Phụng Vụ - Mục Vụ
Tác động của thần khí
Lm Đan Vinh
07:06 16/05/2012
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG
TÁC ĐỘNG CỦA THẦN KHÍ
1.LỜI CHÚA: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
2.CÂU CHUYỆN: THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG NƠI CÁC TÍN HỮU:
Trên một toa tàu chợ phát xuất từ thành phố Can-quýt-ta nước Ấn Độ, giữa đám hành khách nghèo khổ đang ngồi la liệt trên sàn tàu, có một phụ nữ tay cầm tràng hạt, mắt nhắm lại và miệng lẩm bẩm đọc kinh. Người phụ nữ đó không ai khác hơn là bà Tê-rê-sa. Về sau người đời đã gọi bà bằng một cái tên thân thương: “Mẹ Tê-rê-sa thành Can-quýt-ta”. Bà là người đã sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, với nhiệm vụ chuyên lo tìm kiếm những bệnh nhân nghèo khổ đang hấp hối và bị bỏ rơi trên các góc phố thành Can-quýt-ta. Họ thuộc giai cấp cùng đinh trong xã hội nước Ấn. Sứ vụ của chị em dòng Thừa sai Bác ái là mang những người đó về tu viện chăm sóc và giúp họ được chết trong bình an. Về sau mẹ Tê-rê-sa đã kể lại ơn gọi ấy như sau: “Khi nhìn thấy đám người nghèo khổ kia đang nằm ngồi ngổn ngang trên sàn tàu, đột nhiên có một sức mạnh đã đổ ập xuống trên tôi, làm cho tôi tự nhiên cảm thấy họ chính là những Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi. Tôi sẽ phải làm gì để giúp đỡ họ đây?”. Sau đó bà đã quyết định lập một dòng nữ chuyên lo phục vụ cho những người nghèo khổ này. Rồi bà bắt tay vào việc đầu tiên là tìm thuê mướn một căn nhà để làm nơi tạm trú cho họ, đang khi trong túi của bà chỉ còn vỏn vẹn ba đồng bạc Ấn! Nhưng nhờ ơn Chúa giúp mà ngày nay dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã lan khắp các nước trên thế giới. Quả thực, điều này cho thấy Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và họat động nơi mọi thành phần dân Chúa là Hội Thánh.
3.SUY NIỆM:
- THÁNH THẦN TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC GIÊSU: Về việc đầu thai của Đức Giêsu, trong kinh Tin kính có câu này: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh” (x. Lc 1,35). Chính nhờ quyền năng Thánh Thần, Đức Maria đã thụ thai Hài Nhi Giêsu mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn. Rồi khi Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Người đã đến xin chịu phép rửa của Gioan tại sông Gio-đan. Vừa chịu phép rửa xong, Thánh Thần như chim bồ câu từ trời ngự xuống và lưu lại trên Người (x. Mt 3,16b). Sau đó, Thánh Thần đã hướng dẫn Người vào sa mạc ăn chay cầu nguyện và chịu ma quỷ thử thách. Chính nhờ sức mạnh của Thánh Thần mà Đức Giêsu đã chiến thắng ba cơn thử thách cám dỗ của ma quỷ (x. Mt 4,1-10). Rồi trong quyền năng Thánh Thần, Người đã đi rao giảng Tin mừng Nước Trời bắt đầu từ Ga-li-lê (x. Lc 4,14-15). Cũng nhờ Thánh Thần mà Đức Giêsu đã xua trừ ma quỷ (x. Mt 12,28) và chữa lành các bệnh họan tật nguyền trong dân (x. Mt 4,23). Khi được Thánh Thần tác động, Ngừơi đã vui mừng thốt lên lời ngợi khen Chúa Cha (x. Lc 10,21). Rồi sau khi phục sinh và được đầy Thánh Thần, Người đã hiện ra chúc bình an (x. Ga 20,19), rồi sai các ông đi rao giảng Tin mừng (x. Ga 20,21), tiếp tục sứ vụ của Ngừơi (x. Mt 28,19-20). Người cũng thổi hơi ban Thánh Thần để giúp các ông chu toàn sứ vụ (x. Ga 20,22). Cuối cùng, Người còn ban cho các ông quyền tha tội hay cầm giữ người ta nữa (x. Ga 20,23).
- HOẠT ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN TRONG HỘI THÁNH: Thời Hội thánh sơ khai, Thánh Thần đã tác động biến đổi các Tông đồ (x. 1 Cr 12,4-11): Từ tình trạng nhút nhát sợ hãi trở nên can đảm và công khai làm chứng cho Chúa Giêsu trước mặt đám đông (x. Cv 2,14-36); Từ tình trạng kém hiểu biết Lời Chúa, trở nên khôn ngoan, hiểu thấu mọi điều Chúa đã truyền dạy trước đó (x. Ga 16,12-13); Từ tình trạng buồn chán thất vọng và muốn thoái lui, trở nên nhiệt thành yêu mến Chúa, tràn đầy niềm vui và hy vọng (x. Lc 24,32-35). Nhờ Thánh Thần mà các Tông đồ đã thâu nạp được nhiều người có lòng sám hối xin chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu (x. Cv 2,41). Cũng nhờ ơn Thánh Thần mà cộng đoàn tín hữu đầu tiên luôn sống hiệp thông, siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Nhờ đó số tín hữu gia nhập Hội thánh ngày một gia tăng (x. Cv 2,42-47).
Ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục giúp Hội thánh chu toàn sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu. Đặc biệt Thánh thần soi sáng cho các vị chủ chăn để các ngài chu toàn ba sứ vụ được Đức Giêsu trao phó: Một là sứ vụ ngôn sứ để công bố Lời Chúa. Hai là sứ vụ tư tế để thánh hóa các tín hữu bằng các bí tích. Ba là sứ vụ vương đế để chăn dắt và phục vụ Hội thánh. Do đó, khi Đức Giáo hòang triệu tập Công Đồng Chung mà công bố điều gì về đức tin và luân lý thì đều bất khả ngộ nghĩa là không thể sai lầm, vì luôn được Thần Chân Lý soi dẫn, như trong quyết nghị của công đồng Giê-ru-sa-lem năm 49 có viết: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” (Cv 15,28).
4.THẢO LUẬN: 1)Phân biệt Thánh Thần và thiên thần giống và khác nhau thế nào? 2)Ngày nay các tín hữu nhận được ơn Thánh Thần khi nào? 3)Mỗi tín hữu hôm nay phải làm gì để được Thánh Thần tác động giống như các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần khi xưa?
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU. Nhiều khi chúng con cảm thấy Thánh Thần xa lạ, đang khi Ngài thật là một người bạn, người thầy của chúng con. Ngài luôn ở bên và ở trong chúng con. Ngài cần cho đức tin của chúng con, giống như hơi thở cần cho sự sống. Chúng con chỉ có thể gọi Thiên Chúa là “Áp-ba!- Ba ơi !” nhờ Thánh Thần, Đấng làm cho chúng con trở nên nghĩa tử (x. Rm 8,15). Chúng con chỉ có thể gọi Đức Giêsu là “Chúa” khi chúng con ở trong Thánh Thần (x. 1 Cr 12,3). Chính nhờ có Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng con mới dám cầu nguyện và mới cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa Giêsu. Cũng chính nhờ Chúa Thánh Thần tác động mà Hội thánh không ngừng canh tân đổi mới.
- LẠY CHÚA GIÊSU PHỤC SINH, xin ban Thánh Thần như cơn gió mạnh, thổi đi mọi nỗi âu lo sợ hãi cùng những rụt rè khép kín trong tâm hồn chúng con. Xin thắp sáng ngọn lửa tin yêu trong lòng chúng con, để chúng con có thể chu toàn sứ vụ được sai đi, với một trái tim bừng cháy lửa mến yêu. Xin ban cho chúng con sự sống của Thánh Thần để chúng con luôn mến Chúa và yêu tha nhân. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở thành khí cụ bình an của Chúa và tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin mừng cứu độ trần gian.
X)HIỆP CÙNG MẸ MARIA. -Đ)XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
TÁC ĐỘNG CỦA THẦN KHÍ
1.LỜI CHÚA: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
2.CÂU CHUYỆN: THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG NƠI CÁC TÍN HỮU:
Trên một toa tàu chợ phát xuất từ thành phố Can-quýt-ta nước Ấn Độ, giữa đám hành khách nghèo khổ đang ngồi la liệt trên sàn tàu, có một phụ nữ tay cầm tràng hạt, mắt nhắm lại và miệng lẩm bẩm đọc kinh. Người phụ nữ đó không ai khác hơn là bà Tê-rê-sa. Về sau người đời đã gọi bà bằng một cái tên thân thương: “Mẹ Tê-rê-sa thành Can-quýt-ta”. Bà là người đã sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, với nhiệm vụ chuyên lo tìm kiếm những bệnh nhân nghèo khổ đang hấp hối và bị bỏ rơi trên các góc phố thành Can-quýt-ta. Họ thuộc giai cấp cùng đinh trong xã hội nước Ấn. Sứ vụ của chị em dòng Thừa sai Bác ái là mang những người đó về tu viện chăm sóc và giúp họ được chết trong bình an. Về sau mẹ Tê-rê-sa đã kể lại ơn gọi ấy như sau: “Khi nhìn thấy đám người nghèo khổ kia đang nằm ngồi ngổn ngang trên sàn tàu, đột nhiên có một sức mạnh đã đổ ập xuống trên tôi, làm cho tôi tự nhiên cảm thấy họ chính là những Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi. Tôi sẽ phải làm gì để giúp đỡ họ đây?”. Sau đó bà đã quyết định lập một dòng nữ chuyên lo phục vụ cho những người nghèo khổ này. Rồi bà bắt tay vào việc đầu tiên là tìm thuê mướn một căn nhà để làm nơi tạm trú cho họ, đang khi trong túi của bà chỉ còn vỏn vẹn ba đồng bạc Ấn! Nhưng nhờ ơn Chúa giúp mà ngày nay dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã lan khắp các nước trên thế giới. Quả thực, điều này cho thấy Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và họat động nơi mọi thành phần dân Chúa là Hội Thánh.
3.SUY NIỆM:
- THÁNH THẦN TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC GIÊSU: Về việc đầu thai của Đức Giêsu, trong kinh Tin kính có câu này: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh” (x. Lc 1,35). Chính nhờ quyền năng Thánh Thần, Đức Maria đã thụ thai Hài Nhi Giêsu mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn. Rồi khi Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Người đã đến xin chịu phép rửa của Gioan tại sông Gio-đan. Vừa chịu phép rửa xong, Thánh Thần như chim bồ câu từ trời ngự xuống và lưu lại trên Người (x. Mt 3,16b). Sau đó, Thánh Thần đã hướng dẫn Người vào sa mạc ăn chay cầu nguyện và chịu ma quỷ thử thách. Chính nhờ sức mạnh của Thánh Thần mà Đức Giêsu đã chiến thắng ba cơn thử thách cám dỗ của ma quỷ (x. Mt 4,1-10). Rồi trong quyền năng Thánh Thần, Người đã đi rao giảng Tin mừng Nước Trời bắt đầu từ Ga-li-lê (x. Lc 4,14-15). Cũng nhờ Thánh Thần mà Đức Giêsu đã xua trừ ma quỷ (x. Mt 12,28) và chữa lành các bệnh họan tật nguyền trong dân (x. Mt 4,23). Khi được Thánh Thần tác động, Ngừơi đã vui mừng thốt lên lời ngợi khen Chúa Cha (x. Lc 10,21). Rồi sau khi phục sinh và được đầy Thánh Thần, Người đã hiện ra chúc bình an (x. Ga 20,19), rồi sai các ông đi rao giảng Tin mừng (x. Ga 20,21), tiếp tục sứ vụ của Ngừơi (x. Mt 28,19-20). Người cũng thổi hơi ban Thánh Thần để giúp các ông chu toàn sứ vụ (x. Ga 20,22). Cuối cùng, Người còn ban cho các ông quyền tha tội hay cầm giữ người ta nữa (x. Ga 20,23).
- HOẠT ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN TRONG HỘI THÁNH: Thời Hội thánh sơ khai, Thánh Thần đã tác động biến đổi các Tông đồ (x. 1 Cr 12,4-11): Từ tình trạng nhút nhát sợ hãi trở nên can đảm và công khai làm chứng cho Chúa Giêsu trước mặt đám đông (x. Cv 2,14-36); Từ tình trạng kém hiểu biết Lời Chúa, trở nên khôn ngoan, hiểu thấu mọi điều Chúa đã truyền dạy trước đó (x. Ga 16,12-13); Từ tình trạng buồn chán thất vọng và muốn thoái lui, trở nên nhiệt thành yêu mến Chúa, tràn đầy niềm vui và hy vọng (x. Lc 24,32-35). Nhờ Thánh Thần mà các Tông đồ đã thâu nạp được nhiều người có lòng sám hối xin chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu (x. Cv 2,41). Cũng nhờ ơn Thánh Thần mà cộng đoàn tín hữu đầu tiên luôn sống hiệp thông, siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Nhờ đó số tín hữu gia nhập Hội thánh ngày một gia tăng (x. Cv 2,42-47).
Ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục giúp Hội thánh chu toàn sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu. Đặc biệt Thánh thần soi sáng cho các vị chủ chăn để các ngài chu toàn ba sứ vụ được Đức Giêsu trao phó: Một là sứ vụ ngôn sứ để công bố Lời Chúa. Hai là sứ vụ tư tế để thánh hóa các tín hữu bằng các bí tích. Ba là sứ vụ vương đế để chăn dắt và phục vụ Hội thánh. Do đó, khi Đức Giáo hòang triệu tập Công Đồng Chung mà công bố điều gì về đức tin và luân lý thì đều bất khả ngộ nghĩa là không thể sai lầm, vì luôn được Thần Chân Lý soi dẫn, như trong quyết nghị của công đồng Giê-ru-sa-lem năm 49 có viết: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” (Cv 15,28).
4.THẢO LUẬN: 1)Phân biệt Thánh Thần và thiên thần giống và khác nhau thế nào? 2)Ngày nay các tín hữu nhận được ơn Thánh Thần khi nào? 3)Mỗi tín hữu hôm nay phải làm gì để được Thánh Thần tác động giống như các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần khi xưa?
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU. Nhiều khi chúng con cảm thấy Thánh Thần xa lạ, đang khi Ngài thật là một người bạn, người thầy của chúng con. Ngài luôn ở bên và ở trong chúng con. Ngài cần cho đức tin của chúng con, giống như hơi thở cần cho sự sống. Chúng con chỉ có thể gọi Thiên Chúa là “Áp-ba!- Ba ơi !” nhờ Thánh Thần, Đấng làm cho chúng con trở nên nghĩa tử (x. Rm 8,15). Chúng con chỉ có thể gọi Đức Giêsu là “Chúa” khi chúng con ở trong Thánh Thần (x. 1 Cr 12,3). Chính nhờ có Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng con mới dám cầu nguyện và mới cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa Giêsu. Cũng chính nhờ Chúa Thánh Thần tác động mà Hội thánh không ngừng canh tân đổi mới.
- LẠY CHÚA GIÊSU PHỤC SINH, xin ban Thánh Thần như cơn gió mạnh, thổi đi mọi nỗi âu lo sợ hãi cùng những rụt rè khép kín trong tâm hồn chúng con. Xin thắp sáng ngọn lửa tin yêu trong lòng chúng con, để chúng con có thể chu toàn sứ vụ được sai đi, với một trái tim bừng cháy lửa mến yêu. Xin ban cho chúng con sự sống của Thánh Thần để chúng con luôn mến Chúa và yêu tha nhân. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở thành khí cụ bình an của Chúa và tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin mừng cứu độ trần gian.
X)HIỆP CÙNG MẸ MARIA. -Đ)XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Khát vọng lên trời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:07 16/05/2012
LỄ THĂNG THIÊN
Vào đời Vua Hùng Vương Thứ Sáu có nạn giặc Ân bên Tàu. Chúng cậy thế mạnh nên hay sang quấy nhiễu nước ta. Vua truyền hịch đi khắp nơi để tìm người tài giỏi giúp nước diệt giặc.
Bấy giờ ở làng Phù Đổng có một cậu bé đã 3 tuổi mà chỉ nằm ngửa không nói được một lời nào. Nghe sứ giả nhà vua rao hịch tìm người tài diệt giặc, cậu liền nhờ sứ giả xin với Vua, đúc cho cậu một cây roi sắt và cấp cho cậu một con ngựa bằng sắt, để cậu đi đánh đuổi ngoại xâm. Nghe lời người hiền tài nhắn gởi, Vua thuận ý. Cậu bé liền vươn vai thành người to lớn, khỏe mạnh. Cậu đứng dậy, cầm roi sắt, nhảy lên yên ngựa, oai phong đi đánh giặc Ân. Dẹp xong giặc, cậu phóng ngựa lên núi Sóc Sơn rồi về trời. Vua nghĩ là thiên thần của trời cao xuống trần cứu giúp nên liền xây một đền thờ gọi là đền Phù Đổng Thiên Vương để tạ ơn và tưởng nhớ.
Câu chuyện huyền sử nói lên khát vọng của một dân tộc nhỏ bé luôn bị ngoại bang quấy nhiễu. Một tiểu quốc hiền hòa trước một đại hán bá quyền bành trướng. Vì thế mà ước mơ có được sứ thần từ trời cao đến cứu giúp. Một khát vọng ngàn đời, được tự do và độc lập, được công lý và dân chủ.
Con người mọi thời đại luôn khát khao bay lên trời. Đi dưới đất, ngược xuôi trên biển trên sông, con người luôn ước vọng, phải làm sao lên được trời cao.Vì thế, ngày 04 tháng 06 năm 1783, lần đầu tiên, hai anh em Mongolfiers, bay lên trời bằng khí cầu được 500 mét trước hàng ngàn người chứng kiến. Ngày 12 tháng 04 năm 1961, Gagarine, phi hành gia đầu tiên bay ra khỏi tầng khí quyển của trái đất trong phi thuyền Vostok I của Liên Xô. Đến ngày 16 tháng 07 năm 1969 hai phi hành gia người Mỹ là Armstrong và Aldrin bay lên tới mặt trăng.
Cả thế giới đã hồi hộp theo dõi những phi hành gia bay vào vũ trụ. Và chuyến bay nào rồi cũng phải trở về trái đất.
Hôm nay, Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu lên trời. Người trở về nhà Cha, sau khi đã hoàn tất sứ vụ Chúa Cha trao phó. Sau thời gian 33 năm xa nhà, Người hồi hương trong vinh quang phục sinh và “ được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,19).
Chúa Giêsu lên trời, một cảnh tượng thật huyền diệu. Thân xác Người nhẹ bay lên cao. Tay Người ban phúc lành cho các tín hữu. Dáng Người nhỏ dần và hòa biến vào không gian vô tận.
Trên trời cao, các thiên thần và triều thần thiên quốc đang tụ họp tổ chức nghi lễ đón tiếp Đấng Cứu Thế khải hoàn. Tác giả Thánh vịnh 23 đã chiêm ngưỡng và mô tả cuộc nghinh đón đó bằng ca khúc bất hủ : “Hỡi các khải hoàn môn và các vệ binh thiên quốc, hãy cất cao đầu lên. Hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu, hãy mở rộng ra, để Vua vinh hiển và đoàn tùy tùng tiến vào. Vua vinh hiển là ai ? Thưa là Đức Giêsu uy hùng lẫm liệt, là Chúa oai phong chiến thắng. Hỡi các khải hoàn môn, hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu hãy cất cao đầu lên, để Vua vinh hiển tiến vào, Vua vinh hiển là ai ? Chính là Thiên Chúa hùng dũng uy linh”.
Đoàn tùy tùng theo Chúa về trời đông vô kể, các thánh thời Cựu Ước, các tổ phụ, các tiên tri, các người công chính…đang hoan hỉ vui mừng đi theo Chúa. Đặc biệt có thánh cả Giuse, thánh Gioan Tiền hô, Tổ phụ Abraham, Giacop, Môisê, thánh Giop, vua Đavid, các tiên tri, hân hoan cung nghinh Đấng Phục Sinh khải hoàn về thiên quốc.
Trên núi Cây Dầu cả cộng đoàn môn đệ đang ngây ngất chiêm ngưỡng, tâm trí như mất hút vào không gian vô tận, lòng rộn rã hân hoan: “Hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa. Hãy trổi cao kèn sáo, đàn ca lên dâng Người khúc ca tuyệt mỹ, Chúa là Vua khắp muôn dân, ngự trên tòa uy linh cao cả” (Tv 47, 2-3, 6-9).
Chúa về trời vì chính Người đã từ trời xuống thế: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng đã từ trời xuống” (Ga 3,13). Người đến nhân gian để nói với nhân loại về Nước Trời, mặc khải cho con người biết Thiên Chúa. Người giúp họ thay đổi quan niệm về Thiên Chúa cũng như quan niệm về con người.
Chúa về trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt. Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới.Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.
Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Xuân Diệu đã diễn tả chân lý ấy cách sâu sắc : Hai người tình ngồi sát bên nhau, ôm lấy nhau mà vẫn còn thấy rất xa xôi . Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
Bài Tin mừng hôm nay kết thúc phúc âm Maccô nhưng thực ra là một sự khởi đầu, một sự khai mở. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Giáo Hội Thánh chọn lễ Thăng Thiên làm Ngày Thế giới Truyền thông. Ngày lễ Thăng Thiên gắn liền với mệnh lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19). Vì thế, Ngày Thế Giới Truyền Thông gắn liền với sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng.
Trong Sứ điệp truyền thông 2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích những ai làm công tác truyền thông hãy xây dựng những trang web và mạng xã hội: “Có thể giúp con người ngày nay tìm được thời giờ suy tư và tìm hiểu những vấn đề thiết yếu, cũng như tạo khoảng trống cho thinh lặng và cơ hội cầu nguyện, suy niệm, chia sẻ Lời Chúa”. Giáo Hội tìm cách hội nhập sứ điệp Tin Mừng vào trong “nền văn hoá mới này” do những những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên với những ngôn ngữ mới, những kỹ thuật mới và với những cách cư xử mới.
Ðứng trước một lục địa mênh mông như Châu Á, làm sao có đủ nhân lực và phương tiện để đưa Tin Mừng đến từng nhà ? Ðây là câu trả lời đích xác : “Giáo Hội cần khám phá những cách thế để tận dụng mọi phương tiện truyền thông đại chúng vào kế hoạch mục vụ và hoạt động mục vụ, nhờ biết sử dụng cách hữu hiệu mà sức mạnh của Tin Mừng có thể đến và tiếp xúc một cách rộng rãi với từng cá nhân cũng như với toàn cả các dân tộc, đưa các giá trị của Nước Trời thâm nhập vào các nền văn hóa của Châu Á”. (x.Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 48).
Cho dù phương tiện truyền thông hiện đại tới mấy, nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng. Sức mạnh của truyền thông cũng phải phát xuất từ đức tin, chứ không từ những kỹ thuật. Đức tin mạnh mẽ là nhờ chiêm niệm: “Trong thinh lặng, tư tưởng phát sinh và có được chiều sâu. Trong thinh lặng, chúng ta hiểu rõ hơn điều mình muốn nói và muốn người khác đón nhận. Trong thinh lặng, chúng ta tìm cách diễn tả chính mình tốt hơn”. (Sứ điệp Truyền Thông 2012).Giữa những ồn ào của truyền thông hôm nay, lời rao giảng Tin Mừng qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, internet muốn đạt mục đích và kết quả như mong muốn cần có tĩnh lặng: “Trong thinh lặng của chiêm niệm, Lời hằng hữu hiện diện cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và chúng ta khám phá ra kế hoạch cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện trong suốt lịch sử bằng lời nói cũng như hành động” (Sứ điệp Truyền Thông 2012). Mỗi người Kitô hữu, nhờ thinh lặng, lắng nghe được tiếng Chúa và đi vào cuộc giao tiếp với Chúa, chúng ta mới có thể truyền thông Lời Chúa cho người khác. Chỉ có những người tin thực sự và mãnh liệt mới có thể làm cho Tin Mừng đến với mọi người.
Mỗi Kitô hữu là chi thể của Giáo Hội,thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô, nhờ đó Người không ngừng trao ban tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người. Chúa về trời, chúng ta vào đời làm chứng nhân của Tin mừng cứu độ và loan báo tin vui, mai này chúng ta cũng sẽ về nhà Cha trên trời.
Vào đời Vua Hùng Vương Thứ Sáu có nạn giặc Ân bên Tàu. Chúng cậy thế mạnh nên hay sang quấy nhiễu nước ta. Vua truyền hịch đi khắp nơi để tìm người tài giỏi giúp nước diệt giặc.
Bấy giờ ở làng Phù Đổng có một cậu bé đã 3 tuổi mà chỉ nằm ngửa không nói được một lời nào. Nghe sứ giả nhà vua rao hịch tìm người tài diệt giặc, cậu liền nhờ sứ giả xin với Vua, đúc cho cậu một cây roi sắt và cấp cho cậu một con ngựa bằng sắt, để cậu đi đánh đuổi ngoại xâm. Nghe lời người hiền tài nhắn gởi, Vua thuận ý. Cậu bé liền vươn vai thành người to lớn, khỏe mạnh. Cậu đứng dậy, cầm roi sắt, nhảy lên yên ngựa, oai phong đi đánh giặc Ân. Dẹp xong giặc, cậu phóng ngựa lên núi Sóc Sơn rồi về trời. Vua nghĩ là thiên thần của trời cao xuống trần cứu giúp nên liền xây một đền thờ gọi là đền Phù Đổng Thiên Vương để tạ ơn và tưởng nhớ.
Câu chuyện huyền sử nói lên khát vọng của một dân tộc nhỏ bé luôn bị ngoại bang quấy nhiễu. Một tiểu quốc hiền hòa trước một đại hán bá quyền bành trướng. Vì thế mà ước mơ có được sứ thần từ trời cao đến cứu giúp. Một khát vọng ngàn đời, được tự do và độc lập, được công lý và dân chủ.
Con người mọi thời đại luôn khát khao bay lên trời. Đi dưới đất, ngược xuôi trên biển trên sông, con người luôn ước vọng, phải làm sao lên được trời cao.Vì thế, ngày 04 tháng 06 năm 1783, lần đầu tiên, hai anh em Mongolfiers, bay lên trời bằng khí cầu được 500 mét trước hàng ngàn người chứng kiến. Ngày 12 tháng 04 năm 1961, Gagarine, phi hành gia đầu tiên bay ra khỏi tầng khí quyển của trái đất trong phi thuyền Vostok I của Liên Xô. Đến ngày 16 tháng 07 năm 1969 hai phi hành gia người Mỹ là Armstrong và Aldrin bay lên tới mặt trăng.
Cả thế giới đã hồi hộp theo dõi những phi hành gia bay vào vũ trụ. Và chuyến bay nào rồi cũng phải trở về trái đất.
Hôm nay, Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu lên trời. Người trở về nhà Cha, sau khi đã hoàn tất sứ vụ Chúa Cha trao phó. Sau thời gian 33 năm xa nhà, Người hồi hương trong vinh quang phục sinh và “ được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,19).
Chúa Giêsu lên trời, một cảnh tượng thật huyền diệu. Thân xác Người nhẹ bay lên cao. Tay Người ban phúc lành cho các tín hữu. Dáng Người nhỏ dần và hòa biến vào không gian vô tận.
Trên trời cao, các thiên thần và triều thần thiên quốc đang tụ họp tổ chức nghi lễ đón tiếp Đấng Cứu Thế khải hoàn. Tác giả Thánh vịnh 23 đã chiêm ngưỡng và mô tả cuộc nghinh đón đó bằng ca khúc bất hủ : “Hỡi các khải hoàn môn và các vệ binh thiên quốc, hãy cất cao đầu lên. Hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu, hãy mở rộng ra, để Vua vinh hiển và đoàn tùy tùng tiến vào. Vua vinh hiển là ai ? Thưa là Đức Giêsu uy hùng lẫm liệt, là Chúa oai phong chiến thắng. Hỡi các khải hoàn môn, hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu hãy cất cao đầu lên, để Vua vinh hiển tiến vào, Vua vinh hiển là ai ? Chính là Thiên Chúa hùng dũng uy linh”.
Đoàn tùy tùng theo Chúa về trời đông vô kể, các thánh thời Cựu Ước, các tổ phụ, các tiên tri, các người công chính…đang hoan hỉ vui mừng đi theo Chúa. Đặc biệt có thánh cả Giuse, thánh Gioan Tiền hô, Tổ phụ Abraham, Giacop, Môisê, thánh Giop, vua Đavid, các tiên tri, hân hoan cung nghinh Đấng Phục Sinh khải hoàn về thiên quốc.
Trên núi Cây Dầu cả cộng đoàn môn đệ đang ngây ngất chiêm ngưỡng, tâm trí như mất hút vào không gian vô tận, lòng rộn rã hân hoan: “Hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa. Hãy trổi cao kèn sáo, đàn ca lên dâng Người khúc ca tuyệt mỹ, Chúa là Vua khắp muôn dân, ngự trên tòa uy linh cao cả” (Tv 47, 2-3, 6-9).
Chúa về trời vì chính Người đã từ trời xuống thế: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng đã từ trời xuống” (Ga 3,13). Người đến nhân gian để nói với nhân loại về Nước Trời, mặc khải cho con người biết Thiên Chúa. Người giúp họ thay đổi quan niệm về Thiên Chúa cũng như quan niệm về con người.
Chúa về trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt. Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới.Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.
Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Xuân Diệu đã diễn tả chân lý ấy cách sâu sắc : Hai người tình ngồi sát bên nhau, ôm lấy nhau mà vẫn còn thấy rất xa xôi . Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
Bài Tin mừng hôm nay kết thúc phúc âm Maccô nhưng thực ra là một sự khởi đầu, một sự khai mở. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Giáo Hội Thánh chọn lễ Thăng Thiên làm Ngày Thế giới Truyền thông. Ngày lễ Thăng Thiên gắn liền với mệnh lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19). Vì thế, Ngày Thế Giới Truyền Thông gắn liền với sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng.
Trong Sứ điệp truyền thông 2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích những ai làm công tác truyền thông hãy xây dựng những trang web và mạng xã hội: “Có thể giúp con người ngày nay tìm được thời giờ suy tư và tìm hiểu những vấn đề thiết yếu, cũng như tạo khoảng trống cho thinh lặng và cơ hội cầu nguyện, suy niệm, chia sẻ Lời Chúa”. Giáo Hội tìm cách hội nhập sứ điệp Tin Mừng vào trong “nền văn hoá mới này” do những những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên với những ngôn ngữ mới, những kỹ thuật mới và với những cách cư xử mới.
Ðứng trước một lục địa mênh mông như Châu Á, làm sao có đủ nhân lực và phương tiện để đưa Tin Mừng đến từng nhà ? Ðây là câu trả lời đích xác : “Giáo Hội cần khám phá những cách thế để tận dụng mọi phương tiện truyền thông đại chúng vào kế hoạch mục vụ và hoạt động mục vụ, nhờ biết sử dụng cách hữu hiệu mà sức mạnh của Tin Mừng có thể đến và tiếp xúc một cách rộng rãi với từng cá nhân cũng như với toàn cả các dân tộc, đưa các giá trị của Nước Trời thâm nhập vào các nền văn hóa của Châu Á”. (x.Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 48).
Cho dù phương tiện truyền thông hiện đại tới mấy, nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng. Sức mạnh của truyền thông cũng phải phát xuất từ đức tin, chứ không từ những kỹ thuật. Đức tin mạnh mẽ là nhờ chiêm niệm: “Trong thinh lặng, tư tưởng phát sinh và có được chiều sâu. Trong thinh lặng, chúng ta hiểu rõ hơn điều mình muốn nói và muốn người khác đón nhận. Trong thinh lặng, chúng ta tìm cách diễn tả chính mình tốt hơn”. (Sứ điệp Truyền Thông 2012).Giữa những ồn ào của truyền thông hôm nay, lời rao giảng Tin Mừng qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, internet muốn đạt mục đích và kết quả như mong muốn cần có tĩnh lặng: “Trong thinh lặng của chiêm niệm, Lời hằng hữu hiện diện cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và chúng ta khám phá ra kế hoạch cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện trong suốt lịch sử bằng lời nói cũng như hành động” (Sứ điệp Truyền Thông 2012). Mỗi người Kitô hữu, nhờ thinh lặng, lắng nghe được tiếng Chúa và đi vào cuộc giao tiếp với Chúa, chúng ta mới có thể truyền thông Lời Chúa cho người khác. Chỉ có những người tin thực sự và mãnh liệt mới có thể làm cho Tin Mừng đến với mọi người.
Mỗi Kitô hữu là chi thể của Giáo Hội,thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô, nhờ đó Người không ngừng trao ban tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người. Chúa về trời, chúng ta vào đời làm chứng nhân của Tin mừng cứu độ và loan báo tin vui, mai này chúng ta cũng sẽ về nhà Cha trên trời.
Chúa Giêsu lên trời
Lm Đan Vinh
14:58 16/05/2012
CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH
LỄ THĂNG THIÊN (Cv 1,1-11 ; Ep 1,17-23 ; Mc 16,15-20)
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mc 16,15-20.
(15) Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được cứu độ. Còn ai không tin, thì sẽ bị kết án”. (17) Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay lên những người bệnh, thì những người này cũng được mạnh khỏe. (19) Nói xong, Chúa Giê-su được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. (20) Còn các Tông Đồ thì ra đi rao gảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
2.Ý CHÍNH:
Đức Giê-su trước khi về trời đã trao cho các tông đồ sứ mệnh tiếp tục rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, để ai tin và chịu phép Rửa thì được làm con Thiên Chúa và được ơn cứu độ. Còn những kẻ không tin thì sẽ bị kết án. Chúa còn hứa ban quyền làm phép lạ cho các tông đồ. Sau đó Đức Giê-su đã được rước lên trời. Còn các Tông đồ thì đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi với sự trợ giúp của Người.
3.CHÚ THÍCH:
- C 15-16: +Anh em hãy đi: Lệnh truyền này chỉ được công bố sau biến cố Phục Sinh cho thấy: mầu nhiệm Phục Sinh là nền tảng cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng. +Khắp tứ phương thiên hạ: Trong thời gian 3 năm rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su chỉ được sai đến cùng các con chiên lạc của nhà Ít-ra-en. Nhưng sau khi Phục Sinh, Người lại trao sứ mạng phổ quát “loan báo Tin mừng cho mọi loài thụ tạo”. +Loan báo Tin Mừng: Theo Hy ngữ, Tin Mừng ( Eu-ag-ge-li-on) là một “tin vui, tin mừng”. Có thể hiểu Tin Mừng Đức Giê-su theo hai nghĩa: Một là “chính Tin Mừng được Đức Giê-su công bố. Hai là “Tin Mừng về Đức Giê-su”, Đấng ban ơn cứu độ nhờ mầu nhiệm chết và sống lại của Người. +Cho mọi loài thọ tạo: Mọi loài thọ tạo mang ý nghĩa cánh chung, nghĩa là mọi dân mọi nước (x. Mt 28,19), Chúa sẽ biến đổi mọi tạo vật nên Trời Mới Đất Mới vào ngày Tận Thế (x. Kh 21,1). +Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được cứu độ: Tin là mở lòng đón nhận Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. Chịu phép Rửa là nhận ơn tha tội và ơn tái sinh để nên con người mới và nên dưỡng tử của Thiên Chúa. Nhờ đó họ sẽ được sống đời đời.+ Còn ai không tin thì sẽ bị kết án: Thực ra, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để lên án, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ (x Ga 3,17). Nhưng kẻ không tin thì đã bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh Con Một Thiên Chúa. Họ giống như cành nho bị tách lìa khỏi thân cây là Đức Giê-su, nên sẽ bị quăng vào lửa hỏa ngục đời đời (x. Ga 15,5-6). +Còn những người không tin Đức Giê-su nhưng không do lỗi của họ thì có được ơn cứu độ không?: Những ai tuy không biết Đức Ki-tô, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành, thì Chúa sẽ lo liệu cho họ có đủ phương tiện cần thiết để được rỗi linh hồn. Chỉ những kẻ cố tình theo phe ma quỷ làm điều gian ác và không chịu hồi tâm sám hối thì chắc chắn sẽ phải xuống hỏa ngục. Vì hỏa ngục được lập ra để dành cho ma quỷ và những kẻ theo chúng.
- C 17-18: +Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: Ngay trong thời gian giảng đạo, khi sai các Tông đồ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông quyền trên các thần ô uế để xua trừ chúng và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân (x. Mt 10,1-5). Giờ đây trước khi về trời, Đức Giê-su lại trao quyền làm các dấu lạ cho các ông. +Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay lên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe: Khi viết Tin Mừng (khoảng năm 65), Thánh Mác-cô đã nghe biết các phép lạ do các Tông đồ thực hiện. Chẳng hạn: Vào lễ Ngũ Tuần, các ông đã được đầy ơn Thánh Thần, bắt đầu nói các thứ tiếng khác lạ (x. Cv 2,4). Thánh Thần cũng ngự xuống trên gia đình Co-nê-li-ô và cho họ nói các thứ tiếng lạ (x. Cv 10,44-46). Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân nhờ bàn tay các Tông đồ (x. Cv 5,12). Tông đồ Phê-rô đặt tay trên bệnh nhân hoặc chỉ cần bóng của ông phớt qua đã đủ để họ được lành bệnh, và thần ô uế cũng phải xuất ra (x. Cv 5,15-16). Còn tông đồ Phao-lô thì chữa lành một người bị bại chân tại Lýt-ra (x. Cv 14,8-10) ; Tại đảo Man-ta, Phao-lô đã bị rắn độc bám vào tay và cắn mà không hề hấn gì (x. Cv 28,1-6); Ông cũng đã cầu nguyện và đặt tay chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 28,8-9); Ngay cả chiếc áo ông đã mặc qua cũng có năng lực làm cho cơn bệnh biến đi và tà thần phải xuất ra (x. Cv 19,11; 20,9-12).
- C 19-20: +Chúa Giê-su được rước lên trời: Như Ê-li-a thời Cựu Ước đã “lên trời trong cơn gió lốc”(2 V 2,11), thì thân xác Chúa Giê-su cũng được rước lên trời trên các tầng mây, và từ nay Người không còn lệ thuộc vào không gian thời gian như khi còn sống nữa. +Và ngự bên hữu Thiên Chúa: Đức Giê-su đã được Chúa Cha tôn vinh (x Đn 7,13-14), được vào trong vinh quang của Chúa Cha, với quyền cai trị vũ trụ (x. Mt 28,18; Ep 1,21-22).
+ Thiên Đàng là gì? Thiên Đàng ở đâu? Ta phải làm gì để được lên Thiên Đàng?:
** Thiên Đàng hay Địa Đàng (Hy ngữ là Pa-ra-dei-sos) có nghĩa là Hoa viên hay vườn đầy hoa tươi cỏ lạ (x St 2,8). Địa đàng là một khu vườn hoan lạc nơi mà con người được sống trong hạnh phúc Nhưng nguyên tổ lòai người là ông Ađam và bà Evà đã liên kết với nhau phạm tội kiêu ngạo, cãi lệnh Chúa mà ăn quả cây bị cấm, nên hai ông bà đã bị đuổi ra khỏi Địa đàng, bị lọt vào trần gian là thung lũng đầy nước mắt, gai góc và đau khổ (x. St 3,7.16-19). Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng hứa sẽ ban Đấng Cứu Thế đến khôi phục lại tình trạng nguyên thủy cho con người (x. St 3,15). Ngài sẽ biến nơi đau khổ lưu đầy này thành Thiên đàng hoan lạc hạnh phúc như thuở ban đầu (x. Ed 36,35 ; Is 51,3).
+ Ra đi rao giảng khắp nơi: Các Tông đồ đã vâng lời Chúa Giê-su, đi rao giảng Tin Mừng, làm chứng cho Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri, và cho đến tận cùng trái đất (x. Cv 1,8). +Có Chúa cùng hoạt động với các ông...: Từ đây, Chúa Ki-tô sẽ luôn hiện diện trong Hội thánh (x Mt 28,20). Người ban Thánh Thần cho Hội thánh để tha tội giống như Người (x Ga 20,21-22). Người cũng hứa cho Hội thánh làm được những việc lớn hơn Người nữa là đi rao giảng cho các dân tộc nhờ ơn Thánh Thần (Ga 14,12).
4.CÂU HỎI: 1) Mầu nhiệm Phục Sinh có tầm quan trọng thế nào đối với sứ mệnh được sai đi? Các Tông đồ được Chúa sai đến với những ai? 2) Tin Mừng Đức Giê-su có những nghĩa nào? 3) Phải có những điều kiện nào để được hưởng ơn cứu độ của Đức Giê-su? 4) Những ai chắc chắn sẽ bị kết án sa hỏa ngục? Những người chưa có đức tin, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành có được hưởng ơn cứu độ không? 5) Trong thời gian giảng đạo, khi sai môn đệ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông những quyền nào? 6) Trườc khi về trời, Đức Giê-su trao sứ mệnh loan Tin Mừng cho các Tông đồ kèm theo những dấu lạ nào? 7) Lời Chúa phán về các dấu lạ kèm theo lời rao giảng của các Tông đồ đã ứng nghiệm thế nào thời Giáo Hội Sơ Khai? 8) Thời Cựu Ước, ngôn sứ nào được rước lên trời? Thời Tân Ước hai nhân vật nào cũng được lên trời? Chúa Giê-su thăng thiên khác với việc mông triệu của Đức Ma-ri-a thế nào? 9) Người bên lương luôn ăn ngay ở lành mà chết thì có được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giê-su hay không? 10) So sánh lời Chúa Giê-su truyền cho các Tông đồ trước khi lên trời là “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ...”(x Mt 28,19) và “Hãy nên chứng nhân của Thầy...” (x Cv 1,8) giống và khác nhau thế nào? 11) Sau khi lên trời, Chúa Giê-su có hiện diện trong Hội thánh nữa hay không? 12) Từ đây, Chúa Thánh Thần được ban cho Hội thánh để làm gì?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA: “Chúa Giê-su được rước lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,19):
2.CÂU CHUYỆN: THIÊN ĐÀNG Ở ĐÂU?
Ngày 12 tháng 06 năm 1961, một phi hành gia Liên Xô tên là Ga-ga-rine đã bay trên phi thuyền Vos-tok I và bay chung quanh quĩ đạo trái đất 3 vòng. Khi trở về mặt đất, Ga-ga-rine đã tuyên bố với các phóng viên báo chí rằng: Trong suốt thời gian bay trên trời, ông đã để tâm quan sát mà chẳng thấy Thiên Chúa hay Thiên đàng ở đâu cả. Đối với một người không có Đức Tin, thì làm sao nhìn thấy Thiên Chúa hay Thiên đàng bằng cặp mắt thường được? Vậy thực ra Thiên Đàng ở đâu?
3.SUY NIỆM:
+ Đức Giê-su nhiều lần nói đến trời: Trời là nơi Thiên Chúa ngự. Chẳng hạn trong kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su dạy ta cầu nguyện với Thiên Chúa Cha là Đấng ngự trên trời (x. Mt 6,9) ; Người cũng dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16.45).
+ Đức Giêsu từ trời mà đến: Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống để rồi lại trở về trời (x. Ga 3,13 ; 6,62). Người là Bánh Hằng Sống từ trời xuống, là bánh đem lại sự sống cho thế gian (Ga 6,33).
+ Đức Giê-su được rước lên trời: Sau khi sống lại, Đức Giê-su tuyên bố Người đã được ban “mọi quyền năng trên trời dưới đất” (x. Mt 28,18), “Người là vị Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời” (x. Dt 7,26), và đã vào chính cõi trời, để giờ đây đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta (x. Dt 9,25). Qua hình ảnh được rước lên trời, Chúa Phục Sinh sẽ không còn hiện ra với các tông đồ như trong thời gian 40 ngày qua. Từ đây, Người sẽ hiện diện cách thiêng liêng, không bị lệ thuộc vào thời gian và không gian như Người đã hứa: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
+ Người ngự bên hữu Thiên Chúa:
Đức Giê-su với tư cách là Người, được tham dự vào vinh quang và quyền cai quản vũ trụ với Thiên Chúa Cha. Chính Thiên Chúa đã tôn Đức Giê-su trên mọi quyền lực thần thiêng, đặt tất cả dưới chân Người, đặt Người làm đầu toàn thể Hội thánh là thân thể của Người (x. Ep 1,20-23).
+ Niềm hy vọng lên Thiên đàng của loài người chúng ta:
Đức Giê-su về trời là để dọn chỗ cho các môn đệ và Người sẽ trở lại để đem họ về với Người (x. Ga 14,2-3). Thiên đàng là nơi trú ngụ của Thiên Chúa mà thánh Phao-lô đã cảm thấy vui thoả khi được chiêm ngắm những thực tại khôn tả (x 2 Cr 12,4); Là Vương Quốc dành cho những người công chính được hưởng hạnh phúc muôn đời (x. Mt 25,34.46) và là Nước Trời hay Hội thánh do Đức Giê-su thiết lập ở trần gian và sẽ kết thúc vào ngày Tận Thế khi Người tái lâm. Thiên Đàng cũng là nơi dành cho tội nhân có lòng sám hối và tín thác cậy trông vào tình thương của Đức Giê-su, như kẻ trộm lành có lòng sám hối được vào Thiên đàng với Người (x. Lc 23,43).
4.THẢO LUẬN: Để được lên trời với Đức Giê-su, chúng ta phải làm gì?
Đáp: Làm bảy điều này: MỘT là tin Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa và được tái sinh bởi nước và Thánh Thần trong phép rửa tội. HAI là phải ăn năn sám hối tội lỗi, từ bỏ các đam mê bất chính và quyết tâm chừa cải các thói hư tật xấu; BA là phải sống giới răn yêu thương mến Chúa yêu người qua thái độ khiêm nhường phục vụ, quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người bệnh tật nghèo đói; BỐN là phải đi con đường hẹp leo dốc, hy sinh từ bỏ ý riêng mình để vâng phục ý Chúa quan phòng, sẵn sàng vác thập giá mình hằng ngày; NĂM là phải biết dùng của cải vật chất Chúa ban mà phụng sự cho Chúa và phục vụ tha nhân để mua lấy Nước Trời đời sau, SÁU là quyết tâm sống theo Lời Chúa dạy để trở nên môn đệ của Chúa; BẢY là phải chu toàn sứ mệnh tông đồ truyền giáo, nghĩa là làm chứng cho Chúa bằng đời sống gương sáng ngay từ trong gia đình và ra ngoài xã hội. Ngoài ra, bạn thấy còn phải làm thêm điều gì nữa không?
5.NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay chúng con mừng đại lễ Thăng Thiên. Chúng con thật vui mừng và hãnh diện tuyên xưng Chúa chính là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa. Chúa lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa để mở đường về trời cho chúng con, để dọn chỗ cho chúng con và đến ngày tận thế Chúa sẽ trở lại để đem chúng con lên trời với Chúa. Xin cho chúng con ý thức rằng: “Quê hương chúng con ở trên trời, nơi đó chúng con sẽ gặp Đấng Cứu Chuộc là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con”, để dù đang sống giữa thế gian, nhưng chúng con không thuộc về trần gian. Xin cho chúng con biết dùng của cải đời này để sắm cho mình kho báu thiêng liêng trên trời, là chia sẻ cơm bánh cho những người đói khát, áo quần cho những ai ăn mặc rách nát, giúp đỡ các bệnh nhân đau liệt được chữa bệnh, thăm viếng an ủi những người đau khổ về thể xác cũng như tâm hồn, giúp tội nhân ăn năn sám hối trở về với Chúa... như trong kinh “thương người” dạy.
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Khi Chúa về trời, sứ thần đã nhắc nhở các môn đệ: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn cứ đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời (Cv 1,10-11). Lạy Chúa, bấy lâu nay chúng con đã lơ là với lệnh Chúa truyền loan báo Tin Mừng. Chúng con thường chữa lỗi mình rằng: Tôi lo cho mình chưa xong, làm sao dám lo cho người khác! Tôi phải tối ngày lo kiếm tiền nuôi gia đình nên không có giờ rảnh để tham gia sinh hoạt hội đoàn; Chúng con thường nhát đảm sợ hãi khi đối diện với những lời chống đối hay chối từ... nên đến hôm nay chúng con vẫn chưa làm được gì cho Chúa. LẠY CHÚA. Xin giúp chúng con biết làm chứng cho Chúa bằng một đời sống vị tha bác ái, luôn nghĩ đến tha nhân. Xin cho chúng con biết chiếu ánh sáng của Chúa ra trước mặt người đời và trở nên muối ướp thiên hạ khỏi hư hỏng. Xin cho chúng con luôn sống chan hoà, như nắm men được hòa lẫn vào ba đấu bột, để cả khối bột là học đường, xí nghiệp, chợ búa, khu xóm, giáo xứ... được dậy lên men tình yêu mến Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LỄ THĂNG THIÊN (Cv 1,1-11 ; Ep 1,17-23 ; Mc 16,15-20)
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mc 16,15-20.
(15) Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được cứu độ. Còn ai không tin, thì sẽ bị kết án”. (17) Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay lên những người bệnh, thì những người này cũng được mạnh khỏe. (19) Nói xong, Chúa Giê-su được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. (20) Còn các Tông Đồ thì ra đi rao gảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
2.Ý CHÍNH:
Đức Giê-su trước khi về trời đã trao cho các tông đồ sứ mệnh tiếp tục rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, để ai tin và chịu phép Rửa thì được làm con Thiên Chúa và được ơn cứu độ. Còn những kẻ không tin thì sẽ bị kết án. Chúa còn hứa ban quyền làm phép lạ cho các tông đồ. Sau đó Đức Giê-su đã được rước lên trời. Còn các Tông đồ thì đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi với sự trợ giúp của Người.
3.CHÚ THÍCH:
- C 15-16: +Anh em hãy đi: Lệnh truyền này chỉ được công bố sau biến cố Phục Sinh cho thấy: mầu nhiệm Phục Sinh là nền tảng cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng. +Khắp tứ phương thiên hạ: Trong thời gian 3 năm rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su chỉ được sai đến cùng các con chiên lạc của nhà Ít-ra-en. Nhưng sau khi Phục Sinh, Người lại trao sứ mạng phổ quát “loan báo Tin mừng cho mọi loài thụ tạo”. +Loan báo Tin Mừng: Theo Hy ngữ, Tin Mừng ( Eu-ag-ge-li-on) là một “tin vui, tin mừng”. Có thể hiểu Tin Mừng Đức Giê-su theo hai nghĩa: Một là “chính Tin Mừng được Đức Giê-su công bố. Hai là “Tin Mừng về Đức Giê-su”, Đấng ban ơn cứu độ nhờ mầu nhiệm chết và sống lại của Người. +Cho mọi loài thọ tạo: Mọi loài thọ tạo mang ý nghĩa cánh chung, nghĩa là mọi dân mọi nước (x. Mt 28,19), Chúa sẽ biến đổi mọi tạo vật nên Trời Mới Đất Mới vào ngày Tận Thế (x. Kh 21,1). +Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được cứu độ: Tin là mở lòng đón nhận Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. Chịu phép Rửa là nhận ơn tha tội và ơn tái sinh để nên con người mới và nên dưỡng tử của Thiên Chúa. Nhờ đó họ sẽ được sống đời đời.+ Còn ai không tin thì sẽ bị kết án: Thực ra, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để lên án, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ (x Ga 3,17). Nhưng kẻ không tin thì đã bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh Con Một Thiên Chúa. Họ giống như cành nho bị tách lìa khỏi thân cây là Đức Giê-su, nên sẽ bị quăng vào lửa hỏa ngục đời đời (x. Ga 15,5-6). +Còn những người không tin Đức Giê-su nhưng không do lỗi của họ thì có được ơn cứu độ không?: Những ai tuy không biết Đức Ki-tô, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành, thì Chúa sẽ lo liệu cho họ có đủ phương tiện cần thiết để được rỗi linh hồn. Chỉ những kẻ cố tình theo phe ma quỷ làm điều gian ác và không chịu hồi tâm sám hối thì chắc chắn sẽ phải xuống hỏa ngục. Vì hỏa ngục được lập ra để dành cho ma quỷ và những kẻ theo chúng.
- C 17-18: +Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: Ngay trong thời gian giảng đạo, khi sai các Tông đồ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông quyền trên các thần ô uế để xua trừ chúng và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân (x. Mt 10,1-5). Giờ đây trước khi về trời, Đức Giê-su lại trao quyền làm các dấu lạ cho các ông. +Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay lên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe: Khi viết Tin Mừng (khoảng năm 65), Thánh Mác-cô đã nghe biết các phép lạ do các Tông đồ thực hiện. Chẳng hạn: Vào lễ Ngũ Tuần, các ông đã được đầy ơn Thánh Thần, bắt đầu nói các thứ tiếng khác lạ (x. Cv 2,4). Thánh Thần cũng ngự xuống trên gia đình Co-nê-li-ô và cho họ nói các thứ tiếng lạ (x. Cv 10,44-46). Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân nhờ bàn tay các Tông đồ (x. Cv 5,12). Tông đồ Phê-rô đặt tay trên bệnh nhân hoặc chỉ cần bóng của ông phớt qua đã đủ để họ được lành bệnh, và thần ô uế cũng phải xuất ra (x. Cv 5,15-16). Còn tông đồ Phao-lô thì chữa lành một người bị bại chân tại Lýt-ra (x. Cv 14,8-10) ; Tại đảo Man-ta, Phao-lô đã bị rắn độc bám vào tay và cắn mà không hề hấn gì (x. Cv 28,1-6); Ông cũng đã cầu nguyện và đặt tay chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 28,8-9); Ngay cả chiếc áo ông đã mặc qua cũng có năng lực làm cho cơn bệnh biến đi và tà thần phải xuất ra (x. Cv 19,11; 20,9-12).
- C 19-20: +Chúa Giê-su được rước lên trời: Như Ê-li-a thời Cựu Ước đã “lên trời trong cơn gió lốc”(2 V 2,11), thì thân xác Chúa Giê-su cũng được rước lên trời trên các tầng mây, và từ nay Người không còn lệ thuộc vào không gian thời gian như khi còn sống nữa. +Và ngự bên hữu Thiên Chúa: Đức Giê-su đã được Chúa Cha tôn vinh (x Đn 7,13-14), được vào trong vinh quang của Chúa Cha, với quyền cai trị vũ trụ (x. Mt 28,18; Ep 1,21-22).
+ Thiên Đàng là gì? Thiên Đàng ở đâu? Ta phải làm gì để được lên Thiên Đàng?:
** Thiên Đàng hay Địa Đàng (Hy ngữ là Pa-ra-dei-sos) có nghĩa là Hoa viên hay vườn đầy hoa tươi cỏ lạ (x St 2,8). Địa đàng là một khu vườn hoan lạc nơi mà con người được sống trong hạnh phúc Nhưng nguyên tổ lòai người là ông Ađam và bà Evà đã liên kết với nhau phạm tội kiêu ngạo, cãi lệnh Chúa mà ăn quả cây bị cấm, nên hai ông bà đã bị đuổi ra khỏi Địa đàng, bị lọt vào trần gian là thung lũng đầy nước mắt, gai góc và đau khổ (x. St 3,7.16-19). Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng hứa sẽ ban Đấng Cứu Thế đến khôi phục lại tình trạng nguyên thủy cho con người (x. St 3,15). Ngài sẽ biến nơi đau khổ lưu đầy này thành Thiên đàng hoan lạc hạnh phúc như thuở ban đầu (x. Ed 36,35 ; Is 51,3).
+ Ra đi rao giảng khắp nơi: Các Tông đồ đã vâng lời Chúa Giê-su, đi rao giảng Tin Mừng, làm chứng cho Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri, và cho đến tận cùng trái đất (x. Cv 1,8). +Có Chúa cùng hoạt động với các ông...: Từ đây, Chúa Ki-tô sẽ luôn hiện diện trong Hội thánh (x Mt 28,20). Người ban Thánh Thần cho Hội thánh để tha tội giống như Người (x Ga 20,21-22). Người cũng hứa cho Hội thánh làm được những việc lớn hơn Người nữa là đi rao giảng cho các dân tộc nhờ ơn Thánh Thần (Ga 14,12).
4.CÂU HỎI: 1) Mầu nhiệm Phục Sinh có tầm quan trọng thế nào đối với sứ mệnh được sai đi? Các Tông đồ được Chúa sai đến với những ai? 2) Tin Mừng Đức Giê-su có những nghĩa nào? 3) Phải có những điều kiện nào để được hưởng ơn cứu độ của Đức Giê-su? 4) Những ai chắc chắn sẽ bị kết án sa hỏa ngục? Những người chưa có đức tin, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành có được hưởng ơn cứu độ không? 5) Trong thời gian giảng đạo, khi sai môn đệ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông những quyền nào? 6) Trườc khi về trời, Đức Giê-su trao sứ mệnh loan Tin Mừng cho các Tông đồ kèm theo những dấu lạ nào? 7) Lời Chúa phán về các dấu lạ kèm theo lời rao giảng của các Tông đồ đã ứng nghiệm thế nào thời Giáo Hội Sơ Khai? 8) Thời Cựu Ước, ngôn sứ nào được rước lên trời? Thời Tân Ước hai nhân vật nào cũng được lên trời? Chúa Giê-su thăng thiên khác với việc mông triệu của Đức Ma-ri-a thế nào? 9) Người bên lương luôn ăn ngay ở lành mà chết thì có được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giê-su hay không? 10) So sánh lời Chúa Giê-su truyền cho các Tông đồ trước khi lên trời là “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ...”(x Mt 28,19) và “Hãy nên chứng nhân của Thầy...” (x Cv 1,8) giống và khác nhau thế nào? 11) Sau khi lên trời, Chúa Giê-su có hiện diện trong Hội thánh nữa hay không? 12) Từ đây, Chúa Thánh Thần được ban cho Hội thánh để làm gì?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA: “Chúa Giê-su được rước lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,19):
2.CÂU CHUYỆN: THIÊN ĐÀNG Ở ĐÂU?
Ngày 12 tháng 06 năm 1961, một phi hành gia Liên Xô tên là Ga-ga-rine đã bay trên phi thuyền Vos-tok I và bay chung quanh quĩ đạo trái đất 3 vòng. Khi trở về mặt đất, Ga-ga-rine đã tuyên bố với các phóng viên báo chí rằng: Trong suốt thời gian bay trên trời, ông đã để tâm quan sát mà chẳng thấy Thiên Chúa hay Thiên đàng ở đâu cả. Đối với một người không có Đức Tin, thì làm sao nhìn thấy Thiên Chúa hay Thiên đàng bằng cặp mắt thường được? Vậy thực ra Thiên Đàng ở đâu?
3.SUY NIỆM:
+ Đức Giê-su nhiều lần nói đến trời: Trời là nơi Thiên Chúa ngự. Chẳng hạn trong kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su dạy ta cầu nguyện với Thiên Chúa Cha là Đấng ngự trên trời (x. Mt 6,9) ; Người cũng dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16.45).
+ Đức Giêsu từ trời mà đến: Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống để rồi lại trở về trời (x. Ga 3,13 ; 6,62). Người là Bánh Hằng Sống từ trời xuống, là bánh đem lại sự sống cho thế gian (Ga 6,33).
+ Đức Giê-su được rước lên trời: Sau khi sống lại, Đức Giê-su tuyên bố Người đã được ban “mọi quyền năng trên trời dưới đất” (x. Mt 28,18), “Người là vị Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời” (x. Dt 7,26), và đã vào chính cõi trời, để giờ đây đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta (x. Dt 9,25). Qua hình ảnh được rước lên trời, Chúa Phục Sinh sẽ không còn hiện ra với các tông đồ như trong thời gian 40 ngày qua. Từ đây, Người sẽ hiện diện cách thiêng liêng, không bị lệ thuộc vào thời gian và không gian như Người đã hứa: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
+ Người ngự bên hữu Thiên Chúa:
Đức Giê-su với tư cách là Người, được tham dự vào vinh quang và quyền cai quản vũ trụ với Thiên Chúa Cha. Chính Thiên Chúa đã tôn Đức Giê-su trên mọi quyền lực thần thiêng, đặt tất cả dưới chân Người, đặt Người làm đầu toàn thể Hội thánh là thân thể của Người (x. Ep 1,20-23).
+ Niềm hy vọng lên Thiên đàng của loài người chúng ta:
Đức Giê-su về trời là để dọn chỗ cho các môn đệ và Người sẽ trở lại để đem họ về với Người (x. Ga 14,2-3). Thiên đàng là nơi trú ngụ của Thiên Chúa mà thánh Phao-lô đã cảm thấy vui thoả khi được chiêm ngắm những thực tại khôn tả (x 2 Cr 12,4); Là Vương Quốc dành cho những người công chính được hưởng hạnh phúc muôn đời (x. Mt 25,34.46) và là Nước Trời hay Hội thánh do Đức Giê-su thiết lập ở trần gian và sẽ kết thúc vào ngày Tận Thế khi Người tái lâm. Thiên Đàng cũng là nơi dành cho tội nhân có lòng sám hối và tín thác cậy trông vào tình thương của Đức Giê-su, như kẻ trộm lành có lòng sám hối được vào Thiên đàng với Người (x. Lc 23,43).
4.THẢO LUẬN: Để được lên trời với Đức Giê-su, chúng ta phải làm gì?
Đáp: Làm bảy điều này: MỘT là tin Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa và được tái sinh bởi nước và Thánh Thần trong phép rửa tội. HAI là phải ăn năn sám hối tội lỗi, từ bỏ các đam mê bất chính và quyết tâm chừa cải các thói hư tật xấu; BA là phải sống giới răn yêu thương mến Chúa yêu người qua thái độ khiêm nhường phục vụ, quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người bệnh tật nghèo đói; BỐN là phải đi con đường hẹp leo dốc, hy sinh từ bỏ ý riêng mình để vâng phục ý Chúa quan phòng, sẵn sàng vác thập giá mình hằng ngày; NĂM là phải biết dùng của cải vật chất Chúa ban mà phụng sự cho Chúa và phục vụ tha nhân để mua lấy Nước Trời đời sau, SÁU là quyết tâm sống theo Lời Chúa dạy để trở nên môn đệ của Chúa; BẢY là phải chu toàn sứ mệnh tông đồ truyền giáo, nghĩa là làm chứng cho Chúa bằng đời sống gương sáng ngay từ trong gia đình và ra ngoài xã hội. Ngoài ra, bạn thấy còn phải làm thêm điều gì nữa không?
5.NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay chúng con mừng đại lễ Thăng Thiên. Chúng con thật vui mừng và hãnh diện tuyên xưng Chúa chính là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa. Chúa lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa để mở đường về trời cho chúng con, để dọn chỗ cho chúng con và đến ngày tận thế Chúa sẽ trở lại để đem chúng con lên trời với Chúa. Xin cho chúng con ý thức rằng: “Quê hương chúng con ở trên trời, nơi đó chúng con sẽ gặp Đấng Cứu Chuộc là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con”, để dù đang sống giữa thế gian, nhưng chúng con không thuộc về trần gian. Xin cho chúng con biết dùng của cải đời này để sắm cho mình kho báu thiêng liêng trên trời, là chia sẻ cơm bánh cho những người đói khát, áo quần cho những ai ăn mặc rách nát, giúp đỡ các bệnh nhân đau liệt được chữa bệnh, thăm viếng an ủi những người đau khổ về thể xác cũng như tâm hồn, giúp tội nhân ăn năn sám hối trở về với Chúa... như trong kinh “thương người” dạy.
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Khi Chúa về trời, sứ thần đã nhắc nhở các môn đệ: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn cứ đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời (Cv 1,10-11). Lạy Chúa, bấy lâu nay chúng con đã lơ là với lệnh Chúa truyền loan báo Tin Mừng. Chúng con thường chữa lỗi mình rằng: Tôi lo cho mình chưa xong, làm sao dám lo cho người khác! Tôi phải tối ngày lo kiếm tiền nuôi gia đình nên không có giờ rảnh để tham gia sinh hoạt hội đoàn; Chúng con thường nhát đảm sợ hãi khi đối diện với những lời chống đối hay chối từ... nên đến hôm nay chúng con vẫn chưa làm được gì cho Chúa. LẠY CHÚA. Xin giúp chúng con biết làm chứng cho Chúa bằng một đời sống vị tha bác ái, luôn nghĩ đến tha nhân. Xin cho chúng con biết chiếu ánh sáng của Chúa ra trước mặt người đời và trở nên muối ướp thiên hạ khỏi hư hỏng. Xin cho chúng con luôn sống chan hoà, như nắm men được hòa lẫn vào ba đấu bột, để cả khối bột là học đường, xí nghiệp, chợ búa, khu xóm, giáo xứ... được dậy lên men tình yêu mến Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 16/05/2012
SÚC MIỆNG TRONG NHÀ TẮM
Có người tắm ở nhà tắm công cộng, thuận tay múc nước súc miệng, mọi người nhìn thấy đều nhíu mày quắc mắt giận dữ, mắng anh ta là người ăn ở dơ dáy. Người ấy múc một gàu nước, nói:
- “Các ngài đừng có giận, đợi tôi súc miệng xong nhổ ra ngoài là hết dơ”.
Suy tư:
Nơi công cộng là của mọi người, cho nên ai ai cũng có bổn phận phải tôn trọng và giữ gìn của chung, đó là người văn mình và lịch sự.
- Có một vài giáo dân nghĩ rằng nhà thờ là nhà của Chúa, của mọi người, nên tự tiện đem dao đến cắt cành hoa đem về nhà cắm, tự tiện lấy cây nến màu đẹp đem về chưng trên bàn thờ nhà của mình, có người còn mạnh bạo hơn lấy các tượng ảnh trong nhà thờ đem về nhà dùng.
- Có những người coi công viên là nhà của mình, tha hồ đái bậy, ỉa bậy trong công viên, và làm những chuyện không đẹp mắt trước mặt mọi người, họ không ý thức được làm người văn minh lịch sự.
- Có những người khi đến nơi công cộng như công viên, nhà hát, cung thiếu nhi, hội trường thanh niên.v.v... thì như ở chỗ không người, họ chạy nhảy đùa giỡn, hút thuốc, xả rác và có khi đái bậy bên bức tường nhà. Họ chưa được giáo dục về cuộc sống nơi công cộng, và cũng không có thái độ ý thức của người văn minh...
Một đất nước văn minh và hùng mạnh là một đất nước mà mỗi người dân đều ý thức mình là một thành phần của xã hội, biết tôn trọng nơi công cộng và bảo vệ của chung.
Nhìn cách sống văn minh và lịch sự của người dân, là người ta có thể đánh giá đất nước ấy có tiến bộ hay không.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có người tắm ở nhà tắm công cộng, thuận tay múc nước súc miệng, mọi người nhìn thấy đều nhíu mày quắc mắt giận dữ, mắng anh ta là người ăn ở dơ dáy. Người ấy múc một gàu nước, nói:
- “Các ngài đừng có giận, đợi tôi súc miệng xong nhổ ra ngoài là hết dơ”.
Suy tư:
Nơi công cộng là của mọi người, cho nên ai ai cũng có bổn phận phải tôn trọng và giữ gìn của chung, đó là người văn mình và lịch sự.
- Có một vài giáo dân nghĩ rằng nhà thờ là nhà của Chúa, của mọi người, nên tự tiện đem dao đến cắt cành hoa đem về nhà cắm, tự tiện lấy cây nến màu đẹp đem về chưng trên bàn thờ nhà của mình, có người còn mạnh bạo hơn lấy các tượng ảnh trong nhà thờ đem về nhà dùng.
- Có những người coi công viên là nhà của mình, tha hồ đái bậy, ỉa bậy trong công viên, và làm những chuyện không đẹp mắt trước mặt mọi người, họ không ý thức được làm người văn minh lịch sự.
- Có những người khi đến nơi công cộng như công viên, nhà hát, cung thiếu nhi, hội trường thanh niên.v.v... thì như ở chỗ không người, họ chạy nhảy đùa giỡn, hút thuốc, xả rác và có khi đái bậy bên bức tường nhà. Họ chưa được giáo dục về cuộc sống nơi công cộng, và cũng không có thái độ ý thức của người văn minh...
Một đất nước văn minh và hùng mạnh là một đất nước mà mỗi người dân đều ý thức mình là một thành phần của xã hội, biết tôn trọng nơi công cộng và bảo vệ của chung.
Nhìn cách sống văn minh và lịch sự của người dân, là người ta có thể đánh giá đất nước ấy có tiến bộ hay không.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:59 16/05/2012
Chương 42:
THỰC THI
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa, lạy Chúa !” là được vào Nước Trời”cả đâu !Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. (Mt 7, 21)
THỰC THI
THÁNH Ý CHÚA
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa, lạy Chúa !” là được vào Nước Trời”cả đâu !Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. (Mt 7, 21)
N2T |
1. Sự khôn ngoan chân chính chính là từng bước từng bước đi tìm thánh ý của Thiên Chúa.
(Thánh Vincent de Paul)Đọc sách: Nhưng, ai là người thân cận của tôi ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 16/05/2012
Tác giả:
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
NHƯNG,
Lời ngỏ:
"Nhưng ai là người thân cận của tôi" là câu hỏi của thầy thông luật đã hỏi Đức Chúa Giê-su, một câu hỏi mà mới nghe qua, tìm một chút ấn tượng cũng chẳng có, nó chỉ là một câu hỏi rất đời thường; nhưng thật ra nó là một câu hỏi chứa đầy tính nhân bản, và nói theo kiểu tu đức nó giúp chúng ta xét mình về việc thực thi bác ái đối với anh em đồng loại, những người thân cận của chúng ta.
"Nhưng ai là người thân cận của tôi" là một loạt suy tư (10 bài) được gợi ý sống động từ những tiếp xúc với anh chị em giáo hữu, đối thoại với những anh chị em bị xã hội coi là “thành phần bất hảo”, và những cảm nghiệm suy tư từ trong cuộc sống.
Xin được chia sẻ với anh chị em, những người thân cận của nhau, trong Đức Chúa Ki-tô.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------------
1. YÊU THƯƠNG LÀ CHU TOÀN LỀ LUẬT
Mức độ yêu thương thì không có giới hạn, không phân biệt cao thấp, rộng hẹp; nhưng tự nó, hai chữ yêu thương đã trở thành quan toà phán xét mỗi một cá nhân về những hành vi của họ đối với anh em đồng loại, người thân cận của mình.
Thánh Phao-lô tông đồ đã nói: “Yêu thương là chu toàn lề luật”, và một khi đã chu toàn lề luật rồi, thì tất cả những việc làm của chúng ta đều trở thành hành vi của bác ái, của yêu thương.
Luật và lệ đều được phân biệt rõ ràng nơi những người có tri thức, có kiến thức. Và trước một vấn đề thực tế như giúp đỡ “người thân cận” như thế này mình có lỗi luật không, và mình có được ích lợi gì không ? Cuối cùng, họ không dám cúi xuống cứu người bị nạn nằm thoi thóp bên vệ đường, vì họ sợ lỗi luật, họ nghi ngờ không biết mình có phạm luật lệ không, và thế là suốt đời họ không thể chu toàn lề luật được.
Nhưng những người Ki-tô hữu biết sống Lời Chúa thì không phải như thế, khi thực hành công việc bác ái, họ không đem lề luật ra phân tích đúng sai. Mà trái lại, họ đem con tim biết xúc động trước cảnh hoạn nạn của người anh chị em, đem tinh thần yêu thương người thân cận như chính mình của Đức Chúa Ki-tô mà phân tích: tôi phải giúp đỡ họ vì đây là người thân cận của tôi, là anh em tôi, đơn giản thế thôi. Và thế là họ đã chu toàn lề luật hơn các thầy tư tế, hơn các thầy Lê-vi và hơn cả những người thông luật.
Mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều luật Hội Thánh, đều là những lề luật dạy con người ta biết ăn ở ngay lành, kính Chúa, yêu người, không làm thiệt hại ai…v.v……và các luật lệ của các quốc gia trên thế giới cũng –một cách nào đó- đều từ Mười điều răn Đức Chúa Trời mà ra, và không một giới răn hay một luật lệ nào dạy con người ta phải đi ăn cướp, gian dâm, ngoại tình, đánh giết đồng loại của mình.
Đúc Chúa Ki-tô khi mang thân phận con người sống ở trần gian, thì Ngài cũng đã chấp nhận lề luật của con người và chính Ngài đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”.
“Kiện” là lập, là xây dựng …
“Toàn” là hoàn toàn, đầy đủ, toàn bộ…
“Kiện toàn” có nghĩa là làm (xây dựng) cho đầy đủ hơn, hoàn toàn hơn và có ý nghĩa hơn. Đức Chúa Giê-su không bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn để cho lề luật có được bộ mặt mới hơn. Và chính Ngài đã không ngần ngại trách cứ các kinh sư và người Pha-ri-siêu về những phong tục truyền thống đã in sâu vào trong tâm não của họ, mà họ cho là lề luật của Thiên Chúa, của cha ông. Chính Đức Chúa Ki-tô đã trả lời cho những người Pha-ri-siêu và các kinh sư đã bắt bẻ Ngài khi họ thấy các môn đệ của Ngài không rửa tay trước khi ăn: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa ?” . Các ông biệt phái và các kinh sư đã chú trọng đến những tập tục truyền thống hơn là tuân giữ các lề luật của Mô-sê, họ coi những tập tục của cha ông như là lề luật của Thiên Chúa, rửa tay hay không rửa tay trước khi ăn, đó không phải là lề luật của Thiên Chúa, nhưng chỉ là thói quen cho hợp vệ sinh thế thôi. Cái chính yếu và quan trọng nhất chính là phải rửa cho sạch tâm hồn để xứng đáng là người biết tuân giữ lề luật của Thiên Chúa cách tốt lành.
Và vì chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài, cho nên các viên chức cao cấp trong đạo Do thái thời bấy giờ, đã không ngần ngại bước qua thân xác người bị nạn mà đi, dù người bị nạn ấy là đồng hương của họ, và thế là họ đã không chu toàn lề luật được cách tốt lành, và có thể nói, những phong tục tập quán của họ, chính là “người thân cận” của họ vậy.
Đức Chúa Giê-su đã kiện toàn lề luật, không những để cho lề luật trở lại “khuôn mặt” đẹp đẽ, hoàn trả lại cốt cách tinh thần tích cực ban đầu của nó, mà còn làm cho nó trở thành mối tương quan giữa người với người cách hoàn hảo và thân thiện hơn, Ngài nói: “Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng: chớ giết người. Ai giết người thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước thượng hội đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốtng …”.
Như thế là đã rõ, luật dạy chớ giết người, vì giết người là trọng tội phải bị đưa ra toà, nhưng luật không có dạy người ta đừng giận anh em mình, đừng mắng anh em mình là đồ ngốc, không dạy người khác đừng bội nhọ danh dự của tha nhân, đừng vu họa cáo gian.v.v...và vì thế, trong cuộc sống thường ngày, dù người ta không ai cầm dao, xách súng bắn giết anh em như là kẻ thù, (nhưng họ vẫn cứ thóa mạ, cáo gian người anh em) cho nên họ vẫn cứ lên mặt kênh kênh kiệu kiệu tuyên bố với người hàng xóm rằng: cuộc đời tôi không hề giết người, không hề cầm dao phay doạ nạt anh em...
Không cầm dao chém người, không xách súng bắn người, nhưng có biết bao nhiêu lần trong cuộc sống đời thường chúng ta chửi mắng anh em rằng: thằng cha nầy ma cô, con mẹ đó đĩ thõa; biết bao lần chúng ta nói hành nói xấu người anh em, vu oan giá hoạ cho người khác, đó không phải là “giết người không gươm dao” sao ? Đức Chúa Ki-tô đã kiện toàn lề luật như thế nào: luật dạy chớ giết người, còn Đức Chúa Giê-su dạy chớ ghen ghét người; luật dạy chớ ngoại tình, còn Đức Chúa Giê-su dạy ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình rồi; luật dạy đừng thề thốt, còn Đức Chúa Giê-su dạy có thì nói có, không thì nói không. ..
Luật dạy những gì cụ thể, “sự đã rồi” mới là tội, chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ bội thề, đều là những tội cụ thể mà trong cuộc đời của con người ít ai phạm đến, bởi vì xét theo lương tâm, thì những luật ấy đều được khắc ghi trong lòng của mỗi người rồi, và trên một khía cạnh nào đó, luật đã làm cho người ta xa cách nhau hơn nếu xét nét từng chữ bên ngoài, và không còn thấy được “người thân cận” của mình trong cuộc sống. Nhưng Đức Chúa Ki-tô đã đến trong thế gian, và Ngài đã làm cho giữa lề luật và tình cảm con người có một mối tương quan gắn bó, thân thiện, và mọi người trở nên thân cận của nhau hơn.
Trở nên người thân cận của nhau, bởi vì Đức Chúa Ki-tô đã tuyên bố: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiép Đấng đã sai Thầy ” . Do đó, khi tôi đón tiếp ngưòi mà tôi gặp gỡ trong ngày, người mà tôi cùng với họ cùng làm chung một công xưởng, hoặc người mà tôi chỉ gặp qua đường nói vu vơ vài chuyện nhỏ, tất cả họ đều là hình ảnh của Đức Chúa Ki-tô, cho nên khi tôi đón tiếp họ, thì chính tôi đã đón tiếp Đức Chúa Ki-tô, tức là đón tiếp “người thân cận” của tôi vậy.
Luật mới của Đức Chúa Ki-tô là như thế, chính Ngài đã đem Ngài ra “thế thân”, để bảo đảm cho những ai đã vì Ngài mà thi hành luật yêu thương với “người thân cận”: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp đấng đã sai Thầy”, và như thế Ngài đã xác định rõ ràng: lề luật là để cho tình người giữa người với nhau càng tràn đầy hơn, và danh Thiên Chúa được vinh quang hơn nơi các loài thụ tạo do Ngài tạo dựng: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”.
“Yêu thương là chu toàn lề luật” cũng có nghĩa là đem những câu những chữ trong lề luật, biến thành hành động cụ thể trong đời sống hàng ngày, mà không làm tổn thương đến tính cách, nhân phẩm của người anh em, chị em thân cận. Cũng có nghĩa là quyết tâm thực hành lề luật, không vì tình cảm cá nhân mà làm tổn thương đến cộng đoàn, hoặc vì yêu thương theo cảm tính tự nhiên mà làm rối loạn trật tự, nề nếp đã có trong cộng đoàn. Bởi vì khi tuân giữ lề luật thì đã bộc lộ hành vi yêu thương, và khi yêu thương là đã chu toàn lề luật rồi vậy.
Đức Chúa Ki-tô đã nghiêm khắc lên án các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình, không phải vì Ngài ghét họ nhưng là vì những thói giả hình của họ, đã làm cho người ta nhìn lề luật của Thiên Chúa cách méo mó, và việc tuân giữ lề luật là chất thêm gánh nặng cho họ. Nhưng đồng thời Đức Chúa Giê-su cũng đã nhẹ nhàng dạy bảo các môn đệ: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em ". Vì hơn ai hết, Đức Chúa Giê-su đã hiểu rõ tính chất của yêu thương chính là phục vụ, cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống để làm giá chuộc muôn người.
Phục vụ và hiến dâng, chính là yêu thương cách trọn hảo mà Đức Chúa Giê-su đã giảng dạy và đã thực hành trong cuộc đời trần thế của Ngài. Và như thế chính Ngài đã chu toàn lề luật, vì Ngài đã yêu thương, và yêu thương đến cùng, cho đến nỗi bằng lòng chết trên thập giá.
Đức Chúa Giê-su đã chu toàn lề luật, vì Ngài đã yêu thương hết mình.
Là những môn đệ của Đức Chúa Giê-su, những người tín hữu hôm nay đã cố gắng, đang cố gắng và sẽ cố gắng thực hành lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ dạy: “Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người, và khi đã thực hành được lời dạy đó, thì chính là chu toàn lề luật yêu thương của Đức Chúa Giê-su rồi vậy.
(còn tiếp)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
NHƯNG,
AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI ?
Lời ngỏ:
"Nhưng ai là người thân cận của tôi" là câu hỏi của thầy thông luật đã hỏi Đức Chúa Giê-su, một câu hỏi mà mới nghe qua, tìm một chút ấn tượng cũng chẳng có, nó chỉ là một câu hỏi rất đời thường; nhưng thật ra nó là một câu hỏi chứa đầy tính nhân bản, và nói theo kiểu tu đức nó giúp chúng ta xét mình về việc thực thi bác ái đối với anh em đồng loại, những người thân cận của chúng ta.
"Nhưng ai là người thân cận của tôi" là một loạt suy tư (10 bài) được gợi ý sống động từ những tiếp xúc với anh chị em giáo hữu, đối thoại với những anh chị em bị xã hội coi là “thành phần bất hảo”, và những cảm nghiệm suy tư từ trong cuộc sống.
Xin được chia sẻ với anh chị em, những người thân cận của nhau, trong Đức Chúa Ki-tô.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------------
1. YÊU THƯƠNG LÀ CHU TOÀN LỀ LUẬT
Mức độ yêu thương thì không có giới hạn, không phân biệt cao thấp, rộng hẹp; nhưng tự nó, hai chữ yêu thương đã trở thành quan toà phán xét mỗi một cá nhân về những hành vi của họ đối với anh em đồng loại, người thân cận của mình.
Thánh Phao-lô tông đồ đã nói: “Yêu thương là chu toàn lề luật”, và một khi đã chu toàn lề luật rồi, thì tất cả những việc làm của chúng ta đều trở thành hành vi của bác ái, của yêu thương.
Luật và lệ đều được phân biệt rõ ràng nơi những người có tri thức, có kiến thức. Và trước một vấn đề thực tế như giúp đỡ “người thân cận” như thế này mình có lỗi luật không, và mình có được ích lợi gì không ? Cuối cùng, họ không dám cúi xuống cứu người bị nạn nằm thoi thóp bên vệ đường, vì họ sợ lỗi luật, họ nghi ngờ không biết mình có phạm luật lệ không, và thế là suốt đời họ không thể chu toàn lề luật được.
Nhưng những người Ki-tô hữu biết sống Lời Chúa thì không phải như thế, khi thực hành công việc bác ái, họ không đem lề luật ra phân tích đúng sai. Mà trái lại, họ đem con tim biết xúc động trước cảnh hoạn nạn của người anh chị em, đem tinh thần yêu thương người thân cận như chính mình của Đức Chúa Ki-tô mà phân tích: tôi phải giúp đỡ họ vì đây là người thân cận của tôi, là anh em tôi, đơn giản thế thôi. Và thế là họ đã chu toàn lề luật hơn các thầy tư tế, hơn các thầy Lê-vi và hơn cả những người thông luật.
Mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều luật Hội Thánh, đều là những lề luật dạy con người ta biết ăn ở ngay lành, kính Chúa, yêu người, không làm thiệt hại ai…v.v……và các luật lệ của các quốc gia trên thế giới cũng –một cách nào đó- đều từ Mười điều răn Đức Chúa Trời mà ra, và không một giới răn hay một luật lệ nào dạy con người ta phải đi ăn cướp, gian dâm, ngoại tình, đánh giết đồng loại của mình.
Đúc Chúa Ki-tô khi mang thân phận con người sống ở trần gian, thì Ngài cũng đã chấp nhận lề luật của con người và chính Ngài đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”.
“Kiện” là lập, là xây dựng …
“Toàn” là hoàn toàn, đầy đủ, toàn bộ…
“Kiện toàn” có nghĩa là làm (xây dựng) cho đầy đủ hơn, hoàn toàn hơn và có ý nghĩa hơn. Đức Chúa Giê-su không bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn để cho lề luật có được bộ mặt mới hơn. Và chính Ngài đã không ngần ngại trách cứ các kinh sư và người Pha-ri-siêu về những phong tục truyền thống đã in sâu vào trong tâm não của họ, mà họ cho là lề luật của Thiên Chúa, của cha ông. Chính Đức Chúa Ki-tô đã trả lời cho những người Pha-ri-siêu và các kinh sư đã bắt bẻ Ngài khi họ thấy các môn đệ của Ngài không rửa tay trước khi ăn: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa ?” . Các ông biệt phái và các kinh sư đã chú trọng đến những tập tục truyền thống hơn là tuân giữ các lề luật của Mô-sê, họ coi những tập tục của cha ông như là lề luật của Thiên Chúa, rửa tay hay không rửa tay trước khi ăn, đó không phải là lề luật của Thiên Chúa, nhưng chỉ là thói quen cho hợp vệ sinh thế thôi. Cái chính yếu và quan trọng nhất chính là phải rửa cho sạch tâm hồn để xứng đáng là người biết tuân giữ lề luật của Thiên Chúa cách tốt lành.
Và vì chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài, cho nên các viên chức cao cấp trong đạo Do thái thời bấy giờ, đã không ngần ngại bước qua thân xác người bị nạn mà đi, dù người bị nạn ấy là đồng hương của họ, và thế là họ đã không chu toàn lề luật được cách tốt lành, và có thể nói, những phong tục tập quán của họ, chính là “người thân cận” của họ vậy.
Đức Chúa Giê-su đã kiện toàn lề luật, không những để cho lề luật trở lại “khuôn mặt” đẹp đẽ, hoàn trả lại cốt cách tinh thần tích cực ban đầu của nó, mà còn làm cho nó trở thành mối tương quan giữa người với người cách hoàn hảo và thân thiện hơn, Ngài nói: “Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng: chớ giết người. Ai giết người thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước thượng hội đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốtng …”.
Như thế là đã rõ, luật dạy chớ giết người, vì giết người là trọng tội phải bị đưa ra toà, nhưng luật không có dạy người ta đừng giận anh em mình, đừng mắng anh em mình là đồ ngốc, không dạy người khác đừng bội nhọ danh dự của tha nhân, đừng vu họa cáo gian.v.v...và vì thế, trong cuộc sống thường ngày, dù người ta không ai cầm dao, xách súng bắn giết anh em như là kẻ thù, (nhưng họ vẫn cứ thóa mạ, cáo gian người anh em) cho nên họ vẫn cứ lên mặt kênh kênh kiệu kiệu tuyên bố với người hàng xóm rằng: cuộc đời tôi không hề giết người, không hề cầm dao phay doạ nạt anh em...
Không cầm dao chém người, không xách súng bắn người, nhưng có biết bao nhiêu lần trong cuộc sống đời thường chúng ta chửi mắng anh em rằng: thằng cha nầy ma cô, con mẹ đó đĩ thõa; biết bao lần chúng ta nói hành nói xấu người anh em, vu oan giá hoạ cho người khác, đó không phải là “giết người không gươm dao” sao ? Đức Chúa Ki-tô đã kiện toàn lề luật như thế nào: luật dạy chớ giết người, còn Đức Chúa Giê-su dạy chớ ghen ghét người; luật dạy chớ ngoại tình, còn Đức Chúa Giê-su dạy ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình rồi; luật dạy đừng thề thốt, còn Đức Chúa Giê-su dạy có thì nói có, không thì nói không. ..
Luật dạy những gì cụ thể, “sự đã rồi” mới là tội, chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ bội thề, đều là những tội cụ thể mà trong cuộc đời của con người ít ai phạm đến, bởi vì xét theo lương tâm, thì những luật ấy đều được khắc ghi trong lòng của mỗi người rồi, và trên một khía cạnh nào đó, luật đã làm cho người ta xa cách nhau hơn nếu xét nét từng chữ bên ngoài, và không còn thấy được “người thân cận” của mình trong cuộc sống. Nhưng Đức Chúa Ki-tô đã đến trong thế gian, và Ngài đã làm cho giữa lề luật và tình cảm con người có một mối tương quan gắn bó, thân thiện, và mọi người trở nên thân cận của nhau hơn.
Trở nên người thân cận của nhau, bởi vì Đức Chúa Ki-tô đã tuyên bố: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiép Đấng đã sai Thầy ” . Do đó, khi tôi đón tiếp ngưòi mà tôi gặp gỡ trong ngày, người mà tôi cùng với họ cùng làm chung một công xưởng, hoặc người mà tôi chỉ gặp qua đường nói vu vơ vài chuyện nhỏ, tất cả họ đều là hình ảnh của Đức Chúa Ki-tô, cho nên khi tôi đón tiếp họ, thì chính tôi đã đón tiếp Đức Chúa Ki-tô, tức là đón tiếp “người thân cận” của tôi vậy.
Luật mới của Đức Chúa Ki-tô là như thế, chính Ngài đã đem Ngài ra “thế thân”, để bảo đảm cho những ai đã vì Ngài mà thi hành luật yêu thương với “người thân cận”: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp đấng đã sai Thầy”, và như thế Ngài đã xác định rõ ràng: lề luật là để cho tình người giữa người với nhau càng tràn đầy hơn, và danh Thiên Chúa được vinh quang hơn nơi các loài thụ tạo do Ngài tạo dựng: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”.
“Yêu thương là chu toàn lề luật” cũng có nghĩa là đem những câu những chữ trong lề luật, biến thành hành động cụ thể trong đời sống hàng ngày, mà không làm tổn thương đến tính cách, nhân phẩm của người anh em, chị em thân cận. Cũng có nghĩa là quyết tâm thực hành lề luật, không vì tình cảm cá nhân mà làm tổn thương đến cộng đoàn, hoặc vì yêu thương theo cảm tính tự nhiên mà làm rối loạn trật tự, nề nếp đã có trong cộng đoàn. Bởi vì khi tuân giữ lề luật thì đã bộc lộ hành vi yêu thương, và khi yêu thương là đã chu toàn lề luật rồi vậy.
Đức Chúa Ki-tô đã nghiêm khắc lên án các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình, không phải vì Ngài ghét họ nhưng là vì những thói giả hình của họ, đã làm cho người ta nhìn lề luật của Thiên Chúa cách méo mó, và việc tuân giữ lề luật là chất thêm gánh nặng cho họ. Nhưng đồng thời Đức Chúa Giê-su cũng đã nhẹ nhàng dạy bảo các môn đệ: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em ". Vì hơn ai hết, Đức Chúa Giê-su đã hiểu rõ tính chất của yêu thương chính là phục vụ, cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống để làm giá chuộc muôn người.
Phục vụ và hiến dâng, chính là yêu thương cách trọn hảo mà Đức Chúa Giê-su đã giảng dạy và đã thực hành trong cuộc đời trần thế của Ngài. Và như thế chính Ngài đã chu toàn lề luật, vì Ngài đã yêu thương, và yêu thương đến cùng, cho đến nỗi bằng lòng chết trên thập giá.
Đức Chúa Giê-su đã chu toàn lề luật, vì Ngài đã yêu thương hết mình.
Là những môn đệ của Đức Chúa Giê-su, những người tín hữu hôm nay đã cố gắng, đang cố gắng và sẽ cố gắng thực hành lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ dạy: “Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người, và khi đã thực hành được lời dạy đó, thì chính là chu toàn lề luật yêu thương của Đức Chúa Giê-su rồi vậy.
(còn tiếp)
Bắt đầu lại
LM Thái Nguyên
20:56 16/05/2012
Bắt đầu lại không có nghĩa là bỏ quên ngày hôm qua, hoặc lãng quên những lỗi lầm và thiếu sót của mình, cũng không tìm quên một biến cố đau thương trong đời, nhưng là cố gắng làm tốt hơn những gì mình đã làm, sống tốt hơn những gì mình đã sống.
Bắt đầu có khi đòi ta phải đổi phương hướng hay phương cách, nhưng sự thường là dừng lại để ngẫm nghĩ, rồi tiếp bước trên cùng một con đường, nhưng với những bước chân mạnh mẽ và vững tin hơn.
Bắt đầu không có nghĩa là ta không còn gục ngã nữa, không còn thua cuộc, nhưng có thể ngày mai ta lại ngã, lại thua. Ta cố gắng rồi lại thất bại; cố công rồi lại thất vọng; cố sức rồi lại thất thoát, nhưng ta không hề thất chí.
Bắt đầu lại không có nghĩa là không còn sầu đau, không còn những giọt lệ nghẹn ngào trong đêm, nhưng dầu thế nào đi nữa, ngày mai khi thức dậy, ta vẫn mỉm cười và vui tươi bắt đầu lại.
Bắt đầu lại trong ngày mới không chỉ là làm mới một cái gì đó, nhưng điều quan trọng là làm mới lại bản thân mình: “Không ngừng làm mới bản thân là cách tốt nhất để chúng ta luôn sống với các giá trị và mục đích của đời mình... Mọi ý chí chiến thắng, mọi ý chí tiến thủ sẽ khô cằn và tàn lụi, nếu không được liên tục làm mới” (Lombardi).
1. Bắt đầu lại trong ngày mới
“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!” (Kahlil Gibran).
Khởi đầu ngày mới, ta hãy vui mừng cảm tạ Chúa, vì biết mình còn sống đây là ân ban lớn lao nhất, để ta có thể bắt đầu lại tất cả với Chúa và trong Chúa. Hãy biết quý trọng mỗi khoảnh khắc của đời mình để biết sống trọn vẹn từng giây phút.
Khởi đầu ngày mới, ta không màng đến những phiền muộn của hôm qua, vì những gì thuộc về quá khứ thì chẳng thể nào thay đổi được. Có thay đổi được gì là do chính tâm tình và thái độ sống của ta hôm nay.
Khởi đầu ngày mới, ta hãy cẩn trọng gìn giữ tâm hồn trong sáng và bình an, say mê làm việc và dấn thân phục vụ, đừng để dục vọng và đam mê quấy động tâm hồn mình.
Khởi đầu ngày mới, ta hãy đối diện với mọi thử thách bằng tất cả lòng can đảm và tự tin, quyết vượt qua mọi trở ngại bằng tất cả nỗ lực của mình. Đừng lo sợ những thất bại, vì qua đó như một cách thức Chúa muốn rèn luyện và uốn nắn ta, cho ta biết cách để làm nên cuộc sống phong phú và toàn diện hơn.
Khởi đầu ngày mới, ta hãy mở rộng tâm hồn để đón nhận mọi tình cảnh bất trắc có thể xảy ra, mà không than van, trách cứ. Trong mọi trường hợp, hãy mở rộng trái tim mình để bao dung, tha thứ, hoà nhập và sớt chia những vui buồn với những người xung quanh, vì nơi họ, Chúa đang chờ đợi ta.
Khởi đầu ngày mới, ta không cao vọng về mình, không kỳ vọng về người, không thất vọng về mọi trắc trở, nhưng hy vọng nơi tất cả, vì nhận biết rằng Chúa đang có mặt trong tất cả.
Khởi đầu ngày mới, ta hãy khám phá và học hỏi những điều mới lạ, cần thay đổi lối sống rập khuôn, thói quen máy móc, kiểu cách hình thức, để biết đáp ứng và sáng tạo trước lời mời gọi của Chúa trong từng hoàn cảnh và biến cố.
Khởi đầu ngày mới, ta hãy biết tạo niềm vui cho mình, và biết rằng chẳng có niềm vui nào bằng niềm vui của tâm hồn sạch tội và luôn biết kề cận bên Chúa.
Cuối cùng, hãy sống một ngày mới như ngày sau cùng đẹp nhất của cuộc đời mình. Muốn vậy, ta hãy sống với tất cả niềm tin vào lòng thương xót Chúa. Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Ngược lại, niềm tin bị giới hạn cũng sẽ hạn chế mọi sự triển nở. Niềm tin thâm sâu sẽ mang lại tâm trạng tràn đầy sức sống khiến con người mạnh mẽ hẳn lên. Nó giúp chúng ta khơi dậy những tiềm năng lớn lao đang ẩn sâu trong con người, và định hướng cho những năng lực ấy phát huy sâu rộng, để hiện thực hóa một cuộc đời cao đẹp như ý Chúa muốn.
2. Chỗi dậy trong đức tin
Ðức tin luôn mời gọi chúng ta nhìn vào những thất bại và đổ vỡ như một khởi đầu mới. Ðức tin mang lại cho chúng ta đôi mắt để nhìn xuyên qua tăm tối và thấy được ánh sáng của niềm hy vọng. Ngay những trang đầu của Sách Thánh, Thiên Chúa đã dẫn đưa chúng ta vào cái nhìn hy vọng ấy. Sự sa ngã của ông bà nguyên tổ đã không phá vỡ chương trình của Thiên Chúa, trái lại đã trở thành sự khởi đầu của một công cuộc đổi mới kỳ diệu hơn.
Giáo hội đã không ngừng cảm tạ Chúa vì không những Ngài đã tác tạo con người một cách diệu kỳ mà còn tái tạo con người một cách diệu kỳ hơn. Toàn bộ lịch sử cứu rỗi là một chuỗi những vấp ngã và chỗi dậy của con người đan xen với nhau. Tuyệt đỉnh của cuộc tái tạo không ngừng ấy chính là cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Thánh Phaolô đã đưa chúng ta vào luận lý của Chúa Giêsu khi nói: “Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1Cr 1,27).
Lịch sử nhân loại sẽ không đạt được ý nghĩa trọn vẹn nếu không có cái chết của Chúa Giêsu. Cuộc sống con người cũng sẽ vô nghĩa nếu ở bên ngoài cái chết ấy. Trọng tâm của đời sống đức tin chính là cái chết ấy. Biểu trưng cơ bản nhất của niềm tin chính là Thập giá Chúa Giêsu. Do đó, người có niềm tin luôn được mời gọi đối chiếu và nhìn vào các biến cố của cuộc sống dưới ánh sáng của Thập giá. Thất bại, thử thách, khổ đau và ngay cả tội lỗi cũng được nhìn trong ánh sáng của mầu nhiệm Thập giá. Tất cả đều là một khởi đầu mới. Hãy bắt đầu lại, hãy làm lại không ngừng, hãy chỗi dậy và bước đi. Ðó là tiếng mời gọi của Thập giá mà Chúa Giêsu không ngừng ngỏ lời với những người có niềm tin.
Cuộc sống hằng ngày của ta không tránh khỏi những thất bại, trái ngang, bẽ bàng, có khi là những tai ương, hoạn nạn, nhưng cứ hãy kiên trì và từng bước vượt qua.
Một trong những bí quyết thành công của nhà phát minh vĩ đại Hoa Kỳ -Thomas Edison- cũng chính là sự kiên trì trong đức tin mà không có bất cứ thất bại hay trở ngại nào có thể bẻ gãy. Điển hình là tai họa vào đêm tháng 12 năm 1912, phòng thí nghiệm của ông phát hoả, thiệt hại ước tính lên đến 2 triệu đô-la, và hầu như toàn bộ tài sản của ông bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn đó. Sáng hôm sau, Thomas Edison nhìn vào đống tro tàn và thốt lên: “Trong tai họa có một giá trị cao cả, tất cả mọi sai lầm của chúng ta đã bị đốt cháy. Cám ơn Chúa, chúng ta sẽ bắt đầu lại”. Ba tuần sau cuộc hỏa hoạn, Thomas Edison đã cho ra đời chiếc bình ắc-quy đầu tiên trên thế giới. Từ đó, các phát minh mới được liên tục hình thành, ông đã lãnh tất cả 1.097 bằng phát minh, trở nên vị đại ân nhân của nhân loại. Khi người ta ca tụng ông như một thiên tài bẩm sinh, ông trả lời một cách khiêm tốn: “Thiên tài gồm 1% cảm hứng và 99% mồ hôi” - “Genius is one percent inspiration, ninety-nine percent perspiration” [1].
Chỗi dậy từ những sa ngã
Ngày kia, có một thanh niên đến thưa với Thầy ẩn sĩ Sisot:
- Thưa Thầy, xin Thầy cho con một lời chỉ giáo.
- Con muốn gì? cứ nói!
- Thưa Thầy, con phải làm gì ? Con mới phạm một tội tầy đình và thật ghê gớm.
Nói xong, chàng thanh niên khóc nức nở. Thầy Sisot thản nhiên trả lời: “Nếu như thế thì hãy chỗi dậy đi”.
Chàng thanh niên lắc đầu: “Con đã cố chỗi dậy nhưng lại sa ngã và phạm đi phạm lại, con phải chỗi dậy bao nhiêu lần nữa?”
Thầy Sisot cương quyết: “Con phải chỗi dậy sau mỗi một lần sa ngã cho đến khi nào Chúa gọi con ra khỏi thế gian này”.
Câu trả lời của Thầy Sisot cho chúng ta thấy cuộc đời là một cuộc chiến đấu liên lỉ. Lúc chúng ta tưởng mình đã thành công lại chính là lúc chúng ta yếu đuối dễ sa ngã hơn bao giờ hết. Con người chúng ta là như thế, nên điều quan trọng là tin vào lòng thương xót Chúa để biết chỗi dậy sau mỗi lần sa ngã.
Austin O’Malley có lần đã phát biểu: “Sự kiện bạn bị quỵ ngã là một việc đáng chú ý, nhưng lượng thời gian bạn phải phấn đấu để chỗi dậy mới thật đáng quan tâm”. Phấn đấu để chỗi dậy là tự cứu mình, là tự giải huyệt đạo để khai thông năng lực và mở ra sự sống cho mình. Với thái độ tích cực, thì sau vấp ngã sẽ là một sự khai sinh kinh nghiệm và sức sống mới cho ta. Ta thấy mình phấn khởi và khôn ngoan hơn để tiếp tục dấn thân.
Tổng Giám Mục Dom Helter Camara đã tâm sự như sau: “Không phải chỉ có một định nghĩa về thánh thiện mà đã có cả hàng chục hàng trăm . Thế nhưng có một định nghĩa mà tôi thích nhất: sống thánh thiện là phải chỗi dậy ngay khi bị ngã, chỗi dậy với lòng khiêm nhường và vui mừng. Không phải có ý nói là không bao giờ được sa ngã theo đàng tội lỗi, mà muốn nói lên ý nghĩa là ta có thể nói: ‘Vâng lạy Chúa con đã sa ngã một ngàn lần, và nhờ ơn Chúa giúp con đã chỗi dậy một ngàn lẻ một lần’. Tất cả ý nghĩa là như vậy. Tôi thích suy nghĩ về điều đó”.
Thiên Chúa hằng yêu thương ta ngay cả lúc ta là tội nhân, và Ngài sẽ rất đỗi vui mừng khi ta biết chỗi dậy khởi sự lại đời sống mình. Chính Chúa Giêsu đã nói lên điều đó (x. Lc 15,7), chỉ tiếc rằng nhiều khi ta không dám tin hoặc quá hờ hững vô tình trước sự mong đợi của Chúa.
Chuyện kể rằng: có một vị thừa sai sống trên một hòn đảo nhỏ bên bờ biển Thái Bình Dương, một hôm ngài ngạc nhiên vì thấy có một phụ nữ tiến bước về phía ngôi chòi của mình. Khi tới nơi, cô ta đưa một bụm cát và lên tiếng hỏi: “Cha có biết đây là cái gì không?”
- Vị thừa sai chưa kịp đáp thì cô ta đã giải thích: “Đây là tội lỗi của con, nó nhiều vô số như cát biển. Con làm thế nào để được tha thứ hết các tội lỗi này?”
- Vị thừa sai nhìn chị và nói: “Con lấy cát ở bãi biển phải không? Vậy con hãy mang nó về bãi biển. Xong rồi con hãy ngồi đó mà xem những con sóng đến cuốn nó đi, chẳng còn lại gì. Đó là cách thức ơn tha thứ của Chúa hoạt động. Lòng thương xót Chúa bao la như đại dương sẽ xóa sạch mọi tội lỗi con. Chỉ cần con chân thành sám hối để bắt đầu lại thôi”.
Thiên Chúa không chỉ là Đấng nhân từ chuyên tha thứ, nhưng Ngài còn là một nghệ nhân rất tuyệt vời trong đời sống ta trên mọi phương diện. Nếu hình ảnh đời ta còn mờ tối, Ngài sẽ có cách làm rực sáng lên. Nếu bức tượng đời ta còn loang lỗ, Ngài sẽ chạm trổ lại đẹp ngời. Nếu bản nhạc đời ta còn những nhịp phách và hòa âm trắc trở, Ngài sẽ xếp đặt lại thật hay. Nếu những vần thơ đời ta còn lủng củng, Ngài sẽ chải chuốt lại thật hoa mỹ. Nếu tim ta tan vỡ, Ngài sẽ hàn gắn lại nếu ta giao cho Ngài tất cả những mảnh vỡ.
Điều quan trọng là cứ tin tưởng, nương tựa và phó thác mọi sự cho Chúa, thì đời ta sẽ không bao giờ là một thất bại mãi mãi. Tất cả sẽ được thâu phục và chuyển hóa nhờ quyền năng và tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Chỗi dậy từ những thất bại
Thất bại cũng là chuyện bình thường, chỉ là chưa thành công thôi. Không có sự thành công đích thực nào mà không làm nên từ những thất bại ban đầu, và thất bại cũng là một phần quan trọng của cuộc sống. Chính khi thất bại ta mới có cơ hội để bình tâm và từ tốn nhìn lại bản thân mình rõ hơn. Nhìn lại mình là một bước chuyển hóa đáng kể, để thói tự mãn, tính chủ quan, sự háo thắng rơi rụng bớt đi.
Thất bại dễ khiến ta hoang mang, cảm thấy mình mất tất cả hay không được gì cả. Có thể có những mất mát to lớn bên ngoài, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội để tìm lại được hay vẫn còn nhiều ý nghĩa để sống. Hơn nữa, những gì ta đã gầy dựng bên trong như kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, những quan hệ và yếu tố thuận lợi... thì vẫn còn đó, để đưa vào công trình kế tiếp. Tiếc thay có những thất bại vì thiếu năng lực, còn non nớt, mà đã xông xáo theo kiểu “ngựa non háu đá”, nhất là tự tin một cách vô căn cứ. Trái lại, có những thành công chỉ do tình cờ, may mắn, thời cơ đưa tới, nhưng nếu không đủ khả năng và bản lãnh thì cũng chẳng giữ được bao lâu.
Thất bại khiến ta cảm thấy ê chề, bẽ mặt, vì ta mang sẵn mầm bệnh “sĩ diện”: muốn “lở mày lở mặt” với thiên hạ, muốn tạo bề thế cho mình... để thấy mình sáng giá hơn mọi người. Có thể ta đã lầm lẫn giữa phương tiện sống và mục đích sống. Thành công như vậy cũng chỉ là thỏa thích được nổi nang, thỏa mãn được tham vọng, hay thỏa thuê cái cảm xúc nhất thời theo thị hiếu của xã hội, chứ không thỏa đáng như một giá trị tinh thần đáng khâm phục. Thành công như vậy chỉ nhằm phục vụ và củng cố “cái tôi” đáng ghét. Cảm giác sung sướng vì thành công như vậy cũng sẽ qua mau, và để lại trong ta một nỗi cô đơn, hoang vắng, mà không có gì bù đắp hay chia sẻ được. Thành công như vậy còn tệ hại hơn một thất bại.
Có những thành công nhưng lại là thất bại khi phẩm chất thiêng liêng trong tâm hồn bị phá sản, mất đi bình an, lòng thương xót, tính chân thật, đức khiêm nhường... Một kẻ sống không có đạo đức mới chính là một kẻ thất bại thảm hại. Trái lại, sẽ không còn là thất bại đúng nghĩa khi ta chiến thắng sự háo thắng của mình, vượt thắng những bóng tối u sầu, thất vọng, để sống bình an, vững vàng, và tập trung nghị lực để khởi đầu lại.
Chấp nhận thất bại là tâm lý rất quan trọng để ta gần sát lại hơn với chính mình và mọi người mọi loài. Vượt qua được tâm lý tổn thương và mặc cảm của cái tôi yếu đuối là đã biết vượt lên chính mình. Thỉnh thoảng ta nên tự hỏi mình có cần đeo bám mãi sự thành công không, nó có phải là điều kiện tiên quyết cho hạnh phúc của ta trong hiện tại không, để ta thu hồi lại những năng lực tản mác vốn có thể tạo nên sự mạnh mẽ phi thường trong ta. Đừng quên rằng, sự thất bại dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một phần của cuộc sống, nó không thể làm phương hại đến những giá trị mầu nhiệm mà ta đang nắm giữ trong tầm tay [2].
Hiểu như trên ta mới biết nhẹ nhàng chỗi dậy từ những thất bại trong đời, nhất là tin rằng Chúa đang kết dệt nên cuộc đời ta từ những thất bại, để ta biết mềm mại và khiêm tốn hơn; để tàng trữ một năng lực thâm hậu hơn cho một kế hoạch lớn hơn trong dự định nhiệm mầu của Chúa. Câu chuyện sau đây cho ta ngộ ra ý nghĩa đó.
Abraham Lincoln đã kinh qua hết thất bại này đến thất bại khác trong suốt 28 năm. Năm 1833, ông mắc chứng suy nhược thần kinh và bị thua cuộc khi ra ứng cử chức vụ phát ngôn viên. Năm 1848, ông bị thua cuộc tái nhiệm chức vào Quốc Hội và bị gạt bỏ chức nhân viên đất đai (land officer) vào năm 1849. Năm 1854, ông bị thua trong cuộc bầu cử vào Thượng Nghị Viện. Hai năm sau ông lại bị thua trong cuộc bổ nhiệm vào chức phó tổng thống và một lần nữa thất bại trong cuộc bầu cử cho Thượng Nghị Viện năm 1858. Tuy nhiên, lòng ông vẫn kiên định, bất chấp những thất bại. Năm 1860 ông đắc cử tổng thống và đi vào lịch sử là một trong những tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ.
Ngoài ra, ta còn biết Lincoln cũng là một người đàn ông phải chịu nhiều đau khổ và cay đắng. Người yêu đầu tiên của ông đã chết trước khi ông có thể cưới cô ta. Và cuộc hôn nhân của ông với Mary Todd có lẽ cũng đủ để tiêu hủy bất cứ người đàn ông nào có ít can đảm và nghị lực hơn Lincoln. Tuy nhiên, các sử gia đều đồng ý rằng, nếu Lincoln đã hạnh phúc trong hôn nhân, có lẽ ông ta đã không bao giờ trở thành một vị tổng thống.
Abraham Lincoln đã phấn đấu quyết liệt suốt đời để không ngừng chỗi dậy từ những thất bại và đau thương trong đời. Ông đã tận tụy dấn thân và hy sinh quên mình để đem lại hòa bình, phúc lợi, và phẩm giá cho con người. Trong một ngày lễ Tạ Ơn, ông đã phát biểu như sau: “Tất cả những điều tốt đẹp chúng ta có ngày nay không phải do một người nào trên đời hướng dẫn hay do bàn tay của con người làm nên. Tất cả những điều đó là những món quà quý giá đặc biệt, mà Thiên Chúa Toàn Năng đã làm cho chúng ta”[3] . Cuối cùng ông đã có thể dâng hiến chính mạng sống mình cho một chính nghĩa vĩ đại. Cuộc đời ông đã trở thành bản trường ca yêu thương và trở nên hy tế tạ ơn Thiên Chúa.
Rõ ràng, thành công không phải là thiếu vắng thất bại, trái lại, thất bại lại cần thiết để có một thành công lớn hơn, có ý nghĩa và giá trị sâu xa hơn. Lincoln đã kinh qua vô số thất bại, nhưng ông không bao giờ là một thất bại, vì ông đã không bao giờ bỏ cuộc. Bền tâm và vững tin vào Chúa, nên ông cũng bền chí và vững lòng trước mọi thử thách gian nan. Vì thật ra, cuối cùng, tất cả đều do chính Chúa làm nên từ những nỗ lực kiên trì của con người. Cứ bắt đầu lại: “Hãy chỗi dậy đi, đừng sợ” (Mt 17,7).
Bất kể bao nhiêu lần thất bại, ta không bao giờ là một thất bại miễn là ta chỗi dậy chỉ một lần nữa sau khi ngã xuống. Hơn nữa, như một người nhảy cao, ta không bao giờ khám phá được trọn vẹn tiềm năng của mình cho đến khi ta đạt đến điểm thất bại của mình. Như có người nói: “Nhắm thấp, không thất bại, là tội ác”. Đừng quên, thất bại chỉ là một biến cố, một hiện tượng, không phải là một con người. Qua mỗi biến cố thất bại, con người lại khởi đầu khơi dậy tiềm lực của mình còn đang yên ngủ:
Tiềm lực còn ngủ yên
Trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng
Tiềm lực còn ngủ yên
Trong bộ óc mang khối u tự mãn
Tiềm lực còn ngủ yên
Trong lỗ tai viêm chai màng nhĩ…
Tôi muốn được làm tiếng hát của em…
Hát bài hát Đánh Thức Tiềm Lực. (Nguyễn Duy)
Đã có biết bao nhiêu người trở nên những bậc danh nhân, vĩ nhân, thánh nhân, vì đã mạnh dạn chỗi dậy để có thể khơi dậy toàn thể tiềm lực, làm nên cuộc đời mới.
3. Chỗi dậy cho một sứ mạng
Mỗi biến cố dù họa hay phúc, dù lành hay dữ, đều có một ý nghĩa nhất định trong đời, là một cách Chúa ngỏ lời và tỏ mình cho ta. Ta cần nhìn lại biến cố của Phaolô (x. Cv 9,1-22) để hiểu những biến cố trong đời mình.
Đang khi Phaolô hăm hở đi lùng bắt các Kitô hữu trên đường Đamat, thì bỗng nhiên một luồng sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông, ném ông xuống đất. Chạm đất là chạm vào thực tế của lý tưởng mà ông đang dấn thân, đòi ông đối diện với sự thật trước mắt, mà ông đã nhắm mắt thi hành. Ánh sáng đó cũng đã làm cho ông bị mù, diễn tả sự “vô tri” và “u mê lầm lạc” trên con đường mà ông đang theo đuổi. Ông không hề biết Thiên Chúa, mà cứ tưởng như mình biết; ông cứ tưởng mình phụng sự Thiên Chúa, nhưng lại đang đối địch với Ngài. Thật ra, ông có biết đến một Thiên Chúa, nhưng đó là Thiên Chúa của lề luật, của một quan niệm hẹp hòi, và là một hình ảnh được tô tạo, chứ không phải là Thiên Chúa thật.
Trước đây, Phaolô chỉ làm những cái mà ông thích, thực hiện những điều mà ông muốn. Một con người tung hoành ngang dọc, thế mà giờ đây không biết phải làm gì, làm như thế nào. Khi ông ngã ngựa và chịu nằm sát đất thì Đức Kitô Phục Sinh mới lên tiếng để chỉ cho ông phải làm gì. Từ đây, con đường ông đi sẽ đổi hướng, phương pháp ông làm sẽ đổi cách, không còn nhằm vào điều mình muốn, nhưng nhằm vào điều Chúa muốn.
Suốt ba ngày sau khi ngã ngựa, Phaolô không nhìn thấy, cũng không ăn uống gì, giống như người chết, và “chết rồi mới sống lại với Chúa”. Khi được Khanania đặt tay chữa lành cho đôi mắt, ông cảm thấy như một cái vảy bong rơi khỏi mắt. Cái vảy đó chính là sự hiểu biết phàm tục của Phaolô đã che chắn ánh sáng tâm hồn ông, đã khiến ông đi tìm công danh sự nghiệp bằng cách bách hại các Kitô hữu, cũng là bách hại chính Đức Kitô.
Nhờ Giáo hội, qua phép rửa, Đấng Phục Sinh giải thoát Phaolô khỏi sự “u mê lầm lạc”, khỏi sự vô tri. Bấy giờ ông mới nhận biết Đức Kitô và khám phá ra Thiên Chúa chính là Cha của Ngài. Thần Khí của Đấng Phục Sinh đã tác động mạnh mẽ trên Phaolô và thay đổi hoàn toàn con người của ông. Trái tim của ông được Đức Kitô chiếm đoạt (x. Pl 3,12). Ông say mến Ngài (x. Gl 2,20), và tình yêu Ngài đã biến ông nên “chứng nhân” hào hùng: “tông đồ các dân ngoại” (Rm 11,13).
Đúng như Phaolô viết: “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi” (2 Cr 5,14). Trên đường rao truyền sứ điệp tình thương và hy vọng của Chúa cho mọi người, Phaolô đã bị bỏ tù nhiều lần; năm lần bị người Do Thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi. Ông gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Ông phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng (x. 2Cr 11,24-28).
Phaolô còn bị chê bai về vóc dáng và ăn nói kém cỏi (x. 2Cr 11,6), bị chống báng và đả kích từ nhiều phía, nhưng ông chẳng hề chùn bước. Một cách không lay chuyển, ông đã luôn nhắm thẳng vào mục tiêu (x. Pl 3,14). Những vấn đề, những trở ngại và những thất bại dọc đường đã thêm sức cho ông trong cuộc hành trình của mình. Thái độ của Phaolô là: “Vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí” (2Cr 4,1).
Thất bại lớn nhất của Phaolô là không nhận ra một Thiên Chúa thật, và thành công lớn nhất của ông cũng chính là nhận ra Ngài trong Đức Giêsu Kitô. Nhưng khi nhận ra Chúa rồi, thì ông lại tiếp tục gặp những thất bại liên tiếp trong đời khi làm chứng cho Ngài. Những thất bại đó càng làm sáng lên cuộc đời Phaolô, một con người say mê Đức Kitô. Những thất bại vì Đức Kitô đã làm nên chiến thắng sau cùng của đời ông, cũng là chiến thắng muôn đời. Không có cuộc chỗi dậy dứt khoát, không có gian nan, đau thương và thất bại, không có khởi đầu lại, thì đời ta cũng chỉ là bóng đêm, chẳng bao giờ có bình minh ló rạng. Cũng như Phaolô, tình yêu Đức Kitô vẫn luôn thúc bách ta, vẫn gọi ta chỗi dậy (Cv 26,16) để làm nên cuộc đời mới cho Chúa, cho bản thân và tha nhân.
4. Đặt lại cuộc sống mình
Có lẽ không có cách nào tốt hơn để khắc phục những cảm giác thất bại hơn là tìm hiểu xem Chúa muốn ta làm gì. Ngài muốn ta đạt được một điều gì đó có giá trị, chứ không hành động cách tùy tiện theo ý mình. Khi đặt ý Chúa lên trên hết, nội tâm ta chan hòa nghị lực, ta dễ chỗi dậy trong mọi tình trạng, vì tâm hồn như vậy luôn có Chúa ở cùng, chính Ngài sẽ nâng đỡ và làm ta nên mạnh mẽ (1V 19,1-8). Chúa muốn nói với ta như đã từng nói với Giôsuê rằng, “Ta há không có dặn ngươi sao? Hãy mạnh dạn và can đảm lên. Đừng sợ sệt; đừng chán nản, vì Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi sẽ ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Gs 1,9).
Giôna vì không theo ý Chúa nên đã gặp phải tai họa, nhưng rồi trong tai họa Chúa vẫn gìn giữ ông. Ngài vẫn theo đuổi ông dầu ông tìm cách tránh né Ngài. Khi cứu vớt Giôna, Chúa mời gọi ông hãy chỗi dậy khởi đầu lại sứ mạng của mình (x. Gn 3,1). Đối với chúng ta cũng vậy, việc cố né tránh Thiên Chúa khiến ta có thể gặp tai ương, nhưng chính trong tai ương ta lại đối diện với Ngài. Cần nhận ra sứ mệnh của mình trong chương trình của Thiên Chúa. Thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại không phải là các tác phẩm nghệ thuật hay các công trình khoa học, mà là nhận ra tính tha hóa, sự điên rồ trong chính bản thân mình, để bắt đầu lại trong niềm tin tưởng và phó thác vào lòng thương xót Chúa.
Là Kitô hữu, ta không thể ghi nhận và lượng giá thành công hay thất bại của mình theo tầm nhìn của con người nhân loại. Một đời sống Kitô hữu “thành công” là hàng ngày dấn thân bước theo Đức Kitô trên con đường thập giá, và phó mình cho Thần Khí của Ngài dẫn dắt. Thánh Phaolô hiểu rõ dấn thân như vậy có ý nghĩa gì khi ông viết: “Mỗi ngày tôi phải đối diện với cái chết” (1Cr 15,31). Con người cũ của chúng ta chết đi thì Thần Khí Thiên Chúa mới làm cho ta chỗi dậy trong cuộc sống mới. Chết đi và chỗi dậy là nhịp điệu của tâm hồn Kitô hữu, cho tới giây phút cuối cùng để được biến đổi hoàn toàn trong Đức Kitô. Đó mới là sự thành công đích thực mà Thiên Chúa muốn dành cho mỗi người chúng ta.
Là Kitô hữu, chúng ta coi thường những thành công về sự nghiệp hay danh giá cho bản thân mình ở đời này. “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,19). Nếu kỳ vọng của ta nơi Đức Kitô là để được che chở và chúc phúc chỉ trong cuộc sống hôm nay thôi, ta đã đánh giá quá thấp sức mạnh của Tin Mừng.
Cái nhìn hạn hẹp về cuộc sống Kitô hữu như vậy sẽ không bao giờ đáp ứng những gì ta trông đợi. Nhờ lòng tin vào Chúa Giêsu, ta đã được ban cho sự sống đời đời. Nói cách khác, quãng đời hiện tại của ta phải được xét theo khuôn khổ thời gian vĩnh cửu. Những thử thách và gian nan không ngừng của ta cũng phải được cân đo đong đếm dựa trên thời gian vĩnh hằng, vì “Những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn” (2 Cr 4,18).
Ta đã được ban tặng một nhãn quan mới. Hãy bắt đầu đặt lại cuộc sống mình trong bối cảnh đời đời để có thêm hy vọng và sức mạnh trong mọi tình cảnh trái ngang. Hãy bắt đầu lại để vác thập giá với niềm vui, để sống bình an và thỏa lòng nơi Chúa hơn. Hãy nếm trải thêm chiến thắng mới (có thể đó là những thất bại trước mắt người đời) khi ta bắt đầu đánh giá lại mọi lãnh vực trong đời sống theo một tầm nhìn trường cửu.
Lời nguyện của cha Karl Rahner sau đây sẽ giúp ta rất an tâm và phấn khởi để luôn bắt đầu lại trong niềm tin yêu và hy vọng vào Chúa [4] :
“Xin giữ con để con phụng sự Chúa,
con phụng sự Chúa trong suốt đời con.
Dù khi mỏi mệt, dù khi chán chường,
xin giữ con luôn luôn phụng sự Ngài.
Xin giữ con để con được đổi mới,
đây đời của con sẽ mãi đẹp tươi.
Dù khi phản bội, dù khi lỗi tội,
xin giữ con khiêm cung về với Ngài.
Nguyện xin Chúa giúp con bắt đầu và lại bắt đầu,
dù khi thất vọng, dù khi mỏi mòn con vẫn cậy trông.
Nguyện xin Chúa giúp con bắt đầu và lại bắt đầu.
Này con chiến thắng,
này con chiến thắng,
tươi sáng hy vọng”.
___________________________________
[1] http://trithucsangtao.vn/i13-thomas-alva-edison--thien-tai-ve-phat-minh
[2] Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Trẻ, 2010, tr. 269.
[3] http://www.giaidieuthiendang.com/?m=news&view=detail&id=115
[4] Lời bài hát được phóng tác từ lời nguyện của cha Karl Rahner, Xin Giữ Con của Mi Trầm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quyền năng của Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
07:11 16/05/2012
Tại sao lại có Năm Đức Tin? Đây không phải là câu hỏi tu từ và xứng đáng với một câu trả lời, nhất là xét theo bình diễn bên ngoài của sự khao khát mong đợi điều mà đang được soạn thảo trong Giáo Hội cho một sự kiện như vậy.
ĐTC Benedict XVI đã đưa ra một động cơ thúc đầy đầu tiên khi Ngài tuyên bố: “Sứ vụ của Giáo Hội, giống như đức Ki-tô, chủ yếu để nói về Thiên Chúa, nhớ quyền tối cao của Người, hồi tưởng tất cả, đặc biệt Ki-tô hữu, những người đã đánh mất tính cách nhân của chính mình, của quyền hạn Thiên Chúa đối với những gì thuộc về Người, đó là, của chúng ta. Một cách chính xác là để ban cho một xung lương lành mạnh trước sứ vụ của toàn Giáo Hội dẫn dắt con người ra khỏi miền hoang dã trong cái mà tự họ thường thấy đối với địa vị của đời sống, tình bằng hữu với Chúa Giê-su đã cho chúng ta đời sống đầy đủ.”
Đây là mục đích chính, để mà không quên những gì mô tả đặc điểm của đời sống chúng ta: niềm tin. Ra khỏi sa mạc, mang theo sự im lặng của những ai không nói chúng ta lãnh nhận niềm vui của đức tin, cách đó nói về nó trong một đường lối được hồi sinh.
Do đó năm nay trọng tâm nhắm vào toàn bộ Giáo Hội để xét theo bề ngoài của sự khủng hoảng đức tin đầy kịch tính tác động đến nhiều Ki-tô hữu, Giáo Hội lại có thể lại một lần nữa bày tỏ với sự hang hái hồi sinh dung mạo đích thực của Đức Ki-tô mà Giáo Hội kêu gọi sequela của mình.
Đó là năm dành cho tất cả chúng ta bởi qua cuộc hành trình không ngừng của đức tin chúng ta cảm thấy sự cần thiết để những bước đi của chúng ta đầy nghị lực vào lúc mà làm cho chúng ta mệt mỏi và chậm chạp, và để cho chúng ta cương quyết nhất. Những ai hiểu được sự yếu đuối của mình thường mang bóng dáng lãnh đạm và thuyết bất khả tri luận để tìm thấy ý nghĩa bị đánh mất và hiểu được giá trị một thành viên của một cộng đồng, sự khuây khỏa thực sự của sự trơ trụi thuộc chủ nghĩa cá nhân của thời đại chúng ta không thể ngăn cản được.
