Ngày 24-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúng ta nhờ Thần khí mà tiến bước
Lm Jude Siciliano, OP
06:13 24/05/2012
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Cv sđ 2: 1- 11; Tv 104; I Côrintô 12: 3b-7, 12-13; Gioan 20: 19-33

Thật khó chịu khi ai đó thất hứa phải không? Quý vị nghe lời ai đó, tin vào những lời họ đã hứa, nhưng rồi họ lại không thực hiện lời hứa với quý vị. Có những người đã thất hứa quá nhiều lần trong đời đến độ họ đã có thể tạo một thư mục riêng với tên “Những lời hứa không được tôn trọng” trong máy tính của mình. Mở thư mục đó ra và đọc những tập tin có thể dễ dàng khiến những giọt nước mắt rơi và những nỗi đau hiện rõ trên gương mặt.

Thiên Chúa là Đấng giữ lời hứa. Đức Giêsu đã chứng minh rằng Thiên Chúa thực hiện những lời hứa khi xưa đã cam kết với dân Israel nghèo khổ. Kiểu đưa ra lời hứa không dừng lại với cuốn sách cuối cùng của Kinh Thánh Cựu Ước. Những lời hứa vẫn còn tiếp diễn trong Tân Ước.

Hôm nay, chúng ta cử hành một lời hứa khác đã được đưa ra và đã thực hiện. Chẳng hạn, ông Gioan Tẩy giả đã hứa “…có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến … Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Lc 3,16). Trước khi về trời, Đức Kitô Phục sinh đã hứa với nhóm mười một Tông đồ rằng: "Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống" (Lc 24,48-49). Thêm một lần nữa, Thiên Chúa đã thấy được nhu cầu của chúng ta nơi Đức Kitô và Người đã giữ lời. Hôm nay, chúng ta mừng kính việc Thần Khí ngự xuống trên các Tông đồ và 120 môn đệ (1,15). Tất cả mọi người đang quy tụ ở đó được đầy Thánh Thần như lời đã hứa: "Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm. Con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến. Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ thần khí Ta trên tôi nam tớ nữ.” (Ge 3,1-2).

Lễ Ngũ Tuần là một trong ba ngày lễ trọng của người Do Thái. Lễ này kỷ niệm mùa thu hoạch và diễn ra bảy tuần sau khi bắt đầu mùa thu hoạch. Sách Dân số gọi ngày lễ này là “lễ các Tuần” và “ngày hoa trái đầu mùa” (28, 26-31). Lễ này mang một ý nghĩa lịch sử và trở thành ngày kỷ niệm việc Môsê đón nhận Luật. Trong khi ngày lễ người Do Thái đã cử hành nhỏ hơn, thì với biến cố chúng ta mừng kính hôm nay, việc Thần Khí ngự đến, Lễ Ngũ Tuần nay trở thành một ngày lễ trọng đối với các Kitô hữu.

Hãy nhìn những gì đã xảy đến rất nhanh cho nhóm các môn đệ đang tụ họp: Việc Thần Khí ngự xuống trên các ông, ơn nói các thứ tiếng, bài giảng của Phêrô và việc thành lập Giáo hội. Đang khi các kỳ mục trong các bản văn Hippri (1Sm 10,3) diễn giảng một cách xuất thần dưới sự thúc đẩy của Thần Khí Thiên Chúa (“lời tiên tri”), thì hôm nay chúng ta mừng kính việc Thần Khí Đức Giêsu trao cho Giáo hội còn non yếu quyền năng tự tỏ bày cho các dân tộc để họ nhận biết Giáo hội.

Kinh thánh cho chúng ta biết rằng khi con người, lòng đầy kiêu hãnh, đã toan tính xây tháp Babel thì họ có sự bất đồng về ngôn ngữ. Ngày nay, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hiệp nhất lại và với Thần Khí, Giáo hội ra đi rao giảng Tin Mừng – bằng chứng là Phêrô diễn thuyết ngay sau khi Thần Khí ngự đến. Phêrô giải thích rõ những gì đang diễn ra cho dân, những người đang bị tiếng động thu hút và họ nghe các môn đệ “nói tiếng của họ” (2,6). Sự tương phản trước và sau rất rõ ràng. Trước khi Thần Khí ngự đến, nhóm các môn đệ chỉ là một tập hợp các môn đệ bị phân tán và bối rối. Sau khi Thần Khí ngự đến, các ông đã trở nên can đảm và có thể nói năng lưu loát, sẵn sàng đáp lời mời gọi ban đầu của họ, trở nên “những kẻ chài lưới người”.

Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống không liên quan đến tính cách thực sự và mẫu mực của các môn đệ đầu tiên. Các ông đã tỏ ra mình là một nhóm người vô dụng và pha tạp. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống không ca ngợi những công trạng của họ và phần thưởng đạt được, nhưng lễ này tán dương những gì Thiên Chúa đã thực hiện và còn tiếp tục thực hiện – hoàn trọn những lời hứa. Nơi vị Thầy và Chúa của mình là Đức Giêsu, những hồng ân tự nhiên của Giáo hội sơ khai không đủ để loan truyền niềm tin của các ông cho toàn thế giới. Thực vậy, một khi được Thần Khí hướng dẫn và xác nhận, Thiên Chúa có thể dùng nhóm các môn đệ pha tạp để loan truyền Tin Mừng khắp thế giới nhờ hồng ân của Thần Khí để nói bằng “ngôn ngữ riêng của mình về những hoạt động mạnh mẽ của Thiên Chúa”.

Quý vị còn nhớ mùa Vọng và Giáng Sinh chứ? Có vòng hoa mùa Vọng, những cây thông trong thánh đường và cả nơi máng cỏ. Còn vào mùa Phục sinh, chúng ta đã có Ngọn nến Phục sinh được thắp sáng và dòng nước tuôn chảy. Nhưng chúng ta sẽ dùng biểu tượng nào cho ngày lễ hôm nay – ngoài phẩm phục màu đỏ và “những hình lưỡi lửa mà thánh Luca diễn tả việc Thần Khí ngự xuống tại phép rửa của Đức Giêsu khi đi xuống dưới “hình dạng vô hình như chim bồ câu” (3,22), vì chim bồ câu thường là biểu tượng cho Thần Khí trong nghệ thuật và kiến trúc tôn giáo. Đó là một hình ảnh dễ thương và diễn tả phần nào sự dịu hiền của Thiên Chúa đang đến giữa chúng ta. Gợi lại hình ảnh chim bồ câu đến với ông Nôe như là một dấu chỉ bình an và cho biết trận lụt đã kết thúc. Trong Tân Ước, chim bồ câu là lễ vật của người nghèo tại Đền thờ. Nếu Thần Khí ngự xuống trên Đức Giêsu dưới “hình dạng hữu hình như chim bồ câu” thì đó là Tin Mừng sử dụng một biểu tượng cho thấy tấm lòng của Thiên Chúa ở với người nghèo.

Tuy nhiên, chúng ta không gặp thấy hình ảnh chim bồ câu hiền lành trong biến cố lễ Ngũ Tuần mà chúng ta mừng kính hôm nay. Thay vào đó, chúng ta có được một câu chuyện sống động và đầy lý thú cùng với một âm thanh tựa như tiếng gió đang thổi mạnh, những hình lưỡi lửa và ngay đó hoạt động náo nhiệt của cộng đoàn. Thần Khí hôm nay náo nhiệt, rất công khai, đầy thương cảm và có những dấu hiệu chung đi kèm.

Nếu chúng ta tìm một biểu tượng cho ngày hôm nay thì chúng ta sẽ quay trở lại Tin Mừng và tường thuật của thánh Gioan về biến cố này. Sau khi ban lời bình an cho các môn đệ đang còn trong sợ hãi, Đức Giêsu cho các ông xem những vết thương của Người. Rồi Người thổi hơi vào các ông và ban cho các ông Thần Khí của Người. Tôi không biết chúng ta sẽ diễn tả hai biểu tượng này bằng cách nào – những vết thương và hơi thở.

Nhưng tôi chắc rằng một trong hai biểu tượng này đã được trưng bày đầy đủ trong nhà thờ hay nguyện đường của chúng ta – Đức Kitô bị thương tích treo trên thập giá. Đó là một hình ảnh chúng ta không thể bỏ qua trong dịp lễ lớn này. Những vết thương của Đức Giêsu luôn ở trước mắt khi chúng ta thờ phượng và sẽ luôn ở trong tâm trí khi chúng ta rời khỏi nơi thờ phượng để trở về với cuộc sống thường ngày. Các môn đệ Đức Kitô là những người mang thương tích của Đức Kitô, Đấng đã trao cuộc sống của mình vào tay chúng ta – và chúng ta đã đóng đinh Người vào thập giá. Hiện giờ, Người lại trao cuộc sống của mình vào tay chúng ta – lần này là với hơi thở của Thần Khí Người. Đó là Thần Khí chúng ta đã nghe biết ngay khởi đầu Tin Mừng của thánh Gioan, Đức Giêsu cho chúng ta biết Thần Khí ‘muốn thổi đâu thì thổi” (3,8).

Nếu không có hơi thở, chúng ta sẽ chết. Hơi thở của Đức Giêsu là biểu tượng tốt lành cho chúng ta hôm nay. Nếu chúng ta ý thức hơn trong suốt những ngày sống của mình, thì khi hít thở, chúng ta sẽ nhớ rằng Thiên Chúa ở gần với chúng ta hơn là chính hơi thở của chúng ta. Vì thế, hãy tập trung vào hơi thở của mình ít phút mỗi ngày, hãy mời Thần Khí bước vào cuộc sống chúng ta đầy tràn hơn mỗi khi chúng ta hít thở. Chúng ta có thể cầu nguyện “Lạy Thần Khí của Đức Giêsu, xin ngự đến” khi chúng ta hít vào. Thần Khí không chỉ ngự đến “những nơi thánh” mà chúng ta họ nhau thờ phượng, nhưng còn hiện diện với chúng ta “ở ngoài kia”, Người thở trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta đến những nơi chúng ta không mong đợi và đầy kinh ngạc để phục vụ Đức Chúa.

Thế giới chúng ta cần những chứng nhân cho tình yêu mà Đức Giêsu đã loan truyền và biểu lộ trên cây thập giá. Chúng ta là một Giáo hội đầy tràn Thần Khí và phải vượt trên những rào cản về chủng tộc, giới tính, tầng lớp kinh tế, ngôn ngữ và văn hóa. Thiên Chúa cần chúng ta và ban cho chúng ta Thần Khí để như Đức Giêsu, chúng ta có thể loan báo tình yêu và bình an của Thiên Chúa cho thế giới qua lời nói và hành động của mình. Sau hết, chúng ta có được hơi thở rất sống động và can đảm mà Đức Giêsu đã có Thần Khí của Thiên Chúa.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


PENTECOST SUNDAY (B)
Acts 2: 1- 11; Psalm 104; I Corinthians 12: 3b-7, 12-13; John 20: 19-33

Isn’t it awful when someone breaks a promise? You took someone’s word, relied on what they promised and then, they weren’t there for you. Some people have had promises broken so many times in their lives that they could keep a separate folder entitled, "Broken Promises" in their computer. Opening that folder and reading the files in it could easily bring tears and hard pains to the surface.

God is a promise-keeper. Jesus is the proof that God’s promises, made a long time ago to the needy people of Israel, are kept. The pattern of promise-making didn’t stop with the last book of the Hebrew Scriptures. The promises continued in the New Testament.

Today we celebrate another promise made and kept. For example, John the Baptist promised, "… there is one to come who is mightier than I….He will baptize you with the Holy Spirit" (Luke 316). The risen Christ, speaking to the Eleven, before he was taken up to heaven, promised, "See. I send down upon you the promise of my Father. Remain here in the city unto you are clothed with power from on high" (24:48-49). Once again our God has seen our need and, in Christ, keeps a promise. Today we celebrate the coming of the Spirit to the apostles and the 120 disciples (1:15). All gathered were filled with the Spirit just as promised. "I will pour out my Spirit upon all humans. Your sons and daughters will prophesy your old men shall dream dreams, your young men shall see visions. Even upon the servants and the handmaids, in those days, I will pour out my spirit"(Joel 3:1).

Pentecost was one of three major Jewish festivals. It celebrated the harvest and occurred seven weeks after the beginning of the grain harvest. The Book of Numbers (28:26-31) calls it the "feast of weeks" and the "day of first fruits." It took on a historical significance and became the anniversary of the giving of the Law to Moses. While it was a lesser Jewish feast, because of the event we celebrate today, the coming of the Spirit, Pentecost became an important feast for Christians.

Look what happened very rapidly for the gathered disciples: the descent of the Spirit upon them, the gift of tongues, Peter’s speech and the formation of the Church. While the elders in the Hebrew texts (1 Samuel 10:5 ff) spoke in ecstatic speech under the impulse of God’s Spirit ("prophecy"), today we celebrate Jesus’ Spirit empowering the fledgling church to address herself to all nations and to be understood by them.

The Bible tells us that when humans, filled with pride, attempted to build the tower of Babel, there were division and a multitude of unintelligible languages. Now, Pentecost restores unity and, with the Spirit, the church goes out to preach the gospel – witness Peter’s discourse right after the Spirit comes. Peter clarifies what was happening for the people who were attracted by the sound and who heard the disciples "speaking in their own language" (2:6). The before-and-after contrast is strong. Before the coming of the Spirit the assembled disciples were a shattered and confused collection of would-be disciples. After the Spirit came the group became bold and articulate, ready to respond to their original calling, to be "fishers of people."

The Pentecost event has nothing to do with the sterling and exemplary character of the first disciples. They had shown themselves to be a hapless and motley group. This feast isn’t celebrating their merits and earned reward, but what God had done and continues to do – fulfill promises. The native gifts of the early church were not enough to spread their faith in their teacher and Lord, Jesus, to the whole world. Instead, guided and affirmed by the Spirit, God was able to use the diverse group of disciples to spread the gospel through the whole world by the Spirit’s gift to speak in "our own tongues of the mighty acts of God."

Remember Advent and Christmas? There were the Advent wreath, pine trees in the sanctuary and then the manger. At Easter we had the lighted Paschal Candle and flowing water. But what symbols should we use for today’s feast – besides the red vestments and the "tongues as of fire? Luke describes the coming of the Spirit at Jesus’ baptism as descending "invisible form like a dove" (3:22), so the dove has often been the symbol for the Spirit in religious art and architecture. That’s a lovely image and it captures the gentleness of God’s coming among us. Recall the appearance of the dove to Noah as a sign of the Flood’s ending and peace. In the New Testament the dove is the offering of the poor at the Temple. If the Spirit descended on Jesus "in visible form like a dove" it shows the gospel using a symbol that identifies where God’s heart lies – with the poor.

But we don’t meet the gentle dove in today’s Pentecost event from Acts. Instead, we get a vivid and action-packed story with a sound like a driving wind, tongues of fire and immediate animated activity by the community. Today’s Spirit is noisy, very public, felt and accompanied by public signs.

If we are looking for a symbol for today we might turn to the gospel and John’s narration of the event. After issuing a word of peace to his disciples locked up in fear, Jesus shows them his wounds. Then he breaths on them and gives them his Spirit. I don’t know how we might display those two symbols day – wounds and breath.
But I am sure that one of those symbols is already in full display in our church or chapel – the wounded Christ hangs on the cross. It’s an image we can’t put aside on this great feast. Jesus’ wounds are always before us when we worship and should be in our minds when we leave this worship space to return to our daily lives. Followers of Christ are followers of a wounded Christ, who placed his life into our hands – and we crucified him. Now he places his life in our hands again – this time with the breath of his Spirit. It’s a Spirit we heard about earlier in John’s Gospel, Jesus tells us it "blows where it will" (3:8).

Without our breath, we die. The breath of Jesus is a good symbol for us today. If we were more conscious throughout our days, we would remember, as we breathe, that God is closer to us even than our own breath. So, what about focusing on our breathing for few a minutes each day, inviting the Spirit to come more fully into our lives with each breath we draw. "Come Spirit of Jesus," we could pray as we inhale. The Spirit comes not just in the "holy places" we gather for worship, but is present to us "out there," breathing in us and directing us to unexpected and surprising places to serve the Lord.

Our world needs witnesses to the love Jesus preached and exhibited from the cross. We are a Spirit-filled church and must transcend all barriers of race, gender, economic class, languages and cultures. God needs us and so supplies us with the Spirit so we can, like Jesus, proclaim God’s love and peace to the world through our words and actions. After all, we have the very animating and courageous breath Jesus had – the Spirit of God.


 
Thánh Thần, nguyên lý hiệp nhất
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
18:15 24/05/2012
LỄ HIỆN XUỐNG B
+++

A. DẪN NHẬP

Chúa nhật tuần trước, chúng ta đã mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, kỷ niệm việc Ngài được về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã trao ban cho các môn đệ sứ mạng rao giảng Tin mừng cho muôn dân để tiếp nối công việc cứu chuộc của Ngài. Sứ mạng này thật vinh dự nhưng cũng không kém phần khó khăn. Cảm thông được với sự giới hạn của thân phận các Tông đồ và của chúng ta, trước khi về trời, Ngài còn căn dặn các Tông đồ hãy ở lại Giêrusalem chờ đợi điều Ngài đã hứa trước kia:”Hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa... Ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. Lời hứa đó hôm nay đã thành hiện thực với việc Chúa Thánh Thần được ban xuống cho các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ tuần, mà chúng ta vừa nghe trong bài 1 ở sách Công vụ Tông đồ.

Chúa Thánh Thần hiện xuống để ban cho các Tông đồ bảy ơn cả của Ngài. Ngài đến đổi mới mặt địa cầu, thay lòng đổi dạ các Tông đồ để biến các ông thành chứng nhân dũng cảm của Chúa giữa lòng đời. Trong các ơn Chúa Thánh Thần đã ban cho Giáo hội, ta thấy Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất. Ngài là ân huệ của Đấng Phục sinh, và là nguồn sức mạnh nối kết muôn dân và các tín hữu nên một trong cùng một phép Rửa và một niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, như lời thánh Phaolô trong bài đọc hai :”Không ai có thể nói : Đức Giêsu là Chúa mà lại không do Thánh Thần”.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Cv 2,1-11

Đoạn sách Công vụ Tông đồ hôm nay tường thuật việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ. Thánh Luca cho biết : vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu Phục sinh, các Tông đồ họp nhau lại trong nhà Tiệc ly, tại Giêrusalem, chờ đợi điều Đức Giêsu đã hứa : đón nhận Chúa Thánh Thần.

Khi các Tông đồ đang hội họp nhau cầu nguyện thì sự kiện lạ lùng xẩy ra : từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy căn nhà. Tiếp theo người ta nhìn thấy những gì như hình lưỡi lửa đậu trên đầu mỗi Tông đồ, và ai nấy được đầy tràn Chúa Thánh Thần. Sau đó, mọi người nói được các thứ tiếng lạ khác nhau, ai nghe cũng hiểu được.

Các hình biểu tượng đó đều có ý nghĩa : Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Với ơn Chúa Thánh Thần, các Tông đồ trở nên nhiệt thành can đảm đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Chúa nơi các dân tộc.


+ Bài đọc 2 : 1Cr 12,3b-7.12-13

Trong thư gửi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu - để tránh sự chia rẽ đang nhen nhúm trong cộng đoàn - hiểu rằng Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Ngài nhắc lại cho họ biết : trong Giáo hội sơ khai, Chúa Thánh Thần đã ban nhiều đặc sủng khác nhau cho nhiều người. Nhưng tất cả những đặc sủng ấy chỉ nhằm xây dựng cộng đoàn, chứ không phải để phục vụ lợi ích cá nhân.

Trong mọi trường hợp, những đặc sủng ấy đều nhằm hướng tới sự hiệp nhất các Giáo hội. Vì thế, một mặt các tín hữu phải tránh sự chia rẽ đang tiềm tàng nơi cộng đoàn, mặt khác phải nỗ lực dùng mọi ân huệ Chúa Thánh Thần ban mà xây dựng thân thể Giáo hội.

+ Bài Tin mừng : Ga 20,19-23

Theo quan điểm của Gioan, việc trao sứ mạng và ban Thánh Thần cho các môn đệ đã xẩy ra ngay buổi chiều chính hôm lễ Phục sinh. Như vậy, căn bản mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống đã được biểu lộ trọn vẹn trong ngày ấy. Tuy nhiên, theo quan điểm Luca thì Thánh Thần được ban trong lễ Ngũ tuần. Thực ra, Luca và Gioan đều nói cùng một điều : Chúa sống lại ban ân sủng là Thánh Thần, và khai mở sứ vụ Giáo hội. Cách mô tả của hai thánh sử chỉ khác nhau ở thời điểm, do những quan niệm thần học của các ngài.

Thật vậy, Gioan nhìn mầu nhiệm Giáo hội “từ phía” Đức Kitô, nên từ quan điểm này, rõ ràng là Giáo hội được sinh ra trong hành động tuyệt đỉnh của hy tế thập giá. Nhưng nếu cũng mầu nhiệm này được nhìn “từ phía” các Tông đồ thì để trở nên những cột trụ của Hội thánh, rõ ràng các Tông đồ cũng phải làm một hành trình thiêng liêng, vừa đi vừa điều chỉnh đức tin dần dần theo sự thực của Chúa sống lại (Jean Frisque).

Trong lần hiện ra lần đầu tiên với các Tông đồ, ngoài việc ban Thánh Thần cho các ông, Đức Giêsu còn cầu chúc bình an, ban quyền tha tội và sai các ông đi rao giảng Tin mừng cứu độ cho muôn dân.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hiệp nhất trong Giáo hội Chúa Kitô

I. CHÚA THÁNH THẦN ĐƯỢC BAN XUỐNG

1. Lời hứa ban Thánh Thần

Nhìn lại những đoạn Tin mừng theo thánh Gioan được trích trong hai tuần lễ vừa qua, chắc hẳn chúng ta đều nhận ra rằng lời hứa ban Thánh Thần là điều được Đức Giêsu lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Chính Ngài đã khẳng định với các Tông đồ:”Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con”(Ga 16,7).

Và lời hứa ấy đã được thực hiện ngay khi Đức Giêsu sống lại hiện ra với các Tông đồ tại nhà Tiệc ly vào ngày thứ nhất trong tuần. Sau khi chào thăm các ông, Ngài thở hơi và nói với các ông :”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Như thế, đối với Gioan, việc Đức Giêsu Tử nạn – Phục sinh – Ban Thánh Thần chỉ là một. Chính vì thế, phụng vụ đã chọn đọc bài Tin mừng hôm nay chính thức hai lần trong mùa Phục sinh : một là vào ngày Chúa nhật trong tuần Bát nhật Phục sinh và hôm nay, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cũng theo chiều hướng đó, thánh Gioan đã gắn liền cái chết của Đức Giêsu trên thập giá với việc trao ban Thần Khí, thánh sử đã thuật lại giờ ra đi của Đức Giêsu như sau :”Ngài gục đầu xuống và trao ban Thần Khí”(Ga 19,30).

Như vậy, ngày Phục sinh Đức Giêsu đã trao ban Thánh Thần cho các Tông đồ (Ga 20,21-23), nhưng ngày lễ Hiện xuống, Chúa Thánh Thần đến một cách long trọng và là ngày khai sinh Giáo hội (Cv 2,1-13). Cũng như qua bí tích Rửa tội, chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, nhưng qua bí tích Thêm sức, chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách long trọng để trở thành người chiến sĩ của Nước Trời vậy.

2. Chúa Thánh Thần được ban xuống

Vào dịp lễ Ngũ tuần, tức là 50 ngày sau lễ Vượt Qua, theo lời dặn của Đức Giêsu, các Tông đồ họp nhau lại tại nhà Tiệc ly để đón nhận Chúa Thánh Thần. Sách Công vụ tông đồ kể lại cho chúng ta những sự lạ đã xẩy ra bên trong và bên ngoài ngôi nhà nơi các môn đệ đang hội họp, có Đức Mẹ ở giữa. Bên trong có tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào nhà, có những lưỡi lửa xuất hiện và đậu trên đầu từng người. Họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Bên ngoài dân chúng bõ ngỡ kéo đến bao vây. Sự gì đã xẩy ra ? Phêrô, con người nhát đảm ấy, hôm nay mở tung cửa và bước ra, theo sau là các môn đệ khác. Họ lâng lâng như người say rượu, khiến dân chúng bàn tán, nhưng họ không say rượu mà say Chúa ! Vì hôm nay, ứng nghiệm lời tiên tri Joel đã tiên báo :”Ta sẽ đổ Thánh Thần xuống và chúng sẽ nói tiên tri”. Phêrô giảng bài đầu tiên làm cho 3000 người trở lại. Các Tông đồ khác cũng bắt đầu sứ mạng rao giảng, với đặc ân Thánh Thần ban cho là nói được tiếng bản xứ của mỗi thính giả từ các nơi đổ về.

II. THÁNH THẦN, ĐẤNG BAN SỰ HIỆP NHẤT

1. Ngày khai sinh Giáo hội

Trước hết, Chúa Thánh Thần, chính là Đấng qui tụ muôn dân nên một trong Giáo hội. Thật vậy, các Tông đồ trước khi nhận lãnh Thánh Thần đã “đóng kín cửa vì sợ người Do thái”. Thế nhưng, sau khi đã nhận được sức mạnh của Thánh Thần, các ngài đã mở tung cửa mạnh dạn bước ra rao giảng cho mọi người Tin mừng về Đấng Phục sinh khiến mọi người đều bỡ ngỡ.

Theo sách Công vụ Tông đồ thuật lại lúc đó, tại Giêrusalem có rất nhiều người thuộc các dân tộc với nhiều tiếng nói khác nhau, từ muôn nơi trở về nhân dịp lễ Vượt Qua, nhưng có một điều lạ là tất cả đều nghe rõ và hiểu điều các Tông đồ loan báo, họ thắc mắc:”Tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi : Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mésopotamia, Giuđêa, Pontô, Tiểu á, Phrygia, Pamphilia, Ai cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ tại đây , là Do thái và tòng giáo, là người Crêta và Ảrập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa”.

Khi nêu lên danh sách các dân tộc này, thánh sử Luca đã cho thấy tính phổ quát của Tin mừng cứu độ. Mọi dân nước dù xa xôi như Rôma, mút cùng thế giới theo quan điểm của người Do thái, hay bé nhỏ như Pamphylia, một thành phố rất nhỏ của đế quốc Rôma, cũng phải được nghe loan báo Tin mừng và qui tụ về thành một đoàn chiên duy nhất dưới quyền của một chủ chiên là Đức Kitô. Như thế, Chúa Thánh Thần chính là mối dây liên kết muôn dân nên một, như lời khẳng định của thánh Phaolô trong bài đọc 2 :”Vì chưng trong cùng một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do : tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần”.

2. Những ân ban của Chúa Thánh Thần

Khi chịu phép Thêm sức, người tín hữu học về Ngôi Ba Thiên Chúa, về ơn Chúa Thánh Thần và những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội và trong đời sống người tín hữu. Giáo lý Công giáo dạy có 7 ơn Chúa Thánh Thần là ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông thái, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Thiên Chúa. Đó là những ơn căn bản cần thiết cho đời sống người Kitô giáo. Còn có những ơn khác nữa như ơn nhẫn nại, chịu đựng, ơn đơn sơ, hồn nhiên... Thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Côrintô giải thích là ơn Chúa Thánh Thần không chỉ giới hạn nơi các tông đồ mà thôi, nhưng còn được tác động trong nhiều cách thế, nơi nhiều người khác nhau.

Trong ngày lễ Hiện xuống hôm nay, chúng ta đặc biệt chú trọng đến ơn mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta là qui tụ mọi dân tộc lại trong một cộng đoàn tức là Giáo hội. Ngài là hồn sống của Giáo hội và của từng người một. Bài tường thuật của sách Công vụ hôm nay là đối trọng của bài tường thuật tháp Babel thời Cựu ước.

Ngày xưa, ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không qui tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm cho nhau.

Hôm lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần sửa lại sự hư hại đó : tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Nhờ đâu ? Nhờ chính Chúa Thánh Thần, nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất (Lm Carolô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 226).

III. TA XÂY DỰNG HỘI THÁNH HIỆP NHẤT

1. Vai trò của mỗi Kitô hữu

Khi được chịu phép rửa tội, chúng ta trở thành một phần tử trong Giáo hội, thành một chi thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Mỗi người phải có một vai trò trong Giáo hội tùy theo khả năng mà Chúa Thánh Thần sắp xếp. Không ai được đứng bên lề Giáo hội.
Ta thấy ơn Chúa Thánh Thần tác động như thế nào trong đời sống của Giáo hội như thánh Phaolô chỉ dạy :”Có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần, có nhiều chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa, có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng hoàn thành mọi sự trong mọi người”(1Cr 12,3). Như vậy tất cả các phần tử trong Giáo hội đều đóng những vai trò quan trọng khác nhau và thi hành những phận vụ khác nhau. Ơn Chúa Thánh Thần ban cho mỗi phần tử khác nhau là để hợp nhất các phần tử. Và cái dấu chỉ của việc hoạt động tông đồ nhằm mục đích vinh danh Chúa.

Chúa Thánh Thần vẫn âm thầm lặng lẽ hoạt động nơi ta và Giáo hội mà ta không thấy. Có người tự hỏi tại sao Chúa Thánh Thần không làm những việc lạ lùng vĩ đại trong thời đại ta đang sống ? Để trả lời, ta cần nhận định là Thiên Chúa vẫn làm những công việc lạ lùng trong thời đại chúng ta đang sống, miễn là ta biết mở rộng tâm hồn và cộng tác với ơn Chúa và để Chúa làm chủ đời sống.

2. Tránh gây sự chia rẽ

Công đồng Vatican II dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đã làm sáng tỏ trong việc giáo huấn là tất cả mọi phần tử trong Giáo hội đều được gọi để sống đời sống thánh thiện và làm chứng của đức tin. Như vậy thì tất cả mọi người đều được gọi đóng vai trò của mình trong việc hoạt động tông đồ của Giáo hội tùy theo khả năng và phương tiện có thể.

Theo thánh Phaolô, Chúa Thánh Thần là mối dây liên kết mọi thành phần trong Hội thánh, nên mỗi thành phần không đứng riêng rẽ, nhưng liên đới và gắn bó chặt chẽ với nhau như các chi thể trong cùng một thân thể :”Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy”.

Nhìn vào con người chúng ta, chỉ có một thân thể mà có nhiều chi thể : tai, mắt, mũi, miệng, chân tay... Mỗi chi thể có nhiệm vụ khác nhau. Chi thể nọ cần đến chi thể kia để bổ túc cho nhau và để nhằm lợi ích cho toàn thân. Và cái dụng cụ Chúa dùng trong việc mở mang Nước Chúa không chỉ tùy thuộc vào cái tài khéo, mức độ học vấn, hay địa vị của mỗi người mà thôi, nhưng còn tùy thuộc vào quyền năng của Chúa với sự cộng tác của mỗi người với Chúa.

Truyện : Bất đồng ý kiến.
Hai người bơi chung một chiếc xuồng trên dòng sông nước ngược. Vì có sự bất đồng ý kiến nên qua một hồi lời qua tiếng lại, anh ngồi phía trước gác dầm không bơi nữa. Anh phía sau lái thấy vậy mới nói :
- Này anh, tôi với anh dù có bất đồng ý kiến, nhưng chúng ta cùng đi chung trên một chiếc xuồng, cùng tiến chung về cùng một mục tiêu, anh không thể để mặc tôi bơi một mình như vậy được.
Anh ở trước mũi trả lời tỉnh bơ :
- Chiếc xuồng có hai phần, lái và mũi. Phần lái thuộc về anh. phần mũi thuộc về tôi. Anh cứ bơi phần anh, phần tôi, tôi bỏ, tôi thả trôi thì mặc tôi.
Anh phía sau tức quá, nhưng cũng ráng bơi, vì nếu bỏ thì chiếc xuồng sẽ trôi ngược và không ai tới đích. Không ngờ chỉ một lúc sau, anh nghe tiếng nước tràn vào phía sau, anh quay lại thì thấy anh chàng kia không còn đủ bình tĩnh nữa, đang đục một lỗ để định nhận chìm xuống. Anh kia hoảng sợ nói :
- Ơ này, anh có giận tôi thì giận, chứ anh nhận chìm xuồng, tôi không biết bơi đâu đấy nhé.
Anh phía sau thản nhiên nói :
- Chiếc xuồng có hai phần, phần mũi và phần lái. Phần mũi của anh, còn phần lái của tôi, tôi nhận chìm kệ tôi chứ !
Thế là chẳng mấy chốc cả hai đều chết chìm trong lúc vẫn cứ cố gắng cãi nhau hơn là nỗ lực bơi vào bờ !

3. Sống hiệp nhất yêu thương

Tính cách cộng đoàn của lễ Hiện xuống đòi hỏi phải có đức bác ái huynh đệ : Thánh Thần không đến trên từng cá nhân riêng rẽ, nhưng trong một tập thể được nối kết bằng hiệp nhất yêu thương. Nơi nhóm người họp nhau tại căn phòng, Chúa Thánh Thần muốn nối kết thành cộng đoàn hiệp nhất, cộng đoàn này luôn luôn mở rộng ra khắp thế giới mà vẫn luôn giữ được mối hiệp nhất.

Ngày Hiện xuống này chính là ngày thành lập Hội thánh. Thế nên, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ của mình cùng lãnh nhận Thánh Thần ở Giêrusalem bằng một biểu lộ hiệp nhất. Các môn đệ đã thực hiện sự hiệp nhất này qua việc chung sống yêu thương. Sự chung sống yêu thương này khác hẳn thái độ ghen tỵ vẫn thường xẩy ra trong đời sống công khai của Đức Giêsu. Đây chính là kiểu mẫu bác ái phải có nơi các Kitô hữu khắp mọi nơi.

Truyện : Tha nhân là chính Chúa.
Một bề trên tu viện công giáo đến tìm một ẩn sĩ Ấn giáo tại chân núi Himalaya. Ông lo âu trình bầy về tình trạng bi đát của tu viện ông.

Trước kia tu viện này là một trung tâm thu hút khách hành hương. Nhà thờ lúc nào cũng vang tiếng hát của giáo dân đến từ khắp nơi. Trong tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu hằng ngày đến gõ cửa nữa. Thế mà bây giờ tu viện chẳng khác nào một ngôi chùa hoang phế. Nhà thờ vắng lặng, tu sĩ thì leo teo mấy người. Cuộc sống thật là buồn tẻ.

Vị bề trên hỏi tu sĩ Ấn giáo cho biết nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã đưa tu viện tới tình trạng trên đây.

Tu sĩ Ấn giáo ôn tồn bảo :
- Các tội đã và đang xẩy ra tại cộng đoàn đó là tội vô tình. Và giải thích : Đấng Cứu thế đã cải trang thành một người trong qúi vị, nhưng qúi vị không nhận ra Ngài.

Nhận được câu trả lời giải đáp, vị Bề trên hối hả quay về tu viện. Ông tập họp cộng đoàn lại, và loan báo cho mọi người biết Đấng Cứu thế đang cải trang thành một người trong nhà. Các tu sĩ đều mở to đôi mắt và quan sát nhau. Ai là Đấng Cứu thế cải trang vậy ? Nhưng có một điều chắc là một khi Ngài đã cải trang thì không ai có thể nhận ra Ngài được. Mỗi người trong họ đều có thể là Đấng Cứu thế.

Vậy là từ đó, mọi người đều đối xử với nhau như với Đấng Cứu thế. Chẳng bao lâu bầu khí yêu thương huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện. Từ khắp nơi người ta lại tìm đến tu viện tĩnh tâm và cầu nguyện. Nhiều người trẻ cũng đến xin gia nhập cộng đoàn (D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 287).

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Cầu Nguyện là sự an ủi của Giáo Hội hoàn vũ dành cho người Công Giáo Trung Quốc bị bách hại
Lã Thụ Nhân
07:51 24/05/2012
Ngày Cầu Nguyện là sự an ủi của Giáo Hội hoàn vũ dành cho người Công Giáo Trung Quốc bị bách hại

Paris (AsiaNews / EDA) - Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, được cử hành vào ngày 24 tháng Năm, là một "sự an ủi" đối với các cộng đoàn Công Giáo Trung Quốc vẫn còn bị bách hại bởi một chế độ muốn thống trị họ. Ngày này cũng biểu hiện sự chăm sóc của Đức Thánh Cha và "sự quan tâm" dành cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Đây là giải thích của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục danh dự của Hồng Kông về giá trị của ngày này được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề nghị, kết hợp với Lễ Đức Mẹ Xà Sơn, một nơi thánh của Trung Quốc, cách Thượng Hải một vài km. Đức Hồng Y Giuse Trần hiện đang ở Pháp để tham dự "Đêm của các nhân chứng", được chuẩn bị bởi hội nghị của tổ chức "Trợ giúp các Giáo Hội khó khăn". Trong cuộc phỏng vấn, được công bố trên trang web của Eglises d'Asie, ngài cũng bình luận về một số kết luận liên quan đến công tác của Ủy ban Vatican về Giáo Hội tại Trung Quốc và tình hình Giáo Hội Trung Quốc, được đánh dấu bởi "sự hỗn loạn" do Bắc Kinh tạo ra, nhất là qua việc tấn phong bất hợp thức các giám mục. Dưới đây là các đoạn trích của cuộc phỏng vấn:

Hỏi: Ngày 24 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI kêu gọi người Công giáo trên thế giới hiệp nhất lời cầu nguyện của mình với tất cả người Công Giáo ở Trung Quốc. Xin Đức Hồng Y có thể nói cho chúng con biết về ý nghĩa tâm linh, giáo hội và chính trị của lời kêu gọi này?

Đáp: Đức Thánh Cha tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của lời cầu nguyện. Mới đây, ngày 18 tháng Tư, trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói về lời cầu nguyện, đề cập đến Giáo Hội sơ khai. Ngài trích dẫn từ sách Công Vụ các Tông Đồ, đoạn Thánh Phêrô và Thánh Gioan bị bắt vì đã thực hiện một phép lạ và sau đó đã được phóng thích. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng các thành viên của Giáo Hội sơ khai đã tập hợp với nhau để thảo luận về những gì nên thực hiện, những hành động nên được thực hiện hoặc làm thế nào để phản ứng với những gì chúng ta xác định là bách hại, thay vào đó họ tập hợp lại với nhau để cầu nguyện cho sức mạnh và ân sủng để có thể làm chứng cho sự thật. Họ cầu nguyện cho sự can đảm để nói lên sự thật và làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Đề cập đến sách Công Vụ Tông Đồ, Đức Thánh Cha cho biết nơi ngài đưa ra lời cầu nguyện và mời gọi chúng ta làm như vậy.

Đề cập đến Giáo Hội sơ khai bị bách hại này có thể nào được áp dụng cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc ngày nay?

Chắc chắn, điều đó là quá rõ ràng. Thật vậy, cuộc bách hại ngày càng trở nên thực tế và cụ thể. Về điểm này không có cải thiện từ chính quyền. Họ sử dụng các phương pháp ngày càng nguy hiểm và khéo léo, bởi vì họ không chỉ dừng lại ở chỗ đe dọa người dân, thay vào đó họ đang dẫn người dân vào sự cám dỗ. Họ không muốn tạo ra các vị tử vì đạo, họ muốn khuyến khích những kẻ phản đạo. Đối với Giáo Hội điều này là tồi tệ hơn nhiều. Họ có phương tiện để kiểm tra người dân, tốt, yếu hoặc nhút nhát, và làm suy yếu để nghe lời. Công cụ của họ không chỉ là tiền, mà còn là uy tín, danh dự, địa vị trong xã hội. Đối mặt với điều này, Đức Thánh Cha thiết lập Ngày Cầu Nguyện 24 tháng Năm: Đây là một cái gì đó hoàn toàn mới, độc đáo và là một dấu hiệu rất hùng hồn cho thấy Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI quan tâm đến Giáo Hội tại Trung Quốc như thế nào.... Đức Thánh Cha bày tỏ quan ngại về Giáo Hội tại Trung Quốc, trong đó ngài được thông báo rất chi tiết...

Từ một quan điểm chính trị, ý nghĩa thực sự của Ngày Cầu Nguyện vào ngày 24 Tháng Năm là gì?

Thật vô cùng quan trọng để các Kitô hữu biết rằng Giáo Hội phổ quát cầu nguyện cho họ. Đó là một nguồn sức mạnh mạnh mẽ. Ngoài ra, ngày 24 tháng Năm là ngày khi chúng ta cử hành tưởng niệm Đức Trinh Nữ Maria Phù Hộ các Kitô hữu. Ở Trung Quốc có một số đền Đức Mẹ, nhưng nổi tiếng nhất là ở Xà Sơn gần Thượng Hải. Tại Thượng Hải, có một cảm giác tự do hơn so với phần còn lại của Trung Quốc. Thượng Hải có một vị trí đặc biệt trong lịch sử của Giáo Hội Trung Quốc. Đây là nơi mà các thượng hội đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Trung Quốc được tổ chức, năm 1924, và ở Xà Sơn, Sứ thần Tòa Thánh khi ấy là Đức Cha Costantini, đã dẫn đầu các giám mục để thánh hiến người Công Giáo Trung Quốc cho Đức Trinh Nữ Maria Phù Hộ các Kitô hữu. Nơi đây, chúng ta tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, đấng bảo vệ những người Công Giáo và Đức Giáo Hoàng khỏi những nguy hiểm. Đức Trinh Nữ đã được khẩn cầu tại Lepanto, và Vienna, bị bao vây bởi những người Hồi giáo. Đức Trinh Nữ đã được khẩn cầu khi Napoleon đưa Đức Giáo Hoàng vào tù. Và Đức Trinh Nữ của Xà Sơn được khẩn cầu để bảo vệ các Kitô hữu.

Vào năm 2007, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố bức thư gửi người Công Giáo tại Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc phản ứng rất tiêu cực. Bắc Kinh không muốn Tòa Thánh ám chỉ rằng Giáo Hội Trung Quốc bị bách hại bởi chính quyền dân sự. Chẳng hạn, sau khi công bố bức thư của Đức Giáo Hoàng, tại Hồng Kông, chúng tôi muốn tổ chức một cuộc hành hương đến Thượng Hải. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã không cho phép chúng tôi làm như thế. Kể từ đó, trong suốt tháng Năm, tất cả các cuộc hành hương đến Xà Sơn đều bị cấm đối với các nhóm không đến từ Thượng Hải. Điều này có nghĩa là chính quyền là rất không hài lòng khi người dân nói rằng Giáo Hội bị bách hại tại Trung Quốc.
 
ĐTC: xã hội thế tục cần thuyết Công Giáo
Jos. Tú Nạc, NMS
08:49 24/05/2012
VATICAN CITY – Trong năm huấn từ với một khoảng thời gian hơn sáu tháng, ĐTC Benedict XVI đã khuyến cáo những giám mục Hoa Kỳ về những đe dọa mà quyền lực xã hội ngày càng tăng đối với Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ, đặc biệt là những lãnh vực tự do tôn giáo, đạo đức giới tính, và định nghĩa về hôn nhân.

Tuy vậy Đức Thánh Cha cũng không khuyên người Công Giáo Mỹ rút khỏi môi trường không thân thiện rộng lớn để gìn giữ hoàn hảo những giá trị và đức tin của họ. thay vì, là một phần kêu gọi của Ngài cho việc tân truyền bá Phúc Âm bên trong và bên ngoài giáo hội. Ngài đôn đốc các tín hữu thậm chí tham gia mật thiết hơn với xã hội rộng lớn hơn cho lợi ích của tất cả người Mỹ.

ĐTC Benedict phát biểu với năm trong số 15 đoàn giám mục Hoa Kỳ đang dành thời gian những chuyến thăm “ad limina” tới Vatican, bắt đầu từ hạ tuần tháng Mười Một và kết thúc ngày 19 tháng Năm. Những huấn từ này đề cập đến những đề tài phù hợp với những giáo phận xuyên quốc gia.

Đức Thánh Cha không ngớt khuyến cáo để phòng tránh những hậu quả phá hoại nền văn hóa thế tục, điều mà Ngài nói đã dẫn đến một “sự tiêu hao âm thầm” trong số những thành viên của giáo hội, vì vậy những người này phải là mục tiêu đầu tiên của việc “tái rao giảng Phúc Âm.”

Mới đây Đức Thánh Cha đã nêu rõ rằng sự suy thoái đạo đức tự nó cũng đe dọa sự ổn định xã hội thế tục. Ngài chú ý đến điều mà Ngài gọi là một “ý nghĩa về sự liên quan tăng tiến một phần của những người nam và nữ, bất chấp những quan điểm tôn giáo hoặc chính trị của họ” mà một “sự thất bại rối loạn trí năng, văn hóa và những nền tảng đạo đức của đời sống xã hội” đã gây nguy hiểm “tương lai của những xã hội dân chủ chúng ta.”

Vì vậy, Ngài nói, “Mặc dù những cố gắng làm cho im tiếng nói của Giáo Hội trong quảng trường công cộng,” người Công Giáo nhất định chu cấp “sự khôn ngoan, sư thấu hiểu và sự dẫn dắt đúng đắn cho “những người của thiện ý.” Việc dùng “ngôn ngữ” phi tôn giáo của luật lệ tự nhiên, Ngài giải thích, Giáo Hội sẽ thúc đẩy sự công bằng xã hội bằng “việc kiến nghị những tranh luận hợp lý trong quảng trường công cộng.”

Nhiệm vụ này không chỉ là trách nhiệm đối với các giám mục mà còn đối với cả các nhà chính trị Công Giáo, những người mà có “trách nhiệm cá nhân để sẵn sàng thể hiện đức tin của họ trước công chúng, đặc biệt lưu ý đến những vấn đề đạo đức tối quan trọng của thời đại chúng ta.” Ngài đã nhận dạng những vấn đề này như “sự tôn kính những món quà của Thiên Chúa ban cho sự sống, việc bảo vệ phẩm giá con người và việc thăng tiến nhân quyền đáng tin cậy.”

Cụ thề, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các giáo hữu đối với những phương hướng phòng thủ trước mắt của “cái mà được ấp ủ tôn quý nhất thuộc những tự do của người Mỹ, tự do tôn giáo,” điều mà Ngài nói đặc biệt đã bị đe dọa bằng “những ảnh hưởng đã được cùng nhau lên kế hoạch” chống lại “quyền đối kháng có lương tâm … trước sự hợp tác bản chất những việc thực hiện tội ác.”

Đã có sự tham khảo được thừa nhận của Đức Thánh Cha cho một kế hoạch dưới sự điều hành Obama, đã phản kháng một cách thuyết phục bởi các giám mục Hoa Kỳ, điều mà đòi hỏi rằng những bảo hiểm y tế tư của hầu hết các tổ chức Công Giáo khống chế những phương pháp phẫu thuật triệt sàn và giới hạn sinh sản.

Xã hội Hoa Kỳ cũng được phục vụ bằng sự thăng tiến giáo dục giới tính của Giáo Hội, ĐTC Benedict nói, khi một “sự am hiểu bền vững và trường tồn về thỏa thuận hôn nhân bị suy yếu và sự chối bỏ một nền luân thường đạo lý giới tính hợp lý đã được dạy rất cẩn thận, đã dẫn dắt những vấn đề xã hội nghiêm trọng đang chi phối một nhân loại mênh mông và tổn thất kinh tế.”

Đức Thánh Cha dã tiêu biểu cho sự bảo vệ của các giám mục về hôn nhân truyền thống chống lại những người ủng hộ những kết hợp đồng tính như là một vấn đề của “công lý, khi nó cần thiết sự bảo vệ cái thiện của toàn bộ cộng đồng nhân loại và quyền của cha mẹ cũng như con cái.”

Ngay cả trong việc liên can đến những tai tiếng kinh khủng nhất của Giáo Hội không bao giờ quên – lạm dụng tình dục của một thiểu số linh mục bị lan truyền – ĐTC Benedict đã lưu ý những thuận lợi mà Giáo Hội có thể cung ứng cho một thế giới không Công Giáo.

“Đó là niềm hy vọng của tôi rằng những nỗ lực thuộc lương tâm của Giáo Hội đúng dắn trước thực tế này sẽ giúp đỡ cộng đồng bao quát hơn để nhận ra những nguyên nhân, phạm vi thực tế và những hậu quả tàn phá của lạm dụng tình dục,” Ngài nói.

Mạc dù đã có kế hoạch phục vụ tín hữu Công Giáo, những tổ chức giáo dục của Giáo Hội cũng làm xã hội phong phú tự do, Đức Thanh Cha nói.

“Sự đóng góp đáng lưu ý của những trường Công Giáo … đối với xã hội Hoa Kỳ là một tổng thể có thể đánh giá tốt hơn và được ủng hộ hào phóng hơn,” Ngài nói. Và các trường đại học, kế tiếp bằng một truyền thống để bày tỏ “sự hợp nhất thiết yếu của tất cả kiến thức,” có thề là là một bức tường thành ngăn chặn khuynh hướng đang diễn ra trước mắt hướng tới sự chuyên môn hóa uyên thâm.

Sự hiệp nhất giữa những người Công Giáo có thể thúc đẩy sự hài hòa xuyên suốt xã hội Mỹ, Đức Thanh Cha nói.

Việc lưu ý đến những vấn đề pháp luật, chính trị, xã hội và kinh tế “khó khăn và phức tạp” ở Hoa Kỳ hôm nay, Đức Thánh Cha gợi ý một sự “liên kết các nền văn hóa” chặt chẽ hơn giữa các nhóm sắc tộc mà tạo thành xã hội ở Hoa Kỳ để có thể thu hẹp những căng thẳng sắc tộc bên ngoài Giáo Hội.

“Sự hứa hẹn đáng kể và những năng lực ngân vang của một tân thế hệ Công Giáo đang chờ đợi để sẵn sàng cung ứng,” Đức Thánh Cha nói, “cho sự hồi sinh sự sống của Giáo Hội và tái thiết cơ cấu xã hội Mỹ."
 
Đức Maria, người phụ nữ Thánh Thể
Lm Dominik O.C
11:27 24/05/2012
Trong Đức Maria, chúng ta nhìn thấy đặc tính của Giáo Hội được hiện thực hóa bởi một phương cách hoàn hảo nhất. Giáo Hội nhìn thấy trong Mẹ, „Người phụ nữ Thánh Thể“, - sự thể hiện của chính mình, và Giáo Hội chiêm ngưỡng Mẹ như một kiểu mẫu không thể thay thế của đời sống Thánh Thể, như Vị Tôi Tớ Chúa - Đức Gio-an Phao-lô II – đã nói. Vì thế khi cử hành thánh lễ, Linh mục giãi bày nơi bàn thờ nhân danh Cộng đoàn Phụng vụ giữa lúc ngài chuẩn bị để đón nhận Thân Mình đã được sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria: „ Chúng con kính nhớ trước hết Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh, Thân Mẫu Chúa Giê-su Ky-tô Chúa chúng con“.

Danh Thánh của Mẹ cũng được tôn kính và kêu lên trong Kinh Nguyện Thánh Thể của các Truyền thống Ky-tô giáo Đông phương. Về phía mình, các tín hữu đã „trao phó cuộc sống và công việc của họ cho Đức Maria, Mẹ của Hội Thánh. Trong lúc họ cố gắng để có được cũng một tâm tình như Mẹ, họ đã giúp đỡ tất cả cộng đoàn để sống sự dâng hiến viên mãn trong Chúa Cha Hằng Sống“. Mẹ hoàn toàn diễm lệ, vì trong Mẹ vẻ lộng lẫy và huy hoàng của Thiên Chúa ngời sáng lên. Có thể nhìn thấy trong Mẹ một kiểu mẫu trung thực về vẻ kiều diễm của Phụng Vụ trên trời, một Phụng Vụ phải tỏa sáng trong các cuộc cử hành phụng vụ của chúng ta . Từ Mẹ, chúng ta phải học, để trở nên chính người của Thánh Thể và người của Giáo Hội, cũng như theo lời Thánh Phao-lô, để có thể bước đi trong sự công chính thánh thiện vô tì tích trước mặt Thiên Chúa, vì ngay từ thuở ban đầu Thiên Chúa đã muốn chúng ta như thế (Col.1,21; Eph.1,4).

Nhờ lời cầu bầu của Rất Thánh Trinh Nữ Maria, Chúa Thánh Thần đốt lên trong lòng chúng ta chính ngọn lửa mà các Môn Đệ Emmaus đã cảm nhận (Lc. 24,13-35), và tái tạo trong cuộc sống chúng ta sự ngỡ ngàng và thán phục về vẻ kiều diễm và lộng lẫy vẫn luôn ngời sáng trong các nghi lễ Phụng Vụ, mà các nghi lễ Phụng Vụ ấy là dấu chỉ hữu hiệu của vẻ đẹp không hề phai tàn nơi mầu nhiệm thánh của Thiên Chúa. Hai Môn Đệ làng Emmaus đã mau chóng trỗi dậy và trở về Jerusalem để chia sẻ niềm vui với anh chị em của mình trong đức tin. Niềm vui đích thực nằm ở chỗ là chúng ta có thể nhận thức được rằng, Thiên Chúa ở lại với chúng ta như một người bạn đường trung tín của chúng ta.

Bí Tích thánh Thể cho phép chúng ta khám phá ra rằng, Đức Ky-tô tử nạn và phục sinh đã biểu lộ nơi thân mình của Ngài như một người đương thời với chúng ta. Từ huyền nhiệm tình yêu này, chúng ta được tác sinh. Chúng ta mong ước cho nhau để tất cả cùng đến được với niềm vui tràn đầy và sự ngỡ ngàng của cuộc hội ngộ nơi Bí Tích Thánh Thể, để nếm trải và công bố Lời Sự Thật, mà với Lời ấy Chúa Giê-su đã dùng để giã từ các Môn Đệ: „này đây Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế“ (Mt 28,20). (Đức Bênêđictô XVI, Bí Tích Của Đức Ái, 96/97).

(Lm Dominik O.C chuyển ngữ từ: Maria, die ‚eucharistische Frau’, kath.net).
 
Người giáo dân và công tác tông đồ
Lm Lê Văn La Vinh, OP
11:34 24/05/2012
Người giáo dân và công tác tông đồ

Lời Dẫn Nhập:

Từ vài mươi năm trở lại đây, hay nói cụ thể hơn là từ sau công đồng Vatican II, Giáo hội đã có một cái nhìn chính xác và chân thực hơn về vai trò của người giáo dân, và đã biết trả lại cho người gíao dân vị trí và chức năng của họ sau nhiều thế kỷ bị quên lãng, bị bỏ rơi. Và cũng chính từ đó, Giáo hội nhận thấy rằng, công việc tông đồ không còn là một công tác đặc quyền của một vài thành phần ưu tuyển trong Giáo hội, nhưng là bổn phận của tất cả mọi tín hữu Chúa Kitô. Điều khẳng định này đã được Sắc lệnh “Tông đồ Gíao dân” [1] nêu rõ khi viết : “Giáo hội được khai sinh để làm cho Nước Chúa Kitô rộng mở trên khắp hoàn cầu, hầu làm vinh danh Thiên Chúa Cha: tức là làm cho mọi người tham dự vào việc chuộc tội và cứu rỗi; để nhờ họ, toàn thể vũ trụ thực sự được quy hướng về Chúa Kitô. Mọi hoạt động của nhiệm thể hướng về mục đích này gọi là việc tông đồ, công việc mà Giáo hội thực hiện nhờ bởi các chi thể, tùy theo cách thức khác nhau. Bởi đó, ơn gọi Kitô hữu, tự bản chất là ơn gọi làm tông đồ.

Giáo dân có bổn phận và có quyền làm tông đồ do chính việc kết hợp với Đức Kitô qua bí tích Rửa tội. Họ được thánh hiến vào chức vụ tư tế, vương giả và dân tộc thánh. Vì vậy, mọi tín hữu đều có bổn phận rất cao cả là hoạt động để khắp mọi người trên trái đất nhận biết và đón nhận Phúc âm cứu độ của Chúa” [2].

Để nhận hiểu được điều này, chúng ta cùng nhau ngược dòng thời gian để tìm hiểu và xác định lại chỗ đứng của người giáo dân trong suốt dòng lịch sử Giáo hội.

1. Vai trò và vị trí của người giáo dân trong Giáo hội:

a. Người giáo dân trong Giáo hội sơ khai:

Như chúng ta từng được đọc trong các sách Tân Ước, ngay từ những ngày đầu tiên, ngoài việc tuyển chọn 12 tông đồ, chính Chúa Kitô cũng đã chọn thêm 72 môn đệ và mời gọi nhiều phụ nữ cộng tác vào công trình cứu chuộc của Ngài (Lc 8,1-3). Rồi đến thời các Tông đồ, có nhiều tín hữu cộng tác với các ngài trong việc đem Tin Mừng cho các dân tộc khác như người Do thái, Roma, Hy lap… (Cv 11,19,21); và thánh Phaolo, trong các thư mục vụ của minh gởi cho các giáo đoàn, ngài cũng đã từng nêu đích danh nhiều người khác nữa (Col 1,7-8; Rm 16,4-6; Jac 2,24-26…)

b. Người giáo dân trong dòng lịch sử Giáo hội:

Trong suốt chiều dài lịch sử Giáo hội, dưới ảnh hưởng của triết học Platon [3] - cha đẻ của học thuyết “nhị nguyên” - người ta đã quan niệm và phân chia thế giới này thành hai phần, với một bên là thế giới thánh thiêng, linh nghiệm, siêu nhiên; và bên kia là cõi phàm tục.Và khi giáo lý của Giáo hội được truyền bá tới châu Âu , lúc ấy đang bị ảnh hưởng và chi phối bởi hệ thống triết lý và văn hóa Hy lạp, Giáo hội cũng bị ảnh hưởng và mặc nhiên nhìn nhận sự phân chia hai cấp đó trong đời sống của mình: cấp bậc trọn lành của hàng giáo phẩm, của những người đi tu; và cấp bậc của người đang sống đời thường : người giáo dân. Và từ đó, giáo dân được coi là những người ở dưới (từ ngũ hôm nay gọi là công dân hạng hai) chỉ biết lắng nghe, đón nhận và hầu như không có vai trò gì trong đời sống Giáo hội mà đoạn văn sau đây của Conrad de Vehedebour đã nói lên được não trạng này : “Giáo dân là đám dốt nát… họ cần được giảng dạy hơn là đi giảng đạo. Việc của họ là được hướng dẫn chứ không phải hướng dẫn, chỉ huy hay sang kiến. Lớp người này cần được các gíao sĩ cai trị; điều khiển là việc của bậc khôn ngoan, đừng có mà ra lệnh cho các bậc ấy” [4]. Hay như lời khẳng định của Giáo hoàng Pio X (2/6/1835–20/8/1914 ) trong Thông điệp Vehementer gởi nước Pháp có đoạn viết: “Do năng động riêng và bản chất của mình, Hội thánh là một xã hội bất bình đẳng; với hai hạng người, các chủ chăn và đàn chiên - Những người giữ chỗ trên các bậc thang giáo phẩm và những người tín hữu. Điểm phân biệt giữa hai hạng người này là chỉ trong bậc giáo phẩm mới có quyền và uy thế để thúc đẩy các thành phần trong Hội thánh tiến về cùng đích của Hội thánh. Còn đại chúng, nhiệm vụ của họ là để cho người ta cai quản; và như một bầy chiên ngoan, nhiệm vụ của họ là đi theo các mục tử”. Hay nói theo kiểu ngày hôm nay mà người ta vẫn đùa với nhau những câu nói đầy mĩa mai nhưng không kém phần đau xót khi nói về vai trò của người giáo dân trong Giáo hội khi xưa đại khái như là “Giáo dân sống trong Giáo hội chỉ làm có mỗi ba việc này : thứ nhất là thưa kinh, thứ hai là nói tiếng “dạ” và thứ ba là móc ví bỏ tiền vào nhà thờ…”

c. Người giáo dân theo Công đồng Vatican II :

Như một luồng gió mới, Chúa Thánh Thần đã thổi một luồng sinh khí thần linh để canh tân và cải tạo cho đời sống của Giáo hội, trong đó có đề cập nhiều đến vị trí và vai trò của người giáo dân

- Người giáo dân là ai?

Là những Kitô hữu, được tháp nhập vào thân thể Chúa kitô nhờ Phép Rửa tội, để trở thành Dân Thiên Chúa, và được tham dự vào các chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Ktô theo cách thức của họ. Họ là những người đang thực hiện sứ mạng của toàn dân Kitô giáo trong Giáo hội và trong trần gian theo cách thế riêng của mình (GH 31)

- Đặc tính và nhiệm vụ của người giáo dân:

Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của người giáo dân. “Vì là ơn gọi riêng, người giáo dân có bổn phận tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần gian, giữa những cảnh huống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả những điều đó dệt thành cuộc sống của họ” (GH 31b). cũng cần phải nói rõ thêm vể nhiệm vụ của người giáo dân là soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và mở rộng theo ý Chúa Kitô, hầu làm vinh danh Thiên Chúa.

2. Người gíao dân và công tác tông đồ.

a. Nền tảng của việc tông đồ giáo dân:

Qua bí tích Rửa tội - như đã nói ở trên - người giáo dân được tham dự vào ba chức năng ngôn sứ, tư tế và vương đế của Chúa Kitô để thi hành những nhiệm vụ: - Loan báo tin Mừng cho muôn dân; - Thánh hóa nhân loại; - đem tinh thần Tin Mừng thấm nhuần và làm hoàn hảo công việc trần thế.

• Chức tư tế : Bằng kinh nguyện, bằng sự dâng hiến đời sống yêu thương và hoạt động của mình; bằng sự thông hiệp vào lễ tế của Chúa Kitô trên bàn thờ trong mỗi thánh lễ (Gh 34)

• Chức ngôn sứ : Là việc loan báo Tin Mừng bằng lời nói, bằng cuộc sống, bằng các hoạt động bác ái yêu thương nhằm cứu rỗi mọi người trong môi trường sống… (GH 35)

• Chức vương đế : Bằng việc tham dự vào việc điều khiển, khai thác và cải tạo vũ trụ để biến đổi và sử dụng mọi vật cho phù hợp với chương trình của Thiên Chúa, mở đường cho Hội thánh đi và rao giảng hòa bình (GH 36)

Thiết tưởng cũng nên nhắc lại một lần nữa ý tưởng đã nêu ở phần trên; đó là cần nhớ rằng, việc tông đồ là công tác của tất cả mọi kitô hữu chứ không phải là công việc ưu tuyển chỉ dành riêng cho một vài nhóm người như chủ để của Tông huấn Kitô hữu Giáo Dân : “Cả anh em nữa, anh em hãy vào làm vườn nho cho Thầy” ( Mt 20,3-4)

b. Mục tiêu chính yếu của việc tông đồ giáo dân:

Mục tiêu chính yếu của việc tông đồ là cứu rỗi nhân loại, trong đó bao gồm cả việc canh tân tất cả trật tự trần thế trong Chúa Kitô.

c. Phương thức họat động tông đồ giáo dân :

Mỗi người Kitô hữu, tự bản chất phải làm tông đồ, việc tông đồ này là kết quả của đời sống kitô hữu thực sự thấm nhuần đức tin, cậy, mến. Có hai phương thức họat động tông đồ của người giáo dân :

• Hình thức cá nhân:

- Bằng cuộc sống chứng tá của mỗi người trong môi trường sống của mình.
- Dùng lời nói rao giảng về Chúa Kitô cho mọi người.
- Mạnh dạn, trung thành tuyên xưng Chúa Kitô trong đời sống thường ngày

• Hình thức tông đồ tập thể:

Xã hội tính là bản chất của con người, chính Thiên Chúa đã quy tụ con người thành gia đình, thành dân Thiên Chúa, thành cộng đoàn những người tin trong tinh thần hiệp thông giữa mọi thành viên trong cộng đoàn đó. Do vậy, việc tông đồ trong Giáo hội không những chỉ là công việc cá nhân của từng tín hữu, nhưng còn mang chiều kích tập thể, cộng đoàn nữa. Kinh nghiệm cho thấy là trong lịch sử Giáo hội, khi làm việc tông đồ với tập thể, trong cộng đoàn, thì kết quả thu được sẽ phong phú và đạt được nhiều lợi ích hơn nhờ được hướng dẫn, có kế hoạch, và sự phối hợp hài hòa giữa các thành viên khi hoạt động từ đơn vị nhỏ nhất là các gia đình và liên gia (khu xóm, giáo khóm) rồi đến giáo xứ, giáo phận… với các hình thức được quy về thành ba loại như :

- Các hội đoàn nhằm mục đích loan báo Tin Mừng và thánh hóa trần thế bằng những phương thức đặc biệt là các cộng đoàn như Legio, Hiệp Hội Thánh Mẫu, các cộng đoàn Dòng Ba, Gia đình Phạt tạ…

- Những hội đàon nhằm mục đích Kitô hóa xã hội trần thế ; Pax romana, Hội giáo chức công giáo; nhóm Y, bác sĩ công giáo; Thanh Sinh Công, Thanh Lao Công…

- Các hội đoàn Kitô hóa nhân loại bằng việc từ thiện, bác ái: Hội Bác ái Vinh sơn, Hội Bảo trợ người phong, các nhóm trợ tang, Caritas…

d. Một tín hiệu đáng mừng và những điều cần lưu ý :

Dưới tác động của “luồng gió mới” mà Chúa Thánh Thần đã thổi bùng lên trong Giáo hội nhờ biến cố Công đồng Vatican II. Chúng ta nhận thấy là từ vài mươi năm trở lại đây, Giáo hội ngày nay đã có được những cái nhìn tích cực về người giáo dân và nhìn nhận những giá trị của các thực tại trần thế trong đời sống Giáo hội cũng như trong đời sống đạo đức và xã hội của người giáo dân. Những từ ngữ như vai trò của người giáo dân, việc hội nhập văn hóa, và giá trị tích cực của những thực tại trần thế… đã dần dần đi sâu vào trong các văn kiện của Giáo hội cũng như các thực hành sống đạo trong đời sống hàng ngày của Giáo hội.

Và thực tế cho thấy là từ nhiều năm nay, chỗ đứng của người giáo dân trong Giáo hội cũng như trong các sinh hoạt mục vụ của Giáo hội đã dần dà cải thiện và được khẳng định để đưa tới mức hòan thiện: người giáo dân tham gia nhiều hơn vào đời sống của Giáo hội khi nắm giữ và chia sẽ được nhiều phần việc của giáo xứ, giáo phận như việc dạy giáo lý, điều hành công việc trong xứ đạo, quản lý tài chính kinh tế, hiện diện trong các tổ chức, ban nghành của giáo xứ, giáo phận… Và tự bản thân, người giáo dân hôm nay ý thức rất rõ về trách nhiệm và vai trò của họ trong sự thịnh suy và làm phát triển Giáo hội của Chúa Kitô trong cuộc sống hôm nay.

Thế nhưng, xét kỹ hơn một chút, cúng ta vẫn còn thấy cách hành đạo và sống đạo của người tín hữu hôm nay - hình như - vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thuyết nhị nguyên của Platon năm nào… hay nói một cách rõ ràng hơn, là nếp sống đạo của người giáo dân hôm nay vẫn còn bị phân chia và nhiều thiên lệch, vẫn còn giữ đạo theo kiểu một chiều: đó là nhiều khi lại quá nhấn mạnh đến phần thiêng liêng như chỉ lo cho Chúa, cho xứ đạo hay cho phần rỗi của các linh hồn… để rồi quên đi sự hiện diện “bằng xương bằng thịt” của những người thân cận quanh mình mà nhận định sau đạy có thể là một lời minh họa cho những điều vừa nói: “Tôi cho rằng cần phải nói lại chiều kích xã hội của Kitô giáo. Chắc chắn người ta từng nhấn mạnh tương quan cá nhân của mỗi người với Thiên Chúa, rồi tương quan giữa cá nhân với cá nhân; nhưng theo tôi, người ta ít khi đề cập đến chiều kích xã hội, đến khía cạnh “chính trị” của đức ái và việc dấn thân kitô giáo. Tôi nghĩ đó là một thếu sót nghiêm trọng, vì cho đến nay, người kitô hữu vẫn còn tham gia quá ít vào đời sống chính trị, vào các vấn đề ma túy, khiêu dâm, tương lai nghề nghiệp của giới trẻ, tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm mới, cải đổi kinh tế… Quá nhiều kitô hữu đã coi các vấn đề ấy như không can dự gì tới Nước Trời, một số (người) Kitô hữu sốt sắng với các việc ấy thì lập tức bị coi là có khuynh hướng đi với mac-xit. Trái lại, tôi nghĩ; cần phải nói lại cho người kitô hữu rằng, họ phải luôn luôn xét lại việc dấn thân của mình trên nhiều bình diện khác nhau, và phải dám sống sứ điệp Tin Mừng của mình, nhất là Tám Mối Phúc Thật”.

Tôi xin diễn tả lại tư tưởng một cách vắn gọn là thời nay có hai sai lầm mà các kitô hữu có nguy cơ mắc phải nhiều nhất; một là xây dựng một thứ Kitô giáo phi nhập thể; hai là thứ Kitô giáo không có đức Kitô” [5]

Ở khía cạnh ngược lại - ngày hôm nay - người giáo dân chúng ta đang sống trong một xã hội tục hóa, mà ở đó sự thánh thiêng và niềm tin tôn giáo hầu như không còn chỗ đứng; nếu không muốn nói là một sự lạc điệu giữa lòng xã hội. Đồng thời sự tiêu thụ, cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ra như cuốn hút người kitô hữu chúng ta vào trong vòng xoáy của nó, làm cho nếp sống đạo của nhiểu Kitô hữu có phần chểnh mảng, nguội lạnh, ngại dấn thân đóng góp, ít quan tâm đến việc chung, việc cộng đồng… và có khá hơn tí là họ giữ đạo cho đúng luật khỏi áy náy lương tâm là tốt rồi…

Thiết nghĩ, đã tới lúc chúng ta cũng cần phải gióng lên một hồi chuông thức tỉnh người giáo dân để họ ý thức hơn nữa về vai trò và vị trí của họ trong xã hội và trong thế giới hôm nay. Và theo thiển ý của người viết bài này, có lẽ hồi chuông đó chính là câu chủ đề của Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân mà chúng ta đây đang luận bàn ““Cả anh em nữa, anh em hãy vào làm vườn nho cho Thầy” ( Mt 20,3-4)

3. Tạm kết luận:

Qua bí tích rửa tội, mỗi người tín hữu chúng ta được tham dự vào ba chức năng tư tế, ngôn sứ và vương đế của Đức Kitô, để làm cho vũ trụ thực sự được quy hướng về Chúa bằng công tác tông đồ. Có như thế chúng ta mới làm nỗi rõ lên được ân sủng của Bí tích Rửa tội và Thêm sức mà chúng ta đã lãnh nhận, để tất cả mọi tín hữu của Chúa Kitô, bất luận thành phần, tuổi tác… đều góp phần cách tích cực nhất cho việc mở mang Nước của Thiên Chúa ở trần gian này.

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 2012

_______
[1] Ý tưởng chủ đạo của bài viết này được viết dựa theo Sắc lệnh “Tông đồ Gíao Dân”
[2] Sắc Lệnh Tông đồ Giáo dân số 2,3
[3] Platon , khoảng 427-347 TCN, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates là thầy ông.
[4] Th. Rey Mermet, Sống đức tin theo công đồng Vatican II, tập I Trg 212
[5] Đức Hồng y LJ Suenens, Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo hội, Định Hướng Tùng Thư 2003
 
Trung Quốc: Đền Đức Mẹ ở Đông Lư (tỉnh Hà Bắc) cũng bị cấm hành hương
Khương Duy Hải
11:46 24/05/2012
Đông Lư (Trung Quốc), 24-5-2012 (AsiaNews) - Nguồn tin từ một người Công Giáo đã đến thăm làng Đông Lư nói với AsiaNews rằng: kể từ đầu tháng 5, chính quyền đã triển khai lực lượng chốt chặn các cửa ngõ đi vào ngôi làng này suốt cả ngày đêm.

Người này cho biết, tại mỗi nơi họ đều đóng trại, rõ ràng là để quan sát động tĩnh. Lực lượng này kiểm tra từng chiếc xe và từng người đi vào làng. Ngoài ra, các biểu ngữ tuyên truyền màu đỏ mang nội dung: "Giáo Hội tự quản tự lập" và "Chống ngoại bang xâm lăng, tội phạm chống đối" treo ở khắp các đường phố chính.

"Người Công Giáo hầm trú tại Đông Lư khó có thể tiến hành các hoạt động tôn giáo. Tư gia của một số vị lãnh đạo giáo dân Công Giáo hầm trú bị các lực lượng ấy quản thúc ngày đêm. Danh tánh của từng người ra vào đều được lưu lại". Tại các hội quán trong làng, chính quyền đóng trại để ngăn chặn các cuộc tụ họp hoặc các hoạt động tôn giáo trái phép. Các cán bộ túc trực cả ngày.

Anh Giuse, một người Công Giáo ở Đông Lư nói với AsiaNews rằng: không có gì là lạ khi có các biểu ngữ này ở làng Đông Lư. Nhưng trong tháng 5 này, lực lượng nói trên được tăng cường và an ninh được thắt chặt hơn. Anh nói: "Đối với người Công Giáo ở giáo phận Bảo Định, đặc biệt là những người ở làng Đông Lư, họ cảm thấy rất buồn khi khu vực hành hương Đức Mẹ đã bị phá hủy".

"Nhưng người Công Giáo sẽ cầu nguyện với Mẫu Tâm Đức Mẹ để người Công Giáo địa phương trở nên cộng đoàn mạnh mẽ và khó bị chia rẽ. Hiệp nhất và hiệp nhất là điều quan trọng cho các thành viên Giáo Hội", anh nói.

Từ đầu thập niên 1980 đến 1995, Đền Thánh Đức Mẹ ở làng Đông Lư là một điểm hành hương nổi tiếng ở miền bắc Trung Quốc, đặc biệt là vào ngày 23 và 24 tháng 5 - Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Thời gian này hằng năm, ngôi làng có hàng chục ngàn người từ khắp đất nước đến viếng thăm. Ngày 23-5-1995, hơn 50.000 khách hành hương đã đến đền thánh Đông Lư. Vì thế, một năm sau, chính quyền bắt đầu chiến dịch đàn áp, triển khai các lực lượng để ngăn chặn việc hành hương đến đây, đặc biệt là trong tháng 5.
 
Đức Thánh Cha cổ võ các Giám Mục Italia giúp tín hữu đào sâu đức tin
LM. Trần Đức Anh OP
12:10 24/05/2012
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến HĐGM Italia sáng 24-5-2012, ĐTC mời gọi các GM giúp các tín hữu đẩy mạnh đời sống đức tin với một đà tiến mới để có thể cống hiến những câu trả lời thích hợp cho con người ngày nay.

Các GM thuộc 228 giáo phận Italia nhóm đại hội thường niên tại nội thành Vatican trong những ngày từ 21 đến 24-5-2012 về đề tài tái truyền giảng Tin Mừng.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến trào lưu tục hóa đang lan tràn tại các nước có truyền thống Kitô kỳ cựu, kéo theo sự sa xút thực hành tôn giáo, ít tham dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích thống hối. Bao nhiêu tín hữu đã chịu phép rửa nhưng bị mất căn tính và không còn ý thức mình thuộc về Giáo Hội: họ không biết nội dung thiết yếu của đức tin hoặc nghĩ rằng mình có thể vun trồng đức tin mà không cần sự trung gian của Giáo Hội. Nhiều người khác ngờ vực các chân lý do Giáo Hội giảng dạy.

Trong bối cảnh đó, ĐTC đặt câu hỏi: ”Làm sao chúng ta có thể gieo vãi Lời Chúa trong niềm tín thác, để mỗi người có thể tìm được sự thật về bản thân, thực chất của mình và niềm hy vọng? Chúng ta biết rằng đạt được những phương pháp mới để loan báo Tin Mừng hoặc hoạt động mục vụ thì vẫn chưa đủ để làm cho đề nghị Kitô giáo có thể được nhiều người đón tiếp và chia sẻ hơn.. Cần phái tái khởi hành từ Chúa Kitô, được cử hành, tuyên xưng và làm chứng. Không phải tình cờ mà Hiến chế đầu tiên mà Công đồng chung Vatican 2 thông qua chính là hiến chế về Phụng Vụ Thánh: việc thờ phượng Thiên Chúa hướng con người về Thành (Città) tương lai và trả lại cho Thiên Chúa quyền tối thượng của Ngài, hình thành Giáo Hội được Lời Chúa triệu tập, và tỏ cho thế giới thấy cuộc gặp gỡ phong phú với Thiên Chúa”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Trong khi chúng ta phải nuôi dưỡng một cái nhìn biết ơn Chúa vì sự tăng trưởng của hạt giống tốt, cả trong một thửa đất nhiều khi khô cằn, chúng ta cảm thấy rằng hoạt động của chúng ta đòi phải có một động lực mới, nhắm tới điều thiết yếu của đức tin và đời sống Kitô. Trong một thời đại trong đó đối người nhiều người Thiên Chúa trở thành vị Xa Lạ và Chúa Giêsu chỉ là một vĩ nhân của quá khứ, chúng ta sẽ không có một đà tiến truyền giáo nếu không canh tân chất lượng đức tin và kinh nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ không thể cống hiến những câu trả lời thích hợp nếu không tái đón nhận hồng ân thánh sủng; chúng ta sẽ không biết chinh phục con người cho Tin Mừng nếu chính chúng ta không phải là những người đầu tiên tái đào sâu kinh nghiệm về Thiên Chúa”.

Sau cùng, ĐTC nhắc lại rằng vì những lý do trên đây ngài đã ấn định Năm Đức Tin sẽ bắt đầu ngày 11-10 năm nay, để giúp tái khám phá và tái đón nhận hồng ân đức tin quí giá, để hiểu biết sâu xa hơn về những chân lý là nhựa sống trong cuộc đời chúng ta, để dẫn đưa con người ngày nay, thường lơ đãng, tiến đến một cuộc gặp gỡ mới mẻ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng là đường, sự thật và là sự sống” (SD 24-5-2012)
 
Top Stories
50th International Eucharistic Congress - new booking options
Eucharistic Congress
08:52 24/05/2012
More than 20,000 people have now booked tickets to attend the 50th International Eucharistic Congress at the RDS from 10-16 June 2012 and the option to book online has now been extended until 4 June 2012.

Theclosing ceremony; ‘Statio Orbis’, at Croke Park on Sunday 17 June is a fully seated and ticketed event and the final allocation of tickets are now available through our new booking options.

IEC2012 has today announced a number of new booking options for those who would like to be part of this historic event.

· Special Events ‘Dual Tickets’ for the Opening Ceremony on 10 Juneand the Statio Orbis, Closing Ceremony, on 17 June, are now available to purchase together for €40 on the Congress booking page:www.iec2012.ie/registration

· A limited number of tickets are also available forStatio Orbis, Closing Ceremony at Croke Park on 17 June in the Upper Cusack stand andUpper Hogan stand. These can be purchased for €10 from:

(a) Tickets.ie: http://www.tickets.ie/event.aspx/iec-statio-orbis-mass-2012-croke- park-dublin-17-June-2012/Z3WGP

(b) Selected Centra and Super-Valu stores: http://www.gaa.ie/tickets-and-merchandise/tickets/super-valu-and-centra/

In addition the following options remain available onwww.iec2012.ie until 4 June:

· Full 7 day programme in RDS from 10-16 June: €105
· Any 3 consecutive day programme in RDS from 10-16 June: €70
· Admission to Statio Orbis in Croke Park can be purchased with the above options for an additional: €10
· Single day ticket for any day at RDS (excluding Final Mass): €35

Congress organisers anticipate up to 25,000 people will gather at the RDS each day from 10–16 June for an extensive programme of events that includes 223 keynote speakers and160 workshops comprising talks, addresses, group reflections, meetings, concerts and plays.

Up to 80,000 pilgrims will gather in Croke Park for Statio Orbis, the closing ceremony that will be celebrated by Papal Legate,Cardinal Marc Ouellet.

The full programme of events is available at:http://www.iec2012.ie/programme

Further information:
Aisling Harmey, Media Relations Manager, 50th International Eucharistic Congress 2012,
Tel: 00353 (01) 234 9903 Mob: 00353 (0) 87 137 2447 Email:press@iec2012.ie
Aoife Connors, Media Officer, 50th International Eucharistic Congress 2012,
Tel: 00353 (01) 234 9940 Mob: 00353 (0) 87 628 0580 Email:pressofficer@iec2012.ie

Notes for Editors:

The 50th International Eucharistic Congress 2012 will take place in Dublin from 10 - 17 June 2012 with up to 25,000 pilgrims expected to attend each day at the RDS, including international pilgrims representing more than 99 different countries.

IEC2012 will transform the RDS into a Eucharistic Village for an eight day festival of faith and culture. The Eucharist will be celebrated in the Liturgy and adored in the Prayer Space.

The Congress is an international gathering of people, held every four years somewhere in the world, which aims to promote an awareness of the central place of the Eucharist in the life and mission of the Catholic Church; to help improve our understanding and celebration of the liturgy and to draw attention to the social dimension of the Eucharist. These aims are achieved through a programme of pastoral preparation in the years leading up to the Congress and a programme of liturgical and cultural events, lectures and workshops over the course of one week. Previous Congresses took place in Quebec (2008) and Guadalajara (2004)

The theme of the Congress is ‘The Eucharist: Communion with Christ and with one Another’ (Communion – likeSolidarity – means a relationship of mutual love and self-giving).

On 17 June, more than 80,000 people are expected to gather and celebrateStatio Orbis, the Final Mass, of the 50th International Eucharistic Congress 2012 at Croke Park Stadium.

There are a total of 223 keynote speakers as part of the IEC2012 programme of events, which includes38 speakers in the main arena delivering Catechesis (teaching), personal testimonies, homilies and addresses.

  • A total of 144 presenters will deliver workshops during Congress week
  • There are 41 speakers delivering addresses at the Chiara Luce Youth Space for young people between 17 and 25 years old.
  • A total of 160 workshops including talks, addresses, group reflections, meetings, concerts and plays
  • The full programme is available at:http://www.iec2012.ie/programme
  • For more information: www.iec2012.ie
  • Registration for the Congress is now live onhttp://www.iec2012.ie/registration
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những thách đố của việc đào tạo linh mục tại Việt Nam hiện nay
Lã Thụ Nhân
07:52 24/05/2012
Những thách đố của việc đào tạo linh mục tại Việt Nam hiện nay

Sài Gòn (AsiaNews) - Đào tạo linh mục hiện đang là vấn đề mà toàn thể Giáo Hội phải đối mặt. Một hội nghị về chủ đề này đã được tổ chức từ ngày 14 đến 19 tháng Năm tại Thái Lan dưới sự bảo trợ của Văn phòng Giáo sĩ thuộc Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu (FABC-OC). Khoảng 91 tham dự viên đã tham gia hội nghị, trong đó có 1 hồng y, 2 tổng giám mục, 5 giám mục và 83 linh mục đến từ Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Lộc cho hãng tin Công Giáo AsiaNews hay rằng: "Hiện nay, việc đào tạo linh mục trên toàn thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách đố. Hoàn cảnh tại Việt Nam thì có những khó khăn riêng. Sự phát triển của truyền thông không chỉ mang lại những điều tốt đẹp mà còn có những điều xấu, tác động đến các cá nhân, các nhóm và các cộng đoàn".

"Các tín hữu Công Giáo và các linh mục đang phải đương đầu với chủ nghĩa vật chất. Do sự bùng nổ kinh tế của Việt Nam hiện nay, nhiều giáo dân và giáo sĩ có thể kiếm được tiền dễ dàng, điều đó đang làm xói mòn tình yêu của họ đối với Thiên Chúa. Một số linh mục đang sao lãng sứ vụ mục vụ của mình đối với các tín hữu, các giáo xứ và Giáo Hội. Đức tin của họ đang bắt đầu tan vỡ".

Một xu hướng thứ hai là tục hóa. "Một lượng ngày càng tăng người Công Giáo Việt Nam bị nó thu hút và không còn cảm thấy sự cần thiết đối với đời sống tinh thần. Dưới áp lực của xã hội, nhu cầu của họ mở rộng và họ không thể kiểm soát chúng".

Là Giám Đốc của Đại Chủng Viện, Đức Ông Đinh Đức Đạo đã có vài ý nghĩ về tình hình này: "Đào tạo linh mục phải tập trung vào một số vấn đề quan trọng. Trước tiên, Chúa Giêsu được sinh ra để cứu chuộc nhân loại. Vì vậy, bằng cách giúp đỡ tha nhân, chúng ta có thể xây dựng đức tin Công Giáo. Thứ hai, Giáo Hội Công Giáo đã trao phó sứ mạng của mình cho các linh mục, những người nắm giữ trong tay các phương tiện để thực hiện điều đó. Họ cũng có thể thực hiện và trình bày các bí tích. Cách riêng họ được giao nhiệm vụ xây dựng tình yêu của Thiên Chúa nơi các tín hữu và dấn thân vào các hoạt động bác ái đối với tha nhân".

Vào thời phong kiến với các vị vua, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị đàn áp tàn bạo, nhưng các tín hữu và Giáo Hội vượt qua khỏi được,và bảo vệ đức tin.

Ngày nay, đối với một số vị mục tử, "những thách đố và khó khăn bên ngoài không nên lo sợ". Tuy nhiên,"sự tục hóa của các linh mục dẫn đưa họ theo xu hướng vật chất và mất niềm tin. Điều này ảnh hưởng đến thế hệ linh mục trẻ".

Căn cứ vào tình hình hiện nay, mỗi linh mục có ba nhiệm vụ chính để thực hiện, cụ thể là nên thánh, công bố Lời Chúa cũng như quản lý giáo xứ của họ và thực hiện hoạt động bác ái và xã hội.

Đối với Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, "chúng ta hy vọng vào tương lai của các linh mục. Tháng trước, Tòa Thánh phê duyệt chương trình đào tạo linh mục của chúng tôi. Trước khi chúng tôi bắt đầu chương trình tại Việt Nam, và cập nhật nó, Hội đồng Giám Mục đã xin Đức Thánh Cha phê chuẩn, và ngài đã chấp thuận".
 
Bộ Sưu Tập Thơ Công Giáo Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Sinh Nhà Thơ Hàn Mạc Tử
LM. Trăng Thập Tự
07:57 24/05/2012
BỘ SƯU TẬP THƠ CÔNG GIÁO KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ THƠ HÀN MẠC TỬ

Ngày 22-9-2012 tới đây sẽ là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đây là một niềm vui cho giới Công giáo vì nhà thơ được công chúng biết đến rộng rãi nhất và được thương mến nhiều nhất này là một tín hữu Công giáo trẻ, chết lúc mới 28 tuổi. Sự kiện này đồng thời cũng khiến chúng ta nhớ đến những khó khăn rất lớn mà Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa.

Những trì trệ và khó khăn lớn Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa:

- Chữ Quốc ngữ do các thừa sai Công giáo sáng tạo hơn 400 năm qua và giờ đây đã trở nên công cụ cho mọi sinh hoạt thường ngày của dân Việt, thế nhưng trên diễn đàn văn học chỉ có duy nhất một tác giả Công giáo được công chúng biết đến là nhà thơ Hàn Mạc Tử;

- Giới Công giáo bị coi như vắng mặt trên văn đàn vừa do những hoàn cảnh cụ thể bên ngoài, vừa do Giáo hội Việt Nam chưa quan tâm đào tạo;

- Không có các nhà văn, nhà thơ thì cũng không có những người viết kịch bản và làm phim để chuyển tải Tin mừng qua nghệ thuật;

- Những người được ơn cầm bút đã quá ít, rời rạc, lại không được khích lệ cho nên không quan tâm phát triển tài năng;

- “Tiếng Việt là gia tài cha ông để để lại cho con cháu luyện tập để chuyển tải Tin Mừng cứu độ cho thiên hạ lại bị bỏ quên hoặc coi thường, trong khi thiên hạ biết tôi luyện và tận dụng tiếng Việt để chuyển đạt các tư tưởng chống Chúa, chống Giáo hội” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, lời tựa bộ sưu tập thơ Có Một Vườn Thơ Đạo);

- “Tình trạng viết văn tiếng Việt của các bạn trẻ ngày nay thật đáng suy nghĩ! Mấy chục năm thời chiến, vừa học vừa nấp bom tránh đạn, thì thước đo trí thức lấy cộng trừ nhân chia làm chính. Hòa bình lập lại, cả thầy lẫn trò bị hút vào vi tính và ngoại ngữ, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ bị bỏ quên, chẳng còn mấy ai chuyên chăm luyện văn, tập viết” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd). Khả năng viết tiếng Việt của sinh viên học sinh trong nước xuống thấp không tưởng tượng nổi, trở ngại rất lớn cho việc đào tạo các ơn gọi trẻ trong Hội Thánh – nơi tất cả các Giáo phận và các Dòng tu quốc nội. “Trên thương trường và các mặt khác của xã hội, tình trạng yếu kém tiếng Việt chẳng trở ngại gì lắm, nhưng trên cánh đồng của Chúa mà cứ thế, thì người của Chúa lấy đâu văn chương chữ nghĩa mà rao giảng Tin Mừng?” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd).

Bộ sưu tập thơ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử

Để khơi dậy sinh hoạt sáng tác văn thơ nơi giới Công giáo, từ hơn 20 năm qua, một vài anh em chúng tôi (linh mục và giáo dân) đã tìm liên lạc, gặp gỡ và nối kết những người cầm bút. Chúng tôi đã thực hiện những sưu tập (1) để gom góp những tác phẩm sẵn có và những cuộc thi sáng tác (2) để phát hiện và vun trồng những tài năng mới. Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử, là một cột mốc để chúng tôi đúc kết một giai đoạn làm việc với bộ sưu tập thơ Công giáo mang tên CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO, gồm 4 quyển:

+ Quyển 1: nói riêng về Hàn Mạc Tử, tập trung vào mảng thơ đạo của anh.

+ Quyển 2: 45 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1912 đến 1940

+ Quyển 3: 51 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1941 đến 1955

+ Quyển 4: 44 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1956 đến 1990

Hiện nay giới văn học vẫn còn ngộ nhận trầm trọng về thơ đạo của Hàn Mạc Tử. Với những bài viết của một số tác giả Công giáo sắp xếp có hệ thống, quyển I của bộ sách mong sẽ giúp độc giả có được cái nhìn chính xác và sâu xa hơn, tiếp cận với tinh thần đạo hạnh và cả kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm đáng kinh ngạc của nhà thơ trẻ tuổi.

140 tác giả ở ba quyển sau gồm 03 giám mục, 32 linh mục, 05 tu sĩ , 03 chủng sinh, 59 giáo dân nam, 01 nam cảm tình viên, 25 giáo dân nữ và 12 nữ tu.

Thế nhưng bài toán cộng rất đáng suy nghĩ. 1 + 140 mà kết quả hình như vẫn chỉ mới là = 1. Sau hơn 400 năm cống hiến chữ Quốc ngữ cho Dân tộc, giới Công giáo chỉ mới có được một ngôi sao duy nhất trên nền trời văn học. Ước mong của nhóm biên tập là bộ sưu tập sẽ tạo điều kiện để sớm xuất hiện những tác giả văn thơ Công giáo sáng giá có chỗ đứng trên diễn đàn văn học nước nhà.

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ

Ghi chú:

(1) Cụ thể là: quyển GÓP NHẶT THƠ CÔNG GIÁO VIỆT NAM với 40 tác giả (Nxb Thuận Hóa 1998), quyển KINH TRONG SƯƠNG với 15 tác giả (Nxb Phương Đong, 2007) và bộ sách Ở THƯỢNG NGUỒN THI CA CÔNG GIÁO (6 quyển, Nxb Tôn giáo, 2009)

(2) Ngoài hai cuộc thi chung SEN GIỮA LẦY (2010) và NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI (2011), còn có những cuộc thi ở cấp giáo phận tại Qui Nhơn, Phan Thiết và Xuân Lộc
 
Lễ phong chức 17 Linh mục tại giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:16 24/05/2012
PHAN THIẾT - Linh mục là món qùa qúy giá Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Trung thành với thiên chức và ơn gọi Linh mục là món qùa nhân loại dâng tặng lại Thiên Chúa.

Xem hình ảnh

Hôm nay 24.5.2012, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho 17 Thầy Phó tế tại Nhà thờ Chính toà.

Thánh lễ do Đức cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế; đồng tế với ngài có cha Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, cha Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, cha Giám đốc ĐCV Sao Biển Nha trang, cha Giám đốc Chủng viện Nicôla Phan thiết, và khoảng 200 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.

Đức Cha Giuse huấn từ cho các tiến chức.

Các anh em tân chức rất thân mến.

Trang Tin mừng chọn đọc là trích đoạn chương 17, Phúc âm theo Thánh Gioan. Một chương có tên gọi đặc biệt là “Kinh nguyện Hiến tế”. Trong đó, Chúa Giêsu, khi sắp rời bỏ các môn đệ, đã tha thiết cầu nguyện với Chúa Cha: Xin cho chúng nên một. Tại sao thế? Tất nhiên có nhiều lý do.Trong Thánh lễ phong chức hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh em ba lý do.

Lý do trước hết: Chúa Giêsu cầu xin cho các môn đệ được hiệp nhất nên một là vì Người muốn cho các môn đệ được kết liên mật thiết với Người. Qua bí tích Thánh tẩy, ai trong chúng ta cũng đều liên kết với Chúa Kitô. Bằng việc nhận dầu Thánh mang tên Chúa Kitô xức hôm nay, anh em sẽ trở thành Kitô Hữu cách đặc biệt để thuộc về và hướng về Chúa Kitô trong suốt cuộc đời của mình. Chính qua bí tích truyền chức thánh anh em được thánh hiến dành riêng cho Chúa, được liên kết mật thiết với Chúa Kitô, trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là đầu. Anh em trở thành linh mục. Nếu như đầu chi phối toàn thể thân mình như thế nào thì linh mục phục vụ sứ vụ tại nơi mình được sai đến cũng chi phối trên toàn dân Chúa được trao cho mình qua việc thánh hóa, qua việc giảng dạy và cai quản như vậy. Phương hữu của mối kết liên này chính là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, cũng như động lực cho sự gắn bó này trở nên sống động cũng vẫn là tình yêu giữa Chúa Con và Chúa Cha.

Lý do thứ hai: Chúa Giêsu cầu xin cho các môn đệ được hợp nhất nên một là vì Người muốn cho các môn đệ được kết nối mật thiết với nhau hơn. Cùng liên kết với Chúa Kitô, Linh mục trở thành anh em với nhau nên tình huynh đệ Linh mục phải được nối kết một cách mật thiết. Cùng một góc nguồn linh thiêng là bí tích truyền chức. Linh mục nhận nhau là anh em, sẵn sàng nâng đỡ nhau trên đường nên Thánh. Cùng một địa bàn phục vụ cấp Giáo phận, anh em Linh mục xem nhau là bạn hữu hoặc là giúp đỡ nhau chu toàn sứ vụ vì phần rỗi các linh hồn. Họ cùng được quy định trong một giáo luật: Linh mục trong một Giáo phận phải liên kết với nhau thành Linh mục đoàn, coi nhau như những thành viên cùng một gia đình, luôn bênh đỡ, dìu nhau thăng tiến trong đời phục vụ. Nếu như dấu hiệu của các môn đệ là yêu thương nhau, thiết nghĩ dấu hiệu linh mục cũng là nối kết với nhau trong cùng một tình yêu. Càng liên kết với Chúa Kitô bao nhiêu, anh em càng biết cách để nối kết gắn bó với nhau thắm thiết bấy nhiêu.

Lý do thứ ba: Chúa Giêsu cầu xin cho các môn đệ được hợp nhất nên một là vì Người muốn các môn đệ phải kết sinh hoa trái trong đời mục vụ. Xin cho môn đệ nên một để thế gian tin nhận ơn cứu rỗi. Sau khi đón nhận Thánh Thần, các môn đệ mỗi người một phương, không phải là nhằm lợi ích tư riêng mà là ra đi chấp nhận một cuộc sống có vẻ lẻ loi, nhưng là hiệp nhất trong cùng một giáo lý rao giảng, hiệp thông trong cùng một nhãn giới truyền giáo. Miễn sao Tin mừng được rao giảng và Giaó hội mỗi ngày mỗi rộng lan. Qua việc có nhiều người được biết và tin theo Chúa. Như vậy, làm linh mục không phải để tiến thân, mà là một khởi đầu cho cuộc sống hiến thân từng ngày. Làm linh mục không mong làm lớn mà chỉ ước mơ được lớn lên trong tình yêu Chúa và qua cuộc đời mục vụ cũng chính là đời phục vụ phần rỗi cho các linh hồn.

Tóm lại, Chúa Giêsu cầu xin cho môn đệ nên một vì Người muốn môn đệ được kết liên với Người, được kết nối với nhau và được kết sinh hoa trái trong đời mục vụ. Anh em tiến chức thân mến, lát nữa đây anh em sẽ được thánh hiến để trở thành linh mục giữa cộng đoàn dân Chúa, là người thuộc về Chúa Kitô là đầu anh em hãy phấn đấu nên thánh qua việc đạo đức cũng như qua việc cử hành các bí tích và sinh hoạt mục vụ. Là người phục vụ Giáo hội, anh em hãy nổ lực phục vụ dân Chúa. Lấy việc cứu rỗi các linh hồn như là trách nhiệm hàng đầu.

Và để kết lại, xin gửi đến một bài thơ nhỏ sáu câu cũng là lời khuyên cho 17 tân linh mục của Giáo Phận Phan Thiết năm 2012 của Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng đã cảm tác và gửi tặng anh em. Sáu câu như thế này:

Ngày ngày cầu nguyện chăm chuyên.

Tôn thờ Thánh Thể đặt lên hàng đầu.

Thánh Kinh phải được đào sâu.

Mân Côi kính Mẹ khẩn cầu chớ quên.

Trông nom mục vụ ưu tiên.

Tỏa lan đức ái lời khuyên Tin mừng.

Thay mặt Giáo phận, xin gửi lời cám ơn rất đặc biệt đến các Đại Chủng Viện đã dày công trong tiến trình đào tạo cho các tân chức đây. Trong đó, có ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, ĐCV Thánh Giuse Xuân lộc, ĐCV Sao Biển Nha Trang và tất cả những nhà đào tạo đã hy sinh một đời để góp phần tạo nên những tông đồ cho Thiên Chúa cách riêng cho 17 tân chức hôm nay.

Sau phần huấn dụ, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.

Đi vào phần nghi thức chính yếu nhất, Đức cha Giuse đã đặt tay lên đầu 17 Phó tế. Các Linh mục đồng tế đặt tay trên đầu từng ứng viên. Với lời nguyện phong chức, các tiến chức đã trở thành Linh mục. Mỗi tân chức mặc áo lễ vàng, rồi đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” thân ái từ các giám mục và Linh mục đoàn. Với tư cách là Linh mục các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể.

Từ hôm nay, Linh mục đoàn Giáo phận có tổng số 122 vị phục vụ trong cánh đồng truyền giáo.

Phong chức Linh mục vào dịp cuối tháng Năm kính Đức Mẹ, Giáo phận muốn dâng các tân Linh mục cho Đức Mẹ, xin Mẹ giữ gìn nâng đỡ, vì Mẹ là mẹ của các Linh mục.

Trong ngày Truyền Tin, Thiên Chúa sai Tổng lãnh Thiên thần Gabriel đến báo tin cho Đức Maria là Chúa muốn chọn Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Đây là một biến cố kỳ diệu cao cả. Có thể coi đây là một “Lễ Truyền Chức”.

Nếu gọi đó là một lễ truyền chức, thì lễ truyền chức này cao trọng hơn mọi lễ truyền chức khác. Thế mà, “Lễ Truyền Chức“ này đã được thực hiện một cách hết sức âm thầm. Vẻ đẹp của ngày lễ được nhận ra ở thái độ Đức Mẹ tỏ vẻ bối rối ngỡ ngàng. Mẹ nhận mình chỉ là tôi tớ Chúa (x Lc 1,38). Chức cao quyền quyền trọng Chúa trao là ơn hoàn toàn nhưng không. Mẹ chẳng bao giờ dám nghĩ tới. Tâm hồn Mẹ đơn sơ khiêm tốn như một đoá hoa quý ẩn mình trong một đời thường bình dị.

Mẹ đón nhận lời truyền tin với tâm hồn đơn sơ khiêm tốn. Mẹ trả lời Tổng lãnh Thiên thần cũng với tâm hồn khiêm tốn đơn sơ trong sáng “Xin vâng”. “ Xin vâng” là một lời khấn hứa. Mẹ “Xin vâng” với tất cả tâm tình phó thác, hoàn toàn sẵn sàng để Chúa dùng mình vào bất cứ chương trình nào.

Thế là “Lễ Truyền Chức’ và khấn hứa đã xong. Rất đơn sơ, rất khiêm nhường. Nhưng lại rất đẹp lòng Chúa. Từ đây một kỷ nguyên mới đã mở ra cho nhân loại.

Sau khi đón nhận hồng ân làm mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã đi thăm viếng bà Isave. Mẹ lên đường phục vụ cách đơn sơ khiêm tốn.Vừa thấy Đức Mẹ, bà Isave được ơn Chúa soi sáng, đã cất tiếng chào Đức Mẹ và khen ngợi Đức Mẹ vì ơn đặc biệt Chúa đã ban cho Đức Mẹ. Đức Mẹ rất xúc động. Đức Mẹ đã tạ ơn Chúa bằng những lời tán tụng rất đơn sơ khiêm nhường: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,Thần trí tôi hớn hở vui mừng,Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi.Phận nữ tỳ hèn mọn,Người đoái thương nhìn tới…” (Lc 1,46-48).

Đức Mẹ nhìn nhận mình chỉ là nữ tỳ hèn mọn, được Chúa đoái thương nhìn đến.

Với thân phận nữ tỳ hèn mọn, Đức Mẹ chỉ biết vâng phục, chỉ biết làm những gì Chúa sai bảo, chỉ biết sẵn sàng thực hành bất cứ sự gì là thánh ý Chúa. Với thái độ trút bỏ tuyệt đối cái tôi của mình, Đức Mẹ tạ ơn Chúa vì được Chúa đoái thương nhìn đến, để thuộc về Chúa một cách trọn vẹn. Nếu gọi biến cố Đức Mẹ đi viếng bà Isave là một dịp Đức Mẹ ta ơn Chúa, thì lễ tạ ơn này đã rất đơn sơ, đã rất khiêm nhường.

Sau lễ tạ ơn này, Đức Mẹ lại tiếp tục sống ơn gọi một cách đơn sơ khiêm nhường với một cuộc sống ẩn dật giữa các phong trào đời đạo đầy ồn ào và phức tạp.

Mẹ Maria là Mẹ của nhân loại, Mẹ của Giáo Hội và là Mẹ của mỗi người. Đặc biệt từ khi Chúa trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ, Mẹ đã trở nên Mẹ của các Linh mục.

Những người con hiếu thảo thường cố gắng noi gương mẹ của mình trong mọi việc, nhất là luôn nghe lời mẹ chỉ dạy.

Mẹ Maria luôn sống đơn sơ, khiêm nhường, từ bỏ, thích ở nhà, ưa tĩnh tâm, ưa sống đời sống nội tâm, chuyên chăm cầu nguyện. Cuộc đời Mẹ luôn gắn bó với Chúa và luôn cầu nguyện. Những Linh mục chân chính không ham quyền chức, không màng địa vị, không tìm kiếm vinh quang bên ngoài; chỉ thích sống đời đơn sơ khiêm nhường như chính Mẹ Maria. Lễ tế đời Linh mục là cố gắng sống tinh thần khiêm tốn xin vâng của Đức Mẹ và tinh thần yêu thương phục vụ của Chúa Giêsu.

Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.

Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu. (x.Ga 13,23). Linh mục là người dựa đầu vào trái tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều Linh mục đã dựa lòng mình vào trái tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.

Cuối tháng kính Đức Mẹ, các tân Linh mục như những bông hoa thanh khiết kết nên chuỗi Mân Côi dâng kính Mẹ hiền.

Xin Đức Mẹ là mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.
 
Thánh lễ tạ ơn mừng 15 năm thành lập trường Việt Ngữ Đắc Lộ tại Seattle
Nguyễn An Quý
11:23 24/05/2012
SEATTLE. Chúa Nhật ngày 20 tháng 05, trường Việt Ngữ Đắc Lộ trực thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle long trọng cử hành thánh lễ tạ ơn mừng lễ Bổn Mạng và 15 năm thành lập trường. Ban giảng viên trường Việt Ngữ Đắc Lộ đã chọn thánh Jean Baptiste de la Sall làm Quan Thầy.

Xem hình ảnh

Tưởng cũng nên biết thêm một chút về thánh Jean Baptiste de La Salle mà trường Việt Ngữ Đắc Lộ đã chọn làm vị Quan Thầy của trường. Than1h Jean Baptiste de La Salle người Việt Nam thường gọi là thánh Gioan La San. Thánh Gioan La San sinh năm1651 và qua đời năm 1719, ngài là một nhà giáo dục, và là vị sáng lập Dòng Sư Huynh các trường Công giáo, ngài cũng là vị Thánh bổn mạng của các nhà giáo Công giáo. Jean-Baptiste de La Salle (Gioan La San) sinh ra và lớn lên ở thành phố Reims trong một gia đình khá giả và quý phái đã lập nghiệp lâu đời trong vùng Champagne này. Gioan La San theo học trường Collège des Bons Enfants cho đến khi xong bằng Cao học Văn chương vào năm 18 tuổi (1669). Năm sau ông lên Paris, theo học chủng viện Saint-Sulpice. Lúc bấy giờ, khi mẫu thân rồi đến phụ thân của ngài kế tiếp nhau qua đời, ngài phải về lại nhà để chăm sóc các em. Tuy về sống trong gia đình nhưng ngài vẫn theo đuổi ơn gọi, nên sau đó trở lại học ở chủng viện sau khi đã lo lắng xong cho các em. Ngài được thụ phong linh mục ngày 9 tháng 4 năm 1678 và hai năm sau, ngài hoàn tất học trình Tiến sĩ Thần học vào tháng 6 năm 1680. Trong thời gian này, ngài chịu ảnh hưởng của Nicolas Roland, một tu sĩ và một nhà thần học ở Reims.

Nhắc đến thánh Gioan La San là nhắc đến thành tích hoạt động của Dòng Sư Huynh trong công tác mở mang các trường Công giáo tại Việt Nam.

Được biết, vào đầu thế kỹ 20, Dòng Sự Huynh tức Dòng La San bắt đầu hiện diện tại Việt Nam, khởi đầu là việc mở trường Pellerin tại Huế (sau có tên là Bình Linh ) vào năm 1904, và kế tiếp là một số trường khác như vào năm 1906 mở trường St. Joseph (Thánh Giuse) ở Hải phòng và trường Dòng ở Battambang (Cao miên); năm 1908 mở trường St. Joseph (Thánh Giu se) ở Mỹ tho; năm 1911 mở trường Miche ngay trong thủ đô Nam vang của Cao miên.

Năm 1924 mở trường Thomas d'Aquin ở Nam định; năm 1932 trường Thánh Louis ở Phát Diệm và trường Gagelin ở Bình Ðịnh. Ðến năm 1933 lập ra Nhà tập (gồm tiểu chủng viện và chủng viện) ở Nha trang, tọa lạc trên đồi La San, đây là khu vực hết sức yên tĩnh. Năm 1934, lập ra "nhà tập sự" (probatorium) ở Bùi Chu và năm 1941, thành lập trường Adran ngay bên rừng Ái ân, Ðà lạt. Ngoài ra còn trường La San Ðức Minh ở Tân Ðịnh, trường La San Kỹ thuật ở Ðà lạt, và trường Bá Ninh (tên Á thánh Bénilde) ở Nha trang . Riêng trường Thánh François Xavier (Phan xi cô Xa viê) ở Sóc trăng, có lẻ đã có từ lâu nên không rõ được xây dựng từ lúc nào.

Vào năm 1955, tất cả các trường La San ở miền Bắc được chuyển vào Nam, học sinh các trường này tùy vị trí định cư mà theo học các trường đang có trong Nam. Riêng học sinh các trường Puginier ở Hà nội, trường Thánh Giu se ở Hải phòng được theo học ở trường Taberd, Saigòn.

Năm 1956, mở trường La San Kim Phước ở Kontum; năm 1957, trường La San Bình Lợi ở Qui nhơn; 1958, La San Ban mê thuột. La San Nghĩa Thục ở góc đường Nguyễn Thông và Yên Ðỗ, Sài gòn dường như cũng được mở vào năm này. Trường này thâu học phí rất hạ, dành cho trẻ em nghèo. Chi phí trường được các Sư huynh trường Taberd dùng học phí thu ở Taberd, giúp đỡ. Tại trường La San Nghĩa thục cũng có các lớp tối, do Ðoàn Thánh mẫu Sinh Viên trường Taberd cắt cử các sinh viên năm thứ ba các trường Ðại học ở Sàigòn đảm trách việc giảng dạy. Cũng giống như La San Nghĩa thục là trường La San Chánh Hưng và các trường thâu học phí thật nhẹ như Xóm Bóng ở Nha trang, Tuk Lak ở Nam Vang, và Phú Vang ở Huế.

Ðến cuối thập niên 1960, vì chiến tranh do cộng sản Bắc Việt bắt đầu đe doạ miền Nam, nên thiếu thày giáo, trường Taberd và một số trường khác phải nhờ các nữ giáo sư có Cử nhân giáo khoa, hay đã được Bộ Giáo dục công nhận, đảm nhận việc giảng dạy trong nhiều lớp học. Các trường La San không ngừng phát triển, cùng nâng cao phẩm chất đào tạo. Vào đầu năm 1975, Dòng La San ở Việt nam đã có 300 Sư huynh, và khoảng 15 chủng sinh.

Bàn đến một chút về Dòng La San trong công việc mở mang và xây dựng các trường học ở Việt Nam, cho nên các cô, thầy của trường Việt Ngữ Đăc Lộ đã chọn thánh Jean Baptiste de La Salle làm Quan thầy của trường. Trường Việt Ngữ Đắc Lộ hiện nay có khoảng trên 200 em học sinh, được chia thành 12 lớp, học từ mẫu giáo đến chương trình lớp 7. Giáo xứ hiện nay chưa có phòng ốc, phải đi thuê mướn nên cũng rất hạn chế trong việc thu nhận các em xin vào học. Trường cũng có một đội ngủ thầy, cô khá hùng hậu với trên khoảng 30 thầy, cô phục vụ các em với tinh thần thiện nguyện và rất tích cực , dưới sự hướng dẫn của thầy hiệu trưởng là anh Nguyễn Thiện và một Ban Điều Hành. Tất cả các thầy, cô đều ước ao giáo xứ sớm hoàn thành được kết quả tậu mãi cơ sở mới để xây dựng giáo xứ và hy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu cho các em hăm mộ trao dồi Việt Ngữ nơi xứ lạ quê người càng ngày càng đông . Điểm son của trường Đắc Lộ là đã đào tạo được cho các em nhỏ sinh ra trên đất Mỹ mà vẫn đọc thông thạo tiếng Việt, nên nhiều gia đình cũng rất lấy làm hảnh diện khi thấy con em mình phụ trách các bài đọc thánh thư trong các dịp lễ đọc khá thông suốt.

Đúng 12 giờ Thánh lễ với bài ca nhập lễ và nghi đoàn gồm các em ban lễ sinh, các cô thầy cùng với các linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên Chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành và cha khách Josep Maria Châu Xuân Báu. Mở đầu Thánh lễ cha chủ tế đã ân cần giới thiệu cha khách, ngài nói: hôm nay giáo xứ chúng con hân hạnh chào đón cha cố Châu Xuân Báu và cùng vui mừng với cha cố nhân dịp lễ kim khánh của ngài, xin cho một tràng pháo tay để chúc mừng cha cố (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu )cho đến khi cha chủ tế nói tiếp lời chúc mừng các cô thầy nhân ngày lễ Bổn mạng và mừng 15 năm, tiếng vỗ tay mới dứt.

Linh mục Châu Xuân Báu phụ trách chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ. Trong phần chia sẻ về ý nghĩa của bài phúc âm Chúa lễ Chúa Giêsu Lên Trời, ngài cũng ngỏ lời cám ơn cha chánh xứ, cha phụ tá và toàn thể dân Chúa trong giáo xứ đã hiệp thông cầu nguyện cho ngài trong thánh lễ tạ ơn này nhân ngày kỹ niệm 50 năm chịu chức linh mục của ngài. Đặc biệt ngài cũng đã chú trọng đến ngày lễ bổn mạng của trường Việt Ngữ Đắc Lộ, ngài nói : Thưa quý thầy giáo, cô giáo, hôm nay đến với giáo xứ , tôi lại hân hạnh được cùng quý cha cử hành thánh lễ tạ ơn nhân ngày lễ Quan Thầy của trường Việt Ngữ, càng vui mừng hơn khi được biết trường đã thành lập nơi đây với một thời gian khá dài đến 15 năm. Xin chúc mừng quý thầy cô và xin cho trường được thăng tiến mãi. ”

Sau lời nguyện kết thúc thánh lễ của linh mục chủ tế, các thầy, cô đã cùng nhau đồng ca bản nhạc có tựa đề: “Nhớ mãi cội nguồn” để nói lên tâm niệm dù sống nơi đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc, với giọng ca của các thầy, cô khá điêu luyện đã nên tạo nổi cảm xúc cho toàn thể cộng đoàn dâng lễ, nhất là khi nghe câu hát mở đầu: “Tôi viết bài ca này, xin gởi về quê hương- Qua thời gian khôn lớn, trong ký ức tuổi thơ”.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha Chủ tế Nguyễn Sơn Miên cũng đã cám ơn các thầy cô của trường Việt Ngữ Đắc Lộ, ngài nói: “ xin cám ơn quý thầy cô đã bỏ công sức để hướng dẫn các em học tiếng Việt “và ngài nói tiếp: “Xin Chúa chúc lành cho các cô thầy và cầu chúc cho trường Đắc Lộ được thăng tiến mãi để duy trì truyền thống tốt đẹp là: ở đâu có người Việt Nam thì ở đấy có tiếng Việt “.

Thánh lễ kết thúc lúc 1 giờ 30, mọi người ra về trong niềm vui đầy hy vọng khi nghĩ đến sự phát triển của giới trẻ trong phong trào học tiếng Việt nơi đất khách quê người.
 
Giáo xứ Thánh Tâm, Hố Nai, đón Cha tân Chánh Xứ
Giuse Khổng Hữu Nguồn
11:40 24/05/2012
HỐ NAI - Sáng thứ Năm, ngày 24/ 5/ 2012, Giáo xứ Thánh Tâm, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc vui mừng tổ chức lễ đón cha tân chánh xứ Phero Đinh Quang Mạnh Hùng Dòng Đaminh.

Xem hình ảnh

Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản hạt Hố Nai, đại diện Đức Giám mục giáo phận chủ sự nghi thức nhậm chức tân chánh xứ, cùng dâng lễ với ngài có cha Giuse Ngô Sĩ Đình Bề trên Giám Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam, cha nghĩa phụ của cha tân chánh xứ và quý cha trong ngoài giáo hạt.

Đến dự lễ có đông đảo quý tu sĩ, ông bà cố, gia đình và thân nhân, quý chức ban hành giáo và đại diện các đoàn thể Giáo xứ Đaminh Ba Chuông Sài Gòn, quý chức ban hành giáo các xứ trong ngoài hạt, đại diện các gia đình, các thành phần trong Giáo xứ Thánh Tâm.

Sau khi công bố văn thư bổ nhiệm của Đức Giám mục giáo phận, cha Đaminh Quản hạt ngài ngỏ lời cảm ơn đến cha Raphael Nguyễn Văn Chúc, nguyên chánh xứ và giới thiệu cha tân chánh xứ với cộng đoàn, Ngài nói: “hy vọng với cha tân chánh xứ, trẻ trung năng nổ đầy nhiệt huyết, hơn nữa là người của thành phố đầy ánh sáng sẽ có nhiều sáng kiến mới giúp cộng đoàn miền quê được thăng tiến hơn về mọi mặt đời sống cũng như đức tin”. Lời giới thiệu vừa kết thúc thì tràng pháo tay của cộng đoàn vang dội.

Sau phần nghi lễ nhậm chức tân chánh xứ kết thúc, cộng đoàn sốt sắng bước vào thánh lễ.

Giáo xứ Thánh Tâm tọa lạc trên địa bàn hai phường Tân Biên và Tân Hòa, có Quốc lộ 1A Bắc Nam đi qua, thuộc Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

Ngày 10/ 9/ 1954, cha Giacobe Đào Hữu Thọ, Dòng Chúa Cứu Thế là người đã khai sinh ra giáo xứ Thánh Tâm đồng thời là cha chánh xứ tiên khởi.

Kể từ ngày 18/ 9/ 1955 đến nay, Giáo xứ được các cha Dòng Đaminh coi sóc.

1. Cha Hieronimo Phạm Quang Tự (18/9/1955 – 21/9/1965)
2. Cha Giuse Nguyễn Văn Thông (23/9/1965 – 20/7/1967)
3. Cha Đaminh Hoàng Bình Thuận (21/7/1967 – 14/4/1972)
4. Cha Vicente Mai Cao Hiền (16/4/1972 – 01/2/1973)
5. Cha Giuse Maria Bùi Hiền Triết (17/2/1973 – 06/4/1986) và 02 cha phụ tá: cha Gioan Bt Nguyễn Văn Sâm và cha Phero Nguyễn Đoàn Quang.
6. Cha Giuse Hoàng Mạnh Hiền (06/4/1986 – 04/2/1990)
7. Cha Angelo Nguyễn Ngọc Thụy (22/3/1990 – 13/10/1991)
8. Cha Fx. Nguyễn Đức Đạt (13/10/1991 – 16/7/2006)
9. Cha Raphael Nguyễn Văn Chúc (17/7/2006 – 23/5/2012) và cha phó Anton Trần Bảo Toàn (24/11/2007 đến nay).
10. Cha Phero Đinh Quang Mạnh Hùng nối tiếp sứ mạng chủ chăn từ ngày 24/5/2012.

Cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Thánh Tâm xin chân thành tri ân quý cha tiền nhiệm và hôm nay giáo xứ rất vinh dự đón nhận cha Phero tân chánh xứ, xin dâng lên Chúa lời tôn vinh “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” và “Tất cả là hồng ân”.

Xin chia vui với cộng đoàn giáo xứ, xin kính chúc cha tân chánh xứ Phero dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui và tràn đầy thánh ân Chúa.
 
Hội đồng Mục Vụ 6 giáo xứ giáo hạt Cửa Lò họp mặt
Pv Cửa Lò
11:39 24/05/2012
Vinh - Giáo hạt Cửa Lò . Sáu giáo xứ nằm trên khoảng 20km chiều dài thuộc các đơn vị hành chánh cấp huyện thị: Thành phố Vinh, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò.

Xem hình ảnh

Năm nay lần đầu tiên, quý cha trong toàn giáo hạt tổ chức gặp mặt và chia sẻ những kinh nghiệm trong tổ chức các cấp HĐ Mục vụ giáo xứ, HĐ Mục vụ giáo họ. Sáng nay tất cả anh chị em trong HĐ Mục vụ giáo xứ và giáo họ tề tịu về địa điểm giáo xứ Lập Thạch để cùng gặp gỡ giao lưu, học hỏi kinh nghiệp của các giáo xứ với nhau. Chủ trì cuộc gặp gỡ trao đổi này là cha Fx Nguyễn Tất Đạt, đặc trách Mục vụ giáo dân. Bên cạnh đó còn có Quý cha trong toàn giáo hạt hôm nay cũng về tham dự cùng với quý HĐ Mục vụ, các ngài chăm chú lắng nghe trao đổi của các ý kiến và ghi chép để trả lời đúc kết các ý kiến của các đại biểu các giáo xứ. Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng, cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính, cha Raphaen Trần Xuân Nhàn, cha J.B Nguyễn Minh Tường và sau đó là cha Giacintô Võ Thành Châu .

Phải nói được rằng lần đầu tiên giáo hạt Cửa Lò tổ chức cuộc gặp gỡ của HĐ Mục vụ trong toàn thể sáu giáo xứ, vì là lần đầu tổ chức nên không trách khỏi thiếu sót trong khâu tổ chức, nhưng buổi gặp mặt này đã làm cho tinh thần học hỏi lẫn nhau trong các giáo xứ, giữa cha quản xứ và giáo dân, giữa khâu tổ chức trong HĐ Mục vụ xứ và họ v.v. và có nhiều câu hỏi được nêu ra trên nhiều khía cạnh như: khâu tổ chức, quyền hạn của HĐ Mục vụ giáo xứ, quan hệ giữa cha quản xứ và HĐ Mục vụ và giáo dân, tinh thần gắn kết là cởi mở giữa cha quản xứ và HĐ cũng như tinh thần tham mưu góp ý kiến của HĐ Mục vụ với cha quản xứ, Sự hiệp nhất và vâng lời đấng bản quyền Giáo Hội để đem đến lợi ích chung. Quy chế của giáo phận đã ban hành song còn nhiều chỗ chung chung chưa được chi tiết và rõ ràng cần được các cha phân tích, bí mật các thông tin trong giáo xứ khi thấy cần thiết v.v.

Nhiều ý kiến các giáo xứ sôi nổi với ý thức xây dựng và học hỏi lẫn nhau, nhiều ý kiến nghiêng về phía các cha thì cha quản hạt ghi lại và trả lời cùng chia sẻ sát đáng. Cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính nói lên tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm trong toàn giáo hạt nhằm cùng nhau chung tay đẩy lùi các tiêu cực trên một số giáo xứ để giáo hạt mỗi ngày một tốt lên.

Thời gian lần đầu tổ chức tuy hạn hẹp, chỉ có một buổi sáng, song ai cũng thấy hữu ích và ca ngợi Quý cha đã tổ chức buổi gặp gỡ này, nhiều vấn đề còn cần được đưa ra để giải quyết cho thoả đáng, nhiều kinh nghiệm giữa các giáo xứ cũng cần được lắng nghe học hỏi, nhiều vấn đề liên quan giữa cha quản xứ và giáo dân cần được cởi mở và hiểu biết lẫn nhau để rồi tất cả cùng chung tay xây dựng xứ đạo tốt đẹp về mọi mặt. Cha quản hạt sau khi trả lời và chia sẻ, ngài hứa cuộc gặp gỡ lần sau sẻ dành nhiều thời gian hơn nữa, để mọi vấn đề được giải quyết thoả đáng và đầy đủ hơn.

Sau cuộc gặp gỡ hơn 100 vị HĐ Mục vụ sáu giáo xứ và quý cha cùng chung bữa cơm trưa thân mật, mọi người thật vui mừng phấn khởi vì nhìn thấy được bước đầu trong giáo hạt giữa đội ngụ HĐ Mục vụ giáo xứ và giáo họ sẻ có nhiều khởi sắc trong tương lai.

Thần khí Chúa Thánh Thần sẻ canh tân đổi mới Giáo Hội từng ngày, để Giáo Hội luôn là khuôn mặt tươi mới của thời đại ngày nay.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (5)
Vũ Văn An
05:03 24/05/2012
V. Đức Maria trong thế kỷ 20

1. Trong Giáo Hội Công Giáo

Với Công Đồng Vatican II làm điểm rẽ, người ta phân biệt 3 giai đoạn trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo thế kỷ 20: từ đầu thế kỷ tới Công Đồng; Công Đồng làm điểm rẽ; các đường hướng do Công Đồng đưa ra.

A. Từ đầu thế kỷ tới Công Đồng Vatican II

Nền thần học và lòng sùng kính thánh mẫu tiếp tục phát triển theo đà sốt sắng của thế kỷ 19. Có một sự cạnh tranh không ngừng giữa lòng sùng kính và suy tư tín lý. Về phía lòng sùng kính, người ta thấy có sự lớn mạnh của hiện tượng hiện ra so với thế kỷ 19 (Fatima nổi tiếng nhất). Nhưng giáo quyền Công Giáo chỉ “thừa nhận” một số nhỏ. Các cuộc hành hương tới các đền thánh mẫu, cả địa phương lẫn quốc gia, rất đông người. Nhiều cộng đoàn và hiệp hội được đặt dưới sự phù trì của Đức Maria (như Đạo Binh Đức Mẹ, lập tại Dublin năm 1921). Lòng nhiệt tâm đối với Đức Maria đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý mục vụ tôn giáo bình dân. Ngài được coi là mẫu mực của phụ nữ và của các bà mẹ nói riêng. Ngôn từ đơn sơ được ngài dùng trong Tân Ước và trong các sứ điệp lúc hiện ra hùng hồn hơn rất nhiều bài giảng có tính học lý.

Trong phụng vụ và thần học, người ta thấy có sự phát triển trong ưu tư căn bản muốn đạt tới một mức độ lớn hơn để vinh danh Đức Maria. Nhiều ngày lễ kính ngài được thiết lập. Các đại hội thánh mẫu gia tăng hẳn lên trong đó các biểu lộ bình dân và các hội nghị linh đạo được phối hợp. Đây thường là các cơ hội để người ta phát biểu ước ao được thấy sự tiến bộ về giáo huấn thánh mẫu: như các định nghĩa tín điều về Mông Triệu, về vai trò trung gian phổ quát của Đức Maria, về vai trò đồng công cứu chuộc của ngài, và về việc lập ra các ngày lễ mới. Rồi cũng từ năm 1935, các hội nghiên cứu thánh mẫu cũng đã được thành lập để vinh danh Trinh Nữ Diễm Phúc và có được cái hiểu sâu sắc hơn về mầu nhiệm của ngài. Thuật ngữ “thánh mẫu học” (mariology) đã thành hình vào thời gian này. Dường như thuật ngữ này muốn nói rằng tư duy về Đức Maria đang trở thành một phạm vi độc lập của thần học. Một loạt thật nhiều chủ đề đã được đem ra thảo luận, và cả một bộ các ý niệm, phần lớn lấy từ Kinh Viện nhưng được áp dụng cách mới lạ vào Đức Maria, đã được sử dụng để cố gắng đem lại một vị thế tín điều cho mầu nhiệm của ngài.

Chính dưới thời Đức Piô XII, phong trào thánh mẫu này đạt tới cao điểm của nó. Năm 1942, trong Thế Chiến II, vị giáo hoàng này đã dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria, để duy trì lời thề hứa ngài đã gửi tới Fatima. Quan trọng hơn nữa, vào ngày 1 tháng 11 năm 1950, ngài long trọng tuyên bố Đức Maria Mông Triệu là một tín điều phải tin. Việc này tạo nên khó khăn lớn nữa cho con đường đối thoại đại kết.

B. Công Đồng Vatican II

Công Đồng Vatican II biểu tượng cho một khúc rẽ trong tư duy tín lý, linh đạo và mục vụ về Đức Maria. Công Đồng họp ngay vào lúc các khuynh hướng vừa kể trên đây vẫn còn được nhiều nghị phụ chia sẻ trên qui mô lớn. Đến độ nhiều nghị phụ trông mong Công Đồng sẽ ban hành những định nghĩa mới về Đức Maria, hoặc ít nhất cũng tuyên bố các tước hiệu mới cho ngài. (“Ta phải thêm các viên ngọc quí mới vào triều thiên của ngài”).

Nhưng một khuynh hướng khác hẳn mỗi ngày một sáng tỏ hơn, đó là khuynh hướng muốn nói lên sự dè dặt của mình trước điều bị nó coi là “lạm phát thánh mẫu”. Khuynh hướng này có hai chiều hướng. Một là tối đa hội nhập Đức Maria vào Chúa Kitô (chiều hướng loại hình Kitô, christotypic orientation). Hai là để có được cả sự quân bình về tín lý và sự cởi mở về đại kết, các nghị phụ đã được khích lệ đem Đức Maria trở lại với giáo hội của những người được cứu chuộc (chiều hướng loại hình giáo hội, ecclesiotypic orientation) (87).

Cuộc khủng hoảng ngấm ngầm đã bùng nổ trong một cuộc đầu phiếu quyết định: liệu Công Đồng có nên đưa ra một văn kiện độc hữu dành cho Trinh Nữ Maria hay nên sáp nhập chủ đề Đức Maria vào một chương trong Hiến Chế về Giáo Hội? Công Đồng chia thành hai phe gần như bằng nhau; một đa số nhỏ nhoi chỉ gồm có 40 phiếu (trong số hơn 2 nghìn phiếu) đã nghiêng về giải pháp sau. Cuộc bỏ phiếu này, được người lúc đó coi như một bi kịch, cho thấy một ước muốn được thấy phong trào thánh mẫu, dưới dạng phát triển tới lúc đó, được ngưng lại để trở về với một nền thần học thánh mẫu dựa trên Sách Thánh, một nền thần học bình thản hơn trong các phát biểu, được xây dựng vững chãi hơn trên tín lý, và mang lại cho Đức Maria chỗ đứng chân thực của ngài trong toàn bộ mầu nhiệm cứu rỗi.

Bản văn dự thảo nguyên thủy, do đó, đã được soạn lại hoàn toàn, cố ý đặt “Đức Maria vào mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội”; bản văn mới đã trở thành chương cuối cùng của Hiến Chế về Giáo Hội. Như thế, Công Đồng đã chuyển từ một thánh mẫu học độc lập và có nguy cơ tách rời hẳn các ngành thần học khác, qua một giáo huấn về Đức Maria được hòa nhập vào thần học trong toàn bộ tính của nó, và trong chiều hướng ấy, có tính chức năng hơn.

Chương VIII của Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) được viết một cách chừng mực. Nó dựa vào Sách Thánh làm căn bản để trình bầy và bước theo kế hoạch cứu rỗi, từ việc chuẩn bị từ từ cho Chúa Kitô xuất hiện đến chỗ tôn vinh Đức Maria, trong khi lần bước theo diễn trình đời sống của ngài, lấy các lời tiên tri liên quan tới ngài làm khởi điểm. Văn kiện này không dựa vào nền chú giải Thánh Kinh đúng nghĩa, nhưng dựa vào nền thần học Thánh Kinh, biết đặt căn bản trên các điểm chủ yếu của Sách Thánh và chỉ thận trọng dựa vào những bản văn không thể tranh cãi mà thôi. Văn kiện này cũng dựa vào giáo huấn của các giáo phụ và tiếp nhận nội dung của các tín điều đã công bố. Tuy nhiên, cùng một lúc, nó cũng cố ý tránh các ý niệm và chủ đề từng được thảo luận trong thánh mẫu học của đầu thế kỷ 20. Nó có ý định không đưa ra bất cứ định tín mới nào cũng như không giải quyết bất cứ bất đồng nào đang diễn tiến. Trong vai trò của ngài đối với việc nhập thể và cứu chuộc, Đức Maria được mô tả là “cộng sự viên” (associate) và là nữ tì hèn mọn mà ơn thánh của Thiên Chúa đã cho phép “hợp tác” vào ơn cứu chuộc bằng đức vâng lời, bằng hành trình đức tin, bằng lòng trông cậy và bằng tình yêu của ngài, từ tiếng xin vâng lúc Truyền Tin qua “sự ưng thuận” dưới chân thánh giá.Sau cùng, bản văn nhấn mạnh tới mối liên kết giữa Đức Maria và giáo hội, mà ngài là một loại hình (type) và là chi thể trổi vượt hơn hết và là nơi ngài đóng vai trò làm mẹ.

Về phần mình, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, dựa vào thẩm quyền riêng và độc lập với Công Đồng, đã mau mắn tuyên bố Đức Maria là “Mẹ Giáo Hội, nghĩa là, của toàn thể dân Chúa, cả tín hữu lẫn mục tử”. Việc tuyên bố này không hề có nghĩa một định tín thuộc tín điều.

C. Từ Vatican II

Khởi đầu, tiếp theo Công Đồng là một thời kỳ khá im lặng về Đức Maria. Nền thần học thánh mẫu tiếp nhận một cái nhìn phê phán về chính mình trước khi đi theo các đường hướng của Công Đồng. Hai chủ đề chính của Công Đồng, tức Đức Maria trong kế hoạch cứu rỗi và Đức Maria trong giáo hội, đã đặt ra các vấn đề căn bản. Nói chung, các nhà thần học thánh mẫu đã di chuyển từ một nền thần học coi Đức Maria là Nữ Vương qua một nền thần học nhấn mạnh ngài là nữ tì. Thời của “thánh mẫu học hãnh tiến” xem ra đã kết thúc. Người ta cũng thấy xuất hiện sự suy tư về mối liên hệ giữa Đức Maria và Chúa Thánh Thần.

Đàng khác, lòng sùng kính của người Công Giáo đối với Đức Maria thì vẫn tiếp diễn. Điều đáng lưu ý là mặc dù có sự sa sút lớn lao trong thực hành tôn giáo sau thời Vatican II, nhưng việc đi hành hương kính Đức Maria thì không hề giảm sút.

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố hai văn kiện về Trinh Nữ Maria khá sát với đường hướng của Vatican II (88). Văn kiện thứ hai có thể được coi như cuốn “chỉ dẫn” về lòng sùng kính Đức Maria như đã được phác thảo trong chương VIII của Lumen Gentium.

Đức Gioan Phaolô II vốn có lòng sùng kính sâu sắc đối với Đức Maria, đấng mà ngài luôn nhắc tới ở cuối mỗi bài diễn văn của mình. Ngài từng kính viếng các đền kính Đức Maria khắp nơi trên thế giới. Tuyên bố có tính học lý quan trọng nhất của ngài về Đức Maria là thông điệp Redemptoris Mater (Mẹ Đấng Cứu Chuộc) (1987), một thông điệp đi sát văn kiện của Công Đồng trong các nét chủ yếu của nó. Thông điệp này trích dẫn Công Đồng tới 67 lần. Trong văn kiện này, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới ý hướng đại kết của ngài, đặc biệt, ngài nghĩ tới Giáo Hội Chính Thống. Suy niệm của ngài về Đức Maria cố tình dựa vào Thánh Kinh và một cách hợp pháp đã áp dụng vào Đức Maria các trích đoạn chủ yếu của Thánh Phaolô nói về ưu tuyển, ơn thánh, và công chính hóa nhờ đức tin. Đức tin của Đức Maria, mà ngài hết sức nhấn mạnh, được đem ra so sánh với đức tin của Abraham.

Tuy nhiên, ở phần thứ ba của thông điệp, tức phần nói về “sự trung gian mẫu thân” của Đức Maria, Đức Gioan Phaolô II có đưa vào ít nhiều điều khác với Lumen Gentium. Trong khi Công Đồng cố ý tránh hạn từ “mediatrix” (đấng trung gian), chỉ dùng nó một lần trong danh sách các biểu thức nói đến sự cầu bầu của Đức Maria, thì văn kiện của Đức Gioan Phaolô II đã dẫn khởi kiểu nói “trung gian mẫu thân” như một ý niệm quan trọng trong nền thần học thánh mẫu. Các từ ngữ này được giải thích cẩn thận nhằm loại bỏ mọi hàm hồ. Tư duy Đức Giáo Hoàng khởi đi từ bản văn Thánh Kinh và truyền thống Phaolô vốn tuyên xưng Chúa Kitô là “trung gian duy nhất” (1 Tm 2:5) và luôn trở lại bản văn này, coi nó như viên đá thử nghiệm (touch-stone). Việc “trung gian” của Đức Maria, do đó, được mô tả là tham gia, là phụ thuộc, là trung gian của người mẹ tức chỉ được thực hiện qua lời chuyển cầu. Như thế, nó không hề thuộc một thứ bậc như thứ bậc của Chúa Kitô. Nhưng dưới ánh sáng các dè dặt này, người ta tự hỏi: có thích đáng hay không khi sử dụng một biểu thức cần đến bấy nhiêu giải thích và biện minh để chắc chắn “được hiểu đúng đắn”, nhưng lại theo một nghĩa hoàn toàn loại suy, trong khi rõ ràng tạo ra nhiều khó khăn cho các Kitô hữu xuất thân từ Phong Trào Cải Cách?

Đến nay, các chỉ dẫn của Vatican II tiếp tục có giá trị. Nhưng trong một vài giới thần học, ta cũng thấy tái xuất hiện các khuynh hướng thánh mẫu của thời tiền Vatican II. Ta cũng có cảm thức này là trong một số tầng lớp Công Giáo, đang phát sinh ra một tiếc nuối đối với lòng sùng kính Đức Maria theo lối cổ truyền. Nhiều giáo dân, nhất là các nhóm thủ cựu, lại bắt đầu lui tới các nơi hiện ra đang bị tranh cãi, bất chấp các lời cảnh cáo nghiêm khắc của các giám mục. Tuy nhiên, cùng một lúc, ta phải thừa nhận rằng nhiều cố gắng đang được đưa ra tại các địa điểm hành hương quan trọng như Lộ Đức, La Salette, nhằm cổ vũ nơi tín hữu một cảm nghiệm đức tin chân chính và có tính đào luyện. Ngày nay, những cuộc hành hương như thế quả là những nơi rất tốt để Giáo Hội Công Giáo thực thi việc giám sát mục vụ đối với Kitô giáo bình dân.

2. Trong các giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách

Vì những phát triển liên tiếp và theo họ vô trật tự của “thánh mẫu học” trong Giáo Hội Công Giáo Rôma, nên các giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách mỗi ngày mỗi cảm thấy bị bó buộc phải phản ứng một cách mạnh mẽ chống lại việc tôn thờ Đức Maria và giáo huấn hỗ trợ nó và là điều bị Karl Barth coi là “lạc giáo”, là “phát triển có hại”, một thứ “nhánh tham lam “ của tư duy thần học.

Không ai hoài nghi rằng việc công bố tín điều Mông Triệu (1950), sau khi công bố tín điều Vô Nhiễm Thai (1854), đã làm xấu thêm các liên hệ liên tín phái và tạo ra những phản đối ồn ào trong các giáo hội khác, là các giáo hội đã tiếp nhận việc công bố ấy với niềm thất vọng sâu xa (89). Người ta cảm thấy hố phân cách lâu đời giữa Giáo Hội Rôma và các giáo hội khác một lần nữa đã bị mở rộng thêm, đến độ ngày nay trở thành không thể bắc cầu qua được nữa, và điều này, oái oăm thay, lại xẩy ra vào thời điểm phong trào đại kết đang gặt hái được nhiều thành quả khích lệ trong các lãnh vực khác.

Đến thời Công Đồng Vatican II, các giáo hội Cải Cách thích thú, khi thấy sự lừng khừng của các nghị phụ, không muốn dành cho Đức Maria tước hiệu đấng trung gian và bác bỏ tước hiệu đồng công cứu chuộc; ngoài ra còn soạn thảo một “Kitô học về Đức Maria”. Việc lồng giáo huấn về Đức Maria trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium, và việc bác bỏ không dành một văn kiện riêng biệt cho giáo huấn này được người Thệ Phản hiểu là bằng chứng Công Đồng hết còn tiếp tục tạo ra một thánh mẫu học độc lập tách rời hẳn nền thần học về mầu nhiệm cứu chuộc, có một vị thứ đặc biệt, tương tự và song hành với Kitô học. Thay vào đó, họ thấy Công Đồng nhất quyết sáp nhập bất cứ tư duy nào về Đức Maria vào trong mầu nhiệm giáo hội bằng cách đặt tâm điểm của nó cách trọn vẹn hơn nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng là trung gian duy nhất.

Theo quan điểm Thệ Phản, cố gắng này của Công Đồng muốn đặt lại trọng tâm mọi sự nơi Chúa Kitô chưa trả lời được các khó khăn vẫn do giáo huấn chính thức về Đức Maria của giáo hội đặt ra. Có hai lý do để họ nghĩ như vậy:

Lý do thứ nhất liên hệ tới căn bản Thánh Kinh của giáo huấn. Cả tín điều Vô Nhiễm Thai lẫn tín điều Hồn Xác Lên Trời của Đức Maria đều không có nền tảng Thánh Kinh đáng tin cậy. Chúng chỉ được biện minh bằng các luận chứng của thánh truyền hay dựa vào sự nhất quán tín lý. Làm thế nào để có thể chấp nhận một giáo huấn được trình bầy như chân lý đức tin mà lại không có gốc rễ nơi Sách Thánh? Lý do thứ hai, chồng lên lý do thứ nhất, liên quan tới sự cộng tác nhân bản trong công trình cứu rỗi (90).

Nay cũng như trước đây, các Giáo Hội Cải Cách tự hạn chế, không dành cho Đức Maria một chỗ đứng nào khác hơn chỗ đứng chính đáng của ngài, chỗ đứng mà thiên thần Gabrien đã dành cho ngài. Nhân danh lòng trung thành đối với chứng tá tông đồ và nhân danh lòng tôn trọng và âu yếm của họ đối với Mẹ của Chúa, họ mạnh mẽ chống lại bất cứ cố gắng nào hiển dương Đức Maria và dựng nên một song hành giữa ngài và Chúa Kitô hay giữa ngài và giáo hội bằng cách gán cho ngài các tước hiệu mà dưới cái nhìn của họ chỉ tổ làm ngài ra méo mó hơn là chứng thực con người thực của ngài. Trong một Đức Maria như thế, họ không còn thấy “Đức Maria bé nhỏ” của Tin Mừng nữa, người vốn là “chị em chúng ta” (91).

Như thế, trong các Giáo Hội Cải Cách, không hề có “thánh mẫu học” cũng như lòng sùng kính thánh mẫu nào, nghĩa là không có các buổi lễ hay lời cầu nguyện nào cùng Đức Maria. Mặt khác, người ta thấy một suy tư đổi mới về ngài. Dựa vào bối cảnh các tuyên bố Kitô học vĩ đại của các công đồng chung tiên khởi, nhất là Êphêsô và Canxêđoan và trước tác của các nhà cải cách thế kỷ 16, việc suy tư này mặc lấy hình thức tái định vị Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm cứu rỗi và coi ngài như nữ tì khiêm hạ và chứng tá tuyệt vời của đức tin và là người hàng đầu của các tạo vật được cứu chuộc. Người ta cũng thấy việc khai triển một lòng sùng kính, dựa trên Tin Mừng, mỗi ngày một chú ý tới đức tin đáng ca ngợi của Đức Maria hơn, một đức tin được Kinh Ngợi Khen phát biểu hết sức thâm sâu.

Người ta có thể thấy sự phát triển theo các nét trên đây trong các nền phụng vụ, thánh ca, và sách giáo lý của các Giáo Hội Luthêrô và Cải Cách ở Pháp từ cuối thế kỷ 19 cho đến tận nay. Trong khi ở thế kỷ 19, cùng với hiệp thông các thánh, con người của Đức Maria trên thực tế hầu như vắng bóng, thì tới thế kỷ 20, một vị trí dần dà đã được dành cho hai chủ đề này.

Trong thời kỳ này, các sách giáo lý được các giáo hội vừa kể sử dụng đã dành nhiều chương dài ngắn khác nhau cho việc xác định điều người Thệ Phản tin và không tin về Đức Maria. Sau đây là một trích đoạn có giá trị từ một sách giáo lý loại này: “Ngài là nữ tì tuyệt hảo của Thiên Chúa. Thiên Chúa chọn ngài và kêu gọi ngài trong mọi phụ nữ để làm mẹ Con của Người. Ngược với Evà, người đàn bà đã chọn con đường bất tuân, Đức Maria đã đáp lại lời kêu gọi mình bằng đức tin và lòng khiêm nhường. Ta lại thấy ngài một lần nữa dưới chân thánh giá và trong cộng đoàn đầu tiên của các môn đệ (Cv 1:14). Các lời lẽ đẹp nhất của ngài được chứa trong ca khúc Magnificat của ngài (Lc 1:46-55).

Về Trinh Nữ Maria, Giáo Hội Tin Lành tin mọi điều viết về ngài trong Thánh Kinh; điều này có nghĩa, chúng tôi không tin:

- sự vô nhiễm thai của ngài, nghĩa là việc ngài được hạ sinh cách lạ lùng [sic] (92) từ bà mẹ Anna theo dã sử;
- hay sự mông triệu của ngài, nghĩa là, việc ngài hồn xác lên trời (được cử hành ngày 15 tháng 8);
- hay việc ngài tham dự vào công trình cứu rỗi, một điều không được Thánh Kinh nói tới (93).

Dĩ nhiên, mọi sách giáo lý đều dành nhiều trang cho điều thứ hai của Kinh Tin Kính Các Tông Đồ: “Người xuống thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần và sinh bởi Trinh Nữ Maria” khi nói tới bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại nơi Chúa Giêsu Kitô.

Khởi đầu từ thập niên 1960, việc canh tân nền Kitô học Thệ Phản một đàng và đàng khác phong trào đại kết đã dẫn tới việc nhắc nhiều đến Đức Maria trong thánh ca và phụng vụ. Hai đặc điểm cần được ghi nhận ở đây: sự hạn chế của những nhắc nhớ này và căn bản Thánh Kinh được minh nhiên nói tới. Các nhắc nhớ này tập chú vào câu Đức Maria trả lời thiên thần, sự vâng lời của ngài, đức tin của ngài, sự ghi nhớ của ngài, và sự tuyệt vời làm mẹ của ngài. Cách đặc biệt hơn vào các mùa Vọng và Giáng Sinh, và trong các bản văn dùng trong Thánh Lễ và thờ lạy (94), ngài được nêu tên và được coi như một vị trong hiệp thông chứng tá của mọi thời mọi nơi. Cũng không phải là chuyện dửng dưng khi 6 dị bản của Kinh Magnificat được lồng vào phụng vụ trong ca khúc Arc-en-ciel (Cầu Vồng Trên Trời) (1988) hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các cộng đoàn phụng vụ; trước đó, chỉ có hai bài trong bộ Nos Coeurs te chantent (Tâm hồn chúng con ngợi ca Ngài) (1969), một bài trong Louange et Prière (Ca ngợi và cầu nguyện) (1939) và không có bài nào trong bộ Sur les ailes de la foi (dưới cánh đức tin) (1926).

Cuộc thảo luận về Trinh Nữ Maria cho thấy rõ ngày nay có lẽ ngài là điểm, nơi mọi dị biệt ẩn tàng có tính tín phái, nhất là về cứu thế học, nhân học, giáo hội học, và khoa chú giải, trở nên rõ ràng nhất. Các vấn đề đó đều là căn bản, đến nỗi khi mọi sự đã được nói ra và thực hiện, thì cuộc đối thoại đại kết về Đức Maria chính là nơi thích đáng để nói rõ các bất đồng tín lý của chúng ta, cũng như nó là nơi không kém thích đáng để nhìn một cách tự phê phán vào tác phong giáo hội liên hệ của ta đối với Mẹ của Chúa.

Chú thích
(87) Về tình thế này, xem R. Laurentin, La question mariale (Paris: Seuil, 1963).
(88) Signum magnum, 1967 (DC, số 1495 [1967] 961-72) và Marialis cultus, 1974 (DC số 1651 [1974] 301-9)
(89) Thí dụ, xem J. Bosc, P. Bourget, P. Maury, và H. Roux, Le protestantisme et la Vierge Marie (Paris: “Je sers”, 1950); P. Petit, Lourdes, les protestants, la tradition chrétienne (Paris: Les Bergers et les mages, 1958).
(90) Ở đây, chúng tôi chỉ phúc trình hoàn cảnh lịch sử mà thôi; việc phân tích sự bất đồng về các điểm này sẽ được trình bày ở chương ba.
(91) Xem A. và F. Dumas, Marie de Nazareth (Geneva: Labor et Fides, 1989).
(92) Tài liệu này lẫn lộn vô nhiễm thai với việc chịu thai đồng trinh Chúa Giêsu. Xem chú thích 10, chương 4.
(93) A. Wohlfahrt, Le cep et les sarments. Catéchisme à l’usage de l’Église de la Confession d’Augsburg (Strasbourg: Éd. Oberlin, 1965).
(94) Liturgie des dimanches et fêtes de l’ANELF (1983) 195, 197, 219; Liturgie expérimentale de l’ERF (phụng vụ “Cam”), Kinh Bữa Tiệc Ty, tr. 44.
 
Thông Báo
Bộ sưu tập thơ Công Giáo - Đăng ký trước ngày 10-6-2012
LM. Trăng Thập Tự
08:00 24/05/2012
BỘ SƯU TẬP THƠ CÔNG GIÁO – ĐĂNG KÝ TRƯỚC NGÀY 10-6-2012

Thực hiện bộ sưu tập thơ Công giáo 4 tập CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO, ước mơ của Nhóm Biên tập là làm sao phát hành thật rộng rãi và với giá thật thấp để mọi sinh viên học sinh đều có thể mua được. Nhắm đến sinh viên học sinh là để thúc đẩy các em quan tâm trau dồi tiếng Việt, chuẩn bị cho các em, cách riêng những em sẽ dâng mình cho Chúa có khả năng nói và viết tiếng Việt tốt hơn.

Ưu tiên cho sinh viên học sinh

Việt Nam hiện có 26 giáo phận. Nếu mỗi giáo phận nhỏ có 1.000 độc giả tìm mua và các giáo phận lớn nhiều hơn, nhu cầu sẽ lên đến 30.000 bộ. Lúc đầu chúng tôi theo đuổi ý tưởng tìm nguồn tài trợ để bù lỗ cho 30.000 bộ sách, thế nhưng kinh phí quá lớn sẽ không tìm nổi. Theo lời khuyên của một số vị khôn ngoan, chúng tôi đã đổi ý: sẽ dừng lại với con số 10.000 bộ đã đăng ký xin giấy phép, phát hành dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhật nhà thơ Hàn Mạc Tử. Sau lễ kỷ niệm, bộ sách sẽ được đưa lên mạng internet cho độc giả khắp nơi có thể truy cập. Lượng người tiếp cận với bộ sách sẽ vượt trên con số 30.000 mà khỏi phải tìm nguồn trợ giá.

Tìm nguồn trợ giá

Việc thực hiện 10.000 bộ sách in được tiến hành, vì hiện nay sách in vẫn còn cần thiết, nhất là đối với những người chưa biết internet. Tuy nhiên kinh phí để thực hiện 10.000 bộ không nhỏ. Tiền in mỗi bộ sách hết 110.000 VNĐ. Tổng cộng sẽ lên đến 1 tỷ 100 triệu. Để sinh viên học sinh mua được, sẽ đề giá bìa đồng đều mỗi quyển 20.000 VNĐ. Mỗi bộ 4 quyển cộng lại là 80.000 VNĐ và sẽ trừ 25% cho phía phát hành, chỉ thu được 60.000 VNĐ, tức là mỗi bộ sách phải bù lỗ 50.000 VNĐ. Tổng số bù lỗ sẽ lên đến 500 triệu, chưa kể lượng sách tặng.

Bộ sách được thực hiện do thao thức của nhóm biên tập, không có một ngân quỹ chính thức nào bảo trợ. Khi nộp hồ sơ xin giấy phép, chúng tôi chỉ có được vỏn vẹn 50 triệu VNĐ. Chúng tôi đã gõ cửa một vài nơi trong và ngoài nước nhưng cho đến lúc này chưa có kết quả. Giáo dân rất nhanh nhạy đóng góp xây những nhà thờ vật chất nhưng khi nói đến việc xây những đền thờ tinh thần hình như rất ít người hiểu, in sách bán bù lỗ là chuyện viển vông… Nó cũng không nằm trong quan niệm thông thường của những người điều hành các cơ quan tài trợ. Dù vậy chúng tôi cố gắng vận động tối đa để giới thiệu được cho các bạn trẻ biết đến dòng thơ Công giáo Việt Nam.

Quả là rất khó, thế nhưng việc xây những đền thờ tinh thần quan trọng không kém gì xây đền thờ vật chất, để vượt thoát những trì trệ và khó khăn về văn hóa của Giáo hội Việt Nam, cần có một bước đột phá. Cần phải mạnh dạn đầu tư nếu muốn vun trồng một đội ngũ tác giả văn thơ trẻ.

Nếu không liều thì chuyện tông đồ cho giới trí thức chẳng bao giờ đạt kết quả. Vì thế, chúng tôi vẫn tiến hành trong tin cậy và phó thác, học theo kinh nghiệm những người làm nhà thờ, phóng lao rồi theo lao, đã có ngày đặt viên đá đầu tiên thì sẽ có ngày khánh thành. Năm kia và năm ngoái chúng tôi đã tổ chức hai cuộc thi văn thơ trên mạng, lần đầu tốn kém khoảng gần 1/20 và lần sau khoảng 1/10 kinh phí một ngôi nhà thờ nhỏ. Lúc đầu chúng tôi chẳng có gì nhưng rồi dần dần cũng đâu vào đó. Nếu quý độc giả chung mối đồng cảm, xin quảng đại giúp chúng tôi theo đuổi công cuộc tông đồ văn hóa cụ thể này.

Các khoản giúp đỡ xin gởi về:

Lm VÕ TÁ KHÁNH

Tòa Giám mục Quy Nhơn

116 Trần Hưng Đạo

Tp Quy Nhơn – Việt Nam

ĐT: 0935-424-449

Email: gopnhattho@yahoo.com

Mỗi thứ Bảy hằng tuần linh mục Chủ biên đều dâng lễ kính Đức Mẹ cầu nguyện cho các ân nhân của công cuộc này. Đức Mẹ sẽ nhớ đến tấm lòng Quý Vị đã tha thiết muốn xây dựng những đền thờ tinh thần để tôn vinh Chúa Cứu Thế, Con yêu dấu của Ngài. Nguyện chúc Quý Vị và gia đình luôn an vui hạnh phúc trong tình yêu Thiên Chúa.

Phân phối qua phòng phát hành sách các Tòa giám mục

10.000 bộ sách cho sinh viên học sinh của 26 giáo phận, bình quân mỗi giáo phận chưa được 400 bộ. Để tránh lạm dụng và để sách có thể đến tay sinh viên học sinh, chúng tôi sẽ nhờ phòng phát hành sách của các Tòa Giám mục giúp phân phối. Vì số sách có hạn, các bạn trẻ có nhu cầu nên nhờ cha xứ đăng ký trước tại phòng phát hành sách giáo phận trước ngày 10-6-2012.

Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
 
Văn Hóa
Tháng hoa đến rồi đi
Nguyễn thanh Trúc
16:26 24/05/2012
Tháng hoa đến, con dâng lòng yêu mến
Hồn hướng lên, tim trọn vẹn sắt son
Trông lên Mẹ, như thuyền mong cặp bến
Mẹ Nữ Vương, Mẹ là Mẹ của con

Mẹ ơi Mẹ, cầu cho con Mẹ nhé
Chúa đổ tràn muôn ân phúc cao sang
Qua lòng mến con riêng dành cho Mẹ
Chúa thưởng ban vinh phúc chốn Thiên Đàng

Được Mẹ dẫn, con không hề gục ngã
Được Mẹ che, con không sợ quân thù
Có Mẹ bên, con sẽ không lạc xa
Nhờ ơn Mẹ, hồn con luôn vui thú

Lòng biết ơn, con dâng qua tràng chuổi
Kinh Mân Côi, ca tụng Mẹ không ngơi
Bó hoa thiêng, con kính Mẹ Chúa Trời
Bút con viết, dệt lời thơ đắm đuối

Xin Mẹ giúp hôm nay con đổi mới
Đời trưởng thành trong ân sủng Thánh Linh
Hoa mầu nhiệm nở tươi lòng thanh tịnh
Sống Phúc Âm theo tiếng Chúa gọi mời

Hết tháng hoa, con vẫn lòng yêu mến
Sám hối đời, siêng lần chuổi Mân Côi
Yêu Mẫu Tâm lòng con hết đơn côi
Cùng với Mẹ con đi về muôn lối.
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa Xuyên Qua Cuộc Sống
Trần Ngọc Mười Hai
20:05 24/05/2012
Chuyện phiếm đọc trong tuần Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm B 27-5-2012

“Ai bảo chăn trâu là khổ,”
“Chăn trâu sướng lắm chứ!…”
(Phạm Duy – Em Bé Quê)
(1Th 1: 4-6)
Nhắn và hỏi như thế, là hỏi những điều khiến em đây thấy khó mà trả lời, hoặc giả có đi nữa, thì chắc cũng chẳng được bao nhiêu! Hỏi và nhắn như vậy, là nhắn nhủ để rồi hát đôi lời ca về “quê ta” vốn mộc mạc, chân chất rất như sau:

“Em mới lên năm, lên mười
Nhưng em không yếu đuối.
Thầy mẹ yêu cũng vì trẻ thơ
Làm việc rất say sưa…
Em biết yêu thương đời trai
Đời hùng anh chiến sĩ
Ước mong sao em nhớn lên mau
Vươn sức mạnh cần lao.”
(Phạm Duy – bđd)

Phải thú thật –lại xưng thú những là lỗi gì nữa đây- Vâng, xin xưng thú rất thật rằng: lâu nay bần đạo cứ bàn chuyện đâu đâu những triết lý/thần học, lẩn quẩn ở đây đó nơi xứ Đạo, cũng khá bạo. Chuyện triết lý với thần học, nay có lẽ cũng nên tạm gác một bên các vấn đề khá gai góc để bạn và tôi, ta “phiếm” nhẹ ba chuyện thực tế dễ gần gũi, thân thương mọi người! Chuyện, là chuyện về “sự thể” và sự thế bảo rằng: mọi chuyện mà lịch sử từng xác chứng, là: nước nào chuyên về nghề nông cũng khó khá. Chẳng hạn như, nước ta thời xa xưa vẫn có câu “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”, đến là hay.
Tựu trung, thì mọi người vẫn thích bàn chuyện “chính trị sa-lông” cộng với bàn giấy rất “ngon ăn”, dễ nhậu hơn chuyện khô khan những là thần học. Ở Hy Lạp xứ người, bầu bạn khắp nơi lại chỉ bàn chuyện học hành ngành nghề như y khoa, hoá chất tạo dược hoặc kỹ sư chuyên ngành rất khó tin tức ở bên dưới:

“Mấy tuần qua, tin cho biết có vị dược sĩ nọ tự dưng đã cất công đến quốc hội, rồi chĩa súng vào đầu bấm cò tự sát cốt để phản đối chính phủ dám dùng biện pháp “thắt lưng buộc bụng” hầu cắt giảm trợ cấp dưỡng tuổi già kiếm rất khó. Thế nhưng cạnh đó, lại có tin cho biết nay rất nhiều bạn sinh viên lại cứ muốn giới trẻ phải biết thích nghi với tình trạng tiêu túng của nước mình, bèn chọn môn học nền tảng là phát triển nông nghiệp.
Cụ thể ra, ở vùng gần thủ phủ Thessalonikê, số sinh viên ghi danh học nghề nông tại đại học Mỹ đã gia tăng gấp đôi so với số người nộp đơn năm ngoái. Thông thường, thì chỉ mỗi con cháu nhà nông mới chịu học môn này thôi. Nhưng, nay thì đám trẻ lại đổi ý đã biết lo cho dân nghèo được đủ ăn/đủ mặc nên mới theo học ngành nghề như thế. Trong số bạn trẻ học ngành này, có sinh viên năm thứ nhất là Thanos Bizbiroulas đã cho biết lý do tại sao em chọn môn học chán ngấy như thế: “Thật tình mà nói, thì nông nghiệp không phải là môn em chọn cho chương trình cử nhân 3 năm đâu. Nhưng, hiện tình đất nước đang có khó khăn về tài chánh/kinh tế, em nghĩ rằng lựa chọn của em không sai lầm. ”
Ngoài ra, có bạn cùng lớp là Vangelis Evangelou lại cũng cho biết: “Hầu hết giới trẻ ở đây lâu nay cho rằng muốn cho vận nước có tương lai hơn, có lẽ ta nên học môn gì đó khả dĩ giúp mình ung dung ăn trên ngôi chốc một chút chứ. Nhưng, nay thì hầu hết bạn bè của em đều nghĩ điều đó không còn đúng nữa. Và các bạn về với nghề nông, cũng đúng thôi.” (x. Carolyn Moynihan, MercatorNet 16/4/2012)

Nếu nghệ sĩ họ Phạm nhà mình nghe được ý kiến này, hẳn ông sẽ vui lên mà hát tiếp:

“Em mới lên năm, lên mười
Nhưng em không yếu đuối.
Thầy mẹ yêu cũng vì trẻ thơ
Làm việc rất say sưa.
Em biết yêu thương đời trai
Đời hùng anh chiến sĩ.
Ước mong sao em lớn lên mau,
Vươn sức mạnh cần lao.”
(Phạm Duy – bđd)

Ước và mong cho em sớm “lớn lên mau”, hầu “đem sức mạnh cần lao” phục vụ đất nước và mọi người, ở chốn miền có tên gọi là Thessalonikê, nước Hy Lạp thì chắc đó cũng là ý kiến của Phaolô tông đồ khi thánh nhân viết lên những lời lẽ ưu tư, tự sự rất như sau:

“Hỡi anh em, là những người được Chúa yêu mến,
chúng tôi nhận biết anh em là những kẻ được chọn,
vì Tin Mừng chúng tôi loan báo,
không chỉ đến với anh em bằng lời nói mà thôi,
nhưng là đến một cách quyền năng
bằng Thánh Thần và sự dồi dào mọi thứ.
Vả lại, anh em biết: nơi anh em,
chúng tôi đã cư xử làm sao với anh em
và anh em đã noi gương bắt chước Chúa
đã chịu lấy Lời giữa bao nỗi gian truân,
trong sự hoan hỉ của Thánh Thần
khiến anh em trở nên mẫu mực cho mọi người
vùng Makêđônia và Akhaia.”
(1Th 1: 4-6)

Thêm vào đó, có lẽ cũng nên đề cập đến lời bình của Giáo sư Nguyễn Thế Thuấn CSsR có nói:

“Thánh Phaolô ở Anthêna quá lo cho số phận của giáo hội ở Thessalônikê, nên đã sai Timôthê đi thăm xứ đạo ấy. Nhân dịp Timôthê từ Thessalônikê về, đem những tin khả dĩ làm yên lòng ngài, thánh Phaolô đã viết thư này cốt để thổ lộ tâm tình, đồng thời thanh minh về ít lời vu cáo của người chống đối (tức: những người Do thái trong thành). Tiếp đó, ngài thêm ít lời khuyên về đời sống tín hữu phải tuân theo nguyên tắc đã dạy. Giữa các lời khuyên có chen vào đó đoạn 4 câu 13 và đoạn 5 câu 11 bàn về số phận kẻ chết thời Chúa quang lâm, tức phần quan trọng nhất về đạo lý trong thư này.” (x. Kinh thánh, bản dịch của Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR 1976, tr.464)

Nói cách khác, làm ngôn sứ cho mọi người là xả thân phục vụ không biết mệt. Chẳng cần biết nghề ấy nghiệp nọ có ăn khách không; hoặc, có là nghề “ngồi mát ăn bát vàng” không. Nhưng, chỉ cần xét xem nghề mình làm có thích hợp với thời buổi hôm nay, hoặc có giúp ích cho nhiều người hay không, mà thôi.
Nói theo kiểu nghệ sĩ họ Phạm trích dẫn ở trên, là nói bằng những câu hát rất rất ca đơn điệu:

“Trâu hỡi trâu ơi đi cầy
Trâu ơi đi cấy nhé
Đồng ruộng kia, với đồi cỏ kia
Là của những dân quê
Em bé dân quê Việt Nam
Là mầm non tươi thắm
Sức mai sau xây đắp quê hương
Cho nước giầu mạnh hơn.
(Phạm Duy – bđd)

Về với nhà Đạo, không phải để xem người mình đáp trả ra sao khi nghe lời gọi/mời từ Đức Chúa và có làm thế hay không. Bởi, lời mời/gọi ở nhà Đạo, là gọi và mời ta ra đi phục vụ dân Chúa, chẳng cần biết việc mình làm có đem lại lợi nhuận hay thu nhập được bao nhiêu; hoặc, công việc ấy có “thơm như múi mít” rất ngon lành, không. Nhưng, về đó để đề cao/nhấn mạnh chuyện biết cách phục vụ con người, bất kể người ấy là ai. Bất cần và cũng chẳng kể xem con người mình phục vụ có là “người con” tốt lành của Đạo Chúa đấy chứ? Về đó, để nắm rõ rằng người mà mình phục vụ vẫn cứ là người đói kém, tất bạt, nghèo hèn chẳng ai nhớ.
Mới đây, trong một hội luận do viện Catherine de Sienne tổ chức ở Sydney, mà người điều khiển chương trình là Clara Georghegan đã nói về chủ đề “Ơn gọi là ơn được gọi và tặng quà đặc sủng” đã có nhận định khá rõ nét và đặc sắc, khi chị bảo:

“Mỗi khi trong chúng ta có người nhận lãnh ơn thanh tẩy để gia nhập cộng đoàn Kitô-hữu thì khi đó, toàn thể cộng đoàn ta được Thánh Thần Chúa ban lời mời/gọi sống đời phục vụ cách nào đó, có Chúa. Khởi từ đó, ta không thấy có khó khăn xem đó có là ơn gọi/mời hay không, mà chỉ thấy khó khi mình cứ xem đó như lời mời/gọi cũng rất lạ kỳ. Phần đông nhiều người hiểu “ơn gọi” như lời mời tham gia thực hiện sứ vụ hoặc lối sống độc thân theo thiên chức linh mục/tu sĩ; hoặc cả chuyện chọn lựa đời sống gia đình nữa, vẫn là chọn lựa để phục vụ. Nay, cũng nên suy thêm việc Chúa mời và gọi ta theo cung cách khác, ngay vào lúc ta nhận lĩnh ơn thanh tẩy.
Một khi nhóm/hội chúng ta càng có nhiều người suy nghĩ về lời mời nhận lãnh ơn thanh tẩy, thì càng có nhiều người tìm đến phục vụ theo tư cách linh mục, hoặc của người sống đời tu trì. Bởi, khi đã nhận lời mời/gọi lãnh nhận ơn thanh tẩy, ta được tặng quà đặc sủng rất khác biệt. Và, một khi ta được tặng quà đặc biệt/đặc sủng, là ta được mời và gọi theo cung cách thế nào đó cũng đặc biệt không kém. Và, khi được gọi/mời làm dân con bước theo chân Chúa, ta cũng được ban tặng kỹ năng chuyên biệt nào đó, rất khác thường. Và, quà đặc biệt đó có khả năng lôi cuốn mọi người đến với ta, và quà đó không còn dành để cho riêng ta nữa, mà cho người khác. Nói khác đi, thì tự thân, ta đâu chọn lựa quà đó, mà quà đó do Chúa gửi đến với ta, thôi.
Nhận lĩnh ân huệ đặc sủng, tức là mình bắt đầu có khả năng tìm ra mấu chốt ở đâu đó rất chung quanh để sống đúng qui cách. Trước nhất, là mấu chốt dẫn đến sự sống có giáo huấn của Hội thánh. Tiếp đến, là mặc lấy tính cách duy nhất chỉ mình mới có tài năng đó. Chỉ mình mới có loại hình văn hoá hoặc kinh nghiệm tư riêng, thôi. Và cuối cùng, chỉ mỗi mình mình mới biết đâu là vấn đề và những gì là nhu cầu thiết thực của thời đại mình sống. Tất cả những gì mình nhận lĩnh hoặc lĩnh hội, đều ngang qua cuộc sống, qua kinh nghiệm hoặc việc làm và tình thương yêu cũng như khổ đau rất hiếm quý, đề rồi Thánh Thần Chúa sẽ đưa vào đó đặc sủng riêng tây Ngài phú ban cho riêng mình ta thôi.
Thông thường, ta hay nói với giới trẻ rằng: họ có tự do chọn lựa để trở thành mẫu người mà họ từng mong ước trở thành, rồi cộng thêm vào đó có một chút siêng năng/cật lực, thì rồi ra họ cũng sẽ biến mộng ước thành hiện thực, rất dễ thôi. Dù là thế, với tôi, thì lời khuyên này xem ra có phần khiếm khuyết do ở điểm, là: quà tặng đặc sủng bao giờ cũng là quà Chúa ban tặng và ngay đến thành tựu ta đạt được, ngang qua việc phục vụ, cũng không phải để cho riêng ta, mà là cho hết mọi người, những người con của Chúa. Thành thử, vấn đề không phải là cứ siêng năng làm việc cho cật lực là xong đâu. Trái lại, tất cả đều là ân huệ Chúa ban, dù xấu dù tốt. Từ đó, ta nhận ra rằng: ta có chấp nhận quà tặng ấy hay không, nó vẫn là quà đặc sủng; và vẫn đến với ta để làm lợi cho người khác. Và, cũng bởi quà tặng ấy là quà đặc sủng, nên nó vẫn nối kết/ dính liền với mục đích khiến ta có mặt trên trái đất này. Đặc sủng, luôn là sự kiếm tìm hạnh phúc cho đời mình, đời người.” (x. Michael McVeigh, Our greatest happiness, our gifts lead us to our calling, Australian Catholics Easter 2012, tr. 10)

Nói như chuyên gia xã hội học ở trên, cũng là nói như người nghệ sĩ từng quả quyết “Chăn trâu sướng lắm chứ!” Nói như người nhà Đạo, còn là nói ở nhà thờ. Là, sống đúng lời mình vẫn nói và vẫn giảng giải ở khắp chốn. Giảng, về đặc sủng Chúa ban trực tiếp cho riêng mình. Chính đó là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy, vẫn ý nhị hơn câu ca do nghệ sĩ già họ Phạm từng đặt ở bên dưới:

“Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao
Vui thú không quên học đâu
Nằm đồi non gió mát
Cất tiếng theo tiếng lúa đang reo
Em đánh vần thật mau.
Chiều vương tiếng diều
Trên bờ đê vắng (ứ ư ư) xa.
Đường về xóm nhà
Chữ i, chữ (ư ư ư) tờ.
Lùa trâu nhốt chuồng
Gánh nước nữa là (a à a) xong
Khoai lùi bếp nóng
Ngon hơn là (a à a) vàng.”
(Phạm Duy – bđd)

Chẳng cần biết, vàng có ngon ăn hay không. Nhưng, “chăn trâu” hay phục vụ người khác theo đặc sủng mình nhận được, vẫn là thứ gì đó ta cần trân trọng. Trân quý và tôn trọng, để rồi sẽ thấy đời mình là những chuỗi ngày dài hạnh phúc chứ chẳng phải là “khổ ải” hoặc hoặc “sao đó” như nhiều người thường nghĩ. Bởi, về quà tặng đặc sủng vẫn ban khi ta được gọi/mời gia nhập cộng đoàn tín hữu Đức Kitô, lại có nhận định của đấng bậc khác từng có kinh nghiệm từng trải về cuộc sống hợp lẽ đạo, như sau:

“Hội thánh Chúa, ngay từ lúc ta ưu tư về tội lỗi và ơn cứu độ, thực ra vẫn chỉ là hạnh phúc có được do bởi “tương quan” ta có với người khác. Khác đạo, khác chính kiến, khác cả tông ty giòng họ, vẫn là chìa khoá đưa ta đến với hạnh phúc của cuộc đời. Có tương quan, là có hiện hữu. Chứ tuyệt nhiên, hiện hữu không phải do ta thủ đắc, kềm chế hoặc kiểm soát được nhiều thứ, nhiều người. Hạnh phúc ấy, cũng chẳng do ta tin vào Thuợng Đế luôn ban phát điều lành hoặc do chinh phục được ai đó, thứ gì đó. Mà, không gian thánh thiêng ở nơi thọ tạo là chốn miền ở giữa. Giữa tương quan. Giữa nỗi niềm hiệp thông ta vẫn có với nhau. Với mọi người” (x. Robin R. Meyers, Saving Jesus from The Church, HarperOne 2009, tr. 203-204)

Thật ra thì, tương quan có với nhau, và với mọi người chỉ quan trọng và đáng trân trọng, khi tương quan ấy là tương quan trong phục vụ lẫn nhau, đem lại lợi ích cho người khác, chứ không phải cho chính mình. Chính đó là lời mời/gọi làm con dân Chúa dù có ở chức năng nào, hoặc mang danh xưng nào, đi nữa.
Lời gọi/ mời dẫn đến quà tặng đặc sủng, còn là kết quả từ mối tương quan ta vẫn có với nhau qua tư cách người đồng đạo, đồng thời hoặc đồng hành trong chung sống. Quà tăng đặc sủng ta có, vẫn là hạnh phúc tức kết quả của tình thương yêu phục vụ khi chung sống với người khác. Phục vụ người khác hầu đem lại hạnh phúc cho chính họ chứ không phải cho mình. Để xác chứng điều này, đấng bậc giảng dạy ở trên từng rút kinh nghiệm trong dạy và giảng, còn nói thêm:

“Ngay như niềm tin cũng là mối tương quan ta vẫn có. Và, kinh thánh không thể trở thành khách-quan nếu xoá bỏ tương quan này. Thông thường ta hay nói đến “trận chiến/phấn đấu để kinh thánh được mọi người biết đến” trong khi kinh thánh lại là “trao đổi/chuyện trò”. Thứ chuyện trò/trao đổi ta nghe được từ khoảng cách rất xa, nay phiên dịch (và do đó đã bội phản) từ ngôn ngữ người nước ngoài và lâu nay được nói lên từ những người mà ta không hề tưởng tượng họ có thể nghĩ chính ta là người sẽ được nghe/được biết về công cuộc chuyện trò/trao đổi giữa Thiên Chúa và loài người.
Cũng nên nhớ rằng, không một chữ nào trong kinh thánh được viết là để viết cho ta, người thời nay, đọc ngõ hầu chiến đấu cho Kinh thánh được phổ cập. Bởi, ta chỉ chiến đấu hoặc thi đấu để chiếm đoạt điều gì đó, chứ nào để chiếm đoạt cuộc chuyện trò/trao đổi, bao giờ. Bởi thế nên, nếu ai đó coi Kinh thánh như một chiến cụ để đấu tranh giành điều gì đó, hẳn là họ sẽ biến cuộc chuyện trò/trao đổi giữa Thiên Chúa và loài người thành vật thể để chiếm lĩnh. Nếu thế thì, mối tương quan giữa Thiên Chúa và người phàm sẽ không vẹn toàn nữa.
Thế nên, Đạo đích thật chính là tương quan, chứ không phải là sự đúng đắn do mình giành phần thắng. Thế cho nên, nhu cầu trong-sáng-hoá bản-chất của tương quan/trò chuyện giữa Thiên Chúa và loài người làm cho nó thành chính thực, có khả năng đổi thay cuộc sống, hầu chống lại sự không thật và đối đầu với sự chết. “ (x, Robin R. Meyers, bđd)

Nói như học giả hoặc bậc thày dạy là nói rất nhiều, nhưng người nghe và đọc, hiểu được bao nhiêu, cũng không rõ. Nói như đấng bậc nhà Đạo còn là nói để thông truyền một kiến thức đích thực và đúng đắn ngõ hầu từ đó ta quyết sống theo gương mẫu mình học được. Nói về tương quan ta có với người đời trong hạnh phúc, sướng vui, có thể là nói như người nghệ sĩ ở đâu đó, hát câu sau đây:

“Kìa trăng sáng ngời
Đêm rằm Trung, Trung (ứ ư ư) Thu.
Đời vui trống ròn
Tiếng ca lẫy (ý y y) lừng
Từ ngõ ngách làng
Đèn đuốc rước triền miên
Bao người đóng góp
Vui chung một (ư ừ ư) miền.”
(Phạm Duy – bđd)

Nói như người đời, cho dễ hiểu, về hạnh phúc/sướng vui trong tương quan với mọi người, còn là nói và kể những câu truyện cổ tích rất hợp thời mà người đời vẫn nhớ đến, như một minh hoạ cho vấn đề mình đặt ra, như sau:

“Sống trên đời, bao giờ cũng chỉ có hai chuyện để lo và phải lo thôi:
Hoặc mình khỏe mạnh hoặc đau yếu. Nếu khỏe mạnh, thì chẳng có gì đến phải lo lắng hết
Nếu đau yếu, thì có hai điều phải lo lắng:
Hoặc mình sẽ được bình phục hoặc sẽ chết. Nếu bình phục, thì chẳng có gì phải lo lắng hết.
Nếu rồi ra ta cũng chết, thì sẽ có hai điều phải lo lắng.
Hoặc lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục. Nếu lên thiên đàng, thì chẳng có gì phải lo.
Nếu xuống địa ngục, thì sẽ bận tíu tít lên mà bắt tay từ biệt bạn bè cũ/mới, và như thế làm gì còn thì giờ đâu nữa để mà lo với lắng.
Bởi thế nên, chuyện gì khiến bạn và mình phải lo lắng đến như thế, nhỉ???”

Đó là câu nhắn của người kể truyện. Cũng có thể là sự thật trong đời mà người kể từng có kinh nghiệm sống qua, khi lo lắng đến hạnh phúc/sướng vui trong đời. Nói cho cùng, cuộc đời chừng như lúc nào cũng tràn đầy mọi sướng vui, hạnh phúc. Đó là điều ta nên nhận thức mà nắm bắt, chẳng cần hỏi ai. Chẳng cần nghiên cứu nhiều cho bận tâm và mất sức. Phải thế không bạn? Phải thế không tôi, hỡi mọi người!

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ tự bảo mình những điều như thế
để sống vui, suốt một đời.
Rồi hát vang những lời như sau:

“Vàng lên cánh đồng
Khi trời vươn ánh (ứ ư ư) dương
Trẻ thơ nhớn dậy
Giữ quê, giữ (ứ ư ư) vườn
Đời vui thái bình, cây lúa sớm trổ bông
Cỏ ngàn thơm phức, trâu ăn đầy (y ỳ y) đồng….”
(Phạm Duy – bđd)

Suy niệm Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm B 27.5.2012
“Phút thiêng liêng nhuần gội ánh thiều quang,”
“Thiên hạ bình và trời tuôn ơn phước”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 20: 19-23; 15: 26-27/16: 12-15
Ánh thiều quang, nay nhuần gội khắp dân gian, muôn ơn phước, Thiên hạ bình, trời đổ tuôn ơn phước Chúa ban, như trình thuật còn diễn tả từng chữ, rất đủ nghĩa.
Trình thuật, nay thánh sử ghi về Lễ Hội trải dài từ Chay Mùa tâm tịnh cho đến Phục Sinh quang vinh mà người Do thái vẫn mừng kính vào độ Xuân về có hái gặt suốt 50 ngày dài, sau Vượt Qua. Mãi sau, người Do thái mới thay đổi ngày này thành đại lễ kỷ niệm mừng Giao ước Chúa thực hiện với dân con ở Sinai núi thánh bừng bừng niềm vui khó phai mờ.
Ngay buổi đầu, sau cái chết và sự trỗi dậy của Chúa, đã thấy hai nhóm đạo ở Giêrusalem nổi lên tìm về Đất Hứa. Nhóm đầu, cũng khá đông, gồm những người đạo hạnh từ khắp nơi đổ về. Họ về, từ đất miền thuộc xứ Giuđêa, Mêsôpôtamia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Lybia, tức: đến từ khắp mọi nơi. Nơi nào cũng rộn rã người Do thái ồn ào/náo động tụ tập về để mừng kính lễ hội. Nhóm thứ hai nhỏ hơn, nhưng gồm các đấng bạc đã từng theo chân Chúa bước trong âm thầm/lặng lẽ rất đợi chờ, nguyện cầu.
Họ thật chẳng biết mình cầu nguyện là nguyện và cầu cho ai. Để làm gì? Bởi, thời gian cứ lặng lẽ trôi nhiều tháng ngày sau cái chết của Chúa, thế mà nhóm đạo này vẫn ẩn mình trong bóng tối, cứ hãi sợ mọi chuyện xảy đến sẽ liên lụy đến bản thân. Có thể, các ngài chỉ muốn về lại thăm chốn cũ người xưa, nơi Chúa bỏ mình chết rất nhục nhưng rồi Ngài Phục Sinh quang vinh. Hai nhóm đạo chẳng quan hệ gì với nhau. Nhóm đông người, đến từ các nơi, lại không biết rằng những người theo Chúa đang có mặt ở nơi đó. Và, nhóm nhỏ gồm các đấng bậc/đồ đệ lại chẳng muốn mọi người biết các ngài đang hiện diện ở chốn này.
Nhưng, chuyện phải đến lại đã đến với các đấng bậc từng hãi sợ. Các ngài lại đã xuất hiện trước công chúng lôi kéo sự chú ý của mọi người. Và, sự việc xảy đến khiến các ngài tràn đầy Thần Khí Chúa đổ tràn từ bên trên. Chuyện xảy đến, như một thứ “trời long đất lở” có sấm sét, có lửa ngọn thiêu đốt tâm can người người, đem đến cho họ nhiều nghị lực, có tâm thức.
Lửa hồng hâm nóng, khiến các ngài trở nên tươi mát, đổi mới, rất lành lặn. Lửa hồng sưởi ấm, còn đem đến với các ngài nhiều ơn lạ khác. Nên, các ngài bèn tiến ra ngoài, nói chuyện với người chưa một lần quen biết đến như một xác chứng: “Đức Giêsu, dù đã chết hôm trước, nay Ngài vẫn sống và đã gửi Thần Khí đến với mọi người.” Và lúc đó, mọi người bất chợt nói được tiếng Aram, ngôn ngữ cổ xưa của Do thái.
Người có mặt, cũng đều nghe và hiểu sự việc bằng chính ngôn ngữ của mình. Và khi ấy, lại thấy xảy ra một bộc phá dứt bỏ mọi lằn ranh/ngăn cách của ngôn ngữ, địa dư và sắc tộc. Sự việc xảy ra không mang dáng dấp của rẽ chia/phân cách. Mỗi người đều cảm nhận sự việc xảy đến bằng chính văn-hoá cũng như văn-minh/lề thói của người mình. Tất cả, là thông điệp rõ nét, rất dễ hiểu. Là, sự kiện mới, đã xảy đến với muôn dân.
Mỗi nguời và mọi người, nay hiểu rằng Thần Khí Chúa kích động mọi người phổ biến sứ điệp Ngài tặng ban để ý Ngài được thể hiện và phổ biến khắp mọi nơi trong thánh hội, và cuộc sống. Thể hiện, nhờ thanh tẩy. Phổ biến, nhờ Thần Khí Chúa mang sức sống đến hầu người người tự thánh-hoá bản thân. Đôi khi, nhiều người lại vẫn nghĩ: nhờ Thần Khí Chúa run rủi, nên mọi người mới có được giờ phút thăng hoa, phấn khởi. Người khác lại cứ hiểu: Thần Khí Chúa vẫn lặng lẽ xuất hiện ở hậu trường sự sống cố hỗ trợ việc chỉnh sửa mọi sai sót/lỡ lầm ngõ hầu người người mới truyền bá được Tin Vui Ngài mang đến.
Cũng có lúc, nhiều người cứ lầm tưởng rằng đôi lúc Thần Khí Chúa cũng vắng mặt khỏi hiện trường sự sống, khiến họ cứ đơn độc, lẻ loi. Nhưng thánh Phaolô lại bảo: Thần Khí đến với ta, thường vào lúc ta sướng vui, quyết thương yêu đùm bọc và đối xử tử tế với mọi người. Nhìn vào cuộc sống của Chúa, người người đều thấy Ngài luôn có mặt ở cạnh bên, nếu ta biết sống thực đường lối Ngài khuyến nghị, tức: cứ để Thần Khí hướng dẫn và phô diễn cuộc sống ấy với mọi người.
Nhưng, với thế giới ta hiện sống, nay đã có vấn đề. Vấn đề, nay thấy xuất hiện hai nhóm người cũng khác biệt. Một, gồm những người sống rải rác khắp đó đây, từng nghe biết Chúa. Biết rằng, Ngài đã chết đi cho tội lỗi của con người và Ngài đã Phục Sinh quang vinh. Biết rằng, vào lễ Ngũ Tuần, Ngài đã gửi Thần Khí Chúa đến với dân con mọi người. Người người đều biết, do tiếp cận mạng truyền thông, vi tính. Nên, ngày nay chẳng một ai cần đến các nhà truyền giáo kiểu xưa cũ cứ đem đến với họ những lời là lời, mà họ chẳng hiểu lời đó có nghĩa gì. Lời đó, có đòi họ sống giống Chúa không, trên thực tế. Làm như thể, họ chưa từng biết đến những chuyện như thế. Làm như thể, những điều họ nghe biết chẳng liên can gì đến cuộc sống thực tế. Cũng chẳng giống như ngôn từ họ sử dụng. Nên, mọi người chỉ cần các “thừa sai” nào biết và sống như Chúa từng sống, mà thôi.
Nhóm còn lại là chúng ta, tức thánh hội của Chúa rất hôm nay. Nhóm của ta cũng trân quý lời Chúa gửi đến với ta. Cũng hiểu đôi chút về Ngài. Nhưng, vẫn không biết cách loan truyền nhận thức ấy với dân gian, ở khắp chốn. Cũng “đi” nhà thờ hàng tuần, nhưng không “đến”. Tức, chẳng hấp thụ thêm được điều gì. Có chăng, cũng chỉ đôi ba ý tưởng vặt vãnh từ bài chia sẻ của vị chủ trì thôi, để rồi ao ước mình có được hy vọng. Ao ước, có được một Ngũ Tuần khác khi đó Chúa sẽ đổ muôn ơn lành đến với ta và mọi người; ngõ hầu ta biết đả thông chuyện của Chúa, như một số Đức Giáo Hoàng vẫn dùng lời để diễn tả về “lễ Ngũ Tuần mới” rồi sẽ đến, nhưng chưa đạt.
Dân con Đạo Chúa nay lại bảo: lễ Ngũ Tuần là đảo-đề về những gì từng xảy đến hồi tháp Babel, trong Cựu Ước. Cũng cùng truyện kể về tháp do con người làm, khiến dân chúng khi đó lại cứ tập tành phát âm thành nhiều tiếng rất mới nhưng chỉ để nói và gây nhiều ngộ nhận. Ngộ nhận nhiều thứ. Ngộ nhận đến độ, người nói tiếng lạ chẳng hiểu nhau. Lễ Ngũ Tuần hôm nay phải hiểu là Lễ Hội này đã cắt bỏ mọi rẽ chia/phân cách. Là, dịp để mọi người hiểu nhau hơn. Hiểu, cả vào khi có người nói bằng ngôn ngữ lạ ít sử dụng. Xem như thế, Lễ Ngũ Tuần đã đảo ngược được thực trạng tháp Babel của mọi thời. Cả đến hôm nay, cũng như thế.
Bởi thế nên, thay vì bảo: “Họ sáng chế ra ngôn ngữ mới (tức tên mới) cho họ”, thì mọi người lại vẫn nói: “Họ tự đặt tên cho chính mình”, hoặc tìm cách để nên như thế. Và, vấn đề còn tiềm ẩn bên trong mỗi người. Bởi, khi tự đặt tên cho, là ta tự nói nhiều về mình. Nhiều đến độ không nghe người khác nói gì nữa.
Thành thử, Ngũ Tuần hôm nay là dịp để Thần Khí đến với dân con/đồ đệ của Chúa để họ trở nên khiêm hạ. Ngũ Tuần, là dịp để không còn ai tự đặt tên cho mình, nữa. Làm thế, để con dân Chúa không còn cho mình là nhân vật quan trọng, lại rất nổi. Nổi đến nỗi, không nói về Đức Chúa là Đấng cuốn hút mọi người đến với Ngài. Làm như thế, là họ đã tự giảm giá và nghĩ rằng nay có nhiều cách thế để biết Chúa, chứ không chỉ có mỗi đường lối của Giáo hội mình. Làm thế, để ta nhận ra rằng: nếu cứ tập trung vào mỗi đường lối của riêng mình và cho mình là quan trọng, thì đó là hành xử cách bạo tàn với người khác.
Ngũ Tuần, nay là lễ hội để dân con của Chúa biết sống cởi mở, tử tế. Cởi mở/tử tế, để đón nhận cả những người thua kém mình, khác với mình để họ gia nhập vào với cộng đoàn mình sống. Và, đó là lúc những người khác với mình bắt đầu hiểu Chúa hơn. Từ đó, sẽ cảm thông, truyền đạt và trao đổi. Để rồi, ta sẽ sẻ san cho nhau mọi sự tốt đẹp, kể cả nhận thức bằng trực giác, nói năng hoặc diễn đạt. Đó, là ý nghĩa của Lễ Ngũ Tuần, rất hôm nay.
Vậy, Lễ này có nghĩa gì với thời hiện tại? Nếu, Ngũ Tuần được gọi là ngày sinh của Hội thánh, thì nay xin chúc Hội thánh mình có được ngày sinh quá sức đẹp. Tuy thế, ta cũng nên làm sao có được lễ Ngũ Tuần đẹp hơn nữa, ngõ hầu trở nên loại hình thánh Hội mà Thần Khí Chúa vẫn muốn ta trở thành vào buổi Lễ Ngũ Tuần rất tiên khởi, thời Chúa vừa Phục Sinh, rất quang vinh.
Thần khí Chúa muốn con dân mình trở nên tử tế, khiêm hạ và cởi mở. Biết, bao gộp hết mọi người vào với thánh hội mình. Biết lắng nghe người khác nói. Và, sẵn sàng sống đường lối và cách nói năng ra sao để mình thần phục lập trường của người khác. Chứ không chỉ lẻo mép, nói rất nhiều mà chẳng nói được ngôn ngữ của người thời đại, rất hôm nay.
Nên chăng, có một Hội thánh rất như thế? Nếu vậy, ta hãy nguyện cầu như sau:
Lạy Thánh Thần Chúa, xin đến
Chữa lành vết thương lòng ở nơi con
Kiện toàn và canh tân uy lực của đời con,
Và tẩy rửa vết nhơ con lỡ phạm.
Hãy bẻ cong tâm can cùng nguyện ước vẫn đông cứng
Để con tim đông lạnh của con nay tan chảy,
hầu sưởi ấm lòng người lạnh lẽo.
Hãy dẫn dắt những người vẫn trật đường, đi chập chững…
Tâm nguyện thế rồi, cũng nên ngâm thêm lời thơ của nghệ sĩ ở đời vẫn hát giòng thơ Đạo, rằng:
“Ta há miệng, cho nguồn thơm trào vọt,
Đường thơ bay, sáng láng như sao sa…
Trên lụa trắng, mười hai hàng chữ ngọc.
Thêu như thêu, rồng phượng kết tinh hoa.”
(Hàn Mặc Tử - Nguồn Thơm)
Thơm một nguồn, cả ngôn ngữ lẫn tình thơ Thần Khí Chúa đem đến dân con, hết mọi người. Nguồn thơm trào vọt, để người người lại sẽ thưởng ngoạn ơn thiêng Chúa gửi, hôm trước đến bây giờ.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá phỏng dịch
 
VietCatholic TV
Giới thiệu Năm Hồng Ân của Giáo Hội tại Úc Châu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:44 24/05/2012
Chúa Nhật 27 tháng Năm đánh dấu một biến cố quan trọng đó là việc khai mạc Năm Hồng Ân của Giáo Hội tại Úc Châu. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi lời kêu gọi của các Giám Mục Australia.

Các Giám mục Công giáo Úc đã công bố một Năm Hồng Ân như là một lời mời gọi anh chị em tín hữu tham gia vào một cuộc hành trình tâm linh. Một thời gian lắng nghe Chúa Thánh Thần, để tạo ra một không gian cho sự nhận biết ân sủng của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta, tái gặp lại Chúa Giêsu, và xin Chúa ban cho một làn sóng mới và sâu sắc những ân sủng dư dật cho tương lai.

"Chúng tôi đã quyết định khẩn cầu Thiên Chúa, ban cho chúng ta một năm hồng ân. Những gì chúng tôi sẽ cố gắng làm như một quốc gia, một Giáo Hội là bắt đầu mới mẻ từ Chúa Giêsu. Để trở lại với Ngài như trung tâm của tất cả mọi điều, để hướng nhìn về Ngài, để học hỏi từ Ngài, để chúng ta có thể tìm thấy vào cuối năm nay, một năng lực mới và một cái nhìn sâu sắc mới.

Bắt đầu từ ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 2012, năm hồng ân mời gọi chúng ta cầu xin Chúa ban cho một làn sóng mới những ân sủng, để hàn gắn mối quan hệ của chúng ta, làm sâu sắc thêm sự hiệp nhất của chúng ta, và nuôi dưỡng một tương lai đầy hy vọng trong Chúa Giêsu Kitô.

“Đây là lời mời gọi mọi người Công Giáo hãy dự phần vào sáng kiến này, một sáng kiến không có chương trình cụ thể nào, ngoại trừ một ngàn cơ hội để bắt đầu lại từ Chúa Kitô và để khám phá sức mạnh của ân sủng của Thiên Chúa trong cuộc sống của mỗi người.

“Tôi xem ân sủng như là môi trường mà chúng ta đang sống cuộc sống của chúng ta, trong mỗi khoảnh khắc, đều có sự hiện diện của Thiên Chúa và nhiệm vụ của chúng ta là mở rộng lòng mình cho sự hiện diện của Ngài.”

Chúng ta có thể làm điều này bằng cách cầu nguyện hàng ngày, lắng nghe Lời Chúa, cử hành Thánh Thể, ăn năn cho những thất bại của chúng ta và tìm kiếm sự tha thứ, và tìm kiếm sự khôn ngoan của Thánh Thần Chúa cho cuộc sống của chúng ta. Mở cửa trái tim và cuộc sống của chúng ta với Chúa Giêsu và những người khác, sẽ đòi hỏi chúng ta phải đập tan những chia rẽ giữa chúng ta và khẩn cầu sự tha thứ cho những đau khổ và tội lỗi của chúng ta.

“Đây là một cố gắng để hàn gắn những vết thương mà chúng ta trong tư cách một Giáo Hội đã biết đến trong thời gian gần đây và vẫn còn xảy ra, bởi vì chỉ có Ngài có thể chữa lành trong cách thế mà chúng ta cần đến”

“Theo một cách nào đó, đây gần như một năm bước thụt lùi lại một chút khỏi những vấn đề được thừa nhận là cấp bách mà chúng ta đối mặt. Và cố gắng kết nối lại với Chúa Giêsu, để khi chúng ta tiếp cận lại với những vấn đề rất quan trọng này, chúng ta có thể tiến hành từ một cơ sở vững chắc là mối quan hệ của chúng ta với Ngài và với nhận thức về những gì Ngài mong muốn nơi chúng ta”
Vì vậy, chúng ta cần phải nuôi dưỡng một tương lai tốt đẹp hơn cho Giáo Hội và đất nước chúng ta, bằng cách dùng thời gian này để bắt đầu lại từ Chúa Kitô và xin Thiên Chúa ban cho chúng ta một làn sóng mới những ân sủng để tiếp sinh lực cho chúng ta cho những nhiệm vụ đang đặt ra trước chúng ta.

“Chúng ta cần một cuộc gặp gỡ mới, với Chúa Giêsu qua thời gian tĩnh tâm này, tất cả chúng ta, không phải chỉ một số thành viên trong Giáo Hội, nhưng tất cả mọi người chúng ta. Đây không phải là thời gian để trùm chăn. Nhưng đây là thời gian để tiến ra những miền đất mới, và chỉ có Chúa Giêsu mới giúp chúng ta làm được điều đó”

Hãy tham gia với chúng tôi trên hành trình tâm linh này, bằng cách dành thời gian để chiêm ngưỡng khuôn mặt của Chúa Kitô