Phụng Vụ - Mục Vụ
Ơn bảy nguồn
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
15:20 21/05/2012
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Tđcv 2, 1-11; 1Cor 12, 3b-7. 12-13; Ga 20, 19-23).
Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo kết thúc Mùa Phục Sinh trong niên lịch phụng vụ. Chữ Pentecost trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi và đây cũng là tên gọi tiếng Việt là Lễ Ngũ Tuần. Lễ Ngũ Tuần bắt nguồn từ lễ Năm Mươi của người Do-thái khi xưa tại Sinai. Trong cuộc lữ hành nơi hoang địa cũng như khi đã vào miền đất hứa, dân Do-thái luôn nhớ tưởng niệm ngày Thiên Chúa ban lề luật cho dân Do-thái trên núi Sinai. Đây là ngày thứ năm mươi sau ngày Lễ Vượt Qua và năm mươi ngày sau lễ Chúa Kitô Phục Sinh.
Bắt nguồn từ câu truyện trong Kinh Thánh Cựu Ước, sau khi dân chúng bị trận lụt Đại Hồng Thủy, họ đã xây tháp Babel để tránh nạn lụt. Họ nói: "Nào! Ta hãy xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất."(Stk 11, 4). Với lòng kiêu hãnh bởi sức người đã tạo nên sự phản bội trong tâm hồn. Họ đã bị Chúa phạt để tháp Babel sụp đổ đè chết một số người và gây phân tán khả năng ngôn ngữ không còn hiểu nhau. Sự kiêu ngạo đã tạo nên bức tường phân rẽ và thù ghét bạo hành. Bởi vậy, người ta đặt tên cho thành ấy là Babel, vì tại đó, Đức Chúa đã làm xáo trộn tiếng nói của mọi người trên mặt đất, và cũng từ chỗ đó, Đức Chúa đã phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất (Stk 11,9).
Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, thánh Luca đã diễn tả biến cố này như là một Giao Ước Sinai mới. Giáo Ước với dân chúng qua ân sủng của Chúa Thánh Thần. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, các tông đồ và những người thân hữu tụ nhau cầu nguyện không ngừng. Khi mọi người đang họp nhau trong phòng Tiệc ly, nơi Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, bỗng có làn gió thổi mạnh và xuất hiện các hình lưỡi lửa trên đầu các tông đồ để ban các ơn sủng: Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một (Tđcv 2,3). Các ngài đã lãnh nhận tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần, nhất là ơn ngôn ngữ. Các tông đồ đã can đảm xuất hiện trước dân chúng để loan báo tin vui. Các ngài nói tiếng bản xứ của mình, nhưng mọi người từ khắp vùng lân cận đã tụ họp lắng nghe và hiểu rõ lời giảng của các ngài: Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho (Tđcv 2,4).
Tác giả sách Tông Đồ Công Vụ đã ghi chú những nhóm người đã nghe lời giảng của các tông đồ đến từ nhiều miền khác nhau: Chúng ta đây, có người là dân Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pontô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Libya, Cyrênê; nào là những người từ Rôma đến đây; nào là người Do-thái và tòng giáo; nào là người đảo Crêta hay người Ảrập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!(Tđcv 2, 9-11). Đây là sự kiện lạ tiên khởi bởi ơn ngôn ngữ qua biểu tượng của lưỡi lửa. Mọi người đã nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Các tông đồ nói một thứ tiếng nhưng các người được nghe, đều hiểu theo ngôn ngữ của mình. Như vậy, ơn Chúa Thánh Thần đã tác động trong từng tâm hồn để họ đón nhận tin mừng. Họ là những chứng nhân tiên khởi đã tản mát về khắp nơi đem tin mừng cứu độ đến cho nhiều người tại quê hương của họ.
Trong thơ của thánh Phaolô tông đồ gởi cho tín hữu Corintô, ngài xác tín rằng: Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung (1Cor 12,7). Mỗi người lãnh nhận ơn sủng và chức vụ riêng, nhưng chỉ có một Chúa Thánh Thần. Có người được ơn khôn ngoan, có kẻ được ơn hiểu biết, có người được ơn làm phép lạ, có vị được ơn chữa bệnh, ơn nói tiên tri, có kẻ được ơn nói tiếng lạ và giải thích tiếng lạ. Tất cả mọi người đều được thanh tẩy để làm nên một Nhiệm Thể Chúa Kitô trong cùng một Chúa Thánh Thần.
Như lời Chúa Giêsu đã hứa với các tông đồ, Chúa sẽ sai Thánh Thần đến để dẫn dắt các ngài đến sự thật trọn hảo: Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến (Ga 16,13). Trải qua hai thiên niên kỷ, trên nền tảng niềm tin của các tông đồ, Giáo Hội Công Giáo vẫn duy trì kiên vững hai nguồn Thánh Kinh và Thánh Truyền cùng các giáo huấn của Giáo hội. Qua các biến cố thăng trầm, chúng ta tin Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục gìn giữ, thánh hóa và canh tân Hội Thánh ở trần gian.
Chúa Thánh Thần có những danh hiệu như Đấng Bảo Trợ, Đấng Bào Chữa, Đấng An Ủi, Thần Chân Lý, Chúa Thánh Linh và Ngôi Ba Thiên Chúa. Những hình ảnh biểu tượng về Chúa Thánh Thần như Nước, Gió, Lửa, Xức dầu, Áng mây, Ánh sáng, Ấn tín, Đặt tay và Chim bồ câu... Có bảy ơn Chúa Thánh Thần, gọi là ơn Bảy Nguồn: Ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn biết lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo đức và ơn kính sợ. Các ơn sủng của Chúa Thánh Thần giúp chúng hiểu biết sâu xa hơn về chân lý đức tin và can đảm quyết tâm thi hành sống đạo. Không phải chúng ta chỉ ngồi ca hát, khẩn cầu, van xin và ước mong, mà phải vận dụng tất cả các khả năng Chúa ban để sinh lợi trong đời sống hằng ngày. Chúa không ban ơn sủng để chúng ta cất dấu hay làm lợi cho riêng mình, nhưng là mang lại lợi ích chung cho mọi người. Ai lãnh nhận nhiều thì phải cho lại nhiều. Cái gì chúng ta nhận lãnh nhưng, không cũng hãy cho nhưng không: Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy (Mt 10,8).
Đức Chúa Thánh Thần ngự trong những người có ơn thánh hóa và ban các ơn cần thiết giúp ta sống xứng đáng là môn đệ Chúa. Ai trong chúng ta cũng lãnh nhận ơn Chúa, nhất là ơn sự sống. Chúa Thánh Thần còn ban ơn sủng qua các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Rửa tội, Thêm Sức và Truyền Chức. Các ơn sủng siêu nhiên soi sáng giúp chúng ta bước theo đường lối và làm nhân chứng cho Chúa. Ơn Chúa không tách biệt chúng ta để trở thành một thành phần ưu tuyển nào cả. Chúng ta có thể nhận diện được hoa qủa của ơn Chúa Thánh Thần trong đời sống thường ngày của mỗi người tín hữu. Xem qủa thì biết cây. Còn hoa quả của Thần Khí là: Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế (Gal 5, 22-23).
Chúng ta phải tôn kính, thờ phượng và cầu xin Chúa Thánh Thần. Vâng theo ơn Người soi sáng, cùng tôn trọng hồn xác ta là đền thờ của Người. Trong mỗi giây phút sống, chúng ta đều cảm nhận được những ơn lạ. Tất cả mọi luân chuyển sinh động trong thân xác và ngoài vũ trụ đều là sự nhiệm mầu ngoài tầm tay kiểm soát của con người. Chúng ta nên phân biệt rõ ràng về vai trò của Chúa Thánh Thần và lòng ước muốn của con người. Cầu xin là việc của chúng ta, còn ban ơn sủng là thuộc về quyền năng Thiên Chúa. Trình thuật của thánh Gioan rất vắn gọn khi viết về Thánh Thần. Ngày thứ trong tuần, Chúa Giêsu đã hiện đến với các tông đồ và phán: “Bình an cho anh em” và Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 22).
Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta hãy cầu xin Ơn Bảy Nguồn. Để mở lòng đón nhận ơn Chúa Thánh Linh, chúng ta hãy sửa đổi những thói hư tật xấu. Chấm dứt những bê tha mê lầm. Buông bỏ những tị hiềm, ghen ghét và thù oán. Quay trở về với con đường chính thật. Mặc lấy ơn sủng tình yêu của Chúa Thánh Thần. Giống như các tông đồ xưa, chúng ta mạnh dạn bước ra khỏi phòng và ra đi làm nhân chứng. Chúng ta sẽ vui thỏa trong bình an và hoan lạc. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến!
Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo kết thúc Mùa Phục Sinh trong niên lịch phụng vụ. Chữ Pentecost trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi và đây cũng là tên gọi tiếng Việt là Lễ Ngũ Tuần. Lễ Ngũ Tuần bắt nguồn từ lễ Năm Mươi của người Do-thái khi xưa tại Sinai. Trong cuộc lữ hành nơi hoang địa cũng như khi đã vào miền đất hứa, dân Do-thái luôn nhớ tưởng niệm ngày Thiên Chúa ban lề luật cho dân Do-thái trên núi Sinai. Đây là ngày thứ năm mươi sau ngày Lễ Vượt Qua và năm mươi ngày sau lễ Chúa Kitô Phục Sinh.
Bắt nguồn từ câu truyện trong Kinh Thánh Cựu Ước, sau khi dân chúng bị trận lụt Đại Hồng Thủy, họ đã xây tháp Babel để tránh nạn lụt. Họ nói: "Nào! Ta hãy xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất."(Stk 11, 4). Với lòng kiêu hãnh bởi sức người đã tạo nên sự phản bội trong tâm hồn. Họ đã bị Chúa phạt để tháp Babel sụp đổ đè chết một số người và gây phân tán khả năng ngôn ngữ không còn hiểu nhau. Sự kiêu ngạo đã tạo nên bức tường phân rẽ và thù ghét bạo hành. Bởi vậy, người ta đặt tên cho thành ấy là Babel, vì tại đó, Đức Chúa đã làm xáo trộn tiếng nói của mọi người trên mặt đất, và cũng từ chỗ đó, Đức Chúa đã phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất (Stk 11,9).
Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, thánh Luca đã diễn tả biến cố này như là một Giao Ước Sinai mới. Giáo Ước với dân chúng qua ân sủng của Chúa Thánh Thần. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, các tông đồ và những người thân hữu tụ nhau cầu nguyện không ngừng. Khi mọi người đang họp nhau trong phòng Tiệc ly, nơi Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, bỗng có làn gió thổi mạnh và xuất hiện các hình lưỡi lửa trên đầu các tông đồ để ban các ơn sủng: Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một (Tđcv 2,3). Các ngài đã lãnh nhận tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần, nhất là ơn ngôn ngữ. Các tông đồ đã can đảm xuất hiện trước dân chúng để loan báo tin vui. Các ngài nói tiếng bản xứ của mình, nhưng mọi người từ khắp vùng lân cận đã tụ họp lắng nghe và hiểu rõ lời giảng của các ngài: Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho (Tđcv 2,4).
Tác giả sách Tông Đồ Công Vụ đã ghi chú những nhóm người đã nghe lời giảng của các tông đồ đến từ nhiều miền khác nhau: Chúng ta đây, có người là dân Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pontô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Libya, Cyrênê; nào là những người từ Rôma đến đây; nào là người Do-thái và tòng giáo; nào là người đảo Crêta hay người Ảrập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!(Tđcv 2, 9-11). Đây là sự kiện lạ tiên khởi bởi ơn ngôn ngữ qua biểu tượng của lưỡi lửa. Mọi người đã nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Các tông đồ nói một thứ tiếng nhưng các người được nghe, đều hiểu theo ngôn ngữ của mình. Như vậy, ơn Chúa Thánh Thần đã tác động trong từng tâm hồn để họ đón nhận tin mừng. Họ là những chứng nhân tiên khởi đã tản mát về khắp nơi đem tin mừng cứu độ đến cho nhiều người tại quê hương của họ.
Trong thơ của thánh Phaolô tông đồ gởi cho tín hữu Corintô, ngài xác tín rằng: Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung (1Cor 12,7). Mỗi người lãnh nhận ơn sủng và chức vụ riêng, nhưng chỉ có một Chúa Thánh Thần. Có người được ơn khôn ngoan, có kẻ được ơn hiểu biết, có người được ơn làm phép lạ, có vị được ơn chữa bệnh, ơn nói tiên tri, có kẻ được ơn nói tiếng lạ và giải thích tiếng lạ. Tất cả mọi người đều được thanh tẩy để làm nên một Nhiệm Thể Chúa Kitô trong cùng một Chúa Thánh Thần.
Như lời Chúa Giêsu đã hứa với các tông đồ, Chúa sẽ sai Thánh Thần đến để dẫn dắt các ngài đến sự thật trọn hảo: Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến (Ga 16,13). Trải qua hai thiên niên kỷ, trên nền tảng niềm tin của các tông đồ, Giáo Hội Công Giáo vẫn duy trì kiên vững hai nguồn Thánh Kinh và Thánh Truyền cùng các giáo huấn của Giáo hội. Qua các biến cố thăng trầm, chúng ta tin Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục gìn giữ, thánh hóa và canh tân Hội Thánh ở trần gian.
Chúa Thánh Thần có những danh hiệu như Đấng Bảo Trợ, Đấng Bào Chữa, Đấng An Ủi, Thần Chân Lý, Chúa Thánh Linh và Ngôi Ba Thiên Chúa. Những hình ảnh biểu tượng về Chúa Thánh Thần như Nước, Gió, Lửa, Xức dầu, Áng mây, Ánh sáng, Ấn tín, Đặt tay và Chim bồ câu... Có bảy ơn Chúa Thánh Thần, gọi là ơn Bảy Nguồn: Ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn biết lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo đức và ơn kính sợ. Các ơn sủng của Chúa Thánh Thần giúp chúng hiểu biết sâu xa hơn về chân lý đức tin và can đảm quyết tâm thi hành sống đạo. Không phải chúng ta chỉ ngồi ca hát, khẩn cầu, van xin và ước mong, mà phải vận dụng tất cả các khả năng Chúa ban để sinh lợi trong đời sống hằng ngày. Chúa không ban ơn sủng để chúng ta cất dấu hay làm lợi cho riêng mình, nhưng là mang lại lợi ích chung cho mọi người. Ai lãnh nhận nhiều thì phải cho lại nhiều. Cái gì chúng ta nhận lãnh nhưng, không cũng hãy cho nhưng không: Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy (Mt 10,8).
Đức Chúa Thánh Thần ngự trong những người có ơn thánh hóa và ban các ơn cần thiết giúp ta sống xứng đáng là môn đệ Chúa. Ai trong chúng ta cũng lãnh nhận ơn Chúa, nhất là ơn sự sống. Chúa Thánh Thần còn ban ơn sủng qua các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Rửa tội, Thêm Sức và Truyền Chức. Các ơn sủng siêu nhiên soi sáng giúp chúng ta bước theo đường lối và làm nhân chứng cho Chúa. Ơn Chúa không tách biệt chúng ta để trở thành một thành phần ưu tuyển nào cả. Chúng ta có thể nhận diện được hoa qủa của ơn Chúa Thánh Thần trong đời sống thường ngày của mỗi người tín hữu. Xem qủa thì biết cây. Còn hoa quả của Thần Khí là: Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế (Gal 5, 22-23).
Chúng ta phải tôn kính, thờ phượng và cầu xin Chúa Thánh Thần. Vâng theo ơn Người soi sáng, cùng tôn trọng hồn xác ta là đền thờ của Người. Trong mỗi giây phút sống, chúng ta đều cảm nhận được những ơn lạ. Tất cả mọi luân chuyển sinh động trong thân xác và ngoài vũ trụ đều là sự nhiệm mầu ngoài tầm tay kiểm soát của con người. Chúng ta nên phân biệt rõ ràng về vai trò của Chúa Thánh Thần và lòng ước muốn của con người. Cầu xin là việc của chúng ta, còn ban ơn sủng là thuộc về quyền năng Thiên Chúa. Trình thuật của thánh Gioan rất vắn gọn khi viết về Thánh Thần. Ngày thứ trong tuần, Chúa Giêsu đã hiện đến với các tông đồ và phán: “Bình an cho anh em” và Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 22).
Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta hãy cầu xin Ơn Bảy Nguồn. Để mở lòng đón nhận ơn Chúa Thánh Linh, chúng ta hãy sửa đổi những thói hư tật xấu. Chấm dứt những bê tha mê lầm. Buông bỏ những tị hiềm, ghen ghét và thù oán. Quay trở về với con đường chính thật. Mặc lấy ơn sủng tình yêu của Chúa Thánh Thần. Giống như các tông đồ xưa, chúng ta mạnh dạn bước ra khỏi phòng và ra đi làm nhân chứng. Chúng ta sẽ vui thỏa trong bình an và hoan lạc. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: hãy ủng hộ Giáo Hội Trung quốc
Jos. Tú Nạc, NMS
07:06 21/05/2012
Chúa Nhật 20/ 5, ĐTC Benedict XVI đã kêu gọi tín hữu Công Giáo toàn thế giới hiệp lời cầu nguyện với Giáo Hội Trung quốc, để nhựng tín hữu của quốc gia rộng lớn này có thể trở nên kiên định nhiều hơn trong chứng tá đức tin của họ.
Trong một loạt kêu gọi sự đồng tình dưới đây vào buổi nói chuyện giữa trưa đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha cũng đã mạnh mẽ lên án cuộc tấn công bom vào trường trung học ở miền nam nước Ý làm một học sinh bị thiệt mạng và một số khác bị thương năng,và kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong cuộc động đất với cường độ 5.9 bất ngờ xảy ra khu vực đông bắc Emilia Romagna sáng sớm Chúa Nhật 20/ 5.
Mặc dù trước sự đe dọa của mưa gió, Công trường Thánh Phê-rô vẫn tụ tập đông đảo khách hành hương và thăm viếng Chúa Nhật này, ngày mà nhiều giáo xứ khắp thế giới đánh dấu lễ Chúa Thăng Thiên. Trong những phản ảnh của mình trước lúc cầu nguyện Mẹ Maria, Đức Thánh Cha đã nói với tất cả mọi người hãy tập trung vào sự mầu nhiệm này, sự sung mãn của ơn cứu độ nhân loại.
Dưới đây là huấn dụ Kinh Truyền Tin Regina Caeli và những lời kêu gọi.
Anh chị em thương mến!
Bốn mươi ngày sau khi Phục Sinh, theo Sách Công vụ Tông đồ - Chúa Giê-su lên trời, đó là người quay về với Đức Chúa Cha, từ người mà mà đã gửi Người đến thế gian. Ở nhiều đất nước, sự mầu nhiệm này không cử hành vào thứ Năm, mà hôm nay, Chúa Nhật theo sau. Lễ Chúa Thăng Thiên đánh dấu sự sung mãn của ơn cứu độ mà được bắt đầu với sự xuống thế làm người của Chúa Giê-su. Sau khi hướng dẫn các môn đệ của Người xong vào giây phút cuối, chúa Giê-su về trời (xem Mk. 16: 19). Tuy nhiên Người “không bỏ rơi thân phận của chúng ta” (xem Profagio), thực tế, bằng tính nhân loại của Người, Người dẫn đưa nhân loại cùng với Người trong sự mật thiết với Đức Chúa Cha, và vì vậy đã thể hiện nơi đến cuối cùng của chuyến hành hương dào dạt yêu thương đối với thế gian chúng ta. Ngay khi Người từ trời xuống vì chúng ta, và vì chúng ta Người phải chịu khổ hình và chết trên thập giá, cũng vì chúng ta Người đã sống lại lên với Thiên Chúa, do đó, không xa cách chúng ta, mà còn là “Chúa chúng ta”, “Cha chúng ta” (xem Jn. 20: 17).
Thăng Thiên là hành động sau cùng của việc giải thoát chúng ta khỏi ách tội lỗi, như Thánh Phao-lô tông đồ viết: “Người đã lên cao, dẫn thao một tù “ (Eph. $: 8). Thánh Leo Cả nói rằng: “Không chỉ là thiêng liêng bất tử của linh hồn được công bố, mà nó còn là của bằng xương bằng thịt. Thực tế, hôm nay chúng ta không chỉ được xác nhận là những người sở hữu thiên đàng. Mà trong Đức Ki-tô chúng ta còn được lọt vào những nơi cao vời của thiên đàng” (De Ascension Domains, Tractatus 73, 2. 4: CCL 138 A, 451, 453). Vì điều này, các tông đồ khi họ thấy Thầy vươn từ đất hướng về trời, họ không xúc động bởi buồn phiến, thất vọng, thật ra, họ cảm thấy vui mừng khôn xiết và được thôi thúc công bố sự chiến thắng của Đức Ki-tô vượt qua cái chết (xem Mk. 15: 20). Và Chúa phục sinh đã làm việc với họ, phân phát từng người một sức thu hút của riêng họ, để cộng đồng Ki-tô giáo trở nên một tổng thể, phản ảnh sự phong phú hài hòa của Nước Trời. Thánh Phao-lô viết: “Người ban ân huệ cho con người … và người ban cho người này làm tông đồ, người nọ làm ngôn sứ, người khác loan báo Tin Mừng, người kia coi sóc và dạy dỗ, trang bị những điều thánh thiện cho công việc phục vụ, cho công việc củng cố tầm vóc Đức Ki-tô” (Eph. 4, 8: 11-13).
Các bạn thân mến, sự Thăng Thiên nói với chúng ta rằng, trong Đức Ki-tô nhân loại được mang đến những tầng cao của Thiên Chúa, vậy mỗi khi chúng ta cầu nguyện, thế gian này tham gia với Thiên Đàng, và giống như đốt trầm hương, khói hương thơm ngát bốc lên chốn trời cao, để khi chúng ta dâng lên lời nguyện cầu tin tưởng thiết tha trong Đức Ki-tô lên Thiên Chúa. Điều đó được Người nghe và trả lời. Trong tác phẩm nổi tiếng Thánh Gio-an “Cross, Ascent of Mount Carmel”, chúng ta “thấy thấu đáo sự khát khao của con tim chúng ta, không có cách nào tốt hơn là đặt sức mạnh cầu nguyện của chúng ta vào những gì làm đẹp lòng Chúa. Vì lẽ đó, Người sẽ không ban cho chúng ta duy nhất những gì mà chúng ta đòi hỏi ở Người, ơn cứu độ, mà những gì mà Người thấy cả hai thanh thản và tốt lành dành cho chúng ta, ngay cả khi chúng ta không đòi hỏi ở Người” (Book III, ch. 44: 2, Rom. 1991, 335). Chúng ta hãy khẩn hoản nài xin Trinh Nữ Maria giúp đỡ chúng ta suy niệm những việc trên trời, những điều mà Chúa Trời hứa với chúng ta, và để trở nên những nhân chứng đáng tin cậy hơn của đời sống thiêng liêng.
Trong một loạt kêu gọi sự đồng tình dưới đây vào buổi nói chuyện giữa trưa đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha cũng đã mạnh mẽ lên án cuộc tấn công bom vào trường trung học ở miền nam nước Ý làm một học sinh bị thiệt mạng và một số khác bị thương năng,và kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong cuộc động đất với cường độ 5.9 bất ngờ xảy ra khu vực đông bắc Emilia Romagna sáng sớm Chúa Nhật 20/ 5.
Mặc dù trước sự đe dọa của mưa gió, Công trường Thánh Phê-rô vẫn tụ tập đông đảo khách hành hương và thăm viếng Chúa Nhật này, ngày mà nhiều giáo xứ khắp thế giới đánh dấu lễ Chúa Thăng Thiên. Trong những phản ảnh của mình trước lúc cầu nguyện Mẹ Maria, Đức Thánh Cha đã nói với tất cả mọi người hãy tập trung vào sự mầu nhiệm này, sự sung mãn của ơn cứu độ nhân loại.
Dưới đây là huấn dụ Kinh Truyền Tin Regina Caeli và những lời kêu gọi.
Anh chị em thương mến!
Bốn mươi ngày sau khi Phục Sinh, theo Sách Công vụ Tông đồ - Chúa Giê-su lên trời, đó là người quay về với Đức Chúa Cha, từ người mà mà đã gửi Người đến thế gian. Ở nhiều đất nước, sự mầu nhiệm này không cử hành vào thứ Năm, mà hôm nay, Chúa Nhật theo sau. Lễ Chúa Thăng Thiên đánh dấu sự sung mãn của ơn cứu độ mà được bắt đầu với sự xuống thế làm người của Chúa Giê-su. Sau khi hướng dẫn các môn đệ của Người xong vào giây phút cuối, chúa Giê-su về trời (xem Mk. 16: 19). Tuy nhiên Người “không bỏ rơi thân phận của chúng ta” (xem Profagio), thực tế, bằng tính nhân loại của Người, Người dẫn đưa nhân loại cùng với Người trong sự mật thiết với Đức Chúa Cha, và vì vậy đã thể hiện nơi đến cuối cùng của chuyến hành hương dào dạt yêu thương đối với thế gian chúng ta. Ngay khi Người từ trời xuống vì chúng ta, và vì chúng ta Người phải chịu khổ hình và chết trên thập giá, cũng vì chúng ta Người đã sống lại lên với Thiên Chúa, do đó, không xa cách chúng ta, mà còn là “Chúa chúng ta”, “Cha chúng ta” (xem Jn. 20: 17).
Thăng Thiên là hành động sau cùng của việc giải thoát chúng ta khỏi ách tội lỗi, như Thánh Phao-lô tông đồ viết: “Người đã lên cao, dẫn thao một tù “ (Eph. $: 8). Thánh Leo Cả nói rằng: “Không chỉ là thiêng liêng bất tử của linh hồn được công bố, mà nó còn là của bằng xương bằng thịt. Thực tế, hôm nay chúng ta không chỉ được xác nhận là những người sở hữu thiên đàng. Mà trong Đức Ki-tô chúng ta còn được lọt vào những nơi cao vời của thiên đàng” (De Ascension Domains, Tractatus 73, 2. 4: CCL 138 A, 451, 453). Vì điều này, các tông đồ khi họ thấy Thầy vươn từ đất hướng về trời, họ không xúc động bởi buồn phiến, thất vọng, thật ra, họ cảm thấy vui mừng khôn xiết và được thôi thúc công bố sự chiến thắng của Đức Ki-tô vượt qua cái chết (xem Mk. 15: 20). Và Chúa phục sinh đã làm việc với họ, phân phát từng người một sức thu hút của riêng họ, để cộng đồng Ki-tô giáo trở nên một tổng thể, phản ảnh sự phong phú hài hòa của Nước Trời. Thánh Phao-lô viết: “Người ban ân huệ cho con người … và người ban cho người này làm tông đồ, người nọ làm ngôn sứ, người khác loan báo Tin Mừng, người kia coi sóc và dạy dỗ, trang bị những điều thánh thiện cho công việc phục vụ, cho công việc củng cố tầm vóc Đức Ki-tô” (Eph. 4, 8: 11-13).
Các bạn thân mến, sự Thăng Thiên nói với chúng ta rằng, trong Đức Ki-tô nhân loại được mang đến những tầng cao của Thiên Chúa, vậy mỗi khi chúng ta cầu nguyện, thế gian này tham gia với Thiên Đàng, và giống như đốt trầm hương, khói hương thơm ngát bốc lên chốn trời cao, để khi chúng ta dâng lên lời nguyện cầu tin tưởng thiết tha trong Đức Ki-tô lên Thiên Chúa. Điều đó được Người nghe và trả lời. Trong tác phẩm nổi tiếng Thánh Gio-an “Cross, Ascent of Mount Carmel”, chúng ta “thấy thấu đáo sự khát khao của con tim chúng ta, không có cách nào tốt hơn là đặt sức mạnh cầu nguyện của chúng ta vào những gì làm đẹp lòng Chúa. Vì lẽ đó, Người sẽ không ban cho chúng ta duy nhất những gì mà chúng ta đòi hỏi ở Người, ơn cứu độ, mà những gì mà Người thấy cả hai thanh thản và tốt lành dành cho chúng ta, ngay cả khi chúng ta không đòi hỏi ở Người” (Book III, ch. 44: 2, Rom. 1991, 335). Chúng ta hãy khẩn hoản nài xin Trinh Nữ Maria giúp đỡ chúng ta suy niệm những việc trên trời, những điều mà Chúa Trời hứa với chúng ta, và để trở nên những nhân chứng đáng tin cậy hơn của đời sống thiêng liêng.
Các giá trị tinh thần và tôn giáo trong cuộc sống con người
Linh Tiến Khải
11:13 21/05/2012
Phỏng vấn triết gia Francesco Torralba Rosellò, người Tây Ban Nha
Ngày 17-5-2012 đại hội ”Sân của dân ngoại” đối thoại với những người không tin về đề tài ”Nghệ thuật, vẻ đẹp và sự siêu việt” đã khai diễn tại Barcelona bên Tây Ban Nha. Đại hội đã do Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa tổ chức với sự tham dự của hàng trăm nghệ sĩ và chuyên gia thuộc nhiều bộ môn khác nhau, kể cả các triết gia và chính trị gia.
Trong số các tham dự viên có triết gia Francesco Torralba Rosellò, người Tây Ban Nha, giáo sư đại học Ramon Lluli Barcelona. Giáo sư thuyết trình về đề tài ”Con đường từ vẻ đẹp tới tình yêu”. Giáo sư sinh năm 1967 tại Barcelona, theo học tại đại học Barcelona và Kopenhagen, có bằng tiến sĩ trết học và thần học. Giáo sư là tác giả của hàng chục cuốn sách được độc giả ưa thích, trong đó có các cuốn như: ”Các gương mặt của sự thinh lặng”; ”Một trăm giá trị để sống” (2001); ”Khám phá ý nghĩa thực tại” (2000); ”Giá trị và ý nghĩa hoạt động giáo dục” (2001); ”Luân lý đạo đức của việc săn sóc” (2001); ”Có thể có một thế giới mới không?” (2003); ”Đâu là phẩm giá con người?” (2004); ”Cha mẹ và con cái” (2003); ”Lá thư của một đứa con chưa có tên” (2005); ”Ý nghĩa dân trí toàn cầu giải thích cho các con tôi” (2005); ”Nghệ thuật biết lắng nghe” (2006); Loạt sách về các đề tài: Sự tha thứ, tình bạn, sự thanh thản, lòng trắc ẩn (2008); ”Hòa bình, dấn thân” (2011); ”Nhìn thẳng mặt cái chết” (2008); ”Bình tĩnh trong một thế giới không bình tĩnh” (2009); ”Sự thông minh tinh thần” (2010) Đức Giêsu Kitô” (2011); ”Tình yêu đến từ bên trong” (2011); ”Với Thiên Chúa hay là không Thiên Chúa” (2012). Hai cuốn sách mới được xuất bản tại Tây Ban Nha là ”Cái luận lý của qùa tặng” và “Cuộc sống tinh thần trong xã hội vi tính”. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị bài phỏng vấn giáo sư về đại hội này.
Hỏi: Thưa giáo sư Rosellò, tại sao Barcelona lại đươc chọn làm nơi tổ chức đại hội ”Nghệ thuật, vẻ đẹp và sự siêu việt”?
Đáp: Tôi tin rằng đây là một sự lựa chọn tốt, đặc biệt bởi vì Barcelona là vùng đất của sự đối thoại, một vùng đất chung sống giữa các hình thái tinh thần tu đức khác nhau, và nhất là nó diễn tả sự đối thoại từ bao thế kỷ nay giữa những người tin và người không tin, nhất là bởi vì đối tượng của công việc làm, vẻ đẹp là một điểm gặp gỡ chung giữa những người tin và những người không tin, một tụ điểm gặp gỡ thực sự, nơi con người có thể suy tư về cái nối kết hai cộng đoàn, nhất là nó liên kết con người lại với nhau, một cách độc lập với diều họ tin.
Hỏi: Như thế, chúng ta có thể nói rằng vẻ đẹp vén mở cho thấy Thiên Chúa hay không, thưa giáo sư?
Đáp: Vẻ đẹp là viễn tượng của những người tin nơi Thiên Chúa. Đối với riêng tôi, thì tôi thấy ”vẻ đẹp của sự tự nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của âm nhạc” đã là một biểu lộ, một mạc khải vẻ đẹp của Thiên Chúa rồi. Nhưng trong viễn tượng ”đời” của những người không tin, thì vẻ đẹp là một lời mời gọi hướng tới siêu việt, hướng tới mầu nhiệm, hướng tới suy tư. Nó như một biểu tượng khiến chúng ta nghĩ tới điều chúng ta là, đâu là ý nghĩa của cuộc sống, đâu là nền tảng cuối cùng của chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta trực tiếp đến với Thiên Chúa, nhưng tôi cũng tin rằng những người không tin trông thấy nơi vẻ đẹp một con đường dẫn đưa tới mầu nhiệm, ít nhất là mầu nhiệm về thế giới.
Hỏi: Theo giáo sư, đâu là ngôn ngữ mà ngày nay tín hữu phải dùng, nếu muốn gặp gỡ những người không tin?
Đáp: Ngôn ngữ mà tín hữu dùng phái là một thứ ngôn ngữ rõ ràng, một thứ ngôn ngữ không kỹ thuật, có thể đến với tất cả mọi người. Ngôn ngữ kỹ thuật hay ngôn ngữ bên trong giáo hội là một thứ ngôn ngữ thường không hiểu nổi đối với những người khác. Nó là một thứ ngôn ngữ có một truyền thống, một sức mạnh biểu tượng, một gia tài tích tụ trong bao thế kỷ, được làm bởi biết bao nhiêu ý niệm khác nhau, mà người ta thường không biết, người ta không biết các văn bản kinh thánh, và thực tế là người ta ”mù chữ biểu tượng”, một người mù không thể đọc hiểu được ý nghĩa của nó. Vì thế ngôn ngữ phải rất rõ ràng. Nó phải là thứ ngôn ngữ đi từ các điều nòng cốt nhất của Đức tin, nghĩa là sứ điệp thực sự phản ánh nòng cốt của kinh Tin Kính. Tôi nghĩ rằng đó là sứ điệp của Chúa Giêsu. Ngôn ngữ của Chúa Giêsu là một thứ ngôn ngữ cho tất cả mọi người. Nhất là trong việc giảng dậy của Người, Chúa Giêsu đã nói qua các dụ ngôn, các biểu tượng, bằng cách tìm tới với tất cả mọi người qua các hình ảnh, kể cả những người không được học hành, không biết đọc biết viết. Ngôn ngữ mà tín hữu dùng phải là thứ ngôn ngữ như vậy, một thứ ngôn ngữ thích hợp với con người ngày nay.
Hỏi: Thưa giáo sư, trong các cuốn sách của mình giáo sư hay chú ý tới các đề tài cuộc sống tinh thần rộng mở cho tất cả mọi người như: sự thinh lặng, xã hội vi tính, qùa tặng vv... Đây là một kiểu nghiên cứu rất gần với tinh thần đối thoại với những người không tin của tổ chức ”Sân của dân ngoại”. Tại sao vây?
Đáp: Việc nghiên cứu triết học của tôi cố gắng rộng mở và có thể thấm nhập đối với mọi người. Tôi cho rằng nhiệm vụ triết gia là thăng tiến tư tưởng và suy tư về các vấn nạn của con người mà mỗi một người đều đặt ra, vượt ngoài các xác tín tinh thần của mình. Nhiệm vụ của tôi là ở ngoài biên giới là nơi sáng tạo, nơi có thể chia sẻ và đối thoại. Theo tôi mỗi người đều có một chiều kích tinh thần có thể được sắp xếp và phát triển theo nhiều cách khác nhau, tùy theo các bối cảnh và tiểu sử.
Hỏi: Thế thì có cái gì chung cho các tín hữu và các nhà nhân văn?
Đáp: Cảm giác nuối tiếc, ước mong hạnh phúc, sự cần thiết đối chiếu và nỗi sợ hãi là các kinh nghiệm hàng ngày của tất cả mọi người, khiến cho chúng ta trở thành anh em với nhau trong cuộc sống. Tôi nghĩ tôn giáo là tương quan vượt cao hơn chính mình, gắn liền con người với một thực tại khác, mà chúng ta gọi là mầu nhiệm tuyệt đối.
Hỏi: Trong cuốn sách nói về sự thinh lặng giáo sư đã trích dẫn nhà tư tưởng Ludwig Wittgenstein nhiều lần, tại sao vây?
Đáp: Wittgenstein là một tư tưởng gia tinh thần rất sâu sắc. Chỉ cần đọc các sách tiểu sử của ông hồi trước đệ nhất thế chiến và cuốn ”Khảo luận luận lý triết học” thì biết. Ông cho thấy các hẹn hẹp của ngôn ngữ khoa học, và hiểu rằng thinh lặng là thái độ tốt nhất đứng trước mầu nhiệm của thực tại. Tôi thấy thái độ thận trọng và chú ý này đối với những gì vượt cao hơn lý lẽ khoa học rất là hay. Học giả Wittgenstein thừa nhận rằng không thể là ”khoa học” về ý nghĩa cuộc sống, nhưng tới lượt nó, câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống lại nghiêm trọng và lôi cuốn xúc động nhất mà một người có thể đưa ra.
Hỏi: Như thế con người tôn giáo có thể khám phá ra ”một cái gì hơn nữa” nơi một người không có nó, thưa giáo sư?
Đáp: Chắc chắn rồi. Trong đối thoại tín hữu khám phá ra nhiều yếu tố rất hay. Trước hết họ nhận ra rằng các người không tin làm thành một thế giới rất khác nhau. Có những người thờ ơ, nhưng cũng có những người rời xa, có những người chủ trương vô ngộ nhưng vẫn tìm kiếm hiểu biết, nhưng cũng có những người đầy uất hận, rất hay chỉ trích tôn giáo vì các lý do tiểu sử. Trong cuộc đối thoại với những người không tin, tín hữu bị bắt buộc diễn tả điều nòng cốt và tinh tuyền nhất của lòng tin. Ngoài ra, cần phải làm điều đó một cách rất rõ ràng và khiêm tốn, với các từ vựng đời, vì đó là cách duy nhất tìm ra một môi trường được chia sẻ.
Hỏi: Thưa giáo sư Rosellò, Barcelona là một trong các vùng bị tục hóa nhất Âu châu. Làm thế nào để khiến cho Tin Mừng đáng được tin cậy trên bình diện văn hóa?
Đáp: Tôi nghĩ cần phải tìm ra các đề tài hiện sinh và lý lẽ thực tiễn, mà không quên các lý do có lý sự, để trở thành tín hữu kitô. Việc thuyết phục là điều rất quan trọng, nhưng đề tài tốt nhất là chỉ cho thấy rằng Kitô giáo là một đề nghị đối với niềm hạnh phúc của thế giới, một sự thông truyền sự sống, như triết gia Kirkegaard đã nói: một trình thuật ý nghĩa khi được tháp nhập vào con người, trở thành suối nguồn của sự an bình thanh thản, và trao ban. Tín hữu kitô đáng tin cậy, khi sống tươi vui điều mình đã kinh nghiệm, khi cho thế giới thấy cuộc gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa và với vị mà thánh Agostino goi là ”Vị Thầy nội tâm”, biến thành suối nguốn bình an cho linh hồn, và đem lại hòa bình cho thế giới.
Hỏi: ”Sự tự do đích thật nhất là lòng biết ơn”, giáo sư đã viết trong cuốn sách về ”món qùa”. Ngày nay xem ra là điều ngược lại. Đâu là các thí dụ cụ thể của sự tự do này thưa giáo sư?
Đáp: Sự tự do được tìm thấy trong việc giải phóng khỏi cái tôi, bằng cách sống dưới suối nguồn của lòng tốt, hiện diện trong nơi sâu thẳm của từng người. Nó có nghĩa là nộp mình cho tha nhân, mà không tính toán cũng không hy vọng gì cả. Sự trao ban chính mình thực là con đường của niềm hạnh phúc. Hạnh phúc không hệ tại chỗ chiếm hữu, cũng không hệ tại hoạt động tập trung vào chính mình và thực hiện các ước mong của riêng mình: đó là sự phóng đãng chứ không phải tự do. Tự do là người sống mà không có các thành kiến, và mẫu sẵn, không bị thúc đẩy bởi tính toán lợi lộc, nhưng bởi sự trao ban, trao ban lớn hơn là tình yêu thương chia sẻ. Chúa Giêsu là mẫu mực sự tự do của con người tôi, nhưng cả thánh Phanxicô thành Assisi, thánh Massimiliano Kolbe và thánh Edith Stein nữa là những người đã sống theo viễn tượng trao ban tận hiến nhưng không này.
(Avvenire 15-5-2012; RG 16-5-2012)
Ngày 17-5-2012 đại hội ”Sân của dân ngoại” đối thoại với những người không tin về đề tài ”Nghệ thuật, vẻ đẹp và sự siêu việt” đã khai diễn tại Barcelona bên Tây Ban Nha. Đại hội đã do Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa tổ chức với sự tham dự của hàng trăm nghệ sĩ và chuyên gia thuộc nhiều bộ môn khác nhau, kể cả các triết gia và chính trị gia.
Trong số các tham dự viên có triết gia Francesco Torralba Rosellò, người Tây Ban Nha, giáo sư đại học Ramon Lluli Barcelona. Giáo sư thuyết trình về đề tài ”Con đường từ vẻ đẹp tới tình yêu”. Giáo sư sinh năm 1967 tại Barcelona, theo học tại đại học Barcelona và Kopenhagen, có bằng tiến sĩ trết học và thần học. Giáo sư là tác giả của hàng chục cuốn sách được độc giả ưa thích, trong đó có các cuốn như: ”Các gương mặt của sự thinh lặng”; ”Một trăm giá trị để sống” (2001); ”Khám phá ý nghĩa thực tại” (2000); ”Giá trị và ý nghĩa hoạt động giáo dục” (2001); ”Luân lý đạo đức của việc săn sóc” (2001); ”Có thể có một thế giới mới không?” (2003); ”Đâu là phẩm giá con người?” (2004); ”Cha mẹ và con cái” (2003); ”Lá thư của một đứa con chưa có tên” (2005); ”Ý nghĩa dân trí toàn cầu giải thích cho các con tôi” (2005); ”Nghệ thuật biết lắng nghe” (2006); Loạt sách về các đề tài: Sự tha thứ, tình bạn, sự thanh thản, lòng trắc ẩn (2008); ”Hòa bình, dấn thân” (2011); ”Nhìn thẳng mặt cái chết” (2008); ”Bình tĩnh trong một thế giới không bình tĩnh” (2009); ”Sự thông minh tinh thần” (2010) Đức Giêsu Kitô” (2011); ”Tình yêu đến từ bên trong” (2011); ”Với Thiên Chúa hay là không Thiên Chúa” (2012). Hai cuốn sách mới được xuất bản tại Tây Ban Nha là ”Cái luận lý của qùa tặng” và “Cuộc sống tinh thần trong xã hội vi tính”. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị bài phỏng vấn giáo sư về đại hội này.
Hỏi: Thưa giáo sư Rosellò, tại sao Barcelona lại đươc chọn làm nơi tổ chức đại hội ”Nghệ thuật, vẻ đẹp và sự siêu việt”?
Đáp: Tôi tin rằng đây là một sự lựa chọn tốt, đặc biệt bởi vì Barcelona là vùng đất của sự đối thoại, một vùng đất chung sống giữa các hình thái tinh thần tu đức khác nhau, và nhất là nó diễn tả sự đối thoại từ bao thế kỷ nay giữa những người tin và người không tin, nhất là bởi vì đối tượng của công việc làm, vẻ đẹp là một điểm gặp gỡ chung giữa những người tin và những người không tin, một tụ điểm gặp gỡ thực sự, nơi con người có thể suy tư về cái nối kết hai cộng đoàn, nhất là nó liên kết con người lại với nhau, một cách độc lập với diều họ tin.
Hỏi: Như thế, chúng ta có thể nói rằng vẻ đẹp vén mở cho thấy Thiên Chúa hay không, thưa giáo sư?
Đáp: Vẻ đẹp là viễn tượng của những người tin nơi Thiên Chúa. Đối với riêng tôi, thì tôi thấy ”vẻ đẹp của sự tự nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của âm nhạc” đã là một biểu lộ, một mạc khải vẻ đẹp của Thiên Chúa rồi. Nhưng trong viễn tượng ”đời” của những người không tin, thì vẻ đẹp là một lời mời gọi hướng tới siêu việt, hướng tới mầu nhiệm, hướng tới suy tư. Nó như một biểu tượng khiến chúng ta nghĩ tới điều chúng ta là, đâu là ý nghĩa của cuộc sống, đâu là nền tảng cuối cùng của chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta trực tiếp đến với Thiên Chúa, nhưng tôi cũng tin rằng những người không tin trông thấy nơi vẻ đẹp một con đường dẫn đưa tới mầu nhiệm, ít nhất là mầu nhiệm về thế giới.
Hỏi: Theo giáo sư, đâu là ngôn ngữ mà ngày nay tín hữu phải dùng, nếu muốn gặp gỡ những người không tin?
Đáp: Ngôn ngữ mà tín hữu dùng phái là một thứ ngôn ngữ rõ ràng, một thứ ngôn ngữ không kỹ thuật, có thể đến với tất cả mọi người. Ngôn ngữ kỹ thuật hay ngôn ngữ bên trong giáo hội là một thứ ngôn ngữ thường không hiểu nổi đối với những người khác. Nó là một thứ ngôn ngữ có một truyền thống, một sức mạnh biểu tượng, một gia tài tích tụ trong bao thế kỷ, được làm bởi biết bao nhiêu ý niệm khác nhau, mà người ta thường không biết, người ta không biết các văn bản kinh thánh, và thực tế là người ta ”mù chữ biểu tượng”, một người mù không thể đọc hiểu được ý nghĩa của nó. Vì thế ngôn ngữ phải rất rõ ràng. Nó phải là thứ ngôn ngữ đi từ các điều nòng cốt nhất của Đức tin, nghĩa là sứ điệp thực sự phản ánh nòng cốt của kinh Tin Kính. Tôi nghĩ rằng đó là sứ điệp của Chúa Giêsu. Ngôn ngữ của Chúa Giêsu là một thứ ngôn ngữ cho tất cả mọi người. Nhất là trong việc giảng dậy của Người, Chúa Giêsu đã nói qua các dụ ngôn, các biểu tượng, bằng cách tìm tới với tất cả mọi người qua các hình ảnh, kể cả những người không được học hành, không biết đọc biết viết. Ngôn ngữ mà tín hữu dùng phải là thứ ngôn ngữ như vậy, một thứ ngôn ngữ thích hợp với con người ngày nay.
Hỏi: Thưa giáo sư, trong các cuốn sách của mình giáo sư hay chú ý tới các đề tài cuộc sống tinh thần rộng mở cho tất cả mọi người như: sự thinh lặng, xã hội vi tính, qùa tặng vv... Đây là một kiểu nghiên cứu rất gần với tinh thần đối thoại với những người không tin của tổ chức ”Sân của dân ngoại”. Tại sao vây?
Đáp: Việc nghiên cứu triết học của tôi cố gắng rộng mở và có thể thấm nhập đối với mọi người. Tôi cho rằng nhiệm vụ triết gia là thăng tiến tư tưởng và suy tư về các vấn nạn của con người mà mỗi một người đều đặt ra, vượt ngoài các xác tín tinh thần của mình. Nhiệm vụ của tôi là ở ngoài biên giới là nơi sáng tạo, nơi có thể chia sẻ và đối thoại. Theo tôi mỗi người đều có một chiều kích tinh thần có thể được sắp xếp và phát triển theo nhiều cách khác nhau, tùy theo các bối cảnh và tiểu sử.
Hỏi: Thế thì có cái gì chung cho các tín hữu và các nhà nhân văn?
Đáp: Cảm giác nuối tiếc, ước mong hạnh phúc, sự cần thiết đối chiếu và nỗi sợ hãi là các kinh nghiệm hàng ngày của tất cả mọi người, khiến cho chúng ta trở thành anh em với nhau trong cuộc sống. Tôi nghĩ tôn giáo là tương quan vượt cao hơn chính mình, gắn liền con người với một thực tại khác, mà chúng ta gọi là mầu nhiệm tuyệt đối.
Hỏi: Trong cuốn sách nói về sự thinh lặng giáo sư đã trích dẫn nhà tư tưởng Ludwig Wittgenstein nhiều lần, tại sao vây?
Đáp: Wittgenstein là một tư tưởng gia tinh thần rất sâu sắc. Chỉ cần đọc các sách tiểu sử của ông hồi trước đệ nhất thế chiến và cuốn ”Khảo luận luận lý triết học” thì biết. Ông cho thấy các hẹn hẹp của ngôn ngữ khoa học, và hiểu rằng thinh lặng là thái độ tốt nhất đứng trước mầu nhiệm của thực tại. Tôi thấy thái độ thận trọng và chú ý này đối với những gì vượt cao hơn lý lẽ khoa học rất là hay. Học giả Wittgenstein thừa nhận rằng không thể là ”khoa học” về ý nghĩa cuộc sống, nhưng tới lượt nó, câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống lại nghiêm trọng và lôi cuốn xúc động nhất mà một người có thể đưa ra.
Hỏi: Như thế con người tôn giáo có thể khám phá ra ”một cái gì hơn nữa” nơi một người không có nó, thưa giáo sư?
Đáp: Chắc chắn rồi. Trong đối thoại tín hữu khám phá ra nhiều yếu tố rất hay. Trước hết họ nhận ra rằng các người không tin làm thành một thế giới rất khác nhau. Có những người thờ ơ, nhưng cũng có những người rời xa, có những người chủ trương vô ngộ nhưng vẫn tìm kiếm hiểu biết, nhưng cũng có những người đầy uất hận, rất hay chỉ trích tôn giáo vì các lý do tiểu sử. Trong cuộc đối thoại với những người không tin, tín hữu bị bắt buộc diễn tả điều nòng cốt và tinh tuyền nhất của lòng tin. Ngoài ra, cần phải làm điều đó một cách rất rõ ràng và khiêm tốn, với các từ vựng đời, vì đó là cách duy nhất tìm ra một môi trường được chia sẻ.
Hỏi: Thưa giáo sư Rosellò, Barcelona là một trong các vùng bị tục hóa nhất Âu châu. Làm thế nào để khiến cho Tin Mừng đáng được tin cậy trên bình diện văn hóa?
Đáp: Tôi nghĩ cần phải tìm ra các đề tài hiện sinh và lý lẽ thực tiễn, mà không quên các lý do có lý sự, để trở thành tín hữu kitô. Việc thuyết phục là điều rất quan trọng, nhưng đề tài tốt nhất là chỉ cho thấy rằng Kitô giáo là một đề nghị đối với niềm hạnh phúc của thế giới, một sự thông truyền sự sống, như triết gia Kirkegaard đã nói: một trình thuật ý nghĩa khi được tháp nhập vào con người, trở thành suối nguồn của sự an bình thanh thản, và trao ban. Tín hữu kitô đáng tin cậy, khi sống tươi vui điều mình đã kinh nghiệm, khi cho thế giới thấy cuộc gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa và với vị mà thánh Agostino goi là ”Vị Thầy nội tâm”, biến thành suối nguốn bình an cho linh hồn, và đem lại hòa bình cho thế giới.
Hỏi: ”Sự tự do đích thật nhất là lòng biết ơn”, giáo sư đã viết trong cuốn sách về ”món qùa”. Ngày nay xem ra là điều ngược lại. Đâu là các thí dụ cụ thể của sự tự do này thưa giáo sư?
Đáp: Sự tự do được tìm thấy trong việc giải phóng khỏi cái tôi, bằng cách sống dưới suối nguồn của lòng tốt, hiện diện trong nơi sâu thẳm của từng người. Nó có nghĩa là nộp mình cho tha nhân, mà không tính toán cũng không hy vọng gì cả. Sự trao ban chính mình thực là con đường của niềm hạnh phúc. Hạnh phúc không hệ tại chỗ chiếm hữu, cũng không hệ tại hoạt động tập trung vào chính mình và thực hiện các ước mong của riêng mình: đó là sự phóng đãng chứ không phải tự do. Tự do là người sống mà không có các thành kiến, và mẫu sẵn, không bị thúc đẩy bởi tính toán lợi lộc, nhưng bởi sự trao ban, trao ban lớn hơn là tình yêu thương chia sẻ. Chúa Giêsu là mẫu mực sự tự do của con người tôi, nhưng cả thánh Phanxicô thành Assisi, thánh Massimiliano Kolbe và thánh Edith Stein nữa là những người đã sống theo viễn tượng trao ban tận hiến nhưng không này.
(Avvenire 15-5-2012; RG 16-5-2012)
Đức Thánh Cha cám ơn Hồng y đoàn trong cuộc chiến chống sự ác
LM Trần Đức Anh OP
09:44 21/05/2012
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 cám ơn Hồng y đoàn vì sự hỗ trợ dành cho ngài trong cuộc chiến đấu chống sự ác trên thế giới.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bữa trưa ngày 21-5-2012, khoản đãi Hồng y đoàn, để cám ơn các vị vì những đã chúc mừng ngài nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 85 và 7 năm Giáo Hoàng.
Lên tiếng sau lời chào mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng y đoàn, ĐTC nói: ”Ngày nay, thành ngữ ”Ecclesia militans” (Giáo Hội chiến đấu), có phần lỗi thời, nhưng trong thực tế, chúng ta có thể ngày càng hiểu rõ thêm rằng thành ngữ ấy là thực, là rất đúng. Chúng ta đang thấy sự ác muốn thống trị trên thế giới và cần phải chiến đấu chống sự ác. Chúng ta thấy sự ác hành động qua nhiều cách thức, tàn ác, như các hình thức bạo lực khác nhau, nhưng cả dưới hình thức che đậy bằng sự thiện và chính như thế, nó phá hủy nền tảng luân lý của xã hội.”
ĐTC nhắc lại lời thánh Augustino nói rằng ”toàn thể lịch sử là một cuộc chiến đấu giữa hai tình yêu: yêu bản thân đến độ coi rẻ Thiên Chúa, và yêu Thiên Chúa đến độ coi rẻ bản thân trong cuộc tử đạo. Chúng ta ở trong cuộc chiến đấu này và trong cuộc chiến, điều rất quan trọng là có bạn hữu. Và đối với tôi, tôi được các bạn thuộc Hồng y đoàn quây quần, họ là các bạn hữu của tôi và tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà, tôi cảm thấy được an ninh trong cộng đoàn các bạn thân tín ở với tôi và tất cả chúng ta ở với Chúa”.
Trong đó, trong lời chào mừng, ĐHY Sodano nhận rằng ”trong 7 năm Giáo Hoàng, ĐTC không ngừng mời gọi mọi tín hữu hãy tái khám phá nội dung đức tin, một đức tin được tuyên xưng, được cử hành, sống và cầu nguyện, như ĐTC đã nhắc nhở chúng con trong Tông Thư ”Cánh Cửa đức tin”.
”Rồi ĐTC cũng luôn nhắc nhở cho một thế giới đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn rằng sức mạnh duy nhất của sự tiến bộ chính là sức mạnh thay đổi tâm hồn con người, trong niềm trung thành với các giá trị tinh thần không bao giờ tàn lụi.
”Và ngoài ra, như người Samaritano nhân lành trên các nẻo đường thế giới, ĐTC tiếp tục thúc đẩy chúng con phục vụ tha nhân, luôn nhắc nhở chúng con những lời của Chúa Giêsu: ”Điều mà các con làm cho ngừơi bé mọn nhất trong các anh em của Thầy, là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40).
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bữa trưa ngày 21-5-2012, khoản đãi Hồng y đoàn, để cám ơn các vị vì những đã chúc mừng ngài nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 85 và 7 năm Giáo Hoàng.
Lên tiếng sau lời chào mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng y đoàn, ĐTC nói: ”Ngày nay, thành ngữ ”Ecclesia militans” (Giáo Hội chiến đấu), có phần lỗi thời, nhưng trong thực tế, chúng ta có thể ngày càng hiểu rõ thêm rằng thành ngữ ấy là thực, là rất đúng. Chúng ta đang thấy sự ác muốn thống trị trên thế giới và cần phải chiến đấu chống sự ác. Chúng ta thấy sự ác hành động qua nhiều cách thức, tàn ác, như các hình thức bạo lực khác nhau, nhưng cả dưới hình thức che đậy bằng sự thiện và chính như thế, nó phá hủy nền tảng luân lý của xã hội.”
ĐTC nhắc lại lời thánh Augustino nói rằng ”toàn thể lịch sử là một cuộc chiến đấu giữa hai tình yêu: yêu bản thân đến độ coi rẻ Thiên Chúa, và yêu Thiên Chúa đến độ coi rẻ bản thân trong cuộc tử đạo. Chúng ta ở trong cuộc chiến đấu này và trong cuộc chiến, điều rất quan trọng là có bạn hữu. Và đối với tôi, tôi được các bạn thuộc Hồng y đoàn quây quần, họ là các bạn hữu của tôi và tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà, tôi cảm thấy được an ninh trong cộng đoàn các bạn thân tín ở với tôi và tất cả chúng ta ở với Chúa”.
Trong đó, trong lời chào mừng, ĐHY Sodano nhận rằng ”trong 7 năm Giáo Hoàng, ĐTC không ngừng mời gọi mọi tín hữu hãy tái khám phá nội dung đức tin, một đức tin được tuyên xưng, được cử hành, sống và cầu nguyện, như ĐTC đã nhắc nhở chúng con trong Tông Thư ”Cánh Cửa đức tin”.
”Rồi ĐTC cũng luôn nhắc nhở cho một thế giới đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn rằng sức mạnh duy nhất của sự tiến bộ chính là sức mạnh thay đổi tâm hồn con người, trong niềm trung thành với các giá trị tinh thần không bao giờ tàn lụi.
”Và ngoài ra, như người Samaritano nhân lành trên các nẻo đường thế giới, ĐTC tiếp tục thúc đẩy chúng con phục vụ tha nhân, luôn nhắc nhở chúng con những lời của Chúa Giêsu: ”Điều mà các con làm cho ngừơi bé mọn nhất trong các anh em của Thầy, là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40).
“Mỗi khi chúng ta cầu nguyện thì trần gian được nối kết với Thiên Đàng”
Bùi Hữu Thư
12:26 21/05/2012
Lời bình luận của Đức Thánh Cha Benedict XVI về Lễ Chúa Thăng Thiên
ROME, Chúa Nhật 20 tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – “Mỗi khi chúng ta cầu nguyện thì trần gian được nối kết với Thiên Đàng”, Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích như vậy khi ngài giảng về ngày Lễ Chúa Thăng Thiên, được cử hành vào ngày Chúa Nhật tại nhiều quốc gia như nưóc Ý chẳng hạn, thay vì vào ngày Thứ Năm tuần qua.
Thực vậy, Đức Thánh Cha đã chủ tọa buổi dọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng vào lúc trưa ngày 20 tháng 5, từ cửa số của văn phòng làm việc của ngài trông ra quảng trường Thánh Phêrô, trước hàng vạn người.
Đức Thánh Cha giải thích: “Việc Chúa Thăng Thiên đánh dấu sự viên mãn của công trình cứu chuộc đã được khởi sự ngay từ khi Chúa Kitô nhập thể. Sau khi đã dặn bảo các môn đệ lần cuối, Chúa Giêsu đã lên trời. Nhưng “Người không xa rời hoàn cảnh của chúng ta”: thực vậy, từ bản thể nhân loại, Người đã lôi kéo con nguời đến sự mật thiết của Chúa Cha, và như thế đã mạc khải đích điểm cuối cùng của cuộc hành hương của chúng ta trên trần thế.”
Ngài tiếp: “Việc Chúa Thăng Thiên là hành động cuối cùng để giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi, như Thánh Tông Đồ Phaolo đã viết: “Người đã lên cao, dẫn theo một đám tù” (Ep 4,8). “
Ngài khẳng định: “Khi các môn đệ thấy Thầy mình lên trời, họ đã không cảm thấy thất vọng, nhưng ngược lại đã cảm nhận được một niềm vui lớn lao và họ đã thấy bị thúc đẩy phải tuyên xưng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Và Chúa Kitô đã cùng hành động với họ, Người ban cho mỗi người trong bọn một đặc sủng cá nhân, khiến cho cộng đồng Kitô giáo, trong toàn thể, phản ảnh được một sự phồn thịnh hòa điệu của Thiên Đàng.”
“Các bạn thân mến, Lễ Chúa Thăng Thiên dậy cho chúng ta rằng trong Chúa Giêsu Kitô nhân loại chúng ta đã được nâng lên mức cao trọng của Thiên Chúa; do đó, mỗi khi chúng ta cầu nguyện, thì trần gian được nối kết với Thiên Đàng.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI kết luận: “Chúng ta hay khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, xin ngài giúp chúng ta chiêm ngắm những kho báu trên trời mà Chúa Kitô đã hứa ban cho chúng ta, để chúng ta trở nên các chứng nhân đáng tin tưởng hơn cho đời sống thiêng liêng.”
ROME, Chúa Nhật 20 tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – “Mỗi khi chúng ta cầu nguyện thì trần gian được nối kết với Thiên Đàng”, Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích như vậy khi ngài giảng về ngày Lễ Chúa Thăng Thiên, được cử hành vào ngày Chúa Nhật tại nhiều quốc gia như nưóc Ý chẳng hạn, thay vì vào ngày Thứ Năm tuần qua.
Thực vậy, Đức Thánh Cha đã chủ tọa buổi dọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng vào lúc trưa ngày 20 tháng 5, từ cửa số của văn phòng làm việc của ngài trông ra quảng trường Thánh Phêrô, trước hàng vạn người.
Đức Thánh Cha giải thích: “Việc Chúa Thăng Thiên đánh dấu sự viên mãn của công trình cứu chuộc đã được khởi sự ngay từ khi Chúa Kitô nhập thể. Sau khi đã dặn bảo các môn đệ lần cuối, Chúa Giêsu đã lên trời. Nhưng “Người không xa rời hoàn cảnh của chúng ta”: thực vậy, từ bản thể nhân loại, Người đã lôi kéo con nguời đến sự mật thiết của Chúa Cha, và như thế đã mạc khải đích điểm cuối cùng của cuộc hành hương của chúng ta trên trần thế.”
Ngài tiếp: “Việc Chúa Thăng Thiên là hành động cuối cùng để giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi, như Thánh Tông Đồ Phaolo đã viết: “Người đã lên cao, dẫn theo một đám tù” (Ep 4,8). “
Ngài khẳng định: “Khi các môn đệ thấy Thầy mình lên trời, họ đã không cảm thấy thất vọng, nhưng ngược lại đã cảm nhận được một niềm vui lớn lao và họ đã thấy bị thúc đẩy phải tuyên xưng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Và Chúa Kitô đã cùng hành động với họ, Người ban cho mỗi người trong bọn một đặc sủng cá nhân, khiến cho cộng đồng Kitô giáo, trong toàn thể, phản ảnh được một sự phồn thịnh hòa điệu của Thiên Đàng.”
“Các bạn thân mến, Lễ Chúa Thăng Thiên dậy cho chúng ta rằng trong Chúa Giêsu Kitô nhân loại chúng ta đã được nâng lên mức cao trọng của Thiên Chúa; do đó, mỗi khi chúng ta cầu nguyện, thì trần gian được nối kết với Thiên Đàng.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI kết luận: “Chúng ta hay khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, xin ngài giúp chúng ta chiêm ngắm những kho báu trên trời mà Chúa Kitô đã hứa ban cho chúng ta, để chúng ta trở nên các chứng nhân đáng tin tưởng hơn cho đời sống thiêng liêng.”
Top Stories
Cardinal Timothy Dolan of NY and 40 Organizations and sue Obama Administration
CNS News
20:23 21/05/2012
(CNSNews.com) - The Archdiocese of New York, headed by Cardinal Timothy Dolan, the Archdiocese of Washington, D.C., headed by Cardinal Donald Wuerl, the University of Notre Dame, and 40 other Catholic dioceses and organizations around the country announced on Monday that they are suing the Obama administration for violating their freedom of religion, which is guaranteed by the First Amendment to the Constitution.
The dioceses and organizations, in different combinations, are filing 12 different lawsuits filed in federal courts around the country.
The Archdiocese of Washington, D.C. has established a special website--preservereligiousfreedom.org--to explain its lawsuit and present news and developments concerning it.
"This lawsuit is about an unprecedented attack by the federal government on one of America’s most cherished freedoms: the freedom to practice one’s religion without government interference," the archdiocese says on the website. "It is not about whether people have access to certain services; it is about whether the government may force religious institutions and individuals to facilitate and fund services which violate their religious beliefs."
The suits filed by the Catholic organizations focus on the regulation that Health and Human Services Secretary Kathleen Sebelius announced last August and finalized in January that requires virtually all health-care plans in the United States to cover sterilizations and all Food and Drug Administration-approved contraceptives, including those that can cause abortions.
The Catholic Church teaches that sterilization, artificial contraception and abortion are morally wrong and that Catholics should not be involved in them. Thus, the regulation would require faithful Catholics and Catholic organizations to act against their consciences and violate the teachings of their faith.
Earlier, the U.S. Conference of Catholic Bishops had called the regulation an "unprecedented attack on religious liberty" and asked the Obama administration to rescind it.
“We have tried negotiation with the Administration and legislation with the Congress--and we’ll keep at it--but there's still no fix," Cardinal Dolan, who is also president of the U.S. Conference of Catholic Bishops said in a statement released by the conference this morning.
"Time is running out, and our valuable ministries and fundamental rights hang in the balance, so we have to resort to the courts now," the cardinal said. "Though the Conference is not a party to the lawsuits, we applaud this courageous action by so many individual dioceses, charities, hospitals and schools across the nation, in coordination with the law firm of Jones Day. It is also a compelling display of the unity of the Church in defense of religious liberty. It's also a great show of the diversity of the Church's ministries that serve the common good and that are jeopardized by the mandate--ministries to the poor, the sick, and the uneducated, to people of any faith or no faith at all.”
Cardinal Dolan's New York Archdiocese filed suit today in the U.S. District Court in the Eastern District of New York. Joining the archdiocese as plaintiffs in the suit are the Catholic Health Care Sytem, the Roman Catholic Diocese of Rockville Centre, Catholic Charities of Rockville Centre, and Catholic Health Services of Long Island.
In their suit, these groups name HHS Secretary Sebelius, Labor Secretary Hilda Solis, Treasury Secretary Tim Geithner and their departments as defendants.
The archdiocese of Washington, D.C., is being joined in its lawsuit by Catholic Charities of the Washington Archdiocese, the Consortium of Catholic Academies of the Archdiocese of Washington (which includes four parochial schools), Archbishop Carroll High School, and the Catholic University of America.
"This morning, the Archdiocese of Washington filed a lawsuit to challenge the mandate, recently issued by the Department of Health and Human Services, that fundamentally redefines the nation’s long-standing definition of religious ministry and requires our religious organizations to provide their employees with coverage for abortion-inducing drugs, contraceptives, and sterilization, even if doing so violates their religious beliefs," Cardinal Donald Wuerl of Washington said in an open letter posted online this morning. "Just as our faith compels us to uphold the liberty and dignity of others, so too, we must defend our own."
"The lawsuit in no way challenges either women’s established legal right to obtain and use contraception or the right of employers to provide coverage for it if they so choose," said Cardinal Wuerl. "This lawsuit is about religious freedom."
"The First Amendment enshrines in our nation’s Constitution the principle that religious organizations must be able to practice their faith free from government interference," Cardinal Wuerl said.
The dioceses and organizations, in different combinations, are filing 12 different lawsuits filed in federal courts around the country.
The Archdiocese of Washington, D.C. has established a special website--preservereligiousfreedom.org--to explain its lawsuit and present news and developments concerning it.
"This lawsuit is about an unprecedented attack by the federal government on one of America’s most cherished freedoms: the freedom to practice one’s religion without government interference," the archdiocese says on the website. "It is not about whether people have access to certain services; it is about whether the government may force religious institutions and individuals to facilitate and fund services which violate their religious beliefs."
The suits filed by the Catholic organizations focus on the regulation that Health and Human Services Secretary Kathleen Sebelius announced last August and finalized in January that requires virtually all health-care plans in the United States to cover sterilizations and all Food and Drug Administration-approved contraceptives, including those that can cause abortions.
The Catholic Church teaches that sterilization, artificial contraception and abortion are morally wrong and that Catholics should not be involved in them. Thus, the regulation would require faithful Catholics and Catholic organizations to act against their consciences and violate the teachings of their faith.
Earlier, the U.S. Conference of Catholic Bishops had called the regulation an "unprecedented attack on religious liberty" and asked the Obama administration to rescind it.
“We have tried negotiation with the Administration and legislation with the Congress--and we’ll keep at it--but there's still no fix," Cardinal Dolan, who is also president of the U.S. Conference of Catholic Bishops said in a statement released by the conference this morning.
"Time is running out, and our valuable ministries and fundamental rights hang in the balance, so we have to resort to the courts now," the cardinal said. "Though the Conference is not a party to the lawsuits, we applaud this courageous action by so many individual dioceses, charities, hospitals and schools across the nation, in coordination with the law firm of Jones Day. It is also a compelling display of the unity of the Church in defense of religious liberty. It's also a great show of the diversity of the Church's ministries that serve the common good and that are jeopardized by the mandate--ministries to the poor, the sick, and the uneducated, to people of any faith or no faith at all.”
Cardinal Dolan's New York Archdiocese filed suit today in the U.S. District Court in the Eastern District of New York. Joining the archdiocese as plaintiffs in the suit are the Catholic Health Care Sytem, the Roman Catholic Diocese of Rockville Centre, Catholic Charities of Rockville Centre, and Catholic Health Services of Long Island.
In their suit, these groups name HHS Secretary Sebelius, Labor Secretary Hilda Solis, Treasury Secretary Tim Geithner and their departments as defendants.
The archdiocese of Washington, D.C., is being joined in its lawsuit by Catholic Charities of the Washington Archdiocese, the Consortium of Catholic Academies of the Archdiocese of Washington (which includes four parochial schools), Archbishop Carroll High School, and the Catholic University of America.
"This morning, the Archdiocese of Washington filed a lawsuit to challenge the mandate, recently issued by the Department of Health and Human Services, that fundamentally redefines the nation’s long-standing definition of religious ministry and requires our religious organizations to provide their employees with coverage for abortion-inducing drugs, contraceptives, and sterilization, even if doing so violates their religious beliefs," Cardinal Donald Wuerl of Washington said in an open letter posted online this morning. "Just as our faith compels us to uphold the liberty and dignity of others, so too, we must defend our own."
"The lawsuit in no way challenges either women’s established legal right to obtain and use contraception or the right of employers to provide coverage for it if they so choose," said Cardinal Wuerl. "This lawsuit is about religious freedom."
"The First Amendment enshrines in our nation’s Constitution the principle that religious organizations must be able to practice their faith free from government interference," Cardinal Wuerl said.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Áng Biển Chiều
Lê Trị
21:17 21/05/2012
ÁNG BIỂN CHIỀU
Ảnh của Lê Trị
Chiều phố biển hoàng hôn màu hạnh phúc
Niềm tin yêu nhuộm đỏ thắm chân mây
Ráng chiều đắm vùi vào hương biển biếc
Em mềm đi thân ấm một vòng tay..
(Trích thơ của Thúy Lan)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Chiều phố biển hoàng hôn màu hạnh phúc
Niềm tin yêu nhuộm đỏ thắm chân mây
Ráng chiều đắm vùi vào hương biển biếc
Em mềm đi thân ấm một vòng tay..
(Trích thơ của Thúy Lan)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền