Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Hiện Xuống
Lm Đan Vinh
00:38 18/05/2018
Chúa Nhật 8 PHỤC SINH - LỄ HIỆN XUỐNG ABC
Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
THẦN KHÍ CHÚA PHỤC SINH TÁC ĐỘNG VÀ SAI ĐI LOAN BÁO TIN MỪNG
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 20,19-23
(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !”. (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”.(22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
2.Ý CHÍNH:
Chúa Giê-su Phục Sinh hiện đến mang lại cho các môn đệ sự bình an (c.19) và niềm vui (c.20). Sau đó Người sai các ông đi (c.21a), như chính Chúa Cha đã sai Người (c.21b). Cuối cùng, để giúp các ông chu toàn sứ mạng, Người đã thổi hơi ban Thần Khí cho các ông (c.22), nhờ đó các ông có quyền tha thứ hay cầm giữ tội của người ta tùy theo họ tin hay không tin vào lời rao giảng của các ông (c.23).
3.CHÚ THÍCH:
- C 19-20: + Vào chiều ngày ấy, ngày thứ Nhất trong tuần: Theo sách Sáng Thế, ngày thứ Nhất là ngày sau ngày Sa-bát. Từ nay, ngày thứ Nhất được gọi là Chúa Nhật nghĩa là Ngày của Chúa để kỷ niệm mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và các Ki-tô hữu có bổn phận hội họp nhau lại cử hành nghi thức Bẻ Bánh. + Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái: Lý do cửa đóng then cài, là vì các ông đang hoang mang giao động. Các ông sợ người Do thái sẽ đến bắt bớ các ông như họ đã làm đối với Thầy các ông.+ Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông: Điều này cho thấy thân xác Chúa Phục Sinh không còn bị không gian và thời gian giới hạn như lúc Người còn sống. +“Bình an cho anh em !”: Trong bữa Tiệc ly trước khi nộp mình chịu chết, Đức Giê-su đã hứa ban bình an cho môn đệ (x. Ga 14,27), và động viên các ông can đảm đương đầu với những thử thách sắp đến (x. Ga 16,33). Giờ đây sau khi sống lại, Người đã thực hiện lời hứa ấy bằng việc hai lần chúc bình an cho các ông (x. Ga 20,19.21). +Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Chúa Giê-su cho môn đệ xem các dấu đinh bị đóng nơi hai bàn tay (x. Ga 19,23) và vết thương bị lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn (x. Ga 19,34). Điều này chứng tỏ thân xác Chúa Phục Sinh cũng chính là thân xác Người đã từng chịu khổ nạn trước đó.
-C 21-23: +Như Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em: Việc hiện ra và sai các môn đệ ngay sau khi sống lại, cho thấy mầu nhiệm Phục Sinh là nền tảng của ơn gọi và sứ mạng loan báo Tin mừng của Hội thánh. Như Chúa Giê-su đã được Chúa Cha sai xuống trần gian, thì giờ đây, sau khi phục sinh và được siêu tôn làm “Chúa” (x. Pl 2,11), được trao toàn quyền trên trời dưới đất (x. Mt 28,18), Người lại sai các môn đệ ra đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người (x. Mt 28,19), và làm chứng nhân cho Người (x. Cv 1,8). + Người thở hơi vào các ông và nói: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần: Xưa khi sáng tạo lòai người, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào hình nhân bằng đất sét, để hắn trở thành một người sống động là A-dam (x. St 2,7). Thì nay, Chúa Phục Sinh cũng thổi Thần Khí để biến đổi các môn đệ nên người mới, đầy ân sủng của Thánh Thần. Tuy nhiên vào lúc này các ông chưa đón nhận được ơn Thánh Thần, vì còn thiếu đức tin. Vì thế Chúa Phục Sinh đã hiện ra nhiều lần và đã dùng nhiều cách để tăng cường đức tin cho các ông. Đến ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã phát huy tác động trên các ông (x. Cv 2,1-4). + Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ: Đức Giê-su đã được Gio-an Tẩy giả giới thiệu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Sứ mạng của Người là tẩy xóa tội lỗi loài người bằng việc tha thứ cho những tội nhân thực lòng sám hối và đặt trọn niềm tin nơi Người (x. Lc 23,40-43). Giờ đây các môn đệ cũng được Người trao quyền tha tội nhờ quyền năng Thánh Thần.
4.CÂU HỎI:
1) Tại sao Chúa Giê-su cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn Người sau khi sống lại ?
2) Người dã sai các ông đi rao giảng Tin mừng khi nào ?
3) Đức Giê-su đã làm gì để ban Thánh Thần cho các môn đệ ?
4)Các ông đã nhận được ơn Thánh Thần từ khi nào? Nhưng chỉ được Thánh Thần tác động vào lúc nào ? Tại sao ?
5) Chúa Phục Sinh đã ban quyền tha tội và cầm buộc cho các môn đệ qua câu nói nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA:
“Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
2.CÂU CHUYỆN:
1) THẦN KHÍ CHÚA BAN ƠN BÌNH AN TRONG TÂM HỒN CÁC TÍN HỮU:
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình an. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua đã ngắm tất cả các bức tranh nhưng cuối cùng ông chỉ thích hai bức mà ông sẽ phải chọn một.
Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh một hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bay lơ lửng. Mọi người hiện diện đều đánh giá đây là bức tranh diễn tả sự an bình thật sự.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi cao nhưng không cây cối và lởm chởm đầy những tảng đá xám xịt. Bầu trời trên cao đang giận dữ đổ mưa lớn kèm theo sấm chớp sáng lòe. Bên vách núi có một dòng thác đổ nước mưa xuống nổi bọt trắng xóa. Bức tranh xem ra chẳng chút bình an. Nhưng khi đến gần quan sát kỹ, nhà vua nhìn thấy phía sau dòng thác có một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang giang rộng đôi cánh ủ ấp mấy chú chim con. Dù giữa dòng thác đang trút nước ầm ầm mà chim mẹ vẫn ấp ủ bảo về lũ con của mình. Điều này đã diễn tả sự an bình nội tâm thực sự.
Nhà vua đã tuyên bố : “Ta chấm bức tranh này! Vì sự bình an không phải là nơi không có tiếng ồn ào, không gặp khó khăn cực khổ. Bình an tâm hồn chính là : dù đang sống giữa phong ba bão táp, mà người ta vẫn giữ được sự an bình nội tâm.
2) THẦN KHÍ CHÚA ĐỘNG VIÊN CHÚNG TA LÀM VIỆC TỐT:
Tại một giáo xứ ở miền Sicilia, thuộc miền Nam nước Ý, có một tập tục khá ngộ nghĩnh và lý thú. Mỗi năm vào dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sau bài Tin Mừng, cha xứ ra lệnh thả ra trong nhà thờ một con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Khi con chim câu nầy đậu xuống trên vai hay đầu ai thì người ấy không được tránh né hoặc đuổi đi, nhưng phải quyết tâm thực hiện một công tác cụ thể, to hoặc nhỏ tùy theo khả năng của mình, để chứng tỏ rằng mình làm công việc ấy là do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
Lịch sử giáo xứ ấy có ghi lại một số sự kiện điển hình như sau:
- Một lần chim câu đã đậu xuống trên vai ông hiệu trưởng. Kết quả là ông đã quyết tâm thực hiện một cuốn sách giáo khoa rất có giá trị.
- Lần khác, chim câu đáp xuống trên đầu một công tước vùng ấy, khiến ông ta phải ra tay nghĩa hiệp, bỏ tiền xây một hệ thống dẫn nước được đặt tên là “hệ thống dẫn nước Chúa Thánh Thần”.
- Có một linh mục trẻ được chỉ định đến thay thế cho cha xứ già đã đến tuổi hưu. Dù không tán thành nhưng cũng chưa dứt khoát bỏ đi tập tục đã thành truyền thống kia. Vào dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đầu tiên của ngài ở xứ mới, vị linh mục trẻ vẫn cho giữ thông lệ thả chim câu, nhưng ra lệnh mở hết tất cả các cửa chính và cửa sổ với hy vọng là chú chim câu sẽ bay ra ngoài để tung cánh trong bầu trời cao rộng. Trớ trêu thay, sau khi bay lượn vài vòng từ đầu này đến đầu kia của nhà thờ, chim câu đã đáp xuống vai phải của cha xứ mới trong tiếng vỗ tay vang dội của giáo dân. Phải hứa làm gì cụ thể bây giờ đây? Cha xứ mới chỉ tuyên bố là ngài sẽ đầu tư mọi khả năng và thời giờ để phục vụ tốt cộng đoàn giáo xứ. Và ngài đã giữ lời hứa.
3) THẦN KHÍ CHÚA TÁC ĐỘNG NƠI MẸ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA:
Trên một toa tàu chợ phát xuất từ thành phố Can-quýt-ta Ấn Độ, giữa đám hành khách nghèo khổ đang ngồi la liệt trên sàn tàu, có một phụ nữ tay cầm tràng hạt, mắt nhắm lại và miệng lẩm bẩm đọc kinh. Người phụ nữ đó không ai khác hơn là bà Tê-rê-sa. Về sau người đời đã gọi bà bằng một cái tên thân thương: “Mẹ Tê-rê-sa thành Can-quýt-ta”. Bà là người đã sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, với nhiệm vụ chuyên lo tìm kiếm những bệnh nhân nghèo khổ đang hấp hối gần chết và bị bỏ rơi trên các hè phố thành Can-quýt-ta. Họ thuộc giai cấp cùng đinh trong xã hội nước Ấn. Sứ mệnh của chị em nữ tu này là mang những người đó về tu viện chăm sóc và giúp họ được chết trong bình an. Về sau mẹ Tê-rê-sa đã kể lại ơn gọi ấy như sau: “Khi nhìn thấy đám người nghèo khổ kia đang nằm ngồi ngổn ngang trên sàn tàu, đột nhiên có một sức mạnh đã đổ ập xuống trên tôi, làm cho tôi tự nhiên cảm thấy họ chính là những Chúa Giê-su đang bị bỏ rơi. Tôi sẽ phải làm gì để giúp đỡ họ đây ?”. Sau đó bà đã quyết định lập một dòng nữ với sứ mệnh chuyên lo phục vụ cho những người nghèo khổ này. Rồi bà bắt tay vào việc đầu tiên là tìm mướn một căn nhà để làm nơi phục vụ cho họ, đang khi trong túi bà chỉ còn đúng ba đồng bạc Ấn ! Nhưng nhờ ơn Chúa giúp mà ngày nay dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã lan truyền đi khắp các nước trên thế giới. Quả thực, điều này cho thấy Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và họat động nơi mọi thành phần dân Chúa trong Hội Thánh.
4) THẦN KHÍ CHÚA TÁC ĐỘNG TRONG LÒNG CÁC TÍN HỮU CÁCH DIỆU KỲ:
Tại một tỉnh thuộc miền Trung Ấn Độ, một tín hữu Kitô có tên là Sacdu-Sundasi tự nguyện tham gia công tác truyền giáo bằng cách phổ biến sách Tin Mừng. Ngày kia, trên một chuyến xe lửa, anh can đảm lấy ra một số sách Tin Mừng của thánh Gioan đựng trong cặp và trao cho hành khách không phải là Kitô hữu cùng đi trên xe. Một hành khách, thay vì chỉ từ chối không nhận, lại còn giận dữ chộp lấy một quyển Tin Mừng xé nát ra và quăng những mảnh giấy vụn qua cửa sổ. Thiện chí truyền giáo của Sacdu tưởng chừng như tan biến theo gió. Nhưng cũng vào lúc ấy, có một người tình cờ đi dọc theo đường ray, anh ta tò mò cúi xuống nhặt mảnh giấy bị gió cuốn trước mặt, và anh đọc được hàng chữ "Bánh Hằng Sống" được in bằng tiếng địa phương. Tuy không hiểu rõ những chữ trên có ý nghĩa gì nhưng anh cứ giữ lấy mảnh giấy để dò hỏi các bạn quen biết. Một trong bọn họ bảo: Đây là mảnh giấy trong sách đạo Kitô, anh không nên đọc nó nếu không muốn bị ô uế.
Suy nghĩ trong khoảnh khắc, người đã nhặt được mảnh giấy, nói:
- Tôi không sợ bị ô uế, ngược lại, tôi muốn đọc trọn quyển sách mang dòng chữ tuyệt vời này.
Sau đó, anh tìm mua một quyển Tân Ước và được chỉ chỗ của câu trong mảnh giấy lời Đức Giêsu tuyên bố: "Ta là Bánh Hằng Sống". Anh say mê đọc và thấy con tim được chiếu sáng. Rồi sau khi lãnh nhận phép thanh tẩy, chính anh đã trở nên một giáo lý viên.
Người đã ghi lại câu chuyện trên ghi chú: qua Chúa Thánh Thần, mảnh giấy nhỏ đã thực sự trở nên Bánh Hằng Sống cho anh.
3. SUY NIỆM:
1) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC GIÊ-SU:
Về việc đầu thai của Đức Giê-su, trong kinh Tin kính có câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (x. Lc 1,35). Chính nhờ quyền năng Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã thụ thai Hài Nhi Giê-su mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn. Rồi khi Đức Giê-su bắt đầu sứ mạng rao giảng Tin mừng, Người đã đến xin chịu phép Rửa của Gio-an tại sông Gio-đan. Vừa chịu phép Rửa xong, Thánh Thần như chim bồ câu từ trời ngự xuống và lưu lại trên Người (x. Mt 3,16b). Sau đó, Thánh Thần đã hướng dẫn Người vào sa mạc ăn chay cầu nguyện và chịu thử thách cám dỗ. Chính nhờ sức mạnh của Thánh Thần mà Đức Giê-su đã chiến thắng ba cơn cám dỗ của ma quỷ (x. Mt 4,1-10). Rồi trong quyền năng của Thánh Thần, Người đi rao giảng Tin mừng Nước Trời bắt đầu từ Ga-li-lê (x. Lc 4,14-15). Cũng nhờ Thánh Thần mà Người đã xua trừ ma quỷ (x. Mt 12,28) và chữa lành các bệnh họan tật nguyền trong dân (x. Mt 4,23). Khi được Thánh Thần tác động, Ngừơi đã vui mừng thốt lên lời ngợi khen Chúa Cha (x. Lc 10,21). Rồi sau khi phục sinh và được đầy Thánh Thần, Người đã hiện ra chúc bình an (x. Ga 20,19), rồi sai các ông đi rao giảng Tin mừng (x. Ga 20,21), tiếp tục sứ mạng của Ngừơi (x. Mt 28,19-20). Người cũng thổi hơi ban Thánh Thần để giúp các ông chu toàn sứ mạng ấy (x. Ga 20,22). Cuối cùng, Người còn ban cho các ông được quyền tha hay cầm giữ tội của người ta nữa (x. Ga 20,23).
2) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG TRONG HỘI THÁNH:
Thời Hội thánh sơ khai, Thánh Thần đã tác động để biến đổi các Tông đồ (x. 1 Cr 12,4-11): Từ tình trạng nhút nhát sợ hãi trở nên can đảm và công khai làm chứng cho Chúa Giê-su trước mặt đám đông (x. Cv 2,14-36); Từ tình trạng kém hiểu biết Lời Chúa, trở nên khôn ngoan, hiểu thấu mọi điều Chúa đã truyền dạy trước đó (x. Ga 16,12-13); Từ tình trạng buồn chán thất vọng và muốn thoái lui, trở nên nhiệt thành yêu mến Chúa, tràn đầy niềm vui và hy vọng (x. Lc 24,32-35). Nhờ Thánh Thần mà các Tông đồ đã thâu nạp được nhiều người có lòng sám hối đến xin chịu phép Rửa nhân danh Đức Giê-su (x. Cv 2,41). Cũng nhờ ơn Thánh Thần mà Cộng đoàn tín hữu đầu tiên luôn sống hiệp thông, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng. Nhờ đó số tín hữu gia nhập Hội thánh ngày một gia tăng (x. Cv 2,42-47). Ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục giúp Hội thánh chu toàn sứ mạng cứu độ của Chúa Giê-su. Đặc biệt Thánh thần soi sáng cho các vị Chủ chăn để các ngài chu toàn ba sứ vụ được Đức Giê-su trao phó: Một là sứ vụ Ngôn sứ để công bố Lời Chúa. Hai là sứ vụ Tư tế để thánh hóa các tín hữu bằng các bí tích. Ba là sứ vụ Vương đế để chăn dắt và phục vụ Hội thánh. Do đó, khi Đức Giáo Hoàng triệu tập Công Đồng Chung mà công bố điều gì về đức tin và luân lý thì đều bất khả ngộ nghĩa là không thể sai lầm, vì luôn được Thần Chân Lý soi dẫn, như trong quyết nghị của Công đồng Giê-ru-sa-lem vào năm 49 có viết: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” (Cv 15,28).
3) THÁNH THÂN TÁC ĐỘNG ÂM THẦM NHƯNG HỮU HIỆU TRONG MỖI TÍN HỮU :
Linh mục Natarinô Rochky, một thừa sai người Italia làm việc truyền giáo lâu năm ở Nhật Bản, đặc biệt là Ngài làm Cha sở họ đạo Elsaye. Cách thủ đô Tôkyô khoảng 100 km. Ngài kể lại câu chuyện sau đây:
"Có một giáo sư đại học trẻ tuổi người Nhật xin gặp tôi mỗi tuần 2 buổi tối để thảo luận về các vấn đề tôn giáo và Phúc Âm, mặc dù ông chưa phải là tín hữu Công Giáo. Những cuộc thảo luận như vậy kéo dài hơn một năm trời. Vị giáo sư này trình bày cho tôi những nghi ngờ, thắc mắc về đạo, đồng thời ông cũng xin tôi giải thích thêm về Phúc Âm, về Giáo hội và về luân lý của đạo Công Giáo.
Sau hơn một năm, tôi cảm thấy vị giáo sư thông minh đó có vẻ đã sẵn sàng đón nhận Bí Tích Thanh Tẩy, nên tôi hỏi ông có muốn được rửa tội và gia nhập vào Hội thánh Công Giáo hay không. Tôi ngạc nhiên khi thấy ông từ chối cách lịch sự. Và từ đó, tôi không thấy không lui tới với tôi nữa... Bẵng đi hơn 10 tháng, khi tôi hầu như đã quên đi vị giáo sư đó, thì một hôm. Ông trở lại gặp tôi và nói:
- Thưa Cha, Cha đã thuyết phục được con. Bây giờ con sẵn sàng đón nhận Bí Tích Rửa tội và con cũng đã chuẩn bị cho vợ con cũng như hai đứa con của con.
Nghe đến đây, tôi rất ngạc nhiên. Tôi hỏi ông điều gì đã khiến ông thay đổi ý kiến như thế. Ông ta đáp:
Trong những tháng qua, con đã âm thầm quan sát xem Cha đã sống như thế nào. Cha đã từng nói với con rằng Cha thường dâng thánh lễ một mình trong nhà thờ mỗi ngày lúc 7 giờ sáng. Đó cũng là giờ con ra ga xe lửa để đến Tôkyô dạy học, vì thế con vẫn có dịp đi qua Nhà thờ của Cha. Con dừng lại một lát nhìn Cha qua cửa sổ, xem Cha làm gì trong đó. Bao giờ con cũng thấy Cha trong Nhà thờ và cầu nguyện thật sốt sắng. Ngoài ra, con cũng dò hỏi nhiều người về cách sống của Cha. Qua các cuộc điều tra đó, con thấy quả thật Cha đã tin và đã sống những điều Cha đã chia sẻ cho con về đạo. Xét về mặt kiến thức thì con đã xác tín về sự thật Phúc Âm, nhưng con muốn xem Cha có sống Phúc Âm thực sự hay không".
Câu chuyện trên cho thấy Cha Rochky không những đã truyền giảng bằng lời nói, bằng việc giảng dạy giáo lý, nhưng còn bằng chính cuộc sống chứng nhân giữa đời thường nữa!
4.THẢO LUẬN:
Mỗi tín hữu hôm nay phải làm gì để được Thánh Thần tác động giống như các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần khi xưa ?
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nhiều khi chúng con cảm thấy Thánh Thần xa lạ, đang khi Ngài thật là một người Bạn, người Thầy của chúng con. Ngài luôn ở bên và ở trong chúng con. Ngài cần cho đức tin của chúng con, giống như hơi thở cần cho sự sống. Chúng con chỉ có thể gọi Thiên Chúa “Áp-ba! Ba ơi !” nhờ Thánh Thần, Đấng làm cho chúng con trở nên nghĩa tử (x. Rm 8,15). Chúng con chỉ có thể gọi Đức Giê-su là “Chúa” khi chúng con ở trong Thánh Thần (x. 1 Cr 12,3). Chính nhờ có Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng con mới dám cầu nguyện và mới cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa Giê-su. Cũng chính nhờ Chúa Thánh Thần tác động mà Hội thánh không ngừng canh tân đổi mới.
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH, xin ban Thánh Thần như cơn gió mạnh, thổi đi mọi nỗi âu lo sợ hãi cùng những rụt rè khép kín trong tâm hồn chúng con. Xin thắp sáng ngọn lửa tin yêu trong lòng chúng con, để chúng con có thể chu toàn sứ mệnh được sai đi, với một trái tim bừng cháy lửa mến yêu. Xin ban cho chúng con sự sống của Thánh Thần để chúng con luôn mến Chúa và yêu tha nhân. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở thành khí cụ bình an của Chúa và tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin mừng cứu độ trần gian.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
THẦN KHÍ CHÚA PHỤC SINH TÁC ĐỘNG VÀ SAI ĐI LOAN BÁO TIN MỪNG
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 20,19-23
(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !”. (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”.(22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
2.Ý CHÍNH:
Chúa Giê-su Phục Sinh hiện đến mang lại cho các môn đệ sự bình an (c.19) và niềm vui (c.20). Sau đó Người sai các ông đi (c.21a), như chính Chúa Cha đã sai Người (c.21b). Cuối cùng, để giúp các ông chu toàn sứ mạng, Người đã thổi hơi ban Thần Khí cho các ông (c.22), nhờ đó các ông có quyền tha thứ hay cầm giữ tội của người ta tùy theo họ tin hay không tin vào lời rao giảng của các ông (c.23).
3.CHÚ THÍCH:
- C 19-20: + Vào chiều ngày ấy, ngày thứ Nhất trong tuần: Theo sách Sáng Thế, ngày thứ Nhất là ngày sau ngày Sa-bát. Từ nay, ngày thứ Nhất được gọi là Chúa Nhật nghĩa là Ngày của Chúa để kỷ niệm mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và các Ki-tô hữu có bổn phận hội họp nhau lại cử hành nghi thức Bẻ Bánh. + Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái: Lý do cửa đóng then cài, là vì các ông đang hoang mang giao động. Các ông sợ người Do thái sẽ đến bắt bớ các ông như họ đã làm đối với Thầy các ông.+ Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông: Điều này cho thấy thân xác Chúa Phục Sinh không còn bị không gian và thời gian giới hạn như lúc Người còn sống. +“Bình an cho anh em !”: Trong bữa Tiệc ly trước khi nộp mình chịu chết, Đức Giê-su đã hứa ban bình an cho môn đệ (x. Ga 14,27), và động viên các ông can đảm đương đầu với những thử thách sắp đến (x. Ga 16,33). Giờ đây sau khi sống lại, Người đã thực hiện lời hứa ấy bằng việc hai lần chúc bình an cho các ông (x. Ga 20,19.21). +Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Chúa Giê-su cho môn đệ xem các dấu đinh bị đóng nơi hai bàn tay (x. Ga 19,23) và vết thương bị lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn (x. Ga 19,34). Điều này chứng tỏ thân xác Chúa Phục Sinh cũng chính là thân xác Người đã từng chịu khổ nạn trước đó.
-C 21-23: +Như Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em: Việc hiện ra và sai các môn đệ ngay sau khi sống lại, cho thấy mầu nhiệm Phục Sinh là nền tảng của ơn gọi và sứ mạng loan báo Tin mừng của Hội thánh. Như Chúa Giê-su đã được Chúa Cha sai xuống trần gian, thì giờ đây, sau khi phục sinh và được siêu tôn làm “Chúa” (x. Pl 2,11), được trao toàn quyền trên trời dưới đất (x. Mt 28,18), Người lại sai các môn đệ ra đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người (x. Mt 28,19), và làm chứng nhân cho Người (x. Cv 1,8). + Người thở hơi vào các ông và nói: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần: Xưa khi sáng tạo lòai người, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào hình nhân bằng đất sét, để hắn trở thành một người sống động là A-dam (x. St 2,7). Thì nay, Chúa Phục Sinh cũng thổi Thần Khí để biến đổi các môn đệ nên người mới, đầy ân sủng của Thánh Thần. Tuy nhiên vào lúc này các ông chưa đón nhận được ơn Thánh Thần, vì còn thiếu đức tin. Vì thế Chúa Phục Sinh đã hiện ra nhiều lần và đã dùng nhiều cách để tăng cường đức tin cho các ông. Đến ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã phát huy tác động trên các ông (x. Cv 2,1-4). + Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ: Đức Giê-su đã được Gio-an Tẩy giả giới thiệu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Sứ mạng của Người là tẩy xóa tội lỗi loài người bằng việc tha thứ cho những tội nhân thực lòng sám hối và đặt trọn niềm tin nơi Người (x. Lc 23,40-43). Giờ đây các môn đệ cũng được Người trao quyền tha tội nhờ quyền năng Thánh Thần.
4.CÂU HỎI:
1) Tại sao Chúa Giê-su cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn Người sau khi sống lại ?
2) Người dã sai các ông đi rao giảng Tin mừng khi nào ?
3) Đức Giê-su đã làm gì để ban Thánh Thần cho các môn đệ ?
4)Các ông đã nhận được ơn Thánh Thần từ khi nào? Nhưng chỉ được Thánh Thần tác động vào lúc nào ? Tại sao ?
5) Chúa Phục Sinh đã ban quyền tha tội và cầm buộc cho các môn đệ qua câu nói nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA:
“Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
2.CÂU CHUYỆN:
1) THẦN KHÍ CHÚA BAN ƠN BÌNH AN TRONG TÂM HỒN CÁC TÍN HỮU:
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình an. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua đã ngắm tất cả các bức tranh nhưng cuối cùng ông chỉ thích hai bức mà ông sẽ phải chọn một.
Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh một hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bay lơ lửng. Mọi người hiện diện đều đánh giá đây là bức tranh diễn tả sự an bình thật sự.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi cao nhưng không cây cối và lởm chởm đầy những tảng đá xám xịt. Bầu trời trên cao đang giận dữ đổ mưa lớn kèm theo sấm chớp sáng lòe. Bên vách núi có một dòng thác đổ nước mưa xuống nổi bọt trắng xóa. Bức tranh xem ra chẳng chút bình an. Nhưng khi đến gần quan sát kỹ, nhà vua nhìn thấy phía sau dòng thác có một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang giang rộng đôi cánh ủ ấp mấy chú chim con. Dù giữa dòng thác đang trút nước ầm ầm mà chim mẹ vẫn ấp ủ bảo về lũ con của mình. Điều này đã diễn tả sự an bình nội tâm thực sự.
Nhà vua đã tuyên bố : “Ta chấm bức tranh này! Vì sự bình an không phải là nơi không có tiếng ồn ào, không gặp khó khăn cực khổ. Bình an tâm hồn chính là : dù đang sống giữa phong ba bão táp, mà người ta vẫn giữ được sự an bình nội tâm.
2) THẦN KHÍ CHÚA ĐỘNG VIÊN CHÚNG TA LÀM VIỆC TỐT:
Tại một giáo xứ ở miền Sicilia, thuộc miền Nam nước Ý, có một tập tục khá ngộ nghĩnh và lý thú. Mỗi năm vào dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sau bài Tin Mừng, cha xứ ra lệnh thả ra trong nhà thờ một con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Khi con chim câu nầy đậu xuống trên vai hay đầu ai thì người ấy không được tránh né hoặc đuổi đi, nhưng phải quyết tâm thực hiện một công tác cụ thể, to hoặc nhỏ tùy theo khả năng của mình, để chứng tỏ rằng mình làm công việc ấy là do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
Lịch sử giáo xứ ấy có ghi lại một số sự kiện điển hình như sau:
- Một lần chim câu đã đậu xuống trên vai ông hiệu trưởng. Kết quả là ông đã quyết tâm thực hiện một cuốn sách giáo khoa rất có giá trị.
- Lần khác, chim câu đáp xuống trên đầu một công tước vùng ấy, khiến ông ta phải ra tay nghĩa hiệp, bỏ tiền xây một hệ thống dẫn nước được đặt tên là “hệ thống dẫn nước Chúa Thánh Thần”.
- Có một linh mục trẻ được chỉ định đến thay thế cho cha xứ già đã đến tuổi hưu. Dù không tán thành nhưng cũng chưa dứt khoát bỏ đi tập tục đã thành truyền thống kia. Vào dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đầu tiên của ngài ở xứ mới, vị linh mục trẻ vẫn cho giữ thông lệ thả chim câu, nhưng ra lệnh mở hết tất cả các cửa chính và cửa sổ với hy vọng là chú chim câu sẽ bay ra ngoài để tung cánh trong bầu trời cao rộng. Trớ trêu thay, sau khi bay lượn vài vòng từ đầu này đến đầu kia của nhà thờ, chim câu đã đáp xuống vai phải của cha xứ mới trong tiếng vỗ tay vang dội của giáo dân. Phải hứa làm gì cụ thể bây giờ đây? Cha xứ mới chỉ tuyên bố là ngài sẽ đầu tư mọi khả năng và thời giờ để phục vụ tốt cộng đoàn giáo xứ. Và ngài đã giữ lời hứa.
3) THẦN KHÍ CHÚA TÁC ĐỘNG NƠI MẸ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA:
Trên một toa tàu chợ phát xuất từ thành phố Can-quýt-ta Ấn Độ, giữa đám hành khách nghèo khổ đang ngồi la liệt trên sàn tàu, có một phụ nữ tay cầm tràng hạt, mắt nhắm lại và miệng lẩm bẩm đọc kinh. Người phụ nữ đó không ai khác hơn là bà Tê-rê-sa. Về sau người đời đã gọi bà bằng một cái tên thân thương: “Mẹ Tê-rê-sa thành Can-quýt-ta”. Bà là người đã sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, với nhiệm vụ chuyên lo tìm kiếm những bệnh nhân nghèo khổ đang hấp hối gần chết và bị bỏ rơi trên các hè phố thành Can-quýt-ta. Họ thuộc giai cấp cùng đinh trong xã hội nước Ấn. Sứ mệnh của chị em nữ tu này là mang những người đó về tu viện chăm sóc và giúp họ được chết trong bình an. Về sau mẹ Tê-rê-sa đã kể lại ơn gọi ấy như sau: “Khi nhìn thấy đám người nghèo khổ kia đang nằm ngồi ngổn ngang trên sàn tàu, đột nhiên có một sức mạnh đã đổ ập xuống trên tôi, làm cho tôi tự nhiên cảm thấy họ chính là những Chúa Giê-su đang bị bỏ rơi. Tôi sẽ phải làm gì để giúp đỡ họ đây ?”. Sau đó bà đã quyết định lập một dòng nữ với sứ mệnh chuyên lo phục vụ cho những người nghèo khổ này. Rồi bà bắt tay vào việc đầu tiên là tìm mướn một căn nhà để làm nơi phục vụ cho họ, đang khi trong túi bà chỉ còn đúng ba đồng bạc Ấn ! Nhưng nhờ ơn Chúa giúp mà ngày nay dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã lan truyền đi khắp các nước trên thế giới. Quả thực, điều này cho thấy Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và họat động nơi mọi thành phần dân Chúa trong Hội Thánh.
4) THẦN KHÍ CHÚA TÁC ĐỘNG TRONG LÒNG CÁC TÍN HỮU CÁCH DIỆU KỲ:
Tại một tỉnh thuộc miền Trung Ấn Độ, một tín hữu Kitô có tên là Sacdu-Sundasi tự nguyện tham gia công tác truyền giáo bằng cách phổ biến sách Tin Mừng. Ngày kia, trên một chuyến xe lửa, anh can đảm lấy ra một số sách Tin Mừng của thánh Gioan đựng trong cặp và trao cho hành khách không phải là Kitô hữu cùng đi trên xe. Một hành khách, thay vì chỉ từ chối không nhận, lại còn giận dữ chộp lấy một quyển Tin Mừng xé nát ra và quăng những mảnh giấy vụn qua cửa sổ. Thiện chí truyền giáo của Sacdu tưởng chừng như tan biến theo gió. Nhưng cũng vào lúc ấy, có một người tình cờ đi dọc theo đường ray, anh ta tò mò cúi xuống nhặt mảnh giấy bị gió cuốn trước mặt, và anh đọc được hàng chữ "Bánh Hằng Sống" được in bằng tiếng địa phương. Tuy không hiểu rõ những chữ trên có ý nghĩa gì nhưng anh cứ giữ lấy mảnh giấy để dò hỏi các bạn quen biết. Một trong bọn họ bảo: Đây là mảnh giấy trong sách đạo Kitô, anh không nên đọc nó nếu không muốn bị ô uế.
Suy nghĩ trong khoảnh khắc, người đã nhặt được mảnh giấy, nói:
- Tôi không sợ bị ô uế, ngược lại, tôi muốn đọc trọn quyển sách mang dòng chữ tuyệt vời này.
Sau đó, anh tìm mua một quyển Tân Ước và được chỉ chỗ của câu trong mảnh giấy lời Đức Giêsu tuyên bố: "Ta là Bánh Hằng Sống". Anh say mê đọc và thấy con tim được chiếu sáng. Rồi sau khi lãnh nhận phép thanh tẩy, chính anh đã trở nên một giáo lý viên.
Người đã ghi lại câu chuyện trên ghi chú: qua Chúa Thánh Thần, mảnh giấy nhỏ đã thực sự trở nên Bánh Hằng Sống cho anh.
3. SUY NIỆM:
1) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC GIÊ-SU:
Về việc đầu thai của Đức Giê-su, trong kinh Tin kính có câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (x. Lc 1,35). Chính nhờ quyền năng Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã thụ thai Hài Nhi Giê-su mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn. Rồi khi Đức Giê-su bắt đầu sứ mạng rao giảng Tin mừng, Người đã đến xin chịu phép Rửa của Gio-an tại sông Gio-đan. Vừa chịu phép Rửa xong, Thánh Thần như chim bồ câu từ trời ngự xuống và lưu lại trên Người (x. Mt 3,16b). Sau đó, Thánh Thần đã hướng dẫn Người vào sa mạc ăn chay cầu nguyện và chịu thử thách cám dỗ. Chính nhờ sức mạnh của Thánh Thần mà Đức Giê-su đã chiến thắng ba cơn cám dỗ của ma quỷ (x. Mt 4,1-10). Rồi trong quyền năng của Thánh Thần, Người đi rao giảng Tin mừng Nước Trời bắt đầu từ Ga-li-lê (x. Lc 4,14-15). Cũng nhờ Thánh Thần mà Người đã xua trừ ma quỷ (x. Mt 12,28) và chữa lành các bệnh họan tật nguyền trong dân (x. Mt 4,23). Khi được Thánh Thần tác động, Ngừơi đã vui mừng thốt lên lời ngợi khen Chúa Cha (x. Lc 10,21). Rồi sau khi phục sinh và được đầy Thánh Thần, Người đã hiện ra chúc bình an (x. Ga 20,19), rồi sai các ông đi rao giảng Tin mừng (x. Ga 20,21), tiếp tục sứ mạng của Ngừơi (x. Mt 28,19-20). Người cũng thổi hơi ban Thánh Thần để giúp các ông chu toàn sứ mạng ấy (x. Ga 20,22). Cuối cùng, Người còn ban cho các ông được quyền tha hay cầm giữ tội của người ta nữa (x. Ga 20,23).
2) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG TRONG HỘI THÁNH:
Thời Hội thánh sơ khai, Thánh Thần đã tác động để biến đổi các Tông đồ (x. 1 Cr 12,4-11): Từ tình trạng nhút nhát sợ hãi trở nên can đảm và công khai làm chứng cho Chúa Giê-su trước mặt đám đông (x. Cv 2,14-36); Từ tình trạng kém hiểu biết Lời Chúa, trở nên khôn ngoan, hiểu thấu mọi điều Chúa đã truyền dạy trước đó (x. Ga 16,12-13); Từ tình trạng buồn chán thất vọng và muốn thoái lui, trở nên nhiệt thành yêu mến Chúa, tràn đầy niềm vui và hy vọng (x. Lc 24,32-35). Nhờ Thánh Thần mà các Tông đồ đã thâu nạp được nhiều người có lòng sám hối đến xin chịu phép Rửa nhân danh Đức Giê-su (x. Cv 2,41). Cũng nhờ ơn Thánh Thần mà Cộng đoàn tín hữu đầu tiên luôn sống hiệp thông, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng. Nhờ đó số tín hữu gia nhập Hội thánh ngày một gia tăng (x. Cv 2,42-47). Ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục giúp Hội thánh chu toàn sứ mạng cứu độ của Chúa Giê-su. Đặc biệt Thánh thần soi sáng cho các vị Chủ chăn để các ngài chu toàn ba sứ vụ được Đức Giê-su trao phó: Một là sứ vụ Ngôn sứ để công bố Lời Chúa. Hai là sứ vụ Tư tế để thánh hóa các tín hữu bằng các bí tích. Ba là sứ vụ Vương đế để chăn dắt và phục vụ Hội thánh. Do đó, khi Đức Giáo Hoàng triệu tập Công Đồng Chung mà công bố điều gì về đức tin và luân lý thì đều bất khả ngộ nghĩa là không thể sai lầm, vì luôn được Thần Chân Lý soi dẫn, như trong quyết nghị của Công đồng Giê-ru-sa-lem vào năm 49 có viết: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” (Cv 15,28).
3) THÁNH THÂN TÁC ĐỘNG ÂM THẦM NHƯNG HỮU HIỆU TRONG MỖI TÍN HỮU :
Linh mục Natarinô Rochky, một thừa sai người Italia làm việc truyền giáo lâu năm ở Nhật Bản, đặc biệt là Ngài làm Cha sở họ đạo Elsaye. Cách thủ đô Tôkyô khoảng 100 km. Ngài kể lại câu chuyện sau đây:
"Có một giáo sư đại học trẻ tuổi người Nhật xin gặp tôi mỗi tuần 2 buổi tối để thảo luận về các vấn đề tôn giáo và Phúc Âm, mặc dù ông chưa phải là tín hữu Công Giáo. Những cuộc thảo luận như vậy kéo dài hơn một năm trời. Vị giáo sư này trình bày cho tôi những nghi ngờ, thắc mắc về đạo, đồng thời ông cũng xin tôi giải thích thêm về Phúc Âm, về Giáo hội và về luân lý của đạo Công Giáo.
Sau hơn một năm, tôi cảm thấy vị giáo sư thông minh đó có vẻ đã sẵn sàng đón nhận Bí Tích Thanh Tẩy, nên tôi hỏi ông có muốn được rửa tội và gia nhập vào Hội thánh Công Giáo hay không. Tôi ngạc nhiên khi thấy ông từ chối cách lịch sự. Và từ đó, tôi không thấy không lui tới với tôi nữa... Bẵng đi hơn 10 tháng, khi tôi hầu như đã quên đi vị giáo sư đó, thì một hôm. Ông trở lại gặp tôi và nói:
- Thưa Cha, Cha đã thuyết phục được con. Bây giờ con sẵn sàng đón nhận Bí Tích Rửa tội và con cũng đã chuẩn bị cho vợ con cũng như hai đứa con của con.
Nghe đến đây, tôi rất ngạc nhiên. Tôi hỏi ông điều gì đã khiến ông thay đổi ý kiến như thế. Ông ta đáp:
Trong những tháng qua, con đã âm thầm quan sát xem Cha đã sống như thế nào. Cha đã từng nói với con rằng Cha thường dâng thánh lễ một mình trong nhà thờ mỗi ngày lúc 7 giờ sáng. Đó cũng là giờ con ra ga xe lửa để đến Tôkyô dạy học, vì thế con vẫn có dịp đi qua Nhà thờ của Cha. Con dừng lại một lát nhìn Cha qua cửa sổ, xem Cha làm gì trong đó. Bao giờ con cũng thấy Cha trong Nhà thờ và cầu nguyện thật sốt sắng. Ngoài ra, con cũng dò hỏi nhiều người về cách sống của Cha. Qua các cuộc điều tra đó, con thấy quả thật Cha đã tin và đã sống những điều Cha đã chia sẻ cho con về đạo. Xét về mặt kiến thức thì con đã xác tín về sự thật Phúc Âm, nhưng con muốn xem Cha có sống Phúc Âm thực sự hay không".
Câu chuyện trên cho thấy Cha Rochky không những đã truyền giảng bằng lời nói, bằng việc giảng dạy giáo lý, nhưng còn bằng chính cuộc sống chứng nhân giữa đời thường nữa!
4.THẢO LUẬN:
Mỗi tín hữu hôm nay phải làm gì để được Thánh Thần tác động giống như các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần khi xưa ?
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nhiều khi chúng con cảm thấy Thánh Thần xa lạ, đang khi Ngài thật là một người Bạn, người Thầy của chúng con. Ngài luôn ở bên và ở trong chúng con. Ngài cần cho đức tin của chúng con, giống như hơi thở cần cho sự sống. Chúng con chỉ có thể gọi Thiên Chúa “Áp-ba! Ba ơi !” nhờ Thánh Thần, Đấng làm cho chúng con trở nên nghĩa tử (x. Rm 8,15). Chúng con chỉ có thể gọi Đức Giê-su là “Chúa” khi chúng con ở trong Thánh Thần (x. 1 Cr 12,3). Chính nhờ có Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng con mới dám cầu nguyện và mới cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa Giê-su. Cũng chính nhờ Chúa Thánh Thần tác động mà Hội thánh không ngừng canh tân đổi mới.
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH, xin ban Thánh Thần như cơn gió mạnh, thổi đi mọi nỗi âu lo sợ hãi cùng những rụt rè khép kín trong tâm hồn chúng con. Xin thắp sáng ngọn lửa tin yêu trong lòng chúng con, để chúng con có thể chu toàn sứ mệnh được sai đi, với một trái tim bừng cháy lửa mến yêu. Xin ban cho chúng con sự sống của Thánh Thần để chúng con luôn mến Chúa và yêu tha nhân. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở thành khí cụ bình an của Chúa và tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin mừng cứu độ trần gian.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Hoa Trái Thánh Thần
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:35 18/05/2018
Mùa Phục Sinh kết thúc với Lễ Kính Thờ Thiên Chúa Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần, đặc biệt qua mầu nhiệm Người hiện xuống trên các Thánh Tông Đồ ngày Lễ Ngũ Tuần, chính thức khai sinh nên Hội Thánh. Chân dung Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể, nhập thế đã được lịch sử ghi nhận, cách riêng bốn Tin Mừng đã góp phần trình bày cách rõ nét. Người ta cũng có thể dùng loại suy để hướng về Thiên Chúa Cha. Vì ai thấy Chúa Kitô là thấy Chúa Cha (x.Ga 14,9). Còn Chúa Thánh Thần là Đấng mà chúng ta dường như chỉ có thể nhận ra qua hoa trái của Người theo dòng lịch sử và đặc biệt theo dòng lịch sử cứu độ. Chúa Kitô đã từng ví Người như là gió (x.Ga 3,8). Điều này không chỉ nói lên sự tự do của Thánh Thần mà còn giúp ta nhận ra sự hiện diện của Thánh Thần qua các kết quả hành động của Người. Qua một vài hoa trái đặc trưng của Thánh Thần, chúng ta cũng có thể biết được cách thế hữu hiệu để trãi lòng mình ra đón nhận tác động của Người.
1. ƠN NGÔN NGỮ:
Ngôn ngữ được biểu hiện dưới nhiều hình thái như chữ viết, ký hiệu...nhưng ở đây chỉ muốn đề cập đến tiếng nói. Tiếng nói là một trong những ưu phẩm của loài người trỗi vượt trên các loài thụ tạo hữu hình. Nhờ có tiếng nói mà con người có thể truyền thông cho nhau tâm tư tình cảm và những nghĩ suy của mình. Nhờ có tiếng nói con người có thể hiệp thông với nhau cách đầy đủ và hiệu quả hơn, rộng rãi và sâu đậm hơn.
Đọc Thánh Kinh, nhất là đọc Tân Ước, chúng ta có thể chân nhận một trong những hoa trái của Thánh Thần là ơn ngôn ngữ. Khi Thánh Thần lấy hình lưỡi lửa hiện xuống trên các Tông đồ ngày Lễ Ngũ Tuần, Người đã ban cho các ngài ơn được nói các thứ tiếng khác nhau (x.Cvtđ 2,1-13). Sách Công vụ tông đồ cũng tường thuật nhiều trường hợp những người lãnh nhận ơn Thánh Thần thì được ơn nói tiếng lạ, nói tiên tri (x.Cvtđ 10,45-46; 19,6-7). Chúa Giêsu an ủi động viên các tông đồ khi chịu bắt bớ thì Thánh Thần sẽ nói thay cho các ngài (x.Mt 10,20). Được Chúa Thánh Thần tác động chúng ta sẽ biết nói điều phải đạo, nói điều phải nói, nói lời tình yêu, nói lời chân lý.
Các nhà y học cho ta hay một sự thật về những người vừa câm vừa điếc từ thưở mới sinh. Chính vì bị tật bệnh điếc bẩm sinh nên người ta mới bị câm. Khả năng nói là một khả năng mà người ta học được nhờ bắt chước tha nhân. Không nghe được tiếng nói của tha nhân thì trẻ thơ không thể tập nói được. Như thế một trong những điều kiện tối cần để có thể nói được đó là có khả năng nghe.
Từ dữ kiện ở bình diện thể lý tự nhiên trên đây chúng ta có thể diễn suy lên bình diện siêu nhiên. Để có thể nói lời phải đạo, lời đáng nói, cần nói và nên nói, để có thể nói lời chân lý, lời tình yêu, nghĩa là nói dưới tác động của Chúa Thánh Thần thì tiên vàn chúng ta cần biết nghe. Dĩ nhiên là phải biết nghe Chúa Thánh Thần thúc đẩy, biết nghe Người phán dạy.
Xin hãy biết nghe bằng đời sống cầu nguyện chuyên chăm, bằng sự chiêm niệm sâu lắng. Xin hãy biết nghe lời chỉ dạy của mẹ Hội Thánh, nhất là trong lãnh vực đức tin và luân lý. Xin hãy biết nghe những nhà lãnh đạo các quốc gia, đặc biệt trong lãnh vực công bình và ích chung. Xin hãy biết nghe, bằng việc tiếp xúc tha nhân, nhất là những người nghèo, những người thấp cổ, kém phận. Xin hãy biết nghe những người không đồng thuận với chính kiến của ta, biết nghe cả những người trái ý ta...trong sự trân trọng và khiêm nhu chân thành. Một khi ta biết sẵn sàng lắng nghe, lắng nghe để thuận theo những gì phải đạo, để ngăn ngừa và phòng tránh những gì sai lạc...là lúc ta đang sẵn sàng đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần. Và khi ấy chắc chắn chúng ta sẽ biết cách nói theo hướng dẫn của Đức Chúa Trời Ngôi Ba.
2.ƠN XÂY DỰNG SỰ HIỆP NHẤT:
Ngày lễ Ngũ Tuần, khi hiện xuống trên các Tông đồ, Chúa Thánh Thần một cách nào đó thông ban ơn xây dựng sự hiệp nhất. Nhiều người thuộc nhiều quốc gia, dân tộc và tiếng nói có mặt lúc bấy giờ đã hiểu những lời rao giảng của các Tông đồ (x.Cvtđ 2,13). Chúa Thánh Thần chính là nguyên lý của sự hiệp nhất. Người làm cho muôn dân nên một trong Đức Kitô.
Nói đến sự hiệp nhất là giả thiết phải nhìn nhận sự khác biệt. Có những sự khác biệt chính đáng vốn là tất yếu khách quan. Đó là sự khác nhau về màu da, chủng tộc hay ngôn ngữ. Đó là sự khác nhau về phận vị, nghề nghiệp do sự phân công, phân nhiệm của xã hội. Đó là sự khác nhau về tư tưởng, chính kiến hay quan niệm sống do bởi hoàn cảnh lịch sử hay nền văn hóa chi phối hoặc do ý thức tự chọn của mỗi người xét như một chủ thể có lý trí và ý chí tự do... Nếu không nhìn nhận và tôn trọng những khác biệt chính đáng này thì chỉ có sự đơn nhất và đồng nhất trong bạo lực của độc tài, độc đoán, độc quyền. Và sự chia rẽ sẽ xuất hiện vì nhu cầu đấu tranh sinh tồn.
Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người mỗi ơn...nhưng tất cả là để phục vụ ích chung (x.1Cor 12,4-6). Sự hiệp nhất ở đây được thể hiện nơi việc cùng huớng đến một mục đích: ích chung. Văn hào St Exupéry cảm nhận chân lý này khi nói: “yêu nhau không phải là ngồi nhìn nhau mà cùng nhau nhìn về một hướng”. Tại Hội Đồng Lỉên Hiệp Quốc tháng 4/2008 Đức Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: ích chung của nhân loại xét như là con người đó là nhân quyền. Những quyền lợi căn bản của con người (quyền sống, lao động, học tập, cư trú, đi lại, ngôn luận... ) mà Liên Hiệp Quốc tuyên bố cách đây trên 60 năm chính là một trong những mục đích chính yếu giúp ta hiệp nhất với nhau khi ta nỗ lực dệt xây.
Mong sao người ta đừng đánh lận con đen giữa ích chung và ích riêng, ích riêng của cá nhân hay phe phái của mình. Mong sao hai từ phục vụ được thể hiện cách đích thực là việc làm của người tôi tớ. Cũng mong sao ngày càng hiếm dần và mất hẳn cái cảnh các “quan đầy tớ đạo đời” vinh thân phì da, miệng lưỡi gang thép, chỉ tay năm ngón...để cho đoàn đoàn lớp lớp ông chủ phải khom lưng chầu chực và cật lực hầu hạ.
Chúa Thánh Thần đã được ban cho nhân loại từ Trái Tim Cực Thánh của Chúa Kitô chịu đâm thâu trên thập giá (x.Ga 19,31-37). Chúa Thánh Thần đã được ban cho Hội Thánh cách đặc biệt ngày Lễ Ngũ Tuần. Mong sao khi “lửa cháy” và “gió lên” thì phát sinh nhiều hiệu quả tốt đẹp, nhờ chúng ta biết sẵn sàng đón nhận, nếu không thì hậu quả sẽ là “tro và bụi” thật nguy hiểm và thật khó lường.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Suy Niệm Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
09:41 18/05/2018
Bài Tin mừng hôm nay Thánh Gioan tường thuật lại sự kiện Đức Giêsu phục sinh hiện ra với các Tông đồ đang khi họ ngồi trong phòng và đóng kín cửa lại. Đức Giêsu lần lượt thực hiện những việc sau đây:
Thứ nhất, Đức Giêsu ban bình an cho các Tông đồ. Đây là một ơn đặc biệt và rất có ích cho các Tông đồ trong lúc này, bởi vì từ khi Đức Giêsu bước vào cuộc khổ nạn, các Tông đồ bắt đầu cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Nhất là sau khi Đức Giêsu chết và được mai táng trong mồ thì các Tông đồ lại càng lo lắng và sợ hãi hơn. Bằng chứng: hầu hết các ông bỏ trốn, Phêrô thì chối Thầy ba lần, các ông vào phòng đóng kín cửa lại. Đức Giêsu hiểu thấu điều đó, nên khi hiện ra, hành động đầu tiên của Ngài là ban bình an cho các ông. Ngài nói: “Bình an cho các con”.
Thứ hai, Đức Giêsu cho các ông xem tay và cạnh sườn Ngài. Đây cũng là một sự trấn an cho các Tông đồ. Vì Tin mừng kể lại có lần Đức Giêsu phục sinh hiện ra thì các ông tưởng là ma. Thậm chí, khi nghe các Tông đồ khác kể lại việc Đức Kitô phục sinh hiện ra, thì ông Tôma đã không tin, ông còn đòi xem tay và cạnh sườn Ngài. Vì thế, giờ đây Đức Giêsu cho các ông xem tay và cạnh sườn Ngài. Khi cho các ông xem tay và cạnh sườn của mình, Ngài muốn khẳng định chắc chắn với các ông rằng “chính Thầy đây.” Thầy đã sống lại thật rồi. Các ông hãy tin tưởng để làm chứng cho Thầy.
Thứ ba, Đức Giêsu sai các ông đi: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.” Như vậy, sau khi ban bình an và cho các ông xem tay và cạnh sườn của mình, Đức Giêsu sai các ông đi thi hành nhiệm vụ. Nhiệm vụ mà Đức Giêsu muốn sai các Tông đồ thi hành cũng là nhiệm vụ của chính Ngài. Đó là nhiệm vụ loan báo Tin mừng. Ngài mời gọi các ông ra khỏi căn nhà đóng kín để đến với muôn dân. Các Tông đồ đã vâng lời Đức Giêsu ra đi thi hành nhiệm vụ. Bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô có khoảng 3 ngàn người trở lại. Sau đó, các ông phân chia nhau đi rao giảng Tin mừng khắp mọi nơi. Cuối cùng các ông đã dùng cái chết để làm chứng cho lời mình rao giảng.
Thứ tư, Đức Giêsu thổi hơn và ban Chúa Thánh Thần. Trong ba năm sống với các Tông đồ, Đức Giêsu đã nhiều lần hứa ban Thánh Thần cho các ông. Giờ đây Ngài bắt đầu thực hiện lời hứa đó. Thực ra, Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ ngay sau khi Ngài sống lại, nhưng ngày lễ Ngũ Tuần hôm nay Ngài ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ một cách sung mãn và đầy đủ hơn. Nhờ được ban Chúa Thánh Thần nên các Tông đồ thêm sức mạnh để can đảm ra đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Thầy khắp mọi nơi. Sự can đảm đó được thể hiện nơi lời nói cảu Thánh Phêrô và các Tông đồ rằng: “thà vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người đời.” Sự can đảm đó cũng được thể hiện nơi cái chết Tử Đạo của các Ngài.
Thứ năm, Đức Giêsu ban cho các Tông đồ quyền tháo cởi và cầm buộc. Chính Ngài đã nhiều lần gặp gỡ và tha thứ tội lỗi cho nhiều người. Ngài tha thứ tội lỗi cho ông Giakêu. Ngài tha thứ tội lỗi cho ông Mathêu. Ngài tha thứ tội lỗi cho người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Ngài tha thứ tội lỗi cho người bất toại. Ngài tha thứ tội lỗi cho bà Maria Mađalêna. Ngài tha thứ tội lỗi cho kẻ trộm lành. Ngài tha thứ tội lỗi cho những kẻ đóng đinh Ngài vào thập giá. Ngài còn dạy Thánh Phêrô phải tha thứ không phải 7 lần mà là 70 lần 7. Sau khi sống lại, Ngài tha thứ tội lỗi cho Phêrô và các Tông đồ. Hôm nay, Ngài còn ban cho các Tông đồ quyền tha thứ tội lỗi. Quyền đó cũng được trao cho Giáo hội mãi cho đến tận thế.
Như vậy, ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm nay là ngày lễ Tình thương. Vì yêu thương nên Đức Giêsu mới ban bình an cho các Tông đồ. Vì yêu thương nên Ngài mới cho các Tông đồ xem tay và cạnh sườn Ngài. Vì yêu thương và tin tưởng nên Ngài mới trao cho các ông tiếp tục sứ mạng của Ngài. Vì yêu thương nên Ngài mới ban Thánh Thần cho các ông. Vì yêu thương nên Ngài mới trao cho các ông quyền tháo cởi và cầm buộc.
Mỗi người chúng ta và các kitô hữu qua mọi thời đại cũng được thông phần vào những ơn mà Đức Kitô phục sinh ban cho các Tông đồ khi xưa. Đặc biệt, chúng ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúng ta nhận Chúa Thánh Thần một cách sung mãn và đầy đủ khi lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Mỗi lần chúng ta phạm tội nhưng với lòng sám hối ăn năn và đi xưng tội thì chúng ta được Giáo hội tháo cởi. Vì thế, chúng ta hãy cảm tạ Chúa. Đồng thời, chúng ta hãy góp phần mình làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh như các Tông đồ đã làm. Để làm được điều đó, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thấn ban ơn để chúng ta biết sống hiệp thông liên kết với nhau trong Chúa Thánh Thần giống như những người tham dự ngày lễ Ngũ tuần khi xưa. Bài đọc I, cho chúng ta thấy, hôm ngày lễ Ngũ Tuần có rất nhiều người, ở khắp mọi nơi, thuộc các dân tộc khác nhau trở về Giêrusalem vì nhân dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái. Tất cả trong số họ đều nghe rõ và hiểu những lời các Tông đồ rao giảng. Đó là một điều lạ lùng vô tiền khoáng hậu, nên chính những người tham dự hôm đó nêu lên thắc mắc rằng: “Tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi : Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mésopotamia, Giuđêa, Pontô, Tiểu á, Phrygia, Pamphilia, Ai cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ tại đây , là Do thái và tòng giáo, là người Crêta và Ảrập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa”(Cv 2, 8-11). Như vậy, chính Chúa Thánh Thần là nguyên lý làm nên sự hiệp nhất giữa các dân tộc và mọi người với nhau. Bởi vì, chính Chúa Thánh Thần là nguyên nhân giúp họ nghe và hiểu những lời các Tông đồ rao giảng.
Sự hiệp nhất đó cũng được Thánh Phaolô mời gọi chúng ta qua nội dung bài đọc II hôm nay, Ngài nói: “Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong cùng một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do : tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần” (1 Cr 12,12-13). Ngài nói tiếp: “Có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần, có nhiều chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa, có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng hoàn thành mọi sự trong mọi người”(1Cr 12,3).
Tóm lại, Chúa Giêsu đã ban nhiều ơn cho các Tông đồ, đặc biệt là Ngài ban Chúa Thánh Thần cho họ. Xin Ngài cũng ban Chúa Thánh Thần cho Giáo hội và cho mỗi người chúng ta để mọi thành phần trong Giáo hội sống hiệp thông liên kết với nhau tiếp tục làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thứ nhất, Đức Giêsu ban bình an cho các Tông đồ. Đây là một ơn đặc biệt và rất có ích cho các Tông đồ trong lúc này, bởi vì từ khi Đức Giêsu bước vào cuộc khổ nạn, các Tông đồ bắt đầu cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Nhất là sau khi Đức Giêsu chết và được mai táng trong mồ thì các Tông đồ lại càng lo lắng và sợ hãi hơn. Bằng chứng: hầu hết các ông bỏ trốn, Phêrô thì chối Thầy ba lần, các ông vào phòng đóng kín cửa lại. Đức Giêsu hiểu thấu điều đó, nên khi hiện ra, hành động đầu tiên của Ngài là ban bình an cho các ông. Ngài nói: “Bình an cho các con”.
Thứ hai, Đức Giêsu cho các ông xem tay và cạnh sườn Ngài. Đây cũng là một sự trấn an cho các Tông đồ. Vì Tin mừng kể lại có lần Đức Giêsu phục sinh hiện ra thì các ông tưởng là ma. Thậm chí, khi nghe các Tông đồ khác kể lại việc Đức Kitô phục sinh hiện ra, thì ông Tôma đã không tin, ông còn đòi xem tay và cạnh sườn Ngài. Vì thế, giờ đây Đức Giêsu cho các ông xem tay và cạnh sườn Ngài. Khi cho các ông xem tay và cạnh sườn của mình, Ngài muốn khẳng định chắc chắn với các ông rằng “chính Thầy đây.” Thầy đã sống lại thật rồi. Các ông hãy tin tưởng để làm chứng cho Thầy.
Thứ ba, Đức Giêsu sai các ông đi: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.” Như vậy, sau khi ban bình an và cho các ông xem tay và cạnh sườn của mình, Đức Giêsu sai các ông đi thi hành nhiệm vụ. Nhiệm vụ mà Đức Giêsu muốn sai các Tông đồ thi hành cũng là nhiệm vụ của chính Ngài. Đó là nhiệm vụ loan báo Tin mừng. Ngài mời gọi các ông ra khỏi căn nhà đóng kín để đến với muôn dân. Các Tông đồ đã vâng lời Đức Giêsu ra đi thi hành nhiệm vụ. Bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô có khoảng 3 ngàn người trở lại. Sau đó, các ông phân chia nhau đi rao giảng Tin mừng khắp mọi nơi. Cuối cùng các ông đã dùng cái chết để làm chứng cho lời mình rao giảng.
Thứ tư, Đức Giêsu thổi hơn và ban Chúa Thánh Thần. Trong ba năm sống với các Tông đồ, Đức Giêsu đã nhiều lần hứa ban Thánh Thần cho các ông. Giờ đây Ngài bắt đầu thực hiện lời hứa đó. Thực ra, Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ ngay sau khi Ngài sống lại, nhưng ngày lễ Ngũ Tuần hôm nay Ngài ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ một cách sung mãn và đầy đủ hơn. Nhờ được ban Chúa Thánh Thần nên các Tông đồ thêm sức mạnh để can đảm ra đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Thầy khắp mọi nơi. Sự can đảm đó được thể hiện nơi lời nói cảu Thánh Phêrô và các Tông đồ rằng: “thà vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người đời.” Sự can đảm đó cũng được thể hiện nơi cái chết Tử Đạo của các Ngài.
Thứ năm, Đức Giêsu ban cho các Tông đồ quyền tháo cởi và cầm buộc. Chính Ngài đã nhiều lần gặp gỡ và tha thứ tội lỗi cho nhiều người. Ngài tha thứ tội lỗi cho ông Giakêu. Ngài tha thứ tội lỗi cho ông Mathêu. Ngài tha thứ tội lỗi cho người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Ngài tha thứ tội lỗi cho người bất toại. Ngài tha thứ tội lỗi cho bà Maria Mađalêna. Ngài tha thứ tội lỗi cho kẻ trộm lành. Ngài tha thứ tội lỗi cho những kẻ đóng đinh Ngài vào thập giá. Ngài còn dạy Thánh Phêrô phải tha thứ không phải 7 lần mà là 70 lần 7. Sau khi sống lại, Ngài tha thứ tội lỗi cho Phêrô và các Tông đồ. Hôm nay, Ngài còn ban cho các Tông đồ quyền tha thứ tội lỗi. Quyền đó cũng được trao cho Giáo hội mãi cho đến tận thế.
Như vậy, ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm nay là ngày lễ Tình thương. Vì yêu thương nên Đức Giêsu mới ban bình an cho các Tông đồ. Vì yêu thương nên Ngài mới cho các Tông đồ xem tay và cạnh sườn Ngài. Vì yêu thương và tin tưởng nên Ngài mới trao cho các ông tiếp tục sứ mạng của Ngài. Vì yêu thương nên Ngài mới ban Thánh Thần cho các ông. Vì yêu thương nên Ngài mới trao cho các ông quyền tháo cởi và cầm buộc.
Mỗi người chúng ta và các kitô hữu qua mọi thời đại cũng được thông phần vào những ơn mà Đức Kitô phục sinh ban cho các Tông đồ khi xưa. Đặc biệt, chúng ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúng ta nhận Chúa Thánh Thần một cách sung mãn và đầy đủ khi lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Mỗi lần chúng ta phạm tội nhưng với lòng sám hối ăn năn và đi xưng tội thì chúng ta được Giáo hội tháo cởi. Vì thế, chúng ta hãy cảm tạ Chúa. Đồng thời, chúng ta hãy góp phần mình làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh như các Tông đồ đã làm. Để làm được điều đó, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thấn ban ơn để chúng ta biết sống hiệp thông liên kết với nhau trong Chúa Thánh Thần giống như những người tham dự ngày lễ Ngũ tuần khi xưa. Bài đọc I, cho chúng ta thấy, hôm ngày lễ Ngũ Tuần có rất nhiều người, ở khắp mọi nơi, thuộc các dân tộc khác nhau trở về Giêrusalem vì nhân dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái. Tất cả trong số họ đều nghe rõ và hiểu những lời các Tông đồ rao giảng. Đó là một điều lạ lùng vô tiền khoáng hậu, nên chính những người tham dự hôm đó nêu lên thắc mắc rằng: “Tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi : Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mésopotamia, Giuđêa, Pontô, Tiểu á, Phrygia, Pamphilia, Ai cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ tại đây , là Do thái và tòng giáo, là người Crêta và Ảrập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa”(Cv 2, 8-11). Như vậy, chính Chúa Thánh Thần là nguyên lý làm nên sự hiệp nhất giữa các dân tộc và mọi người với nhau. Bởi vì, chính Chúa Thánh Thần là nguyên nhân giúp họ nghe và hiểu những lời các Tông đồ rao giảng.
Sự hiệp nhất đó cũng được Thánh Phaolô mời gọi chúng ta qua nội dung bài đọc II hôm nay, Ngài nói: “Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong cùng một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do : tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần” (1 Cr 12,12-13). Ngài nói tiếp: “Có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần, có nhiều chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa, có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng hoàn thành mọi sự trong mọi người”(1Cr 12,3).
Tóm lại, Chúa Giêsu đã ban nhiều ơn cho các Tông đồ, đặc biệt là Ngài ban Chúa Thánh Thần cho họ. Xin Ngài cũng ban Chúa Thánh Thần cho Giáo hội và cho mỗi người chúng ta để mọi thành phần trong Giáo hội sống hiệp thông liên kết với nhau tiếp tục làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Suy Niệm Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:43 18/05/2018
SUỐI BẨY NGUỒN
(Ga 20, 19-23)
H.Khỏi 40 ngày ấy Đức Chúa Giêsu đi đâu?
T. Đức Chúa Giêsu lên trời.
Vâng kính thưa cộng đoàn, 40 ngày sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm cao cả Chúa về Trời, tiếp đến Giáo hội làm tuần cửu nhật thiết tha cầu xin : "Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến...".
Giáo hội xin Chúa Thánh Thần đến để làm gì ? Thưa, Chúa Thánh Thần đến để rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường… (Ca tiếp liên).
H. Đức Chúa Giêsu lên trời có bỏ chúng ta mồ côi không?
T. Không, Đức Chúa Giêsu lên trời đoạn, khỏi 10 ngay đã sai Đức Chúa Thánh Thần xuống trên các thánh tông đồ để ở lại với Hội Thánh mãi cho đến tận thế.
Đúng 10 ngày sau khi Chúa về Trời, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên và hiện diện trong lịch sử Giáo hội, hành động không biết mệt mỏi.
Nếu như khi xưa Chúa Thánh Thần đã lấy hình lưỡi lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người cùng ban đầy đủ các ơn với các sự kiện bên ngoài, thì hôm nay chúng ta tin Chúa Thánh Thần đến với chúng ta một cách đặc biệt trong ngày lễ của Ngài.
Trước hết Chúa Thánh Thần đến với chúng ta qua các bài đọc Kinh Thánh mà chúng ta vừa nghe, vì Ngài là tác tác giả thần linh. Tôi thấy cộng đoàn lắng nghe sốt sáng với lòng khao khát được gặp gỡ Ngài, tiếp xúc với Ngài, được Ngài dạy dỗ, soi sáng và hướng dẫn. Chúa Thánh Thần còn đến với chúng ta qua những lời cầu nguyện của Giáo Hội và của từng người trong chúng ta. Tôi thấy mọi người hát kinh Vinh Danh sốt sáng lắm, hẳn phải có Chúa Thánh Thần. Ngài khơi dậy sự cầu nguyện, khơi dậy những tâm tình đạo đức nơi chúng ta; Ngài đốt lửa kính mến Chúa nơi chúng ta. Nếu không có ơn Chúa Thánh Thần thì chúng ta chẳng đến đây làm gì, và có đến thì cũng chỉ ngồi yên thôi.
Chúa Thánh Thần còn đến với chúng ta qua lời giảng dạy của Giáo Hội, Ngài khơi dậy đức tin nơi chúng ta. Ngài dạy ta tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, lát nữa đây chúng ta sẽ tuyên xưng khi đọc kinh Tin Kính. Ngoài ơn đức tin là hồng ân trọng đại, Chúa Thánh Thần còn ban cho Giáo Hội rất nhiều ân sủng khác, mỗi người một kiểu một cách, không ai thiếu ân sủng của Ngài, để mỗi người chúng ta dùng những ơn đó mà xây dựng ích chung cho Giáo Hội: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết và ơn thông minh, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Chúa và tài năng như : tông đồ, làm tiên tri, nói tiếng mới lạ… mỗi người mỗi ơn rất phong phú và đa dạng.
H. Chúa Thánh Thần là Đấng nào?
T. Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba. Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài là Thiên Chúa Thật, cùng uy quyền và vinh quang như Chúa Cha và Chúa Con.
H.Chúa Thánh Thần còn được gọi bằng những danh hiệu nào?
T.Ngài thường được gọi là Thần khí của Thiên Chúa,là Thần khí của sự thật,là Đấng an ủi và là Đấng ban sự sống.
Chúa Giêsu gọi Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, Đấng An Ủi, là Bình An, là Niềm Vui, là Sự Sống.
Chúa Thánh Thần là Ơn Bình An mà Chúa Kitô Phục Sinh mang đến, khi hiện ra với các Tông Đồ, khi đến với Giáo Hội, đến với Cộng đoàn phụng vụ chúng ta. Ngài là Sự Bình An mà thế gian không thể ban tặng như Chúa Giêsu đã nói. Có Chúa Thánh Thần, lòng ta sẽ được bình an, một sự bình an kỳ diệu, đồng nghĩa với hạnh phúc, với ơn cứu độ và sự sống đời đời.
Chúa Thánh Thần là Niềm Vui, mà Chúa Kitô Phục Sinh ban cho ta, một niềm vui khôn tả. Các môn đệ ngày xưa vui mừng vì được thấy Chúa Phục Sinh, chúng ta ngày hôm nay không nhìn thấy Chúa bằng giác quan, nhưng thấy Chúa bằng đức tin, thấy Chúa trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Niềm Hoan Lạc ở trong Thiên Chúa Ba Ngôi, là Niềm Vui mà Chúa Kitô Phục Sinh chia sẻ cho chúng ta, để chúng ta thông phần hạnh phúc của Thiên Chúa.
Chúa Thánh Thần là Sự Sống, là Thần Khí, là Hơi Thở mà Chúa Kitô Phục Sinh ban cho Giáo Hội, khi Người thổi hơi vào các thánh Tông đồ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." (Ga 20, 23). Chúng ta nghe nói nhiều đến ơn cứu độ, nhưng có lẽ chúng ta vẫn chưa am hiểu và còn cảm thấy trừu tượng, xa vời. Theo đoạn Tin mừng Gioan hôm nay, ơn cứu độ, chính là Thần Khí Phục Sinh của Chúa Kitô, nhờ đó mà mọi người được Thiên Chúa vừa ban cho ơn tha tội, vừa ban cho sự sống mới, thông phần Sự Sống Lại của Chúa Kitô.
Lạy Chúa Giêsu, trước khi về Trời, Chúa đã hứa là xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến với chúng con, thì xin Chúa giữ lời mà ban cho chúng con Thánh Thần Chúa để Ngài ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 20, 19-23)
H.Khỏi 40 ngày ấy Đức Chúa Giêsu đi đâu?
T. Đức Chúa Giêsu lên trời.
Vâng kính thưa cộng đoàn, 40 ngày sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm cao cả Chúa về Trời, tiếp đến Giáo hội làm tuần cửu nhật thiết tha cầu xin : "Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến...".
Giáo hội xin Chúa Thánh Thần đến để làm gì ? Thưa, Chúa Thánh Thần đến để rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường… (Ca tiếp liên).
H. Đức Chúa Giêsu lên trời có bỏ chúng ta mồ côi không?
T. Không, Đức Chúa Giêsu lên trời đoạn, khỏi 10 ngay đã sai Đức Chúa Thánh Thần xuống trên các thánh tông đồ để ở lại với Hội Thánh mãi cho đến tận thế.
Đúng 10 ngày sau khi Chúa về Trời, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên và hiện diện trong lịch sử Giáo hội, hành động không biết mệt mỏi.
Nếu như khi xưa Chúa Thánh Thần đã lấy hình lưỡi lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người cùng ban đầy đủ các ơn với các sự kiện bên ngoài, thì hôm nay chúng ta tin Chúa Thánh Thần đến với chúng ta một cách đặc biệt trong ngày lễ của Ngài.
Trước hết Chúa Thánh Thần đến với chúng ta qua các bài đọc Kinh Thánh mà chúng ta vừa nghe, vì Ngài là tác tác giả thần linh. Tôi thấy cộng đoàn lắng nghe sốt sáng với lòng khao khát được gặp gỡ Ngài, tiếp xúc với Ngài, được Ngài dạy dỗ, soi sáng và hướng dẫn. Chúa Thánh Thần còn đến với chúng ta qua những lời cầu nguyện của Giáo Hội và của từng người trong chúng ta. Tôi thấy mọi người hát kinh Vinh Danh sốt sáng lắm, hẳn phải có Chúa Thánh Thần. Ngài khơi dậy sự cầu nguyện, khơi dậy những tâm tình đạo đức nơi chúng ta; Ngài đốt lửa kính mến Chúa nơi chúng ta. Nếu không có ơn Chúa Thánh Thần thì chúng ta chẳng đến đây làm gì, và có đến thì cũng chỉ ngồi yên thôi.
Chúa Thánh Thần còn đến với chúng ta qua lời giảng dạy của Giáo Hội, Ngài khơi dậy đức tin nơi chúng ta. Ngài dạy ta tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, lát nữa đây chúng ta sẽ tuyên xưng khi đọc kinh Tin Kính. Ngoài ơn đức tin là hồng ân trọng đại, Chúa Thánh Thần còn ban cho Giáo Hội rất nhiều ân sủng khác, mỗi người một kiểu một cách, không ai thiếu ân sủng của Ngài, để mỗi người chúng ta dùng những ơn đó mà xây dựng ích chung cho Giáo Hội: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết và ơn thông minh, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Chúa và tài năng như : tông đồ, làm tiên tri, nói tiếng mới lạ… mỗi người mỗi ơn rất phong phú và đa dạng.
H. Chúa Thánh Thần là Đấng nào?
T. Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba. Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài là Thiên Chúa Thật, cùng uy quyền và vinh quang như Chúa Cha và Chúa Con.
H.Chúa Thánh Thần còn được gọi bằng những danh hiệu nào?
T.Ngài thường được gọi là Thần khí của Thiên Chúa,là Thần khí của sự thật,là Đấng an ủi và là Đấng ban sự sống.
Chúa Giêsu gọi Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, Đấng An Ủi, là Bình An, là Niềm Vui, là Sự Sống.
Chúa Thánh Thần là Ơn Bình An mà Chúa Kitô Phục Sinh mang đến, khi hiện ra với các Tông Đồ, khi đến với Giáo Hội, đến với Cộng đoàn phụng vụ chúng ta. Ngài là Sự Bình An mà thế gian không thể ban tặng như Chúa Giêsu đã nói. Có Chúa Thánh Thần, lòng ta sẽ được bình an, một sự bình an kỳ diệu, đồng nghĩa với hạnh phúc, với ơn cứu độ và sự sống đời đời.
Chúa Thánh Thần là Niềm Vui, mà Chúa Kitô Phục Sinh ban cho ta, một niềm vui khôn tả. Các môn đệ ngày xưa vui mừng vì được thấy Chúa Phục Sinh, chúng ta ngày hôm nay không nhìn thấy Chúa bằng giác quan, nhưng thấy Chúa bằng đức tin, thấy Chúa trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Niềm Hoan Lạc ở trong Thiên Chúa Ba Ngôi, là Niềm Vui mà Chúa Kitô Phục Sinh chia sẻ cho chúng ta, để chúng ta thông phần hạnh phúc của Thiên Chúa.
Chúa Thánh Thần là Sự Sống, là Thần Khí, là Hơi Thở mà Chúa Kitô Phục Sinh ban cho Giáo Hội, khi Người thổi hơi vào các thánh Tông đồ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." (Ga 20, 23). Chúng ta nghe nói nhiều đến ơn cứu độ, nhưng có lẽ chúng ta vẫn chưa am hiểu và còn cảm thấy trừu tượng, xa vời. Theo đoạn Tin mừng Gioan hôm nay, ơn cứu độ, chính là Thần Khí Phục Sinh của Chúa Kitô, nhờ đó mà mọi người được Thiên Chúa vừa ban cho ơn tha tội, vừa ban cho sự sống mới, thông phần Sự Sống Lại của Chúa Kitô.
Lạy Chúa Giêsu, trước khi về Trời, Chúa đã hứa là xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến với chúng con, thì xin Chúa giữ lời mà ban cho chúng con Thánh Thần Chúa để Ngài ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cảnh khốn cùng của 7000 người thiểu số Kachin tại Myanmar phải trốn chạy!
Thanh Quảng sdb
02:40 18/05/2018
Cảnh khốn cùng của 7000 người thiểu số Kachin tại Myanmar phải trốn chạy!
Theo Thông tấn xã Fides từ Yangon thì hơn 7.000 người Công Giáo thuộc dân tộc thiểu số Kachin, ở miền bắc Myanmar, đã bị buộc phải bỏ nhà cửa trốn chạy vì sự leo thang bạo lực giữa quân đội Miến Điện và các phiến quân độc lập Kachin. Đức Giám Mục Francis Daw Tang, đứng đầu giáo phận Myitkyina, ở bang Kachin xác nhận với Thông tấn xã Fides như vậy.
Đức Giám Mục giải thích: "Vào đầu tháng Tư, quân đội Miến Điện đã bắt đầu tấn công khu vực biên giới với Trung Quốc. Nhiều làng bị tấn công và dân chúng bắt đầu di tản. Nhiều người đã bị kẹt trong rừng ba tuần nay, không có thức ăn và không được đi đâu cả, vì họ bị tình nghi là những người cộng tác với đám quân nổi loạn". Đức cha cho hay tiếp "Những người tị nạn đã đến giáo xứ Tanghpre. Hiện tại đã có 243 gia đình đến được giáo xứ, tổng cộng khoảng 1200 người. Số 600 người khác đã đến Palana, tại nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả, và nhiều người khác chia thành các nhóm nhỏ đã đến trú ẩn trong một số các nhà thờ khác". Đức cha cho hay Caritas của Myanmar đang trợ giúp những người này! Hôm qua, một số khoảng 400 người đã tới được thủ phủ Kachin, Myitkyina, nơi đã có hơn 4000 người tị nạn khác.
Những gì đang xảy ra ở phía bắc đất nước Myanmar theo nhà phân tích chính trị Stella Naw cho hay: "Đây là một cuộc chiến mà người dân vô tội trở thành nạn nhân của quân đội Miến Điện, trong lúc này cộng đồng quốc tế cũng làm lơ tình trạng khốn cùng này", và mặc kệ những khủng hoảng đangxảy ra cho người Hồi giáo Rohingya.
Theo ông Than Htoi, một Kitô hữu và cũng là một nhân viên xã hội ở bang Kachin cho hay "Đây là một cuộc chiến vô hình". Sau vụ nổ bom Trường Kachin Baptist Mission, một Trung tâm Kitô giáo đã bị phá hủy ngày 11/5 vừa qua, thì "các cuộc tấn công quân sự đã chỉa mũi dìu vào dân chúng".
Theo ông Yanghee Lee, một đặc sứ LHQ về nhân quyền, trong bản báo cáo tháng 3 của ông cho Hội đồng Nhân quyền, đã kêu gọi hãy chấm dứt ngay cuộc chiến này, ông nói: "Những gì chúng ta đang chứng kiến không thể chấp nhận được: thường dân vô tội bị giết và bị thương và hàng trăm gia đình đang trốn chạy để tránh cái chết”!
Theo Thông tấn xã Fides từ Yangon thì hơn 7.000 người Công Giáo thuộc dân tộc thiểu số Kachin, ở miền bắc Myanmar, đã bị buộc phải bỏ nhà cửa trốn chạy vì sự leo thang bạo lực giữa quân đội Miến Điện và các phiến quân độc lập Kachin. Đức Giám Mục Francis Daw Tang, đứng đầu giáo phận Myitkyina, ở bang Kachin xác nhận với Thông tấn xã Fides như vậy.
Đức Giám Mục giải thích: "Vào đầu tháng Tư, quân đội Miến Điện đã bắt đầu tấn công khu vực biên giới với Trung Quốc. Nhiều làng bị tấn công và dân chúng bắt đầu di tản. Nhiều người đã bị kẹt trong rừng ba tuần nay, không có thức ăn và không được đi đâu cả, vì họ bị tình nghi là những người cộng tác với đám quân nổi loạn". Đức cha cho hay tiếp "Những người tị nạn đã đến giáo xứ Tanghpre. Hiện tại đã có 243 gia đình đến được giáo xứ, tổng cộng khoảng 1200 người. Số 600 người khác đã đến Palana, tại nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả, và nhiều người khác chia thành các nhóm nhỏ đã đến trú ẩn trong một số các nhà thờ khác". Đức cha cho hay Caritas của Myanmar đang trợ giúp những người này! Hôm qua, một số khoảng 400 người đã tới được thủ phủ Kachin, Myitkyina, nơi đã có hơn 4000 người tị nạn khác.
Những gì đang xảy ra ở phía bắc đất nước Myanmar theo nhà phân tích chính trị Stella Naw cho hay: "Đây là một cuộc chiến mà người dân vô tội trở thành nạn nhân của quân đội Miến Điện, trong lúc này cộng đồng quốc tế cũng làm lơ tình trạng khốn cùng này", và mặc kệ những khủng hoảng đangxảy ra cho người Hồi giáo Rohingya.
Theo ông Than Htoi, một Kitô hữu và cũng là một nhân viên xã hội ở bang Kachin cho hay "Đây là một cuộc chiến vô hình". Sau vụ nổ bom Trường Kachin Baptist Mission, một Trung tâm Kitô giáo đã bị phá hủy ngày 11/5 vừa qua, thì "các cuộc tấn công quân sự đã chỉa mũi dìu vào dân chúng".
Theo ông Yanghee Lee, một đặc sứ LHQ về nhân quyền, trong bản báo cáo tháng 3 của ông cho Hội đồng Nhân quyền, đã kêu gọi hãy chấm dứt ngay cuộc chiến này, ông nói: "Những gì chúng ta đang chứng kiến không thể chấp nhận được: thường dân vô tội bị giết và bị thương và hàng trăm gia đình đang trốn chạy để tránh cái chết”!
Diễn biến nghẹn ngào: Tất cả các Giám Mục Chí Lợi từ chức
Đặng Tự Do
07:34 18/05/2018
Vào lúc bế mạc cuộc họp 3 ngày với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tất cả các Giám Mục Chí Lợi đều yêu cầu các nạn nhân của vụ tai tiếng lạm dụng tính dục ở quốc gia này tha thứ và đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng.
Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 5, các Giám Mục đã cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô về “sự lắng nghe hiền phụ và sự sửa sai trong tình huynh đệ” và cầu xin sự tha thứ cho những nỗi đau gây ra cho các nạn nhân, cho Đức Giáo Hoàng, dân Chúa và quốc gia vì “những thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng” của các ngài.
Bản tuyên bố đã được đọc cho giới báo chí nghe bằng tiếng Tây Ban Nha bởi Đức Giám Mục Juan Ignacio González của San Bernardo, một thành viên của ủy ban quốc gia Chí Lợi về bảo vệ trẻ vị thành niên; và sau đó bằng tiếng Ý bởi Đức Giám Mục Fernando Ramos, Giám Mục Phụ Tá Santiago và là thư ký của Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi.
Trong bản tuyên bố, các Giám Mục cũng cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna người Malta và Đức Ông Jordi Bertomeu, người Tây Ban Nha, về cuộc điều tra sâu rộng liên quan đến cuộc khủng hoảng mà hai vị đã thực hiện hồi đầu năm nay.
Các Giám Mục cũng cảm ơn các nạn nhân vì “sự bền đỗ và lòng can đảm của họ, bất chấp những khó khăn rất lớn về phương diện cá nhân, tinh thần, xã hội và gia đình mà họ phải đối mặt,” nhiều lần giữa sự hiểu lầm và tấn công từ chính cộng đồng giáo hội của họ.
Các Giám Mục cũng cầu mong sự giúp đỡ của các nạn nhân để Giáo Hội tại Chí Lợi vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay và nói rằng vào cuối phiên họp sau cùng với Đức Thánh Cha vào ngày 17 tháng Năm, mỗi Giám Mục đang tại chức đã trình lên Đức Thánh Cha thư từ chức của các ngài và chờ quyết định của Đức Thánh Cha.
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí, Đức Cha González cho biết bây giờ các Giám Mục sẽ trở lại giáo phận của các ngài và sẽ tiếp tục công việc như thường lệ cho đến khi nhận được chỉ thị của Đức Giáo Hoàng. Ngài sẽ bác bỏ việc từ chức này, hay chấp nhận ngay lập tức, hoặc giải quyết đơn này khi có thể bổ nhiệm được một Giám Mục khác.
Trong cuộc họp từ ngày 15 đến 17 tháng 5 giữa Đức Thánh Cha và các Giám Mục Chí Lợi, có 32 vị là Giám Mục đương chức và 2 vị đã về hưu. Các ngài đã được chính Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập vào tháng trước sau cuộc điều tra của Đức Tổng Giám Mục Scicluna và Đức Ông Bertomeu về tai tiếng lạm dụng tính dục tại Chí Lợi, dẫn đến một báo cáo dài 2,300 trang.
Source Catholic News Agency - All Chilean bishops present resignation, await decision from pope
Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 5, các Giám Mục đã cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô về “sự lắng nghe hiền phụ và sự sửa sai trong tình huynh đệ” và cầu xin sự tha thứ cho những nỗi đau gây ra cho các nạn nhân, cho Đức Giáo Hoàng, dân Chúa và quốc gia vì “những thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng” của các ngài.
Bản tuyên bố đã được đọc cho giới báo chí nghe bằng tiếng Tây Ban Nha bởi Đức Giám Mục Juan Ignacio González của San Bernardo, một thành viên của ủy ban quốc gia Chí Lợi về bảo vệ trẻ vị thành niên; và sau đó bằng tiếng Ý bởi Đức Giám Mục Fernando Ramos, Giám Mục Phụ Tá Santiago và là thư ký của Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi.
Trong bản tuyên bố, các Giám Mục cũng cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna người Malta và Đức Ông Jordi Bertomeu, người Tây Ban Nha, về cuộc điều tra sâu rộng liên quan đến cuộc khủng hoảng mà hai vị đã thực hiện hồi đầu năm nay.
Các Giám Mục cũng cảm ơn các nạn nhân vì “sự bền đỗ và lòng can đảm của họ, bất chấp những khó khăn rất lớn về phương diện cá nhân, tinh thần, xã hội và gia đình mà họ phải đối mặt,” nhiều lần giữa sự hiểu lầm và tấn công từ chính cộng đồng giáo hội của họ.
Các Giám Mục cũng cầu mong sự giúp đỡ của các nạn nhân để Giáo Hội tại Chí Lợi vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay và nói rằng vào cuối phiên họp sau cùng với Đức Thánh Cha vào ngày 17 tháng Năm, mỗi Giám Mục đang tại chức đã trình lên Đức Thánh Cha thư từ chức của các ngài và chờ quyết định của Đức Thánh Cha.
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí, Đức Cha González cho biết bây giờ các Giám Mục sẽ trở lại giáo phận của các ngài và sẽ tiếp tục công việc như thường lệ cho đến khi nhận được chỉ thị của Đức Giáo Hoàng. Ngài sẽ bác bỏ việc từ chức này, hay chấp nhận ngay lập tức, hoặc giải quyết đơn này khi có thể bổ nhiệm được một Giám Mục khác.
Trong cuộc họp từ ngày 15 đến 17 tháng 5 giữa Đức Thánh Cha và các Giám Mục Chí Lợi, có 32 vị là Giám Mục đương chức và 2 vị đã về hưu. Các ngài đã được chính Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập vào tháng trước sau cuộc điều tra của Đức Tổng Giám Mục Scicluna và Đức Ông Bertomeu về tai tiếng lạm dụng tính dục tại Chí Lợi, dẫn đến một báo cáo dài 2,300 trang.
Source Catholic News Agency - All Chilean bishops present resignation, await decision from pope
Vị Hồng Y cổ vũ mạnh mẽ cho Phụng Vụ Latinh qua đời ở tuổi 88
Đặng Tự Do
08:33 18/05/2018
Đức Hồng Y Darío Castrillón Hoyos, nhà vô địch cổ vũ mạnh mẽ cho Phụng Vụ Latinh, đã qua đời ở Rome, hưởng thọ 88 tuổi.
Đức Hồng Y người Colombia đã từng là chủ tịch của ủy ban giáo hoàng Ecclesia Dei khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 công bố Tự Sắc “Summorum Pontificum”, cho phép cử hành rộng rãi Phụng Vụ Latinh cũ.
Ngày mùng 7-7-2007 Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã công bố thư gửi các Giám Mục Công Giáo toàn thế giới để giới thiệu Tự Sắc “Summorum Pontificum” về việc dùng phụng vụ Latinh trước khi có cuộc cải tổ năm 1970.
Ngài cho biết đây là kết qủa các suy tư, tham khảo và cầu nguyện lâu dài. Ngài trả lời cho hai nỗi lo lắng: thứ nhất là nỗi lo sợ cho rằng việc dùng lễ nghi phụng vụ cũ tiếng Latinh gây thiệt hại cho quyền bính của Công Đồng Chung Vatican II và các quyết định của Công Đồng, trong đó có quyết định liên quan tới việc cải tổ phụng vụ; và thứ hai là nỗi lo sợ cho rằng việc dùng Sách Lễ cũ tiếng Latinh năm 1962 có thể tạo ra các hỗn loạn và chia rẽ trong các cộng đoàn giáo xứ.
Sau Tự Sắc này, Đức Hồng Y trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho Thánh lễ Latinh. Ngài thậm chí còn tuyên bố rằng Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI muốn mọi giáo xứ đều có Thánh Lễ Latinh, chứ không chỉ những nơi có nhu cầu.
“Tất cả các giáo xứ. Chứ không phải là nhiều giáo xứ - tất cả các giáo xứ, bởi vì đây là ân sủng của Thiên Chúa,” Ngài nói như trên với Catholic Herald vào năm 2008. “Đức Giáo Hoàng đem lại sự phong phú này, và điều quan trọng là các thế hệ mới phải biết quá khứ của Giáo Hội. Hình thức thờ phượng này rất cao quý, quá đẹp – đó là cách thức thể hiện đức tin của chúng ta sâu sắc nhất về mặt thần học”
Ngài đã trở thành vị Hồng Y đầu tiên trong 40 năm cử hành Phụng Vụ Latinh tại Nhà thờ Westminster.
Đức Hồng Y Castrillón Hoyos sinh năm 1929. Ngài được thụ phong linh mục năm 1952 và được tấn phong giám mục năm 1971. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào năm 1998 và bổ nhiệm ngài vào chức vụ Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ. Sau đó, ngài là Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei từ năm 2000 đến 2009.
Source: Catholic Herald Cardinal Castrillón Hoyos, advocate of the Traditional Mass, dies aged 88
Đức Hồng Y người Colombia đã từng là chủ tịch của ủy ban giáo hoàng Ecclesia Dei khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 công bố Tự Sắc “Summorum Pontificum”, cho phép cử hành rộng rãi Phụng Vụ Latinh cũ.
Ngày mùng 7-7-2007 Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã công bố thư gửi các Giám Mục Công Giáo toàn thế giới để giới thiệu Tự Sắc “Summorum Pontificum” về việc dùng phụng vụ Latinh trước khi có cuộc cải tổ năm 1970.
Ngài cho biết đây là kết qủa các suy tư, tham khảo và cầu nguyện lâu dài. Ngài trả lời cho hai nỗi lo lắng: thứ nhất là nỗi lo sợ cho rằng việc dùng lễ nghi phụng vụ cũ tiếng Latinh gây thiệt hại cho quyền bính của Công Đồng Chung Vatican II và các quyết định của Công Đồng, trong đó có quyết định liên quan tới việc cải tổ phụng vụ; và thứ hai là nỗi lo sợ cho rằng việc dùng Sách Lễ cũ tiếng Latinh năm 1962 có thể tạo ra các hỗn loạn và chia rẽ trong các cộng đoàn giáo xứ.
Sau Tự Sắc này, Đức Hồng Y trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho Thánh lễ Latinh. Ngài thậm chí còn tuyên bố rằng Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI muốn mọi giáo xứ đều có Thánh Lễ Latinh, chứ không chỉ những nơi có nhu cầu.
“Tất cả các giáo xứ. Chứ không phải là nhiều giáo xứ - tất cả các giáo xứ, bởi vì đây là ân sủng của Thiên Chúa,” Ngài nói như trên với Catholic Herald vào năm 2008. “Đức Giáo Hoàng đem lại sự phong phú này, và điều quan trọng là các thế hệ mới phải biết quá khứ của Giáo Hội. Hình thức thờ phượng này rất cao quý, quá đẹp – đó là cách thức thể hiện đức tin của chúng ta sâu sắc nhất về mặt thần học”
Ngài đã trở thành vị Hồng Y đầu tiên trong 40 năm cử hành Phụng Vụ Latinh tại Nhà thờ Westminster.
Đức Hồng Y Castrillón Hoyos sinh năm 1929. Ngài được thụ phong linh mục năm 1952 và được tấn phong giám mục năm 1971. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào năm 1998 và bổ nhiệm ngài vào chức vụ Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ. Sau đó, ngài là Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei từ năm 2000 đến 2009.
Source: Catholic Herald Cardinal Castrillón Hoyos, advocate of the Traditional Mass, dies aged 88
ĐGH Phanxicô: Đừng phí phạm thời gian làm những chuyện không đâu.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:10 18/05/2018
(Vatican News) Trong bài giảng Thánh Lễ sáng nay, ngày Thứ Sáu 18 tháng Năm, tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH Phanxicô đã nhắc nhở cám giám mục và tất cả các linh mục hãy “yêu Chúa, chăm sóc đoàn chiên và chuẩn bị mình để vác thập giá,“đừng phí phạm thời gian can thiệp vào đời sống của những người khác.”
Lời khuyên của ĐGH được rút ra từ Phúc Âm của Thánh Gioan kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của Chúa Giê-su và Thánh Phê-rô.
Hãy theo Ta.
ĐGH nói rằng Chúa Giê-su hướng dẫn Thánh Phê-rô trên một hành trình tinh thần qua sự liên hệ của Chúa và thánh nhân. Chúa Giê-su muốn làm như thế đối với tất cả mỗi người chúng ta, để chúng ta “nhớ lại cuộc hành trình chung của chúng ta.”
Đức Thánh Cha đã chuyển những lời cuối cùng của Chúa nói với Thánh Phê-rô - Hãy theo Ta- thành một thái độ và hành vi cụ thể, và cho thánh Phê-rô ba chỉ đạo: “ Yêu Chúa, chăm sóc con chiên của Chúa và chuẩn bị chính mình”
Tình yêu là căn tính của linh mục.
Bước đầu tiên để trở thành môn đệ của Con Thiên Chúa là yêu. Vì thế chăm sóc và yêu thương đoàn chiên của Thiên Chúa là một phần thiết yếu nơi căn tính của linh mục. ĐGH nói rằng “Căn tính của một vị giám mục và của một linh mục là một người mục tử.”
“Yêu Chúa, chăm sóc con chiên của Chúa và chuẩn bị cho mình. Yêu Chúa hơn tất cả những người khác. Hãy yêu Chúa như con có thể yêu. Đó là những gì Thiên Chúa đòi hỏi nơi các linh mục và tất cả chúng ta. “Hãy yêu Chúa”. Bước đầu tiên trong đối thoại với Thiên Chúa là yêu.”
Dẫn con đến nơi mà con không muốn.
ĐGH Phanxicô nhắc nhở các tín hữu rằng những ai ôm chặt, trọn vẹn vào Chúa là chuẩn bị bước vào “ tử đạo” và “ vác thập giá,” có nghĩa là được dẫn vào nơi họ không muốn tới. Nhưng đây chính là chiếc la bàn định hướng cho linh mục.
“Hãy chuẩn bị cho những gian truân; chuẩn bị để lại đàng sau mọi thứ, để người khác có thể đến và làm khác đi. Hãy chuẩn bị cho mình cho sự lãng quên này trong cuộc đời. Và người ta sẽ mang con dọc theo những con đường đầy tủi nhục, ngay cả phải chết vì đạo. Những người ca ngợi con, nói tốt về con khi con còn làm linh mục thì giờ đây sẽ nói xấu con, bởi vì kẻ khác đã đến mà họ thích người ấy hơn con. Hãy chuẩn bị vác thập giá cuộc đời khi người ta mang con tới nơi mà con không muốn tới. Hãy yêu Chúa, chăm sóc đoàn chiên và chuẩn bị cho mình. Đây là tấm bản đồ chỉ đường, chiếc la bàn của một linh mục.
Đừng làm những chuyện không đâu.
Trong phần kết thúc, ĐGH Phanxicô đã chú trong đến một loại cám dỗ cuối cùng, phổ biến: Ước muốn can thiệp vào đời sống của những người khác mà lại lơ là, không để tâm để trí vào công việc của mình.
“Hãy để tâm lo cho công việc của mình và đừng dí mũi vào những công việc của người khác. Vi linh mục yêu Chúa, chăm lo cho đoàn chiên và chuẩn bị mình để vác thập giá…Đừng phí phạm thời gian làm những việc không đâu, ngay cả với những lời đồn đoán về giáo hội. Hãy yêu Chúa, chăm sóc con chiên của Chúa và chuẩn bị mình để đừng xa vào cám dỗ.”
Source: Vatican News Pope Francis at Mass: 'Don't waste time being a busybody'
Lời khuyên của ĐGH được rút ra từ Phúc Âm của Thánh Gioan kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của Chúa Giê-su và Thánh Phê-rô.
Hãy theo Ta.
ĐGH nói rằng Chúa Giê-su hướng dẫn Thánh Phê-rô trên một hành trình tinh thần qua sự liên hệ của Chúa và thánh nhân. Chúa Giê-su muốn làm như thế đối với tất cả mỗi người chúng ta, để chúng ta “nhớ lại cuộc hành trình chung của chúng ta.”
Đức Thánh Cha đã chuyển những lời cuối cùng của Chúa nói với Thánh Phê-rô - Hãy theo Ta- thành một thái độ và hành vi cụ thể, và cho thánh Phê-rô ba chỉ đạo: “ Yêu Chúa, chăm sóc con chiên của Chúa và chuẩn bị chính mình”
Tình yêu là căn tính của linh mục.
Bước đầu tiên để trở thành môn đệ của Con Thiên Chúa là yêu. Vì thế chăm sóc và yêu thương đoàn chiên của Thiên Chúa là một phần thiết yếu nơi căn tính của linh mục. ĐGH nói rằng “Căn tính của một vị giám mục và của một linh mục là một người mục tử.”
“Yêu Chúa, chăm sóc con chiên của Chúa và chuẩn bị cho mình. Yêu Chúa hơn tất cả những người khác. Hãy yêu Chúa như con có thể yêu. Đó là những gì Thiên Chúa đòi hỏi nơi các linh mục và tất cả chúng ta. “Hãy yêu Chúa”. Bước đầu tiên trong đối thoại với Thiên Chúa là yêu.”
Dẫn con đến nơi mà con không muốn.
ĐGH Phanxicô nhắc nhở các tín hữu rằng những ai ôm chặt, trọn vẹn vào Chúa là chuẩn bị bước vào “ tử đạo” và “ vác thập giá,” có nghĩa là được dẫn vào nơi họ không muốn tới. Nhưng đây chính là chiếc la bàn định hướng cho linh mục.
“Hãy chuẩn bị cho những gian truân; chuẩn bị để lại đàng sau mọi thứ, để người khác có thể đến và làm khác đi. Hãy chuẩn bị cho mình cho sự lãng quên này trong cuộc đời. Và người ta sẽ mang con dọc theo những con đường đầy tủi nhục, ngay cả phải chết vì đạo. Những người ca ngợi con, nói tốt về con khi con còn làm linh mục thì giờ đây sẽ nói xấu con, bởi vì kẻ khác đã đến mà họ thích người ấy hơn con. Hãy chuẩn bị vác thập giá cuộc đời khi người ta mang con tới nơi mà con không muốn tới. Hãy yêu Chúa, chăm sóc đoàn chiên và chuẩn bị cho mình. Đây là tấm bản đồ chỉ đường, chiếc la bàn của một linh mục.
Đừng làm những chuyện không đâu.
Trong phần kết thúc, ĐGH Phanxicô đã chú trong đến một loại cám dỗ cuối cùng, phổ biến: Ước muốn can thiệp vào đời sống của những người khác mà lại lơ là, không để tâm để trí vào công việc của mình.
“Hãy để tâm lo cho công việc của mình và đừng dí mũi vào những công việc của người khác. Vi linh mục yêu Chúa, chăm lo cho đoàn chiên và chuẩn bị mình để vác thập giá…Đừng phí phạm thời gian làm những việc không đâu, ngay cả với những lời đồn đoán về giáo hội. Hãy yêu Chúa, chăm sóc con chiên của Chúa và chuẩn bị mình để đừng xa vào cám dỗ.”
Source: Vatican News Pope Francis at Mass: 'Don't waste time being a busybody'
Giáo hội Chí Lợi, qua thư cuả Đức Giáo Hoàng.
Trần Mạnh Trác
16:25 18/05/2018
Bản báo cáo cuả hai điều tra viên dài tới 2.300 trang và cho đến nay vẫn chưa được công bố.
Cuộc điều tra ban đầu tập trung vào Giám mục Juan Barros của Osorno, được bổ nhiệm vào năm 2015 và bị cáo buộc bởi một nạn nhân của linh mục Karadima.
Nhắc lại vào năm 2011, LM Karadima đã bị Bộ Giáo lý Đức tin của Giáo hội kết tội lạm dụng trẻ vị thành niên và bị kết án phải sống biệt lập và cầu nguyện. Nhưng ngay sau đó đã nổ ra nhiều cáo buộc về những việc che giấu tội ác này cuả ba vị giám mục – là Andrés Arteaga, Tomislav Koljatic và Horacio Valenzuela – Những cáo buộc đó tố giác rằng họ là những người đã biết về tội ác của LM Karadima và đã không hành động.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban đầu đã bảo vệ giám mục Barros, do ngài đặt lên, nói rằng ngài không nhận được bằng chứng nào về tội lỗi của vị giám mục này, và gọi những cáo buộc chống lại giám mục là vu khống ("calumny"). Tuy nhiên, sau khi nhận được báo cáo của DTGM Scicluna, DGH đã xin lỗi và yêu cầu được gặp trực tiếp các giám mục và những nạn nhân.
Trong một bức thư gay gắt (scathing) ngày 17 tháng 5 gửi đến các giám mục Chile, và bị rò rỉ ra đài truyền hình Chile T13, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiả (skewer) các giám mục Chile vì đã duy trì một hệ thống bê bối liên quan đến nhiều sự kiện như là tiêu hủy các tài liệu và việc điều tra thì nông cạn dẫn đến những việc thuyên chuyển nghi phạm từ trường học này hoặc từ giáo xứ nọ đến những nơi khác mà họ vẫn có thể tiếp cận với trẻ em.
Mặc dù các nạn nhân ở Chile cũng đã bị mất uy tín trước dư luận vì đã có những câu chuyện họ dàn dựng ra chỉ nhằm mục đích để tấn Công Giáo hội mà thôi, nhưng bức thư của Đức Giáo Hoàng có vẻ như đứng về phiá các nạn nhân, dựa trên bằng chứng của bản báo cáo của DTGM Scicluna.
Trong bức thư, DGH Phanxicô lưu ý rằng cuộc điều tra cuả DTGM Scicluna phát hiện ra rằng mặc dù đã có một số giáo sĩ bị trục xuất vì "hành vi vô đạo đức", nhưng những bản án lại đổ lỗi cho "hành vi tội phạm" đó là một sự yếu đuối đơn giản cuả con người, rồi sau đó thuyên chuyển họ đến các giáo xứ hoặc giáo phận khác mà ở nơi đó họ vẫn có thể "tiếp xúc hàng ngày và trực tiếp với trẻ vị thành niên."
Những vấn đề trong bức thư có vẻ như không chỉ nói về vụ LM Karadima mà thôi, mà còn có ý chỉ về các dòng tu khác ở Chile, mà gần đây nhiều việc bê bối đã bị đưa ra ánh sáng, trong đó có các dòng Salesian, Phanxicô và Marist.
Trong bức thư, DGH Phanxicô nói đã có nhiều sai sót nghiêm trọng trong việc xử lý các trường hợp “tội phạm nghiêm trọng” (“delicta graviora”,) mà những phát hiện trong bàn bá cáo đã chứng thực rằng nhiều lo ngại cuả giáo triều đã từng cảnh báo trước đây là đúng.
Những lỗi này, DGH nói, là do việc tiếp nhận các khiếu nại và thông tin về tội ác, "trong một vài trường hợp đã được phân loại một cách rất hời hợt như là không thể xảy ra", mặc dù chúng mang nhiều dấu hiệu cuả một tội ác nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, DGH viết, phải mất hàng tháng trời trước khi một khiếu nại được điều tra, và cũng có trường hợp khác, đã không được điều tra. Trong nhiều trường hợp , DGH nói, có bằng chứng rõ ràng là có “sự sơ suất rất nghiêm trọng trong việc bảo vệ trẻ em và những trẻ em dễ bị tổn thương, một phần sơ suất ấy là do ở các giám mục và cấp trên cuả các dòng tu.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài “bối rối và xấu hổ” khi đọc các tài liệu về các viên chức điều tra cuả Giáo hội đã bị gây áp lực, và trong một số trường hợp, tài liệu đã bị tiêu hủy bởi những người phụ trách lưu trữ mật khố.
Những hành động này, DGH Phanxicô nói, là bởi có "sự thiếu tôn trọng tuyệt đối đối với các thủ tục cuả giáo luật và, các thực hành như vậy thì đáng ghê tởm và phải được tránh trong tương lai."
Các vấn đề trên, Đức Giáo Hoàng nói, không là do bởi một nhóm người, mà là kết quả của một quá trình đào tạo chủng sinh đã bị hư hỏng.
Trong nhiều trường hợp, nhiều kẻ lạm dụng đã bị phát hiện trong khi họ đang dậy tại chủng viện hay đang coi sóc các tập viên, DGH nói, cho biết rằng cuộc điều tra của DTGM Scicluna chứa đựng "nhiều cáo buộc nghiêm trọng về một số giám mục hoặc bề trên đã gửi những linh mục bị nghi ngờ là đồng tính luyến ái đến các cơ sở giáo dục này."
Trong lá thư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết không chỉ phải nhận ra những thiệt hại, mà còn phải tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến những lạm dụng và che đậy và xác định những phương cách sửa chữa những nỗi đau và đau khổ mà nhiều người phải chịu đựng.
Ngài cho biết vấn đề không phải là một biến cố cô lập, nhưng mọi người đều phải chịu trách nhiệm, "Tôi là người đầu tiên", và không ai có thể chối tội bằng cách "đẩy vấn đề qua lưng của người khác."
"Chúng ta cần một sự thay đổi, chúng ta biết điều đó, chúng ta cần sự thay đổi đó và chúng ta mong muốn nó", DGH nói, và khuyến khích các giám mục hãy đặt Chúa Kitô vào trung tâm. Ngài nói trong thời gian gần đây, Giáo hội Chile đã mất sự tập trung này, và đặt chính họ vào trung tâm thay vì Chúa.
"Tôi không biết việc gì đã xảy ra trước," DGH nói, "là việc sức mạnh tiên tri không còn đã dẫn đến sự thay đổi đối tượng ở trung tâm, hoặc vì có sự thay đổi đối tượng ở trung tâm mà dẫn đến việc mất đi ân sủng tiên tri, nhưng đó đã là đặc trưng cuả quí vị."
Ngài cảnh báo các giám mục không nên có một thái độ giả định trong đó họ tìm cách tự quảng bá mình là “người phiên dịch duy nhất của ý muốn của Đức Chúa Trời.” DGH Phanxicô cũng cảnh báo họ không nên để mình rơi vào một “tâm lý ưu việt” trong cách xử lý vấn đề.
"Một người ưu tú hay có tâm lý ưu việt thường đem lại kết quả là tạo ra sự phân chia, tách biệt và là vòng tròn khép kín dẫn đến tinh thần tự mãn và độc tài, thay vì một tinh thần truyền giáo, điều quan trọng cuả họ là cảm thấy mình đặc biệt, khác với những người khác, không còn quan tâm đến Chuá Giêsu Kitô hay những người khác, ”DGH nói.
Chủ nghĩa Messia, chủ nghĩa ưu việt và chủ nghĩa giáo phiệt, DGH Phanxicô tiếp tục, “tất cả đều là những từ đồng nghĩa cho sự đồi bại trong giáo hội; và cũng đồng nghĩa với một thảm cảnh là chúng ta đánh mất một lương tâm lành mạnh. Lương tâm đó là biết rằng chúng ta thuộc về một Dân Thiên Chúa thánh thiện, một Dân đã có trước chúng ta và - nhờ ơn Chúa - sẽ còn tiếp nối chúng ta. ”
Cầu nguyện và chân thành nhận ra những thất bại là điều cần thiết cho ân sủng cuả Chuá làm việc, DGH nói thêm rằng điều này cứu một người khỏi “sự cám dỗ làm chủ những vùng không gian dối trá, đặc biệt là những vùng không gian không thuộc về chúng ta: mà thuộc về Chúa."
DGH nhấn mạnh rằng việc bãi chức những người cầm đầu là “cần thiết phải được thực hiện, nhưng vẫn không đủ, chúng ta phải đi xa hơn.”
Các vấn đề mà Giáo hội Chilê đối mặt thì rộng hơn, và vì điều này "sẽ là vô trách nhiệm nếu chúng ta không đi sâu vào gốc rễ và vào cấu trúc đã cho phép những sự kiện cụ thể này xảy ra và tiếp tục."
"Sẽ là một thiếu sót nghiêm trọng nếu chúng ta không tìm ra gốc rễ", DGH nói, và "tin rằng chỉ cần loại bỏ một số người, mà không làm gì nữa, thì đã đủ để phục hồi sức khỏe của cơ thể", DGH gọi đó là "một tuyệt vọng .”
"Không có nghi ngờ rằng việc đó sẽ giúp, và là cần thiết phải làm điều đó, nhưng tôi lặp lại, nó là không đủ, vì suy nghĩ như thế là chúng ta đã trút bỏ trách nhiệm về sự tham gia tương ứng cuả chúng ta trong cơ thể cuả giáo hội," Đức Giáo Hoàng nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bức thư với lời yêu cầu các giám mục hãy chống lại sự cám dỗ muốn "tẩu thoát" (save their skin) và cứu lấy danh tiếng của mình, ngài giải thích rằng "mức độ nghiêm trọng của sự việc không cho phép chúng ta trở thành những thợ săn đi tìm vật tế thần."
“Tất cả điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiêm túc và đồng ý chịu trách nhiệm về các vấn đề như là những triệu chứng của toàn thể giáo hội, mà chúng ta được mời để phân tích, và đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm tất cả mọi cách thức cần thiết để những vấn đề ấy không bao giờ còn tiếp tục được nữa. ”
Phản ứng của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về vụ thảm sát tại trường trung học Santa Fe
Đặng Tự Do
16:46 18/05/2018
Một thiếu niên 17 tuổi trang bị một khẩu tiểu liên và một khẩu súng lục đã nổ súng tại một trường trung học ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, giết chết ít nhất 10 người và làm bị thương 10 người khác.
Tay súng, được cảnh sát xác định là Dimitrios Pagourtzis, đã bị bắt giam vì tội giết người sau vụ tấn công vào sáng thứ Sáu tại trường trung học Santa Fe, ở phía đông nam Houston khoảng 50km.
Thống đốc Texas là ông Greg Abbott cho biết vụ nổ súng, diễn ra chỉ vài phút trước 8 giờ sáng thứ Sáu 18 tháng 5, là “một trong những cuộc tấn công ghê tởm nhất mà chúng tôi từng thấy trong lịch sử các trường học tại Texas”.
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra tuyên bố sau:
“Cộng đồng chúng ta và Giáo Hội tại địa phương hiệp thông trong biến cố vừa được thêm vào một danh sách ngày càng dài những người bị ảnh hưởng bởi cái ác do bạo lực súng đạn gây ra.
Tôi gởi những lời cầu nguyện chân thành của tôi, cùng với các giám mục anh em của tôi, đến tất cả những người đã chết, gia đình và bạn bè của họ, những người bị thương, và đến cộng đồng địa phương.
Đáng buồn thay, tôi lại phải một lần nữa chỉ ra sự rạn nứt rõ ràng trong văn hóa và xã hội của chúng ta, khi những đứa trẻ sáng nay cắp sách đến trường để học hỏi và các thầy cô đến đó để truyền cảm hứng cho họ sẽ không về nhà nữa.
Chúng ta là một quốc gia, ở đây và bây giờ, phải nói một tiếng dứt khoát: không còn những cái chết như thế nữa!
Chúa chúng ta là Chúa của sự sống. Xin Chúa hiện diện cùng chúng ta trong nỗi buồn này và chỉ cho chúng ta cách thức tôn vinh món quà quý giá của sự sống và cách thức sống trong hòa bình.”
Source: U.S. Bishops Conference - President of U.S. Bishops Conference Responds to Santa Fe High School Shooting
Tay súng, được cảnh sát xác định là Dimitrios Pagourtzis, đã bị bắt giam vì tội giết người sau vụ tấn công vào sáng thứ Sáu tại trường trung học Santa Fe, ở phía đông nam Houston khoảng 50km.
Thống đốc Texas là ông Greg Abbott cho biết vụ nổ súng, diễn ra chỉ vài phút trước 8 giờ sáng thứ Sáu 18 tháng 5, là “một trong những cuộc tấn công ghê tởm nhất mà chúng tôi từng thấy trong lịch sử các trường học tại Texas”.
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra tuyên bố sau:
“Cộng đồng chúng ta và Giáo Hội tại địa phương hiệp thông trong biến cố vừa được thêm vào một danh sách ngày càng dài những người bị ảnh hưởng bởi cái ác do bạo lực súng đạn gây ra.
Tôi gởi những lời cầu nguyện chân thành của tôi, cùng với các giám mục anh em của tôi, đến tất cả những người đã chết, gia đình và bạn bè của họ, những người bị thương, và đến cộng đồng địa phương.
Đáng buồn thay, tôi lại phải một lần nữa chỉ ra sự rạn nứt rõ ràng trong văn hóa và xã hội của chúng ta, khi những đứa trẻ sáng nay cắp sách đến trường để học hỏi và các thầy cô đến đó để truyền cảm hứng cho họ sẽ không về nhà nữa.
Chúng ta là một quốc gia, ở đây và bây giờ, phải nói một tiếng dứt khoát: không còn những cái chết như thế nữa!
Chúa chúng ta là Chúa của sự sống. Xin Chúa hiện diện cùng chúng ta trong nỗi buồn này và chỉ cho chúng ta cách thức tôn vinh món quà quý giá của sự sống và cách thức sống trong hòa bình.”
Source: U.S. Bishops Conference - President of U.S. Bishops Conference Responds to Santa Fe High School Shooting
Hội nghị liên tôn “Pháp và Ngôn” tại Vatican
Vũ Văn An
17:18 18/05/2018
Theo tin Vatican News, Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn của Tòa Thánh, ngày 15 tháng 5 vừa qua, đã tổ chức một hội nghị tại Vatican với chủ đề “Pháp và Ngôn: Đối Thoại và Hợp Tác Trong Một Thời Đại Phức Tạp” (Dharma and Logos: Dialogue and Cooperation in The Complex Age) với sự tham dự của khoảng 200 đại diện các tôn giáo “Dharmic” vốn phát xuất từ Ấn Độ và nhiều Kitô hữu.
Tôn giáo "Dharmic"
Tòa Thánh không cung cấp nhiều tin tức liên quan tới hội nghị này. Tuy nhiên, dựa vào diễn văn ngày 16 tháng 5 của Đức Phanxicô với các đại diện hội nghị, ta biết tôn giáo “Dharmic” bao gồm Ấn Giáo, Phật Giáo, Đạo Jain (Jainism) và Đạo Sik (Sikhism). Bốn tôn giáo này đều phát xuất từ Ấn Độ. Ấn Giáo thì đã có từ thời tiền sử. Tới thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, Đạo Jain và Đạo Phật xuất hiện gần cùng một lúc như một phản ứng “vô duy thần” (non-theist) trước chủ trương duy thần (theism) của Ấn Giáo. Còn Đạo Sik thì mãi đến thế kỷ 15 Công Nguyên, mới xuất hiện, dưới ảnh hưởng của Hồi Giáo.
Tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng cả bốn tôn giáo đều có chung ý niệm “dharma”. Dịch là Pháp là dịch theo Phật Giáo, chứ thực ra bốn tôn giáo này hiểu dharma khác nhau.
Theo Bách Khoa Britanica, trong Ấn Giáo, dharma là luật tôn giáo và luân lý điều hướng tác phong cá nhân và là một trong bốn mục đích của đời sống. Ngoài dharma áp dụng cho mọi người, bao gồm việc nói thật, không gây thương tích và đại lượng..., còn một dharma đặc biệt gọi là svadharma áp dụng tùy theo giai cấp, địa vị.
Phật giáo vẫn thường dịch dharma là pháp, một trong tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Nhưng pháp không hẳn là luật tôn giáo cho bằng là học thuyết, là chân lý phổ quát chung cho mọi cá nhân thuộc mọi thời đại do Đức Thích Ca công bố. Tóm lại, Pháp đây là Chánh Pháp, là giáo lý của Phật, là điều mà các bậc giác ngộ nhìn nhận trực tiếp, là bản tánh chân thực của sự thật, và là điều mà Phật giảng cho người khác như là con đường. Bởi thế, Pháp là con đường chân chính dẫn chúng ta thoát khỏi khổ đau của luân hồi và vòng sinh tử.
Còn với Đạo Jain, dharma ngoài nghĩa là con đường chính trực theo nghĩa đức hạnh luân lý, còn có nghĩa siêu hình như một “bản chất” trường cửu giúp mọi vật chuyển động.
Việc gọi bốn tôn giáo trên là “dharmic” có hai điều đáng lưu ý: Thứ nhất, gọi họ là tôn giáo “dharmic” cũng giống như gọi Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo là các tôn giáo “Abrahamic” vì cùng nhìn nhận Abraham là “cha của niềm tin”, tuy ba tôn giáo này có những dị biệt nền tảng.
Đại đa số nhân loại
Hai nhóm tôn giáo này, trên thực tế, hiện đang điều hướng lương tâm của hầu hết những con người nhân bản của hành tinh này. Thực vậy, theo số liệu thống kê năm 2005: Do Thái Giáo chiếm 0.23%, Kitô Giáo chiếm 33.06%, Hồi Giáo chiếm 20.28%, Ấn Giáo chiếm 13.33%, Phật Giáo chiếm 5.87%, Đạo Sik chiếm 0.39% và Đạo Jain chiếm 0.07%, tổng cộng là 73.23% tổng số dân số thế giới.
Trong chủ đề của hội nghị, ta thấy nổi bật hai từ quan trọng “Pháp và Ngôn” (Dharma and Logos) là ngầm nói tới hai nhóm tôn giáo chiếm đại đa số nhân loại này. Pháp chủ yếu nói đến con người, cố gắng của họ trong việc tự giải thoát khỏi trầm luân đau khổ, vốn là đặc trưng chung của bốn tôn giáo phát xuất từ Ấn Độ, còn Ngôn chủ yếu nói đến Lời sáng tạo, Lời hằng sống, Lời từ trên cao tự mạc khải để mời gọi con người kết hợp và thăng hoa, vốn là những nét chủ yếu của ba tôn giáo cùng nhận Abraham làm “tổ phụ”.
Dĩ nhiên, hai nhóm tôn giáo này có nhiều điểm rất khác nhau. Có thể nói, các tôn giáo “Abrahamic” là tôn giáo đức tin (faith religions), trong khi các tôn giáo “Dharmic” là tôn giáo thực nghiệm (empirical religions). Trong các tôn giáo sau, không có điều gì cần phải tin theo nghĩa của các tôn giáo đầu (đồng thuận với những tuyên tín và tuyên xưng được lên công thức cẩn thận). Họ cho rằng, kinh nghiệm và việc đích thân thực hành việc suy niệm sẽ dẫn tới tác phong đạo đức, và cuối cùng, tới khôn ngoan.
Trong các tôn giáo Abrahamic, Thiên Chúa là tất cả, còn chúng ta chỉ ở trên Trái Đất này tạm thời, chờ ngày về với Người trên cõi phúc.
Các tôn giáo Dharmic dựa vào việc hiểu chính bạn và mục đích của đời sống là giác ngộ và tránh luân hồi.
Đối thoại và hợp tác
Nhưng khi mời cả bốn tôn giáo trong nhóm “dharmic” này tới Vatican dự một hội nghị liên tôn với đại diện Kitô Giáo, Đức Phanxicô không lưu ý tới các khác biệt cho bằng tới “đối thoại và hợp tác”. Ngài nói: “Đối thoại và hợp tác là điều chủ chốt vào một thời điểm giống thời điểm của chúng ta, khi các nhân tố phức tạp và chưa từng có đã và đang dẫn đến những căng thẳng và tranh chấp gia tăng, đi đôi với bạo lực ở cả qui mô lớn lẫn nhỏ. Quả là một nguyên cớ để cảm tạ Thượng Đế khi các nhà lãnh đạo tôn giáo tích cực phát huy nền văn hóa gặp gỡ bằng cách nêu gương đối thoại phong phú và cùng nhau làm việc hữu hiệu để phục vụ sự sống, nhân phẩm và chăm sóc thiên nhiên”.
Điểm thứ hai, không hẳn bốn tôn giáo "dharmic" hài lòng với danh xưng này. Hai tác giả David Frawley ( [1990]), From the River of Heaven: Hindu and Vedic Knowledge for the Modern Age, Berkeley, California: Book Passage Press) và Rajiv Malhotra ([2011], Being Different: An Indian Challenge to Western Universalism, HarperCollins Publishers India) đã sử dụng nó để làm nổi bật các điểm tương tự của các tôn giáo này nhằm kêu gọi sự hợp tác giữa họ với nhau.
Nhưng theo Paul Hacker, trong Halbfass, Wilhelm (1995), Philology and Confrontation: Paul Hacker on Traditional and Modern Vedānta, SUNY Press), hạn từ dharma “đã mặc lấy một ý nghĩa và một chức năng hoàn toàn mới trong tư duy Ấn Độ thời hiện đại, bắt đầu với Bankim Chandra Chatterjee thế kỷ 19. Diễn trình này, trong đó, dharma được trình bầy như tương đương với, nhưng cũng là một đáp ứng đối với, ý niệm “tôn giáo” của Tây Phương, phản ảnh sự thay đổi căn bản trong cảm thức Ấn Độ về căn tính và trong thái độ đối với các truyền thống tôn giáo và văn hóa khác. Các khí cụ “tôn giáo” và “quốc gia” của người ngoại quốc trở thành các khí cụ để tự định nghĩa mình, và thế là một cảm thức mới và mong manh về “tính hợp nhất của Ấn Giáo” và của căn tính quốc gia cũng như căn tính tôn giáo đã đâm rễ.
Tuyên bố chung
Nhiều người chỉ trích phương thức mà họ gọi là vụ bao gồm (inclusivist) này vì đã sao lãng nhiều dị biệt căn bản giữa các tôn giáo này.
Tuy nhiên, khi Tòa Thánh sử dụng danh xưng này là sử dụng trong bối cảnh “đối thoại và hợp tác” một cách hoàn toàn tích cực. Không nhằm xóa nhòa các dị biệt chính đáng của các tôn giáo Ấn Giáo, Phật Giáo, Đạo Jain và Đạo Sik.
Chắc chắn đó cũng là quan điểm của đại diện các tôn giáo này tại hội nghị ở Vatican. Chính vì thế, họ đã cùng có lời tuyên bố chung như sau:
Chúng tôi, các nhà học thuật và tín đồ Kitô Giáo và các tôn giáo Dharmic (Phật Giáo, Ấn Giáo, Đạo Jain và Đạo Sik) từ Ý và từ ngoại quốc, tụ họp ngày 15 tháng Năm 2018 dự hội nghị có tên là “Pháp và Ngôn. Đối Thoại và Hợp Tác Trong Một Thời Đại Phức Tạp. Người Phật Giáo, Người Kitô Giáo, Người Ấn Giáo, Người Jain và người Sik”. Đây là hội nghị đầu tiên thuộc loại này được tổ chức ở Ý, và được chuẩn bị bằng hàng loạt các cuộc gặp gỡ được tổ chức trong một khoảng thời gian dài với sự tham gia của các thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn, Hiệp Hội Ấn Giáo Ý, Hiệp Hội Phật Giáo Ý, Hội Sikhi Sewa, Viện Nghiên Cứu Jainist ở London và Văn Phòng Quốc Gia Đại Kết và Đối Thoại Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Hội nghị đã được tổ chức trong một bầu khí thân ái và được chia thành nhiều giai đoạn: khai mạc, 4 buổi học thuật và hành vi cuối cùng. Đây là một trải nghiệm phong phú hóa và học hỏi.
Được khuyến khích bởi các kết quả tích cực của Hội Nghị hôm nay, chúng tôi muốn khẳng định những điều sau đây với sự thỏa thuận chung:
1.Chúng tôi nhìn nhận rằng ngay sự kiện chúng tôi gặp nhau trong tinh thần bằng hữu và tôn trọng đã là dấu hiệu chúng tôi cùng mong ước điều này: đối thoại và hợp tác là điều có thể trong thời đại phức tạp này.
2. Chúng tôi ý thức rằng việc mưu cầu phúc lợi trong hòa bình cho mọi người là một chứng từ của các niềm tin tôn giáo liên hệ của chúng tôi và, đồng thời, xác tín chúng của chúng tôi.
3. Chúng tôi nhất trí rằng các vấn đề phức tạp và các thách thức nghiêm trrọng đang gây khổ cho thế giới hiện nay của chúng ta.
4. Chúng tôi tin rằng các kho tàng tâm linh trong các truyền thống tôn giáo của chúng tôi và tình liên đới nhân bản chung phải hỗ trợ cho việc vượt qua các thử thách của thời đại.
5. Chúng tôi khẳng định rằng hội nghị liên tôn này đã đóng góp nhiều cho việc thâm hậu hóa lòng tôn trọng, hiểu biết và hợp tác hỗ tương.
6. Chúng tôi nhấn mạnh sự quan trọng và nhu cầu gia tăng cam kết của chúng tôi cho việc đối thoại chung và hợp tác hỗ tương, trong tinh thần yêu thương và sự thật, trong khi duy trì việc bám rễ sâu xa vào các truyền thống tôn giáo liên hệ của chúng tôi ngõ hầu có khả năng giải quyết hữu hiệu các thách thức của thời ta và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại.
7. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà học thuật và tín đồ các tôn giáo của chúng tôi bắc các nhịp cầu, nối vòng tay với mọi người thiện chí để hỗ trợ việc xây dựng hòa bình trên thế giới hôm nay và ngày mai.
Tôn giáo "Dharmic"
Tòa Thánh không cung cấp nhiều tin tức liên quan tới hội nghị này. Tuy nhiên, dựa vào diễn văn ngày 16 tháng 5 của Đức Phanxicô với các đại diện hội nghị, ta biết tôn giáo “Dharmic” bao gồm Ấn Giáo, Phật Giáo, Đạo Jain (Jainism) và Đạo Sik (Sikhism). Bốn tôn giáo này đều phát xuất từ Ấn Độ. Ấn Giáo thì đã có từ thời tiền sử. Tới thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, Đạo Jain và Đạo Phật xuất hiện gần cùng một lúc như một phản ứng “vô duy thần” (non-theist) trước chủ trương duy thần (theism) của Ấn Giáo. Còn Đạo Sik thì mãi đến thế kỷ 15 Công Nguyên, mới xuất hiện, dưới ảnh hưởng của Hồi Giáo.
Tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng cả bốn tôn giáo đều có chung ý niệm “dharma”. Dịch là Pháp là dịch theo Phật Giáo, chứ thực ra bốn tôn giáo này hiểu dharma khác nhau.
Theo Bách Khoa Britanica, trong Ấn Giáo, dharma là luật tôn giáo và luân lý điều hướng tác phong cá nhân và là một trong bốn mục đích của đời sống. Ngoài dharma áp dụng cho mọi người, bao gồm việc nói thật, không gây thương tích và đại lượng..., còn một dharma đặc biệt gọi là svadharma áp dụng tùy theo giai cấp, địa vị.
Phật giáo vẫn thường dịch dharma là pháp, một trong tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Nhưng pháp không hẳn là luật tôn giáo cho bằng là học thuyết, là chân lý phổ quát chung cho mọi cá nhân thuộc mọi thời đại do Đức Thích Ca công bố. Tóm lại, Pháp đây là Chánh Pháp, là giáo lý của Phật, là điều mà các bậc giác ngộ nhìn nhận trực tiếp, là bản tánh chân thực của sự thật, và là điều mà Phật giảng cho người khác như là con đường. Bởi thế, Pháp là con đường chân chính dẫn chúng ta thoát khỏi khổ đau của luân hồi và vòng sinh tử.
Còn với Đạo Jain, dharma ngoài nghĩa là con đường chính trực theo nghĩa đức hạnh luân lý, còn có nghĩa siêu hình như một “bản chất” trường cửu giúp mọi vật chuyển động.
Việc gọi bốn tôn giáo trên là “dharmic” có hai điều đáng lưu ý: Thứ nhất, gọi họ là tôn giáo “dharmic” cũng giống như gọi Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo là các tôn giáo “Abrahamic” vì cùng nhìn nhận Abraham là “cha của niềm tin”, tuy ba tôn giáo này có những dị biệt nền tảng.
Đại đa số nhân loại
Hai nhóm tôn giáo này, trên thực tế, hiện đang điều hướng lương tâm của hầu hết những con người nhân bản của hành tinh này. Thực vậy, theo số liệu thống kê năm 2005: Do Thái Giáo chiếm 0.23%, Kitô Giáo chiếm 33.06%, Hồi Giáo chiếm 20.28%, Ấn Giáo chiếm 13.33%, Phật Giáo chiếm 5.87%, Đạo Sik chiếm 0.39% và Đạo Jain chiếm 0.07%, tổng cộng là 73.23% tổng số dân số thế giới.
Trong chủ đề của hội nghị, ta thấy nổi bật hai từ quan trọng “Pháp và Ngôn” (Dharma and Logos) là ngầm nói tới hai nhóm tôn giáo chiếm đại đa số nhân loại này. Pháp chủ yếu nói đến con người, cố gắng của họ trong việc tự giải thoát khỏi trầm luân đau khổ, vốn là đặc trưng chung của bốn tôn giáo phát xuất từ Ấn Độ, còn Ngôn chủ yếu nói đến Lời sáng tạo, Lời hằng sống, Lời từ trên cao tự mạc khải để mời gọi con người kết hợp và thăng hoa, vốn là những nét chủ yếu của ba tôn giáo cùng nhận Abraham làm “tổ phụ”.
Dĩ nhiên, hai nhóm tôn giáo này có nhiều điểm rất khác nhau. Có thể nói, các tôn giáo “Abrahamic” là tôn giáo đức tin (faith religions), trong khi các tôn giáo “Dharmic” là tôn giáo thực nghiệm (empirical religions). Trong các tôn giáo sau, không có điều gì cần phải tin theo nghĩa của các tôn giáo đầu (đồng thuận với những tuyên tín và tuyên xưng được lên công thức cẩn thận). Họ cho rằng, kinh nghiệm và việc đích thân thực hành việc suy niệm sẽ dẫn tới tác phong đạo đức, và cuối cùng, tới khôn ngoan.
Trong các tôn giáo Abrahamic, Thiên Chúa là tất cả, còn chúng ta chỉ ở trên Trái Đất này tạm thời, chờ ngày về với Người trên cõi phúc.
Các tôn giáo Dharmic dựa vào việc hiểu chính bạn và mục đích của đời sống là giác ngộ và tránh luân hồi.
Đối thoại và hợp tác
Nhưng khi mời cả bốn tôn giáo trong nhóm “dharmic” này tới Vatican dự một hội nghị liên tôn với đại diện Kitô Giáo, Đức Phanxicô không lưu ý tới các khác biệt cho bằng tới “đối thoại và hợp tác”. Ngài nói: “Đối thoại và hợp tác là điều chủ chốt vào một thời điểm giống thời điểm của chúng ta, khi các nhân tố phức tạp và chưa từng có đã và đang dẫn đến những căng thẳng và tranh chấp gia tăng, đi đôi với bạo lực ở cả qui mô lớn lẫn nhỏ. Quả là một nguyên cớ để cảm tạ Thượng Đế khi các nhà lãnh đạo tôn giáo tích cực phát huy nền văn hóa gặp gỡ bằng cách nêu gương đối thoại phong phú và cùng nhau làm việc hữu hiệu để phục vụ sự sống, nhân phẩm và chăm sóc thiên nhiên”.
Điểm thứ hai, không hẳn bốn tôn giáo "dharmic" hài lòng với danh xưng này. Hai tác giả David Frawley ( [1990]), From the River of Heaven: Hindu and Vedic Knowledge for the Modern Age, Berkeley, California: Book Passage Press) và Rajiv Malhotra ([2011], Being Different: An Indian Challenge to Western Universalism, HarperCollins Publishers India) đã sử dụng nó để làm nổi bật các điểm tương tự của các tôn giáo này nhằm kêu gọi sự hợp tác giữa họ với nhau.
Nhưng theo Paul Hacker, trong Halbfass, Wilhelm (1995), Philology and Confrontation: Paul Hacker on Traditional and Modern Vedānta, SUNY Press), hạn từ dharma “đã mặc lấy một ý nghĩa và một chức năng hoàn toàn mới trong tư duy Ấn Độ thời hiện đại, bắt đầu với Bankim Chandra Chatterjee thế kỷ 19. Diễn trình này, trong đó, dharma được trình bầy như tương đương với, nhưng cũng là một đáp ứng đối với, ý niệm “tôn giáo” của Tây Phương, phản ảnh sự thay đổi căn bản trong cảm thức Ấn Độ về căn tính và trong thái độ đối với các truyền thống tôn giáo và văn hóa khác. Các khí cụ “tôn giáo” và “quốc gia” của người ngoại quốc trở thành các khí cụ để tự định nghĩa mình, và thế là một cảm thức mới và mong manh về “tính hợp nhất của Ấn Giáo” và của căn tính quốc gia cũng như căn tính tôn giáo đã đâm rễ.
Tuyên bố chung
Nhiều người chỉ trích phương thức mà họ gọi là vụ bao gồm (inclusivist) này vì đã sao lãng nhiều dị biệt căn bản giữa các tôn giáo này.
Tuy nhiên, khi Tòa Thánh sử dụng danh xưng này là sử dụng trong bối cảnh “đối thoại và hợp tác” một cách hoàn toàn tích cực. Không nhằm xóa nhòa các dị biệt chính đáng của các tôn giáo Ấn Giáo, Phật Giáo, Đạo Jain và Đạo Sik.
Chắc chắn đó cũng là quan điểm của đại diện các tôn giáo này tại hội nghị ở Vatican. Chính vì thế, họ đã cùng có lời tuyên bố chung như sau:
Chúng tôi, các nhà học thuật và tín đồ Kitô Giáo và các tôn giáo Dharmic (Phật Giáo, Ấn Giáo, Đạo Jain và Đạo Sik) từ Ý và từ ngoại quốc, tụ họp ngày 15 tháng Năm 2018 dự hội nghị có tên là “Pháp và Ngôn. Đối Thoại và Hợp Tác Trong Một Thời Đại Phức Tạp. Người Phật Giáo, Người Kitô Giáo, Người Ấn Giáo, Người Jain và người Sik”. Đây là hội nghị đầu tiên thuộc loại này được tổ chức ở Ý, và được chuẩn bị bằng hàng loạt các cuộc gặp gỡ được tổ chức trong một khoảng thời gian dài với sự tham gia của các thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn, Hiệp Hội Ấn Giáo Ý, Hiệp Hội Phật Giáo Ý, Hội Sikhi Sewa, Viện Nghiên Cứu Jainist ở London và Văn Phòng Quốc Gia Đại Kết và Đối Thoại Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Hội nghị đã được tổ chức trong một bầu khí thân ái và được chia thành nhiều giai đoạn: khai mạc, 4 buổi học thuật và hành vi cuối cùng. Đây là một trải nghiệm phong phú hóa và học hỏi.
Được khuyến khích bởi các kết quả tích cực của Hội Nghị hôm nay, chúng tôi muốn khẳng định những điều sau đây với sự thỏa thuận chung:
1.Chúng tôi nhìn nhận rằng ngay sự kiện chúng tôi gặp nhau trong tinh thần bằng hữu và tôn trọng đã là dấu hiệu chúng tôi cùng mong ước điều này: đối thoại và hợp tác là điều có thể trong thời đại phức tạp này.
2. Chúng tôi ý thức rằng việc mưu cầu phúc lợi trong hòa bình cho mọi người là một chứng từ của các niềm tin tôn giáo liên hệ của chúng tôi và, đồng thời, xác tín chúng của chúng tôi.
3. Chúng tôi nhất trí rằng các vấn đề phức tạp và các thách thức nghiêm trrọng đang gây khổ cho thế giới hiện nay của chúng ta.
4. Chúng tôi tin rằng các kho tàng tâm linh trong các truyền thống tôn giáo của chúng tôi và tình liên đới nhân bản chung phải hỗ trợ cho việc vượt qua các thử thách của thời đại.
5. Chúng tôi khẳng định rằng hội nghị liên tôn này đã đóng góp nhiều cho việc thâm hậu hóa lòng tôn trọng, hiểu biết và hợp tác hỗ tương.
6. Chúng tôi nhấn mạnh sự quan trọng và nhu cầu gia tăng cam kết của chúng tôi cho việc đối thoại chung và hợp tác hỗ tương, trong tinh thần yêu thương và sự thật, trong khi duy trì việc bám rễ sâu xa vào các truyền thống tôn giáo liên hệ của chúng tôi ngõ hầu có khả năng giải quyết hữu hiệu các thách thức của thời ta và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại.
7. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà học thuật và tín đồ các tôn giáo của chúng tôi bắc các nhịp cầu, nối vòng tay với mọi người thiện chí để hỗ trợ việc xây dựng hòa bình trên thế giới hôm nay và ngày mai.
Tòa Thánh công bố lá thư thoái vị của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI
Đặng Tự Do
17:29 18/05/2018
Mười ba năm trước khi qua đời, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết thư cho Niên Trưởng Hồng Y Đoàn nói rằng nếu ngài bị bệnh nặng hoặc có những lý do đó cản trở việc thực thi chức vụ của mình, thì Niên Trưởng Hồng Y Đoàn và các Hồng Y cao cấp khác ở Rôma phải chấp nhận việc từ chức của ngài.
Bình luận về bức thư này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta phải cảm tạ Chúa đã hướng dẫn và gìn giữ Giáo Hội, vì Ngài đã thương cho Đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp tục sứ vụ cho đến ngày cuối cùng của đời mình trong tư cách một người cha, một mục tử, một người thầy, một người anh và một người bạn.”
Toàn văn lá thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI và lời bình luận ngắn gọn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được đưa vào một cuốn sách mới vừa được xuất bản Ý, đó là cuốn “Con thuyền của Thánh Phaolô”. Tác giả là Đức Ông Leonardo Sapienza, Nhiếp Chính của Phủ Giáo Hoàng. Bức thư và lời bình luận cũng được công bố hôm 15 tháng 5 trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
Đã có những lời đồn đại từ lâu về lá thư thoái vị của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, và vào năm 2017 Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Phó Niên Trưởng Hồng Y, đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết một lá thư như vậy. Nhưng lá thư đó không được công bố cho đến khi cuốn sách của Đức Ông Sapienza được xuất bản.
Bức thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI được viết vào ngày 2 tháng 5 năm 1965, và được gửi đến Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, vào thời điểm đó là Đức Hồng Y Eugene Tisserant, người Pháp.
Đức Ông Sapienza cũng đã xuất bản một lá thư từ Đức Thánh Cha Phaolô VI gởi đến Đức Hồng Y Amleto Cicognani, người Ý, lúc đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thông báo cho ngài về lá thư đó và cho phép ngài đọc lá thư này.
Chân Phước Phaolô VI nói rằng ngài đã viết lá thư này với một “nhận thức trách nhiệm trước mặt Chúa và với một trái tim đầy lòng tôn kính và bác ái, là điều liên kết chúng ta với Giáo Hội Công Giáo thánh thiện, và với nhận thức rõ rệt về sứ mệnh truyền giáo của chúng ta với thế giới.”
“Trong trường hợp bệnh tật, được tin rằng không thể chữa trị được hoặc cần một thời gian dài điều trị và cản trở tôi thực hiện đầy đủ các chức năng của chức vụ tông đồ của mình; hoặc trong trường hợp xảy ra bất cứ một trở ngại nghiêm trọng và kéo dài nào,” Chân Phước Phaolô VI viết rằng ngài xin được thoái vị “cả chức vụ giám mục của Rôma cũng như người đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo thánh thiện”.
Trong lá thư, Đức Thánh Phaolô VI cũng chính thức trao thẩm quyền cho Niên Trưởng Hồng Y Đoàn cùng với, ít nhất, các Hồng Y lãnh đạo các cơ quan trong giáo triều Rôma, và vị Hồng Y Giám Quản Giáo phận Rôma “chấp nhận và hiệu lực hóa” việc thoái vị của ngài vì lợi ích của Giáo Hội.
Nhận xét về bức thư, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng lá thư nàykhiến ngài “kính phục” đối với “chứng tá khiêm nhường và tiên tri về tình yêu dành cho Chúa Kitô và Hội thánh” của Đức Thánh Cha Phaolô VI.
“Khi đối diện với nhiệm vụ to lớn được giao phó cho ngài, khi đối diện với những phản đối và một xã hội đang trải qua những thay đổi chóng mặt, Đức Phaolô VI đã không rút lui khỏi trách nhiệm của mình”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Điều quan trọng đối với ngài là nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Và một giáo hoàng mắc bệnh nghiêm trọng không thể thực hiện chức vụ tông đồ với hiệu quả đầy đủ.”
Giáo Luật quy định một vị giáo hoàng có thể từ chức, nhưng sự từ chức ấy phải được chính ngài bầy tỏ một cách “tự do và đúng cách”. Đó là những điều kiện khó xác định được khi một vị giáo hoàng mất khả năng nhận định sáng suốt vì bệnh tật. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trước lá thư này.
Source: Catholic Herald - Revealed: Pope Paul VI’s secret resignation letter
Bình luận về bức thư này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta phải cảm tạ Chúa đã hướng dẫn và gìn giữ Giáo Hội, vì Ngài đã thương cho Đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp tục sứ vụ cho đến ngày cuối cùng của đời mình trong tư cách một người cha, một mục tử, một người thầy, một người anh và một người bạn.”
Toàn văn lá thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI và lời bình luận ngắn gọn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được đưa vào một cuốn sách mới vừa được xuất bản Ý, đó là cuốn “Con thuyền của Thánh Phaolô”. Tác giả là Đức Ông Leonardo Sapienza, Nhiếp Chính của Phủ Giáo Hoàng. Bức thư và lời bình luận cũng được công bố hôm 15 tháng 5 trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
Đã có những lời đồn đại từ lâu về lá thư thoái vị của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, và vào năm 2017 Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Phó Niên Trưởng Hồng Y, đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết một lá thư như vậy. Nhưng lá thư đó không được công bố cho đến khi cuốn sách của Đức Ông Sapienza được xuất bản.
Bức thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI được viết vào ngày 2 tháng 5 năm 1965, và được gửi đến Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, vào thời điểm đó là Đức Hồng Y Eugene Tisserant, người Pháp.
Đức Ông Sapienza cũng đã xuất bản một lá thư từ Đức Thánh Cha Phaolô VI gởi đến Đức Hồng Y Amleto Cicognani, người Ý, lúc đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thông báo cho ngài về lá thư đó và cho phép ngài đọc lá thư này.
Chân Phước Phaolô VI nói rằng ngài đã viết lá thư này với một “nhận thức trách nhiệm trước mặt Chúa và với một trái tim đầy lòng tôn kính và bác ái, là điều liên kết chúng ta với Giáo Hội Công Giáo thánh thiện, và với nhận thức rõ rệt về sứ mệnh truyền giáo của chúng ta với thế giới.”
“Trong trường hợp bệnh tật, được tin rằng không thể chữa trị được hoặc cần một thời gian dài điều trị và cản trở tôi thực hiện đầy đủ các chức năng của chức vụ tông đồ của mình; hoặc trong trường hợp xảy ra bất cứ một trở ngại nghiêm trọng và kéo dài nào,” Chân Phước Phaolô VI viết rằng ngài xin được thoái vị “cả chức vụ giám mục của Rôma cũng như người đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo thánh thiện”.
Trong lá thư, Đức Thánh Phaolô VI cũng chính thức trao thẩm quyền cho Niên Trưởng Hồng Y Đoàn cùng với, ít nhất, các Hồng Y lãnh đạo các cơ quan trong giáo triều Rôma, và vị Hồng Y Giám Quản Giáo phận Rôma “chấp nhận và hiệu lực hóa” việc thoái vị của ngài vì lợi ích của Giáo Hội.
Nhận xét về bức thư, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng lá thư nàykhiến ngài “kính phục” đối với “chứng tá khiêm nhường và tiên tri về tình yêu dành cho Chúa Kitô và Hội thánh” của Đức Thánh Cha Phaolô VI.
“Khi đối diện với nhiệm vụ to lớn được giao phó cho ngài, khi đối diện với những phản đối và một xã hội đang trải qua những thay đổi chóng mặt, Đức Phaolô VI đã không rút lui khỏi trách nhiệm của mình”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Điều quan trọng đối với ngài là nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Và một giáo hoàng mắc bệnh nghiêm trọng không thể thực hiện chức vụ tông đồ với hiệu quả đầy đủ.”
Giáo Luật quy định một vị giáo hoàng có thể từ chức, nhưng sự từ chức ấy phải được chính ngài bầy tỏ một cách “tự do và đúng cách”. Đó là những điều kiện khó xác định được khi một vị giáo hoàng mất khả năng nhận định sáng suốt vì bệnh tật. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trước lá thư này.
Source: Catholic Herald - Revealed: Pope Paul VI’s secret resignation letter
Trước ngày sinh nhật của Đức Phật, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ phái đoàn Phật giáo Thái Lan
Thanh Quảng sdb
20:46 18/05/2018
Trước ngày sinh nhật của Đức Phật, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ phái đoàn Phật giáo Thái Lan
Vatican, ngày 16 tháng 5 năm 2018 cho hay từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 22 tháng 5, các Phật tử trên toàn thế giới đang kỷ niệm một trong những lễ hội quan trọng nhất của họ là Vesakh, thường được gọi là 'Ngày sinh của Đức Phật'. Đối với nhiều người tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Maynmar, Lào, Việt Nam và Indonesia, đây là một kỳ nghỉ rất quan trọng. Thật vậy Vesakh là dịp kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Phật, là ngày Đức Phật giác ngộ và ngày chết của Phật tại Gautama, mặc dầu những biến cố này được cử hành vào những ngày khác nhau tại các quốc gia khác nhau.
Vào ngày thứ Tư 16/5 vừa qua, trước nhiều khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đón tiếp một cách đặc biệt phái đoàn Phật giáo từ Thái Lan trong Đại sảnh đường Á thánh Giáo Hoàng Phaolô VI tại Vatican. Sau đây là những lời chúc mừng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ với những người có mặt hôm đó:
"Tôi hân hoan và nồng nhiệt đón chào và cảm ơn món quà quý giá là cuốn sách thiêng liêng mà quí thiền sư chùa Wat Pho đã dịch ra ngôn ngữ thời nay. Đó là một dấu hiệu hữu hình cho tâm tình huynh đệ của quí vị và tình thân hữu mà chúng tôi luôn dành cho quí vị. Tôi liên tưởng tới cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Hòa Thượng Somdej Phra Wanaratana tại Vatican xưa kia mà tấm hình chụp được tìm thấy ở cửa ra vào của đại sảnh này; và Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn, mà quí vị ghé thăm trong những ngày này.
Ước muốn chân thành của tôi là Phật giáo và Công Giáo sẽ ngày càng gần gũi nhau hơn, nâng cao hiểu biết về nhau, tôn trọng truyền thống tâm linh của nhau hầu cung cấp cho thế giới những chứng tích giá trị về công lý, hòa bình và bảo vệ phẩm giá con người.
Với lòng biết ơn về cuộc gặp gỡ này, tôi chân thành gửi tới quí vị phép lành thiêng liêng của niềm vui và hòa bình. "
Hàng năm, Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại liên tôn từng gửi văn thư chúc mừng Ngày sinh của Đức Phật tới quí Phật tử và bày tỏ những nỗ lực cùng nhau làm việc chống lại các tệ nạn trên thế giới!
Đồng thời, vị Tổng thư ký LHQ cũng gửi đi một thông điệp đặc biệt nhân dịp lễ Vesak này: “Giáo lý của Đức Phật có thể truyền cảm hứng cho chúng ta là hãy trở nên những công dân toàn cầu mà quan điểm của Phật giáo dạy chúng ta hãy coi mình là một phần tử của thế giới, chứ không phải là chủ nhân của nó.” (nguồn https://news.un.org/en/story/2018/05/1008722)
Vào ngày thứ Tư 16/5 vừa qua, trước nhiều khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đón tiếp một cách đặc biệt phái đoàn Phật giáo từ Thái Lan trong Đại sảnh đường Á thánh Giáo Hoàng Phaolô VI tại Vatican. Sau đây là những lời chúc mừng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ với những người có mặt hôm đó:
ĐTC chào đón Phái đoàn Phật Giáo Thái |
ĐTC chào đón Phái đoàn Phật Giáo Thái tại vatican |
"Tôi hân hoan và nồng nhiệt đón chào và cảm ơn món quà quý giá là cuốn sách thiêng liêng mà quí thiền sư chùa Wat Pho đã dịch ra ngôn ngữ thời nay. Đó là một dấu hiệu hữu hình cho tâm tình huynh đệ của quí vị và tình thân hữu mà chúng tôi luôn dành cho quí vị. Tôi liên tưởng tới cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Hòa Thượng Somdej Phra Wanaratana tại Vatican xưa kia mà tấm hình chụp được tìm thấy ở cửa ra vào của đại sảnh này; và Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn, mà quí vị ghé thăm trong những ngày này.
Ước muốn chân thành của tôi là Phật giáo và Công Giáo sẽ ngày càng gần gũi nhau hơn, nâng cao hiểu biết về nhau, tôn trọng truyền thống tâm linh của nhau hầu cung cấp cho thế giới những chứng tích giá trị về công lý, hòa bình và bảo vệ phẩm giá con người.
Với lòng biết ơn về cuộc gặp gỡ này, tôi chân thành gửi tới quí vị phép lành thiêng liêng của niềm vui và hòa bình. "
Tặng phẩn cuốn PHật học dâng tặng ĐTC |
Nhớ lại cuộc thăm viếng Myanmar năm 2017 |
Hàng năm, Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại liên tôn từng gửi văn thư chúc mừng Ngày sinh của Đức Phật tới quí Phật tử và bày tỏ những nỗ lực cùng nhau làm việc chống lại các tệ nạn trên thế giới!
Đồng thời, vị Tổng thư ký LHQ cũng gửi đi một thông điệp đặc biệt nhân dịp lễ Vesak này: “Giáo lý của Đức Phật có thể truyền cảm hứng cho chúng ta là hãy trở nên những công dân toàn cầu mà quan điểm của Phật giáo dạy chúng ta hãy coi mình là một phần tử của thế giới, chứ không phải là chủ nhân của nó.” (nguồn https://news.un.org/en/story/2018/05/1008722)
George Weigel: Cộng sản sẽ tàn, đừng xun xoe nịnh bợ để rồi tàn theo nó
Đặng Tự Do
22:39 18/05/2018
Các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh đã khựng lại vào thời điểm này khiến nhiều người có thể thở phào nhẹ nhõm. Người ta chưa rõ lý do cho sự khựng lại này nhưng theo Catholic Herald có thể có một cái gì đó liên quan đến tình trạng của Đài Loan. Bất kể điều gì đang diễn ra đằng sau hậu trường, tất cả những người Công Giáo chúng ta nên có sự cảm thông rất lớn đối với những người Đài Loan dũng cảm - những người đề cao dân chủ và thực hành một sự khoan dung tôn giáo, và những người đã sống trong căng thẳng với sự hiếu chiến của Trung Quốc gần bảy mươi năm qua. Chúng ta nên cầu nguyện rằng Đài Loan không bị vất bỏ với hy vọng giành được ưu ái của Bắc Kinh.
Trong bài The Holy See, China, and Evangelization (Tòa Thánh, Trung Quốc, và Phúc Âm Hóa), đăng trên First Thing, George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã một lần nữa nhắc nhở chúng ta về những hệ quả về mặt tôn giáo, và thực tiễn trong một thỏa thuận với Trung Quốc. George Weigel viết:
"Chế độ cộng sản ở Trung Quốc tự bản chất là không ổn định, dù cho những gì xuất hiện trên bề mặt có vẻ là một mô hình phát triển thành công. Cộng sản Trung Quốc sẽ không cai trị Trung Quốc muôn đời. Và khi một Trung Quốc hậu cộng sản cuối cùng được mở ra với thế giới, Trung Quốc sẽ trở thành một cánh đồng truyền giáo mênh mông lớn nhất kể từ khi người châu Âu đặt chân đến bán cầu này vào thế kỷ thứ mười sáu. Một khi Vatican nhượng bộ và để cho đảng cộng sản Trung Quốc nắm giữ những vai trò quan trọng trong đời sống nội bộ của Giáo hội, đạo Công Giáo trở nên đồng nhất với một chế độ cộng sản thối nát, thì sẽ có những bất lợi nghiêm trọng về truyền giáo ở Trung Quốc trong tương lai."
Source: First Thing - The Holy See, China, and Evangelization
Trong bài The Holy See, China, and Evangelization (Tòa Thánh, Trung Quốc, và Phúc Âm Hóa), đăng trên First Thing, George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã một lần nữa nhắc nhở chúng ta về những hệ quả về mặt tôn giáo, và thực tiễn trong một thỏa thuận với Trung Quốc. George Weigel viết:
"Chế độ cộng sản ở Trung Quốc tự bản chất là không ổn định, dù cho những gì xuất hiện trên bề mặt có vẻ là một mô hình phát triển thành công. Cộng sản Trung Quốc sẽ không cai trị Trung Quốc muôn đời. Và khi một Trung Quốc hậu cộng sản cuối cùng được mở ra với thế giới, Trung Quốc sẽ trở thành một cánh đồng truyền giáo mênh mông lớn nhất kể từ khi người châu Âu đặt chân đến bán cầu này vào thế kỷ thứ mười sáu. Một khi Vatican nhượng bộ và để cho đảng cộng sản Trung Quốc nắm giữ những vai trò quan trọng trong đời sống nội bộ của Giáo hội, đạo Công Giáo trở nên đồng nhất với một chế độ cộng sản thối nát, thì sẽ có những bất lợi nghiêm trọng về truyền giáo ở Trung Quốc trong tương lai."
Source: First Thing - The Holy See, China, and Evangelization
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hơi thở trong đời sống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
12:21 18/05/2018
Em bé đang chạy chơi đụng phải mép bàn ngã té đau nơi trán. Thế là em khóc kêu la inh ỏi…mẹ em chạy đến ôm em thổi hơi vào chỗ đau nơi trán của em. Em cảm thấy dịu mát bớt đau, và từ từ nín không khóc nữa.
Hơi thở của mẹ em mang đến sự tươi mát cùng sự chữa lành an ủi cho em.
Người ta đo lường và đưa ra thống kê mỗi năm hơn tám triệu người chết vì hít thở không khí bị ô nhiễm có nhiều bụi trên thế giới.
Theo thống kê của Cơ quan y tế bảo vệ sức khoẻ thế giới - WHO- hằng triệu người trên thế giới hít thở hằng ngày không khí dầy đặc vì bụi nhỏ li ti bay đè nặng trong đó. Có tới 80 phần trăm người sống trong các thành phố lớn hít thở không khí bị ô nhiễm nặng.
Ở nhiều thành phố lớn dân cư đông đúc, nhà máy thải những khí khói độc hại , và khói xe hơi thải ra làm ô nhiễm không khí dầy đặc, gây ra những chứng bệnh làm đường hô hấp bị bế tắc rất độc hại nguy hiểm đe dọa sự sống của con người cùng thú vật.
Sau những cảnh cáo của Âu Châu - EU- , Tòa án bên Đức đã có phán quyết đồng ý cấm không cho xe hơi chạy bằng dầu khí đặc „diesel“ vào các thành phố đông dân cư, để tránh không khí bị những bụi nhỏ li ti bay vào đè nặng không khí gây ra ô nhiễm nặng, gây ra bệnh ung thư cho con người, khi hít thở vào phổi.
Vì thế, giữ gìn và làm cho không khí trong lành là vấn đề hàng đầu trong đời sống xã hội trên thế giới ngày hôm nay.
Không khí là yếu tố căn bản cần thiết cho sự sống. Một người hằng ngày hít thở hơn hai mươi ngàn lần với 12,5 khối không khí rất cần thiết cho sự sống tồn tại cùng phát triển.
Ngay từ thời thượng cổ xa xưa, các nhà triết học đã lý giải thế giới được hình thành theo bốn nguyên lý: Nước, đất, lửa và không khí. Anaximenes ( 585-525 trước Chúa giáng sinh) qủa quyết không khí là nguyên lý nguyên thủy có trước và ở trung tâm hình thành nên thế giới, sau không khí mới nảy ra sinh nước và đất.
Không khí là tài nguyên châu báu do Trời ban cho mọi sinh vật trong hoàn vũ , mà không ai phải mua.
Không khí mang đến sự sống không nhìn thấy được bằng con mắt thường của con người. Nhưng trong đó có ẩn chứa yếu tố rất quan trọng mang đến sinh lực sự sống.
Và vì thế không khí trong hoàn vũ, hơi thở của mỗi con người có nguồn rễ căn nguyên trong đức tin Công Giáo.
Kinh Thánh thuật lại khi sáng tạo trời đất và con người, ngay từ khởi thủy lúc vũ trụ còn hoang sơ trống rỗng chưa thành hình thể hơi thở của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã được thổi vào cho sự sống được nảy sinh phát triển. Thiên Chúa lấy bùn đất tạo thành con người và Ngài thổi hơi vào mũi truyền sự sống cho con người ( Sáng Thế 2,7). Và từ đó sự sống con người được lưu truyền nảy sinh từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hơi thở của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá mang đến sự sống cho mọi loài tạo vật trong vũ trụ.
Con người đầu tiên có sự sống nhờ hơi thở của Thiên Chúa. Còn những con người sau đó có phải là công trình tạo dựng với hơi thở của Đấng Tạo Hoá như thế không?
Con người không phải là một hỗn hợp hoá học của hai yếu âm dương phát sinh từ nơi người đàn ông và người phụ nữ chung hợp lại tạo ra một hay hai con người như kiểu phân tích thực nghiệm suy hiểu. Không , không đơn giản như thế. Nhưng con người là một bí ẩn mầu nhiệm được Đấng Tạo Hóa tạo thành về hình hài thân xác, tính tình, đường đời sống và do chính hơi thở của Thiên Chúa thổi vào. Nên mới có sự sống, sự phát triển, cho dù đời sống con người có những giới hạn về mọi mặt.
Hơi thở sự sống của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa là nguyên lý căn bản tạo thành ở trong mỗi con người.
Con người kế tiếp cũng được tạo thành như con người đầu tiên. Họ vẫn mãi mãi là công trình tạo dựng của Đấng Tạo Hóa với hơi thở của Ngài nơi tế bào gốc mầm sống được Ngài tạo dựng ký thác phú bẩm vào con người nơi thân thể người đàn ông và nơi thân thể người phụ nữ.
Chúa Giêsu sau khi sống lại đã theo cách thức Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa dựng nên vũ trụ cùng con người có sự sống, đã thổi hơi vào các Thánh Tông Đồ, vào Giáo Hội, làm cho sức sống đức tin vào Chúa được vững mạnh củng cố: Chúa Giêsu hiện ra thổi hơi vào các Tông Đồ và nói Anh em hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần.( Ga 20,22…)
Hơi thở của Chúa Giêsu sống lại là Đức ChúaThánh Thần, Đấng là tình yêu, sự chân thật, là động cơ cho sức sống đức tin nơi người tín hữu Chúa Kitô vươn lên phát triển qua những Bí Tích Rửa tội, Thêm sức và Giải tội trong đời sống Giáo Hội, nhất là cung cách nếp sống bác ái tình tương thân tương ái giữa con người.
„Lạy Chúa Thánh Thần,
xin hà hơi vào tâm hồn con, để con suy tư điều chân chính thánh thiện,
xin thúc đẩy con con làm điều thiện hảo tốt lành,
xin gợi hứng để con biết yêu mến điều tốt đẹp mỹ miều,
xin ban ân đức để con biết gìn giữ nhữn gì là chân-thiện mỹ,
xin gìn giữ con để con đừng bao giờ lạc xa điệu chân thiện mỹ.“
( Thánh Augustino.)
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hơi thở của mẹ em mang đến sự tươi mát cùng sự chữa lành an ủi cho em.
Người ta đo lường và đưa ra thống kê mỗi năm hơn tám triệu người chết vì hít thở không khí bị ô nhiễm có nhiều bụi trên thế giới.
Theo thống kê của Cơ quan y tế bảo vệ sức khoẻ thế giới - WHO- hằng triệu người trên thế giới hít thở hằng ngày không khí dầy đặc vì bụi nhỏ li ti bay đè nặng trong đó. Có tới 80 phần trăm người sống trong các thành phố lớn hít thở không khí bị ô nhiễm nặng.
Ở nhiều thành phố lớn dân cư đông đúc, nhà máy thải những khí khói độc hại , và khói xe hơi thải ra làm ô nhiễm không khí dầy đặc, gây ra những chứng bệnh làm đường hô hấp bị bế tắc rất độc hại nguy hiểm đe dọa sự sống của con người cùng thú vật.
Sau những cảnh cáo của Âu Châu - EU- , Tòa án bên Đức đã có phán quyết đồng ý cấm không cho xe hơi chạy bằng dầu khí đặc „diesel“ vào các thành phố đông dân cư, để tránh không khí bị những bụi nhỏ li ti bay vào đè nặng không khí gây ra ô nhiễm nặng, gây ra bệnh ung thư cho con người, khi hít thở vào phổi.
Vì thế, giữ gìn và làm cho không khí trong lành là vấn đề hàng đầu trong đời sống xã hội trên thế giới ngày hôm nay.
Không khí là yếu tố căn bản cần thiết cho sự sống. Một người hằng ngày hít thở hơn hai mươi ngàn lần với 12,5 khối không khí rất cần thiết cho sự sống tồn tại cùng phát triển.
Ngay từ thời thượng cổ xa xưa, các nhà triết học đã lý giải thế giới được hình thành theo bốn nguyên lý: Nước, đất, lửa và không khí. Anaximenes ( 585-525 trước Chúa giáng sinh) qủa quyết không khí là nguyên lý nguyên thủy có trước và ở trung tâm hình thành nên thế giới, sau không khí mới nảy ra sinh nước và đất.
Không khí là tài nguyên châu báu do Trời ban cho mọi sinh vật trong hoàn vũ , mà không ai phải mua.
Không khí mang đến sự sống không nhìn thấy được bằng con mắt thường của con người. Nhưng trong đó có ẩn chứa yếu tố rất quan trọng mang đến sinh lực sự sống.
Và vì thế không khí trong hoàn vũ, hơi thở của mỗi con người có nguồn rễ căn nguyên trong đức tin Công Giáo.
Kinh Thánh thuật lại khi sáng tạo trời đất và con người, ngay từ khởi thủy lúc vũ trụ còn hoang sơ trống rỗng chưa thành hình thể hơi thở của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã được thổi vào cho sự sống được nảy sinh phát triển. Thiên Chúa lấy bùn đất tạo thành con người và Ngài thổi hơi vào mũi truyền sự sống cho con người ( Sáng Thế 2,7). Và từ đó sự sống con người được lưu truyền nảy sinh từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hơi thở của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá mang đến sự sống cho mọi loài tạo vật trong vũ trụ.
Con người đầu tiên có sự sống nhờ hơi thở của Thiên Chúa. Còn những con người sau đó có phải là công trình tạo dựng với hơi thở của Đấng Tạo Hoá như thế không?
Con người không phải là một hỗn hợp hoá học của hai yếu âm dương phát sinh từ nơi người đàn ông và người phụ nữ chung hợp lại tạo ra một hay hai con người như kiểu phân tích thực nghiệm suy hiểu. Không , không đơn giản như thế. Nhưng con người là một bí ẩn mầu nhiệm được Đấng Tạo Hóa tạo thành về hình hài thân xác, tính tình, đường đời sống và do chính hơi thở của Thiên Chúa thổi vào. Nên mới có sự sống, sự phát triển, cho dù đời sống con người có những giới hạn về mọi mặt.
Hơi thở sự sống của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa là nguyên lý căn bản tạo thành ở trong mỗi con người.
Con người kế tiếp cũng được tạo thành như con người đầu tiên. Họ vẫn mãi mãi là công trình tạo dựng của Đấng Tạo Hóa với hơi thở của Ngài nơi tế bào gốc mầm sống được Ngài tạo dựng ký thác phú bẩm vào con người nơi thân thể người đàn ông và nơi thân thể người phụ nữ.
Chúa Giêsu sau khi sống lại đã theo cách thức Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa dựng nên vũ trụ cùng con người có sự sống, đã thổi hơi vào các Thánh Tông Đồ, vào Giáo Hội, làm cho sức sống đức tin vào Chúa được vững mạnh củng cố: Chúa Giêsu hiện ra thổi hơi vào các Tông Đồ và nói Anh em hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần.( Ga 20,22…)
Hơi thở của Chúa Giêsu sống lại là Đức ChúaThánh Thần, Đấng là tình yêu, sự chân thật, là động cơ cho sức sống đức tin nơi người tín hữu Chúa Kitô vươn lên phát triển qua những Bí Tích Rửa tội, Thêm sức và Giải tội trong đời sống Giáo Hội, nhất là cung cách nếp sống bác ái tình tương thân tương ái giữa con người.
„Lạy Chúa Thánh Thần,
xin hà hơi vào tâm hồn con, để con suy tư điều chân chính thánh thiện,
xin thúc đẩy con con làm điều thiện hảo tốt lành,
xin gợi hứng để con biết yêu mến điều tốt đẹp mỹ miều,
xin ban ân đức để con biết gìn giữ nhữn gì là chân-thiện mỹ,
xin gìn giữ con để con đừng bao giờ lạc xa điệu chân thiện mỹ.“
( Thánh Augustino.)
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long