Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:01 23/05/2015
KHÔNG THỂ ĐỀ PHÒNG
Có người vì đề phòng kẻ trộm cạy rương và móc túi, bèn dùng dây thừng cột cái rương và túi lại thật chặt, lại còn khóa lại nữa.
Đây là biện pháp mà mọi người thường có thói quen áp dụng, cho rằng đây là phương pháp rất thông minh.
Nhưng ai biết được kẻ trộm lúc nào thì đến, mang túi rồi lại mang túi, vác rương rồi laị vác rương, kẹp túi rồi lại kẹp túi, cuốn tất cả mà đi. Trên đường đi lại còn sợ cái rương và túi cột chưa chặt, khóa chưa kỹ.
( Trang tử )
Suy tư:
Của cải làm ra khiến chúng ta yêu thích nó, bởi vì chính nó là công lao mồ hôi nước măt của mình mà có, do đó mà chúng ta thường giữ gìn và coi trọng nó.
Có một thứ quý hơn của cải vạn lần và còn qúy hơn cả mạng sống mà chúng ta phải gìn giữ, phải trân trọng, đó là linh hồn của chúng ta. Linh hồn đáng qúy trọng bởi vì nó đã được Đức Chúa Ki-tô đổi lại bằng chính cái chết đau thương của Ngài trên thập giá, nó đáng trân trọng bởi đã được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt hơn mọi thứ trên trần gian.
Giữ gìn linh hồn, không phải là lấy dây plastic tổng hợp cột lại cho chắc, cũng không dùng khoá điện tử để khóa cho an toàn, nhưng chính là đừng phạm tội trọng, đừng để nó ngập trong vũng bùn đam mê tội lỗi. Cách giữ gìn nó hay nhất và công hiệu nhất chính là siêng năng tham dự các bí tích, nhất là bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể và luôn cầu nguyện.
Các thánh đã dùng các phương pháp ấy để giữ gìn linh hồn, tôi cũng sẽ noi gương các ngài luôn tham dự các bí tích và cầu nguyện để linh hồn được bình an trong Chúa và được bảo đảm không rơi vào tay ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có người vì đề phòng kẻ trộm cạy rương và móc túi, bèn dùng dây thừng cột cái rương và túi lại thật chặt, lại còn khóa lại nữa.
Đây là biện pháp mà mọi người thường có thói quen áp dụng, cho rằng đây là phương pháp rất thông minh.
Nhưng ai biết được kẻ trộm lúc nào thì đến, mang túi rồi lại mang túi, vác rương rồi laị vác rương, kẹp túi rồi lại kẹp túi, cuốn tất cả mà đi. Trên đường đi lại còn sợ cái rương và túi cột chưa chặt, khóa chưa kỹ.
( Trang tử )
Suy tư:
Của cải làm ra khiến chúng ta yêu thích nó, bởi vì chính nó là công lao mồ hôi nước măt của mình mà có, do đó mà chúng ta thường giữ gìn và coi trọng nó.
Có một thứ quý hơn của cải vạn lần và còn qúy hơn cả mạng sống mà chúng ta phải gìn giữ, phải trân trọng, đó là linh hồn của chúng ta. Linh hồn đáng qúy trọng bởi vì nó đã được Đức Chúa Ki-tô đổi lại bằng chính cái chết đau thương của Ngài trên thập giá, nó đáng trân trọng bởi đã được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt hơn mọi thứ trên trần gian.
Giữ gìn linh hồn, không phải là lấy dây plastic tổng hợp cột lại cho chắc, cũng không dùng khoá điện tử để khóa cho an toàn, nhưng chính là đừng phạm tội trọng, đừng để nó ngập trong vũng bùn đam mê tội lỗi. Cách giữ gìn nó hay nhất và công hiệu nhất chính là siêng năng tham dự các bí tích, nhất là bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể và luôn cầu nguyện.
Các thánh đã dùng các phương pháp ấy để giữ gìn linh hồn, tôi cũng sẽ noi gương các ngài luôn tham dự các bí tích và cầu nguyện để linh hồn được bình an trong Chúa và được bảo đảm không rơi vào tay ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Hiện Xuống)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:04 23/05/2015
Chúa Nhật LỄ HIỆN XUỐNG
Tin Mừng : Ga 20, 19-23.
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em, anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, và cũng là ngày sinh nhật của Giáo Hội. Tôi xin chúc tất cả anh chị em mỗi người được tràn đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần, để chúng ta cùng nhau xây dựng một xã hội huynh đệ, một giáo xứ yêu thương và một gia đình hạnh phúc.
Mặc dù chúng ta đã làm Tuần Cửu Nhật kính Chúa Thánh Thần, để xin Ngài ban cho chúng ta những ơn cần thiết để chúng ta sống bác ái với anh chị em, và làm chứng cho tình yêu của Đức Chúa Giê-su, nhưng tôi cũng nhân dịp ngày lễ trọng này để chia sẻ với anh chị em ít điều về bổn phận của người Ki-tô hữu.
1. Thánh Thần hướng dẫn chúng ta.
Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta được trở nên con cái của Thiên Chúa, của sự sáng, Ba Ngôi Thiên Chúa lập tức trở thành chủ nhân tâm hồn của chúng ta, từ đó trở về sau, chúng ta được gọi là người Ki-tô hữu, và chỉ có người Ki-tô hữu -do Thánh Thần tác động- mới hiểu được vai trò làm con Chúa ngay trong cuộc sống ở trần gian này.
Bổn phận của người con Chúa không chỉ là ngày ngày đến nhà thờ dâng lễ đọc kinh, cũng không chỉ là bỏ tiền của ra xây thờ, nhưng cái quan trọng hơn chính là “ra đi rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng” như lời của Đức Chúa Giê-su đã dạy.
Có những người Ki-tô hữu chỉ biết Chúa ở trong nhà thờ, cho nên họ thường phê bình những hoạt động bên ngoài xã hội của anh em; có những người Ki-tô hữu chỉ biết Chúa nơi những bà con họ hàng, cho nên họ thường dửng dưng trước những người nghèo bất hạnh ngay bên cạnh họ...
Rao giảng Tin Mừng của người giáo dân thì có thể nói là “thiên hình vạn trạng” hơn cả các tu sĩ nam nữ, bởi vì chính các Ki-tô hữu là những hạt giống Tin Mừng được Đức Chúa Giê-su gieo vãi khắp cùng ngõ hẽm của xã hội trần thế, bởi vì chính người Ki-tô hữu là những tai, mắt, miệng của Giáo Hội, mà trong sinh hoạt thường ngày của họ người ta luôn nhìn thấy Giáo Hội của Chúa cách sống động, và sống động nhất chính là khi họ thực hành Lời của Chúa dạy yêu người thân cận như chính mình, đó chính là lời rao giảng Tin Mừng mạnh mẽ nhất vậy.
2. Thánh Thần là quả tim sống động.
Đức Chúa Thánh Thần không ở nơi đâu xa lạ, nhưng hằng ngày Ngài vẫn luôn ở với chúng ta để hướng dẫn, dạy dỗ và làm cho chúng ta trở nên người con tốt lành của Thiên Chúa.
Có người hỏi tôi rằng: tại sao các cha ít khi nói đến Đức Chúa Thánh Thần cho giáo dân nghe, mà chỉ lúc nào có dịp lễ gì có liên quan đến Thánh Thần, hay có trẻ em lãnh nhận bí tích thêm sức thì mới giảng về Đức Chúa Thánh Thần cho giáo dân nghe ? Một câu hỏi để nhắc nhở chúng tôi là những mục tử, một câu hỏi để nhắc nhở chúng ta là những người Ki-tô hữu phải luôn luôn xác tín rằng: Đức Chúa Thánh Thần vẫn luôn mãi mãi ở trong tâm hồn chúng ta, chính Ngài đã thôi thúc chúng ta làm việc lành tránh điều dữ, chính Ngài hướng dẫn chúng ta biết chọn điều gì cho đẹp lòng Thiên Chúa để làm và điều gì không nên làm.
Vâng, Đức Chúa Thánh Thần có vai trò rất đặc biệt và quan trọng trong đời sống của người Ki-tô hữu, Chính Ngài được Đức Chúa Giê-su xin Đức Chúa Cha ban xuống cho các Tông Đồ để mở ra trí huệ cho các ngài, chính Ngài đã kiện toàn và mở mang Giáo Hội ở trần gian, chính Ngài đã làm cho chúng ta trở nên những chứng nhân của Tin Mừng trong cuộc sống hôm nay.
Đức Chúa Thánh Thần là quả tim trong thân thể, Đức Chúa Thánh Thần là cái bánh lái của con thuyền, thân xác không có quả tim là thân xác không có sự sống, thuyền không bánh lái là thuyền trôi nỗi trên biển không định hướng, đời sống của người Ki-tô hữu nếu không có Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn thì chỉ là một cái mả tô vôi, hoặc chỉ là một con thuyền lênh đênh trôi vật vờ trong biển khổ của trần gian đầy cạm bẩy của cám dỗ.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày sinh nhật của Giáo Hội – lễ Hiện Xuống- chúng ta cầu xin cho Giáo Hội luôn lắng nghe lời dạy bảo và hướng dẫn của Đức Chúa Thánh Thần, để Giáo Hội luôn trở nên ánh sáng của muôn dân; chúng ta cũng xin Đức Chúa Thánh Thần ở mãi với mỗi người trong chúng ta, dù ở đâu, làm gì và trong cương vị nào, chúng ta cũng cầu xin Ngài hướng dẫn, để chúng ta trở nên những chứng nhân của Tin Mừng, của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh, để khi mọi người nhìn thấy việc chúng ta làm, lời chúng ta nói đều phù hợp với đức ái của Tin Mừng, thì họ sẽ nhận ra Đức Chúa Giê-su đang ở trong chúng ta vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin Mừng : Ga 20, 19-23.
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em, anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, và cũng là ngày sinh nhật của Giáo Hội. Tôi xin chúc tất cả anh chị em mỗi người được tràn đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần, để chúng ta cùng nhau xây dựng một xã hội huynh đệ, một giáo xứ yêu thương và một gia đình hạnh phúc.
Mặc dù chúng ta đã làm Tuần Cửu Nhật kính Chúa Thánh Thần, để xin Ngài ban cho chúng ta những ơn cần thiết để chúng ta sống bác ái với anh chị em, và làm chứng cho tình yêu của Đức Chúa Giê-su, nhưng tôi cũng nhân dịp ngày lễ trọng này để chia sẻ với anh chị em ít điều về bổn phận của người Ki-tô hữu.
1. Thánh Thần hướng dẫn chúng ta.
Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta được trở nên con cái của Thiên Chúa, của sự sáng, Ba Ngôi Thiên Chúa lập tức trở thành chủ nhân tâm hồn của chúng ta, từ đó trở về sau, chúng ta được gọi là người Ki-tô hữu, và chỉ có người Ki-tô hữu -do Thánh Thần tác động- mới hiểu được vai trò làm con Chúa ngay trong cuộc sống ở trần gian này.
Bổn phận của người con Chúa không chỉ là ngày ngày đến nhà thờ dâng lễ đọc kinh, cũng không chỉ là bỏ tiền của ra xây thờ, nhưng cái quan trọng hơn chính là “ra đi rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng” như lời của Đức Chúa Giê-su đã dạy.
Có những người Ki-tô hữu chỉ biết Chúa ở trong nhà thờ, cho nên họ thường phê bình những hoạt động bên ngoài xã hội của anh em; có những người Ki-tô hữu chỉ biết Chúa nơi những bà con họ hàng, cho nên họ thường dửng dưng trước những người nghèo bất hạnh ngay bên cạnh họ...
