Phụng Vụ - Mục Vụ
Sức sống mới của Giáo Hội trong thánh thần
Linh mục Phêrô Hồng Phúc
07:47 23/05/2010
SỨC SỐNG MỚI CỦA GIÁO HỘI TRONG THÁNH THẦN
Chúng ta thường nghe các nhà thần học nói cách biệt qui về từng ngôi vị Thiên Chúa, ngôi Cha là Đấng tạo dựng, ngôi Con là Đấng cứu chuộc. Thế còn Chúa Thánh Thần được gọi như thế nào? Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: “Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban Sự Sống”.
Chúa Cha là Đấng tạo dựng sự sống, Chúa Con là Đấng cứu độ sự sống của con người bị hư mất, còn Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như sự sống được thông truyền cho vũ trụ này là vô cùng quan trọng:
- Khi mà Thiên Chúa thổi hơi để trao ban sự sống cho con người. Đó là sự sống của Chúa Thánh Thần - Chúa Thánh Thần là Đấng ban Sự Sống nên Người có mặt ngay từ khi tạo dựng con người. (St 2,7);
- Khi Đức Giêsu Kitô trong giây phút nhập thể làm người sứ thần Gabriel đã nói với Đức Trinh nữ Maria là “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà” (Lc 1,35). Đó là sự sống của Chúa Thánh Thần đến trong lòng Đức Trinh nữ Maria;
- Khi Đức Giêsu dạy các tông đồ: “Còn nhiều điều Thầy muốn nói với các con, nhưng bây giờ các con chưa thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân Lý, Đấng từ Cha Thầy ban xuống, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật” (Cv 1,7-8).
Khi Đức Giêsu xuất hiện vào chiều ngày phục sinh, ngày thứ nhất trong tuần tại nơi các Tông đồ ở. Ngài đứng giữa các Tông đồ và trao ban sự sống cho các Tông đồ bằng cách thổi hơi trên họ và nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22). Đó là sự sống của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Vì thế ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được gọi là ngày Khai sinh Giáo Hội trần gian.
- Khi Đức Giêsu Kitô phục sinh từ trong cõi chết, các môn đệ đã nghe lời tuyên cáo của thánh Phaolo gửi giáo đoàn Roma: “Thánh Thần Chúa làm cho Đức Kitô từ trong cõi chết phục sinh cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8,11);
Chúa Thánh Thần là Sự Sống nên Người có mặt trong những giây phút quan trọng của lịch sử vũ trụ, của lịch sử Cứu Độ và lịch sử của Giáo Hội. Thế nên ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống còn được coi là sức sống mới của Giáo Hội, sức sống mới của mỗi tâm hồn chúng ta (x.Rm 8,8-17). Trong sự sống siêu nhiên, Thiên Chúa sẽ trao ban những ơn lạ lùng để con người được tham dự vào trong sự sống mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự sống huyền diệu ấy, dù là ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng đều có thể có một ngôn ngữ chung của tình yêu, hay ngược lại, Giáo Hội có thể nói mọi thứ tiếng trên thế giới nhờ có Chúa Thánh Thần là Đấng duy nhất liên kết Giáo Hội trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô mà không bị cát cứ chia rẽ. Giáo Hội sống được là nhờ bởi sức sống của Chúa Thánh Thần. cho nên đã có sự mầu nhiệm trong sức sống của Giáo Hội. Thánh Phaolô đã diễn tả: “Chúng tôi bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt” (2Cr 4,9) là bởi vì có sự sống Thần Linh của Chúa trong Giáo Hội của Chúa Kitô.
Người Kitô hữu hôm nay đón nhận sự sống của Thánh Thần là đón nhận sự sống Thần Linh của Thiên Chúa Ba Ngôi. và khi biết đến sự sống Thần Linh trong Chúa Thánh Thần để liên kết, hiệp thông, tạo sự phát triển trong mọi thời đại của Giáo Hội Chúa Kitô thì chắc chắn sẽ có sự sống đích thật. Bởi vì sự sống của con người là sự sống Thiên Chúa trao ban cho, nhưng:
- Nếu người Kitô hữu chỉ biết đón nhận sự sống ở đời này bằng cơm bằng gạo, bằng lương thực thực phẩm thì người ta mới chỉ biết đến sự sống phần xác – thân xác tuần hoàn bằng máu thì sự sống trong tâm hồn sẽ ra sao?
- Nếu người Kitô hữu tách mình khỏi Thiên Chúa, người ta chỉ biết sự sống ở đời này là người ta không biết đến căn cước nguồn gốc của bản thân mình thì sự sống đời sau sẽ thế nào?
- Nếu người Kitô hữu biết đón nhận và biết trở về với cội nguồn của sự sống của Thánh Linh thì Thánh Thần chính là nguyên ủy của sự sống.
Các thánh Tông đồ sốt sắng dọn mình mười ngày dưới sự lãnh đạo của Đức Mẹ để mở rộng lòng đón Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Thánh Thần đến thì nhà như có gió mạnh lùa vào, đó là sức mạnh bề trong, các tông đồ liền mở toang cửa, không sợ hãi, bước đi loan báo Tin Mừng theo sứ mệnh. Năm nghìn người lập tức trở lại nhờ những bài giảng đánh động tâm hồn của Phêrô. Điều đó cho chúng ta thấy. Thánh Thần là sức sống để phân chia, để trao ban mà không phải để tích lũy. Do vậy, lãnh nhận Chúa Thánh Thần để chúng ta nên chứng nhân cho tình yêu nước Chúa, trở nên những chứng nhân cho việc loan Tin Mừng của thời đại mới và trở nên những con người mạnh mẽ trong đức mến làm cho Hội Thánh tiếp tục được cập nhật mọi thời đại. Nếu chúng ta chưa thực hiện được điều đó, chúng ta chưa có Chúa Thánh Thần trong tâm hồn.
Lạy Chúa Thánh Thần,
Trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay,
hợp cùng toàn thể Giáo Hội,
chúng con xin Thánh Thần tình yêu của Chúa đến
để canh tân bộ mặt trái đất
và canh tân cõi lòng mỗi người chúng con.
Xin cho mỗi người chúng con được lãnh nhận sức mạnh tình yêu,
sức sống bề trong là sức sống mới của Chúa Thánh Thần
Xin cho chúng con cũng sẵn sàng mở rộng cửa lòng,
để ra đi loan báo Tin Mừng,
để đem nước tình yêu của Chúa đến cho thế giới hôm nay:
trước hết là trong gia đình của mình;
trước hết là trong chính tâm hồn của mình.
Xin cho chúng con biết chế ngự nết xấu,
để nâng cao tâm hồn, hướng vọng về quê Trời,
là sự bình an, là hoan lạc, là sự thánh hóa,
là công bằng, là bác ái, là tình thương
thay thế cho những gì đang phá hoại thế giới hôm nay
là hận thù, là oán ghét, là ích kỷ, là hưởng thụ.
Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện:
“Lạy Chúa Thánh Thần, xin Người ngự đến
và từ trời toả ánh quang minh của Người ra” (Ca tiếp liên)
để cùng với Đức Kitô và nhờ Đức Kitô
chúng con ý thức hơn về ân huệ của Chúa Thánh Thần.
Xin cho mỗi người chúng con luôn được đón nhận
hồng ân của Chúa Thánh Thần với bảy ơn:
ơn khôn ngoan,ơn trí sáng, ơn trí hiểu, ơn lo liệu, ơn mạnh sức,
ơn đạo đức, ơn kính sợ Chúa.
Ngày hôm nay,
Xin Thánh Thần Chúa hãy đến và đi vào trong tâm hồn của chúng con
để với những ân huệ từ trời cao và ơn Thánh Thần trao ban,
chúng con đạt tới hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời đời. Amen.
Chúng ta thường nghe các nhà thần học nói cách biệt qui về từng ngôi vị Thiên Chúa, ngôi Cha là Đấng tạo dựng, ngôi Con là Đấng cứu chuộc. Thế còn Chúa Thánh Thần được gọi như thế nào? Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: “Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban Sự Sống”.
Chúa Cha là Đấng tạo dựng sự sống, Chúa Con là Đấng cứu độ sự sống của con người bị hư mất, còn Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như sự sống được thông truyền cho vũ trụ này là vô cùng quan trọng:
- Khi mà Thiên Chúa thổi hơi để trao ban sự sống cho con người. Đó là sự sống của Chúa Thánh Thần - Chúa Thánh Thần là Đấng ban Sự Sống nên Người có mặt ngay từ khi tạo dựng con người. (St 2,7);
- Khi Đức Giêsu Kitô trong giây phút nhập thể làm người sứ thần Gabriel đã nói với Đức Trinh nữ Maria là “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà” (Lc 1,35). Đó là sự sống của Chúa Thánh Thần đến trong lòng Đức Trinh nữ Maria;
- Khi Đức Giêsu dạy các tông đồ: “Còn nhiều điều Thầy muốn nói với các con, nhưng bây giờ các con chưa thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân Lý, Đấng từ Cha Thầy ban xuống, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật” (Cv 1,7-8).
Khi Đức Giêsu xuất hiện vào chiều ngày phục sinh, ngày thứ nhất trong tuần tại nơi các Tông đồ ở. Ngài đứng giữa các Tông đồ và trao ban sự sống cho các Tông đồ bằng cách thổi hơi trên họ và nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22). Đó là sự sống của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Vì thế ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được gọi là ngày Khai sinh Giáo Hội trần gian.
- Khi Đức Giêsu Kitô phục sinh từ trong cõi chết, các môn đệ đã nghe lời tuyên cáo của thánh Phaolo gửi giáo đoàn Roma: “Thánh Thần Chúa làm cho Đức Kitô từ trong cõi chết phục sinh cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8,11);
Chúa Thánh Thần là Sự Sống nên Người có mặt trong những giây phút quan trọng của lịch sử vũ trụ, của lịch sử Cứu Độ và lịch sử của Giáo Hội. Thế nên ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống còn được coi là sức sống mới của Giáo Hội, sức sống mới của mỗi tâm hồn chúng ta (x.Rm 8,8-17). Trong sự sống siêu nhiên, Thiên Chúa sẽ trao ban những ơn lạ lùng để con người được tham dự vào trong sự sống mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự sống huyền diệu ấy, dù là ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng đều có thể có một ngôn ngữ chung của tình yêu, hay ngược lại, Giáo Hội có thể nói mọi thứ tiếng trên thế giới nhờ có Chúa Thánh Thần là Đấng duy nhất liên kết Giáo Hội trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô mà không bị cát cứ chia rẽ. Giáo Hội sống được là nhờ bởi sức sống của Chúa Thánh Thần. cho nên đã có sự mầu nhiệm trong sức sống của Giáo Hội. Thánh Phaolô đã diễn tả: “Chúng tôi bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt” (2Cr 4,9) là bởi vì có sự sống Thần Linh của Chúa trong Giáo Hội của Chúa Kitô.
Người Kitô hữu hôm nay đón nhận sự sống của Thánh Thần là đón nhận sự sống Thần Linh của Thiên Chúa Ba Ngôi. và khi biết đến sự sống Thần Linh trong Chúa Thánh Thần để liên kết, hiệp thông, tạo sự phát triển trong mọi thời đại của Giáo Hội Chúa Kitô thì chắc chắn sẽ có sự sống đích thật. Bởi vì sự sống của con người là sự sống Thiên Chúa trao ban cho, nhưng:
- Nếu người Kitô hữu chỉ biết đón nhận sự sống ở đời này bằng cơm bằng gạo, bằng lương thực thực phẩm thì người ta mới chỉ biết đến sự sống phần xác – thân xác tuần hoàn bằng máu thì sự sống trong tâm hồn sẽ ra sao?
- Nếu người Kitô hữu tách mình khỏi Thiên Chúa, người ta chỉ biết sự sống ở đời này là người ta không biết đến căn cước nguồn gốc của bản thân mình thì sự sống đời sau sẽ thế nào?
- Nếu người Kitô hữu biết đón nhận và biết trở về với cội nguồn của sự sống của Thánh Linh thì Thánh Thần chính là nguyên ủy của sự sống.
Các thánh Tông đồ sốt sắng dọn mình mười ngày dưới sự lãnh đạo của Đức Mẹ để mở rộng lòng đón Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Thánh Thần đến thì nhà như có gió mạnh lùa vào, đó là sức mạnh bề trong, các tông đồ liền mở toang cửa, không sợ hãi, bước đi loan báo Tin Mừng theo sứ mệnh. Năm nghìn người lập tức trở lại nhờ những bài giảng đánh động tâm hồn của Phêrô. Điều đó cho chúng ta thấy. Thánh Thần là sức sống để phân chia, để trao ban mà không phải để tích lũy. Do vậy, lãnh nhận Chúa Thánh Thần để chúng ta nên chứng nhân cho tình yêu nước Chúa, trở nên những chứng nhân cho việc loan Tin Mừng của thời đại mới và trở nên những con người mạnh mẽ trong đức mến làm cho Hội Thánh tiếp tục được cập nhật mọi thời đại. Nếu chúng ta chưa thực hiện được điều đó, chúng ta chưa có Chúa Thánh Thần trong tâm hồn.
Lạy Chúa Thánh Thần,
Trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay,
hợp cùng toàn thể Giáo Hội,
chúng con xin Thánh Thần tình yêu của Chúa đến
để canh tân bộ mặt trái đất
và canh tân cõi lòng mỗi người chúng con.
Xin cho mỗi người chúng con được lãnh nhận sức mạnh tình yêu,
sức sống bề trong là sức sống mới của Chúa Thánh Thần
Xin cho chúng con cũng sẵn sàng mở rộng cửa lòng,
để ra đi loan báo Tin Mừng,
để đem nước tình yêu của Chúa đến cho thế giới hôm nay:
trước hết là trong gia đình của mình;
trước hết là trong chính tâm hồn của mình.
Xin cho chúng con biết chế ngự nết xấu,
để nâng cao tâm hồn, hướng vọng về quê Trời,
là sự bình an, là hoan lạc, là sự thánh hóa,
là công bằng, là bác ái, là tình thương
thay thế cho những gì đang phá hoại thế giới hôm nay
là hận thù, là oán ghét, là ích kỷ, là hưởng thụ.
Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện:
“Lạy Chúa Thánh Thần, xin Người ngự đến
và từ trời toả ánh quang minh của Người ra” (Ca tiếp liên)
để cùng với Đức Kitô và nhờ Đức Kitô
chúng con ý thức hơn về ân huệ của Chúa Thánh Thần.
Xin cho mỗi người chúng con luôn được đón nhận
hồng ân của Chúa Thánh Thần với bảy ơn:
ơn khôn ngoan,ơn trí sáng, ơn trí hiểu, ơn lo liệu, ơn mạnh sức,
ơn đạo đức, ơn kính sợ Chúa.
Ngày hôm nay,
Xin Thánh Thần Chúa hãy đến và đi vào trong tâm hồn của chúng con
để với những ân huệ từ trời cao và ơn Thánh Thần trao ban,
chúng con đạt tới hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời đời. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 23/05/2010
CHỦ BỮA TIỆC
Thời xuân thu, nước Tấn và nước Tần liên kết với nhau đánh nước Trịnh, tình cảnh của nước Trịnh thật nguy hiểm, bèn phái đại thần là Chúc Chi Võ đi khuyên can vua nước Tần, hy vọng ông ta từ bỏ ý định đánh nước Trịnh.
Chúc Chi Võ đến nước Tần bèn nói với vua nước Tần: nước Trịnh bị diệt vong thì nước Tần chẳng có lợi gì cả, chỉ có nước Tấn được lợi mà thôi, nếu như nước Tần không đánh nước Trịnh, nhưng lại liên minh với nước Trịnh, thì nước Trịnh có thể làm chủ Đông Đạo của nước Tần (nước Trịnh ở phía đông của nước Tần), khi sứ giả của nước Tần đi đến Đông Đạo, nước Trịnh có thể làm chủ tiếp đãi họ, cung ứng cho họ tất cả những vật chất cần thiết.
Thế là nước Tần bỏ kế hoạch công đánh nước Trịnh.
(Tả truyện, Hy công ba mươi năm)
Suy tư:
Người lãnh đạo khôn ngoan là người không những biết tiến thủ đúng lúc, mà còn là người biết nói khích đúng chỗ và biết mĩn cười đúng nơi, họ sẽ là người chỉ huy can trường trong chiến tranh, và là người lãnh đạo tài giỏi trong hòa bình.
Người Ki-tô hữu được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn thì sẽ đi đúng đường hướng của Giáo Hội dạy, họ sẽ là người –trước hết- hướng dẫn bản thân mình biết thi hành thánh ý Chúa qua sự hướng dẫn của Giáo Hội, sau là hướng dẫn người khác đi theo con đường mà mình đã cảm nghiệm với nhiều bình an và sức sống của Chúa Thánh Thần...
Người Ki-tô hữu đều biết rằng: sự ác không thể thắng sự thiện, bóng tối không thể thắng sự sáng, ma quỷ không thể thắng Thiên Chúa, cám dỗ không thể thắng ân sủng, do đó mà họ không thể thỏa hiệp với cám dỗ, bắt tay với tội lỗi, bởi vì Chúa Giê-su đã chiến thắng tử thần, tội lỗi và sa tan.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời xuân thu, nước Tấn và nước Tần liên kết với nhau đánh nước Trịnh, tình cảnh của nước Trịnh thật nguy hiểm, bèn phái đại thần là Chúc Chi Võ đi khuyên can vua nước Tần, hy vọng ông ta từ bỏ ý định đánh nước Trịnh.
Chúc Chi Võ đến nước Tần bèn nói với vua nước Tần: nước Trịnh bị diệt vong thì nước Tần chẳng có lợi gì cả, chỉ có nước Tấn được lợi mà thôi, nếu như nước Tần không đánh nước Trịnh, nhưng lại liên minh với nước Trịnh, thì nước Trịnh có thể làm chủ Đông Đạo của nước Tần (nước Trịnh ở phía đông của nước Tần), khi sứ giả của nước Tần đi đến Đông Đạo, nước Trịnh có thể làm chủ tiếp đãi họ, cung ứng cho họ tất cả những vật chất cần thiết.
Thế là nước Tần bỏ kế hoạch công đánh nước Trịnh.
(Tả truyện, Hy công ba mươi năm)
Suy tư:
Người lãnh đạo khôn ngoan là người không những biết tiến thủ đúng lúc, mà còn là người biết nói khích đúng chỗ và biết mĩn cười đúng nơi, họ sẽ là người chỉ huy can trường trong chiến tranh, và là người lãnh đạo tài giỏi trong hòa bình.
Người Ki-tô hữu được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn thì sẽ đi đúng đường hướng của Giáo Hội dạy, họ sẽ là người –trước hết- hướng dẫn bản thân mình biết thi hành thánh ý Chúa qua sự hướng dẫn của Giáo Hội, sau là hướng dẫn người khác đi theo con đường mà mình đã cảm nghiệm với nhiều bình an và sức sống của Chúa Thánh Thần...
Người Ki-tô hữu đều biết rằng: sự ác không thể thắng sự thiện, bóng tối không thể thắng sự sáng, ma quỷ không thể thắng Thiên Chúa, cám dỗ không thể thắng ân sủng, do đó mà họ không thể thỏa hiệp với cám dỗ, bắt tay với tội lỗi, bởi vì Chúa Giê-su đã chiến thắng tử thần, tội lỗi và sa tan.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:47 23/05/2010
N2T |
10. Tu đức lập công thì hoàn toàn không để ý có bao nhiêu sự an ủi của thần linh, nhưng chỉ để ý đến nhiều đau khổ.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:49 23/05/2010
N2T |
447. Giáo dục nhân loại và kế thừa văn hóa là nhắc nhở đời sau phải kế thừa đời nọ đến đời kia, không nên giẫm lên vết xe đổ.
Tâm tình Linh Mục trong Năm Thánh Linh Mục
LM. Peter Hoàng Xuân Nghiêm
18:15 23/05/2010
TÂM TÌNH LINH MỤC TRONG NĂM THÁNH LINH MỤC.
Trọng kính qúy vị và thưa anh chị em thân mến,
Một đôi lần trước đây, tại giảng đài này tôi hứa rằng sẽ tìm dịp nói với anh chị em về Năm Thánh Linh Mục và tâm sự với anh chị em về cuộc đời linh mục của mình trong tư cách là cha sở của anh chị em. Hôm nay là 23-5-2010, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống là một cơ hội tốt để thưa chuyện với anh chị em về lời hứa nầy.
Chỉ còn 26 ngày nữa thôi là kết thúc Năm Thánh Linh Mục của Giáo Hôi Công giáo. Tôi hãnh diện là một linh mục của Giáo Hội. Tôi được Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi truyền chức linh mục cho cùng với Cha Michael Mai Khải Hoàn và Cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh ngày 20-5-1972 tại giáo xứ Bùi Thái, Biên Hoà thuôc GP. Xuân Lộc, Việt-Nam. Tôi đến Mỹ 1-4-1980 và chính thức đến phục vụ anh chị em Chúa trong Giáo Phận Grand Rapids từ 1-6-1980 cho đến nay. Cho đến hôm nay tôi đang sống ngày thứ ba của năm thứ 39 cuộc đời linh mục của mình.
Là linh mục, nói về Năm Thánh Linh Mục thì còn chi bằng. Anh chị em sẽ hỏi tôi Cha nghĩ gì và làm gì trong Năm Thánh Linh Mục? Thưa, Hội Thánh mở ra Năm Thánh Linh Mục không chỉ nhằm vào việc canh tân đời sống hiến tế của hàng linh mục mà thôi mà còn xin anh chị em giáo dân “chạnh lòng thương” các linh mục quen thân của mình mà chọn thêm những hy sinh, dâng thêm những lời cầu nguyện.
Là linh mục, tôi luôn nhớ câu nói thời danh của thánh Giám Mục Âu-Cơ-Tinh khi Ngài còn là linh mục: “Cho anh chị em, tôi là linh mục, nhưng cùng với anh chị em, tôi là một tội nhân”.
“Cho anh chị em, tôi là linh mục”. Phải, tôi được huấn luyện tại tiểu và đại chủng viện trong vòng 15 năm trường (1957-1972), được tuyển chọn và được hiến thánh, được Đức Giám Mục Phêrô Maria đặt tay truyền chức để tôi trở thành linh mục là cho anh chị em giáo dân của Chúa, vì tôi là một linh mục triều, một linh mục giáo phận chứ không phải là linh mục dòng. Anh chị em giáo dân tôi đang phục vụ là đối tượng cho thiên chức linh mục của tôi được viên thành. Tôi tri ân và muôn đời cảm tạ Chúa vì “Cho anh chị em, tôi mới là linh mục”. Không có giáo dân thì tôi làm linh mục cho ai? Tôi luôn ý thức cuộc đời linh mục của tôi phải gắn liền với giáo dân. Cho nên lý tưởng của linh mục quản xứ là “Ngày Đêm Lo Việc Chúa, Sống Chết Giữa Đoàn Chiên” là vậy.
“Nhưng cùng với anh chị em, tôi là một tội nhân”. Với tôi, vế thứ hai của câu nói thời danh nầy của thánh Giám Mục Âu Cơ Tinh như một lời trần tình cứ xoáy đi xoáy lại mãi trong tâm tư, trong con người linh mục của mình trong suốt Năm Thánh Linh Mục vừa qua. Mình tự bảo mình: “Tôi là một tội nhân! Tôi là một tôi nhân”. Sau ngày chịu chức linh mục 20-5-1972 cho đến nay, cuộc đời linh mục của tôi là một trải nghiệm rõ nét nhất trong sự nổi trôi trên sự yếu đuối nầy của bản tính nhân loại trong tôi. Con người của tôi đã được hiến thánh cho cộng đồng dân thánh. Làm việc cho dân thánh và giữa cộng đồng dân thánh nhưng bản thân tôi vẫn chưa thoát ra khỏi yếu hèn để sống cho thánh thiện.
Kinh nghiệm là cái vốn trân qúy nhất trên đất nước Hoa Kỳ nầy. Kinh nghiệm mục vụ đời linh mục cho tôi thấy trong việc dâng thánh lễ mỗi ngày, đáng lẽ ra hôm nay tôi phải dâng lễ sốt sắng hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ dâng lễ sốt sắng hơn ngày hôm nay nữa. Nhưng sự thăng hoa thánh thiện và đáng ước mơ nầy trong tôi cho đến hôm nay cũng chỉ là một ước mơ thôi, tôi chưa kiện toàn được định mức nầy cho cuộc đời linh mục gắn liền với Bí tích Thánh Thể của tôi.
Năm Thánh Linh Mục đã giúp tôi soát xét lại những nhắc nhở nầy, đặc biệt mỗi Ngày Thứ Năm Đầu Tháng và cách riêng Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng trước Chúa Giêsu Thánh Thể từ 5:00 giờ chiều cho đến nửa đêm. Tôi sẽ không nghèo đi trong đời sống ân đức, nếu đời linh mục của tôi luôn gắn liền với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Mãi mãi sứ điệp “Hãy Nhận Lấy Mà Ăn, Vì Nầy Là Mình Ta… Hãy Nhận Lấy Mà Uống, Vì Nầy Là Máu Ta” từ Bí Tích Thánh Thể như một lời nhắc nhở: “Cho anh chị em, Tôi là Linh Mục”. Câu hỏi tôi luôn đặt lại cho mình trong Năm Thánh Linh Mục nầy là liệu thực sự tôi đang có cái gì để cống hiến cho anh chị em giáo dân của tôi “ở đây và bây giờ”?
Tôi đang tự vấn là mình đang đi rao giảng một Thiên Chúa tình thương, một Thiên Chúa luôn “chạnh lòng thương” hay tôi đi rao giảng một con người ích kỷ, ngại khó ngại khổ trong thiên chức linh mục, trong vai trò làm cha sở hiện tại của mình?
Quả thực, Tạ ơn Chúa, Năm Thánh Linh Mục đã và đang giúp tôi canh tân ý thức việc trao ban và hiến thánh chính mình.
Khi tôi đang viết những giòng này thì từ chiếc máy CD phát ra giọng ca của một bài thánh vịnh được nhạc sĩ Hoàng Khánh phổ nhạc: “Tôi chỉ ước trông một điều, đêm ngày tôi khấn xin là cho tôi được vui sống trong nhà Chúa trọn đời”. Thánh vịnh ca ấy đã làm tôi như khựng lại để lắng nghe, để thấm cảm sâu hơn về ý nghĩa của những lời ca chất chứa trong đó như một nhắc nhở tôi, vì chỉ ở đó, trong căn nhà của Chúa, hay nói rõ hơn trong căn nhà của ơn gọi đời linh mục, tôi mới được diễm phúc: “Tai nghe lời Chúa nói là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm tôi, tưa vào nguồn sức thiêng của Chúa, tôi nào có sợ chi”.
Tôi đã không một mảy may ân hận vì mình là linh mục của Giáo Hội. Ngược lại, tôi rất hãnh diện được ở trong Giáo Hội, là một thành viên của Hội Thánh Đức Kitô. Trong Năm Thánh Linh Mục là một dịp để “tai nghe lời Chúa nói là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm tôi, tựa vào nguồn sức thiêng của Chúa, tôi nào có sợ chi”.
Tôi rất xác tín điều ấy và tôi chỉ sợ không làm vui lòng Chúa và sợ không phục vụ đúng mức, cho hết tâm đối với Chúa đang hiện thân trong anh chị em giáo dân của tôi. Một nỗi lo sợ khác là sợ không biết giảng rao lời Chúa cho đến nơi đến chốn. Về rao giảng Lời Chúa thì tôi đã có lời nhắc nhủ như khuôn vàng thước ngọc của thầy cũ của tôi là Đức cố Giám mục Batôlômêo Nguyễn Sơn Lâm khi Người truyền thụ cho chúng tôi khoa giảng thuyết trong năm thần học cuối cùng ở Đại chùng viện Xuân Bích, Huế: “Hỡi các cha tương lại! Anh em cần phải biết sợ khán thính giả giáo dân của mình. Khi biết sợ họ thì các thầy sẽ dọn bài giảng kỹ hơn. Mà dọn bài giảng kỹ thì chúng ta đã thành công một nửa rồi”.
Biết khả năng của mình như vậy cho nên từ đó cho đến nay, tôi đã rất chăm chỉ dọn bài giảng, ngắn dài gì tôi cũng dọn cẩn thận rồi sau đó phó mặc Chúa Thánh Thần trực tiếp làm việc với anh chị em thôi. Tôi đã không hổ thẹn về khả năng nầy của Chúa đã ban tặng tôi trong đời linh mục.
“Cho anh chị em, tôi là linh mục”. Tôi là linh mục cho từng người và cho mọi người chứ không phải là linh mục cho riêng một người nào đó. Hạnh phục lớn lao nhất của LM là được phục vụ và lớn lên trong phục vụ dân thánh của Chúa. Tôi đang cố gắng đồng hành với anh chị em bằng những bước đi của con tim, ước mơ nói với anh chị bằng những lời lẽ của con tim, yêu thương anh chị em bằng ngọn lửa nhiệt tình của con tim, nhưng cho đến nay, những điều nầy chỉ là những nguyện ước trong cõi sâu thẳm của đáy hồn tôi thôi. Tôi rất ân hận vì chưa thực hiện được những nguyện ước nầy.
Ngoài sứ diệp Thánh Thể ra, sứ điệp từ Tòa Giải Tội cũng rất thiết thân cho sự nên thánh của đời linh mục. Phải ngồi ở đó tôi mới có dịp thấy được và ngộ ra tại sao một bà cụ già, một ông lão nhà quê, một chữ cắt làm đôi cũng không nhá nổi … Thế mà lại giữ các giới luật của Chúa thật đến nơi đến chốn, sống một đời thánh thiện như thế? Trong khi đó, đời linh mục của tôi học hết triết lý, hết thần học lại rất hời hợt trong cung cách thờ phượng Chúa, bớt xén đi trong lối sống hiến thân của mình.
Thưa qúy vị và anh chị em,
Chính vì “cho anh chị em, tôi là linh mục” nên tôi tạ ơn Chúa vì anh chị em là niềm hãnh diện của tôi. Dĩ nhiên tôi luôn ý thức rằng tôi không phải là người hoàn toàn nên cũng không hoàn toàn nhận được sự qúy mến của tất thảy anh chị em dành cho tôi. Tôi luôn ý thức điểm đó nhưng bù lại, Chuá đã gởi tặng anh chị em cho tôi để anh chị em nâng đỡ tôi, cách riêng Chúa đã gởi đến cho tôi những cộng sự viên rất thân tín để giúp tôi chu toàn trách nhiệm mục vụ điều hành giáo xứ Đức Mẹ Lavang từ ngày 1-7-1988 cho đến nay. 22 năm làm cha sở của anh chị em không phải là ngắn và gánh nặng anh chị em phải gồng lên chịu đựng tôi, chia sẻ với tôi trong chừng ấy năm trời đâu phải nhẹ nhàng gi? Hôm nay là một cơ hội tốt để tôi có dịp nói lời xin lỗi và cám ơn anh chị em hết thảy, một lần thay cho tất cả.
Tôi vừa mới nói Chúa đã gởi đến cho tôi những cộng sự viên thân tín và đắc lực trong vai trò làm Cha Sở của tôi. Cụ thể là trong 4 năm gần đây, thầy Phó tế Nguyễn Văn Thành đã đỡ đần cho tôi một đôi công tác mục vụ liên quan đến Bàn Thánh, đến Chia Sẻ Lời Chúa và giảng dạy giáo lý.
Nhưng từ nhiều năm trước đó nữa tôi có một đội ngũ cộng sự đã tận tâm tận lực phục vụ Giáo xứ trong Liên Hội Đồng, Các Hội Đoàn Công Giáo Tiến Hành, Các Phong Trào, Chương Trình Đạo Đức và Các Ca đoàn. Không có các anh chị em nầy, sinh hoạt Giáo xứ chúng ta sẽ khựng lại, nhưng nhờ sự hà hơi tiếp sức của tất cả các thành phần nầy mà Giáo xứ được hồi sức và lớn mạnh như ngày hôm nay.
Về sinh hoạt giáo xứ có một số linh mục đến thăm giáo xứ có nhận xét với tôi rằng có một điều hết sức rõ nét mà nhiều giáo xứ ở VN hay ở HK không có, đó là sự thân tình giữa Cha Sở và Giáo dân, hai bên có thể nói đùa với nhau mà không sợ làm mếch lòng nhau.
Tôi có qúa tham vọng để nói them điều nầy với anh chị em trong những ngày cuối cùng của Năm Thánh Linh Mục không? Đó là, liên tục hơn 12 năm nay, hằng năm giáo xứ chúng ta không ngại tốn kém, đã cố gắng tìm hai cha khách từ xa đến giảng tĩnh tâm cộng đồng, một vào Mùa Vọng và một vào Mùa Chay. Tôi trộm nghĩ rằng khi anh chị em đã có lòng đạo, có thêm đức tin làm nền tảng rồi thì chính anh chị em sẽ tự đứng ra cáng đáng, lo lắng cho giáo xứ ĐMLV của anh chị em có đủ tài chánh để sinh hoạt. Tôi không sợ thiếu tiền vì giáo xứ Đức Mẹ Lavang nầy là của Chúa, của anh chị em chứ không phải của tôi hay của Đức Giám Mục Giáo Phận Grand Rapids, Michigan.
Phần tôi phải cố gắng làm sao để qua bài kiểm điểm, chia sẻ nầy gây lên được niềm lạc quan cho cộng đồng dân Chúa. Tôi bụng bảo dạ rằng mình phải trình bày cách nào để anh chị em mà nghe thấy mà phấn khởi trong lòng chứ không phải nghe mà xót xa trong dạ.
Nói tóm lại tôi rất tâm đắc với nhạc sĩ Đàm Minh Hoa trong bản thánh ca“Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa. Đến muôn đời con ngợi khen danh Chúa. Muôn muôn đời con ca khen tình thương Chúa và mãi mãi con nhớ công ơn Ngài”.
Cám tạ Chúa, cám ơn Giáo Hội đã đặt ra Năm Thánh Linh Mục như một dịp tốt cho tôi dừng lại để suy tư thêm về con đường linh mục mình đang đi. Đột nhiên tôi nhớ lại một tư tưởng rất quen thuộc, rất xác tín: “Linh Mục là một món qùa trân qúy Chúa trao ban cho nhân loại, nhưng trung thành với ơn gọi linh mục là một mòn qùa nhận loại dâng tặng lại Thượng đế”.
Cám ơn anh chị em là đối tượng cho cuộc đời phục vụ của tôi. Cám ơn anh chị em là những món qùa qúy Chúa trao tặng cho tôi. Cám ơn anh chị em đã nâng đỡ thiên chứa linh mục của tôi, chấp nhận tôi làm Cha Sở của anh chị em và nhất là đã kiên nhận lắng nghe những chia sẻ của tôi hôm nay. Cám ơn mọi người.
Rev. Peter Hoàng Xuân Nghiêm, Cha Sở.
Trọng kính qúy vị và thưa anh chị em thân mến,
Một đôi lần trước đây, tại giảng đài này tôi hứa rằng sẽ tìm dịp nói với anh chị em về Năm Thánh Linh Mục và tâm sự với anh chị em về cuộc đời linh mục của mình trong tư cách là cha sở của anh chị em. Hôm nay là 23-5-2010, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống là một cơ hội tốt để thưa chuyện với anh chị em về lời hứa nầy.
Chỉ còn 26 ngày nữa thôi là kết thúc Năm Thánh Linh Mục của Giáo Hôi Công giáo. Tôi hãnh diện là một linh mục của Giáo Hội. Tôi được Đức cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi truyền chức linh mục cho cùng với Cha Michael Mai Khải Hoàn và Cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh ngày 20-5-1972 tại giáo xứ Bùi Thái, Biên Hoà thuôc GP. Xuân Lộc, Việt-Nam. Tôi đến Mỹ 1-4-1980 và chính thức đến phục vụ anh chị em Chúa trong Giáo Phận Grand Rapids từ 1-6-1980 cho đến nay. Cho đến hôm nay tôi đang sống ngày thứ ba của năm thứ 39 cuộc đời linh mục của mình.
Là linh mục, nói về Năm Thánh Linh Mục thì còn chi bằng. Anh chị em sẽ hỏi tôi Cha nghĩ gì và làm gì trong Năm Thánh Linh Mục? Thưa, Hội Thánh mở ra Năm Thánh Linh Mục không chỉ nhằm vào việc canh tân đời sống hiến tế của hàng linh mục mà thôi mà còn xin anh chị em giáo dân “chạnh lòng thương” các linh mục quen thân của mình mà chọn thêm những hy sinh, dâng thêm những lời cầu nguyện.
Là linh mục, tôi luôn nhớ câu nói thời danh của thánh Giám Mục Âu-Cơ-Tinh khi Ngài còn là linh mục: “Cho anh chị em, tôi là linh mục, nhưng cùng với anh chị em, tôi là một tội nhân”.
“Cho anh chị em, tôi là linh mục”. Phải, tôi được huấn luyện tại tiểu và đại chủng viện trong vòng 15 năm trường (1957-1972), được tuyển chọn và được hiến thánh, được Đức Giám Mục Phêrô Maria đặt tay truyền chức để tôi trở thành linh mục là cho anh chị em giáo dân của Chúa, vì tôi là một linh mục triều, một linh mục giáo phận chứ không phải là linh mục dòng. Anh chị em giáo dân tôi đang phục vụ là đối tượng cho thiên chức linh mục của tôi được viên thành. Tôi tri ân và muôn đời cảm tạ Chúa vì “Cho anh chị em, tôi mới là linh mục”. Không có giáo dân thì tôi làm linh mục cho ai? Tôi luôn ý thức cuộc đời linh mục của tôi phải gắn liền với giáo dân. Cho nên lý tưởng của linh mục quản xứ là “Ngày Đêm Lo Việc Chúa, Sống Chết Giữa Đoàn Chiên” là vậy.
“Nhưng cùng với anh chị em, tôi là một tội nhân”. Với tôi, vế thứ hai của câu nói thời danh nầy của thánh Giám Mục Âu Cơ Tinh như một lời trần tình cứ xoáy đi xoáy lại mãi trong tâm tư, trong con người linh mục của mình trong suốt Năm Thánh Linh Mục vừa qua. Mình tự bảo mình: “Tôi là một tội nhân! Tôi là một tôi nhân”. Sau ngày chịu chức linh mục 20-5-1972 cho đến nay, cuộc đời linh mục của tôi là một trải nghiệm rõ nét nhất trong sự nổi trôi trên sự yếu đuối nầy của bản tính nhân loại trong tôi. Con người của tôi đã được hiến thánh cho cộng đồng dân thánh. Làm việc cho dân thánh và giữa cộng đồng dân thánh nhưng bản thân tôi vẫn chưa thoát ra khỏi yếu hèn để sống cho thánh thiện.
Kinh nghiệm là cái vốn trân qúy nhất trên đất nước Hoa Kỳ nầy. Kinh nghiệm mục vụ đời linh mục cho tôi thấy trong việc dâng thánh lễ mỗi ngày, đáng lẽ ra hôm nay tôi phải dâng lễ sốt sắng hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ dâng lễ sốt sắng hơn ngày hôm nay nữa. Nhưng sự thăng hoa thánh thiện và đáng ước mơ nầy trong tôi cho đến hôm nay cũng chỉ là một ước mơ thôi, tôi chưa kiện toàn được định mức nầy cho cuộc đời linh mục gắn liền với Bí tích Thánh Thể của tôi.
