Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/05: Thầy đi thì có lợi cho anh em – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
03:05 15/05/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: ‘Thầy đi đâu?’ Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền. Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử: về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy; về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:45 15/05/2023
63. Đức Mẹ Ma-ri-a là cái thang bắc lên trời, là cửa sổ tâm hồn và cũng là trung gian của người thế, bởi vì Mẹ đầy tràn ơn thánh sủng.
(Thánh Laurence Giustiniani)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:48 15/05/2023
50. BÁNH MÌ VÀ NƯỚC
Có một thời gian trên núi náo loạn vì đói, có một em bé trai nhà nghèo tên Quách Bác đi xuống núi xin bánh để ăn.
Vương Đắc là đứa con của một người nhà giàu, đang ngồi trên tầng cấp trước cổng nhà của nó, trong tay cầm một cái bánh mì lớn, Quách Bác nói:
- “Xin cho tôi một chút bánh để ăn, tôi sắp chết đói rồi.”
Vương Đắc ngay cả cái nhìn cũng không nhìn nó, lạnh lùng nói:
- “Cút ngay đi, chúng tao không có bánh cho mày ăn.”
Khoảng một năm sau, Vương Đắc chạy lên núi tìm một con dê thất lạc. Tìm rất lâu nhưng vẫn không tìm thấy, mặt trời rất nóng, Vương Đắc vừa mệt vừa khát và cũng không biết ở đâu có nước suối, nó cảm thấy mình khát sắp chết. Đột nhiên, mắt nó vừa nhìn thấy trước mặt có một mục đồng trên thân mang một bình nước, nó vội vàng nói:
- “Xin cho tôi một chút nước uống, tôi sắp chết khát rồi.”
Ai mà biết được đứa mục đồng ấy chính là Quách Bác, nó học theo khẩu khí của Vương Đức nói:
- “Cút ngay đi, chúng tao không có mước để cho mày uống.”
Vương Đắc rất hối hận, nghĩ lại chuyện không phải trước đây của mình, chảynước mắt nói với Quách Bác:
- “Xin bạn tha thứ cho tôi !”
Quách Bác là một đứa trẻ lương thiện, nó vội vàng lấy bình nước đưa cho Vương Đắc, nhìn nó uống sạch nước trong bình. Vương Đắc cảm kích nói:
- “Nguyện xin Thiên Chúa mãi mãi trợ giúp bạn, lòng tốt của bạn nhất định sẽ được đáp trả.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 50:
Đức Chúa Giê-su nói: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,43-44).
Đây là giới răn mới của lòng thương xót, chỉ những ai có lòng thương xót người thì mới hiểu và làm được điều ấy. Chính Đức Chúa Giê-su đã thực hành khi Ngài bị đóng đinh trên thập giá: xin Đức Chúa Cha tha tội cho những kẻ giết mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một thời gian trên núi náo loạn vì đói, có một em bé trai nhà nghèo tên Quách Bác đi xuống núi xin bánh để ăn.
Vương Đắc là đứa con của một người nhà giàu, đang ngồi trên tầng cấp trước cổng nhà của nó, trong tay cầm một cái bánh mì lớn, Quách Bác nói:
- “Xin cho tôi một chút bánh để ăn, tôi sắp chết đói rồi.”
Vương Đắc ngay cả cái nhìn cũng không nhìn nó, lạnh lùng nói:
- “Cút ngay đi, chúng tao không có bánh cho mày ăn.”
Khoảng một năm sau, Vương Đắc chạy lên núi tìm một con dê thất lạc. Tìm rất lâu nhưng vẫn không tìm thấy, mặt trời rất nóng, Vương Đắc vừa mệt vừa khát và cũng không biết ở đâu có nước suối, nó cảm thấy mình khát sắp chết. Đột nhiên, mắt nó vừa nhìn thấy trước mặt có một mục đồng trên thân mang một bình nước, nó vội vàng nói:
- “Xin cho tôi một chút nước uống, tôi sắp chết khát rồi.”
Ai mà biết được đứa mục đồng ấy chính là Quách Bác, nó học theo khẩu khí của Vương Đức nói:
- “Cút ngay đi, chúng tao không có mước để cho mày uống.”
Vương Đắc rất hối hận, nghĩ lại chuyện không phải trước đây của mình, chảynước mắt nói với Quách Bác:
- “Xin bạn tha thứ cho tôi !”
Quách Bác là một đứa trẻ lương thiện, nó vội vàng lấy bình nước đưa cho Vương Đắc, nhìn nó uống sạch nước trong bình. Vương Đắc cảm kích nói:
- “Nguyện xin Thiên Chúa mãi mãi trợ giúp bạn, lòng tốt của bạn nhất định sẽ được đáp trả.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 50:
Đức Chúa Giê-su nói: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,43-44).
Đây là giới răn mới của lòng thương xót, chỉ những ai có lòng thương xót người thì mới hiểu và làm được điều ấy. Chính Đức Chúa Giê-su đã thực hành khi Ngài bị đóng đinh trên thập giá: xin Đức Chúa Cha tha tội cho những kẻ giết mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mới mẻ và đầy sức sống
Lm. Minh Anh
14:12 15/05/2023
MỚI MẺ VÀ ĐẦY SỨC SỐNG
“Vào quãng nửa đêm, Phaolô và Sila hát thánh ca cầu nguyện”.
Steve Goodier viết, “Kền kền và chim ruồi và bay qua các sa mạc. Tất cả những gì kền kền tìm kiếm là thịt thối rữa; chim ruồi tìm kiếm những bông hoa rực rỡ, những đoá xương rồng. Kền kền sống bằng những gì đã có; chúng sống trên quá khứ; lấp đầy bản thân với những gì đã chết và hư thối. Chim ruồi sống bằng những gì đang có, sẽ có; chúng tìm những bông hoa ‘mới mẻ và đầy sức sống’. Mỗi loài chim tìm kiếm những gì nó kiếm tìm. Cũng thế, loài người!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay toát lên một điều khá phù hợp với nhận xét của Goodier về hai loài chim! Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, từ ngục thất tối tăm, “Vào quãng nửa đêm, Phaolô và Sila hát thánh ca cầu nguyện”. Rõ ràng, Chúa Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài đang hiện diện và hoạt động cách ‘mới mẻ và đầy sức sống’ nơi những kẻ kiếm tìm Ngài!
Thật không dễ để chúng ta có thể cất lên những lời chúc khen trong những hoàn cảnh tương tự; có chăng, chỉ là những khẩn xin trợ giúp. Qua đó, Phaolô và Sila vô tình tiết lộ xác tín bên trong của mình; rằng, lòng thương xót của Thiên Chúa mạnh hơn thế lực ác tâm của con người; rằng, Ngài đang ở với họ! Câu chuyện kết thúc tuyệt vời với việc viên cai ngục và cả gia đình ông trở lại sau lời chỉ dạy của Phaolô. Như vậy, Đấng Phục Sinh và Thánh Thần Ngài thực sự đang hoạt động cách ‘mới mẻ và đầy sức sống’ trong những tình huống bất trắc nhất để các tông đồ có thể sống trong an bình. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, tay hữu Chúa khiến con được sống an lành!”.
Chúa Phục Sinh luôn ở cùng chúng ta! Đó cũng là điều Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ qua Tin Mừng hôm nay. Bối cảnh là phòng Tiệc Ly, khi các môn đệ buồn sầu vì Ngài sắp rời bỏ họ. Tuy nhiên, Ngài đã đem một chút ánh sáng vào trong bóng tối tâm linh nơi họ, bằng cách bảo đảm với họ rằng, sự ra đi này mang đến ‘những hạt giống mới’; tạo nên ‘những cơ hội mới’ để Thiên Chúa có thể hoạt động một cách ‘mới mẻ và đầy sức sống’ trong mọi hoàn cảnh. Ngài nói đến Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ tiếp tục hoạt động không chỉ ‘qua họ, trong họ và cùng họ’, nhưng còn ‘qua những ai nối tiếp họ’; trong đó, có bạn và tôi!
Anh Chị em,
“Mỗi loài chim tìm kiếm những gì nó kiếm tìm!”. Bạn tìm kiếm gì mỗi ngày? Hãy thôi tìm kiếm những gì thối rữa chết chóc; đừng sống trên quá khứ! Hãy tìm kiếm những ‘đoá hoa Giêsu’ ngọt ngào thanh khiết giữa sa mạc khô khốc của cuộc đời này. Những đoá hoa ‘dẫu hiếm hoi’ đó đang vẫy gọi bạn và tôi đến để ở lại lâu hơn với Ngài; hoa Thánh Thể, hoa Lời Chúa, hoa bác ái, hoa yêu thương! Ngài đợi chúng ta thống hối trở về để từ bỏ một tội lỗi nào đó; Ngài mong chúng ta ra khỏi chính mình để chăm sóc lẫn nhau nhiều hơn trong một thời điểm khó khăn mà thế giới đang gánh chịu do chiến tranh và cạnh tranh khốc liệt toàn cầu. Hãy trở nên những chứng tá yêu thương trong môi trường mình. Đó chính là sự ‘mới mẻ và đầy sức sống’ mà Chúa Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài sẵn sàng tặng ban cho những ai tìm kiếm Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, như loài chim nhỏ, cho con chỉ bay đi tìm kiếm những bông hoa bình an, hoan lạc ‘mới mẻ và đầy sức sống’ của Thánh Thần, những gì cần nhất cho con, cho anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tình Yêu Hậu Phục Sinh
Lm Vũđình Tường
20:01 15/05/2023
Bài đọc hôm nay là phần hai của bài Đức Kitô giã biệt môn đệ. Tình yêu tiền Phục Sinh là cuộc tử nạn, và khải hoàn sống lại vinh quang của Đức Kitô. Tình yêu hậu Phục Sinh là ban Thánh Thần Chúa cho môn đệ; Giáo Hội chuẩn bị long trọng mừng kính trong vài tuần sắp tới. Thánh Thần Chúa đến để hướng dẫn, chỉ bảo và cùng đồng hành với Kitô hữu trong cuộc hành trình về miền đất tái sinh. Thánh Thần cũng ban ơn bình an trong tâm hồn cho người ngay chính và ban ơn bình an vĩnh cửu trong nước Chúa.
Trước khi từ giã môn đệ, Đức Kitô an ủi các ông, 'Thầy sẽ không để anh em mồ côi.. Gn 14,18'... Thầy để lại bình an cho anh em. Gn 14,27'.
Đức Kitô an ủi môn đệ bằng lời hứa; theo đó là việc làm. Đó là việc ban Chúa Thánh Thần đến cho các môn đệ. Khi Đức Kitô đang sống chung với môn đệ; Thánh Thần không được sai đến bởi cả hai đều làm chung một công việc. Khi Đức Kitô về cùng Chúa Cha, Ngài sai Thánh Thần đến cùng các ông. Thánh Thần không phải làm công việc thay thế. Bởi người thay thế làm công việc có đôi chút khác biệt. Thánh Thần làm cùng công việc Đức Kitô đã làm. Chính Đức Kitô nói lên điểm này,
'Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dây anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em'. Gn 14,26.
Công việc của Thánh Thần là hướng dẫn, giảng dạy, chỉ bảo, nhắc lại toàn bộ những gì Đức Kitô đã rao giảng.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ giữ giới răn Ngài truyền dậy. Đây là dấu chỉ cho người khác biết Kitô hữu yêu mến Đức Kitô. Nhờ việc yêu mến này mà Đức Kitô xin Chúa Cha ban Thánh Thần cho Kitô hữu. Tình yêu của Kitô hữu phải bắt đầu và phát xuất từ chính Đức Kitô, Người là nguồn mạch tình yêu và sự sống. Đức Kitô thể hiện tình yêu Ngài dành cho Chúa Cha bằng cách liên kết mật thiết với Chúa Cha. Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu yêu mến nhau để chính Ngài, Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần đến trong tâm hồn Kitô hữu. Những ai trung thành giữ mối tình cảm này sẽ nhận được tình yêu Chúa và trở thành con Thiên Chúa. Họ sống giữa thế giới loài người, nhưng thuộc về Thiên Chúa. Vũ trụ này là nơi họ tạm thời cư ngụ. Nhà thật, nơi cư ngụ vĩnh viễn của họ là Nước Trời, nơi Thiên Chúa ngự trị. Họ cũng biết mục đích của họ nơi trần thế là làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh, rao giảng, sống yêu thương, công bình, bác ái.
Tình yêu Kitô hữu dành cho Đức Kitô khác với tình yêu thế gian. Thế gian trong bản văn này không phải là vũ trụ Thiên Chúa tạo dựng. Thế gian đây chính là kẻ bài bác, chống đối, làm hại Đức Kitô và Kitô hữu. Con người tự do lựa chọn, hoặc tin theo Đức Kitô, hoặc bài bác, chống, cấm Kitô hữu tin theo Đức Kitô. Chọn không tin Đức Kitô do họ tự phán đoán chính họ.
Yêu là điều cần có trong cuộc sống bởi đó là nguồn sống. Yêu mến Đức Kitô chính là giữ giới răn của Ngài. Đó là yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Chính điều này làm trong sáng tình yêu, làm cho tình yêu sống động bởi tình yêu đó đến từ Thiên Chúa. Tình yêu Chúa không bao giờ chết; trong khi tình yêu thế giới có ngày tàn, lụi bại. Chọn đi theo thế gian có ngày bị diệt vong khi tình yêu đó bị hủy diệt. Nó giết người đó sau khi hút hết sức sống nơi người đó.
Đức Kitô nhiều lần nói với môn đệ về những gì sẽ xảy ra cho Ngài. Dù là điều tốt hay xấu, Ngài đều biết trước và biết rõ. Ba lần Đức Kitô tiên đoán về cuộc tử nạn, về Chúa Thánh Thần sẽ ngự đến; về việc Ngài về trời. Điều này cho biết mọi sự đều nằm trong tầm tay, dưới sự kiểm soát của Đức Kitô. Ngài cho biết, Ngài nói trước để môn đệ nhận biết, và tin Ngài là Con Thiên Chúa.
'Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin'. Gn 14,29
Chúng ta xin ơn tin tưởng và phó thác trong Đức Kitô, tuyên xưng Ngài là Chúa của ta, và là sự sống của ta.
TiengChuong.org
Post-Easter Love
Today's message is the second half of Jesus' farewell speech. His pre-Easter gift is His cross and resurrection, and His post-Easter gift is the gift of the Holy Spirit; which we will celebrate in the next two weeks. His pre-Easter is the gift of eternal life given to his disciples; and His post-Easter is the gift of peace and of the Holy Spirit, who will be our companion for life, to guide and direct us, to have peace now on earth, and the eternal peace to come.
Before leaving the disciples, Jesus consoles them, saying,
'I will not leave you orphans' Jn 14,18, or Peace I bequeath to you.... Fear not' Jn 14,27.
The consolation is not simply words of encouragement; but Jesus gives them the third Person of God, the Holy Spirit. While Jesus is still with the disciples; there is no need, at the same time, to have both Him and the Holy Spirit; simply because the two teach the same things. The Spirit will be sent after Jesus' departure. The Holy Spirit is not acting as a replacement, since a replacement will teach with moderation or variation. Jesus says,
'The Holy Spirit, whom the Father will send in my name, will teach you everything and remind you of all I have said to you' Jn 15,26.
The role of the Spirit is to teach, and remind all what Jesus had taught. Jesus told His disciples to keep His commandments, and that is a sign of their love for Him. He then asks the Father to give them the Holy Spirit. Our love for God must stem from Jesus, who is our source of life and love. Jesus demonstrates his love for the Father by abiding and remaining in the Father. He calls us to love Him by keeping His commandment. He, the Father, and the Spirit will come to dwell in our hearts. Those who keep that connection flowing will receive God's love that would make them children not of the world; but of God. They live in the world, but belong to God. The world is not their permanent residence; their true home-land is in heaven. They also know the purpose of their life in the world; that is to show God's love to others; and to make others disciples of Jesus. They do it by acts of charity, being kind, gentle, and hospitable.
Our love for God and love of the world is not the same. The world in this context is not the created world, but rather the hostile world. It includes people who anti-Christ; and His disciples. People are free to love God or to be anti-God. Whoever refuses to love God, that person belongs to the world; and his decision becomes his own judge.
Love is a part of life, and is the source of life. To love God means to keep His commandment and that makes our love alive. It is alive and active because it receives life from God. God's love has no end; while the hostile world has an end. Those who love the world will die when their world collapses. Those who love God will receive God's everlasting life. Choosing God's love will receive more love; choosing the world, life is withered when it drains dry one's energy.
Jesus foretold His disciples, not once but several times before anything that was going to happen to Him. It is either good or evil; nothing is out of His control. He told them about His Passion, the coming of the Spirit, and His Ascension.
'I told you this now before it happen, so that when it does happen you may believe.' Jn 14,29.
We pray to have faith and love in Jesus who is our life and love.
Trước khi từ giã môn đệ, Đức Kitô an ủi các ông, 'Thầy sẽ không để anh em mồ côi.. Gn 14,18'... Thầy để lại bình an cho anh em. Gn 14,27'.
Đức Kitô an ủi môn đệ bằng lời hứa; theo đó là việc làm. Đó là việc ban Chúa Thánh Thần đến cho các môn đệ. Khi Đức Kitô đang sống chung với môn đệ; Thánh Thần không được sai đến bởi cả hai đều làm chung một công việc. Khi Đức Kitô về cùng Chúa Cha, Ngài sai Thánh Thần đến cùng các ông. Thánh Thần không phải làm công việc thay thế. Bởi người thay thế làm công việc có đôi chút khác biệt. Thánh Thần làm cùng công việc Đức Kitô đã làm. Chính Đức Kitô nói lên điểm này,
'Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dây anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em'. Gn 14,26.
Công việc của Thánh Thần là hướng dẫn, giảng dạy, chỉ bảo, nhắc lại toàn bộ những gì Đức Kitô đã rao giảng.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ giữ giới răn Ngài truyền dậy. Đây là dấu chỉ cho người khác biết Kitô hữu yêu mến Đức Kitô. Nhờ việc yêu mến này mà Đức Kitô xin Chúa Cha ban Thánh Thần cho Kitô hữu. Tình yêu của Kitô hữu phải bắt đầu và phát xuất từ chính Đức Kitô, Người là nguồn mạch tình yêu và sự sống. Đức Kitô thể hiện tình yêu Ngài dành cho Chúa Cha bằng cách liên kết mật thiết với Chúa Cha. Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu yêu mến nhau để chính Ngài, Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần đến trong tâm hồn Kitô hữu. Những ai trung thành giữ mối tình cảm này sẽ nhận được tình yêu Chúa và trở thành con Thiên Chúa. Họ sống giữa thế giới loài người, nhưng thuộc về Thiên Chúa. Vũ trụ này là nơi họ tạm thời cư ngụ. Nhà thật, nơi cư ngụ vĩnh viễn của họ là Nước Trời, nơi Thiên Chúa ngự trị. Họ cũng biết mục đích của họ nơi trần thế là làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh, rao giảng, sống yêu thương, công bình, bác ái.
Tình yêu Kitô hữu dành cho Đức Kitô khác với tình yêu thế gian. Thế gian trong bản văn này không phải là vũ trụ Thiên Chúa tạo dựng. Thế gian đây chính là kẻ bài bác, chống đối, làm hại Đức Kitô và Kitô hữu. Con người tự do lựa chọn, hoặc tin theo Đức Kitô, hoặc bài bác, chống, cấm Kitô hữu tin theo Đức Kitô. Chọn không tin Đức Kitô do họ tự phán đoán chính họ.
Yêu là điều cần có trong cuộc sống bởi đó là nguồn sống. Yêu mến Đức Kitô chính là giữ giới răn của Ngài. Đó là yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Chính điều này làm trong sáng tình yêu, làm cho tình yêu sống động bởi tình yêu đó đến từ Thiên Chúa. Tình yêu Chúa không bao giờ chết; trong khi tình yêu thế giới có ngày tàn, lụi bại. Chọn đi theo thế gian có ngày bị diệt vong khi tình yêu đó bị hủy diệt. Nó giết người đó sau khi hút hết sức sống nơi người đó.
Đức Kitô nhiều lần nói với môn đệ về những gì sẽ xảy ra cho Ngài. Dù là điều tốt hay xấu, Ngài đều biết trước và biết rõ. Ba lần Đức Kitô tiên đoán về cuộc tử nạn, về Chúa Thánh Thần sẽ ngự đến; về việc Ngài về trời. Điều này cho biết mọi sự đều nằm trong tầm tay, dưới sự kiểm soát của Đức Kitô. Ngài cho biết, Ngài nói trước để môn đệ nhận biết, và tin Ngài là Con Thiên Chúa.
'Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin'. Gn 14,29
Chúng ta xin ơn tin tưởng và phó thác trong Đức Kitô, tuyên xưng Ngài là Chúa của ta, và là sự sống của ta.
TiengChuong.org
Post-Easter Love
Today's message is the second half of Jesus' farewell speech. His pre-Easter gift is His cross and resurrection, and His post-Easter gift is the gift of the Holy Spirit; which we will celebrate in the next two weeks. His pre-Easter is the gift of eternal life given to his disciples; and His post-Easter is the gift of peace and of the Holy Spirit, who will be our companion for life, to guide and direct us, to have peace now on earth, and the eternal peace to come.
Before leaving the disciples, Jesus consoles them, saying,
'I will not leave you orphans' Jn 14,18, or Peace I bequeath to you.... Fear not' Jn 14,27.
The consolation is not simply words of encouragement; but Jesus gives them the third Person of God, the Holy Spirit. While Jesus is still with the disciples; there is no need, at the same time, to have both Him and the Holy Spirit; simply because the two teach the same things. The Spirit will be sent after Jesus' departure. The Holy Spirit is not acting as a replacement, since a replacement will teach with moderation or variation. Jesus says,
'The Holy Spirit, whom the Father will send in my name, will teach you everything and remind you of all I have said to you' Jn 15,26.
The role of the Spirit is to teach, and remind all what Jesus had taught. Jesus told His disciples to keep His commandments, and that is a sign of their love for Him. He then asks the Father to give them the Holy Spirit. Our love for God must stem from Jesus, who is our source of life and love. Jesus demonstrates his love for the Father by abiding and remaining in the Father. He calls us to love Him by keeping His commandment. He, the Father, and the Spirit will come to dwell in our hearts. Those who keep that connection flowing will receive God's love that would make them children not of the world; but of God. They live in the world, but belong to God. The world is not their permanent residence; their true home-land is in heaven. They also know the purpose of their life in the world; that is to show God's love to others; and to make others disciples of Jesus. They do it by acts of charity, being kind, gentle, and hospitable.
Our love for God and love of the world is not the same. The world in this context is not the created world, but rather the hostile world. It includes people who anti-Christ; and His disciples. People are free to love God or to be anti-God. Whoever refuses to love God, that person belongs to the world; and his decision becomes his own judge.
Love is a part of life, and is the source of life. To love God means to keep His commandment and that makes our love alive. It is alive and active because it receives life from God. God's love has no end; while the hostile world has an end. Those who love the world will die when their world collapses. Those who love God will receive God's everlasting life. Choosing God's love will receive more love; choosing the world, life is withered when it drains dry one's energy.
Jesus foretold His disciples, not once but several times before anything that was going to happen to Him. It is either good or evil; nothing is out of His control. He told them about His Passion, the coming of the Spirit, and His Ascension.
'I told you this now before it happen, so that when it does happen you may believe.' Jn 14,29.
We pray to have faith and love in Jesus who is our life and love.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
12 Hoa Trái của Chúa Thánh Linh
Thanh Quảng sdb
04:21 15/05/2023
12 Hoa Trái của Chúa Thánh Linh
(Aleteia - Stefano Valeri)
Sách Giáo lý dậy chúng ta biết Chúa Thánh Thần ban chúng cho chúng ta như là “hoa trái đầu mùa của vinh quang trường cửu” - vì vậy chúng thực sự là khởi đầu của thiên đàng, được trải nghiệm trên trái đất này.
Ta suy gẫm về Chúa Thánh Thần một cách đặc biệt vì vai trò không thể thiếu của Chúa Thánh Thần trong việc đồng hóa tôi với Chúa Giêsu Kitô, mà tôi cho đó là cứu cánh của cuộc sống.
Đặc biệt, gần đây tôi đã tập trung vào những hoa trái của Chúa Thánh Linh, mà tôi thấy được diễn đạt tuyệt vời chính xác những điều tôi muốn và cần trong cuộc sống của mình. Giáo lý dậy rằng Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như là “hoa trái đầu mùa của vinh quang trường cửu” vì vậy chúng là khởi đầu của thiên đàng, được trải nghiệm trên mặt đất.
Chúng ta có thể dùng hình ảnh gia đình để diễn tả ơn Chúa Thánh Thần như hai đứa con của tôi là những tấm gương tuyệt vời về “bác ái, bình an và niềm vui,” ba hoa quả đầu tiên của Chúa Thánh Thần.
Tôi có hai cô con gái dễ thương, luôn sẵn sàng giúp đỡ; luôn vượt lên trên những xích mích trong gia đình; vui vẻ, luôn sẵn sàng cổ súy và hỗ trợ người khác.
Một trong hai cô muốn làm việc cho hãng hàng không tại sân bay, dù biết rằng cô ấy có thể giữ bình thản khi đối phó với một khách hàng khó tính và cáu kỉnh. Một cô khác đang làm việc y tế, mà tôi xác tín rằng cô ấy sẽ làm những gì cô ấy đã làm cho chúng tôi, giảm thiểu đi những gì tồi tệ và củng cố sức mạnh của người khác.
Hai con tôi là biểu tượng của tôi về lòng “bác ái, hòa bình và niềm vui.”
Khi nghĩ đến “sự kiên nhẫn, tử tế và tốt bụng”, tôi hình dung ra hai đứa con khác của mình.
Một người biết chịu đựng rất nhiều với phẩm giá cao cả, và rất giỏi trong việc chấp nhận mọi sự một cách dịu hiền những gì cô ấy không thể thay đổi. Cô ấy không đáp lại những lời chỉ trích bằng những lời chỉ trích, và nếu một cuộc trò chuyện trở nên tiêu cực, cô ấy liền từ khước tham gia.
Hoặc tôi cũng có thể tìm thấy nơi một trong những người con trai của tôi: Một cậu luôn cố gắng tập trung anh em mình lại, luôn đáp lại một lời tức giận bằng một phản ứng tử tế và luôn tìm những gì tốt nhất cho người khác.
Ai là tấm gương kiên nhẫn, tử tế và tốt lành của bạn? Mẹ Teresa là một ứng viên sáng giá. Thánh nữ không bao giờ tự mãn, luôn kiên nhẫn; khác xa với một kẻ dễ dãi, luôn tử tế.
Trong đời, thánh nữ luôn là người phục vụ trong bất luận hoàn cảnh nào; thánh nữ luôn khiêm hạ vượt qua những khác biệt; và tận tâm hành động để hoàn thành công việc một cách tốt đẹp.
Những đức tính này đặc biệt thể hiện khi gia đình tôi phải đối diện với một thảm họa y tế. Người con của tôi đã quảng đại dành thời giờ, để xoa dịu những đau buồn, và sau đó cô tiếp tục ở lại bệnh viện để giúp đỡ tha nhân. Tôi nhận thấy hai người em của người con ấy cũng theo gót chân của cô ấy.
Nếu bạn không kiếm đươc một ai đó như thế trong đời, thì cũng có nhiều vị thánh phù hợp với tiêu chí “quảng đại, dịu dàng và trung thành”. Cha nghĩ đến Cha Emil Kapaun, người đã xả thân vì đàn chiên, cho những người bạn tù chiến tranh cho họ hy vọng, dù chỉ một chút hy vọng, một lời cầu nguyện hoặc một món quà mà bạn có được dù phải đương đầu với bóng tối và giá lạnh.
Cuối cùng là “sự khiêm tốn, tự chủ và trinh khiết đã chiến thắng.”
Ở đây, tôi nghĩ về hai người con trai khác, những người đã cống hiến hết mình để giúp đỡ các bạn của họ. Các chàng trai là những người trẻ hiểu rõ bản thân, phục vụ và cống hiến hết mình cho những gì tốt nhất cho người khác.
Một người theo đuổi đời sống tôn giáo một cách chân thành và mãnh liệt, còn người khác thì yên bác, giảng dạy thần học cho các bạn trang lớp và đồng hành với họ một cách đích thực.
Tất nhiên, những vị thánh phù hợp với tiêu chí trên bao gồm cả Thánh Giuse và Đức Mẹ. Và họ có thể là tấm gương cho bạn như là 12 hoa trái của Chúa Thánh Linh.
(Aleteia - Stefano Valeri)
Sách Giáo lý dậy chúng ta biết Chúa Thánh Thần ban chúng cho chúng ta như là “hoa trái đầu mùa của vinh quang trường cửu” - vì vậy chúng thực sự là khởi đầu của thiên đàng, được trải nghiệm trên trái đất này.
Ta suy gẫm về Chúa Thánh Thần một cách đặc biệt vì vai trò không thể thiếu của Chúa Thánh Thần trong việc đồng hóa tôi với Chúa Giêsu Kitô, mà tôi cho đó là cứu cánh của cuộc sống.
Đặc biệt, gần đây tôi đã tập trung vào những hoa trái của Chúa Thánh Linh, mà tôi thấy được diễn đạt tuyệt vời chính xác những điều tôi muốn và cần trong cuộc sống của mình. Giáo lý dậy rằng Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như là “hoa trái đầu mùa của vinh quang trường cửu” vì vậy chúng là khởi đầu của thiên đàng, được trải nghiệm trên mặt đất.
Chúng ta có thể dùng hình ảnh gia đình để diễn tả ơn Chúa Thánh Thần như hai đứa con của tôi là những tấm gương tuyệt vời về “bác ái, bình an và niềm vui,” ba hoa quả đầu tiên của Chúa Thánh Thần.
Tôi có hai cô con gái dễ thương, luôn sẵn sàng giúp đỡ; luôn vượt lên trên những xích mích trong gia đình; vui vẻ, luôn sẵn sàng cổ súy và hỗ trợ người khác.