Rao giảng Tin Mừng của người giáo dân thì có thể nói là “thiên hình vạn trạng” hơn cả các tu sĩ nam nữ, bởi vì chính các Ki-tô hữu là những hạt giống Tin Mừng được Đức Chúa Giê-su gieo vãi khắp cùng ngõ hẽm của xã hội trần thế, bởi vì chính người Ki-tô hữu là những tai, mắt, miệng của Giáo Hội, mà trong sinh hoạt thường ngày của họ người ta luôn nhìn thấy Giáo Hội của Chúa cách sống động, và sống động nhất chính là khi họ thực hành Lời của Chúa dạy yêu người thân cận như chính mình, đó chính là lời rao giảng Tin Mừng mạnh mẽ nhất vậy.
2. Thánh Thần là quả tim sống động.
Đức Chúa Thánh Thần không ở nơi đâu xa lạ, nhưng hằng ngày Ngài vẫn luôn ở với chúng ta để hướng dẫn, dạy dỗ và làm cho chúng ta trở nên người con tốt lành của Thiên Chúa.
Có người hỏi tôi rằng: tại sao các cha ít khi nói đến Đức Chúa Thánh Thần cho giáo dân nghe, mà chỉ lúc nào có dịp lễ gì có liên quan đến Thánh Thần, hay có trẻ em lãnh nhận bí tích thêm sức thì mới giảng về Đức Chúa Thánh Thần cho giáo dân nghe ? Một câu hỏi để nhắc nhở chúng tôi là những mục tử, một câu hỏi để nhắc nhở chúng ta là những người Ki-tô hữu phải luôn luôn xác tín rằng: Đức Chúa Thánh Thần vẫn luôn mãi mãi ở trong tâm hồn chúng ta, chính Ngài đã thôi thúc chúng ta làm việc lành tránh điều dữ, chính Ngài hướng dẫn chúng ta biết chọn điều gì cho đẹp lòng Thiên Chúa để làm và điều gì không nên làm.
Vâng, Đức Chúa Thánh Thần có vai trò rất đặc biệt và quan trọng trong đời sống của người Ki-tô hữu, Chính Ngài được Đức Chúa Giê-su xin Đức Chúa Cha ban xuống cho các Tông Đồ để mở ra trí huệ cho các ngài, chính Ngài đã kiện toàn và mở mang Giáo Hội ở trần gian, chính Ngài đã làm cho chúng ta trở nên những chứng nhân của Tin Mừng trong cuộc sống hôm nay.
Đức Chúa Thánh Thần là quả tim trong thân thể, Đức Chúa Thánh Thần là cái bánh lái của con thuyền, thân xác không có quả tim là thân xác không có sự sống, thuyền không bánh lái là thuyền trôi nỗi trên biển không định hướng, đời sống của người Ki-tô hữu nếu không có Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn thì chỉ là một cái mả tô vôi, hoặc chỉ là một con thuyền lênh đênh trôi vật vờ trong biển khổ của trần gian đầy cạm bẩy của cám dỗ.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày sinh nhật của Giáo Hội – lễ Hiện Xuống- chúng ta cầu xin cho Giáo Hội luôn lắng nghe lời dạy bảo và hướng dẫn của Đức Chúa Thánh Thần, để Giáo Hội luôn trở nên ánh sáng của muôn dân; chúng ta cũng xin Đức Chúa Thánh Thần ở mãi với mỗi người trong chúng ta, dù ở đâu, làm gì và trong cương vị nào, chúng ta cũng cầu xin Ngài hướng dẫn, để chúng ta trở nên những chứng nhân của Tin Mừng, của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh, để khi mọi người nhìn thấy việc chúng ta làm, lời chúng ta nói đều phù hợp với đức ái của Tin Mừng, thì họ sẽ nhận ra Đức Chúa Giê-su đang ở trong chúng ta vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:06 23/05/2015
N2T |
3. Mặc dù tôi hèn yếu nhu nhược, nhưng tôi quyết tâm không thất vọng. Tôi đem linh hồn tôi ẩn giấu trong vết thương của Đức Chúa Giê-su, xin Máu Thánh của Ngài rửa sạch tội lỗi của tôi.
(Thánh Catharina Senensis)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một ”Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:08 23/05/2015
CỨ ĐỂ CÁC EM NÔ ĐÙA
Ban trật tự nhà thờ phàn nàn với cha sở là cứ chiều chiều có đám trẻ con vào sân nhà thờ hét la rộn ràng, làm chia trí mấy người cầu nguyện trong nhà thờ.
Cha sở cười cười nói:
- “Nhà thờ là nhà của Chúa ai muốn đến Ngài cũng vui lòng đón nhận, tại sao mình lại đuổi các em vui đùa trong sân nhà thờ chứ, cứ để cho các em chơi đùa, trước giờ lễ thì nói với các em vào nhà thờ là được rồi.”
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ban trật tự nhà thờ phàn nàn với cha sở là cứ chiều chiều có đám trẻ con vào sân nhà thờ hét la rộn ràng, làm chia trí mấy người cầu nguyện trong nhà thờ.
Cha sở cười cười nói:
- “Nhà thờ là nhà của Chúa ai muốn đến Ngài cũng vui lòng đón nhận, tại sao mình lại đuổi các em vui đùa trong sân nhà thờ chứ, cứ để cho các em chơi đùa, trước giờ lễ thì nói với các em vào nhà thờ là được rồi.”
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư Đức Thánh Cha nhân lễ phong Chân Phước cho Đức TGM Romero
Lm. Trần Đức Anh OP
09:53 23/05/2015
SAN SALVADOR. ĐTC đề cao tấm gương của Tân Chân Phước Oscar Romero và mời gọi toàn dân El Salvador tiến vào con đường hòa giải đích thực.
Trên đây là nội dung thư ĐTC gửi đến Đức Cha José Luis Escobar Alas, TGM San Salvador, Chủ tịch HĐGM El Salvador, được công bố hôm 23-5-2015, trong lễ phong chân phước cho Đức TGM Oscar Romero. Ngài viết:
”Lễ phong chân phước cho Đức Cha Oscar Arnulfo Romero Galdámez, Cố Chủ Chăn của Tổng giáo phận San Salvador yêu quí, là động lực vui mừng lớn lao cho dân Salvador và cho chúng ta là những người đang được hưởng tấm gương của những người con ưu tú của Giáo Hội. Đức Cha Romero đã xây dựng hòa bình bằng sức mạnh của tình thương, làm chứng về đức tin bằng cuộc sống hiến thân đến cùng.
”Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Ngài giữa những khó khăn và luôn tỏ ra quan tâm đối với những nhu cầu của dân. Chúa thấy sự áp bức, Ngài nghe tiếng kêu đau thương của con cái và chạy đến cứu giúp để giải thoát họ khỏi áp bức và đưa họ đến miền đất mới, màu mỡ và rộng rãi, đất ”chảy sữa và mật” (Xc Xh 3,7-8). Như xưa kia Chúa đã chọn Môisê để, nhân danh Ngài, hướng dẫn dân, Chúa vẫn còn tiếp tục khơi lên những mục tử theo con tim Ngài, dẫn dắt đoàn Chiên Chúa một cách khôn ngoan và sáng suốt (Xc Gr 3,15).
”Tại đất nước tươi đẹp ở Trung Mỹ này, được Thái Bình Dương tưới gội, Chúa đã ban cho Giáo Hội một Giám Mục nhiệt thành, kính mến Chúa và phục vụ anh chị em, trở thành hình ảnh của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành. Trong thời kỳ sống chung khó khăn, Đức Cha Romero đã biết hướng dẫn, bênh đỡ và bảo vệ đoàn chiên của Người, luôn trung thành với Tin Mừng và hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Sứ vụ của Người trổi vượt vì sự quan tâm đặc biệt đối với những người nghèo khổ nhất và bị gạt ra ngoài lề. Và trong cái chết của Người, lúc cử hành Hy tế thánh của tình yêu và hòa giải, Người đã nhận được ơn đồng hóa trọn vẹn với Đấng đã hiến mạng sống vì đoàn chiên.
”Trong ngày vui mừng này đối với Quốc Dân Salvador, cũng như cho các nước anh em Mỹ châu la tinh, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho vị Giám Mục tử đạo khả năng nhìn và nghe nỗi đau khổ của dân, và uốn nắn con tim của mình, để nhân danh Chúa, hướng dẫn và soi sáng cho dân, đến độ thực thi trọn vẹn lòng bác ái Kitô.
”Tiếng nói của vị Tân Chân Phước tiếp tục vang vọng ngày nay để nhắc nhớ chúng ta rằng Giáo Hội, là cộng đồng anh chị em được tập hợp quanh Chúa, là gia đình của Thiên Chúa, trong đó không được có sự chia rẽ nào. Niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, khi được hiểu đúng và đón nhận với những hệ luận cuối cùng, sẽ sinh ra những cộng đoàn xây dựng hòa bình và tình liên đới. Đó là điều mà Giáo Hội ngày nay tại El Salvador, Mỹ Châu và trên toàn thế giới đang được kêu gọi thực thi: một Giáo Hội giàu lòng thương xót, được biến thành men hòa giải cho xã hội.
”Đức Cha Romero mời gọi chúng ta sống hợp lương tri và suy tư, tôn trọng sự sống và hòa hợp. Cần từ bỏ ”bạo lực gươm giáo, bạo lực oán thù”, và sống ”sức mạnh của tình thương mà Chúa Kitô chịu đóng đanh trên thập giá đã để lại, sức mạnh làm cho mọi người vượt thắng ích kỷ và để không còn những chênh lệch tàn bạo giữa chúng ta”. Đức Cha đã biết nhìn và cảm nghiệm trong thân thể ”sự ích kỷ tiềm ẩn nơi những người không muốn nhường những gì của mình để đến với tha nhân”. Và với tâm hồn của người cha, Người lo lắng cho ”những người nghèo khổ nhất, thỉnh cầu những kẻ cường quyền biến ”võ khí thành lưỡi liềm để làm việc”.
”Ai được Đức Cha Romero làm bạn hữu trong đức tin, những người cầu khẩn người như vị bổn mạng và là người chuyển cầu, ai chiêm ngưỡng dung nhan của Người, thì gặp được nơi Người sức mạnh và lòng can đảm để xây dựng Nước Thiên Chúa, để dấn thân xây dựng một trật tự xã hội công bằng và xứng đáng hơn”.
”Đây là lúc thuận tiện để thực thi một sự hòa giải quốc gia đích thực đứng trước những thách đố đang đề ra ngày nay. Giáo Hoàng chia sẻ những hy vọng của dân nước này, hiệp với những lời cầu nguyện để hạt giống tử đạo của Đức Cha được triển nở và để con dân đất nước này được củng cố trên những con đường chân thực, đất nước được hãnh diện mang tên Đấng Cứu Thế.”
Lễ phong chân phước cho Đức TGM Romero do ĐHY Angelo Amato SDB, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, chủ sự từ lúc 10 giờ sáng ngày 23-5-2015 tại thủ đô San Salvador trước sự tham dự của hàng trăm ngàn tín hữu, cũng như hàng trăm GM Salvador và nước ngoài đồng tế (SD 23-5-2015)
”Lễ phong chân phước cho Đức Cha Oscar Arnulfo Romero Galdámez, Cố Chủ Chăn của Tổng giáo phận San Salvador yêu quí, là động lực vui mừng lớn lao cho dân Salvador và cho chúng ta là những người đang được hưởng tấm gương của những người con ưu tú của Giáo Hội. Đức Cha Romero đã xây dựng hòa bình bằng sức mạnh của tình thương, làm chứng về đức tin bằng cuộc sống hiến thân đến cùng.
”Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Ngài giữa những khó khăn và luôn tỏ ra quan tâm đối với những nhu cầu của dân. Chúa thấy sự áp bức, Ngài nghe tiếng kêu đau thương của con cái và chạy đến cứu giúp để giải thoát họ khỏi áp bức và đưa họ đến miền đất mới, màu mỡ và rộng rãi, đất ”chảy sữa và mật” (Xc Xh 3,7-8). Như xưa kia Chúa đã chọn Môisê để, nhân danh Ngài, hướng dẫn dân, Chúa vẫn còn tiếp tục khơi lên những mục tử theo con tim Ngài, dẫn dắt đoàn Chiên Chúa một cách khôn ngoan và sáng suốt (Xc Gr 3,15).
”Tại đất nước tươi đẹp ở Trung Mỹ này, được Thái Bình Dương tưới gội, Chúa đã ban cho Giáo Hội một Giám Mục nhiệt thành, kính mến Chúa và phục vụ anh chị em, trở thành hình ảnh của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành. Trong thời kỳ sống chung khó khăn, Đức Cha Romero đã biết hướng dẫn, bênh đỡ và bảo vệ đoàn chiên của Người, luôn trung thành với Tin Mừng và hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Sứ vụ của Người trổi vượt vì sự quan tâm đặc biệt đối với những người nghèo khổ nhất và bị gạt ra ngoài lề. Và trong cái chết của Người, lúc cử hành Hy tế thánh của tình yêu và hòa giải, Người đã nhận được ơn đồng hóa trọn vẹn với Đấng đã hiến mạng sống vì đoàn chiên.
”Trong ngày vui mừng này đối với Quốc Dân Salvador, cũng như cho các nước anh em Mỹ châu la tinh, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho vị Giám Mục tử đạo khả năng nhìn và nghe nỗi đau khổ của dân, và uốn nắn con tim của mình, để nhân danh Chúa, hướng dẫn và soi sáng cho dân, đến độ thực thi trọn vẹn lòng bác ái Kitô.
”Tiếng nói của vị Tân Chân Phước tiếp tục vang vọng ngày nay để nhắc nhớ chúng ta rằng Giáo Hội, là cộng đồng anh chị em được tập hợp quanh Chúa, là gia đình của Thiên Chúa, trong đó không được có sự chia rẽ nào. Niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, khi được hiểu đúng và đón nhận với những hệ luận cuối cùng, sẽ sinh ra những cộng đoàn xây dựng hòa bình và tình liên đới. Đó là điều mà Giáo Hội ngày nay tại El Salvador, Mỹ Châu và trên toàn thế giới đang được kêu gọi thực thi: một Giáo Hội giàu lòng thương xót, được biến thành men hòa giải cho xã hội.
”Đức Cha Romero mời gọi chúng ta sống hợp lương tri và suy tư, tôn trọng sự sống và hòa hợp. Cần từ bỏ ”bạo lực gươm giáo, bạo lực oán thù”, và sống ”sức mạnh của tình thương mà Chúa Kitô chịu đóng đanh trên thập giá đã để lại, sức mạnh làm cho mọi người vượt thắng ích kỷ và để không còn những chênh lệch tàn bạo giữa chúng ta”. Đức Cha đã biết nhìn và cảm nghiệm trong thân thể ”sự ích kỷ tiềm ẩn nơi những người không muốn nhường những gì của mình để đến với tha nhân”. Và với tâm hồn của người cha, Người lo lắng cho ”những người nghèo khổ nhất, thỉnh cầu những kẻ cường quyền biến ”võ khí thành lưỡi liềm để làm việc”.
”Ai được Đức Cha Romero làm bạn hữu trong đức tin, những người cầu khẩn người như vị bổn mạng và là người chuyển cầu, ai chiêm ngưỡng dung nhan của Người, thì gặp được nơi Người sức mạnh và lòng can đảm để xây dựng Nước Thiên Chúa, để dấn thân xây dựng một trật tự xã hội công bằng và xứng đáng hơn”.
”Đây là lúc thuận tiện để thực thi một sự hòa giải quốc gia đích thực đứng trước những thách đố đang đề ra ngày nay. Giáo Hoàng chia sẻ những hy vọng của dân nước này, hiệp với những lời cầu nguyện để hạt giống tử đạo của Đức Cha được triển nở và để con dân đất nước này được củng cố trên những con đường chân thực, đất nước được hãnh diện mang tên Đấng Cứu Thế.”
Lễ phong chân phước cho Đức TGM Romero do ĐHY Angelo Amato SDB, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, chủ sự từ lúc 10 giờ sáng ngày 23-5-2015 tại thủ đô San Salvador trước sự tham dự của hàng trăm ngàn tín hữu, cũng như hàng trăm GM Salvador và nước ngoài đồng tế (SD 23-5-2015)
Đức Thánh Cha tố giác các tệ nạn trong lãnh vực lao động
Lm. Trần Đức Anh OP
14:16 23/05/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô tố giác các tệ nạn trong lãnh vực lao công ngày nay và kêu gọi thực thi lao công có tính chất tự do, sáng tạo, tham gia và liên đới.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 23-5-2015 dành cho 7 ngàn người thuộc các Hiệp hội Kitô các công nhân Italia (Acli), nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hội.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến những thách đố đang đề ra cho Hiệp hội Kitô các công nhân Italia, đặc biệt là tình trạng gia tăng mau lẹ và rộng lớn những chênh lệch trong xã hội, kèm theo những hiện tượng như công ăn việc làm bấp bênh, làm lậu, và sức ép của các tổ chức bất lương, khiến cho nhiều người trẻ thiếu công ăn việc làm, phẩm giá của họ bị thương tổn, ngăn cản họ thực hiện cuộc sống nhân bản viên mãn. Ngài cũng mạnh mẽ phê bình sự kiện ở Italia có tới 40% người trẻ dưới 25 tuổi không có công ăn việc làm.
Trong bối cảnh đó, ĐTC nhấn mạnh đến 4 đặc điểm mà lao công cần phải có. Trước tiên là lao công tự do, qua đó con người tiếp tục công trình của Đấng Tạo Hóa. ”Đáng tiếc là ngày nay nhiều khi lao công phải chịu những đàn áp từ nhiều phía, của người đè người, của các tổ chức biến con người thành nô lệ, áp bức người nghèo, đặc biệt là nhiều trẻ em và phụ nữ.”
Tiếp đến là lao công sáng tạo, giúp con người diễn tả trong tự do và sáng tạo một số hình thức xí nghiệp, lao động hợp tác trong tinh thần cộng đoàn. ĐTC nói: ”Không thể chặt đôi cánh của những người, đặc biệt là người trẻ, có bao nhiêu điều để cống hiến nhờ trí thông minh và khả năng của họ. Cần phải giải thoát họ khỏi những gánh nặng đè nén và cản trở họ đi vào thế giới lao động với trọn quyền lợi và càng sớm càng tốt”.
Đặc điểm thứ 3 ĐTC nhấn mạnh, đó là lao công tham gia, giúp con người luôn nhìn thấy nơi mục đích của lao công khuôn mặt của tha nhân và sự cộng tác với người khác trong tinh thần trách nhiệm. Ngài nói: ”Nơi nào vì quan niệm duy kinh tế, người ta nghĩ đến con người một cách ích kỷ và coi tha nhân như những phương tiện thay vì như mục đích, thì lao công mất đi ý nghĩa nguyên thủy là tiếp tục công trình của Thiên Chúa, hướng đến toàn thể nhân loại”.
Sau cùng là lao công liên đới. ĐTC nói với các thành viên hiệp hội Kitô công nhân Italia rằng: ”Mỗi ngày anh chị em gặp những người bị mất công ăn việc làm, hoặc đang phải tìm việc.. Cần mang lại cho họ một câu trả lời. Trước tiên là tỏ ra gần gũi và liên đới với họ. Bao nhiêu chi hội của anh chị em có thể là những nơi tiếp đón và gặp gỡ cũng như giúp đỡ những người ấy”.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các thành viên Hiệp Hội Kitô công nhân Italia luôn lấy nguồn hứng và sự hướng dễn từ đạo lý Kitô, trong niềm trung thành liên lỷ với Chúa Giêsu Kitô, với Lời Chúa và học hỏi áp dụng Giáo huấn xã hội Công Giáo, để đối phó với những thách đố mới ngày nay (SD 23-5-2015)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 23-5-2015 dành cho 7 ngàn người thuộc các Hiệp hội Kitô các công nhân Italia (Acli), nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hội.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến những thách đố đang đề ra cho Hiệp hội Kitô các công nhân Italia, đặc biệt là tình trạng gia tăng mau lẹ và rộng lớn những chênh lệch trong xã hội, kèm theo những hiện tượng như công ăn việc làm bấp bênh, làm lậu, và sức ép của các tổ chức bất lương, khiến cho nhiều người trẻ thiếu công ăn việc làm, phẩm giá của họ bị thương tổn, ngăn cản họ thực hiện cuộc sống nhân bản viên mãn. Ngài cũng mạnh mẽ phê bình sự kiện ở Italia có tới 40% người trẻ dưới 25 tuổi không có công ăn việc làm.
Trong bối cảnh đó, ĐTC nhấn mạnh đến 4 đặc điểm mà lao công cần phải có. Trước tiên là lao công tự do, qua đó con người tiếp tục công trình của Đấng Tạo Hóa. ”Đáng tiếc là ngày nay nhiều khi lao công phải chịu những đàn áp từ nhiều phía, của người đè người, của các tổ chức biến con người thành nô lệ, áp bức người nghèo, đặc biệt là nhiều trẻ em và phụ nữ.”
Tiếp đến là lao công sáng tạo, giúp con người diễn tả trong tự do và sáng tạo một số hình thức xí nghiệp, lao động hợp tác trong tinh thần cộng đoàn. ĐTC nói: ”Không thể chặt đôi cánh của những người, đặc biệt là người trẻ, có bao nhiêu điều để cống hiến nhờ trí thông minh và khả năng của họ. Cần phải giải thoát họ khỏi những gánh nặng đè nén và cản trở họ đi vào thế giới lao động với trọn quyền lợi và càng sớm càng tốt”.
Đặc điểm thứ 3 ĐTC nhấn mạnh, đó là lao công tham gia, giúp con người luôn nhìn thấy nơi mục đích của lao công khuôn mặt của tha nhân và sự cộng tác với người khác trong tinh thần trách nhiệm. Ngài nói: ”Nơi nào vì quan niệm duy kinh tế, người ta nghĩ đến con người một cách ích kỷ và coi tha nhân như những phương tiện thay vì như mục đích, thì lao công mất đi ý nghĩa nguyên thủy là tiếp tục công trình của Thiên Chúa, hướng đến toàn thể nhân loại”.
Sau cùng là lao công liên đới. ĐTC nói với các thành viên hiệp hội Kitô công nhân Italia rằng: ”Mỗi ngày anh chị em gặp những người bị mất công ăn việc làm, hoặc đang phải tìm việc.. Cần mang lại cho họ một câu trả lời. Trước tiên là tỏ ra gần gũi và liên đới với họ. Bao nhiêu chi hội của anh chị em có thể là những nơi tiếp đón và gặp gỡ cũng như giúp đỡ những người ấy”.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các thành viên Hiệp Hội Kitô công nhân Italia luôn lấy nguồn hứng và sự hướng dễn từ đạo lý Kitô, trong niềm trung thành liên lỷ với Chúa Giêsu Kitô, với Lời Chúa và học hỏi áp dụng Giáo huấn xã hội Công Giáo, để đối phó với những thách đố mới ngày nay (SD 23-5-2015)
Thánh lễ phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero
Đặng Tự Do
19:38 23/05/2015
Thánh lễ đã diễn ra tại quảng trường Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc ở San Salvador, thủ đô của El Salvador, lúc 10 giờ sáng giờ địa phương. Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ này và đọc nghị định tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero.
Trong thánh lễ còn có 7 vị Hồng Y, 90 Giám Mục và hơn 1,000 linh mục tham dự, cùng với một số nguyên thủ quốc gia, trong đó có tổng thống Ecuador và tổng thống Panama.
Các nghi lễ thực ra đã bắt đầu vào tối thứ Sáu tại quảng trường trước nhà thờ chánh tòa San Salvador với thánh lễ do Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga cử hành. Tiếp theo đó là đêm thắp đuốc và cầu nguyện.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942.
Sau khi thụ phong linh mục cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.
Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador.
Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, là cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại.
Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.
Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên.
Để phản đối việc chính phủ liên quan đến hay thinh lặng trước các vụ bắt bớ, giết hại, ngài đã không tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống của nước này. Ngài tuyên bố: “Giáo Hội không được đo lường bằng sự hỗ trợ của chính phủ mà bằng chính tính trung thực, tinh thần cầu nguyện theo tinh thần Tin Mừng, lòng tin tưởng, sự chân thành và công lý, nhất là khi Giáo Hội chống lại các lạm dụng”.
Một cử chỉ khác được coi là mạnh dạn là việc ngài quyết định cho mở cửa chủng viện tại trung tâm thủ đô San Salvador và ngày thứ hai Phục Sinh năm 1978 để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện.
Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.
Chính sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.
Chính phủ El Salvador ngoài những lời xin lỗi chung chung không có bất cứ cố gắng nào nhằm đưa ra ánh sáng vụ giết hại Đức Tổng Giám Mục Romero. Cho đến nay, kẻ nào đã bắn hạ ngài vẫn còn là một điều bí mật.
Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia, người được cho là đã trực tiếp nhúng tay vào vụ sát hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã được khéo léo dàn xếp cho di cư sang Mỹ vào giữa thập niên 1980 để chạy tội nhưng y bị bắt và bị đưa ra tòa. Trước tòa án tại California, Alvaro Rafael Saravia không nói một lời nào nhằm bác bỏ hay công nhận trách nhiệm của mình trước cáo buộc đã giết hại Đức Cha Romero. Y cũng không thèm mướn luật sư cãi lại. Tòa án tại California đã trưng ra những bằng cớ không thể phủ nhận được về vai trò trực tiếp giết hại Đức Cha Romero của ông Saravia, và vai trò ông này trong Biệt Đội Tử Thần El Salvador cũng như liên hệ giữa ông này và cố đại tá Roberto D'Aubuisson, người đã thành lập đảng ARENA. Tòa đã truyền cho ông Saravia phải đền cho thân nhân Đức Cha Romero 10 triệu Mỹ Kim.
Đại tá Roberto D'Aubuisson được báo chí El Salvador cho rằng là người đã ra lệnh cho thiếu tá Alvaro Rafael Saravia bắn chết Đức Cha Romero. Tuy nhiên, con trai ông này cũng lấy tên Roberto vừa đắc cử thị trưởng một thành phố lớn tại El Salvador, cũng có mặt trong buổi lễ phong Chân Phước và đưa ra những phát biểu như thể họ hàng nhà Aubuisson không liên can gì tới cái chết của Đức Tổng Giám Mục.
Top Stories
Pope Francis' letter to Cardinal Turkson
Vatican Radio
09:44 23/05/2015
The conference is being held in Rome from 22 to 24 May 2015 by the Pontifical Council for Justice and Peace, together with the World Union of Catholic Women’s Organizations (WUCWO), and the World Women’s Alliance for Life and Family (WWALF) to reflect on women’s issues as reflected in the United Nations’ Sustainable Development Goals.
In his letter, Pope Francis acknowledges the many difficulties and challenges faced by women, including discrimination in the workplace, sexual exploitation, and domestic violence.
He writes, ‘Issues relating to life are intrinsically connected to social questions. When we defend the right to life, we do so in order that each life – from conception to its natural end – may be a dignified life, one free from the scourge of hunger and poverty, of violence and persecution.’
He closed his letter by encouraging Cardinal Turkson, and all present at the assembly, to be ‘constantly guided by the spirit of humanity and compassion’, so that the ‘feminine genius’ may nuture life at every level of society.
Please find below Pope Francis’ letter to Cardinal Turkson:
To His Eminence Cardinal Peter Kodwo Appiah Turkson
President of the Pontifical Council for Justice and Peace
Your Eminence,
I offer cordial greetings and encouragement to the participants of the Second International Conference on Women, meeting in Rome from 22 to 24 May 2015. This Conference, organized by the Pontifical Council for Justice and Peace, in cooperation with the World Union of Women’s Catholic Organizations and the World Women’s Alliance for Life and Family, has for its theme Women and the Post-2015 Development Agenda: The Challenges of the Sustainable Development Goals.
I was pleased to learn of this timely initiative, which highlights the concerns of Catholic women’s organizations in the international discussions leading to the drafting of a new Post-2015 Development Agenda at the level of the United Nations. Many women and men wish to contribute to this Agenda, as they work to defend and promote life, and to combat the poverty, the forms of enslavement and the many injustices which women of all ages, and throughout the world, too often experience.
Women face a variety of challenges and difficulties in various parts of the world. In the West, at times they still experience discrimination in the workplace; they are often forced to choose between work and family; they not infrequently suffer violence in their lives as fiancées, wives, mothers, sisters and grandmothers. In poor and developing countries, women bear the heaviest burdens: it is they who travel many miles in search of water, who too often die in childbirth, who are kidnapped for sexual exploitation or forced into marriages at a young age or against their will. At times they are even denied the right to life simply for being female. All of these problems are reflected in the proposals for the Post-2015 Development Agenda presently being discussed in the United Nations.
Issues relating to life are intrinsically connected to social questions. When we defend the right to life, we do so in order that each life – from conception to its natural end – may be a dignified life, one free from the scourge of hunger and poverty, of violence and persecution. Pope Benedict XVI, in his encyclical Caritas in Veritate, highlighted how the Church “forcefully maintains this link between life ethics and social ethics, fully aware that a society lacks solid foundations when, on the one hand, it asserts values such as the dignity of the person, justice and peace, but then, on the other hand, radically acts to the contrary by allowing or tolerating a variety of ways in which human life is devalued and violated, especially where it is weak or marginalized” (No. 15).
I encourage you, who are engaged in defending the dignity of women and promoting their rights, to allow yourselves to be constantly guided by the spirit of humanity and compassion in the service of your neighbour. May your work be marked first and foremost by professional competence, without self-interest or superficial activism, but with generous dedication. In this way you will manifest the countless God-given gifts which women have to offer, encouraging others to promote sensitivity, understanding and dialogue in settling conflicts big and small, in healing wounds, in nurturing all life at every level of society, and in embodying the mercy and tenderness which bring reconciliation and unity to our world. All this is part of that “feminine genius” of which our society stands in such great need.
With renewed gratitude for your work, I send cordial good wishes for the Conference that you have organized and whose theme is so urgent. I pray for all of you, and I ask you to pray for me and my intentions. To you and your loved ones, I willingly impart my Apostolic Blessing.
From the Vatican, 22 May 2015
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Thánh Thần : Trình thuật qua Phúc Âm và 7 Phép Bí Tích
Đinh Văn Tiến Hùng
09:45 23/05/2015
CHÚA THÁNH THẦNTrình thuật qua PHÚC ÂM & 7 PHÉP BÍ TÍCH
“ Ta cầu xin Đức Chúa Cha, Người sẽ ban Đấng khác từ trời xuống với các con, và ở cùng các con luôn,vì đó là Đấng Thánh Linh”. (Yn. 14: 16)
Trước khi về trời, Chúa đã hứa cùng các môn đệ rằng: “ Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy chúng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Dạy chúng hết mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi. Và này Ta sẽ ở với các ngươi mọi ngày cho đến tận thế. ( Mt. 28: 18- 20)
Như thế,chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta về Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha,Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Nhưng Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa độc nhất, thánh thiện, trọn hảo, thông biết mọi sự, quyền phép vô biên và hằng có đời đời.
Thiên Chúa duy nhất lại có Ba Ngôi, là một tín lý mầu nhiệm cao trọng của Đức Tin Kitô Giáo.
‘Vô tri bất mộ’ không hiểu thì không yêu. Vì vậy, người viết với kiến thức hạn hẹp, không đủ khả năng đi sâu vào thần học diễn tả về Chúa Thánh Thần. Nhưng cố gắng tìm hiểu qua Phúc Âm và các Nhiệm Tích Thánh mong học hỏi thêm, để yêu mến, cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho ta ‘ Tặng phẩm tuyệt hảo vô giá’ là chính Chúa Thánh Linh.
Ta thường hiểu một cách tổng quát về Thiên Chúa Ba Ngôi qua các biểu tượng:
- Chúa Cha là Vị Quan toà uy nghiêm chính trực.
- Chúa Con là Vị Mục Tử nhân lành khoan dung.
- Chúa Thánh Thần như chim Bồ Câu thanh khiết, Lưỡi Lửa Tình Yêu. Trong Phúc Âm các Thánh Sử còn gọi Ngài là Thánh Linh, Thần Khí, Đấng Bầu Chữa, Đấng Phù Trợ.
Đối với ta, Chúa Cha quá cao xa quyền thế- Chúa Con gần gũi ta hơn vì đã hạ sinh làm người
cứu chuộc tội lỗi nhân loại- Còn Chúa Thánh Thần xem ra mông lung huyền nhiệm. Nhưng đây là Màu nhiệm Đức Tin, ta phải tin dù không thể hiểu được. ( Giống như câu truyện Thánh Augustinô suy niệm về Chúa Ba Ngôi còn khó hơn cậu bé muốn múc hết nước biển đổ vào một lỗ nhỏ )
Nhân Lễ Kính Chúa Thánh Thần, ta hãy tìm hiểu sự hiện hữu của Chúa Thánh Thần qua Phúc âm 4 Thánh Sử: Máthêu, Luca, Macô và Gioan.
* CHÚA THÁNH THẦN TRONG PHÚC ÂM 4 THÁNH SỬ:
Trong Phúc âm có nhiều chỗ nhắc đến chính Chúa Giêsu dạy cho ta biết về Chúa Thánh Thần.
- Chúa nói với ông Nicôđêmô: “ Thật Ta bảo thật ông, không ai có thể vào nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi và Thần Khí “ (Yn.3: 5)
- Thiên Chúa hiện ra với Zacarya và báo tin Gioan Tiền Hô sẽ sinh ra: “ Zacarya đừng sợ! Vì lới ngươi đã được nhận và Elisabeth vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một con trai, ngươi sẽ đặt tên là Gioan. Ngươi sẽ hoan hỉ và nhiều người sẽ vui mừng và đứa trẻ sẽ làm lớn trước mặt Thiên Chúa. Rượu chua, chất say sẽ không hề uống và ngay từ trong lòng mẹ sẽ được đầy Thánh Thần. (Mc. 1: 13- 15)
- Maria đã đính hôn với Giuse, trước khi hai ngưới về sống chung, Maria đã có thai do quyền linh Chúa Thánh Thần. Giuse là người công chính, không muốn tố giác Maria đã âm thầm bỏ đi. Nhưng Thiên Sứ đã bảo Ông trong giấc chiêm bao: “ Giuse con Davít! Chớ sợ rước Maria về nhà. Thai nhi nơi Bà là do tự nơi Thánh Thần. Bà sẽ sinh Con Trai và Ông sẽ đặt tên là Giêsu và chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi.” ( Mt. 1: 18- 20)
- Thiên Thần được Thiên Chúa sai đến 1 thành xứ Galilêa tên là Nazareth đến với Trinh Nữ Maria đã đính hôn với 1 người tên là Giuse, thuộc dòng Davit. Thiên Thần chào Maria: “ Hãy vui lên! Hỡi Người đầy ơn phúc! Chúa ở cùng Bà! ….Maria đừng sợ! Vì Người đã được ân sủng nơi Thiên Chúa. Nơi lòng dạ Người sẽ thụ thai và sinh Con Trai, sẽ đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ làm lớn được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Davit và làm vua nhà Yacob đến đời đời, vương quyền Ngài sẽ vô cùng tận. Maria thưa với Thiên Thần rằng “ Điều ấy sẽ làm sao được, vì tôi không nghĩ tới việc phu thê” Nhưng Thiên Sứ đáp lại lời Bà: “ Thánh Thần sẽ đến trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà. Bởi thế Con Trẻ sắp sinh ra sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa. (Lc. 1: 26-35)
- Bấy giờ Chúa Giêsu rời Galilêa đến với Gioan bên sông Yordan để được thanh tảy. Sau khi Chúa chịu phép rửa, Đức Giêsu ra khỏi nước. Lúc ấy trời mở ra và Ngài thấy Thần Khí Thiên Chúa là Chim Bồ Câu đáp xuống trên Ngài và tiếng từ trời phán: “ Đây là Con Chí ái Ta, Kẻ mà Ta yêu mến! “ (Mt. 3: 17)
- Theo Phúc Âm Thánh Mác-cô, ngay sau khi Chúa chịu phép rửa, Thần Khí đưa Ngài vào sa mạc và Ngài ở đó 40 ngày chịu Sa-tan cám dỗ. Ngài ở giữa dã thú và các Thiên Thần hầu hạ. (Mc. 1:12-13)
- Khi Chúa chữa lành người qủi ám câm và mù, bọn biệt phái tỏ ra không tin và cho Ngài đã nhờ Bêelzêbul đầu mục qủi mà trừ…Nên Chúa đã lên án nặng nề bọn này đã lộng ngôn xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, không thể tha thứ, nên Ngài phán: “ Bởi đó, Ta bảo các ngươi: mọi tội lỗi và lộng ngôn sẽ được tha cho người ta. Còn lộng ngôn đến Thần Khí sẽ không được tha. Ai nói lời nghịch đến Con Người, điều đó sẽ được tha cho người ấy. Còn ai nói nghịch đến Thánh Thần, điều ấy sẽ không tha được cho người ấy, thời này cũng như thời sẽ đến. (Mt. 12: 22- 32)
-Trong diễn từ Chung luận, Chúa dặn các môn đệ: “ Khi người ta dẫn các con đi giao nộp, các con đừng lo toan trước sẽ phải nói những gì, nhưng các con hãy nói điều gì ban cho ngày đó, vì không phải các con nói mà là Thánh Thần. (Mc. 13: 11)
- Vào dịp cuối Đại Lễ Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần và Ngài đứng lên lớn tiếng nói rằng: “Ai khát hãy đến với Ta và hãy uống! Kẻ tin vào Ta như Kinh Thánh đã nói: tự lòng Ngài sẽ có sông tuôn chảy nước trong mát. Điều ấy Ngài nói về Thần Khí, các kẻ tin vào Ngài sẽ lĩnh lấy, vì Thần Khí chưa có, bởi Đức Giêsu chưa được tôn vinh. (Yn. 7: 37- 39)
- Sau khi sống lại Chúa hiện ra với các môn đệ trong phòng đóng kín vì sợ người Do Thái. Họ mừng rỡ vì được thấy Chúa…Ngài nói với họ: “ Bình an cho các con! Cũng như Cha Ta đã sai Ta, Ta cũng sai các con” Ngài thổi hơi trên họ và nói: “Hãy chịu lấy Thánh Thần! Các con tha tội cho ai thì người ấy sẽ được tha, các con cầm giữ ai họ sẽ bị cầm giữ” (Yn. 20: 19- 22)
- Đặc biệt trong Phúc Âm Thánh Gioan, Ngài viết nhiều chương nói về Đấng Bầu Chữa và hoạt động của Chúa Thánh Thần:
- “ Nếu các con yêu mến Ta, các con hãy giữ lệnh truyền của Ta. Ta sẽ xin Cha Ta và Ngài sẽ ban cho các con 1 Đấng Bầu Chữa khác, để ở với các con luôn mãi. (Yn. 14:15- 16)
- “ Ai không mến Ta, thì không giữ lời Ta. Mà lời các con nghe đây không phải là lời Ta, nhưng là của Cha, Đấng đã sai Ta. Các điều ấy Ta đã nói với các con, lúc còn lưu lại với các con. Nhưng Đấng Bầu Chữa Thánh Thần, Cha sẽ sai đến nhân danh Ta, chính Ngài sẽ dạy các con mọi sự và sẽ nhắc các con nhớ lại mọi điều Ta đã nói với các con.” (Yn. 14: 24- 26)
- “ Song Ta nói thật với các con: Ta ra đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Ta không ra đi thì Đấng Bầu Chữa không đến với các con. Còn nếu Ta đi, Ta sẽ sai Ngài đến với các con. “ (Yn. 16: 17)
- “ Khi nào Ngài đến vì là Thần Khí sự thật, Ngài sẽ đưa các con vào tất cả sự thật, vì không phải tự mình mà Ngài nói, nhưng nghe gì Ngài sẽ nói ra và Ngài sẽ loan báo cho các con những điều gì sẽ đến. “ (Yn. 16: 13)
* CHÚA THÁNH THẦN TRONG 7 PHÉP BÍ TÍCH:
Chúa Giêsu khi sống nơi trần thế, chính Ngài đã lập các phép Bí Tích để giúp ta nên thánh và cộng tác với Ngài trong việc thánh hoá thế trần.
- Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể là 3 Bí Tích khởi đầu gia nhập Giáo Hội.
- Bí Tích: Hoà Giải và Xức Dầu là 2 Bí Tích chữa lành và tăng thêm sức mạnh hồn xác.
- Bí Tích: Hôn Phối và Truyền chức Thánh là 2 Bí Tích gíup ta hiệp thông và phục vụ tha nhân và Giáo Hội.
1- Bí Tích Rửa Tội.
Bí Tích Rửa Tội là Nhiệm Tích Thánh đầu tiên trong 7 Bí Tích Chúa đã lập ra để thanh tảy tâm hồn ta khỏi tội Tổ tông và tội riêng ta phạm, để ban cho ta một đời sống mới đầy ân sủng và trở nên con cái Chúa. Vì thế khi lãnh nhận Phép Rửa Tội là tâm hồn ta đã trở nên đền thờ của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Trong thời Giáo Hội sơ khai, chỉ Rửa Tội cho các tân tòng khi mới gia nhập Giáo Hội, nhưng sau này buộc cha mẹ phải cho con trẻ chịu Phép Rửa lúc mới sinh.
Bình thường các Linh Mục và Phó Tế được ban Bí Tích Rửa Tội, nhưng khi khẩn cấp mọi người đều có quyền và có bổn phận làm Phép Rửa theo đúng nghi thức Giáo Hội truyền dạy.
Người khôn lớn muốn nhận Bí Tích Rửa Tội phải: Học Giáo lý tin vào Chúa Kitô- Cải thiện đời sống- và tham dự các nghi lễ gia nhập đạo Công Giáo.
Khi lập Phép Rửa Tội Chúa đã dạy các môn đệ rằng:
“ Ta đã được mọi uy quyền trên trời dưới đất. Các con hãy đi thu nạp môn đệ trên khắp các dân tộc, rửa tội cho họ: nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu rỗi, còn ai không tin sẽ bị luận tội. (Mc. 16: 15- 16)
2- Bí Tích Thêm Sức.
Những thế kỷ đầu Giáo Hội, Bí Tích Thêm Sức thường được cử hành ngay sau khi lãnh nhận Phép Rửa Tội. Nhưng sau này thường đợi đến lúc đứa trẻ khôn lớn, hiểu biết hơn về giáo lý mới cho chịu Phép Thêm Sức.
Thường chỉ các Giám mục được quyền ban Thêm Sức, nhưng các Linh Mục được Giám Mục uỷ quyền cũng được cử hành Thêm Sức. Nhưng sách Giáo lý Công Giáo cũng qui định: trong trường hợp bệnh nhân hay người gặp tai nạn nguy đến tính mạng thì bất cứ Linh Mục nào cũng có thể ban Phép Thêm Sức.
Bí Tích Thêm Sức kiện toàn và bổ túc Phép Rửa Tội, tăng Đức Tin mạnh mẽ để can đảm chống lại tội lỗi và ma qủi cám dỗ, cùng cộng tác với Giáo Hội thánh hoá trần thế.
Người lãnh nhận Thêm Sức phải: Học Giáo lý- Sạch tội trọng cùng ước ao lãnh nhận Bí Tích này.
Chịu Phép Thêm Sức ta nhận được 7 ơn Chúa Thánh Thần: ‘ Khôn ngoan- Thông hiểu- Sức mạnh- Đạo đức- Lo liệu- Suy biết và Kính sợ Chúa ‘.
Đúng như ý nghĩa 2 chữ ‘ Thêm Sức’ là củng cố và tăng thêm sức mạnh bởi ơn Chúa Thánh Thần.
Công Vụ Tông Đồ kể rằng: “ Khi hay tin dân Samari đón nhận lời Chúa thì các Tông đồ Gia-liêm liền phái Phểrô và Gioan tới. Các vị này đến Samari và cầu xin cho họ đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một ai cả, các ông đặt tay trên đầu họ, thì họ liền được đón nhận Chúa Thánh Thần. ( CVTD. 8: 14-17)
3- Bí Tích Thánh Thể.
Theo Tin Mừng Thánh Gioan, chính Chúa Giêsu đã công bố về Bí Tích Thánh Thể: ‘Bánh bởi trời’ chính là Ngài và ai ăn sẽ được sống đời đời: “Thật Ta bảo thật các ông, nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu Ta, thì được sống muôn đời và Ta sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết, vì Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống (Yn. 6: 53- 55).
Cũng theo Phúc Âm Thánh Luca và Mác-cô: đêm trước khi chịu chết Chúa dùng Bữa Tiệc Ly cùng các Tông Đồ, Ngài đã lập phép Thánh Thể.. Nguời cầm bánh sau khi đọc lời chúc tụng, bẻ ra trao cho các ông mà rằng: “ Các con hãy nhận lấy mà ăn. Này là Mình Ta sắp phải hiến dâng vì các con. Đoạn lại cầm lấy chén rượu nho, tạ ơn Cha, trao cho các Tông Đồ mà phán: các con hãy cùng uống chén rượu này, đó là Máu Ta, Máu của giao ước mới sẽ đổ ra vì các con và muôn ngươi để đền tội thay cho họ. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta ! “
(Mc. 14: 17- 25 và Lc. 22: 14- 20)
Nhờ Bí Tích Thánh Thể người Tín Hữu được tham dự vào hy lễ của Chúa cùng Cộng đoàn và Giáo Hội- Bí Tích Thánh Thể làm của nuôi linh hồn, tăng sức mạnh để ta chống lại mọi tội lỗi-
Sau cùng nhờ Bí Tích Thánh Thể ban cho ta diễm phúc trường sinh cùng với Thiên Chúa.
Khi Chúa phán: “Hãy làm việc này để nhớ đến Ta!“ là Chúa đã trao cho các Tông Đồ cũng như những người kế vị các Ngài sau này là các Linh Mục được quyền truyền phép Thánh Thể: biến đổi bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu.
Trong Thánh Lễ, sau khi truyền phép Thánh Thể, vị Chủ Tế tay dâng lễ vật lên cao và lớn tiếng đọc kết thúc kinh tế lễ: “ Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mọi chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha Toàn Năng, cùng với Chúa Thánh Thần muôn đời “
4- Bí Tích Hoà Giải.
Buổi chiều ngày Chúa Sống Lại, Ngài hiện ra với các môn đệ và phán: “ Bình an cho các con! Như Cha Ta đã sai Ta thế nào, Ta cũng sai các con như vậy. Nói đoạn Ngài thở hơi trên các ông và dạy: Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì kẻ đó được tha; các con cầm giữ ai thì kẻ ấy bị cầm giữ.” (Yn. 20: 19- 23)
Các Bí Tích Rửa Tội- Thêm Sức- Thánh Thể là ngưỡng cửa đầu tiên đưa ta bước vào đời sống trần thế, thì các Bí Tích Hoà Giải- Xức Dầu- Thánh Thể là hành trang gíúp ta mạnh bước tiến về Quê Trời.
Để được lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải cho thành, ta phải làm 5 việc: 1 là xét mình cho kỹ- 2 là lo buồn thống hối- 3 là quyết chí sửa mình- 4 là xưng hết mọi tội- 5 là làm việc đền tội.
Khi lãnh Bí Tích Hoà Giải, Chúa ban cho ta những ân sủng: Tăng sức mạnh tâm hồn- Hoà giải cùng Thiên Chúa và Giáo Hội- Được tha hết tội trọng và hình phạt đời đời- Bình an trong tâm hồn.
Sau khi tội nhân có lòng can đảm thống hối xưng hết các tội, lúc đó Linh Mục giơ tay ban phép lành tha tội rằng: “ Ta tha tội cho con! Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
5- Bí Tích Xức Dầu.
‘ Ai trong anh em đau yếu phải lo mời Linh Mục đến, để các Ngài nhân danh Chúa Kitô và cầu nguyện cho bệnh nhân. Kinh nguyện Đức Tin sẽ cứu người ấy, Chúa sẽ nâng đỡ và tha thứ tội họ đã phạm. (Giacôbê 5: 13- 15)
Mọi người khi già yếu bệnh hoạn hay bị tai nạn nguy đến tính mạng đều có thể lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu và có thể chịu phép này nhiều lần trong những trường hợp nguy hiểm khác nhau.
Chỉ các Giám Mục và Linh Mục được ban Phép Xức Dầu. Người chịu Xức Dầu phải sạch tội trọng, nếu không thể xưng tội được ( như á khẩu, hôn mê bất tỉnh) phải có lòng ăn năn thống hối.
Người lãnh Phép Xức Dầu nhận được nhiều ân sủng: Được tha hết mọi tội- Cùng thông hiệp với khổ nạn Chúa để sinh ích cho mình và Giáo Hội- Được an ủi bình an trong tâm hồn- Tăng sức mạnh can đảm chịu đau khổ, chống lại ma qủi cám dỗ, bền vững cùng Chúa trong những giờ phút cuối đời.
Trong nghi thức Xức Dầu, Linh Mục dâng lời chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi:
- Lạy Chúa Cha Toàn Năng! Chúc tụng Chúa là Đấng đã sai Con Chúa xuống trần gian vì chúng con và phần rỗi chúng con.
- Lạy Chúa Con là Con Một Thiên Chúa! Chúc tụng Chúa là Đấng đã muốn chữa lành mọi tật nguyền của chúng con, khi Chúa xuống trần với bản tính loài người chúng con.
- Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng an ủi! Chúc tụng Chúa là Đấng luôn dùng thần lực của Chúa mà làm cho những yếu đuối chúng con nên vững mạnh.
6- Bí Tích Hôn Phối.
“ Vì thế người ta sẽ từ bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình và cả 2 sẽ thành 1 xương 1 thịt. Như vậy họ sẽ không còn là 2, nhưng chỉ là 1 xương 1 thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp loài người không đựợc phân ly” (Mt. 19: 5- 6)
Từ vườn Địa Đàng, Chúa đã ban Phép Hôn Phối đầu tiên cho Adam và Eva. Đây cũng là hình ảnh phối hợp đầy ân sủng giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.
Muốn lãnh Bí Tích Hôn Phối cả 2 nam nữ phải: Đã chịu Phép Rửa Tội- Sạch tội trọng- Cùng Công Giáo ( 1 trong 2 người theo đạo khác phải trở lại Công Giáo trước khi nhận Phép Hôn Phối).
Sau khi lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối, Chúa ban cho đội tân hôn những ơn: Yêu thương nhau như Chúa yêu thương Giáo Hội- Nên thánh theo đấng bậc mình- Bất khả phân ly ( trung thành 1 vợ 1 chồng).
Nhưng kèm theo những bổn phận buộc tuân giữ: Yêu thương ( nhường nhịn, tha thứ, nâng đỡ nhau)- Sinh sản ( Con cái là hoa trái Tình yêu Chúa ban)- Giáo dục ( Dạy dỗ con cái nên người hữu dụng đẹp lòng Chúa)
Trong nghi Lễ Hôn Phối, khi đôi tân hôn trao nhau Chiếc Nhẫn Tình Yêu, đã long trọng tuyên xưng chúc tụng Ba Ngôi Thiên Chúa:
- Teresa…..Xin em nhận chiếc nhẫn này để làm chứng tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
- Gioan…..Xin anh nhận chiếc nhẫn này để làm chứng tình yêu và lòng trung thành của em.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
7- Bí Tích Truyền Chức Thánh.
“ Lúa chin đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt, sai thợ ra gặt lúa về”
(Mt.9: 36- 37)
“ Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc. 22: 19)
Chúa Giêsu là Linh Mục Thượng Tế, Chúa kêu gọi một số người đặc biệt, hiến thân cho Chúa để phụng sự Chúa và tha nhân. Ngay khi Chúa lập Bí Tích Thánh Thể cũng chính là lúc Chúa Truyền Chức Linh Mục cho các Tông Đồ. Và sau này các Tông Đồ lại thông ban chức Linh Mục cho những người khác được tuyển chọn.
Vì thế muốn theo đuổi đời sống tu trì để trở thành Linh Mục phải có ý tưởng ngay lành ( không phải bi quan chán đời hay tìm danh vọng cho cá nhân và gia đình )- Có đầy đủ sức khoẻ, có lòng đạo hạnh và trình độ học vấn cần thiết.
Sau một thời gian tu luyện thử thách, sẽ được tuyển chọn trở thành Linh Mục nếu hội đủ những tiêu chuẩn cần thiết theo giáo luật qui định. Sự tuyển chọn rất khó khăn đúng như lời Chúa phán:
“ Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng được chọn thì ít “
Chỉ các Giám Mục kế vị các Tông Đồ mới được Truyền Chức Linh Mục.
Khi nhận lãnh chức Linh Mục, các Tân chức phải tuyên hứa trước Giám Mục chủ phong đại diện Chúa và Giáo Hội sẽ giữ nghiêm nhặt 3 điều: Sống Khó nghèo- Vâng lời và Khiết tịnh
Nhiệm vụ Linh Mục cao trọng, nên Chúa ban cho các ơn cần thiết để chu toàn sứ mệnh: Dâng Thánh Lễ- Rao giảng Lời Chúa- Ban các Bí Tích cùng Chăn dắt Đoàn Chiên.
Trong nghi thức Truyền Chức Linh Mục, sau cùng Giám Mục chủ phong đặt tay lần cuối trên đầu các Tân Linh Mục mà đọc:
“ Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần! Các con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ. “
Sau khi nhận thức khái niệm qua trình thuật trong 4 Phúc Âm Thánh Sử và 7 Bí Tích Thánh, ta luôn thấy Chúa Thánh Thần hiện diện nâng đỡ, an ủi, bầu chữa và thêm sức mạnh cho chúng ta và Giáo Hội để chống lại tội lỗi, ma qủi và những thế lực phản lại Hội Thánh.
Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hoá, Phù trợ, đem An bình, là Ánh sáng Công chính, là Ngọn lửa Tình yêu của tâm hồn con.
Lạy Chúa Thánh Thần là Thần khí sức mạnh, là Ngọn lửa tình thương, là Chim Bồ Câu thanh khiết, là Đấng Phù Trợ toàn năng, xin giữ gìn Hội Thánh trường tồn vững mạnh.
Lạy Chúa Thánh Thần! Xin thương ban sức mạnh cho Giáo Hội Việt Nam và Đoàn chiên Chúa vượt thắng làn sóng Vô thần đang tàn phá Giáo Hội và Tổ Quốc con..
Lạy Chúa Thánh Thần! Xin ban lòng can đảm cho các Vị Mục Tử để không khiếp nhược và chấp nhận hy sinh bảo vệ Giáo Hội và Đoàn Chiên.- Xin cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có nhiều Vị Mục Tử nhân lành như Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, TGM Philiphê Nguyễn kim Điền, TGM Giuse Ngô quang Kiệt, GM Micae Hoàng đức Oanh, Lm Tadêô Nguyễn văn Lý…
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi!
Xưa Chúa đã mặc khải qua các Ngôn Sứ để loài ngườI biết đón nhận ơn Chúa Thánh Thần.
Chúa đã ban Thần Khí Thánh Thần để tăng sức mạnh cho các Môn Đệ hăng say nhiết thành trên đường rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
Giờ đây xin Chúa ban Thánh Thần đến thánh hoá đời sống chúng con nên trọn hảo xứng dáng trở nên Đền thờ Chúa Ba Ngôi ngự đến.
Con khiêm cung, cúi mình dâng lên Chúa Thánh Thần lời nguyện cầu tha thiết:
“ Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
- Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.
Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành. Vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con- Amen. “
Đinh văn Tiến Hùng
Trước khi về trời, Chúa đã hứa cùng các môn đệ rằng: “ Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy chúng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Dạy chúng hết mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi. Và này Ta sẽ ở với các ngươi mọi ngày cho đến tận thế. ( Mt. 28: 18- 20)
Như thế,chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta về Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha,Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Nhưng Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa độc nhất, thánh thiện, trọn hảo, thông biết mọi sự, quyền phép vô biên và hằng có đời đời.
Thiên Chúa duy nhất lại có Ba Ngôi, là một tín lý mầu nhiệm cao trọng của Đức Tin Kitô Giáo.
‘Vô tri bất mộ’ không hiểu thì không yêu. Vì vậy, người viết với kiến thức hạn hẹp, không đủ khả năng đi sâu vào thần học diễn tả về Chúa Thánh Thần. Nhưng cố gắng tìm hiểu qua Phúc Âm và các Nhiệm Tích Thánh mong học hỏi thêm, để yêu mến, cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho ta ‘ Tặng phẩm tuyệt hảo vô giá’ là chính Chúa Thánh Linh.
Ta thường hiểu một cách tổng quát về Thiên Chúa Ba Ngôi qua các biểu tượng:
- Chúa Cha là Vị Quan toà uy nghiêm chính trực.
- Chúa Con là Vị Mục Tử nhân lành khoan dung.
- Chúa Thánh Thần như chim Bồ Câu thanh khiết, Lưỡi Lửa Tình Yêu. Trong Phúc Âm các Thánh Sử còn gọi Ngài là Thánh Linh, Thần Khí, Đấng Bầu Chữa, Đấng Phù Trợ.
Đối với ta, Chúa Cha quá cao xa quyền thế- Chúa Con gần gũi ta hơn vì đã hạ sinh làm người
cứu chuộc tội lỗi nhân loại- Còn Chúa Thánh Thần xem ra mông lung huyền nhiệm. Nhưng đây là Màu nhiệm Đức Tin, ta phải tin dù không thể hiểu được. ( Giống như câu truyện Thánh Augustinô suy niệm về Chúa Ba Ngôi còn khó hơn cậu bé muốn múc hết nước biển đổ vào một lỗ nhỏ )
Nhân Lễ Kính Chúa Thánh Thần, ta hãy tìm hiểu sự hiện hữu của Chúa Thánh Thần qua Phúc âm 4 Thánh Sử: Máthêu, Luca, Macô và Gioan.
* CHÚA THÁNH THẦN TRONG PHÚC ÂM 4 THÁNH SỬ:
Trong Phúc âm có nhiều chỗ nhắc đến chính Chúa Giêsu dạy cho ta biết về Chúa Thánh Thần.
- Chúa nói với ông Nicôđêmô: “ Thật Ta bảo thật ông, không ai có thể vào nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi và Thần Khí “ (Yn.3: 5)
- Thiên Chúa hiện ra với Zacarya và báo tin Gioan Tiền Hô sẽ sinh ra: “ Zacarya đừng sợ! Vì lới ngươi đã được nhận và Elisabeth vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một con trai, ngươi sẽ đặt tên là Gioan. Ngươi sẽ hoan hỉ và nhiều người sẽ vui mừng và đứa trẻ sẽ làm lớn trước mặt Thiên Chúa. Rượu chua, chất say sẽ không hề uống và ngay từ trong lòng mẹ sẽ được đầy Thánh Thần. (Mc. 1: 13- 15)
- Maria đã đính hôn với Giuse, trước khi hai ngưới về sống chung, Maria đã có thai do quyền linh Chúa Thánh Thần. Giuse là người công chính, không muốn tố giác Maria đã âm thầm bỏ đi. Nhưng Thiên Sứ đã bảo Ông trong giấc chiêm bao: “ Giuse con Davít! Chớ sợ rước Maria về nhà. Thai nhi nơi Bà là do tự nơi Thánh Thần. Bà sẽ sinh Con Trai và Ông sẽ đặt tên là Giêsu và chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi.” ( Mt. 1: 18- 20)
- Thiên Thần được Thiên Chúa sai đến 1 thành xứ Galilêa tên là Nazareth đến với Trinh Nữ Maria đã đính hôn với 1 người tên là Giuse, thuộc dòng Davit. Thiên Thần chào Maria: “ Hãy vui lên! Hỡi Người đầy ơn phúc! Chúa ở cùng Bà! ….Maria đừng sợ! Vì Người đã được ân sủng nơi Thiên Chúa. Nơi lòng dạ Người sẽ thụ thai và sinh Con Trai, sẽ đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ làm lớn được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Davit và làm vua nhà Yacob đến đời đời, vương quyền Ngài sẽ vô cùng tận. Maria thưa với Thiên Thần rằng “ Điều ấy sẽ làm sao được, vì tôi không nghĩ tới việc phu thê” Nhưng Thiên Sứ đáp lại lời Bà: “ Thánh Thần sẽ đến trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà. Bởi thế Con Trẻ sắp sinh ra sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa. (Lc. 1: 26-35)
- Bấy giờ Chúa Giêsu rời Galilêa đến với Gioan bên sông Yordan để được thanh tảy. Sau khi Chúa chịu phép rửa, Đức Giêsu ra khỏi nước. Lúc ấy trời mở ra và Ngài thấy Thần Khí Thiên Chúa là Chim Bồ Câu đáp xuống trên Ngài và tiếng từ trời phán: “ Đây là Con Chí ái Ta, Kẻ mà Ta yêu mến! “ (Mt. 3: 17)
- Theo Phúc Âm Thánh Mác-cô, ngay sau khi Chúa chịu phép rửa, Thần Khí đưa Ngài vào sa mạc và Ngài ở đó 40 ngày chịu Sa-tan cám dỗ. Ngài ở giữa dã thú và các Thiên Thần hầu hạ. (Mc. 1:12-13)
- Khi Chúa chữa lành người qủi ám câm và mù, bọn biệt phái tỏ ra không tin và cho Ngài đã nhờ Bêelzêbul đầu mục qủi mà trừ…Nên Chúa đã lên án nặng nề bọn này đã lộng ngôn xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, không thể tha thứ, nên Ngài phán: “ Bởi đó, Ta bảo các ngươi: mọi tội lỗi và lộng ngôn sẽ được tha cho người ta. Còn lộng ngôn đến Thần Khí sẽ không được tha. Ai nói lời nghịch đến Con Người, điều đó sẽ được tha cho người ấy. Còn ai nói nghịch đến Thánh Thần, điều ấy sẽ không tha được cho người ấy, thời này cũng như thời sẽ đến. (Mt. 12: 22- 32)
-Trong diễn từ Chung luận, Chúa dặn các môn đệ: “ Khi người ta dẫn các con đi giao nộp, các con đừng lo toan trước sẽ phải nói những gì, nhưng các con hãy nói điều gì ban cho ngày đó, vì không phải các con nói mà là Thánh Thần. (Mc. 13: 11)
- Vào dịp cuối Đại Lễ Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần và Ngài đứng lên lớn tiếng nói rằng: “Ai khát hãy đến với Ta và hãy uống! Kẻ tin vào Ta như Kinh Thánh đã nói: tự lòng Ngài sẽ có sông tuôn chảy nước trong mát. Điều ấy Ngài nói về Thần Khí, các kẻ tin vào Ngài sẽ lĩnh lấy, vì Thần Khí chưa có, bởi Đức Giêsu chưa được tôn vinh. (Yn. 7: 37- 39)
- Sau khi sống lại Chúa hiện ra với các môn đệ trong phòng đóng kín vì sợ người Do Thái. Họ mừng rỡ vì được thấy Chúa…Ngài nói với họ: “ Bình an cho các con! Cũng như Cha Ta đã sai Ta, Ta cũng sai các con” Ngài thổi hơi trên họ và nói: “Hãy chịu lấy Thánh Thần! Các con tha tội cho ai thì người ấy sẽ được tha, các con cầm giữ ai họ sẽ bị cầm giữ” (Yn. 20: 19- 22)
- Đặc biệt trong Phúc Âm Thánh Gioan, Ngài viết nhiều chương nói về Đấng Bầu Chữa và hoạt động của Chúa Thánh Thần:
- “ Nếu các con yêu mến Ta, các con hãy giữ lệnh truyền của Ta. Ta sẽ xin Cha Ta và Ngài sẽ ban cho các con 1 Đấng Bầu Chữa khác, để ở với các con luôn mãi. (Yn. 14:15- 16)
- “ Ai không mến Ta, thì không giữ lời Ta. Mà lời các con nghe đây không phải là lời Ta, nhưng là của Cha, Đấng đã sai Ta. Các điều ấy Ta đã nói với các con, lúc còn lưu lại với các con. Nhưng Đấng Bầu Chữa Thánh Thần, Cha sẽ sai đến nhân danh Ta, chính Ngài sẽ dạy các con mọi sự và sẽ nhắc các con nhớ lại mọi điều Ta đã nói với các con.” (Yn. 14: 24- 26)
- “ Song Ta nói thật với các con: Ta ra đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Ta không ra đi thì Đấng Bầu Chữa không đến với các con. Còn nếu Ta đi, Ta sẽ sai Ngài đến với các con. “ (Yn. 16: 17)
- “ Khi nào Ngài đến vì là Thần Khí sự thật, Ngài sẽ đưa các con vào tất cả sự thật, vì không phải tự mình mà Ngài nói, nhưng nghe gì Ngài sẽ nói ra và Ngài sẽ loan báo cho các con những điều gì sẽ đến. “ (Yn. 16: 13)
* CHÚA THÁNH THẦN TRONG 7 PHÉP BÍ TÍCH:
Chúa Giêsu khi sống nơi trần thế, chính Ngài đã lập các phép Bí Tích để giúp ta nên thánh và cộng tác với Ngài trong việc thánh hoá thế trần.
- Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể là 3 Bí Tích khởi đầu gia nhập Giáo Hội.
- Bí Tích: Hoà Giải và Xức Dầu là 2 Bí Tích chữa lành và tăng thêm sức mạnh hồn xác.
- Bí Tích: Hôn Phối và Truyền chức Thánh là 2 Bí Tích gíup ta hiệp thông và phục vụ tha nhân và Giáo Hội.
1- Bí Tích Rửa Tội.
Bí Tích Rửa Tội là Nhiệm Tích Thánh đầu tiên trong 7 Bí Tích Chúa đã lập ra để thanh tảy tâm hồn ta khỏi tội Tổ tông và tội riêng ta phạm, để ban cho ta một đời sống mới đầy ân sủng và trở nên con cái Chúa. Vì thế khi lãnh nhận Phép Rửa Tội là tâm hồn ta đã trở nên đền thờ của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Trong thời Giáo Hội sơ khai, chỉ Rửa Tội cho các tân tòng khi mới gia nhập Giáo Hội, nhưng sau này buộc cha mẹ phải cho con trẻ chịu Phép Rửa lúc mới sinh.
Bình thường các Linh Mục và Phó Tế được ban Bí Tích Rửa Tội, nhưng khi khẩn cấp mọi người đều có quyền và có bổn phận làm Phép Rửa theo đúng nghi thức Giáo Hội truyền dạy.
Người khôn lớn muốn nhận Bí Tích Rửa Tội phải: Học Giáo lý tin vào Chúa Kitô- Cải thiện đời sống- và tham dự các nghi lễ gia nhập đạo Công Giáo.
Khi lập Phép Rửa Tội Chúa đã dạy các môn đệ rằng:
“ Ta đã được mọi uy quyền trên trời dưới đất. Các con hãy đi thu nạp môn đệ trên khắp các dân tộc, rửa tội cho họ: nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu rỗi, còn ai không tin sẽ bị luận tội. (Mc. 16: 15- 16)
2- Bí Tích Thêm Sức.
Những thế kỷ đầu Giáo Hội, Bí Tích Thêm Sức thường được cử hành ngay sau khi lãnh nhận Phép Rửa Tội. Nhưng sau này thường đợi đến lúc đứa trẻ khôn lớn, hiểu biết hơn về giáo lý mới cho chịu Phép Thêm Sức.
Thường chỉ các Giám mục được quyền ban Thêm Sức, nhưng các Linh Mục được Giám Mục uỷ quyền cũng được cử hành Thêm Sức. Nhưng sách Giáo lý Công Giáo cũng qui định: trong trường hợp bệnh nhân hay người gặp tai nạn nguy đến tính mạng thì bất cứ Linh Mục nào cũng có thể ban Phép Thêm Sức.
Bí Tích Thêm Sức kiện toàn và bổ túc Phép Rửa Tội, tăng Đức Tin mạnh mẽ để can đảm chống lại tội lỗi và ma qủi cám dỗ, cùng cộng tác với Giáo Hội thánh hoá trần thế.
Người lãnh nhận Thêm Sức phải: Học Giáo lý- Sạch tội trọng cùng ước ao lãnh nhận Bí Tích này.
Chịu Phép Thêm Sức ta nhận được 7 ơn Chúa Thánh Thần: ‘ Khôn ngoan- Thông hiểu- Sức mạnh- Đạo đức- Lo liệu- Suy biết và Kính sợ Chúa ‘.
Đúng như ý nghĩa 2 chữ ‘ Thêm Sức’ là củng cố và tăng thêm sức mạnh bởi ơn Chúa Thánh Thần.
Công Vụ Tông Đồ kể rằng: “ Khi hay tin dân Samari đón nhận lời Chúa thì các Tông đồ Gia-liêm liền phái Phểrô và Gioan tới. Các vị này đến Samari và cầu xin cho họ đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một ai cả, các ông đặt tay trên đầu họ, thì họ liền được đón nhận Chúa Thánh Thần. ( CVTD. 8: 14-17)
3- Bí Tích Thánh Thể.
Theo Tin Mừng Thánh Gioan, chính Chúa Giêsu đã công bố về Bí Tích Thánh Thể: ‘Bánh bởi trời’ chính là Ngài và ai ăn sẽ được sống đời đời: “Thật Ta bảo thật các ông, nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu Ta, thì được sống muôn đời và Ta sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết, vì Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống (Yn. 6: 53- 55).
Cũng theo Phúc Âm Thánh Luca và Mác-cô: đêm trước khi chịu chết Chúa dùng Bữa Tiệc Ly cùng các Tông Đồ, Ngài đã lập phép Thánh Thể.. Nguời cầm bánh sau khi đọc lời chúc tụng, bẻ ra trao cho các ông mà rằng: “ Các con hãy nhận lấy mà ăn. Này là Mình Ta sắp phải hiến dâng vì các con. Đoạn lại cầm lấy chén rượu nho, tạ ơn Cha, trao cho các Tông Đồ mà phán: các con hãy cùng uống chén rượu này, đó là Máu Ta, Máu của giao ước mới sẽ đổ ra vì các con và muôn ngươi để đền tội thay cho họ. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta ! “
(Mc. 14: 17- 25 và Lc. 22: 14- 20)
Nhờ Bí Tích Thánh Thể người Tín Hữu được tham dự vào hy lễ của Chúa cùng Cộng đoàn và Giáo Hội- Bí Tích Thánh Thể làm của nuôi linh hồn, tăng sức mạnh để ta chống lại mọi tội lỗi-
Sau cùng nhờ Bí Tích Thánh Thể ban cho ta diễm phúc trường sinh cùng với Thiên Chúa.
Khi Chúa phán: “Hãy làm việc này để nhớ đến Ta!“ là Chúa đã trao cho các Tông Đồ cũng như những người kế vị các Ngài sau này là các Linh Mục được quyền truyền phép Thánh Thể: biến đổi bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu.
Trong Thánh Lễ, sau khi truyền phép Thánh Thể, vị Chủ Tế tay dâng lễ vật lên cao và lớn tiếng đọc kết thúc kinh tế lễ: “ Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mọi chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha Toàn Năng, cùng với Chúa Thánh Thần muôn đời “
4- Bí Tích Hoà Giải.
Buổi chiều ngày Chúa Sống Lại, Ngài hiện ra với các môn đệ và phán: “ Bình an cho các con! Như Cha Ta đã sai Ta thế nào, Ta cũng sai các con như vậy. Nói đoạn Ngài thở hơi trên các ông và dạy: Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì kẻ đó được tha; các con cầm giữ ai thì kẻ ấy bị cầm giữ.” (Yn. 20: 19- 23)
Các Bí Tích Rửa Tội- Thêm Sức- Thánh Thể là ngưỡng cửa đầu tiên đưa ta bước vào đời sống trần thế, thì các Bí Tích Hoà Giải- Xức Dầu- Thánh Thể là hành trang gíúp ta mạnh bước tiến về Quê Trời.
Để được lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải cho thành, ta phải làm 5 việc: 1 là xét mình cho kỹ- 2 là lo buồn thống hối- 3 là quyết chí sửa mình- 4 là xưng hết mọi tội- 5 là làm việc đền tội.
Khi lãnh Bí Tích Hoà Giải, Chúa ban cho ta những ân sủng: Tăng sức mạnh tâm hồn- Hoà giải cùng Thiên Chúa và Giáo Hội- Được tha hết tội trọng và hình phạt đời đời- Bình an trong tâm hồn.
Sau khi tội nhân có lòng can đảm thống hối xưng hết các tội, lúc đó Linh Mục giơ tay ban phép lành tha tội rằng: “ Ta tha tội cho con! Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
5- Bí Tích Xức Dầu.
‘ Ai trong anh em đau yếu phải lo mời Linh Mục đến, để các Ngài nhân danh Chúa Kitô và cầu nguyện cho bệnh nhân. Kinh nguyện Đức Tin sẽ cứu người ấy, Chúa sẽ nâng đỡ và tha thứ tội họ đã phạm. (Giacôbê 5: 13- 15)
Mọi người khi già yếu bệnh hoạn hay bị tai nạn nguy đến tính mạng đều có thể lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu và có thể chịu phép này nhiều lần trong những trường hợp nguy hiểm khác nhau.
Chỉ các Giám Mục và Linh Mục được ban Phép Xức Dầu. Người chịu Xức Dầu phải sạch tội trọng, nếu không thể xưng tội được ( như á khẩu, hôn mê bất tỉnh) phải có lòng ăn năn thống hối.
Người lãnh Phép Xức Dầu nhận được nhiều ân sủng: Được tha hết mọi tội- Cùng thông hiệp với khổ nạn Chúa để sinh ích cho mình và Giáo Hội- Được an ủi bình an trong tâm hồn- Tăng sức mạnh can đảm chịu đau khổ, chống lại ma qủi cám dỗ, bền vững cùng Chúa trong những giờ phút cuối đời.
Trong nghi thức Xức Dầu, Linh Mục dâng lời chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi:
- Lạy Chúa Cha Toàn Năng! Chúc tụng Chúa là Đấng đã sai Con Chúa xuống trần gian vì chúng con và phần rỗi chúng con.
- Lạy Chúa Con là Con Một Thiên Chúa! Chúc tụng Chúa là Đấng đã muốn chữa lành mọi tật nguyền của chúng con, khi Chúa xuống trần với bản tính loài người chúng con.
- Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng an ủi! Chúc tụng Chúa là Đấng luôn dùng thần lực của Chúa mà làm cho những yếu đuối chúng con nên vững mạnh.
6- Bí Tích Hôn Phối.
“ Vì thế người ta sẽ từ bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình và cả 2 sẽ thành 1 xương 1 thịt. Như vậy họ sẽ không còn là 2, nhưng chỉ là 1 xương 1 thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp loài người không đựợc phân ly” (Mt. 19: 5- 6)
Từ vườn Địa Đàng, Chúa đã ban Phép Hôn Phối đầu tiên cho Adam và Eva. Đây cũng là hình ảnh phối hợp đầy ân sủng giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.
Muốn lãnh Bí Tích Hôn Phối cả 2 nam nữ phải: Đã chịu Phép Rửa Tội- Sạch tội trọng- Cùng Công Giáo ( 1 trong 2 người theo đạo khác phải trở lại Công Giáo trước khi nhận Phép Hôn Phối).
Sau khi lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối, Chúa ban cho đội tân hôn những ơn: Yêu thương nhau như Chúa yêu thương Giáo Hội- Nên thánh theo đấng bậc mình- Bất khả phân ly ( trung thành 1 vợ 1 chồng).
Nhưng kèm theo những bổn phận buộc tuân giữ: Yêu thương ( nhường nhịn, tha thứ, nâng đỡ nhau)- Sinh sản ( Con cái là hoa trái Tình yêu Chúa ban)- Giáo dục ( Dạy dỗ con cái nên người hữu dụng đẹp lòng Chúa)
Trong nghi Lễ Hôn Phối, khi đôi tân hôn trao nhau Chiếc Nhẫn Tình Yêu, đã long trọng tuyên xưng chúc tụng Ba Ngôi Thiên Chúa:
- Teresa…..Xin em nhận chiếc nhẫn này để làm chứng tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
- Gioan…..Xin anh nhận chiếc nhẫn này để làm chứng tình yêu và lòng trung thành của em.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
7- Bí Tích Truyền Chức Thánh.
“ Lúa chin đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt, sai thợ ra gặt lúa về”
(Mt.9: 36- 37)
“ Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc. 22: 19)
Chúa Giêsu là Linh Mục Thượng Tế, Chúa kêu gọi một số người đặc biệt, hiến thân cho Chúa để phụng sự Chúa và tha nhân. Ngay khi Chúa lập Bí Tích Thánh Thể cũng chính là lúc Chúa Truyền Chức Linh Mục cho các Tông Đồ. Và sau này các Tông Đồ lại thông ban chức Linh Mục cho những người khác được tuyển chọn.
Vì thế muốn theo đuổi đời sống tu trì để trở thành Linh Mục phải có ý tưởng ngay lành ( không phải bi quan chán đời hay tìm danh vọng cho cá nhân và gia đình )- Có đầy đủ sức khoẻ, có lòng đạo hạnh và trình độ học vấn cần thiết.
Sau một thời gian tu luyện thử thách, sẽ được tuyển chọn trở thành Linh Mục nếu hội đủ những tiêu chuẩn cần thiết theo giáo luật qui định. Sự tuyển chọn rất khó khăn đúng như lời Chúa phán:
“ Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng được chọn thì ít “
Chỉ các Giám Mục kế vị các Tông Đồ mới được Truyền Chức Linh Mục.
Khi nhận lãnh chức Linh Mục, các Tân chức phải tuyên hứa trước Giám Mục chủ phong đại diện Chúa và Giáo Hội sẽ giữ nghiêm nhặt 3 điều: Sống Khó nghèo- Vâng lời và Khiết tịnh
Nhiệm vụ Linh Mục cao trọng, nên Chúa ban cho các ơn cần thiết để chu toàn sứ mệnh: Dâng Thánh Lễ- Rao giảng Lời Chúa- Ban các Bí Tích cùng Chăn dắt Đoàn Chiên.
Trong nghi thức Truyền Chức Linh Mục, sau cùng Giám Mục chủ phong đặt tay lần cuối trên đầu các Tân Linh Mục mà đọc:
“ Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần! Các con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ. “
Sau khi nhận thức khái niệm qua trình thuật trong 4 Phúc Âm Thánh Sử và 7 Bí Tích Thánh, ta luôn thấy Chúa Thánh Thần hiện diện nâng đỡ, an ủi, bầu chữa và thêm sức mạnh cho chúng ta và Giáo Hội để chống lại tội lỗi, ma qủi và những thế lực phản lại Hội Thánh.
Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hoá, Phù trợ, đem An bình, là Ánh sáng Công chính, là Ngọn lửa Tình yêu của tâm hồn con.
Lạy Chúa Thánh Thần là Thần khí sức mạnh, là Ngọn lửa tình thương, là Chim Bồ Câu thanh khiết, là Đấng Phù Trợ toàn năng, xin giữ gìn Hội Thánh trường tồn vững mạnh.
Lạy Chúa Thánh Thần! Xin thương ban sức mạnh cho Giáo Hội Việt Nam và Đoàn chiên Chúa vượt thắng làn sóng Vô thần đang tàn phá Giáo Hội và Tổ Quốc con..
Lạy Chúa Thánh Thần! Xin ban lòng can đảm cho các Vị Mục Tử để không khiếp nhược và chấp nhận hy sinh bảo vệ Giáo Hội và Đoàn Chiên.- Xin cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có nhiều Vị Mục Tử nhân lành như Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, TGM Philiphê Nguyễn kim Điền, TGM Giuse Ngô quang Kiệt, GM Micae Hoàng đức Oanh, Lm Tadêô Nguyễn văn Lý…
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi!
Xưa Chúa đã mặc khải qua các Ngôn Sứ để loài ngườI biết đón nhận ơn Chúa Thánh Thần.
Chúa đã ban Thần Khí Thánh Thần để tăng sức mạnh cho các Môn Đệ hăng say nhiết thành trên đường rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
Giờ đây xin Chúa ban Thánh Thần đến thánh hoá đời sống chúng con nên trọn hảo xứng dáng trở nên Đền thờ Chúa Ba Ngôi ngự đến.
Con khiêm cung, cúi mình dâng lên Chúa Thánh Thần lời nguyện cầu tha thiết:
“ Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
- Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.
Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành. Vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con- Amen. “
Đinh văn Tiến Hùng