Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 25/05/2009
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH THẤP KHỚP
Có người nghiện rượu trong thôn, tay cầm tờ báo loạng choạng đi đến nhà cha sở, nhưng lại rất lịch sự chào hỏi ngài. Cha sở nhìn thấy người mới đến thì trong lòng rất bực mình, nên không thèm chào hỏi anh ta, bởi vì anh ta có chút ngà ngà say.
Mặc dù vậy, nhưng anh ta có chuyện nên mới đến nhà cha sở:
- Thưa cha, làm phiền cha quá, xin cha nói cho con biết nguyên nhân của bệnh thấp khớp có được không ?”
Cha sở phớt lờ.
Nhưng người nghiện rượu lại cứ hỏi câu hỏi đó, lúc này cha sở không còn tính nhẫn nại nữa, lớn tiếng nói với anh ta:
- “Uống rượu nè, uống rượu làm cho người ta mang bệnh thấp khớp, đánh bạc, đĩ điếm đều mắc bệnh thấp khớp, mà anh hỏi làm gì vậy ?
Thật đáng tiếc, ngài nói quá sớm, nên đối phương vội vàng trả lời:
- “Bởi vì trên báo có đăng, đức giáo hoàng mắc bệnh thấp khớp !”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những nguyên nhân làm cho con người ta bực mình cách...vô duyên, mà cái cô duyên lớn nhất chính là thành kiến của mình đối với một khuyết điểm nhỏ (hoặc lớn) của người khác.
Vì thành kiến với người say rượu nên cha sở phớt lờ câu hỏi của người có chút ngà ngà say; vì có thành kiến nên cha sở đã trả lời cách vô ý thức khi người ngà ngà say hỏi về nguyên nhân của bệnh thấp khớp, trong lúc câu hỏi của người ngà ngà say rất thành thật...
Theo như câu trả lời của cha sở thì nguyên nhân của bệnh thấp khớp là do uống rượu, đĩ điếm, đánh bạc.v.v...mà ra. Thật là một câu trả lời thiếu khôn ngoan và hồ đồ, bởi vì đức giáo hoáng cũng đang mắc bệnh thấp khớp, chẳng lẽ bệnh thấp khớp của đức giáo hoàng, hay của bất cứ người nào cũng đều là nguyên nhân như cha sở đưa ra sao ?
Thành kiến thì luôn không công bằng trong cách cư xử và trong lời nói, và có khi gây gương mù gương xấu cho người khác. Người bình thường có thành kiến thì hậu quả tai hại nhỏ, nhưng tu sĩ, linh mục, giám mục mà có bệnh thành kiến thì hậu quả khó lường được, vì nó không những làm hại cuộc sống hiện tại, mà còn làm cho tương lai của người khác gian nan vất vả...
Thành kiến là tảng đá cản trở bước tiến của người khác.
N2T |
Có người nghiện rượu trong thôn, tay cầm tờ báo loạng choạng đi đến nhà cha sở, nhưng lại rất lịch sự chào hỏi ngài. Cha sở nhìn thấy người mới đến thì trong lòng rất bực mình, nên không thèm chào hỏi anh ta, bởi vì anh ta có chút ngà ngà say.
Mặc dù vậy, nhưng anh ta có chuyện nên mới đến nhà cha sở:
- Thưa cha, làm phiền cha quá, xin cha nói cho con biết nguyên nhân của bệnh thấp khớp có được không ?”
Cha sở phớt lờ.
Nhưng người nghiện rượu lại cứ hỏi câu hỏi đó, lúc này cha sở không còn tính nhẫn nại nữa, lớn tiếng nói với anh ta:
- “Uống rượu nè, uống rượu làm cho người ta mang bệnh thấp khớp, đánh bạc, đĩ điếm đều mắc bệnh thấp khớp, mà anh hỏi làm gì vậy ?
Thật đáng tiếc, ngài nói quá sớm, nên đối phương vội vàng trả lời:
- “Bởi vì trên báo có đăng, đức giáo hoàng mắc bệnh thấp khớp !”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những nguyên nhân làm cho con người ta bực mình cách...vô duyên, mà cái cô duyên lớn nhất chính là thành kiến của mình đối với một khuyết điểm nhỏ (hoặc lớn) của người khác.
Vì thành kiến với người say rượu nên cha sở phớt lờ câu hỏi của người có chút ngà ngà say; vì có thành kiến nên cha sở đã trả lời cách vô ý thức khi người ngà ngà say hỏi về nguyên nhân của bệnh thấp khớp, trong lúc câu hỏi của người ngà ngà say rất thành thật...
Theo như câu trả lời của cha sở thì nguyên nhân của bệnh thấp khớp là do uống rượu, đĩ điếm, đánh bạc.v.v...mà ra. Thật là một câu trả lời thiếu khôn ngoan và hồ đồ, bởi vì đức giáo hoáng cũng đang mắc bệnh thấp khớp, chẳng lẽ bệnh thấp khớp của đức giáo hoàng, hay của bất cứ người nào cũng đều là nguyên nhân như cha sở đưa ra sao ?
Thành kiến thì luôn không công bằng trong cách cư xử và trong lời nói, và có khi gây gương mù gương xấu cho người khác. Người bình thường có thành kiến thì hậu quả tai hại nhỏ, nhưng tu sĩ, linh mục, giám mục mà có bệnh thành kiến thì hậu quả khó lường được, vì nó không những làm hại cuộc sống hiện tại, mà còn làm cho tương lai của người khác gian nan vất vả...
Thành kiến là tảng đá cản trở bước tiến của người khác.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:24 25/05/2009
N2T |
25. Bây giờ tôi còn trẻ mà không nên thánh, sau này mãi mãi sẽ không nên thánh.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:25 25/05/2009
N2T |
125. Đọc sách chính là sức mạnh, bởi vì đọc sách có thể giúp cho công việc, và có thể gia tăng hiệu lực của công việc.
Thánh Thần, Nguyên lý hiệp nhất
Giuse Đinh Lập Liễm
11:09 25/05/2009
LỄ HIỆN XUỐNG B
THÁNH THẦN, NGUYÊN LÝ HIỆP NHẤT
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật tuần trước, chúng ta đã mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, kỷ niệm việc Ngài được về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã trao ban cho các môn đệ sứ mạng rao giảng Tin mừng cho muôn dân để tiếp nối công việc cứu chuộc của Ngài. Sứ mạng này thật vinh dự nhưng cũng không kém phần khó khăn. Cảm thông được với sự giới hạn của thân phận các Tông đồ và của chúng ta, trước khi về trời, Ngài còn căn dặn các Tông đồ hãy ở lại Giêrusalem chờ đợi điều Ngài đã hứa trước kia:”Hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa... Ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. Lời hứa đó hôm nay đã thành hiện thực với việc Chúa Thánh Thần được ban xuống cho các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ tuần, mà chúng ta vừa nghe trong bài 1 ở sách Công vụ Tông đồ.
Chúa Thánh Thần hiện xuống để ban cho các Tông đồ bảy ơn cả của Ngài. Ngài đến đổi mới mặt địa cầu, thay lòng đổi dạ các Tông đồ để biến các ông thành chứng nhân dũng cảm của Chúa giữa lòng đời. Trong các ơn Chúa Thánh Thần đã ban cho Giáo hội, ta thấy Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất. Ngài là ân huệ của Đấng Phục sinh, và là nguồn sức mạnh nối kết muôn dân và các tín hữu nên một trong cùng một phép Rửa và một niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, như lời thánh Phaolô trong bài đọc hai: ”Không ai có thể nói: Đức Giêsu là Chúa mà lại không do Thánh Thần”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 2,1-11
Đoạn sách Công vụ Tông đồ hôm nay tường thuật việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên cácTông đồ. Thánh Luca cho biết: vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu Phục sinh, các Tông đồ họp nhau lại trong nhà Tiệc ly, tại Giêrusalem, chờ đợi điều Đức Giêsu đã hứa: đón nhận Chúa Thánh Thần.
Khi các Tông đồ đang hội họp nhau cầu nguyện thì sự kiện lạ lùng xẩy ra: từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy căn nhà. Tiếp theo người ta nhìn thấy những gì như hình lưỡi lửa đậu trên đầu mỗi Tông đồ, và ai nấy được đầy tràn Chúa Thánh Thần. Sau đó, mọi người nói được các thứ tiếng lạ khác nhau, ai nghe cũng hiểu được.
Các hình biểu tượng đó đều có ý nghĩa: Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Với ơn Chúa Thánh Thần, các Tông đồ trở nên nhiệt thành can đảm đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Chúa nơi các dân tộc.
+ Bài đọc 2: 1Cr 12,3b-7.12-13
Trong thư gửi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu - để tránh sự chia rẽ đang nhen nhúm trong cộng đoàn - hiểu rằng Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Ngài nhắc lại cho họ biết: trong Giáo hội sơ khai, Chúa Thánh Thần đã ban nhiều đặc sủng khác nhau cho nhiều người. Nhưng tất cả những đặc sủng ấy chỉ nhằm xây dựng cộng đoàn, chứ không phải để phục vụ lợi ích cá nhân.
Trong mọi trường hợp, những đặc sủng ấy đều nhằm hướng tới sự hiệp nhất các Giáo hội. Vì thế, một mặt các tín hữu phải tránh sự chia rẽ đang tiềm tàng nơi cộng đoàn, mặt khác phải nỗ lực dùng mọi ân huệ Chúa Thánh Thần ban mà xây dựng thân thể Giáo hội.
+ Bài Tin mừng: Ga 20,19-23
Theo quan điểm của Gioan, việc trao sứ mạng và ban Thánh Thần cho các môn đệ đã xẩy ra ngay buổi chiều chính hôm lễ Phục sinh. Như vậy, căn bản mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống đã được biểu lộ trọn vẹn trong ngày ấy. Tuy nhiên, theo quan điểm Luca thì Thánh Thần được ban trong lễ Ngũ tuần. Thực ra, Luca và Gioan đều nói cùng một điều: Chúa sống lại ban ân sủng là Thánh Thần, và khai mở sứ vụ Giáo hội. Cách mô tả của hai thánh sử chỉ khác nhau ở thời điểm, do những quan niệm thần học của các ngài.
Thật vậy, Gioan nhìn mầu nhiệm Giáo hội “từ phía” Đức Kitô, nên từ quan điểm này, rõ ràng là Giáo hội được sinh ra trong hành động tuyệt đỉnh của hy tế thập giá. Nhưng nếu cũng mầu nhiệm này được nhìn “từ phía” các Tông đồ thì để trở nên những cột trụ của Hội thánh, rõ ràng các Tông đồ cũng phải làm một hành trình thiêng liêng, vừa đi vừa điều chỉnh đức tin dần dần theo sự thực của Chúa sống lại (Jean Frisque).
Trong lần hiện ra lần đầu tiên với các Tông đồ, ngoài việc ban Thánh Thần cho các ông, Đức Giêsu còn cầu chúc bình an, ban quyền tha tội và sai các ông đi rao giảng Tin mừng cứu độ cho muôn dân.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hiệp nhất trong Giáo hội Chúa Kitô
I. CHÚA THÁNH THẦN ĐƯỢC BAN XUỐNG
1. Lời hứa ban Thánh Thần
Nhìn lại những đoạn Tin mừng theo thánh Gioan được trích trong hai tuần lễ vừa qua, chắc hẳn chúng ta đều nhận ra rằng lời hứa ban Thánh Thần là điều được Đức Giêsu lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Chính Ngài đã khẳng định với các Tông đồ:”Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con”(Ga 16,7).
Và lời hứa ấy đã được thực hiện ngay khi Đức Giêsu sống lại hiện ra với các Tông đồ tại nhà Tiệc ly vào ngày thứ nhất trong tuần. Sau khi chào thăm các ông, Ngài thở hơi và nói với các ông: ”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Như thế, đối với Gioan. việc Đức Giêsu Tử nạn – Phục sinh – Ban Thánh Thần chỉ là một. Chính vì thế, phụng vụ đã chọn đọc bài Tin mừng hôm nay chính thức hai lần trong mùa Phục sinh: một là vào ngày Chúa nhật trong tuần Bát nhật Phục sinh và hôm nay, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cũng theo chiều hướng đó, thánh Gioan đã gắn liền cái chết của Đức Giêsu trên thập giá với việc trao ban Thần Khí, thánh sử đã thuật lại giờ ra đi của Đức Giêsu như sau: ”Ngài gục đầu xuống và trao ban Thần Khí”(Ga 19,30).
Như vậy, ngày Phục sinh Đức Giêsu đã trao ban Thánh Thần cho các Tông đồ (Ga 20,21-23), nhưng ngày lễ Hiện xuống, Chúa Thánh Thần đến một cách long trọng và là ngày khai sinh Giáo hội (Cv 2,1-13). Cũng như qua bí tích Rửa tội, chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, nhưng qua bí tích Thêm sức, chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách long trọng để trở thành người chiến sĩ của Nước Trời vậy.
2. Chúa Thánh Thần được ban xuống
Vào địp lễ Ngũ tuần, tức là 50 ngày sau lễ Vượt Qua, theo lời dặn của Đức Giêsu, các Tông đồ họp nhau lại tại nhà Tiệc ly để đón nhận Chúa Thánh Thần. Sách Công vụ tông đồ kể lại cho chúng ta những sự lạ đã xẩy ra bên trong và bên ngoài ngôi nhà nơi các môn đệ đang hội họp, có Đức Mẹ ở giữa. Bên trong có tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào nhà, có những lưỡi lửa xuất hiện và đậu trên đầu từng người. Họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Bên ngoài dân chúng bõ ngỡ kéo đến bao vây. Sự gì đã xẩy ra ? Phêrô, con người nhát đảm ấy, hôm nay mở tung cửa và bước ra, theo sau là các môn đệ khác. Họ lâng lâng như người say rượu, khiến dân chúng bàn tán, nhưng họ không say rượu mà say Chúa ! Vì hôm nay, ứng nghiệm lời tiên tri Joel đã tiên báo: ”Ta sẽ đổ Thánh Thần xuống và chúng sẽ nói tiên tri”. Phêrô giảng bài đầu tiên làm cho 3000 người trở lại. Các Tông đồ khác cũng bắt đầu sứ mạng rao giảng, với đặc ân Thánh Thần ban cho là nói được tiếng bản xứ của mỗi thính giả từ các nơi đổ về.
II. THÁNH THẦN, ĐẤNG BAN SỰ HIỆP NHẤT
1. Ngày khai sinh Giáo hội
Trước hết, Chúa Thánh Thần, chính là Đấng qui tụ muôn dân nên một trong Giáo hội. Thật vậy, các Tông đồ trước khi nhận lãnh Thánh Thần đã “đóng kín cửa vì sợ người Do thái”. Thế nhưng, sau khi đã nhận được sức mạnh của Thánh Thần, các ngài đã mở tung cửa mạnh dạn bước ra rao giảng cho mọi người Tin mừng về Đấng Phục sinh khiến mọi người đều bỡ ngỡ.
Theo sách Công vụ Tông đồ thuật lại lúc đó, tại Giêrusalem có rất nhiều người thuộc các dân tộc với nhiều tiếng nói khác nhau, từ muôn nơi trở về nhân dịp lễ Vượt Qua, nhưng có một điều lạ là tất cả đều nghe rõ và hiểu điều các Tông đồ loan báo, họ thắc mắc:”Tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mésopotamia, Giuđêa, Pontô, Tiểu á, Phrygia, Pamphilia, Ai cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ tại đây, là Do thái và tòng giáo, là người Crêta và Ảrập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa”.
Khi nêu lên danh sách các dân tộc này, thánh sử Luca đã cho thấy tính phổ quát của Tin mừng cứu độ. Mọi dân nước dù xa xôi như Rôma, mút cùng thế giới theo quan điểm của người Do thái, hay bé nhỏ như Pamphylia, một thành phố rất nhỏ của đế quốc Rôma, cũng phải được nghe loan báo Tin mừng và qui tụ về thành một đoàn chiên duy nhất dưới quyền của một chủ chiên là Đức Kitô. Như thế, Chúa Thánh Thần chính là mối dây liên kết muôn dân nên một, như lời khẳng định của thánh Phaolô trong bài đọc 2: ”Vì chưng trong cùng một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần”.
2. Những ân ban của Chúa Thánh Thần
Khi chịu phép Thêm sức, người tín hữu học về Ngôi Ba Thiên Chúa, về ơn Chúa Thánh Thần và những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội và trong đời sống người tín hữu. Giáo lý Công giáo dạy có 7 ơn Chúa Thánh Thần là ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông thái, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Thiên Chúa. Đó là những ơn căn bản cần thiết cho đời sống người Kitô giáo. Còn có những ơn khác nữa như ơn nhẫn nại, chịu đựng, ơn đơn sơ, hồn nhiên... Thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Côrintô giải thích là ơn Chúa Thánh Thần không chỉ giới hạn nơi các tông đồ mà thôi, nhưng còn được tác động trong nhiều cách thế, nơi nhiều người khác nhau.
Trong ngày lễ Hiện xuống hôm nay, chúng ta đặc biệt chú trọng đến ơn mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta là qui tụ mọi dân tộc lại trong một cộng đoàn tức là Giáo hội. Ngài là hồn sống của Giáo hội và của từng người một. Bài tường thuật của sách Công vụ hôm nay là đối trọng của bài tường thuật tháp Babel thời Cựu ước.
Ngày xưa, ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không qui tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm cho nhau.
Hôm lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần sửa lại sự hư hại đó: tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Nhờ đâu ? Nhờ chính Chúa Thánh Thần, nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất (Lm Carolô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 226).
III. TA XÂY DỰNG HỘI THÁNH HIỆP NHẤT
1. Vai trò của mỗi Kitô hữu
Khi được chịu phép rửa tội, chúng ta trở thành một phần tử trong Giáo hội, thành một chi thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Mỗi người phải có một vai trò trong Giáo hội tùy theo khả năng mà Chúa Thánh Thần sắp xếp. Không ai được đứng bên lề Giáo hội.
Ta thấy ơn Chúa Thánh Thần tác động như thế nào trong đời sống của Giáo hội như thánh Phaolô chỉ dạy: ”Có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần, có nhiều chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa, có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng hoàn thành mọi sự trong mọi người”(1Cr 12,3). Như vậy tất cả các phần tử trong Giáo hội đều đóng những vai trò quan trọng khác nhau và thi hành những phận vụ khác nhau. Ơn Chúa Thánh Thần ban cho mỗi phần tử khác nhau là để hợp nhất các phần tử. Và cái dấu chỉ của việc hoạt động tông dồ nhằm mục đích vinh danh Chúa.
Chúa Thánh Thần vẫn âm thầm lặng lẽ hoạt động nơi ta và Giáo hội mà ta không thấy. Có người tự hỏi tại sao Chúa Thánh Thần không làm những việc lạ lùng vĩ đại trong thời đại ta đang sống ? Để trả lời, ta cần nhận định là Thiên Chúa vẫn làm những công việc lạ lùng trong thời đại chúng ta đang sống, miễn là ta biết mở rộng tâm hồn và cộng tác với ơn Chúa và để Chúa làm chủ đời sống.
2. Tránh gây sự chia rẽ
Công đồng Vatican II dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đã làm sáng tỏ trong việc giáo huấn là tất cả mọi phần tử trong Giáo hội đều được gọi để sống đời sống thánh thiện và làm chứng của đức tin. Như vậy thì tất cả mọi người đều được gọi đóng vai trò của mình trong việc hoạt động tông đồ của Giáo hội tùy theo khả năng và phương tiện có thể.
Theo thánh Phaolô, Chúa Thánh Thần là mối dây liên kết mọi thành phần trong Hội thánh, nên mỗi thành phần không đứng riêng rẽ, nhưng liên đới và gắn bó chặt chẽ với nhau như các chi thể trong cùng một thân thể: ”Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy”.
Nhìn vào con người chúng ta, chỉ có một thân thể mà có nhiều chi thể: tai, mắt, mũi, miệng, chân tay... Mỗi chi thể có nhiệm vụ khác nhau. Chi thể nọ cần đến chi thể kia để bổ túc cho nhau và để nhằm lợi ích cho toàn thân. Và cái dụng cụ Chúa dùng trong việc mở mang Nước Chúa không chỉ tùy thuộc vào cái tài khéo, mức độ học vấn, hay địa vị của mỗi người mà thôi, nhưng còn tùy thuộc vào quyền năng của Chúa với sự cộng tác của mỗi người với Chúa.
Truyện: Bất đồng ý kiến.
Hai người bơi chung một chiếc xuồng trên dòng sông nước ngược. Vì có sự bất đồng ý kiến nên qua một hồi lời qua tiếng lại, anh ngồi phía trước gác dầm không bơi nữa. Anh phía sau lái thấy vậy mới nói:
- Này anh, tôi với anh dù có bất đồng ý kiến, nhưng chúng ta cùng đi chung trên một chiếc xuồng, cùng tiến chung về cùng một mục tiêu, anh không thể để mặc tôi bơi một mình như vậy được.
Anh ở trước mũi trả lời tỉnh bơ:
- Chiếc xuồng có hai phần, lái và mũi. Phần lái thuộc về anh. phần mũi thuộc về tôi. Anh cứ bơi phần anh, phần tôi, tôi bỏ, tôi thả trôi thì mặc tôi.
Anh phía sau tức quá, nhưng cũng ráng bơi, vì nếu bỏ thì chiếc xuồng sẽ trôi ngược và không ai tới đích. Không ngờ chỉ một lúc sau, anh nghe tiếng nước tràn vào phía sau, anh quay lại thì thấy anh chàng kia không còn đủ bình tĩnh nữa, đang đục một lỗ để định nhận chìm xuống. Anh kia hoảng sợ nói:
- Ơ này, anh có giận tôi thì giận, chứ anh nhận chìm xuồng, tôi không biết bơi đâu đấy nhé.
Anh phía sau thản nhiên nói:
- Chiếc xuồng có hai phần, phần mũi và phần lái. Phần mũi của anh, còn phần lái của tôi, tôi nhận chìm kệ tôi chứ !
Thế là chẳng mấy chốc cả hai đều chết chìm trong lúc vẫn cứ cố gắng cãi nhau hơn là nỗ lực bơi vào bờ !
3. Sống hiệp nhất yêu thương
Tính cách cộng đoàn của lễ Hiện xuống đòi hỏi phải có đức bác ái huynh đệ: Thánh Thần không đến trên từng cá nhân riêng rẽ, nhưng trong một tập thể được nối kết bằng hiệp nhất yêu thương. Nơi nhóm người họp nhau tại căn phòng, Chúa Thánh Thần muốn nối kết thành cộng đoàn hiệp nhất, cộng đoàn này luôn luôn mở rộng ra khắp thế giới mà vẫn luôn giữ được mối hiệp nhất.
Ngày Hiện xuống này chính là ngày thành lập Hội thánh. Thế nên, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ của mình cùng lãnh nhận Thánh Thần ở Giêrusalem bằng một biểu lộ hiệp nhất. Các môn đệ đã thực hiện sự hiệp nhất này qua việc chung sống yêu thương. Sự chung sống yêu thương này khác hẳn thái độ ghen tỵ vẫn thường xẩy ra trong đời sống công khai của Đức Giêsu. Đây chính là kiểu mẫu bác ái phải có nơi các Kitô hữu khắp mọi nơi.
Truyện: Tha nhân là chính Chúa
Một bề trên tu viện công giáo đến tìm một ẩn sĩ Ấn giáo tại chân núi Himalaya. Ông lo âu trình bầy về tình trạng bi đát của tu viện ông.
Trước kia tu viện này là một trung tâm thu hút khách hành hương. Nhà thờ lúc nào cũng vang tiếng hát của giáo dân đến từ khắp nơi. Trong tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu hằng ngày đến gõ cửa nữa. Thế mà bây giờ tu viện chẳng khác nào một ngôi chùa hoang phế. Nhà thờ vắng lặng, tu sĩ thì leo teo mấy người. Cuộc sống thật là buồn tẻ.
Vị bề trên hỏi tu sĩ Ấn giáo cho biết nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã đưa tu viện tới tình trạng trên đây.
Tu sĩ Ấn giáo ôn tồn bảo:
- Các tội đã và đang xẩy ra tại cộng đoàn đó là tội vô tình. Và giải thích: Đấng Cứu thế đã cải trang thành một người trong qúi vị, nhưng qúi vị không nhận ra Ngài.
Nhận được câu trả lời giải đáp, vị Bề trên hối hả quay về tu viện. Ông tập họp cộng đoàn lại, và loan báo cho mọi người biết Đấng Cứu thế đang cải trang thành một người trong nhà. Các tu sĩ đều mở to đôi mắt và quan sát nhau. Ai là Đấng Cứu thế cải trang vậy ? Nhưng có một điều chắc là một khi Ngài đã cải trang thì không ai có thể nhận ra Ngài được. Mỗi người trong họ đều có thể là Đấng Cứu thế.
Vậy là từ đó, mọi người đều đối xử với nhau như với Đấng Cứu thế. Chẳng bao lâu bầu khí yêu thương huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện. Từ khắp nơi người ta lại tìm đến tu viện tĩnh tâm và cầu nguyện. Nhiều người trẻ cũng đến xin gia nhập cộng đoàn.
(D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 287)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
THÁNH THẦN, NGUYÊN LÝ HIỆP NHẤT
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật tuần trước, chúng ta đã mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, kỷ niệm việc Ngài được về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã trao ban cho các môn đệ sứ mạng rao giảng Tin mừng cho muôn dân để tiếp nối công việc cứu chuộc của Ngài. Sứ mạng này thật vinh dự nhưng cũng không kém phần khó khăn. Cảm thông được với sự giới hạn của thân phận các Tông đồ và của chúng ta, trước khi về trời, Ngài còn căn dặn các Tông đồ hãy ở lại Giêrusalem chờ đợi điều Ngài đã hứa trước kia:”Hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa... Ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. Lời hứa đó hôm nay đã thành hiện thực với việc Chúa Thánh Thần được ban xuống cho các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ tuần, mà chúng ta vừa nghe trong bài 1 ở sách Công vụ Tông đồ.
Chúa Thánh Thần hiện xuống để ban cho các Tông đồ bảy ơn cả của Ngài. Ngài đến đổi mới mặt địa cầu, thay lòng đổi dạ các Tông đồ để biến các ông thành chứng nhân dũng cảm của Chúa giữa lòng đời. Trong các ơn Chúa Thánh Thần đã ban cho Giáo hội, ta thấy Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất. Ngài là ân huệ của Đấng Phục sinh, và là nguồn sức mạnh nối kết muôn dân và các tín hữu nên một trong cùng một phép Rửa và một niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, như lời thánh Phaolô trong bài đọc hai: ”Không ai có thể nói: Đức Giêsu là Chúa mà lại không do Thánh Thần”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 2,1-11
Đoạn sách Công vụ Tông đồ hôm nay tường thuật việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên cácTông đồ. Thánh Luca cho biết: vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu Phục sinh, các Tông đồ họp nhau lại trong nhà Tiệc ly, tại Giêrusalem, chờ đợi điều Đức Giêsu đã hứa: đón nhận Chúa Thánh Thần.
Khi các Tông đồ đang hội họp nhau cầu nguyện thì sự kiện lạ lùng xẩy ra: từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy căn nhà. Tiếp theo người ta nhìn thấy những gì như hình lưỡi lửa đậu trên đầu mỗi Tông đồ, và ai nấy được đầy tràn Chúa Thánh Thần. Sau đó, mọi người nói được các thứ tiếng lạ khác nhau, ai nghe cũng hiểu được.
Các hình biểu tượng đó đều có ý nghĩa: Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Với ơn Chúa Thánh Thần, các Tông đồ trở nên nhiệt thành can đảm đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Chúa nơi các dân tộc.
+ Bài đọc 2: 1Cr 12,3b-7.12-13
Trong thư gửi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu - để tránh sự chia rẽ đang nhen nhúm trong cộng đoàn - hiểu rằng Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Ngài nhắc lại cho họ biết: trong Giáo hội sơ khai, Chúa Thánh Thần đã ban nhiều đặc sủng khác nhau cho nhiều người. Nhưng tất cả những đặc sủng ấy chỉ nhằm xây dựng cộng đoàn, chứ không phải để phục vụ lợi ích cá nhân.
Trong mọi trường hợp, những đặc sủng ấy đều nhằm hướng tới sự hiệp nhất các Giáo hội. Vì thế, một mặt các tín hữu phải tránh sự chia rẽ đang tiềm tàng nơi cộng đoàn, mặt khác phải nỗ lực dùng mọi ân huệ Chúa Thánh Thần ban mà xây dựng thân thể Giáo hội.
+ Bài Tin mừng: Ga 20,19-23
Theo quan điểm của Gioan, việc trao sứ mạng và ban Thánh Thần cho các môn đệ đã xẩy ra ngay buổi chiều chính hôm lễ Phục sinh. Như vậy, căn bản mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống đã được biểu lộ trọn vẹn trong ngày ấy. Tuy nhiên, theo quan điểm Luca thì Thánh Thần được ban trong lễ Ngũ tuần. Thực ra, Luca và Gioan đều nói cùng một điều: Chúa sống lại ban ân sủng là Thánh Thần, và khai mở sứ vụ Giáo hội. Cách mô tả của hai thánh sử chỉ khác nhau ở thời điểm, do những quan niệm thần học của các ngài.
Thật vậy, Gioan nhìn mầu nhiệm Giáo hội “từ phía” Đức Kitô, nên từ quan điểm này, rõ ràng là Giáo hội được sinh ra trong hành động tuyệt đỉnh của hy tế thập giá. Nhưng nếu cũng mầu nhiệm này được nhìn “từ phía” các Tông đồ thì để trở nên những cột trụ của Hội thánh, rõ ràng các Tông đồ cũng phải làm một hành trình thiêng liêng, vừa đi vừa điều chỉnh đức tin dần dần theo sự thực của Chúa sống lại (Jean Frisque).
Trong lần hiện ra lần đầu tiên với các Tông đồ, ngoài việc ban Thánh Thần cho các ông, Đức Giêsu còn cầu chúc bình an, ban quyền tha tội và sai các ông đi rao giảng Tin mừng cứu độ cho muôn dân.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hiệp nhất trong Giáo hội Chúa Kitô
I. CHÚA THÁNH THẦN ĐƯỢC BAN XUỐNG
1. Lời hứa ban Thánh Thần
Nhìn lại những đoạn Tin mừng theo thánh Gioan được trích trong hai tuần lễ vừa qua, chắc hẳn chúng ta đều nhận ra rằng lời hứa ban Thánh Thần là điều được Đức Giêsu lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Chính Ngài đã khẳng định với các Tông đồ:”Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con”(Ga 16,7).
Và lời hứa ấy đã được thực hiện ngay khi Đức Giêsu sống lại hiện ra với các Tông đồ tại nhà Tiệc ly vào ngày thứ nhất trong tuần. Sau khi chào thăm các ông, Ngài thở hơi và nói với các ông: ”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Như thế, đối với Gioan. việc Đức Giêsu Tử nạn – Phục sinh – Ban Thánh Thần chỉ là một. Chính vì thế, phụng vụ đã chọn đọc bài Tin mừng hôm nay chính thức hai lần trong mùa Phục sinh: một là vào ngày Chúa nhật trong tuần Bát nhật Phục sinh và hôm nay, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cũng theo chiều hướng đó, thánh Gioan đã gắn liền cái chết của Đức Giêsu trên thập giá với việc trao ban Thần Khí, thánh sử đã thuật lại giờ ra đi của Đức Giêsu như sau: ”Ngài gục đầu xuống và trao ban Thần Khí”(Ga 19,30).
Như vậy, ngày Phục sinh Đức Giêsu đã trao ban Thánh Thần cho các Tông đồ (Ga 20,21-23), nhưng ngày lễ Hiện xuống, Chúa Thánh Thần đến một cách long trọng và là ngày khai sinh Giáo hội (Cv 2,1-13). Cũng như qua bí tích Rửa tội, chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, nhưng qua bí tích Thêm sức, chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách long trọng để trở thành người chiến sĩ của Nước Trời vậy.
2. Chúa Thánh Thần được ban xuống
Vào địp lễ Ngũ tuần, tức là 50 ngày sau lễ Vượt Qua, theo lời dặn của Đức Giêsu, các Tông đồ họp nhau lại tại nhà Tiệc ly để đón nhận Chúa Thánh Thần. Sách Công vụ tông đồ kể lại cho chúng ta những sự lạ đã xẩy ra bên trong và bên ngoài ngôi nhà nơi các môn đệ đang hội họp, có Đức Mẹ ở giữa. Bên trong có tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào nhà, có những lưỡi lửa xuất hiện và đậu trên đầu từng người. Họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Bên ngoài dân chúng bõ ngỡ kéo đến bao vây. Sự gì đã xẩy ra ? Phêrô, con người nhát đảm ấy, hôm nay mở tung cửa và bước ra, theo sau là các môn đệ khác. Họ lâng lâng như người say rượu, khiến dân chúng bàn tán, nhưng họ không say rượu mà say Chúa ! Vì hôm nay, ứng nghiệm lời tiên tri Joel đã tiên báo: ”Ta sẽ đổ Thánh Thần xuống và chúng sẽ nói tiên tri”. Phêrô giảng bài đầu tiên làm cho 3000 người trở lại. Các Tông đồ khác cũng bắt đầu sứ mạng rao giảng, với đặc ân Thánh Thần ban cho là nói được tiếng bản xứ của mỗi thính giả từ các nơi đổ về.
II. THÁNH THẦN, ĐẤNG BAN SỰ HIỆP NHẤT
1. Ngày khai sinh Giáo hội
Trước hết, Chúa Thánh Thần, chính là Đấng qui tụ muôn dân nên một trong Giáo hội. Thật vậy, các Tông đồ trước khi nhận lãnh Thánh Thần đã “đóng kín cửa vì sợ người Do thái”. Thế nhưng, sau khi đã nhận được sức mạnh của Thánh Thần, các ngài đã mở tung cửa mạnh dạn bước ra rao giảng cho mọi người Tin mừng về Đấng Phục sinh khiến mọi người đều bỡ ngỡ.
Theo sách Công vụ Tông đồ thuật lại lúc đó, tại Giêrusalem có rất nhiều người thuộc các dân tộc với nhiều tiếng nói khác nhau, từ muôn nơi trở về nhân dịp lễ Vượt Qua, nhưng có một điều lạ là tất cả đều nghe rõ và hiểu điều các Tông đồ loan báo, họ thắc mắc:”Tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mésopotamia, Giuđêa, Pontô, Tiểu á, Phrygia, Pamphilia, Ai cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ tại đây, là Do thái và tòng giáo, là người Crêta và Ảrập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa”.
Khi nêu lên danh sách các dân tộc này, thánh sử Luca đã cho thấy tính phổ quát của Tin mừng cứu độ. Mọi dân nước dù xa xôi như Rôma, mút cùng thế giới theo quan điểm của người Do thái, hay bé nhỏ như Pamphylia, một thành phố rất nhỏ của đế quốc Rôma, cũng phải được nghe loan báo Tin mừng và qui tụ về thành một đoàn chiên duy nhất dưới quyền của một chủ chiên là Đức Kitô. Như thế, Chúa Thánh Thần chính là mối dây liên kết muôn dân nên một, như lời khẳng định của thánh Phaolô trong bài đọc 2: ”Vì chưng trong cùng một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần”.
2. Những ân ban của Chúa Thánh Thần
Khi chịu phép Thêm sức, người tín hữu học về Ngôi Ba Thiên Chúa, về ơn Chúa Thánh Thần và những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội và trong đời sống người tín hữu. Giáo lý Công giáo dạy có 7 ơn Chúa Thánh Thần là ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông thái, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Thiên Chúa. Đó là những ơn căn bản cần thiết cho đời sống người Kitô giáo. Còn có những ơn khác nữa như ơn nhẫn nại, chịu đựng, ơn đơn sơ, hồn nhiên... Thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Côrintô giải thích là ơn Chúa Thánh Thần không chỉ giới hạn nơi các tông đồ mà thôi, nhưng còn được tác động trong nhiều cách thế, nơi nhiều người khác nhau.
Trong ngày lễ Hiện xuống hôm nay, chúng ta đặc biệt chú trọng đến ơn mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta là qui tụ mọi dân tộc lại trong một cộng đoàn tức là Giáo hội. Ngài là hồn sống của Giáo hội và của từng người một. Bài tường thuật của sách Công vụ hôm nay là đối trọng của bài tường thuật tháp Babel thời Cựu ước.
Ngày xưa, ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không qui tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm cho nhau.
Hôm lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần sửa lại sự hư hại đó: tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Nhờ đâu ? Nhờ chính Chúa Thánh Thần, nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất (Lm Carolô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 226).
III. TA XÂY DỰNG HỘI THÁNH HIỆP NHẤT
1. Vai trò của mỗi Kitô hữu
Khi được chịu phép rửa tội, chúng ta trở thành một phần tử trong Giáo hội, thành một chi thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Mỗi người phải có một vai trò trong Giáo hội tùy theo khả năng mà Chúa Thánh Thần sắp xếp. Không ai được đứng bên lề Giáo hội.
Ta thấy ơn Chúa Thánh Thần tác động như thế nào trong đời sống của Giáo hội như thánh Phaolô chỉ dạy: ”Có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần, có nhiều chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa, có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng hoàn thành mọi sự trong mọi người”(1Cr 12,3). Như vậy tất cả các phần tử trong Giáo hội đều đóng những vai trò quan trọng khác nhau và thi hành những phận vụ khác nhau. Ơn Chúa Thánh Thần ban cho mỗi phần tử khác nhau là để hợp nhất các phần tử. Và cái dấu chỉ của việc hoạt động tông dồ nhằm mục đích vinh danh Chúa.
Chúa Thánh Thần vẫn âm thầm lặng lẽ hoạt động nơi ta và Giáo hội mà ta không thấy. Có người tự hỏi tại sao Chúa Thánh Thần không làm những việc lạ lùng vĩ đại trong thời đại ta đang sống ? Để trả lời, ta cần nhận định là Thiên Chúa vẫn làm những công việc lạ lùng trong thời đại chúng ta đang sống, miễn là ta biết mở rộng tâm hồn và cộng tác với ơn Chúa và để Chúa làm chủ đời sống.
2. Tránh gây sự chia rẽ
Công đồng Vatican II dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đã làm sáng tỏ trong việc giáo huấn là tất cả mọi phần tử trong Giáo hội đều được gọi để sống đời sống thánh thiện và làm chứng của đức tin. Như vậy thì tất cả mọi người đều được gọi đóng vai trò của mình trong việc hoạt động tông đồ của Giáo hội tùy theo khả năng và phương tiện có thể.
Theo thánh Phaolô, Chúa Thánh Thần là mối dây liên kết mọi thành phần trong Hội thánh, nên mỗi thành phần không đứng riêng rẽ, nhưng liên đới và gắn bó chặt chẽ với nhau như các chi thể trong cùng một thân thể: ”Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy”.
Nhìn vào con người chúng ta, chỉ có một thân thể mà có nhiều chi thể: tai, mắt, mũi, miệng, chân tay... Mỗi chi thể có nhiệm vụ khác nhau. Chi thể nọ cần đến chi thể kia để bổ túc cho nhau và để nhằm lợi ích cho toàn thân. Và cái dụng cụ Chúa dùng trong việc mở mang Nước Chúa không chỉ tùy thuộc vào cái tài khéo, mức độ học vấn, hay địa vị của mỗi người mà thôi, nhưng còn tùy thuộc vào quyền năng của Chúa với sự cộng tác của mỗi người với Chúa.
Truyện: Bất đồng ý kiến.
Hai người bơi chung một chiếc xuồng trên dòng sông nước ngược. Vì có sự bất đồng ý kiến nên qua một hồi lời qua tiếng lại, anh ngồi phía trước gác dầm không bơi nữa. Anh phía sau lái thấy vậy mới nói:
- Này anh, tôi với anh dù có bất đồng ý kiến, nhưng chúng ta cùng đi chung trên một chiếc xuồng, cùng tiến chung về cùng một mục tiêu, anh không thể để mặc tôi bơi một mình như vậy được.
Anh ở trước mũi trả lời tỉnh bơ:
- Chiếc xuồng có hai phần, lái và mũi. Phần lái thuộc về anh. phần mũi thuộc về tôi. Anh cứ bơi phần anh, phần tôi, tôi bỏ, tôi thả trôi thì mặc tôi.
Anh phía sau tức quá, nhưng cũng ráng bơi, vì nếu bỏ thì chiếc xuồng sẽ trôi ngược và không ai tới đích. Không ngờ chỉ một lúc sau, anh nghe tiếng nước tràn vào phía sau, anh quay lại thì thấy anh chàng kia không còn đủ bình tĩnh nữa, đang đục một lỗ để định nhận chìm xuống. Anh kia hoảng sợ nói:
- Ơ này, anh có giận tôi thì giận, chứ anh nhận chìm xuồng, tôi không biết bơi đâu đấy nhé.
Anh phía sau thản nhiên nói:
- Chiếc xuồng có hai phần, phần mũi và phần lái. Phần mũi của anh, còn phần lái của tôi, tôi nhận chìm kệ tôi chứ !
Thế là chẳng mấy chốc cả hai đều chết chìm trong lúc vẫn cứ cố gắng cãi nhau hơn là nỗ lực bơi vào bờ !
3. Sống hiệp nhất yêu thương
Tính cách cộng đoàn của lễ Hiện xuống đòi hỏi phải có đức bác ái huynh đệ: Thánh Thần không đến trên từng cá nhân riêng rẽ, nhưng trong một tập thể được nối kết bằng hiệp nhất yêu thương. Nơi nhóm người họp nhau tại căn phòng, Chúa Thánh Thần muốn nối kết thành cộng đoàn hiệp nhất, cộng đoàn này luôn luôn mở rộng ra khắp thế giới mà vẫn luôn giữ được mối hiệp nhất.
Ngày Hiện xuống này chính là ngày thành lập Hội thánh. Thế nên, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ của mình cùng lãnh nhận Thánh Thần ở Giêrusalem bằng một biểu lộ hiệp nhất. Các môn đệ đã thực hiện sự hiệp nhất này qua việc chung sống yêu thương. Sự chung sống yêu thương này khác hẳn thái độ ghen tỵ vẫn thường xẩy ra trong đời sống công khai của Đức Giêsu. Đây chính là kiểu mẫu bác ái phải có nơi các Kitô hữu khắp mọi nơi.
Truyện: Tha nhân là chính Chúa
Một bề trên tu viện công giáo đến tìm một ẩn sĩ Ấn giáo tại chân núi Himalaya. Ông lo âu trình bầy về tình trạng bi đát của tu viện ông.
Trước kia tu viện này là một trung tâm thu hút khách hành hương. Nhà thờ lúc nào cũng vang tiếng hát của giáo dân đến từ khắp nơi. Trong tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu hằng ngày đến gõ cửa nữa. Thế mà bây giờ tu viện chẳng khác nào một ngôi chùa hoang phế. Nhà thờ vắng lặng, tu sĩ thì leo teo mấy người. Cuộc sống thật là buồn tẻ.
Vị bề trên hỏi tu sĩ Ấn giáo cho biết nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã đưa tu viện tới tình trạng trên đây.
Tu sĩ Ấn giáo ôn tồn bảo:
- Các tội đã và đang xẩy ra tại cộng đoàn đó là tội vô tình. Và giải thích: Đấng Cứu thế đã cải trang thành một người trong qúi vị, nhưng qúi vị không nhận ra Ngài.
Nhận được câu trả lời giải đáp, vị Bề trên hối hả quay về tu viện. Ông tập họp cộng đoàn lại, và loan báo cho mọi người biết Đấng Cứu thế đang cải trang thành một người trong nhà. Các tu sĩ đều mở to đôi mắt và quan sát nhau. Ai là Đấng Cứu thế cải trang vậy ? Nhưng có một điều chắc là một khi Ngài đã cải trang thì không ai có thể nhận ra Ngài được. Mỗi người trong họ đều có thể là Đấng Cứu thế.
Vậy là từ đó, mọi người đều đối xử với nhau như với Đấng Cứu thế. Chẳng bao lâu bầu khí yêu thương huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện. Từ khắp nơi người ta lại tìm đến tu viện tĩnh tâm và cầu nguyện. Nhiều người trẻ cũng đến xin gia nhập cộng đoàn.
(D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 287)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 13 - Phương Pháp Khoa Học Xã Hội
Phaolô Phạm Xuân Khôi
15:31 25/05/2009
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa vừa qua đã viết trong Đề Nghị số 39 trình lên Đức Thánh Cha rằng: “Các Nghị Phụ đặc biệt nghĩ đến các tín hữu đang dấn thân vào đời sống chính trị và xã hội. Các ngài mong muốn rằng Lời Chúa nâng đỡ những hình thức làm chứng cũng như khuyến khích các hành động của họ trên đời, trong việc tìm kiếm sự tốt lành cho tất cả mọi người, và trong việc tôn trọng phẩm giá từng con người. Cho nên, cần phải chuẩn bị cho họ bằng một nền giáo dục đầy đủ theo những nguyên tắc xã hội của Hội Thánh.
Phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Khoa Học Xã Hội là nền tảng của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Tuy nhiên cũng có nhiều thần học gia dùng phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Khoa Học Xã Hội để biện minh cho những trào lưu giải phóng xã hội theo khoa Thần Học Giải Phóng, là nền thần học cổ võ cho chủ nghĩa đấu tranh gia cấp.
Phạm vi xã hội của Thánh Kinh nói về cái thế giới nằm dưới bản văn để đôi khi ám chỉ hoàn cảnh xã hội của tác giả hay của các độc giả, là những người đóng góp và sự hình thành tác phẩm gốc và các giải thích các bản văn Thánh Kinh sau đó.
I. Những Phương Pháp Giải Thích Thánh Kinh theo Khoa Học Xã Hội
1. Nghiên cứu Thánh Kinh theo phương pháp Khoa Học Xã Hội chú trọng đến hoàn cảnh xã hội trong lịch sử của các tác giả tiên khởi và cộng đồng của họ để nghên cứu sự hiểu biết về xã hội học của bản văn Thánh Kinh. Tiếp cận này coi ngôn ngữ như phản ảnh các thực thể xã hội. Các phương pháp và học thuyết xã hội, nhân chủng và đôi khi tâm lý được dùng như dụng cụ để "nhìn xuống dưới bản văn" hầu hiểu hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến tác giả và bản văn thế nào. Bản văn Thánh Kinh được đọc như một tiết lộ vể các trào lưu, cơ chế, và xung đột xã hội, cũng như vai trò của xã hội thời ấy, cùng một thông điệp cho độc giả thời nay với lịch sử xã hội riêng của họ.
2. Giải thích Thánh Kinh theo tiếp cận Giải Phóng nhấn mạnh nhiều đến hoàn cảnh xã hội của độc giả Thánh Kinh hiện đại trong khi nghiên cứu tình trạng xã hội của các thánh sử. Các nhà thần học Giải Phóng nhấn mạnh rằng độc giả đang bị vướng mắc vào một hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh này sẽ hình thành cách giải thích Thánh Kinh của họ. Các nhà thần học Giải Phóng đặc biệt lo ngại rằng những người chiếm địa vị uy quyền, giàu sang và thế giá trong xã hội sẽ không hiểu được cái thông điệp hùng hồn về giải phóng xã hội nằm trong các bản văn Thánh Kinh. Các nhà thần học này lấy việc Thiên Chúa giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ làm then chốt cho cho việc giải thích Thánh Kinh. Thông điệp giải phóng trong cuộc Xuất Hành của dân Israel được tiếp tục qua những lời rao giảng của các ngôn sứ về công bằng xã hội và được hoàn tất trong Tin Mừng cho người nghèo của Chúa Giêsu. Để hiểu đúng thông điệp này của Tin Mừng, người ta phải đọc Tin Mừng "cùng với người nghèo" hay từ chỗ đứng của họ trong xã hội của họ, là chỗ đứng của những người cần sự giải phóng mà Thiên Chúa đã hứa. Như thế, việc giải thích Thánh Kinh phải đi đôi với việc phân tích hoàn cảnh xã hội hiện đại cách hoà hợp với thông điệp của Thánh Kinh về giải phóng xã hội cho những người bị áp bức trong xã hội hôm nay.
II. Giải Thích Thánh Kinh theo Xã Hội trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo
Đạo Công Giáo xác nhận diện xã hội của công trình của Thiên Chúa trên thế gian. Hiến Chế về Hội Thánh (Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân) công bố rõ ràng:
"Thiên Chúa không thánh hóa con người và cứu chuộc họ chỉ như những cá nhân không có liên hệ hay dính lứu gì với nhau" (Lumen Gentium 9)
Tài liêu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh chú thích về phạm vi xã hội của việc giải thích Thánh Kinh như sau:
"Để tự liên lạc, Lời Chúa đã đâm rễ trong đời sống của các cộng đồng nhân loại."
Qua việc nhấn mạnh đến phương diện xã hội của ơn cứu độ của Thiên Chúa, nhà chú giải Thánh Kinh Công Giáo sẵn sàng chấp nhận việc nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường xã hội mà trong đó mặc khải đã xảy ra.
Giáo huấn xã hội của Công Giáo cũng dành chỗ cho những đóng góp của việc giải thích Thánh Kinh theo Giải Phóng, mặc dù một vài phương diện của khoa thần học này đã bị Hội Thánh phê bình. Hội Thánh Công Giáo xác nhận "quyền ưu tiên của người nghèo" là trọng tâm của khoa thần học Giải Phóng. Ngay cả trong những tài liệu vạch ra một số sai lầm của khoa thần học Giải Phóng, Hội Thánh cũng xác quyết sự quan trọng và giá trị của việc đọc Thánh Kinh theo nhãn quan và cảm nghiệm của người nghèo, và sự cần thiết của việc giải phóng xã hội:
"Một đóng góp rất tích cực, vì môn thần học này làm nổi bật những khía cạnh của Lời Thiên Chúa mà chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nắm được sự phong phú của Lời này". (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Giáo huấn về Sự Tự Do và Giải Phóng của Kitô hữu, 70)
Cảm nghĩ này cũng được vọng lại trong tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh:
Thần học Giải Phóng bao gồm những yếu tố có giá trị chắc chắn: một ý thức sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng cứu độ; sự khẳng định về phương diện cộng đồng của Đức Tin; một ý thức cấp bách về sự cần thiết của việc giải phóng bắt nguồn từ công bình và bác ái; một cách đọc Thánh Kinh mới mẻ trong đó tìm cách làm cho Lời Thiên Chúa thành ánh sáng và của ăn cho Dân Thiên Chúa giữa các cuộc đấu tranh và các niềm hy vọng của họ (GTTKTHT I.E.1).
III. Giới hạn của phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Xã Hội
Hội Thánh nhắc nhở rằng việc phân tích Thánh Kinh theo Xã Hội của phải luôn được tiến hành với một ý thức rằng những phương pháp này có bản chất thử nghiệm. Chúng ta hiểu biết rất giới hạn về các môi trường xã hội của các bản văn Thánh Kinh và thường phải dựa vào các phương thức và lý thuyết được khai triển trong những môi trường xã hội khác để nghiên cứu nó.
Đối với thần học Giải Phóng, Hội Thánh Công Giáo vạch ra những điểm quá đáng sau:
Kết Luận
Vì mỗi con người là một tế bào của xã hội, nên trong việc giải thích Thánh Kinh, chúng ta cũng không thể bỏ qua bình diện xã hội của Thánh Kinh. Tuy nhiên chúng ta cũng phải ý thức rằng con người không tự giải phóng mình khỏi những bất công xã hội được, mà đôi khi còn gây ra những bất công trầm trọng hơn, vì bất công xã hội là do tội lỗi ma ra. Chỉ có Đức Kitô mới có thể giúp chúng chiến thắng tội lỗi. Và nhờ cách sống theo giáo huấn của Đức Kitô mà con người có thể giúp nhau thoát khỏi những bất công xã hội. Bởi vì, “Lời Chúa, trong Thánh Kinh và trong Truyền Thống Sống Động của Hội Thánh, giúp trí khôn và tâm hồn con người hiểu biết và yêu thương tất cả những thực tại của nhân loại và tạo vật. Thực ra, Lời Chúa giúp chúng ta nhận ra những dấu hiệu của Thiên Chúa trong những lao công của con người hướng về việc làm cho thế giới được công bình và dễ sống hơn; Thánh Kinh giúp chúng ta nhận ra “những dấu chỉ của thời gian” hiện diện trong lịch sử; thúc đẩy các tín hữu dấn thân bênh vực những người đau khổ và là nạn nhân của những bất công.” (ĐTC Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 19).
Phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Khoa Học Xã Hội là nền tảng của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Tuy nhiên cũng có nhiều thần học gia dùng phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Khoa Học Xã Hội để biện minh cho những trào lưu giải phóng xã hội theo khoa Thần Học Giải Phóng, là nền thần học cổ võ cho chủ nghĩa đấu tranh gia cấp.
Phạm vi xã hội của Thánh Kinh nói về cái thế giới nằm dưới bản văn để đôi khi ám chỉ hoàn cảnh xã hội của tác giả hay của các độc giả, là những người đóng góp và sự hình thành tác phẩm gốc và các giải thích các bản văn Thánh Kinh sau đó.
I. Những Phương Pháp Giải Thích Thánh Kinh theo Khoa Học Xã Hội
1. Nghiên cứu Thánh Kinh theo phương pháp Khoa Học Xã Hội chú trọng đến hoàn cảnh xã hội trong lịch sử của các tác giả tiên khởi và cộng đồng của họ để nghên cứu sự hiểu biết về xã hội học của bản văn Thánh Kinh. Tiếp cận này coi ngôn ngữ như phản ảnh các thực thể xã hội. Các phương pháp và học thuyết xã hội, nhân chủng và đôi khi tâm lý được dùng như dụng cụ để "nhìn xuống dưới bản văn" hầu hiểu hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến tác giả và bản văn thế nào. Bản văn Thánh Kinh được đọc như một tiết lộ vể các trào lưu, cơ chế, và xung đột xã hội, cũng như vai trò của xã hội thời ấy, cùng một thông điệp cho độc giả thời nay với lịch sử xã hội riêng của họ.
2. Giải thích Thánh Kinh theo tiếp cận Giải Phóng nhấn mạnh nhiều đến hoàn cảnh xã hội của độc giả Thánh Kinh hiện đại trong khi nghiên cứu tình trạng xã hội của các thánh sử. Các nhà thần học Giải Phóng nhấn mạnh rằng độc giả đang bị vướng mắc vào một hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh này sẽ hình thành cách giải thích Thánh Kinh của họ. Các nhà thần học Giải Phóng đặc biệt lo ngại rằng những người chiếm địa vị uy quyền, giàu sang và thế giá trong xã hội sẽ không hiểu được cái thông điệp hùng hồn về giải phóng xã hội nằm trong các bản văn Thánh Kinh. Các nhà thần học này lấy việc Thiên Chúa giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ làm then chốt cho cho việc giải thích Thánh Kinh. Thông điệp giải phóng trong cuộc Xuất Hành của dân Israel được tiếp tục qua những lời rao giảng của các ngôn sứ về công bằng xã hội và được hoàn tất trong Tin Mừng cho người nghèo của Chúa Giêsu. Để hiểu đúng thông điệp này của Tin Mừng, người ta phải đọc Tin Mừng "cùng với người nghèo" hay từ chỗ đứng của họ trong xã hội của họ, là chỗ đứng của những người cần sự giải phóng mà Thiên Chúa đã hứa. Như thế, việc giải thích Thánh Kinh phải đi đôi với việc phân tích hoàn cảnh xã hội hiện đại cách hoà hợp với thông điệp của Thánh Kinh về giải phóng xã hội cho những người bị áp bức trong xã hội hôm nay.
II. Giải Thích Thánh Kinh theo Xã Hội trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo
Đạo Công Giáo xác nhận diện xã hội của công trình của Thiên Chúa trên thế gian. Hiến Chế về Hội Thánh (Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân) công bố rõ ràng:
"Thiên Chúa không thánh hóa con người và cứu chuộc họ chỉ như những cá nhân không có liên hệ hay dính lứu gì với nhau" (Lumen Gentium 9)
Tài liêu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh chú thích về phạm vi xã hội của việc giải thích Thánh Kinh như sau:
"Để tự liên lạc, Lời Chúa đã đâm rễ trong đời sống của các cộng đồng nhân loại."
Qua việc nhấn mạnh đến phương diện xã hội của ơn cứu độ của Thiên Chúa, nhà chú giải Thánh Kinh Công Giáo sẵn sàng chấp nhận việc nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường xã hội mà trong đó mặc khải đã xảy ra.
Giáo huấn xã hội của Công Giáo cũng dành chỗ cho những đóng góp của việc giải thích Thánh Kinh theo Giải Phóng, mặc dù một vài phương diện của khoa thần học này đã bị Hội Thánh phê bình. Hội Thánh Công Giáo xác nhận "quyền ưu tiên của người nghèo" là trọng tâm của khoa thần học Giải Phóng. Ngay cả trong những tài liệu vạch ra một số sai lầm của khoa thần học Giải Phóng, Hội Thánh cũng xác quyết sự quan trọng và giá trị của việc đọc Thánh Kinh theo nhãn quan và cảm nghiệm của người nghèo, và sự cần thiết của việc giải phóng xã hội:
"Một đóng góp rất tích cực, vì môn thần học này làm nổi bật những khía cạnh của Lời Thiên Chúa mà chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nắm được sự phong phú của Lời này". (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Giáo huấn về Sự Tự Do và Giải Phóng của Kitô hữu, 70)
Cảm nghĩ này cũng được vọng lại trong tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh:
Thần học Giải Phóng bao gồm những yếu tố có giá trị chắc chắn: một ý thức sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng cứu độ; sự khẳng định về phương diện cộng đồng của Đức Tin; một ý thức cấp bách về sự cần thiết của việc giải phóng bắt nguồn từ công bình và bác ái; một cách đọc Thánh Kinh mới mẻ trong đó tìm cách làm cho Lời Thiên Chúa thành ánh sáng và của ăn cho Dân Thiên Chúa giữa các cuộc đấu tranh và các niềm hy vọng của họ (GTTKTHT I.E.1).
III. Giới hạn của phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Xã Hội
Hội Thánh nhắc nhở rằng việc phân tích Thánh Kinh theo Xã Hội của phải luôn được tiến hành với một ý thức rằng những phương pháp này có bản chất thử nghiệm. Chúng ta hiểu biết rất giới hạn về các môi trường xã hội của các bản văn Thánh Kinh và thường phải dựa vào các phương thức và lý thuyết được khai triển trong những môi trường xã hội khác để nghiên cứu nó.
Đối với thần học Giải Phóng, Hội Thánh Công Giáo vạch ra những điểm quá đáng sau:
- Thần học Giải Phóng đơn giản hóa thông điệp giải phóng của Thánh Kinh thành một thông điệp chỉ nhằm đến việc giải phóng về kinh tế và chính trị, chứ không phải là một cuộc giải phóng toàn diện con ngưởi gồm cả canh tân đời sống thiêng liêng và phục sinh vào sự sống đời đời.
- Thần học Giải Phóng đồng hóa Nước Thiên Chúa với những chương trình chính trị, cách mạng, hay không tưởng nào đó.
- Thần học Giải Phóng áp dụng lý thuyết này vào những cuộc đấu trang giai cấp đến nỗi phủ nhận sự hợp nhất của Dân Thiên Chúa.
Kết Luận
Vì mỗi con người là một tế bào của xã hội, nên trong việc giải thích Thánh Kinh, chúng ta cũng không thể bỏ qua bình diện xã hội của Thánh Kinh. Tuy nhiên chúng ta cũng phải ý thức rằng con người không tự giải phóng mình khỏi những bất công xã hội được, mà đôi khi còn gây ra những bất công trầm trọng hơn, vì bất công xã hội là do tội lỗi ma ra. Chỉ có Đức Kitô mới có thể giúp chúng chiến thắng tội lỗi. Và nhờ cách sống theo giáo huấn của Đức Kitô mà con người có thể giúp nhau thoát khỏi những bất công xã hội. Bởi vì, “Lời Chúa, trong Thánh Kinh và trong Truyền Thống Sống Động của Hội Thánh, giúp trí khôn và tâm hồn con người hiểu biết và yêu thương tất cả những thực tại của nhân loại và tạo vật. Thực ra, Lời Chúa giúp chúng ta nhận ra những dấu hiệu của Thiên Chúa trong những lao công của con người hướng về việc làm cho thế giới được công bình và dễ sống hơn; Thánh Kinh giúp chúng ta nhận ra “những dấu chỉ của thời gian” hiện diện trong lịch sử; thúc đẩy các tín hữu dấn thân bênh vực những người đau khổ và là nạn nhân của những bất công.” (ĐTC Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 19).
Lễ chúa Thánh Thần hiện xuống
LM. Anphong Trần Đức Phương
16:15 25/05/2009
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống thường được gọi là Lễ Hiện Xuống với Lễ Vọng và Lễ Chính Ngày. Lễ Vọng được mừng trọng thể vào chiều Thứ Bảy tuần VII Mùa Phục Sinh, trước hoặc sau Kinh Chiều. Lễ Chính Ngày được mừng trọng thể vào Chúa Nhật hôm sau. Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chấm dứt Mùa Phục Sinh và bước sang Mùa Thường Niên II.
Trong Thánh Lễ Vọng, ngày Thứ Bảy: Bài Đọc I có thể chọn: Khởi Nguyên 11: 1-9; Xuất hành 19: 3-8, 16-20; Egiêkien 37:1-14 hoặc Giôen 3: 1-5. Bài Đọc II: Roma 8: 22-27. Bài Phúc Âm Gioan 7: 37-39.
Trong Thánh Lễ Chính Ngày vào ngày Chúa Nhật hôm sau: Bài Đọc I: Công Vụ Tông Đồ 2: 1-11; Bài Đọc II: 1 Corinto 12: 3-7, 12-13 (Năm B có thể chọn: Galat 5:16-25, Năm C có thể chọn: Roma 8: 8-17). Bài Phúc Âm: Gioan 20:19-23 (Năm B có thể chọn: Gioan 15: 26-27; 16:12-15. Năm C có thể chọn: Gioan 14: 15-16, 23-26).
Qua các Bài Đọc trên đây, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là dịp để chúng ta nhớ lại và mừng một biến cố rất trọng đại: “Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Thánh Tông Đồ, đúng như lời Chúa Giêsu đã thông báo trước (Gioan 14:26, 15:26, 16: 7-15). Với Ơn Thánh Hóa của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ đã được biến đổi hoàn toàn: Từ những người sống bằng nghề ‘chài lưới’, những người bình dân, ít học thức, các Ngài đã trở nên ‘những con người mới’ thông hiểu Thánh Kinh, ‘những Tông Đồ nhiệt thành’ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời và cả mạng sống để rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người, ở mọi nơi mà Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Ngài tìm đến: Từ Giêrusalem đến các vùng lân cận, đến các dân tộc chung quanh, đến mãi Thủ Đô Rôma, trung tâm văn hóa của nhân loại thời đó.
Như vậy, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khởi đầu của Giáo Hội, ngày ‘Sinh Nhật’ của Giáo Hội, cũng là ngày khởi đầu công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Ơn Chúa Thánh Thần đã biến cải các Tông Đồ trở nên những người can đảm. Các Ngài không còn “đóng kín cửa vì sợ người Do Thái” nữa (Gioan 20: 19), nhưng bắt đầu rao giảng cho dân chúng đang tụ họp chung quanh nơi các Ngài ở (Cv 2: 14…) và đã có nhiều người ăn năn sám hối, xin chịu Phép Rửa để gia nhập Giáo Hội Chúa (Cv 2: 41).
Từ ngày đó, nhờ Ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo của Giáo Hội tiếp tục phát triển qua dòng thời gian cho đến ngày nay, và Giáo Hội được mở rộng đến các dân tộc (Luca 24: 47) để đem Tin Mừng tình thương và Ơn Cứu Rỗi đến cho mọi người, để “ai tin thì sẽ được cứu rỗi…” (Matcô 16:15…). Chúa Thánh Thần vẫn che chở Giáo Hội Chúa qua “mọi cơn gian nan khốn khó”, qua bao cuộc “bách hại” khủng khiếp ở mọi thời và mọi nơi.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân thế giới chúng ta, để bảo vệ Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, “hiệp nhất chúng ta nên một” trong cùng một gia đình nhân loại, và ban hòa bình cho các tâm hồn, các gia đình và thế giới chúng ta.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến giúp chúng ta là các tín hữu của Chúa, luôn biết sống làm sao để “làm chứng cho Chúa” bằng chính đời sống lương thiện, công chính của mình, và hòa hợp yêu thương đối với mọi người.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta biết đem Tin Mừng tình thương của Chúa đến cho mọi người chung sống với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: trong gia đình, trong khu xóm, nơi sở làm, trường học… Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để gìn giữ Giáo Hội qua mọi cuộc bách hại; đặc biệt để nâng đỡ tinh thần các vị chủ chăn và các tín hữu đang bị phân tán, đang bị tù đầy, bị đe dọa, đang gặp bao nhiêu khó khăn thử thách ở nhiều nơi trên thế giới. Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta luôn giữ vững Đức Tin tinh tuyền giữa bao chủ trương sai lạc của thế giới hôm nay.
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống thường được gọi là Lễ Hiện Xuống với Lễ Vọng và Lễ Chính Ngày. Lễ Vọng được mừng trọng thể vào chiều Thứ Bảy tuần VII Mùa Phục Sinh, trước hoặc sau Kinh Chiều. Lễ Chính Ngày được mừng trọng thể vào Chúa Nhật hôm sau. Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chấm dứt Mùa Phục Sinh và bước sang Mùa Thường Niên II.
Trong Thánh Lễ Vọng, ngày Thứ Bảy: Bài Đọc I có thể chọn: Khởi Nguyên 11: 1-9; Xuất hành 19: 3-8, 16-20; Egiêkien 37:1-14 hoặc Giôen 3: 1-5. Bài Đọc II: Roma 8: 22-27. Bài Phúc Âm Gioan 7: 37-39.
Trong Thánh Lễ Chính Ngày vào ngày Chúa Nhật hôm sau: Bài Đọc I: Công Vụ Tông Đồ 2: 1-11; Bài Đọc II: 1 Corinto 12: 3-7, 12-13 (Năm B có thể chọn: Galat 5:16-25, Năm C có thể chọn: Roma 8: 8-17). Bài Phúc Âm: Gioan 20:19-23 (Năm B có thể chọn: Gioan 15: 26-27; 16:12-15. Năm C có thể chọn: Gioan 14: 15-16, 23-26).
Qua các Bài Đọc trên đây, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là dịp để chúng ta nhớ lại và mừng một biến cố rất trọng đại: “Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Thánh Tông Đồ, đúng như lời Chúa Giêsu đã thông báo trước (Gioan 14:26, 15:26, 16: 7-15). Với Ơn Thánh Hóa của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ đã được biến đổi hoàn toàn: Từ những người sống bằng nghề ‘chài lưới’, những người bình dân, ít học thức, các Ngài đã trở nên ‘những con người mới’ thông hiểu Thánh Kinh, ‘những Tông Đồ nhiệt thành’ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời và cả mạng sống để rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người, ở mọi nơi mà Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Ngài tìm đến: Từ Giêrusalem đến các vùng lân cận, đến các dân tộc chung quanh, đến mãi Thủ Đô Rôma, trung tâm văn hóa của nhân loại thời đó.
Như vậy, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khởi đầu của Giáo Hội, ngày ‘Sinh Nhật’ của Giáo Hội, cũng là ngày khởi đầu công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Ơn Chúa Thánh Thần đã biến cải các Tông Đồ trở nên những người can đảm. Các Ngài không còn “đóng kín cửa vì sợ người Do Thái” nữa (Gioan 20: 19), nhưng bắt đầu rao giảng cho dân chúng đang tụ họp chung quanh nơi các Ngài ở (Cv 2: 14…) và đã có nhiều người ăn năn sám hối, xin chịu Phép Rửa để gia nhập Giáo Hội Chúa (Cv 2: 41).
Từ ngày đó, nhờ Ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo của Giáo Hội tiếp tục phát triển qua dòng thời gian cho đến ngày nay, và Giáo Hội được mở rộng đến các dân tộc (Luca 24: 47) để đem Tin Mừng tình thương và Ơn Cứu Rỗi đến cho mọi người, để “ai tin thì sẽ được cứu rỗi…” (Matcô 16:15…). Chúa Thánh Thần vẫn che chở Giáo Hội Chúa qua “mọi cơn gian nan khốn khó”, qua bao cuộc “bách hại” khủng khiếp ở mọi thời và mọi nơi.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân thế giới chúng ta, để bảo vệ Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, “hiệp nhất chúng ta nên một” trong cùng một gia đình nhân loại, và ban hòa bình cho các tâm hồn, các gia đình và thế giới chúng ta.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến giúp chúng ta là các tín hữu của Chúa, luôn biết sống làm sao để “làm chứng cho Chúa” bằng chính đời sống lương thiện, công chính của mình, và hòa hợp yêu thương đối với mọi người.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta biết đem Tin Mừng tình thương của Chúa đến cho mọi người chung sống với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: trong gia đình, trong khu xóm, nơi sở làm, trường học… Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để gìn giữ Giáo Hội qua mọi cuộc bách hại; đặc biệt để nâng đỡ tinh thần các vị chủ chăn và các tín hữu đang bị phân tán, đang bị tù đầy, bị đe dọa, đang gặp bao nhiêu khó khăn thử thách ở nhiều nơi trên thế giới. Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta luôn giữ vững Đức Tin tinh tuyền giữa bao chủ trương sai lạc của thế giới hôm nay.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Lời Chúa đối với hoà bình và tiến bộ
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
15:22 25/05/2009
Montecassino, Ý Đại Lợi, ngày 24 tháng 5, 2009 (CNA).- Sau khi kết thúc Thánh Lễ Chúa Nhật tại Montecassino, Ý Đại Lợi, ĐTC Bênêđictô XVI đã ban huấn từ cho các tín hữu trước khi đọc Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Qua cuộc nói chuyện dưới mái Tu Viện Bênêđictô, ngài đã nhấn mạnh đến sự đóng góp của đời sống tu trì của dòng Bênêđictô vào giá trị của cầu nguyện và làm việc cũng như sự quan trọng của “việc suy niệm Lời Chúa hằng ngày.”
ĐTC nói về “quyền năng của Đức Kitô.” Ngài tiếp: “Thánh Bênêđictô là một nhân chứng vĩ đại về việc này, bởi vì ngài kết tụ việc ấy vào chính cuộc sống của ngài và thấy nó gia tăng cách hiệu quả qua những việc canh tân tinh thần và văn hóa thật sự.”
“Đó là lý do tại sao trên cổng vào tu viện Montecassino, đúng ra trên cổng của mọi tu viện dòng Bênêđictô, có ghi khắc chữ “Bình An” một cách rõ ràng như một phương châm. Quả thật, cộng đồng các tu sĩ được mời gọi để sống theo sự bình an này, là món quà quý báu nhất của Lễ Phục Sinh.”
Ngài tiếp: “Một lần nữa, lịch sử của đời sống tu trì dạy chúng ta rằng sự phát triển của tất cả những nền văn hóa vĩ đại đầu được xây dựng trên việc chiêm niệm Lời Chúa hằng ngày, là điều đưa các tín hữu đến một cố gắng cá nhân và chung để chiến đấu chống lại tất cả mọi hình thức ích kỷ và bất công. Chỉ nhờ ân sủng của Đức Kitô, qua việc học chiến đấu và chiến thắng sự dữ trong chính mình và trong sự liên hệ giữa mình với những người khác, chúng ta có thể trở thành những người xây dựng chân chính của hòa bình và tiến bộ dân sự.”
“Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, giúp đỡ tất cả mọi Kitô hữu, trong những ơn gọi và môi trường sống khác nhau, trở thành những nhân chứng cho sự bình an mà Đức Kitô đã ban tặng cho chúng ta và để lại cho chúng ta như một sứ vụ phải được thực hiện khắp nơi.”
Biến hôm nay thành Ngày Cầu Nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa, ĐTC đã nói rằng ngài cầu nguyện cho những người đang sống trong nước Á Châu này. Ngài giải thích, “Tôi nghĩ đến tất cả dân chúng Trung Quốc, đặc biệt là những người Công Giáo ở Trung Hoa, trong khi tôi nài xin họ hôm nay hãy phục hồi sự hiệp thông trong Đức Tin vào Đức Kitô và lòng trung thành với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.”
Ngài tiếp, “Xin cho lời cầu nguyện chung của chúng ta đưa đến việc trải rộng các ơn Chúa Thánh Thần để sự hợp nhất giữa các Kitô hữu, tính Công Giáo và phổ quát của Hội Thánh mỗi ngày một thêm sâu sắc và hiển nhiên hơn bao giờ hết.”
ĐTC nói về “quyền năng của Đức Kitô.” Ngài tiếp: “Thánh Bênêđictô là một nhân chứng vĩ đại về việc này, bởi vì ngài kết tụ việc ấy vào chính cuộc sống của ngài và thấy nó gia tăng cách hiệu quả qua những việc canh tân tinh thần và văn hóa thật sự.”
“Đó là lý do tại sao trên cổng vào tu viện Montecassino, đúng ra trên cổng của mọi tu viện dòng Bênêđictô, có ghi khắc chữ “Bình An” một cách rõ ràng như một phương châm. Quả thật, cộng đồng các tu sĩ được mời gọi để sống theo sự bình an này, là món quà quý báu nhất của Lễ Phục Sinh.”
Ngài tiếp: “Một lần nữa, lịch sử của đời sống tu trì dạy chúng ta rằng sự phát triển của tất cả những nền văn hóa vĩ đại đầu được xây dựng trên việc chiêm niệm Lời Chúa hằng ngày, là điều đưa các tín hữu đến một cố gắng cá nhân và chung để chiến đấu chống lại tất cả mọi hình thức ích kỷ và bất công. Chỉ nhờ ân sủng của Đức Kitô, qua việc học chiến đấu và chiến thắng sự dữ trong chính mình và trong sự liên hệ giữa mình với những người khác, chúng ta có thể trở thành những người xây dựng chân chính của hòa bình và tiến bộ dân sự.”
“Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, giúp đỡ tất cả mọi Kitô hữu, trong những ơn gọi và môi trường sống khác nhau, trở thành những nhân chứng cho sự bình an mà Đức Kitô đã ban tặng cho chúng ta và để lại cho chúng ta như một sứ vụ phải được thực hiện khắp nơi.”
Biến hôm nay thành Ngày Cầu Nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa, ĐTC đã nói rằng ngài cầu nguyện cho những người đang sống trong nước Á Châu này. Ngài giải thích, “Tôi nghĩ đến tất cả dân chúng Trung Quốc, đặc biệt là những người Công Giáo ở Trung Hoa, trong khi tôi nài xin họ hôm nay hãy phục hồi sự hiệp thông trong Đức Tin vào Đức Kitô và lòng trung thành với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.”
Ngài tiếp, “Xin cho lời cầu nguyện chung của chúng ta đưa đến việc trải rộng các ơn Chúa Thánh Thần để sự hợp nhất giữa các Kitô hữu, tính Công Giáo và phổ quát của Hội Thánh mỗi ngày một thêm sâu sắc và hiển nhiên hơn bao giờ hết.”
Đức Thánh Cha phê chuẩn Bản Tóm Lược Bức Thu gửi người Công Giáo Trung Hoa
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:20 25/05/2009
Vatican (AsiaNews) - Hai năm sau khi công bố Bức Thư gửi người Công Giáo Trung Hoa, hôm 24/05, Đức Thánh Cha phê chuẩn "Bản Tóm Lược (Compendium)" được công bố trên website của Tòa Thánh Vatican bằng Hoa Ngữ và Anh ngữ. Ngày 24/05 cũng là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, được Đức Thánh Cha mời gọi trong phần kết luận của Bức Thư.
Theo một tuyên bố của Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh, Bản Tóm Lược "tái hiện các yếu tố cơ bản" của Bức Thư gốc, nhưng "theo lối hành văn giáo lý hỏi đáp". Bản tóm lược này đã là niềm mong muốn hết sức mãnh liệt của Đức Hồng y Trần Nhật Quân, Cựu Giám Mục của Giáo phận Hồng Kông và là người bảo vệ mạnh mẽ cho tự do tôn giáo ở Trung Quốc.
Nó "tái hiện một cách trung thành, cả về cấu trúc và ngôn ngữ, nội dung của Bức Thư gốc, trích dẫn mở rộng các đoạn từ Bức thư. Bằng việc bổ sung một số ghi chú và hai phần phụ lục ngắn, ‘Bản Tóm Lược’ được trình bày như là một văn bản có thẩm quyền tạo điều kiện cho sự hiểu biết sâu sắc hơn ưu tư của Đức Thánh Cha về một số điểm đặc biệt tế nhị".
Một trong những "điểm tế nhị" là cách thức đương đầu với Hội Yêu Nước (PA)– tổ chức kiểm soát Giáo Hội chính thức – cơ chế mà Đức Thánh Cha định nghĩa "không thể hòa hợp với Giáo Huấn Công Giáo".
Nhiều người Công Giáo, cả ở Trung Quốc và hải ngoại cho rằng, như là hậu quả của bức thư, các loại quan hệ với PA là cần thiết theo kiểu "cái đỡ tệ hại hơn trong hai cái tệ hại" và đã tuyên bố kỷ nguyên của Giáo Hội thầm lặng đã qua, vốn hoàn toàn khước từ hợp tác với PA.
Tiếp sau việc công bố Bức Thư, một số giám mục thầm lặng đã tìm kiếm sự công nhận nơi chính quyền, nhưng từ chối từ trở thành thành viên của PA. Chính quyền thì bác bỏ lời kêu gọi của họ và họ vẫn là các giám mục bất hợp pháp, vì thế họ có thể phải đối diện với ngục tù.
Bức Thư của Đức Thánh Cha không dễ tiếp cận ở Trung Quốc: PA cấm phát hành nó và các trang web đăng tải nó bị buộc phải gỡ bỏ nội dung. Một số linh mục phát tán Bức Thư bị bắt giữ. Toàn văn Bức Thư được đăng trên trang Web tiếng Hoa của Tòa Thánh không thể truy cập được từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm 23/5 xác nhận rằng tài liệu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gặp "sự tiếp nhận tán thành cao bởi người Công Giáo Trung Hoa, những người đã tiếp cận được Bức Thư".
Một trong những thành quả của Bức Thư này là sự cộng tác to lớn hơn giữa những người Công Giáo chính thức và thầm lặng. Nhiều Giám Mục thầm lặng đã bắt đầu hợp tác trong các sáng kiến mục vụ với các Giám Mục chính thức, nhưng vì lý do này, họ đã phải đối diện với sự bách hại. Trong vài tháng trước các Giám Mục được chính quyền công nhận đã bị triệu tập để trải qua các phiên họp chính trị về các giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với chính sách tôn giáo, vốn kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng. Phần lớn các Giám Mục thầm lặng vẫn không ngớt bị quản thúc tại gia. Hơn thế nữa, ba Giám Mục thầm lặng đã hoàn toàn biến mất trong nhà giam của công an. Đó là: Đức Cha Giacôbê Su Zhimin (của giáo phận Baoding, Hà Bắc), 75 tuổi, bị bắt và không rõ ở đâu từ năm 1996; Đức Cha Cosma Shi Enxiang (giáo phận của Yixian, Hà Bắv), 86 tuổi, bị bắt và không biết ở đâu từ ngày 13 tháng Tư, 2001; Đức Cha Julius Jia Zhiguo (Giã Chí Quốc), hôm 30 tháng Ba vừa qua lại một lần nữa bị bắt khi ngài chuẩn bị cùng làm việc với vị giám mục chính thức của Thạch Gia Trang, Đức Cha Jang Taoran
Theo một tuyên bố của Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh, Bản Tóm Lược "tái hiện các yếu tố cơ bản" của Bức Thư gốc, nhưng "theo lối hành văn giáo lý hỏi đáp". Bản tóm lược này đã là niềm mong muốn hết sức mãnh liệt của Đức Hồng y Trần Nhật Quân, Cựu Giám Mục của Giáo phận Hồng Kông và là người bảo vệ mạnh mẽ cho tự do tôn giáo ở Trung Quốc.
Nó "tái hiện một cách trung thành, cả về cấu trúc và ngôn ngữ, nội dung của Bức Thư gốc, trích dẫn mở rộng các đoạn từ Bức thư. Bằng việc bổ sung một số ghi chú và hai phần phụ lục ngắn, ‘Bản Tóm Lược’ được trình bày như là một văn bản có thẩm quyền tạo điều kiện cho sự hiểu biết sâu sắc hơn ưu tư của Đức Thánh Cha về một số điểm đặc biệt tế nhị".
Một trong những "điểm tế nhị" là cách thức đương đầu với Hội Yêu Nước (PA)– tổ chức kiểm soát Giáo Hội chính thức – cơ chế mà Đức Thánh Cha định nghĩa "không thể hòa hợp với Giáo Huấn Công Giáo".
Nhiều người Công Giáo, cả ở Trung Quốc và hải ngoại cho rằng, như là hậu quả của bức thư, các loại quan hệ với PA là cần thiết theo kiểu "cái đỡ tệ hại hơn trong hai cái tệ hại" và đã tuyên bố kỷ nguyên của Giáo Hội thầm lặng đã qua, vốn hoàn toàn khước từ hợp tác với PA.
Tiếp sau việc công bố Bức Thư, một số giám mục thầm lặng đã tìm kiếm sự công nhận nơi chính quyền, nhưng từ chối từ trở thành thành viên của PA. Chính quyền thì bác bỏ lời kêu gọi của họ và họ vẫn là các giám mục bất hợp pháp, vì thế họ có thể phải đối diện với ngục tù.
Bức Thư của Đức Thánh Cha không dễ tiếp cận ở Trung Quốc: PA cấm phát hành nó và các trang web đăng tải nó bị buộc phải gỡ bỏ nội dung. Một số linh mục phát tán Bức Thư bị bắt giữ. Toàn văn Bức Thư được đăng trên trang Web tiếng Hoa của Tòa Thánh không thể truy cập được từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm 23/5 xác nhận rằng tài liệu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gặp "sự tiếp nhận tán thành cao bởi người Công Giáo Trung Hoa, những người đã tiếp cận được Bức Thư".
Một trong những thành quả của Bức Thư này là sự cộng tác to lớn hơn giữa những người Công Giáo chính thức và thầm lặng. Nhiều Giám Mục thầm lặng đã bắt đầu hợp tác trong các sáng kiến mục vụ với các Giám Mục chính thức, nhưng vì lý do này, họ đã phải đối diện với sự bách hại. Trong vài tháng trước các Giám Mục được chính quyền công nhận đã bị triệu tập để trải qua các phiên họp chính trị về các giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với chính sách tôn giáo, vốn kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng. Phần lớn các Giám Mục thầm lặng vẫn không ngớt bị quản thúc tại gia. Hơn thế nữa, ba Giám Mục thầm lặng đã hoàn toàn biến mất trong nhà giam của công an. Đó là: Đức Cha Giacôbê Su Zhimin (của giáo phận Baoding, Hà Bắc), 75 tuổi, bị bắt và không rõ ở đâu từ năm 1996; Đức Cha Cosma Shi Enxiang (giáo phận của Yixian, Hà Bắv), 86 tuổi, bị bắt và không biết ở đâu từ ngày 13 tháng Tư, 2001; Đức Cha Julius Jia Zhiguo (Giã Chí Quốc), hôm 30 tháng Ba vừa qua lại một lần nữa bị bắt khi ngài chuẩn bị cùng làm việc với vị giám mục chính thức của Thạch Gia Trang, Đức Cha Jang Taoran
Nguy cơ lãng phí thì giờ với những kỹ thuật mới
Phụng Nghi
18:30 25/05/2009
VATICAN CITY (Zenit.org).- Thách đố của Giáo hội trong kỷ nguyên của Facebook và Twitter là trình bầy sứ điệp sâu xa của Chúa Giêsu mà không đi trật vào những khía cạnh bề mặt hời hợt của kỹ thuật. Đó là lời tuyên bố của người phát ngôn Tòa thánh, Lm. Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Vatican. Lời khẳng định của ngài được phát đi hôm nay trong chương trình truyền hình hàng tuần “Octava Dies” do ngài phụ trách.
Trong lời phát biểu, ngài đề cập đến “thông điệp rất đẹp đẽ của Đức giáo hoàng nhân Ngày Thế giới về Truyền thông Xã hội năm nay, đã đạt tới một điểm chính yếu và chiến lược trong thực tại của thế giới truyền thông đang phát triển nhanh chóng: “Những kỹ thuật mới, những mối liên hệ mới: Triển dương một nền văn hóa tương kính, đối thoại và thân hữu.”
Cha giải thích: “Benedict XVI – hay đúng hơn là BXVI như tên gọi trong thế giới đặc biệt đó – trước nhất đang kêu gọi giới trẻ, những người được mệnh danh là “thế hệ kỹ thuật số (digital generation)”, thách đố họ sống, lớn mạnh cả về thể chất lẫn tâm linh và đức tin, cũng như trong chiều kích thông truyền những kỹ thuật mới đang chiếm một chỗ đứng rất lớn trong giòng đời của họ.”
Ngài nói thêm: “Quả thực, ở đây nữa, đức tin Kitô giáo phải được “hội nhập văn hóa”, hiện diện như là một lời tuyên xưng, một lối sống và một phong cách liên lạc.”
“Nhưng điều đó chẳng dễ dàng gì. Vẫn còn có ở đó những nguy cơ giới hạn người ta vào chỗ chỉ vui chơi, lãng phí thì giờ, xa rời thực tế và sống hời hợt trên bề mặt của mọi sự việc.”
“Về phần mình, BXVI, khi lên tiếng nói với giới trẻ, chẳng hạn như trong những Ngày Giới Trẻ Thế giới, đã nhấn mạnh đến ước muốn được thông truyền cho họ một nội dung rõ rệt, kiên định và vững chắc, nội dung này đòi hỏi một sự cam kết phải được đồng hóa trước khi chuyển dịch vào cuộc đời.”
“Vì thế truyền đạt thực thể qua thế giới ảo (virtual) là một thách đố kỳ diệu. Chúng ta sẽ thành công được chăng với lớp người trẻ của chúng ta? Chúng ta sẽ thành công trong việc cùng đi theo họ trong cuộc mạo hiểm này?”
Cha khẳng định: “Hãy cứ hy vọng được như thế.”
“Nhưng chúng ta không thể là nạn nhân mê hoặc về những thành công kỹ thuật đặc biệt đó, mà chúng ta phải tiếp tục phân biệt ra đâu là những khả năng, đâu là những giới hạn, và đồng thời tiếp tục tìm kiếm gắt gao cái lớp đất cứng chắc đó, là mối liên hệ sinh động với Thiên Chúa và với những người khác, [một chỗ] để thực sự dựng xây lên một nền văn hóa tương kính, đối thoại và thân hữu.”
Trong lời phát biểu, ngài đề cập đến “thông điệp rất đẹp đẽ của Đức giáo hoàng nhân Ngày Thế giới về Truyền thông Xã hội năm nay, đã đạt tới một điểm chính yếu và chiến lược trong thực tại của thế giới truyền thông đang phát triển nhanh chóng: “Những kỹ thuật mới, những mối liên hệ mới: Triển dương một nền văn hóa tương kính, đối thoại và thân hữu.”
Cha giải thích: “Benedict XVI – hay đúng hơn là BXVI như tên gọi trong thế giới đặc biệt đó – trước nhất đang kêu gọi giới trẻ, những người được mệnh danh là “thế hệ kỹ thuật số (digital generation)”, thách đố họ sống, lớn mạnh cả về thể chất lẫn tâm linh và đức tin, cũng như trong chiều kích thông truyền những kỹ thuật mới đang chiếm một chỗ đứng rất lớn trong giòng đời của họ.”
Ngài nói thêm: “Quả thực, ở đây nữa, đức tin Kitô giáo phải được “hội nhập văn hóa”, hiện diện như là một lời tuyên xưng, một lối sống và một phong cách liên lạc.”
“Nhưng điều đó chẳng dễ dàng gì. Vẫn còn có ở đó những nguy cơ giới hạn người ta vào chỗ chỉ vui chơi, lãng phí thì giờ, xa rời thực tế và sống hời hợt trên bề mặt của mọi sự việc.”
“Về phần mình, BXVI, khi lên tiếng nói với giới trẻ, chẳng hạn như trong những Ngày Giới Trẻ Thế giới, đã nhấn mạnh đến ước muốn được thông truyền cho họ một nội dung rõ rệt, kiên định và vững chắc, nội dung này đòi hỏi một sự cam kết phải được đồng hóa trước khi chuyển dịch vào cuộc đời.”
“Vì thế truyền đạt thực thể qua thế giới ảo (virtual) là một thách đố kỳ diệu. Chúng ta sẽ thành công được chăng với lớp người trẻ của chúng ta? Chúng ta sẽ thành công trong việc cùng đi theo họ trong cuộc mạo hiểm này?”
Cha khẳng định: “Hãy cứ hy vọng được như thế.”
“Nhưng chúng ta không thể là nạn nhân mê hoặc về những thành công kỹ thuật đặc biệt đó, mà chúng ta phải tiếp tục phân biệt ra đâu là những khả năng, đâu là những giới hạn, và đồng thời tiếp tục tìm kiếm gắt gao cái lớp đất cứng chắc đó, là mối liên hệ sinh động với Thiên Chúa và với những người khác, [một chỗ] để thực sự dựng xây lên một nền văn hóa tương kính, đối thoại và thân hữu.”
Top Stories
Vietnam: Hope for Church properties’ requisition dimmed
J.B. An Dang
20:58 25/05/2009
Hope for the requisition of Church properties through peaceful dialogue seems to be extinguished. A government high ranking official stated that before the communist takeover of Vietnam the Church had been such a "grand landlord" that his government, “for the common benefits of people at large, had its rights to seize Church properties for good.”
Nguyen Thanh Xuan, vice chief of Commission for Religious and Ethnic Affairs stated that his government “has no intention to return any properties to the Catholic Church or any other groups of religion” citing the principle of national ownership of land.
Xuan’s statement on Thursday May 21 in an interview with Radio Free Asia has been viewed by Catholics as a significant set-back from Vietnam government’s commitment to return some key properties seized for decades back to the Church.
Xuan irritated Catholics further stating that the Church had been a "grand landlord" before the communist takeover of North Vietnam in 1954, and later of South Vietnam in 1975. In his own word, Xuan used a self- invented term "Địa Chủ Nhà Chung" which literally means to describe the Church as a grand landlord who acquired much of the land to get rich and live luxuriously on the “blood, sweat and tears” of poor tenants.
“It’s a distortion of history in order to vilify the Church and justify the ongoing injustice of confiscation, persecution, oppression, and exclusion,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi.
“Most of 2250 Church properties seized by the government were buildings the Church used for worshiping, education, or various charitable activities including hospitals to provide health care for the poor,” he continued.
“Up to 1962, Vietnam had been a missionary country in which foreign missionaries and local clergy mobilized all means available to them for serving the poor and through their charitable activities set themselves as true witnesses of the Gospel which they wanted to proclaimed. The Church in Vietnam has never used its land as a financial resource or to live luxuriously. In fact, the Church in Vietnam has not been profited from renting or selling of any piece of properties in dispute. The term ‘Địa Chủ Nhà Chung’ is therefore an insult - a crass, immoral insult - to the Church and Vietnamese Catholics,” he added.
Labeling Catholic leaders as landlords was a tactic frequently used by Vietnam government in the 1950s to seize Church properties, terrorize bishops, priests, religious and faithful, and ultimately alienate them from the public. In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders were falsely labeled as landlords and subjected to the confiscation of their land and overt persecution. In an official document[1], the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. In the same document, Vietnam government admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were murdered in this campaign, resulting in so many congregations without Mass and sacraments for decades.
“Many buildings that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners," Fr. Joseph Nguyen accused. "Very often, Church properties have been used either to award government officials, or to produce financial support for the Party," he lamented.
“If this government has really cared for ‘the common benefits of people at large’, why did high ranking officials seize large lots of land, and key buildings in large cities then later used them for personal investment?”, he asked.
“Just because of the common benefits of people at large, the Church has demanded that its properties must be returned to it so that they can be used to serve the society, not the Party,” elaborated Sr. Marie Nguyen from Saigon.
Xuan’s statement reflects a flip-flop in Vietnam religious policy. In a meeting of the committee of Catholic union - which is part of the Patriotic Front - held on February 27 last year, expressing the prime minister's point of view on the matter, Tran Dinh Phung, a permanent member of the Front and the head of Commission for Religious and Ethnic affairs described as "totally legitimate" the Church's request to be allowed to use the complex for the activities of the bishops' conference. "The government cannot ignore the request from the highest leadership of 7 million Vietnamese Catholics, which for 27 years - since the formation of the bishops' conference - has been collaborating with the nation. For this reason, the prime minister has entrusted the examination of the question to the office of religious affairs, to the competent ministers, and to the people's committee of Hanoi."
Seven months after his promise, on 19 September 2008, before daybreak, while the residents of Nha Chung St in Hanoi were still asleep, hundreds of police gathered in front of the house of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet. They quickly set up roadblocks and barbed wire, denying access to the archbishop’s residence, to St Joseph’s Cathedral and to all roads leading to the former nunciature nearby. Police dogs were brought in to help isolate the area and make sure no one got in or out. Blocking devices were in evidence, preventing communication by mobile phone or any other means between the district and the outside world. When it was light, bulldozers moved on to the site of the former nunciature, and construction workers and hundreds of police began demolishing the buildings on the site. As the cathedral’s bells started ringing to alert and summon parishioners, state-controlled television and radio announced that the Government had decided to demolish the buildings to make room for a public playground.
[1] The history of Vietnam economics from 1945 to 2000, Vol. 2, Vietnam Bureau of Economic Affairs, Hanoi, 2004.
Nguyen Thanh Xuan, vice chief of Commission for Religious and Ethnic Affairs stated that his government “has no intention to return any properties to the Catholic Church or any other groups of religion” citing the principle of national ownership of land.
Xuan’s statement on Thursday May 21 in an interview with Radio Free Asia has been viewed by Catholics as a significant set-back from Vietnam government’s commitment to return some key properties seized for decades back to the Church.
Xuan irritated Catholics further stating that the Church had been a "grand landlord" before the communist takeover of North Vietnam in 1954, and later of South Vietnam in 1975. In his own word, Xuan used a self- invented term "Địa Chủ Nhà Chung" which literally means to describe the Church as a grand landlord who acquired much of the land to get rich and live luxuriously on the “blood, sweat and tears” of poor tenants.
“It’s a distortion of history in order to vilify the Church and justify the ongoing injustice of confiscation, persecution, oppression, and exclusion,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi.
“Most of 2250 Church properties seized by the government were buildings the Church used for worshiping, education, or various charitable activities including hospitals to provide health care for the poor,” he continued.
“Up to 1962, Vietnam had been a missionary country in which foreign missionaries and local clergy mobilized all means available to them for serving the poor and through their charitable activities set themselves as true witnesses of the Gospel which they wanted to proclaimed. The Church in Vietnam has never used its land as a financial resource or to live luxuriously. In fact, the Church in Vietnam has not been profited from renting or selling of any piece of properties in dispute. The term ‘Địa Chủ Nhà Chung’ is therefore an insult - a crass, immoral insult - to the Church and Vietnamese Catholics,” he added.
Labeling Catholic leaders as landlords was a tactic frequently used by Vietnam government in the 1950s to seize Church properties, terrorize bishops, priests, religious and faithful, and ultimately alienate them from the public. In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders were falsely labeled as landlords and subjected to the confiscation of their land and overt persecution. In an official document[1], the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. In the same document, Vietnam government admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were murdered in this campaign, resulting in so many congregations without Mass and sacraments for decades.
“Many buildings that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners," Fr. Joseph Nguyen accused. "Very often, Church properties have been used either to award government officials, or to produce financial support for the Party," he lamented.
“If this government has really cared for ‘the common benefits of people at large’, why did high ranking officials seize large lots of land, and key buildings in large cities then later used them for personal investment?”, he asked.
“Just because of the common benefits of people at large, the Church has demanded that its properties must be returned to it so that they can be used to serve the society, not the Party,” elaborated Sr. Marie Nguyen from Saigon.
Xuan’s statement reflects a flip-flop in Vietnam religious policy. In a meeting of the committee of Catholic union - which is part of the Patriotic Front - held on February 27 last year, expressing the prime minister's point of view on the matter, Tran Dinh Phung, a permanent member of the Front and the head of Commission for Religious and Ethnic affairs described as "totally legitimate" the Church's request to be allowed to use the complex for the activities of the bishops' conference. "The government cannot ignore the request from the highest leadership of 7 million Vietnamese Catholics, which for 27 years - since the formation of the bishops' conference - has been collaborating with the nation. For this reason, the prime minister has entrusted the examination of the question to the office of religious affairs, to the competent ministers, and to the people's committee of Hanoi."
Seven months after his promise, on 19 September 2008, before daybreak, while the residents of Nha Chung St in Hanoi were still asleep, hundreds of police gathered in front of the house of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet. They quickly set up roadblocks and barbed wire, denying access to the archbishop’s residence, to St Joseph’s Cathedral and to all roads leading to the former nunciature nearby. Police dogs were brought in to help isolate the area and make sure no one got in or out. Blocking devices were in evidence, preventing communication by mobile phone or any other means between the district and the outside world. When it was light, bulldozers moved on to the site of the former nunciature, and construction workers and hundreds of police began demolishing the buildings on the site. As the cathedral’s bells started ringing to alert and summon parishioners, state-controlled television and radio announced that the Government had decided to demolish the buildings to make room for a public playground.
[1] The history of Vietnam economics from 1945 to 2000, Vol. 2, Vietnam Bureau of Economic Affairs, Hanoi, 2004.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA
Bùi Hữu Thư
05:13 25/05/2009
Hành Hương Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA
Arlington, Virginia, Ngày 23/5/09: Như một thông lệ trong 20 năm qua, vào cuối tháng 5, Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA, vẫn tổ chức 1 cuộc hành hương dành cho các hội đoàn và giáo dân trong giáo xứ. Đã 20 năm nay các cuộc hành hương của giáo xứ đều được tổ chức tại Núi Đức Mẹ Lộ Đức tại Emmitsburg, Maryland, và được trao phó cho thầy phó tế Phạm Minh Kiên tổ chức với sự hỗ trợ của Ban Giáo Lý và Ca Đoàn Seraphim.
Năm nay, vì lý do giáo xứ ở gần nguyện đường Đức Mẹ La Vang trong Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tại Hoa Thịnh Đốn, giáo xứ quyết định sẽ từ nay tổ chức hành hương tại đây thay vì Emmitsburg để tôn kính Mẹ La Vang. Việc tổ chức năm nay đặc biệt được trao phó cho Cộng Đồng Đức Mẹ La Vang, một họ lẻ thuộc Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA, tại Reston.
Vào tháng 9 hàng năm, nhân dịp Lễ Lao Động giáo xứ sẽ tiếp tục hành hương tại Núi Đức Mẹ Lộ Đức, Emmitsburg, MD cùng với toàn miền Trung Đông Hoa Kỳ.
Họ Đức Mẹ La Vang đã tích cực tổ chức cuộc hành hương với sự đóng góp của Ca Đoàn Thánh Linh, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Reston, Đoàn Vũ Sinh Reston, và ca đoàn Seraphim của giáo xứ.
Giáo xứ đã mướn xe buýt để chở các giáo dân không muốn lái xe lên Hoa Thịnh Đốn. Đây là một điều may mắn, vì cũng ngày này tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ VNNT có lễ mãn khoá của một trường Trung Học Công Giáo ở đây. Tất cả các bãi đậu xe đều hết chỗ.
Khoảng 1.000 người đã tham dự cuộc hành hương này. Tất cả đã tề tựu nguyện đường Đức Mẹ La Vang lúc 12 giờ chiều, để khởi sự cuộc rước kiệu Đức Mẹ La Vang bên trong sảnh đường phía bên ngoài crypt church. Chầu Thánh Thể bắt đầu lúc 1:15 pm. Tiếp theo là Thánh Lễ lúc 1:45 pm. Và chấm dứt lúc 3:30 chiều.
Ca đoàn Thánh Linh đã phụ hoạ với ca đoàn Seraphim trong chương trình chầu Thánh Thể. Ca đoàn Seraphim đã trình diễn ba bài Thánh Ca để suy niệm trước Thánh Lễ. Dưới sự điều khiển của ca trưởng Quế Thanh, ca đoàn đã trình diễn thật xuất sắc. Giờ chầu được Họ Đức Mẹ La Vang điều động rất sốt sắng và nhịp nhàng.
Chủ tế là cha xứ Nguyễn Đức Vượng, đồng tế có cha Giuse Phan Văn Lễ từ Việt Nam qua, và thầy sáu Phạm Minh Kiên. Trong bài giảng, cha Lễ sau khi chia sẻ lời Chúa về việc hai bà Mẹ thụ thai là bà Isave và Đức Mẹ, và hai hài nhi là Thánh Gioan Tầy Giả và Chúa Giêsu, cha đã khen ca đoàn và nói chưa bao giờ thấy một ca trưởng sắp sanh con mà vẫn đứng đánh nhịp (Quế Thanh đã có bầu 9 tháng.)
Đoàn vũ sinh xinh sắn, với đồng phục áo dài khăn đống mầu đỏ và vàng đã dâng hoa cho Đức Mẹ và kết thành một hình trái tim trước bàn thờ.
Hai cha Holcomb, giám đốc hành hương và cha Weston, giam đốc phụng vụ của Vương Cung Thánh Đường đã sốt sắng hiện diện để cung cung cấp mọi tiện nghi cho giáo xứ: như ghế cho ca đoàn, và âm thanh. Hai cha đều ngợị khen việc tổ chức chu đáo và thành công của cuộc hành hương. Đây là năm đầu tiên có một vài trục trặc vì có thánh lễ tại nhà nguyện lúc 12 giờ trưa do Đức Ông Rossi chủ tế. Ngoài ra việc tổ chức lễ mãn khóa của một trường Trung Học tại Nhà Thờ bên trên cũng gây trở ngại cho việc đâụ xe.
Tuy nhiên tất cả mọi người đã có một ngày hành hương thật sốt sắng và có một thời tiết hết sức tốt đẹp. Mọi người hẹn nhau trở lại nơi này sang năm để tôn vinh Mẹ Việt Nam. Với gần 70 nhà nguyện cung hiến cho Đức Mẹ của các quốc gia khác nhau, cha Holcomb cho hay nhà nguyện Đức Mẹ La Vang của Việt Nam là nơi rất đông khách từ các nơi đến thăm viếng thường xuyên. Chúng ta là người Việt Nam phải hết sức hãnh diện về công trình kiến trúc tuyệt vời tại nơi này. Mầu sắc của nhà nguyện chúng ta nổi bật hẳn lên giữa các nhà nguyện khác kế bên.
Tại Đài Đức Mẹ trước khi lên xe buýt |
Các em vũ sinh cộng đoàn Reston |
Phong Trào Tông Đồ Fatima |
Các Bà Mẹ Công Giáo Reston |
Các em Lễ Sinh |
Kiệu Đức Mẹ bên trong Nhà Nguyện |
Ca đoàn Seraphim |
Trong Crypt Church |
Cha Lễ, Cha Vượng và Thầy Kiên |
Thánh Lễ rửa tội và Thêm Sức cho 7 tân tòng:
Ngày Chúa Nhật 24/5/09, trong Thánh Lễ 12 giờ, Cha xứ đã rửa tôi cho 7 tân tòng trong đó có một cụ già 84 tuổi. Cụ Maria Violetta Nho Nhu có ông tổ là một người theo đạo Phật nhưng đã dâng cúng tiền xây cất một nhà thờ bên Việt Nam khi xưa. Cụ bà từng theo học các Sơ Domaine de Marie, nói tiếng Pháp rất sõi và vẫn còn minh mẫn. Mặc dầu cả gia đình theo đạo Phật cụ đã quyết chí học đạo dưới sự hướng dẫn của Sơ Agatha Trần Thuý Hằng cựu Bề Trên Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Oregon. Cụ chân hơi yếu nên phải có con dìu lên cung thánh, nhưng trong suốt Thánh lể và tiệc trà, cụ tỏ vẻ rất hân hoan vì được làm con Chúa, được rước Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
Nghi thức rửa tội và thêm sức hết sức long trọng. Sau thánh lễ khoảng 70 người gồm các tân tòng và gia đình cung ca`c ngưiời đỡ đầu, các hội viên Hội Cao Niên, Huynh Đoàn Đa Minh và một số quan khách đã tụ tập tại Hội Trường Giáo Dục để cùng chia sẽ những món ăn ngon miệng, và một nồi cháo cá do Hội Cao Niên khoản đãi.
Một số tân tòng và người đỡ đầu |
Cụ Maria Violetta và Sơ Hằng |
Một số tân tòng và người đỡ đầu |
Các tân tòng chuẩn bị lãnh các phép bí Tích |
Cụ Maria Violetta và ái nữ |
Chị Bẩy đang được rửa tội |
Cụ Maria Violetta nhận lãnh áo trắng |
Sơ Hằng tiếp nhận nến |
Quang cảnh cuối bữa tiệc |
Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam và Hàn quốc đến việc xây dựng nền Văn hóa Nhân bản Tâm linh
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
05:53 25/05/2009
NHÌN LẠI SỨ MẠNG
TRUYỀN GIÁO TRONG 50 NĂM QUA
VÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Bài 2:
TỪ KINH NGHIỆM TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM
VÀ HÀN QUỐC ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG
NỀN VĂN HOÁ NHÂN BẢN TÂM LINH
NHẬP ĐỀ
Chúng ta đã cùng nhau suy nghĩ về hiệu quả truyền giáo ở Việc Nam trong khoảng 50 năm gần đây với nghi vấn rằng: hiệu quả ấy chưa cao như lòng mong ước, đã tìm ra một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả và gợi ý cần phải trở lại với Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, những suy tư này có lẽ còn nặng tính lý thuyết, cần được chứng minh bằng chính thực tế của hoạt động truyền giáo.
Vì thế, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá vài kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc, để thấy rằng việc truyền giáo tác động lên xã hội, ảnh hưởng rất nhiều đến nền văn hoá dân tộc và có thể thay đổi cả đất nước. Do đó, muốn cho việc truyền giáo hiện nay ở Việt Nam có kết quả tốt đẹp, cần xây dựng một nền nhân bản mới.
Bài trình bày bao gồm mấy điểm chính sau đây:
1. Hiệu quả việc truyền giáo ở Việt Nam trong bối cảnh văn hoá và lịch sử
2. Phân tích khái quát hiệu quả truyền giáo ở Hàn Quốc trong 50 năm gần đây
3. Xây dựng một nền văn hoá nhân bản mới cho tín hữu Việt Nam
1. HIỆU QUẢ VIỆC TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VĂN HOÁ VÀ LỊCH SỬ
Chúng tôi đã trình bày khá chi tiết công cuộc truyền giáo ở Việt Nam trong cuốn Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam, đặc biệt trong chương 10 và 11, từ trang 184-225. Ở đây chúng tôi xin tóm tắt vài điểm chính như sau:
1.1. Bối cảnh văn hoá và lịch sử
Bối cảnh lịch sử:
Sau khi Lê Lợi thắng quân Minh, triều đại nhà Lê kéo dài 360 năm (1428-1788). Xã hội Việt Nam vào thế kỷ XV ổn định, nông nghiệp phục hồi và phát triển. Sang thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu vì các vua ham mê tửu sắc, triều đình thiếu người tài trí, xã hội bắt đầu hỗn loạn. Dân chúng khốn khổ vì những cuộc chiến tranh loạn lạc liên miên giữa họ Trịnh phò Lê và họ Mạc. Sau khi họ Trịnh chiếm lại được thành Thăng Long, vào năm 1592, nhà Lê được khôi phục, nhưng mọi quyền lực đều nằm trong tay họ Trịnh. Chiến tranh Lê-Mạc chưa chấm dứt thì cuộc chiến đẫm máu giữa hai thế lực Trịnh-Nguyễn lại diễn ra, rồi đến cuộc chiến giữa anh em nhà Tây Sơn với chúa Nguyễn từ năm 1776 cho đến khi chúa Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn và thống nhất sơn hà năm 1802. Cuộc sống người dân trong thời kỳ này vô cùng khốn khổ, sinh mạng con người bị coi thường, đời sống kinh tế kiệt quệ vì sưu cao thuế nặng để chi phí cho chiến tranh.
Từ những năm 1802-1856, xã hội tạm yên ổn, nhưng thay vì cởi mở như Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật Bản (Mutsuhito, 1852-1912), các vua triều Nguyễn lại dùng chính sách bế quan toả cảng đối với người nước ngoài, hoàn toàn theo quan điểm chính trị của Trung Quốc, nên đời sống dân chúng vẫn hết sức khó khăn, dân trí lạc hậu. Năm 1858, chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ. Những cuộc tàn sát tập thể tín hữu Kitô giáo ở Ba Giồng, Hữu Đạo, Biên Hoà, Bà Rịa (1861), Nam Định, Hưng Yên (Bắc kỳ), Búng, Long Thành, Tân Triều, Trảng Bàng (Tây Ninh) (1862) đã là lý do để người Pháp vin vào đó đánh chiếm miền Nam Việt Nam. Năm 1862, Việt Nam phải ký Hoà ước Nhâm Tuất nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp.
Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1873, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần đầu và một số tỉnh ở miền Bắc. Năm 1874, Việt Nam phải ký Hoà ước Giáp Tuất nhường đứt cho Pháp 6 tỉnh Nam kỳ, đồng thời người dân được tự do truyền đạo và theo đạo. Sau Hoà ước này, phong trào Văn Thân với khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả” để chống Pháp và sát hại người Công giáo nổi lên ở Nghệ An, Nam Định và lan dần khắp nước. Hàng chục ngàn người Công giáo bị sát hại, nhất là trong những năm 1885-1886.
Năm 1882, Pháp chiếm Hà Nội lần II và các tỉnh miền Bắc dẫn đến hoà ước Giáp Thân năm 1884, đặt miền Bắc dưới sự bảo hộ của người Pháp, Nam kỳ là thuộc địa Pháp và Trung kỳ thuộc quyền cai trị của triều đình Huế cho tới năm 1945 khi Đảng Cộng Sản giành được chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Bối cảnh văn hoá:
Chủ quyền chính trị thay đổi liên miên nhưng bối cảnh văn hoá hầu như không thay đổi từ năm 1428 đến 1945. Dân tộc ta tổ chức xã hội theo tư tưởng Nho giáo dựa trên Tam cương, Ngũ thường. Vua là chủ thể tối cao của đất nước mà mọi người phải tôn thờ vì vua là Con Trời (Thiên Tử). Vua nắm toàn quyền sinh sát trong tay, bắt ai chết là người đó phải chết. Chỉ có vua nắm độc quyền về tôn giáo để phong thần cho các vị thần linh và từ đó dân chúng mới được phép tôn thờ. Triều đình lấy chữ Hán của người Trung Hoa làm chữ chính thức và tổ chức các khoa thi dựa trên các sách kinh điển của nền giáo dục Trung Quốc như Tứ Thư, Ngũ Kinh. Phật giáo có ảnh hưởng nhiều trên dân chúng và những biến thể của đạo Lão như các hình thức thờ các thần vật, bùa chú mê tín rất phổ biến trong dân gian (x. Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam, Quyển Thượng và Quyển Hạ, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992).
Gia đình theo chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ với những hình phạt rất nặng nề dành cho các phụ nữ hoang thai, gian dâm. Xã hội còn nhiều hủ tục như tục tảo hôn, tục cho phép đàn ông bỏ vợ vì một số lý do không chính đáng (thất xuất) như: không con, không thờ cha mẹ chồng, đa ngôn, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật, dâm dật (x. Toan Ánh, Con người Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992, tr. 215). Nhiều trò vui, lễ hội mang tính phóng đãng (x. Toan Ánh, Hội Hè Đình Đám, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992, tr. 244-279).
Cách tổ chức làng xã dù có thay đổi ít nhiều dưới các thời vua chúa khác nhau, nhưng các sinh hoạt và các tục lệ hầu như vẫn giữ nguyên, nhiều khi “phép vua thua lệ làng” (x. Toan Ánh, Làng Xóm Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992).
Trong bối cảnh lịch sử và văn hoá như thế, Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô đã được loan báo cho dân tộc Việt Nam.
1.2. Các giai đoạn truyền giáo
Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam tạm chia thành những giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn khai sinh (1533-1615) và mở đạo chính thức (1615-1659)
Khởi đầu vào năm 1533, một người nước ngoài tên là Inêkhu đã đến truyền giáo tại làng Ninh Cường, huyện Nam Châu và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay).
Sau đó, các vị thừa sai Dòng Tên đã đến truyền đạo ở cả 2 miền Nam Bắc, lấy sông Gianh làm ranh giới, phía Bắc gọi là Đàng Ngoài, do vua Lê chúa Trịnh nắm quyền; phía Nam gọi là Đàng Trong, do các chúa Nguyễn cai quản.
Từ năm 1615, các linh mục F. Buzomi, D. Cavalho đến Cửa Hàn, Đà Nẵng, tiếp theo là các linh mục F. Pina, C. Borri và A. de Rhodes (Đắc Lộ). Ở Đàng Ngoài có linh mục G. Baldinotti, P. Marques và A. de Rhodes đến Cửa Bạng, Thanh Hoá, ngày 19-3-1627. Để hỗ trợ cho việc truyền giáo, các thừa sai đã biên soạn giáo lý, sáng tác kinh nguyện, thơ văn bằng chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ với sự trợ giúp của các thầy giảng có học thức như cụ Gioakim, sư cụ Chùa Phao, sư cụ Manuel, cụ nghè Giuse, đặc biệt là 2 tác phẩm của cha Đắc Lộ ấn hành ở Rôma năm 1651: Phép giảng Tám ngày và Từ điển Việt-Bồ-La, các thánh truyện bằng chữ Nôm của G. Majorica.
Vào năm 1665, sau 37 năm truyền giáo ở Đàng Ngoài với 25 linh mục và 5 trợ sĩ, và sau 50 năm ở Đàng Trong với 39 linh mục và 01 trợ sĩ, các thừa sai Dòng Tên rửa tội khoảng 100.000 tín hữu (trong đó có 20.000 ở Đàng Trong) (x. Công giáo và Dân tộc, Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm, NXB Tôn Giáo, 1996, tr. 86).
- Giai đoạn hình thành (1659-1802)
Năm 1659, Đức Thánh Cha Alexander VII lập 2 giáo phận ở Việt Nam (Đàng Trong và Đàng Ngoài) và đặt 2 vị giám mục đầu tiên thuộc Hội Truyền giáo Paris (MEP) làm đại diện Tông Toà. Đức cha Lambert de la Motte ở Đàng Trong và F. Pallu ở Đàng Ngoài.
Dù có những sắc chỉ cấm đạo của vua chúa kèm theo những cuộc bách hại dưới thời các chúa Trịnh ở miền Bắc, các chúa Nguyễn ở miền Nam hoặc của vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn ở miền Trung, các giám mục và các thừa sai vẫn miệt mài truyền đạo, và Giáo hội Việt Nam vẫn không ngừng phát triển.
Vào năm 1802, Giáo hội Việt Nam có 3 giáo phận với 121 linh mục Việt Nam và 320.000 tín hữu, chiếm tỷ lệ khoảng 3% dân số. Giáo phận Đàng Trong có 60.000 giáo dân, Tây Đàng Ngoài có 120.000 giáo dân và Đông Đàng Ngoài 140.000 giáo dân.
- Giai đoạn thử thách (1802-1886)
Sau khi vua Gia Long lên ngôi thống nhất đất nước năm 1802, cho đến khi phong trào Văn Thân ngưng tàn sát người Công giáo (1885-1886), có thể gọi đây là giai đoạn thử thách với các cuộc bách hại triền miên của vua quan lẫn một phần dân chúng chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, thù ghét sự xâm lăng của người Pháp và hiểu lầm người Công giáo đi với Pháp để phản bội đất nước.
Nhưng đây cũng là giai đoạn truyền giáo rất thành công vì người tín hữu Việt Nam đã tìm được con đường sống trong cái lẽ tử sinh của kiếp người, giới thiệu được nền văn hoá Công giáo cho dân tộc. Đây cũng là thời kỳ truyền giáo hiệu quả nhất. Trong vòng 80 năm, dân số Công giáo tăng gấp đôi và tỷ lệ tăng từ 3% lên đến 7%.
Vào cuối thời kỳ này, Giáo hội Việt Nam có 9 giáo phận, 4 giáo phận ở Đàng Trong và 5 giáo phận ở Đàng Ngoài, với 9 giám mục, 219 linh mục thừa sai, 356 linh mục Việt Nam, 1.246 chủng sinh, 156 thầy giảng, 1.399 nữ tu, 930 nhà thờ, 292 cơ sở bác ái, và 648.435 giáo dân, chiếm tỷ lệ khoảng 7% dân số (x. Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, tr. 195).
- Giai đoạn phát triển (1886-1960)
Sau hoà ước 1884, Việt Nam được chia thành 3 kỳ: Nam kỳ, Bắc kỳ và Trung kỳ. Người Công giáo được tự do theo đạo, xây dựng các cơ sở vật chất, nhiều giáo phận mới được thành lập, số tín hữu tăng nhanh. Tính đến năm 1939, Giáo hội Việt Nam có 16 giáo phận, 17 giám mục, 1.544.765 giáo dân trên tổng số 26.500.000 người, chiếm 7,5% (x. Bảng 12, tr. 19).
Sau Hiệp định Genève 1954, Việt Nam chia thành 2 miền Nam Bắc, lấy sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới, với hai ý thức hệ đối nghịch nhau. Trong thời gian này, có khoảng 650.000 tín hữu từ miền Bắc di cư vào miền Nam.
Ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Một số giáo phận mới được thành lập. Giáo hội Việt Nam lúc này có 20 giáo phận, 23 giám mục, 2.094.540 tín hữu, 1.944 linh mục, 5.789 tu sĩ nam nữ và 1.530 chủng sinh trên tổng số 30.172.000 dân, chiếm tỷ lệ 6,9% dân số (x. Bảng 12, tr. 19).
Giai đoạn này dù được tự do theo đạo, xây dựng được nhiều nhà thờ, cơ sở giáo dục, xã hội, thậm chí được chính quyền nâng đỡ, nhưng số người theo đạo lại không nhiều. Tỷ lệ giảm từ 7% xuống 6,9% dân số.
- Giai đoạn trưởng thành (từ 1960 đến nay)
Trong giai đoạn này, cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc với hai ý thức hệ kéo dài từ năm 1963 đến 1975. Do số tín hữu tăng nên hai giáo tỉnh Huế và Sài Gòn lại được chia nhỏ để lập thêm nhiều giáo phận: Đà Nẵng, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, Phú Cường, Phan Thiết. Vào cuối năm 1975, Giáo hội Việt Nam có 25 giáo phận.
Ánh sáng từ Công đồng Vatican II (1962-1965) đã lan toả trên các giáo phận miền Nam theo đường hướng mục vụ và đại kết với các hoạt động của nhiều hội đoàn Công giáo Tiến hành trong xã hội, với hàng ngàn trường học các cấp được xây dựng trong khi miền Bắc vẫn giữ nếp sống âm thầm dưới chế độ Cộng sản với nhiều khó khăn và thử thách.
Chiến thắng của chính quyền Cộng sản miền Bắc đã dẫn đến việc chính quyền miền Nam sụp đổ và thống nhất đất nước, ngày 30-4-1975, đưa Giáo hội Việt Nam vào một giai đoạn mới. Dù có khó khăn về vật chất vì các phương tiện hoạt động mục vụ, các cơ sở hoạt động xã hội và kinh tế ở miền Nam đều bị Nhà nước tiếp thu và quản lý, nhưng Giáo hội Việt Nam lại thấy đây là dịp Thiên Chúa thanh tẩy mình khỏi những vướng bận vật chất để chú ý hơn đến tinh thần sống đạo, học hỏi Lời Chúa, cầu nguyện, dạy giáo lý cũng như phổ biến đời sống đức tin, văn hoá, đạo đức của người Việt Nam cho toàn thể gia đình nhân loại, qua việc gần 1 triệu người đã di tản từ 1975-1990, sang rất nhiều nước trên thế giới.
Từ năm 1990 đến nay, qua chính sách cởi mở của Nhà Nước đối với tôn giáo, Giáo hội Công giáo Việt Nam có nhiều tự do hơn để tổ chức các hoạt động tôn giáo cũng như các hoạt động bác ái xã hội. Số tín hữu bắt đầu gia tăng so với tỷ lệ dân số, dù sự gia tăng không nhiều. Tính đến 31-12-2008, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận, 2 Hồng y, 2 Tổng Giám mục, 40 giám mục, 3.541 linh mục, 17.160 tu sĩ nam nữ, 6.187.486 tín hữu trên tổng số 86.160.000 người, chiếm 7,18% dân số. Trong gần 50 năm qua, GHCGVN đã có thêm 5 giáo phận mới, số tín hữu tăng gấp 3, số linh mục tu sĩ tăng gấp đôi.
Hiện nay, nếu tính thêm số tín hữu Công giáo (khoảng 1 triệu) và số người Việt ở nước ngoài (khoảng 3 triệu) mà Giáo hội Việt Nam phần nào chịu trách nhiệm loan báo Tin Mừng, tổng số tín hữu là 7 triệu trên 89 triệu người Việt, chiếm tỷ lệ 7,86 % (x. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, Phụ lục: Cộng đồng Công giáo Việt Nam Hải ngoại, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005, tr. 867-902).
1.3. Truyền giáo và nền văn hoá Việt Nam
Xét về mặt văn hoá, công cuộc truyền giáo ở Việt Nam đã đóng góp rất lớn hay có thể nói đã giải phóng người Việt khỏi lệ thuộc nền văn hoá Trung Hoa.
Từ khi bị người Tàu đô hộ vào năm 179 TCN cho đến 1615, khi Tin Mừng được các nhà truyền giáo Tây Phương loan báo, hầu như mọi người dân Việt, từ vua quan đến dân chúng, chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hoá Trung Hoa. Dầu vậy, ý thức phản kháng của dân tộc Việt vẫn âm ỉ bày tỏ qua cách sống (thuốc Nam - thuốc Bắc), cách ăn mặc (mặc váy-mặc quần), chữ viết (chữ Nôm – chữ Hán) nên người Việt không mất nước và không bị đồng hoá so với dân tộc Chiêm Thành ở miền Trung Việt Nam.
* Các nhà truyền giáo đã dạy cho người Việt giá trị vô cùng cao quý của con người trong những thế kỷ chiến tranh liên miên mà mạng người bị coi rẻ như cỏ rác. Tin vào Thiên Chúa và vào Đức Giêsu Kitô họ sẽ được sống muôn đời dù vua chúa có thể dùng họ như những món đồ chơi trong cuộc tranh giành quyền lực.
Sống dưới chế độ dân chủ chuyên chế, vua được tôn là thiên tử (con trời), có toàn quyền sinh sát: vua bắt bầy tôi chết mà người đó không chịu chết là người đó bất trung (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung). Còn Kitô hữu lại được dạy mọi người đều bình đẳng, đều là anh em trong đại gia đình nhân loại, có Thiên Chúa là Cha nên ai cũng phải tôn trọng quyền sống của con người. Đức Giêsu mới là “Thiên Tử” thật sự, nhưng lại tự nguyện chết để cứu độ chúng ta, nên người Kitô hữu sẵn sàng hy sinh mạng sống để phục vụ Chúa và mọi người.
* Sống trong một xã hội theo chế độ đa thê (trai thì năm thê bảy thiếp), trọng nam khinh nữ (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô), các Kitô hữu thời đó làm chứng cho sự thật về quyền bình đẳng giới tính, về hôn nhân một vợ một chồng, về hạnh phúc gia đình dựa trên tình yêu chung thuỷ và tình yêu Thiên Chúa. Hạnh phúc này biểu lộ trong đời sống gia đình của người Công giáo với những tiếng cười tiếng hát và trong đời sống cộng đồng, với những công việc cũng như trò vui mà nam nữ được tham dự như nhau.
* Sống trong xã hội mà học thức là một cái gì quý giá chỉ dành cho một thiểu số được ưu đãi, giàu sang, thì người tín hữu lại muốn phổ biến sự khôn ngoan của Thiên Chúa cho mọi người. Mỗi làng ngày xưa chỉ có một vài người đi học để viết được cái văn tự bán nhà bán đất, làm sổ đinh sổ điền thay cho cả làng; nếu may mắn hơn thì thi đỗ làm quan. 99% dân số còn lại đều mù chữ, thất học. Trái lại, người Công giáo ai cũng được học, ai cũng biết chữ. Lúc đầu học chữ Hán, chữ Nôm, sau lại cùng nhau khám phá và truyền bá loại chữ dễ đọc hơn, dễ viết hơn là chữ Quốc Ngữ, như chúng ta đang dùng, để phổ biến sự thật cho mọi người. Hàng trăm bộ sách Hán Nôm, hàng ngàn cuốn sách Quốc Ngữ của người Công giáo còn để lại trong kho tàng văn hoá dân tộc như muốn chứng minh điều đó.
Đời sống hằng ngày với những kinh sách, tuồng kịch diễn mỗi dịp lễ trọng, mỗi mùa phụng vụ giúp cho tất cả từ trẻ đến già đều biết chữ nghĩa, trở thành người có văn hoá và dạy văn hoá cho đồng bào. Chỉ trong vòng 200 năm, tính từ khi tiếng Việt được khai sinh chính thức với cuốn Từ điển Việt-Bồ-La và sách Phép giảng Tám ngày của Linh mục Đắc Lộ, vào năm 1651, cho đến lúc tờ Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên, ra mắt ở miền Nam năm 1865, ta mới thấy nếp sống văn hoá của người Công giáo ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam như thế nào.
* Nhờ chữ viết, nhất là nhờ các vị thừa sai dạy cho biết khoa học, kỹ thuật Tây Phương, tín hữu Công giáo trở thành những người truyền bá sự thật của Thiên Chúa ghi khắc trong vũ trụ vạn vật. Thời đó, mỗi làng có vài ba cái ao: tắm rửa, ăn uống đều lấy nước từ đó. Người Công giáo hiểu rằng cần phải gìn giữ thể xác của mình cho khoẻ mạnh, cho xứng đáng với ơn Chúa, nên dạy bảo nhau cần phải lọc nước bằng than, cát, sỏi mới được dùng, rồi phải đun sôi mới nên uống. Cách đây năm bảy chục năm, cứ 10 đứa trẻ thì may ra có 3 đứa sống quá 1 tuổi, rất nhiều đứa bị chết yểu vì bệnh tật. Vì dùng nước ao tù nên cả làng cứ 100 người thì có khoảng 90 đến 95 người bị toét mắt, lúc nào cũng che miếng vải đen sùm sụp trước mắt. Nhưng con cái người Công giáo đứa nào cũng khoẻ mạnh, đẹp đẽ nên nhiều người lương cho người Công giáo con của mình để nó được sống. Nhiều chàng trai bên lương chỉ muốn lấy vợ Công giáo vì người nào đôi mắt cũng đẹp. Còn những cô gái ngoại đạo lại muốn lấy chồng Công giáo để gia đình có những đứa con khoẻ mạnh và hoà thuận yêu thương nhau trong đời sống một vợ một chồng.
* Với những chữ “tả đạo” thích trên trán, người Công giáo không thể đi học, không thể buôn bán trong xã hội. Lúc bấy giờ họ hiểu rằng mình phải yêu thương nhau, phải đoàn kết và chia sẻ nghề nghiệp cho nhau. Làm ra hàng gì thì phải thật tốt, bán ra cái gì thì phải thật rẻ. Nhờ vậy ai cũng muốn trao đổi hàng hoá với người Công giáo, và họ đã vượt qua được giai đoạn khó khăn.
* Bị bắt bớ quá thì người tín hữu trốn vào rừng sâu làm rẫy, như ở La Vang, Trà Kiệu, nhờ thế mà mở mang bờ cõi đất nước. Với lý lịch “tả đạo”, khó sống ở miền Bắc, tín hữu phải đi vào miền Trung, miền Nam theo đoàn quân viễn chinh và trở thành những người mở đường, dựng nước. Chính trong miền Nam, sống với những người có thể nói là đầu trộm đuôi cướp theo chính sách di dân thời xưa, người Công giáo lại cảm thấy dễ thở hơn, dù phải hy sinh rất nhiều, phải chiến đấu với từng đàn thú dữ, với những đám muỗi bay dày như đám mây. Người Công giáo trở thành những người tiên phong với tinh thần hào phóng, thân thiện của người phương Nam thuở trước. Người tín hữu chia sẻ tình yêu thương với hết mọi người, cùng quên đi những quá khứ xấu xa, những lý lịch đen tối của nhau để sống hoà thuận bên nhau, chỉ cần gọi nhau là anh Hai, chị Ba, cô Tư, chú Tám và coi nhau như một đại gia đình của Thiên Chúa.
* Các nhà Nho tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh với phong trào Đông Du; Lương Văn Can, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để với phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đã hô hào dân chúng bỏ búi tóc, cắt móng tay, mặc Âu phục, học chữ Quốc Ngữ, sống đời gia đình một vợ một chồng như người Công giáo. Tất cả phong trào ấy đã làm cho đất nước của chúng ta phát triển.
Những sự thật về giá trị và quyền lợi căn bản của con người, về bình đẳng nam nữ, về sự chung thuỷ trong gia đình, về giá trị của khoa học, kỹ thuật… mà chúng ta thấy dường như hiển nhiên, rõ ràng trong thời đại ngày nay, thì các bậc tiền bối Công giáo đã phải vất vả truyền giảng cho người đương thời với mình bằng biết bao nỗi tủi nhục, hy sinh và có khi bằng cả sự sống quý báu.
Nếu hiểu văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn khi tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình (x. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về Bản sắc Văn hoá Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr. 20-27), thì người tín hữu Công giáo Việt Nam trong những giai đoạn truyền giáo vừa qua, từ 1659-1885, đã xây dựng một nền văn hoá mới cho dân tộc. Nền văn hoá này lấy con người làm gốc, nên tạm gọi là nền văn hoá nhân bản, với những nét chính yếu sơ khởi cần được phát triển thêm trong tương lai.
Để làm sáng tỏ thêm mối liên hệ giữa truyền giáo và văn hoá, chúng tôi xin giới thiệu một thí dụ khác. Đó là công cuộc truyền giáo của Giáo hội Hàn Quốc trong 50 năm gần đây với bối cảnh lịch sử, văn hoá có rất nhiều điểm tương đồng với Giáo hội Việt Nam.
2. TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ TRUYỀN GIÁO Ở HÀN QUỐC TRONG 50 NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Bối cảnh lịch sử và văn hoá
(x. NN., Trịnh Huy Hoá biên dịch, Đối thoại với các nền văn hoá Triều Tiên, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001)
Đại Hàn là một quốc gia nằm ở bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp Trung Quốc và Nga, phía Đông giáp biển Nhật Bản, gồm hai miền Nam Bắc theo hai thể chế chính trị khác nhau, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Bắc Hàn hiện nay theo chế độ Cộng sản, với tên nước là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Nam Hàn theo chế độ Tư bản, với tên nước là Cộng hoà Hàn Quốc.
Đại Hàn lập nước vào khoảng năm 3.000 TCN với tên nước là Choson (Triều Tiên). Những người dân ở bán đảo này là những người châu Á tiền sử sống dưới ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Quốc. Năm 108 TCN, nhà Hán ở Trung Quốc chiếm nửa phần phía Bắc của bán đảo. Các bộ lạc Đại Hàn đã chiếm lại một phần lãnh thổ vào năm 75 TCN và lập nên các vương quốc Silla (57 TCN), Koguryo (37 TCN) và Paekche (18 TCN), tồn tại trong 700 năm. Từ năm 668-917, các vua triều Silla chiến thắng nhà Đường ở Trung Quốc, thống nhất đất nước, mở ra một thời hoàng kim cho dân tộc Hàn.
Thủ lĩnh Wang Kon chiếm được vương quốc năm 918 và lập nên triều đại Koryo (Korea), kéo dài từ 918-1392. Sau đó tướng Yi Songgye đã giành quyền và lập nên triều đại Yi (1392-1910) và chuyển đô về Hanyang (Seoul hiện nay). Từ năm 1592-1598, Đại Hàn bị tàn phá nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lăng của Nhật Bản. Từ năm 1600-1894, người Trung Hoa xâm chiếm Đại Hàn và buộc cống nộp. Đến năm 1910, người Nhật lại chiếm đóng Đại Hàn sau khi Nhật thắng Liên Xô trong cuộc chiến 1904-1905. Từ những ngày đầu lập nước cho đến thế kỷ XX, người dân Đại Hàn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Trung Hoa: xã hội được tổ chức theo Khổng giáo, dân chúng theo Phật giáo và thờ kính ông bà tổ tiên với ảnh hưởng của tín ngưỡng Shaman.
Năm 1945, Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, Nhật bại trận, Đại Hàn bị chia cắt thành hai miền: ở phía Bắc vĩ tuyến 38, Liên Xô tiếp quản lập thành Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1-5-1948), với thủ đô là Pyonnyang. Ở phía Nam vĩ tuyến 38, Hoa Kỳ tiếp quản năm 1948, với thủ đô là Seoul. Cuộc chiến Nam Bắc đã xảy ra do sự đối kháng của hai ý thức hệ Cộng sản và Tư bản đã tàn phá đất nước nặng nề (1950-1953). Từ đầu thế kỷ XX, người dân Đại Hàn biết đến nền văn hoá Tây Phương.
2.2. Công cuộc truyền giáo
Công giáo được truyền vào Đại Hàn từ năm 1784, qua các tín hữu giáo dân học đạo ở Trung Quốc. Dù chưa có linh mục cai quản nhưng vào năm 1794, đã có khoảng 4.000 tín hữu. Điều này cho thấy sức sống mãnh liệt và tinh thần truyền đạo của tín hữu Đại Hàn. Năm 1857, số tín hữu là 15.000 người. Giáo hội Đại Hàn trải qua 4 cuộc bách hại nặng nề trong thế kỷ XIX, hàng ngàn người đã bị giết. 103 vị thánh Tử đạo đã được tôn phong vào năm 1984 thuộc các thời kỳ bách hại này.
Năm 1883, người dân Đại Hàn được tự do tôn giáo khi chính sách bế quan toả cảng được tháo gỡ nhưng trong thực tế việc truyền giáo không thu được kết quả vì dân chúng vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của Tam giáo Đông Phương. Trong Thế Chiến thứ II, hầu hết các thừa sai nước ngoài bị bắt bớ và bị trục xuất, nhiều chủng viện bị đóng cửa và nhà thờ bị phá huỷ. Sau khi được giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật Bản, Giáo hội Hàn Quốc ở miền Nam mới được tự do tôn giáo thật sự và từ sau cuộc chiến Nam Bắc, Giáo hội Hàn Quốc mới thật sự có những thành công lớn lao về mặt truyền giáo đáng chúng ta nghiên cứu.
Giáo hội Triều Tiên (Bắc Hàn) có khoảng 100.000 tín hữu (theo Thống kê của Toà Thánh Vatican năm 1969) trên tổng số 23.761.000 dân. Nhưng sau cuộc chiến Nam Bắc, việc theo đạo Kitô chỉ được thể hiện trong nội bộ gia đình và bị ngăn cản dữ dội cho đến ngày nay.
Giáo hội Hàn Quốc hiện có 3 giáo tỉnh, 12 giáo phận, 1 giáo phận quân đội, 1 Hồng y, 5 Tổng Giám mục, 24 Giám mục, 1.471 giáo xứ, 3.525 linh mục (2.947 triều, 578 dòng), 1.702 chủng sinh, 636 nam tu sĩ, 8.828 nữ tu sĩ, 12.824 giáo lý viên, rửa tội 158.978 người, 4.682.000 giáo dân trên tổng số 48.500.000 dân (chiếm 9,65%) (x. Catholic Almanac, 2009, tr. 316-317).
Vài con số thống kê sau đây để thấy bước phát triển của Công giáo và Tin Lành ở Hàn Quốc:
- Năm 1949: Công giáo và Tin Lành chỉ chiếm 1% dân số ở Hàn Quốc.
- Năm 2009: Công giáo 9,65% và Tin Lành 26%. Cả nước có 35,65% theo Kitô giáo.
- Chỉ trong vòng 60 năm dân số Công giáo tăng từ 1% lên 9,65% và trong 10 năm (1999 2009) tăng từ 7,73% lên 9,65% (x. Phụ lục, Thống kê Giáo hội Hàn Quốc 1999-2009, Bảng 28, tr. 50).
2.3. Phân tích sự thành công của việc truyền giáo ở Hàn Quốc
Giáo hội Hàn Quốc có thể là một trường hợp điển hình trong công việc truyền giáo cho nhiều giáo hội khác, đặc biệt là cho Giáo hội Việt Nam vì hai giáo hội có nhiều nét tương đồng về bối cảnh lịch sử: chịu ảnh hưởng của Tam giáo Đông Phương và văn hoá Trung Hoa, bị chia đôi đất nước, có nội chiến Nam Bắc với hai ý thức hệ đối kháng và đang mở ra cho nền văn hoá Tây Phương. Tuy nhiên, kết quả truyền giáo trong vòng 60 năm ở hai nước thật khác nhau: trong khi Hàn Quốc từ năm 1949-2009, tỷ lệ dân số Công giáo tiến từ 1% lên 9,65% thì ở Việt Nam từ 1960-2008, tăng từ 6,9% lên đến 7,1% (x. Phụ lục, Thống kê Giáo hội Việt Nam, 1933-2008, Bảng 12, tr. 19).
Sự phát triển của Giáo hội Hàn Quốc có thể do những tác nhân sau đây:
* Hàng Giáo phẩm của Giáo hội Hàn Quốc được tuyển chọn kỹ lưỡng và ít bị tác động bởi chính quyền dân sự. Việc tuyển chọn các giám mục có sự nhất trí cao nên dẫn đến sự vâng phục hầu như tuyệt đối trong cộng đồng tín hữu vì người Hàn Quốc rất kính trọng người trên, coi trọng tôn ti trật tự. Trong một số nước hiện nay, luôn luôn có sự can thiệp của chính quyền dân sự, thậm chí của cả những phe nhóm trong nội bộ Giáo Hội đối với việc tuyển chọn giám mục nên dẫn đến sự thiếu đoàn kết trong cộng đồng giáo hội địa phương. Người ta vẫn dùng chính sách “chia để trị” khi muốn can thiệp vào những cộng đồng tôn giáo. Tuy nhiên, sự suy yếu của cộng đồng tín hữu, dù chỉ là thiểu số, cũng dẫn đến sự suy yếu của cộng đồng dân tộc.
* Việc đào tạo linh mục, tu sĩ ở Hàn Quốc rất nghiêm túc và được mọi người quan tâm đóng góp. Hầu như tất cả các sách quan trọng, cần thiết hay có giá trị của Giáo Hội đều được dịch sang tiếng Hàn để tạo điều kiện cho việc đào tạo này. Nhiều gia đình Công giáo Hàn Quốc hiện nay hầu như chỉ có 1 hoặc 2 con nhưng sẵn sàng hiến dâng cho Chúa. Những linh mục, tu sĩ đó rất ý thức về sứ mạng của mình và luôn hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần kỷ luật cao.
* Giáo dân Hàn Quốc đóng góp tích cực cho giáo hội địa phương, tự nguyện đảm nhận những công việc điều hành tại giáo phận và giáo xứ. Giáo hội Hàn Quốc làm theo các anh em Tin Lành trong việc yêu cầu tín hữu tự nguyện đóng góp từ 5-10% thu nhập cá nhân. Nhiều tín hữu nghèo không bị buộc đóng góp nhưng vẫn sẵn sàng tham gia bằng công sức lao động của mình cho công việc chung. Nhờ vậy Giáo hội Hàn Quốc tự lập về tài chính, không bao giờ đi xin các tổ chức hay giáo hội khác, ngược lại còn giúp đỡ những tổ chức này. Giáo hội tự trang trải tất cả các chi phí như trả lương cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong công tác truyền giáo, dù nhiều người không muốn nhận.
* Giáo hội Hàn Quốc coi trọng giáo dân vì ngay từ đầu lịch sử, chính giáo dân đảm nhiệm công tác truyền giáo. Các hội đoàn Công giáo Tiến hành, nhất là Legio Mariae, được tổ chức chặt chẽ và hoạt động hăng say với những chương trình đào tạo rõ ràng và cụ thể. Trong giáo xứ, nhiều cộng đồng cơ bản được thành lập để thúc đẩy mối liên kết giữa các gia đình tín hữu với nhau: các thành viên trong cộng đồng chia sẻ niềm vui bằng cách hội họp để cầu nguyện và sau đó cùng giải trí, xem ti vi chung với nhau. Người làm bác sĩ thì khám bệnh, người làm kỹ sư thì sửa chữa máy móc, điện nước cho những thành viên trong cộng đồng với giá rẻ hoặc không lấy tiền. Từ đó, người dân cảm nghiệm được tình bác ái liên kết thật sự trong cộng đồng Giáo Hội.
* Người tín hữu được đào tạo cẩn thận, được huấn luyện để trưởng thành với những kỹ năng sống, đặc biệt là giới trẻ. Những người này được huấn luyện từ cách ăn nói, đi đứng, tổ chức công việc và đời sống cho đến các kỹ năng làm chủ cảm xúc, thời giờ, tiền bạc… Nhiều thanh niên Công giáo sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, trước khi đi nghĩa vụ quân sự hay vào đại học thường dành một tháng hè để phục vụ cộng đồng. Họ đăng ký với một cha xứ ở miền xa hay các điểm truyền giáo (năm 2002 có 1.042 điểm) để đến dạy học cho người mù chữ, sinh hoạt hội đoàn, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật… Những thanh niên nam nữ Công giáo này thường trở thành những người cuốn hút các bạn trẻ trong cộng đồng địa phương, nhờ đó đạo Công giáo được biết đến và nhiều người tin theo qua đời sống chứng nhân. Những chương trình đào tạo này được thực hiện trong các trường lớp ngày Chủ Nhật mà giáo phận nào cũng thực hiện. Năm 2000 có 267.742 trường Chủ Nhật, năm 2002 có 260.724 trường (x. Niên giám Giáo hội Hàn Quốc 2000-2002, tr. 15). Ngoài ra, ta còn phải kể thêm 13 đại học Công giáo với 34.470 sinh viên, vào năm 2002 (x. Phụ lục, Thống kê Giáo hội Hàn Quốc 1999-2009, Bảng 28, tr. 50).
* Giáo hội Hàn Quốc chú ý nhiều đến việc sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội trong công tác truyền giáo. Xứ đạo nào cũng có phòng truyền thông với những sách báo, phim ảnh cho tín hữu mượn đọc hay sử dụng. Có bản tin nội bộ của giáo xứ, bản văn phụng vụ cho các ngày Chủ Nhật, sách hát, sách lễ dùng trong cộng đồng với giá rất rẻ. Giáo phận nào cũng có đài phát thanh, truyền hình hoặc chương trình phát thanh, truyền hình riêng của giáo phận dành cho cộng đồng tín hữu.
Giáo hội Công giáo và Tin Lành ở Hàn Quốc đã ảnh hưởng mãnh liệt vào nền văn hoá dân tộc để chuyển đổi thái độ trọng nam khinh nữ, phân biệt giai cấp xã hội (Yangban, Chunging, Sangmin, Chonmin) sang thái độ tôn trọng nhân phẩm, bình đẳng nam nữ, vượt qua thái độ thù hận với các nước láng giềng, yêu thích khoa học kỹ thuật Tây Phương và lòng bác ái Kitô giáo. Trong đường hướng văn hoá mới này, Nam Hàn đã có bước tiến vượt bật để từ một nước kiệt quệ về kinh tế sau cuộc chiến Nam Bắc đã trở thành một nước có nền kinh tế phát triển với tổng thu nhập quốc dân (GDP) năm 2006 là 18.340 USD so với Việt Nam là 723 USD, với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 2.016 USD, Thái Lan 3.252 USD, Philippines 1.362 USD, Đài Loan 15.569 USD (x. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2007, NXB Thống Kê, tr. 687-688).
3. XÂY DỰNG MỘT NỀN VĂN HOÁ NHÂN BẢN MỚI CHO TÍN HỮU VIỆT NAM
Từ kinh nghiệm truyền giáo của người tín hữu Kitô giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc, chúng ta thấy người Công giáo Việt Nam có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội khi giới thiệu cho đồng bào mình một nền văn hoá với các giá trị mới mẻ của Tin Mừng Chúa Kitô để rồi từ đó thay đổi và làm phát triển xã hội trong mọi lĩnh vực. Đó cũng là yêu cầu của việc hội nhập văn hoá mà ĐTC Gioan Phaolô II đã nhắc đi nhắc lại qua từ “văn hoá” (125 lần) và “hội nhập văn hoá” (21 lần) trong Tông huấn Giáo Hội tại châu Á để nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này trong công cuộc loan báo Tin Mừng.
3.1. Xây dựng một nền văn hoá mới cho dân tộc
Chúng ta có thể nói rằng người tín hữu Kitô đã giới thiệu cho đồng bào mình ở Việt Nam và Hàn Quốc một nền văn hoá mới. Đó là nền văn hoá Công giáo với các giá trị mới về nhân phẩm của con người trong một nền quân chủ chuyên chế độc tài, về bình đẳng nam nữ trong một xã hội chấp nhận chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ, về sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi giữa những tôn giáo Đông Phương không biết đến Ngài, về cấu trúc của con người với hồn và xác do Thiên Chúa dựng nên để sống mãi mãi với Chúa thay vì tan rã như vạn vật tự nhiên hoặc thay đổi trong vòng luân hồi của kiếp người, về cách tổ chức làng xóm thành những xứ đạo với luật lệ dựa vào lòng bác ái và khoan dung của Thiên Chúa, về cách tổ chức gia đình cho có tôn ti trật tự nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và tự do, về cách tổ chức đời sống cá nhân để không chiều theo những dục vọng thấp hèn mà vẫn phát triển nhiều khả năng của con người. Tất cả tập trung cho con người trong những mối tương quan cơ bản của mình. Đây là nền văn hoá nhân bản mới.
Những giá trị này lại được thể hiện qua những kỹ năng sống mới phù hợp với khoa học kỹ thuật Tây Phương tạo nên những con người khoẻ mạnh, thông minh, đẹp đẽ, những gia đình an vui, hạnh phúc và những cộng đồng sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau dù có bị chính quyền lên án và cộng đồng xã hội ghét bỏ vì họ chưa biết hay chưa quen với những giá trị mới mẻ ấy. Tuy nhiên, một khi cảm nghiệm được giá trị của chúng nơi chính bản thân, gia đình và cộng đồng thì nền văn hoá mới này lại thu hút người ta đến nỗi dù biết theo tôn giáo mới là chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm, có khi còn mất mạng, nhưng họ vẫn theo đuổi, tuân giữ vì nó thật sự mang lại những điều tốt đẹp cho con người. Rồi khi đa số dân chúng chọn lựa những giá trị ấy, chúng trở thành nền văn hoá của dân tộc, của quốc gia mà nhiều khi người đời sau không còn nhớ đến cội nguồn của chúng nữa.
Đó là trường hợp của nền văn hoá Việt Nam với những giá trị mới mẻ nhận được từ đạo Công giáo. Sự chọn lựa của người dân Việt đối với đạo Công giáo ở miền Nam Việt Nam là một thí dụ điển hình. Từ giữa thế kỷ XVII, nhiều người ở miền Trung và miền Nam đã biết đến đạo Công giáo. Đến giữa thế kỷ XVIII đã có nhiều tín hữu Công giáo, trong đó có cả ba anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) nhưng chính đoàn quân Tây Sơn lại có những hành động cướp bóc, giết hại đối với dân chúng và bách hại cả người Công giáo (x. HĐGMVN, Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005, tr. 212; Nguyễn Phương, Việt Nam thời bành trướng Tây Sơn, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1968).
Người dân Việt đón nhận những giá trị của nền văn hoá thể hiện qua cách sống đạo của tín hữu Công giáo, qua loại chữ viết mới lạ mà ta gọi là chữ Quốc Ngữ, nhanh chóng đến không ai ngờ vì ngay từ năm 1865, miền Nam đã có tờ báo tiếng Việt đầu tiên, trong khi triều đình Huế vẫn coi chữ Hán là văn tự chính thức cho đến đầu thế kỷ XX. Từ miền Nam, chữ Việt lại lan dần ra miền Trung và miền Bắc. Chính sự đón nhận những giá trị mới này đã là một trong những nguyên nhân chính yếu tạo nên sự thù ghét của các nho sĩ, khơi dậy phong trào Văn Thân chống Pháp và giết hại người Công giáo sau này.
Như thế, đạo Công giáo được người dân Việt tiếp nhận và chọn lựa với tất cả ý thức về giá trị chứ không phải vì lòng thiện cảm hay thù hận đối với người này hay kẻ khác.
3.2. Tầm quan trọng của văn hoá trong công cuộc truyền giáo
Từ những thí dụ trên đây, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của văn hoá và việc đưa Tin Mừng hội nhập vào nền văn hoá dân tộc. Chúng ta đã biết văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động (Federico Mayor, Tổng Giám đốc UNESCO). Hơn nữa, Công đồng Vatican II còn xác định một cách rộng rãi hơn: văn hoá là phương cách đặc thù mà mỗi người, mỗi dân tộc dựa vào để tổ chức các quan hệ của mình với thiên nhiên, với anh chị em đồng loại, với bản thân mình và với Thiên Chúa, để có được một cuộc sống nhân đạo trọn vẹn (x. CĐ. Vat. II, Hiến chế Gaudium et Spes, số 53). Còn việc hội nhập văn hoá chính là nỗ lực của Kitô hữu muốn đưa Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô thâm nhập vào trong mọi lĩnh vực xã hội để làm cho xã hội ấy tốt đẹp hơn theo đúng ý Thiên Chúa.
Trong lĩnh vực truyền giáo, trước hết, nội dung Tin Mừng là Lời Thiên Chúa đã hoà nhập vào thế giới này, trở thành một con người cụ thể là Đức Giêsu Nazareth, đón nhận nền văn hoá Do Thái. Người là gương mẫu cho tất cả những ai muốn loan báo Tin Mừng cần phải biết quên mình để hoà nhập. Tin Mừng cũng là những lời giảng dạy của Đức Giêsu trong Tân Ước được biên soạn và viết bằng chữ Hy Lạp, với ảnh hưởng của văn hoá Hy-La thời đó nên cần được hiểu đúng và giải thích rõ ràng cho người nghe. Tiếp theo, người rao giảng Tin Mừng cũng có sẵn một nền văn hoá diễn tả trong cách sống của mình. Nếp sống này phải phù hợp với Tin Mừng thì mới thu hút được người khác theo Đức Kitô. Cuối cùng, người nghe Tin Mừng cũng đang có sẵn một nền văn hoá bản địa cần thay đổi để phù hợp với Tin Mừng.
Người Công giáo Việt Nam sau khi giới thiệu những giá trị của nền văn hoá mới cho dân tộc và được đồng bào đón nhận trong những giai đoạn đầu của công cuộc truyền giáo thì dường như đã ngủ quên trong chiến thắng và bỏ mất vai trò tiên phong của mình trong việc xây dựng nền văn hoá mới cho dân tộc. Trước đây, người tín hữu không có nhà thờ, xứ đạo, trường học hay cơ sở xã hội thì họ diễn tả các giá trị mới này bằng chính đời sống của mình. Ngày nay, họ lại quá tập trung sức lực cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cho những nghi lễ phụng tự hoành tráng, những giờ kinh cầu nguyện công khai dường như chỉ dành cho Thiên Chúa mà quên mất con người, ngoại trừ một vài dịp đóng góp cho việc từ thiện. Người ngoài Kitô giáo nhận thấy rằng theo đạo Kitô thì đời sống thường ngày cũng chẳng thay đổi bao nhiêu mà còn thêm những ràng buộc về lễ lạy, đóng góp tốn phí!
Trước đây, người Công giáo nào cũng chăm chỉ học hành để phổ biến chữ Quốc Ngữ với những bài thơ, bài văn, những tuồng kịch, câu đố, câu hò… Nhưng khi chữ Quốc Ngữ đã được dân tộc đón nhận thì dường như người tín hữu Công giáo Việt Nam lại không còn hứng thú để học hành, sáng tác. Hoạ hiếm lắm mới tìm thấy được nhà thơ, nhà văn Công giáo có tầm cỡ như Hàn Mạc Tử. Nhiều cuốn sách Công giáo còn viết sai chính tả. Các sách triết học, thần học dành cho người Công giáo thật là khan hiếm và sử dụng những từ chuyên môn thật khó hiểu đối với dân chúng.
Đến những vùng hay xứ đạo có nhiều người Công giáo sống tập trung, người ta cũng không tìm ra những nét đặc biệt của nếp sống Công giáo, buôn bán thì cũng nói thách, nói dối, với đủ loại hàng giả hàng thật lẫn lộn nhau, gia đình thì cũng xào xáo, chửi rủa, đánh lộn, ly thân, ly hôn như các người không Công giáo. Thanh niên nam nữ cũng chưa chứng tỏ một nếp sống văn hoá Công giáo để ăn nói nhã nhặn, cư xử thanh lịch, sống khoẻ mạnh với những bài tập thể dục, những trò chơi thể thao, những thái độ dấn thân hy sinh vì đại nghĩa như đã từng có trước đây. Người Công giáo với lịch sử 2000 năm đã có rất nhiều những suy tư nhận thức nhưng lại chưa biến chúng thành những kỹ năng sống cụ thể.
Hậu quả là số người tin vào Đức Kitô không còn gia tăng nhanh chóng như trong thời buổi đầu của thời kỳ mở đạo. Tại một số nước trên thế giới, số tín hữu Công giáo còn giảm sút. Có thể là vì những Kitô hữu này đã bỏ mất những ân huệ Thánh Thần mà Đức Kitô vẫn trao ban cho tất cả những ai tin vào Người. Chính vì thế mà Giáo Hội toàn cầu đang mời gọi tín hữu Công giáo trở về với Đức Kitô để học lại bài học loan báo Tin Mừng của mình và xây dựng một nền nhân bản thật sự mới mẻ và toàn diện cho con người mà chúng tôi sẽ giới thiệu nơi bài nghiên cứu khác.
3.3. Xây dựng một nền văn hoá nhân bản
Muốn cho công cuộc truyền giáo có hiệu quả nhanh chóng và lớn lao như ở Việt Nam thời trước và Hàn Quốc gần đây, chúng ta phải quan tâm xây dựng những giá trị mới mẻ để tạo nên một nếp sống văn hoá Công giáo vừa phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng Đức Giêsu Kitô lại vừa đáp ứng với những nhu cầu của con người thời nay.
Đây là công việc lớn lao đòi hỏi sự cộng tác mật thiết của các nhà thần học, triết gia, các nhà văn hoá, giáo dục cũng như các nhà chuyên môn khác. Các nhà văn hoá giới thiệu bản sắc của nền văn hoá dân tộc mà chúng ta có thể tìm thấy một số nét khái quát trong những công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn như Trần Ngọc Thêm (x. Tìm về Bản sắc Văn hoá Việt Nam, NXB TP.Hồ Chí Minh, xuất bản lần 4, 2004), Toan Ánh (x. Bộ Nếp Cũ, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992), Lê Văn Chưởng (x. Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Trẻ, TP.HCM, 1999), Cao Xuân Hạo (x. Chữ Việt, Văn Việt, Người Việt, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001), Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Hứa, Nguyễn Quang Vinh (x. Văn hoá Dân gian người Việt ở Nam bộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992)…
Những đặc điểm trong văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức đời sống cá nhân và tập thể, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hoá giáo dục thẩm mỹ sẽ được các nhà thần học, triết học và văn hoá Công giáo tìm ra những điểm tốt đẹp phù hợp với Tin Mừng để có thể hội nhập với nền nhân bản Kitô giáo, cũng như tìm ra những điểm yếu kém cần bổ sung hay sai trái hoặc đi ngược với Tin Mừng để loại trừ. Điểm quan trọng là các nhà giáo dục cần phối hợp với các nhà văn hoá và thần học để biến những suy tư, nhận thức thành những bài học cụ thể và áp dụng vào đời sống Kitô hữu. Những bài học này trở thành những kỹ năng sống để chuyển giao cho những thế hệ tiếp theo.
Nếu nếp sống văn hoá Công giáo thời xưa giới thiệu Thiên Chúa như Người Cha Tối Cao (Thượng phụ) so với vua chúa là người cha ở giữa (Trung phụ) và người cha trong gia đình ở bậc dưới (Hạ phụ) trong nhận thức “Tam Phụ” của linh mục Đắc Lộ trong Phép giảng Tám ngày để bảo vệ nhân phẩm trong xã hội theo quân chủ chuyên chế độc tài, thì trong xã hội dân chủ ngày nay lại cần phải tìm ra một hình ảnh người cha khác gần gũi hơn, thiết thực hơn. Nếu quan niệm của người xưa về các mối quan hệ với trời, với đất, với người (Tam tài: thiên-địa-nhân) còn yếu kém và thiếu sót, nền văn hoá Công giáo cần phải giới thiệu cho con người thời nay một cái nhìn đầy đủ hơn. Trời không còn là một năng lực mơ hồ nhưng là một ngôi vị thật sự, nguồn của chân thiện mỹ, của sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên; còn người không phải chỉ là anh em ở khắp năm châu mà còn là những con người có mặt trong vũ trụ; và đất, hay vạn vật, không phải là những thụ tạo vô tri vô giác nhưng là những đứa em bé nhỏ được Người Cha Tạo Hoá giao cho con người săn sóc, quản lý, yêu thương. Có thái độ như thế, người ta mới có thể nói cho gió yên biển lặng, bánh cá hoá nhiều như Đức Giêsu đã làm thuở trước và nhiều vị thánh nhân vẫn còn thực hiện thời nay.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta bây giờ là chúng ta sẽ phải chọn nền văn hoá nào. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc trong nền văn hoá của mình. Các dân tộc làm nông nghiệp lúa nước như ở vùng Đông Nam Á chúng ta có đặc điểm “trọng văn, trọng đức, trọng tình, trọng nghĩa, trọng nữ”, trong khi nền văn hoá kỹ thuật Tây Phương của các dân tộc du mục thời xưa lại có những đặc điểm “trọng võ, trọng tài, trọng lý, trọng vật, trọng nam”. Nền văn hoá Công giáo mà chúng ta muốn xây dựng cho người Công giáo Việt Nam, và qua đó cho dân tộc Việt Nam, là một nền văn hoá nhân bản toàn diện với các mối tương quan đầy đủ của con người mà Giáo hội Công giáo đã giới thiệu qua Công đồng Vatican II (1962-1965) và Học thuyết Xã hội của mình (2004) để người Công giáo trở thành những con người văn võ cao siêu, lý tình hoà hợp, tài đức vẹn toàn. Đó không phải là một lý tưởng xa vời, tự mãn của người Công giáo nhưng là một mục tiêu phải tiến tới để trở thành hình ảnh sống động của Đức Kitô, con người hoàn hảo, mà Người Cha Tạo Hoá muốn cho tất cả con cái mình đạt được khi ban Con Một của Ngài cho chúng ta (x. Ga 3,16-17).
KẾT LUẬN
Khi trình bày công cuộc truyền giáo và hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc trong một vài thời điểm lịch sử, chúng tôi chỉ muốn nêu lên tầm quan trọng của văn hoá trong công cuộc loan báo Tin Mừng để mời gọi mỗi tín hữu Việt Nam cùng tham gia xây dựng nền văn hoá mới. Nếu người tín hữu Kitô giáo Hàn Quốc đã có thể biến đổi nhanh chóng đất nước chậm tiến, nghèo nàn của mình trở thành một nước phát triển, có nền kinh tế giàu mạnh, nhờ sự góp phần lớn lao của nền văn hoá Công giáo, thì người tín hữu Việt Nam có quyền hy vọng mình cũng có thể làm cho đất nước Việt Nam phát triển, dân tộc hùng mạnh nếu cùng nhau xây dựng và thể hiện nền văn hoá mới mẻ và toàn diện qua đời sống gắn bó với Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô.
TRUYỀN GIÁO TRONG 50 NĂM QUA
VÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Bài 2:
TỪ KINH NGHIỆM TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM
VÀ HÀN QUỐC ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG
NỀN VĂN HOÁ NHÂN BẢN TÂM LINH
NHẬP ĐỀ
Chúng ta đã cùng nhau suy nghĩ về hiệu quả truyền giáo ở Việc Nam trong khoảng 50 năm gần đây với nghi vấn rằng: hiệu quả ấy chưa cao như lòng mong ước, đã tìm ra một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả và gợi ý cần phải trở lại với Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, những suy tư này có lẽ còn nặng tính lý thuyết, cần được chứng minh bằng chính thực tế của hoạt động truyền giáo.
Vì thế, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá vài kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc, để thấy rằng việc truyền giáo tác động lên xã hội, ảnh hưởng rất nhiều đến nền văn hoá dân tộc và có thể thay đổi cả đất nước. Do đó, muốn cho việc truyền giáo hiện nay ở Việt Nam có kết quả tốt đẹp, cần xây dựng một nền nhân bản mới.
Bài trình bày bao gồm mấy điểm chính sau đây:
1. Hiệu quả việc truyền giáo ở Việt Nam trong bối cảnh văn hoá và lịch sử
2. Phân tích khái quát hiệu quả truyền giáo ở Hàn Quốc trong 50 năm gần đây
3. Xây dựng một nền văn hoá nhân bản mới cho tín hữu Việt Nam
1. HIỆU QUẢ VIỆC TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VĂN HOÁ VÀ LỊCH SỬ
Chúng tôi đã trình bày khá chi tiết công cuộc truyền giáo ở Việt Nam trong cuốn Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam, đặc biệt trong chương 10 và 11, từ trang 184-225. Ở đây chúng tôi xin tóm tắt vài điểm chính như sau:
1.1. Bối cảnh văn hoá và lịch sử
Bối cảnh lịch sử:
Sau khi Lê Lợi thắng quân Minh, triều đại nhà Lê kéo dài 360 năm (1428-1788). Xã hội Việt Nam vào thế kỷ XV ổn định, nông nghiệp phục hồi và phát triển. Sang thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu vì các vua ham mê tửu sắc, triều đình thiếu người tài trí, xã hội bắt đầu hỗn loạn. Dân chúng khốn khổ vì những cuộc chiến tranh loạn lạc liên miên giữa họ Trịnh phò Lê và họ Mạc. Sau khi họ Trịnh chiếm lại được thành Thăng Long, vào năm 1592, nhà Lê được khôi phục, nhưng mọi quyền lực đều nằm trong tay họ Trịnh. Chiến tranh Lê-Mạc chưa chấm dứt thì cuộc chiến đẫm máu giữa hai thế lực Trịnh-Nguyễn lại diễn ra, rồi đến cuộc chiến giữa anh em nhà Tây Sơn với chúa Nguyễn từ năm 1776 cho đến khi chúa Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn và thống nhất sơn hà năm 1802. Cuộc sống người dân trong thời kỳ này vô cùng khốn khổ, sinh mạng con người bị coi thường, đời sống kinh tế kiệt quệ vì sưu cao thuế nặng để chi phí cho chiến tranh.
Từ những năm 1802-1856, xã hội tạm yên ổn, nhưng thay vì cởi mở như Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật Bản (Mutsuhito, 1852-1912), các vua triều Nguyễn lại dùng chính sách bế quan toả cảng đối với người nước ngoài, hoàn toàn theo quan điểm chính trị của Trung Quốc, nên đời sống dân chúng vẫn hết sức khó khăn, dân trí lạc hậu. Năm 1858, chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ. Những cuộc tàn sát tập thể tín hữu Kitô giáo ở Ba Giồng, Hữu Đạo, Biên Hoà, Bà Rịa (1861), Nam Định, Hưng Yên (Bắc kỳ), Búng, Long Thành, Tân Triều, Trảng Bàng (Tây Ninh) (1862) đã là lý do để người Pháp vin vào đó đánh chiếm miền Nam Việt Nam. Năm 1862, Việt Nam phải ký Hoà ước Nhâm Tuất nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp.
Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1873, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần đầu và một số tỉnh ở miền Bắc. Năm 1874, Việt Nam phải ký Hoà ước Giáp Tuất nhường đứt cho Pháp 6 tỉnh Nam kỳ, đồng thời người dân được tự do truyền đạo và theo đạo. Sau Hoà ước này, phong trào Văn Thân với khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả” để chống Pháp và sát hại người Công giáo nổi lên ở Nghệ An, Nam Định và lan dần khắp nước. Hàng chục ngàn người Công giáo bị sát hại, nhất là trong những năm 1885-1886.
Năm 1882, Pháp chiếm Hà Nội lần II và các tỉnh miền Bắc dẫn đến hoà ước Giáp Thân năm 1884, đặt miền Bắc dưới sự bảo hộ của người Pháp, Nam kỳ là thuộc địa Pháp và Trung kỳ thuộc quyền cai trị của triều đình Huế cho tới năm 1945 khi Đảng Cộng Sản giành được chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Bối cảnh văn hoá:
Chủ quyền chính trị thay đổi liên miên nhưng bối cảnh văn hoá hầu như không thay đổi từ năm 1428 đến 1945. Dân tộc ta tổ chức xã hội theo tư tưởng Nho giáo dựa trên Tam cương, Ngũ thường. Vua là chủ thể tối cao của đất nước mà mọi người phải tôn thờ vì vua là Con Trời (Thiên Tử). Vua nắm toàn quyền sinh sát trong tay, bắt ai chết là người đó phải chết. Chỉ có vua nắm độc quyền về tôn giáo để phong thần cho các vị thần linh và từ đó dân chúng mới được phép tôn thờ. Triều đình lấy chữ Hán của người Trung Hoa làm chữ chính thức và tổ chức các khoa thi dựa trên các sách kinh điển của nền giáo dục Trung Quốc như Tứ Thư, Ngũ Kinh. Phật giáo có ảnh hưởng nhiều trên dân chúng và những biến thể của đạo Lão như các hình thức thờ các thần vật, bùa chú mê tín rất phổ biến trong dân gian (x. Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam, Quyển Thượng và Quyển Hạ, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992).
Gia đình theo chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ với những hình phạt rất nặng nề dành cho các phụ nữ hoang thai, gian dâm. Xã hội còn nhiều hủ tục như tục tảo hôn, tục cho phép đàn ông bỏ vợ vì một số lý do không chính đáng (thất xuất) như: không con, không thờ cha mẹ chồng, đa ngôn, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật, dâm dật (x. Toan Ánh, Con người Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992, tr. 215). Nhiều trò vui, lễ hội mang tính phóng đãng (x. Toan Ánh, Hội Hè Đình Đám, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992, tr. 244-279).
Cách tổ chức làng xã dù có thay đổi ít nhiều dưới các thời vua chúa khác nhau, nhưng các sinh hoạt và các tục lệ hầu như vẫn giữ nguyên, nhiều khi “phép vua thua lệ làng” (x. Toan Ánh, Làng Xóm Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992).
Trong bối cảnh lịch sử và văn hoá như thế, Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô đã được loan báo cho dân tộc Việt Nam.
1.2. Các giai đoạn truyền giáo
Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam tạm chia thành những giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn khai sinh (1533-1615) và mở đạo chính thức (1615-1659)
Khởi đầu vào năm 1533, một người nước ngoài tên là Inêkhu đã đến truyền giáo tại làng Ninh Cường, huyện Nam Châu và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay).
Sau đó, các vị thừa sai Dòng Tên đã đến truyền đạo ở cả 2 miền Nam Bắc, lấy sông Gianh làm ranh giới, phía Bắc gọi là Đàng Ngoài, do vua Lê chúa Trịnh nắm quyền; phía Nam gọi là Đàng Trong, do các chúa Nguyễn cai quản.
Từ năm 1615, các linh mục F. Buzomi, D. Cavalho đến Cửa Hàn, Đà Nẵng, tiếp theo là các linh mục F. Pina, C. Borri và A. de Rhodes (Đắc Lộ). Ở Đàng Ngoài có linh mục G. Baldinotti, P. Marques và A. de Rhodes đến Cửa Bạng, Thanh Hoá, ngày 19-3-1627. Để hỗ trợ cho việc truyền giáo, các thừa sai đã biên soạn giáo lý, sáng tác kinh nguyện, thơ văn bằng chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ với sự trợ giúp của các thầy giảng có học thức như cụ Gioakim, sư cụ Chùa Phao, sư cụ Manuel, cụ nghè Giuse, đặc biệt là 2 tác phẩm của cha Đắc Lộ ấn hành ở Rôma năm 1651: Phép giảng Tám ngày và Từ điển Việt-Bồ-La, các thánh truyện bằng chữ Nôm của G. Majorica.
Vào năm 1665, sau 37 năm truyền giáo ở Đàng Ngoài với 25 linh mục và 5 trợ sĩ, và sau 50 năm ở Đàng Trong với 39 linh mục và 01 trợ sĩ, các thừa sai Dòng Tên rửa tội khoảng 100.000 tín hữu (trong đó có 20.000 ở Đàng Trong) (x. Công giáo và Dân tộc, Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm, NXB Tôn Giáo, 1996, tr. 86).
- Giai đoạn hình thành (1659-1802)
Năm 1659, Đức Thánh Cha Alexander VII lập 2 giáo phận ở Việt Nam (Đàng Trong và Đàng Ngoài) và đặt 2 vị giám mục đầu tiên thuộc Hội Truyền giáo Paris (MEP) làm đại diện Tông Toà. Đức cha Lambert de la Motte ở Đàng Trong và F. Pallu ở Đàng Ngoài.
Dù có những sắc chỉ cấm đạo của vua chúa kèm theo những cuộc bách hại dưới thời các chúa Trịnh ở miền Bắc, các chúa Nguyễn ở miền Nam hoặc của vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn ở miền Trung, các giám mục và các thừa sai vẫn miệt mài truyền đạo, và Giáo hội Việt Nam vẫn không ngừng phát triển.
Vào năm 1802, Giáo hội Việt Nam có 3 giáo phận với 121 linh mục Việt Nam và 320.000 tín hữu, chiếm tỷ lệ khoảng 3% dân số. Giáo phận Đàng Trong có 60.000 giáo dân, Tây Đàng Ngoài có 120.000 giáo dân và Đông Đàng Ngoài 140.000 giáo dân.
- Giai đoạn thử thách (1802-1886)
Sau khi vua Gia Long lên ngôi thống nhất đất nước năm 1802, cho đến khi phong trào Văn Thân ngưng tàn sát người Công giáo (1885-1886), có thể gọi đây là giai đoạn thử thách với các cuộc bách hại triền miên của vua quan lẫn một phần dân chúng chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, thù ghét sự xâm lăng của người Pháp và hiểu lầm người Công giáo đi với Pháp để phản bội đất nước.
Nhưng đây cũng là giai đoạn truyền giáo rất thành công vì người tín hữu Việt Nam đã tìm được con đường sống trong cái lẽ tử sinh của kiếp người, giới thiệu được nền văn hoá Công giáo cho dân tộc. Đây cũng là thời kỳ truyền giáo hiệu quả nhất. Trong vòng 80 năm, dân số Công giáo tăng gấp đôi và tỷ lệ tăng từ 3% lên đến 7%.
Vào cuối thời kỳ này, Giáo hội Việt Nam có 9 giáo phận, 4 giáo phận ở Đàng Trong và 5 giáo phận ở Đàng Ngoài, với 9 giám mục, 219 linh mục thừa sai, 356 linh mục Việt Nam, 1.246 chủng sinh, 156 thầy giảng, 1.399 nữ tu, 930 nhà thờ, 292 cơ sở bác ái, và 648.435 giáo dân, chiếm tỷ lệ khoảng 7% dân số (x. Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, tr. 195).
- Giai đoạn phát triển (1886-1960)
Sau hoà ước 1884, Việt Nam được chia thành 3 kỳ: Nam kỳ, Bắc kỳ và Trung kỳ. Người Công giáo được tự do theo đạo, xây dựng các cơ sở vật chất, nhiều giáo phận mới được thành lập, số tín hữu tăng nhanh. Tính đến năm 1939, Giáo hội Việt Nam có 16 giáo phận, 17 giám mục, 1.544.765 giáo dân trên tổng số 26.500.000 người, chiếm 7,5% (x. Bảng 12, tr. 19).
Sau Hiệp định Genève 1954, Việt Nam chia thành 2 miền Nam Bắc, lấy sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới, với hai ý thức hệ đối nghịch nhau. Trong thời gian này, có khoảng 650.000 tín hữu từ miền Bắc di cư vào miền Nam.
Ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Một số giáo phận mới được thành lập. Giáo hội Việt Nam lúc này có 20 giáo phận, 23 giám mục, 2.094.540 tín hữu, 1.944 linh mục, 5.789 tu sĩ nam nữ và 1.530 chủng sinh trên tổng số 30.172.000 dân, chiếm tỷ lệ 6,9% dân số (x. Bảng 12, tr. 19).
Giai đoạn này dù được tự do theo đạo, xây dựng được nhiều nhà thờ, cơ sở giáo dục, xã hội, thậm chí được chính quyền nâng đỡ, nhưng số người theo đạo lại không nhiều. Tỷ lệ giảm từ 7% xuống 6,9% dân số.
- Giai đoạn trưởng thành (từ 1960 đến nay)
Trong giai đoạn này, cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc với hai ý thức hệ kéo dài từ năm 1963 đến 1975. Do số tín hữu tăng nên hai giáo tỉnh Huế và Sài Gòn lại được chia nhỏ để lập thêm nhiều giáo phận: Đà Nẵng, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, Phú Cường, Phan Thiết. Vào cuối năm 1975, Giáo hội Việt Nam có 25 giáo phận.
Ánh sáng từ Công đồng Vatican II (1962-1965) đã lan toả trên các giáo phận miền Nam theo đường hướng mục vụ và đại kết với các hoạt động của nhiều hội đoàn Công giáo Tiến hành trong xã hội, với hàng ngàn trường học các cấp được xây dựng trong khi miền Bắc vẫn giữ nếp sống âm thầm dưới chế độ Cộng sản với nhiều khó khăn và thử thách.
Chiến thắng của chính quyền Cộng sản miền Bắc đã dẫn đến việc chính quyền miền Nam sụp đổ và thống nhất đất nước, ngày 30-4-1975, đưa Giáo hội Việt Nam vào một giai đoạn mới. Dù có khó khăn về vật chất vì các phương tiện hoạt động mục vụ, các cơ sở hoạt động xã hội và kinh tế ở miền Nam đều bị Nhà nước tiếp thu và quản lý, nhưng Giáo hội Việt Nam lại thấy đây là dịp Thiên Chúa thanh tẩy mình khỏi những vướng bận vật chất để chú ý hơn đến tinh thần sống đạo, học hỏi Lời Chúa, cầu nguyện, dạy giáo lý cũng như phổ biến đời sống đức tin, văn hoá, đạo đức của người Việt Nam cho toàn thể gia đình nhân loại, qua việc gần 1 triệu người đã di tản từ 1975-1990, sang rất nhiều nước trên thế giới.
Từ năm 1990 đến nay, qua chính sách cởi mở của Nhà Nước đối với tôn giáo, Giáo hội Công giáo Việt Nam có nhiều tự do hơn để tổ chức các hoạt động tôn giáo cũng như các hoạt động bác ái xã hội. Số tín hữu bắt đầu gia tăng so với tỷ lệ dân số, dù sự gia tăng không nhiều. Tính đến 31-12-2008, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận, 2 Hồng y, 2 Tổng Giám mục, 40 giám mục, 3.541 linh mục, 17.160 tu sĩ nam nữ, 6.187.486 tín hữu trên tổng số 86.160.000 người, chiếm 7,18% dân số. Trong gần 50 năm qua, GHCGVN đã có thêm 5 giáo phận mới, số tín hữu tăng gấp 3, số linh mục tu sĩ tăng gấp đôi.
Hiện nay, nếu tính thêm số tín hữu Công giáo (khoảng 1 triệu) và số người Việt ở nước ngoài (khoảng 3 triệu) mà Giáo hội Việt Nam phần nào chịu trách nhiệm loan báo Tin Mừng, tổng số tín hữu là 7 triệu trên 89 triệu người Việt, chiếm tỷ lệ 7,86 % (x. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, Phụ lục: Cộng đồng Công giáo Việt Nam Hải ngoại, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005, tr. 867-902).
1.3. Truyền giáo và nền văn hoá Việt Nam
Xét về mặt văn hoá, công cuộc truyền giáo ở Việt Nam đã đóng góp rất lớn hay có thể nói đã giải phóng người Việt khỏi lệ thuộc nền văn hoá Trung Hoa.
Từ khi bị người Tàu đô hộ vào năm 179 TCN cho đến 1615, khi Tin Mừng được các nhà truyền giáo Tây Phương loan báo, hầu như mọi người dân Việt, từ vua quan đến dân chúng, chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hoá Trung Hoa. Dầu vậy, ý thức phản kháng của dân tộc Việt vẫn âm ỉ bày tỏ qua cách sống (thuốc Nam - thuốc Bắc), cách ăn mặc (mặc váy-mặc quần), chữ viết (chữ Nôm – chữ Hán) nên người Việt không mất nước và không bị đồng hoá so với dân tộc Chiêm Thành ở miền Trung Việt Nam.
* Các nhà truyền giáo đã dạy cho người Việt giá trị vô cùng cao quý của con người trong những thế kỷ chiến tranh liên miên mà mạng người bị coi rẻ như cỏ rác. Tin vào Thiên Chúa và vào Đức Giêsu Kitô họ sẽ được sống muôn đời dù vua chúa có thể dùng họ như những món đồ chơi trong cuộc tranh giành quyền lực.
Sống dưới chế độ dân chủ chuyên chế, vua được tôn là thiên tử (con trời), có toàn quyền sinh sát: vua bắt bầy tôi chết mà người đó không chịu chết là người đó bất trung (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung). Còn Kitô hữu lại được dạy mọi người đều bình đẳng, đều là anh em trong đại gia đình nhân loại, có Thiên Chúa là Cha nên ai cũng phải tôn trọng quyền sống của con người. Đức Giêsu mới là “Thiên Tử” thật sự, nhưng lại tự nguyện chết để cứu độ chúng ta, nên người Kitô hữu sẵn sàng hy sinh mạng sống để phục vụ Chúa và mọi người.
* Sống trong một xã hội theo chế độ đa thê (trai thì năm thê bảy thiếp), trọng nam khinh nữ (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô), các Kitô hữu thời đó làm chứng cho sự thật về quyền bình đẳng giới tính, về hôn nhân một vợ một chồng, về hạnh phúc gia đình dựa trên tình yêu chung thuỷ và tình yêu Thiên Chúa. Hạnh phúc này biểu lộ trong đời sống gia đình của người Công giáo với những tiếng cười tiếng hát và trong đời sống cộng đồng, với những công việc cũng như trò vui mà nam nữ được tham dự như nhau.
* Sống trong xã hội mà học thức là một cái gì quý giá chỉ dành cho một thiểu số được ưu đãi, giàu sang, thì người tín hữu lại muốn phổ biến sự khôn ngoan của Thiên Chúa cho mọi người. Mỗi làng ngày xưa chỉ có một vài người đi học để viết được cái văn tự bán nhà bán đất, làm sổ đinh sổ điền thay cho cả làng; nếu may mắn hơn thì thi đỗ làm quan. 99% dân số còn lại đều mù chữ, thất học. Trái lại, người Công giáo ai cũng được học, ai cũng biết chữ. Lúc đầu học chữ Hán, chữ Nôm, sau lại cùng nhau khám phá và truyền bá loại chữ dễ đọc hơn, dễ viết hơn là chữ Quốc Ngữ, như chúng ta đang dùng, để phổ biến sự thật cho mọi người. Hàng trăm bộ sách Hán Nôm, hàng ngàn cuốn sách Quốc Ngữ của người Công giáo còn để lại trong kho tàng văn hoá dân tộc như muốn chứng minh điều đó.
Đời sống hằng ngày với những kinh sách, tuồng kịch diễn mỗi dịp lễ trọng, mỗi mùa phụng vụ giúp cho tất cả từ trẻ đến già đều biết chữ nghĩa, trở thành người có văn hoá và dạy văn hoá cho đồng bào. Chỉ trong vòng 200 năm, tính từ khi tiếng Việt được khai sinh chính thức với cuốn Từ điển Việt-Bồ-La và sách Phép giảng Tám ngày của Linh mục Đắc Lộ, vào năm 1651, cho đến lúc tờ Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên, ra mắt ở miền Nam năm 1865, ta mới thấy nếp sống văn hoá của người Công giáo ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam như thế nào.
* Nhờ chữ viết, nhất là nhờ các vị thừa sai dạy cho biết khoa học, kỹ thuật Tây Phương, tín hữu Công giáo trở thành những người truyền bá sự thật của Thiên Chúa ghi khắc trong vũ trụ vạn vật. Thời đó, mỗi làng có vài ba cái ao: tắm rửa, ăn uống đều lấy nước từ đó. Người Công giáo hiểu rằng cần phải gìn giữ thể xác của mình cho khoẻ mạnh, cho xứng đáng với ơn Chúa, nên dạy bảo nhau cần phải lọc nước bằng than, cát, sỏi mới được dùng, rồi phải đun sôi mới nên uống. Cách đây năm bảy chục năm, cứ 10 đứa trẻ thì may ra có 3 đứa sống quá 1 tuổi, rất nhiều đứa bị chết yểu vì bệnh tật. Vì dùng nước ao tù nên cả làng cứ 100 người thì có khoảng 90 đến 95 người bị toét mắt, lúc nào cũng che miếng vải đen sùm sụp trước mắt. Nhưng con cái người Công giáo đứa nào cũng khoẻ mạnh, đẹp đẽ nên nhiều người lương cho người Công giáo con của mình để nó được sống. Nhiều chàng trai bên lương chỉ muốn lấy vợ Công giáo vì người nào đôi mắt cũng đẹp. Còn những cô gái ngoại đạo lại muốn lấy chồng Công giáo để gia đình có những đứa con khoẻ mạnh và hoà thuận yêu thương nhau trong đời sống một vợ một chồng.
* Với những chữ “tả đạo” thích trên trán, người Công giáo không thể đi học, không thể buôn bán trong xã hội. Lúc bấy giờ họ hiểu rằng mình phải yêu thương nhau, phải đoàn kết và chia sẻ nghề nghiệp cho nhau. Làm ra hàng gì thì phải thật tốt, bán ra cái gì thì phải thật rẻ. Nhờ vậy ai cũng muốn trao đổi hàng hoá với người Công giáo, và họ đã vượt qua được giai đoạn khó khăn.
* Bị bắt bớ quá thì người tín hữu trốn vào rừng sâu làm rẫy, như ở La Vang, Trà Kiệu, nhờ thế mà mở mang bờ cõi đất nước. Với lý lịch “tả đạo”, khó sống ở miền Bắc, tín hữu phải đi vào miền Trung, miền Nam theo đoàn quân viễn chinh và trở thành những người mở đường, dựng nước. Chính trong miền Nam, sống với những người có thể nói là đầu trộm đuôi cướp theo chính sách di dân thời xưa, người Công giáo lại cảm thấy dễ thở hơn, dù phải hy sinh rất nhiều, phải chiến đấu với từng đàn thú dữ, với những đám muỗi bay dày như đám mây. Người Công giáo trở thành những người tiên phong với tinh thần hào phóng, thân thiện của người phương Nam thuở trước. Người tín hữu chia sẻ tình yêu thương với hết mọi người, cùng quên đi những quá khứ xấu xa, những lý lịch đen tối của nhau để sống hoà thuận bên nhau, chỉ cần gọi nhau là anh Hai, chị Ba, cô Tư, chú Tám và coi nhau như một đại gia đình của Thiên Chúa.
* Các nhà Nho tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh với phong trào Đông Du; Lương Văn Can, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để với phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đã hô hào dân chúng bỏ búi tóc, cắt móng tay, mặc Âu phục, học chữ Quốc Ngữ, sống đời gia đình một vợ một chồng như người Công giáo. Tất cả phong trào ấy đã làm cho đất nước của chúng ta phát triển.
Những sự thật về giá trị và quyền lợi căn bản của con người, về bình đẳng nam nữ, về sự chung thuỷ trong gia đình, về giá trị của khoa học, kỹ thuật… mà chúng ta thấy dường như hiển nhiên, rõ ràng trong thời đại ngày nay, thì các bậc tiền bối Công giáo đã phải vất vả truyền giảng cho người đương thời với mình bằng biết bao nỗi tủi nhục, hy sinh và có khi bằng cả sự sống quý báu.
Nếu hiểu văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn khi tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình (x. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về Bản sắc Văn hoá Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr. 20-27), thì người tín hữu Công giáo Việt Nam trong những giai đoạn truyền giáo vừa qua, từ 1659-1885, đã xây dựng một nền văn hoá mới cho dân tộc. Nền văn hoá này lấy con người làm gốc, nên tạm gọi là nền văn hoá nhân bản, với những nét chính yếu sơ khởi cần được phát triển thêm trong tương lai.
Để làm sáng tỏ thêm mối liên hệ giữa truyền giáo và văn hoá, chúng tôi xin giới thiệu một thí dụ khác. Đó là công cuộc truyền giáo của Giáo hội Hàn Quốc trong 50 năm gần đây với bối cảnh lịch sử, văn hoá có rất nhiều điểm tương đồng với Giáo hội Việt Nam.
2. TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ TRUYỀN GIÁO Ở HÀN QUỐC TRONG 50 NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Bối cảnh lịch sử và văn hoá
(x. NN., Trịnh Huy Hoá biên dịch, Đối thoại với các nền văn hoá Triều Tiên, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001)
Đại Hàn là một quốc gia nằm ở bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp Trung Quốc và Nga, phía Đông giáp biển Nhật Bản, gồm hai miền Nam Bắc theo hai thể chế chính trị khác nhau, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Bắc Hàn hiện nay theo chế độ Cộng sản, với tên nước là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Nam Hàn theo chế độ Tư bản, với tên nước là Cộng hoà Hàn Quốc.
Đại Hàn lập nước vào khoảng năm 3.000 TCN với tên nước là Choson (Triều Tiên). Những người dân ở bán đảo này là những người châu Á tiền sử sống dưới ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Quốc. Năm 108 TCN, nhà Hán ở Trung Quốc chiếm nửa phần phía Bắc của bán đảo. Các bộ lạc Đại Hàn đã chiếm lại một phần lãnh thổ vào năm 75 TCN và lập nên các vương quốc Silla (57 TCN), Koguryo (37 TCN) và Paekche (18 TCN), tồn tại trong 700 năm. Từ năm 668-917, các vua triều Silla chiến thắng nhà Đường ở Trung Quốc, thống nhất đất nước, mở ra một thời hoàng kim cho dân tộc Hàn.
Thủ lĩnh Wang Kon chiếm được vương quốc năm 918 và lập nên triều đại Koryo (Korea), kéo dài từ 918-1392. Sau đó tướng Yi Songgye đã giành quyền và lập nên triều đại Yi (1392-1910) và chuyển đô về Hanyang (Seoul hiện nay). Từ năm 1592-1598, Đại Hàn bị tàn phá nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lăng của Nhật Bản. Từ năm 1600-1894, người Trung Hoa xâm chiếm Đại Hàn và buộc cống nộp. Đến năm 1910, người Nhật lại chiếm đóng Đại Hàn sau khi Nhật thắng Liên Xô trong cuộc chiến 1904-1905. Từ những ngày đầu lập nước cho đến thế kỷ XX, người dân Đại Hàn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Trung Hoa: xã hội được tổ chức theo Khổng giáo, dân chúng theo Phật giáo và thờ kính ông bà tổ tiên với ảnh hưởng của tín ngưỡng Shaman.
Năm 1945, Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, Nhật bại trận, Đại Hàn bị chia cắt thành hai miền: ở phía Bắc vĩ tuyến 38, Liên Xô tiếp quản lập thành Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1-5-1948), với thủ đô là Pyonnyang. Ở phía Nam vĩ tuyến 38, Hoa Kỳ tiếp quản năm 1948, với thủ đô là Seoul. Cuộc chiến Nam Bắc đã xảy ra do sự đối kháng của hai ý thức hệ Cộng sản và Tư bản đã tàn phá đất nước nặng nề (1950-1953). Từ đầu thế kỷ XX, người dân Đại Hàn biết đến nền văn hoá Tây Phương.
2.2. Công cuộc truyền giáo
Công giáo được truyền vào Đại Hàn từ năm 1784, qua các tín hữu giáo dân học đạo ở Trung Quốc. Dù chưa có linh mục cai quản nhưng vào năm 1794, đã có khoảng 4.000 tín hữu. Điều này cho thấy sức sống mãnh liệt và tinh thần truyền đạo của tín hữu Đại Hàn. Năm 1857, số tín hữu là 15.000 người. Giáo hội Đại Hàn trải qua 4 cuộc bách hại nặng nề trong thế kỷ XIX, hàng ngàn người đã bị giết. 103 vị thánh Tử đạo đã được tôn phong vào năm 1984 thuộc các thời kỳ bách hại này.
Năm 1883, người dân Đại Hàn được tự do tôn giáo khi chính sách bế quan toả cảng được tháo gỡ nhưng trong thực tế việc truyền giáo không thu được kết quả vì dân chúng vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của Tam giáo Đông Phương. Trong Thế Chiến thứ II, hầu hết các thừa sai nước ngoài bị bắt bớ và bị trục xuất, nhiều chủng viện bị đóng cửa và nhà thờ bị phá huỷ. Sau khi được giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật Bản, Giáo hội Hàn Quốc ở miền Nam mới được tự do tôn giáo thật sự và từ sau cuộc chiến Nam Bắc, Giáo hội Hàn Quốc mới thật sự có những thành công lớn lao về mặt truyền giáo đáng chúng ta nghiên cứu.
Giáo hội Triều Tiên (Bắc Hàn) có khoảng 100.000 tín hữu (theo Thống kê của Toà Thánh Vatican năm 1969) trên tổng số 23.761.000 dân. Nhưng sau cuộc chiến Nam Bắc, việc theo đạo Kitô chỉ được thể hiện trong nội bộ gia đình và bị ngăn cản dữ dội cho đến ngày nay.
Giáo hội Hàn Quốc hiện có 3 giáo tỉnh, 12 giáo phận, 1 giáo phận quân đội, 1 Hồng y, 5 Tổng Giám mục, 24 Giám mục, 1.471 giáo xứ, 3.525 linh mục (2.947 triều, 578 dòng), 1.702 chủng sinh, 636 nam tu sĩ, 8.828 nữ tu sĩ, 12.824 giáo lý viên, rửa tội 158.978 người, 4.682.000 giáo dân trên tổng số 48.500.000 dân (chiếm 9,65%) (x. Catholic Almanac, 2009, tr. 316-317).
Vài con số thống kê sau đây để thấy bước phát triển của Công giáo và Tin Lành ở Hàn Quốc:
- Năm 1949: Công giáo và Tin Lành chỉ chiếm 1% dân số ở Hàn Quốc.
- Năm 2009: Công giáo 9,65% và Tin Lành 26%. Cả nước có 35,65% theo Kitô giáo.
- Chỉ trong vòng 60 năm dân số Công giáo tăng từ 1% lên 9,65% và trong 10 năm (1999 2009) tăng từ 7,73% lên 9,65% (x. Phụ lục, Thống kê Giáo hội Hàn Quốc 1999-2009, Bảng 28, tr. 50).
2.3. Phân tích sự thành công của việc truyền giáo ở Hàn Quốc
Giáo hội Hàn Quốc có thể là một trường hợp điển hình trong công việc truyền giáo cho nhiều giáo hội khác, đặc biệt là cho Giáo hội Việt Nam vì hai giáo hội có nhiều nét tương đồng về bối cảnh lịch sử: chịu ảnh hưởng của Tam giáo Đông Phương và văn hoá Trung Hoa, bị chia đôi đất nước, có nội chiến Nam Bắc với hai ý thức hệ đối kháng và đang mở ra cho nền văn hoá Tây Phương. Tuy nhiên, kết quả truyền giáo trong vòng 60 năm ở hai nước thật khác nhau: trong khi Hàn Quốc từ năm 1949-2009, tỷ lệ dân số Công giáo tiến từ 1% lên 9,65% thì ở Việt Nam từ 1960-2008, tăng từ 6,9% lên đến 7,1% (x. Phụ lục, Thống kê Giáo hội Việt Nam, 1933-2008, Bảng 12, tr. 19).
Sự phát triển của Giáo hội Hàn Quốc có thể do những tác nhân sau đây:
* Hàng Giáo phẩm của Giáo hội Hàn Quốc được tuyển chọn kỹ lưỡng và ít bị tác động bởi chính quyền dân sự. Việc tuyển chọn các giám mục có sự nhất trí cao nên dẫn đến sự vâng phục hầu như tuyệt đối trong cộng đồng tín hữu vì người Hàn Quốc rất kính trọng người trên, coi trọng tôn ti trật tự. Trong một số nước hiện nay, luôn luôn có sự can thiệp của chính quyền dân sự, thậm chí của cả những phe nhóm trong nội bộ Giáo Hội đối với việc tuyển chọn giám mục nên dẫn đến sự thiếu đoàn kết trong cộng đồng giáo hội địa phương. Người ta vẫn dùng chính sách “chia để trị” khi muốn can thiệp vào những cộng đồng tôn giáo. Tuy nhiên, sự suy yếu của cộng đồng tín hữu, dù chỉ là thiểu số, cũng dẫn đến sự suy yếu của cộng đồng dân tộc.
* Việc đào tạo linh mục, tu sĩ ở Hàn Quốc rất nghiêm túc và được mọi người quan tâm đóng góp. Hầu như tất cả các sách quan trọng, cần thiết hay có giá trị của Giáo Hội đều được dịch sang tiếng Hàn để tạo điều kiện cho việc đào tạo này. Nhiều gia đình Công giáo Hàn Quốc hiện nay hầu như chỉ có 1 hoặc 2 con nhưng sẵn sàng hiến dâng cho Chúa. Những linh mục, tu sĩ đó rất ý thức về sứ mạng của mình và luôn hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần kỷ luật cao.
* Giáo dân Hàn Quốc đóng góp tích cực cho giáo hội địa phương, tự nguyện đảm nhận những công việc điều hành tại giáo phận và giáo xứ. Giáo hội Hàn Quốc làm theo các anh em Tin Lành trong việc yêu cầu tín hữu tự nguyện đóng góp từ 5-10% thu nhập cá nhân. Nhiều tín hữu nghèo không bị buộc đóng góp nhưng vẫn sẵn sàng tham gia bằng công sức lao động của mình cho công việc chung. Nhờ vậy Giáo hội Hàn Quốc tự lập về tài chính, không bao giờ đi xin các tổ chức hay giáo hội khác, ngược lại còn giúp đỡ những tổ chức này. Giáo hội tự trang trải tất cả các chi phí như trả lương cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong công tác truyền giáo, dù nhiều người không muốn nhận.
* Giáo hội Hàn Quốc coi trọng giáo dân vì ngay từ đầu lịch sử, chính giáo dân đảm nhiệm công tác truyền giáo. Các hội đoàn Công giáo Tiến hành, nhất là Legio Mariae, được tổ chức chặt chẽ và hoạt động hăng say với những chương trình đào tạo rõ ràng và cụ thể. Trong giáo xứ, nhiều cộng đồng cơ bản được thành lập để thúc đẩy mối liên kết giữa các gia đình tín hữu với nhau: các thành viên trong cộng đồng chia sẻ niềm vui bằng cách hội họp để cầu nguyện và sau đó cùng giải trí, xem ti vi chung với nhau. Người làm bác sĩ thì khám bệnh, người làm kỹ sư thì sửa chữa máy móc, điện nước cho những thành viên trong cộng đồng với giá rẻ hoặc không lấy tiền. Từ đó, người dân cảm nghiệm được tình bác ái liên kết thật sự trong cộng đồng Giáo Hội.
* Người tín hữu được đào tạo cẩn thận, được huấn luyện để trưởng thành với những kỹ năng sống, đặc biệt là giới trẻ. Những người này được huấn luyện từ cách ăn nói, đi đứng, tổ chức công việc và đời sống cho đến các kỹ năng làm chủ cảm xúc, thời giờ, tiền bạc… Nhiều thanh niên Công giáo sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, trước khi đi nghĩa vụ quân sự hay vào đại học thường dành một tháng hè để phục vụ cộng đồng. Họ đăng ký với một cha xứ ở miền xa hay các điểm truyền giáo (năm 2002 có 1.042 điểm) để đến dạy học cho người mù chữ, sinh hoạt hội đoàn, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật… Những thanh niên nam nữ Công giáo này thường trở thành những người cuốn hút các bạn trẻ trong cộng đồng địa phương, nhờ đó đạo Công giáo được biết đến và nhiều người tin theo qua đời sống chứng nhân. Những chương trình đào tạo này được thực hiện trong các trường lớp ngày Chủ Nhật mà giáo phận nào cũng thực hiện. Năm 2000 có 267.742 trường Chủ Nhật, năm 2002 có 260.724 trường (x. Niên giám Giáo hội Hàn Quốc 2000-2002, tr. 15). Ngoài ra, ta còn phải kể thêm 13 đại học Công giáo với 34.470 sinh viên, vào năm 2002 (x. Phụ lục, Thống kê Giáo hội Hàn Quốc 1999-2009, Bảng 28, tr. 50).
* Giáo hội Hàn Quốc chú ý nhiều đến việc sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội trong công tác truyền giáo. Xứ đạo nào cũng có phòng truyền thông với những sách báo, phim ảnh cho tín hữu mượn đọc hay sử dụng. Có bản tin nội bộ của giáo xứ, bản văn phụng vụ cho các ngày Chủ Nhật, sách hát, sách lễ dùng trong cộng đồng với giá rất rẻ. Giáo phận nào cũng có đài phát thanh, truyền hình hoặc chương trình phát thanh, truyền hình riêng của giáo phận dành cho cộng đồng tín hữu.
Giáo hội Công giáo và Tin Lành ở Hàn Quốc đã ảnh hưởng mãnh liệt vào nền văn hoá dân tộc để chuyển đổi thái độ trọng nam khinh nữ, phân biệt giai cấp xã hội (Yangban, Chunging, Sangmin, Chonmin) sang thái độ tôn trọng nhân phẩm, bình đẳng nam nữ, vượt qua thái độ thù hận với các nước láng giềng, yêu thích khoa học kỹ thuật Tây Phương và lòng bác ái Kitô giáo. Trong đường hướng văn hoá mới này, Nam Hàn đã có bước tiến vượt bật để từ một nước kiệt quệ về kinh tế sau cuộc chiến Nam Bắc đã trở thành một nước có nền kinh tế phát triển với tổng thu nhập quốc dân (GDP) năm 2006 là 18.340 USD so với Việt Nam là 723 USD, với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 2.016 USD, Thái Lan 3.252 USD, Philippines 1.362 USD, Đài Loan 15.569 USD (x. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2007, NXB Thống Kê, tr. 687-688).
3. XÂY DỰNG MỘT NỀN VĂN HOÁ NHÂN BẢN MỚI CHO TÍN HỮU VIỆT NAM
Từ kinh nghiệm truyền giáo của người tín hữu Kitô giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc, chúng ta thấy người Công giáo Việt Nam có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội khi giới thiệu cho đồng bào mình một nền văn hoá với các giá trị mới mẻ của Tin Mừng Chúa Kitô để rồi từ đó thay đổi và làm phát triển xã hội trong mọi lĩnh vực. Đó cũng là yêu cầu của việc hội nhập văn hoá mà ĐTC Gioan Phaolô II đã nhắc đi nhắc lại qua từ “văn hoá” (125 lần) và “hội nhập văn hoá” (21 lần) trong Tông huấn Giáo Hội tại châu Á để nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này trong công cuộc loan báo Tin Mừng.
3.1. Xây dựng một nền văn hoá mới cho dân tộc
Chúng ta có thể nói rằng người tín hữu Kitô đã giới thiệu cho đồng bào mình ở Việt Nam và Hàn Quốc một nền văn hoá mới. Đó là nền văn hoá Công giáo với các giá trị mới về nhân phẩm của con người trong một nền quân chủ chuyên chế độc tài, về bình đẳng nam nữ trong một xã hội chấp nhận chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ, về sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi giữa những tôn giáo Đông Phương không biết đến Ngài, về cấu trúc của con người với hồn và xác do Thiên Chúa dựng nên để sống mãi mãi với Chúa thay vì tan rã như vạn vật tự nhiên hoặc thay đổi trong vòng luân hồi của kiếp người, về cách tổ chức làng xóm thành những xứ đạo với luật lệ dựa vào lòng bác ái và khoan dung của Thiên Chúa, về cách tổ chức gia đình cho có tôn ti trật tự nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và tự do, về cách tổ chức đời sống cá nhân để không chiều theo những dục vọng thấp hèn mà vẫn phát triển nhiều khả năng của con người. Tất cả tập trung cho con người trong những mối tương quan cơ bản của mình. Đây là nền văn hoá nhân bản mới.
Những giá trị này lại được thể hiện qua những kỹ năng sống mới phù hợp với khoa học kỹ thuật Tây Phương tạo nên những con người khoẻ mạnh, thông minh, đẹp đẽ, những gia đình an vui, hạnh phúc và những cộng đồng sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau dù có bị chính quyền lên án và cộng đồng xã hội ghét bỏ vì họ chưa biết hay chưa quen với những giá trị mới mẻ ấy. Tuy nhiên, một khi cảm nghiệm được giá trị của chúng nơi chính bản thân, gia đình và cộng đồng thì nền văn hoá mới này lại thu hút người ta đến nỗi dù biết theo tôn giáo mới là chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm, có khi còn mất mạng, nhưng họ vẫn theo đuổi, tuân giữ vì nó thật sự mang lại những điều tốt đẹp cho con người. Rồi khi đa số dân chúng chọn lựa những giá trị ấy, chúng trở thành nền văn hoá của dân tộc, của quốc gia mà nhiều khi người đời sau không còn nhớ đến cội nguồn của chúng nữa.
Đó là trường hợp của nền văn hoá Việt Nam với những giá trị mới mẻ nhận được từ đạo Công giáo. Sự chọn lựa của người dân Việt đối với đạo Công giáo ở miền Nam Việt Nam là một thí dụ điển hình. Từ giữa thế kỷ XVII, nhiều người ở miền Trung và miền Nam đã biết đến đạo Công giáo. Đến giữa thế kỷ XVIII đã có nhiều tín hữu Công giáo, trong đó có cả ba anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) nhưng chính đoàn quân Tây Sơn lại có những hành động cướp bóc, giết hại đối với dân chúng và bách hại cả người Công giáo (x. HĐGMVN, Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005, tr. 212; Nguyễn Phương, Việt Nam thời bành trướng Tây Sơn, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1968).
Người dân Việt đón nhận những giá trị của nền văn hoá thể hiện qua cách sống đạo của tín hữu Công giáo, qua loại chữ viết mới lạ mà ta gọi là chữ Quốc Ngữ, nhanh chóng đến không ai ngờ vì ngay từ năm 1865, miền Nam đã có tờ báo tiếng Việt đầu tiên, trong khi triều đình Huế vẫn coi chữ Hán là văn tự chính thức cho đến đầu thế kỷ XX. Từ miền Nam, chữ Việt lại lan dần ra miền Trung và miền Bắc. Chính sự đón nhận những giá trị mới này đã là một trong những nguyên nhân chính yếu tạo nên sự thù ghét của các nho sĩ, khơi dậy phong trào Văn Thân chống Pháp và giết hại người Công giáo sau này.
Như thế, đạo Công giáo được người dân Việt tiếp nhận và chọn lựa với tất cả ý thức về giá trị chứ không phải vì lòng thiện cảm hay thù hận đối với người này hay kẻ khác.
3.2. Tầm quan trọng của văn hoá trong công cuộc truyền giáo
Từ những thí dụ trên đây, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của văn hoá và việc đưa Tin Mừng hội nhập vào nền văn hoá dân tộc. Chúng ta đã biết văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động (Federico Mayor, Tổng Giám đốc UNESCO). Hơn nữa, Công đồng Vatican II còn xác định một cách rộng rãi hơn: văn hoá là phương cách đặc thù mà mỗi người, mỗi dân tộc dựa vào để tổ chức các quan hệ của mình với thiên nhiên, với anh chị em đồng loại, với bản thân mình và với Thiên Chúa, để có được một cuộc sống nhân đạo trọn vẹn (x. CĐ. Vat. II, Hiến chế Gaudium et Spes, số 53). Còn việc hội nhập văn hoá chính là nỗ lực của Kitô hữu muốn đưa Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô thâm nhập vào trong mọi lĩnh vực xã hội để làm cho xã hội ấy tốt đẹp hơn theo đúng ý Thiên Chúa.
Trong lĩnh vực truyền giáo, trước hết, nội dung Tin Mừng là Lời Thiên Chúa đã hoà nhập vào thế giới này, trở thành một con người cụ thể là Đức Giêsu Nazareth, đón nhận nền văn hoá Do Thái. Người là gương mẫu cho tất cả những ai muốn loan báo Tin Mừng cần phải biết quên mình để hoà nhập. Tin Mừng cũng là những lời giảng dạy của Đức Giêsu trong Tân Ước được biên soạn và viết bằng chữ Hy Lạp, với ảnh hưởng của văn hoá Hy-La thời đó nên cần được hiểu đúng và giải thích rõ ràng cho người nghe. Tiếp theo, người rao giảng Tin Mừng cũng có sẵn một nền văn hoá diễn tả trong cách sống của mình. Nếp sống này phải phù hợp với Tin Mừng thì mới thu hút được người khác theo Đức Kitô. Cuối cùng, người nghe Tin Mừng cũng đang có sẵn một nền văn hoá bản địa cần thay đổi để phù hợp với Tin Mừng.
Người Công giáo Việt Nam sau khi giới thiệu những giá trị của nền văn hoá mới cho dân tộc và được đồng bào đón nhận trong những giai đoạn đầu của công cuộc truyền giáo thì dường như đã ngủ quên trong chiến thắng và bỏ mất vai trò tiên phong của mình trong việc xây dựng nền văn hoá mới cho dân tộc. Trước đây, người tín hữu không có nhà thờ, xứ đạo, trường học hay cơ sở xã hội thì họ diễn tả các giá trị mới này bằng chính đời sống của mình. Ngày nay, họ lại quá tập trung sức lực cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cho những nghi lễ phụng tự hoành tráng, những giờ kinh cầu nguyện công khai dường như chỉ dành cho Thiên Chúa mà quên mất con người, ngoại trừ một vài dịp đóng góp cho việc từ thiện. Người ngoài Kitô giáo nhận thấy rằng theo đạo Kitô thì đời sống thường ngày cũng chẳng thay đổi bao nhiêu mà còn thêm những ràng buộc về lễ lạy, đóng góp tốn phí!
Trước đây, người Công giáo nào cũng chăm chỉ học hành để phổ biến chữ Quốc Ngữ với những bài thơ, bài văn, những tuồng kịch, câu đố, câu hò… Nhưng khi chữ Quốc Ngữ đã được dân tộc đón nhận thì dường như người tín hữu Công giáo Việt Nam lại không còn hứng thú để học hành, sáng tác. Hoạ hiếm lắm mới tìm thấy được nhà thơ, nhà văn Công giáo có tầm cỡ như Hàn Mạc Tử. Nhiều cuốn sách Công giáo còn viết sai chính tả. Các sách triết học, thần học dành cho người Công giáo thật là khan hiếm và sử dụng những từ chuyên môn thật khó hiểu đối với dân chúng.
Đến những vùng hay xứ đạo có nhiều người Công giáo sống tập trung, người ta cũng không tìm ra những nét đặc biệt của nếp sống Công giáo, buôn bán thì cũng nói thách, nói dối, với đủ loại hàng giả hàng thật lẫn lộn nhau, gia đình thì cũng xào xáo, chửi rủa, đánh lộn, ly thân, ly hôn như các người không Công giáo. Thanh niên nam nữ cũng chưa chứng tỏ một nếp sống văn hoá Công giáo để ăn nói nhã nhặn, cư xử thanh lịch, sống khoẻ mạnh với những bài tập thể dục, những trò chơi thể thao, những thái độ dấn thân hy sinh vì đại nghĩa như đã từng có trước đây. Người Công giáo với lịch sử 2000 năm đã có rất nhiều những suy tư nhận thức nhưng lại chưa biến chúng thành những kỹ năng sống cụ thể.
Hậu quả là số người tin vào Đức Kitô không còn gia tăng nhanh chóng như trong thời buổi đầu của thời kỳ mở đạo. Tại một số nước trên thế giới, số tín hữu Công giáo còn giảm sút. Có thể là vì những Kitô hữu này đã bỏ mất những ân huệ Thánh Thần mà Đức Kitô vẫn trao ban cho tất cả những ai tin vào Người. Chính vì thế mà Giáo Hội toàn cầu đang mời gọi tín hữu Công giáo trở về với Đức Kitô để học lại bài học loan báo Tin Mừng của mình và xây dựng một nền nhân bản thật sự mới mẻ và toàn diện cho con người mà chúng tôi sẽ giới thiệu nơi bài nghiên cứu khác.
3.3. Xây dựng một nền văn hoá nhân bản
Muốn cho công cuộc truyền giáo có hiệu quả nhanh chóng và lớn lao như ở Việt Nam thời trước và Hàn Quốc gần đây, chúng ta phải quan tâm xây dựng những giá trị mới mẻ để tạo nên một nếp sống văn hoá Công giáo vừa phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng Đức Giêsu Kitô lại vừa đáp ứng với những nhu cầu của con người thời nay.
Đây là công việc lớn lao đòi hỏi sự cộng tác mật thiết của các nhà thần học, triết gia, các nhà văn hoá, giáo dục cũng như các nhà chuyên môn khác. Các nhà văn hoá giới thiệu bản sắc của nền văn hoá dân tộc mà chúng ta có thể tìm thấy một số nét khái quát trong những công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn như Trần Ngọc Thêm (x. Tìm về Bản sắc Văn hoá Việt Nam, NXB TP.Hồ Chí Minh, xuất bản lần 4, 2004), Toan Ánh (x. Bộ Nếp Cũ, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992), Lê Văn Chưởng (x. Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Trẻ, TP.HCM, 1999), Cao Xuân Hạo (x. Chữ Việt, Văn Việt, Người Việt, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001), Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Hứa, Nguyễn Quang Vinh (x. Văn hoá Dân gian người Việt ở Nam bộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992)…
Những đặc điểm trong văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức đời sống cá nhân và tập thể, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hoá giáo dục thẩm mỹ sẽ được các nhà thần học, triết học và văn hoá Công giáo tìm ra những điểm tốt đẹp phù hợp với Tin Mừng để có thể hội nhập với nền nhân bản Kitô giáo, cũng như tìm ra những điểm yếu kém cần bổ sung hay sai trái hoặc đi ngược với Tin Mừng để loại trừ. Điểm quan trọng là các nhà giáo dục cần phối hợp với các nhà văn hoá và thần học để biến những suy tư, nhận thức thành những bài học cụ thể và áp dụng vào đời sống Kitô hữu. Những bài học này trở thành những kỹ năng sống để chuyển giao cho những thế hệ tiếp theo.
Nếu nếp sống văn hoá Công giáo thời xưa giới thiệu Thiên Chúa như Người Cha Tối Cao (Thượng phụ) so với vua chúa là người cha ở giữa (Trung phụ) và người cha trong gia đình ở bậc dưới (Hạ phụ) trong nhận thức “Tam Phụ” của linh mục Đắc Lộ trong Phép giảng Tám ngày để bảo vệ nhân phẩm trong xã hội theo quân chủ chuyên chế độc tài, thì trong xã hội dân chủ ngày nay lại cần phải tìm ra một hình ảnh người cha khác gần gũi hơn, thiết thực hơn. Nếu quan niệm của người xưa về các mối quan hệ với trời, với đất, với người (Tam tài: thiên-địa-nhân) còn yếu kém và thiếu sót, nền văn hoá Công giáo cần phải giới thiệu cho con người thời nay một cái nhìn đầy đủ hơn. Trời không còn là một năng lực mơ hồ nhưng là một ngôi vị thật sự, nguồn của chân thiện mỹ, của sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên; còn người không phải chỉ là anh em ở khắp năm châu mà còn là những con người có mặt trong vũ trụ; và đất, hay vạn vật, không phải là những thụ tạo vô tri vô giác nhưng là những đứa em bé nhỏ được Người Cha Tạo Hoá giao cho con người săn sóc, quản lý, yêu thương. Có thái độ như thế, người ta mới có thể nói cho gió yên biển lặng, bánh cá hoá nhiều như Đức Giêsu đã làm thuở trước và nhiều vị thánh nhân vẫn còn thực hiện thời nay.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta bây giờ là chúng ta sẽ phải chọn nền văn hoá nào. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc trong nền văn hoá của mình. Các dân tộc làm nông nghiệp lúa nước như ở vùng Đông Nam Á chúng ta có đặc điểm “trọng văn, trọng đức, trọng tình, trọng nghĩa, trọng nữ”, trong khi nền văn hoá kỹ thuật Tây Phương của các dân tộc du mục thời xưa lại có những đặc điểm “trọng võ, trọng tài, trọng lý, trọng vật, trọng nam”. Nền văn hoá Công giáo mà chúng ta muốn xây dựng cho người Công giáo Việt Nam, và qua đó cho dân tộc Việt Nam, là một nền văn hoá nhân bản toàn diện với các mối tương quan đầy đủ của con người mà Giáo hội Công giáo đã giới thiệu qua Công đồng Vatican II (1962-1965) và Học thuyết Xã hội của mình (2004) để người Công giáo trở thành những con người văn võ cao siêu, lý tình hoà hợp, tài đức vẹn toàn. Đó không phải là một lý tưởng xa vời, tự mãn của người Công giáo nhưng là một mục tiêu phải tiến tới để trở thành hình ảnh sống động của Đức Kitô, con người hoàn hảo, mà Người Cha Tạo Hoá muốn cho tất cả con cái mình đạt được khi ban Con Một của Ngài cho chúng ta (x. Ga 3,16-17).
KẾT LUẬN
Khi trình bày công cuộc truyền giáo và hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc trong một vài thời điểm lịch sử, chúng tôi chỉ muốn nêu lên tầm quan trọng của văn hoá trong công cuộc loan báo Tin Mừng để mời gọi mỗi tín hữu Việt Nam cùng tham gia xây dựng nền văn hoá mới. Nếu người tín hữu Kitô giáo Hàn Quốc đã có thể biến đổi nhanh chóng đất nước chậm tiến, nghèo nàn của mình trở thành một nước phát triển, có nền kinh tế giàu mạnh, nhờ sự góp phần lớn lao của nền văn hoá Công giáo, thì người tín hữu Việt Nam có quyền hy vọng mình cũng có thể làm cho đất nước Việt Nam phát triển, dân tộc hùng mạnh nếu cùng nhau xây dựng và thể hiện nền văn hoá mới mẻ và toàn diện qua đời sống gắn bó với Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô.
Cộng Đoàn CGVN Giáo phận Charleston, South Carolina, mừng kính Đức Mẹ La Vang
The Catholic Miscellany
22:21 25/05/2009
GREENVILLE -- Những tín hữu Công Giáo Việt Nam thuộc tiểu bang South Carolina Mừng Kính Đức Mẹ La Vang, cùng vào dịp Lễ Tôn Vinh Các Bà Mẹ Ngày 10 Tháng 5 Năm 2009 tại nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi. Số người tham dự quá đông đến nỗi Thầy Sáu Ray Perham có nhận xét như sau: “Số người tham dự đông vượt quá sức chứa của thánh đường, và đó là điều tốt.”
Lễ mừng hằng năm, năm nay là năm thứ 9, của Giáo Phận kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra với đồng bào miền Trung Việt Nam vào năm 1798, đã thu hút rất đông người tham dự. Mở đầu với cuộc rước kiệu Đức Mẹ La Vang thật sốt sáng trang nghiêm từ hội trường, vòng quanh sân và vào nhà thờ. Sau đó các em bé gái trong y phục cổ truyền dâng hoa và nến lên tượng Đức Mẹ La Vang. Nhiều phụ nữ mặc áo truyền thống Việt Nam gọi là áo dài. Bốn phụ nữ đại diện Cộng Đoàn dâng tặng Đức Giám Mục bức tranh các thánh tử đạo Việt Nam.
Bên cạnh những nghi thức truyền th ống Vi ệt Nam - nhạc có tính đặc thù, y phục rực rỡ, bông hoa và những trang trí - nó đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên tại vùng Up State của Tân Giám Mục Giáo Phận Charleston. Biến cố chính của ngày hôm đó chính là Thánh Lễ do Đức Giám Mục Robert E. Guglielmone chủ tế và giảng thuyết. Trong thánh lễ, Đức Giám Mục mặc bộ áo lễ trắng rất đẹp thêu ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Greenville trao tặng vào dịp nhậm chức của Ngài vào tháng ba vừa qua. Trước khi Thánh Lễ bắt đầu mọi người đứng dậy đón chào Đức Giám Mục bằng một tràng pháo tay vang rền.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Miscellany, Đức Giám Mục nói rằng Ngài chưa hề tham dự một lễ nào của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam trước đây, nhưng đối với Ngài Lễ Kính Đức Mẹ La Vang qủa là một biến cố quan trong không thể bỏ qua được dù rằng Ngài phải trải qua chuyến đi khứ hồi 400 dặm từ điạ phận của Ngài vào cuối tuần này.
Đức Giám Mục Guglielmone nói: “Tôi chưa hề thấy một cộng đoàn nào cầu nguyện tuyệt vời như vậy. Thật là thích hợp mừng kính Đức Mẹ La Vang ngay vào ngày Lễ Tôn Vinh Các Bà Mẹ. Món quà tình yêu to lớn Thiên Chúa ban tặng trở thành hiện thực khi Đức Mẹ Maria nói tiếng ‘Xin Vâng’. Tôi rất hạnh phúc được mời tham dự lễ hôm nay.”
Trong bài giảng Đức Giám Mục nói về một người bạn của Ngài từ thuở ấu thơ. Người này khi là một thanh niên đã xa rời Giáo Hội và Thiên Chúa. Một ngày nọ, sau cơn bão ở đại dương, bãi biển ở Long Island đầy dẫy hàng ngàn xác cá bị mắc cạn. Người mẹ của thanh niên đó chỉ cho anh ta thấy thảm cảnh ấy và nói với anh ta rằng những con cá đó chết vì bị tách rời khỏi biển, giống như con đang đánh mất quan hệ đối với Thiên Chúa.
Đức Giám Mục Guglielmone nói: “Về thể lý anh ta không thay đổi nhưng đang chết về phần thiêng liêng. Chúa Giêsu nói: ‘Không có ta các con không thể làm gì được.’ Mẹ của người thanh niên đã dẫn dắt anh đến chân lý. Đức Maria dường như thường xuyên nhắc nhở chúng ta liên kết mật thiết với Con của Mẹ.”
Bài giảng được cha Trần Tất Đắc thuộc Dòng Thánh Phan-xi-cô, linh mục Quản nhiệm Giáo Xứ Mân Côi và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Charleston, dịch ra tiếng Việt. Ca đoàn tổng hợp của Cộng Đoàn Greenville và giáo xứ Thánh Anna ở Rock Hill hợp xướng cùng một ngôn ngữ nhưng chẳng cần phải phiên dịch.
Đức Giám mục Guglielmone nói: “Ca đoàn hát rất hùng hồn và nhạc thì tuyệt vời.”
Ca đoàn tổng hợp gồm 40 ca viên đ ược điểu khiển bởi Trần Trinh thuộc Giáo Xứ Mân Côi và bởi Nữ Tu Agnes Hạnh từ Giáo Xứ thánh Anna. Gần một tá chiến sĩ Columbus c ấp 4 phẩm phục chỉnh tề tháp tùng Đức Giám Mục. Cha TrầnTất Đắc ngỏ lời tri ân đến Bà Kathleen Merritt, Giám Đốc Mục Vụ Các Dân Tộc trong địa phận đã dành nhiều giúp đỡ cho biến cố hàng năm này.
Kết thúc là tiệc mừng kèm theo văn nghệ thật ngoạn mục.
Tác giả: Paul A. Barra/The Catholic Miscellany
(LM. Đaminh Nguyễn Anh Dũng, SVD, dịch Việt ngữ)
Lễ mừng hằng năm, năm nay là năm thứ 9, của Giáo Phận kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra với đồng bào miền Trung Việt Nam vào năm 1798, đã thu hút rất đông người tham dự. Mở đầu với cuộc rước kiệu Đức Mẹ La Vang thật sốt sáng trang nghiêm từ hội trường, vòng quanh sân và vào nhà thờ. Sau đó các em bé gái trong y phục cổ truyền dâng hoa và nến lên tượng Đức Mẹ La Vang. Nhiều phụ nữ mặc áo truyền thống Việt Nam gọi là áo dài. Bốn phụ nữ đại diện Cộng Đoàn dâng tặng Đức Giám Mục bức tranh các thánh tử đạo Việt Nam.
Bên cạnh những nghi thức truyền th ống Vi ệt Nam - nhạc có tính đặc thù, y phục rực rỡ, bông hoa và những trang trí - nó đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên tại vùng Up State của Tân Giám Mục Giáo Phận Charleston. Biến cố chính của ngày hôm đó chính là Thánh Lễ do Đức Giám Mục Robert E. Guglielmone chủ tế và giảng thuyết. Trong thánh lễ, Đức Giám Mục mặc bộ áo lễ trắng rất đẹp thêu ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Greenville trao tặng vào dịp nhậm chức của Ngài vào tháng ba vừa qua. Trước khi Thánh Lễ bắt đầu mọi người đứng dậy đón chào Đức Giám Mục bằng một tràng pháo tay vang rền.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Miscellany, Đức Giám Mục nói rằng Ngài chưa hề tham dự một lễ nào của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam trước đây, nhưng đối với Ngài Lễ Kính Đức Mẹ La Vang qủa là một biến cố quan trong không thể bỏ qua được dù rằng Ngài phải trải qua chuyến đi khứ hồi 400 dặm từ điạ phận của Ngài vào cuối tuần này.
Đức Giám Mục Guglielmone nói: “Tôi chưa hề thấy một cộng đoàn nào cầu nguyện tuyệt vời như vậy. Thật là thích hợp mừng kính Đức Mẹ La Vang ngay vào ngày Lễ Tôn Vinh Các Bà Mẹ. Món quà tình yêu to lớn Thiên Chúa ban tặng trở thành hiện thực khi Đức Mẹ Maria nói tiếng ‘Xin Vâng’. Tôi rất hạnh phúc được mời tham dự lễ hôm nay.”
Trong bài giảng Đức Giám Mục nói về một người bạn của Ngài từ thuở ấu thơ. Người này khi là một thanh niên đã xa rời Giáo Hội và Thiên Chúa. Một ngày nọ, sau cơn bão ở đại dương, bãi biển ở Long Island đầy dẫy hàng ngàn xác cá bị mắc cạn. Người mẹ của thanh niên đó chỉ cho anh ta thấy thảm cảnh ấy và nói với anh ta rằng những con cá đó chết vì bị tách rời khỏi biển, giống như con đang đánh mất quan hệ đối với Thiên Chúa.
Đức Giám Mục Guglielmone nói: “Về thể lý anh ta không thay đổi nhưng đang chết về phần thiêng liêng. Chúa Giêsu nói: ‘Không có ta các con không thể làm gì được.’ Mẹ của người thanh niên đã dẫn dắt anh đến chân lý. Đức Maria dường như thường xuyên nhắc nhở chúng ta liên kết mật thiết với Con của Mẹ.”
Bài giảng được cha Trần Tất Đắc thuộc Dòng Thánh Phan-xi-cô, linh mục Quản nhiệm Giáo Xứ Mân Côi và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Charleston, dịch ra tiếng Việt. Ca đoàn tổng hợp của Cộng Đoàn Greenville và giáo xứ Thánh Anna ở Rock Hill hợp xướng cùng một ngôn ngữ nhưng chẳng cần phải phiên dịch.
Đức Giám mục Guglielmone nói: “Ca đoàn hát rất hùng hồn và nhạc thì tuyệt vời.”
Ca đoàn tổng hợp gồm 40 ca viên đ ược điểu khiển bởi Trần Trinh thuộc Giáo Xứ Mân Côi và bởi Nữ Tu Agnes Hạnh từ Giáo Xứ thánh Anna. Gần một tá chiến sĩ Columbus c ấp 4 phẩm phục chỉnh tề tháp tùng Đức Giám Mục. Cha TrầnTất Đắc ngỏ lời tri ân đến Bà Kathleen Merritt, Giám Đốc Mục Vụ Các Dân Tộc trong địa phận đã dành nhiều giúp đỡ cho biến cố hàng năm này.
Kết thúc là tiệc mừng kèm theo văn nghệ thật ngoạn mục.
Tác giả: Paul A. Barra/The Catholic Miscellany
(LM. Đaminh Nguyễn Anh Dũng, SVD, dịch Việt ngữ)
Gặp Gỡ Huấn Luyện Giới Trưởng Thành lần thứ XIII tại Paris: ''Thiên Chúa là Tình yêu''
LM Mai Đức Vinh
22:33 25/05/2009
Diễn văn khai mạc khoá Gặp Gỡ Huấn Luyện Giới Trưởng Thành lần thứ XIII
từ 21, tháng 05, năm 2009 tại Orsay, ngoại ô Paris
do L.m Đại Diện Phêrô-Luca Hà Quang Minh
Kính thưa Đức ông, qúy cha, qúy sơ, qúy thầy,
Kính thưa qúy vị Đại Diện các cộng đoàn,
Thật là vui mừng biết bao được hội ngộ qúy vị nơi đây và vào thời điểm này. Có thể nói, cuộc họp mặt lần thứ XIII là một biến cố cho Tuyên Úy Đoàn nói chung và cho chính cá nhân con nói riêng. Ví thế, lời đầu tiên con xin được nói lên là một lời cảm tạ. Cảm tạ Chuá muôn vàn khả ái. Vì Danh Ngài, chúng con đã từ bốn phương trời tề tựu về nơi đây, huynh đệ một nhà. Kế đến, xin chân thành cảm ơn Đức ông, qúy cha, các sơ, các thầy và toàn thể qúy ông bà anh chị đã không quản ngại đường xa cách trở, đến tham dự ba ngày cuộc họp mặt thường niên đầy ý nghiã này.
Nói là biến cố vì Trung tâm La Clarté-Dieu (Ánh quang Thiên Chúa) nhắc con nhớ đến thời điểm thành lập các cộng đoàn Việt nam trên đất Pháp và sự công nhận chính thức Tuyên Úy Đoàn cuả Hàng Giáo Phẩp Pháp Quốc. Đúng vậy, từ năm 1978 đến 1983, các Tuyên Úy việt nam tại Pháp hằng năm hội họp nơi đây để cùng chia sẻ đời sống mục vụ, nghiên cứu môi trường hoạt động, trao cho nhau những ưu tư, những vui buồn trong ơn gọi thánh hiến, trong trách nhiệm chủ chăn. « Ăn trái nhớ kẻ trồng cây »: chúng con, những hậu duệ cuả các bậc tiền bối, không thể quên được những công lao trời biển đó và lại càng không thể thụ động hưởng thụ những thành quả cuả cha ông để lại mà không đồng lao cộng khổ tiếp tục xứ mệnh truyền giáo. Hôm nay, chúng ta về đây, bước lên những dấu chân gieo Tin Mừng còn in lại trong lịch sử cộng đồng người công giáo Việt nam. Hôm nay, ngày hạnh ngộ, 22 cộng đoàn, tay trong tay, nối vòng tay lớn, hiệp thông với Tuyên Úy đoàn, mở đầu một khoá học hỏi mà chủ đề « Đức ái », một trong ba nhân đức đối thần, đã được Ban mục vụ Giới Trưởng Thành chuẫn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng qua. Đức ái, ân sủng đến từ Thiên Chuá qua mầu nhiệm nhập thể cuả Chuá Giêsu Kitô, sẽ được trình bầy và quảng diễn dưới nhiều khiá cạnh khác nhau: Đức ái theo sự giáo huấn cuả thông điệp Deus Caritas Est ( Thiên Chúa là tình yêu), đức ái trong gia đình, trong cộng đoàn, ngoài xã hội. Chúng ta, không những lắng nghe những lời chia sẻ, những bài giáo huấn, mà còn có thể góp phần vào chương trình gặp gỡ huấn luyện này bằng chính lời chứng cuả mỗi người.
Hơn thế nữa, trong vui mừng và hy vọng, chúng ta cùng nhau hướng về tương lai, về năm thánh 2010. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã nghe nói đến Đại Hội công giáo tại quê nhà, được Hội Đồng Giám Mục chủ xướng để kỷ niệm công việc truyền giáo trên đất Việt nam, với hai thời điểm quan trọng: 350 năm thành lập hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài; 50 thành lập Hội Đống Giám Muc Việt nam. Hạt giống Tin Mừng một đấng Cứu Thế mang tên Giêsu đã làm thay đổi con người và nếp sống Việt nam, đã phong phú kho tàng văn hoá dân tộc Việt, đã mở rộng tầm nhìn cuả con cháu Hùng Vương đến năm châu bốn biển, đến tận cùng trái đất. Và Giáo Hội Việt nam, trải qua những gian nan thử thách, những thăng trầm lịch sử, đã tạo được lòng tin tưởng cuả Giáo Hội hoàn vũ, đồng hành chia sẻ trách nhiệm canh tân trái đất với những Giáo Hội khởi đầu kỷ nguyên Thiên Chuá Giáo. Đây là một hồng ân to lớn mà chúng ta luôn ý thức đễ hăng hái sống chứng tá người Kitô hữu, trở thành men trong bột, là ánh sáng thế gian như lời Chuá Giêsu đã dạy. ( Mt 5, 13-16).
Khoá Gặp Gỡ và Huấn Luyện kỳ thứ XIII này còn là thể hiện sự Hiệp Thông giữa chúng ta. Ngoài các Đại Diện giáo dân, chúng tôi vui mừng đón tiếp sự tham dự đông đảo lần này cuả các Tuyên Úy linh mục, tu sĩ nam nữ. Đúng là hình ảnh cuả một đại gia đình Việt nam, cùng nhau nối vòng tay lớn, trao cho nhau tình bạn bốn phương, dưới cùng một mái ấm gia đình, và để cùng nhau tìm về Chân, Thiện, Mỹ, mà Đức ái Chuá Kitô chính là nguồn mạch và cùng đích.
Trong những tâm tình và ý nguyện đó, cùng với Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang, Sư Huynh Trần Công Lao, Sơ Anne-Marie Đỗ Thị Lan và toàn Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành, chúng con tuyên bố khai mạc Khoá Gặp Gỡ Huấn Luyện thứ XIII. Xin Chuá chúc phúc cho chúng ta và những ngày chúng ta sống huynh đệ với nhau tại Trung Tâm La Clarté- Dieu. Xin cầu chúc khoá họp gặt hái được kết quả mỹ mãn.
Tìm hiểu Thông Điệp: Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas est)
Orsay, ngày 22 tháng 05 năm 2009-05-25 do Lm Mai Đức Vinh trình bầy
‘THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU’, là thông điệp đầu tay của Đức Giáo Hoàng Bênêditô XVI. - Ngài dựa trên lời Thánh Gioan Tông Đồ viết trong thư I: «Thiên Chúa là Tình Yêu » (x1Ga 4, 8-16).
I. Phần Dẫn nhập (số 1): Chủ đích của Thông Điệp
Ngài cho chúng ta thấy những chủ đích của Thông điệp. Ngài quảng diễn chủ đề ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ với mục đích:
• Khẳng định: «Thiên Chúa là tình yêu và Thiên Chúa yêu chúng ta trước »
• Xác quyết: «Loài người phải nhận biết và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người».
• Nhắc nhở: «Loài người bổn phận phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng… và thương người khác như chính mình » (x. Lv 19,18; Mc Mc 12,29-31).
• Đáp lại ước vọng cơ bản và toàn bộ của con người là ‘Yêu thương’ bằng cách thực hành Bác Aùi, sống tình yêu liên đới giữa người với người, và dẹp bỏ mọi hận thù, chia rẽ… đang tràn ngập xã hội nhân loại.
II. Phần I (số 2-18): Những dữ kiện tương quan đến tình yêu.
Đức Thánh Cha xác định một số dữ kiện thiết yếu liên quan đến tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại một cách huyền nhiệm và nhưng không. Những dữ kiện đó là:
1. ‘Tình yêu’ bộc lộ dưới nhiều hình dạng (yêu nước, yêu nghề, yêu bạn bè… yêu Chúa). Nhưng mọi hình dạng đều quy về một tình yêu duy nhất và hoàn toàn trổi vượt, đó là Tình Yêu nơi Thiên Chúa (số 2).
2. Ba hình dạng chính yếu của tình yêu là (số 3):
- ‘tình ái’ (eros): tức là tình yêu giữa một người nam và một người nữ. Trong Tân Ước ít nói dến dạng thức tình yêu này
- ‘tình bạn’ (Philia): tức tình yêu bằng hữu giữa người này với người khác. Trong Tân Ước, đặc biệt trong Tin Mừøng Thánh Gioan nói đến một cách sâu sắc về tình yêu bạn hữu giữa Chúa Giêsu và các môn đệ (x Ga 15 tt).
- ‘tình bác ái’ (Agape): tức là tình yêu có phẩm tính sâu sắc, phổ quát, siêu nhiên, vị tha… Các Tân Ước đều dùng nhiều dạng thức tình yêu này.
3. Đức Thánh Cha nói riêng về ‘tình ái’ (Eros) ( số 4-5): Văn hóa Hy lạp đề cao dạng tình yêu này, coi tình yêu này là mãnh lực nhất (Omnia vincit amor, et nos cedamus amori). Nhiều tôn giáo ‘suy tôn khả năng sinh sản’, ‘tục mại dâm thiêng liêng trong các đền thờ’ đều coi tình ái như một thứ quyền lực thiêng liêng, ngang hàng với Thiên Chúa. Cựu Ước cực lực chống lại chủ trương trên đây của tôn giáo này, coi đó là tiêu biểu cho một cám dỗ chống lại đức tin độc thần và chống lại nó như một hình thái sa đọa tôn giáo. Tuy nhiên Cựu Ước không hề loại bỏ tình ái (eros) đúng nghĩa… Vì khi được uốn nắn và thanh luyện, tình ái dẫn con người dến gần với Thiên Chúa… Khi nói về tình ái (eros), người ta nghĩ đến thân xác, đến dục tính… và người ta chỉ trích Kitô Giáo trong quá khứ, đã coi thường và khinh bỉ thân xác và dục tính... Tuy nhiên, phải khẳng định: lối tôn sùng thân xác ngày nay là một sai lầm, vì nó đã biến thân xác và tình dục thành đồ vật mua bán, và chính con người cũng trở thành ‘món hàng’ thương mại (số 4-5).
4. Ngài cũng nói riêng về ‘tình bác ái’ (Agape) tiêu biểu cho ý niệm tình yêu trong Thánh Kinh. Tình bác ái (agape) và tình ái (eros) không tách rời nhau hoàn toàn, nhưng tình bác ái (agape) vượt lên trên tình ái (eros), thay vì tình ái ích kỷ, chỉ đi kiếm ‘điều lợi cho mình’, thì tình bác ái (agape) lo tìm điều tốt, điều lợi cho người mình yêu, nó sẵn sàng từ bỏ và chấp nhận hy sinh. Nói cách khác, tình ái (eros) là tình yêu ‘trần thế’ (mondain), còn tình bác ái (agape) là tình yêu lấy đức tin làm cơ sở. Tình ái (eros) thì hẹp hòi, tạm bợ, còn tình bác ái (agape) rộng mở và lâu bền. Tình bác ái (agape) chính là tình ái (eros) được siêu nhiên hóa, nhân bản hóa, được mở rộng cho mọi người và đến với mọi người… như giáo huấn của thánh Phaolô: « Ai kết hợp với Chúa Giêsu (eros), thì trở nên cùng một thần trí với Ngài (agape) » (1Cr6,17). Sau cùng tình bác ái (agape) diễn tả huyền nhiệm của bí tích Thánh Thể, trong đó Chúa Giêsu hoàn toàn hiến thân (agape) cho nhân loại…( số 6-11)
5. Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa: ‘Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa yêu chúng ta trước và đã ban Đức Giêsu, con chí ái của Ngài cho chúng ta. Do đó, Chúa Giêsu là hiện thân tình yêu của Thiên Chúa giữa chúng ta (tam cùng với chúng ta): cùng sống, cùng hoạt động và cùng yêu với chúng ta… Và như vậy, Thiên Chúa gia tăng niềm vui, Thiên Chúa trở thành niềm vui cho chúng ta… Niềm vui này chúng ta có thể múc lấy mỗi ngày nơi Bí Tích thánh Thể… và như vậy, vì yêu chúng ta, ‘Thiên Chúa trở nên tất cả trong mọi sự’ (1Cr 15,28) cho chúng ta. Đó là tình yêu Agape tuyệt hảo ! (số 12-18)
III. Phần II (số 19-39): Những thể hiện bác ái trong Hội Thánh
Đức Thánh Cha nói về những thể hiện tình bác ái (agape) cụ thể trong Hội Thánh, theo giới răn ‘yêu thương người ta như chính mình’ (Mc 15, 31). Dĩ nhiên không thể nói hết, Đức Thánh Cha chỉ ‘nói đến một số yếu tố căn bản để khơi dậy trong thế giới một năng dộng mới mẻ mà con người hay chính Giáo Hội phải thực hiện hầu đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa’. Vì thế, Giáo Hội là một Cộng đồng yêu thương, thể hiện tình yêu. Đức Thánh Cha nêu bật những điểm sau đây:
1. Hoạt động bác ái của Hội Thánh là thể hiện tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi: Vì thế thánh Aucơtinh viết: «Tìm thấy tình bác ái (agape)là nhìn thấy Thiên Chúa Ba Ngôi » (19).
2. Bác ái là nhiệm vụ của Hội Thánh (20-25):
- Bác ái là nhiệm vụ của mỗi tín hữu, nhưng cũng là nhiệm vụ của toàn thể cộng đoàn Giáo Hội, từ cộng đoàn địa phương, đến giáo hội địa phương, và đến Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội đã ý thức nhiệm vụ này ngay từ buổi đầu: ‘Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, để mọi sự làm của chung… (Cv 2,44-45). Theo thánh Luca, những yếu tố cấu thành của Hội Thánh bấy giờ là: Lời rao giảng của các tông đồ, hiệp thông, bẻ bánh, cầu nguyện (số 20).
- Hoạt động bác ái đòi hỏi những thừa tác mới: chức phó tế (diaconia) (Cv 6,5-6) phụ tá các tông đồ trong việc ‘phục vụ việc cầu nguyện, phục vụ Lời Chúa, phục vụ bàn ăn (Cv 6,1-6) (21).
- Ba hoạt động, ba nhiệm vụ: Tiệc Thánh Thể – Tiệc lời Chúa – Hoạt động bác ái (agape): lo cho quả phụ, trẻ mồ côi, bệnh nhân, tù đầy… (số 22). Nói cách khác, bản tính xâu xa nhất của Hội Thánh được diễn tả qua ba nhiệm vụ: Loan báo lời của Thiên Chúa (Kerygma-martyria), cử hành các Bí tích (leitourgia), và thi hành tác vụ bác ái (diakonia) (số 23-24).
- Ba nhiệm vụ bổ túc cho nhau, gắn liền với nhau làm cho Hội Thánh trở thành gia đình của Thiên Chúa, đại gia đình đức tin (Gl 6,10) (số 25).
3. Bác ái không đủ, còn phải có công bằng: từ thế kỷ XIX, người ta chống lại hoạt động bác ái của Hội Thánh, nhất là thuyết Maxít, người ta bảo: người nghèo không cần đến bác ái nhưng cần công bằng…
- Vì thế Giáo Hội ra các thông điệp xã hội: Đức Lêo ‘Rerum Novarum’961), (1891), Piô XI ‘Quadragesimo Anno’ (1931), Gioan XXIII ‘Mater et Magistra’, Phaolô VI ‘Populorum’ (1967), Octogesima Adveniens’ (1971), Gioan Phaolô II ‘Laborem Exercens’ (1981), ‘Sollicitudo Rei Socialis’ (1987). Hội Đồng Công Lý Hòa Bình ‘Cuốn tóm lược giáo huấn xã họâi của Hội Thánh’ (2004).
- a) Công bằng (justitia): Nguyên tắc ‘Công bằng xã hội’: Của Xêsa trả cho Xêsa, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa (Mt 22,21). Giáo Hội và Quốc Gia vừa tách biệt vừa tương quan với nhau…theo những xác định của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Mục Vụ (GS 74, 68, 42) (số 28).
- Về ‘công bằng xã hội’, Hội Thánh không thay thế chính trị hay chính quyền, nhưng Hội Thánh không đứng ngoài lề cuộc đấu tranh cho công bằng.
- b) Tình yêu (Caritas) luôn là cốt lõi của xã hội, dù là xã hội công bằng nhất. Vì thế một xã hội, một quốc gia hay một khuynh hướng muốn loại bỏ tình yêu, … là loại bỏ chính con người. Con người không chỉ sống bằng cơm bánh… Phục vụ con người không phải chỉ chăm lo về thân xác, nhưng còn cả về tinh thần, bồi dưỡng con người không chỉ bằng những yếu tố vật chất, nhưng còn bằng những yếu tố tinh thần… Vật chất hay tinh thần đềøu sắc đọng trong TÌNH YÊU.
- Tuy nhiên việc hình thành các cơ cấu công bằng không trực tiếp là nhiệm vụ của Hội Thánh, nhưng thuộc lãnh vực chính trị, lãnh vực Quốc gia hay Nhà Nước (luật pháp, kinh tế, xã hội, hành chánh, nghiệp đoàn…). Với tư cách công dân, người tín hữu có bổn phận hợp tác và tuân thủ đúng đắn…
- Mặt khác các tổ chức bác ái của Hội Thánh làm thành một công trình riêng (opus proprium), và hoạt động ngay giữa lòng quốc gia, xã hội. Hội Thánh không bao giờ được miễn trừ hoạt động bác ái, trong mọi hoàn cảnh, việc bác ái của người tín hữu luôn là cần thiết (số 29).
4. Nhiều cơ cấu bác ái trong xã hội hiện nay: Vài nét tổng quát của cuộc tranh đấu công bằng và tình yêu hiện nay trên thế giới:
a) Phương tiện truyền thông thu hẹp trái đất, dù có hiểu lầm và căng thẳng, nhưng tin tức mau lẹ, giúp đỡ liên đới mau chóng (động đất, tai uơng…). Một bằng chứng tích cực về tiến trình toàn cầu hóa: Nhờ phương tiện truyền thông, khoảng cách giữa con người không còn nữa, những hoạt động bác ái có thể và phải bao gồm mọi người và mọi nhu cầu.
b) Bối cảnh xã hội và chính trị hiện nay đã khai sinh và tăng trưởng nhiều hình thức thiện nguyện (quốc gia, giáo hội, tư nhân) và nhiều hình thức cộng tác giữa các Quốc gia và các cơ quan từ thiện của Giáo Hội với dồi dào kết quả. Với sứ mệnh làm chứng về Tình Yêu Thiên Chúa, tổ chức bác ái của Giáo Hội đem phẩm tính Kitô giáo cho các tổ chức của chính phủ hay của tư nhân, ngược lại các tổ chức của quốc gia giúp tổ chức của Hội Thánh có thêm phương tiện và hiệu lực…
5. Khía cạnh riêng biệt của hoạt động bác ái của Hội Thánh (31).
- Nguồn gốc: ‘Thiên Chúa là tình yêu… (1Ga 4,8); Yêu thương người khác như chính mình… (Mc 12,31). Tám mối phúc thật…(Mt 4,3-12). Xét xử theo luật bác ái (Mt 25,31).
- Tổ chức Caritas quốc tế hiện nay … quy tụ cơ cấu, tài lực, nhân sự, phương án…
- Hoạt động bác ái kitô giáo phải độc lập với các phe nhóm và ý thức hệ… Hoạt động bác ái phải thể hiện tình liên đới và hiêïp nhất giữa cá nhân, trong cộng đoàn, ngoài xã hội…
- Hoạt động bác ái không được xử dụng như kế hoạch chiêu dụ tín đồ… (31)
6. Những ngưòi chịu trách nhiệm về hoạt động bác ái của Hội Thánh.
- Là chính Hội Thánh, cụ thể từ thời Đức Phaolô VI là Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum). (x. Giáo luật Đ 394). Luôn nhân danh Giáo Hội, luôn phải có sự phối hợp theo cấp bậc hoạt đọâng (32).
- Không lấy cảm hứng từ các ý thức hệ với mục tiêu là cải tiến trần gian, nhưng luôn luôn ‘tình yêu Chúa kitô thúc bách chúng ta’ (2Cr5,14) (33).
- Không thể không cộng tác với các tổ chức khác … tuy nhiên luôn giữ vững căn tính ‘tình yêu Chúa thúc đẩy chúng ta…’ (34)
- Phải phục vụ trong khiêm tốn… ‘chúng ta chỉ là đầy tớ vô dụng’ (Lc 17,10) (35).
- Cần giữ quân bình giữa hai cực đoan: - tham vọng muốn làm hết, làm ngay, không đo sức mình… - cám dỗ đầu hàng, khoanh tay… (36)
- Yếu tố giúp giữ quân bình: lòng đạo đức, việc cầu nguyện (gương chân phước Têrêsa calcutta) (số 36-37). Cầu nguyện để ‘giải tỏa’ những thắc mắc theo kiểu ông Gióp (xG 23,3+5-6+15-16), lời than của chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá (Mt 27,46), lời sách Khải Huyền (kh 6,10)… và để giữ vững niềm tin, đức cậy và lòng bác ái (số 38-39).
IV. Phần kết luận (số 40-42): Gương các Thánh và Đức Mẹ
Đức thánh cha Bênêditô XVI kết thúc thông điệp Deus Caritas của ngài bằng cách đặt ra trước mắt chúng ta gương của các vị thánh đã thực hiện các công trình bác ái nhân danh Hội Thánh, thật đa dạng nhưng cũng rất kiểu mẫu, từ thánh Antôn Viện Phụ (356), đến các thánh Martino de Tours (397), Phanxicô Assisi, Ignatio Loyola, Gioan Thiên Chúa, Camilô Lellis, Vicentê, Louise Marillac, Gioan Bosco, Têrêsa Calcutta…. Nhưng nổi bật nhất là Đức Trinh nữ Maria (Đi viếng bà thánh Elisabeth, bàu cử cho chú rể có rượu ngon tiếp khách…).
Lời cầu nguyện kết thúc:
Lạy Thánh Maria, Mẹ của Thiên Chúa,
Mẹ đã ban cho thế gian Ánh Sáng thật,
Là Đức Giêsu, con của Mẹ, Con của Thiên Chúa.
Mẹ đã phó thác hoàn toàn chính mình,
Vào lời mời gọi của Thiên chúa,
Và vì thế, Mẹ trở nên nguồn suối,
Của lòng nhân hậu vốn tuôn trào từ Thiên Chúa.
Xin Mẹ tỏ cho chúng con Đức Giêsu,
Xin dẫn chúng con đến với Người,
Xin dạy chúng con nhận biết và yêu mến Người,
Để chúng con cũng có thể trở nên,
Những con người có khả năng yêu thương đích thực,
Và chuyển thông nước hằng sống,
Đến thế gian đang mong được khát. Amen
Ban hành tại Roma, Đền thánh Phêrô,
ngày 25.12. lễ Giáng Sinh năm 2005,
năm đầu triều đại giáo hoàng của tôi.
BENEDICTUS PP. XVI
Đề tài chia sẻ:
1. Bạn hiểu thế nào về lời Chúa Giêsu ‘Con hãy yêu TC hết lòng… và thương người như chính mình con’? – Có thể thực hiện được không?
2. Những khác biệt và những tương quan giữa ‘tình ái’ (eros) và ‘tình bác ái’ (agape) theo Đức Thánh Cha Biển Đức.
3. Tại sao nói: “Người nghèo cần công bằng hơn cần bác ái”. Bằng chứng cụ thể trong đời sống hằng ngày của bạn, trong lịch sử và trong xã hội hôm nay.
4. Ngày nay, trong hoạt động bác ái có cần ‘sự liên đới’ giữa cá nhân, giữ đoàn thể, giữa quốc gia và giữa tôn giáo không?
từ 21, tháng 05, năm 2009 tại Orsay, ngoại ô Paris
do L.m Đại Diện Phêrô-Luca Hà Quang Minh
Kính thưa Đức ông, qúy cha, qúy sơ, qúy thầy,
Kính thưa qúy vị Đại Diện các cộng đoàn,
Thật là vui mừng biết bao được hội ngộ qúy vị nơi đây và vào thời điểm này. Có thể nói, cuộc họp mặt lần thứ XIII là một biến cố cho Tuyên Úy Đoàn nói chung và cho chính cá nhân con nói riêng. Ví thế, lời đầu tiên con xin được nói lên là một lời cảm tạ. Cảm tạ Chuá muôn vàn khả ái. Vì Danh Ngài, chúng con đã từ bốn phương trời tề tựu về nơi đây, huynh đệ một nhà. Kế đến, xin chân thành cảm ơn Đức ông, qúy cha, các sơ, các thầy và toàn thể qúy ông bà anh chị đã không quản ngại đường xa cách trở, đến tham dự ba ngày cuộc họp mặt thường niên đầy ý nghiã này.
Nói là biến cố vì Trung tâm La Clarté-Dieu (Ánh quang Thiên Chúa) nhắc con nhớ đến thời điểm thành lập các cộng đoàn Việt nam trên đất Pháp và sự công nhận chính thức Tuyên Úy Đoàn cuả Hàng Giáo Phẩp Pháp Quốc. Đúng vậy, từ năm 1978 đến 1983, các Tuyên Úy việt nam tại Pháp hằng năm hội họp nơi đây để cùng chia sẻ đời sống mục vụ, nghiên cứu môi trường hoạt động, trao cho nhau những ưu tư, những vui buồn trong ơn gọi thánh hiến, trong trách nhiệm chủ chăn. « Ăn trái nhớ kẻ trồng cây »: chúng con, những hậu duệ cuả các bậc tiền bối, không thể quên được những công lao trời biển đó và lại càng không thể thụ động hưởng thụ những thành quả cuả cha ông để lại mà không đồng lao cộng khổ tiếp tục xứ mệnh truyền giáo. Hôm nay, chúng ta về đây, bước lên những dấu chân gieo Tin Mừng còn in lại trong lịch sử cộng đồng người công giáo Việt nam. Hôm nay, ngày hạnh ngộ, 22 cộng đoàn, tay trong tay, nối vòng tay lớn, hiệp thông với Tuyên Úy đoàn, mở đầu một khoá học hỏi mà chủ đề « Đức ái », một trong ba nhân đức đối thần, đã được Ban mục vụ Giới Trưởng Thành chuẫn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng qua. Đức ái, ân sủng đến từ Thiên Chuá qua mầu nhiệm nhập thể cuả Chuá Giêsu Kitô, sẽ được trình bầy và quảng diễn dưới nhiều khiá cạnh khác nhau: Đức ái theo sự giáo huấn cuả thông điệp Deus Caritas Est ( Thiên Chúa là tình yêu), đức ái trong gia đình, trong cộng đoàn, ngoài xã hội. Chúng ta, không những lắng nghe những lời chia sẻ, những bài giáo huấn, mà còn có thể góp phần vào chương trình gặp gỡ huấn luyện này bằng chính lời chứng cuả mỗi người.
Hơn thế nữa, trong vui mừng và hy vọng, chúng ta cùng nhau hướng về tương lai, về năm thánh 2010. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã nghe nói đến Đại Hội công giáo tại quê nhà, được Hội Đồng Giám Mục chủ xướng để kỷ niệm công việc truyền giáo trên đất Việt nam, với hai thời điểm quan trọng: 350 năm thành lập hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài; 50 thành lập Hội Đống Giám Muc Việt nam. Hạt giống Tin Mừng một đấng Cứu Thế mang tên Giêsu đã làm thay đổi con người và nếp sống Việt nam, đã phong phú kho tàng văn hoá dân tộc Việt, đã mở rộng tầm nhìn cuả con cháu Hùng Vương đến năm châu bốn biển, đến tận cùng trái đất. Và Giáo Hội Việt nam, trải qua những gian nan thử thách, những thăng trầm lịch sử, đã tạo được lòng tin tưởng cuả Giáo Hội hoàn vũ, đồng hành chia sẻ trách nhiệm canh tân trái đất với những Giáo Hội khởi đầu kỷ nguyên Thiên Chuá Giáo. Đây là một hồng ân to lớn mà chúng ta luôn ý thức đễ hăng hái sống chứng tá người Kitô hữu, trở thành men trong bột, là ánh sáng thế gian như lời Chuá Giêsu đã dạy. ( Mt 5, 13-16).
Khoá Gặp Gỡ và Huấn Luyện kỳ thứ XIII này còn là thể hiện sự Hiệp Thông giữa chúng ta. Ngoài các Đại Diện giáo dân, chúng tôi vui mừng đón tiếp sự tham dự đông đảo lần này cuả các Tuyên Úy linh mục, tu sĩ nam nữ. Đúng là hình ảnh cuả một đại gia đình Việt nam, cùng nhau nối vòng tay lớn, trao cho nhau tình bạn bốn phương, dưới cùng một mái ấm gia đình, và để cùng nhau tìm về Chân, Thiện, Mỹ, mà Đức ái Chuá Kitô chính là nguồn mạch và cùng đích.
Trong những tâm tình và ý nguyện đó, cùng với Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang, Sư Huynh Trần Công Lao, Sơ Anne-Marie Đỗ Thị Lan và toàn Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành, chúng con tuyên bố khai mạc Khoá Gặp Gỡ Huấn Luyện thứ XIII. Xin Chuá chúc phúc cho chúng ta và những ngày chúng ta sống huynh đệ với nhau tại Trung Tâm La Clarté- Dieu. Xin cầu chúc khoá họp gặt hái được kết quả mỹ mãn.
Tìm hiểu Thông Điệp: Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas est)
Orsay, ngày 22 tháng 05 năm 2009-05-25 do Lm Mai Đức Vinh trình bầy
‘THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU’, là thông điệp đầu tay của Đức Giáo Hoàng Bênêditô XVI. - Ngài dựa trên lời Thánh Gioan Tông Đồ viết trong thư I: «Thiên Chúa là Tình Yêu » (x1Ga 4, 8-16).
I. Phần Dẫn nhập (số 1): Chủ đích của Thông Điệp
Ngài cho chúng ta thấy những chủ đích của Thông điệp. Ngài quảng diễn chủ đề ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ với mục đích:
• Khẳng định: «Thiên Chúa là tình yêu và Thiên Chúa yêu chúng ta trước »
• Xác quyết: «Loài người phải nhận biết và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người».
• Nhắc nhở: «Loài người bổn phận phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng… và thương người khác như chính mình » (x. Lv 19,18; Mc Mc 12,29-31).
• Đáp lại ước vọng cơ bản và toàn bộ của con người là ‘Yêu thương’ bằng cách thực hành Bác Aùi, sống tình yêu liên đới giữa người với người, và dẹp bỏ mọi hận thù, chia rẽ… đang tràn ngập xã hội nhân loại.
II. Phần I (số 2-18): Những dữ kiện tương quan đến tình yêu.
Đức Thánh Cha xác định một số dữ kiện thiết yếu liên quan đến tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại một cách huyền nhiệm và nhưng không. Những dữ kiện đó là:
1. ‘Tình yêu’ bộc lộ dưới nhiều hình dạng (yêu nước, yêu nghề, yêu bạn bè… yêu Chúa). Nhưng mọi hình dạng đều quy về một tình yêu duy nhất và hoàn toàn trổi vượt, đó là Tình Yêu nơi Thiên Chúa (số 2).
2. Ba hình dạng chính yếu của tình yêu là (số 3):
- ‘tình ái’ (eros): tức là tình yêu giữa một người nam và một người nữ. Trong Tân Ước ít nói dến dạng thức tình yêu này
- ‘tình bạn’ (Philia): tức tình yêu bằng hữu giữa người này với người khác. Trong Tân Ước, đặc biệt trong Tin Mừøng Thánh Gioan nói đến một cách sâu sắc về tình yêu bạn hữu giữa Chúa Giêsu và các môn đệ (x Ga 15 tt).
- ‘tình bác ái’ (Agape): tức là tình yêu có phẩm tính sâu sắc, phổ quát, siêu nhiên, vị tha… Các Tân Ước đều dùng nhiều dạng thức tình yêu này.
3. Đức Thánh Cha nói riêng về ‘tình ái’ (Eros) ( số 4-5): Văn hóa Hy lạp đề cao dạng tình yêu này, coi tình yêu này là mãnh lực nhất (Omnia vincit amor, et nos cedamus amori). Nhiều tôn giáo ‘suy tôn khả năng sinh sản’, ‘tục mại dâm thiêng liêng trong các đền thờ’ đều coi tình ái như một thứ quyền lực thiêng liêng, ngang hàng với Thiên Chúa. Cựu Ước cực lực chống lại chủ trương trên đây của tôn giáo này, coi đó là tiêu biểu cho một cám dỗ chống lại đức tin độc thần và chống lại nó như một hình thái sa đọa tôn giáo. Tuy nhiên Cựu Ước không hề loại bỏ tình ái (eros) đúng nghĩa… Vì khi được uốn nắn và thanh luyện, tình ái dẫn con người dến gần với Thiên Chúa… Khi nói về tình ái (eros), người ta nghĩ đến thân xác, đến dục tính… và người ta chỉ trích Kitô Giáo trong quá khứ, đã coi thường và khinh bỉ thân xác và dục tính... Tuy nhiên, phải khẳng định: lối tôn sùng thân xác ngày nay là một sai lầm, vì nó đã biến thân xác và tình dục thành đồ vật mua bán, và chính con người cũng trở thành ‘món hàng’ thương mại (số 4-5).
4. Ngài cũng nói riêng về ‘tình bác ái’ (Agape) tiêu biểu cho ý niệm tình yêu trong Thánh Kinh. Tình bác ái (agape) và tình ái (eros) không tách rời nhau hoàn toàn, nhưng tình bác ái (agape) vượt lên trên tình ái (eros), thay vì tình ái ích kỷ, chỉ đi kiếm ‘điều lợi cho mình’, thì tình bác ái (agape) lo tìm điều tốt, điều lợi cho người mình yêu, nó sẵn sàng từ bỏ và chấp nhận hy sinh. Nói cách khác, tình ái (eros) là tình yêu ‘trần thế’ (mondain), còn tình bác ái (agape) là tình yêu lấy đức tin làm cơ sở. Tình ái (eros) thì hẹp hòi, tạm bợ, còn tình bác ái (agape) rộng mở và lâu bền. Tình bác ái (agape) chính là tình ái (eros) được siêu nhiên hóa, nhân bản hóa, được mở rộng cho mọi người và đến với mọi người… như giáo huấn của thánh Phaolô: « Ai kết hợp với Chúa Giêsu (eros), thì trở nên cùng một thần trí với Ngài (agape) » (1Cr6,17). Sau cùng tình bác ái (agape) diễn tả huyền nhiệm của bí tích Thánh Thể, trong đó Chúa Giêsu hoàn toàn hiến thân (agape) cho nhân loại…( số 6-11)
5. Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa: ‘Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa yêu chúng ta trước và đã ban Đức Giêsu, con chí ái của Ngài cho chúng ta. Do đó, Chúa Giêsu là hiện thân tình yêu của Thiên Chúa giữa chúng ta (tam cùng với chúng ta): cùng sống, cùng hoạt động và cùng yêu với chúng ta… Và như vậy, Thiên Chúa gia tăng niềm vui, Thiên Chúa trở thành niềm vui cho chúng ta… Niềm vui này chúng ta có thể múc lấy mỗi ngày nơi Bí Tích thánh Thể… và như vậy, vì yêu chúng ta, ‘Thiên Chúa trở nên tất cả trong mọi sự’ (1Cr 15,28) cho chúng ta. Đó là tình yêu Agape tuyệt hảo ! (số 12-18)
III. Phần II (số 19-39): Những thể hiện bác ái trong Hội Thánh
Đức Thánh Cha nói về những thể hiện tình bác ái (agape) cụ thể trong Hội Thánh, theo giới răn ‘yêu thương người ta như chính mình’ (Mc 15, 31). Dĩ nhiên không thể nói hết, Đức Thánh Cha chỉ ‘nói đến một số yếu tố căn bản để khơi dậy trong thế giới một năng dộng mới mẻ mà con người hay chính Giáo Hội phải thực hiện hầu đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa’. Vì thế, Giáo Hội là một Cộng đồng yêu thương, thể hiện tình yêu. Đức Thánh Cha nêu bật những điểm sau đây:
1. Hoạt động bác ái của Hội Thánh là thể hiện tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi: Vì thế thánh Aucơtinh viết: «Tìm thấy tình bác ái (agape)là nhìn thấy Thiên Chúa Ba Ngôi » (19).
2. Bác ái là nhiệm vụ của Hội Thánh (20-25):
- Bác ái là nhiệm vụ của mỗi tín hữu, nhưng cũng là nhiệm vụ của toàn thể cộng đoàn Giáo Hội, từ cộng đoàn địa phương, đến giáo hội địa phương, và đến Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội đã ý thức nhiệm vụ này ngay từ buổi đầu: ‘Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, để mọi sự làm của chung… (Cv 2,44-45). Theo thánh Luca, những yếu tố cấu thành của Hội Thánh bấy giờ là: Lời rao giảng của các tông đồ, hiệp thông, bẻ bánh, cầu nguyện (số 20).
- Hoạt động bác ái đòi hỏi những thừa tác mới: chức phó tế (diaconia) (Cv 6,5-6) phụ tá các tông đồ trong việc ‘phục vụ việc cầu nguyện, phục vụ Lời Chúa, phục vụ bàn ăn (Cv 6,1-6) (21).
- Ba hoạt động, ba nhiệm vụ: Tiệc Thánh Thể – Tiệc lời Chúa – Hoạt động bác ái (agape): lo cho quả phụ, trẻ mồ côi, bệnh nhân, tù đầy… (số 22). Nói cách khác, bản tính xâu xa nhất của Hội Thánh được diễn tả qua ba nhiệm vụ: Loan báo lời của Thiên Chúa (Kerygma-martyria), cử hành các Bí tích (leitourgia), và thi hành tác vụ bác ái (diakonia) (số 23-24).
- Ba nhiệm vụ bổ túc cho nhau, gắn liền với nhau làm cho Hội Thánh trở thành gia đình của Thiên Chúa, đại gia đình đức tin (Gl 6,10) (số 25).
3. Bác ái không đủ, còn phải có công bằng: từ thế kỷ XIX, người ta chống lại hoạt động bác ái của Hội Thánh, nhất là thuyết Maxít, người ta bảo: người nghèo không cần đến bác ái nhưng cần công bằng…
- Vì thế Giáo Hội ra các thông điệp xã hội: Đức Lêo ‘Rerum Novarum’961), (1891), Piô XI ‘Quadragesimo Anno’ (1931), Gioan XXIII ‘Mater et Magistra’, Phaolô VI ‘Populorum’ (1967), Octogesima Adveniens’ (1971), Gioan Phaolô II ‘Laborem Exercens’ (1981), ‘Sollicitudo Rei Socialis’ (1987). Hội Đồng Công Lý Hòa Bình ‘Cuốn tóm lược giáo huấn xã họâi của Hội Thánh’ (2004).
- a) Công bằng (justitia): Nguyên tắc ‘Công bằng xã hội’: Của Xêsa trả cho Xêsa, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa (Mt 22,21). Giáo Hội và Quốc Gia vừa tách biệt vừa tương quan với nhau…theo những xác định của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Mục Vụ (GS 74, 68, 42) (số 28).
- Về ‘công bằng xã hội’, Hội Thánh không thay thế chính trị hay chính quyền, nhưng Hội Thánh không đứng ngoài lề cuộc đấu tranh cho công bằng.
- b) Tình yêu (Caritas) luôn là cốt lõi của xã hội, dù là xã hội công bằng nhất. Vì thế một xã hội, một quốc gia hay một khuynh hướng muốn loại bỏ tình yêu, … là loại bỏ chính con người. Con người không chỉ sống bằng cơm bánh… Phục vụ con người không phải chỉ chăm lo về thân xác, nhưng còn cả về tinh thần, bồi dưỡng con người không chỉ bằng những yếu tố vật chất, nhưng còn bằng những yếu tố tinh thần… Vật chất hay tinh thần đềøu sắc đọng trong TÌNH YÊU.
- Tuy nhiên việc hình thành các cơ cấu công bằng không trực tiếp là nhiệm vụ của Hội Thánh, nhưng thuộc lãnh vực chính trị, lãnh vực Quốc gia hay Nhà Nước (luật pháp, kinh tế, xã hội, hành chánh, nghiệp đoàn…). Với tư cách công dân, người tín hữu có bổn phận hợp tác và tuân thủ đúng đắn…
- Mặt khác các tổ chức bác ái của Hội Thánh làm thành một công trình riêng (opus proprium), và hoạt động ngay giữa lòng quốc gia, xã hội. Hội Thánh không bao giờ được miễn trừ hoạt động bác ái, trong mọi hoàn cảnh, việc bác ái của người tín hữu luôn là cần thiết (số 29).
4. Nhiều cơ cấu bác ái trong xã hội hiện nay: Vài nét tổng quát của cuộc tranh đấu công bằng và tình yêu hiện nay trên thế giới:
a) Phương tiện truyền thông thu hẹp trái đất, dù có hiểu lầm và căng thẳng, nhưng tin tức mau lẹ, giúp đỡ liên đới mau chóng (động đất, tai uơng…). Một bằng chứng tích cực về tiến trình toàn cầu hóa: Nhờ phương tiện truyền thông, khoảng cách giữa con người không còn nữa, những hoạt động bác ái có thể và phải bao gồm mọi người và mọi nhu cầu.
b) Bối cảnh xã hội và chính trị hiện nay đã khai sinh và tăng trưởng nhiều hình thức thiện nguyện (quốc gia, giáo hội, tư nhân) và nhiều hình thức cộng tác giữa các Quốc gia và các cơ quan từ thiện của Giáo Hội với dồi dào kết quả. Với sứ mệnh làm chứng về Tình Yêu Thiên Chúa, tổ chức bác ái của Giáo Hội đem phẩm tính Kitô giáo cho các tổ chức của chính phủ hay của tư nhân, ngược lại các tổ chức của quốc gia giúp tổ chức của Hội Thánh có thêm phương tiện và hiệu lực…
5. Khía cạnh riêng biệt của hoạt động bác ái của Hội Thánh (31).
- Nguồn gốc: ‘Thiên Chúa là tình yêu… (1Ga 4,8); Yêu thương người khác như chính mình… (Mc 12,31). Tám mối phúc thật…(Mt 4,3-12). Xét xử theo luật bác ái (Mt 25,31).
- Tổ chức Caritas quốc tế hiện nay … quy tụ cơ cấu, tài lực, nhân sự, phương án…
- Hoạt động bác ái kitô giáo phải độc lập với các phe nhóm và ý thức hệ… Hoạt động bác ái phải thể hiện tình liên đới và hiêïp nhất giữa cá nhân, trong cộng đoàn, ngoài xã hội…
- Hoạt động bác ái không được xử dụng như kế hoạch chiêu dụ tín đồ… (31)
6. Những ngưòi chịu trách nhiệm về hoạt động bác ái của Hội Thánh.
- Là chính Hội Thánh, cụ thể từ thời Đức Phaolô VI là Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum). (x. Giáo luật Đ 394). Luôn nhân danh Giáo Hội, luôn phải có sự phối hợp theo cấp bậc hoạt đọâng (32).
- Không lấy cảm hứng từ các ý thức hệ với mục tiêu là cải tiến trần gian, nhưng luôn luôn ‘tình yêu Chúa kitô thúc bách chúng ta’ (2Cr5,14) (33).
- Không thể không cộng tác với các tổ chức khác … tuy nhiên luôn giữ vững căn tính ‘tình yêu Chúa thúc đẩy chúng ta…’ (34)
- Phải phục vụ trong khiêm tốn… ‘chúng ta chỉ là đầy tớ vô dụng’ (Lc 17,10) (35).
- Cần giữ quân bình giữa hai cực đoan: - tham vọng muốn làm hết, làm ngay, không đo sức mình… - cám dỗ đầu hàng, khoanh tay… (36)
- Yếu tố giúp giữ quân bình: lòng đạo đức, việc cầu nguyện (gương chân phước Têrêsa calcutta) (số 36-37). Cầu nguyện để ‘giải tỏa’ những thắc mắc theo kiểu ông Gióp (xG 23,3+5-6+15-16), lời than của chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá (Mt 27,46), lời sách Khải Huyền (kh 6,10)… và để giữ vững niềm tin, đức cậy và lòng bác ái (số 38-39).
IV. Phần kết luận (số 40-42): Gương các Thánh và Đức Mẹ
Đức thánh cha Bênêditô XVI kết thúc thông điệp Deus Caritas của ngài bằng cách đặt ra trước mắt chúng ta gương của các vị thánh đã thực hiện các công trình bác ái nhân danh Hội Thánh, thật đa dạng nhưng cũng rất kiểu mẫu, từ thánh Antôn Viện Phụ (356), đến các thánh Martino de Tours (397), Phanxicô Assisi, Ignatio Loyola, Gioan Thiên Chúa, Camilô Lellis, Vicentê, Louise Marillac, Gioan Bosco, Têrêsa Calcutta…. Nhưng nổi bật nhất là Đức Trinh nữ Maria (Đi viếng bà thánh Elisabeth, bàu cử cho chú rể có rượu ngon tiếp khách…).
Lời cầu nguyện kết thúc:
Lạy Thánh Maria, Mẹ của Thiên Chúa,
Mẹ đã ban cho thế gian Ánh Sáng thật,
Là Đức Giêsu, con của Mẹ, Con của Thiên Chúa.
Mẹ đã phó thác hoàn toàn chính mình,
Vào lời mời gọi của Thiên chúa,
Và vì thế, Mẹ trở nên nguồn suối,
Của lòng nhân hậu vốn tuôn trào từ Thiên Chúa.
Xin Mẹ tỏ cho chúng con Đức Giêsu,
Xin dẫn chúng con đến với Người,
Xin dạy chúng con nhận biết và yêu mến Người,
Để chúng con cũng có thể trở nên,
Những con người có khả năng yêu thương đích thực,
Và chuyển thông nước hằng sống,
Đến thế gian đang mong được khát. Amen
Ban hành tại Roma, Đền thánh Phêrô,
ngày 25.12. lễ Giáng Sinh năm 2005,
năm đầu triều đại giáo hoàng của tôi.
BENEDICTUS PP. XVI
Đề tài chia sẻ:
1. Bạn hiểu thế nào về lời Chúa Giêsu ‘Con hãy yêu TC hết lòng… và thương người như chính mình con’? – Có thể thực hiện được không?
2. Những khác biệt và những tương quan giữa ‘tình ái’ (eros) và ‘tình bác ái’ (agape) theo Đức Thánh Cha Biển Đức.
3. Tại sao nói: “Người nghèo cần công bằng hơn cần bác ái”. Bằng chứng cụ thể trong đời sống hằng ngày của bạn, trong lịch sử và trong xã hội hôm nay.
4. Ngày nay, trong hoạt động bác ái có cần ‘sự liên đới’ giữa cá nhân, giữ đoàn thể, giữa quốc gia và giữa tôn giáo không?
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đây, bình minh lịch sử
Xuân Ly Băng
06:02 25/05/2009
Có những đêm chong đèn đọc sử nước,
Đốt hương trầm tụng chữ Việt Nam,
Ta say sưa như rượu ngấm…
Ta mơ màng
Từng dòng sử reo lên vùng tim não
Sáng huy hoàng
Vang lên như bài ca
Của núi cao biển thẳm
Ôi Việt Nam !
Ta cúi đầu lẳng lặng
Nghe tâm tư hồn nước dậy mênh mông
Ta thấy giống Tiên Rồng
Đẹp như người thục nữ
Bình minh đứng bên sông Hồng
Ta thấy mười tám đời Vua Hùng
Đất Phong Châu dựng cờ lập nước
Ngày đêm xẻ núi phá rừng
Ngăn sông đắp đập ngàn trùng công lao
Ta, con cháu vạn đời sau
Đêm đêm nhớ Tổ, cúi đầu buâng khuâng
Ta nghe tiếng ngựa sắt reo vang
của Thiên Vương Phù Đổng
Cứu sơn hà
Trong khí thế của một ngày cây tan đá lỏng
Nhằm giặc Ân mà đánh phá tan tành
Ta thấy bóng Loa Thành
Trời Phong Khê cao lên hun hút
Nhân dân ta và ngàn muôn sĩ tốt
Bao quản nắng mưa xây đắp vững vàng
Ta thấy sức kết đoàn
của dòng người Lạc Việt
Giết Đồ Thư trừ họa xâm lăng
Diệt mộng vua Tần
Người bạo chúa của trời phương Bắc
Ta thấy hiện lên Trưng Nhị và Trưng Trắc
Ai bảo trời Nam vắng bóng anh thư ?
Đuổi Tô Định chạy dài về đất bắc
Trời Lê Minh
Phất phới một ngọn cờ
Sáu mươi lăm thành thu về một mối
Thù nhà nợ nước đã đền xong
Ôi Trưng Vương ! Sử trời Nam sáng chói
Dòng Hắc Giang đâu nhận nổi anh hùng !
Ta nghe tiếng chân voi của Bà Triệu
Phá núi rừng tàn sát lũ quân Ngô
Bóng hồng quần trời nam đâu yểu điệu
« Chém cá tràng kình »… thiên hạ phải biết cho
Ta thấy lửa chập chờn miền Da Trạch
Diệt quân thù bằng chiến tranh du kích
Mưu lược thay người hùng Triệu Việt Vương
Cứu giống nòi diệt tướng sĩ nhà Lương
Ai diệt bạo tàn ? Ai chiêu nghĩa dũng ?
Mai Hắc Đế, người hùng cõi Hoan châu
Ai vì dân diệt tham tàn lãm nhũng
Sao Phùng Hưng rực rỡ sáng trên đầu
Thời gian chảy bao phù trầm vận nước
Quốc sử ta hội đủ mặt anh hùng
Khiến quân thù phải thất kinh khiếp nhược
Trước quật cường của khí thế Tiên Long
Ôi Việt Nam ! Đây bình minh lịch sử
Lớp lớp anh hùng hiện lên bất tử
Ta bao đêm ngưỡng mộ đến say sưa
Tổ quốc ơi ! ca tụng mấy cho vừa !
Đốt hương trầm tụng chữ Việt Nam,
Ta say sưa như rượu ngấm…
Ta mơ màng
Từng dòng sử reo lên vùng tim não
Sáng huy hoàng
Vang lên như bài ca
Của núi cao biển thẳm
Ôi Việt Nam !
Ta cúi đầu lẳng lặng
Nghe tâm tư hồn nước dậy mênh mông
Ta thấy giống Tiên Rồng
Đẹp như người thục nữ
Bình minh đứng bên sông Hồng
Ta thấy mười tám đời Vua Hùng
Đất Phong Châu dựng cờ lập nước
Ngày đêm xẻ núi phá rừng
Ngăn sông đắp đập ngàn trùng công lao
Ta, con cháu vạn đời sau
Đêm đêm nhớ Tổ, cúi đầu buâng khuâng
Ta nghe tiếng ngựa sắt reo vang
của Thiên Vương Phù Đổng
Cứu sơn hà
Trong khí thế của một ngày cây tan đá lỏng
Nhằm giặc Ân mà đánh phá tan tành
Ta thấy bóng Loa Thành
Trời Phong Khê cao lên hun hút
Nhân dân ta và ngàn muôn sĩ tốt
Bao quản nắng mưa xây đắp vững vàng
Ta thấy sức kết đoàn
của dòng người Lạc Việt
Giết Đồ Thư trừ họa xâm lăng
Diệt mộng vua Tần
Người bạo chúa của trời phương Bắc
Ta thấy hiện lên Trưng Nhị và Trưng Trắc
Ai bảo trời Nam vắng bóng anh thư ?
Đuổi Tô Định chạy dài về đất bắc
Trời Lê Minh
Phất phới một ngọn cờ
Sáu mươi lăm thành thu về một mối
Thù nhà nợ nước đã đền xong
Ôi Trưng Vương ! Sử trời Nam sáng chói
Dòng Hắc Giang đâu nhận nổi anh hùng !
Ta nghe tiếng chân voi của Bà Triệu
Phá núi rừng tàn sát lũ quân Ngô
Bóng hồng quần trời nam đâu yểu điệu
« Chém cá tràng kình »… thiên hạ phải biết cho
Ta thấy lửa chập chờn miền Da Trạch
Diệt quân thù bằng chiến tranh du kích
Mưu lược thay người hùng Triệu Việt Vương
Cứu giống nòi diệt tướng sĩ nhà Lương
Ai diệt bạo tàn ? Ai chiêu nghĩa dũng ?
Mai Hắc Đế, người hùng cõi Hoan châu
Ai vì dân diệt tham tàn lãm nhũng
Sao Phùng Hưng rực rỡ sáng trên đầu
Thời gian chảy bao phù trầm vận nước
Quốc sử ta hội đủ mặt anh hùng
Khiến quân thù phải thất kinh khiếp nhược
Trước quật cường của khí thế Tiên Long
Ôi Việt Nam ! Đây bình minh lịch sử
Lớp lớp anh hùng hiện lên bất tử
Ta bao đêm ngưỡng mộ đến say sưa
Tổ quốc ơi ! ca tụng mấy cho vừa !
Cổ phần dân tộc và thị trường quyền lực
Nguyễn Quốc Chánh
06:42 25/05/2009
Sau Điện Biên, Đảng Cộng sản Việt Nam độc chiếm ngọn cờ dân tộc, cuồng tín biến dân tộc thành vật tế cho chủ nghĩa xã hội, và suốt lịch sử của nó, Đảng CSVN luôn ấn dân tộc vào những mục tiêu chính trị tùy thời.
Trong lúc du kích với Pháp và Mỹ, họ chiêu dụ và tận dụng mọi thành phần và nguồn lực xã hội, nhưng sau chiến tranh, những thành phần không nòng cốt lần lượt bị loại khỏi cơ cấu quyền lực.
Sau 1954, hai thành phần họ khử đầu tiên là trí, hào trong phong trào cải cách ruộng đất. Một dân tộc không có sản xuất hàng hóa và tri thức hiệu quả, dân tộc đó coi như ngưng sống và ngừng phát triển. Và từ 1954, miền Bắc thắt lưng buộc bụng cho CNXH và dốc xương máu vào cướp miền Nam.
Sau khi nuốt xong miền Nam, 1975, thành phần bị khạc ra đầu tiên cũng là trí thức và sản xuất. Hai thành phần này theo lý luận đấu tranh giai cấp, là một thứ chất vôi của con đỉa CNXH. CNXH không thể xây trên vũng lầy của thuộc tính tư hữu và cá nhân.
Cho đến năm Liên Xô sụp đổ, 1989, giấc mộng CNXH mới sập tiệm, mèo đen hay trắng không quan trọng, miễn bắt được chuột; Đặng Tiểu Bình với khẩu hiệu xanh rờn đó, tức thì thành đại sư phụ của CNXH hậu cộng sản, và Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ đó mới thực là định mệnh của Đảng CSVN.
Từ khi 2 Đảng CSVN nếm mùi chuột, sư phụ và đệ tử không coi tư hữu là vũng lầy nữa, tư hữu hối hả trở thành cứu cánh; nếu coi tư hữu là vũng lầy, thì chính họ là vũng lầy của họ, vì có ai nhiều vũng lầy bằng tư sản đỏ, và có nhà nước nào mại vũng lầy hơn nhà nước XHCN Việt Nam và Tàu.
Hai thầy trò tuy rất máu chuột, nhưng chuột cống đang lăm le trình diễn siêu cường, còn chuột nhắt đành phải nằm gai nếm mật với chuột cống cùng khoét dân tộc. Và cả hai chuột đều nháy mắt cảnh giác món cá nhân ký sinh trùng. Bọn ký sinh trùng này không chỉ khoái đớp chuột mà còn đòi hớp cả tự do dân chủ nữa.
Thiên An Môn là bằng chứng máu cho những ai muốn hớp tự do dân chủ, vì dân chủ tự do là những kẻ vọng đa nguyên có thể hủy diệt độc đảng, và độc đảng cố nhiên trở thành kẻ độc quyền rút ruột dân tộc. Hy vọng vào đảng hậu cộng sản để mơ tự do dân chủ và mộng canh tân đất nước là chuyện hão huyền của con nít thường hát: đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
Giữa Đảng CSVN và dân tộc hiện là tình trạng đồng sàng dị mộng. Cả hai cùng sàng thủ lợi từ thị trường hàng hóa, nhưng mộng thì mỗi đàng một ngả, chủng loài đảng viên muốn độc quyền chính trị, chủng loài quần chúng chắc muốn tùm lum. Cho nên quyền lực của Đảng CSVN vẫn cứ là thứ quyền lực rút ruột quyền lợi dân tộc.
Cảm xúc dân tộc hình thành từ lịch sử chống ngoại xâm, nhưng nó bị lợi dụng và bị tùng xẻo tới xương bởi chủ nghĩa cộng sản, và khi cộng sản bước vào giai đoạn hậu thời qua đồng vốn tân tự do từ kinh tế toàn cầu, cảm xúc dân tộc giờ chỉ còn mấy sợi lông phất phơ quanh một thân thể thúi rữa.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, đồng chí đáng sợ nhất của Đảng CSVN là Đảng Cộng sản Tàu. Mặc dù đáng sợ nhưng vẫn phải đồng chí, thậm chí đồng chí cho tới chết. Khi họ còn chung một nỗi sợ tự do dân chủ, họ còn tử thủ; khi họ có chung một quá khứ gây thù chuốc oán, họ phải tử thủ. Nhưng bi đát là chuột cống có thể gặm sườn chuột nhắt bất cứ lúc nào, vì đồng chí trong thời hậu cộng sản là một tình trạng nghĩa khác, nghĩa giải cấu. Đồng chí là đì chống.
Quyền lực của Đảng CSVN hiện nay muốn trường thọ, họ biết rõ cần bắt mạch và kê toa ở đâu. Trên thế giới chắc ít có dân tộc nào ám ảnh trường thọ bằng dân tộc Trung Hoa, Đảng CSVN cũng đang mắc bịnh đó, cho nên vẫn phải tiếp tục con đường rút ruột dân tộc để góp vốn vào công ty siêu cường trường thọ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
A lô, ai muốn mua cổ phần dân tộc từ tập đoàn cai trị Đảng CSVN, coi chừng trở thành kẻ ngây ngô về thị trường quyền lực.
5/2009
nguồn: talawas.blog Nguyễn Quốc Chánh
Trong lúc du kích với Pháp và Mỹ, họ chiêu dụ và tận dụng mọi thành phần và nguồn lực xã hội, nhưng sau chiến tranh, những thành phần không nòng cốt lần lượt bị loại khỏi cơ cấu quyền lực.
Sau 1954, hai thành phần họ khử đầu tiên là trí, hào trong phong trào cải cách ruộng đất. Một dân tộc không có sản xuất hàng hóa và tri thức hiệu quả, dân tộc đó coi như ngưng sống và ngừng phát triển. Và từ 1954, miền Bắc thắt lưng buộc bụng cho CNXH và dốc xương máu vào cướp miền Nam.
Sau khi nuốt xong miền Nam, 1975, thành phần bị khạc ra đầu tiên cũng là trí thức và sản xuất. Hai thành phần này theo lý luận đấu tranh giai cấp, là một thứ chất vôi của con đỉa CNXH. CNXH không thể xây trên vũng lầy của thuộc tính tư hữu và cá nhân.
Cho đến năm Liên Xô sụp đổ, 1989, giấc mộng CNXH mới sập tiệm, mèo đen hay trắng không quan trọng, miễn bắt được chuột; Đặng Tiểu Bình với khẩu hiệu xanh rờn đó, tức thì thành đại sư phụ của CNXH hậu cộng sản, và Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ đó mới thực là định mệnh của Đảng CSVN.
Từ khi 2 Đảng CSVN nếm mùi chuột, sư phụ và đệ tử không coi tư hữu là vũng lầy nữa, tư hữu hối hả trở thành cứu cánh; nếu coi tư hữu là vũng lầy, thì chính họ là vũng lầy của họ, vì có ai nhiều vũng lầy bằng tư sản đỏ, và có nhà nước nào mại vũng lầy hơn nhà nước XHCN Việt Nam và Tàu.
Hai thầy trò tuy rất máu chuột, nhưng chuột cống đang lăm le trình diễn siêu cường, còn chuột nhắt đành phải nằm gai nếm mật với chuột cống cùng khoét dân tộc. Và cả hai chuột đều nháy mắt cảnh giác món cá nhân ký sinh trùng. Bọn ký sinh trùng này không chỉ khoái đớp chuột mà còn đòi hớp cả tự do dân chủ nữa.
Thiên An Môn là bằng chứng máu cho những ai muốn hớp tự do dân chủ, vì dân chủ tự do là những kẻ vọng đa nguyên có thể hủy diệt độc đảng, và độc đảng cố nhiên trở thành kẻ độc quyền rút ruột dân tộc. Hy vọng vào đảng hậu cộng sản để mơ tự do dân chủ và mộng canh tân đất nước là chuyện hão huyền của con nít thường hát: đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
Giữa Đảng CSVN và dân tộc hiện là tình trạng đồng sàng dị mộng. Cả hai cùng sàng thủ lợi từ thị trường hàng hóa, nhưng mộng thì mỗi đàng một ngả, chủng loài đảng viên muốn độc quyền chính trị, chủng loài quần chúng chắc muốn tùm lum. Cho nên quyền lực của Đảng CSVN vẫn cứ là thứ quyền lực rút ruột quyền lợi dân tộc.
Cảm xúc dân tộc hình thành từ lịch sử chống ngoại xâm, nhưng nó bị lợi dụng và bị tùng xẻo tới xương bởi chủ nghĩa cộng sản, và khi cộng sản bước vào giai đoạn hậu thời qua đồng vốn tân tự do từ kinh tế toàn cầu, cảm xúc dân tộc giờ chỉ còn mấy sợi lông phất phơ quanh một thân thể thúi rữa.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, đồng chí đáng sợ nhất của Đảng CSVN là Đảng Cộng sản Tàu. Mặc dù đáng sợ nhưng vẫn phải đồng chí, thậm chí đồng chí cho tới chết. Khi họ còn chung một nỗi sợ tự do dân chủ, họ còn tử thủ; khi họ có chung một quá khứ gây thù chuốc oán, họ phải tử thủ. Nhưng bi đát là chuột cống có thể gặm sườn chuột nhắt bất cứ lúc nào, vì đồng chí trong thời hậu cộng sản là một tình trạng nghĩa khác, nghĩa giải cấu. Đồng chí là đì chống.
Quyền lực của Đảng CSVN hiện nay muốn trường thọ, họ biết rõ cần bắt mạch và kê toa ở đâu. Trên thế giới chắc ít có dân tộc nào ám ảnh trường thọ bằng dân tộc Trung Hoa, Đảng CSVN cũng đang mắc bịnh đó, cho nên vẫn phải tiếp tục con đường rút ruột dân tộc để góp vốn vào công ty siêu cường trường thọ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
A lô, ai muốn mua cổ phần dân tộc từ tập đoàn cai trị Đảng CSVN, coi chừng trở thành kẻ ngây ngô về thị trường quyền lực.
5/2009
nguồn: talawas.blog Nguyễn Quốc Chánh
Ngụy biện Của Ban Tôn Giáo CHXHCNVN về Tự Do Tôn Giáo ở Việt Nam
Đỗ Hữu Nghiêm
17:18 25/05/2009
Hoa Kỳ Và Việt Nam Có Thỏa Thuận Một Cách Tiếp Cận Mới Về Tự Do Tôn Giáo Không?
Việc phát biểu một chiều của Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Việt Nam gây nghi ngờ cho người nghe, vì thói quen và bản chất gian dối của chế độ đã thể hiện trong rất nhiều sự việc, dù to nhỏ, địa phương hay trung ương, trong nước hay quốc tế.
Chắc chắn Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Của Hoa Kỳ không thể đồng ý với Ban Tôn giáo Việt Nam về quan niệm và cách đánh giá Tự Do Tôn Giáo của Ban Tôn Giáo Việt Nam, Ban tôn giáo ấy chủ tình viện cớ diễn dịch xem xét vấn đề tôn giáo phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, trong khi Việt Nam đã chấp nhận gia nhập Liên Hiệp Quốc và phải hiểu thuật ngữ Tự Do Tôn Giáo như cách hiểu dược Liên Hiệp Quốc diễn dịch.
Lời phát biểu “Không Nhìn Vấn Đề Cá Biệt Mà Nhìn Toàn Cục” của Phó Trưởng Ban Tôn giáo Việt Nam không có nghĩa là không xét đến liên đới giữa các sự kiện cụ thể qui chiếu với nguyên tắc toàn cục và tồng quát đặt ra và nhất là liên hệ với qui định của Liên Hiệp Quốc.
Nếu không, lời nói đó chỉ là một cách thoái thác vô trách nhiệm và biện minh cho sai trái của Ban Tôn Giáo đối với những biến cố sai trái ở địa phương xảy ra
Đây là những phân tích liên quan đến một số trong các vấn đề, theo trả lời của Nguyễn Thanh Xuân, có đề cập Giữa Ban Tôn giáo Việt Nam và Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ:
Vấn Đề Tôn Giáo
Tôn giáo trong bối cảnh lịch sử xã hội và môi trường sống
Không thể tách biệt tôn giáo ra khỏi bối cảnh lịch sử xã hội và mối tương quan cụ thể của tôn giáo đó với môi trường sinh sống tại thế thực tế của con người tín đồ, nhưng không chống lại pháp luật chung của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã chấp nhận.
Chẳng hạn như luật xây dựng phải có qui định luật pháp liên quan đến diện tích, chiều cao, kỹ thuật, mô hình, đồ án kiến trúc,… của công trỉnh kiến trúc, lợi ích của người khác
Vì thế đề cập vấn đề các tôn giáo, không thể ngụy biện nói là chuyện đã cũ và đã rõ. Hiện diện và bản chất của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo không thể do nhà nước chuyên đoán nhận thức và giải thích như Ban Tôn giáo để quản lý theo những qui luật do nhà nước áp đặt, nhất là người làm công tác tôn giáo lại không tin theo tôn giáo, mà phải xét tôn giáo trong nhu cầu tâm linh thực tế của người có tín ngưỡng
Ở Việt Nam Có Tiền Triển Về Tự Do Tôn Giáo Không?
Theo quan điềm của nhà nước thì “Có Tiến Triển Về Tự Do Tôn Giáo Ở Việt Nam”, kể cả “Sinh hoạt Tôn giáo ở Tây Bắc và Tây Nguyên”, nhưng thực tế tại nhiều địa phương và nhất là những sự kiện ở vùng sâu vùng xa như Tây Bắc và Tây Nguyên. Chẳng hạn như tại Sơn la, từ lâu đã không có quyền tự do tôn giáo!
Vấn đề Hòa Hảo, phục hoạt hoạt động Phật Giáo Hòa Hảo hay “Bản chất của GHPGTNVN, PGHH của Lê Quang Liêm”, hay giải quyết trường hợp LM Nguyễn Văn Lý hay đất đai của Giáo Xứ Thái Hà đều là những vấn đề thời sự cần được tranh luận vì mờ ám vì bị nhà nước chuyên đoán khống chế ngăn chặn, “bịt miệng” trước công luận xã hội và cần được giải quyết hợp tình hợp lý chứ không thề nói “không nêu lên vì đã cũ”
Nguyễn Thanh Xuân nói là có “Chuyển biến rất tiến bộ, rất tích cực. Chúng tôi công nhận trước đổi mới có những điều chưa tới. Còn những hạn chế trong nhận thức, ứng xử. Nhưng sau đổi mới, đấy là tiến bộ rất lớn. Nếu đặt ngang mặt bằng với sự đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, thì vấn đề tôn giáo, không nói là đi trước, vượt trước, nhưng ngang với sự phát triển và đổi mới nói chung.”
Phát biểu trên đây có tính cách biện minh, chứ không phải là những biến cố thực tế, dù CSVN có thay đổi nhận thức về tôn giáo nhất định, nhưng chưa có luật pháp, hành động và đáp ứng cụ thể phù hợp với nhận thức đó, nghĩa là đối với CSVN, nhận thức và phát biểu không đi đối với những việc làm thực tế
Vấn Đề Đất Đai
Nguyên tắc lý thuyết
Sau 30/4/1975, một cách công khai, nhà nước CSVN chủ trương quốc hữu hóa tất cả các đất đai của các tôn giáo và tổ chức đoàn thể và cá nhân khác ngoài các tồ chức… của chính nhà nước. Lý do nêu ra công khai là nhà nước thống nhất quản lý đất đai và phân bố lại cho mỗi người hay tổ chức theo nhu cầu công bằng xã hội.
Đất đai như thế được phân biệt thành quyền sở hữu và quyền sử dụng. Đối với mỗi người khi còn sống, thì căn bản người đang sống chỉ dùng đến quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu chỉ là nguyên tắc pháp lý có ý nghĩa, nếu đi liền với quyền sử dụng đất, nếu được hệ thống pháp luật có liên quan bảo vệ quyền ấy trong việc sử dụng, hay kế thừa hay chuyển nhượng mua bán đất đai sở hữu
Trên nguyên tắc công bằng theo chứng từ, giấy tờ và pháp lý là nhà nước phân bố lại đất đai cho mọi cá nhân và tố chức theo nhu cầu sinh hoạt.
Hiện Tình Thực tiễn
Nhưng hiện nay hệ thống pháp lý liên quan đến đất đai còn nhiều điều bất hợp lý hợp tình
Thực chất là nhà được đã cấp lại bằng khoán trên lô đất mà nhân dân đã và đang sở hữu hợp phá từ trước khi CSVN lên nắm quyền. Như thế là bán lại cho chính người dân trên lô đất mà họ đang sở hữu. Nhân dân đã mất tiền mua nay nhà nước lại làm những thủ thuật hành chánh mới để đọat lại đất đai của nhân dân, nhất là ở thôn quê va bắt người dân phải nộp tiền nữa cho nhà nước, khi được cấp sổ đỏ
1. Như thế bắng cách phân bố và cải tạo nhà đất mới ở thành thị và nông thôn, người dân tự nhiên mất đi quyền sở hữu nhà đất, khi nhà nước độc đoán chiếm nhà đất bằng cách qui định diện tích nhà đất theo rất nhiều dự án chỉnh trang đô thị, như mở hẻm, mở đường mới mở các công ty công nghiệp, sân golf…, mà không bồi thường thỏa đáng khi không nhận tính hợp pháp theo qui định xây cất và chỉnh tranh mới
2. Về nhu cầu sinh hoạt, ai là người phán đoán? Chính nhà nước theo những tiêu chuẩn do nhà nước tự ý đặt ra, không hẳn phù hợp với công bằng xã hội, và công ích hay lợi ích cụ thể của tổ chức hay cá nhân, không tham khảo ý kiến của quốc hội, dù quốc hội vẫn chưa phải là cơ quan hoàn chỉnh.
Thực tế là đất đai chỉ được phân bố cho những tổ chức phên dậu bảo vệ chế độ: Đáng, Mặt Trận, tố chức, cơ quan, công ty của Đảng và nhà nước. Những người trong tổ chức đó lại tự ý phân bố cho người của cơ quan, bàn lại cho công ty hay cá nhân. Bằng tham nhũng, đất đai được mua đi bán lại bất công giữa nhiều tổ chức và cá nhân, mà chính người dân thường thấp cổ bé họng bị chèn ép.
Nhiều cơ quan hay cá nhân viên chức nhà nước hay thân nhân trong gia đình của họ có những diện tích đất đai hay ngân khoản gửi ngân hàng ngoài các tiêu chuẩn hay số tiền lương họ được hưởng
Tương Quan Mật Thiết Giữa Tôn Giáo Và Đất Đai
Nguyễn Thanh Xuân nói đến Khái niệm “địa chủ nhà chung”.Thực ra đấy là khái niệm do đảng cộng sản xử dụng trong thời Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc Việt Nam để tịch thu và đấu tố những người có đất đai, gọi là địa chủ. Cuộc Cải Cách ruộng đất đã có biết bao sai lầm, lạm dụng và quan niệm địa chủ thay đổi tùy theo phán đoán tùy tiện tại từng địa phương và mỗi toán cải cách chuyên đoàn và xét xử.
Khái niệm đó không hiển nhiên, và chỉ là một khái niệm võ đoán của đảng CSVN. Mà đảng CSVN không bao giờ là đại diện duy nhất cho quyền lợi của toàn dân và công ích đất nước. Nhà nước hoàn toàn do chuyên quyền của Đáng CSVN lập nên, qua một cách bầu cử man trá giả danh. vì thế không thế nói “đất đai đã do nhà nước sở hữu thì không trả lại cho các tôn giáo”. Quyết định đó hoàn toàn do sự đọc đoán của Đảng CSVN.
Vấn đề có đất đai trở nên có ý nghĩa, khi đất đai xử dụng để phục vụ quyền lợi của những thành phần nào, nhằm vào lơi ích gì? Thực tế, đất đai đã được phân bố cải tổ lại lại chỉ nhắm vào quyền lợi của những người tham nhũng, mua đi bản lại, hay chuyển đổi mục đích sử dụng để tăng giá đất kiếm lời cho cá nhân chứ không phải phục vụ công ích
Dân số gia tăng không thể là lý do để tịch thu đất đai của tôn giáo, mà tổ chức xã hội và phát triển các kế hoạch kinh tế để giải quyết vấn đề dân số. Việc gia tăng dân số là một biến cố nhân sinh mà tất cả các quốc gia phải đối phó giải quyết. Thực tế là có nhiều biện pháp khác nhau được các nước xử dụng nhưng không thế thu đất để giải quyết nhu cấu kinh tế và xã hội do việc thu đất bất hợp pháp của dân để gây nên xáo trộn xã hội.
Cho nên nhà cầm quyền CSVN không thể nói “Thu đất đai vì dân số gia tăng từ đấu thế kỷ 20 đến nay tăng năm lần”. Đất đai là tài nguyên tạo ra lợi ích xã hội, nhưng không phải là công cụ hay giải pháp duy nhất để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số.
Nếu nhà nước hoàn toàn công bằng và phân bố có tình có lý thay thế phần nào các tổ chức xã hội tôn giáo thì có thể nói “Nhà nước trả lại đất đai tôn giáo, thì hiện nay đất đai tôn giáo rất nhiều không thể trả lại”. Nhưng hiện nay việc phân bố đất đai đấy bất công như đã nói cho nên phải trả lại đất đai cho các tôn giáo.
Vấn đề là sở hữu đất đai và dùng đất đai đó vào công ích xã hội nào, hay mua đi bán lại giữa cá nhân đoàn thể, công ty nước ngoài hay trong nước để lấy tiền chỉ cho một số người.
Mỗi cơ sở của tôn giáo đều là nhu cầu phát triển phục vụ nhiều người, nếu việc phát trriển nhu cầu đó không bị nhà nước hay cơ quan khác kiềm chế. Cho nên không thể nói “Việc của Giáo xứ Thái Hà không phải là là liên quan đến tôn giáo, mà liên quan đến đất đai”
Oakland, Mon, May, 25, 2009
Việc phát biểu một chiều của Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Việt Nam gây nghi ngờ cho người nghe, vì thói quen và bản chất gian dối của chế độ đã thể hiện trong rất nhiều sự việc, dù to nhỏ, địa phương hay trung ương, trong nước hay quốc tế.
Chắc chắn Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Của Hoa Kỳ không thể đồng ý với Ban Tôn giáo Việt Nam về quan niệm và cách đánh giá Tự Do Tôn Giáo của Ban Tôn Giáo Việt Nam, Ban tôn giáo ấy chủ tình viện cớ diễn dịch xem xét vấn đề tôn giáo phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, trong khi Việt Nam đã chấp nhận gia nhập Liên Hiệp Quốc và phải hiểu thuật ngữ Tự Do Tôn Giáo như cách hiểu dược Liên Hiệp Quốc diễn dịch.
Lời phát biểu “Không Nhìn Vấn Đề Cá Biệt Mà Nhìn Toàn Cục” của Phó Trưởng Ban Tôn giáo Việt Nam không có nghĩa là không xét đến liên đới giữa các sự kiện cụ thể qui chiếu với nguyên tắc toàn cục và tồng quát đặt ra và nhất là liên hệ với qui định của Liên Hiệp Quốc.
Nếu không, lời nói đó chỉ là một cách thoái thác vô trách nhiệm và biện minh cho sai trái của Ban Tôn Giáo đối với những biến cố sai trái ở địa phương xảy ra
Đây là những phân tích liên quan đến một số trong các vấn đề, theo trả lời của Nguyễn Thanh Xuân, có đề cập Giữa Ban Tôn giáo Việt Nam và Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ:
Vấn Đề Tôn Giáo
Tôn giáo trong bối cảnh lịch sử xã hội và môi trường sống
Không thể tách biệt tôn giáo ra khỏi bối cảnh lịch sử xã hội và mối tương quan cụ thể của tôn giáo đó với môi trường sinh sống tại thế thực tế của con người tín đồ, nhưng không chống lại pháp luật chung của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã chấp nhận.
Chẳng hạn như luật xây dựng phải có qui định luật pháp liên quan đến diện tích, chiều cao, kỹ thuật, mô hình, đồ án kiến trúc,… của công trỉnh kiến trúc, lợi ích của người khác
Vì thế đề cập vấn đề các tôn giáo, không thể ngụy biện nói là chuyện đã cũ và đã rõ. Hiện diện và bản chất của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo không thể do nhà nước chuyên đoán nhận thức và giải thích như Ban Tôn giáo để quản lý theo những qui luật do nhà nước áp đặt, nhất là người làm công tác tôn giáo lại không tin theo tôn giáo, mà phải xét tôn giáo trong nhu cầu tâm linh thực tế của người có tín ngưỡng
Ở Việt Nam Có Tiền Triển Về Tự Do Tôn Giáo Không?
Theo quan điềm của nhà nước thì “Có Tiến Triển Về Tự Do Tôn Giáo Ở Việt Nam”, kể cả “Sinh hoạt Tôn giáo ở Tây Bắc và Tây Nguyên”, nhưng thực tế tại nhiều địa phương và nhất là những sự kiện ở vùng sâu vùng xa như Tây Bắc và Tây Nguyên. Chẳng hạn như tại Sơn la, từ lâu đã không có quyền tự do tôn giáo!
Vấn đề Hòa Hảo, phục hoạt hoạt động Phật Giáo Hòa Hảo hay “Bản chất của GHPGTNVN, PGHH của Lê Quang Liêm”, hay giải quyết trường hợp LM Nguyễn Văn Lý hay đất đai của Giáo Xứ Thái Hà đều là những vấn đề thời sự cần được tranh luận vì mờ ám vì bị nhà nước chuyên đoán khống chế ngăn chặn, “bịt miệng” trước công luận xã hội và cần được giải quyết hợp tình hợp lý chứ không thề nói “không nêu lên vì đã cũ”
Nguyễn Thanh Xuân nói là có “Chuyển biến rất tiến bộ, rất tích cực. Chúng tôi công nhận trước đổi mới có những điều chưa tới. Còn những hạn chế trong nhận thức, ứng xử. Nhưng sau đổi mới, đấy là tiến bộ rất lớn. Nếu đặt ngang mặt bằng với sự đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, thì vấn đề tôn giáo, không nói là đi trước, vượt trước, nhưng ngang với sự phát triển và đổi mới nói chung.”
Phát biểu trên đây có tính cách biện minh, chứ không phải là những biến cố thực tế, dù CSVN có thay đổi nhận thức về tôn giáo nhất định, nhưng chưa có luật pháp, hành động và đáp ứng cụ thể phù hợp với nhận thức đó, nghĩa là đối với CSVN, nhận thức và phát biểu không đi đối với những việc làm thực tế
Vấn Đề Đất Đai
Nguyên tắc lý thuyết
Sau 30/4/1975, một cách công khai, nhà nước CSVN chủ trương quốc hữu hóa tất cả các đất đai của các tôn giáo và tổ chức đoàn thể và cá nhân khác ngoài các tồ chức… của chính nhà nước. Lý do nêu ra công khai là nhà nước thống nhất quản lý đất đai và phân bố lại cho mỗi người hay tổ chức theo nhu cầu công bằng xã hội.
Đất đai như thế được phân biệt thành quyền sở hữu và quyền sử dụng. Đối với mỗi người khi còn sống, thì căn bản người đang sống chỉ dùng đến quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu chỉ là nguyên tắc pháp lý có ý nghĩa, nếu đi liền với quyền sử dụng đất, nếu được hệ thống pháp luật có liên quan bảo vệ quyền ấy trong việc sử dụng, hay kế thừa hay chuyển nhượng mua bán đất đai sở hữu
Trên nguyên tắc công bằng theo chứng từ, giấy tờ và pháp lý là nhà nước phân bố lại đất đai cho mọi cá nhân và tố chức theo nhu cầu sinh hoạt.
Hiện Tình Thực tiễn
Nhưng hiện nay hệ thống pháp lý liên quan đến đất đai còn nhiều điều bất hợp lý hợp tình
Thực chất là nhà được đã cấp lại bằng khoán trên lô đất mà nhân dân đã và đang sở hữu hợp phá từ trước khi CSVN lên nắm quyền. Như thế là bán lại cho chính người dân trên lô đất mà họ đang sở hữu. Nhân dân đã mất tiền mua nay nhà nước lại làm những thủ thuật hành chánh mới để đọat lại đất đai của nhân dân, nhất là ở thôn quê va bắt người dân phải nộp tiền nữa cho nhà nước, khi được cấp sổ đỏ
1. Như thế bắng cách phân bố và cải tạo nhà đất mới ở thành thị và nông thôn, người dân tự nhiên mất đi quyền sở hữu nhà đất, khi nhà nước độc đoán chiếm nhà đất bằng cách qui định diện tích nhà đất theo rất nhiều dự án chỉnh trang đô thị, như mở hẻm, mở đường mới mở các công ty công nghiệp, sân golf…, mà không bồi thường thỏa đáng khi không nhận tính hợp pháp theo qui định xây cất và chỉnh tranh mới
2. Về nhu cầu sinh hoạt, ai là người phán đoán? Chính nhà nước theo những tiêu chuẩn do nhà nước tự ý đặt ra, không hẳn phù hợp với công bằng xã hội, và công ích hay lợi ích cụ thể của tổ chức hay cá nhân, không tham khảo ý kiến của quốc hội, dù quốc hội vẫn chưa phải là cơ quan hoàn chỉnh.
Thực tế là đất đai chỉ được phân bố cho những tổ chức phên dậu bảo vệ chế độ: Đáng, Mặt Trận, tố chức, cơ quan, công ty của Đảng và nhà nước. Những người trong tổ chức đó lại tự ý phân bố cho người của cơ quan, bàn lại cho công ty hay cá nhân. Bằng tham nhũng, đất đai được mua đi bán lại bất công giữa nhiều tổ chức và cá nhân, mà chính người dân thường thấp cổ bé họng bị chèn ép.
Nhiều cơ quan hay cá nhân viên chức nhà nước hay thân nhân trong gia đình của họ có những diện tích đất đai hay ngân khoản gửi ngân hàng ngoài các tiêu chuẩn hay số tiền lương họ được hưởng
Tương Quan Mật Thiết Giữa Tôn Giáo Và Đất Đai
Nguyễn Thanh Xuân nói đến Khái niệm “địa chủ nhà chung”.Thực ra đấy là khái niệm do đảng cộng sản xử dụng trong thời Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc Việt Nam để tịch thu và đấu tố những người có đất đai, gọi là địa chủ. Cuộc Cải Cách ruộng đất đã có biết bao sai lầm, lạm dụng và quan niệm địa chủ thay đổi tùy theo phán đoán tùy tiện tại từng địa phương và mỗi toán cải cách chuyên đoàn và xét xử.
Khái niệm đó không hiển nhiên, và chỉ là một khái niệm võ đoán của đảng CSVN. Mà đảng CSVN không bao giờ là đại diện duy nhất cho quyền lợi của toàn dân và công ích đất nước. Nhà nước hoàn toàn do chuyên quyền của Đáng CSVN lập nên, qua một cách bầu cử man trá giả danh. vì thế không thế nói “đất đai đã do nhà nước sở hữu thì không trả lại cho các tôn giáo”. Quyết định đó hoàn toàn do sự đọc đoán của Đảng CSVN.
Vấn đề có đất đai trở nên có ý nghĩa, khi đất đai xử dụng để phục vụ quyền lợi của những thành phần nào, nhằm vào lơi ích gì? Thực tế, đất đai đã được phân bố cải tổ lại lại chỉ nhắm vào quyền lợi của những người tham nhũng, mua đi bản lại, hay chuyển đổi mục đích sử dụng để tăng giá đất kiếm lời cho cá nhân chứ không phải phục vụ công ích
Dân số gia tăng không thể là lý do để tịch thu đất đai của tôn giáo, mà tổ chức xã hội và phát triển các kế hoạch kinh tế để giải quyết vấn đề dân số. Việc gia tăng dân số là một biến cố nhân sinh mà tất cả các quốc gia phải đối phó giải quyết. Thực tế là có nhiều biện pháp khác nhau được các nước xử dụng nhưng không thế thu đất để giải quyết nhu cấu kinh tế và xã hội do việc thu đất bất hợp pháp của dân để gây nên xáo trộn xã hội.
Cho nên nhà cầm quyền CSVN không thể nói “Thu đất đai vì dân số gia tăng từ đấu thế kỷ 20 đến nay tăng năm lần”. Đất đai là tài nguyên tạo ra lợi ích xã hội, nhưng không phải là công cụ hay giải pháp duy nhất để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số.
Nếu nhà nước hoàn toàn công bằng và phân bố có tình có lý thay thế phần nào các tổ chức xã hội tôn giáo thì có thể nói “Nhà nước trả lại đất đai tôn giáo, thì hiện nay đất đai tôn giáo rất nhiều không thể trả lại”. Nhưng hiện nay việc phân bố đất đai đấy bất công như đã nói cho nên phải trả lại đất đai cho các tôn giáo.
Vấn đề là sở hữu đất đai và dùng đất đai đó vào công ích xã hội nào, hay mua đi bán lại giữa cá nhân đoàn thể, công ty nước ngoài hay trong nước để lấy tiền chỉ cho một số người.
Mỗi cơ sở của tôn giáo đều là nhu cầu phát triển phục vụ nhiều người, nếu việc phát trriển nhu cầu đó không bị nhà nước hay cơ quan khác kiềm chế. Cho nên không thể nói “Việc của Giáo xứ Thái Hà không phải là là liên quan đến tôn giáo, mà liên quan đến đất đai”
Oakland, Mon, May, 25, 2009
Lưu manh hôi của và tự do tôn giáo
Lê Sáng
17:29 25/05/2009
Từ điển tiếng Việt không có tổ hợp từ HÔI CỦA – Nhưng có đơn từ HÔI - Ở góc độ là khẩu ngữ thì khớp với tổ hợp từ HÔI CỦA. Hôi của là lợi dụng lúc lộn xộn để lấy tài sản người khác một cách trái pháp luật (Ví dụ: Lợi dụng đám cháy nhà giả vào chạy tài sản rồi lấy luôn). Trong dân gian, hành vi hôi của vẫn bị người Việt rất khinh bỉ bởi nó đã trái pháp luật lại rất vô đạo đức. Nó đáng khinh bỉ hơn cả hành vi trộm cắp, cưỡng đoạt… Bởi nó lợi dụng lúc người khác đang bối rối, hoạn nạn, rồi trà trộn vào đám đông cứu giúp để lấy tài sản của người bị nạn. Có lẽ những kẻ hôi của là những kẻ rất hèn, không dám đi ăn cướp, ăn trộm, vì kỹ năng kém, lại “non gan” sợ bị bắt và trừng phạt – Nên họ đi hôi của cho dễ ăn lại an toàn hơn, rủi có bị bắt cũng dễ bề biện minh. Trong giới lưu manh cũng không coi hành vi hôi của là một trong những cách để “Lấy số - lấy má” trên giang hồ - Lưu manh trên giang hồ gọi lưu anh hôi của là loại hạ đẳng. Tóm lại hành vi hôi của bị khinh bỉ ở mọi nơi, mọi giới, mọi góc độ.
Nhớ đến một nhà văn từng viết rằng (đại ý):
Cuộc chiến giành độc lập thống nhất mấy chục năm qua của dân tộc Việt không phải là cuộc chiến của những người đang cầm quyền hiện nay ở Việt Nam. Nó là cuộc chiến của những người lính đã chết ngoài mặt trận … Còn những kẻ đang cướp bóc của cải giành giựt quyền lực hôm nay… chỉ là một lũ ăn theo, một bọn dây máu ăn phần, một phường hôi của bần tiện mà thôi.
Trong chiến tranh, những người cộng sản đánh đồng họ với dân tộc, với tổ quốc Việt Nam. Họ đánh đồng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với hoạt động bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, mà họ rước về lúc thì từ Trung cộng, lúc thì từ Nga xô… Đến hôm nay đã có rất nhiều ông trùm cộng sản nhận ra tội lỗi “rước voi về rầy mả tổ”, bởi thực tế đã quá nhãn tiền. Nhưng điều mất mát lớn nhất của dân tộc Việt là những kẻ cầm quyền hôm nay rõ là phường hôi của. Họ không phải là người theo chủ nghĩa cộng sản. Họ không phải là người đã trải qua cuộc chiến năm xưa, mà đòi lên giọng về liệt sĩ, về hy sinh mất mát … Họ không có tư cách để nói về những người lính đã ngã xuống cả hai bên chiến tuyến, như họ vẫn úp mở qui chụp cho các tôn giáo đòi hỏi tự do dẫn đến nguy cơ “hy sinh của các liệt sĩ là vô ích” - Thật là hỗn xược.
Chính những kẻ trà trộn vào lúc cuộc chiến đã tàn, chính những kẻ trà trộn vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa quái thai chắc chắn sẽ chết yểu hôm nay, là phường lưu manh hạ đẳng chuyên hôi của. Thương thay cho dân tộc Việt. Kẻ hôi của lại vừa cầm quyền này, đã vẽ ra “luật pháp”. Vì bản chất gian tà, nên họ rất sợ các tôn giáo. Vì bản chất lưu manh hôi của, nên họ sẵn sàng đốt cả căn nhà, có khi chỉ để lấy lửa hút điếu thuốc. Khởi đầu được định hướng bởi lý luận man rợ của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, csvn đã dìm các tôn giáo trong nỗi khốn cùng bị đàn áp dã man mấy chục năm qua. Đã có không biết bao nhiêu tu sĩ giáo dân của các tôn giáo bị tù đày, bị kết án tử hình, bị ám sát… Đã có không biết bao nhiêu tài sản, nhà đất của các tôn giáo bị tịch thu, nhưng không xung công mà bằng cách này cách khác dần biến thành tài sản của quan chức, vợ con quan chức, kẻ xu thời bợ đỡ quan chức cộng sản…
Mặc dù có luật pháp và bộ máy nhà nước khét tiếng trong tay, nhưng những kẻ hôi của này không chịu ra một phán quyết dứt điểm theo như đề xuất của nhiều trí thức, hoàn toàn không theo, cũng như không thân thiết với một tôn giáo nào:
Thống kê toàn bộ tài sản, nhà đất của các tôn giáo đã thoát ly khỏi sự quản lý của họ. Trường hợp nào không thể trả lại thì ra phán quyết xung vào công sản quốc gia một cách rõ ràng. Giao số tài sản này cho cục công sản quản lý. Không được giao tài sản của các tôn giáo cho các doanh nghiệp kinh doanh dù của nhà nước để tránh việc nó bị cổ phần hoá rồi rơi vày tay tư nhân. Trường hợp tài sản của các tôn giáo đang bị cá nhân, doanh nghiệp chiếm dụng, thì nhà nước thu hồi có bồi hoàn thoả đáng theo qui định hiện hành, sau đó chuyển cho cục công sản quản lý chỉ dùng vào mục đích công.
Csvn không dám thực thi chính sách nêu trên cũng dễ hiểu. Ai cũng biết rằng, tài sản nhà đất của các tôn giáo hiện nay phần lớn đã thành của cá nhân có thế lực. Nếu các trường học và bệnh viện được cổ phần hoá, thì coi như cuộc tẩu tán tài sản lớn nhất trong lịch sử nước Việt của những kẻ hôi của mang danh cộng sản này sẽ hoàn tất. Thực thi chính sách trên, mặc dù các tôn giáo không được trả lại công lý, điều hợp với thâm ý cộng sản. Nhưng nó lại đánh thẳng vào quyền lợi của quan chức cộng sản ngày nay. Những kẻ hôi của bẩn thỉu nhất trong lịch sử dân tộc Việt.
Đương nhiên các tôn giáo thì không dựa vào các giá trị vật chất để tồn tại. Người tù không tội Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang cho dù đã khuất núi nhưng sẽ mãi mại tồn tại không chỉ trong lòng dân tộc Việt. Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền cho dù bị csvn đầu độc chết, nhưng kẻ nào giết được danh tử đạo của Ngài ??? Các Ngài viết tiếp những trang sử dài vô tận của tôn giáo mà các Ngài trung thành bằng máu… Và như thế tôn giáo tồn tại không phải nhờ vào nhà đất, hay luật pháp của bất cứ chế độ chính trị nào…
Nhưng tại sao csvn lại chú trọng việc cưỡng đoạt, chiếm giữ tài sản của các tôn giáo đến vậy ??? Xin thưa là vì họ tính toán rất kỹ:
• Khi chiếm đoạt tài sản của các tôn giáo, họ sẽ đẩy các tôn giáo vào tình cảnh thiếu các phương tiện để thực hiện các xứ mạng xã hội của mình như giáo dục, làm từ thiện … Và như thế, người dân sẽ không cảm nhận được về tính chất nhân văn, nhân bản của tôn giáo đó, họ chỉ nhìn thấy những buổi lễ lạt có vẻ như rất khó hiểu… Các tôn giáo sẽ mờ nhạt, giáo dân có thể sẽ giảm chứ khó mà tăng…
• Sau khi cưỡng đoạt tài sản của các tôn giáo, csvn cũng “ngọt nhạt” đề xuất việc nếu có nhu cầu, các tôn giáo cứ xin, nhà nước sẽ xen xét cấp mới đất đai, nhà cửa… Csvn lúc này biến thành kẻ gia ơn cho các tôn giáo, họ có quyền đặt ra các điều kiện, kể cả điều kiện đòi hối lộ từ cá nhân quan chức phụ trách…
• Khối tài sản khổng lồ của các tôn giáo ở Việt Nam trước đây có khi chỉ là ao là ruộng… Theo thời gian, thấm mồ hôi xương máu tiền nhân, có những cái ngày nay trở thành vô giá, có tiền chưa chắc đã mua được. Khối tài sản này làm loá mắt những kẻ chuyên nghề hôi của… Nhập nhèm việc quản lý với chiến đoạt, là những bước đầu tiên của việc biến nó thành tài sản cá nhân…
• Khi cưỡng chiếm tài sản của các tôn giáo, csvn đẩy các tôn giáo vào tình thế thiếu ngay cả phương tiện để đào tạo, tu luyện cho các tu sĩ… Thiếu tu sĩ, thiếu tu sĩ được đào tạo tu trì cho đủ, tôn giáo đó coi như khủng hoảng trầm trọng… Hãy xem: Hoà Thượng Thích Quảng Độ hiện phải đi ở nhờ, làm sao Ngài có thể đào tạo, truyền pháp một cách viên mãn cho các đệ tử, nghĩa tử của Ngài ???
Cho nên có thể nói vấn đề cưỡng đoạt tài sản của các tôn giáo khi xưa, vấn đề không trả lại tài sản cưỡng đoạt của các tôn giáo ngày nay của csvn là nằm trong một chỉnh thể các chính sách đàn áp tôn giáo của đám ngụy quyền cộng sản. Trong đó chính sách không trả tài sản đã cưỡng đoạt thay bằng chính sách nếu các tôn giáo có nhu cầu thì xin mới, là một hình thức đàn áp tôn giáo cách rất tinh vi.
Trong hệ thống từ điển tiếng Việt được xuất bản trong chế độ csvn từ trước tới nay không tìm thấy từ "tự do tôn giáo". Theo tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, thì tự do tôn giáo được hiểu như sau:
"Mỗi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tín ngưỡng; quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình một cách cá nhân hoặc công khai trong việc rao giảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập."
Theo công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị thì tự do tôn giáo được hiểu như sau:
"Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác."
Xét ở góc độ tích chất của quyền tự do tôn giáo, thì nó là một quyền căn bản nhất của nhân quyền. Khi con người ta sinh ra, đã được tạo hoá ban tặng. Nó không phải là thứ xin cho như những kẻ lưu manh hôi của mang danh cộng sản đến tận bây giờ vẫn ngấm ngầm duy trì cơ chế bất nhân, phi pháp này…
Csvn luôn tự mâu thuẫn ngay trong lập luận của nó: Khi nói đến tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam với phái đoàn uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, họ luôn đòi hỏi phải nhìn vấn đề trên bình diện tổng thể chứ không nhìn vào từng vụ việc cụ thể, cá biệt… Nhưng khi rêu rao vấn đề bằng cỗ máy tuyên truyền bẩn thỉu của nó, nó lại luôn viện dẫn những vở kịch được họ dựng lên trong chốc lát ở đâu đó “người dân” rất ơn đảng, ơn chính phủ ơn hồ chủ tịch về tự do tôn giáo… Họ nhất quyết không nhìn nhận trên bình diện tổng thể, các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay không có tự do, đơn cử như quyền tự do lựa chọn đào tạo, phong chức cho các tu sĩ.
Có không ít người ngay lành, kể cả giáo dân, tu sĩ của các tôn giáo vẫn cho rằng, so với trước đây, thì ở Việt Nam ngày nay có tiến bộ về tự do tôn giáo – Đây là một sự nhầm lẫn lớn về khái niệm, cũng như thiếu kỹ năng về phát ngôn. Nói cho thật chính xác thì phải là: So với hiện trạng mất tự do tôn giáo trước đây, thì mất tự do tôn giáo hôm nay có giảm bớt. Người ta chỉ dùng từ tiến bộ, khi tình trạng đã đạt được mức khởi điểm trên số 0 (Tức số + dương). Nếu là dưới số 0 (Tức số - âm), từ số âm nhiều đến âm ít hơn người ta không gọi là tiến bộ. Trường hợp này người ta gọi là đang hồi phục. Chưa đạt mức bình thường. Tự do tôn giáo ở Việt Nam đã có đâu mà tiến bộ? Phải có ở mức tối thiểu đã rồi mới có thể dùng từ tiến bộ, nếu không sẽ bị đám lưu manh hôi của kia lợi dụng vào các mưu đồ đen tối, kéo dài tình trạng mất tự do để bề bề hôi của…
Không thể thương lượng để đòi được tài sản từ tay những kẻ hôi của. Không thể đi xin tự do tôn giáo từ những tên lưu manh hôi của. Cũng không thể dùng luật pháp của những tên lưu manh này chế ra để đòi lại bất cứ nhân quyền gì. Phải tranh đấu theo tín lý và luân lý của tôn giáo mình mà giành lại mới được. Giáo dân các tôn giáo phải tự giải thoát mình, nhưng đừng sập bẫy bạo động của Satan, đừng nhẹ dạ tin lời Satan thề hứa… Khởi đầu hãy dùng ánh dương của sự thật để xua đuổi bóng tối, nơi ẩn nấp của Satan.
Hà Nội ngày 25.05.2009
Nhớ đến một nhà văn từng viết rằng (đại ý):
Cuộc chiến giành độc lập thống nhất mấy chục năm qua của dân tộc Việt không phải là cuộc chiến của những người đang cầm quyền hiện nay ở Việt Nam. Nó là cuộc chiến của những người lính đã chết ngoài mặt trận … Còn những kẻ đang cướp bóc của cải giành giựt quyền lực hôm nay… chỉ là một lũ ăn theo, một bọn dây máu ăn phần, một phường hôi của bần tiện mà thôi.
Trong chiến tranh, những người cộng sản đánh đồng họ với dân tộc, với tổ quốc Việt Nam. Họ đánh đồng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với hoạt động bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, mà họ rước về lúc thì từ Trung cộng, lúc thì từ Nga xô… Đến hôm nay đã có rất nhiều ông trùm cộng sản nhận ra tội lỗi “rước voi về rầy mả tổ”, bởi thực tế đã quá nhãn tiền. Nhưng điều mất mát lớn nhất của dân tộc Việt là những kẻ cầm quyền hôm nay rõ là phường hôi của. Họ không phải là người theo chủ nghĩa cộng sản. Họ không phải là người đã trải qua cuộc chiến năm xưa, mà đòi lên giọng về liệt sĩ, về hy sinh mất mát … Họ không có tư cách để nói về những người lính đã ngã xuống cả hai bên chiến tuyến, như họ vẫn úp mở qui chụp cho các tôn giáo đòi hỏi tự do dẫn đến nguy cơ “hy sinh của các liệt sĩ là vô ích” - Thật là hỗn xược.
Chính những kẻ trà trộn vào lúc cuộc chiến đã tàn, chính những kẻ trà trộn vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa quái thai chắc chắn sẽ chết yểu hôm nay, là phường lưu manh hạ đẳng chuyên hôi của. Thương thay cho dân tộc Việt. Kẻ hôi của lại vừa cầm quyền này, đã vẽ ra “luật pháp”. Vì bản chất gian tà, nên họ rất sợ các tôn giáo. Vì bản chất lưu manh hôi của, nên họ sẵn sàng đốt cả căn nhà, có khi chỉ để lấy lửa hút điếu thuốc. Khởi đầu được định hướng bởi lý luận man rợ của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, csvn đã dìm các tôn giáo trong nỗi khốn cùng bị đàn áp dã man mấy chục năm qua. Đã có không biết bao nhiêu tu sĩ giáo dân của các tôn giáo bị tù đày, bị kết án tử hình, bị ám sát… Đã có không biết bao nhiêu tài sản, nhà đất của các tôn giáo bị tịch thu, nhưng không xung công mà bằng cách này cách khác dần biến thành tài sản của quan chức, vợ con quan chức, kẻ xu thời bợ đỡ quan chức cộng sản…
Mặc dù có luật pháp và bộ máy nhà nước khét tiếng trong tay, nhưng những kẻ hôi của này không chịu ra một phán quyết dứt điểm theo như đề xuất của nhiều trí thức, hoàn toàn không theo, cũng như không thân thiết với một tôn giáo nào:
Thống kê toàn bộ tài sản, nhà đất của các tôn giáo đã thoát ly khỏi sự quản lý của họ. Trường hợp nào không thể trả lại thì ra phán quyết xung vào công sản quốc gia một cách rõ ràng. Giao số tài sản này cho cục công sản quản lý. Không được giao tài sản của các tôn giáo cho các doanh nghiệp kinh doanh dù của nhà nước để tránh việc nó bị cổ phần hoá rồi rơi vày tay tư nhân. Trường hợp tài sản của các tôn giáo đang bị cá nhân, doanh nghiệp chiếm dụng, thì nhà nước thu hồi có bồi hoàn thoả đáng theo qui định hiện hành, sau đó chuyển cho cục công sản quản lý chỉ dùng vào mục đích công.
Csvn không dám thực thi chính sách nêu trên cũng dễ hiểu. Ai cũng biết rằng, tài sản nhà đất của các tôn giáo hiện nay phần lớn đã thành của cá nhân có thế lực. Nếu các trường học và bệnh viện được cổ phần hoá, thì coi như cuộc tẩu tán tài sản lớn nhất trong lịch sử nước Việt của những kẻ hôi của mang danh cộng sản này sẽ hoàn tất. Thực thi chính sách trên, mặc dù các tôn giáo không được trả lại công lý, điều hợp với thâm ý cộng sản. Nhưng nó lại đánh thẳng vào quyền lợi của quan chức cộng sản ngày nay. Những kẻ hôi của bẩn thỉu nhất trong lịch sử dân tộc Việt.
Đương nhiên các tôn giáo thì không dựa vào các giá trị vật chất để tồn tại. Người tù không tội Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang cho dù đã khuất núi nhưng sẽ mãi mại tồn tại không chỉ trong lòng dân tộc Việt. Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền cho dù bị csvn đầu độc chết, nhưng kẻ nào giết được danh tử đạo của Ngài ??? Các Ngài viết tiếp những trang sử dài vô tận của tôn giáo mà các Ngài trung thành bằng máu… Và như thế tôn giáo tồn tại không phải nhờ vào nhà đất, hay luật pháp của bất cứ chế độ chính trị nào…
Nhưng tại sao csvn lại chú trọng việc cưỡng đoạt, chiếm giữ tài sản của các tôn giáo đến vậy ??? Xin thưa là vì họ tính toán rất kỹ:
• Khi chiếm đoạt tài sản của các tôn giáo, họ sẽ đẩy các tôn giáo vào tình cảnh thiếu các phương tiện để thực hiện các xứ mạng xã hội của mình như giáo dục, làm từ thiện … Và như thế, người dân sẽ không cảm nhận được về tính chất nhân văn, nhân bản của tôn giáo đó, họ chỉ nhìn thấy những buổi lễ lạt có vẻ như rất khó hiểu… Các tôn giáo sẽ mờ nhạt, giáo dân có thể sẽ giảm chứ khó mà tăng…
• Sau khi cưỡng đoạt tài sản của các tôn giáo, csvn cũng “ngọt nhạt” đề xuất việc nếu có nhu cầu, các tôn giáo cứ xin, nhà nước sẽ xen xét cấp mới đất đai, nhà cửa… Csvn lúc này biến thành kẻ gia ơn cho các tôn giáo, họ có quyền đặt ra các điều kiện, kể cả điều kiện đòi hối lộ từ cá nhân quan chức phụ trách…
• Khối tài sản khổng lồ của các tôn giáo ở Việt Nam trước đây có khi chỉ là ao là ruộng… Theo thời gian, thấm mồ hôi xương máu tiền nhân, có những cái ngày nay trở thành vô giá, có tiền chưa chắc đã mua được. Khối tài sản này làm loá mắt những kẻ chuyên nghề hôi của… Nhập nhèm việc quản lý với chiến đoạt, là những bước đầu tiên của việc biến nó thành tài sản cá nhân…
• Khi cưỡng chiếm tài sản của các tôn giáo, csvn đẩy các tôn giáo vào tình thế thiếu ngay cả phương tiện để đào tạo, tu luyện cho các tu sĩ… Thiếu tu sĩ, thiếu tu sĩ được đào tạo tu trì cho đủ, tôn giáo đó coi như khủng hoảng trầm trọng… Hãy xem: Hoà Thượng Thích Quảng Độ hiện phải đi ở nhờ, làm sao Ngài có thể đào tạo, truyền pháp một cách viên mãn cho các đệ tử, nghĩa tử của Ngài ???
Cho nên có thể nói vấn đề cưỡng đoạt tài sản của các tôn giáo khi xưa, vấn đề không trả lại tài sản cưỡng đoạt của các tôn giáo ngày nay của csvn là nằm trong một chỉnh thể các chính sách đàn áp tôn giáo của đám ngụy quyền cộng sản. Trong đó chính sách không trả tài sản đã cưỡng đoạt thay bằng chính sách nếu các tôn giáo có nhu cầu thì xin mới, là một hình thức đàn áp tôn giáo cách rất tinh vi.
Trong hệ thống từ điển tiếng Việt được xuất bản trong chế độ csvn từ trước tới nay không tìm thấy từ "tự do tôn giáo". Theo tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, thì tự do tôn giáo được hiểu như sau:
"Mỗi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tín ngưỡng; quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình một cách cá nhân hoặc công khai trong việc rao giảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập."
Theo công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị thì tự do tôn giáo được hiểu như sau:
"Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác."
Xét ở góc độ tích chất của quyền tự do tôn giáo, thì nó là một quyền căn bản nhất của nhân quyền. Khi con người ta sinh ra, đã được tạo hoá ban tặng. Nó không phải là thứ xin cho như những kẻ lưu manh hôi của mang danh cộng sản đến tận bây giờ vẫn ngấm ngầm duy trì cơ chế bất nhân, phi pháp này…
Csvn luôn tự mâu thuẫn ngay trong lập luận của nó: Khi nói đến tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam với phái đoàn uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, họ luôn đòi hỏi phải nhìn vấn đề trên bình diện tổng thể chứ không nhìn vào từng vụ việc cụ thể, cá biệt… Nhưng khi rêu rao vấn đề bằng cỗ máy tuyên truyền bẩn thỉu của nó, nó lại luôn viện dẫn những vở kịch được họ dựng lên trong chốc lát ở đâu đó “người dân” rất ơn đảng, ơn chính phủ ơn hồ chủ tịch về tự do tôn giáo… Họ nhất quyết không nhìn nhận trên bình diện tổng thể, các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay không có tự do, đơn cử như quyền tự do lựa chọn đào tạo, phong chức cho các tu sĩ.
Có không ít người ngay lành, kể cả giáo dân, tu sĩ của các tôn giáo vẫn cho rằng, so với trước đây, thì ở Việt Nam ngày nay có tiến bộ về tự do tôn giáo – Đây là một sự nhầm lẫn lớn về khái niệm, cũng như thiếu kỹ năng về phát ngôn. Nói cho thật chính xác thì phải là: So với hiện trạng mất tự do tôn giáo trước đây, thì mất tự do tôn giáo hôm nay có giảm bớt. Người ta chỉ dùng từ tiến bộ, khi tình trạng đã đạt được mức khởi điểm trên số 0 (Tức số + dương). Nếu là dưới số 0 (Tức số - âm), từ số âm nhiều đến âm ít hơn người ta không gọi là tiến bộ. Trường hợp này người ta gọi là đang hồi phục. Chưa đạt mức bình thường. Tự do tôn giáo ở Việt Nam đã có đâu mà tiến bộ? Phải có ở mức tối thiểu đã rồi mới có thể dùng từ tiến bộ, nếu không sẽ bị đám lưu manh hôi của kia lợi dụng vào các mưu đồ đen tối, kéo dài tình trạng mất tự do để bề bề hôi của…
Không thể thương lượng để đòi được tài sản từ tay những kẻ hôi của. Không thể đi xin tự do tôn giáo từ những tên lưu manh hôi của. Cũng không thể dùng luật pháp của những tên lưu manh này chế ra để đòi lại bất cứ nhân quyền gì. Phải tranh đấu theo tín lý và luân lý của tôn giáo mình mà giành lại mới được. Giáo dân các tôn giáo phải tự giải thoát mình, nhưng đừng sập bẫy bạo động của Satan, đừng nhẹ dạ tin lời Satan thề hứa… Khởi đầu hãy dùng ánh dương của sự thật để xua đuổi bóng tối, nơi ẩn nấp của Satan.
Hà Nội ngày 25.05.2009
Nhửng điều trông thấy mà đau đớn lòng: Những sân Golf nổi tiếng ở Việt Nam
Hoàng Dung
21:59 25/05/2009
Nhìn bất cứ Sân Golf nào, kẻ khó tính đến đâu cũng phải trầm trồ thán phục trước cảnh kỳ vĩ do con người tạo nên. Đầu tư vô cùng tốn kém như vậy, chắc chắc không phải để phục vụ ‘nhân dân’, nhất là dân lao động và nông dân, bị xua đuổi khỏi những mảnh đất trù phú mà cha ông ngàn đời không chỉ đồ mồ hôi khai thác, mà bằng máu và nước mắt, để phục vụ nhu cầu hưởng thụ xa xỉ của những trọc phú tư bản. Hàng trăm ngàn hec-ta đất thượng đẳng đem cung phụng thú ăn chơi của một nhóm người, được nhiều tỷ phú và cán bộ cấp cao Việt Nam đỡ đầu, bảo trợ danh dự, với 144 dự án đã và đang thực hiện. Trong các THIÊN ĐÀNG HẠ GIỚI nầy, xin giới thiệu 5 sân nổi tiếng nhất.
1. SÂN GOLF LONG THÀNH - ĐỒNG NAI
Sân golf Long Thành được bình chọn là "Sân golf tốt nhất Việt Nam 2007" do Tạp chí Golf Việt Nam và Tổng cục Du lịch Việt Nam đồng tổ chức. Với diện tích hơn 350 ha toạ lạc tại xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cách TP. Hồ Chí Minh 36 km. Sân golf tiêu chuẩn 72 gậy cho 18 đường golf mang đến cho người chơi golf chuyên nghiệp cũng như người mới tập chơi golf những thử thách thật ly kỳ và hấp dẫn. Khung cảnh đẹp, tạo cho du khách một tầm nhìn phóng khoáng, tâm hồn được thư giãn thoải mái thu hút nhiều khách đến từ các nước Đức, Anh, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Sức hấp dẫn của sân golf Long Thành đối với doanh nhân là khí hậu mát mẻ, trong lành do nằm ở vị trí đồi cao, được bao bọc 2/3 chu vi bởi các nhánh sông Đồng Nai. Với các thảm cỏ xanh mướt, những đường golf uốn lượn quanh co huyền ảo xuyên qua những hàng cọ, hồ nhân tạo và những thác nước, núi non xinh đẹp tạo nên cảnh quan và khí hậu tuyệt vời cho những người chơi golf và cư dân trong sân golf. Sân golf Long Thành được đánh giá là sân golf hiện đại và đẹp nhất tại Việt Nam.
Thế mạnh của CLB Golf Long Thành còn ở đội ngũ nhân viên lịch thiệp, nhã nhặn, được đào tạo bài bản về luật golf, tiếng Anh, thể lực và cách phục vụ khách hàng bởi một chuyên gia người Anh đến từ hiệp hội golf PGA - Professional Golf Association. Họ đã làm hài lòng khách hàng bởi một thái độ phục vụ chuyên nghiệp và nhiệt tình với khách hàng trên từng đường golf.
2. SÂN GOLF NGÔI SAO CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG
Sân golf Ngôi sao Chí Linh - Hải Dương được trao giải sân golf thách thức nhất trong cuộc thi bình chọn sân golf tốt nhất Việt Nam 2007. Sân golf Ngôi sao Chí Linh nằm ngay vị trí trung tâm tam giác phát triển kinh tế du lịch phía Bắc tại thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, Hải Dương, 48km từ Hà Nội, trên đường tới vịnh Hạ Long. Trải rộng trên diện tích 325 ha trong lòng một thung lũng tuyệt đẹp với một hồ nước tự nhiên nép mình bên những dải đồi xanh hùng vĩ bao quanh, sân golf Ngôi Sao Chí Linh được xây dựng 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế AAA. Sân golf Chí Linh được đánh giá là một sân golf hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Nam Á và nó được xây dựng với khẩu hiệu đặt ra: "Nơi tốt nhất để chơi golf".
Ẩn hiện trong khung cảnh thơ mộng ấy là 36 hố golf được bố trí khoa học với các bẫy cát kín đáo sẵn sàng "bẫy" ngay cả các nhà chơi golf chuyên nghiệp. Điểm cao nhất của sân golf Ngôi sao Chí Linh chính là nhà Câu lạc bộ. Tòa nhà tròn với thiết kế độc đáo, toàn bộ hệ thống cửa và tường bao được xây dựng bằng kính trong suốt cho phép du khách và khán giả có thể chiêm ngưỡng phần lớn diện tích sân với 28/36 hố golf.
Câu lạc bộ golf Ngôi Sao Chí Linh đã nhanh chóng trở thành một điểm sáng du lịch, trung tâm thể thao, vui chơi, nghỉ dưỡng, xúc tiến đầu tư... cao cấp của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
3. SÂN GOLF SÔNG BÉ – BÌNH DƯƠNG
Sân golf Sông Bé là một trong những sân golf đầu tiên đạt chuẩn quốc tế được công nhận bởi Hiệp hội những người chơi golf của Mỹ và Singapo. Với diện tích rộng 104 ha với 14 hồ nước cùng các đường lăn bóng được viền bằng những hàng cây xanh đẹp mắt. Ban đầu sân golf có 18 lỗ nhưng hiện nay số lỗ của sân đã là 27 lỗ (7/2007). 9 lỗ mới này chắc chắn sẽ đem lại sự thích thú, hài lòng cho dân mê golf bởi cách thiết kế độc đáo lạ mắt. 9 lỗ này được xây dựng theo mô hình sa mạc bằng cách thiết kế những cây cỏ vốn có ở sa mạc như đá, xương rồng, những cây khô, chết… Chắc chắn với khung cảnh mới lạ này sẽ tạo nên một sự hấp dẫn cũng như đặt ra những mục tiêu chinh phục mới cho bạn.
Theo nhận xét của những doanh nhân đã tới đây, nơi đây mang một vẻ gần gũi của thiên nhiên cây cỏ với những hồ nước, những hàng cây, những mảng cỏ được thiết kế rất tinh vi như hình những dãy núi nhấp nhô…
Ngoài ra, đến với sân Golf Sông Bé bạn sẽ được tận hưởng những tiện nghi với những dịch vụ khác như: cửa hàng, sân tennis, nhà hàng, biệt thự… Hiện nay, sân golf Sông Bé đã và đang bắt tay vào xây dựng cho mình những chiến lược nhằm mở rộng quy mô cũng như đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đến với sân Golf Sông Bé bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt thực sự.
4. SÂN GOLF THỦ ĐỨC – Tp. HCM
Nằm tại Thủ Đức – TP. HCM, chia làm 2 khu: khu Tây và khu Đông, mỗi khu 18 lỗ. Sân golf Thủ Đức TP. HCM rộng 300 ha với 36 lỗ, được xem là CLB golf nhà nghề hàng đầu ở Việt Nam, với 72 gậy tiêu chuẩn, thu hút 500 tay golf mỗi buổi vào những ngày cuối tuần. Đây là nơi tổ chức giải golf nghiệp dư mở rộng đầu tiên của Việt Nam.
Sân golf Thủ Đức rộng 7.228 thước với 18 lỗ. Sân golf được bao bọc bởi những đường lăn bóng nhấp nhô liên kết với đường sông nước bao quanh.
5. SÂN GOLF ĐỒNG MÔ – HÀ TÂY
Sân golf quốc tế Đồng Mô nằm trong quần thể khu du lịch Đảo Vua - Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Đây là sân golf 36 hố tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại phía bắc Việt Nam, là một trong những sân golf có cảnh quan đẹp nhất Đông Nam Á, được xây dựng trên diện tích 350 ha mặt đất và 1500 ha mặt hồ với phong cảnh đồi núi nhấp nhô huyền ảo dọc theo bờ hồ Đồng Mô tạo cho sân golf một vị thế đẹp.
Sân golf Đồng Mô gồm hai sân golf 18 lỗ: Sân golf Lakeside (bên hồ) và sân golf Mountain View (hướng núi), nhà Câu lạc bộ, một khách sạn 80 phòng, 50 biệt thự, một sân tập, các hoạt động thể thao nước, bãi tắm, các tiện nghi phụ trợ và những cơ sở hạ tầng liên quan.
Sân golf Lakeside bắt đầu hoạt động từ năm 1993. Đây là một sân golf tiêu chuẩn 72 par (7.100 thước Anh) do Công ty Pacific Coasit Design Pty.Ltd của Australia thiết kế. Sân golf Mountain View được khai trương và đưa vào sử dụng từ năm 2004 với những dãy núi hùng vĩ bao quanh. Sân Mountain View được thiết kế trên địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa cảnh đẹp của hồ nước cùng những dãy núi xa xa và rừng cây bao bọc xung quanh. Đặc biệt độ khó của sân golf thực sự sẽ là một thử thách của bất kỳ tay golf nào.
Thế mới hiểu tại sao nhà cầm quyền CSVN phải tiến hành cướp đất của nhân dân và các tôn giáo, chứ không phải lý do như Phó Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu mới đây!
1. SÂN GOLF LONG THÀNH - ĐỒNG NAI
Sân golf Long Thành được bình chọn là "Sân golf tốt nhất Việt Nam 2007" do Tạp chí Golf Việt Nam và Tổng cục Du lịch Việt Nam đồng tổ chức. Với diện tích hơn 350 ha toạ lạc tại xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cách TP. Hồ Chí Minh 36 km. Sân golf tiêu chuẩn 72 gậy cho 18 đường golf mang đến cho người chơi golf chuyên nghiệp cũng như người mới tập chơi golf những thử thách thật ly kỳ và hấp dẫn. Khung cảnh đẹp, tạo cho du khách một tầm nhìn phóng khoáng, tâm hồn được thư giãn thoải mái thu hút nhiều khách đến từ các nước Đức, Anh, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Sức hấp dẫn của sân golf Long Thành đối với doanh nhân là khí hậu mát mẻ, trong lành do nằm ở vị trí đồi cao, được bao bọc 2/3 chu vi bởi các nhánh sông Đồng Nai. Với các thảm cỏ xanh mướt, những đường golf uốn lượn quanh co huyền ảo xuyên qua những hàng cọ, hồ nhân tạo và những thác nước, núi non xinh đẹp tạo nên cảnh quan và khí hậu tuyệt vời cho những người chơi golf và cư dân trong sân golf. Sân golf Long Thành được đánh giá là sân golf hiện đại và đẹp nhất tại Việt Nam.
Thế mạnh của CLB Golf Long Thành còn ở đội ngũ nhân viên lịch thiệp, nhã nhặn, được đào tạo bài bản về luật golf, tiếng Anh, thể lực và cách phục vụ khách hàng bởi một chuyên gia người Anh đến từ hiệp hội golf PGA - Professional Golf Association. Họ đã làm hài lòng khách hàng bởi một thái độ phục vụ chuyên nghiệp và nhiệt tình với khách hàng trên từng đường golf.
2. SÂN GOLF NGÔI SAO CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG
Sân golf Ngôi sao Chí Linh - Hải Dương được trao giải sân golf thách thức nhất trong cuộc thi bình chọn sân golf tốt nhất Việt Nam 2007. Sân golf Ngôi sao Chí Linh nằm ngay vị trí trung tâm tam giác phát triển kinh tế du lịch phía Bắc tại thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, Hải Dương, 48km từ Hà Nội, trên đường tới vịnh Hạ Long. Trải rộng trên diện tích 325 ha trong lòng một thung lũng tuyệt đẹp với một hồ nước tự nhiên nép mình bên những dải đồi xanh hùng vĩ bao quanh, sân golf Ngôi Sao Chí Linh được xây dựng 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế AAA. Sân golf Chí Linh được đánh giá là một sân golf hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Nam Á và nó được xây dựng với khẩu hiệu đặt ra: "Nơi tốt nhất để chơi golf".
Ẩn hiện trong khung cảnh thơ mộng ấy là 36 hố golf được bố trí khoa học với các bẫy cát kín đáo sẵn sàng "bẫy" ngay cả các nhà chơi golf chuyên nghiệp. Điểm cao nhất của sân golf Ngôi sao Chí Linh chính là nhà Câu lạc bộ. Tòa nhà tròn với thiết kế độc đáo, toàn bộ hệ thống cửa và tường bao được xây dựng bằng kính trong suốt cho phép du khách và khán giả có thể chiêm ngưỡng phần lớn diện tích sân với 28/36 hố golf.
Câu lạc bộ golf Ngôi Sao Chí Linh đã nhanh chóng trở thành một điểm sáng du lịch, trung tâm thể thao, vui chơi, nghỉ dưỡng, xúc tiến đầu tư... cao cấp của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
3. SÂN GOLF SÔNG BÉ – BÌNH DƯƠNG
Sân golf Sông Bé là một trong những sân golf đầu tiên đạt chuẩn quốc tế được công nhận bởi Hiệp hội những người chơi golf của Mỹ và Singapo. Với diện tích rộng 104 ha với 14 hồ nước cùng các đường lăn bóng được viền bằng những hàng cây xanh đẹp mắt. Ban đầu sân golf có 18 lỗ nhưng hiện nay số lỗ của sân đã là 27 lỗ (7/2007). 9 lỗ mới này chắc chắn sẽ đem lại sự thích thú, hài lòng cho dân mê golf bởi cách thiết kế độc đáo lạ mắt. 9 lỗ này được xây dựng theo mô hình sa mạc bằng cách thiết kế những cây cỏ vốn có ở sa mạc như đá, xương rồng, những cây khô, chết… Chắc chắn với khung cảnh mới lạ này sẽ tạo nên một sự hấp dẫn cũng như đặt ra những mục tiêu chinh phục mới cho bạn.
Theo nhận xét của những doanh nhân đã tới đây, nơi đây mang một vẻ gần gũi của thiên nhiên cây cỏ với những hồ nước, những hàng cây, những mảng cỏ được thiết kế rất tinh vi như hình những dãy núi nhấp nhô…
Ngoài ra, đến với sân Golf Sông Bé bạn sẽ được tận hưởng những tiện nghi với những dịch vụ khác như: cửa hàng, sân tennis, nhà hàng, biệt thự… Hiện nay, sân golf Sông Bé đã và đang bắt tay vào xây dựng cho mình những chiến lược nhằm mở rộng quy mô cũng như đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đến với sân Golf Sông Bé bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt thực sự.
4. SÂN GOLF THỦ ĐỨC – Tp. HCM
Nằm tại Thủ Đức – TP. HCM, chia làm 2 khu: khu Tây và khu Đông, mỗi khu 18 lỗ. Sân golf Thủ Đức TP. HCM rộng 300 ha với 36 lỗ, được xem là CLB golf nhà nghề hàng đầu ở Việt Nam, với 72 gậy tiêu chuẩn, thu hút 500 tay golf mỗi buổi vào những ngày cuối tuần. Đây là nơi tổ chức giải golf nghiệp dư mở rộng đầu tiên của Việt Nam.
Sân golf Thủ Đức rộng 7.228 thước với 18 lỗ. Sân golf được bao bọc bởi những đường lăn bóng nhấp nhô liên kết với đường sông nước bao quanh.
5. SÂN GOLF ĐỒNG MÔ – HÀ TÂY
Sân golf quốc tế Đồng Mô nằm trong quần thể khu du lịch Đảo Vua - Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Đây là sân golf 36 hố tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại phía bắc Việt Nam, là một trong những sân golf có cảnh quan đẹp nhất Đông Nam Á, được xây dựng trên diện tích 350 ha mặt đất và 1500 ha mặt hồ với phong cảnh đồi núi nhấp nhô huyền ảo dọc theo bờ hồ Đồng Mô tạo cho sân golf một vị thế đẹp.
Sân golf Đồng Mô gồm hai sân golf 18 lỗ: Sân golf Lakeside (bên hồ) và sân golf Mountain View (hướng núi), nhà Câu lạc bộ, một khách sạn 80 phòng, 50 biệt thự, một sân tập, các hoạt động thể thao nước, bãi tắm, các tiện nghi phụ trợ và những cơ sở hạ tầng liên quan.
Sân golf Lakeside bắt đầu hoạt động từ năm 1993. Đây là một sân golf tiêu chuẩn 72 par (7.100 thước Anh) do Công ty Pacific Coasit Design Pty.Ltd của Australia thiết kế. Sân golf Mountain View được khai trương và đưa vào sử dụng từ năm 2004 với những dãy núi hùng vĩ bao quanh. Sân Mountain View được thiết kế trên địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa cảnh đẹp của hồ nước cùng những dãy núi xa xa và rừng cây bao bọc xung quanh. Đặc biệt độ khó của sân golf thực sự sẽ là một thử thách của bất kỳ tay golf nào.
Thế mới hiểu tại sao nhà cầm quyền CSVN phải tiến hành cướp đất của nhân dân và các tôn giáo, chứ không phải lý do như Phó Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu mới đây!
Trông người lại nghĩ đến ta: nước Đức bầu Tổng Thống
Hà Long
23:54 25/05/2009
Đức quốc - Thứ bẩy, 23/5/2009 là một ngày lễ hội lớn tại Đức dịp kỷ niệm 60 năm ban hành Hiến Pháp từ năm 1949 thành lập nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, vào dịp mừng này nước Đức bầu lại chức vụ Tổng Thống cho nhiệm kỳ 5 năm qua các cử tri quốc hội liên bang, 16 tiểu bang và các vị đại diện thuộc các đảng phái gồm 1.223 nghị viên.
Tại tòa nhà quốc hội ở Berlin, tổng thống Đức đương nhiệm, giáo sư Horst Koeler (66 tuổi) đạt được vừa đủ đa số phiếu 613 trong vòng bầu cử đầu tiên để được tái đắc cử cho niệm kỳ lần hai từ 2009 – 2014 của ông. Số phiếu này được các đảng CDU (Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo), CSU (Liên minh xã hội Thiên Chúa giáo), FDP (Dân chủ tự do) và Freie Wähler (Khối cử tri tự do) tín nhiệm ông Horst Koeler để cùng nhau bỏ phiếu cho tỷ lệ đa số tuyệt đối.
Đối thủ cân xứng của giáo sư Horst Koeler là nữ giáo sư Gesine Schwan (66 tuổi) được sự ủng hộ của đảng SPD (Xã hội tự do), Gruen (Đảng xanh) chỉ đạt được 503 phiếu. Ngoài ra đảng tả Linke (một phần là tiền thân của đảng cộng sản Đông Đức trá hình) đưa ra một cử tri là diễn viên điện ảnh Peter Sodann (69 tuổi) đạt được 91 phiếu.
Những cuộc dự đoán sơ bộ trước ngày bầu cử thật sôi nổi vì các đảng phái phải liên kết chặt chẽ với nhau mới có thể chiếm đa số cho người mình tin tưởng, tuy nhiên các nghị viên đều có quyền tự do lương tâm để chọn đúng cho người mình tin tưởng, điều này đôi khi đặt lên trên cả quyền lợi của đảng mình theo. Mỗi một lá phiếu cá nhân đều có tính cách quyết định, điển hình một nữ nghị viên đảng Xanh đã nói bầu cử cho ông Koehler.
Bầu cử chức vụ tổng thống tại Đức đều qua các cử tri trong quốc hội, người dân không bầu cách trực tiếp, tuy nhiên bầu khí chính trị trong ngày hôm nay thật căng thẳng và các ánh mắt của người dân Đức đều đổ dồn về thủ đô Berlin. Nếu được bầu cử trực tiếp thì người dân Đức tín nhiệm ông Horst Koeler đến ¾ cho nhiệm kỳ thứ hai của ông. Đây là một sự tín nhiệm tuyệt đối hiếm có cho một nhà chính trị tại Đức vì ông đang đạt được lòng dân và sự ái mộ của người Đức. Trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua ông đã gây được nhiều thiện cảm trong dân chúng và can đảm lội ngược dòng thẳng thắn phê bình guồng máy của chính phủ, ngay cả 2 lần ông không đặt tay ký vào 2 nghị quyết của quốc hội Đức để có thể thành bộ luật, mà đề nghị quốc hội phải sửa lại cho hợp lòng dân.
Chức vụ tổng thống tại Đức giữ một vai trò đại diện quốc gia, là vị tối cao kiểm soát các bộ luật mới, là người trung gian giữa chính quyền và dân chúng, dù rằng không có quyền lực về chính trị nhưng luôn là người gương mẫu về mặt đạo đức. Chức vụ tổng thống được các đảng phái đề cử và bầu cho, tuy nhiên khi nhậm chức vị tổng thống hành xử vượt qua biên giới quyền lợi đảng phái để phục vụ dân chúng và quốc gia dân tộc.
Cuộc bầu cử vừa qua tại Đức biểu lộ một tinh thần dân chủ cao độ của đa đảng: những đảng liên minh cầm quyền và đảng đối lập luôn trưng dẫn chương trình, hướng đi của đảng mình để làm cho dân giầu nước mạnh. Họ đều cố gắng tạo dựng uy tín trong lòng dân chúng để đạt được sự tín nhiệm từ giới cử tri.
Chẳng lạ gì trong ngày này dân tộc Đức tự hào mừng 60 năm ngày thành lập hiến pháp và xây dựng một nước Cộng Hòa Liên Bang Đức. Từ một đất nước đã gây nên chiến tranh thế giới thứ hai, cúi đầu bại trận, đổ nát hoang tàn do bom đạn, cơm ăn áo mặc không đủ sau cuộc chiến, bị chia năm xẻ bẩy bởi quân đội đồng minh, rồi lại bị tách ra thành hai khối đối đầu cộng sản và tự do giữa Đông và Tây Đức. Tuy nhiên nhờ vào một hiến pháp nghiêm minh tôn trọng tự do, đa đảng và tôn trọng nhân phẩm con người, dân Tây Đức đã gồng mình xây dựng nhanh chóng thành một quốc gia giầu mạnh, tiên tiến trên thế giới. Trong bao năm liên tiếp, cho đến năm 2008 nước Đức vẫn đúng đầu thế giới về sản phẩm xuất cảng.
Năm 2009 nước Đức cũng còn mừng kỷ niệm 20 năm cuộc chôn vùi chủ nghĩa cộng sản vô luân, Đông-Tây thông thương sống trong tự do dân chủ. Một gánh nặng khổng lồ người dân Tây Đức phải vực dậy đất nước, con người lẫn vật chất cho đứa em cộng sản Đông Đức. Họ đang đi trên con đường thống nhất tốt đẹp cho dù vẫn còn nhiều chông gai do các tàn tích cộng sản gây ra.
Trông người lại nghĩ đến ta
Nhìn vào cuộc bầu cử tổng thống Đức diễn ra trong tự do dân chủ chúng ta mới thấy được sức mạnh tranh cử lành mạnh của hệ thống đa đảng, cuối cùng là lá phiếu của người dân quyết định cho vận mạng dân tộc và đưa quốc gia của họ lên hàng cường quốc. Còn VN theo chủ nghĩa cộng sản hơn 60 năm qua đã tích tụ được những gì? đã làm cho nước giàu dân mạnh không? đã can đảm gìn giữ giang sơn của tổ tiên chưa? Nhìn lại chỉ khoảng 3 triệu đảng viên và „15 tên đầu xỏ“ đang đè đầu cưỡi cổ trên 80 triệu dân VN. Những tên cộng sản này đang tạo ra một tập đoàn tội ác mafia VN. họ chỉ biệt thu lợi nhuận cá nhân cho họ, gia đình và bè lũ tay sai. Còn đất nước không những dậm chân tại chỗ mà còn luôn tụt lại lạc hậu phía sau. Khi so sánh với nước Đức thì Việt Nam có quá nhiều cơ hội hơn để vươn lên khi đất nước không còn chiến tranh. CsVN luôn tự hào đã đánh Pháp đuổi Mỹ giành được độc lập tự do, để rồi sau 34 năm thống nhất vẫn đâu hoàn đấy, suốt ngày, suốt tháng, suốt năm và cho đến 2009 vẫn chỉ nghe được những từ ngữ xóa đói giảm nghèo.
Vài ví dụ cụ thể chúng ta thấy được đỉnh cao trí tuệ của csVN đang muốn xây dựng đất nước VN qua các tin tức hàng ngày:
• Chuyện „cò“ ngang nhiên đứng trước các cổng bệnh viện đưa vòi hút máu các bệnh nhân nghèo đến tìm bác sĩ chưa dẹp đi được thì nói chi tính đến những bước nhẩy vọt kinh tế.
• Công an khu vực bảo kê cho những kẻ bán ma túy làm giàu vẫn tung hoành công khai thì nói chi đến điều mong ước làm cho đời sống xã hội lành mạnh.
• Chỉ có mỗi cải cách cỏn con về giáo dục nhà nước VN vẫn phải bó tay đầu hàng huống chi cần phải nói đến những chuyện vĩ mô đào tạo nhân tài.
• Khi một trận mưa lớn mới dứt thì đường xá ngay tại Hà Nội và Sàigòn liền trở thành những dòng sông lớn thì nói chi đến việc xây xe điện ngầm.
• Khi dòng sông Thị Vải chưa giải quyết được hậu quả môi sinh trầm trọng thì đã có quyết định „ngu xuẩn“ dâng hiến quặng Bô-xít Tây Nguyên đất cho giặc Tàu ngàn năm.
• Khi quan lớn, một tên đầu xỏ của nhóm 15, Phạm Quang Nghị ăn nói hỗn hào đối với dân nghèo: “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm”, thì tay chân bộ hạ của hắn ta đã „xà xẻo“ tiền Tết của người nghèo ròng rã bao năm trời, nay mới bị phát hiện và bị truy tố.
• Khi trang “Website www.vietnamchina.gov.vn, Hợp tác Kinh Tế Thương Mại giữa Việt Nam và Trung Quốc” do đỉnh cao trí tuệ csVN quản lý hoàn toàn với tên miền mang gốc “...gov.vn” lại được khẳng định vững vàng bằng tiếng Việt rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của cộng sản Tàu.
• Khi người dân Việt đầu tắt mặt tối mới kiếm được miếng ăn hàng ngày, mà thức ăn luôn có nguy cơ ngộ độc thực phẩm thì một quan lớn Lê Khả Phiêu tại Hà Nội trồng rau cảnh trên sân thượng với vật liệu trên 20.000 đô la Mỹ để có rau lành và sạch chỉ riêng cho ông ta và gia đình hưởng thụ.
• Khi nhà nước Việt Nam luôn tự hào về tổ quốc và người dân mà bộ ngoại giao VN vẫn loay hoay giải quyết vẫn chưa xong về vấn đề cơ quan đại điện ngoại giao phải bảo vệ công dân VN (lao động) ở nước ngoài.
• Khi cầu Đuống (Hà Nội) được thông báo có nguy cơ bị xập từ ngày 11/5/2009 rồi có lệnh xe trên 10 tấn đều bị cấm cho qua, nhưng đêm xuống từng đoàn xe container hạng nặng vẫn nối đuôi nhau rầm rập trước mặt các nhân viên quản lý cầu.
• Khi được nhắc đến trách nhiệm trong công tác, Nguyễn Minh Hoàng, giám đốc Công ty điện lực TP HCM tự nhận mình là "bù nhìn" trong việc mua 312.000 điện kế điện tử gây thiệt hại hơn 8 tỷ đồng và còn tự bào chữa sai phạm của mình vì 'quá bận rộn'.
• Khi người dân nghèo không đủ ăn tại các vùng xâu xa nhưng các quan lại địa phương vẫn đi thu lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện không đúng qui định bất hợp pháp và nhiều nơi không ghi phiếu thu. Nhiều hộ nông dân nghèo vẫn phải nộp các loại “phí không tên, không tuổi” hoặc phải đóng góp các khoản như: quỹ vì người nghèo, khuyến học, đền ơn đáp nghĩa... để chạy vào túi riêng của bọn csVN.
• Khi các cơ quan truyền thông báo chí được đặt trong trách nhiệm trung thực với độc giả thì VN chỉ loan tin giả dối đến người dân. Mới đây vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak viết thư gởi tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Sài Gòn Phạm Đức Hải, để phản đối một bài viết đăng trên mục “Bạn Đọc Viết” của tờ báo này đã chỉ trích ông Michalak khi ông có cuộc gặp gỡ nhà bất đồng chính kiến Đỗ Nam Hải tại một quán cà phê ở Sài Gòn hôm 6 tháng 5 năm 2009. Được đài BBC trích dẫn, ông Michael cho biết rằng ông “thất vọng khi đọc bài báo này”. Nội dung bức thư có câu tố giác sự lừa đảo gửi ông Phạm Đức Hải: „…Cả ông và tôi đều biết (đó) là một sự bịa đặt hoàn toàn“.
• Trên bảo dưới không nghe, cho dù có những công văn đưa đến lần thứ 3 của Thanh tra Chính phủ nhưng các quan lại địa phương vẫn ung dung tự tại. Điển hình những sai trái cướp đất, rút ruột công trình từ 2 năm qua của “tiểu dự án” mở rộng ngã tư phố Giác tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Chủ tịch UBND huyện Tiên Lữ vất công văn của thanh tra vào xọt rác.
• Quốc hội VN trở thành một công cụ bù nhìn, cùng nhau bịt mắt vâng lời đi bên lề phải vì khi quốc hội chưa họp, chưa thảo luận, chưa bỏ phiếu mà tên quan Trần Đình Đàn, ủy viên ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Quốc Hội vung vít tuyên bố: "Quốc hội ủng hộ chủ trương lớn này (khai thác quặng bô-xít)!".
Nếu được nói theo người cộng sản, tất cả mọi nơi, mọi chốn, câu nói đầu môi của lời chào hoặc kết thúc phải đưa chữ ĐẢNG to tướng lên trước hết và trên hết trong mọi sinh hoạt hàng ngày, trên guồng máy chính quyền, trên quốc hội. Như thế đảng đang độc quyền tuyệt đối trên cổ người dân và tổ quốc VN. Vì là đảng nên đảng đang cho chúng ta các ví dụ tồi tệ nêu trên.
Đảng đang tạo ra những cơn mưa u ám trên bầu trời tổ quốc VN, đảng đang mang ngoại xâm đào bới bùn đỏ VN, đảng đang bất công với dân nghèo, đảng đang trở thành những con đỉa đói hút máu người, đảng đang tạo ra những quan lại vô cảm, coi nhẹ trách nhiệm, trắng trợn làm những việc hủ hóa tiêu cực… Cuối cùng đảng csVN đã làm được điều này vì họ quá độc quyền.
Nước Đức tự hào với kỷ niệm 60 năm hiến pháp tự do nhân bản và xác tín với nền chính trị đa đảng và tự do, vì chỉ có con đường duy nhất này mới đưa đất nước của họ lên mức tiên tiến hiện nay.
Trong ngày nhậm chức Tổng thống lần thứ hai, giáo sứ Horst Koehler tuyên bố trước toàn dân: „Tôi hứa rằng tôi sẽ thực hành những điều tốt đẹp nhất cho tổ quốc!“ Một lời nói như ghi tạc vào bia đá vì ông đang được sự tín nhiệm và lòng tôn trọng của dân chúng, của đa đảng. Đó là niềm danh dự lớn nhất của một nhà chính trị.
Ước mong rằng hàng ngũ quan lại csVN từ trung ương đến địa phương có được một chút lòng tự trọng đó!
Hà Long
Tại tòa nhà quốc hội ở Berlin, tổng thống Đức đương nhiệm, giáo sư Horst Koeler (66 tuổi) đạt được vừa đủ đa số phiếu 613 trong vòng bầu cử đầu tiên để được tái đắc cử cho niệm kỳ lần hai từ 2009 – 2014 của ông. Số phiếu này được các đảng CDU (Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo), CSU (Liên minh xã hội Thiên Chúa giáo), FDP (Dân chủ tự do) và Freie Wähler (Khối cử tri tự do) tín nhiệm ông Horst Koeler để cùng nhau bỏ phiếu cho tỷ lệ đa số tuyệt đối.
Đối thủ cân xứng của giáo sư Horst Koeler là nữ giáo sư Gesine Schwan (66 tuổi) được sự ủng hộ của đảng SPD (Xã hội tự do), Gruen (Đảng xanh) chỉ đạt được 503 phiếu. Ngoài ra đảng tả Linke (một phần là tiền thân của đảng cộng sản Đông Đức trá hình) đưa ra một cử tri là diễn viên điện ảnh Peter Sodann (69 tuổi) đạt được 91 phiếu.
Những cuộc dự đoán sơ bộ trước ngày bầu cử thật sôi nổi vì các đảng phái phải liên kết chặt chẽ với nhau mới có thể chiếm đa số cho người mình tin tưởng, tuy nhiên các nghị viên đều có quyền tự do lương tâm để chọn đúng cho người mình tin tưởng, điều này đôi khi đặt lên trên cả quyền lợi của đảng mình theo. Mỗi một lá phiếu cá nhân đều có tính cách quyết định, điển hình một nữ nghị viên đảng Xanh đã nói bầu cử cho ông Koehler.
Bầu cử chức vụ tổng thống tại Đức đều qua các cử tri trong quốc hội, người dân không bầu cách trực tiếp, tuy nhiên bầu khí chính trị trong ngày hôm nay thật căng thẳng và các ánh mắt của người dân Đức đều đổ dồn về thủ đô Berlin. Nếu được bầu cử trực tiếp thì người dân Đức tín nhiệm ông Horst Koeler đến ¾ cho nhiệm kỳ thứ hai của ông. Đây là một sự tín nhiệm tuyệt đối hiếm có cho một nhà chính trị tại Đức vì ông đang đạt được lòng dân và sự ái mộ của người Đức. Trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua ông đã gây được nhiều thiện cảm trong dân chúng và can đảm lội ngược dòng thẳng thắn phê bình guồng máy của chính phủ, ngay cả 2 lần ông không đặt tay ký vào 2 nghị quyết của quốc hội Đức để có thể thành bộ luật, mà đề nghị quốc hội phải sửa lại cho hợp lòng dân.
Chức vụ tổng thống tại Đức giữ một vai trò đại diện quốc gia, là vị tối cao kiểm soát các bộ luật mới, là người trung gian giữa chính quyền và dân chúng, dù rằng không có quyền lực về chính trị nhưng luôn là người gương mẫu về mặt đạo đức. Chức vụ tổng thống được các đảng phái đề cử và bầu cho, tuy nhiên khi nhậm chức vị tổng thống hành xử vượt qua biên giới quyền lợi đảng phái để phục vụ dân chúng và quốc gia dân tộc.
Cuộc bầu cử vừa qua tại Đức biểu lộ một tinh thần dân chủ cao độ của đa đảng: những đảng liên minh cầm quyền và đảng đối lập luôn trưng dẫn chương trình, hướng đi của đảng mình để làm cho dân giầu nước mạnh. Họ đều cố gắng tạo dựng uy tín trong lòng dân chúng để đạt được sự tín nhiệm từ giới cử tri.
Chẳng lạ gì trong ngày này dân tộc Đức tự hào mừng 60 năm ngày thành lập hiến pháp và xây dựng một nước Cộng Hòa Liên Bang Đức. Từ một đất nước đã gây nên chiến tranh thế giới thứ hai, cúi đầu bại trận, đổ nát hoang tàn do bom đạn, cơm ăn áo mặc không đủ sau cuộc chiến, bị chia năm xẻ bẩy bởi quân đội đồng minh, rồi lại bị tách ra thành hai khối đối đầu cộng sản và tự do giữa Đông và Tây Đức. Tuy nhiên nhờ vào một hiến pháp nghiêm minh tôn trọng tự do, đa đảng và tôn trọng nhân phẩm con người, dân Tây Đức đã gồng mình xây dựng nhanh chóng thành một quốc gia giầu mạnh, tiên tiến trên thế giới. Trong bao năm liên tiếp, cho đến năm 2008 nước Đức vẫn đúng đầu thế giới về sản phẩm xuất cảng.
Năm 2009 nước Đức cũng còn mừng kỷ niệm 20 năm cuộc chôn vùi chủ nghĩa cộng sản vô luân, Đông-Tây thông thương sống trong tự do dân chủ. Một gánh nặng khổng lồ người dân Tây Đức phải vực dậy đất nước, con người lẫn vật chất cho đứa em cộng sản Đông Đức. Họ đang đi trên con đường thống nhất tốt đẹp cho dù vẫn còn nhiều chông gai do các tàn tích cộng sản gây ra.
Trông người lại nghĩ đến ta
Nhìn vào cuộc bầu cử tổng thống Đức diễn ra trong tự do dân chủ chúng ta mới thấy được sức mạnh tranh cử lành mạnh của hệ thống đa đảng, cuối cùng là lá phiếu của người dân quyết định cho vận mạng dân tộc và đưa quốc gia của họ lên hàng cường quốc. Còn VN theo chủ nghĩa cộng sản hơn 60 năm qua đã tích tụ được những gì? đã làm cho nước giàu dân mạnh không? đã can đảm gìn giữ giang sơn của tổ tiên chưa? Nhìn lại chỉ khoảng 3 triệu đảng viên và „15 tên đầu xỏ“ đang đè đầu cưỡi cổ trên 80 triệu dân VN. Những tên cộng sản này đang tạo ra một tập đoàn tội ác mafia VN. họ chỉ biệt thu lợi nhuận cá nhân cho họ, gia đình và bè lũ tay sai. Còn đất nước không những dậm chân tại chỗ mà còn luôn tụt lại lạc hậu phía sau. Khi so sánh với nước Đức thì Việt Nam có quá nhiều cơ hội hơn để vươn lên khi đất nước không còn chiến tranh. CsVN luôn tự hào đã đánh Pháp đuổi Mỹ giành được độc lập tự do, để rồi sau 34 năm thống nhất vẫn đâu hoàn đấy, suốt ngày, suốt tháng, suốt năm và cho đến 2009 vẫn chỉ nghe được những từ ngữ xóa đói giảm nghèo.
Vài ví dụ cụ thể chúng ta thấy được đỉnh cao trí tuệ của csVN đang muốn xây dựng đất nước VN qua các tin tức hàng ngày:
• Chuyện „cò“ ngang nhiên đứng trước các cổng bệnh viện đưa vòi hút máu các bệnh nhân nghèo đến tìm bác sĩ chưa dẹp đi được thì nói chi tính đến những bước nhẩy vọt kinh tế.
• Công an khu vực bảo kê cho những kẻ bán ma túy làm giàu vẫn tung hoành công khai thì nói chi đến điều mong ước làm cho đời sống xã hội lành mạnh.
• Chỉ có mỗi cải cách cỏn con về giáo dục nhà nước VN vẫn phải bó tay đầu hàng huống chi cần phải nói đến những chuyện vĩ mô đào tạo nhân tài.
• Khi một trận mưa lớn mới dứt thì đường xá ngay tại Hà Nội và Sàigòn liền trở thành những dòng sông lớn thì nói chi đến việc xây xe điện ngầm.
• Khi dòng sông Thị Vải chưa giải quyết được hậu quả môi sinh trầm trọng thì đã có quyết định „ngu xuẩn“ dâng hiến quặng Bô-xít Tây Nguyên đất cho giặc Tàu ngàn năm.
• Khi quan lớn, một tên đầu xỏ của nhóm 15, Phạm Quang Nghị ăn nói hỗn hào đối với dân nghèo: “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm”, thì tay chân bộ hạ của hắn ta đã „xà xẻo“ tiền Tết của người nghèo ròng rã bao năm trời, nay mới bị phát hiện và bị truy tố.
• Khi trang “Website www.vietnamchina.gov.vn, Hợp tác Kinh Tế Thương Mại giữa Việt Nam và Trung Quốc” do đỉnh cao trí tuệ csVN quản lý hoàn toàn với tên miền mang gốc “...gov.vn” lại được khẳng định vững vàng bằng tiếng Việt rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của cộng sản Tàu.
• Khi người dân Việt đầu tắt mặt tối mới kiếm được miếng ăn hàng ngày, mà thức ăn luôn có nguy cơ ngộ độc thực phẩm thì một quan lớn Lê Khả Phiêu tại Hà Nội trồng rau cảnh trên sân thượng với vật liệu trên 20.000 đô la Mỹ để có rau lành và sạch chỉ riêng cho ông ta và gia đình hưởng thụ.
• Khi nhà nước Việt Nam luôn tự hào về tổ quốc và người dân mà bộ ngoại giao VN vẫn loay hoay giải quyết vẫn chưa xong về vấn đề cơ quan đại điện ngoại giao phải bảo vệ công dân VN (lao động) ở nước ngoài.
• Khi cầu Đuống (Hà Nội) được thông báo có nguy cơ bị xập từ ngày 11/5/2009 rồi có lệnh xe trên 10 tấn đều bị cấm cho qua, nhưng đêm xuống từng đoàn xe container hạng nặng vẫn nối đuôi nhau rầm rập trước mặt các nhân viên quản lý cầu.
• Khi được nhắc đến trách nhiệm trong công tác, Nguyễn Minh Hoàng, giám đốc Công ty điện lực TP HCM tự nhận mình là "bù nhìn" trong việc mua 312.000 điện kế điện tử gây thiệt hại hơn 8 tỷ đồng và còn tự bào chữa sai phạm của mình vì 'quá bận rộn'.
• Khi người dân nghèo không đủ ăn tại các vùng xâu xa nhưng các quan lại địa phương vẫn đi thu lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện không đúng qui định bất hợp pháp và nhiều nơi không ghi phiếu thu. Nhiều hộ nông dân nghèo vẫn phải nộp các loại “phí không tên, không tuổi” hoặc phải đóng góp các khoản như: quỹ vì người nghèo, khuyến học, đền ơn đáp nghĩa... để chạy vào túi riêng của bọn csVN.
• Khi các cơ quan truyền thông báo chí được đặt trong trách nhiệm trung thực với độc giả thì VN chỉ loan tin giả dối đến người dân. Mới đây vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak viết thư gởi tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Sài Gòn Phạm Đức Hải, để phản đối một bài viết đăng trên mục “Bạn Đọc Viết” của tờ báo này đã chỉ trích ông Michalak khi ông có cuộc gặp gỡ nhà bất đồng chính kiến Đỗ Nam Hải tại một quán cà phê ở Sài Gòn hôm 6 tháng 5 năm 2009. Được đài BBC trích dẫn, ông Michael cho biết rằng ông “thất vọng khi đọc bài báo này”. Nội dung bức thư có câu tố giác sự lừa đảo gửi ông Phạm Đức Hải: „…Cả ông và tôi đều biết (đó) là một sự bịa đặt hoàn toàn“.
• Trên bảo dưới không nghe, cho dù có những công văn đưa đến lần thứ 3 của Thanh tra Chính phủ nhưng các quan lại địa phương vẫn ung dung tự tại. Điển hình những sai trái cướp đất, rút ruột công trình từ 2 năm qua của “tiểu dự án” mở rộng ngã tư phố Giác tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Chủ tịch UBND huyện Tiên Lữ vất công văn của thanh tra vào xọt rác.
• Quốc hội VN trở thành một công cụ bù nhìn, cùng nhau bịt mắt vâng lời đi bên lề phải vì khi quốc hội chưa họp, chưa thảo luận, chưa bỏ phiếu mà tên quan Trần Đình Đàn, ủy viên ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Quốc Hội vung vít tuyên bố: "Quốc hội ủng hộ chủ trương lớn này (khai thác quặng bô-xít)!".
Nếu được nói theo người cộng sản, tất cả mọi nơi, mọi chốn, câu nói đầu môi của lời chào hoặc kết thúc phải đưa chữ ĐẢNG to tướng lên trước hết và trên hết trong mọi sinh hoạt hàng ngày, trên guồng máy chính quyền, trên quốc hội. Như thế đảng đang độc quyền tuyệt đối trên cổ người dân và tổ quốc VN. Vì là đảng nên đảng đang cho chúng ta các ví dụ tồi tệ nêu trên.
Đảng đang tạo ra những cơn mưa u ám trên bầu trời tổ quốc VN, đảng đang mang ngoại xâm đào bới bùn đỏ VN, đảng đang bất công với dân nghèo, đảng đang trở thành những con đỉa đói hút máu người, đảng đang tạo ra những quan lại vô cảm, coi nhẹ trách nhiệm, trắng trợn làm những việc hủ hóa tiêu cực… Cuối cùng đảng csVN đã làm được điều này vì họ quá độc quyền.
Nước Đức tự hào với kỷ niệm 60 năm hiến pháp tự do nhân bản và xác tín với nền chính trị đa đảng và tự do, vì chỉ có con đường duy nhất này mới đưa đất nước của họ lên mức tiên tiến hiện nay.
Trong ngày nhậm chức Tổng thống lần thứ hai, giáo sứ Horst Koehler tuyên bố trước toàn dân: „Tôi hứa rằng tôi sẽ thực hành những điều tốt đẹp nhất cho tổ quốc!“ Một lời nói như ghi tạc vào bia đá vì ông đang được sự tín nhiệm và lòng tôn trọng của dân chúng, của đa đảng. Đó là niềm danh dự lớn nhất của một nhà chính trị.
Ước mong rằng hàng ngũ quan lại csVN từ trung ương đến địa phương có được một chút lòng tự trọng đó!
Hà Long
Thông Báo
Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles tổ chức Lễ khấn trọn đời
Mến Thánh Gía Los Angeles
02:59 25/05/2009
Dòng Nữ Đa Minh Houston Texas tổ chức Lễ khấn trọn đời
Nữ tu Đa Minh
03:01 25/05/2009
Dòng Mân Côi New Orleans Lousianna tổ chức Lễ khấn trọn đời
Dòng Mân Côi
03:03 25/05/2009
Phong chức Tân Linh mục gốc người Việt Nam tại TGP Los Angeles
TGP Los Angeles
03:05 25/05/2009
Dòng Thừa Sai Bác Ái GP Vinh tổ chức Lễ Khấn Dòng
Dòng Thừa Sai Bác Ái
03:07 25/05/2009
Hiệp Sĩ Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Knights of Columbus, Council 9655
Nguyễn Ngọc Lễ
03:56 25/05/2009
Hiệp Sĩ Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Knights of Columbus, Council 9655
915 S. Wakefield Street, Arlington, VA 22204, USA
Ngày 19 tháng 05 năm 2009
Kính gửi
- Đại Hiệp Đoàn Các Thánh Tử Đạo VN, Arlington, Virginia
- Đại Hiệp Đoàn Mẹ Việt Nam, Silver Spring, Maryland
- Đại Hiệp Đoàn Mẹ La Vang, Houston, Texas
- Đại Hiệp Đoàn Mẹ La Vang, Baltimore, Maryland
- Đại Hiệp Đoàn Anrê Dũng Lạc, Richmond, Virginia
- Đại Hiệp Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,Westminster, California
- Đại Hiệp Đoàn Anrê Dũng Lạc, Boston, Massachusetts
- Đại Hiệp Đoàn Thánh Phaolô, Springfield, Massachusetts
- Đại Hiệp Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Fort Smith, Arkansas
- Đại Hiệp Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, Calgary, Alberta (CA)
Cùng qúi Cựu Đại Hiệp và qúi Hiệp Sĩ thuộc các Chi Đoàn Việt Nam tai Hoa Kỳ và Gia-nã-đại,
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ một lần nữa sẽ tổ chức cuộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ II với chủ đề: “Cùng với Thánh Phaolô, Chúng Ta Về Bên Mẹ La Vang kể chuyện Chúa Giêsu”. Đại Hội sẽ được tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington, D.C, bắt đầu từ 10AM Thứ Ba (16-6-09) và sẽ chấm dứt vào 1:30 PM Thứ Bảy (20-6-09). Chi tiết của chương trình Đại Hội được giải thích rõ ràng trong brochure đính kèm.
Cũng như những Đaị Hội trước đây, được sự tín nhiệm của Cha Chủ Tịch Liên Đoàn, Giuse Nguyễn Thanh Liêm và Cha Trưởng Ban Tổ Chức G.B. Nguyễn Đức Vượng, O.P., Hiệp Sĩ Đoàn được trao phó những trách nhiệm sau đây: (1) Phối trí với Đoàn Hoa Kỳ trong phận vụ Honor Guards cho buổi rước Kiệu Đức Mẹ và Thánh Lễ Đại Trào vào lúc 11AM, Thứ Bảy (20-6) và (2) giữ trật tự cho buổi rước kiệu Thứ Bảy. (3) Đồng thời Hiệp Sĩ Đoàn cũng được chỉ định đặc trách về Usher cho thánh lễ Đại Trào ngày Thứ Bảy (20-6).
Để chu toàn những công việc đã được Liên Đoàn trao phó, những trách nhiệm sẽ được phân phối như sau:
- 1. Honor Guards – CĐH Trần Văn Cẩn (VA), CĐH Nguyễn Lợi (MD)
- 2. Trật Tự - CĐH Nguyễn Văn Thành (VA), và DH Cao Tín (MD)
- 3. Ushers – DW Lê Yên (MD), DD Nguyễn Ngọc Lễ (VA)
Để cho công việc đạt được thành qủa tốt đẹp, xin tất cả qúi Hiệp Sĩ mỗi người giúp một tay bằng cách liên lạc với qúi Đại Hiệp của Đoàn mình và ghi danh tham gia một trong những phận vụ trên. Xin thành thực cảm ơn tinh thần hăng say của tất cả qúi Hiệp Sĩ. Nguyện xin Đức Mẹ La Vang ban muôn hồng ân xuống trên gia đình chúng ta và xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam luôn đoái thương và ban cho chúng ta thêm lòng Dũng Cảm và tinh thần Kiên Trì trong khi thi hành những chương trình đóng góp xây dựng và mở mang Nước Chúa.
Trong tinh thần Bác Ái - Hiệp Nhất – Huynh Đệ và Ái Quốc
Trân trọng kính mời.
Giuse Nguyễn Ngọc Lễ, FS, PGK, DD: Supreme Council - Vietnamese Councils Liaison
571-201-1257 ©, 703-345-7103 (o)
Le.Nguyen@KofC.org
Văn Hóa
Đốt một que diêm?
Gioan Lê Quang Vinh
22:08 25/05/2009
Khi bóng đêm còn dày đặc
Thiên hạ mò mẫm và húc nhau.
Những tiếng la to, những tiếng làu bàu.
Có người bực bội
Có người tức tối
Những giọng cười hả hê
Như hoan lạc tràn trề
Và như thế, có những người không chờ ánh sáng
Họ sợ bình minh ló dạng.
Như bầy quạ bay đêm
Họ chúi mình xuống sục tìm
Những con đường dẫn vào bóng tối.
Bùn nhơ và lầy lội.
Trong tiếng thét, tiếng kêu nguyền rủa bóng đêm,
Vang lên giọng nói: Hãy đi tìm và thắp một que diêm
Thay vì la hét và bực bội.
Lời khuyên chí tình và không giả dối.
Nhưng,
Nhưng bóng tối thì dày và không còn lấy một que diêm.
Mà nếu có một que diêm thì cũng không bao giờ đủ.
Chỉ làm trò cho những người hung dữ.
Chúng sẽ giật que diêm,
Quăng vào bóng đêm
Với tiếng cười ngạo mạn.
Dòng sông đen vẫn dần trôi lãng đãng.
Bóng đêm cô đặc chỉ được xua tan.
Khi ánh dương huy hoàng,
Từ Trời cao rọi xuống,
Không bao giờ là muộn.
Dù chẳng còn diêm
Dù chẳng còn gì xua nỗi bóng đêm.
Trời cao xin đổ sương xuống
Và nắng rực hồng xin sưởi ấm nhân gian.
Ngày mai cây lá sẽ xanh,
Ngày mai chim hót trên cành, bình an.
Thiên hạ mò mẫm và húc nhau.
Những tiếng la to, những tiếng làu bàu.
Có người bực bội
Có người tức tối
Những giọng cười hả hê
Như hoan lạc tràn trề
Và như thế, có những người không chờ ánh sáng
Họ sợ bình minh ló dạng.
Như bầy quạ bay đêm
Họ chúi mình xuống sục tìm
Những con đường dẫn vào bóng tối.
Bùn nhơ và lầy lội.
Trong tiếng thét, tiếng kêu nguyền rủa bóng đêm,
Vang lên giọng nói: Hãy đi tìm và thắp một que diêm
Thay vì la hét và bực bội.
Lời khuyên chí tình và không giả dối.
Nhưng,
Nhưng bóng tối thì dày và không còn lấy một que diêm.
Mà nếu có một que diêm thì cũng không bao giờ đủ.
Chỉ làm trò cho những người hung dữ.
Chúng sẽ giật que diêm,
Quăng vào bóng đêm
Với tiếng cười ngạo mạn.
Dòng sông đen vẫn dần trôi lãng đãng.
Bóng đêm cô đặc chỉ được xua tan.
Khi ánh dương huy hoàng,
Từ Trời cao rọi xuống,
Không bao giờ là muộn.
Dù chẳng còn diêm
Dù chẳng còn gì xua nỗi bóng đêm.
Trời cao xin đổ sương xuống
Và nắng rực hồng xin sưởi ấm nhân gian.
Ngày mai cây lá sẽ xanh,
Ngày mai chim hót trên cành, bình an.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đại Bàng
Diệp Hải Dung
06:13 25/05/2009
ĐẠI BÀNG
Ảnh của Diệp Hải Dung (Hình chup tai Dubbo Zoo NSW)
Đại bàng vỗ cánh muôn năm trước
Ai biết trời xưa rộng mấy khơi.
(Trích thơ của Huy Cận)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Ephesians – Eucharistic Elements
Nguyễn Trọng Đa
15:50 25/05/2009
Ephesians, Epistle To The
Thư gửi tín hữu Ê-phê-xô. Là một trong những lá thư giáo dục của thánh Phaolô, được viết từ Roma trong thời gian ngài bị giam tù lần đầu (năm 61-63). Hầu hết lá thư là như một thư luân lưu, có chủ đề là sự hiệp nhất của các tín hữu với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, với tư cách là thành viên của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Sự qui chiếu với hôn nhân như là một mầu nhiệm, hàm chứa sự hiệp nhất của Chúa Kitô và Giáo hội (5:32), đã làm cho lá thư này trở thành nguồn cổ điển của giáo lý Giáo hội về bí tích Hôn phối.
Ephpheta
Ephpheta, Ép-pha-tha, “Hãy mở ra”. Ephpheta là mệnh lệnh cách của động từ “mở ra” trong tiếng Aramaic. Là một phần của phép rửa tội ở nơi nào được Hội đồng giám mục chấp thuận. Vị chủ tế chạm vào tai và môi của mỗi đứa trẻ được rửa tội, và nói: “Nguyện xin Chúa Giêsu, Người đã làm cho người điếc được nghe và người câm được nói, ban cho con sớm đón nhận Lời Chúa và và tuyên xưng đức tin, để chúc tụng và vinh danh Thiên Chúa Cha”. Mọi người tham dự trả lời Amen. Nghi thức này giống việc Chúa chữa người vừa điếc vừa ngọng trong Tin mừng (Mc 7:31-37).
Ephraim
Ephraim, ông Ép-ra-im. Là thứ nam của tổ phụ Giuse (St 41), sinh tại Ai Cập trong thời gian bảy năm được mùa. Ưu thế của Ephraim trên người anh Manasses (Mơ-na-se) được nhìn thấy trong sự chúc phúc mà ông nhận được từ ông nội Jacob (Gia-cóp, St 48). Jacob nhận Manasses và Ephraim làm con trai của mình, cho họ đứng đầu hai chi tộc, nhưng ông thương cậu em hơn, bằng cách đặt tay phải của ông lên Ephraim. Chi tộc của Ephraim trở nên nổi bật với giá trị và sự thịnh vượng, nhưng rồi ghen tị với ưu thế tinh thần của Judah (Giu-đa). Chi tộc Ephraim gây ra cuộc bạo loạn và tách rời khỏi nhà David. Jeroboam I (III??? Vua 11) trở thành thủ lĩnh của 10 chi tộc ở miền bắc, và sau khi ly khai, câu chuyện của chi tộc Ephraim đã bị hấp thu vào trong lịch sử các chi tộc miền bắc.
Epigonation
Áo lễ. Là áo lễ theo nghi lễ Hi Lạp và Armenia. Nó có hình dáng như viên kim cương, bằng chất liệu cứng, được thêu, và treo từ vai xuống đến dưới đầu gối phải. Nguồn gốc của áo này là không rõ ràng, nhưng hiện nay nó tượng trưng cho lưỡi gươm công lý thiêng liêng. Trong Giáo hội Tây phương, chỉ có Đức Giáo hoàng mang áo này. (Từ nguyên Latinh epigonus, người kế vị; từ chữ Hi Lạp epigonos, từ chữ epigignesthai, sinh sau.)
Epikeia
Epikeia, lệ đình luật. Là việc giải thích tự do một luật trong các trường hợp không được quy định bởi chữ của luật. Nó giả thiết sự thành thực trong việc muốn tuân giữ luật, và giải thích ý định của người làm luật trong việc nêu ra được ý định của người ấy bao hàm trong một tình huống không được luật nói tới. Nó ủng hộ sự tự do của người giải thích mà không trái ngược với ý muốn rõ ràng của người làm luật. (Từ nguyên Hi Lạp epieikes có lý, hợp lý.)
Epiklesis
Epiklesis, phần kinh khẩn cầu Thánh Linh. Là kinh khẩn cầu Chúa Thánh Linh do chủ tế đọc sau lời Truyền phép. Kinh được đọc trong mọi phụng vụ của Đông phương và được xem là cốt yếu trong Giáo hội Chính Thống cho hiệu lực của Hy tế tạ ơn. Kể từ Công đồng chung Vatican II mọi Lễ Quy mới của Thánh lễ đều có Kinh khẩn cầu Thánh Linh.
Epiphany
Lễ Hiển linh, Lễ Chúa tỏ mình ra, lễ Ba Vua. Là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ mình cho dân ngoại mà đại diện là các Đạo sĩ (Ba vua), cũng như kỷ niệm việc Chúa chịu phép Rửa và phép lạ đầu tiên tại Cana. Ở Đông phương, lễ này được mừng từ thế kỷ thứ ba và sớm lan sang Tây phương, nơi lễ thường gọi là lễ Ba Vua. Tại một số quốc gia, lễ được gọi là lễ “Đêm thứ mười hai” (sau lễ Chúa Giáng sinh) và là dịp cử hành lễ đặc biệt. Trong nhiều thế kỷ, lễ Hiển linh là một lễ buộc ở nhiều nơi. (Từ nguyên Hi Lạp epiphaneia, xuất hiện, tỏ mình.)
Episcopal Conference
Hội đồng Giám mục. Là một hình thức hội họp, trong đó “các giám mục của một quốc gia hoặc một miền liên đới thi hành phận sự mục vụ, để lợi ích mà Giáo Hội cống hiến cho con người được phát triển hơn, nhất là nhờ các hình thức tông đồ và những phương pháp thích hợp với hoàn cảnh hiện đại” (Công đồng chung Vatican II, Sắc lệnh Christus Dominus, III, 38). Các đấng bản quyền địa phương và các giám mục phó có quyền bầu cử và biểu quyết. Mỗi Hội đồng viết ra quy chế riêng cho minh, và đệ trình Tòa thánh phê chuẩn. Các quyết định của Hội đồng giám mục có hiệu lực như luật, khi các quyết định này đươc chấp thuận hợp lệ bởi ít là 2/3 số các giám mục có quyền biểu quyết, và được Tòa Thánh chuẩn y, nhưng chỉ trong các trường hợp được quy định bởi luật tập tục, hoặc khi được tuyên bố bởi một chỉ thị đặc biệt của Tòa thánh. Chỉ thị này có thể đến từ Rome theo sáng kiến riêng của Tòa thánh, hay để đáp ứng cho đề nghị của chính Hội đồng giám mục.
Episcopal Curia
Phủ Giáo phận. Là một nhóm người phụ giúp một giám mục, hoặc một chức sắc thay thế giám mục, trong việc quản trị Giáo phận.
Episcopalians
Anh giáo ở Mỹ. Là người theo Anh giáo (Anglican), hay là thành viên của Cộng đồng Anh giáo, nhưng được gọi là Episcopalian ở một số quốc gia, chẳng hạn Mỹ. Anh Giáo đến Mỹ năm 1607, với những người nhập cư ở Jamestown, bang Virginia, và năm 1783 người Anh giáo ở Mỹ lập thành Giáo hội Giám chế Tin lành. Họ tự tuyên bố được tự do đối với mọi quyền bính nước ngòai, dù là đời hay đạo, nhưng vẫn giữ phụng vụ giống với Anh giáo. Hội nghị lần đầu của họ (năm 1783) cũng duyệt lại Sách Kinh Chung. 69 ngày lễ bị bỏ khỏi lịch tôn giáo của họ, “Sách chữ đỏ về y phục thánh lễ” quy định áo lễ cũng bị bỏ, và trong giáo lý liên quan đến mình Máu Thánh Chúa “được tín hữu nhận và rước thật sự” đổi thành “được tín hữu nhận và rước cách thiêng liêng”. Một kết quả là Anh giáo ở Mỹ phản ảnh toàn thể các bộ mặt của Anh giáo, từ các giáo hội Anh-Công-giáo vốn gần gũi với Công giáo trong đức tin và phụng vụ, qua các Thượng Giáo hội, Trung Giáo hội đến các nhóm Hạ Giáo hội, vốn là thuộc dòng chính của Tin lành Phúc Âm.
Episcopalis Potestatis
Tông thư Episcopalis Potestatis. Là tông thư công bố tự sắc của Đức Giáo hoàng Phaolô VI, đặt ra quy định trao cho giám mục của các Giáo hội Đông Phương có quyền ban chuẩn miễn. (Ngày 2-5-1967).
Episcopal See
Tòa Giám mục, giáo phận. Là giáo phận hay một lãnh thổ được một giám mục điều khiển. Tòa thánh thiết lập các giáo phận mới, phân chia giáo phận, sát nhập giáo phận hay xoá bỏ giáo phận. Trong thời Giáo hội sơ khai, các thành phố lớn đều là một giáo phận. Do đó, vào cuối thế kỷ thứ nhất đã có một trăm giáo phận chung quanh Địa Trung Hải, tập trung trong một trăm thành phố chính của Đế quốc Roma. Ngày nay nhiều giáo phận được thiết lập ở các thành phố nhỏ hơn, và thường được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của dân số công giáo đang thay đổi.
Episcopate
Chức Giám mục. Là sự viên mãn của bí tích Truyền chức thánh qua đó một linh mục trở thành giám mục và có quyền tấn phong các giám mục khác và truyền chức cho các thầy sáu trở thành linh mục, ban bí tích thêm sức, và là thành viên của Hội đồng giám mục, với quyền tài phán tùy theo các khoản luật Giáo hội và các chỉ định của Tòa Thánh.
Epistemology
Nhận thức luận, khoa học luận. Là một ngành của triết học kinh viện nghiên cứu các nguyên lý làm nền tảng cho việc đạt nhận thức, các phương pháp lý luận hợp lý, và sự đánh giá phê bình về sự thật, tính xác thực và suy nghĩ đúng. (Từ nguyên Hi Lạp epist_m_, hiểu biết + logia, khoa học.)
Epistle
Thánh thư. Trong phụng vụ, trước Công đồng chung Vatican II, thường các bài đọc lấy từ một trong các thư của các thánh Tông đồ và đọc trong Thánh lễ sau Kinh tổng nguyện, ở phía tay phải của linh mục ở bàn thờ, nên phía này được gọi là phía Thánh thư. Theo luật, thường chỉ có một bài thánh thư, nhưng vào một số lễ có nhiều bài Thánh thư. Trong lễ Đại triều, bài Thánh thư được một Phụ phó tế (thầy năm) hát theo cung bình ca. Trong phụng vụ duyệt lại, Thánh thư đã trở thành Bài đọc 1 và Bài đọc 2. (Từ nguyên Latinh epistola, lá thư; từ chữ Hi Lạp epistole, thông điệp, thư.)
Epistolarium
Epistolarium, sách Thánh Thư. Là sách phụng vụ chứa các bài thánh thư, vốn được thầy Phụ phó tế đọc hay hát trong lễ Đại triều.
Equality
Bình đẳng, bằng nhau, bình quyền. Nói chung, là tình trạng bình đẳng, bình quyền. Tuy nhiên, có hai cách giải thích khác nhau về ý nghĩa của chữ này. Hữu thần thuyết, vồn cho rằng có một Chúa ngôi vị, định nghĩa bình đẳng như là khả năng mọi người phải đạt đến số mệnh đời đời của mình, và do đó có quyền đòi hỏi các phương tiện để đạt đến mục đích mà vì đó họ được dựng nên. Theo các định đề này, hữu thần thuyết công nhận rằng không có hai người là hoàn tòan bình đẳng trong sự chiếm hữu mọi sự, vì những gì họ có đều là quà tặng của Chúa cho họ. Trong khi đó quan điểm vô thần về con người xem con người là chủ yếu bám lấy dương thế, mà không có định mệnh bảo đảm cho họ sau khi chết. Vì thế, quan điểm này tái định nghĩa bình đẳng theo ý nghĩa trần thế, như là sự tiếp cận bình đẳng các điều tốt lành của cuộc sống trên trái đất này. Do đó, sự bất bình đẳng trở thành sự xa rời khỏi tính giống nhau kiểu toán học này, trong việc chia sẻ tài nguyên thế giới để tạo thỏa mãn cho con người.
Equiprobabilism
Đồng cái nhiên thuyết. Một thuyết luân lý nghiêm ngặt để giải quyết các hoài nghi thực tiễn. Đồng cái nhiên thuyết đòi hỏi rằng ý kiến ủng hộ sự tự do phải là cái nhiên ngang bằng hoặc gần ngang bằng với ý kiến ủng hộ luật. Hơn nữa, người ta chỉ có thể áp dụng nguyên tắc này khi sự hòai nghi liên quan đến sự hiện hữu của luật, chứ không trong sự hoài nghi là liệu hiện nay luật đã ngưng ràng buộc hoặc đã hoàn thành hay không.
Equity
Luật công lý, công bằng, chính trực, vô tư. Là sự áp dụng khôn ngoan của luật thực chứng cho các hòan cảnh đặc biệt, với sự xem xét sự công bằng tự nhiên hay được mặc khải, và vì tinh thần chứ không thuần túy theo chữ của luật. Việc quá nghiêm ngặt khi áp dụng một luật nhất định, dù là luật đời hay luật đạo, có thể trở thành phi nhân mặc dầu nó hòan tòan phù hợp với những gì luật đã quy định. (Từ nguyên Latinh aequus, bằng nhau, công bằng; phải lẽ, đúng.)
Equivocal
Mơ hồ, khả nghi, lập lờ, hai nghĩa. Là một từ ngữ hay một lời có hai hay nhiều nghĩa khác nhau, với sự giống nhau về từ hoặc cách đọc. Sự mơ hồ hai nghĩa này là một sự giả dối được ngụy trang. (Từ nguyên Latinh aequivocus, giống tên.)
Erastianism
Học thuyết Erastus. Là thuyết về mối quan hệ Giáo hội-Nhà nước, lấy theo tên của Thomas Erastus (1524-83), một đồ đệ của Huldreich Zwingli (1484-1531), và ông có tên thật là Thomas Lieber. Luận đề chính của thuyết này là sự ưu thắng của các nhà cầm quyền dân sự trong các vấn đề tôn giáo. Nền tảng của thuyết là sự lọai suy ám chỉ giữa các sự miễn chuẩn của Do thái giáo và Kitô giáo. Học thuyết Erastus trở thành sự biện minh thần học cho các giáo hội thiết định tại Anh và các nơi khác.
Eros
Eros, Dâm thần, tình dục, dục lực. Nguyên thủy trong thần thọai Hi lạp là thần tình yêu. Trong từ vựng Kitô giáo, eros là tình yêu chiếm hữu; nó là tình yêu ước muốn điều lợi cho mình mà thôi. Nó là tình yêu thủ đắc trong bất cứ bình diện tự thỏa mãn nào, với điều được cho là được yêu thích, trong đó có việc học hành, nghệ thuật, hoặc ở bình diện thấp hơn, lạc thú tính dục, ăn uống, hoặc tiện nghi cho thể xác. Từ ngữ là rất quen thuộc trong dạng tĩnh từ erotic (gợi tình) hay sexual (tình dục). (Từ nguyên Hi Lạp er_s, tình yêu.)
Erroneous
Sai lầm, lầm lẫn, sai sót. Là giáo vạ thần học mà Giáo hội áp đặt cho một số tuyên bố. Một điều được cho là sai lầm khi nó đi ngược lại một kết luận hợp lý phái sinh từ một tín lý được mặc khải.
Error
Sai lầm, nhầm lẫn, lệch lạc, sai sót. Là sự bất đồng tích cực giữa tâm trí và đối tượng; là một phán đóan sai lầm. Cốt yếu cho một sai lầm là việc tâm trí quan niệm một điều là thế này thế nọ, nhưng điều đó trái ngược với trong thực tế nó là. Khái niệm sai lầm cũng áp dụng cho một lầm lỗi trong sự chính xác hay hợp lệ của lý luận. Sai lầm khác với sự vô tri trong việc khẳng định tích cực trong tâm trí điều không khách quan nằm ngoài tâm trí.
Esau
Esau, ông Ê-xau. Là con trai của ông Isaac (I-xa-ác) và bà Rebekah (Rê-bê-ca), và là anh em sinh đôi với Jacob (St 25:24). Esau, cũng còn gọi là Edom (Ê-đôm) do màu tóc đo đỏ của ông, là một con người thô kệch và vất vả, trong khi Jacob là người khôn lanh và tính tóan. Điều này đuợc minh họa trong câu chuyện Easu bán quyền trưởng nam cho em mình để lấy bữa ăn với bánh và cháo đậu (St 25:29-34). Sự giả dối của Jacob được nêu ra trong âm mưu, khi mẹ ông và ông nấu món ăn ngon để xin thân phụ mù mắt và sắp qua đời chúc phúc cho, khi ông Jacob ăn mặc giả như Esau. Sự bất hòa của hai anh em kéo dài nhiều năm (St 27), nhưng khi Jacob tìm cách làm hòa, Esau đã ngạc nhiên tha thứ trong ánh sáng của tính cách xấu xa của Jacob. Mặc dầu quan hệ giữa hai người được tăng cường, họ cư ngụ trong các vùng khác nhau của đất nước (St 32, 33), vì “họ quá nhiều tài sản không ở chung được" (St 36:7).
Eschatology
Cánh chung học, thế mạt luận. Là ngành của thần học hệ thống thảo luận các sự sau: sự chết, phán xét riêng và chung, thiên đàng, hỏa ngục và luyện ngục. Mọi điều thiết yếu của cánh chung học đã được Giáo hội định nghĩa rõ ràng, nhất là Công đồng Lateran thứ tư (năm 1215) và tông hiến Benedictus Deus của Đức Giáo hòang Benedict XII năm 1336. (Từ nguyên Hi Lạp eschatos, sau cùng + logos, bàn về.)
Esoteric
Bí hiểm, huyền bí, bí truyền, riêng tư. Là điều gì chỉ được biết bởi một số ít chuyên viên hoặc người khởi xướng. Được áp dụng riêng cho các thuyết bí mật của người theo phái khắc kỷ, hoặc cho các thành viên huyền bí của nhóm huynh đệ Pythagore. Từ trái nghĩa là exoteric (công truyền, công khai). (Từ nguyên Latinh esotericus; từ chữ esoterikos, bên trong; bí mật.)
Espousals
Hôn ước. Là khế ước chính thức của hôn nhân tương lai; sự hứa hôn giữa hai người nam nữ đã cam kết kết hôn.
Espousals, Spiritual
Hôn ước thiêng liêng. Là sự kết ước tình yêu bí nhiệm giữa Chúa và một số linh hồn ưu tuyển, được nâng lên mức độ cao nhất của chiêm niệm. Thiên Chúa mặc khải sự cao cả của Chúa cho những người này, tô điểm họ với các hồng ân đặc biệt, và kết hiệp với họ như lời thề của hôn nhân thiêng liêng. Hôn ước này là hoàn tòan thiêng liêng, qua đó linh hồn con người được kết hiệp với Chúa Thánh Thần.
Esse
Esse, hữu thể, hiện hữu. Từ ngữ Esse (là) được dùng như một danh từ. Đó là hành vi của hiện hữu. Trong các hữu thể hữu hạn, đây là nguyên lý hiện hữu để phân biệt với yếu tính hay bản tính của họ. Chỉ trong Chúa, yếu tính và hiện hữu là một mà thôi. (Từ nguyên Latinh esse, là; hữu thể, hiện hữu.)
Essence
Yếu tính, bản chất, cốt tủy. Là nguyên lý nội tại qua đó một vật là chính nó chứ không là gì khác. Đôi khi yếu tính là cũng giống như hữu thể, nhưng là hữu thể thuần túy, khẳng định rằng một vật là chính nó, mà không nói rõ các đặc tính hòan hảo của nó. Yếu tính không giống với bản tính, vốn đưa thêm vào bản tính khái niệm hạot động, nghĩa là bản tính là yếu tính của họat động. Yếu tính cũng là bản thể, nhưng không phải mọi yếu tính là bản thể, bởi vì các thuộc tính cũng có một yếu tính. (Từ nguyên Latinh essentia, yếu tính, hữu thể.)
Essenes
Phái Êsêniô. Là các nhóm người Do thái sống khổ hạnh trước công nguyên, không được nêu tên trong Kinh thánh hoặc sách Talmud (Huấn giáo Do Thái), nhưng được nhắc đến bởi Philo (năm 20 trước Công nguyên-năm 40 Công nguyên), Josephus (năm 37 trước Công nguyên-khỏang năm 100), và Pliny Cả (năm 23-79). Danh từ này có nghĩa là “những người đạo đức”. Họ dường như bắt đầu sống khổ hạnh vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, và chấm dứt phái này vào thế kỷ thứ hai, và luôn tồn tại ở Palestine. Theo Josephus, số người theo phái này là khỏang bốn ngàn người vào cuối thế kỷ thứ nhất. Họ là một hội chuyên biệt, chủ yếu làm nông nghiệp. Nói chung họ không lập gia đình, nhưng không bác bỏ giá trị hôn nhân, và tuyển người vào hội bằng cách nhận trẻ em làm con nuôi. Họ thực hiện đời sống cộng đòan cách nghiêm ngặt nhất, và cũng là hệ thống đẳng cấp cứng rắn. Ngòai mê tín dị đoan, họ còn tin Đức Chúa (Giavê) và vào sự bất tử. Họ hầu như bị quên lãng trong lịch sử tôn giáo, cho đến khi người ta phát hiện các Sách cuộn Biển Chết vào năm 1947. Hầu như chắc chắn đây là một cộng đòan phái Êsêniô, đã làm ra kho tàng văn chương được tìm thấy ở Qumran, gần Biển Chết. (Từ nguyên Hi Lạp hosioi, người thánh, tu sĩ; hoặc từ chữ Aramaic, người thinh lặng.)
Esther
Bà Esther, bà Étte, Sách Esther (Et). Là con nuôi và em họ của ông Mordecai (Móoc-đo-khai), bà còn được gọi là Hadassah (Ha-đát-xa, Et 2:15). Bà là một gương mặt anh hùng truyền thống của người Do Thái, bởi vì bà đã khử trừ ông Haman, một vị quan uy quyền trong cung điện vua Ahasuerus' (A-suê-rô). Sau khi xua đuổi hòang hậu Vashti (Vát-ti), vua chọn bà Esther làm vợ của mình (Et 2:17). Dùng sắc đẹp và trí thông minh của mình để chiến thắng Haman do ông tìm cách lọai trừ người Do Thái, bà làm cho ông bị án tử hình trên giá treo cổ, án phạt mà ông dự trù gán cho ông Mordecai (Et 3-6). Cuộc đấu tranh nhấn mạnh đến lòng yêu nước và yêu sắc tộc mình hơn là khát vọng tôn giáo (Et 7:10). Đây là câu chuyện sống động và hào hứng, mà các biến cố trong đó được người Do Thái trên thế giới cử hành vào Ngày lễ Purim hàng năm (Et 9:27-28). Sách Esther (Et) được một tác giả vô danh viết, có lẽ không trễ hơn thời đại của Ezra. Bản văn được viết thành hai bản, một bản ngắn bằng tiếng Do Thái cổ và một bản dài băng tiếng Hi Lạp. Kinh thánh Công giáo theo cuốn bằng tiếng Do Thái cổ, và đưa thêm các đoạn văn còn thiếu (10-16) tử bản Hi lạp vào.
Estrangement
Sự ly gián, sự làm cho xa rời, sự ghẻ lạnh. Nói chung, là sự ly gián tình cảm của một người khỏi một người khác. Trong từ ngữ thần học, sự ghẻ lạnh là sự làm cho người tội lỗi xa cách Chúa. Nó bị gây ra bởi một sự cố tình phạm tội, được cho là tội trọng, và kết quả là mất tình yêu siêu nhiên, và hệ quả là mất ơn thánh sủng.
Estremadura
Đền thánh Đức Mẹ Estremadura. Là Ðền thánh Đức Mẹ nổi tiếng nhất tại Tây Ban Nha, với tước hiệu Ðức mẹ Guadalupe. Ðức Trinh Nữ ở đây được ám chỉ tới “Ðức Bà Trầm Lặng Ðầy Quyền Phép.” Bức tượng nơi đền thánh là Đức Mẹ với Chúa Hài Nhi được Đức Giáo hòang Gregory I gửi tới thánh Leander (550-600) tại Tây Ban Nha trước khi quân Marốc xâm chiếm. Ðể giữ bức tượng khỏi bị kẻ thù cướp đi, tượng được chôn dấu tại một cái hang cùng với giấy tờ nói về nguồn gốc của bức tượng và tượng thuộc về ai. Sau nhiều thế kỷ, một người chăn bò đã đào bức tượng lên vào năm 1326; anh nói rằng một Bà rất đáng yêu hiện ra với anh và cho anh biết chỗ để đào lấy báu vật. Bức tượng anh tìm thấy được làm bằng gỗ ở Đông phương, và không bị thiệt hại gì sau bao năm chôn vùi dưới đất. Một nhà nguyện được xây dựng để tồn giữ bức tượng. Mặc dầu vùng Estremadura hiểm trở, hầu như khó được khách du lịch đi đến, đền thánh vẫn được hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp, trong đó có các bậc vương giả, đến viếng. Ðức Mẹ có một tủ quần áo lớn và đắt tiền, và một số các lễ phục và đồ kim hoàn thật đẹp trong kho quý của đền thờ. Sự sùng kính Đức Mẹ Guadalupe đạt đỉnh cao khi các nhà truyền giáo Tây Ban Nha ở Mexico được cảm hứng để truyền bá sự tôn sùng Đức Mẹ ở Thế giới Mới, do đó một đền thánh Đức Mẹ rất lớn ở miền Bắc Mỹ được xây dựng, để dâng kính Đức Mẹ cùng một tước hiệu như trên.
Et
Et, Etiam – cũng, còn là, ngay cả.
Eternal Death
Chết đời đời. Là số phận của người tội lỗi khi chết mà xa cách Chúa. Được gọi là sự chết bởi vì người ấy bị mất sự chiếm hữu Chúa, là Đấng ban sự sống cho linh hồn. Và sự chết này là đời đời bởi vì nó không bao giờ chấm dứt.
Eternal Law
Thiên luật, luật vĩnh cửu. Là kế hoạch sự khôn ngoan của Chúa, hướng dẫn mọi họat động và biến cố của vũ trụ này. Do đó, mệnh lệnh hữu hiệu không đổi thay của Chúa là buộc mọi loài thụ tạo phải chu toàn mục đích của mình, và dùng các phương tiện để đạt mục đích thích hợp tùy theo mỗi thụ tạo.
Eternal Life
Sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu. Từ ngữ được Chúa Kitô sử dụng để mô tả tình trạng hạnh phúc không nguôi của người công chính trên thiên đàng (Mt 25:46; Mc 9:44; Lc 18:30; Ga 3, 4, 5, 6, 10, 12). Nó có nghĩa, không chỉ là thời gian vĩnh cửu mà còn là viên mãn của sự sống, mà người tín hữu đã sở hữu khi này khi khác thông qua việc tham dự vào sự sống của Chúa.
Eternal Punishment
Hình phạt đời đời, trầm luân. Là hình phạt mãi mãi trong hỏa ngục mà các thiên thần sa ngã phải chịu và các người chết khi đang mắc tội trọng. Giáo hội dựa giáo huấn của mình về hình phạt đời đời vào lời Chúa Kitô, khi Chúa nói về ngày phán xét sau cùng (Mt 25:34, 41). Chúa so sánh lời phán quyết với người lành và lời phán quyết với kẻ dữ. Trước tiên với tư cách là thẩm phán, Chúa nói: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó”. Rồi Chúa nhắc lại hai phán quyết cùng với một chữ kết luận như nhau, trước là nói với kẻ bị hư mất và sau đó nói với người được cứu độ. “Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn đời [aionios], còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời [aionios]” (Mt 25:46). Bởi vì không có vấn đề về thời gian vô tận ở thiên đàng, Giáo hội cũng kết luận như vậy về hỏa ngục. Hỏa ngục đời đời đã được Công đồng Lateran thứ tư định tín vào năm 1215.
Ethical Duty
Nghĩa vụ luân lý. Là một nghĩa vụ thật sự nhưng không có tính ràng buộc trong công bằng chặt chẽ. Đây là một trách nhiệm luân lý, chứ không là trách nhiệm pháp lý.
Ethos
Ethos, đặc tính, nét đặc trưng. Là tinh thần của một dân tộc hay văn hóa, hoặc nói một cách kỹ thuật, là toàn bộ các ý tưởng và thái độ của một cộng đồng đặc biệt trong quan hệ ứng xử.
Etiology
Tầm nguyên luận, nguyên nhân học, suy nguyên luận. Là khoa học tìm hiểu nguyên nhân hay lý do cho các sự vật. Nó có thể tập trung vào nghiên cứu một hiện tượng đặc biệt, chẳng hạn nguyên nhân học của một xáo trộn tâm thần hay luân lý, nghĩa là sự đổ vỡ của cuộc sống gia đình hay việc ngừa thai lan tràn.
Eubulia
Hiếu vấn, tư vấn đúng. Là nhân đức làm cho một người sẵn sàng tìm lời khuyên tốt nơi người khác, và vui vẻ đón nhận lời khuyên này. Đây là một trong các điều kiện của sự khôn ngoan và là điểm xuất sắc trong thảo luận. (Từ nguyên Latinh eubulia, khả năng, tài năng; lời khuyên hoàn hảo.)
Eucharistiae Sacramentum
Sắc lệnh Eucharistiae Sacramentum. Là một sắc lệnh của Thánh bộ Phụng tự, cho phép và giải thích việc Rước lễ và chầu Mình Thánh ngòai Thánh lễ. Sắc lệnh còn giải quyết nhiều vấn đề, như Rước kiệu Thánh Thể, Đại hội Thánh Thể, và việc cho Rước lễ trong và ngoài Thánh lễ. (Ngày 21-6-1973).
Eucharistic Acclamation
Lời tung hô Hiến tế tạ ơn. Chủ yếu là kinh ‘Thánh, Thánh, Thánh” (Sanctus) của Thánh lễ. Toàn cộng đoàn, hiệp nhất với các thiên thần trên trời, hát hay đọc “Thánh, Thánh, Thánh”, và kết thúc với lời người dân tung hô Chúa Kitô trong Chủ nhật Lễ Lá. Các lời hô vang khác của tín hữu trong phụng vụ cũng được gọi là lời tung hô.
Eucharistic Congress
Đại hội Thánh Thể. Là cuộc gặp gỡ quốc tế của các tín hữu để cổ vũ việc tôn sùng Phép Thánh Thể Bàn thờ. Tập tục này được khởi đầu với cuộc gặp gỡ địa phương nhờ nỗ lực của Đức Ông (Monsignor) Gaston de Ségur, tại Lille (Pháp) vào năm 1881. Qua thời gian các đại hội Thánh Thể phát triển thành tính cách quốc tế như hiện nay. Đại hội Thánh Thể năm 1908 tại London (Anh) là dịp đầu tiên có sự hiện diện một đặc sứ của Đức Giáo hoàng kể từ cuộc Cải Cách. Có hai đại hội Thánh Thể đã diễn ra tại Mỹ, đó là đại hội lần thứ 28 tại Chicago năm 1926 và đại hội lần thứ 41 tại Philadelphia năm 1976.
Eucharistic Devotions
Việc tôn sùng Thánh Thể. Là các tập tục đạo đức để tôn sùng Thánh Thể, được Tòa thánh chuẩn y và cổ vũ. Đó là Viếng Thánh Thể, Giờ Thánh, dự Chín ngày thứ Sáu Đầu tháng, chầu Phép lành, Rước kiệu Thánh Thể, Đêm Canh thức.
Eucharistic Doxology
Vinh tụng ca Thánh Thể. Là phần kết thúc Lễ Quy, vốn diễn tả lời chúc tụng Chúa trong ý nghĩa tuyệt đối của việc nhìn nhận Chúa Cao cả và thờ lạy Chúa Ba Ngôi, gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Eucharistic Elements
Yếu tố Thánh Thể, lễ phẩm Thánh Thể. Là chất liệu bề ngoài của Bí tích thánh thể, và lời Truyền phép được đọc trên chất liệu đó. Đó là bánh, được làm bằng bột mì, và rượu làm từ nước ép tự nhiên của trái nho. Trong nghi lễ Latinh bánh là bánh không men; còn trong các nghi lễ Đông phương, là bánh có men.