Một trong hai cô muốn làm việc cho hãng hàng không tại sân bay, dù biết rằng cô ấy có thể giữ bình thản khi đối phó với một khách hàng khó tính và cáu kỉnh. Một cô khác đang làm việc y tế, mà tôi xác tín rằng cô ấy sẽ làm những gì cô ấy đã làm cho chúng tôi, giảm thiểu đi những gì tồi tệ và củng cố sức mạnh của người khác.
Hai con tôi là biểu tượng của tôi về lòng “bác ái, hòa bình và niềm vui.”
Khi nghĩ đến “sự kiên nhẫn, tử tế và tốt bụng”, tôi hình dung ra hai đứa con khác của mình.
Một người biết chịu đựng rất nhiều với phẩm giá cao cả, và rất giỏi trong việc chấp nhận mọi sự một cách dịu hiền những gì cô ấy không thể thay đổi. Cô ấy không đáp lại những lời chỉ trích bằng những lời chỉ trích, và nếu một cuộc trò chuyện trở nên tiêu cực, cô ấy liền từ khước tham gia.
Hoặc tôi cũng có thể tìm thấy nơi một trong những người con trai của tôi: Một cậu luôn cố gắng tập trung anh em mình lại, luôn đáp lại một lời tức giận bằng một phản ứng tử tế và luôn tìm những gì tốt nhất cho người khác.
Ai là tấm gương kiên nhẫn, tử tế và tốt lành của bạn? Mẹ Teresa là một ứng viên sáng giá. Thánh nữ không bao giờ tự mãn, luôn kiên nhẫn; khác xa với một kẻ dễ dãi, luôn tử tế.
Trong đời, thánh nữ luôn là người phục vụ trong bất luận hoàn cảnh nào; thánh nữ luôn khiêm hạ vượt qua những khác biệt; và tận tâm hành động để hoàn thành công việc một cách tốt đẹp.
Những đức tính này đặc biệt thể hiện khi gia đình tôi phải đối diện với một thảm họa y tế. Người con của tôi đã quảng đại dành thời giờ, để xoa dịu những đau buồn, và sau đó cô tiếp tục ở lại bệnh viện để giúp đỡ tha nhân. Tôi nhận thấy hai người em của người con ấy cũng theo gót chân của cô ấy.
Nếu bạn không kiếm đươc một ai đó như thế trong đời, thì cũng có nhiều vị thánh phù hợp với tiêu chí “quảng đại, dịu dàng và trung thành”. Cha nghĩ đến Cha Emil Kapaun, người đã xả thân vì đàn chiên, cho những người bạn tù chiến tranh cho họ hy vọng, dù chỉ một chút hy vọng, một lời cầu nguyện hoặc một món quà mà bạn có được dù phải đương đầu với bóng tối và giá lạnh.
Cuối cùng là “sự khiêm tốn, tự chủ và trinh khiết đã chiến thắng.”
Ở đây, tôi nghĩ về hai người con trai khác, những người đã cống hiến hết mình để giúp đỡ các bạn của họ. Các chàng trai là những người trẻ hiểu rõ bản thân, phục vụ và cống hiến hết mình cho những gì tốt nhất cho người khác.
Một người theo đuổi đời sống tôn giáo một cách chân thành và mãnh liệt, còn người khác thì yên bác, giảng dạy thần học cho các bạn trang lớp và đồng hành với họ một cách đích thực.
Tất nhiên, những vị thánh phù hợp với tiêu chí trên bao gồm cả Thánh Giuse và Đức Mẹ. Và họ có thể là tấm gương cho bạn như là 12 hoa trái của Chúa Thánh Linh.
Các chính phủ châu Âu bênh vực Đức Hồng Y Thượng phụ Sako của Iraq
Thanh Quảng sdb
17:57 15/05/2023
Các chính phủ châu Âu bênh vực Đức Hồng Y Thượng phụ Sako của Iraq
Đại diện 11 quốc gia châu Âu khẳng định sự ủng hộ Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, người đứng đầu Giáo hội Chaldean của Iraq, trước một chiến dịch truyền thông xã hội chống lại ngài.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Mười một quốc gia châu Âu, cùng với Liên minh châu Âu, đã đưa ra một tuyên cáo vào tối Chủ nhật khẳng định sự ủng hộ của họ dành cho Đức Hồng Y Thượng phụ Louis Raphaël Sako của Iraq.
Đức Thượng phụ – người đứng đầu Giáo hội Chaldean của Iraq, và được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào năm 2018 – đang phải đối diện với những chỉ trích về những bình luận liên quan đến đại diện chính trị cho thiểu số Công Giáo lâu đời ở Iraq.
Tuyên bố hôm Chủ nhật bày tỏ “tình đoàn kết” của các chính phủ châu Âu với Thượng phụ Sako, và nhấn mạnh tầm quan trọng của “những nỗ lực bảo vệ quyền tự do của các Kitô hữu trên mảnh đất mà họ đã sinh sống trong hai thiên niên kỷ”.
Tuyên cáo
Vào tối Chủ nhật, Đức Thượng phụ Sako đã tiếp một phái đoàn gồm các đại sứ và phó đại sứ của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Liên minh Châu Âu.
Họ cùng nhau đưa ra một tuyên cáo ủng hộ Đức Thượng phụ, với sự chấp thuận của các đại sứ Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Romania, Thụy Điển và Hungary.
Trong tuyên cáo, các đại sứ tại Iraq lưu ý rằng họ đã đến thăm Đức Hồng Y “để bày tỏ tình đoàn kết của họ trước các cuộc tấn công công khai gần đây chống lại cá nhân của ĐHY và mối quan tâm của họ đối với các Kitô hữu và các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Iraq”.
Tất cả ca ngợi “những nỗ lực của Đức Thượng phụ bảo vệ quyền của các Kitô hữu trên mảnh đất mà họ đã sinh sống trong hai thiên niên kỷ qua”.
Tuyên cáo tiếp tục kêu gọi các Kitô hữu của Iraq hãy hợp tác với nhau, vì “những phản biện hiện tại không giúp ích gì cho vai trò của họ trong xã hội Iraq”, và hy vọng những “vấn đề sẽ được khắc phục và sự hợp tác ngày càng lớn mạnh giữa các Giáo hội.”
Các vị đại sứ kết thúc lời tuyên cáo bằng cách tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với “sự hiểu biết và đối thoại hòa bình giữa các thành phần khác nhau của dân chúng Iraq” và “việc bảo tồn sự đa dạng của Đất nước, vốn là một trong những tài sản chính yếu của đất nước.”
Cuộc xung đột
Các cuộc tấn công vào Thượng phụ Sako bắt đầu sau khi ngài nhận xét về Phong trào Babylon, một đảng phái chính trị tuyên bố đại diện cho thiểu số Công Giáo ở Iraq.
Phong trào hiện chiếm bốn trong số năm ghế quốc hội mà hiến pháp Iraq đảm bảo dành cho Kitô hữu.
Tuy nhiên, Thượng phụ Sako, cùng với các nhân vật Công Giáo khác, cho rằng những tuyên cáo của họ về việc liên kết với Giáo hội Chaldean là không thật và họ không đại diện cho những người Công Giáo của đất nước. Các thành viên của Phong trào Babylon đã dấy lên những lời chỉ trích đối với Thượng phụ Sako.
Không chỉ các chính phủ châu Âu đứng ra bảo vệ Đức Thượng Phụ mà thôi, mà vào ngày 8 tháng 5, Thủ tướng của khu vực người Kurd ở Iraq cũng tuyên bố ủng hộ ĐHY, vị lãnh đạo Giáo hội Chaldean, nhấn mạnh sự cần thiết phải "cải thiện tình hình của những người theo đạo Công Giáo" ở nước này.
Đại diện 11 quốc gia châu Âu khẳng định sự ủng hộ Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, người đứng đầu Giáo hội Chaldean của Iraq, trước một chiến dịch truyền thông xã hội chống lại ngài.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Mười một quốc gia châu Âu, cùng với Liên minh châu Âu, đã đưa ra một tuyên cáo vào tối Chủ nhật khẳng định sự ủng hộ của họ dành cho Đức Hồng Y Thượng phụ Louis Raphaël Sako của Iraq.
Đức Thượng phụ – người đứng đầu Giáo hội Chaldean của Iraq, và được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào năm 2018 – đang phải đối diện với những chỉ trích về những bình luận liên quan đến đại diện chính trị cho thiểu số Công Giáo lâu đời ở Iraq.
Tuyên bố hôm Chủ nhật bày tỏ “tình đoàn kết” của các chính phủ châu Âu với Thượng phụ Sako, và nhấn mạnh tầm quan trọng của “những nỗ lực bảo vệ quyền tự do của các Kitô hữu trên mảnh đất mà họ đã sinh sống trong hai thiên niên kỷ”.
Tuyên cáo
Vào tối Chủ nhật, Đức Thượng phụ Sako đã tiếp một phái đoàn gồm các đại sứ và phó đại sứ của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Liên minh Châu Âu.
Họ cùng nhau đưa ra một tuyên cáo ủng hộ Đức Thượng phụ, với sự chấp thuận của các đại sứ Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Romania, Thụy Điển và Hungary.
Trong tuyên cáo, các đại sứ tại Iraq lưu ý rằng họ đã đến thăm Đức Hồng Y “để bày tỏ tình đoàn kết của họ trước các cuộc tấn công công khai gần đây chống lại cá nhân của ĐHY và mối quan tâm của họ đối với các Kitô hữu và các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Iraq”.
Tất cả ca ngợi “những nỗ lực của Đức Thượng phụ bảo vệ quyền của các Kitô hữu trên mảnh đất mà họ đã sinh sống trong hai thiên niên kỷ qua”.
Tuyên cáo tiếp tục kêu gọi các Kitô hữu của Iraq hãy hợp tác với nhau, vì “những phản biện hiện tại không giúp ích gì cho vai trò của họ trong xã hội Iraq”, và hy vọng những “vấn đề sẽ được khắc phục và sự hợp tác ngày càng lớn mạnh giữa các Giáo hội.”
Các vị đại sứ kết thúc lời tuyên cáo bằng cách tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với “sự hiểu biết và đối thoại hòa bình giữa các thành phần khác nhau của dân chúng Iraq” và “việc bảo tồn sự đa dạng của Đất nước, vốn là một trong những tài sản chính yếu của đất nước.”
Cuộc xung đột
Các cuộc tấn công vào Thượng phụ Sako bắt đầu sau khi ngài nhận xét về Phong trào Babylon, một đảng phái chính trị tuyên bố đại diện cho thiểu số Công Giáo ở Iraq.
Phong trào hiện chiếm bốn trong số năm ghế quốc hội mà hiến pháp Iraq đảm bảo dành cho Kitô hữu.
Tuy nhiên, Thượng phụ Sako, cùng với các nhân vật Công Giáo khác, cho rằng những tuyên cáo của họ về việc liên kết với Giáo hội Chaldean là không thật và họ không đại diện cho những người Công Giáo của đất nước. Các thành viên của Phong trào Babylon đã dấy lên những lời chỉ trích đối với Thượng phụ Sako.
Không chỉ các chính phủ châu Âu đứng ra bảo vệ Đức Thượng Phụ mà thôi, mà vào ngày 8 tháng 5, Thủ tướng của khu vực người Kurd ở Iraq cũng tuyên bố ủng hộ ĐHY, vị lãnh đạo Giáo hội Chaldean, nhấn mạnh sự cần thiết phải "cải thiện tình hình của những người theo đạo Công Giáo" ở nước này.
Tài liệu sau cùng của Phiên họp lục địa Châu Phi về tính đồng nghị
Vũ Văn An
19:32 15/05/2023
Giống phần lớn các tài liệu sau cùng của các châu lục khác, trong phần Dẫn nhập, Tài liệu sau cùng của Châu Phi và Madagascar cũng đề cập tới các giai đoạn của diễn trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về tính đồng nghị.
Phiên họp lục địa Châu Phi được khai diễn tại Addis Ababa, Ethiopia từ ngày 1 tới ngày 6 tháng 3, năm 2023, mang lại với nhau khoảng 209 người bao gồm các Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ, và tín hữu giáo dân, với số lượng tín hữu giáo dân đông hơn. Đây là một dịp cho một sự lắng nghe có tính bao gồm trong đó, sử dụng Phương pháp Đàm luận Thiêng liêng, mọi người đều có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về Tính đồng nghị, được hướng dẫn bởi Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa. Trong năm ngày, Gia đình Giáo hội của Thiên Chúa tại Châu Phi, qua các đại diện của lục địa, đã cầu nguyện, lắng nghe và suy tư về cung cách mới để trở thành một Giáo hội ngày nay, tức là cung cách đồng nghị. Đây là một hành trình đồng nghị thiêng liêng của Gia đình Giáo hội Thiên Chúa ở Châu Phi, một cơ hội để thực hành tính đồng nghị trong thực tế. Vào cuối buổi họp, Phiên họp đã thông qua Tài liệu Cuối cùng và chính thức thông qua nó làm Tài liệu cho Giáo hội Châu Phi.
Trong tinh thần hợp đoàn, tất cả các Hồng Y và Giám mục đã ngồi lại với nhau trong một cuộc họp khác vào ngày cuối cùng của Phiên họp để đánh giá toàn bộ diễn trình Thượng Hội đồng. Các ngài bày tỏ sự hài lòng về diễn trình này, đặc biệt là về tinh thần gia đình nổi bật khắp Phiênhọp. Đồng thời, các ngài đã thông qua Tài liệu Cuối cùng và nhất trí thông qua nó làm Tài liệu Cuối cùng cho Hội đồng Thượng Hội đồng Lục địa Châu Phi.
Diễn tiến Phiên họp Lục địa Châu Phi
Khi khai mạc buổi làm việc đầu tiên tại Accra, mục đích của buổi làm việc đã được đưa ra như sau:
• Để hiểu nhau hơn, một lối sống tính đồng nghị cách cụ thể.
• Đi vào sự hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ trong diễn trình cầu nguyện sâu xa hơn, lắng nghe và biện phân để nghe những gì Chúa Thánh Thần đang nói với Giáo hội.
• Lắng nghe những gì người dân Châu Phi nói trong năm đầu tiên của Thượng hội đồng.
• Đọc lại Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa trong bối cảnh Giáo hội ở Châu Phi.
Phương pháp được sử dụng trong công việc là Phương pháp Đàm luận thiêng liêng. Phương pháp này không quen thuộc với hầu hết những người tham gia. Do đó, nó đã được dạy cho nhóm.
Sau khi học được phương pháp, nhóm đã thực hành nó trong những ngày còn lại của buổi làm việc khởi đầu từ ngày đầu tiên. Buổi tối của ngày đầu tiên được dành cho các khía cạnh thực tế của phương pháp. Năm nhóm đã được thành lập và được yêu cầu đưa ra “những ấn tượng đích thân của họ từ các bản tóm tắt và tổng hợp của khu vực: dân Chúa từ Giáo hội ở Châu Phi đã nói gì trong năm đầu tiên của thượng hội đồng?” Phiên họp kết thúc với các báo cáo của các nhóm khác nhau về kết quả suy nghĩ của họ về câu hỏi.
Ngày thứ hai của phiên họp được dành cho việc nghiên cứu Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa. Điều này đã được thực hiện với hai bài trình bày về các đại cương chính và luận lý học của tài liệu. Sau phần trình bày, những người tham gia được dành thời gian để cầu nguyện, suy gẫm và đích thân nghiên cứu tài liệu. Sau đó, phiên họp buổi tối dành cho việc nghiên cứu nhóm về các tài liệu, tập trung vào:
• Các trực giác vang dội mạnh mẽ nhất với kinh nghiệm sống và thực tế của Giáo hội trên lục địa Châu Phi.
• Các câu hỏi hoặc vấn đề cần được giải quyết và xem xét trong bước tiếp theo của diễn trình.
• Các ưu tiên, các chủ đề được nhắc đi nhắc lại, và lời kêu gọi hành động có thể chia sẻ được với các Giáo hội địa phương khác trên khắp thế giới và được thảo luận trong phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng vào tháng 10 năm 2023.
Kinh nghiệm đồng nghị ở giai đoạn lục địa
Cuộc gặp gỡ như một kinh nghiệm cụ thể của những người châu Phi về tính đồng nghị bằng cách làm việc và hành trình cùng nhau trong năm ngày đã giúp chúng tôi nhận thức được một số trực giác thường vang vọng từ quốc gia này sang quốc gia khác và nêu lên một số câu hỏi thích đáng liên quan đến tính đồng nghị.
1. Các trực giác
Lời cầu nguyện và suy gẫm của chúng tôi về Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa đã làm nảy sinh những trực giác sau đây từ hậu cảnh châu Phi của chúng tôi:
1. Giáo hội tại Châu Phi đã sống tính đồng nghị từ thời Công đồng Vatican II. Thành quả của điều này được thấy trong việc hình thành Hội nghị Chuyên đề Các Hội đồng Giám mục châu Phi và Madagascar (SECAM) và các Hội đồng Giám mục khu vực khác trong và ngay sau Công đồng.
Một số tài liệu quan trọng về và từ Châu Phi cũng là hoa trái của tính đồng nghị. Chúng bao gồm Ecclesia in Africa [Giáo Hội ở Châu Phi] (1995), Africae Munus [nhiệm vụ của Châu Phi] (2011) và Tài liệu Kampala (2019).
Các cộng đồng Kitô giáo Nhỏ là thành quả của tính đồng nghị ở cấp cơ sở nơi mọi người sống và hành động cùng nhau với những mối quan tâm chung về đức tin.
2. Hình ảnh cái lều như là hình ảnh chính cho Tính đồng nghị “mở rộng không gian của cái lều của bạn” (Is. 54:2) đã bị nhiều người tranh cãi kịch liệt, những người liên kết hình ảnh này với các tình huống chiến tranh, di tản và tị nạn.Phiên họp thích hình ảnh Gia đình Thiên Chúa hơn, nơi mọi người đều có vị trí và trách nhiệm của mình theo 'các giá trị gia đình' (mặc dù không có sự đồng nhất về những gì giá trị gia đình bao gồm ở tất cả các quốc gia).
3. Lắng nghe là một thái độ của Thượng hội đồng và Giáo hội phải là một Giáo hội lắng nghe nếu muốn tiếp tục có tính đồng nghị. Tuy nhiên, các thực tại được lắng nghe không phải lúc nào cũng như nhau: các vấn đề gia đình, Giáo Hội, quốc gia, các vấn đề xã hội, các vấn đề tâm linh, v.v., thường khác nhau về cách giải thích hoặc tầm quan trọng xã hội.
Lắng nghe giúp mang lại sự chữa lành cho những người bị thương tích. Việc lắng nghe mời gọi chúng ta đến với một cách khác để cử hành phụng vụ của chúng ta một cách đích thực về mặt văn hóa. Áp dụng văn hóa lắng nghe vào việc cử hành phụng vụ sẽ giúp đặt người dân lên hàng đầu, tăng cường sự tham gia tích cực của họ và khiến họ trở thành tác nhân hơn là khán giả.
Giáo hội lắng nghe tất cả mọi người, nhưng lắng nghe gây xáo trộn theo cách đôi khi Giáo hội bị choáng ngợp đến mức một số người cảm thấy Giáo hội không lắng nghe, hoặc ít nhất chỉ chọn những tiếng nói đáng kể. Nhiều người muốn Giáo hội lắng nghe mọi người và đưa ra giải pháp cho mọi vấn đề của xã hội, do đó, đã nhầm lẫn vai trò của Giáo hội với vai trò của Nhà nước và chính phủ.
Lắng nghe không chỉ là lắng nghe người ta. Nó liên quan đến việc lắng nghe văn hóa địa phương với sự các năng động tính của tinh thần đồng trách nhiệm và với ý thức rằng văn hóa luôn năng động và biến triển. Giáo hội ở Châu Phi là kết quả của những nỗ lực của các nhà truyền giáo phương Tây. Giáo hội đến với việc một nền văn hóa đi vào một nền văn hóa khác. Tính đồng nghị sẽ giúp lắng nghe những thực hành văn hóa đã bị phớt lờ, lên án hoặc đàn áp bởi nền văn hóa phương Tây, qua đó Tin Mừng đã được rao giảng cho người châu Phi. Những thực hành văn hóa này, một số bị ảnh hưởng và thay đổi sâu sắc bởi văn hóa phương Tây và Kitô giáo, tiếp tục ảnh hưởng đến cách các Kitô hữu sống Tin Mừng. Do đó, chúng nên được lắng nghe để tích hợp, thanh tẩy hoặc loại bỏ một cách tập thể dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về những đòi hỏi cấp bách của Tin Mừng.
4. Sự cần thiết phải có sự tham gia của phụ nữ, thanh niên và những người gặp khó khăn về thể chất vào đời sống của Giáo hội là một trực giác khác được thể hiện mạnh mẽ trong Tài liệu.
Phụ nữ chiếm một tỷ lệ phần trăm lớn hơn trong số các tín hữu tích cực của Giáo hội. Họ thực hiện những đóng góp có ý nghĩa cho đời sống và sứ mệnh của Giáo hội. Nhiều người trong số họ cảm thấy họ không được dành một vị trí thỏa đáng trong các cơ cấu đưa ra quyết định của Giáo hội. Có lời kêu gọi phải tạo ra nhiều cơ hội và cơ cấu hơn để phụ nữ làm nhiều việc hơn trong Giáo hội.
Giới trẻ cũng phàn nàn rằng họ muốn được hiển thị nhiều hơn trong đời sống của Giáo hội. Một ý tưởng được cảm nhận mạnh mẽ là ý niệm ưu tiên chọn giới trẻ. Có lời kêu gọi phải thích ứng các hoạt động và cử hành của Giáo hội với các phong cách có thể thu hút và duy trì giới trẻ trong Giáo hội.
Nhu cầu tăng cường sự tham gia của người khuyết tật vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội cũng được nêu rõ trong Tài liệu. Giáo hội nên đề phòng cách xã hội có xu hướng gạt họ sang một bên. Họ thường bị coi là không có nhiều điều để cống hiến dựa trên quan niệm sai lầm rằng đời sống của họ kém giá trị hơn những người khác. Nếu tạo được cơ hội thích hợp, họ có thể cảm thấy như ở nhà trong Giáo hội và có thể đóng góp cho sự tiến bộ và tăng trưởng của Giáo hội. Điều này đòi hỏi phải có những sáng kiến, việc đào tạo và cơ cấu đặc biệt để giúp họ có một vị trí nổi bật trong Giáo hội.
5. Rõ ràng là có những thế lực trần tục chống lại sứ mệnh của Giáo hội. Những lực lượng như vậy bao gồm các ý thức hệ và các chính sách kinh tế hoặc chính trị có hại cho các tín lý đức tin. Một số lực lượng này ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo Giáo hội và gây áp lực lên các nhà thần học với ý định làm loãng nội dung đức tin. Có lời kêu gọi Giáo hội Đồng nghị tỉnh thức trước những ảnh hưởng như vậy và tiếp tục tập trung vào Lời Chúa và truyền thống vững chắc của Giáo hội.
6. Tính đồng nghị thu hút sự chú ý của mọi người đối với nhu cầu đồng trách nhiệm – làm cho việc học cách đồng hành với nhau qua lắng nghe, biện phân và đối thoại trở nên thích hợp.
Nhiều người bày tỏ quan điểm này là: các quyết định trong Giáo hội đôi khi được đưa ra mà không có đối thoại đầy đủ, nhưng tính đồng nghị đòi hỏi mọi người đều quan trọng và có trách nhiệm. Việc công nhận giá trị của mọi người trong một cộng đồng Kitô giáo đòi hỏi phải xem xét ý kiến của họ để có sự biện phân và quyết định đúng đắn.
7. Giáo hội Đồng nghị nên tìm cách cân bằng những nỗ lực của mình trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống của người dân bằng các khía cạnh tâm linh. Ý tưởng này xuất phát từ kinh nghiệm của một số người tin rằng Giáo hội dường như tập trung vào nhu cầu tinh thần của họ nhiều hơn là nhu cầu vật chất cụ thể. Giống như Chúa Giêsu cho người đói ăn, Giáo hội Đồng nghị nên học cách cân bằng giữa việc chăm sóc các vấn đề tâm linh với việc chăm sóc các vấn đề vật chất.
8. Sự nhạy cảm hóa về tính đồng nghị gắn liền với việc truyền bá tin mừng: từ hình ảnh Giáo hội như một Gia đình của Thiên Chúa, nơi những nỗ lực cần được thực hiện để đáp ứng tất cả những ai mong muốn như vậy và ngay cả những người cố tình ở bên ngoài dẫn đến trực giác cho rằng tính bao gồm nên được hài hòa với việc hoán cải, bởi vì cùng nhau bước đi trong hiệp thông, tham gia và sứ mệnh không thể tách rời khỏi việc rao giảng Tin Mừng. Sứ mệnh của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô đến tận cùng trái đất phải dựa trên nhu cầu giúp người ta từ bỏ những nếp sống cũ không phù hợp với Lời Chúa và đón nhận chân lý của Tin Mừng.
9. Cần có sự cởi mở của tất cả người Công Giáo đối với việc đào tạo liên tục. Việc hiểu Giáo hội Đồng nghị như một Giáo hội đồng hành với mọi người đòi hỏi phải đào tạo hàng giáo sĩ và giáo dân về ý thức mới này. Các mục tử dẫn dắt dân Chúa phải là những người đầu tiên thấm nhuần não trạng Đồng nghị và áp dụng nó vào đời sống và sứ vụ của họ. Có nhu cầu cấp thiết đối với các chương trình giáo dục và đào tạo dành cho hàng giáo sĩ và giáo dân để bắt đầu sự hoán cải cần thiết nhằm thấm nhuần nền văn hóa mới cùng nhau bước đi như một Giáo hội Đồng nghị, đặc biệt là ở bình diện Giáo hội địa phương. Việc đào tạo này nên liên quan đến việc đào tạo nhận được trong các chủng viện, để các mục tử tương lai sẵn sàng đón nhận nền văn hóa mới là cùng nhau bước đi và có được khả năng lắng nghe Thần Khí của Thiên Chúa và lắng nghe người ta.
10. Một số người cảm thấy rằng Giáo hội Đồng nghị nên bớt bảo thủ hơn và có can đảm tự kiểm điểm xem mình đã chấp nhận những ý tưởng mới ra sao. Nền văn hóa mới của Giáo hội Đồng nghị sẽ đòi hỏi rất nhiều sự cởi mở và thái độ học hỏi từ Giáo hội, để duy trì tính liên quan trong thế giới. Tuy nhiên, một số người cảm thấy Giáo hội không nên quá cởi mở với mọi ý tưởng mới vì một số ý tưởng được tri nhận là không tốt cho việc cải thiện thế giới. Trong những trường hợp như vậy, Giáo hội thậm chí phải có can đảm để đi ngược lại một số luồng tư tưởng. Phần lớn tùy thuộc tri nhận của các Kitô hữu– một số có đầy đủ hiểu biết, số khác thì kém hơn – về các lực lượng xã hội mới và mức độ theo đó, các ý tưởng thách thức quan điểm chính thức của Giáo hội có thể có điểm hợp lệ thì cần phải được biện phân một cách cởi mở và thấu đáo hơn.
11. Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương cũng được viện dẫn như một khía cạnh không thể thiếu trong sứ mệnh của Giáo hội đồng nghị.
12. Mở cửa gia đình có nghĩa là tiếp nhận những người cảm thấy bị gạt ra bên lề, ví dụ, những người có hôn nhân đa thê, ly dị và tái hôn, và cha mẹ đơn thân. Nhiều người bày tỏ mong muốn xem xét lại lập trường của Giáo hội đối với những người coi mình chính thức bị gạt ra ngoài lề xã hội do hoàn cảnh gia đình bất thường. Làm thế nào để sự cởi mở của gia đình áp dụng cho những người như vậy trong tinh thần đồng nghị, một tinh thần vốn khuyến khích Giáo hội đồng hành với tất cả các tín hữu? Và chúng ta đã bỏ qua những sắp xếp gia hộ nào?
13. Về chủ nghĩa giáo sĩ trị, có một ý thức mới cho rằng chủ nghĩa giáo sĩ trị thậm chí hiện diện cả nơi giáo dân, những người dành tin tưởng cho hoặc chấp nhận mà không thắc mắc những gì linh mục nói. Một số linh mục có thể bị buộc tội là khép kín và hống hách thế nào, thì chủ nghĩa giáo sĩ trị nhập tâm vào giáo dân cũng được coi là thúc đẩy một nền văn hóa như vậy bằng cách không thực hiện vai trò thích hợp của họ trong Giáo hội và bằng cách nhường cho các linh mục gánh vác mọi gánh nặng lãnh đạo, giảng dạy và đưa ra mọi quyết định. Sự kính trọng này bị coi là một hình thức khác của chủ nghĩa giáo sĩ trị.
14. Cần phải đào sâu những suy tư về số 35 của Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa nói về giới trẻ liên quan đến việc đồng hành thực sự và nhu cầu giúp đỡ giới trẻ và gần gũi với họ trong thời điểm quan trọng của họ để giúp họ khám phá lại giá trị của hôn nhân. Quan tâm nhiều hơn đến giới trẻ trong Giáo hội bằng cách cung cấp nhiều chương trình đào tạo hơn để đào sâu đức tin của họ, cho họ tiếng nói và tạo cơ hội (thông qua những thay đổi về cấu trúc) cho phép giới trẻ mang những ý tưởng đổi mới đến Giáo hội ngày nay. Không quan tâm đến những vấn đề mà giới trẻ phải đối diện, chúng ta không thể đồng hành với nhau. Các vấn đề của giới trẻ vượt ra ngoài tôn giáo. Chúng ta cần suy nghĩ về các hệ thống chính trị và kinh tế đương thời như chủ nghĩa tư bản mới sẽ không những dẫn đến thất nghiệp mà còn dẫn đến việc cho nghỉ vì không còn cần đến nữa [redundancy] (do thiếu việc làm vì tiến bộ công nghệ).
15. Cần duy trì tinh thần đồng nghị trong Giáo hội quá Phiên họp Lục địa ở Addis Ababa. Nhiều vấn đề mang tính địa phương ở Châu Phi đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận và như vậy các vấn đề chỉ có thể được xử lý tại địa phương. Dựa trên điều này, có lời kêu gọi mỗi Giáo hội địa phương tiếp tục đào sâu kinh nghiệm về tính đồng nghị để phát triển một Giáo hội đồng nghị năng động hơn, vượt quá Phiên họp Đồng nghị của Lục địa.
16. Cống hiến sân khấu và nỗ lực có chủ ý để khắc phục việc gạt ra ngoài lề nền văn hóa của các nhóm thiểu số, đặc biệt là người dân bản địa. Nhiều chú tâm hơn đối với các vấn đề văn hóa như trong các số 55 và 56 của Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa. Cần phải đọc lại lịch sử của người dân bản địa và sau đó khôi phục, cổ vũ và tích hợp các thực hành văn hóa của họ vào phụng vụ. Đây là một quá trình hội nhập văn hóa thích hợp giúp tăng cường sự đa dạng, chuyển từ đa văn hóa sang liên văn hóa ở những nơi các thực hành khác nhau bổ sung và làm phong phú lẫn nhau.
17. Thâm hậu hóa số 88ff của Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa về Phụng vụ, một điều có vẻ có tính lý thuyết nhiều hơn. Diễn trình này có thể giúp làm nó thực tế hơn và nhạy cảm hơn với các khác biệt về văn hóa. Điểm nhấn mạnh ở đây là làm cho người ta tham gia tích cực hơn vào các buổi cầu nguyện phụng vụ và cộng đồng. Điều này sẽ đòi hỏi phải tiếp xúc sâu sắc với các cách thờ phượng theo văn hóa của người dân. Có lời kêu gọi làm cho Phụng vụ phù hợp với bối cảnh hơn.
18. Về mặt phụng vụ, Giáo hội nên tìm cách thực hiện khác đi, để những người đến tham dự các cử hành Phụng vụ cảm thấy họ thực sự được quan tâm và có cơ hội phát biểu bản thân và tham gia tích cực.
19. Hợp nhất Châu Phi: Có thể đặt câu hỏi và cố gắng giải quyết vấn đề mà không làm mất khả năng suy nghĩ và đạt được những gì chính chúng ta cần. Tiến hành đánh giá sâu sắc tất cả các tài liệu, chẳng hạn như Tài liệu Kampala, để chúng ta không cần tìm kiếm câu trả lời ở bên ngoài chúng ta. Ở bình diện liên đới, chúng ta còn yếu: một vấn đề ở Uganda nên là mối quan tâm của Algeria. Một Giáo hội châu Phi Đồng nghị nên có khả năng hợp nhất người châu Phi.
20. Các thẩm quyền Giáo hội cần phải tiếp xúc giới lãnh đạo chính trị của xã hội để vận động cho có một nền Quản trị và Công lý Tốt. Điều này được coi như một phần của nhiệm vụ truyền giáo là làm cho thế giới biết đến Chúa Kitô. Do đó, một Giáo hội Đồng nghị phải là một Giáo hội liên tục truyền giáo trong mọi chiều kích của hiện sinh con người.
2. Các câu hỏi hoặc vấn đề
Việc nghiên cứu kỹ Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa đặt ra một số câu hỏi và vấn đề cần được làm sáng tỏ. Chúng bao gồm:
1. Chúng ta đặt để cơ chế nào để cổ vũ việc tôn trọng các nền văn hóa đa dạng?
2. Giáo hội Đồng nghị tương cảm hơn như thế nào và đâu là các phương tiện của Giáo hội để cổ vũ tình liên đới cụ thể?
3. Có sự căng thẳng giữa sự hiểu biết sâu sắc về sự thật và nguyên tắc thương xót (đặc biệt là chấp nhận sự khác biệt, quan điểm thiểu số và bất đồng chính kiến), giữa việc thuộc về Giáo hội và không sống với tư cách là thành viên đầy đủ của Giáo hội, giữa quyền tự chủ và đồng-trách nhiệm. Chúng ta đối phó với nó thế nào?
4. Tính đồng nghị đưa chúng ta đến đâu khi chúng ta lắng nghe tiếng nói của những người khác nhau? Há điều này không dẫn chúng ta đến dân chủ sao? Như vậy, ranh giới giữa đối thoại, lắng nghe và ra quyết định và quy tắc của đa số chỉ là một ranh giới mong manh.
5. Mọi điều chúng ta nêu ra đều quan trọng. Giáo hội địa phương sẽ sử dụng ra sao tất cả những điểm được nêu ra trong các cuộc thảo luận của chúng ta?
6. Khi lắng nghe người khác, lắng nghe Chúa Thánh Thần và Lời Chúa, đâu là tiêu chuẩn để biện phân và phán đoán?
Kết luận
Sau khi lắng nghe các Giáo hội khác và kinh nghiệm của người Châu Phi, chúng tôi coi tám điểm sau đây là những ưu tiên cấp bách và thường xuyên mà điều quan trọng là phải tiếp tục biện phân ở bình diện Giáo hội hoàn vũ. Những điểm này liên quan trực tiếp đến cách thức sống tinh thần hiệp thông, tham gia và sứ mệnh của Thượng hội đồng.
1. Đào sâu tính đồng nghị Công Giáo theo các giá trị của Giáo hội là Gia đình của Thiên Chúa, nuôi dưỡng sự sống từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, dựa trên tinh thần đồng trách nhiệm, lòng hiếu khách Kinh thánh (Eph. 2:19), phẩm giá của trẻ em, phụ nữ và nam giới, và vươn tới toàn thể gia đình nhân loại và mọi tạo vật, từ các Cộng đồng Kitô hữu nhỏ cho đến bình diện Vatican.
Giáo Hội được xây dựng trên Lời Chúa, Thánh Truyền và Huấn Quyền. Phong cách Giáo hội Đồng nghị nên được thành lập dựa trên các Truyền thống và giáo huấn của Giáo hội mà qua đó Giáo hội đã tạo ra các giá trị từng vượt qua thử thách thời gian. Tính đồng nghị phải đứng trên những giá trị như vậy để có thể có một nền tảng vững chắc có thể dẫn Giáo hội đến sự đổi mới mong muốn, ngay cả khi chúng ta dựa trên Lý lẽ và Kinh nghiệm sống của tất cả các tín hữu.
2. Các tiếng nói và giá trị của người Châu Phi nên được xem xét khi xây dựng các tín lý và giáo huấn của Giáo Hội, các giá trị như gia đình, tình liên đới, đời sống cộng đồng, đối thoại tôn kính, lòng hiếu khách và tinh thần đồng trách nhiệm.
Người Châu Phi có trách nhiệm bình đẳng đối với các tín lý và giáo huấn của Giáo hội trong sự hợp tác với các Giáo hội địa phương khác (Êphêsô 2:19). Do đó, điều tối quan trọng là kinh nghiệm và các giá trị văn hóa không ngừng phát triển của họ được xem xét và các vấn đề của họ luôn được xem xét một cách bình đẳng. Điều này sẽ giúp họ sở hữu các giáo huấn và cam kết sống thực các giáo huấn này.
3. Cam kết của Giáo hội, Gia đình Thiên Chúa (Africae Munus, 1) đối với việc giải quyết xung đột, đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân kinh tế và việc khai thác bất hợp pháp các nguồn tài nguyên ở Châu Phi, đồng thời thúc đẩy Quản trị Tốt, Công lý và Hòa bình.
Hòa bình đã trở nên quá mong manh trong thời đại của chúng ta đến nỗi đôi khi, việc bảo đảm chấm dứt xung đột là điều khó khăn vì quyền lợi bất di bất dịch của các cường quốc can thiệp. Trong những tình huống như vậy, Giáo hội Đồng nghị cần phải tham gia vào việc vận động và đàm phán cụ thể cho hòa bình, đặc biệt là giữa các quốc gia và cộng đồng đang có chiến tranh. Giáo hội Đồng nghị nên nỗ lực hơn nữa để tạo ra các cơ chế hữu hiệu nhằm tham gia tích cực vào việc kiến tạo hòa bình ở bình diện quốc tế và địa phương theo cách của Chúa Kitô, Hoàng tử Hòa bình (Is. 9:6).
Tôn giáo cũng là một nguyên nhân gây ra xung đột ở Châu Phi. Mong muốn cổ vũ hòa bình cũng phải khiến Giáo hội cổ vũ phong trào đại kết và đối thoại liên tôn. Giáo hội Đồng nghị cần phải làm việc cùng với các cộng đồng đức tin khác trong việc thúc đẩy hòa bình và giải quyết xung đột trong việc xây dựng vương quốc của Thiên Chúa trên trái đất.
Điều rõ ràng là một trong những nguyên nhân chính của xung đột ở Châu Phi là thái độ thao túng của những người khai thác tài nguyên thiên nhiên. Giáo hội nên sát cánh với người dân và bảo đảm rằng không có việc khai thác nào mà không có sự đồng ý tự do, trước và có hiểu biết của người dân.
Giáo hội cũng nên phát huy việc quản trị tốt ở các quốc gia châu Phi, bao gồm cả việc đồng hành mục vụ với các tín hữu tham gia vào đời sống xã hội, kinh tế và chính trị.
4. Diễn trình đồng nghị cũng phải liên quan đến việc hội nhập văn hóa và canh tân phụng vụ để đáp ứng nguyện vọng, sự tham gia và sự phát triển chung của các tín hữu Châu Phi.
Hội nhập văn hóa giúp đức tin bén rễ trong đời sống và thực hành của người dân. Thờ phượng ở Châu Phi là một trải nghiệm không thể thiếu liên quan đến toàn bộ con người: tâm trí, tinh thần và thể xác. Những cách cử hành phụng vụ hiện tại đôi khi khiến nhiều người châu Phi không hài lòng. Một Giáo hội đồng nghị nên xem xét bản chất của người châu Phi để có một phụng vụ có tính tham gia nhiều hơn, phù hợp với thần học và tín lý phụng vụ chân chính.
5. Tính đồng nghị là cách để trở thành Giáo hội và do đó cần thiết phải đào tạo như một phương tiện để biến mô hình đồng nghị thành một mô hình mục vụ cho đời sống và thực hành của Giáo hội.
Cách hiểu mới về Giáo hội đồng nghị sẽ dẫn đến một cách hiểu mới và thực thi thẩm quyền trong Giáo hội như Chúa Giêsu (Lc 22:27). Cách hiểu mới này nhất thiết sẽ đòi hỏi việc đào tạo hàng giáo sĩ, những người thánh hiến và giáo dân trong việc thực hành sự lãnh đạo đồng nghị. Một câu ngạn ngữ châu Phi nói rằng “cây trồng phải được trồng trọt trong khi cỏ dại tự mọc lên”. Mô hình đồng nghị cần được gieo trồng trong đời sống dân Chúa. Mỗi nhóm phải sẵn sàng chào đón việc đào tạo liên tục theo cách thức đồng nghị của Giáo hội, bao gồm các giám mục, giáo sĩ, nam nữ giáo dân, giới trẻ và những người thánh hiến.
6. Tính đồng nghị phải củng cố tính phụ trợ trên mọi bình diện của đời sống Giáo hội để cổ vũ sự hòa nhập, tham gia và hiệp thông của tất cả các thành viên, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên và người khuyết tật.
Nguyên tắc phụ trợ giúp mỗi nhóm tự chủ đóng góp hạn ngạch của mình vào việc phát triển xã hội và đối phó với những thách thức mục vụ địa phương. Điều này nên áp dụng vào các hoạt động của Giáo hội đồng nghị trong tất cả các chiều kích của nó.
Phụ nữ chiếm tỷ lệ phần trăm lớn hơn trong số các tín hữu tích cực của Giáo hội. Họ tiếp tục đóng góp to lớn cho Giáo hội ở Châu Phi. Tuy nhiên, không có đủ cơ cấu để khuyến khích và tăng cường sự tham gia của họ, đặc biệt là trong các diễn trình và diễn đàn ra quyết định của Giáo hội. Theo nguyên tắc phụ trợ, Giáo hội ở Châu Phi mong muốn rằng các diễn đàn chính thức cho sự tham gia của phụ nữ trong Giáo hội được tăng cường.
Điều trên cũng đúng với những người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ lớn hơn trong dân số châu Phi. Họ có những ý tưởng sáng tạo và mong muốn thực hiện những sáng kiến trong Giáo hội và trong xã hội. Họ thường không tìm đủ không gian để thực hiện các sáng kiến của mình trong Giáo hội. Ở Châu Phi, hầu hết những người trẻ tuổi phải đối diện với quyết định khó khăn tiếp tục làm Kitô hữu trước nhiều lựa chọn cạnh tranh.
Đối với những người khuyết tật, cần phải cho họ cơ hội để cảm thấy như ở nhà trong Giáo hội. Điều này sẽ đòi hỏi phải thiết lập các cơ cấu có liên quan đến họ ở bình diện cao nhất của Giáo hội. Giáo hội không những phải lắng nghe những thách thức của giáo dân mà còn tìm cách tạo cơ hội để họ đóng góp vào đời sống của Giáo hội, dựa trên nguyên tắc phụ trợ.
7. Gia đình là một cơ cấu quan trọng trong việc cổ vũ Giáo Hội đồng nghị và đòi hỏi một việc chăm sóc mục vụ biết tập trung vào hôn nhân và gia đình và những thách thức của họ ở châu Phi ngày nay, đặc biệt là tình trạng đa thê, những người ly dị và tái hôn, làm cha mẹ đơn thân và bảo vệ trẻ em.
Ở Châu Phi, chúng ta đang phải đối diện với những thách thức của những cuộc hôn nhân tan vỡ dựa trên các tập tục truyền thống vốn khó thay đổi bằng các giá trị Kitô giáo và các nhân tố kinh tế xã hội khác, bao gồm chế độ đa thê vẫn còn bị áp đặt bởi một số điều kiện xã hội ở các xã hội Châu Phi. Ly hôn cũng đang trở thành một biến cố phổ biến. Cũng có tình trạng làm cha mẹ đơn thân tự chọn và tùy hoàn cảnh, góa bụa và chung sống. chúng tôi cũng lưu ý sự cần thiết của việc bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng. Những người liên quan đến những điều này vẫn muốn tiếp tục là người Công Giáo. Cần phát triển việc chăm sóc mục vụ và dạy giáo lý cho gia đình truyền giáo để có thể giúp họ sống đức tin của mình với niềm tin tưởng và niềm vui.
8. Công bằng và quản lý sinh thái phải trở thành một lối sống của Giáo hội đồng nghị.
Thay đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện sinh đối với toàn thế giới và Giáo hội không tách rời khỏi thế giới. Châu Phi chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay, mặc dù nó đóng góp ít nhất vào đó. Giáo hội phải tiếp tục làm nhiều hơn nữa trong việc tìm kiếm các giải pháp và phát triển các chiến lược đổi mới để đối phó với cuộc khủng hoảng cấp bách này như một phần không thể thiếu trong sứ mệnh của mình.
Để kết luận, tính đồng nghị, được thiết lập trên tình yêu, sự hòa nhập và tôn trọng đối với mọi người, đặc biệt là những người bị gạt ra bên lề xã hội, đã tạo ra một động lực mới thông qua thượng hội đồng về tính đồng nghị. Tính năng động này cần được duy trì để tính đồng nghị trở thành căn tính Kitô giáo (Ga 13:35), một cách trở thành Giáo hội từ bình diện cơ sở đến bình diện cao nhất. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu mọi người chân thành mở lòng ra với Tin Mừng và với Chúa Thánh Thần, Đấng đã khơi dậy tính đồng nghị này như một cách thức mới của Kitô giáo trong thời đại chúng ta.
Được nhất trí thông qua bởi Phiên họp Thượng Hội đồng Lục địa Châu Phi
Addis Ababa, Ethiopia, ngày 05 tháng 3 năm 2023
Được các Đại biểu Giám mục tại Thượng hội đồng Châu Phi nhất trí thông qua
Addis Ababa, Ethiopia, 06 Tháng Ba 2023
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh ngày hành hương Đức Mẹ Banneux
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:56 15/05/2023
Hình ảnh ngày hành hương Đức Mẹ Banneux
Tập tục đi hành hương kính viếng thánh địa trong đạo Công Giáo ngay từ lúc đầu thời Trung cổ mang mầu sắc đền tội thống hối nhiều hơn. Dần dần trong dòng thời gian, hành hương đến kính viếng những nơi thánh địa trở thành lễ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa được nhấn mạnh nhiều hơn. Đây là cơ hội hâm nóng làm sống động đời sống đức tin vào Thiên Chúa.
Ngày nay, những trung tâm thánh địa là điểm hội tụ của người tín hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên, và cùng để cầu xin ân đức phù giúp qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.
Đức Thánh Cha Phanxico đã khuyến khích cổ võ việc đạo đức hành hương : ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.
Người Công Giáo Việt Nam xưa nay sống lòng sùng kính Đức Mẹ Maria rất sâu đậm thân thiết. Vì thế từ nhiểu năm nay, vào Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ họ kéo về thánh địa Đức Mẹ Banneux hành hương kính mừng Đức Mẹ Chúa Trời.
Bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux
Hằng năm từ hơn 10 năm qua (2010- 2023) vào ngày Chúa nhật thứ hai của tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria - Ở nhiều nước bên Âu châu chọn lấy ngày chúa nhật thứ hai tháng Năm là ngày hiền mẫu nhớ ơn người mẹ sinh thành nuôi dưỡng người con theo phong tục văn hóa xã hội - các Cộng đoàn Công Giáo Việt nam ở các nước vùng trung Âu châu kéo về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux bên vương quốc Bỉ.
Năm nay ngày chúa nhật 14.05.2023 từ 10.00 giờ hàng ngàn người từ khắp các nước Bỉ, Đức, Hòalan, Anh quốc, Lụcxâmbao, Pháp đã về bên suối nước Đức Mẹ Banneux, sau ba năm gián đoạn đình trệ, vì bệnh đại dịch Covid ( 2020-2022) lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống nhân lọai trên toàn thế giới
Khi hiện ra năm 1933, Đức Mẹ đã dẫn Mariette Beco từ vườn sau nhà đi đến dòng suối nước bên vệ đường và khuyên bảo nhúng tay vào đó sẽ được ơn chữa lành. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette Beco và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.
Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giesu, Đấng là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều biết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa, Đấng là nguồn mạch sự sống cùng mọi ân đức chúc lành.
Dòng suối nước đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ linh thiêng chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức Mẹ truyền bảo Mariette Becco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật”
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người. Đức Giêsu nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước ngọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)
Cuộc rước kiệu hành hương
Ngày hành hương như từ hơn 10 năm qua ( 2010-2023), khởi đầu bằng cuộc cung nghinh rước kiệu Đức Mẹ Banneux. Theo tập tục truyền thống như ngày xưa Đức Mẹ ( năm 1933) đã đi trước dẫn đường lúc hiện ra, nhưng Đức Mẹ đi giật lùi quay mặt về phía Becco và đoàn người theo sau. Hôm nay rước kiệu, thánh tượng Đức Mẹ Banneux dựng đặt trên kiệu cũng quay mặt về phía đoàn giáo dân hành hương lũ lượt đi theo sau. Họ đi rước ca hát đọc kinh, với những lá cờ Đức Mẹ, cờ Hội Thánh Chúa, cờ hiệu các đoàn thể Công Giáo, đi vòng xuyên qua khu rừng có 15 chặng đàng Thánh gía tiến vào nhà thờ lớn tước hiệu Đức Mẹ của người nghèo.
10.50 giờ đoàn rước bắt đầu theo con đường ngày xưa Đức Mẹ đã dẫn cô bé Becco đi đến dòng suối nước. Nơi đây đoàn kiệu dừng lại suy niệm đọc kinh khấn Đức Mẹ Banneux bên dòng suối nước linh thiêng nhiệm mầu Đức Mẹ Banneux, và đọc lời kinh khấn ca tụng Đức Mẹ Banneux
Đoàn rước tiếp tục di chuyến đến sân có tượng Thánh Anphongsô Ligory, nơi đây suy niệm và cùng đọc kinh khấn trái tim Đức Mẹ cầu xin ơn hoà bình thế giới.
Đoàn kiệu tiếp tục di chuyển đến trạm sân nhà nguyện kính Tổng lãnh Thiên Thần Micae, nơi đây suy niệm về bức ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp, và cùng hát kinh cầu Đức Mẹ hằng cứu giúp xin ơn phù hộ cứu giúp cho đức tin cùng lòng trông cậy trong đời sống và cho gia đình.
Rồi đoàn kiệu tiếp tục tiến vào thánh đường “ Đức Mẹ của người nghèo”. Ngôi nhà thờ lớn này có ghế ngồi cho 5.000 người. Sau phần rước kiệu tôn kính Đức Mẹ ngoài trời trong khu rừng là phần thánh lễ Misa trọng thể lúc 12.15 giờ như cao điểm của ngày hành hương tại ngôi thánh đường này.
Mọi người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cùng cầu xin Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ chúc phúc lành phù hộ cho bản thân mỗi người, cho Giáo Hội, cho quê hương đất nước dân tộc Việt Nam, cho các gia đình, cho con em bạn trẻ, và cho các người thân yêu đã đi về cùng Chúa.
Sau thánh lễ Misa là giờ mọi người gặp gỡ nhau từ khoảng 14.30 giờ trong bữa ăn trưa tự túc mang theo. Đây có thể nói được là một kiểu “ picnik” tự phát, các gia đình, từng nhóm đứng ngồi nơi các gốc cây, chỗ có ghế ngồi, nơi tảng đá...cùng chia sẻ với nhau bữa ăn huynh đệ tình người. Thật là một cảnh nhộn nhịp mầu sắc, mang sâu đậm hương vị ấm cúng giữa con người qua bữa ăn dã chiến giữa trời thinh không bên bóng che chở của Đức Mẹ.
Và ngày hành hương kết thúc lúc 16.15 giờ trong nhà thờ Đức Mẹ của người nghèo với buổi Chầu Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô.
Ngày hành hương Đức Mẹ Banneux từ 10.00 giờ sáng tới 17.30 chiều ngắn gọn đơn giản. Nhưng diễn ra trong không khí đạo đức truyền thống long trọng sầm uất cùng chan chứa tình tự con người với Thiên Chúa, với Đức Mẹ và với nhau.
Năm 1933 Đức Mẹ Maria đã hiện ra và đã dẫn Mariette Becco theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường này Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ giật đi lùi, mặt quay hướng nhìn đoàn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên Đức Mẹ, người mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.
Hơn kém 5.000 người tín hữu Chúa Kitô từ khắp các nước Âu Châu gồm đủ mọi thành phần dân Chúa, 21 linh mục, đông đảo các vị tu sỹ nam nữ, người lớn tuổi, bậc trung niên, bạn trẻ, thanh thiếu niên, thiếu nhi, người khỏe mạnh, người đau yếu, và có cả những người không công gíáo cũng đi hành hương với.
Thật là cảnh tượng của một buổi lễ hùng vĩ tráng lệ đạo đức, cùng uy nghi cảm động. Đây là một bài giảng sâu sắc hùng hồn sống động của hàng ngàn trái tim tâm hồn con người hôm nay đã cùng rao giảng diễn tả tình yêu lòng thương xót cao cả của Thiên Chúa và của Đức Mẹ, Đấng là Mẹ Thiên Chúa và con người rồi.
Bài giảng này là một bài giảng thoát ra từ tâm hồn lòng yêu mến, lòng cung kính và nguyện cầu của con người. Như thế còn gì thần học đạo đức sâu sắc thân thiết với đời sống hơn nữa! Còn gì văn chương cao đẹp hơn cùng thời sự sống động sâu sắc hay hơn nữa!
Cảm động hơn nữa, sau thánh lễ mừng kính ở nhà thờ Đức Mẹ của người nghèo, từng đoàn người đứng sắp hàng suốt từ 14.30 đến 16.15 đến suối nước Đức Mẹ Banneux chờ tới lượt vào bể nước dưới chân thánh tượng Đức Mẹ Banneux, có người đặt bó hoa tươi, nhúng hai bàn tay vào đó lâm râm cầu nguyện, như ngày xưa Đức Mẹ đã ăn dặn cô bé Becco và mọi người: “ Dòng suối nước dành cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.”.
Có những người trẻ lòng tin cậy sốt mến đã kiễng chân lên tay sờ vào chân tượng Đức Mẹ dựng đặt phía trên thành bờ giếng để cầu xin khấn nguyện cho nhu cầu linh thiêng cùng đời sống tương lai của mình. Rất nhiều người mang bình chai lọ to nhỏ đến kín múc nước suối Banneux mang về nhà dùng. Nhiều người tâm sự qua nhờ Đức Mẹ Banneux bầu cử được Chúa ban ơn cho khoẻ mạnh vượt qua cơn bạo bệnh, cho có con như luôn hằng mong ước chờ đợi…
Dòng suối nước linh thiêng Đức Mẹ Banneux là trung tâm điểm nơi thánh địa Banneux có từ 90 năm qua. Vì thế mọi người hành hương đều đến đây thực hiện công việc đạo đức linh thiêng nguyện cầu, như Đức Mẹ ngày xưa đã khuyên bảo.
Chút chân tình
Xin ca ngợi cảm phục tấm lòng đạo đức của mọi người đã với lòng yêu mến, lòng tin và lòng trông cậy cùng đến hành hương kính Đức Mẹ Banneux.
Hằng năm họ kéo về hàng hương thánh địa Đức Mẹ Banneux với tâm hồn sùng kính cùng vui mừng cầu khẩn, họ mang theo thực phẩm nước uống không chỉ cho mình, cho gia đình mà còn có tấm lòng hiếu khách mời người khác cùng ăn uống nữa. Thật là một không khí thấm đậm tình người.
Và đặc biệt hơn nữa ai nấy đều tự trọng không xả vứt rác trên bãi cỏ, trên đường đi. Mọi người ý thức thu gom lại tất cả hoặc đem vứt thùng rác công cộng hoặc đem về nhà. Đây là nét sống văn hóa vệ sinh tốt đẹp. Nó vừa bảo vệ giữ cho môi trường công trình thiên nhiên được vệ sinh sạch sẽ, vừa tạo nên khung cảnh thẩm mỹ cho thánh địa linh thiêng Banneux. Đây là cung cách nếp sống rất thời sự lúc này đang được cổ vũ giáo dục khuyến khích, cùng trở thành luật lệ xã hội chung: Phải gìn giử bảo vệ trái đất ngôi nhà công trình vũ trụ thiên nhiên cho mọi thế hệ nhân loại!
Trước hết và sau hết xin cúi đầu chắp đôi tay nguyện cầu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cùng cám ơn Đức Mẹ cầu bầu, đã ban ân đức chúc phúc lành cho ngày hành hương được diễn ra thành công tốt đẹp. Khí hậu khô tạnh nắng dịu, cùng có những làn gío nhẹ mát thông thoáng của cảnh trời mùa xuân tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria.
Năm tới, chúng ta cũng cùng hẹn nhau vào ngày Chúa nhật ngày 12.05.2024 lại trẩy về thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ
„Là người Mẹ, tôi biết con tôi đang tìm sự an ủi chở che, nên ngồi sát nép vào lòng tôi tìm sự an ủi giúp đỡ để con tôi làm trọn hảo ý Thiên Chúa muốn. Và tôi chấp nhận vâng theo ý Thiên Chúa bằng lòng để con tôi hy sinh cho công cuộc cứu rỗi loài người khỏi vòng tội lỗi.
Tôi đã nói lời xin vâng theo ý Thiên Chúa ngay từ giây phút Thiên Thần đến truyền tin cho tôi. Điều này tôi không bao giờ rút lại.
Như Chúa Giêsu, con tôi, nép sát mình vào bên tôi khi sợ hãi lúng túng nhìn thấy cây thập gía, con người các Bạn trong cơn khốn khó đau khổ, cũng được phép chạy đến tìm sự an ủi giúp đỡ. Tôi là người mẹ luôn sẵn sàng phù hộ giúp đỡ cho những người cần đến kêu cầu tôi.
Và trong dòng thời gian do lòng kính mến cùng biết ơn, người ta ca tụng tặng tôi danh hiệu: Đức Bà phù hộ các giáo hữu! Đức Bà an ủi kẻ âu lo! Đức Mẹ của lòng thương xót.
Tôi vui mừng được làm công việc của một người mẹ bây giờ ở trên trời chuyển lời cầu xin của các người tín hữu Chúa Kitô tới nhan Thiên Chúa, Đấng là kho tàng mọi ân đức phúc lộc, là lòng thương xót cho con người.
Là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu khi xưa, tôi xin gửi tâm tình lời thăm hỏi chúc lành tới các người mẹ sinh con, nuôi dưỡng giáo dục dậy bảo con cái ở nơi thung lũng nước mắt trần gian.„( Lời từ bức ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp)
Kỷ niệm 90 năm (1933-2023) Đức Mẹ hiện ra ở Banneux.
Thánh địa Banneux, ngày 14.05.2023
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tập tục đi hành hương kính viếng thánh địa trong đạo Công Giáo ngay từ lúc đầu thời Trung cổ mang mầu sắc đền tội thống hối nhiều hơn. Dần dần trong dòng thời gian, hành hương đến kính viếng những nơi thánh địa trở thành lễ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa được nhấn mạnh nhiều hơn. Đây là cơ hội hâm nóng làm sống động đời sống đức tin vào Thiên Chúa.
Ngày nay, những trung tâm thánh địa là điểm hội tụ của người tín hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên, và cùng để cầu xin ân đức phù giúp qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.
Đức Thánh Cha Phanxico đã khuyến khích cổ võ việc đạo đức hành hương : ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.
Người Công Giáo Việt Nam xưa nay sống lòng sùng kính Đức Mẹ Maria rất sâu đậm thân thiết. Vì thế từ nhiểu năm nay, vào Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ họ kéo về thánh địa Đức Mẹ Banneux hành hương kính mừng Đức Mẹ Chúa Trời.
Bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux
Hằng năm từ hơn 10 năm qua (2010- 2023) vào ngày Chúa nhật thứ hai của tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria - Ở nhiều nước bên Âu châu chọn lấy ngày chúa nhật thứ hai tháng Năm là ngày hiền mẫu nhớ ơn người mẹ sinh thành nuôi dưỡng người con theo phong tục văn hóa xã hội - các Cộng đoàn Công Giáo Việt nam ở các nước vùng trung Âu châu kéo về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux bên vương quốc Bỉ.
Năm nay ngày chúa nhật 14.05.2023 từ 10.00 giờ hàng ngàn người từ khắp các nước Bỉ, Đức, Hòalan, Anh quốc, Lụcxâmbao, Pháp đã về bên suối nước Đức Mẹ Banneux, sau ba năm gián đoạn đình trệ, vì bệnh đại dịch Covid ( 2020-2022) lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống nhân lọai trên toàn thế giới
Khi hiện ra năm 1933, Đức Mẹ đã dẫn Mariette Beco từ vườn sau nhà đi đến dòng suối nước bên vệ đường và khuyên bảo nhúng tay vào đó sẽ được ơn chữa lành. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette Beco và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.
Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giesu, Đấng là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều biết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa, Đấng là nguồn mạch sự sống cùng mọi ân đức chúc lành.
Dòng suối nước đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ linh thiêng chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức Mẹ truyền bảo Mariette Becco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật”
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người. Đức Giêsu nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước ngọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)
Cuộc rước kiệu hành hương
Ngày hành hương như từ hơn 10 năm qua ( 2010-2023), khởi đầu bằng cuộc cung nghinh rước kiệu Đức Mẹ Banneux. Theo tập tục truyền thống như ngày xưa Đức Mẹ ( năm 1933) đã đi trước dẫn đường lúc hiện ra, nhưng Đức Mẹ đi giật lùi quay mặt về phía Becco và đoàn người theo sau. Hôm nay rước kiệu, thánh tượng Đức Mẹ Banneux dựng đặt trên kiệu cũng quay mặt về phía đoàn giáo dân hành hương lũ lượt đi theo sau. Họ đi rước ca hát đọc kinh, với những lá cờ Đức Mẹ, cờ Hội Thánh Chúa, cờ hiệu các đoàn thể Công Giáo, đi vòng xuyên qua khu rừng có 15 chặng đàng Thánh gía tiến vào nhà thờ lớn tước hiệu Đức Mẹ của người nghèo.
10.50 giờ đoàn rước bắt đầu theo con đường ngày xưa Đức Mẹ đã dẫn cô bé Becco đi đến dòng suối nước. Nơi đây đoàn kiệu dừng lại suy niệm đọc kinh khấn Đức Mẹ Banneux bên dòng suối nước linh thiêng nhiệm mầu Đức Mẹ Banneux, và đọc lời kinh khấn ca tụng Đức Mẹ Banneux
Đoàn rước tiếp tục di chuyến đến sân có tượng Thánh Anphongsô Ligory, nơi đây suy niệm và cùng đọc kinh khấn trái tim Đức Mẹ cầu xin ơn hoà bình thế giới.
Đoàn kiệu tiếp tục di chuyển đến trạm sân nhà nguyện kính Tổng lãnh Thiên Thần Micae, nơi đây suy niệm về bức ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp, và cùng hát kinh cầu Đức Mẹ hằng cứu giúp xin ơn phù hộ cứu giúp cho đức tin cùng lòng trông cậy trong đời sống và cho gia đình.
Rồi đoàn kiệu tiếp tục tiến vào thánh đường “ Đức Mẹ của người nghèo”. Ngôi nhà thờ lớn này có ghế ngồi cho 5.000 người. Sau phần rước kiệu tôn kính Đức Mẹ ngoài trời trong khu rừng là phần thánh lễ Misa trọng thể lúc 12.15 giờ như cao điểm của ngày hành hương tại ngôi thánh đường này.
Mọi người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cùng cầu xin Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ chúc phúc lành phù hộ cho bản thân mỗi người, cho Giáo Hội, cho quê hương đất nước dân tộc Việt Nam, cho các gia đình, cho con em bạn trẻ, và cho các người thân yêu đã đi về cùng Chúa.
Sau thánh lễ Misa là giờ mọi người gặp gỡ nhau từ khoảng 14.30 giờ trong bữa ăn trưa tự túc mang theo. Đây có thể nói được là một kiểu “ picnik” tự phát, các gia đình, từng nhóm đứng ngồi nơi các gốc cây, chỗ có ghế ngồi, nơi tảng đá...cùng chia sẻ với nhau bữa ăn huynh đệ tình người. Thật là một cảnh nhộn nhịp mầu sắc, mang sâu đậm hương vị ấm cúng giữa con người qua bữa ăn dã chiến giữa trời thinh không bên bóng che chở của Đức Mẹ.
Và ngày hành hương kết thúc lúc 16.15 giờ trong nhà thờ Đức Mẹ của người nghèo với buổi Chầu Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô.
Ngày hành hương Đức Mẹ Banneux từ 10.00 giờ sáng tới 17.30 chiều ngắn gọn đơn giản. Nhưng diễn ra trong không khí đạo đức truyền thống long trọng sầm uất cùng chan chứa tình tự con người với Thiên Chúa, với Đức Mẹ và với nhau.
Năm 1933 Đức Mẹ Maria đã hiện ra và đã dẫn Mariette Becco theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường này Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ giật đi lùi, mặt quay hướng nhìn đoàn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên Đức Mẹ, người mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.
Hơn kém 5.000 người tín hữu Chúa Kitô từ khắp các nước Âu Châu gồm đủ mọi thành phần dân Chúa, 21 linh mục, đông đảo các vị tu sỹ nam nữ, người lớn tuổi, bậc trung niên, bạn trẻ, thanh thiếu niên, thiếu nhi, người khỏe mạnh, người đau yếu, và có cả những người không công gíáo cũng đi hành hương với.
Thật là cảnh tượng của một buổi lễ hùng vĩ tráng lệ đạo đức, cùng uy nghi cảm động. Đây là một bài giảng sâu sắc hùng hồn sống động của hàng ngàn trái tim tâm hồn con người hôm nay đã cùng rao giảng diễn tả tình yêu lòng thương xót cao cả của Thiên Chúa và của Đức Mẹ, Đấng là Mẹ Thiên Chúa và con người rồi.
Bài giảng này là một bài giảng thoát ra từ tâm hồn lòng yêu mến, lòng cung kính và nguyện cầu của con người. Như thế còn gì thần học đạo đức sâu sắc thân thiết với đời sống hơn nữa! Còn gì văn chương cao đẹp hơn cùng thời sự sống động sâu sắc hay hơn nữa!
Cảm động hơn nữa, sau thánh lễ mừng kính ở nhà thờ Đức Mẹ của người nghèo, từng đoàn người đứng sắp hàng suốt từ 14.30 đến 16.15 đến suối nước Đức Mẹ Banneux chờ tới lượt vào bể nước dưới chân thánh tượng Đức Mẹ Banneux, có người đặt bó hoa tươi, nhúng hai bàn tay vào đó lâm râm cầu nguyện, như ngày xưa Đức Mẹ đã ăn dặn cô bé Becco và mọi người: “ Dòng suối nước dành cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.”.
Có những người trẻ lòng tin cậy sốt mến đã kiễng chân lên tay sờ vào chân tượng Đức Mẹ dựng đặt phía trên thành bờ giếng để cầu xin khấn nguyện cho nhu cầu linh thiêng cùng đời sống tương lai của mình. Rất nhiều người mang bình chai lọ to nhỏ đến kín múc nước suối Banneux mang về nhà dùng. Nhiều người tâm sự qua nhờ Đức Mẹ Banneux bầu cử được Chúa ban ơn cho khoẻ mạnh vượt qua cơn bạo bệnh, cho có con như luôn hằng mong ước chờ đợi…
Dòng suối nước linh thiêng Đức Mẹ Banneux là trung tâm điểm nơi thánh địa Banneux có từ 90 năm qua. Vì thế mọi người hành hương đều đến đây thực hiện công việc đạo đức linh thiêng nguyện cầu, như Đức Mẹ ngày xưa đã khuyên bảo.
Chút chân tình
Xin ca ngợi cảm phục tấm lòng đạo đức của mọi người đã với lòng yêu mến, lòng tin và lòng trông cậy cùng đến hành hương kính Đức Mẹ Banneux.
Hằng năm họ kéo về hàng hương thánh địa Đức Mẹ Banneux với tâm hồn sùng kính cùng vui mừng cầu khẩn, họ mang theo thực phẩm nước uống không chỉ cho mình, cho gia đình mà còn có tấm lòng hiếu khách mời người khác cùng ăn uống nữa. Thật là một không khí thấm đậm tình người.
Và đặc biệt hơn nữa ai nấy đều tự trọng không xả vứt rác trên bãi cỏ, trên đường đi. Mọi người ý thức thu gom lại tất cả hoặc đem vứt thùng rác công cộng hoặc đem về nhà. Đây là nét sống văn hóa vệ sinh tốt đẹp. Nó vừa bảo vệ giữ cho môi trường công trình thiên nhiên được vệ sinh sạch sẽ, vừa tạo nên khung cảnh thẩm mỹ cho thánh địa linh thiêng Banneux. Đây là cung cách nếp sống rất thời sự lúc này đang được cổ vũ giáo dục khuyến khích, cùng trở thành luật lệ xã hội chung: Phải gìn giử bảo vệ trái đất ngôi nhà công trình vũ trụ thiên nhiên cho mọi thế hệ nhân loại!
Trước hết và sau hết xin cúi đầu chắp đôi tay nguyện cầu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cùng cám ơn Đức Mẹ cầu bầu, đã ban ân đức chúc phúc lành cho ngày hành hương được diễn ra thành công tốt đẹp. Khí hậu khô tạnh nắng dịu, cùng có những làn gío nhẹ mát thông thoáng của cảnh trời mùa xuân tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria.
Năm tới, chúng ta cũng cùng hẹn nhau vào ngày Chúa nhật ngày 12.05.2024 lại trẩy về thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ
„Là người Mẹ, tôi biết con tôi đang tìm sự an ủi chở che, nên ngồi sát nép vào lòng tôi tìm sự an ủi giúp đỡ để con tôi làm trọn hảo ý Thiên Chúa muốn. Và tôi chấp nhận vâng theo ý Thiên Chúa bằng lòng để con tôi hy sinh cho công cuộc cứu rỗi loài người khỏi vòng tội lỗi.
Tôi đã nói lời xin vâng theo ý Thiên Chúa ngay từ giây phút Thiên Thần đến truyền tin cho tôi. Điều này tôi không bao giờ rút lại.
Như Chúa Giêsu, con tôi, nép sát mình vào bên tôi khi sợ hãi lúng túng nhìn thấy cây thập gía, con người các Bạn trong cơn khốn khó đau khổ, cũng được phép chạy đến tìm sự an ủi giúp đỡ. Tôi là người mẹ luôn sẵn sàng phù hộ giúp đỡ cho những người cần đến kêu cầu tôi.
Và trong dòng thời gian do lòng kính mến cùng biết ơn, người ta ca tụng tặng tôi danh hiệu: Đức Bà phù hộ các giáo hữu! Đức Bà an ủi kẻ âu lo! Đức Mẹ của lòng thương xót.
Tôi vui mừng được làm công việc của một người mẹ bây giờ ở trên trời chuyển lời cầu xin của các người tín hữu Chúa Kitô tới nhan Thiên Chúa, Đấng là kho tàng mọi ân đức phúc lộc, là lòng thương xót cho con người.
Là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu khi xưa, tôi xin gửi tâm tình lời thăm hỏi chúc lành tới các người mẹ sinh con, nuôi dưỡng giáo dục dậy bảo con cái ở nơi thung lũng nước mắt trần gian.„( Lời từ bức ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp)
Kỷ niệm 90 năm (1933-2023) Đức Mẹ hiện ra ở Banneux.
Thánh địa Banneux, ngày 14.05.2023
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cộng đoàn Thánh Gia Greenboro, North Carolina mừng ngày Hiền Mẫu
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:02 15/05/2023
Cộng đoàn Thánh Gia Greenboro, North Carolina mừng ngày Hiền Mẫu
Chúa nhật 14 tháng Năm hôm qua, tại nhà thờ St. Mary’s, Greenboro, North Carolina. Cộng đoàn Thánh Gia dâng lễ cầu nguyện, nhận phép lành của Chúa và tặng hoa cho các Bà, các Mẹ trong Cộng đoàn.
Xem Hình
Ai ai cũng thật cảm động khi nghe bài hát “Cầu cho Cha Mẹ” của linh mục nhạc sĩ Phanxicô, ca từ rất hay, rất ý nghĩa, được mọi người trong nhà thờ hát vang lời ca thảo hiếu với Cha Mẹ của mình:
“Con ra đời có Mẹ Cha, là trời cao biển lớn bao la. Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà, con là nụ hoa bé nhỏ trong nhà. Nhờ công Cha, nhờ nghĩa Mẹ, con khôn lớn trong muôn lời ca. Xin ơn trên đổ xuống muôn nhà, giúp Mẹ Cha ngày tháng an hòa Bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa. Xin cho con ở giữa gia đình, sống làm sao đền đáp ân tình Ơn biển trời ghi khắc trong tim. Nuôi con bằng sữa tình yêu, và dạy con bằng tiếng thương yêu. Là nụ hoa bé nhỏ dại khờ, con nhờ Mẹ Cha mới trở nên người. Bàn tay Cha, dòng sữa Mẹ, xin ghi nhớ không bao giờ quên!”.
Kết thúc ngày cầu nguyện cho các Bà các Mẹ! Chúng con ra về nhưng vẫn còn âm vang mãi lời ca thảo hiếu với Cha Mẹ trong trái tim mỗi người chúng con!
Vâng! “Vũ trụ không có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là Trái Tim Người Mẹ”. (Bernard Shaw).
Chúng con xin kính chúc sức khỏe và bằng an đến tất cả Qúy Bà Qúy Mẹ. Chúng con xin dâng tặng Qúy Bà Qúy Mẹ những đóa hoa hồng tươi thắm như biểu tượng của tình yêu, lòng hiếu thảo và tri ân của chúng con đối với công sinh thành dưỡng dục của Mẹ Cha!.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Truyền Thông Cộng Đoàn Thánh Gia
Chúa nhật 14 tháng Năm hôm qua, tại nhà thờ St. Mary’s, Greenboro, North Carolina. Cộng đoàn Thánh Gia dâng lễ cầu nguyện, nhận phép lành của Chúa và tặng hoa cho các Bà, các Mẹ trong Cộng đoàn.
Xem Hình
Ai ai cũng thật cảm động khi nghe bài hát “Cầu cho Cha Mẹ” của linh mục nhạc sĩ Phanxicô, ca từ rất hay, rất ý nghĩa, được mọi người trong nhà thờ hát vang lời ca thảo hiếu với Cha Mẹ của mình:
“Con ra đời có Mẹ Cha, là trời cao biển lớn bao la. Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà, con là nụ hoa bé nhỏ trong nhà. Nhờ công Cha, nhờ nghĩa Mẹ, con khôn lớn trong muôn lời ca. Xin ơn trên đổ xuống muôn nhà, giúp Mẹ Cha ngày tháng an hòa Bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa. Xin cho con ở giữa gia đình, sống làm sao đền đáp ân tình Ơn biển trời ghi khắc trong tim. Nuôi con bằng sữa tình yêu, và dạy con bằng tiếng thương yêu. Là nụ hoa bé nhỏ dại khờ, con nhờ Mẹ Cha mới trở nên người. Bàn tay Cha, dòng sữa Mẹ, xin ghi nhớ không bao giờ quên!”.
Kết thúc ngày cầu nguyện cho các Bà các Mẹ! Chúng con ra về nhưng vẫn còn âm vang mãi lời ca thảo hiếu với Cha Mẹ trong trái tim mỗi người chúng con!
Vâng! “Vũ trụ không có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là Trái Tim Người Mẹ”. (Bernard Shaw).
Chúng con xin kính chúc sức khỏe và bằng an đến tất cả Qúy Bà Qúy Mẹ. Chúng con xin dâng tặng Qúy Bà Qúy Mẹ những đóa hoa hồng tươi thắm như biểu tượng của tình yêu, lòng hiếu thảo và tri ân của chúng con đối với công sinh thành dưỡng dục của Mẹ Cha!.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Truyền Thông Cộng Đoàn Thánh Gia
Biển, Là̀ng Chà̀i Và̀ Câu Chuyện Chè̀o Ra Chỗ Nướ́c Sâu
LM. Giuse Trương Đình Hiền
10:31 15/05/2023
Biển, Làng Chài Và Câu Chuyện “Chèo Ra Chỗ Nước Sâu”
(Một chút cảm nhận và suy tư về cộng đoàn giáo họ Xuân Thạnh – Mỹ An)
Chúa Giêsu, hình như, Ngài thích biển ! Bởi vì, theo trình thuật của các Tin Mừng, chúng ta thấy vô số những câu chuyện xảy ra liên quan đến biển trong ba năm rao giảng Tin Mừng của Ngài; Có thể nói được hoạt động và “Sứ vụ của Chúa Giêsu tập trung quanh Biển Galilê”.[1]. Chỉ riêng Tin Mừng Luca thôi đã cho chúng ta những câu chuyện liên quan đến biển:
Xem Hình
- Mẻ lưới thần kỳ, và lời gọi của Chúa Giêsu đối với các môn đệ “Ông Simon đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”… (Lc 5,1-11).
- Chúa Kitô dẹp yên sóng Biển: “Một ngày nọ, Đức Giêsu xuống thuyền với các môn đệ. Ngài nói: "Chúng ta sang bên kia hồ đi! " Rồi thầy trò ra khơi. Đang khi các ngài đi thuyền, thì Đức Giêsu thiếp ngủ. Một trận cuồng phong ập xuống hồ;… (Lc 8,22-25).
- Đức tin có thể dời cây xuống Biển: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Luca 17: 6)…
Dĩ nhiên, còn rất nhiều câu chuyện liên quan đến biển bàng bạc trong các các trình thuật của các Tin mừng Matthêô, Marcô, Gioan và tiếp đó, của Công vụ Tông Đồ, các thư Phaolô…
Từ những câu chuyện “sứ vụ của Chúa Giêsu liên quan đến biển”, ở giáo phận Qui Nhơn cũng có một câu chuyện “truyền giáo cho những làng ven biển” cách đây hơn nửa thế kỷ mà hoa trái vẫn còn tồn tại cho đến mãi hôm nay, cho dầu phải trải qua những thăng trầm dâu bể. Và đây là câu chuyện truyền giáo tại các làng ven biển vùng đông bắc tỉnh Bình Định…
Câu chuyện xa hơn một chút: Lịch sử giáo họ biệt lập An Mỹ.
Ngày 28.10.1957, giáo phận giao Khu Truyền giáo Mỹ Chánh cho dòng Đồng Công. Nguyên khu truyền giáo nầy đã được cha Phêrô Trịnh Hoài Ân, cha sở Nước Nhỉ (1957- 1961) gầy dựng để truyền giáo cho dân cư tại các xã Mỹ Thọ, Mỹ Chánh, Mỹ An, Mỹ Thành, Mỹ Cát của huyện Phù Mỹ và xã Cát Minh của huyện Phù Cát.
Ngày 23.8.1958, Trụ sở của Trung tâm truyền giáo tại Mỹ Chánh được khánh thành. Trụ sở là một ngôi nhà gạch ngói dài 26 m, một nửa làm nhà thờ, một nửa làm nhà ở của các thừa sai.[2] Một năm sau, Trường trung tiểu học Toàn Mỹ tại Mỹ Chánh được khai giảng vào ngày 15.8.1959. Dòng dạy miễn phí cho học sinh.
Ngày 7 và 9 tháng 6 năm 1960, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Vàng, dòng Chúa Cứu Thế, đã về nói chuyện với đồng bào tại Mỹ Chánh, Phù Mỹ và Cát Trinh, Phù Cát.
Sau ba năm truyền giáo, khu truyền giáo Mỹ chánh đã có số tân tòng khá đông. Ngày 10.4.1961, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã đến Mỹ Chánh ban Bí tích Thêm sức cho 1.200 tân tòng.
Vì tình trạng chiến tranh, năm 1964 khu truyền giáo Mỹ Chánh cùng với trường Toàn Mỹ phải tạm đóng cửa. Cuối năm 1965, Mỹ Chánh không có Thánh lễ hằng ngày cũng như Thánh lễ Chúa nhật.[3]… Từ tháng 4.1972, toàn bộ khu truyền giáo Mỹ Chánh không còn bóng dáng tu sĩ dòng Đồng Công…
Trong thời gian chiến tranh, hầu hết dân chúng di cư, các cơ sở tại Mỹ Chánh cũng như ở các giáo họ bị hoang phế. Một số ít giáo dân tân tòng còn trụ lại nhưng không được chăm sóc mục vụ, như hạt mới nẩy mầm, gặp nắng, bị héo khô. Sau khi hòa bình vãn hồi, một số giáo dân tân tòng di cư trở về quê quán cũng không được chăm sóc mục vụ, phần lớn đức tin bị nhạt phai…
Thời gian cha Anrê Đinh Duy Toàn, cha sở Phù Mỹ (1996-2014), tìm mọi phương thế tiếp cận để tìm "chiên lạc". Cha nắm bắt hoàn cảnh, động viên, an ủi. Cha vận động chính quyền để xin được xây dựng lại nhà thờ An Mỹ…. Lễ khánh thành nhà thờ được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2006… Việc nhà thờ An Mỹ được hình thành đã làm cho đức tin một số giáo dân ít ỏi ở các xã Khu Đông huyện Phù Mỹ dần được hồi sinh.
Ngày 13.09.2015, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi tách các giáo họ: An Mỹ, Hòa Tân, Suối Tre, Xuân Thạnh, Toàn Mỹ, Xuyên Nam, Chánh Hội, An Hiệp, Tân Thành, Cát Minh và Cát Khánh của giáo xứ Phù Mỹ để thành lập giáo họ biệt lập An Mỹ…[4].
Và câu chuyện của hôm nay: Giáo họ Xuân Thạnh – Mỹ An:
Như đã nêu bật ở trên, giáo họ biệt lập An Mỹ bao gồm 11 đơn vị giáo họ thuộc giáo xứ Phù Mỹ. Dù mang tên đơn vị “giáo họ”, nhưng trên thực tế, ngoài một nhà thờ duy nhất là An Mỹ thuộc xã Mỹ Cát, còn tất cả 10 giáo họ còn lại chỉ là những “giáo điểm” tập trung nhóm giáo dân còn sót lại hay mới di cư đến” mà các nhà thờ đều tiêu tán vì chiến tranh hay bị trưng dụng để phục vụ cho những công trình công cọng.
Trong số các đơn vị giáo họ nầy, có Xuân Thạnh, một điểm tập trung giáo dân dành cho các xã ven biển gần nhau: Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức.
Sau đây là vài nét đan thanh về giáo họ Xuân Thạnh - Mỹ An trong bài ký sự “Giáo họ Xuân Thạnh, Mỹ An, 65 năm mới có một ngày” của tác giả Anna Xuân Trần tại An Mỹ:
Giáo họ Xuân Thạnh, nằm trên tỉnh lộ 639, khoảng trung tâm xã Mỹ An. Xa xưa, cách nay hơn 65 năm, giáo họ Xuân Thạnh có một nhà nguyện lợp tôn, một trong 7 nhà nguyện thuộc trung tâm truyền giáo Mỹ Thọ, do linh mục Phêrô Trịnh Hoài Ân khởi xướng năm 1957 và giao lại cho Dòng Đồng Công năm 1958, nhà Dòng đặt trụ sở tại xã Mỹ Chánh. Hồi đó anh chị em tín hữu Xuân Thạnh sớm tối cùng cầu nguyện thật ấm cúng. Trong thời gian chiến tranh, hầu hết dân chúng di cư, các cơ sở tại Mỹ Chánh cũng như ở các giáo họ bị hoang phế. Nhà nguyện Xuân Thạnh chỉ còn một nền ximăng nay đã khuất dưới mặt đường mới.
Khi hòa bình lập lại, số tín hữu quay về đây chỉ còn rải rác khoảng mười gia đình. Năm 1995 cha Anrê Đinh Duy Toàn, cha sở giáo xứ Phù Mỹ. Ngoài nhà thờ Phù Mỹ tại trung tâm thị trấn, cha còn phải thường xuyên dâng lễ tại Nước Nhỉ (Bình Dương), An Mỹ (Mỹ Cát) và Xuân Thạnh (Mỹ An). Cha thăm viếng các gia đình giáo dân, thỉnh thoảng khi có người qua đời hoặc có đám giỗ và những dịp lễ lớn trong năm, cha cử hành thánh lễ tại một tư gia; số anh chị em tín hữu đã quy tụ lại ngày một đông dần lên.
Năm 2015, cha Giacôbê Bùi Tấn Mai đảm nhận Giáo họ biệt lập An Mỹ tại xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ. Nhóm nhỏ anh chị em tín hữu Xuân Thạnh cách xa nhà thờ An Mỹ đến hơn 20 cây số, cha Mai phải cố gắng hy sinh phần mình để giáo dân khỏi phải đi xa mà vẫn có thánh lễ đều đặn. Thế là họ đạo Xuân Thạnh lại từng bước phục hồi, nhận thánh Giuse làm bổn mạng… số giáo dân tăng lên dần đến 40, 50 người.
Năm 2019, Cha Antôn Nguyễn Xuân Thuyên, người cha với tinh thần đầy nhiệt huyết, cũng tiếp nối cùng một tinh thần hy sinh như người anh em đã đi trước, chẳng ngại đường xa, miệt mài gầy dựng và phát triển cộng đoàn dân Chúa đến ngày hôm nay…[5].
Nếu lấy cột mốc thời gian năm 2015, thời điểm cha Giacôbê Bùi Tấn Mai bắt đầu dâng thánh lễ Chúa Nhật tại Mỹ An, với số giáo dân tập trung đếm trên đầu ngón tay, thì cho đến hôm nay (2023) sau 8 năm, mỗi ngày Chúa Nhật tại đây, con số anh chị em tín hữu quy tụ lại để cử hành Ngày Chúa Nhật đã lên tới 100 người, như chia sẻ của anh An Tôn Báu, một kỹ sư Công Giáo gốc Hà Tĩnh chuyên ngành thủy sản về lập cư tại Mỹ An:
“Sau năm 1997, khi cha Toàn về nhận nhiệm vụ cha sở giáo xứ Phù Mỹ, thì một số giáo dân đã tìm đến nhà thờ Phù Mỹ để thỏa lòng mong ước đến với Chúa đơn cử như gia đình ông Sáu ( Ái), bà Ba ( Cường), gia đình ông Mão, cô Mẹo, bà Thi, Bà thơm,... Mãi cho tới khi giáo họ biệt lập An Mỹ được tách ra từ giáo xứ mẹ Phù Mỹ thì giáo họ Xuân Thạnh được chia về trực thuộc giáo họ biệt lập An Mỹ. Khoảng giữa năm 2015, cha Mai, đang quản nhiệm An Mỹ, đã không quản ngại đường xá xa xôi, khó khăn…, đã về dâng lễ Chúa Nhật đầu tiên tại Xuân Thạnh- Mỹ An; khi đó chỉ mới có 5-6 người tham dự; và khi tần suất thánh lễ Chúa Nhật được tăng lên thì số giáo dân cũng tăng lên theo. Sau gần 8 năm, từ 5-6 người tham dự Thánh lễ, đến nay con số đã tăng lên trên 100 tín hữu quy tụ về tham dự bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày Chúa Nhật…”.
Những làng chài, biển khơi và công cuộc loan báo Tin Mừng:
Ngày nay, xu hướng chung của tầm nhìn “địa chính trị” thế giới gần như chọn “thế chiến lược biển” làm ưu tiên. Nếu Trung Quốc có chiến lược “BRI” (Belt and Road Innitiative – Sáng kiến Vành Đai Con đường) mà trong đó phạm trù “Con đường” chính là: “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road)[6], thì Hoa Kỳ và Âu Châu lại đang hướng về Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; trong khi đó, khu vực Biển Đông thường xuyên là điểm nóng giữa các siêu cường và các quốc gia Đông Nam Á.
Riêng tại vùng đất Qui Nhơn - Bình Định, với bờ biển nối dài cùng với những ưu đãi của thiên nhiên, của môi trường sinh thái biển, ngày nay đang là điểm nóng của đầu tư kinh tế du lịch biển,như lời phát biểu của Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định Trần Văn Thanh: “Để du lịch biển đảo phát triển mạnh mẽ, các DN cần tăng cường đa dạng sản phẩm, làm mới các dịch vụ du lịch biển hiện có như lặn ngắm san hô, câu mực đêm, chèo thuyền kayak…, đồng thời đẩy mạnh đầu tư xây dựng mới dịch vụ biển đảo chất lượng cao, cảm giác mạnh như: Dù bay, lướt ván, nhà phao trên biển, tàu lưu trú du lịch biển cao cấp từ 3 - 5 sao… Bên cạnh đó, các DN lữ hành cần có những biện pháp kích cầu và tạo ra những sản phẩm mới lạ, đa dạng cho nhóm du khách tàu biển với những chương trình tour đặc sắc; liên kết với các công ty dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cũng như các địa phương để giảm giá các dịch vụ, giá phòng, nâng cao chất lượng phục vụ cho du khách… Đặc biệt, cần hướng tới phát triển du lịch theo chiều sâu, khai thác các dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá, thể thao trên mặt biển, dưới đáy biển và ngoài đảo xa; đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển, nâng cao giá trị gia tăng và khai thác các tiềm năng, lợi thế từ biển”[7].
Về phương diện trần thế là như vậy; còn phương diện Hội Thánh, nhất là, công cuộc loan báo Tin Mừng thì sao?
Được biết, hiện nay dọc con đường ven biển ĐT 639, từ Cát Tiến cho tới đèo Bình Đê, giáp giới Quảng Ngãi, Hội Thánh Công Giáo tại Qui Nhơn gần như chỉ có một ngôi nhà thờ duy nhất là An Mỹ thuộc xã Mỹ Cát, trung tâm sinh hoạt của giáo họ biệt lập An Mỹ. Bao nhiêu cộng đoàn, trung tâm sinh hoạt đức tin của một thời “hoàng kim truyền giáo” vào thập niên 60 của thế kỷ trước, thời của quý cha, quý thầy Đồng Công thiết lập hàng chục giáo điểm cho các anh chị em làng chài ven biển từ Cát Khánh, Cát Minh, tới Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức… bây giờ đã trở thành “một thời vang bóng” !
Tuy nhiên, chúng ta không quên lời dạy của sách Giảng Viên: “Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời: một thời để chào đời, một thời để lìa thế; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây; một thời để giết chết, một thời để chữa lành; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;…” (Gv 3,1-3). Nếu đã có một thời cha ông chúng ta “đã trồng”, một thời Giáo Hội phải chịu bách hại, giết chết, phá đổ… thì cũng phải tới một thời “để chữa lành”, “để xây dựng”. Phải chăng hôm nay, năm 2023 của thiên niên kỷ 2 nầy, là lúc để “tái truyền giáo”, để “Tân Phúc Âm hóa” theo đúng định hướng của Giáo Hội như đề nghị của Bản Phúc Trình chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 2012 với chủ đề “Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”: “Tân Phúc-âm-hóa không phải là vấn đề làm lại một điều gì đó trước đây làm chưa tới hay chưa đạt được mục tiêu của nó, như thể hoạt động mới này là một kết án mặc nhiên đối với sự thất bại của cuộc Phúc-âm-hóa đầu tiên. Tân Phúc-âm-hóa cũng không phải là việc lặp lại cuộc Phúc-âm-hóa đầu tiên kia hay đơn thuần nhắc lại quá khứ. Đúng hơn, nó là lòng can đảm mở ra những con đường mới, đương đầu với các hoàn cảnh và điều kiện mới mà trong đó, Giáo Hội được mời gọi thực thi việc loan truyền Phúc Âm”.
Những “làng chài ven biển Bình Định” vẫn còn nguyên đó, những con người chân chất, dễ thương, hiếu khách và tốt bụng vẫn còn đó; và có lẽ họ đang cần những “nhà truyền giáo mới, những người thực thi sứ mệnh “tân phúc âm hóa” theo hướng nhìn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “lòng nhiệt thành mới, phương pháp mới và cách diễn tả, trình bày Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài cách mới mẻ”[8].
Và hình như điều nầy đang có sẵn ở đây, nơi cộng đoàn nhỏ bé chưa có được một ngôi nhà nguyện đơn sơ để tập họp cử hành Ngày của Chúa; và ngay cả việc tập họp để giữ ngày Chúa Nhật cũng đang còn bị giới hạn cấm đoán. Vâng, Mỹ An - Xuân Thạnh đang có những điều thật đáng ước mơ, như lời chứng của anh Antôn Báu: “Hiện tại thì giáo họ Xuân Thạnh- Mỹ An gồm phần lớn là các gia đình trẻ (trong đó có nhiều gia đình tân tòng), sinh sống với đủ các ngành nghề như đi biển, làm du lịch, làm nông nghiệp (trồng cây và chăn nuôi)... Nơi đây dân cư chân chất, thật thà, dễ gần… nên rất thuận lợi cho việc truyền giáo; và hầu như mỗi tín hữu ở đây ai cũng mang trong mình ngọn lửa truyền giáo và sống tình huynh đệ hiệp thông nên số giáo dân trở lại và anh chị em tân tòng có dấu hiệu tăng lên theo từng năm”.
Ước mong rằng, câu chuyện về biển của Tin Mừng, của công cuộc “chèo ra chỗ nước sâu” sẽ lại bắt đầu ở nơi đây, trên bãi bờ của Mỹ An, Xuân Thạnh !
Trương Đình Hiền
--------------------------------------------------------------------------------
[1] X. AMBROSE DOBOROZSI. CHUYỂN NGỮ: PHÊRÔ PHẠM VĂN TRUNG, Ý nghĩa sâu rộng: Biển trong Luca và Công Vụ, website https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/y-nghia-sau-rong-bien-trong-luca-va-cong-vu-41409
[2] Bản Thông tin địa phận Qui Nhơn, số 6, 1958, trang 7.
[3] Bản thông tin địa phận Qui Nhơn, số 46, 1965, trang 79.
[4] LM. GIOAN VÕ ĐÌNH ĐỆ, Giáo họ biệt lập An Mỹ.
[5] ANNA XUÂN TRẦN (GIÁO HỌ AN MỸ), Giáo họ Xuân Thạnh,Mỹ An, 65 năm mới có một ngày, website https://gpquinhon.org/q/giao-ho-biet-lap-an-my/giao-ho-xuan-thanh-my-an-65-nam-moi-co-mot-ngay-5876.html
[6] TRƯƠNG ĐÌNH HIỀN, Mẹ tôi là thế đấy, nxb An Tôn & Đuốc sáng 2019, bài 13 VATICAN TRONG CHIẾN LƯỢC MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC, tr. 205-207: “Một vành đai, một con đường”, đọc theo âm Hán Việt là “Nhất đới, nhất lộ”; còn tiếng Anh gọi là “One Belt, One Road” (viết tắt là OBOR) hoặc còn được gọi là “Sáng kiến Vành đai – Con đường” “Belt and Road Innitiative” – viết tắt là BRI.
Về cơ bản, BRI là một mạng lưới nối liền giữa các tuyến đường bộ, đường sắt, các đường ống dẫn dầu, các mạng lưới điện, các hệ thống cảng biển cùng rất nhiều dự án hạ tầng nối liền khoảng 65 quốc gia. Việc phát triển các hệ thống và dự án hạ tầng này nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
“Một vành đai, Một con đường” bao gồm hai phần: Vành đai và Con đường.
- “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt);
- “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road).
Vành đai kinh tế con đường tơ lụa sẽ là mạng lưới liên kết trên bộ, kết nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và biển Địa Trung Hải qua Trung và Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương, bắt đầu từ thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông đi qua 10 thành phố khác của Trung Quốc và kết nối với hàng loạt trung tâm kinh tế – thương mại Âu – Á như: Almaty (Kazakhstan), Bishkek (Kyrgyzstan), Samarcanda (Uzbekistan), Dushanbe (Tajikistan), Teheran (Iran), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow (Nga), Diusburgo (Đức), Rotterdam (Hà Lan), Venice (Ý), từ đó lan tỏa đến các thành phố khác của châu Âu, châu Phi.
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thực chất là tuyến đường giao thông nối các cảng biển, các tuyến đường bộ và đường sắt của 29 quốc gia lại với nhau, trong đó, bao gồm chín quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, và Brunei; năm quốc gia vùng Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Pakistan, và Sri Lanka; chín quốc gia Tây Á là Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, và Bahrain; năm quốc gia Tây Phi là: Ai Cập, Somalia, Sudan, Djibouti, và Eritrea. “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua hướng Nam tới các nước ASEAN, vượt qua eo biển Malacca, trở về hướng Tây chạy dọc các quốc gia thuộc Ấn Độ Dương rồi gặp “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” tại Venice qua khu vực biển Đỏ và Địa Trung Hải. “Con đường tơ lụa trên biển” được thiết kế như là một mạng lưới liên kết trên biển nhằm nối liền biển Đông với Ấn Độ Dương, Đông Phi, biển Đỏ và Địa Trung Hải.”
[7] X. website http://smartcity.binhdinh.gov.vn/binh-dinh-chu-trong-phat-trien-du-lich-bien-dao
[8] X. LM. GILLES BERCEVILLE, Khái niệm Phúc âm hóa trong các văn kiện của Huấn quyền kể từ Vaticanô II, Người dịch: Lm. Phêrô Trần Ngọc Anh, website KHÁI NIỆM PHÚC ÂM HÓA TRONG CÁC VĂN KIỆN CỦA HUẤN QUYỀN KỂ TỪ VATICANÔ II | Học viện Đa Minh (catechesis.net)
(Một chút cảm nhận và suy tư về cộng đoàn giáo họ Xuân Thạnh – Mỹ An)
Chúa Giêsu, hình như, Ngài thích biển ! Bởi vì, theo trình thuật của các Tin Mừng, chúng ta thấy vô số những câu chuyện xảy ra liên quan đến biển trong ba năm rao giảng Tin Mừng của Ngài; Có thể nói được hoạt động và “Sứ vụ của Chúa Giêsu tập trung quanh Biển Galilê”.[1]. Chỉ riêng Tin Mừng Luca thôi đã cho chúng ta những câu chuyện liên quan đến biển:
Xem Hình
- Mẻ lưới thần kỳ, và lời gọi của Chúa Giêsu đối với các môn đệ “Ông Simon đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”… (Lc 5,1-11).
- Chúa Kitô dẹp yên sóng Biển: “Một ngày nọ, Đức Giêsu xuống thuyền với các môn đệ. Ngài nói: "Chúng ta sang bên kia hồ đi! " Rồi thầy trò ra khơi. Đang khi các ngài đi thuyền, thì Đức Giêsu thiếp ngủ. Một trận cuồng phong ập xuống hồ;… (Lc 8,22-25).
- Đức tin có thể dời cây xuống Biển: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Luca 17: 6)…
Dĩ nhiên, còn rất nhiều câu chuyện liên quan đến biển bàng bạc trong các các trình thuật của các Tin mừng Matthêô, Marcô, Gioan và tiếp đó, của Công vụ Tông Đồ, các thư Phaolô…
Từ những câu chuyện “sứ vụ của Chúa Giêsu liên quan đến biển”, ở giáo phận Qui Nhơn cũng có một câu chuyện “truyền giáo cho những làng ven biển” cách đây hơn nửa thế kỷ mà hoa trái vẫn còn tồn tại cho đến mãi hôm nay, cho dầu phải trải qua những thăng trầm dâu bể. Và đây là câu chuyện truyền giáo tại các làng ven biển vùng đông bắc tỉnh Bình Định…
Câu chuyện xa hơn một chút: Lịch sử giáo họ biệt lập An Mỹ.
Ngày 28.10.1957, giáo phận giao Khu Truyền giáo Mỹ Chánh cho dòng Đồng Công. Nguyên khu truyền giáo nầy đã được cha Phêrô Trịnh Hoài Ân, cha sở Nước Nhỉ (1957- 1961) gầy dựng để truyền giáo cho dân cư tại các xã Mỹ Thọ, Mỹ Chánh, Mỹ An, Mỹ Thành, Mỹ Cát của huyện Phù Mỹ và xã Cát Minh của huyện Phù Cát.
Ngày 23.8.1958, Trụ sở của Trung tâm truyền giáo tại Mỹ Chánh được khánh thành. Trụ sở là một ngôi nhà gạch ngói dài 26 m, một nửa làm nhà thờ, một nửa làm nhà ở của các thừa sai.[2] Một năm sau, Trường trung tiểu học Toàn Mỹ tại Mỹ Chánh được khai giảng vào ngày 15.8.1959. Dòng dạy miễn phí cho học sinh.
Ngày 7 và 9 tháng 6 năm 1960, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Vàng, dòng Chúa Cứu Thế, đã về nói chuyện với đồng bào tại Mỹ Chánh, Phù Mỹ và Cát Trinh, Phù Cát.
Sau ba năm truyền giáo, khu truyền giáo Mỹ chánh đã có số tân tòng khá đông. Ngày 10.4.1961, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã đến Mỹ Chánh ban Bí tích Thêm sức cho 1.200 tân tòng.
Vì tình trạng chiến tranh, năm 1964 khu truyền giáo Mỹ Chánh cùng với trường Toàn Mỹ phải tạm đóng cửa. Cuối năm 1965, Mỹ Chánh không có Thánh lễ hằng ngày cũng như Thánh lễ Chúa nhật.[3]… Từ tháng 4.1972, toàn bộ khu truyền giáo Mỹ Chánh không còn bóng dáng tu sĩ dòng Đồng Công…
Trong thời gian chiến tranh, hầu hết dân chúng di cư, các cơ sở tại Mỹ Chánh cũng như ở các giáo họ bị hoang phế. Một số ít giáo dân tân tòng còn trụ lại nhưng không được chăm sóc mục vụ, như hạt mới nẩy mầm, gặp nắng, bị héo khô. Sau khi hòa bình vãn hồi, một số giáo dân tân tòng di cư trở về quê quán cũng không được chăm sóc mục vụ, phần lớn đức tin bị nhạt phai…
Thời gian cha Anrê Đinh Duy Toàn, cha sở Phù Mỹ (1996-2014), tìm mọi phương thế tiếp cận để tìm "chiên lạc". Cha nắm bắt hoàn cảnh, động viên, an ủi. Cha vận động chính quyền để xin được xây dựng lại nhà thờ An Mỹ…. Lễ khánh thành nhà thờ được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2006… Việc nhà thờ An Mỹ được hình thành đã làm cho đức tin một số giáo dân ít ỏi ở các xã Khu Đông huyện Phù Mỹ dần được hồi sinh.
Ngày 13.09.2015, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi tách các giáo họ: An Mỹ, Hòa Tân, Suối Tre, Xuân Thạnh, Toàn Mỹ, Xuyên Nam, Chánh Hội, An Hiệp, Tân Thành, Cát Minh và Cát Khánh của giáo xứ Phù Mỹ để thành lập giáo họ biệt lập An Mỹ…[4].
Và câu chuyện của hôm nay: Giáo họ Xuân Thạnh – Mỹ An:
Như đã nêu bật ở trên, giáo họ biệt lập An Mỹ bao gồm 11 đơn vị giáo họ thuộc giáo xứ Phù Mỹ. Dù mang tên đơn vị “giáo họ”, nhưng trên thực tế, ngoài một nhà thờ duy nhất là An Mỹ thuộc xã Mỹ Cát, còn tất cả 10 giáo họ còn lại chỉ là những “giáo điểm” tập trung nhóm giáo dân còn sót lại hay mới di cư đến” mà các nhà thờ đều tiêu tán vì chiến tranh hay bị trưng dụng để phục vụ cho những công trình công cọng.
Trong số các đơn vị giáo họ nầy, có Xuân Thạnh, một điểm tập trung giáo dân dành cho các xã ven biển gần nhau: Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức.
Sau đây là vài nét đan thanh về giáo họ Xuân Thạnh - Mỹ An trong bài ký sự “Giáo họ Xuân Thạnh, Mỹ An, 65 năm mới có một ngày” của tác giả Anna Xuân Trần tại An Mỹ:
Giáo họ Xuân Thạnh, nằm trên tỉnh lộ 639, khoảng trung tâm xã Mỹ An. Xa xưa, cách nay hơn 65 năm, giáo họ Xuân Thạnh có một nhà nguyện lợp tôn, một trong 7 nhà nguyện thuộc trung tâm truyền giáo Mỹ Thọ, do linh mục Phêrô Trịnh Hoài Ân khởi xướng năm 1957 và giao lại cho Dòng Đồng Công năm 1958, nhà Dòng đặt trụ sở tại xã Mỹ Chánh. Hồi đó anh chị em tín hữu Xuân Thạnh sớm tối cùng cầu nguyện thật ấm cúng. Trong thời gian chiến tranh, hầu hết dân chúng di cư, các cơ sở tại Mỹ Chánh cũng như ở các giáo họ bị hoang phế. Nhà nguyện Xuân Thạnh chỉ còn một nền ximăng nay đã khuất dưới mặt đường mới.
Khi hòa bình lập lại, số tín hữu quay về đây chỉ còn rải rác khoảng mười gia đình. Năm 1995 cha Anrê Đinh Duy Toàn, cha sở giáo xứ Phù Mỹ. Ngoài nhà thờ Phù Mỹ tại trung tâm thị trấn, cha còn phải thường xuyên dâng lễ tại Nước Nhỉ (Bình Dương), An Mỹ (Mỹ Cát) và Xuân Thạnh (Mỹ An). Cha thăm viếng các gia đình giáo dân, thỉnh thoảng khi có người qua đời hoặc có đám giỗ và những dịp lễ lớn trong năm, cha cử hành thánh lễ tại một tư gia; số anh chị em tín hữu đã quy tụ lại ngày một đông dần lên.
Năm 2015, cha Giacôbê Bùi Tấn Mai đảm nhận Giáo họ biệt lập An Mỹ tại xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ. Nhóm nhỏ anh chị em tín hữu Xuân Thạnh cách xa nhà thờ An Mỹ đến hơn 20 cây số, cha Mai phải cố gắng hy sinh phần mình để giáo dân khỏi phải đi xa mà vẫn có thánh lễ đều đặn. Thế là họ đạo Xuân Thạnh lại từng bước phục hồi, nhận thánh Giuse làm bổn mạng… số giáo dân tăng lên dần đến 40, 50 người.
Năm 2019, Cha Antôn Nguyễn Xuân Thuyên, người cha với tinh thần đầy nhiệt huyết, cũng tiếp nối cùng một tinh thần hy sinh như người anh em đã đi trước, chẳng ngại đường xa, miệt mài gầy dựng và phát triển cộng đoàn dân Chúa đến ngày hôm nay…[5].
Nếu lấy cột mốc thời gian năm 2015, thời điểm cha Giacôbê Bùi Tấn Mai bắt đầu dâng thánh lễ Chúa Nhật tại Mỹ An, với số giáo dân tập trung đếm trên đầu ngón tay, thì cho đến hôm nay (2023) sau 8 năm, mỗi ngày Chúa Nhật tại đây, con số anh chị em tín hữu quy tụ lại để cử hành Ngày Chúa Nhật đã lên tới 100 người, như chia sẻ của anh An Tôn Báu, một kỹ sư Công Giáo gốc Hà Tĩnh chuyên ngành thủy sản về lập cư tại Mỹ An:
“Sau năm 1997, khi cha Toàn về nhận nhiệm vụ cha sở giáo xứ Phù Mỹ, thì một số giáo dân đã tìm đến nhà thờ Phù Mỹ để thỏa lòng mong ước đến với Chúa đơn cử như gia đình ông Sáu ( Ái), bà Ba ( Cường), gia đình ông Mão, cô Mẹo, bà Thi, Bà thơm,... Mãi cho tới khi giáo họ biệt lập An Mỹ được tách ra từ giáo xứ mẹ Phù Mỹ thì giáo họ Xuân Thạnh được chia về trực thuộc giáo họ biệt lập An Mỹ. Khoảng giữa năm 2015, cha Mai, đang quản nhiệm An Mỹ, đã không quản ngại đường xá xa xôi, khó khăn…, đã về dâng lễ Chúa Nhật đầu tiên tại Xuân Thạnh- Mỹ An; khi đó chỉ mới có 5-6 người tham dự; và khi tần suất thánh lễ Chúa Nhật được tăng lên thì số giáo dân cũng tăng lên theo. Sau gần 8 năm, từ 5-6 người tham dự Thánh lễ, đến nay con số đã tăng lên trên 100 tín hữu quy tụ về tham dự bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày Chúa Nhật…”.
Những làng chài, biển khơi và công cuộc loan báo Tin Mừng:
Ngày nay, xu hướng chung của tầm nhìn “địa chính trị” thế giới gần như chọn “thế chiến lược biển” làm ưu tiên. Nếu Trung Quốc có chiến lược “BRI” (Belt and Road Innitiative – Sáng kiến Vành Đai Con đường) mà trong đó phạm trù “Con đường” chính là: “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road)[6], thì Hoa Kỳ và Âu Châu lại đang hướng về Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; trong khi đó, khu vực Biển Đông thường xuyên là điểm nóng giữa các siêu cường và các quốc gia Đông Nam Á.
Riêng tại vùng đất Qui Nhơn - Bình Định, với bờ biển nối dài cùng với những ưu đãi của thiên nhiên, của môi trường sinh thái biển, ngày nay đang là điểm nóng của đầu tư kinh tế du lịch biển,như lời phát biểu của Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định Trần Văn Thanh: “Để du lịch biển đảo phát triển mạnh mẽ, các DN cần tăng cường đa dạng sản phẩm, làm mới các dịch vụ du lịch biển hiện có như lặn ngắm san hô, câu mực đêm, chèo thuyền kayak…, đồng thời đẩy mạnh đầu tư xây dựng mới dịch vụ biển đảo chất lượng cao, cảm giác mạnh như: Dù bay, lướt ván, nhà phao trên biển, tàu lưu trú du lịch biển cao cấp từ 3 - 5 sao… Bên cạnh đó, các DN lữ hành cần có những biện pháp kích cầu và tạo ra những sản phẩm mới lạ, đa dạng cho nhóm du khách tàu biển với những chương trình tour đặc sắc; liên kết với các công ty dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cũng như các địa phương để giảm giá các dịch vụ, giá phòng, nâng cao chất lượng phục vụ cho du khách… Đặc biệt, cần hướng tới phát triển du lịch theo chiều sâu, khai thác các dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá, thể thao trên mặt biển, dưới đáy biển và ngoài đảo xa; đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển, nâng cao giá trị gia tăng và khai thác các tiềm năng, lợi thế từ biển”[7].
Về phương diện trần thế là như vậy; còn phương diện Hội Thánh, nhất là, công cuộc loan báo Tin Mừng thì sao?
Được biết, hiện nay dọc con đường ven biển ĐT 639, từ Cát Tiến cho tới đèo Bình Đê, giáp giới Quảng Ngãi, Hội Thánh Công Giáo tại Qui Nhơn gần như chỉ có một ngôi nhà thờ duy nhất là An Mỹ thuộc xã Mỹ Cát, trung tâm sinh hoạt của giáo họ biệt lập An Mỹ. Bao nhiêu cộng đoàn, trung tâm sinh hoạt đức tin của một thời “hoàng kim truyền giáo” vào thập niên 60 của thế kỷ trước, thời của quý cha, quý thầy Đồng Công thiết lập hàng chục giáo điểm cho các anh chị em làng chài ven biển từ Cát Khánh, Cát Minh, tới Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức… bây giờ đã trở thành “một thời vang bóng” !
Tuy nhiên, chúng ta không quên lời dạy của sách Giảng Viên: “Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời: một thời để chào đời, một thời để lìa thế; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây; một thời để giết chết, một thời để chữa lành; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;…” (Gv 3,1-3). Nếu đã có một thời cha ông chúng ta “đã trồng”, một thời Giáo Hội phải chịu bách hại, giết chết, phá đổ… thì cũng phải tới một thời “để chữa lành”, “để xây dựng”. Phải chăng hôm nay, năm 2023 của thiên niên kỷ 2 nầy, là lúc để “tái truyền giáo”, để “Tân Phúc Âm hóa” theo đúng định hướng của Giáo Hội như đề nghị của Bản Phúc Trình chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 2012 với chủ đề “Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”: “Tân Phúc-âm-hóa không phải là vấn đề làm lại một điều gì đó trước đây làm chưa tới hay chưa đạt được mục tiêu của nó, như thể hoạt động mới này là một kết án mặc nhiên đối với sự thất bại của cuộc Phúc-âm-hóa đầu tiên. Tân Phúc-âm-hóa cũng không phải là việc lặp lại cuộc Phúc-âm-hóa đầu tiên kia hay đơn thuần nhắc lại quá khứ. Đúng hơn, nó là lòng can đảm mở ra những con đường mới, đương đầu với các hoàn cảnh và điều kiện mới mà trong đó, Giáo Hội được mời gọi thực thi việc loan truyền Phúc Âm”.
Những “làng chài ven biển Bình Định” vẫn còn nguyên đó, những con người chân chất, dễ thương, hiếu khách và tốt bụng vẫn còn đó; và có lẽ họ đang cần những “nhà truyền giáo mới, những người thực thi sứ mệnh “tân phúc âm hóa” theo hướng nhìn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “lòng nhiệt thành mới, phương pháp mới và cách diễn tả, trình bày Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài cách mới mẻ”[8].
Và hình như điều nầy đang có sẵn ở đây, nơi cộng đoàn nhỏ bé chưa có được một ngôi nhà nguyện đơn sơ để tập họp cử hành Ngày của Chúa; và ngay cả việc tập họp để giữ ngày Chúa Nhật cũng đang còn bị giới hạn cấm đoán. Vâng, Mỹ An - Xuân Thạnh đang có những điều thật đáng ước mơ, như lời chứng của anh Antôn Báu: “Hiện tại thì giáo họ Xuân Thạnh- Mỹ An gồm phần lớn là các gia đình trẻ (trong đó có nhiều gia đình tân tòng), sinh sống với đủ các ngành nghề như đi biển, làm du lịch, làm nông nghiệp (trồng cây và chăn nuôi)... Nơi đây dân cư chân chất, thật thà, dễ gần… nên rất thuận lợi cho việc truyền giáo; và hầu như mỗi tín hữu ở đây ai cũng mang trong mình ngọn lửa truyền giáo và sống tình huynh đệ hiệp thông nên số giáo dân trở lại và anh chị em tân tòng có dấu hiệu tăng lên theo từng năm”.
Ước mong rằng, câu chuyện về biển của Tin Mừng, của công cuộc “chèo ra chỗ nước sâu” sẽ lại bắt đầu ở nơi đây, trên bãi bờ của Mỹ An, Xuân Thạnh !
Trương Đình Hiền
--------------------------------------------------------------------------------
[1] X. AMBROSE DOBOROZSI. CHUYỂN NGỮ: PHÊRÔ PHẠM VĂN TRUNG, Ý nghĩa sâu rộng: Biển trong Luca và Công Vụ, website https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/y-nghia-sau-rong-bien-trong-luca-va-cong-vu-41409
[2] Bản Thông tin địa phận Qui Nhơn, số 6, 1958, trang 7.
[3] Bản thông tin địa phận Qui Nhơn, số 46, 1965, trang 79.
[4] LM. GIOAN VÕ ĐÌNH ĐỆ, Giáo họ biệt lập An Mỹ.
[5] ANNA XUÂN TRẦN (GIÁO HỌ AN MỸ), Giáo họ Xuân Thạnh,Mỹ An, 65 năm mới có một ngày, website https://gpquinhon.org/q/giao-ho-biet-lap-an-my/giao-ho-xuan-thanh-my-an-65-nam-moi-co-mot-ngay-5876.html
[6] TRƯƠNG ĐÌNH HIỀN, Mẹ tôi là thế đấy, nxb An Tôn & Đuốc sáng 2019, bài 13 VATICAN TRONG CHIẾN LƯỢC MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC, tr. 205-207: “Một vành đai, một con đường”, đọc theo âm Hán Việt là “Nhất đới, nhất lộ”; còn tiếng Anh gọi là “One Belt, One Road” (viết tắt là OBOR) hoặc còn được gọi là “Sáng kiến Vành đai – Con đường” “Belt and Road Innitiative” – viết tắt là BRI.
Về cơ bản, BRI là một mạng lưới nối liền giữa các tuyến đường bộ, đường sắt, các đường ống dẫn dầu, các mạng lưới điện, các hệ thống cảng biển cùng rất nhiều dự án hạ tầng nối liền khoảng 65 quốc gia. Việc phát triển các hệ thống và dự án hạ tầng này nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
“Một vành đai, Một con đường” bao gồm hai phần: Vành đai và Con đường.
- “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt);
- “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road).
Vành đai kinh tế con đường tơ lụa sẽ là mạng lưới liên kết trên bộ, kết nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và biển Địa Trung Hải qua Trung và Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương, bắt đầu từ thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông đi qua 10 thành phố khác của Trung Quốc và kết nối với hàng loạt trung tâm kinh tế – thương mại Âu – Á như: Almaty (Kazakhstan), Bishkek (Kyrgyzstan), Samarcanda (Uzbekistan), Dushanbe (Tajikistan), Teheran (Iran), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow (Nga), Diusburgo (Đức), Rotterdam (Hà Lan), Venice (Ý), từ đó lan tỏa đến các thành phố khác của châu Âu, châu Phi.
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thực chất là tuyến đường giao thông nối các cảng biển, các tuyến đường bộ và đường sắt của 29 quốc gia lại với nhau, trong đó, bao gồm chín quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, và Brunei; năm quốc gia vùng Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Pakistan, và Sri Lanka; chín quốc gia Tây Á là Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, và Bahrain; năm quốc gia Tây Phi là: Ai Cập, Somalia, Sudan, Djibouti, và Eritrea. “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua hướng Nam tới các nước ASEAN, vượt qua eo biển Malacca, trở về hướng Tây chạy dọc các quốc gia thuộc Ấn Độ Dương rồi gặp “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” tại Venice qua khu vực biển Đỏ và Địa Trung Hải. “Con đường tơ lụa trên biển” được thiết kế như là một mạng lưới liên kết trên biển nhằm nối liền biển Đông với Ấn Độ Dương, Đông Phi, biển Đỏ và Địa Trung Hải.”
[7] X. website http://smartcity.binhdinh.gov.vn/binh-dinh-chu-trong-phat-trien-du-lich-bien-dao
[8] X. LM. GILLES BERCEVILLE, Khái niệm Phúc âm hóa trong các văn kiện của Huấn quyền kể từ Vaticanô II, Người dịch: Lm. Phêrô Trần Ngọc Anh, website KHÁI NIỆM PHÚC ÂM HÓA TRONG CÁC VĂN KIỆN CỦA HUẤN QUYỀN KỂ TỪ VATICANÔ II | Học viện Đa Minh (catechesis.net)
Nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin của đức tân GM Phêrô Kiều Công Tùng
Gp Phá Diệm
20:45 15/05/2023
VietCatholic TV
Putin tê tái: Hai Tư Lệnh Quân Đoàn, Lữ Đoàn Nga tử trận ở Bakhmut. Nga bắn hạ một lúc 5 máy bay Nga
VietCatholic Media
03:10 15/05/2023
1. Nga thông báo hai đại tá tử trận ở Bakhmut giữa các tin đồn dồn dập về con số các sĩ quan Nga bị bắt và tử trận ở thành phố Bakhmut.
Các blogger quân sự Nga cho rằng đã có hàng chục sĩ quan cấp tá bị bắt tại mặt trận Bakhmut, và ít nhất 5 người đã tử trận. Tuy nhiên, Bộ Quốc Phòng Nga chỉ mới xác nhận hai Đại Tá tử trận. Đây là một việc hiếm khi họ làm nhưng có lẽ đó là một chiến thuật nhằm cho thấy họ cũng trung thực để có thể đưa ra các động tác khác nhằm giảm thiểu các tai tiếng chung quanh chiến trường Bakhmut. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Announces Deaths of Two Colonels in Bakhmut”, nghĩa là “Nga loan báo cái chết của hai Đại Tá tại Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Nga đã tiết lộ rằng hai đại tá của họ đã thiệt mạng ở Bakhmut trong khi chiến đấu với lực lượng Ukraine.
Trong một thông báo hiếm hoi về tổn thất chiến đấu, Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận cái chết của Đại tá Vyacheslav Makarov thuộc lữ đoàn súng trường cơ giới số 4 và Đại tá Yevgeny Brovko, phó tư lệnh quân đoàn phụ trách công tác quân sự-chính trị.
Cả hai được cho là đã chết “trong khi đẩy lùi các cuộc tấn công.”
Tass, một hãng thông tấn có liên hệ chặt chẽ với chính phủ Nga, tuyên bố rằng đại diện Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov đã xác nhận các trường hợp tử vong.
Konashenkov cho biết Makarov đã chỉ huy đơn vị của mình ở tiền tuyến và tuyên bố hai cuộc tấn công của Ukraine đã bị đẩy lùi.
Ông nói thêm: “Trong quá trình đẩy lùi đợt tấn công thứ ba, chỉ huy lữ đoàn đã bị thương nặng và hy sinh trong quá trình di tản khỏi chiến trường.”
Theo Tass: “Brovko đã anh dũng hy sinh trong trận chiến để đẩy lùi một trong những cuộc tấn công, anh ấy đã nhận nhiều vết thương do mảnh đạn”.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, hôm thứ Bảy, ngày 13 tháng 5, tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine đã tiếp tục phản công ở khu vực Bakhmut trong bối cảnh nước này tuyên bố về những thắng lợi trong khu vực. ISW cho biết một blogger quân sự Nga tuyên bố các lực lượng Ukraine đã thiết lập các vị trí ở ngoại ô Kurdumivka, ngay phía tây nam Bakhmut.
Blogger quân sự này cũng tuyên bố lực lượng Nga đã bị phục kích phía sau kênh đào Siversky Donets trong khu vực Donbas.
Nga đã phải đối mặt với một số thất bại trong những tuần gần đây khi Ukraine tuyên bố Mạc Tư Khoa đã mất 48 hệ thống pháo trong hai ngày.
Các quan chức Điện Cẩm Linh cũng đang phải đối mặt với sự chỉ trích công khai từ người sáng lập công ty lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin. Trong một video được chia sẻ với phụ đề tiếng Anh trên Twitter, Prigozhin mâu thuẫn với phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov, là người nói rằng quân đội đang tập hợp lại khỏi Bakhmut.
Thay vào đó, Prigozhin tuyên bố rằng đó không phải là một cuộc rút lui chiến thuật và trên thực tế, quân đội Nga đang tháo chạy tán loạn hoàn toàn phi chiến thuật.
Ông nói thêm: “Những nỗ lực của Bộ Quốc phòng nhằm đề cập đến tình hình bằng cách nào đó trong không gian truyền thông đang dẫn đến – và sẽ dẫn đến – một thảm kịch toàn cầu đối với Nga. Vì vậy, hãy ngừng nói dối ngay lập tức.”
“Nếu bạn bỏ chạy, hãy thiết lập các tuyến phòng thủ mới. Nhưng những gì bạn đã huấn luyện cho sự phòng thủ đó không có khả năng phòng thủ. Đơn giản là chúng chẳng ra cái quái gì cả. Và vì vậy, những gì đang xảy ra gần đây và những gì tôi đã cảnh báo từ lâu, sắp xảy ra. Và nó đang dẫn đến một bi kịch lớn cho đất nước chúng ta.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận.
2. Người sáng lập Wagner nghĩ rằng Nga đã bắn rơi máy bay của chính mình
Cho đến nay, Thống đốc khu vực Bryansk Alexander Bogomaz vẫn tiếp tục cáo buộc rằng quân Ukraine đã tấn công xuyên biên giới, bắn hạ một chiếc SU-35 và một chiếc SU-34 cùng với hai chiếc máy bay trực thăng Mi-8. Tuy nhiên, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin không nghĩ như thế.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Founder Thinks Russia Shot Down Its Own Aircraft”, nghĩa là “Người sáng lập Wagner nghĩ rằng Nga đã bắn rơi máy bay của chính mình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..
Người sáng lập Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin cho rằng Nga có thể đã bắn hạ máy bay của chính họ gần biên giới Ukraine.
Hôm thứ Bảy, truyền thông nhà nước Nga cho biết 5 máy bay Nga đã bị bắn hạ ở Bryansk, một khu vực của Nga nằm gần biên giới Ukraine. Tờ Kommersant của Nga đưa tin rằng trong số 5 chiếc máy bay này có một máy bay chiến đấu Su-34, một chiếc Su-35, và hai trực thăng Mi-8, đã bị bắn rơi ở khu vực biên giới. Chiếc thứ 5 chưa được xác định là loại máy bay trực thăng nào. Ukraine dường như phủ nhận có liên quan đến vụ việc, trong khi vụ bắn rơi xảy ra khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, do Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động vào tháng 2 năm ngoái, vẫn tiếp diễn.
Prigozhin, một đồng minh cũ của Putin có mối quan hệ với tổng thống Nga trở nên căng thẳng hơn khi cuộc chiến Ukraine tiếp tục đình trệ. Hôm Chúa Nhật, ông ta ám chỉ rằng lực lượng của chính Putin có thể đã bắn hạ chiếc máy bay.
Trong một tuyên bố đăng trên kênh Telegram của mình, Prigozhin đã đặt câu hỏi liệu hệ thống phòng không của Nga hay Ukraine có thể được bố trí ở trung tâm bán kính 20 km của 4 chiếc máy bay bị bắn rơi hay không.
“Bốn chiếc máy bay, nếu bạn vẽ một vòng tròn ở những nơi chúng rơi xuống, thì hóa ra vòng tròn này có đường kính là 40 km. Tức là bán kính của vòng tròn là 20 km. Và tất cả chúng nằm chính xác trong vòng tròn đó” Prigozhin viết. “Bây giờ hãy truy cập Internet và xem loại vũ khí phòng không nào có thể nằm ở trung tâm của vòng tròn này, sau đó xây dựng các phiên bản của riêng bạn. Tôi không biết.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.
Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Ukraine, Đại tá Yurii Ihnat cũng cho biết trong một lần xuất hiện hôm Chúa Nhật trên truyền hình Ukraine rằng lực lượng phòng không của chính Nga có thể phải chịu trách nhiệm về vụ máy bay bị bắn rơi.
Kommersant báo cáo rằng các máy bay chiến đấu “được cho là sẽ thực hiện một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom vào các mục tiêu ở khu vực Chernihiv của Ukraine.” Tờ báo cho biết thêm, các máy bay bị bắn rơi “gần như đồng thời”, mặc dù chính quyền Nga chưa xác nhận điều này.
Thống đốc khu vực Bryansk Alexander Bogomaz đã viết trên Telegram rằng một chiếc trực thăng đã bị rơi ở thị trấn Klintsy, khiến một phụ nữ bị thương. Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin rằng các nhà chức trách đổ lỗi cho vụ tai nạn là do các vấn đề về động cơ.
Nhận xét của Prigozhin được đưa ra khi mối quan hệ của ông với Putin có vẻ xấu đi trong những tháng gần đây. Từng là đồng minh thân cận được mệnh danh là “đầu bếp của Putin”, Tập đoàn Wagner đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga trong suốt những tháng mùa đông. Quân của Prigozhin đã chiến đấu bên cạnh binh lính Nga với hy vọng giành quyền kiểm soát Bakhmut, một thành phố nằm ở vùng Donetsk của Ukraine.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Putin và Prigozhin ngày càng trở nên căng thẳng, với việc người sáng lập Tập đoàn Wagner đe dọa rút quân khỏi Bakhmut do thiếu đạn dược cho các lực lượng thân Nga. Căng thẳng cũng gia tăng do những tham vọng chính trị bị cáo buộc của Prigozhin và tai tiếng ngày càng tăng khi Putin phải đối mặt với một số phản ứng dữ dội về sự chậm trễ của cuộc xâm lược.
3. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết các lực lượng đã chiếm được hơn 10 vị trí của Nga gần Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 15 tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đã có thể chiếm được hơn 10 vị trí của Nga gần Bakhmut.
“Hôm nay, các đơn vị của chúng ta đã chiếm được hơn mười vị trí của địch ở phía bắc và phía nam ngoại ô Bakhmut và dọn sạch một khu rừng rộng lớn gần Ivanivske,” Maliar nói.
Cô cũng lưu ý rằng quân Ukraine “đang tiếp tục tiến lên ở vùng ngoại ô Bakhmut.” Maliar gọi tình hình ở Bakhmut là “sôi động”.
“Đối phương đã tập trung tất cả lực lượng của chúng ở đó và đang cố gắng tiến lên, phá hủy mọi thứ trên đường đi của chúng. Giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục,” cô nói thêm.
Một số thông tin cơ bản: Bakhmut là nơi diễn ra cuộc tấn công kéo dài nhiều tháng của các lực lượng Nga, bao gồm cả lính đánh thuê Wagner, khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và khiến khu vực này bị tàn phá. Nhưng bất chấp một lượng lớn nhân lực mà Nga đã đổ vào để chiếm thành phố, họ đã không thể kiểm soát hoàn toàn và tuần này đã chịu tổn thất nặng nề trong khu vực.
CNN trước đó đã báo cáo rằng các lực lượng Ukraine đã có thể đẩy lùi quân Nga 2 km xung quanh thành phố Bakhmut trong tuần qua.
4. Tổng thống Zelenskiy đến Paris để thảo luận về các mối quan hệ song phương quan trọng
Khi đến Pháp vào tối Chúa Nhật, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tweet rằng ông dự định thảo luận về “những điểm quan trọng trong quan hệ song phương”.
“Paris. Với mỗi chuyến thăm, khả năng phòng thủ và tấn công của Ukraine tăng lên. Mối liên hệ với Âu Châu ngày càng bền chặt, áp lực đối với Nga ngày càng lớn. Tôi sẽ gặp người bạn Emmanuel của tôi để thảo luận về những điểm quan trọng nhất của quan hệ song phương”, Tổng thống Zelenskiy viết trên Twitter.
Zelenskiy dự kiến sẽ tổ chức một bữa tối làm việc với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron tại Cung điện Elysee vào Chúa Nhật.
5. Ukraine cho biết: Nga mất 48 hệ thống pháo binh trong hai ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 48 Artillery Systems in Two Days: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết: Nga mất 48 hệ thống pháo binh trong hai ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Lực lượng Nga tại Ukraine đã mất 48 hệ thống pháo trong vòng hai ngày qua, theo thông tin cập nhật từ quân đội Ukraine.
Lực lượng của Mạc Tư Khoa đã mất 21 hệ thống pháo trong 24 giờ qua, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong cuộc họp báo hôm Chúa Nhật. Điều này được đưa ra sau khi quân đội cho biết hôm thứ Bảy rằng 27 hệ thống pháo đã bị loại bỏ trong ngày hôm trước.
Hôm thứ Sáu, con số được báo cáo trong 24 giờ trước đó là 15 hệ thống pháo. Hôm thứ Năm, con số này là 14 hệ thống. Kể từ ngày 8 tháng 5, 106 hệ thống pháo binh của Nga đã bị mất vào tay lực lượng của Mạc Tư Khoa, theo số liệu của Kyiv.
Newsweek không thể xác minh độc lập những con số này và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để nhận xét qua email.
Pháo binh đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến đang diễn ra cho cả hai bên. Vào Tháng Giêng, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết “cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành cuộc chiến bằng pháo binh”, đồng thời nói thêm rằng “pháo binh đã chứng minh rằng nó vẫn là “vua của trận chiến” bởi cường độ sử dụng của nó.
Vào đầu tháng 4, Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington cho biết các lực lượng của Mạc Tư Khoa đang “sử dụng pháo binh để bù đắp khả năng tấn công đã xuống cấp của họ”.
Nguồn cung cấp đạn pháo luôn là mối quan tâm đè nặng lên tâm trí Kyiv, bất chấp sự đóng góp từ những người ủng hộ phương Tây.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết điều này xảy ra khi Nga tung ra một làn sóng tấn công, bao gồm phóng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái chiến đấu, vào một số mục tiêu trên khắp Ukraine chỉ trong một đêm.
Các quan chức cho biết thành phố Ternopil phía tây Ukraine đã bị tấn công ngay trước buổi biểu diễn Eurovision của Ukraine tại Anh. Ternopil là quê hương của chương trình Eurovision của Ukraine năm nay, Tvorchi, người đã nói trên mạng xã hội rằng Ternopil “đã bị Nga ném bom trong khi chúng tôi hát trên sân khấu Eurovision.”
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm Chúa Nhật rằng các lực lượng vũ trang của Mạc Tư Khoa đã “thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa trên không và trên biển có độ chính xác cao” tại Ternopil, cũng như ở khu vực đông nam Dnipropetrovsk.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tấn công nhằm vào “các điểm triển khai của Lực lượng Vũ trang Ukraine và những nơi lưu trữ đạn dược, vũ khí và thiết bị quân sự nhận được từ các nước phương Tây”.
Tuy nhiên, các quan chức quân đội Ukraine cho biết cơ sở hạ tầng xã hội bị hư hại và thường dân bị thương sau các cuộc tấn công.
Bộ Tổng tham mưu cho biết thêm, giao tranh dữ dội đang tiếp diễn ở thành phố Bakhmut miền đông Ukraine. Thành phố bị bao vây đã gánh chịu nhiều trận giao tranh ác liệt nhất trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Bảy rằng lực lượng của Kyiv đã chiếm lại ít nhất một km lãnh thổ trong thành phố bị tàn phá.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã viết trên Telegram hôm thứ Bảy: “Quân đội của chúng tôi đang dần dần tiến công theo hai hướng ở vùng ngoại ô Bakhmut. Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington đánh giá rằng, tính đến ngày 13 tháng 5, các lực lượng Ukraine đã giành lại được 16,85 km2 ở khu vực Bakhmut thông qua các hoạt động phản công gần đây.
Nga và cộng đồng quốc tế đang dự đoán một cuộc tổng phản công của Ukraine đã được mong đợi từ lâu, mà Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã chỉ ra vào cuối tuần qua có thể sớm diễn ra.
“Các bạn chắc chắn sẽ thấy và Nga chắc chắn sẽ cảm nhận được điều đó,” Zelenskiy nói với giới truyền thông hôm thứ Bảy.
6. Tổng thống Pháp “tái khẳng định sự ủng hộ không ngừng” đối với Ukraine trong cuộc gặp với Zelenskiy
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến Paris vào hôm Chúa Nhật để dự bữa tối làm việc với tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Cung điện Elysee, cung điện cho biết trong một tuyên bố.
“Cuộc trao đổi này sẽ cho phép họ tiếp tục và tăng cường đối thoại tin cậy sau cuộc gặp vào ngày 8 tháng 2 vừa qua tại Paris và các cuộc trao đổi điện thoại thường xuyên của họ kể từ đó”.
Trong cuộc họp, Macron “tái khẳng định sự ủng hộ không ngừng của Pháp và Âu Châu để khôi phục các quyền hợp pháp của Ukraine và bảo vệ các lợi ích cơ bản của nước này”
“Do đó, cuộc thảo luận tối nay tập trung vào sự hỗ trợ mà Pháp tiếp tục cung cấp để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo và quân sự khẩn cấp của Ukraine. Hai Tổng thống cũng thảo luận về triển vọng lâu dài hơn cho việc khôi phục hòa bình ở Âu Châu, đặc biệt là trên cơ sở Kế hoạch Hòa bình do Tổng thống Zelenskiy đề xuất mà Pháp ủng hộ,” thông báo cho biết thêm.
Zelenskiy đã ở Đức vào hôm Chúa Nhật trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới nước này kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào năm ngoái.
7. Zelenskiy nhận giải thưởng Charlemagne danh giá ở Đức
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật đã nhận giải thưởng Charlemagne danh giá trong chuyến thăm Đức thay mặt cho người dân Ukraine vì những đóng góp của họ cho sự thống nhất Âu Châu.
Anh ấy đã nhận giải thưởng tại một buổi lễ ở thành phố Aachen, miền tây nước Đức, với sự tham dự của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula Von der Leyen.
Một số thông tin cơ bản: Giải thưởng Charlemagne là một trong những giải thưởng chính trị quan trọng nhất ở Đức và được trao cho những công việc phục vụ cho sự thống nhất Âu Châu.
“Người dân Ukraine, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, không chỉ bảo vệ chủ quyền của đất nước và cuộc sống của công dân họ, mà còn cả Âu Châu và các giá trị Âu Châu”, cơ quan giải thưởng cho biết trong một tuyên bố.
8. Zelenskiy nói rằng Ukraine và các đồng minh có thể khiến thất bại của Nga là “không thể đảo ngược”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật cho biết Ukraine và các đồng minh có thể khiến thất bại của Nga trở nên “không thể đảo ngược” trong năm nay.
“Giờ là lúc chúng ta quyết định kết thúc cuộc chiến này trong năm nay. Năm nay chúng ta có thể khiến thất bại của kẻ xâm lược là không thể đảo ngược,” ông nói trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin.
“Bây giờ là lúc để hành động. Tất cả chúng ta đều muốn cuộc chiến này cuối cùng sẽ kết thúc, nhưng phải kết thúc trong một nền hòa bình công bằng và chính đáng. Ukraine và toàn bộ Âu Châu phải được tự do. Toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của chúng tôi, cũng như toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của tất cả các quốc gia Âu Châu, phải được bảo đảm”, ông Zelenskiy nói.
Zelenskiy cho biết ông đã nói chuyện với Scholz về nhiệm vụ tìm kiếm máy bay chiến đấu, đồng thời thừa nhận rằng “đó không phải là một câu hỏi dễ dàng”. Ông cho biết Ukraine đang nỗ lực thành lập một “liên minh máy bay chiến đấu” và đang đề nghị Đức tham gia.
Một số bối cảnh: Vào tháng 3, Ba Lan trở thành thành viên NATO đầu tiên cam kết cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine. Slovakia đã hoàn thành việc chuyển giao 13 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine vào tháng Tư.
Nhà lãnh đạo Ukraine cảm ơn Đức đã hỗ trợ về quốc phòng và tài chính cho Ukraine.
“Sự hỗ trợ của Đức là bảo vệ cuộc sống. Cuộc sống của người dân chúng tôi ở các thành phố và làng mạc, được bảo vệ một cách đáng tin cậy, đặc biệt là bởi các hệ thống phòng không mà các bạn đã cung cấp. Cuộc sống của những người lính của chúng tôi trên chiến trường, được bảo vệ bởi những chiếc xe bọc thép mà các bạn đã cung cấp. Đời sống xã hội ở Ukraine, được bảo vệ bởi sự hỗ trợ tài chính của các bạn,” tổng thống nói.
9. Tổng thống Zelenskiy nói Ukraine tập trung phản công
Phát biểu tại một cuộc họp báo với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng Ukraine không quan tâm đến việc tấn công lãnh thổ Nga và đang tập trung vào cuộc phản công.
“Chúng tôi không tấn công lãnh thổ Nga. Chúng tôi đang giải phóng đất đai của chúng tôi. Chúng tôi không quan tâm đến việc tấn công Nga. Chúng tôi không có thời gian cho việc đó, chúng tôi không có đủ sức mạnh và vũ khí để làm điều đó. Chúng tôi đang tập trung vào cuộc phản công của chúng tôi theo luật pháp quốc tế, theo Hiến pháp của chúng tôi. Chúng tôi chỉ tập trung duy nhất vào các lãnh thổ của Ukraine bị chiếm đóng,” Zelenskiy nói.
Nhà lãnh đạo Ukraine đang có chuyến thăm đầu tiên tới Đức kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược vào tháng 2 năm 2021. Việc ông đến vào Chúa Nhật diễn ra một ngày sau khi Đức công bố gói viện trợ quân sự trị giá 3 tỷ USD cho Ukraine.
Ông đã đến Đức từ Rôma, nơi ông nói vào thứ Bảy rằng “những bước quan trọng đầu tiên” của một cuộc phản công quân sự rất được mong đợi chống lại các lực lượng Nga “sẽ sớm được thực hiện”.
10. Thủ tướng Scholz của Đức cho biết Berlin sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine để bảo đảm Nga phải “chịu trách nhiệm”
Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm Chúa Nhật đã tái khẳng định sự ủng hộ của Berlin đối với Ukraine “chừng nào còn cần thiết” trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga và nhấn mạnh rằng những người chịu trách nhiệm về cuộc chiến “phải chịu trách nhiệm”.
“Không một quốc gia nào trên thế giới được phép xâm chiếm một quốc gia khác, phạm tội giết người và cướp bóc nó. Do đó, chúng tôi hỗ trợ đối tác của mình để bảo đảm rằng Nga phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình”, ông Scholz phát biểu trong cuộc họp báo chung cùng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, người đang thăm Berlin lần đầu tiên kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu.
“Sự hỗ trợ của chúng tôi không chỉ về mặt nhân đạo mà còn về chính trị, tài chính và tất nhiên là cả vũ khí. Tôi đã thường nói điều này và tôi sẽ nhắc lại ở đây: Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn chừng nào còn cần thiết,” ông nói thêm.
Scholz cũng cho biết ông mong muốn được đi cùng nhà lãnh đạo Ukraine tới thành phố Aachen của Đức vào Chúa Nhật, nơi Zelenskiy sẽ nhận Giải thưởng Charlemagne Quốc tế, được trao cho những công việc được thực hiện nhằm phục vụ sự thống nhất Âu Châu.
“Ai, nếu không phải người Ukraine, xứng đáng nhận giải năm nay?” Scholz nói.
“Cuộc chiến khủng khiếp này đã gây ra những hậu quả địa chính trị khủng khiếp. Tình đoàn kết của chúng ta rất mạnh mẽ. Mối quan hệ lâu năm giữa hai nước chúng ta chỉ trở nên mạnh mẽ hơn khi đối mặt với cuộc xung đột này,” ông nói.
11. Zelenskiy cảm ơn Đức vì vũ khí và sự hỗ trợ
Tại Berlin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn Thủ tướng Đức Olaf Scholz vì sự hỗ trợ của đất nước ông trong cuộc chiến chống lại Nga, đồng thời nói rằng Kyiv sẽ luôn biết ơn.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Ukraine tới Đức kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng Ukraine cần sự giúp đỡ trong quốc phòng, bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cuộc sống của người dân chúng tôi ở các thành phố và làng mạc ở khắp mọi nơi, giúp bảo vệ cuộc sống, đặc biệt là hệ thống phòng thủ của các bạn,” Zelenskiy nói với các phóng viên.
Zelenskiy nói thêm rằng “Sự lãnh đạo của Đức có thể làm cho thế giới an toàn hơn, chúng ta càng có nhiều sự hợp tác vì hòa bình, Đức sẽ càng trở thành quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ hòa bình, chúng ta càng có nhiều sự ổn định hơn trong quan hệ quốc tế.”
Zelenskiy nói rằng “Đức đang ở vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Ukraine,” và trong cuộc họp của ông, họ đã thảo luận về “khả năng quân đội của chúng tôi trả lại tự do cho người dân của chúng tôi.”
Tổng thống Ukrainein nói rằng họ đã thảo luận về việc trở thành một phần của “cấu trúc Âu Châu và Âu Châu-Đại Tây Dương. Chúng tôi đã đồng ý về điều đó. Chúng tôi đã nhất trí về chương trình phát triển hợp tác và quan hệ của chúng tôi.”
Một số bối cảnh: Vào hôm thứ Bảy, Đức đã công bố gói viện trợ quân sự trị giá 3 tỷ đô la cho Ukraine trong chương trình hỗ trợ lớn nhất dành cho nước này kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Điều này diễn ra sau thông báo của Hoa Kỳ về gói viện trợ trị giá 1,2 tỷ đô la vào hôm thứ Ba.
Tin Vui: Bộ Giáo Lý Đức Tin xem xét hiện tượng phi thường ở Hoa Kỳ. Đi bộ 5.600km hành hương Fatima
VietCatholic Media
05:59 15/05/2023
Angelus14May2023
1. Tòa Thánh sẽ mở cuộc điều tra về hiện tượng phi thường tại Hoa Kỳ
Ký giả Jorge Fitz-Gibbon của tờ New York Post có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Vatican to determine if ‘miracle’ happened at Connecticut church where parishioners reported multiplying hosts”, nghĩa là “Vatican sẽ quyết định có phải phép lạ đã xảy ra ra ở ngôi thánh đường ở Connecticut, nơi các giáo dân đã báo cáo về bánh thánh hóa ra nhiều”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Vatican đang xem xét các tuyên bố về một “phép lạ” tại một nhà thờ Công Giáo ở Connecticut sau khi giáo dân báo cáo rằng bánh thánh được hóa ra nhiều lên một cách siêu tự nhiên trong một Thánh lễ hồi tháng Ba.
Tổng giáo phận Hartford đã điều tra các báo cáo tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Tôma ở Thomaston và hiện đang gửi kết quả đến Tòa thánh, tờ Harford Courant đưa tin.
Phép lạ được báo cáo xảy ra trong Thánh lễ ngày 5 tháng 3, khi một giáo dân là thừa tác viên bí tích Thánh Thể báo cáo rằng thiếu Bánh thánh — những tấm bánh mỏng được sử dụng trong nghi lễ để tượng trưng cho thân thể của Chúa Giêsu Kitô — nhưng ngay sau đó mới thấy rằng có rất nhiều.
Linh mục Joseph Crowley, người trông nom cộng đoàn, nói: “Thiên Chúa đã nhân chính mình ra nhiều trong bình thánh. Thật là tuyệt vời khi Chúa làm những điều này, và thật tuyệt vời khi chúng ta nhận ra những gì Ngài đã làm.”
Sau vụ việc, Đức Tổng Giám Mục Hartford là Đức Cha Leonard Blair nói với các phóng viên rằng ngài đã chỉ định một linh mục thông thạo giáo luật để xem xét phép lạ được báo cáo.
David Elliott, phát ngôn viên của Tổng giáo phận, nói với tờ Courant rằng “các báo cáo như trong trường hợp phép lạ được tường trình ở Thomaston cần phải được chuyển đến Bộ Giáo lý Đức tin ở Rome.”
Bộ Giáo Lý Đức Tin là cơ quan lâu đời nhất của Giáo triều Rôma, được thành lập để bảo vệ Giáo Hội Công Giáo khỏi dị giáo.
Elliott nói: “Tổng giáo phận đã tiến hành theo đúng các chỉ thị từ Bộ Giáo Lý Đức Tin và sẽ chờ phản hồi trong thời gian tới”
Michael O'Neill, một tác giả và người dẫn chương trình phát thanh được biết đến với cái tên “Thợ săn phép lạ”, cho biết nếu được xác nhận đây sẽ là một phép lạ cả thể.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng những lời khai tốt của đông đảo anh chị em giáo dân có lẽ cũng chưa đủ. Vì vậy, họ đang tìm kiếm một số hướng dẫn từ Vatican.
Source:New York PostVatican to determine if ‘miracle’ happened at Conn. church where parishioners reported multiplying hosts
2. Một tín hữu Ba Lan hành hương đi bộ 5.600 cây số tới Fatima
Một thanh niên Công Giáo Ba Lan, anh Jabub Karlowicz, 23 tuổi, đã hoàn tất một cuộc hành hương đi bộ 5.600 cây số, từ Ba Lan đến Fatima, trong 221 ngày, hoàn toàn tín thác nơi Chúa Quan Phòng.
Anh Jabub Karlowicz là thợ hớt tóc, đã hành hương, đi qua 10 nước, lần chuỗi Mân côi, cầu nguyện cho hòa bình. Nữ ký giả Agnieszka Bugala đã thuật lại trên trang mạng Aleteia, bằng bảy thứ tiếng, về cuộc hành hương của anh Jabuk.
Đối với anh, điều quan trọng nhất trong mỗi ngày hành hương là có cơ hội được tham dự thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa. Và anh coi kinh Mân côi là “khí giới hiệu nghiệm nhất trên đời” và anh luôn mang theo mình chuỗi hạt này.
Anh Jabub khởi hành từ Ba Lan ngày 17 tháng Bảy năm ngoái và ngày 24 tháng Hai năm nay, anh tới Fatima. Anh không mang theo lương thực hoặc mang thêm áo quần trong cuộc hành hương, và cũng chẳng có tiền hoặc thẻ tín dụng. Tuy nhiên, anh mang theo tông-đơ cắt tóc và dọc đường anh thi hành nghề của mình để cám ơn các ân nhân đã giúp đỡ. Anh tín thác nơi sự bảo trợ của Đức Mẹ Maria và đặt mình dưới sự phù trợ của thánh Gioan Bosco, vị mà anh cố gắng thi hành khẩu hiệu của ngài: “Một vị thánh buồn thì không phải là thánh”. Khi lữ hành, anh Jabub tin rằng mình ở dưới sự che chở của Thiên Chúa, nên không bận tâm về vấn đề mình sẽ ăn gì hoặc sẽ ngủ ở đâu.
Dầu vậy, trong 221 ngày hành hương, Jabub không bao giờ bị đói và không hề rơi vào những tình trạng khiến anh muốn quay đầu trở lại. Trái lại, mỗi ngày, tại mỗi nước, ngay cả tại làng bé nhỏ nhất, anh đều cảm nhận được lòng tốt, lòng hiếu khách và sự nâng đỡ vị tha. Nay anh Jabub đang trên đường trở về Ba Lan. Hành trình đi và về tiến qua nhiều nơi hành hương của Kitô giáo. Một lần, anh kể lại trong một Video phổ biến trên mạng Facebook: “Dưới sự quan phòng của Thiên Chúa” rằng bất ngờ có một xe BMW đắt tiền dừng lại, một vài người đàn ông theo khẩu trang bước xuống xe, họ mở cốp xe và một cái túi lớn đựng đồ tạp hóa và họ cho anh thức ăn trong ba ngày.
3. Ngoại trưởng Tòa Thánh đề cao vai trò của Caritas
Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, đề cao vai trò cần thiết và quan trọng của các tổ chức Caritas Công Giáo và ngài khẳng định rằng: ‘chúng ta đang phục vụ hòa bình và công ích’. Ngài cũng chống lại những hình thức “thực dân và đế quốc” mới.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, người Anh, bày tỏ lập trường trên đây trong bài thuyết trình gợi ý trong phiên họp đầu tiên, hôm 12 tháng Năm vừa qua, của Đại hội Caritas quốc tế, tiến hành tại Roma cho đến ngày 16 tháng Năm tới đây, với sự tham dự của 400 đại biểu thuộc 162 Caritas quốc gia.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng nói về những thách đố hoàn cầu và vai trò của Caritas. Nhận xét đầu tiên là hiện hình thế giới không kém phần phức tạp so với những năm chiến tranh lạnh, vì thế “mối dây huynh đệ” mà Caritas quốc tế là hiện thân, thực sự là điều cần thiết hơn bao giờ hết, do sự dấn thân của Caritas trong việc phục vụ hòa bình, vốn là điều không thể tách rời khỏi sự thăng tiến ích chung cho gia đình nhân loại”. Trong một bối cảnh địa chính trị (geopolitico) bi thảm như thế, trong đó tinh thần thực dân và những tham vọng đế quốc đang tái xuất hiện. Cả các Caritas địa phương, sự chọn lựa những thành phần đối tác chính quyền cũng ở trong những tình trạng chính trị phức tạp và không luôn luôn tránh được những hậu quả làm thương tổn sự tự trị vô vị lợi của một tổ chức Caritas và nói chung là sự hiện diện và sứ điệp của Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhận xét rằng kể từ lần thuyết trình của ngài trước Caritas quốc tế cách đây bốn năm (2019), thế giới đã bị những cuộc khủng hoảng “chưa từng có vì đại dịch, những thiên tai do sự thay đổi khí hậu, nạn gia tăng bất an lương thực và nạn đói, những cuộc xung đột mới, cũng như những bất an về chính trị và bạo lực. Ngài đặc biệt nhắc đến những nguy hiểm đang gia tăng với cuộc xung đột hiện nay giữa lòng Âu châu đối với nhiều quốc gia. Thêm vào đó, ngày càng gia tăng những diễn trường bạo lực tại các nước khác, như Haiti, Sudan và Trung Đông. Vì thế, lời kêu gọi hòa bình và cảm thông giữa con người và các dân tộc là điều khẩn cấp và là một trong những ưu tiên của những sáng kiến nhân đạo”.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh tỏ ra nghi ngờ về khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình, cũng như sự tín nhiệm giữa các dân nước, đứng trước sự gia tăng những tình trạng khẩn cấp về nhân đạo. Vì thế, ngài cầu mong những trao đổi giữa các đại biểu của các Caritas quốc gia tại Đại hội này có thể góp phần củng cố tinh thần huynh đệ, vốn ở trung tâm căn tính Công Giáo.
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 14 Tháng Năm, 2023
Chúa Nhật 14 tháng 5, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:
“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật thứ Sáu Phục Sinh, nói với chúng ta về Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu gọi là Đấng An Ủi (x. Ga 14,15-17). Paraclete là một từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, vừa có nghĩa là người an ủi, và vừa có nghĩa là người biện hộ [từ này cũng có nghĩa là 'luật sư' trong tiếng Ý]. Điều này có nghĩa là Chúa Thánh Thần không bao giờ bỏ rơi chúng ta một mình, Ngài ở gần chúng ta, giống như một luật sư đứng bên cạnh người bị cáo để giúp đỡ người bị buộc tội. Và Ngài gợi ý cho chúng ta cách tự bảo vệ mình trước những người buộc tội chúng ta. Chúng ta hãy nhớ rằng kẻ kiện cáo lớn luôn luôn là ma quỷ, kẻ gieo vào lòng anh chị em tội lỗi, ước muốn phạm tội, sự gian ác. Chúng ta hãy suy nghĩ về hai khía cạnh này: sự gần gũi của Người với chúng ta và sự giúp đỡ của Người chống lại những người buộc tội chúng ta.
Trước hết là sự gần gũi của Người. Chúa Giêsu nói, Chúa Thánh Thần, “ở với anh em và sẽ ở trong anh em” (x. câu 17). Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúa Thánh Thần muốn ở lại với chúng ta: Người không phải là khách qua đường đến thăm xã giao chúng ta. Người là bạn đồng hành suốt đời, một sự hiện diện ổn định. Ngài là Thần Khí và mong muốn cư ngụ trong tinh thần của chúng ta. Ngài kiên nhẫn và ở bên chúng ta ngay cả khi chúng ta sa ngã. Ngài ở lại vì Ngài thực sự yêu chúng ta; Ngài không giả vờ yêu chúng ta, rồi bỏ mặc chúng ta khi mọi thứ trở nên khó khăn. Không. Ngài luôn trung tín, Ngài luôn minh bạch, Ngài luôn chân thực.
Ngược lại! Nếu chúng ta thấy mình trong lúc thử thách, thì Chúa Thánh Thần sẽ an ủi chúng ta, mang đến cho chúng ta ơn tha thứ và sức mạnh của Thiên Chúa. Và khi Ngài đặt lỗi lầm của chúng ta trước mặt chúng ta và sửa chữa chúng ta, Ngài làm rất nhẹ nhàng – luôn có âm sắc của sự dịu dàng và hơi ấm của tình yêu trong giọng nói của Ngài nói với trái tim. Chắc chắn, Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi, đang đòi hỏi, bởi vì Người là một người bạn chân chính, trung thành, không che giấu bất cứ điều gì, Người gợi ý những gì cần thay đổi và những gì cần phát triển. Nhưng khi Ngài sửa sai chúng ta, Ngài không bao giờ sỉ nhục chúng ta, và không bao giờ khiến chúng ta mất lòng tin. Thay vào đó, Ngài truyền đạt sự chắc chắn rằng với Chúa, chúng ta luôn có thể làm được. Đây là sự gần gũi của Ngài. Đây là một sự chắc chắn tuyệt đẹp.
Thần Khí với tư cách là Đấng Bảo Trợ là khía cạnh thứ hai. Ngài là người ủng hộ chúng ta và Ngài bảo vệ chúng ta. Ngài bảo vệ chúng ta khỏi những người buộc tội chúng ta: khỏi chính chúng ta khi chúng ta không đánh giá cao và tha thứ cho chính mình, khi chúng ta đi xa đến mức có lẽ tự nhủ rằng chúng ta đã thất bại, rằng chúng ta chẳng ích lợi gì; khi chúng ta nghe từ một thế giới vốn loại bỏ những người không phù hợp với mệnh lệnh và khuôn mẫu của nó; khi chúng ta nghe từ ma quỷ là kẻ “tố cáo” tuyệt hảo và là kẻ chia rẽ (x. Kh 12:10), và làm mọi cách để khiến chúng ta cảm thấy bất lực và bất hạnh.
Trước tất cả những tư tưởng buộc tội này, Chúa Thánh Thần gợi ý cho chúng ta cách đáp trả. Làm sao? Thưa: Chúa Giêsu nói, Đấng An Ủi là Đấng “nhắc nhở chúng ta mọi điều Chúa Giêsu đã nói với chúng ta” (x. Ga 14:26). Do đó, ngài nhắc nhở chúng ta về những lời của Tin Mừng, và nhờ đó cho phép chúng ta đáp lại tên quỷ đang buộc tội, không phải bằng lời nói của chúng ta, nhưng bằng chính lời của Chúa. Trên hết, Ngài nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn nói về Chúa Cha trên trời, Ngài đã làm cho chúng ta biết Chúa Cha, và tỏ lộ tình yêu của Chúa Cha đối với chúng ta, rằng chúng ta là con cái của Ngài. Nếu kêu cầu Thánh Thần, chúng ta sẽ học cách đón nhận và nhớ lại chân lý quan trọng nhất của cuộc sống vốn bảo vệ chúng ta khỏi những cáo buộc của ma quỷ. Và sự thật quan trọng nhất trong cuộc sống là gì? Thưa: đó là chúng ta là những đứa con yêu dấu của Chúa. Chúng ta là con cái yêu dấu của Thiên Chúa: đây là sự thật quan trọng nhất, và Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta về điều này.
Thưa anh chị em, hôm nay chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta có kêu cầu Chúa Thánh Thần không? Chúng ta có cầu nguyện với Ngài thường xuyên không? Chúng ta đừng quên Người ở gần chúng ta, hay đúng hơn, ở trong chúng ta! Rồi: Chúng ta có lắng nghe tiếng nói của Người, cả khi Người khuyến khích chúng ta và khi Người sửa dạy chúng ta không? Chúng ta có đáp lại những lời của Chúa Giêsu trước những lời cáo buộc của ma quỷ, trước những “tòa án” của cuộc đời không? Chúng ta có nhớ mình là con cái yêu dấu của Thiên Chúa không? Xin Mẹ Maria làm cho chúng ta trở nên ngoan ngoãn với tiếng nói của Chúa Thánh Thần và nhạy cảm với sự hiện diện của Người.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến các cuộc xung đột vũ trang giữa người Israel và người Palestine, trong đó những người vô tội đã thiệt mạng, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Tôi hy vọng rằng lệnh ngừng bắn vừa đạt được sẽ trở nên ổn định, vũ khí sẽ bị tắt tiếng, bởi vì an ninh và ổn định không bao giờ đạt được thông qua việc sử dụng vũ khí, mà thay vào đó, mọi hy vọng về hòa bình sẽ tiếp tục bị phá hủy.
Tôi chân thành chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các tín hữu từ Canada, Singapore, Malaysia và Tây Ban Nha.
Tôi xin chào các nhà lãnh đạo của Cộng đoàn Thánh Egidio từ 25 quốc gia Phi Châu, cũng như Ban Giám đốc và các Giáo sư của Đại học Radom ở Ba Lan. Tôi xin chào Caritas Quốc tế đang nhóm họp và đã bầu ra chủ tịch mới. Hãy mạnh dạn tiến lên trên con đường đổi mới!
Tôi chào các tín hữu từ Scandicci và từ Torrita di Siena; những đứa trẻ từ Decanato của Appiano Gentile, Hướng đạo sinh Agesci từ Alghero và những người trẻ tuổi từ Senigallia; Học viện “John XXIII” từ Cammarata; và các bạn tham gia tiếp sức vì sự sống ủng hộ Quỹ phòng chống ung thư.
Ngày của Mẹ được tổ chức ở nhiều quốc gia ngày nay. Chúng ta hãy biết ơn và trìu mến nhớ đến tất cả các bà mẹ – những người vẫn còn ở với chúng ta và những người đã về trời – chúng ta hãy phó thác họ cho Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Hãy cho họ một tràng pháo tay thật lớn nào!
Chúng ta hãy hướng về Mẹ để xin Mẹ xoa dịu nỗi đau khổ của Ukraine bị vùi dập và của tất cả các quốc gia bị thương tích bởi chiến tranh và bạo lực.
Tôi hy vọng tất cả anh chị em tận hưởng ngày Chúa Nhật của mình. Và tôi xin chào nhóm Immaculata, những người thật tuyệt vời! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
1. Tòa Thánh sẽ mở cuộc điều tra về hiện tượng phi thường tại Hoa Kỳ
Ký giả Jorge Fitz-Gibbon của tờ New York Post có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Vatican to determine if ‘miracle’ happened at Connecticut church where parishioners reported multiplying hosts”, nghĩa là “Vatican sẽ quyết định có phải phép lạ đã xảy ra ra ở ngôi thánh đường ở Connecticut, nơi các giáo dân đã báo cáo về bánh thánh hóa ra nhiều”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Vatican đang xem xét các tuyên bố về một “phép lạ” tại một nhà thờ Công Giáo ở Connecticut sau khi giáo dân báo cáo rằng bánh thánh được hóa ra nhiều lên một cách siêu tự nhiên trong một Thánh lễ hồi tháng Ba.
Tổng giáo phận Hartford đã điều tra các báo cáo tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Tôma ở Thomaston và hiện đang gửi kết quả đến Tòa thánh, tờ Harford Courant đưa tin.
Phép lạ được báo cáo xảy ra trong Thánh lễ ngày 5 tháng 3, khi một giáo dân là thừa tác viên bí tích Thánh Thể báo cáo rằng thiếu Bánh thánh — những tấm bánh mỏng được sử dụng trong nghi lễ để tượng trưng cho thân thể của Chúa Giêsu Kitô — nhưng ngay sau đó mới thấy rằng có rất nhiều.
Linh mục Joseph Crowley, người trông nom cộng đoàn, nói: “Thiên Chúa đã nhân chính mình ra nhiều trong bình thánh. Thật là tuyệt vời khi Chúa làm những điều này, và thật tuyệt vời khi chúng ta nhận ra những gì Ngài đã làm.”
Sau vụ việc, Đức Tổng Giám Mục Hartford là Đức Cha Leonard Blair nói với các phóng viên rằng ngài đã chỉ định một linh mục thông thạo giáo luật để xem xét phép lạ được báo cáo.
David Elliott, phát ngôn viên của Tổng giáo phận, nói với tờ Courant rằng “các báo cáo như trong trường hợp phép lạ được tường trình ở Thomaston cần phải được chuyển đến Bộ Giáo lý Đức tin ở Rome.”
Bộ Giáo Lý Đức Tin là cơ quan lâu đời nhất của Giáo triều Rôma, được thành lập để bảo vệ Giáo Hội Công Giáo khỏi dị giáo.
Elliott nói: “Tổng giáo phận đã tiến hành theo đúng các chỉ thị từ Bộ Giáo Lý Đức Tin và sẽ chờ phản hồi trong thời gian tới”
Michael O'Neill, một tác giả và người dẫn chương trình phát thanh được biết đến với cái tên “Thợ săn phép lạ”, cho biết nếu được xác nhận đây sẽ là một phép lạ cả thể.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng những lời khai tốt của đông đảo anh chị em giáo dân có lẽ cũng chưa đủ. Vì vậy, họ đang tìm kiếm một số hướng dẫn từ Vatican.
Source:New York Post
2. Một tín hữu Ba Lan hành hương đi bộ 5.600 cây số tới Fatima
Một thanh niên Công Giáo Ba Lan, anh Jabub Karlowicz, 23 tuổi, đã hoàn tất một cuộc hành hương đi bộ 5.600 cây số, từ Ba Lan đến Fatima, trong 221 ngày, hoàn toàn tín thác nơi Chúa Quan Phòng.
Anh Jabub Karlowicz là thợ hớt tóc, đã hành hương, đi qua 10 nước, lần chuỗi Mân côi, cầu nguyện cho hòa bình. Nữ ký giả Agnieszka Bugala đã thuật lại trên trang mạng Aleteia, bằng bảy thứ tiếng, về cuộc hành hương của anh Jabuk.
Đối với anh, điều quan trọng nhất trong mỗi ngày hành hương là có cơ hội được tham dự thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa. Và anh coi kinh Mân côi là “khí giới hiệu nghiệm nhất trên đời” và anh luôn mang theo mình chuỗi hạt này.
Anh Jabub khởi hành từ Ba Lan ngày 17 tháng Bảy năm ngoái và ngày 24 tháng Hai năm nay, anh tới Fatima. Anh không mang theo lương thực hoặc mang thêm áo quần trong cuộc hành hương, và cũng chẳng có tiền hoặc thẻ tín dụng. Tuy nhiên, anh mang theo tông-đơ cắt tóc và dọc đường anh thi hành nghề của mình để cám ơn các ân nhân đã giúp đỡ. Anh tín thác nơi sự bảo trợ của Đức Mẹ Maria và đặt mình dưới sự phù trợ của thánh Gioan Bosco, vị mà anh cố gắng thi hành khẩu hiệu của ngài: “Một vị thánh buồn thì không phải là thánh”. Khi lữ hành, anh Jabub tin rằng mình ở dưới sự che chở của Thiên Chúa, nên không bận tâm về vấn đề mình sẽ ăn gì hoặc sẽ ngủ ở đâu.
Dầu vậy, trong 221 ngày hành hương, Jabub không bao giờ bị đói và không hề rơi vào những tình trạng khiến anh muốn quay đầu trở lại. Trái lại, mỗi ngày, tại mỗi nước, ngay cả tại làng bé nhỏ nhất, anh đều cảm nhận được lòng tốt, lòng hiếu khách và sự nâng đỡ vị tha. Nay anh Jabub đang trên đường trở về Ba Lan. Hành trình đi và về tiến qua nhiều nơi hành hương của Kitô giáo. Một lần, anh kể lại trong một Video phổ biến trên mạng Facebook: “Dưới sự quan phòng của Thiên Chúa” rằng bất ngờ có một xe BMW đắt tiền dừng lại, một vài người đàn ông theo khẩu trang bước xuống xe, họ mở cốp xe và một cái túi lớn đựng đồ tạp hóa và họ cho anh thức ăn trong ba ngày.
3. Ngoại trưởng Tòa Thánh đề cao vai trò của Caritas
Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, đề cao vai trò cần thiết và quan trọng của các tổ chức Caritas Công Giáo và ngài khẳng định rằng: ‘chúng ta đang phục vụ hòa bình và công ích’. Ngài cũng chống lại những hình thức “thực dân và đế quốc” mới.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, người Anh, bày tỏ lập trường trên đây trong bài thuyết trình gợi ý trong phiên họp đầu tiên, hôm 12 tháng Năm vừa qua, của Đại hội Caritas quốc tế, tiến hành tại Roma cho đến ngày 16 tháng Năm tới đây, với sự tham dự của 400 đại biểu thuộc 162 Caritas quốc gia.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng nói về những thách đố hoàn cầu và vai trò của Caritas. Nhận xét đầu tiên là hiện hình thế giới không kém phần phức tạp so với những năm chiến tranh lạnh, vì thế “mối dây huynh đệ” mà Caritas quốc tế là hiện thân, thực sự là điều cần thiết hơn bao giờ hết, do sự dấn thân của Caritas trong việc phục vụ hòa bình, vốn là điều không thể tách rời khỏi sự thăng tiến ích chung cho gia đình nhân loại”. Trong một bối cảnh địa chính trị (geopolitico) bi thảm như thế, trong đó tinh thần thực dân và những tham vọng đế quốc đang tái xuất hiện. Cả các Caritas địa phương, sự chọn lựa những thành phần đối tác chính quyền cũng ở trong những tình trạng chính trị phức tạp và không luôn luôn tránh được những hậu quả làm thương tổn sự tự trị vô vị lợi của một tổ chức Caritas và nói chung là sự hiện diện và sứ điệp của Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhận xét rằng kể từ lần thuyết trình của ngài trước Caritas quốc tế cách đây bốn năm (2019), thế giới đã bị những cuộc khủng hoảng “chưa từng có vì đại dịch, những thiên tai do sự thay đổi khí hậu, nạn gia tăng bất an lương thực và nạn đói, những cuộc xung đột mới, cũng như những bất an về chính trị và bạo lực. Ngài đặc biệt nhắc đến những nguy hiểm đang gia tăng với cuộc xung đột hiện nay giữa lòng Âu châu đối với nhiều quốc gia. Thêm vào đó, ngày càng gia tăng những diễn trường bạo lực tại các nước khác, như Haiti, Sudan và Trung Đông. Vì thế, lời kêu gọi hòa bình và cảm thông giữa con người và các dân tộc là điều khẩn cấp và là một trong những ưu tiên của những sáng kiến nhân đạo”.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh tỏ ra nghi ngờ về khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình, cũng như sự tín nhiệm giữa các dân nước, đứng trước sự gia tăng những tình trạng khẩn cấp về nhân đạo. Vì thế, ngài cầu mong những trao đổi giữa các đại biểu của các Caritas quốc gia tại Đại hội này có thể góp phần củng cố tinh thần huynh đệ, vốn ở trung tâm căn tính Công Giáo.
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 14 Tháng Năm, 2023
Chúa Nhật 14 tháng 5, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:
“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật thứ Sáu Phục Sinh, nói với chúng ta về Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu gọi là Đấng An Ủi (x. Ga 14,15-17). Paraclete là một từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, vừa có nghĩa là người an ủi, và vừa có nghĩa là người biện hộ [từ này cũng có nghĩa là 'luật sư' trong tiếng Ý]. Điều này có nghĩa là Chúa Thánh Thần không bao giờ bỏ rơi chúng ta một mình, Ngài ở gần chúng ta, giống như một luật sư đứng bên cạnh người bị cáo để giúp đỡ người bị buộc tội. Và Ngài gợi ý cho chúng ta cách tự bảo vệ mình trước những người buộc tội chúng ta. Chúng ta hãy nhớ rằng kẻ kiện cáo lớn luôn luôn là ma quỷ, kẻ gieo vào lòng anh chị em tội lỗi, ước muốn phạm tội, sự gian ác. Chúng ta hãy suy nghĩ về hai khía cạnh này: sự gần gũi của Người với chúng ta và sự giúp đỡ của Người chống lại những người buộc tội chúng ta.
Trước hết là sự gần gũi của Người. Chúa Giêsu nói, Chúa Thánh Thần, “ở với anh em và sẽ ở trong anh em” (x. câu 17). Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúa Thánh Thần muốn ở lại với chúng ta: Người không phải là khách qua đường đến thăm xã giao chúng ta. Người là bạn đồng hành suốt đời, một sự hiện diện ổn định. Ngài là Thần Khí và mong muốn cư ngụ trong tinh thần của chúng ta. Ngài kiên nhẫn và ở bên chúng ta ngay cả khi chúng ta sa ngã. Ngài ở lại vì Ngài thực sự yêu chúng ta; Ngài không giả vờ yêu chúng ta, rồi bỏ mặc chúng ta khi mọi thứ trở nên khó khăn. Không. Ngài luôn trung tín, Ngài luôn minh bạch, Ngài luôn chân thực.
Ngược lại! Nếu chúng ta thấy mình trong lúc thử thách, thì Chúa Thánh Thần sẽ an ủi chúng ta, mang đến cho chúng ta ơn tha thứ và sức mạnh của Thiên Chúa. Và khi Ngài đặt lỗi lầm của chúng ta trước mặt chúng ta và sửa chữa chúng ta, Ngài làm rất nhẹ nhàng – luôn có âm sắc của sự dịu dàng và hơi ấm của tình yêu trong giọng nói của Ngài nói với trái tim. Chắc chắn, Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi, đang đòi hỏi, bởi vì Người là một người bạn chân chính, trung thành, không che giấu bất cứ điều gì, Người gợi ý những gì cần thay đổi và những gì cần phát triển. Nhưng khi Ngài sửa sai chúng ta, Ngài không bao giờ sỉ nhục chúng ta, và không bao giờ khiến chúng ta mất lòng tin. Thay vào đó, Ngài truyền đạt sự chắc chắn rằng với Chúa, chúng ta luôn có thể làm được. Đây là sự gần gũi của Ngài. Đây là một sự chắc chắn tuyệt đẹp.
Thần Khí với tư cách là Đấng Bảo Trợ là khía cạnh thứ hai. Ngài là người ủng hộ chúng ta và Ngài bảo vệ chúng ta. Ngài bảo vệ chúng ta khỏi những người buộc tội chúng ta: khỏi chính chúng ta khi chúng ta không đánh giá cao và tha thứ cho chính mình, khi chúng ta đi xa đến mức có lẽ tự nhủ rằng chúng ta đã thất bại, rằng chúng ta chẳng ích lợi gì; khi chúng ta nghe từ một thế giới vốn loại bỏ những người không phù hợp với mệnh lệnh và khuôn mẫu của nó; khi chúng ta nghe từ ma quỷ là kẻ “tố cáo” tuyệt hảo và là kẻ chia rẽ (x. Kh 12:10), và làm mọi cách để khiến chúng ta cảm thấy bất lực và bất hạnh.
Trước tất cả những tư tưởng buộc tội này, Chúa Thánh Thần gợi ý cho chúng ta cách đáp trả. Làm sao? Thưa: Chúa Giêsu nói, Đấng An Ủi là Đấng “nhắc nhở chúng ta mọi điều Chúa Giêsu đã nói với chúng ta” (x. Ga 14:26). Do đó, ngài nhắc nhở chúng ta về những lời của Tin Mừng, và nhờ đó cho phép chúng ta đáp lại tên quỷ đang buộc tội, không phải bằng lời nói của chúng ta, nhưng bằng chính lời của Chúa. Trên hết, Ngài nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn nói về Chúa Cha trên trời, Ngài đã làm cho chúng ta biết Chúa Cha, và tỏ lộ tình yêu của Chúa Cha đối với chúng ta, rằng chúng ta là con cái của Ngài. Nếu kêu cầu Thánh Thần, chúng ta sẽ học cách đón nhận và nhớ lại chân lý quan trọng nhất của cuộc sống vốn bảo vệ chúng ta khỏi những cáo buộc của ma quỷ. Và sự thật quan trọng nhất trong cuộc sống là gì? Thưa: đó là chúng ta là những đứa con yêu dấu của Chúa. Chúng ta là con cái yêu dấu của Thiên Chúa: đây là sự thật quan trọng nhất, và Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta về điều này.
Thưa anh chị em, hôm nay chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta có kêu cầu Chúa Thánh Thần không? Chúng ta có cầu nguyện với Ngài thường xuyên không? Chúng ta đừng quên Người ở gần chúng ta, hay đúng hơn, ở trong chúng ta! Rồi: Chúng ta có lắng nghe tiếng nói của Người, cả khi Người khuyến khích chúng ta và khi Người sửa dạy chúng ta không? Chúng ta có đáp lại những lời của Chúa Giêsu trước những lời cáo buộc của ma quỷ, trước những “tòa án” của cuộc đời không? Chúng ta có nhớ mình là con cái yêu dấu của Thiên Chúa không? Xin Mẹ Maria làm cho chúng ta trở nên ngoan ngoãn với tiếng nói của Chúa Thánh Thần và nhạy cảm với sự hiện diện của Người.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến các cuộc xung đột vũ trang giữa người Israel và người Palestine, trong đó những người vô tội đã thiệt mạng, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Tôi hy vọng rằng lệnh ngừng bắn vừa đạt được sẽ trở nên ổn định, vũ khí sẽ bị tắt tiếng, bởi vì an ninh và ổn định không bao giờ đạt được thông qua việc sử dụng vũ khí, mà thay vào đó, mọi hy vọng về hòa bình sẽ tiếp tục bị phá hủy.
Tôi chân thành chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các tín hữu từ Canada, Singapore, Malaysia và Tây Ban Nha.
Tôi xin chào các nhà lãnh đạo của Cộng đoàn Thánh Egidio từ 25 quốc gia Phi Châu, cũng như Ban Giám đốc và các Giáo sư của Đại học Radom ở Ba Lan. Tôi xin chào Caritas Quốc tế đang nhóm họp và đã bầu ra chủ tịch mới. Hãy mạnh dạn tiến lên trên con đường đổi mới!
Tôi chào các tín hữu từ Scandicci và từ Torrita di Siena; những đứa trẻ từ Decanato của Appiano Gentile, Hướng đạo sinh Agesci từ Alghero và những người trẻ tuổi từ Senigallia; Học viện “John XXIII” từ Cammarata; và các bạn tham gia tiếp sức vì sự sống ủng hộ Quỹ phòng chống ung thư.
Ngày của Mẹ được tổ chức ở nhiều quốc gia ngày nay. Chúng ta hãy biết ơn và trìu mến nhớ đến tất cả các bà mẹ – những người vẫn còn ở với chúng ta và những người đã về trời – chúng ta hãy phó thác họ cho Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Hãy cho họ một tràng pháo tay thật lớn nào!
Chúng ta hãy hướng về Mẹ để xin Mẹ xoa dịu nỗi đau khổ của Ukraine bị vùi dập và của tất cả các quốc gia bị thương tích bởi chiến tranh và bạo lực.
Tôi hy vọng tất cả anh chị em tận hưởng ngày Chúa Nhật của mình. Và tôi xin chào nhóm Immaculata, những người thật tuyệt vời! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Zelenskiy đến Anh. Thắng lớn ở Bakhmut. Crimea và Luhanks nổ lớn. Lukashenko còn sống hay đã ra đi?
VietCatholic Media
16:30 15/05/2023
1. Bộ chỉ huy Lữ Đoàn 3 có thể đã đầu hàng quân Ukraine. Trong 24 giờ Putin mất 14 chiến xa và 21 khẩu trọng pháo.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai 15 tháng Năm, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, cho biết các lực lượng Ukraine tiếp tục phản công ở khu vực Bakhmut và đang giành được thêm các lãnh thổ ở phía tây nam và phía bắc thành phố. Kể từ ngày 13 tháng 5, các cuộc tấn công tỏ ra thuận lợi hơn trong bối cảnh quân Nga liên tục rút khỏi các vị trí đã chiếm được trước đó.
Các lực lượng Ukraine đã thiết lập được các vị trí phòng thủ mới ở ngoại ô Kurdyumivka, cách Bakhmut 14 km về phía tây nam, và đẩy quân Nga ra sau kênh đào Siversky Donets.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho rằng Lữ đoàn 3, thuộc Quân Đoàn 1, của cái gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk tự xưng đã chặn đứng được quân Ukraine ở Mayorsk, cách Bakhmut 20 km về phía tây nam. Đại tá Serhiy Cherevaty cho biết quân Ukraine đã vượt qua Mayorsk. Các blogger quân sự Nga còn đi xa đến mức cáo buộc lãnh đạo của Lữ đoàn 3 đã đầu hàng quân Ukraine.
Đại tá Serhiy Cherevaty nói thêm rằng tính đến trưa ngày thứ Hai, Nga không còn ngăn chặn được sự di chuyển của quân Ukraine dọc theo xa lộ T0506 giữa Khromove và Chasiv Yar.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm 13 tháng 5, Đại tá Serhiy Cherevaty tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine đã giải phóng 17,3 km2 lãnh thổ theo hướng Bakhmut sau ba ngày phản công. Trong vài ngày qua, diện tích được giải phóng đã tăng gấp đôi.
Theo Đại Tá Serhiy Cherevaty, dù đã bước sang mùa xuân, mặt đất vẫn còn lầy lội, việc di chuyển bằng xe cơ giới có nhiều hạn chế nên quân Nga đã phải bỏ lại nhiều hệ thống pháo khi rút lui. Hầu hết vẫn còn dùng được vì quân Nga không kịp phá hủy.
Trong 24 giờ qua, 580 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 3 xe tăng, 11 xe thiết giáp, 21 hệ thống pháo, 2 hệ thống phòng không và 16 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 15 Tháng Năm, 199.460 quân xâm lược Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Ngoài ra, quân phòng thủ Ukraine cũng đã phá hủy hay bắt giữ 3.759 xe tăng Nga, 7.336 xe thiết giáp, 3.137 hệ thống pháo, 562 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 316 hệ thống phòng không, 308 máy bay chiến đấu, 294 máy bay trực thăng, 2.720 máy bay không người lái tác chiến và chiến thuật, 973 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.034 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 407 thiết bị chuyên dụng.
2. Kho đạn pháo và hỏa tiễn của Nga tại Luhansk và Crimea nổ long trời. Nga cáo buộc Ukraine tấn công bằng hỏa tiễn tàng hình của Anh
Sergey Aksyonov, Thống Đốc Crimea, do Nga dựng nên, cho biết đã có những tiếng nổ lớn ở Yevpatoriya, trên bờ biển phía tây của Crimea vào sáng thứ Hai 15 Tháng Năm theo giờ địa phương. Ông khẳng định không có thương vong dân sự nhưng một nhà kho của quân đội Nga dường như đã trúng hỏa tiễn, gây ra một tiếng nổ lớn và những tiếng nổ thứ cấp sau đó.
Gần như đồng thời với vụ nổ ở Crimea, vào buổi sáng ngày 15 tháng 5, những tiếng nổ lớn đã vang lên ở Luhansk bị tạm chiếm. Khói có thể nhìn thấy từ phía bên trung tâm huấn luyện không quân của Luhansk.
Khói bốc lên trên thành phố và các tiếng nổ dữ dội đã diễn ra trong vài giờ. Luhansk là một trong bốn khu vực của Ukraine mà Liên bang Nga tuyên bố sáp nhập.
Theo các blogger quân sự Nga, giới quân nhân cho rằng cả hai vụ tấn công đều là do hỏa tiễn tàng hình Storm Shadow mà Vương Quốc Anh vừa cung cấp cho Ukraine. Trước đây, các khu vực này đều nằm ngoài tầm bắn của quân Ukraine.
3. Bạo chúa Belarus còn sống hay đã ra người thiên cổ?
Hai ký giả Sarah Hooper và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “SICKLY TYRANT Rumours Putin’s puppet pal Alexander Lukashenko ‘seriously ill’ after Belarus dictator seen unwell at Moscow parade”, nghĩa là “Bạo chúa ốm yếu Tin đồn người bạn bù nhìn của Putin Alexander Lukashenko 'ốm nặng' sau khi nhà độc tài Belarus thấy không khỏe tại cuộc diễn hành ở Mạc Tư Khoa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
DỰ ĐOÁN đang gia tăng rằng đồng minh chiến tranh thân cận của Vladimir Putin, bạo chúa Belarus Alexander Lukashenko đang ốm nặng - hoặc thậm chí đã chết.
Ông đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi được xe cấp cứu kéo đến sân bay ở Mạc Tư Khoa sau khi tham dự cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga hôm thứ Ba.
Duma quốc gia Belarus đã thông báo vào cuối ngày 14 tháng 5 rằng Lukashenko bị ốm, nhưng “không có COVID”.
Phó Chủ tịch thứ nhất của Duma nói: “Không có gì mất tự nhiên ở đây cả, không phải Covid đâu. Một người vừa ốm dậy thôi mà”.
“Mặc dù bị ốm, nhưng tổng thống coi nhiệm vụ của mình là đến Mạc Tư Khoa, và sau đó vào buổi tối cùng ngày, tổng thống tổ chức các sự kiện ở Minsk. Có lẽ cần nghỉ ngơi một chút, vậy thôi.”
Lãnh đạo phe đối lập Belarus lưu vong Sviatlana Tsikahnouskaya nói với The Sun hôm nay: “Có nhiều tin đồn về sức khỏe của Lukashenko. Anh ta vừa biến mất khỏi không gian công cộng, và ngay cả tuyên truyền viên cũng không biết bình luận như thế nào.”
“Lukashenko - giống như mọi nhà độc tài - thích kiểm soát mọi thứ và tạo ấn tượng rằng ông ta là bất khả chiến bại hoặc gần như bất tử, và bây giờ, đột nhiên - im lặng.
“Nó đã gây ra các cuộc thảo luận trong xã hội - nếu anh ta chết thì sao? Chúng tôi cảm thấy rằng nhiều người xung quanh anh ấy cũng đang chờ đợi thời điểm thay đổi.”
Tsikhanouskaya cho biết nếu Lukashenko qua đời, các lực lượng dân chủ ở Belarus nên chuẩn bị kỹ lưỡng để đưa Belarus trở lại chế độ dân chủ và ngăn Nga can thiệp sâu hơn vào nước này.
Cô nói tiếp: “Chúng tôi cần cộng đồng quốc tế phản ứng chủ động và nhanh chóng.”
Những hình ảnh của Lukashenko tại cuộc diễn hành cho thấy ông ta có vẻ mệt mỏi, với một tay bị băng bó.
Tin đồn cho rằng nhà lãnh đạo bù nhìn 68 tuổi đã phải nhập viện tại một phòng khám ưu tú ở Minsk với tuyên bố rằng ông ta “trong tình trạng hôn mê y tế”.
Putin - người cũng là chủ đề của những tin đồn về sức khỏe - được cho là đã bị sốc trước tình trạng của Lukashenko ở Mạc Tư Khoa và đã cố gắng gọi cho ông sau khi ông trở về Minsk nhưng không thể bắt máy.
Một số tin đồn cho rằng Lukashenko bị nhồi máu cơ tim, các vấn đề liên quan đến Covid - hoặc thậm chí là ngộ độc.
Lãnh đạo phe đối lập Belarus Pavel Latushka cho biết: “Ông ấy đã ra đi được 4 ngày rồi. Ốm, trúng độc, hay phỏng nặng?”
“Chúng tôi, phe đối lập, đang làm việc để thực hiện một kế hoạch trong trường hợp Lukashenko qua đời.”
Một tài khoản chưa được xác nhận ngày hôm nay là Lukashenko đã trải qua cuộc phẫu thuật “khó chịu” không liên quan đến tim của anh ấy và hiện ổn định.
Văn phòng của Lukashenko đã không bình luận, khiến tin đồn leo thang.
Chuyên gia về Belarus, tuyên truyền viên ủng hộ chiến tranh người Nga Andrey Suzdaltsev, cho biết: “Lukashenko đã bình phục sau ca phẫu thuật. Anh ấy cảm thấy không tệ… anh ấy đang hồi phục.”
Trong những ngày trước khi biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng, Lukashenko dường như không thể đi bộ quãng đường chưa đầy một phần tư dặm trên Quảng trường Đỏ sau cuộc duyệt binh.
Người ta cũng đồn đại rằng ông ta đã công khai cầu xin Putin cung cấp cho ông ta một chiếc xe lăn đi qua những viên đá cuội để đặt hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh.
Sau đó, anh ấy đã không thể phát biểu tại sự kiện Ngày Chiến thắng của chính mình ở Minsk vào cuối ngày hôm đó, các phương tiện truyền thông nhà nước đã phát đi đoạn phim về Lukashenko từ 5 năm trước.
Đoạn phim mới về anh ta vài ngày trước khi mất tích cho thấy anh ta bước đi chậm chạp và vụng về với ba đứa con trai của mình.
Tại một thời điểm, Lukashenko đặt tay lên ngực khi con trai Viktor nhìn ông đầy lo lắng, trong khi cậu con trai khác Nikolai nắm chặt tay.
Các kênh Telegram của Nga đã gợi ý rằng Lukashenko bị ốm với “tình trạng kéo dài nhưng không xác định” cần phải phẫu thuật.
Một kênh tuyên bố: “Nhà lãnh đạo Belarus đang ở trong bệnh viện, ông ấy đang được chuẩn bị cho một ca phẫu thuật - và có thể ca phẫu thuật đã được thực hiện”.
Một số báo cáo cho rằng ông yêu cầu phẫu thuật phương Tây nhưng không thể có được điều này do các lệnh trừng phạt đối với việc ông gian lận bầu cử tổng thống năm 2020 ở Belarus và ủng hộ Putin trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Cơ quan truyền thông Ukraine Unian cáo buộc nhà độc tài thừa cân - người đã cai trị Belarus gần ba thập kỷ - mắc “những căn bệnh rất nghiêm trọng về hệ thống nội tiết và bệnh tim”.
Các nguồn tin Nga cho rằng Lukashenko trước đó đã giả bệnh để tránh bị Putin ép buộc mạnh tay phải lao vào cuộc xâm lược Ukraine.
Nhà lãnh đạo Belarus đã cho phép quân đội và lực lượng không quân Nga trên lãnh thổ không giáp biển của mình giáp với Ukraine, ông không đưa lực lượng của mình tham chiến.
Ông cũng đã chống lại nỗ lực của Putin để sáp nhập hoàn toàn Belarus vào Nga.
Vào năm 2020, Lukashenko đã tự thưởng cho mình một chiến thắng vang dội khi gian lận lá phiếu trên quy mô lớn trong một cuộc bầu cử trong đó Tsikhanouskaya, người bị buộc phải sống lưu vong, đã giành chiến thắng áp đảo.
Con trai cả của ông Viktor, 47 tuổi, từng là một quan chức an ninh hàng đầu, có thể tìm cách tiếp tục triều đại Lukashenko chuyên chế dựa vào sự hỗ trợ của Mạc Tư Khoa.
Cái chết của nhà độc tài có thể chứng kiến Putin tìm cách sáp nhập Belarus vào Nga - thậm chí sử dụng lực lượng quân sự để làm như vậy.
4. Zelenskiy đến Vương quốc Anh để gặp Sunak về tư cách thành viên Nato của Ukraine trong chương trình nghị sự
Volodymyr Zelenskiy đã đến Checkers ở Buckinghamshire để gặp thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak. Chuyến thăm của Zelenskiy diễn ra sau chuyến công du tới Berlin và Paris, và với việc Vương quốc Anh tuần trước đã cam kết gửi hỏa tiễn hành trình tầm xa hơn để hỗ trợ nỗ lực của Ukraine nhằm hất cẳng lực lượng Nga khỏi lãnh thổ của mình.
Trước chuyến đi, Zelenskiy đã tweet rằng “Vương quốc Anh là quốc gia đi đầu trong việc mở rộng khả năng của chúng tôi trên mặt đất và trên không. Sự hợp tác này sẽ tiếp tục ngày hôm nay. Tôi sẽ gặp bạn tôi Rishi. Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc đàm phán thực chất trực tiếp và theo phái đoàn.”
Sunak cho biết trong một tuyên bố “Đây là thời điểm quan trọng trong cuộc kháng chiến của Ukraine trước một cuộc chiến tranh xâm lược khủng khiếp mà họ không chọn và cũng chẳng kích động. Họ cần sự hỗ trợ bền vững của cộng đồng quốc tế để chống lại hàng loạt các cuộc tấn công không ngừng và bừa bãi đã trở thành hiện thực hàng ngày của họ trong hơn một năm. Chúng ta không được để họ thất vọng.”
Hôm thứ Hai, Vương Quốc Anh tuyên bố sẽ gửi hàng trăm máy bay không người lái tấn công tầm xa mới với tầm hoạt động hơn 200 km tới Ukraine. “Hôm nay, thủ tướng đã xác nhận việc Anh cung cấp thêm hàng trăm hỏa tiễn phòng không và các hệ thống máy bay không người lái khác, bao gồm hàng trăm máy bay không người lái tấn công tầm xa mới với tầm hoạt động hơn 200 km.”
Andriy Yermak từ văn phòng của Zelenskiy nói rằng khả năng trở thành thành viên NATO trong tương lai của Ukraine sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Trước đó vào thứ Hai, trong một bài phát biểu qua video ở Đan Mạch, Zelenskiy cho biết việc “phê chuẩn một quyết định chính trị tích cực về tư cách thành viên của Nato” tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 mà ông sẽ đích thân tham dự, sẽ là một “tín hiệu kịp thời”
Trong các cuộc hội đàm, thủ tướng đã nhắc lại rằng quan trọng là Vương quốc Anh tiếp tục cung cấp gói hỗ trợ tổng thể cho Ukraine để đặt Ukraine vào vị trí mạnh nhất có thể nhằm bảo đảm hòa bình lâu dài cho đất nước của họ.
Điều này có nghĩa là thiết bị quân sự mà chúng tôi cung cấp phải được củng cố bằng đào tạo, hỗ trợ kinh tế, bằng các biện pháp trừng phạt cứng rắn chống lại chế độ của Putin và bằng các bảo đảm an ninh lâu dài để bảo đảm chủ quyền của Ukraine không bao giờ có thể bị vi phạm theo cách này nữa.
Để đạt được mục tiêu đó, trong năm ngoái, Vương quốc Anh đã huấn luyện 15.000 binh sĩ Ukraine sẵn sàng chiến đấu. Vào tháng 2, thủ tướng tuyên bố Vương quốc Anh sẽ phát triển một chương trình đào tạo mới cho các phi công Ukraine để hỗ trợ những nỗ lực của họ nhằm xây dựng một lực lượng không quân mới của Ukraine với các máy bay phản lực F16, tiêu chuẩn của NATO.
Mùa hè này, chúng tôi sẽ bắt đầu giai đoạn bay cơ bản cho các nhóm phi công Ukraine để học huấn luyện cơ bản. Điều này sẽ điều chỉnh chương trình được sử dụng bởi các phi công Vương quốc Anh để cung cấp cho người Ukraine các kỹ năng lái mà họ có thể sử dụng một loạt các loại máy bay khác. Khóa đào tạo này đi đôi với những nỗ lực của Vương quốc Anh trong việc hợp tác với các quốc gia khác trong việc cung cấp máy bay phản lực F16 - máy bay chiến đấu được Ukraine lựa chọn.
5. Phải chăng kế hoạch tổng phản công của Ukraine đã bị rò rỉ?
Hôm thứ Bẩy, 13 tháng 5, tờ Washington Post đưa tin rằng trong một cuộc gặp riêng với các trợ lý quân sự hàng đầu, tổng thống Zelenskiy đã đề xuất kế hoạch tấn công bên trong nước Nga, theo các rò rỉ từ các thông tin liên lạc bị gián điệp Mỹ chặn lại.
John Hudson, phóng viên an ninh quốc gia và ngoại giao của tờ Washington Post cho biết Zelenskiy đã thảo luận về việc chiếm đóng các ngôi làng của Nga để có được đòn bẩy đối với Mạc Tư Khoa, đánh bom một đường ống dẫn dầu của Nga đến Hung Gia Lợi, một thành viên của NATO, và bí mật chế tạo hỏa tiễn tầm xa để tấn công các mục tiêu bên trong biên giới của Nga.
Trong cuộc họp báo tại Berlin với Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, khi được hỏi về câu chuyện của tờ Washington Post, ông nói: “Chúng tôi không tấn công lãnh thổ Nga. Chúng tôi đang giải phóng đất đai của chúng tôi. Chúng tôi không quan tâm đến việc tấn công Nga. Chúng tôi không có thời gian cho việc đó, chúng tôi không có đủ sức mạnh và vũ khí để làm điều đó. Chúng tôi đang tập trung vào cuộc phản công của chúng tôi theo luật pháp quốc tế, theo Hiến pháp của chúng tôi. Chúng tôi chỉ tập trung duy nhất vào các lãnh thổ của Ukraine bị chiếm đóng”.
Ý tưởng Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga đã được cựu chỉ huy Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đề cập đến. Trong khi nhiều blogger quân sự Nga cho rằng quân Ukraine sẽ tấn công vào phần phía Nam Zaporizhzhia hay phần phía Đông của Kherson bị Nga tạm chiếm, Igor Girkin, một cựu chỉ huy FSB, cho rằng Ukraine sẽ tấn công vào nước Nga. Ông lý luận rằng các vùng Zaporizhzhia và Kherson là những vùng Nga đã dày công thiết lập các hệ thống phòng thủ, đánh vào các vị trí đó không phải là dễ thành công. Ukraine sẽ tấn công thẳng vào nước Nga để Bộ Quốc Phòng Nga phải đưa quân về cứu, và đó là lúc họ đánh Zaporizhzhia, Kherson và Crimea.
6. Cuộc phản công Bakhmut của Ukraine đang lấy đà
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Bakhmut Counterattack Is Building Momentum”, nghĩa là “Cuộc phản công Bakhmut của Ukraine đang lấy đà.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar, các nỗ lực phản công của Ukraine tại thành phố Bakhmut đang được củng cố.
Maliar đã báo cáo hôm Chúa Nhật rằng các lực lượng Ukraine đã chiếm được hơn 10 vị trí của Nga ở vùng ngoại ô phía bắc và phía nam của thành phố công nghiệp Bakhmut trong vòng một ngày.
Bakhmut là nơi xảy ra một số cuộc giao tranh dữ dội nhất kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Các lực lượng Nga và Ukraine đã đụng độ trong nhiều tháng tại thành phố này, nằm ở vùng Donetsk phía đông của Ukraine và đã có xung đột trước đó. Dân số trước chiến tranh là 70.000 người. Kyiv hôm thứ Sáu cho biết họ đã đạt được những tiến bộ ở Bakhmut, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ các báo cáo về những bước đột phá của Ukraine trong cuộc chiến giành thành phố.
“Chúng tôi tiếp tục tiến về hướng Bakhmut ở vùng ngoại ô,” Maliar nói. “Những người lính Ukraine hoạt động với khả năng siêu phàm...đối phương đã tập trung tất cả lực lượng của mình ở đó và đang cố gắng tiến lên, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Chiến đấu ác liệt vẫn tiếp tục.”
“Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đang kiểm soát tình hình. Phân tích, lập kế hoạch, đưa ra quyết định. Đó là một vị tướng thực chiến với quân đội trong những thời khắc nóng bỏng nhất,” Maliar nói.
Maliar cho biết khả năng lãnh đạo quân sự của Ukraine và “sự kiên định và dũng cảm của các binh sĩ của chúng tôi” cho đến nay đã ngăn cản các lực lượng Nga bao vây Bakhmut và “đạt được một chiến thắng vang dội”.
Syrskyi cho biết hôm thứ Hai rằng cuộc tiến công của quân đội Ukraine đã tạo nên “thành công đầu tiên của các hành động tấn công để bảo vệ Bakhmut.”
Ông nói: “Vài ngày qua đã cho thấy rằng chúng ta có thể tiến lên và tiêu diệt đối phương ngay cả trong những điều kiện cực kỳ khó khăn như vậy. Chúng ta đang chiến đấu với ít nguồn lực hơn đối phương. Nhưng đồng thời, chúng ta có thể phá hỏng kế hoạch của nó.”
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington DC, cho biết trong một đánh giá được công bố hôm Chúa Nhật rằng Bộ Quốc phòng Nga đang cố gắng đánh lạc hướng khỏi những thành công gần đây của Ukraine gần thành phố bằng cách ca ngợi những nỗ lực phòng thủ của chính họ.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, trong một cuộc phỏng vấn với Newsweek vào tháng 2, đã chỉ ra tầm quan trọng của việc Bakhmut vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine.
Ông nói, Bakhmut là “bức tường sống cho phép chúng tôi chuẩn bị cho quân đội”, ngụ ý rằng việc bảo vệ thành công thành phố có thể đặt lực lượng Ukraine vào vị trí mở cuộc phản công rất được mong đợi của họ.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Nga đã tìm cách sử dụng thành phố này như một bàn đạp hướng tới mục tiêu chiếm toàn bộ khu vực Donbas - một trong những mục tiêu chiến tranh đã nêu của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để xin bình luận qua email.
7. Tướng Mỹ cho rằng Lực lượng Lục Quân 'bị bào mòn' của Nga gặp phải 'vấn đề lớn'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's 'Eroded' Ground Forces Have Run Into 'Big Problems'—U.S. General”, nghĩa là “Tướng Mỹ cho rằng Lực lượng Lục Quân 'bị bào mòn' của Nga gặp phải 'vấn đề lớn'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Tướng Christopher G. Cavoli, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Âu Châu, đã cảnh báo rằng quân đội Nga vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với liên minh NATO mặc dù đã “gặp vấn đề lớn” trong cuộc xâm lược thảm khốc vào Ukraine.
Phát biểu tại Hội nghị Lennart Meri ở Tallinn, Estonia, hôm Chúa Nhật, Cavoli kêu gọi các nhà quan sát phương Tây không vội đưa ra kết luận dựa trên những thất bại lặp đi lặp lại trên chiến trường của lực lượng bộ binh Nga ở Ukraine.
Vị tướng này nói: “Sự sụp đổ của quân đội Nga ở Ukraine là điều cần được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Nó đã không được đồng đều. Rất dễ dàng để nhìn và nghĩ rằng quân đội Nga đã sụp đổ, hoặc đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Nhưng trên thực tế, nó không đồng đều.”
“Lực lượng Lục Quân bị xói mòn rất nhiều, họ đã gặp vấn đề lớn. Và họ đã mất rất nhiều người, họ đã mất rất nhiều thiết bị. Mặt khác, lực lượng này cũng đã nuốt chửng rất nhiều người. Và bạn biết đấy, quân đội Nga, lực lượng mặt đất, ngày nay lớn hơn so với khi bắt đầu cuộc xung đột này. Vì vậy, nó vẫn tồn tại.”
“Lực lượng không quân đã mất vài trăm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Họ có khoảng 1.000 chiếc còn lại. Hải quân mất rất ít, không gian mạng không mất gì. Vì vậy, thực sự, khi chúng ta nói về quân đội Nga, chúng ta phải nghiên cứu nó trên tất cả các lĩnh vực. Và chúng ta phải sẵn sàng đối phó với quân đội Nga trong tương lai trên mọi lĩnh vực”.
Mức độ tổn thất nhân sự của Nga ở Ukraine vẫn chưa rõ ràng. Kyiv tuyên bố họ đã “thanh lý” gần 200.000 quân Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Ước tính này nhìn chung giống với ước tính của Mỹ về gần 200.000 người Nga chết và bị thương trong cùng khoảng thời gian.
Như Cavoli đã nói, các báo cáo đang nổi lên về những lợi ích gần đây của Ukraine xung quanh thành phố Bakhmut bị tàn phá của Donetsk, diễn ra trước một cuộc phản công mùa xuân được mong đợi của Ukraine. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận.
Các quan chức Âu Châu trước đây đã nói với Newsweek rằng các đơn vị ưu tú của Nga - bao gồm cả những đơn vị được triển khai trong lịch sử dọc biên giới NATO như một phần của đội tiên phong cho một cuộc xâm lược giả định - đã chịu tổn thất từ 30 đến 40%.
Một số đơn vị như vậy đang được tái lập với sự trợ giúp của “lệnh động viên một phần” của Nga, nhưng việc mất đi các sĩ quan cấp dưới có kinh nghiệm và quân nhân hợp đồng chuyên nghiệp sẽ có nghĩa là các đơn vị này có khả năng hoạt động với sức mạnh giảm sút và khả năng tổng thể thấp hơn.
Yêu cầu của cuộc chiến đã buộc Mạc Tư Khoa phải triển khai lại quân đội từ các khu vực biên giới vào Ukraine. Cavoli nói rằng không rõ Nga có thể mất bao lâu để khôi phục sức mạnh trước chiến tranh, nhưng sức khỏe tương đối của các lực lượng không quân và hải quân của Điện Cẩm Linh có nghĩa là vẫn có nguy cơ xảy ra chiến tranh mở rộng.
Ông nói thêm: “Từ giờ trở đi, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ các quốc gia của mình và trong trường hợp của liên minh NATO, đó là là bảo vệ lãnh thổ của các quốc gia trong liên minh.
8. Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh cho biết hệ thống phòng không của Nga tiếp tục bị tổn hại
Hệ thống phòng không của Nga tiếp tục bị tổn hại sau khi một căn cứ không quân cốt lõi ở phía tây nước này bị một số máy bay không người lái tấn công vào ngày 3/5, bản tin tình báo mới nhất của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như trên.
Căn cứ không quân Seshcha của Nga, nằm cách biên giới Ukraine 150 km về phía bắc, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép Nga xâm lược Ukraine và cũng được sử dụng để phóng các máy bay không người lái hướng tới Kyiv.
Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh viết như sau:
Vào ngày 03 tháng 5 năm 2023, một số máy bay không người lái đã tấn công căn cứ không quân Seshcha của Nga, cách biên giới Ukraine 150 km về phía bắc. Một máy bay vận tải hạng nặng AN-124 của Hàng không Vận tải Quân sự Nga có khả năng đã bị hư hại.
Seshcha là một trung tâm của Hàng không Vận tải Quân sự Nga ở miền tây nước Nga và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Nga cũng sử dụng địa điểm này để phóng các máy bay không người lái tấn công một chiều do Iran sản xuất hướng tới Kyiv.
Hàng không Vận tải Quân sự Nga là một bộ phận có nguồn lực tốt của Không quân Nga, cần thiết cho việc vận chuyển trên khắp đất nước rộng lớn. Các nhà lãnh đạo Nga sẽ lo ngại rằng hệ thống phòng không của Nga tiếp tục bị tổn hại, khiến các tài sản chiến lược quan trọng như căn cứ Hàng không Vận tải Quân sự Nga gặp rủi ro.
9. Thị trưởng Melitopol: 90% doanh nghiệp ở khu vực Zaporizhzhia bị tạm chiếm không hoạt động
Những kẻ xâm lược Nga đã chiếm giữ tất cả các doanh nghiệp ở khu vực bị tạm chiếm của vùng Zaporizhzhia và 90% trong số đó không hoạt động.
Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov cho biết như trên hôm thứ Hai 15 Tháng Năm. “Khoảng 90% doanh nghiệp tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm không hoạt động. Chỉ có một số doanh nghiệp bị quân xâm lược chiếm giữ là đang hoạt động, nơi địch đặt cơ sở sửa chữa khí tài quân sự hoặc đang tạo ra một bức tranh mọi thứ dường như bình thường. Fedorov nói: “Tất cả các doanh nghiệp đều đã bị tịch thu”.
Theo ông, có những trường hợp các doanh nghiệp bị cướp phá. Đối phương đánh cắp thiết bị và lấy đi kho hàng. Fedorov đã trích dẫn doanh nghiệp chế tạo máy và xưởng đúc ở làng Obilne gần Melitopol. “Bây giờ các nhà máy này đã hoàn toàn bị cướp phá,” anh nói.
10. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định: Nga “đã thua về mặt địa chính trị”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu hôm Chúa Nhật rằng Nga “đã thua về mặt địa chính trị” trong cuộc chiến ở Ukraine và đang biến thành một nước chư hầu của Trung Quốc.
Macron nói: “Trên thực tế, Nga đã trở thành một hình thức phụ thuộc vào Trung Quốc và đã mất quyền tiếp cận Baltic, điều này rất quan trọng, bởi vì nó đã thúc đẩy Thụy Điển và Phần Lan quyết định gia nhập NATO,” Macron nói.
“Điều này là không thể tưởng tượng chỉ hai năm trước đây. Vì vậy, đó đã là một thất bại địa chính trị,” Macron nói trước chuyến thăm của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tới Paris sau đó vào tối Chúa Nhật.
“Hãy rõ ràng rằng Nga không được thắng cuộc chiến này về mặt quân sự. Vì vậy, tùy thuộc vào chúng ta xem làm thế nào để giúp Ukraine phản công và làm thế nào để chuẩn bị cho vấn đề bảo đảm an ninh trong các cuộc đàm phán chắc chắn sẽ diễn ra,” ông nói.
“Tôi đã luôn nói rằng cuối cùng, cấu trúc an ninh của Âu Châu sẽ phải bảo vệ hoàn toàn Ukraine. Nhưng nó cũng phải tính đến việc không đối đầu với Nga và xây dựng lại sự cân bằng lực lượng bền vững,” ông nói và nhấn mạnh rằng: “Nhưng vẫn còn nhiều bước phải thực hiện trước khi chúng ta đạt được điều đó.”
11. Cựu chỉ huy quân đội Anh, Sir Richard Dannatt, tuyên bố Ukraine phải đánh bại Nga trong năm nay nếu không sẽ có nguy cơ mất dần sự ủng hộ của phương Tây.
Phát biểu trên Times Radio hôm thứ Hai, cựu tổng tham mưu trưởng Vương Quốc Anh cho biết quân đội Nga “có thể sụp đổ” trong một cuộc phản công dự kiến của Ukraine vào cuối năm nay.
Ông nói: “Cuộc phản công lớn mà tất cả chúng ta đang mong đợi và người Ukraine đang chuẩn bị vẫn chưa bắt đầu nhưng có lẽ sẽ không còn xa nữa. Nếu Ukraine thành công trong mục tiêu đã nêu là giải phóng lãnh thổ khỏi sự xâm lược của Nga thì đây là năm họ phải làm điều đó.”
“Có nguy cơ là sự hỗ trợ của phương Tây sẽ suy yếu. Ngoài ra còn có một mối nguy hiểm là Putin sẽ thấy rằng thời gian đang đứng về phía mình, vì vậy điều thực sự quan trọng là người Ukraine tiến hành cuộc tấn công này một cách hiệu quả vào đúng thời điểm.”
“Nếu có những đòn quyết định giáng xuống người Nga, có khả năng tinh thần quân đội Nga sẽ bị rạn nứt và quân đội Nga có thể sụp đổ theo cách mà chúng ta đã thấy xung quanh Kharkiv vào tháng 9 năm ngoái”.
12. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy khẩn thiết xin NATO bắt đầu tiến trình xét đơn gia nhập của Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai đã đưa ra một lời kêu gọi mới tới NATO để đưa ra một “quyết định chính trị tích cực” về tư cách thành viên của Kyiv tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng Bảy.
Reuters đưa tin Zelenskiy đã đưa ra nhận xét của mình trong một bài phát biểu qua video trước hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen. Ông nói rằng việc Phần Lan gia nhập NATO cho thấy sức mạnh bảo đảm an ninh, đồng thời cảm ơn Đan Mạch và các đồng minh khác vì quyết tâm hỗ trợ Ukraine chống lại Nga.
Thánh Ca
TV 46
Lm. Thái Nguyên
04:21 15/05/2023
Chúa về Trời
Lm. Thái Nguyên
04:22 15/05/2023
Trên đường sứ mạng
Lm. Thái Nguyên
04:23 15/05/2023