Trong “Porta fidei”, ĐTC Benedict XVI viết rằng “cánh cửa của đức tin luôn mở rộng.” Điều này có ý nghĩa rằng không ai có thể cảm thấy mình bị cản trở khỏi sự tự vấn về ý nghĩa của cuộc sống và những câu hỏi quan trọng gieo vào chúng ta bởi sự cố chấp của một sự khủng hoảng phức tạp mà làm tăng sự nghi ngờ và làm mờ hy vọng.
Yêu cầu nghi vấn về đức tin không có nghĩa là tự tách rời thế giới, đúng hơn nó có nghĩa là tỉnh táo có ý thức trách nhiệm mà duy nhất có trong sự quan tâm đối với nhân loại và thời cơ lịch sử này.
Năm mà việc cầu nguyện và sự suy gẫm có thể trở nên dễ dàng hơn để liên kết với sự hiểu biết về đức tin, điều mà phải trở nên cấp bách và cần thiết cho tất cả. chúng ta không thể kể đến những người có đức tin tôn giáo để lao vào những lĩnh vực khác của khoa học tạo công việc của họ chuyên nghiệp hơn, lẽ ra tự họ phải tìm ra sự yếu đuối và thiếu hiểu biết về đức tin. Một sự thiếu cân bằng không thể tha thứ, điều mà không cho phép tính đồng nhất của chúng ta phát trểện, điều mà ngăn cản chúng ta khỏi việc trao trách nhiệm đối với sự lựa chọn đặt ra.
(Nguồn: L’Osservatore Romano)
ĐTC Benedict XVI đã đưa ra một động cơ thúc đầy đầu tiên khi Ngài tuyên bố: “Sứ vụ của Giáo Hội, giống như đức Ki-tô, chủ yếu để nói về Thiên Chúa, nhớ quyền tối cao của Người, hồi tưởng tất cả, đặc biệt Ki-tô hữu, những người đã đánh mất tính cách nhân của chính mình, của quyền hạn Thiên Chúa đối với những gì thuộc về Người, đó là, của chúng ta. Một cách chính xác là để ban cho một xung lương lành mạnh trước sứ vụ của toàn Giáo Hội dẫn dắt con người ra khỏi miền hoang dã trong cái mà tự họ thường thấy đối với địa vị của đời sống, tình bằng hữu với Chúa Giê-su đã cho chúng ta đời sống đầy đủ.”
Đây là mục đích chính, để mà không quên những gì mô tả đặc điểm của đời sống chúng ta: niềm tin. Ra khỏi sa mạc, mang theo sự im lặng của những ai không nói chúng ta lãnh nhận niềm vui của đức tin, cách đó nói về nó trong một đường lối được hồi sinh.
Do đó năm nay trọng tâm nhắm vào toàn bộ Giáo Hội để xét theo bề ngoài của sự khủng hoảng đức tin đầy kịch tính tác động đến nhiều Ki-tô hữu, Giáo Hội lại có thể lại một lần nữa bày tỏ với sự hang hái hồi sinh dung mạo đích thực của Đức Ki-tô mà Giáo Hội kêu gọi sequela của mình.
Đó là năm dành cho tất cả chúng ta bởi qua cuộc hành trình không ngừng của đức tin chúng ta cảm thấy sự cần thiết để những bước đi của chúng ta đầy nghị lực vào lúc mà làm cho chúng ta mệt mỏi và chậm chạp, và để cho chúng ta cương quyết nhất. Những ai hiểu được sự yếu đuối của mình thường mang bóng dáng lãnh đạm và thuyết bất khả tri luận để tìm thấy ý nghĩa bị đánh mất và hiểu được giá trị một thành viên của một cộng đồng, sự khuây khỏa thực sự của sự trơ trụi thuộc chủ nghĩa cá nhân của thời đại chúng ta không thể ngăn cản được.
Trong “Porta fidei”, ĐTC Benedict XVI viết rằng “cánh cửa của đức tin luôn mở rộng.” Điều này có ý nghĩa rằng không ai có thể cảm thấy mình bị cản trở khỏi sự tự vấn về ý nghĩa của cuộc sống và những câu hỏi quan trọng gieo vào chúng ta bởi sự cố chấp của một sự khủng hoảng phức tạp mà làm tăng sự nghi ngờ và làm mờ hy vọng.
Yêu cầu nghi vấn về đức tin không có nghĩa là tự tách rời thế giới, đúng hơn nó có nghĩa là tỉnh táo có ý thức trách nhiệm mà duy nhất có trong sự quan tâm đối với nhân loại và thời cơ lịch sử này.
Năm mà việc cầu nguyện và sự suy gẫm có thể trở nên dễ dàng hơn để liên kết với sự hiểu biết về đức tin, điều mà phải trở nên cấp bách và cần thiết cho tất cả. chúng ta không thể kể đến những người có đức tin tôn giáo để lao vào những lĩnh vực khác của khoa học tạo công việc của họ chuyên nghiệp hơn, lẽ ra tự họ phải tìm ra sự yếu đuối và thiếu hiểu biết về đức tin. Một sự thiếu cân bằng không thể tha thứ, điều mà không cho phép tính đồng nhất của chúng ta phát trểện, điều mà ngăn cản chúng ta khỏi việc trao trách nhiệm đối với sự lựa chọn đặt ra.
(Nguồn: L’Osservatore Romano)
Nói thêm về việc nâng cao Mình Máu Chúa và Kinh Nguyện Thánh Thể IV
Nguyễn Trọng Đa
08:43 16/05/2012
Nói thêm về việc nâng cao Mình Máu Chúa và Kinh Nguyện Thánh Thể IV
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Sau câu trả lời của chúng tôi ngày 2-5 (xem Vietcatholic) về việc nâng cao Mình Máu Thánh Chúa trong Thánh lễ, một linh mục ở Washington, D.C. (Mỹ), góp ý như sau:
Hỏi: "Tôi muốn nêu lên vài ý kiến liên quan đến câu trả lời của cha về việc nâng cao Mình Máu Thánh trong thánh lễ.
"1. Tôi không thấy rằng việc nâng cao Mình Máu Thánh ‘ở ngang đầu của linh mục’ sẽ tạo dễ dàng cho việc linh mục nhìn ngắm Mình Máu Thánh cách tự nhiên hơn. Theo tôi, việc nâng lên ở ngang tầm đôi mắt là hợp lý hơn. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, kích thước nhà thờ cũng góp phần xác định việc nâng Mình Máu Thánh lên ở mức nào, để cho mọi người có thể nhin ngắm được.
"2. Có vẻ như rằng bởi vì việc nâng Mình Máu Thánh lần thứ hai được gọi chính thức là việc nâng, hoặc đưa cao (chứ không phải là trưng ra), cho nên chắc chắn lần nâng này là cao nhất trong ba lần nâng Mình Máu Thánh. Về mặt thần học, điều này là đúng, bởi vì đó là lúc dâng lễ vật hy sinh lên Chúa Cha, tức là dâng mọi lễ vật của các người hiện diện, hiệp nhất với hy lễ tối cao của Chúa Kitô, lên Chúa Cha để được chấp nhận. Tôi chưa bao giờ gặp khó khăn khi hát Vinh tụng ca, bởi vì tôi nâng Mình Máu Thánh cao trên đầu tôi.
"3. Sự hiểu biết của tôi về lý do chọn việc nâng, hoặc Đĩa thánh một mình hoặc cả Đĩa Thánh và Chén Thánh, khi đọc “Đây Chiên Thiên Chúa”, không phải là một vấn đề về “thẩm mỹ”, mà là phụ thuộc vào việc liệu linh mục sẽ cho Rước Lễ với Mình Thánh hay cả Mình và Máu Thánh, tức dưới một hình hay hai hình. Chính lời đọc mời gọi việc Rước lễ kia mà."
Đáp: Về điểm 1 và 2, tôi chỉ nói thêm một chút. Bởi vì không có qui định chính xác, nên không rõ những gì tôi đã nói trong bài viết ngày 2-5 hoặc quan điểm trên đây của cha là nhất thiết đúng hay sai. Còn có một số mức độ linh hoạt và uyển chuyển, tùy vào thể hình của linh mục, vì điều xem ra là vô duyên cho người này có thể là thanh lịch cho người khác.
Khi đề cập đến việc nâng cao Chén thánh chỉ ngang trên đầu, tôi đã cố gắng chuyển tải ý tưởng rằng cộng đoàn có thể sẽ nhìn thấy Mình Máu Thánh rõ ràng, trong khi linh mục có thể nhìn rõ với độ cao ngang đầu của ngài, thay vì phải giựt cổ ra sau.
Tôi đồng ý với cha rằng thường không có khó khăn trong việc nâng Mình Máu Thánh cao hơn đầu trong lần nâng ở Vinh tụng ca; thực ra, đây là cách tôi thường làm. Tuy nhiên, câu hỏi đầu tiên là nói về trường hợp một linh mục nâng Mình Máu Thánh lên quá cao, vốn không phải là một cử chỉ phổ biến.
Về điểm thứ ba, tôi xin phép có ý kiến khác với cha. Không có gì trong chữ đỏ nói rằng khả năng nâng Mình thánh trên Chén thánh là liên quan đến việc rước lễ dưới hai hình.
Đúng hơn tôi nên nói rằng khả năng này được đưa vào trong Sách lễ như một cách tái lập cho hình thức thông thường một cử chỉ biểu tượng đẹp, vốn hiện diện trong hình thức ngoại thường, chính xác như lời kết luận của Vinh tụng ca, trong đó linh mục nâng cao cả Mình Thánh và Chén Thánh.
Cử chỉ của Mình Thánh được nâng trên Chén Thánh, thường được tìm thấy trong các bức tranh và hình ảnh đạo đức, đã hoàn toàn biến mất khỏi Thánh Lễ. Tôi tin rằng điều này, chứ không phải là một sự phân biệt giữa việc rước lễ dưới một hình hay hai hình, là đứng đằng sau khả năng được cung cấp trong Sách lễ sẽ được xuất bản lần thứ ba.
***
Kinh Nguyện Thánh Thể 4 sử dụng thế nào?
Một độc giả khác, ở Southampton, Vương quốc Anh, gợi ý rằng tôi đã mắc sai lầm trong bài ngày 2-5 (xem Vietcatholic) về các khả năng sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 4:
Hỏi: "Cha nói rằng vì Kinh Nguyện Thánh Thể 4 có kinh Tiền tụng riêng – đúng là như vậy – nên nó chỉ có thể dùng trong mùa thường niên. Tôi nghĩ rằng điều này là không đúng. Kinh Nguyện Thánh Thể 4 không có thể được sử dụng vào một ngày có kinh Tiền tụng riêng của nó. Ví dụ, nó không thể được sử dụng trong lễ Đức Mẹ Lên Trời hay Đức Mẹ Vô nhiễm. Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng vào những ngày chỉ có kinh Tiền tụng theo mùa (Mùa Vọng, Giáng Sinh, Mùa Chay trừ các chủ nhật có kinh Tiền tụng riêng, lễ Phục sinh). Trong trường hợp đó, kinh Tiền tụng của Kinh Nguyện Thánh Thể 4 thay thế kinh Tiền tụng theo mùa, bởi vì Kinh Nguyện Thánh Thể 4 chỉ có thể được sử dụng trong toàn bộ của nó. Tôi nhìn nhận sẽ là một quyết định mục vụ đặc biệt cao khi sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 4 trong lễ Giáng Sinh hoặc Chủ nhật Phục sinh, nhưng về mặt lý thuyết không có gì sai trong đó, vì các lễ này không có kinh Tiền tụng riêng.”
Đáp: Độc giả có lý khi nói rằng một kinh Tiền tụng theo mùa có thể được thay thế bằng Kinh Nguyện Thánh Thể IV. Đó là lý do mà tôi nói rằng nó được sử dụng trong các Chủ nhật của mùa thường niên, vì có một số tác giả từ chối việc sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể 4 trong mọi ngày Chủ nhật.
Tuy nhiên, tôi sẽ đặt câu hỏi liệu sự sử dụng các kinh Tiền tụng theo mùa trong các Chủ nhật của các mùa phụng vụ chính là cùng loại với nhau không. Các Chủ nhật này có một vị trí cao hơn so với lễ trọng trong lịch phụng vụ, và các bài đọc của các Chủ nhật này không thể được thay thế băng các bài đọc khác. Ví dụ, nếu một lễ cưới hoặc lễ truyền chức linh mục diễn ra vào một Chủ nhật như thế, thì các bài đọc của ngày Chủ nhật được ưu tiên hơn so với bài đọc lễ cưới hay lễ truyền chức linh mục.
Nếu lễ cưới hoặc lễ truyền chức linh mục diễn ra vào một Chủ nhật mùa thường niên hoặc mùa Giáng sinh, thì phụng vụ Chủ nhật có thể được thay thế toàn bộ, trừ phi nó trùng hợp với Thánh lễ cầu cho giáo dân.
Do luật ưu tiên như vậy, tôi có thể nói rằng trong các ngày ấy, việc chỉ định sử dụng kinh Tiền tụng theo mùa trong chữ đỏ ràng buộc mạnh mẽ hơn, so với vào ngày Chủ nhật mùa thường niên.
Tương tự như vậy, chữ đỏ đôi khi cũng rất là đặc biệt. Ví dụ, vào Chúa Nhật Phục Sinh và trong tuần bát nhật Phục Sinh, chữ đỏ bảo đọc kinh Tiền tụng Phục Sinh I, chứ không đọc bất cứ kinh Tiền tụng Phục sinh nào. Vì vậy trong trường hợp này, kinh Tiền tụng Phục Sinh I là kinh Tiền tụng của ngày, chứ không phải kinh Tiền tụng theo mùa. Ngày lễ Giáng sinh cung cấp sự lựa chọn giữa ba kinh Tiền tụng Giáng sinh, nhưng một trong ba phải được chọn.
Các Chủ nhật mùa Phục sinh và các mùa mạnh khác qui định một kinh Tiền tụng theo mùa phải được chọn, trong khi đối với các Chủ nhật mùa thường niên, chữ đỏ không gợi ý chọn kinh Tiền tụng nào. Tôi tin rằng việc này cho thấy một sự phân biệt rõ ràng giữa hai giai đoạn liên quan sự chọn lựa kinh Tiền tụng, và như một hệ quả, khả năng sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 4. (Zenit.org 15-5-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Sau câu trả lời của chúng tôi ngày 2-5 (xem Vietcatholic) về việc nâng cao Mình Máu Thánh Chúa trong Thánh lễ, một linh mục ở Washington, D.C. (Mỹ), góp ý như sau:
Hỏi: "Tôi muốn nêu lên vài ý kiến liên quan đến câu trả lời của cha về việc nâng cao Mình Máu Thánh trong thánh lễ.
"1. Tôi không thấy rằng việc nâng cao Mình Máu Thánh ‘ở ngang đầu của linh mục’ sẽ tạo dễ dàng cho việc linh mục nhìn ngắm Mình Máu Thánh cách tự nhiên hơn. Theo tôi, việc nâng lên ở ngang tầm đôi mắt là hợp lý hơn. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, kích thước nhà thờ cũng góp phần xác định việc nâng Mình Máu Thánh lên ở mức nào, để cho mọi người có thể nhin ngắm được.
"2. Có vẻ như rằng bởi vì việc nâng Mình Máu Thánh lần thứ hai được gọi chính thức là việc nâng, hoặc đưa cao (chứ không phải là trưng ra), cho nên chắc chắn lần nâng này là cao nhất trong ba lần nâng Mình Máu Thánh. Về mặt thần học, điều này là đúng, bởi vì đó là lúc dâng lễ vật hy sinh lên Chúa Cha, tức là dâng mọi lễ vật của các người hiện diện, hiệp nhất với hy lễ tối cao của Chúa Kitô, lên Chúa Cha để được chấp nhận. Tôi chưa bao giờ gặp khó khăn khi hát Vinh tụng ca, bởi vì tôi nâng Mình Máu Thánh cao trên đầu tôi.
"3. Sự hiểu biết của tôi về lý do chọn việc nâng, hoặc Đĩa thánh một mình hoặc cả Đĩa Thánh và Chén Thánh, khi đọc “Đây Chiên Thiên Chúa”, không phải là một vấn đề về “thẩm mỹ”, mà là phụ thuộc vào việc liệu linh mục sẽ cho Rước Lễ với Mình Thánh hay cả Mình và Máu Thánh, tức dưới một hình hay hai hình. Chính lời đọc mời gọi việc Rước lễ kia mà."
Đáp: Về điểm 1 và 2, tôi chỉ nói thêm một chút. Bởi vì không có qui định chính xác, nên không rõ những gì tôi đã nói trong bài viết ngày 2-5 hoặc quan điểm trên đây của cha là nhất thiết đúng hay sai. Còn có một số mức độ linh hoạt và uyển chuyển, tùy vào thể hình của linh mục, vì điều xem ra là vô duyên cho người này có thể là thanh lịch cho người khác.
Khi đề cập đến việc nâng cao Chén thánh chỉ ngang trên đầu, tôi đã cố gắng chuyển tải ý tưởng rằng cộng đoàn có thể sẽ nhìn thấy Mình Máu Thánh rõ ràng, trong khi linh mục có thể nhìn rõ với độ cao ngang đầu của ngài, thay vì phải giựt cổ ra sau.
Tôi đồng ý với cha rằng thường không có khó khăn trong việc nâng Mình Máu Thánh cao hơn đầu trong lần nâng ở Vinh tụng ca; thực ra, đây là cách tôi thường làm. Tuy nhiên, câu hỏi đầu tiên là nói về trường hợp một linh mục nâng Mình Máu Thánh lên quá cao, vốn không phải là một cử chỉ phổ biến.
Về điểm thứ ba, tôi xin phép có ý kiến khác với cha. Không có gì trong chữ đỏ nói rằng khả năng nâng Mình thánh trên Chén thánh là liên quan đến việc rước lễ dưới hai hình.
Đúng hơn tôi nên nói rằng khả năng này được đưa vào trong Sách lễ như một cách tái lập cho hình thức thông thường một cử chỉ biểu tượng đẹp, vốn hiện diện trong hình thức ngoại thường, chính xác như lời kết luận của Vinh tụng ca, trong đó linh mục nâng cao cả Mình Thánh và Chén Thánh.
Cử chỉ của Mình Thánh được nâng trên Chén Thánh, thường được tìm thấy trong các bức tranh và hình ảnh đạo đức, đã hoàn toàn biến mất khỏi Thánh Lễ. Tôi tin rằng điều này, chứ không phải là một sự phân biệt giữa việc rước lễ dưới một hình hay hai hình, là đứng đằng sau khả năng được cung cấp trong Sách lễ sẽ được xuất bản lần thứ ba.
***
Kinh Nguyện Thánh Thể 4 sử dụng thế nào?
Một độc giả khác, ở Southampton, Vương quốc Anh, gợi ý rằng tôi đã mắc sai lầm trong bài ngày 2-5 (xem Vietcatholic) về các khả năng sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 4:
Hỏi: "Cha nói rằng vì Kinh Nguyện Thánh Thể 4 có kinh Tiền tụng riêng – đúng là như vậy – nên nó chỉ có thể dùng trong mùa thường niên. Tôi nghĩ rằng điều này là không đúng. Kinh Nguyện Thánh Thể 4 không có thể được sử dụng vào một ngày có kinh Tiền tụng riêng của nó. Ví dụ, nó không thể được sử dụng trong lễ Đức Mẹ Lên Trời hay Đức Mẹ Vô nhiễm. Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng vào những ngày chỉ có kinh Tiền tụng theo mùa (Mùa Vọng, Giáng Sinh, Mùa Chay trừ các chủ nhật có kinh Tiền tụng riêng, lễ Phục sinh). Trong trường hợp đó, kinh Tiền tụng của Kinh Nguyện Thánh Thể 4 thay thế kinh Tiền tụng theo mùa, bởi vì Kinh Nguyện Thánh Thể 4 chỉ có thể được sử dụng trong toàn bộ của nó. Tôi nhìn nhận sẽ là một quyết định mục vụ đặc biệt cao khi sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 4 trong lễ Giáng Sinh hoặc Chủ nhật Phục sinh, nhưng về mặt lý thuyết không có gì sai trong đó, vì các lễ này không có kinh Tiền tụng riêng.”
Đáp: Độc giả có lý khi nói rằng một kinh Tiền tụng theo mùa có thể được thay thế bằng Kinh Nguyện Thánh Thể IV. Đó là lý do mà tôi nói rằng nó được sử dụng trong các Chủ nhật của mùa thường niên, vì có một số tác giả từ chối việc sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể 4 trong mọi ngày Chủ nhật.
Tuy nhiên, tôi sẽ đặt câu hỏi liệu sự sử dụng các kinh Tiền tụng theo mùa trong các Chủ nhật của các mùa phụng vụ chính là cùng loại với nhau không. Các Chủ nhật này có một vị trí cao hơn so với lễ trọng trong lịch phụng vụ, và các bài đọc của các Chủ nhật này không thể được thay thế băng các bài đọc khác. Ví dụ, nếu một lễ cưới hoặc lễ truyền chức linh mục diễn ra vào một Chủ nhật như thế, thì các bài đọc của ngày Chủ nhật được ưu tiên hơn so với bài đọc lễ cưới hay lễ truyền chức linh mục.
Nếu lễ cưới hoặc lễ truyền chức linh mục diễn ra vào một Chủ nhật mùa thường niên hoặc mùa Giáng sinh, thì phụng vụ Chủ nhật có thể được thay thế toàn bộ, trừ phi nó trùng hợp với Thánh lễ cầu cho giáo dân.
Do luật ưu tiên như vậy, tôi có thể nói rằng trong các ngày ấy, việc chỉ định sử dụng kinh Tiền tụng theo mùa trong chữ đỏ ràng buộc mạnh mẽ hơn, so với vào ngày Chủ nhật mùa thường niên.
Tương tự như vậy, chữ đỏ đôi khi cũng rất là đặc biệt. Ví dụ, vào Chúa Nhật Phục Sinh và trong tuần bát nhật Phục Sinh, chữ đỏ bảo đọc kinh Tiền tụng Phục Sinh I, chứ không đọc bất cứ kinh Tiền tụng Phục sinh nào. Vì vậy trong trường hợp này, kinh Tiền tụng Phục Sinh I là kinh Tiền tụng của ngày, chứ không phải kinh Tiền tụng theo mùa. Ngày lễ Giáng sinh cung cấp sự lựa chọn giữa ba kinh Tiền tụng Giáng sinh, nhưng một trong ba phải được chọn.
Các Chủ nhật mùa Phục sinh và các mùa mạnh khác qui định một kinh Tiền tụng theo mùa phải được chọn, trong khi đối với các Chủ nhật mùa thường niên, chữ đỏ không gợi ý chọn kinh Tiền tụng nào. Tôi tin rằng việc này cho thấy một sự phân biệt rõ ràng giữa hai giai đoạn liên quan sự chọn lựa kinh Tiền tụng, và như một hệ quả, khả năng sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 4. (Zenit.org 15-5-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Papua New Guinea: Một phó tế giỏi đá bóng của đội tuyển trường Đại học Giáo Hoàng Urbanô
Nguyễn Trọng Đa
08:46 16/05/2012
Papua New Guinea: Một phó tế giỏi đá bóng của đội tuyển trường Đại học Giáo Hoàng Urbanô
Vatican – Đức tin vào Chúa Kitô và Tin mừng của Người luôn là “đá tảng cho cuộc đời mình”, cả trong các bức tường của một nhà thờ, và trên sân cỏ bóng đá: Christian Sieland, 32 tuổi, một chủng sinh của Papua New Guinea đang theo học thần học tại Rôma, đã được truyền chức phó tế tại Rôma ngày thứ Bảy 12-5.
Theo hãng tin Fides, thầy Christian cho rằng đây là "một ngày cuối tuần đáng nhớ": vào ngày được truyển chức phó tế, thầy cũng được tuyên dương là "cầu thủ xuất sắc nhất" của giải đấu "Clericus Cup" (giải Giáo sĩ), một giải đấu giữa các linh mục và chủng sinh ở Rôma.
Thầy Christian thi đấu trong đội bóng của trường Đại học Giáo Hoàng Urbanô, nơi thầy cư trú, thuộc Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc, và nổi bật như là một trong các tiền vệ giỏi nhất trong giải đấu, mặc dù đội của thầy không là đội vào chung kết.
Thầy rất vui sướng về việc tuyên dương bất ngờ là cầu thủ xuất sắc nhất giải vào buổi sáng thứ bảy, và buổi chiều thầy được truyền chức phó tế trong Đền thờ Thánh Phêrô bởi Đức Hồng y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc, cùng với 16 sinh viên khác của Đại học Giáo Hoàng Urbanô “de Propaganda Fide”, và 4 phó tế được truyền chức linh mục. Các tân chức thuộc các quốc gia ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ và Châu Đại Dương.,
Thầy Christian Sieland thuộc giáo phận Chimbu, Papua New Guinea, và đang theo học Kinh Thánh.
Thầy sẽ được truyền chức linh mục ở Papua New Guinea vào năm tới. Thầy là người gốc Đức, con của một đôi vợ chồng Công giáo tình nguyện đến Papua New Guinea cách đây khoảng 50 năm. Phương châm của thầy là "Đi theo Chúa và phục vụ Người tại Papua New Guinea”, nơi có nhiều nhà thờ để truyền đạo và nhiều sân cỏ để chơi bóng. (Agenzia Fides 15-5-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Theo hãng tin Fides, thầy Christian cho rằng đây là "một ngày cuối tuần đáng nhớ": vào ngày được truyển chức phó tế, thầy cũng được tuyên dương là "cầu thủ xuất sắc nhất" của giải đấu "Clericus Cup" (giải Giáo sĩ), một giải đấu giữa các linh mục và chủng sinh ở Rôma.
Thầy Christian thi đấu trong đội bóng của trường Đại học Giáo Hoàng Urbanô, nơi thầy cư trú, thuộc Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc, và nổi bật như là một trong các tiền vệ giỏi nhất trong giải đấu, mặc dù đội của thầy không là đội vào chung kết.
Thầy rất vui sướng về việc tuyên dương bất ngờ là cầu thủ xuất sắc nhất giải vào buổi sáng thứ bảy, và buổi chiều thầy được truyền chức phó tế trong Đền thờ Thánh Phêrô bởi Đức Hồng y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc, cùng với 16 sinh viên khác của Đại học Giáo Hoàng Urbanô “de Propaganda Fide”, và 4 phó tế được truyền chức linh mục. Các tân chức thuộc các quốc gia ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ và Châu Đại Dương.,
Thầy Christian Sieland thuộc giáo phận Chimbu, Papua New Guinea, và đang theo học Kinh Thánh.
Thầy sẽ được truyền chức linh mục ở Papua New Guinea vào năm tới. Thầy là người gốc Đức, con của một đôi vợ chồng Công giáo tình nguyện đến Papua New Guinea cách đây khoảng 50 năm. Phương châm của thầy là "Đi theo Chúa và phục vụ Người tại Papua New Guinea”, nơi có nhiều nhà thờ để truyền đạo và nhiều sân cỏ để chơi bóng. (Agenzia Fides 15-5-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Nam Hàn: Caritas giúp đỡ Phi Châu
Tiền Hô
10:10 16/05/2012
Seoul, 15 Tháng Năm 2012 (AsiaNews) - Caritas Nam Hàn vừa quyết định gửi khẩn cấp 250 ngàn Mỹ Kim cho các nước Phi Châu đang chịu ảnh hưởng bởi hạn hán. Việc viện trợ các nhu yếu phẩm cũng được họ bắt đầu triển khai, các tổ chức Công Giáo tại Nam Hàn đã đưa ra chương trình quyên góp khẩn cấp đến người dân nước này nhằm kiếm được càng nhiều tiền càng tốt để trao cho các khu vực Phi Châu chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Bà Shin - trưởng nhóm viện trợ của Caritas Nam Hàn nói với AsiaNews rằng: "Chúng tôi không thể đứng và nhìn trẻ em chết đói, chúng tôi phải làm một điều gì đó".
Bà giải thích thêm: "Ở Bắc Phi, hơn 12 triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực rất đáng báo động. Vấn đề nghiêm trọng trong năm nay là hạn hán, nó đã làm giảm sản lượng lương thực. Hơn nữa, giá lương thực trên thế giới đang tăng lên, khiến khẩu phần lương thực nội địa bị cắt giảm để bán ra nước ngoài chứ không phải phục vụ cho dân trong nước".
Mặt khác, bà tiếp tục nói: "Cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập đã đẩy hàng trăm ngàn người phải rời bỏ đất nước của mình. Ở Niger, Burkina Faso, Senegal và Chad đã phải gánh chịu dòng người tị nạn đến từ Libya, Cote d'Ivoire và Mali. Hiện nay có khoảng 12 triệu người đang gặp khó khăn và phải sống qua ngày bằng một bữa ăn đói khổ. Chúng tôi cần ngân sách từ trước khi bước vào đầu mùa xuân, chúng tôi phải giúp họ trước khi quá muộn".
Cùng với Caritas của các quốc gia khác, Caristas Nam Hàn đã bắt đầu viện trợ lương thực, nước uống và vật tư y tế. Bà Shin ngỏ lời cuối cùng này với người Công giáo trên toàn thế giới: "Tình hình đang nghiêm trọng và cấp bách. Chúng ta phải làm mọi thứ để có thể cứu sống anh chị em của chúng ta ở Bắc Phi".
Bà giải thích thêm: "Ở Bắc Phi, hơn 12 triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực rất đáng báo động. Vấn đề nghiêm trọng trong năm nay là hạn hán, nó đã làm giảm sản lượng lương thực. Hơn nữa, giá lương thực trên thế giới đang tăng lên, khiến khẩu phần lương thực nội địa bị cắt giảm để bán ra nước ngoài chứ không phải phục vụ cho dân trong nước".
Mặt khác, bà tiếp tục nói: "Cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập đã đẩy hàng trăm ngàn người phải rời bỏ đất nước của mình. Ở Niger, Burkina Faso, Senegal và Chad đã phải gánh chịu dòng người tị nạn đến từ Libya, Cote d'Ivoire và Mali. Hiện nay có khoảng 12 triệu người đang gặp khó khăn và phải sống qua ngày bằng một bữa ăn đói khổ. Chúng tôi cần ngân sách từ trước khi bước vào đầu mùa xuân, chúng tôi phải giúp họ trước khi quá muộn".
Cùng với Caritas của các quốc gia khác, Caristas Nam Hàn đã bắt đầu viện trợ lương thực, nước uống và vật tư y tế. Bà Shin ngỏ lời cuối cùng này với người Công giáo trên toàn thế giới: "Tình hình đang nghiêm trọng và cấp bách. Chúng ta phải làm mọi thứ để có thể cứu sống anh chị em của chúng ta ở Bắc Phi".
Cầu nguyện theo các thư của thánh Phaolô
Bùi Hữu Thư
10:18 16/05/2012
Vatican, 16 tháng 5, 2012 (VIS) - Sau khi đã nghiên cứu về cầu nguyện trong Sách Công Vụ Tông Đồ, Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố ngài sẽ dành loạt bài giảng giáo lý kế tiếp cho việc cầu nguyện theo các thư của thánh Phaolô, luôn luôn bắt đầu và chấm dứt với một lời nguyện và cho chúng ta một loạt các hình thức cầu nguyện khác nhau.
Trong buổi triều kiến chung ngày thứ Tư tại quảng trường thánh Phêrô với khoảng 11.000 người, Đức Thánh Cha giải thích rằng vị Tồng Đồ cho Dân Ngoại muốn chúng ta hiểu là "cầu nguyện không được coi như một cử chỉ tốt lành và giản dị để dâng lên Thiên Chúa, như một hành động của chính chúng ta. Trên hết đó là một quà tặng, một quà tặng của sự hiện diện sống động và đầy sinh khí của Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô bên trong chúng ta."
Khi chúng ta cầu nguyện chúng ta cảm nhận "những yếu đuối của một tạo vật, vì chúng ta thấy mình đứng trước sự toàn năng và siêu việt của Thiên Chúa... và chúng ta cũng cảm nhận được những giới hạn của chúng ta... và nhu cầu phải ngày càng phải trông cậy nơi Người nhiều hơn." Đây là lúc "Chúa Thánh Thần trợ giúp chúng ta trong sự bất lực. ..và hướng dẫn chúng ta quay về với Thiên Chúa." Vì vậy cầu nguyện chính là "hoạt dộng của Chúa Thánh Thần trong nhân loại để lo lắng cho sự yếu đuối của chúng ta và biến đổi chúng ta từ những kẻ bị ràng buộc bởi thực tại trần thế thành những con người có thần khí."
Giữa các hậu quả của hoạt động của Thần Khí Chúa Kitô như nguyên lý nội tại của tất cả mọi hành động của chúng ta, Đức Thánh Cha trước nhất nhận định là "cầu nguyện được Chúa Thánh Thần linh ứng ban cho chúng ta khả năng để phó thác và vượt thắng mọi hình thức sợ hãi hay bị nô lệ, để sống với sự tự do đích thực của những người con cái Thiên Chúa. Một hậu quả khác là "mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa trở nên sâu xa đến nỗi không còn bị ảnh hưởng bởi mọi thử thách và khó khăn, giúp chúng ta sống kết hiệp với Chúa Kitô, với cuộc khổ nạn của người, và cũng trông đợi được tham dự vào vinh quang của Người."
Không có tiếng khóc nào của nhân loại mà Thiên Chúa không nghe thấy
Đức Thánh Cha nói: "Rất nhiều lần, chúng ta xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi mọi đau đớn về xác thịt và sự dữ... tuy nhiên, chúng ta thường có cảm tưởng là Người không nghe lời cầu xin của chúng ta và chúng ta có nguy cơ là trở nên thất vọng và không kiên trì. Trên thực tế, không có tiếng khóc nào của nhân loại mà Thiên Chúa không nghe biết... Sự đáp trả của Chúa Cha cho Con Người không phải là sự giải thoát tức thì khỏi mọi đau đớn và sự chết: qua thập giá và cái chết, Thiên Chúa trả lời bằng sự Phục Sinh."
Cuối cùng, "một lời cầu của tín hữu, nếu cởi mở cho chiều kích nhân loại và chiều kích của toàn thể tạo vật... không bị khép kín, phải cởi mở để chia xẻ vào những đau khổ của thời đại chúng ta. Nhờ đó sẽ được biến cải thành. .. máng chuyển niềm hy vọng cho mọi tạo vật và là một biểu hiệu của tình yêu Thiên Chúa đang tuôn đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần."
Đức Thánh Cha kết luận: thánh Tông Đồ dậy chúng ta rằng khi cầu nguyện "chúng ta phải mở lòng cho Thiên Chúa với tất cả trái tim và tất cả con người. Thần Khí Chúa Kitô trở nên sức mạnh của kinh nguyện 'yếu đuối của chúng ta, và là ánh sáng của kinh nguyện 'mờ tối' của chúng ta... dậy chúng ta sống trong khi đối chọi với những thử thách của cuộc sống, có sự an lòng là chúng ta không lẻ loi, mở lòng chúng ta cho chân trời của nhân loại và tạo vật đang 'rên xiết trong đau đớn.'"
Trong buổi triều kiến chung ngày thứ Tư tại quảng trường thánh Phêrô với khoảng 11.000 người, Đức Thánh Cha giải thích rằng vị Tồng Đồ cho Dân Ngoại muốn chúng ta hiểu là "cầu nguyện không được coi như một cử chỉ tốt lành và giản dị để dâng lên Thiên Chúa, như một hành động của chính chúng ta. Trên hết đó là một quà tặng, một quà tặng của sự hiện diện sống động và đầy sinh khí của Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô bên trong chúng ta."
Khi chúng ta cầu nguyện chúng ta cảm nhận "những yếu đuối của một tạo vật, vì chúng ta thấy mình đứng trước sự toàn năng và siêu việt của Thiên Chúa... và chúng ta cũng cảm nhận được những giới hạn của chúng ta... và nhu cầu phải ngày càng phải trông cậy nơi Người nhiều hơn." Đây là lúc "Chúa Thánh Thần trợ giúp chúng ta trong sự bất lực. ..và hướng dẫn chúng ta quay về với Thiên Chúa." Vì vậy cầu nguyện chính là "hoạt dộng của Chúa Thánh Thần trong nhân loại để lo lắng cho sự yếu đuối của chúng ta và biến đổi chúng ta từ những kẻ bị ràng buộc bởi thực tại trần thế thành những con người có thần khí."
Giữa các hậu quả của hoạt động của Thần Khí Chúa Kitô như nguyên lý nội tại của tất cả mọi hành động của chúng ta, Đức Thánh Cha trước nhất nhận định là "cầu nguyện được Chúa Thánh Thần linh ứng ban cho chúng ta khả năng để phó thác và vượt thắng mọi hình thức sợ hãi hay bị nô lệ, để sống với sự tự do đích thực của những người con cái Thiên Chúa. Một hậu quả khác là "mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa trở nên sâu xa đến nỗi không còn bị ảnh hưởng bởi mọi thử thách và khó khăn, giúp chúng ta sống kết hiệp với Chúa Kitô, với cuộc khổ nạn của người, và cũng trông đợi được tham dự vào vinh quang của Người."
Không có tiếng khóc nào của nhân loại mà Thiên Chúa không nghe thấy
Đức Thánh Cha nói: "Rất nhiều lần, chúng ta xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi mọi đau đớn về xác thịt và sự dữ... tuy nhiên, chúng ta thường có cảm tưởng là Người không nghe lời cầu xin của chúng ta và chúng ta có nguy cơ là trở nên thất vọng và không kiên trì. Trên thực tế, không có tiếng khóc nào của nhân loại mà Thiên Chúa không nghe biết... Sự đáp trả của Chúa Cha cho Con Người không phải là sự giải thoát tức thì khỏi mọi đau đớn và sự chết: qua thập giá và cái chết, Thiên Chúa trả lời bằng sự Phục Sinh."
Cuối cùng, "một lời cầu của tín hữu, nếu cởi mở cho chiều kích nhân loại và chiều kích của toàn thể tạo vật... không bị khép kín, phải cởi mở để chia xẻ vào những đau khổ của thời đại chúng ta. Nhờ đó sẽ được biến cải thành. .. máng chuyển niềm hy vọng cho mọi tạo vật và là một biểu hiệu của tình yêu Thiên Chúa đang tuôn đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần."
Đức Thánh Cha kết luận: thánh Tông Đồ dậy chúng ta rằng khi cầu nguyện "chúng ta phải mở lòng cho Thiên Chúa với tất cả trái tim và tất cả con người. Thần Khí Chúa Kitô trở nên sức mạnh của kinh nguyện 'yếu đuối của chúng ta, và là ánh sáng của kinh nguyện 'mờ tối' của chúng ta... dậy chúng ta sống trong khi đối chọi với những thử thách của cuộc sống, có sự an lòng là chúng ta không lẻ loi, mở lòng chúng ta cho chân trời của nhân loại và tạo vật đang 'rên xiết trong đau đớn.'"
ĐTC: Lời cầu nguyện giúp thắng vượt mọi sợ hãi nô lệ và rộng mở cho mọi thụ tạo
Linh Tiến Khải
10:29 16/05/2012
Lời cầu nguyện được Chúa Thánh Thần linh hứng giúp tín hữu sống sự tự do là con cái Thiên Chúa, thắng vượt mọi sợ hãi nô lệ, sống kết hiệp sâu xa với Chúa và rộng mở cho mọi thụ tạo.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên với gần 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 16-5-2012.
Ngoài các đoàn hành hương Âu châu và Bắc Mỹ cũng có các đoàn hành hương đến từ Á châu như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Philippines. Đến từ xa nhất là đoàn hành hương Australia. Trong khi từ châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Mehicô, Costa Rica, Guatemala, Argentina và Brasil.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy đề tài ”lời cầu nguyện trong các thư của Thánh Phaolô, Tông Đồ dân ngoại”. Các thư của thánh nhân luôn luôn đựơc mở đầu và kết thúc với các kiểu diễn tả lời cầu nguyện: mở đầu với lời nguyện tạ ơn, chúc tụng, và kết thúc với lời cầu chúc ơn thánh Chúa hướng dẫn con đường của cộng đoàn tín hữu. Giữa công thức mở đầu: ”Tôi tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 1,8) và lời cầu chúc kết thúc ”Ân sủng của Chúa Giêsu Kitô ở cùng anh em” (1 Cr 16,23) là nội dung của các thư. Đức Thánh Cha định nghĩa lời cầu nguyện trong các thư của thánh Phaolô như sau:
Lời cầu nguyện của thánh Phaolô là một lời cầu nguyện biểu lộ các hình thái rất phong phú, từ lời cảm tạ tới lời chúc lành, từ lời ca ngợi tới lời xin ơn và bầu cử, từ thánh thi tới lời khẩn nài: một thay đổi các kiểu diễn tả chứng minh cho thấy lời cầu nguyện lôi cuốn và thấm nhập tất cả mọi tình trạng sống cá nhân cũng như cộng đoàn mà thánh nhân hướng tới.
Tiếp tục bài huấn du Đức Thánh Cha nói: một yếu tố đầu tiên mà thánh Tông Đồ muốn làm cho chúng ta hiểu đó là không được coi lời cầu nguyện đơn thuần như là một hành động, một công việc làm tốt, mà chúng ta chu toàn đối với Thiên Chúa. Nhưng trước hết nó là một ơn, hoa trái của sự hiện diện sinh động, trao ban sức sống của Thiên Chúa Cha và của Đức Giêsu Kitô trong chúng ta. Thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Roma: ”Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả” (Rm 8,26). Thật thế, chúng ta muốn cầu nguyện nhưng Thiên Chúa ở xa, chúng ta không có các lời và từ ngữ kể cả tư tưởng để nói với Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể rộng mở chính mình, dành thời giờ cho Thiên Chúa, chờ đợi Người giúp chúng ta bước vào trong cuộc đối thoại đích thật với Người. Nhưng thánh nhân nói cho chúng ta biết rằng chính sự vắng bóng lời nói, ước mong tiếp xúc với Thiên Chúa là lời cầu nguyện, mà Chúa Thánh Thần không chỉ hiểu, nhưng còn giải thích bên Thiên Chúa nữa. Chính sự yếu đuối đó, qua Chúa Thánh Thần, trở thành lời cầu nguyện, sự tiếp xúc đích thật với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần như thể là thông dịch viên làm cho chính chúng ta và Thiên Chúa hiểu điều chúng ta muốn nói.
Hơn là trong tất cả mọi chiều kích khác trong cuộc sống, trong lời cầu nguyện chúng ta kinh nghiệm được sự yếu hèn, sự nghèo nàn, thân phận là thụ tạo của chúng ta, bởi vì chúng ta được đặt đứng trước sự toàn năng và siêu việt của Thiên Chúa. Càng tiến xa trong việc lắng nghe và đối thoại với Thiên Chúa bao nhiêu - bởi vì lời cầu ngyện trở thành hơi thở thường ngày của linh hồn chúng ta - thì chúng ta càng nhận ra ý nghĩa sự hạn hẹp của chúng ta bấy nhiêu, không phải chỉ trước các hoàn cảnh cụ thể mỗi ngày, mà cả trong tương quan với Thiên Chúa nữa. Và khi đó lớn lên trong chúng ta sự cần thiết ngày càng phó thác cho Người... Và chính Chúa Thánh Thần trợ giúp sự bất lực này của chúng ta, Người soi sáng tâm trí và suởi ấm con tim chúng ta, bằng cách hướng chúng ta về Thiên Chúa. Đối với thánh Phaolô lời cầu nguyện trước hết là hoạt động của Chúa Thánh Thần trong bản tính nhân loại của chúng ta, để mang lấy sự yếu hèn của chúng ta và biến đổi chúng ta từ những con người bị ràng buộc vào các thực tại vật chất trở thành các con người tinh thần. Thánh Phaolô viết trong thứ thứ I gửi tín hữu Côrintô: ”Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Để nói về những điều đó, chúng tôi không dùng những lời lẽ đã học được nơi trí khôn ngoan của loài người, nhưng những lời lẽ Thần Khí linh hứng để diễn tả thực tại thuộc về Thần Khí” (1 Cr 2,12-13).
Với sự hiện diện này của Chúa Thánh Thần, sự hiệp nhất của chúng ta với Chúa Kitô được thực hiện, bởi vì đây là Thần Khí của Con Thiên Chúa, nơi Người chúng ta được trở thành con. Thánh Phaolô nói về Thần Khí của Chúa Kitô (Rm 8,9) chứ không phải chỉ là Thần Khí của Thiên Chúa. Và đương nhiên, nếu Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, thì thần trí của Người cũng là thần trí của Thiên Chúa, và như thế nếu thần trí của Thiên Chúa và thần trí của Chúa Kitô đã trở thành rất gần gũi chúng ta trong Con Thiên Chúa, thì Thần Khí của Thiên Chúa cũng trở thành Thần Khí con người và đụng tới chúng ta. Chúng ta có thể bước vào sự hiệp thông với Thần Khí. Giống như thể nói rằng không chỉ có Thiên Chúa Cha đã trở thành hữu hình trong sự Nhập Thể của Chúa Con, mà cả Thần Khí của Thiên Chúa cũng tự biểu lộ ra trong cuộc sống và hành động của Đức Giêsu Kitô, là Đấng đã sống, đã bị đóng đinh, chết và sống lại. Thánh Tông Đồ nhắc lại rằng “không ai có thể nói ”Đức Giêsu là Chúa”, nếu không do tác động của Chúa Thánh Thần” (1 Cr 12,3). Như vậy Thần Khí hướng con tim chúng ta về Chúa Giêsu Kitô, đến độ ”không phải chúng ta sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong chúng ta” (Gl 2,20).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nêu bật các hiệu qủa hoạt động của Chúa Thánh Thần trong chúng ta. Ngài nói:
Trước hết với lời cầu nguyện, được Thần Khí linh hứng, chúng ta được đặt để trong điều kiện từ bỏ và thắng vượt mọi hình thức sợ hãi và nô lệ, bằng cách sống sự tự do đích thực của con cái Thiên Chúa. Không có lời cầu nguyện nuôi dưỡng việc ở trong Chúa Kitô mỗi ngày trong sự thân tình lớn lên từ từ, thì chúng ta rơi vào hoàn cảnh ,mà thánh Phaolô tả trong thư gửi giáo đoàn Roma: chúng ta không làm điều thiện chúng ta muốn, nhưng làm điều ác mà chúng ta không muốn (Rm 7,19). Đó là kiểu diển tả sự tha hóa, sự hủy hoại tự do của cuộc sống chúng ta, bởi tội tổ tông... ”Nơi đâu có Thần Khí của Chúa, thì nơi đó có sự tự do” (2 Cr 3,17). Với lời cầu nguyện chúng ta sống kinh nghiệm sự tự do do Thần Khí ban cho: một sự tự do đích thật khỏi tội lỗi và sự dữ, tự do cho sự thiện, cho sự sống và cho Thiên Chúa.
Sự tự do ấy không đồng hóa với lối sống buông thả, hay khả năng lựa chọn sự dữ, mà là ”hoa trái của Thần Khí, là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22). Đó chính là sự tự do đích thực.
Hiệu qủa thứ hai khi chúng ta để cho Thần Khí Chúa Kitô hoạt động trong chúng ta: đó là tương quan của chúng ta với Thiên Chúa trở thành sâu đậm đến độ không có thực tại hay trạng huống nào có thể gây thiệt hại cho chúng ta. Khi đó chúng ta hiểu rằng với lời cầu nguyện chúng ta không được giải thoát khỏi các thử thách hay các khổ đau, nhưng chúng ta có thể sống chúng trong sự kết hiệp với Chúa Kitô, với các khổ đau của Người, trong viễn tượng cũng chia sẻ vinh quang của Người (Rm 8,17). Rất nhiều lần trong lời cầu nguyện chúng ta xin Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự dữ vật lý và tinh thần, vá chúng ta làm điều đó với lòng tin tưởng. Nhưng thường khi chúng ta có cảm tưởng không được nhận lời, và khi đó chúng ta chán nản ngã lòng và không kiên trì nữa. Thật ra, không có tiếng kêu than nào của con người mà không được Thiên Chúa lắng nghe; và chính trong lời cầu nguyện liên lỉ và trung thành chúng ta hiểu với thánh Phaolô rằng: ”những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Lời cầu nguyện không miễn trừ cho chúng ta khỏi thử thách và khổ đau, nhưng cho phép chúng ta sống và đương đầu với các khổ đau đó với một sức mạnh mới, với chính lòng tin tưởng của Chúa Giêsu...
Câu trả lời của Thiên Chúa cho các tiếng kêu khóc và nước mắt của Chúa Giêsu đã không phải là sự giải thoát lập tức khỏi các khổ đau, thập giá và cái chết, nhưng đã là một sự chấp nhận vĩ đại hơn nhiều, một câu trả lời sâu đậm hơn nhiều. Thiên Chúa đã trả lời với sự phục sinh của Con Ngài, với cuộc sống mới.
Hiệu qủa thứ ba đó là lời cầu của tín hữu rộng mở cho các chiều kích của toàn nhân loại và mọi thụ tạo, nhận lấy sự chờ mong ngong ngóng ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái người (Rm 8,19). Lời cầu nguyện được nâng đỡ bới Thần Khi của Chúa Kitô không đóng kín trong chính nó, cũng không chỉ là lời cầu nguyện cho tôi, mà rông mở cho sự chia sẻ với các nỗi khổ đau của người khác trong thời đại chúng ta. Nó trở thành lời bầu cử cho người khác, và như thế là trở thành sự giải thoát từ tôi, là con kênh hy vọng cho mọi thụ tạo, diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, mà Thần Khí đổ tràn đầy tâm hồn chúng ta (Rm 5,5).
Nhắc tới ngày 15-5 vừa qua là Ngày Quốc Tế Gia Đình, Đức Thánh Cha kêu gọi phải tổ chức công ăn việc làm thế nào để nó không cản trở cuộc sống gia đình nhưng giúp gia đình hiệp nhất. Ngài cầu mong ngày Chúa Nhật ngày của Chúa và là lễ Phục Sinh trong tuần là ngày nghỉ ngơi và là cơ hội củng cố các quan hệ trong gia đình.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc tất cả những ngày hành hương sốt sắng bổ ích Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên với gần 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 16-5-2012.
Ngoài các đoàn hành hương Âu châu và Bắc Mỹ cũng có các đoàn hành hương đến từ Á châu như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Philippines. Đến từ xa nhất là đoàn hành hương Australia. Trong khi từ châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Mehicô, Costa Rica, Guatemala, Argentina và Brasil.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy đề tài ”lời cầu nguyện trong các thư của Thánh Phaolô, Tông Đồ dân ngoại”. Các thư của thánh nhân luôn luôn đựơc mở đầu và kết thúc với các kiểu diễn tả lời cầu nguyện: mở đầu với lời nguyện tạ ơn, chúc tụng, và kết thúc với lời cầu chúc ơn thánh Chúa hướng dẫn con đường của cộng đoàn tín hữu. Giữa công thức mở đầu: ”Tôi tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 1,8) và lời cầu chúc kết thúc ”Ân sủng của Chúa Giêsu Kitô ở cùng anh em” (1 Cr 16,23) là nội dung của các thư. Đức Thánh Cha định nghĩa lời cầu nguyện trong các thư của thánh Phaolô như sau:
Lời cầu nguyện của thánh Phaolô là một lời cầu nguyện biểu lộ các hình thái rất phong phú, từ lời cảm tạ tới lời chúc lành, từ lời ca ngợi tới lời xin ơn và bầu cử, từ thánh thi tới lời khẩn nài: một thay đổi các kiểu diễn tả chứng minh cho thấy lời cầu nguyện lôi cuốn và thấm nhập tất cả mọi tình trạng sống cá nhân cũng như cộng đoàn mà thánh nhân hướng tới.
Tiếp tục bài huấn du Đức Thánh Cha nói: một yếu tố đầu tiên mà thánh Tông Đồ muốn làm cho chúng ta hiểu đó là không được coi lời cầu nguyện đơn thuần như là một hành động, một công việc làm tốt, mà chúng ta chu toàn đối với Thiên Chúa. Nhưng trước hết nó là một ơn, hoa trái của sự hiện diện sinh động, trao ban sức sống của Thiên Chúa Cha và của Đức Giêsu Kitô trong chúng ta. Thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Roma: ”Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả” (Rm 8,26). Thật thế, chúng ta muốn cầu nguyện nhưng Thiên Chúa ở xa, chúng ta không có các lời và từ ngữ kể cả tư tưởng để nói với Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể rộng mở chính mình, dành thời giờ cho Thiên Chúa, chờ đợi Người giúp chúng ta bước vào trong cuộc đối thoại đích thật với Người. Nhưng thánh nhân nói cho chúng ta biết rằng chính sự vắng bóng lời nói, ước mong tiếp xúc với Thiên Chúa là lời cầu nguyện, mà Chúa Thánh Thần không chỉ hiểu, nhưng còn giải thích bên Thiên Chúa nữa. Chính sự yếu đuối đó, qua Chúa Thánh Thần, trở thành lời cầu nguyện, sự tiếp xúc đích thật với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần như thể là thông dịch viên làm cho chính chúng ta và Thiên Chúa hiểu điều chúng ta muốn nói.
Hơn là trong tất cả mọi chiều kích khác trong cuộc sống, trong lời cầu nguyện chúng ta kinh nghiệm được sự yếu hèn, sự nghèo nàn, thân phận là thụ tạo của chúng ta, bởi vì chúng ta được đặt đứng trước sự toàn năng và siêu việt của Thiên Chúa. Càng tiến xa trong việc lắng nghe và đối thoại với Thiên Chúa bao nhiêu - bởi vì lời cầu ngyện trở thành hơi thở thường ngày của linh hồn chúng ta - thì chúng ta càng nhận ra ý nghĩa sự hạn hẹp của chúng ta bấy nhiêu, không phải chỉ trước các hoàn cảnh cụ thể mỗi ngày, mà cả trong tương quan với Thiên Chúa nữa. Và khi đó lớn lên trong chúng ta sự cần thiết ngày càng phó thác cho Người... Và chính Chúa Thánh Thần trợ giúp sự bất lực này của chúng ta, Người soi sáng tâm trí và suởi ấm con tim chúng ta, bằng cách hướng chúng ta về Thiên Chúa. Đối với thánh Phaolô lời cầu nguyện trước hết là hoạt động của Chúa Thánh Thần trong bản tính nhân loại của chúng ta, để mang lấy sự yếu hèn của chúng ta và biến đổi chúng ta từ những con người bị ràng buộc vào các thực tại vật chất trở thành các con người tinh thần. Thánh Phaolô viết trong thứ thứ I gửi tín hữu Côrintô: ”Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Để nói về những điều đó, chúng tôi không dùng những lời lẽ đã học được nơi trí khôn ngoan của loài người, nhưng những lời lẽ Thần Khí linh hứng để diễn tả thực tại thuộc về Thần Khí” (1 Cr 2,12-13).
Với sự hiện diện này của Chúa Thánh Thần, sự hiệp nhất của chúng ta với Chúa Kitô được thực hiện, bởi vì đây là Thần Khí của Con Thiên Chúa, nơi Người chúng ta được trở thành con. Thánh Phaolô nói về Thần Khí của Chúa Kitô (Rm 8,9) chứ không phải chỉ là Thần Khí của Thiên Chúa. Và đương nhiên, nếu Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, thì thần trí của Người cũng là thần trí của Thiên Chúa, và như thế nếu thần trí của Thiên Chúa và thần trí của Chúa Kitô đã trở thành rất gần gũi chúng ta trong Con Thiên Chúa, thì Thần Khí của Thiên Chúa cũng trở thành Thần Khí con người và đụng tới chúng ta. Chúng ta có thể bước vào sự hiệp thông với Thần Khí. Giống như thể nói rằng không chỉ có Thiên Chúa Cha đã trở thành hữu hình trong sự Nhập Thể của Chúa Con, mà cả Thần Khí của Thiên Chúa cũng tự biểu lộ ra trong cuộc sống và hành động của Đức Giêsu Kitô, là Đấng đã sống, đã bị đóng đinh, chết và sống lại. Thánh Tông Đồ nhắc lại rằng “không ai có thể nói ”Đức Giêsu là Chúa”, nếu không do tác động của Chúa Thánh Thần” (1 Cr 12,3). Như vậy Thần Khí hướng con tim chúng ta về Chúa Giêsu Kitô, đến độ ”không phải chúng ta sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong chúng ta” (Gl 2,20).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nêu bật các hiệu qủa hoạt động của Chúa Thánh Thần trong chúng ta. Ngài nói:
Trước hết với lời cầu nguyện, được Thần Khí linh hứng, chúng ta được đặt để trong điều kiện từ bỏ và thắng vượt mọi hình thức sợ hãi và nô lệ, bằng cách sống sự tự do đích thực của con cái Thiên Chúa. Không có lời cầu nguyện nuôi dưỡng việc ở trong Chúa Kitô mỗi ngày trong sự thân tình lớn lên từ từ, thì chúng ta rơi vào hoàn cảnh ,mà thánh Phaolô tả trong thư gửi giáo đoàn Roma: chúng ta không làm điều thiện chúng ta muốn, nhưng làm điều ác mà chúng ta không muốn (Rm 7,19). Đó là kiểu diển tả sự tha hóa, sự hủy hoại tự do của cuộc sống chúng ta, bởi tội tổ tông... ”Nơi đâu có Thần Khí của Chúa, thì nơi đó có sự tự do” (2 Cr 3,17). Với lời cầu nguyện chúng ta sống kinh nghiệm sự tự do do Thần Khí ban cho: một sự tự do đích thật khỏi tội lỗi và sự dữ, tự do cho sự thiện, cho sự sống và cho Thiên Chúa.
Sự tự do ấy không đồng hóa với lối sống buông thả, hay khả năng lựa chọn sự dữ, mà là ”hoa trái của Thần Khí, là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22). Đó chính là sự tự do đích thực.
Hiệu qủa thứ hai khi chúng ta để cho Thần Khí Chúa Kitô hoạt động trong chúng ta: đó là tương quan của chúng ta với Thiên Chúa trở thành sâu đậm đến độ không có thực tại hay trạng huống nào có thể gây thiệt hại cho chúng ta. Khi đó chúng ta hiểu rằng với lời cầu nguyện chúng ta không được giải thoát khỏi các thử thách hay các khổ đau, nhưng chúng ta có thể sống chúng trong sự kết hiệp với Chúa Kitô, với các khổ đau của Người, trong viễn tượng cũng chia sẻ vinh quang của Người (Rm 8,17). Rất nhiều lần trong lời cầu nguyện chúng ta xin Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự dữ vật lý và tinh thần, vá chúng ta làm điều đó với lòng tin tưởng. Nhưng thường khi chúng ta có cảm tưởng không được nhận lời, và khi đó chúng ta chán nản ngã lòng và không kiên trì nữa. Thật ra, không có tiếng kêu than nào của con người mà không được Thiên Chúa lắng nghe; và chính trong lời cầu nguyện liên lỉ và trung thành chúng ta hiểu với thánh Phaolô rằng: ”những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Lời cầu nguyện không miễn trừ cho chúng ta khỏi thử thách và khổ đau, nhưng cho phép chúng ta sống và đương đầu với các khổ đau đó với một sức mạnh mới, với chính lòng tin tưởng của Chúa Giêsu...
Câu trả lời của Thiên Chúa cho các tiếng kêu khóc và nước mắt của Chúa Giêsu đã không phải là sự giải thoát lập tức khỏi các khổ đau, thập giá và cái chết, nhưng đã là một sự chấp nhận vĩ đại hơn nhiều, một câu trả lời sâu đậm hơn nhiều. Thiên Chúa đã trả lời với sự phục sinh của Con Ngài, với cuộc sống mới.
Hiệu qủa thứ ba đó là lời cầu của tín hữu rộng mở cho các chiều kích của toàn nhân loại và mọi thụ tạo, nhận lấy sự chờ mong ngong ngóng ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái người (Rm 8,19). Lời cầu nguyện được nâng đỡ bới Thần Khi của Chúa Kitô không đóng kín trong chính nó, cũng không chỉ là lời cầu nguyện cho tôi, mà rông mở cho sự chia sẻ với các nỗi khổ đau của người khác trong thời đại chúng ta. Nó trở thành lời bầu cử cho người khác, và như thế là trở thành sự giải thoát từ tôi, là con kênh hy vọng cho mọi thụ tạo, diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, mà Thần Khí đổ tràn đầy tâm hồn chúng ta (Rm 5,5).
Nhắc tới ngày 15-5 vừa qua là Ngày Quốc Tế Gia Đình, Đức Thánh Cha kêu gọi phải tổ chức công ăn việc làm thế nào để nó không cản trở cuộc sống gia đình nhưng giúp gia đình hiệp nhất. Ngài cầu mong ngày Chúa Nhật ngày của Chúa và là lễ Phục Sinh trong tuần là ngày nghỉ ngơi và là cơ hội củng cố các quan hệ trong gia đình.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc tất cả những ngày hành hương sốt sắng bổ ích Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Top Stories
Vietnam: Décès de Mgr Antoine Nguyên Van Thiên, évêque émérite de Vinh Long, doyen de l’épiscopat vietnamien
Eglises d'Asie
10:57 16/05/2012
Le doyen de l’épiscopat vietnamien et, sans doute, de l’épiscopat catholique, Mgr Antoine Nguyên Van Thiên, est décédé le 13 mai 2012 à Mougins (Alpes-Maritimes), à l’âge de 106 ans. Menacé de bonne heure par la cécité, il était venu soigner ses yeux en France en mai 1975. Le changement de régime d’avril 1975 l’obligea à rester dans le sud de la France, où il vécut les 37 dernières années de sa vie.
Mgr Thiên, né en 1906, fut nommé évêque du diocèse de Vinh Long, puis consacré évêque le 22 janvier 1961, l’année de l’établissement de la hiérarchie catholique au Vietnam. Il succédait à Mgr Ngô Dinh Thuc, qui venait d’être nommé archevêque de Huê. Le même jour que lui, trois autres évêques étaient consacrés : Mgr Michel Nguyên Khac Ngu, qui fut évêque du diocèse de Long Xuyên et mourut centenaire, Mgr Trân Van Thiên, évêque de My Tho, et Mgr Nguyên Kim Diên, qui fut évêque de Cân Tho et ensuite de Huê, où, après 1975, il défendit héroïquement la liberté religieuse.
Durant les trois premières années de son épiscopat, il se préoccupe surtout de mettre son diocèse en état de mission. A cet effet, il fonde un centre de formation missionnaire. De multiples sessions y furent organisées pour aider les laïcs à se spécialiser dans l’enseignement catéchétique, l’action missionnaire et pastorale. Dès 1962, cette formation missionnaire fut dispensée dans les chrétientés et les paroisses. En 1964, Mgr Thiên ouvrit dans son diocèse un séminaire interdiocésain, confié aux sulpiciens. Il accueillit jusqu’à sa fermeture, en 1975, les candidats au sacerdoce des trois diocèses de My Tho, Vinh Long et Cân Tho. En cette même année 1964, grâce aux matériaux accumulés par son prédécesseur, il fit entreprendre la construction d’une cathédrale dont les formes sont inspirées par celles que l’on attribue à l’arche de Noé. Bien que non encore terminé, le nouveau lieu de culte est consacré dès 1965. Le diocèse de Vinh Long est aussi redevable à Mgr Thiên d’autres réalisations ayant vu le jour à cette époque, comme, par exemple, l’unification des congrégations des religieuses des Amantes la Croix de son diocèse, ou encore la création d’un centre de pèlerinage marial.
C’est en 1968, peu après l’attaque générale des forces communistes sur le Sud-Vietnam, que les premières atteintes du mal qui devait le rendre aveugle firent leur apparition. Il commença alors à consulter les médecins et les instituts médicaux spécialisés en ophtalmologie. Le mal s’aggravant, il fut obligé de proposer sa démission Saint-Siège. Laquelle fut acceptée et, en septembre 1968, en tant que co-consécrateur, il participa à l’élévation épiscopat de son successeur dans la cathédrale de Saigon.
Après sa démission, il continua, pendant quelques années, à garder l’espoir d’une guérison. Il se soignait en France, en 1975, lorsque le 30 avril, les forces communistes s’emparèrent de Saigon, mettant ainsi un terme à la guerre. Retiré dans le sud de la France, à Mougins, il mena dès lors une vie discrète et ne fit que de très rares apparitions publiques. Il fut le seul évêque vietnamien qui concélébra avec Jean Paul II la messe de canonisation des 117 martyrs du Vietnam, le 19 juin 1988.
Après le décès de Mgr Thiên, l’évêque le plus âgé de la planète devrait en théorie être un autre évêque asiatique : Mgr Francis Hong Yong-ho, évêque de Pyongyang (Corée du Nord), qui serait âgé de 105 ans. Ordonné en 1944, il a été emprisonné peu après par le régime communiste de Kim Il-sung. Probablement mort dans les camps nord-coréens, il reste toujours officiellement considéré comme « disparu » par l’Annuaire Pontifical.
(Source: Eglises d'Asie, 16 mai 2012 )
Durant les trois premières années de son épiscopat, il se préoccupe surtout de mettre son diocèse en état de mission. A cet effet, il fonde un centre de formation missionnaire. De multiples sessions y furent organisées pour aider les laïcs à se spécialiser dans l’enseignement catéchétique, l’action missionnaire et pastorale. Dès 1962, cette formation missionnaire fut dispensée dans les chrétientés et les paroisses. En 1964, Mgr Thiên ouvrit dans son diocèse un séminaire interdiocésain, confié aux sulpiciens. Il accueillit jusqu’à sa fermeture, en 1975, les candidats au sacerdoce des trois diocèses de My Tho, Vinh Long et Cân Tho. En cette même année 1964, grâce aux matériaux accumulés par son prédécesseur, il fit entreprendre la construction d’une cathédrale dont les formes sont inspirées par celles que l’on attribue à l’arche de Noé. Bien que non encore terminé, le nouveau lieu de culte est consacré dès 1965. Le diocèse de Vinh Long est aussi redevable à Mgr Thiên d’autres réalisations ayant vu le jour à cette époque, comme, par exemple, l’unification des congrégations des religieuses des Amantes la Croix de son diocèse, ou encore la création d’un centre de pèlerinage marial.
C’est en 1968, peu après l’attaque générale des forces communistes sur le Sud-Vietnam, que les premières atteintes du mal qui devait le rendre aveugle firent leur apparition. Il commença alors à consulter les médecins et les instituts médicaux spécialisés en ophtalmologie. Le mal s’aggravant, il fut obligé de proposer sa démission Saint-Siège. Laquelle fut acceptée et, en septembre 1968, en tant que co-consécrateur, il participa à l’élévation épiscopat de son successeur dans la cathédrale de Saigon.
Après sa démission, il continua, pendant quelques années, à garder l’espoir d’une guérison. Il se soignait en France, en 1975, lorsque le 30 avril, les forces communistes s’emparèrent de Saigon, mettant ainsi un terme à la guerre. Retiré dans le sud de la France, à Mougins, il mena dès lors une vie discrète et ne fit que de très rares apparitions publiques. Il fut le seul évêque vietnamien qui concélébra avec Jean Paul II la messe de canonisation des 117 martyrs du Vietnam, le 19 juin 1988.
Après le décès de Mgr Thiên, l’évêque le plus âgé de la planète devrait en théorie être un autre évêque asiatique : Mgr Francis Hong Yong-ho, évêque de Pyongyang (Corée du Nord), qui serait âgé de 105 ans. Ordonné en 1944, il a été emprisonné peu après par le régime communiste de Kim Il-sung. Probablement mort dans les camps nord-coréens, il reste toujours officiellement considéré comme « disparu » par l’Annuaire Pontifical.
(Source: Eglises d'Asie, 16 mai 2012 )
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành hương Đức Mẹ Banneux Vương Quốc Bỉ nhân ngày Hiến mẫu
Thanh Sơn
07:25 16/05/2012
Khi xưa Mẹ hứa Mẹ dành cho con
Giang tay Mẹ vẫn mỏi mòn
Chờ con tìm đến suối nguồn Yêu Thương.
Xem hình ảnh
Hôm nay 13.05.2012 tại Linh Địa Banneux: Khoảng 6.000 (sáu ngàn) tín hữu công giáo Việt Nam hôm nay đã tham dự hành hương đến dưới chân Đức Mẹ Banneux Bỉ Quốc để mừng ngày "Hiền Mẫu"
Một ngày nắng đẹp của ngàn hoa tháng năm đã nở rộ dưới chân Đức Mẹ Bannneux. 11 giờ đoàn kiệu Đức Mẹ khởi hành dài như bất tận. Những lời kinh kính mừng Đức Mẹ thân yêu được cung kính trang trọng cất lên. Những bản nhạc AVE MARIA con dâng lời chào Mẹ. v.v... vang xa khắp Linh Điạ Banneux. Những lời cầu xin cho Quê Hương được mau thoát ách qủy thần cung được đọc lên tha thiết dưới chân Đức Mẹ để xin Mẹ đỡ nâng và giài thoát cho dân tộc chúng con đang bị bạo tàn cùm gông dưới bóng ma đỏ.
Trước Thánh Lễ rất nhiều sắc hoa đủ màu trắng đỏ xanh vàng hôm nay đã được các em thiếu nhì của những nước như Bỉ, Đức, Hòa Lan, Pháp, Đan Mạch tiến dâng lên Đức Mẹ với những vũ điệu thật xinh xắn.
Trên bàn Thánh hôm nay tôi thấy có tất cả là 11 Linh Mục Việt Nam đồng tế. Linh Mục Đaminh Nguyễn Ngọc Long chủ tế, LM Giuse Trần Đức Hưng công bố Tin Mửng Phúc âm và Linh Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuyên giảng.
Linh Mục Nguyễn Xuyên chia sẽ rất rõ ràng dựa theo một bài hát bất hủ "Lạy Mẹ Là Ngôi Sao sáng" của nhạc sỹ Tâm Bảo. Trong đó ngài có nhấn mạnh tới một hình ảnh của "Ngôi Sao" vâng! ngôi Sao đây chính là Đức Mẹ. Ngôi Sao Đức Mẹ đã dẫn dắt bao người trong cơn nguy khốn của cuộc đời. Ngôi Sao Đức Mẹ đã đưa bao nhiêu người từ nơi tối tăm trở ra Ánh Sáng. Ngôi Sao Đức Mẹ đã dẫn đường cho bao nhiêu người lạc bến trở về chốn bình an. Một điểm đặc biệt nữa mà Ngài chia sẻ: Hồi bé Ngài có xem một cuốn phim chiếu về cuộc trốn cộng sản năm 1954 từ miến bắc Việt Nam, trên một chiếc ghe nhỏ cả gia đinh chèo ra thuyền lớn neo ở ngoài khơi. Một người mẹ đã bỏ lại tất cả và chỉ ôm theo bên mình duy nhất một tượng Đức Mẹ. và hình ảnh đó đã đi theo Ngài đến lớn. Đến khi sau năm 1975 chính Ngài phải trốn chạy cộng sản để đi trên ghe vượt biên thì Ngài mới thấm thía và cảm nhận cũng như hiểu rõ ràng rằng chúng ta cần "Ngôi Sao Đức Mẹ" dẫn đường ra sao.
Mẹ là Sao Sáng soi đường
Mẹ là bóng mát yêu thương nhất đời
Mẹ là dòng suối mát tươi
Mẹ là sữa ngọt nuôi đời con thơ.
Vâng! hôm nay là ngày hiền mẫu chúng con họp nhau dưới chân Đức mẹ thân yêu, để cầu xin Mẹ che chở tất cà chúng con. Đặc biệt xin Đức Mẹ che chở và ấp ủ thương yêu tất cả những "Hiền Mẫu" nơi đây và trên toàn thế giới.
15giơ 30 mọi người tham dự ngắm đường Thánh Giá thật trang nghiêm và sốt sắng.
Tiếp theo là giờ chầu thánh thể rất trang trọng và kết thúc vào lúc 17giờ.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp đã được người Việt Nam ở các nước Âu Châu phối hợp tổ chức. Theo như tôi được biết là ngày Hiền Mẫu năm 2010 có Đức Bỉ Hòa Lan phối hợp tổ chức rất tốt đẹp vào khoảng 5.000 (năm ngàn) tín hữu Việt Nam tham dự. năm 2011 tôi không tham dự được những nghe nói cũng rất đông. Năm nay tôi có dịp được tham dự trở lại thì thấy đông hơn, và nghe nói có cả pháp và Đan Mạch nữa. Với đà này thì mọi người đều hy vọng rằng còn nhiều người Việt công giáo của những nước trong Âu Châu sẽ tiếp tục cộng tác cho mỗi năm vào ngày "Hiền Mẫu" mỗi đông hơn.
Để kết xin tặng mọi người bài thơ.
MẸ NGÀN HOA
CON dâng lên Mẹ ngàn hoa
DÂNG trào yêu kính làm qùa tháng năm
LÊN cao tận cõi xa xăm
MẸ tươi sáng tợ trăng rằm đêm xuân
NGÀN bông hồng thắm đầu tuần
HOA tâm Mẹ đẹp như xuân vĩnh hằng
NGÀN hoa vây kín cung trăng
HOA Khôi "Chuỗi Ngọc" tháng năm kính mừng
HỒNG tâm nở thắm không ngừng
THẮM Ân Tình Mẹ chín từng trời cao
CHAN hòa vũ trụ trăng sao
HÒA cùng vạn vật bước vào thánh cung
MÁU tim luôn chuyển vô cùng
TIM con réo rắt nhịp rung "Kính Mừng"
TRẦN hoàn hòa nhịp tưng bừng
GIAN trần hợp xướng "VUI-MỪNG-SÁNG-THƯƠNG"
TỪ giàn giao hưởng "HOA HƯỜNG"
CỔ kim liên kết tỏa hương ngợp trời
CHÍ tình hoa nở khắp nơi
KIM ngân châu báu tuyệt vời! là đây
KHÔNG bằng tình Mẹ đong đầy
AI không có Mẹ đời nầy ra sao?
BẰNG gì hơn Mẹ được nào?
MẸ Hơn tất cả trăng sao trên trời
KIẾM ai hơn Mẹ trong đời
TÌM Về bên Mẹ hỡi! người long đong
SAO băng Mẹ ngự trong lòng
HƠN là tất cả hoa hồng thế gian.
Giang tay Mẹ vẫn mỏi mòn
Chờ con tìm đến suối nguồn Yêu Thương.
Xem hình ảnh
Hôm nay 13.05.2012 tại Linh Địa Banneux: Khoảng 6.000 (sáu ngàn) tín hữu công giáo Việt Nam hôm nay đã tham dự hành hương đến dưới chân Đức Mẹ Banneux Bỉ Quốc để mừng ngày "Hiền Mẫu"
Một ngày nắng đẹp của ngàn hoa tháng năm đã nở rộ dưới chân Đức Mẹ Bannneux. 11 giờ đoàn kiệu Đức Mẹ khởi hành dài như bất tận. Những lời kinh kính mừng Đức Mẹ thân yêu được cung kính trang trọng cất lên. Những bản nhạc AVE MARIA con dâng lời chào Mẹ. v.v... vang xa khắp Linh Điạ Banneux. Những lời cầu xin cho Quê Hương được mau thoát ách qủy thần cung được đọc lên tha thiết dưới chân Đức Mẹ để xin Mẹ đỡ nâng và giài thoát cho dân tộc chúng con đang bị bạo tàn cùm gông dưới bóng ma đỏ.
Trước Thánh Lễ rất nhiều sắc hoa đủ màu trắng đỏ xanh vàng hôm nay đã được các em thiếu nhì của những nước như Bỉ, Đức, Hòa Lan, Pháp, Đan Mạch tiến dâng lên Đức Mẹ với những vũ điệu thật xinh xắn.
Trên bàn Thánh hôm nay tôi thấy có tất cả là 11 Linh Mục Việt Nam đồng tế. Linh Mục Đaminh Nguyễn Ngọc Long chủ tế, LM Giuse Trần Đức Hưng công bố Tin Mửng Phúc âm và Linh Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuyên giảng.
Linh Mục Nguyễn Xuyên chia sẽ rất rõ ràng dựa theo một bài hát bất hủ "Lạy Mẹ Là Ngôi Sao sáng" của nhạc sỹ Tâm Bảo. Trong đó ngài có nhấn mạnh tới một hình ảnh của "Ngôi Sao" vâng! ngôi Sao đây chính là Đức Mẹ. Ngôi Sao Đức Mẹ đã dẫn dắt bao người trong cơn nguy khốn của cuộc đời. Ngôi Sao Đức Mẹ đã đưa bao nhiêu người từ nơi tối tăm trở ra Ánh Sáng. Ngôi Sao Đức Mẹ đã dẫn đường cho bao nhiêu người lạc bến trở về chốn bình an. Một điểm đặc biệt nữa mà Ngài chia sẻ: Hồi bé Ngài có xem một cuốn phim chiếu về cuộc trốn cộng sản năm 1954 từ miến bắc Việt Nam, trên một chiếc ghe nhỏ cả gia đinh chèo ra thuyền lớn neo ở ngoài khơi. Một người mẹ đã bỏ lại tất cả và chỉ ôm theo bên mình duy nhất một tượng Đức Mẹ. và hình ảnh đó đã đi theo Ngài đến lớn. Đến khi sau năm 1975 chính Ngài phải trốn chạy cộng sản để đi trên ghe vượt biên thì Ngài mới thấm thía và cảm nhận cũng như hiểu rõ ràng rằng chúng ta cần "Ngôi Sao Đức Mẹ" dẫn đường ra sao.
Mẹ là Sao Sáng soi đường
Mẹ là bóng mát yêu thương nhất đời
Mẹ là dòng suối mát tươi
Mẹ là sữa ngọt nuôi đời con thơ.
Vâng! hôm nay là ngày hiền mẫu chúng con họp nhau dưới chân Đức mẹ thân yêu, để cầu xin Mẹ che chở tất cà chúng con. Đặc biệt xin Đức Mẹ che chở và ấp ủ thương yêu tất cả những "Hiền Mẫu" nơi đây và trên toàn thế giới.
15giơ 30 mọi người tham dự ngắm đường Thánh Giá thật trang nghiêm và sốt sắng.
Tiếp theo là giờ chầu thánh thể rất trang trọng và kết thúc vào lúc 17giờ.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp đã được người Việt Nam ở các nước Âu Châu phối hợp tổ chức. Theo như tôi được biết là ngày Hiền Mẫu năm 2010 có Đức Bỉ Hòa Lan phối hợp tổ chức rất tốt đẹp vào khoảng 5.000 (năm ngàn) tín hữu Việt Nam tham dự. năm 2011 tôi không tham dự được những nghe nói cũng rất đông. Năm nay tôi có dịp được tham dự trở lại thì thấy đông hơn, và nghe nói có cả pháp và Đan Mạch nữa. Với đà này thì mọi người đều hy vọng rằng còn nhiều người Việt công giáo của những nước trong Âu Châu sẽ tiếp tục cộng tác cho mỗi năm vào ngày "Hiền Mẫu" mỗi đông hơn.
Để kết xin tặng mọi người bài thơ.
MẸ NGÀN HOA
CON dâng lên Mẹ ngàn hoa
DÂNG trào yêu kính làm qùa tháng năm
LÊN cao tận cõi xa xăm
MẸ tươi sáng tợ trăng rằm đêm xuân
NGÀN bông hồng thắm đầu tuần
HOA tâm Mẹ đẹp như xuân vĩnh hằng
NGÀN hoa vây kín cung trăng
HOA Khôi "Chuỗi Ngọc" tháng năm kính mừng
HỒNG tâm nở thắm không ngừng
THẮM Ân Tình Mẹ chín từng trời cao
CHAN hòa vũ trụ trăng sao
HÒA cùng vạn vật bước vào thánh cung
MÁU tim luôn chuyển vô cùng
TIM con réo rắt nhịp rung "Kính Mừng"
TRẦN hoàn hòa nhịp tưng bừng
GIAN trần hợp xướng "VUI-MỪNG-SÁNG-THƯƠNG"
TỪ giàn giao hưởng "HOA HƯỜNG"
CỔ kim liên kết tỏa hương ngợp trời
CHÍ tình hoa nở khắp nơi
KIM ngân châu báu tuyệt vời! là đây
KHÔNG bằng tình Mẹ đong đầy
AI không có Mẹ đời nầy ra sao?
BẰNG gì hơn Mẹ được nào?
MẸ Hơn tất cả trăng sao trên trời
KIẾM ai hơn Mẹ trong đời
TÌM Về bên Mẹ hỡi! người long đong
SAO băng Mẹ ngự trong lòng
HƠN là tất cả hoa hồng thế gian.
Thánh lễ cho các em Rước Lễ Lần Đầu tại Auburn, Seattle
Nguyễn An Quý
09:46 16/05/2012
AUBURN, Seattle - Hôm Chúa Nhật ngày 13 tháng 5 năm 2012, một ngày khá đẹp trời, có nắng ấm. Khuôn viên nhà thờ giáo xứ Holy Family trở nên nhộn nhịp qua hình ảnh của những bé trai, bé gái Việt Nam trong những bộ áo quần mới cộng thêm bóng dáng phụ huynh của các em tập trung từ lúc 2 giờ chiều để chuẩn bị cho các em được đón nhận bí tích Thánh Thể một cách trọng thể trong ngày đầu tiên mà mỗi em được đón Chúa vào lòng, đó là việc cử hành nghi lễ với danh xưng: Rước Lễ Vở Lòng hay còn gọi là Rước Lễ Lần Đầu.
Tưởng cũng nên nhắc lại một chút về Cộng Đoàn của người Công giáo Việt Nam tại Auburn đang sinh hoạt tại nhà thờ giáo xứ Holy Family tọa lạc tại phía Nam thành phố Seattle và cách nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle vào khoảng 29 dặm. Giáo xứ Holy Family là một giáo xứ Mỹ, những gia đình Công Giáo Việt Nam cư ngụ tại thành phố Auburn và các vùng phụ cận như Federal Way, Renton, Kent … đến đây có lẻ từ đầu thập niên 90 đã cùng nhau đến dâng lễ, sinh hoạt và lập thành một Cộng Đoàn có danh xưng là Cộng Đoàn Thánh Tâm. Trong thời gian, khi tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle còn là Trung tâm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thì Cộng Đoàn này trực thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Seattle như nhiều Cộng Đoàn Việt nam khác nằm rải rác trong Tổng Giáo Phận Seattle. Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1992, tại nhà thờ Holy Family này mỗi tháng chỉ có một thánh lễ bằng tiếng Việt vào chiều thứ bảy đầu tháng, sau đó linh mục Pherô Hoàng Phượng về coi sóc giáo xứ Holy Family thì hầu như các Chúa Nhật đều có lễ tiếng Việt và về sau khi Lm Hoàng Phượng đổi về quản nhiệm Trung Tâm Cộng Đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle thì vào mỗi Chúa Nhật các linh mục tại Trung Tâm Cộng Đồng thay nhau đến dâng Thánh lễ tiếng Việt tại đây. Sau khi Cộng Đồng Công Giáo được nâng lên hàng giáo xứ thì Cộng Đoàn ở đây không còn trực thuộc giáo xứ Việt Nam nữa mà đã hội nhập vào giáo xứ Holy Family cũng như các Cộng Đoàn khác đều hội nhập vào các giáo xứ Mỹ tại các điạ phương. Ngày 30 tháng 01 năm 2011, Cộng Đoàn Thánh Tâm cũ gồm những gia đình giáo dân Việt Nam đã ghi danh vào giáo xứ Holy Family được chính thức hội nhập vào giáo xứ Holy Family với danh xưng mới là: “Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam giáo xứ Holy Family”. Tuy những người giáo dân Việt Nam đã gia nhập giáo xứ Mỹ nhưng những sinh hoạt theo truyền thống đức tin của người Công giáo Việt Nam vẫn còn được duy trì và hằng tuần vẫn còn có thánh lễ tiếng Việt, ngoài ra còn có các sinh hoạt cho giới trẻ Việt Nam như Thiếu Nhi Thánh Thể, lớp Việt Ngữ và một số Hội đoàn Công giáo Tiến Hành khác sinh hoạt theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Hiện nay giáo xứ Holy Family lại do một linh mục Việt Nam coi sóc với chức quản xứ, đó là linh mục Giuse Nguyễn Thái Đoàn và mọi sinh hoạt của giáo dân Việt Nam vẫn còn như khi Cộng Đoàn trực thuộc Trung Tâm Cộng Đồng Công Giáo trước đây. Qua đó, hôm nay ngày các em được Rước Lễ Lần Đầu, đối với mọi gia đình có con em được vinh dự này đều coi đây là một ngày trọng đại của gia đình Công giáo Việt Nam nên cũng được tổ chức theo nghi thức hoàn toàn Việt Nam một các trang trọng.
Tôi có mặt vào khoảng 3 giờ 30 chiều, nhìn thấy các em rất vui vẻ, em nào cũng với nét mặt hớn hở trong bộ quần áo mới, nhất là các bé gái mặc áo đầm trắng trông khá đẹp và trang trọng. Đúng 3 giờ 45, Thánh lễ bắt đầu bằng bài ca nhập lễ do ca đoàn Thiên Ân hát lễ. Các em Rước lễ lần đầu được cùng với ba mẹ của các em đi vào các ghế ngồi và ngồi gần kề nhau trông thật ấm cúng khi dâng thánh lễ, đây là cách để chuẩn bị cùng nhau tham dự bàn tiệc thánh với con mình trong nghi lễ trọng đại hôm nay, nghi lễ đứa con mình được rước Chúa lần đầu tiên hôm nay. Được biết đoàn Vở Lòng hôm nay có đến 33 em cả trai lẫn gái.
Thánh lễ do linh mục Giuse Nguyễn Thái Đoàn chủ tế và cùng đồng tế Thánh Lễ gồm linh mục Gioan Baotixia Lê Đình Phương đến từ DCTT Việt Nam, linh mục Phaolô Nguyễn Ngọc Thảo thuộc Dòng Tên Hoa Kỳ. Hai linh mục này nhân chuyến viếng thăm thân nhân tại Seattle đã đến dâng thánh lễ để cầu nguyện và cùng chung vui với các em trong ngày các em Rước Lễ Lần Đầu.
Thánh lễ tạ ơn của các em Rước Lễ Lần Đầu hôm nay lại rơi vào đúng mà đất nước Hoa Kỳ mừng ngày Hiền Mẫu, đặc biệt giáo hội lại mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh với sứ điệp Tin mừng mà Thánh Gioan đã giới thiệu trong đoạn tin mừng thuật lại Lời Chúa khi Ngài nói với các môn đệ: “Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền… Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau". Trong bài chia sẻ tin mừng, cha chủ tế cũng đã đề cập đến sự trùng hợp Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay, ngài nói: “Hôm nay trong phụng vụ Lời Chúa đã nhắc lại về tình yêu thương mà Chúa đã truyền đạt cho các môn đệ của Ngài cũng như cho tất cả chúng ta là phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương loài người, qua đó lại trùng hợp với ngày lễ Hiền Mẫu. Ngày lễ của những người mẹ, mà người mẹ bao giờ cũng là cái nôi tình yêu thương của mọi gia đình…”
Trong thánh lễ, điều nổi bật là phần Thừa Tác Viên Lời Chúa đều do các em Rước Lễ Lần Đầu phụ trách đọc các bài đọc cũng như lời nguyện giáo dân bằng tiếng Việt và các em đều đọc được một cách trơn tru, nghe khá vững vàng, mặc dù giọng của các em đều mang âm hưởng giọng nói giống như những Mỹ con. Đặc biệt một bé trai đại diện lớp vở lòng đọc lời cảm ơn quý cha, quý soeur quý ban giáo lý, quý phụ huynh và toàn thể cộng đoàn dân Chúa khá cảm động. Sau lời cảm ơn của em đại diện, các em đại diện lại tiến lên tặng vòng hoa cho cha chủ tế cùng quý cha đồng tế thánh lễ
Trước khi cha chủ tế ban phép lành cuối lễ, một nghi thức mừng ngày Hiền Mẫu đuợc cử hành với lời chúc mừng của cha chủ tế, đồng thời ngài cũng đã trân trọng mời các bà mẹ đứng dậy để được các em trao tặng hoa, ngài nói: “kính mời các mẹ hiện diện hôm nay đứng dậy để các em Thiếu Nhi Thánh Thể trao tặng hoa cho các bà mẹ “ngài dứt lời thì tiếng vỗ tay vang dội để chúc mừng các bà mẹ.
Ngoài ra, vị đại diện của Cộng Đoàn là ông Phêrô Lê Văn Hoàng chủ tịch Uỷ Ban Mục Vụ Việt Nam đã có lời cám ơn Quý Cha, Quý Soeur và toàn thể cộng đồng dân Chúa hiện diện, đồng thời ông cũng chúc mừng cha Quản Xứ nhân ngày kỹ niệm 24 năm thụ phong linh mục đúng vào ngày 14 tháng 05 năm 2012 đầy 24 năm linh mục, lời cám ơn vừa dứt thì ca đoàn Thiên Ân hát tặng cha qủan xứ bài ca: “Đời Linh Mục “ khá cảm động.
Thánh lễ được kết thúc lúc 5 giờ 15 phút, mọi người ra về trong niềm vui với sự hiệp thông cùng các gia đình các em Rước Lễ Vở Lòng. Các em đã chụp chung hình với quý cha để lưu niệm ngày trọng đại này.
Tôi có mặt vào khoảng 3 giờ 30 chiều, nhìn thấy các em rất vui vẻ, em nào cũng với nét mặt hớn hở trong bộ quần áo mới, nhất là các bé gái mặc áo đầm trắng trông khá đẹp và trang trọng. Đúng 3 giờ 45, Thánh lễ bắt đầu bằng bài ca nhập lễ do ca đoàn Thiên Ân hát lễ. Các em Rước lễ lần đầu được cùng với ba mẹ của các em đi vào các ghế ngồi và ngồi gần kề nhau trông thật ấm cúng khi dâng thánh lễ, đây là cách để chuẩn bị cùng nhau tham dự bàn tiệc thánh với con mình trong nghi lễ trọng đại hôm nay, nghi lễ đứa con mình được rước Chúa lần đầu tiên hôm nay. Được biết đoàn Vở Lòng hôm nay có đến 33 em cả trai lẫn gái.
Thánh lễ do linh mục Giuse Nguyễn Thái Đoàn chủ tế và cùng đồng tế Thánh Lễ gồm linh mục Gioan Baotixia Lê Đình Phương đến từ DCTT Việt Nam, linh mục Phaolô Nguyễn Ngọc Thảo thuộc Dòng Tên Hoa Kỳ. Hai linh mục này nhân chuyến viếng thăm thân nhân tại Seattle đã đến dâng thánh lễ để cầu nguyện và cùng chung vui với các em trong ngày các em Rước Lễ Lần Đầu.
Thánh lễ tạ ơn của các em Rước Lễ Lần Đầu hôm nay lại rơi vào đúng mà đất nước Hoa Kỳ mừng ngày Hiền Mẫu, đặc biệt giáo hội lại mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh với sứ điệp Tin mừng mà Thánh Gioan đã giới thiệu trong đoạn tin mừng thuật lại Lời Chúa khi Ngài nói với các môn đệ: “Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền… Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau". Trong bài chia sẻ tin mừng, cha chủ tế cũng đã đề cập đến sự trùng hợp Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay, ngài nói: “Hôm nay trong phụng vụ Lời Chúa đã nhắc lại về tình yêu thương mà Chúa đã truyền đạt cho các môn đệ của Ngài cũng như cho tất cả chúng ta là phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương loài người, qua đó lại trùng hợp với ngày lễ Hiền Mẫu. Ngày lễ của những người mẹ, mà người mẹ bao giờ cũng là cái nôi tình yêu thương của mọi gia đình…”
Trong thánh lễ, điều nổi bật là phần Thừa Tác Viên Lời Chúa đều do các em Rước Lễ Lần Đầu phụ trách đọc các bài đọc cũng như lời nguyện giáo dân bằng tiếng Việt và các em đều đọc được một cách trơn tru, nghe khá vững vàng, mặc dù giọng của các em đều mang âm hưởng giọng nói giống như những Mỹ con. Đặc biệt một bé trai đại diện lớp vở lòng đọc lời cảm ơn quý cha, quý soeur quý ban giáo lý, quý phụ huynh và toàn thể cộng đoàn dân Chúa khá cảm động. Sau lời cảm ơn của em đại diện, các em đại diện lại tiến lên tặng vòng hoa cho cha chủ tế cùng quý cha đồng tế thánh lễ
Trước khi cha chủ tế ban phép lành cuối lễ, một nghi thức mừng ngày Hiền Mẫu đuợc cử hành với lời chúc mừng của cha chủ tế, đồng thời ngài cũng đã trân trọng mời các bà mẹ đứng dậy để được các em trao tặng hoa, ngài nói: “kính mời các mẹ hiện diện hôm nay đứng dậy để các em Thiếu Nhi Thánh Thể trao tặng hoa cho các bà mẹ “ngài dứt lời thì tiếng vỗ tay vang dội để chúc mừng các bà mẹ.
Ngoài ra, vị đại diện của Cộng Đoàn là ông Phêrô Lê Văn Hoàng chủ tịch Uỷ Ban Mục Vụ Việt Nam đã có lời cám ơn Quý Cha, Quý Soeur và toàn thể cộng đồng dân Chúa hiện diện, đồng thời ông cũng chúc mừng cha Quản Xứ nhân ngày kỹ niệm 24 năm thụ phong linh mục đúng vào ngày 14 tháng 05 năm 2012 đầy 24 năm linh mục, lời cám ơn vừa dứt thì ca đoàn Thiên Ân hát tặng cha qủan xứ bài ca: “Đời Linh Mục “ khá cảm động.
Thánh lễ được kết thúc lúc 5 giờ 15 phút, mọi người ra về trong niềm vui với sự hiệp thông cùng các gia đình các em Rước Lễ Vở Lòng. Các em đã chụp chung hình với quý cha để lưu niệm ngày trọng đại này.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Chúc mừng các Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ kỉ niệm 40 năm thụ phong
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
08:57 16/05/2012
THƯ CHÚC MỪNG
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Linh mục
40 năm phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội của Ngài.
Hội Đồng chỉ Đạo Trung Ương Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn
và toàn thể Cộng Đồng Dân ChúaViệt Nam tại Hoa Kỳ
xin hiệp cùng với Quý Cha dâng lên Thiên Chúa tâm tình ngợikhen, tạ ơn.
Xin Chúa Giêsu Kitô, qua lời chuyển cầu và che chở của Mẹ Maria,
ban muôn ơn lành hồn xác cho Quý Cha.
CHA VINCENT NGUYỄN AN NINH
Nguyên Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo ViệtNamtại Hoa Kỳ
Đương Chủ Tịch Miền Trung Hoa Kỳ
Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành lúc 3:00 chiều Chúa Nhật, ngày 27 tháng 05 năm 2012
tại Nhà Thờ Mẹ Ban Ơn Lành, 2656 Ryan Road, Warren, MI 48091
CHA MICHAEL MAI KHẢI HOÀN
Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ
Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành lúc 3:45 chiều Chúa Nhật, ngày 20 tháng 5 năm 2012
tại Nhà Thờ Saint Barbara, 730 S. Euclid Street, Santa Ana, CA 92704
CHA PETER HOÀNG XUÂN NGHIÊM
Nguyên Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Namtại Hoa Kỳ
Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành lúc 3:00 chiều Chúa Nhật, ngày 20 tháng 5, 2012
tại Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang 2019 Porter St. SW, Wyoming, MI 49519
Chân thành cám ơn Quý Cha rất nhiều đã bỏnhiều thời gian, công sức phục vụ Liên Đoàn.
HÂN HOAN CHÚC MỪNG
Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn
Hội Đồng Chỉ Đạo Trung Ương
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh
Vũ Văn An
23:04 16/05/2012
Giới Thiệu
Kitô Giáo trong thế kỷ 20 được đánh dấu bằng sự xuất hiện của phong trào đại kết, một phong trào mà gần như các thế kỷ trước chưa bao giờ biết đến. Nhờ phong trào này, người ta có cảm thức hoàn cầu về Kitô Giáo và họ bắt đầu đi tìm sự hợp nhất từng bị thương tổn nặng nề trong các thế kỷ 11 và 16.
Phong trào này, thoạt đầu, là chủ điểm của anh em Thệ Phản, những người lúc ấy hết sức quan tâm tới vấn đề phúc âm hóa thế giới thuộc thế hệ họ. Sau Thế Chiến I, anh em Chính Thống bắt đầu tham gia và đóng góp rất nhiều cho phong trào. Chính Toà Thượng Phụ Đại Kết đã đưa ra sáng kiến thiết lập một liên minh các giáo hội và sáng kiến này dẫn tới Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới vào năm 1948. Giáo Hội Công Giáo phải đợi sau Thế Chiến II mới bắt đầu có những bước thăm dò về hợp nhất và phải đợi sau Công Đồng Vaticanô II (1962-1965), mới chính thức quan tâm tới vấn đề này, bằng cách công bố các nguyên tắc của nó và nhìn nhận các giáo hội Kitô Giáo khác là hiệp thông với mình, dù một cách không hoàn hảo (Unitatis redintegratio, 3).
Trong khi ấy, nhiều động thái nghiêm túc và tham khảo song phương trên bình diện quốc gia hay quốc tế cũng đã song hành xẩy ra. Các động thái và tham khảo này nhắm vượt qua các chia rẽ có tính cách lịch sử vốn do các thế kỷ trước để lại. Trong đó, có Nhóm Dombes (Le Groupe des Dombes) do linh mục Paul Couturier (chết năm 1953) khởi xướng vào năm 1937, tụ tập một số mục sư Thệ Phản và linh mục Công Giáo của Pháp vốn quan tâm tới vấn đề hợp nhất chung quanh các cuộc đối thoại được tổ chức tại Đan Viện Xitô Đức Bà vùng Dombes. Hiện nay, Nhóm vẫn sinh hoạt đều đặn hàng năm vào khoảng Tháng Chín, gồm 20 nhà thần học Công Giáo và 20 nhà thần học Luthêrô hay Cải Cách khác.
Đây là một hiệp hội tư, không đại diện và cũng không được bất cứ giáo hội chính thức nào bảo trợ, tuy nhiều thành viên của Nhóm vốn làm việc cho Liên Minh Thệ Phản Pháp và Hội Đồng Giám Mục Pháp. Ngoài ra, các nhà thần học Anh Giáo cũng như Chính Thống Giáo thường xuyên được mời tham dự các buổi sinh hoạt của Nhóm. Mục tiêu của nhóm là khai quang con đường tiến tới hợp nhất bằng cách từ từ loại bỏ các trở ngại của sự hợp nhất vốn do các thế hệ trước tạo ra. Ở đây, có hai ý niệm nền tảng: một là metanoia, thay đổi tâm trí, hai là conversio, sẵn sàng nhìn nhận lỗi lầm và cùng nhau hối cải thực sự.
Suốt trong hai thập niên đầu, Nhóm nghiên cứu một loạt các chủ đề thần học như công chính hóa, cứu chuộc, bí tích và giáo hội trong bầu khí đối đầu. Mãi tới năm 1956, giọng điệu hợp tác mới bắt đầu được gióng lên công khai. Nhờ thế từ năm đó tới năm 1970, Nhóm cho công bố một loạt “luận đề” (theses) như “Sự Trung Gian Của Đức Kitô Và Thừa Tác Vụ Của Giáo Hội”, “Giáo Hội Và Nhiệm Thể Đức Kitô”, “Thẩm Quyền Mục Vụ Của Giáo Hội”, “Giáo Hội Như Hiệp Thông Các Thánh”…
Từ năm 1971 tới năm 1998, Nhóm cho công bố một loạt gọi là “tài liệu” (documents) thảo luận sâu rộng hơn và nhấn mạnh tới những điểm đồng thuận giữa các giáo hội như “Hướng Tới Một Đức Tin Thánh Thể?”, “Hướng Tới Việc Hoà Giải Các Thừa Tác Vụ”, “Thừa Tác Vụ Hiệp Thông Trong Giáo Hội Phổ Quát”…
Năm 1987, phần lớn các luận đề và tài liệu trên được gom lại thành bộ “Hướng Tới Hiệp Thông Các Giáo Hội: Phần Đóng Góp Của Nhóm Dombes” (Pour la communion des Églises: l’Apport du Groupe des Dombes) (Paris: Le Centurion, 1988). Bộ tuyển tập thứ hai xuất hiện năm 1991 dưới tựa đề: “Hướng Tới Việc Hồi Tâm Của Các Giáo Hội: Bản Sắc và Biến Đổi trong Tính Năng Động Của Hiệp Thông” (Pour la conversion des Églises: Identité et changement dans la dynamique de la communion) (Paris: Le Centturion).
Điều đáng lưu ý nhất là để thăm dò mức độ dấn thân của cả hai phía đối với diễn trình hồi tâm này, Nhóm Dombes đã dành các cuộc gặp gỡ trong các năm từ 1991 tới 1997 cho việc tranh luận và tìm hiểu vai trò của Đức Maria trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Kết quả của các cuộc tranh luận và tìm hiểu này được trình bày bằng hai cuốn sách nhỏ tựa là “Đức Maria trong Kế Hoạch Thiên Chúa và trong Hiệp Thông Các Thánh: I. Trong Lịch Sử và Sách Thánh” (Marie dans le dessein de Dieu et la communion des saints: I. Dans l’histoire et l’Écriture) (Paris: Bayard Éditions/Le Centurion, 1997) và “II. Tranh Cãi và Hồi Tâm” (II. Controverse et conversion) (1998). Hai cuốn này được nhập làm một dưới tựa đề “Đức Maria: Trong Kế Hoạch Thiên Chúa và trong Hiệp Thông Các Thánh” (1999).
Các chủ đề được đề cập xoay quanh việc hợp tác của Đức Maria vào sự cứu rỗi do Chúa Kitô mang đến; các tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội và Mông Triệu; sự đồng trinh của Đức Maria; và việc cầu nguyện cùng ngài. Nhân cơ hội này, Nhóm đưa ra lời kêu gọi cả hai phía hãy thanh tẩy và điều chỉnh các thái quá trong ngôn từ về Đức Maria và chỉnh sửa các bất cập trong phát biểu ngõ hầu định vị Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, vào đúng chỗ đứng của ngài trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa và trong hiệp thông các Thánh.
Nhận thấy đây là một tài liệu học tập quí giá, quân bình và trung thực của các nhà thần học Công Giáo và Thệ Phản về một chủ đề hết sức nhậy cảm xưa nay, thường được coi là cản trở mạnh mẽ nhất đối với cuộc hợp nhất các giáo hội Kitô Giáo, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày nội dung tác phẩm trên. Và ta sẽ ngạc nhiên thấy rằng người Thệ Phản và người Công Giáo cuối cùng vẫn có thể hợp nhất với nhau, bất chấp các dị biệt về Đức Maria, vì các dị biệt này được nhận ra không nhất thiết gây chia rẽ giữa các giáo hội.
Phần I: Đọc Lịch Sử và Thánh Kinh theo đại kết
Trong lời nói đầu của phần này, Mục Sư Alain Blancy và Linh Mục Maurice Jourjon, đồng chủ tịch của Nhóm, nhấn mạnh rằng: Đức Maria không bao giờ từng là nguyên nhân gây chia rẽ giữa các giáo hội. Trái lại, ngài trở thành nạn nhân của các chia rẽ ấy. Kết quả là một số nhân tố tạo chia rẽ đã được phân cực chung quanh ngài và trở thành hiển hiện nơi ngài. Cho nên, Nhóm muốn tập trung nghiên cứu nhân vật vốn có tính biểu tượng đối với đức tin và truyền thống Kitô giáo này. Để mong trả lời được câu hỏi: liệu các bên có thể nói cùng một ngôn từ và cổ vũ việc cùng nhau thay đổi tâm hồn hay không.
Nhóm nhất trí cho rằng kế hoạch Thiên Chúa, như đã được mạc khải trong Thánh Kinh và được đức tin tiếp nhận trong các tuyên tín nhất là 3 điều của Kinh Tin Kính, đã nối kết việc thụ thai đồng trinh và chức phận làm mẹ lại với nhau: Đấng chết thời Phôngxiô Philatô đã được sinh ra từ Trinh Nữ Maria.
Đức tin của giáo hội lúc chưa bị phân chia, là giáo hội hiện vẫn đang hiện hữu trong mỗi người chúng ta, đã đem lại sự hợp nhất cho giáo hội và làm cho hiệp thông các thánh trở thành một thực tại trong toàn bộ tính đầy huyền nhiệm của nó: Ơn cứu rỗi do Chúa Giêsu đem lại hành động không phải do xác tín nhân bản mà là do quyền năng Thiên Chúa. Này, người đàn bà son sẻ đang hạ sinh và Trinh Nữ đang thụ thai! Trong biến cố này, người nghèo đã được nghe tin mừng. Ở hừng đông thiên niên kỷ thứ ba, liệu có nơi nào tuyên tín vào Chúa Kitô Cứu Thế mà lại bác bỏ lòng thủy chung đối với tin mừng này không?
Đức Maria trong các tuyên tín không hề khác với Đức Maria trong Thánh Kinh. Các Tin Mừng thời Thơ Ấu đối với các Tin Mừng Nhất Lãm cũng giống như Tự Ngôn đối với Tin Mừng Gioan, nghĩa là, không hẳn là lịch sử hay tiền sử về Chúa Giêsu cho bằng là chứng tá cho việc hạ mình của Đấng sẽ được nâng lên cao và được gọi là Chúa vì vinh quang Thiên Chúa Cha (xem Pl 2:6-11). Bởi thế, ta hãy cùng nhau lắng nghe sứ điệp ngỏ với Đức Maria và Kinh Magnificat của ngài, vì cùng với chúng, ta tuyên xưng rằng Chúa Giêsu được “xuống thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria”.
Nhóm đã có thể thanh thản làm việc với nhau nhờ khả năng biết biện phân giữa những gì được đức tin đòi hỏi và những gì lòng sùng kính cho phép. Sự biện phân căn bản này luôn hiện diện suốt trong tài liệu này. Một số tác giả thời Trung Cổ có thể viết: “Về Đức Maria, không bao giờ nói cho đủ được”; nhưng đồng thời, điều không kém quan trọng là phân biệt giữa tự do sùng kính (trong các giới hạn của luật đức tin) và điều duy nhất cần thiết. Về điều duy nhất cần thiết này, Tuyên Tín Augsburg (1530/1580) nhắc đến nguyên tắc Satis est (“Đã Đủ Rồi”): nghĩa là, đã đủ cho sự hiện hữu của giáo hội và sự hợp nhất của giáo hội: “giảng dạy đúng tin mừng và trung thành ban phát các bí tích”. “Phẩm trật các chân lý” được Công Đồng Vatican II đề cập tới cũng phần lớn nói về cùng một quan tâm. Như sẽ thấy, điểm khởi hành là tuyên tín chung như đã thấy trong các kinh tin kính của giáo hội thời sơ khai. Cả Kinh Tin Kính Các Tông Đồ lẫn Kinh Tin Kính Nixêa-Constantinốp (381) đều minh nhiên nhắc đến Đức Maria và tương phản ngài với Philatô, một đàng là lúc sinh một đàng là lúc chết, một đàng là tham dự vào mầu nhiệm nhập thể, một đàng là đồng loã với khổ nạn.
Tính chất tích cực của kết quả đạt được ở phần này là một dấu chỉ đầy khích lệ. Nhóm hân hoan nhận ra rằng các bất đồng của nhóm, tuy còn, nhưng không theo các đường nét cứng cỏi từng chia rẽ các tuyên tín nữa. Kitô hữu từ nay có thể có những xúc cảm bản thân và các thái độ tôn trọng, thậm chí cả sùng kính nữa, đối với Mẹ Chúa Cứu Thế.
Nhóm tạ ơn vì đã có thể làm việc với nhau về một chủ đề từng gây chia rẽ và hiện vẫn còn đang gây chia rẽ. Vì tuy Đức Trinh Nữ Maria là nốt nhạc cần thiết trong bản hòa tấu cứu chuộc, nốt nhạc ấy vẫn chưa nhất thiết tạo được hòa âm nơi chúng ta. Nhưng nguyên sự kiện Nhóm có thể nhìn nhận điều ấy cũng đã là một điều gì đó rồi, nhưng nhất định không phải là việc thú nhận thất bại. Tương lai vẫn đầy hứa hẹn cho đức tin hôm nay.
Chương 1: Các Bài Học Lịch Sử
I. Đức Maria trong Giáo Hội Sơ Khai
Thời sơ khai ở đây được hiểu là thiên niên kỷ đầu tiên. Nhóm Dombes xét tới vai trò của Đức Maria trong các tuyên tín, sau đó, trong các trước tác của giáo phụ và sau cùng trong các tin mừng ngoại thư (apocrypha).
1. Đức Maria trong các tuyên tín
Trong các tài liệu sơ khai, kể cả các tài liệu quan trọng, Đức Maria ít được nhắc tới hơn là trong Tin Mừng. Ngài không được nhắc tới trong các lời giảng dạy của các tông đồ (xem Công Vụ, 2:14-36); cả các tuyên tín sơ khai cũng không nhắc tới ngài. Thực ra, câu chuyện ra sao?
Ta biết các kinh tin kính đã trải qua một diễn trình khai triển khá chậm chạp cho mãi tới đầu thế kỷ thứ ba mới có những kinh đầu tiên. Tuy nhiên, trước đó, đã có những yếu tố để xây dựng nên các kinh tin kính có cấu trúc. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia (khoảng năm 110) chẳng hạn, người chuyển tải trực tiếp giáo huấn các tông đồ, trước khi nói tới mầu nhiệm vượt qua, đã nhắc tới việc sinh hạ “thực sự” của Chúa Giêsu: “Theo kế hoạch thần linh, Chúa chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, đã được cưu mang trong lòng Đức Maria, được sinh ra từ dòng máu Đavít và cũng từ Chúa Thánh Thần nữa” (1).
Như thế, các tuyên tín vào đầu thế kỷ thứ hai đã nhắc đến sự thụ thai đồng trinh của Chúa Giêsu trong tư cách Con Đức Maria và kể từ đó, mầu nhiệm này đã không ngừng được lặp đi lặp lại. Khoảng năm 180, Thánh Irênê là giáo phụ đầu tiên minh nhiên cho rằng Đức Maria có một chỗ đứng trong lời giảng của các tông đồ. Tường trình của ngài về giáo huấn tông đồ (apostolic kerygma) có đoạn như sau nói về Bà Evà và Đức Maria: “Nhất thiết… phải có một nữ trinh, nhờ trở nên người bào chữa cho một nữ trinh, để hủy diệt sự bất tuân của một nữ trinh bằng sự tuân phục của một nữ trinh” (2).
Thế giá và sự hữu lý của Thánh Irênê, việc ngài dựa vào truyền thống các giáo hội Tiểu Á và đặc biệt dựa vào Thánh Polycarp, và sự hiện hữu của lối so sánh Đức Maria với Bà Evà ở hai chỗ trong công trình vĩ đại “Chống Các Lạc Giáo” của ngài, tất cả đã khuyến khích Nhóm Dombes tin tưởng ngài khi ngài đặt Đức Maria vào kế hoạch cứu rỗi và biện minh cho việc này bằng cách thuật lại lời giảng dạy của các tông đồ. Dưới mắt vị giám mục Thành Lyons, việc giải thích niềm tin vào Chúa Kitô đòi phải nhắc đến việc Người thụ thai đồng trinh và chính Sách Thánh, ngay ở phần đầu tiên cũng đã chứng thực cho việc thâu tóm (recapitulation) Adong vào Chúa Kitô qua việc chuyển dịch sự sống từ Đức Maria qua Evà. Đó chính là đức tin tông truyền mà giáo hội vốn ‘tuyên xưng, giảng dạy và lưu truyền” (3).
Không một kinh tin kính nào lặp lại quan điểm của Thánh Irênê. Nhưng Kinh Tin Kính của Công Đồng Constantinốp năm 381, mà ta quen gọi là Kinh Tin Kính Nixêa-Constantinốp có kể tên Đức Maria, giống như Kinh Tin Kính Các Tông Đồ, là Kinh đã có từ đầu thế kỷ thứ ba:
Kinh Tin Kính Các Tông Đồ: “… Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh”.
Kinh Tin Kính Nixêa-Constantinốp: "Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô… vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế: do quyền phép Chúa Thánh Thần, Người đã sinh ra bởi Trinh Nữ Maria, và đã làm người”.
Trong cả hai Kinh Tin Kính trên, Đức Maria đều được liên kết với Phôngxiô Philatô. Điều này khiến ta chú ý. Đức Maria nhắc ta nhớ đến lúc sinh, Philatô gợi ta nhớ đến lúc chết, cả hai đem lại cho Chúa Kitô các niên biểu lịch sử. Nhưng chứng tá của Đức Maria thuộc một trật tự khác hẳn trật tự của Philatô. Viên chức Rôma là chứng tá của một người giữ vị thế dân chính. Đức Maria làm chứng cho một xác tín không thể nào chê trách được của một người mẹ: ngài biết rõ điều mình làm chứng. Philatô không hề là một chứng nhân, dù là chứng nhân bất đắc dĩ, của biến cố phục sinh. Mầu nhiệm đức tin vượt quá sự hiểu biết của ông ta. Dường như ông ta hoàn toàn xa lạ đối với bản văn trích dẫn tên ông ta. Nhờ đức đồng trinh của mình, Đức Maria là chứng tá của mầu nhiệm nhập thể. Ở đây, ta thấy một biểu thức của đức tin. Trong cả hai Kinh Tin Kính ấy, Đức Maria đều không bị mô tả như một thứ trang trí, như thể ngài chỉ là thành phần của những hoa hoè hoa sói, mầu mè góp phần làm nổi bật một khung cảnh. Vì nếu đức tin tông truyền tập chú vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, thì hệ luận song hành là: cũng một đức tin ấy chỉ thành hình được nhờ việc hạ sinh của cùng vị Chúa này dưới ánh sáng sự phục sinh kia.
Khi ta gặp Đức Maria trong giáo hội của bẩy công đồng chung, thì việc nhắc đến ngài trở thành việc tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu; nó nói lên một cách công khai và chính xác việc tôn thờ Người Con của ngài. Đức Tin vào Chúa Giêsu, Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và là Đấng Cứu Thế, Đấng mà Kitô hữu có thể tiếp nhận như tiếp nhận một con cá trong lòng bàn tay họ, xuất phát từ Mẹ Giáo Hội Đồng Trinh (4). Nhưng đức tin này đã được chiếu trở lại, như trong một thứ mờ chồng điện ảnh (cinematic dissolve), lên Mẹ Đồng Trinh Maria.
Các nhà sử học hiểu ngay lập tức lời lẽ của Công Đồng Constantinốp “Người đã sinh ra bởi Trinh Nữ Maria” có nghĩa gì, nó gần như chỉ là một biểu thức lặp lại đức tin tông truyền và đặt căn bản trên lời chứng của các Tin Mừng. Nếu các nhà sử học này căn cứ vào cả bẩy công đồng chung, hẳn họ sẽ cho ta hay: Giáo Hội của các giáo phụ, dù chia rẽ nhau về tín điều chuyên biệt của Canxêđoan và về nền thần học ảnh tượng, nhưng các ngài không hề bất đồng chút nào về đức tin của Giáo Hội này đối với Trinh Nữ Maria, vì đức tin ấy luôn nằm bên trong khuôn thước Thánh Kinh và các tuyên bố về Chúa Kitô.
Thực thế, nói đúng ra, không hề có “tín điều về Đức Maria” tại Êphêsô, và việc nhắc đến Đức Maria đầu hết có chỗ đứng của nó không phải ở tín điều Kitô học của Canxêđoan, mà là ở các Kin Tin Kính. Trong các Kinh Tin Kính này, ta phát biểu đức tin của ta vào Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng, để cứu vớt ta, đã nhận lấy xác phàm từ Trinh Nữ Maria. Như sẽ thấy sau này, việc tôn kính Đức Maria, từng phát triển một cách tiệm tiến, đã có nhiều nguồn gốc khác song song với tuyên tín nền tảng này là Đấng Cứu Vớt ta đã sinh ra từ Trinh Nữ Maria, người mà bằng sự vâng phục của đức tin, đã tiếp nhận vào lòng mình tác giả của chính sự cứu rỗi của mình.
(còn tiếp)
Thông Báo
Cáo phó: LM Bênêđictô Nguyễn Hưng qua đời tại Atlanta, Hoa Kỳ
Lm Joseph Phạm Bá Lãm
07:34 16/05/2012
Linh Mục BÊNÊDICTÔ NGUYỄN HƯNG
thuộc Gp. Xuân Lộc, Cựu Chủng Sinh TCV Hoan-Thiện (Huế)
Cựu Học Viên GHHV Piô X K15, Giáo Sư ĐCV Xuân Lộc
sau thời gian lâm trọng bệnh đã an nghỉ trong Chúa tại Atlanta, Georgia, USA
lúc 2g10 chiều thứ bảy 12.05.2012, giờ Đông Hoa Kỳ
tức là 2g10 sáng Chúa Nhật 13.05.2012, giờ VN
hưởng dương 57 tuổi với 16 năm linh mục.
LỄ ĐƯA CHÂN :
* 8g30 sáng thứ sáu 18.05.2012 tại Nhà thờ Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam
91 Valley Hill Rd, Riverdale, GA 30274
* 7g30 tối thứ sáu 18.05.2012 tại Nhà thờ Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
4545 Timmers Way (Shackloford Rd), Norcross, GA 30093
* Linh cữu được quàn tại Nhà thờ Họ Đạo suốt đêm cho tới sáng hôm sau.
LỄ TIỄN BIỆT :
* 8g00 sáng thứ bảy 19.05.2012 tại Nhà thờ Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
4545 Timmers Way (Shackloford Rd), Norcross, GA 30093
* Sau đó tiến hành thủ tục gửi linh cữu lên máy bay chuẩn bị về Việt Nam.
ĐÓN NHẬN LINH CỮU :
* Máy bay đáp xuống Sân bay Tân Sơn Nhất lúc 10g10 tối thứ hai 21.05.2012
* Sau đó di quan về quàn tại Nhà thờ Chính Toà Xuân Lộc
THÁNH LỄ AN TÁNG :
- Thời giờ : 8g30 thứ tư 23.05.2012
- Địa điểm: Nhà thờ Chính Toà Xuân Lộc
MAI TÁNG: tại Nghĩa Địa của Nt.Chính Toà Xuân Lộc (khu vực riêng đã có phần mộ 6 cha)
Cáo phó: Ông Phêrô-Maria Nguyễn Văn Lành đã qua đời
Tang Gia kính báo
22:50 16/05/2012
Gia đình chúng tôi kính cẩn báo tin cùng Quý Đức Cha,
Quý Linh Mục, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý Cộng Đoàn Dân Chúa,
Quý Đoàn Thể, Quý Ông Bà,
Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần:
Chồng, Cha, Anh, Ông Nội, Ông Ngoại, Ông Cố của chúng tôi:
Ông Phêrô-Maria NGUYỄN VĂN LÀNH
Hiệp Sĩ Tòa Thánh Rôma (Knight of the Pontifical Order of Saint Gregory the Great)
Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Los Angeles, California
Đã được Chúa gọi về lúc 2 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 5 năm 2012
tại Garden Grove, Orange County, California.
Hưởng thọ 88 tuổi.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thăm Viếng và Cầu Nguyện
Peek Funeral Home – Phòng số 5, 7081 Bolsa Avenue, Westminster, CA 92683
Thứ Tư 16 tháng 05 năm 2012: 3:00 PM – 07:30 PM
Thứ Năm 17 tháng 05 năm 2012: 3:00 PM – 07:30 PM
Đêm Thương Nhớ
Thứ Sáu 18 tháng 05 năm 2012: 5:30 PM – 8:30 PM
Thánh Đường Đức Mẹ Lavang, 288 S. Harbor Blvd., Santa Ana, CA 92704
Thánh Lễ An Táng
Thứ Bảy 19 tháng 05 năm 2012 lúc 10 giờ sáng
Thánh Đường Đức Mẹ Lavang, 288 S. Harbor Blvd., Santa Ana, CA 92704
Sau Thánh Lễ, Linh Cữu sẽ được di chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng tại
Good Shepherd Cemetery
8301 Talbert Ave, Huntington Beach, CA 92646
TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO
Vợ: Bà Quả Phụ Nguyễn Văn Lành, nhũ danh Nguyễn Thị Nụ
Trưởng Nữ: Nguyễn Thị Nhung Hải và gia đình
Thứ Nữ: Nguyễn Thị Hoàng Liên và gia đình
Thứ Nữ: Nguyễn Thị An Hương và gia đình
Trưởng Nam: Nguyễn Văn Cường và gia đình
Thứ Nữ: Nguyễn Thị Thụy Ái và gia đình
Thứ Nam: Nguyễn Duy Việt và gia đình
Thứ Nữ: Nguyễn Thị Minh Thu và gia đình
Thứ Nữ: Nguyễn Anh Tuấn
Thứ Nam: Nguyễn Anh Dũng
Thứ Nam: Nguyễn Thị Minh Trâm
Thứ Nữ: Nguyễn Phước Đạt
Cháu Đích Tôn: Nguyễn Thị Minh Thảo và gia đình
CÁO PHÓ NÀY THAY THẾ THIỆP TANG
Theo ước nguyện của người Quá Cố, gia đình xin phép chuyển toàn bộ phúng điếu đến
Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo Phận Đà Nẵng.
Điện thoại tang gia: (949) 943-4396
Đôi dòng Tiểu sử
Ông Phêrô Maria Nguyễn Văn Lành sinh ngày 15 tháng 7 năm 1924 tại Nhượng Bạn, Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh. Trưởng nam của Ông Bà Cố Nguyễn Nghiêm và Bà Mai Thị Cận.
Ông sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn của Giáo Hội và quê hương.
Năm 1946, vào tuổi 22, ông đã tham gia hoạt động Liên đoàn Công Giáo Nghệ-Tĩnh-Bình. Vì những hoạt động đó, vào mùa thu năm 1950, ông đành phải giã từ Cha Mẹ và người thân, xóm làng, xứ đạo, cùng với 3 anh em dùng thuyền để trốn vào Nam.
Sau đó ông xin gia nhập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.
Tám năm sau, vào năm 1958, ông gặp lại người vợ là bà Maria Võ Thị Hường đã vượt tuyến từ Bắc vào Nam.
Năm 1958, từ Bộ Chỉ Huy Viễn Thông Quân Khu 2, ông được thuyên chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu (Ngành An Ninh Kỹ Thuật) và được biệt phái ra làm việc tại Đà Nẵng.
Biến cố miền Trung năm 1964, gia đình ông và nhiều gia đình Giáo Xứ Thanh Bồ Đức Lợi đã phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Không lâu sau đó, người vợ yêu quý đã lâm bệnh ra đi để lại cho ông 6 người con còn thơ dại. Ngoài bổn phận của người quân nhân, ông đã ngược xuôi tìm mọi cách để lo cho 6 người con. Với sự khuyến khích của thân quyến trong việc săn sóc con cái và gia đình, ơn Chúa thương đã ban cho ông một người vợ đảm đang là Bà Anna Nguyễn Thị Nụ. Nhờ đó ông đã có cơ hội tham gia vào các sinh hoạt của Giáo Hội.
Năm 1967-1972: Anh trưởng của Commitium Legio Mariae, Giáo phận Đà Nẵng.
Năm 1968-1975: Chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Thanh-Đức, Giáo phận Đà Nẵng.
Biến cố năm 1975, ông và gia đình đành phải rời bỏ quê hương vượt biển tìm tự do và định cư tại thành phố Los Angeles, California.
Năm 1977, với khả năng khiêm tốn và lòng hăng say phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội, ông đã tìm tòi, vận động mọi cách để có được Thánh lễ Việt Nam hằng tuần cho những người tỵ nạn sống trong môi trường ngôn ngữ bất đồng. Cuối thập niên 70, Ông đã hăng say tham gia nhiều trại hè Niềm Tin Giới Trẻ Giáo Phận Los Angeles.
Năm 1978-1990: Chủ tịch Cộng đoàn Đức Mẹ Mông Triệu, Los Angeles.
Năm 1990-1997: Chủ tịch Cộng đoàn Nữ Vương Các Thiên Thần, Los Angeles.
Song song với trách nhiệm Chủ tịch Cộng Đoàn, Ông đã phục vụ liên tục 11 năm trong chức vụ Phó Chủ Tịch Nội Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Tổng Giáo Phận Los Angeles.
Từ năm 1989 đến1992, ông cũng là Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Tổng Giáo Phận Los Angeles.
Ngày 03 tháng 11 năm 1997, Đức Hồng Y Roger Mahony, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Los Angeles báo tin ông được Đức Chân Phước Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban tặng tước hiệu Hiệp Sĩ Thánh Gregory (Knight of Saint Gregory the Great). Đây là một trong những tước hiệu cao quý nhất mà Tòa Thánh ban thưởng cho những giáo dân có đời sống phục vụ cao độ trong Giáo Hội và Xã Hội.
Năm 2000-2010: Hội Trưởng và Đồng Sáng Lập Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo phận Đà Nẵng.
Ngày 11 tháng 05, Năm 2012, Ông Phêrô Maria Nguyễn Văn Lành về với Chúa, để lại vợ, 11 người con, 26 người cháu và 7 người chắt.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vắng
Nguyễn Đức Cung
21:27 16/05/2012
VẮNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hai mình la lối ầm ì
Một mình thanh thản ly kỳ hơn không?!
(Trích thơ của Chim Yến Trắng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hai mình la lối ầm ì
Một mình thanh thản ly kỳ hơn không?!
(Trích thơ của Chim Yến Trắng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền