là sự bội phản, khi một người bạn biến thành kẻ thù, một kẻ lạnh lùng hay một kẻ phản bội.

“Hãy ở lại trong tình yêu của Thày”.

ĐGH nhắc lại cuộc bầu chọn thánh Matthia trong sách Tông Đồ Công Vụ khi thánh nhân được chọn qua việc bốc thăm để trở thành một “chứng nhân của sự Sống Lại”, “một chứng nhân quà tặng tình yêu” của Chúa Giê-su, Đấng chia sẻ với bạn hữu của mình về những điều bí nhiệm được mặc khải cho Người bởi Thiên Chúa Cha.

Ngay cả những người tự tách xa Thiên Chúa, Chúa Giê-su vẫn luôn đợi chờ, trung tín với tình bạn hữu của Người. ĐGH mời gọi các Kitô hữu hãy nguyện xin Chúa Giê-su ban cho ân sủng để ở lại trong tình yêu của Người, trong tình bạn hữu của Người.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Các giáo hội cùng chung lời cầu nguyện “Nước Cha Trị Đến”.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:38 14/05/2018
(Vatican News) Sáng kiến hàng năm được bắt đầu từ Giáo Hội tại Anh Quốc, đã trở thành một phong trào cầu nguyện toàn cầu và đại kết.

“Nước Cha Trị Đến” là một phong trào cầu nguyện toàn cầu kêu gọi các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới cầu nguyện và mời gọi những người khác tham gia để nhận biết sức mạnh của Đức Kitô trong đời sống của họ.

Sáng kiến này được bắt đầu cách đây hai năm với lời mời gọi của các Tổng Giám Mục của hai giáo phận Canterbury và York thuộc Anh Quốc, kêu gọi các Kitô hữu trên toàn thế giới tham gia cầu nguyện trong khoảng thời gian từ Lễ Chúa Thăng Thiên cho đến Lễ Thánh Thần Hiện Xuống.

Nhớ lại cách mà Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các môn đệ đầu tiên, các Kitô hữu được mời gọi để tham gia vào việc chia sẻ đức tin của mình với những người khác nhằm thay đổi thế giới ngày nay.

Một đoạn Video đã được đưa lên trang nhà, trong đó Đức Tổng Giám Mục Justin Welby mời gọi mọi người cầu nguyện, với sự nhận thức rằng Thiên Chúa lắng nghe lời của những ai tin tưởng nơi Ngài

“Lời cầu nguyện dựa trên niềm xác tín rằng sức mạnh vô song trong thế giới là vô hình. “Nước Cha Trị Đến” được xây dựng trên niềm xác tín này, đã ban cho chúng ta nhờ Chúa Giê-su. Thường khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta không nhìn thấy kết quả ngay, nhưng chúng ta biết rằng chúng ta phải phó thác và tin tưởng rằng Chúa Giê-su nghe lời chúng ta cầu xin.”

“Nước Cha Trị Đến” hiện nay đã phát triển thành một phong trào quốc tế và đại kết với sự tham gia của nhiều phái Kitô giáo khác nhau.

Nhiều Giáo Hội Kitô tham gia.

Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols của giáo phận Westminster, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Anh Quốc và xứ Wales nói rằng “Nước Cha Trị Đến” là một lời nguyện khát khao mong đợi, nhưng cũng là hy vọng và tín thác vào lời hứa của Thiên Chúa.

“Đối với tôi đây là một lời nguyện thật tuyệt vời nơi đó sự hài hòa được viết trong công trình sáng tạo sẽ đạt thành và trong lúc, chúng ta đang sống với những khó khăn, những đau đớn, những hối tiếc và trung thành tin tưởng vào lời hứa về những điều Chúa Kitô có thể làm và sẽ làm.”

Các nguồn tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ trên mạng.

Trang nhà cung cấp nhiều nguồn tài liệu cho các giáo hội và các cá nhân bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật, Bồ Đào Nha, Kiswahihi và tiếng Triều Tiên.

Các giáo hội được khuyến khích tổ chức những buổi cầu nguyện và thông báo trên mạng để những người khác tại địa phương có thể tham gia hay chỉ cầu nguyện đơn sơ thoải mái, thầm lặng trong gia đình hay trong chỗ làm việc.

Các nguồn tài liệu trên mạng cũng cung cấp một băng Video sống động với các lời chứng của những người đã được biến cải do sức mạnh của lời nguyện qua nhiều hình thức rất đáng ngạc nhiên và nhiệm mầu.

Từ Lễ Chúa Thăng Thiên đến Lễ Thánh Thần Hiện Xuống.

Đó là lý do các cộng đồng và các giáo hội trên toàn thế giới cùng đến với nhau, giữa ngày 10 tháng Năm, Lễ Chúa Thăng Thiên và ngày 20 tháng Năm, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, để cầu nguyện cho bạn hữu, gia đình, làng xóm của mình được trở lại biết Chúa Kitô và làm chứng đức tin trong thế giới như lời xác quyết của Đức Tổng Giám Mục Justin Welby: “ Đừng bao giờ coi thường sức mạnh và ảnh hưởng mà lời nguyện của bạn tác động trên thế giới này.”

Giuse Thẩm Nguyễn

https://www.archbishopofcanterbury.org/priorities/evangelism-and-witness/thy-kingdom-come
 
Vài suy tư nhân dịp lần đầu tiên trong lịch sử GH mừng Lễ Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội.
Thanh Quảng sdb
23:28 14/05/2018
Vài suy tư nhân dịp lần đầu tiên trong lịch sử GH mừng Lễ Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội.


Nhân dịp Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ mừng lễ Mẹ Maria, Mẹ Giáo hội mà ĐTC Phanxicô mới thêm ngày lễ mừng Mẹ Maria, Mẹ Giáo hội vào ngày 21 tháng Năm hàng năm. Nhân dịp này chúng ta hãy tìm hiểu một chút về ý nghĩa của ngày lễ mới này.

Ngày lễ mới này được mừng hàng năm vào ngay sau Lễ Hiện Xuống, mà Ủy ban Phụng tự và Bí tích công bố trong một sắc lệnh ngày 3/3/2018 vừa qua. Sắc lệnh cho biết ĐTC đã chấp thuận cho lễ này vào niên lịch Phụng vụ của toàn Giáo hội để phát động thêm tầm ý thức về vai trò của Mẹ Maria trong lòng Giáo hội đối với các vị chủ chiên, tu sĩ và giáo dân, cũng như lòng tôn sùng Đức Maria.'

Linh mục Gloria Falcao Dodd, giám đốc chương trình nghệ thuật học của Viện nghiên cứu quốc tế về Đức Maria tại Đại học Dayton, Ohio, đã viết về danh hiệu Mẹ Maria này vào năm 2006 trong một bài báo của ngài. Nghiên cứu của cha cho hay một Đức Giám Mục trong những năm 1100 đã dùng tên Maria, Mẹ
Giáo hội và Đức Giáo Hoàng Leo XIII trong Thông điệp kinh Mân Côi cho hay rằng trong ngày Lễ Hiện Xuống Đức Maria thật sự đã trở thành Mẹ Giáo hội, là thầy dạy và là nữ hoàng của các thánh tông đồ.'

Vào năm 1981, danh hiệu 'Maria, Mẹ Giáo hội' được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ghi hàng chữ 'Mater Ecclesiae' ('Mẹ của Giáo hội') vào một tượng gắn trên bức tường ngôi nhà ở của ĐTC. ĐTC đã bày tỏ lòng biết ơn vì Mẹ đã gìn giữ Ngài thoát chết dưới lằn tên mũi đạn của kẻ bắn Ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô năm đó! Cha Falcao Dodd còn cho hay Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói về Đức Maria như một người nữ hòa giải, hoặc như một người nữ nguyện cầu cho chúng ta.

Ý tưởng Mẹ Maria can dự vào Giáo hội, như một người mẹ hiền là điều thật tuyệt, đặc biệt sau ngày chúng ta vừa mừng ngày nhớ ơn mẹ, ngày hiền mẫu nữa. Lễ này được mừng ngay sau ngày Lễ Hiện Xuống, nhắc nhớ chúng ta ngay từ những giây phút ban đầu, Mẹ Maria 'đã luôn thể hiện những gì mà một người mẹ làm cho con cái mình, như Mẹ cùng hội họp cầu nguyện với các tông đồ tại phòng tiệc ly.' Cũng như dưới chân Thập giá của Chúa Giêsu, Chúa công khai trao phó Đức Mẹ cho thánh Gioan và truyền cho Thánh Gioan, đại diện chúng ta làm con cái của Đức Mẹ.
 
Top Stories
Vietnam: Bishops encourage pilgrimages to the Holy Land
J.B. An Dang
19:24 14/05/2018
The Catholic Bishops’ Conference of Vietnam has just announced that the 30th anniversary of the canonization of 117 Vietnamese martyrs will be celebrated starting on 19 June until 24 November 2018, the feast day of the martyrs.

As part of the celebrations during the Jubilee, bishops encourage faithful, especially those who are living overseas, and find difficult to return to Vietnam due to various reasons, to make pilgrimage to the Holy Land.

Vietnamese bishops, themselves, will go to the Terra Sancta for two special events.

With the kind permission of Sr. Valerie of The Our Lady of the Ark of the Covenant Church, located at an altitude of 756 meters above sea level, on the north western edge of the town of Abu Ghosh in the central Israel, a statue of Our Lady of La Vang is going to be erected in the garden of the Church. On October 18, 2018 Mgr. Joseph Nguyễn Chí Linh, archbishop of Huế, and president of the Vietnamese Bishops' Conference will preside the Unveiling Ceremony of the statue.

La Vang in Quảng Trị Province was the location where Our Lady appeared to console the faithful who had fled to the jungle to avoid waves of persecution 220 years ago.

The next day, on October 19, Archbishop Nguyễn Chí Linh, and other bishops from Vietnam and in diaspora will concelebrate a mass at the Church of the Beatitudes where they bless a stele inscribed with The Eight Beatitudes in Vietnamese.

Fr. Paul Văn Chi of the archdiocese of Sydney, Australia welcomes the move stating that he will organize a group of pilgrims from Australia to be in Jerusalem for the occasion.

“Which place could be the best to meditate the testimonies of the martyrs, if not the same places where for more than 2000 years keep the memory alive of our redemption?”, he asks.

“Walking on the steps of Jesus, Mary, Joseph and the disciples, helps us to deepen our faith and to understand the context in which the Christians live in the Holy Land,” says Fr. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, a Salesian in Melbourne, who has been in the Holy Land so many times that he cannot remember.

“As those who were forced to leave behind everything to seek for freedom and a life of dignity, we understand clearly the outcry of our brothers and sisters in the Holy Land who have to continue suffer difficulties, challenges, and insecurities. Let us show them concretely our closeness. The pilgrimages are a form of sustenance for the survival of thousands of Christian families,” he adds.

“It should be wonderful if we can organize a large pilgrimage gathering both Catholics in Vietnam and those in diaspora,” wishes Archbishop Nguyễn Chí Linh.

The ongoing Israeli–Palestinian conflict, especially latest developments in protests in Gaza and West Bank over moving US embassy to Jerusalem, causes certain concerns for some. However, large Vietnamese Catholic groups in USA and Australia indicate that they would make their best efforts to pilgrim to the Holy Land in that occasion.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thăm và tặng quà cho quý sơ cao niên dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Lm. Giuse Phan Tấn Hồ,CSC
08:42 14/05/2018
SAIGON - Sáng ngày 10/5/2018 cùng với gia đình anh chị Phúc Thủy và những người thân trong gia đình, chúng tôi đến thăm và tặng quà cho quý sơ cao niên dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Hình ảnh

Được sơ Maria Nguyễn Thị Ngoan – Bề trên Tổng quyền tiếp đón và đưa đi thăm các khu vực mang nặng dấu ấn lịch sử của nhà dòng nói riêng và của Việt Nam nói chung làm cho chúng tôi thêm phần kính phục quý sơ Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Sau khi thăm các cơ sở của Dòng, chúng tôi được sơ Ngoan đưa đến thăm quý sơ cao niên đang hưu dưỡng và chữa bệnh tại tu viện. Qua trao đổi hàn huyền với quý sơ dưới 100 tuổi và sơ Nguyễn Thị Hơn hiện 105 tuổi, chúng tôi rất khâm phục những công khó và tình cảm mà quý sơ đã một đời gắn bó với tu viện này. Kết thúc cuộc trò chuyện, chúng tôi tặng quà cho các sơ cao niên.

Chia tay sơ Ngoan cùng quý sơ trong ban cố vấn và quý sơ cao niên: những người đã dày công xây nên mãnh đất Thủ Thiêm và cũng là những chứng nhân lịch sử của Thủ Thiêm qua các thời kỳ gian khổ điêu linh của dân tộc, chúng tôi cầu mong quý sơ được bình an trong cơn bão truyền thông đầy bất an mà quý sơ Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đang gánh chịu.
 
Video Dâng Hoa cho Đức Mẹ ngày Hiền Mẫu tại CĐ Abbeville, GP Lafayette, Lousianna
Sr. Maria Mến Nguyễn
08:53 14/05/2018
 
Khóc cho các anh : Những Hiệp Sĩ Đường Phố
Lm. Lê Văn La Vinh
10:19 14/05/2018
Đọc xong tờ báo sáng nay với thông tin có vụ án mạng nghiêm trọng vào tối ngày 13/5 tại đường Cách Mạng Tháng 8 Quận 3 và hậu quả là 2 thanh niên tử vong khi các anh đang trừ gian diệt họa, tôi thật sững sờ, xúc động, cảm phục và tiếc thương.

“Hiệp sĩ đường phố” - tên gọi của những đội, nhóm các thanh niên tình nguyện kết hợp lại với nhau để giữ yên phố phường, bảo vệ thôn xóm, giúp cho người, cho nhà được an vui…

Đội, nhóm của những anh em này, hình như không có cơ chế, cũng chẳng có hợp đồng và có lẽ cũng chẳng có thù lao… nhưng các anh đã có tấm lòng, có thiện tâm. Và các anh muốn đem cái tâm thiện này để chia sẻ, để đóng góp cho người khác được an vui, cho nhà nhà được hạnh phúc.

… và hôm nay đang khi bày tỏ tâm thiện của mình khi diệt trừ kẻ gian đang cướp xe máy … thì hai người trong số các anh đã bị giết chết và vài người khác nữa bị thương nặng…

Không biết đã có ai nói chưa, nhưng riêng trong trái tim tôi, CÁC ANH LÀ NHỮNG NGƯỜI HÙNG. Các anh đã ngã xuống để bảo vệ sự an vui và bình an của người khác. Các anh đã cống hiến thiện tâm của mình cách xác đáng cho người khác được nhờ. Ngày ngày, các anh hy sinh niềm vui riêng tư của mình với gia đình và bạn bè để cho gia đình người khác được yên ổn an toàn, để cho xóm làng được trật tự , bình an.

Xin hai lần để nói lời cám ơn đến các anh: Lời cám ơn khi nhìn thấy việc làm mà các anh vẫn thực hiện; và lời cám ơn nữa khi kính viếng hương hồn các anh… bởi vì cái chết của các anh cho thấy rằng cuộc đời này vẫn đẹp sao và vẫn còn đó có rất nhiều tấm lòng… Đồng thời, sự ra đi của các anh cũng là lời nhắc nhở cho những người trẻ chúng tôi biết nhìn về các anh mà phát huy tâm thiện của mình biết dấn thân, để hiểu được hai chữ “hy sinh” và biết sống vì mọi người… xin cảm ơn các anh nhiều lắm.

Xin được thắp nén nhan kính viếng hương hồn các anh: anh Nguyễn Văn thôi và anh Nguyễn Hoàng Nam với tấm lòng tiếc thương và cảm phục.

R.I.P : Requiem In Pax… xin cho các anh được nghỉ ngơi bình an.

Và xin được kính gởi lời chia buồn đến gia đình của HAI NGƯỜI ANH HÙNG

Lm Lê Văn La Vinh
 
Hội Các Bà Mẹ Công Gíao Melbourne Dâng Hoa Tháng 5-2018
Trần Bá Nguyệt
16:27 14/05/2018
Melbourne – 13-5-2018, Hội Các Bà Mẹ Công Gíao Giáo Xứ Holy Eucharist, Tổng Giáo Phận Melbourne, đã dâng hoa Kính Đức Mẹ nhân tháng Hoa 2018. Hôm nay là Ngày Chúa Về Trời theo lịch phụng vụ Giáo Hội cũng là Ngày Người Mẹ, Mother’s Day, theo văn hoá Úc Đại Lợi.
Xem hình
Đội Dâng Hoa Các Bà Mẹ Công Gíao đã dâng lên Mẹ Maria những đoá hoa hồng, hoa cúc vàng và hoa trắng theo điệu nhạc du dương trầm bổng của ca khúc “Bông Hồng Dâng Mẹ”.
Hơn 900 giáo dân chật ních thánh đường cùng Hội Các Bà Mẹ Công Gíao dâng lên Mẹ Maria lời cầu xin và tâm tình con thảo. Hôm nay, theo văn hoá nước Úc, người dân tổ chức Ngày Của Mẹ - Mother’s Day. Cuối thánh lễ, các em bé đã được Cha Chủ Tế mời lên cung thánh hân hoan hô vang “Mother’s Day!” chúc mừng Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu và của nhân loại, cũng là mẫu gương của các người mẹ trần thế và đồng thời reo vang chúc mừng các người mẹ hiện diện. Những đoá hồng đỏ tươi được các em dâng lên người mẹ thương yêu của mình và những lời chúc, nụ hôn làm tâm hồn mọi người xúc động. Mọi người Việt nhớ ơn Mẹ Maria đã luôn luôn phù hộ con cái tha hương. Còn con cái trần thế nhớ ơn người mẹ đã vất vả chăm sóc, nâng niu và dạy dỗ biết bao nhiêu người con để trở thành người hữu dụng cho giáo hội và cho xã hội.
Bài và hình: Trần Bá Nguyệt (DCUC)
 
Đại Hội Thánh Mẫu Châu Âu lần thứ chín tại Linh Địa Banneux Vương Quốc Bỉ
Trầm Hương Thơ
16:43 14/05/2018
Tháng năm hoa nở ngập tràn
Hương lòng con thảo dâng ngàn tim yêu
Banneux ngày Mẹ diễm kiều
Ơn lành Mẹ xuống sớm chiều tỏa lan.


Linh Địa Banneux vang danh khắp chốn nên ngày càng đông hơn, đoàn con cái Mẹ luôn tuôn đến để lãnh nhận những hồng ân của Thiên Chúa qua trung gian của Đức Mẹ Maria.

Xem Hình

Hôm nay cũng là ngày của các bà mẹ, "Ngày Hiền Mẫu" ngày của vui mừng, và ngày của ân sủng. Cứ thế mỗi năm vào ngày này đoàn con cái Mẹ khắp Âu Châu từng đoàn, từng đoàn lại tìm về đây để thăm và mừng kính Mẹ và dận vạn đóa hồng tươi.

Từ sáng sớm gia đình tôi đã lên đường lái xe hành hương về kính Mẹ hôm nay đường xa ướt mưa, những cơn mưa tuôn đổ như những hồng ân sau bao nhiêu ngày nắng hạn. Có những phái đoàn xa hơn như từ Anh Quốc, Pháp, Đức có những cộng đoàn đến từ thủ đô Bá Linh như của vùng Lm. Antôn Đỗ ngọc Hà. Có những người đến từ miền nam nước Đức như München, Stuttgart v.v... đã phải lái xe đi gần như xuyên đêm để sáng hôm sau đến cho kịp chương trình. Cũng như mong muốn có nhiều thời gian ở tại thánh địa Banneux hơn, để được nghỉ ngơi dưới chân Mẹ hiền, bởi những giây phút nơi đây là những giây phút qúy báu.

Bannneux nguồn suối ơn lành
Tình Mẹ yêu dấu Mẹ dành cho con.


Vâng, lời của Mẹ đã nói với chị Mariette Beco như thế trong lịch sử tất cả 8 lần Đức Mẹ hiện ra nơi đây. Dòng suối ơn lành này Mẹ trao ban để dành cho tất cả nhưng ai đã và đang nghèo nàn đến đây với Mẹ sẽ được no thỏa ơn lành. Cái nghèo như lời Mẹ nói không chỉ là vật chất, mà còn cà cái nghèo tâm linh. Cái nghèo này nó còn thảm thê hơn cả cái nghèo đói về vật chất.

11giờ00 chương trình rước kiệu Đức Mẹ bắt đầu, dù trời hôm nay có những cơn mưa xuân nhưng vẫn không cản được những bước chân từ khắp Âu Châu đổ về trong đoàn kiệu dài như bất tận này. Trong đoàn kiệu còn có một kiệu cung nghinh xương Thánh tử đạo Việt Nam. Những lời kinh kính mừng vang lên khắp linh địa Banneux hôm nay, những lời nhạc của ca đoàn cất lên ca tụng thánh danh Mẹ, những câu chữ nài xin tha thiết cho quê hương yêu dấu chúng con như:

"Lạy Đức Mẹ La Vang dân Việt Nam khắp trên hoàn cầu. Lạy Đức Mẹ La Vang dân con Việt đồng thanh bái chào. Nơi xứ người tạm dung nguyện xin Mẹ dìu dắt chúng con. Trên bước đường ly hương đoàn chúng con sống trong tình thương".

Vâng, dù bất cứ nơi đâu có xa cách mấy, những lời cầu đoàn con dâng Mẹ vẫn luôn đậm tình yêu mến, dù ở nơi linh địa Mẹ Banneux nhưng lòng con dân Việt vẫn luôn hướng về Mẹ La Vang. với những tiếng hát lời ca, với những lời kinh nguyện trầm, với những lời nguyện xin Mẹ luôn cất vang lên, luôn xin cho Tổ Quốc Việt Nam hại chữ "Bình Yên"

Đoàn kiệu sau hơn một tiếng đồng hồ đã tiến vào đại thánh đường lớn nhất nơi thánh địa Banneux.

Hai đoàn dâng hoa đến từ Đức đã lần lượt vúc khúc tiến hoa dâng lên Đức Mẹ chắc hẳn trong tháng hoa này Đức Mẹ sẽ vui lắm.

Đặc biệt hôm nay cũng là ngày Hiền Mẫu thì những người mẹ của những em dâng hoa lên Đức Mẹ cũng rất hài lòng với những đứa con ngoan của mình. Tôi nghe và nhớ có đoạn này trong hát trong khi dâng hoa lên Đức Mẹ:

"Lạy Đức Mẹ La Vang theo lời kinh chúng con chào Mẹ. Lạy Đức Mẹ La Vang muôn tấm lòng hợp dâng kính Mẹ. Mẹ đóa hồng đẹp xinh Mẹ bông huệ thơm ngát khiết tinh. Mẹ tháp ngà tòa cao Mẹ ánh trăng sáng hơn ngàn sao".

Xin cảm ơn các những người mẹ và những chị đã tập và dẫn dắt các em thật nhiều, thật qúy lắm thay!.

Trước thánh lễ Lm. PX. Nguyễn Xuyên thay mặt BTC. chào mừng và giới thiệu qúy LM. đồng tế, chào mừng tất cả qúy tu sĩ và toàn thể mọi người con của Mẹ hôm nay về tham dự ngày Hiền Mẫu lần thứ IX tại linh địa Banneux này.

Ngài cũng giới thiệu Lm. Phaolô Phạm Đình Hiện tân quản nhiệm Giáo Xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Hòa Lan. Ngài mới thay thế Lm Giuse Trần Đức Hưng sẽ chủ tế và giảng lễ hôm nay. Ngài cũng chân thành cảm ơn Lm. Giuse Trần Đức Hưng đã cùng tổ chức 8 lần đại hội hành hương trong những năm qua. Đồng thời ngài cũng mời gọi mọi người chúc mừng 25 năm thụ phong Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long một tràng pháo tay vang dội cả đại thánh đường.

Lm. giám đốc đền thánh có đôi lời chào mừng đến đại hội và ngài cũng nói vắn tắt là Đức Mẹ hôm nay rất vui mừng bởi đoàn giáo dân đông đảo Việt Nam về đây Đức Mẹ đã ban cho mưa rơi những giọt nước thánh xuống trên Linh địa Banneux cho chúng ta.

Khoảng 20 Lm đồng tế trong thánh lễ hôm nay. Thánh lễ thật trang trọng và sốt sắng.

- Hôm nay không chỉ có ca đoàn tổng hợp nhưng còn có ca đoàn trẻ hát rất hay. Hai ca đoàn kết hợp xen kẽ thật nhịp nhàng với những bài cả rất hay, những lời ca là tuyệt vời! chắc chắn là Chúa và Đức Mẹ hôm nay vui lắm. Bởi vì tôi thấy cả đại hội khoảng hơn 6.000 (sáu ngàn) người đều vui vẻ thì lẽ dĩ nhiên Cha Mẹ trên trời nhìn xuống là phải rất vui rồi.

- Bài chia sẽ của Lm. chủ tế hôm nay rất thực tế dễ hiểu. Ngài đã đi truyền giáo hơn 20 năm ở Phi Châu nhưng không thấy quên tiếng Việt và ăn đồ Việt là rất tuyệt rồi.

- Những lời nguyện giáo dân cho ĐGH. cho tất cả các hàng Giáo Phẩm và Giáo hội, cho Quê Hương và Tổ Quốc Việt Nam, v.v...

Trước phần kết lễ Lm. PX. Nguyễn Xuyên đặc biệt giới thiệu tới Đại Hội Lm. Dr Phêrô Nguyễn Trọng Qúy ngài là cha giáo và là một linh mục có tiếng là hiền từ và thánh thiện, nay Chúa đã ban cho ngài được 90 tuổi đời và 60 năm Lm. ngài vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa và chúc mừng ngài. Những tràng pháo tay vang dội đại thánh đường.

Phép lành thánh lễ kết thúc để mọi người nghỉ ngơi chia sẻ tâm tình và dùng cơm trưa. Cả linh địa trưa nay nơi đâu cũng vang tiếng chào hỏi, nói chuyện, mời nhau ăn uống, chia sẽ tâm tình, tìm nhau vì nơi đâu cũng thấy người Việt Nam. Đúng thật là một ngày Đại Hội không những về đây với Mẹ Maria trong ngày Hiền Mẫu mà còn là một ngày qúy hóa để gặp gỡ nhau ở các nước trong Âu Châu.

Trong thánh lễ và trong đoàn rước năm nay tôi thấy không chỉ là người Công Giao mà còn có những người Việt Nam không phải Công Giáo cũng đến tham dự với chúng ta hôm nay như Ông Bài Bs. Mỹ Lâm chủ tịch LHNVTNcs tại Đức đến từ Bá Linh v.v... Vì Đức Mẹ là Mẹ của tất cả mọi người, Mẹ yêu thương tất cả loài người chúng ta, Mẹ rất vui khi ta đến với Mẹ.

15h30 theo sự mời gọi của BTC mọi người tập trung trước linh đài Đức Mẹ để đi theo vết chân Thầy Giêsu cùng suy gẫm 15 chặng đường Thánh Giá con đường thập tự Ngài đã hy sinh để cứu chuộc nhân loại chúng ta. Linh mục Antôn Trần Xuân Sang, SVD. cùng một Lm. nữa hướng dẫn nhưng tôi lại không nhớ tên ngài (mong thông cảm)

15 chặng đường thánh giá trong cánh rừng thông tại Linh địa Banneux này thật đẹp.

Mặc dù hôm nay trời có mưa xuân nhưng vẫn đẹp lắm. Những cánh dù căng lên trong đoạn đường một tiếng đồng hồ này chứng tỏ lòng sốt sắng sống đạo và niềm tin minh chứng rất rõ ràng. Nhiều người không mang theo dù nhưng vẫn rất kiên trì đi hết đoạn đường dài này này mặc dù hôm nay cũng khá lạnh vì mưa và nơi đây ở trên cao.

Sau khi kết thúc mọi người trở về thánh đường lớn tham dự Chầu Thánh Thể và sau phép là cùng nhau tiến lên hôn xương thánh và kết thúc ngày Đại Hội hành hương Âu châu Đức Mẹ Banneux lần thứ 9. Hẹn nhau năm tới mừng ngày Hiền Mẫu tại đây vào ngày 12.05.2019

Banneux linh địa hồng ân
Ơn lành suối mát phúc phần cho ta
Mừng ngày "Hiền Mẫu" tháng hoa
Về nương bóng Mẹ chan hòa an vui.

Trầm Hương Thơ
 
Dạ tiệc Nhớ Mẹ tại Sydney
Diệp Hải Dung
20:45 14/05/2018
Tối Chúa Nhật13/05/2018 Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney đã tổ chức đêm dạ tiệc Nhớ Mẹ nhân dịp ngày Mother’s Day tại nhà hàng Crysrtal Palace vùng Canley Heighrs, mục đích gây quỹ tổ chức Ngày Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu tại Trung Tâm Hành Hương Bringelly vào tháng 10/2018.

Xem Hình

Khai mạc chương trình với 3 hồi trống Diên Hồng hoạt cảnh Con Rồng Cháu Tiên diễn tả về lịch sử Việt Nam rất hoành tráng, kế tiếp đó mọi người nghiêm chỉnh chào quốc kỳ Úc Việt và chương trình được liên tục tiếp nối với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Tốp Ca phụ họa với những vũ khúc và hoạt cảnh nói lên tình Mẹ do 3 Liên Đoàn Trẻ, Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình cùng phối hợp trình diễn…như nhạc cảnh Chuyện Một Đêm của nhạc sĩ Anh Bằng nói về người Mẹ bị mất con hồi Tết Mậu Thân 1968 rất cảm động.

Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng các người Mẹ nhân ngày Mother’s Day và đồng thời quý Cha Tuyên úy tặng qùa lưu niệm cho các người Mẹ . Lồng trong phần văn nghệ có xổ số may mắn gây quỹ để giúp cho Ngày Thánh Mẫu vào tháng 10 tới. Trước khi kết thúc đêm Dạ Tiệc Nhớ Mẹ. Anh Trần Hồng Phước thay mặt Ban Tổ Chức ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự biổi Dạ Tiệc Nhớ Mẹ nhân ngày Mother’s Day rất thành công tốt đẹp.

Kết thúc chương trình, quý Cha, Ban Tổ Chức và các anh chị em ca sĩ cùng hợp ca nhạc phẩm Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.

Diệp Hải Dung
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Chiều
Dominic Đức Nguyễn
07:57 14/05/2018
BIỂN CHIỀU
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Biển về chiều dịu dàng và lặng lẽ
Sóng rì rào khe khẽ hát lời ru
Sắc hoàng hôn nhuộm đỏ áng mây mù
(Trích thơ của Biển Chiều)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 14/05/2018: Tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ của Đại Hàn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:07 14/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam loan báo Năm Thánh mừng 30 Năm tuyên thánh cho 117 vị tử đạo

Trong dịp về Rôma dự ad limina, các Giám Mục Việt Nam đã xin Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép mở Năm Thánh mừng 30 Năm tuyên thánh cho 117 vị tử đạo, và đã được chấp thuận.

Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế, và là chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam đã cho biết như trên và công bố Năm Thánh mừng 30 Năm tuyên thánh cho 117 vị tử đạo sẽ được khai mạc ngày 19 tháng 6 tới đây và kết thúc vào ngày 24 tháng 11, 2018 nhân lễ các thánh tử đạo Việt Nam.

Các thánh lễ khai mạc sẽ diễn ra tại ba địa điểm lịch sử tại ba giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sàigòn.

Tiểu Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Sở Kiện, tỉnh Hà Nam, được xây dựng cách đây 135 năm và là quê hương của hai vị tử đạo – Cha Phêrô Trương Văn Thi và Thầy Phêrô Trương Văn Đường – sẽ tổ chức lễ cho Tổng Giáo phận Hà Nội và 9 giáo phận miền bắc.

Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang ở tỉnh Quảng Trị, nơi Đức Mẹ hiện ra an ủi các tín hữu chạy trốn vào rừng vì bị bách hại cách đây 220 năm, là địa điểm dành cho Tổng Giáo phận Huế và 5 giáo phận miền trung.

Trung tâm hành hương Ba Giồng ở tỉnh Tiền Giang, nơi có hàng ngàn tín hữu chịu tử đạo trong các thế kỷ 18-19, dành cho Tổng Giáo phận Sàigòn và 10 giáo phận miền nam.

Trong thông báo, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh mời gọi các tín hữu “sống tinh thần tử đạo” trong môi trường hiện nay để làm chứng cho Chúa và Tin mừng.

Ngài khích lệ họ thăm viếng những người đang sống trong cảnh túng nghèo quẫn bách, bệnh tật, tù đày, già cả, cô đơn, khuyết tật như là cách hành hương về với Đức Kitô.

Ngài nói mọi người nên “giảm bớt chi tiêu đối với những gì không cần thiết để giúp đỡ người nghèo hoặc các công trình tôn giáo và xã hội, tham gia những việc có ích cho cộng đồng”.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam gồm 96 người Việt Nam, 11 người Tây Ban Nha và 10 người Pháp tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 19-6-1988.

Đây là lễ tuyên thánh có số vị thánh tử đạo đông nhất tại thời điểm đó, vượt qua con số 103 vị tử đạo Hàn Quốc được tuyên thánh ở Hàn Quốc năm 1984. Kỷ lục này chỉ được vượt qua khi vị Thánh Giáo Hoàng người Ba Lan, tuyên thánh cho 120 vị tử đạo Trung Hoa vào năm 2000.

Trong các thế kỷ 18-19, triều đình nhà Nguyễn đã đàn áp người Công Giáo và các thừa sai phương Tây, cáo buộc họ hợp tác với người Pháp trong mưu toan thôn tính Việt Nam.

Các làn sóng bách hại đạo thánh Chúa xảy ra gần như ngay lập tức sau khi Kitô giáo được truyền vào Việt Nam giữa thế kỷ 16. Tuy nhiên, các cuộc bắt bớ đã gia tăng mạnh nhất từ năm 1798 khi Nhà Nguyễn cấm đạo Công Giáo. Trên 300,000 tín hữu Việt Nam đã đổ máu đào trong các cuộc bách hại này trước khi thực dân Pháp chiếm toàn bộ nước ta năm 1886.

Một đợt bách hại còn kinh hoàng hơn đã xảy ra dưới thời cộng sản nhưng đến nay Giáo Hội tại Việt Nam vẫn chưa có điều kiện thu thập đủ các con số chính xác số người bị giết, và số người bị tù đày vì niềm tin. Đó là chưa kể con số đông đảo không đếm nổi những người Công Giáo bị phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài lề xã hội vì niềm tin Kitô của họ.

2. Đức Thánh Cha kêu mời hãy cầu nguyện cho người dân của Cộng hòa Trung Phi

Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa hôm Chúa Nhật 6/5/2018 tại quảng trường thánh Phêrô Đức Thánh Cha khẩn khoản xin mọi người hãy nói lời “không” với bạo lực

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả mọi người hãy cầu nguyện cho người dân nước Cộng Hòa Trung Phi, một quốc gia mà Đức Thánh Cha nhớ lại những “niềm vui” mà Đức Thánh Cha đã có trong chuyến viếng thăm đất nước này vào tháng 11 năm 2015, một chuyến thăm mục vụ đầu tiên của Ngài đến châu Phi.

Trong bài phát biểu của mình vào Chúa Nhật hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Cộng hòa Trung Phi trong những ngày gần đây đã và đang trải qua những ngày mà “bạo lực nghiêm trọng” đang diễn ra, giết hại và làm bị thương nhiều người, trong đó có cả một linh mục.

Đức Thánh Cha khẩn khoản “Xin Chúa, nhờ sự cầu khẩn của Đức Trinh Nữ Maria, giúp mọi người hãy can đảm nói lời ‘không ’với bạo lực, hầu cùng nhau xây dựng hòa bình.

Có một linh mục và ít nhất 25 người đã bị thiệt mạng khi một nhà thờ bị tấn công vào đầu tuần này ở Bangui. Hội Chữ thập đỏ cho hay có gần 100 người bị thương trong vụ tấn công này! Cuộc tấn công này đang đổ thêm dầu vào lửa trong các cuộc đụng độ tại nước Cộng hòa Trung Phi, nơi mà nhà nước đang nỗ lực làm dịu đi những bạo lực đang bùng lên giữa các tôn giáo.

3. Đức Phanxicô viết lời giới thiệu cho cuốn sách mới của Đức Bênêđíctô XVI

Theo Vatican News, Đức Phanxicô đã viết lời nói đầu cho cuốn sách mới của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI. Đây là cuốn sách thứ hai của Đức Nguyên Giáo Hoàng viết về đức tin và chính trị.

Cuốn sách có tựa đề là “Nền Tự Do Giải Phóng. Đức Tin và Chính Trị trong Đệ Tam Thiên Niên Kỷ”. Cuốn sách này đã được nhà xuất bản Cantagalli in và được phát hành tại dinh Sala Zuccari của Thượng Viện Ý trên đường Via della Dogana Vecchia, vào ngày 11 tháng 5 lúc 6 giờ tối.

Trong lời giới thiệu, Đức Phanxicô viết:

Mối liên hệ giữa đức tin và chính trị là một trong những chủ đề vĩ đại luôn là trọng tâm được Đức Bênêđictô XVI chú ý trong triều đại và xuyên suốt toàn bộ cuộc hành trình trí tuệ và nhân bản của ngài. Kinh nghiệm trực tiếp của ngài về nền toàn trị Quốc Xã đã dẫn ngài, từ những năm đầu học thuật của ngài, tới chỗ suy nghĩ về các giới hạn của sự vâng phục đối với Nhà Nước có lợi cho sự tự do vâng phục Thiên Chúa.

“Nhà nước không phải là toàn bộ sự hiện hữu của con người và không có khả năng đem lại mọi hy vọng của con người. Nhân loại và niềm hy vọng của họ vượt ra ngoài thực tại Nhà nước và vượt ra khỏi lĩnh vực hành động chính trị.”

Vì vậy, tôi đặc biệt vui mừng giới thiệu tập thứ hai của các văn bản được sưu tập do Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 viết về “đức tin và chính trị”. Cùng với bộ Opera Omnia đồ sộ của ngài, chúng có thể giúp mọi người chúng ta không những hiểu rõ hiện tại của mình và tìm được một định hướng vững chắc cho tương lai, mà còn là nguồn cảm hứng thực sự cho hành động chính trị, một hành động bằng cách đặt gia đình, tình liên đới và công bằng ở trung tâm sự chú ý và lên kế hoạch của nó, thực sự đã nhìn về tương lai với một tầm nhìn xa.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Thụy Sĩ một ngày

Toà Thánh Vatican vừa công bố lịch trình chuyến viếng thăm Thụy Sĩ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô để kỷ niệm 70 năm thành lập tổ chức Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội.

Chuyến viếng thăm một ngày của Đức Thánh Cha bắt đầu từ sáng 21 tháng 6 năm 2018. Theo dự trù, sau nghi thức đón tiếp ngoại giao tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ hội kiến với Tổng Thống Liên Bang Thụy Sĩ là ông Alain Berset.

Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ gặp đại diện các tôn giáo tại Trung Tâm Đại Kết ở Geneva. Ngài sẽ cầu nguyện và nói chuyện với các thành viên của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội đến từ 110 quốc gia, đại diện cho 500 triệu tín hữu Kitô Giáo bao gồm Chính Thống Giáo, Anh Giáo, Baptists, Lutheran, Methodist.

Tòa Thánh Vatican không phải là thành viên của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội, chỉ là quan sát viên và thường xuyên gửi đại diện tới tham dự các phiên họp của tổ chức này nhằm cổ vũ cho việc hợp nhất các Kitô Hữu thuộc các hệ phái khác nhau.

Kết thúc ngày viếng thăm, vào buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Trung Tâm Hội Họp Palexpo nằm gần phi trường và từ đây Ngài sẽ trở lại Roma vào lúc 8 giờ tối.

Đây là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Thụy Sĩ. Trước đây, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tông du mục vụ Thụy Sĩ trong 6 ngày vào năm 2004.

Tỷ lệ người Công Giáo ở Thụy Sĩ là 38%. Các tín hữu Tin Lành chiếm 27% dân số.

5. Triển vọng một chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Nhật Bản

Báo Asahi Shimbun của Nhật Bản loan tin: thể theo lời mời của hai Thị Trưởng Hiroshima và Nagasaki, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn thăm 2 thành phố ở Nhật bản là Hiroshima và Nagasaki đã bị bom nguyên tử vào tháng 8 năm 1945

Vào ngày 2 tháng Năm 2018, trong buổi triều yết chung mỗi ngày thứ Tư hàng tuần, ông Thị Trưởng Nagasaki là Tomihisa Taue đã trao tay Đức Thánh Cha lá thơ của ông và của Thị Trưởng Hiroshima để kính mời Đức Thánh Cha thăm hai thành phố đã bị bom nguyên tử tàn phá.

Hai ông đã nói cho Ngài biết số người bị nhiễm phóng xạ tại đây mỗi ngày một giảm và xin Ngài đến thăm hai thành phố này để khích lệ những nạn nhân còn sống sót sau vụ bị bom nguyên tử

Đáp lời, Đức Thánh Cha nói thật là tuyệt vời nếu tôi có thể thăm hai thành phố này.

Nội dung lá thư của hai Thị Trưởng cũng viết rằng, việc Đức Thánh Cha thăm hai thành phố này sẽ gửi cho thế giới một tín hiệu là hãy loại bỏ vũ khí nguyên tử. Lá thư cũng nói thêm hiện nay thế giới kể cả Hoa Kỳ đang có chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử chiến thuật, có tầm cỡ nhỏ hơn.

Theo chỉ thị của Đức Thánh Cha, cuối năm ngoái Tòa Thánh Vatican đã cho phổ biến tấm thiếp in hình một em bé trai cõng sau lưng người em đã chết sau quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki. Chính Đức Thánh Cha đã viết sau tấm thiếp này “ Hoa trái của chiến tranh”.

Hai thị trưởng thành phố Nhật Bản đã kính tặng Đức Thánh Cha bức hình nguyên thuỷ em bé cõng xác chết.

Vào năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viếng thăm Công Viên Tưởng Niệm Hoà Bình ở Hiroshima, nhà thờ Urakami Tenshudo ở Nagasaki và và các cơ sở xã hội chăm lo cho các nạn nhân bom nguyên tử.

6. Saudi Arabia chấp thuận để Tòa Thánh Vatican xây nhà thờ ở vương quốc Hồi Giáo này

Theo tờ báo điện tử ở Ai Cập ra ngày Thứ Tư 2/5/2017, vương quốc Hồi Giáo Saudi Arabia đã ký thoả ước để Toà Thánh Vatican xây cất nhà thờ cho các giáo dân Công Giáo đang sống và làm việc tại đây.

Theo tờ báo điện tử nói trên thì thỏa ước đã được ký kết giữa Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran và Sheikh Mohammed bin Abdel Karim Al-Issa, Tổng Thư Ký Liên Đoàn Hồi Giáo Thế Giới. Lễ ký kết đã diễn ra vào thượng tuần tháng Tư khi Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn đến thăm vương quốc Saudi Arabia

Khi đến Saudi Arabia, Đức Hồng Y Tauran đã gặp một số giới chức cao cấp của chính quyền, kể cả Quốc Vương Salman bin Abdulaziz Al Saud

Hãng thông tấn Al Jazeera, cơ quan ngôn luận chính thức của Hồi Giáo, không cho biết chi tiết nội dung thỏa ước giữa Vatican và Saudi Arabia.

Trong khi đó, Đức Hồng Y Tauran trả lời phỏng vấn của đài Vatican xác nhận bản tuyên cáo đã được hai bên ký, đặt nền móng cho cuộc đối thoại trong tương lai. Tuy nhiên, Ngài không cho biết trong tương lai Vatican được xây dựng thêm bao nhiêu nhà thờ.

Đức Hồng Y nói thêm, trong các cuộc họp với các giới chức chính quyền Saudi Arabia, Ngài đã nhấn mạn đến việc yêu cầu các tín hữu Kitô Giáo hay không phải là tín hữu Hồi Giáo phải được đối xử công bằng, không bị coi là công dân hạng hai, và nơi học đường, họ phải được tự do phát biểu.

Được biết Saudi Arabia là quốc gia Hồi Giáo có chính sách nghiêm khắc nhất đối với các tôn giáo không phải là Hồi Giáo. Các tín hữu Kitô tại đây, vào khoảng 1 triệu rưỡi người, đại đa số là các công nhân người Phi Luật Tân đang làm việc tại các cơ sở dầu mỏ không được công khai cử hành thánh lễ. Các nghi thức phụng vụ phải làm lén lút nơi các tư gia.

Đức Hồng Y Tauran nhận định rằng việc Saudi Arabia cho xây nhà thờ là dấu hiệu chính quyền nước này muốn chứng minh cho thế giới biết Saudi Arabia có một bộ mặt mới.

7. Bối cảnh vụ đàn áp tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ tại Việt Nam

Năm 1978, Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình ‘Bốn hiện đại hóa’ và khích lệ dân chúng dán những ‘Đại tự báo’ để tố cáo những đau khổ do cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng kéo dài trong suốt 10 năm từ ngày 16 tháng 5 năm 1966 tới tháng 10/1976. Đặng Tiểu Bình gọi đó là “10 năm hỗn loạn”, “10 năm thảm họa” với tổng cộng 1.5 đến 1.8 triệu người bị giết chết hay tự sát.

Trong bối cảnh xoa dịu những đau khổ trong xã hội sau cuộc Cách mạng Văn hóa đẫm máu, các tôn giáo tại Trung Quốc được hưởng một thời kỳ yên hàn và phát triển. Đặc biệt, sau cuộc cách mạng lật đổ cộng sản tại Liên xô và Đông Âu, cộng sản Trung Quốc chọn một thái độ mềm dẻo hơn với tôn giáo để tránh công phẫn của dân chúng.

Trong bối cảnh đó, Pháp Luân Công, được nhiều người mô tả như một môn khí công, một “phong trào tâm linh”, một “hệ thống tu luyện” cổ truyền Trung Quốc, hay như một hình thức tôn giáo của Trung Quốc; đã được ông Lý Hồng Chí giảng dạy công khai ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1992.

Ban đầu Pháp Luân Công nhận được sự hỗ trợ đáng kể của các giới chức Trung Quốc. Năm 1995, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc ở Pháp, ông Lý Hồng Chí mở khoá Pháp Luân Công ngay tại đại sứ quán Trung Quốc ở Paris. Sau đó, ông còn được mời sang giảng dạy ở Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, Đức, Thụy Sĩ và Singapore.

Đến cuối thập niên 1990, khi đã hoàn hồn sau cuộc cách mạng lật đổ cộng sản tại Liên xô và Đông Âu, khi đã lấy lại được sự tự tin, và đứng trước sự phát triển nhanh chóng của các tôn giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu có một cái nhìn khác về tôn giáo. Họ quay lại với cái quan điểm truyền thống của cộng sản: xem các tôn giáo như một mối đe dọa tiềm tàng.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc và tuyên truyền bôi lọ trên nhiều mặt môn tu luyện này, coi Pháp Luân Công như một “tổ chức tà giáo” đe dọa sự ổn định xã hội.

Pháp Luân Công đã bị dùng như một tiền đề cho cuộc đàn áp tất cả các tôn giáo cho đến ngày nay.

Trong hai tuần qua, nhà cầm quyền Việt Nam mở một cuộc tấn công trên quy mô toàn quốc chống lại tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ theo đúng bài bản của Trung Quốc trong vụ Pháp Luân Công. Đây chỉ là tiền đề để nhà cầm quyền tăng cường sự quản lý đối với người dân, đối với các tôn giáo, và lèo lái một luồng dư luận tiêu cực về các tôn giáo nói chung, nói theo từ ngữ của cộng sản là “chuẩn bị dư luận”, trước khi đưa ra các quyết định ăn cướp các tài sản của tất cả các tôn giáo và các nghị định bóp nghẹt tự do tôn giáo.

8. Tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ

Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội Kitô Nam Hàn coi tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ thường được biết với tên gọi Hội Thánh Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Thế giới là một tà giáo tôn thờ Satan, và là một tà giáo hết sức nguy hiểm.

Tà giáo này có một khả năng lôi cuốn rất đáng kinh ngạc. Các tài liệu của Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội Kitô Nam Hàn không hề nhắc đến một thứ “nước thánh” nào như các cơ quan an ninh của Việt Nam tố cáo. Tuy nhiên, khả năng lôi cuốn của họ đối với người Nam Hàn, trong số những thứ khác, phải kể đến con số hàng trăm ngàn người Triều Tiên, kể cả những kẻ ít học nhất và kể cả những người phụ nữ, nói theo kiểu trào phúng của nhà văn Vũ Trọng Phụng là những “người đàn bà có một nhan sắc của một người đàn ông xấu trai” được xuất cảnh qua Mỹ và các nước phương Tây theo diện kết hôn với người bản xứ.

Giáo chủ của tà giáo này là bà Jang Gil-ja, một người phạm thượng dám coi mình là Đức Chúa Trời Mẹ.

Tà giáo này xuất phát từ một nhóm Tin Lành quá khích do Ahn Sahng-hong thành lập. Ahn Sahng-hong sinh ngày 13 tháng Giêng năm 1918 tại một ngôi làng nhỏ bé tại huyện Myeongdeok-ri, tỉnh North Jeolla, trong thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng. Cả cha lẫn mẹ đều là người Hàn quốc theo Phật Giáo. Năm 1954, ở tuổi 36, ông ta theo Tin Lành Cơ Đốc Phục Lâm.

Tháng Ba 1962, ông bị Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm trục xuất sau những tranh cãi gay gắt về vấn đề thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ. Theo Ahn Sahng-hong, tôn thờ thánh giá và các ảnh tượng trong nhà thờ là tôn thờ ngẫu tượng. 23 người trong Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm tại Incheon bỏ đi với ông.

Ngày 28 tháng Tư 1964, Ahn Sahng-hong tuyên bố thành lập giáo phái mới gọi là Witnesses of Jesus Church of God (Hội Thánh Đức Chúa Trời các chứng nhân của Chúa Giêsu) tại Busan.

Ngày 24 tháng Hai 1985, Ahn Sahng-hong bị nhồi máu cơ tim đang khi ăn trưa. Ông được đưa vào nhà thương. Tuy nhiên, trên đường đi cấp cứu, Ahn Sahng-hong lại bị thêm tai biến mạch máu não. Ngày hôm sau, 25 tháng Hai, 1985 ông qua đời tại nhà thương Công Giáo Maryknoll của thành phố Busan bỏ lại người vợ và 3 đứa con.

Sau cái chết bất ngờ của Ahn Sahng-hong, tranh chấp nổi lên trong giáo phái của Ahn Sahng-hong. Tà giáo Đức Chúa Trời Mẹ là một nhóm tách ra từ giáo phái của Ahn Sahng-hong.

Trong khi giáo phái của Ahn Sahng-hong có thể được coi là một giáo phái Tin Lành dù có những quan điểm cực đoan, chúng ta cần khẳng định rằng cái gọi là “Hội Thánh Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Thế giới” thực chất là là một tà giáo tôn thờ Satan vì dám phạm thượng xưng mình là Thiên Chúa.

Ngày nay tà phái này có đến 450 nhà thờ tại Nam Hàn và 6,000 nhà thờ tại 175 quốc gia khác với hơn 2 triệu tín đồ.

 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 14/05/2018: Những cuộc hiện ra của Đức Mẹ với các thiếu nữ Pháp
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:05 14/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đừng đối thoại với ma quỷ là tên đại bịp

Trong Thánh lễ sáng thứ Ba 08 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về cách đối phó với ma quỷ, là kẻ dù đã bị đánh bại và đang giẫy chết vẫn còn nguy hiểm. Đừng bao giờ đến gần và nói chuyện với nó: vì nó biết cách dụ dỗ và giống như con chó điên bị xích, nó sẽ cắn con nếu con đến gần và vỗ vào nó.

Đức Thánh Cha đã nói về tài quyến rũ của ma quỷ và cách đối phó với nó khi bình luận về bài Tin Mừng trong ngày, trong đó Thánh Gioan thuật lại những lời Chúa nói rằng “thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.”

Ngài nhấn mạnh rằng ngay cả khi ma quỷ đã bị đánh bại và đang giãy chết, nó vẫn có sức mạnh và khả năng tài tình để quyến rũ. Nó hứa hẹn đủ mọi thứ, nó mang cho chúng ta nhiều món quà đóng gói đẹp mắt nhưng không cho biết bên trong là cái gì.

Đức Thánh Cha đã so sánh ma quỷ với con cá sấu đang giãy chết mà những người thợ săn khuyên chúng ta đừng có tới gần vì nó vẫn có thể quật chúng ta chết bằng cái đuôi của nó. Vì thế, ma quỷ rất nguy hiểm, những đề nghị của nó hoàn toàn gian dối và chúng ta lại ngu dại tin vào nó.

Đức Thánh Cha mô tả ma quỷ là cha của dối trá, nó nói hay lắm, nó có thể ca hát để đánh lừa và dù là kẻ thua cuộc nó lại múa may giống như người chiến thắng. Ánh sáng của nó lấp lánh như pháo hoa, bùng sáng rồi vụt tắt trong giây lát. Trong khi đó, ánh sáng của Thiên Chúa thì “dịu dàng và bền vững muôn đời.”

Đức Thánh Cha nói rằng ma quỷ biết cách quyến rũ chúng ta vì thói phù hoa và tò mò của chúng ta và chúng ta lại thích có mọi thứ, thế là rơi vào cám dỗ. Dù biết rằng một ý nghĩ, một ước muốn hay một động thái nào đó là nguy hiểm, chúng ta vẫn cứ ở đó, vẫn cứ sấn tới với ma quỷ là con chó điên dù bị xích, nó vẫn có thể cắn chúng ta.

Đức Thánh Cha khuyên chúng ta đừng giống như bà E-và cứ tưởng mình là một nhà “thần học vĩ đại” có thể đối thoại với ma quỷ và rồi đã sa ngã. Ngài nói rằng chúng ta không bao giờ được nói chuyện với ma quỷ bởi vì nó sẽ thắng, nó thông minh hơn chúng ta. Trái lại, Chúa Giêsu trong sa mạc đã dùng Lời Chúa để đối lại với ma quỷ, để xua đuổi chúng, có lúc nó hỏi tên Người nhưng Người không thèm trả lời nó.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha đã nhắc lại lời khuyên của Chúa Giêsu là hãy cầu nguyện, tỉnh thức, thống hối và chay tịnh. Chúng ta cũng phải làm như thế, và đừng bao giờ nói chuyện với ma quỷ. Trong giây phút bị cám dỗ, chúng ta hãy chạy đến cùng Mẹ, như một đứa con chạy đến cùng mẹ mình lúc sợ hãi. Đức Thánh Cha nói rằng theo các nhà thần bí người Nga, trong những lúc nguy biến tinh thần, chúng ta hãy tìm nương tựa dưới tà áo của Mẹ Thiên Chúa.

2. Ngôn ngữ tình yêu

Sáng thứ Năm 10 tháng 5, Đức Thánh Cha đã dành 5 tiếng đồng hồ để viếng thăm hai cộng đoàn đặc biệt thuộc giáo phận Grossetto và Fiesole ở miền trung Italia: đó là Nomadelfia và Loppiano.

Nomadelfia, có nghĩa là “Luật huynh đệ” được Cha Zeno Saltini thành lập cách đây 70 năm, qui tụ những người sống theo kiểu mẫu các cộng đoàn Kitô tiên khởi như được mô tả trong sách Tông Đồ công vụ (4,32): “Đông đảo những người trở thành tín hữu đều một lòng một ý với nhau, và không ai coi tài sản của mình là của riêng, nhưng tất cả được để làm của chung”.

Tại Nomadelfia hiện nay, một khu vực rộng 4 cây số vuông, các gia đình sống trong những căn nhà nhỏ, nhưng sinh hoạt trong căn nhà chung, cùng với 3, 4 gia đình, trong tinh thần huynh đệ, đùm bọc lẫn nhau. Người già trở thành ông bà nội của tất cả các trẻ em trong nhóm. Con cái cũng được các bà mẹ săn sóc chung khi một bà mẹ phải vắng mặt.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha mô tả Nomadelphia, Cộng đoàn luật huynh đệ, là một “thực tại có tính chất ngôn sứ, nhắm thực hiện một nền văn minh mới, thực thi Tin Mừng như một hình thức cuộc sống tốt đẹp”. Ngài nói:

“Cha Zeno đã hiểu rằng ngôn ngữ duy nhất mà những người đang sống trong tình cảnh khó khăn cơ cực hiểu được, đó là ngôn ngữ tình thương. Vì thế cha đã biết tìm ra một hình thức xã hội đặc biệt, trong đó không có chỗ cho sự cô lập hoặc cô đơn, nhưng theo nguyên tắc cộng tác giữa các gia đình khác nhau, tại đây các thành viên nhìn nhận nhau là anh chị em trong đức tin”.

Trong số những nét đặc thù của Nomadelphia, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cũng muốn nhấn mạnh một dấu chỉ ngôn sứ khác, có tình nhân đạo rất lớn của cộng đoàn này, đó là sự quan tâm thương mến đối với những người già, cả khi họ không còn sức khỏe tốt, họ tiếp tục ở lại trong gia đình và được anh chị em trong toàn cộng đoàn nâng đỡ. Anh chị em hãy tiếp tục con đường này, thể hiện kiểu mẫu tình huynh đệ, kể cả qua những công việc và dấu chỉ cụ thể, trong nhiều bối cảnh mà đức bác ái Tin Mừng kêu gọi anh chị em, nhưng luôn luôn giữ tinh thần của Cha Zeno, muốn một cộng đoàn Nomadelphia “nhẹ nhàng” và chỉ có những cơ cấu nòng cốt. Đứng trước một thế giới nhiều khi thù nghịch đối với các lý tưởng được Chúa Kitô rao giảng, anh chị em đừng do du đáp lại bằng chứng tá vui tươi và thanh thản trong cuộc sống chúng ta theo Tin Mừng”.

Kết thúc diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nhắn nhủ rằng: “Anh chị em hãy tiếp tục lối sống này, tín thác nơi sức mạnh của Tin Mừng và Chúa Thánh Linh, qua chứng tá Kitô trong sáng của anh chị em”

3. 4 cuộc hiện ra của Đức Mẹ được Tòa Thánh chính thức công nhận

Kính thưa quý vị và anh chị em.

Mặc dù người Công Giáo không bắt buộc phải tin vào bất kỳ mặc khải riêng nào, ngay cả những mặc khải riêng đã được Tòa Thánh công nhận, các cuộc hiện ra và thông điệp của Đức Mẹ đã được Giáo Hội chấp thuận để cổ vũ lòng sùng kính của người dân địa phương hay toàn thể Giáo Hội phổ quát. Sự chấp thuận này được thực hiện vì lợi ích của các tín hữu, khích lệ họ trên con đường tiến tới sự thánh thiện.

Để được Tòa Thánh công nhận các cuộc hiện ra và các thông điệp phải qua nhiều giai đoạn điều tra. Một tài liệu của Vatican được công bố vào năm 1978 mô tả chi tiết các bước cần thiết để công nhận một mặc khải riêng. Sau khi các bước đó được hoàn thành, vào những dịp nhất định, Tòa Thánh mới công bố về một sự hiện ra hay về một thông điệp cụ thể xét thấy là có tính phổ quát và có ơn ích cho toàn thể Giáo Hội.

Giai đoạn điều tra ban đầu đòi hỏi phải có sự chấp thuận của giám mục địa phương, là đấng bản quyền của giáo phận nơi xảy ra biến cố.

Quá trình sau đó là một vấn đề tinh tế mà Giáo Hội tiến hành một cách cẩn thận, xem xét những mạc khải tư rất khắt khe trước khi đưa ra bất kỳ sự phán đoán nào, vì Giáo Hội không muốn dẫn dắt bất cứ ai lạc lối khỏi đức tin chân thật.

Tuần này Như Ý xin trình bày về hai mặc khải tư xảy ra tại Pháp đã được Toà Thánh chấp thuận. Trong chương trình tuần tới Như Ý sẽ xin trình bày thêm về hai mặc khải tư xảy ra tại Ba Lan và Lithuania.

Mặc khải tại Laus, bên Pháp

Tháng 5 năm 1664, một thiếu nữ trẻ tuổi tên là Benoite Rencurel đột nhiên thấy một phụ nữ tuyệt đẹp đang ôm một đứa trẻ. Những cuộc hiện ra như thế kéo dài trong suốt một năm. Trong đời cô, cô còn được thấy nhiều thị kiến khác. Sứ điệp chính trong các lần hiện ra này là Đức Maria kêu gọi thế giới ăn năn và hoán cải, hòa giải với Thiên Chúa và với nhau. Các cuộc hiện ra đã được Đức Giám Mục địa phương công nhận vào năm 1665 và được Vatican công nhận chính thức vào năm 2008.

Mặc khải tại Rue du Bac, Paris, bên Pháp

Ngày 19 tháng 7 năm 1830, đêm trước lễ Thánh Vincent de Paul, nữ tu trẻ Catherine Labouré tỉnh dậy sau khi nghe thấy tiếng nói của một đứa trẻ gọi chị đến nhà nguyện. Đến nơi chị nghe tiếng Đức Trinh Nữ Maria nói với chị, “Thiên Chúa muốn trao cho con một nhiệm vụ. Con sẽ là cớ cho người ta chống báng, nhưng đừng sợ, con sẽ có ân sủng để làm những gì cần thiết. Con hãy nói với cha linh hướng của con tất cả những gì được truyền cho con bạn. Đây là thời điểm đầy tội lỗi và những sự gian ác ở Pháp và trên thế giới.”

Ngày 27 tháng 11 năm 1830, Catherine báo cáo rằng Đức Mẹ đã trở lại sau giờ kinh tối. Đức Mẹ hiện ra trong một khung hình bầu dục, đứng trên một quả địa cầu. Mẹ đeo nhiều trên tay các chiếc nhẫn chiếu tỏa những tia sáng trên quả địa cầu. Xung quanh khung hình có dòng chữ “Ô Marie, conçue sans péché, priez pour nous qui avons recours à vous” (nghĩa là “Lạy Mẹ Maria, được hoài thai vô nhiễm nguyên tội, xin cầu cho chúng con là những kẻ chạy đến cùng Mẹ”).

Sau đó, khung hình bầu dục quay ngược lại và Catherine thấy một vòng tròn 12 ngôi sao, bên trong có một chữ “M” lớn, đè lên cây thập tự, với một thanh ngang dưới chân. Chữ “M” được hiểu là chữ viết tắt của danh thánh Maria. Phía dưới có hình Trái Tim Chúa Giêsu bị vòng gai bao quanh và trái tim Mẹ Người bị một thanh gươm đâm thấu.

Catherine kể lại với linh mục linh hướng của mình về cuộc hiện ra, xin ngài đúc một mề đay và những người đeo nó sẽ nhận được nhiều ân sủng.

Sau hai năm âm thầm điều tra, vị linh mục linh hướng mới đem câu chuyện này trình lên Đức Tổng Giám Mục Paris. Vị giám mục tỏ ra có thiện cảm với câu chuyện và mề đay Đức Mẹ Ban Ơn được sản xuất hàng loạt bởi thợ kim hoàn Adrien Vachette.

Một trong những phép lạ tiêu biểu liên quan đến mẫu ảnh Đức Mẹ Ban Ơn xảy ra vào năm 1841, đó là sự hoán cải của Alphonse Ratisbonne. Ông là một người lăng mạ và thù ghét đạo Công Giáo. Sau khi bị thuyết phục khá lâu, Ratisbone đã miễn cưỡng đeo mề đay và đọc kinh. Và khi Alphonse đi vào nhà thờ thánh Anrê delle Frate để sắp xếp tang lễ cho một người bạn thân, Alphonse đã thấy thị kiến Đức Maria như trong mề đay đang đeo. Ông ta đã được ơn hoán cải ngay lập tức và xin lãnh bí tích Rửa tội sau đó trở thành một linh mục.

Năm 1876, Catharine qua đời. Năm 1933, xác cô được khai quật để phong chân phước và đặt trong Nhà nguyện Nhà Mẹ của các Nữ Tử Bác Ái ở Rue du Bac Paris,Pháp và trở thành một địa điểm thăm viếng của hàng ngàn người Công Giáo mỗi năm.

Biểu tượng này cũng được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II sửa đổi một chút để thành huy hiệu Giáo hoàng của ngài: một cây thánh giá đơn giản với một chữ M nằm dưới, bên phải, có nghĩa là Maria đứng dưới chân cây thập giá khi Chúa Giêsu bị đóng đinh.

4. Cái lưỡi là đá thử vàng tình yêu của chúng ta.

Chiều Chúa Nhật, ngày 6 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm giáo xứ Thánh Thể, một giáo xứ ở Tor de’Schiavi, khu vực phía đông của thành phố Roma. Trong Thánh Lễ, Ngài đã nhắn nhủ các tín hữu trong giáo xứ rằng cố gắng đừng nói xấu kẻ khác. Cách chữa bệnh này rất dễ dàng và trong tầm với của mọi người là hãy cắn vào lưỡi của anh chị em. Chắc chắn là nó sẽ xưng lên đau đớn nhưng nó sẽ giúp anh chị em tránh nói xấu kẻ khác.

Đức Thánh Cha đã diễn giải Lời của Chúa Kitô “Hãy ở lại trong Thày” trong Phúc Âm Thánh Gioan về lời mời gọi hãy yêu như Chúa Giêsu yêu, nghĩa là phục vụ và chăm sóc cho người khác.

Tình yêu diễn tả không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động cụ thể. Giống như người mẹ cho con bú và thay tã khi đứa trẻ khóc. Cũng giống như thế, mỗi người hãy nên nghĩ về việc chăm sóc cho những người khác trong gia đình, trong khu xóm và trong nơi làm việc.

Về điều này, Đức Thánh Cha tỏ ra hài lòng với “Ngôi nhà Niềm Vui” dành cho những trẻ em khuyết tật mà trước đây ngài đã đến làm phép khánh thành. Ngài nói rằng cũng có thể gọi tên là “Ngôi nhà Tình Yêu”.

Trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã ban phép Thêm Sức cho bé gái mười hai tuổi là Maya, em bị chứng thoái hóa ty lập thể và cho cả mẹ của em là Paola Desideri.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng không phải chúng ta nhưng Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước bằng cách sai Con Một của Người xuống trần gian. Tương tự như thế chúng ta cũng phải là người đi bước trước trong việc thể hiện tình yêu.

Một trong cách để yêu là tránh ngồi lê mách nẻo hay nói xấu người khác vì nói xấu không phải là yêu thương. Và “đá thử vàng của tình yêu là cái lưỡi. Cái lưỡi cũng chính là “nhiệt kế” để biết nhiệt độ tình yêu của con.”