Năm Thánh Linh Mục đã giúp tôi soát xét lại những nhắc nhở nầy, đặc biệt mỗi Ngày Thứ Năm Đầu Tháng và cách riêng Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng trước Chúa Giêsu Thánh Thể từ 5:00 giờ chiều cho đến nửa đêm. Tôi sẽ không nghèo đi trong đời sống ân đức, nếu đời linh mục của tôi luôn gắn liền với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Mãi mãi sứ điệp “Hãy Nhận Lấy Mà Ăn, Vì Nầy Là Mình Ta… Hãy Nhận Lấy Mà Uống, Vì Nầy Là Máu Ta” từ Bí Tích Thánh Thể như một lời nhắc nhở: “Cho anh chị em, Tôi là Linh Mục”. Câu hỏi tôi luôn đặt lại cho mình trong Năm Thánh Linh Mục nầy là liệu thực sự tôi đang có cái gì để cống hiến cho anh chị em giáo dân của tôi “ở đây và bây giờ”?
Tôi đang tự vấn là mình đang đi rao giảng một Thiên Chúa tình thương, một Thiên Chúa luôn “chạnh lòng thương” hay tôi đi rao giảng một con người ích kỷ, ngại khó ngại khổ trong thiên chức linh mục, trong vai trò làm cha sở hiện tại của mình?
Quả thực, Tạ ơn Chúa, Năm Thánh Linh Mục đã và đang giúp tôi canh tân ý thức việc trao ban và hiến thánh chính mình.
Khi tôi đang viết những giòng này thì từ chiếc máy CD phát ra giọng ca của một bài thánh vịnh được nhạc sĩ Hoàng Khánh phổ nhạc: “Tôi chỉ ước trông một điều, đêm ngày tôi khấn xin là cho tôi được vui sống trong nhà Chúa trọn đời”. Thánh vịnh ca ấy đã làm tôi như khựng lại để lắng nghe, để thấm cảm sâu hơn về ý nghĩa của những lời ca chất chứa trong đó như một nhắc nhở tôi, vì chỉ ở đó, trong căn nhà của Chúa, hay nói rõ hơn trong căn nhà của ơn gọi đời linh mục, tôi mới được diễm phúc: “Tai nghe lời Chúa nói là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm tôi, tưa vào nguồn sức thiêng của Chúa, tôi nào có sợ chi”.
Tôi đã không một mảy may ân hận vì mình là linh mục của Giáo Hội. Ngược lại, tôi rất hãnh diện được ở trong Giáo Hội, là một thành viên của Hội Thánh Đức Kitô. Trong Năm Thánh Linh Mục là một dịp để “tai nghe lời Chúa nói là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm tôi, tựa vào nguồn sức thiêng của Chúa, tôi nào có sợ chi”.
Tôi rất xác tín điều ấy và tôi chỉ sợ không làm vui lòng Chúa và sợ không phục vụ đúng mức, cho hết tâm đối với Chúa đang hiện thân trong anh chị em giáo dân của tôi. Một nỗi lo sợ khác là sợ không biết giảng rao lời Chúa cho đến nơi đến chốn. Về rao giảng Lời Chúa thì tôi đã có lời nhắc nhủ như khuôn vàng thước ngọc của thầy cũ của tôi là Đức cố Giám mục Batôlômêo Nguyễn Sơn Lâm khi Người truyền thụ cho chúng tôi khoa giảng thuyết trong năm thần học cuối cùng ở Đại chùng viện Xuân Bích, Huế: “Hỡi các cha tương lại! Anh em cần phải biết sợ khán thính giả giáo dân của mình. Khi biết sợ họ thì các thầy sẽ dọn bài giảng kỹ hơn. Mà dọn bài giảng kỹ thì chúng ta đã thành công một nửa rồi”.
Biết khả năng của mình như vậy cho nên từ đó cho đến nay, tôi đã rất chăm chỉ dọn bài giảng, ngắn dài gì tôi cũng dọn cẩn thận rồi sau đó phó mặc Chúa Thánh Thần trực tiếp làm việc với anh chị em thôi. Tôi đã không hổ thẹn về khả năng nầy của Chúa đã ban tặng tôi trong đời linh mục.
“Cho anh chị em, tôi là linh mục”. Tôi là linh mục cho từng người và cho mọi người chứ không phải là linh mục cho riêng một người nào đó. Hạnh phục lớn lao nhất của LM là được phục vụ và lớn lên trong phục vụ dân thánh của Chúa. Tôi đang cố gắng đồng hành với anh chị em bằng những bước đi của con tim, ước mơ nói với anh chị bằng những lời lẽ của con tim, yêu thương anh chị em bằng ngọn lửa nhiệt tình của con tim, nhưng cho đến nay, những điều nầy chỉ là những nguyện ước trong cõi sâu thẳm của đáy hồn tôi thôi. Tôi rất ân hận vì chưa thực hiện được những nguyện ước nầy.
Ngoài sứ diệp Thánh Thể ra, sứ điệp từ Tòa Giải Tội cũng rất thiết thân cho sự nên thánh của đời linh mục. Phải ngồi ở đó tôi mới có dịp thấy được và ngộ ra tại sao một bà cụ già, một ông lão nhà quê, một chữ cắt làm đôi cũng không nhá nổi … Thế mà lại giữ các giới luật của Chúa thật đến nơi đến chốn, sống một đời thánh thiện như thế? Trong khi đó, đời linh mục của tôi học hết triết lý, hết thần học lại rất hời hợt trong cung cách thờ phượng Chúa, bớt xén đi trong lối sống hiến thân của mình.
Thưa qúy vị và anh chị em,
Chính vì “cho anh chị em, tôi là linh mục” nên tôi tạ ơn Chúa vì anh chị em là niềm hãnh diện của tôi. Dĩ nhiên tôi luôn ý thức rằng tôi không phải là người hoàn toàn nên cũng không hoàn toàn nhận được sự qúy mến của tất thảy anh chị em dành cho tôi. Tôi luôn ý thức điểm đó nhưng bù lại, Chuá đã gởi tặng anh chị em cho tôi để anh chị em nâng đỡ tôi, cách riêng Chúa đã gởi đến cho tôi những cộng sự viên rất thân tín để giúp tôi chu toàn trách nhiệm mục vụ điều hành giáo xứ Đức Mẹ Lavang từ ngày 1-7-1988 cho đến nay. 22 năm làm cha sở của anh chị em không phải là ngắn và gánh nặng anh chị em phải gồng lên chịu đựng tôi, chia sẻ với tôi trong chừng ấy năm trời đâu phải nhẹ nhàng gi? Hôm nay là một cơ hội tốt để tôi có dịp nói lời xin lỗi và cám ơn anh chị em hết thảy, một lần thay cho tất cả.
Tôi vừa mới nói Chúa đã gởi đến cho tôi những cộng sự viên thân tín và đắc lực trong vai trò làm Cha Sở của tôi. Cụ thể là trong 4 năm gần đây, thầy Phó tế Nguyễn Văn Thành đã đỡ đần cho tôi một đôi công tác mục vụ liên quan đến Bàn Thánh, đến Chia Sẻ Lời Chúa và giảng dạy giáo lý.
Nhưng từ nhiều năm trước đó nữa tôi có một đội ngũ cộng sự đã tận tâm tận lực phục vụ Giáo xứ trong Liên Hội Đồng, Các Hội Đoàn Công Giáo Tiến Hành, Các Phong Trào, Chương Trình Đạo Đức và Các Ca đoàn. Không có các anh chị em nầy, sinh hoạt Giáo xứ chúng ta sẽ khựng lại, nhưng nhờ sự hà hơi tiếp sức của tất cả các thành phần nầy mà Giáo xứ được hồi sức và lớn mạnh như ngày hôm nay.
Về sinh hoạt giáo xứ có một số linh mục đến thăm giáo xứ có nhận xét với tôi rằng có một điều hết sức rõ nét mà nhiều giáo xứ ở VN hay ở HK không có, đó là sự thân tình giữa Cha Sở và Giáo dân, hai bên có thể nói đùa với nhau mà không sợ làm mếch lòng nhau.
Tôi có qúa tham vọng để nói them điều nầy với anh chị em trong những ngày cuối cùng của Năm Thánh Linh Mục không? Đó là, liên tục hơn 12 năm nay, hằng năm giáo xứ chúng ta không ngại tốn kém, đã cố gắng tìm hai cha khách từ xa đến giảng tĩnh tâm cộng đồng, một vào Mùa Vọng và một vào Mùa Chay. Tôi trộm nghĩ rằng khi anh chị em đã có lòng đạo, có thêm đức tin làm nền tảng rồi thì chính anh chị em sẽ tự đứng ra cáng đáng, lo lắng cho giáo xứ ĐMLV của anh chị em có đủ tài chánh để sinh hoạt. Tôi không sợ thiếu tiền vì giáo xứ Đức Mẹ Lavang nầy là của Chúa, của anh chị em chứ không phải của tôi hay của Đức Giám Mục Giáo Phận Grand Rapids, Michigan.
Phần tôi phải cố gắng làm sao để qua bài kiểm điểm, chia sẻ nầy gây lên được niềm lạc quan cho cộng đồng dân Chúa. Tôi bụng bảo dạ rằng mình phải trình bày cách nào để anh chị em mà nghe thấy mà phấn khởi trong lòng chứ không phải nghe mà xót xa trong dạ.
Nói tóm lại tôi rất tâm đắc với nhạc sĩ Đàm Minh Hoa trong bản thánh ca“Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa. Đến muôn đời con ngợi khen danh Chúa. Muôn muôn đời con ca khen tình thương Chúa và mãi mãi con nhớ công ơn Ngài”.
Cám tạ Chúa, cám ơn Giáo Hội đã đặt ra Năm Thánh Linh Mục như một dịp tốt cho tôi dừng lại để suy tư thêm về con đường linh mục mình đang đi. Đột nhiên tôi nhớ lại một tư tưởng rất quen thuộc, rất xác tín: “Linh Mục là một món qùa trân qúy Chúa trao ban cho nhân loại, nhưng trung thành với ơn gọi linh mục là một mòn qùa nhận loại dâng tặng lại Thượng đế”.
Cám ơn anh chị em là đối tượng cho cuộc đời phục vụ của tôi. Cám ơn anh chị em là những món qùa qúy Chúa trao tặng cho tôi. Cám ơn anh chị em đã nâng đỡ thiên chứa linh mục của tôi, chấp nhận tôi làm Cha Sở của anh chị em và nhất là đã kiên nhận lắng nghe những chia sẻ của tôi hôm nay. Cám ơn mọi người.
Rev. Peter Hoàng Xuân Nghiêm, Cha Sở.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Biến Tôn giáo thành chuyện cá nhân sẽ cản trở tiến bộ của nhân loại, Đức Thánh Cha tuyên bố.
Dominic David Trần
07:43 23/05/2010
VATICAN 22/05/2010 - Theo bản tin Liên Thông Tấn Xã (CNA/EWTN News) vào sáng thứ Bảy tuần này, tại Sảnh đường Clementine trong Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã tiếp các tham dự viên của Hội nghị quốc tế chủ đề " Phát triển, Tiến bộ và Công ích chung". Hội nghị được bảo trợ bởi Qũy 100 Năm- Hỗ trợ Đức Giáo Hoàng (Centesimus Annus-Pro Pontifice Foundation), là một tổ chức giáo dân tận hiến cho việc giảng dạy các Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công giáo.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự biết ơn đến chủ đề tập trung của hội nghị, và ngài nhận định rằng đời sống gia đình của con người hiện nay càng ngày càng trở nên tự do hơn "khi mà hiện tượng toàn cầu hóa được dẫn đường bởi tình đoàn kết và tính công ích chung, cũng như bởi sự công bằng xã hội liên hệ cho thấy đã tìm được nguồn mạch qúy báu từ các thông điệp của Chúa Kitô và của Giáo Hội."
"Các vấn nạn và khủng hoảng mang tầm vóc tòan thế giới xảy ra giữa các Nhà Nước, các xã hội và các nền kinh tế phần lớn gây ra bởi sự thiếu tin tưởng, thiếu sáng tạo, thiếu những nỗ lực năng động và thống nhất để hoàn thành công ích chung." Đức Thánh Cha nhấn mạnh rõ; "Công ích chung là cùng đích, là cứu cánh đã mang lại những ý thức để phát triển và tiến bộ...."
Quảng diễn về các nhu cầu đòi buộc của đạo đức đối với công cuộc phát triển toàn cầu, đặc biệt cách riêng đối với những quốc gia yếu kém nhất- Đức Thánh Cha cũng tuyên bố rằng; "Chính trị phải có quyền ưu tiên trong vấn đề Tài chính; và Đạo Đức phải dẫn đường và định hướng mọi hoạt động thường ngày."
Đức Thánh Cha cũng tiếp tục mô tả trách nhiệm của tất cả các thành viên trong xã hội toàn cầu- hiện nay được đánh dấu rõ bởi sự đa dạng các dân tộc và tôn giáo,- cần phải làm gì để đóng góp vào công ích chung và phát triển liên kết toàn diện. Riêng về các Tôn giáo, Đức Thánh Cha Benedicto XVI nhấn mạnh rõ là Tôn giáo có vai trò quyết định trong xã hội toàn cầu và những khu vực liên quan, "đặc biệt khi họ giảng dạy về Tình Huynh đệ-Hữu nghị và Hòa Bình," và qua đó " bởi họ được mở lòng trí ra với Thiên Chúa và hiểu được lẽ siêu việt thì họ sẽ vươn lên.
" Việc loại trừ các Tôn giáo ra khỏi khung cảnh công cộng, cũng như ở một nơi khác có sự hiện hữu của các chủ nghĩa bảo căn hay cực đoan về mặt tôn giáo: thực sự -đã cản trở sự hội ngộ giữa các dân tộc và sự cộng tác của họ vì sự phát triển của nhân loại; - đã vắt kiệt các động lực tích cực của đời sống xã hội- và vì vậy Chính trị đã mang một bộ mặt của kẻ đàn áp và hay hung hăng gây hấn.
Đức Thánh Cha đã kết thúc huấn từ cho buổi tiếp kiến bằng việc hướng đến Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công giáo như là nguồn mạch của nhãn quan Thiên Chúa giáo trong những vấn đề trọng đại này và ngài cũng mời gọi Hội nghị đào sâu và lan truyền các nỗ lực ấy như là " một cống hiến có gía trị-một của lễ thành sự" để mở mang và soi sáng cho Nền Văn Minh Tình Thương."
Những cảm nghiệm khiêm tốn của Dominic David Trần:
Tại sao Chuá Giêsu nói Đấng Bảo Trợ sẽ đến; "Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới Sự thật toàn vẹn." (Ga 16, 12-13). Lạy Chúa, các thánh tông đồ đã được chính Chúa gọi và dậy dỗ, các thánh được diễm phúc chứng kiến cuộc khổ nạn cứu chuộc của Chúa mà vẫn còn phải có Chúa Thánh Thần đến để soi sáng phù trợ sau khi Chúa lên Trời thì người phàm nhân thế tục chúng con sẽ phải trông đợi và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần nhiều hơn nữa.
Trong Đạo Đức Kinh tương truyền là của Lão Tử; người ta đọc thấy các trích đoạn "ĐẠO khả đạo, phi thường Đạo; DANH khả danh' phi thường Danh (Đạo mà ta có thể gọi được (dùng lỳ trí để diễn tả được), không còn gọi là Đạo "thường". Danh mà ta có thể gọi được (định nghĩa hay nêu ra được) thì chẳng thể là danh "thường". Dẫu như trong cùng Đạo Đức Kinh đã viết (Tri giả bất ngôn -Ngôn giả bất tri: Biết, thì không nói; Nói, là không biết) nhưng đức nuôi đó đạo nuôi đó, biết đúng và nói đúng vẫn có chỗ để dùng và sinh lợi ích chung cho nhân gian.
Tại Việt Nam; khi bị các quan Tiến Sĩ ở Hình Bộ ra lệnh tra tấn dã man Thầy Sáu Phêrô Trần Triêm và các quan chê bai rằng Đạo KiTô tức Đạo của nước ngoài đem đến phá hoại nước ta, thầy sáu Trần Lục đã trả lời rằng tam giáo Khổng, Phật giáo và Lão giáo chẳng hề sinh ra từ nước Việt Nam ta mà từ bên nước ngoài nhập vào. Chỉ có Đạo GiaTô (tức KiTô giáo) mới là Đạo thật, Đạo dậy chúng tôi thờ kính Chúa Trời, kính trọng vua quan, yêu thương mọi người, cầu cho nước giàu dân thịnh."
Các quan tức giận và tuyên rằng nếu chứng minh được điều vừa nói sẽ được cải án còn nếu không chứng minh được điều vừa nói thì sẽ bị trừng trị hết phép, thầy sáu Trần Triêm bình tĩnh trả lời rằng; các quan đọc sách của Đức Khổng Tử đã lâu nhất định phải để ý thấy rằng Đức thánh Khổng đã phán; "Đạo xuất vu Thiên" nghĩa là Đạo từ bởi Trời mà xuống, là Thiên Chúa Giáo; là như tôi được học biết có là Đức Chúa từ Trời xuống" chính Đức thánh Khổng cũng phán rằng "có Đấng siêu nhân thánh nhân xuất hiện từ bên Tây phương xuống giáo hóa cứu độ thế gian hãy đi tìm."
Các quan đã nghe, đã nhớ lại điều Khổng Phu Tử nói và các quan giữ lời hứa cải án tử thành án lưu đày lên mạn ngược Cao Bằng Lạng Sơn. Trên nơi lưu đày tại chính giữa quê hương và đồng bào của mình, thầy sáu Trần Triêm an vui giữ đạo và truyền đạo. Kết qủa là sau thầy sáu Trần Triêm trở thành Linh Mục Trần Lục, người chủ xướng việc tạ ơn Thiên Chúa bằng xây dựng nhà thờ đá tại Phát Diệm, một công trình Thiên Chúa giáo bằng đá duy nhất mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo. Thầy sáu Trần Triêm sau này cũng được vua Tự Đức và các Hoàng đế nối nghiệp tặng ban chức Khâm Sứ, Kim Khánh và tước Phát Diệm Nam.
Trở về với nhận định của Đức Thánh Cha, những gì Thái qúa (chủ nghĩa cực đoan, cuồng tín hay bảo căn về tôn giáo, che mặt trùm kín người, hoặc phô bày thân thể trên phương tiện truyền thông) hoặc bất cập (gạt bỏ tôn giáo ra khỏi đơì sống văn hóa tinh thần của nhân dân hay lợi dụng quyền tự do cá nhân để biến đạo đức và ý thức tôn giáo thành một vấn đề cá nhân, riêng tư như chuyện pro-choice ủng hộ phá thai, an tử, đồng tính dục hoặc coi phự nữ như cái máy đẻ...) tất cả đều không tốt vì đang gây ra phân hóa và chia rẽ xã hội. Như vậy là Chủ nghĩa Duy Lý trí cũng như những áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho Đức Tin bị hiểu sai và thực thi thật lệch lạc.
Lạy Chúa, chúng con vui mừng được chung lời tuyên xưng rằng chúng con có phước được gọi là tín hữu của ĐẠO Thiên Chúa, được biết rõ và kính thờ một DANH, Danh Thiên Chúa.
Chúng con không phải cỡi trâu xanh đi vào núi rừng xanh thẳm như cụ Lão Tử, nhưng chúng con được hiệp thông với Hội Thánh Chúa trên cuộc lữ hành trần thế hướng về Quê Trời như Linh Mục Trần Lục đáng kính đã trả lời những vị bách hại người: ĐẠO xuất vu thiên. Đạo từ Trời xuống, Đức Chúa Con từ Trời xuống làm người để chuộc tội cho thiên hạ xong lại về Trời, chúng con theo Đạo Thiên Chúa vì chúng con được hiểu "sinh ký tử quy" trong ánh sáng của Tin Mừng Phúc Âm rất khác với những nhà nho vì chúng con biết mình là; " ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất.
Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương.....mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên Trời." (Do Thái 11.9) Không chỉ có một vài người chúng con mà hơn một tỷ bốn trăm triệu người cùng tin như chúng con như vậy.
Niềm tin mãnh liệt và trung kiên với Thiên Chúa đến cùng ấy được gọi dễ hiểu là Đạo Công Giáo, đạo chung cho mọi người ở khắp nơi và ở bất cứ thời nào, đó không phải một thứ niềm tin hay tôn ngưỡng đã bị cá nhân hóa hay biến thành chuyện riêng tư.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự biết ơn đến chủ đề tập trung của hội nghị, và ngài nhận định rằng đời sống gia đình của con người hiện nay càng ngày càng trở nên tự do hơn "khi mà hiện tượng toàn cầu hóa được dẫn đường bởi tình đoàn kết và tính công ích chung, cũng như bởi sự công bằng xã hội liên hệ cho thấy đã tìm được nguồn mạch qúy báu từ các thông điệp của Chúa Kitô và của Giáo Hội."
"Các vấn nạn và khủng hoảng mang tầm vóc tòan thế giới xảy ra giữa các Nhà Nước, các xã hội và các nền kinh tế phần lớn gây ra bởi sự thiếu tin tưởng, thiếu sáng tạo, thiếu những nỗ lực năng động và thống nhất để hoàn thành công ích chung." Đức Thánh Cha nhấn mạnh rõ; "Công ích chung là cùng đích, là cứu cánh đã mang lại những ý thức để phát triển và tiến bộ...."
Quảng diễn về các nhu cầu đòi buộc của đạo đức đối với công cuộc phát triển toàn cầu, đặc biệt cách riêng đối với những quốc gia yếu kém nhất- Đức Thánh Cha cũng tuyên bố rằng; "Chính trị phải có quyền ưu tiên trong vấn đề Tài chính; và Đạo Đức phải dẫn đường và định hướng mọi hoạt động thường ngày."
Đức Thánh Cha cũng tiếp tục mô tả trách nhiệm của tất cả các thành viên trong xã hội toàn cầu- hiện nay được đánh dấu rõ bởi sự đa dạng các dân tộc và tôn giáo,- cần phải làm gì để đóng góp vào công ích chung và phát triển liên kết toàn diện. Riêng về các Tôn giáo, Đức Thánh Cha Benedicto XVI nhấn mạnh rõ là Tôn giáo có vai trò quyết định trong xã hội toàn cầu và những khu vực liên quan, "đặc biệt khi họ giảng dạy về Tình Huynh đệ-Hữu nghị và Hòa Bình," và qua đó " bởi họ được mở lòng trí ra với Thiên Chúa và hiểu được lẽ siêu việt thì họ sẽ vươn lên.
" Việc loại trừ các Tôn giáo ra khỏi khung cảnh công cộng, cũng như ở một nơi khác có sự hiện hữu của các chủ nghĩa bảo căn hay cực đoan về mặt tôn giáo: thực sự -đã cản trở sự hội ngộ giữa các dân tộc và sự cộng tác của họ vì sự phát triển của nhân loại; - đã vắt kiệt các động lực tích cực của đời sống xã hội- và vì vậy Chính trị đã mang một bộ mặt của kẻ đàn áp và hay hung hăng gây hấn.
Đức Thánh Cha đã kết thúc huấn từ cho buổi tiếp kiến bằng việc hướng đến Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công giáo như là nguồn mạch của nhãn quan Thiên Chúa giáo trong những vấn đề trọng đại này và ngài cũng mời gọi Hội nghị đào sâu và lan truyền các nỗ lực ấy như là " một cống hiến có gía trị-một của lễ thành sự" để mở mang và soi sáng cho Nền Văn Minh Tình Thương."
Những cảm nghiệm khiêm tốn của Dominic David Trần:
Tại sao Chuá Giêsu nói Đấng Bảo Trợ sẽ đến; "Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới Sự thật toàn vẹn." (Ga 16, 12-13). Lạy Chúa, các thánh tông đồ đã được chính Chúa gọi và dậy dỗ, các thánh được diễm phúc chứng kiến cuộc khổ nạn cứu chuộc của Chúa mà vẫn còn phải có Chúa Thánh Thần đến để soi sáng phù trợ sau khi Chúa lên Trời thì người phàm nhân thế tục chúng con sẽ phải trông đợi và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần nhiều hơn nữa.
Trong Đạo Đức Kinh tương truyền là của Lão Tử; người ta đọc thấy các trích đoạn "ĐẠO khả đạo, phi thường Đạo; DANH khả danh' phi thường Danh (Đạo mà ta có thể gọi được (dùng lỳ trí để diễn tả được), không còn gọi là Đạo "thường". Danh mà ta có thể gọi được (định nghĩa hay nêu ra được) thì chẳng thể là danh "thường". Dẫu như trong cùng Đạo Đức Kinh đã viết (Tri giả bất ngôn -Ngôn giả bất tri: Biết, thì không nói; Nói, là không biết) nhưng đức nuôi đó đạo nuôi đó, biết đúng và nói đúng vẫn có chỗ để dùng và sinh lợi ích chung cho nhân gian.
Tại Việt Nam; khi bị các quan Tiến Sĩ ở Hình Bộ ra lệnh tra tấn dã man Thầy Sáu Phêrô Trần Triêm và các quan chê bai rằng Đạo KiTô tức Đạo của nước ngoài đem đến phá hoại nước ta, thầy sáu Trần Lục đã trả lời rằng tam giáo Khổng, Phật giáo và Lão giáo chẳng hề sinh ra từ nước Việt Nam ta mà từ bên nước ngoài nhập vào. Chỉ có Đạo GiaTô (tức KiTô giáo) mới là Đạo thật, Đạo dậy chúng tôi thờ kính Chúa Trời, kính trọng vua quan, yêu thương mọi người, cầu cho nước giàu dân thịnh."
Các quan tức giận và tuyên rằng nếu chứng minh được điều vừa nói sẽ được cải án còn nếu không chứng minh được điều vừa nói thì sẽ bị trừng trị hết phép, thầy sáu Trần Triêm bình tĩnh trả lời rằng; các quan đọc sách của Đức Khổng Tử đã lâu nhất định phải để ý thấy rằng Đức thánh Khổng đã phán; "Đạo xuất vu Thiên" nghĩa là Đạo từ bởi Trời mà xuống, là Thiên Chúa Giáo; là như tôi được học biết có là Đức Chúa từ Trời xuống" chính Đức thánh Khổng cũng phán rằng "có Đấng siêu nhân thánh nhân xuất hiện từ bên Tây phương xuống giáo hóa cứu độ thế gian hãy đi tìm."
Các quan đã nghe, đã nhớ lại điều Khổng Phu Tử nói và các quan giữ lời hứa cải án tử thành án lưu đày lên mạn ngược Cao Bằng Lạng Sơn. Trên nơi lưu đày tại chính giữa quê hương và đồng bào của mình, thầy sáu Trần Triêm an vui giữ đạo và truyền đạo. Kết qủa là sau thầy sáu Trần Triêm trở thành Linh Mục Trần Lục, người chủ xướng việc tạ ơn Thiên Chúa bằng xây dựng nhà thờ đá tại Phát Diệm, một công trình Thiên Chúa giáo bằng đá duy nhất mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo. Thầy sáu Trần Triêm sau này cũng được vua Tự Đức và các Hoàng đế nối nghiệp tặng ban chức Khâm Sứ, Kim Khánh và tước Phát Diệm Nam.
Trở về với nhận định của Đức Thánh Cha, những gì Thái qúa (chủ nghĩa cực đoan, cuồng tín hay bảo căn về tôn giáo, che mặt trùm kín người, hoặc phô bày thân thể trên phương tiện truyền thông) hoặc bất cập (gạt bỏ tôn giáo ra khỏi đơì sống văn hóa tinh thần của nhân dân hay lợi dụng quyền tự do cá nhân để biến đạo đức và ý thức tôn giáo thành một vấn đề cá nhân, riêng tư như chuyện pro-choice ủng hộ phá thai, an tử, đồng tính dục hoặc coi phự nữ như cái máy đẻ...) tất cả đều không tốt vì đang gây ra phân hóa và chia rẽ xã hội. Như vậy là Chủ nghĩa Duy Lý trí cũng như những áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho Đức Tin bị hiểu sai và thực thi thật lệch lạc.
Lạy Chúa, chúng con vui mừng được chung lời tuyên xưng rằng chúng con có phước được gọi là tín hữu của ĐẠO Thiên Chúa, được biết rõ và kính thờ một DANH, Danh Thiên Chúa.
Chúng con không phải cỡi trâu xanh đi vào núi rừng xanh thẳm như cụ Lão Tử, nhưng chúng con được hiệp thông với Hội Thánh Chúa trên cuộc lữ hành trần thế hướng về Quê Trời như Linh Mục Trần Lục đáng kính đã trả lời những vị bách hại người: ĐẠO xuất vu thiên. Đạo từ Trời xuống, Đức Chúa Con từ Trời xuống làm người để chuộc tội cho thiên hạ xong lại về Trời, chúng con theo Đạo Thiên Chúa vì chúng con được hiểu "sinh ký tử quy" trong ánh sáng của Tin Mừng Phúc Âm rất khác với những nhà nho vì chúng con biết mình là; " ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất.
Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương.....mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên Trời." (Do Thái 11.9) Không chỉ có một vài người chúng con mà hơn một tỷ bốn trăm triệu người cùng tin như chúng con như vậy.
Niềm tin mãnh liệt và trung kiên với Thiên Chúa đến cùng ấy được gọi dễ hiểu là Đạo Công Giáo, đạo chung cho mọi người ở khắp nơi và ở bất cứ thời nào, đó không phải một thứ niềm tin hay tôn ngưỡng đã bị cá nhân hóa hay biến thành chuyện riêng tư.
ĐTC giải thích ý nghĩa Lễ Ngũ Tuần năm 2010
Bình Hòa
09:47 23/05/2010
Lễ phụng vụ mà chúng ta mừng hôm qua quen được gọi là “Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống”, hay nói tắt là “lễ Hiện xuống”. Trong nguyên ngữ Hy-lạp và La-tinh, danh xưng là “Ngũ tuần” (Pentecostes), nghĩa là 50 ngày, bắt nguồn từ lịch phụng vụ của người Do thái.Năm mưoi ngày sau lễ Vượt qua tưởng niệm cuộc giải phóng khỏi cảnh nô lệ bên Ai-cập, người Do thái mừng lễ Ngũ tuần kỷ niệm việc Chúa thiết lập giao ước trên núi Sinai. Trong Tân ước, sách Tông đồ công vụ đã gắn biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống với lễ Ngũ tuần, diễn ra năm mươi ngày sau khi Chúa Phục sinh. Khi chú giải đoạn văn này, các giáo phụ đã ví biến cố như là việc ban hành hiến chương thành lập Hội thánh, được phái đến muôn dân, rao giảng Tin mừng qua các ngôn ngữ của các dân tộc.
Vào lúc 10 giờ sáng chúa nhựt, đức thánh cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thánh Phêrô. Trong bài giảng, ngài đã giải thích ý nghĩa của lễ Ngũ tuần qua những biểu tượng đọc thấy trong các bài Sách Thánh, cách riêng là “lưỡi” và “lửa”. Kế đó trong bài huấn dụ vào lúc 12 giờ trưa đọc tại cửa sổ văn phòng, ngài nêu bật mối liên hệ giữa biến cố Ngũ tuần với đời sống Hội thánh: việc trao ban Thánh Linh diễn ra liên tục trong đời sống Hội thánh: nếu không có Thánh Thần thì không có Hội thánh. Và ngài cũng lưu ý rằng biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống cũng gắn liền với lời cầu nguyện của Hội thánh kết hiệp với Đức Maria, tại nhà Tiệc Ly cũng như trải qua lịch sử. Trước hết kính mời quý vị theo dõi bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Nữ vương thiên đàng, Sau đó, chúng tôi sẽ tóm tắt ý tưởng chính của bài giảng Thánh lễ.
Anh chị em thân mến
Năm mươi ngày sau lễ Phục sinh, chúng ta mừng lễ Ngũ tuần, kính nhớ việc Chúa Thánh Thần tỏ hiện quyền năng, dưới biểu hiệu của gió và lửa, trên các thánh tông đồ tụ họp ở nhà Tiệc Ly, khiến họ có khả năng can đảm rao giảng Tin mừng cho muôn dân (x. Cv 2,1-13). Biến cố Ngũ tuần, được coi như cuộc “rửa tội” của Hội thánh, không chấm dứt ở đây. Thực vậy, Hội thánh luôn sống trong sự tuôn đổ Thánh Thần, bởi vì nếu không có Ngài thì Hội thánh sẽ kiệt lực, tựa như một chiếc buồm mà không có gió vậy. Mầu nhiệm Ngũ tuần tái diễn cách riêng vào một vài thời điểm đặc biệt, hoặc ở cấp địa phương hay hoàn vũ, hoặc ở cộng đoàn nhỏ bé hay những đại hội đông đảo. Chẳng hạn như các công đồng đã có những phiên họp được tràn đầy Chúa Thánh Thần, trong số đó phải kể đến công đồng Vaticanô II. Chúng ta cũng có thể nhắc đến cuộc gặp gỡ đặc biệt của đức thánh cha Gioan Phaolô II với các phong trào giáo dân diễn ra tại quảng trường này vào dịp lễ Ngũ tuần năm 1998. Hội thánh còn nhận ra biết bao lễ Ngũ tuần khác nữa làm cho các cộng đoàn điạ phương được sống động. Chúng ta hãy nghĩ đến các cuộc cử hành phụng vụ, cách riêng những buổi cử hành vào những dịp đặc biệt của cộng đoàn, trong đó sức mạnh của Chúa được cảm nhận rõ rệt qua niềm vui và phấn khởi trong các tâm hồn. Chúng ta liên tưởng đến những buổi họp cầu nguyện, trong đó các bạn trẻ nhận rõ tiếng gọi của Chúa hãy cắm rễ sâu trong tình thương của Ngài, kể cả qua việc dâng hiến trót đơi cho Chúa.
Vì thế không có Hội thánh nếu không có lễ Ngũ tuần. Và tôi có thể nói thêm rằng không có lễ Ngũ tuần mà không có đức Maria. Điều này đã xảy ra thuở ban đầu, tại nhà Tiệc Ly, khi các môn đệ “bền tâm nhất trí cầu nguyện, cùng với vài phụ nữ và đức Maria, thân mẫu của Chúa Giêsu và các anh em của Người( Cv 1,14). Điều này vẫn tiếp tục diễn ra ở mọi nơi mọi thời. Tôi đã chứng kiến điều đó mới đây tại Fatima. Quả vậy, đám đông vô kể tụ họp tại quảng trường thánh điện, nơi mà tất cả đều chung một lòng một ý, đã cảm nghiệm điều gì? Thực là lễ Ngũ tuần mới. Ở giữa chúng ta có Đức Mẹ Maria, thân mẫu của Chúa Giêsu. Đó cũng là cảm nghiệm tại những thánh điện lừng danh kính Đức Mẹ - Lộđức, Guađalupê, Pompei, Loreto-, cũng như ở những ngôi đền nhó bé: ở đâu các tín hữu tụ họp cầu nguyện cùng với đức Maria, thì Chúa ban Thánh Linh của Người cho họ.
Các bạn thân mến, trong ngày lễ Ngũ tuần này, chúng ta cũng muốn kết hiệp tinh thần với đức Thân mẫu của Chúa Kitô và của Hội thánh, khi khẩn cầu cuộc đổ tràn Thánh Linh mới. Chúng ta khẩn nài cho toàn thể Hội thánh, cách riêng nhân dịp năm linh mục, cho những người phục vụ Tin mừng, ngõ hầu sứ điệp cứu độ được loan truyền đến hết mọi dân tộc.
Sau khi ban phép lành Toà Thánh, Đức thánh cha nhắc đến việc phong chân phước cho chị Teresa Nanganiello diễn ra tại Benevento (miền nam Italia) vào chiều thứ 7 vừa qua. Vị tân chân phước là một thiếu nữ giáo dân, thuộc dòng ba Phan-sinh, sống đời bình thường trong gia đình nông dân. Chị cố gắng theo gương thánh Phanxicô Assisi trong việc hoạ lại cuộc đời của Chúa Giêsu đau khổ để cầu nguyện cho các tội nhân. Chị qua đời lúc 27 tuổi. Một ý chỉ cầu nguyện nữa nhân ngày lễ Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu ngày 24 tháng 5 là cầu nguyện cho Giáo hội Trung quốc, cách riêng cho sự đoàn kết hợp nhất giữa các tín hữu trong nước cũng như với Giáo hội hoàn cầu.
Như đã nói trên đây, trong bài giảng thánh lễ cử hành tại đền thờ thánh Phêrô lúc 9 giờ sáng, với 30 hồng y và 50 giám mục đồng tế, đức thánh cha đã dừng lại suy niệm ở vài biểu tượng của lễ Ngũ tuần được thuật lại trong các bài đọc Sách Thánh. Trước hết, việc đổ tràn Thánh Linh diễn ra vào lúc các môn đệ hợp nhau cầu nguyện. Cần lưu ý rằng không chỉ các môn đệ cầu nguyện mà thôi, nhưng chính Chúa Giêsu cũng hứa sẽ cầu nguyện với họ nữa như chúng ta nghe trong bài Tin mừng: “Thầy sẽ cầu xin Chúa Cha, để Chúa Cha ban cho các con Đấng An-ủi khác, và ngài sẽ ở lại với các con luôn mãi”. Thực vậy, ở trên trời Chúa Giêsu tiếp tục thi hành chức vụ tư tế, chuyển cầu cho chúng ta, xin nài Chúa Cha ban Thánh Linh cho tất cả chúng ta.
Hồng ân Thánh Linh được ví với lưỡi và lửa. Lưỡi tượng trưng cho các ngôn ngữ. Thánh Linh ban cho Hội thánh được nói các ngôn ngữ của thế giới. Thánh Luca kể ra 12 ngôn ngữ như là biểu tượng: “Rôma”, thế giới bên Tây; “người Do thái và các tân tòng” nói lên sự hợp nhất giữa dân Israel với thế gới; “Crêta và A-rập” đại diện cho Đông phương và Tây phương, các hải đảo và đaị lục. Giáo hội được phái đến tất cả mọi dân nước, vượt qua các biên cương. Tuy nhiên, giữa muôn vàn ngôn ngữ, Hội thánh vẫn duy trì sự hợp nhất. Đây là một đặc trưng của Hội thánh: vừa mở rộng đến tính đa dạng, vừa bảo vệ sự hợp nhất đoàn kết.
Bước sang biểu tượng của lửa, đức thánh cha nhắc đến ngọn lửa ở bụi gai mà ông Moisen đã chứng kiến. Trong đời sống thường ngày, lửa mang tính cách huỷ diệt. Điều này cũng xảy ra trong đời sống xã hội: lửa chiến tranh tàn phá. Nhưng lửa của Thiên Chúa thì khác: lửa bốc cháy nhưng không huỷ hoại. Đó là ngọn lửa của tình yêu. Lửa thanh luyện khỏi những nét nhơ nhớp, để giúp cho con người được tinh tuyền hơn, kết hiệp thân mật với Chúa hơn. Tiếc rằng nhiều lần chúng ta không muốn để cho lửa của Thánh Thần tác động: chúng ta ngại ngùng hy sinh. Tuy nhiên, nếu chúng ta mạnh dạn để cho lửa của Thánh Thần thanh tẩy thì chúng ta sẽ cảm thấy niềm vui và an bình của tình yêu đích thực.
Vào lúc 10 giờ sáng chúa nhựt, đức thánh cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thánh Phêrô. Trong bài giảng, ngài đã giải thích ý nghĩa của lễ Ngũ tuần qua những biểu tượng đọc thấy trong các bài Sách Thánh, cách riêng là “lưỡi” và “lửa”. Kế đó trong bài huấn dụ vào lúc 12 giờ trưa đọc tại cửa sổ văn phòng, ngài nêu bật mối liên hệ giữa biến cố Ngũ tuần với đời sống Hội thánh: việc trao ban Thánh Linh diễn ra liên tục trong đời sống Hội thánh: nếu không có Thánh Thần thì không có Hội thánh. Và ngài cũng lưu ý rằng biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống cũng gắn liền với lời cầu nguyện của Hội thánh kết hiệp với Đức Maria, tại nhà Tiệc Ly cũng như trải qua lịch sử. Trước hết kính mời quý vị theo dõi bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Nữ vương thiên đàng, Sau đó, chúng tôi sẽ tóm tắt ý tưởng chính của bài giảng Thánh lễ.
Anh chị em thân mến
Năm mươi ngày sau lễ Phục sinh, chúng ta mừng lễ Ngũ tuần, kính nhớ việc Chúa Thánh Thần tỏ hiện quyền năng, dưới biểu hiệu của gió và lửa, trên các thánh tông đồ tụ họp ở nhà Tiệc Ly, khiến họ có khả năng can đảm rao giảng Tin mừng cho muôn dân (x. Cv 2,1-13). Biến cố Ngũ tuần, được coi như cuộc “rửa tội” của Hội thánh, không chấm dứt ở đây. Thực vậy, Hội thánh luôn sống trong sự tuôn đổ Thánh Thần, bởi vì nếu không có Ngài thì Hội thánh sẽ kiệt lực, tựa như một chiếc buồm mà không có gió vậy. Mầu nhiệm Ngũ tuần tái diễn cách riêng vào một vài thời điểm đặc biệt, hoặc ở cấp địa phương hay hoàn vũ, hoặc ở cộng đoàn nhỏ bé hay những đại hội đông đảo. Chẳng hạn như các công đồng đã có những phiên họp được tràn đầy Chúa Thánh Thần, trong số đó phải kể đến công đồng Vaticanô II. Chúng ta cũng có thể nhắc đến cuộc gặp gỡ đặc biệt của đức thánh cha Gioan Phaolô II với các phong trào giáo dân diễn ra tại quảng trường này vào dịp lễ Ngũ tuần năm 1998. Hội thánh còn nhận ra biết bao lễ Ngũ tuần khác nữa làm cho các cộng đoàn điạ phương được sống động. Chúng ta hãy nghĩ đến các cuộc cử hành phụng vụ, cách riêng những buổi cử hành vào những dịp đặc biệt của cộng đoàn, trong đó sức mạnh của Chúa được cảm nhận rõ rệt qua niềm vui và phấn khởi trong các tâm hồn. Chúng ta liên tưởng đến những buổi họp cầu nguyện, trong đó các bạn trẻ nhận rõ tiếng gọi của Chúa hãy cắm rễ sâu trong tình thương của Ngài, kể cả qua việc dâng hiến trót đơi cho Chúa.
Vì thế không có Hội thánh nếu không có lễ Ngũ tuần. Và tôi có thể nói thêm rằng không có lễ Ngũ tuần mà không có đức Maria. Điều này đã xảy ra thuở ban đầu, tại nhà Tiệc Ly, khi các môn đệ “bền tâm nhất trí cầu nguyện, cùng với vài phụ nữ và đức Maria, thân mẫu của Chúa Giêsu và các anh em của Người( Cv 1,14). Điều này vẫn tiếp tục diễn ra ở mọi nơi mọi thời. Tôi đã chứng kiến điều đó mới đây tại Fatima. Quả vậy, đám đông vô kể tụ họp tại quảng trường thánh điện, nơi mà tất cả đều chung một lòng một ý, đã cảm nghiệm điều gì? Thực là lễ Ngũ tuần mới. Ở giữa chúng ta có Đức Mẹ Maria, thân mẫu của Chúa Giêsu. Đó cũng là cảm nghiệm tại những thánh điện lừng danh kính Đức Mẹ - Lộđức, Guađalupê, Pompei, Loreto-, cũng như ở những ngôi đền nhó bé: ở đâu các tín hữu tụ họp cầu nguyện cùng với đức Maria, thì Chúa ban Thánh Linh của Người cho họ.
Các bạn thân mến, trong ngày lễ Ngũ tuần này, chúng ta cũng muốn kết hiệp tinh thần với đức Thân mẫu của Chúa Kitô và của Hội thánh, khi khẩn cầu cuộc đổ tràn Thánh Linh mới. Chúng ta khẩn nài cho toàn thể Hội thánh, cách riêng nhân dịp năm linh mục, cho những người phục vụ Tin mừng, ngõ hầu sứ điệp cứu độ được loan truyền đến hết mọi dân tộc.
Sau khi ban phép lành Toà Thánh, Đức thánh cha nhắc đến việc phong chân phước cho chị Teresa Nanganiello diễn ra tại Benevento (miền nam Italia) vào chiều thứ 7 vừa qua. Vị tân chân phước là một thiếu nữ giáo dân, thuộc dòng ba Phan-sinh, sống đời bình thường trong gia đình nông dân. Chị cố gắng theo gương thánh Phanxicô Assisi trong việc hoạ lại cuộc đời của Chúa Giêsu đau khổ để cầu nguyện cho các tội nhân. Chị qua đời lúc 27 tuổi. Một ý chỉ cầu nguyện nữa nhân ngày lễ Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu ngày 24 tháng 5 là cầu nguyện cho Giáo hội Trung quốc, cách riêng cho sự đoàn kết hợp nhất giữa các tín hữu trong nước cũng như với Giáo hội hoàn cầu.
Như đã nói trên đây, trong bài giảng thánh lễ cử hành tại đền thờ thánh Phêrô lúc 9 giờ sáng, với 30 hồng y và 50 giám mục đồng tế, đức thánh cha đã dừng lại suy niệm ở vài biểu tượng của lễ Ngũ tuần được thuật lại trong các bài đọc Sách Thánh. Trước hết, việc đổ tràn Thánh Linh diễn ra vào lúc các môn đệ hợp nhau cầu nguyện. Cần lưu ý rằng không chỉ các môn đệ cầu nguyện mà thôi, nhưng chính Chúa Giêsu cũng hứa sẽ cầu nguyện với họ nữa như chúng ta nghe trong bài Tin mừng: “Thầy sẽ cầu xin Chúa Cha, để Chúa Cha ban cho các con Đấng An-ủi khác, và ngài sẽ ở lại với các con luôn mãi”. Thực vậy, ở trên trời Chúa Giêsu tiếp tục thi hành chức vụ tư tế, chuyển cầu cho chúng ta, xin nài Chúa Cha ban Thánh Linh cho tất cả chúng ta.
Hồng ân Thánh Linh được ví với lưỡi và lửa. Lưỡi tượng trưng cho các ngôn ngữ. Thánh Linh ban cho Hội thánh được nói các ngôn ngữ của thế giới. Thánh Luca kể ra 12 ngôn ngữ như là biểu tượng: “Rôma”, thế giới bên Tây; “người Do thái và các tân tòng” nói lên sự hợp nhất giữa dân Israel với thế gới; “Crêta và A-rập” đại diện cho Đông phương và Tây phương, các hải đảo và đaị lục. Giáo hội được phái đến tất cả mọi dân nước, vượt qua các biên cương. Tuy nhiên, giữa muôn vàn ngôn ngữ, Hội thánh vẫn duy trì sự hợp nhất. Đây là một đặc trưng của Hội thánh: vừa mở rộng đến tính đa dạng, vừa bảo vệ sự hợp nhất đoàn kết.
Bước sang biểu tượng của lửa, đức thánh cha nhắc đến ngọn lửa ở bụi gai mà ông Moisen đã chứng kiến. Trong đời sống thường ngày, lửa mang tính cách huỷ diệt. Điều này cũng xảy ra trong đời sống xã hội: lửa chiến tranh tàn phá. Nhưng lửa của Thiên Chúa thì khác: lửa bốc cháy nhưng không huỷ hoại. Đó là ngọn lửa của tình yêu. Lửa thanh luyện khỏi những nét nhơ nhớp, để giúp cho con người được tinh tuyền hơn, kết hiệp thân mật với Chúa hơn. Tiếc rằng nhiều lần chúng ta không muốn để cho lửa của Thánh Thần tác động: chúng ta ngại ngùng hy sinh. Tuy nhiên, nếu chúng ta mạnh dạn để cho lửa của Thánh Thần thanh tẩy thì chúng ta sẽ cảm thấy niềm vui và an bình của tình yêu đích thực.
Lễ Hiện Xuống, ngày hội của những người lãnh nhận bí tích Thêm Sức
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng dịch
16:16 23/05/2010
Trang tin HĐGM Pháp - Kinh Thánh kể lại rằng vào ngày lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, trong một tiếng động mạnh của gió, những hình lưỡi lửa đậu xuống từng người một nơi các Tông Đồ: đó chính là sự biểu hiện của Chúa Thánh Thần (x. Cv 2, 1-11). Ngày hôm nay, qua bí tích Thêm Sức, đức giám mục đặt tay và xức Dầu Thánh trên trán người lãnh nhận để trao ban Thánh Thần.
Những buổi diễn nguyện canh thức
"Nào hãy đến để đón nhận Chúa Thánh Thần, Đấng quy tụ chúng ta nên một dân!" Đó là lời mời gọi được đưa ra tại thành phố Lille. Vào thứ sáu ngày 21 tháng Năm, chương trình lần lượt được tiếp diễn bằng buổi canh thức, cử hành bí tích Thánh Thể, bữa ăn huynh đệ với các đặc sản của nhiều nước khác nhau do người tham dự mang đến.
Tiếp theo, thứ bảy ngày 22 tháng Năm, tại nhà thờ Wormhout cũng thuộc giáo phận Lille, nhóm "Mélo'Dieu" đảm nhiệm buổi canh thức lễ Hiện Xuống cùng với các bạn trẻ chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm Sức thuộc giáo hạt Houtland.
Thánh lễ vọng
Vào buổi tối thứ bảy ngày 22 tháng Năm, có rất nhiều buổi cử hành tại một số giáo phận. Đức Cha Jean-Charles Descubes, Tổng Giám Mục giáo phận Rouen, chủ sự thánh lễ ban bí Tích Thêm Sức cho 47 người trưởng thành và học sinh cấp trung học tại Maromme. Còn ở Boulogne, 130 người lớn được lãnh nhận bí tích này bởi Đức Cha Gérard Daucourt, giám mục giáo phận Nanterre. Cũng vào buổi tối hôm ấy, tại Marseille, Đức Tổng Giám Mục Georges Pontier trao ban bí tích này cho 175 người ở tuổi trưởng thành.
Ngày đại lễ của các giáo phận
Những người lãnh nhận bí tích Thêm Sức được quây quần bởi cha mẹ đỡ đầu cũng như những người trong nhóm dẫn dắt và các thành viên trong gia đình. Vào Chúa Nhật ngày 23 tháng Năm, 6000 người tập trung tại đỉnh núi Auvergne để tham dự thánh lễ Thêm Sức cho 700 người ở độ tuổi từ 15 đến 65 do Đức Cha Hippolyte Simon, Tổng Giám Mục Clermont, chủ sự. Cũng vào ngày này tại Fougères-sur-Bièvre, Đức Cha Maurice de Germiny, giám mục giáo phận Blois đón tiếp một cộng đoàn 3500 người cùng hiệp dâng thánh lễ, trong đó có 380 bạn trẻ và người lớn là ứng viên của bí tích thuộc chặng cuối cùng trong việc hoàn thiện gia nhập Kitô giáo.
Ngày tập họp của giáo phận Reims với chủ đề, "Những Khuôn mặt của Giáo Hội...Khuôn mặt của tương lai" được khép lại bằng thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 50 người do Đức Cha Thierry Jordan, Tổng Giám Mục giáo phận Reims, cử hành tại nhà thờ chính toà.
Những buổi diễn nguyện canh thức
"Nào hãy đến để đón nhận Chúa Thánh Thần, Đấng quy tụ chúng ta nên một dân!" Đó là lời mời gọi được đưa ra tại thành phố Lille. Vào thứ sáu ngày 21 tháng Năm, chương trình lần lượt được tiếp diễn bằng buổi canh thức, cử hành bí tích Thánh Thể, bữa ăn huynh đệ với các đặc sản của nhiều nước khác nhau do người tham dự mang đến.
Tiếp theo, thứ bảy ngày 22 tháng Năm, tại nhà thờ Wormhout cũng thuộc giáo phận Lille, nhóm "Mélo'Dieu" đảm nhiệm buổi canh thức lễ Hiện Xuống cùng với các bạn trẻ chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm Sức thuộc giáo hạt Houtland.
Thánh lễ vọng
Vào buổi tối thứ bảy ngày 22 tháng Năm, có rất nhiều buổi cử hành tại một số giáo phận. Đức Cha Jean-Charles Descubes, Tổng Giám Mục giáo phận Rouen, chủ sự thánh lễ ban bí Tích Thêm Sức cho 47 người trưởng thành và học sinh cấp trung học tại Maromme. Còn ở Boulogne, 130 người lớn được lãnh nhận bí tích này bởi Đức Cha Gérard Daucourt, giám mục giáo phận Nanterre. Cũng vào buổi tối hôm ấy, tại Marseille, Đức Tổng Giám Mục Georges Pontier trao ban bí tích này cho 175 người ở tuổi trưởng thành.
Ngày đại lễ của các giáo phận
Những người lãnh nhận bí tích Thêm Sức được quây quần bởi cha mẹ đỡ đầu cũng như những người trong nhóm dẫn dắt và các thành viên trong gia đình. Vào Chúa Nhật ngày 23 tháng Năm, 6000 người tập trung tại đỉnh núi Auvergne để tham dự thánh lễ Thêm Sức cho 700 người ở độ tuổi từ 15 đến 65 do Đức Cha Hippolyte Simon, Tổng Giám Mục Clermont, chủ sự. Cũng vào ngày này tại Fougères-sur-Bièvre, Đức Cha Maurice de Germiny, giám mục giáo phận Blois đón tiếp một cộng đoàn 3500 người cùng hiệp dâng thánh lễ, trong đó có 380 bạn trẻ và người lớn là ứng viên của bí tích thuộc chặng cuối cùng trong việc hoàn thiện gia nhập Kitô giáo.
Ngày tập họp của giáo phận Reims với chủ đề, "Những Khuôn mặt của Giáo Hội...Khuôn mặt của tương lai" được khép lại bằng thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 50 người do Đức Cha Thierry Jordan, Tổng Giám Mục giáo phận Reims, cử hành tại nhà thờ chính toà.
Đức Thánh Cha khuyến khích việc trợ giúp các bà mẹ gặp khó khăn
Bùi Hữu Thư
16:19 23/05/2010
Diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI sau Kinh Nữ Vương Thiên Đàng
ROME, Chúa Nhật ngày 23 tháng 5, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khuyến khích những sự yểm trợ dành cho các bà mẹ gặp khó khăn của Phong Trào cho Đời Sống Ý.
Đức Thánh Cha đã chào mừng các thành viên của phong trào Công Giáo này sau khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng. Ngài nói: “Tôi chào mừng (…) các thành viên của Phong Trào cho Đời Sống [Movimento per la Vita], đang cổ võ nền văn hoá sự sống và trợ giúp cách cụ thể biết bao nhiêu phụ nữ trẻ phải trải qua thời kỳ thai nghén khó khăn.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Các bạn thân mến, tôi muốn nhắc cho các bạn lời của Mẹ Chân Phước Têrêsa thành Calcutta: “Những hài nhi đã sanh hay chưa sanh, đã được tạo dựng cho một mục đích cao cả: đó là để yêu và được yêu.”
ROME, Chúa Nhật ngày 23 tháng 5, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khuyến khích những sự yểm trợ dành cho các bà mẹ gặp khó khăn của Phong Trào cho Đời Sống Ý.
Đức Thánh Cha đã chào mừng các thành viên của phong trào Công Giáo này sau khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng. Ngài nói: “Tôi chào mừng (…) các thành viên của Phong Trào cho Đời Sống [Movimento per la Vita], đang cổ võ nền văn hoá sự sống và trợ giúp cách cụ thể biết bao nhiêu phụ nữ trẻ phải trải qua thời kỳ thai nghén khó khăn.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Các bạn thân mến, tôi muốn nhắc cho các bạn lời của Mẹ Chân Phước Têrêsa thành Calcutta: “Những hài nhi đã sanh hay chưa sanh, đã được tạo dựng cho một mục đích cao cả: đó là để yêu và được yêu.”
Giáo Hội có phải là một nơi hy vọng không?
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
16:54 23/05/2010
Đức Giáo Hoàng đề cao sự tốt lành giữa đêm tối
MUNICH, GERMANY (Zenit,org).-Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định rằng mặc dầu ‘những cỏ lùng” trong Giáo Hội, vẫn còn hy vọng, bởi vì trong đó Chúa tiếp tục hiến mình cho chúng ta.
ĐGH nói điều này hôm 16/5 trong một sứ điệp bằng tiếng Đức, do Vatican phổ biến ngày Thứ Bảy, sứ điệp được gởi cho những người tham dự một đại hội đại kết bắt đầu ngày Thứ Tư 12/5 và chấm dứt hôm Chúa Nhật 16/5 tại Munich.
“Oecumenische Kirchentag,” này qui tụ những thành viên các giáo hội Kitô hữu German, Công Giáo và Tin Lành, là lần tổ chức thứ 2. Lần thứ nhất xảy ra trong 2003 tại Berlin.
ĐGH ghi nhận khẩu hiệu đại hội, “Hầu Anh Chị em có thể hy Vọng.”
“Anh chị em muốn gởi một dâu hiệu hy vọng cho Giáo Hội và cho xã hội trong một thời gian khó khăn,” ngài nói. “Tôi cám on anh chị em rất nhiều vì sự này.”
Đức Thánh Cha thừa nhận “Trong nhưng tháng mới đây chúng ta phải đối mặt liên lỉ với những tin tức có thể làm cho Giáo Hội mất niềm vui, điều làm cho Giáo Hội thành đen tối như một nơi hy vọng”.
ĐGH nhắc lại, “Trong cuộc tranh cãi sôi nổi với Chúa về việc tha cho thành Sodome, ông Abraham được Chúa Vũ Trụ bảo đảm nếu trong thành có 10 người lành thì Chúa không phá hủy thành này.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói thêm, “Tạ ơn Chúa, trong những thành chúng ta có nhiều hơn 10 người lành!”
Tinh sạch và quảng đại
Ngài khẳng định, “Nếu chúng ta chăm chú hơn ngày nay, nếu chúng ta không chỉ thấy sự tối tăm, nhưng cũng thấy có sự sáng và sự lành trong thời đại chúng ta, chúng ta thấy đức tin đã biến những con người thành thanh sạch và quảng đại hơn và giáo dục họ trong tình yêu.”
“Những cỏ lùng cũng hiện diện trong Giáo Hội và giữa những kẻ Chúa đã tiếp nhận phục vụ Người cách đặc biệt,” ĐGH nhận xét, “nhưng ánh sáng của Chúa không bị tắt; hột giống tốt không bị hột giống xấu phá hủy.”
Ngài hỏi, “Giáo Hội có phải là một nơi hy vọng không?”
ĐGH trả lời: “Vâng, bởi vì từ Giáo Hội Lời Chúa đến cho chúng ta, lại nữa lại nữa và mãi mãi, Lời thanh luyện chúng ta và chỉ cho chúng ta con đàng đức tin.
“Đó là vì trong Giáo Hội Chúa tiếp tục hiến mình cho chúng ta, trong ân sủng và các bí tích, trong lời hòa giải, trong nhiều ân huệ sự chiêm ngắm Ngài.
“Không gì có thể che khuất hay phá hủy tất cả sự đó.”
Đức Thánh Cha chỉ rõ, “Chúng ta phải vui mừng cho điều đó giữa tất cả mọi khổ cực.”
MUNICH, GERMANY (Zenit,org).-Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định rằng mặc dầu ‘những cỏ lùng” trong Giáo Hội, vẫn còn hy vọng, bởi vì trong đó Chúa tiếp tục hiến mình cho chúng ta.
ĐGH nói điều này hôm 16/5 trong một sứ điệp bằng tiếng Đức, do Vatican phổ biến ngày Thứ Bảy, sứ điệp được gởi cho những người tham dự một đại hội đại kết bắt đầu ngày Thứ Tư 12/5 và chấm dứt hôm Chúa Nhật 16/5 tại Munich.
“Oecumenische Kirchentag,” này qui tụ những thành viên các giáo hội Kitô hữu German, Công Giáo và Tin Lành, là lần tổ chức thứ 2. Lần thứ nhất xảy ra trong 2003 tại Berlin.
ĐGH ghi nhận khẩu hiệu đại hội, “Hầu Anh Chị em có thể hy Vọng.”
“Anh chị em muốn gởi một dâu hiệu hy vọng cho Giáo Hội và cho xã hội trong một thời gian khó khăn,” ngài nói. “Tôi cám on anh chị em rất nhiều vì sự này.”
Đức Thánh Cha thừa nhận “Trong nhưng tháng mới đây chúng ta phải đối mặt liên lỉ với những tin tức có thể làm cho Giáo Hội mất niềm vui, điều làm cho Giáo Hội thành đen tối như một nơi hy vọng”.
ĐGH nhắc lại, “Trong cuộc tranh cãi sôi nổi với Chúa về việc tha cho thành Sodome, ông Abraham được Chúa Vũ Trụ bảo đảm nếu trong thành có 10 người lành thì Chúa không phá hủy thành này.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói thêm, “Tạ ơn Chúa, trong những thành chúng ta có nhiều hơn 10 người lành!”
Tinh sạch và quảng đại
Ngài khẳng định, “Nếu chúng ta chăm chú hơn ngày nay, nếu chúng ta không chỉ thấy sự tối tăm, nhưng cũng thấy có sự sáng và sự lành trong thời đại chúng ta, chúng ta thấy đức tin đã biến những con người thành thanh sạch và quảng đại hơn và giáo dục họ trong tình yêu.”
“Những cỏ lùng cũng hiện diện trong Giáo Hội và giữa những kẻ Chúa đã tiếp nhận phục vụ Người cách đặc biệt,” ĐGH nhận xét, “nhưng ánh sáng của Chúa không bị tắt; hột giống tốt không bị hột giống xấu phá hủy.”
Ngài hỏi, “Giáo Hội có phải là một nơi hy vọng không?”
ĐGH trả lời: “Vâng, bởi vì từ Giáo Hội Lời Chúa đến cho chúng ta, lại nữa lại nữa và mãi mãi, Lời thanh luyện chúng ta và chỉ cho chúng ta con đàng đức tin.
“Đó là vì trong Giáo Hội Chúa tiếp tục hiến mình cho chúng ta, trong ân sủng và các bí tích, trong lời hòa giải, trong nhiều ân huệ sự chiêm ngắm Ngài.
“Không gì có thể che khuất hay phá hủy tất cả sự đó.”
Đức Thánh Cha chỉ rõ, “Chúng ta phải vui mừng cho điều đó giữa tất cả mọi khổ cực.”
Hãy tin vào Giáo Hội!
Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM
18:03 23/05/2010
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống mời gọi chúng ta suy nghĩ về bản chất và sứ mạng của Hội Thánh, và nhắc nhở ta hãy yêu mến và tin tưởng Hội Thánh hơn.
1- Tôi tin Hội Thánh
Giáo Hội đã xuất hiện công khai trong ngày lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ (x. Cv 2,1-13), và lập tức các ngài toả ra đường phố rao giảng về Chúa Giêsu Kitô chết và phục sinh … Thời
của Giáo Hội đã khai mạc như thế, vào lúc mà các lời hứa và các sấm ngôn liên quan cách tỏ tường tới Đấng Bảo Trợ, tới Thần Khí ban sự sống và Thần Khí sự thật bắt đầu được thực hiện trên các Tông Đồ một cách mạnh mẽ và hiển nhiên. Đức Kitô là người sáng lập Giáo Hội, nhưng người ta cũng gọi Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập Giáo Hội. Những gì Chúa Thánh Thần đã làm với Chúa Giêsu trong cuộc đời và sứ vụ của Ngài ở trần gian thì Người cũng sẽ làm tương tự như vậy với Giáo Hội lữ hành. Vì thế, rồi đây mỗi khi cùng nhau lấy những quyết định hệ trọng, các Tông Đồ thường tuyên bố: Thánh Thần và chúng tôi quyết định …
Cộng đoàn Giáo Hội sẽ lớn lên; những tổ chức cơ cấu ngày càng phức tạp hơn sẽ phải được thiết lập như bất cứ tập thể xã hội nào, nhưng Chúa Thánh Thần mãi mãi là linh hồn của Giáo Hội, sức mạnh của Giáo Hội. Giáo Hội không thể hoàn thành sứ mạng nếu không có Thần Khí của Chúa Cha, cũng đồng thời là Thần Khí của Chúa Kitô tác sinh và hướng dẫn. Không trung thành với Thần Khí, Giáo Hội (dù ở cấp nào) luôn có nguy cơ chỉ còn là một cơ chế xã hội tìm kiếm và hoạt động theo sự khôn ngoan và tiêu chuẩn trần thế, xa lìa Tin Mừng, như lịch sử Hội Thánh vẫn cho thấy.
Như thế, chúng ta là con cái Giáo Hội phải hiểu Giáo Hội cho đúng bản chất và sứ vụ riêng của Giáo Hội. Chúng ta phải TIN Giáo Hội như ta vẫn tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Nếu Giáo Hội chỉ là một tổ chức xã hội, thì việc gì phải TIN? Ta tin Giáo Hội thánh thiện, công giáo và tông truyền. Thật là sai lầm những ai nói: chúng tôi tin Chúa Giêsu Kitô nhưng chúng tôi không tin Giáo Hội. Có đôi lúc người ta lìa bỏ Giáo Hội (hữu hình) để -như họ nói- trung thành với Chúa, với Tin Mừng. Nghĩ và hành động như thế thì đã hết là môn đệ Chúa Kitô rồi. Có những người chỉ muốn một Giáo Hội theo như ý họ: hoặc là một Giáo Hội tinh tuyền “vô tì tích” (như mai sau trên trời) hoặc một Giáo Hội đầy uy lực, hiệu năng với những phương tiện và đường hướng hoạt động như các tổ chức chính trị, xã hội khác. Đó không phải là Giáo Hội như Chúa Giêsu muốn.
Tôi không muốn biện minh cho những lỗi lầm của Giáo Hội, của các vị lãnh đạo Giáo Hội do những bất trung phản bội cố tình hay ngoan cố đối với Đấng Sáng Lập của mình. Giáo Hội là thánh thiện vì phát sinh từ Thiên Chúa và là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, nhưng Giáo Hội cũng bao gồm những con người yếu đuối mỏng giòn tội lỗi, phải chiến đấu luôn để ngày càng nên hoàn thiện hơn, xứng đáng hơn trong tư cách làm con cái Cha trên trời và môn đệ Chúa Kitô. Vì thế Công đồng Vaticanô II đã nhắc lại một nguyên tắc xưa cũ: Ecclesia semper reformanda, nghĩa là Giáo Hội phải được canh tân đổi mới không ngừng.
2- Vài hậu quả
Tóm lại những điều trên đây muốn nhấn mạnh rằng Giáo Hội là một mầu nhiệm.
Trong một bài giảng gần đây, Đức cha Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng nhắc nhở chúng ta không được quên chiều kích siêu việt, thần linh của Giáo Hội khi muốn nói về Giáo Hội hay đánh giá Giáo Hội. Không phải là một sự lưu ý không có lý do.
Tôi thấy thái độ của Đức nguyên TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt trong tình hình nóng bỏng vừa qua thật đáng khâm phục. Ngài luôn nhìn vụ việc có liên quan đến mình một cách bình an tin tưởng trong tinh thần Giáo Hội, như một người con đích thực của Giáo Hội và như một chủ chăn đầy trách nhiệm; ngài tỏ ra “tự do” và “can đảm” khi lặp đi lặp lại rằng mình không hề bị áp lực mà chỉ muốn lợi ích của Hội Thánh mà thôi, cho dù biết rằng một tuyên bố như thế sẽ không hợp với chờ đợi của một số thành phần ủng hộ ngài. Và quả thực có những người không bằng lòng. Nếu người ta yêu mến ngài, thiết tưởng phải tin vào ngài, thay vì chỉ nhấn mạnh những điều đúng với ý mình và nghi ngờ những điều khác…
Nếu chúng ta yêu mến Giáo Hội và muốn điều tốt cho Giáo Hội, tưởng cũng phải tin vào Giáo Hội, vào Đức Thánh Cha, vào các giám mục chúng ta. Tại sao và nhân danh cái gì mà phê phán các ngài, bảo các ngài phải thế này không được thế kia, hoặc “chấm điểm” vị này “được” vị kia “không được”? Nên nghe theo các ngài là những đại diện Chúa Kitô hay nghe theo ai khác hoặc bám chắc vào ý kiến riêng mình, - đàng nào hợp lý hơn cho một người công giáo?
Đành rằng trong những vấn đề mới đây, các giám mục chúng ta đã có thể có những sai sót chi tiết nào đó nhưng không thể nói chủ trương chung là sai. Muốn tin vào Giáo Hội thì phải tin vào Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội, và Người có thể -cùng với các giám mục- làm được những việc mà con người chúng ta nghĩ là không thể và với những phương cách mà ta coi là không thích hợp. Chúa là Chúa, ta chỉ là ta. Hãy uốn nắn tư tưởng của ta theo tư tưởng của Chúa, không phải tìm cách làm ngược lại! Lịch sử Giáo Hội buổi đầu mà Phụng vụ cho ta nghe lại trong suốt mùa Phục Sinh nhắc bảo ta như thế.
Xét cho cùng, những khác biệt và có khi đối nghịch giữa một bên là Toà Thánh và HĐGM Việt Nam và bên kia là một nhóm nào đó trong thời gian qua đã phát sinh do mỗi bên đứng vào một quan điểm: quan điểm đức tin và giáo hội và quan điểm trần tục nặng tính ý thức hệ.
(Lễ Hiện Xuống 2010)
1- Tôi tin Hội Thánh
Giáo Hội đã xuất hiện công khai trong ngày lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ (x. Cv 2,1-13), và lập tức các ngài toả ra đường phố rao giảng về Chúa Giêsu Kitô chết và phục sinh … Thời
Cộng đoàn Giáo Hội sẽ lớn lên; những tổ chức cơ cấu ngày càng phức tạp hơn sẽ phải được thiết lập như bất cứ tập thể xã hội nào, nhưng Chúa Thánh Thần mãi mãi là linh hồn của Giáo Hội, sức mạnh của Giáo Hội. Giáo Hội không thể hoàn thành sứ mạng nếu không có Thần Khí của Chúa Cha, cũng đồng thời là Thần Khí của Chúa Kitô tác sinh và hướng dẫn. Không trung thành với Thần Khí, Giáo Hội (dù ở cấp nào) luôn có nguy cơ chỉ còn là một cơ chế xã hội tìm kiếm và hoạt động theo sự khôn ngoan và tiêu chuẩn trần thế, xa lìa Tin Mừng, như lịch sử Hội Thánh vẫn cho thấy.
Như thế, chúng ta là con cái Giáo Hội phải hiểu Giáo Hội cho đúng bản chất và sứ vụ riêng của Giáo Hội. Chúng ta phải TIN Giáo Hội như ta vẫn tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Nếu Giáo Hội chỉ là một tổ chức xã hội, thì việc gì phải TIN? Ta tin Giáo Hội thánh thiện, công giáo và tông truyền. Thật là sai lầm những ai nói: chúng tôi tin Chúa Giêsu Kitô nhưng chúng tôi không tin Giáo Hội. Có đôi lúc người ta lìa bỏ Giáo Hội (hữu hình) để -như họ nói- trung thành với Chúa, với Tin Mừng. Nghĩ và hành động như thế thì đã hết là môn đệ Chúa Kitô rồi. Có những người chỉ muốn một Giáo Hội theo như ý họ: hoặc là một Giáo Hội tinh tuyền “vô tì tích” (như mai sau trên trời) hoặc một Giáo Hội đầy uy lực, hiệu năng với những phương tiện và đường hướng hoạt động như các tổ chức chính trị, xã hội khác. Đó không phải là Giáo Hội như Chúa Giêsu muốn.
Tôi không muốn biện minh cho những lỗi lầm của Giáo Hội, của các vị lãnh đạo Giáo Hội do những bất trung phản bội cố tình hay ngoan cố đối với Đấng Sáng Lập của mình. Giáo Hội là thánh thiện vì phát sinh từ Thiên Chúa và là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, nhưng Giáo Hội cũng bao gồm những con người yếu đuối mỏng giòn tội lỗi, phải chiến đấu luôn để ngày càng nên hoàn thiện hơn, xứng đáng hơn trong tư cách làm con cái Cha trên trời và môn đệ Chúa Kitô. Vì thế Công đồng Vaticanô II đã nhắc lại một nguyên tắc xưa cũ: Ecclesia semper reformanda, nghĩa là Giáo Hội phải được canh tân đổi mới không ngừng.
2- Vài hậu quả
Tóm lại những điều trên đây muốn nhấn mạnh rằng Giáo Hội là một mầu nhiệm.
Trong một bài giảng gần đây, Đức cha Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng nhắc nhở chúng ta không được quên chiều kích siêu việt, thần linh của Giáo Hội khi muốn nói về Giáo Hội hay đánh giá Giáo Hội. Không phải là một sự lưu ý không có lý do.
Tôi thấy thái độ của Đức nguyên TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt trong tình hình nóng bỏng vừa qua thật đáng khâm phục. Ngài luôn nhìn vụ việc có liên quan đến mình một cách bình an tin tưởng trong tinh thần Giáo Hội, như một người con đích thực của Giáo Hội và như một chủ chăn đầy trách nhiệm; ngài tỏ ra “tự do” và “can đảm” khi lặp đi lặp lại rằng mình không hề bị áp lực mà chỉ muốn lợi ích của Hội Thánh mà thôi, cho dù biết rằng một tuyên bố như thế sẽ không hợp với chờ đợi của một số thành phần ủng hộ ngài. Và quả thực có những người không bằng lòng. Nếu người ta yêu mến ngài, thiết tưởng phải tin vào ngài, thay vì chỉ nhấn mạnh những điều đúng với ý mình và nghi ngờ những điều khác…
Nếu chúng ta yêu mến Giáo Hội và muốn điều tốt cho Giáo Hội, tưởng cũng phải tin vào Giáo Hội, vào Đức Thánh Cha, vào các giám mục chúng ta. Tại sao và nhân danh cái gì mà phê phán các ngài, bảo các ngài phải thế này không được thế kia, hoặc “chấm điểm” vị này “được” vị kia “không được”? Nên nghe theo các ngài là những đại diện Chúa Kitô hay nghe theo ai khác hoặc bám chắc vào ý kiến riêng mình, - đàng nào hợp lý hơn cho một người công giáo?
Đành rằng trong những vấn đề mới đây, các giám mục chúng ta đã có thể có những sai sót chi tiết nào đó nhưng không thể nói chủ trương chung là sai. Muốn tin vào Giáo Hội thì phải tin vào Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội, và Người có thể -cùng với các giám mục- làm được những việc mà con người chúng ta nghĩ là không thể và với những phương cách mà ta coi là không thích hợp. Chúa là Chúa, ta chỉ là ta. Hãy uốn nắn tư tưởng của ta theo tư tưởng của Chúa, không phải tìm cách làm ngược lại! Lịch sử Giáo Hội buổi đầu mà Phụng vụ cho ta nghe lại trong suốt mùa Phục Sinh nhắc bảo ta như thế.
Xét cho cùng, những khác biệt và có khi đối nghịch giữa một bên là Toà Thánh và HĐGM Việt Nam và bên kia là một nhóm nào đó trong thời gian qua đã phát sinh do mỗi bên đứng vào một quan điểm: quan điểm đức tin và giáo hội và quan điểm trần tục nặng tính ý thức hệ.
(Lễ Hiện Xuống 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Buổi tĩnh tâm của thừa tác viên và Liên Minh Thánh Tâm thuộc CĐ André Dũng lạc tại Aloha,Oregon
Bảo Tịnh
07:59 23/05/2010
Buổi tĩnh tâm của thừa tác viên và Liên Minh Thánh Tâm thuộc CĐ André Dũng lạc tại Aloha,Oregon
Để đón mừng lễ quan thày Mình Máu Chúa Kitô và Thánh Tâm Chúa sắp đến, ban Thừa Tác viên Trao Mình Thánh Chúa và Đoàn Liên Minh Thánh Tâm tổ chức một buổi Tĩnh Tâm dành cho tất cả anh chị em trong Ban.
Xem hình tĩnh tâm
Mục đích giúp cho mỗi người ý thức vai trò của mình, đồng thời cùng nhau thăng tiến trong con đường phục vụ Chúa qua mọi người, qua cộng đòan. Hướng dẫn Tĩnh Tâm năm nay do Cha Phaolô Cao Thế Bình thuộc Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa. Đề tài “ Đời người là một chuyến đi“. Mở đầu, Ngài dẫn nhập bằng sách Sáng thế trong phần cựu ước, ngài đưa những hình ảnh tổng quát về Thiên Chúa tạo dựng con Người, và con người sống tràn ngập trong Tình Yêu của Thiên Chúa, thế nhưng con người lạm dụng sự tự do mà đi ngược lại đường lối Thiên Chúa đã dành cho. Dầu vậy Thiên Chúa vẫn không bỏ con người dưới quyền lực sự chết, mà Ngài đã sai con một của Ngài là Đức Giêsu Kitô đến thế gian để cứu chuộc nhân lọai. Chính Đức Giêsu Kitô, Ngài cũng trải qua những đau khổ của một kiếp con người, Ngài đã đi cho đến cùng của cuộc đời qua cái chết của Ngài và sau 3 ngày Ngài đã sống lại.
Lịch sử nhân loại đã không biết bao nhiêu người cố đi tìm thuốc “trường sinh bất tử”, thế nhưng không ai thoát qua cái chết, vì vậy đời người quả thật là mong manh, sinh, lão, bệnh, tử là định luật chung cho nhân lọai. Kế đến ngài dẫn chứng qua lăng kính đức tin, đời là một ân sủng mà Thiên Chúa dành cho nhân loại đó là Tình Yêu, từ lúc chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay Thiên Chúa luôn luôn quan phòng, đồng hành với con người trong suốt cuộc đời, đây không phải là hồng ân của Thiên Chúa sao ? Lời Thánh Phaolô gửi cho Giáo đoàn Ephêso nhắc nhở cho chúng ta “ Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người ta trở nên tinh tuyền thánh thiện nhờ tình thương của Ngài “ ( Ep 1,4) Trong phần thảo luận được mọi người bàn thảo rất sôi nổi, tất cả nói lên những kinh nghiệm cuộc sống của mỗi người. Ai nấy đều khẳng định rằng tất cả đều là hồng ân của Chúa dành riêng cho họ và gia đình. Qủa thật “đời người là môt chuyến đi “đáng ta suy gẫm và tiếp tục bước đi cho đến cùng.
Cũng trong buỗi Tĩnh Tâm này, anh chị em tưởng nhớ đến Linh hồn ông Tôma Trần hữu Quyền một thành viên trong trong ban Thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa vừa qua đời ngày hôm qua, với hình ảnh này cũng thật thích hợp cho đề tài tỉnh tâm: “Đời người là một chuyến đi” và đi làm sao cho trọn; phải chăng đây là điều thức tỉnh mỗi người hơn nữa. Kết thúc buổi tĩnh tâm bằng thánh lễ tạ ơn. Buổi Tĩnh Tâm hôm nay mang lại rất nhiều lợi ích cho từng anh chị em, và ước mong sang năm sẽ tổ chức chung với anh em tại Giáo Xứ Lavang sẽ có số người tham gia đông đảo hơn. Buổi Tĩnh Tâm chấm dứt lúc 16 giờ 30 cùng ngày.
Aloha ngày 22/05/2010
Để đón mừng lễ quan thày Mình Máu Chúa Kitô và Thánh Tâm Chúa sắp đến, ban Thừa Tác viên Trao Mình Thánh Chúa và Đoàn Liên Minh Thánh Tâm tổ chức một buổi Tĩnh Tâm dành cho tất cả anh chị em trong Ban.
Xem hình tĩnh tâm
Mục đích giúp cho mỗi người ý thức vai trò của mình, đồng thời cùng nhau thăng tiến trong con đường phục vụ Chúa qua mọi người, qua cộng đòan. Hướng dẫn Tĩnh Tâm năm nay do Cha Phaolô Cao Thế Bình thuộc Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa. Đề tài “ Đời người là một chuyến đi“. Mở đầu, Ngài dẫn nhập bằng sách Sáng thế trong phần cựu ước, ngài đưa những hình ảnh tổng quát về Thiên Chúa tạo dựng con Người, và con người sống tràn ngập trong Tình Yêu của Thiên Chúa, thế nhưng con người lạm dụng sự tự do mà đi ngược lại đường lối Thiên Chúa đã dành cho. Dầu vậy Thiên Chúa vẫn không bỏ con người dưới quyền lực sự chết, mà Ngài đã sai con một của Ngài là Đức Giêsu Kitô đến thế gian để cứu chuộc nhân lọai. Chính Đức Giêsu Kitô, Ngài cũng trải qua những đau khổ của một kiếp con người, Ngài đã đi cho đến cùng của cuộc đời qua cái chết của Ngài và sau 3 ngày Ngài đã sống lại.
Lịch sử nhân loại đã không biết bao nhiêu người cố đi tìm thuốc “trường sinh bất tử”, thế nhưng không ai thoát qua cái chết, vì vậy đời người quả thật là mong manh, sinh, lão, bệnh, tử là định luật chung cho nhân lọai. Kế đến ngài dẫn chứng qua lăng kính đức tin, đời là một ân sủng mà Thiên Chúa dành cho nhân loại đó là Tình Yêu, từ lúc chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay Thiên Chúa luôn luôn quan phòng, đồng hành với con người trong suốt cuộc đời, đây không phải là hồng ân của Thiên Chúa sao ? Lời Thánh Phaolô gửi cho Giáo đoàn Ephêso nhắc nhở cho chúng ta “ Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người ta trở nên tinh tuyền thánh thiện nhờ tình thương của Ngài “ ( Ep 1,4) Trong phần thảo luận được mọi người bàn thảo rất sôi nổi, tất cả nói lên những kinh nghiệm cuộc sống của mỗi người. Ai nấy đều khẳng định rằng tất cả đều là hồng ân của Chúa dành riêng cho họ và gia đình. Qủa thật “đời người là môt chuyến đi “đáng ta suy gẫm và tiếp tục bước đi cho đến cùng.
Cũng trong buỗi Tĩnh Tâm này, anh chị em tưởng nhớ đến Linh hồn ông Tôma Trần hữu Quyền một thành viên trong trong ban Thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa vừa qua đời ngày hôm qua, với hình ảnh này cũng thật thích hợp cho đề tài tỉnh tâm: “Đời người là một chuyến đi” và đi làm sao cho trọn; phải chăng đây là điều thức tỉnh mỗi người hơn nữa. Kết thúc buổi tĩnh tâm bằng thánh lễ tạ ơn. Buổi Tĩnh Tâm hôm nay mang lại rất nhiều lợi ích cho từng anh chị em, và ước mong sang năm sẽ tổ chức chung với anh em tại Giáo Xứ Lavang sẽ có số người tham gia đông đảo hơn. Buổi Tĩnh Tâm chấm dứt lúc 16 giờ 30 cùng ngày.
Aloha ngày 22/05/2010
Ngày Sắc Tộc Á Châu Thái Bình Dương năm thứ Tám tại Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
08:12 23/05/2010
Hoa Thịnh Đốn ngày 22 tháng 5, 2010: Ngày Sắc Tộc Á Châu Thái Bình Dương đã diễn ra rất tốt đẹp, hôm nay tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa thịnh Đốn.
Có 16 sắc tộc tham dự trong đó có hai giáo xứ Việt Nam trong Vùng Hoa Thịnh Đốn là Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và Giáo Xứ Mẹ Việt Nam.
Giáo xứ Mẹ Việt Nam năm nay đã tích cực tham dự với màn múa dâng hoa và múa quạt với khoảng 50 em mặc áo dài khăn hoàng hậu mầu vàng, và kiệu Đức Mẹ La Vang. Giáo xứ Mẹ Việt Nam cũng có 26 em nhỏ đọc sự mừng thứ ba. GX Mẹ Việt Nam có 1 em nhỏ được đọc lời nguyện giáo dân thứ nhất. Ông bà chủ tịch HĐMV Giáo xứ Mẹ Việt Nam Nguyễn Minh Hoàng và cô Thuỳ Anh là 3 vị đã có mặt và điều khiển phần hành của giáo xứ mình
Giáo xứ CTTĐVN Arlington có các em Thanh Sinh Công đã đóng góp trong phần hướng dẫn chuỗi hạt Mân Côi, phần đầu, ngoài ra TSC Phương Tâm là 1 trong 2 MC được lựa chọn điều khiển phần rước kiệu và trình diễn của các cộng đoàn. Đoàn Trống Thiếu Nhi ra mắt lần thứ nhất với 22 trống lớn đã tỏ ra rất xuất sắc. Mặc dầu các em mới tập dượt được vài lần, các em đã được nhiều người khen ngợi. Tiếng trống của các em vang dội khắp Thánh Đường.
Thánh Lễ được Đức Cha Ignatius Wang chủ tế với sự đồng tế cuả 4 linh mục trong đó có cha xứ Nguyễn Đức Vượng.
Đặc biệt năm nay có sự tham dự của nhiều cộng đoàn sắc tộc từ nhiều nơi xa xôi như: Cộng Đồng Người H-Mong (Lào) từ Charlotte, North Carolina, và các cộng đoàn thiểu số khác từ Philadelphia, Norfolk, Richmond...
Bà Cecile Motus, Văn Phòng Đa Văn Hóa của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đặc biệt cám ơn 2 cộng đoàn Việt Nam về sự tích cực đóng góp trong 8 năm qua, đặc biệt là đã tham gia trong ban tổ chức và tham dự các phiên họp để chuẩn bị cho cuộc hành hương thường niên mệng danh là "Một Buổi Chiều Với Mẹ Maria." Trong các cộng đoàn thiểu số được nêu tên bà đã đưa Việt Nam lên hàng đầu.
Ngày Sắc Tộc Á Châu Thái Bình Dương 2010
Có 16 sắc tộc tham dự trong đó có hai giáo xứ Việt Nam trong Vùng Hoa Thịnh Đốn là Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và Giáo Xứ Mẹ Việt Nam.
Giáo xứ Mẹ Việt Nam năm nay đã tích cực tham dự với màn múa dâng hoa và múa quạt với khoảng 50 em mặc áo dài khăn hoàng hậu mầu vàng, và kiệu Đức Mẹ La Vang. Giáo xứ Mẹ Việt Nam cũng có 26 em nhỏ đọc sự mừng thứ ba. GX Mẹ Việt Nam có 1 em nhỏ được đọc lời nguyện giáo dân thứ nhất. Ông bà chủ tịch HĐMV Giáo xứ Mẹ Việt Nam Nguyễn Minh Hoàng và cô Thuỳ Anh là 3 vị đã có mặt và điều khiển phần hành của giáo xứ mình
Giáo xứ CTTĐVN Arlington có các em Thanh Sinh Công đã đóng góp trong phần hướng dẫn chuỗi hạt Mân Côi, phần đầu, ngoài ra TSC Phương Tâm là 1 trong 2 MC được lựa chọn điều khiển phần rước kiệu và trình diễn của các cộng đoàn. Đoàn Trống Thiếu Nhi ra mắt lần thứ nhất với 22 trống lớn đã tỏ ra rất xuất sắc. Mặc dầu các em mới tập dượt được vài lần, các em đã được nhiều người khen ngợi. Tiếng trống của các em vang dội khắp Thánh Đường.
Thánh Lễ được Đức Cha Ignatius Wang chủ tế với sự đồng tế cuả 4 linh mục trong đó có cha xứ Nguyễn Đức Vượng.
Đặc biệt năm nay có sự tham dự của nhiều cộng đoàn sắc tộc từ nhiều nơi xa xôi như: Cộng Đồng Người H-Mong (Lào) từ Charlotte, North Carolina, và các cộng đoàn thiểu số khác từ Philadelphia, Norfolk, Richmond...
Bà Cecile Motus, Văn Phòng Đa Văn Hóa của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đặc biệt cám ơn 2 cộng đoàn Việt Nam về sự tích cực đóng góp trong 8 năm qua, đặc biệt là đã tham gia trong ban tổ chức và tham dự các phiên họp để chuẩn bị cho cuộc hành hương thường niên mệng danh là "Một Buổi Chiều Với Mẹ Maria." Trong các cộng đoàn thiểu số được nêu tên bà đã đưa Việt Nam lên hàng đầu.
Ngày Sắc Tộc Á Châu Thái Bình Dương 2010
Mừng 45 năm thành lập ca đoàn Thánh Linh GX Thanh Đức, Đà Nẵng
Paul Maria
08:16 23/05/2010
THÁNH LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG:
BỔN MẠNG & MỪNG 45 NĂM THÀNH LẬP CA ĐOÀN THÁNH LINH GX THANH ĐỨC
GP ĐÀ NẴNG
Cùng với Hội Thánh hoàn vũ, cách riêng với Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010, Giáo xứ Thanh Đức Giáo phận Đà Nẵng hoan hỉ cử hành Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Đây cũng là Sinh Nhật của Hội Thánh " Hiệp nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền " của mỗi người và của tất cả chúng ta.
Xem hình ca đoàn Thánh Linh mừng lễ bổn mạng
Niềm hân hoan càng tăng thêm khi tại Thanh Đức, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được Ca Đoàn Thánh Linh nhận làm Bổn Mạng và hôm nay, Ca Đoàn mừng đón 45 Năm Ngày Sinh của mình.
Thánh lễ do Cha Quản xứ Bônaventura Mai Thái chủ tế.
Cùng đồng tế với Ngài có Cha Giuse Nguyễn Thanh Tú, một người con của Giáo xứ Thanh Đức từ Hoa Kỳ về thăm quê hương.
Tham dự Thánh lễ hôm nay còn có Cha Phó Paul Trần Ngọc Hoàng, Quý Seours Cộng đoàn Phaolô, HĐGX, đại biểu các Đoàn thể, các Giới, các Ban và rất đông Giáo dân.
Cảm động nhất là trên 100 Anh Chị Em Cựu Ca viên đang sinh sống trong và ngoài Giáo phận, có cả Anh Chị Em từ hải ngoại về tham dự ngày kỷ niệm này ( Chị Loan USA, Chị Phước AUS, Anh Truyền USA ).
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Cha chủ sự nhấn mạnh:
" Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần " ( Ga.20,22 ).
- Thánh Thần đã đến tràn đầy trên các Tông đồ và chỉ có Thánh Thần mới đổi mới các ông để các ông ra đi rao giảng và làm chứng về Đức Giêsu chịu đóng đinh, chịu chết và đã sống lại hiển vinh và chỉ nhân danh chính Đức Giêsu chịu đóng đinh, chịu chết và đã sống lại hiển vinh ấy mà rao giảng.
- Chính Thánh Thần đã liên kết nên một các ông với nhau. Chính Thánh Thần đã ban cho các ông khả năng nói các thứ tiếng lạ mà các sắc dân khác nhau cùng nghe và hiểu được. Chính Thánh Thần đã làm cho các dân thiên hạ sửng sốt và cùng nhau loan báo những kỳ công của Thiên Chúa.
Nhờ đâu ?
- Trong suốt ba năm ở bên Thầy, được nghe Thầy giảng dạy, được chứng kiến bao phép lạ Thầy làm, mà nào các Tông đồ hiểu được điều gì, nhớ được điều gi ? Nhờ Đức Maria, với Đức Maria các ông kiên trì cầu nguyện để xứng đáng được nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần.
- " Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em " ( Ga. 14,26 ). Các Tông đồ đã được Chúa Giêsu giảng dạy mọi điều dù các ông đã không hiểu, đã không nhớ. Chỉ đến khi Thánh Thần đến mới thay đổi được các ông. Để hiểu và để nhớ các ông phải được giảng dạy trước bởi chính Lời Chúa Giêsu.
Xin cho chúng ta luôn biết canh thức cầu nguyện và chuyên chú học hỏi Lời Chúa, để với ơn của Thánh Linh, chúng ta sẽ được biến đổi trở nên mạnh mẽ, can đảm làm chứng và loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Chúa giữa trần gian...
Cuối Thánh lễ, Cha Quản xứ thay lời cho cộng đoàn chúc mừng Bổn mạng và kỷ niệm 45 Năm thành lập Ca đoàn. Cả Nhà thờ dành cho Ca đoàn một tràng pháo tay thật vang và dài. Ngài cũng không quên cám ơn các Ca Trưởng, Ca Phó, các Ban đệm đàn, Anh Chị Em Ca viên và gia đình của họ trong suốt 45 năm qua đã hy sinh, hăng hái xây dựng Giáo Hội qua việc phục vụ Giáo xứ trong công tác tập luyện và hát lễ hằng tuần.
Sau khi chụp hình lưu niệm, Cha con cùng nhau dự buổi điểm tâm và cà phê tại Nhà Giáo lý.
Trong không khí hân hoan đầm ấm của ngày Đại Lễ, Anh Ca Trưởng Athanasiô Trần Văn Đức đã nói lên tâm tình biết ơn Quý Cha, Quý Tu sĩ Nam Nữ, Ban Thường vụ - HĐGX, Hội Ái Hữu Thanh Đức Hải Ngoại, các Giới, các Đoàn thể, Quý Ân nhân và đặc biệt Anh Chị Em Cựu Ca viên khắp nơi. .. đã cầu nguyện, chúc mừng và gửi quà mừng lễ với Ca đoàn. Xin Chúa Thánh Linh gìn giữ và ban nhiều Hồng ân xuống trên mọi người.
" Lạy Ngài xin đến dẫn dắt chúng con trên đường,
Cầu Ngài liên kết chúng con nhất tâm trong Ngài.
Cầu Ngài ban ơn thêm sức kiên vững không lay,
Sống sao nên người con Chúa, Chứng nhân Tình Yêu "
BỔN MẠNG & MỪNG 45 NĂM THÀNH LẬP CA ĐOÀN THÁNH LINH GX THANH ĐỨC
GP ĐÀ NẴNG
Cùng với Hội Thánh hoàn vũ, cách riêng với Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010, Giáo xứ Thanh Đức Giáo phận Đà Nẵng hoan hỉ cử hành Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Đây cũng là Sinh Nhật của Hội Thánh " Hiệp nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền " của mỗi người và của tất cả chúng ta.
Xem hình ca đoàn Thánh Linh mừng lễ bổn mạng
Niềm hân hoan càng tăng thêm khi tại Thanh Đức, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được Ca Đoàn Thánh Linh nhận làm Bổn Mạng và hôm nay, Ca Đoàn mừng đón 45 Năm Ngày Sinh của mình.
Thánh lễ do Cha Quản xứ Bônaventura Mai Thái chủ tế.
Cùng đồng tế với Ngài có Cha Giuse Nguyễn Thanh Tú, một người con của Giáo xứ Thanh Đức từ Hoa Kỳ về thăm quê hương.
Tham dự Thánh lễ hôm nay còn có Cha Phó Paul Trần Ngọc Hoàng, Quý Seours Cộng đoàn Phaolô, HĐGX, đại biểu các Đoàn thể, các Giới, các Ban và rất đông Giáo dân.
Cảm động nhất là trên 100 Anh Chị Em Cựu Ca viên đang sinh sống trong và ngoài Giáo phận, có cả Anh Chị Em từ hải ngoại về tham dự ngày kỷ niệm này ( Chị Loan USA, Chị Phước AUS, Anh Truyền USA ).
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Cha chủ sự nhấn mạnh:
" Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần " ( Ga.20,22 ).
- Thánh Thần đã đến tràn đầy trên các Tông đồ và chỉ có Thánh Thần mới đổi mới các ông để các ông ra đi rao giảng và làm chứng về Đức Giêsu chịu đóng đinh, chịu chết và đã sống lại hiển vinh và chỉ nhân danh chính Đức Giêsu chịu đóng đinh, chịu chết và đã sống lại hiển vinh ấy mà rao giảng.
- Chính Thánh Thần đã liên kết nên một các ông với nhau. Chính Thánh Thần đã ban cho các ông khả năng nói các thứ tiếng lạ mà các sắc dân khác nhau cùng nghe và hiểu được. Chính Thánh Thần đã làm cho các dân thiên hạ sửng sốt và cùng nhau loan báo những kỳ công của Thiên Chúa.
Nhờ đâu ?
- Trong suốt ba năm ở bên Thầy, được nghe Thầy giảng dạy, được chứng kiến bao phép lạ Thầy làm, mà nào các Tông đồ hiểu được điều gì, nhớ được điều gi ? Nhờ Đức Maria, với Đức Maria các ông kiên trì cầu nguyện để xứng đáng được nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần.
- " Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em " ( Ga. 14,26 ). Các Tông đồ đã được Chúa Giêsu giảng dạy mọi điều dù các ông đã không hiểu, đã không nhớ. Chỉ đến khi Thánh Thần đến mới thay đổi được các ông. Để hiểu và để nhớ các ông phải được giảng dạy trước bởi chính Lời Chúa Giêsu.
Xin cho chúng ta luôn biết canh thức cầu nguyện và chuyên chú học hỏi Lời Chúa, để với ơn của Thánh Linh, chúng ta sẽ được biến đổi trở nên mạnh mẽ, can đảm làm chứng và loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Chúa giữa trần gian...
Cuối Thánh lễ, Cha Quản xứ thay lời cho cộng đoàn chúc mừng Bổn mạng và kỷ niệm 45 Năm thành lập Ca đoàn. Cả Nhà thờ dành cho Ca đoàn một tràng pháo tay thật vang và dài. Ngài cũng không quên cám ơn các Ca Trưởng, Ca Phó, các Ban đệm đàn, Anh Chị Em Ca viên và gia đình của họ trong suốt 45 năm qua đã hy sinh, hăng hái xây dựng Giáo Hội qua việc phục vụ Giáo xứ trong công tác tập luyện và hát lễ hằng tuần.
Sau khi chụp hình lưu niệm, Cha con cùng nhau dự buổi điểm tâm và cà phê tại Nhà Giáo lý.
Trong không khí hân hoan đầm ấm của ngày Đại Lễ, Anh Ca Trưởng Athanasiô Trần Văn Đức đã nói lên tâm tình biết ơn Quý Cha, Quý Tu sĩ Nam Nữ, Ban Thường vụ - HĐGX, Hội Ái Hữu Thanh Đức Hải Ngoại, các Giới, các Đoàn thể, Quý Ân nhân và đặc biệt Anh Chị Em Cựu Ca viên khắp nơi. .. đã cầu nguyện, chúc mừng và gửi quà mừng lễ với Ca đoàn. Xin Chúa Thánh Linh gìn giữ và ban nhiều Hồng ân xuống trên mọi người.
" Lạy Ngài xin đến dẫn dắt chúng con trên đường,
Cầu Ngài liên kết chúng con nhất tâm trong Ngài.
Cầu Ngài ban ơn thêm sức kiên vững không lay,
Sống sao nên người con Chúa, Chứng nhân Tình Yêu "
Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội
Lê Danh
10:01 23/05/2010
Hà Nội, 23/5/2010, vào lúc 9h tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ sự Thánh Lễ mừng ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Tông Đồ. Đồng tế với ngài có Đức Giám Mục Phụ Tá Lôrenxô và các linh mục trong hạt Chính Tòa, chủng sinh, nam nữ tu sỹ và đông đảo anh chị em giáo dân.
Hình ảnh Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội
Mở đầu Thánh Lễ, Đức TGM Phêrô đã chia sẻ với cộng đoàn bức điện thư vừa nhận được từ Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên TGM Tổng Giáo Phận Hà Nội. Ngài cho biết: Đức TGM Giuse hiện đang sống bình an trong một tu viện thoáng mát và yên tĩnh. Ngài luôn cầu nguyện cho TGP Hà Nội giữ được ơn hiệp nhất, bình an, và phát triển. Trong niềm tri ân và yêu mến Đức TGM Giuse, Đức TGM Phêrô đã mời gọi cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Đức TGM Giuse luôn được bình an và mạnh khỏe. Đồng thời, ngài mời gọi cộng đoàn hướng về Chúa Thánh Thần trong ngày đại lễ hôm nay.
Chia sẻ trong Thánh Lễ, Đức TGM Phêrô nhấn mạnh: Chính Chúa Thánh Thần quy tụ chúng ta nên một Hội Thánh duy nhất. Mặc dù Hội Thánh có từ nhiều thành phần, từ nhiều tiếng nói, từ nhiều chức năng, từ nhiều ngôn ngữ, và nhiều ý kiến khác nhau nhưng Chúa Thánh Thần dần dần quy tụ chúng ta, làm cho chúng ta nên một Hội Thánh duy nhất, một thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Và ngài mời gọi: trong sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy tiếp tục ra đi rao giảng Tin Mừng về Chúa Kitô cho toàn thể nhân loại, để mọi người được nên một trong Chúa Kitô.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức TGM Phêrô đã nhiều lần chúc lành trên giáo dân trong niềm vui của ngài đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
(Nguồn: http://tgphanoi.org)
Hình ảnh Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội
Mở đầu Thánh Lễ, Đức TGM Phêrô đã chia sẻ với cộng đoàn bức điện thư vừa nhận được từ Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên TGM Tổng Giáo Phận Hà Nội. Ngài cho biết: Đức TGM Giuse hiện đang sống bình an trong một tu viện thoáng mát và yên tĩnh. Ngài luôn cầu nguyện cho TGP Hà Nội giữ được ơn hiệp nhất, bình an, và phát triển. Trong niềm tri ân và yêu mến Đức TGM Giuse, Đức TGM Phêrô đã mời gọi cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Đức TGM Giuse luôn được bình an và mạnh khỏe. Đồng thời, ngài mời gọi cộng đoàn hướng về Chúa Thánh Thần trong ngày đại lễ hôm nay.
Chia sẻ trong Thánh Lễ, Đức TGM Phêrô nhấn mạnh: Chính Chúa Thánh Thần quy tụ chúng ta nên một Hội Thánh duy nhất. Mặc dù Hội Thánh có từ nhiều thành phần, từ nhiều tiếng nói, từ nhiều chức năng, từ nhiều ngôn ngữ, và nhiều ý kiến khác nhau nhưng Chúa Thánh Thần dần dần quy tụ chúng ta, làm cho chúng ta nên một Hội Thánh duy nhất, một thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Và ngài mời gọi: trong sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy tiếp tục ra đi rao giảng Tin Mừng về Chúa Kitô cho toàn thể nhân loại, để mọi người được nên một trong Chúa Kitô.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức TGM Phêrô đã nhiều lần chúc lành trên giáo dân trong niềm vui của ngài đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
(Nguồn: http://tgphanoi.org)
Giáo Xứ Paris học hỏi và cử hành Năm Thánh 2010: Đạo Công Giáo phát triển thế nào ở Việt Nam (1659-1960)
Trần Văn Cảnh
14:53 23/05/2010
Giáo Xứ Paris học hỏi và cử hành Năm Thánh 2010
Bài 3: Đạo Công Giáo phát triển thế nào ở Việt Nam (1659-1960)?
Paris. Chúa nhật Lễ Hiện Xuống 23/05/2010. trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). Qua một tập tài liệu đã in sẵn, GS Trần Văn Cảnh giới thiệu với Cộng Đoàn về « Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển, 1659-1960 ». Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.
A. PHẦN TRÌNH BÀY
Trong lịch sử việt nam, thời kỳ Tông Tòa trải dài trên 5 giai đoạn: Trịnh Nguyễn phân tranh (1570-1786), Tây Sơn (1786-1802), Nhà Nguyễn (1802-1884), Bảo hộ Pháp (1884-1954), Quốc Cộng Nam Bắc (1954-1975). Nhiều biến cố quan trọng trong lịch sử tranh quyền cai trị, mở rộng bờ cõi và giữ nước, phát triển quốc gia, mất độc lập và dành lại chủ quyền, chia rẽ và thống nhất quốc gia,…
Trong lịch sử giáo hội công giáo, thời kỳ Tông Tòa đánh dấu một đường hướng truyền giáo mới. Rút lại quyền Bảo Trợ truyền giáo của hai quốc gia Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, thành hình từ thế kỷ XV. Trao việc truyền giáo cho một cơ quan mới là Thánh Bộ Truyền Giáo, thành lập từ ngày lễ Ba Vua 06.01.1622.
Đây là một thay đổi rất lớn. Để giảm bớt và tránh những lạm dụng tiêu cực của các quốc gia bảo trợ, có nhiều quyền lực và tư lợi khác nhau, Tòa Thánh đã muốn đứng ra lãnh trách nhiệm trực tiếp và toàn bộ trong công việc truyền giáo. Nhờ những khám phá các vùng đất mới, từ thế kỷ XV, một ý thức mới đang thành hình trước những ngỡ ngàng mới: thế giới bao la với nhiều dân tộc khác nhau, với những nền văn minh to như Ấn Độ, Trung Hoa,…với những tôn giáo lớn, như Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo,… Công việc truyền giáo cần phải có kế hoạch và phương pháp, tổ chức và thống nhất lãnh đạo, do chính Giáo triều điều hành.
Sau gần 50 năm truyền giáo rất thành công ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, các cha Dòng Tên bị trục xuất khỏi Việt Nam. Cha Đắc Lộ được lệnh bề trên về Âu Châu, vận động Giáo Hội gởi giám mục đi truyền giáo ở Việt Nam. Trong ba năm 1649-1652 ở Rôma, cha đã không tìm ra ứng viên giám mục. Hai năm 1653-1654 ở Paris, cha đã gặp may mắn hơn. Cha đã tìm được các ứng viên giám mục. Kết quả là ngày 29.07.1658, ÐTC Alexandre VII bổ nhiệm cha François Pallu làm giám mục hiệu tòa Héliopolis, cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu tòa Béryte và cả hai làm Giám Quản Tông Tòa cho các sở truyền giáo Trung Hoa và Việt Nam. Rồi ngày 09.09.1659, ÐTC Alexandre VII ban sắc chỉ « Super Cathedram » bổ nhiệm ÐC François Pallu làm Đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài và ÐC Pierre Lambert de la Motte làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong. Từ đây, ngày 09.09.1659 được coi là ngày mở đầu cho thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam: thời kỳ TÔNG TÒA, kéo dài 300 năm, từ 1659 đến 1960. Đây là thời kỳ dài nhất trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Rất nhiều công việc đã được thực hiện, vừa đặt nền tảng vừa cất cao và xây lớn Giáo Hội Việt Nam.
Bốn việc đã được mở đầu ở thời Bảo Trợ vẫn được tiếp tục thực hiện: đưa Tin Mừng đến các địa điểm mục vụ mới, hội nhập vào xã hội Việt Nam và thành lập những cộng đoàn mới, củng cố lòng tin của giáo hữu và phát triển chữ quốc ngữ cho văn học việt nam.
Trong thời kỳ Tông Tòa, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phát triển mạnh. Chín việc quan trọng đáng ghi nhớ khác đã được thực hiện: Tổ chức công đồng Ayuthia xây dựng chương trình truyền giáo; Thành lập và tổ chức các giáo phận tông tòa; Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam; Mở Công Đồng Phố Hiến để tổ chức cai quản giáo phận Đàng Ngoài; Thành lập dòng nữ Mến Thánh Giá; Huấn luyện đội ngũ các cán bộ giáo dân ưu tú giúp việc truyền giáo cho lương dân và điều hành xứ đạo; Tăng lượng và tăng phẩm giáo hữu, nhiều người dám chết vì đạo; Mời sự cộng tác tham dự của nhiều dòng tu và tổ chức khác nhau; Đóng góp xây dựng văn hóa và xã hội cho Việt Nam.
1. Tổ chức công đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664. Được bổ nhiệm rồi, hai tân giám mục, trước sau lần lượt lên đường đi nhận nhiệm sở. Vì tình hình cấm đạo ở Việt Nam, hai đức cha Pallu và Lambert đều dành phải lưu lại ở Ayuthia, thủ đô Thái Lan. Ở đây, hai đức cha, cùng với bốn linh mục thừa sai hiện diện lúc đó là các cha Deydier, Hainques, Brindeau và Laneau đã họp Công Ðồng Thừa Sai Hải Ngoại đầu tiên vào năm 1664, xác định những nguyên tắc và chương trình làm việc thừa sai. Năm hồ sơ đã được thảo luận và quyết định: một linh đạo tông đồ, một thứ hội đoàn tông đồ « Dòng Mến Thánh Giả », chỉ dẫn các thừa sai, cơ sở thường trực tại Ayuthia, trường sinh ngữ Đông Á và chủng viện thánh Giuse. Trong năm hồ sơ này, dưới khía cạnh chương trình truyền giáo, hồ sơ về « Chỉ dẫn các thừa sai » là quan trọng hơn cả, vì nó vạch ra một hướng đi cho việc truyền giáo, về 1- con đường tu đức, cuộc sống thánh hoá mà nhà thừa sai, người truyền giáo cần phải có; 2- về việc giảng dậy cho lương dân và những cách thế phải dùng đến: giảng dậy bằng gương sáng, bằng bác ái, bằng khôn ngoan, bằng trung dung; 3- và về việc tổ chức giáo hội, qua 3 khía cạnh: tổ chức giáo xứ, các thầy kẻ giảng và việc đào tạo linh mục bản xứ.
Sau Công Đồng Ayuthia 1664, nhiều công đồng khác đã được tổ chức, để định hướng và kiểm điểm công việc truyền giáo: Công Đồng Phố Hiến 1670, Công đồng Hội An I (Hải Phố) 1672, Hội An II (Hải Phố) 1682, CĐ Thợ Đúc Huế 1747, CĐ Bắc Kỳ 1753, CĐ Hà Nội 1795, Công Đồng Trung Việt 1803, CĐ Nam Kỳ Gò Thị 1841, CĐ Bùi Chu 1854, CĐ Nam Kỳ Sài Gòn 1880, CĐ Bắc Kỳ Kẻ Sặt 1900, CĐ Kẻ Sở 1912, CĐ Đông Dương 1934.
2. Thành lập và tổ chức 17 giáo phận tông tòa ở Việt Nam, từ 1659 đến 1959. Như chúng ta đã biết, Vùng Đông Ấn là một vùng truyền giáo thuộc Bảo Trợ Bồ Đào Nha, theo đó giáo phận Goa đã được thành lập ngày 31/01/1533. Đàng Trong và Đàng Ngoài đều thuộc địa phận này. Từ ngày 04/02/1558, giáo phận Malacca được thành lập. Cả hai miền Việt Nam thuộc giáo phận mới. Ngày 23/01/1576, giáo phận mới Macau (Áo Môn) được thành lập. Đàng Ngoài thuộc giáo phận mới. Đàng Trong vẫn thuộc giáo phận Malacca. Cả ba giáo phận này đều là chính tòa và tùy thuộc qui chế Bảo Trợ Bồ Đào Nha.
Ngày 09.09.1659 Ðức Thánh Cha Alexandre VII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: Ðức Cha François Pallu được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Ngoài, thêm quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào; và Ðức Cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong, thêm quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành.
Hai mươi năm sau, vào năm 1679, Giáo phận Đàng Ngoài (1659) được chia làm hai giáo phận mới: giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) từ sông Hồng ra phía biển với tân Giám mục Deydier và giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội), từ sông Hồng đến biên giới Lào, đặt dưới quyền của Giám mục J. de Bourges. Giáo phận thứ ba được thành lập: Hải Phòng. Thế kỷ XVIII không một địa phận mới nào đã được thành lập. Lý do chính yếu vì những cấm cản, bắt bớ, giết hại đã bắt đầu nghiêm trọng. Sang thế kỷ XIX, 6 giáo phận mới được thiết lập: Sài gòn (1844), Vinh (1846), Bùi Chu (1848), Huế (1850), Bắc Ninh (1883) và Hưng Hóa (1895). Rồi trong đầu thế kỷ XX, 8 giáo phận mới đã được thiết lập: Phát Diệm (1901), Thanh Hóa (1932), Kon Tum (1932), Thái Bình (1936), Vĩnh Long (1938), Lạng Sơn (1939), Cần Thơ (1955) và Nha Trang (1957).
3. Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam, từ 1666. Một trong những sứ mệnh hàng đầu của hai giám mục tông tòa là đào tạo linh mục bản xứ. Bởi vậy, việc đầu tiên khi mới tới Thái Lan, Đức cha Lambert đã nghĩ đến chuyện lập chủng viện. Năm 1666, ngài đã xây cất cơ sở chủng viện thánh Giuse tại Ayuthia. Hai năm sau, năm 1668, Đức cha đã truyền chức linh mục cho hai vị việt nam đầu tiên Ðàng Trong: cha Giuse TRANG và cha Luca BỀN. Vài tháng sau cùng năm 1668 này, Ðức cha cũng đã truyền chức linh mục cho hai vị đến từ Ðàng Ngoài. Ðó là cha Gioan HUỆ và cha Bênêditô HIỀN. Cùng năm 1666, sau khi đã đến Đàng Ngoài gần ba tháng, ngày 04.11.1666, cha Deydier đã lập một chủng viện (nổi) đầu tiên trên đất Việt. Trong chuyến kinh lý Đàng Ngoài, 1669-1670, Đức cha Lambert đã truyền chức linh mục cho 7 vị mới trong chủng viện nổi này vào tháng giêng 1670. Đó là các cha: Mactinô MÁT(1670-1684), Giacôbê CHIÊU (1670-1683), Philiphê NHÂN (1670-1672), Antôn QUẾ (1670-1685), Simon KIÊN (1670-1684), Lêôn TRỤ (1670-1692), và Vitô TRI (1670-1705). Cũng dịp này, Ðức cha Lambert de la Motte đã ban các chức nhỏ cho 20 vị khác và phép cắt tóc cho khoảng 20 chủng sinh trẻ hơn. Hàng giáo sĩ Việt Nam đã thực sự được thành lập.
Sau đó, lần lượt các chùng viện khác đã được thành lập. Kiên Lao 1683, Lục Thủy 1686, Vĩnh Trị, Kỳ Lân, Trang Nứa 1691, Kẻ Lò 1697, Thợ Đúc 1740, Hòn Đất 1765, Cây Quao 1775, Mặc Bắc 1782, Lái Thiêu 1789, Dinh Cát 1782,…
4. Mở Công Đồng đầu tiên tại Phố Hiến, 14/02/1670, để tổ chức Địa Phận Đàng Ngoài. Ngày 14 tháng 02 năm 1670, Ðức cha Lambert đã mở công Ðồng Phố Hiến, với sự tham dự của 12 linh mục: 3 cha thừa sai François Deydier, Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard, 9 cha việt nam mới được phong chức, hai vào năm 1668, cha Gioan HUỆ và Bênêditô HIỀN, bảy vừa được phong chức vào tháng giêng vừa qua: cha Mactinô MÁT, cha Giacôbê CHIÊU, cha Philiphê NHÂN, cha Antôn QUẾ, cha Simon KIÊN, cha Lêông TRỤ và cha Vitô TRI. Mở một Công đồng cho Ðàng Ngoài lúc này là điều cần thiết vì lý do nội bộ là xác định nguyên tắc và đặt để tổ chức đã vậy, mà còn càng cần vì lý do ngoại bộ, đó là sự cấm đạo ở Việt Nam do chính quyền địa phương áp đặt và sự cạnh tranh của các cha dòng Tên thuộc chế độ Bảo Trợ Bồ Ðào Nha.
Công Ðồng đã bàn thảo và lấy một số quyết nghị. Tất cả các quyết nghị này đã được ghi vào một thủ bản, như là một bản nội lệ cho hàng giáo sĩ, thừa sai cũng như bản quốc, làm việc cho giáo phận. Văn bản gốc của công đồng này gồm 34 điều, ký ngày 14.02.1670. Sau đó nó đã được gởi sang Tòa Thánh. Toà Thánh đã duyệt xét, bỏ đi khoản 27, còn lại 33 điều, trong đó điều cuối cùng đã được sửa đổi. Toà Thánh châu phê bản luật này do sắc lệnh « Apostolatus officium » (Sứ mệnh tông đồ), ký ngày 23.12.1673.
Về những quyết định liên quan đến việc tổ chức giáo hội địa phương, giáo phận Ðàng Ngoài được chia thành 9 hạt, mỗi hạt do một linh mục việt nam làm quản hạt, ở trong một nhà xứ cố định, có một thầy giảng chính phụ tá. Mỗi Cộng Ðoàn do một thừa hành điều hành, đảm trách tổ chức việc thờ phượng, chăm sóc cho phong cách của các giáo dân được tốt đẹp, rồi trình báo lên cha quản hạt, là người sẽ trình báo lên cho giám mục đại diện tông toà, hay cho các thừa sai đại diện ngài. Tất cả các của cải vật chất sẽ để chung trong một quỹ trung ương, đặt ở trung tâm địa hạt truyền giáo địa phận. Nhưng mỗi hạt cũng sẽ có một một ngân khoản riêng dành cho việc bác ái bố thí. Các việc chuyển trao tài chánh sẽ được ủy thác cho một hay hai vị lo việc thâu trao cho mỗi hạt, và do cha quản hạt kiểm soát. Còn ở trung ương thì ông Raphael de Rhodes đã được bổ nhiệm làm tổng quản tài chánh.
Về công tác mục vụ thì giám mục đại diện tông toà hay các cha thừa sai phải lo việc đào tạo các chủng sinh. Các linh mục địa phương có trách nhiệm tuyển chọn người trẻ làm chủng sinh và lo đào tạo cuộc sống đạo đức cho họ. Tất cả mọi linh mục, thừa sai hay địa phương đều thống nhất phải có một tác phong thích ứng với thiên chức của họ. Họ không được phép, trực tiếp hay gián tiếp, làm việc buôn bán, nếu không họ sẽ bị khai trừ. Họ cũng phải lo cho con chiên bổn đạo của mình có cách cư xử tốt. Còn các tu sĩ, thì không ai được nại đến bất cứ một quyền hành nào, mà không có phép của giám mục đại diện tông tòa. Những điều bất đồng giữa các giáo dân thì cha quản hạt sẽ phân xử, và trong những việc quan trọng thì có thể đưa lên giám mục đại diện tông tòa, hay các thừa sai của ngài, đặc biệt là những việc liên hệ đến tín lý, đến bí tích, hay đến những « ka » lương tâm khó giải quyết. Hài cốt thánh Julien và thánh Milite, đã được Dức cha Lambert mang từ Roma tới thì được trưng bầy tại các nhà thờ Phục sinh và Giáng Sinh ở thủ đô Thăng Long. Còn việc thánh Giuse làm quan thầy cho cả xứ Ðàng Ngoài, đã được cha Ðắc Lộ chọn, thì tất cả đều đồng ý tái xác nhận. Những quyết định này nói lên tài tổ chức của Ðức cha Lambert đã vậy. Nhưng cũng cho thấy rằng Ðức Cha Lambert đã vận dụng và đánh giá cao những kinh nghiệm thực tế của cha Deydier, của các thầy giảng và của cha Ðắc Lộ.
5. Lập dòng nữ Mến Thánh Giá năm 1670. Cũng trong chuyến kinh lý Đàng Ngoài 1669-1670 này, ngày thứ tư lễ tro, 19.02.1670, Ðức cha nhận lời khấn của 2 nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên. Ðó là chị Agnès và chị Phaolô tại Phố Hiến, trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng. Hai tu viện Mến Thánh Giá đầu tiên đã được thành lập ở xứ Ðàng Ngoài, một ở Kiên Lao, tỉnh Nam Ðịnh, nay thuộc địa phận Bùi Chu, một ở Bái Vàng, tỉnh Hà Nam, nay thuộc địa phận Hà Nội. Dòng Mến Thánh Giá đã được thành lập, mở đầu việc đào tạo tu sĩ tận hiến.
Từ cuối tháng 8/1671 đến tháng 3/1672, Ðức cha Lambert kinh lý Đàng Trong lần I và lập Hội Dòng Mến Thánh Giá ở An Chỉ, Quảng Ngãi. Cuối tháng 3/1672, ngài trở về Thái Lan. Ngài đã thực hiện một số công việc quan trọng, trong đó có việc thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Ayuthia với bản luật như ở Việt Nam.
Dòng Mến Thánh Giá phát triển và tăng trưởng không ngừng, dẫu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời cấm đạo, từ cuối thế kỷ XVII đến đầu XX.
Nhờ những cải tổ của Đức cha Louis de Cooman (Hành) trong những năm 20 và của Đức cha Phan-xi-cô Chaize (Thịnh) trong những năm 30 và 40, Dòng MTG Việt-nam dần dần đi vào nề nếp qui củ và phát triển mạnh. Hiện nay, trên toàn cõi Việt-nam, có 23 Hội Dòng, phục vụ trong 16 giáo phận. Cuối năm 2004, tổng số Nữ tu khấn trọn là 3.092 chị và khấn tạm là 1.428 chị.
6. Huấn luyện đội ngũ cán bộ giáo dân ưu tú giúp việc truyền giáo cho lương dân và điều hành xứ đạo, từ 1666. Bên cạnh việc đào tạo linh mục bản xứ và việc lập dòng nữ Mến Thánh Giá, việc huấn luyện đội ngũ cán bộ giáo dân giúp việc truyền giáo là công việc mà các thừa sai đã rất quan tâm. Đội ngũ này gồm hai nhóm khác nhau: nhóm Thầy Giảng và nhóm Quý chức. Các thầy giảng là thành viên của Tu hội Thầy giảng, được thành lập ở Kẻ chợ ngày 27/04/1630 và ở Hội An ngày 31/07/1643. Thầy giảng, cộng tác viên kế cận của các linh mục « là những cộng tác viên và những thợ rao giảng tin mừng, phải trổi vượt kẻ khác về tính trung thực và chuyên cần ». Sống trong Nhà Đức Chúa Trời với các linh mục, các thầy giảng sẵn sàng thi hành mọi sứ mệnh mà linh mục trao phó: làm quản gia Nhà Đức Chúa Trời, đi mọi nơi mà linh mục sai phái để dạy giáo lý, ban phép rửa tội, an ủi kẻ liệt, chuẩn bị tuần làm phúc,…Tất cả 11 linh mục việt nam đầu tiên được thụ phong trong các năm 1668 và 1670 đều xuất thân từ thầy giảng mà lên.
Các Quý Chức là « người có hiểu biết giáo lý, có lòng đạo đức và có đời sống gương mẫu », được chọn từ những gia trưởng có học thức, có lòng nhiệt thành trong họ đạo, để đảm đương tất cả những gì không đòi hỏi phải có chức năng linh mục, hầu giúp đỡ các cha điều hành họ đạo và truyền giáo cho lương dân. Tùy số giáo dân đông ít khác nhau, các quý chức có thề từ vài đến dăm ba người trong các họ đạo. Được xác định do 3 Công Đồng Ayuthia 1664, Phố Hiến 1670 và Hội An 1672, qui chế Hội Đồng Quý Chức đã được cải tiến liên tục: năm 1884 với Đức cha Colombert, năm 1899 với Đức cha Pierre Marie Gendreau, năm 1900 và 1912 với Công Nghị Miền của các giáo phận Bắc Kỳ tại Hải Phòng và Kẻ Sở, và năm 1934 với Công Đồng Đông Dương.
7. Tăng lượng và tăng phẩm giáo hữu, nhiều người dám chết vì đạo, trong 4 thế kỷ, từ XVII đến XX . Nhờ đã được đào tạo kỹ lưỡng và có nhiệt tình truyền giáo, các thừa sai hải ngoại Paris đã gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp: số giáo dân tăng trưởng không ngừng. Vào năm 1659, Giáo Hội Việt Nam có 100.000 giáo dân. 300 năm sau, năm 1960, số giáo dân việt nam đã tăng lên 21 lần, đạt con số 2.096.540 tín hữu công giáo.
Nhưng niềm hãnh diện nhất của Giáo Hội Việt Nam là đức tin vững mạnh của tín hữu. Dòng dã trong 5 thế kỷ, từ thế kỷ XVI đến XX, rất nhiều lần giáo dân việt nam bị cấm cản, bắt bớ, giết hại vì đức tin. Dưới thời Trịnh Nguyễn và Tây Sơn, 30.000 tín hữu tử đạo; Dưới thời ba vua nhà Nguyễn Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, 40.000 tín hữu bị giết vì đạo; Và với Phong trào Văn Thân, 60.000 tín hữu đã bị giết hại vì đức tin công giáo. Tổng cộng, 130.000 người tử vì đạo vì xưng và làm chứng cho đức tin.
8. Mời sự tham dự đóng góp của nhiều dòng tu và tổ chức khác nhau, đặc biệt từ thế kỷ XIX. Trong thời Bảo Trợ, 1533-1659, các cha Dòng Tên là những thừa sai được biết đến nhiều hơn cả. Các ngài ở Việt nam từ 1615 đến 1802. Ngoài ra còn hai cha Daminh đến Quảng Nam năm 1580 và một phái đoàn dòng Phanxico đến An Quảng năm 1583.
Thời Tông Tòa, 1659-1960, các cha Thừa Sai Hải Ngoại Paris là những vị liên tục hơn cả, đông hơn cả, và đóng những vai trò chủ chốt hơn cả. Nhưng, trên cánh đồng truyền giáo mênh mông và rất phì nhiêu ở Việt Nam, các cha Thừa Sai Hải Ngoại đã ý thức được, ngay từ ban đầu, nhu cầu cần nhiều nhà truyền giáo. Năm 1671, khi đi kinh lý Đàng Trong lần I, Đc Lambert đã sai cha Bouchard sang Manila xin dòng Đaminh đến giúp việc truyền giáo. Ba năm sau, trên đường đi Đàng Ngoài, bị bão đánh dạt vào Phi luật Tân, Đức cha Pallu đã đích thân đến gặp các bề trên dòng Daminh ở đây sang Việt Nam cộng tác vào việc truyền giáo. Kết quả là từ năm 1676 các cha Đa Minh đã trở lại Việt Nam, đóng góp truyền giáo. Ngoài ra còn các cha dòng Phanxicô, trở lại Đàng Ngoài vào năm 1701, và Đàng Trong từ năm 1719, hoạt động rất khởi sắc với cha Jose Garcia.
Từ cuối thế kỷ XIX, khi cơn bách đạo nguôi đi, thì rất nhiều các dòng tu và tổ chức khác nhau đã đến Việt Nam, góp công vào việc truyền giáo. Nữ tu Thánh Phaolô 1860, Nữ Dan sĩ Carmel 1861, Sư Huyh Lasan 1866, Nữ tu Chúa Quan Phòng Portieux 1876, Nữ tử Đức Bà Truyền Giáo 1924, Chúa Cứu Thế 1925, Nữ tử Bác Ái Thánh Vicentê Phaolô 1928, …
Không kể những dòng tu và tổ chức đến từ bên ngoài, nhiều dòng tu và tổ chức đã được thành lập ngay ở Việt Nam. Dòng Mến Thánh Giá 1670, Dòng Kín 1862, Dòng Xitô Phước Sơn 1920, dòng Sư Huynh Kitô Vua Cái Nhum 1924, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân 1931, Dòng Sư Huynh Thánh Giuse Nha Trang 1931,…
Trong « Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, niên giám 2004 », người ta đếm được 90 tổ chức tu trì tại Việt Nam; 29 cho nam giới và 61 cho nữ giới.
9. Đóng góp xây dựng văn hóa và xã hội cho Việt Nam. Tiếp nối con đường hội nhập văn hóa mà cha Đắc Lộ đã vạch ra, các cha thừa sai hải ngoại Paris tiếp tục đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng và phát triển văn hóa việt nam.
Trong lãnh vực văn học, nhiều sách nghiên cứu về ngôn ngữ việt nam, đặc biệt các tự điển đã được tiếp tục. Tự điển Việt Latinh của Pierre Pigneaux (1772), Latinh Việt của Jean-Louis Taberd (1838), Việt Latinh của Joseph Theurel (1877), Việt Pháp của Jean Génibrel (1898), Tự điển Việt Hoa Pháp của Gustave Hue,… Nhiều sách đạo bằng chữ nôm và chữ quốc ngữ đã được sáng tác, nhiều sách về văn hóa giáo dục bằng chữ quốc ngữ đã được sáng tác (10).
Trong lãnh vực chính trị kinh tế, một sự kiện lịch sử khác, dẫu không thuộc sứ mệnh của giáo hội, nhưng đã được một trong những giám mục thừa sai thực hiện, đó là việc Đức cha Bá Đa Lộc (1741-1799) đã giúp Nguyễn Vương lập nên Nhà Nguyễn và tham chính, làm Đại thần với chức Sư Phó. Ngài đích thân tham gia vào binh đoàn trong cuộc tấn công quân Tây Sơn tiến chiếm và bảo vệ thành Diên Khánh (Nha Trang), 1792-1794 (11).
Trong lãnh vực giáo dục, Nhiều trường đã được thiết lập, mà đầu tiên là các trường chủng viện đào tạo chủng sinh và linh mục đã được thành lập. Cha François Deydier đã lập « chủng viện nổi » ngay năm mới đến Việt Nam, 1666. Tiếp theo đó, nhiều chủng viện khác đã được thành lập: Kiên lao, Kẻ Cốc (1683), Lục Thủy (1686), Kẻ Lò (1697), Lái Thiêu (1789),… Sau đó, là các trường học ngoài đời: tiểu học và trung học. Vào năm 1939, ở Đông Dương, người ta đếm được 1.783 trường công giáo, thâu nhận 121.172 học trò.
Trong lãnh vực xã hội, nhiều cơ sở từ thiện đã được thành lập: trường câm điếc Lái Thiêu lập năm 1866, trại phong Qui Hòa lập năm 1929, …Tiếp theo đó, nhiều cơ sở xã hội khác dần dà đã được giáo hội thành lập, cô nhi viện, bệnh xá, trại cùi, nhà hộ sinh, phòng phát thuốc,…
Kết quả là 300 năm sau, vào năm 1960, Giáo hội Việt Nam có 17 giáo phận, có 130.000 người tử vì đạo, có 23 giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 tu sĩ, 1.530 đại và tiểu chủng sinh, có 2.096.540 tín hữu, trên tổng số 29.200.000 dân, chiếm tỷ số 7.17% dân số. Số giáo hữu tăng gấp 21 lần. Giáo Hội, dẫu không ngừng bị bách hại bởi chính quyền, đã tạo ra một nền văn học quốc ngữ mới cho Việt Nam, đã tham gia tích cực vào việc xây dựng và cải tiến văn hóa, giáo dục và xã hội cho Việt Nam.
B. PHẦN HỎI-ĐÁP
Sau phần trình bày của GS Trần Văn Cảnh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ủy Viên Xây Dựng, HĐMV đã đặt ra với GS Cảnh năm câu hỏi.
1- H. Các giáo phận đầu tiên tại Việt Nam được thiết lập khi nào?
T. Ngày 9.9.1659, Toà Thánh đã thiết lập 2 giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam và đặt hai Giám quản tông toà: miền Nam (Đàng Trong) với Đức Giám mục Lambert de la Motte và miền Bắc (Đàng Ngoài) với Đức Giám mục François Pallu.
2- H. Những linh mục đầu tiên người Việt Nam là ai?
T. Đàng Trong có các linh mục Giuse Trang và Luca Bền, còn Đàng Ngoài có các linh mục Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ. Tất cả đều được Đức Giám mục Lambert de la Motte truyền chức tại Thái Lan.
3- H. Công đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại đâu?
T. Công đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại Phố Hiến (Hưng Yên) vào tháng 2 năm 1670 dưới quyền chủ toạ của Đức Giám mục Lambert de la Motte.
4- H. Nội dung của công đồng gồm những gì?
T. Công đồng đã đưa ra một chương trình hoạt động: chia giáo xứ, chọn thánh Giuse làm bổn mạng Giáo Hội tại Việt Nam và ấn định việc đào tạo chủng sinh qua tổ chức Nhà Đức Chúa Trời.
5- H. Các Kitô hữu Việt Nam đã sống đức tin thế nào?
T. Các Kitô hữu Việt Nam đã kiên cường giữ vững đức tin; hằng trăm ngàn đã phải đổ máu đào để minh chứng cho đức tin của mình. Trong số đó, có 117 vị tử đạo gồm 8 giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988. Ngoài ra còn có thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.
Và để kết thúc phần học hỏi hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong Năm Thánh 2010 Trong Lễ Chúa nhật Hiện Xuống 23/05/2010 hôm nay, cả Cộng Đoàn đã được mời cùng đứng lên đọc « Kinh Năm Thánh 2010 ».
Paris, ngày 23 tháng 05 năm 2010
Trần Văn Cảnh
(Viết theo Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh
http://www.hdgmvietnam.org/tai-lieu-hoc-hoi-trong-nam-thanh-toan-tap/1719.83.6.aspx)
Chú thích:
(1). Để sống Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».
Theo phương thức trên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.
1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010
2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659
3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960
4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay
5. 06/06: CGVN Paris thành hình, 1784-1952
6. 13/06: CGVN Paris tăng số lượng, 1952-1977
7. 20/06: CGVN Paris có tổ chức mới, 1977-hôm nay
8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN
9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Bài 3: Đạo Công Giáo phát triển thế nào ở Việt Nam (1659-1960)?
Paris. Chúa nhật Lễ Hiện Xuống 23/05/2010. trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). Qua một tập tài liệu đã in sẵn, GS Trần Văn Cảnh giới thiệu với Cộng Đoàn về « Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển, 1659-1960 ». Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.
A. PHẦN TRÌNH BÀY
Trong lịch sử việt nam, thời kỳ Tông Tòa trải dài trên 5 giai đoạn: Trịnh Nguyễn phân tranh (1570-1786), Tây Sơn (1786-1802), Nhà Nguyễn (1802-1884), Bảo hộ Pháp (1884-1954), Quốc Cộng Nam Bắc (1954-1975). Nhiều biến cố quan trọng trong lịch sử tranh quyền cai trị, mở rộng bờ cõi và giữ nước, phát triển quốc gia, mất độc lập và dành lại chủ quyền, chia rẽ và thống nhất quốc gia,…
Trong lịch sử giáo hội công giáo, thời kỳ Tông Tòa đánh dấu một đường hướng truyền giáo mới. Rút lại quyền Bảo Trợ truyền giáo của hai quốc gia Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, thành hình từ thế kỷ XV. Trao việc truyền giáo cho một cơ quan mới là Thánh Bộ Truyền Giáo, thành lập từ ngày lễ Ba Vua 06.01.1622.
Đây là một thay đổi rất lớn. Để giảm bớt và tránh những lạm dụng tiêu cực của các quốc gia bảo trợ, có nhiều quyền lực và tư lợi khác nhau, Tòa Thánh đã muốn đứng ra lãnh trách nhiệm trực tiếp và toàn bộ trong công việc truyền giáo. Nhờ những khám phá các vùng đất mới, từ thế kỷ XV, một ý thức mới đang thành hình trước những ngỡ ngàng mới: thế giới bao la với nhiều dân tộc khác nhau, với những nền văn minh to như Ấn Độ, Trung Hoa,…với những tôn giáo lớn, như Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo,… Công việc truyền giáo cần phải có kế hoạch và phương pháp, tổ chức và thống nhất lãnh đạo, do chính Giáo triều điều hành.
Sau gần 50 năm truyền giáo rất thành công ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, các cha Dòng Tên bị trục xuất khỏi Việt Nam. Cha Đắc Lộ được lệnh bề trên về Âu Châu, vận động Giáo Hội gởi giám mục đi truyền giáo ở Việt Nam. Trong ba năm 1649-1652 ở Rôma, cha đã không tìm ra ứng viên giám mục. Hai năm 1653-1654 ở Paris, cha đã gặp may mắn hơn. Cha đã tìm được các ứng viên giám mục. Kết quả là ngày 29.07.1658, ÐTC Alexandre VII bổ nhiệm cha François Pallu làm giám mục hiệu tòa Héliopolis, cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu tòa Béryte và cả hai làm Giám Quản Tông Tòa cho các sở truyền giáo Trung Hoa và Việt Nam. Rồi ngày 09.09.1659, ÐTC Alexandre VII ban sắc chỉ « Super Cathedram » bổ nhiệm ÐC François Pallu làm Đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài và ÐC Pierre Lambert de la Motte làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong. Từ đây, ngày 09.09.1659 được coi là ngày mở đầu cho thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam: thời kỳ TÔNG TÒA, kéo dài 300 năm, từ 1659 đến 1960. Đây là thời kỳ dài nhất trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Rất nhiều công việc đã được thực hiện, vừa đặt nền tảng vừa cất cao và xây lớn Giáo Hội Việt Nam.
Bốn việc đã được mở đầu ở thời Bảo Trợ vẫn được tiếp tục thực hiện: đưa Tin Mừng đến các địa điểm mục vụ mới, hội nhập vào xã hội Việt Nam và thành lập những cộng đoàn mới, củng cố lòng tin của giáo hữu và phát triển chữ quốc ngữ cho văn học việt nam.
Trong thời kỳ Tông Tòa, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phát triển mạnh. Chín việc quan trọng đáng ghi nhớ khác đã được thực hiện: Tổ chức công đồng Ayuthia xây dựng chương trình truyền giáo; Thành lập và tổ chức các giáo phận tông tòa; Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam; Mở Công Đồng Phố Hiến để tổ chức cai quản giáo phận Đàng Ngoài; Thành lập dòng nữ Mến Thánh Giá; Huấn luyện đội ngũ các cán bộ giáo dân ưu tú giúp việc truyền giáo cho lương dân và điều hành xứ đạo; Tăng lượng và tăng phẩm giáo hữu, nhiều người dám chết vì đạo; Mời sự cộng tác tham dự của nhiều dòng tu và tổ chức khác nhau; Đóng góp xây dựng văn hóa và xã hội cho Việt Nam.
1. Tổ chức công đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664. Được bổ nhiệm rồi, hai tân giám mục, trước sau lần lượt lên đường đi nhận nhiệm sở. Vì tình hình cấm đạo ở Việt Nam, hai đức cha Pallu và Lambert đều dành phải lưu lại ở Ayuthia, thủ đô Thái Lan. Ở đây, hai đức cha, cùng với bốn linh mục thừa sai hiện diện lúc đó là các cha Deydier, Hainques, Brindeau và Laneau đã họp Công Ðồng Thừa Sai Hải Ngoại đầu tiên vào năm 1664, xác định những nguyên tắc và chương trình làm việc thừa sai. Năm hồ sơ đã được thảo luận và quyết định: một linh đạo tông đồ, một thứ hội đoàn tông đồ « Dòng Mến Thánh Giả », chỉ dẫn các thừa sai, cơ sở thường trực tại Ayuthia, trường sinh ngữ Đông Á và chủng viện thánh Giuse. Trong năm hồ sơ này, dưới khía cạnh chương trình truyền giáo, hồ sơ về « Chỉ dẫn các thừa sai » là quan trọng hơn cả, vì nó vạch ra một hướng đi cho việc truyền giáo, về 1- con đường tu đức, cuộc sống thánh hoá mà nhà thừa sai, người truyền giáo cần phải có; 2- về việc giảng dậy cho lương dân và những cách thế phải dùng đến: giảng dậy bằng gương sáng, bằng bác ái, bằng khôn ngoan, bằng trung dung; 3- và về việc tổ chức giáo hội, qua 3 khía cạnh: tổ chức giáo xứ, các thầy kẻ giảng và việc đào tạo linh mục bản xứ.
Sau Công Đồng Ayuthia 1664, nhiều công đồng khác đã được tổ chức, để định hướng và kiểm điểm công việc truyền giáo: Công Đồng Phố Hiến 1670, Công đồng Hội An I (Hải Phố) 1672, Hội An II (Hải Phố) 1682, CĐ Thợ Đúc Huế 1747, CĐ Bắc Kỳ 1753, CĐ Hà Nội 1795, Công Đồng Trung Việt 1803, CĐ Nam Kỳ Gò Thị 1841, CĐ Bùi Chu 1854, CĐ Nam Kỳ Sài Gòn 1880, CĐ Bắc Kỳ Kẻ Sặt 1900, CĐ Kẻ Sở 1912, CĐ Đông Dương 1934.
2. Thành lập và tổ chức 17 giáo phận tông tòa ở Việt Nam, từ 1659 đến 1959. Như chúng ta đã biết, Vùng Đông Ấn là một vùng truyền giáo thuộc Bảo Trợ Bồ Đào Nha, theo đó giáo phận Goa đã được thành lập ngày 31/01/1533. Đàng Trong và Đàng Ngoài đều thuộc địa phận này. Từ ngày 04/02/1558, giáo phận Malacca được thành lập. Cả hai miền Việt Nam thuộc giáo phận mới. Ngày 23/01/1576, giáo phận mới Macau (Áo Môn) được thành lập. Đàng Ngoài thuộc giáo phận mới. Đàng Trong vẫn thuộc giáo phận Malacca. Cả ba giáo phận này đều là chính tòa và tùy thuộc qui chế Bảo Trợ Bồ Đào Nha.
Ngày 09.09.1659 Ðức Thánh Cha Alexandre VII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: Ðức Cha François Pallu được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Ngoài, thêm quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào; và Ðức Cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong, thêm quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành.
Hai mươi năm sau, vào năm 1679, Giáo phận Đàng Ngoài (1659) được chia làm hai giáo phận mới: giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) từ sông Hồng ra phía biển với tân Giám mục Deydier và giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội), từ sông Hồng đến biên giới Lào, đặt dưới quyền của Giám mục J. de Bourges. Giáo phận thứ ba được thành lập: Hải Phòng. Thế kỷ XVIII không một địa phận mới nào đã được thành lập. Lý do chính yếu vì những cấm cản, bắt bớ, giết hại đã bắt đầu nghiêm trọng. Sang thế kỷ XIX, 6 giáo phận mới được thiết lập: Sài gòn (1844), Vinh (1846), Bùi Chu (1848), Huế (1850), Bắc Ninh (1883) và Hưng Hóa (1895). Rồi trong đầu thế kỷ XX, 8 giáo phận mới đã được thiết lập: Phát Diệm (1901), Thanh Hóa (1932), Kon Tum (1932), Thái Bình (1936), Vĩnh Long (1938), Lạng Sơn (1939), Cần Thơ (1955) và Nha Trang (1957).
3. Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam, từ 1666. Một trong những sứ mệnh hàng đầu của hai giám mục tông tòa là đào tạo linh mục bản xứ. Bởi vậy, việc đầu tiên khi mới tới Thái Lan, Đức cha Lambert đã nghĩ đến chuyện lập chủng viện. Năm 1666, ngài đã xây cất cơ sở chủng viện thánh Giuse tại Ayuthia. Hai năm sau, năm 1668, Đức cha đã truyền chức linh mục cho hai vị việt nam đầu tiên Ðàng Trong: cha Giuse TRANG và cha Luca BỀN. Vài tháng sau cùng năm 1668 này, Ðức cha cũng đã truyền chức linh mục cho hai vị đến từ Ðàng Ngoài. Ðó là cha Gioan HUỆ và cha Bênêditô HIỀN. Cùng năm 1666, sau khi đã đến Đàng Ngoài gần ba tháng, ngày 04.11.1666, cha Deydier đã lập một chủng viện (nổi) đầu tiên trên đất Việt. Trong chuyến kinh lý Đàng Ngoài, 1669-1670, Đức cha Lambert đã truyền chức linh mục cho 7 vị mới trong chủng viện nổi này vào tháng giêng 1670. Đó là các cha: Mactinô MÁT(1670-1684), Giacôbê CHIÊU (1670-1683), Philiphê NHÂN (1670-1672), Antôn QUẾ (1670-1685), Simon KIÊN (1670-1684), Lêôn TRỤ (1670-1692), và Vitô TRI (1670-1705). Cũng dịp này, Ðức cha Lambert de la Motte đã ban các chức nhỏ cho 20 vị khác và phép cắt tóc cho khoảng 20 chủng sinh trẻ hơn. Hàng giáo sĩ Việt Nam đã thực sự được thành lập.
Sau đó, lần lượt các chùng viện khác đã được thành lập. Kiên Lao 1683, Lục Thủy 1686, Vĩnh Trị, Kỳ Lân, Trang Nứa 1691, Kẻ Lò 1697, Thợ Đúc 1740, Hòn Đất 1765, Cây Quao 1775, Mặc Bắc 1782, Lái Thiêu 1789, Dinh Cát 1782,…
4. Mở Công Đồng đầu tiên tại Phố Hiến, 14/02/1670, để tổ chức Địa Phận Đàng Ngoài. Ngày 14 tháng 02 năm 1670, Ðức cha Lambert đã mở công Ðồng Phố Hiến, với sự tham dự của 12 linh mục: 3 cha thừa sai François Deydier, Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard, 9 cha việt nam mới được phong chức, hai vào năm 1668, cha Gioan HUỆ và Bênêditô HIỀN, bảy vừa được phong chức vào tháng giêng vừa qua: cha Mactinô MÁT, cha Giacôbê CHIÊU, cha Philiphê NHÂN, cha Antôn QUẾ, cha Simon KIÊN, cha Lêông TRỤ và cha Vitô TRI. Mở một Công đồng cho Ðàng Ngoài lúc này là điều cần thiết vì lý do nội bộ là xác định nguyên tắc và đặt để tổ chức đã vậy, mà còn càng cần vì lý do ngoại bộ, đó là sự cấm đạo ở Việt Nam do chính quyền địa phương áp đặt và sự cạnh tranh của các cha dòng Tên thuộc chế độ Bảo Trợ Bồ Ðào Nha.
Công Ðồng đã bàn thảo và lấy một số quyết nghị. Tất cả các quyết nghị này đã được ghi vào một thủ bản, như là một bản nội lệ cho hàng giáo sĩ, thừa sai cũng như bản quốc, làm việc cho giáo phận. Văn bản gốc của công đồng này gồm 34 điều, ký ngày 14.02.1670. Sau đó nó đã được gởi sang Tòa Thánh. Toà Thánh đã duyệt xét, bỏ đi khoản 27, còn lại 33 điều, trong đó điều cuối cùng đã được sửa đổi. Toà Thánh châu phê bản luật này do sắc lệnh « Apostolatus officium » (Sứ mệnh tông đồ), ký ngày 23.12.1673.
Về những quyết định liên quan đến việc tổ chức giáo hội địa phương, giáo phận Ðàng Ngoài được chia thành 9 hạt, mỗi hạt do một linh mục việt nam làm quản hạt, ở trong một nhà xứ cố định, có một thầy giảng chính phụ tá. Mỗi Cộng Ðoàn do một thừa hành điều hành, đảm trách tổ chức việc thờ phượng, chăm sóc cho phong cách của các giáo dân được tốt đẹp, rồi trình báo lên cha quản hạt, là người sẽ trình báo lên cho giám mục đại diện tông toà, hay cho các thừa sai đại diện ngài. Tất cả các của cải vật chất sẽ để chung trong một quỹ trung ương, đặt ở trung tâm địa hạt truyền giáo địa phận. Nhưng mỗi hạt cũng sẽ có một một ngân khoản riêng dành cho việc bác ái bố thí. Các việc chuyển trao tài chánh sẽ được ủy thác cho một hay hai vị lo việc thâu trao cho mỗi hạt, và do cha quản hạt kiểm soát. Còn ở trung ương thì ông Raphael de Rhodes đã được bổ nhiệm làm tổng quản tài chánh.
Về công tác mục vụ thì giám mục đại diện tông toà hay các cha thừa sai phải lo việc đào tạo các chủng sinh. Các linh mục địa phương có trách nhiệm tuyển chọn người trẻ làm chủng sinh và lo đào tạo cuộc sống đạo đức cho họ. Tất cả mọi linh mục, thừa sai hay địa phương đều thống nhất phải có một tác phong thích ứng với thiên chức của họ. Họ không được phép, trực tiếp hay gián tiếp, làm việc buôn bán, nếu không họ sẽ bị khai trừ. Họ cũng phải lo cho con chiên bổn đạo của mình có cách cư xử tốt. Còn các tu sĩ, thì không ai được nại đến bất cứ một quyền hành nào, mà không có phép của giám mục đại diện tông tòa. Những điều bất đồng giữa các giáo dân thì cha quản hạt sẽ phân xử, và trong những việc quan trọng thì có thể đưa lên giám mục đại diện tông tòa, hay các thừa sai của ngài, đặc biệt là những việc liên hệ đến tín lý, đến bí tích, hay đến những « ka » lương tâm khó giải quyết. Hài cốt thánh Julien và thánh Milite, đã được Dức cha Lambert mang từ Roma tới thì được trưng bầy tại các nhà thờ Phục sinh và Giáng Sinh ở thủ đô Thăng Long. Còn việc thánh Giuse làm quan thầy cho cả xứ Ðàng Ngoài, đã được cha Ðắc Lộ chọn, thì tất cả đều đồng ý tái xác nhận. Những quyết định này nói lên tài tổ chức của Ðức cha Lambert đã vậy. Nhưng cũng cho thấy rằng Ðức Cha Lambert đã vận dụng và đánh giá cao những kinh nghiệm thực tế của cha Deydier, của các thầy giảng và của cha Ðắc Lộ.
5. Lập dòng nữ Mến Thánh Giá năm 1670. Cũng trong chuyến kinh lý Đàng Ngoài 1669-1670 này, ngày thứ tư lễ tro, 19.02.1670, Ðức cha nhận lời khấn của 2 nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên. Ðó là chị Agnès và chị Phaolô tại Phố Hiến, trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng. Hai tu viện Mến Thánh Giá đầu tiên đã được thành lập ở xứ Ðàng Ngoài, một ở Kiên Lao, tỉnh Nam Ðịnh, nay thuộc địa phận Bùi Chu, một ở Bái Vàng, tỉnh Hà Nam, nay thuộc địa phận Hà Nội. Dòng Mến Thánh Giá đã được thành lập, mở đầu việc đào tạo tu sĩ tận hiến.
Từ cuối tháng 8/1671 đến tháng 3/1672, Ðức cha Lambert kinh lý Đàng Trong lần I và lập Hội Dòng Mến Thánh Giá ở An Chỉ, Quảng Ngãi. Cuối tháng 3/1672, ngài trở về Thái Lan. Ngài đã thực hiện một số công việc quan trọng, trong đó có việc thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Ayuthia với bản luật như ở Việt Nam.
Dòng Mến Thánh Giá phát triển và tăng trưởng không ngừng, dẫu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời cấm đạo, từ cuối thế kỷ XVII đến đầu XX.
Nhờ những cải tổ của Đức cha Louis de Cooman (Hành) trong những năm 20 và của Đức cha Phan-xi-cô Chaize (Thịnh) trong những năm 30 và 40, Dòng MTG Việt-nam dần dần đi vào nề nếp qui củ và phát triển mạnh. Hiện nay, trên toàn cõi Việt-nam, có 23 Hội Dòng, phục vụ trong 16 giáo phận. Cuối năm 2004, tổng số Nữ tu khấn trọn là 3.092 chị và khấn tạm là 1.428 chị.
6. Huấn luyện đội ngũ cán bộ giáo dân ưu tú giúp việc truyền giáo cho lương dân và điều hành xứ đạo, từ 1666. Bên cạnh việc đào tạo linh mục bản xứ và việc lập dòng nữ Mến Thánh Giá, việc huấn luyện đội ngũ cán bộ giáo dân giúp việc truyền giáo là công việc mà các thừa sai đã rất quan tâm. Đội ngũ này gồm hai nhóm khác nhau: nhóm Thầy Giảng và nhóm Quý chức. Các thầy giảng là thành viên của Tu hội Thầy giảng, được thành lập ở Kẻ chợ ngày 27/04/1630 và ở Hội An ngày 31/07/1643. Thầy giảng, cộng tác viên kế cận của các linh mục « là những cộng tác viên và những thợ rao giảng tin mừng, phải trổi vượt kẻ khác về tính trung thực và chuyên cần ». Sống trong Nhà Đức Chúa Trời với các linh mục, các thầy giảng sẵn sàng thi hành mọi sứ mệnh mà linh mục trao phó: làm quản gia Nhà Đức Chúa Trời, đi mọi nơi mà linh mục sai phái để dạy giáo lý, ban phép rửa tội, an ủi kẻ liệt, chuẩn bị tuần làm phúc,…Tất cả 11 linh mục việt nam đầu tiên được thụ phong trong các năm 1668 và 1670 đều xuất thân từ thầy giảng mà lên.
Các Quý Chức là « người có hiểu biết giáo lý, có lòng đạo đức và có đời sống gương mẫu », được chọn từ những gia trưởng có học thức, có lòng nhiệt thành trong họ đạo, để đảm đương tất cả những gì không đòi hỏi phải có chức năng linh mục, hầu giúp đỡ các cha điều hành họ đạo và truyền giáo cho lương dân. Tùy số giáo dân đông ít khác nhau, các quý chức có thề từ vài đến dăm ba người trong các họ đạo. Được xác định do 3 Công Đồng Ayuthia 1664, Phố Hiến 1670 và Hội An 1672, qui chế Hội Đồng Quý Chức đã được cải tiến liên tục: năm 1884 với Đức cha Colombert, năm 1899 với Đức cha Pierre Marie Gendreau, năm 1900 và 1912 với Công Nghị Miền của các giáo phận Bắc Kỳ tại Hải Phòng và Kẻ Sở, và năm 1934 với Công Đồng Đông Dương.
7. Tăng lượng và tăng phẩm giáo hữu, nhiều người dám chết vì đạo, trong 4 thế kỷ, từ XVII đến XX . Nhờ đã được đào tạo kỹ lưỡng và có nhiệt tình truyền giáo, các thừa sai hải ngoại Paris đã gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp: số giáo dân tăng trưởng không ngừng. Vào năm 1659, Giáo Hội Việt Nam có 100.000 giáo dân. 300 năm sau, năm 1960, số giáo dân việt nam đã tăng lên 21 lần, đạt con số 2.096.540 tín hữu công giáo.
Nhưng niềm hãnh diện nhất của Giáo Hội Việt Nam là đức tin vững mạnh của tín hữu. Dòng dã trong 5 thế kỷ, từ thế kỷ XVI đến XX, rất nhiều lần giáo dân việt nam bị cấm cản, bắt bớ, giết hại vì đức tin. Dưới thời Trịnh Nguyễn và Tây Sơn, 30.000 tín hữu tử đạo; Dưới thời ba vua nhà Nguyễn Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, 40.000 tín hữu bị giết vì đạo; Và với Phong trào Văn Thân, 60.000 tín hữu đã bị giết hại vì đức tin công giáo. Tổng cộng, 130.000 người tử vì đạo vì xưng và làm chứng cho đức tin.
8. Mời sự tham dự đóng góp của nhiều dòng tu và tổ chức khác nhau, đặc biệt từ thế kỷ XIX. Trong thời Bảo Trợ, 1533-1659, các cha Dòng Tên là những thừa sai được biết đến nhiều hơn cả. Các ngài ở Việt nam từ 1615 đến 1802. Ngoài ra còn hai cha Daminh đến Quảng Nam năm 1580 và một phái đoàn dòng Phanxico đến An Quảng năm 1583.
Thời Tông Tòa, 1659-1960, các cha Thừa Sai Hải Ngoại Paris là những vị liên tục hơn cả, đông hơn cả, và đóng những vai trò chủ chốt hơn cả. Nhưng, trên cánh đồng truyền giáo mênh mông và rất phì nhiêu ở Việt Nam, các cha Thừa Sai Hải Ngoại đã ý thức được, ngay từ ban đầu, nhu cầu cần nhiều nhà truyền giáo. Năm 1671, khi đi kinh lý Đàng Trong lần I, Đc Lambert đã sai cha Bouchard sang Manila xin dòng Đaminh đến giúp việc truyền giáo. Ba năm sau, trên đường đi Đàng Ngoài, bị bão đánh dạt vào Phi luật Tân, Đức cha Pallu đã đích thân đến gặp các bề trên dòng Daminh ở đây sang Việt Nam cộng tác vào việc truyền giáo. Kết quả là từ năm 1676 các cha Đa Minh đã trở lại Việt Nam, đóng góp truyền giáo. Ngoài ra còn các cha dòng Phanxicô, trở lại Đàng Ngoài vào năm 1701, và Đàng Trong từ năm 1719, hoạt động rất khởi sắc với cha Jose Garcia.
Từ cuối thế kỷ XIX, khi cơn bách đạo nguôi đi, thì rất nhiều các dòng tu và tổ chức khác nhau đã đến Việt Nam, góp công vào việc truyền giáo. Nữ tu Thánh Phaolô 1860, Nữ Dan sĩ Carmel 1861, Sư Huyh Lasan 1866, Nữ tu Chúa Quan Phòng Portieux 1876, Nữ tử Đức Bà Truyền Giáo 1924, Chúa Cứu Thế 1925, Nữ tử Bác Ái Thánh Vicentê Phaolô 1928, …
Không kể những dòng tu và tổ chức đến từ bên ngoài, nhiều dòng tu và tổ chức đã được thành lập ngay ở Việt Nam. Dòng Mến Thánh Giá 1670, Dòng Kín 1862, Dòng Xitô Phước Sơn 1920, dòng Sư Huynh Kitô Vua Cái Nhum 1924, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân 1931, Dòng Sư Huynh Thánh Giuse Nha Trang 1931,…
Trong « Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, niên giám 2004 », người ta đếm được 90 tổ chức tu trì tại Việt Nam; 29 cho nam giới và 61 cho nữ giới.
9. Đóng góp xây dựng văn hóa và xã hội cho Việt Nam. Tiếp nối con đường hội nhập văn hóa mà cha Đắc Lộ đã vạch ra, các cha thừa sai hải ngoại Paris tiếp tục đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng và phát triển văn hóa việt nam.
Trong lãnh vực văn học, nhiều sách nghiên cứu về ngôn ngữ việt nam, đặc biệt các tự điển đã được tiếp tục. Tự điển Việt Latinh của Pierre Pigneaux (1772), Latinh Việt của Jean-Louis Taberd (1838), Việt Latinh của Joseph Theurel (1877), Việt Pháp của Jean Génibrel (1898), Tự điển Việt Hoa Pháp của Gustave Hue,… Nhiều sách đạo bằng chữ nôm và chữ quốc ngữ đã được sáng tác, nhiều sách về văn hóa giáo dục bằng chữ quốc ngữ đã được sáng tác (10).
Trong lãnh vực chính trị kinh tế, một sự kiện lịch sử khác, dẫu không thuộc sứ mệnh của giáo hội, nhưng đã được một trong những giám mục thừa sai thực hiện, đó là việc Đức cha Bá Đa Lộc (1741-1799) đã giúp Nguyễn Vương lập nên Nhà Nguyễn và tham chính, làm Đại thần với chức Sư Phó. Ngài đích thân tham gia vào binh đoàn trong cuộc tấn công quân Tây Sơn tiến chiếm và bảo vệ thành Diên Khánh (Nha Trang), 1792-1794 (11).
Trong lãnh vực giáo dục, Nhiều trường đã được thiết lập, mà đầu tiên là các trường chủng viện đào tạo chủng sinh và linh mục đã được thành lập. Cha François Deydier đã lập « chủng viện nổi » ngay năm mới đến Việt Nam, 1666. Tiếp theo đó, nhiều chủng viện khác đã được thành lập: Kiên lao, Kẻ Cốc (1683), Lục Thủy (1686), Kẻ Lò (1697), Lái Thiêu (1789),… Sau đó, là các trường học ngoài đời: tiểu học và trung học. Vào năm 1939, ở Đông Dương, người ta đếm được 1.783 trường công giáo, thâu nhận 121.172 học trò.
Trong lãnh vực xã hội, nhiều cơ sở từ thiện đã được thành lập: trường câm điếc Lái Thiêu lập năm 1866, trại phong Qui Hòa lập năm 1929, …Tiếp theo đó, nhiều cơ sở xã hội khác dần dà đã được giáo hội thành lập, cô nhi viện, bệnh xá, trại cùi, nhà hộ sinh, phòng phát thuốc,…
Kết quả là 300 năm sau, vào năm 1960, Giáo hội Việt Nam có 17 giáo phận, có 130.000 người tử vì đạo, có 23 giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 tu sĩ, 1.530 đại và tiểu chủng sinh, có 2.096.540 tín hữu, trên tổng số 29.200.000 dân, chiếm tỷ số 7.17% dân số. Số giáo hữu tăng gấp 21 lần. Giáo Hội, dẫu không ngừng bị bách hại bởi chính quyền, đã tạo ra một nền văn học quốc ngữ mới cho Việt Nam, đã tham gia tích cực vào việc xây dựng và cải tiến văn hóa, giáo dục và xã hội cho Việt Nam.
B. PHẦN HỎI-ĐÁP
Sau phần trình bày của GS Trần Văn Cảnh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ủy Viên Xây Dựng, HĐMV đã đặt ra với GS Cảnh năm câu hỏi.
1- H. Các giáo phận đầu tiên tại Việt Nam được thiết lập khi nào?
T. Ngày 9.9.1659, Toà Thánh đã thiết lập 2 giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam và đặt hai Giám quản tông toà: miền Nam (Đàng Trong) với Đức Giám mục Lambert de la Motte và miền Bắc (Đàng Ngoài) với Đức Giám mục François Pallu.
2- H. Những linh mục đầu tiên người Việt Nam là ai?
T. Đàng Trong có các linh mục Giuse Trang và Luca Bền, còn Đàng Ngoài có các linh mục Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ. Tất cả đều được Đức Giám mục Lambert de la Motte truyền chức tại Thái Lan.
3- H. Công đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại đâu?
T. Công đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại Phố Hiến (Hưng Yên) vào tháng 2 năm 1670 dưới quyền chủ toạ của Đức Giám mục Lambert de la Motte.
4- H. Nội dung của công đồng gồm những gì?
T. Công đồng đã đưa ra một chương trình hoạt động: chia giáo xứ, chọn thánh Giuse làm bổn mạng Giáo Hội tại Việt Nam và ấn định việc đào tạo chủng sinh qua tổ chức Nhà Đức Chúa Trời.
5- H. Các Kitô hữu Việt Nam đã sống đức tin thế nào?
T. Các Kitô hữu Việt Nam đã kiên cường giữ vững đức tin; hằng trăm ngàn đã phải đổ máu đào để minh chứng cho đức tin của mình. Trong số đó, có 117 vị tử đạo gồm 8 giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988. Ngoài ra còn có thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.
Và để kết thúc phần học hỏi hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong Năm Thánh 2010 Trong Lễ Chúa nhật Hiện Xuống 23/05/2010 hôm nay, cả Cộng Đoàn đã được mời cùng đứng lên đọc « Kinh Năm Thánh 2010 ».
Paris, ngày 23 tháng 05 năm 2010
Trần Văn Cảnh
(Viết theo Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh
http://www.hdgmvietnam.org/tai-lieu-hoc-hoi-trong-nam-thanh-toan-tap/1719.83.6.aspx)
Chú thích:
(1). Để sống Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».
Theo phương thức trên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.
1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010
2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659
3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960
4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay
5. 06/06: CGVN Paris thành hình, 1784-1952
6. 13/06: CGVN Paris tăng số lượng, 1952-1977
7. 20/06: CGVN Paris có tổ chức mới, 1977-hôm nay
8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN
9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Đoàn thiếu nhi Thánh Linh tại Fresno California mừng 25 năm thành lập
Nguyễn Hùng
18:27 23/05/2010
Nhìn Lại Rồi Suy Tư
Người đời thường nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao,” hay là “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sự.” Đúng vậy thử nhìn vào cuộc đời của mỗi người chúng ta, không ai có thể tự hào rằng mình có thể tự lực cách sinh nếu không có người khác nâng đỡ và khuyến khích để thành công.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno đã lớn khôn, trưởng thành như hiện tại là nhờ công lao vun xới, cắt tỉa từ biết bao nhiêu bàn tay của các vị ân nhân, phụ huynh, cha tuyên úy, các huynh trưởng cùng các em thiếu nhi trong đoàn.
Xem hình thiếu nhi Thánh Linh tại Fresno
Sự dấn thân hy sinh nơi các vị ân nhân của Đoàn, đã từng bước xây nên một mái nhà êm ấm cho Đoàn trong suốt thời gian qua. Những bữa cơm Sa Mạc Huấn Luyện, những ly nước của những ngày nóng nực. Những nắm tay xiết chặt, những vòng ôm thân ái đã dẫn dắt Đoàn bước qua bao thử thách của cuộc sống.
Không ngòi viết nào có thể diễn tả được sự ưu ái của quý phụ huynh đối với Đoàn trong suốt thời gian qua. Cho dù thời tiết nóng, lạnh, mưa gió bất thường, vẫn không ngăn được những bước chân vội vàng đón đưa các em đến sinh hoạt hằng tuần cho đúng giờ tan nhập.
Vui sướng biết bao khi nhìn thấy gìới trẻ trở thành những KItô hữu hoàn hảo và những công dân tốt. Cha già tuyên úy không quản thân gầy, tuổi cao, sức yếu cùng đồng hành thăng tiến với Đoàn, dưới sự quan phòng của Thánh Thần Thiên Chúa. Cha đã hòa mình với mọi sinh hoạt, hầu an ủi, chở che và nâng đỡ đàn con thơ dại. Niềm vui của Cha tràn lên ánh mắt khi nhìn thấy đoàn con trẻ khôn lớn và phát triển trong đường lối của Phong Trào và hướng dẫn của Giáo Hội. Thế nhưng khi nói đến sự hiện diện và con người Huynh Trưởng, những người trẻ của bao thế hệ. Những Huynh trưởng tiền nhiệm và các anh chị Huynh Trưởng đương nhiệm. Những kẻ đã ra đi và những người còn ở lại. Họ là ai? Những người trẻ cùng chung một bầu nhiệt huyết, một tâm tư, và một ước nguyện sâu xa rắc gieo ý tưởng. Họ đã phục vụ và còn đang tiếp tục phục vụ cộng đoàn dân Chúa qua môi trường giới trẻ. Họ ước mong mang đến cho giới trẻ cộng đoàn: Mẫu gương của Phaolô ngành Nghĩa Sỹ trung kiên vì nghĩa dấn thân, làm chứng cho tin mừng Phục Sinh của Thầy Chí Thánh. Gương của Chúa Giêsu thời niên thiếu trong đời sống ẩn mình tại Nazareth thể hiện trong chương trình thăng tiến của ngành Thiếu Nhi. Và sự đơn sơ trong trắng của ngành Ấu Nhi như các thiên thần tí hon ngoan ngoãn. Sự hăng say dấn thân cao độ của bao thế hệ Huynh Trưởng, là những bước chân đi làm lịch sử hầu xây dựng một thế hệ tươi mát và trù phú hơn.
Tất nhiên trong đời sống làm chứng nhân cho niềm tin và lý tưởng rất nhiều sóng gió và phong ba. Thế nhưng, sự tôi luyện, kinh nghiệm can trường trong đời sống, đã dìu dắt chúng ta những người trẻ đến với nhau trong tình huynh đệ, hầu cùng nhau và với nhau thực hiện câu châm ngôn:
Phụng Sự và Quên Mình.
Thay cho câu nói của Mẹ Theresa:
“Chúa không muốn con làm những việc to lớn và vĩ đại. Nhưng Chúa muốn con làm những việc thật nhỏ mọn, trong một tình yêu vĩ đại.”
Nhìn lại trong những năm tháng qua, Thiên Chúa đã chúc phúc và gìn giữ Đoàn con nhỏ bé. Chúng ta hãy cùng nhau dâng lời ca tụng và tạ ơn Chúa. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Linh Fresno đang trên đà thăng tiến trong ơn quan phòng của Thánh Thần Thiên Chúa.
“Hồng ân Chúa tràn trề tháng năm tay con nhỏ bé đáp sao cho vừa…”
Người đời thường nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao,” hay là “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sự.” Đúng vậy thử nhìn vào cuộc đời của mỗi người chúng ta, không ai có thể tự hào rằng mình có thể tự lực cách sinh nếu không có người khác nâng đỡ và khuyến khích để thành công.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno đã lớn khôn, trưởng thành như hiện tại là nhờ công lao vun xới, cắt tỉa từ biết bao nhiêu bàn tay của các vị ân nhân, phụ huynh, cha tuyên úy, các huynh trưởng cùng các em thiếu nhi trong đoàn.
Xem hình thiếu nhi Thánh Linh tại Fresno
Sự dấn thân hy sinh nơi các vị ân nhân của Đoàn, đã từng bước xây nên một mái nhà êm ấm cho Đoàn trong suốt thời gian qua. Những bữa cơm Sa Mạc Huấn Luyện, những ly nước của những ngày nóng nực. Những nắm tay xiết chặt, những vòng ôm thân ái đã dẫn dắt Đoàn bước qua bao thử thách của cuộc sống.
Không ngòi viết nào có thể diễn tả được sự ưu ái của quý phụ huynh đối với Đoàn trong suốt thời gian qua. Cho dù thời tiết nóng, lạnh, mưa gió bất thường, vẫn không ngăn được những bước chân vội vàng đón đưa các em đến sinh hoạt hằng tuần cho đúng giờ tan nhập.
Vui sướng biết bao khi nhìn thấy gìới trẻ trở thành những KItô hữu hoàn hảo và những công dân tốt. Cha già tuyên úy không quản thân gầy, tuổi cao, sức yếu cùng đồng hành thăng tiến với Đoàn, dưới sự quan phòng của Thánh Thần Thiên Chúa. Cha đã hòa mình với mọi sinh hoạt, hầu an ủi, chở che và nâng đỡ đàn con thơ dại. Niềm vui của Cha tràn lên ánh mắt khi nhìn thấy đoàn con trẻ khôn lớn và phát triển trong đường lối của Phong Trào và hướng dẫn của Giáo Hội. Thế nhưng khi nói đến sự hiện diện và con người Huynh Trưởng, những người trẻ của bao thế hệ. Những Huynh trưởng tiền nhiệm và các anh chị Huynh Trưởng đương nhiệm. Những kẻ đã ra đi và những người còn ở lại. Họ là ai? Những người trẻ cùng chung một bầu nhiệt huyết, một tâm tư, và một ước nguyện sâu xa rắc gieo ý tưởng. Họ đã phục vụ và còn đang tiếp tục phục vụ cộng đoàn dân Chúa qua môi trường giới trẻ. Họ ước mong mang đến cho giới trẻ cộng đoàn: Mẫu gương của Phaolô ngành Nghĩa Sỹ trung kiên vì nghĩa dấn thân, làm chứng cho tin mừng Phục Sinh của Thầy Chí Thánh. Gương của Chúa Giêsu thời niên thiếu trong đời sống ẩn mình tại Nazareth thể hiện trong chương trình thăng tiến của ngành Thiếu Nhi. Và sự đơn sơ trong trắng của ngành Ấu Nhi như các thiên thần tí hon ngoan ngoãn. Sự hăng say dấn thân cao độ của bao thế hệ Huynh Trưởng, là những bước chân đi làm lịch sử hầu xây dựng một thế hệ tươi mát và trù phú hơn.
Tất nhiên trong đời sống làm chứng nhân cho niềm tin và lý tưởng rất nhiều sóng gió và phong ba. Thế nhưng, sự tôi luyện, kinh nghiệm can trường trong đời sống, đã dìu dắt chúng ta những người trẻ đến với nhau trong tình huynh đệ, hầu cùng nhau và với nhau thực hiện câu châm ngôn:
Phụng Sự và Quên Mình.
Thay cho câu nói của Mẹ Theresa:
“Chúa không muốn con làm những việc to lớn và vĩ đại. Nhưng Chúa muốn con làm những việc thật nhỏ mọn, trong một tình yêu vĩ đại.”
Nhìn lại trong những năm tháng qua, Thiên Chúa đã chúc phúc và gìn giữ Đoàn con nhỏ bé. Chúng ta hãy cùng nhau dâng lời ca tụng và tạ ơn Chúa. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Linh Fresno đang trên đà thăng tiến trong ơn quan phòng của Thánh Thần Thiên Chúa.
“Hồng ân Chúa tràn trề tháng năm tay con nhỏ bé đáp sao cho vừa…”
Ban thường vụ các hội đồng giáo xứ giáo phận Phan Thiết tĩnh tâm và tuyên hứa nhiệm kỳ mới
LM. Nguyễn Hữu An
21:21 23/05/2010
BAN THƯỜNG VỤ CÁC HỘI ĐỒNG GIÁO XỨ GIÁO PHẬN PHAN THIẾT
TĨNH TÂM VÀ TUYÊN HỨA NHIỆM KỲ MỚI
Sau nhiệm kỳ 4 năm, HĐMV các Giáo xứ đã tiến hành bầu cử lại cho nhiệm kỳ mới 2010-2014.
Hôm nay ngày 23-5-2010, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thành viên trong BTV HĐMV các giáo xứ và giáo họ biệt lập đã đến tham dự buổi tĩnh huấn và tuyên hứa tại nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết.
Cha Giuse Tạ Duy Hoàng, Tổng Thư Ký Ủy Ban Giáo Dân thuộc HĐGMVN giúp tĩnh tâm, chia sẽ đề tài chức năng nhiệm vụ của HĐMV Giaó xứ.
Đức Giám Mục Giao Phận Giuse Vũ Duy Thống, chủ tế thánh lễ và đón nhận lời tuyên hứa của Ban thường vụ các giáo xứ giáo họ biệt lập.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse nói về ơn Chúa Thánh Thần như những cơn mưa, tâm hồn mỗi người là mãnh đất tốt đón nhận nước mưa để hạt giống lên xanh và trổ sinh hoa trái.
Anh chị em thân mến,
Không biết là ở các vùng đất của các vị đây, trời đã bắt đầu mưa hay chưa? Riêng tại thành phố Phan Thiết này, những ngày cuối mùa nóng nực, ai cũng chờ đợi mưa từng giờ từng phút. Đêm hôm trước có cây mưa đầu mùa. Sáng dậy đã thấy cây cối xanh tươi, gặp những người quen trong nhà bỗng dưng cũng thấy tươi tỉnh hẳn lại, ngay cả những chú chim không biết ở đâu cũng bay về hót líu lo. Đó mới chỉ là cơn mưa đầu mùa mà mọi cái dường như đã thay đổi. Người người cảm thấy tươi vui hơn, cảnh vật cũng thế.
Hôm nay lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, mỗi người chúng ta cũng cảm nhận nghe như có cơn mưa đầu mùa của hồng ân đến với cộng đoàn của mình. Cách riêng với tất cả quý vị thuộc các Hội Đồng Giáo Xứ quy tụ dưới mái nhà thờ Chính tòa giáo phận để nói lời tuyên hứa khởi đầu nhiệm kỳ mới. Ở đây, cơn mưa đầu mùa lại còn xuất hiện dưới dáng dấp đẹp hơn nữa. Chúa Thánh Thần, được hình dung như là cơn mưa đầu mùa đến với mọi tâm hồn tín hữu. Nhưng Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động như cơn mưa trong đời sống của mỗi chúng ta như thế nào? Nhất là đối với từng vị, hôm nay lãnh nhận trách vụ phục vụ cộng đoàn bên cạnh cha sở của mình. Có nhiều cách để trình bày nhưng hôm nay chỉ chia sẻ đơn giản theo trình tự thời gian thôi.
Trước hết, Chúa Thánh Thần như là Đấng đến để soi sáng cho mọi người khi khởi đầu bất cứ công trình nào.
Ơ Nhà thờ, ở gia đình, khởi đầu kinh nguyện, khởi đầu một công việc, chúng ta đều xin ơn Chúa Thánh Thần. Vì thế mà trong bất cứ kinh nguyện nào về Chúa Thánh Thần, trong bất cứ ca khúc nào hát về Chúa Thánh Thần, người ta luôn đọc thấy có động từ “đến”. Thánh Thần hiện đến, nghĩa là di chuyển từ một chỗ này đến chỗ kia nói theo kiểu nhân loại. Nhưng ở đây Chúa Thánh Thần luôn sẵn sàng và đến theo nghĩa chủ quan của chúng ta là Ngài hiện diện một cách sống động giữa cuộc đời của chúng ta. Các Tông đồ chưa được cũng cố lòng tin đầy đủ, cửa vẫn then cài khóa ổ, căn phòng vẫn kín đáo. Thế nhưng một khi Đấng Phục Sinh đến với các ông để ban Thánh Thần, thì các ông được biến đổi hoàn toàn. Các Tông đồ loan báo Tin Mừng một cách dạn dĩ, khôn ngoan và nhiệt thành.
Hôm nay, quý vị cũng vậy, chính thức nói lên lời tuyên xưng đức tin, tuyên hứa phục vụ Hội Thánh giữa cộng đoàn giáo xứ của mình. Và trước mặt các bạn đồng nghiệp trong cùng một sứ vụ, cũng là lúc chúng ta đón nhận lấy Thánh Thần để rồi dám dấn thân bước ra khỏi ích kỷ quen thuộc, dám băng mình bước ra khỏi những thói quen hằng ngày và dám hy sinh cuộc sống riêng một cách nào đó để có thể dấn bước phụng vụ công đoàn mà mình đã được đề cử. Đây chính là sứ vụ mở ra. Quý vị hãnh diện bởi vì đã đựơc Thánh Thần tác động thông qua sự yểm trợ của cộng đoàn Dân Chúa, để rồi khởi đầu sứ vụ hôm nay cũng chính là ngày chúng ta đón nhận lấy Thánh Thần trong đời. Thánh Thần dẫn đưa quý vị qua
mọi nẻo lối của tương lai. Thánh Thần đến và Ngài cũng mở rộng nẻo đường để dẫn chúng ta đến với tất cả mọi người tại cộng đoàn giáo xứ của mình. Đó là sự hiện diện của Chúa Thánh Thần như mưa đầu mùa phấn khởi soi sáng cho mọi tín hữu trên bước đường sứ vụ.
Theo trình tự thời gian, một công việc luôn có khởi đầu rồi diễn tiến và kết thúc. Giữa lòng những diễn tiến của công việc, Chúa Thánh Thần cũng luôn hiện diện để hỗ trợ, để ban ơn, để dắt dìu và để thúc đẩy người ta đến với đích điểm của mình một cách trọn vẹn. Bài đọc thứ nhất sách Tông Đồ Công Vụ kể, các Tông đồ đón nhận lấy Thánh Thần và bắt đầu rao giảng bằng ngôn ngữ thường ngày, khi khách thập phương đến Giêrusalem ai cũng nghe hiểu dường như là các Tông đồ biết thêm một ngoại ngữ nói tiếng thổ âm của họ. Đây là công trình của hiệp nhất, công trình của hồng ân và cũng là công trình của công cuộc truyền giáo. Hình ảnh lưỡi lửa đậu trên đầu các ông cũng vậy, hình ảnh của sự nhiệt tình. Chúa Thánh Thần đến và ban cho các Tông đồ lòng nhiệt thành lạ lùng. Mới hôm nào còn đóng kín phòng rủ rỉ với nhau, ai cũng nét mặt buồn xo như đưa đám. Thế mà hôm nay đã thấy xuất hiện trước công chúng, chả học về nghệ thuật giảng thuyết, chỉ là kể chuyện Chúa Giêsu như đã thấy đã từng chứng kiến. Các ông làm chứng, và thế là dân chúng bị khuất phục và người ta đã trở thành kitô hữu nhờ phép rửa do các Tông đồ cử hành. Mỗi một thành viên của Hội Đồng Mục Vụ cũng vậy, có người thấy khả năng của mình giới hạn, có người nhìn thời khóa biểu của gia đình mình bị hạn chế, có người nghĩ rằng khả năng tài chính của mình hạn hẹp... Thế nhưng, quý vị một khi được cộng đoàn tín nhiệm, một khi đã
tuyên hứa và đón nhận Chúa Thánh Thần, quý vị trở nên những người làm việc cho Chúa, không phải vì tiền bạc, cũng chẳng vì khả năng của mình cao thấp khi so bì với những người khác, và cũng không phải vì tuổi tác hay quỹ thời gian mình có nhiều hay ít. Điều quan trọng là tấm lòng chân thành và nhiệt thành. Vì chân thành đón nhận những nhiệm vụ của cộng đoàn trao gởi, và dưới tác động của Chúa Thánh Thần là Đấng luôn nâng đỡ luôn phù trì, chúng ta tin tưởng sẽ có đủ ơn Thánh để nhiệt thành phục vụ cộng đoàn Dân Chúa.
Giữa quá trình khởi đầu và kết thúc của một nhiệm kỳ bốn năm, là một quá trình dài trong đó mỗi người đều đóng góp công sức của mình về mọi mặt sao cho bầu khí của giáo xứ được thánh đức thêm, và luôn đạt được những kết quả tốt đẹp. Và nhất là sao cho cộng đoàn dân Chúa nơi chúng ta phục vụ, mọi người gặp thấy được niềm vui trong ơn cứu rỗi. Điều này chính là một chương trình lớn, chương trình này Giám Mục dù có ba đầu sáu tay cũng không làm hết. Chương trình này dù các cha sở đa năng đến đâu đi nữa cũng không thể phục vụ trọn vẹn, đúng mức cho mọi người giáo dân. Nhưng chính điều này, quý vị trong bậc sống giáo dân có thể tiếp cận, có thể nắm bắt một cách thấu đáo và có thể đề xuất ra những chương trình mục vụ để phục vụ tất cả mọi người giáo dân một cách có hiệu quả. Và chúng ta hôm nay dường như vẫn còn đọng lại những nét tươi trẻ của cơn mưa đầu mùa, cơn mưa xuống với các vị hôm nay để các vị can đảm, để các vị cứ tiến lên mãi trong nhiệt thành của mình mà phục vụ Chúa cũng như phục vụ dân Chúa tại địa phương của mình. Đó là giai đoạn thứ hai
Và giai đoạn kết thúc một công trình thì Chúa Thánh Thần vẫn luôn luôn hiện diện. Ngài cũng cố những gì còn là lỗi điệu. Ngài tăng cường những gì còn là yếu đuối để rồi với sự hiện diện của Ngài cùng với những ơn thánh của Ngài, chúng ta có thể kiên cường và trung thành bám trụ cho đến cùng. Quý vị thấy chưng hoa nến trên bàn thờ, có bảy chiếc nón và bảy cây nến cháy sáng, tác giả muốn trình bày Bảy Ơn Chúa Thánh Thần. Ngài chính là nguồn ơn, và với sự hiện diện của Ngài thì ơn thánh luôn có đủ cho mọi người chúng ta. Cơn mưa đầu mùa quả là một cơn mưa giàu ý nghĩa. Những khi vui, khi thành công, chúng ta dâng tâm tình tạ ơn. Những khi thất bại trong công việc phục vụ, lại là lúc làm cho chúng ta cảm nhận thấy sự hiện diện của Chúa Thánh Thần nhiều hơn nữa. Sách Tông Đồ Công Vụ kể, các Tông đồ rao giảng một cách hồn nhiên. Có nhiều người cảm nhận như là nguồn hồng ân đến với họ. Thế nhưng cũng có người lại phê bình: ôi dào, mới buổi sáng mà đã xỉn, đã xây xẩm rồi, xây xẩm trong khi xỉn. Họ nói các Tông đồ “đầy rượu rồi”. Những lúc buồn chán giống như các môn đệ bị người khác coi là đầy rượu, quý vị hãy an tâm, lúc ấy Chúa Thánh Thần vẫn luôn hiện diện nâng đỡ mỗi người. Chính Chúa Giêsu đã giới thiệu Chúa Thánh Thần chính là Đấng Bảo Trợ.
Cầu chúc cho tất cả quý vị trong nhiệm kỳ mới, luôn luôn được Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Đừng nản chí khi có những khó khăn, đừng thất vọng khi thấy công sức bỏ ra nhiều mà kết quả chưa đi đến đâu. Cầu chúc cho các vị đựơc luôn trung thành trong nhiệm vụ, trung thành phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội, phục vụ mọi người. Xin Chúa Thánh Thần chúc lành để chúng ta cũng trở thành khí cụ bình an, khí cụ để phục vụ Chúa và Hội Thánh.
Đức cha Giuse chủ sự nghi thức tuyên hứa.
Anh Chị Em thành viên HĐMVGX thân mến,
Trong Sắc lệnh về Tông đồ giáo dân, Công đồng Vaticanô II đã nói nhiều về vai trò quan trọng và cần thiết của người giáo dân trong các sinh hoạt của Giáo Hội như sau:
“Vì được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô, giáo dân phải góp phần tích cực vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội. Những hoạt động của giáo dan cần thiết đến nỗi không có hoạt động tông đồ đó, thì hoạt động của các chủ chăn thường không đạt được kết quả đầy đủ” (x. Cv 18, 18-25; Rm 16, 3)
Giáo xứ là một hình thức tông đồ kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ đủ mọi hạng người, thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Giáo Hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong Giáo xứ… Họ cũng phải tùy sức mà cố gắng đóng góp vào mọi công việc tông đồ và truyền giáo của Giáo Hội địa phương.
Vậy Anh Chị Em hãy nghe theo lời chỉ dạy của Giáo Hội, hãy dâng mình và làm việc trong Vườn nho Chúa. Thiên Chúa muốn Anh Chị Em ý thức trách nhiệm và tự nguyện dấn thân phục vụ tha nhân. Vì thế, tôi hỏi Anh Chị Em:
-ĐGM: Anh Chị Em đã được cộng đoàn dân Chúa đề cử cộng tác với Cha Xứ mà phục vụ cộng đoàn, vậy Anh Chị Em có hứa sẽ chu toàn mọi trách vụ được giao phó không?
-Mọi người thưa: Con xin hứa.
- ĐGM: Trong khi thi hành chức vụ, Anh Chị Em có hứa tuân theo giới luật của Thiên Chúa, trung thành với Giáo Hội, và vâng phục Đức Giám mục Giáo phận và Cha Xứ của Anh Chị Em không?
-Mọi người thưa: Con xin hứa.
- ĐGM: Trong khi thi hành công tác, Anh Chị Em có hứa sẽ kiên trì vượt qua mọi trở ngại, dấn thân làm việc tông đồ, ngõ hầu làm sáng danh Chúa và mưu ích cho mọi người không?
-Mọi người thưa: Con xin hứa.
- ĐGM: Vậy, trước mặt Chúa và trước sự hiện diện của cộng đoàn. Anh Chị Em hãy long trọng nói lên lời cam kết của mình.
Mọi người quỳ, giơ tay phải lên ngang mặt và đọc chung:
Nhờ ơn Chúa giúp, nhờ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và các Thánh Tử Đạo Việt Nam bầu cử và vì lợi ích thiêng liêng của Giáo phận, chúng con xin hứa:
- Quyết tâm trung thành với Chúa và Hội Thánh, vâng phục các vị Đại Diện Chúa và Giáo Hội.
- Quyết tâm sống đời chứng tá Tin Mừng, để qua chúng con, mọi người nhận ra tình thương của Chúa, và thành tâm tôn thờ phụng sự Ngài.
- Quyết tâm trung thành chu toàn chức vụ được giao phó, sẵn sàng hy sinh, dấn thân phục vụ Chúa và Anh Chị Em trong cộng đoàn Giáo xứ.
- ĐGM: Tôi sung sướng chấp nhận lời tuyên hứa của Anh Chị Em. Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con và Thánh Thần ban phúc lành cho Anh Chị Em.
- Thưa: Amen.
- ĐGM
Chúng ta dâng lời cầu nguyện,
Lạy Thiên Chúa là Đấng ban phát mọi chức vụ và quyền bính, xin đổ tràn Thánh Thần Chúa trên các tôi tớ Chúa đây, như xưa Chúa đã ban cho những người giúp việc Mai Sen. Xin Chúa cho họ được Thần trí khôn ngoan và thông hiểu, để họ biết những việc phải làm và làm cách đẹp lòng Chúa. Xin ban cho họ ơn sức mạnh và chí kiên nhẫn, để họ bền tâm lướt thắng mọi khó khăn trở ngại và thực thi cho bằng được những công tác họ lãnh nhận. Xin cho họ tinh thần hòa đồng và lòng đạo đức để họ luôn mộ mến công việc Nhà Chúa, nhưng cũng biết làm vui lòng những người chung quanh.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tiếp nhận những người này vào số các môn đệ của Chúa và hãy sai họ đi làm việc trong vườn nho Chúa. Xin Chúa củng cố đức tin, đức cậy, đức mến của họ, biến họ nên những chiến sĩ nhiệt thành để mở mang Nước Chúa và đem ơn Cứu độ cho mọi người. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Tiệc mừng tại Tòa Giám Mục trong niềm vui ấm áp. Các Ban thường vụ HĐMVGX trở về giáo xứ với nhiều hành trang vừa lãnh nhận, bắt đầu một nhiệm kỳ mới với ân ban của Chúa Thánh Thần để phục vụ Dân Chúa tại địa phương.
TĨNH TÂM VÀ TUYÊN HỨA NHIỆM KỲ MỚI
Hôm nay ngày 23-5-2010, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thành viên trong BTV HĐMV các giáo xứ và giáo họ biệt lập đã đến tham dự buổi tĩnh huấn và tuyên hứa tại nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết.
Cha Giuse Tạ Duy Hoàng, Tổng Thư Ký Ủy Ban Giáo Dân thuộc HĐGMVN giúp tĩnh tâm, chia sẽ đề tài chức năng nhiệm vụ của HĐMV Giaó xứ.
Đức Giám Mục Giao Phận Giuse Vũ Duy Thống, chủ tế thánh lễ và đón nhận lời tuyên hứa của Ban thường vụ các giáo xứ giáo họ biệt lập.
Anh chị em thân mến,
Không biết là ở các vùng đất của các vị đây, trời đã bắt đầu mưa hay chưa? Riêng tại thành phố Phan Thiết này, những ngày cuối mùa nóng nực, ai cũng chờ đợi mưa từng giờ từng phút. Đêm hôm trước có cây mưa đầu mùa. Sáng dậy đã thấy cây cối xanh tươi, gặp những người quen trong nhà bỗng dưng cũng thấy tươi tỉnh hẳn lại, ngay cả những chú chim không biết ở đâu cũng bay về hót líu lo. Đó mới chỉ là cơn mưa đầu mùa mà mọi cái dường như đã thay đổi. Người người cảm thấy tươi vui hơn, cảnh vật cũng thế.
Trước hết, Chúa Thánh Thần như là Đấng đến để soi sáng cho mọi người khi khởi đầu bất cứ công trình nào.
Hôm nay, quý vị cũng vậy, chính thức nói lên lời tuyên xưng đức tin, tuyên hứa phục vụ Hội Thánh giữa cộng đoàn giáo xứ của mình. Và trước mặt các bạn đồng nghiệp trong cùng một sứ vụ, cũng là lúc chúng ta đón nhận lấy Thánh Thần để rồi dám dấn thân bước ra khỏi ích kỷ quen thuộc, dám băng mình bước ra khỏi những thói quen hằng ngày và dám hy sinh cuộc sống riêng một cách nào đó để có thể dấn bước phụng vụ công đoàn mà mình đã được đề cử. Đây chính là sứ vụ mở ra. Quý vị hãnh diện bởi vì đã đựơc Thánh Thần tác động thông qua sự yểm trợ của cộng đoàn Dân Chúa, để rồi khởi đầu sứ vụ hôm nay cũng chính là ngày chúng ta đón nhận lấy Thánh Thần trong đời. Thánh Thần dẫn đưa quý vị qua
Theo trình tự thời gian, một công việc luôn có khởi đầu rồi diễn tiến và kết thúc. Giữa lòng những diễn tiến của công việc, Chúa Thánh Thần cũng luôn hiện diện để hỗ trợ, để ban ơn, để dắt dìu và để thúc đẩy người ta đến với đích điểm của mình một cách trọn vẹn. Bài đọc thứ nhất sách Tông Đồ Công Vụ kể, các Tông đồ đón nhận lấy Thánh Thần và bắt đầu rao giảng bằng ngôn ngữ thường ngày, khi khách thập phương đến Giêrusalem ai cũng nghe hiểu dường như là các Tông đồ biết thêm một ngoại ngữ nói tiếng thổ âm của họ. Đây là công trình của hiệp nhất, công trình của hồng ân và cũng là công trình của công cuộc truyền giáo. Hình ảnh lưỡi lửa đậu trên đầu các ông cũng vậy, hình ảnh của sự nhiệt tình. Chúa Thánh Thần đến và ban cho các Tông đồ lòng nhiệt thành lạ lùng. Mới hôm nào còn đóng kín phòng rủ rỉ với nhau, ai cũng nét mặt buồn xo như đưa đám. Thế mà hôm nay đã thấy xuất hiện trước công chúng, chả học về nghệ thuật giảng thuyết, chỉ là kể chuyện Chúa Giêsu như đã thấy đã từng chứng kiến. Các ông làm chứng, và thế là dân chúng bị khuất phục và người ta đã trở thành kitô hữu nhờ phép rửa do các Tông đồ cử hành. Mỗi một thành viên của Hội Đồng Mục Vụ cũng vậy, có người thấy khả năng của mình giới hạn, có người nhìn thời khóa biểu của gia đình mình bị hạn chế, có người nghĩ rằng khả năng tài chính của mình hạn hẹp... Thế nhưng, quý vị một khi được cộng đoàn tín nhiệm, một khi đã
Giữa quá trình khởi đầu và kết thúc của một nhiệm kỳ bốn năm, là một quá trình dài trong đó mỗi người đều đóng góp công sức của mình về mọi mặt sao cho bầu khí của giáo xứ được thánh đức thêm, và luôn đạt được những kết quả tốt đẹp. Và nhất là sao cho cộng đoàn dân Chúa nơi chúng ta phục vụ, mọi người gặp thấy được niềm vui trong ơn cứu rỗi. Điều này chính là một chương trình lớn, chương trình này Giám Mục dù có ba đầu sáu tay cũng không làm hết. Chương trình này dù các cha sở đa năng đến đâu đi nữa cũng không thể phục vụ trọn vẹn, đúng mức cho mọi người giáo dân. Nhưng chính điều này, quý vị trong bậc sống giáo dân có thể tiếp cận, có thể nắm bắt một cách thấu đáo và có thể đề xuất ra những chương trình mục vụ để phục vụ tất cả mọi người giáo dân một cách có hiệu quả. Và chúng ta hôm nay dường như vẫn còn đọng lại những nét tươi trẻ của cơn mưa đầu mùa, cơn mưa xuống với các vị hôm nay để các vị can đảm, để các vị cứ tiến lên mãi trong nhiệt thành của mình mà phục vụ Chúa cũng như phục vụ dân Chúa tại địa phương của mình. Đó là giai đoạn thứ hai
Và giai đoạn kết thúc một công trình thì Chúa Thánh Thần vẫn luôn luôn hiện diện. Ngài cũng cố những gì còn là lỗi điệu. Ngài tăng cường những gì còn là yếu đuối để rồi với sự hiện diện của Ngài cùng với những ơn thánh của Ngài, chúng ta có thể kiên cường và trung thành bám trụ cho đến cùng. Quý vị thấy chưng hoa nến trên bàn thờ, có bảy chiếc nón và bảy cây nến cháy sáng, tác giả muốn trình bày Bảy Ơn Chúa Thánh Thần. Ngài chính là nguồn ơn, và với sự hiện diện của Ngài thì ơn thánh luôn có đủ cho mọi người chúng ta. Cơn mưa đầu mùa quả là một cơn mưa giàu ý nghĩa. Những khi vui, khi thành công, chúng ta dâng tâm tình tạ ơn. Những khi thất bại trong công việc phục vụ, lại là lúc làm cho chúng ta cảm nhận thấy sự hiện diện của Chúa Thánh Thần nhiều hơn nữa. Sách Tông Đồ Công Vụ kể, các Tông đồ rao giảng một cách hồn nhiên. Có nhiều người cảm nhận như là nguồn hồng ân đến với họ. Thế nhưng cũng có người lại phê bình: ôi dào, mới buổi sáng mà đã xỉn, đã xây xẩm rồi, xây xẩm trong khi xỉn. Họ nói các Tông đồ “đầy rượu rồi”. Những lúc buồn chán giống như các môn đệ bị người khác coi là đầy rượu, quý vị hãy an tâm, lúc ấy Chúa Thánh Thần vẫn luôn hiện diện nâng đỡ mỗi người. Chính Chúa Giêsu đã giới thiệu Chúa Thánh Thần chính là Đấng Bảo Trợ.
Cầu chúc cho tất cả quý vị trong nhiệm kỳ mới, luôn luôn được Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Đừng nản chí khi có những khó khăn, đừng thất vọng khi thấy công sức bỏ ra nhiều mà kết quả chưa đi đến đâu. Cầu chúc cho các vị đựơc luôn trung thành trong nhiệm vụ, trung thành phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội, phục vụ mọi người. Xin Chúa Thánh Thần chúc lành để chúng ta cũng trở thành khí cụ bình an, khí cụ để phục vụ Chúa và Hội Thánh.
Đức cha Giuse chủ sự nghi thức tuyên hứa.
Anh Chị Em thành viên HĐMVGX thân mến,
Trong Sắc lệnh về Tông đồ giáo dân, Công đồng Vaticanô II đã nói nhiều về vai trò quan trọng và cần thiết của người giáo dân trong các sinh hoạt của Giáo Hội như sau:
“Vì được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô, giáo dân phải góp phần tích cực vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội. Những hoạt động của giáo dan cần thiết đến nỗi không có hoạt động tông đồ đó, thì hoạt động của các chủ chăn thường không đạt được kết quả đầy đủ” (x. Cv 18, 18-25; Rm 16, 3)
Giáo xứ là một hình thức tông đồ kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ đủ mọi hạng người, thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Giáo Hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong Giáo xứ… Họ cũng phải tùy sức mà cố gắng đóng góp vào mọi công việc tông đồ và truyền giáo của Giáo Hội địa phương.
Vậy Anh Chị Em hãy nghe theo lời chỉ dạy của Giáo Hội, hãy dâng mình và làm việc trong Vườn nho Chúa. Thiên Chúa muốn Anh Chị Em ý thức trách nhiệm và tự nguyện dấn thân phục vụ tha nhân. Vì thế, tôi hỏi Anh Chị Em:
-ĐGM: Anh Chị Em đã được cộng đoàn dân Chúa đề cử cộng tác với Cha Xứ mà phục vụ cộng đoàn, vậy Anh Chị Em có hứa sẽ chu toàn mọi trách vụ được giao phó không?
-Mọi người thưa: Con xin hứa.
- ĐGM: Trong khi thi hành chức vụ, Anh Chị Em có hứa tuân theo giới luật của Thiên Chúa, trung thành với Giáo Hội, và vâng phục Đức Giám mục Giáo phận và Cha Xứ của Anh Chị Em không?
-Mọi người thưa: Con xin hứa.
- ĐGM: Trong khi thi hành công tác, Anh Chị Em có hứa sẽ kiên trì vượt qua mọi trở ngại, dấn thân làm việc tông đồ, ngõ hầu làm sáng danh Chúa và mưu ích cho mọi người không?
-Mọi người thưa: Con xin hứa.
- ĐGM: Vậy, trước mặt Chúa và trước sự hiện diện của cộng đoàn. Anh Chị Em hãy long trọng nói lên lời cam kết của mình.
Mọi người quỳ, giơ tay phải lên ngang mặt và đọc chung:
Nhờ ơn Chúa giúp, nhờ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và các Thánh Tử Đạo Việt Nam bầu cử và vì lợi ích thiêng liêng của Giáo phận, chúng con xin hứa:
- Quyết tâm trung thành với Chúa và Hội Thánh, vâng phục các vị Đại Diện Chúa và Giáo Hội.
- Quyết tâm sống đời chứng tá Tin Mừng, để qua chúng con, mọi người nhận ra tình thương của Chúa, và thành tâm tôn thờ phụng sự Ngài.
- Quyết tâm trung thành chu toàn chức vụ được giao phó, sẵn sàng hy sinh, dấn thân phục vụ Chúa và Anh Chị Em trong cộng đoàn Giáo xứ.
- ĐGM: Tôi sung sướng chấp nhận lời tuyên hứa của Anh Chị Em. Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con và Thánh Thần ban phúc lành cho Anh Chị Em.
- Thưa: Amen.
- ĐGM
Chúng ta dâng lời cầu nguyện,
Lạy Thiên Chúa là Đấng ban phát mọi chức vụ và quyền bính, xin đổ tràn Thánh Thần Chúa trên các tôi tớ Chúa đây, như xưa Chúa đã ban cho những người giúp việc Mai Sen. Xin Chúa cho họ được Thần trí khôn ngoan và thông hiểu, để họ biết những việc phải làm và làm cách đẹp lòng Chúa. Xin ban cho họ ơn sức mạnh và chí kiên nhẫn, để họ bền tâm lướt thắng mọi khó khăn trở ngại và thực thi cho bằng được những công tác họ lãnh nhận. Xin cho họ tinh thần hòa đồng và lòng đạo đức để họ luôn mộ mến công việc Nhà Chúa, nhưng cũng biết làm vui lòng những người chung quanh.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tiếp nhận những người này vào số các môn đệ của Chúa và hãy sai họ đi làm việc trong vườn nho Chúa. Xin Chúa củng cố đức tin, đức cậy, đức mến của họ, biến họ nên những chiến sĩ nhiệt thành để mở mang Nước Chúa và đem ơn Cứu độ cho mọi người. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Tiệc mừng tại Tòa Giám Mục trong niềm vui ấm áp. Các Ban thường vụ HĐMVGX trở về giáo xứ với nhiều hành trang vừa lãnh nhận, bắt đầu một nhiệm kỳ mới với ân ban của Chúa Thánh Thần để phục vụ Dân Chúa tại địa phương.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ý niệm tiếp nhận trong hiệp thông (3)
Vũ Văn An
01:20 23/05/2010
III. Tiếp nhận trong đại kết
Linh mục Hermann J. Pottmeyer, thành viên Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, người cùng học với Lonergan tại Đại Học Gregoriana tại Roma và dạy với Karl Rahner tại Đại Học Munster, có viết một bài về diễn trình tiếp nhận, dưới quan điểm đại kết, trên tờ America, số ngày 26 tháng 10 năm 1996. Theo cha Pottmeyer, hiệp thông là việc hợp nhất Kitô Giáo, trong khi tiếp nhận là đường dẫn tới sự hợp nhất đó.
Đối với cha, Giáo hội sơ khai luôn coi mình như một hiệp thông các giáo hội chị em, do đó, sợi dây sinh tử nối kết các giáo hội này lúc nào cũng được biểu lộ qua đối thoại với nhau và qua tiếp nhận các truyền thống hay các lối tuyên xưng đức tin để sau đó biến thành của riêng mình.
Hiện trạng
Cha Pottmeyer cho hay: trên tập san Una Sancta năm 1996, Đức Hồng Y Cassidy, lúc ấy là chủ tịch Hội Đồng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, có nhắc đến “vấn đề tiếp nhận”, coi nó như một trong những thách thức lớn nhất của thời đại. Trong cùng số báo ấy, Konrad Raiser (cựu tổng thư ký Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới) đề cập tới việc thiếu phối hợp trong các cuộc đối thoại song phương và đa phương và vấn đề khó khăn chưa đạt được một tiếp nhận có tính trói buộc đối với các kết quả do đối thoại mang lại. Theo ông, lý do là các giáo hội phân ly lấy mình làm điểm khởi hành để rồi cố gắng vượt qua chia rẽ bằng hội tụ hay đồng thuận. Việc ấy tuy là một bước tích cực đáng kể, nhưng có trở ngại lớn là khi lượng giá các tuyên bố hội tụ, họ lại dựa vào trạng huống giáo huấn chính thức của họ. Và do đó, diễn trình tiếp nhận không thể nhúc nhích gì được. Có thể nói, các giáo hội phân rẽ vẫn cứ loay hoay giam mình trong giai đoạn phòng ngự, cốt bảo vệ cho bằng được chính bản sắc của mình. Mà bản sắc thì bao giờ cũng làm mình khác với người khác. Tóm lại, chưa có một cái khung trói buộc để việc tiếp nhận có thể xẩy ra.
Bởi thế, Raiser đề nghị không nên coi các cuộc đối thoại song phương và đa phương chỉ như những tiếp xúc giữa các giáo hội phân ly với nhau. Đúng hơn nên coi các cuộc đối thoại đó và việc tiếp nhận chúng như những giai đoạn của một diễn trình “công đồng” (conciliar process) toàn diện. Theo ông, điểm khởi hành, trước khi có bất cứ hành động nào, là phải giả thiết rằng đã có sẵn một tính cộng đoàn thực sự giữa các Giáo Hội, chính tính cộng đoàn này đẩy các giáo hội tiến tới tính công giáo trọn vẹn. Tóm lại, các giáo hội cần có sự “hồi tâm” (conversion), thay vì chú tâm vào điều hiện làm mình phân rẽ, họ phải chú mục vào việc củng cố những gì vốn gắn bó họ với nhau nghĩa là củng cố và nới rộng tính cộng đoàn sẵn có giữa họ với nhau.
Định nghĩa tiếp nhận
Định nghĩa cổ điển về tiếp nhận là của Cha Yves Congar, như trên đã nhắc tới. Trong định nghĩa ấy ta thấy mấy yếu tố sau đây: 1. Tiếp nhận ít nhiều là một diễn trình dài. 2. Tiếp nhận bao gồm một thuận ý (assent) tích cực có nghĩa như một phán đoán độc lập nơi người tiếp nhận chứ không đơn thuần chỉ là một hành vi vâng lời một thẩm quyền cao hơn. 3. Người tiếp nhận, bất kể là một giáo hội đặc thù, một thượng hội đồng hay một công đồng, phải hành động một cách tương đối như các chủ thể độc lập. 4. Tư liệu tiếp nhận phát nguyên từ một nguồn ở bên ngoài cộng đoàn mình. 5. Tiêu chuẩn để tiếp nhận là nhận biết và cảm nghiệm rằng tư liệu đó không mâu thuẫn với truyền thống của người nhận và chắc chắn sẽ thăng tiến và phong phú hóa cuộc sống nội tâm của cộng đoàn.
Về phương diện đại kết, người ta thấy vấn đề tiếp nhận bắt đầu được đặt ra từ thập niên 1970; tuy nhiên, qua thập niên 1980, nó mới thực sự được định hình rõ rệt khi Hội Đồng Đức Tin và Mệnh Lệnh (Faith and Order Commission) chuyển Tuyên Ngôn Lima về Phép Rửa, Phép Thánh Thể và Thừa Tác Vụ (1982) cho các giáo hội và yêu cầu các giáo hội này xác định lập trường về tuyên ngôn này. Chính trong diễn trình này, người ta dần dần hiểu ra: định nghĩa cổ điển về việc tiếp nhận các bản văn công đồng không thể áp dụng nguyên con ở đây, mà đòi phải có sự điều chỉnh. Nghĩa cổ điển chỉ áp dụng cho một giáo hội tự hiểu mình như một hiệp thông các giáo hội. Vì giáo hội lúc ấy là một Giáo Hội thống nhất. Còn trong bối cảnh đại kết, ta thấy có yếu tố mới: đây là diễn trình tiếp nhận giữa các giáo hội phân rẽ vì dị biệt lịch sử, tín lý và cơ cấu. Không có sự hiệp thông giữa các giáo hội, diễn trình tiếp nhận phức tạp hơn gấp bội.
Tuy thế, theo cha Pottmeyer, ta vẫn học hỏi được nhiều điều từ nghĩa cổ điển của tiếp nhận. Thực vậy, các thần học gia vẫn cho rằng việc tiếp nhận các bản văn công đồng thực ra chỉ là một yếu tố trong việc tiếp nhận đại kết rộng rãi hơn. Nguyên sự kiện bước vào đối thoại, dù chưa đưa ra được một bản văn nào, cũng đã là một hành vi tiếp nhận hỗ tương rồi, hành vi này nhìn nhận cộng đoàn khác như chị em của cộng đoàn mình, hay ít nhất cũng như người chung phần (partner) vào đối thoại trên căn bản một hiệp thông đã có, một người chung phần mà ta nên bước vào hiệp thông trọn vẹn. Như thế, các yếu tố tiếp nhận lẫn nhau, nhất là tiếp nhận hỗ tương các bên liên hệ, đi trước việc diễn ra đối thoại và sẽ được đan kết vào các bản văn sẽ phát sinh trong diễn trình đối thoại. Do đó, bản văn cùng lắm chỉ có thể ví như “chỏm của khối băng đá” (tip of iceberg). Ngày nay các giáo hội đều hiểu nghĩa toàn diện của tiếp nhận như một diễn trình qua đó các giáo hội nhận làm của mình toàn bộ các kết quả do các cuộc gặp gỡ mang lại. Tiếp nhận là phần yếu tính của chuyển động tiến tới hiệp thông toàn diện.
Một yếu tố khác trong quan niệm mới về tiếp nhận, một yếu tố vốn thừa hưởng từ mô thức tiếp nhận cổ điển, là người ta hiểu rằng tác nhân của diễn trình toàn diện này bao gồm mọi chi thể Giáo Hội, mọi vai trò đặc thù của các nhà lãnh đạo Giáo Hội, của mọi tín hữu giáo dân và của mọi nhà thần học. Đức Hồng Y Willebrands quảng diễn ý tưởng này như sau: “Mọi đặc sủng và phục vụ đều can dự vào theo vị thế của mình: thần học gia với việc nghiên cứu, giáo dân với lòng trung thành và đạo đức, thừa tác viên giáo hội, nhất là giám mục đoàn, với chức năng đưa ra các quyết định tín lý có tính bó buộc. Tóm lại, thừa tác vụ và đặc sủng, tuyên xưng và thần học, thừa tác vụ huấn quyền và đồng cảm đức tin nơi giáo dân, tất cả đều cùng hành động với nhau trong diễn trình tiếp nhận” (The Ecumenical Dialogue and its Reception, 222).
Các phúc trình đại kết của Nghị Hội Thứ Sáu về Đối Thoại Song Phương và Sách Chỉ Dẫn của Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo cũng đề cập tới ba tác nhân trên của tiếp nhận. Sách Chỉ Dẫn cũng nói tới bầu khí thiêng liêng mà trong một mình nó cũng có thể có sự tiếp nhận đại kết thành công rồi. Tất nhiên, sự hồi tâm là điều cần thiết cho một tiếp nhận hữu hiệu. Phúc trình của Nghị Hội Thứ Sáu về Đối Thoại Song Phương nói rằng: chuyển động của các giáo hội hướng tới hiệp thông trọn vẹn chỉ có thể có được khi các giáo hội ấy chịu canh tân. Việc cởi mở với nhau, việc loại bỏ các dị biệt về tín lý và mệnh lệnh, và việc hoà giải ký ức đòi ta phải thay đổi quan điểm và thái độ. Không có diễn trình canh tân thiêng liêng đó, sẽ không có bất cứ tiến bộ nào hướng tới hợp nhất hữu hình.
Sự đóng góp của Thông Điệp Ut Unum Sint
Ai cũng biết năm 1995, Đức Gioan Phaolô II đã ban hành thông điệp Ut Unum Sint (Để Chúng Nên Một). Sau khi đề cập tới tính hỗ tương, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: cần phải từ bỏ não trạng tranh chấp, chống đối nhau để bước qua thái độ nhìn nhận nhau như người chung phần (partner). Khi bước vào đối thoại, mỗi bên phải giả thiết bên kia có ước muốn hoà giải, hợp nhất trong chân lý. Để việc ấy xẩy ra, bất cứ biểu hiện chống đối hỗ tương nào cũng phải mất đi. Chỉ có thế, đối thoại mới giúp ta vượt qua được chia rẽ và dẫn ta gần lại hơn sự hợp nhất (số 29).
Nhận định trên hoàn toàn phù hợp với đề nghị của Raiser: coi và chấp nhận các giáo hội khác không như các giáo hội phân rẽ mà như những người chung phần và cuối cùng như các giáo hội chị em. Vấn đề như thế là tiếp nhận lẫn nhau trước khi có sự tiếp nhận kết quả đối thoại và tiếp nhận toàn diện.
Thông điệp cũng mô tả đại kết thiêng liêng như “linh hồn” của quan niệm mới. Thông điệp nói tới “tính tối thượng của cầu nguyện”, và nói tới “canh tân và hồi tâm”. Hồi tâm giúp ta thay đổi cách nhìn sự vật, giúp nhìn các Kitô hữu và giáo hội khác dưới ánh sáng mới, dẫn ta tới việc khám phá ra sự phong phú của họ về đạo đức, về những người đàn ông đàn bà thánh thiện, về dấn thân Kitô Giáo của họ. Đồng thời, sự hồi tâm cũng giúp chính ta nhận ra các bất toàn và tội lỗi của mình trong việc chống lại các Kitô hữu khác và mở lối cho ta canh tân bản thân mình. Thông điệp minh nhiên nói tới việc tiếp nhận đại kết, coi nó như một thách thức mới: “Một trách vụ mới đang được đặt ra cho chúng ta: đó là tiếp nhận các kết quả đã đạt được. Những kết quả này không nên tiếp tục chỉ là tuyên bố của các ủy ban song phương nhưng phải trở thành gia tài chung” (số 80).
Giống các tài liệu đã nhắc, thông điệp này cũng nói tới ba tác nhân của tiếp nhận, rồi đề cập tới “diễn trình có phê phán nhằm phân tích các kết quả và mạnh mẽ thử nghiệm sự nhất quán của chúng với Truyền Thống đức tin, đã tiếp nhận được từ các Tông Đồ và được cộng đồng tín hữu đem ra sống” (số 80). Việc mô tả tiếp nhận như một diễn trình có phê phán hoàn toàn phù hợp với cái hiểu cổ điển về tiếp nhận. Nhưng cũng như thời Giáo Hội Sơ Khai, nó đặt ra vấn đề tiêu chuẩn cho tiếp nhận. Ở đây cũng như trong nhiều đoạn văn khác, tưởng nên để ý điều này: thông điệp không đơn thuần chỉ nhắc đến hiện trạng giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo mà thôi, nhưng là nói tới truyền thống các Tông Đồ như đang được giảng dạy và đem ra sống trong Giáo Hội ngày nay. Dĩ nhiên, khi nói đến truyền thống đó là nói tới truyền thống đức tin của Giáo Hội Công Giáo. Thực vậy, trong một đoạn khác, khi nhắc tới sắc lệnh về hiệp nhất Unitatis Redintegratio, thông điệp khẳng định rằng chân lý trọn vẹn của Chúa Kitô luôn được duy trì trong Giáo Hội Công Giáo (số 10-11). Nhưng kèm theo lời khẳng định ấy là nhiều minh xác. Như ở đoạn nói về đối thoại, thông điệp nói rằng: cùng với các giáo hội khác, Giáo Hội Công Giáo tự đặt mình dưới câu hỏi có tính phê phán sau đây “liệu họ có thực sự diễn tả một cách thoả đáng mọi điều Chúa Thánh Thần thông truyền qua các Tông Đồ hay không?” (số 16). Câu hỏi tự phê phán ấy chính là một phần của tiếp nhận, hiểu như một “diễn trình phê phán”. Thông điệp cũng nói thêm rằng “một số điểm trong mầu nhiệm Kitô Giáo đôi khi được nhấn mạnh một cách có hiệu quả hơn” trong các giáo hội khác (số 14). Thành thử ra, thông điệp không nằng nặc coi việc lên công thức đức tin từng được truyền lại cho chúng ta trong Giáo Hội Công Giáo là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý. Thông điệp cho rằng rất có thể, khi tiếp nhận cuộc đối thoại đại kết, ta mới thấy cách thế quen dùng để phát biểu chân lý đức tin trong truyền thống của ta tỏ ra không giúp ích mấy cho con đường hợp nhất đức tin. Thông điệp nói như sau: Tiếp nhận ý niệm được Đức GH Gioan XXIII phát biểu lúc khai mạc Công Đồng, Sắc Lệnh về Hợp Nhất nhắc đến phương thức lên công thức cho học lý như là một trong các yếu tố của việc canh tân liên tục… (Vì) học lý cần được trình bày một cách dễ hiểu đối với những ai Thiên Chúa muốn nhắn gửi (số 18-19). Chính vì thế, ở cuối phần nói về tiếp nhận, thông điệp viết rằng: “…về phương diện phương pháp luận, cần thận trọng để ý tới sự phân biệt giữa kho ký thác đức tin và công thức phát biểu đức tin” (số 81).
Cha Pottmeyer cho rằng: nếu hiểu không sai, thì chính Đức Gioan Phaolô II cũng áp dụng cùng một phương pháp luận trên vào vấn đề thẩm quyền Phêrô. Ngài chấp nhận “lời yêu cầu ngỏ với tôi để tôi tìm cách thi hành quyền tối thượng này dù không từ bỏ những gì chủ yếu đối với sứ mệnh của nó, nhưng vẫn có thể mở cửa chào đón tình thế mới”. Đức Gioan Phaolô II thận trọng phân biệt giữa chủ trương thi hành quyền tối thượng này theo khuynh hướng tuyệt đối và tập quyền thời nay, và thẩm quyền Phêrô theo Thánh Kinh và việc thi hành thẩm quyền ấy trong đệ nhất thiên niên kỷ, và ngài mời gọi các Kitô hữu khác “hãy cùng tôi dấn thân vào một cuộc đối thoại kiên nhẫn và huynh đệ về chủ đề này, một cuộc đối thoại trong đó, bỏ lại sau lưng các tranh chấp vô ích, chúng ta sẽ lắng nghe nhau, chỉ giữ lại trước mắt ta ý Chúa Kitô dành cho Giáo Hội của Người và để ta được lời khẩn khoản của Người thúc đẩy ta” tiến tới hợp nhất (số 96). Như trên đã rõ, cái hiểu toàn bộ về tiếp nhận tùy thuộc ở việc không nhấn mạnh tới phân rẽ nữa nhưng nhấn mạnh tới cơ sở chung hiện có và tính cộng đoàn giữa những người chung phần vào cuộc đối thoại. Về phương diện này, thông điệp Ut Unum Sint tỏ ra tiến bộ hơn Sắc Lệnh về Hợp Nhất. Rõ một điều các thông sáng của thông điệp cũng một phần do gợi hứng của nhiều cuộc gặp gỡ đại kết được ngài nhắc tới trong thông điệp.
Thông điệp cũng lưu ý tới những thay đổi ngôn từ phát sinh từ việc thay đổi quan điểm. Ngày nay, người ta ít nói tới “các anh em ly khai”, mà là “các Kitô hữu khác”, “những người chịu Phép Rửa khác” hay “các Kitô hữu thuộc các Cộng Đồng khác”. Sách Hướng Dẫn gọi các cộng đồng khác là “Các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo” (số 13, 47).
Ngoài hình thức tử đạo như dấu chỉ hiệp thông, có ở mọi thời đại và nhất là thời nay, trong đó các Kitô hữu đủ mọi tuyên tín đều có dự phần, thông điệp còn coi cuộc đối thoại đại kết như một cộng đồng hay ít nhất cũng đã nhìn nhận một mức độ hiệp thông nào đó rồi (số 49). Thiết tưởng sự hội tụ giữa Ut Unum Sint và các đề nghị của Văn Phòng Tổng Thư Ký Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới khá rõ rệt.
Những khó khăn tồn đọng
Cha Pottmeyer dựa vào cuộc đối thoại của hai Giáo Hội Công Giáo và Luthêrô, mà kết quả là Tuyên Bố Chung năm 1994 về Giáo Hội và Sự Công Chính Hóa, để trình bày một số khó khăn tồn đọng trong diễn trình tiếp nhận. Cha cho rằng thỏa hiệp trên rất căn bản, nhưng phần “Những Phạm Vi Còn Tranh Cãi” lại liệt kê khá nhiều các bất đồng còn tồn tại. Như thế, việc tiếp nhận tài liệu trên ra sao?
Theo cha, trước nhất cần minh định rằng nguyên việc cùng nhìn nhận các bất đồng còn lại cũng cho thấy đã có sự tiến bộ về đại kết rồi. Vì sự nhìn nhận chung này không làm ta sao lãng cơ sở chung và tính cộng đoàn hiện có. Trái lại, nó giúp nói lên và củng cố thêm cơ sở và tính cộng đoàn ấy. Chắc chắn đây là cách nhìn của thông điệp Ut Unum Sint, là thông điệp từng liệt kê ra 5 phạm vi như thế (số 79). Ngoài ra, các bất đồng này khác nhau về tầm quan trọng và không phải là không chịu ảnh hưởng bởi các nhất trí đã đạt được. Điều này đặc biệt đúng nếu nhìn chúng trong bối cảnh của diễn trình đối thoại và tiếp nhận đầy năng động, trong đó, người khác được nghiêm chỉnh coi như những người chung phần và các quan tâm của họ được coi như các đóng góp làm phong phú truyền thống của ta.
Theo cha Pottmeyer, trong diễn trình đối thoại và tiếp nhận, để xử lý các bất đồng tồn đọng, hai loại tiêu chuẩn phải được phân biệt rõ. Loại thứ nhất được mệnh danh là các tiêu chuẩn dị biệt hóa (differentiation) và đánh giá các bất đồng. Loại thứ hai được mệnh danh là các tiêu chuẩn chân lý. Đối với loại đầu, thông điệp Ut Unum Sint đưa ra 3 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn thứ nhất đã được nói rồi, đó là phân biệt giữa kho ký thác đức tin và việc lên công thức phát biểu nó ra. Nếu một bất đồng có căn bản duy nhất hay chủ yếu trong lối phát biểu truyền thống, thì cần phải tìm ra công thức biết nắm vững thực tại trong toàn bộ tính của nó để vượt lên trên lối đọc phiến diện và loại bỏ những lối giải thích lầm lạc (số 38). Vì “yếu tố nào xác định được hiệp thông trong chân lý là có nghĩa chân lý. Biểu thức của chân lý có thể mang nhiều hình thức” (số 19).
Thông điệp đưa ra tiêu chuẩn thứ hai, đó là “phẩm trật chân lý, vì các chân lý có trình độ khác nhau trong tương quan của chúng với nền tảng của đức tin Kitô Giáo” (số 37). Thực vậy, việc cùng nhau tìm ra mối tương quan của những học lý đang được tranh cãi với nền tảng đức tin Kitô Giáo (nghĩa là với mầu nhiệm Chúa Kitô và việc xuất hiện của Nước Chúa) sẽ giúp ta nắm được tầm quan trọng khác nhau trong các bất đồng, hiểu ra những đồng thuận với người khác, và có lẽ cùng đặt ra được các ưu tiên mới, mở đường cho một nhất trí nào đó. Điều này cũng được đề cập trong Ý Niệm Phẩm Trật Chân Lý, Một Lối Giải Thích Đại Kết, một tài liệu được Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo và Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới ủy nhiệm soạn thảo năm 1990.
Tiêu chuẩn thứ ba là: trong diễn trình tiến “tới sự hợp nhất hữu hình cần thiết và đầy đủ… người ta không nên áp đặt bất cứ gánh nặng nào vượt quá những điều thực sự cần thiết (xem Cv 15:28)” (số 78). Có tác giả đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tiêu chuẩn này: tiếp nhận như thế hoàn toàn lệ thuộc câu định nghĩa của thuật ngữ “id quod requiritur et sufficit” (điều cần và đủ) (Jean-Marie R. Tillard, "Reception"-. A Time to Beware of False Steps, trong Ecumenical Trends 14 (1985), 148).
Cả ba tiêu chuẩn trên cùng cho thấy khả thể một đa nguyên tính trong các lối phát biểu và sống thực đức tin, mà không làm hại hay giảm thiểu sự hiệp thông trong chân lý. Đa nguyên tính này đã được nhìn thấy trong các trước tác Tân Ước và trong các giáo hội thời đệ nhất thiên niên kỷ. Như thế, cả ba tiêu chuẩn để dị biệt hóa và lượng giá các bất đồng còn tồn đọng là một trợ giúp quan trọng để chứng tỏ liệu những bất đồng này có là trở ngại cho việc chấp nhận hiệp thông trọn vẹn hay không. Tiêu chuẩn chân lý thiết yếu có liên hệ với các tiêu chuẩn kia, nhưng phân tích đến cùng, nó là tiêu chuẩn quyết định.
Như trên đã nói, hiện nay, vấn đề là khuynh hướng các giáo hội chỉ tiếp nhận các tài liệu đại kết trên căn bản truyền thống riêng của mình. Tillard phê bình một quan điểm tương tự, chỉ chấp nhận trong bản văn đã thoả thuận những gì vốn luôn được nghĩ và công bố trong chính truyền thống của mình và bác bỏ bất cứ điều gì thách thức hay xa lạ với truyền thống ấy. Trong trường hợp này, truyền thống của nhóm trở thành thước đo của tiếp nhận, một chủ trương cho thấy họ ngầm bác bỏ "nguy cơ" phải dấn thân một cách nghiêm chỉnh (tài liệu đã dẫn, tr.146).
Về tiêu chuẩn chân lý, theo Giáo Hội Công Giáo Rôma, thông điệp Ut Unum Sint liệt kê: “Sách Thánh và Truyền Thống vĩ đại của Giáo Hội. Người Công Giáo được Huấn Quyền sống động của Giáo Hội nâng đỡ” (số 39). Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò qui phạm của truyền thống và huấn quyền bị tranh luận giữa các giáo hội với nhau. Trong số 5 lãnh vực vẫn còn tranh chấp, thông điệp Ut Unum Sint nhắc đến mối liên hệ giữa Thánh Kinh, thẩm quyền cao nhất trong các vấn đề niềm tin, cùng với Thánh Truyền, vốn tối cần cho việc giải thích Lời Chúa, và huấn quyền của Giáo Hội, được ủy thác cho đức giáo hoàng và các giám mục hiệp thông với ngài, hiểu như trách nhiệm và thẩm quyền, nhân danh Chúa Kitô, giảng dạy và bảo vệ đức tin (số 79).
Việc minh giải và loại bỏ các bất đồng trên là trách vụ khẩn thiết ngày nay vì việc tiếp nhận đại kết nhiều hay ít tùy thuộc rất nhiều vào việc này. Theo cha Pottmeyer, có hai vấn đề riêng rẽ và việc lẫn lộn giữa hai vấn đề này đã đóng một vai trò quan trọng trong các bất đồng đã nhắc đến. Vấn đề đầu tiên và căn bản hơn phải được nhìn thấy nơi các giáo hội Cải Cách, có liên hệ tới việc chấp nhận vai trò qui phạm của Giáo Hội, truyền thống của Giáo Hội và huấn quyền của Giáo Hội trong việc chuyển thông và duy trì mạc khải. Vì chính các giáo hội này cho rằng Giáo Hội, đôi khi và một phần nào đó, đã thất bại trong chức năng này. Vấn đề thứ hai phát sinh từ các khó khăn trong việc giải thích truyền thống và đưa ra sự phân biệt cần thiết giữa “Truyền Thống” có tính trói buộc (Truyền Thống viết hoa) và “các truyền thống” chỉ có tính nhân bản. Vấn đề thứ hai này rất thường khi được gán cho một ý nghĩa nền tảng hơn vì bị lẫn lộn với vấn đề thứ nhất.
Về phương diện này, nên ghi nhận rằng trong việc giải thích sách thánh, các khó khăn giải thích không hề ít hơn. Ngoài ra cũng nên thấy điều này: tất cả các giáo hội nào bác bỏ truyền thống phổ quát như thước đo sự thật trong việc giải thích sách thánh và nhấn mạnh tới truyền thống đặc thù riêng của mình như tiêu chuẩn duy nhất của sự thật, đều không chấp nhận một quan điểm khả tín. Sau cùng, cần phải nói rằng các khó khăn giải thích cụ thể, phát sinh từ việc giải thích sách thánh và truyền thống giáo hội, tự chúng không tạo nên một vấn đề đặc thù nào cho bất cứ truyền thống nào và không phải là vấn đề nên phân rẽ các giáo hội. Dù sao, vấn đề ấy cũng từng phát sinh ngay trong Giáo Hội Công Giáo Rôma (như vấn đề đang được tranh luận về việc truyền chức cho nữ giới) và nó cũng phát sinh trong các giáo hội khác nữa. Ngay Giáo Hội thời đệ nhất thiên niên kỷ, dù chưa phân rẽ, cũng đã phải giáp mặt với vấn đề ấy như cuốn Commonitorum của Thánh Vincent thành Lérin thuộc thế kỷ thứ 5 đã chứng tỏ.
Thông điệp Ut Unum Sint nhắc tới các qui phạm của chân lý, được khai triển lúc các vấn đề thuộc đức tin “đòi được mọi người ưng thuận, từ giám mục cho tới hàng giáo dân, tất cả những ai từng đã tiếp nhận Chúa Thánh Thần. Cũng một Chúa Thánh Thần ấy đã hỗ trợ Huấn Quyền và làm phát sinh cảm thức đức tin (sensus fidei)” (số 80).
Vậy thì phải làm gì? Theo cha Pottmeyer, nhất trí đại kết đã được bắt đầu, liên quan tới vai trò qui phạm của Giáo Hội, nghĩa là của toàn thể dân Chúa và huấn quyền, và liên quan tới sự phân biệt nền tảng giữa “Truyền Thống” viết hoa và các “truyền thống” viết thường. Nhưng ta cần được minh giải thêm vì vấn đề này có liên quan mật thiết với vấn đề công chính hóa.
Còn về vấn đề thứ hai, tức việc nhất trí về “Truyền Thống” viết hoa, về việc thẩm định có tính giải thích của nó và về tính cách trói buộc của nó, điều ước ao là Truyền Thống của Giáo Hội chưa phân rẽ trong Thiên Niên kỷ thứ nhất, nhất là các sắc lệnh có tính tín lý về Kitô học và Ba Ngôi và tư cách hiệp thông các giáo hội của nó, phải được dành ưu tiên hơn hẳn các khai triển có tính hệ phái sau này của từng giáo hội đặc thù. Đây không hẳn là lời khẩn nài trở về với một thứ chủ nghĩa cổ điển đã thành xương khô. Điều được khuyến cáo ở đây đúng hơn phải là con đường kiên nhẫn tái tiếp nhận truyền thống vĩ đại và phổ quát kia cũng như các quyết định của nó, nếu nói theo kiểu của Cha Yves Congar. Việc tái tiếp nhận này không chỉ lấy phương hướng ở quá khứ, mà đồng thời còn lưu ý tới “những nhấp nháp của thời đại” (sips of the times), trên hết phải lưu ý tới các thúc đẩy của Chúa Thánh Thần dạy ta phải tiến tới sự hiệp đoàn trọn vẹn các giáo hội và nhu cầu phải có một rao giảng khả tín bởi một Kitô Giáo hợp nhất.
Các tuyên bố chung về việc tuyên xưng Kinh Tin Kính Nixêa-Constantinốp, cũng như nhiều văn bản đại kết khác, đã đi theo con đường này. Giáo Hội Công Giáo Rôma đã minh nhiên đi theo nó trong mối liên hệ của mình với các giáo hội khác của Đông Phương. Nhiều tiếng nói từ Rôma cho thấy rõ Rôma đang cố gắng đạt được sự đồng thuận đại kết về thẩm quyền Phêrô trên căn bản đệ nhất thiên niên kỷ và thi hành quyền tối thượng trong thời gian đó. Trong thông điệp Ut Unum Sint, ta đọc thấy “Trong trọn thiên niên kỷ này, các Kitô hữu hợp nhất trong một hiệp thông đức tin và đời sống bí tích đầy tình huynh đệ thân ái… Nếu có bất đồng về đức tin và kỷ luật xẩy ra giữa họ, Tòa Rôma đều hành động như người phối trí, do thoả thuận chung” (số 95).
Năm 1982, lúc còn là Hồng Y Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI từng viết rằng “khi nói đến học lý về quyền tối thượng, Rôma không nên đòi hỏi Phương Đông nhiều hơn những điều đã được lên công thức và được giảng dạy trong thiên niên kỷ đầu tiên” (Joseph Cardinal Ratzinger, Theologische Prinzipienlehre. Bausteine zur Fundamentaitheologle, Munchen: Wewel, 1982, tr. 209). Đệ nhất thiên niên kỷ cũng cung cấp một mô thức cho việc tiếp nhận đại kết ngày nay. Dù đúng là “cần nhiều đồng thuận thần học để phục hồi sự hợp nhất hơn là để duy trì nó” và sau đó, có một dị biệt giữa việc tiếp nhận theo nghĩa cổ điển và việc tiếp nhận theo nghĩa đại kết hiện nay, Edward Kilmartin vẫn chính xác khi nói rằng “như trong trường hợp Nixêa thứ nhất, Canxêđoan và các công đồng tự gọi là chung khác của thiên niên kỷ thứ nhất, tiếp nhận xẩy ra nhờ một diễn trình ít nhiều phức tạp” (Reception in History, 38)
Để kết thúc, cha Pottmeyer trích dẫn nhận định năm 1985 của Hội Nghị Chuyên Đề Liên Chính Thống về Tài Liệu Lima. Nhận định này dựa trên nghĩa cổ điển của ý niệm tiếp nhận: “Trong giai đoạn này, tiếp nhận là một bước tiến trong diễn trình tăng trưởng của việc chúng ta cùng nhau tin tưởng hỗ tương… hướng tới đồng thuận tín lý và sau cùng hướng tới việc hiệp thông với nhau trong liên tục tính đối với các tông đồ và các giáo huấn của Giáo Hội phổ quát” (Max Thurian, ed., Churches Respond to BEM 1, Geneva: FOP 129, 1986, tr. 124).
Linh mục Hermann J. Pottmeyer, thành viên Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, người cùng học với Lonergan tại Đại Học Gregoriana tại Roma và dạy với Karl Rahner tại Đại Học Munster, có viết một bài về diễn trình tiếp nhận, dưới quan điểm đại kết, trên tờ America, số ngày 26 tháng 10 năm 1996. Theo cha Pottmeyer, hiệp thông là việc hợp nhất Kitô Giáo, trong khi tiếp nhận là đường dẫn tới sự hợp nhất đó.
Đối với cha, Giáo hội sơ khai luôn coi mình như một hiệp thông các giáo hội chị em, do đó, sợi dây sinh tử nối kết các giáo hội này lúc nào cũng được biểu lộ qua đối thoại với nhau và qua tiếp nhận các truyền thống hay các lối tuyên xưng đức tin để sau đó biến thành của riêng mình.
Hiện trạng
Cha Pottmeyer cho hay: trên tập san Una Sancta năm 1996, Đức Hồng Y Cassidy, lúc ấy là chủ tịch Hội Đồng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, có nhắc đến “vấn đề tiếp nhận”, coi nó như một trong những thách thức lớn nhất của thời đại. Trong cùng số báo ấy, Konrad Raiser (cựu tổng thư ký Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới) đề cập tới việc thiếu phối hợp trong các cuộc đối thoại song phương và đa phương và vấn đề khó khăn chưa đạt được một tiếp nhận có tính trói buộc đối với các kết quả do đối thoại mang lại. Theo ông, lý do là các giáo hội phân ly lấy mình làm điểm khởi hành để rồi cố gắng vượt qua chia rẽ bằng hội tụ hay đồng thuận. Việc ấy tuy là một bước tích cực đáng kể, nhưng có trở ngại lớn là khi lượng giá các tuyên bố hội tụ, họ lại dựa vào trạng huống giáo huấn chính thức của họ. Và do đó, diễn trình tiếp nhận không thể nhúc nhích gì được. Có thể nói, các giáo hội phân rẽ vẫn cứ loay hoay giam mình trong giai đoạn phòng ngự, cốt bảo vệ cho bằng được chính bản sắc của mình. Mà bản sắc thì bao giờ cũng làm mình khác với người khác. Tóm lại, chưa có một cái khung trói buộc để việc tiếp nhận có thể xẩy ra.
Bởi thế, Raiser đề nghị không nên coi các cuộc đối thoại song phương và đa phương chỉ như những tiếp xúc giữa các giáo hội phân ly với nhau. Đúng hơn nên coi các cuộc đối thoại đó và việc tiếp nhận chúng như những giai đoạn của một diễn trình “công đồng” (conciliar process) toàn diện. Theo ông, điểm khởi hành, trước khi có bất cứ hành động nào, là phải giả thiết rằng đã có sẵn một tính cộng đoàn thực sự giữa các Giáo Hội, chính tính cộng đoàn này đẩy các giáo hội tiến tới tính công giáo trọn vẹn. Tóm lại, các giáo hội cần có sự “hồi tâm” (conversion), thay vì chú tâm vào điều hiện làm mình phân rẽ, họ phải chú mục vào việc củng cố những gì vốn gắn bó họ với nhau nghĩa là củng cố và nới rộng tính cộng đoàn sẵn có giữa họ với nhau.
Định nghĩa tiếp nhận
Định nghĩa cổ điển về tiếp nhận là của Cha Yves Congar, như trên đã nhắc tới. Trong định nghĩa ấy ta thấy mấy yếu tố sau đây: 1. Tiếp nhận ít nhiều là một diễn trình dài. 2. Tiếp nhận bao gồm một thuận ý (assent) tích cực có nghĩa như một phán đoán độc lập nơi người tiếp nhận chứ không đơn thuần chỉ là một hành vi vâng lời một thẩm quyền cao hơn. 3. Người tiếp nhận, bất kể là một giáo hội đặc thù, một thượng hội đồng hay một công đồng, phải hành động một cách tương đối như các chủ thể độc lập. 4. Tư liệu tiếp nhận phát nguyên từ một nguồn ở bên ngoài cộng đoàn mình. 5. Tiêu chuẩn để tiếp nhận là nhận biết và cảm nghiệm rằng tư liệu đó không mâu thuẫn với truyền thống của người nhận và chắc chắn sẽ thăng tiến và phong phú hóa cuộc sống nội tâm của cộng đoàn.
Về phương diện đại kết, người ta thấy vấn đề tiếp nhận bắt đầu được đặt ra từ thập niên 1970; tuy nhiên, qua thập niên 1980, nó mới thực sự được định hình rõ rệt khi Hội Đồng Đức Tin và Mệnh Lệnh (Faith and Order Commission) chuyển Tuyên Ngôn Lima về Phép Rửa, Phép Thánh Thể và Thừa Tác Vụ (1982) cho các giáo hội và yêu cầu các giáo hội này xác định lập trường về tuyên ngôn này. Chính trong diễn trình này, người ta dần dần hiểu ra: định nghĩa cổ điển về việc tiếp nhận các bản văn công đồng không thể áp dụng nguyên con ở đây, mà đòi phải có sự điều chỉnh. Nghĩa cổ điển chỉ áp dụng cho một giáo hội tự hiểu mình như một hiệp thông các giáo hội. Vì giáo hội lúc ấy là một Giáo Hội thống nhất. Còn trong bối cảnh đại kết, ta thấy có yếu tố mới: đây là diễn trình tiếp nhận giữa các giáo hội phân rẽ vì dị biệt lịch sử, tín lý và cơ cấu. Không có sự hiệp thông giữa các giáo hội, diễn trình tiếp nhận phức tạp hơn gấp bội.
Tuy thế, theo cha Pottmeyer, ta vẫn học hỏi được nhiều điều từ nghĩa cổ điển của tiếp nhận. Thực vậy, các thần học gia vẫn cho rằng việc tiếp nhận các bản văn công đồng thực ra chỉ là một yếu tố trong việc tiếp nhận đại kết rộng rãi hơn. Nguyên sự kiện bước vào đối thoại, dù chưa đưa ra được một bản văn nào, cũng đã là một hành vi tiếp nhận hỗ tương rồi, hành vi này nhìn nhận cộng đoàn khác như chị em của cộng đoàn mình, hay ít nhất cũng như người chung phần (partner) vào đối thoại trên căn bản một hiệp thông đã có, một người chung phần mà ta nên bước vào hiệp thông trọn vẹn. Như thế, các yếu tố tiếp nhận lẫn nhau, nhất là tiếp nhận hỗ tương các bên liên hệ, đi trước việc diễn ra đối thoại và sẽ được đan kết vào các bản văn sẽ phát sinh trong diễn trình đối thoại. Do đó, bản văn cùng lắm chỉ có thể ví như “chỏm của khối băng đá” (tip of iceberg). Ngày nay các giáo hội đều hiểu nghĩa toàn diện của tiếp nhận như một diễn trình qua đó các giáo hội nhận làm của mình toàn bộ các kết quả do các cuộc gặp gỡ mang lại. Tiếp nhận là phần yếu tính của chuyển động tiến tới hiệp thông toàn diện.
Một yếu tố khác trong quan niệm mới về tiếp nhận, một yếu tố vốn thừa hưởng từ mô thức tiếp nhận cổ điển, là người ta hiểu rằng tác nhân của diễn trình toàn diện này bao gồm mọi chi thể Giáo Hội, mọi vai trò đặc thù của các nhà lãnh đạo Giáo Hội, của mọi tín hữu giáo dân và của mọi nhà thần học. Đức Hồng Y Willebrands quảng diễn ý tưởng này như sau: “Mọi đặc sủng và phục vụ đều can dự vào theo vị thế của mình: thần học gia với việc nghiên cứu, giáo dân với lòng trung thành và đạo đức, thừa tác viên giáo hội, nhất là giám mục đoàn, với chức năng đưa ra các quyết định tín lý có tính bó buộc. Tóm lại, thừa tác vụ và đặc sủng, tuyên xưng và thần học, thừa tác vụ huấn quyền và đồng cảm đức tin nơi giáo dân, tất cả đều cùng hành động với nhau trong diễn trình tiếp nhận” (The Ecumenical Dialogue and its Reception, 222).
Các phúc trình đại kết của Nghị Hội Thứ Sáu về Đối Thoại Song Phương và Sách Chỉ Dẫn của Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo cũng đề cập tới ba tác nhân trên của tiếp nhận. Sách Chỉ Dẫn cũng nói tới bầu khí thiêng liêng mà trong một mình nó cũng có thể có sự tiếp nhận đại kết thành công rồi. Tất nhiên, sự hồi tâm là điều cần thiết cho một tiếp nhận hữu hiệu. Phúc trình của Nghị Hội Thứ Sáu về Đối Thoại Song Phương nói rằng: chuyển động của các giáo hội hướng tới hiệp thông trọn vẹn chỉ có thể có được khi các giáo hội ấy chịu canh tân. Việc cởi mở với nhau, việc loại bỏ các dị biệt về tín lý và mệnh lệnh, và việc hoà giải ký ức đòi ta phải thay đổi quan điểm và thái độ. Không có diễn trình canh tân thiêng liêng đó, sẽ không có bất cứ tiến bộ nào hướng tới hợp nhất hữu hình.
Sự đóng góp của Thông Điệp Ut Unum Sint
Ai cũng biết năm 1995, Đức Gioan Phaolô II đã ban hành thông điệp Ut Unum Sint (Để Chúng Nên Một). Sau khi đề cập tới tính hỗ tương, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: cần phải từ bỏ não trạng tranh chấp, chống đối nhau để bước qua thái độ nhìn nhận nhau như người chung phần (partner). Khi bước vào đối thoại, mỗi bên phải giả thiết bên kia có ước muốn hoà giải, hợp nhất trong chân lý. Để việc ấy xẩy ra, bất cứ biểu hiện chống đối hỗ tương nào cũng phải mất đi. Chỉ có thế, đối thoại mới giúp ta vượt qua được chia rẽ và dẫn ta gần lại hơn sự hợp nhất (số 29).
Nhận định trên hoàn toàn phù hợp với đề nghị của Raiser: coi và chấp nhận các giáo hội khác không như các giáo hội phân rẽ mà như những người chung phần và cuối cùng như các giáo hội chị em. Vấn đề như thế là tiếp nhận lẫn nhau trước khi có sự tiếp nhận kết quả đối thoại và tiếp nhận toàn diện.
Thông điệp cũng mô tả đại kết thiêng liêng như “linh hồn” của quan niệm mới. Thông điệp nói tới “tính tối thượng của cầu nguyện”, và nói tới “canh tân và hồi tâm”. Hồi tâm giúp ta thay đổi cách nhìn sự vật, giúp nhìn các Kitô hữu và giáo hội khác dưới ánh sáng mới, dẫn ta tới việc khám phá ra sự phong phú của họ về đạo đức, về những người đàn ông đàn bà thánh thiện, về dấn thân Kitô Giáo của họ. Đồng thời, sự hồi tâm cũng giúp chính ta nhận ra các bất toàn và tội lỗi của mình trong việc chống lại các Kitô hữu khác và mở lối cho ta canh tân bản thân mình. Thông điệp minh nhiên nói tới việc tiếp nhận đại kết, coi nó như một thách thức mới: “Một trách vụ mới đang được đặt ra cho chúng ta: đó là tiếp nhận các kết quả đã đạt được. Những kết quả này không nên tiếp tục chỉ là tuyên bố của các ủy ban song phương nhưng phải trở thành gia tài chung” (số 80).
Giống các tài liệu đã nhắc, thông điệp này cũng nói tới ba tác nhân của tiếp nhận, rồi đề cập tới “diễn trình có phê phán nhằm phân tích các kết quả và mạnh mẽ thử nghiệm sự nhất quán của chúng với Truyền Thống đức tin, đã tiếp nhận được từ các Tông Đồ và được cộng đồng tín hữu đem ra sống” (số 80). Việc mô tả tiếp nhận như một diễn trình có phê phán hoàn toàn phù hợp với cái hiểu cổ điển về tiếp nhận. Nhưng cũng như thời Giáo Hội Sơ Khai, nó đặt ra vấn đề tiêu chuẩn cho tiếp nhận. Ở đây cũng như trong nhiều đoạn văn khác, tưởng nên để ý điều này: thông điệp không đơn thuần chỉ nhắc đến hiện trạng giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo mà thôi, nhưng là nói tới truyền thống các Tông Đồ như đang được giảng dạy và đem ra sống trong Giáo Hội ngày nay. Dĩ nhiên, khi nói đến truyền thống đó là nói tới truyền thống đức tin của Giáo Hội Công Giáo. Thực vậy, trong một đoạn khác, khi nhắc tới sắc lệnh về hiệp nhất Unitatis Redintegratio, thông điệp khẳng định rằng chân lý trọn vẹn của Chúa Kitô luôn được duy trì trong Giáo Hội Công Giáo (số 10-11). Nhưng kèm theo lời khẳng định ấy là nhiều minh xác. Như ở đoạn nói về đối thoại, thông điệp nói rằng: cùng với các giáo hội khác, Giáo Hội Công Giáo tự đặt mình dưới câu hỏi có tính phê phán sau đây “liệu họ có thực sự diễn tả một cách thoả đáng mọi điều Chúa Thánh Thần thông truyền qua các Tông Đồ hay không?” (số 16). Câu hỏi tự phê phán ấy chính là một phần của tiếp nhận, hiểu như một “diễn trình phê phán”. Thông điệp cũng nói thêm rằng “một số điểm trong mầu nhiệm Kitô Giáo đôi khi được nhấn mạnh một cách có hiệu quả hơn” trong các giáo hội khác (số 14). Thành thử ra, thông điệp không nằng nặc coi việc lên công thức đức tin từng được truyền lại cho chúng ta trong Giáo Hội Công Giáo là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý. Thông điệp cho rằng rất có thể, khi tiếp nhận cuộc đối thoại đại kết, ta mới thấy cách thế quen dùng để phát biểu chân lý đức tin trong truyền thống của ta tỏ ra không giúp ích mấy cho con đường hợp nhất đức tin. Thông điệp nói như sau: Tiếp nhận ý niệm được Đức GH Gioan XXIII phát biểu lúc khai mạc Công Đồng, Sắc Lệnh về Hợp Nhất nhắc đến phương thức lên công thức cho học lý như là một trong các yếu tố của việc canh tân liên tục… (Vì) học lý cần được trình bày một cách dễ hiểu đối với những ai Thiên Chúa muốn nhắn gửi (số 18-19). Chính vì thế, ở cuối phần nói về tiếp nhận, thông điệp viết rằng: “…về phương diện phương pháp luận, cần thận trọng để ý tới sự phân biệt giữa kho ký thác đức tin và công thức phát biểu đức tin” (số 81).
Cha Pottmeyer cho rằng: nếu hiểu không sai, thì chính Đức Gioan Phaolô II cũng áp dụng cùng một phương pháp luận trên vào vấn đề thẩm quyền Phêrô. Ngài chấp nhận “lời yêu cầu ngỏ với tôi để tôi tìm cách thi hành quyền tối thượng này dù không từ bỏ những gì chủ yếu đối với sứ mệnh của nó, nhưng vẫn có thể mở cửa chào đón tình thế mới”. Đức Gioan Phaolô II thận trọng phân biệt giữa chủ trương thi hành quyền tối thượng này theo khuynh hướng tuyệt đối và tập quyền thời nay, và thẩm quyền Phêrô theo Thánh Kinh và việc thi hành thẩm quyền ấy trong đệ nhất thiên niên kỷ, và ngài mời gọi các Kitô hữu khác “hãy cùng tôi dấn thân vào một cuộc đối thoại kiên nhẫn và huynh đệ về chủ đề này, một cuộc đối thoại trong đó, bỏ lại sau lưng các tranh chấp vô ích, chúng ta sẽ lắng nghe nhau, chỉ giữ lại trước mắt ta ý Chúa Kitô dành cho Giáo Hội của Người và để ta được lời khẩn khoản của Người thúc đẩy ta” tiến tới hợp nhất (số 96). Như trên đã rõ, cái hiểu toàn bộ về tiếp nhận tùy thuộc ở việc không nhấn mạnh tới phân rẽ nữa nhưng nhấn mạnh tới cơ sở chung hiện có và tính cộng đoàn giữa những người chung phần vào cuộc đối thoại. Về phương diện này, thông điệp Ut Unum Sint tỏ ra tiến bộ hơn Sắc Lệnh về Hợp Nhất. Rõ một điều các thông sáng của thông điệp cũng một phần do gợi hứng của nhiều cuộc gặp gỡ đại kết được ngài nhắc tới trong thông điệp.
Thông điệp cũng lưu ý tới những thay đổi ngôn từ phát sinh từ việc thay đổi quan điểm. Ngày nay, người ta ít nói tới “các anh em ly khai”, mà là “các Kitô hữu khác”, “những người chịu Phép Rửa khác” hay “các Kitô hữu thuộc các Cộng Đồng khác”. Sách Hướng Dẫn gọi các cộng đồng khác là “Các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo” (số 13, 47).
Ngoài hình thức tử đạo như dấu chỉ hiệp thông, có ở mọi thời đại và nhất là thời nay, trong đó các Kitô hữu đủ mọi tuyên tín đều có dự phần, thông điệp còn coi cuộc đối thoại đại kết như một cộng đồng hay ít nhất cũng đã nhìn nhận một mức độ hiệp thông nào đó rồi (số 49). Thiết tưởng sự hội tụ giữa Ut Unum Sint và các đề nghị của Văn Phòng Tổng Thư Ký Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới khá rõ rệt.
Những khó khăn tồn đọng
Cha Pottmeyer dựa vào cuộc đối thoại của hai Giáo Hội Công Giáo và Luthêrô, mà kết quả là Tuyên Bố Chung năm 1994 về Giáo Hội và Sự Công Chính Hóa, để trình bày một số khó khăn tồn đọng trong diễn trình tiếp nhận. Cha cho rằng thỏa hiệp trên rất căn bản, nhưng phần “Những Phạm Vi Còn Tranh Cãi” lại liệt kê khá nhiều các bất đồng còn tồn tại. Như thế, việc tiếp nhận tài liệu trên ra sao?
Theo cha, trước nhất cần minh định rằng nguyên việc cùng nhìn nhận các bất đồng còn lại cũng cho thấy đã có sự tiến bộ về đại kết rồi. Vì sự nhìn nhận chung này không làm ta sao lãng cơ sở chung và tính cộng đoàn hiện có. Trái lại, nó giúp nói lên và củng cố thêm cơ sở và tính cộng đoàn ấy. Chắc chắn đây là cách nhìn của thông điệp Ut Unum Sint, là thông điệp từng liệt kê ra 5 phạm vi như thế (số 79). Ngoài ra, các bất đồng này khác nhau về tầm quan trọng và không phải là không chịu ảnh hưởng bởi các nhất trí đã đạt được. Điều này đặc biệt đúng nếu nhìn chúng trong bối cảnh của diễn trình đối thoại và tiếp nhận đầy năng động, trong đó, người khác được nghiêm chỉnh coi như những người chung phần và các quan tâm của họ được coi như các đóng góp làm phong phú truyền thống của ta.
Theo cha Pottmeyer, trong diễn trình đối thoại và tiếp nhận, để xử lý các bất đồng tồn đọng, hai loại tiêu chuẩn phải được phân biệt rõ. Loại thứ nhất được mệnh danh là các tiêu chuẩn dị biệt hóa (differentiation) và đánh giá các bất đồng. Loại thứ hai được mệnh danh là các tiêu chuẩn chân lý. Đối với loại đầu, thông điệp Ut Unum Sint đưa ra 3 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn thứ nhất đã được nói rồi, đó là phân biệt giữa kho ký thác đức tin và việc lên công thức phát biểu nó ra. Nếu một bất đồng có căn bản duy nhất hay chủ yếu trong lối phát biểu truyền thống, thì cần phải tìm ra công thức biết nắm vững thực tại trong toàn bộ tính của nó để vượt lên trên lối đọc phiến diện và loại bỏ những lối giải thích lầm lạc (số 38). Vì “yếu tố nào xác định được hiệp thông trong chân lý là có nghĩa chân lý. Biểu thức của chân lý có thể mang nhiều hình thức” (số 19).
Thông điệp đưa ra tiêu chuẩn thứ hai, đó là “phẩm trật chân lý, vì các chân lý có trình độ khác nhau trong tương quan của chúng với nền tảng của đức tin Kitô Giáo” (số 37). Thực vậy, việc cùng nhau tìm ra mối tương quan của những học lý đang được tranh cãi với nền tảng đức tin Kitô Giáo (nghĩa là với mầu nhiệm Chúa Kitô và việc xuất hiện của Nước Chúa) sẽ giúp ta nắm được tầm quan trọng khác nhau trong các bất đồng, hiểu ra những đồng thuận với người khác, và có lẽ cùng đặt ra được các ưu tiên mới, mở đường cho một nhất trí nào đó. Điều này cũng được đề cập trong Ý Niệm Phẩm Trật Chân Lý, Một Lối Giải Thích Đại Kết, một tài liệu được Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo và Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới ủy nhiệm soạn thảo năm 1990.
Tiêu chuẩn thứ ba là: trong diễn trình tiến “tới sự hợp nhất hữu hình cần thiết và đầy đủ… người ta không nên áp đặt bất cứ gánh nặng nào vượt quá những điều thực sự cần thiết (xem Cv 15:28)” (số 78). Có tác giả đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tiêu chuẩn này: tiếp nhận như thế hoàn toàn lệ thuộc câu định nghĩa của thuật ngữ “id quod requiritur et sufficit” (điều cần và đủ) (Jean-Marie R. Tillard, "Reception"-. A Time to Beware of False Steps, trong Ecumenical Trends 14 (1985), 148).
Cả ba tiêu chuẩn trên cùng cho thấy khả thể một đa nguyên tính trong các lối phát biểu và sống thực đức tin, mà không làm hại hay giảm thiểu sự hiệp thông trong chân lý. Đa nguyên tính này đã được nhìn thấy trong các trước tác Tân Ước và trong các giáo hội thời đệ nhất thiên niên kỷ. Như thế, cả ba tiêu chuẩn để dị biệt hóa và lượng giá các bất đồng còn tồn đọng là một trợ giúp quan trọng để chứng tỏ liệu những bất đồng này có là trở ngại cho việc chấp nhận hiệp thông trọn vẹn hay không. Tiêu chuẩn chân lý thiết yếu có liên hệ với các tiêu chuẩn kia, nhưng phân tích đến cùng, nó là tiêu chuẩn quyết định.
Như trên đã nói, hiện nay, vấn đề là khuynh hướng các giáo hội chỉ tiếp nhận các tài liệu đại kết trên căn bản truyền thống riêng của mình. Tillard phê bình một quan điểm tương tự, chỉ chấp nhận trong bản văn đã thoả thuận những gì vốn luôn được nghĩ và công bố trong chính truyền thống của mình và bác bỏ bất cứ điều gì thách thức hay xa lạ với truyền thống ấy. Trong trường hợp này, truyền thống của nhóm trở thành thước đo của tiếp nhận, một chủ trương cho thấy họ ngầm bác bỏ "nguy cơ" phải dấn thân một cách nghiêm chỉnh (tài liệu đã dẫn, tr.146).
Về tiêu chuẩn chân lý, theo Giáo Hội Công Giáo Rôma, thông điệp Ut Unum Sint liệt kê: “Sách Thánh và Truyền Thống vĩ đại của Giáo Hội. Người Công Giáo được Huấn Quyền sống động của Giáo Hội nâng đỡ” (số 39). Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò qui phạm của truyền thống và huấn quyền bị tranh luận giữa các giáo hội với nhau. Trong số 5 lãnh vực vẫn còn tranh chấp, thông điệp Ut Unum Sint nhắc đến mối liên hệ giữa Thánh Kinh, thẩm quyền cao nhất trong các vấn đề niềm tin, cùng với Thánh Truyền, vốn tối cần cho việc giải thích Lời Chúa, và huấn quyền của Giáo Hội, được ủy thác cho đức giáo hoàng và các giám mục hiệp thông với ngài, hiểu như trách nhiệm và thẩm quyền, nhân danh Chúa Kitô, giảng dạy và bảo vệ đức tin (số 79).
Việc minh giải và loại bỏ các bất đồng trên là trách vụ khẩn thiết ngày nay vì việc tiếp nhận đại kết nhiều hay ít tùy thuộc rất nhiều vào việc này. Theo cha Pottmeyer, có hai vấn đề riêng rẽ và việc lẫn lộn giữa hai vấn đề này đã đóng một vai trò quan trọng trong các bất đồng đã nhắc đến. Vấn đề đầu tiên và căn bản hơn phải được nhìn thấy nơi các giáo hội Cải Cách, có liên hệ tới việc chấp nhận vai trò qui phạm của Giáo Hội, truyền thống của Giáo Hội và huấn quyền của Giáo Hội trong việc chuyển thông và duy trì mạc khải. Vì chính các giáo hội này cho rằng Giáo Hội, đôi khi và một phần nào đó, đã thất bại trong chức năng này. Vấn đề thứ hai phát sinh từ các khó khăn trong việc giải thích truyền thống và đưa ra sự phân biệt cần thiết giữa “Truyền Thống” có tính trói buộc (Truyền Thống viết hoa) và “các truyền thống” chỉ có tính nhân bản. Vấn đề thứ hai này rất thường khi được gán cho một ý nghĩa nền tảng hơn vì bị lẫn lộn với vấn đề thứ nhất.
Về phương diện này, nên ghi nhận rằng trong việc giải thích sách thánh, các khó khăn giải thích không hề ít hơn. Ngoài ra cũng nên thấy điều này: tất cả các giáo hội nào bác bỏ truyền thống phổ quát như thước đo sự thật trong việc giải thích sách thánh và nhấn mạnh tới truyền thống đặc thù riêng của mình như tiêu chuẩn duy nhất của sự thật, đều không chấp nhận một quan điểm khả tín. Sau cùng, cần phải nói rằng các khó khăn giải thích cụ thể, phát sinh từ việc giải thích sách thánh và truyền thống giáo hội, tự chúng không tạo nên một vấn đề đặc thù nào cho bất cứ truyền thống nào và không phải là vấn đề nên phân rẽ các giáo hội. Dù sao, vấn đề ấy cũng từng phát sinh ngay trong Giáo Hội Công Giáo Rôma (như vấn đề đang được tranh luận về việc truyền chức cho nữ giới) và nó cũng phát sinh trong các giáo hội khác nữa. Ngay Giáo Hội thời đệ nhất thiên niên kỷ, dù chưa phân rẽ, cũng đã phải giáp mặt với vấn đề ấy như cuốn Commonitorum của Thánh Vincent thành Lérin thuộc thế kỷ thứ 5 đã chứng tỏ.
Thông điệp Ut Unum Sint nhắc tới các qui phạm của chân lý, được khai triển lúc các vấn đề thuộc đức tin “đòi được mọi người ưng thuận, từ giám mục cho tới hàng giáo dân, tất cả những ai từng đã tiếp nhận Chúa Thánh Thần. Cũng một Chúa Thánh Thần ấy đã hỗ trợ Huấn Quyền và làm phát sinh cảm thức đức tin (sensus fidei)” (số 80).
Vậy thì phải làm gì? Theo cha Pottmeyer, nhất trí đại kết đã được bắt đầu, liên quan tới vai trò qui phạm của Giáo Hội, nghĩa là của toàn thể dân Chúa và huấn quyền, và liên quan tới sự phân biệt nền tảng giữa “Truyền Thống” viết hoa và các “truyền thống” viết thường. Nhưng ta cần được minh giải thêm vì vấn đề này có liên quan mật thiết với vấn đề công chính hóa.
Còn về vấn đề thứ hai, tức việc nhất trí về “Truyền Thống” viết hoa, về việc thẩm định có tính giải thích của nó và về tính cách trói buộc của nó, điều ước ao là Truyền Thống của Giáo Hội chưa phân rẽ trong Thiên Niên kỷ thứ nhất, nhất là các sắc lệnh có tính tín lý về Kitô học và Ba Ngôi và tư cách hiệp thông các giáo hội của nó, phải được dành ưu tiên hơn hẳn các khai triển có tính hệ phái sau này của từng giáo hội đặc thù. Đây không hẳn là lời khẩn nài trở về với một thứ chủ nghĩa cổ điển đã thành xương khô. Điều được khuyến cáo ở đây đúng hơn phải là con đường kiên nhẫn tái tiếp nhận truyền thống vĩ đại và phổ quát kia cũng như các quyết định của nó, nếu nói theo kiểu của Cha Yves Congar. Việc tái tiếp nhận này không chỉ lấy phương hướng ở quá khứ, mà đồng thời còn lưu ý tới “những nhấp nháp của thời đại” (sips of the times), trên hết phải lưu ý tới các thúc đẩy của Chúa Thánh Thần dạy ta phải tiến tới sự hiệp đoàn trọn vẹn các giáo hội và nhu cầu phải có một rao giảng khả tín bởi một Kitô Giáo hợp nhất.
Các tuyên bố chung về việc tuyên xưng Kinh Tin Kính Nixêa-Constantinốp, cũng như nhiều văn bản đại kết khác, đã đi theo con đường này. Giáo Hội Công Giáo Rôma đã minh nhiên đi theo nó trong mối liên hệ của mình với các giáo hội khác của Đông Phương. Nhiều tiếng nói từ Rôma cho thấy rõ Rôma đang cố gắng đạt được sự đồng thuận đại kết về thẩm quyền Phêrô trên căn bản đệ nhất thiên niên kỷ và thi hành quyền tối thượng trong thời gian đó. Trong thông điệp Ut Unum Sint, ta đọc thấy “Trong trọn thiên niên kỷ này, các Kitô hữu hợp nhất trong một hiệp thông đức tin và đời sống bí tích đầy tình huynh đệ thân ái… Nếu có bất đồng về đức tin và kỷ luật xẩy ra giữa họ, Tòa Rôma đều hành động như người phối trí, do thoả thuận chung” (số 95).
Năm 1982, lúc còn là Hồng Y Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI từng viết rằng “khi nói đến học lý về quyền tối thượng, Rôma không nên đòi hỏi Phương Đông nhiều hơn những điều đã được lên công thức và được giảng dạy trong thiên niên kỷ đầu tiên” (Joseph Cardinal Ratzinger, Theologische Prinzipienlehre. Bausteine zur Fundamentaitheologle, Munchen: Wewel, 1982, tr. 209). Đệ nhất thiên niên kỷ cũng cung cấp một mô thức cho việc tiếp nhận đại kết ngày nay. Dù đúng là “cần nhiều đồng thuận thần học để phục hồi sự hợp nhất hơn là để duy trì nó” và sau đó, có một dị biệt giữa việc tiếp nhận theo nghĩa cổ điển và việc tiếp nhận theo nghĩa đại kết hiện nay, Edward Kilmartin vẫn chính xác khi nói rằng “như trong trường hợp Nixêa thứ nhất, Canxêđoan và các công đồng tự gọi là chung khác của thiên niên kỷ thứ nhất, tiếp nhận xẩy ra nhờ một diễn trình ít nhiều phức tạp” (Reception in History, 38)
Để kết thúc, cha Pottmeyer trích dẫn nhận định năm 1985 của Hội Nghị Chuyên Đề Liên Chính Thống về Tài Liệu Lima. Nhận định này dựa trên nghĩa cổ điển của ý niệm tiếp nhận: “Trong giai đoạn này, tiếp nhận là một bước tiến trong diễn trình tăng trưởng của việc chúng ta cùng nhau tin tưởng hỗ tương… hướng tới đồng thuận tín lý và sau cùng hướng tới việc hiệp thông với nhau trong liên tục tính đối với các tông đồ và các giáo huấn của Giáo Hội phổ quát” (Max Thurian, ed., Churches Respond to BEM 1, Geneva: FOP 129, 1986, tr. 124).
Văn Hóa
Hàm Oan
Lm Vũđình Tường
06:55 23/05/2010
Tôi sanh ra đời sau một cơn mưa bão. Tôi không chắc lắm nhưng đoán chừng cơn bão đó có lẽ là cơn bão lớn nhất nhì trong thế kỉ. Không phải tôi là người con duy nhất sanh trong cơn mưa. Các anh chị em tôi đều chào đời trong cơn mưa. Anh chị lớn kể cho nghe, mẹ Trời sanh anh chị khi có mây đen kéo phủ bốn phương; khi chớp giật liên miên soi sáng; kèm theo tiếng sấm vang rền xé không gian. Tiếng nổ chát chúa đó làm mẹ sợ, run rẩy, chuyển bụng sanh con.
Không biết có phải vì sanh trong mưa mà mỗi lần có mưa tôi đều khóc. Mưa càng to, tôi khóc càng lớn. Có lần khóc suốt đêm kéo dài cho mãi đến ngày hôm sau vẫn còn rì rả rên nho nhỏ.
Lúc mới sanh tôi ốm nhom, nhỏ xíu, yếu ớt. Có người nghĩ là tôi không thể sống được bao lâu, số yểu mệnh. Nhiều người con của mẹ Trời âm thầm chết như thế. Do vậy, bị coi thường, bỏ rơi. Mọi người biết tôi có mặt trên đời nhưng tất cả đều làm lơ. Người dưng, nước lã làm lơ đã đành, chính mẹ Trời, không rõ nguyên do nào, có thời bỏ tôi đói, khát, thoi thóp nhiều tháng. Lạ thay tôi không chết. Vẫn sống, dù sống trong mòn nỏi, yếu đuối. Thế rồi mẹ Trời lại thương tình ban ơn mưa móc. Sau lần bỏ rơi đó tôi không chết, mẹ Trời nhận ra tôi mang số trường thọ. Từ đó mẹ Trời chăm sóc tận tình hơn, thương đến nhiều hơn và ban cho muôn ơn. Nhờ thế tôi sống mạnh và lớn mau. Đại đa số dân làng vẫn coi thường, khinh tôi không đáng để họ quan tâm, lưu ý. Ngoại trừ một số người sống gần để ý thấy tôi lớn, nhờ vả được, đến làm quen. Không phải tôi tự kiêu nhưng nói thật người nhờ vả tôi nhiều lắm. Đây là một sự thật. Trước đây bị coi thường, khinh khi, bây giờ kẻ nhờ tưới rau, làm vườn. Người khác xin tôm cá.
Tôi đang tuổi trưởng thành, xinh mơn mởn nên nhiều kẻ đến làm quen. Có người đến dò hỏi tông tích, tìm hiểu. Tôi vẫn âm thầm vui sống dưới bóng mát của lùm cây, tàn lá. Cho đến một ngày kia báo chí địa phương loan tin sét đánh. Tôi giết người. Qua tin này người ta nhắc nhiều về tôi. Trời ơi, tôi là kẻ sát nhân sao. Nạn nhân là kẻ ỡm ờ, vô í tứ, hờ hững trượt chân té chết. Tôi chịu hàm oan. Người đời đồn thổi rùm beng một thời rồi chìm xuống như không có gì xảy ra. Thân nhân người chết đau lòng đến ngã ba gần nhà làm một cái am nhỏ. Lúc đầu người thân ra thắp hương rồi thưa dần, thưa dần. Bầy giờ thì năm thì mười hoạ mới có người ra thắp hương. Tôi làm thinh mặc kệ, chả thèm dòm ngó tới làm gì. Sự việc lại tái diễn, cũng tháng đó năm sau, lại một người nữa mất mạng. Người ta cũng đăng báo rùm beng, tôi là thủ phạm. Xã hội thời đó ai thèm điều tra, tìm hiểu. Chết ráng chịu, thiệt thân, hơi sức đâu điều tra. Sau này bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận nguyên nhân chết do rắn cắn. Tôi vô tội. Báo chí đâu thèm cải chính. Tôi cũng chẳng cần thanh minh. Thế rồi một cái am nữa mọc lên. Cái này lớn hơn cái cũ, nhang đèn cũng nhiều hơn một thời rồi cũng nhang tàn, khói tắt. Tôi cũng chả thèm để ý, lưu tâm. Mặc kệ, ai muốn làm gì thì làm. Năm kế tiếp, gần đến tháng đó, tôi run sợ có nguời cẩu thả chết làm tôi bị hàm oan. Mong từng ngày cho tháng đó trôi qua. Đúng thế, năm đó may lành, tôi được yên thân, không ai bới móc đến. Rồi năm sau cũng thời gian đó lại có chuyện không lành xảy đến thế là người ta tạo ngay ra một nghi vấn. Nghi vấn biến thành huyền thoại. Nơi này có bà thuỷ năm nào cũng cướp đi một nhân mạng. Dân làng tránh đến gần nhà tôi vào tháng đó, sợ chết oan. Trong số những du khách đến làng tôi, có một thanh niên con quan. Nghe dân làng thuật truyện cho là khôi hài, không tin. Kết quả chàng mất tích nơi giữa hai cái am. Vì là quí tử nhà quan, sự việc được rêu rao nhiều ngày. Nhiều giả thuyết đặt ra và báo chí tốn khá nhiều mực, moi móc chuyện cũ. Từ đó cả vùng biết đến tôi.
Đổi tên
Đời tôi năm lần bảy lượt đổi tên, không phải tôi trốn lính, cũng chẳng phải trốn đóng thuế thân. Dân làng ngang nhiên đổi tên. Đầu tiên họ gọi tôi là đường nước. Sau những tháng mùa hè, tôi sống sót họ đổi sang tên mương. Tôi khôn lớn, mạnh khoẻ hơn, dân làng ngược xuôi qua nhà người ta lại cho tôi là rạch miễu vì có hai cái am gần bên. Tuổi trưởng thành, có chút danh, chút phận, làm lợi cho nhiều người nên được biết đến là sông. Vẫn chưa xong, sau lần con quan bỏ mạng nơi ngã ba, tôi đang là cái rạch miễu, báo chí địa phương tặng cho cái tên khá đẹp, liên quan đến lục tỉnh. Sở dĩ cái tên này là vì tôi đi gần khắp miền lục tỉnh. Đến lúc này tôi không còn cô đơn nữa, nhờ gặp gỡ anh chị hai của miền Tiền giang vì thế thanh thế của tôi lớn hơn những gì báo chí mô tả. Dân khắp miền không còn coi thường tôi như trước mà bắt đầu quan tâm vì dân ghe chài lớn bé đều biết, đều có những câu chuyện kể về tôi.
Con người luôn tự cao, tự đại. Khi họ nuôi nấng người nào họ bắt người đó gọi là cha mẹ. Tôi cung cấp nước cho dân khắp vùng. Dân chài sống nhờ tôm, cá tôi mang lại. Là nguồn cung cấp thức ăn chính cho dân trong vùng, mang lại nguồn tài chánh cho nhà nông, dân chài. Dù tôi nuôi họ tận tình như thế họ vẫn gọi tôi là con sông.
Không biết có phải vì sanh trong mưa mà mỗi lần có mưa tôi đều khóc. Mưa càng to, tôi khóc càng lớn. Có lần khóc suốt đêm kéo dài cho mãi đến ngày hôm sau vẫn còn rì rả rên nho nhỏ.
Lúc mới sanh tôi ốm nhom, nhỏ xíu, yếu ớt. Có người nghĩ là tôi không thể sống được bao lâu, số yểu mệnh. Nhiều người con của mẹ Trời âm thầm chết như thế. Do vậy, bị coi thường, bỏ rơi. Mọi người biết tôi có mặt trên đời nhưng tất cả đều làm lơ. Người dưng, nước lã làm lơ đã đành, chính mẹ Trời, không rõ nguyên do nào, có thời bỏ tôi đói, khát, thoi thóp nhiều tháng. Lạ thay tôi không chết. Vẫn sống, dù sống trong mòn nỏi, yếu đuối. Thế rồi mẹ Trời lại thương tình ban ơn mưa móc. Sau lần bỏ rơi đó tôi không chết, mẹ Trời nhận ra tôi mang số trường thọ. Từ đó mẹ Trời chăm sóc tận tình hơn, thương đến nhiều hơn và ban cho muôn ơn. Nhờ thế tôi sống mạnh và lớn mau. Đại đa số dân làng vẫn coi thường, khinh tôi không đáng để họ quan tâm, lưu ý. Ngoại trừ một số người sống gần để ý thấy tôi lớn, nhờ vả được, đến làm quen. Không phải tôi tự kiêu nhưng nói thật người nhờ vả tôi nhiều lắm. Đây là một sự thật. Trước đây bị coi thường, khinh khi, bây giờ kẻ nhờ tưới rau, làm vườn. Người khác xin tôm cá.
Tôi đang tuổi trưởng thành, xinh mơn mởn nên nhiều kẻ đến làm quen. Có người đến dò hỏi tông tích, tìm hiểu. Tôi vẫn âm thầm vui sống dưới bóng mát của lùm cây, tàn lá. Cho đến một ngày kia báo chí địa phương loan tin sét đánh. Tôi giết người. Qua tin này người ta nhắc nhiều về tôi. Trời ơi, tôi là kẻ sát nhân sao. Nạn nhân là kẻ ỡm ờ, vô í tứ, hờ hững trượt chân té chết. Tôi chịu hàm oan. Người đời đồn thổi rùm beng một thời rồi chìm xuống như không có gì xảy ra. Thân nhân người chết đau lòng đến ngã ba gần nhà làm một cái am nhỏ. Lúc đầu người thân ra thắp hương rồi thưa dần, thưa dần. Bầy giờ thì năm thì mười hoạ mới có người ra thắp hương. Tôi làm thinh mặc kệ, chả thèm dòm ngó tới làm gì. Sự việc lại tái diễn, cũng tháng đó năm sau, lại một người nữa mất mạng. Người ta cũng đăng báo rùm beng, tôi là thủ phạm. Xã hội thời đó ai thèm điều tra, tìm hiểu. Chết ráng chịu, thiệt thân, hơi sức đâu điều tra. Sau này bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận nguyên nhân chết do rắn cắn. Tôi vô tội. Báo chí đâu thèm cải chính. Tôi cũng chẳng cần thanh minh. Thế rồi một cái am nữa mọc lên. Cái này lớn hơn cái cũ, nhang đèn cũng nhiều hơn một thời rồi cũng nhang tàn, khói tắt. Tôi cũng chả thèm để ý, lưu tâm. Mặc kệ, ai muốn làm gì thì làm. Năm kế tiếp, gần đến tháng đó, tôi run sợ có nguời cẩu thả chết làm tôi bị hàm oan. Mong từng ngày cho tháng đó trôi qua. Đúng thế, năm đó may lành, tôi được yên thân, không ai bới móc đến. Rồi năm sau cũng thời gian đó lại có chuyện không lành xảy đến thế là người ta tạo ngay ra một nghi vấn. Nghi vấn biến thành huyền thoại. Nơi này có bà thuỷ năm nào cũng cướp đi một nhân mạng. Dân làng tránh đến gần nhà tôi vào tháng đó, sợ chết oan. Trong số những du khách đến làng tôi, có một thanh niên con quan. Nghe dân làng thuật truyện cho là khôi hài, không tin. Kết quả chàng mất tích nơi giữa hai cái am. Vì là quí tử nhà quan, sự việc được rêu rao nhiều ngày. Nhiều giả thuyết đặt ra và báo chí tốn khá nhiều mực, moi móc chuyện cũ. Từ đó cả vùng biết đến tôi.
Đổi tên
Đời tôi năm lần bảy lượt đổi tên, không phải tôi trốn lính, cũng chẳng phải trốn đóng thuế thân. Dân làng ngang nhiên đổi tên. Đầu tiên họ gọi tôi là đường nước. Sau những tháng mùa hè, tôi sống sót họ đổi sang tên mương. Tôi khôn lớn, mạnh khoẻ hơn, dân làng ngược xuôi qua nhà người ta lại cho tôi là rạch miễu vì có hai cái am gần bên. Tuổi trưởng thành, có chút danh, chút phận, làm lợi cho nhiều người nên được biết đến là sông. Vẫn chưa xong, sau lần con quan bỏ mạng nơi ngã ba, tôi đang là cái rạch miễu, báo chí địa phương tặng cho cái tên khá đẹp, liên quan đến lục tỉnh. Sở dĩ cái tên này là vì tôi đi gần khắp miền lục tỉnh. Đến lúc này tôi không còn cô đơn nữa, nhờ gặp gỡ anh chị hai của miền Tiền giang vì thế thanh thế của tôi lớn hơn những gì báo chí mô tả. Dân khắp miền không còn coi thường tôi như trước mà bắt đầu quan tâm vì dân ghe chài lớn bé đều biết, đều có những câu chuyện kể về tôi.
Con người luôn tự cao, tự đại. Khi họ nuôi nấng người nào họ bắt người đó gọi là cha mẹ. Tôi cung cấp nước cho dân khắp vùng. Dân chài sống nhờ tôm, cá tôi mang lại. Là nguồn cung cấp thức ăn chính cho dân trong vùng, mang lại nguồn tài chánh cho nhà nông, dân chài. Dù tôi nuôi họ tận tình như thế họ vẫn gọi tôi là con sông.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hương Xuân
Lê Trị
23:20 23/05/2010
HƯƠNG XUÂN
Ảnh của Lê Trị
Áo xuân hoa mặc mê cánh bướm
Hương ngọt ngào mỏi cánh chim bay.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền