Ngày 18-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Theo ai
Lm Vũđình Tường
04:02 18/05/2011
Cuộc sống chúng ta luôn có những bước chân đi trước mở đường khuyến dụ chúng ta bước theo. Rất ít khi chính chúng ta sáng tạo ra những bước chân mới để hướng dẫn người khác. Hầu hết là đi sau, đi theo, phỏng theo. Kẻ trước người sau thường phỏng theo lối sống, cách ăn diện, giao thiệp, buôn bán, cách sống của người mình ngưỡng mộ.

Điều này thể hiện qua các tạp chí trưng bày, trang hoàng nhà cửa, sách báo quảng cáo lối sống mới, chương trình trình diễn thời trang, cách trưng diện. Trên màn ảnh dưới nhãn hiệu quảng cáo chính là cách hướng dẫn, khuyến dụ người đi theo. Nhóm thành công là nhóm có nhiều người phỏng theo bởi đi theo là mang lại lợi nhuận cho nhóm khởi xướng. Để bảo vệ tác quyền người ta ra luật bản quyền, cấm trích dịch, sao chép hoặc xử dụng mà không có phép. Muốn có phép phải trả tiền.

Phụ huynh trong xã hội mới đau đầu đứng trước ngã ba đường không biết nên chọn hướng nào. Người con theo chúng bạn vừa đến tuổi đòi li khai gia đình. Người con tin theo quảng cáo trên màn ảnh ăn diệm diêm dúa. Người con học đòi theo lối sống buông thả. Người con theo khuynh hướng xã hội bài kích tôn giáo. Người con mê chơi quên lối về, phó mặc tương lai theo chiều gió. Chiều theo, nhắm mắt làm ngơ, giả câm, giả điếc, hẳn không được. Chống lại, cấm đoán, ngăn cản thì già néo đứt giây, gia đình tan nát. Chọn giải pháp điều đình, đối thoại, giải thích, trình bày hơn thiệt, phải trái. Kết quả cả hai đều to tiếng dẫn đến cãi vì cả hai đều nhận lí của của mình đúng hơn. Phải làm sao, bỏ ai, theo ai?

Bất đồng ý kiến trong cuộc sống là điều không thể tránh. Bất đồng xấu dẫn đến chia rẽ, bè phái, nghi kị, đả kích, chống bác. Bất đồng tốt dẫn đến sự thật. Ý kiến khác nhau, tranh biện, giải thích mong tránh hiểu lầm, góc cạnh tối của vấn đề được soi sáng. Nhờ thế mà ý kiến đứng đắn được sáng tỏ, rõ ràng, mạch lạc. Để đạt được điều này cần học lắng nghe. Đừng để lo lắng, xao xuyến ảnh huởng đến quyết định.

Khi Đức Kitô nói Ngài đi trước dọn chỗ cho các môn đệ. Tôma không hiểu ý Thầy, ông xin theo. Tôma không muốn chờ, muốn đi ngay với Thầy. Ông đã từ giã đường đời, đường nhân thế để theo Thầy. Tôma chọn và quyết theo đến cùng, trung thành với Thầy.

Ý kiến của Tôma được Philip hỗ trợ khi ông muốn được gặp Chúa Cha. Ông này cũng đã từ bỏ con đường trần gian bước theo Thầy và không muốn xa Thầy nửa bước. Tôma muốn được sống cùng Đức Kitô trong khi Philip lại muốn được nhìn ngắm Chúa Cha. Hai ước mơ khác nhau nhưng cùng mục đích. Ở cùng sẽ nhìn thấy Chúa Cha và nhìn thấy Chúa Cha hẳn phải ở cùng, ở gần, kề bên.

Đức Kitô đáp lại yêu cầu của hai ông bằng cách giải thích cho các ông hiểu việc Ngài sắp làm. Các ông hiểu nhiều hay ít chúng ta không rõ. Điều chúng ta biết rõ là con đường Đức Kitô sắp đi là con đường thập giá. Ngài cũng tiên đoán trước khi Ngài vắng mặt các ông sẽ lo lắng đến tột cùng. Nên Ngài dặn các ông: đừng lo lắng quá độ, hãy vững tin vào Chúa Cha và tin vào Ngài. Ngài không vắng mặt luôn mãi, chỉ vắng trong giai đoạn nhưng cần thiết vì Ngài đi trước dọn chỗ cho các ông để rồi sau đó lại trở về đón các ông. Quả thực, ngay sau khi sống lại từ cõi chết Ngài đã hẹn gặp các ông tại Galilê.

Có những câu nói có nhiều nghĩa khác nhau. Câu nói chuẩn bị ăn tối có thể hiểu là đi mua thức ăn nấu sẵn hay ăn nhà hàng hoặc tự nấu ăn lấy. Chuẩn bị bữa cơm, không phải cho một mình mà cho cả gia đình là một mối lo. Mối lo lớn khi gia đình không đủ cơm ăn, áo mặc. Lo đủ ăn, đủ mặc quả là mối lo lớn. Mối lo thực tiễn trong cuộc sống. Hiểu được nỗi lo lắng trên ta hiểu được mối lo của Đức Kitô khi Ngài chuẩn bị thực phẩm muôi nhân loại. Đức Kitô lo lắng đến cực độ nên Ngài thốt lên,

Tâm hồn thầy lo buồn đến nỗi chết.

Ngài đi trước dọn chỗ bằng cách hy sinh chính sự sống mình để ban sự sống mới cho ta. Ban chính sự sống mình làm của ăn nuôi ta trong bữa Tiệc Li khi Ngài lập Bí Tích Thánh Thể. Ngài đi trước mở đường bằng cách vác thập giá lên đồi cao, lộng gió. Ngài đi trước mở đường bằng cách sống lại từ cõi chết, đập tan tử thần, đè bẹp sự chết.

Vì những lí do đó mà Đức Kitô nói với các tông đồ con đường Ngài đi các ông chưa đến được. Khi nào các ông chuẩn bị đủ mạnh, đủ tin, tin vững chắc lúc đó các ông được mời gọi bước theo con đường Chúa đã đi qua. Quả thế, các tông đồ sau này từng người một đi đúng con đường Chúa đã đi, đổ máu mình ra làm chứng cho Thầy.

Chúng ta cầu xin ơn khôn ngoan biết lắng nghe, đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô.

TiengChuong.org
 
Thiên Chúa của Đức Giêsu
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
08:26 18/05/2011
THIÊN CHÚA CỦA ĐỨC GIÊSU

Cn V Ps A

Phúc Âm Thánh Gioan chương 14 là lời tâm sự của Chúa Giêsu với các môn đệ. Nó có cấu trúc xoay quanh cuộc trở về với Chúa Cha của Chúa Con và vai trò độc nhất của Chúa Con trong việc đưa dẫn các môn đệ về với Chúa Cha.

Tôma và Philípphê đã hỏi Chúa 2 câu và Chúa đã mạc khải 2 chân lý hết sức quan trọng:

- Thầy là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.

- Ai thấy Thầy là thấy Cha; Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy.

Chỉ có thể đạt tới Cha khi chúng ta đi theo Đấng tự nhận là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Và cũng không ai có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa mà lại không do Thánh Thần. Hiểu biết đích thực về Cha và Con mang dấu ấn Thánh Thần. Chính trong Thánh Thần mà Thiên Chúa là Cha và Đức Giêsu là Con ( x. Gm. Bùi Văn Đọc, Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót, trang 184 ). Thiên Chúa mà mọi tín hữu tôn thờ và yêu mến hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn, chính là Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô "Ai thấy Thầy là thấy Cha" ( Ga 14, 9 ) vì "Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy" ( Ga 14, 10 ).

Toàn bộ Lịch Sử Cứu Độ được xây dựng trên tương quan Cha - Con " Chúa Cha yêu Chúa Con". Hai chữ Tình Yêu là cách diễn tả sâu thẳm nhất tương qua Cha- Con. Tình yêu đó được Chúa Giêsu thể hiện qua đời sống nhân hậu, bao dung vô bờ của Ngài. Lời nói việc làm của Ngài chính là lời nói việc làm của Chúa Cha ( Ga 14, 10 ). Toàn bộ cuộc đời của Ngài được Chúa Cha chiếm ngự. Ngài như tấm gương trong suốt phản chiếu khuôn mặt và trái tim Chúa Cha.

Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết về Chúa Cha bằng nhiều cách: bằng lời nói, bằng việc làm, nhưng nhất là chính phận làm Con. Nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau, Chúa Giêsu đã nói với con người về Thiên Chúa là Cha, Đấng mà họ phải tin tưởng phó thác ( Mt 6, 32 ), noi gương ( Mt 5, 45 - 48 ), nguyện cầu ( Lc 11, 2 ), phải tôn thờ vì Ngài là Chúa trời đất ( Mt 10, 28 ), là Cha đầy quan tâm ân cần ( Mt 6, 25 - 32 ) và đặc biệt gần gũi với những kẻ tội lỗi ( x. sđd tr. 191 ).

Điều kỳ diệu và tuyệt vời là chính Đấng Tuyệt Đối, Đấng Toàn Năng, Cao Cả, Chí Thánh Chí Tôn và Hằng Hữu đã có thể trở thành tương đối, thấp hèn, bạn với quân thu thuế với phường tội lỗi, cuối cùng phải chết khổ hình. Nơi Đức Giêsu, sự uy nghi của Thiên Chúa tỏ hiện trong khiêm tốn và yếu đuối cách nghịch thường. Điều đó , sự khôn ngoan của bậc hiền triết không lý giải được, nhưng nói như Pascal, trái tim lại hiểu được vì nó có lý lẽ riêng của nó. Thiên Chúa của Đức Giêsu không phải là Thiên Chúa ngự trên toà cao cho người ta sấp mình thờ lạy mà không dám nhìn đến tôn nhan, không dám gọi tên mà chỉ dám cầu xin với niềm sợ hải. Thiên Chúa của Đức Giêsu dễ gần, dễ thấy, dễ quen. Thiên Chúa hiện diện nơi con người Đức Giêsu khiêm hạ. Chính Ngôi Lời làm người đã chọn máng cỏ làm tổ ấm lúc chào đời, đã chọn xóm làng Nadarét làm nơi sinh sống, đã chọn những kẻ thấp hèn trong xã hội làm bầu bạn, đã quỳ gối rửa chân cho các Môn Đệ, rồi chọn cây thập giá làm giường khi chết cùng với hai kẻ cướp làm bạn đồng hành đi vào thế giới bên kia. Thiên Chúa làm người đã chọn nhà Dakêu để tạm trú, chọn người thiếu phụ Samari để gặp gỡ đối thoại, đã chấp nhận cử chỉ biết ơn của người phụ nữ tội lỗi Mađalêna, đã chọn kẻ trộm lành làm ứng viên đầu tiên vào Thiên Đàng, đã chọn Phaolô kẻ bắt bớ Giáo hội làm Tông Đồ Dân Ngoại...

Quả thật Thiên Chúa của Đức Giêsu chẳng giống tí nào với Thiên Chúa các đạo binh của Ítraen. Người Do thái nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ về phe với dân Người chọn, chỉ bênh vực những người Do thái ngoan Đạo và lên án nguyền rủa, trừng phạt các dân ngoại cùng người tội lỗi. Thiên Chúa của Đức Giêsu không về phe với kẻ cầm quyền độc ác, người giàu có ích kỷ hay người đạo đức giả. Vì thế các bậc kinh sư, tư tế, kỳ lão trong dân không chấp nhận Thiên Chúa ấy mà trái lại họ đã giết Đức Giêsu để bảo vệ Thiên Chúa của họ. Họ đã giết Đấng Thánh để bảo vệ đền thờ, đã chà đạp và xoá bỏ "hình ảnh Thiên Chúa vô hình" ( Cl 1, 15 ) để bảo vệ Thiên Chúa của lề luật.

Thiên Chúa của Đức Giêsu, Thiên Chúa của chúng ta cũng không phải là Thiên Chúa của các triết gia, không phải là Thiên Chúa của các nhà du hành vũ trụ tìm kiếm mà là Người Cha nhân hậu, từ bi, đầy lòng thương xót. Người chỉ muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế. Người không phải là Người Cha nghiêm khắc độc đoán, Người Cha dễ tính xuề xoà mà là Người Cha yêu thương, tha thứ. Một Người Cha chuẩn bị sẵn sàng quần áo, giày dép, nhẫn đeo tay và vỗ béo con bê chờ sẵn đứa con hoang đàng trở về và hơn thế nữa còn ra ngoài ngóng trông rồi vui sướng tiến về phía con đón nó vào lòng hôn lấy hôn để ( Lc 15, 11 - 32 ). Lòng nhân hậu được tỏ bày khi tha thứ. Thánh Phaolô là người cảm nhận sâu xa lòng từ bi, nhân hậu, thứ tha ấy ( 2 Cr 3, 7 - 11 ).

"Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha, chính Người đã thông tri" ( Ga 1, 18 ). Con người có thể biết Thiên Chúa qua công trình sáng tạo và lịch sử cứu độ, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt Ngài. Chính Chúa Con tỏ bày cho nhân loại biết sự thật sâu xa của Thiên Chúa "Ai thấy Thầy là thấy Cha". Qua cuộc sống và lời giảng dạy, Chúa Giêsu đã chỉ cho nhân loại thấy Chúa Cha, một Thiên Chúa là Cha nhân hậu từ bi, đầy lòng xót thương, tha thứ và còn hơn thế nữa Chúa Giêsu là Con đường độc nhất dẫn đến Cha "Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" ( Ga 14, 6 ). Mọi con đường cứu độ đều phải đi vào Con Đường Giêsu. "Thiên Chúa không ban một danh nào khác dưới bầu trời, để nhờ danh đó mà chúng ta được ơn cứu độ" ( Cv 4, 12 ). Nhân loại được cứu độ nhờ Danh Đức Giêsu.

Đức Giêsu đã về với Chúa Cha trong vinh quang Phục Sinh, sau khi đã sống một đời yêu thương tự hiến. Cuộc đời Đức Giêsu trở thành con đường cho chúng ta đi. Đọc và suy niệm Tin Mừng trong tin yêu, Chúa sẽ dạy chúng ta nghĩ gì, nói gì, làm gì. Khi đi vào con đường Chúa đã đi qua chúng ta cũng trở nên nẻo đường cho anh chị em mình, nẻo đường dẫn lối về Thiên Chúa là Cha yêu thương.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Đường Sống Thật
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:30 18/05/2011
ĐƯỜNG SỐNG THẬT

Trải qua bao thời, con người kiếm tìm con đường dẫn đến chân lý và sự sống thật. Đã có biết bao nhiêu suy tư siêu hình học, triết học, thần học, tôn giáo, chiêm niệm, thần bí và khoa học… tìm kiếm sự thật về vũ trụ chung quanh và về cuộc sống con người. Bao nhiều chất xám đã đầu tư để đi tìm nguồn sự sống và cùng đích của cuộc sống. Dù đã cố gắng hết mình con người vẫn còn bế tắc trong nhiều lãnh vực của sự thật và sự sống.

Cách đây trên hai ngàn năm, Chúa Giêsu đã xuất hiện mặc khải cho con người đường đi đến chân, thiện, mỹ. Đức Giêsu đã mở ra con đường:"Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy (Ga. 14,6). Chúa Giêsu đã ra rao giảng Tin Vui Cứu Độ nhưng con người cứ cậy dựa vào sự khôn ngoan độc lập của mình để chối từ Tin Mừng mặc khải. Chúng ta cùng suy gẫm lời Chúa truyền dạy:

1. Thầy là Đường

Thánh Gioan Tiền Hô là người đã loan báo ơn cứu độ. Gioan kêu gọi mọi người hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Để đón nhận Đấng Cứu Thế, mọi người phải chuẩn bị sám hối, cải đổi đời sống và mở rộng tâm hồn. Đây là một lời kêu gọi thẳm sâu từ đáy lòng. Thường khi đón chào một vị Vua, Hoàng Đế hay Nữ Hoàng, người ta chỉ cần sửa sang lối đi, quét dọn nhà cửa sạch sẽ và đón chào trong tiếng kèn, tiếng trống ồ ạt và hân hoan vui vẻ. Đón nhận Đức Chúa hoàn toàn khác biệt, Gioan gióng lên lời mời gọi: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi (Mc. 1,3). Chúa cần đi lối thẳng thắn nơi tâm hồn. Con đường Chúa đi là con đường dẫn tới đời sống nội tâm bên trong. Con đường Chúa đi là con đường khiêm tốn và yêu thương.

Chúa là con đường dẫn tới sự sống. Chúa Giêsu giới thiệu cho các môn đệ con đường dẫn tới Nhà Cha. Chúa nói: Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi (Ga. 14,4). Con đường Chúa đi không phải là con đường thênh thang rộng mở và không phải là con đường trần thế cai trị. Con đường Chúa đi là con đường phục vụ, Chúa đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Anh em biết đường rồi, con đường Chúa đi là con đường hy sinh và thánh giá. Con đường Chúa đi là con đường lên dốc đồi Calvariô để chịu nạn và chịu chết.

Chúa Giêsu là con đường tiến lên. Các môn đệ còn nhiều thắc mắc về đường đi nước bước của Chúa. Tâm tư các tông đồ còn đang mong mỏi một con đường vinh hoa phú quý. Ông Tôma nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? (Ga. 14,5). Đúng vậy, các tông đồ không biết con đường nào Chúa sẽ đi. Không ai mong muốn con đường thập giá, con đường khổ đau và con đường chết chóc. Chúa đã từng bước dẫn dắt các tông đồ qua con đường chết để vào con đường sống. Qua con đường hẹp để bước vào cõi sống hạnh phúc trường sinh. Thầy chính là con đường.

2. Thầy là Sự Thật

Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều ảnh hưởng của mê lầm và dối trá. Các nhà lãnh đạo quốc gia không dám nói hết sự thật. Các cấp lãnh đạo tôn giáo đôi khi cũng sợ nói sự thật. Các nhà giáo dục cũng không muốn đặt vấn đề sự thật trong các ngành nghề. Các bậc bề trên, phụ huynh và người hướng dẫn cũng che dấu sự thật. Vì nói sự thật thì có khi mất lòng, mất danh dự, mất uy tín, mất địa vị, mất công ăn việc làm và mất chính mình. Chúng ta sợ sự thật của gia đình, của con cái, của cha mẹ, của nhân viên, của các cộng tác viên và của chính mình bị phơi bầy và tỏ lộ. Có khi vì sự thật liên quan đến miếng cơm manh áo và tiếng tăm địa vị. Mấy ai can đảm nói hết sự thật.

Chúa Giêsu là Sự Thật. Chúa thấu tỏ lòng người. Chúa hiểu thấu được lòng con người nghĩ gì và muốn gì. Nhiều người nghe Chúa giảng đã phải thốt lên: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy nói và dạy một cách thẳng thắn, không thiên vị ai, nhưng theo sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa (Lc. 20,21). Chúa Giêsu thẳng thắn phê bình những lầm lỗi và cách hành xử của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Họ chỉ thích được ưa chuộng những hình thức xuất hiện bên ngoài, giả dạng và khoe khoang. Họ ngại bước vào đời sống nội tâm vì sợ nhìn thấy mặt trái của đời sống mình. Vì sống theo sự thật là sống trong ánh sáng: Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa (Ga. 3,21).

Chúa Giêsu là con đường dẫn tới sự thật. Nghĩ thật, nói thật và rao giảng sự thật. Con người Chúa Giêsu là con người trong sáng và chân thật tuyệt đối. Chúa ra giảng dậy công khai và minh chứng cụ thể qua các việc làm. Chúa Giêsu giảng dậy chân lý và áp dụng lời giảng trong cuộc sống mình. Còn chúng ta đôi khi nói một đàng, làm một nẻo. Ngôn hành bất nhất. Chúng ta muốn có sự thật nhưng không thực hành sự thật. Sự dối trá cứ len lỏi ràng buộc chúng ta vào những mê lạc tự vệ, cố chấp, ương ngạnh và sống giả hình.

Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta. Chúa Giêsu nói với những người Do-thái rằng: Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông (Ga. 8,32). Sự thật thì đơn sơ chân thành ví như tâm hồn trong trắng của trẻ thơ. Tâm hồn chân thật thì thanh thoát và không lệ thuộc vào những tranh đua hơn thua ở đời. Khi so sánh hơn thiệt và đua đòi cuộc sống dễ dẫn chúng ta đến những sự dấu diếm, giả trá, lừa lọc và dối gian. Người đời thường nói rằng: Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng. Chúa Giêsu thì hiểu thấu lòng con người hơn ai hết. Chúa biết những ý nghĩ thầm kín của người đời. Chúa thường yêu và cầu nguyện cho các môn đệ được thành tín chân thật: Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật (Ga. 17,17).

3. Thầy là Sự Sống

Chúa Giêsu là nguồn sự sống và là bánh trường sinh. Chúa phán: Tôi là bánh trường sinh (Ga. 6,48). Chính nhờ Người, với Người và trong Người, Thiên Chúa Cha đã tác tạo muôn loài. Chúa Giêsu là đầu và là cùng đích của các loài thụ tạo. Ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại (Ga. 1,4). Chúa Giêsu là sự sống và là ánh sáng đến trong trần gian. Người đến để mọi người được sống và sống dồi dào. Người là bánh ban sự sống, dưỡng nuôi và dẫn chúng ta đến sự sống đời đời. Thánh Gioan, người tông đồ được Chúa yêu mến đã xác tín rằng: Vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian." (Ga. 6,33). Chúa Giêsu là chủ thể có quyền trên vũ trụ vạn vật và uy quyền trên sự sống và sự chết.

Sự sống mà Chúa sẽ ban là sự sống thật. Con đường dẫn vào sự sống là chu toàn lề luật và các giới răn. Đức Giêsu đáp: "Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn."(Mt. 19,17). Chúa Giêsu căn dặn chúng ta rằng đừng qúa lo lắng cho cuộc sống tạm bợ này. Ngày tháng sẽ trôi qua, tuổi đời sẽ chồng chất và sự chết sẽ đến. Tiên vàn chúng ta hãy tìm kiếm nước trời, mọi sự khác Người sẽ ban thêm cho. Vì sự sống hay chết đều nằm trong sự quan phòng của Chúa. Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Vì vậy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc; vì mạng sống thì hơn của ăn, và thân thể thì hơn áo mặc (Lc. 12, 22-23).

Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại. Sự chết không còn làm chủ được Người nữa. Người đã đi vào sự sống vĩnh cửu. Đức Giêsu liền phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống (Ga. 11, 25). Chúng ta cần đặt niềm tin tưởng vào Chúa Kitô Phục Sinh. Nơi Người, chúng ta sẽ tìm được câu giải đáp cho thân phận con người. Thiên Chúa tạo dựng loài người là muốn cho tất cả mọi người được chung hưởng niềm hạnh phúc viên mãn.

Chúa Giêsu là đường dẫn đến sự sống thật. Người là sự thật đưa dẫn đến sự sống đời đời và sự sống thật là con đường kết hợp mật thiết với Đấng Tạo Thành. Chúa Giêsu trở thành trung tâm cốt lõi cho tất cả mọi suy tư tìm kiếm nguồn chân lý, sự thánh thiện và sự hoàn hảo tuyệt mỹ. Lạy Chúa, Chúa là đường, là sự thật và là sự sống. Xin Chúa dẫn dắt chúng con theo đường chân lý của Chúa để chúng con được hưởng niềm vui sự sống muôn đời.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York
 
Nhận diện
Lm. Vũđình Tường
17:30 18/05/2011
Không phải chỉ con người mới biết nhận diện mà con vật cũng rất giỏi trong việc nhận diện. Ai nuôi chó đều biết khi chủ về- chủ lớn hay chủ nhỏ- chó luôn vẫy đuôi chào. Kẻ lạ vào cùng cung cách đó chó lại sủa vang. Vì chó nhận diện đó là người lạ nên sủa vang.

Có lần tôi đến thăm người quen nhà đó có bầy gà dăm bảy chục con. Trên đường vào nhà đàn gà thấy tôi chúng ngừng bắt sâu bọ, mắt ngó cảnh giác đề phòng. Vào đến đầu ngõ chủ nhà nhận ra người quen vội đón. Thấy chủ nhà ra đàn gà cúc cúc gọi nhau đến vây quanh chủ. Con nào cũng nhìn chủ như mong chờ được ban cho thức ăn. Chủ đi đến đâu đàn gà theo đến đó. Không phải một hai con mà cả mấy chục con. Mấy cháu nhỏ nhà tôi thích đàn gà. Chúng reo vui, đứa chỉ tay nói thích con này; đứa lại thích con kia. Đàn gà vô tình không biết có người ước mong nhận nó để nuông chiều. Chiều lòng đám khách nhỏ chủ nhà xúc một lon lúa miệng kêu lên mấy tiếng cúc cúc, cả đàn gà nhận ra giọng quen thuộc chúng bu quanh sát chân và nhanh như cắt con nọ, con kia cúi xuống mỏ lượm hạt lúa vàng nuốt trửng. Từng hạt, từng hạt được đám gà tranh nhau nhặt trong chốt lát hết sạch. Xong rồi chúng tản mạn trong vườn tiếp tục công việc bắt sâu bọ. Mấy đứa nhỏ con tôi cũng bắt chước chủ nhà miệng cũng kêu cúc cúc nhưng lũ gà làm thinh, không đáp ứng.

Quả thật câu Chúa nói: Chiên Ta thì nghe tiếng Ta cũng áp dụng cho các con vật khác như gà ta thì nghe tiếng ta, ta biết chúng và chúng nghe ta. Dân ta nghe tiếng ta, ta biết chúng và chúng nghe tiếng ta.

Bài Phúc âm hôm nay Chúa dùng dụ ngôn chủ chiên và đàn chiên. Chiên của chủ nghe tiếng chủ. Con người không hiểu tiếng chiên nói với nhau nhưng cứ nhìn cung cách chúng đáp trả tiếng chủ. Quan sát cách chúng nghe tiếng chủ người ta nhận biết chiên một lòng tin tưởng chủ chiên luôn chăm sóc, yêu quí, vỗ về từng con. Chúng không hề ghen tị chủ thương con này hơn con kia; chúng không so sánh chủ vỗ về con này hơn con nọ; chúng không tranh giành đứng bên phải hay bên trái chủ. Chúng không tranh nhau tìm cách gây cảm tình, tìm cách lấy lòng chủ để được yêu thương hơn; trái lại chúng luôn một lòng mến chủ và sẵn sàng nghe và bước theo chân chủ. Chủ rất thích đàn chiên, yêu mến từng con một và thường dành tình thương đặc biệt cho chiên đau yếu, bệnh tật. Khi có con chiên lạc đàn chủ sẵn sàng tìm kiếm. Tìm được chủ không trừng phạt nhưng âu yếm bồng về đàn.

Người chủ chiên đó chính là Đức Kitô Người tự nhận mình là chủ đàn chiên. Người chủ chiên này thương mến thương hết mực, thương hơn cả chính mạng sống mình. Chủ chiên Kitô thương chiên đến độ sẵn sàng hy sinh mạng sống cho chiên được an toàn, sẵn sàng thí mạng sống mình vì chiên, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chiên. Chủ chiên Kitô quan niệm chiên sống vì chiên nhận sự sống chủ ban. Chiên nào lìa đàn sớm muộn gì chiên đó cũng bị diệt vong. Đó là nỗi buồn làm tan nát lòng chủ. Dẫu buồn, dẫu có đủ quyền hành bắt chiên đó qui phục dưới chân nhưng chủ chiên Kitô tôn trọng chọn lựa riêng của từng chiên con mà không dùng quyền bính trong tay khắc phục, chế ngự chúng nhưng mong chúng học khôn từ lầm lẫn. Mong chúng sớm nhận biết mình khờ dại, học để trở nên khôn.

Cách học biết mình khờ dại chính là cầu nguyện. Tâm tình cầu nguyện chân thành giúp chiên nhìn lại đời sống mình. Nhìn vào đời sống nội tâm, nhìn vào ngày vui đã qua để biết nhận ra ân phúc chủ chiên ban cho, tình yêu chủ chiên thực hiện và sự an toàn chủ chiên bao bọc. Trung thành với chủ chiên đòi hỏi hy sinh. Một trong những hy sinh đó là hy sinh tính ích kỉ, kiêu ngạo và tự do giả tạo để được hưởng tự do đích thật lớn hơn bội phần.

Chiên nào không nghe tiếng chủ không phải chủ ghét bỏ nó nhưng tự nó tách khỏi đàn chiên, tự nó chọn lựa lìa bỏ chủ. Tự nó ngăn cách mình với chủ. Ngăn cách dưới hình thức từ chối bước qua cửa chuồng chiên mà vào. Từ chối dưới hình thức tự nguyện chọn sống ngoài hoang địa. Chọn lối sống đó chiên tự cho mình là khôn hơn các chiên khác; chiên tự nhận mình tài hơn các chiên khác; chiên tự tin vào khả năng tồn tại của mình. Tất cả đều do ảnh hưởng của đám cỏ non mời mọc, của lí luận tự do quyến rũ và của bản tính kiêu ngạo chiều theo ý riêng mình.

Khi chọn lối sống như thế chiên luôn tìm cách bào chữa cho lập trường riêng chiên tự chọn. Một là đổ thừa do hoàn cảnh. Hai là đổ thừa vì bất mãn, ghen tị với tình yêu chủ. Tệ nhất là thái độ phản bội. Hoặc là không tin vào tình yêu chủ dành cho hoặc là muốn đặt mình vào vị trí chủ chiên. Khi tự nhận mình chức vụ chủ chiên. Người chủ đầy tham vọng này tìm cách tiêu diệt những ý tưởng khác với mình. Chung tư tưởng thì kết bè, kết phái. Nghịch tư tưởng thì tìm cách lung lạc hoặc tiêu huỷ. Lang sói, nanh vuốt phát sinh từ tham vọng

Dù lí luận thế nào thì chiên cũng không thể nào chối bỏ được tinh thần li khai, cách biệt, chia lìa. Chọn sống tách biệt, chia lìa chính là chọn tạo lập một đàn chiên li khai. Đàn chiên li khai khỏi lối sống, cách suy nghĩ và tình bác ái Kitô hữu. Nói cách khác chọn lối sống mà căn bản yêu thương, bác ái do trí óc con người tưởng tượng ra để định nghĩa, giải thích, lí luận bảo vệ lối sống ấy. Bản chất của con người là bất toàn nên mọi suy nghĩ của họ dù hợp lí đến đâu cũng tiềm ẩn điều bất toàn. Đặt đời sống trên một căn bản bất toàn chắc chắn sẽ không thể có đời sống vẹn toàn. Bất đồng trong tư tưởng hành động đúng ra giúp làm cho cuộc sống giầu hơn, phong phú hơn, chúng lại trở thành đố kị, chia rẽ. Chính bất toàn trên được nhận diện là khác biệt chính kiến và nhóm mạnh hơn sẵn sàng trở thành bầy lang sói ngày đêm rình rập cắn giết đàn chiên li khai.
 
Kinh xin được sống là con của CHA
Lm. Giuse Nguyễn Văn Tịnh, FD
22:08 18/05/2011
Kinh xin được sống là con của CHA (đọc mỗi ngày, ít nhất một lần)

Mở đầu: Một phút tĩnh lặng.

Lạy Thiên Chúa là Cha kính mến của con! Con hết lòng cảm tạ Cha, vì Cha đã cho con được trở nên một người con trong Ðại-Gia-Ðình của Cha và đươc phép thưa với Cha bằng một lối xưng hô rất giản dị và rất thân thương: “Abba”, “Cha ơi”.

Con thật có phúc quá chừng! Suốt đời con, con sẽ luôn luôn hãnh diện, vì được mang tên là “một đứa con của Thiên Chúa“. Ðó là danh chức cao quí hơn hết mọi danh dự, bằng cấp và địa vị ở trần gian này.

Abba! Cha kính mến của con! Hôm nay con xin Cha ban cho con ơn trọng đại này: là con được thêm ý thức và nghị lực, để mỗi ngày con chuyên cần thực tập ba việc rất mực cần thiết sau đây cho đời con:

Thứ nhất: mỗi ngày con tập sống chân thật. Con muốn từ bỏ mọi sự gian trá, giả dối và mánh lới trong tư tưởng, lời nói và việc làm hằng ngày của con. Vì tham cầu danh vọng, vì kiêu căng, muốn được hơn người, muốn được khen ngợi là người đạo đức, thông minh và tốt lành,..., nên nhiều lần con đã sống giả tạo và dối trá. Từ nay con quyết tâm thực hành lời Chúa Giêsu day: “Có, thì nói có; không thì nói không; thêm bớt điều gì, đều là sái quấy và xấu xa cả!“

Thứ hai: mỗi ngày con tập sống yêu thương. Con đã từng bị chi phối bởi những tình cảm tiêu cực độc hại, như sân hận, chê bai, chỉ trích và nói xấu, nói hành. Từ nay, mỗi ngày con tập sống yêu thương bằng cách con nhìn thấy Cha và con nhận ra Chúa Giêsu, nơi mỗi người, kể cả nơi những người không tốt với con. Con kính mến Cha và Chúa Giêsu hiện diện nơi mỗi người, thì con cũng cư xử một cách hài hòa và nhân nghĩa với những người đó. Nếu con không nói tốt cho họ được, thì it ra con cũng không nói xấu họ. Cha đã tỏ lòng từ tâm đối với con, thì con xin được theo gương Cha, mà thực tập cư xử từ tâm đối với anh, chị, em con. Con tập sống yêu thương cụ thể và giản dị mỗi ngày: bằng một lời chào, một nụ cười, một cái nhìn trìu mến, một cánh thư, một lời cảm ơn chân thành, một lần gọi giây nói, một lời an ủi và phấn khởi tinh thần, một món quà nhỏ, một lời mời ăn một lát bánh hoặc uống một li trà, v.v... – Ðể thực hiện yêu thương, con có rất nhiều phương tiện, phương tiện lớn và phương tiện nhỏ, nhưng điều quan trọng hơn cả, đó là tất cả mọi phương tiện đều phải bắt nguồn từ trái tim thành thật của con!

Con xin Cha hướng dẫn con, để con biết chia sẻ lòng từ tâm của Cha, không chỉ nguyên cho tha nhân, cho mọi người, mà còn chung cho tất cả mọi sinh linh vạn hữu, cách riêng cho các vật trong môi sinh nhỏ bé của con, để con biết quí mến và săn sóc các gia súc, mấy cây hoa, mấy cây cảnh… trong căn nhà bé nhỏ của con.
Cha là Tình Yêu Thương bao la, không bờ, không bến. Lòng Từ Tâm của Cha thật vô cùng vô tận! Con xin được Cha chia sẻ cho con một chút đỉnh tình yêu thương và lòng từ tâm của Cha!

Thứ ba: mỗi ngày con tập sống phú thác hoàn toàn vào Cha. Con xin hết lòng cảm tạ Cha, vì những khả năng và những ơn lành Cha ban cho con. Con xin tận dụng chúng: mỗi ngày con cố gắng suy nghĩ và làm việc với mọi khả năng và thời giờ của con. Nhưng con đặt hết tất cả mọi kết quả và mọi biến cố của đời con trong đôi tay của Cha: thành công, thất bại, được khen hoặc bị chê, còn hay mất, khỏe hay đau, được hay thua, sống hay chết,... Con xác tín rằng: Cha đang hiện hữu trong con và con đang được sống trong Cha; mọi sự của con cũng là của Cha và mọi sự của Cha cũng là của con. Cha là cội nguồn và là cùng đích của đời con!

Abba, Cha ơi, con xin được thưa với Cha một lần nữa: xin Cha thêm sức mạnh, ý thức và nghị lực cho con, để mỗi ngày con được phấn khởi mà tu tập sống chân thật và sống yêu thương, trong niềm tín thác hoàn toàn vào Cha, bởi vì Cha là CHA của con mà!

Xin Cha chúc lành cho con. Con xin hết lòng cảm tạ Cha! – Amen.

Kết thúc: Ðọc thong thả một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng và một kinh Sáng danh.

Phụ chú: Có thể bạn cũng trân quí Ơn được là một người con của Thiên Chúa, thì bạn có thể dùng hai mẫu tự FD làm biểu hiệu, viết sau tên của mình, để nhắc nhở cho mình niềm hãnh diện đó.
Mẫu tự F, do chữ la-tinh “Familia“, nghĩa là “Gia-đình“
Mẫu tự F, do chữ la-tinh “Filius”, là “con trai“ và “Filia”, là “con gái”.
Mẫu tự D, do chữ “Domini”, nghĩa là “của Chúa” hoặc “của Thiên Chúa”.
Vậy FD có nghĩa là “Gia Ðình của Chúa!”; hoặc “Người con của Chúa”.

Trong Kinh ”Thượng Sơn”, cũng gọi là Kinh “Phúc Thật Tám Mối” (Mt 5, 9), Thiên Chúa là CHA của chúng ta, chúc phúc lành đặc biệt cho những ai đem lại bình an cho tha nhân, bằng cách cho họ được làm con cái của Người! Sứ vụ của chúng ta, con cái của Thiên Chúa, là chính mình tập sống an-lạc, và làm cho anh chị em chung quanh mình cũng sống hài hòa với nhau, tích cực tham gia vào những nỗ lực xây dựng tâm an và hòa hợp nơi địa phương, và rộng lớn hơn: nơi cộng đồng quốc gia và thế giới.

Nguyện xin CHA cho có thêm nhiều bạn hãnh diện, vì được ghi thêm hai mẫu tự FD vào tên của mình!

NB:
- Bạn muốn góp ý kiến về “Làm thế nào để sống là con của CHA” trong đại-gia-đình của Chúa?
- Bạn muốn góp ý kiến về việc phổ biến danh hiệu FD nơi các thân hữu?
- Bạn muốn nhận được quà tặng: cuốn “Tuần Cửu Nhật Tôn Vinh Thiên Chúa Cha”?

Thì mời Bạn liên lạc về:
Lm. Giuse Nguyễn Văn Tịnh, FD
Bach-Str. 128
41239 Mönchengladbach / Germany
Tel.: 02166 / 265976
e-mail: josephvantinh@yahoo.de
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúa Kitô và Các Phương Tiện Truyền Thông Mới
Vũ Văn An
04:02 18/05/2011
Đó là chủ đề một cuộc hội nghị sẽ được tổ chức tại Merrimack, Tiểu Bang New Hampshire, do Học Viện Thomas Moore tổ chức, từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 8 này. Mục đích là để huấn luyện các giáo sĩ và giáo dân Công Giáo biết cách nối vòng tay lớn với hàng triệu những người sử dụng internet khắp hòan cầu.

Chủ tịch học viện là William Fahey cho hay: “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng kêu gọi tín hữu, nhất là các linh mục, lợi dụng các phương tiện truyền thông mới để phục vụ Giáo Hội và truyền bá Tin Mừng… Nhờ hội tụ được một đội ngũ các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp trong lãnh vực mới và đang phát triển này, Học Viện Thomas Moore đang ra sức cổ vũ phương tiện giá trị và nhiều hiệu năng này để phục vụ việc tin mừng hóa và hiệp thông chân chính”.

Ông cũng cho hay: hiện đang có một cơ may hết sức kỳ diệu, một cơ may mà phần lớn người ta chưa chịu khai thác, để truyền bá Tin Mừng qua thế giới truyền thông bằng kỹ thuật số”. Các nghiên cứu gần đây cho thấy: gần 400 triệu người, phần lớn tuổi từ 18 tới 44, ít nhất vào đọc một “blog” mỗi ngày, với 77 phần trăm những người thường xuyên sử dụng internet thường xuyên vào thăm các blogs và mạng lưới xã hội.

Các diễn giả và ban điều hợp (panels) tại hội nghị sẽ gồm có Phil Lawler, chủ bút Catholic Culture; Tony Assaf, chủ bút Zenit phụ trách ban Ả Rập; John và Ashley Noronha của H2oNews, và Alejandro Bermudez, giám đốc CAN.

Fahey cho rằng: Tham dự hội nghị “Chúa Kitô và Các Phương Tiện Truyền Thông Mới, cả các linh mục lẫn giáo dân sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc sử dụng kỹ thuật học mới nhất để đẩy mạnh sứ mệnh tin mừng hóa và giáo lý của Giáo Hội”. Tưởng cũng nên ghi nhận: Học Viện Thomas Moore tại Merrimack, New Hampshire là một định chế đại học 4 năm, được thiết lập trên các nguyên tắc của Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tông hiến “Ex Corde Ecclesiae.”

 
Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt chiến tranh tại Lybia và nội chiến tại Syria
Bùi Hữu Thư
06:25 18/05/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI lập lại lời kêu gọi của ngài là phải có một sự thương lượng để có hòa bình tại Lybia, và ngưng đổ máu tại Syria, nơi các tranh chấp nội bộ khiến cho hàng trăm người chết.

Trong diễn từ buổi trưa tại Vatican ngày 15tháng 5, Đức Thánh Cha nói ngài "hết sức lo âu" theo dõi cuộc chiến tại Lybia, và đặc biệt ưu tư về nỗi thống khổ của thường dân.

Đức Thánh Cha nói: "Tôi lập lại lời kêu gọi khẩn thiết là con đường thương lượng và đối thoại sẽ vượt thắng được con đường bạo lực, với sự trợ giúp của các cơ quan quốc tế đang hoạt động để tìm kiếm một giải pháp cho tình trạng khẩn trương."

Ngài bầy tỏ lòng biết ơn những nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo tại Libya để trợ giúp dân chúng, ngài đặc biệt ghi nhận công trình bác ái của các nữ tu trong các bệnh viện của quốc gia này.

Giới chức cao cấp nhất của giáo hội tại Libya, là Đức Giám Mục Giovanni Martinelli giáo phận Tripoli, tiếp tục kêu gọi một sự ngưng chiến để cho dân chúng có thể "thở ra."

Đức Giám Mục đã là một người chỉ trích mạnh mẽ về chiến dịch oanh tạc các lực lượng của tổng thống Lybia Moammar Gaghafi của Liên Hiệp Quốc. Ngài nói rằng các trái bom đã làm cho nhiều thường dân bị thiệt mạng.

Đức Giám Mục Martinelli nói với cơ quan truyền thông truyền giáo Fdes của Vatican ngày 14 tháng 5: "Tối hôm qua cũng vậy, đã có một số phi vụ oanh tạc, vụ nặng nề nhất vào khoảng 3 giờ sáng. Họ không cho chúng tôi được ngủ yên."
 
Ý: Vòng đàm phán mới giữa Anh giáo và Công giáo
Nguyễn Trọng Đa
08:16 18/05/2011
Ý: Vòng đàm phán mới giữa Anh giáo và Công giáo

Bose, Ý – Ngày 17-5, một vòng đàm phán mới về đại kết giữa Anh giáo và Công giáo khai mạc tại Bose, Italy. Đây là giai đoạn thứ ba cuộc họp của Ủy ban Quốc tế Anh giáo và Công giáo Roma (ARCIC), vốn được thành lập năm 1970.

Đồng thư ký phía Công giáo trong cuộc đàm phán là Đức Ông Mark Langham của Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo.

Ngài nói với Đài phát thanh Vatican: "Chúng tôi khởi đầu bằng cách nhấn mạnh những gì chúng tôi có chung với nhau, tìm kiếm một lĩnh vực mà chúng tôi có thể tuyên xưng chung, và sau đó tiến về phía trước để tìm ra chúng tôi bất đồng với nhau ở đâu, khi nào và tại sao. Đấy là một cách hiệu quả và sáng tạo hơn để thảo luận các vấn đề của chúng tôi. Nếu chúng tôi chỉ đơn giản nhảy vào và nói về các vấn đề gây tranh cãi, chúng tôi có xu hướng tìm chỗ ẩn núp”.

Trong các vấn đề gây tranh cãi có việc thành lập mới đây Giáo hạt Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham ở Anh.

Được Tòa thành thành lập trong năm nay, Giáo hạt này là một tổ chức đặc biệt cho các ngưởi Anh giáo cũ trong Giáo Hội Công Giáo. Giáo hạt nhằm cho phép các người Anh giáo quay về với Công giáo được duy trì các khía cạnh quý yêu trong di sản Anh giáo của họ.

900 người Anh giáo đã tham dự lễ Phục Sinh Công giáo trong tháng trước, trong đó có 61 giáo sĩ. Vị đồng thư ký phía Anh giáo trong hội nghị là Alyson Barnett-Cowan, người không nghĩ rằng sự phát triển này sẽ ảnh hưởng đến tiến bộ của các cuộc đàm phán.

Alyson nói: “Tôi tin rằng việc lập Giáo hạt Tòng nhân sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bầu khí tại cuộc đàm phán. Phần lớn điều nói về Giáo hạt là dựa vào sự đồn đoán, chứ không dựa vào những gì đang thực sự diễn ra. Giáo hạt không phải là chương trình cho cuộc đối thoại thần học. Chúng tôi sẽ có cơ hội tại một trong các buổi tối, một cách không chính thức, cập nhật với nhau về những gì đang xảy ra. Nhưng ở giai đoạn này, quả bóng thực sự đang ở sân của các Hội đồng Giám mục, và cuộc thảo luận của các vị với người Anh giáo địa phương về cách thức Giáo hạt sẽ được hoạt động".

Tuy nhiên, các người khác không nghĩ như vậy. William Oddie, một cựu linh mục Anh giáo và nhà báo của Anh trở lại với Giáo hội Công giáo, nói rằng vấn đề với ARCIC là chỉ có bên Công giáo trình bày một quan điểm rõ ràng và tập thể.

Oddie viết trên tờ báo the Catholic Herald: “Ai có thể giải thích cho tôi lý do tại sao chúng ta tiếp tục với ARCIC? Có chăng một ý định thực sự, như 30 năm trước đã có sự nghi ngờ, về đạt đến một điểm nào đó? Phải chăng có một ảo tưởng tiếp tục về phía những người tham dự? Hoặc phải chăng vòng đàm phán thứ ba này là sự thực tập cho mối quan hệ công chúng, được thiết kế để tránh sự chú ý khỏi sự việc rằng giờ đây, cuối cùng và không thể tránh được, chúng ta đã đi đến một kết cục đắng cay của con đường đại kết?”.

Oddie nói: “Dù gì chăng nữa, chúng ta sẽ cuối cùng phải đối mặt với một thực tế: và chắc chắn, càng sớm càng tốt".

Các cuộc đàm phán ARCIC diễn ra từ ngày 17 đến ngày 27-5, tập trung vào chủ đề "Giáo Hội như là hiệp thông – địa phương và hoàn vũ". (CNA / EWTN News 17-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Giám Mục Scotland: Việc chỉ trích các trường Công Giáo là “cố chấp”.
Phạm Kim An
08:21 18/05/2011
Giám Mục Scotland: Việc chỉ trích các trường Công Giáo là “cố chấp”

Motherwell, Scotland - Giáo Hội Công Giáo ở Scotland đã lên án là “cố chấp” cho lời kêu gọi của một tạp chí pháp lý hàng đầu về xóa bỏ hệ thống trường học Công giáo.

Ngày 13-5, Đức Giám mục Joseph Devine, giáo phận Motherwel, phát biểu với tờ báo “Người quan sát Công giáo Scotland” (The Scottish Catholic Observer): “Sự thật cùn là rằng chủ nghĩa bè phái tấn công liên tục vào giáo dục Công giáo tại Scotland. Kẻ thù thực sự của tất cả mọi người có đạo là chủ nghĩa thế tục, vốn gieo chủ nghĩa bè phái và những người theo chủ nghĩa này và truyền bá nó, là các kẻ thù lớn nhất của Kitô giáo".

Bài xã luận trong số báo ra tháng này của tạp chí “Tổ chức hành động pháp lý Scotland” (The Scottish Legal Action Group journal) đã được viết, theo sau vụ một bom thư được gửi đến huấn luyện viên trưởng của đội Câu lạc bộ bóng đá Celtic. Đội bóng đá này ở Glasgow có liên quan chặt chẽ với cộng đồng Công giáo ở Scotland.

Bom thư cũng được gửi cho hai ủng hộ viên nổi tiếng đội Celtic, cũng như cho một nhóm ủng hộ đảng Cộng hòa Ireland. Hai người đàn ông đã bị bắt vì có liên quan đến sự việc.

Theo quan điểm của tạp chí pháp lý, "Mức độ mà các biện pháp pháp lý có thể chống lại chủ nghĩa bè phái là đang bị nghi vấn, và thậm chí bị nghi ngờ, khi trong các cách nhìn khác, pháp luật và các cơ quan dân sự của chúng ta tiếp tục trân trọng, bảo vệ và cổ vũ có hệ thống sự chia rẽ xã hội về các vấn đề tôn giáo".

"Điều đó được thực hiện rộng rãi nhất và hiệu quả trong hệ thống giáo dục của chúng ta, trong đó việc dạy giáo lý và việc sống đạo vẫn được duy trì, cùng với việc tài trợ công quỹ cho các trường học các tôn giáo, đang tạo ra và kéo dài sự kỳ thị tôn giáo".

Hệ thống trường Công Giáo ở Scotland được Nhà nước tài trợ hoàn toàn. Tuy nhiên, Giáo hội cung cấp chăm sóc mục vụ cho các trường học của mình, và duy trì quyền phủ quyết cho các chức vụ chủ chốt ở các trưởng học.

Đức Giám mục Devine nói rằng sự thành công của hệ thống giáo dục này có thể làm im tiếng những người chỉ trích.

Ngài nói: “Tôi thách thức các nhóm này đưa ra bằng chứng hiển nhiên để hỗ trợ cho các tuyên bố vô trách nhiệm của họ, hoặc thu hồi chúng. Khoảng 130.000 thanh thiếu niên -hơn 20% số người đi học – được dạy dỗ tại 369 trường Công Giáo trên khắp Scotland. Dường như thành quả của các trường Công giáo càng lớn...sự kích động để xóa bỏ các trường này càng lớn”.

Ngài cũng háo hức nêu ra rằng hệ thống trường học Công giáo được hưởng sự ủng hộ của tất cả các thủ lĩnh chính trị, trong đó có Thủ hiến của Scotland, Alex Salmond, và Thủ tướng Anh David Cameron.

Ngài nói rõ: “Thủ tướng tin tưởng rằng các trường Công giáo phải được xem như là mô hình cho tất cả các trường nhà nước noi theo, trong khi Thủ hiến của Scotland khuyến khích chúng tôi ăn mừng các thành tích xuất sắc của chúng tôi".

"Tất nhiên điều quan trọng nhất là sự việc rằng hơn 95% cha mẹ Công giáo tự do lựa chọn cho con mình học ở các trường Công Giáo".

Ngài kết luận bằng cách ghi nhận số lượng đáng kể của các gia đình không Công Giáo muốn gửi con đến học ở các trường Công Giáo Scotland.

Giám mục Devine phát biểu: “Đây là một minh chứng rõ ràng cho việc các cha mẹ nhìn nhận giá trị của các trường Công Giáo, trong việc cung cấp cho con cái họ một nền giáo dục vừa học hành, vừa tinh thần và toàn diện tuyệt vời”. (CNA 17-5-2011)

Phạm Kim An
 
Ý: Hồng y ở Napoli nói không với tang lễ Công giáo cho trùm ma túy
Nguyễn Trọng Đa
08:23 18/05/2011
Ý: Hồng y ở Napoli nói không với tang lễ Công giáo cho trùm ma túy

Tiêu chuẩn chặt chẽ cho người đỡ đầu trong lễ Rửa tội

ROMA - Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Napoli, Ý, nhắc nhở các linh mục rằng các thành viên của gia đình Camorra và băng đảng buôn ma túy không thể có thánh lễ an táng trong nhà thờ khi qua đời, cũng không được làm cha mẹ đỡ đầu trong lễ Rửa tội hoặc Thêm sức, và cũng không được làm chứng hôn trong lễ Hôn phối, theo Đài phát thanh Vatican.

Tòa tổng giám mục Napoli đã soạn thảo một cuốn sổ tay hướng dẫn việc đối xử với gia đình Camorra (gia đình của trùm ma túy ở Napoli), và hiện nay sổ tay này đang được phân phối cho tất cả các giáo sĩ địa phương.

Đức Hồng y Sepe tuyên bố: “Các thành viên gia đình buôn bán ma túy Camorra phải biết rằng sau khi chết, họ sẽ không được đưa tới nhà thờ, nhưng đi thẳng đến nghĩa trang".

Đức Hồng Y nhắc nhở các linh mục trách nhiệm của các vị để nhận ra những người siêng năng đi nhà thờ, và tôn trọng các tiêu chuẩn dành cho các người giữ vai trò đỡ đầu, chứng hôn lễ hôn phối hoặc người muốn được làm phép xác sau khi qua đời. (ZENIT 17-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Các Bà Mẹ của Linh Mục hỗ trợ Ơn Gọi cho các con mình
Philip Tran
09:02 18/05/2011
Các Bà Mẹ của Linh Mục hỗ trợ Ơn Gọi cho các con mình

Ngày Của Mẹ (Mother's Day), ngày Chúa Nhật thứ hai của Tháng Năm, đã trôi qua gần hai tuần. Tuy nhiên, tinh thần và ý nghĩa của ngày này vẫn sống mãi nơi những người mẹ. Tôi xin giới thiệu những tâm tình rất đáng trân trọng của những người mẹ rất đạo đức và quảng đại. Đó là những bà mẹ có những người con làm Linh Mục. Bài viết này của tác giả JULIE PFITZINGER viết nhân Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) vào ngày 8 tháng 5 năm 2011 vừa qua.

MAPLEWOOD, Minn (CNS) - Khi Cha John Helmueller được thụ phong linh mục cách đây 10 năm tại giáo phận của Sioux Falls, SD, ngài không còn là thành viên duy nhất sống trong gia đình với cha mẹ mình nữa, vì ngài phải đảm nhận trách nhiệm mới.

Mẹ của cha, bà Mary, người sống ở Maplewood và là một giáo dân tại Giáo Xứ Thánh Jerome, cảm thấy rất hạnh phúc khi trở thành mẹ của một Linh Mục vào ngày đó. Nhưng đồng thời, bà ấy đã không hoàn toàn biết chắc chắn điều đó có nghĩa như thế nào cho cuộc sống của chính mình khi con mình làm Linh Mục.

Cha Helmueller bắt đầu suy nghĩ và cầu nguyện để tìm ra những cách thức làm sao tạo ra một sự liên kết giữa các bà mẹ khác có con làm Linh Mục lại với nhau, dù là ở trong Tổng Giáo Phận St Paul và Minneapolis hoặc ở một nơi nào khác, để các bà mẹ có thể đến với nhau, hỗ trợ và đồng hành cùng với nhau.

Năm năm trước, bà cố Mary Helmueller liên lạc với Cha Joseph Johnson đang coi sóc tại Nhà thờ Chính tòa St Paul, để xin cha tư vấn và giúp đỡ cho dự định của bà.

Bà cố Helmueller nói "Ngài đã đồng ý làm cha linh hướng cho tôi và chính ngài đã giới thiệu ba bà mẹ khác có con làm Linh Mục để giúp tôi bắt đầu hình thành nhóm “Các Bà Mẹ của Linh Mục” trong Tổng Giáo Phận ngài".

Bây giờ, với gần 70 thành viên trong Tổng Giáo Phận, nhóm “Các Bà Mẹ Của Linh Mục” đã thực sự nở rộ. Bà cố Helmueller cho biết tổ chức này dựa trên có bốn trụ cột nền tảng là: cầu nguyện, dạy giáo lý, phục vụ và hoạt động tông đồ.

Theo như quy định, hàng ngày, mỗi người mẹ tham dự Thánh Lễ và đọc Kinh Mân Côi cầu nguyện cho các Linh Mục và ơn gọi làm Linh Mục. Nếu có thể, các bà mẹ cũng được yêu cầu làm một giờ Thánh mỗi tuần một lần. Về việc học thêm giáo lý, mỗi tháng một lần, các bà mẹ gặp nhau sau Thánh lễ lúc 8:00 sáng vào ngày Thứ Bảy đầu tháng để học hỏi, chia sẻ, và sau đó cùng nhau tham dự một buổi tĩnh tâm ngắn khoảng vài giờ.

Công việc hoạt động của các bà mẹ gồm có việc gửi thiệp chúc mừng ngày thụ phong Linh Mục cho tất cả các Linh Mục còn đang làm việc hoặc nghỉ hưu trong Tổng Giáo Phận, phục vụ cà phê và những ổ bánh nhỏ do các bà mẹ tự làm sau Thánh Lễ hàng tháng của họ tại nhà thờ Chính Tòa, và chiêu đãi một bữa ăn trưa chúc mừng các bà mẹ của các Linh Mục sẽ được phong chức trong tháng Năm này.

Bà cố Helmueller nói, "Đối với các bà mẹ có con làm Linh Mục và bây giờ các bà đang ở trong nhà dưỡng lão hay không có thể đến tham dự các cuộc họp của chúng tôi, chúng tôi tổ chức đến thăm họ thường xuyên. Chúng tôi cũng muốn tìm một cách để liên lạc với các bà mẹ có con làm Linh Mục đang ở trong các nhà dòng khác nhau, hoặc không ở trong Tổng Giáo Phận này. Chúng tôi cũng tin rằng các bà mẹ này cần sự hỗ trợ và tình bạn của chúng tôi."

Bà cố Helmueller chia sẻ thêm, “Là mẹ của các cha thông qua các mối liên hệ với con mình, các bà mẹ như chúng tôi thường xuyên phải cầu nguyện cho các con của chúng tôi, cho giáo xứ, giáo dân và công việc mục vụ của các cha đó nữa.”

Bà cố nói tiếp, "Chính Thánh Giáo Hoàng Piô X đã nói rằng ơn gọi linh mục đến từ trái tim của Thiên Chúa, nhưng thông qua cung lòng của người mẹ. Đối với vai trò người mẹ như chúng tôi, chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi phải có trách nhiệm và liên đới với sứ vụ Linh Mục của con chúng tôi trong việc cứu rỗi các linh hồn.”

Cha Kevin Kenney, người đã lãnh tác vụ linh mục trong 17 năm qua và là chủ chăn của giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe, trong miền St. Phaolô, cũng đã nhận thức về nhóm “Các Bà Mẹ của Linh Mục” có một vai trò quan trọng trong sứ vụ của cha.

Cha nói rằng, "Các bà hỗ trợ chúng tôi trong lời cầu nguyện"; đồng thời cha cho biết mẹ của cha, bà Dorothy, là một trong những thành viên sáng lập nhóm “Các Bà Mẹ của Linh Mục”

Cả bà cố Mary Helmueller và bà cố Dorothy Kenney nói rằng họ vẫn ghi nhớ những kỷ niệm của con trai mình từ khi các cậu còn trẻ cho đến khi các cậu lớn lên, theo ơn gọi Chúa tác động và giờ đây trở thành Linh Mục của Chúa

Bà cố Mary Helmueller chia sẻ rằng bà đã đọc thêm vài chục kinh của Kinh Mân Côi mỗi ngày, kể từ ngày bà lấy chồng cho đến nay, để cầu cho một trong những đứa con của mình được ơn Chúa kêu gọi đi tu (ngoài đứa con đi tu, bà cố có thêm hai người con trai và một con gái nữa). Bà cố nói tiếp "Cha John được sinh ra vào ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức”, vì vậy ước mong của bà cho cậu John đi tu đã được nuôi dưỡng bằng lời kinh mân côi cầu nguyện của bà và bà đã đạt ước nguyện.

Bà cố Dorothy Kenney, người cùng với chồng mình là ông Bill nuôi bảy đứa con, chia sẻ: “Cha Kevin ngay từ khi còn nhỏ, đã đặt những bức ảnh thánh trên chiếc bàn ngay bên cạnh giường ngủ của cha.”

Khi được hỏi về phước lành đặc biệt của việc có một người con làm Linh Mục, bà cố Helmueller cho biết việc con mình cử hành và ban các Bí Tích của Giáo Hội cho dân Chúa là một sự huyền nhiệm lạ lùng.

Bà cố Helmueller chia sẻ, "Mỗi khi cha ấy bước lên cung thánh để cử hành Thánh Lễ mỗi buổi sáng, tôi cảm thấy như tôi đangở đó với con tôi, bởi vì máu của tôi chạy qua những tĩnh mạch của con tôi. Tôi cảm thấy thật khó có thể diễn tả cảm nghiệm niềm vui này thành lời được.”

Philip Trần chuyển ngữ
Theo http://www.ncregister.com
 
Trung Quốc: bia mộ của một giám mục bị phá hủy
Tiền Hô
11:58 18/05/2011
Trung Quốc: bia mộ của một giám mục bị phá hủy

UCANEWS, 17 Tháng Năm 2011 - Phần bia mộ của Đức Cha Phêrô Li Hongye - Giám mục Lạc Dương (ở tỉnh miền trung Hà Nam) đã bị phá hủy một phần vào ngày 8 Tháng Năm vừa qua, chỉ 10 ngày sau khi ngài được an táng.

Đức Cha Li là giám mục không được chính phủ công nhận, ngài đã qua đời sau một cơn đau tim khi đang chủ tế Đêm Vọng Phục Sinh vào hôm 23 Tháng Tư. Ngài được an táng ngày 29 Tháng Tư tại quê nhà ở quận Công, cách thành phố Lạc Dương khoảng 50 km về phía đông.

Một nguồn tin Giáo Hội cho biết, các quan chức chính phủ bảo với người dân là không nên xây mộ trên mảnh đất này, mặc dù người ta biết rằng lý do thực sự là họ không muốn nhìn thấy một cây Thánh Giá được dựng lên ở đây. Một nguồn tin khác thì nghi ngờ là họ ra quyết định này vì lo ngại sẽ có khách hành hương đến thăm ngôi mộ của vị giám mục.

Sau khi thương thảo, chính quyền chỉ tháo gỡ cây Thánh Giá và cấu trúc hình vòm trên ngôi mộ, các phần phía sau thì họ để nguyên.

Một người giải thích, "Người Công giáo phải thỏa hiệp như thế vì họ lo ngại chính quyền thậm chí có thể phá hủy cả ngôi mộ nếu việc thương thảo không có kết quả".

Người dân rất buồn khi họ nhìn xe cẩu phá hủy bia mộ, họ nói thêm rằng, một ngày trước khi vị giám mục được an táng, chính quyền đã phá hủy phần lớn bức tường xây xung quanh.

Tiền Hô
 
Người Công Giáo Thượng Hải bị cấm tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc
Khương Duy Hải
16:29 18/05/2011
Trung Quốc: Người Công Giáo Thượng Hải bị cấm tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc

AsiaNews, 18 tháng Năm 2011 - Nhân viên an ninh ra lệnh cấm cộng đồng người Công Giáo Hầm Trú ở Thượng Hải đến viếng thăm Đền thờ Đức Mẹ Xà Sơn (Sheshan) vào "Ngày Thế Giới Cầu nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc", 24 tháng Năm. Tuy vậy, một số cộng đoàn quyết định thách thức lệnh cấm này của cảnh sát và họ sẽ hành hương đến Xà Sơn vào cuối tuần trước ngày lễ, tức là ngày 21 tháng Năm.

Một linh mục nói với AsiaNews rằng, "Bầu không khí rất căng thẳng và chúng tôi nên giữ bình tĩnh. Đồng thời chúng tôi muốn tuân theo sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng".

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã thiết lập ngày 24 tháng Năm - Lễ Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu - làm ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc. Trong lá thư gửi người Công Giáo Trung Quốc năm 2007, ngài bày tỏ ý tưởng rằng: qua lời cầu nguyện, chúng ta có thể gia tăng sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu công khai và hầm trú, để họ hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, cũng như xin Thiên Chúa ban sức mạnh để họ kiên trung làm chứng nhân cho Chúa Kitô, ngay cả trong những khổ đau của sự bách hại.

Người Công Giáo tại Trung Quốc vẫn còn bị sốc sau khi chính quyền tổ chức tấn phong giám mục mà không được phép của Đức Giáo Hoàng, cùng với sự cưỡng bức các giám mục và linh mục phải tham gia vào một Đại Hội tại Bắc Kinh vốn không theo ý muốn của Đức Giáo Hoàng, nhằm bầu ra chức lãnh đạo cho Hội Đồng Giám Mục và Hội Công Giáo Yêu Nước. Những động thái này là nỗ lực gây chia rẽ nhiều hơn giữa cộng đồng người Công Giáo công khai và hầm trú.

Có lẽ để ngăn chặn sự hiệp nhất trong lời cầu nguyện, kể từ năm 2008 - năm đầu tiên của ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc, chính quyền luôn cố gắng ngăn chặn các giáo dân từ các giáo phận và nơi xa đến hành hương ở Xà Sơn, họ mời các linh mục từ các giáo phận khác nhau tham dự các "lễ lộc của chính phủ" và chỉ cho phép một vài ngàn tín hữu của Thượng Hải bước chân lên sườn núi của linh địa này.

Đền thờ Đức Mẹ Xà Sơn cách Thượng Hải khoảng 40 km về phía tây nam. Từ cuối năm 800, đây trở thành nơi hành hương của giáo dân khắp đất nước. Vào Tháng Năm này, linh địa đã đạt đến con số 20.000 người hành hương.

Tại Ý, nhân dịp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc, cộng đồng người Công Giáo Trung Quốc đang tổ chức một cuộc biểu tình trong 2 ngày từ 21 đến 22 tháng Năm ở Rimini. Các biểu tình này được tổ chức không chỉ cho các tín hữu đến từ Trung Quốc nhưng còn có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy (Hon Taifai) - tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo, Đức Giám Mục Francesco Lambiasi - Giám Mục của Rimini, Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli - chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội. Ngoài ra, hàng trăm linh mục đã ghi danh tham dự. Để biết thông tin và ghi danh, xin vào web www.centroitaliacina.it

Khương Duy Hải
 
Đức Thánh Cha nói người Công Giáo tại Trung Hoa cần lời cầu nguyện
Bùi Hữu Thư
17:35 18/05/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Giáo Hội Công Giáo bị bách hại tại Trung Hoa cần và xứng đáng được người Công Giáo trên toàn thế giới cầu nguyện cho họ.

Đức Thánh Cha nói ngày 18 tháng 5 trong buổi triều kiến chung hàng tuần: "Ở đó cũng như ở mọi nơi khác, Chúa Kitô vẫn đang chịu khổ nạn” vì những hạn chế và áp lực chính quyền áp đặt trên giáo hội.

Ngài yêu cầu người Công Giáo khắp nơi cử hành Lễ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu ngày 24 tháng 5 như một ngày cầu nguyện cho người Công Giáo tại lục điạ Trung Hoa. Đức Thánh Cha Benedict thiết lập ngày cầu nguyện hàng năm vào năm 2007 khi ngài viết một lá thư cho người Công Giáo Trung Hoa trình bầy các phương thức để cổ võ cho có sự hiệp thông mật thiết hơn giữa những ai đang thực thi đức tin lén lút và những người tham gia vào các cộng đồng được giám sát bởi Hội Công Giáo Ái Quốc được chính phủ hỗ trợ.

Trong buổi triều kiến chung, Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhu cầu hiệp thông giữa giáo hội Trung Hoa và La Mã.

Ngài nói: "Người Công Giáo Trung Hoa, như họ đã tuyên bố nhiều lần, muốn được hiệp nhất với giáo hội hoàn vũ, với vị chủ chăn tối cao, với vị thừa kế Thánh Phêrô.” Chính quyền Trung Cộng đã nhấn mạnh vào việc kiểm xoát cộng đồng Công Giáo của quốc gia này, và minh định sự liên hệ với Vatican là điều xen vào nội bộ của họ.

Đức Thánh Cha nói: "Qua lời cầu nguyện, chúng ta có thể xin cho giáo hội Trung Hoa được hiệp nhất nên một, thánh thiện, Công Giáo, trung thành và giữ vững các thuyết giáo và kỷ luật giáo hội.”

Đức Thánh Cha Benedict dâng những lời nguyện đặc biệt cho các giám mục, linh mục, và giáo dân đang phải đối phó với các giới hạn quá mức về quyền tự do và sống đức tin.

Đức Thánh Cha nói: "Bằng lời cầu nguyện, chúng ta có thể giúp họ tìm được lối đi để giữ cho đức tin của họ sống động, để giữ cho niềm hy vọng của họ vững mạnh, để giữ cho tình thương yêu của họ đối với tất cả mọi người nồng cháy” và để tránh “sự cám dỗ đi theo con đường độc lập với Thánh Phêrô.”

Lời bình của Đức Thánh Cha tiếp nối bài giảng của ngài trong buổi tiếp kiến chung về quyền lực của lời cầu nguyện chuyển cầu.

Ngài nói: Một trong những gương mẫu sáng chói nhất trong Kinh Thánh về việc cầu nguyện cho người khác là câu chuyện cuả ông Anraham xin Chúa tha cho hai thành phố tội lỗi Sodom và Gomorrah, nếu Chúa có thể tìm được 10 người vô tội.

Abraham "không ngừng xin Chúa cứu vớt những người vô tội. Ông xin cho toàn thể thành phố được tha tội, và ông đã đánh động được sự công bằng của Chúa.” Lời cầu của tổ phụ gợi lên “một ý tưởng mới về công bằng, một sự công bằng không hạn chế ở chỗ trừng phạt kẻ có tội theo cách thức của người đời.”

Bằng tiếng Ba Lan, Đức Thánh Cha nói là lời cầu xin của Abraham cho hai thành phố Sodom và Gomorrah phải là “gương mẫu cho chúng ta tin tưởng nài xin lòng thuơng xót của Thiên Chúa cho chúng ta và cho toàn thế giới.”

Đức Thánh Cha Benedict nói ngài sẽ bàn về các gương mẫu cầu nguyện trong Kinh Thánh trong nhiều tuần liên tiếp để thúc đẩy mọi người tìm hiểu Kinh Thánh, “mà tôi mong tất cả các bạn đều có sẵn ở nhà.”
 
Top Stories
N Korea, Vietnam embassies’ officials on DRI radar
IndianExpress
07:47 18/05/2011
Following the arrest of 32-year-old Sumit Walia alias Sunny, the Directorate of Revenue Intelligence (DRI) is on the trail of a clutch of officials of foreign embassies in New Delhi who allegedly helped Walia and his well-oiled network procure imported cars in their names.

Walia used to bring these cars - stolen or second-hand - from abroad as brand new ones and sell them off to high-income individuals in Delhi and neighbouring cities like Gurgaon, Faridabad, Ghaziabad and Chandigarh.

Walia, according to the DRI sources, was arrested from Vikaspuri on Saturday night and produced on Sunday before a magistrate who remanded him in one-day judicial remand. The racket was busted on April 26.

Nearly 41 top-of-the-line cars and some sports bikes have been seized so far, said the DRI sleuths.

The DRI probe has revealed that Walia, who had his contacts allegedly in North Korea and Vietnam embassies in New Delhi, involved the senior officials like attaché and consulates of the two embassies. “He contacted such officials who were entitled to procure imported vehicles as they do not have to pay import duty (on such procurements),” said a DRI official.

The DRI officials are now learnt to have written to the Ministry of External Affairs (MEA) to probe the role of the officials of the embassies of North Korea and Vietnam.

With the help of his contacts in the United Kingdom, Walia purchased stolen vehicles and forged their registration documents to bill them as new buys.

“The vehicles were then shipped to India in the names of officials of embassies. Once here, the vehicles were sold off to businessmen, celebrities and politicians. The seized vehicles include BMW, Range Rover, Ferrari, Lexus, Porsche, Mercedes and Aston Martin,” said the DRI official further.

“The syndicate had clientele as far as in South Africa. The import duty on second-hand cars in India is 160 per cent while it is 109 per cent on new cars,” he added.

The DRI sleuths told court that the initial questioning of Walia has thrown up names of UK-based people of Indian origin and they are now seeking the help of other agencies to track them.

The agency has pegged the duty evasion by Walia and his associates at Rs 500 crore in the past few years on the imports of luxury cars and bikes.

Additional Director General (Delhi Zone) R K Sharma said: “The investigation into the case is on. A search of Walia’s locker at his Vasant Vihar house before the arrest had led to seizure of imported watches, mobile phones and gold bars worth Rs 2.75 crore.”

(Source: http://www.indianexpress.com/news/n-korea-vietnam-embassies-officials-on-dri-radar/791234/1)
 
Faith in Vietnam Falls With Shipmaker (Vinashin)
James Hookway
07:49 18/05/2011
Frustration over Vietnamese state-run shipbuilder Vinashin's failure to repay loans it defaulted on last year is intensifying among creditors, potentially jeopardizing Vietnam's plans to draw more investment to improve its infrastructure and reduce the bottlenecks that threaten its growth.

The problems at Vinashin point to the risks of investing in what, on the face of it, is one of the world's most attractive emerging markets. Vietnam's Communist-run government built up the firm, formally known as Vietnam Shipbuilding Industry Group, to be a major player in the global shipbuilding market to compete with heavyweight manufacturers in China, South Korea and Japan. The entire $750 million proceeds of the country's first-ever sovereign bond were channeled to Vinashin in 2005.

In 2007, the government provided a letter of support for the company to enable it to secure an additional $600 million syndicated loan to make the most of a rapid economic boom in the country.

But when Vinashin defaulted on that debt last December in the aftermath of the global economic crash,, the government refused to step in to help pay off the debt, which, in an indication of the boom in emerging markets, had been bought by investors around the world. Dozens of financial institutions invested in the loan, including, among others, Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC and hedge fund Elliott Advisers Ltd.

Some of Vinashin's lenders now complain that they have been deceived. For many, the government's letter of support was the only reason they felt sufficiently secure to lend to the company. This month, a group comprising just over half the lenders' group sent a letter to Vietnam's government demanding payment on the first $60 million, which was due in December.

"This was always a government-supported loan as far as the lenders are concerned," one person familiar with the situation told The Wall Street Journal. "Going forward, capital won't go to places where it isn't treated fairly."

Officials with Vinashin and the Vietnamese government didn't respond to requests for comment.

The problems with Vinashin highlight the risks investors take when they invest in these small markets. U.S. investors seeking higher yields have poured $5.6 billion into funds that invest in emerging-market bonds so far this year, though that is about half of last year's pace.

The standoff could pose a significant threat to Vietnam's prospects. The government already is struggling to come to grips with worsening inflation. The increase in Vietnam's consumer price index hit 17.51% in April and could reach further peaks in the months to come, complicating the immediate economic outlook for the country.

At the same time, analysts say Vietnam needs to attract more foreign investments to build up overburdened road and rail networks and to build power plants to provide the energy Vietnam needs to keep its economy briskly expanding. Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai said earlier this month at the annual Asian Development Bank meeting in Hanoi that the country hopes to attract as much as $300 billion in investment and aid to fund an infrastructure effort that he said is needed to push the country onto a more robust growth path.

Some economists say the government is trying to get its macroeconomic policy in order to help revive confidence, setting to one side its customary pro-growth policies to better combat the loss of confidence which inflation can bring. Vietnam last week scaled back its growth target for the year to 6.5% from 7% to 7.5% in an effort to focus more tightly on restraining credit growth to better contain inflation.

The authorities also are trying to restore faith in their beleaguered currency, the dong, after a series of devaluations wiped off a fifth of the Vietnamese unit's value since mid-2008. To encourage people to cooperate, black-market trade in U.S. dollars and gold, once tolerated and widespread, has been severely curtailed in recent months to force people to save and invest in dong instead.

Citigroup economist Johanna Chua notes that the dong has risen by around 2% against the dollar over the past month and that the central bank appears "on track" to meet its target of keeping credit growth below 16% this year, compared with nearly 30% in 2010. UBS, meanwhile, still includes Vietnam among its most favored frontier markets.

The Vinashin crisis, though, is an ongoing drag on Vietnam's prospects, damaging both its reputation among international lenders and potentially slowing the inflow of foreign investments that have helped drive the country's economy in recent years.

Prime Minister Nguyen Tan Dung's goal was to turn Vinashin into a manufacturing powerhouse that would keep the shipbuilding industry in state hands, but the project fell apart when the global economic crisis hit in 2008, leaving Vinashin with around $4.4 billion in debts. The company's order book was slashed, crippling its cash flow. Last summer, police investigators arrested several top officials, including former chief executive Pham Thanh Binh, and accused them of falsifying financial statements to mask the true extent of the company's problems.

Moody's Investors Service, Standard & Poor's and Fitch Ratings have all downgraded Vietnam's credit ratings in recent months, in large part because of the problems at Vinashin. The prime minister apologized for his role in Vinashin's mismanagement in a nationally televised session of the country's legislature.

Investors involved in the $600 million syndicated loan say they have been surprised by the unresponsiveness of the Vietnamese government to their concerns. Lenders have tried numerous times over the past several months to get an idea of what is happening at Vinashin. Among other things, the government has transferred some Vinashin units to other state-run enterprises without seeking the approval of the company's creditors.

The government, though, has repeatedly said that Vinashin's debts aren't the state's responsibility, leaving Vinashin's lenders unclear on how to get their money back.

In the meantime, the financial situation at Vinashin itself appears to be growing more precarious. "They're not making any money on the ships and the government is asking local banks to extend more loans and asking suppliers to lend more support," says the person familiar with the situation at Vinashin. "But you just can't tell what's going on. It's so opaque."

(Source: http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703864204576321241877911856.html?KEYWORDS=JAMES+HOOKWAY)
 
Vietnam: Hanoi Sisters of Saint Paul home to be demolished
Asia News
08:00 18/05/2011
Vietnam: Hanoi Sisters of Saint Paul home to be demolished

Home to charitable activities, for young women in difficult situations, for orphaned and disabled children, a pre-school section and more. The sisters have offered "charity bowls of soup" to many poor patients in hospitals and a free dispensary for the poor.

Hanoi – The building that has been home to the Congregation of Saint Paul in Hanoi is at risk(pictured). It houses, among other things, a shelter for young women, a home for orphans and disabled children, a dispensary for the poor. Now authorities say they want to build a hospital on the premises. A seemingly irrational choice an done on which the capital’s Archbishop and Justice and peace commission has yet to pronounce themselves, to defend the religious sisters right to continue their mission and contribute to the development of the country.

Founded in 1883, the Vietnamese Congregation of Sisters of Saint Paul has its headquarters in Hanoi, No. 37 Hai Bà Trưng Street, Tràng Tiền Ward, Hoàn Kiếm District.

Since then, and even during the war, the sisters have always carried out pastoral activities, health and social services for the population of Hanoi and contributed to nation building. Even the place where their house is situated is linked to the tradition of protecting and defending the homeland. The name of the street, Hai Bà Trưng, is that of two women who defied the invasion of the feudal Chinese regime in the district, Hoan Kiem, indicating the return to God's magic sword with which the Emperor Le Loi (Traditional Vietnamese hero) defeated aggressors and prevented the expansion of the Ming Dynasty.

At the time of its inception, the congregation had 200 nuns who devoted themselves to pastoral and social activities for the poor, scattered throughout the north. In 1954, most of the nuns fled to Da Nang and Saigon. 11 remained as witnesses, of whom 10 have died, while one, 100 years old, is still living. "At that time - remembers Sister T. - The situation in the north was very not easy. The people lived in great difficulties, war and bombings, life and death everywhere. The property of the congregation was largely confiscated by the communist government. It was only a very small portion. "

Fortunately, after 1986, the period of reforms, the sisters had the hope of rebuilding their congregation. To do this, on March 1, 2010, 92 nuns were sent to Hanoi. The sisters created charitable structures, such as a shelter for young women in difficult situations, a home for orphaned and disabled children, a pre-school section and more. They offered "charity bowls of soup" to many poor patients in the Vietnam Cuba Hospital and Germany Vietnam Hospital, sectors 1 and 2 of the hospital for cancer and maintain a free dispensary for the poor. And they also carry out missionary work in the north.
 
Pope laments China state pressure on Catholics
Catherine Hornby
08:11 18/05/2011
ROME (Reuters) - Pope Benedict said China's communist authorities were putting pressure on faithful who want to remain loyal to the Vatican and he hoped the Chinese church could survive attempts to divide it from Rome.

He called on Wednesday for all Catholics to pray for the faithful in China, who are not allowed to recognise the pope's authority but forced to be members of a state-backed Church.

"We know that among our brother bishops, there are some that suffer and are under pressure," the pope said at his weekly general audience in St Peter's Square. "By praying we can ensure that the Church in China remains one, holy and Catholic."

The pope has previously denounced restrictions on religious freedom in China and encouraged Catholics there to persevere.

China says it protects religious freedom, but does not recognise the authority of the pope and refuses to establish formal relations with the Vatican until the Holy See -- the Church's governing body -- severs ties with Taiwan, which China considers a renegade territory.

China's 8 to 12 million Catholics are divided between the state-sanctioned church that names bishops without the Vatican's approval and an underground church wary of government ties.

China forced several bishops and priests loyal to the pope to attend a meeting of the state-backed church last year, rankling the Vatican.

Last November, the Vatican condemned the ordination without papal permission of a Chinese bishop, calling it a "painful wound" hampering dialogue between the Holy See and Beijing.

It has urged bishops in China to not themselves be manipulated by the government.

(Reporting by Catherine Hornby; editing by Mark Heinrich, Copyright © 2011 Reuters
 
Vietnam Forces Kill 72 Hmong, Hundreds Arrested and Flee
Maria Gomez
11:45 18/05/2011
The beatification of Pope John Paul II, in Rome on May 1st was a major factor in sparking the mass gatherings and peaceful, non-violent demonstrations by thousands of Viet-Hmong Catholics, Protestant and Animist believers according to Philip Smith of the Center for Public Policy Analysis (CPPA) and other sources inside the northern province of Vietnam.

At least nine more Vietnamese-Hmong Catholic believers, who were part of a mass demonstration for religious freedom, land reform and an end to illegal logging by Vietnam People’s Army owned military companies, were confirmed killed by army soldiers, and police. (Photo Courtesty: Center For Public Policy Analysis,License CC.2.0)Online PR News – 17-May-2011 –Hanoi, Vietnam, Bangkok, Thailand, and Washington, D.C., May 17, 2011

The Vietnamese People’s Army has killed at least 72 Hmong Christian and animist religious believers, many of them mainstream Catholic and orthodox Protestant Christians, according to the Center for Public Policy Analysis and Hmong and Laotian non-governmental organizations with sources inside the region that borders on Laos. The beatification of Pope John Paul II, in Rome on May 1st was a factor in sparking the mass gatherings and peaceful, non-violent demonstrations by thousands of Viet-Hmong Catholics, Protestant and Animist believers according to Philip Smith of the CPPA and other sources inside the northern province of Vietnam.

At least nine more Vietnamese-Hmong Catholic believers, who were part of a mass demonstration for religious freedom, land reform and an end to illegal logging by Vietnam People’s Army owned military companies, were confirmed killed by army soldiers, and police, as of Tuesday, May 17, for taking part in the peaceful rallies that occurred earlier in the month. Many Hmong Catholics had helped form the core of demonstrations in Dien Bien to mark ceremonies in honor of Pope John Paul II in Rome on May 1st.

Vietnam security forces, including over 15,000 soldiers from various Vietnam People’s Army units, backed by allied armed forces from Laos, have sealed off much of Dien Bien province in Vietnam and arrested over 2,400 ethnic Hmong citizens from Vietnam.http://www.scoop.co.nz/stories/WO1105/S00366/nine-hmong-catholics-killed-during-mass-arrests-in-vietnam.htm

The Socialist Republic of Vietnam (SRV) government in Hanoi has called in army troops to attack Viet-Hmong protestors in Northern Vietnam. http://www.scoop.co.nz/stories/WO1105/S00181/vietnam-14-die-as-troops-converge-on-hmong.htm

SRV officials in Hanoi have announced that the Vietnam People's Army and security forces has sealed off the area of the demonstrations to independent journalists and news media, baring journalists from covering the events involving thousands of protesters, and has deployed army troops to end the public rallies and appeals. Thousands of Vietnam People's Army troops have been deployed to the area in recent days, including regimental size units comprising divisional strength.

http://www.scoop.co.nz/stories/HL1105/S00082/vietnam-crackdown-more-hmong-killed-as-army-deploys.htm
Thousands of Viet-Hmong have also been wounded or are missing at the hands of Vietnam security forces and the army.
http://www.onlineprnews.com/news/136155-1304626071-vietnam-peoples-army-attacks-peaceful-hmong-demonstrators.html

MI-8 attack helicopters, and heliborne troops, have also been deployed by the Army against the Hmong. Lao People's Army forces have also been mobilized on the Laos and Vietnam border area of the province to help seal off the area to foreign journalists and others. http://www.scoop.co.nz/stories/WO1105/S00181/vietnam-14-die-as-troops-converge-on-hmong.htm

“The Hmong Catholic and Protestant Christian believers in Vietnam’s Dien Bein province continue to be wrongly targeted and defamed by the Vietnam People’s Army soldiers and secret police who are arresting, beating and persecuting them by the hundreds,” said Christy Lee of Hmong Advance, Inc. http://www.onlineprnews.com/news/136891-1304943947-vietnam-army-kills-14-more-hmong-prostesters-hundreds-more-missing.html

“Many, ordinary Vietnamese Catholic, Christian and Animist believers, and Vietnamese citizens, engaged in peaceful mass protests against the government for reform are being arrested, tied up and blindfolded, by the hundreds and forcibly loaded onto military trucks where they being taken away and out of the sealed off province,” Ms. Lee said.

“We fear that many Viet-Hmong will be summarily executed after interrogation like the nine Catholic believers who were killed last week by the soldiers and police because of their faith and peaceful appeals for an end to religious persecution and injustice,” Lee stated.

“Now, over 2400 innocent Hmong have been arrested on baseless and false charges as many people had gathered initially in Dien Bien to honor Pope John Paul II, and his message of hope to the suffering people and Christians worldwide who are being persecuted,” Ms. Lee stated further.

“Multiple sources in Vietnam have confirmed that nine more Vietnamese-Hmong Catholic believers, who were part of a demonstration for religious freedom, land reform and an end to illegal logging by Vietnam People’s Army owned military companies, have been killed by security forces,” said Philip Smith, Executive Director of the CPPA in Washington, D.C. http://www.centerforpublicpolicyanalysis.org

“Many of our Hmong and Vietnamese sources in Dien Bien province and in the bordering areas of Laos have reported that the beatification of Pope John Paul II, in Rome on May 1st played a significant factor in sparking the mass gatherings and peaceful, non-violent demonstrations by thousands of Viet-Hmong Catholics, Protestant and Animist believers,” said Mr. Smith.

“The Hmong people of the Catholic diocese in Dien Bien were brutally beaten and killed by army soldiers, and police for allegedly taking part in the peaceful rallies that occurred earlier in the month calling for an end to religious persecution, the lifting of oppressive government restrictions on Christian and Animist believers and the celebration of the beatification of Pope John Paul II in Rome on May 1st, of this year and the former Pope’s important message to fearlessly confront government injustice and Stalinist authoritarianism,” Smith commented.

“The Polish Pope, who had opposed Nazi forces during World II, and the spread of Communist totalitarianism and its attacks on the Catholic and Protestant Church , has been a source of inspiration to many Vietnamese, Laotian, Cambodian and Hmong Christian believers by the courageous moral conduct of his life and his profound words to ‘be not afraid’ in challenging social injustice and Stalinist regimes around the world,” Smith stated.

“Now, in Vietnam’s Dien Bien Province, the Vietnamese People’s Army has killed at least 72 Christian believers, many of them mainstream Catholic and orthodox Protestant Christians believers,” said Smith.

“Senior generals and defense ministry officials in Hanoi responsible for these terrible bloody acts against peaceful demonstrators in Dien Bien province have sealed the area off to independent journalists and the news media so the truth and facts cannot be easily learned,” Smith observed.

Smith continued: “Communist officials in Hanoi, and senior Vietnamese army generals have enlisted the support of Lao People’s Army troops, lead by Vietnamese military advisors, to help seal the border area off and persecute and arrest Hmong and Vietnamese citizens and church members suspected of being involved with the mass protests.”

“Vietnam and Lao People’s Army troops have also mobilized along the Laos and Vietnamese border to cut-off and attack the freedom-loving Lao and Hmong people around Dien Bien province, including many ordinary Christians and Catholics, who are only seeking human rights, religious freedom and an end to the exploitation by certain corrupt communist generals in Hanoi who have engaged in illegal logging and the destruction of churches, temples and religious shrines as well as the sacred mountain forests of the Hmong indigenous people,” Smith concluded.

“We want the Vietnam People’s Army troops out of Laos and to stop killing the Laotian and Hmong people, including many Christian, Catholic , Animist and independent Buddhist believers,” said Bounthanh Rathigna, President of the United League for Democracy in Laos, Inc. (ULDL). “Persecuted Vietnamese citizens, including many Hmong Catholic and Protestant believers from Dien Bien, are trying to flee from Vietnam to Laos but are being arrested and killed in Laos as well by the Lao and Vietnamese army units and police in recent days.”

“The horrific illegal logging, religious persecution and environmental destruction by the Socialist Republic of Vietnam and the Lao People’s Army, in cooperation with the Vietnam People’s Army, in Laos, and on the Laos -Vietnam border areas of Dien Bien province, must be stopped by the international community before more people are driven off their homeland and are killed by corrupt communist officials,” Rathigna concluded in a statement by the ULDL yesterday.

Human Rights Watch issued a statement today raising concerns about the plight of the Hmong in Dien Bien and urging authorities in Vietnam to provide unfetterd acccess to the area.

(http://www.hrw.org/en/news/2011/05/17/vietnam-investigate-crackdown-hmong-unrest)
 
Benedict XVI's Appeal for the Church in China
Vaticana
20:19 18/05/2011
"We Can Help Them to Find the Path to Keep Their Faith Alive"

VATICAN CITY, MAY 18, 2011 - Here is the appeal Benedict XVI made today on behalf of the Church in China. He delivered the appeal at the end of the general audience held in St. Peter's Square for the Church in China.

During the Easter season, the liturgy sings to Christ risen from the dead, conqueror of death and sin, living and present in the life of the Church and in the affairs of the world. The Good news of God’s Love made manifest in Christ, the Lamb that was slain, the Good Shepherd who lays down his life for his sheep, is constantly spreading until it reaches the ends of the earth, and at the same time it encounters rejection and obstacles in every part of the world. Now, as then, the Cross leads to the Resurrection.

Tuesday, 24 May, is dedicated to the liturgical memorial of Our Lady, Help of Christians, who is venerated with great devotion at the Shrine of Sheshan in Shanghai: the whole Church joins in prayer with the Church in China. There, as elsewhere, Christ is living out his passion. While the number of those who accept him as their Lord is increasing, there are others who reject Christ, who ignore him or persecute him: "Saul, Saul, why do you persecute me?" (Acts 9:4). The Church in China, especially at this time, needs the prayers of the universal Church. In the first place, therefore, I invite all Chinese Catholics to continue and to deepen their own prayers, especially to Mary, the powerful Virgin. At the same time all Catholics throughout the world have a duty to pray for the Church in China: those members of the faithful have a right to our prayers, they need our prayers.

We know from the Acts of the Apostles that when Peter was in prison, everyone prayed fervently, and as a result, an angel came to free him. Let us do likewise: let us all pray together intensely for this Church, trusting that by our prayers we can do something very real for her.

Chinese Catholics, as they have said many times, want unity with the universal Church, with the Supreme Pastor, with the Successor of Peter. By our prayers we can obtain for the Church in China that it remain one, holy and Catholic, faithful and steadfast in doctrine and in ecclesial discipline. She deserves all our affection.

We know that among our brother Bishops there are some who suffer and find themselves under pressure in the exercise of their episcopal ministry. To them, to the priests and to all the Catholics who encounter difficulties in the free profession of faith, we express our closeness. By our prayers we can help them to find the path to keep their faith alive, to keep their hope strong, to keep their love for all people ardent, and to maintain in its integrity the ecclesiology that we have received from the Lord and the Apostles, which has been faithfully transmitted to us right down to the present day. By our prayers we can obtain that their wish to remain in the one universal Church will prove stronger than the temptation to follow a path independent of Peter. Prayer can obtain, for them and for us, the joy and the strength to proclaim and to bear witness, with complete candour and without impediment, Jesus Christ crucified and risen, the New Man, the conqueror of sin and death.

With all of you I ask Mary to intercede that all of them may be ever more closely conformed to Christ and may give themselves ever more generously to their brethren. I ask Mary to enlighten those who are in doubt, to call back the straying, to console the afflicted, to strengthen those who are ensnared by the allure of opportunism. Virgin Mary, Help of Christians, Our Lady of Sheshan, pray for us!

© Copyright 2011 -- Libreria Editrice Vaticana
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giám mục GP Mỹ Tho thăm và chúc mừng Đại lễ Phật Đản năm 2011
Lm Giuse Nguyễn Tuấn Hải.
07:45 18/05/2011
Đức Giám mục Giáo phận Mỹ Tho thăm và chúc mừng Đại lễ Phật Đản năm 2011

Vào lúc 14h30 ngày 16.05.2011, Đức Giám mục Giáo phận Mỹ Tho Phaolô Bùi Văn Đọc, linh mục Phaolô Phạm Đăng Thiện, linh mục Giuse Nguyễn Tuấn Hải và linh mục Phêrô Trần Anh Tráng đã đến Chùa Vĩnh Tràng là nơi đặt Văn phòng làm việc của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang, tọa lạc ở đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang để thăm và chúc mừng Đại lễ Phật Đản năm 2011, Phật lịch 2555. Đại lễ Phật Đản nhằm ghi dấu 3 biến cố trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca: 1) Ngày Đức Phật đản sinh, 2) Ngày Đức Phật giác ngộ đại thành chính quả, và 3) Ngày Đức Phật tịch diệt. Theo truyền thống, đại lễ này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm.

Chùa Vĩnh Tràng cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km. Đây là một ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất ở miền Nam, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm du lịch nổi tiếng. Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Mỗi ngày, Chùa tiếp đón hằng ngàn chư Tăng Ni, Phật tử và du khách đến vãng cảnh, chiêm bái.

Thượng Tọa Thích Minh Huệ, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, đang dưỡng bệnh nên hai Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang là Thượng Tọa Thích Giác Nhân và Thượng Tọa Thích Hoằng Đức đã đón tiếp phái đoàn Tòa Giám mục. Sau khi hai Thượng Tọa bắt tay thăm hỏi và dẫn đoàn vào bàn tiếp khách ở đại sảnh, Đức Cha Phaolô đã thay mặt cho toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo phận chúc sức khỏe, và mừng Đại lễ Phật Đản năm nay đến các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo và toàn thể Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh. Đức Cha ân cần thăm hỏi và cầu chúc sức khỏe đến Thượng Tọa Thích Minh Huệ, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang và trụ trì Chùa Vĩnh Tràng, mau bình phục. Sau khi chúc mừng, Đức Cha tặng hoa và quà cho hai vị Thượng Tọa đại diện để bày tỏ tình cảm quí mến đối với ngày lễ trọng của Phật giáo.

Xem hình bấm vào đây

Đặc biệt, Đức Cha đã trao Sứ điệp của Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Đối thoại Liên tôn gửi các Phật tử nhân dịp đại lễ Phật Đản Vesakh/ Hanamatsuri 2011 (Phật lịch 2555) với chủ đề: “Tìm chân lý trong tự do: Các Kitô hữu và Phật Tử sống chung hòa bình” cho hai vị Thượng Tọa Thích Giác Nhân và Thích Hoằng Đức với lời chúc bình an và hòa bình đến Giáo hội Phật giáo. Đức Cha cũng nói lên ước muốn rằng các tôn giáo cùng đoàn kết xây dựng hòa bình cho mọi người trên toàn thế giới. Trong phần đáp từ, Thượng Tọa Thích Giác Nhân đã cám ơn Đức Cha và các linh mục trong đoàn, và ghi nhận những tình cảm chân thành của Đức Cha dành cho ngày lễ Phật Đản năm Phật lịch 2555, năm Dương lịch 2011. Thượng Tọa cũng cầu chúc sức khỏe và mọi điều tốt đẹp đến các linh mục, tu sĩ và giáo hữu Công giáo trong Giáo phận.

Sau khi chúc mừng xong, Đức Cha, các cha cùng đi và hai vị Thượng Tọa đã cùng ngồi nói chuyện và thăm hỏi vui vẻ thân tình với nhau cho đến 15h05. Cuối buổi tiếp, hai vị Thượng Tọa đã ân cần đưa tiễn đoàn ra tận cửa cùng với những cái bắt tay thắt chặt mối tương giao.

Linh mục Giuse Nguyễn Tuấn Hải.
 
Tháng Hoa năm 2011 Tại CĐ Sjælland Copenhagen
Jos Ngô Ngọc Lâm
07:45 18/05/2011
Giáo Hội Công Giáo dành đặc biệt tháng Năm tôn vinh Mẹ. Việc tôn vinh Đức Mẹ suốt tháng Năm (tháng Hoa) đối với mọi tín hữu VN trong cũng như ngoài nước đã trở thành truyền thống; hầu hết các cộng đơàn, giáo xứ VN đều tưng bừng rộn rã dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi, đoá hoa lòng và những đoá hoa tươi xinh để tôn vinh, tri ân Mẹ về những ơn lành hồn xác.

Xem hình ảnh

Quả vậy đối với Giáo Hội, với cộng đoàn, Mẹ thường giúp vượt qua những thử thách khó khăn, nhất là Mẹ luôn dìu dắt hướng dẫn cùng nhau đồng hành trên đường vươn tới sự thánh thiện trọn lành.
Cải thiện đời sống, lần chuỗi Mân Côi và tích cực tham gia việc tôn vinh Mẹ là việc cần làm để tỏ tình con thảo.

Kinh nguyện trong tháng Đức Mẹ

Lạy Mẹ Maria là bông hoa thật tuyệt vời của Thiên Chúa. Mẹ đã dâng bông hoa cuộc đời của Mẹ, những cánh hoa nhân đức, cánh hoa thánh thiện, hy sinh, phục vụ, cánh hoa yêu thương, nâng đỡ, ủi an người khác và cánh hoa Đức Giêsu Kitô, người con Mẹ đã cưu mang. Mẹ là bông hoa gương mẫu cho đoàn con của Mẹ.

Hôm nay, những ngày của tháng hoa kính Đức Mẹ, chúng con chạy đến bên Mẹ, dâng lên Mẹ tấm lòng sùng kính của mỗi người đối với Mẹ. Xin Mẹ nhìn đến tấm lòng con thảo của những người con của Mẹ. Xin Mẹ giúp chúng con biết dâng lên Thiên Chúa và Mẹ những đoá hoa thiêng liêng thật tươi đẹp.

Lạy Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con, để nhờ đó ơn Chúa xuống dồi dào trên chúng con trong tháng đặc biệt này, để mọi người đều được hưởng lấy trọn vẹn tình yêu thương của Thiên Chúa. Amen.

CĐ Sjælland nói riêng, mọi tín hữu nói chung đều cảm nghiệm sự hạnh phúc và bình an, khi chúng ta cùng nỗ lực tham gia tôn vinh Mẹ.

Lịch trình các ngày đặc biệt CĐ Sjælland tôn vinh Mẹ như sau:

Thứ Bảy 14/05/2011 Nhà thờ Skt Knud Lavard
17 giờ00 Dâng Hoa & Thánh lễ Lyngby

Chủ Nhật 15/05/2011 Nhà thờ Skt Paul
10 giờ00 Dâng Hoa & Thánh Lễ Tåstrup

Chủ Nhật 29/05/2011 Hành Hương Giáo Phận
Dâng Hoa & Thánh Lễ đại trào Åsebakken

Thứ Bảy 13/08/2011 Đại Lễ CGVN, DK
Dâng Hoa & Thánh Lễ đại trào Ømborg
 
Tòa nhà của dòng Thánh Phaolô ở Hà Nội sẽ bị chính quyền phá sập.
Lã Thụ Nhân
07:55 18/05/2011
Tòa nhà của dòng Thánh Phaolô ở Hà Nội sẽ bị chính quyền phá sập.

Nhà cho các hoạt động bác ái, cho các phụ nữ trẻ trong hoàn cảnh khó khăn, một ngôi nhà cho trẻ em mồ côi và khuyết tật, một nhà trẻ và nhiều hoạt động khác. Họ đã cung cấp "bát cháo từ thiện" cho nhiều bệnh nhân nghèo trong các bệnh viện, một bệnh xá miễn phí cho người nghèo.

Hà Nội (AsiaNews) – Tòa nhà của Dòng Thánh Phaolô ở Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị phá sập. Trong số đó có nhà trú ngụ của các phụ nữ trẻ, một nhà dành cho trẻ mồ côi và trẻ khuyết tật, một bệnh xá cho người nghèo. Giờ chính quyền nói rằng họ muốn xây dựng một bệnh viện trên các tài sản này. Một quyết định chọn lựa dường như phi lý mà Tòa Tổng Giám Mục thủ đô và Ủy ban Công lý và Hòa bình vẫn chưa đưa ra tiếng nói của mình để bảo vệ quyền lợi của của các nữ tu tiếp tục sứ mạng của mình và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Được thành lập vào năm 1883, Dòng Thánh Phaolô Việt Nam có trụ sở chính tại số 37 phố Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Kể từ đó, thậm chí cả trong chiến tranh, các nữ tu đã luôn luôn thực hiện các hoạt động mục vụ, y tế và phục vụ xã hội cho người dân Hà Nội và góp phần xây dựng đất nước. Ngay cả nơi mà nhà của họ tọa lạc cũng nói lên truyền thống bảo vệ quê hương. Tên của phố, Hai Bà Trưng, là hai phụ nữ đã đứng lên chống lại cuộc xâm lược của chế độ phong kiến Trung Quốc, hồ Hoàn Kiếm, theo truyền thuyết là nơi vua Lê Lợi (anh hùng dân tộc Việt Nam) trả lại thanh kiếm thần sau khi đánh bại quân xâm lược và ngăn cản sự mở rộng bờ cõi của triều Minh.

Vào thời kỳ mới thành lập, Dòng có 200 nữ tu tận hiến cho các hoạt động mục vụ và xã hội cho người nghèo, rải rác trên khắp miền Bắc. Năm 1954, hầu hết các nữ tu trốn chạy vào Đà Nẵng và Sài Gòn. 11 nữ tu vẫn trụ lại như là những nhân chứng, và 10 người đã qua đời, chỉ còn một nữ tu 100 tuổi vẫn còn sống. Nữ tu T nhớ lại: "Vào thời điểm đó, tình hình ở miền Bắc rất khó khăn. Người dân sống trong hoàn cảnh rất khốn khó, chiến tranh và bom đạn, sống và chết ở khắp mọi. Tài sản của nhà dòng phần lớn bị chính quyền cộng sản tịch thu. Giờ chỉ còn một phần rất nhỏ".

May mắn thay, sau năm 1986, thời kỳ cải cách, các nữ tu đã hy vọng tái thiết lại cộng đoàn của mình. Để làm điều này, vào ngày 01 tháng Ba năm 2010, 92 nữ tu đã được gửi tới Hà Nội. Các nữ tu đã xây dựng các công trình từ thiện, chẳng hạn như một nơi lưu trú cho các phụ nữ trẻ trong hoàn cảnh khó khăn, một ngôi nhà cho trẻ em mồ côi và khuyết tật, một nhà trẻ và nhiều hoạt động khác. Họ đã cung cấp "bát cháo từ thiện" cho nhiều bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Việt Nam Cuba và Bệnh viện Việt Đức, cơ sở 1 và 2 của bệnh viện dành cho bệnh ung thư và duy trì một bệnh xá miễn phí cho người nghèo. Và họ cũng thực hiện các công tác truyền giáo ở miền Bắc.
 
Giám Mục và các nữ tu lại bất lực trước vụ chính quyền phá sập tòa nhà của Dòng Thánh Phaolô
Lã Thụ Nhân
16:28 18/05/2011
Asia News đăng thêm tin : Giám Mục và các nữ tu lại bất lực trước vụ chính quyền phá sập tòa nhà của Dòng Thánh Phaolô

Chính quyền thành phố Hà Nội muốn phá hủy tòa nhà của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô nhằm xóa sổ tất cả các hoạt động từ thiện. Nhiều tài sản Giáo Hội, vốn cần phải trả lại cho đúng chủ sở hữu thì bị tịch thu và bị biến thành tài sản riêng của các đảng viên, thúc đẩy đầu cơ bất động sản. Việt Nam và Trung Quốc thống nhất trong việc ngăn chặn trang web của AsiaNews.

Hà Nội (AsiaNews) - Các nữ tu Dòng Thánh Phaolô ở Hà Nội đang thất vọng và không có hy vọng nào khi phải thấp thỏm lo âu chính quyền Hà Nội phá sập nhà và tài sản của mình bất cứ lúc nào. Sự thất vọng cũng được chia sẻ bởi giáo phận khi đã không ngừng kêu gọi công lý cho các nữ tu. Trong khi đó, hôm nay 18/5, trang web AsiaNews, mới hôm qua lên án bạo lực mới nhất chống lại Giáo Hội, đã bị chặn không truy cập được.

Nhà của các Nữ tu Dòng Thánh Phaolô tọa lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội, hầu như đã bị chính quyền cộng sản tịch thu toàn bộ vào năm 1954. Một phần nhỏ đã được khôi phục để các nữ tu được phép mở một bệnh xá cho người nghèo, một khu dành cho trẻ mồ côi trú ngụ và một khu lưu trú cho các phụ nữ trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn.

Giờ chính quyền muốn phá sập toàn bộ khu phức hợp để xây dựng một bệnh viện bốn tầng: ít nhất đây là lý do chính thức để giải thích hành động của họ. Tuy nhiên, cho đến nay rất nhiều tài sản Giáo Hội - theo pháp luật Việt Nam – vốn cần phải trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của chúng, đã bị tịch thu và bị biến thành tài sản riêng của các đảng viên, trở thành một nguồn lợi béo bở do sự bùng nổ xây dựng nhà ở.

Mỗi năm các nữ tu đều có kiến nghị chính quyền để mong lấy lại tài sản, nhưng chưa bao giờ nhận được một câu trả lời. Một nữ tu cho hay: "Không người nào có thể hứa với chúng tôi một cách công bằng vì mọi người đều sợ bị trả đũa và trả thù".

Đức Giám Mục Phụ tá của Giáo phận Hà Nội, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh đã thường xuyên bảo vệ quyền của các nữ tu để mong lấy lại được tài sản. Nhưng không có gì xảy ra cả.

Hôm qua, trang web của AsiaNews đăng bài về việc lạm quyền của chính quyền (xin xem Tòa nhà của dòng Thánh Phaolô ở Hà Nội sẽ bị chính quyền phá sập). Có lẽ vì điều này, hôm nay trang web AsiaNews bị chặn ở trong nước và người Việt quốc nội không thể đọc tin tức. Cho đến nay, quốc gia duy nhất đã tìm cách ngăn chặn AsiaNews là Trung Quốc. Kiểm duyệt này thường trở nên vô ích, vì nhờ máy chủ proxy người ta luôn có thể vượt qua bộ lọc của chính phủ và tải về các tin tức.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Con người có lý trí và tự do (2)
Hà minh Thảo
20:26 18/05/2011
CON NGƯỜI CÓ LÝ TRÍ VÀ TỰ DO (2)

2. Trường hợp Ls Lê Quốc Quân và Bs Phạm Hồng Sơn.

Lúc 8 giờ ngày 04.04.2011, nhiều đồng bào đã tới khu vực Tòa án nhân dân Hà nội, 43, Hai Bà Trưng, Quận Hoàn kiếm, Hà nội, để theo dõi ‘Phiên tòa công khai’ xét xử ông Cù Huy Hà Vũ, đã bị công an, cảnh sát cơ động… trang bị công cụ, dùi cui điện tấn công , đánh đập, bắt giữ người vô cớ, trái pháp luật. Công an đối phó với những người bị bắt như sau :

- Đa số bị cảnh sát dùng những biện pháp bạo lực chở bằng xe bus đến vùng xa xôi đổ xuống, phải tìm phương tiện riêng về nhà ;

- Những người bị bắt giữ trái pháp luật được biết tên là : Luật sư Giuse Lê Quốc Quân, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Paulus Lê Sơn và các sinh viên Vinh tại Hà Nội vào đồn công an. Những người này bị thu giữ, cướp tài sản công khai, nhưng, khi bị bắt vào đồn công an, đã từ chối lăn tay, chụp hình ảnh… những công đoạn chỉ được làm sau khi khởi tố vụ án ;

- Từ giữa đêm khuya, lần lượt nhiều người được thả, ngoại trừ Ls Lê Quốc Quân và Bs Phạm Hồng Sơn đã được ưu tiên đưa ngay về Công an Quận Hoàn Kiếm, đồng thời một lệnh khám nhà ngay lập tức được thực hiện trong đêm, bất chấp sự vắng mặt các chủ nhà. Tại sao các vị này bị Bộ Công an ‘chiếu cố’ ?

a/ Bác sĩ Phạm Hồng Sơn từng bị bắt ngày 06.03.2002, sau khi dịch tài liệu ‘Thế nào là dân chủ’ để ‘Xin kính tặng tất cả những người khao khát Tự do, Hòa bình và mưu cầu một Cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt Nam’ từ một bài viết đăng trên trang mạng của Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam và kèm với bài ‘Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại VN’ tới ông Nông Đức Mạnh,, Tổng bí thư Đảng Cộng sản và các cơ quan truyền thông. Ngày 27.03.2002, ông bị công an bắt giữ. Oâng không được phép gặp mặt vợ con trong 15 tháng giam chờ ra tòa. Bị xử kín ngày 18.06.2003, ông bị tuyên án 13 năm tù vì tội gián điệp. Trong phiên phúc thẩm, mức án được giảm còn 5 năm tù, 3 năm quản chế. Cuối tháng 08.2006, ông được đặc xá để về nhà dưỡng bệnh và bị quản thúc tại gia 3 năm.

b/ Luật sư Lê Quốc Quân được Nhà nước đồng ý cho sang Hoa kỳ theo chương trình nghiên cứu sinh của Tổ chức Hỗ trợ Dân chủ tại Washington. Trở về Hà Nội ngày 06.03.2007 sau khi hoàn tất việc nghiên cứu, ông đã bị nhà cầm quyền bắt giữ từ hôm 08.03.2007 và giam tại trại của bộ Công an vì vi phạm điều 79 bộ luật hình sự, là tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Họ nghi ngờ như thế vì ông đã nói ông muốn làm luật sư cho người nghèo, rồi anh cũng bảo anh muốn bảo vệ lợi ích của các công nhân. Nhờ sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, ông được trở về nhà ngày 13.07.2007. Ngày 25.01.2008, ông cũng đã bị hành hung khi công an tấn công giáo dân trong buổi cầu nguyện tập thể với sự tham dự của khoảng 100 linh mục và nhiều ngàn tín hữu Công giáo tại Toà Khâm sứ ở Hà nội hôm 25.01.2008 để yêu cầu nhà nứơc trả lại đất đai chiếm dụng của Giáo hội. Hiện nay, Luật sư Quân là Trưởng ban liên lạc Cộng đoàn Doanh nhân-Trí thức Công giáo và là Ủy viên Ban Công lý-Hòa bình Giáo phận Vinh.

Do đó, tối ngày 04.04.2011, Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội ra Tuyên cáo phản đối nhà cầm quyền Hà Nội đã vi phạm nhân phẩm, quyền tự do cá nhân, đánh đập, bắt giữ người và thu giữ tài sản trái pháp luật. Đồng thời, Cộng đoàn yêu cầu họ trả tự do lập tức cho những người bị giam trái pháp luật và trả lại các tài sản bị thu giữ bởi công an. Ngoài ra, 20 giờ tối hôm đó, tại đền Thánh Giêrado Giáo xứ Thái Hà, hơn 200 thành viên của Cộng đoàn Vinh đã hiệp thông cầu nguyện cho Công lý và Bình an cho các thành viên.

Ngày 12.04.2011, Cộng đoàn này đã ra Tuyên cáo số 2 về việc ‘Nhà cầm quyền bắt giữ trái phép luật sư Lê Quốc Quân’ để yêu cầu trả tự do ngay luật sư và ngăn chặn những hành động tùy tiện, đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật của công an. Tuyên cáo được ký bởi anh Gioan Baotixita Cao Xuân Linh và Linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, CSsR, linh hướng.

Cùng ngày, Cộng đoàn Doanh nhân-Trí thức Công giáo Việt Nam cũng ra Tuyên cáo về việc Nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ trái pháp luật Ls Lê Quốc Quân về tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ vì nhiều nhân chứng cùng đứng tại chỗ ông bị bắt đã khẳng định ông không hề có hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc bất cứ hành vi nào khác ngoài thái độ ôn hòa, xử sự đúng với quyền hạn của một công dân theo quy định của pháp luật. Tuyên cáo này được ký bởi bà Maria Trần Thị Hường, đại diện, và Linh mục Giuse Nguyễn văn Phượng, CSsR, linh hướng.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội ngày 04.04.2011, lúc 19 giờ 30 ngày 05.04.2011, khi anh chị em Cộng đoàn Vinh tại Hà nội dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Luật sư Quân, một thành viên cộng đoàn, đang bị giam cầm trái luật, thì, trong tâm tình hiệp thông mạnh mẽ với Cộng đoàn, cách đó trên 300 cây số, tại Thành phố Vinh quê hương, cộng đoàn sinh viên nơi đây cũng đã thắp nến cầu nguyện tại nhà thờ Cầu Rầm với đông đảo bạn trẻ là sính viên và giáo dân tham dự. Mọi người cầu nguyện cho các chứng nhân của Công Lý-Sự thật và cho các gia đình Tiến sĩ Cù huy hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cùng cho chị Thủy, một giáo dân Tam Tòa đã bị bách hại quá lâu qua biến cố Tam Tòa và hiện đang bị giam giữ tại Trại giam Nghi Kim, Nghệ An. Trong buổi cầu nguyện, một lần nữa những hình ảnh sống động, trung thực trong phiên Tòa và những gì diễn ra bên ngoài phiên Tòa cũng như những tình tiết chính xác liên quan tới việc bắt Luật sư Quân khi anh ấy đang khoanh tay, ôn hòa trên vỉa hè ngoài khu vực xét xử… đã được phát chiếu lên màn hình lớn cho giáo dân và sinh viên tường tận những gì đã xảy ra.

Trong những ngày sau đó, nhiều Thánh lễ, thắp nến với hàng ngàn người tham dự được cử hành cầu bình yên cho những người vô tội bị giam giữ, tù tội bởi những phiên tòa vi luật từ Giáo xứ Thái hà được hiệp thông tổ chức rộng khắp đến các giáo xứ khác như Bến đến, Lập thạch, Yên đại và Đồng tháp (Giáo phận Vinh), Thanh minh (Thái bình) và Hà nội.

Nhờ thế, người chưa là Kitô hữu có dịp đến để cùng cầu nguyện, tìm hiểu Đức Kitô, chia sẻ những nổi buồn, niềm hy vọng… Bởi thế, chị Vũ thúy Hà, hiền thê Bs Phạm Hồng Sơn, đã nói với nữ phóng viên Khánh An (đài Á châu Tự do, RFA) ngày 12.04.2011 :

« Trước hết, tôi phải nói là tôi có được đến dự một buổi cầu nguyện vào tối hôm thứ Sáu ngày 8/4 vừa qua, tôi cảm thấy rất ấm lòng với tình cảm, sự chia sẻ rất nhiệt tình của đồng bào Công giáo ở Thái Hà và các cha ở đó. Tôi rất lấy làm cảm ơn về những tấm lòng đó. Tôi nghĩ là mỗi người một tiếng nói, mỗi người một lời cầu nguyện thì những người nhà của chúng tôi là anh Phạm Hồng Sơn và anh Lê Quốc Quân, dù ở trong tù chắc cũng cảm nhận được sự đùm bọc, sự lên tiếng, yêu thương của đồng bào đối với các anh.

Tôi nghĩ rằng mỗi người một tiếng nói, một tấm lòng thì sẽ giúp được cho việc đòi công lý sớm cho chúng tôi. »

Tối ngày 13.04.2011, Ls. Lê Quốc Quân và Bs. Phạm Hồng Sơn đã rời trại giam Hỏa Lò và đến Giáo xứ Thái hà để chào cộng đoàn đang tham dự tĩnh tâm mùa Chay. Cha Bề trên Mátthêu Vũ khởi Phụng, quý Cha, quý Thầy và giáo dân đã đón tiếp hai anh trong vui mừng và xúc động. Hai người vợ yêu quý của hai anh cũng đến chia sẻ niềm vui lớn lao này.

Luật sư Quân chia sẻ rằng khi bị đưa về trại giam chung với các tù hình sự, nhưng trong phòng anh có một biểu tượng hình Thánh Giá và anh lấy làm hạnh phúc. Khi các cán bộ quét vôi lại toàn bộ tường phòng giam, anh đã nhất quyết không cho xóa đi hình ảnh này. Hàng ngày, anh siêng năng đọc kinh cầu nguyện sáng, trưa, chiều tối để Đức Tin trợ giúp anh chiến thắng.

Bác sĩ Sơn, tuy chưa phải là người theo đạo, nhưng có một niềm tin mãnh liệt nơi Thượng Đế, tin sự thật và công bằng đã giúp anh chiến thắng trong những ngày anh bị giam cầm. Anh tin vào lẽ phải, sự thật, và vững vàng trên con đường mình đã chọn. Anh tri ân và cảm động trước những tình cảm của cộng đồng giáo dân dành cho anh. Anh hy vọng mọi người luôn nghĩ tới và cầu nguyện cho các anh nhiều hơn nữa trong công cuộc tìm kiếm Công Lý-Sự Thật-Hòa Bình, và một nền dân chủ đích thực cho Việt Nam.

Trong niềm vui mừng, hoa nến và nước mắt, mọi người hiện diện tri ơn

Thiên Chúa đồng hành, yêu thương và chở che cùng cầu nguyện cho Công Lý-Sự Thật sớm ngự trị trên Đất Việt tốt đẹp và an bình.

Theo nguyệt san ‘Dân Chúa Âu châu’ số 343 tháng 05.2011, chính thái độ cương quyết của Đức cha Nguyễn thái Hợp, Giám mục Vinh kiêm Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam: ‘Nhà nước phải thả người, chấm dứt bắt giữ. Nếu điều này không được thực hiện, thì ngay cả chúng tôi cũng không thể kiểm soát hoặc ngăn chận việc cầu nguyện của giáo dân, vốn đúng Giáo lý, Giáo luật và Pháp luật, chẳng ai có quyền cấm cản’. Sau đó, chính Ngài ký tên vào kiến nghị đòi thả TS. Cù Huy Hà Vũ…

Tín hữu Công giáo, ngoài Tin Mừng Cứu độ hướng dẫn cuộc Sống đạo noi gương Đức Kitô, còn có Học thuyết xã hội Giáo hội giúp chúng ta hành động đối với tha nhân, đồng bào.

B. Mục đích Học thuyết xã hội.

Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Đức Kitô, Đấng chính là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x. Ga 14,6), tiếp tục ngỏ lời với mọi dân tộc và mọi Quốc gia, vì ơn cứu độ chỉ được ban cho con người nhân danh Đức Kitô. Sự cứu độ, mà Chúa Giêsu đã phải trả ‘bằng một giá đắt’ (1 Cr 6,20; x. 1 Pr 1,18-19). Sự cứu độ ấy cũng đang thâm nhập vào thế giới này qua các thực tại của kinh tế và lao động, công nghệ và truyền thông, xã hội và chính trị, cộng đồng Quốc tế và các mối quan hệ giữa các nền văn hoá và giữa các dân tộc. ‘Đức Giêsu đến để mang ơn cứu độ toàn diện mỗi con người và toàn thể nhân loại, đồng thời mở ra một triển vọng rất kỳ diệu, là mọi người được nhận làm con Thiên Chúa’ (số 1). Tình yêu hướng đến một phạm vi hoạt động rộng lớn và Giáo Hội hăng hái đóng góp vào đấy qua học thuyết xã hội của mình, một học thuyết quan tâm đến con người toàn diện và được gửi tới cho hết mọi người (số 5).

Kitô hữu có thể tìm thấy trong Học thuyết xã hội của Giáo hội những nguyên tắc để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những chỉ dẫn để hành động. Đó là bước đầu để đẩy mạnh nền nhân bản toàn diện và liên đới. Bởi thế, việc phổ biến cho mọi người biết học thuyết này là một công tác mục vụ ưu tiên, nhờ đó mọi người sẽ được học thuyết này soi sáng, hầu có thể giải thích các thực trạng hiện nay và tìm ra những hướng hành động thích hợp: ‘Giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội là một phần trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội’ (số 7). Tài liệu này là công cụ giúp chúng ta phân định về mặt luân lý và mục vụ các biến cố phức tạp xảy ra trong thời đại hôm nay (số 10).

Học thuyết Xã hội Công giáo xây dựng trên trên nền móng điều răn Yêu Thương của Chúa Giêsu: kính mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như bản thân. Điều răn này cũng là nền tảng luân lý Kitô Giáo. Chúa Giêsu dạy kính Chúa yêu người không những là điều răn thứ nhất và quan trọng nhất, nhưng còn là một bản tóm lược toàn bộ luật lệ của Thiên Chúa và sứ điệp của các Tiên tri.

1. Nguyên tắc: Bổ trợ.

Các quyết định của xã hội phải đưa ra ở mức thấp nhất có thể, nghĩa là ở mức gần nhất đối với những ai chịu ảnh hưởng của quyết định. Không thể phát huy phẩm giá con người mà không quan tâm tới gia đình, các thực thể địa phương; nói khác đi, không quan tâm tới toàn bộ các biểu hiện kinh tế, xã hội, văn hoá, nghề nghiệp và chính trị mà dân chúng đã tự động tạo ra vì chúng giúp họ thực hiện việc tăng trưởng xã hội một cách hiệu quả (số 185).

Bổ trợ chính là một nguyên tắc quan trọng nhất của ‘triết học xã hội’. ‘Thật sai lầm khi rút khỏi tay các cá nhân những gì họ có thể làm được dựa vào sáng kiến và sự chuyên cần của họ để trao cho cộng đồng; cũng thật là bất công và tai hại, làm xáo trộn trật tự đúng đắn, khi giao cho một tổ chức cao hơn và lớn hơn những gì mà các tổ chức nhỏ hơn và cấp dưới có thể làm được. Vì chưng, bất cứ hoạt động xã hội nào tự bản chất cũng phải trợ giúp các thành viên trong xã hội, chứ không bao giờ phá huỷ và tiêu diệt họ’. Mọi xã hội thuộc trật tự cao hơn phải giúp đỡ – tức hỗ trợ, đẩy mạnh, phát triển – các xã hội thuộc trật tự thấp hơn (số 186).

Nhờ nguyên tắc này, dân chúng có thể được bảo vệ khỏi những sự lạm quyền của chính quyền cấp cao hơn và chính quyền này cũng được mời gọi hãy giúp các cá nhân và các đoàn thể trung gian chu toàn nghĩa vụ. Nguyên tắc này cũng mang tính đòi buộc, vì mỗi người, mỗi gia đình và mỗi đoàn thể trung gian đều có một điều gì đó độc đáo có thể đóng góp cho cộng đồng. Nguyên tắc này chống lại một số hình thức trung ương tập quyền, quan liêu giấy tờ và cứu trợ an sinh, cũng như sự hiện diện vô lý và thái quá của nhà nước trong guồng máy công cộng (số 187).

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ‘nhấn mạnh các giới hạn cần thiết đối với việc can thiệp của nhà nước và nhấn mạnh bản chất công cụ của nhà nước, vì cá nhân, gia đình và xã hội đã có trước nhà nước, và vì nhà nước tồn tại là để bảo vệ các quyền của họ chứ không phải để áp bức họ’ (Centesimus Annus số 11).

2. Nguyên tắc: Liên đới.

Sự liên đới làm nổi bật một cách đặc biệt bản tính xã hội nội tại của con người, sự bình đẳng của mọi người về phẩm giá và quyền lợi, cũng như con đường chung cho các cá nhân và các dân tộc tiến tới sự thống nhất với một ý thức ngày càng cao hơn (số 192). Đây là một nguyên tắc xã hội và là một đức tính luân lý (số 193). Sự liên đới có những mối tương quan mật thiết với công ích, với mục tiêu phổ quát của của cải, với bình đẳng giữa con người và với hoà bình (số 194).

Ngoài ra, dù khi bị bách hại, Kitô hữu được thánh Phaolô khuyên cầu nguyện cho các nhà cầm quyền để gián tiếp cho thấy đâu là điều mà chính quyền phải lo bảo đảm: đó chính là một đời sống thanh bình và yên ổn nhờ sống có đạo đức và phẩm cách (x. 1 Tm 2,1-2). Tín hữu Đức Kitô hãy ‘sẵn sàng làm mọi việc tốt’ (Tt 3,1), cần tỏ ra ‘lịch thiệp hoàn hảo với hết mọi người’ (Tt 3,2), không quên rằng mình được cứu rỗi không phải do những công nghiệp của chính mình, mà do lòng thương xót của Chúa (số 381).

Ghi chú : các số trong bài là những con số trích trong ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’.
 
Con người có lý trí (4): Loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh hôm nay
Hà Minh Thảo
16:37 18/05/2011
CON NGƯỜI CÓ LÝ TRÍ VÀ TỰ DO (4)

Trong bài ‘Niềm vui và hy vọng, Tổng hợp chuyến viếng thăm Giáo hội Công giáo Việt Nam lần đầu tiên của Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli,

Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam trên WHĐ ngày 03.05.2011, chúng tôi được đọc: “Được hỏi về hướng giải quyết khi có căng thẳng Đạo-Đời, Đức TGM mời gọi ngắm nhìn cách ứng xử của Đức Giêsu: “Trả cho Xêda những gì của Xêda, và trả cho Chúa những gì là của Chúa.” Chúa không làm cách mạng đánh đuổi người Rôma thì Giáo hội cũng thế. Chúa Giêsu tôn trọng chính quyền, nhưng đồng thời Ngài cũng xác định sự tự do của Thiên Chúa. Vì thế, Giáo hội không làm chính trị, nhưng đem Lời Chúa đến cho mọi người. Và Lời Chúa soi sáng mọi sự.”

Theo ý kiến riêng, chúng tôi xin được phép xem Lời Chúa không chỉ là Thánh Kinh mà thôi, những gồm cả những Giáo huấn của Hội Thánh Công giáo như Giáo luật, Học thuyết xã hội…

I. HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO.

Trích ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ Chương 8 có tựa đề ‘Cộng đồng chính trị’.

A.- Nhà nước và các Cộng đồng Tôn giáo.

Tự do Tôn giáo, một Quyền căn bản của Con người.

Công đồng Vatican II đã giao cho Giáo hội Công giáo nhiệm vụ thúc đẩy tự do tôn giáo qua Tuyên ngôn ‘Dignitatis Humanae’ (Phẩm giá Con người): “cá nhân và các cộng đồng có quyền được tự do về mặt dân sự lẫn xã hội trong các vấn đề tôn giáo”. Đây là điều này cần thiết để con người hành xử sự tự do mà Chúa muốn và ban cho mình không gặp phải một trở ngại nào, vì “sự thật tự nó có sức mạnh ép buộc chứ không dựa trên một uy quyền nào khác”. Do đó, Nhà Nước không được cưỡng bách con người hành động ngược với lương tâm của mình hay không được ngăn cản con người hành động hợp với lương tâm mình (số 421).

Sự tự do lương tâm và sự tự do tôn giáo “liên quan đến con người cả về phương diện cá nhân lẫn phương diện xã hội”. Quyền tự do tôn giáo phải được nhìn nhận trong trật tự pháp lý và được phê chuẩn như một quyền dân sự, nhưng tự nó không phải là một quyền vô hạn. Cần có những giới hạn chính đáng căn cứ theo những đòi hỏi của công ích, và được xác nhận bởi nhà cầm quyền dân sự, thông qua những chuẩn mực pháp luật phù hợp với trật tự luân lý. Cần có những chuẩn mực ấy vì “người ta cần phải bảo vệ hữu hiệu các quyền lợi của mọi công dân và phải giải quyết trong hoà bình các sự xung đột về quyền lợi; phải chăm lo thích đáng nền hoà bình chung thật sự, chỉ có khi mọi người cùng sống với nhau trong trật tự và công lý đích thực; sau cùng cần phải có sự bảo vệ thích đáng cho nền luân lý chung” (số 422).

Vì có liên hệ về mặt lịch sử và văn hoá với quốc gia, nên cộng đồng tôn giáo có thể được Nhà nước nhìn nhận một cách đặc biệt hơn. Nhưng sự nhìn nhận nầy không tạo nên sự kỳ thị đối với các tôn giáo khác ngay trong trật tự dân sự hay xã hội. Tầm nhìn được (số 423).

B.- Giáo hội Công giáo và Cộng đồng Chánh trị.

1. Tự trị và độc lập .

Dù cả hai đều xuất hiện trong các cơ cấu mang tính tổ chức thấy rõ bên ngoài, nhưng tự bản chất, hai bên vẫn rất khác nhau do cách định hình và do mục tiêu hai bên theo đuổi. Công đồng Vatican II đã long trọng tái xác nhận rằng “Cộng đồng chính trị và Giáo hội độc lập với nhau và hoàn toàn tự trị trong địa hạt riêng của mình”. Giáo hội được tổ chức theo những cách thức có thể giúp đáp ứng các nhu cầu tâm linh của các tín hữu, còn các cộng đồng chính trị đưa ra các mối quan hệ và định chế nhằm phục vụ mọi sự có liên quan tới công ích trên trần gian. Sự tự trị và độc lập này càng rõ hơn khi so sánh các mục tiêu của chúng.

Vì tôn trọng sự tự do tôn giáo, Cộng đồng chính trị phải bảo đảm cho Giáo hội có đủ không gian cần thiết để thi hành sứ mạng của mình. Về phần mình, Giáo hội không có thẩm quyền chuyên môn nào đối với các cơ cấu của cộng đồng chính trị: “Giáo hội tôn trọng sự tự trị chính đáng của trật tự dân chủ và không mang danh nghĩa nào để ủng hộ ưu tiên cho giải pháp này hay giải pháp kia, liên quan đến định chế hay hiến pháp”, và cũng không tham gia vào các chương trình chính trị, trừ khi có những điểm liên quan đến tôn giáo hay luân lý (số 424).

2. Hợp tác.

Sự tự trị của Giáo Hội và cộng đồng chính trị không đưa tới sự biệt lập, bất hợp tác vì, dù với danh nghĩa khác nhau, nhưng đôi bên đều phục vụ thiên chức vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội của cùng một con người. Thật vậy, hai bên, qua các cơ cấu mang tính tổ chức riêng mình, đều phải có những mục đích phục vụ con người, giúp con người thi hành các quyền của mình cách trọn vẹn, những quyền nằm trong chính con người vừa là công dân của một nước vừa là Kitô hữu, đồng thời giúp con người chu toàn các nghĩa vụ tương ứng của mình. Đôi bên cần làm cho việc phục vụ này hữu hiệu hơn “để mọi người cùng có lợi, nếu mỗi bên nỗ lực hơn nữa để hợp tác lành mạnh với nhau theo cách nào phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian” (số 425).

Giáo hội có quyền được pháp luật nhìn nhận căn tính đúng của mình vì sứ mạng Giáo hội bao gồm mọi thực tại của con người, nên cảm thấy mình “được gắn kết thật sự và sâu sắc với nhân loại và lịch sử của nhân loại”, và cần bày tỏ sự phê phán luân lý về thực tại ấy, mỗi khi Giáo hội thấy mình có bổn phận phải bênh vực các quyền căn bản của con người hay vì sự cứu độ các linh hồn. Bởi đó, Giáo hội phải được tự do phát biểu, giảng dạy và loan báo Tin Mừng; tự do thờ phượng chung; tự do tổ chức và cai quản trong nội bộ mình; tự do tuyển chọn, giáo dục, bổ nhiệm và thuyên chuyển các người thừa hành; tự do xây dựng các cơ sở tôn giáo, tự do tìm kiếm và sở hữu của cải đủ cho các hoạt động của mình; và tự do thành lập các hiệp hội không chỉ cho các mục tiêu tôn giáo mà còn cho các mục tiêu giáo dục, văn hoá, y tế và bác ái (số 426).

Để ngăn cản và làm giảm bớt các xung đột có thể có giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị, hai bên cần xác định những hình thức bền vững để hai bên tiếp xúc với nhau và những phương thế thích hợp để bảo đảm cho quan hệ giữa hai bên được hài hoà. Kinh nghiệm cho thấy Nhà nước thường xâm phạm lĩnh vực hoạt động của Giáo hội, cản trở sự tự do hoạt động tới mức công khai bách hại Giáo hội, hay ngược lại, cho những trường hợp trong đó các tổ chức Giáo hội không có hành động tôn trọng thích đáng đối với Nhà nước (số 427).

II. GIÁO LUẬT.

Bộ Giáo Luật hiện hành được Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.01.1983 qua Tông hiến "Sacrae Disciplinae Leges". Trong đó, Quyển II qui định về Dân Chúa.

A.- Các tín hữu.

Danh từ tín hữu Công giáo được Bộ Giáo Luật định nghĩa nơi điều 204:

(1) Các tín hữu là những người, nhờ phép Rửa Tội, được hiệp thân với Đức Kitô, kết thành dân của Chúa và do đó, họ tham dự theo cách thế riêng vào chức vụ tư tế, sứ ngôn và vương giả của Đức Kitô. Theo điều kiện của mỗi người, họ được kêu gọi thực hành sứ mệnh mà Thiên Chúa đã giao phó cho Giáo Hội chu toàn trong thế giới.

(2) Giáo hội này, được thiết lập và tổ chức như một xã hội ở trong thế giới, tồn tại trong Giáo hội Công giáo, được cai quản do người kế vị Thánh Phêrô và do các Giám mục hiệp thông với Người.

B.- Các giáo sĩ và các giáo dân.

Điều 207: (1) Do sự thiết lập của Thiên Chúa, giữa các tín hữu trong Giáo hội, có các thừa tác viên có chức thánh, trong luật được gọi là các Giáo sĩ; còn các người khác được gọi là Giáo dân.

(2) Trong cả hai thành phần vừa nói, có những tín hữu tận hiến cho Thiên Chúa một cách đặc biệt và đóng góp vào sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội bằng việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm qua lời khấn hoặc qua mối giây ràng buộc thánh thiện khác, được Giáo Hội công nhận và phê chuẩn. Hàng ngũ của họ tuy không thuộc về cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng thực sự thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội.

C.- ‘Tính cách trần thế’ của người giáo dân.

Tất cả mọi thành phần Giáo hội đều phải tham gia vào chiều kích trần thế của Giáo hội, đó là điều chắc chắn, nhưng có nhiều cách thế khác nhau. Đặc biệt sự tham dự của người giáo dân có một hình thái thực hiện và chức vụ ‘riêng rẽ và đặc biệt’ theo như Công đồng Vatican II phân tích và được gọi đó là ‘tính cách trần thế’ cùng quả quyết: “Tính cách trần thế là đặc tính riêng biệt của giáo dân” và ề chính đó là nơi họ được gọi” (Aùnh Sáng Muôn Dân, số 31).

Tính cách trần thế là ở giữa trần thế, sống với đời sống của trần thế và sống cho trần thế, nghĩa là không phải sống bị lôi cuốn theo các chiều hướng xấu của trần thế, trái lại, để cải hóa trần thế theo tinh thần của Chúa Kitô, như Ngài đã căn dặn: "Chúng con là muối đất… chúng con là ánh sáng của thế gian" (Mt 5: 16)

Tính cách trần thế này đặt nền tảng trên hai Chân lý thần học: mầu nhiệm sáng tạo và mầu nhiệm nhập thể cùng nhập thế của Thiên Chúa.

- Khi Thiên Chúa tạo dựng con người, Thiên Chúa đã trao cho con người quyền chế ngự tạo vật (Sáng thế 1: 26-31)

- Khi muốn cứu chuộc con người, Chúa đã muốn sinh ra làm người để sống hoàn toàn thân phận con người trong lịch sử của nó.

Vì thế, Công Đồng Vatican II quả quyết: “Tính cách trần thế của người tín hữu giáo dân không chỉ được định nghĩa theo quan niệm xã hội, mà theo ý nghĩa thần học. Tính cách trần thế phải hiểu theo ánh sáng của tác động tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa, Đấng đã trao phó trần thế này cho con người cả nam lẫn nữ để họ tham gia vào việc tạo dựng, để họ giải thoát thọ tạo khỏi ảnh hưởng của tội lỗi, để họ tự thánh hóa mình trong đờụi sống hôn nhân hay độc thân, trong gia đình, trong chức nghiệp và trong các hoạt động xã hội.” (đề nghị 4 của Thượng Hội đồng Giám mục năm 1978 về Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân).

Trong Tông huấn về giáo dân, Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giải thích thêm: “Sống và hành động giữa thế giới đối với các tín hữu giáo dân , không chỉ là một thực tại nhân sinh xã hội, mà còn là một thực tại chuyên biệt thần học giữa trần thế. Thiên Chúa muốn biểu lộ ý định của Ngài và thông ban cho họ Ơn gọi đặc biệt là ‘tìm nước Thiên Chúa bằng cách quản lý những thực tại trần thế mà họ phải sắp xếp theo ý Thiên Chúa…” (Tông huấn Người Tín hữu Giáo dân, số 15).

Bởi vậy, mọi tín hữu Đức Kitô đều phải sống nên thánh theo Ơn Gọi Chúa đã chỉ định và mình đã tự do tuyên nhận: Giáo sĩ, Tu sĩ hay Giáo dân. Tất cả Kitô hữu sống đạo hợp thành Nhiệm Thể Đức Kitô hay Giáo hội.

E.- Linh mục là một Đức Kitô khác.

Linh mục là đã tín hữu Công giáo đáp Ơn Gọi từ Đức Kitô để nhận Bí tích Truyền Chức Thánh từ Đức Giám mục và trở thành thừa tác viên có chức thánh, trong luật được gọi là các Giáo sĩ. Cha còn là một Mục tử, một Đức Kitô khác (Alter Christus) hay Đức Kitô thứ hai, mang sứ mạng Chúa Giêsu là cứu rỗi nhân loại qua sự dâng hiến hoàn toàn và vâng phục tuyệt đối ý Chúa Cha.

Hiện diện giữa giáo dân, và cho giáo dân, các linh mục, trước hết là thi hành trách nhiệm mục vụ. Các Cha là những mục tử của các tín hữu được giao phó, mang hình ảnh Chúa Kitô, Mục Tử duy nhất và là Đầu Giáo hội. Bởi thế, linh mục đã nhận từ Chúa bởi Bí tích Truyền Chức Thánh ‘một quyền năng’mà Thánh Phaolô giải thích (thí dụ, xem II Co 10,8 và 13,10). Nghị định của Vatican II về Thừa tác vụ và đời sống Linh mục để ‘liên kết những cố gắng của mình với của giáo dân’, ‘bằng chân thành nhận biết vai trò riêng của mình trong sứ vụ của Giáo hội’ (số 9), nhưng không quên nhắc lại chức năng đối với mọi người nhận lãnh Bí tích Rửa tội, ‘phi thường và bất khả miễn’. Linh mục là những thừa tác viên Lời Chúa (số 4) và các Bí tích, cách riêng là Giải tội và Thánh Thể (số 5) và có bổn phận ‘hướng dẫn Dân Chúa, nhờ Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần, tới Thiên Chúa là Cha’ (số 6). Ngoài ra, Giáo hội quy định ‘chức vụ Cha Sở chỉ có hiệu lực khi giao cho một Linh mục’.

Cùng với giáo dân, các linh mục có nhiệm vụ hoàn thành Nhiệm Thể Chúa Kitô. Văn kiện về thừa tác vụ và đời sống Linh mục mà chúng ta vừa ghi nhận biết bao yêu cầu về tính cách bất khả miễn cho nhiệm vụ của mục tử: ‘Tuy nhiên, với tất cả Kitô hữu, các linh mục là những môn đệ của Thiên Chúa mà nhờ Hồng Ân được Chúa gọi để tham gia Vương Quốc Ngài. Giữa tất cả các tín hữu, linh mục là anh em trong các anh em của mình, phần tử của Nhiệm Thể duy nhất Đức Kitô mà sự hình thành được giao phó cho mọi người ’.

Do đó, Giáo hội luôn là Mẹ nhân lành đã đưa ra các hướng dẫn trong Giáo Luật để các Linh mục theo đó hành động, đặc biệt hiện nay tại Việt Nam cũng như Trung quốc:

Điều 285: (1) Các giáo sĩ nên xa tránh tất cả những gì không xứng hợp với bậc mình, theo như những qui định của luật địa phương.

(2) Giáo sĩ nên tránh tất cả những gì, cho dù không xấu xa, nhưng xa lạ không thích hợp với bậc giáo sĩ.

(3) Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành sử quyền bính dân sự.

(4) Nếu không được phép của Bản Quyền riêng, giáo sĩ không được nhận làm Quản Lý những tài sản thuộc các giáo dân hoặc những chức vụ trần thế kèm theo nghĩa vụ phải kế toán sổ sách; cũng không được làm bảo chứng cho dù dựa vào tài sản riêng của mình nếu không tham khảo ý kiến của Bản Quyền riêng; phải tránh không nên cam kết những khế ước bảo lãnh trả một món nợ mà không định rõ căn nguyên.

Điều 287: (1) Các giáo sĩ hãy tận lực cổ võ duy trì hòa bình và hòa đồng giữa mọi người, dựa trên nền tảng công bằng.

(2) Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy.

Tuy nhiên, như chúng ta biết: Trong cuộc bầu đại biểu Quốc hội khóa 13 ngày 22.05.2011, có ba ứng cử viên là linh mục: Phan khắc Từ (Tổng Giáo phận Sài gòn), Trần mạnh Cường (Giáo phận Ban mê Thuột) và Lê ngọc Hoàn (Giáo phận Bùi Chu). Hai linh mục Cường và Hoàn đang là đại biểu khóa 12 (2007-2011). Linh mục Từ cũng từng là đại biểu các khóa 8, 9 và 10.

Dù được sự Đảng cử thì việc dân bầu chỉ còn chờ thời gian, ba linh mục này, cũng bắt chước các ứng cử viên khác, kể công dù chẳng thấy nói lời nào đáng giá để báo đăng và hứa hẹn những điều biết là mình không thể làm được. Do đó, trong dịp bầu cử năm nay, đồng bào đã lên tiếng nhiều về sự kiện này, nhất là linh mục Phan khắc Từ vì tình trạng không rõ rệt có gia đình hay không. Hãy can đảm như cố Giáo sư Nguyễn ngọc Lan hay nhiều vị đã xin vơ hiệu của việc chịu chức thánh.

Để kết luận, chúng tôi xin được trích ‘Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 gửi Toàn thể Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam’ của Hội đồng Giám mục Việt Nam được công bố ngày 01.05.2011:

Chương IV: LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG HOÀN CẢNH NGÀY NAY

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21).

33. Là công dân trong một đất nước, người Công Giáo Việt Nam có bổn phận yêu mến và xây dựng quê hương. Đồng thời, chúng ta thi hành bổn phận này với tinh thần Phúc Âm, khi thể hiện chức năng tiên tri bằng tiếng nói chân thành và có trách nhiệm, “thực thi yêu thương trong chân lý và thực thi chân lý trong yêu thương”. Theo ý nghĩa đó, Đức Bênêđictô XVI nhắn nhủ các tín hữu Việt Nam: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng là người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt”.

Để thực hiện lời mời gọi này, các tín hữu cần thấu triệt giáo huấn của Giáo Hội về xã hội. Giáo huấn này sẽ soi sáng cho các tín hữu biết cách yêu mến quê hương, yêu thương mọi người không trừ một ai, quan tâm phát triển nhân bản và văn hóa, xây dựng công bằng, tình liên đới, sự bình đẳng và tự do tôn giáo qua nẻo đường hiền lành và khiêm nhường, bao dung và tha thứ. Định hướng này sẽ mở đường cho những chương trình mục vụ của Giáo Hội tại Việt Nam, đặc biệt cho thiếu nhi, giới trẻ và di dân. Như Đức Kitô, Giáo Hội không bao giờ thỏa hiệp với tội lỗi và bất công, nhưng đồng thời yêu thương hết thảy mọi người, với lòng nhân hậu xót thương của Thiên Chúa. Các tín hữu của Chúa Giêsu phải lấy việc lành mà vượt thắng lối sống bạo lực, ích kỷ, hưởng thụ và phóng túng (x. Rm 12, 9-21; 1 Pr 3, 15-16; 4, 3-4).”
 
Văn Hóa
Giòng sông quên lãng
Lm Vũđình Tường
03:36 18/05/2011
Trong xóm Đông Phước không ai lạ gì hai thằng nhãi Đang và Mạc. Hồi đặt tên xóm, ai cũng cho là cái tên thật bình yên. Cái tên phù hộ cho dân làng. Cái tên mang phước lộc cho mọi người. Hai thằng quỷ con Đang và Mạc biến xóm Đông Phước thành Thất Phước, dân làng nói thế. Mấy người có học còn cãi là Vô Phước mới đúng, vì Thất Phước có thể là không có phước, mà cũng có kẻ gàn cãi là Bảy Phước.

Đang và Mạc, hai đứa trẻ mồ côi. Cha mẹ chúng sống ở làng bên. Chiến tranh tràn đến cướp mất cha mẹ chúng, chỉ còn sót lại hai đứa được vị sư già rước về nuôi làm phước. Hai đứa trẻ được sư cụ nuôi nấng cẩn thận. Sư cụ cho chúng ăn học đến hết Tiểu học. Thời gian rảnh rỗi chúng học thêm kinh nhà Phật. Sư cụ biết rằng, trẻ mồ côi dễ hư lắm. Không ai có uy tín hơn là bố mẹ nó. Cũng không ai thương lũ trẻ bằng cha mẹ chúng. Sư cụ sợ nhất là trách nhiệm dạy hai đứa thành người. Bây giờ thì không có gì. Chúng còn nhỏ, nhưng năm mười năm sau nó ra sao ai biết được. Sư cụ đâu có sống mãi để dạy bảo chúng. Từ ngày có hai đứa, dân chúng trong làng dâng cúng chùa thật nhiều. Phật tử đã đành mà cả những người không phải là Phật tử. Sư cụ rất cảm động. Cụ nhắc nhở hai đứa Đang Mạc luôn: “Thầy chỉ có uy tín thôi, còn của cải các con ăn là do lòng từ bi của thiện nam, tín nữ. Các con cố gắng sống lương thiện.” Lần nào cũng thế hai đứa bé chỉ biết dạ, chứ không nói gì hơn.

Đang và Mạc sống trong cảnh Chùa. Chúng gặp khách tứ phương, gặp ai cũng làm quen, riết rồi chúng đâm bạo dạn, lại trưởng thành trước tuổi. Những đứa bé cùng tuổi không thể nào lanh bằng chúng. Dưới sự hướng dẫn của sư cụ đời chúng hạnh phúc hơn bao nhiêu đứa trẻ khác. Chúng như chuột sa hũ gạo. Chúng hiểu điều đó và phục sư cụ sát đất, không bao giờ chúng cãi sư cụ điều gì. Ngoài những việc lặt vặt quanh Chùa và những giờ học. Có thời giờ rảnh rỗi, hai đứa thường ra con sông phía sau Chùa bơi lội. Bơi chán hai đứa leo lên nằm gốc cây gòn nói chuyện. Quanh đi quẩn lại cũng toàn chuyện con nít. Không bao giờ chúng lo đến tương lai. Không bao giờ chúng nghĩ sư cụ có thể mất. Với chúng, Đức Phật luôn phù hộ kẻ tu hành. Ngày giỗ ngày chạp chúng cũng xin sư cụ cầu kinh cho hương hồn bố mẹ, anh em nó. Nó tin Đức Phật thích nghe sư cụ cầu kinh hơn bọn nó. Sư cụ vừa đạo đức vừa khôn ngoan nên sư cụ biết phải xin điều gì và chắc chắn Đức Phật sẽ hộ mạng sư cụ. Trong khi đó sư cụ lại dạy là tất cả Phật tử đều được Đức Phật thương như nhau. Đức Phật không từ chối lời khấn vái của bất cứ ai miễn là họ xin với lòng thành thật. Thời gian trôi đi. Hai đứa trẻ cũng lớn trộng. Sư cụ thì rất gần cõi Phật. Rồi một ngày mưa, sư cụ ngã bịnh bất thình lình. Hai đứa bé đang tắm sông phía sau Chùa được bác từ gọi về. Hai đứa mắt nhìn nhau không hiểu ất giáp gì. Về đến nhà mới biết sư cụ lâm trọng bịnh. Hai đứa, mỗi đứa một bên chõng ngồi canh sư cụ. Bác từ chắc lo việc dọn dẹp Chùa, khóa cổng, dọn dẹp tàn nhang, làm công việc riêng của bác.

Sư cụ nằm mắt nhắm nghiền, hơi thở đều đặn, hai cánh tay gầy nấp dưới tấm chăn mỏng. Cụ nghỉ thật thoải mái, mặc dù bịnh nhưng miệng cụ thật tươi. Đang và Mạc đăm đăm nhìn cụ, thỉnh thoảng lại liếc nhau. Cái cảnh tĩnh mịch dường như làm căn phòng trở nên huyền diệu. Có một cái gì linh thiêng lắm trong căn phòng. Cây đèn cầy màu đỏ cháy đã quá nửa. Đó cũng là lúc bác từ về. Theo sau bác là chú ba thầy thuốc. Lúc đó hai đứa mới biết là bác từ đi rước thầy ba. Thầy ba bước vào căn phòng sư cụ với đầy ngạc nhiên. Ngoài chùa được trang hoàng đẹp như cảnh hội hoa, căn phòng sư cụ sao mà đơn giản thế. Vỏn vẹn có một bộ bàn ghế, một tủ nhỏ và một cái chõng. Trông thật ngoài sức tưởng tượng của thầy ba. Thầy bỏ nhẹ cái giỏ cói xuống mặt bàn, móc ra cái kiếng trắng đeo lên mắt. Đoạn thầy xắn tay áo cao một tí và bắt đầu bắt mạch. Hai ngón tay kế trỏ và ngón trỏ của thầy cứ day day mãi chỗ cổ tay sư cụ. Thầy chậm rãi lắc đầu qua lại như ngầm nói điều gì. Bác từ hình như hiểu ý. Hai mắt mở rộng, miệng bác há hốc trông đến rợn tóc gáy. Thầy ba thở dài buông một câu với giọng thảm não: trễ quá rồi, không cứu được nữa. Thầy ba nhẹ vạch mí mắt sư cụ coi lại cho chắc. Cặp mắt sư cụ hàng ngày coi thật tinh anh, hai luồng nhỡn tuyến phát ra trông thật sắc sảo. Bây giờ con mắt đổi thành màu trắng đục, lờ đờ. Bất thình lình sư cụ run nhẹ lên, cụ thở dài. Cả thầy ba lẫn bác từ đồng thanh kêu “Mô Phật”. Sau cái thở dài đó sư cụ thật sự trả lại cuộc đời. Trả lại ngay cả giọt không khí. Sư cụ thật sự siêu thoát. Bác từ thoăn thoắt bước ra rồi tiếng chuông chùa réo gọi. Tiếng ngân đêm thật thảm thiết, như rên rỉ xoáy vào lòng người.

Đêm nay cảnh Chùa đông thật đông. Tiếng ồn ào của người đi lại, của tiếng bàn tán, của tiếng tụng niệm, tiếng khóc của tín nữ. Dân làng bu quanh bác từ để nghe bác kể diễn biến sự việc. Nghe xong, kẻ bàn ra, người tán vào. Người thì cho rằng sư cụ chết vì bác từ không chịu cạo gió cho cụ; kẻ khác thì sư cụ chết vì bác từ đi gọi hai thằng Đang, Mạc lâu quá khiến thầy ba đến cứu không kịp. Hai đứa nghe nói thế sợ run bắn người lên. Ai mà đổ lỗi gì kỳ khôi vậy. Khi còn sinh tiền, cả sư cụ lẫn dân làng đều thương chúng. Sư cụ mới qua đời đã có người ghét. Chẳng lẽ người chết kéo theo tình thương đi luôn. Đám tang xảy ra thật tốt đẹp. Cả làng tham dự, người nào cũng tỏ lòng mến sư cụ. Sư cụ mất đi để lại cho dân làng một mối lo lớn. Cái bóng rợp của làng mất đi,lấy gì thay thế ? Rồi đây cái yên tĩnh của xóm Đông Phước sẽ ra sao. Còn ngôi chùa nữa. Bác từ thì không khoẻ, tuổi xế bóng. Hai đứa Đang và Mạc đang tuổi trưởng thành. Sau ngày sư cụ mất Đang Mạc buồn chẳng thèm ăn. Vẫn gặp nhau ở khúc sông cũ, vẫn cảnh cũ, người cũ. Cái thú bơi lội, vui đùa biến mất. Mỗi đứa đều đứng trước cái mất mát. Mới mười mấy tuổi đầu mà hai lần mất mát. Con mắt sâu thẳm kia còn phải chứng kiến những gì nữa. Cặp mắt không hướng đi, chúng bị lạc giữa rừng người. Lạc trong cuộc chiến mà đau khổ mỗi ngày mỗi chồng chất, con người không kịp xây dựng so với tàn phá, đổ nát, lạc giữa ban ngày.

Phải lâu lắm hai đứa mới lấy lại được cái sinh hoạt xưa. Hầu hết câu chuyện chúng trao đổi là về sư cụ. Mặc dầu lúc này bác từ bảo bọc chúng, nhưng lòng chúng lúc nào cũng hướng về sư cụ. Bác từ biết thế, bác đã không buồn mà lại mừng. Xóm ngõ xảy ra nhiều trộm cắp. Đám trẻ ăn cắp vặt sợ bị đòn nên đổ hết tội lên đầu Đang, Mạc. Tiếng đồn lan dần khiến cả làng nghi cho hai đứa. Đang, Mạc đau lắm, mình vô tội vạ, nhưng làm sao bây giờ. Suốt ngày lẩn quẩn quanh chùa hay vớ vẩn ngoài bờ sông thế mà cũng có tiếng. Bác từ lúc đầu không tin. Bác nghe nói mãi, từ già đến trẻ, bác cũng đâm nghi. Quang cảnh chùa lúc này thưa thớt, khách viếng chùa bớt đi. Tiền dâng chùa, cũng như hoa quả cũng vì đó mà giảm xuống. Một phần dân chúng ghét Đang Mạc không chịu dâng cúng. Dâng cúng để chúng ăn làm giặc à, một số người nói thế. Phần khác, phần đông dân chúng viếng chùa là do uy tín sư cụ. Họ nhờ sư cụ khấn vái cho, ngày nay sư cụ không còn nữa, đến đó nhờ ai bây giờ. Bác từ lo chu đáo mọi công việc như ngày sư cụ còn trụ trì. Chỗ nào trước sao, nay y như vậy, không mảy may thay đổi. Chỉ có nhang đèn giờ thiếu thốn, đắt đỏ. Bác từ thay bằng đốt đèn dầu. Mạc lo phận sự châm đèn dầu thắp sáng thâu đêm. Một tối vô ý, Mạc đổ dầu vô ý thế nào, dầu tràn loang ra cái chiếu hoa nơi chánh điện, lửa bắt cháy. Mạc hô hoán om xòm, không ai đến cứu. Mạc liều thân ôm cả cái chiếu chạy nhanh ra sân. Chàng bị cháy phỏng hết một cánh tay. Nhờ thế mà chùa không bị thiệt hại gì. Bác từ rất cảm kích với hành động trên. Cũng từ đó bác thương Đang và Mạc hơn. Người ngoài hay tin, kẻ cho rằng Mạc có ý đốt chùa nhưng bị phát giác nên ý định không thành. Kẻ khác cho rằng nhờ Mạc hy sinh tính mạng mà cứu được chùa. Từ đó một số người trước kia ghét hai đứa, khinh dể hai đứa nay đâm ra thương chúng, săn đón mời gọi chúng. Kể ra cũng đỡ tủi.

Đang đến tuổi gia nhập quân đội. Chàng vui vẻ lên đường. Chàng muốn từ bỏ cái nơi mà gần hai mươi năm chàng chôn đời ở đó. Mạc biết tin cũng chẳng vui gì. Chàng đắn đo, ở lại với bác từ hay theo Đang. Ở lại với bác từ thì tốn thêm một miệng ăn, chứ có giúp bác được bao nhiêu. Nghĩ thế Mạc nhất định theo Đang. Hai đứa đi cách nhau độ gần năm. Trong xóm ngõ không ai hay tin chúng. Măc dầu Đang và Mạc đã đi xa nhưng cảnh mất đồ lặt vặt vẫn còn diễn ra. Tệ nhất là vụ ăn cắp chùa. Quân khốn nạn nào đó dám vào chùa ăn cắp bức tượng Quan Am bằng đồng đen, quý vật mà sư cụ thích nhất đã bị mất. Người nọ nghi người kia. Bây giờ thì không còn Đang Mạc để đổ lên đầu chúng. Bác từ sức yếu, tuổi cao lại thêm cái buồn mất tượng Quan Am, bác đâm bệnh và mất hơn năm sau ngày Mạc bỏ đi. Ngôi chùa lúc này trở nên hoang phế. Chỉ còn thấy nhang đèn vào những ngày rằm, ngày kỵ. Tiếng tụng niệm cũng bặt hẳn. Mọi người đều tin rằng dân làng nghi oan cho hai thằng con nuôi sư cụ, Đang và Mạc nên sư cụ không phù hộ cho nữa.

Thắm thoát đã bảy năm, đùng đùng Đang và Mạc cả hai không hẹn mà gặp. Cả hai cùng được phép không biết đi đâu nên quyết định về thăm bác từ. Hai thanh niên trẻ trở về quê cũ. Về nơi mà cách đây mấy năm họ muốn ra đi, đi sớm ngày nào hay ngày ấy.

Cảnh chùa giờ đã khác, cổng chùa đã đóng rêu xanh.Mấy bụi chuối già rũ rượi.Toàn thân được che chở bởi những tàu chuối khô nằm chen chóc với đám cỏ gừng. Mấy khóm cỏ lác mọc lan gần đến lối đi. Những bụi huệ, lan và bông bụt cố tranh sống với cỏ dại. Chỉ có khóm dùng dành là sống thảnh thơi. Dàn hoa trắng chen chúc cạnh những lá xanh thẳm. Mùi nhài thơm tựa hoa đại làm mát mũi. Đang và Mạc quan sát cảnh cũ rồi đi thẳng ra mộ bác từ và sư cụ. Hai chàng ngó nấm mộ dưỡng phụ hồi lâu rồi lững thững bước đi. Có lẽ cả hai cùng mang một tâm trạng. Cả hai cùng cảm thấy bùi ngùi, kỷ niệm xưa hiện về. Khuôn mặt sư cụ vẫn còn đấy, khuôn mặt bác từ trông còn rõ mồn một. Thế mà người đã đi vào thiên cổ hồi nào. Mục đích chính của Đang và Mạc là về thăm bác Từ, bác không còn nữa, họ chẳng muốn thăm ai. Hai chàng trở lại khúc sông cũ. Cây gòn ngày xưa lớn trông tựa cây cổ thụ, tàn lá xum xuê che rợp một khoảng rộng. Hai cái tên Đang Mạc nơi thân cây vẫn còn đó. Nó cũng lớn dần theo thân cây. Hai chàng xuống tắm như hồi còn sống với sư cụ. Lối xuống đã bị cỏ phủ đầy. Hòn đá Mạc đặt ở cạnh bờ sông để rửa chân sau khi tắm không còn nữa. Dưới giòng sông rêu mọc chằng chịt. Sợi nào sợi ấy dài cả thước. Đang nhảy xuống tắm trước. Mạc nhảy theo sau. Cả hai cùng bị vướng bởi rong. Không bơi được thoải mái như xưa. Mấy con rận rong cắn người ngứa không chịu được. Phải vất vả lắm, hai chàng mới leo lên được bờ. Ngồi trên bờ ôn lại những kỷ niệm xưa. Hai chàng nói mãi mà không chán. Cứ mỗi người một câu làm câu chuyện càng thêm hứng thú. Không hiểu làm sao mà câu chuyện dẫn đến chỗ giòng sông chảy cũng như luồng tư tưởng con người. Giòng sông không ai tắm, không dùng đến đã bị cỏ dại mọc lan tràn. Nước thủy triều không đủ mạnh để rửa sạch rác rưởi. Trí óc con người cũng thế, nếu không tìm tòi học hỏi, thì càng ngày càng chậm đi. Những gì đã học được một phần bị quên, phần khác bị lỗi thời, thành ra trí óc đòi hỏi luyện tập luôn. Những kinh nghiệm hằng ngày không đủ để giúp con người theo kịp phát minh mới. À phải, hai chàng nói tới chỗ nhớ nhau. Người này trách người kia không chịu thư từ cho nhau. Té ra cả hai cùng quên viết. Gần bảy năm trời không sách vở, không tụng kinh thì làm sao mà nhớ được. Óc con người là thế đấy. Tư tưởng con người chảy như giòng sông. Càng chịu khó suy nghĩ, học hỏi nó càng bén nhạy. Chẳng bùn rong nào bám được. Bao nhiêu bợn dơ được đưa đi hết. Còn như không chịu tìm tòi thì khác chi vũng nước ao tù, quanh năm suốt tháng chỉ có bấy nhiêu nước, rong rêu biến nước thành chất nước độc, tù hãm, mồ chôn của rận rong.

Quả thật lúc thăm mộ sư cụ và bác từ, cả hai cùng cố nhớ lại lấy một kinh để đọc cho các ngài. Những kinh mà trước kia hai chàng đọc như pháo rang. Đang ngủ gật, mơ mơ, màng màng mà nghe tiếng sư cụ tụng, hai chàng còn theo được. Bây giờ thì đọc không ra câu cú nào cả. Chỗ nào ngân, chỗ nào lên giọng cũng không còn nhớ. Trước đây Đang cứ lầm tưởng là một tháng đọc kinh một lần là đủ. Ngày rằm, ngày kỵ đi chùa là đủ. Đang đâu có biết là tâm hồn con người cũng có thể nguội lạnh được.Tụng kinh niệm Phật cũng cần phải giữ luôn.Phải thực hành đàng hoàng và thực hành luôn. Nếu không thì việc tụng niệm cũng như giòng sông quên lãng kia. Cỏ dại sẽ đóng đầy. Rận rong làm tổ. Người xuống tắm có thể bị rong quấn chết ngộp. Hoặc nữa rận rong chích cho sưng người lên. Đã từ lâu lắm, Đang và Mạc không tụng niệm. Bao nhiêu lần hứa đi chùa cúng ngày kỵ của bố mẹ, của sư cụ. Hứa thì cứ hứa, chứ có lần nào thi hành điều hứa đâu. Lâu ngày không cầu kinh, bây giờ nói đến cũng ngại chứ đừng nói tới làm. Tâm hồn hai chàng trai trẻ bị rong đóng giống như giòng sông quên lãng. Làm sao hai thân thể tráng kiện lại có hai tâm hồn yếu đuối. Lúc này Đang Mạc mới hiểu, sức khoẻ thân xác và sức mạnh tâm linh không bắt buộc phải đi cùng chiều. Sư cụ có thân hình gầy yếu. Cụ lại có tâm trí sáng suốt. Tâm hồn cụ thảnh thơi, khoẻ mạnh. Đang và Mạc có thân hình cường tráng, nhưng tâm trí thật nông cạn. Tâm hồn thật yếu nhược. Hai chàng đồng ý là:

Muốn có thân thể cường tráng thì phải luyện tập.

Muốn có một tâm trí sáng suốt thì phải học hỏi, tìm tòi.

Muốn có một sức mạnh tâm linh thì phải tụng niệm, khấn vái.

Nếu không thì sẽ giống giòng sông quên lãng.

(Viết tại Parkville, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi, ngày 5 tháng 2 năm 1987)

TiengChuong.org
 
Nếu một mai
Jos. Tú Nạc, NMS
12:12 18/05/2011
NẾU MỘT MAI

Lung linh một ngọn nến
Chập chờn đôi cơn đau
Lóe ánh sáng nhiệm mầu
Xua cơn đau chợt đến.

Maria con cầu
Trước Dung Nhan Thánh Mẹ
Xin con dịu cơn đau
Dù cơn đau trần thế.

Ngày mai nếu con về
Trong sửng sốt đê mê
Với nỗi đau trần thế
Mẹ dẫn lối con về.

Con gửi người ở lại
Mẹ dìu dắt tương lai
Đường đời nhiều ái ngại
Vẫn có một ngày mai.

Hạnh phúc trên Quê Trời
Vì có một Ngày Mai.

(Tháng Năm dâng Mẹ)

Jos. Tú Nạc, NMS
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Trên Lá Mới
Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)
21:54 18/05/2011
NẮNG TRÊN LÁ MỚI
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)
Lòng vui như nắng lên đồi
Long lanh sương ủ nắng mời nụ xanh
Nắng rơi nắng rụng đầy cành….
(Trích thơ của Tóc Mai)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền