Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật V Phục Sinh -C-
Lm Jude Siciliano, OP
18:19 16/05/2019
TĐCV 14: 21-27; Tvịnh.144; Kh 21:1-5; Gioan 10: 27-30
Đã đến lúc tôi thú nhận: Như tôi đã nói trước, khi nào chúng tôi, các cha giảng bắt đầu soạn bài giảng, chúng tôi thường hỏi "Phúc âm nào"?. Câu chuyện trong Phúc âm có làm chúng ta tập trung chú ý vào bài Phúc âm hơn là chú trọng đến Chúa Giêsu, nơi Ngài rao giảng và các việc tuyệt vời Ngài làm. Bài Phúc âm cũng là bài đọc cuối cùng, rồi đến ngay bài giảng. Và các tín hữu thường nhớ bài Phúc âm họ vừa nghe. Dù vậy, trong bài giảng tuần này tôi sẽ chú trọng đến bài đọc thứ nhất trích từ sách Công Vụ Tông Đồ.
It lời về sách Tông Đồ Công Vụ: Tác giả sách Công Vụ là thánh Luca, và đó là sách thứ hai thánh Luca viết sau khi viết phúc âm. Có người muốn đặt tên cho phúc âm thánh Luca là "Luca-Công Vụ". Ý kiến lý giải đều đó là trong lời mở đầu của hai sách. Trong phúc âm thánh Luca viết lời mở đầu như sau: "Thưa ngài Thêôphilô đáng kính". Luca hứa là sau khi "đã cẫn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài". Còn sách Tông Đồ Công Vụ cũng mở đàu bằng câu gắn liền với phúc âm: "Thưa ngài Thêôphilô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giê su làm và những điều Người dạy..." Phúc âm kết thúc với Việc Chúa Giêsu gởi các môn đệ đi rao giảng (Lc 24: 46-47) và sách Công Vụ bắt đầu từ đó.
Độ một phần ba sách Công Vụ Tông Đồ nói về lời phát biểu và các bài giảng của những nhân vật chính trong giáo hội tiên khởi. Các bài giảng đầu tiên xãy ra ở Giêrusalem (Cv 1:1 - 8:3), rồi chuyển đến Giuđêa và Samaria (Cv 8:4 - 9: 43). Ngôn sứ Isaia đã hứa là Ísrael sẽ là "ánh sáng cho mọi nước", nên sau đó các tông đồ nhận sứ mệnh đi đến các dân ngoại (Cv 10: 1-15 - 15:35). Phần cuối, các bài giảng của thánh Phaolô là minh họa lời Thiên Chúa kêu gọi các tông đò ra đi rao giảng "đến tận cùng thế giới" (Cv 15:36 - 26: 31).
Thánh Phaolô và Banaba trở lại rao giảng ở Lystra, Iconium và Antiokia là những nơi họ đã bị truy bắt. Ở Lystra người ta ném đá vào Phaolô và bỏ mặc Phaolô cho đến chết. Hôm nay, trong bài đọc, các tông đồ trở lại với các cộng đoàn tín hữu do họ đã thành lập, huấn giáo và khuyến khích các cộng đoàn cũng cố đức tin của họ. Khì chúng ta theo dõi dể học hỏi các việc rao giảng của các tông đồ, chúng ta biết được có một số người chấp nhận sứ điệp của tin mừng, và một số khác đã từ chối và bắt bớ các ông.
Trong lúc các tông đồ kiên trì và chịu đau khổ vì lời rao giảng của họ, Các tông đồ ban đầu không chỉ cố gắng dựa vào năng lực và sự hiểu biết của họ mà thôi. Điều các ông nêu ra là chính Chúa Giêsu đã giữ lời hứa của Ngài và đã ban cho họ ơn Chúa Thánh Thần. Chính thần khí Chúa Thánh Thần đã ban cho họ sự hăng hái rao giảng và làm nhân chứng cho sự sống lại của Chúa. Mỗi khi họ trở về cộng đoàn của các tông đồ, các ông không khoe khoan về các thành quả mà họ đã gặt hái được, nhưng các ông xác nhận việc Chúa Thánh Thần đã tác động qua họ một cách đặc biệt. Vì thề, hôm nay bài đọc kết thúc với Phaolô và Banaba khi họ trở về nhà ở Antiokia. Ở đó họ "kêu gọi cộng đoàn giáo hội họp để tường trình lại những gì Thiên Chúa đã làm với họ, và Thiên Chúa đã làm thế nào mở cửa đức tin cho dân ngoại".
Trong các giáo xứ chúng ta cũng có những việc được tường trình như thế khi có các tình nguyện viên được mời dạy giáo lý cho các trẻ em vị thành niên, hay dạy giáo lý cho các tân tòng, hay thâu gom thức ăn, hoặc kiệu Mình Thánh Chúa cho các người đau ốm v.v... Thường thì những người đó có sự hiểu biết và kinh nghiệm khá hạn chế, họ vẫn "thưa vâng" lãnh nhận sứ vụ; họ được mời gọi. Họ chăm chỉ sửa soạn cho nhiệm vụ họ phải thực hiện và nghe lời hướng dẫn của các "vị cao niên". Họ khám phá ra là cộng đòan rất cảm động về việc họ làm. Và hơn nữa các người đi phục vụ như thế cảm thấy đức tin của họ được như có một sức sống mới như Phaolô và Banaba. Họ lãnh nhận trách hiệm rao giảng phúc âm. Làm sao mà họ lại thay đổi như thế được?. Không gì cả, đó chính là ơn Chúa Thánh Thần – Ngài xức dầu và đồng hành qua sự cố gắng của họ.
Bởi thế chúng ta sẽ đi đâu, vì chúng ta cũng đã được giao phó trách nhiệm rao giảng Tin Mừng cho thế giới? Có thể chúng ta không đi rao giảng một cách nhanh chóng như hai tông đồ mà chúng ta vừa nghe nói. Nhưng, dù sao đi nữa, Bí Tích rửa rội đã xức dầu cho chúng ta nên ngôn sứ ở những nơi chúng ta sống. Không có cách nào trốn tránh bổn phận đó!
Bạn hãy nói lên "nơi bạn phục vụ": như nơi bàn ăn sáng (đó có thể là một nơi phục vụ thật sự cho một số người); nơi bạn làm việc; ở giữa bạn bè khi hội họp nhau; trên máy vi tính, ở các cứa tiệm? Tôi không muốn đề nghị là bạn đứng trên bục gỗ để rao giảng. Mặc dù bạn có chút ngại ngùng về yếu kém đức tin của bạn cũng không sao. Nhưng, trong việc làm thường ngày, các giá trị và phán đoán của bạn, phong cách sống của bạn có thể làm cho những người xung quanh bạn ngạc nhiên. Ai biết được, họ có thể tò mò để đặt một câu hỏi lớn: "điều gì đã làm người đó khác như thế? Với tất cả những khó khăn của người đó, làm sao anh/ chị ta có thể tiếp tục như thế? Làm sao mà anh/chị ta có thể giũ hy vọng như thế" Rồi sẽ có dịp cho chúng ta làm như hai ông Phaolô và Banaba là "rao giảng Tim Mừng".
Chúng ta có thể cảm thấy là bản thân không được đào tạo về mặt thần học. Nhưng chúng ta cần phải nói lên với kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta, vói kinh nghiệm và đức tin của chúng ta. (học hỏi về tín lý sẽ không sao đâu). Cũng như Phaolô và Banaba, chúng ta sẽ có ơn phù trợ trên đường dương thế. Chúa Thánh Thần sẽ là "người dẫn dắt" chúng ta. Và đó là điều sách Công Vụ Tông Đồ nói lên: Chúa Thánh Thần làm việc qua những con người tầm thường để giúp họ loan báo Tin Mừng và gây nên "một số lượng môn đệ lớn lao". Vậy bạn hãy thử xem !
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
5th SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 14: 21-27; Psalm 145; Revelation 21: 1-5; John 13: 31-33, 34-35
Confession time: as I have mentioned before, when we preachers start our preparation we tend to ask, "What’s the gospel?" Gospel narratives catch the imagination as they focus on Jesus, the world in which he preached and his stunning works. The gospel passage is also the last of the readings – the preaching follows immediately – and our hearers are most likely to remember the gospel they just heard. Nevertheless, in my preparation this week, I’m going to focus on our first reading from the Acts of the Apostles.
A few words about Acts. It was written by Luke and is considered his "second volume." Some would name both under one title, "Luke-Acts." A clue to this relationship is in the opening lines of the two documents. Luke’s gospel begins addressing "most excellent Theophilus"; promising after "investigating everything," to "write an orderly account for you." Acts opens with a clear link to the gospel: "In the first book, Theophilus, I wrote all that Jesus did and taught…." The gospel ended with Jesus’ sending his disciples to preach (24:46-47). That’s where Acts picks up.
About a third of Acts features speeches and preachings from key figures in the early church. The initial setting for the preachings takes place in Jerusalem (1:1-8:3) and then moves to Judea and Samaria (8: 4-9:43). Isaiah had promised that Israel would be a "light to the nations" and so next, the preachers take up their mission to the Gentiles (10:1-15 – 15:35). In the last part, Paul’s preaching exemplifies God’s call for the mission to reach the "ends of the earth" (15:36–26:31).
Paul and Barnabas returned to preach at Lystra, Iconium, and Antioch – the very places they had suffered persecutions. In Lystra Paul was stoned and left for dead by his opponents. In today’s reading the apostles return to the Christian communities they established to teach and encourage the communities and to strengthen their faith. As we follow the preaching missions of the apostles we learn, while some accepted their message, others rejected and persecuted them.
In their perseverance and suffering, because of their preaching, the early evangelists were not just drawing on their own energies and grit. What these preachers reveal is that Jesus had kept his word and had given them the gift of the Holy Spirit. It was that Spirit that filled their spirits with a burning desire to preach and witness to their resurrected Lord. When they returned to their home communities they would not boast of their accomplishments, but of the Holy Spirit working through them in unique ways. Thus, today’s reading ends with Paul and Barnabas at their home base in Antioch, where they "… called in the church together and reported what God had done with them and how God had opened the door of faith to the Gentiles."
Something like that happens in parishes when members volunteer, or are asked, to teach religion to teens; be an RCIA team member; start a food pantry; take communion to the sick, etc. Often they profess their limited knowledge and experience, yet they say "Yes" to the invitation. They studiously prepare for their mission and take guidance from the "elders." They discover people are moved by their ministry and more – the ministers’ own faith takes on new life as, like Paul and Barnabas, they undertake the mission of preaching the gospel. How do those changes come about? How else, but through the work of the Holy Spirit – anointing and working through their efforts.
So, where do our travels take us, for we too have been assigned to proclaim the Good News to the world? Probably we won’t have to go on a whirlwind evangelizing mission like our two featured apostles. But still, our baptism has anointed us to be prophets in the places we find ourselves. There is no getting around that responsibility!
Name your own "mission field": around the breakfast table (that can be real mission territory for some!); at work; among friends at social gatherings; on line at the supermarket? I’m not suggesting we stand on a soapbox and start preaching; though being a little less shy about our faith wouldn’t hurt. But our habitual actions, values, judgments, style of life, etc. should stir up curiosity for those around us. Who knows, they might be curious enough to ask the big questions: "What makes you so different?" "With all the problems you have, how do you get your strength to go on?" "How can you be remain so hopeful?" Then the opportunity will arise for us to do what Paul and Barnabas were doing – "proclaim the Good News."
We may feel we are not theologically trained enough, but we should speak from the knowledge we do have – our heart and the experience of our faith. (A little study wouldn’t hurt either!) Like Paul and Barnabas, we won’t be unaccompanied on our journey, because the Spirit will be our "tour guide." Which is what the Acts of the Apostles is really about: the Holy Spirit working in ordinary people to help them proclaim the Good News and make, as Acts tells us, "a considerable number of disciples." Give it a try!
Đã đến lúc tôi thú nhận: Như tôi đã nói trước, khi nào chúng tôi, các cha giảng bắt đầu soạn bài giảng, chúng tôi thường hỏi "Phúc âm nào"?. Câu chuyện trong Phúc âm có làm chúng ta tập trung chú ý vào bài Phúc âm hơn là chú trọng đến Chúa Giêsu, nơi Ngài rao giảng và các việc tuyệt vời Ngài làm. Bài Phúc âm cũng là bài đọc cuối cùng, rồi đến ngay bài giảng. Và các tín hữu thường nhớ bài Phúc âm họ vừa nghe. Dù vậy, trong bài giảng tuần này tôi sẽ chú trọng đến bài đọc thứ nhất trích từ sách Công Vụ Tông Đồ.
It lời về sách Tông Đồ Công Vụ: Tác giả sách Công Vụ là thánh Luca, và đó là sách thứ hai thánh Luca viết sau khi viết phúc âm. Có người muốn đặt tên cho phúc âm thánh Luca là "Luca-Công Vụ". Ý kiến lý giải đều đó là trong lời mở đầu của hai sách. Trong phúc âm thánh Luca viết lời mở đầu như sau: "Thưa ngài Thêôphilô đáng kính". Luca hứa là sau khi "đã cẫn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài". Còn sách Tông Đồ Công Vụ cũng mở đàu bằng câu gắn liền với phúc âm: "Thưa ngài Thêôphilô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giê su làm và những điều Người dạy..." Phúc âm kết thúc với Việc Chúa Giêsu gởi các môn đệ đi rao giảng (Lc 24: 46-47) và sách Công Vụ bắt đầu từ đó.
Độ một phần ba sách Công Vụ Tông Đồ nói về lời phát biểu và các bài giảng của những nhân vật chính trong giáo hội tiên khởi. Các bài giảng đầu tiên xãy ra ở Giêrusalem (Cv 1:1 - 8:3), rồi chuyển đến Giuđêa và Samaria (Cv 8:4 - 9: 43). Ngôn sứ Isaia đã hứa là Ísrael sẽ là "ánh sáng cho mọi nước", nên sau đó các tông đồ nhận sứ mệnh đi đến các dân ngoại (Cv 10: 1-15 - 15:35). Phần cuối, các bài giảng của thánh Phaolô là minh họa lời Thiên Chúa kêu gọi các tông đò ra đi rao giảng "đến tận cùng thế giới" (Cv 15:36 - 26: 31).
Thánh Phaolô và Banaba trở lại rao giảng ở Lystra, Iconium và Antiokia là những nơi họ đã bị truy bắt. Ở Lystra người ta ném đá vào Phaolô và bỏ mặc Phaolô cho đến chết. Hôm nay, trong bài đọc, các tông đồ trở lại với các cộng đoàn tín hữu do họ đã thành lập, huấn giáo và khuyến khích các cộng đoàn cũng cố đức tin của họ. Khì chúng ta theo dõi dể học hỏi các việc rao giảng của các tông đồ, chúng ta biết được có một số người chấp nhận sứ điệp của tin mừng, và một số khác đã từ chối và bắt bớ các ông.
Trong lúc các tông đồ kiên trì và chịu đau khổ vì lời rao giảng của họ, Các tông đồ ban đầu không chỉ cố gắng dựa vào năng lực và sự hiểu biết của họ mà thôi. Điều các ông nêu ra là chính Chúa Giêsu đã giữ lời hứa của Ngài và đã ban cho họ ơn Chúa Thánh Thần. Chính thần khí Chúa Thánh Thần đã ban cho họ sự hăng hái rao giảng và làm nhân chứng cho sự sống lại của Chúa. Mỗi khi họ trở về cộng đoàn của các tông đồ, các ông không khoe khoan về các thành quả mà họ đã gặt hái được, nhưng các ông xác nhận việc Chúa Thánh Thần đã tác động qua họ một cách đặc biệt. Vì thề, hôm nay bài đọc kết thúc với Phaolô và Banaba khi họ trở về nhà ở Antiokia. Ở đó họ "kêu gọi cộng đoàn giáo hội họp để tường trình lại những gì Thiên Chúa đã làm với họ, và Thiên Chúa đã làm thế nào mở cửa đức tin cho dân ngoại".
Trong các giáo xứ chúng ta cũng có những việc được tường trình như thế khi có các tình nguyện viên được mời dạy giáo lý cho các trẻ em vị thành niên, hay dạy giáo lý cho các tân tòng, hay thâu gom thức ăn, hoặc kiệu Mình Thánh Chúa cho các người đau ốm v.v... Thường thì những người đó có sự hiểu biết và kinh nghiệm khá hạn chế, họ vẫn "thưa vâng" lãnh nhận sứ vụ; họ được mời gọi. Họ chăm chỉ sửa soạn cho nhiệm vụ họ phải thực hiện và nghe lời hướng dẫn của các "vị cao niên". Họ khám phá ra là cộng đòan rất cảm động về việc họ làm. Và hơn nữa các người đi phục vụ như thế cảm thấy đức tin của họ được như có một sức sống mới như Phaolô và Banaba. Họ lãnh nhận trách hiệm rao giảng phúc âm. Làm sao mà họ lại thay đổi như thế được?. Không gì cả, đó chính là ơn Chúa Thánh Thần – Ngài xức dầu và đồng hành qua sự cố gắng của họ.
Bởi thế chúng ta sẽ đi đâu, vì chúng ta cũng đã được giao phó trách nhiệm rao giảng Tin Mừng cho thế giới? Có thể chúng ta không đi rao giảng một cách nhanh chóng như hai tông đồ mà chúng ta vừa nghe nói. Nhưng, dù sao đi nữa, Bí Tích rửa rội đã xức dầu cho chúng ta nên ngôn sứ ở những nơi chúng ta sống. Không có cách nào trốn tránh bổn phận đó!
Bạn hãy nói lên "nơi bạn phục vụ": như nơi bàn ăn sáng (đó có thể là một nơi phục vụ thật sự cho một số người); nơi bạn làm việc; ở giữa bạn bè khi hội họp nhau; trên máy vi tính, ở các cứa tiệm? Tôi không muốn đề nghị là bạn đứng trên bục gỗ để rao giảng. Mặc dù bạn có chút ngại ngùng về yếu kém đức tin của bạn cũng không sao. Nhưng, trong việc làm thường ngày, các giá trị và phán đoán của bạn, phong cách sống của bạn có thể làm cho những người xung quanh bạn ngạc nhiên. Ai biết được, họ có thể tò mò để đặt một câu hỏi lớn: "điều gì đã làm người đó khác như thế? Với tất cả những khó khăn của người đó, làm sao anh/ chị ta có thể tiếp tục như thế? Làm sao mà anh/chị ta có thể giũ hy vọng như thế" Rồi sẽ có dịp cho chúng ta làm như hai ông Phaolô và Banaba là "rao giảng Tim Mừng".
Chúng ta có thể cảm thấy là bản thân không được đào tạo về mặt thần học. Nhưng chúng ta cần phải nói lên với kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta, vói kinh nghiệm và đức tin của chúng ta. (học hỏi về tín lý sẽ không sao đâu). Cũng như Phaolô và Banaba, chúng ta sẽ có ơn phù trợ trên đường dương thế. Chúa Thánh Thần sẽ là "người dẫn dắt" chúng ta. Và đó là điều sách Công Vụ Tông Đồ nói lên: Chúa Thánh Thần làm việc qua những con người tầm thường để giúp họ loan báo Tin Mừng và gây nên "một số lượng môn đệ lớn lao". Vậy bạn hãy thử xem !
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
5th SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 14: 21-27; Psalm 145; Revelation 21: 1-5; John 13: 31-33, 34-35
Confession time: as I have mentioned before, when we preachers start our preparation we tend to ask, "What’s the gospel?" Gospel narratives catch the imagination as they focus on Jesus, the world in which he preached and his stunning works. The gospel passage is also the last of the readings – the preaching follows immediately – and our hearers are most likely to remember the gospel they just heard. Nevertheless, in my preparation this week, I’m going to focus on our first reading from the Acts of the Apostles.
A few words about Acts. It was written by Luke and is considered his "second volume." Some would name both under one title, "Luke-Acts." A clue to this relationship is in the opening lines of the two documents. Luke’s gospel begins addressing "most excellent Theophilus"; promising after "investigating everything," to "write an orderly account for you." Acts opens with a clear link to the gospel: "In the first book, Theophilus, I wrote all that Jesus did and taught…." The gospel ended with Jesus’ sending his disciples to preach (24:46-47). That’s where Acts picks up.
About a third of Acts features speeches and preachings from key figures in the early church. The initial setting for the preachings takes place in Jerusalem (1:1-8:3) and then moves to Judea and Samaria (8: 4-9:43). Isaiah had promised that Israel would be a "light to the nations" and so next, the preachers take up their mission to the Gentiles (10:1-15 – 15:35). In the last part, Paul’s preaching exemplifies God’s call for the mission to reach the "ends of the earth" (15:36–26:31).
Paul and Barnabas returned to preach at Lystra, Iconium, and Antioch – the very places they had suffered persecutions. In Lystra Paul was stoned and left for dead by his opponents. In today’s reading the apostles return to the Christian communities they established to teach and encourage the communities and to strengthen their faith. As we follow the preaching missions of the apostles we learn, while some accepted their message, others rejected and persecuted them.
In their perseverance and suffering, because of their preaching, the early evangelists were not just drawing on their own energies and grit. What these preachers reveal is that Jesus had kept his word and had given them the gift of the Holy Spirit. It was that Spirit that filled their spirits with a burning desire to preach and witness to their resurrected Lord. When they returned to their home communities they would not boast of their accomplishments, but of the Holy Spirit working through them in unique ways. Thus, today’s reading ends with Paul and Barnabas at their home base in Antioch, where they "… called in the church together and reported what God had done with them and how God had opened the door of faith to the Gentiles."
Something like that happens in parishes when members volunteer, or are asked, to teach religion to teens; be an RCIA team member; start a food pantry; take communion to the sick, etc. Often they profess their limited knowledge and experience, yet they say "Yes" to the invitation. They studiously prepare for their mission and take guidance from the "elders." They discover people are moved by their ministry and more – the ministers’ own faith takes on new life as, like Paul and Barnabas, they undertake the mission of preaching the gospel. How do those changes come about? How else, but through the work of the Holy Spirit – anointing and working through their efforts.
So, where do our travels take us, for we too have been assigned to proclaim the Good News to the world? Probably we won’t have to go on a whirlwind evangelizing mission like our two featured apostles. But still, our baptism has anointed us to be prophets in the places we find ourselves. There is no getting around that responsibility!
Name your own "mission field": around the breakfast table (that can be real mission territory for some!); at work; among friends at social gatherings; on line at the supermarket? I’m not suggesting we stand on a soapbox and start preaching; though being a little less shy about our faith wouldn’t hurt. But our habitual actions, values, judgments, style of life, etc. should stir up curiosity for those around us. Who knows, they might be curious enough to ask the big questions: "What makes you so different?" "With all the problems you have, how do you get your strength to go on?" "How can you be remain so hopeful?" Then the opportunity will arise for us to do what Paul and Barnabas were doing – "proclaim the Good News."
We may feel we are not theologically trained enough, but we should speak from the knowledge we do have – our heart and the experience of our faith. (A little study wouldn’t hurt either!) Like Paul and Barnabas, we won’t be unaccompanied on our journey, because the Spirit will be our "tour guide." Which is what the Acts of the Apostles is really about: the Holy Spirit working in ordinary people to help them proclaim the Good News and make, as Acts tells us, "a considerable number of disciples." Give it a try!
Giới răn mới
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:25 16/05/2019
Chúa Nhật V Phục Sinh năm C
Cv 14,21b-27; Kh 21,1-5a; Ga 13,31-33a.34-35
Sứ điệp trung tâm của phụng vụ Lời Chúa tuần này là giới răn yêu thương: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.” Chúa Giêsu lặp lại ba lần những lời này. Điều đó cho thấy đây là mạc khải quan trọng, Người gọi là giới răn mới. Nên trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của giáo huấn này.
1- Giới răn mới
Thực ra, Cựu Ước đã nói về giới răn yêu thương rồi. Từ xa xưa, sách Lêvi đã dạy giới răn yêu thương: “Ngươi phải yêu thương đồng loại như chính mình” (Lv 19,18). Ở đây, Cựu Ước lấy việc “yêu mình” làm chuẩn mực, bởi theo một mức độ nào đó, nếu ta yêu người như yêu mình, thì tình yêu đó cũng là tốt lắm rồi. Vì ai cũng muốn điều tốt cho chính mình. Tuy nhiên, yêu người như yêu chính mình vẫn là tình yêu giới hạn, nhiều lúc nặng tính ích kỷ, có điều kiện, chưa phải là tình yêu hoàn hảo.
Chúa Giêsu đã đi xa hơn khi nói: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” “Yêu như Thầy đã yêu” nghĩa là yêu thương theo cách thức của Chúa Giêsu. Đây chính là sự mới mẻ, là căn bản của Kitô Giáo. Quả vậy, Kinh Thánh Cựu Ước chỉ nói tới giới răn yêu thương mà không giới thiệu một khuôn mẫu cụ thể hoàn hảo nào của tình yêu. Ngược lại, trong Tân Ước, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như là khuôn mẫu tuyệt hảo và nguồn mạch của tình yêu.
Bởi lẽ, điều Chúa Giêsu nói và làm là một: Người là Thiên Chúa, nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận tôi đòi. Người cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Người chấp nhận chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Người sống lại và ban Thánh Thần cho chúng ta. Người đã lập bí tích Thánh Thể để ở lại với chúng ta mãi cho đến ngày tận thế.
Tình yêu Chúa là mới mẻ bởi vì tình yêu đó được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, đó là phục vụ, cảm thương, dịu dàng, tha thứ, hy sinh vì chúng ta.
Tình yêu Chúa là mới mẻ bởi vì đó là một tình yêu hoàn toàn nhưng không, Người không tìm kiếm điều kiện để yêu, Người yêu cả những ai không xứng đáng, Người yêu cả những ai làm hại mình.
Tình yêu Chúa là mới mẻ bởi vì Chúa Giêsu không nói: “Thầy đã yêu thương anh em, nên anh em hãy yêu thương Thầy và hãy phục vụ Thầy…” Nhưng Chúa nói: Thầy đã yêu thương anh em. Giờ anh em hãy yêu thương nhau và phục vụ lẫn nhau.
2- Dấu chỉ người môn đệ Chúa Kitô
Như thế, tình yêu Chúa Giêsu ở dạng thức cao cả nhất– agape – tình yêu hiến dâng hoàn toàn mà không hề có bóng dáng ích kỷ và chiếm hữu. Tình yêu Chúa là phổ quát, không giới hạn và vô điều kiện. Người yêu chúng ta trước khi chúng ta còn là tội nhân. Tình yêu đó là lớn lao.
Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.” Tình yêu Chúa là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta noi theo.
Chúa Giêsu còn nói thêm: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Như thế, qua câu nói trên, Chúa Giêsu muốn quả quyết rằng: Dấu chỉ mà người ta nhận biết chúng ta là môn đệ Chúa Kitô không phải vì chúng ta có chức vụ trong Giáo Hội, không phải vì chúng ta đeo thánh giá, tràng hạt, mặc áo tu, hay phẩm phục tôn giáo, đọc kinh nhiều, nhưng là tình yêu thương nhau.
Người môn đệ Chúa Kitô là người theo sát dấu chân của Người, học theo cung cách sống của Người để trở nên đồng hình đồng dạng với Người (sequela Christi). Như thế, dấu chỉ của người môn đệ đích thực yêu thương như Chúa đã yêu thương. Tình yêu và lòng bác ái mà chúng ta dành cho nhau là bằng chứng hùng hồn chúng ta thực sự là môn đệ Chúa Kitô. Yêu thương là dấu chỉ người môn đệ chân chính của Đức Kitô. Như thế, rõ ràng theo logic này: Nếu chúng ta không sống yêu thương nhau thì chúng ta không phải là môn đệ Chúa. Nếu chúng ta làm cho người khác phải đau khổ, chúng ta không phải là môn đệ Người. Chúng ta thử hỏi: chúng ta có yêu thương nhau như Chúa dạy không?
3- Mọi sự sẽ thay đổi nhờ tình yêu
Câu chuyện sau đây diễn tả về đời sống cộng đoàn thay đổi khi họ biết yêu thương nhau:
Bề trên một tu viện Công Giáo đến tìm vị ẩn sĩ trên vùng núi Hi Mã Lạp Sơn để trình bày về tình trạng bi đát của tu viện.
Trước kia, tu viện này là một trung tâm sầm uất. Khách hành hương tấp nập. Nhà thờ lúc nào cũng vang lừng lời ca tiếng hát cầu nguyện. Tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu. Vậy mà giờ đây, tu viện chẳng khác một ngôi nhà hoang phế. Nhà thờ vắng lặng. Tu sĩ thưa thớt già nua. Cuộc sống buồn tẻ.
Cha bề trên hỏi vị ẩn sĩ nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã khiến tu viện rơi vào tình trạng suy sụp như hiện nay. Vị ẩn sĩ ôn tồn bảo: “Các tội đã và đang xảy ra trong cộng đoàn đó là tội vô tình.” Ông giải thích thêm: “Đấng Cứu Thế đã cải trang thành một người trong quý vị, nhưng quý vị không nhận ra Người.”
Nhận được lời giải đáp, cha bề trên hớn hở ra về. Cha tập họp các tu sĩ lại và loan báo cho họ biết Đấng Cứu Thế đang ẩn mình giữa cộng đoàn. Nghe nói thế, mọi người mở to mắt và quan sát nhau. Ai là Đấng Cứu Thế cải trang? Nhưng chắc chắn nếu Đấng Cứu Thế đã cải trang thì chẳng ai có thể nhận ra Người. Mỗi người sống chung với ta đều có thể là hiện thân “Đấng Cứu Thế.”
Từ ngày ấy, mọi người kính trọng nhau như với Đấng Cứu Thế. Mọi người quan tâm và phục vụ nhau. Chẳng bao lâu, bầu khí yêu thương huynh đệ, sức sống và niềm vui trở lại với tu viện. Khách hành hương bốn phương lại tấp nập tuôn về. Lời kinh tiếng hát lại vang lừng trong tu viện. Bị cuốn hút bởi bầu khí vui tươi thánh thiện, nhiều thanh niên đến xin gia nhập cộng đoàn.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta luôn ý thức rằng, được làm môn đệ Chúa Kitô là một niềm vui lớn lao; đồng thời chúng ta biết sống yêu thương anh em như Chúa Giêsu đã nêu gương. Amen!
Cv 14,21b-27; Kh 21,1-5a; Ga 13,31-33a.34-35
Sứ điệp trung tâm của phụng vụ Lời Chúa tuần này là giới răn yêu thương: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.” Chúa Giêsu lặp lại ba lần những lời này. Điều đó cho thấy đây là mạc khải quan trọng, Người gọi là giới răn mới. Nên trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của giáo huấn này.
1- Giới răn mới
Thực ra, Cựu Ước đã nói về giới răn yêu thương rồi. Từ xa xưa, sách Lêvi đã dạy giới răn yêu thương: “Ngươi phải yêu thương đồng loại như chính mình” (Lv 19,18). Ở đây, Cựu Ước lấy việc “yêu mình” làm chuẩn mực, bởi theo một mức độ nào đó, nếu ta yêu người như yêu mình, thì tình yêu đó cũng là tốt lắm rồi. Vì ai cũng muốn điều tốt cho chính mình. Tuy nhiên, yêu người như yêu chính mình vẫn là tình yêu giới hạn, nhiều lúc nặng tính ích kỷ, có điều kiện, chưa phải là tình yêu hoàn hảo.
Chúa Giêsu đã đi xa hơn khi nói: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” “Yêu như Thầy đã yêu” nghĩa là yêu thương theo cách thức của Chúa Giêsu. Đây chính là sự mới mẻ, là căn bản của Kitô Giáo. Quả vậy, Kinh Thánh Cựu Ước chỉ nói tới giới răn yêu thương mà không giới thiệu một khuôn mẫu cụ thể hoàn hảo nào của tình yêu. Ngược lại, trong Tân Ước, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như là khuôn mẫu tuyệt hảo và nguồn mạch của tình yêu.
Bởi lẽ, điều Chúa Giêsu nói và làm là một: Người là Thiên Chúa, nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận tôi đòi. Người cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Người chấp nhận chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Người sống lại và ban Thánh Thần cho chúng ta. Người đã lập bí tích Thánh Thể để ở lại với chúng ta mãi cho đến ngày tận thế.
Tình yêu Chúa là mới mẻ bởi vì tình yêu đó được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, đó là phục vụ, cảm thương, dịu dàng, tha thứ, hy sinh vì chúng ta.
Tình yêu Chúa là mới mẻ bởi vì đó là một tình yêu hoàn toàn nhưng không, Người không tìm kiếm điều kiện để yêu, Người yêu cả những ai không xứng đáng, Người yêu cả những ai làm hại mình.
Tình yêu Chúa là mới mẻ bởi vì Chúa Giêsu không nói: “Thầy đã yêu thương anh em, nên anh em hãy yêu thương Thầy và hãy phục vụ Thầy…” Nhưng Chúa nói: Thầy đã yêu thương anh em. Giờ anh em hãy yêu thương nhau và phục vụ lẫn nhau.
2- Dấu chỉ người môn đệ Chúa Kitô
Như thế, tình yêu Chúa Giêsu ở dạng thức cao cả nhất– agape – tình yêu hiến dâng hoàn toàn mà không hề có bóng dáng ích kỷ và chiếm hữu. Tình yêu Chúa là phổ quát, không giới hạn và vô điều kiện. Người yêu chúng ta trước khi chúng ta còn là tội nhân. Tình yêu đó là lớn lao.
Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.” Tình yêu Chúa là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta noi theo.
Chúa Giêsu còn nói thêm: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Như thế, qua câu nói trên, Chúa Giêsu muốn quả quyết rằng: Dấu chỉ mà người ta nhận biết chúng ta là môn đệ Chúa Kitô không phải vì chúng ta có chức vụ trong Giáo Hội, không phải vì chúng ta đeo thánh giá, tràng hạt, mặc áo tu, hay phẩm phục tôn giáo, đọc kinh nhiều, nhưng là tình yêu thương nhau.
Người môn đệ Chúa Kitô là người theo sát dấu chân của Người, học theo cung cách sống của Người để trở nên đồng hình đồng dạng với Người (sequela Christi). Như thế, dấu chỉ của người môn đệ đích thực yêu thương như Chúa đã yêu thương. Tình yêu và lòng bác ái mà chúng ta dành cho nhau là bằng chứng hùng hồn chúng ta thực sự là môn đệ Chúa Kitô. Yêu thương là dấu chỉ người môn đệ chân chính của Đức Kitô. Như thế, rõ ràng theo logic này: Nếu chúng ta không sống yêu thương nhau thì chúng ta không phải là môn đệ Chúa. Nếu chúng ta làm cho người khác phải đau khổ, chúng ta không phải là môn đệ Người. Chúng ta thử hỏi: chúng ta có yêu thương nhau như Chúa dạy không?
3- Mọi sự sẽ thay đổi nhờ tình yêu
Câu chuyện sau đây diễn tả về đời sống cộng đoàn thay đổi khi họ biết yêu thương nhau:
Bề trên một tu viện Công Giáo đến tìm vị ẩn sĩ trên vùng núi Hi Mã Lạp Sơn để trình bày về tình trạng bi đát của tu viện.
Trước kia, tu viện này là một trung tâm sầm uất. Khách hành hương tấp nập. Nhà thờ lúc nào cũng vang lừng lời ca tiếng hát cầu nguyện. Tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu. Vậy mà giờ đây, tu viện chẳng khác một ngôi nhà hoang phế. Nhà thờ vắng lặng. Tu sĩ thưa thớt già nua. Cuộc sống buồn tẻ.
Cha bề trên hỏi vị ẩn sĩ nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã khiến tu viện rơi vào tình trạng suy sụp như hiện nay. Vị ẩn sĩ ôn tồn bảo: “Các tội đã và đang xảy ra trong cộng đoàn đó là tội vô tình.” Ông giải thích thêm: “Đấng Cứu Thế đã cải trang thành một người trong quý vị, nhưng quý vị không nhận ra Người.”
Nhận được lời giải đáp, cha bề trên hớn hở ra về. Cha tập họp các tu sĩ lại và loan báo cho họ biết Đấng Cứu Thế đang ẩn mình giữa cộng đoàn. Nghe nói thế, mọi người mở to mắt và quan sát nhau. Ai là Đấng Cứu Thế cải trang? Nhưng chắc chắn nếu Đấng Cứu Thế đã cải trang thì chẳng ai có thể nhận ra Người. Mỗi người sống chung với ta đều có thể là hiện thân “Đấng Cứu Thế.”
Từ ngày ấy, mọi người kính trọng nhau như với Đấng Cứu Thế. Mọi người quan tâm và phục vụ nhau. Chẳng bao lâu, bầu khí yêu thương huynh đệ, sức sống và niềm vui trở lại với tu viện. Khách hành hương bốn phương lại tấp nập tuôn về. Lời kinh tiếng hát lại vang lừng trong tu viện. Bị cuốn hút bởi bầu khí vui tươi thánh thiện, nhiều thanh niên đến xin gia nhập cộng đoàn.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta luôn ý thức rằng, được làm môn đệ Chúa Kitô là một niềm vui lớn lao; đồng thời chúng ta biết sống yêu thương anh em như Chúa Giêsu đã nêu gương. Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Fatima mừng kỷ niệm 102 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và hai năm phong thánh cho Phanxicô và Giaxinta Marto.
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
09:12 16/05/2019
Vào lúc 21g30 Chúa Nhật Chúa Chiên Nhân Lành, khi màn đêm buông xuống, khí hậu dịu mát, hàng trăm nghìn tín hữu hành hương đã quy tụ đầy chặt quảng trường rộng lớn Fatima để tham dự buổi lần hạt Mân Côi và rước nến. Cả một rừng ánh sáng lung linh chào đón Mẹ. Trên trời cũng lấp lánh muôn tinh tú cùng với vành trăng lưỡi liềm rạng tỏa…Thánh tượng chính Đức Bà Fatina với triều thiên quý giá đính hàng ngàn viên ngọc bảo và gắn viên đạn đồng ám sát Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô đệ nhị vào ngày 13.05.1982, được đặt lên kiệu vàng và cung nghinh dọc theo quảng trường rước về lễ đài chính để dâng lễ vọng 13.05, với sự tham dự của mấy chục giám mục và hơn năm trăm linh mục… Trong cộng đồng hiện diện cũng có các đoàn hành hương Việt Nam từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Đức và Việt Nam… Vì thế, trong lời chào mở đầu lễ vọng, lời chúc phụng vụ « Chúa ở cùng anh chị em » đã vang vọng trong quảng trường cùng với các ngôn ngữ chính khác, để chào mừng tất cả anh chị em Việt Nam đang hiện diện.
Trong bài giảng đại lễ vọng, dựa vào bài phúc âm Chúa Nhật cầu cho ơn gọi, ĐHY chủ tế khai mào bằng tiếng Anh, sau đó một cha đọc bản dịch ra tiếng Bồ Đào Nha. Kết thức bài giảng bằng tiếng Anh, ĐHY chủ tế mời gọi tất cả đoàn hành hương theo gương Vị Mục Tử nhân lành để trở thành các chứng tá của Chúa chiên nhân lành như ba trẻ mục đồng xưa.
Đại lễ vọng kỷ niệm 102 năm Đức Mẹ hiện ra và hai năm phong thánh Phanxicô và Giaxinta Marto đã kết thúc vào khoảng một giờ khuya trong bầu khí thinh lặng bình an. Cả quảng trường mênh mông với mấy trăm nghìn tín hữu hành hương chìm sâu trong thinh lặng trầm lắng để cung nghinh và chiêm ngắm Đức Bà Fatima …Những câu suy niệm ngắn gọn của cha giám đốc trung tâm hành hương Fatima mời gọi đoàn hành hương dâng lời tán tạ những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Maria, và tiếp tục tràn đổ trên dân Chúa…Nhắc lại ba sứ điệp chính của Fatima. Nhắc lại những nét chính trong cuộc sống của hai Thánh Trẻ Phanxicô và Giaxinta. Thật là một đêm hồng phúc với ánh sáng lung linh và với niềm hoan lạc bình an lan tỏa trong mọi tâm hồn và trên khắp bầu trời Fatima.
Sau đó là chương trình đêm vọng đại lễ, đoàn hành hương tham dự chầu Thánh Thể, hát kinh sáng và rước kiệu Thánh Thể trong thể vào lúc hừng đông.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 13.05, hàng trăm ngàn người lại quây quần chặt quảng trường Fatima trong bầu khí hân hoan và tràn đầy Tin Cậy Mến. Trời hôm nay trong xanh không một vẩn mây. Khí hậu nóng bức gần 30 độ C, nên cả quảng trường tràn ngập các ô dù muôn mầu.
Đoàn hành hương đã đón chào Mẹ Fatima bằng những tràng pháo tay vang dội quảng trường, khi Kiệu Mẹ Fatima với triều thiên quý giá được gắn viên đạn ám sát Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolo đệ nhị, tiến về lễ đài chính…Cỗ kiệu vàng được 8 vệ sĩ khỏe mạnh cung nghinh và đặt trên bệ cao suốt đại lễ để đoàn hành hương chiêm ngưỡng và cũng như để Mẹ đoái thương nhìn xuống đoàn con đông đúc trong quảng trường. Bao dòng nước mắt hân hoan chào đón Mẹ và gửi gấm tất cả những kinh nguyện tha thiết.
Trong bài giảng đại lễ, Đức Hồng Y chủ tế Tagle đã khai triển chủ đề: « Anh em là dân Thiên Chúa ». Sau đây là một vài ý tưởng chính:
« Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, chúng ta tạ ơn Chúa Tình Thương đã rộng vòng tay đón tiếp chúng ta tại đây, cùng hiệp thông với các cộng đồng và với gia đình đức tin vào dịp đại lễ Đức Bà Fatima. Đề tài kinh thánh cho cuộc hành hương năm nay được rút ra từ thư thứ nhất của Thánh Pherô: « Anh em là dân Thiên Chúa », lời kinh thánh này đang được hiện thực cụ thể trong cộng đồng chúng ta. Quả thực chúng ta là dân Thiên Chúa.
« Tin mừng hôm nay thuật lại những phản ứng của dân chúng khi đã chứng kiến những sự việc tốt lành và những dấu lạ Chúa Giêsu đã thực hiện. Có lẽ họ đã tự hỏi xem ai là cha mẹ của nhân vật tài ba kiệt xuất này. Và từ đám đông, một phụ nữ đã kêu lên: « Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú mớm ! » Nói cách khác: « Thân mẫu của ngài thật là hạnh phúc và có phúc vì có được một người con như ngài ». Đó là những lời thường được phát biểu khi các sinh viên kết thúc học vấn cách xuất sắc, khi một người thành đạt trong nghề nghiệp hay khi một người trở thành linh mục, tu sĩ hay giám mục. Dân chúng thường nói: « Cha mẹ của anh thật may mắn. Chắc chắn họ rất hãnh diện về anh ». Và quả thực, Đức Maria được phúc làm Mẹ Chúa Giêsu. Mỗi người mẹ đều có cơ may để cưu mang sự sống con người trong dạ mình và nuôi dưỡng mầm sống ấy trở thành người trọn vẹn. Quả phúc của Đức Maria chính là Giêsu…
« Nhưng Chúa Giêsu đã nêu lên một khía cạnh khác của mẫu tính của Đức Maria, đối với Ngài quả thực đó là nguồn của hạnh phúc đích thực, nên Chúa đã trả lời: « Phúc cho những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành ». Lời tuyên bố của Đức Giêsu cũng giống như những lời chào của bà Elisabeth ngỏ với Đức Maria trong cuộc thăm viếng: « Em thật diễm phúc vì đã tin, vì tất những gì Chúa nói với em sẽ được thực hiện »
« Mẫu tính của Đức Maria là một hành động đức tin. Đức Maria đã là một tỳ nữ vâng phục, hoàn toàn phó thác và hiến thân cho Thiên Chúa, chính vì lẽ ấy mà Mẹ trở thành Mẹ của Con một Thiên Chúa.
« Đức Maria thúc giục chúng ta tự kiểm điểm lại cuộc sống: Đức tin có còn là một chỗ quan trọng trong mọi ước vọng sống chính đáng của chúng ta ? Hay đối với chúng ta cuộc sống đáng sống là có nhiều tiền bạc, những mẫu quần áo hàng hiệu mới nhất, các xe hơi, các nước hoa và các máy móc điện tử, danh tiếng và ảnh hưởng, cùng với sự an toàn ?
Đức Mara dậy tất cả Giáo hội tìm được con đường của phúc lộc thật sự. Tất cả chúng ta đã được Thiên Chúa chọn, Ngài kêu gọi riêng mỗi người chúng ta. Lời mời gọi ấy là phương cách mà Thiên Chúa dùng để chúc phúc cho chúng ta...Để hoàn tất phúc lành lời kêu mời của Thiên Chúa, chúng ta hãy lắng nghe lời Thiên Chúa và để cho Thánh Ý Ngài được thể hiện… »
Cùng đồng tế với ĐHY Tagle chủ tế là ĐHY Antonio Marto, chủ chăn của giáo phận Leiria-Fatima, cùng với 26 Giám Mục và hơn 500 linh mục.
Đại lễ kết thúc với Phép Lành Thánh Thể trọng thể và lời cám tạ cuối lễ của ĐHY Antonio Marto, nhân danh giáo phận chủ nhà và trung tâm Thánh Mẫu Fatima.
Cảm động nhất vào lúc kết lễ, hàng trăm ngàn bàn tay của đoàn hành hương với khăn trắng đã vẫy chào từ biệt Mẹ trong nghẹn ngào vui sướng và vui mừng với tiếng hát vang dội cả quảng trường.
Lm. Stephanô Lưu
Các nhà phê bình cho rằng Dự luật về bí tích giải tội của tiểu bang California sẽ không chấm dứt việc lạm dụng, nhưng đe dọa tự do tôn giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:51 16/05/2019
(CNA News) Một ủy ban Thượng Viện California sẽ có buổi điều trần vào hôm thứ Năm về một dự luật bắt buộc các linh mục vi phạm ấn tín giải tội nếu các ngài biết có việc lạm dụng trẻ em qua việc hối nhân thú tội nơi tòa giải tội. Các nhà phê bình nói rằng dự luật này chối bỏ việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và rằng nó cũng chẳng có bằng chứng nào là luật này thực sự bảo vệ được trẻ em.
Dự luật có tên là California SB 360, bắt buộc các giáo sĩ tường trình cho các cơ quan công lực nếu biết được hay nghi ngờ có sự lạm dụng hay bỏ bê trẻ em “kể cả việc khi mà các linh mục biết được việc lạm dụng này qua việc xưng tội.”
Tại CA này thì các giáo sĩ cũng đã bắt buộc phải báo cáo về các vụ lạm dụng hay nghi ngờ trong hầu hết các trường hợp, nhưng được miễn trừ khi hối nhân xưng tội hay thân chủ tiết lộ với luật sư của mình.
Người đưa ra dự luật này là thượng nghị sĩ tiểu bang Jerry Hill (khu vực 13) đã nói rằng “đặc quyền miễn trừ cho các giáo sĩ đã bị lạm dụng quá nhiều, kết quả là có hằng ngàn vụ lạm dụng trẻ em với lý do tôn giáo và niềm tin đã không được báo cáo.”
Ông nghị này cũng nói rằng những lạm dụng như thế đã được tiết lộ qua “ những cuộc điều ra gần đây của 14 luật sư, cơ quan chính quyền và những quốc gia khác.” Văn phòng của ông này đã không trả lời khi đài CNA yêu cầu làm rõ hơn về những vụ lạm dụng đã được ông trích dẫn.
Đức TGM Jose Gomez của Los Angeles đã nói vào ngày 15 tháng 5 rằng việc công bố của ông nghị Hill này là “không đúng sự thật. Những buổi điều trần về dự luật này không đưa ra được một trường hợp duy nhất, ở CA hay ở một nơi nào khác, mà ở đó loại tội phạm này đã có thể tránh khỏi nếu như một linh mục đã báo cáo thông tin ngài biết được nơi tòa giải tội.”
ĐGM nói tiếp “Cái dự luật SB360 tuyên bố để giải quyết một khủng hoảng mà nó không có.”
Chỉ một số ít người tin là các dự luật của nghị Hill có thể giúp việc ngăn ngừa việc lạm dụng trẻ em. Ai cũng biết rằng các linh mục bị cấm tiết lộ những gì xưng thú trong tòa giải tội dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và các ngài sẽ bị vạ tuyệt thông nếu vi phạm.”
Giám đốc điều hành Hội Đồng Công Giáo California là Andy Rivas đã nói với tờ Angelus News hôm 15 tháng 5 rằng” không có bằng chứng nào cho thấy việc bắt các linh mục tiết lộ những gì xưng thú nơi tòa giải tội có thể tránh được một trường hợp lạm dụng trẻ em.”
Một số linh mục nói với CNA rằng nếu hối nhân báo cáo bị lạm dụng, thường thì họ sẽ gặp linh mục giải tội để bàn về vấn đề ấy ngay sau khi xưng tội xong. Khi những cuộc thảo luận sau khi xưng tội như thế diễn ra, thì các giáo sĩ ở California theo luật đã báo cho cơ quan công lực.
Đây không phải là lần đầu tiên ông nghị Hill có vấn đề với sinh hoạt nội bộ Giáo Hội. Vào năm 2015, ông này đã ký một lá thư yêu cầu ĐTGM Salvatore Cordileone của San Francisco chấm dứt đòi hỏi của Tổng Giáo Phận là các giáo viên Công Giáo nên sống theo như giáo huấn đạo đức của Giáo Hội Công Giáo. Lá thư của nghị Hill nói rằng sự đòi hỏi “đã là một giọng điệu gây chia rẽ, trái ngược với các giá trị xác định ở Vùng Vịnh và lịch sử của nó.”
Qua nhiều thế kỷ, quyền giữ bí mật trong các trao đổi tôn giáo đã được công nhận theo truyền thống Phương Tây. Phép giải tội được hiểu theo giáo huấn Công Giáo là sự mặc khải của Thiên Chúa về tội lỗi, và việc xưng tội phải tuyệt đối giữ bí mật để bảo đảm rằng không ai ngại ngùng khi đi xưng tội.
Dự luật California này sẽ là một sự đảo ngược với nền tảng pháp lý đã có tiền lệ lâu dài của Hoa Kỳ. Chính quyền sẽ rõ ràng là người muốn giành cho được sự bí mật tôn giáo trong khi vẫn tiếp tục bảo vệ những trao đổi bí mật ở những nơi khác.
Dự luật này được đưa ra trong hoàn cảnh khi bồi thẩm đoàn Pennsylvania công khai hóa các báo cáo chi tiết những cáo buộc lạm dụng tình dục qua hằng thập niên và sau vụ bê bối bắt đầu vào ngày 20 tháng 6 năm 2018 khi những cáo buộc đáng tin cậy về lạm dụng của cựu Hồng Y Theodore McCarrick được phổ biến.
ĐTGM Gomez cũng nói trong tuần này rằng “từ quan điểm quần chúng, nếu mục đích là ngăn chặn lạm dụng tình dục trẻ em, thì nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì để đối xử khác biệt với các linh mục Công Giáo và bí tích giải tội”. Thực ra cái dự luật này chỉ nhắm vào các linh mục Công Giáo.
Mặc dù các nhà giáo dục ở CA là những người bắt buộc phải báo cáo, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ước tính rằng có khoảng 10% các em học sinh bị quấy nhiễu tình dục bởi các nhân viên nhà trường trước khi tốt nghiệp phổ thông. Theo bộ giáo dục CA thì có 6,220,413 học sinh ghi danh tại các trường công lập ở CA vào năm học 2017-2018, nếu CA không có gì khác biệt đáng kể so với bản thống kê toàn quốc, thì sẽ có 622,041 em học sinh có khả năng bị quấy nhiễu tình dục bởi nhân viên nhà trường trước khi tốt nghiệp.
Nghị Hill này cũng là một giáo viên, đã không nghĩ đến việc một luật khác của CA sẽ loại bỏ yếu tố thời gian giới hạn tố tụng liên quan đến lạm dụng tình dục đối với các nhân viện và các cơ sơ công lập khác.
Tổng Giáo Phận Los Angeles cùng với năm giáo phận khác ở CA vào ngày 14 tháng Năm, đã lập ra một chương trình bồi thường cho các nạn nhân các vụ lạm dụng tình dục bởi linh mục, bất kể việc lạm dụng đã xảy ra đó là gì.
Về phần mình, ĐTGM Gomez kêu gọi người Công Giáo hãy chống lại cái dự luật này và ngài gọi đó là “ một đe dọa trí mạng đối với quyền tự do tôn giáo của mỗi tín hữu.”
Ngài viết rằng “Cuộc trò chuyện thân mật riêng tư đó - cho phép chúng ta nói ra với tất cả sự trung thực từ đôi môi của chúng ta tới đôi tai của Thiên Chúa – là tuyệt đối quan trọng đối với mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa.”
Tòa Tổng Giám Mục cũng khuyến khích người Công Giáo cầu nguyện cho việc chữa lành các nạn nhân bị lạm dụng và gia đình họ.
“Chúng ta hãy nài xin Mẹ Maria Đầy Ơn Phúc giúp chúng ta mang lại sự chữa lành cho tất cả các nạn nhân bị lạm dụng và giúp chúng ta xây dựng một xã hội, nơi đó mọi trẻ em đều được yêu thương, bảo vệ và an toàn.”
.
Source: catholicnewsagency.com California confession bill won't stop abuse, but threatens religious liberty, critics say
Hội nghị Vatican về người máy và trí sáng nhân tạo
Thanh Quảng sdb
18:20 16/05/2019
Hội nghị Vatican về người máy và trí sáng nhân tạo
Một cuộc hội thảo kéo dài 2 ngày do Phân khoa Học viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng và Học viện Khoa học Giáo hoàng đứng tổ chức nhằm thảo luận về những hoạt động của người máy và trí sáng nhân tạo đối với thế giới con người đã được khai mạc tại Vatican vào thứ năm 16/5/2019.
Người máy, trí tuệ nhân tạo (AI) với khoa học, đạo đức và các chính sách là chủ đề Hội nghị quốc tế kéo dài hai ngày tại Vatican.
Học viện Khoa học Xã hội Vatican (PASS) và Học viện Khoa học Giáo hoàng (PAS) cùng nhau tổ chức hội nghị đa ngành này vào các ngày 16 đến 17 tháng 5 tại Casina Pio IV bên trong nội Thành Vatican.
Một thông tin trước Đại hội cho hay trước những tiến bộ gần đây trong ngành thông tin vi tính (thường được gọi là trí tuệ nhân tạo - AI) và người máy đã làm dấy lên sự quan tâm và những tranh luận rộng rãi về lợi và hại của chúng đối với nhân loại.
Theo các nhà tổ chức cho biết thì các kỹ thuật mới này mang lại nhiều tiến bộ đa dụng trong các lĩnh vực y tế sức khỏe, việc làm, vận chuyển, sản xuất, nông nghiệp và phát minh vũ trang. Mặc dù đã có một số lưu tâm đáng kể trong việc ứng dụng người máy / và trí tuệ sáng tạo (AI) trong các lĩnh vực này, nhưng đã đến lúc cần phải có một bức tranh hoàn chỉnh đầy đủ hơn về các kết nối của chúng và hậu quả chúng có thể có đối với nhân loại chung của chúng ta.
Ngoài việc xem xét các biên giới nghiên cứu hiện tại về trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy, Hội nghị sẽ thảo luận về những tác động của chúng trước sự thịnh vượng của xã hội, những hệ lụy rủi ro cho hòa bình và sự phát triển lâu dài, cũng như các khía cạnh đạo đức và tôn giáo của chúng.
Trong số các vấn đề khác, những tham dự viên của Đại hội sẽ tập trung vào những hệ lụy trong mối quan hệ giữa con người sống động và người máy có thể có đối với xã hội, cân nhắc sự khác biệt giữa các nước thu nhập thấp và cao, cuộc sống tại nông thôn và thành thị, giữa người trẻ và người già. Họ cũng sẽ kiểm tra sự biến đổi của chiến tranh ngày nay trong việc xử dụng trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy.
Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm đến vấn đề này. Trong một thông điệp gửi đến Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos vào tháng 1 năm 2018, ngài đã nói lên khả năng trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy trong các phát minh công nghệ sẽ được sử dụng để góp phần phục vụ nhân loại và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Trước đó, trong tông huấn “Laudato Sì”, Đức Thánh Cha đã trích dẫn tư tưởng của một linh mục Công Giáo người Đức gốc Ý, Romano Guardini, rằng khoa học và công nghệ giúp cải thiện phẩm chất cho cuộc sống của con người. Nhưng ngài cũng lo âu rằng sự phát triển công nghệ vượt bực này nếu không được gắn liền với sự phát triển, trọng trách, giá trị và lương tâm của con người...
Đây không phải là lần đầu tiên Vatican tổ chức một hội nghị về trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy. Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng đã tổ chức một hội nghị về Sức mạnh và Hạn chế của Trí tuệ Nhân tạo Hồi tháng 12 năm 2016 và một hội thảo khác được tổ chức vào tháng 3 năm 2018, về Trí tuệ nhân tạo và Dân chủ.
Một cuộc hội thảo kéo dài 2 ngày do Phân khoa Học viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng và Học viện Khoa học Giáo hoàng đứng tổ chức nhằm thảo luận về những hoạt động của người máy và trí sáng nhân tạo đối với thế giới con người đã được khai mạc tại Vatican vào thứ năm 16/5/2019.
Người máy, trí tuệ nhân tạo (AI) với khoa học, đạo đức và các chính sách là chủ đề Hội nghị quốc tế kéo dài hai ngày tại Vatican.
Học viện Khoa học Xã hội Vatican (PASS) và Học viện Khoa học Giáo hoàng (PAS) cùng nhau tổ chức hội nghị đa ngành này vào các ngày 16 đến 17 tháng 5 tại Casina Pio IV bên trong nội Thành Vatican.
Một thông tin trước Đại hội cho hay trước những tiến bộ gần đây trong ngành thông tin vi tính (thường được gọi là trí tuệ nhân tạo - AI) và người máy đã làm dấy lên sự quan tâm và những tranh luận rộng rãi về lợi và hại của chúng đối với nhân loại.
Theo các nhà tổ chức cho biết thì các kỹ thuật mới này mang lại nhiều tiến bộ đa dụng trong các lĩnh vực y tế sức khỏe, việc làm, vận chuyển, sản xuất, nông nghiệp và phát minh vũ trang. Mặc dù đã có một số lưu tâm đáng kể trong việc ứng dụng người máy / và trí tuệ sáng tạo (AI) trong các lĩnh vực này, nhưng đã đến lúc cần phải có một bức tranh hoàn chỉnh đầy đủ hơn về các kết nối của chúng và hậu quả chúng có thể có đối với nhân loại chung của chúng ta.
Ngoài việc xem xét các biên giới nghiên cứu hiện tại về trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy, Hội nghị sẽ thảo luận về những tác động của chúng trước sự thịnh vượng của xã hội, những hệ lụy rủi ro cho hòa bình và sự phát triển lâu dài, cũng như các khía cạnh đạo đức và tôn giáo của chúng.
Trong số các vấn đề khác, những tham dự viên của Đại hội sẽ tập trung vào những hệ lụy trong mối quan hệ giữa con người sống động và người máy có thể có đối với xã hội, cân nhắc sự khác biệt giữa các nước thu nhập thấp và cao, cuộc sống tại nông thôn và thành thị, giữa người trẻ và người già. Họ cũng sẽ kiểm tra sự biến đổi của chiến tranh ngày nay trong việc xử dụng trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy.
Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm đến vấn đề này. Trong một thông điệp gửi đến Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos vào tháng 1 năm 2018, ngài đã nói lên khả năng trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy trong các phát minh công nghệ sẽ được sử dụng để góp phần phục vụ nhân loại và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Trước đó, trong tông huấn “Laudato Sì”, Đức Thánh Cha đã trích dẫn tư tưởng của một linh mục Công Giáo người Đức gốc Ý, Romano Guardini, rằng khoa học và công nghệ giúp cải thiện phẩm chất cho cuộc sống của con người. Nhưng ngài cũng lo âu rằng sự phát triển công nghệ vượt bực này nếu không được gắn liền với sự phát triển, trọng trách, giá trị và lương tâm của con người...
Đây không phải là lần đầu tiên Vatican tổ chức một hội nghị về trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy. Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng đã tổ chức một hội nghị về Sức mạnh và Hạn chế của Trí tuệ Nhân tạo Hồi tháng 12 năm 2016 và một hội thảo khác được tổ chức vào tháng 3 năm 2018, về Trí tuệ nhân tạo và Dân chủ.
Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh minh oan cho một linh mục Bộ Giáo Lý Đức Tin
Đặng Tự Do
21:49 16/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cha Hermann Geissler, người Áo, 53 tuổi, nguyên là thành viên Bộ Giáo Lý Đức Tin, và cũng là cha giải tội cho Tu Hội Familia soulis Opus, nghĩa là Hoạt Động Tâm Linh Gia Đình, thường được biết với danh xưng là Das Werk ở Đức.
Những lời buộc tội chống lại ngài đã được đưa ra vào cuối tháng 9, bởi Doris Wagner, lúc ấy là thành viên của Das Werk, nhưng bây giờ đã ra khỏi tổ chức này.
Doris Wagner, sinh năm 1983, đã gia nhập Tu Hội vào năm 19 tuổi. 9 năm sau đó, vào năm 2011, cô rời bỏ Tu Hội.
Tháng Chín năm ngoái, trong một tuyên bố rất dài trên tờ báo DIE ZIET của Đức, cô cáo buộc một linh mục mà cô gọi tắt là “Hermann G.”, một viên chức cao cấp của Tòa Thánh, đã tán tỉnh cô trong tòa giải tội khoảng một thập niên trước trong thời gian cô còn trong Tu Hội này.
Tháng 11 năm ngoái, trong một hội nghị ở Rôma, cô cáo buộc đích danh cha Hermann Geissler của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Tán tỉnh trong bối cảnh tòa giải tội được coi là một vi phạm nghiêm trọng về giáo luật và người vi phạm có thể bị trục xuất khỏi hàng giáo sĩ.
Cha Geissler, một thần học gia, và là một học giả nổi tiếng của nhóm Đức Hồng Y Henry Newman, đã là thành viên của Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 1993, và từ năm 2009, ngài là người đứng đầu văn phòng giảng dạy của Bộ này.
Ngài nhất quyết cho rằng mình vô tội, và đã nộp đơn xin từ chức khỏi Bộ Giáo Lý Đức Tin vào ngày 29 tháng Giêng năm nay, để cuộc điều tra được thuận lợi vì chính Bộ Giáo Lý Đức Tin là cơ quan có thẩm quyền của Tòa Thánh trong việc thụ lý các cáo buộc loại này.
Để cuộc điều tra được khách quan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giao cho Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh mở cuộc điều tra về các cáo buộc chống lại cha Geissler theo quy định của khoản giáo luật số 1717 về việc tiến hành các điều tra sơ khởi.
Ngày 15 tháng Năm, năm vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh đã đồng thanh nhận định rằng không có cơ sở nào để tin cha Geissler đã phạm vào những tội danh bị cáo buộc bao gồm tán tỉnh trong tòa giải tội, vuốt tóc và y phục của người tố cáo.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo tài xế ngừng và cho 8 trẻ em, con của những người di cư lên xe bảo vệ của mình
Thanh Quảng sdb
22:33 16/05/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo tài xế ngừng và cho 8 trẻ em, con của những người di cư lên xe bảo vệ của mình
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo tài xế ngừng và cho 8 trẻ em, con của các người di cư lên xe bảo vệ của mình để rảo quanh quảng trường thánh Phêrô trong buổi triều yết.
Ông Alessandro Gisotti, Giám đốc tạm thời của Văn phòng Báo chí Tòa thánh nói với các nhà báo rằng một số em vừa từ Libya đến Ý qua một chương trình nhân đạo Hồi giáo vào ngày 29 tháng 4 vừa qua trong khi những người khác thì vượt biển trên một chiếc thuyền di cư vào vài tháng trước đây.
Tất cả họ đều mặc áo phao để chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô, trong ngày ngài công bố một thông điệp về Ngày Thế giới của Người di cư và Người tị nạn.
Trong buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Chúng ta cầu xin Chúa giúp những người di cư vượt thắng được những đau khổ… Những người di cư này đến từ các quốc gia khác như: Syria, Nigeria và Congo, họ hiện đang được một tổ chức cứu trợ ở ngoại ô Roma giúp đỡ.
Hành lang nhân đạo
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nỗ lực khích lệ Cộng đoàn Thánh Egidio phối hợp với Tổ chức của các Giáo hội Tin lành và các Giáo hội Waldensian phối họp với một chương trình nhân đạo Hồi giáo để giúp đỡ các người tỵ nạn.
Nhằm mục đích giảm thiểu các chuyến hải trình trên những chuyến tầu mong manh ở Địa Trung Hải, trong đó họ bị nhóm buôn bán người lợi dụng lấy tiền một cách vô trách nhiệm khiến nhiều người bị chết thảm thương! Tổ chức này cũng nhằm giúp các người di cư không bị rơi vào những thảm cảnh của tụi cướp biển hay của những người tống tiền làm ăn phi pháp! Các tổ chức trên nhằm giúp những người di cư được nhập cảnh một cách hợp pháp vào nước Ý qua con đường nhân đạo và tị nạn.
Khi tới Ý, những người tị nạn này được chào đón, sống tạm tại các ngôi nhà của hiệp hội, được tài trợ và được theo học ngôn ngữ tiếng Ý, còn trẻ em thì được đến trường hầu tất cả sớm được hội nhập và ổn định cuộc sống...
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo tài xế ngừng và cho 8 trẻ em, con của các người di cư lên xe bảo vệ của mình để rảo quanh quảng trường thánh Phêrô trong buổi triều yết.
Ông Alessandro Gisotti, Giám đốc tạm thời của Văn phòng Báo chí Tòa thánh nói với các nhà báo rằng một số em vừa từ Libya đến Ý qua một chương trình nhân đạo Hồi giáo vào ngày 29 tháng 4 vừa qua trong khi những người khác thì vượt biển trên một chiếc thuyền di cư vào vài tháng trước đây.
Tất cả họ đều mặc áo phao để chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô, trong ngày ngài công bố một thông điệp về Ngày Thế giới của Người di cư và Người tị nạn.
Trong buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Chúng ta cầu xin Chúa giúp những người di cư vượt thắng được những đau khổ… Những người di cư này đến từ các quốc gia khác như: Syria, Nigeria và Congo, họ hiện đang được một tổ chức cứu trợ ở ngoại ô Roma giúp đỡ.
Hành lang nhân đạo
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nỗ lực khích lệ Cộng đoàn Thánh Egidio phối hợp với Tổ chức của các Giáo hội Tin lành và các Giáo hội Waldensian phối họp với một chương trình nhân đạo Hồi giáo để giúp đỡ các người tỵ nạn.
Nhằm mục đích giảm thiểu các chuyến hải trình trên những chuyến tầu mong manh ở Địa Trung Hải, trong đó họ bị nhóm buôn bán người lợi dụng lấy tiền một cách vô trách nhiệm khiến nhiều người bị chết thảm thương! Tổ chức này cũng nhằm giúp các người di cư không bị rơi vào những thảm cảnh của tụi cướp biển hay của những người tống tiền làm ăn phi pháp! Các tổ chức trên nhằm giúp những người di cư được nhập cảnh một cách hợp pháp vào nước Ý qua con đường nhân đạo và tị nạn.
Khi tới Ý, những người tị nạn này được chào đón, sống tạm tại các ngôi nhà của hiệp hội, được tài trợ và được theo học ngôn ngữ tiếng Ý, còn trẻ em thì được đến trường hầu tất cả sớm được hội nhập và ổn định cuộc sống...
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cựu Học Sinh La San Pellerin Và Cộng Đoàn La San Huế Họp Mặt Nhân Dịp Năm Thánh 300 Năm Thánh Tổ Phụ La San Và 115 Năm La San Huế
Trương Trí
07:52 16/05/2019
Thánh Gioan La San được Giáo hội chọn làm Quan thầy các nhà Giáo dục Kitô, Ngài là một linh mục nhưng khi sáng lập Dòng La San, Ngài lại chọn tôn chỉ không làm linh mục để các Sư huynh thuộc dòng La San toàn tâm toàn ý với việc giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh thiếu niên nghèo khổ. Ngài mất vào ngày 7 tháng 4 năm 1719 và được Đức Giáo Hoàng LEON XIII phong hiển Thánh vào ngày 24 tháng 5 năm 1950, ngày 15 tháng 05 năm 1950 Ngài được Đức Giáo Hoàng PIO XII tôn phong là Quan thầy các nhà giáo dục Kitô. Từ đó, dòng La San chọn ngày 15 tháng 05 hàng năm để làm ngày truyền thống trên toàn thế giới.
Xem Hình
Sáng ngày 15 tháng 05 năm 2019, cũng là ngày giỗ 300 của Thánh Tổ phụ Gioan La San, Cựu Học sinh trường La San Pellerin và Cựu Học sinh trường La San Phú Vang Huế đã tổ chức họp mặt truyền thống tại Cộng đoàn La San Huế. Tham dự có quý thầy cô là những nhà giáo đã nhiều năm giảng dạy cho bao thế hệ học sinh thành đạt. Đại diện Cựu Học sinh trường Jeanne D’Arc và Cựu Học sinh trường Thiên Hữu là những ngôi trường Công Giáo của Huế cũng đến tham dự và chia sẻ niềm vui.
Khai mạc ngày họp mặt, Sư huynh Phêrô Lê Thành Đô Đặc trách Cộng đoàn La San Huế, quý thầy cô và cựu học sinh cùng nhau đứng trước những phần mộ của Sư huynh Aglibert, vị sáng lập và cũng là Hiệu trưởng đầu tiên của trường La San Pellerin và các bậc ân sư để tưởng niệm và tri ân. Trong tâm tình hết sức xúc động, một đại diện học sinh nói lên những kỷ niệm thời học sinh dưới mái trường thân yêu tọa lạc bên giòng sông Hương thơ mộng.
Buổi gặp mặt cũng là buổi tiệc đồng thời cũng là buổi giao lưu gặp gỡ giữa thầy trò qua bao thế hệ. Từ khi còn là những thiếu niên nghịch ngợm của tuổi học trò, giờ đây đã là những người đã cháu chắt đùm đề, ngồi ôn lại những kỷ niệm xưa mà lòng vẫn thấy nao nao.
Đỉnh điểm của ngày truyền thống là Thánh lễ đồng tế mừng Năm Thánh 300 ngày mất của Thánh Tổ phụ Gioan La San do linh mục Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung chủ tế. Cùng đồng tế là các linh mục cùng chung một khóa với ngài.
Mở đầu Thánh lễ, linh mục Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung nhắc lại dịp lễ giỗ 300 năm Thánh Tổ phụ, đồng thời cũng cầu nguyện cho hai bậc ân sư vừa mới qua đời: Sư huynh Rodriguez Hoàng Kim Đào và Sư huynh Victor Trần Văn Bữu.
Mặc dù chỉ dưới mái hiên đơn sơ, nhưng Thánh lễ vẫn được diễn ra trang trọng với sự tham dự của đại diện các Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm, Con Đức Mẹ Đi viếng và Hội Dòng Mến Thánh giá Huế, cùng các em Giới trẻ La San và Sinh viên nội trú La San.
Sau Thánh lễ, linh mục chủ tế mời các linh mục đồng tế cùng ban Phép lành Toàn xá cho Cộng đoàn dịp Năm Thánh này.
Trương Trí
Xem Hình
Sáng ngày 15 tháng 05 năm 2019, cũng là ngày giỗ 300 của Thánh Tổ phụ Gioan La San, Cựu Học sinh trường La San Pellerin và Cựu Học sinh trường La San Phú Vang Huế đã tổ chức họp mặt truyền thống tại Cộng đoàn La San Huế. Tham dự có quý thầy cô là những nhà giáo đã nhiều năm giảng dạy cho bao thế hệ học sinh thành đạt. Đại diện Cựu Học sinh trường Jeanne D’Arc và Cựu Học sinh trường Thiên Hữu là những ngôi trường Công Giáo của Huế cũng đến tham dự và chia sẻ niềm vui.
Khai mạc ngày họp mặt, Sư huynh Phêrô Lê Thành Đô Đặc trách Cộng đoàn La San Huế, quý thầy cô và cựu học sinh cùng nhau đứng trước những phần mộ của Sư huynh Aglibert, vị sáng lập và cũng là Hiệu trưởng đầu tiên của trường La San Pellerin và các bậc ân sư để tưởng niệm và tri ân. Trong tâm tình hết sức xúc động, một đại diện học sinh nói lên những kỷ niệm thời học sinh dưới mái trường thân yêu tọa lạc bên giòng sông Hương thơ mộng.
Buổi gặp mặt cũng là buổi tiệc đồng thời cũng là buổi giao lưu gặp gỡ giữa thầy trò qua bao thế hệ. Từ khi còn là những thiếu niên nghịch ngợm của tuổi học trò, giờ đây đã là những người đã cháu chắt đùm đề, ngồi ôn lại những kỷ niệm xưa mà lòng vẫn thấy nao nao.
Đỉnh điểm của ngày truyền thống là Thánh lễ đồng tế mừng Năm Thánh 300 ngày mất của Thánh Tổ phụ Gioan La San do linh mục Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung chủ tế. Cùng đồng tế là các linh mục cùng chung một khóa với ngài.
Mở đầu Thánh lễ, linh mục Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung nhắc lại dịp lễ giỗ 300 năm Thánh Tổ phụ, đồng thời cũng cầu nguyện cho hai bậc ân sư vừa mới qua đời: Sư huynh Rodriguez Hoàng Kim Đào và Sư huynh Victor Trần Văn Bữu.
Mặc dù chỉ dưới mái hiên đơn sơ, nhưng Thánh lễ vẫn được diễn ra trang trọng với sự tham dự của đại diện các Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm, Con Đức Mẹ Đi viếng và Hội Dòng Mến Thánh giá Huế, cùng các em Giới trẻ La San và Sinh viên nội trú La San.
Sau Thánh lễ, linh mục chủ tế mời các linh mục đồng tế cùng ban Phép lành Toàn xá cho Cộng đoàn dịp Năm Thánh này.
Trương Trí
13 tháng 5 xứ Tân Phú Sàigòn kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Phương Nga
08:02 16/05/2019
Thân mẫu Người nói với gia nhân:“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”(Ga 2,5)
“Năm xưa trên cây sồi làng Fatima xa xôi có Đức Mẹ Chúa Trời hiện ra uy linh sáng chói, Mẹ nhắn nhủ người đời hãy mau ăn năn đền tội hãy tôn sùng Mẫu Tâm,hãy năng lần hạt Mân Côi. ..”
Đó là những lời Thánh ca tha thiết mà cộng đoàn giáo xứ Tân Phú đã cất lên trong thánh lễ vào lúc 12g ngày Thứ Hai 13-05-2019 tại thánh đường gx Tân Phú nhân kỷ niệm 102 năm biến cố Mẹ Maria hiện ra với ba trẻ nhỏ Lucia,Phanxico và Giaxinta tại làng Fatima Bồ Đào Nha năm 1917 để Mẹ mặc khải 3 Sứ điệp quan trọng cho loài người: Hãy ăn năn đền tội, hãy lần hạt Mân Côi, hãy tôn sùng trái tim Đức Mẹ, nhằm cứu thế giới khỏi họa diệt vong vì chiến tranh.
Xem Hình
Khi tiếng trống và chiêng báo hiệu giờ lễ vừa vang lên thì tại sân nhà thờ hàng trăm giáo dân đã đế từ mọi nẻo đường. Những chiếc bàn đầy hoa Huệ Trắng được đặt chung quanh nhà thờ và các chị em Hội Các bà mẹ Công Giáo trong đồng phục đã ân cần trao từng cành hoa cho cộng đoàn đến tham dự thánh lễ.Trướcgiờ Rước kiệu, Cha xứ Giuse Lê Hoàng chủ sự cùng quý Cha Phó đứng trên cung thánh để cử hành Nghi thức Làm phép Hoa. Trước hết, Cha Giuse chủ sự làm phép Kiệu hoa, cùng tất cả hoa trong nhà thờ, kế tiếp Cha xông hương Kiệu Hoa và cuộc rước bắt đầu theo thứ tự: Thánh giá Nến cao, các đoàn thể, quý chức Xứ họ, quý Sơ, đội hoa nhí giáo xứ Tân Phú, lễ sinh, Cha Xứ Giuse chủ sự, quý Cha Phó, kiệu Hoa Mẹ Maria và cộng đoàn.Ca đoàn Giuse đã hát những ca khúc tôn vinh Mẹ Maria “Xưa trong làng Fatima,có Đức Mẹ Maria. ...” Ngàn hoa đẹp tươi con dâng lên Nữ Vương. .” và “ Một tràng hoa quý, dâng mẹ một tràng Mân Côi. .”cho cộng đoàn hiệp thông
Sau khi đi vòng quanh hành lang nhà thờ, mọi người trở vào và đoàn đồng tế bước lên bàn thánh chuẩn bị thánh lễ.Cha chủ sự nói với cộng đoàn: Hôm nay chúng ta quy tụ nhau trong thánh đường là để tưởng nhớ lại biến cố mà Mẹ Fatima đã hiện ra năm 1917 với những lời nhắn nhủ. Thiết nghĩ, những thông điệp đó cũng đang rất cần trong cuộc sống của chúng ta. Để tỏ lòng tôn kính Mẹ chúng ta hãy dâng lên Mẹ những bông hoa lòng là những điều tốt đẹp mà chúng ta đã làm. Chúng ta đến đây để dâng lên Chúa lời cầu xin và qua sự bầu cử của Mẹ Maria chắc chắn Chúa sẽ ban nhiều Ơn lành để chúng ta tiếp tục cao rao danh Chúa và chúc tụng Mẹ qua lời kinh Vinh Danh sau đây.
Theo bài Tin Mừng theo Thánh Gioan(2,1-12) Cha Giuse Kiều Hoàng An diễn giảng Hôm nay chúng ta đang họp nhau đông đảo trong thánh đường giữa tiết trời nắng nóng 12g để cùng nhau nhớ lại kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917 với 3 trẻ nhỏ để Mẹ gửi đến 3 Sứ điệp” Hãy ăn năn đền tội, hãy lần hạt Mân Côi và hãy Tôn sùng Trái tim của Đứ Mẹ”.Chúng ta có lòng yêu mến Mẹ Maria nên mới hiện diện ở đây và ở mọi nơi mọi lúc cũng như luôn cầu khấn Mẹ..
Khi xưa tại Nhật Bản, sau 400 năm các Thừa Sai đã đến để tìm lại các tín hữu và khi tìm được một số nhỏ thì chính các Kitô hữu này đã hỏi các Vị rằng:
Các Ngài có nói về Chúa và dạy chúng tôi tin vào Chúa Giêsu không?Các Ngài có dạy chúng tôi tin vào Hội Thánh không ? và các Ngài có dạy chúng tôi tin vào Mẹ Maria không ? vì cha ông chúng tôi đã dạy chúng tôi điều đó và đó là đều căn bản mà khi ai đến truyền giáo thì chúng tôi nhận ra họ là thật.Nhiều người do quá yêu mến Mẹ Maria nên đôi lúc đã quên mất Chúa, nhưng Chúa Giêsu không bao giờ buồn vì thấy nhiều người yêu mến Mẹ mình.
Trong tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đã quan sát chung quanh và Mẹ đã trợ giúp gia chủ tệc cưới trước khi họ cần tìm đến Chúa và trước khi Chúa nhận ra họ đang thiếu rượu. Trong cuộc sống chúng ta ai cũng đều cần có Mẹ để lâu lâu chạy đến xin một điều gì đó vì mẹ dễ cho hơn cha và mẹ cũng hiền hơn cha; nhất là nếu chúng ta là đứa con tội lỗi..Nhưng nếu hôm nay chúng ta chỉ dừng lại nơi đây để tôn vinh Đức Mẹ thì chưa đủ mà hãy nhớ lại việc Mẹ đến với chúng ta vào năm 1917 khi chiến tranh thứ 1 đang xảy ra và người ta lúc ấy đang coi nhau như là thù địch và họ cũng đang muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi con người, họ nói “Thiên Chúa phải chết để con người được sống” Thế nên Mẹ phải hiện ra để kêu gọi “ Hãy để cho Thiên Chúa ở lại với con người “và “Những điều ca ngợi Chúa phải ở trên môi miệng con người “.
Một em bé Tin Lành đã nói” Các người đã tìm cách loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình để rồi khi chém giết nhau thì lại hỏi Thiên Chúa đang ở đâu? sự thật thì Thiên Chúa luôn ở ngoài cửa và chỉ đợi chúng ta mời là Người bước vào ngay”.
Ngày nay người ta đang lan truyền những sứ điệp nói về những hình phạt ghê gớm mà con người phải chịu do tội lỗi gây ra. Nhưng hãy nhớ rằng tình yêu của Thiên Chúa bao la hơn, to lớn hơn tội lỗi của chúng ta gấp bội phần.Hãy chạy đến với Lòng Thương Xót của Chúa và hãy đọc câu mà hàng ngày chúng ta vẫn đọc” Lạy Chúa Giêsu ! con tín thác vào Chúa “ và đừng bao giờ kiêu căng loại bỏ Chúa ra khỏi cuộc đời chúng ta. Nếu chẳng may phạm tội, chúng ta đừng thất vọng mà hãy tỉnh táo chạy đến với Chúa và tín thác vào Ngài. Xin cho chúng ta luôn được Chúa và Mẹ Maria che chở hôm nay, bây giờ và mãi mãi.
Thánh lễ kết thúc lúc 13g15 cùng ngày. Mỗi người ra về đều cầm trên tay một bông Huệ trắng và họ luôn yêu mến Chúa trong mọi hoàn cảnh cùng chạy đến Mẹ Maria để xin Mẹ bầu cử cho họ như trong tiệc cưới Cana mà Thánh Gioan đã trình thuật trong Tin Mừng hôm nay.
Phương Nga
“Năm xưa trên cây sồi làng Fatima xa xôi có Đức Mẹ Chúa Trời hiện ra uy linh sáng chói, Mẹ nhắn nhủ người đời hãy mau ăn năn đền tội hãy tôn sùng Mẫu Tâm,hãy năng lần hạt Mân Côi. ..”
Đó là những lời Thánh ca tha thiết mà cộng đoàn giáo xứ Tân Phú đã cất lên trong thánh lễ vào lúc 12g ngày Thứ Hai 13-05-2019 tại thánh đường gx Tân Phú nhân kỷ niệm 102 năm biến cố Mẹ Maria hiện ra với ba trẻ nhỏ Lucia,Phanxico và Giaxinta tại làng Fatima Bồ Đào Nha năm 1917 để Mẹ mặc khải 3 Sứ điệp quan trọng cho loài người: Hãy ăn năn đền tội, hãy lần hạt Mân Côi, hãy tôn sùng trái tim Đức Mẹ, nhằm cứu thế giới khỏi họa diệt vong vì chiến tranh.
Xem Hình
Khi tiếng trống và chiêng báo hiệu giờ lễ vừa vang lên thì tại sân nhà thờ hàng trăm giáo dân đã đế từ mọi nẻo đường. Những chiếc bàn đầy hoa Huệ Trắng được đặt chung quanh nhà thờ và các chị em Hội Các bà mẹ Công Giáo trong đồng phục đã ân cần trao từng cành hoa cho cộng đoàn đến tham dự thánh lễ.Trướcgiờ Rước kiệu, Cha xứ Giuse Lê Hoàng chủ sự cùng quý Cha Phó đứng trên cung thánh để cử hành Nghi thức Làm phép Hoa. Trước hết, Cha Giuse chủ sự làm phép Kiệu hoa, cùng tất cả hoa trong nhà thờ, kế tiếp Cha xông hương Kiệu Hoa và cuộc rước bắt đầu theo thứ tự: Thánh giá Nến cao, các đoàn thể, quý chức Xứ họ, quý Sơ, đội hoa nhí giáo xứ Tân Phú, lễ sinh, Cha Xứ Giuse chủ sự, quý Cha Phó, kiệu Hoa Mẹ Maria và cộng đoàn.Ca đoàn Giuse đã hát những ca khúc tôn vinh Mẹ Maria “Xưa trong làng Fatima,có Đức Mẹ Maria. ...” Ngàn hoa đẹp tươi con dâng lên Nữ Vương. .” và “ Một tràng hoa quý, dâng mẹ một tràng Mân Côi. .”cho cộng đoàn hiệp thông
Sau khi đi vòng quanh hành lang nhà thờ, mọi người trở vào và đoàn đồng tế bước lên bàn thánh chuẩn bị thánh lễ.Cha chủ sự nói với cộng đoàn: Hôm nay chúng ta quy tụ nhau trong thánh đường là để tưởng nhớ lại biến cố mà Mẹ Fatima đã hiện ra năm 1917 với những lời nhắn nhủ. Thiết nghĩ, những thông điệp đó cũng đang rất cần trong cuộc sống của chúng ta. Để tỏ lòng tôn kính Mẹ chúng ta hãy dâng lên Mẹ những bông hoa lòng là những điều tốt đẹp mà chúng ta đã làm. Chúng ta đến đây để dâng lên Chúa lời cầu xin và qua sự bầu cử của Mẹ Maria chắc chắn Chúa sẽ ban nhiều Ơn lành để chúng ta tiếp tục cao rao danh Chúa và chúc tụng Mẹ qua lời kinh Vinh Danh sau đây.
Theo bài Tin Mừng theo Thánh Gioan(2,1-12) Cha Giuse Kiều Hoàng An diễn giảng Hôm nay chúng ta đang họp nhau đông đảo trong thánh đường giữa tiết trời nắng nóng 12g để cùng nhau nhớ lại kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917 với 3 trẻ nhỏ để Mẹ gửi đến 3 Sứ điệp” Hãy ăn năn đền tội, hãy lần hạt Mân Côi và hãy Tôn sùng Trái tim của Đứ Mẹ”.Chúng ta có lòng yêu mến Mẹ Maria nên mới hiện diện ở đây và ở mọi nơi mọi lúc cũng như luôn cầu khấn Mẹ..
Khi xưa tại Nhật Bản, sau 400 năm các Thừa Sai đã đến để tìm lại các tín hữu và khi tìm được một số nhỏ thì chính các Kitô hữu này đã hỏi các Vị rằng:
Các Ngài có nói về Chúa và dạy chúng tôi tin vào Chúa Giêsu không?Các Ngài có dạy chúng tôi tin vào Hội Thánh không ? và các Ngài có dạy chúng tôi tin vào Mẹ Maria không ? vì cha ông chúng tôi đã dạy chúng tôi điều đó và đó là đều căn bản mà khi ai đến truyền giáo thì chúng tôi nhận ra họ là thật.Nhiều người do quá yêu mến Mẹ Maria nên đôi lúc đã quên mất Chúa, nhưng Chúa Giêsu không bao giờ buồn vì thấy nhiều người yêu mến Mẹ mình.
Trong tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đã quan sát chung quanh và Mẹ đã trợ giúp gia chủ tệc cưới trước khi họ cần tìm đến Chúa và trước khi Chúa nhận ra họ đang thiếu rượu. Trong cuộc sống chúng ta ai cũng đều cần có Mẹ để lâu lâu chạy đến xin một điều gì đó vì mẹ dễ cho hơn cha và mẹ cũng hiền hơn cha; nhất là nếu chúng ta là đứa con tội lỗi..Nhưng nếu hôm nay chúng ta chỉ dừng lại nơi đây để tôn vinh Đức Mẹ thì chưa đủ mà hãy nhớ lại việc Mẹ đến với chúng ta vào năm 1917 khi chiến tranh thứ 1 đang xảy ra và người ta lúc ấy đang coi nhau như là thù địch và họ cũng đang muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi con người, họ nói “Thiên Chúa phải chết để con người được sống” Thế nên Mẹ phải hiện ra để kêu gọi “ Hãy để cho Thiên Chúa ở lại với con người “và “Những điều ca ngợi Chúa phải ở trên môi miệng con người “.
Một em bé Tin Lành đã nói” Các người đã tìm cách loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình để rồi khi chém giết nhau thì lại hỏi Thiên Chúa đang ở đâu? sự thật thì Thiên Chúa luôn ở ngoài cửa và chỉ đợi chúng ta mời là Người bước vào ngay”.
Ngày nay người ta đang lan truyền những sứ điệp nói về những hình phạt ghê gớm mà con người phải chịu do tội lỗi gây ra. Nhưng hãy nhớ rằng tình yêu của Thiên Chúa bao la hơn, to lớn hơn tội lỗi của chúng ta gấp bội phần.Hãy chạy đến với Lòng Thương Xót của Chúa và hãy đọc câu mà hàng ngày chúng ta vẫn đọc” Lạy Chúa Giêsu ! con tín thác vào Chúa “ và đừng bao giờ kiêu căng loại bỏ Chúa ra khỏi cuộc đời chúng ta. Nếu chẳng may phạm tội, chúng ta đừng thất vọng mà hãy tỉnh táo chạy đến với Chúa và tín thác vào Ngài. Xin cho chúng ta luôn được Chúa và Mẹ Maria che chở hôm nay, bây giờ và mãi mãi.
Thánh lễ kết thúc lúc 13g15 cùng ngày. Mỗi người ra về đều cầm trên tay một bông Huệ trắng và họ luôn yêu mến Chúa trong mọi hoàn cảnh cùng chạy đến Mẹ Maria để xin Mẹ bầu cử cho họ như trong tiệc cưới Cana mà Thánh Gioan đã trình thuật trong Tin Mừng hôm nay.
Phương Nga
Chứng từ đức tin thời Internet : Chúa Đã Gieo Trồng, Hãy Chăm Sóc Và Gặt
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
08:24 16/05/2019
Chứng từ đức tin thời Internet: Chúa Đã Gieo Trồng, Hãy Chăm Sóc Và Gặt
Trong hai người đến xin học giáo lý, vị cao niên hơn, đã 71 tuổi, đứng đầu một nhóm cư sĩ. Mười năm qua, bà đã từng quảng bá và mời gọi một số người tu tại gia theo Phật giáo Nguyên thủy. Cuối năm 2018, khi đã xuống tóc, chuẩn bị vào chùa sống, bất ngờ bà được cô con gái tặng cho một cái Ipad. Bà mở ra thì gặp được phim “Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô”, xem và khóc. Bà lần theo kênh Youtube nghe những bài giảng của các linh mục để tìm hiểu Đạo, rồi nghe say mê những bài giảng về Lòng Chúa Thương Xót. Bà chia sẻ cảm nhận với những chị em trong nhóm, rồi đã cùng với một chị em đồng tu tìm đến Tòa Giám mục Qui Nhơn xin theo Chúa…
Khi họ đến học lần thứ hai, tôi mời một hội viên Legio Mariae đến gặp làm quen để giúp tìm người đỡ đầu khi họ lãnh các bí tích gia nhập Kitô giáo. Sau 30 phút nói chuyện với họ, chị hội viên này thốt lên:
- Cha ơi, họ có đức tin vững hơn con và đức mến đậm hơn con.
Họ đã xem đi xem lại phim Cuộc đời Chúa Cứu Thế phiên bản Tin Lành và biết tên các thánh Tông đồ theo cách đọc Tin Lành. Những đóng góp trên Internet từ những nguồn khác nhau đã được Thiên Chúa dùng để dạy dỗ họ cả về đức tin, đức mến và đời sống cầu nguyện. Tôi lắng nghe và hỏi thêm để điều chỉnh một đôi điểm thiếu chính xác. Những điểm thiếu chính xác không nhiều. Hình như Chúa Thánh Thần có một bộ lọc riêng dành cho họ…
Tới cuộc hẹn lần sau, hai dự tòng dẫn thêm một nữ cư sĩ thứ ba, nhà ở Tp. Quy Nhơn, cũng đã bảy mươi tuổi. Bà này đã vào tận Giáo điểm Tin Mừng cầu xin Lòng Chúa Thương Xót ban ơn cho con trai bà biết sửa đổi đời sống, bỏ rượu, chăm làm và thương vợ thương con. Bà đã nhận được ơn như lòng mong ước và cũng muốn theo Chúa nhưng chưa quyết tâm lắm, chỉ dự thính một số buổi học. Bà không có điều kiện xem phim trên mạng như hai bà kia. Tôi đề nghị bà đọc quyển “Tân Ước bằng hình” do Nhà sách Hoàng Mai mới xuất bản. Bà đọc xong, tôi hỏi:
- Bà Bảy đã đọc xong quyển sách, thấy thế nào?
- Chúa Giêsu thật tuyệt vời! Không có ai thương người ta như Chúa!
Sau khi chia sẻ một số cảm nghiệm sâu xa và chính xác, bà đã xin học giáo lý chuẩn bị rửa tội. Một hội viên Legio cao niên ở gần nhà bà đã nhận lời giúp hướng dẫn giáo lý và tìm cho bà một người đỡ đầu. Bây giờ bà đang xem “Cựu ước hằng hình”. Sau quyển này, chúng tôi sẽ giúp bà trực tiếp đọc bản văn Kinh thánh của Tân ước.
Bước tiến của dự tòng thứ ba khiến tôi nhìn ra một chân trời hy vọng bao la.
Với những Youtube, website và những chiếc máy nghe nhỏ, các bài giảng về Lòng Chúa Thương Xót đã loan truyền lòng Thương xót Chúa đến mọi ngõ ngách của đất nước và nhiều nơi trên thế giới. Chúa đã gieo thật hào phong và rất nhiều hạt giống đã rơi vào đất tốt. Người ta đến với Lòng Chúa Thương Xót và nhận được muôn vàn ơn rất lạ, rồi lặn lội tìm đến Giáo Điểm Tin Mừng để tuyên xưng tình thương Thiên Chúa và nói lên lòng biết ơn. Hẳn là họ đã biết đôi chút về Chúa, tuy nhiên sự hiểu biết ấy còn hết sức mơ hồ, lắm khi còn lẫn lộn nhiều, tưởng rằng Chúa cũng chỉ là một thần linh giữa bao thần linh khác, dù là “linh” hơn. Làm sao để họ có thể đi từ chỗ biết ơn Chúa đến chỗ biết Chúa hơn để rồi yêu Chúa nồng nàn?
- Thưa, với những ai dùng Internet, hãy chỉ cho họ đường link các phim về cuộc đời Chúa Cứu Thế và về cuộc khổ nạn của Ngài. Với những ai không dùng Internet, hãy trao cho họ quyển Tân ước bằng hình.
Tôi chia sẻ điều này với một chị trưởng Legio, chị nói:
- Đội chúng con có 16 người. Mời dạy dự tòng chắc không ai chịu nhận nhưng hai việc cha mới nói, có lẽ ai cũng làm được.
Chị cho biết tuần tới sẽ phổ biến chương trình tưới tắm và vun xới cho vụ mùa Chúa đã gieo trồng đang đợi gặt. Sẽ có một công tác mới ai cũng làm được, là hỏi xem bà con lương dân trong thôn có những ai đã hành hương Giáo Điểm Tin Mừng, hoặc có ai chưa đi nhưng đã nghe các bài giảng Lòng Chúa Thương Xót và được ơn. Chị trưởng sẽ phân công cho chị em đến thăm, trao đổi, chia sẻ để giới thiệu phim Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, phim Cuộc đời Chúa Giêsu và sách Tân ước bằng hình.
Mời đón xem bài tới: Cuộc đua về Lòng Thương Xót.
Quy Nhơn, 26-4-2019
Lm. Trăng Thập Tự
Trong hai người đến xin học giáo lý, vị cao niên hơn, đã 71 tuổi, đứng đầu một nhóm cư sĩ. Mười năm qua, bà đã từng quảng bá và mời gọi một số người tu tại gia theo Phật giáo Nguyên thủy. Cuối năm 2018, khi đã xuống tóc, chuẩn bị vào chùa sống, bất ngờ bà được cô con gái tặng cho một cái Ipad. Bà mở ra thì gặp được phim “Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô”, xem và khóc. Bà lần theo kênh Youtube nghe những bài giảng của các linh mục để tìm hiểu Đạo, rồi nghe say mê những bài giảng về Lòng Chúa Thương Xót. Bà chia sẻ cảm nhận với những chị em trong nhóm, rồi đã cùng với một chị em đồng tu tìm đến Tòa Giám mục Qui Nhơn xin theo Chúa…
Khi họ đến học lần thứ hai, tôi mời một hội viên Legio Mariae đến gặp làm quen để giúp tìm người đỡ đầu khi họ lãnh các bí tích gia nhập Kitô giáo. Sau 30 phút nói chuyện với họ, chị hội viên này thốt lên:
- Cha ơi, họ có đức tin vững hơn con và đức mến đậm hơn con.
Họ đã xem đi xem lại phim Cuộc đời Chúa Cứu Thế phiên bản Tin Lành và biết tên các thánh Tông đồ theo cách đọc Tin Lành. Những đóng góp trên Internet từ những nguồn khác nhau đã được Thiên Chúa dùng để dạy dỗ họ cả về đức tin, đức mến và đời sống cầu nguyện. Tôi lắng nghe và hỏi thêm để điều chỉnh một đôi điểm thiếu chính xác. Những điểm thiếu chính xác không nhiều. Hình như Chúa Thánh Thần có một bộ lọc riêng dành cho họ…
Tới cuộc hẹn lần sau, hai dự tòng dẫn thêm một nữ cư sĩ thứ ba, nhà ở Tp. Quy Nhơn, cũng đã bảy mươi tuổi. Bà này đã vào tận Giáo điểm Tin Mừng cầu xin Lòng Chúa Thương Xót ban ơn cho con trai bà biết sửa đổi đời sống, bỏ rượu, chăm làm và thương vợ thương con. Bà đã nhận được ơn như lòng mong ước và cũng muốn theo Chúa nhưng chưa quyết tâm lắm, chỉ dự thính một số buổi học. Bà không có điều kiện xem phim trên mạng như hai bà kia. Tôi đề nghị bà đọc quyển “Tân Ước bằng hình” do Nhà sách Hoàng Mai mới xuất bản. Bà đọc xong, tôi hỏi:
- Bà Bảy đã đọc xong quyển sách, thấy thế nào?
- Chúa Giêsu thật tuyệt vời! Không có ai thương người ta như Chúa!
Sau khi chia sẻ một số cảm nghiệm sâu xa và chính xác, bà đã xin học giáo lý chuẩn bị rửa tội. Một hội viên Legio cao niên ở gần nhà bà đã nhận lời giúp hướng dẫn giáo lý và tìm cho bà một người đỡ đầu. Bây giờ bà đang xem “Cựu ước hằng hình”. Sau quyển này, chúng tôi sẽ giúp bà trực tiếp đọc bản văn Kinh thánh của Tân ước.
Bước tiến của dự tòng thứ ba khiến tôi nhìn ra một chân trời hy vọng bao la.
Với những Youtube, website và những chiếc máy nghe nhỏ, các bài giảng về Lòng Chúa Thương Xót đã loan truyền lòng Thương xót Chúa đến mọi ngõ ngách của đất nước và nhiều nơi trên thế giới. Chúa đã gieo thật hào phong và rất nhiều hạt giống đã rơi vào đất tốt. Người ta đến với Lòng Chúa Thương Xót và nhận được muôn vàn ơn rất lạ, rồi lặn lội tìm đến Giáo Điểm Tin Mừng để tuyên xưng tình thương Thiên Chúa và nói lên lòng biết ơn. Hẳn là họ đã biết đôi chút về Chúa, tuy nhiên sự hiểu biết ấy còn hết sức mơ hồ, lắm khi còn lẫn lộn nhiều, tưởng rằng Chúa cũng chỉ là một thần linh giữa bao thần linh khác, dù là “linh” hơn. Làm sao để họ có thể đi từ chỗ biết ơn Chúa đến chỗ biết Chúa hơn để rồi yêu Chúa nồng nàn?
- Thưa, với những ai dùng Internet, hãy chỉ cho họ đường link các phim về cuộc đời Chúa Cứu Thế và về cuộc khổ nạn của Ngài. Với những ai không dùng Internet, hãy trao cho họ quyển Tân ước bằng hình.
Tôi chia sẻ điều này với một chị trưởng Legio, chị nói:
- Đội chúng con có 16 người. Mời dạy dự tòng chắc không ai chịu nhận nhưng hai việc cha mới nói, có lẽ ai cũng làm được.
Chị cho biết tuần tới sẽ phổ biến chương trình tưới tắm và vun xới cho vụ mùa Chúa đã gieo trồng đang đợi gặt. Sẽ có một công tác mới ai cũng làm được, là hỏi xem bà con lương dân trong thôn có những ai đã hành hương Giáo Điểm Tin Mừng, hoặc có ai chưa đi nhưng đã nghe các bài giảng Lòng Chúa Thương Xót và được ơn. Chị trưởng sẽ phân công cho chị em đến thăm, trao đổi, chia sẻ để giới thiệu phim Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, phim Cuộc đời Chúa Giêsu và sách Tân ước bằng hình.
Mời đón xem bài tới: Cuộc đua về Lòng Thương Xót.
Quy Nhơn, 26-4-2019
Lm. Trăng Thập Tự
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Bênêđíctô XVI và cuộc tranh luận hào hứng quanh các giải thích về tính bất khả thu hồi của Giao Ước Cũ, Một Giao ước không bị thu hồi
Vũ Văn An
18:47 16/05/2019
4. “GIAO ƯỚC KHÔNG BAO GIỜ BỊ THU HỒI”
Với mọi điều đã nói cho đến nay, chúng ta đã bình luận về yếu tố căn bản đầu tiên của sự đồng thuận mới về mối liên hệ giữa Kitô giáo và Do Thái giáo như được trình bày trong các suy tư của Ủy ban Liên hệ Tôn giáo với người Do Thái. Yếu tố căn bản đầu tiên này nói rằng “học lý thay thế” không thích đáng đối với mối liên hệ giữa Do Thái giáo và Kitô giáo. Chúng ta đã nghiên cứu luận đề này theo các yếu tố căn bản vốn tạo nên việc chọn lựa Israel. Chúng ta đi đến kết luận cho rằng việc phê bình lý thuyết thay thế thực sự đã đi đúng hướng, nhưng phải được xem xét lại trong các chi tiết của nó. Giờ đây, chúng ta phải chuyển sang yếu tố thứ hai của sự đồng thuận mới này, đó là ngôn từ của câu “giao ước không bao giờ bị thu hồi”.
“Suy tư” đề cập ở trên chỉ rõ: luận đề cho rằng “giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với dân tộc Israel của Người kéo dài và không bao giờ bị vô hiệu hóa” (số 39) đã không được đưa vào Tuyên bố Nostra aetate. Lần đầu tiên nó được công bố là do Đức Gioan Phaolô II ngày 17 tháng 11 năm 1980 tại Mainz. Kể từ đó, nó đã được đưa vào Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo (số 121) và do đó, theo một nghĩa nào đó, thuộc về giáo huấn hiện thời của Giáo Hội Công Giáo.
Cũng như trường hợp phê phán lý thuyết thay thế, cốt lõi của điều được nói ở đây nên được coi là chính xác, nhưng một số chi tiết cần được làm rõ và đào sâu. Trước hết, cần lưu ý rằng trong việc liệt kê các đặc sủng Israel trong thư Rôma 4, Thánh Phaolô không nói tới “giao ước” mà nói tới “các giao ước”. Thực thế, điều không may là thần học của chúng ta chỉ thấy giao ước ở số ít, hoặc có lẽ chỉ trong một sự đặt cận kề nhau thật sát giữa Giao ước cũ (thứ nhất) và Giao ước mới.
Đối với Cựu Ước, “giao ước” là một thực tại năng động được cụ thể hóa trong một loạt các giao ước liên tiếp. Tôi xin đề cập đến các hình thức chính: giao ước Nôê, giao ước Ápraham, giao ước Môsê, giao ước Đavít, và cuối cùng, dưới nhiều che đậy khác nhau, lời hứa Giao ước mới. Lời mở đầu của Tin Mừng Mátthêu, và câu chuyện thời thơ ấu ở Tin Mừng Luca đều đưa ra một tuyên bố về giao ước Đavít. Mỗi Tin Mừng đều theo cách riêng cho thấy giao ước đã bị con người phá vỡ và đi đến kết thúc ra sao. Nhưng chúng cũng cho thấy Thiên Chúa đã từ gốc cây Jesse làm cho một ngành mọc lên ra sao, do đó tạo ra một khởi đầu mới cho giao ước với Thiên Chúa (x. Is 11: 1). Triều đại Đavít đến hồi kết liễu như mọi triều đại trần gian. Ấy thế nhưng, lời hứa đã được nên trọn: vương quốc của ông sẽ không hề chấm dứt (Lc 1: 33).
Thư gửi tín hữu Galát rất quan trọng đối với vấn đề của chúng ta: các chương ba và bốn vẽ ra một sự so sánh giữa giao ước Ápraham và giao ước Môsê. Giao ước Ápraham được mô tả là phổ quát và vô điều kiện. Giao ước Môsê, mặt khác, được phê chuẩn 430 năm sau đó. Nó có giới hạn và bị cột vào điều kiện phải chu toàn lề luật. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là nó có thể thất bại khi các điều kiện không được thỏa mãn. Nó có chức năng trung gian, nhưng nó không hủy bỏ tính dứt khoát và tính phổ quát của giao ước Ápraham.
Một giai đoạn mới của thần học giao ước có thể được tìm thấy trong Thư gửi tín hữu Do Thái, một điều đã tiếp nối lời hứa về giao ước mới (được công bố một cách rõ ràng đặc biệt trong Giêrêmia 31) và so sánh nó với các giao ước trước đó. Tất cả được tập hợp với nhau dưới tiêu đề “giao ước đầu tiên”, mà hiện nay, được thay thế bằng giao ước cuối cùng, tức giao ước “mới”.
Chủ đề giao ước mới xuất hiện trong nhiều biến thể khác nhau trong Giêrêmia, Êdêkien, Đệ Nhị Isaia và Hôsê. Gây ấn tượng đặc biệt là mô tả câu chuyện tình yêu giữa Thiên Chúa và Israel trong chương thứ mười sáu của Êdêkien. Thiên Chúa yêu thương tiếp nhận Israel đến với chính Người lúc nó còn niên thiếu trong một giao ước tình yêu, có tính dứt khoát. Israel không trung thành và tự đánh điếm mình với tất cả các loại thần thánh. Cơn giận của Thiên Chúa đối với việc đó không phải là lời cuối cùng của Người. Thay vào đó, Người tiếp nhận Israel trong một giao ước mới và không thể phá hủy. Ngôn từ trong câu “Giao ước không bao giờ bị thu hồi” mà chúng ta đang khảo sát là chính xác bao lâu chưa có sự lên án nào về phía Thiên Chúa. Nhưng việc con người vi phạm giao ước thì rõ ràng là chuyện thuộc về lịch sử thực sự giữa Thiên Chúa và Israel. Hình thức đầu tiên của việc này được mô tả trong Sách Xuất hành. Sự vắng mặt lâu dài của Môsê trở thành dịp để dân tự ban cho mình một vị thần hữu hình, đấng mà họ tôn thờ: “Dân ngồi xuống ăn uống, rồi đứng lên bày trò vui chơi” (Xh 32: 6). Khi trở lại, “Môsê thấy dân sống buông thả” (Xh 32:25). Thấy giao ước bị phá vỡ, Môsê đã ném các bảng đá mà chính Thiên Chúa đã khắc chữ vào dân và làm bể chúng (Xh 32,19). Lòng thương xót của Thiên Chúa thực sự đã trả lại các bảng đá cho Israel, nhưng đồng thời, họ là những tấm bảng thay thế và cũng là dấu hiệu cảnh báo gợi lại giao ước bị phá vỡ.
Điều đó có nghĩa gì đối với vấn đề của chúng ta? Một mặt, giao ước giữa Thiên Chúa và Israel là không thể phá hủy vì liên tục tính trong việc lựa chọn của Thiên Chúa. Nhưng đồng thời, nó cũng được đồng xác định bởi toàn bộ bi kịch sai lầm của con người. Tất nhiên, vì sự khác biệt vô hạn giữa các bên ký kết giao ước, hạn từ "giao ước" không thể được hiểu theo nghĩa của các đối tác bình đẳng. Sự bất bình đẳng của hai đối tác làm cho giao ước trông giống mô hình phương Đông hơn theo nghĩa tiếp nhận các ân huệ từ vị vua vĩ đại. Điều này cũng được phát biểu dưới hình thức ngữ học: hạn từ chỉ sự hợp tác ngang hàng (partnership) là syntheke đã không được sử dụng. Thay vào đó, hạn từ dieditke đã được lựa chọn, đó là lý do tại sao Thư gửi tín hữu Do Thái không nói đến “giao ước” mà là “di thư” (testament). Do đó, các sách thánh thường không được gọi là “Old and New Covenant” (Giao ước cũ và mới), mà là “Old and New Testament” (Di thư cũ và mới).
Toàn bộ cuộc hành trình của Thiên Chúa với dân của Người cuối cùng đã tìm thấy bản tóm tắt và hình tượng cuối cùng của nó trong Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu Kitô, một bữa tiệc dự ứng và mang theo mình Thập giá và Phục sinh. Chúng ta không cần phải thảo luận các vấn đề phức tạp của việc hình thành hai truyền thống: một mặt là Thánh Máccô và Thánh Mátthêu, và mặt kia là Thánh Luca và Thánh Phaolô. Trong một trường hợp, truyền thống Sinai được tiếp nhận. Điều xảy ra ở đó đã trở nên sự hoàn thành dứt khoát ở đây. Do đó, lời hứa giao ước mới của Giêrêmia 31 giờ là một thực tại hiện tại. Giao ước Sinai, tự chính bản chất của nó, luôn luôn là một lời hứa, một cách tiếp cận điều là cuối cùng. Sau mọi hủy diệt, giao ước mới là tình yêu của Thiên Chúa tiến xa đến cái chết của Chúa Con.
Bây giờ chúng ta hãy cố gắng đưa ra phán quyết cuối cùng về công thức “giao ước không bao giờ bị thu hồi”. Đầu tiên, chúng ta đưa ra hai phản biện có tính ngữ học. Hạn từ “thu hồi” vốn không thuộc từ vựng chỉ hành động của Thiên Chúa. Như được sử dụng để mô tả câu chuyện lịch sử của Thiên Chúa với loài người, “giao ước” trong Kinh Thánh không phải ở số ít, nhưng xảy ra từng giai đoạn. Giờ đây, vượt lên trên các phản biện về hình thức này, chúng ta phải nói một cách có phê phán về phương diện nội dung rằng công thức này không nhấn mạnh tới bi kịch thực sự của câu chuyện giữa Thiên Chúa và con người. Đúng, tình yêu cũa Thiên Chúa không thể bị hủy diệt. Nhưng lịch sử giao ước giữa Thiên Chúa và con người cũng bao gồm sự thất bại của con người, việc phá vỡ giao ước và hậu quả bên trong của nó: việc phá hủy đền thờ, việc phân tán Israel và lời kêu gọi ăn năn, nhằm phục hồi khả năng của con người đối với giao ước. Tình yêu của Thiên Chúa không thể đơn giản làm ngơ tiếng không của con người. Nó làm tổn thương chính Thiên Chúa và do đó nhất thiết làm tổn thương chính con người. Nếu cơn phẫn nộ của Thiên Chúa và mức độ nghiêm khắc trong các hình phạt của Người được mô tả trong các sách tiên tri cũng như trong Torah, thì cần phải nhớ rằng các hành động trừng phạt của Thiên Chúa đã trở nên nỗi đau cho chính Người. Đó không phải là việc kết thúc tình yêu của Người, mà là một bình diện mới của tình yêu. Tôi muốn trích dẫn ở đây một bản văn duy nhất trong đó sự đan kết qua lại giữa giận dữ và tình yêu và do đo, sự dứt khoát của tình yêu trở nên rõ ràng. Sau mọi mối đe dọa trước đó, tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa trong mọi nét vĩ đại của nó xuất hiện trong Hôsê 11: 7-9: “Dân Ta có khuynh hướng quay lưng lại Ta. Chúng gọi thần Baan, nhưng nào nó có giúp đỡ gì chúng. Hỡi Épraim, Ta từ chối ngươi sao nổi? Hỡi Ítraen, Ta trao nộp ngươi sao đành?... Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Épraim nữa”.
Giữa tội lệ của con người và mối đe dọa thất bại cuối cùng là nỗi đau khổ của Thiên Chúa: “Trái tim Ta thổn thức... vì Ta là Thiên Chúa, không phải loài tử sinh... và Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận”. Những gì được nói ở đây một cách tàn ác và đáng sợ được hiện thực hóa trong các lời lẽ thánh thể của Chúa Giêsu Kitô: Người tự hiến cho đến chết và trong Phục sinh thiết lập ra Giao ước mới.
Việc thiết lập lại giao ước Sinai trong Giao ước mới bằng máu Chúa Giêsu, nghĩa là, trong tình yêu chiến thắng tử thần của Người, đem lại cho giao ước một hình thức mới và giá trị vĩnh viễn. Chúa Giêsu đã đáp ứng trước hai biến cố lịch sử mà ngay sau đó đã thay đổi từ căn bản tình huống của Israel và hình thức cụ thể của giao ước Sinai: sự phá hủy đền thờ, một điều ngày càng không thể thay đổi và sự tứ tán dân Israel ra khắp thế giới. Ở đây, chúng ta đụng tới “yếu tính” của Kitô giáo và “yếu tính” của Do Thái giáo, 1 yếu tính, lần lượt, khai triển câu trả lời cho các biến cố này trong Talmud và Mishnah. Làm thế nào đem giao ước ra sống? Đây là câu hỏi đã tách thực tại cụ thể của Cựu Ước thành hai con đường, Do Thái giáo và Kitô giáo.
Công thức “Giao ước không bao giờ bị thu hồi” có thể hữu ích trong giai đoạn đầu của cuộc đối thoại mới giữa người Do Thái và Kitô hữu. Nhưng về lâu về dài, nó không thích hợp để nói lên một cách thỏa đáng độ lớn lao của thực tại. Nếu các công thức ngắn gọn được coi là cần thiết, tôi xin, trước hết, nhắc đến hai hạn từ của Kinh thánh trong đó các yếu tố chủ yếu tìm được biểu thức giá trị. Đối với người Do Thái, Thánh Phaolô viết: “Khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý” (Rm 11:29). Đối với mọi người, Kinh thánh viết, “Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người. Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta. Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình” (2 Tm 2: 12tt).
Theo bản tiếng Anh của Nicholas J. Healy Jr.
Đức Bênêđíctô XVI là Giáo hoàng Hưu trí, đã từng làm giáo hoàng từ năm 2005 đến 2013.
Kỳ tới: II. Cuộc trao đổi giữa Đức Bênêđíctô và Giáo Sĩ Trưởng của Viennna, Arie Folger
Với mọi điều đã nói cho đến nay, chúng ta đã bình luận về yếu tố căn bản đầu tiên của sự đồng thuận mới về mối liên hệ giữa Kitô giáo và Do Thái giáo như được trình bày trong các suy tư của Ủy ban Liên hệ Tôn giáo với người Do Thái. Yếu tố căn bản đầu tiên này nói rằng “học lý thay thế” không thích đáng đối với mối liên hệ giữa Do Thái giáo và Kitô giáo. Chúng ta đã nghiên cứu luận đề này theo các yếu tố căn bản vốn tạo nên việc chọn lựa Israel. Chúng ta đi đến kết luận cho rằng việc phê bình lý thuyết thay thế thực sự đã đi đúng hướng, nhưng phải được xem xét lại trong các chi tiết của nó. Giờ đây, chúng ta phải chuyển sang yếu tố thứ hai của sự đồng thuận mới này, đó là ngôn từ của câu “giao ước không bao giờ bị thu hồi”.
“Suy tư” đề cập ở trên chỉ rõ: luận đề cho rằng “giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với dân tộc Israel của Người kéo dài và không bao giờ bị vô hiệu hóa” (số 39) đã không được đưa vào Tuyên bố Nostra aetate. Lần đầu tiên nó được công bố là do Đức Gioan Phaolô II ngày 17 tháng 11 năm 1980 tại Mainz. Kể từ đó, nó đã được đưa vào Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo (số 121) và do đó, theo một nghĩa nào đó, thuộc về giáo huấn hiện thời của Giáo Hội Công Giáo.
Cũng như trường hợp phê phán lý thuyết thay thế, cốt lõi của điều được nói ở đây nên được coi là chính xác, nhưng một số chi tiết cần được làm rõ và đào sâu. Trước hết, cần lưu ý rằng trong việc liệt kê các đặc sủng Israel trong thư Rôma 4, Thánh Phaolô không nói tới “giao ước” mà nói tới “các giao ước”. Thực thế, điều không may là thần học của chúng ta chỉ thấy giao ước ở số ít, hoặc có lẽ chỉ trong một sự đặt cận kề nhau thật sát giữa Giao ước cũ (thứ nhất) và Giao ước mới.
Đối với Cựu Ước, “giao ước” là một thực tại năng động được cụ thể hóa trong một loạt các giao ước liên tiếp. Tôi xin đề cập đến các hình thức chính: giao ước Nôê, giao ước Ápraham, giao ước Môsê, giao ước Đavít, và cuối cùng, dưới nhiều che đậy khác nhau, lời hứa Giao ước mới. Lời mở đầu của Tin Mừng Mátthêu, và câu chuyện thời thơ ấu ở Tin Mừng Luca đều đưa ra một tuyên bố về giao ước Đavít. Mỗi Tin Mừng đều theo cách riêng cho thấy giao ước đã bị con người phá vỡ và đi đến kết thúc ra sao. Nhưng chúng cũng cho thấy Thiên Chúa đã từ gốc cây Jesse làm cho một ngành mọc lên ra sao, do đó tạo ra một khởi đầu mới cho giao ước với Thiên Chúa (x. Is 11: 1). Triều đại Đavít đến hồi kết liễu như mọi triều đại trần gian. Ấy thế nhưng, lời hứa đã được nên trọn: vương quốc của ông sẽ không hề chấm dứt (Lc 1: 33).
Thư gửi tín hữu Galát rất quan trọng đối với vấn đề của chúng ta: các chương ba và bốn vẽ ra một sự so sánh giữa giao ước Ápraham và giao ước Môsê. Giao ước Ápraham được mô tả là phổ quát và vô điều kiện. Giao ước Môsê, mặt khác, được phê chuẩn 430 năm sau đó. Nó có giới hạn và bị cột vào điều kiện phải chu toàn lề luật. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là nó có thể thất bại khi các điều kiện không được thỏa mãn. Nó có chức năng trung gian, nhưng nó không hủy bỏ tính dứt khoát và tính phổ quát của giao ước Ápraham.
Một giai đoạn mới của thần học giao ước có thể được tìm thấy trong Thư gửi tín hữu Do Thái, một điều đã tiếp nối lời hứa về giao ước mới (được công bố một cách rõ ràng đặc biệt trong Giêrêmia 31) và so sánh nó với các giao ước trước đó. Tất cả được tập hợp với nhau dưới tiêu đề “giao ước đầu tiên”, mà hiện nay, được thay thế bằng giao ước cuối cùng, tức giao ước “mới”.
Chủ đề giao ước mới xuất hiện trong nhiều biến thể khác nhau trong Giêrêmia, Êdêkien, Đệ Nhị Isaia và Hôsê. Gây ấn tượng đặc biệt là mô tả câu chuyện tình yêu giữa Thiên Chúa và Israel trong chương thứ mười sáu của Êdêkien. Thiên Chúa yêu thương tiếp nhận Israel đến với chính Người lúc nó còn niên thiếu trong một giao ước tình yêu, có tính dứt khoát. Israel không trung thành và tự đánh điếm mình với tất cả các loại thần thánh. Cơn giận của Thiên Chúa đối với việc đó không phải là lời cuối cùng của Người. Thay vào đó, Người tiếp nhận Israel trong một giao ước mới và không thể phá hủy. Ngôn từ trong câu “Giao ước không bao giờ bị thu hồi” mà chúng ta đang khảo sát là chính xác bao lâu chưa có sự lên án nào về phía Thiên Chúa. Nhưng việc con người vi phạm giao ước thì rõ ràng là chuyện thuộc về lịch sử thực sự giữa Thiên Chúa và Israel. Hình thức đầu tiên của việc này được mô tả trong Sách Xuất hành. Sự vắng mặt lâu dài của Môsê trở thành dịp để dân tự ban cho mình một vị thần hữu hình, đấng mà họ tôn thờ: “Dân ngồi xuống ăn uống, rồi đứng lên bày trò vui chơi” (Xh 32: 6). Khi trở lại, “Môsê thấy dân sống buông thả” (Xh 32:25). Thấy giao ước bị phá vỡ, Môsê đã ném các bảng đá mà chính Thiên Chúa đã khắc chữ vào dân và làm bể chúng (Xh 32,19). Lòng thương xót của Thiên Chúa thực sự đã trả lại các bảng đá cho Israel, nhưng đồng thời, họ là những tấm bảng thay thế và cũng là dấu hiệu cảnh báo gợi lại giao ước bị phá vỡ.
Điều đó có nghĩa gì đối với vấn đề của chúng ta? Một mặt, giao ước giữa Thiên Chúa và Israel là không thể phá hủy vì liên tục tính trong việc lựa chọn của Thiên Chúa. Nhưng đồng thời, nó cũng được đồng xác định bởi toàn bộ bi kịch sai lầm của con người. Tất nhiên, vì sự khác biệt vô hạn giữa các bên ký kết giao ước, hạn từ "giao ước" không thể được hiểu theo nghĩa của các đối tác bình đẳng. Sự bất bình đẳng của hai đối tác làm cho giao ước trông giống mô hình phương Đông hơn theo nghĩa tiếp nhận các ân huệ từ vị vua vĩ đại. Điều này cũng được phát biểu dưới hình thức ngữ học: hạn từ chỉ sự hợp tác ngang hàng (partnership) là syntheke đã không được sử dụng. Thay vào đó, hạn từ dieditke đã được lựa chọn, đó là lý do tại sao Thư gửi tín hữu Do Thái không nói đến “giao ước” mà là “di thư” (testament). Do đó, các sách thánh thường không được gọi là “Old and New Covenant” (Giao ước cũ và mới), mà là “Old and New Testament” (Di thư cũ và mới).
Toàn bộ cuộc hành trình của Thiên Chúa với dân của Người cuối cùng đã tìm thấy bản tóm tắt và hình tượng cuối cùng của nó trong Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu Kitô, một bữa tiệc dự ứng và mang theo mình Thập giá và Phục sinh. Chúng ta không cần phải thảo luận các vấn đề phức tạp của việc hình thành hai truyền thống: một mặt là Thánh Máccô và Thánh Mátthêu, và mặt kia là Thánh Luca và Thánh Phaolô. Trong một trường hợp, truyền thống Sinai được tiếp nhận. Điều xảy ra ở đó đã trở nên sự hoàn thành dứt khoát ở đây. Do đó, lời hứa giao ước mới của Giêrêmia 31 giờ là một thực tại hiện tại. Giao ước Sinai, tự chính bản chất của nó, luôn luôn là một lời hứa, một cách tiếp cận điều là cuối cùng. Sau mọi hủy diệt, giao ước mới là tình yêu của Thiên Chúa tiến xa đến cái chết của Chúa Con.
Bây giờ chúng ta hãy cố gắng đưa ra phán quyết cuối cùng về công thức “giao ước không bao giờ bị thu hồi”. Đầu tiên, chúng ta đưa ra hai phản biện có tính ngữ học. Hạn từ “thu hồi” vốn không thuộc từ vựng chỉ hành động của Thiên Chúa. Như được sử dụng để mô tả câu chuyện lịch sử của Thiên Chúa với loài người, “giao ước” trong Kinh Thánh không phải ở số ít, nhưng xảy ra từng giai đoạn. Giờ đây, vượt lên trên các phản biện về hình thức này, chúng ta phải nói một cách có phê phán về phương diện nội dung rằng công thức này không nhấn mạnh tới bi kịch thực sự của câu chuyện giữa Thiên Chúa và con người. Đúng, tình yêu cũa Thiên Chúa không thể bị hủy diệt. Nhưng lịch sử giao ước giữa Thiên Chúa và con người cũng bao gồm sự thất bại của con người, việc phá vỡ giao ước và hậu quả bên trong của nó: việc phá hủy đền thờ, việc phân tán Israel và lời kêu gọi ăn năn, nhằm phục hồi khả năng của con người đối với giao ước. Tình yêu của Thiên Chúa không thể đơn giản làm ngơ tiếng không của con người. Nó làm tổn thương chính Thiên Chúa và do đó nhất thiết làm tổn thương chính con người. Nếu cơn phẫn nộ của Thiên Chúa và mức độ nghiêm khắc trong các hình phạt của Người được mô tả trong các sách tiên tri cũng như trong Torah, thì cần phải nhớ rằng các hành động trừng phạt của Thiên Chúa đã trở nên nỗi đau cho chính Người. Đó không phải là việc kết thúc tình yêu của Người, mà là một bình diện mới của tình yêu. Tôi muốn trích dẫn ở đây một bản văn duy nhất trong đó sự đan kết qua lại giữa giận dữ và tình yêu và do đo, sự dứt khoát của tình yêu trở nên rõ ràng. Sau mọi mối đe dọa trước đó, tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa trong mọi nét vĩ đại của nó xuất hiện trong Hôsê 11: 7-9: “Dân Ta có khuynh hướng quay lưng lại Ta. Chúng gọi thần Baan, nhưng nào nó có giúp đỡ gì chúng. Hỡi Épraim, Ta từ chối ngươi sao nổi? Hỡi Ítraen, Ta trao nộp ngươi sao đành?... Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Épraim nữa”.
Giữa tội lệ của con người và mối đe dọa thất bại cuối cùng là nỗi đau khổ của Thiên Chúa: “Trái tim Ta thổn thức... vì Ta là Thiên Chúa, không phải loài tử sinh... và Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận”. Những gì được nói ở đây một cách tàn ác và đáng sợ được hiện thực hóa trong các lời lẽ thánh thể của Chúa Giêsu Kitô: Người tự hiến cho đến chết và trong Phục sinh thiết lập ra Giao ước mới.
Việc thiết lập lại giao ước Sinai trong Giao ước mới bằng máu Chúa Giêsu, nghĩa là, trong tình yêu chiến thắng tử thần của Người, đem lại cho giao ước một hình thức mới và giá trị vĩnh viễn. Chúa Giêsu đã đáp ứng trước hai biến cố lịch sử mà ngay sau đó đã thay đổi từ căn bản tình huống của Israel và hình thức cụ thể của giao ước Sinai: sự phá hủy đền thờ, một điều ngày càng không thể thay đổi và sự tứ tán dân Israel ra khắp thế giới. Ở đây, chúng ta đụng tới “yếu tính” của Kitô giáo và “yếu tính” của Do Thái giáo, 1 yếu tính, lần lượt, khai triển câu trả lời cho các biến cố này trong Talmud và Mishnah. Làm thế nào đem giao ước ra sống? Đây là câu hỏi đã tách thực tại cụ thể của Cựu Ước thành hai con đường, Do Thái giáo và Kitô giáo.
Công thức “Giao ước không bao giờ bị thu hồi” có thể hữu ích trong giai đoạn đầu của cuộc đối thoại mới giữa người Do Thái và Kitô hữu. Nhưng về lâu về dài, nó không thích hợp để nói lên một cách thỏa đáng độ lớn lao của thực tại. Nếu các công thức ngắn gọn được coi là cần thiết, tôi xin, trước hết, nhắc đến hai hạn từ của Kinh thánh trong đó các yếu tố chủ yếu tìm được biểu thức giá trị. Đối với người Do Thái, Thánh Phaolô viết: “Khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý” (Rm 11:29). Đối với mọi người, Kinh thánh viết, “Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người. Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta. Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình” (2 Tm 2: 12tt).
Theo bản tiếng Anh của Nicholas J. Healy Jr.
Đức Bênêđíctô XVI là Giáo hoàng Hưu trí, đã từng làm giáo hoàng từ năm 2005 đến 2013.
Kỳ tới: II. Cuộc trao đổi giữa Đức Bênêđíctô và Giáo Sĩ Trưởng của Viennna, Arie Folger
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Soi Hoa Dại Bên Đồi
Dominic Đức Nguyễn
21:54 16/05/2019
NẮNG SOI HOA DẠI BÊN ĐỒI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đâu cần kiến trúc công viên
Nắng soi hoa dại thiên nhiên tuyệt vời.
(bt)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đâu cần kiến trúc công viên
Nắng soi hoa dại thiên nhiên tuyệt vời.
(bt)