Ngày 21-05-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đấng Bảo Trợ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
00:15 21/05/2021
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

Đấng Bảo Trợ

Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23

Để mừng lễ Hiện Xuống, từ tuần qua, phụng vụ Lời Chúa bắt đầu nói nhiều đến Chúa Thánh Thần. Có lẽ trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là Đấng thường bị quên lãng, ít được biết đến hơn cả. Việc nói về Chúa Thánh Thần là một điều rất khó khăn. Bởi lẽ, Người là Đấng thiêng liêng sáng láng vô cùng, một khuôn mặt bí nhiệm và ẩn dấu nhất trong Thiên Chúa. Để giúp chúng ta hiểu điều gì đó về Thánh Thần, tôi mượn ba hình ảnh rất gần gũi và cần thiết trong cuộc sống, được Kinh Thánh dùng để nói về Người. Đó là không khí, ánh sáng và nước.

1- Khí

Trước hết, không khí là yếu tố cần thiết nhất cho sự sống con người. Nếu lúc này, ở đây thiếu không khí trong 15 phút, chúng ta đều chết ngạt. Không khí cần thiết như thế, chúng ta hít vào thở ra, nhưng cả ngày chúng ta không có để ý gì đến không khí.

Khi nói về Thánh Thần, Kinh Thánh dùng hạn từ “Ruah” trong tiếng Do Thái, có nghĩa là không khí, hơi thở để nói về Người như nguồn gốc sự sống. Quả thế, khi sáng tạo con người, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi con người và con người có sự sống (x. St 2,7). Thổi hơi là ban Thần Khí, nhờ đó con người được sống. Chúa Giêsu trong Tin Mừng cũng nói: “Chúa Thánh Thần như gió, muốn thổi đâu thì thổi” (x. Ga 3,8). Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, Người thổi hơi và ban Thánh Thần. Trong ngày lễ Hiện Xuống, Đấng Phục Sinh đổ tràn đầy Thánh Thần cho các môn đệ nhờ đó họ có sức sống, sức mạnh và can đảm để ra đi loan báo Tin Mừng. Cho nên, khi nói đến Thánh Thần là muốn nói đến sự sống, sức mạnh được ban cho Giáo Hội và cho chúng ta. Nếu không có không khí, chúng ta sẽ chết ngạt. Cũng vậy, nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta không có sự sống, sức mạnh thần linh để sống. Bởi thế, Công Đồng Constantinople (381) đã định tín về Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng Ban Sự Sống. Nghĩa là Người là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống thần linh cho mỗi người chúng ta.

2- Ánh sáng

Tiếp đến là ánh sáng. Nếu không có ánh sáng, chúng ta sẽ không thấy gì cả. Chúng ta cần ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, ánh sáng của đèn điện... Ánh sáng làm cho chúng ta thấy rõ mọi sự để hiểu cho đúng, đi cho ngay và làm tốt công việc cần làm.

Kinh Thánh cũng dùng hình ảnh ánh sáng để nói về vai trò hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đối với mỗi người chúng ta.

Chẳng hạn sách Xuất Hành cho thấy ánh sáng của “cột lửa” đã soi sáng và hướng dẫn dân Do Thái trên đường tiến về Đất Hứa (Xh 13,21-22).

Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta có một mạc khải hết sức quan trọng về Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu hứa với các môn đệ: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14,16). Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ khác, nghĩa là Đấng được sai đến để thay thế cho Chúa Kitô, Người sẽ hướng dẫn, bảo vệ, an ủi và đồng hành với các môn đệ và mỗi người chúng ta mỗi ngày.

Chúa Thánh Thần không thực hiện một chương trình cứu độ khác, nhưng Người tiếp tục và hoàn tất công trình cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng ta biết những việc cụ thể Người làm: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,12-13). Quả thật, trước đó, dầu các môn đệ sống gần gũi bên Chúa Giêsu, nhưng họ chưa có thể nhận biết Người cách rõ ràng, phải đợi khi họ được tràn đầy Thánh Thần, bức màn che khuất đã biến mất khỏi mắt họ.

Thánh Thần nhắc lại cho họ những gì Chúa dạy, soi sáng cho họ hiểu lời nói và việc làm của Chúa Kitô. Người hướng dẫn họ đến với Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu biết tất cả những điều này. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì không ai có thể nói rằng “Đức Giêsu là Chúa” (x. 1 Cr 12,3).

Vì thế, các giáo phụ gọi Chúa Thánh Thần là “sự thông hiểu các mầu nhiệm Thiên Chúa.” Thánh Basiliô Cả có một tóm tắt rất ý nghĩa: “Con đường để hiểu biết Thiên Chúa đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành, sự thánh thiện và sự cao trọng thần linh đến từ Chúa Cha, qua Con Một yêu dấu tới Chúa Thánh Thần.”

Như thế, nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể hiểu biết về Đức Kitô.

3- Nước

Chúng ta chuyển sang hình ảnh thứ ba đó là “nước.” Nước cần thiết cho cuộc sống. Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Nước để ăn uống, trồng trọt, tắm rửa và thanh tẩy.

Nước cũng được dùng để ám chỉ cho Chúa Thánh Thần. Thánh Thần và nước, trời và đất, Đức Kitô và Hội Thánh lệ thuộc vào nhau.

Chúa Giêsu hứa ban nước, là hứa ban nguồn sự sống đời đời cho ai uống (x. Ga 4,14); ai uống sẽ không bao giờ khát nữa. Nước đây chính là nguồn ơn thánh sủng của Thánh Thần, biểu trưng cho sự sống đích thực và tuôn trào từ bên trong, sẽ làm thỏa mãn cơn khát sâu xa của con người.

Vì thế, trong bí tích Rửa Tội, nước được dùng như là biểu tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho chúng ta được tái sinh, Đấng thanh tẩy chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, Đấng ban lại cho chúng ta sự sống mới và địa vị làm con cái Thiên Chúa.

Kết luận

Chúa Thánh Thần là quà tặng của Đấng Phục Sinh ban cho mỗi người chúng ta, như là Đấng Bảo Trợ. Người không phải là Thiên Chúa ở trên, nhưng là Thiên Chúa ở trong tâm hồn chúng ta. Để được Người hướng dẫn, tôi mời gọi chúng ta thực hành ba việc sau đây:

1) Mỗi sáng thức dậy, chúng ta hãy nhớ ngay đến Chúa Thánh Thần và cầu nguyện với Người, xin Người hãy đến ngự trong trong tâm hồn con.

2) Trước khi làm bất cứu việc gì, hãy cầu nguyện xin Người hướng dẫn và soi sáng để chúng ta chu toàn tốt công việc của mình.

3) Hãy luôn ý thức và nhạy bén về hoạt động của Thánh Thần, và tập thái độ ngoan ngùy với Người, trong ước muốn, suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta, và hãy để cho Người hướng dẫn, như Người đã hướng dẫn các môn đệ trong ngày lễ Hiện Xuống xưa. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
00:18 21/05/2021
CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội
Cv 15,1-2.22-29; Kh 21,10-14.22-23; Ga 14,23-29

Chúng ta đang cử hành đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, biến cố đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của Giáo Hội sơ khai. Để chuẩn bị cho chúng ta cử hành đại lệ này ý nghĩa, phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói nhiều về Chúa Thánh Thần. Bởi thế, trong thánh lễ này, chúng ta tập trung suy niệm về Chúa Thánh Thần như là linh hồn của Giáo Hội.

Chúa Thánh Thần nắm giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ cũng như trong đời sống của người Kitô hữu. Nhưng trong việc thực hành đạo nhiều lúc chúng ta lãng quên Người.

Các tín hữu cần phải được huấn luyện để có sự hiểu biết đầy đủ về giáo lý chính thống liên quan đến nội dung đức tin. Nếu chúng ta chỉ tập trung đời sống đức tin vào Ngôi Cha, chúng ta đang ở giai đoạn “tiền Tân Ước – Pretrinitario.” Nếu chúng ta chỉ tập trung vào Chúa Kitô, mà lãng quên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, chúng ta là những người theo khuynh hướng “độc thần duy Kitô – Christomonism.” Niềm tin căn bản mà Chúa Giêsu Mạc khải là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần.

Thiên Chúa có Ba Ngôi khác biệt nhưng hiệp nhất nên một. Mỗi Ngôi Vị có một vai trò và sứ mạng khác nhau, nhưng bổ túc cho nhau. Kinh Thánh cho ta biết: Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Chúa Con là Đấng Cứu Độ, và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Tất cả mọi sự đến từ Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Thánh Thần.

Trong ý hướng đó, hôm nay mừng lễ Chúa Thánh Thần, tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần đối với Giáo Hội dựa trên những bài đọc mà chúng ta vừa nghe.

1. Thánh Thần, Đấng tái tạo

Bài đọc I kể lại sự kiên Chúa Thánh Thần được Thiên Chúa ban cho Giáo Hội sơ khai trong ngày lễ Ngũ Tuần dưới biểu tượng “gió và lửa”. Khi Thánh Thần được ban, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau, tùy theo khả năng Thánh Thần ban. Những người hiện diện đều nghe các Tông Đồ nói tiếng mẹ đẻ của mình.

Có người giải thích: Không thể có chuyện các Tông Đồ nói được các tiếng nước ngoài, nhưng nhờ ơn thánh thần, khi các ngài giảng thì họ hiểu được trong ngôn ngữ của họ.

Nhưng đọc kỹ bản văn, sách Công Vụ Tông Đồ xác nhận: “Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng mẹ đẻ của mình” (Cv 2,7). Như vậy, các Tông Đồ nói được tiếng lạ nhờ Chúa Thần.

Điều quan trọng mà tác giả Kinh Thánh muốn gửi tới chúng ta đó là: Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho con người hiểu biết nhau, hiệp thông với nhau và yêu thương nhau dù có khác biệt về văn hóa, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia. Biến cố Lễ Hiện Xuống khác với biến cố Babel trong Cựu Ước, nơi đó con người không hiểu nhau, chia rẽ nhau, dẫn đến sụp đổ và hủy diệt nhau. Còn biến cố Lễ Hiện Xuống khai sinh Giáo Hội, một Giáo Hội là họa ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, được tiền định bởi Chúa Cha, được thực hiện bởi Chúa Con, và được bày tỏ nhờ Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, mỗi người trong Giáo Hội hiệp thông với nhau nên một trong đức tin và trong sự vụ của mình.

2. Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội

Chúng ta chuyển sang ý nghĩa của Bài Tin Mừng: Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng ban Thánh Thần cho Giáo Hội. Sau khi Chúa ban bình an cho các môn đệ, Chúa thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Đây là một cuộc tạo dựng mới: Trong Cựu Ước, sách Sáng Thế tường thuật về cuộc tạo dựng đầu tiên: “Thiên Chúa thổi hơi vào Ađam, thì ông có sự sống”. Chúng ta lưu ý động từ “thổi hơi” của Kinh Thánh: có nghĩa là “ban Thần Khí”. Có Thần Khí là có sự sống. Thần Khí trở thành sức sống, là nguyên lý bên trong của con người.

Đức Giêsu Phục Sinh là Thiên Chúa, đã thổi hơi vào các môn đệ. Người ban Chúa Thánh Thần cách dồi dào cho họ và cho Giáo Hội. Từ đó, Giáo Hội được khai sinh, có sức sống để hăng hái lên đường rao giảng Tin Mừng cho mọi người, bất chấp mọi khó khăn thử thách. Tất cả điều đó là nhờ sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người là “linh hồn của Giáo Hội.”

Vì thế, ở bài đọc II, thánh Phaolô ví Giáo Hội đó như là một thân thể mầu nhiệm, có nhiều bộ phận khác nhau, nhưng hiệp nhất nên một nhờ một đức tin vào Thiên Chúa duy nhất, một Phép Rửa và cùng một Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội. Người là Đấng ban cho Giáo Hội những đặc sủng khác nhau để phục vụ lợi ích chung.

3. Kết luận

Trong Hội Nghị Đại Kết ở Upsal, Thượng Phụ Hazim đã phát biểu những lời thật ý nghĩa về Thánh Thần: “Không có Thánh Thần, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin Mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm, hành vi Kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục Sinh đến hiện diện giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền bính sự sống, Giáo Hội là hiệp thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, truyền giáo là một lễ Hiện Xuống mới.” Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Muốn đi xa hơn
Lm. Minh Anh
00:27 21/05/2021
MUỐN ĐI XA HƠN
“Khi con già, người khác sẽ thắt lưng cho con, dẫn con đến nơi con không muốn”.

“Ben-Hur”, một tác phẩm sử thi kinh điển, một cuốn phim giành 11 giải Oscar. Đó là một câu chuyện cao ngất tình Chúa, cao thượng tình người và là sự miêu tả tinh tế về quyền năng, ân sủng và tình yêu. Thế nhưng, “phần còn lại” nào mấy ai biết! Đó là khi tác giả Lew Wallace, một người vô thần, bắt đầu nghiên cứu cuộc đời Chúa Giêsu, nhằm viết một điều gì đó để phủ nhận Ngài; thì lạ thay, càng đi sâu vào nghiên cứu, tác giả càng choáng ngợp trước các bằng chứng. Sau đó, thay vì viết một cuốn sách chứng minh Ngài không phải là Thiên Chúa, ông viết “Ben-Hur”, chứng tỏ Ngài là Chúa Trời, Đấng ‘muốn đi xa hơn’, biến ông thành môn đệ, rao giảng Ngài suốt quãng đời còn lại.

Kính thưa Anh Chị em,

Một điều gì đó tương tự xảy ra nơi Phêrô, khi Chúa Giêsu cũng ‘muốn đi xa hơn’ trong tình yêu ông dành cho Ngài. Bên bếp lửa hồng, đêm Ngài bị nộp, Phêrô chối Thầy ba bận; bên một bếp lửa hồng khác, ngày Ngài hiện ra sau phục sinh, Phêrô bày tỏ yêu mến Thầy ba lần. Thật thú vị! Ngọn lửa thứ nhất chứng kiến sự vỡ vụn của tình yêu Phêrô đối với Thầy; ngọn lửa thứ hai chứng kiến sự tròn đầy của tình yêu Thầy dành cho Phêrô, cũng như sự thanh khiết của tình yêu Phêrô dành cho Thầy mình. Vậy mà không dừng lại ở đó, tình yêu Chúa Giêsu dành cho Phêrô còn ‘muốn đi xa hơn’, “Khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn”.

Câu chuyện Tin Mừng hôm nay xảy ra trên bờ hồ Tibêria; ở đó, Gioan ghi lại ba lần Chúa Giêsu hỏi Phêrô, “Con có yêu mến Thầy không?”; và ông đã trả lời ba lần, “Thầy biết, con yêu mến Thầy!”. Câu hỏi của Chúa Giêsu không phải là, “Tại sao con chối Thầy?”, nhưng là “Con có yêu mến Thầy không?”. Ngài không tập trung vào quá khứ nhưng tập chú vào hiện tại. Quá khứ là quá khứ; hiện tại mới là vấn đề! Hiện tại là lòng yêu mến; là chiên con, chiên mẹ và cả đoàn chiên Ngài trao. Thế nhưng, chưa đủ, Chúa Giêsu ‘muốn đi xa hơn’ khi nói đến những gì sẽ xảy ra lúc Phêrô về chiều, “Con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn”. Thánh Gioan thật nhạy bén khi viết, “Chúa nói thế, có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào”. Truyền thống cho biết, cuối cùng, Phêrô đã bị đóng đinh; và theo yêu cầu, Phêrô xin được đóng đinh lộn ngược, để mắt dễ hướng lên trời; hơn nữa, vì cảm thấy mình không xứng đáng được chết như Thầy. Hẳn chính Phêrô cũng ‘muốn đi xa hơn’, xa tận trời, vì Phêrô biết, “Chúa đặt ngai báu trên trời cao thẳm” như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên bố; vì thế, không lạ, chân Phêrô dốc ngược, hướng thẳng lên trời!

Một sự trùng hợp thú vị ở đây, bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho thấy Phaolô cũng ‘muốn đi xa hơn’ khi nại đến hoàng đế Rôma, vì chính Chúa Giêsu, Đấng sai ông, cũng đã tiết lộ ý muốn ấy, “Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy!”.

Ở đây, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi khám phá ra rằng, cách hiểu của Chúa Giêsu về tình yêu rất khác với cách hiểu của con người. Với Chúa Giêsu, đau khổ không đối nghịch với tình yêu khi nó được ôm lấy một cách tự do vì một mục đích cao cả hơn. Chịu đau khổ và đau khổ tự nó không có giá trị gì, nhưng một khi đau khổ được đón nhận trong hy sinh vì tình yêu dành cho người khác, thì nó có khả năng mang một sức mạnh lớn lao đến kỳ diệu! Và khi Chúa Giêsu nói đến sự nâng đỡ của Ngài dành cho Phêrô, “Simon, Simon, Thầy đã cầu nguyện cho con, để con khỏi mất đức tin!”; thì Ngài vẫn ‘muốn đi xa hơn’, khi nhắm đến phần thưởng đời đời mà Phêrô sẽ giành được nhờ chính thập giá của mình. Việc Chúa Giêsu không né tránh sự đau khổ trong tương lai cho Phêrô là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất, cho thấy tình yêu hoàn hảo hơn Ngài dành cho ông.

Anh Chị em,

Ai trong chúng ta cũng ‘muốn đi xa hơn’, xa hơn trong bổn phận, xa hơn trong sự thánh thiện… Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đang hỏi mỗi người đến ba lần, “Con có yêu mến Thầy không?”. Ngài ước muốn tình yêu chúng ta dành cho Ngài thật tinh tuyền, trọn vẹn; Ngài không chấp nhận một trái tim bị phân chia vì bất cứ lý do nào. Bởi chỉ với tình yêu hoàn hảo, chúng ta mới có thể tận tình chăn dắt và dám hy sinh cho đoàn chiên, chiên mà Chúa đã mua bằng chính máu Ngài. Như thế, nhờ tình yêu thuần khiết, mỗi người chúng ta mới có thể đi xa hơn trong ơn gọi của mình như Chúa mong muốn.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con ‘muốn đi xa hơn’ trong việc nên thánh, trong bổn phận; xin Thánh Thần Chúa thanh luyện cho trí lòng con tinh tuyền, sạch trong; đồng thời, đốt cháy trong tim con lửa yêu mến”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Dấu nào để nhận biết Chua Thánh Thần
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
00:35 21/05/2021
DẤU NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CHÚA THÁNH THẦN?

Điều răn II trong kinh Mười điều răn: "Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ". Nhưng nguyên văn: "Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ" (Xh 20, 4).

1. NHỮNG BIỂU TƯỢNG VỀ CHÚA THÁNH THẦN.

Sở dĩ Thiên Chúa cấm tạc tượng vẽ ảnh vì Ngài là Đấng vô hình. Cũng vậy, Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, mắt ta cũng không thể nhìn. Chỉ có Ngôi Hai nhập thể làm người, mang thân xác, ta mới có thể nhìn thấy.

Trong khi con người vừa là linh hồn, vừa thể xác. Mà thể xác cần cụ thể để nhận ra, nên Kinh Thánh có nhiều biểu tượng để chỉ Chúa Thánh Thần.

Chẳng hạn, Chúa Thánh Thần lấy hình bồ câu đậu xuống trong ngày Chúa Giêsu chịu phép rửa. Hoặc như Tin Mừng lễ vọng lễ Hiện Xuống, Chúa Giêsu nói đến nước mà những người tin sẽ lãnh nhận. Thánh Gioan ghi nhận: Chúa Giêsu nói về Chúa Thánh Thần.

Hôm nay, phụng vụ Lời Chúa cũng ghi nhận những biểu tượng về Chúa Thánh Thần:

- Bài đợc I: Chính trong ngày Chúa Thánh Thần ngự đến, còn đang cầu nguyện trong nhà tiệc ly, lập tức các tông đồ nhận được Chúa Thánh Thần qua hình lưỡi lửa ở trên đầu.

Các ngài phát ngôn và rao giảng Tin Mừng của Chúa. Biểu tượng của Chúa Thánh Thần là hình lưỡi lửa.

- Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu Phục sinh ban Chúa Thánh Thần cho các tông đồ, cũng chính là ban cho Hội Thánh bằng cách thổi hơi và nói: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần". Biểu tượng của Chúa Thánh Thần là làn hơi từ miệng Chúa Giêsu.

Quá nhiều biểu tượng để nói về và cho thấy Chúa Thánh Thần. Qua đó chứng minh Chúa Thánh Thần luôn hiện diện, nhưng Ngài vô hình.

Thiên Chúa dùng biểu tượng để ta có thể hiểu. Nhờ đó, ta có một chút khái niệm về Đấng là Thiên Chúa thánh hóa ta.

2. SỨC MẠNH CỦA ƠN CHÚA THÁNH THẦN, MỘT LOẠI HOA TRÁI CÓ THỂ NHẬN THẤY.

Dù không thể nhìn thấy, nhưng ta có thể nhận ra kết quả của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô gọi kết quả ấy là hoa trái của Thánh Thần.

Trong thư gởi tín hữu thành Galata (5, 22), thánh nhân nói: "Hoa trái của Thánh Thần là bác ái, vui mừng, bình an, rộng rãi, tốt lành, lương thiện, tín trực, hiền từ, tiết độ".

Ví dụ: Với khẳng định của thánh Phaolô, nếu ai thực sự sống hiền hòa, hoặc luôn đề cao tinh thần bác ái, hay sống trong niềm vui của đức tin hoan lạc, người đó đang cho thấy, chính mình là hoa trái của Chúa Thánh Thần.

Hoa trái của Chúa Thánh Thần là những kết quả được khơi lên trong mỗi Kitô hữu, trong Hội Thánh và trên cuộc đời của từng người.

Tôi có thể kể cho bạn ví dụ về sức mạnh của Chúa Thánh Thần: Ngay khi ngự đến, Ngài làm cho các tông đồ đang hết sức nhát sợ - đến nỗi thu mình trong nhà, đóng kín cửa. Không phải đóng để thoát tiếng ồn, hoặc hết chia trí nhằm tập trung cầu nguyện. Không! Đóng kín cửa chỉ vì "sợ người Do thái" (Ga 20, 19) - bỗng dưng mạnh mẽ phi thường.
Họ không chỉ mở bung cửa nhà, hết chết khiếp, mà còn phát ngôn để nói về Chúa Kitô, nói về sự Phục sinh của Chúa Kitô cho muôn người, đến nỗi mọi người ở mọi nơi nghe được tiếng họ rao giảng.

Những điều hết sức lạ thường, trở thành hiệu quả và hiệu quả lập tức. Đó chính là kết quả, là hoa trái của ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần trở thành sức mạnh của lòng tin nơi các tông đồ.

3. CHÚNG TA SỐNG ƠN CHÚA THÁNH THẦN.

Như các tông đồ, bạn và tôi đâu thiếu những đắng cay, thử thách. Bình thường, ai thúc giục hãy chầu Mình Thánh Chúa, có khi ta chán lắm. Hoặc bảo hãy cầu nguyện, có thể ta vâng lời, nhưng hời hợt lắm...

Nhưng ta đang đau khổ, nỗi đau ấy chỉ còn cách dựa vào Chúa, chắc chắn ta cầu nguyện thống thiết lắm, nhằm xin ơn Chúa, thậm chí lợi dụng Chúa...

Hoặc mỗi ngày, mọi sự diễn ra trôi chảy, ta sẽ cho đó là bình an, chắc chắn không bao giờ nhớ Chúa đủ, hoặc nhớ Chúa ở mức độ cần thiết.

Vì thế, chính khi không có gì đáng lo, mới thật đáng lo, vì thiếu sốt sắng, thiếu gắn bó với Chúa, thiếu quan tâm đến việc cầu nguyện.

Chúa Thánh Thần là sức mạnh của ta. Những lúc bản thân chạm phải thách thức trong đời, thì sức mạnh của ơn Chúa thúc đẩy mình.

Vì thế, giữa lúc khó khăn, các tông đồ đã có sức mạnh của Chúa. Sức mạnh ấy không do chính họ, nhưng đến từ Chúa của họ, giúp họ ra đi mang cái cảm nghiệm đã nhận được sức mạnh của Chúa, đến với muôn người trong trần thế.

Chúng ta sống với Chúa từng ngày, dù đang trong hoàn cảnh nào, vui hay buồn, sướng hay khổ, hãy trung thành bám chắc vào Chúa, đừng lúc thì chạy đến Chúa mãnh liệt, lúc thì ơ hờ nguội lạnh như chẳng có Chúa trong đời mình.

Hãy để sức mạnh của Chúa trỗi dậy nâng đỡ đức tin, nâng đỡ cuộc đời. Hãy để Chúa Thánh Thần, Đấng vô hình, nên sức mạnh luôn luôn của chúng ta.

 
Thứ Bẩy 8/5: Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó. Suy niệm của Lm. Bênađô Nguyễn Văn Toàn
Giáo Hội Năm Châu
01:08 21/05/2021


Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 21-May-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Ga 21, 20-25

“Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Phêrô quay lại, thấy môn đệ Chúa Giêsu yêu mến theo sau, cũng là người nằm sát ngực Chúa trong bữa ăn tối và hỏi “Thưa Thầy, ai là người sẽ nộp Thầy?” Vậy khi thấy môn đệ đó, Phêrô hỏi Chúa Giêsu rằng: “Còn người này thì sao?” Chúa Giêsu đáp: “Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con? Phần con, cứ theo Thầy”. Vì thế, có tiếng đồn trong anh em là môn đệ này sẽ không chết. Nhưng Chúa Giêsu không nói với Phêrô: “Nó sẽ không chết”, mà Người chỉ nói: “Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con”. Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra, và chúng tôi biết lời chứng của người ấy xác thật. Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép lại từng việc một thì tôi thiết tưởng cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra.

Đó là lời Chúa.
 
Ngọn Lửa Thánh Linh soi chiếu
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
01:13 21/05/2021


Vào năm 1976, trong xóm tôi có một em gái nghèo chừng mười lăm tuổi đi giúp việc nhà cho một gia đình giàu có. Gia đình nầy mới nhận được một bức tranh quý do người thân trao tặng, nên cho hạ bức tranh cũ có mấy chữ lớn mạ vàng xuống, để nhường chỗ cho bức tranh quý báu nầy. Chủ nhà tưởng rằng bức tranh cũ chỉ có mấy chữ lớn mạ vàng rẻ tiền, chẳng có giá trị là bao, nên trao cho cô gái giúp việc đem về nhà tuỳ nghi sử dụng.

Cô gái đem bức tranh về cho mấy em nhỏ làm đồ chơi. Chơi chán, bọn trẻ phá nát bức tranh, xả rác đầy nhà, khiến người mẹ phải ra công quét dọn và đem đi đốt.

Khi đốt rác vào lúc trời tối, bọn trẻ phát hiện những dòng chữ vàng trên bức tranh không bị thiêu rụi mà lại sáng ngời lên trong lửa. Hoá ra những dòng chữ này lại bằng vàng thật dát mỏng chứ không phải là giấy mạ vàng!

Thế là người nhà hăm hở xăm xoi đào bới, sàng sảy đống tro tàn để tìm kiếm và cuối cùng thu lại được cả lượng vàng! Cả nhà vui mừng khôn xiết, vì vào thời đó, kiếm được chừng ấy vàng chẳng khác gì trúng số độc đắc.

May thay, nhờ ngọn lửa cháy lên, người ta mới phát hiện ra những dòng chữ bằng vàng quý báu!

Hôm nay, mỗi người chúng ta cũng được Chúa Giê-su trao tận tay một cuốn Tin mừng, là cuốn sách đáng giá ngàn vàng. Đó là một kho báu không hề vơi cạn, chứa đựng những điều khôn ngoan của Thiên Chúa được Chúa Giê-su mang từ trời xuống ban tặng cho thế gian. Đây là một cuốn sách chứa đựng những bí quyết đem lại bình an hạnh phúc cho muôn người, một kiệt tác được kết tinh bằng tình yêu, bằng trí tuệ, bằng tim óc của Chúa Giê-su và được hình thành trong suốt 33 năm dương thế của Ngài.

Nhưng tiếc thay, nhiều người đón nhận cuốn Tin mừng nầy cách hờ hững, xem đó là một tác phẩm khô khan, vô bổ, chứa đựng những dòng chữ vô hồn.

Sở dĩ kho tàng Tin mừng của Chúa Giê-su không được xem là quan trọng và quý giá vì những dòng chữ của cuốn sách nầy chưa được ngọn lửa của Chúa Thánh Linh soi chiếu.

Thượng Phụ Athénagoras nhận định rằng: "Nếu Hội Thánh vắng bóng Thánh Linh, thì Thiên Chúa trở nên nghìn trùng xa cách, Đức Giê-su trở thành một huyền thoại và Phúc âm của Ngài chỉ là một mớ chữ không hồn."

Quả vậy, vì không có lửa của Chúa Thánh Thần soi sáng nên lời dạy của Chúa Giê-su như: “Những gì các ngươi làm cho các anh em bé mọn của Ta đây là làm cho chính Ta” (Mt 25,40) trở thành những dòng chữ chết, không thể lay động lòng người. Tuy nhiên, đối với mẹ thánh Tê-rê-xa Calcutta, nhờ ánh sáng Thánh Linh tác động, lời đó trở thành châm ngôn vàng ngọc thúc đẩy mẹ hiến cả đời mình yêu mến và phung sự Chúa Giê-su nơi những con người bất hạnh và đau thương.

Cũng vì không có lửa của Thánh Linh soi chiếu nên những lời nhắc nhở như: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì chẳng được ích gì” (Mt 16, 26) được xem như những lời vô nghĩa. Tuy vậy, đối với thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e, nhờ ngọn lửa của Thánh Linh soi sáng, lời đó trở thành sức mạnh vạn năng giúp ngài từ bỏ công danh địa vị để dấn thân vào những miền đất lạ xa xôi, đem ơn cứu độ đến cho nhiều dân tộc Á châu.

Không có Chúa Thánh Thần soi sáng, không ai có thể nhận biết và yêu mến Chúa Giê-su.

Không có ánh sáng của Chúa Thánh Thần chiếu soi, những trang Tin mừng chỉ là những dòng chữ chết.

Không có Chúa Thánh Thần dạy dỗ, Thiên Chúa trở thành Đấng nghìn trùng xa cách.

Lạy Chúa Giê-su,

Xin ban Thánh Thần Chúa cho chúng con, để nhờ ánh sáng Thánh Linh soi dẫn, chúng con nhận biết, yêu mến Chúa và tìm được nơi kho tàng Tin mừng những lời thần thiêng đem lại cho chúng con sức sống mới.

 
Trước tình cảnh bi thảm của Giáo Hội ở Ấn Độ, 7g tối 21/5 xin cầu nguyện với đền thánh Đức Mẹ Fatima
Giáo Hội Năm Châu
03:49 21/05/2021


Video sẽ bắt đầu từ 8g tối ngày 22-May-2021 theo giờ Việt Nam



Tử vong tại Ấn Độ tính đến sáng ngày thứ Sáu 21 tháng 5 là 291,365 người chết trong số 26,030,674 người nhiễm bệnh. Trong vòng 24 giờ trước đó, con số tử vong và nhiễm bệnh vẫn đang ở mức kinh hoàng với 276,261 trường hợp nhiễm bệnh được chính thức ghi nhận, và 3,880 người chết. Con số thương vong thực sự cao hơn rất nhiều vì hệ thống y tế của Ấn Độ đã sụp đổ, hầu hết các bệnh viện không nhận thêm bệnh nhân, nên những người tự chống chọi với căn bệnh quái ác này không có trong các con số thống kê.

Ít nhất 120 linh mục Công Giáo Ấn Ðộ đã chết vì Covid-19 trong tháng qua, bình quân bốn linh mục mỗi ngày, giữa lúc đại dịch đang làm cho 4,000 người thiệt mạng mỗi ngày trên toàn nước Ấn.

Đức Cha Gerald Almeida, Giám mục giáo phận Jabalpur, bang Madhya Pradesh cho biết: “Nhiều linh mục chết vì không được săn sóc y tế kịp thời. Ðó thực là một tình trạng kinh khủng. Tôi cảm thấy bị sốc khi biết có nhiều linh mục tử vong như thế, khi mà các linh mục và ơn gọi linh mục rất khan hiếm tại đất nước này. Tôi sợ rằng số người chết rất cao trong số các linh mục và nữ tu.”

Vì thế, chúng tôi kính xin quý vị và anh chị em bớt chút thời gian hiệp cùng đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha Phanxicô cho đại dịch kinh hoàng này sớm kết thúc, cho sự an nghỉ đời đời của những nạn nhân đã thiệt mạng, ơn an ủi và chữa lành cho các thân nhân những người bị thiệt mạng, cho các nhân viên y tế và những ai đang trên tuyến đầu chống chọi với đại dịch quỷ quái này.
 
7g tối thứ Bẩy 22/5, lần hạt với đền thánh Đức Mẹ Fatima trước tình cảnh bi thảm của Giáo Hội tại Ấn
Giáo Hội Năm Châu
14:18 21/05/2021
 
Thần khí sự Sống và Hiệp nhất
Lm. Nguyễn Xuân Trường
16:47 21/05/2021
THẦN KHÍ SỰ SỐNG VÀ HIỆP NHẤT

Dịch bệnh Covid-19 đã khiến hàng triệu người bị chết, hàng tỷ người phải cách ly. Thế giới lâm cảnh bi thương. Có thể nói Covid gây nên sự chết và cách ly, còn Thần Khí tạo sự sống và hiệp nhất.

1. Sự Sống. Nhìn những bệnh nhân Covid-19 thoi thóp thở máy mới thấy sự sống quý giá dường nào, mới thấy không phải ăn hay uống, mà thở mới là điều quan trọng nhất giúp con người sống. Không thở được thì chết. Không phải người nào, công ty nào, chính phủ nào, mà chỉ mình Chúa là Đấng cho muôn loài khí thở. Thế nên, hơi thở được dùng để diễn tả Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống cho muôn loài như lời Thánh vịnh đáp ca diễn tả: “Ngài lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi. Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên.”

Và khi Chúa Giêsu phục sinh thổi hơi vào các môn đệ thì Chúa đã trao ban sự sống thần linh, làm cho sự sống con người khác xa con vật.

2. Hiệp Nhất. Lời Chúa lễ Chúa Thánh Thần nhấn mạnh sự hiệp nhất. Hiệp nhất trong ngôn ngữ, các môn đệ nói được tiếng bản xứ của người khác, mọi người hiểu được nhau. Hiệp nhất trong phục vụ, mỗi người có đặc sủng, công việc, hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều vì ích chung chứ không tìm lợi riêng. Tất cả đều hiệp nhất gắn bó với nhau như các chi thể trong 1 thân thể.

Và khi Chúa Giêsu công bố: “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Vì từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” Thì Chúa Giêsu trở thành nước hiệp nhất. Nước trong đời thường gắn kết muôn hạt bột thành một tấm bánh, gắn kết muôn hạt cát đá xi măng thành khối bê tông vững chắc, thì Chúa Giêsu nước hằng sống cũng gắn kết cả nhân loại hiệp nhất gắn bó yêu thương nhau.

Xin mượn lời Đáp Ca như lời nguyện kết: “Lạy Chúa, xin gửi Thần Khí tới, và Ngài sẽ đổi mới mặt đất này.” Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:04 21/05/2021
Chương 39:

HÌNH PHẠT

HỎA NGỤC



“Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lọc nghiến răng”. (Mt 25, 30)

1. Cùng một thứ lửa: lửa phạt người trong hỏa ngục, lửa thanh luyện người được chọn.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:07 21/05/2021
52. LẤY VỢ TRÊN BÀN TIỆC

Người nọ có một con trai ngu ngốc thường thích nói những lời chết chóc.

Một hôm, con trai của nhà em dâu lấy vợ, ông bố dẫn con trai cùng đi dự tiệc, đứa con vừa muốn mở miệng nói thì ông bố vội nói:

- “Nhà người ta cưới vợ tức là chuyện vui vẻ, dứt khoát không được nói chuyện chết chóc.”

Con trai nói:

- “Khỏi nhọc công bố dặn dò, con hiểu chứ, lấy vợ chứ không phải làm đám ma.”

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 52:

Biết rằng con trai mình khờ dại ngu ngốc thích nói lời chết chóc, biết rằng đám cưới là nơi luôn cần những điềm lành, những lời nói vui vẻ, vậy mà ông bố vẫn đem con theo để nó –theo thói quen ngu ngốc- nói những lời chết chóc, đây là lỗi của ông bố chứ không phải của con trai…

Biết nhà thờ là nơi có Đức Chúa Giê-su Thánh Thể đang ngự trong nhà tạm, là hạnh phúc của người Ki-tô hữu, nhưng rất ít người Ki-tô hữu đến nhà thờ hầu chuyện với Ngài; biết rằng mình sống ở đời này là đời tạm, nhưng vẫn có rất nhiều người Ki-tô hữu yêu mến đời tạm này đến nổi quên cả quê hương vĩnh viễn trên trời của mình; biết rằng Thiên Chúa rất ghét tội lỗi, vì tội lỗi làm cho mình mất ơn nghĩa với Ngài, nhưng vẫn có rất nhiều người Ki-tô hữu thích sống trong tội…

Đó là một nghịch lý đức tin nơi những người có mang danh là Ki-tô hữu, nhưng không sống đức tin của người Ki-tô hữu. Thật đáng tiếc cho bạn và tôi…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống (B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:10 21/05/2021
CHÚA NHẬT

LỄ ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG


Tin Mừng: Ga 20, 19-23.

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.”


Bạn thân mến,

Hôm nay là ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, là ngày khai sinh Giáo Hội Công Giáo ở trần gian này, trong bài Phúc Âm hôm nay, Đức Chúa Giê-su đã hứa ban Chúa Thánh Thần xuống cho các tông đồ, và vừa sai phái các ngài đi loan truyền Phúc Âm vừa trao quyền tha tội cho các ngài, trong tâm tình ấy, tôi chia sẻ với bạn hai điểm quan trọng trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống này.

1. Bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần.

Đức Chúa Cha sai Đức Chúa Thánh Thần đến nhân danh Đức Chúa Giê-su để với ơn sủng của Đức Chúa Thánh Thần ban cho các tông đồ trong ngày khai sinh Giáo Hội, các ơn sủng đó chúng ta gọi đó là bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần: ơn khôn ngoan, ơn thông hiểu, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn suy biết, ơn đạo đức và ơn kính sợ Thiên Chúa. Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ và ban toàn vẹn bảy ơn ấy cho các ngài, để các ngài chu toàn sứ mệnh mà Đức Chúa Giê-su đã truyền cho các ngài.

Nhờ ơn khôn ngoan mà các tông đồ biết cách đối đáp trước mặt vúa chúa quan quyền trần gian về niềm tin của mình; nhờ ơn thông hiểu mà các tông đồ nói được các thứ tiếng lạ hiểu được những điềm thiêng dấu lạ; nhờ ơn lo liệu mà các tông đồ biết chuẩn bị tâm hồn cho các tín hữu đón nhận Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su; nhờ ơn sức mạnh mà các tông đồ đã không quản hiểm nguy đi khắp nơi truyền giáo; nhờ ơn suy biết mà các tông đồ biết nhận ra thánh ý Chúa trong cuộc sống của mình; nhờ ơn đạo đức mà các tông đồ trở thành mô phạm cho mọi người tín hữu; nhờ ơn kính sợ mà các tông đồ quyết không phạm tội làm mất lòng Chúa...

2. Hoa quả của Thánh Thần

Thánh Phao-lô tông đồ đã liệt kê ra mười lăm con đẻ của ma quỷ, là hậu quả do tội lỗi gây ra, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tị, say sưa, chè chén , mười lăm hậu quả này đã làm cho con người ta trở thành những công cụ cho ma quỷ. Nhưng đồng thời, bên cạnh đó, thánh Phao-lô cũng đã được ơn soi sáng mà nhận ra được những hoa quả thiêng liêng của Chúa Thánh Thần, đó là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa và tiết độ , chính những hoa quả này mà làm cho con người ta nhận ra Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội và trong những kẻ tin vào Chúa Giê-su.

Những hoa quả thiêng liêng này không phải tự nhiên mà có, nhưng tất cả những ai tin nhận Đức Giê-su Ki-tô và đặt mình dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần thì mới có, và nhờ những hoa quả này mà người ta nhận ra Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong chúng ta.

Bạn thân mến,

Trong bảy ơn của Đức Chúa Thánh Thần thì:

- Ơn lo liệu, ơn suy biết và ơn đạo đức thì nảy sinh đức tiết độ và trí hiểu, hoa quả của tiết độ là tiết chế và hiền hòa; hoa quả của trí hiểu là bác ái và hoan lạc.

- Ơn khôn ngoan, ơn thông hiểu và ơn thông minh thì nảy sinh chính nghĩa và dũng cảm, hoa quả của chính nghĩa là trung tín và từ tâm, hoa quả của dũng cảm là nhẫn nhục và nhân hậu.

- Ơn kính sợ thì kết trái bình an.

Đức Chúa Thánh Thần là nguyên nhân của mọi nhân đức, mọi ơn lành, chính những ơn lành và nhân đức ấy mà nhân loại –trong đó có bạn và tôi- ao ước được sống trong tình huynh đệ chân thành, ao ước được trở nên một con người có ích cho xã hội và cho Giáo Hội, và sâu xa hơn, trong tình yêu của Đức Chúa Giê-su, bạn và tôi mong muốn được nên giống Ngài hơn, do đó mà bạn và tôi luôn để cầu xin Chúa Thánh Thần đến để hướng dẫn chúng ta thực hành những điều Chúa Giê-su đã dạy, để trở nên chứng nhân cho Ngài trong cuộc sống của mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 23/5/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
22:40 21/05/2021

BÀI ĐỌC I: Cv 2, 1-11

“Các vị được tràn đầy Chúa Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói”.

Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói.

Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do-thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra thì đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, vì mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: “Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pôntô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do-thái và tòng giáo, là người Crêta và Á-rập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!” [Mọi người đều sửng sốt bỡ ngỡ nói với nhau rằng: “Thế này nghĩa là gì?” Nhưng lại có người khác nhạo báng rằng: “Họ đầy rượu rồi”.]

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 103, 1ab và 24ac. 29bc-30. 31 và 34

Đáp: Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất (c. 30).

1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Ngài quá ư vĩ đại! Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Địa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của Ngài.

2) Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chỗ tro bụi của mình. Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất.

3) Nguyện vinh quang Chúa còn tới muôn đời, nguyện cho Chúa hân hoan vì công cuộc của Chúa. Ước chi tiếng nói của con làm cho Chúa được vui; phần con, con sẽ hân hoan trong Chúa.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 12, 3b-7. 12-13

“Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể”.

Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, không ai có thể nói “Đức Giêsu là Chúa” mà lại không do Thánh Thần. Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Đấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tuỳ theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân thể nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần.

Đó là lời Chúa.

CA TIẾP LIÊN

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến,/ và tự trời toả ánh quang minh của Ngài ra!/ Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến;/ Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến!/ Lạy Đấng an ủi tuyệt vời,/ là khách trọ hiền lương của tâm hồn,/ là Đấng uỷ lạo dịu dàng./ Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than,/ là niềm an ủi trong lúc lệ rơi./ Ôi sự sáng chứa chan hồng phúc,/ xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài./ Nếu không có Chúa trợ phù,/ trong con người còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội./ Xin Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan,/ và chữa cho lành nơi thương tích./ Xin uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng,/ chỉnh đốn lại chỗ trật đường./ Xin Chúa ban cho các tín hữu,/ là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy nguồn./ Xin ban cho họ được huân nghiệp nhân đức,/ được hạnh phúc cứu độ và được hoan hỉ đời đời./ (Amen. Alleluia.)

ALLELUIA:

All. All. – Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong lòng họ. – All.

PHÚC ÂM: Ga 20, 19-23

“Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con!” Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”.

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một quốc gia có chiến tranh là một điều không hợp lý về mặt đạo đức
Thanh Quảng sdb
03:11 21/05/2021
Một quốc gia có chiến tranh là một điều không hợp lý về mặt đạo đức

Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm một trụ sở của Hiệp Hội Scholas Occurrentes ở Rome để chúc lành cho các sáng kiến mới về các Chương Trình Phát triển Thánh Cha.

(Tin Vatican - Francesca Merlo)

Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ những sinh viên, giảng viên và khách mời để ra mắt các chương của Hiệp Hội Scholas Occurrentes mới tại Washington, Hoa Kỳ; Valencia, Tây Ban Nha; Chaco, Argentina; và Sydney, Úc.

Đức ThánhCha đã được chào đón tới một trụ sở của Hiệp Hội Scholas Occurrentes ở Rome và Hiệp hội tặng cho ngài những món quà, trong đó có một chiếc áo thun. Đặc biệt, hai hội viên Ý đã xin Đức Thánh Cha lựa chọn giữa hai món quà: cây sự sống và cây đàn lia bằng gỗ. Đức Thánh Cha đã chọn cây đàn...

Hiệp Hội Scholas Occurrentes

Theo trang web, Scholas Occurrentes là Tổ chức Quốc tế thuộc Quyền Thánh Cha, do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng, nhằm mục đích “đáp lại lời mời gọi của Ngài để tạo xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ và gắn kết những người trẻ lại với nhau trong một hệ giáo dục có nhiều ý nghĩa.” Hiệp Hội có mặt tại 190 quốc gia và tiếp xúc hơn 1 triệu người trẻ.

Đức Thánh Cha đã chào đón nhiều người trẻ, những người mà theo Chủ tịch Hiệp Hội Scholas, "đã cùng nhau làm việc chăm chỉ trong suốt thời gian đại dịch."

"Làm việc chăm chỉ có nghĩa là gì?" Đức Thánh Cha hỏi. "Chúng tôi không thể vượt ra ngoài thể chất con người chúng tôi, nhưng chúng tôi đã vươn ra bằng tâm trí của mình", một học viên trả lời thế. Và Đức Thánh Cha đã trả lời, "Đó chính là chìa khóa! Các con hãy đi ra ngoài... bởi vì nếu bao lâu chúng con nhốt mình trong chính chúng con, thì chúng sẽ vô dụng! Giống như dòng nước lưu chảy thì tinh khiết, còn khi nó tụ lại thì trở nên hôi thối..."

Sau đó, Đệ nhất phu nhân xứ Argentina, bà Fabiola Yáñez, người đang tham gia vào công việc của Hiệp Hội Scholas, và các bộ trưởng Ý Roberto Speranza (Y tế) và Patrizio Bianchi (Giáo dục), cùng chào đón Đức Thánh Cha.

Chính trị bị đánh bại chiến tranh

Trả lời câu hỏi "làm thế nào để người trẻ có thể thay đổi cục diện chính trị?" của một cậu bé, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng đây là một câu trả lời đòi hỏi một sự kiểm tra xem chính trị có hoàn thành sứ mệnh của nó dưới "hình thức bác ái cao nhất và vĩ đại nhất" hay không và để có thể nói nên được "danh dự của một quốc gia” là nền chính trị nước đó có vượt thắng được chiến tranh hay không.

"Khi người ta hỏi tôi về chính trị trên thế giới ra sao, tôi thường trả lời: hãy nhìn nơi nào có chiến tranh; nền chính trị nơi đó thất bại. Và ĐTC kết luận: Một hình thức chính trị không thể đối thoại để tránh chiến tranh là một nền chính trị thất bại!"

"Bài kiểm tra chính trị là chiến tranh; bài kiểm tra danh dự của một quốc gia đối với tôi là: 'Bạn có chế tạo vũ khí không? Bạn có quảng bá chiến tranh không? Bạn có kiếm được tiền nhờ bán vũ khí để người khác tự giết lẫn nhau không?" Chính ở những điềm này mà chúng ta có thể định giá cho một quốc gia có đạo đức tốt hay xấu", Đức Thánh Cha nói. "Ngay cả với tôi, tôi nói một cách rất chân thành, tôi rất đau lòng khi biết có những linh mục đã làm phép cho các vũ khí. Các công cụ để giết chóc không thể được làm phép..."

"Tình yêu là yếu tố quan yếu của chính trị, của xã hội đối với con người. Và khi thiếu tính phổ quát này của tình yêu, thì chính trị sẽ thất bại, và trở thành bệnh tật xuy đồi..."

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy đối thoại vì “những ý kiến khác nhau” là “chìa khóa của chính trị”, cần phải luôn thuận thảo để đem lại sự “thống nhất và hòa hợp”.

Đào giếng: biểu tượng của sự tái sinh

Tất cả những người có mặt trong cuộc họp sau đó, đã đào một cái giếng trong một bình đất, đặt tại trụ sở như một biểu tượng.

Hành động này được coi là biểu tượng của sự tái sinh, sự khởi động và cũng bao gồm sự "may rủi". Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ tất cả những điều trên, trước khi ban phép lành cho Hiệp Hội và Ngài nói: "Hiệp Hội Scholas không thể tiến lên được, nếu không có những thái độ mạo hiểm này.
 
Đức Bênêđíctô XVI viết cho một chủng viện: Những gì đã tàn phai ở Đức vẫn nở rộ ở Ba Lan
Đặng Tự Do
05:22 21/05/2021
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI đã viết thư cho một tiểu chủng viện ở Ba Lan, nói rằng ngài rất vui khi thấy những gì “ở Đức đã tàn úa vẫn nở rộ ở Ba Lan”

Vị Giáo Hoàng người Đức nghỉ hưu đã gửi bức thư đề ngày 7 tháng 5 tới Tiểu Chủng viện của Tổng giáo phận Częstochowa, nằm ở thành phố miền nam Ba Lan, nơi có biểu tượng Đức Mẹ Đen được tôn kính.

Vị Giáo Hoàng 94 tuổi viết: “Bức thư từ chủng viện của anh em, có chữ ký của hai vị Giám Mục và hiệu trưởng, đã mang lại niềm vui lớn cho tôi. Thật tuyệt vời khi thấy ở Ba Lan vẫn nở rộ những gì ở Đức đã tàn úa”.

Ngài nói tiếp: “Tôi đặc biệt thích bức tranh minh họa cho thấy tôi và anh trai nói về chủng viện và lời mời tôi đến thăm Tiểu Chủng viện của Tổng giáo phận Częstochowa”.

“Ngay cả khi tuổi tác và tình trạng sức khỏe của tôi không còn có thể đến thăm trực tiếp được nữa thì tôi vẫn là khách của anh em bằng cả trái tim của tôi”.

Tấm hình minh họa, được hiển thị trên trang web của tiểu chủng viện, có bức ảnh của Đức Bênêđíctô XVI trong trang phục giáo hoàng, đi bên cạnh người anh trai quá cố của mình, Đức Ông Georg Ratzinger.

Trong bức ảnh, Đức Bênêđíctô hồi tưởng về thời gian của hai anh em tại một tiểu chủng viện ở Bavaria, miền nam nước Đức. Đức Ông Ratzinger, trả lời, tự hỏi liệu có nơi nào như vậy trong những ngày này không.

Dưới chân của hình minh họa có dòng chữ: “Thực tế là có! Hãy đến mà xem. Tiểu Chủng viện Tổng giáo phận Częstochowa kính mời nhị vị”.

Tiểu chủng viện này, dành cho học sinh trung học, có từ năm 1951.

CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên Đức Bênêđíctô, người từng là giáo hoàng từ năm 2005 đến năm 2013, nêu bật sự suy giảm trong ơn gọi linh mục.

Trong một bài luận năm 2019 về cuộc khủng hoảng trong Giáo hội, Đức Giáo Hoàng danh dự viết: “Về vấn đề chuẩn bị cho chức linh mục trong các chủng viện, thực sự có một sự phá vỡ lan rộng hình thức chuẩn bị trước đây này”.

Đức Bênêđíctô nói rằng sau Công Đồng Vatican II, “ trong không ít chủng viện, nhiều sinh viên bị coi là không thích hợp với chức linh mục nếu bắt gặp đọc sách của tôi”.

Ngài nói thêm: “Những cuốn sách của tôi được giấu kín như một cuốn sách văn học dở tệ và chỉ được đọc dưới gầm bàn”.

CNA Deutsch báo cáo rằng số lượng ơn gọi cho chức linh mục đã giảm 60% ở Đức trong 20 năm qua.

Năm 2019, quốc gia này chứng kiến mức thấp kỷ lục. Chỉ có 55 vị được phong chức linh mục. Khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 tương lai lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh vào năm 1951, chỉ riêng Tổng Giáo phận Munich và Freising của ngài đã có 45 lễ truyền chức.
Source:Catholic News Agency

 
Hàng nghìn thứ trong nhà thờ Công Giáo lịch sử ở đầu phía tây của Louisville bị phá hoại
Đặng Tự Do
16:07 21/05/2021


Một nhà thờ Công Giáo lịch sử ở đầu phía tây của Louisville đã bị phá hoại vào đêm thứ Sáu rạng ngày thứ Bẩy. Kẻ gian còn để lại một lá thư hăm dọa với những lời lẽ đáng lo ngại.

Bob Frazier, quản trị viên của Nhà thờ Chúa Kitô Vua, đã rất thất vọng sau khi phát hiện ra vụ phá hoại.

“Đây là loại phá hoại xảy ra tại một thời điểm quá sức tồi tệ và nguy hiểm hơn bất cứ lúc nào”, Frazier nói.

Việc phá hoại nhà thờ không phải là điều mới mẻ trên Vành đai Kinh thánh của Hoa Kỳ, nhưng nó là điều mới mẻ đối với ngôi nhà thờ trên đường 44 South.

Frazier cho biết vụ phá hoại sẽ tốn hàng nghìn đô la để sửa chữa, nhưng những lời hăm dọa rõ ràng đã khiến anh lo lắng.

“Ngôn ngữ ghi trong một cánh cửa của chúng tôi khiến cá nhân tôi rất băn khoăn, trong tư cách là người quản lý giáo xứ dưới sự lãnh đạo của cha sở của chúng tôi... và ngài quan tâm đến sự an toàn của tôi”, Frazier nói.

Dòng chữ chửi thề được chạm khắc sâu, xuyên qua các lớp sơn. Đội bảo trì của nhà thờ đã phải cố gắng che phủ vào hôm thứ Bảy.

Ít nhất bốn phòng bị hư hại. Bên trong những căn phòng và hội trường anh chị em giáo dân tìm thấy một cái búa và một viên gạch được cho là dùng để đột nhập từ tầng hầm.

Ngoài ra còn có các mảnh kính rơi vãi khắp các phòng và cửa ra vào, cũng như những cặn bã từ ít nhất ba bình chữa cháy.

“Họ bắn tung toé Coca-Cola ở khắp mọi nơi”, Frazier vừa nói vừa đi qua tấm kính vỡ.

Thật trùng hợp, Frazier cho biết sự việc xảy ra sau báo cáo của WDRB News về việc nước của giáo xứ bị cắt, vì trong nhiều tháng, giáo xứ không hề nhận được hóa đơn.

Nước đã được bật trở lại.

“Chúng tôi không biết liệu điều này có liên quan gì đến vụ phá hoại này không”, Frazier nói, “nhưng thật không may và thật kỳ lạ là điều này diễn ra 48 giờ sau khi chúng tôi trải qua tất cả những rắc rối về chuyện bị cắt nước; và đồng thời Công ty Nước Louisville vẫn đang tiến hành điều tra xem điều gì đã xảy ra”.

Bất chấp tội ác này, Frazier cho biết giáo xứ đang hướng đến việc kỷ niệm một trăm năm vào năm 2028.
Source:WDRB
 
Tòa Thánh sắp công bố bộ Giáo luật sửa đổi về các tội phạm, và hình phạt đi kèm
Đặng Tự Do
16:09 21/05/2021
Thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Luật cho biết, phần sửa đổi của Bộ Giáo luật về các tội ác và hình phạt, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, sẽ sẵn sàng để xuất bản trước khi kết thúc mùa hè.

Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, người đứng đầu dự án, xác nhận việc công bố sắp xảy ra vào cuối tháng 5 sau khi các Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales công bố những thư từ trao đổi về việc thay đổi bộ luật hiện hành “nhằm phân biệt rõ ràng” giữa trường hợp một linh mục vi phạm lời hứa khiết tịnh với việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên..

Vào tháng 2 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng công việc sửa đổi Quyển VI của Bộ Giáo luật, tức là phần nói về “Các biện pháp trừng phạt trong Giáo hội”, đã hoàn tất.

Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố rằng việc sửa đổi là cần thiết “để làm cho nó trở nên hữu cơ hơn và phản ứng nhanh hơn với các tình huống và vấn đề mới” mà Giáo hội đã nhận thức rõ hơn kể từ khi bộ luật được công bố vào năm 1983. Công việc sửa đổi đã bắt đầu vào năm 2008.

Với tư cách là nhà lập pháp chính của Giáo hội, chính Đức Thánh Cha Phanxicô là người sẽ quyết định có ban hành cuốn sách sửa đổi hay không và ra lệnh thay thế luật hiện hành.

Tiếp theo các khuyến nghị do Cơ quan Điều tra Độc lập của Anh về Lạm dụng Tình dục Trẻ em đưa ra, Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng, yêu cầu một thiên giáo luật riêng trong bộ luật liên quan đến tội lạm dụng trẻ vị thành niên, tách biệt với thiên nói về tội “contra sextum”, nghĩa là tội “chống lại điều răn thứ sáu”.

“Mặc dù người ta thừa nhận rằng thuật ngữ 'contra sextum' đã được sử dụng theo truyền thống để thể hiện một điều gì đó rộng hơn nhiều so với việc vi phạm đức khiết tịnh, nhưng cũng nên nhận ra rằng thuật ngữ này, như được sử dụng trong luật, không còn đủ để đáp ứng các yêu cầu của một cách tiếp cận giáo luật đương đại đối với các tội phạm tình dục đối với trẻ vị thành niên và các quy định tương đương về luật pháp và có thể làm sai lệch các giá trị mà Giáo hội muốn bảo vệ trong việc truy tố những tội này”, vị Hồng Y viết.

Trong thư trả lời của mình, Đức Tổng Giám Mục Iannone nói, “Những mối quan tâm mà Đức Hồng Y bày tỏ đã được xem xét trong việc sửa đổi Quyển VI” của bộ luật 1983.

Trong cuốn sách sửa đổi, ngài nói, “tội ác chống lại trẻ vị thành niên được xem xét dưới một tiêu đề tách biệt với tội ác chống lại luật độc thân của các giáo sĩ. Tiêu đề sửa đổi sẽ là 'Các tội ác chống lại cuộc sống, phẩm giá và tự do của con người' và sẽ bao gồm một điều luật dành riêng cho các tội ác chống lại trẻ vị thành niên”.

Giám mục Arrieta nói với Catholic News Service rằng cuốn sách sửa đổi gồm 90 điều luật và mặc dù không phải tất cả chúng đều được viết lại, nhưng nhiều điều tuân theo các luật và thủ tục mới được ban hành sau khi Thánh Gioan Phaolô II ban hành bộ luật năm 1983.

Các luật mới bao gồm nhiều việc giải quyết tội lạm dụng tình dục giáo sĩ và nghĩa vụ của các giám mục và bề trên dòng phải hành động khi có cáo buộc, nhưng cũng bao gồm việc “mưu toan truyền chức cho phụ nữ” và các hành vi của các linh mục chống lại sự thánh khiết của Bí tích Thánh Thể và chống lại bí tích hòa giải.
Source:OSVNews
 
Thông tin quan trọng: Cảnh sát Tây Úc minh oan cho Đức Cha Christopher Saunders. Ngài bị cáo gian
Đặng Tự Do
17:30 21/05/2021
Tóm tắt những điểm chính:

Tháng Ba, 2020, Đức Cha Christopher Saunders, Giám Mục giáo phận Broome, thuộc tiểu bang Tây Úc đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục một trẻ nam vị thành niên, hiện nay ở độ tuổi 20.

Ngài quyết liệt phủ nhận cáo buộc này và tình nguyện rời khỏi chức vụ trong thời gian điều tra của cảnh sát.

Tòa Thánh cũng mở một cuộc điều tra và dự kiến sẽ công bố kết quả vào ngày 28 tháng 5 tới đây. Tuy nhiên, hơn một tuần trước khi Tòa Thánh công bố kết luận của mình, cảnh sát Tây Úc đã ra tuyên bố kết thúc cuộc điều tra, khẳng định không có bằng chứng để truy tố ngài, và báo cho người tố cáo kết quả cuộc điều tra của cảnh sát.



Đức Cha Christopher Saunders sinh ngày 15 tháng Giêng 1950 tại Melbourne. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 28 tháng 8, 1976. Tháng 11, 1995, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục giáo phận Broome, thuộc tiểu bang Tây Úc. Ngài được tấn phong Giám Mục vào ngày 8 tháng Hai, 1996.

Ngày 9 tháng Ba, 2020, cảnh sát Tây Úc công bố rằng họ đã mở một cuộc điều tra từ trước đó 18 tháng, liên quan đến một cáo buộc của một thanh niên ở độ tuổi 20 cho rằng ngài có hành vi không đứng đắn với y.

Ngày 11 tháng Ba, 2020, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của tổng giáo phận Perth, là giáo tỉnh bao gồm giáo phận Broome, cho biết Đức Cha Saunders tình nguyện đứng sang một bên để tiện việc điều tra và quyết liệt khẳng định mình vô tội.

Sau một thời gian điều tra kéo dài hơn 2 năm, cảnh sát Tây Úc đã trình kết quả lên Giám Đốc Công Tố, gọi tắt là DPP.

Kết luận cuối cùng của cảnh sát và DDP là Đức Cha Christopher Saunders sẽ không bị truy tố vì họ không thấy có bằng chứng nào khả tín trong lời tố cáo của người thanh niên.

Giờ đây, Vatican và Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ quyết định xem vị giám mục 71 tuổi có được trở lại Kimberley, nơi ngài đã làm phó tế, linh mục quản xứ và giám mục trong gần 50 năm qua hay không.
Source:ABC News
 
Thượng hội đồng Giám mục sẽ bắt đầu từ các Giáo hội địa phương
Thanh Quảng sdb
18:01 21/05/2021
Thượng hội đồng Giám mục sẽ bắt đầu từ các Giáo hội địa phương

Vào tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khai mạc Một Thượng Hội Đồng Giám Mục kéo dài ba năm, với ba giai đoạn (cấp giáo phận, cấp các Giáo phận châu lục, và cấp Giáo hội Toàn cầu) để tham vấn và biện phân các vấn đề cho cuộc họp cao điểm là cuộc họp của Thượng Hội Đồng Các giám Mục vào tháng 10 năm 2023 tại Rôma.

(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)

“Một người lắng nghe những người khác; và tất cả đều lắng nghe Chúa Thánh Thần”.

Để làm cho tính đồng nghị mà ĐTC Phanxicô mong muốn khi bắt đầu triều đại Giáo Hoàng của ngài được cụ thể và có thể nhìn thấy được, Thượng hội đồng Giám mục tiếp theo, dự kiến vào tháng 10 năm 2023, sẽ không chỉ được cử hành ở Vatican mà ở từng Giáo hội địa phương của năm châu lục, sau ba cấp, hoặc ba giai đoạn: Giáo hội địa phương (giáo phận), Giáo hội châu lục và Giáo hội hoàn vũ.

Thượng hội đồng sẽ khai mạc trọng thể vào tháng 10 năm 2021 và kéo dài đến Thượng Hội Đồng vào năm 2023

Một quá trình đồng nghị toàn diện

Bam Tổng Thư ký của Thương Hội Đồng Tòa Thánh đã công bố một lộ trình mới của Thượng hội đồng vào thứ Sáu (21/5/2021) trong một văn kiện được Đức Thánh Cha châu phê.

Tài liệu nêu rõ như sau: “Sự đầy đủ của quy trình Thượng hội đồng chỉ có thể sinh động, nếu các giáo hội địa phương tham gia vào quy trình đó. Để có sự tham gia thực sự của các giáo hội địa phương, cũng cần phải có sự tham gia của các cơ quan của giáo hội trong quá trình này, chẳng hạn như Thượng hội đồng của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, các Hội đồng của các Giáo hội tự trị (sui iuris), và các Hội đồng Giám mục, quốc gia, khu vực và châu lục.”

Một Thượng hội đồng không cần tập họp chung

Thượng Hội đồng được Đức Thánh Cha Phaolô VI hình thành như một cách để trải nghiệm tính chất đồng nghị tập thể của Công đồng Vatican II. Trong các buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, Đức Thánh Cha Phanxicô thường bày tỏ ước mong về một con đường chung cho “giáo dân, các mục tử, Giám mục của Rôma.” Bây giờ, đây là lần đầu tiên, một Thượng Hội đồng "phi tập trung" được thực hiện.

Khai mạc long trọng với Đức Thánh Cha tại Vatican

Con đường đồng nghị sẽ bắt đầu tại Vatican, với sự hiện diện của Đức Thánh Cha, vào ngày 9 và 10 tháng 10 năm 2021 với thời gian gặp gỡ và suy tư, sau đó là giây phút cầu nguyện và cử hành Thánh Thể.

Giai đoạn cấp giáo phận: tham vấn và tham gia của dân Chúa

Các Giáo phận địa phương sẽ bắt đầu cuộc hành trình đại hội vào Chúa nhật 17 tháng 10, dưới sự chủ tọa của Đức Giám Mục giáo phận.

Mục tiêu của giai đoạn này là sự tham vấn, đóng góp của dân Chúa. Để đạt được mục đích này, Ban Thư ký của Thượng Hội đồng sẽ gửi một tập Tài liệu chuẩn bị kèm theo Bản câu hỏi và hành trình (Vademecum) với các đề xuất thực hiện tham vấn trong từng Giáo hội địa phương. Tài liệu tương tự sẽ được gửi đến các Hội đồng Curia, Hiệp hội các Bề trên, các cộng đoàn hoặc các hội dòng tu sĩ, các phong trào giáo dân quốc tế, các trường Đại học hoặc các viện Thần học.

Mỗi giám mục, trước tháng 10 năm 2021, sẽ chỉ định một đại diện của giáo phận, làm đầu để tham chiếu và liên lạc với Hội đồng Giám mục; rồi đến cấp quốc gia hay châu lục thì Hội nghị lại chỉ định một đại diện hoặc một nhóm để liên hợp với Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng.

Sự phân định của các Giáo phận và Liên quốc gia hay châu lục sẽ dẫn đến đỉnh điểm là “Cuộc họp Tiền Thượng Hội Đồng”. Các khoản đóng góp sẽ được gửi đến Hội đồng Giám mục của chính họ. Các giám mục, nhóm họp để phân định, đúc kết thành một bản tổng hợp để gửi cho Ban Thư ký Chung của Thượng Hội đồng. Giai đoạn đầu tiên này sẽ hoàn tất vào tháng 4 năm 2022.

Khi có được các tài liệu, thì việc học hỏi nghiên cứu cụ thể đầu tiên là soạn thảo và đúc kết sẽ được xuất bản và gửi đến các Giáo hội địa phương vào tháng 9 năm 2022.

Giai đoạn châu lục: đối thoại và phân định

Điều đánh dấu khởi đầu của giai đoạn thứ hai, giai đoạn châu lục, dự kiến diễn ra từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.

Mục đích của giai đoạn này là mở rộng một cuộc thảo luận trao đổi như phương cách làm việc (Instrumentum labris). Kết thúc các cuộc thảo luận, mỗi nhóm châu lục sẽ đúc kết thành một văn bản cuối cùng, và sẽ gửi cho Ban Thư ký chung vào tháng 3 năm 2023.

Sau đó, Ban Thư ký sẽ đúc kết những nghiên cứu và thảo luận lần thứ hai này, dựa trên các phản hồi, dự kiến sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2023.

Giai đoạn phổ quát: các giám mục sẽ về họp ở Rôma

Hành trình Thượng Hội Đồng sẽ đạt đích điểm vào tháng 10 năm 2023 với việc cử hành Đại hội Thượng Hội đồng các Giám mục tại Rôma, theo các thủ tục mới đã được Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập vào năm 2018 trong Hiến chế Hiệp Thông của Giám mục đoàn (Episcopalis communio).
 
Đức Thánh Cha Phanxicô thay đổi chương trình của Thượng Hội đồng Giám mục
Đặng Tự Do
18:51 21/05/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi chương trình của Thượng Hội đồng Giám mục, kêu gọi tiến trình tham vấn trên toàn thế giới: trước tiên ở cấp giáo phận, sau đó là cấp lục địa, trước cuộc họp cuối cùng của Thượng Hội đồng.

Quy trình mới sẽ được áp dụng cho cuộc họp tiếp theo của Thượng Hội đồng. Dự kiến ban đầu diễn ra vào tháng 10 năm 2022, cuộc họp toàn thế giới này của các giám mục sẽ được lùi lại một năm, và sẽ họp tại Rôma vào tháng 10 năm 2023.

Chủ đề cho cuộc họp Thượng hội đồng tiếp theo là “tính đồng nghị”, một khái niệm chính trong tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng về một mô hình quản trị Giáo hội phi tập trung. Trong một tài liệu phác thảo quy trình mới, được công bố vào ngày 21 tháng 5, Ban Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục giải thích: “Sự đầy đủ của tiến trình thượng hội đồng chỉ có thể thực sự tồn tại nếu các giáo hội địa phương tham gia vào tiến trình này.”

Tiến trình mới kêu gọi tham vấn ở mỗi giáo phận, phối hợp với các Hội Đồng Giám Mục quốc gia, và kết quả này sẽ đưa vào một vòng tham vấn khác ở cấp lục địa, trước khi một văn kiện làm việc được soạn thảo cho cuộc họp tháng 10 năm 2023. Mỗi vòng tham vấn sẽ bao gồm những chuẩn bị riêng, đội ngũ nhân sự và tài liệu làm việc của chính vòng tham vấn đó.

Về lý thuyết, quá trình này sẽ cho phép sự tham vấn rộng rãi hơn giữa những người Công Giáo trên thế giới. Tuy nhiên, việc tạo ra các tầng lớp thư lại mới - chịu trách nhiệm liên lạc, điều phối và báo cáo, và có nhiều cơ hội lèo lái tiến trình theo một ưu tiên nhận định - có thể tạo ra tác dụng ngược lại.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chính thức khai mạc tiến trình Thượng Hội đồng vào tháng 10, và mọi giáo phận được yêu cầu bắt đầu tiến trình của riêng mình cùng một lúc. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến tháng 4 năm 2022. Các Hội đồng Giám mục quốc gia sẽ làm việc với các giáo phận và với Ban Thư ký Thượng hội đồng tại Rôma. Khi kết thúc giai đoạn này, mỗi giáo phận sẽ đệ trình kết luận của mình lên Hội đồng Giám mục, để được chuyển đến Ban Thư ký. Một hệ thống báo cáo song song sẽ được thiết lập cho các Giáo Hội Công Giáo phương Đông.

Bước tiếp theo, “giai đoạn tham vấn lục địa”, sẽ kéo dài từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 3 năm 2023, phản ánh các báo cáo từ các giáo phận. Các báo cáo từ giai đoạn này một lần nữa sẽ được trình lên Ban Thư ký, sau đó sẽ chuẩn bị tài liệu làm việc cho cuộc họp Thượng hội đồng vào tháng 10.
Source:Catholic World News
 
Đức Giáo Hoàng yêu cầu các giám mục, và tất cả các tín hữu cầu nguyện cho Thánh Địa vào Đêm Canh thức Hiện xuống
Đặng Tự Do
22:09 21/05/2021
Các Giám mục sẽ cử hành Lễ Canh thức tại Nhà thờ Thánh Stêphanô ở Giêrusalem; Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng ta hợp nhất về mặt tinh thần trong buổi cử hành này.

Đức Thánh Cha Phanxicô đang yêu cầu các Giáo hội trên khắp thế giới cầu nguyện và khẩn cầu hòa bình tại Thánh Địa, tham gia buổi cử hành được các Đấng Bản Quyền Công Giáo ở Thành phố Giêrusalem cổ vũ.

Lễ Canh thức Hiện xuống sẽ được cử hành bởi các Đấng Bản Quyền Công Giáo tại Nhà thờ Thánh Stêphanô ở Giêrusalem.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi người Công Giáo trên toàn thế giới cùng tham gia vào buổi cầu nguyện này, cầu xin hòa bình bén rễ trên những vùng đất nơi Chúa Giêsu sinh sống.

Đức Thánh Cha đã bày tỏ lời mời này vào ngày 21 tháng 5, khi kết thúc bài phát biểu trước các Đại sứ không thường trú mới được công nhận tại Tòa thánh.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Suy nghĩ của tôi đang hướng đến các sự kiện đang diễn ra trong những ngày này ở Thánh Địa”.

“Tôi cảm ơn Chúa vì quyết định ngăn chặn các cuộc xung đột vũ trang và hành động bạo lực, đồng thời tôi cầu nguyện cho việc theo đuổi các con đường đối thoại và hòa bình”.

“Tối mai, các Đấng Bản Quyền Công Giáo của Thánh Địa, cùng với các tín hữu của họ, sẽ tụ họp để cử hành Lễ Canh thức Hiện xuống tại Nhà thờ Thánh Stêphanô ở Giêrusalem và cầu xin ân ban hòa bình”.

Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Nhân cơ hội này, tôi yêu cầu tất cả các mục tử và tín hữu của Giáo Hội Công Giáo hiệp nhất với nhau về mặt tinh thần cho lời cầu nguyện này”.

“Xin anh chị em cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để người Israel và người Palestine có thể tìm thấy con đường đối thoại và tha thứ, xin cho họ là những người kiên nhẫn xây dựng hòa bình và công lý, và từng bước cởi mở với hy vọng chung, để có thể cùng tồn tại như anh chị em với nhau.”
Source:Aleteia
 
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô Giáo, phương pháp hộ giáo của Pascal
Vũ Văn An
17:49 21/05/2021
Phương pháp Hộ giáo của Pascal

Theo Tiến sĩ Phil Fernandes, một chuyên gia về hộ giáo người Mỹ (http:leaderu.orgpascalmethodology.html), phương pháp hộ giáo của Pascal rất thích hợp với xã hội ngày nay. Phương pháp này không giống phương pháp truyền thống trong việc chứng minh Thiên Chúa hiện hữu.



Thực vậy, theo Pascal: “các chứng cớ siêu hình chứng minh Thiên Chúa hiện hữu quá xa vời đối với lối suy luận của con người và do đó ít có tác dụng, và nếu chúng có giúp đỡ được ai, thì cũng chỉ giây lát trong lúc họ nghe chứng minh, vì một giờ sau đó họ sợ họ đã mắc lầm lỗi (mảnh 190, trong bản dịch của Tiến Sĩ Krailsheimer)

“Và do đó, ở đây, tôi sẽ không đảm nhiệm việc chứng minh bằng lý lẽ tự nhiên cả sự hiện hữu của Thiên Chúa, lẫn Ba Ngôi Thiên Chúa, tính Bất Tử của linh hồn, hay bất cứ điều gì thuộc loại này: không phải chỉ vì tôi không cảm thấy có khả năng tìm thấy trong tự nhiên các lập luận có thể thuyết phục được các nhà vô thần cứng lòng, mà còn vì nhận thức ấy, nếu không có Chúa Giêsu, thì vô ích và vô dụng. Cho dù có ai đó xác tín rằng các tỷ lệ giữa các con số đều là các sự thật vô chất, trường cửu, tùy thuộc vào sự thật thứ nhất trong đó chúng hiện tồn, tức Thiên Chúa, tôi vẫn không nên cho là họ tiến được bao xa hướng về ơn cứu rỗi. Thiên Chúa của Kitô hữu không chỉ hệ ở một Thiên Chúa là tác giả của các sự thật toán học và trật tự các yếu tố. Đó là số phần của dân ngoại và phái Epicure” (mảnh 449).

Pascal tin rằng dù các lập luận đó có giá trị, ít người biết suy luận đủ tốt để được chúng thuyết phục. Và nếu các lập luận đó có thuyết phục được ai, người ấy vẫn không được cứu rỗi. Pascal quan tâm đến việc dẫn người ta đến với Chúa Kitô, chứ không chỉ đến với chủ nghĩa độc thần. Do đó, ông tin rằng các lập luận cổ truyền về sự hiện hữu của Thiên Chúa không hữu hiệu.

Joel Hodge, giảng sư phân khoa Triết Thần của Đại Học Công Giáo Úc (https://www.abc.net.au/religion/yearning-for-infinity-in-defence-of-pascals-wager/10100382), cũng cùng một quan điểm như thế khi cho rằng Pascal đã di chuyển quá bên kia các cuộc tranh luận khôn nguôi về sự hiện hữu của Thiên Chúa để tái tập chú cuộc nói chuyện về Thiên Chúa vào bối cảnh thích đáng của nó tức bối cảnh đời sống và cuộc hiện hữu của ta.

Điều ấy, theo Hodge có nghĩa: khi mọi “vấn nạn khoa học” đã kết thúc, chúng ta vẫn cần phải giải quyết thực tại hiện hữu và lý do tại sao ta hiện hữu.

Trong việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, Tiến Sĩ Fernandes cho rằng Pascal chống đối chủ nghĩa thuần duy lý của Descartes. Vì theo ông có nhiều lối tìm ra chân lý chứ không phải chỉ có lối dựa vào lý trí mà thôi. Như bằng trái tim chẳng hạn. Đối với Pascal, trái tim là điều chúng ta biết một cách trực giác chứ không qua suy luận diễn dịch. Chúng ta tri nhận và tin Thiên Chúa bằng trái tim ta. Chúng ta muốn bằng trái tim ta. Chúng ta biết các nguyên lý đệ nhất bằng trái tim. Không những thừa nhận việc ngoài lý trí ra, có nhiều cách khác để nhận thức, ông còn cho rằng lý trí con người thường bị các nhân tố khác gây ảnh hưởng. Con người không luôn trung thực với lý trí của họ.

Ông viết: “chúng ta biết sự thật không chỉ nhờ lý trí mà còn nhờ trái tim. Chính nhờ trái tim, chúng ta biết các nguyên lý đệ nhất, trong khi lý trí... cố gắng vô vọng để bác bỏ chúng. Những người hoài nghi không có mục tiêu nào khác thế, và họ làm thế chẳng có mục đích gì. Ta biết mình không mơ, nhưng bất luận ta thiếu khả năng chứng minh nó một cách thuận lý ra sao, sự thiếu khả năng này không chứng minh được gì ngoài sự yếu kém của lý trí ta, chứ không phải sự thiếu chắc chắn trong mọi nhận thức của ta, như họ chủ trương. Vì nhận thức các nguyên lý đệ nhất như không gian, thời gian, chuyển động, con số, là điều chắc chắn như bất cứ nguyên lý nào dẫn khởi bởi lý trí, và lý trí phải dựa vào nhận thức này, một nhận thức vốn phát xuất từ trái tim và bản năng, và đặt nó làm căn bản cho mọi lập luận của mình... Quả là vô nghĩa và vô lý khi lý trí đòi trái tim phải trưng bằng chứng cho các nguyên lý đệ nhất trước khi chịu chấp nhận chúng... Việc thiếu khả năng này, do đó, chỉ có ích trong việc làm cho lý trí phải khiêm nhường, một lý trí luôn muốn làm quan án mọi điều, chứ không dùng để bác bỏ sự chắc chắn của chúng ta, như thể lý trí là cách duy nhất để chúng ta học hỏi” (mảnh 110).

Thực ra, dù tự coi là thẩm phán tối cao của thế giới, lý luận của nó không hẳn hoàn chỉnh vì luôn như có ruồi nhặng vù vù bên tai; điều này đủ làm nó không có khả năng đưa ra những tư vấn tốt (mảnh 48).

Há bạn đã không từng nói vị thẩm phán này, mà tuổi đáng kính buộc người ta hết thẩy phải kính phục, chỉ bị hướng dẫn bởi lý trí thuần túy, cao cả, và phán xử sự việc y như chúng là, không hề lưu ý tới những hoàn cảnh tầm phào vốn chỉ chi phối trí tưởng tượng của những con người yếu đuối hơn đó sao? Bạn hãy xem vị thẩm phán này đến nghe một bài giảng... Khi vị giảng thuyết xuất hiện, có thể vị thẩm phán này chỉ chú ý xem liệu thiên nhiên có dành cho vị giảng thuyết một giọng nói khàn khàn hay không, khuôn mặt trông có kỳ dị hay không, thợ cạo của ngài có cạo cho ngài tệ hay không và do đó, liệu ngài trông có sạch sẽ hay không; trong trường hợp như thế, vị giảng thuyết có công bố bất cứ chân lý cao cả như thế nào, tôi đánh cuộc là vị thẩm phán của chúng ta cũng không có khả năng giữ được một bộ mặt ngay thẳng... Bất cứ ai quyết bước chân theo lý trí mà thôi sẽ tự chứng tỏ là người đần...Lý trí không bao giờ có thể thắng vượt hoàn toàn trí tưởng tượng, trong khi điều ngược lại là điều quá thông thường (mảnh 44).

Bởi thế ông nói với lý trí: “Hãy khiêm hạ, hỡi lý trí bất lực! Hãy câm miệng, hỡi bản nhiên yếu ớt! Hãy biết rằng con người vượt quá con người cách vô tận, hãy nghe thân phận chân thực của ngươi từ vị thầy của ngươi, vị thầy ngươi vốn không biết. Hãy lắng nghe Thiên Chúa” (mảnh 131).

Đối với ông, “trọn bộ triết học không đáng một giờ cố gắng” (mảnh 84) và “trái tim có những lý lẽ mà lý trí không biết” (mảnh 423).

“Chính trái tim tri nhận Thiên Chúa chứ không phải lý trí. Đức tin là thế đấy: Thiên Chúa được tri nhận bởi trái tim, chứ không phải bởi lý trí” (mảnh 424).

Ấy thế nhưng Pascal không hề là người chủ trương phi lý. Ông nhìn nhận rằng lý trí có chỗ đứng của nó; ông chỉ muốn nhắc nhở: có những lối khác để tìm ra sự thật ngoài lý trí: “Có hai thái cực: loại bỏ lý trí, không chấp nhận điều gì mà chỉ chấp nhận lý trí” (mảnh 183).

Theo ông, “bước cuối cùng của lý trí là nhìn nhận rằng có vô tận con số sự vật vượt quá nó. Nhưng nó yếu đuối khi không tiến xa đủ để nhìn nhận việc đó. Nếu ngay những sự vật tự nhiên đã vượt xa nó, thì ta còn phải nói sao về những sự vật siêu nhiên?” (mảnh 188).

Đối với tôn giáo, ông bảo “nếu chúng ta bắt mọi điều lệ thuộc lý trí, thì tôn giáo của chúng ta sẽ không còn chi là mầu nhiệm hay siêu nhiên cả” (mảnh 173).

Nhưng ông cũng không phải là người duy tín (fideist). Ông tin rằng trong các cuộc thảo luận tôn giáo, có chỗ cho lý trí. Ông sẵn lòng dùng lý trí để bênh vực đức tin Kitô giáo. Nhưng ông nhìn nhận rằng con người không phải chỉ là cỗ máy suy nghĩ. Con người có đủ các thiên kiến, các cảm xúc, ý chí và một óc tưởng tượng sống động. Toàn bộ con người phải được phúc âm hóa, chứ không phải chỉ trí khôn mà thôi.

Peter Kreeft, trong Christianity for Modern Pagans (San Francisco: Ignatius Press, 1993), cho rằng “giống thánh Augustinô, Pascal biết rằng trái tim sâu sắc hơn đầu óc, nhưng cũng như Thánh Augustinô, ông không bác bỏ đầu óc hay làm nó dịu đi bằng thuyết tương đối và duy chủ quan và ‘não trạng cởi mở” đến nỗi đầu óc rơi rụng”.



Trước khi lý trí có thể khởi sự, một số điều giả thiết phải có trước. Tuy nhiên, không như những người hiện đại chủ trương thuyết tiền giả định (presuppositionalists), Pascal cho rằng những nguyên lý đệ nhất này có thể được ta biết một cách chắc chắn qua trực giác của trái tim. Đối với Pascal, việc Descartes mưu toan chứng minh mọi điều bằng lý trí mà thôi hoàn toàn vô dụng. Các nguyên lý đệ nhất là các sự thật hiển nhiên được trái tim nhận ra một cách trực giác. Chúng không thể được chứng minh bằng lý trí: chúng phải được giả thiết để con người có thể bắt đầu lý luận.

Có thể nói Pascal đã đi trước thời ông. Ông thấy trước chủ nghĩa duy lý của Descartes sẽ dẫn con người tới đâu. Khi chủ nghĩa duy lý thuần túy (vốn là đặc điểm của triết học hiện đại) không đưa ra được câu trả lời như mong chờ, nó sẽ thoái hóa trở thành chủ nghĩa hoài nghi và phi lý (chủ nghĩa hậu hiện đại). Chỉ vì đã không chịu thừa nhận giới hạn của lý trí.

Nay là lúc chín mùi của nền hộ giáo Pascal. Khi chủ nghĩa duy lý thuần túy bị kết án, các nhà hộ giáo Kitô hữu phải học cách nói với các trái tim, cũng như các bộ óc của con người.

Kỳ tới: Các khía cạnh đặc thù của nền hộ giáo Pascal
 
VietCatholic TV
Tham gia biểu tình linh mục Miến Điện bị bắt. Nhà thờ Công Giáo lịch sử ở Louisville bị phá hoại.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 21/05/2021


1. Tiến sĩ George Weigel ca ngợi Đức Gioan Phaolô II 'vô cùng đáng yêu' nhân kỷ niệm lần thứ 101 sinh nhật của vị thánh

Tiến sĩ George Weigel đã lên tiếng ca ngợi Đức Gioan-Phaolô II là “người của Thiên Chúa, một nhà phân tích lỗi lạc về thân phận con người, và là một con người vô cùng đáng yêu” nhân kỷ niệm lần thứ 101 sinh nhật của vị thánh.

Đánh dấu lễ kỷ niệm ngày 18 tháng 5, người viết tiểu sử giáo hoàng nói rằng giáo huấn của vị Thánh Giáo Hoàng vẫn còn phù hợp sau hơn một thế kỷ ngài chào đời ở Wadowice, Ba Lan.

Tác giả của cuốn “Chứng nhân hy vọng”, một cuốn tiểu sử tuyệt vời về vị Giáo hoàng Ba Lan, đã được xuất bản năm 1999, nhận xét rằng:

“Đức Gioan-Phaolô II hiểu rằng vấn đề lớn lao đối với tương lai nhân loại trong thế kỷ 21 và hơn thế nữa là khái niệm về con người nhân bản là điều sẽ hình thành văn hóa và xã hội.

Phải chăng chúng ta chỉ đơn thuần là những bó ham muốn, và phải chăng tự do chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn những ham muốn đó? Hay chúng ta được tạo ra để thực hiện quyền tự do lớn hơn: đó là tự do tìm kiếm những chân lý được xây dựng trong thế giới và trong chúng ta và sống cuộc đời của chúng ta theo những chân lý đó?”

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tên khai sinh là Karol Wojtyła, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920, sống sót sau thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan và giúp lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội chống lại chế độ cộng sản áp bức sau đó.

Được bầu làm giáo hoàng vào năm 1978, ngài đã lãnh đạo Giáo hội trong 26 năm cho đến khi ngài qua đời vào năm 2005. Trong 455 năm trước đó, tất cả các vị Giáo Hoàng đều là người Ý. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên sau thời kỳ ấy không phải là người Ý. Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du nước ngoài hơn tất cả các giáo hoàng trước ngài cộng lại và ban hành 14 thông điệp.

“Giáo huấn của Đức Gioan-Phaolô II phản ánh niềm xác tín, mà ngài đã giúp viết vào Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vatican II về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại. Đó là trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta gặp được những sự thật sâu sắc nhất về Thiên Chúa và về chính mình”, Tiến sĩ Weigel nói.

“Đó là sứ điệp trung tâm mà Giáo hội phải đưa ra cho thế giới, nếu đó là Giáo hội của Tân Phúc âm hóa mà Đức Gioan Phaolô II đã công bố”.

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông đã đưa ra các bình luận trê để trả lời các câu hỏi của Văn phòng Truyền thông Đối ngoại của Hội đồng Giám mục Ba Lan.

Trong khi đó, Viện Văn hóa Thánh Gioan Phaolô II, thuộc Khoa Triết học tại Đại Học Angelicum ở Rôma, đang khởi động một chương trình kéo dài một năm dành cho sinh viên sau đại học.

Học viện được thành lập tại Angelicum, chính thức được gọi là Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquina, nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của vị thánh Giáo Hoàng vào năm 2020. Đây là ngôi trường Đức Gioan Phaolô II đã theo học sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tuyển sinh vào chương trình mới bắt đầu vào ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Gioan Phaolô II. George Weigel là một trong các giáo sư của chương trình này.

Phát biểu với giới truyền thông Ba Lan, Weigel cho biết: “ Tôi háo hức trở thành một phần của sáng kiến quan trọng này, tôi hy vọng sẽ giúp các sinh viên 'nhìn' thế giới qua những ý tưởng và lời dạy của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thay vì chỉ nhìn ngài như một con người gương mẫu”.

“Tất nhiên, ngài rất gương mẫu, nhưng ngài cũng đã có một phân tích sâu sắc về cuộc khủng hoảng của nền văn minh ngày nay, và phân tích đó đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Source:Catholic News Agency

2. Một linh mục Miến Điện thuộc giáo phận Banmaw bị quân đội bắt giữ

Quân đội Miến Điện đã bắt giữ linh mục Labang Lar Di, một linh mục Công Giáo từ giáo phận Banmaw.

Theo thông tin được xác nhận với thông tấn xã Fides bởi Giáo hội địa phương, vị linh mục này đã bị bắt vào ngày 14 tháng 5 khi đang trên đường đến thành phố Myitkyina, nơi ngài đến quyên góp cho việc hỗ trợ các gia đình nghèo thất nghiệp và những người đang tham gia vào phong trào phản đối cuộc đảo chính quân sự diễn ra ở Miến Điện vào ngày 1 tháng 2. Theo những người thân cận với ngài, vị linh mục đã giúp đỡ nhiều thường dân. Ngài đã hỗ trợ và mang các viện trợ nhân đạo đến cho những người xuống đường hoặc tham gia bằng cách này hay cách khác trong cuộc biểu tình ôn hòa, hoạt động trên tinh thần đoàn kết và bác ái Kitô giáo. Tin tức về vụ bắt giữ linh mục, ngay lập tức lan truyền trên mạng xã hội, đã tạo ra phản ứng từ xã hội dân sự và Giáo Hội Miến Điện, đồng thời đánh dấu một bước nữa trong bạo lực quân sự, sau những trò đe dọa các nhân viên Công Giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Theo một số báo cáo, vị linh mục này đã được trả tự do nhưng giáo xứ Banmaw đã phủ nhận tin đồn về việc ngài được thả. Nhiều linh mục, nam và nữ tu sĩ trên khắp đất nước tiếp tục giúp đỡ những người dân không nơi nương tựa và không có khả năng tự vệ, nghèo khổ hoặc thất nghiệp, bằng cách cung cấp cho họ viện trợ nhân đạo và tiếp tế lương thực. Dịch vụ này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiều chuyên gia và công nhân ở Miến Điện, những người có công việc quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, đang dẫn đầu Phong trào Bất tuân dân sự chống lại chính quyền quân phiệt. Các nhân viên y tế và bác sĩ, chủ ngân hàng, luật sư, giáo viên, kỹ sư, công chức trên khắp đất nước đã kêu gọi quân đội khôi phục các thể chế dân chủ bằng cách từ chối trở lại làm việc. Zwe Min Aung, bác sĩ phẫu thuật ở Naypyidaw giải thích rằng “cuộc tẩy chay đặc biệt này không có người lãnh đạo mà được sinh ra một cách tự phát từ bên dưới, nhằm phản đối một cách ôn hòa và bất bạo động”, diễn ra và lan truyền chủ yếu nhờ mạng xã hội. Để đối phó với tất cả những điều này, chính quyền quân sự vào ngày 16 tháng 5 đã sa thải hơn 150,000 giáo viên từ các trường học ở tất cả các cấp, từ tiểu học đến đại học, bắt giữ tổng cộng 10,000 nhân viên dân sự trên khắp đất nước.

Kể từ ngày 1 tháng 2, quân đội đã bắt giữ hàng trăm thành viên của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2020, do nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi lãnh đạo, người cũng đang bị bắt giữ. Giáo phận Công Giáo Banmaw, có 34,000 người Công Giáo, nằm ở bang Kachin, phía đông bắc Miến Điện.
Source:Fides

3. Hàng nghìn thứ trong nhà thờ Công Giáo lịch sử ở đầu phía tây của Louisville bị phá hoại

Một nhà thờ Công Giáo lịch sử ở đầu phía tây của Louisville đã bị phá hoại vào đêm thứ Sáu rạng ngày thứ Bẩy. Kẻ gian còn để lại một lá thư hăm dọa với những lời lẽ đáng lo ngại.

Bob Frazier, quản trị viên của Nhà thờ Chúa Kitô Vua, đã rất thất vọng sau khi phát hiện ra vụ phá hoại.

“Đây là loại phá hoại xảy ra tại một thời điểm quá sức tồi tệ và nguy hiểm hơn bất cứ lúc nào”, Frazier nói.

Việc phá hoại nhà thờ không phải là điều mới mẻ trên Vành đai Kinh thánh của Hoa Kỳ, nhưng nó là điều mới mẻ đối với ngôi nhà thờ trên đường 44 South.

Frazier cho biết vụ phá hoại sẽ tốn hàng nghìn đô la để sửa chữa, nhưng những lời hăm dọa rõ ràng đã khiến anh lo lắng.

“Ngôn ngữ ghi trong một cánh cửa của chúng tôi khiến cá nhân tôi rất băn khoăn, trong tư cách là người quản lý giáo xứ dưới sự lãnh đạo của cha sở của chúng tôi... và ngài quan tâm đến sự an toàn của tôi”, Frazier nói.

Dòng chữ chửi thề được chạm khắc sâu, xuyên qua các lớp sơn. Đội bảo trì của nhà thờ đã phải cố gắng che phủ vào hôm thứ Bảy.

Ít nhất bốn phòng bị hư hại. Bên trong những căn phòng và hội trường anh chị em giáo dân tìm thấy một cái búa và một viên gạch được cho là dùng để đột nhập từ tầng hầm.

Ngoài ra còn có các mảnh kính rơi vãi khắp các phòng và cửa ra vào, cũng như những cặn bã từ ít nhất ba bình chữa cháy.

“Họ bắn tung toé Coca-Cola ở khắp mọi nơi”, Frazier vừa nói vừa đi qua tấm kính vỡ.

Thật trùng hợp, Frazier cho biết sự việc xảy ra sau báo cáo của WDRB News về việc nước của giáo xứ bị cắt, vì trong nhiều tháng, giáo xứ không hề nhận được hóa đơn.

Nước đã được bật trở lại.

“Chúng tôi không biết liệu điều này có liên quan gì đến vụ phá hoại này không”, Frazier nói, “nhưng thật không may và thật kỳ lạ là điều này diễn ra 48 giờ sau khi chúng tôi trải qua tất cả những rắc rối về chuyện bị cắt nước; và đồng thời Công ty Nước Louisville vẫn đang tiến hành điều tra xem điều gì đã xảy ra”.

Bất chấp tội ác này, Frazier cho biết giáo xứ đang hướng đến việc kỷ niệm một trăm năm vào năm 2028.
Source:WDRB

4. Ðức Thánh Cha hỗ trợ 20 ngàn euro cho một trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Ấn Ðộ

Ðức Thánh Cha trao tặng 20 ngàn euro cho hội nghị “Marathon về tình liên đới” do Ðại học Công Giáo ở Roma và Trung tâm Liên đới Quốc tế của Ðại học tổ chức, nhằm gây quỹ cho Trung tâm Shanti Ashram ở Ấn Ðộ, một trung tâm quốc tế về phát triển, nghiên cứu và hợp tác.

Ðức Hồng Y Konrad Krajewski, Chánh sở Từ thiện của Ðức Thánh Cha đã công bố việc trao tặng này sau một hội nghị trực tuyến quốc tế gồm các bác sĩ phụ khoa và nhi khoa vào thứ Bảy, nhằm quyên góp 60 ngàn euro cho Trung tâm Shanti Ashram. Hiện tại, qua việc hỗ trợ y tế và đào tạo việc làm cho phụ nữ, trung tâm trợ giúp cho 50 ngàn trẻ em và gia đình các em ở các ngôi làng xung quanh thành phố Coimbatore, thuộc bang Tamil Nadu.

Cuộc gây quỹ “Marathon vì tình liên đới” được tổ chức bởi giáo sư Antonia Testa, giáo sư về sản phụ khoa tại Ðại học Công Giáo ở Roma. Giáo sư Testa cho biết, cách đây hai năm, trong một chuyến đi đến Ấn Ðộ, giáo sư đã gặp chủ tịch Trung tâm Shanti Ashram, bác sĩ nhi khoa Kezevino Aram. Và vào tháng Giêng, bác sĩ Kezevino đã liên lạc với giáo sư để yêu cầu giúp đỡ, vì sau tám tháng bị phong tỏa, mọi nguồn lực của Trung tâm đã cạn kiệt và chưa bao giờ Trung tâm ở trong tình trạng khó khăn như lúc này. Bác sĩ đang cố gắng tìm sự hỗ trợ kinh tế để trang trải chi phí cho Trung tâm cho thời gian tới.

Giáo sư Testa giải thích: “Ðể giúp bác sĩ, tôi quyết định mời gọi các đồng nghiệp và doanh nghiệp tham gia 'Marathon vì tình liên đới', một sự kiện trực tuyến kéo dài khoảng 10 giờ với đặc điểm là đối thoại và chia sẻ kinh nghiệm. Khoảng 20 đồng nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực này, đã chấp nhận dự án để hỗ trợ sự phát triển của các cộng đồng Ấn Ðộ trong cuộc khủng hoảng đại dịch này, vốn ngày càng trở nên trầm trọng hơn do sự gia tăng theo cấp số nhân của các ca nhiễm và tử vong ở Ấn Ðộ kể từ cuối tháng Hai”.

Sự kiện hôm thứ Bảy đã quyên góp được gần 40 ngàn euro, thiếu rất nhiều so với mục tiêu đặt ra. Nhưng trong một cuộc điện thoại bất ngờ sau hội nghị, Ðức Hồng Y Krajewski nói với giáo sư Testa rằng Ðức Thánh Cha đã quyết định trao tặng 20 ngàn euro, giúp Trung tâm Shanti Ashram để có thể tiếp tục hoạt động bác ái ở Ấn Ðộ.
Source:Vatican News